SlideShare a Scribd company logo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***---------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI CỦA
WTO VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO HẢI QUAN
VÀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên: Đặng Minh Thúy
Mã số sinh viên: 1111110087
Lớp: Anh 6 KT
Khóa: 50
Người hướng dẫn khoa học: Ths. Đinh Khương Duy
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
APEC
The Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác kinh tế
Châu Á Thái Bình Dương
FTA Free trade agreement
Hiệp định Thương mại tự
do
GATT
General Agreement on Tariffs
and Trade
Hiệp ước chung về Thuế
quan và Mậu dịch
ICC
International Chamber of
Commer
Phòng Thương mại quốc tế
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
OECD
Organisation for Economic Co-
operation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế
SPS
Sanitary and Phytosanitary
Measure
Các biện pháp kiểm dịch
động thực vật
TBT Technical Barriers to Trade
Các hàng rào kỹ thuật đối
với thương mại
TFA Trade Facility Agreement
Hiệp định tạo thuận lợi
thương mại
TTHC Thủ tục hành chính
UN/CEFACT
The United Nations Centre for
Trade Facilitation and
Electronic Business
Trung tâm Hợp Quốc về
Tạo thuận lợi thương mại
và Kinh doanh điện tử
UNTACD
United Nations Conference on
Trade and Development
Diễn đàn Thương mại và
Phát triển Liên Hiệp quốc
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt
WB Worl Bank Ngân hàng thế giới
WCO Worl Customs Organization Tổ chức hải quan thế giới
WTO World Trade Orgnaization
Tổ chức thương mại thế
giới
VNACCS/VCIS
Vietnam Automated Cargo And
Port Consolidated System/
Vietnam Customs Intelligence
Information System
Hệ thống thông quan hàng
hóa tự động/ Hệ thống
quản lý hải quan thông
minh
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
5
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thương mại đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam và các nước trên thế giới. Sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại
trong gần hai thập kỷ qua là nhờ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giảm dần các
rào cản thương mại và tham gia các hiệp định với đối tác.
Từ nhu cầu thúc đẩy hơn nữa việc di chuyển, thông quan và giải phóng hàng
hóa, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển, các nước thuộc tổ chức thương
mại thế giới WTO đã thống nhất tiến hành đàm phán Hiệp định tạo thuận lợi thương
mại. Đàm phán và thông qua Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại WTO là một
trong những nội dung được đề cập ngay từ giai đoạn đầu của Vòng đàm phán Doha
(Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 4 tại Doha tháng 11/2001). Đàm
phán Hiệp định tạo thuận lợi thương mại thuộc nhóm đàm phán quy tắc và các mục
tiêu hướng tới phần nhiều mang tính kỹ thuật trong thủ tục hải quan (yêu cầu minh
bạch thông tin, đơn giản hóa các thủ tục thông quan,…), hầu như không ảnh hưởng
đến mức độ mở cửa thị trường, vốn là những chủ đề gây nhiều tranh cãi trong WTO
(như cắt giảm thuế quan với hàng nông nghiệp, hàng công nghiệp, trợ cấp thủy sản,
đầu tư,…).
Vì vậy, từ góc độ nền kinh tế định hướng xuất khẩu là chủ yếu, Hiệp định tạo
thuận lợi thương mại nếu được thông qua sẽ hứa hẹn tạo điều kiện thuân lợi hơn
cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Từ góc độ hải quan Việt Nam, những yêu
cầu nhằm cải thiện và tạo thuận lợi thủ tục nhập khẩu cũng phù hợp với định hướng
cải cách cải cách hành chính của Việt Nam. Do đó, đây được xem là một đàm phán
có lợi cho Việt Nam. Và trong suốt quá trình đàm phán Hiệp định tạo thuận lợi
thương mại Việt Nam đã tham gia tích cực và có quan điểm mạnh dạn trong đàm
phán Hiệp định này.
Tháng 12/2013 Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO đã được các
nước WTO thống nhất thông qua và trở thành một phần của hệ thống các Hiệp định
bắt buộc của WTO từ tháng 11/2014. Ngày 27/11/2014, các nước thành viên WTO
đã thống nhất thông qua Nghị định thư sửa đổi Hiệp định thành lập WTO để đưa
Hiệp định bắt buộc của WTO. Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực khi 2/3 số thành
6
viên WTO hoàn thành quá trình phê chuẩn nội bộ. Như vậy, các nước thành viên
WTO đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam, cần phải chuẩn bị các điều
kiện cần thiết để thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại. Chính phủ đặc biệt là
cơ quan hải quan và doanh nghiệp cần thiết phải nắm bắt nội dung của Hiệp định
tạo thuận lợi thương mại và chuẩn bị trước để thực hiện Hiệp định. Hải quan là cơ
quan chính thực hiện thay đổi các thủ tục hải quan theo các tiêu chuẩn của Hiệp
định đề ra. Vì vậy việc hiểu và vận dụng Hiệp định tạo thuận lợi thương mại sẽ giúp
hải quan cải cách thủ tục một cách nhanh chóng, khoa học, rõ ràng. Các doanh
nghiệp là người hưởng lợi trực tiếp từ việc cải cách do Hiệp định mang lại. Do đó,
nắm bắt được Hiệp định và những cải cách trong thủ tục hải quan sẽ giúp doanh
nghiệp chủ động tận dụng được lợi ích của Hiệp định mang lại, đồng thời đề ra biện
pháp đối phó với thách thức.
Xuất phát từ những lý do trên, người viết đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu và lựa
chọn đề tài “Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO và một số vấn đề đặt ra
cho hải quan và doanh nghiệp Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Nắm bắt được tầm quan trọng và ảnh hưởng của Hiệp định tạo thuận lợi
thương mại, nhiều tổ chức của Việt Nam đã tham gia nghiên cứu Hiệp định. Điển
hình là các công trình nghiên cứu sau:
- Khuyến nghị phương án đàm phán Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại do Trung
tâm WTO – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện với sự hỗ trợ
tài chính của Liên minh châu Âu. Khuyến nghị đưa ra quan điểm về phương án đàm
phán Hiệp định tạo thuận lợi thương mại tối ưu đứng từ góc độ lợi ích của doanh
nghiệp và nền kinh tế Việt Nam.
- Báo cáo nghiên cứu rà soát pháp luật Việt Nam với cam kết trong Hiệp định Tạo
thuận lợi thương mại trong WTO do Trung tâm WTO – Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam với sự hỗ trợ tài chính của Quỹ Thịnh vượng Đông Nam Á, Bộ
Ngoại giao Vương quốc Anh. Nghiên cứu này nghiên cứu Hiệp định Tạo thuận lợi
thương mại và pháp luật Việt Nam nhằm (i) đưa ra bức tranh so sánh chi tiết giữa
pháp luật thương mại và hải quan của Việt Nam với từng nghĩa vụ, cam kết cụ thể
trong Hiệp định tạo thuận lợi thương mại TFA; (ii) phân tích đánh giá hiện trạng
7
pháp luật so với yêu cầu của TFA và nhu cầu tự thân của Việt Nam; và (iii) xây
dựng các đề xuất về biện pháp thực thi TFA tương ứng.
Các nghiên cứu ngày được thực hiện trong giai đoạn trước khi các nước thành
viên thông qua Nghị định thư sửa đổi 27/11/2014. Vì vậy các nghiên cứu mới chỉ
dừng lại ở việc đưa được ra khuyến nghị đàm phán hay sự rà soát lại pháp luật Việt
Nam với cam kết trong Hiệp định tạo thuận lợi thương mại.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu nội dung Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO,
đặc biệt người viết tập trung nghiên cứu các vấn đề xoay quanh các biện pháp kỹ
thuật trong phần I của Hiệp định tạo thuận lợi thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận giới hạn nghiên cứu các biện pháp tạo thuận lợi thương mại trong
lĩnh vực hải quan. Trong quá trình xem xét sự phù hợp pháp luật hải quan Việt Nam
với các cam kết của Hiệp định sẽ tập trung phân tích, so sánh các quy định trong
Phần I của Hiệp định với 12 điều quy định chi tiết về các biện pháp cam kết nhằm
tạo thuận lợi thương mại. Trong phạm vị xem xét sự phù hợp, người viết xin giới
hạn trong những văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp nhất đến vấn đề tạo thuận
lợi thương mại đang có những biến động lớn bao gồm Luật Hải quan 2014 và các
văn bản hướng dẫn thực thi và các văn bản pháp luật trong những lĩnh vực liên quan
có hoặc còn hiệu lực trong năm 2015. Để thấy được thực trạng năng lực hải quan và
doanh nghiệp Việt Nam dưới góc độ thực hiện nội dung Hiệp định tạo thuận lợi
thương mại, người viết thu thập, xử lý số liệu trong lĩnh vực hải quan chủ yếu trong
năm 2014.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài “Hiệp định tạo thuận lợi thương mại và một số vấn
đề đặt ra cho hải quan và doanh nghiệp Việt Nam” nhằm đề xuất một số giải pháp
giúp hải quan và doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh thực thi các biện pháp tạo thuận
lợi thương mại.
8
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài sẽ tập trung vào việc (i) làm rõ khái niệm tạo
thuận lợi thương mại, chi phí cũng như lợi ích của tạo thuận lợi thương mại, hệ
thống vấn đề tạo thuận lợi thương mại trong WTO từ khi bắt đầu được đề cập,
nhiệm vụ cũng như quá trình đàm phán tạo thuận lợi thương mại để thông qua Hiệp
định tạo thuận lợi thương mại của WTO; (ii) tóm tắt nội dung chính của Hiệp định
tạo thuận lợi thương mại từ đó so sánh với hệ thống pháp luật hải quan Việt Nam để
thấy được sự phù hợp cũng như những điểm còn chưa phù hợp trong luật pháp Việt
Nam với nội dung Hiệp định tạo thuận lợi thương mại, đồng thời chỉ ra thực trạng
năng lực của hải quan và doanh nghiệp Việt Nam dưới góc độ thực hiện các cam
kết; (iii) từ đó đề xuất một số giải pháp cho doanh nghiệp và hải quan đẩy mạnh
thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại trong thực tiễn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài khóa luận, người viết đã sử dụng phương pháp thu thập các
tài liệu trong lĩnh vực hải quan, từ đó sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, đối
chiếu, tổng hợp để thực hiện các nhiệm vụ trên. Ngoài ra người viết còn sử dụng
phương pháp phân tích định lượng kết hợp với phân tích định tính, trong đó phân
tích định tính được dùng chủ yếu.
6. Kết cấu khóa luận
Ngoài Mục lục, danh mục viết tắt, danh mục hình và các bảng biểu, lời nói
đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì kết cấu khóa luận gồm có ba chương
như sau:
Chương 1: Khái quát chung về tạo thuận lợi thương mại và vấn đề tạo thuận
lợi thương mại trong WTO
Chương 2: Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO và thực trạng năng
lực tuân thủ Hiệp định của hải quan và doanh nghiệp Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương
mại tại Việt Nam
Người viết xin chân thành cảm ơn ThS Đinh Khương Duy đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ rất nhiều để hoàn thành bài khóa luận này.
9
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI
VÀ VẤN ĐỀ TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI TRONG WTO
1.1 Khái quát và nội hàm tạo thuận lợi thương mại
Trên thế giới không có một định nghĩa chung nào về tạo thuận lợi thương mại.
Thuật ngữ này đã được sử dụng trong bối cảnh một loạt các rào cản phi thuế quan
được mở rộng là yếu tố tiềm tàng gây cản trở thương mại như cấp giấy phép nhập
khẩu, thử nghiệm sản phẩm và thủ tục thông quan quá phức tạp,... Tạo thuận lợi
thương mại bao gồm vô số các vấn đề có liên quan đến lưu thông hàng hóa và hiệu
quả thương mại. Về cơ bản, tăng thuận lợi thương mại dẫn đến tăng trưởng kinh tế
được cải thiện cho quốc gia và cải thiện năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp
của họ, bằng cách giảm yêu cầu hành chính không cần thiết và hài hòa quá trình có
liên quan, trong khi đồng thời đảm bảo rằng mỗi quốc gia đều có thể tự bảo vệ mình
khỏi các hoạt động thương mại trái phép.
Theo nghĩa hẹp, tạo thuận lợi thương mại có thể được định nghĩa là sự tiêu
chuẩn hóa một cách hệ thống các chứng từ và thủ tục hải quan. Còn theo nghĩa rộng
tạo thuận lợi thương mại là bất kỳ chính sách nào làm giảm chi phí giao dịch bao
gồm tất cả các biện pháp ảnh hưởng đến sự di chuyển hàng hóa giữa người bán và
người mua trong toàn bộ chuỗi cung ứng quốc tế. Theo nghĩa rộng, thay vì tập trung
vào các yếu tố duy nhất trên đường biên giới như đơn giản thủ tục xuất khẩu và
nhập khẩu, các yếu tố “phía sau đường biên giới” như tính minh bạch và cải thiện
môi trường kinh doanh,… đã được nhận ra trong nội dung của tạo thuận lợi thương
mại. Định nghĩa này cũng liên quan đến các hoạt động đa dạng của doanh nghiệp
như quy trình xuất khẩu và nhập khẩu ví dụ như hải quan hoặc quy trình giấy phép,
quy trình vận tải, thanh toán, bảo hiểm và các yêu cầu tài chính khác khá cồng kềnh
và đặt gánh nặng cho các doanh nghiệp.
Tạo thuận lợi thương mại không phải là vấn đề mới được thảo luận trong
thương mại quốc tế. Nó được đề cập trong chương trình nghị sự Liên minh các quốc
gia. Trong rất nhiều diễn đàn, thảo luận, tạo thuận lợi thương mại đã được đưa ra
bàn thảo trong suốt thời gian dài. Nhiều tổ chức quốc tế lớn trên thế giới tham gia
như tổ chức thương mại quốc tế WTO, tổ chức hải quan thế giới WCO, các tổ chức
10
đại diện của liên hợp quốc như Trung tâm Hợp Quốc về Tạo thuận lợi thương mại
và Kinh doanh điện tử UN/CEFACT, Ngân hàng thế giới WB,…
Hiểu theo nghĩa rộng, UN/CEFACT định nghĩa tạo thuận lợi thương mại là
việc "đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa và hài hòa hóa các thủ tục và các dòng thông tin
liên quan cần thiết để di chuyển hàng hóa từ người bán sang người mua và thanh
toán". Định nghĩa này của UN/CEFACT phản ánh cách tiếp cận rộng hơn đến tạo
thuận lợi thương mại, bao trùm cả quy trình thương mại quốc tế và các dòng thông
tin liên kết, thanh toán trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Nó bao gồm cả các biện pháp
sau biên giới như tiêu chuẩn hóa sản phẩm và các biện pháp xác định trước phù
hợp, tạo thuận lợi kinh doanh, thương mại điện tử, tài chính thương nghiệp, và các
dịch vụ logistics. Cũng theo UN/CEFACT, “thủ tục” là các hoạt động, thông lệ,
cách thức cần thiết cho sự di chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế. Các dòng
thông tin bao gồm cả dữ liệu và các chứng từ. Quan điểm này về tạo thuận lợi
thương mại chứa đựng cả các quá trình qua biên giới và quá trình khác trong thương
mại quốc tế. Các nhân tố cơ bản và phạm vi của định nghĩa này được xuất phát từ
mô hình “Mua-Vận chuyển-Thanh toán” của UN/CEFACT đặt xuống 3 quá trình
chính trong giao dịch thương mại quốc tế là quá trình mua, vận chuyển và thanh
toán. Mô hình “Mua-Vận chuyển- Thanh toán” được phát triển bởi UN/CEFACT
mô tả quá trình và các bên chính tham gia trong chuỗi cung ứng quốc tế. Chuỗi
cung ứng này đảm bảo hàng hóa được đặt, vận chuyển và thanh toán trong khi tuân
thủ yêu cầu điều tiết và hỗ trợ an ninh thương mại trong chuỗi cung ứng quốc tế.
Đồng thời chuỗi cung ứng cung cấp một cái nhìn tổng quan về trao đổi thông tin
giữa các bên qua từng bước giao dịch.
Các quy trình đa dạng trong giao dịch thương mại có thể được nhóm vào quá
trình mậu dịch, vận chuyển, điều tiết và tài chính. Mô hình chỉ ra rằng để đạt được
giao dịch thành công không chỉ là kết quả quá trình điều tiết và kiểm soát của chính
phủ mà còn là sự cải thiện quá trình kinh doanh.
Trong mô hình, “Mua” chỉ đến các hoạt động như xác định đối tác thương mại
tiềm năng, thiết lập hợp đồng kinh doanh, và đặt hàng. “Vận chuyển” phức tạp nhất
với 5 hoạt động chính: (i) Chuẩn bị xuất khẩu, (ii) xuất khẩu, (iii) vận chuyển, (iv)
11
chuẩn bị nhập khẩu và (v) nhập khẩu. “Thanh toán” miêu tả các hoạt động thanh
toán từ người mua cho người bán. Cụ thể được trình bày trong biểu đồ sau:
THANH TOÁN
Yêu cầu thanh
toán (hóa đơn)
Chuẩn bị thanh
toán
Thực hiện thanh
toán
Cung cấp thông
báo
Nhập khẩu
Tiến hành khai
nhập khẩu
Tiến hành khai
hàng hóa
Kiểm tra an
ninh
Thông quan
hàng hóa
Chuẩn bị nhập khẩu
Có giấy phép nhập
khẩu,...
Thuê chuyên chở Thiết lập thanh toán
Vận chuyển
Thu gom
hàng hóa
Vận chuyển
và giao hàng
Cung cấp vận
đơn, hóa đơn
Cung cấp tờ
khai hàng hóa
Chỉ định
thanh toán
Xuất khẩu
Quy trình khai hải
quan
Áp dụng kiểm tra an
ninh
Hàng sạch
Chuẩn bị xuất khẩu
Thuê vận tải
Bảo hiểm hàng
hóa
Khai báo hải
quan
Có giấy phép
xuất khẩu,...
MUA
Thỏa thuận hợp đồng (Điều khoản
thanh toán và vận chuyển)
Xác nhận hoặc sửa lại đặt hàng
12
Sơ đồ 1.1 Mô hình Mua – Vận chuyển – Thanh toán
Nguồn: UN/CEFACT, 2008
VẬN
CHUYỂN
13
Phòng thương mại quốc tế ICC đưa ra định nghĩa tạo thuận lợi thương mại
theo nghĩa rộng là “làm tăng sự hiệu quả trong quá trình trao đổi hàng hóa giữa các
quốc gia”. Định nghĩa của ICC nhằm đến mục đích của tạo thuận lợi thương mại, đó
là làm tăng tính hiệu quả của quá trình trao đổi hàng hóa giữa các bên trong thương
mại quốc tế. Định nghĩa này tập trung vào cải thiện tính hiệu quả quá trình liên quan
đến thương mại hàng hóa qua biên giới các quốc gia. Điều này đòi hỏi áp dụng cách
tiếp cận tích hợp và dễ hiểu để đơn giản hóa và giảm chi phí giao dịch thương mại
quốc tế, và đảm bảo rằng các hoạt động liên quan được thực hiện một cách hiệu
quả, minh bạch và phương pháp dự đoán được, dựa trên sự chấp thuận tập quán và
quy tắc, chuẩn mực quốc tế. Tạo thuận lợi thương mại không chỉ là vấn đề cải thiện
thủ tục hải quan mà mục tiêu các cơ quan khác thực hiện điều chỉnh với phạm vi
ngày càng rộng tại biên giới các quốc gia.
Trong giao dịch quốc tế, hoạt động thương mại thường trải rộng trên một loạt
các quốc gia khác nhau trong đó có một số quốc gia không liên quan trực tiếp đến
quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.nhưng vẫn nằm trong chuỗi cung ứng.
Trong hoạt động thương mại, có rất nhiều vấn đề đặc biệt có thể phát sinh trong
suốt quá trình vận chuyển từ nhà sản xuất cho đến người tiêu dùng cuối cùng như sự
thay đổi tính vật lý của hàng hóa, việc có hay không những thỏa thuận liên kết xuất
khẩu ban đầu và nhập khẩu chính thức,... Vì vậy, tạo thuận lợi thương mại không
chỉ liên quan trực tiếp trong quá trình giao dịch mà liên quan sự kết nối khác với
giao dịch. Như vậy, hiểu theo nghĩa rộng, tạo thuận lợi thương mại bao gồm tất cả
các yếu tố tạo thành “một đường ống bôi trơn” giúp hàng hóa di chuyển dễ dàng,
hiệu quả từ người bán đến người mua qua lãnh thổ các quốc gia khác nhau.
Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa rộng, các yếu tố của tạo thuận lợi rất nhiều, và khó
có thể đánh giá chính xác tác động của từng yếu tố của tạo thuận lợi thương mại đến
sự tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, người ta giới hạn phạm vi của tạo thuận lợi thương
mại để xem xét mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến sự lưu thông của hàng hóa.
Hiểu theo nghĩa hẹp, tổ chức Hải quan thế giới WCO cho rằng tạo thuận lợi
thương mại là việc “tránh các rào cản thương mại không cần thiết”. Điều này có thể
đạt được bằng cách áp dụng các công nghệ và kỹ thuật hiện đại đồng thời cải thiện
chất lượng quản lý theo hướng hài hòa với các chuẩn chung của quốc tế. Theo quan
14
điểm này của WCO, hiện nay, hải quan đang đóng vai trò trung tâm trong việc tạo
thuận lợi thương mại và do vậy, là người lái thương mại quốc tế, tạo thuận lợi cho
thương mại bằng cách đơn giản các thủ tục hải quan, tránh việc kiểm tra thực tế
không cần thiết đối với hàng hoá, giảm thiểu quãng thời gian từ khi nộp tờ khai hải
quan đến khi hoàn thành thủ tục hải quan, góp phần giảm chi phí kinh doanh. Và
thực tiễn việc cải tiến trong thực thi nhiệm vụ đối với một số ngành hải quan ở một
số nước đã tạo ra động lực thúc đẩy tiến bộ trong các ngành hải quan khác và các cơ
quan kiểm soát biên giới. WCO cho rằng là việc áp đặt rào cản phi thuế quan chẳng
hạn như gia tăng không cần thiết việc kiểm tra thực tế hàng hoá không giúp ích gì
cho phát triển thương mại quốc tế, đặc biệt trong giai đoạn thương mại quốc tế bế
tắc hiện nay. Vì vậy, định nghĩa của WCO về tạo thuận lợi thương mại tập trung vào
mục đích của tạo thuận lợi thương mại đó là tránh các rào cản thương mại không
cần thiết. Các rào cản thương mại ở đây bao hàm cả rào cản thuế quan và phi thuế
quan. Định nghĩa còn được kết hợp với nhiệm vụ của nó là nâng cao tính hiệu quả
và hiệu lực sự quản lý của hải quan bằng cách hài hòa và đơn giản các thủ tục hải
quan. WCO nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ và kỹ thuật
hiện đại trong việc tạo thuận lợi cho thương mại.
Tổ chức thương mại thế giới WTO nhìn nhận tạo thuận lợi thương mại theo
nghĩa hẹp, đó “sự đơn giản hóa và hài hòa hóa các thủ tục trong thương mại quốc
tế”, ở đây thủ tục là “các hoạt động, thông lệ và cách thức liên quan đến việc thu
thập, trình bày, giao tiếp và xử lý dữ liệu cũng như các thông tin cần thiết khác cho
sự di chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế”. Định nghĩa của WTO tập trung
vào những vấn đề liên quan đến hải quan và qua biên giới.
Định nghĩa này ngụ ý chịu ảnh hưởng của Hiệp định GATT 1994, Điều V, VII,
VIII, X cũng như Hiệp định Xác định trị giá tính thuế hải quan (thực thi điều VII
của GATT 1994), Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu, Hiệp định về Giám
định hàng hóa trước khi gửi hàng, Hiệp định về Quy tắc Xuất xứ, Hiệp định về các
Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương mại, Hiệp định về Các biện pháp Kiểm dịch
động thực vật. Tuy nhiên, tuyên bố Hội nghị bộ trưởng Singapore 1996 giới hạn
phạm vi chương trình nghị sự tạo thuận lợi thương mại ở Điều V, VIII, X GATT
1994.
15
Như vậy, tạo thuận lợi thương mại theo định nghĩa của WTO bao gồm các
nội dung: (1) các chứng từ cần thiết, (2) quy trình chính thức, (3) sự tự động và sử
dụng công nghệ thông tin điện tử, (4) sự minh bạch, dự đoán trước và nhất quán, (5)
hiện đại hóa quản lý quá cảnh qua biên giới.
Các tổ chức quốc tế và khu vực đã thông qua nhiều định nghĩa khác nhau về
tạo thuận lợi thương mại, cụ thể các định nghĩa được nêu ở trên. Tuy có nhiều cách
nhìn nhận khác nhau về các khía cạnh cũng như nội dung bao hàm trong tạo thuận
lợi thương mại, nhưng các cách hiểu trên đều có điểm chung là tạo thuận lợi thương
mại sẽ làm cho luồng hàng hóa từ người bán đến người mua di chuyển một cách
nhanh chóng và hiệu quả.
Trong khóa luận này, người viết sử dụng định nghĩa của WTO, tạo thuận lợi
thương mại là sự minh bạch và hiệu quả trong chuỗi cung ứng thương mại quốc tế
thông qua sự đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa, hài hòa và hiện đại hóa các thủ tục hải
quan, cơ quan hải quan thực hiện một chức năng liên tục và nhiều cơ quan cùng
tham gia, qua sự hợp tác giữa khu vực công và tư nhân, qua đó để giảm thiểu chi
phí và sự kém hiệu quả trong việc luân chuyển hàng hóa. Nguyên tắc tạo thuận lợi
thương mại được tóm tắt trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2 Nguyên tắc tạo thuận lợi thương mại
Sự hài hòa hóa
Sự minh bạch hóa
Sự đơn giản hóa
Sự tiêu chuẩn hóa
Nguyên tắc tạo thuận lợi thương mại
Pháp luật và các quy định
Rõ
ràng,
cụ thể
và dễ
dàng
truy
cập
cho tất
Các
quy
trìn
h
hàn
h
chí
nh
Thông tin, sử dụng hiệu quả CNTT
16
Nguồn: UNCTAD, 2014
17
1.2 Lợi ích và chi phí của tạo thuận lợi thương mại
Các lợi ích thu được trong việc tạo thuận lợi thương mại có thể được đánh giá
thông qua các chi phí giao dịch thương mại, bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí
gián tiếp. Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí chuẩn bị các chứng từ và tuân thủ các
quy định đa dạng của hải quan và các quy định khác. Chi phí trực tiếp còn có thể
bao gồm chi phí vận chuyển hàng hóa từ nhà máy đến cảng, chi phí xử lý tại cảng,
chi phí tài chính, bảo hiểm và chi phí vận chuyển quốc tế. Chi phí gián tiếp được
hiểu là các chi phí cơ hội trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ người bán sang
người mua.
Chi phí này được ước tính vào khoảng 80% tổng chi phí giao dịch thương mại
(Theo OECD. 2009). Tuy nhiên khó có thể ước tính định lượng một cách chính xác
chi phí giao dịch vì chúng thay đổi đáng kể qua sản phẩm, phương thức vận tải,
tuyến đường vận chuyển và thậm chí là loại doanh nghiệp. Chi phí gián tiếp càng
khó có thể định lượng do đó càng khó ước lượng tổng chi phí giao dịch. Chẳng hạn
như việc ước tính thường không bao gồm các cơ hội kinh doanh bị bỏ qua vì sự
không ổn định trong thời gian vận chuyển và chi phí qua biên giới.
Sơ đồ 1.3 Lược đồ Cách mà tạo thuận lợi thương mại đóng góp cho mục
tiêu phát triển kinh tế
Nguồn: ESCAP, 2009
18
Việc giảm chi phí giao dịch là một trong những lợi ích mong đợi của các
biện pháp tạo thuận lợi thương mại. Tạo thuận lợi thương mại cũng dược mong đợi
sẽ giảm sự không chắc chắn trong giao dịch thương mại và sự tham gia toàn diện
hơn nữa của khu vực tư nhân trong thương mại quốc tế.
Các lợi ích khi tiến hành tạo thuận lợi thương mại không chỉ bao gồm việc
giảm chi phí trong giao dịch thương mại, mà còn bao gồm việc giảm thiểu các rủi ro
trong giao dịch thương mại quốc tế. Tạo thuận lợi thương mại đem lại lợi ích to lớn
cho cả chính phủ và doanh nghiệp thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1 Lợi ích của tạo thuận lợi thương mại đối với chính phủ và
doanh nghiệp
Lợi ích đối với Chính phủ Lợi ích đối với Doanh nghiệp
- Khuyến khích đầu tư nước
ngoài
- Thúc đẩy kinh tế phát triển
Tăng hiệu quả trong quá trình kiểm
soát
Phân phối hiệu quả hơn các nguồn lực
- Thu đủ thuế
Nâng cao sự tuân thủ của doanh
nghiệp
Nâng cao năng lực cạnh tranh
Chi phí thấp hơn và giảm sự chậm trễ
Thông quan hải quan nhanh chóng hơn
và giải phóng do có sự thống nhất về
chính sách
Khung thương mại đơn giản hơn cho
hoạt động thương mại giữa nội địa và
quốc tế
Nguồn: ECE, 2002
