SlideShare a Scribd company logo
1 of 107
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------o0o---------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI
HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
BÙI MAI HƯƠNG
Hà Nội - 2017
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------o0o---------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI
HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60310106
Họ và tên học viên: Bùi Mai Hương
Người hướng dẫn: PGS. TS Trịnh Thị Thu Hương
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
Hà Nội - 2017
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS Trịnh Thị Thu Hương. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này hoàn toàn là trung thực và chưa được sử dụng hay công bố dưới bất
kỳ hình thức nào. Những thông tin, số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức
khác được tham khảo trong luận văn đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc đầy
đủ.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2017
Học viên
Bùi Mai Hương
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Thuận lợi và khó khăn của Hải quan Việt
Nam khi thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO”, tôi đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo cùng đội ngũ giảng viên trường
Đại học Ngoại thương. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về những sự hỗ trợ
đó.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trịnh Thị Thu Hương
– người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn động viên,
khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành
luận văn.
Tác giả luận văn
Bùi Mai Hương
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA
THƯƠNG MẠI CỦA WTO 7
1.1. Khái quát về thuận lợi hóa thương mại trong WTO 7
1.1.1. Khái quát về thuận lợi hóa thương mại 7
1.1.2. Thuận lợi hóa thương mại trong WTO 14
1.1.2.1. Sự cần thiết tăng cường thuận lợi hóa thương mại trong WTO 14
1.1.2.2. Nhiệm vụ tạo thuận lợi thương mại trong WTO 16
1.2. Đàm phán về thuận lợi hóa thương mại 17
1.3. Nội dung chính của Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 22
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HẢI QUAN
VIỆT NAM TRONG VIỆC THỰC THI HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA
THƯƠNG MẠI CỦA WTO 28
2.1. Giới thiệu chung về Hải quan Việt Nam 28
2.2. Thực trạng năng lực Hải quan Việt Nam dưới góc độ thực hiện các cam kết
theo Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 30
2.2.1. Pháp luật Hải quan Việt Nam trong việc phù hợp thực hiện các cam kết
theo Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 33
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
2.2.2. Nguồn nhân lực Hải quan Việt Nam trong việc phù hợp thực hiện các
cam kết theo Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 39
2.2.3. Cơ cấu, tổ chức Hải quan Việt Nam trong việc phù hợp thực hiện các
cam kết theo Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 43
2.2.4. Cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật hải quan trong việc phù hợp thực hiện
các cam kết theo Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 44
2.2.5. Hạ tầng thông tin trong việc phù hợp thực hiện các cam kết theo Hiệp
định thuận lợi hóa thương mại 46
2.3. Thuận lợi của Hải quan Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định thuận lợi hóa
thương mại 52
2.3.1. Thuận lợi về đường lối của Đảng và Nhà nước 52
2.3.2. Thuận lợi về chính sách đơn giản hóa thủ tục hành chính 53
2.3.3. Thuận lợi về hệ thống pháp lý phù hợp với tinh thần Hiệp định TFA 54
2.3.4. Thuận lợi về kinh nghiệm triển khai các nội dung thuận lợi hóa thương
mại 55
2.4. Khó khăn của Hải quan Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định thuận lợi hóa
thương mại 58
2.4.1. Khó khăn về hoàn thiện pháp luật Việt Nam trên tinh thần Hiệp định
TFA 58
2.4.2. Khó khăn về việc áp dụng rộng rãi cơ chế một cửa quốc gia 60
2.4.3. Khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng viễn thông 62
2.4.4. Khó khăn về việc phối hợp giữa Hải quan và các cơ quan liên quan 62
2.4.5. Khó khăn về hợp tác hải quan khu vực và thế giới 63
2.4.6. Khó khăn về chất lượng nhân lực hải quan 64
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HẢI QUAN VIỆT NAM NHẰM
ĐẨY MẠNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA
WTO 67
3.1. Xu hướng đẩy nhanh thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại trên thế
giới 67
3.2. Định hướng phát triển Hải quan Việt Nam nhằm đẩy nhanh quá trình thực thi
Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 71
3.3. Đề xuất một số giải pháp đối với Hải quan Việt Nam nhằm đẩy mạnh thực
thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 74
3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý quy định nội dung Hiệp định thuận lợi hóa
thương mại 74
3.3.2. Đẩy mạnh hiệu quả cơ chế một cửa quốc gia 77
3.3.3. Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng 79
3.3.4. Tăng cường cơ chế phối hợp giữa Hải quan và các cơ quan quản lý
chuyên ngành, cơ quan thực thi pháp luật tại biên giới 81
3.3.5. Tăng cường, chủ động hợp tác hải quan khu vực và thế giới 83
3.3.6. Nâng cao chất lượng nhân lực hải quan 84
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1. Lợi ích của thuận lợi hóa thương mại đối với chính phủ ........................12
Bảng 2.1. Những cam kết của Hiệp định TFA được Việt Nam phân loại nhóm A.31
Bảng 2.2. Trung bình thời gian và chi phí thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu của
Việt Nam giai đoạn 2015-2016.................................................................................53
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Nguyên tắc thuận lợi hóa thương mại.........................................................9
Hình 1.2. Tóm tắt lịch sử đàm phán thuận lợi hóa thương mại trong WTO.............17
Hình 2.1. Cơ cấu, tổ chức của Hải quan Việt Nam...................................................29
Hình 2.2. Quy trình xác định trước trị giá hải quan………………………………35
Hình 2.3. Số lớp và số học viên được Trường Hải quan Việt Nam đào tạo.............41
Hình 2.4. Tỷ lệ ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp tại các đơn vị sự nghiệp
trực thuộc Tổng cục Hải quan 2015..........................................................................42
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
ASEAN
Association of South East Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
APEC
Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
châu Á – Thái Bình Dương
CNTT Công nghệ thông tin
FTA Free trade agreement Hiệp định Thương mại tự do
GATT
General Agreement on Tariffs and
Trade
Hiệp ước chung về Thuế quan
và Mậu dịch
OECD
Organisation for Economic Co-
operation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
TFA Trade Facilitation Agreement
Hiệp định thuận lợi hóa
thương mại
UNECE
The United Nations Economic
Commission for Europe
Ủy ban kinh tế châu Âu Liên
Hiệp Quốc
UNTACD
United Nations Conference on
Trade and Development
Diễn đàn Thương mại và Phát
triển Liên Hiệp quốc
WCO World Customs Organization Tổ chức Hải quan thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Sau khi nghiên cứu đề tài “Thuận lợi và khó khăn của Hải quan Việt Nam khi
thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO”, có thể rút ra một số kết quả
sau:
- Thuận lợi hóa thương mại là một vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm
của thế giới nói chung và của các quốc gia thành viên WTO nói riêng. Thuận lợi
hóa thương mại mang ý nghĩa vô cùng to lớn, giúp đẩy nhanh tốc độ thông quan,
giải phóng hàng hóa, thúc đẩy xuất nhập khẩu và phát triển nền kinh tế quốc gia.
- Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO sau hơn 10 năm đàm phán và
chờ sự nhất trí của 2/3 nước thành viên đã chính thức có hiệu lực từ ngày
22/7/2017, mở ra một trang mới cho lịch sử hơn 50 năm tồn tại và phát triển của
WTO. Là một thành viên của WTO, Việt Nam luôn thể hiện sự tích cực trong việc
tham gia đàm phán, phê chuẩn và thực thi TFA.
- Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO đưa ra những chuẩn mực cải
cách trong lĩnh vực hải quan chung để các nước thành viên cùng thực hiện, đồng
thời đưa ra các biện pháp để thực thi trong thực tiễn.
- Năng lực Hải quan Việt Nam đang có nhiều tiến bộ, một phần lớn là nhờ
những cải cách hiệu quả của chính phủ và những nỗ lực sửa đổi mang tính hệ thống.
Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế và yếu kém trong việc vận hành giữa các cấp,
các bộ, ban ngành liên quan.
- Trong quá trình thực thi Hiệp định, Việt Nam sẽ gặp nhiều thuận lợi nhưng
cũng không ít khó khăn, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến pháp luật hải quan
và việc phối hợp thực thi giữa các bộ phận liên quan.
- Các quốc gia thành viên WTO đều đang tiến hành đẩy nhanh thực thi Hiệp
định thuận lợi hóa thương mại. Nằm trong xu thế đó, Việt Nam đã đề ra những
định hướng cụ thể cho ngành Hải quan đẩy mạnh thực thi TFA.
- Trong thời gian tới, để đẩy mạnh thực thi TFA, Hải quan Việt Nam cần tiếp
tục sửa đổi hành lang pháp lý cho thực sự phù hợp hơn nữa, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực hải quan, cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật và tăng cường phối hợp
giữa Hải quan và các cơ quan liên quan cũng như Hải quan khu vực và thế giới.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường, việc hội nhập kinh tế, tự do
hóa thương mại giữa Việt Nam và thế giới đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Một
nền kinh tế mở, ít rào cản đối với hoạt động giao lưu thương mại với quốc tế là tiền
đề giúp Việt Nam hoàn thiện và phát triển kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu
hóa ngày nay.
Hiệp định thuận lợi hóa thương mại TFA (Trade Facilitation Agreement) là
thỏa thuận giữa các quốc gia thuộc Tổ chức thương mại thế giới WTO, bắt đầu đàm
phán từ năm 2004, hướng tới mục tiêu cắt giảm chi phí trong chuỗi lưu thông hàng
hóa xuyên biên giới giữa các quốc gia và mang nhiều tính kỹ thuật trong thủ tục hải
quan. Đối với doanh nghiệp, Hiệp định TFA giúp đơn giản hóa, dễ dự đoán và giảm
chi phí các thủ tục hải quan. Đối với các quốc gia, Hiệp định thúc đẩy cải cách và
nâng cao nghiệp vụ hải quan, tạo ra một một môi trường kinh doanh ổn định và
nâng cao vị thế cạnh tranh của chính quốc gia đó.
Nhận thấy những lợi ích to lớn từ Hiệp định TFA, Việt Nam – thành viên thứ
150 của WTO đã thể hiện quyết tâm hội nhập quốc tế, cải cách hải quan và tích cực
tham gia đàm phán để hiệp định có hiệu lực. Những nội dung trong Hiệp định thuận
lợi hóa thương mại TFA hoàn toàn thống nhất với các mục tiêu cải cách hành chính,
đơn giản hóa thủ tục hải quan mà chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy mạnh mẽ
trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, TFA còn đề ra hàng loạt các tiêu chuẩn
thuận lợi hóa thương mại và các biện pháp hỗ trợ cần thiết để thực thi. Vì vậy, TFA
vừa là động lực vừa là nhân tố khuyến khích quá trình cải cách tự thân của Việt
Nam để phù hợp hơn.
Bắt đầu đàm phán từ năm 2004 và sau gần 10 năm đàm phán, tháng 12/2013,
Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại của WTO đã chính thức được thông qua và
nằm trong hệ thống các Hiệp định bắt buộc của WTO từ ngày 27/11/2014. Ngày
22/2/2017 đã trở thành dấu mốc quan trọng khi thành viên thứ 164 của WTO nhất
trí thông qua Hiệp định - 2/3 quốc gia thành viên WTO đồng ý thông qua để Hiệp
2
định chính thức có hiệu lực. Đây cũng là thỏa thuận đa phương đầu tiên trong 21
năm lịch sử của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO chính thức có hiệu lực.
Để việc thực thi TFA thật sự có hiệu quả, cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa
Chính phủ và doanh nghiệp. Chính phủ có chức năng tạo ra hành lang pháp lý, cải
cách hành chính, phù hợp với những nội dung hiệp định, đồng thời phải phổ biến
cho nhiều doanh nghiệp biết đến. Doanh nghiệp trong quá trình thực thi cũng cần
phải có những kiến nghị tới chính phủ để Hiệp định thực sự phát huy hiệu quả. Hải
quan là vấn đề được nhắc đến nhiều nhất trong Hiệp định và cũng là cơ quan chính
thi hành những nội dung theo các tiêu chuẩn mà Hiệp định đề ra. Hiểu và vận dụng
Hiệp định TFA sẽ giúp Hải quan Việt Nam tiến hành cải cách thủ tục một cách
nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời giúp doanh nghiệp chủ động tận dụng được lợi
ích mà Hiệp định mang đến, nâng cao vị thế cạnh tranh trong và ngoài nước.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thuận lợi
và khó khăn của Hải quan Việt Nam khi thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương
mại của WTO”.
2. Tình hình nghiên cứu
Là hiệp định thúc đẩy thương mại quốc tế và có nhiều lợi ích to lớn đối với
hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và với nền kinh tế quốc gia nói chung, đặc biệt
là đối với những nước đang phát triển, TFA nhận được khá nhiều sự quan tâm và
nghiên cứu từ nhiều tổ chức, cá nhân của Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu
này còn khá nhỏ lẻ và chưa có tính liền mạch. Đa số những nội dung nghiên cứu sâu
rộng đều thuộc về những tổ chức, trung tâm chuyên môn và có thẩm quyền như
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đứng ra thực hiện. Một số công trình
nghiên cứu tiêu biểu ở Việt Nam có thể kể đến như:
- Nghiên cứu Rà soát pháp luật Việt Nam với cam kết trong Hiệp định Thuận
lợi hóa thương mại trong WTO do Trung tâm WTO - Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam thực hiện với sự hỗ trợ tài chính của Quỹ Thịnh vượng Đông Nam
Á, Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích
(i) so sánh chi tiết giữa pháp luật thương mại và hải quan của Việt Nam với từng
nghĩa vụ, cam kết cụ thể trong TFA; (ii) phân tích đánh giá hiện trạng pháp luật so
3
với yêu cầu của TFA và nhu cầu tự thân của Việt Nam; và (iii) xây dựng các đề xuất
về biện pháp thực thi TFA tương ứng. Nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở khía cạnh
pháp luật Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định TFA. Những khía cạnh khác như
nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật hải quan…trong việc thực thi Hiệp định sẽ
được bổ sung thêm trong luận văn này.
- Nghiên cứu WTO và Hiệp định tạo thuận lợi thương mại được thực hiện bởi
Vụ trưởng vụ hợp tác quốc tế Nguyễn Toàn. Nghiên cứu gồm 3 phần chính: (i) giới
thiệu về WTO và vấn đề tạo thuận lợi thương mại; (ii) giới thiệu tổng quan về Hiệp
định TFA và (iii) kết quả phân nhóm A các cam kết trong TFA. Nghiên cứu mới chỉ
dừng lại ở việc đưa ra những thông tin chung nhất về Hiệp định TFA cũng như sự
tham gia của Việt Nam thể hiện ở những cam kết nhóm A theo Hiệp định.
- Nghiên cứu Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO Doanh nghiệp
được lợi gì? Cần làm gì? được thực hiện bởi Giám đốc trung tâm WTO, Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Nguyễn Thị Thu Trang. Nghiên cứu gồm 2
phần chính. Phần 1 chỉ ra những lợi ích mà Hiệp định TFA mang lại cho Hải quan
Việt Nam cũng như nền kinh tế quốc gia. Từ đó, phần 2 đưa ra những biện pháp mà
doanh nghiệp có thể áp dụng để có thể tối đa hóa lợi ích mang lại từ Hiệp định TFA.
Khác với nghiên cứu này đi từ góc độ doanh nghiệp, luận văn sẽ tập trung ở khía
cạnh Hải quan Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định sẽ đương đầu với những
thuận lợi và khó khăn gì, từ đó, đề ra những giải pháp giúp đẩy mạnh thực thi TFA.
- Bài viết Thuận lợi hóa thương mại và hài hòa chính sách Logistics tại các
quốc gia ASEAN đăng trên tạp chí Kinh tế đối ngoại số 63, trường Đại học Ngoại
thương của ba tác giả Nguyễn Thu Thủy, Hoàng Trường Giang và Nguyễn Trung
Kiên. Phần 1 của bài viết khái quát vấn đề thuận lợi hóa thương mại nói chung.
Phần 2 đi sâu về vấn đề thuận lợi hóa thương mại trong ASEAN về quá trình thuận
lợi hóa thương mại cũng như ảnh hưởng của thuận lợi hóa thương mại đối với các
gia thành viên ASEAN. Phần 3 tiến hành phân tích so sánh chính sách logistics giữa
các thành viên ASEAN, từ đó đề xuất một số giải pháp hài hòa hóa chính sách
logistics của các quốc gia trong khu vực ASEAN trong đó có Việt Nam. Như vậy,
bài viết chỉ tập trung nghiên cứu thuận lợi hóa thương mại nói chung dưới góc độ
4
hài hòa chính sách logistics của các quốc gia ASEAN, bao gồm cả Việt Nam. Trong
khi đó, luận văn giới hạn trong phạm vi Việt Nam, cụ thể là Hải quan Việt Nam đối
với việc thực thi cụ thể Hiệp định thuận lợi hóa thương mại.
- Bài viết Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO: Cơ hội và thách thức
đối với Việt Nam đăng trên tạp chí Kinh tế đối ngoại số 71, trường Đại học Ngoại
thương của hai tác giả Trịnh Thị Thu Hương và Phan Thị Thu Hường. Bài viết sau
khi đưa ra cái nhìn tổng quan về Hiệp định tạo thuận lợi thương mại, đi sâu hơn vào
việc nghiên cứu những cơ hội và thách thức đặt ra đối với Việt Nam, từ đó đề xuất
những giải pháp đối với Việt Nam về việc phê chuẩn và thực thi TFA. Bài viết
mang phạm vi rộng, nghiên cứu chung cho các chủ thể liên quan trên lãnh thổ Việt
Nam trong việc thực thi Hiệp định. Tuy nhiên, thời gian thực hiện bài viết là tháng
2/2015 nên thông tin chưa được cập nhật, nhất là sau khi Hiệp định TFA chính thức
có hiệu lực vào ngày 22/2/2017.
Về nghiên cứu vấn đề thuận lợi hóa thương mại ở Việt Nam được thực hiện
bởi các tổ chức quốc tế, có thể kể đến:
Nghiên cứu Trade Facilitation from a Developing Country Perspective, tạm
dịch là Thuận lợi hóa thương mại dưới góc nhìn của một quốc gia đang phát triển
được thực hiện bởi Ủy ban thương mại quốc gia Thụy Điển. Phần 1 của nghiên cứu
tập trung về việc thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại trong việc tăng
phúc lợi xã hội. Phần 2 chỉ ra sự khác biệt giữa các quốc gia đang phát triển về
những điều kiện tiên quyết và yêu cầu cần thiết để thực thi hiệp định cũng như
những điểm chung dễ dàng nhận ra. Để có thể hiểu rõ hơn về việc thực thi các biện
pháp thuận lợi hóa thương mại ở các quốc gia phát triển, nghiên cứu lấy ví dụ về
việc thực thi thuận lợi hóa thương mại ở Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ
đưa ra những nhận định mang tính chất chung nhất về vấn đề thuận lợi hóa thương
mại ở Việt Nam. Bên cạnh đó, thời gian viết nghiên cứu là năm 2003 nên có những
hạn chế về tính cập nhật của thông tin.
Đa số các nghiên cứu trên được thực hiện trước khi Hiệp định TFA trở thành
Hiệp định bắt buộc của WTO (tháng 11/2014) nên mới chỉ dừng lại ở việc rà soát và
đưa ra các khuyến nghị trong việc đàm phán Hiệp định. Tính đến thời điểm tác giả
5
bắt đầu thực hiện luận văn này, Hiệp định TFA mới chính thức có hiệu lực chưa đầy
1 tháng (từ ngày 22/2/2017), vì vậy, những nội dung nghiên cứu mang tính cập nhật
về TFA còn hạn chế.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn mà Hải quan Việt
Nam sẽ gặp phải khi thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO, đặc
biệt là việc thực thi các cam kết nhóm A trong Hiệp định.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu nghiên cứu về Hiệp định thuận lợi hóa thương mại trong
phạm vi lãnh thổ Việt Nam, cụ thể là Hải quan Việt Nam và các Bộ, ban ngành liên
quan. Giới hạn nghiên cứu của luận văn là các biện pháp thuận lợi hóa thương mại
trong lĩnh vực hải quan. Trong quá trình xem xét sự phù hợp pháp luật Hải quan
Việt Nam với các cam kết của Hiệp định, tác giả giới hạn trong những văn bản pháp
luật có liên quan trực tiếp nhất đến vấn đề thuận lợi hóa thương mại bao gồm Luật
Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn thực thi, các văn bản pháp luật trong
những lĩnh vực liên quan có hoặc còn hiệu lực trong năm 2016.
Về thời gian nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung trong khoảng 10 năm trở lại
đây kể từ thời điểm tác giả thực hiện nghiên cứu là tháng 2 năm 2017.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài “Thuận lợi và khó khăn của hải quan Việt Nam khi
thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO” nhằm đề xuất một số giải
pháp giúp Hải quan Việt Nam thúc đẩy thực thi các nội dung thuận lợi hóa thương
mại của Hiệp định.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài sẽ tập trung (i) làm rõ khái niệm thuận lợi hóa
thương mại, lợi ích của thuận lợi hóa thương mại, nội dung của Hiệp định thuận lợi
hóa thương mại, quá trình đàm phán cho đến khi Hiệp định thuận lợi hóa thương
6
mại của WTO chính thức có hiệu lực; (ii) phân tích, đánh giá thực trạng của Hải
quan Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định, từ đó chỉ ra những thuận lợi và khó
khăn của Hải quan khi thực thi Hiệp định TFA; (iii) đề xuất một số giải pháp cho
Hải quan Việt Nam nhằm đẩy mạnh thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, phân tích tại
bàn kết hợp sử dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp để thực hiện các
nhiệm vụ trên.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài Mục lục, danh mục viết tắt, danh mục hình và bảng biểu, lời nói đầu,
kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì kết cấu luận văn gồm có ba chương như
sau:
Chương 1: Khái quát chung Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO
Chương 2: Phân tích thuận lợi và khó khăn của Hải quan Việt Nam trong việc
thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO
Chương 3: Một số giải pháp đối với hải quan Việt Nam nhằm đẩy mạnh thực
thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO
Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS, TS Trịnh Thị Thu Hương đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ rất nhiều để hoàn thành luận văn này.
7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA
THƯƠNG MẠI CỦA WTO
1.1. Khái quát về thuận lợi hóa thương mại trong WTO
1.1.1. Khái quát về thuận lợi hóa thương mại
1.1.1.1. Định nghĩa về thuận lợi hóa thương mại
Thuận lợi hóa thương mại hay tạo thuận lợi thương mại không phải là vấn đề
mới trong giao thương quốc tế. Vấn đề này thường xuyên được đề cập trong các
Hội nghị xuyên các quốc gia và được tập trung thảo luận trong thời gian dài. Nhiều
tổ chức quốc tế lớn trên thế giới thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới thuận lợi hóa
thương mại như Tổ chức thương mại quốc tế WTO, Tổ chức hải quan thế giới
WCO, Ủy ban kinh tế châu Âu Liên Hiệp Quốc UNECE, Ngân hàng thế giới
WB,…
Hiểu theo nghĩa hẹp, thuận lợi hóa thương mại tập trung vào việc tiêu chuẩn
hóa các thủ tục và đơn giản hóa chứng từ hải quan. Còn theo nghĩa rộng, thuận lợi
hóa thương mại bao gồm tất cả các chính sách và biện pháp làm giảm chi phí giao
dịch quốc tế trong việc di chuyển hàng hóa qua biên giới. Không chỉ tập trung vào
các yếu tố trực tiếp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, các yếu tố như minh
bạch, đơn giản và cải thiện môi trường kinh doanh…cũng được chú trọng.
Không có nhiều định nghĩa về thuận lợi hóa thương mại, chỉ có một số tổ chức
lớn của thế giới và khu vực tiến hành định nghĩa về thuận lợi hóa thương mại.
Trong Sổ tay về thuận lợi hóa thương mại của Diễn đàn Thương mại và Phát triển
Liên Hiệp Quốc UNCTAD, xuất bản năm 2006 có định nghĩa “Thuận lợi hóa
thương mại là việc thiết lập một môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch, thống
nhất và dễ dự đoán dựa trên việc đơn giản hóa và tiêu chuẩn hóa thủ tục, tập quán,
yêu cầu chứng từ, thông quan và vận chuyển hàng hóa. Bản chất của thuận lợi hóa
thương mại một mặt đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa bên điều phối hoạt động
thương mại và nhà cung cấp dịch vụ, mặt khác đòi hỏi mối quan hệ khăng khít giữa
hải quan và các bộ ngành liên quan. Thuận lợi hóa thương mại là một vấn đề rộng
8
lớn và đầy thách thức nhưng hứa hẹn mang lại những lợi ích to lớn cho cả doanh
nghiệp và chính phủ các nước nói riêng và toàn cầu nói chung. Nó ảnh hưởng tới rất
nhiều mặt như chính trị, kinh tế, hành chính, kĩ thuật, công nghệ và tài chính. Các
biện pháp tăng cường thuận lợi hóa thương mại thiên về kĩ thuật, đòi hỏi quản lý và
thi hành chuyên nghiệp. Bất kì biện pháp làm đơn giản các giao dịch thương mại,
tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch đều có thể coi thuộc các biện pháp thuận lợi
hóa thương mại. Nhìn chung, có thể chia các biện pháp thuận lợi hóa thương mại
thành các nhóm có liên quan đến:
(i) nghi thức, thủ tục, chứng từ và áp dụng thông tin điện tử cho các giao dịch
quốc tế
(ii) vận chuyển hàng hóa trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ (minh bạch,
dễ dự đoán và thống nhất), khung pháp lý, kết cấu hạ tầng giao thông liên lạc cũng
như các công cụ công nghệ thông tin
(iii) thông tin trao đổi kịp thời và hình thức truyền tải thông tin tới các bên liên
quan
Mục tiêu chính của thuận lợi hóa thương mại là đơn giản và tiêu chuẩn hóa
chứng từ, thủ tục và vận hành, đồng thời hòa hợp với tập quán hải quan, thỏa thuận
đa phương dù là ràng buộc hay tự nguyện.
Ủy ban kinh tế châu Âu Liên Hiệp Quốc UNECE đề cập đến thuận lợi hóa
thương mại là việc đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa và hài hòa hóa các thủ tục và các
dòng thông tin liên quan cần thiết để di chuyển hàng hóa từ người bán sang người
mua và tiến hành thanh toán. Mục tiêu cơ bản của thuận lợi hóa thương mại đảm
bảo các hoạt động thương mại quốc tế (xuất nhập khẩu) nhanh hơn, rẻ hơn, dễ dự
đoán hơn trong khi vẫn đảm bảo an toàn và an ninh. Định nghĩa của UNECE cũng
nhấn mạnh không chỉ việc di chuyển hàng hóa qua biên giới trong chuỗi cung ứng
toàn cầu là quan trọng mà dòng thông tin giữa các bên cũng vô cùng quan trọng.
Dòng thông tin theo quan điểm của UNECE bao gồm cả dữ liệu và các chứng từ,
đảm bảo hoạt động giao dịch quốc tế được diễn ra thuận lợi và suôn sẻ. (UNECE,
9
