SlideShare a Scribd company logo
1 of 131
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐỖ XUÂN ĐANG
TIÕN TR×NH X¢Y DùNG CéNG §åNG ASEAN:
THêI C¥ Vµ TH¸CH THøC PH¸P Lý
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐỖ XUÂN ĐANG
TIÕN TR×NH X¢Y DùNG CéNG §åNG ASEAN:
THêI C¥ Vµ TH¸CH THøC PH¸P Lý
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 01 08
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN BÍNH
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các
môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
ĐỖ XUÂN ĐANG
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt
Danh mục các bảng, sơ đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG ASEAN.............5
1.1. Các điều kiện tự nhiên, chính trị, xã hội......................................................5
1.2. Những kết quả của quá trình hợp tác ASEAN............................................7
1.2.1. Sự phát triển của ASEAN – tiền đề cần thiết của Cộng đồng ASEAN.................7
1.2.2. Quan hệ ASEAN với các đối tác đối thoại ngoài ASEAN ..............................9
1.3. Các tiền đề chính trị, pháp lý cho Cộng đồng ASEAN.............................10
1.4. Cơ sở về chính sách hợp tác ASEAN .........................................................11
1.4.1. Sự tiến triển về nhận thức hình thành Cộng đồng ASEAN ...........................11
1.4.2. Tiến triển về mô hình và nội dung liên kết của ASEAN ...............................14
1.4.3. Sự tiến triển về thể chế liên kết ASEAN .......................................................19
1.4.4. Tiến triển về lộ trình tiến tới cộng đồng ........................................................22
Chương 2: NỘI DUNG, LỘ TRÌNH THỰC HIỆN XÂY DỰNG CỘNG
ĐỒNG ASEAN..............................................................................................37
2.1. Cộng đồng về Chính trị - An ninh ASEAN................................................37
2.1.1. Nội dung của APSC .......................................................................................37
2.1.2. Biện pháp và lộ trình thực hiện của APSC ....................................................40
2.2. Cộng đồng ASEAN về Văn hóa – Xã hội ...................................................44
2.2.1. Nội dung của ASCC.......................................................................................44
2.2.2. Biện pháp và lộ trình thực hiện của ASCC....................................................47
2.3. Cộng đồng ASEAN về Kinh tế....................................................................49
2.3.1. Nội dung của AEC .........................................................................................49
2.3.2. Biện pháp và lộ trình thực hiện của AEC ......................................................55
Chương 3: NHỮNG THÁCH THỨC VỀ PHÁP LÝ VÀ MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ CHO VIỆT NAM..............................................................................70
3.1. Các vấn đề pháp lý khi xây dựng Cộng đồng ASEAN .............................70
3.1.1. Một số thách thức chung................................................................................70
3.1.2. Những hạn chế trong thực hiện cam kết Cộng đồng AC...............................77
3.1.3. Tổ chức và cơ chế ra quyết định của ASEAN ...............................................88
3.1.4. Cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN ...........................................................94
3.2. Một số kiến nghị cho ASEAN và các giải pháp cho Việt Nam.................97
3.2.1. Một số kiến nghị đối với ASEAN..................................................................97
3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trong AC ................113
KẾT LUẬN............................................................................................................116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................118
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU GIẢI THÍCH
ACIA Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN
ASEAN Comprehensive Investment
AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN
ASEAN Economic Community
AFAS Hiệp định khung về thương mại dịch vụ ASEAN
ASEAN Framework Agreement on Services
AFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN
ASEAN Free Trade Area
AIA Khu vực đầu tư ASEAN
ASEAN Investment Area
AICO Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN
ASEAN Industrial Cooperation Scheme
AIP Dự án công nghiệp ASEAN
ASEAN Industrial Projects
AIPA Đại hội đồng liên nghị viện các nước ASEAN
ASEAN Inter Parliamentary Assembly
AMM Hội nghị các bộ trưởng ASEAN
ASEAN Ministerial Meeting
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
ASIA Pacific Economic Cooperation
ARF Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEAN Regional Forum
ATIGA Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN
ASEAN Trade in Good Agreement
APSC Cộng đồng Chính trị - An ninh
ASEAN Policy Security Community
ASCC Cộng đồng văn hoá - xã hội ASEAN
ASEAN Socio - Cultural Community
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Association of Southeast Asia Nations
ASEM Diễn đàn hợp tác Á – Âu
Asia - Europe Meeting
CEPT Hiệp định về chương trình Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của
các nước ASEAN
Common Effective Preferential Tariff
CLM Nhóm các nước Cam-pu-chia, Lào và My-an-ma
Cambodia, Laos and Myanmar (The CLM countries)
CLMV Nhóm các nước Cam-pu-chia, Lào, My-an-ma và Việt Nam
Cambodia, Laos, Myanmar and Vietnam(The CLMV countries)
CMIM Thoả thuận đa phương hoá sáng kiến Chiềng Mai
Including the Chiang Mai Initiative Multilateralisation
COP Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu
Coference of Parties
CMP Hội nghị các bên tham gia Nghị định thư Kyôtô
The Meeting of the Parties to the Kyoto Protocol
EEC Cộng đồng Kinh tế Châu Âu
The European Economic Community
EPG Nhóm những nhân vật nổi tiếng
Eminent Persons Group
EU Cộng đồng Châu Âu
European Union
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
Gross Domestic Product
HLTF Nhóm đặc trách cao cấp
High Level Task Force
HPA Chương trình hành động Hà Nội
Hanoi Plan of Action
IAI Sáng kiến hội nhập ASEAN
Initiative for ASEAN Integration
MERCOSUR Khối thị trường chung Nam Mỹ
The Common Market of the South
NAFTA Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ
North American Free Trade Agreement
PDSM Cơ chế giải quyết tranh chấp
Protocol on Dispute Settlement Machanism
PTA ChươngtrìnhhợptácthươngmạicủacácnướcASEAN(trướckhicóCEPT)
Preferential Trade Agreement (The Agreement on ASEAN
Preferential Trade Agreement)
SEANWFZ Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân
Southeast Asia Nuclear Weapon - Free Zone
TAC Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (ở khu vực Đông Nam Á)
Treaty of Amity and Cooperation (in Southeast Asia)
TIG Hiệp định thương mại hàng hóa toàn diện
Trade in Goods
USD Liên minh phát triển bền vững
Union for Sustainable Development
Hoặc Đồng Đô la Mỹ
Or: United States dollar
VAP Chương trình hành động Viên-chăn
Vientiane Action Programme
ZOPFAN Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập
Zone of Peace, Freedom and Neutrality
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Số hiệu bảng,
sơ đồ
Tên bảng, sơ đồ Trang
Bảng 1.1: Tổng số dòng thuế ở các nước 0-5% và > 5% của
ASEAN đến ngày 01/01/2010 26
Bảng 2.1: Chỉ số tự do kinh tế của ASEAN và của thế giới năm 2008 55
Bảng 2.2: Lộ trình thực hiện tự do lưu chuyển hàng hóa trong ASEAN 57
Bảng 2.3: Lộ trình thực hiện tự do lưu chuyển dịch vụ trong ASEAN 59
Bảng 2.4: Lộ trình thực hiện AIA 62
Bảng 2.5: Lộ trình tạo thuận lợi cho dòng vốn tự do di chuyển hơn 63
Bảng 2.6: Lộ trình tự do di chuyển lao động có tay nghề 64
Bảng 2.7: Các ngành ưu tiên và các nước điều phối viên 64
Bảng 2.8: Lộ trình hội nhập 12 lĩnh vực ưu tiên 65
Sơ đồ 2.1: Nội dung của Cộng đồng kinh tế ASEAN 51
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và tình hình nghiên cứu của đề tài
Sự ra đời của tổ chức ASEAN với mục đích phát triển bền vững, bảo đảm an
ninh, ổn định về các mặt đối nội và đối ngoại cho ASEAN nói chung, giữa các quốc
gia thành viên với nhau và ASEAN với bên ngoài nói riêng. Cùng với thời gian
(gần 5 thập kỷ tồn tại và phát triển), ASEAN ngày càng lớn mạnh trở thành một
thực thể chính trị - kinh tế gắn kết, có vai trò quan trọng đóng góp cho hòa bình, ổn
định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới, là đối tác không thể thiếu của các nước
và các tổ chức lớn trên thế giới. ASEAN đang hướng tới xây dựng một Cộng đồng
ASEAN vững mạnh dựa trên ba trụ cột là: Cộng đồng Chính trị-An ninh (APSC);
Cộng đồng Kinh tế (AEC); và Cộng đồng Văn hóa và Xã hội (ASCC).
Theo lộ trình đã được lãnh đạo ASEAN thống nhất, Cộng đồng ASEAN sẽ hình
thành vào ngày 31/12/2015. Đây là dấu mốc rất có ý nghĩa và trọng đại trong lịch sử
phát triển của ASEAN. Với 3 trụ cột là: chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội sẽ
là nền móng, là cơ sở để ASEAN phát triển, hội nhập và thịnh vượng. Hiện nay, lộ
trình xây dựng Cộng đồng ASEAN đã đạt được khoảng 93% khối lượng. Tuy nhiên,
gần 7% công việc còn lại đều là những vấn đề quan trọng, đòi hỏi ASEAN phải nỗ lực
để hoàn thành, ví dụ như: vấn đề về hải quan; về giao thương dịch vụ; và về việc gỡ bỏ
các hàng rào phi thuế quan; đặc biệt là các vấn đề về nội hóa thực hiện các cam kết khu
vực, nguồn lực thực hiện, mức độ hiểu biết của người dân ASEAN về Hiệp hội. Đây là
các vấn đề cốt lõi cho hội nhập và phát triển.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thực tế dự đoán cộng đồng kinh tế
(AEC) sẽ chỉ thật sự đi vào hoạt động vào năm 2025, tức mười năm sau mục tiêu
của ASEAN, vì những cản trở về phi thuế quan từ các nước thành viên và rất khó để
ASEAN có thể đạt được toàn bộ mục tiêu vào năm 2015. Hệ thống pháp lý đã hình
thành và ngày càng hoàn thiện của ASEAN là nền tảng cơ bản của quá trình hội
nhập và cần hiện thực hóa những quy định của ASEAN để tăng cường tính pháp lý,
hiệu quả hội nhập trên các lĩnh vực của ASEAN. Các thành viên ASEAN không
ngừng hợp tác với các đối tác, trên cơ sở hệ thống pháp luật ASEAN và đóng góp ý
kiến để hoàn thiện những quy định này. Tuy ASEAN có nhiều cơ hội để phát triển,
nhưng cũng nhiều thách thức đòi hỏi các thành viên nói chung và Việt Nam nói
2
riêng phải hợp tác, liên kết chặt chẽ hơn nữa, cùng nhau đưa ra những ý tưởng mới
và biện pháp thực hiện các ý tưởng đó để biến “Tầm nhìn 2020” thành hiện thực,
xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN.
ASEAN và vấn đề hợp tác phát triển đã được nghiên cứu và giảng dạy trong
các trường Đại học. Có nhiều cuốn sách và bài viết về ASEAN như: Liên kết kinh tế
ASEAN, vấn đề và triển vọng của tác giả Trần Đình Thiên, NXB Thế giới, 2005;
Ngoài ra, đã có khá nhiều Luận văn viết về đề tài ASEAN, ví dụ như: Hiện thực
hóa cộng đồng ASEAN 2015: Thuận lợi và trở ngại của Hoàng Thị Thanh Nhàn và
Võ Xuân Vinh, tập 29, số 4, Chuyên san Kinh tế và kinh doanh, 2013; Tiến trình
xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN của Trần Ánh Phương, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2010; Hiện thực hóa Cộng đồng chính trị-an ninh
ASEAN của Nguyễn Thị Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội, 2013... Bên cạnh đó các nhiều bài viết về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế đăng
trên các tạp chí chuyên ngành, đáng chú ý là Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Nghiên cứu
lý luận, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp... Như vậy,
hầu như các công trình, bài viết này chỉ nhìn nhận dưới góc độ kinh tế - chính trị
học chứ không phải là luật học, đồng thời, chưa khai thác được những cơ hội và
thách thức pháp lý cho xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN sẽ chính thức ra đời. Đây là dấu mốc
quan trọng trong lịch sử của ASEAN. Dưới mái nhà chung ASEAN, các dân tộc ở
Đông Nam Á sẽ chung sống, gắn kết, chia sẻ lợi ích và phát triển trên chặng đường
mới của mình. Mặc dù chưa là hiện thực, nhưng ngay từ lúc này, sự kiện đó đang
thu hút mối quan tâm không chỉ của ASEAN mà của cả cộng đồng quốc tế.
Vì các lý do nói trên, tác giả chọn đề tài “Tiến trình xây dựng Cộng đồng
ASEAN: thời cơ và thách thức pháp lý” để làm Luận văn thạc sỹ là có tính cấp
thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ASEAN trong xu thế toàn
cầu hóa - khu vực hóa, cũng như những điều kiện địa – kinh tế - xã hội của khu vực
ASEAN, Luận văn phân tích cơ sở hình thành Cộng đồng ASEAN.
Trên cơ sở hình thành Cộng đồng ASEAN, Luận văn sẽ nghiên cứu nội
3
dung, lộ trình thực hiện Cộng đồng ASEAN trong các lĩnh vực an ninh – chính trị,
kinh tế và văn hóa, xã hội.
Luận văn chỉ ra những thách thức trong quá xây dựng Cộng đồng ASEAN. Từ
đó, Luận văn đưa ra những kiến nghị phục vụ cho việc xây dựng Cộng đồng ASEAN.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Luận văn sẽ tổng hợp, phân tích một cách có hệ thống những vấn đề lý luận
cũng như thực trạng của việc xây dựng Cộng đồng ASEAN trên tất cả các lĩnh vực
an ninh – chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội;
Luận văn sẽ nhấn mạnh tính cấp thiết của việc hợp tác trong nội khối
ASEAN nhằm thực hiện thành công việc xây dựng Cộng đồng ASEAN;
Luận văn sẽ đưa ra những kiến nghị có giá trị thực tiễn, có thể làm cơ sở
pháp lý tham khảo có giá trị trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, cũng như là
nguồn tài liệu tham khảo cho việc đào tạo và nghiên cứu khoa học về ASEAN tại
các cơ sở đào tạo luật nói chung và pháp luật về ASEAN nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vấn đề pháp lý của quá trình
xây dựng cộng đồng ASEAN, nghiên cứu về ASEAN nói chung, đặc biệt tập trung
nghiên cứu trên cơ sở của ba trụ cột: Cộng đồng An ninh – Chính trị; Cộng đồng
Kinh tế; và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài có nội hàm rất rộng, có thể được nghiên cứu dưới
nhiều góc độ khác nhau, nhưng vì giới hạn của một luận văn, tác giả chủ yếu đề cập
đến cơ sở pháp lý để hình thành Cộng đồng ASEAN, cơ hội và thách thức pháp lý của
tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN. Trên cơ sở nghiên cứu các văn kiện pháp lý
của ASEAN, có xem xét đến kinh nghiệm của Liên minh châu Âu (EU), tác giả đưa ra
ý kiến và đóng góp cho việc xây dựng và thực hiện Cộng đồng ASEAN.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở các phương pháp luận của Chủ
nghĩa Mác - Lê Nin, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu của khoa học pháp
lý truyền thống như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, nghiên cứu lịch
sử, thống kê, logic.... Các phương pháp này sẽ giúp học viên nghiên cứu thành
công đề tài.
4
6. Bố cục của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu làm 03 chương:
Chương 1. Những tiền đề hình thành Cộng đồng ASEAN.
Chương 2. Nội dung, lộ trình thực hiện xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Chương 3. Những thách thức pháp lý và một số kiến nghị cho Việt Nam.
5
Chương 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG ASEAN
1.1. Các điều kiện tự nhiên, chính trị, xã hội
Là một khu vực của châu Á, Đông Nam Á nằm ở phía Nam Trung Quốc,
phía Đông Ấn Độ, phía Bắc của Australia, Đông Nam Á chiếm một vị trí địa lý
quan trọng trong trục lộ giao thông hàng hải quốc tế, là cửa ngõ nối liền Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương, nối liền các quốc giá Tây Âu và Đông Á. Hiện nay,
ASEAN bao gồm 10 quốc gia ở Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar, Campuchia. Các quốc gia
ASEAN (ngoại trừ Thái Lan), đều trải qua giai đoạn lịch sử là thuộc địa của các
quốc gia phương Tây và giành được độc lập vào các thời điểm khác nhau.
ASEAN có sự thống nhất xuất phát từ một cơ sở chung rất gần gũi nhau về
điều kiện tự nhiên và con người [66, tr.30]. Với tổng diện tích vào khoảng 4,43 triệu
km2 và dân số gần 600 triệu người, tổng thu nhập quốc dân của các quốc gia
ASEAN năm 2009 đạt 1.492 tỉ USD [67, tr.7]. Sau gần 5 thập kỷ tồn tại và phát
triển, ASEAN đã lớn mạnh, trở thành thực thể chính trị - kinh tế gắn kết, có vai trò
quan trọng, đóng góp cho hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực. Hợp tác ASEAN
ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu, bao gồm nhiều lĩnh vực từ chính trị - an
ninh đến kinh tế thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường và khoa
học – công nghệ … ASEAN cũng đã thiết lập được quan hệ nhiều mặt với đối tác
trong và ngoài khu vực thông qua các tiến trình như: ASEAN + 1 (hợp tác ASEAN
với từng đối tác); ASEAN + 3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc); Cấp cao
Đông Á; Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).
Trên nền tảng đó, ASEAN đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác và tăng cường liên
kết nhằm hướng tới xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh dựa trên ba trụ cột:
Cộng đồng APSC; Cộng đồng AEC và Cộng đồng ASCC vào cuối năm 2015. Với
mục tiêu là đưa ASEAN ngày càng liên kết sâu rộng và vững mạnh hơn, hướng tới
phục vụ và nâng cao cuộc sống của người dân, khu vực hòa bình, ổn định và thịnh
vượng, liên kết khu vực bền vững và hiệu quả nhằm góp phần thúc đẩy sức mạnh
của các quốc gia Đông Nam Á.
6
Trước thời điểm ASEAN được thành lập, tại Đông Nam Á đã xuất hiện một
số tổ chức quốc tế như Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) thành lập 1961 với thành viên
là Thái Lan, Malaysia, Philippines và MAPHILINDO với thành viên là Malaysia,
Philippines và Indonesia thành lập vào năm 1963. Vì nhiều lí do khác nhau nên
những tổ chức này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
ASEAN ra đời vào ngày 08/08/1967 trên cơ sở Tuyên bố Bangkok được
thông qua tại Hội nghị bộ trưởng ngoại giao 5 quốc gia là Thái Lan, Singapore,
Malaysia, Indonesia và Philippines. Có thể nói, đây là sự kiện tất yếu trong bối cảnh
lịch sử của khu vực lúc đó cũng như bối cảnh của từng quốc gia ASEAN 5. Nhằm
trực tiếp đảm bảo an ninh và các lợi ích chính trị cho các quốc gia ASEAN khi đó,
trong các yếu tố về chính trị, kinh tế, địa lý, văn hóa – xã hội tác động đến sự ra đời
của ASEAN thì yếu tố cơ bản là yếu tố chính trị.
Do vị trí địa – chính trị quan trọng của khu vực Đông Nam Á nên hai siêu
cường Liên Xô (cũ) và Mỹ đều muốn tranh thủ các quốc gia ASEAN, khiến cho
khu vực này trở nên hết sức nhạy cảm, trở thành “bàn cờ chính trị” [67, tr.10] để các
quốc gia lớn thi thố quyền lực và ảnh hưởng của mình. Do đó, hòa bình, an ninh của
các quốc gia Đông Nam Á rất dễ bị tác động.
Các quốc gia Đông Nam Á khi đó đã bị phân thành hai nhóm đối lập, chịu
ảnh hưởng khác nhau của các cường quốc (các quốc gia Đông Dương và các quốc
gia thân phương Tây). Đặc biệt, các quốc gia ASEAN 5 lo ngại về việc bị lôi kéo
vào cuộc chiến tranh xâm lược mà Mỹ đang bị sa lầy tại Việt Nam.
Để có thể thực thi được chính sách “cân bằng lợi ích” [67, tr.11], giảm sự
chi phối của các quốc gia lớn, cách duy nhất là các quốc gia Đông Nam Á cần thiết
phải liên kết với nhau và dựa vào nhau trong một tổ chức khu vực và đây cũng
chính là nhân tố cơ bản quyết định tới sự hình thành xu hướng trung lập trong chính
sách của ASEAN sau này.
Ngoài ra, hoạt động kém hiệu quả của các tổ chức tiền thân của ASEAN như
ASA và MAPHILINDO cũng dẫn đến việc cần phải thay thế bằng hình thức hợp tác
khác có hiệu quả hơn
Tóm lại, dù giữa các quốc gia vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn nhưng trong
bối cảnh quốc tế và ở mối quốc gia, nhất là sau khi chiến tranh ở Đông Dương đang
vào giai đoạn quyết liệt thì cả năm quốc gia là thành viên sáng lập ASEAN đều
7
đứng trước nhu cầu phải liên kết chặt chẽ với nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực chính
trị để củng cố hòa bình và đảm bảo an toàn trong khu vực cũng như mỗi quốc gia.
Bên cạnh yếu tố về chính trị là nguyên nhân có tính quyết định, các yếu tố về
kinh tế, văn hóa – xã hội cũng là những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự ra đời của
ASEAN, là cơ sở hình thành nên Cộng đồng ASEAN.
Theo đó, về kinh tế, sự phục hồi và phát triển kinh tế sau thế chiến lần thứ 2
và sau đó là toàn cầu hóa đã dẫn đến nhiều tổ chức hợp tác kinh tế khu vực được
thành lập như: thị trường chung Trung Mỹ (CACM); khu vực mậu dịch tự do Bắc
Mỹ (NAFTA); cộng đồng Caribe. Trào lưu khu vực hóa này đã tác động mạnh mẽ
tới ý tưởng xây dựng sự hợp tác khu vực ở Đông Nam Á. Bên cạnh đó, vai trò của
các tổ chức quốc tế như: Liên Hợp Quốc và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB).
LHQ thành lập Ủy ban kinh tế châu Á và Viễn Đông (Economic Commission for
Asia and Far Est – ECAFE, 1947) nhằm thúc đẩy nền sản xuất ở các nước châu Á;
ADB được thành lập gồm 31 quốc gia, trong đó có 19 quốc gia châu Á để cung cấp
nguồn vốn cho sự phục hồi và phát triển kinh tế ở Châu Á (1966).
Sau khi giành được độc lập, năm quốc gia sáng lập ASEAN đều gặp phải vấn
đề khó khăn chung về kinh tế như sự lạc hậu của các cơ cấu kinh tế, tình trạng độc canh
và xuất khẩu nguyên liệu thô. Vì vậy, để phát triển, các quốc gia phải hợp tác và trước
hết là hợp tác trong khu vực. Văn hóa xã hội, các quốc gia ASEAN đều có nhiều nét
tương đồng về đời sống văn hóa – xã hội như tổ chức đời sống dân cư được dựa trên
cộng đồng làng xã và “nền văn minh lúa nước” [67, tr13]. Trừ Thái Lan, các quốc gia
ASEAN đều bị phương Tây đô hộ nên vừa có ý thức về nền độc lập dân tộc, vừa có
nhu cầu về đảm bảo an ninh chung của khu vực và hợp tác để phát triển.
ASEAN ra đời đánh dấu sự trưởng thành về chính trị của các quốc gia Đông
Nam Á, thể hiện quyết tâm tự gánh vác trách nhiệm đối với sự phát triển của đất
nước cũng như khu vực, đặc biệt trong vấn đề an ninh mà không dựa vào ngoại lực
bên ngoài. Sự hình thành ASEAN đã đặt nền móng cho sự hợp tác và phát triển
trong mọi lĩnh vực của các quốc gia Đông Nam Á trong hiện tại và tương lai.
1.2. Những kết quả của quá trình hợp tác ASEAN
1.2.1. Sự phát triển của ASEAN – tiền đề cần thiết của Cộng đồng ASEAN
Trong Tuyên bố thành lập ASEAN được ký tại Bangkok ngày 08/8/1967 đã
8
ghi nhận rằng Hiệp hội ASEAN mở rộng cho tất cả các quốc gia ở khu vực Đông
Nam Á tán thành tôn chỉ, nguyên tắc và mục đích nói trên tham gia [4] và tiếp tục
được khẳng định lại trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á [6]. Tuy
nhiên, phải đợi đến năm 1984, tức là 17 năm sau ngày thành lập, ASEAN mới bắt
đầu tiếp nhận thêm Brunei, quốc gia có dân số ít nhất ở Đông Nam Á. Tuy nhiên,
ngay sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, cả ASEAN và Đông Dương đều nhận thấy
sự cần thiết phải hợp tác với nhau trong một tổ chức chung. Sau nhiều cân nhắc về
cách thức và thời điểm mở rộng ASEAN, ngày 28/7/1995, ASEAN đã kết nạp Việt
Nam, sau đó là Lào, Myanmar (1998) và Campuchia (1999). Như vậy, ASEAN là
một tổ chức hợp tác khu vực đã hình thành. ASEAN-10 đã thật sự là một khối chính
trị và kinh tế lớn trên thế giới. Vì vậy, sự phát triển của ASEAN trong hơn bốn thập
kỷ qua chính là tiền đề cần thiết cho sự phát triển thành cộng đồng ASEAN.
ASEAN đã xây dựng được những nguyên tắc ứng xử giữa các nước thành
viên làm cơ sở cho các hoạt động của Hiệp hội. ASEAN đã thống nhất đưa ra một
số quy tắc ứng xử trong Điều 2 của Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á
(TAC) và đề ra các nguyên tắc giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên theo
các Điều 13, 14, 15, chương IV Hiệp ước Bali 1976. Trong đó chỉ rõ các bên tham
gia sẽ thành lập một Hội đồng cấp cao bao gồm một đại diện cấp Bộ trưởng của mỗi
bên tham gia hiệp ước, để ghi nhận sự tồn tại của các tranh chấp hoặc tình hình có
thể phá rối hòa bình và hòa hợp trong khu vực. Trong trường hợp không đạt được
các giải pháp thông qua thương lượng trực tiếp, Hội đồng cấp cao sẽ ghi nhận tranh
chấp hoặc có những khuyến nghị về những giải pháp thích đáng đối với các bên
tranh chấp. Như vậy, với việc đưa ra sáu nguyên tắc ứng xử trong Hiệp ước Bali,
các nhà lãnh đạo ASEAN đã bước đầu thành công trong việc đặt ra những cơ chế
hợp tác khu vực để tạo cơ sở cho việc duy trì hòa bình, ổn định và loại trừ nguy cơ
xung đột nội bộ giữa các nước thành viên của mình.
ASEAN đã xây dựng được các cơ chế hợp tác khu vực. ASEAN cũng đã
nhận thấy sự cần thiết phải tạo ra một cơ chế hợp tác khu vực nhằm thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực [4]. Ngay từ Hội
nghị AMM lần ba (1969) các nhà lãnh đạo ASEAN đã thành lập một nhóm chuyên
gia tìm hiểu và nghiên cứu về các khả năng hợp tác của ASEAN (từ năm 1969 đến
9
năm 1972). Báo cáo về kết quả nghiên cứu trong ba năm này đã được trình bày tại
Hội nghị AMM lần năm (1972). Tại Hội nghị lần đầu tiên Bộ trưởng kinh tế ASEAN
với sự tham gia của năm nước thành viên đã đưa ra thảo luận những đề xuất, sáng kiến
về hợp tác kinh tế. Những khuyến nghị của họ đã được Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN
lần thứ nhất chấp nhận và được phản ánh trong Tuyên bố hòa hợp ASEAN với các nội
dung về các hàng hóa cơ bản, về công nghiệp, thương mại [7]. Ngoài ra, ASEAN còn
có kế hoạch tìm kiếm và mở rộng thị trường cho hàng hóa của ASEAN ở ngoài khu
vực và hợp tác khoa học công nghệ.
ASEAN đã đưa ra nhiều chương trình hợp tác kinh tế trong nội bộ khu vực
như Thỏa thuận ưu đãi mậu dịch (PTA), Chương trình công nghiệp ASEAN,
Chương trình bổ sung công nghiệp (AIC) và Bổ sung nhãn hiệu công nghiệp
(BBC), Liên doanh công nghiệp (AIJV) và Chương trình xây dựng Khu vực mậu
dịch tự do ASEAN (AFTA).
1.2.2. Quan hệ ASEAN với các đối tác đối thoại ngoài ASEAN
Hiện nay, ASEAN đã có 10 nước lớn (ví dụ như, Hoa Kỳ, Nhật Bản và
EU...) ngoài khu vực là đối tác đối thoại. Quan hệ này đã mang lại cho ASEAN
những sự bảo đảm về an ninh, chính trị cũng như những lợi ích về kinh tế. ASEAN
đã lập ra nhiều cơ chế hợp tác đa phương và song phương, như: Diễn đàn khu vực
ASEAN (ARF); ASEAN + 3; ASEAN + 1; và Thượng đỉnh Đông Á (EAS). Trong
các cơ chế hợp tác này, ASEAN luôn đóng vai trò là trung tâm nhằm giải quyết các
vấn đề liên quan tới hòa bình, an ninh và phát triển của Đông Nam Á, cũng như
nâng cao vị thế chính trị và kinh tế của ASEAN trên thế giới. Cụ thể như:
Thứ nhất, ASEAN tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài
đầu tư vào các nền kinh tế ASEAN.
Thứ hai, ASEAN đã ký kết các Hiệp định thương mại tự do với các đối tác