Trong trung và dài hạn, tạo thuận lợi thương mại còn mang lại những lợi ích
sau:
(i) Tăng năng lực cạnh tranh
WTO với các quy tắc cơ bản tiếp cận chính sách thương mại, đang tạo ra một
sân chơi công bằng. Thuế suất được cắt giảm và nhiều rào cản phi thuế quan truyền
thống được dỡ bỏ. Các nền kinh tế mới nổi không thể dựa vào sự nhượng bộ thuế
quan hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh sự xuất khẩu của họ. Họ buộc phải cạnh tranh
để xuất khẩu. Vì vậy, các sản phẩm hiện hành cần phải được nâng cao, các sản
phẩm mới phải được phát triển, và cần phải tìm kiếm những thị trường mới. Chính
sách tạo thuận lợi thương mại quốc gia là nhân tố quan trọng trong việc phát triển
sự cạnh tranh trong xuất khẩu. Những quy trình và thủ tục thương mại kém hiệu quả
có thể dẫn tới chậm trễ giao hàng ra thị trường nước ngoài. Sự kém hiệu quả đó có
19
thể ảnh hưởng đến khả năng của nhà sản xuất và người xuất khẩu để bắt kịp với nhu
cầu của khách hàng nước ngoài, từ đó cản trở họ tham gia sự tăng trưởng khu vực
và mạng lưới sản phẩm toàn cầu. Nhiều phân tích gần đây cho rằng việc giảm chi
phí xuất khẩu trực tiếp trong khu vực Châu Á (trung bình giảm 14% trong vùng) có
thể tăng xuất khẩu ở Châu Á từ 11-14% (Theo Duval and Utoktham, 2009). Tương
tự, đem lại sự minh bạch cho các nhà xuất khẩu của các nền kinh tế APEC gần với
khu vực có thể dẫn tới sự tăng trưởng đến 7,5% trong thương mại nội vùng (tương
đương khoảng 148 tỷ Đôla Mỹ) (Theo Helble, Sheperd, and Wilson, 2007; Abe and
Wilson, 2008).
(ii) Tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài
Một lượng đáng kể vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nền kinh tế đang
phát triển là đầu tư vào cơ sở sản xuất để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu hơn là
phục vụ thị trường nội địa. Nhiều nhà máy cần có nguồn nguyên liệu đầu vào nhập
khẩu từ nước ngoài. Kết quả là, các nhà đầu tư trực tiếp sẽ chú ý đến sự dễ dàng và
chi phí hiệu quả trong việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của một quốc ra trước
khi đưa ra quyết định đầu tư. Một quốc gia tự cam kết tự tạo thuận lợi thương mại
sẽ thu hút đầu tư trực tiếp nhiều hơn và trở nên hòa nhập hơn với khu vực và mạng
lưới sản phẩm toàn cầu.
(iii) Tăng sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thương mại quốc tế
Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường được biết như là một nhân tố
chính trong tăng trưởng ở các nền kinh tế mới nổi và phát triển, thiếu kinh nghiệm
trong hoạt động thương mại quốc tế. Các doanh nghiệp này khi cố gắng để có thể
tham gia xuất khẩu hoặc nhập khẩu trực tiếp thường không được khuyến khích bởi
các thủ tục thương mại phức tạp và không minh bạch. Thủ tục thương mại tinh giản
và đơn giản có thể tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào
thương mại quốc tế. Sự máy tính hóa và tự động hóa trong các thủ tục thương mại
và sự tăng trưởng công nghệ thông tin đem lại lợi ích cho các bên tham gia thương
mại quốc tế và khuyến khích sự gia tăng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng
xuất khẩu.
(iv) Góp phần nâng cao muc tiêu tăng trưởng kinh tế
20
Trên hết, một môi trường kinh doanh hiệu quả sẽ chuyển dịch sang nhiều dịch
vụ đáng tin cậy hơn và chi phí sản xuất thấp hơn. Theo các nghiên cứu gần đây, sự
mở rộng trong thương mại do tạo thuận lợi thương mại tạo ra có thể làm tăng mức
thu nhập bình quân đầu người ở các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương 2,5%
(Dollar và Kraay, 2001; Duval và Utoktham, 2009). Điều này phù hợp với kết quả
của OECD (2009), chỉ ra rằng việc giảm 1% chi phí giao dịch trực tiếp và gián tiếp
có thể dẫn tới sự gia tăng 0,25-0,4% trong thu nhập bình quân đầu người các nước
không phải thành viên OECD ở Châu Á Thái Bình Dương. Nhìn chung, thu nhập
tiềm năng mà tạo thuận lợi thương mại đem lại theo các điều khoản trung bình được
ước tính là 2-3% giá trị hàng hóa trao đổi (Theo UNCTAD, 1994 và APEC, 1999).
Tuy nhiên để thực hiện tạo thuận lợi thương mại, các quốc gia cũng phải bỏ ra
các chi phí nhất định. Trước hết, chi phí xây dựng chính sách và áp dụng tạo thuận
lợi thương mại vẫn là một trong những lý do khiến các nước chưa muốn thực sự
đàm phán chính sách tạo thuận lợi thương mại. Nhưng thực tế, việc đạt được thỏa
thuận thống nhất chính sách tạo thuận lợi thương mại sẽ mang lại những lợi ích to
lớn trên mà theo WTO sẽ bù đắp được toàn bộ chi phí ban đầu. Bên cạnh đó, những
chi phí ban đầu này sẽ được chính phủ chuyển sang cho những người tham gia mua
bán thông qua thu phí dịch vụ liên quan (Theo ADB & ESCAP, 2013).
Một số loại phí cơ bản trong quá trình xây dựng và áp dụng thuận lợi hóa
thương mại bao gồm:
(i) chi phí tổ chức, gồm những chi phí cần thiết để thay đổi quan điểm của
tổ chức, đôi khi phải đi kèm vớiviệc tái cơ cấu tổ chức hiện hành hoặc
đưa ra nhữngchính sách mới;
(ii) chi phí lập pháp nhằm sửa đổi và quản lý hệ thống pháp lý hiện tại
hoặc ban hành pháp luật mới;
(iii) chi phí cơ sở hạ tầng và đào tạo, gồm các chi phí xây dựng hệ thống
thông tin điện từ và mạng máy tính nội bộ, cùng với đó là những chi
phí trong việc đào tạo nguồn nhân lực để nắm vững và quản lý hệ
thống.
1.3 WTO và vấn đề tạo thuận lợi thương mại
1.3.1 Sự cần thiết tạo thuận lợi thương mại trong WTO
Tạo thuận lợi thương mại được đẩy mạnh trong khâu xúc tiến hàng hóa qua
biên giới, vì vậy các cơ quan biên giới có vai trò quan trọng trong việc tạo thuận lợi
21
thương mại. Tuy nhiên các cơ quan biên giới của mỗi quốc gia thực hiện hoạt động
của mình dựa trên pháp luật và các quy định riêng của từng nước. Cần thiết có cơ
chế chung áp dụng cho tất cả các cơ quan quản lý biên giới, để dựa vào đó các cơ
quan tiến hành hoạt động kiểm tra quản lý một cách thống nhất, tăng tính hiệu quả
cũng như xúc tiến thông quan hàng hóa nhanh chóng.
Rào cản thương mại tới tạo thuận lợi thương mại vượt quá rào cản thuế, gây
cản trở thương mại vì vậy cần có cơ chế quốc tế can thiệp. Trong xu thế hội nhập
quốc tế hiện nay, rào cản thuế quan đang được các nước dỡ bỏ dần thông qua các
hiệp định chung của khu vực. Ví dụ như Liên minh châu Âu (EU) có thuế quan thấp
hơn so với các cường quốc kinh tế khác và có xu hướng giảm, nhưng EU vẫn là một
thị trường bảo hộ chặt chẽ với các biện pháp phi thuế quan nghiêm ngặt. Hàng rào
phi thuế quan của EU bao gồm: các biện pháp hạn chế định lượng, rào cản kỹ thuật
trong thương mại (TBT), hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, trợ cấp, giấy chứng nhận
kiểm dịch thực vật… Hai mặt hàng được EU áp dụng rào cản phi thuế quan nhiều
nhất là dệt may và nông sản. Để vừa có thể tận dụng được lợi thế của hiệp định
thương mại tự do mang lại, vừa có thể bảo vệ được thị trường trong nước là “bài
toán” đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu cũng như doanh
nghiệp. Trong bối cảnh đó, rào cản phi thuế quan là một đối sách phù hợp và hiệu
quả đã được các nước trên thế giới áp dụng rộng rãi. Mỗi quốc gia có lý lẽ riêng khi
áp dụng các biện pháp thủ tục hải quan ở biên giới, tuy nhiên để tạo thuận lợi cho
thương mại, cần thiết có cơ chế quốc tế can thiệp, tạo định hướng cải cách phát triển
để cơ quan hải quan các nước đi theo.
Dỡ bỏ các rào cản thương mại trong các khu vực sẽ giúp thương mại phát
triển tốt nhất, đầy đủ. Như đã đề cập ở trên, hàng rào thương mại ngày càng phong
phú và phát triển mạnh, tập trung ở hệ thống hàng rào kỹ thuật và thủ tục hải quan.
Tạo thuận lợi thương mại bằng cách cải cách thủ tục hải quan, đưa ra những xác
định trước, minh bạch hóa thông tin,…sẽ giúp cho doanh nghiệp và nhà nước thực
hiện quản lý có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tăng nhanh thời gian thông quan, lưu
chuyển hàng hóa trong chuỗi cung ứng, từ đó thúc đẩy thương mại phát triển toàn
diện.
22
Buôn lậu gian lận thương mại ngày càng gia tăng đòi hỏi sự hợp tác hiệu quả
giữa Hải quan - Doanh nghiệp – Các cơ quan quản lý khác. Nhiệm vụ Hải quan
ngày càng mở rộng: chống khủng bố, ma túy, vũ khí, chất nổ, hệ thống các ưu đãi,
… Trong xu thế đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo thuận lợi cho thương mại, việc
đảm bảo cân bằng giữa tạo thuận lợi thương mại với việc tuân thủ pháp luật đòi hỏi
các cơ quan hữu quan trong nước và biên giới các nước liên kết với nhau một cách
chặt chẽ, có hiệu quả.
Muốn có tạo thuận lợi thương mại toàn cầu nhưng năng lực thực thi khác nhau
vì vậy cần hợp tác kinh tế và xây dựng năng lực. Các thành viên WTO khác nhau về
trình độ phát triển kinh tế cũng như khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên việc tạo thuận lợi
thương mại yêu cầu các quốc gia thành viên đồng thời thực hiện. Vì vậy, sự liên kết,
hỗ trợ xây dựng năng lực thực thi hiệp định là rất cần thiết.
Tạo thuận lợi thương mại đã được nhắc đến tại Điều V, VIII, X GATT 1994,
tuy nhiên điều này là chưa đủ, chưa có một ràng buộc rõ ràng nào để buộc các thành
viên thực thi các biện pháp tạo thuận lợi thương mại. Vấn đề tạo thuận lợi thương
mại chưa được thực hiện có hiệu quả nguyên nhân là chưa có một cơ chế ràng buộc
thực thi cũng như giải quyết tranh chấp nào.
Cần thiết có một cơ quan Tạo thuận lợi thương mại của WTO đôn đốc thực
hiện các cam kết. Tạo thuận lợi được đưa vào các cam kết trước đây chưa được thực
hiện hiệu quả cũng do chưa có một cơ quan nào phụ trách, theo dõi, đôn đốc việc
thực hiện. Vì vậy Hiệp định tạo thuận lợi thương mại trong WTO sẽ tạo ra một cơ
quan quốc tế đôn đốc, giám sát việc thực hiện các cam kết tạo thuận lợi của các
quốc gia thành viên.
Cung cấp các biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính ràng buộc. Vấn đề tạo
thuận lợi thương mại đã được nhắc đến trong một số điều khoản của GATT 1994.
Hiện nay tạo thuận lợi thương mại cũng đã được đưa vào các FTA để đàm phán, tuy
nhiên chưa có một biện pháp ràng buộc nào để buộc các bên thi hành các biện pháp
tạo thuận lợi thương mại, cũng như chưa có một chuẩn chung để tiến hành tạo thuận
lợi thương mại. Vì vậy, trong tổ chức thương mại lớn nhất và có sức ảnh hưởng nhất
thế giới WTO cần phải tạo thuận lợi thương mại để thương mại các nước phát triển
tự do.
23
1.3.2 Nhiệm vụ tạo thuận lợi thương mại trong WTO
WTO là tổ chức thương mại quốc tế với số thành viên lớn nhất trên thế giới, vì
vậy xây dựng khuôn khổ ràng buộc tạo thuận lợi thương mại trong các nước thành
viên cần thỏa mãn các nhiệm vụ sau:
Tạo thuận lợi thương mại đảm bảo cân bằng giữa thuận lợi thương mại và
tuân thủ pháp luật. Tạo thuận lợi thương mại giảm bớt các thủ tục hải quan, đơn
giản các thủ tục, giúp hàng hóa dễ dàng di chuyển từ nước này sang nước khác, từ
đó tạo điều kiện cho các gian lận thương mại xuất hiện ngày càng nhiều và tinh vi,
gây mất khả năng kiểm soát hàng hóa nhập khẩu, thất thu ngân sách quốc gia. Việc
áp dụng nhiều quy định xác định trước, hải quan điện tử, hệ thống một cửa, quản lý
rủi ro hay chuyển kiểm tra sau thông quan giúp các hành vi buôn lậu càng khó kiểm
soát. Vì vậy, cần có các biện pháp phạt, xử lý, răn đe nghiêm khắc để một mặt tạo
thuận lợi thương mại thúc đẩy kinh tế phát triển, một mặt phải nâng cao tính tự giác
tuân thủ pháp luật và ngăn các hành vi gian lận thương mại.
Xúc tiến việc vận chuyển, thông quan hàng hóa. Tạo thuận lợi thương mại yêu
cầu đơn giản hóa, hài hòa hóa các thủ tục hải quan, nâng cao tính minh bạch, rõ
ràng và quản lý rủi ro hiệu quả. Vì vậy sẽ làm giảm thời gian làm thủ tục trước,
trong và sau khi nhập khẩu, thời gian hàng hóa được thông quan giảm, tạo điều kiện
thuận lợi cho cho hàng hóa di chuyển nhanh chóng, nâng cao hiệu quả chuỗi cung
ứng toàn cầu.
Đẩy mạnh sự phối hợp giữa hải quan và các cơ quan khác. Việc di chuyển
hàng hóa qua biên giới yêu cầu sự kiểm tra giám sát để tránh các hành vi buôn lậu,
gian lận thương mại vì vậy đòi hỏi sự hối hợp hải quan và các cơ quan khác như bộ
đội biện phòng, bộ tài chính, cơ quan thuế,…
Nâng cao hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực. Tình trạng phát triển ở các
quốc gia rất khác nhau, việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, sự tiêu chuẩn hóa
đồng thời quản lý rủi ro hay hệ thống một cửa yêu cầu hải quan các quốc gia phải
có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như trình độ chuyên môn để thực hiện. Vì
vậy để tạo thuận lợi thương mại, cần nâng cao hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực
cho các nước kém và đang phát triển.
24
1.3.3 Đàm phán về tạo thuận lợi thương mại
Vấn đề tạo thuận lợi thương mại được đưa ra đàm phán từ khá sớm, nhưng
trong khóa luận này, người viết chọn mốc 1994, khi Hiệp định GATT ra đời tiền
thân của WTO, chứa đựng nội hàm của tạo thuận lợi thương mại làm mốc bắt đầu.
Dưới đây là bảng tóm tắt những mốc chính trong lịch sử đàm phán tạo thuận lợi
thương mại:
Sơ đồ 1.4 Tóm tắt lịch sử đàm phán tạo thuận lợi thương mại WTO
Nguồn: Người viết tự tổng hợp
Các nội dung bao hàm trong tạo thuận lợi thương mại từ lâu đã được các chính
phủ và các cơ quan quốc tế bàn đến trong các đàm phán Hiệp định thương mại. Các
khía cạnh của tạo thuận lợi thương mại được đưa vào trong Hiệp định chung về thuế
quan và thương mại GATT 1994.
Về khía cạnh tạo thuận lợi trong việc tự do quá cảnh, hàng hóa được “tự do
chuyên chở” quá cảnh qua lãnh thổ của các nước thành viên, “không có sự phân biệt
25
nào được thực thi căn cứ vào phương tiện treo cờ nào hay xuất xứ từ đâu, nơi đi, nơi
đến hay ra vào cảng nào hay trong bất kỳ trường hợp nào liên quan tới quyền sở
hữu với hàng hoá, với tàu hay phương tiện vận chuyển”. Và việc vận chuyển “sẽ
không bị làm chậm chễ hay bị hạn chế không cần thiết và sẽ được miễn mọi khoản
thuế quan áp đặt với quá cảnh” (Điều V Hiệp định GATT 1994).
Tạo thuận lợi thương mại trong việc giảm chi phí trực tiếp thông qua việc loại
bỏ và đơn giản, minh bạch các loại phí, thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu được
quy định tại điều VIII, cụ thể mọi khoản phí không phải thuế xuất nhập khẩu chỉ
“giới hạn trong mức đủ bù đắp chi phí cung cấp dịch vụ”, không nhằm mục đích
bảo hộ gián tiếp hoặc thu ngân sách, và các bên không áp dụng các biện pháp phạt
trong sai sót nhỏ khi làm thủ tục hải quan.
Một yếu tố quan trọng để tạo thuận lợi thương mại đó là việc minh bạch hóa
các quy định liên quan đến xuất nhập khẩu cũng được đưa điều X hiệp định GATT.
Điều này nhấn mạnh các luật, quy định bất kđiều X hiệp định GATT. Điều này nhấn
mạnh các luật, quy định bất kì liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu cần được
“công bố khẩn trương” cho các bên biết.
Vấn đề tạo thuận lợi thương mại đối với các nước thành viên đã được tính đến
để đưa vào Hiệp định GATT 1994 thông qua điều V, VIII, X. Tuy nhiên, chỉ có một
số nội dung của tạo thuận lợi như về tự do quá cảnh, tính công bố sẵn có của thông
tin và phí, lệ phí xuất nhập khẩu được đề cập và các nội dung này chưa được quy
định cụ thể để các nước thành viên thực thi.
Nhận thức được tầm quan trọng của tạo thuận lợi thương mại trong việc thúc
đẩy kinh tế phát triển, tạo thuận lợi thương mại đã được bổ sung vào chương trình
nghị sự của WTO vào tháng Mười Hai năm 1996, trong tuyên bố Bộ trưởng
Singapore “Thành lập một nhóm công tác để tiến hành một nghiên cứu về tính minh
bạch trong các hoạt động mua sắm chính phủ, tham gia vào các chính sách quốc gia
tài khoá, và dựa trên các nghiên cứu này, để phát triển các yếu tố đưa vào một thỏa
thuận phù hợp” và “thực hiện công việc thăm dò và phân tích, dựa trên công việc
của các tổ chức quốc tế khác có liên quan, về đơn giản hóa các thủ tục thương mại
để đánh giá phạm vi quy định của WTO trong lĩnh vực này” (Theo Tuyên bố Bộ
trưởng Singapore 1996 WT/MIN(96)/ DEC). Hội nghị Bộ trưởng Singapore đã cụ
26
thể hóa các hành động tạo thuận lợi thương mại, tập trung tạo thuận lợi trong khâu
thủ tục hải quan. Đây cũng là vấn đề then chốt được bàn thảo trong các hội nghị,
đàm phán sau này.
Năm 2001, hội nghị Bộ trưởng WTO tại Doha đã nỗ lực để đưa tạo thuận lợi
thương mại vào chương trình nghị sự cho vòng đàm phán mới trong đó “Công nhận
các trường hợp cho biết thêm việc đẩy mạnh phong trào, phát hành và thông quan
hàng hóa, kể cả hàng quá cảnh, và sự cần thiết phải tăng cường hỗ trợ kỹ thuật và
xây dựng năng lực trong lĩnh vực này” (Theo Tuyên bố Bộ trưởng theo thỏa thuận
trong đàm phán Doha vào 14-11-2001).
Mục tiêu đàm phán trong vòng đàm phán Doha là gói cam kết tổng thể tất cả
các lĩnh vực bao gồm tiếp cận thị trường hàng phi nông nghiệp; nông nghiệp; dịch
vụ; các vấn đề về quy tắc; sở hữu trí tuệ; tạo thuận lợi thương mại; thương mại –
môi trường và thương mại phát triển trên và dự kiến sẽ kết thúc đàm phán vào năm
2005. Như vậy tạo thuận lợi thương mại đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, được
đưa ra đàm phán toàn diện trong vòng đàm phán Doha.
Hội nghị Bộ trưởng lần thứ tư tại Doha đã đưa ra quyết định của Đại Hội đồng
WTO về Chương trình làm việc Doha (tài liệu WT/GC/W/535 của WTO ngày 31
tháng 7). Trong chương trình làm việc, các vấn đề về tạo thuận lợi thương mại được
nêu trong Phụ lục D của Gói Bali. Các vấn đề chính là:
- Làm rõ và cải thiện các khía cạnh liên quan của Điều V, VIII và X của GATT 1994;
tăng cường hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ xây dựng năng lực; hợp tác có hiệu quả giữa
hải quan hoặc bất kỳ cơ quan chức năng khác về tạo thuận lợi thương mại và các
vấn đề tuân thủ hải quan (đoạn 1 Phụ lục D);
- Đối xử đặc biệt và phân biệt cho phát triển và nước kém phát triển bao gồm: mức
độ và thời gian bước vào cam kết sẽ liên quan đến năng lực thực hiện của các nước
đang và kém phát triển (đoạn 2 phụ lục D)
- Thành viên kém phát triển - cam kết không bắt buộc (đoạn 3 phụ lục D)
- Xác định nhu cầu xúc tiến thương mại và các ưu tiên; giải quyết các tác động chi
phí cho các nước đang và kém phát triển trong các biện pháp đề xuất (đoạn 4 phụ
lục D)
- Hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ xây dựng năng lực cho các nước kém phát triển và đang
phát triển sẽ được cung cấp bởi các nước phát triển (đoạn 5, 6, 7 phụ lục D) ;
27
- Làm việc với và làm việc của các tổ chức quốc tế có liên quan như Quỹ tiền tệ quốc
tế IMF, tổ chức Hải quan thế giới WCO, ngân hàng thế giới WB, tổ chức Hợp tác và
Phát triển kinh tế OECD, hội nghi Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển
UNTACD (đoạn 8, 9 phụ lục D).
Tháng 10/2004, nhằm đẩy nhanh quá trình đàm phán về tạo thuận lợi thương
mại, Nhóm Đàm phán về tạo thuận lợi thương mại trong WTO đã được thành lập.
Mục tiêu của Nhóm Đàm phán và các thành viên WTO là đi đến thành lập một Hiệp
định về tạo thuận lợi thương mại để tăng cường tính cam kết của các thành viên
WTO trong vấn đề này.
Kể từ tháng 11 năm 2004 đến tháng 10 năm 2005, Nhóm đàm phán đã họp 12
lần. Cuộc họp đầu tiên của nhóm đàm phán về tạo thuận lợi thương mại diễn ra vào
tháng 11/2004. Thành viên đã gửi khoảng 50 đóng góp liên quan đến nhiều khía
cạnh khác nhau của các cuộc đàm phán như xuất bản và các quy định của Cục Quản
lý Thương mại, xác định trước, lô hàng chuyển phát nhanh, hợp tác hải quan biên
giới, giải phóng hàng hoá, lệ phí lãnh sự, hàng hóa quá cảnh, kỹ thuật hỗ trợ và xây
dựng năng lực, đánh giá rủi ro và quản lý, kiểm tra sau thông quan,... Các tổ chức
trên thế giới như Tổ chức Hải quan Thế giới và Ngân hàng Thế giới cũng đã có
những đóng góp bằng văn bản về vấn đề tạo thuận lợi cho WTO.
Trong quá trình đàm phán vấn đề tạo thuận lợi thương mại, một số nước đã
đưa ra các quan điểm đàm phán, đề xuất khác nhau. Nhóm Châu Phi tuyên bố rằng
phạm vi của các cuộc đàm phán là chỉ giới hạn vào Điều V, VIII, X của GATT, đối
xử đặc biệt và phân biệt là một nguyên tắc quan trọng trong Phụ lục D, nó sẽ "quy
định nước kém phát triển không phải thực hiện những cam kết mà không tương
thích với sự phát triển, nhu cầu tài chính hoặc thương mại hoặc năng lực quản lý và
tổ chức của họ", cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực cho các nước
châu Phi để thực hiện các kết quả của các cuộc đàm phán. Quan điểm của Canada
theo Điều X, các thành viên phải cam kết cung cấp các phán quyết trước ràng buộc
về phân loại thuế quan khi có yêu cầu của thương nhân. Hoa Kỳ đề xuất công bố
trên internet các quy tắc và thủ tục hải quan; "thiết lập các thông số cụ thể cho
khoản phí bởi các Thành viên theo Điều VIII của GATT 1994 và công bố những
khoản phí trên internet và thông báo cho WTO với một số ngày nhất định trước khi
28
thực hiện"; và sự cần thiết phải "cung cấp thủ tục nhanh cụ thể cho các lô hàng
nhanh". Hàn Quốc đề nghị thành viên phải được cung cấp cơ hội để cho ý kiến về
các quy định mới và thủ tục được giới thiệu bởi các thành viên. Đài Loan và Nhật
Bản đề xuất có một trung tâm thông tin một cửa quốc gia.
Sau hội nghị Bộ trưởng Lần thứ 6, Nhóm đàm phán tạo thuận lợi thương mại
đã nhóm họp 6 lần. Tháng 2 năm 2006, thành viên đệ trình đề xuất sẽ trở thành cơ
sở cho việc đề xuất văn bản (đề xuất thế hệ thứ hai). Từ tháng 5 năm 2006, thành
viên đệ trình đề xuất bằng văn bản (đề xuất thế hệ thứ ba).
Vòng đàm phán hồi tháng 7/2006 kết thúc mà không đạt được kết quả nào
đáng kể vì các nhà đàm phán Mỹ, EU, Bra-xin, Ấn Độ, những đối tác còn nhiều
khúc mắc nhất, cùng đại diện các nước khác không đạt được sự đồng thuận. Các
nước đang phát triển muốn một mức thuế thấp hơn đối với hàng nông sản của họ
khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ và châu Âu. Còn các nước công nghiệp phát triển
lại tìm kiếm cơ hội tiếp cận lớn hơn vào thị trường dịch vụ và hàng hóa công nghiệp
ở các nước đang phát triển. Vòng đàm phán bế tắc vì những toan tính lợi ích của các
nước khiến hai vấn đề nổi cộm là trợ cấp nông nghiệp và tiếp cận thị trường chưa
được giải quyết. Nguyên nhân chính là vì những cuộc đàm phán về cắt giảm hàng
rào thuế quan, cắt giảm trợ cấp nông nghiệp và các rào cản khác trong giao dịch
thương mại, vẫn chưa ngã ngũ. Từ đó kéo theo các vấn đề khác trong gói Bali đầy
đủ bị ngừng trệ đàm phán.
Ngày 20/1/2007, vòng đàm phán Doha được khởi động trở lại sau khi gián
đoạn do bất đồng các quan điểm về thuế nông sản giữa các thành viên WTO hồi
cuối tháng 7 năm 2006. Tại hội nghị cấp cao APEC tháng 11/2006, lãnh đạo các nền
kinh tế thành viên cũng đã thể hiện quyết tâm nối kết lại vòng Doha.
Ngày 11/1/2007, Việt Nam trở thành thành viên 150 của tổ chức Thương mại
thế giới. Việt Nam tham gia vào vòng đàm phán Doha lần này với tư cách thành
viên chính thức. Trong tiến trình này, Việt nam đã tham gia với các hoạt động cụ thể
như tham dự hội thảo khu vực Châu Á (5/2007) về đánh giá nhu cầu quốc gia do
WTO tổ chức tại Hà Nội cùng với Văn phòng Ủy ban hợp tác kinh tế quốc tế. Tổng
cục Hải quan đã cùng đại diện của WTO chủ trì tổ chức Hội thảo về đánh giá nhu
cầu quốc gia (3/2008), sau đó tổng hợp, lấy ý kiến các Bộ ngành và trình cấp có
29
thẩm quyền phê duyệt để chính thức gửi cho WTO bản Báo cáo rà soát của Việt
Nam trong đó nêu chi tiết tình hình thực hiện các biện pháp tạo thuận lợi thương
mại tại Việt Nam so với các yêu cầu thực hiện tạo thuận lợi thương mại của WTO
cũng như các đề xuất, kiến nghị biện pháp thực hiện, ngoài ra còn có yêu cầu về Hỗ
trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực. Nội dung đã được báo cáo tại phiên đàm phán
(tháng 5/2008) và Hội thảo chuyên đề về đánh giá nhu cầu (tháng 7/2008) tại
Geneva.
Cho đến 2/2009 đã có 28 phiên đàm phán tại WTO về nội dung tạo thuận lợi
thương mại và kết quả đã đạt được thế hệ đề xuất thứ 3 (đi vào lời văn của Hiệp
định) và hiện đang đàm phán theo dự thảo 17 (tài liệu TN/TF/W/43/Rev.17).
Tài liệu đàm phán gồm những phần chính sau: các vấn đề liên quan đến các
biện pháp đề xuất nhằm thúc đẩy và làm rõ điều V (về thủ tục quá cảnh), điều VIII
(phí, lệ phí và thủ tục), điều X (về minh bạch hoá) của GATT và vấn đề hợp tác hải
quan liên quan. Tài liệu đề cập một số điều khoản qui định có tính quá độ như việc
ký kết Thỏa thuận cả gói (bao gồm cả hiệp định này), vấn đề tự đánh giá năng lực
đáp ứng các yêu cầu cam kết để chỉ ra nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng năng lục
và thời gian ân hạn, các vấn đề ngoại lệ áp dụng điều XX hoặc XXII của GATT, vấn
đề giải quyết tranh chấp, tính linh hoạt và việc xử lý đối xử phân biệt và đặc biệt ở
các mức độ cam kết khác nhau, quan hệ với các tổ chức quốc tế có liên quan khác
về vấn đề này, các điều khoản riêng cho các nước LDCs, cơ chế cảnh báo sớm, định
hướng xử lý các vấn đề khu vực và thỏa thuận về thể chế với việc thành lập Ủy ban
Tạo thuận lợi cho thương mại tại WTO và Ủy ban Tạo thuận lợi cho thương mại
quốc gia.
Các thành viên WTO đã kết thúc đàm phán về tạo thuận lợi thương mại tại
Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ IX được tổ chức vào tháng 12 năm 2013 và Hiệp
định gần đây mới được hé mở để chấp thuận. Hiệp định tạo thuận lợi thương mại
được ký kết đánh dấu gần 20 năm kể từ khi thành lập WTO, một Hiệp định mới
được ký kết dựa trên nguyên tắc đồng thuận của 160 quốc gia thành viên. Trong
tương lai, Hiệp định sẽ mang lại bước phát triển đột phá cho kinh tế toàn cầu khi
được đưa vào thực thi.
30
CHƯƠNG 2: HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI VÀ THỰC
TRẠNG NĂNG LỰC TUÂN THỦ HIỆP ĐỊNH CỦA HẢI QUAN VÀ DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM
2.1 Nội dung chính của Hiệp định tạo thuận lợi thương mại
