SlideShare a Scribd company logo
DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 
VIỆT NAM GIỮA KỲ 2014 
Từ Chương trình tới Hành động CHUẨN BỊ CHO CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI MỚI Hà Nội, 05/06/2014 
MPI 
MINISTRY OF PLANNING 
& INVESTMENT
Khuyến cáo 
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) là một cơ chế đối thoại liên tục và chặt chẽ giữa Chính phủ Việt Nam với cộng đồng các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, nhằm cải thiện các điều kiện kinh doanh cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp tư nhân, thuận lợi hóa môi trường đầu tư, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam. 
Tài liệu này được phát hành để phục vụ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam Giữa kỳ 2014 tổ chức vào ngày 05/06/2014. 
Các kết luận và nhận định đưa ra trong tài liệu này, cũng như trong các bài thuyết trình của đại diện các doanh nghiệp tại Diễn đàn, không thể hiện quan điểm của Hội đồng Quản trị Liên minh VBF, của Ban Thư ký VBF, cũng như của các tổ chức đồng chủ tọa VBF bao gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) - thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới. Hội đồng Quản trị VBF, Ban Thư ký VBF, và các tổ chức đồng chủ tọa VBF không đảm bảo tính chính xác của các dữ liệu được sử dụng trong tài liệu này, cũng như trong các bài thuyết trình nói trên, và không chịu trách nhiệm đối với các hậu quả do việc sử dụng các dữ liệu này gây ra. 
Tài liệu này không được cho thuê, bán lại hoặc phát hành cho mục đích thương mại.
Hà Nội, 05/06/2014 
MỤC LỤC 
CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 
Chương I: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ 
1.1. Cảm nhận của Hiệp hội Doanh nghiệp Trong nước & Nước ngoài 
Chương II: ĐẦU TƯ & THƯƠNG MẠI 
2.1. Báo cáo của Nhóm Công tác Đầu tư và Thương mại 
2.2. Thuế 
2.2.1. Đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với quy định miễn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần 
2.2.2. Báo cáo của Tiểu nhóm Thuế 
2.2.3. Ý kiến đóng góp đối với Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Thuế Tiêu thụ Đặc biệt 
2.3. Khoáng sản 
2.3.1. Báo cáo Nhóm Công tác Khoáng sản 
2.3.2. Tóm tắt Bàn tròn thảo luận các vấn đề liên quan tới vấn đề Thuế, phí và lệ phí trong lĩnh vực Khoáng sản ngày 30/12/2013 
2.4. Lao động/Nguồn nhân lực 
2.4.1. Báo cáo của Tiểu nhóm Nhân sự 
2.4.2. Ý kiến đóng góp đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 102/2013/ND-CP ngày 5/9/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam 
2.4.3. Tóm tắt Bàn tròn thảo luận về dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 102/2013/ND- CP ngày 5/9/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngày 13/1/2014 
2.5. Luật Doanh nghiệp 
2.5.1. Ý kiến đóng góp đối với dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) 
2.6. Luật Đầu tư 
2.6.1. Ý kiến đóng góp đối với dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) 
2.7. Luật Phá sản 
2.7.1. Tóm tắt Bàn tròn thảo luận về dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) ngày 17/12/2013
2.8. Đất đai và Bất Động sản 
2.8.1. Ý kiến đóng góp đối với dự thảo Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở 
Chương III: NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG VỐN 
3.1. Ngân hàng 
3.1.1. Nội dung Chương trinh thảo luận dự kiến giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Nhóm Công tác Ngân hàng 
3.2. Thị trường vốn 
3.2.1. Báo cáo của Nhóm Công tác Thị trường Vốn 
Chương IV: CƠ SỞ HẠ TẦNG 
4.1. Mô hình đối tác Công tư (PPP) 
4.1.1. Báo cáo của Nhóm Công tác Cơ sở Hạ tầng về PPP 
4.1.2. Ý kiến đóng góp đối với dự thảo Nghị định PPP 
4.1.3. Tóm tắt Bàn tròn thảo luận về Nghị định PPP ngày 4/4/2014 
4.2. Năng lượng 
4.2.1. Báo cáo của Tiểu nhóm Năng lượng 
4.3. Hạ tầng cảng và Vận tải biển 
4.3.1. Báo cáo của Tiểu nhóm Hạ tầng cảng và Vận tải biển 
Chương V: NÔNG NGHIỆP 
5.1. Báo cáo của Nhóm Công tác Nông nghiệp 
Chương VI: TOURISM 
6.1. Báo cáo của Nhóm Công tác Du lịch 
Chương VII: CÁC BÁO CÁO KHÁC 
7.1. Báo cáo của Nhóm Công tác Công nghiệp Ô tô – Xe máy 
7.2. Tóm tắt Bàn tròn thảo luận các vấn đề liên quan tới Công nghiệp ô tô, xe máy ngày 17/2/2014 
Chương VIII: PHỤ LỤC 
8.1. Tóm tắt Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam Thường niên – Tháng 12/2013
DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GIỮA KỲ 2014 
Từ Chương trình tới Hành động – Chuẩn bị cho các Hiệp định Thương mại mới 
Thời gian: 7:30 – 13:30, Ngày 5 tháng 6, 2014 
Địa điểm: Khách sạn Sheraton, K5 Nghi Tàm, 11 Xuân Diệu, Hà Nội 
CHƯƠNG TRÌNH DỰ KIẾN 
7:00 – 8:00 
Đăng ký 
8:00 – 8:05 
Khai mạc 
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bộ trưởng Bùi Quang Vinh 
Phần 1: Tổng quan môi trường đầu tư 
8:05 – 9:00 
1. Tổ chức Tài chính Quốc tế – Ông Simon Andrews, Giám đốc khu vực 
2. Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Bà Virginia Foote, Đồng Chủ tịch 
3. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch 
4. Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam – Ông Marc Townsend, Chủ tịch 
5. Hiệp hội Thương mại Châu Âu tại Việt Nam – Ông Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch 
6. Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam – Ông Kim Jung In, Chủ tịch 
7. Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam – Ông Yoshihisa Maruta, Chủ tịch 
Phát biểu chỉ đạo của Ngài Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng Chính phủ. 
Phần 2: Các vấn đề thảo luận với Chính phủ 
9:00 – 9:45 
1. Đầu tư & Thương mại 
• Thương mại và Đầu tư – Ông Fred Burke và Ông Trần Anh Đức, Đồng Trưởng nhóm Thương mại và Đầu tư 
• Thuế và Hải quan – Ông Fred Burke, Trưởng nhóm Thương mại và Đầu tư, Bà Hương Vũ, Trưởng tiểu Nhóm công tác Thuế và Ông Bill Howell, Trưởng nhóm công tác Khoáng sản 
• Lao động và Việc làm – Ông Collin Blackwell, Trưởng nhóm 
Phản hồi từ Chính phủ 
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư 
- Bộ Tài chính 
- Tổng cục Hải quan 
- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội 
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
9:45 – 10:00 
Nghỉ giải lao 
10:00 – 10:40 
2. Ngân hàng và Thị trường Vốn 
• Ngân hàng - Ông Sumit Dutta, Trưởng nhóm công tác Ngân hàng 
• Thị trường Vốn – Ông Kiên Nguyễn, Nhóm công tác Thị trường vốn 
Phản hồi từ Chính phủ 
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 
- Bộ Tài chính 
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư 
10:40 – 11:05 
3. Cơ sở hạ tầng 
• PPP – Ông Tony Foster, Trưởng nhóm công tác Cơ sở hạ tầng 
• Năng lượng – Ông John Rockhold, Tiểu nhóm công tác Năng lượng 
Phản hồi từ Chính phủ 
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư 
- Bộ Công thương 
- Bộ Tài chính 
Phần 3: Báo cáo từ các Nhóm công tác khác 
11:05 – 11:45 
4. Nông nghiệp – Ông David Whitehead, Trưởng nhóm công tác Nông nghiệp 
5. Du lịch – Ông Ken Atkinson, Trưởng nhóm công tác Du lịch 
Phản hồi từ Chính phủ 
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 
- Bộ Công thương 
- Bộ Khoa học Công nghệ 
- Bộ Tài chính 
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 
11:45 – 12:00 
Bế mạc 
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bộ trưởng Bùi Quang Vinh 
2. Ngân hàng Thế giới – Giám đốc Quốc gia Bà Victoria Kwakwa 
3. Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Đồng Chủ tịch Ông Vũ Tiến Lộc 
12:00 – 13:30 
Tiệc trưa
Chương I 
TỔNG QUAN VỀ 
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
PHÁT BIỂU CỦA BÀ VIRGINIA FOOTE, ĐỒNG CHỦ TỊCH Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam Hà Nội, ngày 5 Tháng 6 năm 2014 Kính thưa toàn thể quý vị, thưa Bộ trưởng Vinh, và đặc biệt kính thưa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chúng tôi vô cùng hân hạnh được tiếp đón Ngài Thủ tướng Chính phủ tại Diễn đàn ngày hôm nay tại một thời điểm vô cùng quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp. Tôi tin tưởng rằng tất cả mọi người tại Diễn đàn ngày hôm nay đều thể hiện sự tôn trọng và niềm tự hào đối với những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong 20 năm trở lại đây. Chúng tôi hi vọng rằng thông qua Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam và các thành viên của Diễn đàn là các phòng thương mại, hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cùng 11 nhóm công tác trực thuộc Diễn đàn, những cuộc đối thoại mang tính xây dựng và liên tục đã được thiết lập để thảo luận những lĩnh vực và các giải pháp cần làm để đem đến thành công trong tương lai của Việt Nam. Tất cả chúng ta đều vô cùng đau buồn bởi các sự kiện đáng tiếc xảy ra giữa tháng Năm vừa qua; vì vậy, sự hiện diện của Ngài Thủ tướng Chính phủ cùng các đại diện của các bộ ngành liên quan tại Diễn đàn ngày hôm nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp. Hôm nay chúng ta hy vọng sẽ làm nổi bật một số vấn đề phát sinh sau sự kiện đáng tiếc tháng Năm vừa qua và các đồng nghiệp của tôi đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan sẽ bày tỏ những ý kiến và đề xuất cụ thể liên quan đến vấn đề này. Xin thay mặt đại biểu trong khán phòng ngày hôm nay, tôi xin được khẳng định rằng chúng tôi luôn hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và vai trò của tăng trưởng kinh tế trong chuỗi cung ứng toàn cầu với mức độ phức tạp ngày càng cao - tất cả chúng ta đang làm việc và cùng tin tưởng vào con người cũng như công nghệ từ Việt Nam và nhiều quốc gia để góp phần phát triển hoạt động kinh doanh, du lịch, và chuỗi cung ứng hiệu quả. 
Chúng tôi hoan nghênh các hành động của Chính phủ sau sự kiện đáng tiếc vừa qua và tin tưởng rằng Việt Nam sẽ có các biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả một cách minh bạch, hợp lý và chuyên nghiệp. Một ủy ban thực hiện các biện pháp bồi thường, khắc phục sự cố với sự góp mặt của quốc tế và tuân theo các tiêu chuẩn toàn cầu sẽ có thể có tác động tích cực to lớn và nâng cao đến hình ảnh và danh tiếng của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ khi có yêu cầu. Trang 1/4
Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, việc quyết định có đặt cơ quan thường trực, tiến hành hoạt động kinh doanh hay không thường được thực hiện bởi trụ sở chính ở nước ngoài sau khi xem xét các yếu tố, vấn đề cơ bản như tính ổn định, môi trường kinh doanh thân thiện, nguồn nhân lực tại địa phương, khung pháp lý, các hệ thống cơ sở hạ tầng cứng và mềm và chi phí tổng thể. Một số vấn đề Việt Nam làm tốt hơn so với những quốc gia khác - nhưng tất cả những vấn đề này gộp lại chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tương lai của tất cả chúng ta. VBF hy vọng có thể tập trung vào việc Việt Nam cần tiến hành các bước từ đâu để đảm bảo sẵn sàng cho một số Hiệp định thương mại hiện đang được đàm phán. Trong khi tôi đang tham gia vào đàm phán Hiệp định TPP, một số hiệp định khác như EU-FTA, RCEP và việc thực hiện các hiệp định thương mại dự do ASEAN cũng mang lại cho nền kinh tế cũng như người dân Việt Nam rất nhiều cơ hội tiềm năng. Những hiệp định này có thể hỗ trợ việc giảm hàng rào thuế quan khi tiếp cận thị trường trong các lĩnh vực may mặc, giày dép, nông nghiệp và các mặt hàng xuất khẩu khác của Việt Nam. Và các hiệp định này cũng kêu gọi việc tiếp cận thị trường trong các lĩnh vực khác như mua sắm và các dịch vụ chính phủ đồng thời đưa ra những tiêu chuẩn mới cho việc liên kết các quy định, khung pháp luật cho các doanh nghiệp nhà nước, NCMs, quyền công nhân, bảo vệ một trường và quyền sở hữu trí tuệ. Những hiệp định này sẽ đòi hỏi các quy định của pháp luật phải ở mức độ tiêu chuẩn cao. Tuy nhiên, một số cơ sở hạ tầng cơ bản vẫn chưa sẵn sàng. Chúng ta đều có mối lo ngại về bẫy thu nhập trung bình có thể xảy ra cho Việt Nam – nơi mà mặc dù việc cải tổ có thể được thực hiện một cách dễ dàng nhưng một số thành phần cơ bản của nền kinh tế thị trường thì không. Đối với Việt Nam, những lĩnh vực gặp phải khó khăn này rất rõ ràng: Đối với cơ sở hạ tầng mềm, chúng tôi lo ngại tham nhũng hiện đang là một vấn đề nan giải mà các hiệp định thương mại không thể khắc phục được nhưng lại là một cái nhìn khái quát ảnh hướng đến nền kinh tế và danh tiếng của Việt Nam. Nền kinh tế hiện tại vẫn phụ thuộc quá nhiều vào tiền mặt. Một nền kinh tế mà một số lượng lớn các giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt, các khoản phí và tiền phạt nộp cho chính phủ được thu bằng tiền mặt chính tạo điều kiện cho tham nhũng hoặc trì trệ và đôi khi là cả hai. Cần có một hệ thống để thực hiện các công việc thu phí hạ tầng, các khoản thuế và phí hải quan theo luật để từ đó các khoản tiền phải nộp và việc thanh toán được thực hiện một cách minh bạch và được đánh giá thống nhất. Nhiều quốc gia hiện đang phải đối mặt với các vấn đề này và Dự án VBF 12 mới được thành lập hi vọng sẽ phối hợp tích cực với VCCI và các cơ quan chính phủ nhằm hỗ trợ việc triển khai hệ thống chống tham nhũng đã được thực hiện hiệu quả trên toàn cầu này. Trang 2/4
Một vài khó khăn cơ sở khác mà VBF đang làm cùng với chính phủ - nói chung – là các quyết định của chính phủ thường rất chậm, thủ tục rất phức tạp và thường nặng nề với số lượng các văn phòng liên quan, các quy định và pháp luật không được thực thi thống nhất, và các tòa án yếu kém. Chúng tôi đang tìm cách để giải quyết những vấn đề này để cho phép tất cả các công ty cạnh tranh trên giá trị của họ - bao gồm cả tiếp cận nguồn vốn, đất đai và các cơ hội khác. Một khó khăn khác liên quan đến cơ sở hạ tầng mềm mà VBF đang phối hợp với các cơ quan của Chính phủ, nhìn chung, là việc các quyết định của Chính phủ thường được đưa ra chưa kịp thời, các thủ tục thường phức tạp, nặng nề với sự tham gia của nhiều cán bộ, các quy định pháp luật không thống nhất với nhau và tính thực thi của tòa án còn chưa hiệu quả. Chúng tôi hi vọng rằng các giải pháp để giải quyết các vấn đề này là cho phép tất cả các doanh nghiệp được cạnh tranh dựa trên năng lực của mình – bao gồm cả khả năng tiếp cận vốn, đất đai và các cơ hội khác. Số lượng quy định trong một số lĩnh vực đã có sự gia tăng dẫn tới một số khó khăn cho khu vực tư nhân và các thị trường trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin và thương mại điện tử, kiểm soát giá cả, giấy phép lao động, và về các rào cản nói chung. Chúng tôi hy vọng rằng những giải pháp để cho phép và tạo điều kiện sẽ được tập trung trong các chính sách của chính phủ, hơn là áp dung các biện pháp hạn chế. Điều này có thể giúp chuẩn bị sẵn sàng cho các Hiệp định Thương mại mới, và đưa khuôn khổ pháp lý của Việt Nam tiệm cận hơn với khung quy định của các quốc gia thành công khác. Chúng tôi cũng xin nhấn mạnh cải cách hệ thống giáo dục là một trong những ưu tiên trọng tâm hàng đầu. Nhóm Công tác Giáo dục của chúng tôi xin được đề xuất thời gian phê duyệt các dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoặc vốn đầu tư tư nhân trong lĩnh vực giáo dục được nhanh chóng hơn để Việt Nam có thể phát triển một đội ngũ chất lượng cao các doanh nhân, nhà quản lý, kỹ sư, kỹ thuật viên và các lao động ở các ngành nghề cần thiết khác. Chúng tôi kính đề nghị các đơn vị công đoàn tăng cường các chương trình giáo dục và đào tạo để nâng cao kỹ năng của lao động đang được tuyển dụng. Đối với cơ sở hạ tầng cứng quan trọng, chúng tôi đang quan tâm đến thời gian cần để phê duyệt các dự án cơ sở hạ tầng. Như trong lĩnh vực năng lượng, với trọng tâm dường như thiên về tập trung vào kế hoạch tổng thể dài hạn trong khi nhiều nguồn nhiên liệu trong nước chưa được khai thác. Chúng tôi hy vọng rằng sau khi các cuộc thảo luận, một hệ thống PPP hiệu quả sẽ được thông qua sớm. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng hiệu quả hơn trong giao thông vận tải sẽ góp phần khuyến khích lĩnh vực kinh doanh và du lịch. 
VBF tiếp tục cam kết hợp tác với các đối tác của chúng tôi từ phía Chính phủ để giúp giải quyết các vấn đề tồn tại, và tạo dựng một môi trường kinh doanh hấp dẫn, minh bạch và ổn định hơn. Các hiệp định thương mại mới đem lại những cơ 
Trang 3/4
hội, nhưng sự chuẩn bị thực sự phụ thuộc vào chúng ta để có thể chuẩn bị tốt nhằm phát huy tối đa các tiềm năng. Chúng tôi một lần nữa xin chân thành cảm ơn Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng, Thứ trưởng và đại diện các Bộ, ngành liên quan, đại diện của các phái đoàn ngoại giao và cộng đồng các nhà tài trợ, và các doanh nghiệp tham dự hôm nay. Chúng tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn trân trọng tới sự hỗ trợ tích cực của Bộ trưởng Vinh đối với Diễn đàn, sự hỗ trợ của Tiến sĩ Lộc trong tăng cường quan hệ đối tác của chúng tôi với VCCI , và chúng tôi xin được gửi lời chúc tốt đẹp đến tất cả các đại biểu tham dự đã góp phần thành công cho Diễn đàn ngày hôm nay. Phụ lục 
I. Các Phòng Thương mại và Hiệp hội Doanh nghiệp tham gia Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam: 
Thành viên Liên minh: 
1. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) 
2. Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Vietnam) 
3. Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Vietnam) 
4. Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KorCham Vietnam) 
Thành viên Liên kết: 
5. Hiệp hội Doanh nghiệp Úc tại Việt Nam (AusCham Vietnam) 
6. Hiệp hội các Doanh nghiệp Anh Quốc tại Việt Nam (BBGV) 
7. Hiệp hội Doanh nghiệp Canada tại Việt Nam (CanCham) 
8. Hiệp hội Doanh Nghiệp Trung Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh (CBAH) 
9. Hiệp hội Doanh nghiệp HongKong tại Việt Nam (HKBAV) 
10. Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam (InCham Vietnam) 
11. Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JBAV) 
12. Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh (JBAH) 
13. Hiệp hội Doanh nghiệp Bắc Âu tại Việt Nam (NordCham Vietnam) 
14. Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore (SBG) 
15. Hiệp hội Doanh nghiệp Thụy Sĩ (SBA) 
16. Hiệp hội Doanh nghiệp Đài Loan (TCC) 
II. Các nhóm công tác của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt nam: - Nhóm Công tác Nông nghiệp - Nhóm Công tác Công nghiệp Ô tô & Xe máy - Nhóm Công tác Ngân hàng - Nhóm Công tác Thị trường Vốn - Nhóm Công tác Hải quan - Nhóm Công tác Giáo dục & Đào tạo - Nhóm Công tác Quản trị Doanh nghiệp & Minh bạch - Nhóm Công tác Đầu tư và Thương mại - Nhóm Công tác Cơ sở Hạ tầng - Nhóm Công tác Khoáng sản - Nhóm Công tác Du lịch Trang 4/4
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (VCCI) ĐỀ CƯƠNG PHÁT BIỂU Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam Giữa kỳ 2014 Hà Nội, Ngày 05/06/2014 Trình bày Ông Vũ Tiến Lộc Chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ năm nay diễn ra trong bối cảnh tương đối đặc biệt. Thứ nhất,Việt Nam đứng trước ngưỡng cửa của nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng (FTA), trong đó đặc biệt là hai FTA với các đối tác lớn nhất thế giới là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đi vào giai đoạn cuối và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) dự kiến kết thúc đàm phán trong tháng 10/2014. Việc Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận các cơ hội cũng như vượt qua các thách thức từ các FTAs này được đặt ra ở thời điểm này cấp bách hơn bao giờ hết. Thứ hai, sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đồng thời đe dọa trực tiếp tới hoạt động hàng hải, thương mại quốc tế và gây mất an ninh, phá vỡ sự ổn định tại Biển Đông và trong khu vực. Hành động phi pháp này của Trung Quốc có tác động đáng kể tới quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Do vậy từ góc độ kinh tế, Việt Nam đang đứng trước những đòi hỏi mới trong việc duy trì quan hệ thương mại ổn định với Trung Quốc, đồng thời tăng cường các biện pháp hạn chế sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường này. Tận dụng cơ hội từ các hiệp định FTAs đầy triển vọng nói trên có thể là một cách thức hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu này. Sự kiện Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam cũng dẫn tới một sự việc đáng tiếc: lợi dụng các hoạt động tuần hành biểu thị lòng yêu nước của người dân trước hành động trái pháp luật của Trung Quốc, trong hai ngày 13 và 14/5/2014, tại Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh, một số đối tượng quá khích đã có những hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng tới trật tự an ninh xã hội, gây thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đặc biệt các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan… Sự việc đáng tiếc này ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh đất nước và môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư quốc tế và vì vậy đòi hỏi Chính phủ cần nhanh chóng có hành động khôi phục niềm tin của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư Việt Nam. Trong bối cảnh này,để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới, chúng tôi đề nghị Chính phủ cần tiến hành các giải pháp sau đây: Thứ nhất về giải pháp để các FTAs đang đàm phán, đặc biệt là TPP và EVFTA, có thể mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp và nền kinh tế, đặc biệt là trong hạn chế sự phụ thuộc quá lớn vào thương mại với Trung Quốc. Trang 1/3
Lợi ích mà các FTAs Chính phủ đang đàm phán có thể mang lại cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào ít nhất hai yếu tố: (i) kết quả đàm phán có lợi cho doanh nghiệp hay không (doanh nghiệp có cơ hội để tiếp cận thị trường đối tác ở điều kiện ưu tiên nhất có thể không, đồng thời việc mở cửa nền kinh tế có tạo ra cho doanh nghiệp cơ hội tiếp nhận tốt nhất nguồn nguyên vật liệu, máy móc công nghệ, vốn đầu tư tốt nhất không) và (ii) doanh nghiệp có được điều kiện tốt nhất trong thực thi các FTAs để tận dụng tốt nhất các lợi ích hay không (điều kiện để tận dụng các cơ hội mà các FTAs tạo ra cũng như vượt qua/khắc phục các thách thức mà các FTAs này mang lại). Do đó, chúng tôi mong muốn Chính phủ tập trung chú ý tới các vấn đề sau: Liên quan tới quá trình đàm phán các FTAs: Một là có phương án đàm phán mềm dẻo nhưng kiên quyết về các lợi ích xuất khẩu của doanh nghiệp, bao gồm các vấn đề về ưu đãi thuế quan, quy tắc xuất xứ phù hợp với cơ cấu, phương thức sản xuất trong tương lai gần của Việt Nam; các hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), vệ sinh dịch tễ (SPS) hợp lý, khoa học và không bị lạm dụng…; trong đó đặc biệt chú trọng đàm phán các cơ chế tiếp cận thị trường cho nông sản, nhằm đa dạng hóa thị trường đối với sản phẩm nhạy cảm và hiện đang phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc. Hai là có phương án đàm phán tích cực và mạnh dạn hơn trong mở cửa thị trường Việt Nam cho hàng hóa là máy móc, thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu, phương tiện và các sản phẩm tương tự khác mà Việt Nam đã bảo hộ lâu nay nhưng không đạt hiệu quả hoặc hiện đang phụ thuộc lớn vào nguồn cung từ các nước không tham gia đàm phán. Ba là có cách tiếp cận mở trong các nội dung đàm phán về mua sắm Chính phủ, quy tắc cạnh tranh, từ đó tạo điều kiện cho việc tăng cường cạnh tranh, minh bạch hóa và thay đổi thị phần giữa các nhà thầu quốc tế ở thị trường Việt Nam. Bốn là có quan điểm đàm phán thận trọng và cứng rắn trong các vấn đề có thể có ảnh hưởng lớn tới người lao động, nông dân và sản xuất nông nghiệp như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thuốc, nông hóa phẩm, lao động. Năm là chú trọng bảo lưu các không gian chính sách cần thiết để Chính phủ có thể hành động vì các lợi ích công cộng hoặc định hướng cơ cấu kinh tế trong các đàm phán về đầu tư, giải quyết tranh chấp. Liên quan tới việc chuẩn bị cho thực thi các FTAs: Một là xây dựng cơ chế để tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp về các nội dung cam kết thương mại thông qua (i) một đầu mối cụ thể cung cấp các thông tin cơ bản, cập nhật về tất cả các nội dung liên quan tới các FTAs; (ii) một đơn vị có chức năng hướng dẫn, diễn giải và tư vấn cho doanh nghiệp trong quá trình thực thi các FTAs tránh trường hợp doanh nghiệp không biết tiếp cận cơ quan nào để biết một cam kết có ý nghĩa gì, thực hiện như thế nào hoặc nếu có cách hiểu khác biệt giữa các cơ quan thực thi thì làm như thế nào; (iii) Cử các cán bộ có hiểu biết sâu sắc về các cam kết trong từng lĩnh vực phối hợp với VCCI và các hiệp hội tổ chức tuyên truyền, đào tạo phổ biến với các nội dung chi tiết, thực chất cho những nhóm doanh nghiệp cụ thể về những tác động cụ thể của cam kết tới hoạt động của họ và hướng dẫn cách thức thực hiện hiệu quả nhất. Hai là có các biện pháp nhằm tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp, hiệp hội vào các quá trình thực thi FTAs của các cơ quan Chính phủ, đặc biệt là quá trình nội luật hóa các cam kết trong FTAs. Ba là đẩy mạnh chuyển giao các dịch vụ công từ Nhà nước sang các hiệp hội doanh nghiệp, đặc biệt liên quan tới các dịch vụ nhằm kiểm soát, đáp ứng các rào cản TBT, SPS ở thị trường xuất khẩu (cấp chứng chỉ, kiểm soát chất lượng...). Bốn là hiện thực hóa các cơ chế mà qua đó Chính phủ có thể bảo vệ các lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp ở nước ngoài theo các phương thức được dự liệu trong các FTAs. Thứ hai, về giải pháp để giải quyết nhanh chóng, hiệu quả sự việc đáng tiếc ngày 13-14/5/2014, khôi phục lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư Việt Nam. Trang 2/3