2014). Cũng theo UNECE, thuận lợi hóa thương mại bao gồm bốn nguyên tắc cơ
bản: minh bạch, đơn giản, hài hòa và tiêu chuẩn hóa:
(i) minh bạch: trong chính sách mở cửa và các hoạt động quản lý, điều phối.
Những thông tin như quy định pháp luật và quản lý nhà nước phải được công khai
và dễ tiếp cận. Hơn nữa, trong quá trình soạn thảo các chính sách, quy định mang
tính bắt buộc, Chính phủ nên tham khảo ý kiến của những thành phần liên quan,
đảm bảo sự phù hợp của thông tin.
(ii) đơn giản: loại bỏ tất cả những yếu tố thừa, không cần thiết trong các thủ
tục, quy trình, cách thức…
(iii) hài hòa: đảm bảo sự phù hợp của các quy định, cách thức tiến hành trong
nước phù hợp với thông lệ, tiêu chuẩn quốc tế.
(iv) tiêu chuẩn hóa: xây dựng các quy chuẩn đồng bộ cho các quy định,
nguyên tắc và cách thức áp dụng.
Hình 1. 1. Nguyên tắc thuận lợi hóa thương mại
Nguồn: UNECE, Trade facilitation - principles and benefits, 2014
Để có thể thực hiện tốt các nguyên tắc trên, đảm bảo thuận lợi hóa thương mại
diễn ra, trong nội bộ quốc gia, cần có sự phối hợp hiệu quả và chặt chẽ giữa chính
phủ và doanh nghiệp.
10
Thuận lợi hóa thương mại được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm rất nhiều yếu
tố, ảnh hưởng không chỉ những quốc gia trực tiếp tham gia cung cấp và tiêu thụ
hàng hóa mà còn có những quốc gia thứ ba đóng vai trò nhất định trong chuỗi cung
ứng. Tuy nhiên rất khó có thể đánh giá chính xác tác động của từng yếu tố thuận lợi
hóa thương mại tới phát triển kinh tế. Vì vậy, để xem xét mức độ ảnh hưởng của
từng yếu tố, thuận lợi hóa thương mại thường được giới hạn trong phạm vi nhất
định.
Tổ chức Hải quan thế giới WCO định nghĩa thuận lợi hóa thương mại là
“tránh các rào cản thương mại không cần thiết”. Điều này có thể đạt được bằng việc
áp dụng công nghệ kĩ thuật hiện đại, cải thiện chất lượng quản lý theo hướng hài
hòa hóa, phù hợp với các tiêu chuẩn chung quốc tế. Theo quan điểm này, hải quan
đóng vai trò trung tâm, tăng cường thuận lợi hóa thương mại bằng việc đơn giản và
tiêu chuẩn hóa thủ tục, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí giao dịch. WCO cũng cho
rằng việc thực thi các rào cản phi thuế quan như gia tăng kiểm tra thực tế hàng hóa
không mang lại lợi ích gì cho phát triển thương mại quốc tế. WCO đồng thời cũng
đề cao tầm quan trọng của công nghệ và kỹ thuật hiện đại trong tăng cường thuận
lợi hóa thương mại.
Cũng nhìn nhận theo nghĩa hẹp, WTO định nghĩa thuận lợi hóa thương mại là
“việc đơn giản và hài hòa thủ tục giao dịch quốc tế, bao gồm tập quán và thông lệ
trong thu thập, xuất trình, trao đổi và xử lí dữ liệu cho việc vận chuyển hàng hóa
trong thương mại quốc tế” (World Trade Organization, 2017). Định nghĩa trên tập
trung vào những vấn đề liên quan trực tiếp tới hải quan và biên giới quốc gia, bao
gồm 5 nội dung cơ bản:
(i) các chứng từ cần thiết
(ii) quy trình tiêu chuẩn
(iii) tự động hóa và thông tin điện tử
(iv) minh bạch, dễ dự đoán và nhất quán
(v) hiện đại hóa quản lý xuyên biên giới
11
Định nghĩa của WTO chịu ảnh hưởng của Hiệp định GATT 1994, Điều V,
VII, VIII, X, Hiệp định xác định trị giá tính thuế hải quan (thực thi điều VII của
GATT 1994), Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu, Hiệp định về giám định
hàng hóa trước khi gửi hàng, Hiệp định về quy tắc xuất xứ, Hiệp định về các hàng
rào kỹ thuật đối với thương mại, Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực
vật.
Như vậy, các định nghĩa trên về thuận lợi hóa thương mại tuy khác nhau về
cách tiếp cận nhưng đều có điểm chung ở đích đến cuối cùng là tiết kiệm thời gian
và chi phí giao dịch quốc tế. Trong luận văn này, tác giả sẽ sử dụng định nghĩa của
WTO về thuận lợi hóa thương mại là việc đơn giản, hài hóa thủ tục hải quan, đòi
hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan hải quan và các bộ phận, ban ngành liên quan,
để tăng cường sự hiệu quả trong việc luân chuyển hàng hóa xuyên biên giới quốc
gia.
1.1.1.2. Lợi ích và chi phí của thuận lợi hóa thương mại
Lợi ích của thuận lợi hóa thương mại
Lợi ích của thuận lợi hóa thương mại có thể thấy được thông qua ảnh hưởng
tới chi phí giao dịch quốc tế. Chi phí giao dịch quốc tế bao gồm chi phí trực tiếp và
chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí chuẩn bị chứng từ sao cho phù
hợp với quy định hải quan các nước, chi phí di chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất ra
cảng, chi phí bốc dỡ hàng hóa ở cảng, chi phí tài chính, bảo hiểm, chi phí vận
chuyển hàng hóa xuyên quốc gia. Chi phí gián tiếp bao gồm chi phí cơ hội liên quan
đến thời gian và trì hoãn vận chuyển hàng hóa từ người bán đến người mua. Các chi
phí này chiếm khoảng 80% tổng chi phí giao dịch quốc tế.
Tuy nhiên, giảm chi phí giao dịch quốc tế chưa phản ánh hết lợi ích của thuận
lợi hóa thương mại mang lại. Thuận lợi hóa thương mại có thể làm giảm rủi ro giao
dịch, đồng thời cho phép sự tham gia nhiều hơn của khu vực tư nhân trong thương
mại quốc tế. Lợi ích của thương mại quốc tế tới doanh nghiệp và chính phủ có thể
tóm gọn trong bảng sau:
12
Bảng 1. 1. Lợi ích của thuận lợi hóa thương mại đối với chính phủ
và doanh nghiệp
Lợi ích đối với chính phủ Lợi ích đối với doanh nghiệp
- Tăng hiệu quả của các biện pháp
quản lý
- Khai thác nguồn lực hiệu quả hơn
- Tăng doanh thu hợp lý
- Khuyến khích đầu tư nước ngoài
- Thúc đẩy phát triển kinh tế
- Giảm chi phí và giảm sự chậm trễ
- Thông quan và giải phóng hàng hóa
nhanh hơn do có sự minh bạch về
chính sách
- Khung hoạt động thương mại đơn
giản hơn cho cả hoạt động thương mại
nội địa và quốc tế
- Nâng cao năng lực cạnh tranh
Nguồn: UNECE, Trade Facilitation: An Introduction to the Basic Concepts and
Benefits (ECE/TRADE/289), 2002
Từ trung hạn đến dài hạn, thuận lợi hóa thương mại có thể mang đến những
lợi ích sau:
(i) nâng cao năng lực cạnh tranh
Thuận lợi hóa thương mại là nhân tố quan trọng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
của mỗi quốc gia. Những thủ tục pháp lý rườm rà có thể dẫn tới giao hàng chậm trễ
ra nước ngoài, đồng thời, ảnh hưởng tới uy tín của nhà sản xuất trong việc đáp ứng
kịp thời nhu cầu của khách hàng, đánh mất cơ hội tham gia vào mạng lưới cung cấp
và phân phối trên toàn cầu. Ước tính rằng thuận lợi hóa thương mại đã làm tăng giá
trị giao dịch quốc tế 250 tỷ Đô la Mỹ, tương đương 21% nhờ sự cải tổ về hải quan,
cảng giao nhận, quy định trong nước và giao dịch điện tử. Ở khu vực châu Á, việc
giảm chi phí xuất khẩu trực tiếp có thể làm tăng giá trị xuất khẩu từ 11-14%. (Duval
and Utoktham, 2009, tr.25). Đối với các nước thành viên APEC, sự minh bạch trong
xuất nhập khẩu có thể giúp những nước này tăng giá trị xuất khẩu lên 7,5%, tương
đương 148 tỷ Đô la Mỹ (Helble, Sheperd, and Wilson, 2007, tr.17).
(ii) tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài
13
Lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được đổ vào các nền kinh tế
đang phát triển nhằm đầu tư cơ sở sản xuất phục vụ xuất khẩu. Nhiều nhà máy nhập
khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài. Vì vậy, những nhà đầu tư nước ngoài sẽ quan
tâm tới cơ chế và sự hiệu quả về chi phí khi tiến hành xuất nhập khẩu ở nước nhận
đầu tư. Một quốc gia thực thi thuận lợi hóa thương mại sẽ thu hút được nhiều nhà
đầu tư hơn và dễ dàng hòa nhập hơn với nền kinh tế khu vực và thế giới.
(iii) tăng sự hiện diện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thương mại quốc
tế
Doanh nghiệp vừa và nhỏ được coi như nhân tố chính trong tăng trưởng kinh
tế ở các quốc gia mới nổi và đang phát triển, những quốc gia còn non yếu và thiếu
kinh nghiệm trong các hoạt động giao dịch thương mại quốc tế. Các doanh nghiệp
này thường không được khuyến khích khi tham gia vào mạng lưới phân phối sản
phẩm toàn cầu do các thủ tục phức tạp và thiếu minh bạch. Vì vậy, cải cách thủ tục
đơn giản và thống nhất hơn sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia
giao dịch quốc tế. Áp dụng công nghệ hiện đại và tự động hóa trong các thủ tục hải
quan sẽ đem lại lợi ích cho các bên tham gia và tăng cường sự tham gia của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
(iv) góp phần nâng cao mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Một môi trường kinh doanh hiệu quả sẽ dẫn đến nhiều giao dịch hiệu quả và
với chi phí thấp hơn. Theo UNCTAD, sự gia tăng giá trị thương mại quốc tế do
thuận lợi hóa thương mại đem lại có thể làm tăng mức thu nhập bình quân đầu
người GDP ở các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương khoảng 2,5%. Nhìn
chung, thu nhập từ thuận lợi hóa thương mại tạo ra ước tính là 2-3% giá trị hàng hóa
trao đổi (Duval and Utoktham, 2009, tr. 30).
Chi phí của thuận lợi hóa thương mại
Nhiều quốc gia đang phát triển tỏ ra e ngại bởi chi phí tiến hành thuận lợi hóa
thương mại. Việc ban hành và thực thi thuận lợi hóa thương mại có thể kéo theo sự
ra đời của hàng loạt các phòng, ban liên quan. Tuy nhiên, sự thay đổi này sẽ giúp
làm giảm chi phí của chính phủ bởi nó làm tăng tính hiệu quả và minh bạch, loại bỏ
14
những khâu không cần thiết, giúp tiết kiệm và quản lý nguồn lực hiệu quả. Trên
thực tế, chi phí cần thiết để ban hành và thực thi thuận lợi hóa thương mại nhỏ hơn
rất nhiều so với chi phí tiết kiệm được mà thuận lợi hóa thương mại mang đến.
Chưa kể những chi phí ban đầu này sẽ được chính phủ chuyển dần qua những bên
tham gia giao dịch thương mại quốc tế bằng việc thu phí những dịch vụ liên quan.
Một số loại chi phí liên quan đến thuận lợi hóa thương mại có thể kể đến:
(i) chi phí tổ chức, gồm những chi phí như chi phí tái cơ cấu tổ chức hiện
hành hoặc tạo ra những tổ chức/cơ quan mới. Những sự thay đổi này có thể kéo
theo những cơ chế hoạt động mới để tăng cường trao đổi thông tin và hợp tác giữa
các tổ chức, ban ngành liên quan.
(ii) chi phí lập pháp, bao gồm chi phí ban hành mới hoặc sửa đổi khung
pháp lý hiện tại cho phù hợp với những quy định của đối tác giao dịch quốc tế.
(iii) chi phí trang thiết bị và đào tạo, bao gồm chi phí xây dựng hệ thống
quản lý dữ liệu điện tử và mạng máy tính nội bộ, chi phí đào tạo nhân lực để hiểu,
vận dụng và quản lý hệ thống.
(iv) chi phí khác như sự sụt giảm nguồn thu từ hải quan nói chung. Tuy
nhiên, việc áp dụng một số biện pháp khác của thuận lợi hóa thương mại như hệ
thống quản lý rủi ro, kiểm toán sau thông quan thường đem lại nguồn thu lớn hơn
cho hải quan.
1.1.2. Thuận lợi hóa thương mại trong WTO
1.1.2.1. Sự cần thiết tăng cường thuận lợi hóa thương mại trong WTO
Trong những năm gần đây, giá trị thương mại quốc tế ngày càng gia tăng nhờ
sự giảm dần của thuế quan và hạn ngạch – kết quả từ những cuộc đàm phán thương
mại đa phương. Nhiều giao dịch thương mại quốc tế đồng nghĩa với việc nhiều hàng
hóa được tiến hành dịch chuyển qua khỏi biên giới quốc gia. Điều này đặt ra một
thách thức cho từng quốc gia trong việc quản lý sự tăng thêm về khối lượng hàng
hóa xuất khẩu. Trong khi đó, doanh nghiệp trở nên quan tâm hơn tới các chi phí
trong quá trình lưu giữ và dịch chuyển hàng hóa, như chi phí chờ đợi. Những ngành
công nghiệp như sản xuất và lắp ráp ô tô, doanh nghiệp không thể chờ đợi để nhập
15
khẩu hoặc xuất khẩu quá lâu. Với những thủ tục rườm rà, không cần thiết sẽ đều
gây ra những chi phí không đáng có cho cả doanh nghiệp và chính phủ, và những
chi phí này sẽ được dịch chuyển vào tiền thuế, khiến người tiêu dùng phải chịu
thiệt. Doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm những chi phí trực tiếp tại biên giới như chi
phí cung cấp thông tin, chứng từ cần thiết và chi phí gián tiếp như chi phí cho sự
chậm trễ của các thủ tục, đánh mất cơ hội kinh doanh. Đối với chính phủ, những thủ
tục rắc rối, rườm rà có thể làm mất doanh thu và sẽ khó khăn trong việc ban hành
những chính sách hiệu quả do khó khăn trong xác định nguồn gốc sản phẩm và thu
thập thông tin chính xác.
Với những giao dịch quốc tế ngày càng phức tạp, đòi hỏi năng lực cao ở các
cơ quan là điều mà nhiều quốc gia chưa thể đáp ứng, nhất là với những bộ máy tổ
chức, cơ quan cồng kềnh, cũ kĩ và những thủ tục phức tạp, không cần thiết. Để có
thể đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, cần thiết phải có
những thay đổi đến từ nội bộ trong các cơ quan biên giới của mỗi quốc gia để có thể
tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa được diễn ra suôn sẻ và hiệu
quả.
Tuy nhiên, sự thay đổi đó nên diễn ra theo hướng nào? Một quốc gia có phải
chỉ cần tiến hành cải thiện những hoạt động của cơ quan hải quan dựa trên những
nhận định theo chiều hướng có lợi cho riêng quốc gia đó? Câu trả lời là không. Để
có thể tăng tính hiệu quả thương mại quốc tế, đẩy mạnh thông quan hàng hóa nhanh
chóng, giữa cơ quan hải quan của nước này và cơ quan hải quan của nước kia cần
áp dụng theo những cơ chế, quy tắc chung một cách thống nhất. Nhu cầu về một tổ
chức quốc tế đứng ra can thiệp đã dần được hình thành.
Ra đời vào năm 1994 với tiền thân là Hiệp định chung về thuế quan và mậu
dịch (General Agreement on Tariffs and Trade – GATT), Tổ chức thương mại thế
giới (WTO) đưa ra những nguyên tắc chung về thương mại giữa các quốc gia trên
thế giới, tiến tới mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giữa các thành viên. Trong
đó, việc thuận lợi hóa thương mại giữa các quốc gia luôn được coi là ưu tiên hàng
đầu nhằm mở đường cho kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập
và đời sống của các nước thành viên. Mặc dù, các thành viên WTO khác nhau về
16
trình độ phát triển kinh tế, việc tăng cường thuận lợi hóa thương mại là cần thiết và
yêu cầu các quốc gia thành viên đồng thời thực hiện. Tuy thuận lợi hóa thương mại
đã được nhắc đến tại Điều V, VIII, X GATT 1994 nhưng vẫn chưa có một ràng
buộc rõ ràng nào để buộc các thành viên thực thi các biện pháp thuận lợi hóa
thương mại. Hiệp định tạo thuận lợi thương mại sẽ là một ràng buộc, giám sát việc
thực hiện các cam kết thuận lợi hóa thương mại giữa các quốc gia thành viên.
1.1.2.2. Nhiệm vụ tạo thuận lợi thương mại trong WTO
Những nguyên tắc của Hiệp định thuận lợi hóa thương mại mà WTO đặt ra
bao gồm:
Đảm bảo cân bằng giữa thuận lợi hóa thương mại và tuân thủ pháp luật
Thuận lợi hóa thương mại cắt bớt các thủ tục rườm rà, giúp hàng hóa thông
quan nhanh chóng từ quốc gia này sang quốc gia khác, tạo điều kiện cho các hành
vi gian lận thương mại tinh vi ngày càng tăng, gây thất thu ngân sách và mất kiểm
soát hàng hóa nhập khẩu. Vì vậy, tạo thuận lợi hóa thương mại phải đi đôi với hành
lang pháp lý chặt chẽ, phải có các biện pháp xử phạt, răn đe nghiêm khắc để hoạt
động thương mại quốc tế diễn ra công bằng và suôn sẻ.
Đẩy mạnh việc vận chuyển và thông quan hàng hóa
Thủ tục hải quan đơn giản, nhanh chóng sẽ giúp việc quản lý hiệu quả, đồng
thời giảm thời gian hàng hóa thông quan, tăng hiệu quả chuỗi cung ứng và phân
phối sản phẩm toàn cầu.
Đẩy mạnh sự phối hợp giữa hải quan và các cơ quan khác.
Việc di chuyển hàng hóa qua biên giới để tránh các hành vi buôn lậu, gian lận
thương mại đòi hỏi sự hối hợp hải quan và các cơ quan khác như bộ đội biện phòng,
Bộ tài chính, cơ quan thuế,…
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, kỹ thuật
Để có thể tiến hành đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thống nhất và tiêu
chuẩn hóa hoạt động cơ quan hải quan đòi hỏi có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ
17
thuật cũng như đội ngũ kỹ thuật tốt. Đây là một vấn đề quan trọng, đặc biệt với
những quốc gia kém và đang phát triển. (World Trade Organization, 2017)
1.2. Đàm phán về thuận lợi hóa thương mại
Nền tảng của thuận lợi hóa thương mại đã ra đời ngay từ khi GATT – tổ chức
tiền thân của WTO được hình thành vào năm 1947 và được đề cập trong Hiệp định
chung về thuế quan và thương mại. Tuy nhiên, phải đến khi Hiệp định này được sửa
đổi vào năm 1994, nội dung thuận lợi hóa thương mại mới được nêu rõ hơn. Tác giả
cũng chọn thời điểm năm 1994 là mốc những đàm phán về thuận lợi hóa thương
mại bắt đầu.
Hình 1. 2. Tóm tắt lịch sử đàm phán thuận lợi hóa thương mại trong WTO
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Hiệp định GATT, điều V, VII và X năm 1994
Hiệp định GATT 1994 được thông qua tại Vòng đàm phán Uruguay – Vòng
đàm phán thứ 8 của WTO kể từ năm 1948, điều chỉnh mối quan hệ thương mại
hàng hoá quốc tế trên phạm vi toàn cầu. Các vấn đề thuận lợi hóa thương mại đều
được đề cập rất rõ trong Hiệp định này:
Thuận lợi hóa về quyền tự do quá cảnh của hàng hóa: Hàng hóa được “tự do
chuyên chở” quá cảnh qua lãnh thổ của các nước thành viên, và “theo tuyến đường
18
tiện lợi nhất cho quá cảnh quốc tế”, “không có sự phân biệt nào được thực thi căn
cứ vào phương tiện treo cờ nào hay xuất xứ từ đâu, nơi đi, nơi đến hay ra vào cảng
nào hay trong bất kỳ trường hợp nào liên quan tới quyền sở hữu với hàng hoá, với
tàu hay phương tiện vận chuyển”. Và việc vận chuyển “sẽ không bị làm chậm chễ
hay bị hạn chế không cần thiết và sẽ được miễn mọi khoản thuế quan áp đặt với quá
cảnh”. (Điều V Hiệp định GATT 1994).
Thuận lợi hóa thương mại về phí và các thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu:
Được quy định cụ thể tại điều VIII, theo đó “Mọi khoản phí và khoản thu khác với
bất cứ tính chất nào được các bên ký kết áp dụng nhằm vào hay liên quan tới hàng
nhập khẩu hay hàng xuất khẩu sẽ chỉ giới hạn trong chừng mực đủ bù các chi phí
cung cấp dịch vụ và không mang tính chất bảo hộ gián tiếp cho sản phẩm nội địa
hay là thuế đánh vào xuất nhập khẩu với mục đích thu ngân sách”. Hơn nữa, các
quốc gia tham gia thương mại quốc tế trực tiếp với nhau phải “hạn chế tối thiểu các
tác động cũng như tính phức tạp của các thủ tục về xuất nhập khẩu, giảm bớt và đơn
giản hoá yêu cầu về chứng từ làm thủ tục xuất nhập khẩu”. Như vậy, nguyên tắc
đơn giản hóa và minh bạch hóa chứng từ và thủ tục hải quan đã được trực tiếp nhắc
đến.
Thuận lợi hóa bằng việc minh bạch hóa khung pháp lý, các quy định pháp luật
liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu: Các luật, quy tắc, quyết định pháp luật và
quy tắc hành chính có hiệu lực chung sẽ được công bố khẩn trương bằng cách nào
đó để các chính phủ hay các doanh nhân biết. (Điều X, Hiệp định GATT 1994).
Nhìn chung, vấn đề thuận lợi hóa thương mại đã được các nước thành viên
WTO sớm tỏ ra quan tâm và đưa vào Hiệp định GATT 1994 thông qua điều V,
VIII, X. Tuy nhiên, mới chỉ có một số nội dung của thuận lợi hóa thương mại và
chưa có hướng dẫn cụ thể để các nước thành viên thực thi.
Hội nghị Bộ trưởng Singapore 1996
Hội nghị Bộ trưởng là cấp độ quyền lực cao nhất của WTO, gồm đại diện của
tất cả các nước thành viên WTO tham gia và họp ít nhất là hai năm một lần. Hội
nghị bộ trưởng sẽ thực thi các chức năng của WTO và thực hiện những hành động
19
cần thiết để thực thi các chức năng này. Hội nghị Bộ trưởng lần đầu tiên họp ở
Singapore vào tháng 12/1996, tạo lập thêm 3 nhóm làm việc về quan hệ thương mại
và đầu tư, quan hệ thương mại và cạnh tranh, và tính minh bạch trong mua sắm của
Chính phủ. Trong tuyên bố của Bộ trưởng Singapore đã cụ thể hóa hơn về các hành
động thuận lợi hóa thương mại “Thành lập một nhóm công tác để tiến hành một
nghiên cứu về tính minh bạch trong các hoạt động mua sắm chính phủ, tham gia vào
các chính sách tài khoá quốc gia, và dựa trên các nghiên cứu này, để phát triển các
yếu tố đưa vào một thỏa thuận phù hợp” và “thực hiện công việc thăm dò và phân
tích, dựa trên công việc của các tổ chức quốc tế khác có liên quan, về đơn giản hóa
các thủ tục thương mại để đánh giá phạm vi quy định của WTO trong lĩnh vực này”
(WTO, 1996). Những tuyên bố này về thuận lợi hóa thương mại là tiền đề cho các
hội nghị, đàm phán sau này của WTO tiếp tục phát triển.
Hội nghị Bộ trưởng Doha – Vòng đàm phán Doha 2001
Vòng đàm phán Doha đã được khởi động tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 4,
được tổ chức tại Doha, Quatar vào tháng 11 năm 2001. Mặc dù, mục tiêu ban đầu
đưa ra là sẽ kết thúc vòng đàm phán này vào năm 2005 nhưng cho đến tận thời điểm
hết tháng 2/2017, vòng đàm phán vẫn tiếp tục.
Theo tuyên bố của các Bộ trưởng tại Hội nghị Doha, vòng đàm phán Doha có
nhiệm vụ đưa ra thảo luận và đi đến thống nhất những nội dung đàm phán sau: (i)
tiếp cận thị trường hàng phi nông nghiệp (NAMA); (ii) nông nghiệp; (iii) dịch vụ;
(iv) các vấn đề về quy tắc (rules); (v) sở hữu trí tuệ; (vi) thuận lợi hóa thương mại;
(vii) thương mại – môi trường và (viii) thương mại phát triển. Mục tiêu đàm phán là
gói cam kết tổng thể tất cả các lĩnh vực trên (“single undertaking”). Như vậy, thuận
lợi hóa thương mại đã trở thành 1 trong 8 mục tiêu quan trọng mà các nước thành
viên WTO đặc biệt quan tâm.
Vào ngày 1/4/2004, 147 nước thành viên đã cùng nhất trí tiến hành đàm phán
về thuận lợi hóa thương mại. Đây là bước kế thừa quan trọng từ tinh thần của Hội
nghị Bộ trưởng Singapore vào năm 1996 và bước tiến lớn kể từ thất bại của Hội
nghị Bộ trưởng tại Cancun vào năm 2003. Quyết định của Đại hội đồng ngày 1
20
tháng 8 năm 2004 hay còn gọi là “Gói tháng 7” nằm trong chương trình làm việc
Doha được coi là một bước đột phá trong việc nhận diện và tập trung đàm phán về
vấn đề thuận lợi hóa thương mại. Những nội dung chính về thuận lợi hóa thương
mại được đề cập đến trong quyết định này tại phụ lục D bao gồm:
- Làm rõ và hoàn thiện những nội dung hợp lý của Điều V, VIII và X của Hiệp
định chung về thuế quan và thương mại GATT 1994, nhằm đẩy mạnh giao dịch
thương mại, giải phóng hàng hóa, tăng cường trợ giúp kỹ thuật và nâng cao năng
lực hợp tác hải quan.
- Lưu ý tới nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt với các nước đang phát
triển và chậm phát triển. Thời gian chuyển tiếp và thời điểm thực hiện sẽ phụ thuộc
vào năng lực thực thi của các nước thành viên đang phát triển và chậm phát triển.
Các nước chậm phát triển sẽ được yêu cầu thực hiện cam kết phù hợp với sự phát
triển, năng lực tài chính, quản lý và điều hành của các nước đó.
- Trợ giúp kĩ thuật và hỗ trợ xây dựng năng lực là cần thiết đối với các nước
đang phát triển và chậm phát triển. Các nước thành viên phát triển phải tự cam kết
hỗ trợ và trợ giúp những vấn đề trên cho các nước chậm phát triển. Các nước đang
phát triển và chậm phát triển cũng sẽ được trợ giúp thực hiện các cam kết phù hợp
với năng lực của họ.
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế phù hợp, bao gồm IMF, OECD, UNCTAD,
WCO và Ngân hàng Thế giới để đảm bảo thực thi cam kết hiệu quả.
Nội dung thuận lợi hóa thương mại tiếp tục được đưa ra đàm phán tại vòng
đàm phán diễn ra tại Hồng Kông vào tháng 12/2005. Theo tuyên bố của Bộ trưởng,
thuận lợi hóa thương mại sẽ được các nước tiếp tục tiến hành đàm phán theo tinh
thần của Quyết định hội đồng vào tháng 8 năm 2004. Tuyên bố cũng đề cập tới hơn
50 báo cáo của nhóm đàm phán thuận lợi thương mại – nhóm đàm phán của WTO
được thành lập từ tháng 10 năm 2004 nhằm đẩy nhanh tiến trình đàm phán.
Nhóm đàm phán bao gồm đại diện của các nước thành viên WTO với những
quan điểm đàm phán khác nhau. Đại diện châu Phi cho rằng những thỏa thuận về
thuận lợi hóa thương mại chỉ nên giới hạn trong Điều V, VIII và X của GATT vì lo
ngại năng lực thực thi các cam kết về thuận lợi hóa thương mại của các nước đang
21
phát triển và chậm phát triển. Về phía Hoa Kì, đại diện nước này cho rằng nên công
bố rộng rãi trên mạng Internet các quy tắc, thủ tục hải quan cũng như những khoản
phí liên quan đến xuất nhập khẩu của từng nước thành viên. Đài Loan và Nhật Bản
đề xuất cần có một trung tâm về thông tin một cửa các quốc gia.
Từ tháng 11/2004 đến tháng 10/2005, nhóm đàm phán đã họp tới 12 lần và đã
gửi khoảng 50 báo cáo liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của thuận lợi hóa
thương mại như xuất bản các quy định của Cục quản lý thương mại, hợp tác hải
quan biên giới, giải phóng hàng hoá, lệ phí lãnh sự, hàng hóa quá cảnh, hỗ trợ kĩ
thuật,... Ngoài ra, các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hải quan thế giới và Ngân hàng
thế giới cũng đã có những đóng góp bằng văn bản liên quan đến vấn đề này.
Ngày 20/1/2007, vòng đàm phán Doha chính thức khởi động lại sau gần 8
tháng gián đoạn do bất đồng các quan điểm về thuế nông sản giữa các thành viên
WTO. Tuy nhiên, cho đến nay, vòng đàm phán Doha vẫn tiếp tục tiếp diễn và chưa
có dấu hiệu kết thúc, nhưng những nội dung về thuận lợi hóa thương mại nhìn
chung đã đạt được thỏa thuận tới 90%.
Hội nghị Bộ trưởng Bali 2013
Sau thời gian dài đàm phán, các nước thành viên WTO đã đi đến thống nhất về
việc thông qua Hiệp định thuận lợi hóa thương mại tại Hội nghị Bộ trưởng WTO
lần thứ 9 tại Bali, Indonesia. Và đến tháng 11/2014, các quốc gia đã nhất trí thông
qua Nghị định thư sửa đổi để đưa Hiệp định này vào phụ lục 1A của Hiệp định
Marrakesh thành lập WTO. Hiệp định chỉ có hiệu lực khi có trên hai phần ba quốc
gia thành viên, tức là 112 nước trên tổng số 164 quốc gia WTO phê chuẩn.
Hiệp định thuận lợi hóa thương mại chính thức có hiệu lực 2017
Vào ngày 22/2/2017 khi bốn nước Rwanda, Oman, Cộng hòa Chad và Jordan
gửi văn kiện phê chuẩn Nghị định thư TFA đã đưa ngày này trở thành dấu mốc
quan trọng không chỉ đối với các nước thành viên WTO mà còn đối với nền kinh tế
toàn cầu. Hiệp định thuận lợi hóa thương mại là hiệp định thương mại đa phương
đầu tiên được thông qua kể từ sau khi WTO được thành lập vào năm 1995. Thông
qua Hiệp định, WTO kỳ vọng sẽ góp phần giảm 14,3% chi phí thương mại bình
22
quân trên toàn thế giới, góp phần tăng 1.000 tỷ USD tổng kim ngạch thương mại
toàn thế giới và tăng quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới lên 0,54%.
Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ
chức thương mại thế giới và tham gia ngay vào vòng đàm phán Doha. Tính đến hết
năm 2007, Việt Nam đã trải qua hơn 50 phiên đàm phán chính thức và hàng trăm