Sau gần 10 năm đàm phán kể từ khi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại được
chính thức đưa vào đàm phán trong Gói Bali, sự thông qua Hiệp định tháng 12/2013
đã đánh dấu bước tiến mới của WTO với vai trò dẫn dắt, thúc đẩy nền kinh tế thế
giới phát triển.
Hiệp định tạo thuận lợi thương mại ra đời nhằm nhắc lại và tái khẳng định
nhiệm vụ và nguyên tắc tại khoản 27 Tuyên bố Bộ trưởng Doha
(WT/MIN(01)/DEC/1) và phụ lục D về Quyết định chương trình làm việc Doha của
Đại hội đồng thông qua ngày 1 tháng 8 năm 2004 (WT/L/579), cũng như tại phụ lục
E tuyên bố Bộ trưởng Hồng Kông (WT/MIN(05)/DEC). Với Hiệp định này, các
thành viên mong muốn làm rõ và hoàn thiện những điểm liên quan tại Điều V, VIII
và X của Hiệp định GATT 1994 nhằm thúc đẩy hơn nữa việc di chuyển, giải phóng
và thông quan hàng hóa, bao gồm cả hàng hóa quá cảnh. Trong quá trình đàm phán,
các thành viên đã thừa nhận nhu cầu đối với sự hợp tác hiệu quả giữa các thành viên
về tạo thuận lợi thương mại và các vấn đề tuân thủ hải quan, đồng thời nhận thấy
các nhu cầu cụ thể của các quốc gia thành viên đang phát triển và đặc biệt là thành
viên quốc gia kém phát triển và mong muốn tăng cường hỗ trợ và trợ giúp xây dựng
năng lực về lĩnh vực này. Từ đó đã thống nhất thông qua nội dung của Hiệp định tạo
thuận lợi thương mại gồm 24 điều chia làm 3 phần sau:
Phần I: Các điều khoản về các biện pháp kỹ thuật
Phần II: Các điều khoản hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực đối với các
nước đang phát triển và kém phát triển.
Phần III: Các thỏa thuận thể chế và các điều khoản cuối cùng
Phần I bao gồm 12 điều khoản kỹ thuật tập trung vào tính minh bạch, khiếu
nại, quá cảnh, thủ tục và phí xuất nhập khẩu và quá cảnh.
Về tính minh bạch, ngay ở Điều 1 của Hiệp định đã quy định rõ các thông tin
phải được công bố rộng rãi để các chính phủ, doanh nghiệp và các bên liên quan
nắm được thông tin. Thông tin bao gồm: thủ tục xuất nhập khẩu và quá cảnh bao
31
gồm thủ tục tại cảng, sân bay, hoặc các điểm nhập cảnh khác và các văn bản, chứng
từ theo yêu cầu; thuế suất các thuế xuất nhập khẩu, các loại thuế đánh vào hoặc liên
quan tới việc xuất nhập khẩu, các loại phí, lệ phí do cơ quan hải quan và các cơ
quan chính phủ quy định về hoặc liên quan tới việc xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh
đều phải được công bố khẩn trương; các nguyên tắc phân loại hàng hóa hoặc xác
định trị giá hải quan, các luật quy định và các quy tắc hành chính về việc áp dụng
chung liên quan đến các quy tắc xuất xứ, các quy định cấm hoặc hạn chế xuất nhập
khẩu hoặc quá cảnh; về xử phạt với các vi phạm thủ tục, thủ tục khiếu nại hoặc
khiếu kiện hay các hiệp định, một phần hiệp định với bất kỳ một hoặc nhiều quốc
gia liên quan đến việc nhập khẩu, xuất nhập khẩu, quá cảnh cũng như các thủ tục
hành chính liên quan tới việc quản lý hạn ngạch thuế công.
Về công bố thông tin, thông tin được công bố trên mạng Internet. Theo đó, các
bản hướng dẫn về thủ tục xuất nhập nhập khẩu và quá cảnh bao gồm các thủ tục
khiếu nại hoặc khiếu kiện, các tờ khai và chứng cần thiết, các thông tin liên hệ của
các điểm giải đáp liên quan việc nhập khẩu hoặc quá cảnh qua lãnh thổ nước mình.
Đồng thời khuyến khích các nước thành viên cung cấp bằng một trong các ngôn
ngữ chính thức của WTO và cung cấp thêm các thông tin liên quan đến thương mại
bao gồm cả các vấn đề pháp lý liên quan đến thương mại qua mạng Internet (Điều
1.2: Tính sẵn có của thông tin).
Về điểm giải đáp thắc mắc, cơ hội góp ý quy định mỗi nước thành viên phải
thành lập các điểm giải đáp để giải đáp thắc mắc, hướng dẫn các bên liên quan trong
phạm vi nước thành viên và khu vực để giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục
xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh trong thời hạn hợp lý. Các thành viên cung cấp “cơ
hội và thời hạn hợp lý” cho doanh nghiệp và các bên liên quan tham gia ý kiến đối
với việc “ban hành hoặc sửa đổi luật và các quy định” liên quan đến việc di chuyển,
giải phóng và thông quan hàng hóa bao gồm cả hàng hóa quá cảnh. Các cơ quan hải
quan và cơ quan quản lý có liên quan phải tổ chức đối thoại thường xuyên với
doanh nghiệp. Như vậy, các biện pháp quy định Điều 1, 2 của Hiệp định tạo sự
thông tin kịp thời giữa doanh nghiệp, hải quan và các bên liên quan nhằm mục đích
minh bạch hóa thông tin hải quan.
32
Các biện pháp khác để tăng cường công bằng, không phân biệt đối xử và tính
minh bạch: thông báo để tăng cường kiểm soát hoặc kiểm tra tại cửa khẩu đối với
các loại thực phẩm, đồ uống hoặc thức ăn chăn nuôi dựa trên rủi ro, hoặc có thể tạm
giữ hàng hóa nhập khẩu để kiểm tra, hay cho phép tái kiểm tra trong trường hợp kết
quả kiểm định đầu tiên của mẫu hàng hóa được mang tới ngay khi hàng hóa đến để
nhập khẩu có kết quả khác và nếu phù hợp có thể chấp nhận kết quả kiểm định lại
(Điều 5 Hiệp định tạo thuận lợi thương mại).
Về xác định trước, đây là một điểm được mở rộng ngoài 3 điều khoản gốc quy
định tại GATT 1994 nhằm rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan. Xác định trước
là một quyết định bằng văn bản của nước thành viên dành cho người nộp đơn trước
khi nhập khẩu hàng hóa trong đó chỉ ra quy định phân loại thuế quan hàng hóa, xuất
xứ hàng hóa, và các vấn đề khác mà thành viên cho là phù hợp để ban hành xác
định trước. Theo đó các nước thành viên phải ban hành các văn bản quy định các
yêu cầu, hình thức đối với đơn đề nghị xác định trước, thời hạn ban hành và thời
hạn hiệu lực xác định trước có giá trị ràng buộc đối với người nộp đơn. Khi người
nộp đơn gửi đơn yêu cầu có các thông tin cần thiết trong đó thì mỗi nước phải ban
hành một xác định trước nhất định, có hiệu lực trong thời hạn hợp lý, trường hợp từ
chối ban hành phải lập tức thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn chỉ ra các dữ
kiện liện quan và căn cứ từ chối của mình. Mọi thu hồi, sửa đổi hoặc quyết định vô
hiệu hóa xác định trước cũng cần lập tức thông báo bằng văn bản chỉ ra căn cứ cho
quyết định của mình (Điều 3 Quy định về xác định trước).
Về phí, lệ phí liên quan thủ tục xuất nhập khẩu, quá cảnh, các thông tin liên
quan đến các loại phí này bao gồm cả các phí, lệ phí sẽ được áp dụng, lý do thu các
phí hoặc lệ phí cho dịch vụ sử dụng, các cơ quan chịu trách nhiệm, thời điểm và
phương thức nộp được công bố rộng rãi cho các bên liên quan nắm được thông tin
và trên tinh thần mức phí, lệ phí thu chỉ nhằm bù đắp chi phí dịch vụ tương ứng.
Đặc biệt, Hiệp định cũng đề cập đến các khoản nộp phạt, chỉ áp dụng khi vi phạm
pháp luật, các quy định, thủ tục hải quan của nước đó, và có xem xét các tình tiết
giảm nhẹ mức phạt nhằm nâng cao, khuyến khích tinh thần tự giác thực hiện đúng
quy định của doanh nghiệp (Điều 6 Hiệp định tạo thuận lợi thương mại).
33
Về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh, khuyến khích
sử dụng bản sao bằng giấy hoặc điện tử, sử dụng các chuẩn mực quốc tế. Duy trì,
thiết lập hệ thống thông tin “một cửa” tạo điều kiện cho doanh nghiệp nộp chứng từ
hoặc dữ liệu hàng hóa qua một điểm duy nhất cho các cơ quan tham gia. Đồng thời
cũng quy định các thành viên không được yêu cầu kiểm tra hàng trước khi giao lên
tàu liên quan đến phân loại thuế quan và trị giá hải quan. Trong trường hợp hàng bị
từ chối, cần có quy định hợp lý cho phép nhà nhập khẩu tái ký gửi hoặc trả lại hàng
hóa. Đối với hàng hóa gia công trong nước và tại nước ngoài, phải quy định để hàng
hóa được miễn một phần hoặc toàn bộ điều kiện các khoản thuế khi hàng hóa được
đưa vào lãnh thổ haỉ quan vì mục đích cụ thể, sau đó sẽ tái xuất trong một thời gian
nhất định và không trải qua thay đổi trừ việc hao tổn tự nhiên do sử dụng (Điều 10).
Về giải phóng và thông quan hàng hóa, quy định việc nộp trước các chứng từ
dạng điện tử để xử lý chứng từ đó trước khi hàng đến, cho phép lựa chọn thanh toán
điện tử với thuế, lệ phí và chi phí hải quan, đồng thời tách việc giải phóng hàng hóa
khỏi quyết định cuối cùng về thuế hải quan, các loại phí khác tức là tiến hàng thủ
tục giải phóng hàng trước khi ra quyết định cuối cùng về thuế khi đáp ứng các điều
kiện khác, yêu cầu về các khoản bảo lãnh để giải phóng hàng hóa. Ngoài ra yêu cầu
các nước thành viên áp dụng hệ thống quản lý rủi ro trong kiểm soát hải quan đảm
bảo không phân biệt đối xử, đẩy nhanh việc giải phóng lô hàng có rủi ro thấp nhưng
vẫn kiểm soát các lô hàng có rủi ro cao. Việc quản lý rủi ro dựa trên các tiêu chí như
mã hàng hóa, tính chất và mô tả hàng hóa, nước xuất xứ, nước hàng hóa được
chuyển đến, trị giá hàng hóa, hồ sơ theo dõi đánh giá mức độ tuân thủ của doanh
nghiệp và loại phương tiện vận tải. Tăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan
để giảm thời gian thông quan.
Thiết lập chế độ doanh nghiệp ưu tiên và cung cấp các biện pháp tạo thuận lợi
thương mại bổ sung đối với doanh nghiệp ưu tiên. Quy định các thủ tục, yêu cầu
cho phép xử lý hàng nhanh đặc biệt đối với các lô hàng vận chuyển bằng đường
hàng không. Đối với hàng hóa dễ hư hỏng có quy định đưa ra mức ưu tiên thích hợp
khi lập kế hoạch kiểm tra cần thiết (Điều 7). Sau khi hàng đã đáp ứng các yêu cầu
về thủ tục hải quan thì hàng nhập khẩu được phép di chuyển dưới sự giảm sát của
cơ quan hải quan từ cơ quan hải quan này đến cơ quan hải quan khác (Điều 9).
34
Về tự do quá cảnh, quy định các thủ tục với hàng hóa quá cảnh không được
khắt khe chỉ cần đảm bảo đáp ứng các yêu cầu quá cảnh, không phải chịu chi phí
hải quan, không áp dụng hàng rào kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn đối với hàng quá
cảnh, cho phép nhận và xử lý thông tin hàng quá cảnh trước khi hàng đến, có thể
yêu cầu bảo lãnh, nhưng khi đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu quá cảnh thì các khoản bảo
lãnh phải được giải phóng không chậm trễ. Để hàng quá cảnh được thông quan
nhanh chóng, hiệp định cũng khuyến khích các nước thành viên xây dựng cơ sở hạ
tầng phục vụ riêng cho hàng quá cảnh (Điều 11).
Về thủ tục khiếu nại, khiếu kiện, yêu cầu các nước có quy định rõ ràng, công
bố kịp thời để các bên liên quan biết về các thủ tục này. Khi có khiếu nại, khiếu
kiện, phải ban hành quyết định có quyền giải quyết các khiếu nại, khiếu kiện đó
theo cách không phân biệt đối xử. Trường hợp quyết định không được ban hành,
người khiếu kiện hoặc khiếu nại kiện đến cơ quan có thẩm quyền cao hơn. Ngoài ra
hiệp định khuyến khích thực thi quyết định hành chính của cơ quan biên giới khác
có liên quan đến hải quan (Theo điều 4 Hiệp định tạo thuận lợi thương mại).
Về vấn đề hợp tác hải quan, các cơ quan biên giới chịu trách nhiệm về kiểm
soát biên giới và thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa hợp tác
với nhau và phối hợp hoạt động nhằm tạo thuận lợi thương mại đặc biệt là các cơ
quan hải quan có chung biên giới (Điều 8). Khuyến khích các cơ quan hải quan trao
đổi thông tin, đưa ra các thông lệ tốt và đảm bảo bảo mật thông tin. Trên cơ sở hợp
tác trong hỗ trợ và hướng dẫn kỹ thuật trong xây dựng năng lực liên quan đến việc
thực hiện các thủ tục hải quan (Điều 12).
Như vậy, một loạt các vấn đề trọng tâm của hải quan được đưa vào nội dung
của Hiệp định tạo thuận lợi thương mại, các biện pháp trên sẽ giúp cho việc minh
bạch hóa, đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa từ đó hiệu quả hơn, tạo thuận lợi hơn nữa
cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Phần II Hiệp định bao gồm 10 điều là các điều khoản về đối xử đặc biệt và
khác biệt đối với các nước thành viên đang phát triển và kém phát triển. Theo đó,
các thành viên dựa trên nền tảng riêng biệt quyết định các điều khoản nào trong
phần I thuộc vào các nhóm A,B,C và việc thực hiện các cam kết theo nhóm này có
sự khác biệt giữa các nước đang và kém phát triển.
35
Về việc phân loại các cam kết, các cam kết nhóm A bao gồm các điều khoản
mà thành viên đang và kém phát triển phải thực hiện ngay khi Hiệp định có hiệu
lực, hoặc chậm nhất trong vòng 1 năm kể từ ngày có hiệu lực đối với nước kém
phát triển. Các cam kết Nhóm B bao gồm các điều khoản phải thực hiện sau thời
hạn quá độ sau khi hiệp định có hiệu lực. Các cam kết nhóm C bao gồm các điều
khoản mà thành viên phải thực hiện sau một khoảng thời gian quá độ sau khi hiệp
định có hiệu lực và yêu cầu phải có được năng lực thực hiện thông qua việc có được
hỗ trợ về xây dựng năng lực (Điều 14).
Tính linh hoạt trong phân loại các cam kết được thể hiện qua quy định chuyển
đối giữa nhóm B sang nhóm C. Theo đó các nước đang và kém phát triển đã thông
báo các cam kết thuộc nhóm B, C có thể chuyển các điều kiện nhóm này sang nhóm
kia thông qua việc thông báo cho Ủy ban. Trong trường hợp chuyển từ cam kết B
sang cam kết C, thành viên phải cung cấp thông tin về hỗ trợ được yêu cầu để xây
dựng năng lực. Trong trường hợp này được áp dụng gia hạn tự động hoặc yêu cầu
Ủy ban kiểm tra yêu cầu của thành viên đối với thời gian gia hạn để thực hiện cam
kết, và nếu cần thiết, để được hỗ trợ xây dựng năng lực bao gồm cả rà soát và đề
nghị của nhóm chuyên gia (Theo điều 19 Hiệp định tạo thuận lợi thương mại).
Về việc thực hiện các cam kết nhóm B, đối với nước kém phát triển, không
muộn hơn 1 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực, phải thông báo các cam kết
thuộc nhóm B và các ngày chính thức cho việc thực hiện cam kết đó. Trong vòng 2
năm kể từ ngày thông báo, các nước kém phát triển phải thông báo cho Ủy ban đê
xác nhận việc quyết định các cam kết nhóm B và thông báo ngày thực hiện. Tức là
đối với các nước kém phát triển, thời hạn quyết định nhóm B cũng như thực hiện
các cam kết thuộc nhóm này được gia hạn thêm để phù hợp với tình hình các nước.
Đối với cam kết nhóm C, với mục đích minh bạch và tạo điều kiện cho các
thỏa thuận tài trợ, 1 năm sau ngày hiệp định có hiệu lực, các thành viên kém phát
triển thông báo các cam kết thuộc nhóm C có tính đến sự linh hoạt tối đa cho các
nước này. Một năm sau thông báo này, thì thành viên kém phát triển phải thông báo
thông tin về hỗ trợ xây dựng năng lực mà thành viên yêu cầu để thực hiện. Chậm
nhất hai năm sau khi thông báo trên, các thành viên kém phát triển và thành viên tài
trợ phải cung cấp thông tin về các sắp xếp duy trì hoặc đưa vào là cần thiết để cung
36
cấp hỗ trợ xây dựng năng lực để cho phép thực hiện các cam kết nhóm C. Và sau đó
trong vòng 18 tháng, nước thành viên kém phát triển và thành viên tài trợ tương ứng
phải thông báo về tiến trình cung cấp tài trợ, đồng thời thông báo danh sách các
ngày chính thức cho việc thực hiện. Tuy nhiên đối với việc thực hiện các cam kết
nhóm B, C của các nước kém phát triển, có sự linh hoạt tối đa. Các thời hạn trên có
thể được kéo dài nều cần thiết trong việc giải quyết các khó khăn mà thành viên
kém phát triển gặp phải (Điều 16).
Để giúp thực hiện tốt các cam kết nhóm B, C hiệp định cũng quy định về việc
thông tin, cung cấp hỗ trợ xây dựng năng lực thực hiện các cam kết cho các nước
đang và kém phát triển. Các thành viên hỗ trợ giúp đỡ các thành viên kém phát triển
thông qua cơ chế hợp tác phát triển có liên quan, trong sự gắn kết với các nguyên
tắc hỗ trợ xây dựng năng lực, các đối tác phát triển phải cố gắng cung cấp hỗ trợ
trong lĩnh vực này một cách không thỏa hiệp các ưu tiên phát triển hiện tại.
Các nguyên tắc được đưa ra khi cung cấp hỗ trợ xây dựng năng lực để thực
hiện hiệp định là: (i) có xem xét đến khung phát triển tổng thể, cả các chương trình
cải cách và các chương trình hỗ trợ kỹ thuật đang thực hiện có liên quan tương ứng;
(ii) nếu liên quan và phù hợp, bao gồm các hoạt động để giải quyết các thách thức
khu vực và tiểu khu vực và thúc đẩu hội nhập khu vực, tiểu khu vực; (iii) đảm bảo
rằng các hoạt động cải cách tạo thuận lợi thương mại đang diễn ra của thành phần
kinh tế tư nhân là nhân tố của các hoạt động hỗ trợ; (iv) thúc đẩy hỗ trợ giữa các
quốc gia thành viên và các tổ chức liên quan khác bao gồm các cộng đồng kinh tế
khu vực, đảm bảo kết quả từ những hỗ trợ này có hiệu quả cao nhất; (v) khuyến
khích sử dụng các cơ cấu phối hợp sẵn có trong nước và phối hợp khu vực như bàn
tròn và các nhóm cố vấn nhằm phối hợp và quản lý các hoạt động thực hiện; (vi)
khuyến khích các nước đang phát triển cung cấp hỗ trợ nâng cao năng lực cho các
nước đang và chậm phát triển và xem xét hộ trợ các hoạt động tương tự khi có thể
(Điều 21).
Đối với các thành viên tài trợ, để cung cấp sự minh bạch cho các thành viên
đang và kém phát triển, mỗi thành viên tài trợ phải nộp các thông tin hỗ trợ về các
nội dung như mô tả về hỗ trợ xây dựng năng lực, tình trạng và số tiền cam kết/giải
ngân, các thủ tục giải ngân của hỗ trợ, quốc gia được hưởng lợi hoặc khi cần thiết,
37
khu vực và cơ quan thực hiện của thành viên cung cấp hỗ trợ (Điều 22). Như vậy,
các thông tin về hỗ trợ xây dựng năng lực phải được các nước đang, kém phát triển
và các thành viên hỗ trợ nộp đầy đủ cho Ủy ban, các thông tin này sẽ được công
khai để đảm báo tính minh bạch hóa trong việc thực hiện các cam kết của Hiệp
định.
Phần III của Hiệp định bao gồm 2 điều khoản về thỏa thuận thể chế và các
điều khoản cuối cùng.
Về thỏa thuận thể chế, quy định việc xây dựng ủy ban tạo thuận lợi thương
mại để thực hiện các cam kết trong hiệp định. Ủy ban tạo thuận lợi thương mại là
diễn đàn mở cho tất cả các thành viên tham gia, phải bầu Chủ tịch của mình, thiết
lập các quy tắc thủ tục riêng, phải thực hiện các trách nhiệm được chỉ định trong
Hiệp định hoặc bởi các thành viên. Có thể thành lập các tiểu ban nếu được yêu cầu.
Ủy ban sẽ rà soát việc hoạt động và thực hiện Hiệp định 4 năm từ ngày Hiệp định
có hiệu lực và định kỳ sau đó. Mỗi thành viên phải thành lập hoặc duy trì ủy ban
quốc gia về tạo thuận lợi thương mại hoặc chỉ định một cơ chế hiện có để tạo điều
kiện cho điều hành hợp tác nội địa và thực hiện các quy định của Hiệp định (Điều
23 Hiệp định tạo thuận lợi thương mại).
Về tính pháp lý của Hiệp định quy định tại điều khoản cuối cùng của hiệp
định. Chỉ ra rõ rằng Hiệp định tạo thuận lợi ra đời có tính chất ràng buộc tất cả các
thành viên tham gia bao gồm cả các cơ quan có thẩm quyền của thành viên đó và
phải được thực hiện kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Các thành viên của một liên
minh hải quan hoặc một thỏa thuận kinh tế khu vực có thể áp dụng phương pháp
tiếp cận khu vực để hỗ trợ việc thực hiện nghĩa vụ theo Hiệp định Tạo thuận lợi
thương mại bao gồm thông qua việc thành lập và sử dụng các tổ chức khu vực. Hiệp
định có tính bắt buộc nhưng không được hiểu như giảm bớt nghĩa vụ của thành viên
theo Hiệp định GATT1994 hay Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và
Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ.
38
2.2 Sự phù hợp của pháp luật hải quan Việt Nam với các cam kết của Hiệp
định Tạo thuận lợi thương mại
2.2.1 Các nội dung của Hiệp định tạo thuận lợi thương mại được pháp
luật Việt Nam đáp ứng
Về cơ bản, phần lớn các nghĩa vụ cam kết trong Hiệp định tạo thuận lợi
thương mại đã được quy định trong pháp luật Việt Nam. Cụ thể pháp luật Việt Nam
đã hoàn toàn đáp ứng các nghĩa vụ sau của Hiệp định tạo thuận lợi thương mại:
Về tính minh bạch, công bố thông tin và tham vấn, pháp luật Việt Nam đã quy
định rõ nghĩa vụ công bố thông tin, đăng tải toàn văn văn bản quy phạm pháp luật
trên trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành chậm nhất là hai ngày kể từ ngày
ký ban hành và phải đưa tin trên phương tiện truyền thông (Điều 78, 84 Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật 2008).
Nghĩa vụ thiết lập và duy trì các điểm giải đáp, Luật hải quan 2014 quy định
công chức hải quan là “người hướng dẫn người khai hải quan, cá nhân, tổ chức khi
có yêu cầu”, các doanh nghiệp được hỗ trợ về mặt pháp lý thông qua các hình thức
văn bản, mạng, trực tiếp, điện thoại (Theo điều 10 Nghị định 66/2008/NĐ-CP về hỗ
trợ pháp lý cho doanh nghiệp). Tổng cục hải quan cũng ban hành Quy chế công tác
tuyên truyền hỗ trợ cung cấp thông tin cho người khai hải quan và nộp thuế.
Pháp luật Việt Nam cũng quy định rõ các cá nhân tổ chức có quyền “tham gia
góp ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”, trong quá trình xây dựng luật
tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức chịu sự tác động trực tiếp của văn bản góp ý
kiến, và các ý kiến phải được nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo
(Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật).
Về tham vấn giữa cơ quan biên giới và các chủ thể, văn bản pháp luật đề cập
các cơ chế/ hình thức trao đổi, cung cấp thông tin thường xuyên và theo vụ việc cụ
thể ở các văn bản nội bộ của ngành hải quan như Quyết định 1915/2007/QĐ-TCHQ
ngày 17/10/2007 ban hành quy chế tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho
người khai hải quan, người nộp thuế, Quyết định 78/2007/QĐ-BTC hướng dẫn giải
đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành
chính thuế của người nộp thuế theo cơ chế một cửa.
39
Về xác định trước, các vấn đề liên quan xác định trước quy định trong Hiệp định
được quy định trong Luật hải quan 2014. Quy trình xác định trước như sau:
Biểu đồ 2.1 Quy trình xác định trước
Nguồn: Theo Tổng cục hải quan Việt Nam
Trong đó xác định trước mã hàng hóa, xuất sứ, trị giá hải quan là việc cơ quan
hải quan xác định mã hàng hóa, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa trước khi làm
thủ tục hải quan. Người khai hải quan có quyền yêu cầu cơ quan hải quan xác định
trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa khi đã cung cấp đầy đủ thông
tin cho cơ quan hải quan (điều 4, 28 Luật hải quan 2014). Thời hạn xác định trước
là 30 ngày và trong trường hợp phức tạp là 75 ngày, xác định trước có hiệu lực
trong vòng 3 năm. Trường hợp có khiếu nại về kết quả, khiếu nại trong vòng 60
ngày kể từ ngày nhận kết quả, thời hạn giải quyết sẽ là 10 ngày, trường hợp phức
tạp là 30 ngày làm việc.
Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC, Trung tâm Phân tích phân
loại (PTPL) thực hiện phân tích và gửi Tổng cục thông báo kết quả phân tích qua
Cục Thuế xuất khẩu để Tổng cục Hải quan ra thông báo kết quả phân loại cho toàn
ngành. Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 14/2015/TT-BTC-TCHQ ngày
30/01/2015 hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa;
phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất
Hồ sơ bị từ chối
xử lý
Doanh nghiệp không là
một bên trong hợp
Tổng cục Hải quan kiểm
tra, xử lý (5 ngày)
Hải quan đề nghị bổ
sung thông tin
Doanh nghiệp bổ sung
thông tin hoặc mẫu
hàng hóa
Doanh nghiệp gửi
hàng hóa đi phân tích,
giám định và nộp kết
Hải quan đề nghị
bổ sung thông tin
Doanh nghiệp
bổ sung thông
Cục Hải quan tỉnh,
thành phố kiểm tra,
đối chiếu (5 ngày)
Doanh nghiệp nộp
hồ sơ tối thiểu 90
ngày trước ngày
dự kiến làm thủ
tục
Thông báo kết quả
xác định trước
40
nhập khẩu.Thông tư đã quy định cụ thể nguyên tắc phân loại và sử dụng kết quả
phân loại hàng hóa; hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với một số
trường hợp đặc biệt; phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84,
85 và 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; phân loại máy
móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp và tháo rời; quy định hồ sơ yêu cầu phân tích để
phân loại; quy định về mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phân tích để phân loại;
hồ sơ và mẫu hàng hóa phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực
phẩm...
Bãi bỏ Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010; Điều 17, Điều 97
Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013; Công văn số 1280/BTC-TCHQ
ngày 24/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn trừ lùi các chi tiết, linh kiện rời của
máy móc, thiết bị nguyên chiếc.
Về phí, lệ phí liên quan thủ tục xuất nhập khẩu, quá cảnh, Thông tư số
43/2009/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí
trong lĩnh vực hải quan. Biểu mức thu lệ phí trong lĩnh vực hải quan ban hành kèm
theo Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày 02/11/2010 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn
mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí trong lĩnh vực hải quan”. Về
hình thức, địa điểm, thủ tục thu nộp lệ phí hải quan thực hiện theo đúng hướng dẫn
tại công văn số 9297/BTC-TCHQ ngày 18/7/2013 của Bộ Tài chính quy định về
việc thu nộp lệ phí hải quan. Các vấn đề liên quan đến xử phạt cũng được quy định
cụ thể trong Luật xử phạt hành chính năm 2012 và Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy
định về xử phạt hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính lĩnh vực
hải quan.
Về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu, hồ sơ xuất khẩu chỉ còn 2 chứng từ là
tờ khai hải quan và giấy phép xuất khẩu nếu cần kiểm tra về giá có thể yêu cầu
doanh nghiệp xuất trình hóa đơn thương mại. Đối với hàng nhập khẩu hồ sơ gồm tờ
khai hải quan, hóa đơn, chứng từ vận tải, giấy phép, giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa, đối với hợp đồng thương mại, tùy từng trường hợp cụ thể mới có yêu cầu. Thời
hạn nộp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nộp sau khi đã tập kết hàng hóa
tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 4 giờ trước khi phương
tiện vận tải xuất cảnh. Đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát
http://bit.ly/KhoTaiLieuAZ