bên ngoài như: Trung Quốc (2002); Nhật Bản (2008); Ấn Độ, Australia, New
Zealand (2009) nhằm mở rộng thị trường cho hàng hóa của ASEAN ra ngoài khu
vực (Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản...) ngày càng tăng.
Thứ ba, các sáng kiến hội nhập kinh tế khu vực như AFTA, AICO, AIA…
của ASEAN đã tạo điều kiện quan trọng để ASEAN gia tăng trao đổi hàng hóa
và đầu tư.
10
Thứ tư, sáng kiến hội nhập ASEAN và ủng hộ các nỗ lực hợp tác tiểu vùng
đã giúp các nước thành viên thu hẹp khoảng cách phát triển.
Hiện nay, ASEAN đã có các tam giác tăng trưởng, như: Indonesia, Malaysia
và Singapore (ISM-GT); Indonesia, Malaysia và Thái Lan (IMT-GT); khu vực tăng
trưởng phía Đông ASEAN (BIMP-EAGA); tam giác phát triển CLV… Để tạo thuận
lợi cho hợp tác quốc tế của các tam giác tăng trưởng trên, tại Hội nghị Thượng đỉnh
ASEAN lần thứ 6 (Hà Nội tháng 12/1998), ASEAN đã chính thức công nhận hợp
tác tiểu vùng là một hình thức hội nhập khu vực của ASEAN. Chính sự thừa nhận
này đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào các khu vực nói trên.
Như vậy, với những kết quả hợp tác nêu trên, đã từng bước tạo đà vững chắc
cho hình thành Cộng đồng ASEAN trong tương lai.
1.3. Các tiền đề chính trị, pháp lý cho Cộng đồng ASEAN
Lãnh đạo các nước ASEAN đã thông qua văn kiện quan trọng Tầm nhìn
ASEAN 2020, với mục tiêu tổng quát là đưa Hiệp hội trở thành một nhóm hài hòa
các dân tộc Đông Nam Á, gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn
nhau. Để triển khai Tầm nhìn 2020, Hội nghị Cấp cao ASEAN 6 (Hà Nội, tháng
12/1998) đã thông qua Chương trình Hành động Hà Nội (HPA) cho giai đoạn 1999-
2004, trong đó đề ra các phương thức hoạt động cụ thể để thúc đẩy hợp tác ASEAN
trên các lĩnh vực chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội và quan hệ đối ngoại.
Tháng 10/2003, Lãnh đạo các nước ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp
ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Ba-li II), đề ra mục tiêu hình thành Cộng đồng
ASEAN vào năm 2020 với ba trụ cột chính: APSC, AEC và ASCC; đồng thời
khẳng định ASEAN sẽ tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quan hệ với các đối tác bên
ngoài, vì mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và hợp tác cùng có lợi ở khu vực. Để
triển khai và kế tục Chương trình Hành động Hà Nội, ASEAN đã đề ra Chương
trình Hành động Viên Chăn (VAP) cho giai đoạn 2004-2010 và các Kế hoạch hành
động để xây dựng ba trụ cột nói trên, trong đó có hợp phần quan trọng là thực hiện
Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI) nhằm giúp thu hẹp khoảng cách phát triển trong
ASEAN với các kế hoạch hành động và các dự án cụ thể.
Để kịp thích ứng với những chuyển biến tình hình quốc tế và khu vực cũng
như trên cơ sở những thành tựu của ASEAN trong gần 50 năm qua, nhất là kết quả
11
thực hiện Chương trình Hành động Viên Chăn (VAP), Lãnh đạo các nước ASEAN
(tháng 1/2007) đã quyết tâm đẩy nhanh tiến trình liên kết nội khối dựa trên cơ sở
pháp lý là Hiến chương ASEAN, nhất trí vì mục tiêu hình thành Cộng động
ASEAN vào năm 2015 (thay vì vào năm 2020 như thỏa thuận trước đây).
ASEAN đã khẩn trương xúc tiến xây dựng các Kế hoạch tổng thể
(Blueprints) để xây dựng các Cộng đồng: APSC, AEC và ASCC, trong đó đề ra
mục tiêu và thời hạn hoàn thành đối với từng biện pháp/hoạt động cụ thể. Tại Hội
nghị Cấp cao ASEAN-13 (tháng 11/2007), Hiến chương ASEAN đã được ký kết
nhằm tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế cho gia tăng liên kết khu vực, trước
mắt là hỗ trợ mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Hiến chương
ASEAN đã chính thức có hiệu lực ngày 15/12/2008.
Hội nghị Cấp cao ASEAN-14 (tháng 2/2009) đã thông qua Tuyên bố về Lộ
trình xây dựng Cộng đồng ASEAN kèm theo 3 Kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ
cột Cộng đồng ASEAN và Kế hoạch công tác về IAI giai đoạn 2 (2008-2015). Đây
là một văn kiện quan trọng như một chương trình hành động tổng thể cho giai đoạn
tiếp theo để tiếp tục thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm
2015, kế tục Chương trình Hành động Viên Chăn.
Qua các văn kiện pháp lý của ASEAN nêu trên đã cho thấy nền tảng pháp lý
của ASEAN đã được hình thành, đặc biệt Hiến chương ASEAN đã thiết lập được
khuôn khổ thể chế gia tăng liên kết trong ASEAN là những điều kiện pháp lý cho
xây dựng Cộng đồng ASEAN thành công vào cuối năm 2015.
1.4. Cơ sở về chính sách hợp tác ASEAN
1.4.1. Sự tiến triển về nhận thức hình thành Cộng đồng ASEAN
Ý tưởng thành lập một tổ chức khu vực ở Đông Nam Á đã được hình thành
từ năm 1947 qua sáng kiến của lãnh tụ Miến Điện (Myanmar) Aung San. Theo đó
sẽ thành lập một liên bang gồm các nước Miến Điện, Thái Lan, các nước Đông
Dương, Indonesia, Philippines và Malaysia, nhằm mục đích hợp tác kinh tế. Sau đó
còn nhiều sáng kiến khác, ví dụ như sáng kiến của Indonesia năm 1954 về Khối
đoàn kết liên Á (Pan-Asian Unity); của Philippines và Liên mình Đông Nam Á
(Southeast Asian Unity); và của Thái Lan về Liên minh các nước theo Phật giáo
gồm Thái Lan, Miến Điện và Campuchia.
12
Năm 1961, Hiệp hội Đông Nam Á – ASA (bao gồm Thái Lan, Malaysia và
Philippines) được thành lập. Mục đích chính của việc thành lập ASA là: i) thiết lập
một bộ máy hiệu quả để tham khảo, cộng tác một cách hữu hiệu và tương trợ lẫn
nhau trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học và hành chính; ii) cung cấp đào tạo
giáo dục, nghề nghiệp, kỹ thuật và hành chính, phương tiện nghiên cứu cho người
dân và quan chức các nước tham gia; iii) trao đổi thông tin về các vấn đề thuộc lợi ích
chung hoặc các mối quan tâm trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa
học; và iv) hợp tác trong việc thúc đẩy nghiên cứu Đông Nam Á [56, tr.25].
Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, trong đó có vấn đề về lợi ích quốc gia,
dân tộc (tranh chấp lãnh thổ giữa Malaysia và Philippines) dẫn đến việc ASA đã
hoàn toàn tê liệt vào năm 1964. Ý tưởng xây dựng một tổ chức hợp tác khu vực vẫn
được các nhà lãnh đạo ở Đông Nam Á theo đuổi. Ví dụ như, ý tưởng thành lập một
tổ chức Đại Malay của Tổng thống Philippines Diosdado Macapagal. Ý tưởng này
đã được Malaysia và Indonesia ủng hộ, chính vì vậy MAPHILINDO đã được thành
lập vào năm 1963, và sau một thời gian ngắn MAPHILINDO đã tan rã vì lý do
tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia thành viên.
Năm 1967 ASEAN ra đời là kết quả của sự hợp tác giữa các quốc gia Đông
Nam Á, gác lại những tranh chấp bất đồng, xây dựng lòng tin cậy lẫn nhau vì lợi ích
chung của toàn khu vực. Tuyên bố Bangkok thành lập ASEAN năm 1967 đã nêu rõ
hai mục đích cơ bản của ASEAN là: i) thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội
và phát triển văn hóa ở khu vực; và ii) thúc đẩy hòa bình và ổn định thông qua
Thượng tôn luật pháp quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực và tuân thủ các
nguyên tắc của Hiến chương LHQ.
ASEAN đã chú trọng phát triển hợp tác theo các “lĩnh vực chức năng” [48, tr.24]
vốn ít nhạy cảm để giải tỏa mối quan ngại nói trên. Tuy nhiên, trải qua thời gian
chính sự hợp tác chức năng, mà chủ yếu là kinh tế và văn hóa – xã hội, đã tạo ra sự tin
cậy lẫn nhau ở Đông Nam Á, tạo ra nền móng cho quyết tâm phát triển toàn diện quan hệ
hợp tác ASEAN và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác này qua việc xây dựng một cộng
đồng. Các nhà lãnh đạo ASEAN nhận thức rõ hơn rằng mặc dù ASEAN có thể vẫn giữ
tên gọi như lúc ban đầu là “hiệp hội” các quốc gia, song ASEAN cần hướng tới một sự
hội nhập cuối cùng là hình thành một “cộng đồng” các quốc gia [48, tr.24], không chỉ
13
trên lĩnh vực kinh tế mà cả các lĩnh vực văn hóa – xã hội và đặc biệt là an ninh –
chính trị vốn từng bị tránh né. Đây chính là sự khẳng định mạnh mẽ nhất sự tồn tại,
sức mạnh và đoàn kết của ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn
ra sâu sắc, trước sự tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn và để giúp ASEAN
hoạt động có hiệu quả hơn, đóng góp tốt hơn cho an ninh, thịnh vượng và hài hòa xã
hội ở Đông Nam Á và trên thế giới.
Gần 5 thập kỷ qua, ASEAN đã không ngừng phát triển cả về lượng và chất,
nếu ban đầu chỉ là một Hiệp hội với 05 quốc gia thành viên thì nay ASEAN quy tụ
tất cả quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Năm 2003, các nhà lãnh đạo ASEAN đã
tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột: APSC; AEC; và ASCC. Các
Cộng đồng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và việc xây dựng thành công mỗi
Cộng đồng là điều kiện quan trọng để xây dựng thành công Cộng đồng khác. APSC
nhằm duy trì hòa bình ổn định ở Đông Nam Á là điều kiện tiên quyết cho hợp tác
kinh tế khu vực phát triển và thúc đẩy giao lưu giữa những người dân ASEAN;
AEC tạo ra sự tùy thuộc và ràng buộc lẫn nhau về lợi ích kinh tế buộc các nước phải
giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình; còn ASCC tạo ra một “xã hội
ASEAN” hài hòa và tin cậy lẫn nhau tuân theo những chuẩn mực và đạo đức chung
là điều kiện cần thiết cho hòa bình và phát triển.
Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II thành lập Cộng đồng ASEAN nêu rõ: “Cộng
đồng ASEAN sẽ được thiết lập với ba trụ cột chính là hợp tác an ninh, chính trị, hợp
tác về kinh tế và hợp tác văn hóa – xã hội đan xen và hỗ trợ chặt chẽ cho nhau vì
mục đích đảm bảo hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung trong khu vực. ASEAN
sẽ tiếp tục có những nỗ lực bảo đảm tiến trình hội nhập cùng có lợi giữa các dân tộc
gần gũi hơn, thúc đẩy hòa bình và ổn định, an ninh, phát triển và thịnh vượng trong
khu vực… ASEAN sẽ tiếp tục phấn đấu cho một cộng đồng các xã hội đùm bọc
nhau và tăng cường bản sắc khu vực. “Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II cũng một lần
nữa khẳng định ASEAN sẽ có một sự thống nhất trong tương lai qua việc duy trì và
xây dựng “một tầm nhìn, một bản sắc và một cộng đồng” [48, tr.25].
Tuy nhiên, quá trình phát triển của ASEAN hình thành cộng đồng chung không
chỉ thể hiện sự tiến triển trong quan điểm của ASEAN về một cộng đồng mà còn thể
hiện qua quan niệm hội nhập ASEAN trên ba khía cạnh: (i) mô hình và nội dung hợp
tác của tổ chức; (ii) nguyên tắc và cơ cấu tổ chức; (iii) lộ trình tiến tới cộng đồng.
14
1.4.2. Tiến triển về mô hình và nội dung liên kết của ASEAN
Về mô hình liên kết, Tuyên bố Bangkok thành lập ASEAN nêu rõ việc thành
lập một Hiệp hội hợp tác khu vực giữa các nước Đông Nam Á được gọi là Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á. Tên gọi là “Hiệp hội” của tổ chức này được duy trì cho
đến ngày nay, chưa có sự thay đổi. Tuy nhiên, ý tưởng thay đổi tên gọi từ “Hiệp
hội” thành “Cộng đồng” của các nhà lãnh đạo ASEAN đã xuất hiện từ lâu. Vậy một
câu hỏi đặt ra là giữa “Hiệp hội” và “Cộng đồng” có gì khác nhau? Thiết nghĩ, Hiệp
hội là một hình thức hợp tác, liên kết ở mức độ thấp hơn Cộng đồng, Hiệp hội là
một bước khởi đầu để tiến đến một Cộng đồng.
Tuyên bố Bangkok đã nêu rõ một trong những mục đích của Hiệp hội là tăng
cường cơ sở cho một cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hòa bình và thịnh
vượng. Như vậy ý tưởng về một cộng đồng đã xuất hiện ngay từ khi ASEAN được
thành lập, tuy vậy, ý tưởng này chưa được thực hiện ngay. Khi mới được thành lập,
ASEAN chỉ có 5 thành viên và các hoạt động hợp tác chỉ thuộc một số lĩnh vực nhất
định, song mục tiêu của ASEAN là biến ASEAN thành mái nhà chung của tất cả
các quốc gia Đông Nam Á với các hoạt động hợp tác trên tất cả các lĩnh vực.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ hai ở Kuala Lumpur,
Tầm nhìn ASEAN 2020 (Tầm nhìn 2020) đã được thông qua. Trong đó các nhà
lãnh đạo ASEAN đã nhận định đến năm 2020 toàn bộ Đông Nam Á sẽ là một Cộng
đồng ASEAN nhận thức được các mối liên hệ lịch sử của mình, hiểu rõ di sản văn
hóa của mình và gắn bó với nhau bằng một bản sắc chung của khu vực [45]. Tuy
vậy, ý tưởng và mục tiêu hướng tới một cộng đồng cũng chỉ là một trong những
mục tiêu của Tầm nhìn 2020 vì theo Tầm nhìn đó ASEAN sẽ là một nhóm hài hòa
các dân tộc… Quan hệ đối tác trong phát triển năng động…, một Cộng đồng các xã
hội đùm bọc nhau và một ASEAN hướng ngoại”.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 họp tại Bali, Indonesia, ý tưởng
và khái niệm Cộng đồng ASEAN đã thể hiện một cách chính xác và rõ ràng nhất. Tại
đây, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tuyên bố Hòa hợp ASEAN (Declaration
of ASEAN Concord II/Bali Concord II). Năm 2004, ý tưởng xây dựng Cộng đồng
ASEAN trên cơ sở ba trụ cột bắt đầu được triển khai. Tại Hội nghị Thượng đỉnh
ASEAN lần thứ 10 (Viên Chăn, Lào), các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua
15
Chương trình Hành động Viên Chăn (Vientian Action of Programme) với chủ đề
“Hướng tới một Cộng đồng ASEAN hội nhập, hòa bình, đùm bọc và thịnh vượng
chung” [29]. Chương trình này nêu rõ việc ASEAN đồng ý theo đuổi mục tiêu hội
nhập toàn diện và tiến tới thực hiện một Cộng đồng ASEAN cởi mở, năng động và
vững mạnh vào năm 2020 như đã ghi nhận trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II và
các Phụ lục kèm theo dưới hình thức các chương trình hành động của các trụ cột và
những khuyến nghị của Nhóm đặc trách Cao cấp về Hội nhập Kinh tế ASEAN [29].
Như vậy, theo thời gian, khái niệm về tổ chức khu vực của ASEAN đã dần
dần thay đổi. Đó là từ “Hiệp hội” thành “Cộng đồng”, sự thay đổi này là một trong
những biểu hiện của sự tiến triển quan điểm của ASEAN về cộng đồng.
Về nội dung liên kết và hợp tác. Từ Tuyên bố Bangkok (1967) đến Tầm nhìn
ASEAN 2020 (1997), Mục tiêu hàng đầu của ASEAN là hợp tác chính trị an ninh
nhằm thúc đẩy hòa bình ở Đông Nam Á; thúc đẩy sự cộng tác giúp đỡ lẫn nhau trong
các vấn đề cùng quan tâm trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học kỹ
thuật và hành chính…. Tuyên bố Bangkok đã nêu rõ tôn chỉ mục đích của Hiệp hội
đó là thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc
luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của
Hiến chương Liên hợp quốc. Ngoài ra, Tuyên bố Bangkok còn nêu lên một số mục
tiêu khác của ASEAN như thúc đẩy nghiên cứu về Đông Nam Á, duy trì sự hợp tác
chặt chẽ với các tổ chức quốc tế, một số quy định về các cơ chế, cách thức hoạt động
của ASEAN… đã cho chúng ta thấy rằng những mục tiêu ban đầu của ASEAN còn
khá chung chung. Tuy nhiên với việc đưa ra mục tiêu thúc đẩy hòa bình và ổn định
khu vực lên đầu văn bản chứng tỏ rằng, vào thời điểm đó vấn đề đầu tiên mà các nhà
lãnh đạo ASEAN quan tâm là hợp tác chính trị và an ninh trong khu vực.
Trong thời gian đầu ASEAN quan tâm nhiều hơn đến hai nội dung hợp tác
đó là hợp tác chính trị an ninh và hợp tác kinh tế. Năm 1971, ASEAN đã nâng cao
nhận thức về hợp tác chính trị an ninh lên một bước cao hơn bằng việc thông qua
Tuyên bố khu vực Đông Nam Á Hòa bình Tự do và Trung lập (ZOPFN) hay còn
gọi là Tuyên bố Kuala Lumpur, Tuyên bố này nêu rõ rằng mong muốn làm dịu tình
hình căng thẳng quốc tế và đạt được nền hòa bình lâu dài ở Đông Nam Á, là một
khu vực hòa bình, tự do và trung lập thoát khỏi bất cứ hình thức và phương cách
can thiệp nào của các cường quốc bên ngoài [5].
16
Năm 1976, tại Bali, Indonesia, Hội nghị Cao cấp ASEAN lần thứ nhất đã
được tổ chức và thông qua Tuyên bố Hòa hợp ASEAN hay còn gọi là Tuyên bố
Bali. Tuyên bố là một chương trình hành động tổng thể trong khuôn khổ hợp tác
ASEAN, đề cập đến tất cả các lĩnh vực hợp tác trong ASEAN như: chính trị an
ninh, kinh tế và văn hóa – xã hội.
Về chính trị, an ninh, Tuyên bố này đã nêu lên những vấn đề như: ký kết
Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á; giải quyết các tranh chấp trong khu
vực bằng các biện pháp hòa bình càng sớm càng tốt; xem xét những bước đi ban
đầu của việc thực hiện khu vực Hòa bình Tự do và Trung lập; tăng cường đoàn kết
chính trị [6]. Như vậy, cũng như trong Tuyên bố thành lập ASEAN, Hiệp ước Thân
thiện và hợp tác Đông Nam Á cho thấy tư tưởng của ASEAN là sẵn sàng quy tụ tất
cả các quốc gia Đông Nam Á vào một cộng đồng.
Về kinh tế, Tuyên bố nhắc đến hợp tác về các hàng hóa cơ bản, đặc biệt là
trong các lĩnh vực nông nghiệp và năng lượng; hợp tác công nghiệp bao gồm việc
xây dựng những nhà máy công nghiệp có quy mô lớn của ASEAN; hợp tác thương
mại bao gồm hợp tác trong các lĩnh vực thương mại nhằm thúc đẩy sự phát triển và
tăng trưởng sản xuất, cải thiện cơ cấu thương mại, hình thành những dàn xếp
thương mại ưu đãi và coi đó là mục tiêu lâu dài v.v…
Về văn hóa – xã hội, Tuyên bố đề cập đến các vấn đề hợp tác trong lĩnh vực
văn hóa xã hội như phát triển xã hội, chú trọng đến sự phồn thịnh của tầng lớp thu
nhập thấp, mở rộng cơ hội việc làm cho nhân dân ở các vùng nông thôn; hợp tác
trong việc giải quyết các vấn đề về tăng dân số, đề ra các chiến lược hợp tác với các
cơ quan, tổ chức quốc tế có liên quan; thúc đẩy việc nghiên cứu Đông Nam Á v.v…
Có thể nói Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ nhất là một bước đột phá quan
trọng trong quá trình phát triển của ASEAN nói chung và trong sự tiến triển quan
điểm ASEAN về cộng đồng nói riêng. Từ chỗ ban đầu với những mục tiêu chung
chung, đến năm 1976, ASEAN đã đưa ra một kế hoạch tổng thể bao gồm tất cả các
lĩnh vực hợp tác cụ thể.
Việc ký kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á vào năm 1976,
được coi là bộ quy tắc ứng xử quan trọng nhất của ASEAN. ASEAN đã bắt đầu
triển khai một số chương trình hợp tác về thương mại và công nghiệp quan trọng
17
như Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), Dự án công nghiệp ASEAN (AIP),
Chương trình bổ trợ công nghiệp ASEAN (AIC), Chương trình liên doanh công
nghiệp ASEAN (AIJV) đã được ký kết và đưa vào thực hiện. Năm 1992, tại
Singapore, ký kết Hiệp định Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT), Hiệp định
này là cơ sở nền tảng để xây dựng Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Ngoài
ra, ASEAN đã ký kết một số văn bản hợp tác kinh tế quan trọng khác như Chương
trình hợp tác Công nghiệp ASEAN – AICO (1996) và Hiệp định khung về đầu tư
ASEAN – AIA (1998)… Có thể coi Khu vực Mậu dịch tự do, Chương trình hợp tác
công nghiệp và Hiệp định khung về đầu tư là những nền tảng cơ bản, những bước đi
đầu tiên để ASEAN tiến tới Cộng đồng kinh tế ASEAN trong tương lai.
Về mặt hợp tác chính trị, an ninh, ASEAN cũng đã có được những thành tựu
nhất định. Trước hết phải kể đến việc ASEAN thông qua Tuyên bố về biển Đông
vào năm 1992, lần đầu tiên công khai quan điểm của mình về vấn đề biển Đông
bằng một văn kiện riêng biệt. Tuyên bố về biển Đông nhấn mạnh sự cần thiết phải
giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến chủ quyền và quyền tài phán ở biển Đông
bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực; và kêu gọi các bên liên quan
kiềm chế nhằm tạo ra một bầu không khí tích cực cho giải pháp cuối cùng đối với
mọi tranh chấp [12].
Việc thành lập Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) cũng là ví dụ cho hợp tác
chính trị an ninh của ASEAN. ARF được thành lập vào năm 1994 với mục tiêu là
để tăng cường đối thoại hợp tác và hội đàm các vấn đề chính trị và an ninh của các
nước có chung lợi ích và mối quan tâm và đóng góp đáng kể vào những nỗ lực
nhằm xây dựng một khu vực đáng tin cậy và dân chủ ở châu Á – Thái Bình Dương.
ARF là một diễn đàn mở dành cho tất cả các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á
và các quốc gia bên ngoài khu vực có liên quan bày tỏ quan điểm của mình về vấn
đề chính trị và an ninh. Diễn đàn này cũng có thể được coi là một cơ cấu hợp tác
chính trị an ninh của ASEAN.
Thập kỷ 90 của thế kỷ XX đã chứng kiến nhiều thành công của ASEAN, từ
việc ASEAN trở thành một tổ chức khu vực ASEAN-10, cho đến các hoạt động hợp
tác được mở rộng như chính trị an ninh, kinh tế, văn hóa – xã hội. Mục tiêu
ASEAN-10 đã trở thành hiện thực, các hoạt động hợp tác đã từng bước được mở
18
rộng có hiệu quả và có chiều sâu, từ hợp tác chính trị an ninh, hợp tác kinh tế
thương mại đến hợp tác văn hóa – xã hội.
Nội dung liên kết hợp tác từ Tầm nhìn 2020 (1997) đến Tuyên bố Cebu về
đẩy nhanh việc thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 (2007). Vào năm 1997,
tại Hội nghị Cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ hai, được tổ chức tại Kuala
Lumpur, Malaysia, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020.
Theo đó, đến năm 2020, ASEAN sẽ trở thành một Cộng đồng các xã hội đùm bọc
lẫn nhau. Để hiện thực hóa Tầm nhìn 2020, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ
6, được tổ chức tại Hà Nội năm 1998, đã thông qua Chương trình Hành động Hà
Nội (HPA). Chương trình này đã nhấn mạnh rằng để thực hiện Tầm nhìn có tính dài
hạn này, ASEAN cần chuẩn bị các chương trình hành động nhằm biến Tầm nhìn
2020 thành hiện thực. Chương trình Hành động Hà Nội là chương trình đầu tiên
trong các chương trình tiến tới thực hiện các mục đích của Tầm nhìn ASEAN 2020.
Có thể thấy, Chương trình hành động Hà Nội đã bao gồm tất cả các nội dung hợp
tác của ASEAN đó là hợp tác chính trị an ninh, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hóa –
xã hội. Ba nội dung này đều có tầm quan trọng như nhau, tuy nhiên nội dung hợp
tác kinh tế phần nào được ưu tiên hơn.
Nhằm cụ thể hóa Tầm nhìn ASEAN 2020, năm 2003 tại Hội nghị Thượng
đỉnh ASEAN lần thứ 9, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nêu quyết tâm xây dựng Cộng
đồng ASEAN với ba trụ cột là: APSC; AEC; và ASCC. Tại Hội nghị Thượng đỉnh
ASEAN lần thứ 10 họp tại Viên Chăn, Lào vào năm 2004, ASEAN đã thông qua
các Chương trình Hành động Viên Chăn. Chương trình này, theo như Tuyên bố của
Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 10, là “Một phương tiện để xây dựng một
Cộng đồng ASEAN thông qua sự nhận thức hội nhập toàn diện”. Chương trình
Hành động Viên Chăn đã nêu lên các mục tiêu và chiến lược tiến tới thực hiện Cộng
đồng ASEAN với ba trụ cột.
Thứ nhất, APSC với chủ đề tăng cường hòa bình, ổn định, dân chủ và thịnh
vượng trong khu vực thông qua hợp tác toàn diện về chính trị và an ninh cùng các
định hướng chiến lược: phát triển chính trị; xây dựng và chia sẻ các tiêu chuẩn;
ngăn chặn xung đột; giải quyết xung đột xây dựng hòa bình sau xung đột;
Thứ hai, AEC với chủ đề tăng cường khả năng cạnh tranh để đạt được tăng
19
trưởng và phát triển kinh tế thông qua hội nhập kinh tế chặt chẽ hơn cùng với các
định hướng chiến lược là: các lĩnh vực ưu tiên ban đầu cho hội nhập; khu vực đầu
tư ASEAN; thương mại dịch vụ; hợp tác giao thông vận tải; viễn thông và công
nghệ thông tin; khoa học công nghệ; năng lượng; tăng cường thể chế; và quan hệ
kinh tế với các nước đối thoại;
Thứ ba, ASCC với chủ đề khuyến khích các nguồn lực con người, văn hóa
và vì người dân cùng các định hướng chiến lược là: xây dựng một cộng đồng của
các xã hội đùm bọc và chia sẻ; thúc đẩy môi trường bền vững; quản lý tác động xã
hội của hội nhập kinh tế; và khuyến khích bản sắc ASEAN.
Tại Hội nghị này, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Kế hoạch hành
động cho APSC và ASCC. Có thể nói, đến năm 2004, các hoạt động hợp tác của
ASEAN đã trở nên hoàn thiện, nó đã được thể hiện cụ thể bằng Chương trình hành
động Viên Chăn với các Kế hoạch Hành động của các Cộng đồng. Nói cách khác,
mô hình và lộ trình để tiến tới Cộng đồng ASEAN đã được xác định một cách
tương đối rõ ràng. Kể từ năm 2004 đến nay, chủ đề Cộng đồng ASEAN luôn là một
chương trình nghị sự quan trọng hàng đầu trong tất cả các cuộc họp của ASEAN.
Như vậy, sau hơn 30 năm mới thực hiện được ý tưởng về tổ chức ASEAN,
thì việc thưc hiện ASEAN thành một Cộng đồng chỉ mất 10 năm (1997-2007), với
mục tiêu với mô hình, nội dung và lộ trình rõ ràng là một thành công cần được ghi
nhận của ASEAN.
1.4.3. Sự tiến triển về thể chế liên kết ASEAN
Sự tiến triển thể chế liên kết ASEAN được thể hiện qua nguyên tắc và cơ sở
pháp lý của liên kết. Trước hết, về nguyên tắc cơ bản và phương thức ASEAN. Nhìn
lại quá trình hình thành và phát triển của ASEAN, khi ra đời vào năm 1967,
ASEAN chưa có nguyên tắc hoạt động cụ thể. Trong Tuyên bố Bangkok (1967)
không đề cập đến nguyên tắc hoạt động của ASEAN. Theo ông Rodolfo C.
Severino, nguyên Tổng thư ký ASEAN, thì Tuyên bố Bangkok và văn kiện thành
lập ASEAN, là một tuyên bố có nội dung đơn giản. Nó không được diễn đạt bằng
những nội dung pháp lý, không tạo nên những thể chế mang tính khu vực, và không
được ràng buộc trong một ý nghĩa pháp lý [73, tr.11].
Đến Hội nghị Cấp cao ASEAN đầu tiên diễn ra vào năm 1976, ASEAN mới
20
xây dựng cho mình những nguyên tắc ứng xử giữa các quốc gia thành viên và với
bên ngoài. Những nguyên tắc cơ bản này của ASEAN được nêu trong Hiệp ước
Thân thiện và Hợp tác. Như vậy, có thể nói Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông
Nam Á là bộ quy tắc ứng xử quan trọng nhất của ASEAN. Ngoài ra, ASEAN còn
có một số nguyên tắc điều phối hoạt động của mình như nguyên tắc ra quyết định
đồng thuận, bình đẳng, hay nguyên tắc áp dụng cho Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN, đó là nguyên tắc – X.
Trên thực tế cách thức ASEAN hoạt động được chi phối nhiều bởi “phương
thức ASEAN” (ASEAN way) [48, tr.38]. Phương thức ASEAN là cách thể hiện
thiện chí và từng bước xây dựng lòng tin theo truyền thống văn hóa ở khu vực Đông
Nam Á. Đây cũng là cách thức hoạt động dựa trên tham khảo và đồng thuận
(mushawara và mufakat) [48, tr.38], không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,
thông qua các cuộc thảo luận kín hơn là thông qua mặc cả thẳng thắn trên bàn hội
nghị. Phương thức ASEAN hạn chế tối đa mức độ thể chế hóa chặt chẽ như các
hình thức cưỡng chế thi hành và ràng buộc bằng luật pháp. Phương thức ASEAN
được xem như là một “công thức có lợi cho tất cả các bên” (winning formula), là cái
để giúp ASEAN có thể gắn kết với nhau và tạo ra một bản sắc chung cho tổ chức
(Mahathir, 1997) [48, tr.38]. Thật vậy, ngay từ khi mới ra đời cho đến thời gian gần
đây, các nhà lãnh đạo ASEAN đều rất chú trọng đến vấn đề đoàn kết nội bộ, coi đó
là yếu tố then chốt cùng với sự tồn tại và phát triển của ASEAN. Có thể nói, sự
trưởng thành ASEAN với tư cách là một tổ chức khu vực được quốc tế thừa nhận
rộng rãi là do ASEAN đã kiên trì thực hiện mục tiêu này.
Tiếp đến, tiến triển thể chế liên kết của ASEAN không thể không nói đến cơ
sở pháp lý của liên kết, đó chính là Hiến chương ASEAN. Sau gần 50 năm tồn tại,
ASEAN vẫn còn duy trì sự lỏng lẻo về mặt thể chế nhưng giữ nguyên nguyên tắc
đồng thuận và linh hoạt, cùng bàn bạc hiệp thương rồi đi đến nhất trí, vẫn là bộ máy
