SlideShare a Scribd company logo
1 of 112
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
Hà Nội - 2017
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Thu hút FDI từ cộng đồng kinh tế ASEAN và ảnh hưởng tới hoạt động
xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên
Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 60340121
Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Người hướng dẫn: PGS,TS Vũ Thị Kim Oanh
Hà Nội - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tác
giả, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS, TS Vũ Thị Kim Oanh.
Các số liệu, bảng biểu được sử dụng để nghiên cứu, phân tích, nhận xét trong
luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn trong bài và trong danh mục tài
liệu tham khảo. Bên cạnh đó, luận văn còn tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông
tin được đăng tải trong giáo trình, tác phẩm, tạp chí và website và được trích dẫn
trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Những kết quả nghiên cứu được
trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố trong các công
trình khác dưới bất cứ hình thức nào.
Nếu phát hiện bất cứ sự gian lận nào, tác giả xin chịu trách nhiệm trước Hội
đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.
Hà Nội, tháng 05 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hồng Nhung
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến PGS,TS Vũ Thị Kim Oanh – trường
Đại học Ngoại thương Hà Nội, người đã hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi tận tình
trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa sau Đại học, các thầy
cô giảng dạy chuyên ngành Kinh doanh thương mại Trường Đại học Ngoại thương
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động
viên, ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, tháng 05 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hồng Nhung
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH...................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ........................................... ix
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FDI, CỘNG ĐỒNG KINH TẾ VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA FDI TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU..................7
1.1. Đặc điểm của FDI và xuất, nhập khẩu trong Cộng đồng kinh tế..................7
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Cộng đồng kinh tế...........................................7
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và các hình thức của FDI trong Cộng đồng kinh tế.....10
1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của xuất nhập khẩu trong cộng đồng kinh tế.....16
1.2. Những nội dung cơ bản về ảnh hưởng của FDI đến xuất nhập khẩu của
nước tiếp nhận đầu tư trong Cộng đồng kinh tế..................................................19
1.2.1. Ảnh hưởng của FDI tới hoạt động xuất khẩu ..........................................21
1.2.2. Ảnh hưởng của FDI tới hoạt động nhập khẩu .........................................24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TỪ AEC VÀO VIỆT NAM,
XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA FDI TỚI XUẤT NHẬP KHẨU.............................27
2.1.Tổng quan về Cộng đồng kinh tế AEC và các quy định về đầu tư nước
ngoài trong AEC......................................................................................................27
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của AEC ............................................27
2.1.2.Các quy định về đầu tư nước ngoài trong AEC .........................................29
2.2.Thực trạng thu hút FDI từ AEC vào Việt Nam và xuất, nhập khẩu giữa
Việt Nam và các quốc gia thành viên ....................................................................33
2.2.1.Tình hình thu hút FDI từ AEC vào Việt Nam ...........................................33
2.2.1.1.Các cam kết và thực hiện cam kết của Việt Nam nhằm thu hút đầu tư từ
các quốc gia trong AEC hiện nay.......................................................................33
2.2.1.2.FDI theo tổng giá trị vốn và dự án.........................................................35
2.2.1.3.FDI theo hình thức đầu tư......................................................................42
iv
2.2.1.4.FDI theo cơ cấu ngành và lĩnh vực đầu tư.............................................43
2.2.2.Tình hình hoạt động xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước thành
viên AEC................................................................................................................47
2.2.2.1.Kim ngạch xuất, nhập khẩu....................................................................48
2.2.2.2.Cơ cấu hàng xuất khẩu...........................................................................53
2.2.2.3.Cơ cấu hàng nhập khẩu..........................................................................54
2.3.Ảnh hưởng của FDI từ AEC tới xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc
gia thành viên...........................................................................................................56
2.3.1.Giá trị FDI ảnh hưởng đến kim ngạch xuất, nhập khẩu ..........................57
2.3.2.Cơ cấu, lĩnh vực của FDI ảnh hưởng đến cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu......60
2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và
các quốc gia thành viên trong AEC.......................................................................63
2.4.1.Mức độ liên kết giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên AEC.............63
2.4.2.Nguồn nhân lực...........................................................................................66
2.4.3.Trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ....................................67
2.4.4.Điều kiện cơ sở hạ tầng trong hoạt động xuất nhập khẩu ........................70
2.5.Nhận xét về ảnh hưởng của thu hút FDI từ AEC đến xuất, nhập khẩu giữa
Việt Nam và các quốc gia thành viên ....................................................................71
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT
NHẬP KHẨU TRÊN CƠ SỞ ẢNH HƯỞNG CỦA FDI TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT
NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN AEC .......75
3.1.Mục tiêu, định hướng liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu và triển
vọng thu hút FDI từ Cộng đồng kinh tế AEC vào Việt Nam..............................75
3.1.1.Mục tiêu, định hướng hoạt động xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và các
quốc gia thành viên của AEC...............................................................................75
3.1.2.Mục tiêu, định hướng thu hút FDI từ AEC ...............................................79
3.2.Giải pháp thu hút FDI và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt
Nam và các quốc gia thành viên AEC...................................................................82
3.2.1.Một số đề xuất, kiến nghị với Chính phủ ...................................................82
3.2.1.1.Tăng mức độ liên kết chặt chẽ với các quốc gia là thành viên của AEC.............82
3.2.1.2.Nâng cao chất lượng, phát triển nguồn nhân lực trong nước................84
3.2.1.3.Xây dựng, thu hút đầu tư FDI vào lĩnh vực khoa học công nghệ ..........85
3.2.1.4.Xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam...................................88
v
3.2.2.Một số đề xuất, kiến nghị với Doanh nghiệp..............................................90
KẾT LUẬN..............................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................94
PHỤ LỤC.................................................................................................................97
vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH
Biểu đồ
Biểu đồ 1: Giá trị FDI ròng vào ASEAN giai đoạn 2005 – 2015 (Đơn vị: triệu USD).36
Biểu đồ 2: Giá trị FDI ròng từ khu vực các nước ASEAN vào Việt Nam giai đoạn từ
năm 2005 - 2015 ............................................................................................................37
Biểu đồ 3: Tỷ trọng số dự án đầu tư và tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam theo đối tác
(tính lũy kế đến ngày 20/12/2016).................................................................................39
Biểu đồ 4: Tỷ trọng số dự án đầu tư và vốn đầu tư theo cơ cấu đầu tư FDI vào Việt
Nam (tính lũy kế đến tháng 12/2016) ............................................................................44
Biểu đồ 5: Tỷ trọng số dự án đầu tư và vốn đầu tư theo cơ cấu đầu tư FDI từ AEC vào
Việt Nam (tính lũy kế đến tháng 31/12/2016) ...............................................................45
Biểu đồ 6 : Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước trong
AEC với kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và thế giới trong giai đoạn
2005 - 2016 ....................................................................................................................49
Biểu đồ 7: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước trong khu vực
AEC trong giai đoạn 2005 – 2016 .................................................................................50
Biểu đồ 8 : Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang AEC theo thị trường giai
đoạn từ năm 2005 – 2016...............................................................................................51
Biểu đồ 9 : Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ AEC theo thị trường giai đoạn
từ năm 2005 – 2016 (đơn vị: triệu USD).......................................................................52
Biểu đồ 10: Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang AEC năm 2016...........53
Biểu đồ 11: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu từ AEC vào Việt Nam năm 2015 ...........55
Biểu đồ 12: Giá trị % thay đổi của FDI từ AEC vào Việt Nam và thay đổi trong kim
ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước thành viên trong giai đoạn
2005 – 2015....................................................................................................................57
Biểu đồ 13: Sự thay đổi FDI, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu tại 4 quốc gia Indonesia,
Singapore, Thái Lan, Singapore trong giai đoạn 2011 – 2015 ......................................59
vii
Biểu đồ 14: Sự thay đổi về kim ngạch xuất khẩu theo sản phẩm của Việt Nam vào AEC
giai đoạn từ năm 2011 – 2016........................................................................................61
Biều đồ 15: Thay đổi về cơ cấu hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam từ AEC giai
đoạn năm 2005 - 2015....................................................................................................62
Bảng
Bảng 1: FDI tại Việt Nam theo đối tác trong AEC........................................................40
Bảng 2: FDI tại Việt Nam theo đối tác đầu tư (Lũy kế các dự án hiệu lực đến ngày
20/12/2016) ....................................................................................................................42
Bảng 3: FDI từ AEC vào Việt Nam theo hình thức đầu tư lũy kế đến 31/12/2016.......43
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
1 ACIA
ASEAN Comprehensive
Investment Agreement
Hiệp định đầu tư toàn diện
ASEAN
2 AEC
ASEAN Economic
Community
Cộng đồng kinh tế ASEAN
3 AIA
Framework Agreement on
the ASEAN Investment Area
Hiệp định khung về Khu vực đầu
tư ASEAN
4 AIGA
Agreement for the Promotion
and Protection of
Investments
Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ
đầu tư
5 AITGA
ASEAN Trade in Goods
Agreement
Hiệp định thương mại hàng hóa
ASEAN
6 ASEAN
Associations of South-East
of Asian Nation
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á
7 BOT Build-Operate-Transfer
Xây dựng – Vận hành – Chuyển
giao
8 BTO Build-Transfer-Operate
Xây dựng – Chuyển giao – Vận
hành
9 BT Build-Transfer Xây dựng – Chuyển giao
10 FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
11 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
12 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
13 OECD
Organization for Economic
Co-operation and
Development
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh
tế
14 TNC Transnational Corporation Công ty xuyên quốc gia
16 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
1 CNHT Công nghiệp hỗ trợ
ix
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được chính thành lập năm 2015 được kỳ
vọng là sẽ xây dựng nên một thị trường và cơ sở thống nhất dành cho các quốc gia
thành viên ASEAN, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN trong bối
cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Một trong những mục tiêu mà AEC hướng tới là tự
do lưu chuyển đầu tư nội khối, mục tiêu này được đánh giá là có ảnh hưởng tới môi
trường đầu tư kinh doanh của các quốc gia thành viên cũng như toàn bộ khối. Bài
Luận văn nghiên cứu vấn đề thu hút FDI từ AEC vào Việt Nam và ảnh hưởng của
nó tới hoạt động xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên. Qua
quá trình nghiên cứu bài luận văn đạt được một số kết quả như sau:
Thứ nhất, làm rõ các khái niệm, đặc điểm có liên quan về FDI và xuất, nhập
khẩu của nước nhận đầu tư trong môi trường của Cộng đồng kinh tế. Nêu ra và phân
tích các lý thuyết về ảnh hưởng của FDI tới xuất nhập khẩu thông qua các lý thuyết
cổ điển và suy luận logic dựa trên lý thuyết này, cho thấy mức độ ảnh hưởng được
xem xét trên 3 phương diện về kim ngạch; cơ cấu và thị trường xuất, nhập khẩu.
Thứ hai, phân tích thực trạng thu hút FDI của Việt Nam từ AEC thông qua các
cam kết, thực tiễn thực thi các cam kết này của Việt Nam về ưu đãi dành cho nhà
đầu tư nước ngoài kinh doanh và hoạt động tại Việt Nam, bên cạnh việc tổng hợp số
liệu về FDI, xuất, nhập khẩu trong giai đoạn từ năm 2005 – 2016 để so sánh, phân
tích, suy luận về mức độ ảnh hưởng của FDI nội khối tới tình hình xuất, nhập khẩu
của Việt Nam tới các quốc gia thành viên. Phân tích, chỉ ra được các nhân tố và
thực trạng bao gồm tính tích cực và tiêu cực của các nhân tố này và ảnh hưởng của
chúng tới hoạt động xuất, nhập khẩu.
Thứ tư, thông qua các nguyên nhân tạo nên thực trạng về ảnh hưởng của FDI
từ AEC đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam cùng với các mục tiêu và định
hướng trong tương lai của nước ta về vấn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu và nhập
khẩu nói chung và định hướng cho các nước thành viên AEC nói riêng, tác giả đã
đưa ra một số các giải pháp dưới góc độ Chính phủ và doanh nghiệp nhằm tăng
cường thu hút FDI phát huy được ảnh hưởng tích cực của các nhân tố tốt và hạn chế
x
những nhân tố xấu tới hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
Giải pháp cũng được dựa trên Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-
2020, định hướng đến 2030 của Nhà nước trước tình hình kinh tế thế giới, khu vực,
Việt Nam và trước tình hình hội nhập của Việt Nam trong AEC.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được chính thức hình thành vào ngày
31/12/2015 sau khi lãnh đạo 10 nước thành viên chính thức thông qua bản tuyên bố
thành lập Cộng đồng ASEAN ngày 22/11/2015 tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN
lần thứ 27 tại Kuala Lumpur, đánh dấu một bước quan trọng trong tiến trình hội
nhập kinh tế giữa các nước trong khu vực ASEAN với rất nhiều những cam kết,
mục tiêu và hiện thực hóa đã được thực hiện trong cả một quá trình dài từ khi thành
lập ASEAN (năm 1992) tại Singpore cho tới nay.
Theo tóm lược về AEC của trung tâm WTO, một trong những mục tiêu mà
AEC đặt ra là tự do lưu chuyển hàng hóa, tự do lưu chuyển dịch vụ, tự do lưu
chuyển đầu tư, tự do lưu chuyển vốn và tự do lưu chuyển lao động có tay nghề. Như
vậy AEC được kỳ vọng là sẽ mang lại những lợi ích về kinh tế cho các doanh
nghiệp ở các quốc gia trong khu vực ASEAN khi mà AEC sẽ là một khu vực thị
trường chung rộng lớn, hàng hóa được tự do lưu chuyển trong nội khối với việc dỡ
bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan và tự do hóa đầu tư. Vì vậy các doanh nghiệp Việt
Nam cũng sẽ có cơ hội tốt hơn để đẩy mạnh hoat động xuất nhập khẩu hàng hóa,
dịch vụ đến các quốc gia nội khối.
Với việc chú trọng vào vấn đề tự do hóa đầu tư, AEC được kỳ vọng sẽ giúp
Việt Nam thu hút được nhiều hơn và chất lượng hơn các nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) từ các quốc gia trong khu vực kết hơp với thực tế ASEAN là
nguồn cung FDI quan trọng của Việt Nam, đồng thời cũng là cầu nối cho nhiều
khoản đầu tư của các công ty đa quốc gia có trụ sở tại ASEAN. Tuy nhiên, hiện
nay, việc thu hút FDI từ các quốc gia trong AEC tới Việt Nam còn gặp nhiều khó
khăn và thách thức khi nước ta phải cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực.
Từ khi gia nhập ASEAN từ năm 1995 cho đến nay, các quốc gia thành viên
trong khu vực luôn được đánh giá là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt
Nam trong hoạt động thương mại quốc tế, khi mà hoạt động xuất nhập khẩu của
Việt Nam đến các quốc gia nội khối không ngừng có những chuyển biến tích cực.
2
Việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) với quy mô hơn 600 triệu dân,
tổng GDP gần 3.000 tỷ USD và các cam kết mạnh mẽ, có lộ trình về thương mại,
đầu tư… sẽ tác động mạnh hơn nữa đến quan hệ thương mại quốc tế giữa Việt Nam
và các quốc gia thành viên.
Đối với bất kỳ một quốc gia nào thì việc huy động nguồn vốn trong và ngoài
nước để đầu từ cho phát triển kinh tế là một vấn đề vô cùng quan trọng. FDI giữ vai
trò quan trọng là nguồn cung cấp vốn ngoại tệ cho nước nhận đầu tư , FDI ảnh
hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và trực tiếp là
hoạt động thương mại quốc tế (bao gồm hoạt động xuất nhập khẩu) của quốc gia đó.
Và Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ. Vì vậy để nhận biết được tầm quan trọng,
mối liên hệ giữa các vấn đề liên quan: thu hút FDI từ các quốc gia AEC và hoạt
động xuất khẩu của Việt Nam đến các quốc gia này trong thời điểm Cộng đồng kinh
tế AEC mới được thành lập và chính thức hoạt động trong hơn một năm qua, tôi
chọn đề tài luận văn của mình là: “Thu hút FDI từ Cộng đồng kinh tế ASEAN và
ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia thành
viên”
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề về ảnh hưởng của hoạt động FDI đến hoạt động xuất nhập khẩu được
nói tới trong bài khóa luận “Mối quan hệ giữa FDI và hoạt động xuất nhập khẩu ở
Việt Nam” (Lại Thị Thu Huyền, 2010, Đại học Ngoại thương). Bài khóa luận chỉ ra
sơ bộ về tác động qua lại giữa hai nhân tố là FDI và xuất nhập khẩu của Việt Nam
trong giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2010 và đưa ra các giải pháp nhằm thu hút
FDI và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trên cơ sở điều chỉnh mối
quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu.
Luận văn “Mối quan hệ giữa FDI và các yếu tố kinh tế vĩ mô ở Việt Nam”
(Đào Định Phương, 2013 Trường đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh), kiểm định mối
quan hệ giữa FDI và các yếu tố kinh tế vĩ mô ở Việt Nam, cụ thể là tăng trưởng
kinh tế được đại diện bởi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng kim ngạch xuất
khẩu (EXP), dựa theo số liệu thống kê từ quý I năm 2000 đến quý IV năm 2013.
3
Nghiên cứu đã chỉ ra trong ngắn hạn FDI chưa có tác động đến tăng trưởng kinh tế
hay gia tăng xuất khẩu nhưng trong dài hạn, cả FDI và EXP đều có tương quan
dương đến GDP.
Luận văn “Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nhân tố kinh