Sự việc đáng tiếc ngày 13-14/5/2014 vừa qua đã gây thiệt hại cho một số doanh nghiệp FDI cả về cơ sở vật chất và tinh thần, ảnh hưởng đáng kể tới hình ảnh một điểm đến thân thiện, ổn định và an toàn cho đầu tư mà Việt Nam đã tạo dựng thành công trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài nhiều năm qua. Các doanh nghiệp bị thiệt hại đều mong muốn mau chóng vượt qua hậu quả sự cố, ổn định lại sản xuất, tiếp tục gắn bó với Việt Nam thông qua các hoạt động đầu tư ổn định, an toàn tại Việt Nam. Chúng tôi cũng đánh giá cao sự vào cuộc nhanh chóng, quyết liệt của Chính phủ trong việc xử lý hậu quả của sự việc đáng tiếc trên, đặc biệt là việc tiếp thu các đề xuất của chúng tôi về việc thành lập một Tổ chuyên trách tại mỗi tỉnh, Khu công nghiệp/kinh tế nơi xảy ra sự cố cũng như tập trung khảo sát và giải quyết các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp phát sinh từ sự việc này, nhất là các vấn đề liên quan tới lao động (lương, giấy phép lao động...), bảo hiểm (thủ tục xác nhận tổn thất, tạm ứng bồi thường...), thuế, thủ tục hải quan (xuất khẩu các lô hàng bị ảnh hưởng, nhập khẩu máy móc thiết bị thay thế...), an ninh trật tự (xử lý các đối tượng phá hoại, tìm kiếm tài sản bị mất của doanh nghiệp...). Chúng tôi đề nghị Chính phủ (i) Một là tiếp tục xử lý dứt điểm, triệt để các vấn đề phát sinh từ sự cố, đặc biệt là những vấn đề có thể chỉ phát sinh/nhận thấy sau này (ví dụ từ các thiệt hại về cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp); (ii) Hai là có biện pháp rút kinh nghiệm để các sự việc tương tự không xảy ra trong tương lai đồng thời có kế hoạch phòng ngừa, ứng phó nhanh chóng và hiệu quả hơn trước các sự việc có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Thứ ba, về việc triển khai mạnh mẽ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tiếp tục khẳng định sự ổn định, thân thiện và hấp dẫn của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong việc ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/5/2014 về giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nghị quyết 19 và Chỉ thị 11 đã xác định mục tiêu rõ ràng trong từng giai đoạn, gắn với các chuẩn mực quốc tế, đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể gắn với trách nhiệm của từng bộ ngành, địa phương, nhấn mạnh các biện pháp giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, triển khai đồng bộ các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp cũng như chuyển giao một số dịch vụ công cho hiệp hội. Để Nghị quyết và Chỉ thị quan trọng này có thể phát huy hiệu quả trên thực tiễn, chúng tôi đề nghị Chính phủ: (i) thường xuyên chỉ đạo các bộ ngành, địa phương kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình hành động, chương trình công tác đã đề ra của các bộ, cơ quan, địa phương về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, giải quyết khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, tăng cường hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, chuyển giao một số dịch vụ công cho VCCI...; (ii) Công bố công khai các kết quả thực hiện Chương trình hành động, Chương trình công tác này của Chính phủ, của Bộ, cơ quan, địa phương; (iii) Huy động sự tham gia và đề xuất sáng kiến của các hiệp hội doanh nghiệp trong việc giám sát, phối hợp và đánh giá hiệu quả việc thực hiện các Chương trình hành động, Chương trình công tác này của Chính phủ, của Bộ, cơ quan, địa phương./ Trang 3/3
PHÁT BIỂU CỦA HIỆP HỘI THƯƠNG MẠI MỸ TẠI VIỆT NAM Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam Giữa kỳ 2014 
Thứ Năm, Ngày 05 Tháng 06 năm 2014 Trình bày bởi Ông Marc Townsend Chủ tịch Kính thưa Thủ tướng Chính phủ, Các vị Bộ trưởng Lãnh đạo Doanh nghiệp Các vị Đại biểu Cùng toàn thể Quý vị, Tôi rất vui mừng được tham dự cuộc họp quan trọng của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam với chủ đề “Từ Chương trình tới Hành động – Chuẩn bị cho các Hiệp định Thương mại mới.” Như những gì diễn ra tại Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ đối thoại với Cộng đồng Doanh nghiệp được Văn phòng Chính phủ tổ chức vào ngày 28 tháng 04, có một sự tách biệt trong nền kinh tế của Việt Nam giữa khu vực nội địa và khu vực nước ngoài: tuy nhiên những vấn đề của nền kinh tế tác động tới tất cả các khu vực. Chúng tôi hy vọng là trong quá trình chuẩn bị tham gia các Hiệp định Thương mại Tự do mới, các vấn đề này sẽ được giải quyết hiệu quả. Năm 2013, các công ty hội viên AmCham rất vui với tình hình giao thương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tăng khoảng 20%, đạt 29.7 tỷ đô la Mỹ. Thương mại song phương trong ba tháng đầu năm nay đã tăng 14%. Nếu xu hướng hiện nay được tiếp tục duy trì, thương mại song phương về hàng hóa có thể đạt 60.2 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020, và có thể lên đến gần 70 tỷ đô la Mỹ năm 2020 nếu có TPP. Đồng thời, doanh thu của các công ty hội viên AmCham và đối tác trong thị trường nội địa cũng tiếp tục tăng trưởng 
2004 
208 
2012 
2013 
2014 
2016 
2020 
VN nhập khẩu từ Hoa Kỳ 
$1.2 
$2.8 
$4.6 
$5.0 
$5.4 
$6.1 
$7.7 
VN xuất khẩu vào Hoa Kỳ 
$5.3 
$12.9 
$20.3 
$24.6 
$28.4 
$36.4 
$52.5 
Tổng cộng 
$6.4 
$15.7 
$24.9 
$29.7 
$33.8 
$42.6 
$60.2 
VN Dệt may xuất khẩu vào Hoa Kỳ 
$2.7 
$5.4 
$7.7 
$8.8 
$9.4 
$11.0 
$14.0 
Nguồn: BộThương mại Hoa Kỳ Tầm quan trọng của TPP: Hiệp định Đối tác Chiến lược Xuyên Thái BìnhDương (TPP) đem đến một cơ hội mới cho Việt Nam đổi mới mô hình tăng trưởng của đất nước và đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội. Trang 1/4
TPP sẽ mang đến một hướng phát triển tốt cho nền kinh tếViệt Nam: TPP sẽ giúp tăng 28,4% GDP của Việt Nam trong năm 2025 so với mức tăng khi không có sự hỗ trợ từTPP, đồng thời gia tăng 35,7% xuất khẩu của Việt Nam. 1 AmCham tin tưởng rằng TPP và các Hiệp định Thương mại khác sẽ đem lại nhiều cơ hội mới hỗ trợ chiến lược phát triển của Việt Nam hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa. Các Hiệp định này có thể hỗ trợ quá trình gỡ bỏ các rào cản thương mại trong các lĩnh vực như tiếp cận thị trưởng và mua sắm chính phủ. Đồng thời quá trình này cũng giúp phát triển các chuẩn mực mới trong hệ thống quy định chặt chẽ, quyền của người lao động, bảo vệ môi trường và quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho TPP và các hiệp định thương mại khác, chúng ta cần lưu ý đến một số yếu tố sau: Vấn đề tham nhũng Vấn đề tham nhũng là vấn đề làm ăn mòn và phổ biến ở Việt Nam và có tác động tiêu cực tới nền kinh tế và xã hội nói chung. Trong khi Chính phủ đã có một số hành động cụ thể, đây là thời điểm thích hợp để triển khai việc phòng chống tham nhũng trên quy mô rộng hơn thông qua việc áp dụng các hệ thống giảm thiểu các cơ hội cho các khoản chi trả không hợp pháp gắn với thực hiện một đạo luật tương tự như Đạo Luật Chống Tham Nhũng Tại Nước Ngoài của Hoa Kỳ (FCPA) hoặc Đạo Luật Chống Hối Lộ của Anh Quốc. Một bước tiến đáng kể là thực hiện các hành động hạn chế tối đa việc sử dụng phương thức thanh toán tiền mặt và tăng cường sử dụng thương mại điện tử. Thực hiện thiếu mạnh mẽ các cam kết WTO, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư và dịch vụ, đã gây khó khăn trong việc đạt được lợi ích từ những hiệu quả của các lĩnh vực then chốt. Đây là thời điểm cần đảm bảo các cam kết WTO được thực hiện đúng thời hạn, và với tinh thần tạo dựng một môi trường kinh tế cạnh tranh và hiệu quả - đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư và dịch vụ. Thiếu hụt cơ sở hạ tầng, cụ thể là năng lượng và giao thông vận tải, đã cản trở dòng vốn FDI. Đây là, hoặc nên là vấn đề quốc gia và cần được giải quyết ở tầm quốc gia với mô hình đối tác công – tư và các mô hình đối tác khác được thực hiện nhanh chóng. 
Việc thiếu lực lượng lao động có tay nghề cao đã cản trở việc phát triển dây chuyền sản xuất ngay cả khi chi phí lao động đang trên đà tăng cao. Các công ty hội viên AmCham đã đi đầu phát triển một lực lượng lao động có tay nghề gồm những kỹ sư và kỹ thuật sản xuất. Các công ty trong và ngoài nước đã cung cấp các chương trình giáo dục và đào tạo nhưng vấn đề cấp bách là Việt Nam đổi mới và nâng cấp chương trình giảng dạy quốc gia, đặc biệt là ở cấp giáo dục đại học và dạy nghề. Một ví dụ thành công và sự phát triển của Chương Trình Hợp Tác Đào Tạo Kỹ Sư (HEEAP). Hợp tác với các trường đại học và cao đẳng dạy nghề hàng đầu Việt Nam, cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hợp tác công tư đã được thiết lập, Chương trình Hợp tác Đào tạo Kỹ Sư trong ba năm qua, 2010- 2012.Giờ đây,với những chương trình như HEEAP2.0 trong năm năm từ 2013 - 2017, một quỹ PPP 40 triệu đô la Mỹ được đồng tài trợ của chính phủ,với ngành công nghiệp và các học viện,sẽ đảm bảo rằng vào năm 2017, "Việt Nam sẽ đào tạo được kỹ sư giỏi có thể cạnh tranh với bất kỳ khu vực nào trên thế giới.” 2 Thiếu hụt sự phối hợp giữa nhà nước và doanh nghiệp trong việc cải tiến khu vực nội địa, chúng tôi kiến nghị Doanh nghiệp nhà nước cần được tái cơ cấu và được quản lý với tính minh bạch và trách nhiệm. Họ phải hoạt động trên một "sân chơi bình đẳng" với các doanh nghiệp khu vực tư nhân, cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI. Cần phải có sự đối xử công bằng trong việc tiếp cận vốn, đất đai, v.v. 
1 http://www.amchamvietnam.com/wp-content/uploads/2013/05/130328-2.2.e.-Petri-TPP-Vietnam-24mar13-v2- web.pdf, pg 13 2 What will HEEAP 2.0 achieve in 5 years?” Presentation by Intel Products Vietnam at the “Higher Engineering Education Conference,” in Can Tho, Mar 19-20, 2013, pg 15 Trang 2/4
Đã có một số tiến triển trong việc triển khai các cải cách trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính; tuy nhiên cần có nhiều hành động nhanh chóng để giúp phát triển hệ thống kinh tế hiệu quả. Những vấn đề trên không thể giải quyết một cách dễ dàng, nhanh chóng và ít tốn kém. Tuy nhiên, việc thực hiện các giải pháp sẽ giúp tăng cường niềm tin của nhà đầu tư, giúp Việt Nam duy trì hình ảnh của một điểm đến cạnh tranh và hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài, và sẽ giúp đổi mới mô hình tăng trưởng của đất nước. Kết luận Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa năm 2013, AmCham đã đề nghị "một bước mới của quá trình cải cách, mang tên Đổi Mới 2, để khuyến khích hơn nữa các doanh nghiệp tư nhân; thúc đẩy thương mại và đầu tư thông qua các sáng kiến nhưTPP; thúc đẩy tuân thủ pháp lý và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước," và cho phép và tạo điều kiện chứ không phải là “hạn chế” kinh doanh. 
Chúng tôi rất vui mừng với thông điệp năm mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 20143 và Nghị quyết 19 của Chính phủ được công bố vào ngày18 tháng 3 năm 20144 cho thấy sự cần thiết của việc thay đổi. 
Chúng tôi mong muốn môi trường kinh doanh minh bạch nơi sự tương tác giữa cơ quan nhà nước, giữa bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội phải được tăng cường. Đối thoại với người dân và doanh nghiệp phải được mở rộng dưới nhiều hình thức để thúc đẩy mối quan hệ gần gũi hơn giữa Nhà nước, cán bộ, công chức, người dân và chính sách và pháp luật phù hợp hơn với thực tế.5 Và cơ quan chính phủ cần có chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPIs), chẳng hạn số ngày cấp giấy phép, số giờ để hoàn thành quyết toán thuế, số ngày để thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, để đo lường và tăng cường hiệu quả tương tác với nhân dân và doanh nghiệp. Một số vấn đề trước mắt sẽ được đề cập bởi các nhóm công tác khác và chúng tôi hy vọng được thấy các hành động thành công và tích cực để giải quyết các vấn đề này. AmCham sẽ tiếp tục đóng vai trò đóng góp hiệu quả, phối hợp xác định và thực hiện các giải pháp, và là một chủ thể ủng hộ tích cực cho một môi trường kinh doanh tốt hơn tại Việt Nam. Rất nhiều công việc cần được triển khai. Chúng tôi muốn Việt Nam thành công và AmCham giữ vững cam kết phối hợp với các đối tác Chính phủ để giải quyết các vấn đề, triển khai hoạt động chuẩn bị cho Việt Nam trở thành thành viên của các Hiệp định Thương mại mới, và tạo dựng một môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch và hấp dẫn. 
Một lần nữa, chúng tôi xin được bày tỏ sự ủng hộ đối với hướng dẫn trong Nghị quyết 19 và thông điệp năm mới của Thủ tướng Chính phủ, và cảm kích trước cơ hội đối thoại hôm nay hướng tới “…sự tương tác giữa cơ quan nhà nước, giữa bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội… Đối thoại với người dân và doanh nghiệp phải được mở rộng… để thúc đẩy mối quan hệ gần gũi hơn giữa Nhà nước, cán bộ, công chức, người dân và chính sách và pháp luật phù hợp hơn với thực tế." 6 Tôi xin chúc tất cả mọi người sức khỏe, hạnh phúc, thành công và xin chúc buổi họp hôm nay thành công mỹ mãn. 
3 http://www.amchamvietnam.com/30443555/thinking-about-the-prime-ministers-new-year-message/ 
4 http://www.amchamvietnam.com/30443758/government-sets-metrics-to-improve-business-conditions-and- national-competitiveness/No. 19/NQ-CP, Ha Noi, Mar 18, 2014 
5 http://www.amchamvietnam.com/30443555/thinking-about-the-prime-ministers-new-year-message/ 
6 http://www.amchamvietnam.com/30443555/thinking-about-the-prime-ministers-new-year-message/ Trang 3/4
Phụ lục: 1. Thay đổi nhận thức trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam, 2008 – 2013 (5 năm) So sánh với những quốc gia trong khu vực ASEAN Trang 4/4
KIẾN NGHỊ CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP CHÂU ÂU TẠI VIỆT NAM Diễn Đàn Doanh Nghiệp Việt Nam Giữa kỳ 2014 Hà Nội, Ngày 05/06/2014 Trình bày Ông Tomaso Andreatta Phó Chủ tịch Kính thưa các Bộ trưởng, các Đại sứ, các vị khách quý! Thưa các quý ông và quý bà! Thay mặt cho Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam và đối tác của các Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu, tôi xin chân thành cảm ơn Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan đã có mặt tại đây ngày hôm nay trong cuộc đối thoại đầy tính xây dựng với khu vực kinh tế tư nhân thông qua Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam. 
Việt Nam đang trong tiến trình đàm phán các Hiệp định Thương mại tự do với tiềm năng thúc đẩy nền kinh tế đáng kể. Cụ thể là Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam đang có những bước tiến thuận lợi, và hy vọng sẽ được ký kết trong năm nay. Liên minh Châu Âu là một trong những nhà đầu tư lớn nhất Việt Nam với 1.810 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký là 723 nghìn tỉ đồng (34,28 tỉ đô la Mỹ) tính đến tháng 1 năm 2013. Mối quan hệ giữa Châu Âu và Việt Nam ngày càng lớn mạnh, không chỉ về chính trị, mà còn về phát triển và hội nhập kinh tế. Hai khía cạnh này đã gia cố niềm tin của các nhà đầu tư châu Âu về thị trường Việt Nam, được phản ánh qua Chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) quýI/2014 tăng vọt từ 50 lên 59 điểm - vượt qua mức trung bình lần đầu tiên kể từ năm 2012. Đây là một bước tiến quan trọng cho thấy niềm tin ngày càng mạnh mẽ của các doanh nghiệp Châu Âu vào thị trường Việt Nam. Sau khi Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU được ký kết, ước tính GDP của Việt Nam có thể tăng hơn 15%, tiền lương thực tế của lao động có tay nghề cao có thể tăng khoảng 12%, tiền lương thực tế của lao động phổ thông có thể tăng khoảng 13% và giá trị xuất khẩu có thể tăng lên gần 35%.1 Tuy nhiên, các lợi ích tiềm năng này có thể bị suy yếu nếu Việt Nam không cam kết thực hiện toàn diện các điều khoản thương mại quốc tế và đảm bảo việc thi hành hiệu quả các điều khoản này. 
Điều quan trọng là Việt Nam phải đảm bảo việc ký kết và thi hành các Hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ được thành lập vào năm 2015. Trong khuôn khổ đó, Việt Nam cần đảm bảo các doanh nghiệp của mình có sức cạnh tranh không chỉ ở thị trường nội địa mà cả thị trường quốc tế. Do đó, các chính sách bảo hộ cần được lược bỏ nhanh chóng để các doanh nghiệp Việt Nam có thể thích ứng với các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, giá cả, thương hiệu, v/v. Việt Nam đang bước vào một giai đoạn vô cùng quan trọng, bởi lẽ những thành tựu của các năm tới sẽ có ảnh hưởng đáng kể trong sự thành công lâu dài của Việt Nam. 
1Phụ lục về Các dịch vụ uỷ thác trong thư khuyến nghị “Đánh giá tác động của thương mại bền vững từ Hiệp định Thương mại ựT do giữa EU và ASEAN”, http://trade.ec.europa.eu/doclib/docs/2013/may/tradoc_151230.pdf, 22 tháng 5 năm 2013 Trang 1/5
Với hy vọng các Hiệp định này sẽ đạt được kết quả như mong đợi, chúng tôi – Cộng đồng doanh nghiệp Châu Âu mong muốn tiếp cận sâu rộng hơn vào thị trường Việt Nam với nhiều điều kiện ưu đãi hơn khi đầu tư vào Việt Nam. Điều này sẽ góp phần đẩy mạnhquá trình chuyển giao tri thức mà Việt Nam đang rất cần để thoát khỏi bẫy lao động giá rẻ. Bên cạnh đó, nếu Việt Nam cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng nhập khẩu, chắc chắn điều này tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho tiến trình chuyển giao. Qua đó, việc nhanh chóng loại bỏ các rào cản thương mại cũng sẽ khuyến khíchcác doanh nghiệp Việt Nam thích ứng với môi trường mới và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu đưa ra 5 luận điểm chính mà Việt Nam cần chú trọng: Tôn trọng và thi hành các cam kết của WTO trước khi ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (FTA); Việc cấp phép phân phối cho các doanh nghiệp nước ngoài; Vấn đề cấp thị thực nhằm thu hút khách du lịch và công tác; Gỡ bỏ giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là tại các ngân hàng; và Thủ tục hòa giải tranh chấp từ Doanh nghiệp tới Chính phủ. 
I. Tôn trọng và thi hành các cam kết của WTO 
Điều quan trọng là Việt Nam đưa ra những thông điệp mạnh mẽ về việc tuân thủ các điều khoản quy định trong Hiệp định Tương mại Tự do – và cách tốt nhất để thực hiện việc này là tuyệt đối thi hành và tôn trọng những thỏa thuận đã có, ví dụ như những cam kết của Việt Nam với WTO, đây là cơ sở đầu tiên để Việt Nam bước vào một nền kinh tế cởi mở và hội nhập sâu rộng. Điều này sẽ tăng cường niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp Châu Âu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 
II. Du lịch 
Mặc dù có nhiều giải thích chi tiết được đề ra trong báo cáocủa nhóm công tác về Du lịch, EuroCham vẫn mong muốn được nhấn mạnh hai điểm, đó là vấn đề thị thực và quảng bá du lịch. Thị thực Chúng tôi đề xuất việc miễn thị thực nên được mở rộng cho các nước có tiềm năng đóng góp đáng kể cho doanh thu ngành du lịch, ví dụ các nước thành viên của Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Ca-na-da, Úc, Hồng Kông và Đài Loan. Miễn thị thực cho các nước này nên được cấp với thời gian lưu trú lên đến 90 ngày. Chúng tôi cũng kiến nghị Việt Nam áp dụng biện pháp cấp thị thực tại sân bay (visa on arrival) hiệu quả và có tính thực tiễn cao. Theo đó, khách nhập cảnh không nhất thiết phải hoàn thiện các thủ tục xin thị thực trước khi hạ cánh. Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Lào hoặc Cam-pu-chia, nơi mà việc cấp và thu phí xin thị thực được tiến hành ngay tại cửa khẩu. Các thủ tục và chính sách cấp thị thực tại sân bay phải được tiến hành minh bạch, thống nhất và có kèm chỉ dẫn, các mức phí cụ thể và được thực thi nhất quán tại các sân bay khác nhau. Quảng bá du lịch 
Hiện tại, vẫn chưa rõ thu nhập từ việc cấp thị thực đang được sử dụng ra sao. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng một trong những cách hiệu quả nhất để hạn chế những nhận thức tiêu cực về tiêu chuẩn dịch vụ du lịch tại Việt Nam là tiếp tục thực hiện những chiến dịch quảng cáo ở cấp quốc gia lẫn quốc tế. Những chiến dịch này phải tiếp tục làm nổi bật những vẻ đẹp hấp dẫn của Việt Nam như di sản văn hóa đầy màu sắc, phong cảnh thiên nhiên hữu tình, những bãi biển tuyệt đẹp và con người hiếu khách. Để thực hiện những đề xuất trên, Việt Nam cần có một ngân sách đáng kể, đặc biệt là khi ngành du lịch chiếm 7% GDP. Vì thế, chúng tôi đề xuất Việt Nam tái đầu 
Trang 2/5
tư ít nhất 20,000 đồng trên một thị thực vào ngân quỹ để thực hiện các chiến dịch quảng bá du lịch. 
III. Cấp phép phân phối 
Việc các doanh nghiệp theo sát và chăm sóc sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng là yếu tố cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Chẳng hạn như trong trường hợp về nước uống có cồn, vào ngày 12 tháng 11 năm 2012, Việt Nam đã thông qua Nghị định 94/2012/ND-CP về điều chỉnh việc sản xuất và kinh doanh rượu. Nghị định 94 cho phép các doanh nghiệp chỉ được phép sở hữu một trong các loại giấy phép: phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ. Điều này đã hạn chế phạm vi các dịch vụ mà các nhà khai thác nước ngoài có thể cung cấp, trong khi không đặt giới hạn cho các nhà sản xuất trong nước. Cũng theo đó, quyền nhập khẩu chỉ được trao cho người có giấy phép phân phối. Với việc chỉ được phép sở hữu một loại giấy phép, các nhà nhập khẩu thực tế bị cấm tham gia vào bất kỳ hoạt động nào khác ngoài phân phối. Về lý thuyết, một thực thể đa quốc gia có thể sẽ phải thành lập một công ty thứ hai (cùng chủ sở hữu) để thực hiện các hoạt động bán buôn, chẳng hạn như bán cho các siêu thị, cửa hàng, quán bar, nhà hàng, v/v. Điều này đã tạo nên những gián đoạn đáng kể cho chuỗi cung ứng hiện nay, đặc biệt là đối với các kênh phân phối hiện đại không hoạt động một cách tập trung. Hiện nay, các cửa hàng đều có thể hoạt động theo mô hình bán buôn và bán lẻ các sản phẩm, đồng thời có mối quan hệ trực tiếp với nhà sản xuất và nhập khẩu. Theo quy định mới, các cửa hàng cần có giấy phép bán lẻ để bán trực tiếp cho người tiêu dùng, nhưng sẽ bị hạn chế thâm nhập vào các mối quan hệ thương mại trực tiếp với các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu trên cơ sở hợp tác kinh doanh. Những khó khăn này có thể sẽ kìm hãm đầu tư và thương mại tại Việt Nam. Nghị định 94 cũng đặt ra giới hạn về số lượng giấy phép phân phối, giấy phép bán buôn và bán lẻ dựa trên dân số. Điều này sẽ tạo điều kiện để hình thànhmột thị trường thứ cấp nhằm buôn bán các loại giấy phép, đồng thờigiới hạn lựa chọn phân phối cho các doanh nghiệp, đặc biệt là ở cáckhu vực ít dân cư và vùng nông thôn. Vấn đề này cũng gây những tác động nhất định tới nhiều ngành nghề khác, trong đó có ngànhdược phẩm. Ngoài ra, kiểm tra về nhu cầu kinh tế (Economic Need Test) là một trở ngại lớn cho kênh phân phối hiện đại tại Việt Nam.Trong khi chúng tôi đề xuất chấm dứt hoàn toàn động thái này, thực tế là thuật ngữ này đang được định nghĩa khá mơ hồ trong các quy định hiện hành. Vì vậy, chúng tôi hi vọng Việt Nam có thể điều chỉnh thuật ngữ này theo hướng khách quan và dễ thực hiện hơn trong tương lai gần. 
IV. Sở hữu nước ngoài –đặc biệt trong ngành ngân hàng 
Theo cam kết WTO, đến năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài có quyền thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, Nghị định 58/2012/ND-CP ngày 20/07/2012 cũng cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 100% vốn điều lệ của công ty chứng khoán đang hoạt động, hoặc thành lập công ty môi giới có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam (trừ công ty chứng khoán) vẫn còn giới hạn ở mức 49% theo quy định hiện hành. Do đó, chúng tôi rất hoan nghênh việc Bộ Tài chính đưa ra các đề xuất nâng hoặc gỡ bỏ hoàn toàn giới hạn này. Trang 3/5
Đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, giới hạn về sở hữu nước ngoài vẫn không rõ ràng.(theo Nghị định 01/2014/ND-CP). Do đó, có hai trở ngại chính để khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài thuộc lĩnh vực ngân hàng tham gia: đó là việc tham gia vào các hoạt động của ngân hàng địa phương và thiếu tiếng nói tại Hội đồng quản trị. Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài không chỉ quan tâm tới giới hạn sở hữu mà còn lo ngại về quyền kiểm soát thực tế tại các tổ chức tín dụng Việt Nam. Các ngân hàng được hợp nhất bởi các tổ chức tài chính quốc tế luôn được hỗ trợ về mọi nhu cầu, bao gồm hỗ trợ vốn, ngay cả trong những tình huống áp lực, khi hình ảnh của họ bị ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, những hỗ trợ như vậy không thể được hiện thực hoá nếu nhà đầu tư nước ngoài không được kiểm soát hoạt động của ngân hàng. Do đó, chúng tôi kêu gọi việc loại bỏ giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng trong nước, đồng thời tăng thêm mức độ hoạt động/ sự hiện diện/ tầm kiểm soát của nhà đầu tư nước ngoài trong sự chỉ đạo của tổ chức tín dụng. 
V. Thủ tục giải quyết tranh chấp từ Doanh nghiệp tới Chính phủ 
Điều vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp là quyền truy đòi hợp pháp trong trường hợp tranh chấp về các bất đồng trong thương mại. Lập luận này tất nhiên đi theo cả hai hướng, bởi nó sẽ cho phép các doanh nghiệp Việt Nam bảo vệ các khoản đầu tư của họ ở châu Âu và ngược lại. Theo kinh nghiệm từ các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) hiện nay, rất cần có một cơ chế rõ ràng để giải quyết tranh chấp - nhưng không chỉ hạn chế giữa Chính phủ với Chính phủ như trường hợp ví dụ tại WTO. Một điểm tương tự đã được MUTRAP ghi rõ trong Bản phân tích Tác động Định lượng và Định tính của FTA EU-Việt Nam năm 2011. Nếu một công ty bị đối xử bất công, công ty đó phải được quyền thực thi cơ chế truy đòi, vốn không đòi hỏi quá nhiều thời gian và đầu tư nguồn lực. Bởi lẽ, hầu hết các công ty không thể đầu tư mức độ nguồn lực và do đó sẽ hạn chế giá trị của thủ tục giải quyết tranh chấp, tiếp đến là hạn chế giá trị của các thỏa thuận thương mại tự do. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các doanh nghiệp, cần có sự công nhận của trọng tài quốc tế và thi hành tại Việt Nam. Điều này sẽ góp phần nâng cao đáng kể sức hấp dẫn của Việt Nam như một điểm đến đầu tư và là một đối tác kinh doanh. 
VI. Kết luận 
Những động thái kinh tế trong vài năm tới sẽ là nhân tố quyết định chủ yếu với tương lai của Việt Nam. Nếu Việt Nam muốn theo đuổi mô hình tăng trưởng kinh tế cạnh tranh toàn cầuvàbền vững, cần phải thu hút vốn đầu tư nước ngoài với số lượng và chất lượng tốt hơn. Để làm được điều này, Chính phủ Việt Nam nên tập trung nỗ lực của mình vào năm 2014 để giải quyết các vấn đề nêu trên và đảm bảo một Hiệp định Thương mại Tự do hiệu quả, khả thi,với thủ tục giải quyết tranh chấp từ doanh nghiệp tới Chính phủ. Nếu điều này không được thực hiện, nó sẽ tạo ra sự hoài nghi cho nhà đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Namsẽ vẫn hạn chế so với tiềm năng của nó. Ngoài ra, nhiều vấn đềcòn tồn tại trong các lĩnh vực cụ thể cũng được trình bày trong Sách Trắng (Whitebook) của EuroCham năm 2014.Những vấn đề này cần được giải quyết hài hoà giữa các bộ ngành và doanh nghiệpliên quan, và EuroCham rất sẵn sàng thúc đẩy quá trình này. 
Chúng tôi đưa ra nhiều đề xuất khác nhau trong bản khuyến nghị này, đại diện cho tiếng nói và vì lợi ích của Cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam.Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, những khuyến nghị của chúng tôi nhằm hướng đến lợi ích lâu dài của Chính phủ và Trang 4/5
người dân Việt Nam.Nền kinh tế chỉ có thể phát triển một cách bền vững nếu môi trường kinh doanh thuận lợi, nếu Việt Nam tạo được một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp; nếu quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ; nếu tình trạng tham nhũng và đầu tư không hiệu quả bị xoá bỏ; nếu việc giám sát Chính phủ hoạt động hợp lý. Chúng tôi chân thành hy vọng đề xuất của chúng tôi sẽ giúp Chính phủ đạt được nhữngthành quảnhư vậy và EuroCham sẽ tiếp tục hỗ trợ, nếu có thể, để hướng tới đạt được mục tiêu này. Cuối cùng, tôi xin phép kết thúc bản khuyến nghị này bằng cách nhấn mạnh rằng tại EuroCham chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc chăm chỉ để đảm bảo việc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) kết thúc với kết quả tốt nhất, có thểtrong năm nay. Chúng tôi mong muốn được làm việc với Chính phủ Việt Nam, với tất cả các doanh nghiệp thành viên và các đối tác của EuroCham, cả Việt Nam và châu Âu, nhằm tối đa hoá thành công của họ tại một Việt Nam sôi động hơn bao giờ hết! Trang 5/5
HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM(KORCHA ĐỀ XUẤT CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam Giữa kỳ 2014 Hà Nội, Ngày 05/06/2014 Trình bày Ông Kim Jung In Chủ tịch 
I. GIỚI THIỆU 
Trước hết, chúng tôi xin được bày tỏ sự cảm thông sâu sắc tới Chính phủ Việt Nam và những công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do biến động tại khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam. Chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chính phủ Việt Nam vì những nỗ lực to lớn trong việc giải quyết tình hình khó khăn này. Chúng tôi tin rằng chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này bằng việc chung tay giải quyết khủng khoảng với sự cảm thông lẫn nhau và đánh giá tình hình một cách sáng suốt. Liên quan đến tình hình khó khăn này, chúng tôi xin được mạn phép đưa ra một vài đề xuất như sau: Thứ nhất, chúng tôi cho rằng Chính phủ Việt Nam nên có một công bố chính thức cho các nhà đầu tư nước ngoài trên toàn thế giới rằng Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực đưa ra những giải pháp cụ thể để ổn định môi trường kinh doanh cho các công ty đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Thứ hai, chúng tôi có ý kiến rằng Chính phủ Việt Nam nên đề xuất và xem xét bù đắp thiệt hại kịp thời hoặc một kế hoạch bồi thường cụ thể. Thứ ba, chúng tôi cũng xin kính đề nghị Chính phủ Việt Nam đưa ra những khoản vay với lãi suất thấp bằng những quy định pháp lý cụ thể như là một cách kiểm soát khủng hoảng để những công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể phục hồi trong thời gian sớm nhất và ổn định lại hoạt động kinh doanh của họ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi kính đề nghị Chính phủ Việt Nam miễn thuế cho các công ty bị thiệt hại để đẩy nhanh các thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu nhằm khôi phục mạng lưới cung ứng bị thiệt hại. Thứ tư, chúng tôi xin đề nghị Chính phủ Việt Nam thực hiện các giải pháp phù hợp dành cho người lao động bị mất việc bởi sự cố này. Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (“KorCham”) vô cùng hoan nghênh và ủng hộ nhiệt thành những thiện chí và nỗ lực mà Chính phủ Việt Nam đã thể hiện trong việc xử lý khủng hoảng. Như một người đồng hành với nền kinh tế của Việt Nam, Korcham sẽ luôn cố gắng hết sức để biến tình trạng khủng hoảng này thành cơ hội dành cho đầu tư nước ngoài bền vững ở Việt Nam. 
Việt Nam đang trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, Hiệp định Thương mại Tự do FTA với EU và Hàn Quốc. Chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ có những đóng góp lớn cho nên kinh tế thế giới. Hàn Quốc cũng đang cố gắng kết thúc đàm phán và ký kết FTA Trang 1/5
với Việt Nam trong năm tới. Hơn nữa, đối với ngành dệt may và giầy dép mà các công ty Hàn Quốc đang tập trung đầu tư, quy tắc xuất xứ trong đàm phán FTA là một vấn đề hết sức nhạy cảm. Chúng tôi hy vọng Chính phủ Việt Nam cung cấp những thông tin về tình hình đàm phán FTA cho không chỉ những bên của hiệp định mà còn cả các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để họ có thể hoạch định kế hoạch kinh doanh tổng thể cho tương lai và tiến hành đầu tư đúng thời điểm. Chúng ta đều đồng ý rằng, khối kinh tế tư nhân luôn mong có được một mô hình đối thoại cởi mở và mang tính xây dựng với Chính phủ Việt Nam. Tôi nghĩ rằng hỗ trợ phát triển tự bản thân nó không thể thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Mà thay vào đó, đầu tư và giao thương trực tiếp nước ngoài mới thúc đẩy sự tăng trưởng đó. Các quốc gia, các khu kinh tế, các tỉnh, thành phố cần phải có những chính sách kinh tế tốt và một khuôn khổ pháp lý lành mạnh để thu hút đầu tư quốc tế, thúc đẩy giao thương và tăng cường phát triển kinh tế, xã hội. Xin được nói trước rằng, KorCham luôn có cách nhìn tích cực về các chính sách đầu tư của Việt Nam, nhưng những chính sách đó vẫn có một số vấn đề cần được cải thiện hơn nữa. Thông qua sự cải thiện pháp luật này, chúng tôi tin rằng Việt Nam là quốc gia được nhiều kỳ vọng và đầy tiềm năng. 
II. NHỮNG KIẾN NGHỊ CỦA CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC 
Tại hội nghị hôm nay, bốn (4) đề xuất do các thành viên của cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam kiến nghị xin được trình bày như sau. 
1. Bền vững trong đầu tư nước ngoài 
Điều 32 Luật Đầu tư quy định rằng: “1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Điều 27 và Điều 28 của Luật này được hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Việc ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.” Tuy nhiên, hướng dẫn thi hành của một số thông tư, như Phần I mục 6 của thông tư 130/2008/TT-BTC và Điều 23.5 của Thông tư 123/2012/TT-BTC năm 2008 đã gây ra một số vấn đề cho các công ty Hàn Quốc khi hưởng ưu đãi thuế theo như quy định tại Điều 32 của Luật Đầu tư, cụ thể như sau: 
HƯỞNG ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (TNDN) 
Từ 2004 - 2008 (Luật Thuế TNDN 2003) 
Hình thức đầu tư mở rộng sẽ được hưởng ưu đãi thuế TNDN (tại Điều 18, Luật Thuế TNDN 2003) 
Từ 2009 – 2013 (Luật Thuế TNDN 2008) 
Hình thức đầu tư mở rộng sẽ không được hưởng ưu đãi thuế TNDN, ngoại trừ việc mở rộng đầu tư kéo theo việc thành lập pháp nhân mới (tại Điều 23.5 Thông tư 123/2012/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Thuế TNDN 2008) 
Từ 2014 – nay (Luật Thuế TNDN 2013) Trang 2/5
Hình thức đầu tư mở rộng sẽ được hưởng ưu đãi thuế TNDN (tại Điều 14.4, Luật Thuế TNDN 2013) 
Theo bảng trên, việc thi hành các quy định đó đã tác động bất lợi tới các công ty Hàn Quốc mà mở rộng việc đầu tư và kinh doanh của họ từ năm 2009. Điều này thật không công bằng cho các công ty phải chịu những bất lợi rõ ràng về thuế so với những công ty khác đầu tư trong khoảng thời gian từ 2004 đến 2008 và sau 2014, chỉ vì họ đã đầu tư vào khoảng thời gian từ năm 2009 tới 2013 mà chẳng vì thay đổi hợp lý nào khác. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị rằng, lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư cần phải được đảm bảo đầy đủ theo như quy định tại Luật Đầu tư. 
2. Hệ thống thanh tra đầu tư nươc ngoài 
Hơn nữa, nhằm tạo môi trường bền vững cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chúng tôi đề xuất Hệ thống Thanh tra Đầu tư Nước ngoài. Hệ thống Thanh tra Đầu tư Nước ngoài được giới thiệu lần đầu ngày 26/10/1999 tại Luật Khuyến khích Đầu tư Nước Hàn Quốc ngoài nhằm mục đích hỗ trợ công tác giải quyết khiếu nại ở các công ty đầu tư nước ngoài hoạt động tại Hàn Quốc. Thanh tra Đầu tư Nước ngoài được Tổng thống bổ nhiệm theo đề cử của Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng thông qua đánh giá của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài. Thanh tra còn lãnh đạo cơ quan giải quyết khiếu nại, mà cơ quan này hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ của Thanh tra. Thanh tra Đầu tư Nước ngoài và cơ quan giải quyết khiếu nại thu thập và phân tích các thông tin liên quan đến các vấn đề mà các công ty nước ngoài gặp phải, yêu cầu hợp tác và đề xuất thực hiện hợp tác của các cơ quan quản lý có thẩm quyền, đề ra những chính sách mới nhằm cải thiện cơ chế khuyến khích đầu tư nước ngoài, và thực hiện các nhiệm vụ cần thiết khác nhằm hỗ trợ những công ty đầu tư nước ngoài giải quyết khiếu nại của họ. Cụ thể, Luật Khuyến khích Đầu tư Nước ngoài, được sửa đổi một phần vào ngày 11/12/2012, đã đưa ra những quy định mới liên quan đến việc khiếu nại mà nhà đầu tư nước ngoài gặp phải. Theo những quy định mới này, Thanh tra Đầu tư Nước ngoài có thể yêu cầu lãnh đạo của các cơ quan hữu quan báo cáo về việc giải quyết khiếu nại của họ và các biện pháp khắc phục. Ngoài ra, Thanh tra cũng có thể báo cáo việc những cơ quan không thực hiện đề xuất của Thanh tra ra Ủy ban Đầu tư Nước ngoài, để mở một vụ việc xem xét. Hệ thống Thanh tra Đầu tư Nước ngoài được đánh giá rất cao, như là một thiết chế quan trọng để thúc đẩy đầu tư quốc tế. Hệ thống này đã được giới thiệu và thảo luận tại rất nhiều diễn đàn quốc tế, bao gồm UNCTAD và APEC. Vào tháng 4 năm 2012, Hội nghị Đầu tư Thế giới lần thứ 3 được tổ chức bởi UNCTAD tại Doha, Qatar, Nga đã tuyên bố về việc thông qua thành lập hệ thống Thanh tra, trong khi đó chính phủ Brazil đã qua Hàn Quốc để tìm hiểu về mô hình này. Gần đây nhất, phái đoàn Kaznex Invest của Kazakhstan cũng công bố kế hoạch sang Hàn Quốc để tham khảo mô hình này. Hệ thống Thanh tra Đầu tư Nước ngoài đã thu hút sự quan tâm toàn cầu vì những thành quả tiêu biểu trong giải quyết khiếu nại cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Hàn Quốc: gần 350 vụ việc, trong đó gần 90 vụ về can thiệp hành chính, đã được giải quyết trong năm 2013 bằng cách sửa đổi quy định pháp luật hoặc yêu cầu sự phối hợp quản lý của các bộ ngành liên quan. Các chuyên gia từ World Bank, cơ quan chủ quản của Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Đầu tư Quốc tế (ICSID), đã tiến hành các nghiên cứu kỹ lưỡng về hệ thống Thanh tra của Hàn Quốc. Vào tháng 8 năm 2012, Văn phòng Thanh tra đã nhận được khen ngợi từ Bộ Ngoại Giao Nhật Bản vì những đóng góp trong việc giải quyết những khó khăn mà những nhà đầu tư Nhật Bản ở Hàn Quốc gặp phải. Trang 3/5
Các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và các nhà đầu tư nước ngoài khác đang gặp rất nhiều vấn đề muốn khiếu nại. Khi có những người giàu kinh nghiệm và kiến thức về đầu tư nước ngoài được chỉ định làm Thanh tra đầu tư nước ngoài để giải quyết các vấn đề đó, Korcham tin chắc rằng các nhà đầu tư nước ngoài cũng như những nhà đầu tư mới sẽ có thể nhận được nhiều hơn nữa sự hỗ trợ hiệu quả và đáng tin cậy từ Chính phủ Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi rất mong Chính phủ Việt Nam sẽ xem xét một cách tích cực để thành lập nên cơ quan Thanh Tra Đầu tư Nước Ngoài 
3. Vấn đề liên quan tới việc Làm thêm giờ của Người lao động 
Bộ luật Lao động Việt Nam được sửa đổi ngày 18/06/2012 và có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2013. Luật Lao động Sửa đổi (số 10/2012/QH13, ngày 18/6/2012) nghiêm cấm giờ làm thêm tối đa của người lao động quá 4 giờ trong một ngày, 30 giờ trong một tháng và 200 giờ trong một năm. Vì vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, số giờ làm thêm tối đa của người lao động bị giới hạn là 200 giờ một năm, ngoại trừ các trường hợp được cho phép bởi Chính phủ Việt Nam. Trong trường hợp vi phạm quy định này, công ty sẽ phải tạm ngừng kinh doanh từ 1 tới 3 tháng và bị phạt tiền từ 25.000.000 Đồng đến 30.000.000 Đồng. Tuy nhiên, Korcham cho rằng hình phạt như vậy là quá khắt khe. Chúng tôi mong rằng Chính phủ Việt Nam giảm nhẹ hình phạt theo quy định hiện nay và thay bằng cảnh cáo và cho thời gian để các Công ty có vốn Đầu tư Nước ngoài (“CTĐTNN”) điều chỉnh theo quy định. Hơn nữa, hầu hết các CTĐTNN đều gặp phải những vấn đề trong việc đáp ứng nhu cầu của khách mua ở nước ngoài bởi vì rất khó để đáp ứng các đơn đặt hàng với những quy định hạn chế giờ làm thêm của người lao động như hiện nay. Thêm vào đó, các nhà máy cần phải vận hành 3 ca, điều đó có nghĩa là công ty đó phải thuê thêm lao động, từ đó làm tăng gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp. Thậm trí, việc vận hành 3 ca như vậy sẽ gây ra những vấn đề về quản lý cho các công ty, đặc biệt là trong những khoảng thời gian ngoài đợt sản xuất cao điểm. Đối với người lao động, sẽ không có cơ hội để nhận tiền làm thêm vì những quy định này. Việc hạn chế giờ làm thêm như vậy cấm người lao động tự nguyện làm thêm để hưởng tiền làm thêm giờ. Bên cạnh đó, việc hạn chế này sẽ không cho CTĐTNN được phép để người lao làm thêm ngay cả khi người lao động muốn như vậy. Nói cách khác, Luật Lao động cấm những điều mà cả CTĐTNN và người lao động cùng mong muốn. Chúng tôi lo ngại rằng loại mâu thuẫn này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường pháp lý thân thiện về đầu tư cho CTĐTNN ở Việt Nam. Do vậy: i) như số giờ làm thêm tối đa của các quốc gia khác là hơn 300 giờ, và ii) như Hoa Kỳ không hề đưa ra bất cứ giới hạn nào về việc làm thêm giờ của người lao động, chúng tôi nghĩ rằng quy định pháp luật hiện tại về việc giới hạn số giờ làm thêm cần được sửa đổi, từ 200 giờ/năm lên ít nhất hơn 300 giờ/năm; hoặc sẽ bỏ hẳn quy định đó miễn là có sự đồng thuận giữa công ty và người lao động về việc làm thêm giờ. Chúng tôi thấy rằng điều này sẽ khiến các CTĐTNN ở Việt Nam quản lý hiệu quả và bảo đảm thu nhập cho người lao động. 
4. Chuyển giá – Thỏa thuận Xác định Giá trước 
Chính phủ Việt Nam đã ban hành Thông tư số 201/2013/TT-BTC (“Thông tư 201”) liên quan tới Thỏa thuận Xác định Giá trước (“APA”). Korcham xin được chỉ ra một số điểm đặc biệt về APA của Việt Nam so với APA của các nước khác, từ đó đưa ra một vài kiến nghị để việc thực hiện APA sẽ trở nên tích cực hơn cho Chính phủ Việt Nam và các công ty hoạt động tại Việt Nam. Trang 4/5
Vấn đề quan trọng nhất liên quan APA tại Việt Nam là Thông tư 201 không đưa ra cơ chế hồi tố. Một trong những lợi ích hấp dẫn nhất mà người nộp thuế kiếm tìm ở APA là áp dụng hồi tố APA để điều chỉnh những năm tính thuế trước đó (giai đoạn hồi tố). Việc áp dụng hồi tố có thể mang lại một phương thức hiệu quả để giải quyết các tranh chấp chuyển giá đang diễn ra. Vì vậy, ngay cả trước khi Thông tư 201 được ban hành, đã có nhiều ý kiến từ nhiều bên khác nhau yêu cầu áp dụng cơ chế hồi tố trong APA. Tuy nhiên, cơ chế hồi tố dù xuất hiện trong hầu hết các APA của các quốc gia khác thì lại không được quy định và điều này có thể là một vấn đề lớn cho các công ty. Bên cạnh đó, thủ tục tham vấn trước khi nộp hồ sơ là một thủ tục bắt buộc khi thực hiện APA theo như quy định tại Thông tư 201, các hồ sơ yêu cầu cho thủ tục tham vấn trước khi nộp hết sức phức tạp và doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị. Một vài hồ sơ còn bị trùng với các hồ sơ đã được yêu cầu trong thủ tục nộp đơn chính thức. Các công ty tại Việt Nam hiện đang phải giải quyết rất nhiều khó khăn bởi thủ tục tham vấn trước khi nộp đòi hỏi việc chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ khi bắt đầu. Để việc thực hiện APA trở nên có hiệu quả, Korcham xin kiến nghị với Chính phủ sửa đổi Thông tư 201 và cơ chế hồi tố và giảm thời gian cũng như số lượng hồ sơ phải nộp trong thủ tục tham vấn trước khi nộp. 
III. KẾT LUẬN 
Cuối cùng, chúng tôi mong rằng Chính phủ Việt Nam sẽ xem xét những kiến nghị của chúng tôi và mong rằng các giải pháp thích hợp sẽ nhanh chóng được đưa ra. Chừng nào Việt Nam vẫn tiếp tục con đường cải cách kinh tế và pháp luật, các doanh nghiệp Hàn Quốc chúng tôi sẽ vẫn tự tin đầu tư và mở rộng hoạt động của chúng tôi tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để kết thúc bản ý kiến này, Korcham, hơn bao giờ hết, luôn cam kết hợp tác với Chính phủ Việt Nam để phát triển môi trường đầu tư thuận lợi hơn nữa để tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế Trang 5/5
Hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JBAV) PHÁT BIỂU CỦA JBAV Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam Giữa kỳ 2014 Hà Nội, Ngày 05/06/2014 Trình bày Ông Yoshihisa Maruta Chủ tịch Kính thưa các Bộ trưởng và quý vị đại biểu: Trước tiên, tôi xin được bày tỏ sự biết ơn chân thành với Bộ Kế hoạch Đầu tư (BKHĐT) và đại diện của các Hội doanh nghiệp đã cho tôi có được cơ hội để phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam ngày hôm nay. 
1. Mối quan hệ ngoại giao, kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản 
Với lễ kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Nhật cũng như chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Nhật Bản vào tháng ba vừa qua, mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được tăng cường thêm một bước. Đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam liên tục tăng trong 3 năm qua. Tổng vốn đầu tư mới và đầu tư mở rộng năm 2013 đạt 5,88 tỉ USD, đứng đầu trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, đóng góp lớn cho sự phát triển công nghiệp của Việt Nam. Tuy vậy, dù các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn rất quan tâm đến việc đầu tư vào Việt Nam nhưng việc chính phủ thiếu những giải pháp phù hợp (nêu dưới đây) khiến hoạt động đầu tư của Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ chững lại. 
2. Môi trường đầu tư tại Việt Nam đối với doanh nghiệp Nhật 
Tính đến tháng 5/2014, số lượng các doanh nghiệp thành viên của JBAV đã đạt mốc 1.319 doanh nghiệp, khiến Việt Nam trở thành nước có Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản quy mô lớn thứ hai trong các nước ASEAN, chỉ sau Thái Lan. Con số này đã tăng gấp hơn hai lần so với 604 doanh nghiệp năm 2007. Theo “Khảo sát thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản ở khu vực Châu Á và Châu Đại dương” thường niên của JETRO, 70% doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Việt Nam năm 2013 tiếp tục coi Việt Nam là một thị trường quan trọng cũng như duy trì chiến lược “mở rộng hoạt động” trong năm 2014 (một tỉ lệ cao so với phần lớn các quốc gia khác). Tuy vậy, các doanh nghiệp cũng ngày càng cảm thấy không hài lòng với môi trường kinh doanh tại đây. Đặc biệt, hơn 60% các doanh nghiệp được hỏi cho rằng những vấn đề nêu dưới đây đang cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, đó là: chi phí lao động tăng nhanh, thủ tục hành chính phức tạp, chính sách nhà nước thiếu minh bạch, thủ tục thuế rườm rà, hệ thống pháp luật thiếu hoàn thiện, thiếu minh bạch trong thực thi luật. Kết quả điều tra tỏ ra thiếu tích cực hơn so với các nước ASEAN láng giềng khác. 
Tuy các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn đánh giá rất cao cơ hội kinh doanh tại Việt Nam nhưng Trang 1/4
những vấn đề nêu trên đang ngày càng ảnh hưởng nhiều đến cảm nhận của nhà đầu tư và về lâu dài sẽ có ảnh hưởng xấu đến cả hoạt động đầu tư FDI nói chung. Cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp hiện nay là một đòi hỏi cấp bách để thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội sau này của Việt Nam. Chính phủ hai nước đã có những hoạt động hợp tác nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư trong chương trình có tên gọi “Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản” trong hơn 10 năm qua (hiện Sáng kiến này đã đi đến giai đoạn 5). Hôm nay, chúng tôi xin được trình bày về một số vấn đề mà các doanh nghiệp thành viên của JBAV đang gặp phải cả trong ngắn hạn, trung hạn đến dài hạn, kính xin các quý vị Bộ trưởng xem xét, cho hướng giải quyết. 
3. Các vấn đề trong ngắn hạn về môi trường đầu tư 
3.1. Giấy phép lao động 
Kể từ khi Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH (ngày 20/1/2014) của BLĐTBXH có hiệu lực từ tháng 3/2014, một số doanh nghiệp Nhật Bản đã được các cơ quan chức năng thông báo rằng những lao động đã từng đến Việt Nam nếu lưu trú dù chỉ 1 ngày cũng đều phải xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp, do vậy cần phải xin giấy Xác nhận tạm trú tại khách sạn đã từng ở. Nếu xin Phiếu lý lịch tư pháp chỉ cho thời gian lưu trú 1 ngày thì nhiều khi cũng sẽ bị cơ quan chức năng từ chối cấp. Chúng tôi đề nghị điều chỉnh quy định này theo hướng thực tế hơn và chỉ nên áp dụng cho những người trước đây đã lưu trú tại Việt Nam trong một thời gian nhất định. 
3.2. Tiêu chuẩn bắt buộc đối với sản phẩm sắt thép 
Kể từ ngày 1/6/2014, Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN (ngày 31/12/2013) của BCT và BKHCN sẽ có hiệu lực, theo đó phần lớn các sản phẩm sắt thép nhập khẩu mã hải quan HS 72 sẽ phải thực hiện kiểm tra hành chính về vấn đề phân phối nội địa. Theo Liên đoàn Sắt thép Nhật Bản ước tính, khoảng 80% các sản phẩm sắt thép nhập khẩu từ Nhật sẽ phải áp dụng quy định kiểm tra này. Tuy vậy, ngày bắt đầu áp dụng Thông tư và chi tiết các thủ tục hành chính lại chưa rõ ràng, vì vậy có thể dẫn đến lúng túng đối với những doanh nghiệp Nhật Bản có sử dụng sản phẩm sắt thép nhập khẩu nói riêng, và cả thị trường Việt Nam nói chung. Do đó, chúng tôi đề nghị làm rõ các thủ tục cần thực hiện. 
3.3. Làm rõ về các điều kiện ưu đãi đầu tư 
Nghị định số 218/2013/NĐ-CP (ngày 26/12/2013), có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, là một bước tiến lớn trong việc khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, dù vậy, các điều kiện để được nhận ưu đãi đầu tư vẫn chưa được rõ ràng, chi tiết. Đề nghị BTC làm rõ những điều kiện này và có biện pháp phù hợp để bảo đảm quyền được hưởng ưu đãi cho từng dự án đầu tư (cụ thể bằng cách gửi công văn đến từng dự án đầu tư) nhằm nâng cao mức độ ổn định, tin cậy của khung pháp lý. 
3.4. Bảo lãnh chuyển đổi ngoại tệ đối với những dự án lớn 
Các dự án cơ sở hạ tầng lớn thường được đầu tư bằng các ngoại tệ mạnh như đồng USD. Trong khi đó, doanh nghiệp lại phải thanh quyết toán bằng đồng Việt Nam, vì thế khi trả nợ cần phải chuyển đổi doanh thu VND sang một đồng tiền mạnh khác. Hiện nay, chính phủ Việt Nam chỉ bảo lãnh cho chuyển đổi thành USD đối với 30% doanh thu VND (Công văn số 1604/2011/TTG- TN), tuy nhiên mức này là chưa đủ để thanh toán nợ cho các tổ chức cho vay nước ngoài. Nếu Việt Nam muốn thu hút những khoản vốn đầu tư lớn, trong đó có lĩnh vực điện năng, thì việc bảo lãnh chuyển đổi 100% thu nhập là cần thiết. Trang 2/4
4. Chiến lược Công nghiệp hóa 
4.1. Đẩy mạnh Chiến lược Công nghiệp hóa và xây dựng chương trình hành động Sau hai năm thảo luận về Chiến lược công nghiệp hóa giữa hai nước, Quyết định số 1043/QĐ- Ttg (ngày 1/7/2013) của Thủ tướng Chính phủ đã quy định 6 ngành công nghiệp mũi nhọn là: điện tử, chế biến thực phẩm, máy nông nghiệp, môi trường-tiết kiệm năng lượng; ô tô và phụ tùng ô tô; đóng tàu. Để xây dựng được những ngành công nghiệp mới này sẽ cần rất nhiều thời gian cũng như nhà nước phải có các chính sách nhất quán, thiết thực. Trước hết, cần xây dựng kế hoạch thực hiện khả thi trong đó thể hiện được những nội dung đã thảo luận giữa hai nước và công bố kế hoạch một cách sớm nhất. Các doanh nghiệp Nhật sẵn sàng ủng hộ kế hoạch này cũng như đóng góp tích cực vào sự phát triển của Việt Nam. 4.2. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ là yêu cầu quan trọng để triển khai Chiến lược công nghiệp hóa. Sau đây, tôi xin được trích dẫn số liệu khảo sát của JETRO về tỉ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản. Theo đó, tỉ lệ của Việt Nam là 32,2%. Dù tỉ lệ này đã tăng được 4,3 điểm so với năm ngoái nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (64%), Thái Lan (53%), Malaixia (42%), Inđônêxia (41%). Điều này cho thấy các hãng chế tạo Nhật Bản phải bỏ ra chi phí cao đến mức nào khi chọn Việt Nam. Có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Nhật Bản có khả năng cạnh tranh cao mà Việt Nam có thể thu hút đầu tư nhằm đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên, tôi cũng xin lưu ý rằng Việt Nam cần phải tạo được một môi trường kinh doanh thuận lợi, trong đó có sự hỗ trợ sát sao của nhà nước để có thể thu hút được những DNVVN này, vì những doanh nghiệp này thường có nguồn lực quản lý hạn chế (nhân lực, tài chính …). 4.3. Phát triển nguồn nhân lực Vào ngày 14/8/2013, JBAV đã ký kết bản MOU về phát triển nguồn nhân lực với BLĐTBXH, BGDĐT và BCT, với các nội dung sau: 
- Tạo điều kiện để lao động tiếp thu tay nghề, kỹ năng sản xuất của Nhật 
- Tạo thêm nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam 
- Hỗ trợ nâng cao kỹ năng của công nhân 
- Tạo điều kiện cho lao động học hỏi phương thức quản lý doanh nghiệp của Nhật Bản. 
Bốn nội dung này hiện đang được thảo luận trong khuôn khổ Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản Giai đoạn V. JBAV mong muốn giữ liên hệ chặt chẽ với các bộ ngành liên quan về vấn đề này. 
1. Kết luận 
Việt Nam là nước đông dân thứ ba trong khối ASEAN và có một lực lượng lao động trẻ, cần cù. Hơn nữa, Việt Nam còn có lợi thế về vị trí địa lý, giàu tài nguyên, nhờ đó có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế và công nghiệp. Mặt khác, nếu không có sự quản lý tốt thì nền kinh tế sẽ khó có thể tạo dựng được một thế hệ người lao động trẻ có tốc độ tăng trưởng nhanh cũng như tạo đủ việc làm. Chính phủ Việt nam đang đứng trước thử thách phải chứng tỏ sự chín chắn và bảo đảm duy trì được chính sách phát triển công nghiệp về lâu dài. 
Trở lại những vấn đề trước mắt, Việt Nam hiện đang ở vào một giai đoạn rất quan trọng khi AEC (Cộng đồng Kinh tế ASEAN) sẽ được thông qua vào năm 2015, cũng như hiệp định TPP hiện Trang 3/4
đang đi vào những vòng đàm phán cuối cùng. Đặc biệt, kể từ năm 2015 trở đi, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh toàn cầu gay gắt khi phần lớn các loại thuế nhập khẩu sẽ được dỡ bỏ từ năm 2015 theo hiệp định ATIGA (dù một số mặt hàng vẫn áp dụng thuế nhập khẩu cho đến năm 2018). Thái Lan hiện đang chuyển hướng chính sách sang giai đoạn công nghiệp hóa cao hơn, đồng thời giảm dần chế độ ưu đãi dành cho những ngành có hàm lượng lao động cao để thay vào đó khuyến khích những ngành có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Các quốc gia lân cận (Campuchia, Lào, Myanma) đang tập trung thực hiện chiến lược kinh doanh có tên gọi “Thái Lan cộng 1” nhằm thu hút đầu tư vào những ngành có hàm lượng lao động cao như Việt Nam từng làm trước đây. Trước tình hình đó, nếu chính phủ không có định hướng rõ ràng về phát triển công nghiệp cũng như xử lý triệt để vấn đề mức tiền lương tăng nhanh và quy định về làm ngoài giờ chặt chẽ hơn các nước phát triển thì lợi thế cạnh tranh của Việt Nam về những ngành có hàm lượng lao động cao có thể sẽ không còn, và khi đó Việt Nam sẽ không thể thu hút vốn đầu tư cho công nghiệp và thay vào đó trở thành nơi tiêu thụ sản phẩm cho các nước láng giềng. Đề nghị cuối cùng chúng tôi muốn gửi tới các quý vị Bộ trưởng có mặt ngày hôm nay là Việt Nam nên lắng nghe tiếng nói của những doanh nghiệp hiện đang có mặt tại Việt Nam, đối xử với doanh nghiệp theo hướng tạo thuận lợi nhưng vẫn bảo đảm bình đẳng để từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh. Những doanh nghiệp đang cân nhắc đầu tư vào Việt Nam hiện đang theo dõi sát sao những gì đang diễn ra với những doanh nghiệp đi trước. Chúng tôi, các doanh nghiệp Nhật Bản, tự hào về nguyên tắc chung của các doanh nghiệp chúng tôi là đóng góp cho xã hội, và luôn mong muốn được đưa nguyên tắc này áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam với sự ủng hộ của các quý vị Bộ trưởng. Xin cảm ơn. Trang 4/4
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie
Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie

More Related Content

Similar to Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie

Tiểu luận Các hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà việt nam đã tham gia.doc
Tiểu luận Các hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà việt nam đã tham gia.docTiểu luận Các hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà việt nam đã tham gia.doc
Tiểu luận Các hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà việt nam đã tham gia.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Đề tài Thủ tục pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân ở nước ta tro...
Đề tài Thủ tục pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân ở nước ta tro...Đề tài Thủ tục pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân ở nước ta tro...
Đề tài Thủ tục pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân ở nước ta tro...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận án: Thủ tục pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân - Gửi miễn ...
Luận án: Thủ tục pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân - Gửi miễn ...Luận án: Thủ tục pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân - Gửi miễn ...
Luận án: Thủ tục pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân ở nước ta, HAY
Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân ở nước ta, HAYPháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân ở nước ta, HAY
Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân ở nước ta, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOT
Đề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOTĐề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOT
Đề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HAY
Luận án: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HAYLuận án: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HAY
Luận án: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Dịch Vụ Phát Triển Kinh Doanh Và Một Số Giải Pháp Phát T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Dịch Vụ Phát Triển Kinh Doanh Và Một Số Giải Pháp Phát T...Khoá Luận Tốt Nghiệp Dịch Vụ Phát Triển Kinh Doanh Và Một Số Giải Pháp Phát T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Dịch Vụ Phát Triển Kinh Doanh Và Một Số Giải Pháp Phát T...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Nhật Bản Vào...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Nhật Bản Vào...Khoá Luận Tốt Nghiệp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Nhật Bản Vào...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Nhật Bản Vào...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Phap luat ve hop dong nhap khau
Phap luat ve hop dong nhap khauPhap luat ve hop dong nhap khau
Phap luat ve hop dong nhap khau
Hung Nguyen
 
Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019
Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019
Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019
PHAM THI HAI YEN
 
Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019
Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019
Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019
Center for Education and Development (CED)
 
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢ...
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢ...THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢ...
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN ...
CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN ...CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN ...
CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN ...
CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
TiLiu5
 
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
phamhieu56
 
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương.doc
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương.docBáo cáo thực tập Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương.doc
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...
Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...
Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...
nataliej4
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAYLuận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếNguyễn Nhật Anh
 

Similar to Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie (20)

Tiểu luận Các hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà việt nam đã tham gia.doc
Tiểu luận Các hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà việt nam đã tham gia.docTiểu luận Các hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà việt nam đã tham gia.doc
Tiểu luận Các hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà việt nam đã tham gia.doc
 
Đề tài Thủ tục pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân ở nước ta tro...
Đề tài Thủ tục pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân ở nước ta tro...Đề tài Thủ tục pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân ở nước ta tro...
Đề tài Thủ tục pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân ở nước ta tro...
 
Luận án: Thủ tục pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân - Gửi miễn ...
Luận án: Thủ tục pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân - Gửi miễn ...Luận án: Thủ tục pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân - Gửi miễn ...
Luận án: Thủ tục pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân - Gửi miễn ...
 
Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân ở nước ta, HAY
Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân ở nước ta, HAYPháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân ở nước ta, HAY
Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân ở nước ta, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOT
Đề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOTĐề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOT
Đề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOT
 
Luận án: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HAY
Luận án: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HAYLuận án: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HAY
Luận án: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HAY
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Dịch Vụ Phát Triển Kinh Doanh Và Một Số Giải Pháp Phát T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Dịch Vụ Phát Triển Kinh Doanh Và Một Số Giải Pháp Phát T...Khoá Luận Tốt Nghiệp Dịch Vụ Phát Triển Kinh Doanh Và Một Số Giải Pháp Phát T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Dịch Vụ Phát Triển Kinh Doanh Và Một Số Giải Pháp Phát T...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Nhật Bản Vào...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Nhật Bản Vào...Khoá Luận Tốt Nghiệp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Nhật Bản Vào...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Nhật Bản Vào...
 
Phap luat ve hop dong nhap khau
Phap luat ve hop dong nhap khauPhap luat ve hop dong nhap khau
Phap luat ve hop dong nhap khau
 
Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019
Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019
Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019
 
Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019
Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019
Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019
 
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢ...
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢ...THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN  CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI  HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢ...
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢ...
 
CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN ...
CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN ...CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN ...
CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN ...
 