More Related Content

What's hot

To chuc thuong mai quoc te
To chuc thuong mai quoc teTo chuc thuong mai quoc te
To chuc thuong mai quoc teSmall Nguyễn
 
Thuyết trình hải quan
Thuyết trình hải quanThuyết trình hải quan
Thuyết trình hải quanNgân Bùi
 
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệpQuản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tải
Luận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tảiLuận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tải
Luận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tải
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếNguyễn Nhật Anh
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đƣờng biển...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đƣờng biển...Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đƣờng biển...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đƣờng biển...
anh hieu
 
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt namHiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu tại công ty may mặc
Đề tài: Hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu tại công ty may mặcĐề tài: Hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu tại công ty may mặc
Đề tài: Hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu tại công ty may mặc
Dịch Vụ viết thuê trọn gói. ZALO/TELE 0973287149
 
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiBài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Ketoantaichinh.net
 
Van hoa dam phan cua my
Van hoa dam phan cua myVan hoa dam phan cua my
Van hoa dam phan cua my
Zĩn Béo
 
120 Câu hỏi về Thủ tục hải quan và Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu - nh...
120 Câu hỏi về Thủ tục hải quan và Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu - nh...120 Câu hỏi về Thủ tục hải quan và Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu - nh...
120 Câu hỏi về Thủ tục hải quan và Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu - nh...
CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Luận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOTLuận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt namhội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt namTran Trang
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYLuận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAYĐề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biểnĐề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

To chuc thuong mai quoc te
To chuc thuong mai quoc teTo chuc thuong mai quoc te
To chuc thuong mai quoc te
 
Thuyết trình hải quan
Thuyết trình hải quanThuyết trình hải quan
Thuyết trình hải quan
 
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệpQuản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tải
Luận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tảiLuận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tải
Luận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tải
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đƣờng biển...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đƣờng biển...Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đƣờng biển...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đƣờng biển...
 
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt namHiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
 
Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá
 
Đề tài: Hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu tại công ty may mặc
Đề tài: Hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu tại công ty may mặcĐề tài: Hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu tại công ty may mặc
Đề tài: Hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu tại công ty may mặc
 
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiBài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
 
Van hoa dam phan cua my
Van hoa dam phan cua myVan hoa dam phan cua my
Van hoa dam phan cua my
 
120 Câu hỏi về Thủ tục hải quan và Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu - nh...
120 Câu hỏi về Thủ tục hải quan và Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu - nh...120 Câu hỏi về Thủ tục hải quan và Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu - nh...
120 Câu hỏi về Thủ tục hải quan và Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu - nh...
 