tế vĩ mô tại Việt Nam” (Vũ Thị Vịnh, 2013, Trường đại học Kinh tế TP.Hồ Chí
Minh), nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tương quan giữa FDI và các yếu tố kinh tế
vĩ mô được xem xét là: quy mô thị trường (GDP), tỷ giá, độ mở thương mại (tổng
giá trị xuất khẩu và nhập khẩu), lãi suất, lạm phát (CPI) với dữ liệu được tổng hợp
theo quý trong thời gian từ năm 2000-2012 và sử dụng kỹ thuật hồi quy như phân
tích tương quan, kiểm định tính dừng, kiểm định nhân quả Granger Causality, kiểm
định Var để phân tích mối quan hệ trong ngắn hạn, kiểm định đồng liên kết
(Johansen Co-integration Test) để phân tích mối quan hệ trong dài hạn cho thấy mối
tương quan ý nghĩa giữa FDI và DGP, tỷ giá, độ mở thị trường, lãi suất, lạm phát
ngoại trừ yếu tố tỷ giá. Trong ngắn hạn FDI có tác động nhân quả tới CPI, độ mở thị
trường và ngược lại.
Như vậy, từ các nghiên cứu trước, có thể thấy việc thu hút FDI sẽ có mối liên
hệ trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Vấn đề về thu hút hoạt động FDI trong cộng đồng kinh tế ASEAN đã được đề
cập đến trong bài luận văn “Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước ASEAN: thực
trạng, khuyến nghị cho Việt Nam sau khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN”
(Nguyễn Ngọc Ánh, 2016, Đại học Ngoại thương) và “Thực trạng, giải pháp thúc
đẩy đầu tư nội khối ASEAN sau khi thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN” (Nguyễn
Thị Thùy, 2016, Đại học Ngoại thương), cho thấy thực trạng về tình hình thu hút
FDI từ các quốc gia ASEAN cũng như đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh việc thu
hút FDI sau khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập
Hoạt động thu hút FDI được thúc đẩy bằng cam kết về tự do hóa đầu tư trong
AEC của các quốc gia thành viên, Bài nghiên cứu “Tự do hóa đầu tư trong cộng
đồng kinh tế ASEAN (AEC) và sự tham gia của Việt Nam” (Nguyễn Thị Minh
Phương, 2014, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN) đã chỉ ra sự tham gia của Việt
4
Nam và AEC trong lĩnh vực tư do hóa đầu tư thông qua việc phân tích: (i) các cam
kết và việc thực hiện cam kết của Việt nam trong Hiệp định đầu tư toàn diện
ASEAN (ACIA); (ii) thực trạng quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN, từ
đó đưa ra một số cơ hội và thách thức mà AEC mang lại cho Việt Nam từ góc độ tự
do hóa đầu tư.
Bài luận văn được viết trong bối cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) mới
chính thức được hình thành hơn một năm, là giai đoạn Việt Nam nên đánh giá lại
việc thu hút FDI cũng như sự ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa
Việt Nam và các quốc gia thành viên trong cộng đồng. Bài luận văn được coi như là
nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ
Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
trong cộng đồng kinh tế và ảnh hưởng của FDI đến xuất, nhập khẩu, luận văn có
mục đích đi sâu vào phân tích các vấn đề sau:
Thứ nhất, Mức độ ảnh hưởng của FDI từ các quốc gia thành viên AEC tới hoạt
động xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam trở ngược lại các quốc gia thành viên.
Thứ hai, đề xuất giải pháp nhằm thu hút FDI từ AEC nhằm phát huy ảnh
hưởng tích cực của FDI đến hoạt động xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc
gia thành viên.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ làm rõ các ý sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa các vần đề lý luận về FDI, xuất nhập khẩu; vai trò, đặc
điểm FDI đối với nước nhận đầu tư, nhất là việc thu hút FDI từ các quốc gia trong
cộng đồng kinh tế. Làm rõ các lý thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu về mối
quan hệ giữa FDI và hoạt động xuất, nhập khẩu.
Thứ hai, khảo sát thực trạng thu hút FDI của Việt Nam từ các quốc gia thành
viên trong AEC và tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia này
trong giai đoạn từ 2005 – 2016 để chỉ ra sự ảnh hưởng của việc thu hút FDI đến
hoạt động xuất nhập khẩu thông qua các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động này.
Thứ ba, đưa ra các giải pháp cần thiết để thu hút FDI nhằm tăng cường mức
độ ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các nhân tố đến hoạt động xuất, nhập khẩu
5
giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của
đất nước trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ảnh hưởng của FDI từ các quốc gia
thành viên AEC tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia này.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Đề tài giới hạn pham vi nghiên cứu về mặt thời gian tập trung
từ năm 2012 (thời gian bắt đầu có hiệu lực của Hiệp định ACIA) đến năm 2016 trên
cơ sở đối chiếu với số liệu trong giai đoạn trước (2005 – 2011) với mốc năm 2005
là khi Luật Đầu tư mới của Việt Nam ra đời và thay thế cho Luật đầu tư nước ngoài
1987 và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998.
Về không gian: Khu vực ASEAN, Cộng đồng kinh tế AEC
5. Phương pháp
Để thực hiện bài luận văn tác giả đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp điều tra phân tích và tổng hợp kinh nghiệm;
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết thống kê, liệt kê, so sánh; kết
hợp lý luận và phân tích thực tiễn từ đó rút ra đánh giá.
6. Những tính mới của luận văn
Lựa chọn phân tích thu hút FDI và sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động xuất
nhập khẩu của Việt Nam trong phạm vi một liên kết kinh tế khu vực (Cộng đồng
kinh tế ASEAN) là tính mới của luận văn. Các bài nghiên cứu trước đây chỉ phân
tích chung về mối liên hệ giữa FDI với hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia
hoặc các biến số vĩ mô chung của một nền kinh tế mà chưa chỉ ra được mối liên hệ
này bị ảnh hưởng như thế nào trong môi trường liên kết kinh tế khu vực nơi mà ở
đó có các cam kết, ưu đãi, hợp tác đầu tư giữa các thành viên ảnh hưởng chính đến
thu hút FDI và từ đó ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia đó với
các quốc gia thành viên khác.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, các bảng, biểu đồ, phụ lục, nội
dung luận văn gồm 3 chương như sau:
6
Chương 1: Khái quát chung về FDI, Cộng đồng kinh tế và ảnh hưởng của FDI
tới hoạt động xuất nhập khẩu
Chương 2: Thực trạng thu hút FDI từ AEC vào Việt Nam, xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên và sự ảnh hưởng của FDI tới xuất nhập
khẩu
Chương 3: Giải pháp thu hút FDI và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu trên
cơ sở ảnh hưởng của FDI tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc
gia thành viên AEC
7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FDI, CỘNG ĐỒNG KINH TẾ VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA FDI TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
1.1. Đặc điểm của FDI và xuất, nhập khẩu trong Cộng đồng kinh tế
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Cộng đồng kinh tế
Liên kết kinh tế quốc tế là một hình thức trong đó diễn ra quá trình xã hội hóa
sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng mang tính chất quốc tế với sự tham gia của
các chủ thể kinh tế quốc tế dựa trên các Hiệp định thỏa thuận và ký kết để hình
thành nên các tổ chức kinh tế với những cấp độ nhất định.
Như vậy, liên kết kinh tế quốc tế sẽ nhằm tăng cường phối hợp và điều chỉnh
lợi ích giữa các bên, giảm bớt sự khác biệt về điều kiện phát triển giữa các bên tham
gia và thúc đẩy mối quan hệ kinh tế quốc tế phát triển. Các bên tham gia liên kết
kinh tế quốc tế có thể là quốc gia hoặc các tổ chức doanh nghiệp thuộc các quốc gia
khác nhau.
Các hình thức của liên kết kinh tế quốc tế bao gồm:
i. Khu vực mậu dịch tự do (FTA): là hình thức liên kết kinh tế quốc tế trong đó
các thành viên cùng nhau thỏa thuận và thống nhất giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế
quan và các biện pháp hạn chế số lượng, tiến tới hình thành một thị trường thống
nhất về hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, các nước thành viên vẫn giữ được quyền
độc lập, tự chủ trong quan hệ buôn bán với các nước ngoài khu vực.
FTA là hình thức liên kết kinh tế quốc tế phổ biến nhất hiện nay, cho phép mỗi
quốc gia thực hiện tự do hóa thương mại với các nước trong liên kết tuy nhiên vẫn
thực hiện được chính sách của riêng mình về việc đa dạng hóa thị trường, đa
phương hóa các mối quan hệ kinh tế. FTA là một phương pháp nhanh chóng để tạo
ra sự nhất trí chung trong việc giải quyết các vấn dề kinh tế, thương mại quốc tế
giữa các quốc gia.
Việt Nam cũng là một quốc gia không ngừng đẩy mạnh việc gia nhập các FTA
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tính đến tháng 12/2016, Việt
Nam đã ký kết và thực thi 10 FTA, kết thúc đàm phán 2 FTA và đang đàm phán 4
FTA khác. Việc ký kết và tham gia tích cực đàm phán các FTA giúp Việt Nam
8
khẳng định vị thế của mình với quốc tế, thúc đẩy hoạt động thương mại hàng hóa
giữa Việt Nam và các quốc gia, cũng như toàn thế giới.
ii. Liên minh thuế quan là hình thức liên kết kinh tế quốc tế trong đó các quốc
gia tham gia sẽ bị mất quyền độc lập tự chủ trong buôn bán với các nước ngoài
khối, các quốc gia trong liên minh thuế quan sẽ lập ra biểu thuế quan chung, và
chính sách thương mại quốc tế áp dụng khi buôn bán với các nước ngoài khối.
Ví dụ: Liên minh thuế quan Á Âu (EACU) bao gồm tất cả những thành viên
của Liên minh kinh tế Á Âu (gồm Belarus, Kazakhstan, Nga, Armenia, Kyrgyzstan)
iii. Thị trường chung: là hình thức liên kết kinh tế quốc tế trong đó các quốc ra
sẽ xóa bỏ hàng rào thuế quan, hạn ngạch, giấy phép, xóa bỏ các trở ngại cho quá
trình di chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và sức lao động giữa các quốc gia thành
viên; đồng bộ hóa các thủ tục hải quan, các quy định hành chính và giảm thiểu các
yêu cầu về hải quan; đồng bộ hóa cá tiêu chuẩn sản phẩm và tương thích với các
tiêu chuẩn quốc tế; đồng thời lập ra các chính sách thương mại quốc tế thống nhất
với các quốc gia ngoại khối.
Ví dụ: Thị trường chung Châu Âu (EC), thị trường chung Trung Mỹ, thị
trường chung Đông và Nam Phi (COMESA)…
Thị trường chung đã và đang dần hình thành giữa các quốc gia trong cùng một
khu vực địa lý, nhằm tăng cường sự phát triển về kinh tế mỗi nước trong khu vực
nội khối, và khẳng định vị thế của khối trên toàn cầu.
iv. Liên minh kinh tế (EU): là hình thức liên kết kinh tế quốc tế trong đó các
quốc gia sẽ xây dựng chính sách phát triển kinh tế chung cho các quốc gia thành
viên, xóa bỏ chính sách kinh tế riêng của mỗi nước.
Ví dụ: Liên minh kinh tế Á Âu (EAEU)…
v. Liên minh về tiền tệ: Đây là hình thức liên kết kinh tế cao nhất, tiến tới thành
lập một khu vực kinh tế chung của nhiều quốc gia, mà ở đó các nước thành viên sẽ
thực hiện các đặc điểm sau:
- Xây dựng chính sách kinh tế chung
9
- Xây dựng chính sách đối ngoại chung
- Hình thành đồng tiền chung thống nhất thay thế cho đồng tiền riêng của mỗi
nước
- Quy định chính sách lưu thông tiền tệ thống nhất
- Xây dựng ngân hàng chung thay thế cho ngân hàng trung ương của mỗi thành
viên
- Xây dựng quỹ tiền tệ chung
- Xây dựng chính sách quan hệ tài chính tiền tệ chung với các nước đồng minh
và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế
- Tiến tới thực hiện liên minh về chính trị.
Hiện nay trên thế giới chỉ tồn tại một liên minh tiền tệ duy nhất là Liên minh
tiền tệ châu Âu (EMU), với việc tiến hành hòa nhập các chính sách kinh tế, tiền tệ
của các nước thành viên, và sử dụng đồng tiền chung Châu Âu (Euro).
Từ trước đến nay, chưa có định nghĩa chính xác cho “Cộng đồng kinh tế” tuy
nhiên từ việc hình thành Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) năm 1957 cho thấy
Cộng động kinh tế là một mô hình liên kết giữa các quốc gia thành viên khá sâu
rộng trên nhiều lĩnh vực và như vậy có thể tóm gọn khái niệm như sau: “Cộng đồng
kinh tế là một trong các cấp độ của liên kết kinh tế quốc tế, tương đương với cấp
độ “thị trường chung” với việc có đầy đủ các đặc điểm của “thị trường chung” bao
gồm sự tự do di chuyển của các yếu tố hàng hóa, dịch vụ, vốn, lực lượng lao
động….”
Cộng đồng kinh tế được hình thành giữa các thể chế trong liên kết kinh tế khu
vực, nơi mà các quốc gia có thể thống nhất một cách dễ dàng hơn các thỏa thuận
liên quan đến các vấn đề về việc xóa bỏ các rào cản đối với hoạt động mua, bán
hàng hóa, dịch vụ, di chuyển đầu tư, giảm dần và xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa
các quốc gia về các vấn đề trên, nhằm tạo ra các tiêu chuẩn, yếu tố đảm bảo sự hoạt
động đúng của thị trường.
10
Các đặc điểm của Cộng đồng kinh tế bao gồm:
i. Tạo ra một thị trường chung, thống nhất giữa các quốc gia thành viên trong
cộng đồng thông qua các chính sách về thương mại (tự do lưu chuyển hàng hóa,
dịch vụ), chính sách về đầu tư (tự do lưu chuyển vốn, đầu tư).
ii. Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên bằng việc tạo ra
những ưu đãi, thuận tiện hơn trong các hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư,
chuyển giao công nghệ, lao động …
iii. Xây dựng nên một khu vực kinh tế có tính cạnh tranh với các quốc gia, các
liên kết kinh tế quốc tế khác trên toàn thế giới thông qua các chính sách, kế hoạch
phát triển chung giữa các quốc gia thành viên bao gồm các chính sách về thương
mại, cạnh tranh, bảo hộ người tiêu dùng, người sản xuất, các quyền về sở hữu trí
tuệ, thuế quan…
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và các hình thức của FDI trong Cộng đồng kinh tế
 Khái niệm
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, 1993): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài
với một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế
nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh
nghiệp”. Đối với quyền quản lý doanh nghiệp FDI, theo Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế (OECD, 1996) có thể thực hiện bằng các cách như: thành lập hoặc mở
rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu
tư; mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; tham gia vào một doanh nghiệp mới;
cấp tín dụng dài hạn (> 5 năm). Để có quyền kiểm soát nhà đầu tư cần nắm từ 10%
cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên.
Tại điều 3 luật Đầu tư 2005 của Việt Nam, định nghĩa “Đầu tư nước ngoài là
việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp
pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”
Trước đây có sự phân biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư quốc tế, do góc độ
xem xét, nhìn nhận vấn đề khác nhau trên cùng một hoạt động của con người. Đứng
11
trên góc độ một quốc gia để xem xét hoạt động đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia
khác hoặc ngược lại thì ta có “đầu tư nước ngoài”, nhưng nếu xem xét trên phương
diện tổng thể nền kinh tế thé giới thì gọi là “đầu tư quốc tế”.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong các hình thức cơ bản của đầu
tư quốc tế (bên cạnh hình thức Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Đầu tư chứng
khoán nước ngoài (FPI) và tín dụng tư nhân quốc tế).
Trong giáo trình Đầu tư quốc tế có định nghĩa như sau: “FDI là một hình thức
đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn
vốn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia
kiểm soát dự án đó” (Vũ Chí Lộc, Giáo trình Đầu tư kinh tế, NXB Đại học quốc gia
Hà Nội, 2012, trang 113).
Luật Đầu tư năm 2014, chỉ đưa ra khái niệm “Đầu tư kinh doanh” (thay cho
“Đầu tư trực tiếp” và “Đầu tư gián tiếp” trong Luật đầu tư năm 2005) bên cạnh khái
niệm “Nhà đầu tư nước ngoài” và “Vốn đầu tư”, FDI có thể được hiểu như sau
“FDI là một hình thức đầu tư trong đó cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc tổ
chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh
doanh tại Việt Nam bỏ vốn đầu tư (là tiền hoặc tài sản khác) để thực hiện hoạt động
kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần,
phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện
dự án đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan”.
Như vậy có thể hiểu rằng FDI là hoạt động đầu tư quốc tế mà ở đó nhà đầu tư
ở một nước quốc gia khác đưa vốn bằng tiền hoặc tài sản nào khác để thực hiện các
hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước tiếp tiếp nhận đầu tư với quyền được sở hữ,
quản lý hoặc kiểm soát một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh đó nhằm thu
lại lợi ích kinh tế cho mình.
Như đã trình bày ở phần trên, một trong các đặc điểm là trong Cộng đồng kinh
tế, các quốc gia sẽ thúc đẩy việc xóa bỏ các rào cản gây trở ngại, dỡ bỏ dần các quy
định và các hạn chế đến hoạt đầu tư giữa các quốc gia trong khối, nhằm hướng đến
sự tự do hóa đầu tư, đẩy mạnh việc thu hút đầu tư nội khối và từ các quốc gia ngoài
12
khối. Mỗi một cộng đồng kinh tế sẽ có những quy định, thỏa thuận riêng với nhau
nhằm thông thoáng hơn môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư
nước ngoài thuộc các quốc gia thành viên có hơn những ưu đãi so với các nước
khác ngoài khu vực khi thực hiện hoạt động đầu tư tới các nước trong khu vực đó.
 Đặc điểm chính của FDI trong Cộng đồng kinh tế bao gồm:
- FDI được điều chỉnh bởi Hiệp định đầu tư khu vực
Hiệp định đầu tư quốc tế (IIAs) là các thỏa thuận giữa các nước đề cập đến
nhiều vấn đề liên quan đến đầu tư quốc tế và điều chỉnh các hoạt động này trong đó
có FDI (Vũ Chí Lộc, Giáo trình Đầu tư quốc tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội,
2012, trang 254). Khi một khu vực kinh tế hay Cộng đồng kinh tế được thành lập,
các quốc gia thành viên luôn muốn đảm bảo đầu tư nội khối giữa các quốc gia với
nhau, dành cho nhau những ưu đãi và thuận lợi hơn so với các quốc gia ngoài khối
vì vậy mà thông thường sẽ đưa ra Hiệp định đầu tư khu vực gắn với các chương
trình liên kết khu vực. IIAs trong khu vực sẽ hướng vào việc tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho FDI thông qua quá trình tự do hóa các quy định liên quan đến gia nhập và
hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài tại nước nhận đầu tư. Để Hiệp định này có
hiệu lực hoàn toàn thì các quốc gia thành viên sẽ trải qua các giai đoạn chuyển đổi,
điều chỉnh hệ thống pháp luật, các quy định về đầu tư nước ngoài, áp dụng tùy vào
tình hình của mỗi nước trước khi có thể thống nhất hoàn toàn với nhau những cam
kết, mở cửa nhằm tạo môi trường tự do hóa thương mại trong nội khối.
- FDI tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng dưới tác động của các chính
sách chung trong Cộng đồng kinh tế
Theo UNCTAD (1998) “Một nhà đầu tư nước ngoài khi lựa chọn địa điểm
đầu tư sẽ quan tâm đến 3 nhóm yếu tố chính của nước tiếp nhận, bao gồm yếu tố
chính sách, yếu tố kinh tế và yếu tố kinh doanh”.
Yếu tố chính sách liên quan đến ổn định kinh tế, chính trị và xã hội; quy định
về gia nhập và hoạt động; đối xử với doanh nghiệp; chính sách thương mại và các
hiệp định FDI quốc tế. Việc ký kết và tham gia vào Cộng đồng kinh tế sẽ tăng thêm
13
sự đảm bảo về môi trường chính trị, giúp gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước
ngoài và từ đó cải thiện dòng vốn FDI vào các nước thành viên.
Các yếu tố kinh tế sẽ phụ thuộc vào mục đích của FDI, với mục đích tìm kiếm
thị trường, các yếu tố quan tâm bao gồm quy mô thị trường, tốc độ gia tăng thị
trường; khả năng tiếp cận thị trường khu vực và toàn cầu. Các quốc gia thành viên
trong cộng đồng kinh tế thông thường sẽ có những cam kết để xóa bỏ thuế quan và
tạo thuận lợi hóa thương mại bao gồm thương mại hàng hóa và dịch vụ sẽ tác động
trực tiếp đến yếu tố kinh tế thông qua mở rộng thị trường (do rào cản thương mại
được xóa bỏ, tạo nên một thị trường chung rộng lớn) và giảm chi phí sản xuất, thúc
đẩy FDI giữa các nước thành viên. Với mục đích tìm kiếm nguồn lực, nhà đầu tư sẽ
quan tâm tới nguồn tài nguyên thiên nhiên; nguồn nhân lực; trình độ công nghệ và