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
 
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
 
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương.doc
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương.docBáo cáo thực tập Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương.doc
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương.doc
 
Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...
Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...
Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAYLuận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
 
De an CNTT final
De an CNTT finalDe an CNTT final
De an CNTT final
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
 

More from LC TECH VIETNAM

Cuộc sống của ốc sên
Cuộc sống của ốc sênCuộc sống của ốc sên
Cuộc sống của ốc sên
LC TECH VIETNAM
 
Cuộc sống của mèo con
Cuộc sống của mèo conCuộc sống của mèo con
Cuộc sống của mèo con
LC TECH VIETNAM
 
Cuộc sống của loài ong
Cuộc sống của loài ongCuộc sống của loài ong
Cuộc sống của loài ong
LC TECH VIETNAM
 
Cuộc sống của loài bướm
Cuộc sống của loài bướmCuộc sống của loài bướm
Cuộc sống của loài bướm
LC TECH VIETNAM
 
Cuộc sống của cún con
Cuộc sống của cún conCuộc sống của cún con
Cuộc sống của cún con
LC TECH VIETNAM
 
Cuộc sống của bọ rùa
Cuộc sống của bọ rùaCuộc sống của bọ rùa
Cuộc sống của bọ rùa
LC TECH VIETNAM
 
Web 20-at-work
Web 20-at-workWeb 20-at-work
Web 20-at-work
LC TECH VIETNAM
 
DIGITAL SIGNAGE IN THE HOTEL INDUSTRY
DIGITAL SIGNAGE  IN THE HOTEL INDUSTRYDIGITAL SIGNAGE  IN THE HOTEL INDUSTRY
DIGITAL SIGNAGE IN THE HOTEL INDUSTRY
LC TECH VIETNAM
 
Giải pháp quản lý bât/tắt từ xa tập trung
Giải pháp quản lý bât/tắt từ xa tập trungGiải pháp quản lý bât/tắt từ xa tập trung
Giải pháp quản lý bât/tắt từ xa tập trung
LC TECH VIETNAM
 
Đào tạo thiết kế bao bì cho Giám đốc Marketing
Đào tạo thiết kế bao bì cho Giám đốc MarketingĐào tạo thiết kế bao bì cho Giám đốc Marketing
Đào tạo thiết kế bao bì cho Giám đốc Marketing
LC TECH VIETNAM
 
Campus digital signage to launch
Campus digital signage to launchCampus digital signage to launch
Campus digital signage to launch
LC TECH VIETNAM
 
Interactive Digital Signage Solution Proposal
Interactive Digital Signage Solution ProposalInteractive Digital Signage Solution Proposal
Interactive Digital Signage Solution Proposal
LC TECH VIETNAM
 
Break away from boring, static menu boards!
Break away from boring, static menu boards!Break away from boring, static menu boards!
Break away from boring, static menu boards!
LC TECH VIETNAM
 
Show of Your Bright Sign with Advanced Communication
Show of Your Bright Sign with Advanced CommunicationShow of Your Bright Sign with Advanced Communication
Show of Your Bright Sign with Advanced Communication
LC TECH VIETNAM
 
Retail infographic.final
Retail infographic.finalRetail infographic.final
Retail infographic.final
LC TECH VIETNAM
 
8 Biggest mistakes digital signage
8 Biggest mistakes digital signage8 Biggest mistakes digital signage
8 Biggest mistakes digital signage
LC TECH VIETNAM
 
Vietnam Dda research report
Vietnam Dda research reportVietnam Dda research report
Vietnam Dda research report
LC TECH VIETNAM
 
Digital luxury experience_2013
Digital luxury experience_2013Digital luxury experience_2013
Digital luxury experience_2013
LC TECH VIETNAM
 
Alert 31 14 - more bureaucracy hinders advertising in vietnam
Alert 31 14 - more bureaucracy hinders advertising in vietnamAlert 31 14 - more bureaucracy hinders advertising in vietnam
Alert 31 14 - more bureaucracy hinders advertising in vietnam
LC TECH VIETNAM
 
Nielsen demystifying rural-vietnam-may2014
Nielsen demystifying rural-vietnam-may2014Nielsen demystifying rural-vietnam-may2014
Nielsen demystifying rural-vietnam-may2014
LC TECH VIETNAM
 

More from LC TECH VIETNAM (20)

Cuộc sống của ốc sên
Cuộc sống của ốc sênCuộc sống của ốc sên
Cuộc sống của ốc sên
 
Cuộc sống của mèo con
Cuộc sống của mèo conCuộc sống của mèo con
Cuộc sống của mèo con
 
Cuộc sống của loài ong
Cuộc sống của loài ongCuộc sống của loài ong
Cuộc sống của loài ong
 
Cuộc sống của loài bướm
Cuộc sống của loài bướmCuộc sống của loài bướm
Cuộc sống của loài bướm
 
Cuộc sống của cún con
Cuộc sống của cún conCuộc sống của cún con
Cuộc sống của cún con
 
Cuộc sống của bọ rùa
Cuộc sống của bọ rùaCuộc sống của bọ rùa
Cuộc sống của bọ rùa
 
Web 20-at-work
Web 20-at-workWeb 20-at-work
Web 20-at-work
 
DIGITAL SIGNAGE IN THE HOTEL INDUSTRY
DIGITAL SIGNAGE  IN THE HOTEL INDUSTRYDIGITAL SIGNAGE  IN THE HOTEL INDUSTRY
DIGITAL SIGNAGE IN THE HOTEL INDUSTRY
 
Giải pháp quản lý bât/tắt từ xa tập trung
Giải pháp quản lý bât/tắt từ xa tập trungGiải pháp quản lý bât/tắt từ xa tập trung
Giải pháp quản lý bât/tắt từ xa tập trung
 
Đào tạo thiết kế bao bì cho Giám đốc Marketing
Đào tạo thiết kế bao bì cho Giám đốc MarketingĐào tạo thiết kế bao bì cho Giám đốc Marketing
Đào tạo thiết kế bao bì cho Giám đốc Marketing
 
Campus digital signage to launch
Campus digital signage to launchCampus digital signage to launch
Campus digital signage to launch
 
Interactive Digital Signage Solution Proposal
Interactive Digital Signage Solution ProposalInteractive Digital Signage Solution Proposal
Interactive Digital Signage Solution Proposal
 
Break away from boring, static menu boards!
Break away from boring, static menu boards!Break away from boring, static menu boards!
Break away from boring, static menu boards!
 
Show of Your Bright Sign with Advanced Communication
Show of Your Bright Sign with Advanced CommunicationShow of Your Bright Sign with Advanced Communication
Show of Your Bright Sign with Advanced Communication
 
Retail infographic.final
Retail infographic.finalRetail infographic.final
Retail infographic.final
 
8 Biggest mistakes digital signage
8 Biggest mistakes digital signage8 Biggest mistakes digital signage
8 Biggest mistakes digital signage
 
Vietnam Dda research report
Vietnam Dda research reportVietnam Dda research report
Vietnam Dda research report
 
Digital luxury experience_2013
Digital luxury experience_2013Digital luxury experience_2013
Digital luxury experience_2013
 
Alert 31 14 - more bureaucracy hinders advertising in vietnam
Alert 31 14 - more bureaucracy hinders advertising in vietnamAlert 31 14 - more bureaucracy hinders advertising in vietnam
Alert 31 14 - more bureaucracy hinders advertising in vietnam
 
Nielsen demystifying rural-vietnam-may2014
Nielsen demystifying rural-vietnam-may2014Nielsen demystifying rural-vietnam-may2014
Nielsen demystifying rural-vietnam-may2014
 