điều hành phi tập trung, chưa có một cơ quan hành chính tương đối độc lập, đủ
mạnh để giám sát việc thực thi chính sách. Thêm vào đó, các văn bản đã ký kết của
ASEAN phần nhiều mang tính chính trị, vạch phương hướng hành động hay mục
tiêu hướng tới nhiều hơn là ràng buộc về mặt pháp lý.
Có thể ASEAN đã nhận ra những hạn chế này nên chỉ sau khi ý tưởng về
21
Cộng đồng ASEAN được thông qua hai năm, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần
thứ 11 năm 2005, ASEAN đã thông qua một Tuyên bố về việc thiết lập Hiến
chương ASEAN. Tuyên bố này nêu rõ sự tận tâm thiết lập Hiến chương ASEAN….
Hiến chương ASEAN sẽ được coi như một khung thể chế và pháp luật của ASEAN
cho việc hỗ trợ thực hiện những mục đích và mục tiêu của Hiệp hội… Hiến chương
ASEAN sẽ hệ thống hóa tất cả các tiêu chuẩn, quy tắc và giá trị… [35]. Tuyên bố
này cũng đã ghi nhận sự đồng ý thiết lập một nhóm các Nhân vật kiệt xuất…, với
nhiệm vụ kiểm tra và cung cấp những khuyến nghị thực tế về phương hướng và bản
chất của Hiến chương ASEAN liên quan đến cộng đồng ASEAN.
Trên cơ sở đó, Hiến chương ASEAN đã được thông qua tại Hội nghị Thượng
đỉnh ASEAN lần thứ 13 ở Singapore vào tháng 11/2007. Hiến chương đã quy định
về mục đích và nguyên tắc hoạt động của ASEAN. Hiến chương bao gồm các nội
dung khá toàn diện, quy định từ mục đích, nguyên tắc hoạt động, tư cách pháp nhân,
biểu tượng, bài hát… của ASEAN, đến tư cách thành viên, quản lý, lãnh đạo, cơ chế
hoạt động, các cơ quan trực thuộc, quan hệ với bên ngoài của ASEAN. Như vậy,
Hiến chương ASEAN chính là cơ sở pháp lý cao nhất, đầy đủ nhất của ASEAN,
điều này đã được khẳng định tại Lời nói đầu của Hiến chương, ASEAN sẽ thiết lập
khuôn khổ pháp lý và thể chế cho ASEAN [38].
Trải qua mấy thập kỷ tồn tại, từ một tổ chức thành lập bởi một bản Tuyên bố
(Tuyên bố Băng Cốc năm 1967) mà nội dung của nó không có những công thức pháp lý
thông thường, thiếu những điều khoản có hiệu lực, những thủ tục được phê chuẩn, những
quy định chặt chẽ… cần thiết, Tuyên bố này thiếu vắng các cơ sở để ASEAN xây dựng
(hoặc thành lập) ra những cơ quan mang tính thực thi, hoặc có một thẩm quyền nhất
định, hoặc những quy định cho cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN [73, tr.11]. Do vậy,
chính sự ra đời của Hiến chương đã khẳng định và bổ sung cho những thiếu sót đó,
Hiến chương đã quy định khá đầy đủ các vấn đề mà ASEAN cần có và có thể được
xem như một tiền đề cho ASEAN tiến tới một Cộng đồng.
Cuối cùng, tiến triển thể chế được thể hiện qua sự phát triển về cơ cấu tổ
chức, có thể thấy rằng cơ cấu tổ chức của ASEAN đã không ngừng tiến triển. Trong
những năm đầu, cơ quan cao nhất của ASEAN là Hội nghị Bộ trưởng, và số lượng
các tổ chức của ASEAN còn hạn chế, thậm chí còn không có Ban thư ký. Sau Hội
22
nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất, Ban thư ký ASEAN được thành lập, từ Hội nghị
Thượng đỉnh năm 1992… số lần hội nghị Thượng đỉnh ngày càng nhiều hơn và từ
năm 2001 đến nay Hội nghị này đã được tổ chức thường niên. Ngoài ra, ASEAN
còn có các Hội nghị cấp Bộ khác và các Hội nghị này cứ tăng dần theo thời gian;
các Hội đồng và các Ủy ban ASEAN; các Hội đồng Cộng đồng ASEAN và Cơ quan
Nhân quyền ASEAN. Điều này có thể coi là một sự phát triển đột biến trong cơ cấu
tổ chức của ASEAN và nó làm cho cơ cấu tổ chức của ASEAN ngày càng hoàn
thiện hơn, là một trong những cơ sở để hình thành Cộng đồng ASEAN.
1.4.4. Tiến triển về lộ trình tiến tới cộng đồng
Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra là, ASEAN sẽ tồn tại được trong bao lâu và nó
sẽ trở nên như thế nào trong tương lai. Trong Tuyên bố Bangkok không có một phần
nào nói về thời hạn tồn tại, cũng như mô hình mà ASEAN có thể tiến đến [87]. Qua
thời gian câu hỏi này mới được các nhà lãnh đạo ASEAN từng bước tính tới. Nói một
cách khác, lộ trình tiến tới một Cộng đồng ASEAN đã từng bước được vạch ra.
Lần đầu tiên, ASEAN đặt ra cho mình một mốc thời gian nhất định là vào năm
1997, khi thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020 tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN không
chính thức lần thứ hai. Theo đó, năm 2020, ASEAN sẽ trở thành một cộng đồng các xã
hội hài hòa. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 (2003) tại Indonesia, các nhà
lãnh đạo ASEAN đã đi đến quyết định xây dựng Cộng đồng ASEAN, bao gồm ba trụ
cột: APSC, AEC và ASCC vào năm 2020. Để thực hiện quyết định này, Hội nghị
Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 10 (2004), lần thứ 11 (Kuala Lumpur), và lần thứ 12
(Cebu, Philippines) năm 2007, các nhà lãnh đạo ASEAN đã quyết định đẩy nhanh việc
xây dựng cộng đồng ASEAN. Trong Tuyên bố Cebu các nhà lãnh đạo ASEAN đã nêu
rõ cam kết mạnh mẽ của ASEAN hướng tới việc đẩy nhanh tiến trình thành lập Cộng
đồng ASEAN vào năm 2015 trong khuôn khổ thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020 và
Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II, với ba trụ cột là: APSC, AEC và ASCC [40]. Như vậy
lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN đã được rút ngắn 5 năm.
Cơ sở thực tiễn cho việc hình thành Cộng đồng ASEAN qua quá trình hợp
tác của ASEAN trên các lĩnh vực chủ yếu dưới đây:
Một là, hợp tác về an ninh - chính trị. Hợp tác này không được đề cập một
cách chính thức trong Tuyên bố Bangkok 1967, nhưng nó có vai trò rất quan trọng
23
đối với Hiệp hội nói chung và với các thành viên nói riêng trong thời kỳ mới thành
lập. Sự hợp tác giữa các thành viên về chính trị - an ninh thời gian này là trao đổi ý
kiến để hiểu biết lẫn nhau hơn, dẹp bỏ dần những nghi kỵ còn thể hiện qua việc dàn
xếp những bất đồng, tranh chấp giữa các nước thành viên do lịch sử để lại, tránh
tình trạng xảy ra xung đột, cải thiện tăng cường quan hệ giữa các nước thành viên,
tạo dựng ý thức và thói quen hợp tác khu vực. Hợp tác quan trọng nhất trên lĩnh vực
chính trị - an ninh của Hiệp hội thời kỳ này là sáng kiến thành lập ZOPFAN do
Malaysia đề xuất tại Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN (Kuala Lumpur)
11/1971 và được ASEAN chấp nhận như là một sáng kiến chung của Hiệp hội.
Hội nghị cấp cao lần thứ nhất tại Bali, Indonesia (2/1976) bàn về chính sách
của Hiệp hội, Hội nghị đã thảo luận chính sách của ASEAN, ủng hộ sự hợp tác và
chung sống hòa bình ở khu vực này. Vấn đề hợp tác nội bộ ASEAN cũng đã được
các nhà lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội đưa ra thảo luận. Các nước thành viên đã ký
kết hai văn kiện quan trọng là Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN và Hiệp ước thân
thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (TAC). Cùng với việc ký kết hai văn kiện này, Hội
nghị cấp cao Bali đã chính thức khẳng định sự hợp tác chính trị của ASEAN đánh
dấu chuyển biến cơ bản của Hiệp hội.
ASEAN đã có bước đột phá phát triển tại Hội nghị cấp cao lần thứ IV tại
Singapore (tháng 01/1992). Hội nghị đã ký kết các văn kiện có nội dung nghiêng về
kinh tế. Ví dụ như, Tuyên bố Singapore, quyết định thành lập Khu vực mậu dịch tự
do ASEAN (AFTA). Đây là một quyết định đánh dấu bước quan trọng trong lịch sử
hợp tác kinh tế của ASEAN, thúc đẩy được buôn bán trong nội bộ ASEAN, tăng
sức hấp dẫn của khu vực đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Thông qua thực hiện
AFTA, các nền kinh tế ASEAN cũng sẽ được đặt ra trong mối quan hệ phụ thuộc
lẫn nhau, từ các dân tộc Đông Nam Á sẽ có sự gắn kết với nhau hơn trong các vấn
đề chung của khu vực, trong đó có việc hòa giải các mâu thuẫn và tìm kiếm biện
pháp giải quyết xung đột.
Hội nghị cấp cao Singapore cũng đã chính thức đề cập đến vấn đề hợp tác an
ninh trong ASEAN. Trong bối cảnh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày
càng gia tăng, các thành viên ASEAN nhận thức rõ vai trò của các nước Đông
24
Dương trong việc duy trì hòa bình an ninh và phát triển của khu vực trong thời kỳ
mới. Các nhà lãnh đạo ASEAN đã hoan nghênh các nước còn lại trong khu vực
tham gia vào Hiệp ước Bali 1976, cam kết tăng cường quan hệ chặt chẽ với các
nước Đông Dương. Một vấn đề nổi lên gay gắt trong thời gian này là tranh chấp chủ
quyền ở biển Đông. Do tính chất phức tạp của tranh chấp liên quan đến các vấn đề
nhạy cảm về chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển và đảo trong đó có
cả quyền quản lý và khai thác các tài nguyên biển, bất kỳ động thái bất lợi nào diễn
ra ở khu vực này đều ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình và ổn định trong vùng. Xuất
phát từ nhận thức đó, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ
25 (1992), các nước ASEAN đã ra Tuyên bố ASEAN về biển Đông, trong đó nhấn
mạnh các nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp, không sử dụng vũ lực và
tự kiềm chế, đồng thời đề xuất xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC)
trên cơ sở các nguyên tắc của Hiệp ước Bali 1976. Vấn đề biển Đông đã giúp
ASEAN nhận thấy sẽ cần thiết phải tỉm ra một số cơ chế hợp tác an ninh đa phương
và xúc tiến các hoạt động nhằm đạt tới mục tiêu trung lập hóa Đông Nam Á.
Đông Nam Á lại nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nơi hội tụ
những lợi ích chiến lược cũng như những mâu thuẫn giữa các nước lớn và giữa các
nước lớn với các nước trong khu vực, do đó an ninh của khu vực không thể không
phụ thuộc vào an ninh châu Á-Thái Bình Dương. Do vậy, theo đề xuất của Viện
nghiên cứu chiến lược về quốc tế của ASEAN (ASEAN ISIS), Diễn đàn khu vực
ASEAN (ARF) đã được thành lập tại Băng Cốc (25/7/1994). Đây là cơ chế hợp tác
an ninh đa phương đầu tiên của ASEAN với sự tham gia của 4 cường quốc Mỹ,
Trung Quốc, Nhật Bản và Nga. Tại cuộc họp lần thứ hai của ARF (30/7/1995), các
thành viên đã nhất trí ARF là diễn đàn để đối thoại, trao đổi ý kiến về các vấn đề an
ninh khu vực nhằm duy trì hòa bình và ổn định, ARF cần có sự tham gia và hợp tác
tích cực, đầy đủ, bình đẳng và tự nguyện của các thành viên, trong đó ASEAN được
coi là động lực chính.
ARF đã góp phần thúc đẩy quan hệ đối thoại, hợp tác và tăng cường hiểu
biết, tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên Hiệp hội, cũng như giữa các nước ASEAN
với bên ngoài, góp phần bảo đảm an ninh khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu
25
Á–Thái Bình Dương nói chung. Thông qua ARF, các nước thành viên ASEAN đã
phối hợp với các nước đối thoại đưa ra nhiều sáng kiến nhằm duy trì hòa bình, ổn
định khu vực. Các nước ASEAN cùng với Trung Quốc ký kết nguyên tắc về
phương thức giải quyết tranh chấp ở biển Đông trên tinh thần Hiệp ước Bali 1976.
Đây được coi như là một trong những biện pháp xây dựng lòng tin quan trọng nhằm
duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VIII họp tại PhnomPenh
(Campuchia), 2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về cách ứng xử của
các bên ở biển Đông (DOC) – bước đi đầu tiên trong tiến trình xây dựng Bộ quy tắc
ứng xử ở biển Đông giữa các bên liên quan (COC). DOC đã đề cập đến các nguyên
tắc chỉ đạo cách ứng xử của các bên nhằm giảm bớt căng thẳng đi đến giải quyết
các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán trên biển Đông, nhấn mạnh nguyên tắc
giải quyết các tranh chấp giữa các bên liên quan bằng biện pháp hòa bình, không sử
dụng vũ lực, thông qua tham khảo và đàm phán hữu nghị, phù hợp với các nguyên
tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế. Việc ký kết DOC có ý nghĩa
quan trọng trong việc tạo ra một môi trường hòa bình bình, ổn định, hợp tác trong
khu vực, thúc đẩy xây dựng lòng tin và hiểu biết lẫn nhau giữa các nước ASEAN và
Trung Quốc cũng như giữa các nước ASEAN với nhau.
Hai là, hợp tác kinh tế được thể hiện qua các mặt khác nhau. Về tự do hóa
thương mại, khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp ước ưu đãi hiệu quả
chung (CEPT) là cơ chế cho sự liên kết thương mại trong ASEAN. ASEAN đã tăng
cường hoạt động thương mại nội khối, cũng như buôn bán giữa ASEAN với bên
ngoài. Kế hoạch CEPT của ASEAN cho phép hàng nhập khẩu trong nội khối
ASEAN được hưởng mức thuế quan thấp hơn so với hàng hóa nhập khẩu từ ngoài
khối. Các rào cản thương mại đối với hoạt động buôn bán nội khối ASEAN được
giảm bớt. Các nước ASEAN 6 đã đặt ra mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn thuế quan vào
năm 2010, với một số giải pháp hành động, bốn nước còn lại sẽ đạt được mục tiêu
này vào năm 2015, được chi tiết như Bảng dưới đây:
26
Bảng 1.1: Tổng số dòng thuế ở các nước 0-5% và > 5% của ASEAN
đến ngày 01/01/2010
Nước Tổng số dòng thuế Tỷ lệ
0-5% >5% Khác Tổng 0-5% >5% Khác Tổng
Brunei 8223 8223 100 100
Indonesia 8675 16 8641 66,8 1 66,8
Malaysia 12227 12 12239 99,9 0,1 100
Philippines 8919 34 8953 99,62 0,38 100
Singapore 8300 8300 100 100
Thái Lan 8300 8300 100 100
ASEAN 6 54594 62 0 54656 99,89 0,11 0,0 100
Cambodia 10537 10537 100 100`
Lào 7900 314 8214 96,18 3,82 100
Myanmar 8240 8240 100 100
Việt Nam 8014 85 8099 98,95 1,05 100
CLMV 34691 399 35090 98,86 1,14 100
ASEAN 10 89285 461 0 89746 99,49 0,51 0,0 100
(Nguồn: 23rd
AFTA Council Meeting, Bangkok Thailand, 13 August 2009)
Kỳ họp lần thứ 21 của Hội đồng AFTA (8/2007) đã quyết định tăng cường
Hiệp định CEPT-AFTA và chuyển đổi thành một Hiệp định thương mại hàng hóa
toàn diện (ATIGA). ATIGA đã được các nước thành viên ASEAN phê chuẩn năm
2009. Trên cơ sở đó, từ tháng 01/2010, sáu nước ASEAN phát triển hơn là
Singapore, Thái Lan, Brunei, Malaysia, Indonesia và Philippines bắt đầu thực hiện
một khu vực thương mại tự do còn các nước còn lại sẽ thực hiện vào năm 2015.
Ngoài ra, nhằm thiết lập vai trò trung tâm trước những sáng kiến liên kết
kinh tế khu vực, Hội nghị Cấp cao ASEAN 19 đã thông qua Khung khổ ASEAN về
Đối tác Kinh tế Toàn diện (ARCEP), trong đó, quy định các nguyên tắc chung của
ASEAN trong đàm phán thành lập các liên kết kinh tế mới tại khu vực. Khung khổ
cũng chỉ rõ ASEAN sẽ tiến hành thành lập FTA/CEP khu vực với các đối tác đã có
FTAs/CEP với ASEAN trước, sau đó mới mở rộng cho các đối tác bên ngoài. Các
Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và các nước đối tác FTAs, tại Tham vấn bên lề Hội nghị
Bộ trưởng Kinh tế lần thứ 44 (Siêm-Riệp, tháng 30/8/2012), đã thống nhất khuyến
27
nghị trình các Nhà Lãnh đạo tuyên bố khởi động đàm phán ARCEP dịp Hội nghị
Cấp cao ASEAN 21 (Phnôm-Pênh, tháng 11/2012). Dự kiến đàm phán sẽ bắt đầu
năm 2013 và kết thúc vào cuối năm 2015. Các Bộ trưởng đã thông qua các Nguyên
tắc và Mục tiêu hướng dẫn đàm phán ARCEP. Một số điểm quan trọng gồm: (i) đối
tượng được hưởng ưu đãi đặc biệt và khác biệt; (ii) phương thức đàm phán; (iii)
phạm vi đàm phán (các vấn đề mới ngoài thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư);
(iv) mức độ tự do hóa; và (v) cơ cấu tổ chức đàm phán. Nhìn chung, ASEAN dành
được thế chủ động trong việc xây dựng tài liệu này, đạt được các mục tiêu phục vụ
lợi ích của Hiệp hội. Tháng 11/2012, các nhà Lãnh đạo ASEAN và các đối tác FTA
hiện nay đã ra một tuyên bố khởi động đàm phán RCEP với các Nguyên tắc và Mục
tiêu hướng dẫn đàm phán ARCEP đã được thông qua tại AEM 44. Đến tháng
2/1014, đã có 3 vòng đàm phán RCEP diễn ra vào tháng 5/2013, 9/2013 và 1/2014.
Về tự do hóa đầu tư. Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) là một phần của tiến
trình hợp nhất ASEAN thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhằm thúc đẩy
FDI trong nội khối ASEAN, cũng như FDI từ bên ngoài ASEAN, thông qua việc
giảm bớt những hạn chế đối với các luồng FDI vào khu vực. Năm 2000, Hội đồng
AIA đã quyết định đẩy nhanh thời hạn xóa bỏ danh sách ngoại lệ tạm thời đối với
lĩnh vực chế tạo; đối với ASEAN 6 và Myanmar là năm 2003, ba nước còn lại vào
năm 2010. Đối với khu vực nông, lâm, ngư nghiệp và khai thác mỏ thời hạn xóa bỏ
là năm 2010 với ASEAN 6 và Campuchia, 2013 đối với Việt Nam và 2015 đối với
Lào, Myanmar. Hội đồng cũng đã quyết định rút ngắn thời hạn phân biệt đối xử đối
với các nhà đầu tư ngoài ASEAN từ năm 2020, xuống năm 2010 đối với ASEAN,
2015 đối với Việt Nam, Lào và Campuchia và 2020 đối với Myanmar.
Trong giai đoạn 1990-2005, tổng vốn FDI đổ vào ASEAN đạt 284,2 tỷ USD,
với FDI nội khối ASEAN là 32,5 tỷ USD, chiếm 11,4% tổng luồng FDI. Tính trung
bình trong giai đoạn 1999-2005, thành phần FDI đổ vào ASEAN bao gồm 30% vào
khu vực chế tạo (50,8 tỷ USD/ 169,3 tỷ USD), 0,7% vào nông nghiệp (1,2 tỷ USD)
và dịch vụ khoảng 60,7% [48, tr.53].
Nhằm tiến tới AEC, kỳ họp lần thứ 10 của Hội đồng AIA tháng 8/2007 đã
quyết định sửa đổi Hiệp định khung về AIA (1998) và kết hợp với Hiệp định
khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN (1987) để chuyển thành Hiệp định đầu tư
28
toàn diện ASEAN (ACIA) nhằm xây dựng một khu vực đầu tư tự do ASEAN vào
năm 2015. ACIA đã được các Bộ trưởng ASEAN ký kết vào tháng 2/2009.
Về tự do hóa thương mại dịch vụ. Dịch vụ ngày càng đóng góp nhiều hơn
vào GDP tại tất cả các nước ASEAN, nhưng lĩnh vực này cũng được bảo hộ nhiều
hơn so với khu vực hàng hóa. Việc tự do hóa lĩnh vực dịch vụ trong ASEAN đã
được đưa vào Hiệp định AFAS năm 1995 giống với AFTA đối với hàng hóa và
AIA đối với vốn. Các mục tiêu ban đầu của AFAS đã được bổ sung bằng thỏa thuận
đạt được tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 37 tại Viên Chăn
vào tháng 9/2005, xác định lại cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ phù hợp với
tầm nhìn Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). AEM lần thứ 37 cũng đã nhất trí năm
2015 là thời hạn cuối cùng cho tự do hóa thương mại dịch vụ, nhưng có một số linh
động đối với một số lĩnh vực. Kế hoạch hành động Viên Chăn là kế hoạch liên kết
dịch vụ giai đoạn 2004-2010. Mục tiêu của AFAS là cải thiện đường vào thị trường
và đối xử với nhà cung cấp dịch vụ trong nội khối ASEAN bình đẳng như các nhà
cung cấp dịch vụ trong nước.
Cuộc họp các Bộ trưởng kinh tế ASEAN vào tháng 9/2005 và Hội nghị
thượng đỉnh ASEAN lần thứ 11 vào tháng 12/2005 thay vì 2020. Đến tháng
12/2009, ASEAN đã đạt được 7 gói cam kết về tự do hóa thương mại dịch vụ cùng
với 01 gói bổ sung về dịch vụ tài chính và hai gói bổ sung khác về dịch vụ hàng
không. Đặc biệt, ASEAN tiếp tục tiến hành đàm phán các Thỏa thuận công nhận lẫn
nhau (MRA) trong lĩnh vực dịch vụ, ASEAN đã đạt được MRA trong lĩnh vực dịch vụ
cơ khí năm 2005; dịch vụ y tá năm 2006; dịch vụ kiến trúc năm 2007; dịch vụ chuyên
môn du lịch năm và dịch vụ y tế và khám chữa răng năm 2008; khung khổ MRA về
dịch vụ điều tra nắm 2007 và dịch vụ về kế toán năm 2009. Nói chung, việc tự do hóa
thương mại dịch vụ theo AFAS tiến triển nhanh hơn so với thời gian biểu của WTO.
Do những cam kết tự do hóa khác nhau, một số thành viên ASEAN được lợi hơn từ
AFAS, trong khi một số khác được lợi ít hơn.
Về hợp tác tài chính ASEAN. Một sáng kiến quan trọng của ASEAN sau cuộc
khủng hoảng tài chính là những nỗ lực ngăn chặn nguy cơ tái xuất hiện các cuộc khủng
hoảng tương tự và đối phó với các cuộc khủng hoảng tài chính tương lai thông qua hợp
tác khu vực trong lĩnh vực tài chính. Sau cuộc khủng hoảng 1997-1998, những cải cách
29
tài chính nhằm tự do hóa và mở cửa các thị trường tài chính được hỗ trợ nhờ các thông
lệ quản lý doanh nghiệp và xử lý rủi ro tốt hơn. Nhìn chung, hệ thống tài chính trong
khu vực là yếu kém, thiếu một hệ thống cảnh báo sớm và sự hợp tác không tương
xứng. Sau đó, ASEAN và các nước Đông Á khác đã đưa ra Sáng kiến Chieng Mai
(CMI) và Sáng kiến phát triển thị trường trái phiếu châu Á (ABM).
Sự phản đối của Mỹ đối với đề xuất thành lập Quỹ Tiền tệ châu Á đã dẫn tới
việc thiết lập CMI, ASEAN đã mời thêm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc và
Hội nghị cấp cao ASEAN + 3 (1999) đã ra một tuyên bố chung về hợp tác tài chính
Đông Á. Theo CMI năm 2000, một hệ thống hỗ trợ tiền mặt đã được sáp nhập với
các dàn xếp trao đổi song phương (BSA). CMI đã được thiết kế nhằm mở rộng Dàn
xếp trao đổi ASEAN (ASA) hiện có thông qua việc tăng quy mô những dàn xếp
trao đổi và tạo ra BSA giữa các nước thành viên ASEAN với ba nước Đông Bắc Á.
Trên cơ sở của những dàn xếp này, một nước đang bị đầu cơ tấn công có thể vay
ngoại tệ của một nước khác để ổn định tỷ giá. Số tiền trong ASA và 10% số tiền
BSA là vô điều kiện, nghĩa là không liên quan đến bất kỳ chương trình nào của
IMF. ASEAN +3 đã tăng cường CMI bằng việc tăng quy mô các dàn xếp trao đổi
và giá trị trao đổi vô điều kiện lên 20%. Tính đến năm 2005, giá trị các dàn xếp trao
đổi 58,5 tỷ USD [48, tr.55-56], đây là mức tương đối thấp và cần được tăng thêm.
Về chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO). AICO được ký kết
năm 1996 với mục đích khuyến khích các nhà sản xuất công nghiệp của ASEAN
hợp tác, bổ trợ nguồn lực lẫn nhau trong sản xuất để hạ giá thành, nâng cao năng lực
cạnh tranh với mức thuế quan ưu đãi từ 5% trở xuống ngay tại thời điểm tham gia
cơ cấu AICO. Nghị định thư sửa đổi Hiệp định AICO đã được ký ngày 21/4/2004
với mức thuế quan ưu đãi mới cam kết dành cho các dự án AICO như sau: 0%
(Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore); 0-1% (Philippines); 0-
3% (Thái Lan); 0-5% (Myanmar, Việt Nam). Myanmar, Philippines và Thái Lan
cam kết giảm mức thuế quan ưu đãi xuống 0% vào 01/01/2005 còn cam kết của
Việt Nam là ngày 01/01/2006 [48, tr.56].
Về hội nhập các ngành ưu tiên. Tháng 11/2004, tại kỳ họp thượng đỉnh lần
thứ 10, ASEAN đã ký Hiệp định Khung ASEAN về Hội nhập các ngành ưu tiên,
như một phần quan trọng của Chương trình hành động Viên Chăn nhằm xây dựng
30
AEC. Theo Hiệp định này, các nước thành viên cam kết loại bỏ thuế quan trong 11
lĩnh vực ưu tiên hội nhập sớm hơn cam kết theo Chương trình CEPT-AFTA. Các
ngành ưu tiên hội nhập gồm: 7 ngành sản xuất hàng hóa là nông sản, thủy sản, sản
phẩm cao su, sản phẩm gỗ, dệt may, điện tử, ô tô; 4 ngành dịch vụ là hàng không, e-
ASEAN (hay thương mại điện tử), y tế và công nghệ thông tin. Mỗi ngành sẽ do
một nước thành viên ASEAN làm điều phối viên thực hiện tiến trình đàm phán và
thực hiện. Cuối 2005, các Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) đã bổ sung ngành dịch
vụ hậu cần (giao nhận và lưu kho) thành ngành ưu tiên hội nhập lần thứ 12.
Về sáng kiến hội nhập ASEAN và thu hẹp khoảng cách phát triển. Sáng kiến
hội nhập ASEAN (IAI) là bước triển khai của Chương trình hành động Hà Nội
(1997) về thu hẹp khoảng cách phát triển nội khối ASEAN. Năm 2002, ASEAN đã
thông qua Kế hoạch thực hiện IAI với thời gian 6 năm (2002-2008), bao gồm bốn
lĩnh vực ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng (chủ yếu là hệ thống đường giao thông và
mạng lưới điện) phát triển nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và viễn thông (cơ
sở hạ tầng “mềm”), và hội nhập kinh tế khu vực; sau đó đã bổ sung thêm 3 lĩnh vực
là du lịch, xóa đói giảm nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống, và các dự án phát
triển tổng hợp. Để tiến tới việc hoàn thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, các
nhà lãnh đạo ASEAN cũng đã thông qua Sáng kiến hội nhập ASEAN và Kế hoạch
thực hiện IAI trong giai đoạn 2009-2015.
Vê hợp tác văn hóa – xã hội và chuyên ngành. Các chương trình dự án liên
kết chuyên ngành rất phong phú, đa dạng, nhiều lĩnh vực với mục tiêu cao, nhiều
tham vọng. Kết quả bước đầu là rất quan trọng, tuy còn rất khiêm tốn. Ý nghĩa cơ
bản là đã khởi động và đặt nền móng cho hoạt động chuyên ngành trong tương lai.
Một điểm yếu rõ ràng là nguồn tài chính cho liên kết chuyên ngành dựa chủ yếu vào
các đối tác như Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số tổ chức quốc tế.
Mặt khác, mục tiêu đề ra thường quá cao trong khi không có các biện pháp, lộ trình
phù hợp. Nguyên nhân chính là quyết tâm chính trị của các nhà lãnh đạo quốc gia
thành viên chưa cao, dẫn tới tính đồng thuận đạt được thường chậm về mặt thời
gian và nguồn tài chính huy động của các quốc gia thành viên chưa chỉ hoạt động
liên kết chuyên ngành ASEAN còn yếu.
Về hợp tác văn hóa, thông tin. ASEAN đã quan tâm đến sự hợp tác về văn
hóa thông tin. Mục đích của hợp tác văn hóa, thông tin là nhằm giới thiệu bản sắc
31
văn hóa của các dân tộc, tăng cường sự hiểu lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên,
qua đó thúc đẩy hơn nữa sự liên kết của toàn khối. Năm 1987 đã thành lập Ủy ban
Văn hóa – thông tin ASEAN, gọi tắt là ASEAN COCI (ASEAN Committee on
Culture and Information) để điều phối các hoạt động hợp tác văn hóa, thông tin nội
khối. Các quốc gia thành viên cũng thành lập các COCI quốc gia.
Kỳ họp lần thứ 5 của các Bộ trưởng Thông tin ASEAN (1998) đã quyết định
thực hiện dự án trang Internet văn hóa và thông tin ASEAN nhằm tăng cường sự
nhận thức về di sản văn hóa của khu vực. Hiệp định khung về ASEAN điện tử được
ký kết tại Singapore (24/11/2000) đã khẳng định quyết tâm tăng cường nhằm nâng
cao tính cạnh tranh của Công nghệ thông tin (CNTT) và tin học của ASEAN, thu
hẹp khoảng cách kỹ thuật số trong khu vực, hợp tác giữa các nhà nước và tư nhân
nhằm thực hiện một ASEAN điện tử và tự do hóa buôn bán các sản phẩm CNTT.
Hiệp định cũng đề ra phương án xây dựng một xã hội điện tử thông qua việc phát
triển một xã hội dựa trên trí thức, thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số, tăng tính cạnh
tranh và tự do di chuyển của lực lượng lao động, sử dụng CNTT nhằm tăng cường
tính Cộng đồng ASEAN và hướng tới một Chính phủ điện tử.
Về hợp tác về các vấn đề xã hội. Trong lĩnh vực phúc lợi xã hội và phát triển
được thực hiện thông qua hợp tác ASEAN trong khuôn khổ Hội nghị quan chức cao
cấp ASEAN phụ trách phúc lợi xã hội và phát triển (SOMSWD) Hội nghị Bộ
trưởng ASEAN phụ trách phúc lợi xã hội và phát triển (ASEAN – MMSWD).
Chương trình hợp tác ASEAN về phúc lợi xã hội, gia đình và dân số nhằm xây
dựng một xã hội chăm sóc đùm bọc và kiểm soát tác động hội nhập kinh tế, đóng
góp cho các nghiên cứu về chính sách trong ASEAN như đánh giá tác động xã hội,
bao gồm tác động của sự phát triển đối với chức năng của gia đình, nghiên cứu
chính sách về sự thay đổi trong cấu trúc gia đình và vai trò của gia đình trong việc
cung cấp chăm sóc; tư liệu hóa điển hình tốt, bài học kinh nghiệm tốt cho việc tăng
cường khả năng cung cấp chăm sóc từ gia đình, bao gồm có chính sách công cho
việc củng cố giá trị gia đình truyền thống và các hoạt động dự án nhằm tăng cường
khả năng và vai trò của gia đình.
Chương trình phòng chống HIV/AIDS của ASEAN đã được thực hiện thông
qua các hội nghị, hội thảo, chia sẻ thông tin trong nhiều phiên họp của ASEAN.
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN

More Related Content

What's hot

Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ nataliej4
 
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chínhCâu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chínhHọc Huỳnh Bá
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềThanh Trúc Lưu Hoàng
 
Tính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến phápTính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến phápnguoitinhmenyeu
 
Môn thi BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ PHÁP LUẬT HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng ...
Môn thi BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ PHÁP LUẬT HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng ...Môn thi BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ PHÁP LUẬT HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng ...
Môn thi BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ PHÁP LUẬT HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng ...CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanhGiải quyết tranh chấp trong kinh doanh
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanhVũ Ngọc Sơn Vũ
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ĐỊNH HƯỚNG nghề nghiệp ngành luật tại công ty luật -...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ĐỊNH HƯỚNG nghề nghiệp ngành luật tại công ty luật -...BÀI MẪU Báo cáo thực tập ĐỊNH HƯỚNG nghề nghiệp ngành luật tại công ty luật -...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ĐỊNH HƯỚNG nghề nghiệp ngành luật tại công ty luật -...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Bãi bỏ án tử hình nên hay không
Bãi bỏ án tử hình nên hay khôngBãi bỏ án tử hình nên hay không
Bãi bỏ án tử hình nên hay khôngPham Van van Dinh
 
Bài tập thương mại
Bài tập thương mại Bài tập thương mại
Bài tập thương mại Bee Bee
 
Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...
Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...
Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...jackjohn45
 

What's hot (20)

Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
 
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
 
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chínhCâu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
 
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước
 
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà NộiLuận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
 
Tính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến phápTính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến pháp
 
Môn thi BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ PHÁP LUẬT HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng ...
Môn thi BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ PHÁP LUẬT HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng ...Môn thi BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ PHÁP LUẬT HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng ...
Môn thi BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ PHÁP LUẬT HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng ...
 