phiên làm việc nhóm, tổ và luôn thể hiện thiện chí, thái độ tích cực trong việc tham
gia đàm phán. Bộ Tài chính cũng đã có Quyết định số 2947/QĐ-BTC ngày
12/11/2010 về thành lập Nhóm công tác liên bộ với thành phần gồm 21 cá nhân đại
diện từ các bộ, ngành cơ quan có liên quan và Tổng cục Hải quan đảm trách vai trò
Trưởng nhóm đàm phán. Với vai trò chủ trì đàm phán Hiệp định, Bộ Tài chính, cụ
thể là Tổng cục Hải quan đã hoàn thiện thủ tục trình Quốc hội phê chuẩn Nghị định
thư sửa đổi tại phiên họp lần thứ 10 Quốc hội Khóa 13. Ngày 26/11/2015, Quốc hội
đã ra Nghị quyết số 108/2015/QH13 phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi Hiệp định
Marrakesh thành lập WTO.
1.3. Nội dung chính của Hiệp định thuận lợi hóa thương mại
Sau gần 10 năm đàm phán và 4 năm phê chuẩn, Hiệp định thuận lợi hóa
thương mại TFA đã chính thức có hiệu lực và mang tính chất ràng buộc đối với tất
cả các quốc gia thành viên. Hiệp định đặt ra các tiêu chuẩn rõ ràng và toàn diện dựa
trên các chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện cho việc thực thi được dễ dàng và thống
nhất. Hiệp định TFA bao gồm 24 điều, chia thành 3 phần chính:
Phần I: Gồm 12 điều khoản, quy định về các biện pháp kỹ thuật liên quan đến
tính minh bạch và việc công bố rộng rãi thông tin, quản lý quy định pháp lý liên
quan đến thương mại, thông quan hải quan và quá cảnh thương mại.
Phần II: Gồm 10 điều khoản quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt đối với
các quốc gia thành viên đang phát triển và kém phát triển.
Phần III: Gồm 2 điều khoản về thỏa thuận thể chế và điều khoản cuối cùng.
Có thể tóm tắt nội dung cụ thể các phần như sau:
Phần I
23
Những vấn đề liên quan đến thông tin được đề cập đến trong Hiệp định bao
gồm:
Công bố thông tin: khoản 1, điều 1 của Hiệp định quy định thông tin phải
được công bố công khai và để chính phủ, doanh nghiệp và các bên liên quan dễ
dàng thu thập. Những thông tin bao gồm: (a) thủ tục xuất nhập khẩu và quá cảnh
bao gồm thủ tục tại cảng, sân bay, hoặc các điểm chung chuyển khác và các chứng
từ theo yêu cầu; (b) mức thuế suất của thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế phí khác
liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, (c) các loại phí, lệ phí do chính phủ các
nước quy định về hoặc liên quan tới xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh; (d) các nguyên
tắc phân loại hàng hóa hoặc nhằm mục đích xác định trị giá hải quan, (e) các văn
bản pháp luật, các quy định liên quan đến xuất xứ hàng hóa, (f) quy định cấm hoặc
hạn chế xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh; (g) quy định xử phạt với các hành vi phá vỡ
hợp đồng, gây ảnh hưởng tới các hoạt động xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh, (h) thủ
tục khiếu nại hoặc khiếu kiện, (j) thỏa thuận hay một phần thỏa thuận với một hoặc
nhiều quốc gia liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh; (j) các thủ tục,
quy định liên quan tới quản lý hạn ngạch thuế quan.
Thông tin công bố trên mạng Internet: Các thành viên có trách nhiệm cập nhật
những thông tin trên Internet: các quy định, thủ tục liên quan đến hoạt động xuất
nhập khẩu và quá cảnh, khiếu nại hoặc khiếu kiện, các tờ khai và chứng cần thiết
liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh, thông tin liên hệ của các điểm
giải đáp. Đồng thời, Hiệp định cũng khuyến khích các nước thành viên cung cấp
thêm các thông tin liên quan đến thương mại qua mạng Internet.
Điểm hỏi đáp công khai và cơ hội góp ý trước khi thông tin có hiệu lực: Các
nước thành viên WTO phải có trách nhiệm thành lập một hoặc nhiều điểm giải đáp
để trả lời những thắc mắc của chính phủ, doanh nghiệp và các bên liên quan về
những vấn đề xuất nhập khẩu, quá cảnh trong thời hạn hợp lý. Việc trả lời những
thắc mắc này được khuyến khích không thu phí, nếu có phí, mức phí này phải ở
mức tối thiểu nhất có thể. Các quốc gia ban hành hoặc sửa đổi luật và các quy định
liên quan đến việc thông quan hàng hóa phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và
các bên liên quan tham gia đóng góp ý kiến.
24
Xác định trước: Xác định trước là một quyết định bằng văn bản mà quốc gia
ban hành cho người nộp đơn trước khi nhập khẩu hàng hóa, bao gồm những nội
dung về phân loại hàng hóa trước, xác định xuất xứ trước, xác định trị giá hàng hóa
trước thay cho việc phải chờ hàng đến cảng rồi mới tiến hành khai báo và làm thủ
tục hải quan thông thường. Đây cũng là một điểm mở rộng so với 3 điều V, VIII và
X của GATT, nhằm rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan và đẩy nhanh tiến độ
giải phóng hàng hóa. Các nước thành viên phải công bố công khai các quy định liên
quan đến hình thức và nội dung cũng như thời hạn ban hành và thời hạn có hiệu lực
của đơn đề nghị xác định trước. Trường hợp từ chối ban hành phải ngay lập tức
thông báo bằng văn bản kèm theo những căn cứ, lý do từ chối.
Phí, lệ phí liên quan xuất nhập khẩu và quá cảnh: Những thông tin như loại
phí và lệ phí áp dụng, lý do thu phí, các cơ quan chịu trách nhiệm, thời điểm và
cách thức nộp phải được thông báo rộng rãi. Ngoài ra, những khoản phạt chỉ được
áp dụng khi các bên vi phạm hợp đồng, quy định, thủ tục hải quan các nước và trên
tinh thần khuyến khích các bên tự giác thực hiện đúng theo quy định.
Thủ tục khiếu nại, khiếu kiện: Các nước phải có quy định rõ ràng và phải công
bố kịp thời, công khai để các bên liên quan có thể nắm bắt được. Các khiếu nại,
khiếu kiện phải được giải quyết dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử. Trong
trường hợp không được giải quyết hoặc giải quyết chưa thích đáng, người khiếu
kiện có quyền khiếu kiện lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn.
Giải phóng và thông quan hàng hóa: Trước khi hàng đến, những chứng từ
điện tử cần được nộp cho cơ quan hải quan. Điều 7 cũng cho phép các nước lựa
chọn thanh toán điện tử với các khoản phí và lệ phí liên quan đến xuất nhập khẩu và
quá cảnh, tiến hành thông quan và giải phóng hàng trước khi ra quyết định cuối
cùng về thuế ngay khi đáp ứng các điều kiện cần thiết. Các nước thành viên cũng
cần phải áp dụng hệ thống quản lý rủi ro hải quan dựa trên nguyên tắc không phân
biệt đối xử, nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình giải phóng hàng hóa có rủi ro thấp cũng
như kiểm soát hàng hóa có rủi ro cao.
25
Các thủ tục liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh: Điều 10 của
Hiệp định TFA quy định các nước trong việc xem xét các thủ tục hải quan liên quan
đến xuất nhập khẩu và quá cảnh cần phải đơn giản, nhanh chóng và tối thiểu hóa chi
phí. Những bản sao bằng giấy hoặc điện tử được khuyến khích sử dụng. Hệ thống
thông tin một cửa cho phép các bên nộp chứng từ, văn bản cần thiết qua một cơ
quan duy nhất cần được duy trì và thúc đẩy. Hàng hóa bị từ chối nhập khẩu sẽ được
cho phép tái ký gửi hoặc trả lại người xuất khẩu. Hàng hóa gia công trong nước và
nước ngoài cần có quy định rõ ràng về việc miễn thuế hoặc nộp một phần thuế trước
khi tiến hành xuất nhập khẩu.
Hợp tác hải quan: Các cơ quan biên giới phải hợp tác với nhau và phối hợp
chặt chẽ nhằm thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại giữa các bên (điều 8 TFA). Các
cơ quan hải quan được khuyến khích trao đổi thông tin nhưng vẫn đảm bảo bảo mật
thông tin quan trọng, cùng nhau nâng cao năng lực hải quan.
Nhìn chung, phần I của Hiệp định tập trung những vấn đề cơ bản, khuyến
khích minh bạch hóa, đơn giản hóa thông tin, thủ tục hải quan cũng như việc giải
phóng hàng hóa, từ đó tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Phần II
Phần II của Hiệp định TFA quy định rõ 40 cam kết, tức 40 khoản của 12 điều
tại Phần I dựa trên cơ sở rà soát năng lực thực thi và thực tiễn quản lý được chia
thành 3 nhóm cam kết A, B, C và việc thực hiện các cam kết này có sự khác biệt
giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển/kém phát triển.
Trong 3 nhóm cam kết, các cam kết nhóm A là những cam kết mà các nước
thành viên đang và kém phát triển phải thực hiện ngay khi Hiệp định có hiệu lực,
hoặc chậm nhất trong vòng 1 năm kể từ ngày có hiệu lực đối với nước kém phát
triển. Các cam kết nhóm B cho phép các nước đang hoặc kém phát triển thêm một
khoảng thời gian chuẩn bị thực hiện sau khi Hiệp định có hiệu lực. Các cam kết
nhóm C ngoài việc cho phép thời gian chuẩn bị còn yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật và nâng
cao năng lực để thực hiện sau khi Hiệp định có hiệu lực. Các nước đang và kém
phát triển có thể linh hoạt chuyển đổi các cam kết từ nhóm B sang nhóm C bằng
26
việc thông báo cho Ủy ban. Theo đó, các nước thành viên cần cung cấp thêm thông
tin về việc hỗ trợ kỹ thuật cũng như nâng cao năng lực.
Đối với cam kết nhóm B, các nước đang phát triển phải thông báo những cam
kết thuộc nhóm B cũng như thời hạn thực hiện những cam kết đó và không muộn
hơn 1 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, các cam kết nhóm B này cần được
thực hiên. Các nước kém phát triển có thời hạn 2 năm kể từ ngày thông báo để
thông báo cho Ủy ban về quyết định thực hiện các cam kết nhóm B hay không cùng
thời hạn thực hiện. Bên cạnh đó, những nước kém phát triển còn có thể nộp đơn gia
hạn thêm thời gian thực hiện các cam dựa trên tình hình các nước.
Đối với cam kết nhóm C, các thành viên thuộc nhóm các nước đang phát triển
phải thông báo tới hội đồng về những cam kết thuộc nhóm C cũng như thời hạn
thực hiện những cam kết đó. Trong vòng một năm sau khi thông báo trên, các thành
viên đang phát triển và thành viên tài trợ phải cung cấp thông tin về việc duy trì
hoặc những nội dung cần thiết để hỗ trợ xây dựng năng lực trong việc thực hiện các
cam kết nhóm C. Các nước kém phát triển cũng phải gửi thông báo cam kết nhóm
C, thời hạn thực hiện cũng như tài liệu liên quan 2 năm sau ngày thông báo. Tương
tự các nước đang phát triển, các nước kém phát triển và các nhà tài trợ các nước
phát triển phải cung cấp thông tin chậm nhất là hai năm sau ngày thông báo. 18
tháng tiếp theo, nước được tài trợ và nước tài trợ phải thông báo về tiến trình cung
cấp tài trợ cũng như thời hạn chính thức cho việc thực hiện. Tuy nhiên, các thời hạn
trên có thể được kéo dài nếu các nước kém phát triển đưa ra được lý do hợp lý.
Để hỗ trợ xây dựng năng lực thực thi hiệp định, các nguyên tắc cần phải chú ý
là: (a) xem xét đến khung phát triển tổng thể của các nước được hỗ trợ cũng như
các chương trình cải cách, hỗ trợ kĩ thuật đang nhận được hỗ trợ; (b) các hoạt động
nhằm thúc đẩy hội nhập khu vực và tiểu khu vực; (c) đảm bảo thành phần kinh tế tư
nhân nhận được hỗ trợ liên quan thuận lợi hóa thương mại; (d) thúc đẩy hợp tác
giữa các quốc gia thành viên và các tổ chức liên quan khác nhằm đạt được kết quả
cao nhất; tránh sự hỗ trợ trùng lặp với các tổ chức khác thuộc các thỏa thuận song
phương và đa phương; (e) khuyến khích sử dụng các hình thức hợp tác sẵn có trong
nước và khu vực như hội nghị bàn tròn và các nhóm cố vấn nhằm phối hợp và quản
27
lý việc thực hiện cam kết; (f) khuyến khích các nước đang phát triển hỗ trợ nâng
cao năng lực cho các nước đang và chậm phát triển.
Đối với các thành viên tài trợ, để tham gia hỗ trợ các thành viên đang phát
triển và kém phát triển phải nộp các thông tin hỗ trợ như các hình thức hỗ trợ, tình
trạng hỗ trợ, số tiền cam kết và thủ tục giải ngân. Việc cung cấp công khai các
thông tin về hỗ trợ nâng cao năng lực của cả nước được hỗ trợ và nước hỗ trợ sẽ
đảm bảo được tính minh bạch trong việc thực hiện các cam kết B và C của Hiệp
định.
Phần III
Về thỏa thuận thể chế: Uỷ ban thuận lợi hóa thương mại theo Hiệp định này sẽ
được thành lập. Ủy ban thuận lợi hóa thương mại cho phép tất cả các thành viên
tham gia và tự lựa chọn Chủ tịch của mình, thực hiện các trách nhiệm được chỉ định
trong Hiệp định hoặc bởi các thành viên. Cứ 4 năm một lần, Ủy ban sẽ tiến hành
đánh giá lại việc thực thi Hiệp định và tiến hành điều chỉnh, sửa đổi nếu cần. Các
quốc gia thành viên cần thành lập và duy trì Ủy ban thuận lợi hóa thương mại quốc
gia nhằm thực hiện các quy định của Hiệp định.
Về tính pháp lý của Hiệp định: Hiệp định thuận lợi hóa thương mại có tính
chất ràng buộc tất cả các thành viên của WTO và các cam kết cần phải được bắt đầu
thực hiện kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Các nước thuộc Liên minh hải quan
quốc tế hoặc là thành viên của thỏa thuận kinh tế khu vực có thể hỗ trợ việc thực
hiện cam kết theo Hiệp định trong phạm vi khả năng. Hiệp định này không làm hạn
chế nội dung của Hiệp định GATT 1994 hay Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong
thương mại và Hiệp định các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật.
28
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HẢI QUAN
VIỆT NAM TRONG VIỆC THỰC THI HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA
THƯƠNG MẠI CỦA WTO
2.1. Giới thiệu chung về Hải quan Việt Nam
Hải quan Việt Nam, tổ chức tiền thân là “Sở Thuế quan và thuế gián thu” được
thành lập ngay sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, vào ngày 10/9/1945. Trải
qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, Hải quan Việt Nam đã đạt được những
thành tựu đáng kể, góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư
nước ngoài và tăng cường giao thương quốc tế.
Những cột mốc lịch sử quan trọng của Hải quan Việt Nam
- Ngày 10/9/1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp, thay mặt Chính phủ
ký thành lập “Sở thuế quan và thuế gián thu” theo sắc lệnh số 27-SL của Chủ tịch
Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Ngày 30/8/1984 Hội đồng Nhà nước phê chuẩn thành lập Tổng Cục Hải
quan và Tổng cục Hải quan trực thuộc Chính phủ.
- Ngày 29/6/2001, thay mặt Quốc hội nước CNXHCN Việt nam, Chủ tịch
Quốc hội Nông Đức Mạnh ký quyết định số 29/2001/QH10 ban hành Luật Hải
quan.
- Ngày 04/9/2002, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải ký Quyết định số
113/2002/QĐ-TTg chuyển Tổng cục Hải quan vào Bộ Tài chính
- Ngày 26/01/2005, 05 cán bộ Hải quan Việt Nam nhận bằng danh dự của Tổ
chức Hải quan thế giới (WCO).
- Ngày 14/6/2005, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Hải quan. Luật này có hiệu lực từ ngày 01-01-2006.
- Ngày 23/6/2014, Quốc hội ban hành Luật Hải quan 2014. Luật này có hiệu
lực từ ngày 01/01/2015
Tầm nhìn, phương châm hoạt động và nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam
29
Trong thời gian tới, Hải quan Việt Nam hướng tới xây dựng thành lực lượng
chuyên nghiệp cao, có chuyên môn sâu và hiện đại, hoạt động minh bạch, liêm
chính và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ phát triển
kinh tế đất nước.
Phương châm hoạt động của Hải quan Việt Nam là “Chuyên nghiệp – Minh
bạch – Hiệu quả”
Theo quy định tại điều 11 Luật Hải quan 2014, Hải quan Việt Nam có nhiệm
vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn
lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về
thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối
với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Cơ cấu, tổ chức của Hải quan Việt Nam
Cơ cấu, tổ chức của Hải quan Việt Nam có thể minh họa bằng hình vẽ sau:
Hình 2. 1. Cơ cấu, tổ chức của Hải quan Việt Nam
(Nguồn: Hải quan Việt Nam, Nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan,
2015A)
30
Hải quan Việt Nam bao gồm các tổ chức hải quan ở Trung ương và các cục
Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Tổng cục Hải quan.
Các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương thuộc Cục
Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Các tổ chức hải quan ở trung ương gồm: Vụ Pháp chế; Vụ Hợp tác quốc tế;
Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Thanh tra - Kiểm tra; Văn phòng (có đại diện tại thành phố
Hồ Chí Minh); Cục Giám sát quản lý về hải quan; Cục Thuế xuất nhập khẩu; Cục
Điều tra chống buôn lậu; Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục Tài vụ - Quản trị; Cục
Quản lý rủi ro; Cục Kiểm định hải quan; Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải
quan; Viện Nghiên cứu Hải quan; Trường Hải quan Việt Nam; Báo Hải quan.
Các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Tổng
cục Hải quan của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng,
Cần Thơ; An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình Định, Bình Dương, Bình
Phước, Cà Mau; Cao Bằng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Đồng Tháp, Điện Biên, Gia Lai -
Kon Tum, Hà Giang, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Khánh Hoà, Lạng Sơn, Lào Cai, Long
An, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Tây
Ninh, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế.
2.2. Thực trạng năng lực Hải quan Việt Nam dưới góc độ thực hiện các cam
kết theo Hiệp định thuận lợi hóa thương mại
Ngày 22/2/2017 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng khi Hiệp định thuận lợi
hóa thương mại nhận được đủ số phiếu nhất trí của 2/3 quốc gia thành viên WTO và
chính thức có hiệu lực. Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định TFA từ tháng 11/2015.
Về khía cạnh chính trị, đối ngoại, Hiệp định TFA phù hợp với chủ trương tích cực
và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao vị thế
Việt Nam trong khu vực và quốc tế. Về kinh tế xã hội, thực thi Hiệp định TFA sẽ
thúc đẩy việc thông quan, giải phóng hàng hóa tại các cửa khẩu. Những nội dung
trong TFA hoàn toàn phù hợp với mục tiêu cải cách hành chính, thủ tục hải quan mà
Chính phủ đặt ra. Về khía cạnh pháp lý, TFA còn đưa ra một hệ thống các tiêu
chuẩn thuận lợi hóa thương mại rõ ràng, thống nhất và mang tính toàn cầu, giúp đẩy
31
mạnh phát triển và tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, sau khi phê chuẩn TFA, Việt
Nam sẽ có cơ hội nhận được các hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế, các cơ quan
hải quan nước ngoài để thực hiện Hiệp định. Các hỗ trợ này sẽ góp phần vào công
cuộc cải cách và hiện đại hóa của ngành hải quan nói riêng và cải cách thủ tục tại
biên giới nói chung, góp phần vào sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế và thu
hút đầu tư nước ngoài.
Theo công hàm số 334/VNM.14 của Phái đoàn Việt Nam tại Geneva, Thụy Sĩ,
Việt Nam liệt kê 15 cam kết thuộc nhóm A – những cam kết thực hiện ngay sau khi
Hiệp định có hiệu lực gồm:
Bảng 2. 1. Những cam kết của Hiệp định TFA được Việt Nam phân loại nhóm A
STT Điều, khoản Cam kết
1 1.3 Điểm giải đáp
2 1.4 Thông báo
3 2.1 Cơ hội góp ý và thông tin trước thời điểm có hiệu lực
4 2.2 Tham vấn
5 4.1 Quyền khiếu nại hoặc khiếu kiện
6 6.1
Quy định chung về phí và lệ phí phải thu hoặc có liên quan đến
xuất khẩu và nhập khẩu và xử phạt
7 6.2
Quy định cụ thể đánh vào phí và lệ phí hoặc liên quan đến nhập
khẩu và xuất khẩu
8 8 Các lô hàng được xử lý nhanh
9 9 Vận chuyển hàng hóa dưới sự giám sát hải quan đối với nhập khẩu
10 10.1 Các yêu cầu về thủ tục và chứng từ
11 10.2 Chấp nhận bản sao
12 10.6 Sử dụng Đại lý hải quan
13 10.7 Các thủ tục quản lý biên giới và yêu cầu chứng từ chung
14 11.1-3 Phí quá cảnh, Quy định, và Thủ tục
15 11.4 Quá cảnh tăng cường không phân biệt đối xử
Nguồn: Bộ Ngoại giao Việt Nam, Công hàm số 334/VNM.14, 2014
32
25 cam kết thuộc nhóm B và C còn lại theo quy định tại Phần II của Hiệp định
TFA và dựa trên năng lực thực thi quy định sẽ được Việt Nam thông báo trong vòng
một năm sau khi Hiệp định có hiệu lực.
Từ khi gia nhập WTO và tham gia đàm phán thuận lợi hóa thương mại từ năm
2008 đến nay, Việt Nam – thành viên thuộc nhóm quốc gia đang phát triển đã nhận
được nhiều sự hỗ trợ từ các thành viên khác và các tổ chức quốc tế liên quan.
Những sự hỗ trợ này đến từ các dự án hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp trang thiết bị với giá
trị lên tới hàng trăm triệu Đô la Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tiến hành
cải cách hải quan, thủ tục hành chính cũng như phát triển kinh tế. Có thể kể tên một
số dự án lớn như:
- Dự án về quản lý rủi ro (2007-2010) trị giá 1.083.000 USD
- Dự án nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tại chi cục (2009-2012) trị giá
1.628.412 USD;
- 02 Dự án trang bị hệ thống máy soi container tại cảng Cát Lái (2008-2010)
và cảng Hải Phòng trị giá 19.073.966 USD;
- Dự án máy soi công ten nơ tại Lao Bảo trị giá 2 triệu USD;
- Chương trình xây dựng hải quan một cửa do Hoa Kỳ tài trợ năm 2010 trị giá
1 triệu USD;
- Chương trình viện trợ hệ thống phát hiện chất phóng xạ hàng hóa xuất nhập
khẩu trong khuôn khổ sáng kiến Megaports (trị giá 71 tỷ VND) và chương trình
IAEA (trị giá 6 tỷ VND);
- Dự án viện trợ không hoàn lại hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS
trị giá 34 triệu USD (2011-2014);
- Dự án hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện hệ thống VNACCS/VCIS giai đoạn 2 trị
giá 5 triệu USD (2015-2018).
Hiệp định TFA mới có hiệu lực nên chưa có căn cứ thực tiễn để tổng kết. Tuy
nhiên trong quá trình tham gia đàm phán, các nội dung cam kết đã từng bước được
chuyển tải vào Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn luật cũng như từng bước
đầu biến những cam kết đó thành hành động cụ thể. Vì vậy, tác giả sẽ tập trung khai
thác về năng lực hải quan Việt Nam phù hợp để thực thi các cam kết theo Hiệp định
33
thuận lợi hóa thương mại thay vì khai thác những theo hướng những cam kết nào đã
được thực hiện.
2.2.1. Pháp luật Hải quan Việt Nam trong việc phù hợp thực hiện các cam kết
theo Hiệp định thuận lợi hóa thương mại
Là thành viên của Công ước Kyoto sửa đổi về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ
tục hải quan, ngay từ khi mới gia nhập WTO, Việt Nam đã bắt tay sửa đổi nhiều
quy định trong pháp luật hải quan theo những quy định của Công ước này. So sánh
với các cam kết trong Hiệp định TFA, ta có thể nhận ra nhiều điểm tương đồng giữa
Hiệp định TFA và Công ước Kyoto. Có thể nói, các cam kết trong TFA được xây
dựng dựa trên Công ước Kyoto và nhằm ràng buộc các thành viên có nghĩa vụ thực
hiện. Bên cạnh đó, theo đường lối của Đảng và Nhà nước trong thời gian gần đây,
Việt Nam đã thực hiện những bước tiến lớn trong công cuộc cải cách hành chính
cũng như tăng cường tính minh bạch và công khai của hệ thống pháp luật, đặc biệt
là pháp luật hải quan. Vì vậy, đa số nghĩa vụ cam kết trong Hiệp định thuận lợi hóa
thương mại đã được quy định trong pháp luật Việt Nam. Cụ thể pháp luật Việt Nam
đã hoàn toàn đáp ứng các nghĩa vụ sau của TFA:
Cam kết về việc công bố thông tin và thông tin trên mạng Internet được quy
định tại khoản 1 và 2 của điều 1 TFA: Theo điều 57 và 81 Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật 2015, văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) phải được đăng
công báo và phải đăng tải toàn văn trên trang thông tin điện tử của cơ quan ban
hành chậm nhất là hai ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành và phải đưa tin
trên phương tiện thông tin đại chúng. Việc hướng dẫn thực hiện Luật này được quy
định trong Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ban hành VBQPPL và Nghị
định số 100/2010/NĐ- CP về công báo. Luật công nghệ thông tin 2006, Điều 28
cũng quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản pháp
luật có liên quan, quy trình, thủ tục hành chính phải có trên trang thông tin điện tử
của cơ quan nhà nước và phải cho phép truy cập miễn phí.
Cam kết thiết lập và duy trì các điểm giải đáp theo khoản 3, điều 1 TFA: Luật
Hải quan 2014, điều 19.2 có quy định công chức hải quan là “người hướng dẫn
34
người khai hải quan, cá nhân, tổ chức khi có yêu cầu”. Điều 10 Nghị định
66/2008/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cũng nêu rõ trách nhiệm giải
đáp pháp luật thông qua các hình thức văn bản, mạng, trực tiếp, điện thoại. So với
quy định cụ thể tại Khoản 3, Điều 1 TFA, những quy định của pháp luật Việt Nam
đã nhắc đến nội dung về điểm hỏi đáp nhưng chỉ giới hạn trong đối tượng doanh
nghiệp, tổ chức làm thủ tục hải quan là chủ yếu và chưa có một đầu mối chung quản
lý tất cả các điểm hỏi đáp.
Cam kết về tạo cơ hội góp ý trước thời hạn hiệu lực và tham vấn giữa cơ quan
biên giới và chủ thể liên quan tại điều 2 TFA: Theo quy định tại Điều 6, Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận và
các cơ quan, tổ chức khác, cá nhân có quyền và được tạo điều kiện góp ý kiến về đề
nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự thảo văn bản quy phạm pháp
luật.” và tổ chức ban hành phải tạo điều kiện “lấy ý kiến của đối tượng trực tiếp
chịu tác động của văn bản pháp luật trong vòng 60 ngày (Điều 57, Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật 2015). Các quy định liên quan đến thủ tục hải quan đều
thuộc nhóm quy phạm pháp luật và như vậy, trong quá trình dự thảo, các văn bản
này đều phải lấy ý kiến trong vòng 60 ngày. Trên thực tế, việc lấy ý kiến doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan còn nhiều hạn chế như dự thảo lấy ý kiến không
phải là dự thảo cuối cùng nên ý kiến đóng góp nhiều khi không được cân nhắc đưa
vào dự thảo mới, thời hạn lấy ý kiến thường ngắn, khiến cho việc góp ý không hiệu
quả…
Pháp luật hải quan hiện hành chưa có quy định trực tiếp về việc tham vấn định
kì giữa cơ quan hải quan và đối tượng liên quan. Tuy nhiên, các văn bản nội bộ của
ngành Hải quan như Quyết định 1915/2007/QĐ-TCHQ ngày 17/10/2007 và Quyết
định 78/2007/QĐ-BTC ngày 18/9/2007 đều đề cập việc tuyên truyền, hỗ trợ, cung
cấp thông tin, giải đáp thắc mắc cho người khai hải quan, người nộp thuế.
Cam kết xác định trước tại điều 3 TFA: Khoản 26 điều 4 Luật Hải quan 2014
có định nghĩa “Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan là việc cơ quan hải
quan xác định mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa trước khi làm thủ tục
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO

More Related Content

Similar to THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO

Tbt handbook-tieng viet
Tbt handbook-tieng vietTbt handbook-tieng viet
Tbt handbook-tieng viet
honggiang73
 

Similar to THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO (20)

Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty ph...
Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty ph...Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty ph...
Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty ph...
 
Tbt handbook-tieng viet
Tbt handbook-tieng vietTbt handbook-tieng viet
Tbt handbook-tieng viet
 
Nâng cao hiệu quả quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty dịch vụ ...
Nâng cao hiệu quả quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty dịch vụ ...Nâng cao hiệu quả quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty dịch vụ ...
Nâng cao hiệu quả quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty dịch vụ ...
 
Báo cáo thực tập khoa Quản trị kinh doanh, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập khoa Quản trị kinh doanh, 9 điểm.docBáo cáo thực tập khoa Quản trị kinh doanh, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập khoa Quản trị kinh doanh, 9 điểm.doc
 
đề tài Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
đề tài Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩuđề tài Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
đề tài Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
 
Báo cáo thực tập về đơn vị thực tập – cảng cát lái, 9 điểm.docx
Báo cáo thực tập về đơn vị thực tập – cảng cát lái, 9 điểm.docxBáo cáo thực tập về đơn vị thực tập – cảng cát lái, 9 điểm.docx
Báo cáo thực tập về đơn vị thực tập – cảng cát lái, 9 điểm.docx
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ NỘI BÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ NỘI BÀIMỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ NỘI BÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ NỘI BÀI
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về Hải quan, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về Hải quan, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về Hải quan, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về Hải quan, 9 ĐIỂM
 
Hợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAY
Hợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAYHợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAY
Hợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAY
 
Phân tích quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty dầu ...
Phân tích quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty dầu ...Phân tích quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty dầu ...
Phân tích quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty dầu ...
 