Midterm vbf 2014_-_full-report_-_vie

  • 1. DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GIỮA KỲ 2014 Từ Chương trình tới Hành động CHUẨN BỊ CHO CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI MỚI Hà Nội, 05/06/2014 MPI MINISTRY OF PLANNING & INVESTMENT
  • 2. Khuyến cáo Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) là một cơ chế đối thoại liên tục và chặt chẽ giữa Chính phủ Việt Nam với cộng đồng các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, nhằm cải thiện các điều kiện kinh doanh cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp tư nhân, thuận lợi hóa môi trường đầu tư, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam. Tài liệu này được phát hành để phục vụ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam Giữa kỳ 2014 tổ chức vào ngày 05/06/2014. Các kết luận và nhận định đưa ra trong tài liệu này, cũng như trong các bài thuyết trình của đại diện các doanh nghiệp tại Diễn đàn, không thể hiện quan điểm của Hội đồng Quản trị Liên minh VBF, của Ban Thư ký VBF, cũng như của các tổ chức đồng chủ tọa VBF bao gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) - thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới. Hội đồng Quản trị VBF, Ban Thư ký VBF, và các tổ chức đồng chủ tọa VBF không đảm bảo tính chính xác của các dữ liệu được sử dụng trong tài liệu này, cũng như trong các bài thuyết trình nói trên, và không chịu trách nhiệm đối với các hậu quả do việc sử dụng các dữ liệu này gây ra. Tài liệu này không được cho thuê, bán lại hoặc phát hành cho mục đích thương mại.
  • 3. Hà Nội, 05/06/2014 MỤC LỤC CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Chương I: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ 1.1. Cảm nhận của Hiệp hội Doanh nghiệp Trong nước & Nước ngoài Chương II: ĐẦU TƯ & THƯƠNG MẠI 2.1. Báo cáo của Nhóm Công tác Đầu tư và Thương mại 2.2. Thuế 2.2.1. Đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với quy định miễn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần 2.2.2. Báo cáo của Tiểu nhóm Thuế 2.2.3. Ý kiến đóng góp đối với Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Thuế Tiêu thụ Đặc biệt 2.3. Khoáng sản 2.3.1. Báo cáo Nhóm Công tác Khoáng sản 2.3.2. Tóm tắt Bàn tròn thảo luận các vấn đề liên quan tới vấn đề Thuế, phí và lệ phí trong lĩnh vực Khoáng sản ngày 30/12/2013 2.4. Lao động/Nguồn nhân lực 2.4.1. Báo cáo của Tiểu nhóm Nhân sự 2.4.2. Ý kiến đóng góp đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 102/2013/ND-CP ngày 5/9/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam 2.4.3. Tóm tắt Bàn tròn thảo luận về dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 102/2013/ND- CP ngày 5/9/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngày 13/1/2014 2.5. Luật Doanh nghiệp 2.5.1. Ý kiến đóng góp đối với dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) 2.6. Luật Đầu tư 2.6.1. Ý kiến đóng góp đối với dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) 2.7. Luật Phá sản 2.7.1. Tóm tắt Bàn tròn thảo luận về dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) ngày 17/12/2013
  • 4. 2.8. Đất đai và Bất Động sản 2.8.1. Ý kiến đóng góp đối với dự thảo Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở Chương III: NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG VỐN 3.1. Ngân hàng 3.1.1. Nội dung Chương trinh thảo luận dự kiến giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Nhóm Công tác Ngân hàng 3.2. Thị trường vốn 3.2.1. Báo cáo của Nhóm Công tác Thị trường Vốn Chương IV: CƠ SỞ HẠ TẦNG 4.1. Mô hình đối tác Công tư (PPP) 4.1.1. Báo cáo của Nhóm Công tác Cơ sở Hạ tầng về PPP 4.1.2. Ý kiến đóng góp đối với dự thảo Nghị định PPP 4.1.3. Tóm tắt Bàn tròn thảo luận về Nghị định PPP ngày 4/4/2014 4.2. Năng lượng 4.2.1. Báo cáo của Tiểu nhóm Năng lượng 4.3. Hạ tầng cảng và Vận tải biển 4.3.1. Báo cáo của Tiểu nhóm Hạ tầng cảng và Vận tải biển Chương V: NÔNG NGHIỆP 5.1. Báo cáo của Nhóm Công tác Nông nghiệp Chương VI: TOURISM 6.1. Báo cáo của Nhóm Công tác Du lịch Chương VII: CÁC BÁO CÁO KHÁC 7.1. Báo cáo của Nhóm Công tác Công nghiệp Ô tô – Xe máy 7.2. Tóm tắt Bàn tròn thảo luận các vấn đề liên quan tới Công nghiệp ô tô, xe máy ngày 17/2/2014 Chương VIII: PHỤ LỤC 8.1. Tóm tắt Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam Thường niên – Tháng 12/2013
  • 5. DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GIỮA KỲ 2014 Từ Chương trình tới Hành động – Chuẩn bị cho các Hiệp định Thương mại mới Thời gian: 7:30 – 13:30, Ngày 5 tháng 6, 2014 Địa điểm: Khách sạn Sheraton, K5 Nghi Tàm, 11 Xuân Diệu, Hà Nội CHƯƠNG TRÌNH DỰ KIẾN 7:00 – 8:00 Đăng ký 8:00 – 8:05 Khai mạc 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bộ trưởng Bùi Quang Vinh Phần 1: Tổng quan môi trường đầu tư 8:05 – 9:00 1. Tổ chức Tài chính Quốc tế – Ông Simon Andrews, Giám đốc khu vực 2. Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Bà Virginia Foote, Đồng Chủ tịch 3. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch 4. Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam – Ông Marc Townsend, Chủ tịch 5. Hiệp hội Thương mại Châu Âu tại Việt Nam – Ông Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch 6. Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam – Ông Kim Jung In, Chủ tịch 7. Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam – Ông Yoshihisa Maruta, Chủ tịch Phát biểu chỉ đạo của Ngài Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng Chính phủ. Phần 2: Các vấn đề thảo luận với Chính phủ 9:00 – 9:45 1. Đầu tư & Thương mại • Thương mại và Đầu tư – Ông Fred Burke và Ông Trần Anh Đức, Đồng Trưởng nhóm Thương mại và Đầu tư • Thuế và Hải quan – Ông Fred Burke, Trưởng nhóm Thương mại và Đầu tư, Bà Hương Vũ, Trưởng tiểu Nhóm công tác Thuế và Ông Bill Howell, Trưởng nhóm công tác Khoáng sản • Lao động và Việc làm – Ông Collin Blackwell, Trưởng nhóm Phản hồi từ Chính phủ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
  • 6. 9:45 – 10:00 Nghỉ giải lao 10:00 – 10:40 2. Ngân hàng và Thị trường Vốn • Ngân hàng - Ông Sumit Dutta, Trưởng nhóm công tác Ngân hàng • Thị trường Vốn – Ông Kiên Nguyễn, Nhóm công tác Thị trường vốn Phản hồi từ Chính phủ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư 10:40 – 11:05 3. Cơ sở hạ tầng • PPP – Ông Tony Foster, Trưởng nhóm công tác Cơ sở hạ tầng • Năng lượng – Ông John Rockhold, Tiểu nhóm công tác Năng lượng Phản hồi từ Chính phủ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Công thương - Bộ Tài chính Phần 3: Báo cáo từ các Nhóm công tác khác 11:05 – 11:45 4. Nông nghiệp – Ông David Whitehead, Trưởng nhóm công tác Nông nghiệp 5. Du lịch – Ông Ken Atkinson, Trưởng nhóm công tác Du lịch Phản hồi từ Chính phủ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Bộ Công thương - Bộ Khoa học Công nghệ - Bộ Tài chính - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 11:45 – 12:00 Bế mạc 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bộ trưởng Bùi Quang Vinh 2. Ngân hàng Thế giới – Giám đốc Quốc gia Bà Victoria Kwakwa 3. Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Đồng Chủ tịch Ông Vũ Tiến Lộc 12:00 – 13:30 Tiệc trưa
  • 7. Chương I TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
  • 8. PHÁT BIỂU CỦA BÀ VIRGINIA FOOTE, ĐỒNG CHỦ TỊCH Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam Hà Nội, ngày 5 Tháng 6 năm 2014 Kính thưa toàn thể quý vị, thưa Bộ trưởng Vinh, và đặc biệt kính thưa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chúng tôi vô cùng hân hạnh được tiếp đón Ngài Thủ tướng Chính phủ tại Diễn đàn ngày hôm nay tại một thời điểm vô cùng quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp. Tôi tin tưởng rằng tất cả mọi người tại Diễn đàn ngày hôm nay đều thể hiện sự tôn trọng và niềm tự hào đối với những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong 20 năm trở lại đây. Chúng tôi hi vọng rằng thông qua Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam và các thành viên của Diễn đàn là các phòng thương mại, hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cùng 11 nhóm công tác trực thuộc Diễn đàn, những cuộc đối thoại mang tính xây dựng và liên tục đã được thiết lập để thảo luận những lĩnh vực và các giải pháp cần làm để đem đến thành công trong tương lai của Việt Nam. Tất cả chúng ta đều vô cùng đau buồn bởi các sự kiện đáng tiếc xảy ra giữa tháng Năm vừa qua; vì vậy, sự hiện diện của Ngài Thủ tướng Chính phủ cùng các đại diện của các bộ ngành liên quan tại Diễn đàn ngày hôm nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp. Hôm nay chúng ta hy vọng sẽ làm nổi bật một số vấn đề phát sinh sau sự kiện đáng tiếc tháng Năm vừa qua và các đồng nghiệp của tôi đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan sẽ bày tỏ những ý kiến và đề xuất cụ thể liên quan đến vấn đề này. Xin thay mặt đại biểu trong khán phòng ngày hôm nay, tôi xin được khẳng định rằng chúng tôi luôn hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và vai trò của tăng trưởng kinh tế trong chuỗi cung ứng toàn cầu với mức độ phức tạp ngày càng cao - tất cả chúng ta đang làm việc và cùng tin tưởng vào con người cũng như công nghệ từ Việt Nam và nhiều quốc gia để góp phần phát triển hoạt động kinh doanh, du lịch, và chuỗi cung ứng hiệu quả. Chúng tôi hoan nghênh các hành động của Chính phủ sau sự kiện đáng tiếc vừa qua và tin tưởng rằng Việt Nam sẽ có các biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả một cách minh bạch, hợp lý và chuyên nghiệp. Một ủy ban thực hiện các biện pháp bồi thường, khắc phục sự cố với sự góp mặt của quốc tế và tuân theo các tiêu chuẩn toàn cầu sẽ có thể có tác động tích cực to lớn và nâng cao đến hình ảnh và danh tiếng của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ khi có yêu cầu. Trang 1/4
  • 9. Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, việc quyết định có đặt cơ quan thường trực, tiến hành hoạt động kinh doanh hay không thường được thực hiện bởi trụ sở chính ở nước ngoài sau khi xem xét các yếu tố, vấn đề cơ bản như tính ổn định, môi trường kinh doanh thân thiện, nguồn nhân lực tại địa phương, khung pháp lý, các hệ thống cơ sở hạ tầng cứng và mềm và chi phí tổng thể. Một số vấn đề Việt Nam làm tốt hơn so với những quốc gia khác - nhưng tất cả những vấn đề này gộp lại chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tương lai của tất cả chúng ta. VBF hy vọng có thể tập trung vào việc Việt Nam cần tiến hành các bước từ đâu để đảm bảo sẵn sàng cho một số Hiệp định thương mại hiện đang được đàm phán. Trong khi tôi đang tham gia vào đàm phán Hiệp định TPP, một số hiệp định khác như EU-FTA, RCEP và việc thực hiện các hiệp định thương mại dự do ASEAN cũng mang lại cho nền kinh tế cũng như người dân Việt Nam rất nhiều cơ hội tiềm năng. Những hiệp định này có thể hỗ trợ việc giảm hàng rào thuế quan khi tiếp cận thị trường trong các lĩnh vực may mặc, giày dép, nông nghiệp và các mặt hàng xuất khẩu khác của Việt Nam. Và các hiệp định này cũng kêu gọi việc tiếp cận thị trường trong các lĩnh vực khác như mua sắm và các dịch vụ chính phủ đồng thời đưa ra những tiêu chuẩn mới cho việc liên kết các quy định, khung pháp luật cho các doanh nghiệp nhà nước, NCMs, quyền công nhân, bảo vệ một trường và quyền sở hữu trí tuệ. Những hiệp định này sẽ đòi hỏi các quy định của pháp luật phải ở mức độ tiêu chuẩn cao. Tuy nhiên, một số cơ sở hạ tầng cơ bản vẫn chưa sẵn sàng. Chúng ta đều có mối lo ngại về bẫy thu nhập trung bình có thể xảy ra cho Việt Nam – nơi mà mặc dù việc cải tổ có thể được thực hiện một cách dễ dàng nhưng một số thành phần cơ bản của nền kinh tế thị trường thì không. Đối với Việt Nam, những lĩnh vực gặp phải khó khăn này rất rõ ràng: Đối với cơ sở hạ tầng mềm, chúng tôi lo ngại tham nhũng hiện đang là một vấn đề nan giải mà các hiệp định thương mại không thể khắc phục được nhưng lại là một cái nhìn khái quát ảnh hướng đến nền kinh tế và danh tiếng của Việt Nam. Nền kinh tế hiện tại vẫn phụ thuộc quá nhiều vào tiền mặt. Một nền kinh tế mà một số lượng lớn các giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt, các khoản phí và tiền phạt nộp cho chính phủ được thu bằng tiền mặt chính tạo điều kiện cho tham nhũng hoặc trì trệ và đôi khi là cả hai. Cần có một hệ thống để thực hiện các công việc thu phí hạ tầng, các khoản thuế và phí hải quan theo luật để từ đó các khoản tiền phải nộp và việc thanh toán được thực hiện một cách minh bạch và được đánh giá thống nhất. Nhiều quốc gia hiện đang phải đối mặt với các vấn đề này và Dự án VBF 12 mới được thành lập hi vọng sẽ phối hợp tích cực với VCCI và các cơ quan chính phủ nhằm hỗ trợ việc triển khai hệ thống chống tham nhũng đã được thực hiện hiệu quả trên toàn cầu này. Trang 2/4
  • 10. Một vài khó khăn cơ sở khác mà VBF đang làm cùng với chính phủ - nói chung – là các quyết định của chính phủ thường rất chậm, thủ tục rất phức tạp và thường nặng nề với số lượng các văn phòng liên quan, các quy định và pháp luật không được thực thi thống nhất, và các tòa án yếu kém. Chúng tôi đang tìm cách để giải quyết những vấn đề này để cho phép tất cả các công ty cạnh tranh trên giá trị của họ - bao gồm cả tiếp cận nguồn vốn, đất đai và các cơ hội khác. Một khó khăn khác liên quan đến cơ sở hạ tầng mềm mà VBF đang phối hợp với các cơ quan của Chính phủ, nhìn chung, là việc các quyết định của Chính phủ thường được đưa ra chưa kịp thời, các thủ tục thường phức tạp, nặng nề với sự tham gia của nhiều cán bộ, các quy định pháp luật không thống nhất với nhau và tính thực thi của tòa án còn chưa hiệu quả. Chúng tôi hi vọng rằng các giải pháp để giải quyết các vấn đề này là cho phép tất cả các doanh nghiệp được cạnh tranh dựa trên năng lực của mình – bao gồm cả khả năng tiếp cận vốn, đất đai và các cơ hội khác. Số lượng quy định trong một số lĩnh vực đã có sự gia tăng dẫn tới một số khó khăn cho khu vực tư nhân và các thị trường trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin và thương mại điện tử, kiểm soát giá cả, giấy phép lao động, và về các rào cản nói chung. Chúng tôi hy vọng rằng những giải pháp để cho phép và tạo điều kiện sẽ được tập trung trong các chính sách của chính phủ, hơn là áp dung các biện pháp hạn chế. Điều này có thể giúp chuẩn bị sẵn sàng cho các Hiệp định Thương mại mới, và đưa khuôn khổ pháp lý của Việt Nam tiệm cận hơn với khung quy định của các quốc gia thành công khác. Chúng tôi cũng xin nhấn mạnh cải cách hệ thống giáo dục là một trong những ưu tiên trọng tâm hàng đầu. Nhóm Công tác Giáo dục của chúng tôi xin được đề xuất thời gian phê duyệt các dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoặc vốn đầu tư tư nhân trong lĩnh vực giáo dục được nhanh chóng hơn để Việt Nam có thể phát triển một đội ngũ chất lượng cao các doanh nhân, nhà quản lý, kỹ sư, kỹ thuật viên và các lao động ở các ngành nghề cần thiết khác. Chúng tôi kính đề nghị các đơn vị công đoàn tăng cường các chương trình giáo dục và đào tạo để nâng cao kỹ năng của lao động đang được tuyển dụng. Đối với cơ sở hạ tầng cứng quan trọng, chúng tôi đang quan tâm đến thời gian cần để phê duyệt các dự án cơ sở hạ tầng. Như trong lĩnh vực năng lượng, với trọng tâm dường như thiên về tập trung vào kế hoạch tổng thể dài hạn trong khi nhiều nguồn nhiên liệu trong nước chưa được khai thác. Chúng tôi hy vọng rằng sau khi các cuộc thảo luận, một hệ thống PPP hiệu quả sẽ được thông qua sớm. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng hiệu quả hơn trong giao thông vận tải sẽ góp phần khuyến khích lĩnh vực kinh doanh và du lịch. VBF tiếp tục cam kết hợp tác với các đối tác của chúng tôi từ phía Chính phủ để giúp giải quyết các vấn đề tồn tại, và tạo dựng một môi trường kinh doanh hấp dẫn, minh bạch và ổn định hơn. Các hiệp định thương mại mới đem lại những cơ Trang 3/4
  • 11. hội, nhưng sự chuẩn bị thực sự phụ thuộc vào chúng ta để có thể chuẩn bị tốt nhằm phát huy tối đa các tiềm năng. Chúng tôi một lần nữa xin chân thành cảm ơn Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng, Thứ trưởng và đại diện các Bộ, ngành liên quan, đại diện của các phái đoàn ngoại giao và cộng đồng các nhà tài trợ, và các doanh nghiệp tham dự hôm nay. Chúng tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn trân trọng tới sự hỗ trợ tích cực của Bộ trưởng Vinh đối với Diễn đàn, sự hỗ trợ của Tiến sĩ Lộc trong tăng cường quan hệ đối tác của chúng tôi với VCCI , và chúng tôi xin được gửi lời chúc tốt đẹp đến tất cả các đại biểu tham dự đã góp phần thành công cho Diễn đàn ngày hôm nay. Phụ lục I. Các Phòng Thương mại và Hiệp hội Doanh nghiệp tham gia Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam: Thành viên Liên minh: 1. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) 2. Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Vietnam) 3. Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Vietnam) 4. Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KorCham Vietnam) Thành viên Liên kết: 5. Hiệp hội Doanh nghiệp Úc tại Việt Nam (AusCham Vietnam) 6. Hiệp hội các Doanh nghiệp Anh Quốc tại Việt Nam (BBGV) 7. Hiệp hội Doanh nghiệp Canada tại Việt Nam (CanCham) 8. Hiệp hội Doanh Nghiệp Trung Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh (CBAH) 9. Hiệp hội Doanh nghiệp HongKong tại Việt Nam (HKBAV) 10. Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam (InCham Vietnam) 11. Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JBAV) 12. Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh (JBAH) 13. Hiệp hội Doanh nghiệp Bắc Âu tại Việt Nam (NordCham Vietnam) 14. Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore (SBG) 15. Hiệp hội Doanh nghiệp Thụy Sĩ (SBA) 16. Hiệp hội Doanh nghiệp Đài Loan (TCC) II. Các nhóm công tác của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt nam: - Nhóm Công tác Nông nghiệp - Nhóm Công tác Công nghiệp Ô tô & Xe máy - Nhóm Công tác Ngân hàng - Nhóm Công tác Thị trường Vốn - Nhóm Công tác Hải quan - Nhóm Công tác Giáo dục & Đào tạo - Nhóm Công tác Quản trị Doanh nghiệp & Minh bạch - Nhóm Công tác Đầu tư và Thương mại - Nhóm Công tác Cơ sở Hạ tầng - Nhóm Công tác Khoáng sản - Nhóm Công tác Du lịch Trang 4/4
  • 12. PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (VCCI) ĐỀ CƯƠNG PHÁT BIỂU Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam Giữa kỳ 2014 Hà Nội, Ngày 05/06/2014 Trình bày Ông Vũ Tiến Lộc Chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ năm nay diễn ra trong bối cảnh tương đối đặc biệt. Thứ nhất,Việt Nam đứng trước ngưỡng cửa của nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng (FTA), trong đó đặc biệt là hai FTA với các đối tác lớn nhất thế giới là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đi vào giai đoạn cuối và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) dự kiến kết thúc đàm phán trong tháng 10/2014. Việc Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận các cơ hội cũng như vượt qua các thách thức từ các FTAs này được đặt ra ở thời điểm này cấp bách hơn bao giờ hết. Thứ hai, sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đồng thời đe dọa trực tiếp tới hoạt động hàng hải, thương mại quốc tế và gây mất an ninh, phá vỡ sự ổn định tại Biển Đông và trong khu vực. Hành động phi pháp này của Trung Quốc có tác động đáng kể tới quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Do vậy từ góc độ kinh tế, Việt Nam đang đứng trước những đòi hỏi mới trong việc duy trì quan hệ thương mại ổn định với Trung Quốc, đồng thời tăng cường các biện pháp hạn chế sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường này. Tận dụng cơ hội từ các hiệp định FTAs đầy triển vọng nói trên có thể là một cách thức hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu này. Sự kiện Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam cũng dẫn tới một sự việc đáng tiếc: lợi dụng các hoạt động tuần hành biểu thị lòng yêu nước của người dân trước hành động trái pháp luật của Trung Quốc, trong hai ngày 13 và 14/5/2014, tại Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh, một số đối tượng quá khích đã có những hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng tới trật tự an ninh xã hội, gây thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đặc biệt các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan… Sự việc đáng tiếc này ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh đất nước và môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư quốc tế và vì vậy đòi hỏi Chính phủ cần nhanh chóng có hành động khôi phục niềm tin của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư Việt Nam. Trong bối cảnh này,để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới, chúng tôi đề nghị Chính phủ cần tiến hành các giải pháp sau đây: Thứ nhất về giải pháp để các FTAs đang đàm phán, đặc biệt là TPP và EVFTA, có thể mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp và nền kinh tế, đặc biệt là trong hạn chế sự phụ thuộc quá lớn vào thương mại với Trung Quốc. Trang 1/3
  • 13. Lợi ích mà các FTAs Chính phủ đang đàm phán có thể mang lại cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào ít nhất hai yếu tố: (i) kết quả đàm phán có lợi cho doanh nghiệp hay không (doanh nghiệp có cơ hội để tiếp cận thị trường đối tác ở điều kiện ưu tiên nhất có thể không, đồng thời việc mở cửa nền kinh tế có tạo ra cho doanh nghiệp cơ hội tiếp nhận tốt nhất nguồn nguyên vật liệu, máy móc công nghệ, vốn đầu tư tốt nhất không) và (ii) doanh nghiệp có được điều kiện tốt nhất trong thực thi các FTAs để tận dụng tốt nhất các lợi ích hay không (điều kiện để tận dụng các cơ hội mà các FTAs tạo ra cũng như vượt qua/khắc phục các thách thức mà các FTAs này mang lại). Do đó, chúng tôi mong muốn Chính phủ tập trung chú ý tới các vấn đề sau: Liên quan tới quá trình đàm phán các FTAs: Một là có phương án đàm phán mềm dẻo nhưng kiên quyết về các lợi ích xuất khẩu của doanh nghiệp, bao gồm các vấn đề về ưu đãi thuế quan, quy tắc xuất xứ phù hợp với cơ cấu, phương thức sản xuất trong tương lai gần của Việt Nam; các hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), vệ sinh dịch tễ (SPS) hợp lý, khoa học và không bị lạm dụng…; trong đó đặc biệt chú trọng đàm phán các cơ chế tiếp cận thị trường cho nông sản, nhằm đa dạng hóa thị trường đối với sản phẩm nhạy cảm và hiện đang phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc. Hai là có phương án đàm phán tích cực và mạnh dạn hơn trong mở cửa thị trường Việt Nam cho hàng hóa là máy móc, thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu, phương tiện và các sản phẩm tương tự khác mà Việt Nam đã bảo hộ lâu nay nhưng không đạt hiệu quả hoặc hiện đang phụ thuộc lớn vào nguồn cung từ các nước không tham gia đàm phán. Ba là có cách tiếp cận mở trong các nội dung đàm phán về mua sắm Chính phủ, quy tắc cạnh tranh, từ đó tạo điều kiện cho việc tăng cường cạnh tranh, minh bạch hóa và thay đổi thị phần giữa các nhà thầu quốc tế ở thị trường Việt Nam. Bốn là có quan điểm đàm phán thận trọng và cứng rắn trong các vấn đề có thể có ảnh hưởng lớn tới người lao động, nông dân và sản xuất nông nghiệp như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thuốc, nông hóa phẩm, lao động. Năm là chú trọng bảo lưu các không gian chính sách cần thiết để Chính phủ có thể hành động vì các lợi ích công cộng hoặc định hướng cơ cấu kinh tế trong các đàm phán về đầu tư, giải quyết tranh chấp. Liên quan tới việc chuẩn bị cho thực thi các FTAs: Một là xây dựng cơ chế để tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp về các nội dung cam kết thương mại thông qua (i) một đầu mối cụ thể cung cấp các thông tin cơ bản, cập nhật về tất cả các nội dung liên quan tới các FTAs; (ii) một đơn vị có chức năng hướng dẫn, diễn giải và tư vấn cho doanh nghiệp trong quá trình thực thi các FTAs tránh trường hợp doanh nghiệp không biết tiếp cận cơ quan nào để biết một cam kết có ý nghĩa gì, thực hiện như thế nào hoặc nếu có cách hiểu khác biệt giữa các cơ quan thực thi thì làm như thế nào; (iii) Cử các cán bộ có hiểu biết sâu sắc về các cam kết trong từng lĩnh vực phối hợp với VCCI và các hiệp hội tổ chức tuyên truyền, đào tạo phổ biến với các nội dung chi tiết, thực chất cho những nhóm doanh nghiệp cụ thể về những tác động cụ thể của cam kết tới hoạt động của họ và hướng dẫn cách thức thực hiện hiệu quả nhất. Hai là có các biện pháp nhằm tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp, hiệp hội vào các quá trình thực thi FTAs của các cơ quan Chính phủ, đặc biệt là quá trình nội luật hóa các cam kết trong FTAs. Ba là đẩy mạnh chuyển giao các dịch vụ công từ Nhà nước sang các hiệp hội doanh nghiệp, đặc biệt liên quan tới các dịch vụ nhằm kiểm soát, đáp ứng các rào cản TBT, SPS ở thị trường xuất khẩu (cấp chứng chỉ, kiểm soát chất lượng...). Bốn là hiện thực hóa các cơ chế mà qua đó Chính phủ có thể bảo vệ các lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp ở nước ngoài theo các phương thức được dự liệu trong các FTAs. Thứ hai, về giải pháp để giải quyết nhanh chóng, hiệu quả sự việc đáng tiếc ngày 13-14/5/2014, khôi phục lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư Việt Nam. Trang 2/3