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOTLuận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
 
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanhGiải quyết tranh chấp trong kinh doanh
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ĐỊNH HƯỚNG nghề nghiệp ngành luật tại công ty luật -...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ĐỊNH HƯỚNG nghề nghiệp ngành luật tại công ty luật -...BÀI MẪU Báo cáo thực tập ĐỊNH HƯỚNG nghề nghiệp ngành luật tại công ty luật -...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ĐỊNH HƯỚNG nghề nghiệp ngành luật tại công ty luật -...
 
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOTLuận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
 
Bãi bỏ án tử hình nên hay không
Bãi bỏ án tử hình nên hay khôngBãi bỏ án tử hình nên hay không
Bãi bỏ án tử hình nên hay không
 
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOTĐề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
 
Bài tập thương mại
Bài tập thương mại Bài tập thương mại
Bài tập thương mại
 
Luận văn: Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự, HOT
Luận văn: Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự, HOTLuận văn: Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự, HOT
Luận văn: Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
 
Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...
Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...
Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...
 
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAYĐề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
 

Similar to Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN

THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch.pdf
Khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch.pdfKhung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch.pdf
Khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch.pdfHanaTiti
 
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông áVai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông áCharlie Cúc Cu
 
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Khu vực thương mại tự do asean (afta) và thực tiễn hội nhập của việt n...
Đề tài Khu vực thương mại tự do asean (afta) và thực tiễn hội nhập của việt n...Đề tài Khu vực thương mại tự do asean (afta) và thực tiễn hội nhập của việt n...
Đề tài Khu vực thương mại tự do asean (afta) và thực tiễn hội nhập của việt n...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (20)

Hợp tác văn hóa Việt Nam và ASEAN từ năm 1995 đến nay
Hợp tác văn hóa Việt Nam và ASEAN từ năm 1995 đến nayHợp tác văn hóa Việt Nam và ASEAN từ năm 1995 đến nay
Hợp tác văn hóa Việt Nam và ASEAN từ năm 1995 đến nay
 
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...
 
Khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch.pdf
Khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch.pdfKhung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch.pdf
Khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch.pdf
 
Đề tài: Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo cam kết, HAY
Đề tài: Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo cam kết, HAYĐề tài: Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo cam kết, HAY
Đề tài: Cơ chế hải quan một cửa tại Việt Nam theo cam kết, HAY
 
Quan hệ chính trị, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản
Quan hệ chính trị, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật BảnQuan hệ chính trị, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản
Quan hệ chính trị, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản
 
Quan hệ chính trị - ngoại giao của ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản
Quan hệ chính trị - ngoại giao của ASEAN với Trung Quốc, Nhật BảnQuan hệ chính trị - ngoại giao của ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản
Quan hệ chính trị - ngoại giao của ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản
 
Quan hệ chính trị an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991- 2010)
Quan hệ chính trị an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991- 2010)Quan hệ chính trị an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991- 2010)
Quan hệ chính trị an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991- 2010)
 
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông áVai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
 
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
 
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt NamKhu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam
 
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt NamKhu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam
 
Đề tài Khu vực thương mại tự do asean (afta) và thực tiễn hội nhập của việt n...
Đề tài Khu vực thương mại tự do asean (afta) và thực tiễn hội nhập của việt n...Đề tài Khu vực thương mại tự do asean (afta) và thực tiễn hội nhập của việt n...
Đề tài Khu vực thương mại tự do asean (afta) và thực tiễn hội nhập của việt n...
 
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam, HAY
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam, HAYKhu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam, HAY
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam, HAY
 
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEANTự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Văn Hoá Việt Nam - Asean Từ 1995 Đến Nay
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Văn Hoá Việt Nam - Asean Từ  1995 Đến NayKhoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Văn Hoá Việt Nam - Asean Từ  1995 Đến Nay
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Văn Hoá Việt Nam - Asean Từ 1995 Đến Nay
 
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...
 
Luận án: Quan hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013
Luận án: Quan hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013Luận án: Quan hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013
Luận án: Quan hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013
 
Luận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á
Luận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông ÁLuận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á
Luận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á
 