cơ sở hạ tầng…,
Các yếu tố kinh doanh bao gồm: xúc tiến đầu tư, khuyến khích đầu tư, thủ tục
đầu tư dành cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ được xem xét đến khi ra quyết định đầu
tư. Điều này sẽ được quy định rất rõ và cụ thể trong các cam kết về tự do hóa đầu tư
giữa các quốc gia thành viên, và với Cộng đồng kinh tế thì rõ ràng những điểm này
sẽ được cải thiện và có thuận lợi hơn hẳn so với các quốc gia ngoại khối, và như
vậy nước nhận đầu tư sẽ có nhiều hơn nguồn vốn FDI từ các quốc gia khác.
Như vậy, đối với một quốc gia đang là thành viên của Cộng đồng kinh tế hoàn
toàn có những lợi thế hơn so với các quốc gia khác để hoàn thiện và nâng cao giá
trị, chất lượng các nhóm yếu tố mà nhà đầu tư quan tâm để thu hút giá trị vốn đầu tư
nhiều hơn đặc biệt là từ các quốc gia cùng Cộng đồng kinh tế. Đồng nghĩa với giá
trị nguồn vốn FDI từ các nước thành viên khác trong khu vực vào nước nhận đầu tư
tăng lên liên tục thì nước nhận đầu tư cũng sẽ được lợi từ môi trường đầu tư, vị thế
đầu tư của khu vực và sẽ là điểm đến đầu tư của nhiều các quốc gia khác trên thế
giới.
- FDI gắn với Hiệp định thương mại khu vực sẽ ảnh hưởng đến hoạt động
xuất, nhập khẩu của quốc gia nhận đầu tư
14
Bằng việc tạo được ưu thế khi thu hút FDI từ quốc gia thành viên trong khu
vực, nước nhận đầu tư không chỉ nhận một lượng vốn lớn bằng tiền cho đầu tư phát
triển kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài còn chuyển các vốn bằng các hiện vật khác
như máy móc thiết bị, khoa học, công nghệ, thiết bị hiện đại, bí quyết, công nghệ
quản lý, công nghệ marketing… Việc chuyển giao này hoàn toàn có thêm thuận lợi
thông qua các Hiệp định thương mại về hàng hóa và dịch vụ (cắt giảm thuế quan,
dỡ bỏ các chính sách hạn chế, bỏ trợ cấp xuất khẩu và các biện pháp tự vệ khác…).
Chuyển giao công nghệ thông qua con đường FDI được thực hiện chủ yếu bởi các
công ty xuyên quốc gia (TNC) hoặc mạng lới doanh nghiệp khu vực (do sự gia tăng
hợp tác giữa các doanh nghiệp đầu tư và nhận đầu tư giữa các quốc gia với nhau)
dưới hình thức chuyển giao trong nội bộ giữa các chi nhánh của một TNC và
chuyển giao giữa các chi nhánh của TNC. Trong quá trình sử dụng các công nghệ
nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước học hỏi được cách chế tạo công nghệ,
thiết kế, sản xuất sau đó cải biến sao cho phù hợp với điều kiện của mình, và phù
hợp với điều kiện của nền sản xuất trong nước. Từ đó, thông qua FDI các nước
nhận đầu tư có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, phù hợp tiêu
chuẩn quốc tế hơn và tiếp cận với thị trường thế giới dễ dàng hơn, dựa vào vị thế,
uy tín và mối quan hệ của TNC trong hệ thống sản xuất và thương mại quốc tế. Như
vậy FDI vừa làm tăng năng lực xuất khẩu vừa mở rộng thị trường xuất khẩu cho
nước nhận đầu tư.
Cơ cấu hàng hóa xuất, nhập khẩu cũng thay đổi theo hướng tích cực với giá trị
hàng công nghiệp ngày càng tăng. Sự chuyển dịch cơ cấu là do FDI sẽ làm xuất
hiện lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mới và góp phần nâng cao nhanh chóng trình
độ kỹ thuật và công nghệ ở nhiều ngành kinh tế, phát triển năng suất lao động của
các ngành này, mà chủ yếu là các ngành tận dụng được lực lượng lao động dồi dào,
không đòi hỏi chất lượng quá cao của lao động như công nghiệp, phụ trợ công
nghiệp…
 Về các hình thức của FDI
Theo Luật đầu tư 2014, các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta sẽ
bao gồm:
15
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế: nhà đầu tư nước ngoài được thành lập tổ
chức kinh tế có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc thành lập tổ chức kinh tế liên
doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam theo hình thức đầu tư
góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của các tổ chức kinh tế.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư (Hợp đồng PPP): nhà đầu tư,
doanh nghiệp ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực
hiện dự án đầu tư mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công
trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC)
Trong bài luận văn này xem xét các hình thức của FDI với bốn hình thức như sau:
- Tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp sở hữu của của nhà đầu
tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập, tự quản lý và chịu trách nhiệm
về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. Các nhà đầu tư nước ngoài phải có dự
án đầu tư và thực hiện các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy
định pháp luật tại nước tiếp nhận đầu tư.
- Các doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư
nước ngoài
Doanh nghiệp liên doanh được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký
giữa hai bên hoặc nhiều bên, hoặc được thành lập dựa trên hợp đồng đầu tư theo
hình thức đối tác công tư (hợp đồng PPP) giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp
luật. Hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh được sử dụng khá rộng rãi trên
toàn cầu và phát triển khá nhanh tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, tăng
cường hợp tác kinh tế, xã hội giữa các quốc gia trên thế giới hiện nay. Hình thức
FDI này sẽ có sự tham gia của cả đối tác trong nước và nước ngoài, hình thành pháp
nhân mới trên lãnh thổ nước tiếp nhận đầu tư.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT
16
Nhà đầu tư ký kết hợp đồng BOT, BTO hay BT với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền để thực hiện các dự án xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa các dự án kết
cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước,
xử lý chất thải và các lĩnh vực khác được quy định. Tùy vào từng hình thức của Hợp
đồng là BOT, hay BTO, hay BT mà sau khi xây dựng song nhà đầu tư nước ngoài
sẽ có thời gian kinh doanh, hoặc chuyển giao công trình đó ở các thời điểm khác
nhau nhằm thu lại vốn đầu tư đã bỏ ra và tỷ lệ lợi nhuận hợp lý. Chính phủ sẽ quy
định lĩnh vực đầu tư, điều kiện, trình tự, thủ tục và phương thức thực hiện dự án đầu
tư; quyền và nghĩ vụ của các bên thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng
BOT, BTO, BT.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Tại điều 3, Luật đầu tư 2014 định nghĩa “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau
đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác
kinh doanh phân chia lợi nhận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức
kinh tế”.
Hình thức FDI mà có sự tham gia của cả chủ đầu tư trong nước và nước ngoài,
không hình thành pháp nhân mới, các bên tham gia sẽ tự thành lập ban điều phối để
thực hiện hợp đồng với chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi, trách nhiệm của ban điều
phối do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng. Hợp đồng BCC trong lĩnh vực tìm
kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác dưới hình thức hợp
đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo quy đinh của Luật đầu tư và các quy
định khác của pháp luật có liên quan.
1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của xuất nhập khẩu trong cộng đồng kinh tế
 Khái niệm
Theo Điều 28, Luật Thương mại Việt Nam 2005 có định nghĩa về xuất khẩu
và nhập khẩu như sau:
“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật”.
17
“Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ
nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
 Đặc điểm
- Hoạt động xuất, nhập khẩu được điều chỉnh bằng các Hiệp định, thỏa thuận
thương mại khu vực
Trong môi trường của một Cộng đồng kinh tế, bên cạnh hiệp định về tự do hóa
đầu tư, các quốc gia sẽ cùng nhau ký các thỏa thuận, hiệp định liên quan đến thương
mại hàng hóa, dịch vụ, trong đó tập trung và việc cắt giảm, xóa bỏ các rào cản về
thuế, rào cản kỹ thuật, rào cản về thủ tục hải quan trong quá trình xuất, nhập khẩu
hàng hóa giữa các quốc gia thành viên, tạo điều kiện thuận lợi để tạo ra một thị
trường chung, thống nhất cho việc tự do di chuyển hàng hóa giữa các quốc gia trong
Cộng đồng.
- Hoạt động xuất, nhập khẩu giữa các quốc gia thành viên được thúc đẩy bằng
việc đa dạng hóa mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu
Cộng đồng kinh tế là một khu vực kinh tế gồm nhiều các quốc gia sẽ tạo nên
một thị trường chung rộng lớn cho hoạt động, xuất nhập khẩu của từng quốc gia
thành viên.
Bằng việc điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu bằng Hiệp định thương mại
khu vực, tạo nên tính minh bạch và công bằng giữa các quốc gia càng trong Cộng
đồng kinh tế, sẽ là điều kiện thuận để phát triển hoạt động xuất, nhập khẩu giữa các
quốc gia nội khối. Các ngành sản xuất hàng hóa trong nước và xuất khẩu yêu cầu
cần phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu
cũng như sẵn sàng cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia thành viên
trong bối cảnh hàng hóa từ nước ngoài sẽ dễ dàng thâm nhập vào thị trường trong
nước hơn. Bên cạnh đó, nhờ có sự gia tăng nhanh chóng, thuận lợi và đa dạng các
ngành của FDI mà hoạt động sản xuất trong nước cũng sẽ được tiếp cận với nhiều
ngành nghề khác nhau, tạo nên sự đa dạng hóa sản phẩm.
18
 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu
- Hình thành, phát triển của các liên kết kinh tế quốc tế
Như đã trình bày ở phần trên về việc hình thành liên kết kinh tế quốc tế nói
chung và cộng đồng kinh tế nói riêng hiện nay là xu thế tất yếu trong tình hình thế
giới hiện nay, nó sẽ giúp gia tăng mối liên hệ, gắn kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa các
quốc gia thành viên cũng như các khu vực trên thế giới, từ đó sẽ làm gia tăng nhanh
chóng các hoạt động kinh tế giữa các quốc gia với nhau, giữa quốc gia với các khu
vực kinh tế khác, mở rộng thị trường tiêu thụ và thị trường sản xuất hàng hóa thông
qua quá trình tự do hóa thương mại, tự do hóa tài chính, và tự do hóa đầu tư với các
chính sách ưu đãi trong nội bộ các nước thành viên.
- Nguồn nhân lực
Nhân lực luôn được coi là một trong những nhân tố quan trọng quyết định việc
thành công hay thất bại trong bất kỳ một lĩnh vực, hoạt động nào. Trong xu thế hình
thành liên kết kinh tế quốc tế như hiện nay thì tình hình nguồn nhân lực ảnh hưởng
tới hoạt động xuất nhập khẩu ở các điểm sau:
i. Nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ là điều kiện thuận lợi để thu
hút việc đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất và xuất
khẩu các sản phẩm có sử dụng nhiều lao động như công nghiệp chế biến chế tạo
(linh kiện điện tử, may mặc, hàng thủ công…)
ii. Xu hướng phân công lao động đang chuyển từ chiều dọc sang chiều
ngang, tức là lao động của một quốc gia sẽ tham gia vào một công đoạn nào đó
trong quá trình sản xuất và sản xuất trên phạm vi toàn cầu thành một mạng lưới,
trong đó mỗi quốc gia là một mắt xích. Trước đây các nước đang phát triển chỉ là
nơi cung cấp nguyên, vật liệu cho các nước phát triển thì ngày nay với tình hình
phân công lao động mới, các nước đang phát triển có thể tham gia vào một khâu của
quá trình sản xuất, và được thúc đẩy mạnh mẽ bởi các công ty xuyên quốc gia
(TNCs), và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các công ty, doanh
nghiệp nước ngoài khi mà họ di chuyển phần lớn quá trình sản xuất đơn giản và lắp
ráp sang nước đang phát triển để tận dụng được nguồn nhân lực tại chính các quốc
gia này.
19
- Sự phát triển của khoa học, công nghệ
Việc phát triển của khoa học công nghệ tại mỗi quốc gia cũng như việc chuyển
giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến từ nước phát triển sang nước đang và kém phát
triển có thể được xem là làm thay đổi tình hình, phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi một
quốc gia. Lao động thủ công, đơn giản được thay thế bằng lao động tự động, hiện
đại sẽ hỗ trợ tối đa cho sản xuất, sản xuất được nhiều hơn và chất lượng hơn, thúc
đẩy quá trình xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu máy móc, công nghệ.
Ngày nay, phát triển của khoa học, công nghệ không chỉ có tác động trực tiếp
tới lĩnh vực sản xuất thông thường mà còn ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực
thương mại điện tử, thanh toán quốc tế, vận tải quốc tế… tạo nên mạng lưới thương
mại toàn cầu đã và đang có những ảnh hưởng tích cực tới hoạt động xuất nhập khẩu
của tất cả các quốc gia trên thế giới.
- Các nhân tố khác
Ngoài các nhân tố được kể ra cụ thể ở phía trên, các nhân tố liên quan tới môi
trường chính trị, kinh tế (bao gồm các chính sách và quy định của nhà nước về hoạt
động sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư…), cơ sở hạ tầng (đường xá, bến bãi, hệ
thống vận tải, thông tin…) cũng là một trong những nhân tố quan trọng tác động tới
hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia.
1.2. Những nội dung cơ bản về ảnh hưởng của FDI đến xuất nhập khẩu của
nước tiếp nhận đầu tư trong Cộng đồng kinh tế
Lý thuyết cổ điển tiêu biểu cho thấy sự ảnh hưởng của FDI lên xuất khẩu,
nhập khẩu của nước tiếp nhận đầu tư là lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm
IPLC (International product life cycle) – Raymond Vernoon.
Lý thuyết này được S.Hirsch đưa ra trước tiên và sau đó được Vernoon phát
triển một cách có hệ thống từ năm 1966. Lý thuyết này lý giải cả vấn đề đầu tư quốc
tế lẫn thương mại quốc tế, coi đầu tư quốc tế là một giai đoạn tự nhiên trong vòng
đời sản phẩm. Lý thuyết này giải thích tại sao các nhà sản xuất lại chuyển hướng
hoạt động kinh doanh từ xuất khẩu sang thực hiện FDI và cho thấy vai trò của các
phát minh, sáng chế trong thương mại và đầu tư quốc tế bằng cách phân tích vòng
20
đời của sản phẩm theo các giai đoạn nối tiếp nhau. Lý thuyết này chỉ ra các sản
phẩm sau khi được sản xuất tại nước phát minh sẽ được xuất khẩu sang các nước
khác, nhưng khi sản phẩm đã trở nên phổ biến và chấp nhận rộng rãi trên thị trường
thì sẽ được tiến hành sản xuất ở các nước khác (có thể là nước nhập khẩu) thông
qua thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài, sau đó thể xuất khẩu lại chính nước
phát minh ban đầu.
Như vậy, theo lý thuyết này, FDI sẽ đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa, FDI làm giảm nhập khẩu thành phẩm từ nước chủ đầu tư sang
nước nhận đầu tư mà lại tăng nhập khẩu chủ yếu máy móc, nguyên liệu, công nghệ
từ nước chủ đầu tư; đồng thời sẽ làm tăng xuất khẩu thành phẩm của sản phẩm đó
từ nước nhận đầu tư sang nước chủ đầu tư và ra thị trường thế giới.
Thực tế chứng minh rằng, FDI có thể thay thế hoặc hỗ trợ ngược lại cho
thương mại quốc tế phát triển. Từ những năm 1960 của kinh tế thế giới, các quốc
gia thực hiện chính sách kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu, như vậy các nhà
xuất khẩu nước ngoài phải chuyển sang đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất tại
nước nhập khẩu hàng và FDI lúc này đóng vai trò là nguồn lực thay thế xuất nhập
khẩu. Tuy nhiên, khi các dự án đầu tư nước ngoài phát triển, hàng hóa tại nước nhập
khẩu trở nên nhiều hơn thì hàng hóa đó lại có thể được xuất khẩu sang nước khác
hoặc chính nước chủ đầu tư, và vì vậy FDI sẽ hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu tại
nước nhận đầu tư. Sự thay thế hay hỗ trợ ở mức độ như thế nào thì phụ thuộc vào
loại hình FDI, lĩnh vực đầu tư, các chiến lược cả TNC cũng như chính sách về sự
phát triển của mỗi quốc gia.
Bên cạnh đó, trong Cộng đồng kinh tế với mục tiêu xây dựng một thị trường
chung, khi mà hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư và thương mại quốc tế được
trở nên thông thoáng và dễ dàng hơn thì càng cho thấy sức ảnh hưởng của FDI tới
hoạt động xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư. FDI cũng có thể ảnh hưởng riêng
lẻ tới xuất khẩu, nhập khẩu.
21
1.2.1. Ảnh hưởng của FDI tới hoạt động xuất khẩu
Về lý thuyết thì các doanh nghiệp FDI giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy
xuất khẩu giúp phát huy những lợi thế so sánh của yếu tố sản xuất ở nước nhận đầu
tư. Do trình độ sản xuất, trình độ công nghệ và trình độ quản lý có hạn nên trong
nhiều trường hợp các nước đang phát triển có khả năng sản xuất với mức chi phí
cạnh tranh nhưng gặp nhiều khó khăn khi thâm nhập thị trường quốc tế bởi các rào
cản ở thị trường các nước phát triển. Do đó, việc đầu tư nước ngoài hướng vào xuất
khẩu được ưu tiên trong chính sách thu hút FDI của các nước này. Thông qua FDI,
nước nhận đầu tư nâng cao được năng lực sản xuất và hiểu biết với thị trường thế
giới, qua đó thâm nhập tốt hơn với thị trường xuất khẩu mới, đặc biệt là đối với các
nước phát triển. Ngoài ra thì do sự thỏa thuận chính sách song phương hay đa
phương giữa các chính phủ để thực hiện FDI thì các rào cản được gỡ bỏ hoặc giảm
thiểu cho phép các nước nhận đầu tư tiến vào thị trường các nước thực hiện đầu tư.
Xét một cách tổng quan thì FDI tác động tới hoạt động xuất khẩu như sau:
- FDI ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu:
Trong hầu hết các trường hợp thì FDI có tác động làm tăng kim ngạch xuất
khẩu. Dòng vốn FDI hướng tới các ngành khác nhau quyết định nó có ảnh hưởng
tới kim ngạch xuất khẩu hay không. Đối với các dự án FDI mà việc sản xuất và
phân phối sản phẩm của nó chỉ ở tại nước sở tại thì tác động của nó tới kim ngạch
xuất khẩu có thể coi là bằng 0. Điển hình của trường hợp này là các dự án FDI
nhằm vào ngành bất động sản hay một số ngành dịch vụ. Ở một số trường hợp khác
thì sản phẩm từ FDI chỉ hướng tới việc xuất khẩu, khi mục đích đầu tư là tận dụng
nguồn nguyên vật liệu, lao động giá rẻ tại nước nhận đầu tư để tạo ra thành phẩm có
mức giá đầu vào cạnh tranh và tiêu thụ ở các thị trường có mức giá bán đầu tư cạnh
tranh. Các nhóm ngành tiêu biểu cho trường hợp này là các ngành gia công như dệt
may, da giày… hay ngành chế tạo yêu cầu công nghệ cao. Tác động của FDI ở các
ngành này lên kim ngạch xuất khẩu là lớn nhất. Ngoài ra, một phần FDI hướng tới
sản xuất tại nước nhận đầu tư và tiêu thụ tại thị trường nước sở cùng với các thị
trường lân cận trong khu vực, ví dụ như ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Tác động
22
của FDI vào các ngành này tới kim ngạch xuất khẩu nhiều hay ít phụ thuộc vào quy
mô đầu tư, chính sách phân phối sản phẩm tại các thị trường của từng dự án nhưng
ít nhiều nó sẽ làm chuyển dịch tăng kim ngạch xuất khẩu.
- FDI ảnh hưởng tới cơ cấu xuất khẩu
Cơ cấu ngành tham gia đầu tư của FDI có ảnh hưởng tương đối mạnh đến cơ
cấu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Các ngành nhận được đầu tư FDI nhiều hơn mà
sản phẩm của nó hướng tới xuất khẩu sẽ tăng trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước
nhận đầu tư, ngược lại ngành chưa nhận được FDI mà bản thân trong nước không tự
phát triển được sẽ giảm dần trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Đối với các nước đang
phát triển trong giai đoạn nửa sau thế kỷ 20, khi chưa có FDI, hoạt động xuất khẩu
tập trung vào nhóm nguyên liệu sản xuất thô, chưa qua chế biến hoặc ít qua chế
biến hơn là các mặt hàng tiêu dùng đã qua chế biến. Khi có FDI, cơ cấu xuất khẩu
tăng dần nhóm các ngành nhận được đầu tư, với sản phẩm cũng chuyển dịch sang
xuất khẩu chủ yếu đã qua chế biến và các sản phẩm cuối cùng trong chuỗi sản xuất
đến thẳng người tiêu dùng. Như vậy FDI sẽ cải thiện năng lực xuất khẩu của quốc
gia nhận đầu tư sau quá trình chuyển giao công nghệ. Tổng thể, cơ cấu hàng xuất
khẩu thay đổi phụ thuộc vào tỷ trọng vốn FDI cho từng ngành với xu hướng thay
đổi mỗi ngành đang trong giai đoạn nào của quá trình chuyển giao công nghệ khi có
FDI.
Hầu hết các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ chuyển đổi cơ cấu xuất
khẩu theo 3 giai đoạn khi có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài:
