SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HÀ THỊ MINH ĐỨC
DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG
CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HÀ THỊ MINH ĐỨC
DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG
CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
Ngành : Quản lý kinh tế
Mã số : 9340410
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng
2. PGS.TS. Nguyễn Bá Ngọc
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong Luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Thị Minh Đức
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm
ơn tới Ban Lãnh đạo Học viện Khoa học Xã hội cùng các thầy cô giáo tham gia giảng
dạy đã cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc và đã giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng
và PGS.TS. Nguyễn Bá Ngọc – những người thầy hướng dẫn khoa học đã tận tâm
giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi những kiến thức cũng như phương pháp luận trong suốt
thời gian hướng dẫn nghiên cứu, hoàn thành Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Bộ, Ban, Ngành và tổ chức, đơn vị có liên quan
đã cung cấp tài liệu, các bạn đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và những người thân đã
động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ hết lòng cho tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2019
Hà Thị Minh Đức
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI................9
1.1 Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước ...................................................................9
1.1.1. Các nghiên cứu lý thuyết..............................................................................9
1.1.2 Các nghiên cứu về di chuyển lao động quốc tế và di chuyển lao động
trong khu vực........................................................................................................10
1.2. Những nghiên cứu của các tác giả trong nước....................................................14
1.2.1. Về di chuyển lao động quốc tế nói chung và di chuyển lao động trong
ASEAN.................................................................................................................14
1.2.2. Về di chuyển lao động có kỹ năng trong ASEAN .....................................17
1.3. Những khoảng trống nghiên cứu..........................................................................19
1.4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung nghiên cứu của đề tài
Luận án........................................................................................................................20
1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................20
1.4.2. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................20
1.4.3. Khung nghiên cứu ......................................................................................21
Chƣơng 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ
NĂNG TRONG KHỐI KINH TẾ KHU VỰC .......................................................23
2.1. Một số khái niệm cơ bản......................................................................................23
2.2 Một số lý thuyết liên quan đến di chuyển lao động ..............................................31
2.3 Bản chất, nội dung di chuyển lao động kỹ năng...................................................35
2.3.1 Bản chất .......................................................................................................35
2.3.2 Nội dung và yêu cầu....................................................................................36
2.3.3 Các dòng di chuyển .....................................................................................37
2.3.4 Các hình thức di chuyển..............................................................................38
2.4. Quản lý di chuyển lao động kỹ năng đi trong khối kinh tế khu vực....................38
2.4.1. Xây dựng khung khổ, chính sách ...............................................................39
2.4.2. Quản lý, phát triển kỹ năng trước khi di chuyển........................................40
2.4.3. Quản lý quá trình thực hiện di chuyển .......................................................40
2.4.4. Quản lý sử dụng lao động kỹ năng sau khi trở về......................................41
2.5. Nhân tố ảnh hưởng đến dòng di chuyển của lao động kỹ năng đi làm việc
trong khối kinh tế khu vực ..........................................................................................42
2.5.1. Nhu cầu lao động kỹ năng..........................................................................42
2.5.2. Khả năng cung cấp lao động kỹ năng.........................................................44
2.5.3. Khung pháp lý, mô hình phát triển và năng lực thực hiện của khối
kinh tế khu vực và của từng nước thành viên.......................................................46
2.6. Tiêu chí đánh giá di chuyển lao động kỹ năng của một nước trong khối kinh
tế khu vực....................................................................................................................47
2.6.1. Quy mô và số lượng di chuyển...................................................................47
2.6.2. Cơ cấu và chất lượng lao động tham gia di chuyển ...................................48
2.6.3. Hiệu quả quản lý nhà nước.........................................................................49
2.7. Lợi ích của di chuyển lao động có kỹ năng trong khối kinh tế khu vực..............50
2.7.1.Lợi ích kinh tế trực tiếp trong thu hẹp khoảng cách phát triển ...................50
2.7.2. Lợi ích về tri thức và công nghệ.................................................................52
2.7.3. Cải thiện kỹ năng và tính linh hoạt trên thị trường lao động .....................54
2.8. Kinh nghiệm một số nước và bài học cho Việt Nam...........................................56
2.8.1. Kinh nghiệm các nước................................................................................56
2.8.2. Bài học rút ra cho Việt Nam.......................................................................64
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG
CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN ..............................................68
3.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô và thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2006-
2018.............................................................................................................................68
3.1.1. Kinh tế vĩ mô giai đoạn 2006-2018............................................................68
3.1.2. Lực lượng lao động.....................................................................................69
3.1.3. Lao động kỹ năng và trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động Việt Nam ....70
3.1.4. Việc làm......................................................................................................71
3.2. Thực trạng dòng di chuyển đi của lao động kỹ năng của Việt Nam trong
ASEAN........................................................................................................................74
3.2.1. Quy mô lao động kỹ thuật của Việt Nam di chuyển ..................................74
3.2.2. Cơ cấu và chất lượng lao động tham gia di chuyển trong ASEAN............76
3.2.3. Lợi ích của di chuyển lao động đối với Việt Nam .....................................79
3.2.4. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về di chuyển lao động kỹ năng
của Việt Nam........................................................................................................82
3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến di chuyển lao động kỹ năng của lao
động Việt Nam trong ASEAN ....................................................................................87
3.3.1. Nhu cầu lao động của các nước trong ASEAN..........................................87
3.3.2. Khả năng cung cấp của Việt Nam ..............................................................97
3.4. Khuôn khổ chính sách chung về di chuyển lao động kỹ năng trong ASEAN
và việc thực hiện tại Việt Nam..................................................................................104
3.4.1. Khuôn khổ, chính sách chung về di chuyển lao động kỹ năng trong
ASEAN...............................................................................................................104
3.4.2 Thực hiện các cam kết khu vực của Việt Nam..........................................109
3.5. Đánh giá chung ..................................................................................................111
3.5.1. Kết quả đạt được.......................................................................................111
3.5.2 Hạn chế, tồn tại..........................................................................................112
3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế..............................................................113
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHO DI CHUYỂN LAO ĐỘNG
CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN..................116
4.1. Bối cảnh di chuyển lao động kỹ năng ASEAN trong điều kiện mới.................116
4.2. Dự báo các kịch bản di chuyển lao động kỹ năng trong ASEAN giai đoạn
2018-2025..................................................................................................................119
4.3. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam .............................................................121
4.4. Quan điểm di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN..............123
4.5. Giải pháp cho di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN....126
4.5.1. Chủ động tham gia di chuyển lao động kỹ năng trong ASEAN thông qua
đổi mới mô hình tăng trưởng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.............126
4.5.2. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả và năng lực quản lý di chuyển................128
4.5.3. Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực........................................................132
4.5.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hệ thống dịch vụ hỗ trợ................140
4.5.5. Thúc đẩy và tăng cường hợp tác về lao động giữa Việt Nam với các
nước thành viên ASEAN và các đối tác có liên quan ........................................142
4.6. Các giải pháp cụ thể thúc đẩy thực hiện MRAs tại Việt Nam..........................145
KẾT LUẬN...............................................................................................................149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ.................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................152
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Danh mục chữ viết tắt tiếng Anh
ACIA : Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ASEAN Comprehensive
Investment Agreement)
ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á (The Asian Development Bank)
AFAS : Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (ASEAN Framework
Agreement on Services)
AQRF : Khung tham chiếu trình độ ASEAN (ASEAN Qualification
Reference Framework)
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast
Asian Nations)
BMET : Cục Nguồn nhân lực, Việc làm và Đào tạo của Băng-la-đét
(Bureau of Manpower, Employment and Training)
EU : Liên minh Châu Âu (European Union)
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
GDP : Tổng sản phẩm quốc dân (Gross Domestics Products)
ICT : Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and
Communication Technology)
ILO : Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization)
ILMIS : Thống kê thông tin di cư lao động quốc tế (International
Migration Information Statistics)
IT/BPO : Công nghệ thông tin/Thuê ngoài quy trình kinh doanh
(Information Technology/Business Process Outsource)
MNP : Di chuyển thể nhân (Movement of Natural Persons)
MRA : Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (Mutual Recognition
Arrangement)
MRS : Công nhận lẫn nhau về kỹ năng (Mutual Recognition of Skills)
NGO : Tổ chức Phi chính phủ (Non-governmental organization)
NSQAS : Hệ thống đảm bảo Chất lượng kỹ năng nghề quốc gia (National
Skills Quality Assurance System)
UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc
(United Nations Educational Scientific and Cultural Organization)
UN WOMEN : Cơ quan Liên Hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho
Phụ nữ (United Nations Entity for Gender Equality and
Empowerment of Women)
TBT : Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Technical Barriers to
Trade)
AEC : Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community)
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization)
TESDA : Cơ quan phát triển giáo dục và kỹ năng nghề (Phi-líp-pin)
(Technical Education and Skills Development Authority)
3D : Ô nhiễm, nguy hiểm, khó khăn (Dirty, Dangerous, Difficult)
Danh mục chữ viết tắt tiếng Việt
LĐTB&XH : Lao động – Thương binh và Xã hội
VHTTDL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch
CLMV : Cam-pu-chia, Lào, My-an-ma, Việt Nam
CN 4.0 : Công nghiệp 4.0
CMCN 4.0 : Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
CMKT : Chuyên môn kỹ thuật
CN&XD : Công nghiệp và xây dựng
DN : Doanh nghiệp
DGNN : Giáo dục nghề nghiệp
DV : Dịch vụ
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
KTĐQG : Khung trình độ quốc gia
LĐ : Lao động
LLLĐ : Lực lượng lao động
NSLĐ : Năng suất lao động
NLTS : Nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản
QLNN : Quản lý Nhà nước
TCTK : Tổng cục Thống kê
TTLĐ : Thị trường lao động
XKLĐ : Xuất khẩu lao động
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Quy mô và tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ theo
trình độ chuyên môn kỹ thuật, 2007-2016 .................................................. 70
Bảng 3.2: Quy mô và cơ cấu lao động có việc làm phân theo ngành kinh tế,
2006-2016 .................................................................................................. 72
Bảng 3.3: Lao động ASEAN đi làm việc trong ASEAN và trên thế giới 2012-2016... 75
Bảng 3.4: Tình hình đăng bạ chuyên gia ASEAN, 2018 .................................... 78
Bảng 3.5: Kiều hối các nước ASEAN giai đoạn 2010 – 2017 ............................. 80
Bảng 3.6: Dòng di chuyển lao động trong và ngoài ASEAN............................... 89
Bảng 3.7: Các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động các
ASEAN giai đoạn 2003 – 2013 và sau 2015 ............................................... 93
Bảng 3.8: Số lao động trong 7 ngành nghề theo MRAs trong AEC..................... 98
Bảng 3.9: Xếp hạng theo chỉ số thông thạo tiếng Anh EF EPI của ASEAN 2018 ....... 99
DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Hình 3.1: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam, 2008-2018...............................................69
Hình 3.2: Tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng việc làm, 2006-2016 ........................71
Hình 3.3: Cơ cấu lao động theo nghề, năm 2007 và 2016........................................73
Hình 3.4: Lao động Việt Nam đi ASEAN và ngoài ASEAN ...................................74
Hình 3.5: Các ngành nghề người lao động Việt Nam làm việc tại Thái Lan
năm 2015 .........................................................................................................77
Hình 3.6: Số lượng lao động Việt Nam làm việc tại Ma-lai-xia theo ngành nghề ...78
Hình 3.7. Quy mô và tỷ trọng kiều hối so với GDP của Việt Nam 2000-2007........81
Hình 3.8: Bình quân GDP/người, mức lương tháng và năng suất lao động .............89
Hình 3.9: Lao động di chuyển đến Thái Lan và Ma-lai-xia theo bậc kỹ năng .........90
Hình 3.10: Lao động làm việc tại Thái Lan và Ma-lai-xia theo nghề, 2017.............91
Hình 3.11: Chất lượng nguồn nhân lực của các nước ASEAN cho tương lai của
sản xuất...........................................................................................................100
Hình 3.12: Năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành của Việt Nam 2017................101
Hình 3.13: Đánh giá năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực và thị trường lao động
một số nước ASEAN......................................................................................102
Hình 3.14: Tổng số lao động của ASEAN và số lao động theo MRA ...................102
DANH MỤC HỘP
Hộp 1: Kiều hối gửi về của người lao động..............................................................82
Hộp 2: Kết quả điều tra xã hội học về AEC và mong muốn của người lao động
trong ngành du lịch.........................................................................................103
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng, biên giới giữa các
nước đang dần được mở rộng bởi sự phát triển của khoa học, công nghệ, của việc ký
kết các hiệp định, các thỏa ước, và của việc thành lập các khối cộng đồng khu vực.
Theo đó, việc di chuyển lao động giữa các quốc gia đã và đang trở thành phổ biến và
tất yếu, nhất là giữa các nước đang phát triển và phát triển. Xuất phát từ vấn đề lợi
ích, sự chênh lệch điều kiện kinh tế - xã hội của các quốc gia là tiền đề cho sự di
chuyển các nguồn lực như vốn, công nghệ và lao động. Sự gần gũi về khoảng cách
địa lý, tương đồng về kinh tế - xã hội và những cam kết hợp tác thống nhất giữa các
quốc gia thành viên trong một khối kinh tế là điều kiện tốt cho xu hướng di chuyển
lao động nhằm phát triển kinh tế hiệu quả hơn cho mỗi quốc gia và thúc đẩy liên kết
và tăng trưởng kinh tế khu vực.
Cộng đồng ASEAN trong đó có Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được
thành lập ngày 31/12/2015 đã đánh dấu mốc quan trọng trong hội nhập quốc tế của
khu vực. AEC tạo nền tảng cơ bản để xây dựng một cơ sở sản xuất ASEAN thống
nhất, một khu vực kinh tế cạnh tranh, phát triển kinh tế bình đẳng và hội nhập thành
công vào nền kinh tế toàn cầu. Một trong số các cam kết về kinh tế nổi bật mà các
thành viên trong ASEAN đưa ra là ưu tiên hội nhập trong 12 ngành, trong đó có: 7
ngành sản xuất hàng hóa bao gồm nông sản, thủy sản, sản phẩm cao su, sản phẩm gỗ,
dệt may, điện tử, ô tô; 2 ngành dịch vụ là hàng không và e- ASEAN; 2 ngành y tế và
công nghệ thông tin vừa là hàng hóa vừa là dịch vụ; và ngành thứ 12 là ngành hậu
cần (logistics). Trong AEC, lao động trong 8 nhóm nghề/lĩnh vực được lựa chọn là
trong số lao động có kỹ năng để tự do di chuyển đầu tiên giữa các nước thành viên bao
gồm các dịch vụ kỹ sư, kiến trúc sư, khảo sát (trắc địa), bác sĩ, nha sĩ, điều dưỡng, kế
toán và du lịch. Quyết sách này mở ra nhiều cơ hội mới cũng như thách thức cho thị
trường lao động của các nước thành viên. Cơ hội luôn đi liền với cạnh tranh, và sự phát
triển của thị trường lao động cũng không là ngoại lệ. Trong bối cảnh hội nhập đó, dù về
mặt lợi ích chung AEC sẽ thu hút được nhiều lao động có kỹ năng của các quốc gia
thành viên cho sản xuất khu vực, song AEC cũng đặt ra bài toán cạnh tranh với các lao
động của từng quốc gia (nơi mà trình độ lao động không đồng đều và khả năng cung cấp
lao động kỹ năng của từng nước là rất khác nhau) và sự cạnh tranh của chính các lao
động có kỹ năng. Việc giải bài toán này là mối quan tâm lớn của hầu hết các quốc gia
thành viên trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của ASEAN.
2
Việt Nam có số lao động khoảng 54,8 triệu người, chiếm 1/6 tổng lực lượng
lao động của khu vực ASEAN (khoảng 320 triệu người). Năm 2017, tỷ lệ lao động từ