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ XUÂN ĐANG TIÕN TR×NH X¢Y DùNG CéNG §åNG ASEAN: THêI C¥ Vµ TH¸CH THøC PH¸P Lý LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ XUÂN ĐANG TIÕN TR×NH X¢Y DùNG CéNG §åNG ASEAN: THêI C¥ Vµ TH¸CH THøC PH¸P Lý Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 60 38 01 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN BÍNH HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN ĐỖ XUÂN ĐANG
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt Danh mục các bảng, sơ đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG ASEAN.............5 1.1. Các điều kiện tự nhiên, chính trị, xã hội......................................................5 1.2. Những kết quả của quá trình hợp tác ASEAN............................................7 1.2.1. Sự phát triển của ASEAN – tiền đề cần thiết của Cộng đồng ASEAN.................7 1.2.2. Quan hệ ASEAN với các đối tác đối thoại ngoài ASEAN ..............................9 1.3. Các tiền đề chính trị, pháp lý cho Cộng đồng ASEAN.............................10 1.4. Cơ sở về chính sách hợp tác ASEAN .........................................................11 1.4.1. Sự tiến triển về nhận thức hình thành Cộng đồng ASEAN ...........................11 1.4.2. Tiến triển về mô hình và nội dung liên kết của ASEAN ...............................14 1.4.3. Sự tiến triển về thể chế liên kết ASEAN .......................................................19 1.4.4. Tiến triển về lộ trình tiến tới cộng đồng ........................................................22 Chương 2: NỘI DUNG, LỘ TRÌNH THỰC HIỆN XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG ASEAN..............................................................................................37 2.1. Cộng đồng về Chính trị - An ninh ASEAN................................................37 2.1.1. Nội dung của APSC .......................................................................................37 2.1.2. Biện pháp và lộ trình thực hiện của APSC ....................................................40 2.2. Cộng đồng ASEAN về Văn hóa – Xã hội ...................................................44 2.2.1. Nội dung của ASCC.......................................................................................44 2.2.2. Biện pháp và lộ trình thực hiện của ASCC....................................................47 2.3. Cộng đồng ASEAN về Kinh tế....................................................................49 2.3.1. Nội dung của AEC .........................................................................................49
  • 5. 2.3.2. Biện pháp và lộ trình thực hiện của AEC ......................................................55 Chương 3: NHỮNG THÁCH THỨC VỀ PHÁP LÝ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM..............................................................................70 3.1. Các vấn đề pháp lý khi xây dựng Cộng đồng ASEAN .............................70 3.1.1. Một số thách thức chung................................................................................70 3.1.2. Những hạn chế trong thực hiện cam kết Cộng đồng AC...............................77 3.1.3. Tổ chức và cơ chế ra quyết định của ASEAN ...............................................88 3.1.4. Cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN ...........................................................94 3.2. Một số kiến nghị cho ASEAN và các giải pháp cho Việt Nam.................97 3.2.1. Một số kiến nghị đối với ASEAN..................................................................97 3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trong AC ................113 KẾT LUẬN............................................................................................................116 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................118
  • 6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU GIẢI THÍCH ACIA Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN ASEAN Comprehensive Investment AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN ASEAN Economic Community AFAS Hiệp định khung về thương mại dịch vụ ASEAN ASEAN Framework Agreement on Services AFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN ASEAN Free Trade Area AIA Khu vực đầu tư ASEAN ASEAN Investment Area AICO Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN ASEAN Industrial Cooperation Scheme AIP Dự án công nghiệp ASEAN ASEAN Industrial Projects AIPA Đại hội đồng liên nghị viện các nước ASEAN ASEAN Inter Parliamentary Assembly AMM Hội nghị các bộ trưởng ASEAN ASEAN Ministerial Meeting APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương ASIA Pacific Economic Cooperation ARF Diễn đàn khu vực ASEAN ASEAN Regional Forum ATIGA Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN ASEAN Trade in Good Agreement APSC Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN Policy Security Community ASCC Cộng đồng văn hoá - xã hội ASEAN ASEAN Socio - Cultural Community ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Association of Southeast Asia Nations ASEM Diễn đàn hợp tác Á – Âu Asia - Europe Meeting CEPT Hiệp định về chương trình Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của các nước ASEAN Common Effective Preferential Tariff CLM Nhóm các nước Cam-pu-chia, Lào và My-an-ma Cambodia, Laos and Myanmar (The CLM countries) CLMV Nhóm các nước Cam-pu-chia, Lào, My-an-ma và Việt Nam Cambodia, Laos, Myanmar and Vietnam(The CLMV countries)
  • 7. CMIM Thoả thuận đa phương hoá sáng kiến Chiềng Mai Including the Chiang Mai Initiative Multilateralisation COP Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu Coference of Parties CMP Hội nghị các bên tham gia Nghị định thư Kyôtô The Meeting of the Parties to the Kyoto Protocol EEC Cộng đồng Kinh tế Châu Âu The European Economic Community EPG Nhóm những nhân vật nổi tiếng Eminent Persons Group EU Cộng đồng Châu Âu European Union GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product HLTF Nhóm đặc trách cao cấp High Level Task Force HPA Chương trình hành động Hà Nội Hanoi Plan of Action IAI Sáng kiến hội nhập ASEAN Initiative for ASEAN Integration MERCOSUR Khối thị trường chung Nam Mỹ The Common Market of the South NAFTA Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ North American Free Trade Agreement PDSM Cơ chế giải quyết tranh chấp Protocol on Dispute Settlement Machanism PTA ChươngtrìnhhợptácthươngmạicủacácnướcASEAN(trướckhicóCEPT) Preferential Trade Agreement (The Agreement on ASEAN Preferential Trade Agreement) SEANWFZ Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân Southeast Asia Nuclear Weapon - Free Zone TAC Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (ở khu vực Đông Nam Á) Treaty of Amity and Cooperation (in Southeast Asia) TIG Hiệp định thương mại hàng hóa toàn diện Trade in Goods USD Liên minh phát triển bền vững Union for Sustainable Development Hoặc Đồng Đô la Mỹ Or: United States dollar VAP Chương trình hành động Viên-chăn Vientiane Action Programme ZOPFAN Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập Zone of Peace, Freedom and Neutrality
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Số hiệu bảng, sơ đồ Tên bảng, sơ đồ Trang Bảng 1.1: Tổng số dòng thuế ở các nước 0-5% và > 5% của ASEAN đến ngày 01/01/2010 26 Bảng 2.1: Chỉ số tự do kinh tế của ASEAN và của thế giới năm 2008 55 Bảng 2.2: Lộ trình thực hiện tự do lưu chuyển hàng hóa trong ASEAN 57 Bảng 2.3: Lộ trình thực hiện tự do lưu chuyển dịch vụ trong ASEAN 59 Bảng 2.4: Lộ trình thực hiện AIA 62 Bảng 2.5: Lộ trình tạo thuận lợi cho dòng vốn tự do di chuyển hơn 63 Bảng 2.6: Lộ trình tự do di chuyển lao động có tay nghề 64 Bảng 2.7: Các ngành ưu tiên và các nước điều phối viên 64 Bảng 2.8: Lộ trình hội nhập 12 lĩnh vực ưu tiên 65 Sơ đồ 2.1: Nội dung của Cộng đồng kinh tế ASEAN 51
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và tình hình nghiên cứu của đề tài Sự ra đời của tổ chức ASEAN với mục đích phát triển bền vững, bảo đảm an ninh, ổn định về các mặt đối nội và đối ngoại cho ASEAN nói chung, giữa các quốc gia thành viên với nhau và ASEAN với bên ngoài nói riêng. Cùng với thời gian (gần 5 thập kỷ tồn tại và phát triển), ASEAN ngày càng lớn mạnh trở thành một thực thể chính trị - kinh tế gắn kết, có vai trò quan trọng đóng góp cho hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới, là đối tác không thể thiếu của các nước và các tổ chức lớn trên thế giới. ASEAN đang hướng tới xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững mạnh dựa trên ba trụ cột là: Cộng đồng Chính trị-An ninh (APSC); Cộng đồng Kinh tế (AEC); và Cộng đồng Văn hóa và Xã hội (ASCC). Theo lộ trình đã được lãnh đạo ASEAN thống nhất, Cộng đồng ASEAN sẽ hình thành vào ngày 31/12/2015. Đây là dấu mốc rất có ý nghĩa và trọng đại trong lịch sử phát triển của ASEAN. Với 3 trụ cột là: chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội sẽ là nền móng, là cơ sở để ASEAN phát triển, hội nhập và thịnh vượng. Hiện nay, lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN đã đạt được khoảng 93% khối lượng. Tuy nhiên, gần 7% công việc còn lại đều là những vấn đề quan trọng, đòi hỏi ASEAN phải nỗ lực để hoàn thành, ví dụ như: vấn đề về hải quan; về giao thương dịch vụ; và về việc gỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan; đặc biệt là các vấn đề về nội hóa thực hiện các cam kết khu vực, nguồn lực thực hiện, mức độ hiểu biết của người dân ASEAN về Hiệp hội. Đây là các vấn đề cốt lõi cho hội nhập và phát triển. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thực tế dự đoán cộng đồng kinh tế (AEC) sẽ chỉ thật sự đi vào hoạt động vào năm 2025, tức mười năm sau mục tiêu của ASEAN, vì những cản trở về phi thuế quan từ các nước thành viên và rất khó để ASEAN có thể đạt được toàn bộ mục tiêu vào năm 2015. Hệ thống pháp lý đã hình thành và ngày càng hoàn thiện của ASEAN là nền tảng cơ bản của quá trình hội nhập và cần hiện thực hóa những quy định của ASEAN để tăng cường tính pháp lý, hiệu quả hội nhập trên các lĩnh vực của ASEAN. Các thành viên ASEAN không ngừng hợp tác với các đối tác, trên cơ sở hệ thống pháp luật ASEAN và đóng góp ý kiến để hoàn thiện những quy định này. Tuy ASEAN có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng cũng nhiều thách thức đòi hỏi các thành viên nói chung và Việt Nam nói
  • 10. 2 riêng phải hợp tác, liên kết chặt chẽ hơn nữa, cùng nhau đưa ra những ý tưởng mới và biện pháp thực hiện các ý tưởng đó để biến “Tầm nhìn 2020” thành hiện thực, xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN. ASEAN và vấn đề hợp tác phát triển đã được nghiên cứu và giảng dạy trong các trường Đại học. Có nhiều cuốn sách và bài viết về ASEAN như: Liên kết kinh tế ASEAN, vấn đề và triển vọng của tác giả Trần Đình Thiên, NXB Thế giới, 2005; Ngoài ra, đã có khá nhiều Luận văn viết về đề tài ASEAN, ví dụ như: Hiện thực hóa cộng đồng ASEAN 2015: Thuận lợi và trở ngại của Hoàng Thị Thanh Nhàn và Võ Xuân Vinh, tập 29, số 4, Chuyên san Kinh tế và kinh doanh, 2013; Tiến trình xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN của Trần Ánh Phương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2010; Hiện thực hóa Cộng đồng chính trị-an ninh ASEAN của Nguyễn Thị Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2013... Bên cạnh đó các nhiều bài viết về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế đăng trên các tạp chí chuyên ngành, đáng chú ý là Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp... Như vậy, hầu như các công trình, bài viết này chỉ nhìn nhận dưới góc độ kinh tế - chính trị học chứ không phải là luật học, đồng thời, chưa khai thác được những cơ hội và thách thức pháp lý cho xây dựng Cộng đồng ASEAN. Ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN sẽ chính thức ra đời. Đây là dấu mốc quan trọng trong lịch sử của ASEAN. Dưới mái nhà chung ASEAN, các dân tộc ở Đông Nam Á sẽ chung sống, gắn kết, chia sẻ lợi ích và phát triển trên chặng đường mới của mình. Mặc dù chưa là hiện thực, nhưng ngay từ lúc này, sự kiện đó đang thu hút mối quan tâm không chỉ của ASEAN mà của cả cộng đồng quốc tế. Vì các lý do nói trên, tác giả chọn đề tài “Tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN: thời cơ và thách thức pháp lý” để làm Luận văn thạc sỹ là có tính cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ASEAN trong xu thế toàn cầu hóa - khu vực hóa, cũng như những điều kiện địa – kinh tế - xã hội của khu vực ASEAN, Luận văn phân tích cơ sở hình thành Cộng đồng ASEAN. Trên cơ sở hình thành Cộng đồng ASEAN, Luận văn sẽ nghiên cứu nội
  • 11. 3 dung, lộ trình thực hiện Cộng đồng ASEAN trong các lĩnh vực an ninh – chính trị, kinh tế và văn hóa, xã hội. Luận văn chỉ ra những thách thức trong quá xây dựng Cộng đồng ASEAN. Từ đó, Luận văn đưa ra những kiến nghị phục vụ cho việc xây dựng Cộng đồng ASEAN. 3. Tính mới và những đóng góp của đề tài Luận văn sẽ tổng hợp, phân tích một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cũng như thực trạng của việc xây dựng Cộng đồng ASEAN trên tất cả các lĩnh vực an ninh – chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội; Luận văn sẽ nhấn mạnh tính cấp thiết của việc hợp tác trong nội khối ASEAN nhằm thực hiện thành công việc xây dựng Cộng đồng ASEAN; Luận văn sẽ đưa ra những kiến nghị có giá trị thực tiễn, có thể làm cơ sở pháp lý tham khảo có giá trị trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, cũng như là nguồn tài liệu tham khảo cho việc đào tạo và nghiên cứu khoa học về ASEAN tại các cơ sở đào tạo luật nói chung và pháp luật về ASEAN nói riêng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vấn đề pháp lý của quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN, nghiên cứu về ASEAN nói chung, đặc biệt tập trung nghiên cứu trên cơ sở của ba trụ cột: Cộng đồng An ninh – Chính trị; Cộng đồng Kinh tế; và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài có nội hàm rất rộng, có thể được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng vì giới hạn của một luận văn, tác giả chủ yếu đề cập đến cơ sở pháp lý để hình thành Cộng đồng ASEAN, cơ hội và thách thức pháp lý của tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN. Trên cơ sở nghiên cứu các văn kiện pháp lý của ASEAN, có xem xét đến kinh nghiệm của Liên minh châu Âu (EU), tác giả đưa ra ý kiến và đóng góp cho việc xây dựng và thực hiện Cộng đồng ASEAN. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở các phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu của khoa học pháp lý truyền thống như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, nghiên cứu lịch sử, thống kê, logic.... Các phương pháp này sẽ giúp học viên nghiên cứu thành công đề tài.
  • 12. 4 6. Bố cục của luận văn Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 03 chương: Chương 1. Những tiền đề hình thành Cộng đồng ASEAN. Chương 2. Nội dung, lộ trình thực hiện xây dựng Cộng đồng ASEAN. Chương 3. Những thách thức pháp lý và một số kiến nghị cho Việt Nam.
  • 13. 5 Chương 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG ASEAN 1.1. Các điều kiện tự nhiên, chính trị, xã hội Là một khu vực của châu Á, Đông Nam Á nằm ở phía Nam Trung Quốc, phía Đông Ấn Độ, phía Bắc của Australia, Đông Nam Á chiếm một vị trí địa lý quan trọng trong trục lộ giao thông hàng hải quốc tế, là cửa ngõ nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nối liền các quốc giá Tây Âu và Đông Á. Hiện nay, ASEAN bao gồm 10 quốc gia ở Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar, Campuchia. Các quốc gia ASEAN (ngoại trừ Thái Lan), đều trải qua giai đoạn lịch sử là thuộc địa của các quốc gia phương Tây và giành được độc lập vào các thời điểm khác nhau. ASEAN có sự thống nhất xuất phát từ một cơ sở chung rất gần gũi nhau về điều kiện tự nhiên và con người [66, tr.30]. Với tổng diện tích vào khoảng 4,43 triệu km2 và dân số gần 600 triệu người, tổng thu nhập quốc dân của các quốc gia ASEAN năm 2009 đạt 1.492 tỉ USD [67, tr.7]. Sau gần 5 thập kỷ tồn tại và phát triển, ASEAN đã lớn mạnh, trở thành thực thể chính trị - kinh tế gắn kết, có vai trò quan trọng, đóng góp cho hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực. Hợp tác ASEAN ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu, bao gồm nhiều lĩnh vực từ chính trị - an ninh đến kinh tế thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường và khoa học – công nghệ … ASEAN cũng đã thiết lập được quan hệ nhiều mặt với đối tác trong và ngoài khu vực thông qua các tiến trình như: ASEAN + 1 (hợp tác ASEAN với từng đối tác); ASEAN + 3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc); Cấp cao Đông Á; Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Trên nền tảng đó, ASEAN đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác và tăng cường liên kết nhằm hướng tới xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh dựa trên ba trụ cột: Cộng đồng APSC; Cộng đồng AEC và Cộng đồng ASCC vào cuối năm 2015. Với mục tiêu là đưa ASEAN ngày càng liên kết sâu rộng và vững mạnh hơn, hướng tới phục vụ và nâng cao cuộc sống của người dân, khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng, liên kết khu vực bền vững và hiệu quả nhằm góp phần thúc đẩy sức mạnh của các quốc gia Đông Nam Á.
  • 14. 6 Trước thời điểm ASEAN được thành lập, tại Đông Nam Á đã xuất hiện một số tổ chức quốc tế như Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) thành lập 1961 với thành viên là Thái Lan, Malaysia, Philippines và MAPHILINDO với thành viên là Malaysia, Philippines và Indonesia thành lập vào năm 1963. Vì nhiều lí do khác nhau nên những tổ chức này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. ASEAN ra đời vào ngày 08/08/1967 trên cơ sở Tuyên bố Bangkok được thông qua tại Hội nghị bộ trưởng ngoại giao 5 quốc gia là Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines. Có thể nói, đây là sự kiện tất yếu trong bối cảnh lịch sử của khu vực lúc đó cũng như bối cảnh của từng quốc gia ASEAN 5. Nhằm trực tiếp đảm bảo an ninh và các lợi ích chính trị cho các quốc gia ASEAN khi đó, trong các yếu tố về chính trị, kinh tế, địa lý, văn hóa – xã hội tác động đến sự ra đời của ASEAN thì yếu tố cơ bản là yếu tố chính trị. Do vị trí địa – chính trị quan trọng của khu vực Đông Nam Á nên hai siêu cường Liên Xô (cũ) và Mỹ đều muốn tranh thủ các quốc gia ASEAN, khiến cho khu vực này trở nên hết sức nhạy cảm, trở thành “bàn cờ chính trị” [67, tr.10] để các quốc gia lớn thi thố quyền lực và ảnh hưởng của mình. Do đó, hòa bình, an ninh của các quốc gia Đông Nam Á rất dễ bị tác động. Các quốc gia Đông Nam Á khi đó đã bị phân thành hai nhóm đối lập, chịu ảnh hưởng khác nhau của các cường quốc (các quốc gia Đông Dương và các quốc gia thân phương Tây). Đặc biệt, các quốc gia ASEAN 5 lo ngại về việc bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh xâm lược mà Mỹ đang bị sa lầy tại Việt Nam. Để có thể thực thi được chính sách “cân bằng lợi ích” [67, tr.11], giảm sự chi phối của các quốc gia lớn, cách duy nhất là các quốc gia Đông Nam Á cần thiết phải liên kết với nhau và dựa vào nhau trong một tổ chức khu vực và đây cũng chính là nhân tố cơ bản quyết định tới sự hình thành xu hướng trung lập trong chính sách của ASEAN sau này. Ngoài ra, hoạt động kém hiệu quả của các tổ chức tiền thân của ASEAN như ASA và MAPHILINDO cũng dẫn đến việc cần phải thay thế bằng hình thức hợp tác khác có hiệu quả hơn Tóm lại, dù giữa các quốc gia vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn nhưng trong bối cảnh quốc tế và ở mối quốc gia, nhất là sau khi chiến tranh ở Đông Dương đang vào giai đoạn quyết liệt thì cả năm quốc gia là thành viên sáng lập ASEAN đều
  • 15. 7 đứng trước nhu cầu phải liên kết chặt chẽ với nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị để củng cố hòa bình và đảm bảo an toàn trong khu vực cũng như mỗi quốc gia. Bên cạnh yếu tố về chính trị là nguyên nhân có tính quyết định, các yếu tố về kinh tế, văn hóa – xã hội cũng là những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự ra đời của ASEAN, là cơ sở hình thành nên Cộng đồng ASEAN. Theo đó, về kinh tế, sự phục hồi và phát triển kinh tế sau thế chiến lần thứ 2 và sau đó là toàn cầu hóa đã dẫn đến nhiều tổ chức hợp tác kinh tế khu vực được thành lập như: thị trường chung Trung Mỹ (CACM); khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA); cộng đồng Caribe. Trào lưu khu vực hóa này đã tác động mạnh mẽ tới ý tưởng xây dựng sự hợp tác khu vực ở Đông Nam Á. Bên cạnh đó, vai trò của các tổ chức quốc tế như: Liên Hợp Quốc và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). LHQ thành lập Ủy ban kinh tế châu Á và Viễn Đông (Economic Commission for Asia and Far Est – ECAFE, 1947) nhằm thúc đẩy nền sản xuất ở các nước châu Á; ADB được thành lập gồm 31 quốc gia, trong đó có 19 quốc gia châu Á để cung cấp nguồn vốn cho sự phục hồi và phát triển kinh tế ở Châu Á (1966). Sau khi giành được độc lập, năm quốc gia sáng lập ASEAN đều gặp phải vấn đề khó khăn chung về kinh tế như sự lạc hậu của các cơ cấu kinh tế, tình trạng độc canh và xuất khẩu nguyên liệu thô. Vì vậy, để phát triển, các quốc gia phải hợp tác và trước hết là hợp tác trong khu vực. Văn hóa xã hội, các quốc gia ASEAN đều có nhiều nét tương đồng về đời sống văn hóa – xã hội như tổ chức đời sống dân cư được dựa trên cộng đồng làng xã và “nền văn minh lúa nước” [67, tr13]. Trừ Thái Lan, các quốc gia ASEAN đều bị phương Tây đô hộ nên vừa có ý thức về nền độc lập dân tộc, vừa có nhu cầu về đảm bảo an ninh chung của khu vực và hợp tác để phát triển. ASEAN ra đời đánh dấu sự trưởng thành về chính trị của các quốc gia Đông Nam Á, thể hiện quyết tâm tự gánh vác trách nhiệm đối với sự phát triển của đất nước cũng như khu vực, đặc biệt trong vấn đề an ninh mà không dựa vào ngoại lực bên ngoài. Sự hình thành ASEAN đã đặt nền móng cho sự hợp tác và phát triển trong mọi lĩnh vực của các quốc gia Đông Nam Á trong hiện tại và tương lai. 1.2. Những kết quả của quá trình hợp tác ASEAN 1.2.1. Sự phát triển của ASEAN – tiền đề cần thiết của Cộng đồng ASEAN Trong Tuyên bố thành lập ASEAN được ký tại Bangkok ngày 08/8/1967 đã
  • 16. 8 ghi nhận rằng Hiệp hội ASEAN mở rộng cho tất cả các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á tán thành tôn chỉ, nguyên tắc và mục đích nói trên tham gia [4] và tiếp tục được khẳng định lại trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á [6]. Tuy nhiên, phải đợi đến năm 1984, tức là 17 năm sau ngày thành lập, ASEAN mới bắt đầu tiếp nhận thêm Brunei, quốc gia có dân số ít nhất ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, ngay sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, cả ASEAN và Đông Dương đều nhận thấy sự cần thiết phải hợp tác với nhau trong một tổ chức chung. Sau nhiều cân nhắc về cách thức và thời điểm mở rộng ASEAN, ngày 28/7/1995, ASEAN đã kết nạp Việt Nam, sau đó là Lào, Myanmar (1998) và Campuchia (1999). Như vậy, ASEAN là một tổ chức hợp tác khu vực đã hình thành. ASEAN-10 đã thật sự là một khối chính trị và kinh tế lớn trên thế giới. Vì vậy, sự phát triển của ASEAN trong hơn bốn thập kỷ qua chính là tiền đề cần thiết cho sự phát triển thành cộng đồng ASEAN. ASEAN đã xây dựng được những nguyên tắc ứng xử giữa các nước thành viên làm cơ sở cho các hoạt động của Hiệp hội. ASEAN đã thống nhất đưa ra một số quy tắc ứng xử trong Điều 2 của Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC) và đề ra các nguyên tắc giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên theo các Điều 13, 14, 15, chương IV Hiệp ước Bali 1976. Trong đó chỉ rõ các bên tham gia sẽ thành lập một Hội đồng cấp cao bao gồm một đại diện cấp Bộ trưởng của mỗi bên tham gia hiệp ước, để ghi nhận sự tồn tại của các tranh chấp hoặc tình hình có thể phá rối hòa bình và hòa hợp trong khu vực. Trong trường hợp không đạt được các giải pháp thông qua thương lượng trực tiếp, Hội đồng cấp cao sẽ ghi nhận tranh chấp hoặc có những khuyến nghị về những giải pháp thích đáng đối với các bên tranh chấp. Như vậy, với việc đưa ra sáu nguyên tắc ứng xử trong Hiệp ước Bali, các nhà lãnh đạo ASEAN đã bước đầu thành công trong việc đặt ra những cơ chế hợp tác khu vực để tạo cơ sở cho việc duy trì hòa bình, ổn định và loại trừ nguy cơ xung đột nội bộ giữa các nước thành viên của mình. ASEAN đã xây dựng được các cơ chế hợp tác khu vực. ASEAN cũng đã nhận thấy sự cần thiết phải tạo ra một cơ chế hợp tác khu vực nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực [4]. Ngay từ Hội nghị AMM lần ba (1969) các nhà lãnh đạo ASEAN đã thành lập một nhóm chuyên gia tìm hiểu và nghiên cứu về các khả năng hợp tác của ASEAN (từ năm 1969 đến
  • 17. 9 năm 1972). Báo cáo về kết quả nghiên cứu trong ba năm này đã được trình bày tại Hội nghị AMM lần năm (1972). Tại Hội nghị lần đầu tiên Bộ trưởng kinh tế ASEAN với sự tham gia của năm nước thành viên đã đưa ra thảo luận những đề xuất, sáng kiến về hợp tác kinh tế. Những khuyến nghị của họ đã được Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất chấp nhận và được phản ánh trong Tuyên bố hòa hợp ASEAN với các nội dung về các hàng hóa cơ bản, về công nghiệp, thương mại [7]. Ngoài ra, ASEAN còn có kế hoạch tìm kiếm và mở rộng thị trường cho hàng hóa của ASEAN ở ngoài khu vực và hợp tác khoa học công nghệ. ASEAN đã đưa ra nhiều chương trình hợp tác kinh tế trong nội bộ khu vực như Thỏa thuận ưu đãi mậu dịch (PTA), Chương trình công nghiệp ASEAN, Chương trình bổ sung công nghiệp (AIC) và Bổ sung nhãn hiệu công nghiệp (BBC), Liên doanh công nghiệp (AIJV) và Chương trình xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). 1.2.2. Quan hệ ASEAN với các đối tác đối thoại ngoài ASEAN Hiện nay, ASEAN đã có 10 nước lớn (ví dụ như, Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU...) ngoài khu vực là đối tác đối thoại. Quan hệ này đã mang lại cho ASEAN những sự bảo đảm về an ninh, chính trị cũng như những lợi ích về kinh tế. ASEAN đã lập ra nhiều cơ chế hợp tác đa phương và song phương, như: Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF); ASEAN + 3; ASEAN + 1; và Thượng đỉnh Đông Á (EAS). Trong các cơ chế hợp tác này, ASEAN luôn đóng vai trò là trung tâm nhằm giải quyết các vấn đề liên quan tới hòa bình, an ninh và phát triển của Đông Nam Á, cũng như nâng cao vị thế chính trị và kinh tế của ASEAN trên thế giới. Cụ thể như: Thứ nhất, ASEAN tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các nền kinh tế ASEAN. Thứ hai, ASEAN đã ký kết các Hiệp định thương mại tự do với các đối tác bên ngoài như: Trung Quốc (2002); Nhật Bản (2008); Ấn Độ, Australia, New Zealand (2009) nhằm mở rộng thị trường cho hàng hóa của ASEAN ra ngoài khu vực (Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản...) ngày càng tăng. Thứ ba, các sáng kiến hội nhập kinh tế khu vực như AFTA, AICO, AIA… của ASEAN đã tạo điều kiện quan trọng để ASEAN gia tăng trao đổi hàng hóa và đầu tư.