  • 14. Sự việc đáng tiếc ngày 13-14/5/2014 vừa qua đã gây thiệt hại cho một số doanh nghiệp FDI cả về cơ sở vật chất và tinh thần, ảnh hưởng đáng kể tới hình ảnh một điểm đến thân thiện, ổn định và an toàn cho đầu tư mà Việt Nam đã tạo dựng thành công trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài nhiều năm qua. Các doanh nghiệp bị thiệt hại đều mong muốn mau chóng vượt qua hậu quả sự cố, ổn định lại sản xuất, tiếp tục gắn bó với Việt Nam thông qua các hoạt động đầu tư ổn định, an toàn tại Việt Nam. Chúng tôi cũng đánh giá cao sự vào cuộc nhanh chóng, quyết liệt của Chính phủ trong việc xử lý hậu quả của sự việc đáng tiếc trên, đặc biệt là việc tiếp thu các đề xuất của chúng tôi về việc thành lập một Tổ chuyên trách tại mỗi tỉnh, Khu công nghiệp/kinh tế nơi xảy ra sự cố cũng như tập trung khảo sát và giải quyết các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp phát sinh từ sự việc này, nhất là các vấn đề liên quan tới lao động (lương, giấy phép lao động...), bảo hiểm (thủ tục xác nhận tổn thất, tạm ứng bồi thường...), thuế, thủ tục hải quan (xuất khẩu các lô hàng bị ảnh hưởng, nhập khẩu máy móc thiết bị thay thế...), an ninh trật tự (xử lý các đối tượng phá hoại, tìm kiếm tài sản bị mất của doanh nghiệp...). Chúng tôi đề nghị Chính phủ (i) Một là tiếp tục xử lý dứt điểm, triệt để các vấn đề phát sinh từ sự cố, đặc biệt là những vấn đề có thể chỉ phát sinh/nhận thấy sau này (ví dụ từ các thiệt hại về cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp); (ii) Hai là có biện pháp rút kinh nghiệm để các sự việc tương tự không xảy ra trong tương lai đồng thời có kế hoạch phòng ngừa, ứng phó nhanh chóng và hiệu quả hơn trước các sự việc có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Thứ ba, về việc triển khai mạnh mẽ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tiếp tục khẳng định sự ổn định, thân thiện và hấp dẫn của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong việc ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/5/2014 về giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nghị quyết 19 và Chỉ thị 11 đã xác định mục tiêu rõ ràng trong từng giai đoạn, gắn với các chuẩn mực quốc tế, đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể gắn với trách nhiệm của từng bộ ngành, địa phương, nhấn mạnh các biện pháp giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, triển khai đồng bộ các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp cũng như chuyển giao một số dịch vụ công cho hiệp hội. Để Nghị quyết và Chỉ thị quan trọng này có thể phát huy hiệu quả trên thực tiễn, chúng tôi đề nghị Chính phủ: (i) thường xuyên chỉ đạo các bộ ngành, địa phương kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình hành động, chương trình công tác đã đề ra của các bộ, cơ quan, địa phương về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, giải quyết khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, tăng cường hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, chuyển giao một số dịch vụ công cho VCCI...; (ii) Công bố công khai các kết quả thực hiện Chương trình hành động, Chương trình công tác này của Chính phủ, của Bộ, cơ quan, địa phương; (iii) Huy động sự tham gia và đề xuất sáng kiến của các hiệp hội doanh nghiệp trong việc giám sát, phối hợp và đánh giá hiệu quả việc thực hiện các Chương trình hành động, Chương trình công tác này của Chính phủ, của Bộ, cơ quan, địa phương./ Trang 3/3
  • 15. PHÁT BIỂU CỦA HIỆP HỘI THƯƠNG MẠI MỸ TẠI VIỆT NAM Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam Giữa kỳ 2014 Thứ Năm, Ngày 05 Tháng 06 năm 2014 Trình bày bởi Ông Marc Townsend Chủ tịch Kính thưa Thủ tướng Chính phủ, Các vị Bộ trưởng Lãnh đạo Doanh nghiệp Các vị Đại biểu Cùng toàn thể Quý vị, Tôi rất vui mừng được tham dự cuộc họp quan trọng của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam với chủ đề “Từ Chương trình tới Hành động – Chuẩn bị cho các Hiệp định Thương mại mới.” Như những gì diễn ra tại Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ đối thoại với Cộng đồng Doanh nghiệp được Văn phòng Chính phủ tổ chức vào ngày 28 tháng 04, có một sự tách biệt trong nền kinh tế của Việt Nam giữa khu vực nội địa và khu vực nước ngoài: tuy nhiên những vấn đề của nền kinh tế tác động tới tất cả các khu vực. Chúng tôi hy vọng là trong quá trình chuẩn bị tham gia các Hiệp định Thương mại Tự do mới, các vấn đề này sẽ được giải quyết hiệu quả. Năm 2013, các công ty hội viên AmCham rất vui với tình hình giao thương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tăng khoảng 20%, đạt 29.7 tỷ đô la Mỹ. Thương mại song phương trong ba tháng đầu năm nay đã tăng 14%. Nếu xu hướng hiện nay được tiếp tục duy trì, thương mại song phương về hàng hóa có thể đạt 60.2 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020, và có thể lên đến gần 70 tỷ đô la Mỹ năm 2020 nếu có TPP. Đồng thời, doanh thu của các công ty hội viên AmCham và đối tác trong thị trường nội địa cũng tiếp tục tăng trưởng 2004 208 2012 2013 2014 2016 2020 VN nhập khẩu từ Hoa Kỳ $1.2 $2.8 $4.6 $5.0 $5.4 $6.1 $7.7 VN xuất khẩu vào Hoa Kỳ $5.3 $12.9 $20.3 $24.6 $28.4 $36.4 $52.5 Tổng cộng $6.4 $15.7 $24.9 $29.7 $33.8 $42.6 $60.2 VN Dệt may xuất khẩu vào Hoa Kỳ $2.7 $5.4 $7.7 $8.8 $9.4 $11.0 $14.0 Nguồn: BộThương mại Hoa Kỳ Tầm quan trọng của TPP: Hiệp định Đối tác Chiến lược Xuyên Thái BìnhDương (TPP) đem đến một cơ hội mới cho Việt Nam đổi mới mô hình tăng trưởng của đất nước và đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội. Trang 1/4
  • 16. TPP sẽ mang đến một hướng phát triển tốt cho nền kinh tếViệt Nam: TPP sẽ giúp tăng 28,4% GDP của Việt Nam trong năm 2025 so với mức tăng khi không có sự hỗ trợ từTPP, đồng thời gia tăng 35,7% xuất khẩu của Việt Nam. 1 AmCham tin tưởng rằng TPP và các Hiệp định Thương mại khác sẽ đem lại nhiều cơ hội mới hỗ trợ chiến lược phát triển của Việt Nam hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa. Các Hiệp định này có thể hỗ trợ quá trình gỡ bỏ các rào cản thương mại trong các lĩnh vực như tiếp cận thị trưởng và mua sắm chính phủ. Đồng thời quá trình này cũng giúp phát triển các chuẩn mực mới trong hệ thống quy định chặt chẽ, quyền của người lao động, bảo vệ môi trường và quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho TPP và các hiệp định thương mại khác, chúng ta cần lưu ý đến một số yếu tố sau: Vấn đề tham nhũng Vấn đề tham nhũng là vấn đề làm ăn mòn và phổ biến ở Việt Nam và có tác động tiêu cực tới nền kinh tế và xã hội nói chung. Trong khi Chính phủ đã có một số hành động cụ thể, đây là thời điểm thích hợp để triển khai việc phòng chống tham nhũng trên quy mô rộng hơn thông qua việc áp dụng các hệ thống giảm thiểu các cơ hội cho các khoản chi trả không hợp pháp gắn với thực hiện một đạo luật tương tự như Đạo Luật Chống Tham Nhũng Tại Nước Ngoài của Hoa Kỳ (FCPA) hoặc Đạo Luật Chống Hối Lộ của Anh Quốc. Một bước tiến đáng kể là thực hiện các hành động hạn chế tối đa việc sử dụng phương thức thanh toán tiền mặt và tăng cường sử dụng thương mại điện tử. Thực hiện thiếu mạnh mẽ các cam kết WTO, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư và dịch vụ, đã gây khó khăn trong việc đạt được lợi ích từ những hiệu quả của các lĩnh vực then chốt. Đây là thời điểm cần đảm bảo các cam kết WTO được thực hiện đúng thời hạn, và với tinh thần tạo dựng một môi trường kinh tế cạnh tranh và hiệu quả - đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư và dịch vụ. Thiếu hụt cơ sở hạ tầng, cụ thể là năng lượng và giao thông vận tải, đã cản trở dòng vốn FDI. Đây là, hoặc nên là vấn đề quốc gia và cần được giải quyết ở tầm quốc gia với mô hình đối tác công – tư và các mô hình đối tác khác được thực hiện nhanh chóng. Việc thiếu lực lượng lao động có tay nghề cao đã cản trở việc phát triển dây chuyền sản xuất ngay cả khi chi phí lao động đang trên đà tăng cao. Các công ty hội viên AmCham đã đi đầu phát triển một lực lượng lao động có tay nghề gồm những kỹ sư và kỹ thuật sản xuất. Các công ty trong và ngoài nước đã cung cấp các chương trình giáo dục và đào tạo nhưng vấn đề cấp bách là Việt Nam đổi mới và nâng cấp chương trình giảng dạy quốc gia, đặc biệt là ở cấp giáo dục đại học và dạy nghề. Một ví dụ thành công và sự phát triển của Chương Trình Hợp Tác Đào Tạo Kỹ Sư (HEEAP). Hợp tác với các trường đại học và cao đẳng dạy nghề hàng đầu Việt Nam, cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hợp tác công tư đã được thiết lập, Chương trình Hợp tác Đào tạo Kỹ Sư trong ba năm qua, 2010- 2012.Giờ đây,với những chương trình như HEEAP2.0 trong năm năm từ 2013 - 2017, một quỹ PPP 40 triệu đô la Mỹ được đồng tài trợ của chính phủ,với ngành công nghiệp và các học viện,sẽ đảm bảo rằng vào năm 2017, "Việt Nam sẽ đào tạo được kỹ sư giỏi có thể cạnh tranh với bất kỳ khu vực nào trên thế giới.” 2 Thiếu hụt sự phối hợp giữa nhà nước và doanh nghiệp trong việc cải tiến khu vực nội địa, chúng tôi kiến nghị Doanh nghiệp nhà nước cần được tái cơ cấu và được quản lý với tính minh bạch và trách nhiệm. Họ phải hoạt động trên một "sân chơi bình đẳng" với các doanh nghiệp khu vực tư nhân, cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI. Cần phải có sự đối xử công bằng trong việc tiếp cận vốn, đất đai, v.v. 1 http://www.amchamvietnam.com/wp-content/uploads/2013/05/130328-2.2.e.-Petri-TPP-Vietnam-24mar13-v2- web.pdf, pg 13 2 What will HEEAP 2.0 achieve in 5 years?” Presentation by Intel Products Vietnam at the “Higher Engineering Education Conference,” in Can Tho, Mar 19-20, 2013, pg 15 Trang 2/4
  • 17. Đã có một số tiến triển trong việc triển khai các cải cách trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính; tuy nhiên cần có nhiều hành động nhanh chóng để giúp phát triển hệ thống kinh tế hiệu quả. Những vấn đề trên không thể giải quyết một cách dễ dàng, nhanh chóng và ít tốn kém. Tuy nhiên, việc thực hiện các giải pháp sẽ giúp tăng cường niềm tin của nhà đầu tư, giúp Việt Nam duy trì hình ảnh của một điểm đến cạnh tranh và hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài, và sẽ giúp đổi mới mô hình tăng trưởng của đất nước. Kết luận Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa năm 2013, AmCham đã đề nghị "một bước mới của quá trình cải cách, mang tên Đổi Mới 2, để khuyến khích hơn nữa các doanh nghiệp tư nhân; thúc đẩy thương mại và đầu tư thông qua các sáng kiến nhưTPP; thúc đẩy tuân thủ pháp lý và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước," và cho phép và tạo điều kiện chứ không phải là “hạn chế” kinh doanh. Chúng tôi rất vui mừng với thông điệp năm mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 20143 và Nghị quyết 19 của Chính phủ được công bố vào ngày18 tháng 3 năm 20144 cho thấy sự cần thiết của việc thay đổi. Chúng tôi mong muốn môi trường kinh doanh minh bạch nơi sự tương tác giữa cơ quan nhà nước, giữa bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội phải được tăng cường. Đối thoại với người dân và doanh nghiệp phải được mở rộng dưới nhiều hình thức để thúc đẩy mối quan hệ gần gũi hơn giữa Nhà nước, cán bộ, công chức, người dân và chính sách và pháp luật phù hợp hơn với thực tế.5 Và cơ quan chính phủ cần có chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPIs), chẳng hạn số ngày cấp giấy phép, số giờ để hoàn thành quyết toán thuế, số ngày để thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, để đo lường và tăng cường hiệu quả tương tác với nhân dân và doanh nghiệp. Một số vấn đề trước mắt sẽ được đề cập bởi các nhóm công tác khác và chúng tôi hy vọng được thấy các hành động thành công và tích cực để giải quyết các vấn đề này. AmCham sẽ tiếp tục đóng vai trò đóng góp hiệu quả, phối hợp xác định và thực hiện các giải pháp, và là một chủ thể ủng hộ tích cực cho một môi trường kinh doanh tốt hơn tại Việt Nam. Rất nhiều công việc cần được triển khai. Chúng tôi muốn Việt Nam thành công và AmCham giữ vững cam kết phối hợp với các đối tác Chính phủ để giải quyết các vấn đề, triển khai hoạt động chuẩn bị cho Việt Nam trở thành thành viên của các Hiệp định Thương mại mới, và tạo dựng một môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch và hấp dẫn. Một lần nữa, chúng tôi xin được bày tỏ sự ủng hộ đối với hướng dẫn trong Nghị quyết 19 và thông điệp năm mới của Thủ tướng Chính phủ, và cảm kích trước cơ hội đối thoại hôm nay hướng tới “…sự tương tác giữa cơ quan nhà nước, giữa bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội… Đối thoại với người dân và doanh nghiệp phải được mở rộng… để thúc đẩy mối quan hệ gần gũi hơn giữa Nhà nước, cán bộ, công chức, người dân và chính sách và pháp luật phù hợp hơn với thực tế." 6 Tôi xin chúc tất cả mọi người sức khỏe, hạnh phúc, thành công và xin chúc buổi họp hôm nay thành công mỹ mãn. 3 http://www.amchamvietnam.com/30443555/thinking-about-the-prime-ministers-new-year-message/ 4 http://www.amchamvietnam.com/30443758/government-sets-metrics-to-improve-business-conditions-and- national-competitiveness/No. 19/NQ-CP, Ha Noi, Mar 18, 2014 5 http://www.amchamvietnam.com/30443555/thinking-about-the-prime-ministers-new-year-message/ 6 http://www.amchamvietnam.com/30443555/thinking-about-the-prime-ministers-new-year-message/ Trang 3/4
  • 18. Phụ lục: 1. Thay đổi nhận thức trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam, 2008 – 2013 (5 năm) So sánh với những quốc gia trong khu vực ASEAN Trang 4/4
  • 19. KIẾN NGHỊ CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP CHÂU ÂU TẠI VIỆT NAM Diễn Đàn Doanh Nghiệp Việt Nam Giữa kỳ 2014 Hà Nội, Ngày 05/06/2014 Trình bày Ông Tomaso Andreatta Phó Chủ tịch Kính thưa các Bộ trưởng, các Đại sứ, các vị khách quý! Thưa các quý ông và quý bà! Thay mặt cho Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam và đối tác của các Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu, tôi xin chân thành cảm ơn Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan đã có mặt tại đây ngày hôm nay trong cuộc đối thoại đầy tính xây dựng với khu vực kinh tế tư nhân thông qua Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam. Việt Nam đang trong tiến trình đàm phán các Hiệp định Thương mại tự do với tiềm năng thúc đẩy nền kinh tế đáng kể. Cụ thể là Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam đang có những bước tiến thuận lợi, và hy vọng sẽ được ký kết trong năm nay. Liên minh Châu Âu là một trong những nhà đầu tư lớn nhất Việt Nam với 1.810 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký là 723 nghìn tỉ đồng (34,28 tỉ đô la Mỹ) tính đến tháng 1 năm 2013. Mối quan hệ giữa Châu Âu và Việt Nam ngày càng lớn mạnh, không chỉ về chính trị, mà còn về phát triển và hội nhập kinh tế. Hai khía cạnh này đã gia cố niềm tin của các nhà đầu tư châu Âu về thị trường Việt Nam, được phản ánh qua Chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) quýI/2014 tăng vọt từ 50 lên 59 điểm - vượt qua mức trung bình lần đầu tiên kể từ năm 2012. Đây là một bước tiến quan trọng cho thấy niềm tin ngày càng mạnh mẽ của các doanh nghiệp Châu Âu vào thị trường Việt Nam. Sau khi Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU được ký kết, ước tính GDP của Việt Nam có thể tăng hơn 15%, tiền lương thực tế của lao động có tay nghề cao có thể tăng khoảng 12%, tiền lương thực tế của lao động phổ thông có thể tăng khoảng 13% và giá trị xuất khẩu có thể tăng lên gần 35%.1 Tuy nhiên, các lợi ích tiềm năng này có thể bị suy yếu nếu Việt Nam không cam kết thực hiện toàn diện các điều khoản thương mại quốc tế và đảm bảo việc thi hành hiệu quả các điều khoản này. Điều quan trọng là Việt Nam phải đảm bảo việc ký kết và thi hành các Hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ được thành lập vào năm 2015. Trong khuôn khổ đó, Việt Nam cần đảm bảo các doanh nghiệp của mình có sức cạnh tranh không chỉ ở thị trường nội địa mà cả thị trường quốc tế. Do đó, các chính sách bảo hộ cần được lược bỏ nhanh chóng để các doanh nghiệp Việt Nam có thể thích ứng với các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, giá cả, thương hiệu, v/v. Việt Nam đang bước vào một giai đoạn vô cùng quan trọng, bởi lẽ những thành tựu của các năm tới sẽ có ảnh hưởng đáng kể trong sự thành công lâu dài của Việt Nam. 1Phụ lục về Các dịch vụ uỷ thác trong thư khuyến nghị “Đánh giá tác động của thương mại bền vững từ Hiệp định Thương mại ựT do giữa EU và ASEAN”, http://trade.ec.europa.eu/doclib/docs/2013/may/tradoc_151230.pdf, 22 tháng 5 năm 2013 Trang 1/5
  • 20. Với hy vọng các Hiệp định này sẽ đạt được kết quả như mong đợi, chúng tôi – Cộng đồng doanh nghiệp Châu Âu mong muốn tiếp cận sâu rộng hơn vào thị trường Việt Nam với nhiều điều kiện ưu đãi hơn khi đầu tư vào Việt Nam. Điều này sẽ góp phần đẩy mạnhquá trình chuyển giao tri thức mà Việt Nam đang rất cần để thoát khỏi bẫy lao động giá rẻ. Bên cạnh đó, nếu Việt Nam cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng nhập khẩu, chắc chắn điều này tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho tiến trình chuyển giao. Qua đó, việc nhanh chóng loại bỏ các rào cản thương mại cũng sẽ khuyến khíchcác doanh nghiệp Việt Nam thích ứng với môi trường mới và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu đưa ra 5 luận điểm chính mà Việt Nam cần chú trọng: Tôn trọng và thi hành các cam kết của WTO trước khi ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (FTA); Việc cấp phép phân phối cho các doanh nghiệp nước ngoài; Vấn đề cấp thị thực nhằm thu hút khách du lịch và công tác; Gỡ bỏ giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là tại các ngân hàng; và Thủ tục hòa giải tranh chấp từ Doanh nghiệp tới Chính phủ. I. Tôn trọng và thi hành các cam kết của WTO Điều quan trọng là Việt Nam đưa ra những thông điệp mạnh mẽ về việc tuân thủ các điều khoản quy định trong Hiệp định Tương mại Tự do – và cách tốt nhất để thực hiện việc này là tuyệt đối thi hành và tôn trọng những thỏa thuận đã có, ví dụ như những cam kết của Việt Nam với WTO, đây là cơ sở đầu tiên để Việt Nam bước vào một nền kinh tế cởi mở và hội nhập sâu rộng. Điều này sẽ tăng cường niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp Châu Âu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. II. Du lịch Mặc dù có nhiều giải thích chi tiết được đề ra trong báo cáocủa nhóm công tác về Du lịch, EuroCham vẫn mong muốn được nhấn mạnh hai điểm, đó là vấn đề thị thực và quảng bá du lịch. Thị thực Chúng tôi đề xuất việc miễn thị thực nên được mở rộng cho các nước có tiềm năng đóng góp đáng kể cho doanh thu ngành du lịch, ví dụ các nước thành viên của Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Ca-na-da, Úc, Hồng Kông và Đài Loan. Miễn thị thực cho các nước này nên được cấp với thời gian lưu trú lên đến 90 ngày. Chúng tôi cũng kiến nghị Việt Nam áp dụng biện pháp cấp thị thực tại sân bay (visa on arrival) hiệu quả và có tính thực tiễn cao. Theo đó, khách nhập cảnh không nhất thiết phải hoàn thiện các thủ tục xin thị thực trước khi hạ cánh. Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Lào hoặc Cam-pu-chia, nơi mà việc cấp và thu phí xin thị thực được tiến hành ngay tại cửa khẩu. Các thủ tục và chính sách cấp thị thực tại sân bay phải được tiến hành minh bạch, thống nhất và có kèm chỉ dẫn, các mức phí cụ thể và được thực thi nhất quán tại các sân bay khác nhau. Quảng bá du lịch Hiện tại, vẫn chưa rõ thu nhập từ việc cấp thị thực đang được sử dụng ra sao. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng một trong những cách hiệu quả nhất để hạn chế những nhận thức tiêu cực về tiêu chuẩn dịch vụ du lịch tại Việt Nam là tiếp tục thực hiện những chiến dịch quảng cáo ở cấp quốc gia lẫn quốc tế. Những chiến dịch này phải tiếp tục làm nổi bật những vẻ đẹp hấp dẫn của Việt Nam như di sản văn hóa đầy màu sắc, phong cảnh thiên nhiên hữu tình, những bãi biển tuyệt đẹp và con người hiếu khách. Để thực hiện những đề xuất trên, Việt Nam cần có một ngân sách đáng kể, đặc biệt là khi ngành du lịch chiếm 7% GDP. Vì thế, chúng tôi đề xuất Việt Nam tái đầu Trang 2/5
  • 21. tư ít nhất 20,000 đồng trên một thị thực vào ngân quỹ để thực hiện các chiến dịch quảng bá du lịch. III. Cấp phép phân phối Việc các doanh nghiệp theo sát và chăm sóc sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng là yếu tố cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Chẳng hạn như trong trường hợp về nước uống có cồn, vào ngày 12 tháng 11 năm 2012, Việt Nam đã thông qua Nghị định 94/2012/ND-CP về điều chỉnh việc sản xuất và kinh doanh rượu. Nghị định 94 cho phép các doanh nghiệp chỉ được phép sở hữu một trong các loại giấy phép: phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ. Điều này đã hạn chế phạm vi các dịch vụ mà các nhà khai thác nước ngoài có thể cung cấp, trong khi không đặt giới hạn cho các nhà sản xuất trong nước. Cũng theo đó, quyền nhập khẩu chỉ được trao cho người có giấy phép phân phối. Với việc chỉ được phép sở hữu một loại giấy phép, các nhà nhập khẩu thực tế bị cấm tham gia vào bất kỳ hoạt động nào khác ngoài phân phối. Về lý thuyết, một thực thể đa quốc gia có thể sẽ phải thành lập một công ty thứ hai (cùng chủ sở hữu) để thực hiện các hoạt động bán buôn, chẳng hạn như bán cho các siêu thị, cửa hàng, quán bar, nhà hàng, v/v. Điều này đã tạo nên những gián đoạn đáng kể cho chuỗi cung ứng hiện nay, đặc biệt là đối với các kênh phân phối hiện đại không hoạt động một cách tập trung. Hiện nay, các cửa hàng đều có thể hoạt động theo mô hình bán buôn và bán lẻ các sản phẩm, đồng thời có mối quan hệ trực tiếp với nhà sản xuất và nhập khẩu. Theo quy định mới, các cửa hàng cần có giấy phép bán lẻ để bán trực tiếp cho người tiêu dùng, nhưng sẽ bị hạn chế thâm nhập vào các mối quan hệ thương mại trực tiếp với các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu trên cơ sở hợp tác kinh doanh. Những khó khăn này có thể sẽ kìm hãm đầu tư và thương mại tại Việt Nam. Nghị định 94 cũng đặt ra giới hạn về số lượng giấy phép phân phối, giấy phép bán buôn và bán lẻ dựa trên dân số. Điều này sẽ tạo điều kiện để hình thànhmột thị trường thứ cấp nhằm buôn bán các loại giấy phép, đồng thờigiới hạn lựa chọn phân phối cho các doanh nghiệp, đặc biệt là ở cáckhu vực ít dân cư và vùng nông thôn. Vấn đề này cũng gây những tác động nhất định tới nhiều ngành nghề khác, trong đó có ngànhdược phẩm. Ngoài ra, kiểm tra về nhu cầu kinh tế (Economic Need Test) là một trở ngại lớn cho kênh phân phối hiện đại tại Việt Nam.Trong khi chúng tôi đề xuất chấm dứt hoàn toàn động thái này, thực tế là thuật ngữ này đang được định nghĩa khá mơ hồ trong các quy định hiện hành. Vì vậy, chúng tôi hi vọng Việt Nam có thể điều chỉnh thuật ngữ này theo hướng khách quan và dễ thực hiện hơn trong tương lai gần. IV. Sở hữu nước ngoài –đặc biệt trong ngành ngân hàng Theo cam kết WTO, đến năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài có quyền thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, Nghị định 58/2012/ND-CP ngày 20/07/2012 cũng cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 100% vốn điều lệ của công ty chứng khoán đang hoạt động, hoặc thành lập công ty môi giới có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam (trừ công ty chứng khoán) vẫn còn giới hạn ở mức 49% theo quy định hiện hành. Do đó, chúng tôi rất hoan nghênh việc Bộ Tài chính đưa ra các đề xuất nâng hoặc gỡ bỏ hoàn toàn giới hạn này. Trang 3/5
  • 22. Đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, giới hạn về sở hữu nước ngoài vẫn không rõ ràng.(theo Nghị định 01/2014/ND-CP). Do đó, có hai trở ngại chính để khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài thuộc lĩnh vực ngân hàng tham gia: đó là việc tham gia vào các hoạt động của ngân hàng địa phương và thiếu tiếng nói tại Hội đồng quản trị. Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài không chỉ quan tâm tới giới hạn sở hữu mà còn lo ngại về quyền kiểm soát thực tế tại các tổ chức tín dụng Việt Nam. Các ngân hàng được hợp nhất bởi các tổ chức tài chính quốc tế luôn được hỗ trợ về mọi nhu cầu, bao gồm hỗ trợ vốn, ngay cả trong những tình huống áp lực, khi hình ảnh của họ bị ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, những hỗ trợ như vậy không thể được hiện thực hoá nếu nhà đầu tư nước ngoài không được kiểm soát hoạt động của ngân hàng. Do đó, chúng tôi kêu gọi việc loại bỏ giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng trong nước, đồng thời tăng thêm mức độ hoạt động/ sự hiện diện/ tầm kiểm soát của nhà đầu tư nước ngoài trong sự chỉ đạo của tổ chức tín dụng. V. Thủ tục giải quyết tranh chấp từ Doanh nghiệp tới Chính phủ Điều vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp là quyền truy đòi hợp pháp trong trường hợp tranh chấp về các bất đồng trong thương mại. Lập luận này tất nhiên đi theo cả hai hướng, bởi nó sẽ cho phép các doanh nghiệp Việt Nam bảo vệ các khoản đầu tư của họ ở châu Âu và ngược lại. Theo kinh nghiệm từ các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) hiện nay, rất cần có một cơ chế rõ ràng để giải quyết tranh chấp - nhưng không chỉ hạn chế giữa Chính phủ với Chính phủ như trường hợp ví dụ tại WTO. Một điểm tương tự đã được MUTRAP ghi rõ trong Bản phân tích Tác động Định lượng và Định tính của FTA EU-Việt Nam năm 2011. Nếu một công ty bị đối xử bất công, công ty đó phải được quyền thực thi cơ chế truy đòi, vốn không đòi hỏi quá nhiều thời gian và đầu tư nguồn lực. Bởi lẽ, hầu hết các công ty không thể đầu tư mức độ nguồn lực và do đó sẽ hạn chế giá trị của thủ tục giải quyết tranh chấp, tiếp đến là hạn chế giá trị của các thỏa thuận thương mại tự do. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các doanh nghiệp, cần có sự công nhận của trọng tài quốc tế và thi hành tại Việt Nam. Điều này sẽ góp phần nâng cao đáng kể sức hấp dẫn của Việt Nam như một điểm đến đầu tư và là một đối tác kinh doanh. VI. Kết luận Những động thái kinh tế trong vài năm tới sẽ là nhân tố quyết định chủ yếu với tương lai của Việt Nam. Nếu Việt Nam muốn theo đuổi mô hình tăng trưởng kinh tế cạnh tranh toàn cầuvàbền vững, cần phải thu hút vốn đầu tư nước ngoài với số lượng và chất lượng tốt hơn. Để làm được điều này, Chính phủ Việt Nam nên tập trung nỗ lực của mình vào năm 2014 để giải quyết các vấn đề nêu trên và đảm bảo một Hiệp định Thương mại Tự do hiệu quả, khả thi,với thủ tục giải quyết tranh chấp từ doanh nghiệp tới Chính phủ. Nếu điều này không được thực hiện, nó sẽ tạo ra sự hoài nghi cho nhà đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Namsẽ vẫn hạn chế so với tiềm năng của nó. Ngoài ra, nhiều vấn đềcòn tồn tại trong các lĩnh vực cụ thể cũng được trình bày trong Sách Trắng (Whitebook) của EuroCham năm 2014.Những vấn đề này cần được giải quyết hài hoà giữa các bộ ngành và doanh nghiệpliên quan, và EuroCham rất sẵn sàng thúc đẩy quá trình này. Chúng tôi đưa ra nhiều đề xuất khác nhau trong bản khuyến nghị này, đại diện cho tiếng nói và vì lợi ích của Cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam.Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, những khuyến nghị của chúng tôi nhằm hướng đến lợi ích lâu dài của Chính phủ và Trang 4/5
  • 23. người dân Việt Nam.Nền kinh tế chỉ có thể phát triển một cách bền vững nếu môi trường kinh doanh thuận lợi, nếu Việt Nam tạo được một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp; nếu quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ; nếu tình trạng tham nhũng và đầu tư không hiệu quả bị xoá bỏ; nếu việc giám sát Chính phủ hoạt động hợp lý. Chúng tôi chân thành hy vọng đề xuất của chúng tôi sẽ giúp Chính phủ đạt được nhữngthành quảnhư vậy và EuroCham sẽ tiếp tục hỗ trợ, nếu có thể, để hướng tới đạt được mục tiêu này. Cuối cùng, tôi xin phép kết thúc bản khuyến nghị này bằng cách nhấn mạnh rằng tại EuroCham chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc chăm chỉ để đảm bảo việc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) kết thúc với kết quả tốt nhất, có thểtrong năm nay. Chúng tôi mong muốn được làm việc với Chính phủ Việt Nam, với tất cả các doanh nghiệp thành viên và các đối tác của EuroCham, cả Việt Nam và châu Âu, nhằm tối đa hoá thành công của họ tại một Việt Nam sôi động hơn bao giờ hết! Trang 5/5