Luận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOTLuận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOT
 
hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt namhội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYLuận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAYĐề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
 
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biểnĐề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
 

Similar to Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doanh Nghiệp Việt N_08321612092019

Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết EVFTA về Hải quan và Tạo thuận lợi...
Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết EVFTA về Hải quan và Tạo thuận lợi...Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết EVFTA về Hải quan và Tạo thuận lợi...
Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết EVFTA về Hải quan và Tạo thuận lợi...
CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Vankien wto
Vankien wtoVankien wto
Vankien wto
Anh Lâm
 
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƢƠNG MẠI CỦA...
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƢƠNG MẠI CỦA...BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƢƠNG MẠI CỦA...
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƢƠNG MẠI CỦA...
NuioKila
 
Tiểu luận về tổ chức thương mại Quốc tế WTO.doc
Tiểu luận về tổ chức thương mại Quốc tế WTO.docTiểu luận về tổ chức thương mại Quốc tế WTO.doc
Tiểu luận về tổ chức thương mại Quốc tế WTO.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Bài Mẫu tiểu luận môn về kinh tế quốc tế về WTO, HAY
Bài Mẫu tiểu luận môn về kinh tế quốc tế về WTO, HAYBài Mẫu tiểu luận môn về kinh tế quốc tế về WTO, HAY
Bài Mẫu tiểu luận môn về kinh tế quốc tế về WTO, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Toàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việt
Toàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việtToàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việt
Toàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việt
Phan Mem Erp Omega
 
Toàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việt
Toàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việtToàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việt
Toàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việt
Phan Mem Erp Omega
 
Toàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việt
Toàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việtToàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việt
Toàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việt
Trần Hiệp
 
Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...
Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...
Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...
CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Khoá luận về lao động trong hiệp định thương mại tự do
Khoá luận về lao động trong hiệp định thương mại tự doKhoá luận về lao động trong hiệp định thương mại tự do
Khoá luận về lao động trong hiệp định thương mại tự do
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Cam ket cua_viet_nam_trong_wto
Cam ket cua_viet_nam_trong_wtoCam ket cua_viet_nam_trong_wto
Cam ket cua_viet_nam_trong_wto
Trúng-Thưởng Thông-Báo-
 
KTCT 17.docx
KTCT 17.docxKTCT 17.docx
KTCT 17.docx
DinhHaiLong
 
[UniAcademy.vn] Sách "Cam kết về dịch vụ khi gia nhập WTO: Bình luận của ngườ...
[UniAcademy.vn] Sách "Cam kết về dịch vụ khi gia nhập WTO: Bình luận của ngườ...[UniAcademy.vn] Sách "Cam kết về dịch vụ khi gia nhập WTO: Bình luận của ngườ...
[UniAcademy.vn] Sách "Cam kết về dịch vụ khi gia nhập WTO: Bình luận của ngườ...
VNUNIACADEMY
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Thực Hiện Các Quy Định Pháp Luật Về Hợp Đồng T...
Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Thực Hiện Các Quy Định Pháp Luật Về Hợp Đồng T...Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Thực Hiện Các Quy Định Pháp Luật Về Hợp Đồng T...
Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Thực Hiện Các Quy Định Pháp Luật Về Hợp Đồng T...
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net / 0909.232.620
 
Báo cáo đánh giá tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (rc...
Báo cáo đánh giá tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (rc...Báo cáo đánh giá tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (rc...
Báo cáo đánh giá tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (rc...
jackjohn45
 
ICB-8 output 3 Tac dong cua Hiep dinh RCEP doi voi nen kinh te VN.pdf
ICB-8 output 3 Tac dong cua Hiep dinh RCEP doi voi nen kinh te VN.pdfICB-8 output 3 Tac dong cua Hiep dinh RCEP doi voi nen kinh te VN.pdf
ICB-8 output 3 Tac dong cua Hiep dinh RCEP doi voi nen kinh te VN.pdf
TrcGiang19
 
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
TieuNgocLy
 
Tác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTATác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTA
Phong Olympia
 

Similar to Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doanh Nghiệp Việt N_08321612092019 (20)

Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết EVFTA về Hải quan và Tạo thuận lợi...
Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết EVFTA về Hải quan và Tạo thuận lợi...Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết EVFTA về Hải quan và Tạo thuận lợi...
Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết EVFTA về Hải quan và Tạo thuận lợi...
 
Vankien wto
Vankien wtoVankien wto
Vankien wto
 
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƢƠNG MẠI CỦA...
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƢƠNG MẠI CỦA...BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƢƠNG MẠI CỦA...
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƢƠNG MẠI CỦA...
 
Tiểu luận về tổ chức thương mại Quốc tế WTO.doc
Tiểu luận về tổ chức thương mại Quốc tế WTO.docTiểu luận về tổ chức thương mại Quốc tế WTO.doc
Tiểu luận về tổ chức thương mại Quốc tế WTO.doc
 
Bài Mẫu tiểu luận môn về kinh tế quốc tế về WTO, HAY
Bài Mẫu tiểu luận môn về kinh tế quốc tế về WTO, HAYBài Mẫu tiểu luận môn về kinh tế quốc tế về WTO, HAY
Bài Mẫu tiểu luận môn về kinh tế quốc tế về WTO, HAY
 
Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna
Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altnaTaichinhquocte nhom1-đhkt7 altna
Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna
 
Toàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việt
Toàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việtToàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việt
Toàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việt
 
Toàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việt
Toàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việtToàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việt
Toàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việt
 
Toàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việt
Toàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việtToàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việt
Toàn văn bản tóm tắt hiệp định tpp bằng tiếng việt
 
Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...
Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...
Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...
 
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wtoCo hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
 
Khoá luận về lao động trong hiệp định thương mại tự do
Khoá luận về lao động trong hiệp định thương mại tự doKhoá luận về lao động trong hiệp định thương mại tự do
Khoá luận về lao động trong hiệp định thương mại tự do
 
Cam ket cua_viet_nam_trong_wto
Cam ket cua_viet_nam_trong_wtoCam ket cua_viet_nam_trong_wto
Cam ket cua_viet_nam_trong_wto
 
KTCT 17.docx
KTCT 17.docxKTCT 17.docx
KTCT 17.docx
 
[UniAcademy.vn] Sách "Cam kết về dịch vụ khi gia nhập WTO: Bình luận của ngườ...
[UniAcademy.vn] Sách "Cam kết về dịch vụ khi gia nhập WTO: Bình luận của ngườ...[UniAcademy.vn] Sách "Cam kết về dịch vụ khi gia nhập WTO: Bình luận của ngườ...
[UniAcademy.vn] Sách "Cam kết về dịch vụ khi gia nhập WTO: Bình luận của ngườ...
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Thực Hiện Các Quy Định Pháp Luật Về Hợp Đồng T...
Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Thực Hiện Các Quy Định Pháp Luật Về Hợp Đồng T...Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Thực Hiện Các Quy Định Pháp Luật Về Hợp Đồng T...
Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Thực Hiện Các Quy Định Pháp Luật Về Hợp Đồng T...
 
Báo cáo đánh giá tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (rc...
Báo cáo đánh giá tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (rc...Báo cáo đánh giá tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (rc...
Báo cáo đánh giá tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (rc...
 
ICB-8 output 3 Tac dong cua Hiep dinh RCEP doi voi nen kinh te VN.pdf
ICB-8 output 3 Tac dong cua Hiep dinh RCEP doi voi nen kinh te VN.pdfICB-8 output 3 Tac dong cua Hiep dinh RCEP doi voi nen kinh te VN.pdf
ICB-8 output 3 Tac dong cua Hiep dinh RCEP doi voi nen kinh te VN.pdf
 
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
 
Tác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTATác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTA
 

More from PinkHandmade

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
PinkHandmade
 
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
PinkHandmade
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
PinkHandmade
 
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
PinkHandmade
 
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
PinkHandmade
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
PinkHandmade
 
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
PinkHandmade
 
Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019
PinkHandmade
 
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
PinkHandmade
 
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
PinkHandmade
 
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
PinkHandmade
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
PinkHandmade
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
PinkHandmade
 
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
PinkHandmade
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
PinkHandmade
 

More from PinkHandmade (20)

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
 
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
 
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
 
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
 
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
 
Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019
 
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
 
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
 
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
 
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
 

Recently uploaded

Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 

Recently uploaded (18)

Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 

Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doanh Nghiệp Việt N_08321612092019