  • 18. 10 Thứ tư, sáng kiến hội nhập ASEAN và ủng hộ các nỗ lực hợp tác tiểu vùng đã giúp các nước thành viên thu hẹp khoảng cách phát triển. Hiện nay, ASEAN đã có các tam giác tăng trưởng, như: Indonesia, Malaysia và Singapore (ISM-GT); Indonesia, Malaysia và Thái Lan (IMT-GT); khu vực tăng trưởng phía Đông ASEAN (BIMP-EAGA); tam giác phát triển CLV… Để tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế của các tam giác tăng trưởng trên, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 6 (Hà Nội tháng 12/1998), ASEAN đã chính thức công nhận hợp tác tiểu vùng là một hình thức hội nhập khu vực của ASEAN. Chính sự thừa nhận này đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào các khu vực nói trên. Như vậy, với những kết quả hợp tác nêu trên, đã từng bước tạo đà vững chắc cho hình thành Cộng đồng ASEAN trong tương lai. 1.3. Các tiền đề chính trị, pháp lý cho Cộng đồng ASEAN Lãnh đạo các nước ASEAN đã thông qua văn kiện quan trọng Tầm nhìn ASEAN 2020, với mục tiêu tổng quát là đưa Hiệp hội trở thành một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Á, gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau. Để triển khai Tầm nhìn 2020, Hội nghị Cấp cao ASEAN 6 (Hà Nội, tháng 12/1998) đã thông qua Chương trình Hành động Hà Nội (HPA) cho giai đoạn 1999- 2004, trong đó đề ra các phương thức hoạt động cụ thể để thúc đẩy hợp tác ASEAN trên các lĩnh vực chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội và quan hệ đối ngoại. Tháng 10/2003, Lãnh đạo các nước ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Ba-li II), đề ra mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với ba trụ cột chính: APSC, AEC và ASCC; đồng thời khẳng định ASEAN sẽ tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài, vì mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và hợp tác cùng có lợi ở khu vực. Để triển khai và kế tục Chương trình Hành động Hà Nội, ASEAN đã đề ra Chương trình Hành động Viên Chăn (VAP) cho giai đoạn 2004-2010 và các Kế hoạch hành động để xây dựng ba trụ cột nói trên, trong đó có hợp phần quan trọng là thực hiện Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI) nhằm giúp thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN với các kế hoạch hành động và các dự án cụ thể. Để kịp thích ứng với những chuyển biến tình hình quốc tế và khu vực cũng như trên cơ sở những thành tựu của ASEAN trong gần 50 năm qua, nhất là kết quả
  • 19. 11 thực hiện Chương trình Hành động Viên Chăn (VAP), Lãnh đạo các nước ASEAN (tháng 1/2007) đã quyết tâm đẩy nhanh tiến trình liên kết nội khối dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN, nhất trí vì mục tiêu hình thành Cộng động ASEAN vào năm 2015 (thay vì vào năm 2020 như thỏa thuận trước đây). ASEAN đã khẩn trương xúc tiến xây dựng các Kế hoạch tổng thể (Blueprints) để xây dựng các Cộng đồng: APSC, AEC và ASCC, trong đó đề ra mục tiêu và thời hạn hoàn thành đối với từng biện pháp/hoạt động cụ thể. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-13 (tháng 11/2007), Hiến chương ASEAN đã được ký kết nhằm tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế cho gia tăng liên kết khu vực, trước mắt là hỗ trợ mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Hiến chương ASEAN đã chính thức có hiệu lực ngày 15/12/2008. Hội nghị Cấp cao ASEAN-14 (tháng 2/2009) đã thông qua Tuyên bố về Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN kèm theo 3 Kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ cột Cộng đồng ASEAN và Kế hoạch công tác về IAI giai đoạn 2 (2008-2015). Đây là một văn kiện quan trọng như một chương trình hành động tổng thể cho giai đoạn tiếp theo để tiếp tục thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, kế tục Chương trình Hành động Viên Chăn. Qua các văn kiện pháp lý của ASEAN nêu trên đã cho thấy nền tảng pháp lý của ASEAN đã được hình thành, đặc biệt Hiến chương ASEAN đã thiết lập được khuôn khổ thể chế gia tăng liên kết trong ASEAN là những điều kiện pháp lý cho xây dựng Cộng đồng ASEAN thành công vào cuối năm 2015. 1.4. Cơ sở về chính sách hợp tác ASEAN 1.4.1. Sự tiến triển về nhận thức hình thành Cộng đồng ASEAN Ý tưởng thành lập một tổ chức khu vực ở Đông Nam Á đã được hình thành từ năm 1947 qua sáng kiến của lãnh tụ Miến Điện (Myanmar) Aung San. Theo đó sẽ thành lập một liên bang gồm các nước Miến Điện, Thái Lan, các nước Đông Dương, Indonesia, Philippines và Malaysia, nhằm mục đích hợp tác kinh tế. Sau đó còn nhiều sáng kiến khác, ví dụ như sáng kiến của Indonesia năm 1954 về Khối đoàn kết liên Á (Pan-Asian Unity); của Philippines và Liên mình Đông Nam Á (Southeast Asian Unity); và của Thái Lan về Liên minh các nước theo Phật giáo gồm Thái Lan, Miến Điện và Campuchia.
  • 20. 12 Năm 1961, Hiệp hội Đông Nam Á – ASA (bao gồm Thái Lan, Malaysia và Philippines) được thành lập. Mục đích chính của việc thành lập ASA là: i) thiết lập một bộ máy hiệu quả để tham khảo, cộng tác một cách hữu hiệu và tương trợ lẫn nhau trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học và hành chính; ii) cung cấp đào tạo giáo dục, nghề nghiệp, kỹ thuật và hành chính, phương tiện nghiên cứu cho người dân và quan chức các nước tham gia; iii) trao đổi thông tin về các vấn đề thuộc lợi ích chung hoặc các mối quan tâm trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học; và iv) hợp tác trong việc thúc đẩy nghiên cứu Đông Nam Á [56, tr.25]. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, trong đó có vấn đề về lợi ích quốc gia, dân tộc (tranh chấp lãnh thổ giữa Malaysia và Philippines) dẫn đến việc ASA đã hoàn toàn tê liệt vào năm 1964. Ý tưởng xây dựng một tổ chức hợp tác khu vực vẫn được các nhà lãnh đạo ở Đông Nam Á theo đuổi. Ví dụ như, ý tưởng thành lập một tổ chức Đại Malay của Tổng thống Philippines Diosdado Macapagal. Ý tưởng này đã được Malaysia và Indonesia ủng hộ, chính vì vậy MAPHILINDO đã được thành lập vào năm 1963, và sau một thời gian ngắn MAPHILINDO đã tan rã vì lý do tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia thành viên. Năm 1967 ASEAN ra đời là kết quả của sự hợp tác giữa các quốc gia Đông Nam Á, gác lại những tranh chấp bất đồng, xây dựng lòng tin cậy lẫn nhau vì lợi ích chung của toàn khu vực. Tuyên bố Bangkok thành lập ASEAN năm 1967 đã nêu rõ hai mục đích cơ bản của ASEAN là: i) thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa ở khu vực; và ii) thúc đẩy hòa bình và ổn định thông qua Thượng tôn luật pháp quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương LHQ. ASEAN đã chú trọng phát triển hợp tác theo các “lĩnh vực chức năng” [48, tr.24] vốn ít nhạy cảm để giải tỏa mối quan ngại nói trên. Tuy nhiên, trải qua thời gian chính sự hợp tác chức năng, mà chủ yếu là kinh tế và văn hóa – xã hội, đã tạo ra sự tin cậy lẫn nhau ở Đông Nam Á, tạo ra nền móng cho quyết tâm phát triển toàn diện quan hệ hợp tác ASEAN và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác này qua việc xây dựng một cộng đồng. Các nhà lãnh đạo ASEAN nhận thức rõ hơn rằng mặc dù ASEAN có thể vẫn giữ tên gọi như lúc ban đầu là “hiệp hội” các quốc gia, song ASEAN cần hướng tới một sự hội nhập cuối cùng là hình thành một “cộng đồng” các quốc gia [48, tr.24], không chỉ
  • 21. 13 trên lĩnh vực kinh tế mà cả các lĩnh vực văn hóa – xã hội và đặc biệt là an ninh – chính trị vốn từng bị tránh né. Đây chính là sự khẳng định mạnh mẽ nhất sự tồn tại, sức mạnh và đoàn kết của ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra sâu sắc, trước sự tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn và để giúp ASEAN hoạt động có hiệu quả hơn, đóng góp tốt hơn cho an ninh, thịnh vượng và hài hòa xã hội ở Đông Nam Á và trên thế giới. Gần 5 thập kỷ qua, ASEAN đã không ngừng phát triển cả về lượng và chất, nếu ban đầu chỉ là một Hiệp hội với 05 quốc gia thành viên thì nay ASEAN quy tụ tất cả quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Năm 2003, các nhà lãnh đạo ASEAN đã tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột: APSC; AEC; và ASCC. Các Cộng đồng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và việc xây dựng thành công mỗi Cộng đồng là điều kiện quan trọng để xây dựng thành công Cộng đồng khác. APSC nhằm duy trì hòa bình ổn định ở Đông Nam Á là điều kiện tiên quyết cho hợp tác kinh tế khu vực phát triển và thúc đẩy giao lưu giữa những người dân ASEAN; AEC tạo ra sự tùy thuộc và ràng buộc lẫn nhau về lợi ích kinh tế buộc các nước phải giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình; còn ASCC tạo ra một “xã hội ASEAN” hài hòa và tin cậy lẫn nhau tuân theo những chuẩn mực và đạo đức chung là điều kiện cần thiết cho hòa bình và phát triển. Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II thành lập Cộng đồng ASEAN nêu rõ: “Cộng đồng ASEAN sẽ được thiết lập với ba trụ cột chính là hợp tác an ninh, chính trị, hợp tác về kinh tế và hợp tác văn hóa – xã hội đan xen và hỗ trợ chặt chẽ cho nhau vì mục đích đảm bảo hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung trong khu vực. ASEAN sẽ tiếp tục có những nỗ lực bảo đảm tiến trình hội nhập cùng có lợi giữa các dân tộc gần gũi hơn, thúc đẩy hòa bình và ổn định, an ninh, phát triển và thịnh vượng trong khu vực… ASEAN sẽ tiếp tục phấn đấu cho một cộng đồng các xã hội đùm bọc nhau và tăng cường bản sắc khu vực. “Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II cũng một lần nữa khẳng định ASEAN sẽ có một sự thống nhất trong tương lai qua việc duy trì và xây dựng “một tầm nhìn, một bản sắc và một cộng đồng” [48, tr.25]. Tuy nhiên, quá trình phát triển của ASEAN hình thành cộng đồng chung không chỉ thể hiện sự tiến triển trong quan điểm của ASEAN về một cộng đồng mà còn thể hiện qua quan niệm hội nhập ASEAN trên ba khía cạnh: (i) mô hình và nội dung hợp tác của tổ chức; (ii) nguyên tắc và cơ cấu tổ chức; (iii) lộ trình tiến tới cộng đồng.
  • 22. 14 1.4.2. Tiến triển về mô hình và nội dung liên kết của ASEAN Về mô hình liên kết, Tuyên bố Bangkok thành lập ASEAN nêu rõ việc thành lập một Hiệp hội hợp tác khu vực giữa các nước Đông Nam Á được gọi là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Tên gọi là “Hiệp hội” của tổ chức này được duy trì cho đến ngày nay, chưa có sự thay đổi. Tuy nhiên, ý tưởng thay đổi tên gọi từ “Hiệp hội” thành “Cộng đồng” của các nhà lãnh đạo ASEAN đã xuất hiện từ lâu. Vậy một câu hỏi đặt ra là giữa “Hiệp hội” và “Cộng đồng” có gì khác nhau? Thiết nghĩ, Hiệp hội là một hình thức hợp tác, liên kết ở mức độ thấp hơn Cộng đồng, Hiệp hội là một bước khởi đầu để tiến đến một Cộng đồng. Tuyên bố Bangkok đã nêu rõ một trong những mục đích của Hiệp hội là tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng. Như vậy ý tưởng về một cộng đồng đã xuất hiện ngay từ khi ASEAN được thành lập, tuy vậy, ý tưởng này chưa được thực hiện ngay. Khi mới được thành lập, ASEAN chỉ có 5 thành viên và các hoạt động hợp tác chỉ thuộc một số lĩnh vực nhất định, song mục tiêu của ASEAN là biến ASEAN thành mái nhà chung của tất cả các quốc gia Đông Nam Á với các hoạt động hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ hai ở Kuala Lumpur, Tầm nhìn ASEAN 2020 (Tầm nhìn 2020) đã được thông qua. Trong đó các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhận định đến năm 2020 toàn bộ Đông Nam Á sẽ là một Cộng đồng ASEAN nhận thức được các mối liên hệ lịch sử của mình, hiểu rõ di sản văn hóa của mình và gắn bó với nhau bằng một bản sắc chung của khu vực [45]. Tuy vậy, ý tưởng và mục tiêu hướng tới một cộng đồng cũng chỉ là một trong những mục tiêu của Tầm nhìn 2020 vì theo Tầm nhìn đó ASEAN sẽ là một nhóm hài hòa các dân tộc… Quan hệ đối tác trong phát triển năng động…, một Cộng đồng các xã hội đùm bọc nhau và một ASEAN hướng ngoại”. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 họp tại Bali, Indonesia, ý tưởng và khái niệm Cộng đồng ASEAN đã thể hiện một cách chính xác và rõ ràng nhất. Tại đây, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tuyên bố Hòa hợp ASEAN (Declaration of ASEAN Concord II/Bali Concord II). Năm 2004, ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cơ sở ba trụ cột bắt đầu được triển khai. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 10 (Viên Chăn, Lào), các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua
  • 23. 15 Chương trình Hành động Viên Chăn (Vientian Action of Programme) với chủ đề “Hướng tới một Cộng đồng ASEAN hội nhập, hòa bình, đùm bọc và thịnh vượng chung” [29]. Chương trình này nêu rõ việc ASEAN đồng ý theo đuổi mục tiêu hội nhập toàn diện và tiến tới thực hiện một Cộng đồng ASEAN cởi mở, năng động và vững mạnh vào năm 2020 như đã ghi nhận trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II và các Phụ lục kèm theo dưới hình thức các chương trình hành động của các trụ cột và những khuyến nghị của Nhóm đặc trách Cao cấp về Hội nhập Kinh tế ASEAN [29]. Như vậy, theo thời gian, khái niệm về tổ chức khu vực của ASEAN đã dần dần thay đổi. Đó là từ “Hiệp hội” thành “Cộng đồng”, sự thay đổi này là một trong những biểu hiện của sự tiến triển quan điểm của ASEAN về cộng đồng. Về nội dung liên kết và hợp tác. Từ Tuyên bố Bangkok (1967) đến Tầm nhìn ASEAN 2020 (1997), Mục tiêu hàng đầu của ASEAN là hợp tác chính trị an ninh nhằm thúc đẩy hòa bình ở Đông Nam Á; thúc đẩy sự cộng tác giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật và hành chính…. Tuyên bố Bangkok đã nêu rõ tôn chỉ mục đích của Hiệp hội đó là thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. Ngoài ra, Tuyên bố Bangkok còn nêu lên một số mục tiêu khác của ASEAN như thúc đẩy nghiên cứu về Đông Nam Á, duy trì sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế, một số quy định về các cơ chế, cách thức hoạt động của ASEAN… đã cho chúng ta thấy rằng những mục tiêu ban đầu của ASEAN còn khá chung chung. Tuy nhiên với việc đưa ra mục tiêu thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực lên đầu văn bản chứng tỏ rằng, vào thời điểm đó vấn đề đầu tiên mà các nhà lãnh đạo ASEAN quan tâm là hợp tác chính trị và an ninh trong khu vực. Trong thời gian đầu ASEAN quan tâm nhiều hơn đến hai nội dung hợp tác đó là hợp tác chính trị an ninh và hợp tác kinh tế. Năm 1971, ASEAN đã nâng cao nhận thức về hợp tác chính trị an ninh lên một bước cao hơn bằng việc thông qua Tuyên bố khu vực Đông Nam Á Hòa bình Tự do và Trung lập (ZOPFN) hay còn gọi là Tuyên bố Kuala Lumpur, Tuyên bố này nêu rõ rằng mong muốn làm dịu tình hình căng thẳng quốc tế và đạt được nền hòa bình lâu dài ở Đông Nam Á, là một khu vực hòa bình, tự do và trung lập thoát khỏi bất cứ hình thức và phương cách can thiệp nào của các cường quốc bên ngoài [5].
  • 24. 16 Năm 1976, tại Bali, Indonesia, Hội nghị Cao cấp ASEAN lần thứ nhất đã được tổ chức và thông qua Tuyên bố Hòa hợp ASEAN hay còn gọi là Tuyên bố Bali. Tuyên bố là một chương trình hành động tổng thể trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, đề cập đến tất cả các lĩnh vực hợp tác trong ASEAN như: chính trị an ninh, kinh tế và văn hóa – xã hội. Về chính trị, an ninh, Tuyên bố này đã nêu lên những vấn đề như: ký kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á; giải quyết các tranh chấp trong khu vực bằng các biện pháp hòa bình càng sớm càng tốt; xem xét những bước đi ban đầu của việc thực hiện khu vực Hòa bình Tự do và Trung lập; tăng cường đoàn kết chính trị [6]. Như vậy, cũng như trong Tuyên bố thành lập ASEAN, Hiệp ước Thân thiện và hợp tác Đông Nam Á cho thấy tư tưởng của ASEAN là sẵn sàng quy tụ tất cả các quốc gia Đông Nam Á vào một cộng đồng. Về kinh tế, Tuyên bố nhắc đến hợp tác về các hàng hóa cơ bản, đặc biệt là trong các lĩnh vực nông nghiệp và năng lượng; hợp tác công nghiệp bao gồm việc xây dựng những nhà máy công nghiệp có quy mô lớn của ASEAN; hợp tác thương mại bao gồm hợp tác trong các lĩnh vực thương mại nhằm thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng sản xuất, cải thiện cơ cấu thương mại, hình thành những dàn xếp thương mại ưu đãi và coi đó là mục tiêu lâu dài v.v… Về văn hóa – xã hội, Tuyên bố đề cập đến các vấn đề hợp tác trong lĩnh vực văn hóa xã hội như phát triển xã hội, chú trọng đến sự phồn thịnh của tầng lớp thu nhập thấp, mở rộng cơ hội việc làm cho nhân dân ở các vùng nông thôn; hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề về tăng dân số, đề ra các chiến lược hợp tác với các cơ quan, tổ chức quốc tế có liên quan; thúc đẩy việc nghiên cứu Đông Nam Á v.v… Có thể nói Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ nhất là một bước đột phá quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN nói chung và trong sự tiến triển quan điểm ASEAN về cộng đồng nói riêng. Từ chỗ ban đầu với những mục tiêu chung chung, đến năm 1976, ASEAN đã đưa ra một kế hoạch tổng thể bao gồm tất cả các lĩnh vực hợp tác cụ thể. Việc ký kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á vào năm 1976, được coi là bộ quy tắc ứng xử quan trọng nhất của ASEAN. ASEAN đã bắt đầu triển khai một số chương trình hợp tác về thương mại và công nghiệp quan trọng
  • 25. 17 như Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), Dự án công nghiệp ASEAN (AIP), Chương trình bổ trợ công nghiệp ASEAN (AIC), Chương trình liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV) đã được ký kết và đưa vào thực hiện. Năm 1992, tại Singapore, ký kết Hiệp định Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT), Hiệp định này là cơ sở nền tảng để xây dựng Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Ngoài ra, ASEAN đã ký kết một số văn bản hợp tác kinh tế quan trọng khác như Chương trình hợp tác Công nghiệp ASEAN – AICO (1996) và Hiệp định khung về đầu tư ASEAN – AIA (1998)… Có thể coi Khu vực Mậu dịch tự do, Chương trình hợp tác công nghiệp và Hiệp định khung về đầu tư là những nền tảng cơ bản, những bước đi đầu tiên để ASEAN tiến tới Cộng đồng kinh tế ASEAN trong tương lai. Về mặt hợp tác chính trị, an ninh, ASEAN cũng đã có được những thành tựu nhất định. Trước hết phải kể đến việc ASEAN thông qua Tuyên bố về biển Đông vào năm 1992, lần đầu tiên công khai quan điểm của mình về vấn đề biển Đông bằng một văn kiện riêng biệt. Tuyên bố về biển Đông nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến chủ quyền và quyền tài phán ở biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực; và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế nhằm tạo ra một bầu không khí tích cực cho giải pháp cuối cùng đối với mọi tranh chấp [12]. Việc thành lập Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) cũng là ví dụ cho hợp tác chính trị an ninh của ASEAN. ARF được thành lập vào năm 1994 với mục tiêu là để tăng cường đối thoại hợp tác và hội đàm các vấn đề chính trị và an ninh của các nước có chung lợi ích và mối quan tâm và đóng góp đáng kể vào những nỗ lực nhằm xây dựng một khu vực đáng tin cậy và dân chủ ở châu Á – Thái Bình Dương. ARF là một diễn đàn mở dành cho tất cả các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và các quốc gia bên ngoài khu vực có liên quan bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề chính trị và an ninh. Diễn đàn này cũng có thể được coi là một cơ cấu hợp tác chính trị an ninh của ASEAN. Thập kỷ 90 của thế kỷ XX đã chứng kiến nhiều thành công của ASEAN, từ việc ASEAN trở thành một tổ chức khu vực ASEAN-10, cho đến các hoạt động hợp tác được mở rộng như chính trị an ninh, kinh tế, văn hóa – xã hội. Mục tiêu ASEAN-10 đã trở thành hiện thực, các hoạt động hợp tác đã từng bước được mở
  • 26. 18 rộng có hiệu quả và có chiều sâu, từ hợp tác chính trị an ninh, hợp tác kinh tế thương mại đến hợp tác văn hóa – xã hội. Nội dung liên kết hợp tác từ Tầm nhìn 2020 (1997) đến Tuyên bố Cebu về đẩy nhanh việc thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 (2007). Vào năm 1997, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ hai, được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020. Theo đó, đến năm 2020, ASEAN sẽ trở thành một Cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau. Để hiện thực hóa Tầm nhìn 2020, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 6, được tổ chức tại Hà Nội năm 1998, đã thông qua Chương trình Hành động Hà Nội (HPA). Chương trình này đã nhấn mạnh rằng để thực hiện Tầm nhìn có tính dài hạn này, ASEAN cần chuẩn bị các chương trình hành động nhằm biến Tầm nhìn 2020 thành hiện thực. Chương trình Hành động Hà Nội là chương trình đầu tiên trong các chương trình tiến tới thực hiện các mục đích của Tầm nhìn ASEAN 2020. Có thể thấy, Chương trình hành động Hà Nội đã bao gồm tất cả các nội dung hợp tác của ASEAN đó là hợp tác chính trị an ninh, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hóa – xã hội. Ba nội dung này đều có tầm quan trọng như nhau, tuy nhiên nội dung hợp tác kinh tế phần nào được ưu tiên hơn. Nhằm cụ thể hóa Tầm nhìn ASEAN 2020, năm 2003 tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nêu quyết tâm xây dựng Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột là: APSC; AEC; và ASCC. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 10 họp tại Viên Chăn, Lào vào năm 2004, ASEAN đã thông qua các Chương trình Hành động Viên Chăn. Chương trình này, theo như Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 10, là “Một phương tiện để xây dựng một Cộng đồng ASEAN thông qua sự nhận thức hội nhập toàn diện”. Chương trình Hành động Viên Chăn đã nêu lên các mục tiêu và chiến lược tiến tới thực hiện Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột. Thứ nhất, APSC với chủ đề tăng cường hòa bình, ổn định, dân chủ và thịnh vượng trong khu vực thông qua hợp tác toàn diện về chính trị và an ninh cùng các định hướng chiến lược: phát triển chính trị; xây dựng và chia sẻ các tiêu chuẩn; ngăn chặn xung đột; giải quyết xung đột xây dựng hòa bình sau xung đột; Thứ hai, AEC với chủ đề tăng cường khả năng cạnh tranh để đạt được tăng
  • 27. 19 trưởng và phát triển kinh tế thông qua hội nhập kinh tế chặt chẽ hơn cùng với các định hướng chiến lược là: các lĩnh vực ưu tiên ban đầu cho hội nhập; khu vực đầu tư ASEAN; thương mại dịch vụ; hợp tác giao thông vận tải; viễn thông và công nghệ thông tin; khoa học công nghệ; năng lượng; tăng cường thể chế; và quan hệ kinh tế với các nước đối thoại; Thứ ba, ASCC với chủ đề khuyến khích các nguồn lực con người, văn hóa và vì người dân cùng các định hướng chiến lược là: xây dựng một cộng đồng của các xã hội đùm bọc và chia sẻ; thúc đẩy môi trường bền vững; quản lý tác động xã hội của hội nhập kinh tế; và khuyến khích bản sắc ASEAN. Tại Hội nghị này, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Kế hoạch hành động cho APSC và ASCC. Có thể nói, đến năm 2004, các hoạt động hợp tác của ASEAN đã trở nên hoàn thiện, nó đã được thể hiện cụ thể bằng Chương trình hành động Viên Chăn với các Kế hoạch Hành động của các Cộng đồng. Nói cách khác, mô hình và lộ trình để tiến tới Cộng đồng ASEAN đã được xác định một cách tương đối rõ ràng. Kể từ năm 2004 đến nay, chủ đề Cộng đồng ASEAN luôn là một chương trình nghị sự quan trọng hàng đầu trong tất cả các cuộc họp của ASEAN. Như vậy, sau hơn 30 năm mới thực hiện được ý tưởng về tổ chức ASEAN, thì việc thưc hiện ASEAN thành một Cộng đồng chỉ mất 10 năm (1997-2007), với mục tiêu với mô hình, nội dung và lộ trình rõ ràng là một thành công cần được ghi nhận của ASEAN. 1.4.3. Sự tiến triển về thể chế liên kết ASEAN Sự tiến triển thể chế liên kết ASEAN được thể hiện qua nguyên tắc và cơ sở pháp lý của liên kết. Trước hết, về nguyên tắc cơ bản và phương thức ASEAN. Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của ASEAN, khi ra đời vào năm 1967, ASEAN chưa có nguyên tắc hoạt động cụ thể. Trong Tuyên bố Bangkok (1967) không đề cập đến nguyên tắc hoạt động của ASEAN. Theo ông Rodolfo C. Severino, nguyên Tổng thư ký ASEAN, thì Tuyên bố Bangkok và văn kiện thành lập ASEAN, là một tuyên bố có nội dung đơn giản. Nó không được diễn đạt bằng những nội dung pháp lý, không tạo nên những thể chế mang tính khu vực, và không được ràng buộc trong một ý nghĩa pháp lý [73, tr.11]. Đến Hội nghị Cấp cao ASEAN đầu tiên diễn ra vào năm 1976, ASEAN mới
  • 28. 20 xây dựng cho mình những nguyên tắc ứng xử giữa các quốc gia thành viên và với bên ngoài. Những nguyên tắc cơ bản này của ASEAN được nêu trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác. Như vậy, có thể nói Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á là bộ quy tắc ứng xử quan trọng nhất của ASEAN. Ngoài ra, ASEAN còn có một số nguyên tắc điều phối hoạt động của mình như nguyên tắc ra quyết định đồng thuận, bình đẳng, hay nguyên tắc áp dụng cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, đó là nguyên tắc – X. Trên thực tế cách thức ASEAN hoạt động được chi phối nhiều bởi “phương thức ASEAN” (ASEAN way) [48, tr.38]. Phương thức ASEAN là cách thể hiện thiện chí và từng bước xây dựng lòng tin theo truyền thống văn hóa ở khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là cách thức hoạt động dựa trên tham khảo và đồng thuận (mushawara và mufakat) [48, tr.38], không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, thông qua các cuộc thảo luận kín hơn là thông qua mặc cả thẳng thắn trên bàn hội nghị. Phương thức ASEAN hạn chế tối đa mức độ thể chế hóa chặt chẽ như các hình thức cưỡng chế thi hành và ràng buộc bằng luật pháp. Phương thức ASEAN được xem như là một “công thức có lợi cho tất cả các bên” (winning formula), là cái để giúp ASEAN có thể gắn kết với nhau và tạo ra một bản sắc chung cho tổ chức (Mahathir, 1997) [48, tr.38]. Thật vậy, ngay từ khi mới ra đời cho đến thời gian gần đây, các nhà lãnh đạo ASEAN đều rất chú trọng đến vấn đề đoàn kết nội bộ, coi đó là yếu tố then chốt cùng với sự tồn tại và phát triển của ASEAN. Có thể nói, sự trưởng thành ASEAN với tư cách là một tổ chức khu vực được quốc tế thừa nhận rộng rãi là do ASEAN đã kiên trì thực hiện mục tiêu này. Tiếp đến, tiến triển thể chế liên kết của ASEAN không thể không nói đến cơ sở pháp lý của liên kết, đó chính là Hiến chương ASEAN. Sau gần 50 năm tồn tại, ASEAN vẫn còn duy trì sự lỏng lẻo về mặt thể chế nhưng giữ nguyên nguyên tắc đồng thuận và linh hoạt, cùng bàn bạc hiệp thương rồi đi đến nhất trí, vẫn là bộ máy điều hành phi tập trung, chưa có một cơ quan hành chính tương đối độc lập, đủ mạnh để giám sát việc thực thi chính sách. Thêm vào đó, các văn bản đã ký kết của ASEAN phần nhiều mang tính chính trị, vạch phương hướng hành động hay mục tiêu hướng tới nhiều hơn là ràng buộc về mặt pháp lý. Có thể ASEAN đã nhận ra những hạn chế này nên chỉ sau khi ý tưởng về