Tiểu luận Các hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà việt nam đã tham gia.doc
Tiểu luận Các hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà việt nam đã tham gia.docTiểu luận Các hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà việt nam đã tham gia.doc
Tiểu luận Các hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà việt nam đã tham gia.doc
 
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vieMidterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
 
Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...
Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...
Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình rà soát và ký kết hợp đồng tại Công ty ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình rà soát và ký kết hợp đồng tại Công ty ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình rà soát và ký kết hợp đồng tại Công ty ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình rà soát và ký kết hợp đồng tại Công ty ...
 
Luận văn 2024 Vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập Cộng đồng kinh t...
Luận văn 2024 Vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập Cộng đồng kinh t...Luận văn 2024 Vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập Cộng đồng kinh t...
Luận văn 2024 Vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập Cộng đồng kinh t...
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về viễn thông, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về viễn thông, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về viễn thông, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về viễn thông, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành Hải Quan, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành Hải Quan, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành Hải Quan, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành Hải Quan, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài luận văn 2024 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc và một số vấn đ...
Đề tài luận văn 2024 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc và một số vấn đ...Đề tài luận văn 2024 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc và một số vấn đ...
Đề tài luận văn 2024 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc và một số vấn đ...
 
So sánh pháp luật về trung tâm trọng tài Việt Nam và Singapore.docx
So sánh pháp luật về trung tâm trọng tài Việt Nam và Singapore.docxSo sánh pháp luật về trung tâm trọng tài Việt Nam và Singapore.docx
So sánh pháp luật về trung tâm trọng tài Việt Nam và Singapore.docx
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNH...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNH...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNH...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNH...
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
 
Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...
Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...
Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...
 
Khóa luận Kết quả công tác kê khai, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
Khóa luận Kết quả công tác kê khai, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...Khóa luận Kết quả công tác kê khai, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
Khóa luận Kết quả công tác kê khai, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
 
Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...
Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...
Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...
 
Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...
Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...
Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...
 
Khoá luận Kểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại P...
Khoá luận Kểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại P...Khoá luận Kểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại P...
Khoá luận Kểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại P...
 
Khoá luận Hoạt động nhập khẩu nhựa đường của Công ty CP XNK giao thông đường ...
Khoá luận Hoạt động nhập khẩu nhựa đường của Công ty CP XNK giao thông đường ...Khoá luận Hoạt động nhập khẩu nhựa đường của Công ty CP XNK giao thông đường ...
Khoá luận Hoạt động nhập khẩu nhựa đường của Công ty CP XNK giao thông đường ...
 
Khóa luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container ...
Khóa luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container ...Khóa luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container ...
Khóa luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container ...
 
Khoá luận Hoàn thiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng tại kho bạc Nhà...
Khoá luận Hoàn thiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng tại kho bạc Nhà...Khoá luận Hoàn thiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng tại kho bạc Nhà...
Khoá luận Hoàn thiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng tại kho bạc Nhà...
 
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...
 
KHOÁ LUẬN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX NHẰM NÂNG CAO LÒNG TRUNG THÀNH C...
KHOÁ LUẬN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX NHẰM NÂNG CAO LÒNG TRUNG THÀNH C...KHOÁ LUẬN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX NHẰM NÂNG CAO LÒNG TRUNG THÀNH C...
KHOÁ LUẬN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX NHẰM NÂNG CAO LÒNG TRUNG THÀNH C...
 
Khóa luận Hoàn thiện chính sách Marketing-mix đối với dịch vụ đào tạo TOEIC v...
Khóa luận Hoàn thiện chính sách Marketing-mix đối với dịch vụ đào tạo TOEIC v...Khóa luận Hoàn thiện chính sách Marketing-mix đối với dịch vụ đào tạo TOEIC v...
Khóa luận Hoàn thiện chính sách Marketing-mix đối với dịch vụ đào tạo TOEIC v...
 
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thủy Hà
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thủy HàKhoá luận Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thủy Hà
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thủy Hà
 
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...
 
Khoá luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế ở cục thuế Hà Tĩnh
Khoá luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế ở cục thuế Hà TĩnhKhoá luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế ở cục thuế Hà Tĩnh
Khoá luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế ở cục thuế Hà Tĩnh
 
Khoá luận Hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xu...
Khoá luận Hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xu...Khoá luận Hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xu...
Khoá luận Hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xu...
 
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
 
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
 
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai...
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai...Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai...
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai...
 
KHOÁ LUẬN GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CHO CÔNG TY TNHH ...
KHOÁ LUẬN GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ NHẬN  DIỆN THƯƠNG  HIỆU CHO CÔNG TY TNHH ...KHOÁ LUẬN GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ NHẬN  DIỆN THƯƠNG  HIỆU CHO CÔNG TY TNHH ...
KHOÁ LUẬN GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CHO CÔNG TY TNHH ...
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Bài tiểu luận kết thúc học phần Quản lý dự án đầu tư
Bài tiểu luận kết thúc học phần Quản lý dự án đầu tưBài tiểu luận kết thúc học phần Quản lý dự án đầu tư
Bài tiểu luận kết thúc học phần Quản lý dự án đầu tư
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINO
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINOBáo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINO
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINO
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo t...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo t...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo t...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo t...
 
Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...
Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...
Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...
 
Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1
Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1
Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải trả cho người bán tại công ty cổ phần đầu tư ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải trả cho người bán tại công ty cổ phần đầu tư ...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải trả cho người bán tại công ty cổ phần đầu tư ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải trả cho người bán tại công ty cổ phần đầu tư ...
 
GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO Ở TRƯỜNG THCS...
GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO Ở TRƯỜNG THCS...GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO Ở TRƯỜNG THCS...
GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO Ở TRƯỜNG THCS...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng tại công ty Bảo h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng tại công ty Bảo h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng tại công ty Bảo h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng tại công ty Bảo h...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần kỹ thuật Bì...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần kỹ thuật Bì...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần kỹ thuật Bì...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần kỹ thuật Bì...
 
Đề tài Chiến lược CRM đề xuất cho mảng dịch vụ gọi xe của Grab tại Việt Nam
Đề tài Chiến lược CRM đề xuất cho mảng dịch vụ gọi xe của Grab tại Việt NamĐề tài Chiến lược CRM đề xuất cho mảng dịch vụ gọi xe của Grab tại Việt Nam
Đề tài Chiến lược CRM đề xuất cho mảng dịch vụ gọi xe của Grab tại Việt Nam
 
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
 
Báo cáo tiểu luận E-Marketing Lập kế hoạch E-marketing cho sản phẩm mì Milike...
Báo cáo tiểu luận E-Marketing Lập kế hoạch E-marketing cho sản phẩm mì Milike...Báo cáo tiểu luận E-Marketing Lập kế hoạch E-marketing cho sản phẩm mì Milike...
Báo cáo tiểu luận E-Marketing Lập kế hoạch E-marketing cho sản phẩm mì Milike...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Q...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Q...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Q...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Q...
 
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bánh kẹo tại Công ty Cổ phần t...
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bánh kẹo tại Công ty Cổ phần t...Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bánh kẹo tại Công ty Cổ phần t...
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bánh kẹo tại Công ty Cổ phần t...
 
Đề tài Phân tích chiến lược Digital marketing của thương hiệu Biti's
Đề tài Phân tích chiến lược Digital marketing của thương hiệu Biti'sĐề tài Phân tích chiến lược Digital marketing của thương hiệu Biti's
Đề tài Phân tích chiến lược Digital marketing của thương hiệu Biti's
 