15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo các cấp, chứng chỉ đạt 21,4% (cao hơn
mức 20,6% của năm 2016), trong đó tỷ lệ này ở nông thôn chỉ đạt 13,7% và ở thành
thị là đạt 37% [40]. Theo dự báo, khi tham gia AEC, số việc làm của Việt Nam sẽ
tăng từ thêm 6 triệu vào năm 2025 [2, tr.55]. Trong đó, các ngành có nhiều cơ hội gia
tăng việc làm mạnh mẽ nhất gồm sản xuất lúa gạo, xây dựng, vận tải, dệt may và chế
biến lương thực. AEC sẽ tạo ra tiềm năng lớn để Việt Nam có thể chuyển dịch cơ cấu
kinh tế từ dựa trên các ngành có năng suất lao động thấp sang các ngành có năng suất
lao động cao cũng như tạo áp lực để chuyển đổi cơ cấu lao động từ lao động không
có kỹ năng hay kỹ năng thấp sang lao động có kỹ năng cao. Đó là xét về trong nội tại
nền kinh tế. Hội nhập AEC còn mang lại nhiều cơ hội của di chuyển của bản thân
người lao động trong khu vực, khuyến khích và tạo điều kiện cho lao động có kỹ
năng tìm cơ hội tốt hơn về thu nhập, về việc làm không chỉ trong nước mà còn ở tầm
khu vực và quốc tế nhờ những luồng đầu tư tăng lên và các cơ chế tạo thuận lợi của
di chuyển trong kênh kinh tế hay những hợp tác cụ thể trong kênh giáo dục, dạy nghề
thông qua công nhận kỹ năng. Tuy nhiên, nếu lao động Việt Nam không có kỹ năng
hoặc năng lực không đảm bảo theo quy định khu vực thì sẽ không có cơ hội di
chuyển và đảm bảo được rằng lao động Việt Nam hội nhập tốt vào thị trường lao động
khu vực. Đồng thời, nếu Nhà nước không tăng cường các khung pháp lý và các chính
sách hỗ trợ di chuyển phù hợp, đặc biệt là về giáo dục đào tạo, dự báo, thông tin và tư
vấn, bảo vệ người lao động di cư…thì cũng sẽ hạn chế khả năng tham gia di chuyển của
lao động kỹ năng trong khu vực. Do vậy, nghiên cứu làm rõ những cơ sở lý luận như bản
chất, nội hàm, yêu cầu đối với quản lý di chuyển lao động kỹ năng, các nhân tố ảnh
hưởng, các tiêu chí đánh giá sự tham gia di chuyển trong khối kinh tế khu vực; đánh giá
thực trạng khả năng tham gia, kết quả đạt được cũng như những hạn chế chủ yếu trong
di chuyển lao động kỹ năng Việt Nam trên thị trường lao động ASEAN và từ đó đề xuất
những lựa chọn của Việt Nam…là những vấn đề rất thời sự và cấp thiết.
Đề tài nghiên cứu của Luận án với tiêu đề: ”Di chuyển lao động có kỹ năng
của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN” sẽ góp phần đánh giá toàn diện, khách quan
về cơ sở khoa học, thực trạng, bối cảnh, thách thức và đề ra quan điểm, giải pháp
cải thiện khả năng di chuyển lao động kỹ năng trong khối kinh tế khu vực, nâng
cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam trong quá trình hội nhập.
3
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Làm rõ cơ sở khoa học và thực trạng di chuyển lao động kỹ năng của Việt
Nam trong Cộng đồng ASEAN, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tham gia
chủ động và hiệu quả, đảm bảo lợi ích quốc gia và lợi ích của người lao động trong di
chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trên thị trường lao động ASEAN.
Mục tiêu cụ thể
- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về di chuyển lao động kỹ năng
của Việt Nam (dòng lao động kỹ năng đi) trong quá trình Việt Nam tham gia Cộng
đồng Kinh tế ASEAN; nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong việc hỗ trợ và
quản lý di chuyển lao động kỹ năng trong khu vực.
- Đánh giá, phân tích thực trạng di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trong
ASEAN giai đoạn 2006-2017; những kết quả chính, những hạn chế còn tồn tại bao gồm
cả về quản lý nhà nước, cơ hội, thách thức và tác động của sự di chuyển lao động có kỹ
năng của Việt Nam trong ASEAN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và với bản thân
người lao động Việt Nam.
- Đánh giá vai trò và các công cụ can thiệp của Cộng đồng ASEAN (các tuyên
bố, hiệp định, chính sách, thể chế, chương trình thực hiện để hỗ trợ di chuyển lao động
trong ASEAN).
- Đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách phát triển và quản lý di chuyển
lao động có kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, Luận án sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
• Giải quyết vấn đề khoa học:
- Hệ thống hóa và bổ sung lý luận về di chuyển lao động có kỹ năng trong
khối ASEAN.
- Nội hàm, những nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá hiệu quả di
chuyển lao động có kỹ năng của các nước thành viên trong Cộng đồng ASEAN.
4
• Giải quyết vấn đề thực tiễn:
- Phân tích thực trạng tham gia vào di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam
trong ASEAN thời gian qua, chỉ ra xu hướng vận động của các dòng di chuyển lao
động kỹ năng giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN, đánh giá thành công,
hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thành công và hạn chế trên.
- Nghiên cứu, đánh giá những lợi ích và chi phí cơ hội của Việt Nam khi di
chuyển lao động kỹ năng vào Cộng đồng ASEAN.
- Kiến nghị, đề xuất chính sách để thúc đẩy di chuyển lao động có kỹ năng của
Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Sự di chuyển của lao động kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN.
- Quản lý di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Các số liệu thống kê của Luận án sẽ được tập hợp theo
cả ba giai đoạn trước, trong và sau khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng ASEAN. Các
số liệu sẽ được cập nhật từ 2006– 2017 để thấy rõ những xu hướng thay đổi, làm căn
cứ đưa ra dự đoán trong thời gian tới. Trong điều kiện cho phép, các số liệu sẽ được
cập nhật đến năm 2018.
- Khách thể nghiên cứu: Đề tài chỉ giới hạn tìm hiểu dòng di chuyển chính thức
của lao động kỹ năng Việt Nam đến các nước ASEAN theo quy định của pháp luật
Việt Nam và các nước ASEAN.
Luận án này cũng không đặt vấn đề nghiên cứu các đối tượng thuộc phạm vi
bao phủ của Hiệp định di chuyển thể nhân (MNP) của ASEAN. Tuy nhiên, mối quan
hệ trong sự so sánh với các hình thức này liên quan đến cơ cấu, quy mô, chất lượng
vàvcác chính sách bảo vệ người lao động và kinh nghiệm về quản lý sẽ được xem xét
trong quá trình nghiên cứu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận và cách tiếp cận nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để
nghiên cứu. Phương pháp duy vật lịch sử được sử dụng trong quá trình xem xét các
kết quả nghiên cứu trước về di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trong cộng
5
đồng ASEAN, bao gồm: các số liệu, nhận định, các chính sách quốc gia và khu vực
đã ban hành ở từng giai đoạn. Các kết quả này là cơ sở nghiên cứu của Luận án theo
mục tiêu đã đề ra. Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng trong việc xem xét
sự tác động của di chuyển lao động có kỹ năng trong khối ASEAN tới kinh tế - xã
hội của các quốc gia thành viên và ngược lại. Phương pháp luận duy vật biện chứng
cũng được thể hiện qua khung lý thuyết nghiên cứu của Luận án. Khung lý thuyết này
sẽ được kiểm chứng bằng việc xem xét các điều kiện khách quan (những yếu tố mới nổi,
sự vận động của thị trường lao động, nhu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và của các cá
nhân, tổ chức) và chủ quan (ý chí của các chính phủ), do các quy luật khách quan chi
phối, nghiên cứu kinh nghiệm trong chiến lược thúc đẩy và quản lý di chuyển lao động
kỹ năng của các nước liên quan, làm cơ sở đưa ra các kết luận và khoảng trống trong
việc di chuyển lao động có kỹ năng vào Cộng đồng ASEAN của Việt Nam.
Về cách tiếp cận, Luận án tiếp cận từ lý thuyết đến thực tế, so sánh đối chiếu thực
tế với lý luận. Theo đó, Luận án kế thừa các quan điểm, các lý thuyết về di cư đã được
thừa nhận rộng rãi để đưa ra và phân tích các khái niệm, các vấn đề lý luận liên quan đến
khả năng tham gia di chuyển lao động của lao động có kỹ năng của Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập ASEAN; các lý thuyết về di cư; thuyết tân cổ điển; thuyết mạng lưới xã
hội; lý thuyết vốn con người (vốn nhân lực – human capital); lý thuyết hội nhập và hợp
tác xuyên quốc gia và khu vực; lý thuyết thị trường lao động và các lý thuyết quản lý.
Đặc biệt, những vấn đề mới ảnh hưởng đến di chuyển lao động có kỹ năng như Cách
mạng công nghiệp 4.0 cũng được Luận án đề cập đến như một khoảng trống cũng như
trong các nội dung phân tích về bối cảnh, cơ hội của di chuyển lao động có kỹ năng của
Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN.
Luận án tiếp cận tổng thể, hệ thống vấn đề nghiên cứu. Theo đó, Luận án nghiên
cứu năng lực tham gia di chuyển lao động của lao động có kỹ năng Việt Nam trong mối
quan hệ với hệ thống chính sách của AEC về di chuyển lao động với các điều kiện kinh tế,
chính trị và đặc điểm văn hóa- xã hội… hệ thống chính sách của Việt Nam và nước tiếp
nhận về di chuyển lao động; những thành tựu và thách thức trong di chuyển lao động có
kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, trong đó các phương pháp chủ
yếu sau:
6
4.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp
Nghiên cứu của Luận án dựa trên kết quả phân tích các thông tin và tài liệu
thứ cấp của các Bộ, ngành, các học giả trong và ngoài nước có liên quan tới đối
tượng và nội dung nghiên cứu của Luận án. Đây là các công trình nghiên cứu, các
báo cáo khoa học và báo cáo hành chính, các ấn phẩm, bản tin, bài báo có liên quan
đến di chuyển lao động có kỹ năng của ASEAN và của Việt Nam. Các thông tin mà
Luận án thu thập đều được đối chiếu, so sánh và kiểm chứng với các nguồn cung cấp
khác để lựa chọn và đưa vào sử dụng trong Luận án. Các nguồn số liệu được lựa
chọn trở thành căn cứ khoa học cho các mô tả, phân tích, nhận xét, đánh giá, trả lời
cho các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của Luận án và giúp tác giả nghiên cứu,
tổng hợp các quan điểm cũng như đưa ra kết luận của mình và các ý tưởng đóng góp
mới của Luận án trong lĩnh vực này.
4.2.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Tham vấn các ý kiến của Ban Thư ký ASEAN, của các chuyên gia trong nước
và quốc tế (những người đã và đang làm công tác quản lý nhà nước hay nghiên cứu
về lĩnh vực việc làm ngoài nước của lao động Việt Nam và di chuyển lao động của
ASEAN, di chuyển lao động quốc tế) đã được thực hiện trong quá trình nghiên cứu
của Luận án. Các ý kiến này đều được ghi chép lại trong kho tư liệu của Luận án.
Việc tham vấn này nhằm mục đích tìm hiểu sâu thực trạng về di chuyển lao động có
kỹ năng của Việt Nam và của ASEAN, kiểm chứng các thông tin và trao đổi các
quan điểm liên quan để từ đó đưa ra các nhận định, đánh giá và cả các giả định, các
kịch bản, giải pháp... của Luận án..
4.2.3 Phương pháp thống kê mô tả và so sánh
Các thông tin, số liệu sau khi được thu thập được xử lý bằng phương pháp
thống kê mô tả, so sánh là chủ yếu.
Các nguồn số liệu được lựa chọn trở thành căn cứ khoa học và bằng chứng cho các
mô tả, phân tích, nhận xét, đánh giá, trả lời cho các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của
Luận án cũng như đưa ra các ý tưởng đóng góp mới của Luận án trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả đối với các số liệu thống
kê thu thập được để lập bảng biểu, sơ đồ, đồ thị mô tả về thực trạng kinh tế vĩ mô của
Việt Nam (dân số, việc làm, tỷ lệ thất nghiệp, cơ cấu ngành nghề...), thực trạng tham gia
7
vào di chuyển lao động có kỹ năng trong ASEAN của Việt Nam nói riêng và các nước
trong ASEAN nói chung (xu hướng di chuyển, đặc điểm dòng di chuyển, nhu cầu của
ASEAN và các nước...). Phương pháp được sử dụng rất nhiều ở Chương 3 để làm rõ bức
tranh về thực trạng di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam vào ASEAN.
Từ các mô tả thực trạng về di chuyển lao động của Việt Nam dựa trên các
nguồn số liệu thống kê sẵn có, luận án kiểm chứng lại các giả thuyết đã đưa ra, so
sánh giữa lý thuyết, giả thuyết với thực tế số liệu để tìm kiếm những điểm tương
đồng và sai khác. Từ đó, luận án có được các khám phá mới, những nhận định mới,
kết luận mới, làm căn cứ cho việc đề xuất các hướng giải pháp để thúc đẩy dịch
chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam vào Cộng đồng ASEAN hiệu quả hơn.
5. Dự kiến những đóng góp mới của Luận án
* Về lý luận:
- Hệ thống hóa lý luận về hoạt động di chuyển lao động quốc tế, đặc biệt là di
chuyển lao động có kỹ năng trong khối kinh tế khu vực trong bối cảnh hội nhập và
dưới sự tác động của CMCN 4.0.
- Xác định nội hàm, yêu cầu của quản lý di chuyển, những nhóm nhân tố ảnh
hưởng và tiêu chí đánh giá di chuyển lao động kỹ năng của một nước đến các quốc
gia khác trong khối kinh tế khu vực.
* Về thực tiễn:
- Nghiên cứu, đánh giá bối cảnh kinh tế vĩ mô, thị trường lao động và lợi ích của
việc tham gia vào di chuyển lao động nội khối ASEAN tới kinh tế - xã hội Việt Nam.
- Phân tích thực trạng di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trong Cộng
đồng ASEAN thời gian qua, hiệu lực hiệu quả của quản lý di chuyển; chỉ ra những
nhân tố ảnh hưởng chủ yếu, những thành công và hạn chế của Việt Nam, đánh giá
những nguyên nhân dẫn đến hạn chế.
- Đánh giá rõ bối cảnh, xu hướng, cơ hội và thách thức, dự báo các kịch bản di
chuyển lao động có kỹ năng trong thời gian tới.
- Sử dụng các kết quả nghiên cứu, phân tích và đánh gía của Luận án đề xuất
quan điểm, giải pháp và khuyến nghị để Việt Nam lựa chọn và tham gia di chuyển
lao động kỹ năng trong Cộng đồng ASEAN một cách chủ động và hiệu quả trong bối
cảnh hội nhập sâu rộng của Cộng đồng và dưới tác động của CMCN 4.0.
8
6. Kết cấu Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận án có kết cấu
gồm 4 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở khoa học về di chuyển lao động có kỹ năng trong khối kinh
tế khu vực
Chương 3: Thực trạng di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong
Cộng đồng ASEAN
Chương 4: Quan điểm và giải pháp cho di chuyển lao động có kỹ năng của
Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN.
9
Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan các nghiên cứu ngoài nƣớc
1.1.1. Các nghiên cứu lý thuyết
Các lý thuyết về di chuyển1
lao động quốc tế nhìn chung hướng tới việc giải
thích về sự hình thành các dòng di chuyển lao động ở các giai đoạn phát triển khác
nhau của kinh tế thế giới, với những cách tiếp cận vấn đề rất khác nhau. Lý luận về di
chuyển lao động quốc tế với mô hình lao động dư thừa (mô hình nền kinh tế hai khu
vực) do Arthur Lewis đưa ra đầu tiên vào năm 1954 trong nghiên cứu ”Sự phát triển
kinh tế với nguồn cung lao động vô hạn” trong đó giải thích sự di chuyển từ nông
nghiệp sang công nghiệp của lao động ở một nước vừa mới công nghiệp hoá [79]. Kế
thừa lý thuyết của Lewis, năm 1965, John Fei và Gustav Ranis đã chỉnh lý lại thành
mô hình Lewis – Ranis – Fei (LRF), giải thích hiện tượng di chuyển lao động từ các
nước đang phát triển sang các nước phát triển trong một giai đoạn nhất định dựa trên
sự chênh lệch về điều kiện phát triển giữa các quốc gia. Trong lý thuyết của mình, hai
tác giả cho rằng quá trình di chuyển lao động được thực hiện khi có một khu vực
kinh tế mới ra đời, nhu cầu về đầu vào lao động sẽ giải quyết dư thừa lao động ở khu
vực truyền thống. Bên cạnh đó, mô hình Harris – Todaro (mô hình HT) giải thích
nguyên nhân của sự di chuyển lao động là thu nhập kỳ vọng cao hơn mức sống hiện
có của người lao động trong một khoảng thời gian nhất định. Các tác giả cho rằng,
trong tương lai, thu nhập của lao động ở khu vực thành thị sẽ cao hơn so với ở khu
vực nông thôn [68].
Nếu như các mô hình LRF hay HT giải thích sự di chuyển lao động là do tác
động của yếu tố thu nhập thì lý thuyết “kinh tế học mới về sự di cư” của Oded Stark
lại cho rằng hiện tượng di cư lao động không hẳn bị phụ thuộc vào tiền công/thu
nhập, di chuyển lao động vẫn xảy ra ở những nơi mà mức lương ở nơi mới tới không
tốt bằng nơi cũ. Oded Stark nhấn mạnh di chuyển lao động quốc tế trở thành một
chiến lược điển hình để giúp người lao động tối thiểu hóa rủi ro và vượt qua khó
khăn về nguồn vốn, chú trọng đến phúc lợi kinh tế của hộ gia đình [85]. Michael
Piore, nhà kinh tế học, tác giả của lý thuyết “thị trường lao động kép” lại cho rằng
chính sách tuyển dụng của các nước tiếp nhận lao động là cơ sở hình thành sự di
chuyển lao động. Ông giải thích hoạt động di chuyển lao động từ các nước đang phát
1
Trong toàn bộ nội dung, NCS sử dụng đồng nhất di chuyển và dịch chuyển thay thế lẫn nhau.
10
triển sang các nước phát triển không phải do việc tìm kiếm cơ hội mới của những
người lao động mà có nguồn gốc từ việc tuyển dụng của chủ lao động ở các nước
phát triển đối với lao động có tiền lương thấp. Chính sách tuyển dụng của các nước
tiếp nhận lao động là cơ sở hình thành sự di chuyển này [87]. Năm 1994, Wallerstein
lại đưa ra “lý thuyết các hệ thống thế giới” cho rằng: sự di cư là kết quả tự nhiên và
khách quan trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. Một trong những lý do
của di chuyển lao động quốc tế là tâm lý “lánh nạn” của người dân khi họ phải đối
mặt với sự bất ổn định về chính trị của nước mình sinh sống. Piyasiri
Wickramasekara cho rằng “có cả yếu tố kinh tế và phi kinh tế ảnh hưởng đến các
dòng chảy di cư” [88]. Nguyên nhân rõ ràng và phổ biến nhất của di chuyển lao động
chính là để tìm kiếm thu nhập cao hơn. Ngoài ra, còn có lý do “phi kinh tế” như
“người di cư được lôi kéo bởi bạn bè, người thân và các mối quan hệ xã hội” để thám
hiểm và khai phá, tìm kiếm những cơ hội của cầu về lao động. Và lý do chính trị
cũng là một yếu tố tác động tới di chuyển lao động. Trong một số trường hợp, người
di cư không có sự lựa chọn. Họ có thể bị buộc phải ra đi bởi những cuộc xung đột vũ
trang, khủng bố tại quê nhà hoặc do suy thoái môi trường. Họ di chuyển để tìm kiếm
sự an toàn trong cuộc sống.
Như vậy, có thể thấy các nghiên cứu chủ yếu đưa ra một số lý thuyết chung về
di chuyển lao động quốc tế, giải thích nguyên nhân của sự di chuyển lao động trong các
giai đoạn của quá trình phát triển kinh tế thế giới nhưng chưa có lý thuyết nào tập trung
giải thích di chuyển lao động trong khối kinh tế khu vực và đặc biệt đề cập đến di
chuyển của lao động kỹ năng trong khu vực đó. Mỗi lý thuyết đưa ra một hướng giải
thích khác nhau của vấn đề di chuyển lao động nhưng chưa làm rõ bản chất, nội dung,
các yêu cầu quản lý di chuyển, các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá trong
điều kiện bối cảnh mới của hội nhập và dưới tác động của cách mạng công nghệ. Do
vậy, chưa thể hiện hết những yếu tố đặc trưng của di chuyển lao động kỹ năng trong
khối kinh tế khu vực trong bối cảnh so sánh và cạnh tranh nhân lực khu vực và quốc tế.
1.1.2 Các nghiên cứu về di chuyển lao động quốc tế và di chuyển lao động
trong khu vực
Ngoài những công trình nhằm đưa ra khung lý thuyết về di chuyển lao động quốc
tế, còn rất nhiều nghiên cứu thực tiễn hiện đại tập trung phân tích các vấn đề liên quan để
tìm ra xu hướng, quy luật vận động của các dòng di chuyển lao động nói chung nhưng
11
chưa có nghiên cứu nào chuyên sâu về việc di chuyển lao động có kỹ năng, nhất là di
chuyển lao động có kỹ năng trong khối ASEAN.
“Báo cáo di cư thế giới 2010: Tương lai di cư: xây dựng năng lực để thay đổi”
của IOM [73] và báo cáo “Tổng quan di cư quốc tế 2011: SOPEMI” của OECD [92]
đưa ra bức tranh tổng quát về di chuyển lao động quốc tế với những phân tích về xu
hướng di chuyển lao động quốc tế hiện nay. Nghiên cứu đã luận giải nguyên nhân di
chuyển lao động quốc tế là sự chênh lệch về phát triển nhân khẩu học, các hiệu ứng và
tác động của sự thay đổi môi trường toàn cầu và làm nổi bật những vấn đề, thách thức
hiện nay của hiện tượng này. Từ đó đưa ra hàm ý rằng cần các chính sách thích hợp để
quản lý các dòng lao động đến và đi và cải tổ các lĩnh vực mới của di cư [92]. Tuy nhiên,
đây là bản báo cáo khá chung về tình hình di cư quốc tế, chưa phân tích riêng về từng