Giai đoạn 1: Xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, bao gồm sản phẩm nhóm
ngành nông nghiệp chưa qua chế biến hoặc sơ chế, nhập khẩu các máy móc, thiết bị
có hàm lượng chất xám cao cùng hàng tiêu dùng chưa sản xuất được.
Giai đoạn 2: Cơ cấu xuất khẩu dịch chuyển sang xuất khẩu sản phẩm của các
ngành công nghiệp chế biến, gia công như dệt may, da giày, hóa chất… và các tư
liệu sản xuất tinh chế.
Giai đoạn 3: Các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao thuộc nhóm ngành
công nghệ như điện tử, viễn thông…chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng xuất
23
khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn nguyên liệu tự nhiên
trong nước nhiều hơn là yếu tố công nghệ, tỷ trọng hàng nhập khẩu chủ yếu là các
mặt hàng mà nguyên vật liệu đầu vào cho chuỗi sản xuất không có sẵn trong nước.
- FDI ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu.
FDI có khả năng lớn sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu của nước nhận đầu tư
khi các sản phẩm của nó hướng tới xuất khẩu. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu
phụ thuộc vào định hướng thị trường đầu ra cho sản phẩm của các dự án FDI. Mở
rộng thị trường bao gồm các thị trường mà nước sở tại chưa tiến vào được nhưng
nước đầu tư đã chiếm lĩnh và công ty đầu tư có sự am hiểu nhất định đối với các thị
trường này. Ngoài ra, nước nhận đầu tư có thể mở rộng thị trường xuất khẩu do một
số mặt hàng vốn trước khi có FDI đang là đối tượng nhập khẩu, nay do FDI nên sản
lượng tăng và một phần sản lượng này được xuất khẩu sang thị trường các nước lân
cận.
Các nhóm thị trường xuất khẩu bao gồm: thị trường nước chủ đầu tư, khu
vực thị trường lân cận nước nhận đầu tư, và các thị trường không mang tính khu
vực hoặc kết hợp các thị trường trên.
i. Nếu thị trường xuất khẩu mục tiêu là thị trường nước chủ đầu tư, nghĩa
là hàng hóa sau khi được sản xuất ở nước nhận đầu tư sẽ được xuất khẩu hầu như
toàn bộ về nước chủ đầu tư. Như vậy, tỉ trọng hàng hóa xuất khẩu sang nước chủ
đầu tư trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước nhận đầu tư sẽ tăng lên.
ii. Nếu FDI nằm vào thị trường lân cận nước nhận đầu tư sẽ làm gia tăng
xuất khẩu từ nước nhận đầu tư ra thị trường khu vực, nếu xem xét trong hoạt động
này trong Cộng đồng kinh tế, có nghĩa là hoạt động xuất khẩu từ nước nhận đầu tư
tới toàn bộ các quốc gia thành viên sẽ tăng lên khi nhận được nguồn vốn đầu tư của
bất kỳ quốc gia thành viên nào trong Cộng đồng.
iii. Ảnh hưởng của FDI hướng tới nhiều thị trường kết hợp, tức là sau khi
nhận được nguồn vốn FDI, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm không chỉ xuất ngược
trở lại nước chủ đầu tư cũng như các quốc gia trong khu vực mà còn mở rộng thị
trường của mình tới toàn bộ các nền kinh tế khác trên thế giới nếu đáp ứng được
24
yêu cầu khó khăn về chất lượng sản phẩm. Như vậy, thông qua FDI, hàng hóa của
các nước đang phát triển sẽ có cơ hội thâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường thế
giới, bên cạnh các lợi thế về vốn và công nghệ, các doanh nghiệp nước ngoài đã có
một mạng lưới thị trường rộng lớn vì vậy thông qua mạng lưới này mà sản phẩm từ
các nước nhận vốn đầu tư sẽ được tiếp cận các thị trường khó tính.
Về thực tiễn nghiên cứu, từ trước đến nay có rất nhiều các bài nghiên cứu để chỉ ra
tác động của dòng vốn FDI đến xuất khẩu của nước nhận đầu tư, có thể kể đến như sau:
- Sử dụng mô hình nhu cầu xuất khẩu và cơ sở dữ liệu từ 11 quốc gia OECD,
Pain & Walkelin (1998) nhận định dòng vốn FDI có tác động tích cực đến xuất
khẩu của những quốc gia OECD.
- N.Prasanna (2010) thực hiện kiểm định tác động của dòng vốn FDI vào Ấn
Độ đến xuất khẩu của nước này đã đưa ra kết luận sự gia tăng của dòng vốn FDI
vào đóng góp vai trò quan trọng trong việc gia tăng xuất khẩu của Ấn Độ.
Tuy nhiên, bên cạnh những nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng tích cực của
FDI đến xuất khẩu, thì theo nghiên cứu của Sharma (2003) lại cho rằng FDI không
có tác động ý nghĩa đến xuất khẩu. Theo Wen (2005), nghiên cứu sự ảnh hướng của
dòng vồn FDI vào tại Trung Quốc lại cho thấy ở vùng phía đông Trung Quốc, do
những thuận lợi về địa lý đã thu hút hiệu quả vốn FDI và khi FDI tăng lên thì kích
thích xuất khẩu, làm tăng thu nhập của vùng trong khi ở vùng trung tâm, những tác
động xấu của dòng vốn FDI đến xuất khẩu đã làm giảm đi đóng góp của dòng vốn
FDI vào tăng trưởng thu nhập của vùng.
1.2.2. Ảnh hưởng của FDI tới hoạt động nhập khẩu
Xét về lý thuyết, các dự án FDI về bản chất là sự chuyển dịch các nguồn lực
sản xuất từ nước đầu tư sang nước nhận đầu tư, do đó trong hầu hết các trường hợp
thì FDI ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của nước nhận đầu tư. Để bắt đầu đi
vào quy trình sản xuất thì những máy móc, thiết bị, công nghệ và cả một phần nhân
lực … phục vụ sản xuất được nhập khẩu vào nước nhận đầu tư. Một cách tổng quan
thì FDI ảnh hưởng tới nhập khẩu của nước nhận đầu tư như sau:
25
- FDI ảnh hưởng tới kim ngạch nhập khẩu
Trong ngắn hạn, do nhu cầu chuyển giao máy móc, thiết bị, công nghệ phục
vụ sản xuất vào nước nhận đầu tư nên kim ngạch nhập khẩu ở nước nhận đầu tư
tăng. Trong trung và dài hạn thì đối với các dự án FDI khi quá trình chuyển giao đã
hoàn thành việc nhập khẩu máy móc thiết bị sẽ kết thúc và giảm nhập khẩu thành
phẩm từ nước chủ đầu tư. Ngoài ra, việc bắt đầu phát triển một ngành sản xuất từ
đầu tại nước nhận đầu đòi hỏi những nguyên vật liệu đầu vào đáp ứng yêu cầu kỹ
thuật. Khi nền sản xuất trong nước chưa đáp ứng được thì cách duy nhất là nhập
khẩu những tư liệu sản xuất này, từ đó làm tăng kim ngạch nhập khẩu của nước
nhận đầu tư. Trong dài hạn, khi các nguyên vật liệu nước sở tại đã đáp ứng được
yêu cầu kỹ thuật thì ảnh hưởng của ngành sản xuất nhận FDI này lên kim ngạch
nhập khẩu giảm dần cho tới mức ổn định hoặc có thể chuyển thành xuất khẩu trong
một số trường hợp. Về tổng thể thì dòng vốn FDI tại một giai đoạn ảnh hưởng tới
kim ngạch nhập khẩu như thế nào phụ thuộc vào tỷ trọng và giá trị của các dự án
FDI đang ở giai đoạn nào.
- FDI ảnh hưởng tới cơ cấu hàng nhập khẩu
Giai đoạn ban đầu của dự án FDI khi cơ cấu chuyển dịch về nhóm tư liệu sản
xuất đầu vào như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất. Khi
sản phầm của các dự án FDI được đưa ra thị trường trong nước thay thế các sản
phẩm trước đây phải nhập khẩu sẽ làm cơ cấu hàng nhập khẩu giảm các mặt hàng
này. Do đó trong dài hạn thì nhóm hàng nhận được FDI có định hướng thị trường
tiêu thụ trong nước sẽ giảm trong cơ cấu nhập khẩu nhóm mặt hàng này đồng thời
nhóm nguyên vật liệu phục vụ gia công cũng giảm xuống do nền sản xuất trong
nước đã đáp ứng được yêu cầu. Xét chung trong tổng thể thì FDI có xu hướng
chuyển dịch cơ cấu giảm nhóm các hàng hóa đòi hỏi trình độ sản xuất cao mà nước
này chưa sản xuất được khi có FDI, làm cải thiện theo hướng tích cực cơ cấu hàng
nhập khẩu.
Xét các nghiên cứu về tác động của dòng vốn FDI vào đến nhập khẩu của
nước tiếp nhận, Culem (1988) nhận định rằng có mối quan hệ tích cực giữa dòng
26
vốn FDI và nhập khẩu của nước sở tại. Tuy nhiên trong bài nghiên cứu của mình,
Orr (1991) lại nhận thấy dòng vốn FDI từ Mỹ đến Mê-xi-cô có thể làm giảm nhập
khẩu từ Mỹ đến Mê-xi-co.
 Từ những lý luận và nghiên cứu đã nêu trên, ta có thể đưa ra một số kết luận
về ảnh hưởng của thu hút FDI đến xuất, nhập khẩu của nước nhận đầu tư như sau:
FDI được nhận định là sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu, nhập khẩu của nước tiếp
nhận đầu tư ở các phương diện về kim ngạch, thị trường và cơ cấu xuất nhập khẩu.
Về phương diện lý thuyết thì FDI sẽ ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu như sau:
- Đối với xuất khẩu: FDI sẽ làm tăng kim ngạch xuất khẩu, đồng thời sẽ tăng
mạnh ở các nhóm ngành được nhận vốn đầu tư, thị trường xuất khẩu cũng sẽ được
mở rộng không chỉ đến các nước chủ đầu tư mà còn mở rộng sang các thị trường
khác trên toàn thế giới thông qua các hoạt động chuyển giao công nghệ đi kèm với
việc chuyển giao nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sẽ
chuyển dịch dần sang các ngành của công nghiệp chế biến, gia công,… tư liệu sản
xuất tinh chế và dần sẽ là các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, nằm vị trí cao
trong chuỗi cung ứng.
- Đối với nhập khẩu: trong ngắn hạn FDI được nhận định sẽ làm gia tăng nhập
khẩu nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất từ các nước chủ đầu
tư; tuy nhiên trong dài hạn sẽ làm giảm nhập khẩu thành phẩm từ các nước này. Cơ
cấu nhập khẩu cũng sẽ tập trung vào nhóm ngành nhóm tư liệu sản xuất đầu vào
như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu nhưng sau một thời gian học hỏi, nâng cao
trình độ sản xuất trong nước sẽ giảm dần sự lệ thuộc vào việc nhập khẩu các
nguyên, nhiên liệu này.
Tuy nhiên trên thực tế bằng các nghiên cứu thực tiễn cũng chứng minh rằng ở
mỗi quốc gia ở từng khu vực địa lý thì việc ảnh hưởng của FDI lên xuất nhập khẩu
cũng khác nhau, phụ thuộc vào bản thân nền kinh tế, mối quan hệ thương mại, hợp
tác giữa nền kinh tế này với nền kinh tế khác và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế thế
giới, cơ cấu lĩnh vực đầu tư của nguồn vốn FDI…
27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TỪ AEC VÀO VIỆT NAM,
XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA FDI TỚI XUẤT NHẬP KHẨU
2.1. Tổng quan về Cộng đồng kinh tế AEC và các quy định về đầu tư nước
ngoài trong AEC
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của AEC
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày
08/08/1967 tại Bangkok, Thailand đánh dấu bằng sự kiện ký kết tuyên bố ASEAN
(hay tuyên bố Bangkok) của các thành viên sáng lập Indonesia, Malaysia,
Philippines, Singapore và Thailand. Tiếp đó, sự gia nhập của Vương quốc Brunei
vào ngày 07/01/1984, Việt Nam ngày 28/07/1995, Lào và Myanmar ngày
23/07/1997, sau đó là Cambodia ngày 30/04/1999. Hiện tại, tổng số thành viên hiện
tại của ASEAN là 10 quốc gia.
Tháng 12/1997, tại Tầm nhìn ASEAN, các nhà lãnh đạo ASEAN đã định
hướng ASEAN sẽ hình thành một Cộng đồng, trong đó sẽ tạo ra một Khu vực Kinh
tế ASEAN ổn định, thịnh vượng, có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hoá,
dịch vụ và đầu tư được lưu chuyển thông thoáng, vốn được lưu chuyển thông
thoáng hơn, kinh tế phát triển đồng đều, nghèo đói và phân hoá kinh tế-xã hội giảm
bớt.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 (Bali, In-đô-nê-xia, tháng 10/2003), trong
Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Ba-li II), ASEAN nhất trí
hướng đến mục tiêu hình thành một cộng đồng ASEAN liên kết, tự cường vào năm
2020 với 3 trụ cột chính là hợp tác chính trị - an ninh (Cộng đồng an ninh ASEAN –
ASC), hợp tác kinh tế (Cộng đồng Kinh tế ASEAN – AEC) và hợp tác văn hoá xã
hội (Cộng đồng Văn hoá Xã hội ASEAN – ASCC). Quyết định xây dựng AEC vào
năm 2020 trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali II) ghi rõ: tạo dựng một
khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh cao, nơi có sự di
chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, di chuyển tự do hơn của các luồng
28
vốn, phát triển kinh tế đồng đều và giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về
kinh tế-xã hội.
Để đẩy nhanh các nỗ lực thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN,
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12 tại Cebu, Phi-líp-pin, tháng 1/2007 đã quyết
định rút ngắn thời hạn hình thành Cộng đồng, trong đó có Cộng đồng Kinh tế, từ
năm 2020 xuống năm 2015.
Ngày 22/11/2015, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, các nhà lãnh
đạo ASEAN đã ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập AEC, và Cộng
đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được chính thức thành lập vào ngày 31/12/2015 với
mục tiêu tạo ra một khu vực kinh tế thịnh vượng, ổn định và có tính cạnh tranh cao.
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập nhằm mục đích tạo dựng
một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên ASEAN,
thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề
trong ASEAN.
Bốn đặc điểm đồng thời là bốn yếu tố cấu thành của AEC bao gồm (Ban thư
ký ASEAN Quốc gia Việt Nam, Bộ Ngoại giao – Vụ ASEAN):
Thứ nhất, Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, được xây dựng
thông qua: Tự do lưu chuyển hàng hoá; Tự do lưu chuyển dịch vụ; Tự do lưu
chuyển đầu tư; Tự do lưu chuyển vốn và Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề.
Các biện pháp chính mà ASEAN sẽ thực hiện để xây dựng một thị trường
chung và cơ sở sản xuất thống nhất bao gồm: dỡ bỏ thuế quan và các hàng rào phi
thuế quan; thuận lợi hóa thương mại, hài hòa hóa các tiêu chuẩn sản phẩm (hợp
chuẩn) và quy chế, giải quyết nhanh chóng hơn các thủ tục hải quan và xuất nhập
khẩu, hoàn chỉnh các quy tắc về xuất xứ, tạo thuận lợi cho dịch vụ, đầu tư, tăng
cường phát triển thị trường vốn ASEAN và tự do lưu chuyển hơn của dòng vốn,
thuận lợi hóa di chuyển lao động có tay nghề (di chuyển thể nhân)…
Các biện pháp này đã và đang được các nước thành viên triển khai thông qua
các thỏa thuận và hiệp định quan trọng như: Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do
ASEAN (AFTA) và Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định
29
khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS), Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN
(AIA) và Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA), Hiệp định khung về Hợp
tác Công nghiệp ASEAN (AICO), Lộ trình Hội nhập Tài chính và Tiền tệ
ASEAN…
Thứ hai, Một Khu vực kinh tế cạnh tranh, được xây dựng thông qua các khuôn
khổ chính sách về cạnh tranh, bảo hộ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát
triển cơ sở hạ tầng, thuế quan và thương mại điện tử.
ASEAN thúc đẩy chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sở
hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng như hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng biển,
năng lượng, phát triển thương mại điện tử
Thứ ba, Phát triển kinh tế cân bằng, được thực hiện thông qua các kế hoạch
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và thực hiện sáng kiến hội nhập nhằm
thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN.
ASEAN đã thông qua và đang triển khai Khuôn khổ ASEAN về Phát triển
Kinh tế Đồng đều (AFEED), trong đó đáng chú ý là các biện pháp hỗ trợ các nước
thành viên mới, khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ tư, Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, được thực hiện thông qua việc
tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác và trong tiến trình tham gia vào mạng
lưới cung cấp toàn cầu (WTO).
Với việc thành lập AEC cùng việc đưa ra hàng loạt những cam kết, hiệp định,
chính sách về thương mại, đầu tư, lao động, AEC hướng tới một thị trường chung
nhằm giúp các nước thành viên ổn định và phát triển, có tầm ảnh hưởng đến châu
lục và quốc tế. AEC sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động thu hút FDI cũng như xuất,
nhập khẩu giữa các nước thành viên trong khối.
2.1.2. Các quy định về đầu tư nước ngoài trong AEC
AEC hướng tới mục tiêu là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong quá trình hội nhập
khu vực vào năm 2015 với cơ chế đầu tư thông thoáng và mở, bao gồm tự do hóa đầu
tư trên các lĩnh vực chính như sản xuất-chế tạo, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm
30
nghiệp, khai khoáng và các dịch vụ phụ trợ cho các ngành này (Ban thư ký ASEAN
Quốc gia Việt Nam, Bộ Ngoại giao – Vụ ASEAN). Hiện nay, các hoạt động về đầu
tư trong ASEAN được điều chỉnh với Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) ký
kết ngày 26/03/2009 và có hiệu lực từ ngày 29/03/2012, ACIA là sự kế thừa và điều
chỉnh từ Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN năm 1987 (Hiệp định
AIGA) và Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (Hiệp định AIA) năm 1998
nhằm thích ứng với điều kiện và nhu cầu mới của hội nhập trong Tầm nhìn ASEAN
2020.
Mục tiêu của ACIA là tạo ra một cơ chế đầu tư tự do, mở cửa trong ASEAN
được thực hiện thông qua từng bước tự do hóa đầu tư; tăng cường bảo vệ nhà đầu tư
và các khoản đầu tư của họ; cải thiện tính minh bạch và khả năng dự đoán của các
quy tắc, quy định và thủ tục đầu tư; xúc tiến, hợp tác tạo ra môi trường đầu tư thuận
lợi và thống nhất.
ACIA có một số điểm mới và tiến bộ so với hai hiệp định trước, đặc biệt ở
phạm vi điều chỉnh được mở rộng. ACIA ngay lập tức dành ưu đãi như nhau cho
nhà đầu tư ASEAN và nhà đầu tư nước ngoài tại ASEAN; trong khi đó AIA dành
ưu đãi cho nhà đầu tư ASEAN trước, sau đó mới đến nhà đầu tư nước ngoài tại
ASEAN vào 2020. Các lĩnh vực, dịch vụ có thể phát sinh trong tương lai cũng nằm
trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp định. Hiệp định cũng đưa ra cơ chế giải quyết
tranh chấp phát sinh giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia thành viên. Những nỗ
lực của ACIC là để tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi và ưu đãi.
Các nguyên tắc trong ACIA theo đó bao gồm:
- Tự do hóa đầu tư, bảo hộ đầu tư, xúc tiến và thuận lợi hóa đầu tư: Mở rộng
đối tượng đầu tư cho người thường trú của các nước ASEAN và nhà đầu tư từ nước
thứ ba có cơ sở kinh doanh tại ASEAN. Đối tượng được bảo hộ cũng được mở rộng
hơn. Tạo thuận lợi cho nhà đầu tư thông qua các biện pháp như: tạo môi trường cần
thiết cho tất cả các hình thức đầu tư; đơn giản hóa thủ tục đăng ký và cấp phép đầu
tư; phổ biến thông tin liên quan đến đầu tư (quy định, quy tắc, chính sách); thành
lập cơ quan một cửa về đầu tư; củng cố cơ sở dữ liệu trong tất cả hình thức đầu tư
31
nhằm hoạch định chính sách cải thiện môi trường đầu tư nội khối; cung cấp dịch vụ
tư vấn cho cộng đồng doanh nghiệp...
- Tạo môi trường đầu tư tự do và mở cửa trong khu vực: đòi hỏi các nước
thành viên phải có chính sách và lộ trình mở cửa phù hợp với sự phát triển của mỗi
nước thành viên nhằm hướng đến sự tự do hóa đầu tư trong toàn khu vực nhằm
hướng tới mục tiêu về tự do hóa đầu tư của AEC.
- Đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư trong các vụ kiện pháp lý, thủ tục hành chính
hay bất kỳ chính sách nào có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, trong
trường hợp này bao gồm nhà đầu tư thuộc nước thành viên AEC và nhà đầu tư nước
ngoài đang đầu tư tại ASEAN (nhà đầu tư của nước thứ ba). Bảo đảm lợi ích được
hiểu là đối xử công bằng, đảm bảo an ninh cũng như vô tư trong các vụ kiện pháp
lý, thủ tục hành chính hay bất cứ chính sách nào liên quan đến thực hiện quyền và
nghĩa vụ của nhà đầu tư.
Trong trường hợp có xung đột với chính phủ nước tiếp nhận đầu tư, Nhà đầu tư
ASEAN có một số lựa chọn giải quyết các tranh chấp qua các cơ chế giải quyết tranh
chấp thay thế hoặc giải quyết tranh chấp thông qua tòa án trong nước hoặc trọng tài
quốc tế.
Các cơ chế tài chính mới sẽ cho phép các nhà đầu tư trong khối ASEAN sở hữu
ngày càng nhiều cổ phần hơn trong các doanh nghiệp nước ngoài thuộc khối dịch vụ.
AEC yêu cầu tỉ lệ sở hữu cổ phần cho phép tăng từ 51% năm 2008 đến 70% vào năm
2015.
- Nguyên tắc đối xử quốc gia: Yêu cầu nước thành viên đối xử với các nhà đầu
tư của các nước thành viên khác và khoản đầu tư của họ không kém thuận lợi hơn
những gì đã dành cho nhà đầu tư của nước mình, không chỉ giới hạn trong phạm vi
tiếp nhận, thành lập, nắm giữ, mở rộng, quản lý, vận hành và định đoạt đầu tư. So
với các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký
kết với các nước khác thì nội dung của nguyên tắc này vẫn được giữ nguyên, bởi
việc áp dụng nguyên tắc này được coi là thông lệ quốc tế để đảm bảo cạnh tranh
công bằng.
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN

More Related Content

Similar to THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN

Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước việt nam
Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước việt namPhát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước việt nam
Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước việt nam
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN (20)

Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAYLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
 
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...
 
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu ÁNâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
 
Luận văn: Nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, HAY
Luận văn: Nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, HAYLuận văn: Nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, HAY
Luận văn: Nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, HAY
 
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU: NGHIÊN CỨU T...
 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU: NGHIÊN CỨU T... ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU: NGHIÊN CỨU T...
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU: NGHIÊN CỨU T...
 
Luận án: Hoàn thiện quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩ...
Luận án: Hoàn thiện quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩ...Luận án: Hoàn thiện quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩ...
Luận án: Hoàn thiện quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩ...
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...
 
TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – THỰ...
TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA CHÍNH PHỦ  ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – THỰ...TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA CHÍNH PHỦ  ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – THỰ...
TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – THỰ...
 
Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước việt nam
Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước việt namPhát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước việt nam
Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước việt nam
 
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
 
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNGTHU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ năng lực cạnh tranh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ năng lực cạnh tranh, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ năng lực cạnh tranh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ năng lực cạnh tranh, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quan
Luận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quanLuận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quan
Luận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quan
 
Luận văn: Quản lý hải quan tại Chi cục hải quan sân bay Nội Bài
Luận văn: Quản lý hải quan tại Chi cục hải quan sân bay Nội BàiLuận văn: Quản lý hải quan tại Chi cục hải quan sân bay Nội Bài
Luận văn: Quản lý hải quan tại Chi cục hải quan sân bay Nội Bài
 
Đề tài: Quản lý về hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu, HAY
Đề tài: Quản lý về hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu, HAYĐề tài: Quản lý về hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu, HAY
Đề tài: Quản lý về hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu, HAY
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
 
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụcHướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
 
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
 
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàngGợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
 
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranhGợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
 
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
 
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng LongLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần SoftechĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà NộiĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
 