  • 29. 21 Cộng đồng ASEAN được thông qua hai năm, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 11 năm 2005, ASEAN đã thông qua một Tuyên bố về việc thiết lập Hiến chương ASEAN. Tuyên bố này nêu rõ sự tận tâm thiết lập Hiến chương ASEAN…. Hiến chương ASEAN sẽ được coi như một khung thể chế và pháp luật của ASEAN cho việc hỗ trợ thực hiện những mục đích và mục tiêu của Hiệp hội… Hiến chương ASEAN sẽ hệ thống hóa tất cả các tiêu chuẩn, quy tắc và giá trị… [35]. Tuyên bố này cũng đã ghi nhận sự đồng ý thiết lập một nhóm các Nhân vật kiệt xuất…, với nhiệm vụ kiểm tra và cung cấp những khuyến nghị thực tế về phương hướng và bản chất của Hiến chương ASEAN liên quan đến cộng đồng ASEAN. Trên cơ sở đó, Hiến chương ASEAN đã được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 13 ở Singapore vào tháng 11/2007. Hiến chương đã quy định về mục đích và nguyên tắc hoạt động của ASEAN. Hiến chương bao gồm các nội dung khá toàn diện, quy định từ mục đích, nguyên tắc hoạt động, tư cách pháp nhân, biểu tượng, bài hát… của ASEAN, đến tư cách thành viên, quản lý, lãnh đạo, cơ chế hoạt động, các cơ quan trực thuộc, quan hệ với bên ngoài của ASEAN. Như vậy, Hiến chương ASEAN chính là cơ sở pháp lý cao nhất, đầy đủ nhất của ASEAN, điều này đã được khẳng định tại Lời nói đầu của Hiến chương, ASEAN sẽ thiết lập khuôn khổ pháp lý và thể chế cho ASEAN [38]. Trải qua mấy thập kỷ tồn tại, từ một tổ chức thành lập bởi một bản Tuyên bố (Tuyên bố Băng Cốc năm 1967) mà nội dung của nó không có những công thức pháp lý thông thường, thiếu những điều khoản có hiệu lực, những thủ tục được phê chuẩn, những quy định chặt chẽ… cần thiết, Tuyên bố này thiếu vắng các cơ sở để ASEAN xây dựng (hoặc thành lập) ra những cơ quan mang tính thực thi, hoặc có một thẩm quyền nhất định, hoặc những quy định cho cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN [73, tr.11]. Do vậy, chính sự ra đời của Hiến chương đã khẳng định và bổ sung cho những thiếu sót đó, Hiến chương đã quy định khá đầy đủ các vấn đề mà ASEAN cần có và có thể được xem như một tiền đề cho ASEAN tiến tới một Cộng đồng. Cuối cùng, tiến triển thể chế được thể hiện qua sự phát triển về cơ cấu tổ chức, có thể thấy rằng cơ cấu tổ chức của ASEAN đã không ngừng tiến triển. Trong những năm đầu, cơ quan cao nhất của ASEAN là Hội nghị Bộ trưởng, và số lượng các tổ chức của ASEAN còn hạn chế, thậm chí còn không có Ban thư ký. Sau Hội
  • 30. 22 nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất, Ban thư ký ASEAN được thành lập, từ Hội nghị Thượng đỉnh năm 1992… số lần hội nghị Thượng đỉnh ngày càng nhiều hơn và từ năm 2001 đến nay Hội nghị này đã được tổ chức thường niên. Ngoài ra, ASEAN còn có các Hội nghị cấp Bộ khác và các Hội nghị này cứ tăng dần theo thời gian; các Hội đồng và các Ủy ban ASEAN; các Hội đồng Cộng đồng ASEAN và Cơ quan Nhân quyền ASEAN. Điều này có thể coi là một sự phát triển đột biến trong cơ cấu tổ chức của ASEAN và nó làm cho cơ cấu tổ chức của ASEAN ngày càng hoàn thiện hơn, là một trong những cơ sở để hình thành Cộng đồng ASEAN. 1.4.4. Tiến triển về lộ trình tiến tới cộng đồng Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra là, ASEAN sẽ tồn tại được trong bao lâu và nó sẽ trở nên như thế nào trong tương lai. Trong Tuyên bố Bangkok không có một phần nào nói về thời hạn tồn tại, cũng như mô hình mà ASEAN có thể tiến đến [87]. Qua thời gian câu hỏi này mới được các nhà lãnh đạo ASEAN từng bước tính tới. Nói một cách khác, lộ trình tiến tới một Cộng đồng ASEAN đã từng bước được vạch ra. Lần đầu tiên, ASEAN đặt ra cho mình một mốc thời gian nhất định là vào năm 1997, khi thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020 tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN không chính thức lần thứ hai. Theo đó, năm 2020, ASEAN sẽ trở thành một cộng đồng các xã hội hài hòa. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 (2003) tại Indonesia, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đi đến quyết định xây dựng Cộng đồng ASEAN, bao gồm ba trụ cột: APSC, AEC và ASCC vào năm 2020. Để thực hiện quyết định này, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 10 (2004), lần thứ 11 (Kuala Lumpur), và lần thứ 12 (Cebu, Philippines) năm 2007, các nhà lãnh đạo ASEAN đã quyết định đẩy nhanh việc xây dựng cộng đồng ASEAN. Trong Tuyên bố Cebu các nhà lãnh đạo ASEAN đã nêu rõ cam kết mạnh mẽ của ASEAN hướng tới việc đẩy nhanh tiến trình thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 trong khuôn khổ thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020 và Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II, với ba trụ cột là: APSC, AEC và ASCC [40]. Như vậy lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN đã được rút ngắn 5 năm. Cơ sở thực tiễn cho việc hình thành Cộng đồng ASEAN qua quá trình hợp tác của ASEAN trên các lĩnh vực chủ yếu dưới đây: Một là, hợp tác về an ninh - chính trị. Hợp tác này không được đề cập một cách chính thức trong Tuyên bố Bangkok 1967, nhưng nó có vai trò rất quan trọng
  • 31. 23 đối với Hiệp hội nói chung và với các thành viên nói riêng trong thời kỳ mới thành lập. Sự hợp tác giữa các thành viên về chính trị - an ninh thời gian này là trao đổi ý kiến để hiểu biết lẫn nhau hơn, dẹp bỏ dần những nghi kỵ còn thể hiện qua việc dàn xếp những bất đồng, tranh chấp giữa các nước thành viên do lịch sử để lại, tránh tình trạng xảy ra xung đột, cải thiện tăng cường quan hệ giữa các nước thành viên, tạo dựng ý thức và thói quen hợp tác khu vực. Hợp tác quan trọng nhất trên lĩnh vực chính trị - an ninh của Hiệp hội thời kỳ này là sáng kiến thành lập ZOPFAN do Malaysia đề xuất tại Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN (Kuala Lumpur) 11/1971 và được ASEAN chấp nhận như là một sáng kiến chung của Hiệp hội. Hội nghị cấp cao lần thứ nhất tại Bali, Indonesia (2/1976) bàn về chính sách của Hiệp hội, Hội nghị đã thảo luận chính sách của ASEAN, ủng hộ sự hợp tác và chung sống hòa bình ở khu vực này. Vấn đề hợp tác nội bộ ASEAN cũng đã được các nhà lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội đưa ra thảo luận. Các nước thành viên đã ký kết hai văn kiện quan trọng là Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN và Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (TAC). Cùng với việc ký kết hai văn kiện này, Hội nghị cấp cao Bali đã chính thức khẳng định sự hợp tác chính trị của ASEAN đánh dấu chuyển biến cơ bản của Hiệp hội. ASEAN đã có bước đột phá phát triển tại Hội nghị cấp cao lần thứ IV tại Singapore (tháng 01/1992). Hội nghị đã ký kết các văn kiện có nội dung nghiêng về kinh tế. Ví dụ như, Tuyên bố Singapore, quyết định thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Đây là một quyết định đánh dấu bước quan trọng trong lịch sử hợp tác kinh tế của ASEAN, thúc đẩy được buôn bán trong nội bộ ASEAN, tăng sức hấp dẫn của khu vực đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Thông qua thực hiện AFTA, các nền kinh tế ASEAN cũng sẽ được đặt ra trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, từ các dân tộc Đông Nam Á sẽ có sự gắn kết với nhau hơn trong các vấn đề chung của khu vực, trong đó có việc hòa giải các mâu thuẫn và tìm kiếm biện pháp giải quyết xung đột. Hội nghị cấp cao Singapore cũng đã chính thức đề cập đến vấn đề hợp tác an ninh trong ASEAN. Trong bối cảnh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng, các thành viên ASEAN nhận thức rõ vai trò của các nước Đông
  • 32. 24 Dương trong việc duy trì hòa bình an ninh và phát triển của khu vực trong thời kỳ mới. Các nhà lãnh đạo ASEAN đã hoan nghênh các nước còn lại trong khu vực tham gia vào Hiệp ước Bali 1976, cam kết tăng cường quan hệ chặt chẽ với các nước Đông Dương. Một vấn đề nổi lên gay gắt trong thời gian này là tranh chấp chủ quyền ở biển Đông. Do tính chất phức tạp của tranh chấp liên quan đến các vấn đề nhạy cảm về chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển và đảo trong đó có cả quyền quản lý và khai thác các tài nguyên biển, bất kỳ động thái bất lợi nào diễn ra ở khu vực này đều ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình và ổn định trong vùng. Xuất phát từ nhận thức đó, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 25 (1992), các nước ASEAN đã ra Tuyên bố ASEAN về biển Đông, trong đó nhấn mạnh các nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp, không sử dụng vũ lực và tự kiềm chế, đồng thời đề xuất xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) trên cơ sở các nguyên tắc của Hiệp ước Bali 1976. Vấn đề biển Đông đã giúp ASEAN nhận thấy sẽ cần thiết phải tỉm ra một số cơ chế hợp tác an ninh đa phương và xúc tiến các hoạt động nhằm đạt tới mục tiêu trung lập hóa Đông Nam Á. Đông Nam Á lại nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nơi hội tụ những lợi ích chiến lược cũng như những mâu thuẫn giữa các nước lớn và giữa các nước lớn với các nước trong khu vực, do đó an ninh của khu vực không thể không phụ thuộc vào an ninh châu Á-Thái Bình Dương. Do vậy, theo đề xuất của Viện nghiên cứu chiến lược về quốc tế của ASEAN (ASEAN ISIS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) đã được thành lập tại Băng Cốc (25/7/1994). Đây là cơ chế hợp tác an ninh đa phương đầu tiên của ASEAN với sự tham gia của 4 cường quốc Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga. Tại cuộc họp lần thứ hai của ARF (30/7/1995), các thành viên đã nhất trí ARF là diễn đàn để đối thoại, trao đổi ý kiến về các vấn đề an ninh khu vực nhằm duy trì hòa bình và ổn định, ARF cần có sự tham gia và hợp tác tích cực, đầy đủ, bình đẳng và tự nguyện của các thành viên, trong đó ASEAN được coi là động lực chính. ARF đã góp phần thúc đẩy quan hệ đối thoại, hợp tác và tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên Hiệp hội, cũng như giữa các nước ASEAN với bên ngoài, góp phần bảo đảm an ninh khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu
  • 33. 25 Á–Thái Bình Dương nói chung. Thông qua ARF, các nước thành viên ASEAN đã phối hợp với các nước đối thoại đưa ra nhiều sáng kiến nhằm duy trì hòa bình, ổn định khu vực. Các nước ASEAN cùng với Trung Quốc ký kết nguyên tắc về phương thức giải quyết tranh chấp ở biển Đông trên tinh thần Hiệp ước Bali 1976. Đây được coi như là một trong những biện pháp xây dựng lòng tin quan trọng nhằm duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VIII họp tại PhnomPenh (Campuchia), 2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) – bước đi đầu tiên trong tiến trình xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông giữa các bên liên quan (COC). DOC đã đề cập đến các nguyên tắc chỉ đạo cách ứng xử của các bên nhằm giảm bớt căng thẳng đi đến giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán trên biển Đông, nhấn mạnh nguyên tắc giải quyết các tranh chấp giữa các bên liên quan bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực, thông qua tham khảo và đàm phán hữu nghị, phù hợp với các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế. Việc ký kết DOC có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra một môi trường hòa bình bình, ổn định, hợp tác trong khu vực, thúc đẩy xây dựng lòng tin và hiểu biết lẫn nhau giữa các nước ASEAN và Trung Quốc cũng như giữa các nước ASEAN với nhau. Hai là, hợp tác kinh tế được thể hiện qua các mặt khác nhau. Về tự do hóa thương mại, khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp ước ưu đãi hiệu quả chung (CEPT) là cơ chế cho sự liên kết thương mại trong ASEAN. ASEAN đã tăng cường hoạt động thương mại nội khối, cũng như buôn bán giữa ASEAN với bên ngoài. Kế hoạch CEPT của ASEAN cho phép hàng nhập khẩu trong nội khối ASEAN được hưởng mức thuế quan thấp hơn so với hàng hóa nhập khẩu từ ngoài khối. Các rào cản thương mại đối với hoạt động buôn bán nội khối ASEAN được giảm bớt. Các nước ASEAN 6 đã đặt ra mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn thuế quan vào năm 2010, với một số giải pháp hành động, bốn nước còn lại sẽ đạt được mục tiêu này vào năm 2015, được chi tiết như Bảng dưới đây:
  • 34. 26 Bảng 1.1: Tổng số dòng thuế ở các nước 0-5% và > 5% của ASEAN đến ngày 01/01/2010 Nước Tổng số dòng thuế Tỷ lệ 0-5% >5% Khác Tổng 0-5% >5% Khác Tổng Brunei 8223 8223 100 100 Indonesia 8675 16 8641 66,8 1 66,8 Malaysia 12227 12 12239 99,9 0,1 100 Philippines 8919 34 8953 99,62 0,38 100 Singapore 8300 8300 100 100 Thái Lan 8300 8300 100 100 ASEAN 6 54594 62 0 54656 99,89 0,11 0,0 100 Cambodia 10537 10537 100 100` Lào 7900 314 8214 96,18 3,82 100 Myanmar 8240 8240 100 100 Việt Nam 8014 85 8099 98,95 1,05 100 CLMV 34691 399 35090 98,86 1,14 100 ASEAN 10 89285 461 0 89746 99,49 0,51 0,0 100 (Nguồn: 23rd AFTA Council Meeting, Bangkok Thailand, 13 August 2009) Kỳ họp lần thứ 21 của Hội đồng AFTA (8/2007) đã quyết định tăng cường Hiệp định CEPT-AFTA và chuyển đổi thành một Hiệp định thương mại hàng hóa toàn diện (ATIGA). ATIGA đã được các nước thành viên ASEAN phê chuẩn năm 2009. Trên cơ sở đó, từ tháng 01/2010, sáu nước ASEAN phát triển hơn là Singapore, Thái Lan, Brunei, Malaysia, Indonesia và Philippines bắt đầu thực hiện một khu vực thương mại tự do còn các nước còn lại sẽ thực hiện vào năm 2015. Ngoài ra, nhằm thiết lập vai trò trung tâm trước những sáng kiến liên kết kinh tế khu vực, Hội nghị Cấp cao ASEAN 19 đã thông qua Khung khổ ASEAN về Đối tác Kinh tế Toàn diện (ARCEP), trong đó, quy định các nguyên tắc chung của ASEAN trong đàm phán thành lập các liên kết kinh tế mới tại khu vực. Khung khổ cũng chỉ rõ ASEAN sẽ tiến hành thành lập FTA/CEP khu vực với các đối tác đã có FTAs/CEP với ASEAN trước, sau đó mới mở rộng cho các đối tác bên ngoài. Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và các nước đối tác FTAs, tại Tham vấn bên lề Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế lần thứ 44 (Siêm-Riệp, tháng 30/8/2012), đã thống nhất khuyến
  • 35. 27 nghị trình các Nhà Lãnh đạo tuyên bố khởi động đàm phán ARCEP dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN 21 (Phnôm-Pênh, tháng 11/2012). Dự kiến đàm phán sẽ bắt đầu năm 2013 và kết thúc vào cuối năm 2015. Các Bộ trưởng đã thông qua các Nguyên tắc và Mục tiêu hướng dẫn đàm phán ARCEP. Một số điểm quan trọng gồm: (i) đối tượng được hưởng ưu đãi đặc biệt và khác biệt; (ii) phương thức đàm phán; (iii) phạm vi đàm phán (các vấn đề mới ngoài thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư); (iv) mức độ tự do hóa; và (v) cơ cấu tổ chức đàm phán. Nhìn chung, ASEAN dành được thế chủ động trong việc xây dựng tài liệu này, đạt được các mục tiêu phục vụ lợi ích của Hiệp hội. Tháng 11/2012, các nhà Lãnh đạo ASEAN và các đối tác FTA hiện nay đã ra một tuyên bố khởi động đàm phán RCEP với các Nguyên tắc và Mục tiêu hướng dẫn đàm phán ARCEP đã được thông qua tại AEM 44. Đến tháng 2/1014, đã có 3 vòng đàm phán RCEP diễn ra vào tháng 5/2013, 9/2013 và 1/2014. Về tự do hóa đầu tư. Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) là một phần của tiến trình hợp nhất ASEAN thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhằm thúc đẩy FDI trong nội khối ASEAN, cũng như FDI từ bên ngoài ASEAN, thông qua việc giảm bớt những hạn chế đối với các luồng FDI vào khu vực. Năm 2000, Hội đồng AIA đã quyết định đẩy nhanh thời hạn xóa bỏ danh sách ngoại lệ tạm thời đối với lĩnh vực chế tạo; đối với ASEAN 6 và Myanmar là năm 2003, ba nước còn lại vào năm 2010. Đối với khu vực nông, lâm, ngư nghiệp và khai thác mỏ thời hạn xóa bỏ là năm 2010 với ASEAN 6 và Campuchia, 2013 đối với Việt Nam và 2015 đối với Lào, Myanmar. Hội đồng cũng đã quyết định rút ngắn thời hạn phân biệt đối xử đối với các nhà đầu tư ngoài ASEAN từ năm 2020, xuống năm 2010 đối với ASEAN, 2015 đối với Việt Nam, Lào và Campuchia và 2020 đối với Myanmar. Trong giai đoạn 1990-2005, tổng vốn FDI đổ vào ASEAN đạt 284,2 tỷ USD, với FDI nội khối ASEAN là 32,5 tỷ USD, chiếm 11,4% tổng luồng FDI. Tính trung bình trong giai đoạn 1999-2005, thành phần FDI đổ vào ASEAN bao gồm 30% vào khu vực chế tạo (50,8 tỷ USD/ 169,3 tỷ USD), 0,7% vào nông nghiệp (1,2 tỷ USD) và dịch vụ khoảng 60,7% [48, tr.53]. Nhằm tiến tới AEC, kỳ họp lần thứ 10 của Hội đồng AIA tháng 8/2007 đã quyết định sửa đổi Hiệp định khung về AIA (1998) và kết hợp với Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN (1987) để chuyển thành Hiệp định đầu tư
  • 36. 28 toàn diện ASEAN (ACIA) nhằm xây dựng một khu vực đầu tư tự do ASEAN vào năm 2015. ACIA đã được các Bộ trưởng ASEAN ký kết vào tháng 2/2009. Về tự do hóa thương mại dịch vụ. Dịch vụ ngày càng đóng góp nhiều hơn vào GDP tại tất cả các nước ASEAN, nhưng lĩnh vực này cũng được bảo hộ nhiều hơn so với khu vực hàng hóa. Việc tự do hóa lĩnh vực dịch vụ trong ASEAN đã được đưa vào Hiệp định AFAS năm 1995 giống với AFTA đối với hàng hóa và AIA đối với vốn. Các mục tiêu ban đầu của AFAS đã được bổ sung bằng thỏa thuận đạt được tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 37 tại Viên Chăn vào tháng 9/2005, xác định lại cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ phù hợp với tầm nhìn Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). AEM lần thứ 37 cũng đã nhất trí năm 2015 là thời hạn cuối cùng cho tự do hóa thương mại dịch vụ, nhưng có một số linh động đối với một số lĩnh vực. Kế hoạch hành động Viên Chăn là kế hoạch liên kết dịch vụ giai đoạn 2004-2010. Mục tiêu của AFAS là cải thiện đường vào thị trường và đối xử với nhà cung cấp dịch vụ trong nội khối ASEAN bình đẳng như các nhà cung cấp dịch vụ trong nước. Cuộc họp các Bộ trưởng kinh tế ASEAN vào tháng 9/2005 và Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 11 vào tháng 12/2005 thay vì 2020. Đến tháng 12/2009, ASEAN đã đạt được 7 gói cam kết về tự do hóa thương mại dịch vụ cùng với 01 gói bổ sung về dịch vụ tài chính và hai gói bổ sung khác về dịch vụ hàng không. Đặc biệt, ASEAN tiếp tục tiến hành đàm phán các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) trong lĩnh vực dịch vụ, ASEAN đã đạt được MRA trong lĩnh vực dịch vụ cơ khí năm 2005; dịch vụ y tá năm 2006; dịch vụ kiến trúc năm 2007; dịch vụ chuyên môn du lịch năm và dịch vụ y tế và khám chữa răng năm 2008; khung khổ MRA về dịch vụ điều tra nắm 2007 và dịch vụ về kế toán năm 2009. Nói chung, việc tự do hóa thương mại dịch vụ theo AFAS tiến triển nhanh hơn so với thời gian biểu của WTO. Do những cam kết tự do hóa khác nhau, một số thành viên ASEAN được lợi hơn từ AFAS, trong khi một số khác được lợi ít hơn. Về hợp tác tài chính ASEAN. Một sáng kiến quan trọng của ASEAN sau cuộc khủng hoảng tài chính là những nỗ lực ngăn chặn nguy cơ tái xuất hiện các cuộc khủng hoảng tương tự và đối phó với các cuộc khủng hoảng tài chính tương lai thông qua hợp tác khu vực trong lĩnh vực tài chính. Sau cuộc khủng hoảng 1997-1998, những cải cách
  • 37. 29 tài chính nhằm tự do hóa và mở cửa các thị trường tài chính được hỗ trợ nhờ các thông lệ quản lý doanh nghiệp và xử lý rủi ro tốt hơn. Nhìn chung, hệ thống tài chính trong khu vực là yếu kém, thiếu một hệ thống cảnh báo sớm và sự hợp tác không tương xứng. Sau đó, ASEAN và các nước Đông Á khác đã đưa ra Sáng kiến Chieng Mai (CMI) và Sáng kiến phát triển thị trường trái phiếu châu Á (ABM). Sự phản đối của Mỹ đối với đề xuất thành lập Quỹ Tiền tệ châu Á đã dẫn tới việc thiết lập CMI, ASEAN đã mời thêm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc và Hội nghị cấp cao ASEAN + 3 (1999) đã ra một tuyên bố chung về hợp tác tài chính Đông Á. Theo CMI năm 2000, một hệ thống hỗ trợ tiền mặt đã được sáp nhập với các dàn xếp trao đổi song phương (BSA). CMI đã được thiết kế nhằm mở rộng Dàn xếp trao đổi ASEAN (ASA) hiện có thông qua việc tăng quy mô những dàn xếp trao đổi và tạo ra BSA giữa các nước thành viên ASEAN với ba nước Đông Bắc Á. Trên cơ sở của những dàn xếp này, một nước đang bị đầu cơ tấn công có thể vay ngoại tệ của một nước khác để ổn định tỷ giá. Số tiền trong ASA và 10% số tiền BSA là vô điều kiện, nghĩa là không liên quan đến bất kỳ chương trình nào của IMF. ASEAN +3 đã tăng cường CMI bằng việc tăng quy mô các dàn xếp trao đổi và giá trị trao đổi vô điều kiện lên 20%. Tính đến năm 2005, giá trị các dàn xếp trao đổi 58,5 tỷ USD [48, tr.55-56], đây là mức tương đối thấp và cần được tăng thêm. Về chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO). AICO được ký kết năm 1996 với mục đích khuyến khích các nhà sản xuất công nghiệp của ASEAN hợp tác, bổ trợ nguồn lực lẫn nhau trong sản xuất để hạ giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh với mức thuế quan ưu đãi từ 5% trở xuống ngay tại thời điểm tham gia cơ cấu AICO. Nghị định thư sửa đổi Hiệp định AICO đã được ký ngày 21/4/2004 với mức thuế quan ưu đãi mới cam kết dành cho các dự án AICO như sau: 0% (Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore); 0-1% (Philippines); 0- 3% (Thái Lan); 0-5% (Myanmar, Việt Nam). Myanmar, Philippines và Thái Lan cam kết giảm mức thuế quan ưu đãi xuống 0% vào 01/01/2005 còn cam kết của Việt Nam là ngày 01/01/2006 [48, tr.56]. Về hội nhập các ngành ưu tiên. Tháng 11/2004, tại kỳ họp thượng đỉnh lần thứ 10, ASEAN đã ký Hiệp định Khung ASEAN về Hội nhập các ngành ưu tiên, như một phần quan trọng của Chương trình hành động Viên Chăn nhằm xây dựng
  • 38. 30 AEC. Theo Hiệp định này, các nước thành viên cam kết loại bỏ thuế quan trong 11 lĩnh vực ưu tiên hội nhập sớm hơn cam kết theo Chương trình CEPT-AFTA. Các ngành ưu tiên hội nhập gồm: 7 ngành sản xuất hàng hóa là nông sản, thủy sản, sản phẩm cao su, sản phẩm gỗ, dệt may, điện tử, ô tô; 4 ngành dịch vụ là hàng không, e- ASEAN (hay thương mại điện tử), y tế và công nghệ thông tin. Mỗi ngành sẽ do một nước thành viên ASEAN làm điều phối viên thực hiện tiến trình đàm phán và thực hiện. Cuối 2005, các Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) đã bổ sung ngành dịch vụ hậu cần (giao nhận và lưu kho) thành ngành ưu tiên hội nhập lần thứ 12. Về sáng kiến hội nhập ASEAN và thu hẹp khoảng cách phát triển. Sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI) là bước triển khai của Chương trình hành động Hà Nội (1997) về thu hẹp khoảng cách phát triển nội khối ASEAN. Năm 2002, ASEAN đã thông qua Kế hoạch thực hiện IAI với thời gian 6 năm (2002-2008), bao gồm bốn lĩnh vực ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng (chủ yếu là hệ thống đường giao thông và mạng lưới điện) phát triển nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và viễn thông (cơ sở hạ tầng “mềm”), và hội nhập kinh tế khu vực; sau đó đã bổ sung thêm 3 lĩnh vực là du lịch, xóa đói giảm nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống, và các dự án phát triển tổng hợp. Để tiến tới việc hoàn thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, các nhà lãnh đạo ASEAN cũng đã thông qua Sáng kiến hội nhập ASEAN và Kế hoạch thực hiện IAI trong giai đoạn 2009-2015. Vê hợp tác văn hóa – xã hội và chuyên ngành. Các chương trình dự án liên kết chuyên ngành rất phong phú, đa dạng, nhiều lĩnh vực với mục tiêu cao, nhiều tham vọng. Kết quả bước đầu là rất quan trọng, tuy còn rất khiêm tốn. Ý nghĩa cơ bản là đã khởi động và đặt nền móng cho hoạt động chuyên ngành trong tương lai. Một điểm yếu rõ ràng là nguồn tài chính cho liên kết chuyên ngành dựa chủ yếu vào các đối tác như Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số tổ chức quốc tế. Mặt khác, mục tiêu đề ra thường quá cao trong khi không có các biện pháp, lộ trình phù hợp. Nguyên nhân chính là quyết tâm chính trị của các nhà lãnh đạo quốc gia thành viên chưa cao, dẫn tới tính đồng thuận đạt được thường chậm về mặt thời gian và nguồn tài chính huy động của các quốc gia thành viên chưa chỉ hoạt động liên kết chuyên ngành ASEAN còn yếu. Về hợp tác văn hóa, thông tin. ASEAN đã quan tâm đến sự hợp tác về văn hóa thông tin. Mục đích của hợp tác văn hóa, thông tin là nhằm giới thiệu bản sắc
  • 39. 31 văn hóa của các dân tộc, tăng cường sự hiểu lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên, qua đó thúc đẩy hơn nữa sự liên kết của toàn khối. Năm 1987 đã thành lập Ủy ban Văn hóa – thông tin ASEAN, gọi tắt là ASEAN COCI (ASEAN Committee on Culture and Information) để điều phối các hoạt động hợp tác văn hóa, thông tin nội khối. Các quốc gia thành viên cũng thành lập các COCI quốc gia. Kỳ họp lần thứ 5 của các Bộ trưởng Thông tin ASEAN (1998) đã quyết định thực hiện dự án trang Internet văn hóa và thông tin ASEAN nhằm tăng cường sự nhận thức về di sản văn hóa của khu vực. Hiệp định khung về ASEAN điện tử được ký kết tại Singapore (24/11/2000) đã khẳng định quyết tâm tăng cường nhằm nâng cao tính cạnh tranh của Công nghệ thông tin (CNTT) và tin học của ASEAN, thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số trong khu vực, hợp tác giữa các nhà nước và tư nhân nhằm thực hiện một ASEAN điện tử và tự do hóa buôn bán các sản phẩm CNTT. Hiệp định cũng đề ra phương án xây dựng một xã hội điện tử thông qua việc phát triển một xã hội dựa trên trí thức, thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số, tăng tính cạnh tranh và tự do di chuyển của lực lượng lao động, sử dụng CNTT nhằm tăng cường tính Cộng đồng ASEAN và hướng tới một Chính phủ điện tử. Về hợp tác về các vấn đề xã hội. Trong lĩnh vực phúc lợi xã hội và phát triển được thực hiện thông qua hợp tác ASEAN trong khuôn khổ Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN phụ trách phúc lợi xã hội và phát triển (SOMSWD) Hội nghị Bộ trưởng ASEAN phụ trách phúc lợi xã hội và phát triển (ASEAN – MMSWD). Chương trình hợp tác ASEAN về phúc lợi xã hội, gia đình và dân số nhằm xây dựng một xã hội chăm sóc đùm bọc và kiểm soát tác động hội nhập kinh tế, đóng góp cho các nghiên cứu về chính sách trong ASEAN như đánh giá tác động xã hội, bao gồm tác động của sự phát triển đối với chức năng của gia đình, nghiên cứu chính sách về sự thay đổi trong cấu trúc gia đình và vai trò của gia đình trong việc cung cấp chăm sóc; tư liệu hóa điển hình tốt, bài học kinh nghiệm tốt cho việc tăng cường khả năng cung cấp chăm sóc từ gia đình, bao gồm có chính sách công cho việc củng cố giá trị gia đình truyền thống và các hoạt động dự án nhằm tăng cường khả năng và vai trò của gia đình. Chương trình phòng chống HIV/AIDS của ASEAN đã được thực hiện thông qua các hội nghị, hội thảo, chia sẻ thông tin trong nhiều phiên họp của ASEAN.