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ---------***--------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI CỦA WTO VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO HẢI QUAN VÀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Họ và tên sinh viên: Đặng Minh Thúy Mã số sinh viên: 1111110087 Lớp: Anh 6 KT Khóa: 50 Người hướng dẫn khoa học: Ths. Đinh Khương Duy Hà Nội, tháng 5 năm 2015
  • 2. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt APEC The Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương FTA Free trade agreement Hiệp định Thương mại tự do GATT General Agreement on Tariffs and Trade Hiệp ước chung về Thuế quan và Mậu dịch ICC International Chamber of Commer Phòng Thương mại quốc tế IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế OECD Organisation for Economic Co- operation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế SPS Sanitary and Phytosanitary Measure Các biện pháp kiểm dịch động thực vật TBT Technical Barriers to Trade Các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại TFA Trade Facility Agreement Hiệp định tạo thuận lợi thương mại TTHC Thủ tục hành chính UN/CEFACT The United Nations Centre for Trade Facilitation and Electronic Business Trung tâm Hợp Quốc về Tạo thuận lợi thương mại và Kinh doanh điện tử UNTACD United Nations Conference on Trade and Development Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc
  • 3. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt WB Worl Bank Ngân hàng thế giới WCO Worl Customs Organization Tổ chức hải quan thế giới WTO World Trade Orgnaization Tổ chức thương mại thế giới VNACCS/VCIS Vietnam Automated Cargo And Port Consolidated System/ Vietnam Customs Intelligence Information System Hệ thống thông quan hàng hóa tự động/ Hệ thống quản lý hải quan thông minh
  • 4. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
  • 5. 5 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thương mại đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và các nước trên thế giới. Sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại trong gần hai thập kỷ qua là nhờ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giảm dần các rào cản thương mại và tham gia các hiệp định với đối tác. Từ nhu cầu thúc đẩy hơn nữa việc di chuyển, thông quan và giải phóng hàng hóa, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển, các nước thuộc tổ chức thương mại thế giới WTO đã thống nhất tiến hành đàm phán Hiệp định tạo thuận lợi thương mại. Đàm phán và thông qua Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại WTO là một trong những nội dung được đề cập ngay từ giai đoạn đầu của Vòng đàm phán Doha (Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 4 tại Doha tháng 11/2001). Đàm phán Hiệp định tạo thuận lợi thương mại thuộc nhóm đàm phán quy tắc và các mục tiêu hướng tới phần nhiều mang tính kỹ thuật trong thủ tục hải quan (yêu cầu minh bạch thông tin, đơn giản hóa các thủ tục thông quan,…), hầu như không ảnh hưởng đến mức độ mở cửa thị trường, vốn là những chủ đề gây nhiều tranh cãi trong WTO (như cắt giảm thuế quan với hàng nông nghiệp, hàng công nghiệp, trợ cấp thủy sản, đầu tư,…). Vì vậy, từ góc độ nền kinh tế định hướng xuất khẩu là chủ yếu, Hiệp định tạo thuận lợi thương mại nếu được thông qua sẽ hứa hẹn tạo điều kiện thuân lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Từ góc độ hải quan Việt Nam, những yêu cầu nhằm cải thiện và tạo thuận lợi thủ tục nhập khẩu cũng phù hợp với định hướng cải cách cải cách hành chính của Việt Nam. Do đó, đây được xem là một đàm phán có lợi cho Việt Nam. Và trong suốt quá trình đàm phán Hiệp định tạo thuận lợi thương mại Việt Nam đã tham gia tích cực và có quan điểm mạnh dạn trong đàm phán Hiệp định này. Tháng 12/2013 Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO đã được các nước WTO thống nhất thông qua và trở thành một phần của hệ thống các Hiệp định bắt buộc của WTO từ tháng 11/2014. Ngày 27/11/2014, các nước thành viên WTO đã thống nhất thông qua Nghị định thư sửa đổi Hiệp định thành lập WTO để đưa Hiệp định bắt buộc của WTO. Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực khi 2/3 số thành
  • 6. 6 viên WTO hoàn thành quá trình phê chuẩn nội bộ. Như vậy, các nước thành viên WTO đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam, cần phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại. Chính phủ đặc biệt là cơ quan hải quan và doanh nghiệp cần thiết phải nắm bắt nội dung của Hiệp định tạo thuận lợi thương mại và chuẩn bị trước để thực hiện Hiệp định. Hải quan là cơ quan chính thực hiện thay đổi các thủ tục hải quan theo các tiêu chuẩn của Hiệp định đề ra. Vì vậy việc hiểu và vận dụng Hiệp định tạo thuận lợi thương mại sẽ giúp hải quan cải cách thủ tục một cách nhanh chóng, khoa học, rõ ràng. Các doanh nghiệp là người hưởng lợi trực tiếp từ việc cải cách do Hiệp định mang lại. Do đó, nắm bắt được Hiệp định và những cải cách trong thủ tục hải quan sẽ giúp doanh nghiệp chủ động tận dụng được lợi ích của Hiệp định mang lại, đồng thời đề ra biện pháp đối phó với thách thức. Xuất phát từ những lý do trên, người viết đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn đề tài “Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO và một số vấn đề đặt ra cho hải quan và doanh nghiệp Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Nắm bắt được tầm quan trọng và ảnh hưởng của Hiệp định tạo thuận lợi thương mại, nhiều tổ chức của Việt Nam đã tham gia nghiên cứu Hiệp định. Điển hình là các công trình nghiên cứu sau: - Khuyến nghị phương án đàm phán Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại do Trung tâm WTO – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu. Khuyến nghị đưa ra quan điểm về phương án đàm phán Hiệp định tạo thuận lợi thương mại tối ưu đứng từ góc độ lợi ích của doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam. - Báo cáo nghiên cứu rà soát pháp luật Việt Nam với cam kết trong Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại trong WTO do Trung tâm WTO – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với sự hỗ trợ tài chính của Quỹ Thịnh vượng Đông Nam Á, Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh. Nghiên cứu này nghiên cứu Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại và pháp luật Việt Nam nhằm (i) đưa ra bức tranh so sánh chi tiết giữa pháp luật thương mại và hải quan của Việt Nam với từng nghĩa vụ, cam kết cụ thể trong Hiệp định tạo thuận lợi thương mại TFA; (ii) phân tích đánh giá hiện trạng
  • 7. 7 pháp luật so với yêu cầu của TFA và nhu cầu tự thân của Việt Nam; và (iii) xây dựng các đề xuất về biện pháp thực thi TFA tương ứng. Các nghiên cứu ngày được thực hiện trong giai đoạn trước khi các nước thành viên thông qua Nghị định thư sửa đổi 27/11/2014. Vì vậy các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đưa được ra khuyến nghị đàm phán hay sự rà soát lại pháp luật Việt Nam với cam kết trong Hiệp định tạo thuận lợi thương mại. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu nội dung Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO, đặc biệt người viết tập trung nghiên cứu các vấn đề xoay quanh các biện pháp kỹ thuật trong phần I của Hiệp định tạo thuận lợi thương mại. - Phạm vi nghiên cứu Khóa luận giới hạn nghiên cứu các biện pháp tạo thuận lợi thương mại trong lĩnh vực hải quan. Trong quá trình xem xét sự phù hợp pháp luật hải quan Việt Nam với các cam kết của Hiệp định sẽ tập trung phân tích, so sánh các quy định trong Phần I của Hiệp định với 12 điều quy định chi tiết về các biện pháp cam kết nhằm tạo thuận lợi thương mại. Trong phạm vị xem xét sự phù hợp, người viết xin giới hạn trong những văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp nhất đến vấn đề tạo thuận lợi thương mại đang có những biến động lớn bao gồm Luật Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn thực thi và các văn bản pháp luật trong những lĩnh vực liên quan có hoặc còn hiệu lực trong năm 2015. Để thấy được thực trạng năng lực hải quan và doanh nghiệp Việt Nam dưới góc độ thực hiện nội dung Hiệp định tạo thuận lợi thương mại, người viết thu thập, xử lý số liệu trong lĩnh vực hải quan chủ yếu trong năm 2014. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài “Hiệp định tạo thuận lợi thương mại và một số vấn đề đặt ra cho hải quan và doanh nghiệp Việt Nam” nhằm đề xuất một số giải pháp giúp hải quan và doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh thực thi các biện pháp tạo thuận lợi thương mại.
  • 8. 8 - Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài sẽ tập trung vào việc (i) làm rõ khái niệm tạo thuận lợi thương mại, chi phí cũng như lợi ích của tạo thuận lợi thương mại, hệ thống vấn đề tạo thuận lợi thương mại trong WTO từ khi bắt đầu được đề cập, nhiệm vụ cũng như quá trình đàm phán tạo thuận lợi thương mại để thông qua Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO; (ii) tóm tắt nội dung chính của Hiệp định tạo thuận lợi thương mại từ đó so sánh với hệ thống pháp luật hải quan Việt Nam để thấy được sự phù hợp cũng như những điểm còn chưa phù hợp trong luật pháp Việt Nam với nội dung Hiệp định tạo thuận lợi thương mại, đồng thời chỉ ra thực trạng năng lực của hải quan và doanh nghiệp Việt Nam dưới góc độ thực hiện các cam kết; (iii) từ đó đề xuất một số giải pháp cho doanh nghiệp và hải quan đẩy mạnh thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại trong thực tiễn. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành bài khóa luận, người viết đã sử dụng phương pháp thu thập các tài liệu trong lĩnh vực hải quan, từ đó sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp để thực hiện các nhiệm vụ trên. Ngoài ra người viết còn sử dụng phương pháp phân tích định lượng kết hợp với phân tích định tính, trong đó phân tích định tính được dùng chủ yếu. 6. Kết cấu khóa luận Ngoài Mục lục, danh mục viết tắt, danh mục hình và các bảng biểu, lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì kết cấu khóa luận gồm có ba chương như sau: Chương 1: Khái quát chung về tạo thuận lợi thương mại và vấn đề tạo thuận lợi thương mại trong WTO Chương 2: Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO và thực trạng năng lực tuân thủ Hiệp định của hải quan và doanh nghiệp Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại tại Việt Nam Người viết xin chân thành cảm ơn ThS Đinh Khương Duy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ rất nhiều để hoàn thành bài khóa luận này.
  • 9. 9 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI VÀ VẤN ĐỀ TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI TRONG WTO 1.1 Khái quát và nội hàm tạo thuận lợi thương mại Trên thế giới không có một định nghĩa chung nào về tạo thuận lợi thương mại. Thuật ngữ này đã được sử dụng trong bối cảnh một loạt các rào cản phi thuế quan được mở rộng là yếu tố tiềm tàng gây cản trở thương mại như cấp giấy phép nhập khẩu, thử nghiệm sản phẩm và thủ tục thông quan quá phức tạp,... Tạo thuận lợi thương mại bao gồm vô số các vấn đề có liên quan đến lưu thông hàng hóa và hiệu quả thương mại. Về cơ bản, tăng thuận lợi thương mại dẫn đến tăng trưởng kinh tế được cải thiện cho quốc gia và cải thiện năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp của họ, bằng cách giảm yêu cầu hành chính không cần thiết và hài hòa quá trình có liên quan, trong khi đồng thời đảm bảo rằng mỗi quốc gia đều có thể tự bảo vệ mình khỏi các hoạt động thương mại trái phép. Theo nghĩa hẹp, tạo thuận lợi thương mại có thể được định nghĩa là sự tiêu chuẩn hóa một cách hệ thống các chứng từ và thủ tục hải quan. Còn theo nghĩa rộng tạo thuận lợi thương mại là bất kỳ chính sách nào làm giảm chi phí giao dịch bao gồm tất cả các biện pháp ảnh hưởng đến sự di chuyển hàng hóa giữa người bán và người mua trong toàn bộ chuỗi cung ứng quốc tế. Theo nghĩa rộng, thay vì tập trung vào các yếu tố duy nhất trên đường biên giới như đơn giản thủ tục xuất khẩu và nhập khẩu, các yếu tố “phía sau đường biên giới” như tính minh bạch và cải thiện môi trường kinh doanh,… đã được nhận ra trong nội dung của tạo thuận lợi thương mại. Định nghĩa này cũng liên quan đến các hoạt động đa dạng của doanh nghiệp như quy trình xuất khẩu và nhập khẩu ví dụ như hải quan hoặc quy trình giấy phép, quy trình vận tải, thanh toán, bảo hiểm và các yêu cầu tài chính khác khá cồng kềnh và đặt gánh nặng cho các doanh nghiệp. Tạo thuận lợi thương mại không phải là vấn đề mới được thảo luận trong thương mại quốc tế. Nó được đề cập trong chương trình nghị sự Liên minh các quốc gia. Trong rất nhiều diễn đàn, thảo luận, tạo thuận lợi thương mại đã được đưa ra bàn thảo trong suốt thời gian dài. Nhiều tổ chức quốc tế lớn trên thế giới tham gia như tổ chức thương mại quốc tế WTO, tổ chức hải quan thế giới WCO, các tổ chức
  • 10. 10 đại diện của liên hợp quốc như Trung tâm Hợp Quốc về Tạo thuận lợi thương mại và Kinh doanh điện tử UN/CEFACT, Ngân hàng thế giới WB,… Hiểu theo nghĩa rộng, UN/CEFACT định nghĩa tạo thuận lợi thương mại là việc "đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa và hài hòa hóa các thủ tục và các dòng thông tin liên quan cần thiết để di chuyển hàng hóa từ người bán sang người mua và thanh toán". Định nghĩa này của UN/CEFACT phản ánh cách tiếp cận rộng hơn đến tạo thuận lợi thương mại, bao trùm cả quy trình thương mại quốc tế và các dòng thông tin liên kết, thanh toán trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Nó bao gồm cả các biện pháp sau biên giới như tiêu chuẩn hóa sản phẩm và các biện pháp xác định trước phù hợp, tạo thuận lợi kinh doanh, thương mại điện tử, tài chính thương nghiệp, và các dịch vụ logistics. Cũng theo UN/CEFACT, “thủ tục” là các hoạt động, thông lệ, cách thức cần thiết cho sự di chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế. Các dòng thông tin bao gồm cả dữ liệu và các chứng từ. Quan điểm này về tạo thuận lợi thương mại chứa đựng cả các quá trình qua biên giới và quá trình khác trong thương mại quốc tế. Các nhân tố cơ bản và phạm vi của định nghĩa này được xuất phát từ mô hình “Mua-Vận chuyển-Thanh toán” của UN/CEFACT đặt xuống 3 quá trình chính trong giao dịch thương mại quốc tế là quá trình mua, vận chuyển và thanh toán. Mô hình “Mua-Vận chuyển- Thanh toán” được phát triển bởi UN/CEFACT mô tả quá trình và các bên chính tham gia trong chuỗi cung ứng quốc tế. Chuỗi cung ứng này đảm bảo hàng hóa được đặt, vận chuyển và thanh toán trong khi tuân thủ yêu cầu điều tiết và hỗ trợ an ninh thương mại trong chuỗi cung ứng quốc tế. Đồng thời chuỗi cung ứng cung cấp một cái nhìn tổng quan về trao đổi thông tin giữa các bên qua từng bước giao dịch. Các quy trình đa dạng trong giao dịch thương mại có thể được nhóm vào quá trình mậu dịch, vận chuyển, điều tiết và tài chính. Mô hình chỉ ra rằng để đạt được giao dịch thành công không chỉ là kết quả quá trình điều tiết và kiểm soát của chính phủ mà còn là sự cải thiện quá trình kinh doanh. Trong mô hình, “Mua” chỉ đến các hoạt động như xác định đối tác thương mại tiềm năng, thiết lập hợp đồng kinh doanh, và đặt hàng. “Vận chuyển” phức tạp nhất với 5 hoạt động chính: (i) Chuẩn bị xuất khẩu, (ii) xuất khẩu, (iii) vận chuyển, (iv)
  • 11. 11 chuẩn bị nhập khẩu và (v) nhập khẩu. “Thanh toán” miêu tả các hoạt động thanh toán từ người mua cho người bán. Cụ thể được trình bày trong biểu đồ sau:
  • 12. THANH TOÁN Yêu cầu thanh toán (hóa đơn) Chuẩn bị thanh toán Thực hiện thanh toán Cung cấp thông báo Nhập khẩu Tiến hành khai nhập khẩu Tiến hành khai hàng hóa Kiểm tra an ninh Thông quan hàng hóa Chuẩn bị nhập khẩu Có giấy phép nhập khẩu,... Thuê chuyên chở Thiết lập thanh toán Vận chuyển Thu gom hàng hóa Vận chuyển và giao hàng Cung cấp vận đơn, hóa đơn Cung cấp tờ khai hàng hóa Chỉ định thanh toán Xuất khẩu Quy trình khai hải quan Áp dụng kiểm tra an ninh Hàng sạch Chuẩn bị xuất khẩu Thuê vận tải Bảo hiểm hàng hóa Khai báo hải quan Có giấy phép xuất khẩu,... MUA Thỏa thuận hợp đồng (Điều khoản thanh toán và vận chuyển) Xác nhận hoặc sửa lại đặt hàng 12 Sơ đồ 1.1 Mô hình Mua – Vận chuyển – Thanh toán Nguồn: UN/CEFACT, 2008 VẬN CHUYỂN
  • 13. 13 Phòng thương mại quốc tế ICC đưa ra định nghĩa tạo thuận lợi thương mại theo nghĩa rộng là “làm tăng sự hiệu quả trong quá trình trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia”. Định nghĩa của ICC nhằm đến mục đích của tạo thuận lợi thương mại, đó là làm tăng tính hiệu quả của quá trình trao đổi hàng hóa giữa các bên trong thương mại quốc tế. Định nghĩa này tập trung vào cải thiện tính hiệu quả quá trình liên quan đến thương mại hàng hóa qua biên giới các quốc gia. Điều này đòi hỏi áp dụng cách tiếp cận tích hợp và dễ hiểu để đơn giản hóa và giảm chi phí giao dịch thương mại quốc tế, và đảm bảo rằng các hoạt động liên quan được thực hiện một cách hiệu quả, minh bạch và phương pháp dự đoán được, dựa trên sự chấp thuận tập quán và quy tắc, chuẩn mực quốc tế. Tạo thuận lợi thương mại không chỉ là vấn đề cải thiện thủ tục hải quan mà mục tiêu các cơ quan khác thực hiện điều chỉnh với phạm vi ngày càng rộng tại biên giới các quốc gia. Trong giao dịch quốc tế, hoạt động thương mại thường trải rộng trên một loạt các quốc gia khác nhau trong đó có một số quốc gia không liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.nhưng vẫn nằm trong chuỗi cung ứng. Trong hoạt động thương mại, có rất nhiều vấn đề đặc biệt có thể phát sinh trong suốt quá trình vận chuyển từ nhà sản xuất cho đến người tiêu dùng cuối cùng như sự thay đổi tính vật lý của hàng hóa, việc có hay không những thỏa thuận liên kết xuất khẩu ban đầu và nhập khẩu chính thức,... Vì vậy, tạo thuận lợi thương mại không chỉ liên quan trực tiếp trong quá trình giao dịch mà liên quan sự kết nối khác với giao dịch. Như vậy, hiểu theo nghĩa rộng, tạo thuận lợi thương mại bao gồm tất cả các yếu tố tạo thành “một đường ống bôi trơn” giúp hàng hóa di chuyển dễ dàng, hiệu quả từ người bán đến người mua qua lãnh thổ các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa rộng, các yếu tố của tạo thuận lợi rất nhiều, và khó có thể đánh giá chính xác tác động của từng yếu tố của tạo thuận lợi thương mại đến sự tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, người ta giới hạn phạm vi của tạo thuận lợi thương mại để xem xét mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến sự lưu thông của hàng hóa. Hiểu theo nghĩa hẹp, tổ chức Hải quan thế giới WCO cho rằng tạo thuận lợi thương mại là việc “tránh các rào cản thương mại không cần thiết”. Điều này có thể đạt được bằng cách áp dụng các công nghệ và kỹ thuật hiện đại đồng thời cải thiện chất lượng quản lý theo hướng hài hòa với các chuẩn chung của quốc tế. Theo quan
  • 14. 14 điểm này của WCO, hiện nay, hải quan đang đóng vai trò trung tâm trong việc tạo thuận lợi thương mại và do vậy, là người lái thương mại quốc tế, tạo thuận lợi cho thương mại bằng cách đơn giản các thủ tục hải quan, tránh việc kiểm tra thực tế không cần thiết đối với hàng hoá, giảm thiểu quãng thời gian từ khi nộp tờ khai hải quan đến khi hoàn thành thủ tục hải quan, góp phần giảm chi phí kinh doanh. Và thực tiễn việc cải tiến trong thực thi nhiệm vụ đối với một số ngành hải quan ở một số nước đã tạo ra động lực thúc đẩy tiến bộ trong các ngành hải quan khác và các cơ quan kiểm soát biên giới. WCO cho rằng là việc áp đặt rào cản phi thuế quan chẳng hạn như gia tăng không cần thiết việc kiểm tra thực tế hàng hoá không giúp ích gì cho phát triển thương mại quốc tế, đặc biệt trong giai đoạn thương mại quốc tế bế tắc hiện nay. Vì vậy, định nghĩa của WCO về tạo thuận lợi thương mại tập trung vào mục đích của tạo thuận lợi thương mại đó là tránh các rào cản thương mại không cần thiết. Các rào cản thương mại ở đây bao hàm cả rào cản thuế quan và phi thuế quan. Định nghĩa còn được kết hợp với nhiệm vụ của nó là nâng cao tính hiệu quả và hiệu lực sự quản lý của hải quan bằng cách hài hòa và đơn giản các thủ tục hải quan. WCO nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ và kỹ thuật hiện đại trong việc tạo thuận lợi cho thương mại. Tổ chức thương mại thế giới WTO nhìn nhận tạo thuận lợi thương mại theo nghĩa hẹp, đó “sự đơn giản hóa và hài hòa hóa các thủ tục trong thương mại quốc tế”, ở đây thủ tục là “các hoạt động, thông lệ và cách thức liên quan đến việc thu thập, trình bày, giao tiếp và xử lý dữ liệu cũng như các thông tin cần thiết khác cho sự di chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế”. Định nghĩa của WTO tập trung vào những vấn đề liên quan đến hải quan và qua biên giới. Định nghĩa này ngụ ý chịu ảnh hưởng của Hiệp định GATT 1994, Điều V, VII, VIII, X cũng như Hiệp định Xác định trị giá tính thuế hải quan (thực thi điều VII của GATT 1994), Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu, Hiệp định về Giám định hàng hóa trước khi gửi hàng, Hiệp định về Quy tắc Xuất xứ, Hiệp định về các Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương mại, Hiệp định về Các biện pháp Kiểm dịch động thực vật. Tuy nhiên, tuyên bố Hội nghị bộ trưởng Singapore 1996 giới hạn phạm vi chương trình nghị sự tạo thuận lợi thương mại ở Điều V, VIII, X GATT 1994.
  • 15. 15 Như vậy, tạo thuận lợi thương mại theo định nghĩa của WTO bao gồm các nội dung: (1) các chứng từ cần thiết, (2) quy trình chính thức, (3) sự tự động và sử dụng công nghệ thông tin điện tử, (4) sự minh bạch, dự đoán trước và nhất quán, (5) hiện đại hóa quản lý quá cảnh qua biên giới. Các tổ chức quốc tế và khu vực đã thông qua nhiều định nghĩa khác nhau về tạo thuận lợi thương mại, cụ thể các định nghĩa được nêu ở trên. Tuy có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về các khía cạnh cũng như nội dung bao hàm trong tạo thuận lợi thương mại, nhưng các cách hiểu trên đều có điểm chung là tạo thuận lợi thương mại sẽ làm cho luồng hàng hóa từ người bán đến người mua di chuyển một cách nhanh chóng và hiệu quả. Trong khóa luận này, người viết sử dụng định nghĩa của WTO, tạo thuận lợi thương mại là sự minh bạch và hiệu quả trong chuỗi cung ứng thương mại quốc tế thông qua sự đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa, hài hòa và hiện đại hóa các thủ tục hải quan, cơ quan hải quan thực hiện một chức năng liên tục và nhiều cơ quan cùng tham gia, qua sự hợp tác giữa khu vực công và tư nhân, qua đó để giảm thiểu chi phí và sự kém hiệu quả trong việc luân chuyển hàng hóa. Nguyên tắc tạo thuận lợi thương mại được tóm tắt trong sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2 Nguyên tắc tạo thuận lợi thương mại Sự hài hòa hóa Sự minh bạch hóa Sự đơn giản hóa Sự tiêu chuẩn hóa Nguyên tắc tạo thuận lợi thương mại Pháp luật và các quy định Rõ ràng, cụ thể và dễ dàng truy cập cho tất Các quy trìn h hàn h chí nh Thông tin, sử dụng hiệu quả CNTT
  • 17. 17 1.2 Lợi ích và chi phí của tạo thuận lợi thương mại Các lợi ích thu được trong việc tạo thuận lợi thương mại có thể được đánh giá thông qua các chi phí giao dịch thương mại, bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí chuẩn bị các chứng từ và tuân thủ các quy định đa dạng của hải quan và các quy định khác. Chi phí trực tiếp còn có thể bao gồm chi phí vận chuyển hàng hóa từ nhà máy đến cảng, chi phí xử lý tại cảng, chi phí tài chính, bảo hiểm và chi phí vận chuyển quốc tế. Chi phí gián tiếp được hiểu là các chi phí cơ hội trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ người bán sang người mua. Chi phí này được ước tính vào khoảng 80% tổng chi phí giao dịch thương mại (Theo OECD. 2009). Tuy nhiên khó có thể ước tính định lượng một cách chính xác chi phí giao dịch vì chúng thay đổi đáng kể qua sản phẩm, phương thức vận tải, tuyến đường vận chuyển và thậm chí là loại doanh nghiệp. Chi phí gián tiếp càng khó có thể định lượng do đó càng khó ước lượng tổng chi phí giao dịch. Chẳng hạn như việc ước tính thường không bao gồm các cơ hội kinh doanh bị bỏ qua vì sự không ổn định trong thời gian vận chuyển và chi phí qua biên giới. Sơ đồ 1.3 Lược đồ Cách mà tạo thuận lợi thương mại đóng góp cho mục tiêu phát triển kinh tế Nguồn: ESCAP, 2009
  • 18. 18 Việc giảm chi phí giao dịch là một trong những lợi ích mong đợi của các biện pháp tạo thuận lợi thương mại. Tạo thuận lợi thương mại cũng dược mong đợi sẽ giảm sự không chắc chắn trong giao dịch thương mại và sự tham gia toàn diện hơn nữa của khu vực tư nhân trong thương mại quốc tế. Các lợi ích khi tiến hành tạo thuận lợi thương mại không chỉ bao gồm việc giảm chi phí trong giao dịch thương mại, mà còn bao gồm việc giảm thiểu các rủi ro trong giao dịch thương mại quốc tế. Tạo thuận lợi thương mại đem lại lợi ích to lớn cho cả chính phủ và doanh nghiệp thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.1 Lợi ích của tạo thuận lợi thương mại đối với chính phủ và doanh nghiệp Lợi ích đối với Chính phủ Lợi ích đối với Doanh nghiệp - Khuyến khích đầu tư nước ngoài - Thúc đẩy kinh tế phát triển Tăng hiệu quả trong quá trình kiểm soát Phân phối hiệu quả hơn các nguồn lực - Thu đủ thuế Nâng cao sự tuân thủ của doanh nghiệp Nâng cao năng lực cạnh tranh Chi phí thấp hơn và giảm sự chậm trễ Thông quan hải quan nhanh chóng hơn và giải phóng do có sự thống nhất về chính sách Khung thương mại đơn giản hơn cho hoạt động thương mại giữa nội địa và quốc tế Nguồn: ECE, 2002 Trong trung và dài hạn, tạo thuận lợi thương mại còn mang lại những lợi ích sau: (i) Tăng năng lực cạnh tranh WTO với các quy tắc cơ bản tiếp cận chính sách thương mại, đang tạo ra một sân chơi công bằng. Thuế suất được cắt giảm và nhiều rào cản phi thuế quan truyền thống được dỡ bỏ. Các nền kinh tế mới nổi không thể dựa vào sự nhượng bộ thuế quan hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh sự xuất khẩu của họ. Họ buộc phải cạnh tranh để xuất khẩu. Vì vậy, các sản phẩm hiện hành cần phải được nâng cao, các sản phẩm mới phải được phát triển, và cần phải tìm kiếm những thị trường mới. Chính sách tạo thuận lợi thương mại quốc gia là nhân tố quan trọng trong việc phát triển sự cạnh tranh trong xuất khẩu. Những quy trình và thủ tục thương mại kém hiệu quả có thể dẫn tới chậm trễ giao hàng ra thị trường nước ngoài. Sự kém hiệu quả đó có