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN

  • 1. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG Hà Nội - 2017
  • 2. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Thu hút FDI từ cộng đồng kinh tế ASEAN và ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 60340121 Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Người hướng dẫn: PGS,TS Vũ Thị Kim Oanh Hà Nội - 2017
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS, TS Vũ Thị Kim Oanh. Các số liệu, bảng biểu được sử dụng để nghiên cứu, phân tích, nhận xét trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn trong bài và trong danh mục tài liệu tham khảo. Bên cạnh đó, luận văn còn tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trong giáo trình, tác phẩm, tạp chí và website và được trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình khác dưới bất cứ hình thức nào. Nếu phát hiện bất cứ sự gian lận nào, tác giả xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. Hà Nội, tháng 05 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Nhung
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến PGS,TS Vũ Thị Kim Oanh – trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, người đã hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa sau Đại học, các thầy cô giảng dạy chuyên ngành Kinh doanh thương mại Trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Hà Nội, tháng 05 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Nhung
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii MỤC LỤC................................................................................................................ iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH...................................................... vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ........................................... ix LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FDI, CỘNG ĐỒNG KINH TẾ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA FDI TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU..................7 1.1. Đặc điểm của FDI và xuất, nhập khẩu trong Cộng đồng kinh tế..................7 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Cộng đồng kinh tế...........................................7 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và các hình thức của FDI trong Cộng đồng kinh tế.....10 1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của xuất nhập khẩu trong cộng đồng kinh tế.....16 1.2. Những nội dung cơ bản về ảnh hưởng của FDI đến xuất nhập khẩu của nước tiếp nhận đầu tư trong Cộng đồng kinh tế..................................................19 1.2.1. Ảnh hưởng của FDI tới hoạt động xuất khẩu ..........................................21 1.2.2. Ảnh hưởng của FDI tới hoạt động nhập khẩu .........................................24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TỪ AEC VÀO VIỆT NAM, XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA FDI TỚI XUẤT NHẬP KHẨU.............................27 2.1.Tổng quan về Cộng đồng kinh tế AEC và các quy định về đầu tư nước ngoài trong AEC......................................................................................................27 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của AEC ............................................27 2.1.2.Các quy định về đầu tư nước ngoài trong AEC .........................................29 2.2.Thực trạng thu hút FDI từ AEC vào Việt Nam và xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên ....................................................................33 2.2.1.Tình hình thu hút FDI từ AEC vào Việt Nam ...........................................33 2.2.1.1.Các cam kết và thực hiện cam kết của Việt Nam nhằm thu hút đầu tư từ các quốc gia trong AEC hiện nay.......................................................................33 2.2.1.2.FDI theo tổng giá trị vốn và dự án.........................................................35 2.2.1.3.FDI theo hình thức đầu tư......................................................................42
  • 6. iv 2.2.1.4.FDI theo cơ cấu ngành và lĩnh vực đầu tư.............................................43 2.2.2.Tình hình hoạt động xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước thành viên AEC................................................................................................................47 2.2.2.1.Kim ngạch xuất, nhập khẩu....................................................................48 2.2.2.2.Cơ cấu hàng xuất khẩu...........................................................................53 2.2.2.3.Cơ cấu hàng nhập khẩu..........................................................................54 2.3.Ảnh hưởng của FDI từ AEC tới xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên...........................................................................................................56 2.3.1.Giá trị FDI ảnh hưởng đến kim ngạch xuất, nhập khẩu ..........................57 2.3.2.Cơ cấu, lĩnh vực của FDI ảnh hưởng đến cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu......60 2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên trong AEC.......................................................................63 2.4.1.Mức độ liên kết giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên AEC.............63 2.4.2.Nguồn nhân lực...........................................................................................66 2.4.3.Trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ....................................67 2.4.4.Điều kiện cơ sở hạ tầng trong hoạt động xuất nhập khẩu ........................70 2.5.Nhận xét về ảnh hưởng của thu hút FDI từ AEC đến xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên ....................................................................71 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN CƠ SỞ ẢNH HƯỞNG CỦA FDI TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN AEC .......75 3.1.Mục tiêu, định hướng liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu và triển vọng thu hút FDI từ Cộng đồng kinh tế AEC vào Việt Nam..............................75 3.1.1.Mục tiêu, định hướng hoạt động xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên của AEC...............................................................................75 3.1.2.Mục tiêu, định hướng thu hút FDI từ AEC ...............................................79 3.2.Giải pháp thu hút FDI và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên AEC...................................................................82 3.2.1.Một số đề xuất, kiến nghị với Chính phủ ...................................................82 3.2.1.1.Tăng mức độ liên kết chặt chẽ với các quốc gia là thành viên của AEC.............82 3.2.1.2.Nâng cao chất lượng, phát triển nguồn nhân lực trong nước................84 3.2.1.3.Xây dựng, thu hút đầu tư FDI vào lĩnh vực khoa học công nghệ ..........85 3.2.1.4.Xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam...................................88
  • 7. v 3.2.2.Một số đề xuất, kiến nghị với Doanh nghiệp..............................................90 KẾT LUẬN..............................................................................................................92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................94 PHỤ LỤC.................................................................................................................97
  • 8. vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH Biểu đồ Biểu đồ 1: Giá trị FDI ròng vào ASEAN giai đoạn 2005 – 2015 (Đơn vị: triệu USD).36 Biểu đồ 2: Giá trị FDI ròng từ khu vực các nước ASEAN vào Việt Nam giai đoạn từ năm 2005 - 2015 ............................................................................................................37 Biểu đồ 3: Tỷ trọng số dự án đầu tư và tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam theo đối tác (tính lũy kế đến ngày 20/12/2016).................................................................................39 Biểu đồ 4: Tỷ trọng số dự án đầu tư và vốn đầu tư theo cơ cấu đầu tư FDI vào Việt Nam (tính lũy kế đến tháng 12/2016) ............................................................................44 Biểu đồ 5: Tỷ trọng số dự án đầu tư và vốn đầu tư theo cơ cấu đầu tư FDI từ AEC vào Việt Nam (tính lũy kế đến tháng 31/12/2016) ...............................................................45 Biểu đồ 6 : Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước trong AEC với kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và thế giới trong giai đoạn 2005 - 2016 ....................................................................................................................49 Biểu đồ 7: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước trong khu vực AEC trong giai đoạn 2005 – 2016 .................................................................................50 Biểu đồ 8 : Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang AEC theo thị trường giai đoạn từ năm 2005 – 2016...............................................................................................51 Biểu đồ 9 : Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ AEC theo thị trường giai đoạn từ năm 2005 – 2016 (đơn vị: triệu USD).......................................................................52 Biểu đồ 10: Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang AEC năm 2016...........53 Biểu đồ 11: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu từ AEC vào Việt Nam năm 2015 ...........55 Biểu đồ 12: Giá trị % thay đổi của FDI từ AEC vào Việt Nam và thay đổi trong kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước thành viên trong giai đoạn 2005 – 2015....................................................................................................................57 Biểu đồ 13: Sự thay đổi FDI, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu tại 4 quốc gia Indonesia, Singapore, Thái Lan, Singapore trong giai đoạn 2011 – 2015 ......................................59
  • 9. vii Biểu đồ 14: Sự thay đổi về kim ngạch xuất khẩu theo sản phẩm của Việt Nam vào AEC giai đoạn từ năm 2011 – 2016........................................................................................61 Biều đồ 15: Thay đổi về cơ cấu hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam từ AEC giai đoạn năm 2005 - 2015....................................................................................................62 Bảng Bảng 1: FDI tại Việt Nam theo đối tác trong AEC........................................................40 Bảng 2: FDI tại Việt Nam theo đối tác đầu tư (Lũy kế các dự án hiệu lực đến ngày 20/12/2016) ....................................................................................................................42 Bảng 3: FDI từ AEC vào Việt Nam theo hình thức đầu tư lũy kế đến 31/12/2016.......43
  • 10. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH 1 ACIA ASEAN Comprehensive Investment Agreement Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN 2 AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN 3 AIA Framework Agreement on the ASEAN Investment Area Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN 4 AIGA Agreement for the Promotion and Protection of Investments Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư 5 AITGA ASEAN Trade in Goods Agreement Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN 6 ASEAN Associations of South-East of Asian Nation Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 7 BOT Build-Operate-Transfer Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao 8 BTO Build-Transfer-Operate Xây dựng – Chuyển giao – Vận hành 9 BT Build-Transfer Xây dựng – Chuyển giao 10 FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 11 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do 12 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 13 OECD Organization for Economic Co-operation and Development Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 14 TNC Transnational Corporation Công ty xuyên quốc gia 16 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT 1 CNHT Công nghiệp hỗ trợ
  • 11. ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được chính thành lập năm 2015 được kỳ vọng là sẽ xây dựng nên một thị trường và cơ sở thống nhất dành cho các quốc gia thành viên ASEAN, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Một trong những mục tiêu mà AEC hướng tới là tự do lưu chuyển đầu tư nội khối, mục tiêu này được đánh giá là có ảnh hưởng tới môi trường đầu tư kinh doanh của các quốc gia thành viên cũng như toàn bộ khối. Bài Luận văn nghiên cứu vấn đề thu hút FDI từ AEC vào Việt Nam và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên. Qua quá trình nghiên cứu bài luận văn đạt được một số kết quả như sau: Thứ nhất, làm rõ các khái niệm, đặc điểm có liên quan về FDI và xuất, nhập khẩu của nước nhận đầu tư trong môi trường của Cộng đồng kinh tế. Nêu ra và phân tích các lý thuyết về ảnh hưởng của FDI tới xuất nhập khẩu thông qua các lý thuyết cổ điển và suy luận logic dựa trên lý thuyết này, cho thấy mức độ ảnh hưởng được xem xét trên 3 phương diện về kim ngạch; cơ cấu và thị trường xuất, nhập khẩu. Thứ hai, phân tích thực trạng thu hút FDI của Việt Nam từ AEC thông qua các cam kết, thực tiễn thực thi các cam kết này của Việt Nam về ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh và hoạt động tại Việt Nam, bên cạnh việc tổng hợp số liệu về FDI, xuất, nhập khẩu trong giai đoạn từ năm 2005 – 2016 để so sánh, phân tích, suy luận về mức độ ảnh hưởng của FDI nội khối tới tình hình xuất, nhập khẩu của Việt Nam tới các quốc gia thành viên. Phân tích, chỉ ra được các nhân tố và thực trạng bao gồm tính tích cực và tiêu cực của các nhân tố này và ảnh hưởng của chúng tới hoạt động xuất, nhập khẩu. Thứ tư, thông qua các nguyên nhân tạo nên thực trạng về ảnh hưởng của FDI từ AEC đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam cùng với các mục tiêu và định hướng trong tương lai của nước ta về vấn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu và nhập khẩu nói chung và định hướng cho các nước thành viên AEC nói riêng, tác giả đã đưa ra một số các giải pháp dưới góc độ Chính phủ và doanh nghiệp nhằm tăng cường thu hút FDI phát huy được ảnh hưởng tích cực của các nhân tố tốt và hạn chế
  • 12. x những nhân tố xấu tới hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Giải pháp cũng được dựa trên Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011- 2020, định hướng đến 2030 của Nhà nước trước tình hình kinh tế thế giới, khu vực, Việt Nam và trước tình hình hội nhập của Việt Nam trong AEC.
  • 13. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được chính thức hình thành vào ngày 31/12/2015 sau khi lãnh đạo 10 nước thành viên chính thức thông qua bản tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN ngày 22/11/2015 tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27 tại Kuala Lumpur, đánh dấu một bước quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế giữa các nước trong khu vực ASEAN với rất nhiều những cam kết, mục tiêu và hiện thực hóa đã được thực hiện trong cả một quá trình dài từ khi thành lập ASEAN (năm 1992) tại Singpore cho tới nay. Theo tóm lược về AEC của trung tâm WTO, một trong những mục tiêu mà AEC đặt ra là tự do lưu chuyển hàng hóa, tự do lưu chuyển dịch vụ, tự do lưu chuyển đầu tư, tự do lưu chuyển vốn và tự do lưu chuyển lao động có tay nghề. Như vậy AEC được kỳ vọng là sẽ mang lại những lợi ích về kinh tế cho các doanh nghiệp ở các quốc gia trong khu vực ASEAN khi mà AEC sẽ là một khu vực thị trường chung rộng lớn, hàng hóa được tự do lưu chuyển trong nội khối với việc dỡ bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan và tự do hóa đầu tư. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ có cơ hội tốt hơn để đẩy mạnh hoat động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ đến các quốc gia nội khối. Với việc chú trọng vào vấn đề tự do hóa đầu tư, AEC được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam thu hút được nhiều hơn và chất lượng hơn các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các quốc gia trong khu vực kết hơp với thực tế ASEAN là nguồn cung FDI quan trọng của Việt Nam, đồng thời cũng là cầu nối cho nhiều khoản đầu tư của các công ty đa quốc gia có trụ sở tại ASEAN. Tuy nhiên, hiện nay, việc thu hút FDI từ các quốc gia trong AEC tới Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và thách thức khi nước ta phải cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực. Từ khi gia nhập ASEAN từ năm 1995 cho đến nay, các quốc gia thành viên trong khu vực luôn được đánh giá là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong hoạt động thương mại quốc tế, khi mà hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đến các quốc gia nội khối không ngừng có những chuyển biến tích cực.
  • 14. 2 Việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) với quy mô hơn 600 triệu dân, tổng GDP gần 3.000 tỷ USD và các cam kết mạnh mẽ, có lộ trình về thương mại, đầu tư… sẽ tác động mạnh hơn nữa đến quan hệ thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên. Đối với bất kỳ một quốc gia nào thì việc huy động nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu từ cho phát triển kinh tế là một vấn đề vô cùng quan trọng. FDI giữ vai trò quan trọng là nguồn cung cấp vốn ngoại tệ cho nước nhận đầu tư , FDI ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và trực tiếp là hoạt động thương mại quốc tế (bao gồm hoạt động xuất nhập khẩu) của quốc gia đó. Và Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ. Vì vậy để nhận biết được tầm quan trọng, mối liên hệ giữa các vấn đề liên quan: thu hút FDI từ các quốc gia AEC và hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đến các quốc gia này trong thời điểm Cộng đồng kinh tế AEC mới được thành lập và chính thức hoạt động trong hơn một năm qua, tôi chọn đề tài luận văn của mình là: “Thu hút FDI từ Cộng đồng kinh tế ASEAN và ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên” 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề về ảnh hưởng của hoạt động FDI đến hoạt động xuất nhập khẩu được nói tới trong bài khóa luận “Mối quan hệ giữa FDI và hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam” (Lại Thị Thu Huyền, 2010, Đại học Ngoại thương). Bài khóa luận chỉ ra sơ bộ về tác động qua lại giữa hai nhân tố là FDI và xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2010 và đưa ra các giải pháp nhằm thu hút FDI và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trên cơ sở điều chỉnh mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu. Luận văn “Mối quan hệ giữa FDI và các yếu tố kinh tế vĩ mô ở Việt Nam” (Đào Định Phương, 2013 Trường đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh), kiểm định mối quan hệ giữa FDI và các yếu tố kinh tế vĩ mô ở Việt Nam, cụ thể là tăng trưởng kinh tế được đại diện bởi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng kim ngạch xuất khẩu (EXP), dựa theo số liệu thống kê từ quý I năm 2000 đến quý IV năm 2013.
  • 15. 3 Nghiên cứu đã chỉ ra trong ngắn hạn FDI chưa có tác động đến tăng trưởng kinh tế hay gia tăng xuất khẩu nhưng trong dài hạn, cả FDI và EXP đều có tương quan dương đến GDP. Luận văn “Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nhân tố kinh tế vĩ mô tại Việt Nam” (Vũ Thị Vịnh, 2013, Trường đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh), nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tương quan giữa FDI và các yếu tố kinh tế vĩ mô được xem xét là: quy mô thị trường (GDP), tỷ giá, độ mở thương mại (tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu), lãi suất, lạm phát (CPI) với dữ liệu được tổng hợp theo quý trong thời gian từ năm 2000-2012 và sử dụng kỹ thuật hồi quy như phân tích tương quan, kiểm định tính dừng, kiểm định nhân quả Granger Causality, kiểm định Var để phân tích mối quan hệ trong ngắn hạn, kiểm định đồng liên kết (Johansen Co-integration Test) để phân tích mối quan hệ trong dài hạn cho thấy mối tương quan ý nghĩa giữa FDI và DGP, tỷ giá, độ mở thị trường, lãi suất, lạm phát ngoại trừ yếu tố tỷ giá. Trong ngắn hạn FDI có tác động nhân quả tới CPI, độ mở thị trường và ngược lại. Như vậy, từ các nghiên cứu trước, có thể thấy việc thu hút FDI sẽ có mối liên hệ trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Vấn đề về thu hút hoạt động FDI trong cộng đồng kinh tế ASEAN đã được đề cập đến trong bài luận văn “Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước ASEAN: thực trạng, khuyến nghị cho Việt Nam sau khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN” (Nguyễn Ngọc Ánh, 2016, Đại học Ngoại thương) và “Thực trạng, giải pháp thúc đẩy đầu tư nội khối ASEAN sau khi thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN” (Nguyễn Thị Thùy, 2016, Đại học Ngoại thương), cho thấy thực trạng về tình hình thu hút FDI từ các quốc gia ASEAN cũng như đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh việc thu hút FDI sau khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập Hoạt động thu hút FDI được thúc đẩy bằng cam kết về tự do hóa đầu tư trong AEC của các quốc gia thành viên, Bài nghiên cứu “Tự do hóa đầu tư trong cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và sự tham gia của Việt Nam” (Nguyễn Thị Minh Phương, 2014, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN) đã chỉ ra sự tham gia của Việt
  • 16. 4 Nam và AEC trong lĩnh vực tư do hóa đầu tư thông qua việc phân tích: (i) các cam kết và việc thực hiện cam kết của Việt nam trong Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA); (ii) thực trạng quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN, từ đó đưa ra một số cơ hội và thách thức mà AEC mang lại cho Việt Nam từ góc độ tự do hóa đầu tư. Bài luận văn được viết trong bối cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) mới chính thức được hình thành hơn một năm, là giai đoạn Việt Nam nên đánh giá lại việc thu hút FDI cũng như sự ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên trong cộng đồng. Bài luận văn được coi như là nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này ở Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong cộng đồng kinh tế và ảnh hưởng của FDI đến xuất, nhập khẩu, luận văn có mục đích đi sâu vào phân tích các vấn đề sau: Thứ nhất, Mức độ ảnh hưởng của FDI từ các quốc gia thành viên AEC tới hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam trở ngược lại các quốc gia thành viên. Thứ hai, đề xuất giải pháp nhằm thu hút FDI từ AEC nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực của FDI đến hoạt động xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ làm rõ các ý sau: Thứ nhất, hệ thống hóa các vần đề lý luận về FDI, xuất nhập khẩu; vai trò, đặc điểm FDI đối với nước nhận đầu tư, nhất là việc thu hút FDI từ các quốc gia trong cộng đồng kinh tế. Làm rõ các lý thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và hoạt động xuất, nhập khẩu. Thứ hai, khảo sát thực trạng thu hút FDI của Việt Nam từ các quốc gia thành viên trong AEC và tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia này trong giai đoạn từ 2005 – 2016 để chỉ ra sự ảnh hưởng của việc thu hút FDI đến hoạt động xuất nhập khẩu thông qua các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động này. Thứ ba, đưa ra các giải pháp cần thiết để thu hút FDI nhằm tăng cường mức độ ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các nhân tố đến hoạt động xuất, nhập khẩu
  • 17. 5 giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ảnh hưởng của FDI từ các quốc gia thành viên AEC tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia này. - Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian: Đề tài giới hạn pham vi nghiên cứu về mặt thời gian tập trung từ năm 2012 (thời gian bắt đầu có hiệu lực của Hiệp định ACIA) đến năm 2016 trên cơ sở đối chiếu với số liệu trong giai đoạn trước (2005 – 2011) với mốc năm 2005 là khi Luật Đầu tư mới của Việt Nam ra đời và thay thế cho Luật đầu tư nước ngoài 1987 và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998. Về không gian: Khu vực ASEAN, Cộng đồng kinh tế AEC 5. Phương pháp Để thực hiện bài luận văn tác giả đã sử dụng các phương pháp: - Phương pháp điều tra phân tích và tổng hợp kinh nghiệm; - Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết thống kê, liệt kê, so sánh; kết hợp lý luận và phân tích thực tiễn từ đó rút ra đánh giá. 6. Những tính mới của luận văn Lựa chọn phân tích thu hút FDI và sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong phạm vi một liên kết kinh tế khu vực (Cộng đồng kinh tế ASEAN) là tính mới của luận văn. Các bài nghiên cứu trước đây chỉ phân tích chung về mối liên hệ giữa FDI với hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia hoặc các biến số vĩ mô chung của một nền kinh tế mà chưa chỉ ra được mối liên hệ này bị ảnh hưởng như thế nào trong môi trường liên kết kinh tế khu vực nơi mà ở đó có các cam kết, ưu đãi, hợp tác đầu tư giữa các thành viên ảnh hưởng chính đến thu hút FDI và từ đó ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia đó với các quốc gia thành viên khác. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, các bảng, biểu đồ, phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương như sau:
  • 18. 6 Chương 1: Khái quát chung về FDI, Cộng đồng kinh tế và ảnh hưởng của FDI tới hoạt động xuất nhập khẩu Chương 2: Thực trạng thu hút FDI từ AEC vào Việt Nam, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên và sự ảnh hưởng của FDI tới xuất nhập khẩu Chương 3: Giải pháp thu hút FDI và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu trên cơ sở ảnh hưởng của FDI tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên AEC
  • 19. 7 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FDI, CỘNG ĐỒNG KINH TẾ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA FDI TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU 1.1. Đặc điểm của FDI và xuất, nhập khẩu trong Cộng đồng kinh tế 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Cộng đồng kinh tế Liên kết kinh tế quốc tế là một hình thức trong đó diễn ra quá trình xã hội hóa sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng mang tính chất quốc tế với sự tham gia của các chủ thể kinh tế quốc tế dựa trên các Hiệp định thỏa thuận và ký kết để hình thành nên các tổ chức kinh tế với những cấp độ nhất định. Như vậy, liên kết kinh tế quốc tế sẽ nhằm tăng cường phối hợp và điều chỉnh lợi ích giữa các bên, giảm bớt sự khác biệt về điều kiện phát triển giữa các bên tham gia và thúc đẩy mối quan hệ kinh tế quốc tế phát triển. Các bên tham gia liên kết kinh tế quốc tế có thể là quốc gia hoặc các tổ chức doanh nghiệp thuộc các quốc gia khác nhau. Các hình thức của liên kết kinh tế quốc tế bao gồm: i. Khu vực mậu dịch tự do (FTA): là hình thức liên kết kinh tế quốc tế trong đó các thành viên cùng nhau thỏa thuận và thống nhất giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế số lượng, tiến tới hình thành một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, các nước thành viên vẫn giữ được quyền độc lập, tự chủ trong quan hệ buôn bán với các nước ngoài khu vực. FTA là hình thức liên kết kinh tế quốc tế phổ biến nhất hiện nay, cho phép mỗi quốc gia thực hiện tự do hóa thương mại với các nước trong liên kết tuy nhiên vẫn thực hiện được chính sách của riêng mình về việc đa dạng hóa thị trường, đa phương hóa các mối quan hệ kinh tế. FTA là một phương pháp nhanh chóng để tạo ra sự nhất trí chung trong việc giải quyết các vấn dề kinh tế, thương mại quốc tế giữa các quốc gia. Việt Nam cũng là một quốc gia không ngừng đẩy mạnh việc gia nhập các FTA trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tính đến tháng 12/2016, Việt Nam đã ký kết và thực thi 10 FTA, kết thúc đàm phán 2 FTA và đang đàm phán 4 FTA khác. Việc ký kết và tham gia tích cực đàm phán các FTA giúp Việt Nam
  • 20. 8 khẳng định vị thế của mình với quốc tế, thúc đẩy hoạt động thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các quốc gia, cũng như toàn thế giới. ii. Liên minh thuế quan là hình thức liên kết kinh tế quốc tế trong đó các quốc gia tham gia sẽ bị mất quyền độc lập tự chủ trong buôn bán với các nước ngoài khối, các quốc gia trong liên minh thuế quan sẽ lập ra biểu thuế quan chung, và chính sách thương mại quốc tế áp dụng khi buôn bán với các nước ngoài khối. Ví dụ: Liên minh thuế quan Á Âu (EACU) bao gồm tất cả những thành viên của Liên minh kinh tế Á Âu (gồm Belarus, Kazakhstan, Nga, Armenia, Kyrgyzstan) iii. Thị trường chung: là hình thức liên kết kinh tế quốc tế trong đó các quốc ra sẽ xóa bỏ hàng rào thuế quan, hạn ngạch, giấy phép, xóa bỏ các trở ngại cho quá trình di chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và sức lao động giữa các quốc gia thành viên; đồng bộ hóa các thủ tục hải quan, các quy định hành chính và giảm thiểu các yêu cầu về hải quan; đồng bộ hóa cá tiêu chuẩn sản phẩm và tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế; đồng thời lập ra các chính sách thương mại quốc tế thống nhất với các quốc gia ngoại khối. Ví dụ: Thị trường chung Châu Âu (EC), thị trường chung Trung Mỹ, thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA)… Thị trường chung đã và đang dần hình thành giữa các quốc gia trong cùng một khu vực địa lý, nhằm tăng cường sự phát triển về kinh tế mỗi nước trong khu vực nội khối, và khẳng định vị thế của khối trên toàn cầu. iv. Liên minh kinh tế (EU): là hình thức liên kết kinh tế quốc tế trong đó các quốc gia sẽ xây dựng chính sách phát triển kinh tế chung cho các quốc gia thành viên, xóa bỏ chính sách kinh tế riêng của mỗi nước. Ví dụ: Liên minh kinh tế Á Âu (EAEU)… v. Liên minh về tiền tệ: Đây là hình thức liên kết kinh tế cao nhất, tiến tới thành lập một khu vực kinh tế chung của nhiều quốc gia, mà ở đó các nước thành viên sẽ thực hiện các đặc điểm sau: - Xây dựng chính sách kinh tế chung
  • 21. 9 - Xây dựng chính sách đối ngoại chung - Hình thành đồng tiền chung thống nhất thay thế cho đồng tiền riêng của mỗi nước - Quy định chính sách lưu thông tiền tệ thống nhất - Xây dựng ngân hàng chung thay thế cho ngân hàng trung ương của mỗi thành viên - Xây dựng quỹ tiền tệ chung - Xây dựng chính sách quan hệ tài chính tiền tệ chung với các nước đồng minh và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế - Tiến tới thực hiện liên minh về chính trị. Hiện nay trên thế giới chỉ tồn tại một liên minh tiền tệ duy nhất là Liên minh tiền tệ châu Âu (EMU), với việc tiến hành hòa nhập các chính sách kinh tế, tiền tệ của các nước thành viên, và sử dụng đồng tiền chung Châu Âu (Euro). Từ trước đến nay, chưa có định nghĩa chính xác cho “Cộng đồng kinh tế” tuy nhiên từ việc hình thành Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) năm 1957 cho thấy Cộng động kinh tế là một mô hình liên kết giữa các quốc gia thành viên khá sâu rộng trên nhiều lĩnh vực và như vậy có thể tóm gọn khái niệm như sau: “Cộng đồng kinh tế là một trong các cấp độ của liên kết kinh tế quốc tế, tương đương với cấp độ “thị trường chung” với việc có đầy đủ các đặc điểm của “thị trường chung” bao gồm sự tự do di chuyển của các yếu tố hàng hóa, dịch vụ, vốn, lực lượng lao động….” Cộng đồng kinh tế được hình thành giữa các thể chế trong liên kết kinh tế khu vực, nơi mà các quốc gia có thể thống nhất một cách dễ dàng hơn các thỏa thuận liên quan đến các vấn đề về việc xóa bỏ các rào cản đối với hoạt động mua, bán hàng hóa, dịch vụ, di chuyển đầu tư, giảm dần và xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia về các vấn đề trên, nhằm tạo ra các tiêu chuẩn, yếu tố đảm bảo sự hoạt động đúng của thị trường.
  • 22. 10 Các đặc điểm của Cộng đồng kinh tế bao gồm: i. Tạo ra một thị trường chung, thống nhất giữa các quốc gia thành viên trong cộng đồng thông qua các chính sách về thương mại (tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ), chính sách về đầu tư (tự do lưu chuyển vốn, đầu tư). ii. Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên bằng việc tạo ra những ưu đãi, thuận tiện hơn trong các hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư, chuyển giao công nghệ, lao động … iii. Xây dựng nên một khu vực kinh tế có tính cạnh tranh với các quốc gia, các liên kết kinh tế quốc tế khác trên toàn thế giới thông qua các chính sách, kế hoạch phát triển chung giữa các quốc gia thành viên bao gồm các chính sách về thương mại, cạnh tranh, bảo hộ người tiêu dùng, người sản xuất, các quyền về sở hữu trí tuệ, thuế quan… 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và các hình thức của FDI trong Cộng đồng kinh tế  Khái niệm Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, 1993): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp”. Đối với quyền quản lý doanh nghiệp FDI, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 1996) có thể thực hiện bằng các cách như: thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; tham gia vào một doanh nghiệp mới; cấp tín dụng dài hạn (> 5 năm). Để có quyền kiểm soát nhà đầu tư cần nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên. Tại điều 3 luật Đầu tư 2005 của Việt Nam, định nghĩa “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư” Trước đây có sự phân biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư quốc tế, do góc độ xem xét, nhìn nhận vấn đề khác nhau trên cùng một hoạt động của con người. Đứng
  • 23. 11 trên góc độ một quốc gia để xem xét hoạt động đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác hoặc ngược lại thì ta có “đầu tư nước ngoài”, nhưng nếu xem xét trên phương diện tổng thể nền kinh tế thé giới thì gọi là “đầu tư quốc tế”. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong các hình thức cơ bản của đầu tư quốc tế (bên cạnh hình thức Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Đầu tư chứng khoán nước ngoài (FPI) và tín dụng tư nhân quốc tế). Trong giáo trình Đầu tư quốc tế có định nghĩa như sau: “FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó” (Vũ Chí Lộc, Giáo trình Đầu tư kinh tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2012, trang 113). Luật Đầu tư năm 2014, chỉ đưa ra khái niệm “Đầu tư kinh doanh” (thay cho “Đầu tư trực tiếp” và “Đầu tư gián tiếp” trong Luật đầu tư năm 2005) bên cạnh khái niệm “Nhà đầu tư nước ngoài” và “Vốn đầu tư”, FDI có thể được hiểu như sau “FDI là một hình thức đầu tư trong đó cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bỏ vốn đầu tư (là tiền hoặc tài sản khác) để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan”. Như vậy có thể hiểu rằng FDI là hoạt động đầu tư quốc tế mà ở đó nhà đầu tư ở một nước quốc gia khác đưa vốn bằng tiền hoặc tài sản nào khác để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước tiếp tiếp nhận đầu tư với quyền được sở hữ, quản lý hoặc kiểm soát một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh đó nhằm thu lại lợi ích kinh tế cho mình. Như đã trình bày ở phần trên, một trong các đặc điểm là trong Cộng đồng kinh tế, các quốc gia sẽ thúc đẩy việc xóa bỏ các rào cản gây trở ngại, dỡ bỏ dần các quy định và các hạn chế đến hoạt đầu tư giữa các quốc gia trong khối, nhằm hướng đến sự tự do hóa đầu tư, đẩy mạnh việc thu hút đầu tư nội khối và từ các quốc gia ngoài
  • 24. 12 khối. Mỗi một cộng đồng kinh tế sẽ có những quy định, thỏa thuận riêng với nhau nhằm thông thoáng hơn môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư nước ngoài thuộc các quốc gia thành viên có hơn những ưu đãi so với các nước khác ngoài khu vực khi thực hiện hoạt động đầu tư tới các nước trong khu vực đó.  Đặc điểm chính của FDI trong Cộng đồng kinh tế bao gồm: - FDI được điều chỉnh bởi Hiệp định đầu tư khu vực Hiệp định đầu tư quốc tế (IIAs) là các thỏa thuận giữa các nước đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến đầu tư quốc tế và điều chỉnh các hoạt động này trong đó có FDI (Vũ Chí Lộc, Giáo trình Đầu tư quốc tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2012, trang 254). Khi một khu vực kinh tế hay Cộng đồng kinh tế được thành lập, các quốc gia thành viên luôn muốn đảm bảo đầu tư nội khối giữa các quốc gia với nhau, dành cho nhau những ưu đãi và thuận lợi hơn so với các quốc gia ngoài khối vì vậy mà thông thường sẽ đưa ra Hiệp định đầu tư khu vực gắn với các chương trình liên kết khu vực. IIAs trong khu vực sẽ hướng vào việc tạo điều kiện thuận lợi hơn cho FDI thông qua quá trình tự do hóa các quy định liên quan đến gia nhập và hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài tại nước nhận đầu tư. Để Hiệp định này có hiệu lực hoàn toàn thì các quốc gia thành viên sẽ trải qua các giai đoạn chuyển đổi, điều chỉnh hệ thống pháp luật, các quy định về đầu tư nước ngoài, áp dụng tùy vào tình hình của mỗi nước trước khi có thể thống nhất hoàn toàn với nhau những cam kết, mở cửa nhằm tạo môi trường tự do hóa thương mại trong nội khối. - FDI tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng dưới tác động của các chính sách chung trong Cộng đồng kinh tế Theo UNCTAD (1998) “Một nhà đầu tư nước ngoài khi lựa chọn địa điểm đầu tư sẽ quan tâm đến 3 nhóm yếu tố chính của nước tiếp nhận, bao gồm yếu tố chính sách, yếu tố kinh tế và yếu tố kinh doanh”. Yếu tố chính sách liên quan đến ổn định kinh tế, chính trị và xã hội; quy định về gia nhập và hoạt động; đối xử với doanh nghiệp; chính sách thương mại và các hiệp định FDI quốc tế. Việc ký kết và tham gia vào Cộng đồng kinh tế sẽ tăng thêm
  • 25. 13 sự đảm bảo về môi trường chính trị, giúp gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài và từ đó cải thiện dòng vốn FDI vào các nước thành viên. Các yếu tố kinh tế sẽ phụ thuộc vào mục đích của FDI, với mục đích tìm kiếm thị trường, các yếu tố quan tâm bao gồm quy mô thị trường, tốc độ gia tăng thị trường; khả năng tiếp cận thị trường khu vực và toàn cầu. Các quốc gia thành viên trong cộng đồng kinh tế thông thường sẽ có những cam kết để xóa bỏ thuế quan và tạo thuận lợi hóa thương mại bao gồm thương mại hàng hóa và dịch vụ sẽ tác động trực tiếp đến yếu tố kinh tế thông qua mở rộng thị trường (do rào cản thương mại được xóa bỏ, tạo nên một thị trường chung rộng lớn) và giảm chi phí sản xuất, thúc đẩy FDI giữa các nước thành viên. Với mục đích tìm kiếm nguồn lực, nhà đầu tư sẽ quan tâm tới nguồn tài nguyên thiên nhiên; nguồn nhân lực; trình độ công nghệ và cơ sở hạ tầng…, Các yếu tố kinh doanh bao gồm: xúc tiến đầu tư, khuyến khích đầu tư, thủ tục đầu tư dành cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ được xem xét đến khi ra quyết định đầu tư. Điều này sẽ được quy định rất rõ và cụ thể trong các cam kết về tự do hóa đầu tư giữa các quốc gia thành viên, và với Cộng đồng kinh tế thì rõ ràng những điểm này sẽ được cải thiện và có thuận lợi hơn hẳn so với các quốc gia ngoại khối, và như vậy nước nhận đầu tư sẽ có nhiều hơn nguồn vốn FDI từ các quốc gia khác. Như vậy, đối với một quốc gia đang là thành viên của Cộng đồng kinh tế hoàn toàn có những lợi thế hơn so với các quốc gia khác để hoàn thiện và nâng cao giá trị, chất lượng các nhóm yếu tố mà nhà đầu tư quan tâm để thu hút giá trị vốn đầu tư nhiều hơn đặc biệt là từ các quốc gia cùng Cộng đồng kinh tế. Đồng nghĩa với giá trị nguồn vốn FDI từ các nước thành viên khác trong khu vực vào nước nhận đầu tư tăng lên liên tục thì nước nhận đầu tư cũng sẽ được lợi từ môi trường đầu tư, vị thế đầu tư của khu vực và sẽ là điểm đến đầu tư của nhiều các quốc gia khác trên thế giới. - FDI gắn với Hiệp định thương mại khu vực sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu của quốc gia nhận đầu tư
  • 26. 14 Bằng việc tạo được ưu thế khi thu hút FDI từ quốc gia thành viên trong khu vực, nước nhận đầu tư không chỉ nhận một lượng vốn lớn bằng tiền cho đầu tư phát triển kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài còn chuyển các vốn bằng các hiện vật khác như máy móc thiết bị, khoa học, công nghệ, thiết bị hiện đại, bí quyết, công nghệ quản lý, công nghệ marketing… Việc chuyển giao này hoàn toàn có thêm thuận lợi thông qua các Hiệp định thương mại về hàng hóa và dịch vụ (cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các chính sách hạn chế, bỏ trợ cấp xuất khẩu và các biện pháp tự vệ khác…). Chuyển giao công nghệ thông qua con đường FDI được thực hiện chủ yếu bởi các công ty xuyên quốc gia (TNC) hoặc mạng lới doanh nghiệp khu vực (do sự gia tăng hợp tác giữa các doanh nghiệp đầu tư và nhận đầu tư giữa các quốc gia với nhau) dưới hình thức chuyển giao trong nội bộ giữa các chi nhánh của một TNC và chuyển giao giữa các chi nhánh của TNC. Trong quá trình sử dụng các công nghệ nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước học hỏi được cách chế tạo công nghệ, thiết kế, sản xuất sau đó cải biến sao cho phù hợp với điều kiện của mình, và phù hợp với điều kiện của nền sản xuất trong nước. Từ đó, thông qua FDI các nước nhận đầu tư có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế hơn và tiếp cận với thị trường thế giới dễ dàng hơn, dựa vào vị thế, uy tín và mối quan hệ của TNC trong hệ thống sản xuất và thương mại quốc tế. Như vậy FDI vừa làm tăng năng lực xuất khẩu vừa mở rộng thị trường xuất khẩu cho nước nhận đầu tư. Cơ cấu hàng hóa xuất, nhập khẩu cũng thay đổi theo hướng tích cực với giá trị hàng công nghiệp ngày càng tăng. Sự chuyển dịch cơ cấu là do FDI sẽ làm xuất hiện lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mới và góp phần nâng cao nhanh chóng trình độ kỹ thuật và công nghệ ở nhiều ngành kinh tế, phát triển năng suất lao động của các ngành này, mà chủ yếu là các ngành tận dụng được lực lượng lao động dồi dào, không đòi hỏi chất lượng quá cao của lao động như công nghiệp, phụ trợ công nghiệp…  Về các hình thức của FDI Theo Luật đầu tư 2014, các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta sẽ bao gồm:
  • 27. 15 - Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế: nhà đầu tư nước ngoài được thành lập tổ chức kinh tế có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam theo hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của các tổ chức kinh tế. - Đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư (Hợp đồng PPP): nhà đầu tư, doanh nghiệp ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công. - Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC) Trong bài luận văn này xem xét các hình thức của FDI với bốn hình thức như sau: - Tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp sở hữu của của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. Các nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và thực hiện các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định pháp luật tại nước tiếp nhận đầu tư. - Các doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp liên doanh được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa hai bên hoặc nhiều bên, hoặc được thành lập dựa trên hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng PPP) giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật. Hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh được sử dụng khá rộng rãi trên toàn cầu và phát triển khá nhanh tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, tăng cường hợp tác kinh tế, xã hội giữa các quốc gia trên thế giới hiện nay. Hình thức FDI này sẽ có sự tham gia của cả đối tác trong nước và nước ngoài, hình thành pháp nhân mới trên lãnh thổ nước tiếp nhận đầu tư. - Đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT
  • 28. 16 Nhà đầu tư ký kết hợp đồng BOT, BTO hay BT với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các dự án xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác được quy định. Tùy vào từng hình thức của Hợp đồng là BOT, hay BTO, hay BT mà sau khi xây dựng song nhà đầu tư nước ngoài sẽ có thời gian kinh doanh, hoặc chuyển giao công trình đó ở các thời điểm khác nhau nhằm thu lại vốn đầu tư đã bỏ ra và tỷ lệ lợi nhuận hợp lý. Chính phủ sẽ quy định lĩnh vực đầu tư, điều kiện, trình tự, thủ tục và phương thức thực hiện dự án đầu tư; quyền và nghĩ vụ của các bên thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT. - Hợp đồng hợp tác kinh doanh Tại điều 3, Luật đầu tư 2014 định nghĩa “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế”. Hình thức FDI mà có sự tham gia của cả chủ đầu tư trong nước và nước ngoài, không hình thành pháp nhân mới, các bên tham gia sẽ tự thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng với chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi, trách nhiệm của ban điều phối do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng. Hợp đồng BCC trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác dưới hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo quy đinh của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của xuất nhập khẩu trong cộng đồng kinh tế  Khái niệm Theo Điều 28, Luật Thương mại Việt Nam 2005 có định nghĩa về xuất khẩu và nhập khẩu như sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
  • 29. 17 “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.  Đặc điểm - Hoạt động xuất, nhập khẩu được điều chỉnh bằng các Hiệp định, thỏa thuận thương mại khu vực Trong môi trường của một Cộng đồng kinh tế, bên cạnh hiệp định về tự do hóa đầu tư, các quốc gia sẽ cùng nhau ký các thỏa thuận, hiệp định liên quan đến thương mại hàng hóa, dịch vụ, trong đó tập trung và việc cắt giảm, xóa bỏ các rào cản về thuế, rào cản kỹ thuật, rào cản về thủ tục hải quan trong quá trình xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia thành viên, tạo điều kiện thuận lợi để tạo ra một thị trường chung, thống nhất cho việc tự do di chuyển hàng hóa giữa các quốc gia trong Cộng đồng. - Hoạt động xuất, nhập khẩu giữa các quốc gia thành viên được thúc đẩy bằng việc đa dạng hóa mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu Cộng đồng kinh tế là một khu vực kinh tế gồm nhiều các quốc gia sẽ tạo nên một thị trường chung rộng lớn cho hoạt động, xuất nhập khẩu của từng quốc gia thành viên. Bằng việc điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu bằng Hiệp định thương mại khu vực, tạo nên tính minh bạch và công bằng giữa các quốc gia càng trong Cộng đồng kinh tế, sẽ là điều kiện thuận để phát triển hoạt động xuất, nhập khẩu giữa các quốc gia nội khối. Các ngành sản xuất hàng hóa trong nước và xuất khẩu yêu cầu cần phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu cũng như sẵn sàng cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia thành viên trong bối cảnh hàng hóa từ nước ngoài sẽ dễ dàng thâm nhập vào thị trường trong nước hơn. Bên cạnh đó, nhờ có sự gia tăng nhanh chóng, thuận lợi và đa dạng các ngành của FDI mà hoạt động sản xuất trong nước cũng sẽ được tiếp cận với nhiều ngành nghề khác nhau, tạo nên sự đa dạng hóa sản phẩm.
  • 30. 18  Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu - Hình thành, phát triển của các liên kết kinh tế quốc tế Như đã trình bày ở phần trên về việc hình thành liên kết kinh tế quốc tế nói chung và cộng đồng kinh tế nói riêng hiện nay là xu thế tất yếu trong tình hình thế giới hiện nay, nó sẽ giúp gia tăng mối liên hệ, gắn kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên cũng như các khu vực trên thế giới, từ đó sẽ làm gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế giữa các quốc gia với nhau, giữa quốc gia với các khu vực kinh tế khác, mở rộng thị trường tiêu thụ và thị trường sản xuất hàng hóa thông qua quá trình tự do hóa thương mại, tự do hóa tài chính, và tự do hóa đầu tư với các chính sách ưu đãi trong nội bộ các nước thành viên. - Nguồn nhân lực Nhân lực luôn được coi là một trong những nhân tố quan trọng quyết định việc thành công hay thất bại trong bất kỳ một lĩnh vực, hoạt động nào. Trong xu thế hình thành liên kết kinh tế quốc tế như hiện nay thì tình hình nguồn nhân lực ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu ở các điểm sau: i. Nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ là điều kiện thuận lợi để thu hút việc đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có sử dụng nhiều lao động như công nghiệp chế biến chế tạo (linh kiện điện tử, may mặc, hàng thủ công…) ii. Xu hướng phân công lao động đang chuyển từ chiều dọc sang chiều ngang, tức là lao động của một quốc gia sẽ tham gia vào một công đoạn nào đó trong quá trình sản xuất và sản xuất trên phạm vi toàn cầu thành một mạng lưới, trong đó mỗi quốc gia là một mắt xích. Trước đây các nước đang phát triển chỉ là nơi cung cấp nguyên, vật liệu cho các nước phát triển thì ngày nay với tình hình phân công lao động mới, các nước đang phát triển có thể tham gia vào một khâu của quá trình sản xuất, và được thúc đẩy mạnh mẽ bởi các công ty xuyên quốc gia (TNCs), và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các công ty, doanh nghiệp nước ngoài khi mà họ di chuyển phần lớn quá trình sản xuất đơn giản và lắp ráp sang nước đang phát triển để tận dụng được nguồn nhân lực tại chính các quốc gia này.
  • 31. 19 - Sự phát triển của khoa học, công nghệ Việc phát triển của khoa học công nghệ tại mỗi quốc gia cũng như việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến từ nước phát triển sang nước đang và kém phát triển có thể được xem là làm thay đổi tình hình, phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi một quốc gia. Lao động thủ công, đơn giản được thay thế bằng lao động tự động, hiện đại sẽ hỗ trợ tối đa cho sản xuất, sản xuất được nhiều hơn và chất lượng hơn, thúc đẩy quá trình xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu máy móc, công nghệ. Ngày nay, phát triển của khoa học, công nghệ không chỉ có tác động trực tiếp tới lĩnh vực sản xuất thông thường mà còn ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực thương mại điện tử, thanh toán quốc tế, vận tải quốc tế… tạo nên mạng lưới thương mại toàn cầu đã và đang có những ảnh hưởng tích cực tới hoạt động xuất nhập khẩu của tất cả các quốc gia trên thế giới. - Các nhân tố khác Ngoài các nhân tố được kể ra cụ thể ở phía trên, các nhân tố liên quan tới môi trường chính trị, kinh tế (bao gồm các chính sách và quy định của nhà nước về hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư…), cơ sở hạ tầng (đường xá, bến bãi, hệ thống vận tải, thông tin…) cũng là một trong những nhân tố quan trọng tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia. 1.2. Những nội dung cơ bản về ảnh hưởng của FDI đến xuất nhập khẩu của nước tiếp nhận đầu tư trong Cộng đồng kinh tế Lý thuyết cổ điển tiêu biểu cho thấy sự ảnh hưởng của FDI lên xuất khẩu, nhập khẩu của nước tiếp nhận đầu tư là lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm IPLC (International product life cycle) – Raymond Vernoon. Lý thuyết này được S.Hirsch đưa ra trước tiên và sau đó được Vernoon phát triển một cách có hệ thống từ năm 1966. Lý thuyết này lý giải cả vấn đề đầu tư quốc tế lẫn thương mại quốc tế, coi đầu tư quốc tế là một giai đoạn tự nhiên trong vòng đời sản phẩm. Lý thuyết này giải thích tại sao các nhà sản xuất lại chuyển hướng hoạt động kinh doanh từ xuất khẩu sang thực hiện FDI và cho thấy vai trò của các phát minh, sáng chế trong thương mại và đầu tư quốc tế bằng cách phân tích vòng