khu vực kinh tế và cũng không chú trọng đến di chuyển lao động có kỹ năng.
Một số các nghiên cứu gắn kết giữa di chuyển lao động quốc tế với di chuyển
lao động nội khối của Liên minh Châu Âu (EU) cũng có thể được coi là những
nghiên cứu có tính tham khảo cao cho Luận án. Năm 2007, Nghiên cứu “Di cư quốc
tế, Phát triển kinh tế và chính sách” do Caglar Ozden, Mavice Schiff, Palgrave
Macmillan biên tập [62] đã đưa ra những khuyến nghị quan trọng về chính sách
nhằm thúc đẩy và quản lý di chuyển lao động quốc tế trong phát triển kinh tế trên
phạm vi toàn cầu nói chung và đặc biệt trong nội khối EU nói riêng. Nghiên cứu “Di
chuyển nội khối EU: “trụ cột thứ hai” của chính sách di cư lao động của EU”, Yves
Pascouau [101] đã phân tích khá sâu chính sách đối với lao động di cư. Ông cho rằng
việc xây dựng chính sách chung đối với lao động di cư cho tất cả các quốc gia trong
khu vực EU là một quá trình lâu dài và liên tục, bàn luận về các quy tắc di chuyển lao
động nội khối đã tồn tại trong luật pháp của EU và chỉ ra những bất cập về chính sách
di chuyển lao động nội khối EU cũng như các giải pháp khuyến khích thực thi quyền
tự do di chuyển lao động của tất cả các quốc gia thành viên. Tuy nhiên những nghiên
cứu này gắn nhiều với đặc trưng của khối EU ở thời điểm khởi đầu của xu hướng lao
động di cư quốc tế. Vậy nên, bài học kinh nghiệm rút ra cho Luận án là tư duy logic
phân tích trong nghiên cứu, gắn kết giữa đặc điểm của các nước khối EU với xu
hướng di chuyển lao động nội khối, từ đó đưa ra các hướng giải quyết và đề xuất
chính sách phù hợp.
Nghiên cứu của Jennee Grace U. Rubrico về “Di chuyển tự do và có quản lý:
các chính sách di chuyển lao động trong ASEAN và EU” (2015) [78] đưa ra nhiều
12
gợi mở cho Luận án. Nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt về chính sách quản lý lao
động di cư giữa khu vực EU và ASEAN. ASEAN đã phát huy lợi thế là một khu vực
đi sau, đã tránh được những vấn đề mà EU mắc phải trong quá trình thực hiện một
cộng đồng kinh tế chung thông qua việc việc đưa ra chính sách tự do hóa di chuyển
lao động khá cẩn thận và dè dặt. Việc tìm hiểu sự khác trong quản lý chính sách giữa
EU và ASEAN không phải là mục tiêu của Luận án, tuy nhiên những bài học của
nghiên cứu này về cách quản lý lao động di cư của ASEAN sẽ là một trong số các cơ
sở so sánh kiểm chứng của Luận án khi mô tả, phân tích thực trạng hay đưa ra đánh
giá, nhận xét chính sách của ASEAN trong bối cảnh cập nhật hiện nay.
Thực tiễn dòng di chuyển lao động giữa các nước thành viên ASEAN (di
chuyển nội khối) đã được nghiên cứu ở giai đoạn trước khi thành lập Cộng đồng
Kinh tế ASEAN với số liệu phong phú, quy mô, xu hướng, đặc điểm khá đầy đủ
trong các nghiên cứu “Quản lý di cư lao động quốc tế trong ASEAN – Nghiên cứu 6
nước” của Aniceto C. Orbeta Jr. (2013) [58] và,“Nắm bắt lợi ích kinh tế và xã hội
của di chuyển lao động: ASEAN 2015” của Philip Martin and Manola Abella (2014)
[86]. Ngoài ra, các nghiên cứu này cũng đưa ra những phân tích tác động của di
chuyển lao động nội khối ASEAN tới sự phát triển kinh tế chung của khối với mục
đích hướng tới việc xây dựng và triển khai những chính sách chung của ASEAN
trong việc thúc đẩy di chuyển lao động nội khối nói chung cũng như chính quản lý và
bảo vệ lao động di cư tại các nước thành viên ASEAN nói riêng.
Trong giai đoạn hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN, ADB và ILO cũng
cùng thực hiện một nghiên cứu về “Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập và
hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn” [68]. Thông qua nghiên cứu xu
hướng việc làm và điều kiện xã hội của khu vực ASEAN, báo cáo đã phân tích các
chính sách hành động của chính phủ các nước thành viên, đưa ra thực trạng tổng thể
về thị trường lao động ASEAN. Tuy nhiên, báo cáo chưa phân tích về các dòng di
chuyển lao động nội khối hay chuyên sâu về lao động có kỹ năng. Mục đích của
nghiên cứu này là phát triển nguồn nhân lực chứ không phải để quản lý hay thúc đẩy
nguồn lao động nói chung và lao động có kỹ năng nói riêng di chuyển trong nội bộ
các nước ASEAN.
Ngoài các nghiên cứu tiếp cận theo hướng tổng thể lao động của toàn khối
ASEAN, nhóm các nghiên cứu đầu vào cho báo cáo “Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý
hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn” tìm hiểu về thực tiễn ở từng
13
quốc gia thành viên trong việc cố gắng chủ động tham gia vào di chuyển lao động nội
khối nhằm mang lại lợi ích cho nước mình cũng được các nhà kinh tế học ở các nước
ASEAN thực hiện. Các kết quả nghiên cứu này thực sự là các nghiên cứu điển hình
để Luận án tham khảo về tư duy nghiên cứu, cách tiếp cận cũng như là cơ sở chứng
minh cho những luận điểm của Luận án. Có thể kể đến “Nghiên cứu quốc gia về In-
đô-nê-xia” Ismalina, P. và đồng sự (2014) [74] đã phân tích về thực trạng các dòng di
chuyển lao động từ In-đô-nê-xia tới các nước thành viên khác trong ASEAN và đưa ra
những nhận định về thị trường lao động ASEAN dưới góc độ kinh tế của In-đô-nê-xia. Từ
đó, tác giả có những khuyến nghị về chính sách để tăng cường di chuyển lao động nội
khối của nước này, nhất là vấn đề bảo vệ người lao động. Trung tâm Phát triển và
Nghiên cứu Marketing My-an-ma (2014) đã cung cấp báo cáo: “Cộng đồng ASEAN
2015: Tác động của hội nhập ASEAN đối với thị trường lao động của My-an-ma:
Đánh giá nhanh về các doanh nghiệp tại Yangon” [84] nghiên cứu về riêng các dòng
di chuyển My-an-ma trong nội bộ các nước ASEAN. Báo cáo “Cộng đồng ASEAN
2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn: Trường
hợp của Phi-líp-pin”của Yap. J. (2014) [100] nghiên cứu về quản lý di chuyển lao
động quốc tế ở ASEAN và nghiên cứu trường hợp của của Phi-lip-pin. Báo cáo phân
tích thực trạng di chuyển lao động ra nước ngoài của các nước trong khu vực
ASEAN để đưa ra những khuyến nghị về hệ thống quản lý người lao động ra nước
ngoài để đảm bảo tăng cường số lượng người tham gia cũng như các giải pháp nhằm
bảo vệ người lao động của Phi-líp-pin.
Nghiên cứu về cơ chế, chính sách, công cụ quản lý lao động đưa đi làm việc ở
nước ngoài, có: (i) Nghiên cứu của Robyn Magalit Rodriuez “Xuất khẩu lao động:
Cách các nhà môi giới đưa lao động Phi-líp-pin đi làm việc ở các nước trên thế
giới” [91]. Nghiên cứu này nhấn mạnh đến công cụ quản lý nhà nước đối với lao
động xuất khẩu, vấn đề đào tạo cho lao động; (ii) “Chính sách xuất khẩu lao động:
Trường hợp của Phi-líp-pin”của Feina C. (2011) [64] chỉ ra rằng, lao động di cư
quốc tế vẫn là xu hướng mạnh mẽ và châu Á, với dân số đông, vẫn là khu vực tiềm
tàng về xuất khẩu lao động. Do đó, chính sách giải quyết việc làm của Phi-líp-pin vẫn
là hướng tới đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Nghiên cứu về dòng di cư và vấn đề kiều hối có: “Nghiên cứu tác động phát
triển và triển vọng tương lai” (Ratha, D., 2005) [89] chỉ ra rằng kiều hối là nguồn
tiền rất quan trọng và ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển; cách thức phát huy tối đa
14
lượng kiều hối chuyển về nước, như: xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế trong
nước; tăng tính minh bạch trong sử dụng lượng kiều hối chuyển về nước. Nghiên cứu
này cung cấp cho Luận án cơ sở để đưa ra tiêu chí đánh giá di chuyển lao động có kỹ
năng hiệu quả cho Việt Nam.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và lao động đi làm việc ở nước
ngoài có nghiên cứu “Xuất khẩu lao động trong bối cảnh toàn cầu hoá: kinh nghiệm
của Phi-líp-pin trong xuất khẩu lao động đến Rome” của Ligaya Lindio-McGovern
(2014) [80]. Nghiên cứu này xem xét tác động của toàn cầu hóa đến đưa lao động đi
làm việc ở nước ngoài, vấn đề bất bình đẳng và phân hóa giàu nghèo. Nghiên cứu
cũng đề cập đến vấn đề nữ hóa trong lao động đi làm việc ở nước ngoài của Phi-líp-
pin và những khó khăn, thách thức của những lao động này.
Như vậy, các nghiên cứu về di chuyển lao động trong ASEAN khá phong phú và
liên tục từ trước khi thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến nay, từ nghiên cứu tổng
quan về ASEAN đến di chuyển lao động của từng nước vào ASEAN hay ra quốc tế. Các
nội dung nghiên cứu phân tích khá đầy đủ từ thực trạng đến đánh giá các chính sách,
đến các yếu tố tác động đến luồng di chuyển lao động. Tuy nhiên, cho đến nay, với
những thay đổi của ASEAN nói chung và các quốc gia của từng thành viên trong
ASEAN nói riêng, các nhận định đánh giá đã giảm tính phù hợp và cần được xem xét lại
với các điều kiện và thông tin về xu hướng và việc thực hiện MRAs của khối, về tác động
củ CMCN 4.0 khi mà một số ngành nghề có nguy cơ biến mất và định hướng phát triển
kinh tế của các nước đã thay đổi trong bối cảnh mới…
1.2. Những nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc
Có khá nhiều nghiên cứu của các nhà kinh tế học Việt Nam đề cập đến di
chuyển lao động nói chung và lao động có kỹ năng trong nội khối ASEAN và thực tế
tham gia của Việt Nam. Một số nghiên cứu thực hiện từ trước khi thành lập Cộng
đồng ASEAN vào 31/12/2015 sẽ được sử dụng, tham khảo trong Luận án như là
những thông tin để đối chiếu, so sánh và xem xét kiểm định. Một số nghiên cứu gần
đây về di chuyển lao động có kỹ năng cũng được thực hiện khá đầy đủ, và có cách
tiếp cận là hướng đến thúc đẩy lao động có kỹ năng của Việt Nam đi lao động ở nước
ngoài theo các MRAs có giá trị tham khảo tốt cho Luận án.
1.2.1. Về di chuyển lao động quốc tế nói chung và di chuyển lao động trong
ASEAN
Nghiên cứu “Di chuyển lao động quốc tế” (2011) [18] của tác giả Nguyễn
Bình Giang - đã kế thừa các lý thuyết sẵn có về di chuyển lao động quốc tế, xem xét
15
phân tích những xu hướng trong di chuyển lao động quốc tế, tác động hai mặt đối với
những nước tham gia, những thích ứng trong các chính sách quốc gia và dự báo một
số dòng di chuyển trong giai đoạn thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN và không
nghiên cứu riêng về di chuyển lao động có kỹ năng.
Nghiên cứu “ASEAN: Từ Hiệp hội đến Cộng đồng- những vấn đề nổi bật và
tác động đến Việt Nam” [17] của PGS.TS Nguyễn Duy Dũng trong cuốn đã phân
tích những vấn đề nội khối cùng với cơ sở hình thành, xây dựng các thị trường nguồn
lực chung. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra những khó khăn thách thức, khả năng hiện thực
hóa của Cộng đồng, những tác động và sự tham gia của Việt Nam. Nghiên cứu đã
đánh giá kết quả của các cam kết và đưa ra các kịch bản và mô hình của Cộng đồng
ASEAN nói chung, các Cộng đồng Chính trị - An ninh, Kinh tế, Văn hóa - Xã hội
nói riêng. Tuy nhiên, nôi dung nghiên cứu lượng lao động nói riêng hay cụ thể với di
chuyển lao động có kỹ năng chưa được đề cập nhiều trong nghiên cứu này. Đề tài
“Cộng đồng ASEAN: Cơ sở hình thành, triển vọng và phản ứng chính sách của các
nước trong khu vực” do Lê Bộ Lĩnh làm chủ nhiệm (2006-2008) [25] chỉ rõ sự cần
thiết, tác động, kết quả hạn chế của việc mở rộng hợp tác của ASEAN với bên ngoài.
Nghiên cứu đã chỉ rõ quá trình hợp tác ASEAN+3, ASEAN+6 và các đối tác lớn như:
Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU… đồng thời phân tích triển vọng của sự hợp tác này.
Điểm nổi bật là trong các nghiên cứu về ASEAN, Việt Nam luôn là đối tượng mà các
nhà khoa học của nhóm nghiên cứu hết sức quan tâm và đã chỉ rõ vị trí, vai trò của
nước ta trong hội nhập nói chung và hội nhập ASEAN nói riêng. Đề tài “Những vấn
đề cơ bản để hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN và tác động đến Việt Nam” (2011-
2012) do Nguyễn Sỹ Tuấn làm chủ nhiệm [46] đã tập trung phân tích sự hình thành,
những vấn đề đặt ra và hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN trong đó có sự hình thành
và xây dựng thị trường lao động nội khối. Tuy nhiên, phần nghiên cứu về sự di
chuyển hợp tác lao động có kỹ năng nói chung hay sự tham gia của Việt Nam nói
riêng trong lĩnh vực này vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể và đây vẫn còn là mảng
trống cần tiếp tục phân tích và mổ xẻ.
“Báo cáo tổng quan về di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài” (Hà Nội,
2011) [3] do các tác giả Đặng Nguyên Anh, Lê Kim Sa, Nghiêm Thị Thủy, Phí Hải
Nam đã phân tích việc di cư dựa trên cơ sở sự chênh lệch về mức sống, cơ hội việc
làm và thu nhập giữa các quốc gia [3]. Báo cáo khẳng định quy luật cung-cầu về sức
lao động, dịch vụ và chênh lệch về mức thu nhập giữa Việt Nam và các nước trong
16
khu vực đã thúc đẩy các luồng di cư. Báo cáo phân tích về thực trạng di cư của công dân
Việt Nam ra nước ngoài. Báo cáo không xem xét đến xu hướng và những vấn đề của
việc di chuyển lao động có kỹ năng trong khối - là vấn đề rất được quan tâm hiện nay.
Nghiên cứu về nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh AEC của Nguyễn
Thường Lạng, Trần Đức Thăng (2015) “Đánh giá nguồn nhân lực Việt Nam khi
tham gia AEC” [36] và của Mạc Văn Tiến “Đánh giá năng lực cạnh tranh nguồn
nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” [36] đã tổng quan và đưa ra một số
nhận định đánh giá về nguồn nhân lực. Theo đó, Việt Nam đang có lợi thế về cơ cấu
dân số vàng ở giai đoạn 2010-2040 nhưng đồng thời cũng đứng trước những thách
lớn để hội nhập thành công. Những rào cản cạnh tranh chủ yếu bao gồm: nguồn nhân
lực đa số vẫn là kỹ năng thấp và kỹ năng trung bình; chất lượng đào tạo thấp; tiếng
Anh hạn chế; tính năng động và nhanh chóng thích nghi với điều kiện mới có hạn; kỷ
luật và ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao; rủi ro cao khi tham gia di chuyển do còn
nhiều lao động di cư bất hợp pháp, trong khi đó khả năng quản lý di chuyển lại chưa tốt
và không có sự khác biệt trong so sánh năng lực cạnh tranh với các nước khác trong khu
vực ASEAN. Các nghiên cứu đã hướng tới việc hoàn thiện phương pháp đánh giá năng
lực cạnh tranh của nguồn nhân lực và xây dựng được một số chỉ số cơ bản đánh giá năng
lực cạnh tranh của nguồn nhân lực, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Tuy nhiên các
nghiên cứu này chưa đề cập sâu đến giải pháp phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho nguồn
nhân lực.
Luận án tiến sĩ của Đào Thị Thu Trang về “Sự tham gia của Việt Nam vào di
chuyển lao động nội khối ASEAN” [42] cũng đã thực hiện nghiên cứu với những mục
tiêu gần tương tự như Luận án này tính đến năm 2015. Luận án cho rằng việc đưa lao
động Việt Nam đi làm việc tại các nước trong khối ASEAN theo các MRA là giải pháp
tối ưu. Tuy nhiên, những nhận định về MRAs cần được xem xét định kỳ dưới lăng kính
của bối cảnh mới, đặc biệt cuộc CMCN 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến nhu cầu lao
động trong khối, đã có rất nhiều thay đổi về xu hướng dòng di chuyển và nhu cầu lao
động di cư của khối. Luận án của Đoàn Thị Thu Trang cũng chưa phân tích sâu vai trò
của quản lý nhà nước trong di chuyển lao động, nhất là những nội dung về xây dựng
khung khổ pháp lý, tổ chức thực hiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý cũng như
nâng cao năng lực theo xu hướng mới cho LLLĐ.
17
1.2.2. Về di chuyển lao động có kỹ năng trong ASEAN
Luận án tiến sĩ năm 2011 của Lê Hồng Huyên, Trường Đại học Kinh tế,
ĐHQGHN “Quản lý nhà nước về di chuyển lao động Việt Nam ra làm việc ở nước
ngoài”[23] đã khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản và đánh giá thực trạng quản
lý nhà nước về di chuyển lao động Việt Nam ra nước ngoài giai đoạn từ 1991-2009.
Tác giả cho rằng với định hướng sử dụng di chuyển lao động ra nước ngoài là công
cụ để giải quyết các vấn đề kinh tế của đất nước, cần xây dựng hệ thống quản lý Nhà
nước chặt chẽ để thúc đẩy hơn nữa di chuyển lao động ra nước ngoài và hạn chế
những tiêu cực cũng như thách thức khi tham gia vào thị trường lao động quốc tế.
Tuy nhiên, Luận án chỉ tập trung vào vấn đề quản lý nhà nước đối với di chuyển lao
động của Việt Nam ra nước ngoài nói chung và không đề cập cụ thể đến lao động kỹ
năng và luồng di chuyển lao động kỹ năng từ Việt Nam ra nước ngoài.
Nhóm các bài nghiên cứu về di chuyển lao động có kỹ năng có thể kể tới như
bài nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Bình:“Di chuyển lao động chuyên môn cao
quốc tế: xu hướng và tác động” [7] cũng đặt vấn đề về nghiên cứu di chuyển lao
động quốc tế ở lĩnh vực di chuyển lao động có chuyên môn cao và xem xét khía cạnh
xu hướng và tác động. Trong nghiên cứu này mặc dù có hướng chuyên môn sâu về di
chuyển lao động chuyên môn cao (chứ không phải có kỹ năng), nhưng lại gắn trong
bối cảnh di chuyển lao động quốc tế nói chung. Nghiên cứu chưa có những phân tích
tình huống hay đánh giá sâu về xu hướng di chuyển này dựa trên những đặc thù của
ASEAN hay tác động của ASEAN nói chung và sự phát triển của các nước thành
viên nói riêng đến lao động có kỹ năng của Việt Nam. Tác giả Lưu Văn Hưng (2008)
cũng đã thực nghiên cứu “Di chuyển lao động nội khối ASEAN thời gian gần đây và
vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” [21] nhưng nghiên cứu của tác giả đã khá xa thời điểm
hiện tại nên chưa có sự cập nhật thông tin về sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển
lao động nội khối ASEAN nói chung và đặc biệt là những yêu cầu và thách thức của di
chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN trong bối cảnh mới.“Báo cáo
Phát triển Việt Nam 2014: Nâng cao kỹ năng cho Việt Nam: Chuẩn bị nguồn nhân lực
cho nền kinh tế thị trường hiện đại” của World Bank (2014) [52] mặc dù phân tích về
các dòng di chuyển lao động của Việt Nam tới các nước thành viên của ASEAN nhưng
còn khá chung chung, chưa tập trung vào vai trò cũng như mức độ tham gia vào di
chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trong nội khối ASEAN.
18
Nghiên cứu “Di chuyển lao động kỹ năng theo các hiệp định công nhận lẫn
nhau giữa các nước trong cộng đồng kinh tế ASEAN: thách thức của Việt Nam.”
(Nguyễn Bá Ngọc và cộng sự, 2016) [26] đánh giá: Cộng đồng Kinh tế ASEAN
(AEC) thành lập cuối năm 2015 vừa đem lại cơ hội cho thị trường lao động Việt
Nam, đồng thời cũng là thách thức không nhỏ khi các dòng di chuyển lao động từ các
nước ASEAN ra vào và sẽ tạo nên cuộc cạnh tranh lao động kỹ năng quyết liệt giữa
các nước. Về cơ hội, AEC sẽ tạo ra tiềm năng lớn để Việt Nam có thể chuyển dịch cơ
cấu kinh tế từ các ngành có năng suất lao động thấp sang các ngành có năng suất lao
động cao cũng như tạo áp lực để chuyển đổi cơ cấu lao động từ ít lànhnghề sang lành
nghề; về thách thức, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam thấp. Hội nhập AEC
tạo ra nhu cầu ngày càng tăng đối với các trình độ kỹ năng khác nhau và Việt Nam
cần nỗ lực nhiều hơn để chuẩn bị cho những việc làm đáp ứng yêu cầu thị trường lao
động với kỹ năng cao theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, phạm vi của
nghiên cứu chỉ tập trung vào một số vấn đề cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn
cơ bản nhất nhằm đánh giá những thách thức của Việt Nam trong thực hiện di chuyển
lao động kỹ năng theo các MRAs giữa các nước thành viên ASEAN, chưa nghiên
cứu tổng thể về di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN cũng
như chưa xem xét MRAs trong bối cảnh mới và sự tác động của CMCN 4.0. Ngoài
việc kế thừa những kết quả nghiên cứu của báo cáo, những khoảng trống này chính là
những gợi mở cho hướng nghiên cứu của Luận án.
Năm 2017, nghiên cứu về “Quản lý Nhà nước về dịch chuyển lao động trong
quá trình hội nhập ASEAN” của Đỗ Thị Thanh Hoa [20] đã hệ thống hóa các vấn đề lý
thuyết chủ yếu, làm rõ một số khái niệm liên quan đến quản lý nhà nước và dịch chuyển
lao động du lịch, các yếu tố ảnh hưởng đến dịch chuyển lao động du lịch trong hội nhập
ASEAN. Tuy nhiên, giới hạn của Luận án cũng vẫn là hướng tới tận dụng chính sách về
MRA là hướng đi chính. Do đó các mô tả, đánh giá thực trạng, dự báo xu hướng, đề xuất