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
 

THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO

  • 1. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------o0o--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế BÙI MAI HƯƠNG Hà Nội - 2017
  • 2. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------o0o--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 60310106 Họ và tên học viên: Bùi Mai Hương Người hướng dẫn: PGS. TS Trịnh Thị Thu Hương
  • 3. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net Hà Nội - 2017
  • 4. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trịnh Thị Thu Hương. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này hoàn toàn là trung thực và chưa được sử dụng hay công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Những thông tin, số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác được tham khảo trong luận văn đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc đầy đủ. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2017 Học viên Bùi Mai Hương
  • 5. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Thuận lợi và khó khăn của Hải quan Việt Nam khi thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO”, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo cùng đội ngũ giảng viên trường Đại học Ngoại thương. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về những sự hỗ trợ đó. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trịnh Thị Thu Hương – người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Bùi Mai Hương
  • 6. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO 7 1.1. Khái quát về thuận lợi hóa thương mại trong WTO 7 1.1.1. Khái quát về thuận lợi hóa thương mại 7 1.1.2. Thuận lợi hóa thương mại trong WTO 14 1.1.2.1. Sự cần thiết tăng cường thuận lợi hóa thương mại trong WTO 14 1.1.2.2. Nhiệm vụ tạo thuận lợi thương mại trong WTO 16 1.2. Đàm phán về thuận lợi hóa thương mại 17 1.3. Nội dung chính của Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 22 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM TRONG VIỆC THỰC THI HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO 28 2.1. Giới thiệu chung về Hải quan Việt Nam 28 2.2. Thực trạng năng lực Hải quan Việt Nam dưới góc độ thực hiện các cam kết theo Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 30 2.2.1. Pháp luật Hải quan Việt Nam trong việc phù hợp thực hiện các cam kết theo Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 33
  • 7. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 2.2.2. Nguồn nhân lực Hải quan Việt Nam trong việc phù hợp thực hiện các cam kết theo Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 39 2.2.3. Cơ cấu, tổ chức Hải quan Việt Nam trong việc phù hợp thực hiện các cam kết theo Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 43 2.2.4. Cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật hải quan trong việc phù hợp thực hiện các cam kết theo Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 44 2.2.5. Hạ tầng thông tin trong việc phù hợp thực hiện các cam kết theo Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 46 2.3. Thuận lợi của Hải quan Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 52 2.3.1. Thuận lợi về đường lối của Đảng và Nhà nước 52 2.3.2. Thuận lợi về chính sách đơn giản hóa thủ tục hành chính 53 2.3.3. Thuận lợi về hệ thống pháp lý phù hợp với tinh thần Hiệp định TFA 54 2.3.4. Thuận lợi về kinh nghiệm triển khai các nội dung thuận lợi hóa thương mại 55 2.4. Khó khăn của Hải quan Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 58 2.4.1. Khó khăn về hoàn thiện pháp luật Việt Nam trên tinh thần Hiệp định TFA 58 2.4.2. Khó khăn về việc áp dụng rộng rãi cơ chế một cửa quốc gia 60 2.4.3. Khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng viễn thông 62 2.4.4. Khó khăn về việc phối hợp giữa Hải quan và các cơ quan liên quan 62 2.4.5. Khó khăn về hợp tác hải quan khu vực và thế giới 63 2.4.6. Khó khăn về chất lượng nhân lực hải quan 64
  • 8. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HẢI QUAN VIỆT NAM NHẰM ĐẨY MẠNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO 67 3.1. Xu hướng đẩy nhanh thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại trên thế giới 67 3.2. Định hướng phát triển Hải quan Việt Nam nhằm đẩy nhanh quá trình thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 71 3.3. Đề xuất một số giải pháp đối với Hải quan Việt Nam nhằm đẩy mạnh thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 74 3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý quy định nội dung Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 74 3.3.2. Đẩy mạnh hiệu quả cơ chế một cửa quốc gia 77 3.3.3. Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng 79 3.3.4. Tăng cường cơ chế phối hợp giữa Hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan thực thi pháp luật tại biên giới 81 3.3.5. Tăng cường, chủ động hợp tác hải quan khu vực và thế giới 83 3.3.6. Nâng cao chất lượng nhân lực hải quan 84 KẾT LUẬN 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
  • 9. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1. Lợi ích của thuận lợi hóa thương mại đối với chính phủ ........................12 Bảng 2.1. Những cam kết của Hiệp định TFA được Việt Nam phân loại nhóm A.31 Bảng 2.2. Trung bình thời gian và chi phí thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2015-2016.................................................................................53 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Nguyên tắc thuận lợi hóa thương mại.........................................................9 Hình 1.2. Tóm tắt lịch sử đàm phán thuận lợi hóa thương mại trong WTO.............17 Hình 2.1. Cơ cấu, tổ chức của Hải quan Việt Nam...................................................29 Hình 2.2. Quy trình xác định trước trị giá hải quan………………………………35 Hình 2.3. Số lớp và số học viên được Trường Hải quan Việt Nam đào tạo.............41 Hình 2.4. Tỷ lệ ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Hải quan 2015..........................................................................42
  • 10. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt ASEAN Association of South East Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương CNTT Công nghệ thông tin FTA Free trade agreement Hiệp định Thương mại tự do GATT General Agreement on Tariffs and Trade Hiệp ước chung về Thuế quan và Mậu dịch OECD Organisation for Economic Co- operation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế TFA Trade Facilitation Agreement Hiệp định thuận lợi hóa thương mại UNECE The United Nations Economic Commission for Europe Ủy ban kinh tế châu Âu Liên Hiệp Quốc UNTACD United Nations Conference on Trade and Development Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc WCO World Customs Organization Tổ chức Hải quan thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
  • 11. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Sau khi nghiên cứu đề tài “Thuận lợi và khó khăn của Hải quan Việt Nam khi thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO”, có thể rút ra một số kết quả sau: - Thuận lợi hóa thương mại là một vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của thế giới nói chung và của các quốc gia thành viên WTO nói riêng. Thuận lợi hóa thương mại mang ý nghĩa vô cùng to lớn, giúp đẩy nhanh tốc độ thông quan, giải phóng hàng hóa, thúc đẩy xuất nhập khẩu và phát triển nền kinh tế quốc gia. - Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO sau hơn 10 năm đàm phán và chờ sự nhất trí của 2/3 nước thành viên đã chính thức có hiệu lực từ ngày 22/7/2017, mở ra một trang mới cho lịch sử hơn 50 năm tồn tại và phát triển của WTO. Là một thành viên của WTO, Việt Nam luôn thể hiện sự tích cực trong việc tham gia đàm phán, phê chuẩn và thực thi TFA. - Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO đưa ra những chuẩn mực cải cách trong lĩnh vực hải quan chung để các nước thành viên cùng thực hiện, đồng thời đưa ra các biện pháp để thực thi trong thực tiễn. - Năng lực Hải quan Việt Nam đang có nhiều tiến bộ, một phần lớn là nhờ những cải cách hiệu quả của chính phủ và những nỗ lực sửa đổi mang tính hệ thống. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế và yếu kém trong việc vận hành giữa các cấp, các bộ, ban ngành liên quan. - Trong quá trình thực thi Hiệp định, Việt Nam sẽ gặp nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến pháp luật hải quan và việc phối hợp thực thi giữa các bộ phận liên quan. - Các quốc gia thành viên WTO đều đang tiến hành đẩy nhanh thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại. Nằm trong xu thế đó, Việt Nam đã đề ra những định hướng cụ thể cho ngành Hải quan đẩy mạnh thực thi TFA. - Trong thời gian tới, để đẩy mạnh thực thi TFA, Hải quan Việt Nam cần tiếp tục sửa đổi hành lang pháp lý cho thực sự phù hợp hơn nữa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hải quan, cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật và tăng cường phối hợp giữa Hải quan và các cơ quan liên quan cũng như Hải quan khu vực và thế giới.
  • 12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường, việc hội nhập kinh tế, tự do hóa thương mại giữa Việt Nam và thế giới đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Một nền kinh tế mở, ít rào cản đối với hoạt động giao lưu thương mại với quốc tế là tiền đề giúp Việt Nam hoàn thiện và phát triển kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay. Hiệp định thuận lợi hóa thương mại TFA (Trade Facilitation Agreement) là thỏa thuận giữa các quốc gia thuộc Tổ chức thương mại thế giới WTO, bắt đầu đàm phán từ năm 2004, hướng tới mục tiêu cắt giảm chi phí trong chuỗi lưu thông hàng hóa xuyên biên giới giữa các quốc gia và mang nhiều tính kỹ thuật trong thủ tục hải quan. Đối với doanh nghiệp, Hiệp định TFA giúp đơn giản hóa, dễ dự đoán và giảm chi phí các thủ tục hải quan. Đối với các quốc gia, Hiệp định thúc đẩy cải cách và nâng cao nghiệp vụ hải quan, tạo ra một một môi trường kinh doanh ổn định và nâng cao vị thế cạnh tranh của chính quốc gia đó. Nhận thấy những lợi ích to lớn từ Hiệp định TFA, Việt Nam – thành viên thứ 150 của WTO đã thể hiện quyết tâm hội nhập quốc tế, cải cách hải quan và tích cực tham gia đàm phán để hiệp định có hiệu lực. Những nội dung trong Hiệp định thuận lợi hóa thương mại TFA hoàn toàn thống nhất với các mục tiêu cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hải quan mà chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy mạnh mẽ trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, TFA còn đề ra hàng loạt các tiêu chuẩn thuận lợi hóa thương mại và các biện pháp hỗ trợ cần thiết để thực thi. Vì vậy, TFA vừa là động lực vừa là nhân tố khuyến khích quá trình cải cách tự thân của Việt Nam để phù hợp hơn. Bắt đầu đàm phán từ năm 2004 và sau gần 10 năm đàm phán, tháng 12/2013, Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại của WTO đã chính thức được thông qua và nằm trong hệ thống các Hiệp định bắt buộc của WTO từ ngày 27/11/2014. Ngày 22/2/2017 đã trở thành dấu mốc quan trọng khi thành viên thứ 164 của WTO nhất trí thông qua Hiệp định - 2/3 quốc gia thành viên WTO đồng ý thông qua để Hiệp
  • 13. 2 định chính thức có hiệu lực. Đây cũng là thỏa thuận đa phương đầu tiên trong 21 năm lịch sử của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO chính thức có hiệu lực. Để việc thực thi TFA thật sự có hiệu quả, cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ và doanh nghiệp. Chính phủ có chức năng tạo ra hành lang pháp lý, cải cách hành chính, phù hợp với những nội dung hiệp định, đồng thời phải phổ biến cho nhiều doanh nghiệp biết đến. Doanh nghiệp trong quá trình thực thi cũng cần phải có những kiến nghị tới chính phủ để Hiệp định thực sự phát huy hiệu quả. Hải quan là vấn đề được nhắc đến nhiều nhất trong Hiệp định và cũng là cơ quan chính thi hành những nội dung theo các tiêu chuẩn mà Hiệp định đề ra. Hiểu và vận dụng Hiệp định TFA sẽ giúp Hải quan Việt Nam tiến hành cải cách thủ tục một cách nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời giúp doanh nghiệp chủ động tận dụng được lợi ích mà Hiệp định mang đến, nâng cao vị thế cạnh tranh trong và ngoài nước. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thuận lợi và khó khăn của Hải quan Việt Nam khi thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO”. 2. Tình hình nghiên cứu Là hiệp định thúc đẩy thương mại quốc tế và có nhiều lợi ích to lớn đối với hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và với nền kinh tế quốc gia nói chung, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển, TFA nhận được khá nhiều sự quan tâm và nghiên cứu từ nhiều tổ chức, cá nhân của Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu này còn khá nhỏ lẻ và chưa có tính liền mạch. Đa số những nội dung nghiên cứu sâu rộng đều thuộc về những tổ chức, trung tâm chuyên môn và có thẩm quyền như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đứng ra thực hiện. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu ở Việt Nam có thể kể đến như: - Nghiên cứu Rà soát pháp luật Việt Nam với cam kết trong Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại trong WTO do Trung tâm WTO - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện với sự hỗ trợ tài chính của Quỹ Thịnh vượng Đông Nam Á, Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích (i) so sánh chi tiết giữa pháp luật thương mại và hải quan của Việt Nam với từng nghĩa vụ, cam kết cụ thể trong TFA; (ii) phân tích đánh giá hiện trạng pháp luật so
  • 14. 3 với yêu cầu của TFA và nhu cầu tự thân của Việt Nam; và (iii) xây dựng các đề xuất về biện pháp thực thi TFA tương ứng. Nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở khía cạnh pháp luật Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định TFA. Những khía cạnh khác như nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật hải quan…trong việc thực thi Hiệp định sẽ được bổ sung thêm trong luận văn này. - Nghiên cứu WTO và Hiệp định tạo thuận lợi thương mại được thực hiện bởi Vụ trưởng vụ hợp tác quốc tế Nguyễn Toàn. Nghiên cứu gồm 3 phần chính: (i) giới thiệu về WTO và vấn đề tạo thuận lợi thương mại; (ii) giới thiệu tổng quan về Hiệp định TFA và (iii) kết quả phân nhóm A các cam kết trong TFA. Nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những thông tin chung nhất về Hiệp định TFA cũng như sự tham gia của Việt Nam thể hiện ở những cam kết nhóm A theo Hiệp định. - Nghiên cứu Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO Doanh nghiệp được lợi gì? Cần làm gì? được thực hiện bởi Giám đốc trung tâm WTO, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Nguyễn Thị Thu Trang. Nghiên cứu gồm 2 phần chính. Phần 1 chỉ ra những lợi ích mà Hiệp định TFA mang lại cho Hải quan Việt Nam cũng như nền kinh tế quốc gia. Từ đó, phần 2 đưa ra những biện pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng để có thể tối đa hóa lợi ích mang lại từ Hiệp định TFA. Khác với nghiên cứu này đi từ góc độ doanh nghiệp, luận văn sẽ tập trung ở khía cạnh Hải quan Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định sẽ đương đầu với những thuận lợi và khó khăn gì, từ đó, đề ra những giải pháp giúp đẩy mạnh thực thi TFA. - Bài viết Thuận lợi hóa thương mại và hài hòa chính sách Logistics tại các quốc gia ASEAN đăng trên tạp chí Kinh tế đối ngoại số 63, trường Đại học Ngoại thương của ba tác giả Nguyễn Thu Thủy, Hoàng Trường Giang và Nguyễn Trung Kiên. Phần 1 của bài viết khái quát vấn đề thuận lợi hóa thương mại nói chung. Phần 2 đi sâu về vấn đề thuận lợi hóa thương mại trong ASEAN về quá trình thuận lợi hóa thương mại cũng như ảnh hưởng của thuận lợi hóa thương mại đối với các gia thành viên ASEAN. Phần 3 tiến hành phân tích so sánh chính sách logistics giữa các thành viên ASEAN, từ đó đề xuất một số giải pháp hài hòa hóa chính sách logistics của các quốc gia trong khu vực ASEAN trong đó có Việt Nam. Như vậy, bài viết chỉ tập trung nghiên cứu thuận lợi hóa thương mại nói chung dưới góc độ
  • 15. 4 hài hòa chính sách logistics của các quốc gia ASEAN, bao gồm cả Việt Nam. Trong khi đó, luận văn giới hạn trong phạm vi Việt Nam, cụ thể là Hải quan Việt Nam đối với việc thực thi cụ thể Hiệp định thuận lợi hóa thương mại. - Bài viết Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam đăng trên tạp chí Kinh tế đối ngoại số 71, trường Đại học Ngoại thương của hai tác giả Trịnh Thị Thu Hương và Phan Thị Thu Hường. Bài viết sau khi đưa ra cái nhìn tổng quan về Hiệp định tạo thuận lợi thương mại, đi sâu hơn vào việc nghiên cứu những cơ hội và thách thức đặt ra đối với Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp đối với Việt Nam về việc phê chuẩn và thực thi TFA. Bài viết mang phạm vi rộng, nghiên cứu chung cho các chủ thể liên quan trên lãnh thổ Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định. Tuy nhiên, thời gian thực hiện bài viết là tháng 2/2015 nên thông tin chưa được cập nhật, nhất là sau khi Hiệp định TFA chính thức có hiệu lực vào ngày 22/2/2017. Về nghiên cứu vấn đề thuận lợi hóa thương mại ở Việt Nam được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế, có thể kể đến: Nghiên cứu Trade Facilitation from a Developing Country Perspective, tạm dịch là Thuận lợi hóa thương mại dưới góc nhìn của một quốc gia đang phát triển được thực hiện bởi Ủy ban thương mại quốc gia Thụy Điển. Phần 1 của nghiên cứu tập trung về việc thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại trong việc tăng phúc lợi xã hội. Phần 2 chỉ ra sự khác biệt giữa các quốc gia đang phát triển về những điều kiện tiên quyết và yêu cầu cần thiết để thực thi hiệp định cũng như những điểm chung dễ dàng nhận ra. Để có thể hiểu rõ hơn về việc thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại ở các quốc gia phát triển, nghiên cứu lấy ví dụ về việc thực thi thuận lợi hóa thương mại ở Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ đưa ra những nhận định mang tính chất chung nhất về vấn đề thuận lợi hóa thương mại ở Việt Nam. Bên cạnh đó, thời gian viết nghiên cứu là năm 2003 nên có những hạn chế về tính cập nhật của thông tin. Đa số các nghiên cứu trên được thực hiện trước khi Hiệp định TFA trở thành Hiệp định bắt buộc của WTO (tháng 11/2014) nên mới chỉ dừng lại ở việc rà soát và đưa ra các khuyến nghị trong việc đàm phán Hiệp định. Tính đến thời điểm tác giả
  • 16. 5 bắt đầu thực hiện luận văn này, Hiệp định TFA mới chính thức có hiệu lực chưa đầy 1 tháng (từ ngày 22/2/2017), vì vậy, những nội dung nghiên cứu mang tính cập nhật về TFA còn hạn chế. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn mà Hải quan Việt Nam sẽ gặp phải khi thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO, đặc biệt là việc thực thi các cam kết nhóm A trong Hiệp định. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chủ yếu nghiên cứu về Hiệp định thuận lợi hóa thương mại trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, cụ thể là Hải quan Việt Nam và các Bộ, ban ngành liên quan. Giới hạn nghiên cứu của luận văn là các biện pháp thuận lợi hóa thương mại trong lĩnh vực hải quan. Trong quá trình xem xét sự phù hợp pháp luật Hải quan Việt Nam với các cam kết của Hiệp định, tác giả giới hạn trong những văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp nhất đến vấn đề thuận lợi hóa thương mại bao gồm Luật Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn thực thi, các văn bản pháp luật trong những lĩnh vực liên quan có hoặc còn hiệu lực trong năm 2016. Về thời gian nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung trong khoảng 10 năm trở lại đây kể từ thời điểm tác giả thực hiện nghiên cứu là tháng 2 năm 2017. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu đề tài “Thuận lợi và khó khăn của hải quan Việt Nam khi thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO” nhằm đề xuất một số giải pháp giúp Hải quan Việt Nam thúc đẩy thực thi các nội dung thuận lợi hóa thương mại của Hiệp định. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài sẽ tập trung (i) làm rõ khái niệm thuận lợi hóa thương mại, lợi ích của thuận lợi hóa thương mại, nội dung của Hiệp định thuận lợi hóa thương mại, quá trình đàm phán cho đến khi Hiệp định thuận lợi hóa thương
  • 17. 6 mại của WTO chính thức có hiệu lực; (ii) phân tích, đánh giá thực trạng của Hải quan Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định, từ đó chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của Hải quan khi thực thi Hiệp định TFA; (iii) đề xuất một số giải pháp cho Hải quan Việt Nam nhằm đẩy mạnh thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, phân tích tại bàn kết hợp sử dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp để thực hiện các nhiệm vụ trên. 6. Kết cấu luận văn Ngoài Mục lục, danh mục viết tắt, danh mục hình và bảng biểu, lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì kết cấu luận văn gồm có ba chương như sau: Chương 1: Khái quát chung Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO Chương 2: Phân tích thuận lợi và khó khăn của Hải quan Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO Chương 3: Một số giải pháp đối với hải quan Việt Nam nhằm đẩy mạnh thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS, TS Trịnh Thị Thu Hương đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ rất nhiều để hoàn thành luận văn này.
  • 18. 7 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO 1.1. Khái quát về thuận lợi hóa thương mại trong WTO 1.1.1. Khái quát về thuận lợi hóa thương mại 1.1.1.1. Định nghĩa về thuận lợi hóa thương mại Thuận lợi hóa thương mại hay tạo thuận lợi thương mại không phải là vấn đề mới trong giao thương quốc tế. Vấn đề này thường xuyên được đề cập trong các Hội nghị xuyên các quốc gia và được tập trung thảo luận trong thời gian dài. Nhiều tổ chức quốc tế lớn trên thế giới thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới thuận lợi hóa thương mại như Tổ chức thương mại quốc tế WTO, Tổ chức hải quan thế giới WCO, Ủy ban kinh tế châu Âu Liên Hiệp Quốc UNECE, Ngân hàng thế giới WB,… Hiểu theo nghĩa hẹp, thuận lợi hóa thương mại tập trung vào việc tiêu chuẩn hóa các thủ tục và đơn giản hóa chứng từ hải quan. Còn theo nghĩa rộng, thuận lợi hóa thương mại bao gồm tất cả các chính sách và biện pháp làm giảm chi phí giao dịch quốc tế trong việc di chuyển hàng hóa qua biên giới. Không chỉ tập trung vào các yếu tố trực tiếp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, các yếu tố như minh bạch, đơn giản và cải thiện môi trường kinh doanh…cũng được chú trọng. Không có nhiều định nghĩa về thuận lợi hóa thương mại, chỉ có một số tổ chức lớn của thế giới và khu vực tiến hành định nghĩa về thuận lợi hóa thương mại. Trong Sổ tay về thuận lợi hóa thương mại của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc UNCTAD, xuất bản năm 2006 có định nghĩa “Thuận lợi hóa thương mại là việc thiết lập một môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch, thống nhất và dễ dự đoán dựa trên việc đơn giản hóa và tiêu chuẩn hóa thủ tục, tập quán, yêu cầu chứng từ, thông quan và vận chuyển hàng hóa. Bản chất của thuận lợi hóa thương mại một mặt đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa bên điều phối hoạt động thương mại và nhà cung cấp dịch vụ, mặt khác đòi hỏi mối quan hệ khăng khít giữa hải quan và các bộ ngành liên quan. Thuận lợi hóa thương mại là một vấn đề rộng
  • 19. 8 lớn và đầy thách thức nhưng hứa hẹn mang lại những lợi ích to lớn cho cả doanh nghiệp và chính phủ các nước nói riêng và toàn cầu nói chung. Nó ảnh hưởng tới rất nhiều mặt như chính trị, kinh tế, hành chính, kĩ thuật, công nghệ và tài chính. Các biện pháp tăng cường thuận lợi hóa thương mại thiên về kĩ thuật, đòi hỏi quản lý và thi hành chuyên nghiệp. Bất kì biện pháp làm đơn giản các giao dịch thương mại, tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch đều có thể coi thuộc các biện pháp thuận lợi hóa thương mại. Nhìn chung, có thể chia các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thành các nhóm có liên quan đến: (i) nghi thức, thủ tục, chứng từ và áp dụng thông tin điện tử cho các giao dịch quốc tế (ii) vận chuyển hàng hóa trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ (minh bạch, dễ dự đoán và thống nhất), khung pháp lý, kết cấu hạ tầng giao thông liên lạc cũng như các công cụ công nghệ thông tin (iii) thông tin trao đổi kịp thời và hình thức truyền tải thông tin tới các bên liên quan Mục tiêu chính của thuận lợi hóa thương mại là đơn giản và tiêu chuẩn hóa chứng từ, thủ tục và vận hành, đồng thời hòa hợp với tập quán hải quan, thỏa thuận đa phương dù là ràng buộc hay tự nguyện. Ủy ban kinh tế châu Âu Liên Hiệp Quốc UNECE đề cập đến thuận lợi hóa thương mại là việc đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa và hài hòa hóa các thủ tục và các dòng thông tin liên quan cần thiết để di chuyển hàng hóa từ người bán sang người mua và tiến hành thanh toán. Mục tiêu cơ bản của thuận lợi hóa thương mại đảm bảo các hoạt động thương mại quốc tế (xuất nhập khẩu) nhanh hơn, rẻ hơn, dễ dự đoán hơn trong khi vẫn đảm bảo an toàn và an ninh. Định nghĩa của UNECE cũng nhấn mạnh không chỉ việc di chuyển hàng hóa qua biên giới trong chuỗi cung ứng toàn cầu là quan trọng mà dòng thông tin giữa các bên cũng vô cùng quan trọng. Dòng thông tin theo quan điểm của UNECE bao gồm cả dữ liệu và các chứng từ, đảm bảo hoạt động giao dịch quốc tế được diễn ra thuận lợi và suôn sẻ. (UNECE,