  • 32. 20 đời của sản phẩm theo các giai đoạn nối tiếp nhau. Lý thuyết này chỉ ra các sản phẩm sau khi được sản xuất tại nước phát minh sẽ được xuất khẩu sang các nước khác, nhưng khi sản phẩm đã trở nên phổ biến và chấp nhận rộng rãi trên thị trường thì sẽ được tiến hành sản xuất ở các nước khác (có thể là nước nhập khẩu) thông qua thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài, sau đó thể xuất khẩu lại chính nước phát minh ban đầu. Như vậy, theo lý thuyết này, FDI sẽ đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, FDI làm giảm nhập khẩu thành phẩm từ nước chủ đầu tư sang nước nhận đầu tư mà lại tăng nhập khẩu chủ yếu máy móc, nguyên liệu, công nghệ từ nước chủ đầu tư; đồng thời sẽ làm tăng xuất khẩu thành phẩm của sản phẩm đó từ nước nhận đầu tư sang nước chủ đầu tư và ra thị trường thế giới. Thực tế chứng minh rằng, FDI có thể thay thế hoặc hỗ trợ ngược lại cho thương mại quốc tế phát triển. Từ những năm 1960 của kinh tế thế giới, các quốc gia thực hiện chính sách kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu, như vậy các nhà xuất khẩu nước ngoài phải chuyển sang đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất tại nước nhập khẩu hàng và FDI lúc này đóng vai trò là nguồn lực thay thế xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, khi các dự án đầu tư nước ngoài phát triển, hàng hóa tại nước nhập khẩu trở nên nhiều hơn thì hàng hóa đó lại có thể được xuất khẩu sang nước khác hoặc chính nước chủ đầu tư, và vì vậy FDI sẽ hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu tại nước nhận đầu tư. Sự thay thế hay hỗ trợ ở mức độ như thế nào thì phụ thuộc vào loại hình FDI, lĩnh vực đầu tư, các chiến lược cả TNC cũng như chính sách về sự phát triển của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, trong Cộng đồng kinh tế với mục tiêu xây dựng một thị trường chung, khi mà hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư và thương mại quốc tế được trở nên thông thoáng và dễ dàng hơn thì càng cho thấy sức ảnh hưởng của FDI tới hoạt động xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư. FDI cũng có thể ảnh hưởng riêng lẻ tới xuất khẩu, nhập khẩu.
  • 33. 21 1.2.1. Ảnh hưởng của FDI tới hoạt động xuất khẩu Về lý thuyết thì các doanh nghiệp FDI giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu giúp phát huy những lợi thế so sánh của yếu tố sản xuất ở nước nhận đầu tư. Do trình độ sản xuất, trình độ công nghệ và trình độ quản lý có hạn nên trong nhiều trường hợp các nước đang phát triển có khả năng sản xuất với mức chi phí cạnh tranh nhưng gặp nhiều khó khăn khi thâm nhập thị trường quốc tế bởi các rào cản ở thị trường các nước phát triển. Do đó, việc đầu tư nước ngoài hướng vào xuất khẩu được ưu tiên trong chính sách thu hút FDI của các nước này. Thông qua FDI, nước nhận đầu tư nâng cao được năng lực sản xuất và hiểu biết với thị trường thế giới, qua đó thâm nhập tốt hơn với thị trường xuất khẩu mới, đặc biệt là đối với các nước phát triển. Ngoài ra thì do sự thỏa thuận chính sách song phương hay đa phương giữa các chính phủ để thực hiện FDI thì các rào cản được gỡ bỏ hoặc giảm thiểu cho phép các nước nhận đầu tư tiến vào thị trường các nước thực hiện đầu tư. Xét một cách tổng quan thì FDI tác động tới hoạt động xuất khẩu như sau: - FDI ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu: Trong hầu hết các trường hợp thì FDI có tác động làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Dòng vốn FDI hướng tới các ngành khác nhau quyết định nó có ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu hay không. Đối với các dự án FDI mà việc sản xuất và phân phối sản phẩm của nó chỉ ở tại nước sở tại thì tác động của nó tới kim ngạch xuất khẩu có thể coi là bằng 0. Điển hình của trường hợp này là các dự án FDI nhằm vào ngành bất động sản hay một số ngành dịch vụ. Ở một số trường hợp khác thì sản phẩm từ FDI chỉ hướng tới việc xuất khẩu, khi mục đích đầu tư là tận dụng nguồn nguyên vật liệu, lao động giá rẻ tại nước nhận đầu tư để tạo ra thành phẩm có mức giá đầu vào cạnh tranh và tiêu thụ ở các thị trường có mức giá bán đầu tư cạnh tranh. Các nhóm ngành tiêu biểu cho trường hợp này là các ngành gia công như dệt may, da giày… hay ngành chế tạo yêu cầu công nghệ cao. Tác động của FDI ở các ngành này lên kim ngạch xuất khẩu là lớn nhất. Ngoài ra, một phần FDI hướng tới sản xuất tại nước nhận đầu tư và tiêu thụ tại thị trường nước sở cùng với các thị trường lân cận trong khu vực, ví dụ như ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Tác động
  • 34. 22 của FDI vào các ngành này tới kim ngạch xuất khẩu nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô đầu tư, chính sách phân phối sản phẩm tại các thị trường của từng dự án nhưng ít nhiều nó sẽ làm chuyển dịch tăng kim ngạch xuất khẩu. - FDI ảnh hưởng tới cơ cấu xuất khẩu Cơ cấu ngành tham gia đầu tư của FDI có ảnh hưởng tương đối mạnh đến cơ cấu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Các ngành nhận được đầu tư FDI nhiều hơn mà sản phẩm của nó hướng tới xuất khẩu sẽ tăng trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước nhận đầu tư, ngược lại ngành chưa nhận được FDI mà bản thân trong nước không tự phát triển được sẽ giảm dần trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Đối với các nước đang phát triển trong giai đoạn nửa sau thế kỷ 20, khi chưa có FDI, hoạt động xuất khẩu tập trung vào nhóm nguyên liệu sản xuất thô, chưa qua chế biến hoặc ít qua chế biến hơn là các mặt hàng tiêu dùng đã qua chế biến. Khi có FDI, cơ cấu xuất khẩu tăng dần nhóm các ngành nhận được đầu tư, với sản phẩm cũng chuyển dịch sang xuất khẩu chủ yếu đã qua chế biến và các sản phẩm cuối cùng trong chuỗi sản xuất đến thẳng người tiêu dùng. Như vậy FDI sẽ cải thiện năng lực xuất khẩu của quốc gia nhận đầu tư sau quá trình chuyển giao công nghệ. Tổng thể, cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi phụ thuộc vào tỷ trọng vốn FDI cho từng ngành với xu hướng thay đổi mỗi ngành đang trong giai đoạn nào của quá trình chuyển giao công nghệ khi có FDI. Hầu hết các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu theo 3 giai đoạn khi có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài: Giai đoạn 1: Xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, bao gồm sản phẩm nhóm ngành nông nghiệp chưa qua chế biến hoặc sơ chế, nhập khẩu các máy móc, thiết bị có hàm lượng chất xám cao cùng hàng tiêu dùng chưa sản xuất được. Giai đoạn 2: Cơ cấu xuất khẩu dịch chuyển sang xuất khẩu sản phẩm của các ngành công nghiệp chế biến, gia công như dệt may, da giày, hóa chất… và các tư liệu sản xuất tinh chế. Giai đoạn 3: Các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao thuộc nhóm ngành công nghệ như điện tử, viễn thông…chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng xuất
  • 35. 23 khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn nguyên liệu tự nhiên trong nước nhiều hơn là yếu tố công nghệ, tỷ trọng hàng nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng mà nguyên vật liệu đầu vào cho chuỗi sản xuất không có sẵn trong nước. - FDI ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu. FDI có khả năng lớn sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu của nước nhận đầu tư khi các sản phẩm của nó hướng tới xuất khẩu. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu phụ thuộc vào định hướng thị trường đầu ra cho sản phẩm của các dự án FDI. Mở rộng thị trường bao gồm các thị trường mà nước sở tại chưa tiến vào được nhưng nước đầu tư đã chiếm lĩnh và công ty đầu tư có sự am hiểu nhất định đối với các thị trường này. Ngoài ra, nước nhận đầu tư có thể mở rộng thị trường xuất khẩu do một số mặt hàng vốn trước khi có FDI đang là đối tượng nhập khẩu, nay do FDI nên sản lượng tăng và một phần sản lượng này được xuất khẩu sang thị trường các nước lân cận. Các nhóm thị trường xuất khẩu bao gồm: thị trường nước chủ đầu tư, khu vực thị trường lân cận nước nhận đầu tư, và các thị trường không mang tính khu vực hoặc kết hợp các thị trường trên. i. Nếu thị trường xuất khẩu mục tiêu là thị trường nước chủ đầu tư, nghĩa là hàng hóa sau khi được sản xuất ở nước nhận đầu tư sẽ được xuất khẩu hầu như toàn bộ về nước chủ đầu tư. Như vậy, tỉ trọng hàng hóa xuất khẩu sang nước chủ đầu tư trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước nhận đầu tư sẽ tăng lên. ii. Nếu FDI nằm vào thị trường lân cận nước nhận đầu tư sẽ làm gia tăng xuất khẩu từ nước nhận đầu tư ra thị trường khu vực, nếu xem xét trong hoạt động này trong Cộng đồng kinh tế, có nghĩa là hoạt động xuất khẩu từ nước nhận đầu tư tới toàn bộ các quốc gia thành viên sẽ tăng lên khi nhận được nguồn vốn đầu tư của bất kỳ quốc gia thành viên nào trong Cộng đồng. iii. Ảnh hưởng của FDI hướng tới nhiều thị trường kết hợp, tức là sau khi nhận được nguồn vốn FDI, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm không chỉ xuất ngược trở lại nước chủ đầu tư cũng như các quốc gia trong khu vực mà còn mở rộng thị trường của mình tới toàn bộ các nền kinh tế khác trên thế giới nếu đáp ứng được
  • 36. 24 yêu cầu khó khăn về chất lượng sản phẩm. Như vậy, thông qua FDI, hàng hóa của các nước đang phát triển sẽ có cơ hội thâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường thế giới, bên cạnh các lợi thế về vốn và công nghệ, các doanh nghiệp nước ngoài đã có một mạng lưới thị trường rộng lớn vì vậy thông qua mạng lưới này mà sản phẩm từ các nước nhận vốn đầu tư sẽ được tiếp cận các thị trường khó tính. Về thực tiễn nghiên cứu, từ trước đến nay có rất nhiều các bài nghiên cứu để chỉ ra tác động của dòng vốn FDI đến xuất khẩu của nước nhận đầu tư, có thể kể đến như sau: - Sử dụng mô hình nhu cầu xuất khẩu và cơ sở dữ liệu từ 11 quốc gia OECD, Pain & Walkelin (1998) nhận định dòng vốn FDI có tác động tích cực đến xuất khẩu của những quốc gia OECD. - N.Prasanna (2010) thực hiện kiểm định tác động của dòng vốn FDI vào Ấn Độ đến xuất khẩu của nước này đã đưa ra kết luận sự gia tăng của dòng vốn FDI vào đóng góp vai trò quan trọng trong việc gia tăng xuất khẩu của Ấn Độ. Tuy nhiên, bên cạnh những nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng tích cực của FDI đến xuất khẩu, thì theo nghiên cứu của Sharma (2003) lại cho rằng FDI không có tác động ý nghĩa đến xuất khẩu. Theo Wen (2005), nghiên cứu sự ảnh hướng của dòng vồn FDI vào tại Trung Quốc lại cho thấy ở vùng phía đông Trung Quốc, do những thuận lợi về địa lý đã thu hút hiệu quả vốn FDI và khi FDI tăng lên thì kích thích xuất khẩu, làm tăng thu nhập của vùng trong khi ở vùng trung tâm, những tác động xấu của dòng vốn FDI đến xuất khẩu đã làm giảm đi đóng góp của dòng vốn FDI vào tăng trưởng thu nhập của vùng. 1.2.2. Ảnh hưởng của FDI tới hoạt động nhập khẩu Xét về lý thuyết, các dự án FDI về bản chất là sự chuyển dịch các nguồn lực sản xuất từ nước đầu tư sang nước nhận đầu tư, do đó trong hầu hết các trường hợp thì FDI ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của nước nhận đầu tư. Để bắt đầu đi vào quy trình sản xuất thì những máy móc, thiết bị, công nghệ và cả một phần nhân lực … phục vụ sản xuất được nhập khẩu vào nước nhận đầu tư. Một cách tổng quan thì FDI ảnh hưởng tới nhập khẩu của nước nhận đầu tư như sau:
  • 37. 25 - FDI ảnh hưởng tới kim ngạch nhập khẩu Trong ngắn hạn, do nhu cầu chuyển giao máy móc, thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất vào nước nhận đầu tư nên kim ngạch nhập khẩu ở nước nhận đầu tư tăng. Trong trung và dài hạn thì đối với các dự án FDI khi quá trình chuyển giao đã hoàn thành việc nhập khẩu máy móc thiết bị sẽ kết thúc và giảm nhập khẩu thành phẩm từ nước chủ đầu tư. Ngoài ra, việc bắt đầu phát triển một ngành sản xuất từ đầu tại nước nhận đầu đòi hỏi những nguyên vật liệu đầu vào đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Khi nền sản xuất trong nước chưa đáp ứng được thì cách duy nhất là nhập khẩu những tư liệu sản xuất này, từ đó làm tăng kim ngạch nhập khẩu của nước nhận đầu tư. Trong dài hạn, khi các nguyên vật liệu nước sở tại đã đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật thì ảnh hưởng của ngành sản xuất nhận FDI này lên kim ngạch nhập khẩu giảm dần cho tới mức ổn định hoặc có thể chuyển thành xuất khẩu trong một số trường hợp. Về tổng thể thì dòng vốn FDI tại một giai đoạn ảnh hưởng tới kim ngạch nhập khẩu như thế nào phụ thuộc vào tỷ trọng và giá trị của các dự án FDI đang ở giai đoạn nào. - FDI ảnh hưởng tới cơ cấu hàng nhập khẩu Giai đoạn ban đầu của dự án FDI khi cơ cấu chuyển dịch về nhóm tư liệu sản xuất đầu vào như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất. Khi sản phầm của các dự án FDI được đưa ra thị trường trong nước thay thế các sản phẩm trước đây phải nhập khẩu sẽ làm cơ cấu hàng nhập khẩu giảm các mặt hàng này. Do đó trong dài hạn thì nhóm hàng nhận được FDI có định hướng thị trường tiêu thụ trong nước sẽ giảm trong cơ cấu nhập khẩu nhóm mặt hàng này đồng thời nhóm nguyên vật liệu phục vụ gia công cũng giảm xuống do nền sản xuất trong nước đã đáp ứng được yêu cầu. Xét chung trong tổng thể thì FDI có xu hướng chuyển dịch cơ cấu giảm nhóm các hàng hóa đòi hỏi trình độ sản xuất cao mà nước này chưa sản xuất được khi có FDI, làm cải thiện theo hướng tích cực cơ cấu hàng nhập khẩu. Xét các nghiên cứu về tác động của dòng vốn FDI vào đến nhập khẩu của nước tiếp nhận, Culem (1988) nhận định rằng có mối quan hệ tích cực giữa dòng
  • 38. 26 vốn FDI và nhập khẩu của nước sở tại. Tuy nhiên trong bài nghiên cứu của mình, Orr (1991) lại nhận thấy dòng vốn FDI từ Mỹ đến Mê-xi-cô có thể làm giảm nhập khẩu từ Mỹ đến Mê-xi-co.  Từ những lý luận và nghiên cứu đã nêu trên, ta có thể đưa ra một số kết luận về ảnh hưởng của thu hút FDI đến xuất, nhập khẩu của nước nhận đầu tư như sau: FDI được nhận định là sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu, nhập khẩu của nước tiếp nhận đầu tư ở các phương diện về kim ngạch, thị trường và cơ cấu xuất nhập khẩu. Về phương diện lý thuyết thì FDI sẽ ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu như sau: - Đối với xuất khẩu: FDI sẽ làm tăng kim ngạch xuất khẩu, đồng thời sẽ tăng mạnh ở các nhóm ngành được nhận vốn đầu tư, thị trường xuất khẩu cũng sẽ được mở rộng không chỉ đến các nước chủ đầu tư mà còn mở rộng sang các thị trường khác trên toàn thế giới thông qua các hoạt động chuyển giao công nghệ đi kèm với việc chuyển giao nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sẽ chuyển dịch dần sang các ngành của công nghiệp chế biến, gia công,… tư liệu sản xuất tinh chế và dần sẽ là các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, nằm vị trí cao trong chuỗi cung ứng. - Đối với nhập khẩu: trong ngắn hạn FDI được nhận định sẽ làm gia tăng nhập khẩu nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất từ các nước chủ đầu tư; tuy nhiên trong dài hạn sẽ làm giảm nhập khẩu thành phẩm từ các nước này. Cơ cấu nhập khẩu cũng sẽ tập trung vào nhóm ngành nhóm tư liệu sản xuất đầu vào như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu nhưng sau một thời gian học hỏi, nâng cao trình độ sản xuất trong nước sẽ giảm dần sự lệ thuộc vào việc nhập khẩu các nguyên, nhiên liệu này. Tuy nhiên trên thực tế bằng các nghiên cứu thực tiễn cũng chứng minh rằng ở mỗi quốc gia ở từng khu vực địa lý thì việc ảnh hưởng của FDI lên xuất nhập khẩu cũng khác nhau, phụ thuộc vào bản thân nền kinh tế, mối quan hệ thương mại, hợp tác giữa nền kinh tế này với nền kinh tế khác và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế thế giới, cơ cấu lĩnh vực đầu tư của nguồn vốn FDI…
  • 39. 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TỪ AEC VÀO VIỆT NAM, XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA FDI TỚI XUẤT NHẬP KHẨU 2.1. Tổng quan về Cộng đồng kinh tế AEC và các quy định về đầu tư nước ngoài trong AEC 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của AEC Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 08/08/1967 tại Bangkok, Thailand đánh dấu bằng sự kiện ký kết tuyên bố ASEAN (hay tuyên bố Bangkok) của các thành viên sáng lập Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thailand. Tiếp đó, sự gia nhập của Vương quốc Brunei vào ngày 07/01/1984, Việt Nam ngày 28/07/1995, Lào và Myanmar ngày 23/07/1997, sau đó là Cambodia ngày 30/04/1999. Hiện tại, tổng số thành viên hiện tại của ASEAN là 10 quốc gia. Tháng 12/1997, tại Tầm nhìn ASEAN, các nhà lãnh đạo ASEAN đã định hướng ASEAN sẽ hình thành một Cộng đồng, trong đó sẽ tạo ra một Khu vực Kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng, có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hoá, dịch vụ và đầu tư được lưu chuyển thông thoáng, vốn được lưu chuyển thông thoáng hơn, kinh tế phát triển đồng đều, nghèo đói và phân hoá kinh tế-xã hội giảm bớt. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 (Bali, In-đô-nê-xia, tháng 10/2003), trong Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Ba-li II), ASEAN nhất trí hướng đến mục tiêu hình thành một cộng đồng ASEAN liên kết, tự cường vào năm 2020 với 3 trụ cột chính là hợp tác chính trị - an ninh (Cộng đồng an ninh ASEAN – ASC), hợp tác kinh tế (Cộng đồng Kinh tế ASEAN – AEC) và hợp tác văn hoá xã hội (Cộng đồng Văn hoá Xã hội ASEAN – ASCC). Quyết định xây dựng AEC vào năm 2020 trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali II) ghi rõ: tạo dựng một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh cao, nơi có sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, di chuyển tự do hơn của các luồng
  • 40. 28 vốn, phát triển kinh tế đồng đều và giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về kinh tế-xã hội. Để đẩy nhanh các nỗ lực thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12 tại Cebu, Phi-líp-pin, tháng 1/2007 đã quyết định rút ngắn thời hạn hình thành Cộng đồng, trong đó có Cộng đồng Kinh tế, từ năm 2020 xuống năm 2015. Ngày 22/11/2015, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập AEC, và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được chính thức thành lập vào ngày 31/12/2015 với mục tiêu tạo ra một khu vực kinh tế thịnh vượng, ổn định và có tính cạnh tranh cao. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập nhằm mục đích tạo dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề trong ASEAN. Bốn đặc điểm đồng thời là bốn yếu tố cấu thành của AEC bao gồm (Ban thư ký ASEAN Quốc gia Việt Nam, Bộ Ngoại giao – Vụ ASEAN): Thứ nhất, Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, được xây dựng thông qua: Tự do lưu chuyển hàng hoá; Tự do lưu chuyển dịch vụ; Tự do lưu chuyển đầu tư; Tự do lưu chuyển vốn và Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề. Các biện pháp chính mà ASEAN sẽ thực hiện để xây dựng một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất bao gồm: dỡ bỏ thuế quan và các hàng rào phi thuế quan; thuận lợi hóa thương mại, hài hòa hóa các tiêu chuẩn sản phẩm (hợp chuẩn) và quy chế, giải quyết nhanh chóng hơn các thủ tục hải quan và xuất nhập khẩu, hoàn chỉnh các quy tắc về xuất xứ, tạo thuận lợi cho dịch vụ, đầu tư, tăng cường phát triển thị trường vốn ASEAN và tự do lưu chuyển hơn của dòng vốn, thuận lợi hóa di chuyển lao động có tay nghề (di chuyển thể nhân)… Các biện pháp này đã và đang được các nước thành viên triển khai thông qua các thỏa thuận và hiệp định quan trọng như: Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) và Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định
  • 41. 29 khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS), Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) và Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA), Hiệp định khung về Hợp tác Công nghiệp ASEAN (AICO), Lộ trình Hội nhập Tài chính và Tiền tệ ASEAN… Thứ hai, Một Khu vực kinh tế cạnh tranh, được xây dựng thông qua các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh, bảo hộ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thuế quan và thương mại điện tử. ASEAN thúc đẩy chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng như hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng biển, năng lượng, phát triển thương mại điện tử Thứ ba, Phát triển kinh tế cân bằng, được thực hiện thông qua các kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và thực hiện sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN. ASEAN đã thông qua và đang triển khai Khuôn khổ ASEAN về Phát triển Kinh tế Đồng đều (AFEED), trong đó đáng chú ý là các biện pháp hỗ trợ các nước thành viên mới, khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thứ tư, Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, được thực hiện thông qua việc tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác và trong tiến trình tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu (WTO). Với việc thành lập AEC cùng việc đưa ra hàng loạt những cam kết, hiệp định, chính sách về thương mại, đầu tư, lao động, AEC hướng tới một thị trường chung nhằm giúp các nước thành viên ổn định và phát triển, có tầm ảnh hưởng đến châu lục và quốc tế. AEC sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động thu hút FDI cũng như xuất, nhập khẩu giữa các nước thành viên trong khối. 2.1.2. Các quy định về đầu tư nước ngoài trong AEC AEC hướng tới mục tiêu là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong quá trình hội nhập khu vực vào năm 2015 với cơ chế đầu tư thông thoáng và mở, bao gồm tự do hóa đầu tư trên các lĩnh vực chính như sản xuất-chế tạo, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm
  • 42. 30 nghiệp, khai khoáng và các dịch vụ phụ trợ cho các ngành này (Ban thư ký ASEAN Quốc gia Việt Nam, Bộ Ngoại giao – Vụ ASEAN). Hiện nay, các hoạt động về đầu tư trong ASEAN được điều chỉnh với Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) ký kết ngày 26/03/2009 và có hiệu lực từ ngày 29/03/2012, ACIA là sự kế thừa và điều chỉnh từ Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN năm 1987 (Hiệp định AIGA) và Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (Hiệp định AIA) năm 1998 nhằm thích ứng với điều kiện và nhu cầu mới của hội nhập trong Tầm nhìn ASEAN 2020. Mục tiêu của ACIA là tạo ra một cơ chế đầu tư tự do, mở cửa trong ASEAN được thực hiện thông qua từng bước tự do hóa đầu tư; tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và các khoản đầu tư của họ; cải thiện tính minh bạch và khả năng dự đoán của các quy tắc, quy định và thủ tục đầu tư; xúc tiến, hợp tác tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi và thống nhất. ACIA có một số điểm mới và tiến bộ so với hai hiệp định trước, đặc biệt ở phạm vi điều chỉnh được mở rộng. ACIA ngay lập tức dành ưu đãi như nhau cho nhà đầu tư ASEAN và nhà đầu tư nước ngoài tại ASEAN; trong khi đó AIA dành ưu đãi cho nhà đầu tư ASEAN trước, sau đó mới đến nhà đầu tư nước ngoài tại ASEAN vào 2020. Các lĩnh vực, dịch vụ có thể phát sinh trong tương lai cũng nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp định. Hiệp định cũng đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia thành viên. Những nỗ lực của ACIC là để tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi và ưu đãi. Các nguyên tắc trong ACIA theo đó bao gồm: - Tự do hóa đầu tư, bảo hộ đầu tư, xúc tiến và thuận lợi hóa đầu tư: Mở rộng đối tượng đầu tư cho người thường trú của các nước ASEAN và nhà đầu tư từ nước thứ ba có cơ sở kinh doanh tại ASEAN. Đối tượng được bảo hộ cũng được mở rộng hơn. Tạo thuận lợi cho nhà đầu tư thông qua các biện pháp như: tạo môi trường cần thiết cho tất cả các hình thức đầu tư; đơn giản hóa thủ tục đăng ký và cấp phép đầu tư; phổ biến thông tin liên quan đến đầu tư (quy định, quy tắc, chính sách); thành lập cơ quan một cửa về đầu tư; củng cố cơ sở dữ liệu trong tất cả hình thức đầu tư
  • 43. 31 nhằm hoạch định chính sách cải thiện môi trường đầu tư nội khối; cung cấp dịch vụ tư vấn cho cộng đồng doanh nghiệp... - Tạo môi trường đầu tư tự do và mở cửa trong khu vực: đòi hỏi các nước thành viên phải có chính sách và lộ trình mở cửa phù hợp với sự phát triển của mỗi nước thành viên nhằm hướng đến sự tự do hóa đầu tư trong toàn khu vực nhằm hướng tới mục tiêu về tự do hóa đầu tư của AEC. - Đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư trong các vụ kiện pháp lý, thủ tục hành chính hay bất kỳ chính sách nào có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, trong trường hợp này bao gồm nhà đầu tư thuộc nước thành viên AEC và nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư tại ASEAN (nhà đầu tư của nước thứ ba). Bảo đảm lợi ích được hiểu là đối xử công bằng, đảm bảo an ninh cũng như vô tư trong các vụ kiện pháp lý, thủ tục hành chính hay bất cứ chính sách nào liên quan đến thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư. Trong trường hợp có xung đột với chính phủ nước tiếp nhận đầu tư, Nhà đầu tư ASEAN có một số lựa chọn giải quyết các tranh chấp qua các cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế hoặc giải quyết tranh chấp thông qua tòa án trong nước hoặc trọng tài quốc tế. Các cơ chế tài chính mới sẽ cho phép các nhà đầu tư trong khối ASEAN sở hữu ngày càng nhiều cổ phần hơn trong các doanh nghiệp nước ngoài thuộc khối dịch vụ. AEC yêu cầu tỉ lệ sở hữu cổ phần cho phép tăng từ 51% năm 2008 đến 70% vào năm 2015. - Nguyên tắc đối xử quốc gia: Yêu cầu nước thành viên đối xử với các nhà đầu tư của các nước thành viên khác và khoản đầu tư của họ không kém thuận lợi hơn những gì đã dành cho nhà đầu tư của nước mình, không chỉ giới hạn trong phạm vi tiếp nhận, thành lập, nắm giữ, mở rộng, quản lý, vận hành và định đoạt đầu tư. So với các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết với các nước khác thì nội dung của nguyên tắc này vẫn được giữ nguyên, bởi việc áp dụng nguyên tắc này được coi là thông lệ quốc tế để đảm bảo cạnh tranh công bằng.