giải pháp của nghiên cứu đều lấy MRA là tinh thần chung. Báo cáo giới hạn đối tượng
dịch chuyển lao động chỉ là trong lĩnh vực du lịch, các giải pháp chưa chú ý đến việc
nâng cao tính năng động và khả năng thích nghi với điều kiện mới cũng như chất lượng
các dịch vụ công cung cấp cho lao động Việt Nam tham gia dịch chuyển.
Nghiên cứu “Khả năng tham gia dịch chuyển lao động kỹ năng của lao động
nữ Việt Nam trong ASEAN” của Nguyễn Thị Bích Thuý (2017) [35] đã đánh giá khả
năng tham gia dịch chuyển theo MRAs của lao động nữ Việt Nam trong ASEAN
19
theo các tiêu chí kiến thức, kỹ năng, thái độ và biểu hiện năng lực trong quá trình
dịch chuyển. Một số kết quả có ý nghĩa của đề tài là phân tích rõ điều kiện, đặc điểm
của lao động nữ Việt Nam và vai trò của họ trên thị trường lao động trong nước cũng
như tham gia thị trường lao động quốc tế; đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực
của lao động nữ Việt Nam trong tham gia dịch chuyển lao động ASEAN. Do hạn chế
về tư liệu nghiên cứu cũng như những số liệu cụ thể về 8 nhóm nghề, những kết luận rút
ra từ đề tài mới ở bước đầu mang tính khái quát và tập trung vào nữ lao động di cư chứ
không phải lao động nói chung.
Nghiên cứu xu hướng lao động đi làm việc ở nước ngoài, tác động tích cực và
tiêu cực tới kinh tế và xã hội của đất nước, chiến lược đưa lao động đi làm việc ở
nước ngoài: cũng đã có nhiều. Nghiên cứu về "Tình hình và xu hướng xuất khẩu lao
động Việt Nam " của tác giả Kannika Angsuthanasombat [75]; Nghiên cứu của Ruth
Bowen và Đỗ Vân Hương về “Phụ nữ Việt Nam trong di cư lao động quốc tế: Phân
tích tình hình” (2012) [32] và Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Những luận cứ để xây dựng
chiến lược xuất khẩu lao động” (2008) do Nguyễn Ngọc Quỳnh làm chủ nhiệm [29]
cũng đã khẳng định: i) di cư lao động là một thực tế khách quan và là xu hướng rõ
ràng đã, đang và sẽ ngày càng phát triển hơn trong tương lai; ii) nâng cao chất lượng
lao động trước khi đi xuất khẩu lao động là một trong những hoạt động cần thiết phải
thực hiện để hạn chế những tiêu cực và phát huy những tác động tích cực do xuất
khẩu lao động mang lại; iii) đào tạo cho lao động xuất khẩu thông qua dạy ngoại ngữ,
dạy nghề và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cần được đưa vào chiến lược xuất khẩu lao
động nhằm xây dựng chính sách phù hợp cho hoạt động này.
1.3. Những khoảng trống nghiên cứu
Từ tổng quan các công trình nghiên cứu có thể rút ra những khoảng trống
nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, khoảng trống lý luận về di chuyển lao động kỹ năng trong một cộng
đồng kinh tế khu vực (cách tiếp cận nghiên cứu, bản chất, nội hàm lao động kỹ năng
và di chuyển lao động có kỹ năng, hình thức di chuyển, các nhóm nhân tố ảnh hưởng,
tiêu chí đánh giá sự tham gia của một nước đối với di chuyển lao động trong khu vực,
nội dung quản lý Nhà nước về di chuyển).
Thứ hai, khoảng trống phân tích thực tiễn với các thông tin cập nhật về sự
tham gia của Việt Nam đối với di chuyển lao động có kỹ năng trong ASEAN, các
dòng di chuyển đi chủ yếu đến các nước theo trình độ, nghề/lĩnh vực hoạt động, theo
20
các hình thức di chuyển, thực chất thu nhập, năng lực nghề nghiệp, trình độ ngoại
ngữ và sự tham gia của Việt Nam trong thực hiện các MRAs của ASEAN.
Thứ ba, khoảng trống về bối cảnh mới (đặc biệt là hội nhập và tác động của
CMCN 4.0) và các các cơ hội thách thức, quan điểm chiến lược của Việt Nam và đặc
biệt là các giải pháp về mô hình tăng trưởng, tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý nhà
nước, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các dịch vụ hỗ trợ và hợp tác về lao động
đáp ứng yêu cầu hội nhập phát triển trong di chuyển lao động có kỹ năng trên thị trường
lao động ASEAN.
Do vậy, tiến hành nghiên cứu đề tài: “Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt
Nam trong Cộng đồng ASEAN” sẽ góp phần làm thu hẹp và khắc phục những khoảng
trống về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và đề xuất các chính sách, giải pháp để Việt
Nam có được nguồn nhân lực có sức cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập phát
triển và quản lý hiệu quả di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong
ASEAN.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung nghiên cứu của
đề tài Luận án
1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án đưa ra những câu hỏi nghiên cứu sau:
- Nội hàm của di chuyển lao động kỹ năng trong khối kinh tế khu vực là gì?
các nhân tố ảnh hưởng ra sao và đánh giá hiệu quả tham gia di chuyển lao động kỹ
năng của một nước trong khối thông qua những tiêu chí nào?
- Năng lực của lao động kỹ năng Việt Nam và khả năng tham gia di chuyển
của họ đang ở mức độ nào so với yêu cầu của thị trường lao động ASEAN? Những
hạn chế chủ yếu trong di chuyển lao động kỹ năng Việt Nam trong ASEAN là gì, do
những nguyên nhân chủ yếu nào?
- Bối cảnh hội nhập, cơ hội và thách thức, quan điểm và giải pháp nào đối với Việt
Nam để tham gia hiệu quả vào di chuyển lao động có kỹ năng trong Cộng đồng ASEAN?
1.4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Các vấn đề mà Luận án đưa ra được nghiên cứu theo những giả thuyết sau:
- Sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển lao động kỹ năng trong ASEAN
còn nhiều hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực cũng như tính cạnh tranh của lao
động và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước (mô hình tăng trưởng, khung khổ pháp
lý, tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá và nâng cao hiệu quả di chuyển).
21
- Việc di chuyển của lao động có kỹ năng của Việt Nam theo MRAs không
phải là phương án tối ưu trong bối cảnh hiện nay.
- Việt Nam vẫn có thể tận dụng được nhiều cơ hội, nhất là trong bối cảnh
CMCN 4.0, và phát huy điểm mạnh, đối phó với những thách thức, hạn chế và yếu
kém để thúc đẩy tham gia và nâng cao khả năng di chuyển lao động kỹ năng trong
Cộng đồng ASEAN nhằm hội nhập thành công và hiệu quả.
1.4.3. Khung nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên
cứu đặt ra, đồng thời dựa vào những lý thuyết nghiên cứu liên quan đến di chuyển lao
động kỹ năng trong khối kinh tế khu vực cũng như toàn bộ cơ sở lý luận (được phân
tích ở Chương sau), Khung nghiên cứu di chuyển lao động có kỹ năng Việt Nam
trong Cộng đồng ASEAN (logic nghiên cứu của Luận án) được đề xuất như sau:
Khung nghiên cứu di chuyển lao động kỹ năng Việt Nam trong ASEAN
BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU DI CHUYỂN LAO ĐỘNG KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP ASEAN, KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ
Quy mô di
chuyển
Cơ cấu di
chuyển
Lợi ích của di
chuyển
Quản lý di
chuyển
TIÊU CHÍ
ĐÁNH GIÁ
(dựa trên lý
thuyết hiệu
ứng di dân):
1. Quy mô, cơ
cấu di chuyển:
-Số lượng
- Cơ cấu
2. Lợi ích của
di chuyển:
- Thu nhập
- Trình độ
công nghệ và
năng lực lao
động
- Linh hoạt
TTLĐ
- Kiều hối…
3. Hiệu lực,
hiệu quả quản
lý nhà nước
NỘI DUNG DI CHUYỂN LAO ĐỘNG KỸ NĂNG VIỆT NAM
TRONG ASEAN
(dựa trên lý thuyết di chuyển lao động, học thuyết quản lý nói
chung và quản trị thị trường lao động nói riêng)
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ
KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG ASEAN
(dựa trên lý thuyết thị trường lao động, lý thuyết vốn con người, lý
thuyết di chuyển lao động, thuyết hội nhập và phát triển)
Cầu lao động
kỹ năng trong
ASEAN (già
hóa dân số,
thiếu hụt lao
động kỹ năng,
thu nhập hấp
dẫn, đời sống
văn hóa tinh
thần…)
Cung lao động
kỹ năng của
Việt Nam (dân
số vàng, năng
lực, thu nhập
thấp, khả năng
thích nghi,
ngoại ngữ…)
Quy định
chung về di
chuyển lao
động kỹ năng
trong ASEAN
và cam kết
thực hiện
Khung khổ
phát triển của
Việt Nam
(trong đó có di
chuyển lao
động) và năng
lực quản lý
22
Kết luận Chƣơng 1
Chương 1 đã phân tích và tổng quan những nghiên cứu trong và ngoài nước
liên quan đến đề tài Luận án. Có thể kết luận về những vấn đề đã được nghiên cứu và
thống nhất như sau:
Thứ nhất, các vấn đề lý thuyết về di chuyển lao động quốc tế được quan tâm
rất nhiều nhưng chưa thật sự có nghiên cứu lý thuyết về di chuyển lao động kỹ năng
trong khối kinh tế khu vực, cụ thể là đối với ASEAN. Luận án đã xác định khung
nghiên cứu di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN. Khung nghiên
cứu dựa trên lý thuyết về di chuyển lao động, học thuyết quản lý nói chung và quản
lý thị trường lao động nói riêng, thuyết vốn con người và thuyết hội nhập và phát
triển. Đây là cơ sở quan trọng để Luận án tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu hơn, đặc
biệt là về bản chất, nội dung yêu cầu của di chuyển, quản lý di chuyển, các nhân tố
ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá hiệu quả di chuyển.
Thứ hai, mặc dù có một số nghiên cứu đánh giá thực tiễn về sự di chuyển lao
động quốc tế và di chuyển trong các nước ASEAN song vẫn còn thiếu phân tích
chuyên sâu và đánh giá toàn diện về sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển lao
động kỹ năng trong khối này với tư cách là thành viên tích cực xây dựng Cộng đồng
ASEAN và thị trường lao động chung của ASEAN, đặc biệt là trong bối cảnh hội
nhập với những điều kiện mới về đầu tư, thương mại, dịch vụ và công nghệ.
Thứ ba, việc xác định các “khoảng trống” nghiên cứu là rất quan trọng. Luận
án đã đánh giá được các khoảng trống nghiên cứu, từ đó xây dựng các câu hỏi nghiên
cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung nghiên cứu của đề tài Luận án để bổ sung vào
những vấn đề nghiên cứu còn tồn tại.
23
Chƣơng 2
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG
TRONG KHỐI KINH TẾ KHU VỰC
2.1. Một số khái niệm cơ bản
Để làm rõ cơ sở khoa học về di chuyển lao động có kỹ năng trong khối kinh tế
khu vực, trước hết cần làm rõ một số khái niệm cơ bản có liên quan sau đây:
 Di chuyển/dịch chuyển2
lao động
Theo Wikipedia, “di chuyển lao động là việc dịch chuyển về mặt địa lý và
nghề nghiệp của người lao động” [103]. Theo Từ điển tiếng Anh Cambridge, “di
chuyển lao động là mức độ người ta có thể và sẵn sàng dịch chuyển từ công việc này
sang công việc khác hoặc từ một nơi này sang nơi khác để làm việc” [104].
Ở lĩnh vực kinh tế, thuật ngữ “di chuyển/dịch chuyển lao động” được sử dụng
để chỉ người lao động “di chuyển” tới một nơi mới để thực hiện hợp đồng lao động
trong một khoảng thời gian nhất định (mang tính chất tạm thời). Những người tham
gia vào “di chuyển lao động” sẽ bổ sung vào thị trường lao động nơi đến, tạo ra dòng
chảy sức lao động từ thị trường này tới thị trường khác.
Trong tiếng Anh, “di chuyển lao động” có những cụm từ liên quan là “labour
mobility” hoặc “labour movement”, được hiểu chung nhất là người lao động từ một
công việc hoặc nơi làm việc chuyển sang làm một công việc khác hoặc di chuyển đến
một môi trường mới. Đôi khi cụm từ đề cập cụ thể đến các dòng di chuyển lao động trên
thị trường lao động. Theo cách hiểu này, di chuyển lao động có thể gồm:
(i) Di chuyển lao động có tính cá nhân, thuần túy là di chuyển việc làm (từ
công việc này sang công việc khác), có thể vẫn trong một doanh nghiệp, trong một
địa bàn hoặc sang doanh nghiệp khác, địa bàn khác.
(ii) Di chuyển lao động gắn với cuộc sống (theo nghĩa của di dân), có thể là
định cư sang nơi ở mới (ở trong hoặc ngoài nước), không thuần túy vì lý do công
việc, có thể là di chuyển theo gia đình.
(iii) Di chuyển lao động có tính nhóm (theo dòng di chuyển), di chuyển này
gắn với cung cầu trên thị trường lao động trong nước hoặc quốc tế.
Tác giả Brent Radcliffe trong “Tính kinh tế của di chuyển lao động” [102] đã đưa
ra định nghĩa di chuyển lao động, trong đó đề cập đến sự dễ dàng mà người lao động có
thể di chuyển giữa các ngành nghề trong một nền kinh tế và giữa các nền kinh tế khác
2
Thuật ngữ di chuyển hoặc dịch chuyển được NCS sử dụng đồng thời và có nghĩa như nhau.
24
nhau. Di chuyển lao động là một yếu tố quan trọng trong nghiên cứu kinh tế vì phản
ánh thực trạng lao động- một trong những yếu tố quan trọng của sản xuất, ảnh hưởng
đến sự phát triển và sản xuất. Định nghĩa di chuyển lao động này gắn với dòng di dân
trong thị trường lao động (trong nước và quốc tế), bổ sung vào thị trường lao động
nơi đến, tạo ra dòng chảy sức lao động từ thị trường này tới thị trường khác. Bản chất
của di chuyển lao động là nhằm giải quyết vấn đề kinh tế như cung-cầu thị trường,
tiền lương, việc làm… Di chuyển lao động đề cập đến sự di chuyển của lực lượng lao
động nhằm thu được lợi ích (tiền lương, thu nhập) cao hơn cho lao động của họ trong
khu vực, ngành, liên ngành, liên quốc gia, giữa các doanh nghiệp, cũng như việc
chuyển dịch nơi làm việc. Di chuyển lao động là kết quả của việc thương mại hóa lực
lượng lao động và là một biểu hiện trực tiếp của việc tối đa hóa giá trị của lao động.
Nhìn chung, dòng chảy của lao động giữa các vùng, khu vực sẽ giúp thu hẹp khoảng
cách tiền lương giữa các vùng hay khu vực.
 Di chuyển lao động quốc tế
Nếu xét trong phạm vi quốc tế thì “di chuyển lao động quốc tế” chính là sự di
chuyển sức lao động từ nước này sang nước khác nhằm tìm kiếm các cơ hội việc làm
và thu nhập tốt hơn nơi ở ban đầu”.
Một số tài liệu nghiên cứu cho rằng “di chuyển lao động quốc tế” chính là
hoạt động “xuất - nhập khẩu lao động” giữa các nước thông qua “con đường” chính
thức đã được thỏa thuận giữa hai nước; hoặc di chuyển lao động chính là việc người
di cư có thể đi qua biên giới nước mình để tới nước đến thông qua hình thức quá
cảnh, trong đó có cả di chuyển lao động hợp pháp và bất hợp pháp (hay nói cách
khác, di chuyển theo con đường chính thức và không chính thức).
Như vậy, thuật ngữ “di chuyển lao động quốc tế” thể hiện sự tương tác giữa
các thị trường lao động quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu và tuân theo những quy
luật thị trường.
Toàn cầu hóa, khu vực hóa trong những năm gần đây ngày càng trở nên mạnh
mẽ. Các quốc gia trong một khu vực kinh tế có xu hướng tạo lập những mối quan hệ
liên kết kinh tế quốc tế đặc biệt để đạt những mục tiêu tăng trưởng cho các quốc gia
thành viên và xây dựng những thị trường nguồn lực chung nhằm khai thác hiệu quả
nhất lợi thế chuyên môn hóa sản xuất.
 Di chuyển lao động trong khối kinh tế khu vực
Nếu như di chuyển lao động trong xu thế toàn cầu hóa thường được nghiên cứu
với khái niệm “di chuyển lao động quốc tế” thì trong xu thế khu vực hóa sẽ tồn tại khái
25
niệm “di chuyển lao động trong khối kinh tế khu vực (nội khối)”, chỉ việc người lao
động ở các nước thành viên một khối kinh tế (có liên kết kinh tế chặt chẽ) chuyển
dịch sang nước khác trong cùng khối dưới tác động của cung - cầu trên thị trường
lao động chung, thể chế kinh tế và các cam kết hợp tác kinh tế khu vực. Di chuyển
lao động nội khối giải quyết vấn đề kinh tế chung của một khối kinh tế, tạo sự “cân
bằng động” cho thị trường lao động giữa các quốc gia thành viên.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu là di chuyển lao động dù ở cấp độ quốc
gia, song phương, khu vực hay toàn cầu thì đó là di chuyển của người lao động từ thị
trường lao động này đến thị trường lao động khác nhằm thu được lợi ích (tiền lương,
thu nhập) cao hơn cho lao động của họ trong khu vực, ngành, liên ngành, liên quốc
gia, giữa các doanh nghiệp, cũng như việc chuyển dịch nơi làm việc. Quá trình di
chuyển này thể hiện sự tương tác về cung và cầu của thị trường lao động. Di chuyển
lao động là kết quả của việc thương mại hóa lực lượng lao động và là một biểu hiện
trực tiếp của việc tối đa hóa giá trị của lao động. Nhìn chung, dòng chảy của lao động
giữa các vùng, khu vực sẽ giúp thu hẹp khoảng cách tiền lương giữa các vùng hay
khu vực, tạo ra động lực thúc đẩy thị trường lao động phát triển.
Sự khác biệt của di chuyển lao động nội khối và di chuyển lao động quốc tế
nằm ở mối quan hệ kinh tế giữa các nước thành viên trong khối kinh tế với các nước
bên ngoài, ở các thể chế và hợp tác kinh tế khu vực được ký kết. Di chuyển lao động
nội khối thường mang tính chất đa phương, phụ thuộc vào mức độ liên kết kinh tế giữa
các nước thành viên. Khối kinh tế nào có mức độ liên kết càng cao thì di chuyển lao
động nội khối càng dễ dàng, thuận tiện và sự tham gia của các nước thành viên vào di
chuyển lao động nội khối càng nhiều và ngược lại.
 Kỹ năng
Theo từ điển Oxford, “kỹ năng” là “khả năng để làm tốt một điều gì đó,
thường có được qua đào tạo hoặc kinh nghiệm” [105]. Theo từ điển Cambridge, kỹ
năng là “khả năng thực hiện tốt một hoạt động hoặc một công việc, đặc biệt do bạn
đã thực hành nó”. Ví dụ, kỹ năng đàm phán, khả năng truyền tải những vấn đề phức
tạp một cách đơn giản [106].
Như vậy, kỹ năng được hiểu là sự thành thục, tinh thông về kiến thức, các thao
tác, động tác trong quá trình thực hiện và hoàn thành một công việc cụ thể nào đó.
Theo Từ điển Giáo dục học do Bùi Hiền và cộng sự biên soạn (2001) [19], kỹ
năng là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu
26
và điều kiện cụ thể tiến hành hoạt động ấy, cho dù đó là hành động cụ thể hay hành
động trí tuệ. Kỹ năng được phân chia thành 2 bậc: Kỹ năng bậc thấp (bậc I) và kỹ
năng bậc cao (bậc II) [19]. Kỹ năng bậc thấp là những kỹ năng hình thành không cần
qua luyện tập, nếu biết tận dụng hiểu biết và kỹ năng tương tự thì có để chuyển sang
các hành động mới. Kỹ năng bậc cao là khả năng thực hiện hành động, hoạt động một
cách thành thạo linh hoạt, sáng tạo phù hợp với những mục tiêu trong những điều kiện
khác nhau. Trong kỹ năng bậc cao đã chứa đựng nhiều thao tác đạt mức kỹ xảo.
Theo tác giả Dương Thị Kim Oanh trong “Giáo trình Tâm lý học nghề nghiệp”
(2013) [28], kỹ năng là khả năng của con người thực hiện công việc một cách có
hiệu quả trong một thời gian thích hợp, với các điều kiện nhất định, dựa vào các tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo đã có.
Theo tác giả Đặng Thành Hưng, kỹ năng là dạng hành động tự giác, được thực
hiện có kỹ thuật, dựa và những điều kiện sinh học, tâm lí và xã hội ở cá nhân, và có kết
quả nhất định đáp ứng mục tiêu hay chuẩn đã định trước. Có kỹ thuật tức là không tùy
tiện, mà tuân theo trình tự, qui tắc và yêu cầu kỹ thuật. Kỹ năng luôn có cấu trúc kỹ
thuật, tức là các thao tác và trật tự kỹ thuật của chúng [22].
Với những định nghĩa trên ta có thể rút ra điểm chung nhất trong các khái niệm này
là “kỹ năng là khả năng thực tế hóa các kiến thức”. Khi một hoặc một nhóm hành động
nhất định nào đó được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ hình thành nên kỹ năng. Theo nghĩa hẹp,
kỹ năng được hiểu là những thao tác, hành động cụ thể của con người. Theo nghĩa rộng,
khi nói đến kỹ năng nghĩa là nói đến khả năng và năng lực cá nhân, là một thành tố quan
trọng tạo nên năng lực thực hiện của con người (kiến thức, kỹ năng và thái độ).
Lao động có kỹ năng/lao động kỹ năng
Lao động có kỹ năng/lao động kỹ năng còn gọi là lao động kỹ thuật hoặc lao
động có tay nghề. “Đề án nghiên cứu tổng thể về giáo dục-đào tạo và phân tích
nguồn nhân lực Việt Nam” (VIE/89/022) của UNESCO [54] đã đưa ra khái niệm về
“Lao động kỹ thuật” và cho rằng lao động kỹ thuật là lao động qua đào tạo được cấp
bằng hoặc chứng chỉ của các bậc đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân thống
nhất. Người lao động được xếp vào loại lao động kỹ thuật nếu đủ 2 điều kiện: (i)
được đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất; (ii) được cấp bằng hoặc
chứng chỉ của các bậc đào tạo [54].
Nếu xét theo tính chất lao động, lao động kỹ thuật gồm 2 loại: lao động kỹ thuật
thực hành và lao động chuyên môn. Ở Việt Nam hiện nay, lao động kỹ thuật thực
hành được đào tạo bởi hệ thống giáo dục nghề nghiệp phục vụ cho hoạt động lao
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN

More Related Content

What's hot

Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại...
Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại...Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại...
Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại...jackjohn45
 
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...nataliej4
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...
Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...
Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (13)

Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOTLuận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
 
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOTĐề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên GiangLuận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOTLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
 
Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại...
Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại...Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại...
Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại...
 
Đề tài: Thu hút nguồn nhân lực cho cơ quan UBND tỉnh Phú Yên
Đề tài: Thu hút nguồn nhân lực cho cơ quan UBND tỉnh Phú YênĐề tài: Thu hút nguồn nhân lực cho cơ quan UBND tỉnh Phú Yên
Đề tài: Thu hút nguồn nhân lực cho cơ quan UBND tỉnh Phú Yên
 
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng BìnhPhát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
 
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
 
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOTLuận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
 
Luận văn: Đào tạo nhân lực cán bộ cấp huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh
Luận văn: Đào tạo nhân lực cán bộ cấp huyện Lộc Hà, Hà TĩnhLuận văn: Đào tạo nhân lực cán bộ cấp huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh
Luận văn: Đào tạo nhân lực cán bộ cấp huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...
Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...
Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...
 
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
 
Luận văn: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho đội ngũ công chức
Luận văn: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho đội ngũ công chứcLuận văn: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho đội ngũ công chức
Luận văn: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho đội ngũ công chức
 

Similar to LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN

Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...huyendv
 

Similar to LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN (20)

Luận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án
Luận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự ánLuận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án
Luận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa học
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa họcĐề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa học
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa học
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...
 
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có côngLuận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
 
Đề tài: Chính sách đối với người có công tại TP Đà Nẵng, HAY
Đề tài: Chính sách đối với người có công tại TP Đà Nẵng, HAYĐề tài: Chính sách đối với người có công tại TP Đà Nẵng, HAY
Đề tài: Chính sách đối với người có công tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOTLuận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ vốn nhà nước tỉnh Yên Bái
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ vốn nhà nước tỉnh Yên BáiLuận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ vốn nhà nước tỉnh Yên Bái
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ vốn nhà nước tỉnh Yên Bái
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chínhLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Đào Tạo Nghề.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Đào Tạo Nghề.Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Đào Tạo Nghề.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Đào Tạo Nghề.
 
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Cho Đội Ngũ Kiến Trúc Sư
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Cho Đội Ngũ Kiến Trúc SưLuận Văn Tạo Động Lực Lao Động Cho Đội Ngũ Kiến Trúc Sư
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Cho Đội Ngũ Kiến Trúc Sư
 
Luận Văn Đãi Ngộ Tài Chính Cho Người Lao Động Tại Điện Lực Việt Nam
Luận Văn Đãi Ngộ Tài Chính Cho Người Lao Động Tại Điện Lực Việt NamLuận Văn Đãi Ngộ Tài Chính Cho Người Lao Động Tại Điện Lực Việt Nam
Luận Văn Đãi Ngộ Tài Chính Cho Người Lao Động Tại Điện Lực Việt Nam
 
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải PhòngChất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
 
Hoàn Thiện Quy Trình Và Phương Pháp Lập Dự Toán Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh V...
Hoàn Thiện Quy Trình Và Phương Pháp Lập Dự Toán Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh V...Hoàn Thiện Quy Trình Và Phương Pháp Lập Dự Toán Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh V...
Hoàn Thiện Quy Trình Và Phương Pháp Lập Dự Toán Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh V...
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân AnhLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
 
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt TrìLuận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
 
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAYLuận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAY
 
Đề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAY
Đề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAYĐề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAY
Đề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAY
 
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Tại Chi Cục Hả...
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Tại Chi Cục Hả...Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Tại Chi Cục Hả...
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Tại Chi Cục Hả...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ THỊ MINH ĐỨC DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ THỊ MINH ĐỨC DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN Ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 9340410 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng 2. PGS.TS. Nguyễn Bá Ngọc HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong Luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Thị Minh Đức
  • 4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Học viện Khoa học Xã hội cùng các thầy cô giáo tham gia giảng dạy đã cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc và đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng và PGS.TS. Nguyễn Bá Ngọc – những người thầy hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi những kiến thức cũng như phương pháp luận trong suốt thời gian hướng dẫn nghiên cứu, hoàn thành Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các Bộ, Ban, Ngành và tổ chức, đơn vị có liên quan đã cung cấp tài liệu, các bạn đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và những người thân đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ hết lòng cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2019 Hà Thị Minh Đức
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI................9 1.1 Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước ...................................................................9 1.1.1. Các nghiên cứu lý thuyết..............................................................................9 1.1.2 Các nghiên cứu về di chuyển lao động quốc tế và di chuyển lao động trong khu vực........................................................................................................10 1.2. Những nghiên cứu của các tác giả trong nước....................................................14 1.2.1. Về di chuyển lao động quốc tế nói chung và di chuyển lao động trong ASEAN.................................................................................................................14 1.2.2. Về di chuyển lao động có kỹ năng trong ASEAN .....................................17 1.3. Những khoảng trống nghiên cứu..........................................................................19 1.4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung nghiên cứu của đề tài Luận án........................................................................................................................20 1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................20 1.4.2. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................20 1.4.3. Khung nghiên cứu ......................................................................................21 Chƣơng 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG TRONG KHỐI KINH TẾ KHU VỰC .......................................................23 2.1. Một số khái niệm cơ bản......................................................................................23 2.2 Một số lý thuyết liên quan đến di chuyển lao động ..............................................31 2.3 Bản chất, nội dung di chuyển lao động kỹ năng...................................................35 2.3.1 Bản chất .......................................................................................................35 2.3.2 Nội dung và yêu cầu....................................................................................36 2.3.3 Các dòng di chuyển .....................................................................................37 2.3.4 Các hình thức di chuyển..............................................................................38 2.4. Quản lý di chuyển lao động kỹ năng đi trong khối kinh tế khu vực....................38 2.4.1. Xây dựng khung khổ, chính sách ...............................................................39 2.4.2. Quản lý, phát triển kỹ năng trước khi di chuyển........................................40 2.4.3. Quản lý quá trình thực hiện di chuyển .......................................................40
  • 6. 2.4.4. Quản lý sử dụng lao động kỹ năng sau khi trở về......................................41 2.5. Nhân tố ảnh hưởng đến dòng di chuyển của lao động kỹ năng đi làm việc trong khối kinh tế khu vực ..........................................................................................42 2.5.1. Nhu cầu lao động kỹ năng..........................................................................42 2.5.2. Khả năng cung cấp lao động kỹ năng.........................................................44 2.5.3. Khung pháp lý, mô hình phát triển và năng lực thực hiện của khối kinh tế khu vực và của từng nước thành viên.......................................................46 2.6. Tiêu chí đánh giá di chuyển lao động kỹ năng của một nước trong khối kinh tế khu vực....................................................................................................................47 2.6.1. Quy mô và số lượng di chuyển...................................................................47 2.6.2. Cơ cấu và chất lượng lao động tham gia di chuyển ...................................48 2.6.3. Hiệu quả quản lý nhà nước.........................................................................49 2.7. Lợi ích của di chuyển lao động có kỹ năng trong khối kinh tế khu vực..............50 2.7.1.Lợi ích kinh tế trực tiếp trong thu hẹp khoảng cách phát triển ...................50 2.7.2. Lợi ích về tri thức và công nghệ.................................................................52 2.7.3. Cải thiện kỹ năng và tính linh hoạt trên thị trường lao động .....................54 2.8. Kinh nghiệm một số nước và bài học cho Việt Nam...........................................56 2.8.1. Kinh nghiệm các nước................................................................................56 2.8.2. Bài học rút ra cho Việt Nam.......................................................................64 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN ..............................................68 3.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô và thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2006- 2018.............................................................................................................................68 3.1.1. Kinh tế vĩ mô giai đoạn 2006-2018............................................................68 3.1.2. Lực lượng lao động.....................................................................................69 3.1.3. Lao động kỹ năng và trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động Việt Nam ....70 3.1.4. Việc làm......................................................................................................71 3.2. Thực trạng dòng di chuyển đi của lao động kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN........................................................................................................................74 3.2.1. Quy mô lao động kỹ thuật của Việt Nam di chuyển ..................................74
  • 7. 3.2.2. Cơ cấu và chất lượng lao động tham gia di chuyển trong ASEAN............76 3.2.3. Lợi ích của di chuyển lao động đối với Việt Nam .....................................79 3.2.4. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam........................................................................................................82 3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến di chuyển lao động kỹ năng của lao động Việt Nam trong ASEAN ....................................................................................87 3.3.1. Nhu cầu lao động của các nước trong ASEAN..........................................87 3.3.2. Khả năng cung cấp của Việt Nam ..............................................................97 3.4. Khuôn khổ chính sách chung về di chuyển lao động kỹ năng trong ASEAN và việc thực hiện tại Việt Nam..................................................................................104 3.4.1. Khuôn khổ, chính sách chung về di chuyển lao động kỹ năng trong ASEAN...............................................................................................................104 3.4.2 Thực hiện các cam kết khu vực của Việt Nam..........................................109 3.5. Đánh giá chung ..................................................................................................111 3.5.1. Kết quả đạt được.......................................................................................111 3.5.2 Hạn chế, tồn tại..........................................................................................112 3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế..............................................................113 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHO DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN..................116 4.1. Bối cảnh di chuyển lao động kỹ năng ASEAN trong điều kiện mới.................116 4.2. Dự báo các kịch bản di chuyển lao động kỹ năng trong ASEAN giai đoạn 2018-2025..................................................................................................................119 4.3. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam .............................................................121 4.4. Quan điểm di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN..............123 4.5. Giải pháp cho di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN....126 4.5.1. Chủ động tham gia di chuyển lao động kỹ năng trong ASEAN thông qua đổi mới mô hình tăng trưởng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.............126 4.5.2. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả và năng lực quản lý di chuyển................128 4.5.3. Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực........................................................132 4.5.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hệ thống dịch vụ hỗ trợ................140
  • 8. 4.5.5. Thúc đẩy và tăng cường hợp tác về lao động giữa Việt Nam với các nước thành viên ASEAN và các đối tác có liên quan ........................................142 4.6. Các giải pháp cụ thể thúc đẩy thực hiện MRAs tại Việt Nam..........................145 KẾT LUẬN...............................................................................................................149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ.................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................152
  • 9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Danh mục chữ viết tắt tiếng Anh ACIA : Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ASEAN Comprehensive Investment Agreement) ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á (The Asian Development Bank) AFAS : Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (ASEAN Framework Agreement on Services) AQRF : Khung tham chiếu trình độ ASEAN (ASEAN Qualification Reference Framework) ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) BMET : Cục Nguồn nhân lực, Việc làm và Đào tạo của Băng-la-đét (Bureau of Manpower, Employment and Training) EU : Liên minh Châu Âu (European Union) FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) GDP : Tổng sản phẩm quốc dân (Gross Domestics Products) ICT : Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technology) ILO : Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization) ILMIS : Thống kê thông tin di cư lao động quốc tế (International Migration Information Statistics) IT/BPO : Công nghệ thông tin/Thuê ngoài quy trình kinh doanh (Information Technology/Business Process Outsource) MNP : Di chuyển thể nhân (Movement of Natural Persons) MRA : Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (Mutual Recognition Arrangement) MRS : Công nhận lẫn nhau về kỹ năng (Mutual Recognition of Skills) NGO : Tổ chức Phi chính phủ (Non-governmental organization) NSQAS : Hệ thống đảm bảo Chất lượng kỹ năng nghề quốc gia (National Skills Quality Assurance System) UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization)
  • 10. UN WOMEN : Cơ quan Liên Hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho Phụ nữ (United Nations Entity for Gender Equality and Empowerment of Women) TBT : Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Technical Barriers to Trade) AEC : Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community) WTO : Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization) TESDA : Cơ quan phát triển giáo dục và kỹ năng nghề (Phi-líp-pin) (Technical Education and Skills Development Authority) 3D : Ô nhiễm, nguy hiểm, khó khăn (Dirty, Dangerous, Difficult) Danh mục chữ viết tắt tiếng Việt LĐTB&XH : Lao động – Thương binh và Xã hội VHTTDL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch CLMV : Cam-pu-chia, Lào, My-an-ma, Việt Nam CN 4.0 : Công nghiệp 4.0 CMCN 4.0 : Cách mạng công nghiệp lần thứ tư CMKT : Chuyên môn kỹ thuật CN&XD : Công nghiệp và xây dựng DN : Doanh nghiệp DGNN : Giáo dục nghề nghiệp DV : Dịch vụ GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo KTĐQG : Khung trình độ quốc gia LĐ : Lao động LLLĐ : Lực lượng lao động NSLĐ : Năng suất lao động NLTS : Nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản QLNN : Quản lý Nhà nước TCTK : Tổng cục Thống kê TTLĐ : Thị trường lao động XKLĐ : Xuất khẩu lao động
  • 11. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Quy mô và tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, 2007-2016 .................................................. 70 Bảng 3.2: Quy mô và cơ cấu lao động có việc làm phân theo ngành kinh tế, 2006-2016 .................................................................................................. 72 Bảng 3.3: Lao động ASEAN đi làm việc trong ASEAN và trên thế giới 2012-2016... 75 Bảng 3.4: Tình hình đăng bạ chuyên gia ASEAN, 2018 .................................... 78 Bảng 3.5: Kiều hối các nước ASEAN giai đoạn 2010 – 2017 ............................. 80 Bảng 3.6: Dòng di chuyển lao động trong và ngoài ASEAN............................... 89 Bảng 3.7: Các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động các ASEAN giai đoạn 2003 – 2013 và sau 2015 ............................................... 93 Bảng 3.8: Số lao động trong 7 ngành nghề theo MRAs trong AEC..................... 98 Bảng 3.9: Xếp hạng theo chỉ số thông thạo tiếng Anh EF EPI của ASEAN 2018 ....... 99
  • 12. DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ Hình 3.1: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam, 2008-2018...............................................69 Hình 3.2: Tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng việc làm, 2006-2016 ........................71 Hình 3.3: Cơ cấu lao động theo nghề, năm 2007 và 2016........................................73 Hình 3.4: Lao động Việt Nam đi ASEAN và ngoài ASEAN ...................................74 Hình 3.5: Các ngành nghề người lao động Việt Nam làm việc tại Thái Lan năm 2015 .........................................................................................................77 Hình 3.6: Số lượng lao động Việt Nam làm việc tại Ma-lai-xia theo ngành nghề ...78 Hình 3.7. Quy mô và tỷ trọng kiều hối so với GDP của Việt Nam 2000-2007........81 Hình 3.8: Bình quân GDP/người, mức lương tháng và năng suất lao động .............89 Hình 3.9: Lao động di chuyển đến Thái Lan và Ma-lai-xia theo bậc kỹ năng .........90 Hình 3.10: Lao động làm việc tại Thái Lan và Ma-lai-xia theo nghề, 2017.............91 Hình 3.11: Chất lượng nguồn nhân lực của các nước ASEAN cho tương lai của sản xuất...........................................................................................................100 Hình 3.12: Năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành của Việt Nam 2017................101 Hình 3.13: Đánh giá năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực và thị trường lao động một số nước ASEAN......................................................................................102 Hình 3.14: Tổng số lao động của ASEAN và số lao động theo MRA ...................102 DANH MỤC HỘP Hộp 1: Kiều hối gửi về của người lao động..............................................................82 Hộp 2: Kết quả điều tra xã hội học về AEC và mong muốn của người lao động trong ngành du lịch.........................................................................................103
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng, biên giới giữa các nước đang dần được mở rộng bởi sự phát triển của khoa học, công nghệ, của việc ký kết các hiệp định, các thỏa ước, và của việc thành lập các khối cộng đồng khu vực. Theo đó, việc di chuyển lao động giữa các quốc gia đã và đang trở thành phổ biến và tất yếu, nhất là giữa các nước đang phát triển và phát triển. Xuất phát từ vấn đề lợi ích, sự chênh lệch điều kiện kinh tế - xã hội của các quốc gia là tiền đề cho sự di chuyển các nguồn lực như vốn, công nghệ và lao động. Sự gần gũi về khoảng cách địa lý, tương đồng về kinh tế - xã hội và những cam kết hợp tác thống nhất giữa các quốc gia thành viên trong một khối kinh tế là điều kiện tốt cho xu hướng di chuyển lao động nhằm phát triển kinh tế hiệu quả hơn cho mỗi quốc gia và thúc đẩy liên kết và tăng trưởng kinh tế khu vực. Cộng đồng ASEAN trong đó có Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập ngày 31/12/2015 đã đánh dấu mốc quan trọng trong hội nhập quốc tế của khu vực. AEC tạo nền tảng cơ bản để xây dựng một cơ sở sản xuất ASEAN thống nhất, một khu vực kinh tế cạnh tranh, phát triển kinh tế bình đẳng và hội nhập thành công vào nền kinh tế toàn cầu. Một trong số các cam kết về kinh tế nổi bật mà các thành viên trong ASEAN đưa ra là ưu tiên hội nhập trong 12 ngành, trong đó có: 7 ngành sản xuất hàng hóa bao gồm nông sản, thủy sản, sản phẩm cao su, sản phẩm gỗ, dệt may, điện tử, ô tô; 2 ngành dịch vụ là hàng không và e- ASEAN; 2 ngành y tế và công nghệ thông tin vừa là hàng hóa vừa là dịch vụ; và ngành thứ 12 là ngành hậu cần (logistics). Trong AEC, lao động trong 8 nhóm nghề/lĩnh vực được lựa chọn là trong số lao động có kỹ năng để tự do di chuyển đầu tiên giữa các nước thành viên bao gồm các dịch vụ kỹ sư, kiến trúc sư, khảo sát (trắc địa), bác sĩ, nha sĩ, điều dưỡng, kế toán và du lịch. Quyết sách này mở ra nhiều cơ hội mới cũng như thách thức cho thị trường lao động của các nước thành viên. Cơ hội luôn đi liền với cạnh tranh, và sự phát triển của thị trường lao động cũng không là ngoại lệ. Trong bối cảnh hội nhập đó, dù về mặt lợi ích chung AEC sẽ thu hút được nhiều lao động có kỹ năng của các quốc gia thành viên cho sản xuất khu vực, song AEC cũng đặt ra bài toán cạnh tranh với các lao động của từng quốc gia (nơi mà trình độ lao động không đồng đều và khả năng cung cấp lao động kỹ năng của từng nước là rất khác nhau) và sự cạnh tranh của chính các lao động có kỹ năng. Việc giải bài toán này là mối quan tâm lớn của hầu hết các quốc gia thành viên trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của ASEAN.
  • 14. 2 Việt Nam có số lao động khoảng 54,8 triệu người, chiếm 1/6 tổng lực lượng lao động của khu vực ASEAN (khoảng 320 triệu người). Năm 2017, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo các cấp, chứng chỉ đạt 21,4% (cao hơn mức 20,6% của năm 2016), trong đó tỷ lệ này ở nông thôn chỉ đạt 13,7% và ở thành thị là đạt 37% [40]. Theo dự báo, khi tham gia AEC, số việc làm của Việt Nam sẽ tăng từ thêm 6 triệu vào năm 2025 [2, tr.55]. Trong đó, các ngành có nhiều cơ hội gia tăng việc làm mạnh mẽ nhất gồm sản xuất lúa gạo, xây dựng, vận tải, dệt may và chế biến lương thực. AEC sẽ tạo ra tiềm năng lớn để Việt Nam có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ dựa trên các ngành có năng suất lao động thấp sang các ngành có năng suất lao động cao cũng như tạo áp lực để chuyển đổi cơ cấu lao động từ lao động không có kỹ năng hay kỹ năng thấp sang lao động có kỹ năng cao. Đó là xét về trong nội tại nền kinh tế. Hội nhập AEC còn mang lại nhiều cơ hội của di chuyển của bản thân người lao động trong khu vực, khuyến khích và tạo điều kiện cho lao động có kỹ năng tìm cơ hội tốt hơn về thu nhập, về việc làm không chỉ trong nước mà còn ở tầm khu vực và quốc tế nhờ những luồng đầu tư tăng lên và các cơ chế tạo thuận lợi của di chuyển trong kênh kinh tế hay những hợp tác cụ thể trong kênh giáo dục, dạy nghề thông qua công nhận kỹ năng. Tuy nhiên, nếu lao động Việt Nam không có kỹ năng hoặc năng lực không đảm bảo theo quy định khu vực thì sẽ không có cơ hội di chuyển và đảm bảo được rằng lao động Việt Nam hội nhập tốt vào thị trường lao động khu vực. Đồng thời, nếu Nhà nước không tăng cường các khung pháp lý và các chính sách hỗ trợ di chuyển phù hợp, đặc biệt là về giáo dục đào tạo, dự báo, thông tin và tư vấn, bảo vệ người lao động di cư…thì cũng sẽ hạn chế khả năng tham gia di chuyển của lao động kỹ năng trong khu vực. Do vậy, nghiên cứu làm rõ những cơ sở lý luận như bản chất, nội hàm, yêu cầu đối với quản lý di chuyển lao động kỹ năng, các nhân tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá sự tham gia di chuyển trong khối kinh tế khu vực; đánh giá thực trạng khả năng tham gia, kết quả đạt được cũng như những hạn chế chủ yếu trong di chuyển lao động kỹ năng Việt Nam trên thị trường lao động ASEAN và từ đó đề xuất những lựa chọn của Việt Nam…là những vấn đề rất thời sự và cấp thiết. Đề tài nghiên cứu của Luận án với tiêu đề: ”Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN” sẽ góp phần đánh giá toàn diện, khách quan về cơ sở khoa học, thực trạng, bối cảnh, thách thức và đề ra quan điểm, giải pháp cải thiện khả năng di chuyển lao động kỹ năng trong khối kinh tế khu vực, nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam trong quá trình hội nhập.
  • 15. 3 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Làm rõ cơ sở khoa học và thực trạng di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tham gia chủ động và hiệu quả, đảm bảo lợi ích quốc gia và lợi ích của người lao động trong di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trên thị trường lao động ASEAN. Mục tiêu cụ thể - Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam (dòng lao động kỹ năng đi) trong quá trình Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN; nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong việc hỗ trợ và quản lý di chuyển lao động kỹ năng trong khu vực. - Đánh giá, phân tích thực trạng di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN giai đoạn 2006-2017; những kết quả chính, những hạn chế còn tồn tại bao gồm cả về quản lý nhà nước, cơ hội, thách thức và tác động của sự di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và với bản thân người lao động Việt Nam. - Đánh giá vai trò và các công cụ can thiệp của Cộng đồng ASEAN (các tuyên bố, hiệp định, chính sách, thể chế, chương trình thực hiện để hỗ trợ di chuyển lao động trong ASEAN). - Đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách phát triển và quản lý di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu trên, Luận án sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: • Giải quyết vấn đề khoa học: - Hệ thống hóa và bổ sung lý luận về di chuyển lao động có kỹ năng trong khối ASEAN. - Nội hàm, những nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá hiệu quả di chuyển lao động có kỹ năng của các nước thành viên trong Cộng đồng ASEAN.
  • 16. 4 • Giải quyết vấn đề thực tiễn: - Phân tích thực trạng tham gia vào di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN thời gian qua, chỉ ra xu hướng vận động của các dòng di chuyển lao động kỹ năng giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN, đánh giá thành công, hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thành công và hạn chế trên. - Nghiên cứu, đánh giá những lợi ích và chi phí cơ hội của Việt Nam khi di chuyển lao động kỹ năng vào Cộng đồng ASEAN. - Kiến nghị, đề xuất chính sách để thúc đẩy di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Sự di chuyển của lao động kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN. - Quản lý di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Các số liệu thống kê của Luận án sẽ được tập hợp theo cả ba giai đoạn trước, trong và sau khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng ASEAN. Các số liệu sẽ được cập nhật từ 2006– 2017 để thấy rõ những xu hướng thay đổi, làm căn cứ đưa ra dự đoán trong thời gian tới. Trong điều kiện cho phép, các số liệu sẽ được cập nhật đến năm 2018. - Khách thể nghiên cứu: Đề tài chỉ giới hạn tìm hiểu dòng di chuyển chính thức của lao động kỹ năng Việt Nam đến các nước ASEAN theo quy định của pháp luật Việt Nam và các nước ASEAN. Luận án này cũng không đặt vấn đề nghiên cứu các đối tượng thuộc phạm vi bao phủ của Hiệp định di chuyển thể nhân (MNP) của ASEAN. Tuy nhiên, mối quan hệ trong sự so sánh với các hình thức này liên quan đến cơ cấu, quy mô, chất lượng vàvcác chính sách bảo vệ người lao động và kinh nghiệm về quản lý sẽ được xem xét trong quá trình nghiên cứu. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận và cách tiếp cận nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu. Phương pháp duy vật lịch sử được sử dụng trong quá trình xem xét các kết quả nghiên cứu trước về di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trong cộng
  • 17. 5 đồng ASEAN, bao gồm: các số liệu, nhận định, các chính sách quốc gia và khu vực đã ban hành ở từng giai đoạn. Các kết quả này là cơ sở nghiên cứu của Luận án theo mục tiêu đã đề ra. Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng trong việc xem xét sự tác động của di chuyển lao động có kỹ năng trong khối ASEAN tới kinh tế - xã hội của các quốc gia thành viên và ngược lại. Phương pháp luận duy vật biện chứng cũng được thể hiện qua khung lý thuyết nghiên cứu của Luận án. Khung lý thuyết này sẽ được kiểm chứng bằng việc xem xét các điều kiện khách quan (những yếu tố mới nổi, sự vận động của thị trường lao động, nhu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và của các cá nhân, tổ chức) và chủ quan (ý chí của các chính phủ), do các quy luật khách quan chi phối, nghiên cứu kinh nghiệm trong chiến lược thúc đẩy và quản lý di chuyển lao động kỹ năng của các nước liên quan, làm cơ sở đưa ra các kết luận và khoảng trống trong việc di chuyển lao động có kỹ năng vào Cộng đồng ASEAN của Việt Nam. Về cách tiếp cận, Luận án tiếp cận từ lý thuyết đến thực tế, so sánh đối chiếu thực tế với lý luận. Theo đó, Luận án kế thừa các quan điểm, các lý thuyết về di cư đã được thừa nhận rộng rãi để đưa ra và phân tích các khái niệm, các vấn đề lý luận liên quan đến khả năng tham gia di chuyển lao động của lao động có kỹ năng của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập ASEAN; các lý thuyết về di cư; thuyết tân cổ điển; thuyết mạng lưới xã hội; lý thuyết vốn con người (vốn nhân lực – human capital); lý thuyết hội nhập và hợp tác xuyên quốc gia và khu vực; lý thuyết thị trường lao động và các lý thuyết quản lý. Đặc biệt, những vấn đề mới ảnh hưởng đến di chuyển lao động có kỹ năng như Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng được Luận án đề cập đến như một khoảng trống cũng như trong các nội dung phân tích về bối cảnh, cơ hội của di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN. Luận án tiếp cận tổng thể, hệ thống vấn đề nghiên cứu. Theo đó, Luận án nghiên cứu năng lực tham gia di chuyển lao động của lao động có kỹ năng Việt Nam trong mối quan hệ với hệ thống chính sách của AEC về di chuyển lao động với các điều kiện kinh tế, chính trị và đặc điểm văn hóa- xã hội… hệ thống chính sách của Việt Nam và nước tiếp nhận về di chuyển lao động; những thành tựu và thách thức trong di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, trong đó các phương pháp chủ yếu sau:
  • 18. 6 4.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp Nghiên cứu của Luận án dựa trên kết quả phân tích các thông tin và tài liệu thứ cấp của các Bộ, ngành, các học giả trong và ngoài nước có liên quan tới đối tượng và nội dung nghiên cứu của Luận án. Đây là các công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học và báo cáo hành chính, các ấn phẩm, bản tin, bài báo có liên quan đến di chuyển lao động có kỹ năng của ASEAN và của Việt Nam. Các thông tin mà Luận án thu thập đều được đối chiếu, so sánh và kiểm chứng với các nguồn cung cấp khác để lựa chọn và đưa vào sử dụng trong Luận án. Các nguồn số liệu được lựa chọn trở thành căn cứ khoa học cho các mô tả, phân tích, nhận xét, đánh giá, trả lời cho các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của Luận án và giúp tác giả nghiên cứu, tổng hợp các quan điểm cũng như đưa ra kết luận của mình và các ý tưởng đóng góp mới của Luận án trong lĩnh vực này. 4.2.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia Tham vấn các ý kiến của Ban Thư ký ASEAN, của các chuyên gia trong nước và quốc tế (những người đã và đang làm công tác quản lý nhà nước hay nghiên cứu về lĩnh vực việc làm ngoài nước của lao động Việt Nam và di chuyển lao động của ASEAN, di chuyển lao động quốc tế) đã được thực hiện trong quá trình nghiên cứu của Luận án. Các ý kiến này đều được ghi chép lại trong kho tư liệu của Luận án. Việc tham vấn này nhằm mục đích tìm hiểu sâu thực trạng về di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam và của ASEAN, kiểm chứng các thông tin và trao đổi các quan điểm liên quan để từ đó đưa ra các nhận định, đánh giá và cả các giả định, các kịch bản, giải pháp... của Luận án.. 4.2.3 Phương pháp thống kê mô tả và so sánh Các thông tin, số liệu sau khi được thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả, so sánh là chủ yếu. Các nguồn số liệu được lựa chọn trở thành căn cứ khoa học và bằng chứng cho các mô tả, phân tích, nhận xét, đánh giá, trả lời cho các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của Luận án cũng như đưa ra các ý tưởng đóng góp mới của Luận án trong lĩnh vực này. Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả đối với các số liệu thống kê thu thập được để lập bảng biểu, sơ đồ, đồ thị mô tả về thực trạng kinh tế vĩ mô của Việt Nam (dân số, việc làm, tỷ lệ thất nghiệp, cơ cấu ngành nghề...), thực trạng tham gia
  • 19. 7 vào di chuyển lao động có kỹ năng trong ASEAN của Việt Nam nói riêng và các nước trong ASEAN nói chung (xu hướng di chuyển, đặc điểm dòng di chuyển, nhu cầu của ASEAN và các nước...). Phương pháp được sử dụng rất nhiều ở Chương 3 để làm rõ bức tranh về thực trạng di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam vào ASEAN. Từ các mô tả thực trạng về di chuyển lao động của Việt Nam dựa trên các nguồn số liệu thống kê sẵn có, luận án kiểm chứng lại các giả thuyết đã đưa ra, so sánh giữa lý thuyết, giả thuyết với thực tế số liệu để tìm kiếm những điểm tương đồng và sai khác. Từ đó, luận án có được các khám phá mới, những nhận định mới, kết luận mới, làm căn cứ cho việc đề xuất các hướng giải pháp để thúc đẩy dịch chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam vào Cộng đồng ASEAN hiệu quả hơn. 5. Dự kiến những đóng góp mới của Luận án * Về lý luận: - Hệ thống hóa lý luận về hoạt động di chuyển lao động quốc tế, đặc biệt là di chuyển lao động có kỹ năng trong khối kinh tế khu vực trong bối cảnh hội nhập và dưới sự tác động của CMCN 4.0. - Xác định nội hàm, yêu cầu của quản lý di chuyển, những nhóm nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá di chuyển lao động kỹ năng của một nước đến các quốc gia khác trong khối kinh tế khu vực. * Về thực tiễn: - Nghiên cứu, đánh giá bối cảnh kinh tế vĩ mô, thị trường lao động và lợi ích của việc tham gia vào di chuyển lao động nội khối ASEAN tới kinh tế - xã hội Việt Nam. - Phân tích thực trạng di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN thời gian qua, hiệu lực hiệu quả của quản lý di chuyển; chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng chủ yếu, những thành công và hạn chế của Việt Nam, đánh giá những nguyên nhân dẫn đến hạn chế. - Đánh giá rõ bối cảnh, xu hướng, cơ hội và thách thức, dự báo các kịch bản di chuyển lao động có kỹ năng trong thời gian tới. - Sử dụng các kết quả nghiên cứu, phân tích và đánh gía của Luận án đề xuất quan điểm, giải pháp và khuyến nghị để Việt Nam lựa chọn và tham gia di chuyển lao động kỹ năng trong Cộng đồng ASEAN một cách chủ động và hiệu quả trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của Cộng đồng và dưới tác động của CMCN 4.0.
  • 20. 8 6. Kết cấu Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận án có kết cấu gồm 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Cơ sở khoa học về di chuyển lao động có kỹ năng trong khối kinh tế khu vực Chương 3: Thực trạng di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN Chương 4: Quan điểm và giải pháp cho di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN.
  • 21. 9 Chƣơng 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan các nghiên cứu ngoài nƣớc 1.1.1. Các nghiên cứu lý thuyết Các lý thuyết về di chuyển1 lao động quốc tế nhìn chung hướng tới việc giải thích về sự hình thành các dòng di chuyển lao động ở các giai đoạn phát triển khác nhau của kinh tế thế giới, với những cách tiếp cận vấn đề rất khác nhau. Lý luận về di chuyển lao động quốc tế với mô hình lao động dư thừa (mô hình nền kinh tế hai khu vực) do Arthur Lewis đưa ra đầu tiên vào năm 1954 trong nghiên cứu ”Sự phát triển kinh tế với nguồn cung lao động vô hạn” trong đó giải thích sự di chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp của lao động ở một nước vừa mới công nghiệp hoá [79]. Kế thừa lý thuyết của Lewis, năm 1965, John Fei và Gustav Ranis đã chỉnh lý lại thành mô hình Lewis – Ranis – Fei (LRF), giải thích hiện tượng di chuyển lao động từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển trong một giai đoạn nhất định dựa trên sự chênh lệch về điều kiện phát triển giữa các quốc gia. Trong lý thuyết của mình, hai tác giả cho rằng quá trình di chuyển lao động được thực hiện khi có một khu vực kinh tế mới ra đời, nhu cầu về đầu vào lao động sẽ giải quyết dư thừa lao động ở khu vực truyền thống. Bên cạnh đó, mô hình Harris – Todaro (mô hình HT) giải thích nguyên nhân của sự di chuyển lao động là thu nhập kỳ vọng cao hơn mức sống hiện có của người lao động trong một khoảng thời gian nhất định. Các tác giả cho rằng, trong tương lai, thu nhập của lao động ở khu vực thành thị sẽ cao hơn so với ở khu vực nông thôn [68]. Nếu như các mô hình LRF hay HT giải thích sự di chuyển lao động là do tác động của yếu tố thu nhập thì lý thuyết “kinh tế học mới về sự di cư” của Oded Stark lại cho rằng hiện tượng di cư lao động không hẳn bị phụ thuộc vào tiền công/thu nhập, di chuyển lao động vẫn xảy ra ở những nơi mà mức lương ở nơi mới tới không tốt bằng nơi cũ. Oded Stark nhấn mạnh di chuyển lao động quốc tế trở thành một chiến lược điển hình để giúp người lao động tối thiểu hóa rủi ro và vượt qua khó khăn về nguồn vốn, chú trọng đến phúc lợi kinh tế của hộ gia đình [85]. Michael Piore, nhà kinh tế học, tác giả của lý thuyết “thị trường lao động kép” lại cho rằng chính sách tuyển dụng của các nước tiếp nhận lao động là cơ sở hình thành sự di chuyển lao động. Ông giải thích hoạt động di chuyển lao động từ các nước đang phát 1 Trong toàn bộ nội dung, NCS sử dụng đồng nhất di chuyển và dịch chuyển thay thế lẫn nhau.
  • 22. 10 triển sang các nước phát triển không phải do việc tìm kiếm cơ hội mới của những người lao động mà có nguồn gốc từ việc tuyển dụng của chủ lao động ở các nước phát triển đối với lao động có tiền lương thấp. Chính sách tuyển dụng của các nước tiếp nhận lao động là cơ sở hình thành sự di chuyển này [87]. Năm 1994, Wallerstein lại đưa ra “lý thuyết các hệ thống thế giới” cho rằng: sự di cư là kết quả tự nhiên và khách quan trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. Một trong những lý do của di chuyển lao động quốc tế là tâm lý “lánh nạn” của người dân khi họ phải đối mặt với sự bất ổn định về chính trị của nước mình sinh sống. Piyasiri Wickramasekara cho rằng “có cả yếu tố kinh tế và phi kinh tế ảnh hưởng đến các dòng chảy di cư” [88]. Nguyên nhân rõ ràng và phổ biến nhất của di chuyển lao động chính là để tìm kiếm thu nhập cao hơn. Ngoài ra, còn có lý do “phi kinh tế” như “người di cư được lôi kéo bởi bạn bè, người thân và các mối quan hệ xã hội” để thám hiểm và khai phá, tìm kiếm những cơ hội của cầu về lao động. Và lý do chính trị cũng là một yếu tố tác động tới di chuyển lao động. Trong một số trường hợp, người di cư không có sự lựa chọn. Họ có thể bị buộc phải ra đi bởi những cuộc xung đột vũ trang, khủng bố tại quê nhà hoặc do suy thoái môi trường. Họ di chuyển để tìm kiếm sự an toàn trong cuộc sống. Như vậy, có thể thấy các nghiên cứu chủ yếu đưa ra một số lý thuyết chung về di chuyển lao động quốc tế, giải thích nguyên nhân của sự di chuyển lao động trong các giai đoạn của quá trình phát triển kinh tế thế giới nhưng chưa có lý thuyết nào tập trung giải thích di chuyển lao động trong khối kinh tế khu vực và đặc biệt đề cập đến di chuyển của lao động kỹ năng trong khu vực đó. Mỗi lý thuyết đưa ra một hướng giải thích khác nhau của vấn đề di chuyển lao động nhưng chưa làm rõ bản chất, nội dung, các yêu cầu quản lý di chuyển, các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá trong điều kiện bối cảnh mới của hội nhập và dưới tác động của cách mạng công nghệ. Do vậy, chưa thể hiện hết những yếu tố đặc trưng của di chuyển lao động kỹ năng trong khối kinh tế khu vực trong bối cảnh so sánh và cạnh tranh nhân lực khu vực và quốc tế. 1.1.2 Các nghiên cứu về di chuyển lao động quốc tế và di chuyển lao động trong khu vực Ngoài những công trình nhằm đưa ra khung lý thuyết về di chuyển lao động quốc tế, còn rất nhiều nghiên cứu thực tiễn hiện đại tập trung phân tích các vấn đề liên quan để tìm ra xu hướng, quy luật vận động của các dòng di chuyển lao động nói chung nhưng
  • 23. 11 chưa có nghiên cứu nào chuyên sâu về việc di chuyển lao động có kỹ năng, nhất là di chuyển lao động có kỹ năng trong khối ASEAN. “Báo cáo di cư thế giới 2010: Tương lai di cư: xây dựng năng lực để thay đổi” của IOM [73] và báo cáo “Tổng quan di cư quốc tế 2011: SOPEMI” của OECD [92] đưa ra bức tranh tổng quát về di chuyển lao động quốc tế với những phân tích về xu hướng di chuyển lao động quốc tế hiện nay. Nghiên cứu đã luận giải nguyên nhân di chuyển lao động quốc tế là sự chênh lệch về phát triển nhân khẩu học, các hiệu ứng và tác động của sự thay đổi môi trường toàn cầu và làm nổi bật những vấn đề, thách thức hiện nay của hiện tượng này. Từ đó đưa ra hàm ý rằng cần các chính sách thích hợp để quản lý các dòng lao động đến và đi và cải tổ các lĩnh vực mới của di cư [92]. Tuy nhiên, đây là bản báo cáo khá chung về tình hình di cư quốc tế, chưa phân tích riêng về từng khu vực kinh tế và cũng không chú trọng đến di chuyển lao động có kỹ năng. Một số các nghiên cứu gắn kết giữa di chuyển lao động quốc tế với di chuyển lao động nội khối của Liên minh Châu Âu (EU) cũng có thể được coi là những nghiên cứu có tính tham khảo cao cho Luận án. Năm 2007, Nghiên cứu “Di cư quốc tế, Phát triển kinh tế và chính sách” do Caglar Ozden, Mavice Schiff, Palgrave Macmillan biên tập [62] đã đưa ra những khuyến nghị quan trọng về chính sách nhằm thúc đẩy và quản lý di chuyển lao động quốc tế trong phát triển kinh tế trên phạm vi toàn cầu nói chung và đặc biệt trong nội khối EU nói riêng. Nghiên cứu “Di chuyển nội khối EU: “trụ cột thứ hai” của chính sách di cư lao động của EU”, Yves Pascouau [101] đã phân tích khá sâu chính sách đối với lao động di cư. Ông cho rằng việc xây dựng chính sách chung đối với lao động di cư cho tất cả các quốc gia trong khu vực EU là một quá trình lâu dài và liên tục, bàn luận về các quy tắc di chuyển lao động nội khối đã tồn tại trong luật pháp của EU và chỉ ra những bất cập về chính sách di chuyển lao động nội khối EU cũng như các giải pháp khuyến khích thực thi quyền tự do di chuyển lao động của tất cả các quốc gia thành viên. Tuy nhiên những nghiên cứu này gắn nhiều với đặc trưng của khối EU ở thời điểm khởi đầu của xu hướng lao động di cư quốc tế. Vậy nên, bài học kinh nghiệm rút ra cho Luận án là tư duy logic phân tích trong nghiên cứu, gắn kết giữa đặc điểm của các nước khối EU với xu hướng di chuyển lao động nội khối, từ đó đưa ra các hướng giải quyết và đề xuất chính sách phù hợp. Nghiên cứu của Jennee Grace U. Rubrico về “Di chuyển tự do và có quản lý: các chính sách di chuyển lao động trong ASEAN và EU” (2015) [78] đưa ra nhiều
  • 24. 12 gợi mở cho Luận án. Nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt về chính sách quản lý lao động di cư giữa khu vực EU và ASEAN. ASEAN đã phát huy lợi thế là một khu vực đi sau, đã tránh được những vấn đề mà EU mắc phải trong quá trình thực hiện một cộng đồng kinh tế chung thông qua việc việc đưa ra chính sách tự do hóa di chuyển lao động khá cẩn thận và dè dặt. Việc tìm hiểu sự khác trong quản lý chính sách giữa EU và ASEAN không phải là mục tiêu của Luận án, tuy nhiên những bài học của nghiên cứu này về cách quản lý lao động di cư của ASEAN sẽ là một trong số các cơ sở so sánh kiểm chứng của Luận án khi mô tả, phân tích thực trạng hay đưa ra đánh giá, nhận xét chính sách của ASEAN trong bối cảnh cập nhật hiện nay. Thực tiễn dòng di chuyển lao động giữa các nước thành viên ASEAN (di chuyển nội khối) đã được nghiên cứu ở giai đoạn trước khi thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN với số liệu phong phú, quy mô, xu hướng, đặc điểm khá đầy đủ trong các nghiên cứu “Quản lý di cư lao động quốc tế trong ASEAN – Nghiên cứu 6 nước” của Aniceto C. Orbeta Jr. (2013) [58] và,“Nắm bắt lợi ích kinh tế và xã hội của di chuyển lao động: ASEAN 2015” của Philip Martin and Manola Abella (2014) [86]. Ngoài ra, các nghiên cứu này cũng đưa ra những phân tích tác động của di chuyển lao động nội khối ASEAN tới sự phát triển kinh tế chung của khối với mục đích hướng tới việc xây dựng và triển khai những chính sách chung của ASEAN trong việc thúc đẩy di chuyển lao động nội khối nói chung cũng như chính quản lý và bảo vệ lao động di cư tại các nước thành viên ASEAN nói riêng. Trong giai đoạn hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN, ADB và ILO cũng cùng thực hiện một nghiên cứu về “Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập và hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn” [68]. Thông qua nghiên cứu xu hướng việc làm và điều kiện xã hội của khu vực ASEAN, báo cáo đã phân tích các chính sách hành động của chính phủ các nước thành viên, đưa ra thực trạng tổng thể về thị trường lao động ASEAN. Tuy nhiên, báo cáo chưa phân tích về các dòng di chuyển lao động nội khối hay chuyên sâu về lao động có kỹ năng. Mục đích của nghiên cứu này là phát triển nguồn nhân lực chứ không phải để quản lý hay thúc đẩy nguồn lao động nói chung và lao động có kỹ năng nói riêng di chuyển trong nội bộ các nước ASEAN. Ngoài các nghiên cứu tiếp cận theo hướng tổng thể lao động của toàn khối ASEAN, nhóm các nghiên cứu đầu vào cho báo cáo “Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn” tìm hiểu về thực tiễn ở từng
  • 25. 13 quốc gia thành viên trong việc cố gắng chủ động tham gia vào di chuyển lao động nội khối nhằm mang lại lợi ích cho nước mình cũng được các nhà kinh tế học ở các nước ASEAN thực hiện. Các kết quả nghiên cứu này thực sự là các nghiên cứu điển hình để Luận án tham khảo về tư duy nghiên cứu, cách tiếp cận cũng như là cơ sở chứng minh cho những luận điểm của Luận án. Có thể kể đến “Nghiên cứu quốc gia về In- đô-nê-xia” Ismalina, P. và đồng sự (2014) [74] đã phân tích về thực trạng các dòng di chuyển lao động từ In-đô-nê-xia tới các nước thành viên khác trong ASEAN và đưa ra những nhận định về thị trường lao động ASEAN dưới góc độ kinh tế của In-đô-nê-xia. Từ đó, tác giả có những khuyến nghị về chính sách để tăng cường di chuyển lao động nội khối của nước này, nhất là vấn đề bảo vệ người lao động. Trung tâm Phát triển và Nghiên cứu Marketing My-an-ma (2014) đã cung cấp báo cáo: “Cộng đồng ASEAN 2015: Tác động của hội nhập ASEAN đối với thị trường lao động của My-an-ma: Đánh giá nhanh về các doanh nghiệp tại Yangon” [84] nghiên cứu về riêng các dòng di chuyển My-an-ma trong nội bộ các nước ASEAN. Báo cáo “Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn: Trường hợp của Phi-líp-pin”của Yap. J. (2014) [100] nghiên cứu về quản lý di chuyển lao động quốc tế ở ASEAN và nghiên cứu trường hợp của của Phi-lip-pin. Báo cáo phân tích thực trạng di chuyển lao động ra nước ngoài của các nước trong khu vực ASEAN để đưa ra những khuyến nghị về hệ thống quản lý người lao động ra nước ngoài để đảm bảo tăng cường số lượng người tham gia cũng như các giải pháp nhằm bảo vệ người lao động của Phi-líp-pin. Nghiên cứu về cơ chế, chính sách, công cụ quản lý lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài, có: (i) Nghiên cứu của Robyn Magalit Rodriuez “Xuất khẩu lao động: Cách các nhà môi giới đưa lao động Phi-líp-pin đi làm việc ở các nước trên thế giới” [91]. Nghiên cứu này nhấn mạnh đến công cụ quản lý nhà nước đối với lao động xuất khẩu, vấn đề đào tạo cho lao động; (ii) “Chính sách xuất khẩu lao động: Trường hợp của Phi-líp-pin”của Feina C. (2011) [64] chỉ ra rằng, lao động di cư quốc tế vẫn là xu hướng mạnh mẽ và châu Á, với dân số đông, vẫn là khu vực tiềm tàng về xuất khẩu lao động. Do đó, chính sách giải quyết việc làm của Phi-líp-pin vẫn là hướng tới đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nghiên cứu về dòng di cư và vấn đề kiều hối có: “Nghiên cứu tác động phát triển và triển vọng tương lai” (Ratha, D., 2005) [89] chỉ ra rằng kiều hối là nguồn tiền rất quan trọng và ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển; cách thức phát huy tối đa
  • 26. 14 lượng kiều hối chuyển về nước, như: xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế trong nước; tăng tính minh bạch trong sử dụng lượng kiều hối chuyển về nước. Nghiên cứu này cung cấp cho Luận án cơ sở để đưa ra tiêu chí đánh giá di chuyển lao động có kỹ năng hiệu quả cho Việt Nam. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và lao động đi làm việc ở nước ngoài có nghiên cứu “Xuất khẩu lao động trong bối cảnh toàn cầu hoá: kinh nghiệm của Phi-líp-pin trong xuất khẩu lao động đến Rome” của Ligaya Lindio-McGovern (2014) [80]. Nghiên cứu này xem xét tác động của toàn cầu hóa đến đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, vấn đề bất bình đẳng và phân hóa giàu nghèo. Nghiên cứu cũng đề cập đến vấn đề nữ hóa trong lao động đi làm việc ở nước ngoài của Phi-líp- pin và những khó khăn, thách thức của những lao động này. Như vậy, các nghiên cứu về di chuyển lao động trong ASEAN khá phong phú và liên tục từ trước khi thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến nay, từ nghiên cứu tổng quan về ASEAN đến di chuyển lao động của từng nước vào ASEAN hay ra quốc tế. Các nội dung nghiên cứu phân tích khá đầy đủ từ thực trạng đến đánh giá các chính sách, đến các yếu tố tác động đến luồng di chuyển lao động. Tuy nhiên, cho đến nay, với những thay đổi của ASEAN nói chung và các quốc gia của từng thành viên trong ASEAN nói riêng, các nhận định đánh giá đã giảm tính phù hợp và cần được xem xét lại với các điều kiện và thông tin về xu hướng và việc thực hiện MRAs của khối, về tác động củ CMCN 4.0 khi mà một số ngành nghề có nguy cơ biến mất và định hướng phát triển kinh tế của các nước đã thay đổi trong bối cảnh mới… 1.2. Những nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc Có khá nhiều nghiên cứu của các nhà kinh tế học Việt Nam đề cập đến di chuyển lao động nói chung và lao động có kỹ năng trong nội khối ASEAN và thực tế tham gia của Việt Nam. Một số nghiên cứu thực hiện từ trước khi thành lập Cộng đồng ASEAN vào 31/12/2015 sẽ được sử dụng, tham khảo trong Luận án như là những thông tin để đối chiếu, so sánh và xem xét kiểm định. Một số nghiên cứu gần đây về di chuyển lao động có kỹ năng cũng được thực hiện khá đầy đủ, và có cách tiếp cận là hướng đến thúc đẩy lao động có kỹ năng của Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo các MRAs có giá trị tham khảo tốt cho Luận án. 1.2.1. Về di chuyển lao động quốc tế nói chung và di chuyển lao động trong ASEAN Nghiên cứu “Di chuyển lao động quốc tế” (2011) [18] của tác giả Nguyễn Bình Giang - đã kế thừa các lý thuyết sẵn có về di chuyển lao động quốc tế, xem xét
  • 27. 15 phân tích những xu hướng trong di chuyển lao động quốc tế, tác động hai mặt đối với những nước tham gia, những thích ứng trong các chính sách quốc gia và dự báo một số dòng di chuyển trong giai đoạn thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN và không nghiên cứu riêng về di chuyển lao động có kỹ năng. Nghiên cứu “ASEAN: Từ Hiệp hội đến Cộng đồng- những vấn đề nổi bật và tác động đến Việt Nam” [17] của PGS.TS Nguyễn Duy Dũng trong cuốn đã phân tích những vấn đề nội khối cùng với cơ sở hình thành, xây dựng các thị trường nguồn lực chung. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra những khó khăn thách thức, khả năng hiện thực hóa của Cộng đồng, những tác động và sự tham gia của Việt Nam. Nghiên cứu đã đánh giá kết quả của các cam kết và đưa ra các kịch bản và mô hình của Cộng đồng ASEAN nói chung, các Cộng đồng Chính trị - An ninh, Kinh tế, Văn hóa - Xã hội nói riêng. Tuy nhiên, nôi dung nghiên cứu lượng lao động nói riêng hay cụ thể với di chuyển lao động có kỹ năng chưa được đề cập nhiều trong nghiên cứu này. Đề tài “Cộng đồng ASEAN: Cơ sở hình thành, triển vọng và phản ứng chính sách của các nước trong khu vực” do Lê Bộ Lĩnh làm chủ nhiệm (2006-2008) [25] chỉ rõ sự cần thiết, tác động, kết quả hạn chế của việc mở rộng hợp tác của ASEAN với bên ngoài. Nghiên cứu đã chỉ rõ quá trình hợp tác ASEAN+3, ASEAN+6 và các đối tác lớn như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU… đồng thời phân tích triển vọng của sự hợp tác này. Điểm nổi bật là trong các nghiên cứu về ASEAN, Việt Nam luôn là đối tượng mà các nhà khoa học của nhóm nghiên cứu hết sức quan tâm và đã chỉ rõ vị trí, vai trò của nước ta trong hội nhập nói chung và hội nhập ASEAN nói riêng. Đề tài “Những vấn đề cơ bản để hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN và tác động đến Việt Nam” (2011- 2012) do Nguyễn Sỹ Tuấn làm chủ nhiệm [46] đã tập trung phân tích sự hình thành, những vấn đề đặt ra và hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN trong đó có sự hình thành và xây dựng thị trường lao động nội khối. Tuy nhiên, phần nghiên cứu về sự di chuyển hợp tác lao động có kỹ năng nói chung hay sự tham gia của Việt Nam nói riêng trong lĩnh vực này vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể và đây vẫn còn là mảng trống cần tiếp tục phân tích và mổ xẻ. “Báo cáo tổng quan về di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài” (Hà Nội, 2011) [3] do các tác giả Đặng Nguyên Anh, Lê Kim Sa, Nghiêm Thị Thủy, Phí Hải Nam đã phân tích việc di cư dựa trên cơ sở sự chênh lệch về mức sống, cơ hội việc làm và thu nhập giữa các quốc gia [3]. Báo cáo khẳng định quy luật cung-cầu về sức lao động, dịch vụ và chênh lệch về mức thu nhập giữa Việt Nam và các nước trong