  • 19. 19 thể ảnh hưởng đến khả năng của nhà sản xuất và người xuất khẩu để bắt kịp với nhu cầu của khách hàng nước ngoài, từ đó cản trở họ tham gia sự tăng trưởng khu vực và mạng lưới sản phẩm toàn cầu. Nhiều phân tích gần đây cho rằng việc giảm chi phí xuất khẩu trực tiếp trong khu vực Châu Á (trung bình giảm 14% trong vùng) có thể tăng xuất khẩu ở Châu Á từ 11-14% (Theo Duval and Utoktham, 2009). Tương tự, đem lại sự minh bạch cho các nhà xuất khẩu của các nền kinh tế APEC gần với khu vực có thể dẫn tới sự tăng trưởng đến 7,5% trong thương mại nội vùng (tương đương khoảng 148 tỷ Đôla Mỹ) (Theo Helble, Sheperd, and Wilson, 2007; Abe and Wilson, 2008). (ii) Tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài Một lượng đáng kể vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nền kinh tế đang phát triển là đầu tư vào cơ sở sản xuất để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu hơn là phục vụ thị trường nội địa. Nhiều nhà máy cần có nguồn nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ nước ngoài. Kết quả là, các nhà đầu tư trực tiếp sẽ chú ý đến sự dễ dàng và chi phí hiệu quả trong việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của một quốc ra trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Một quốc gia tự cam kết tự tạo thuận lợi thương mại sẽ thu hút đầu tư trực tiếp nhiều hơn và trở nên hòa nhập hơn với khu vực và mạng lưới sản phẩm toàn cầu. (iii) Tăng sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thương mại quốc tế Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường được biết như là một nhân tố chính trong tăng trưởng ở các nền kinh tế mới nổi và phát triển, thiếu kinh nghiệm trong hoạt động thương mại quốc tế. Các doanh nghiệp này khi cố gắng để có thể tham gia xuất khẩu hoặc nhập khẩu trực tiếp thường không được khuyến khích bởi các thủ tục thương mại phức tạp và không minh bạch. Thủ tục thương mại tinh giản và đơn giản có thể tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào thương mại quốc tế. Sự máy tính hóa và tự động hóa trong các thủ tục thương mại và sự tăng trưởng công nghệ thông tin đem lại lợi ích cho các bên tham gia thương mại quốc tế và khuyến khích sự gia tăng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng xuất khẩu. (iv) Góp phần nâng cao muc tiêu tăng trưởng kinh tế
  • 20. 20 Trên hết, một môi trường kinh doanh hiệu quả sẽ chuyển dịch sang nhiều dịch vụ đáng tin cậy hơn và chi phí sản xuất thấp hơn. Theo các nghiên cứu gần đây, sự mở rộng trong thương mại do tạo thuận lợi thương mại tạo ra có thể làm tăng mức thu nhập bình quân đầu người ở các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương 2,5% (Dollar và Kraay, 2001; Duval và Utoktham, 2009). Điều này phù hợp với kết quả của OECD (2009), chỉ ra rằng việc giảm 1% chi phí giao dịch trực tiếp và gián tiếp có thể dẫn tới sự gia tăng 0,25-0,4% trong thu nhập bình quân đầu người các nước không phải thành viên OECD ở Châu Á Thái Bình Dương. Nhìn chung, thu nhập tiềm năng mà tạo thuận lợi thương mại đem lại theo các điều khoản trung bình được ước tính là 2-3% giá trị hàng hóa trao đổi (Theo UNCTAD, 1994 và APEC, 1999). Tuy nhiên để thực hiện tạo thuận lợi thương mại, các quốc gia cũng phải bỏ ra các chi phí nhất định. Trước hết, chi phí xây dựng chính sách và áp dụng tạo thuận lợi thương mại vẫn là một trong những lý do khiến các nước chưa muốn thực sự đàm phán chính sách tạo thuận lợi thương mại. Nhưng thực tế, việc đạt được thỏa thuận thống nhất chính sách tạo thuận lợi thương mại sẽ mang lại những lợi ích to lớn trên mà theo WTO sẽ bù đắp được toàn bộ chi phí ban đầu. Bên cạnh đó, những chi phí ban đầu này sẽ được chính phủ chuyển sang cho những người tham gia mua bán thông qua thu phí dịch vụ liên quan (Theo ADB & ESCAP, 2013). Một số loại phí cơ bản trong quá trình xây dựng và áp dụng thuận lợi hóa thương mại bao gồm: (i) chi phí tổ chức, gồm những chi phí cần thiết để thay đổi quan điểm của tổ chức, đôi khi phải đi kèm vớiviệc tái cơ cấu tổ chức hiện hành hoặc đưa ra nhữngchính sách mới; (ii) chi phí lập pháp nhằm sửa đổi và quản lý hệ thống pháp lý hiện tại hoặc ban hành pháp luật mới; (iii) chi phí cơ sở hạ tầng và đào tạo, gồm các chi phí xây dựng hệ thống thông tin điện từ và mạng máy tính nội bộ, cùng với đó là những chi phí trong việc đào tạo nguồn nhân lực để nắm vững và quản lý hệ thống. 1.3 WTO và vấn đề tạo thuận lợi thương mại 1.3.1 Sự cần thiết tạo thuận lợi thương mại trong WTO Tạo thuận lợi thương mại được đẩy mạnh trong khâu xúc tiến hàng hóa qua biên giới, vì vậy các cơ quan biên giới có vai trò quan trọng trong việc tạo thuận lợi
  • 21. 21 thương mại. Tuy nhiên các cơ quan biên giới của mỗi quốc gia thực hiện hoạt động của mình dựa trên pháp luật và các quy định riêng của từng nước. Cần thiết có cơ chế chung áp dụng cho tất cả các cơ quan quản lý biên giới, để dựa vào đó các cơ quan tiến hành hoạt động kiểm tra quản lý một cách thống nhất, tăng tính hiệu quả cũng như xúc tiến thông quan hàng hóa nhanh chóng. Rào cản thương mại tới tạo thuận lợi thương mại vượt quá rào cản thuế, gây cản trở thương mại vì vậy cần có cơ chế quốc tế can thiệp. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, rào cản thuế quan đang được các nước dỡ bỏ dần thông qua các hiệp định chung của khu vực. Ví dụ như Liên minh châu Âu (EU) có thuế quan thấp hơn so với các cường quốc kinh tế khác và có xu hướng giảm, nhưng EU vẫn là một thị trường bảo hộ chặt chẽ với các biện pháp phi thuế quan nghiêm ngặt. Hàng rào phi thuế quan của EU bao gồm: các biện pháp hạn chế định lượng, rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, trợ cấp, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật… Hai mặt hàng được EU áp dụng rào cản phi thuế quan nhiều nhất là dệt may và nông sản. Để vừa có thể tận dụng được lợi thế của hiệp định thương mại tự do mang lại, vừa có thể bảo vệ được thị trường trong nước là “bài toán” đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu cũng như doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, rào cản phi thuế quan là một đối sách phù hợp và hiệu quả đã được các nước trên thế giới áp dụng rộng rãi. Mỗi quốc gia có lý lẽ riêng khi áp dụng các biện pháp thủ tục hải quan ở biên giới, tuy nhiên để tạo thuận lợi cho thương mại, cần thiết có cơ chế quốc tế can thiệp, tạo định hướng cải cách phát triển để cơ quan hải quan các nước đi theo. Dỡ bỏ các rào cản thương mại trong các khu vực sẽ giúp thương mại phát triển tốt nhất, đầy đủ. Như đã đề cập ở trên, hàng rào thương mại ngày càng phong phú và phát triển mạnh, tập trung ở hệ thống hàng rào kỹ thuật và thủ tục hải quan. Tạo thuận lợi thương mại bằng cách cải cách thủ tục hải quan, đưa ra những xác định trước, minh bạch hóa thông tin,…sẽ giúp cho doanh nghiệp và nhà nước thực hiện quản lý có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tăng nhanh thời gian thông quan, lưu chuyển hàng hóa trong chuỗi cung ứng, từ đó thúc đẩy thương mại phát triển toàn diện.
  • 22. 22 Buôn lậu gian lận thương mại ngày càng gia tăng đòi hỏi sự hợp tác hiệu quả giữa Hải quan - Doanh nghiệp – Các cơ quan quản lý khác. Nhiệm vụ Hải quan ngày càng mở rộng: chống khủng bố, ma túy, vũ khí, chất nổ, hệ thống các ưu đãi, … Trong xu thế đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo thuận lợi cho thương mại, việc đảm bảo cân bằng giữa tạo thuận lợi thương mại với việc tuân thủ pháp luật đòi hỏi các cơ quan hữu quan trong nước và biên giới các nước liên kết với nhau một cách chặt chẽ, có hiệu quả. Muốn có tạo thuận lợi thương mại toàn cầu nhưng năng lực thực thi khác nhau vì vậy cần hợp tác kinh tế và xây dựng năng lực. Các thành viên WTO khác nhau về trình độ phát triển kinh tế cũng như khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên việc tạo thuận lợi thương mại yêu cầu các quốc gia thành viên đồng thời thực hiện. Vì vậy, sự liên kết, hỗ trợ xây dựng năng lực thực thi hiệp định là rất cần thiết. Tạo thuận lợi thương mại đã được nhắc đến tại Điều V, VIII, X GATT 1994, tuy nhiên điều này là chưa đủ, chưa có một ràng buộc rõ ràng nào để buộc các thành viên thực thi các biện pháp tạo thuận lợi thương mại. Vấn đề tạo thuận lợi thương mại chưa được thực hiện có hiệu quả nguyên nhân là chưa có một cơ chế ràng buộc thực thi cũng như giải quyết tranh chấp nào. Cần thiết có một cơ quan Tạo thuận lợi thương mại của WTO đôn đốc thực hiện các cam kết. Tạo thuận lợi được đưa vào các cam kết trước đây chưa được thực hiện hiệu quả cũng do chưa có một cơ quan nào phụ trách, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện. Vì vậy Hiệp định tạo thuận lợi thương mại trong WTO sẽ tạo ra một cơ quan quốc tế đôn đốc, giám sát việc thực hiện các cam kết tạo thuận lợi của các quốc gia thành viên. Cung cấp các biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính ràng buộc. Vấn đề tạo thuận lợi thương mại đã được nhắc đến trong một số điều khoản của GATT 1994. Hiện nay tạo thuận lợi thương mại cũng đã được đưa vào các FTA để đàm phán, tuy nhiên chưa có một biện pháp ràng buộc nào để buộc các bên thi hành các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, cũng như chưa có một chuẩn chung để tiến hành tạo thuận lợi thương mại. Vì vậy, trong tổ chức thương mại lớn nhất và có sức ảnh hưởng nhất thế giới WTO cần phải tạo thuận lợi thương mại để thương mại các nước phát triển tự do.
  • 23. 23 1.3.2 Nhiệm vụ tạo thuận lợi thương mại trong WTO WTO là tổ chức thương mại quốc tế với số thành viên lớn nhất trên thế giới, vì vậy xây dựng khuôn khổ ràng buộc tạo thuận lợi thương mại trong các nước thành viên cần thỏa mãn các nhiệm vụ sau: Tạo thuận lợi thương mại đảm bảo cân bằng giữa thuận lợi thương mại và tuân thủ pháp luật. Tạo thuận lợi thương mại giảm bớt các thủ tục hải quan, đơn giản các thủ tục, giúp hàng hóa dễ dàng di chuyển từ nước này sang nước khác, từ đó tạo điều kiện cho các gian lận thương mại xuất hiện ngày càng nhiều và tinh vi, gây mất khả năng kiểm soát hàng hóa nhập khẩu, thất thu ngân sách quốc gia. Việc áp dụng nhiều quy định xác định trước, hải quan điện tử, hệ thống một cửa, quản lý rủi ro hay chuyển kiểm tra sau thông quan giúp các hành vi buôn lậu càng khó kiểm soát. Vì vậy, cần có các biện pháp phạt, xử lý, răn đe nghiêm khắc để một mặt tạo thuận lợi thương mại thúc đẩy kinh tế phát triển, một mặt phải nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật và ngăn các hành vi gian lận thương mại. Xúc tiến việc vận chuyển, thông quan hàng hóa. Tạo thuận lợi thương mại yêu cầu đơn giản hóa, hài hòa hóa các thủ tục hải quan, nâng cao tính minh bạch, rõ ràng và quản lý rủi ro hiệu quả. Vì vậy sẽ làm giảm thời gian làm thủ tục trước, trong và sau khi nhập khẩu, thời gian hàng hóa được thông quan giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho cho hàng hóa di chuyển nhanh chóng, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng toàn cầu. Đẩy mạnh sự phối hợp giữa hải quan và các cơ quan khác. Việc di chuyển hàng hóa qua biên giới yêu cầu sự kiểm tra giám sát để tránh các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại vì vậy đòi hỏi sự hối hợp hải quan và các cơ quan khác như bộ đội biện phòng, bộ tài chính, cơ quan thuế,… Nâng cao hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực. Tình trạng phát triển ở các quốc gia rất khác nhau, việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, sự tiêu chuẩn hóa đồng thời quản lý rủi ro hay hệ thống một cửa yêu cầu hải quan các quốc gia phải có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như trình độ chuyên môn để thực hiện. Vì vậy để tạo thuận lợi thương mại, cần nâng cao hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực cho các nước kém và đang phát triển.
  • 24. 24 1.3.3 Đàm phán về tạo thuận lợi thương mại Vấn đề tạo thuận lợi thương mại được đưa ra đàm phán từ khá sớm, nhưng trong khóa luận này, người viết chọn mốc 1994, khi Hiệp định GATT ra đời tiền thân của WTO, chứa đựng nội hàm của tạo thuận lợi thương mại làm mốc bắt đầu. Dưới đây là bảng tóm tắt những mốc chính trong lịch sử đàm phán tạo thuận lợi thương mại: Sơ đồ 1.4 Tóm tắt lịch sử đàm phán tạo thuận lợi thương mại WTO Nguồn: Người viết tự tổng hợp Các nội dung bao hàm trong tạo thuận lợi thương mại từ lâu đã được các chính phủ và các cơ quan quốc tế bàn đến trong các đàm phán Hiệp định thương mại. Các khía cạnh của tạo thuận lợi thương mại được đưa vào trong Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT 1994. Về khía cạnh tạo thuận lợi trong việc tự do quá cảnh, hàng hóa được “tự do chuyên chở” quá cảnh qua lãnh thổ của các nước thành viên, “không có sự phân biệt
  • 25. 25 nào được thực thi căn cứ vào phương tiện treo cờ nào hay xuất xứ từ đâu, nơi đi, nơi đến hay ra vào cảng nào hay trong bất kỳ trường hợp nào liên quan tới quyền sở hữu với hàng hoá, với tàu hay phương tiện vận chuyển”. Và việc vận chuyển “sẽ không bị làm chậm chễ hay bị hạn chế không cần thiết và sẽ được miễn mọi khoản thuế quan áp đặt với quá cảnh” (Điều V Hiệp định GATT 1994). Tạo thuận lợi thương mại trong việc giảm chi phí trực tiếp thông qua việc loại bỏ và đơn giản, minh bạch các loại phí, thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu được quy định tại điều VIII, cụ thể mọi khoản phí không phải thuế xuất nhập khẩu chỉ “giới hạn trong mức đủ bù đắp chi phí cung cấp dịch vụ”, không nhằm mục đích bảo hộ gián tiếp hoặc thu ngân sách, và các bên không áp dụng các biện pháp phạt trong sai sót nhỏ khi làm thủ tục hải quan. Một yếu tố quan trọng để tạo thuận lợi thương mại đó là việc minh bạch hóa các quy định liên quan đến xuất nhập khẩu cũng được đưa điều X hiệp định GATT. Điều này nhấn mạnh các luật, quy định bất kđiều X hiệp định GATT. Điều này nhấn mạnh các luật, quy định bất kì liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu cần được “công bố khẩn trương” cho các bên biết. Vấn đề tạo thuận lợi thương mại đối với các nước thành viên đã được tính đến để đưa vào Hiệp định GATT 1994 thông qua điều V, VIII, X. Tuy nhiên, chỉ có một số nội dung của tạo thuận lợi như về tự do quá cảnh, tính công bố sẵn có của thông tin và phí, lệ phí xuất nhập khẩu được đề cập và các nội dung này chưa được quy định cụ thể để các nước thành viên thực thi. Nhận thức được tầm quan trọng của tạo thuận lợi thương mại trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo thuận lợi thương mại đã được bổ sung vào chương trình nghị sự của WTO vào tháng Mười Hai năm 1996, trong tuyên bố Bộ trưởng Singapore “Thành lập một nhóm công tác để tiến hành một nghiên cứu về tính minh bạch trong các hoạt động mua sắm chính phủ, tham gia vào các chính sách quốc gia tài khoá, và dựa trên các nghiên cứu này, để phát triển các yếu tố đưa vào một thỏa thuận phù hợp” và “thực hiện công việc thăm dò và phân tích, dựa trên công việc của các tổ chức quốc tế khác có liên quan, về đơn giản hóa các thủ tục thương mại để đánh giá phạm vi quy định của WTO trong lĩnh vực này” (Theo Tuyên bố Bộ trưởng Singapore 1996 WT/MIN(96)/ DEC). Hội nghị Bộ trưởng Singapore đã cụ
  • 26. 26 thể hóa các hành động tạo thuận lợi thương mại, tập trung tạo thuận lợi trong khâu thủ tục hải quan. Đây cũng là vấn đề then chốt được bàn thảo trong các hội nghị, đàm phán sau này. Năm 2001, hội nghị Bộ trưởng WTO tại Doha đã nỗ lực để đưa tạo thuận lợi thương mại vào chương trình nghị sự cho vòng đàm phán mới trong đó “Công nhận các trường hợp cho biết thêm việc đẩy mạnh phong trào, phát hành và thông quan hàng hóa, kể cả hàng quá cảnh, và sự cần thiết phải tăng cường hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực trong lĩnh vực này” (Theo Tuyên bố Bộ trưởng theo thỏa thuận trong đàm phán Doha vào 14-11-2001). Mục tiêu đàm phán trong vòng đàm phán Doha là gói cam kết tổng thể tất cả các lĩnh vực bao gồm tiếp cận thị trường hàng phi nông nghiệp; nông nghiệp; dịch vụ; các vấn đề về quy tắc; sở hữu trí tuệ; tạo thuận lợi thương mại; thương mại – môi trường và thương mại phát triển trên và dự kiến sẽ kết thúc đàm phán vào năm 2005. Như vậy tạo thuận lợi thương mại đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, được đưa ra đàm phán toàn diện trong vòng đàm phán Doha. Hội nghị Bộ trưởng lần thứ tư tại Doha đã đưa ra quyết định của Đại Hội đồng WTO về Chương trình làm việc Doha (tài liệu WT/GC/W/535 của WTO ngày 31 tháng 7). Trong chương trình làm việc, các vấn đề về tạo thuận lợi thương mại được nêu trong Phụ lục D của Gói Bali. Các vấn đề chính là: - Làm rõ và cải thiện các khía cạnh liên quan của Điều V, VIII và X của GATT 1994; tăng cường hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ xây dựng năng lực; hợp tác có hiệu quả giữa hải quan hoặc bất kỳ cơ quan chức năng khác về tạo thuận lợi thương mại và các vấn đề tuân thủ hải quan (đoạn 1 Phụ lục D); - Đối xử đặc biệt và phân biệt cho phát triển và nước kém phát triển bao gồm: mức độ và thời gian bước vào cam kết sẽ liên quan đến năng lực thực hiện của các nước đang và kém phát triển (đoạn 2 phụ lục D) - Thành viên kém phát triển - cam kết không bắt buộc (đoạn 3 phụ lục D) - Xác định nhu cầu xúc tiến thương mại và các ưu tiên; giải quyết các tác động chi phí cho các nước đang và kém phát triển trong các biện pháp đề xuất (đoạn 4 phụ lục D) - Hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ xây dựng năng lực cho các nước kém phát triển và đang phát triển sẽ được cung cấp bởi các nước phát triển (đoạn 5, 6, 7 phụ lục D) ;
  • 27. 27 - Làm việc với và làm việc của các tổ chức quốc tế có liên quan như Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, tổ chức Hải quan thế giới WCO, ngân hàng thế giới WB, tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD, hội nghi Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển UNTACD (đoạn 8, 9 phụ lục D). Tháng 10/2004, nhằm đẩy nhanh quá trình đàm phán về tạo thuận lợi thương mại, Nhóm Đàm phán về tạo thuận lợi thương mại trong WTO đã được thành lập. Mục tiêu của Nhóm Đàm phán và các thành viên WTO là đi đến thành lập một Hiệp định về tạo thuận lợi thương mại để tăng cường tính cam kết của các thành viên WTO trong vấn đề này. Kể từ tháng 11 năm 2004 đến tháng 10 năm 2005, Nhóm đàm phán đã họp 12 lần. Cuộc họp đầu tiên của nhóm đàm phán về tạo thuận lợi thương mại diễn ra vào tháng 11/2004. Thành viên đã gửi khoảng 50 đóng góp liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của các cuộc đàm phán như xuất bản và các quy định của Cục Quản lý Thương mại, xác định trước, lô hàng chuyển phát nhanh, hợp tác hải quan biên giới, giải phóng hàng hoá, lệ phí lãnh sự, hàng hóa quá cảnh, kỹ thuật hỗ trợ và xây dựng năng lực, đánh giá rủi ro và quản lý, kiểm tra sau thông quan,... Các tổ chức trên thế giới như Tổ chức Hải quan Thế giới và Ngân hàng Thế giới cũng đã có những đóng góp bằng văn bản về vấn đề tạo thuận lợi cho WTO. Trong quá trình đàm phán vấn đề tạo thuận lợi thương mại, một số nước đã đưa ra các quan điểm đàm phán, đề xuất khác nhau. Nhóm Châu Phi tuyên bố rằng phạm vi của các cuộc đàm phán là chỉ giới hạn vào Điều V, VIII, X của GATT, đối xử đặc biệt và phân biệt là một nguyên tắc quan trọng trong Phụ lục D, nó sẽ "quy định nước kém phát triển không phải thực hiện những cam kết mà không tương thích với sự phát triển, nhu cầu tài chính hoặc thương mại hoặc năng lực quản lý và tổ chức của họ", cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực cho các nước châu Phi để thực hiện các kết quả của các cuộc đàm phán. Quan điểm của Canada theo Điều X, các thành viên phải cam kết cung cấp các phán quyết trước ràng buộc về phân loại thuế quan khi có yêu cầu của thương nhân. Hoa Kỳ đề xuất công bố trên internet các quy tắc và thủ tục hải quan; "thiết lập các thông số cụ thể cho khoản phí bởi các Thành viên theo Điều VIII của GATT 1994 và công bố những khoản phí trên internet và thông báo cho WTO với một số ngày nhất định trước khi
  • 28. 28 thực hiện"; và sự cần thiết phải "cung cấp thủ tục nhanh cụ thể cho các lô hàng nhanh". Hàn Quốc đề nghị thành viên phải được cung cấp cơ hội để cho ý kiến về các quy định mới và thủ tục được giới thiệu bởi các thành viên. Đài Loan và Nhật Bản đề xuất có một trung tâm thông tin một cửa quốc gia. Sau hội nghị Bộ trưởng Lần thứ 6, Nhóm đàm phán tạo thuận lợi thương mại đã nhóm họp 6 lần. Tháng 2 năm 2006, thành viên đệ trình đề xuất sẽ trở thành cơ sở cho việc đề xuất văn bản (đề xuất thế hệ thứ hai). Từ tháng 5 năm 2006, thành viên đệ trình đề xuất bằng văn bản (đề xuất thế hệ thứ ba). Vòng đàm phán hồi tháng 7/2006 kết thúc mà không đạt được kết quả nào đáng kể vì các nhà đàm phán Mỹ, EU, Bra-xin, Ấn Độ, những đối tác còn nhiều khúc mắc nhất, cùng đại diện các nước khác không đạt được sự đồng thuận. Các nước đang phát triển muốn một mức thuế thấp hơn đối với hàng nông sản của họ khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ và châu Âu. Còn các nước công nghiệp phát triển lại tìm kiếm cơ hội tiếp cận lớn hơn vào thị trường dịch vụ và hàng hóa công nghiệp ở các nước đang phát triển. Vòng đàm phán bế tắc vì những toan tính lợi ích của các nước khiến hai vấn đề nổi cộm là trợ cấp nông nghiệp và tiếp cận thị trường chưa được giải quyết. Nguyên nhân chính là vì những cuộc đàm phán về cắt giảm hàng rào thuế quan, cắt giảm trợ cấp nông nghiệp và các rào cản khác trong giao dịch thương mại, vẫn chưa ngã ngũ. Từ đó kéo theo các vấn đề khác trong gói Bali đầy đủ bị ngừng trệ đàm phán. Ngày 20/1/2007, vòng đàm phán Doha được khởi động trở lại sau khi gián đoạn do bất đồng các quan điểm về thuế nông sản giữa các thành viên WTO hồi cuối tháng 7 năm 2006. Tại hội nghị cấp cao APEC tháng 11/2006, lãnh đạo các nền kinh tế thành viên cũng đã thể hiện quyết tâm nối kết lại vòng Doha. Ngày 11/1/2007, Việt Nam trở thành thành viên 150 của tổ chức Thương mại thế giới. Việt Nam tham gia vào vòng đàm phán Doha lần này với tư cách thành viên chính thức. Trong tiến trình này, Việt nam đã tham gia với các hoạt động cụ thể như tham dự hội thảo khu vực Châu Á (5/2007) về đánh giá nhu cầu quốc gia do WTO tổ chức tại Hà Nội cùng với Văn phòng Ủy ban hợp tác kinh tế quốc tế. Tổng cục Hải quan đã cùng đại diện của WTO chủ trì tổ chức Hội thảo về đánh giá nhu cầu quốc gia (3/2008), sau đó tổng hợp, lấy ý kiến các Bộ ngành và trình cấp có
  • 29. 29 thẩm quyền phê duyệt để chính thức gửi cho WTO bản Báo cáo rà soát của Việt Nam trong đó nêu chi tiết tình hình thực hiện các biện pháp tạo thuận lợi thương mại tại Việt Nam so với các yêu cầu thực hiện tạo thuận lợi thương mại của WTO cũng như các đề xuất, kiến nghị biện pháp thực hiện, ngoài ra còn có yêu cầu về Hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực. Nội dung đã được báo cáo tại phiên đàm phán (tháng 5/2008) và Hội thảo chuyên đề về đánh giá nhu cầu (tháng 7/2008) tại Geneva. Cho đến 2/2009 đã có 28 phiên đàm phán tại WTO về nội dung tạo thuận lợi thương mại và kết quả đã đạt được thế hệ đề xuất thứ 3 (đi vào lời văn của Hiệp định) và hiện đang đàm phán theo dự thảo 17 (tài liệu TN/TF/W/43/Rev.17). Tài liệu đàm phán gồm những phần chính sau: các vấn đề liên quan đến các biện pháp đề xuất nhằm thúc đẩy và làm rõ điều V (về thủ tục quá cảnh), điều VIII (phí, lệ phí và thủ tục), điều X (về minh bạch hoá) của GATT và vấn đề hợp tác hải quan liên quan. Tài liệu đề cập một số điều khoản qui định có tính quá độ như việc ký kết Thỏa thuận cả gói (bao gồm cả hiệp định này), vấn đề tự đánh giá năng lực đáp ứng các yêu cầu cam kết để chỉ ra nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng năng lục và thời gian ân hạn, các vấn đề ngoại lệ áp dụng điều XX hoặc XXII của GATT, vấn đề giải quyết tranh chấp, tính linh hoạt và việc xử lý đối xử phân biệt và đặc biệt ở các mức độ cam kết khác nhau, quan hệ với các tổ chức quốc tế có liên quan khác về vấn đề này, các điều khoản riêng cho các nước LDCs, cơ chế cảnh báo sớm, định hướng xử lý các vấn đề khu vực và thỏa thuận về thể chế với việc thành lập Ủy ban Tạo thuận lợi cho thương mại tại WTO và Ủy ban Tạo thuận lợi cho thương mại quốc gia. Các thành viên WTO đã kết thúc đàm phán về tạo thuận lợi thương mại tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ IX được tổ chức vào tháng 12 năm 2013 và Hiệp định gần đây mới được hé mở để chấp thuận. Hiệp định tạo thuận lợi thương mại được ký kết đánh dấu gần 20 năm kể từ khi thành lập WTO, một Hiệp định mới được ký kết dựa trên nguyên tắc đồng thuận của 160 quốc gia thành viên. Trong tương lai, Hiệp định sẽ mang lại bước phát triển đột phá cho kinh tế toàn cầu khi được đưa vào thực thi.