  • 24. HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM(KORCHA ĐỀ XUẤT CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam Giữa kỳ 2014 Hà Nội, Ngày 05/06/2014 Trình bày Ông Kim Jung In Chủ tịch I. GIỚI THIỆU Trước hết, chúng tôi xin được bày tỏ sự cảm thông sâu sắc tới Chính phủ Việt Nam và những công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do biến động tại khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam. Chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chính phủ Việt Nam vì những nỗ lực to lớn trong việc giải quyết tình hình khó khăn này. Chúng tôi tin rằng chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này bằng việc chung tay giải quyết khủng khoảng với sự cảm thông lẫn nhau và đánh giá tình hình một cách sáng suốt. Liên quan đến tình hình khó khăn này, chúng tôi xin được mạn phép đưa ra một vài đề xuất như sau: Thứ nhất, chúng tôi cho rằng Chính phủ Việt Nam nên có một công bố chính thức cho các nhà đầu tư nước ngoài trên toàn thế giới rằng Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực đưa ra những giải pháp cụ thể để ổn định môi trường kinh doanh cho các công ty đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Thứ hai, chúng tôi có ý kiến rằng Chính phủ Việt Nam nên đề xuất và xem xét bù đắp thiệt hại kịp thời hoặc một kế hoạch bồi thường cụ thể. Thứ ba, chúng tôi cũng xin kính đề nghị Chính phủ Việt Nam đưa ra những khoản vay với lãi suất thấp bằng những quy định pháp lý cụ thể như là một cách kiểm soát khủng hoảng để những công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể phục hồi trong thời gian sớm nhất và ổn định lại hoạt động kinh doanh của họ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi kính đề nghị Chính phủ Việt Nam miễn thuế cho các công ty bị thiệt hại để đẩy nhanh các thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu nhằm khôi phục mạng lưới cung ứng bị thiệt hại. Thứ tư, chúng tôi xin đề nghị Chính phủ Việt Nam thực hiện các giải pháp phù hợp dành cho người lao động bị mất việc bởi sự cố này. Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (“KorCham”) vô cùng hoan nghênh và ủng hộ nhiệt thành những thiện chí và nỗ lực mà Chính phủ Việt Nam đã thể hiện trong việc xử lý khủng hoảng. Như một người đồng hành với nền kinh tế của Việt Nam, Korcham sẽ luôn cố gắng hết sức để biến tình trạng khủng hoảng này thành cơ hội dành cho đầu tư nước ngoài bền vững ở Việt Nam. Việt Nam đang trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, Hiệp định Thương mại Tự do FTA với EU và Hàn Quốc. Chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ có những đóng góp lớn cho nên kinh tế thế giới. Hàn Quốc cũng đang cố gắng kết thúc đàm phán và ký kết FTA Trang 1/5
  • 25. với Việt Nam trong năm tới. Hơn nữa, đối với ngành dệt may và giầy dép mà các công ty Hàn Quốc đang tập trung đầu tư, quy tắc xuất xứ trong đàm phán FTA là một vấn đề hết sức nhạy cảm. Chúng tôi hy vọng Chính phủ Việt Nam cung cấp những thông tin về tình hình đàm phán FTA cho không chỉ những bên của hiệp định mà còn cả các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để họ có thể hoạch định kế hoạch kinh doanh tổng thể cho tương lai và tiến hành đầu tư đúng thời điểm. Chúng ta đều đồng ý rằng, khối kinh tế tư nhân luôn mong có được một mô hình đối thoại cởi mở và mang tính xây dựng với Chính phủ Việt Nam. Tôi nghĩ rằng hỗ trợ phát triển tự bản thân nó không thể thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Mà thay vào đó, đầu tư và giao thương trực tiếp nước ngoài mới thúc đẩy sự tăng trưởng đó. Các quốc gia, các khu kinh tế, các tỉnh, thành phố cần phải có những chính sách kinh tế tốt và một khuôn khổ pháp lý lành mạnh để thu hút đầu tư quốc tế, thúc đẩy giao thương và tăng cường phát triển kinh tế, xã hội. Xin được nói trước rằng, KorCham luôn có cách nhìn tích cực về các chính sách đầu tư của Việt Nam, nhưng những chính sách đó vẫn có một số vấn đề cần được cải thiện hơn nữa. Thông qua sự cải thiện pháp luật này, chúng tôi tin rằng Việt Nam là quốc gia được nhiều kỳ vọng và đầy tiềm năng. II. NHỮNG KIẾN NGHỊ CỦA CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC Tại hội nghị hôm nay, bốn (4) đề xuất do các thành viên của cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam kiến nghị xin được trình bày như sau. 1. Bền vững trong đầu tư nước ngoài Điều 32 Luật Đầu tư quy định rằng: “1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Điều 27 và Điều 28 của Luật này được hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Việc ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.” Tuy nhiên, hướng dẫn thi hành của một số thông tư, như Phần I mục 6 của thông tư 130/2008/TT-BTC và Điều 23.5 của Thông tư 123/2012/TT-BTC năm 2008 đã gây ra một số vấn đề cho các công ty Hàn Quốc khi hưởng ưu đãi thuế theo như quy định tại Điều 32 của Luật Đầu tư, cụ thể như sau: HƯỞNG ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (TNDN) Từ 2004 - 2008 (Luật Thuế TNDN 2003) Hình thức đầu tư mở rộng sẽ được hưởng ưu đãi thuế TNDN (tại Điều 18, Luật Thuế TNDN 2003) Từ 2009 – 2013 (Luật Thuế TNDN 2008) Hình thức đầu tư mở rộng sẽ không được hưởng ưu đãi thuế TNDN, ngoại trừ việc mở rộng đầu tư kéo theo việc thành lập pháp nhân mới (tại Điều 23.5 Thông tư 123/2012/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Thuế TNDN 2008) Từ 2014 – nay (Luật Thuế TNDN 2013) Trang 2/5
  • 26. Hình thức đầu tư mở rộng sẽ được hưởng ưu đãi thuế TNDN (tại Điều 14.4, Luật Thuế TNDN 2013) Theo bảng trên, việc thi hành các quy định đó đã tác động bất lợi tới các công ty Hàn Quốc mà mở rộng việc đầu tư và kinh doanh của họ từ năm 2009. Điều này thật không công bằng cho các công ty phải chịu những bất lợi rõ ràng về thuế so với những công ty khác đầu tư trong khoảng thời gian từ 2004 đến 2008 và sau 2014, chỉ vì họ đã đầu tư vào khoảng thời gian từ năm 2009 tới 2013 mà chẳng vì thay đổi hợp lý nào khác. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị rằng, lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư cần phải được đảm bảo đầy đủ theo như quy định tại Luật Đầu tư. 2. Hệ thống thanh tra đầu tư nươc ngoài Hơn nữa, nhằm tạo môi trường bền vững cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chúng tôi đề xuất Hệ thống Thanh tra Đầu tư Nước ngoài. Hệ thống Thanh tra Đầu tư Nước ngoài được giới thiệu lần đầu ngày 26/10/1999 tại Luật Khuyến khích Đầu tư Nước Hàn Quốc ngoài nhằm mục đích hỗ trợ công tác giải quyết khiếu nại ở các công ty đầu tư nước ngoài hoạt động tại Hàn Quốc. Thanh tra Đầu tư Nước ngoài được Tổng thống bổ nhiệm theo đề cử của Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng thông qua đánh giá của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài. Thanh tra còn lãnh đạo cơ quan giải quyết khiếu nại, mà cơ quan này hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ của Thanh tra. Thanh tra Đầu tư Nước ngoài và cơ quan giải quyết khiếu nại thu thập và phân tích các thông tin liên quan đến các vấn đề mà các công ty nước ngoài gặp phải, yêu cầu hợp tác và đề xuất thực hiện hợp tác của các cơ quan quản lý có thẩm quyền, đề ra những chính sách mới nhằm cải thiện cơ chế khuyến khích đầu tư nước ngoài, và thực hiện các nhiệm vụ cần thiết khác nhằm hỗ trợ những công ty đầu tư nước ngoài giải quyết khiếu nại của họ. Cụ thể, Luật Khuyến khích Đầu tư Nước ngoài, được sửa đổi một phần vào ngày 11/12/2012, đã đưa ra những quy định mới liên quan đến việc khiếu nại mà nhà đầu tư nước ngoài gặp phải. Theo những quy định mới này, Thanh tra Đầu tư Nước ngoài có thể yêu cầu lãnh đạo của các cơ quan hữu quan báo cáo về việc giải quyết khiếu nại của họ và các biện pháp khắc phục. Ngoài ra, Thanh tra cũng có thể báo cáo việc những cơ quan không thực hiện đề xuất của Thanh tra ra Ủy ban Đầu tư Nước ngoài, để mở một vụ việc xem xét. Hệ thống Thanh tra Đầu tư Nước ngoài được đánh giá rất cao, như là một thiết chế quan trọng để thúc đẩy đầu tư quốc tế. Hệ thống này đã được giới thiệu và thảo luận tại rất nhiều diễn đàn quốc tế, bao gồm UNCTAD và APEC. Vào tháng 4 năm 2012, Hội nghị Đầu tư Thế giới lần thứ 3 được tổ chức bởi UNCTAD tại Doha, Qatar, Nga đã tuyên bố về việc thông qua thành lập hệ thống Thanh tra, trong khi đó chính phủ Brazil đã qua Hàn Quốc để tìm hiểu về mô hình này. Gần đây nhất, phái đoàn Kaznex Invest của Kazakhstan cũng công bố kế hoạch sang Hàn Quốc để tham khảo mô hình này. Hệ thống Thanh tra Đầu tư Nước ngoài đã thu hút sự quan tâm toàn cầu vì những thành quả tiêu biểu trong giải quyết khiếu nại cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Hàn Quốc: gần 350 vụ việc, trong đó gần 90 vụ về can thiệp hành chính, đã được giải quyết trong năm 2013 bằng cách sửa đổi quy định pháp luật hoặc yêu cầu sự phối hợp quản lý của các bộ ngành liên quan. Các chuyên gia từ World Bank, cơ quan chủ quản của Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Đầu tư Quốc tế (ICSID), đã tiến hành các nghiên cứu kỹ lưỡng về hệ thống Thanh tra của Hàn Quốc. Vào tháng 8 năm 2012, Văn phòng Thanh tra đã nhận được khen ngợi từ Bộ Ngoại Giao Nhật Bản vì những đóng góp trong việc giải quyết những khó khăn mà những nhà đầu tư Nhật Bản ở Hàn Quốc gặp phải. Trang 3/5
  • 27. Các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và các nhà đầu tư nước ngoài khác đang gặp rất nhiều vấn đề muốn khiếu nại. Khi có những người giàu kinh nghiệm và kiến thức về đầu tư nước ngoài được chỉ định làm Thanh tra đầu tư nước ngoài để giải quyết các vấn đề đó, Korcham tin chắc rằng các nhà đầu tư nước ngoài cũng như những nhà đầu tư mới sẽ có thể nhận được nhiều hơn nữa sự hỗ trợ hiệu quả và đáng tin cậy từ Chính phủ Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi rất mong Chính phủ Việt Nam sẽ xem xét một cách tích cực để thành lập nên cơ quan Thanh Tra Đầu tư Nước Ngoài 3. Vấn đề liên quan tới việc Làm thêm giờ của Người lao động Bộ luật Lao động Việt Nam được sửa đổi ngày 18/06/2012 và có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2013. Luật Lao động Sửa đổi (số 10/2012/QH13, ngày 18/6/2012) nghiêm cấm giờ làm thêm tối đa của người lao động quá 4 giờ trong một ngày, 30 giờ trong một tháng và 200 giờ trong một năm. Vì vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, số giờ làm thêm tối đa của người lao động bị giới hạn là 200 giờ một năm, ngoại trừ các trường hợp được cho phép bởi Chính phủ Việt Nam. Trong trường hợp vi phạm quy định này, công ty sẽ phải tạm ngừng kinh doanh từ 1 tới 3 tháng và bị phạt tiền từ 25.000.000 Đồng đến 30.000.000 Đồng. Tuy nhiên, Korcham cho rằng hình phạt như vậy là quá khắt khe. Chúng tôi mong rằng Chính phủ Việt Nam giảm nhẹ hình phạt theo quy định hiện nay và thay bằng cảnh cáo và cho thời gian để các Công ty có vốn Đầu tư Nước ngoài (“CTĐTNN”) điều chỉnh theo quy định. Hơn nữa, hầu hết các CTĐTNN đều gặp phải những vấn đề trong việc đáp ứng nhu cầu của khách mua ở nước ngoài bởi vì rất khó để đáp ứng các đơn đặt hàng với những quy định hạn chế giờ làm thêm của người lao động như hiện nay. Thêm vào đó, các nhà máy cần phải vận hành 3 ca, điều đó có nghĩa là công ty đó phải thuê thêm lao động, từ đó làm tăng gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp. Thậm trí, việc vận hành 3 ca như vậy sẽ gây ra những vấn đề về quản lý cho các công ty, đặc biệt là trong những khoảng thời gian ngoài đợt sản xuất cao điểm. Đối với người lao động, sẽ không có cơ hội để nhận tiền làm thêm vì những quy định này. Việc hạn chế giờ làm thêm như vậy cấm người lao động tự nguyện làm thêm để hưởng tiền làm thêm giờ. Bên cạnh đó, việc hạn chế này sẽ không cho CTĐTNN được phép để người lao làm thêm ngay cả khi người lao động muốn như vậy. Nói cách khác, Luật Lao động cấm những điều mà cả CTĐTNN và người lao động cùng mong muốn. Chúng tôi lo ngại rằng loại mâu thuẫn này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường pháp lý thân thiện về đầu tư cho CTĐTNN ở Việt Nam. Do vậy: i) như số giờ làm thêm tối đa của các quốc gia khác là hơn 300 giờ, và ii) như Hoa Kỳ không hề đưa ra bất cứ giới hạn nào về việc làm thêm giờ của người lao động, chúng tôi nghĩ rằng quy định pháp luật hiện tại về việc giới hạn số giờ làm thêm cần được sửa đổi, từ 200 giờ/năm lên ít nhất hơn 300 giờ/năm; hoặc sẽ bỏ hẳn quy định đó miễn là có sự đồng thuận giữa công ty và người lao động về việc làm thêm giờ. Chúng tôi thấy rằng điều này sẽ khiến các CTĐTNN ở Việt Nam quản lý hiệu quả và bảo đảm thu nhập cho người lao động. 4. Chuyển giá – Thỏa thuận Xác định Giá trước Chính phủ Việt Nam đã ban hành Thông tư số 201/2013/TT-BTC (“Thông tư 201”) liên quan tới Thỏa thuận Xác định Giá trước (“APA”). Korcham xin được chỉ ra một số điểm đặc biệt về APA của Việt Nam so với APA của các nước khác, từ đó đưa ra một vài kiến nghị để việc thực hiện APA sẽ trở nên tích cực hơn cho Chính phủ Việt Nam và các công ty hoạt động tại Việt Nam. Trang 4/5
  • 28. Vấn đề quan trọng nhất liên quan APA tại Việt Nam là Thông tư 201 không đưa ra cơ chế hồi tố. Một trong những lợi ích hấp dẫn nhất mà người nộp thuế kiếm tìm ở APA là áp dụng hồi tố APA để điều chỉnh những năm tính thuế trước đó (giai đoạn hồi tố). Việc áp dụng hồi tố có thể mang lại một phương thức hiệu quả để giải quyết các tranh chấp chuyển giá đang diễn ra. Vì vậy, ngay cả trước khi Thông tư 201 được ban hành, đã có nhiều ý kiến từ nhiều bên khác nhau yêu cầu áp dụng cơ chế hồi tố trong APA. Tuy nhiên, cơ chế hồi tố dù xuất hiện trong hầu hết các APA của các quốc gia khác thì lại không được quy định và điều này có thể là một vấn đề lớn cho các công ty. Bên cạnh đó, thủ tục tham vấn trước khi nộp hồ sơ là một thủ tục bắt buộc khi thực hiện APA theo như quy định tại Thông tư 201, các hồ sơ yêu cầu cho thủ tục tham vấn trước khi nộp hết sức phức tạp và doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị. Một vài hồ sơ còn bị trùng với các hồ sơ đã được yêu cầu trong thủ tục nộp đơn chính thức. Các công ty tại Việt Nam hiện đang phải giải quyết rất nhiều khó khăn bởi thủ tục tham vấn trước khi nộp đòi hỏi việc chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ khi bắt đầu. Để việc thực hiện APA trở nên có hiệu quả, Korcham xin kiến nghị với Chính phủ sửa đổi Thông tư 201 và cơ chế hồi tố và giảm thời gian cũng như số lượng hồ sơ phải nộp trong thủ tục tham vấn trước khi nộp. III. KẾT LUẬN Cuối cùng, chúng tôi mong rằng Chính phủ Việt Nam sẽ xem xét những kiến nghị của chúng tôi và mong rằng các giải pháp thích hợp sẽ nhanh chóng được đưa ra. Chừng nào Việt Nam vẫn tiếp tục con đường cải cách kinh tế và pháp luật, các doanh nghiệp Hàn Quốc chúng tôi sẽ vẫn tự tin đầu tư và mở rộng hoạt động của chúng tôi tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để kết thúc bản ý kiến này, Korcham, hơn bao giờ hết, luôn cam kết hợp tác với Chính phủ Việt Nam để phát triển môi trường đầu tư thuận lợi hơn nữa để tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế Trang 5/5
  • 29. Hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JBAV) PHÁT BIỂU CỦA JBAV Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam Giữa kỳ 2014 Hà Nội, Ngày 05/06/2014 Trình bày Ông Yoshihisa Maruta Chủ tịch Kính thưa các Bộ trưởng và quý vị đại biểu: Trước tiên, tôi xin được bày tỏ sự biết ơn chân thành với Bộ Kế hoạch Đầu tư (BKHĐT) và đại diện của các Hội doanh nghiệp đã cho tôi có được cơ hội để phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam ngày hôm nay. 1. Mối quan hệ ngoại giao, kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản Với lễ kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Nhật cũng như chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Nhật Bản vào tháng ba vừa qua, mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được tăng cường thêm một bước. Đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam liên tục tăng trong 3 năm qua. Tổng vốn đầu tư mới và đầu tư mở rộng năm 2013 đạt 5,88 tỉ USD, đứng đầu trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, đóng góp lớn cho sự phát triển công nghiệp của Việt Nam. Tuy vậy, dù các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn rất quan tâm đến việc đầu tư vào Việt Nam nhưng việc chính phủ thiếu những giải pháp phù hợp (nêu dưới đây) khiến hoạt động đầu tư của Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ chững lại. 2. Môi trường đầu tư tại Việt Nam đối với doanh nghiệp Nhật Tính đến tháng 5/2014, số lượng các doanh nghiệp thành viên của JBAV đã đạt mốc 1.319 doanh nghiệp, khiến Việt Nam trở thành nước có Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản quy mô lớn thứ hai trong các nước ASEAN, chỉ sau Thái Lan. Con số này đã tăng gấp hơn hai lần so với 604 doanh nghiệp năm 2007. Theo “Khảo sát thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản ở khu vực Châu Á và Châu Đại dương” thường niên của JETRO, 70% doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Việt Nam năm 2013 tiếp tục coi Việt Nam là một thị trường quan trọng cũng như duy trì chiến lược “mở rộng hoạt động” trong năm 2014 (một tỉ lệ cao so với phần lớn các quốc gia khác). Tuy vậy, các doanh nghiệp cũng ngày càng cảm thấy không hài lòng với môi trường kinh doanh tại đây. Đặc biệt, hơn 60% các doanh nghiệp được hỏi cho rằng những vấn đề nêu dưới đây đang cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, đó là: chi phí lao động tăng nhanh, thủ tục hành chính phức tạp, chính sách nhà nước thiếu minh bạch, thủ tục thuế rườm rà, hệ thống pháp luật thiếu hoàn thiện, thiếu minh bạch trong thực thi luật. Kết quả điều tra tỏ ra thiếu tích cực hơn so với các nước ASEAN láng giềng khác. Tuy các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn đánh giá rất cao cơ hội kinh doanh tại Việt Nam nhưng Trang 1/4
  • 30. những vấn đề nêu trên đang ngày càng ảnh hưởng nhiều đến cảm nhận của nhà đầu tư và về lâu dài sẽ có ảnh hưởng xấu đến cả hoạt động đầu tư FDI nói chung. Cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp hiện nay là một đòi hỏi cấp bách để thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội sau này của Việt Nam. Chính phủ hai nước đã có những hoạt động hợp tác nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư trong chương trình có tên gọi “Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản” trong hơn 10 năm qua (hiện Sáng kiến này đã đi đến giai đoạn 5). Hôm nay, chúng tôi xin được trình bày về một số vấn đề mà các doanh nghiệp thành viên của JBAV đang gặp phải cả trong ngắn hạn, trung hạn đến dài hạn, kính xin các quý vị Bộ trưởng xem xét, cho hướng giải quyết. 3. Các vấn đề trong ngắn hạn về môi trường đầu tư 3.1. Giấy phép lao động Kể từ khi Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH (ngày 20/1/2014) của BLĐTBXH có hiệu lực từ tháng 3/2014, một số doanh nghiệp Nhật Bản đã được các cơ quan chức năng thông báo rằng những lao động đã từng đến Việt Nam nếu lưu trú dù chỉ 1 ngày cũng đều phải xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp, do vậy cần phải xin giấy Xác nhận tạm trú tại khách sạn đã từng ở. Nếu xin Phiếu lý lịch tư pháp chỉ cho thời gian lưu trú 1 ngày thì nhiều khi cũng sẽ bị cơ quan chức năng từ chối cấp. Chúng tôi đề nghị điều chỉnh quy định này theo hướng thực tế hơn và chỉ nên áp dụng cho những người trước đây đã lưu trú tại Việt Nam trong một thời gian nhất định. 3.2. Tiêu chuẩn bắt buộc đối với sản phẩm sắt thép Kể từ ngày 1/6/2014, Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN (ngày 31/12/2013) của BCT và BKHCN sẽ có hiệu lực, theo đó phần lớn các sản phẩm sắt thép nhập khẩu mã hải quan HS 72 sẽ phải thực hiện kiểm tra hành chính về vấn đề phân phối nội địa. Theo Liên đoàn Sắt thép Nhật Bản ước tính, khoảng 80% các sản phẩm sắt thép nhập khẩu từ Nhật sẽ phải áp dụng quy định kiểm tra này. Tuy vậy, ngày bắt đầu áp dụng Thông tư và chi tiết các thủ tục hành chính lại chưa rõ ràng, vì vậy có thể dẫn đến lúng túng đối với những doanh nghiệp Nhật Bản có sử dụng sản phẩm sắt thép nhập khẩu nói riêng, và cả thị trường Việt Nam nói chung. Do đó, chúng tôi đề nghị làm rõ các thủ tục cần thực hiện. 3.3. Làm rõ về các điều kiện ưu đãi đầu tư Nghị định số 218/2013/NĐ-CP (ngày 26/12/2013), có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, là một bước tiến lớn trong việc khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, dù vậy, các điều kiện để được nhận ưu đãi đầu tư vẫn chưa được rõ ràng, chi tiết. Đề nghị BTC làm rõ những điều kiện này và có biện pháp phù hợp để bảo đảm quyền được hưởng ưu đãi cho từng dự án đầu tư (cụ thể bằng cách gửi công văn đến từng dự án đầu tư) nhằm nâng cao mức độ ổn định, tin cậy của khung pháp lý. 3.4. Bảo lãnh chuyển đổi ngoại tệ đối với những dự án lớn Các dự án cơ sở hạ tầng lớn thường được đầu tư bằng các ngoại tệ mạnh như đồng USD. Trong khi đó, doanh nghiệp lại phải thanh quyết toán bằng đồng Việt Nam, vì thế khi trả nợ cần phải chuyển đổi doanh thu VND sang một đồng tiền mạnh khác. Hiện nay, chính phủ Việt Nam chỉ bảo lãnh cho chuyển đổi thành USD đối với 30% doanh thu VND (Công văn số 1604/2011/TTG- TN), tuy nhiên mức này là chưa đủ để thanh toán nợ cho các tổ chức cho vay nước ngoài. Nếu Việt Nam muốn thu hút những khoản vốn đầu tư lớn, trong đó có lĩnh vực điện năng, thì việc bảo lãnh chuyển đổi 100% thu nhập là cần thiết. Trang 2/4
  • 31. 4. Chiến lược Công nghiệp hóa 4.1. Đẩy mạnh Chiến lược Công nghiệp hóa và xây dựng chương trình hành động Sau hai năm thảo luận về Chiến lược công nghiệp hóa giữa hai nước, Quyết định số 1043/QĐ- Ttg (ngày 1/7/2013) của Thủ tướng Chính phủ đã quy định 6 ngành công nghiệp mũi nhọn là: điện tử, chế biến thực phẩm, máy nông nghiệp, môi trường-tiết kiệm năng lượng; ô tô và phụ tùng ô tô; đóng tàu. Để xây dựng được những ngành công nghiệp mới này sẽ cần rất nhiều thời gian cũng như nhà nước phải có các chính sách nhất quán, thiết thực. Trước hết, cần xây dựng kế hoạch thực hiện khả thi trong đó thể hiện được những nội dung đã thảo luận giữa hai nước và công bố kế hoạch một cách sớm nhất. Các doanh nghiệp Nhật sẵn sàng ủng hộ kế hoạch này cũng như đóng góp tích cực vào sự phát triển của Việt Nam. 4.2. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ là yêu cầu quan trọng để triển khai Chiến lược công nghiệp hóa. Sau đây, tôi xin được trích dẫn số liệu khảo sát của JETRO về tỉ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản. Theo đó, tỉ lệ của Việt Nam là 32,2%. Dù tỉ lệ này đã tăng được 4,3 điểm so với năm ngoái nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (64%), Thái Lan (53%), Malaixia (42%), Inđônêxia (41%). Điều này cho thấy các hãng chế tạo Nhật Bản phải bỏ ra chi phí cao đến mức nào khi chọn Việt Nam. Có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Nhật Bản có khả năng cạnh tranh cao mà Việt Nam có thể thu hút đầu tư nhằm đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên, tôi cũng xin lưu ý rằng Việt Nam cần phải tạo được một môi trường kinh doanh thuận lợi, trong đó có sự hỗ trợ sát sao của nhà nước để có thể thu hút được những DNVVN này, vì những doanh nghiệp này thường có nguồn lực quản lý hạn chế (nhân lực, tài chính …). 4.3. Phát triển nguồn nhân lực Vào ngày 14/8/2013, JBAV đã ký kết bản MOU về phát triển nguồn nhân lực với BLĐTBXH, BGDĐT và BCT, với các nội dung sau: - Tạo điều kiện để lao động tiếp thu tay nghề, kỹ năng sản xuất của Nhật - Tạo thêm nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam - Hỗ trợ nâng cao kỹ năng của công nhân - Tạo điều kiện cho lao động học hỏi phương thức quản lý doanh nghiệp của Nhật Bản. Bốn nội dung này hiện đang được thảo luận trong khuôn khổ Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản Giai đoạn V. JBAV mong muốn giữ liên hệ chặt chẽ với các bộ ngành liên quan về vấn đề này. 1. Kết luận Việt Nam là nước đông dân thứ ba trong khối ASEAN và có một lực lượng lao động trẻ, cần cù. Hơn nữa, Việt Nam còn có lợi thế về vị trí địa lý, giàu tài nguyên, nhờ đó có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế và công nghiệp. Mặt khác, nếu không có sự quản lý tốt thì nền kinh tế sẽ khó có thể tạo dựng được một thế hệ người lao động trẻ có tốc độ tăng trưởng nhanh cũng như tạo đủ việc làm. Chính phủ Việt nam đang đứng trước thử thách phải chứng tỏ sự chín chắn và bảo đảm duy trì được chính sách phát triển công nghiệp về lâu dài. Trở lại những vấn đề trước mắt, Việt Nam hiện đang ở vào một giai đoạn rất quan trọng khi AEC (Cộng đồng Kinh tế ASEAN) sẽ được thông qua vào năm 2015, cũng như hiệp định TPP hiện Trang 3/4
  • 32. đang đi vào những vòng đàm phán cuối cùng. Đặc biệt, kể từ năm 2015 trở đi, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh toàn cầu gay gắt khi phần lớn các loại thuế nhập khẩu sẽ được dỡ bỏ từ năm 2015 theo hiệp định ATIGA (dù một số mặt hàng vẫn áp dụng thuế nhập khẩu cho đến năm 2018). Thái Lan hiện đang chuyển hướng chính sách sang giai đoạn công nghiệp hóa cao hơn, đồng thời giảm dần chế độ ưu đãi dành cho những ngành có hàm lượng lao động cao để thay vào đó khuyến khích những ngành có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Các quốc gia lân cận (Campuchia, Lào, Myanma) đang tập trung thực hiện chiến lược kinh doanh có tên gọi “Thái Lan cộng 1” nhằm thu hút đầu tư vào những ngành có hàm lượng lao động cao như Việt Nam từng làm trước đây. Trước tình hình đó, nếu chính phủ không có định hướng rõ ràng về phát triển công nghiệp cũng như xử lý triệt để vấn đề mức tiền lương tăng nhanh và quy định về làm ngoài giờ chặt chẽ hơn các nước phát triển thì lợi thế cạnh tranh của Việt Nam về những ngành có hàm lượng lao động cao có thể sẽ không còn, và khi đó Việt Nam sẽ không thể thu hút vốn đầu tư cho công nghiệp và thay vào đó trở thành nơi tiêu thụ sản phẩm cho các nước láng giềng. Đề nghị cuối cùng chúng tôi muốn gửi tới các quý vị Bộ trưởng có mặt ngày hôm nay là Việt Nam nên lắng nghe tiếng nói của những doanh nghiệp hiện đang có mặt tại Việt Nam, đối xử với doanh nghiệp theo hướng tạo thuận lợi nhưng vẫn bảo đảm bình đẳng để từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh. Những doanh nghiệp đang cân nhắc đầu tư vào Việt Nam hiện đang theo dõi sát sao những gì đang diễn ra với những doanh nghiệp đi trước. Chúng tôi, các doanh nghiệp Nhật Bản, tự hào về nguyên tắc chung của các doanh nghiệp chúng tôi là đóng góp cho xã hội, và luôn mong muốn được đưa nguyên tắc này áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam với sự ủng hộ của các quý vị Bộ trưởng. Xin cảm ơn. Trang 4/4