  • 20. 9 2014). Cũng theo UNECE, thuận lợi hóa thương mại bao gồm bốn nguyên tắc cơ bản: minh bạch, đơn giản, hài hòa và tiêu chuẩn hóa: (i) minh bạch: trong chính sách mở cửa và các hoạt động quản lý, điều phối. Những thông tin như quy định pháp luật và quản lý nhà nước phải được công khai và dễ tiếp cận. Hơn nữa, trong quá trình soạn thảo các chính sách, quy định mang tính bắt buộc, Chính phủ nên tham khảo ý kiến của những thành phần liên quan, đảm bảo sự phù hợp của thông tin. (ii) đơn giản: loại bỏ tất cả những yếu tố thừa, không cần thiết trong các thủ tục, quy trình, cách thức… (iii) hài hòa: đảm bảo sự phù hợp của các quy định, cách thức tiến hành trong nước phù hợp với thông lệ, tiêu chuẩn quốc tế. (iv) tiêu chuẩn hóa: xây dựng các quy chuẩn đồng bộ cho các quy định, nguyên tắc và cách thức áp dụng. Hình 1. 1. Nguyên tắc thuận lợi hóa thương mại Nguồn: UNECE, Trade facilitation - principles and benefits, 2014 Để có thể thực hiện tốt các nguyên tắc trên, đảm bảo thuận lợi hóa thương mại diễn ra, trong nội bộ quốc gia, cần có sự phối hợp hiệu quả và chặt chẽ giữa chính phủ và doanh nghiệp.
  • 21. 10 Thuận lợi hóa thương mại được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm rất nhiều yếu tố, ảnh hưởng không chỉ những quốc gia trực tiếp tham gia cung cấp và tiêu thụ hàng hóa mà còn có những quốc gia thứ ba đóng vai trò nhất định trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên rất khó có thể đánh giá chính xác tác động của từng yếu tố thuận lợi hóa thương mại tới phát triển kinh tế. Vì vậy, để xem xét mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố, thuận lợi hóa thương mại thường được giới hạn trong phạm vi nhất định. Tổ chức Hải quan thế giới WCO định nghĩa thuận lợi hóa thương mại là “tránh các rào cản thương mại không cần thiết”. Điều này có thể đạt được bằng việc áp dụng công nghệ kĩ thuật hiện đại, cải thiện chất lượng quản lý theo hướng hài hòa hóa, phù hợp với các tiêu chuẩn chung quốc tế. Theo quan điểm này, hải quan đóng vai trò trung tâm, tăng cường thuận lợi hóa thương mại bằng việc đơn giản và tiêu chuẩn hóa thủ tục, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí giao dịch. WCO cũng cho rằng việc thực thi các rào cản phi thuế quan như gia tăng kiểm tra thực tế hàng hóa không mang lại lợi ích gì cho phát triển thương mại quốc tế. WCO đồng thời cũng đề cao tầm quan trọng của công nghệ và kỹ thuật hiện đại trong tăng cường thuận lợi hóa thương mại. Cũng nhìn nhận theo nghĩa hẹp, WTO định nghĩa thuận lợi hóa thương mại là “việc đơn giản và hài hòa thủ tục giao dịch quốc tế, bao gồm tập quán và thông lệ trong thu thập, xuất trình, trao đổi và xử lí dữ liệu cho việc vận chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế” (World Trade Organization, 2017). Định nghĩa trên tập trung vào những vấn đề liên quan trực tiếp tới hải quan và biên giới quốc gia, bao gồm 5 nội dung cơ bản: (i) các chứng từ cần thiết (ii) quy trình tiêu chuẩn (iii) tự động hóa và thông tin điện tử (iv) minh bạch, dễ dự đoán và nhất quán (v) hiện đại hóa quản lý xuyên biên giới
  • 22. 11 Định nghĩa của WTO chịu ảnh hưởng của Hiệp định GATT 1994, Điều V, VII, VIII, X, Hiệp định xác định trị giá tính thuế hải quan (thực thi điều VII của GATT 1994), Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu, Hiệp định về giám định hàng hóa trước khi gửi hàng, Hiệp định về quy tắc xuất xứ, Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật. Như vậy, các định nghĩa trên về thuận lợi hóa thương mại tuy khác nhau về cách tiếp cận nhưng đều có điểm chung ở đích đến cuối cùng là tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch quốc tế. Trong luận văn này, tác giả sẽ sử dụng định nghĩa của WTO về thuận lợi hóa thương mại là việc đơn giản, hài hóa thủ tục hải quan, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan hải quan và các bộ phận, ban ngành liên quan, để tăng cường sự hiệu quả trong việc luân chuyển hàng hóa xuyên biên giới quốc gia. 1.1.1.2. Lợi ích và chi phí của thuận lợi hóa thương mại Lợi ích của thuận lợi hóa thương mại Lợi ích của thuận lợi hóa thương mại có thể thấy được thông qua ảnh hưởng tới chi phí giao dịch quốc tế. Chi phí giao dịch quốc tế bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí chuẩn bị chứng từ sao cho phù hợp với quy định hải quan các nước, chi phí di chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất ra cảng, chi phí bốc dỡ hàng hóa ở cảng, chi phí tài chính, bảo hiểm, chi phí vận chuyển hàng hóa xuyên quốc gia. Chi phí gián tiếp bao gồm chi phí cơ hội liên quan đến thời gian và trì hoãn vận chuyển hàng hóa từ người bán đến người mua. Các chi phí này chiếm khoảng 80% tổng chi phí giao dịch quốc tế. Tuy nhiên, giảm chi phí giao dịch quốc tế chưa phản ánh hết lợi ích của thuận lợi hóa thương mại mang lại. Thuận lợi hóa thương mại có thể làm giảm rủi ro giao dịch, đồng thời cho phép sự tham gia nhiều hơn của khu vực tư nhân trong thương mại quốc tế. Lợi ích của thương mại quốc tế tới doanh nghiệp và chính phủ có thể tóm gọn trong bảng sau:
  • 23. 12 Bảng 1. 1. Lợi ích của thuận lợi hóa thương mại đối với chính phủ và doanh nghiệp Lợi ích đối với chính phủ Lợi ích đối với doanh nghiệp - Tăng hiệu quả của các biện pháp quản lý - Khai thác nguồn lực hiệu quả hơn - Tăng doanh thu hợp lý - Khuyến khích đầu tư nước ngoài - Thúc đẩy phát triển kinh tế - Giảm chi phí và giảm sự chậm trễ - Thông quan và giải phóng hàng hóa nhanh hơn do có sự minh bạch về chính sách - Khung hoạt động thương mại đơn giản hơn cho cả hoạt động thương mại nội địa và quốc tế - Nâng cao năng lực cạnh tranh Nguồn: UNECE, Trade Facilitation: An Introduction to the Basic Concepts and Benefits (ECE/TRADE/289), 2002 Từ trung hạn đến dài hạn, thuận lợi hóa thương mại có thể mang đến những lợi ích sau: (i) nâng cao năng lực cạnh tranh Thuận lợi hóa thương mại là nhân tố quan trọng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của mỗi quốc gia. Những thủ tục pháp lý rườm rà có thể dẫn tới giao hàng chậm trễ ra nước ngoài, đồng thời, ảnh hưởng tới uy tín của nhà sản xuất trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, đánh mất cơ hội tham gia vào mạng lưới cung cấp và phân phối trên toàn cầu. Ước tính rằng thuận lợi hóa thương mại đã làm tăng giá trị giao dịch quốc tế 250 tỷ Đô la Mỹ, tương đương 21% nhờ sự cải tổ về hải quan, cảng giao nhận, quy định trong nước và giao dịch điện tử. Ở khu vực châu Á, việc giảm chi phí xuất khẩu trực tiếp có thể làm tăng giá trị xuất khẩu từ 11-14%. (Duval and Utoktham, 2009, tr.25). Đối với các nước thành viên APEC, sự minh bạch trong xuất nhập khẩu có thể giúp những nước này tăng giá trị xuất khẩu lên 7,5%, tương đương 148 tỷ Đô la Mỹ (Helble, Sheperd, and Wilson, 2007, tr.17). (ii) tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài
  • 24. 13 Lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được đổ vào các nền kinh tế đang phát triển nhằm đầu tư cơ sở sản xuất phục vụ xuất khẩu. Nhiều nhà máy nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài. Vì vậy, những nhà đầu tư nước ngoài sẽ quan tâm tới cơ chế và sự hiệu quả về chi phí khi tiến hành xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư. Một quốc gia thực thi thuận lợi hóa thương mại sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn và dễ dàng hòa nhập hơn với nền kinh tế khu vực và thế giới. (iii) tăng sự hiện diện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thương mại quốc tế Doanh nghiệp vừa và nhỏ được coi như nhân tố chính trong tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mới nổi và đang phát triển, những quốc gia còn non yếu và thiếu kinh nghiệm trong các hoạt động giao dịch thương mại quốc tế. Các doanh nghiệp này thường không được khuyến khích khi tham gia vào mạng lưới phân phối sản phẩm toàn cầu do các thủ tục phức tạp và thiếu minh bạch. Vì vậy, cải cách thủ tục đơn giản và thống nhất hơn sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia giao dịch quốc tế. Áp dụng công nghệ hiện đại và tự động hóa trong các thủ tục hải quan sẽ đem lại lợi ích cho các bên tham gia và tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. (iv) góp phần nâng cao mục tiêu tăng trưởng kinh tế Một môi trường kinh doanh hiệu quả sẽ dẫn đến nhiều giao dịch hiệu quả và với chi phí thấp hơn. Theo UNCTAD, sự gia tăng giá trị thương mại quốc tế do thuận lợi hóa thương mại đem lại có thể làm tăng mức thu nhập bình quân đầu người GDP ở các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương khoảng 2,5%. Nhìn chung, thu nhập từ thuận lợi hóa thương mại tạo ra ước tính là 2-3% giá trị hàng hóa trao đổi (Duval and Utoktham, 2009, tr. 30). Chi phí của thuận lợi hóa thương mại Nhiều quốc gia đang phát triển tỏ ra e ngại bởi chi phí tiến hành thuận lợi hóa thương mại. Việc ban hành và thực thi thuận lợi hóa thương mại có thể kéo theo sự ra đời của hàng loạt các phòng, ban liên quan. Tuy nhiên, sự thay đổi này sẽ giúp làm giảm chi phí của chính phủ bởi nó làm tăng tính hiệu quả và minh bạch, loại bỏ
  • 25. 14 những khâu không cần thiết, giúp tiết kiệm và quản lý nguồn lực hiệu quả. Trên thực tế, chi phí cần thiết để ban hành và thực thi thuận lợi hóa thương mại nhỏ hơn rất nhiều so với chi phí tiết kiệm được mà thuận lợi hóa thương mại mang đến. Chưa kể những chi phí ban đầu này sẽ được chính phủ chuyển dần qua những bên tham gia giao dịch thương mại quốc tế bằng việc thu phí những dịch vụ liên quan. Một số loại chi phí liên quan đến thuận lợi hóa thương mại có thể kể đến: (i) chi phí tổ chức, gồm những chi phí như chi phí tái cơ cấu tổ chức hiện hành hoặc tạo ra những tổ chức/cơ quan mới. Những sự thay đổi này có thể kéo theo những cơ chế hoạt động mới để tăng cường trao đổi thông tin và hợp tác giữa các tổ chức, ban ngành liên quan. (ii) chi phí lập pháp, bao gồm chi phí ban hành mới hoặc sửa đổi khung pháp lý hiện tại cho phù hợp với những quy định của đối tác giao dịch quốc tế. (iii) chi phí trang thiết bị và đào tạo, bao gồm chi phí xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu điện tử và mạng máy tính nội bộ, chi phí đào tạo nhân lực để hiểu, vận dụng và quản lý hệ thống. (iv) chi phí khác như sự sụt giảm nguồn thu từ hải quan nói chung. Tuy nhiên, việc áp dụng một số biện pháp khác của thuận lợi hóa thương mại như hệ thống quản lý rủi ro, kiểm toán sau thông quan thường đem lại nguồn thu lớn hơn cho hải quan. 1.1.2. Thuận lợi hóa thương mại trong WTO 1.1.2.1. Sự cần thiết tăng cường thuận lợi hóa thương mại trong WTO Trong những năm gần đây, giá trị thương mại quốc tế ngày càng gia tăng nhờ sự giảm dần của thuế quan và hạn ngạch – kết quả từ những cuộc đàm phán thương mại đa phương. Nhiều giao dịch thương mại quốc tế đồng nghĩa với việc nhiều hàng hóa được tiến hành dịch chuyển qua khỏi biên giới quốc gia. Điều này đặt ra một thách thức cho từng quốc gia trong việc quản lý sự tăng thêm về khối lượng hàng hóa xuất khẩu. Trong khi đó, doanh nghiệp trở nên quan tâm hơn tới các chi phí trong quá trình lưu giữ và dịch chuyển hàng hóa, như chi phí chờ đợi. Những ngành công nghiệp như sản xuất và lắp ráp ô tô, doanh nghiệp không thể chờ đợi để nhập
  • 26. 15 khẩu hoặc xuất khẩu quá lâu. Với những thủ tục rườm rà, không cần thiết sẽ đều gây ra những chi phí không đáng có cho cả doanh nghiệp và chính phủ, và những chi phí này sẽ được dịch chuyển vào tiền thuế, khiến người tiêu dùng phải chịu thiệt. Doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm những chi phí trực tiếp tại biên giới như chi phí cung cấp thông tin, chứng từ cần thiết và chi phí gián tiếp như chi phí cho sự chậm trễ của các thủ tục, đánh mất cơ hội kinh doanh. Đối với chính phủ, những thủ tục rắc rối, rườm rà có thể làm mất doanh thu và sẽ khó khăn trong việc ban hành những chính sách hiệu quả do khó khăn trong xác định nguồn gốc sản phẩm và thu thập thông tin chính xác. Với những giao dịch quốc tế ngày càng phức tạp, đòi hỏi năng lực cao ở các cơ quan là điều mà nhiều quốc gia chưa thể đáp ứng, nhất là với những bộ máy tổ chức, cơ quan cồng kềnh, cũ kĩ và những thủ tục phức tạp, không cần thiết. Để có thể đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, cần thiết phải có những thay đổi đến từ nội bộ trong các cơ quan biên giới của mỗi quốc gia để có thể tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Tuy nhiên, sự thay đổi đó nên diễn ra theo hướng nào? Một quốc gia có phải chỉ cần tiến hành cải thiện những hoạt động của cơ quan hải quan dựa trên những nhận định theo chiều hướng có lợi cho riêng quốc gia đó? Câu trả lời là không. Để có thể tăng tính hiệu quả thương mại quốc tế, đẩy mạnh thông quan hàng hóa nhanh chóng, giữa cơ quan hải quan của nước này và cơ quan hải quan của nước kia cần áp dụng theo những cơ chế, quy tắc chung một cách thống nhất. Nhu cầu về một tổ chức quốc tế đứng ra can thiệp đã dần được hình thành. Ra đời vào năm 1994 với tiền thân là Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (General Agreement on Tariffs and Trade – GATT), Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đưa ra những nguyên tắc chung về thương mại giữa các quốc gia trên thế giới, tiến tới mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giữa các thành viên. Trong đó, việc thuận lợi hóa thương mại giữa các quốc gia luôn được coi là ưu tiên hàng đầu nhằm mở đường cho kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của các nước thành viên. Mặc dù, các thành viên WTO khác nhau về
  • 27. 16 trình độ phát triển kinh tế, việc tăng cường thuận lợi hóa thương mại là cần thiết và yêu cầu các quốc gia thành viên đồng thời thực hiện. Tuy thuận lợi hóa thương mại đã được nhắc đến tại Điều V, VIII, X GATT 1994 nhưng vẫn chưa có một ràng buộc rõ ràng nào để buộc các thành viên thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại. Hiệp định tạo thuận lợi thương mại sẽ là một ràng buộc, giám sát việc thực hiện các cam kết thuận lợi hóa thương mại giữa các quốc gia thành viên. 1.1.2.2. Nhiệm vụ tạo thuận lợi thương mại trong WTO Những nguyên tắc của Hiệp định thuận lợi hóa thương mại mà WTO đặt ra bao gồm: Đảm bảo cân bằng giữa thuận lợi hóa thương mại và tuân thủ pháp luật Thuận lợi hóa thương mại cắt bớt các thủ tục rườm rà, giúp hàng hóa thông quan nhanh chóng từ quốc gia này sang quốc gia khác, tạo điều kiện cho các hành vi gian lận thương mại tinh vi ngày càng tăng, gây thất thu ngân sách và mất kiểm soát hàng hóa nhập khẩu. Vì vậy, tạo thuận lợi hóa thương mại phải đi đôi với hành lang pháp lý chặt chẽ, phải có các biện pháp xử phạt, răn đe nghiêm khắc để hoạt động thương mại quốc tế diễn ra công bằng và suôn sẻ. Đẩy mạnh việc vận chuyển và thông quan hàng hóa Thủ tục hải quan đơn giản, nhanh chóng sẽ giúp việc quản lý hiệu quả, đồng thời giảm thời gian hàng hóa thông quan, tăng hiệu quả chuỗi cung ứng và phân phối sản phẩm toàn cầu. Đẩy mạnh sự phối hợp giữa hải quan và các cơ quan khác. Việc di chuyển hàng hóa qua biên giới để tránh các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại đòi hỏi sự hối hợp hải quan và các cơ quan khác như bộ đội biện phòng, Bộ tài chính, cơ quan thuế,… Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, kỹ thuật Để có thể tiến hành đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thống nhất và tiêu chuẩn hóa hoạt động cơ quan hải quan đòi hỏi có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ
  • 28. 17 thuật cũng như đội ngũ kỹ thuật tốt. Đây là một vấn đề quan trọng, đặc biệt với những quốc gia kém và đang phát triển. (World Trade Organization, 2017) 1.2. Đàm phán về thuận lợi hóa thương mại Nền tảng của thuận lợi hóa thương mại đã ra đời ngay từ khi GATT – tổ chức tiền thân của WTO được hình thành vào năm 1947 và được đề cập trong Hiệp định chung về thuế quan và thương mại. Tuy nhiên, phải đến khi Hiệp định này được sửa đổi vào năm 1994, nội dung thuận lợi hóa thương mại mới được nêu rõ hơn. Tác giả cũng chọn thời điểm năm 1994 là mốc những đàm phán về thuận lợi hóa thương mại bắt đầu. Hình 1. 2. Tóm tắt lịch sử đàm phán thuận lợi hóa thương mại trong WTO Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Hiệp định GATT, điều V, VII và X năm 1994 Hiệp định GATT 1994 được thông qua tại Vòng đàm phán Uruguay – Vòng đàm phán thứ 8 của WTO kể từ năm 1948, điều chỉnh mối quan hệ thương mại hàng hoá quốc tế trên phạm vi toàn cầu. Các vấn đề thuận lợi hóa thương mại đều được đề cập rất rõ trong Hiệp định này: Thuận lợi hóa về quyền tự do quá cảnh của hàng hóa: Hàng hóa được “tự do chuyên chở” quá cảnh qua lãnh thổ của các nước thành viên, và “theo tuyến đường
  • 29. 18 tiện lợi nhất cho quá cảnh quốc tế”, “không có sự phân biệt nào được thực thi căn cứ vào phương tiện treo cờ nào hay xuất xứ từ đâu, nơi đi, nơi đến hay ra vào cảng nào hay trong bất kỳ trường hợp nào liên quan tới quyền sở hữu với hàng hoá, với tàu hay phương tiện vận chuyển”. Và việc vận chuyển “sẽ không bị làm chậm chễ hay bị hạn chế không cần thiết và sẽ được miễn mọi khoản thuế quan áp đặt với quá cảnh”. (Điều V Hiệp định GATT 1994). Thuận lợi hóa thương mại về phí và các thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu: Được quy định cụ thể tại điều VIII, theo đó “Mọi khoản phí và khoản thu khác với bất cứ tính chất nào được các bên ký kết áp dụng nhằm vào hay liên quan tới hàng nhập khẩu hay hàng xuất khẩu sẽ chỉ giới hạn trong chừng mực đủ bù các chi phí cung cấp dịch vụ và không mang tính chất bảo hộ gián tiếp cho sản phẩm nội địa hay là thuế đánh vào xuất nhập khẩu với mục đích thu ngân sách”. Hơn nữa, các quốc gia tham gia thương mại quốc tế trực tiếp với nhau phải “hạn chế tối thiểu các tác động cũng như tính phức tạp của các thủ tục về xuất nhập khẩu, giảm bớt và đơn giản hoá yêu cầu về chứng từ làm thủ tục xuất nhập khẩu”. Như vậy, nguyên tắc đơn giản hóa và minh bạch hóa chứng từ và thủ tục hải quan đã được trực tiếp nhắc đến. Thuận lợi hóa bằng việc minh bạch hóa khung pháp lý, các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu: Các luật, quy tắc, quyết định pháp luật và quy tắc hành chính có hiệu lực chung sẽ được công bố khẩn trương bằng cách nào đó để các chính phủ hay các doanh nhân biết. (Điều X, Hiệp định GATT 1994). Nhìn chung, vấn đề thuận lợi hóa thương mại đã được các nước thành viên WTO sớm tỏ ra quan tâm và đưa vào Hiệp định GATT 1994 thông qua điều V, VIII, X. Tuy nhiên, mới chỉ có một số nội dung của thuận lợi hóa thương mại và chưa có hướng dẫn cụ thể để các nước thành viên thực thi. Hội nghị Bộ trưởng Singapore 1996 Hội nghị Bộ trưởng là cấp độ quyền lực cao nhất của WTO, gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO tham gia và họp ít nhất là hai năm một lần. Hội nghị bộ trưởng sẽ thực thi các chức năng của WTO và thực hiện những hành động
  • 30. 19 cần thiết để thực thi các chức năng này. Hội nghị Bộ trưởng lần đầu tiên họp ở Singapore vào tháng 12/1996, tạo lập thêm 3 nhóm làm việc về quan hệ thương mại và đầu tư, quan hệ thương mại và cạnh tranh, và tính minh bạch trong mua sắm của Chính phủ. Trong tuyên bố của Bộ trưởng Singapore đã cụ thể hóa hơn về các hành động thuận lợi hóa thương mại “Thành lập một nhóm công tác để tiến hành một nghiên cứu về tính minh bạch trong các hoạt động mua sắm chính phủ, tham gia vào các chính sách tài khoá quốc gia, và dựa trên các nghiên cứu này, để phát triển các yếu tố đưa vào một thỏa thuận phù hợp” và “thực hiện công việc thăm dò và phân tích, dựa trên công việc của các tổ chức quốc tế khác có liên quan, về đơn giản hóa các thủ tục thương mại để đánh giá phạm vi quy định của WTO trong lĩnh vực này” (WTO, 1996). Những tuyên bố này về thuận lợi hóa thương mại là tiền đề cho các hội nghị, đàm phán sau này của WTO tiếp tục phát triển. Hội nghị Bộ trưởng Doha – Vòng đàm phán Doha 2001 Vòng đàm phán Doha đã được khởi động tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 4, được tổ chức tại Doha, Quatar vào tháng 11 năm 2001. Mặc dù, mục tiêu ban đầu đưa ra là sẽ kết thúc vòng đàm phán này vào năm 2005 nhưng cho đến tận thời điểm hết tháng 2/2017, vòng đàm phán vẫn tiếp tục. Theo tuyên bố của các Bộ trưởng tại Hội nghị Doha, vòng đàm phán Doha có nhiệm vụ đưa ra thảo luận và đi đến thống nhất những nội dung đàm phán sau: (i) tiếp cận thị trường hàng phi nông nghiệp (NAMA); (ii) nông nghiệp; (iii) dịch vụ; (iv) các vấn đề về quy tắc (rules); (v) sở hữu trí tuệ; (vi) thuận lợi hóa thương mại; (vii) thương mại – môi trường và (viii) thương mại phát triển. Mục tiêu đàm phán là gói cam kết tổng thể tất cả các lĩnh vực trên (“single undertaking”). Như vậy, thuận lợi hóa thương mại đã trở thành 1 trong 8 mục tiêu quan trọng mà các nước thành viên WTO đặc biệt quan tâm. Vào ngày 1/4/2004, 147 nước thành viên đã cùng nhất trí tiến hành đàm phán về thuận lợi hóa thương mại. Đây là bước kế thừa quan trọng từ tinh thần của Hội nghị Bộ trưởng Singapore vào năm 1996 và bước tiến lớn kể từ thất bại của Hội nghị Bộ trưởng tại Cancun vào năm 2003. Quyết định của Đại hội đồng ngày 1
  • 31. 20 tháng 8 năm 2004 hay còn gọi là “Gói tháng 7” nằm trong chương trình làm việc Doha được coi là một bước đột phá trong việc nhận diện và tập trung đàm phán về vấn đề thuận lợi hóa thương mại. Những nội dung chính về thuận lợi hóa thương mại được đề cập đến trong quyết định này tại phụ lục D bao gồm: - Làm rõ và hoàn thiện những nội dung hợp lý của Điều V, VIII và X của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT 1994, nhằm đẩy mạnh giao dịch thương mại, giải phóng hàng hóa, tăng cường trợ giúp kỹ thuật và nâng cao năng lực hợp tác hải quan. - Lưu ý tới nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt với các nước đang phát triển và chậm phát triển. Thời gian chuyển tiếp và thời điểm thực hiện sẽ phụ thuộc vào năng lực thực thi của các nước thành viên đang phát triển và chậm phát triển. Các nước chậm phát triển sẽ được yêu cầu thực hiện cam kết phù hợp với sự phát triển, năng lực tài chính, quản lý và điều hành của các nước đó. - Trợ giúp kĩ thuật và hỗ trợ xây dựng năng lực là cần thiết đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển. Các nước thành viên phát triển phải tự cam kết hỗ trợ và trợ giúp những vấn đề trên cho các nước chậm phát triển. Các nước đang phát triển và chậm phát triển cũng sẽ được trợ giúp thực hiện các cam kết phù hợp với năng lực của họ. - Hợp tác với các tổ chức quốc tế phù hợp, bao gồm IMF, OECD, UNCTAD, WCO và Ngân hàng Thế giới để đảm bảo thực thi cam kết hiệu quả. Nội dung thuận lợi hóa thương mại tiếp tục được đưa ra đàm phán tại vòng đàm phán diễn ra tại Hồng Kông vào tháng 12/2005. Theo tuyên bố của Bộ trưởng, thuận lợi hóa thương mại sẽ được các nước tiếp tục tiến hành đàm phán theo tinh thần của Quyết định hội đồng vào tháng 8 năm 2004. Tuyên bố cũng đề cập tới hơn 50 báo cáo của nhóm đàm phán thuận lợi thương mại – nhóm đàm phán của WTO được thành lập từ tháng 10 năm 2004 nhằm đẩy nhanh tiến trình đàm phán. Nhóm đàm phán bao gồm đại diện của các nước thành viên WTO với những quan điểm đàm phán khác nhau. Đại diện châu Phi cho rằng những thỏa thuận về thuận lợi hóa thương mại chỉ nên giới hạn trong Điều V, VIII và X của GATT vì lo ngại năng lực thực thi các cam kết về thuận lợi hóa thương mại của các nước đang
  • 32. 21 phát triển và chậm phát triển. Về phía Hoa Kì, đại diện nước này cho rằng nên công bố rộng rãi trên mạng Internet các quy tắc, thủ tục hải quan cũng như những khoản phí liên quan đến xuất nhập khẩu của từng nước thành viên. Đài Loan và Nhật Bản đề xuất cần có một trung tâm về thông tin một cửa các quốc gia. Từ tháng 11/2004 đến tháng 10/2005, nhóm đàm phán đã họp tới 12 lần và đã gửi khoảng 50 báo cáo liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của thuận lợi hóa thương mại như xuất bản các quy định của Cục quản lý thương mại, hợp tác hải quan biên giới, giải phóng hàng hoá, lệ phí lãnh sự, hàng hóa quá cảnh, hỗ trợ kĩ thuật,... Ngoài ra, các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hải quan thế giới và Ngân hàng thế giới cũng đã có những đóng góp bằng văn bản liên quan đến vấn đề này. Ngày 20/1/2007, vòng đàm phán Doha chính thức khởi động lại sau gần 8 tháng gián đoạn do bất đồng các quan điểm về thuế nông sản giữa các thành viên WTO. Tuy nhiên, cho đến nay, vòng đàm phán Doha vẫn tiếp tục tiếp diễn và chưa có dấu hiệu kết thúc, nhưng những nội dung về thuận lợi hóa thương mại nhìn chung đã đạt được thỏa thuận tới 90%. Hội nghị Bộ trưởng Bali 2013 Sau thời gian dài đàm phán, các nước thành viên WTO đã đi đến thống nhất về việc thông qua Hiệp định thuận lợi hóa thương mại tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 9 tại Bali, Indonesia. Và đến tháng 11/2014, các quốc gia đã nhất trí thông qua Nghị định thư sửa đổi để đưa Hiệp định này vào phụ lục 1A của Hiệp định Marrakesh thành lập WTO. Hiệp định chỉ có hiệu lực khi có trên hai phần ba quốc gia thành viên, tức là 112 nước trên tổng số 164 quốc gia WTO phê chuẩn. Hiệp định thuận lợi hóa thương mại chính thức có hiệu lực 2017 Vào ngày 22/2/2017 khi bốn nước Rwanda, Oman, Cộng hòa Chad và Jordan gửi văn kiện phê chuẩn Nghị định thư TFA đã đưa ngày này trở thành dấu mốc quan trọng không chỉ đối với các nước thành viên WTO mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu. Hiệp định thuận lợi hóa thương mại là hiệp định thương mại đa phương đầu tiên được thông qua kể từ sau khi WTO được thành lập vào năm 1995. Thông qua Hiệp định, WTO kỳ vọng sẽ góp phần giảm 14,3% chi phí thương mại bình
  • 33. 22 quân trên toàn thế giới, góp phần tăng 1.000 tỷ USD tổng kim ngạch thương mại toàn thế giới và tăng quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới lên 0,54%. Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới và tham gia ngay vào vòng đàm phán Doha. Tính đến hết năm 2007, Việt Nam đã trải qua hơn 50 phiên đàm phán chính thức và hàng trăm phiên làm việc nhóm, tổ và luôn thể hiện thiện chí, thái độ tích cực trong việc tham gia đàm phán. Bộ Tài chính cũng đã có Quyết định số 2947/QĐ-BTC ngày 12/11/2010 về thành lập Nhóm công tác liên bộ với thành phần gồm 21 cá nhân đại diện từ các bộ, ngành cơ quan có liên quan và Tổng cục Hải quan đảm trách vai trò Trưởng nhóm đàm phán. Với vai trò chủ trì đàm phán Hiệp định, Bộ Tài chính, cụ thể là Tổng cục Hải quan đã hoàn thiện thủ tục trình Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi tại phiên họp lần thứ 10 Quốc hội Khóa 13. Ngày 26/11/2015, Quốc hội đã ra Nghị quyết số 108/2015/QH13 phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi Hiệp định Marrakesh thành lập WTO. 1.3. Nội dung chính của Hiệp định thuận lợi hóa thương mại Sau gần 10 năm đàm phán và 4 năm phê chuẩn, Hiệp định thuận lợi hóa thương mại TFA đã chính thức có hiệu lực và mang tính chất ràng buộc đối với tất cả các quốc gia thành viên. Hiệp định đặt ra các tiêu chuẩn rõ ràng và toàn diện dựa trên các chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện cho việc thực thi được dễ dàng và thống nhất. Hiệp định TFA bao gồm 24 điều, chia thành 3 phần chính: Phần I: Gồm 12 điều khoản, quy định về các biện pháp kỹ thuật liên quan đến tính minh bạch và việc công bố rộng rãi thông tin, quản lý quy định pháp lý liên quan đến thương mại, thông quan hải quan và quá cảnh thương mại. Phần II: Gồm 10 điều khoản quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các quốc gia thành viên đang phát triển và kém phát triển. Phần III: Gồm 2 điều khoản về thỏa thuận thể chế và điều khoản cuối cùng. Có thể tóm tắt nội dung cụ thể các phần như sau: Phần I
  • 34. 23 Những vấn đề liên quan đến thông tin được đề cập đến trong Hiệp định bao gồm: Công bố thông tin: khoản 1, điều 1 của Hiệp định quy định thông tin phải được công bố công khai và để chính phủ, doanh nghiệp và các bên liên quan dễ dàng thu thập. Những thông tin bao gồm: (a) thủ tục xuất nhập khẩu và quá cảnh bao gồm thủ tục tại cảng, sân bay, hoặc các điểm chung chuyển khác và các chứng từ theo yêu cầu; (b) mức thuế suất của thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế phí khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, (c) các loại phí, lệ phí do chính phủ các nước quy định về hoặc liên quan tới xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh; (d) các nguyên tắc phân loại hàng hóa hoặc nhằm mục đích xác định trị giá hải quan, (e) các văn bản pháp luật, các quy định liên quan đến xuất xứ hàng hóa, (f) quy định cấm hoặc hạn chế xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh; (g) quy định xử phạt với các hành vi phá vỡ hợp đồng, gây ảnh hưởng tới các hoạt động xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh, (h) thủ tục khiếu nại hoặc khiếu kiện, (j) thỏa thuận hay một phần thỏa thuận với một hoặc nhiều quốc gia liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh; (j) các thủ tục, quy định liên quan tới quản lý hạn ngạch thuế quan. Thông tin công bố trên mạng Internet: Các thành viên có trách nhiệm cập nhật những thông tin trên Internet: các quy định, thủ tục liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu và quá cảnh, khiếu nại hoặc khiếu kiện, các tờ khai và chứng cần thiết liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh, thông tin liên hệ của các điểm giải đáp. Đồng thời, Hiệp định cũng khuyến khích các nước thành viên cung cấp thêm các thông tin liên quan đến thương mại qua mạng Internet. Điểm hỏi đáp công khai và cơ hội góp ý trước khi thông tin có hiệu lực: Các nước thành viên WTO phải có trách nhiệm thành lập một hoặc nhiều điểm giải đáp để trả lời những thắc mắc của chính phủ, doanh nghiệp và các bên liên quan về những vấn đề xuất nhập khẩu, quá cảnh trong thời hạn hợp lý. Việc trả lời những thắc mắc này được khuyến khích không thu phí, nếu có phí, mức phí này phải ở mức tối thiểu nhất có thể. Các quốc gia ban hành hoặc sửa đổi luật và các quy định liên quan đến việc thông quan hàng hóa phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các bên liên quan tham gia đóng góp ý kiến.
  • 35. 24 Xác định trước: Xác định trước là một quyết định bằng văn bản mà quốc gia ban hành cho người nộp đơn trước khi nhập khẩu hàng hóa, bao gồm những nội dung về phân loại hàng hóa trước, xác định xuất xứ trước, xác định trị giá hàng hóa trước thay cho việc phải chờ hàng đến cảng rồi mới tiến hành khai báo và làm thủ tục hải quan thông thường. Đây cũng là một điểm mở rộng so với 3 điều V, VIII và X của GATT, nhằm rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan và đẩy nhanh tiến độ giải phóng hàng hóa. Các nước thành viên phải công bố công khai các quy định liên quan đến hình thức và nội dung cũng như thời hạn ban hành và thời hạn có hiệu lực của đơn đề nghị xác định trước. Trường hợp từ chối ban hành phải ngay lập tức thông báo bằng văn bản kèm theo những căn cứ, lý do từ chối. Phí, lệ phí liên quan xuất nhập khẩu và quá cảnh: Những thông tin như loại phí và lệ phí áp dụng, lý do thu phí, các cơ quan chịu trách nhiệm, thời điểm và cách thức nộp phải được thông báo rộng rãi. Ngoài ra, những khoản phạt chỉ được áp dụng khi các bên vi phạm hợp đồng, quy định, thủ tục hải quan các nước và trên tinh thần khuyến khích các bên tự giác thực hiện đúng theo quy định. Thủ tục khiếu nại, khiếu kiện: Các nước phải có quy định rõ ràng và phải công bố kịp thời, công khai để các bên liên quan có thể nắm bắt được. Các khiếu nại, khiếu kiện phải được giải quyết dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử. Trong trường hợp không được giải quyết hoặc giải quyết chưa thích đáng, người khiếu kiện có quyền khiếu kiện lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn. Giải phóng và thông quan hàng hóa: Trước khi hàng đến, những chứng từ điện tử cần được nộp cho cơ quan hải quan. Điều 7 cũng cho phép các nước lựa chọn thanh toán điện tử với các khoản phí và lệ phí liên quan đến xuất nhập khẩu và quá cảnh, tiến hành thông quan và giải phóng hàng trước khi ra quyết định cuối cùng về thuế ngay khi đáp ứng các điều kiện cần thiết. Các nước thành viên cũng cần phải áp dụng hệ thống quản lý rủi ro hải quan dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử, nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình giải phóng hàng hóa có rủi ro thấp cũng như kiểm soát hàng hóa có rủi ro cao.
  • 36. 25 Các thủ tục liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh: Điều 10 của Hiệp định TFA quy định các nước trong việc xem xét các thủ tục hải quan liên quan đến xuất nhập khẩu và quá cảnh cần phải đơn giản, nhanh chóng và tối thiểu hóa chi phí. Những bản sao bằng giấy hoặc điện tử được khuyến khích sử dụng. Hệ thống thông tin một cửa cho phép các bên nộp chứng từ, văn bản cần thiết qua một cơ quan duy nhất cần được duy trì và thúc đẩy. Hàng hóa bị từ chối nhập khẩu sẽ được cho phép tái ký gửi hoặc trả lại người xuất khẩu. Hàng hóa gia công trong nước và nước ngoài cần có quy định rõ ràng về việc miễn thuế hoặc nộp một phần thuế trước khi tiến hành xuất nhập khẩu. Hợp tác hải quan: Các cơ quan biên giới phải hợp tác với nhau và phối hợp chặt chẽ nhằm thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại giữa các bên (điều 8 TFA). Các cơ quan hải quan được khuyến khích trao đổi thông tin nhưng vẫn đảm bảo bảo mật thông tin quan trọng, cùng nhau nâng cao năng lực hải quan. Nhìn chung, phần I của Hiệp định tập trung những vấn đề cơ bản, khuyến khích minh bạch hóa, đơn giản hóa thông tin, thủ tục hải quan cũng như việc giải phóng hàng hóa, từ đó tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Phần II Phần II của Hiệp định TFA quy định rõ 40 cam kết, tức 40 khoản của 12 điều tại Phần I dựa trên cơ sở rà soát năng lực thực thi và thực tiễn quản lý được chia thành 3 nhóm cam kết A, B, C và việc thực hiện các cam kết này có sự khác biệt giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển/kém phát triển. Trong 3 nhóm cam kết, các cam kết nhóm A là những cam kết mà các nước thành viên đang và kém phát triển phải thực hiện ngay khi Hiệp định có hiệu lực, hoặc chậm nhất trong vòng 1 năm kể từ ngày có hiệu lực đối với nước kém phát triển. Các cam kết nhóm B cho phép các nước đang hoặc kém phát triển thêm một khoảng thời gian chuẩn bị thực hiện sau khi Hiệp định có hiệu lực. Các cam kết nhóm C ngoài việc cho phép thời gian chuẩn bị còn yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực để thực hiện sau khi Hiệp định có hiệu lực. Các nước đang và kém phát triển có thể linh hoạt chuyển đổi các cam kết từ nhóm B sang nhóm C bằng
  • 37. 26 việc thông báo cho Ủy ban. Theo đó, các nước thành viên cần cung cấp thêm thông tin về việc hỗ trợ kỹ thuật cũng như nâng cao năng lực. Đối với cam kết nhóm B, các nước đang phát triển phải thông báo những cam kết thuộc nhóm B cũng như thời hạn thực hiện những cam kết đó và không muộn hơn 1 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, các cam kết nhóm B này cần được thực hiên. Các nước kém phát triển có thời hạn 2 năm kể từ ngày thông báo để thông báo cho Ủy ban về quyết định thực hiện các cam kết nhóm B hay không cùng thời hạn thực hiện. Bên cạnh đó, những nước kém phát triển còn có thể nộp đơn gia hạn thêm thời gian thực hiện các cam dựa trên tình hình các nước. Đối với cam kết nhóm C, các thành viên thuộc nhóm các nước đang phát triển phải thông báo tới hội đồng về những cam kết thuộc nhóm C cũng như thời hạn thực hiện những cam kết đó. Trong vòng một năm sau khi thông báo trên, các thành viên đang phát triển và thành viên tài trợ phải cung cấp thông tin về việc duy trì hoặc những nội dung cần thiết để hỗ trợ xây dựng năng lực trong việc thực hiện các cam kết nhóm C. Các nước kém phát triển cũng phải gửi thông báo cam kết nhóm C, thời hạn thực hiện cũng như tài liệu liên quan 2 năm sau ngày thông báo. Tương tự các nước đang phát triển, các nước kém phát triển và các nhà tài trợ các nước phát triển phải cung cấp thông tin chậm nhất là hai năm sau ngày thông báo. 18 tháng tiếp theo, nước được tài trợ và nước tài trợ phải thông báo về tiến trình cung cấp tài trợ cũng như thời hạn chính thức cho việc thực hiện. Tuy nhiên, các thời hạn trên có thể được kéo dài nếu các nước kém phát triển đưa ra được lý do hợp lý. Để hỗ trợ xây dựng năng lực thực thi hiệp định, các nguyên tắc cần phải chú ý là: (a) xem xét đến khung phát triển tổng thể của các nước được hỗ trợ cũng như các chương trình cải cách, hỗ trợ kĩ thuật đang nhận được hỗ trợ; (b) các hoạt động nhằm thúc đẩy hội nhập khu vực và tiểu khu vực; (c) đảm bảo thành phần kinh tế tư nhân nhận được hỗ trợ liên quan thuận lợi hóa thương mại; (d) thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên và các tổ chức liên quan khác nhằm đạt được kết quả cao nhất; tránh sự hỗ trợ trùng lặp với các tổ chức khác thuộc các thỏa thuận song phương và đa phương; (e) khuyến khích sử dụng các hình thức hợp tác sẵn có trong nước và khu vực như hội nghị bàn tròn và các nhóm cố vấn nhằm phối hợp và quản
  • 38. 27 lý việc thực hiện cam kết; (f) khuyến khích các nước đang phát triển hỗ trợ nâng cao năng lực cho các nước đang và chậm phát triển. Đối với các thành viên tài trợ, để tham gia hỗ trợ các thành viên đang phát triển và kém phát triển phải nộp các thông tin hỗ trợ như các hình thức hỗ trợ, tình trạng hỗ trợ, số tiền cam kết và thủ tục giải ngân. Việc cung cấp công khai các thông tin về hỗ trợ nâng cao năng lực của cả nước được hỗ trợ và nước hỗ trợ sẽ đảm bảo được tính minh bạch trong việc thực hiện các cam kết B và C của Hiệp định. Phần III Về thỏa thuận thể chế: Uỷ ban thuận lợi hóa thương mại theo Hiệp định này sẽ được thành lập. Ủy ban thuận lợi hóa thương mại cho phép tất cả các thành viên tham gia và tự lựa chọn Chủ tịch của mình, thực hiện các trách nhiệm được chỉ định trong Hiệp định hoặc bởi các thành viên. Cứ 4 năm một lần, Ủy ban sẽ tiến hành đánh giá lại việc thực thi Hiệp định và tiến hành điều chỉnh, sửa đổi nếu cần. Các quốc gia thành viên cần thành lập và duy trì Ủy ban thuận lợi hóa thương mại quốc gia nhằm thực hiện các quy định của Hiệp định. Về tính pháp lý của Hiệp định: Hiệp định thuận lợi hóa thương mại có tính chất ràng buộc tất cả các thành viên của WTO và các cam kết cần phải được bắt đầu thực hiện kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Các nước thuộc Liên minh hải quan quốc tế hoặc là thành viên của thỏa thuận kinh tế khu vực có thể hỗ trợ việc thực hiện cam kết theo Hiệp định trong phạm vi khả năng. Hiệp định này không làm hạn chế nội dung của Hiệp định GATT 1994 hay Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và Hiệp định các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật.
  • 39. 28 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM TRONG VIỆC THỰC THI HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO 2.1. Giới thiệu chung về Hải quan Việt Nam Hải quan Việt Nam, tổ chức tiền thân là “Sở Thuế quan và thuế gián thu” được thành lập ngay sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, vào ngày 10/9/1945. Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, Hải quan Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài và tăng cường giao thương quốc tế. Những cột mốc lịch sử quan trọng của Hải quan Việt Nam - Ngày 10/9/1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp, thay mặt Chính phủ ký thành lập “Sở thuế quan và thuế gián thu” theo sắc lệnh số 27-SL của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. - Ngày 30/8/1984 Hội đồng Nhà nước phê chuẩn thành lập Tổng Cục Hải quan và Tổng cục Hải quan trực thuộc Chính phủ. - Ngày 29/6/2001, thay mặt Quốc hội nước CNXHCN Việt nam, Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh ký quyết định số 29/2001/QH10 ban hành Luật Hải quan. - Ngày 04/9/2002, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải ký Quyết định số 113/2002/QĐ-TTg chuyển Tổng cục Hải quan vào Bộ Tài chính - Ngày 26/01/2005, 05 cán bộ Hải quan Việt Nam nhận bằng danh dự của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). - Ngày 14/6/2005, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan. Luật này có hiệu lực từ ngày 01-01-2006. - Ngày 23/6/2014, Quốc hội ban hành Luật Hải quan 2014. Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 Tầm nhìn, phương châm hoạt động và nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam
  • 40. 29 Trong thời gian tới, Hải quan Việt Nam hướng tới xây dựng thành lực lượng chuyên nghiệp cao, có chuyên môn sâu và hiện đại, hoạt động minh bạch, liêm chính và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ phát triển kinh tế đất nước. Phương châm hoạt động của Hải quan Việt Nam là “Chuyên nghiệp – Minh bạch – Hiệu quả” Theo quy định tại điều 11 Luật Hải quan 2014, Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Cơ cấu, tổ chức của Hải quan Việt Nam Cơ cấu, tổ chức của Hải quan Việt Nam có thể minh họa bằng hình vẽ sau: Hình 2. 1. Cơ cấu, tổ chức của Hải quan Việt Nam (Nguồn: Hải quan Việt Nam, Nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan, 2015A)
  • 41. 30 Hải quan Việt Nam bao gồm các tổ chức hải quan ở Trung ương và các cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Tổng cục Hải quan. Các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các tổ chức hải quan ở trung ương gồm: Vụ Pháp chế; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Thanh tra - Kiểm tra; Văn phòng (có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh); Cục Giám sát quản lý về hải quan; Cục Thuế xuất nhập khẩu; Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục Tài vụ - Quản trị; Cục Quản lý rủi ro; Cục Kiểm định hải quan; Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan; Viện Nghiên cứu Hải quan; Trường Hải quan Việt Nam; Báo Hải quan. Các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Tổng cục Hải quan của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ; An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau; Cao Bằng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Đồng Tháp, Điện Biên, Gia Lai - Kon Tum, Hà Giang, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Khánh Hoà, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Tây Ninh, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế. 2.2. Thực trạng năng lực Hải quan Việt Nam dưới góc độ thực hiện các cam kết theo Hiệp định thuận lợi hóa thương mại Ngày 22/2/2017 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng khi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại nhận được đủ số phiếu nhất trí của 2/3 quốc gia thành viên WTO và chính thức có hiệu lực. Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định TFA từ tháng 11/2015. Về khía cạnh chính trị, đối ngoại, Hiệp định TFA phù hợp với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao vị thế Việt Nam trong khu vực và quốc tế. Về kinh tế xã hội, thực thi Hiệp định TFA sẽ thúc đẩy việc thông quan, giải phóng hàng hóa tại các cửa khẩu. Những nội dung trong TFA hoàn toàn phù hợp với mục tiêu cải cách hành chính, thủ tục hải quan mà Chính phủ đặt ra. Về khía cạnh pháp lý, TFA còn đưa ra một hệ thống các tiêu chuẩn thuận lợi hóa thương mại rõ ràng, thống nhất và mang tính toàn cầu, giúp đẩy
  • 42. 31 mạnh phát triển và tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, sau khi phê chuẩn TFA, Việt Nam sẽ có cơ hội nhận được các hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế, các cơ quan hải quan nước ngoài để thực hiện Hiệp định. Các hỗ trợ này sẽ góp phần vào công cuộc cải cách và hiện đại hóa của ngành hải quan nói riêng và cải cách thủ tục tại biên giới nói chung, góp phần vào sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Theo công hàm số 334/VNM.14 của Phái đoàn Việt Nam tại Geneva, Thụy Sĩ, Việt Nam liệt kê 15 cam kết thuộc nhóm A – những cam kết thực hiện ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực gồm: Bảng 2. 1. Những cam kết của Hiệp định TFA được Việt Nam phân loại nhóm A STT Điều, khoản Cam kết 1 1.3 Điểm giải đáp 2 1.4 Thông báo 3 2.1 Cơ hội góp ý và thông tin trước thời điểm có hiệu lực 4 2.2 Tham vấn 5 4.1 Quyền khiếu nại hoặc khiếu kiện 6 6.1 Quy định chung về phí và lệ phí phải thu hoặc có liên quan đến xuất khẩu và nhập khẩu và xử phạt 7 6.2 Quy định cụ thể đánh vào phí và lệ phí hoặc liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu 8 8 Các lô hàng được xử lý nhanh 9 9 Vận chuyển hàng hóa dưới sự giám sát hải quan đối với nhập khẩu 10 10.1 Các yêu cầu về thủ tục và chứng từ 11 10.2 Chấp nhận bản sao 12 10.6 Sử dụng Đại lý hải quan 13 10.7 Các thủ tục quản lý biên giới và yêu cầu chứng từ chung 14 11.1-3 Phí quá cảnh, Quy định, và Thủ tục 15 11.4 Quá cảnh tăng cường không phân biệt đối xử Nguồn: Bộ Ngoại giao Việt Nam, Công hàm số 334/VNM.14, 2014
  • 43. 32 25 cam kết thuộc nhóm B và C còn lại theo quy định tại Phần II của Hiệp định TFA và dựa trên năng lực thực thi quy định sẽ được Việt Nam thông báo trong vòng một năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. Từ khi gia nhập WTO và tham gia đàm phán thuận lợi hóa thương mại từ năm 2008 đến nay, Việt Nam – thành viên thuộc nhóm quốc gia đang phát triển đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các thành viên khác và các tổ chức quốc tế liên quan. Những sự hỗ trợ này đến từ các dự án hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp trang thiết bị với giá trị lên tới hàng trăm triệu Đô la Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tiến hành cải cách hải quan, thủ tục hành chính cũng như phát triển kinh tế. Có thể kể tên một số dự án lớn như: - Dự án về quản lý rủi ro (2007-2010) trị giá 1.083.000 USD - Dự án nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tại chi cục (2009-2012) trị giá 1.628.412 USD; - 02 Dự án trang bị hệ thống máy soi container tại cảng Cát Lái (2008-2010) và cảng Hải Phòng trị giá 19.073.966 USD; - Dự án máy soi công ten nơ tại Lao Bảo trị giá 2 triệu USD; - Chương trình xây dựng hải quan một cửa do Hoa Kỳ tài trợ năm 2010 trị giá 1 triệu USD; - Chương trình viện trợ hệ thống phát hiện chất phóng xạ hàng hóa xuất nhập khẩu trong khuôn khổ sáng kiến Megaports (trị giá 71 tỷ VND) và chương trình IAEA (trị giá 6 tỷ VND); - Dự án viện trợ không hoàn lại hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS trị giá 34 triệu USD (2011-2014); - Dự án hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện hệ thống VNACCS/VCIS giai đoạn 2 trị giá 5 triệu USD (2015-2018). Hiệp định TFA mới có hiệu lực nên chưa có căn cứ thực tiễn để tổng kết. Tuy nhiên trong quá trình tham gia đàm phán, các nội dung cam kết đã từng bước được chuyển tải vào Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn luật cũng như từng bước đầu biến những cam kết đó thành hành động cụ thể. Vì vậy, tác giả sẽ tập trung khai thác về năng lực hải quan Việt Nam phù hợp để thực thi các cam kết theo Hiệp định
  • 44. 33 thuận lợi hóa thương mại thay vì khai thác những theo hướng những cam kết nào đã được thực hiện. 2.2.1. Pháp luật Hải quan Việt Nam trong việc phù hợp thực hiện các cam kết theo Hiệp định thuận lợi hóa thương mại Là thành viên của Công ước Kyoto sửa đổi về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan, ngay từ khi mới gia nhập WTO, Việt Nam đã bắt tay sửa đổi nhiều quy định trong pháp luật hải quan theo những quy định của Công ước này. So sánh với các cam kết trong Hiệp định TFA, ta có thể nhận ra nhiều điểm tương đồng giữa Hiệp định TFA và Công ước Kyoto. Có thể nói, các cam kết trong TFA được xây dựng dựa trên Công ước Kyoto và nhằm ràng buộc các thành viên có nghĩa vụ thực hiện. Bên cạnh đó, theo đường lối của Đảng và Nhà nước trong thời gian gần đây, Việt Nam đã thực hiện những bước tiến lớn trong công cuộc cải cách hành chính cũng như tăng cường tính minh bạch và công khai của hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật hải quan. Vì vậy, đa số nghĩa vụ cam kết trong Hiệp định thuận lợi hóa thương mại đã được quy định trong pháp luật Việt Nam. Cụ thể pháp luật Việt Nam đã hoàn toàn đáp ứng các nghĩa vụ sau của TFA: Cam kết về việc công bố thông tin và thông tin trên mạng Internet được quy định tại khoản 1 và 2 của điều 1 TFA: Theo điều 57 và 81 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) phải được đăng công báo và phải đăng tải toàn văn trên trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành chậm nhất là hai ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành và phải đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng. Việc hướng dẫn thực hiện Luật này được quy định trong Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ban hành VBQPPL và Nghị định số 100/2010/NĐ- CP về công báo. Luật công nghệ thông tin 2006, Điều 28 cũng quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản pháp luật có liên quan, quy trình, thủ tục hành chính phải có trên trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước và phải cho phép truy cập miễn phí. Cam kết thiết lập và duy trì các điểm giải đáp theo khoản 3, điều 1 TFA: Luật Hải quan 2014, điều 19.2 có quy định công chức hải quan là “người hướng dẫn
  • 45. 34 người khai hải quan, cá nhân, tổ chức khi có yêu cầu”. Điều 10 Nghị định 66/2008/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cũng nêu rõ trách nhiệm giải đáp pháp luật thông qua các hình thức văn bản, mạng, trực tiếp, điện thoại. So với quy định cụ thể tại Khoản 3, Điều 1 TFA, những quy định của pháp luật Việt Nam đã nhắc đến nội dung về điểm hỏi đáp nhưng chỉ giới hạn trong đối tượng doanh nghiệp, tổ chức làm thủ tục hải quan là chủ yếu và chưa có một đầu mối chung quản lý tất cả các điểm hỏi đáp. Cam kết về tạo cơ hội góp ý trước thời hạn hiệu lực và tham vấn giữa cơ quan biên giới và chủ thể liên quan tại điều 2 TFA: Theo quy định tại Điều 6, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức khác, cá nhân có quyền và được tạo điều kiện góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.” và tổ chức ban hành phải tạo điều kiện “lấy ý kiến của đối tượng trực tiếp chịu tác động của văn bản pháp luật trong vòng 60 ngày (Điều 57, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015). Các quy định liên quan đến thủ tục hải quan đều thuộc nhóm quy phạm pháp luật và như vậy, trong quá trình dự thảo, các văn bản này đều phải lấy ý kiến trong vòng 60 ngày. Trên thực tế, việc lấy ý kiến doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan còn nhiều hạn chế như dự thảo lấy ý kiến không phải là dự thảo cuối cùng nên ý kiến đóng góp nhiều khi không được cân nhắc đưa vào dự thảo mới, thời hạn lấy ý kiến thường ngắn, khiến cho việc góp ý không hiệu quả… Pháp luật hải quan hiện hành chưa có quy định trực tiếp về việc tham vấn định kì giữa cơ quan hải quan và đối tượng liên quan. Tuy nhiên, các văn bản nội bộ của ngành Hải quan như Quyết định 1915/2007/QĐ-TCHQ ngày 17/10/2007 và Quyết định 78/2007/QĐ-BTC ngày 18/9/2007 đều đề cập việc tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc cho người khai hải quan, người nộp thuế. Cam kết xác định trước tại điều 3 TFA: Khoản 26 điều 4 Luật Hải quan 2014 có định nghĩa “Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan là việc cơ quan hải quan xác định mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa trước khi làm thủ tục