  • 28. 16 khu vực đã thúc đẩy các luồng di cư. Báo cáo phân tích về thực trạng di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài. Báo cáo không xem xét đến xu hướng và những vấn đề của việc di chuyển lao động có kỹ năng trong khối - là vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Nghiên cứu về nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh AEC của Nguyễn Thường Lạng, Trần Đức Thăng (2015) “Đánh giá nguồn nhân lực Việt Nam khi tham gia AEC” [36] và của Mạc Văn Tiến “Đánh giá năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” [36] đã tổng quan và đưa ra một số nhận định đánh giá về nguồn nhân lực. Theo đó, Việt Nam đang có lợi thế về cơ cấu dân số vàng ở giai đoạn 2010-2040 nhưng đồng thời cũng đứng trước những thách lớn để hội nhập thành công. Những rào cản cạnh tranh chủ yếu bao gồm: nguồn nhân lực đa số vẫn là kỹ năng thấp và kỹ năng trung bình; chất lượng đào tạo thấp; tiếng Anh hạn chế; tính năng động và nhanh chóng thích nghi với điều kiện mới có hạn; kỷ luật và ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao; rủi ro cao khi tham gia di chuyển do còn nhiều lao động di cư bất hợp pháp, trong khi đó khả năng quản lý di chuyển lại chưa tốt và không có sự khác biệt trong so sánh năng lực cạnh tranh với các nước khác trong khu vực ASEAN. Các nghiên cứu đã hướng tới việc hoàn thiện phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực và xây dựng được một số chỉ số cơ bản đánh giá năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Tuy nhiên các nghiên cứu này chưa đề cập sâu đến giải pháp phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho nguồn nhân lực. Luận án tiến sĩ của Đào Thị Thu Trang về “Sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển lao động nội khối ASEAN” [42] cũng đã thực hiện nghiên cứu với những mục tiêu gần tương tự như Luận án này tính đến năm 2015. Luận án cho rằng việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại các nước trong khối ASEAN theo các MRA là giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, những nhận định về MRAs cần được xem xét định kỳ dưới lăng kính của bối cảnh mới, đặc biệt cuộc CMCN 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến nhu cầu lao động trong khối, đã có rất nhiều thay đổi về xu hướng dòng di chuyển và nhu cầu lao động di cư của khối. Luận án của Đoàn Thị Thu Trang cũng chưa phân tích sâu vai trò của quản lý nhà nước trong di chuyển lao động, nhất là những nội dung về xây dựng khung khổ pháp lý, tổ chức thực hiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý cũng như nâng cao năng lực theo xu hướng mới cho LLLĐ.
  • 29. 17 1.2.2. Về di chuyển lao động có kỹ năng trong ASEAN Luận án tiến sĩ năm 2011 của Lê Hồng Huyên, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN “Quản lý nhà nước về di chuyển lao động Việt Nam ra làm việc ở nước ngoài”[23] đã khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di chuyển lao động Việt Nam ra nước ngoài giai đoạn từ 1991-2009. Tác giả cho rằng với định hướng sử dụng di chuyển lao động ra nước ngoài là công cụ để giải quyết các vấn đề kinh tế của đất nước, cần xây dựng hệ thống quản lý Nhà nước chặt chẽ để thúc đẩy hơn nữa di chuyển lao động ra nước ngoài và hạn chế những tiêu cực cũng như thách thức khi tham gia vào thị trường lao động quốc tế. Tuy nhiên, Luận án chỉ tập trung vào vấn đề quản lý nhà nước đối với di chuyển lao động của Việt Nam ra nước ngoài nói chung và không đề cập cụ thể đến lao động kỹ năng và luồng di chuyển lao động kỹ năng từ Việt Nam ra nước ngoài. Nhóm các bài nghiên cứu về di chuyển lao động có kỹ năng có thể kể tới như bài nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Bình:“Di chuyển lao động chuyên môn cao quốc tế: xu hướng và tác động” [7] cũng đặt vấn đề về nghiên cứu di chuyển lao động quốc tế ở lĩnh vực di chuyển lao động có chuyên môn cao và xem xét khía cạnh xu hướng và tác động. Trong nghiên cứu này mặc dù có hướng chuyên môn sâu về di chuyển lao động chuyên môn cao (chứ không phải có kỹ năng), nhưng lại gắn trong bối cảnh di chuyển lao động quốc tế nói chung. Nghiên cứu chưa có những phân tích tình huống hay đánh giá sâu về xu hướng di chuyển này dựa trên những đặc thù của ASEAN hay tác động của ASEAN nói chung và sự phát triển của các nước thành viên nói riêng đến lao động có kỹ năng của Việt Nam. Tác giả Lưu Văn Hưng (2008) cũng đã thực nghiên cứu “Di chuyển lao động nội khối ASEAN thời gian gần đây và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” [21] nhưng nghiên cứu của tác giả đã khá xa thời điểm hiện tại nên chưa có sự cập nhật thông tin về sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển lao động nội khối ASEAN nói chung và đặc biệt là những yêu cầu và thách thức của di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN trong bối cảnh mới.“Báo cáo Phát triển Việt Nam 2014: Nâng cao kỹ năng cho Việt Nam: Chuẩn bị nguồn nhân lực cho nền kinh tế thị trường hiện đại” của World Bank (2014) [52] mặc dù phân tích về các dòng di chuyển lao động của Việt Nam tới các nước thành viên của ASEAN nhưng còn khá chung chung, chưa tập trung vào vai trò cũng như mức độ tham gia vào di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trong nội khối ASEAN.
  • 30. 18 Nghiên cứu “Di chuyển lao động kỹ năng theo các hiệp định công nhận lẫn nhau giữa các nước trong cộng đồng kinh tế ASEAN: thách thức của Việt Nam.” (Nguyễn Bá Ngọc và cộng sự, 2016) [26] đánh giá: Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) thành lập cuối năm 2015 vừa đem lại cơ hội cho thị trường lao động Việt Nam, đồng thời cũng là thách thức không nhỏ khi các dòng di chuyển lao động từ các nước ASEAN ra vào và sẽ tạo nên cuộc cạnh tranh lao động kỹ năng quyết liệt giữa các nước. Về cơ hội, AEC sẽ tạo ra tiềm năng lớn để Việt Nam có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ các ngành có năng suất lao động thấp sang các ngành có năng suất lao động cao cũng như tạo áp lực để chuyển đổi cơ cấu lao động từ ít lànhnghề sang lành nghề; về thách thức, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam thấp. Hội nhập AEC tạo ra nhu cầu ngày càng tăng đối với các trình độ kỹ năng khác nhau và Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn để chuẩn bị cho những việc làm đáp ứng yêu cầu thị trường lao động với kỹ năng cao theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, phạm vi của nghiên cứu chỉ tập trung vào một số vấn đề cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn cơ bản nhất nhằm đánh giá những thách thức của Việt Nam trong thực hiện di chuyển lao động kỹ năng theo các MRAs giữa các nước thành viên ASEAN, chưa nghiên cứu tổng thể về di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN cũng như chưa xem xét MRAs trong bối cảnh mới và sự tác động của CMCN 4.0. Ngoài việc kế thừa những kết quả nghiên cứu của báo cáo, những khoảng trống này chính là những gợi mở cho hướng nghiên cứu của Luận án. Năm 2017, nghiên cứu về “Quản lý Nhà nước về dịch chuyển lao động trong quá trình hội nhập ASEAN” của Đỗ Thị Thanh Hoa [20] đã hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết chủ yếu, làm rõ một số khái niệm liên quan đến quản lý nhà nước và dịch chuyển lao động du lịch, các yếu tố ảnh hưởng đến dịch chuyển lao động du lịch trong hội nhập ASEAN. Tuy nhiên, giới hạn của Luận án cũng vẫn là hướng tới tận dụng chính sách về MRA là hướng đi chính. Do đó các mô tả, đánh giá thực trạng, dự báo xu hướng, đề xuất giải pháp của nghiên cứu đều lấy MRA là tinh thần chung. Báo cáo giới hạn đối tượng dịch chuyển lao động chỉ là trong lĩnh vực du lịch, các giải pháp chưa chú ý đến việc nâng cao tính năng động và khả năng thích nghi với điều kiện mới cũng như chất lượng các dịch vụ công cung cấp cho lao động Việt Nam tham gia dịch chuyển. Nghiên cứu “Khả năng tham gia dịch chuyển lao động kỹ năng của lao động nữ Việt Nam trong ASEAN” của Nguyễn Thị Bích Thuý (2017) [35] đã đánh giá khả năng tham gia dịch chuyển theo MRAs của lao động nữ Việt Nam trong ASEAN
  • 31. 19 theo các tiêu chí kiến thức, kỹ năng, thái độ và biểu hiện năng lực trong quá trình dịch chuyển. Một số kết quả có ý nghĩa của đề tài là phân tích rõ điều kiện, đặc điểm của lao động nữ Việt Nam và vai trò của họ trên thị trường lao động trong nước cũng như tham gia thị trường lao động quốc tế; đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực của lao động nữ Việt Nam trong tham gia dịch chuyển lao động ASEAN. Do hạn chế về tư liệu nghiên cứu cũng như những số liệu cụ thể về 8 nhóm nghề, những kết luận rút ra từ đề tài mới ở bước đầu mang tính khái quát và tập trung vào nữ lao động di cư chứ không phải lao động nói chung. Nghiên cứu xu hướng lao động đi làm việc ở nước ngoài, tác động tích cực và tiêu cực tới kinh tế và xã hội của đất nước, chiến lược đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài: cũng đã có nhiều. Nghiên cứu về "Tình hình và xu hướng xuất khẩu lao động Việt Nam " của tác giả Kannika Angsuthanasombat [75]; Nghiên cứu của Ruth Bowen và Đỗ Vân Hương về “Phụ nữ Việt Nam trong di cư lao động quốc tế: Phân tích tình hình” (2012) [32] và Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Những luận cứ để xây dựng chiến lược xuất khẩu lao động” (2008) do Nguyễn Ngọc Quỳnh làm chủ nhiệm [29] cũng đã khẳng định: i) di cư lao động là một thực tế khách quan và là xu hướng rõ ràng đã, đang và sẽ ngày càng phát triển hơn trong tương lai; ii) nâng cao chất lượng lao động trước khi đi xuất khẩu lao động là một trong những hoạt động cần thiết phải thực hiện để hạn chế những tiêu cực và phát huy những tác động tích cực do xuất khẩu lao động mang lại; iii) đào tạo cho lao động xuất khẩu thông qua dạy ngoại ngữ, dạy nghề và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cần được đưa vào chiến lược xuất khẩu lao động nhằm xây dựng chính sách phù hợp cho hoạt động này. 1.3. Những khoảng trống nghiên cứu Từ tổng quan các công trình nghiên cứu có thể rút ra những khoảng trống nghiên cứu như sau: Thứ nhất, khoảng trống lý luận về di chuyển lao động kỹ năng trong một cộng đồng kinh tế khu vực (cách tiếp cận nghiên cứu, bản chất, nội hàm lao động kỹ năng và di chuyển lao động có kỹ năng, hình thức di chuyển, các nhóm nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá sự tham gia của một nước đối với di chuyển lao động trong khu vực, nội dung quản lý Nhà nước về di chuyển). Thứ hai, khoảng trống phân tích thực tiễn với các thông tin cập nhật về sự tham gia của Việt Nam đối với di chuyển lao động có kỹ năng trong ASEAN, các dòng di chuyển đi chủ yếu đến các nước theo trình độ, nghề/lĩnh vực hoạt động, theo
  • 32. 20 các hình thức di chuyển, thực chất thu nhập, năng lực nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ và sự tham gia của Việt Nam trong thực hiện các MRAs của ASEAN. Thứ ba, khoảng trống về bối cảnh mới (đặc biệt là hội nhập và tác động của CMCN 4.0) và các các cơ hội thách thức, quan điểm chiến lược của Việt Nam và đặc biệt là các giải pháp về mô hình tăng trưởng, tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các dịch vụ hỗ trợ và hợp tác về lao động đáp ứng yêu cầu hội nhập phát triển trong di chuyển lao động có kỹ năng trên thị trường lao động ASEAN. Do vậy, tiến hành nghiên cứu đề tài: “Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN” sẽ góp phần làm thu hẹp và khắc phục những khoảng trống về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và đề xuất các chính sách, giải pháp để Việt Nam có được nguồn nhân lực có sức cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập phát triển và quản lý hiệu quả di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung nghiên cứu của đề tài Luận án 1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu Luận án đưa ra những câu hỏi nghiên cứu sau: - Nội hàm của di chuyển lao động kỹ năng trong khối kinh tế khu vực là gì? các nhân tố ảnh hưởng ra sao và đánh giá hiệu quả tham gia di chuyển lao động kỹ năng của một nước trong khối thông qua những tiêu chí nào? - Năng lực của lao động kỹ năng Việt Nam và khả năng tham gia di chuyển của họ đang ở mức độ nào so với yêu cầu của thị trường lao động ASEAN? Những hạn chế chủ yếu trong di chuyển lao động kỹ năng Việt Nam trong ASEAN là gì, do những nguyên nhân chủ yếu nào? - Bối cảnh hội nhập, cơ hội và thách thức, quan điểm và giải pháp nào đối với Việt Nam để tham gia hiệu quả vào di chuyển lao động có kỹ năng trong Cộng đồng ASEAN? 1.4.2. Giả thuyết nghiên cứu Các vấn đề mà Luận án đưa ra được nghiên cứu theo những giả thuyết sau: - Sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển lao động kỹ năng trong ASEAN còn nhiều hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực cũng như tính cạnh tranh của lao động và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước (mô hình tăng trưởng, khung khổ pháp lý, tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá và nâng cao hiệu quả di chuyển).
  • 33. 21 - Việc di chuyển của lao động có kỹ năng của Việt Nam theo MRAs không phải là phương án tối ưu trong bối cảnh hiện nay. - Việt Nam vẫn có thể tận dụng được nhiều cơ hội, nhất là trong bối cảnh CMCN 4.0, và phát huy điểm mạnh, đối phó với những thách thức, hạn chế và yếu kém để thúc đẩy tham gia và nâng cao khả năng di chuyển lao động kỹ năng trong Cộng đồng ASEAN nhằm hội nhập thành công và hiệu quả. 1.4.3. Khung nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu đặt ra, đồng thời dựa vào những lý thuyết nghiên cứu liên quan đến di chuyển lao động kỹ năng trong khối kinh tế khu vực cũng như toàn bộ cơ sở lý luận (được phân tích ở Chương sau), Khung nghiên cứu di chuyển lao động có kỹ năng Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN (logic nghiên cứu của Luận án) được đề xuất như sau: Khung nghiên cứu di chuyển lao động kỹ năng Việt Nam trong ASEAN BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU DI CHUYỂN LAO ĐỘNG KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP ASEAN, KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ Quy mô di chuyển Cơ cấu di chuyển Lợi ích của di chuyển Quản lý di chuyển TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ (dựa trên lý thuyết hiệu ứng di dân): 1. Quy mô, cơ cấu di chuyển: -Số lượng - Cơ cấu 2. Lợi ích của di chuyển: - Thu nhập - Trình độ công nghệ và năng lực lao động - Linh hoạt TTLĐ - Kiều hối… 3. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước NỘI DUNG DI CHUYỂN LAO ĐỘNG KỸ NĂNG VIỆT NAM TRONG ASEAN (dựa trên lý thuyết di chuyển lao động, học thuyết quản lý nói chung và quản trị thị trường lao động nói riêng) NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG ASEAN (dựa trên lý thuyết thị trường lao động, lý thuyết vốn con người, lý thuyết di chuyển lao động, thuyết hội nhập và phát triển) Cầu lao động kỹ năng trong ASEAN (già hóa dân số, thiếu hụt lao động kỹ năng, thu nhập hấp dẫn, đời sống văn hóa tinh thần…) Cung lao động kỹ năng của Việt Nam (dân số vàng, năng lực, thu nhập thấp, khả năng thích nghi, ngoại ngữ…) Quy định chung về di chuyển lao động kỹ năng trong ASEAN và cam kết thực hiện Khung khổ phát triển của Việt Nam (trong đó có di chuyển lao động) và năng lực quản lý
  • 34. 22 Kết luận Chƣơng 1 Chương 1 đã phân tích và tổng quan những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài Luận án. Có thể kết luận về những vấn đề đã được nghiên cứu và thống nhất như sau: Thứ nhất, các vấn đề lý thuyết về di chuyển lao động quốc tế được quan tâm rất nhiều nhưng chưa thật sự có nghiên cứu lý thuyết về di chuyển lao động kỹ năng trong khối kinh tế khu vực, cụ thể là đối với ASEAN. Luận án đã xác định khung nghiên cứu di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN. Khung nghiên cứu dựa trên lý thuyết về di chuyển lao động, học thuyết quản lý nói chung và quản lý thị trường lao động nói riêng, thuyết vốn con người và thuyết hội nhập và phát triển. Đây là cơ sở quan trọng để Luận án tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu hơn, đặc biệt là về bản chất, nội dung yêu cầu của di chuyển, quản lý di chuyển, các nhân tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá hiệu quả di chuyển. Thứ hai, mặc dù có một số nghiên cứu đánh giá thực tiễn về sự di chuyển lao động quốc tế và di chuyển trong các nước ASEAN song vẫn còn thiếu phân tích chuyên sâu và đánh giá toàn diện về sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển lao động kỹ năng trong khối này với tư cách là thành viên tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN và thị trường lao động chung của ASEAN, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập với những điều kiện mới về đầu tư, thương mại, dịch vụ và công nghệ. Thứ ba, việc xác định các “khoảng trống” nghiên cứu là rất quan trọng. Luận án đã đánh giá được các khoảng trống nghiên cứu, từ đó xây dựng các câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung nghiên cứu của đề tài Luận án để bổ sung vào những vấn đề nghiên cứu còn tồn tại.
  • 35. 23 Chƣơng 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG TRONG KHỐI KINH TẾ KHU VỰC 2.1. Một số khái niệm cơ bản Để làm rõ cơ sở khoa học về di chuyển lao động có kỹ năng trong khối kinh tế khu vực, trước hết cần làm rõ một số khái niệm cơ bản có liên quan sau đây:  Di chuyển/dịch chuyển2 lao động Theo Wikipedia, “di chuyển lao động là việc dịch chuyển về mặt địa lý và nghề nghiệp của người lao động” [103]. Theo Từ điển tiếng Anh Cambridge, “di chuyển lao động là mức độ người ta có thể và sẵn sàng dịch chuyển từ công việc này sang công việc khác hoặc từ một nơi này sang nơi khác để làm việc” [104]. Ở lĩnh vực kinh tế, thuật ngữ “di chuyển/dịch chuyển lao động” được sử dụng để chỉ người lao động “di chuyển” tới một nơi mới để thực hiện hợp đồng lao động trong một khoảng thời gian nhất định (mang tính chất tạm thời). Những người tham gia vào “di chuyển lao động” sẽ bổ sung vào thị trường lao động nơi đến, tạo ra dòng chảy sức lao động từ thị trường này tới thị trường khác. Trong tiếng Anh, “di chuyển lao động” có những cụm từ liên quan là “labour mobility” hoặc “labour movement”, được hiểu chung nhất là người lao động từ một công việc hoặc nơi làm việc chuyển sang làm một công việc khác hoặc di chuyển đến một môi trường mới. Đôi khi cụm từ đề cập cụ thể đến các dòng di chuyển lao động trên thị trường lao động. Theo cách hiểu này, di chuyển lao động có thể gồm: (i) Di chuyển lao động có tính cá nhân, thuần túy là di chuyển việc làm (từ công việc này sang công việc khác), có thể vẫn trong một doanh nghiệp, trong một địa bàn hoặc sang doanh nghiệp khác, địa bàn khác. (ii) Di chuyển lao động gắn với cuộc sống (theo nghĩa của di dân), có thể là định cư sang nơi ở mới (ở trong hoặc ngoài nước), không thuần túy vì lý do công việc, có thể là di chuyển theo gia đình. (iii) Di chuyển lao động có tính nhóm (theo dòng di chuyển), di chuyển này gắn với cung cầu trên thị trường lao động trong nước hoặc quốc tế. Tác giả Brent Radcliffe trong “Tính kinh tế của di chuyển lao động” [102] đã đưa ra định nghĩa di chuyển lao động, trong đó đề cập đến sự dễ dàng mà người lao động có thể di chuyển giữa các ngành nghề trong một nền kinh tế và giữa các nền kinh tế khác 2 Thuật ngữ di chuyển hoặc dịch chuyển được NCS sử dụng đồng thời và có nghĩa như nhau.
  • 36. 24 nhau. Di chuyển lao động là một yếu tố quan trọng trong nghiên cứu kinh tế vì phản ánh thực trạng lao động- một trong những yếu tố quan trọng của sản xuất, ảnh hưởng đến sự phát triển và sản xuất. Định nghĩa di chuyển lao động này gắn với dòng di dân trong thị trường lao động (trong nước và quốc tế), bổ sung vào thị trường lao động nơi đến, tạo ra dòng chảy sức lao động từ thị trường này tới thị trường khác. Bản chất của di chuyển lao động là nhằm giải quyết vấn đề kinh tế như cung-cầu thị trường, tiền lương, việc làm… Di chuyển lao động đề cập đến sự di chuyển của lực lượng lao động nhằm thu được lợi ích (tiền lương, thu nhập) cao hơn cho lao động của họ trong khu vực, ngành, liên ngành, liên quốc gia, giữa các doanh nghiệp, cũng như việc chuyển dịch nơi làm việc. Di chuyển lao động là kết quả của việc thương mại hóa lực lượng lao động và là một biểu hiện trực tiếp của việc tối đa hóa giá trị của lao động. Nhìn chung, dòng chảy của lao động giữa các vùng, khu vực sẽ giúp thu hẹp khoảng cách tiền lương giữa các vùng hay khu vực.  Di chuyển lao động quốc tế Nếu xét trong phạm vi quốc tế thì “di chuyển lao động quốc tế” chính là sự di chuyển sức lao động từ nước này sang nước khác nhằm tìm kiếm các cơ hội việc làm và thu nhập tốt hơn nơi ở ban đầu”. Một số tài liệu nghiên cứu cho rằng “di chuyển lao động quốc tế” chính là hoạt động “xuất - nhập khẩu lao động” giữa các nước thông qua “con đường” chính thức đã được thỏa thuận giữa hai nước; hoặc di chuyển lao động chính là việc người di cư có thể đi qua biên giới nước mình để tới nước đến thông qua hình thức quá cảnh, trong đó có cả di chuyển lao động hợp pháp và bất hợp pháp (hay nói cách khác, di chuyển theo con đường chính thức và không chính thức). Như vậy, thuật ngữ “di chuyển lao động quốc tế” thể hiện sự tương tác giữa các thị trường lao động quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu và tuân theo những quy luật thị trường. Toàn cầu hóa, khu vực hóa trong những năm gần đây ngày càng trở nên mạnh mẽ. Các quốc gia trong một khu vực kinh tế có xu hướng tạo lập những mối quan hệ liên kết kinh tế quốc tế đặc biệt để đạt những mục tiêu tăng trưởng cho các quốc gia thành viên và xây dựng những thị trường nguồn lực chung nhằm khai thác hiệu quả nhất lợi thế chuyên môn hóa sản xuất.  Di chuyển lao động trong khối kinh tế khu vực Nếu như di chuyển lao động trong xu thế toàn cầu hóa thường được nghiên cứu với khái niệm “di chuyển lao động quốc tế” thì trong xu thế khu vực hóa sẽ tồn tại khái
  • 37. 25 niệm “di chuyển lao động trong khối kinh tế khu vực (nội khối)”, chỉ việc người lao động ở các nước thành viên một khối kinh tế (có liên kết kinh tế chặt chẽ) chuyển dịch sang nước khác trong cùng khối dưới tác động của cung - cầu trên thị trường lao động chung, thể chế kinh tế và các cam kết hợp tác kinh tế khu vực. Di chuyển lao động nội khối giải quyết vấn đề kinh tế chung của một khối kinh tế, tạo sự “cân bằng động” cho thị trường lao động giữa các quốc gia thành viên. Từ những phân tích trên, có thể hiểu là di chuyển lao động dù ở cấp độ quốc gia, song phương, khu vực hay toàn cầu thì đó là di chuyển của người lao động từ thị trường lao động này đến thị trường lao động khác nhằm thu được lợi ích (tiền lương, thu nhập) cao hơn cho lao động của họ trong khu vực, ngành, liên ngành, liên quốc gia, giữa các doanh nghiệp, cũng như việc chuyển dịch nơi làm việc. Quá trình di chuyển này thể hiện sự tương tác về cung và cầu của thị trường lao động. Di chuyển lao động là kết quả của việc thương mại hóa lực lượng lao động và là một biểu hiện trực tiếp của việc tối đa hóa giá trị của lao động. Nhìn chung, dòng chảy của lao động giữa các vùng, khu vực sẽ giúp thu hẹp khoảng cách tiền lương giữa các vùng hay khu vực, tạo ra động lực thúc đẩy thị trường lao động phát triển. Sự khác biệt của di chuyển lao động nội khối và di chuyển lao động quốc tế nằm ở mối quan hệ kinh tế giữa các nước thành viên trong khối kinh tế với các nước bên ngoài, ở các thể chế và hợp tác kinh tế khu vực được ký kết. Di chuyển lao động nội khối thường mang tính chất đa phương, phụ thuộc vào mức độ liên kết kinh tế giữa các nước thành viên. Khối kinh tế nào có mức độ liên kết càng cao thì di chuyển lao động nội khối càng dễ dàng, thuận tiện và sự tham gia của các nước thành viên vào di chuyển lao động nội khối càng nhiều và ngược lại.  Kỹ năng Theo từ điển Oxford, “kỹ năng” là “khả năng để làm tốt một điều gì đó, thường có được qua đào tạo hoặc kinh nghiệm” [105]. Theo từ điển Cambridge, kỹ năng là “khả năng thực hiện tốt một hoạt động hoặc một công việc, đặc biệt do bạn đã thực hành nó”. Ví dụ, kỹ năng đàm phán, khả năng truyền tải những vấn đề phức tạp một cách đơn giản [106]. Như vậy, kỹ năng được hiểu là sự thành thục, tinh thông về kiến thức, các thao tác, động tác trong quá trình thực hiện và hoàn thành một công việc cụ thể nào đó. Theo Từ điển Giáo dục học do Bùi Hiền và cộng sự biên soạn (2001) [19], kỹ năng là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu
  • 38. 26 và điều kiện cụ thể tiến hành hoạt động ấy, cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ. Kỹ năng được phân chia thành 2 bậc: Kỹ năng bậc thấp (bậc I) và kỹ năng bậc cao (bậc II) [19]. Kỹ năng bậc thấp là những kỹ năng hình thành không cần qua luyện tập, nếu biết tận dụng hiểu biết và kỹ năng tương tự thì có để chuyển sang các hành động mới. Kỹ năng bậc cao là khả năng thực hiện hành động, hoạt động một cách thành thạo linh hoạt, sáng tạo phù hợp với những mục tiêu trong những điều kiện khác nhau. Trong kỹ năng bậc cao đã chứa đựng nhiều thao tác đạt mức kỹ xảo. Theo tác giả Dương Thị Kim Oanh trong “Giáo trình Tâm lý học nghề nghiệp” (2013) [28], kỹ năng là khả năng của con người thực hiện công việc một cách có hiệu quả trong một thời gian thích hợp, với các điều kiện nhất định, dựa vào các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã có. Theo tác giả Đặng Thành Hưng, kỹ năng là dạng hành động tự giác, được thực hiện có kỹ thuật, dựa và những điều kiện sinh học, tâm lí và xã hội ở cá nhân, và có kết quả nhất định đáp ứng mục tiêu hay chuẩn đã định trước. Có kỹ thuật tức là không tùy tiện, mà tuân theo trình tự, qui tắc và yêu cầu kỹ thuật. Kỹ năng luôn có cấu trúc kỹ thuật, tức là các thao tác và trật tự kỹ thuật của chúng [22]. Với những định nghĩa trên ta có thể rút ra điểm chung nhất trong các khái niệm này là “kỹ năng là khả năng thực tế hóa các kiến thức”. Khi một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ hình thành nên kỹ năng. Theo nghĩa hẹp, kỹ năng được hiểu là những thao tác, hành động cụ thể của con người. Theo nghĩa rộng, khi nói đến kỹ năng nghĩa là nói đến khả năng và năng lực cá nhân, là một thành tố quan trọng tạo nên năng lực thực hiện của con người (kiến thức, kỹ năng và thái độ). Lao động có kỹ năng/lao động kỹ năng Lao động có kỹ năng/lao động kỹ năng còn gọi là lao động kỹ thuật hoặc lao động có tay nghề. “Đề án nghiên cứu tổng thể về giáo dục-đào tạo và phân tích nguồn nhân lực Việt Nam” (VIE/89/022) của UNESCO [54] đã đưa ra khái niệm về “Lao động kỹ thuật” và cho rằng lao động kỹ thuật là lao động qua đào tạo được cấp bằng hoặc chứng chỉ của các bậc đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất. Người lao động được xếp vào loại lao động kỹ thuật nếu đủ 2 điều kiện: (i) được đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất; (ii) được cấp bằng hoặc chứng chỉ của các bậc đào tạo [54]. Nếu xét theo tính chất lao động, lao động kỹ thuật gồm 2 loại: lao động kỹ thuật thực hành và lao động chuyên môn. Ở Việt Nam hiện nay, lao động kỹ thuật thực hành được đào tạo bởi hệ thống giáo dục nghề nghiệp phục vụ cho hoạt động lao