  • 30. 30 CHƯƠNG 2: HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TUÂN THỦ HIỆP ĐỊNH CỦA HẢI QUAN VÀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.1 Nội dung chính của Hiệp định tạo thuận lợi thương mại Sau gần 10 năm đàm phán kể từ khi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại được chính thức đưa vào đàm phán trong Gói Bali, sự thông qua Hiệp định tháng 12/2013 đã đánh dấu bước tiến mới của WTO với vai trò dẫn dắt, thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển. Hiệp định tạo thuận lợi thương mại ra đời nhằm nhắc lại và tái khẳng định nhiệm vụ và nguyên tắc tại khoản 27 Tuyên bố Bộ trưởng Doha (WT/MIN(01)/DEC/1) và phụ lục D về Quyết định chương trình làm việc Doha của Đại hội đồng thông qua ngày 1 tháng 8 năm 2004 (WT/L/579), cũng như tại phụ lục E tuyên bố Bộ trưởng Hồng Kông (WT/MIN(05)/DEC). Với Hiệp định này, các thành viên mong muốn làm rõ và hoàn thiện những điểm liên quan tại Điều V, VIII và X của Hiệp định GATT 1994 nhằm thúc đẩy hơn nữa việc di chuyển, giải phóng và thông quan hàng hóa, bao gồm cả hàng hóa quá cảnh. Trong quá trình đàm phán, các thành viên đã thừa nhận nhu cầu đối với sự hợp tác hiệu quả giữa các thành viên về tạo thuận lợi thương mại và các vấn đề tuân thủ hải quan, đồng thời nhận thấy các nhu cầu cụ thể của các quốc gia thành viên đang phát triển và đặc biệt là thành viên quốc gia kém phát triển và mong muốn tăng cường hỗ trợ và trợ giúp xây dựng năng lực về lĩnh vực này. Từ đó đã thống nhất thông qua nội dung của Hiệp định tạo thuận lợi thương mại gồm 24 điều chia làm 3 phần sau: Phần I: Các điều khoản về các biện pháp kỹ thuật Phần II: Các điều khoản hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực đối với các nước đang phát triển và kém phát triển. Phần III: Các thỏa thuận thể chế và các điều khoản cuối cùng Phần I bao gồm 12 điều khoản kỹ thuật tập trung vào tính minh bạch, khiếu nại, quá cảnh, thủ tục và phí xuất nhập khẩu và quá cảnh. Về tính minh bạch, ngay ở Điều 1 của Hiệp định đã quy định rõ các thông tin phải được công bố rộng rãi để các chính phủ, doanh nghiệp và các bên liên quan nắm được thông tin. Thông tin bao gồm: thủ tục xuất nhập khẩu và quá cảnh bao
  • 31. 31 gồm thủ tục tại cảng, sân bay, hoặc các điểm nhập cảnh khác và các văn bản, chứng từ theo yêu cầu; thuế suất các thuế xuất nhập khẩu, các loại thuế đánh vào hoặc liên quan tới việc xuất nhập khẩu, các loại phí, lệ phí do cơ quan hải quan và các cơ quan chính phủ quy định về hoặc liên quan tới việc xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh đều phải được công bố khẩn trương; các nguyên tắc phân loại hàng hóa hoặc xác định trị giá hải quan, các luật quy định và các quy tắc hành chính về việc áp dụng chung liên quan đến các quy tắc xuất xứ, các quy định cấm hoặc hạn chế xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh; về xử phạt với các vi phạm thủ tục, thủ tục khiếu nại hoặc khiếu kiện hay các hiệp định, một phần hiệp định với bất kỳ một hoặc nhiều quốc gia liên quan đến việc nhập khẩu, xuất nhập khẩu, quá cảnh cũng như các thủ tục hành chính liên quan tới việc quản lý hạn ngạch thuế công. Về công bố thông tin, thông tin được công bố trên mạng Internet. Theo đó, các bản hướng dẫn về thủ tục xuất nhập nhập khẩu và quá cảnh bao gồm các thủ tục khiếu nại hoặc khiếu kiện, các tờ khai và chứng cần thiết, các thông tin liên hệ của các điểm giải đáp liên quan việc nhập khẩu hoặc quá cảnh qua lãnh thổ nước mình. Đồng thời khuyến khích các nước thành viên cung cấp bằng một trong các ngôn ngữ chính thức của WTO và cung cấp thêm các thông tin liên quan đến thương mại bao gồm cả các vấn đề pháp lý liên quan đến thương mại qua mạng Internet (Điều 1.2: Tính sẵn có của thông tin). Về điểm giải đáp thắc mắc, cơ hội góp ý quy định mỗi nước thành viên phải thành lập các điểm giải đáp để giải đáp thắc mắc, hướng dẫn các bên liên quan trong phạm vi nước thành viên và khu vực để giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh trong thời hạn hợp lý. Các thành viên cung cấp “cơ hội và thời hạn hợp lý” cho doanh nghiệp và các bên liên quan tham gia ý kiến đối với việc “ban hành hoặc sửa đổi luật và các quy định” liên quan đến việc di chuyển, giải phóng và thông quan hàng hóa bao gồm cả hàng hóa quá cảnh. Các cơ quan hải quan và cơ quan quản lý có liên quan phải tổ chức đối thoại thường xuyên với doanh nghiệp. Như vậy, các biện pháp quy định Điều 1, 2 của Hiệp định tạo sự thông tin kịp thời giữa doanh nghiệp, hải quan và các bên liên quan nhằm mục đích minh bạch hóa thông tin hải quan.
  • 32. 32 Các biện pháp khác để tăng cường công bằng, không phân biệt đối xử và tính minh bạch: thông báo để tăng cường kiểm soát hoặc kiểm tra tại cửa khẩu đối với các loại thực phẩm, đồ uống hoặc thức ăn chăn nuôi dựa trên rủi ro, hoặc có thể tạm giữ hàng hóa nhập khẩu để kiểm tra, hay cho phép tái kiểm tra trong trường hợp kết quả kiểm định đầu tiên của mẫu hàng hóa được mang tới ngay khi hàng hóa đến để nhập khẩu có kết quả khác và nếu phù hợp có thể chấp nhận kết quả kiểm định lại (Điều 5 Hiệp định tạo thuận lợi thương mại). Về xác định trước, đây là một điểm được mở rộng ngoài 3 điều khoản gốc quy định tại GATT 1994 nhằm rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan. Xác định trước là một quyết định bằng văn bản của nước thành viên dành cho người nộp đơn trước khi nhập khẩu hàng hóa trong đó chỉ ra quy định phân loại thuế quan hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, và các vấn đề khác mà thành viên cho là phù hợp để ban hành xác định trước. Theo đó các nước thành viên phải ban hành các văn bản quy định các yêu cầu, hình thức đối với đơn đề nghị xác định trước, thời hạn ban hành và thời hạn hiệu lực xác định trước có giá trị ràng buộc đối với người nộp đơn. Khi người nộp đơn gửi đơn yêu cầu có các thông tin cần thiết trong đó thì mỗi nước phải ban hành một xác định trước nhất định, có hiệu lực trong thời hạn hợp lý, trường hợp từ chối ban hành phải lập tức thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn chỉ ra các dữ kiện liện quan và căn cứ từ chối của mình. Mọi thu hồi, sửa đổi hoặc quyết định vô hiệu hóa xác định trước cũng cần lập tức thông báo bằng văn bản chỉ ra căn cứ cho quyết định của mình (Điều 3 Quy định về xác định trước). Về phí, lệ phí liên quan thủ tục xuất nhập khẩu, quá cảnh, các thông tin liên quan đến các loại phí này bao gồm cả các phí, lệ phí sẽ được áp dụng, lý do thu các phí hoặc lệ phí cho dịch vụ sử dụng, các cơ quan chịu trách nhiệm, thời điểm và phương thức nộp được công bố rộng rãi cho các bên liên quan nắm được thông tin và trên tinh thần mức phí, lệ phí thu chỉ nhằm bù đắp chi phí dịch vụ tương ứng. Đặc biệt, Hiệp định cũng đề cập đến các khoản nộp phạt, chỉ áp dụng khi vi phạm pháp luật, các quy định, thủ tục hải quan của nước đó, và có xem xét các tình tiết giảm nhẹ mức phạt nhằm nâng cao, khuyến khích tinh thần tự giác thực hiện đúng quy định của doanh nghiệp (Điều 6 Hiệp định tạo thuận lợi thương mại).
  • 33. 33 Về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh, khuyến khích sử dụng bản sao bằng giấy hoặc điện tử, sử dụng các chuẩn mực quốc tế. Duy trì, thiết lập hệ thống thông tin “một cửa” tạo điều kiện cho doanh nghiệp nộp chứng từ hoặc dữ liệu hàng hóa qua một điểm duy nhất cho các cơ quan tham gia. Đồng thời cũng quy định các thành viên không được yêu cầu kiểm tra hàng trước khi giao lên tàu liên quan đến phân loại thuế quan và trị giá hải quan. Trong trường hợp hàng bị từ chối, cần có quy định hợp lý cho phép nhà nhập khẩu tái ký gửi hoặc trả lại hàng hóa. Đối với hàng hóa gia công trong nước và tại nước ngoài, phải quy định để hàng hóa được miễn một phần hoặc toàn bộ điều kiện các khoản thuế khi hàng hóa được đưa vào lãnh thổ haỉ quan vì mục đích cụ thể, sau đó sẽ tái xuất trong một thời gian nhất định và không trải qua thay đổi trừ việc hao tổn tự nhiên do sử dụng (Điều 10). Về giải phóng và thông quan hàng hóa, quy định việc nộp trước các chứng từ dạng điện tử để xử lý chứng từ đó trước khi hàng đến, cho phép lựa chọn thanh toán điện tử với thuế, lệ phí và chi phí hải quan, đồng thời tách việc giải phóng hàng hóa khỏi quyết định cuối cùng về thuế hải quan, các loại phí khác tức là tiến hàng thủ tục giải phóng hàng trước khi ra quyết định cuối cùng về thuế khi đáp ứng các điều kiện khác, yêu cầu về các khoản bảo lãnh để giải phóng hàng hóa. Ngoài ra yêu cầu các nước thành viên áp dụng hệ thống quản lý rủi ro trong kiểm soát hải quan đảm bảo không phân biệt đối xử, đẩy nhanh việc giải phóng lô hàng có rủi ro thấp nhưng vẫn kiểm soát các lô hàng có rủi ro cao. Việc quản lý rủi ro dựa trên các tiêu chí như mã hàng hóa, tính chất và mô tả hàng hóa, nước xuất xứ, nước hàng hóa được chuyển đến, trị giá hàng hóa, hồ sơ theo dõi đánh giá mức độ tuân thủ của doanh nghiệp và loại phương tiện vận tải. Tăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan để giảm thời gian thông quan. Thiết lập chế độ doanh nghiệp ưu tiên và cung cấp các biện pháp tạo thuận lợi thương mại bổ sung đối với doanh nghiệp ưu tiên. Quy định các thủ tục, yêu cầu cho phép xử lý hàng nhanh đặc biệt đối với các lô hàng vận chuyển bằng đường hàng không. Đối với hàng hóa dễ hư hỏng có quy định đưa ra mức ưu tiên thích hợp khi lập kế hoạch kiểm tra cần thiết (Điều 7). Sau khi hàng đã đáp ứng các yêu cầu về thủ tục hải quan thì hàng nhập khẩu được phép di chuyển dưới sự giảm sát của cơ quan hải quan từ cơ quan hải quan này đến cơ quan hải quan khác (Điều 9).
  • 34. 34 Về tự do quá cảnh, quy định các thủ tục với hàng hóa quá cảnh không được khắt khe chỉ cần đảm bảo đáp ứng các yêu cầu quá cảnh, không phải chịu chi phí hải quan, không áp dụng hàng rào kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn đối với hàng quá cảnh, cho phép nhận và xử lý thông tin hàng quá cảnh trước khi hàng đến, có thể yêu cầu bảo lãnh, nhưng khi đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu quá cảnh thì các khoản bảo lãnh phải được giải phóng không chậm trễ. Để hàng quá cảnh được thông quan nhanh chóng, hiệp định cũng khuyến khích các nước thành viên xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ riêng cho hàng quá cảnh (Điều 11). Về thủ tục khiếu nại, khiếu kiện, yêu cầu các nước có quy định rõ ràng, công bố kịp thời để các bên liên quan biết về các thủ tục này. Khi có khiếu nại, khiếu kiện, phải ban hành quyết định có quyền giải quyết các khiếu nại, khiếu kiện đó theo cách không phân biệt đối xử. Trường hợp quyết định không được ban hành, người khiếu kiện hoặc khiếu nại kiện đến cơ quan có thẩm quyền cao hơn. Ngoài ra hiệp định khuyến khích thực thi quyết định hành chính của cơ quan biên giới khác có liên quan đến hải quan (Theo điều 4 Hiệp định tạo thuận lợi thương mại). Về vấn đề hợp tác hải quan, các cơ quan biên giới chịu trách nhiệm về kiểm soát biên giới và thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa hợp tác với nhau và phối hợp hoạt động nhằm tạo thuận lợi thương mại đặc biệt là các cơ quan hải quan có chung biên giới (Điều 8). Khuyến khích các cơ quan hải quan trao đổi thông tin, đưa ra các thông lệ tốt và đảm bảo bảo mật thông tin. Trên cơ sở hợp tác trong hỗ trợ và hướng dẫn kỹ thuật trong xây dựng năng lực liên quan đến việc thực hiện các thủ tục hải quan (Điều 12). Như vậy, một loạt các vấn đề trọng tâm của hải quan được đưa vào nội dung của Hiệp định tạo thuận lợi thương mại, các biện pháp trên sẽ giúp cho việc minh bạch hóa, đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa từ đó hiệu quả hơn, tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Phần II Hiệp định bao gồm 10 điều là các điều khoản về đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước thành viên đang phát triển và kém phát triển. Theo đó, các thành viên dựa trên nền tảng riêng biệt quyết định các điều khoản nào trong phần I thuộc vào các nhóm A,B,C và việc thực hiện các cam kết theo nhóm này có sự khác biệt giữa các nước đang và kém phát triển.
  • 35. 35 Về việc phân loại các cam kết, các cam kết nhóm A bao gồm các điều khoản mà thành viên đang và kém phát triển phải thực hiện ngay khi Hiệp định có hiệu lực, hoặc chậm nhất trong vòng 1 năm kể từ ngày có hiệu lực đối với nước kém phát triển. Các cam kết Nhóm B bao gồm các điều khoản phải thực hiện sau thời hạn quá độ sau khi hiệp định có hiệu lực. Các cam kết nhóm C bao gồm các điều khoản mà thành viên phải thực hiện sau một khoảng thời gian quá độ sau khi hiệp định có hiệu lực và yêu cầu phải có được năng lực thực hiện thông qua việc có được hỗ trợ về xây dựng năng lực (Điều 14). Tính linh hoạt trong phân loại các cam kết được thể hiện qua quy định chuyển đối giữa nhóm B sang nhóm C. Theo đó các nước đang và kém phát triển đã thông báo các cam kết thuộc nhóm B, C có thể chuyển các điều kiện nhóm này sang nhóm kia thông qua việc thông báo cho Ủy ban. Trong trường hợp chuyển từ cam kết B sang cam kết C, thành viên phải cung cấp thông tin về hỗ trợ được yêu cầu để xây dựng năng lực. Trong trường hợp này được áp dụng gia hạn tự động hoặc yêu cầu Ủy ban kiểm tra yêu cầu của thành viên đối với thời gian gia hạn để thực hiện cam kết, và nếu cần thiết, để được hỗ trợ xây dựng năng lực bao gồm cả rà soát và đề nghị của nhóm chuyên gia (Theo điều 19 Hiệp định tạo thuận lợi thương mại). Về việc thực hiện các cam kết nhóm B, đối với nước kém phát triển, không muộn hơn 1 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực, phải thông báo các cam kết thuộc nhóm B và các ngày chính thức cho việc thực hiện cam kết đó. Trong vòng 2 năm kể từ ngày thông báo, các nước kém phát triển phải thông báo cho Ủy ban đê xác nhận việc quyết định các cam kết nhóm B và thông báo ngày thực hiện. Tức là đối với các nước kém phát triển, thời hạn quyết định nhóm B cũng như thực hiện các cam kết thuộc nhóm này được gia hạn thêm để phù hợp với tình hình các nước. Đối với cam kết nhóm C, với mục đích minh bạch và tạo điều kiện cho các thỏa thuận tài trợ, 1 năm sau ngày hiệp định có hiệu lực, các thành viên kém phát triển thông báo các cam kết thuộc nhóm C có tính đến sự linh hoạt tối đa cho các nước này. Một năm sau thông báo này, thì thành viên kém phát triển phải thông báo thông tin về hỗ trợ xây dựng năng lực mà thành viên yêu cầu để thực hiện. Chậm nhất hai năm sau khi thông báo trên, các thành viên kém phát triển và thành viên tài trợ phải cung cấp thông tin về các sắp xếp duy trì hoặc đưa vào là cần thiết để cung
  • 36. 36 cấp hỗ trợ xây dựng năng lực để cho phép thực hiện các cam kết nhóm C. Và sau đó trong vòng 18 tháng, nước thành viên kém phát triển và thành viên tài trợ tương ứng phải thông báo về tiến trình cung cấp tài trợ, đồng thời thông báo danh sách các ngày chính thức cho việc thực hiện. Tuy nhiên đối với việc thực hiện các cam kết nhóm B, C của các nước kém phát triển, có sự linh hoạt tối đa. Các thời hạn trên có thể được kéo dài nều cần thiết trong việc giải quyết các khó khăn mà thành viên kém phát triển gặp phải (Điều 16). Để giúp thực hiện tốt các cam kết nhóm B, C hiệp định cũng quy định về việc thông tin, cung cấp hỗ trợ xây dựng năng lực thực hiện các cam kết cho các nước đang và kém phát triển. Các thành viên hỗ trợ giúp đỡ các thành viên kém phát triển thông qua cơ chế hợp tác phát triển có liên quan, trong sự gắn kết với các nguyên tắc hỗ trợ xây dựng năng lực, các đối tác phát triển phải cố gắng cung cấp hỗ trợ trong lĩnh vực này một cách không thỏa hiệp các ưu tiên phát triển hiện tại. Các nguyên tắc được đưa ra khi cung cấp hỗ trợ xây dựng năng lực để thực hiện hiệp định là: (i) có xem xét đến khung phát triển tổng thể, cả các chương trình cải cách và các chương trình hỗ trợ kỹ thuật đang thực hiện có liên quan tương ứng; (ii) nếu liên quan và phù hợp, bao gồm các hoạt động để giải quyết các thách thức khu vực và tiểu khu vực và thúc đẩu hội nhập khu vực, tiểu khu vực; (iii) đảm bảo rằng các hoạt động cải cách tạo thuận lợi thương mại đang diễn ra của thành phần kinh tế tư nhân là nhân tố của các hoạt động hỗ trợ; (iv) thúc đẩy hỗ trợ giữa các quốc gia thành viên và các tổ chức liên quan khác bao gồm các cộng đồng kinh tế khu vực, đảm bảo kết quả từ những hỗ trợ này có hiệu quả cao nhất; (v) khuyến khích sử dụng các cơ cấu phối hợp sẵn có trong nước và phối hợp khu vực như bàn tròn và các nhóm cố vấn nhằm phối hợp và quản lý các hoạt động thực hiện; (vi) khuyến khích các nước đang phát triển cung cấp hỗ trợ nâng cao năng lực cho các nước đang và chậm phát triển và xem xét hộ trợ các hoạt động tương tự khi có thể (Điều 21). Đối với các thành viên tài trợ, để cung cấp sự minh bạch cho các thành viên đang và kém phát triển, mỗi thành viên tài trợ phải nộp các thông tin hỗ trợ về các nội dung như mô tả về hỗ trợ xây dựng năng lực, tình trạng và số tiền cam kết/giải ngân, các thủ tục giải ngân của hỗ trợ, quốc gia được hưởng lợi hoặc khi cần thiết,
  • 37. 37 khu vực và cơ quan thực hiện của thành viên cung cấp hỗ trợ (Điều 22). Như vậy, các thông tin về hỗ trợ xây dựng năng lực phải được các nước đang, kém phát triển và các thành viên hỗ trợ nộp đầy đủ cho Ủy ban, các thông tin này sẽ được công khai để đảm báo tính minh bạch hóa trong việc thực hiện các cam kết của Hiệp định. Phần III của Hiệp định bao gồm 2 điều khoản về thỏa thuận thể chế và các điều khoản cuối cùng. Về thỏa thuận thể chế, quy định việc xây dựng ủy ban tạo thuận lợi thương mại để thực hiện các cam kết trong hiệp định. Ủy ban tạo thuận lợi thương mại là diễn đàn mở cho tất cả các thành viên tham gia, phải bầu Chủ tịch của mình, thiết lập các quy tắc thủ tục riêng, phải thực hiện các trách nhiệm được chỉ định trong Hiệp định hoặc bởi các thành viên. Có thể thành lập các tiểu ban nếu được yêu cầu. Ủy ban sẽ rà soát việc hoạt động và thực hiện Hiệp định 4 năm từ ngày Hiệp định có hiệu lực và định kỳ sau đó. Mỗi thành viên phải thành lập hoặc duy trì ủy ban quốc gia về tạo thuận lợi thương mại hoặc chỉ định một cơ chế hiện có để tạo điều kiện cho điều hành hợp tác nội địa và thực hiện các quy định của Hiệp định (Điều 23 Hiệp định tạo thuận lợi thương mại). Về tính pháp lý của Hiệp định quy định tại điều khoản cuối cùng của hiệp định. Chỉ ra rõ rằng Hiệp định tạo thuận lợi ra đời có tính chất ràng buộc tất cả các thành viên tham gia bao gồm cả các cơ quan có thẩm quyền của thành viên đó và phải được thực hiện kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Các thành viên của một liên minh hải quan hoặc một thỏa thuận kinh tế khu vực có thể áp dụng phương pháp tiếp cận khu vực để hỗ trợ việc thực hiện nghĩa vụ theo Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại bao gồm thông qua việc thành lập và sử dụng các tổ chức khu vực. Hiệp định có tính bắt buộc nhưng không được hiểu như giảm bớt nghĩa vụ của thành viên theo Hiệp định GATT1994 hay Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ.
  • 38. 38 2.2 Sự phù hợp của pháp luật hải quan Việt Nam với các cam kết của Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại 2.2.1 Các nội dung của Hiệp định tạo thuận lợi thương mại được pháp luật Việt Nam đáp ứng Về cơ bản, phần lớn các nghĩa vụ cam kết trong Hiệp định tạo thuận lợi thương mại đã được quy định trong pháp luật Việt Nam. Cụ thể pháp luật Việt Nam đã hoàn toàn đáp ứng các nghĩa vụ sau của Hiệp định tạo thuận lợi thương mại: Về tính minh bạch, công bố thông tin và tham vấn, pháp luật Việt Nam đã quy định rõ nghĩa vụ công bố thông tin, đăng tải toàn văn văn bản quy phạm pháp luật trên trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành chậm nhất là hai ngày kể từ ngày ký ban hành và phải đưa tin trên phương tiện truyền thông (Điều 78, 84 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008). Nghĩa vụ thiết lập và duy trì các điểm giải đáp, Luật hải quan 2014 quy định công chức hải quan là “người hướng dẫn người khai hải quan, cá nhân, tổ chức khi có yêu cầu”, các doanh nghiệp được hỗ trợ về mặt pháp lý thông qua các hình thức văn bản, mạng, trực tiếp, điện thoại (Theo điều 10 Nghị định 66/2008/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp). Tổng cục hải quan cũng ban hành Quy chế công tác tuyên truyền hỗ trợ cung cấp thông tin cho người khai hải quan và nộp thuế. Pháp luật Việt Nam cũng quy định rõ các cá nhân tổ chức có quyền “tham gia góp ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”, trong quá trình xây dựng luật tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức chịu sự tác động trực tiếp của văn bản góp ý kiến, và các ý kiến phải được nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo (Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật). Về tham vấn giữa cơ quan biên giới và các chủ thể, văn bản pháp luật đề cập các cơ chế/ hình thức trao đổi, cung cấp thông tin thường xuyên và theo vụ việc cụ thể ở các văn bản nội bộ của ngành hải quan như Quyết định 1915/2007/QĐ-TCHQ ngày 17/10/2007 ban hành quy chế tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người khai hải quan, người nộp thuế, Quyết định 78/2007/QĐ-BTC hướng dẫn giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế theo cơ chế một cửa.
  • 39. 39 Về xác định trước, các vấn đề liên quan xác định trước quy định trong Hiệp định được quy định trong Luật hải quan 2014. Quy trình xác định trước như sau: Biểu đồ 2.1 Quy trình xác định trước Nguồn: Theo Tổng cục hải quan Việt Nam Trong đó xác định trước mã hàng hóa, xuất sứ, trị giá hải quan là việc cơ quan hải quan xác định mã hàng hóa, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa trước khi làm thủ tục hải quan. Người khai hải quan có quyền yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa khi đã cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan hải quan (điều 4, 28 Luật hải quan 2014). Thời hạn xác định trước là 30 ngày và trong trường hợp phức tạp là 75 ngày, xác định trước có hiệu lực trong vòng 3 năm. Trường hợp có khiếu nại về kết quả, khiếu nại trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận kết quả, thời hạn giải quyết sẽ là 10 ngày, trường hợp phức tạp là 30 ngày làm việc. Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC, Trung tâm Phân tích phân loại (PTPL) thực hiện phân tích và gửi Tổng cục thông báo kết quả phân tích qua Cục Thuế xuất khẩu để Tổng cục Hải quan ra thông báo kết quả phân loại cho toàn ngành. Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 14/2015/TT-BTC-TCHQ ngày 30/01/2015 hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất Hồ sơ bị từ chối xử lý Doanh nghiệp không là một bên trong hợp Tổng cục Hải quan kiểm tra, xử lý (5 ngày) Hải quan đề nghị bổ sung thông tin Doanh nghiệp bổ sung thông tin hoặc mẫu hàng hóa Doanh nghiệp gửi hàng hóa đi phân tích, giám định và nộp kết Hải quan đề nghị bổ sung thông tin Doanh nghiệp bổ sung thông Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra, đối chiếu (5 ngày) Doanh nghiệp nộp hồ sơ tối thiểu 90 ngày trước ngày dự kiến làm thủ tục Thông báo kết quả xác định trước
  • 40. 40 nhập khẩu.Thông tư đã quy định cụ thể nguyên tắc phân loại và sử dụng kết quả phân loại hàng hóa; hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với một số trường hợp đặc biệt; phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, 85 và 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; phân loại máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp và tháo rời; quy định hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại; quy định về mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phân tích để phân loại; hồ sơ và mẫu hàng hóa phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm... Bãi bỏ Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010; Điều 17, Điều 97 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013; Công văn số 1280/BTC-TCHQ ngày 24/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn trừ lùi các chi tiết, linh kiện rời của máy móc, thiết bị nguyên chiếc. Về phí, lệ phí liên quan thủ tục xuất nhập khẩu, quá cảnh, Thông tư số 43/2009/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hải quan. Biểu mức thu lệ phí trong lĩnh vực hải quan ban hành kèm theo Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày 02/11/2010 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí trong lĩnh vực hải quan”. Về hình thức, địa điểm, thủ tục thu nộp lệ phí hải quan thực hiện theo đúng hướng dẫn tại công văn số 9297/BTC-TCHQ ngày 18/7/2013 của Bộ Tài chính quy định về việc thu nộp lệ phí hải quan. Các vấn đề liên quan đến xử phạt cũng được quy định cụ thể trong Luật xử phạt hành chính năm 2012 và Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính lĩnh vực hải quan. Về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu, hồ sơ xuất khẩu chỉ còn 2 chứng từ là tờ khai hải quan và giấy phép xuất khẩu nếu cần kiểm tra về giá có thể yêu cầu doanh nghiệp xuất trình hóa đơn thương mại. Đối với hàng nhập khẩu hồ sơ gồm tờ khai hải quan, hóa đơn, chứng từ vận tải, giấy phép, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, đối với hợp đồng thương mại, tùy từng trường hợp cụ thể mới có yêu cầu. Thời hạn nộp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 4 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh. Đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát