SlideShare a Scribd company logo
1 of 224
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
---------------------
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƢỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
---------------------
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƢỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị
Mã số: 62310102
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình
khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 12 năm 2014
Tác giả
ii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan...............................................................................................................i
Mục lục.......................................................................................................................ii
Danh mục các chữ viết tắt.........................................................................................vi
Danh mục các bảng, hình vẽ, đồ thị.........................................................................vii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH
TẾ QUỐC TẾ .........................................................................................................14
1.1. Khái niệm và các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối
cảnh HNKTQT ........................................................................................................14
1.1.1. Phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao.......................14
1.1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao .................................................................................................................27
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong
thời kỳ HNKTQT ở khía cạnh cung cầu lao động ...................................................33
1.2. Một số lý thuyết về vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong phát triển
và hội nhập quốc tế ..................................................................................................45
1.2.1. Lý thuyết về nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố trực tiếp của quá trình
sản xuất ....................................................................................................................45
1.2.2. Lý thuyết về vốn nhân lực và tăng trưởng kinh tế .........................................50
1.2.3. Lý thuyết về ích lợi của việc đầu tư vào vốn nhân lực ..................................52
1.2.4. Lý thuyết về vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong hội nhập quốc
tế ..............................................................................................................................55
1.3. Những bài học rút ra từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước Hàn Quốc,
Trung Quốc và Malaysia .........................................................................................58
1.3.1. Bài học kinh nghiệm về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ..................58
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ................59
Tóm tắt chương 1
iii
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ ............................................................................................62
2.1. Khung phân tích ................................................................................................62
2.2. Phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu .........................................................62
2.2.1. Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử .............................63
2.2.2. Phương pháp tiếp cận liên ngành...................................................................65
2.2.3. Phương pháp tiếp cận điểm............................................................................65
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu....................................................................65
2.2.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp...............................................................66
2.2.6. Phương pháp so sánh, đối chiếu.....................................................................66
2.3. Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng............................................66
2.3.1. Nghiên cứu định tính......................................................................................66
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng.............................................................69
2.4. Hệ thống thông tin, dữ liệu nghiên cứu.............................................................72
2.4.1. Thông tin thứ cấp ...........................................................................................72
2.4.2. Thông tin sơ cấp.............................................................................................72
2.5. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................74
Tóm tắt chương 2
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT
LƢỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................................................76
3.1. Tổng quan về sự phát triển kinh tế và tiến trình hội nhập quốc tế của TP.HCM
..................................................................................................................................76
3.1.1. Tổng quan về sự phát triển kinh tế của TP.HCM .........................................76
3.1.2. Khái quát về tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của TP.HCM .....................78
3.2. Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM ....81
3.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở khía cạnh cung lao động ........81
3.2.1.1. Tình hình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM hiện nay ...81
3.2.1.2. Yếu tố khoa học công nghệ đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ở TP.HCM .........................................................................................................92
iv
3.2.1.3. Yếu tố văn hoá và xã hội trong đội ngũ nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM
..................................................................................................................................94
3.2.1.4. Chính sách của Nhà nước đối với nguồn nhân lực chất lượng cao ở
TP.HCM...................................................................................................................95
3.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở khía cạnh cầu lao động ..........96
3.2.2.1. Qui mô, cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao .........................................96
3.2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM hiện nay ............103
3.2.2.3. Chính sách sử dụng đối với lao động chất lượng cao hiện nay ở TP.HCM
................................................................................................................................112
3.3. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở
TP.HCM trong bối cảnh HNKTQT ......................................................................114
3.3.1. Những bất cập đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM
trong bối cảnh HNKTQT ở khía cạnh cung lao động............................................114
3.3.2. Những bất cập đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM
trong bối cảnh HNKTQT ở khía cạnh cầu lao động..............................................116
3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ở TP.HCM .......................................................................................................119
Tóm tắt chương 3
CHƢƠNG 4. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH......
................................................................................................................................123
4.1. Những quan điểm chủ đạo trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của TP.HCM...........................................123
4.1.1. Xác định vai trò quyết định của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ......................................................................................................................... 123
4.1.2. Hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao một cách
hợp lý .....................................................................................................................124
4.1.3. Cải cách giáo dục phù hợp với yêu cầu của đổi mới ..................................125
4.1.4. Có chiến lược bồi dưỡng, sử dụng và phát triển hợp lý và đồng bộ............126
v
4.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu hội
nhập quốc tế của TP.HCM ....................................................................................127
4.2.1. Phương hướng cơ bản .................................................................................127
4.2.2. Những mục tiêu chủ yếu ..............................................................................129
4.3. Một số giải pháp cấp thiết nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp
ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn TP.HCM ................................130
4.3.1. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở khía cạnh cung
lao động trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn TP.HCM ..............130
4.3.1.1. Giải pháp về giáo dục đào tạo đối với phát triển NNLCLC .....................130
4.3.1.2. Giải pháp về khoa học công nghệ đối với phát triển NNLC.....................135
4.3.1.3. Giải pháp về chính sách của nhà nước đối với phát triển NNLCLC ........137
4.3.2. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở khía cạnh cầu
lao động trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn TP.HCM ..............139
4.3.2.1. Giải pháp về qui mô cơ cấu đối với phát triển NNLCLC.........................139
4.3.2.2. Giải pháp về chất lượng đối với phát triển NNLCLC ..............................141
4.3.2.3. Giải pháp về chính sách sử dụng đối với phát triển NNLCLC................ 147
Tóm tắt chương 4
KẾT LUẬN ...........................................................................................................153
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ......................................................156
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................157
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương
2. CHND : Cộng hoà nhân dân
3. CMKT : Chuyên môn kỹ thuật
4. CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
5. CNKT : Công nhân kỹ thuật
6. CSDN : Cơ sở dạy nghề
7. ĐH : Đại học
8. GD-ĐT : Giáo dục đào tạo
9. HNKTQT : Hội nhập kinh tế quốc tế
10.KCX-KCN : Khu chế xuất, khu công nghiệp
11.NCKH : Nghiên cứu khoa học
12.NNLCLC : Nguồn nhân lực chất lượng cao
13.TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp
14.THCS : Trung học cơ sở
15.THPT : Trung học phổ thông
16.TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
17.TW : Trung ương
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 3.1. Tổng hợp giáo viên và học sinh trung cấp chuyên nghiệp ....................... 84
Bảng 3.2. Qui mô đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính qui phân theo nhóm ngành.. 88
Bảng 3.3. Doanh nghiệp đang hoạt động (thời điểm 31/12/2011)............................ 96
Bảng 3.4. Số liệu lao động – việc làm TP.HCM giai đoạn (2000-2009).................. 96
Bảng 3.5. Chỉ số cơ cấu cung nhân lực theo trình độ nghề..................................... 102
Bảng 3.6. Thống kê mô tả điểm đánh giá của các doanh nghiệp về thể lực........... 104
Bảng 3.7. Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo (%) .................................. 105
Bảng 3.8. Thống kê mô tả điểm đánh giá của các doanh nghiệp về trí tuệ ............ 106
Bảng 3.9. Thống kê mô tả điểm đánh giá của các doanh nghiệp về nhân cách...... 108
Bảng 3.10. Thống kê mô tả điểm đánh giá của các doanh nghiệp về tính năng động
xã hội....................................................................................................................... 111
Biểu đồ 3.1. Đánh giá tổng hợp chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực ở một số
nước châu Á .............................................................................................................. 83
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thể hiện các nhu cầu của lao động chất lượng cao tại TP.HCM.
................................................................................................................................. 113
Hình 2.1. Khung phân tích........................................................................................ 62
Hình 2.2. Qui trình nghiên cứu ................................................................................. 74
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Sự phát triển của thế giới đang bước sang trang mới với những thành tựu có
tính đột phá, trong đó yếu tố đóng vai trò trung tâm quyết định sự biến đổi về chất
của nền kinh tế chính là nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự thống trị của các nhân
tố truyền thống như số lượng đất đai, lao động, hay nguồn vốn giờ đây đã được thay
đổi. Chính nguồn nhân lực chất lượng cao mới là yếu tố cơ bản nhất của mọi quá
trình, bởi lẽ những yếu tố khác vẫn có thể có được nếu có tri thức, song tri thức
không tự nhiên xuất hiện mà phải thông qua một quá trình giáo dục, đào tạo và hoạt
động thực tế. Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp chủ yếu
là cạnh tranh về hàm lượng chất xám, nghĩa là hàm lượng tri thức kết tinh trong sản
phẩm hàng hoá dịch vụ nhờ vào nguồn nhân lực có chất lượng. Vì vậy, để có được
tốc độ phát triển cao và bền vững, các quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến việc
phát triển nguồn nhân lực,một vấn đề cấp bách có tầm chiến lược, có tính sống còn
trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế thế giới.
Hiện nay, công nghệ Việt Nam ở mức trung bình kém. Trong các ngành
công nghiệp, hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu từ 2 đến 4 thế hệ so với thế giới.
Tình trạng thiếu công nhân kỹ thuật, đặc biệt là công nhân bậc cao là nhân tố trực
tiếp ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ, làm giảm hiệu suất
sử dụng của thiết bị công nghệ.
Trong cơ cấu trình độ của lực lượng lao động của nước ta, tỷ lệ lao động
được đào tạo không chỉ quá thấp mà còn rất bất hợp lý. Chúng ta thiếu cả cán bộ
trên đại học, đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật lành nghề,
nhưng thiếu hụt nghiêm trọng hơn cả là chuyên gia đầu ngành và công nhân lành
nghề – kỹ thuật viên (Lê Văn Toàn, 2007).
Báo cáo chính trị của Ban Chấp Hành trung ương khoá IX tại đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng xác định rằng con đường công nghiệp hoá, hiện
đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, và
muốn vậy thì phải phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt
Nam thông qua giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, gắn với hội nhập quốc tế,
2
phát huy lợi thế của đất nước, gắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá với kinh tế tri
thức, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, hiện đại về khoa học và công
nghệ.
Kế thừa quan điểm phát triển, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta
tiếp tục xác định: “phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể,
nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”; “Phát triển nhanh nguồn nhân
lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược…”, “Nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục đào tạo”
(Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011)
Từ nhiều năm qua, thành phố Hồ Chí Minh đã xác định nguồn nhân lực là
một trong những nhân tố tạo nền tảng cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế,
chủ trương phát triển nguồn nhân lực đã được Đảng bộ thành phố đề ra từ Đại hội
lần thứ VII (2001-2005) và lần thứ VIII (2006-2010)
Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015 đã
phân tích nhiều nhu cầu cấp bách phải tái cấu trúc kinh tế của thành phố Hồ Chí
Minh trong giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, xác định phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao chính là một trong sáu chương trình đột phá của
thành phố Hồ Chí Minh. (Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, 2010).
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu về nguồn nhân lực – một
yếu tố then chốt và quyết định - hiện đang đặt ra cho nền kinh tế nước ta nói chung
cũng như cho thành phố Hồ Chí Minh những vấn đề nan giải, cấp bách: Số lượng
lao động thì dư thừa, nhưng chất lượng nguồn lao động thì lại không đáp ứng, yêu
cầu lao động chất xám, lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề luôn thiếu hụt.
Hệ thống giáo dục, đào tạo tuy đã được cải tiến, tiếp cận với hệ thống quốc tế, chất
lượng đội ngũ giáo viên đã được nâng lên một bước, tuy nhiên chất lượng giáo dục
và đào tạo vẫn còn nhiều bất cập trước yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Điều
đó sẽ hạn chế khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho một thị trường với yêu cầu
phát triển cao về chất nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố. (Nguyễn Trần Dương, 2005).
3
Từ thực trạng và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực nêu trên, tác giả quyết
định chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc ở thành phố Hồ Chí Minh” làm luận án tiến sỹ chuyên ngành kinh tế
chính trị.
1. Bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài
1.1. Những công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất
lƣợng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả Nguyễn Bá Ngọc và Trần Văn Hoan (2002) cho rằng quá trình toàn
cầu hoá có tính chất hai mặt, vừa tạo ra cơ hội, vừa đặt ra những thách thức đối với
các nước đang phát triển. Lao động Việt Nam có trở thành nguồn lực quyết định sự
thành công trong tham gia hội nhập quốc tế hay trở thành rào cản trong tiến trình
đuổi kịp các nước tiên tiến, đều tuỳ thuộc vào ý chí vươn lên của dân tộc Việt Nam.
Tác giả cũng đề cập đến tác động của toàn cầu hoá đối với lao động, việc làm, với
vấn đề phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam như: di chuyển lao động trên thị
trường lao động trong nước và quốc tế; biến đổi lao động và thất nghiệp dưới tác
động của toàn cầu hoá kinh tế; tác động đến cải cách thể chế, quan hệ lao động, điều
kiện lao động và các vấn đề xã hội của lao động ở Việt Nam.
Tác giả Phạm Thị Thu Hằng (2008) và Hoàng Văn Châu (2009) đều đánh giá
tổng quan về môi trường kinh doanh của Việt Nam 2007, phân tích các hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên 4 khía cạnh: lao động, tài chính, công
nghệ và tiếp cận thị trường trong 6 ngành (dệt may, xây dựng, du lịch, ngân hàng,
bảo hiểm, sản xuất chế biến thực phẩm) bị ảnh hưởng nhiều nhất của việc Việt Nam
gia nhập WTO từ các vấn đề lao động và phát triển nguồn nhân lực. Các tác giả
nhận định thị trường lao động Việt Nam sẽ tiếp tục thiếu hụt và khan hiếm nguồn
nhân lực cao cấp quản lý trở lên. Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính qua đi, khi các
doanh nghiệp tiến hành tái cấu trúc và nhu cầu nhân lực có chất lượng cao tăng lên
thì chắc chắn sự mất cân đối cung - cầu trên thị trường lao động sẽ diễn ra ngày
càng trầm trọng hơn nếu như Việt Nam không có những biện pháp hữu hiệu giải
quyết vấn đề này. Nguyên nhân của việc này là do các doanh nghiệp thiếu thông tin
4
về thị trường lao động và chưa tiếp cận một cách hiệu quả được với các dịch vụ đào
tạo; nhiều doanh nghiệp chưa tích cực tham gia vào các chương trình đào tạo; các
sinh viên đã không được định hướng tốt trong việc chọn trường, chọn ngành nghề
theo học.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Liên (2011) đã đánh giá những điểm mạnh của
TP.HCM trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là tập trung nhiều trường
ĐH, CĐ danh tiếng của cả nước; là địa phương làm tốt công tác dự báo nguồn nhân
lực và sàn giao dịch việc làm; Nhiều trường ĐH, CĐ trong thành phố như ĐH Bách
Khoa, ĐH Sư phạm Kỹ thuật, CĐ Lý Tự Trọng đã hợp tác liên kết với doanh
nghiệp trong và ngoài nước về nhu cầu lao động. Đồng thời tác giả cũng phân tích
những hạn chế của TP.HCM là cung lao động vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cả về số
lượng và chất lượng, trong đó thiếu hụt mạnh là khu vực ngoại thành. Tác giả bài
viết cho rằng nguyên nhân chính của vấn đề là mối quan hệ giữa nhà trường và
doanh nghiệp chưa thật sự chặt chẽ, và sự đầu tư cho quá trình chuyển đổi của thành
phố chưa theo kịp nhu cầu xã hội. Từ đó tác giả các giải pháp là tái cấu trúc nhân
lực thành phố, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho trường học theo hướng hiện
đại, tăng cường liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp đồng thời nâng cao vai trò
quản lý của nhà nước về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tác giả Đàm Nguyễn Thuỳ Dương (2004) đưa ra những nhân tố tác động
đến nguồn lao động như vị trí địa lý của lãnh thổ, điều kiện tư nhiên và tài nguyên
thiên nhiên, dân số và nguồn lao động, lịch sử khai thác lãnh thổ, cơ sở hạ tầng,
đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, Giáo dục, y tế. Trong đó tác giả
cho rằng giáo dục có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển tiềm năng của con
người. Năng suất lao động không chỉ phụ thuộc vào sức khoẻ người lao động, vào
công nghệ sản xuất mà còn phụ thuộc nhiều vào trình độ hiểu biết của người lao
động. Kết quả giáo dục là tăng lực lượng lao động
Các tác giả Francis Green, David Ashton, Donna James, Johnny Sung
(1999) đề xuất một giải thích mới về vai trò của nhà nước trong việc hình thành kỹ
năng, với ba nền kinh tế Đông Á mới công nghiệp hóa. Thay vì nhìn thấy nhà nước
5
là yếu tố bên ngoài chỉ đơn giản là khắc phục, nhóm tác giả giải thích nhà nước phù
hợp với việc cung cấp và nhu cầu cho các kỹ năng trong một nền kinh tế phát triển
nhanh chóng. Vai trò này có thể là tốt hơn một chiến lược cho phép các tổ chức giáo
dục và đào tạo được thúc đẩy bởi quá trình tự trị. Bài viết xem xét các cơ chế chính
trị giúp cho việc đảm bảo sự phát triển của giáo dục và hình thành các chính sách
đào tạo tuân theo những mệnh lệnh của sự tăng trưởng kinh tế.
Trong tác phẩm “Tư duy lại tương lai” do Rowan Gibson biên tập (2002) các
nhà nghiên cứu cho rằng: Từng ngóc ngách trong lối tư duy của kỷ nguyên công
nghiệp bây giờ đây đang được xem xét lại kỹ lưỡng và được tu chỉnh một cách
mạnh mẽ. Thông qua quan điểm các nhà nghiên cứu, đã có 6 tổng kết đặc biệt quan
trọng để thực hiện những bước tư duy lại tương lai: (1) Tư duy lại các nguyên tắc,
(2) Tư duy lại vấn đề cạnh tranh, (3) Tư duy lại sự kiểm soát và tính phức tạp, (4)
Tư duy lại vai trò lãnh đạo, (5) Tư duy lại thị trường, (6) Tư duy lại thế giới. Những
tổng kết mang tính triết lý này giúp mọi người nhìn thế giới với một nhận thức mới
mẻ, đồng thời cũng giúp nêu ra những hành động cụ thể để giành được những thành
công trong thời đại toàn cầu hoá với nền kinh tế tri thức.
Tiếp nối những nghiên cứu này, tác giả John Naisbitt (2009) đã nghiên cứu
và tổng kết 11 lối tư duy của tương lai cho những ai muốn tham gia vào đội ngũ
nguồn nhân lực chất lượng cao. Dù đề ra quan điểm phải tư duy lại tương lai hay
phải có lối tư duy của tương lai nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau
rằng, đó phải là tư duy sáng tạo. Như vậy, khi đề ra những yêu cầu đối với nguồn
nhân lực chất lượng cao, các tác giả đã nhấn mạnh tới những sáng tạo để đạt tới
đỉnh cao nhất trên con đường phát triển ở thời đại ngày nay.
Trong công trình: Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai, sau khi
nhấn mạnh vai trò trung tâm của giáo dục đối với con người trong xã hội ngày nay,
tác giả Edgar Morin (2008) đã luận giải về bảy tri thức cần phải trở thành nền tảng
trong nền giáo dục tương lai để những bộ óc được đào tạo tốt, có khả năng sáng tạo
cao, đó là: Sự đuôi mù của nhận thức: Sai lầm và ảo tưởng; Những nguyên tắc để có
một nhận thức đúng đắn; Về hoàn cảnh con người; Căn cước địa cầu; Đương đầu
6
với những bất xác định; Sự thông cảm; Đạo lý của nhân loại. Bảy tri thức này cho
phép kết nạp tất cả các bộ môn hiện có, thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực
chất lượng cao với khả năng đáp ứng những thách thức của cuộc sống cá nhân, văn
hoá và xã hội của tương lai.
1.2. Những nhận định về nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong giai đoạn hiện
nay ở Việt Nam
Tác giả Đức Vượng (2008) cho rằng nguồn nhân lực Việt Nam được xác
định gồm nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức, công chức viên chức và
có những đặc điểm chung là nguồn nhân lực ở Việt Nam khá dồi dào, nhưng chưa
được sự quan tâm đúng mức, chưa được quy hoạch, chưa được khai thác, đào tạo
thì nửa vời, nhiều người chưa được đào tạo; Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao,
dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất; Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa
nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức, chưa tốt, còn chia cắt, thiếu sự
cộng lực để cùng nhau thực hiện mục tiêu chung là xây dựng và bảo vệ đất nước.
Từ đó, tác giả đã đề xuất 10 giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam (Cần coi
nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam; nâng cao chất lượng con
người và chất lượng cuộc sống; Nhà nước phải có kế hoạch phối hợp tạo nguồn
nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức; có kế hoạch khai thác, đào tạo, bồi
dưỡng, sử dụng các nguồn nhân lực cho đúng; hằng năm, Nhà nước cần tổng kết về
lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực ở Việt Nam, đánh giá đúng mặt được, mặt
chưa được, kịp thời rút ra những kinh nghiệm, trên cơ sở đó mà xây dựng chính
sách mới và điều chỉnh chính sách đã có về nguồn nhân lực ở Việt Nam...) Tác giả
cũng kiến nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng phải có chính sách, biện pháp
kết hợp thật tốt giữa đào tạo và sử dụng trong tổng thể phát triển kinh tế của đất
nước, đáp ứng có hiệu quả nguồn lao động có chất lượng cao cho yêu cầu phát triển
của nền kinh tế.
Tác giả Nguyễn Thanh Tuyền và cộng sự (2002) khẳng định con đường hội
nhập đối với Việt Nam là tất yếu. Xây dựng được cho mình những yếu tố ngày càng
mạnh của kinh tế tri thức là cách duy nhất để có được năng lực cạnh tranh, và hợp
7
tác một cách bình đẳng trong sự hội nhập đó. Đối với Việt Nam, chuyển sang thời
đại nền kinh tế tri thức là xu hướng không thể đảo ngược. Phải có tư duy của nền
kinh tế tri thức ngay cả khi đang ở trong giai đoạn phát triển nền kinh tế hữu hình
(công nghiệp hoá) để chí ít khi chưa thể bắt kịp vào nền kinh tế tri thức thì cũng tạo
ra được những tiền đề để tiếp nhận có hiệu quả các hiệu ứng tác động của nền kinh
tế tri thức trong toàn cầu hoá. Từ đó các tác giả cũng đề xuất sáu giải pháp căn bản
để tiến đến nền kinh tế tri thức là: Đẩy nhanh hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu,
nắm bắt những cơ hội của nó để nhanh chóng để tiến nhanh; Đầu tư vào giáo dục,
phát triển nguồn vốn con người để tăng năng lực hấp thụ và sử dụng tri thức; Đầu tư
cho khoa học và công nghệ để tạo ra tri thức của chính mình; Đầu tư vào hạ tầng
thông tin để tạo điều kiện dễ dàng cho việc thu nhận lẫn hấp thụ tri thức; Tăng
cường đổi mới chính sách và thiết chế để tiếp tục thực thi phát triển nền kinh tế mở;
và kinh tế tri thức hướng tới một xã hội mở, dân chủ rộng rãi.
Tác giả Lê Thị Ngân (2002) cho rằng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
tiếp cận kinh tế tri thức là nâng cao năng lực thể chất và năng lực tinh thần sáng tạo,
tìm kiếm, phát hiện thông tin và vật chất hoá thông tin thành sản phẩm và công
nghệ mới. Do đó, khả năng sáng tạo đổi mới là đặc điểm nổi bậc của chất lượng
nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức. Qua đó tác giả cũng xác định điểm yếu của
Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri
thức là cơ sở hạ tầng cho kinh tế tri thức còn nhiều yếu kém, nguồn nhân lực chưa
đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, còn thiếu về số lượng và chất lượng. Tác giả cho
rằng để tiếp cận được kinh tế tri thức phải đồng thời tiến hành việc tạo dựng cơ sở
hạ tầng ban đầu cho kinh tế tri thức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Cùng quan điểm khi nghiên cứu nguồn nhân lực chất lượng cao tác giả Trần
Văn Hùng (2012) cho rằng điều kiện để tạo được lợi thế cạnh tranh trong thời đại
ngày nay là đầu tư phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao đi đôi với cấu trúc
lại nền kinh tế. Cạnh tranh kinh tế hiểu theo nghĩa rộng chính là cạnh tranh về giáo
dục đào tạo và khoa học công nghệ. Tuy nhiên, để có được như vậy vấn đề cơ bản
là phải có đầu tư xứng đáng vào giáo dục đào tạo, tức là đầu tư vào nguồn tài
8
nguyên con người, đào tạo nguồn nhân lực có năng lực trí tuệ và tay nghề cao, có
khả năng tiếp nhận và sáng tạo tri thức và công nghệ mới.
Nhìn nhận nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua giáo dục – đào tạo, tác
giả Nguyễn Trung (2012) nhận định chất lượng của công tác giảng dạy ở nước ta
được đánh giá thông qua chương trình giảng dạy, người dạy, chất lượng nhà trường.
Tác giả cung cấp cho người đọc thông tin đáng chú ý về chất lượng đào tạo ở nước
ta thông qua đánh giá của các chủ doanh nghiệp Việt Nam đối với những lao động
được đào tạo qua các cơ sở đào tạo trong nước: (a) họ phải đào tạo lại hầu hết mọi
người ở mọi cấp bậc – học nghề, đại học, sau đại học - mà họ nhận vào doanh
nghiệp của mình, (b) họ không tin tưởng vào hệ thống đại học và các viện nghiên
cứu của trong nước, vì chất lượng giảng dạy thấp; nội dung thấp và lạc hậu; khả
năng nghiên cứu nghèo nàn; sách vở và thiết bị đều thiếu, không đồng bộ, cũ kỹ,
yếu về ngoại ngữ, năng lực tổ chức và quản lý thấp.
Tác giả Đàm Nguyễn Thuỳ Dương (2004) cũng cho rằng nguồn nhân lực là
nguồn lực mạnh nhất, quan trọng nhất trong các nguồn lực của sự phát triển. Đó
không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu của sự phát triển, là hướng vào phục vụ
lợi ích con người. Tuy nhiên, vấn đề phát huy sức mạnh của nguồn lực này như thế
nào còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt vào trình độ và kỹ năng sử dụng nguồn
lao động. Tác giả đã cho thấy được nguồn lao động của thành phố có qui mô lớn
nhất cả nước, chiếm 77% tổng nguồn lao động; 7,9% dân số trong độ tuổi lao động
và 6,6% dân số hoạt động kinh tế của cả nước. Chất lượng nguồn lao động đã được
nâng lên rõ rệt: về trình độ văn hoá của dân số hoạt động kinh tế chỉ có 0,5% chưa
biết chữ và 10% chưa tốt nghiệp tiểu học, 8,9% đã tốt nghiệp từ tiểu học đến trung
học phổ thông; về trình độ chuyên môn kỹ thuật 33% dân số hoạt động kinh tế có
trình độ từ công nhân kỹ thuật trở lên và gần 40% qua đào tạo nghề, đặc biệt là lao
động có trình độ cao đẳng trở lên ngày càng tăng. Về sử dụng lao động, 93,8% dân
số hoạt động tập trung ở khu vực công nghiệp và dịch vụ, chỉ có 6,7% tập trung
trong nông nghiệp. Lao động ở TP.HCM cũng phân bố không đồng đều giữa các
khu vực kinh tế. Mặc dù kinh tế thành phố phát triển cao, hàng năm giải quyết được
9
một số lượng lớn lao động nhưng tỷ lệ người thất nghiệp của TP.HCM vẫn còn khá
cao chiếm 6,53% tổng số người trong độ tuổi lao động (so với Đông Nam
Bộ:4,65%; Hà Nội:4,61%; cả nước:2,1%). Từ đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp
về nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động. Đối với nhóm giải pháp nguồn lao
động, chú ý việc điều tiết biến động dân số và nguồn lao động nhằm giảm sức ép
tăng lao động, xây dựng chính sách hợp lý đối với lao động nhập cư, đồng thời nhấn
mạnh đến việc nâng cao chất lượng nguồn lao động như chính sách giáo dục – đào
tạo, y tế, giáo dục thể chất, chính sách thu hút nhân tài. Đối với nhóm sử dụng
nguồn lao động, tác giả đưa ra 7 giải pháp cụ thể, trong đó đặc biệt chú trọng đến 3
giải pháp: chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, phát huy tiềm năng thế mạnh của
thành phố để phát triển kinh tế - xã hội và hợp tác quốc tế nhằm thu hút mọi nguồn
lực như vốn, “chất xám”, kinh nghiệm quản lý, công nghệ từ nước ngoài để tạo ra
nhiều việc làm cho người lao động.
1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu
 Ý nghĩa lý luận
- Các tác giả đã tiếp cận một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản
như: ý nghĩa và tầm quan trọng mang tính quyết định của vấn đề nhân lực và phát
triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH,HĐH; Vai trò quan trọng và quyết định
của giáo dục và đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, quy mô lớn
và hợp lý về cơ cấu ngành nghề phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế Việt Nam.
- Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đều dùng những thuật ngữ đa dạng
để chỉ nguồn nhân lực chất lượng cao. Đó là nguồn nhân lực trí tuệ, nguồn nhân lực
tài năng, đội ngũ tri thức, đội ngũ khoa họcnhững thuật ngữ này hướng tới những
nhóm đối tượng khác nhau trong nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều đó giúp cho
người đọc có một cách nhìn tổng quát về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
- Các công trình nghiên cứu trong nước đều khẳng định vai trò to lớn của
nguồn nhân lực chất lượng cao đối với quá trình CNH,HĐH và hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam. Đó là chìa khoá chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học, kỹ
10
thuật và công nghệ trên con đường phát triển, chống nguy cơ tụt hậu, là khâu đột
phá nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai
đoạn 2010-2020 và tạo ra bước phát triển thần kỳ của Việt Nam.
- Khi bàn về nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế, tinh thần cơ
bản toát lên từ những công trình kể trên là sự nhấn mạnh tới yêu cầu về việc con
người phải thay đổi tư duy để thích ứng và làm chủ những xu hướng phát triển rất
mới và đầy bất ngờ trong thời đại ngày nay.
- Bằng việc vận dụng phương pháp tiếp cận hệ thống và phương pháp tiếp
cận thị trường, các bài viết đã góp phần bổ sung và phát triển lý luận về mối quan
hệ biện chứng giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế - dịch chuyển nhu cầu nhân lực – và
điều chỉnh nhu cầu đào tạo nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường.
 Ý nghĩa thực tiễn
- Các tác giả đã phân tích ở những khía cạnh và góc độ khác nhau về thực
trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam. Những thực trạng đó liên quan tới
số lượng, cơ cấu và khả năng đáp ứng yêu cầu của những công việc đòi hỏi trình độ
cao. Tất cả những nghiên cứu đều khẳng định rằng nguồn nhân lực chất lượng cao
của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình CNH,HĐH và quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
- Những tài liệu trên đã phát hoạ được bức tranh phát triển nguồn nhân lực
của Việt Nam nói chung, với nét chủ yếu là thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực,
cũng như hạn chế của hệ thống giáo dục và đào tạo cần được khắc phục một cách
hiệu quả để từ đó đưa ra những giải pháp về nguồn nhân lực cho Việt Nam.
- Các tác giả nghiên cứu cũng đã đề xuất một số giải pháp về giáo dục – đào
tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực như: phát triển giáo dục đào tạo đáp ứng theo
nhu cầu của thị trường, đổi mới nội dung, chương trình và cách thức giảng dạy ở
các bậc học. Có chính sách ưu đã trong việc trọng dụng nhân tài.
1.4. Những vấn đề đặt ra cho luận án
- Các tác giả nước ngoài có những cách phân tích và luận giải tương đối cuốn
hút và thuyết phục về tầm quan trọng của tri thức và trí tuệ trong quá trình hình
11
thành nền kinh tế tri thức. Từ đó các tác giả đặc biệt nhấn mạnh tới vấn đề phải đổi
mới tư duy để mỗi cá nhân trở nên chủ động hơn trong sự phát triển mạnh mẽ của
thời đại ngày nay. Mặc dù khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao không được sử
dụng nhưng những thuật ngữ như doanh nhân, đội ngũ lãnh đạo, nhà khoa học, tầng
lớp sáng tạo, công nhân trí thức, công nhân trí tuệ được các tác giả sử dụng như một
cách diễn đạt khác về lực lượng này đã chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt trong những
nghiên cứu của các tác giả đối với lực lượng ưu tú của xã hội- lực lượng quyết định
nhất đến sự hình thành nền kinh tế tri thức toàn cầu. Những nghiên cứu này thể hiện
mối quan tâm đến nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, đó là những nghiên
cứu chủ yếu gắn với bối cảnh kinh tế ở các nước phát triển hàng đầu thế giới, không
phải là những nghiên cứu gắn với Việt Nam.
- Các nghiên cứu trong nước cũng chỉ đề cập đến các lý luận chung về xây
dựng, quản lý, phát triển nguồn nhân lực, những yếu tố riêng lẻ tác động đến nguồn
nhân lực trong suốt quá trình hình thành và phát triển theo sự phát triển của kinh tế
xã hội. Chưa có các nghiên cứu chỉ rõ những yếu tố nào ảnh hưởng đến nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế tại TP.HCM. Chưa có nghiên cứu
phân tích cụ thể những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao ở TP.HCM
- Hoạt động đào tạo nhân lực đã được quan tâm ở nhiều quốc gia và có nhiều
công trình, hội nghị, hội thảo đề cập đến nhưng việc nghiên cứu phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao ở khía cạnh cung và cầu lao động vào một vùng lãnh thổ
đặc trưng như TP.HCM cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập
đến một cách toàn diện, đầy đủ, luận giải một cách sâu sắc.
- Trong số các nghiên cứu, có một số nghiên cứu đề cập đến việc nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, nhưng các nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn
với hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO vẫn chưa
được đề cập một cách đầy đủ. Chưa có tác giả nghiên cứu xây dựng thang đo chất
lượng nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên nhu cầu lao động tại TPHCM.
12
- Tất cả những công trình nói trên, ở những mức độ khác nhau, đã giúp tác
giả có một số tư liệu và kiến thức cần thiết để có thể hình thành những hiểu biết
chung, giúp tiếp cận và đi sâu nghiên cứu vấn đề.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
- Phân tích thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM trong bối cảnh HNKTQT.
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ở khía cạnh cung lao động.
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ở khía cạnh cầu lao động
- Lập luận về phương pháp, mục tiêu và đề xuất quan điểm và giải pháp phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của
TP.HCM
3. Đối tƣợng phạm vi và giới hạn nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực sản
xuất (lao động kỹ thuật) trên địa bàn TP.HCM
- Nội dung vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu HNKTQT ở TP.HCM
- Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu nguồn nhân lực chất lượng cao
với tư cách là một bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất; là đội ngũ lao động
trực tiếp sản xuất của nền kinh tếtrên địa bàn TP.HCM trong bối cảnh HNKTQT.
4. Điểm mới và những đóng góp của luận án
4.1. Về phƣơng diện học thuật
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao, các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao trong thời kỳ HNKTQT hiện nay ở hai khía cạnh cung và cầu lao
động tại TP.HCM.
Góp phần xác định và chứng minh các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong HNKTQT ở TP.HCM
13
4.2 Về phƣơng diện thực tiễn
Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính
sách có cách nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về cách thức tiếp cận đối với nguồn nhân
lực chất lượng cao với tư cách là một bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất.
Nhận thức đầy đủ, rõ ràng hơn về thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao trong bối cảnh HNKTQT ở TP.HCM. Từ đó đề xuất các giải pháp làm cơ
sở cho việc hoạch định và nâng cao chất lượng phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ở TP.HCM hiện nay.
5. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục
các bảng, phụ lục và tài liệu tham khảo; luận án được bố cục theo 4 chương như
sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 3: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở TP.HCM.
Chương 4: Quan điểm, phương hướng và một số giải pháp phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở TP.HCM.
14
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm và các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong
bối cảnh HNKTQT
1.1.1. Phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lƣợng cao
Khái niệm về nguồn nhân lực
Khái niệm nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa, ngoài nghĩa rộng được
hiểu như khái niệm “nguồn lực con người”, thường còn được hiểu theo nghĩa hẹp là
nguồn lao động (tổng số người đang có việc làm, số người thất nghiệp và số lao
động dự phòng), thậm chí có khi còn được hiểu là lực lượng lao động (số người
trong độ tuổi lao động mà có khả năng lao động).
Nguồn nhân lực là toàn bộ quá trình chuyên môn mà con người tích luỹ
được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng đem lại thu nhập trong tương lai. Cũng
giống như nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực là kết quả đầu tư trong quá khứ với
mục đích đem lại thu nhập trong tương lai (Begg et.al, 1995).
Theo Ngân hàng thế giới thì nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến
thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có hoặc tiềm năng để phát
triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng (WB, 2000).
Nguồn nhân lực cần được hiểu là số lượng (số dân) và chất lượng con người,
bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo
đức của người lao động. Nó là tổng thể nguồn nhân lực hiện có thực tế và tiềm năng
được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay
một địa phương nào đó (Phạm Minh Hạc, 2001)
Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một tổ chức, một địa
phương, một quốc gia trong thể thống nhất hữu cơ năng lực xã hội (thể lực, trí lực,
nhân cách) và tính năng động xã hội của con người thuộc các nhóm đó, nhờ tính
15
thống nhất mà nguồn lực con người biến thành nguồn vốn con người đáp ứng yêu
cầu phát triển (Đoàn Văn Khái, 2005)
Schultz (1972) giải thích thuật ngữ “nguồn nhân lực” là bao gồm nhiều thuộc
tính như thể lực, sinh học, tâm lý và văn hoá cũng như giá trị văn hoá và giá trị kinh
tếcủa nhà sản xuất và dịch vụ khách hàng.
Nguồn nhân lực, theo cách tiếp cận mới, có nội hàm rộng rãi bao gồm các
yếu tố cấu thành về số lượng, tri thức, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tính
năng động xã hội, sức sáng tạo, truyền thống lịch sử và văn hoá. Các khái niệm trên
cho thấy nguồn lực con người không chỉ đơn thuần là lực lượng lao động đã có và
sẽ có, mà còn bao gồm sức mạnh của thể chất, trí tuệ, tinh thần của các cá nhân
trong một cộng đồng, một quốc gia được đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng
vào quá trình phát triển xã hội.
Như vậy, xem xét dưới các góc độ khác nhau có thể có những khái niệm
khác nhau về nguồn nhân lực, nhưng những khái niệm này đều thống nhất nội dung
cơ bản: nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Con người với
tư cách là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất giữ vị trí hàng đầu, là nguồn lực cơ
bản và nguồn lực vô tận của sự phát triển không thể chỉ được xem xét đơn thuần ở
góc độ số lượng hay chất lượng mà là sự tổng hợp của cả số lượng và chất lượng;
không chỉ là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động mà là các thế hệ con người với
những tiềm năng, sức mạnh trong cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội.
Kế thừa quan điểm của các tác giả nghiên cứu về nguồn nhân lực, tác giả đề
tài cho rằng: Nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chất lượng con người với
tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần
tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào
quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội.
Phát triển nguồn nhân lực
Nadler & Nadler (1990) cho rằng phát triển nguồn nhân lực và giáo dục đào
tạo là những thuật ngữ có cùng nội hàm. Hai tác giả này định nghĩa: phát triển
16
nguồn nhân lực là làm tăng kinh nghiệm học được trong một khoảng thời gian xác
định để tăng cơ hội nâng cao năng lực thực hiện công việc.
Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách
và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực (trí tuệ,
thể chất, và phẩm chất tâm lý xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho
sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển (Bùi Văn Nhơn, 2006)
Trong khái niệm này chất lượng nguồn nhân lực được giải thích như sau:
Thể lực của nguồn nhân lực: sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần. Thể lực
là trạng thái sức khoẻ thể chất của con người, là điều kiện đảm bảo cho con người
phát triển, trưởng thành một cách bình thường, hoặc có thể đáp ứng được những đòi
hỏi về sự hao phí sức lực, thần kinh, cơ bắp trong lao động. Trí lực ngày càng đóng
vai trò quyết định trong sự phát triển nguồn nhân lực, song, sức mạnh trí tuệ của
con người chỉ có thể phát huy được lợi thế trên nền thể lực khoẻ mạnh. Chăm sóc
sức khoẻ là một nhiệm vụ rất cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo
tiền đề phát huy có hiệu quả tiềm năng con người.
Trí lực của nguồn nhân lực: là trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và kỹ
năng lao động thực hành của người lao động. Đó là năng lực của trí tuệ, quyết định
phần lớn khả năng lao động sáng tạo của con người. Trí tuệ được xem là yếu tố
quan trọng hàng đầu của nguồn nhân lực, khai thác và phát huy tiềm năng trí tuệ trở
thành yêu cầu quan trọng nhất của việc phát huy nguồn lực con người. Nó bao gồm
trình độ tổng hợp từ văn hoá, chuyên môn, kỹ thuật, kỹ năng lao động. Trình độ văn
hoá, với nền tảng học vấn nhất định là cơ sở cho phát triển trình độ chuyên môn kỹ
thuật. Trình độ chuyên môn kỹ thuật đảm bảo cho nguồn nhân lực hoạt động mang
tính chuyên môn hoá và chuyên nghiệp hoá. Kỹ năng lao động theo từng nghành
nghề, lĩnh vực là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực ở
xã hội công nghiệp.
Phẩm chất tâm lý xã hội: còn được gọi là tâm lực, chính là tác phong, tinh
thần – ý thức trong lao động như: tác phong công nghiệp (khẩn trương, đúng giờ
v.v.), có ý thức tự giác cao, có niềm say mê nghề nghiệp chuyên môn, sáng tạo,
17
năng động trong công việc; có khả năng chuyển đổi công việc cao thích ứng với
những thay đổi trong lĩnh vực công nghệ và quản lý.
Ngày nay, cái đem lại lợi thế cho nguồn nhân lực ngoài trí lực và thể lực,
còn phải tính đến phẩm chất đạo đức, nhân cách con người. Phát triển nhân cách,
đạo đức đem lại cho con người khả năng thực hiện tốt các chức năng xã hội, nâng
cao năng lực sáng tạo của họ trong hoạt động thực tiễn xã hội. Do vậy, phát triển
nguồn nhân lực, ngoài việc quan tâm nâng cao mặt bằng và dân trí, nâng cao sức
khoẻ cho mỗi con người, cho cộng đồng xã hội, thì cần coi trọng xây dựng đạo đức,
nhân cách, lý tưởng cho con người.
Chỉ tiêu tổng hợp: tổ chức phát triển liên hợp quốc đã khuyến nghị và đưa ra
chỉ số để đánh giá sự phát triển con người HDI. Theo phương pháp này thì sự phát
triển con người được xác định theo ba yếu tố cơ bản và tổng hợp nhất: 1. Sức
khỏe,tuổi thọ bình quân của dân số; 2. Trình độ học vấn: Tỷ lệ dân số biết chữ, số
năm đi học của một người; 3.Thu nhập: tổng sản phẩm trong nước GDP/người.
Như vậy, phát triển nguồn nhân lực là quá trình phát triển thể lực, trí lực, khả
năng nhận thức và tiếp thu kiến thức tay nghề, tính năng động xã hội và sức sáng
tạo của con người; nền văn hoá; truyền thống lịch sử v.v. Với cách tiếp cận phát
triển từ góc độ xã hội, phát triển nguồn nhân lực là quá trình tăng lên về mặt số
lượng (quy mô) nguồn nhân lực và nâng cao về mặt chất lượng nguồn nhân lực, tạo
ra cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng hợp lý. Với cách tiếp cận phát triển từ góc độ
cá nhân, phát triển nguồn nhân lực là quá trình làm cho con người trưởng thành, có
năng lực xã hội (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hội cao (Trần
Xuân Cầu, 2008).
Khái niệm về nguồn nhân lực chất lƣợng cao
Từ thời của Mác, dù chưa đề cập đến thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng
cao nhưng Mác đã nêu ra quan niệm về những người có trình độ, có khả năng ứng
dụng những thành tựu của khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, đó là những con người
có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông và nắm nhanh chóng toàn bộ hệ
thống sản xuất trong thực tiễn. (C. Mác và Ph. Ăng-ghen,1993).
18
Tại Hội Nghị BCHTW lần thứ 6 khoá IX, Đảng ta lần đầu tiên sử dụng thuật
ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông
qua con đường phát triển, giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ chính là khâu
then chốt để nước ta vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển. Đến Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta một lần nữa nhấn mạnh thuật ngữ này khi đưa ra
định hướng chính sách tập trung phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao:
Trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu nghành, tổng công trình sư, kỹ sư
trưởng, kĩ thuật viên lành nghề và CNKT có tay nghề cao. Có chính sách thu hút
các nhà khoa học công nghệ giỏi trong nước và ngoài nước, trong cộng đồng người
Việt định cư ở nước ngoài. Như vậy theo quan niệm của Đảng, nguồn nhân lực chất
lượng cao bao gồm đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ, các công trình sư, kỹ
sư, các công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.
Khi bàn tới thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao, đại từ điển Kinh tế thị
trường của Trung Quốc cho rằng, đó là những người, trong điều kiện xã hội nhất
định, có tri thức chuyên môn nhất định, có năng lực và kỹ năng cao, với tính lao
động sáng tạo của bản thân trong điều kiện hoạt động xã hội, có khả năng góp phần
cống hiến nào đó đối với sự phát triển của xã hội (dẫn theo Nguyễn Đình Luận,
2003).
Trong lĩnh vực xã hội nhân văn, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã bắt
đầu hình thành nên những quan niệm xung quanh vấn đề nguồn nhân lực chất lượng
cao. Phạm Minh Hạc (2003) cho rằng nguồn nhân lực chất lượng cao là đội ngũ
nhân lực có trình độ và năng lực cao, là lực lượng xung kích tiếp nhận chuyển giao
công nghệ tiên tiến, thực hiện có kết quả việc ứng dụng vào điều kiện nước ta, là hạt
nhân lĩnh vực của mình vào CNH,HĐH được mở rộng theo kiểu “vết dầu loang”
bằng cách dẫn dắt những bộ phận công nhân có trình độ và năng lực thấp hơn, đi
lên với tốc độ nhanh.
Ngày nay, nguồn nhân lực chất lượng cao còn được hiểu như một khái niệm
là vốn con người. Theo Trần Thọ Đạt (2007) vốn con người là kết quả của quá trình
đầu tư vào các hoạt động nhằm nâng cao năng suất lao động cá nhân như giáo dục,
19
y tế, đào tạo tại chỗ (on-the-job training). Theo Laroche (1999), khái niệm vốn con
người có năm khía cạnh đặc trưng.
Thứ nhất, vốn con người là một loại hàng hóa bất khả thương (non-tradable).
Cho dù là bẩm sinh hay có được do học tập, rèn luyện, nhưng kỹ năng và kiến thức
đều hàm chứa trong cá nhân mỗi con người. Vì con người không phải là hàng hóa
(ngoại trừ trong chế độ chiếm hữu nô lệ), nên không có thị trường cho phép mua
bán tài sản vốn con người.
Thứ hai, mặc dù vốn con người là một loại tài sản cá nhân, nhưng không
phải lúc nào con người cũng có thể kiểm soát các kênh và các cách thức để có được
thứ tài sản này. Trong những năm đầu của cuộc đời, các quyết định liên quan đến
vốn con người không do chủ nhân của nó mà do cha mẹ, thầy giáo, chính phủ và cả
xã hội nắm giữ thông qua các thể chế giáo dục và xã hội. Đến khi con người trưởng
thành, có thể tự chủ và độc lập trong cuộc sống, thì họ có quyền quyết định quá
trình đầu tư vào vốn con người của mình, nhưng ảnh hưởng từ những người xung
quanh và các khuôn khổ thể chế được áp dụng nơi họ sinh sống sẽ tiếp tục tác động
đến quá trình hình thành vốn con người của mỗi cá nhân, cả về mặt lượng lẫn mặt
chất.
Thứ ba, vốn con người có cả mặt lượng lẫn mặt chất. Mặc dù chúng ta dễ
dàng định lượng được số năm đi học của một cá nhân, nhưng đầu tư vào vốn con
người không hề đồng nhất về chất. Ví dụ, những con người có bằng đại học
Harvard có thể có mức vốn con người cao hơn những người tốt nghiệp từ các
trường đại học ít tên tuổi hơn.
Thứ tư, vốn con người vừa mang tính cộng đồng, vừa mang tính cá biệt.
Kiến thức có thể mang tính cộng đồng nếu con người sử dụng chúng trong nhiều
hoạt động và nếu chúng được truyền từ người này sang người khác một cách dễ
dàng mà không làm giảm nhiều giá trị. Ngược lại, vốn con người trở nên cá biệt nếu
người tachỉ sử dụng nó trong một số ít hoạt động và nếu việc tan rã mối quan hệ
giữa người lao động (chủ thể mang vốn con người) và công ty gây ra những mất
mát to lớn.
20
Cuối cùng, vốn con người chứa đựng cả những hiệu ứng ngoại sinh. Khi nói
đến các hiệu ứng lan tỏa, một mặt chúng ta có thể hiểu rằng cá nhân này có thể tác
động tới năng suất lao động của các cá nhân khác và tác động tới lợi suất của vốn
vật chất, mặt khác với khả năng nhất định, mỗi cá nhân có thể làm việc năng suất
hơn trong một môi trường có mức vốn con người cao. Khía cạnh này của vốn con
người giải thích cho việc hình thành cũng như vai trò quyết định của những trung
tâm tập trung vốn con người cao, như các trường đại học, các thành phố, trung tâm
nghiên cứu hay tổ hợp các hãng công nghệ cao (ví dụ Thung lũng Silicon), đối với
sự phát triển và tiến bộ của kiến thức, công nghệ và tăng trưởng kinh tế.
Quan điểm Schultz (1972) vốn con người (human capital) được xemchủ
yếulàkhả năngthích ứng. Theophương pháp này,vốn con người làđặc biệt
hữu ích trong việcđối phó với tình huống mất cân bằng, hay rộng hơn,với
tình huống trong đócó mộtmôi trường thay đổi, và người lao độngphải
thích ứng vớiđiều này.
Theo Bùi Thị Ngọc Lan (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thanh Liên, 2011) nhân
lực chất lượng cao phải có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp; làm
chủ được các thiết bị, công nghệ hiện đại; sử dụng được một ngoại ngữ trong
chuyên môn giao tiếp; có kỹ năng xã hội, giao tiếp, ứng xử, hợp tác, năng lực hoạt
động sáng tạo; tác phong lao động công nghiệp, có lương tâm nghề nghiệp và sức
khoẻ tốt.
Theo Nguyễn Trọng Chuẩn (trích dẫn bởi Lê Thị Thanh Mai, 2011) cho rằng
nguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm chỉ lực lượng lao động có học vấn, có
trình độ chuyên môn cao và nhất là có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi
nhanh chóng của công nghệ sản xuất, là một yếu tố then chốt nhằm phát triển kinh
tế bền vững.
Theo Đinh Sơn Hùng, và Trần Gia Trung Đỉnh (2011) thì nguồn nhân lực
chất lượng cao là khái niệm để chỉ những người lao động đã được đào tạo, có trình
độ học vấn, trình độ tay nghề cao (về chuyên môn, kỹ thuật) tương ứng với một
ngành nghề cụ thể theo tiêu chí phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất
21
định (đại học, trên đại học, cao đẳng, lao động kỹ thuật lành nghề) và trên thực tế có
kỹ năng lao động giỏi. Những lao động này có khả năng thích ứng nhanh với những
thay đổi liên tục của môi trường công việc, có sức khoẻ và phẩm chất tốt, có tính kỷ
luật, có đạo đức và tác phong nghề nghiệp, mong muốn đóng góp tài năng, công sức
của mình cho sự thành công, phát triển chung của tập thể. Cao hơn nữa, đó là những
lao động có khả năng vận dụng những tri thức, kỹ năng đã được đào tạo vào quá
trình lao động sản xuất nhằm sáng tạo, cải tiến năng suất, chất lượng và mang lại
hiệu quả cao trong công việc.
Theo Chu Hảo (2012) thì nhân lực chất lượng cao trước hết phải được thừa
nhận trên thực tế, không phải ở dạng tiềm năng. Điều đó có nghĩa là nó không đồng
nghĩa với học vị cao. NLCLC là những người có năng lực thực tế hoàn thành nhiệm
vụ được giao một cách xuất sắc nhất, sáng tạo và có đóng góp thực sự hữu ích cho
công việc của xã hội.
Những phẩm chất nhân cách của con người mới là yếu tố cơ bảo đảm chất
lượng nguồn nhân lực. Sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tùy thuộc vào
trình độ phát triển nhân cách tạo thành những bộ phận hợp thành cấu trúc nguồn
nhân lực. Do vậy, giáo dục nhân cách phải được thực hiện trong bất cứ quá trình
nào của chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Những suy thoái nhân cách bao giờ
cũng làm tổn thương đến sự phát triển nguồn nhân lực (một tập đoàn doanh nghiệp
có thể phá sản nhiều khi chỉ do một nhóm cán bộ lãnh đạo sa vào tình trạng tham
nhũng) (Phạm Tất Dong, 2011)
“Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có
phẩm chất tốt đẹp được đào tạo bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên
tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại” (Đảng CSVN, 2006)
Về tiêu chí làm nên nội hàm khái niệm.
Tiêu chí về lượng cho thấy nhân lực chất lượng cao, nói chung phải là tốt
nghệp từ cao đẳng- đại học trở lên, nhưng phải từ lại khá- giỏi. Tiêu chí chất lượng
thể hiện ở năng lực linh hoạt, sáng tạo, ý chí vượt khó, đạo đức nghề nghiệp thể
hiện tinh thần trách nhiệm cao, kỷ năng nghề nghiệp tạo nên sản phẩm có chất
22
lượng khá, và tốt, phù hợp qua hoạt động thực tế. “Một nguồn nhân lực chất lượng
cao, thể hiện ở trình độ lành nghề của nguồn nhân lực.” (Phạm Tất Dong, 2011)
Tác giả Hồ Bá Thâm (2012) cho rằng nhân lực chất lượng cao phải là nhân
lực với 4 đặc trưng chính: có trí tuệ, nhân cách, tay nghề vượt trội và có năng lực
thực tế hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc nhất so với mặt bằng
chung phù hợp với nền kinh tế - xã hội hiện đại mang tính chất tri thức.
Hoặc nhân lực chất lượng cao cũng cấu thành các phẩm chất chính như: i)
đạo đức nghề nghiệp; ii) sức bền và dẻo dai về thể lực, trí lực, chí lực, tâm lực; iii)
năng lực, phương pháp, kỹ năng nghề nghiệp thành thạo cao, iv) tạo nên sản phẩm
có sức cạnh tranh cao so với mặt bằng chung. Sự khác nhau ở đây chủ yếu không
chỉ là số lượng mà là chất lượng, dù số lượng rình bắt chất lượng, chuyển hóa thành
chất lượng và ngược lại.
Nếu cụ thể hóa các tiêu chí đó, thì ta thấy có 6 tiêu chí cần thiết, không thể
thiếu, sau đây:
- Đạo đức nghề nghiệp: tinh thần kỷ luật, ý thức trách nhiệm, tinh thần dân
chủ, hợp tác, và ý thức vì tập thể, cộng đồng cao.
- Năng lực chuyên môn: độ thành thạo nghiệp vụ cao.
- Kỷ năng xã hội: kỷ năng làm việc nhóm, khả năng thay đổi, thích ứng
nhanh, hội nhập cao …
- Ý chí vượt khó, bền bỉ, năng lực kìm chế bản thân…
- Tinh thần và phương pháp đột phá, sáng kiến, sáng tạo trong công việc…
- Năng lực tự học, tự rút bài học kinh nghiệm bản thân, biết học hỏi đồng
nghiệp, làm mới mình…thể hiện tiềm lực làm việc lâu dài…(nhân lực chất lượng
cao không thể thiếu kỷ năng tự học).
- Cuối cùng là năng lực thực tế tạo nên kết quả cao và vượt trội, có năng lực
cạnh tranh, có đóng góp thực sự hữu ích cho công việc của xã hội
Dù các nhà nghiên cứu có những góc độ tiếp cận khác nhau về nguồn nhân
lực chất lượng cao, nhưng tổng hợp lại có thể thấy được những đặc trưng cơ bản
của nguồn nhân lực chất lượng cao là:
23
Một là, vai trò và tầm quan trọng: Nguồn nhân lực chất lượng cao là lực
lượng lao động ưu tú nhất, đóng vai trò là đầu tàu dẫn dắt nguồn nhân lực trong xã
hội.
Hai là, số lượng: Nguồn nhân lực chất lượng cao chỉ bao gồm một bộ phận
nhân lực trong tổng số nguồn nhân lực của quốc gia
Ba là, chất lượng: Nguồn nhân lực chất lượng cao được đánh giá thông qua
các tiêu chí cơ bản sau: (1) Thể lực, (2) Trí lực, (3) Nhân cách, (4) Năng động xã
hội.
Xét về mặt kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thì nguồn nhân lực chất
lượng cao phải có năng lực nhận thức và thực hành kinh tế thị trường chuyển dần
theo nền kinh tế thị trường hiện đại (kết hợp kinh tế thị trường tự do và thị trường
xã hội). Điều đó còn có ý nghĩa là nguồn nhân lực này có khả năng hội nhập quốc
tế, tức có khả năng thông hiểu thị trường quốc tế và làm việc/ đàm phán, hợp tác
trong môi trường đa văn hóa mà không hòa tan bản sắc dân tộc. Nguồn nhân lực
như thế không chỉ là những con người kinh tế mà còn là những con người văn hóa,
con người có đạo đức nghề nghiệp có tầm nhìn quốc tế và hành động điạ phương…
Xét về mặt chính trị - công dân, nguồn nhân lực chất lượng cao là những
người không chỉ có trí tuệ, có văn hóa nghề nghiệp mà còn là những công dân,
những người có ý thức và năng lực thực thi dân chủ, và pháp quyền. Làm việc
không chỉ vì lợi ích ca nhân mà còn là vì lới ich cộng đồng, lợi ich quốc gia (Hồ Bá
Thâm, 2012).
Kế thừa những nhận định trên, có thể khái quát rằng: nguồn nhân lực chất
lượng cao là một bộ phận nhân lực có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu, được đào tạo
dài hạn, có chuyên môn kỹ thuật cao, có phẩm chất đạo đức tiêu biểu, có khả
năng thích ứng nhanh với những thay đổi của công nghệ, biết vận dụng sáng tạo
những tri thức những kỹ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất,
đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội một cách hiệu quả nhất.
Theo định nghĩa trên, chất lƣợng nguồn nhân lực chất lƣợng cao đƣợc
thể hiện qua bốn tiêu chí
24
(1) Tiêu chí về thể lực
Quan niệm về chất lượng nguồn nhân lực mà đề tài phân tích là năng lực tinh
thần và năng lực thể chất của nguồn nhân lực, nghĩa là nói đến sức mạnh và hiệu
quả của những khả năng đó, trong đó năng lực thể chất chiếm vị trí quan trọng. Tình
trạng sức khoẻ được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản về sức khoẻ
như: Chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về
cơ sở vật chất và các điều kiện về bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ. (Vũ Bá Thể, 2005;
Bùi Văn Nhơn 2006). Có sức chịu đựng dẻo dai, đáp ứng quá trình sản xuất liên tục,
kéo dài; có các thông số nhân chủng học đáp ứng được các hệ thống thiết bị công
nghệ được sản xuất phổ biến và trao đổi trên thị trường khu vực và thế giới; luôn
tỉnh táo và sảng khoái tinh thần. (Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, 2008)
(2) Tiêu chí về trí lực
Trí lực của nguồn nhân lực biểu hiện ở năng lực sáng tạo, khả năng thích
nghi và kỹ năng lao động nghề nghiệp của người lao động thông qua các chỉ số:
- Trình độ học vấn là chỉ tiêu đầu tiên biểu hiện trí lực của nguồn nhân lực. Trình
độ học vấn của nguồn nhân lực được đánh giá qua các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ người biết chữ
trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế; tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên
hoạt động kinh tế có trình độ văn hóa tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; số
năm đi học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế; tỷ lệ dân số đi
học chung các cấp: Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; tỷ lệ đi học đúng
độ tuổi cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông (Vũ Bá Thể, 2005; Bùi Văn
Nhơn, 2006; Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, 2008).
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Chất lượng của nguồn nhân lực không chỉ thể hiện ở trình độ học vấn, quan
trọng hơn là trình độ chuyên môn kỹ thuật, thông qua số lượng và chất lượng của lao
động đã qua đào tạo và được thể hiện thông qua các chỉ tiêu so sánh như sau: Tỷ lệ
lao động đã qua đào tạo so với lực lượng lao động đang làm việc là % số lao động đã
qua đào tạo (từ sơ cấp, công nhân kỹ thuật đến sau đại học) so với lực lượng lao động
đang làm việc; trình độ chuyên môn kỹ thuật được thể hiện thông qua tỷ lệ lao động
25
được đào tạo theo cấp bậc so với tổng số lao động đang làm việc của cả nước, từng
vùng, từng ngành và thứ ba là cơ cấu các loại lao động đã qua đào tạo theo trình độ
chuyên môn kỹ thuật, cấp bậc đào tạo thể hiện cơ cấu số lao động có trình độ ĐH,CĐ
- số lao động có trình độ THCN - số lao động là công nhân kỹ thuật (Vũ Bá Thể,
2005; Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, 2008).
- Năng lực sáng tạo
Biểu hiện ở óc sáng tạo, tính linh hoạt, nhanh nhẹn, nhạy bén trong phát hiện
thông tin mới và khả năng thích ứng nhanh để học tập, áp dụng, làm chủ các
phương tiện khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại cũng như năng lực hoạch
định các giải pháp kinh tế và thực hiện phát triển kinh tế. (Nguyễn Văn Dung, 2011)
- Năng lực và kỹ năng chuyên biệt
Kỹ năng lao động (khả năng ngoại ngữ, tin học) theo từng nghành nghề, lĩnh
vực là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực ở xã hội
công nghiệp (Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, 2008; Nguyễn Văn Dung, 2011).
(3) Tiêu chí về nhân cách
Nhân cách của nguồn nhân lực chất lượng cao biểu hiện ở tính tích cực, có ý
thức tự giác cao, có niềm say mê nghề nghiệp, năng động sáng tạo, đạo đức, tác
phong công nghiệp (khẩn trương, đúng giờ), lối sống đúng mực, hòa đồng trong
mỗi người lao động. Đó là quá trình nâng cao trình độ nhận thức các giá trị cuộc
sống, tinh thần trách nhiệm, khả năng hòa hợp với cộng đồng, đấu tranh với các tệ
nạn xã hội để xây dựng lối sống lành mạnh và hình thành tác phong lao động công
nghiệp.
Nguồn nhân lực chất lượng cao phải có đạo đức nghề nghiệp, có nhân cách,
có phẩm chất nổi bật (Nguyễn Văn Dung, 2011)
(4) Tiêu chí về năng động xã hội
Tiêu chí năng động xã hội của nguồn nhân lực chất lượng cao biểu hiện ở
chỗ linh hoạt cao trong công việc (Nguyễn Văn Dung, 2011). Phải có khả năng vận
dụng kiến thức chung vào công việc, khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm
26
tốt, có khả năng lập kế hoạch trong hoạt động chuyên môn, có kỹ năng giao tiếp và
giải quyết vấn đề, phải luôn thích ứng với môi trường làm việc thay đổi.
Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao: là quá trình tạo ra sự biến đổi
về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực biểu hiện ở sự hình thành và hoàn thiện
từng bước về thể lực, kiến thức kỹ năng, thái độ và nhân cách nghề nghiệp đáp ứng
những nhu cầu hoạt động, lao động của cá nhân và sự phát triển xã hội. Phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao liên quan chặt chẽ đến giáo dục và đào tạo, vì trình
độ văn hoá của người lao động là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng
nguồn nhân lực. Vì vậy chất lượng nguồn nhân lực chỉ có thể được nâng cao khi
giáo dục đào tạo tốt. Giáo dục – đào tạo là một mắt xích quan trọng của quá trình
phát triển nguồn nhân lực, nó tạo nên sự chuyển biến về chất, nhưng để có một nhân
cách nghề nghiệp hoàn chỉnh phù hợp và thích ứng với vị trí làm việc, nguồn nhân
lực chất lượng cao còn phải được rèn luyện sức khoẻ và có văn hoá nghề nghiệp.
Xây dựng nhân lực chất lượng cao có nghĩa là xây dựng đội ngũ nhân lực
khoa học và công nghệ, nhất là các chuyên gia, tổng công trình sư, kỹ sư đầu ngành,
công nhân có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn - kỹ thuật tương đương với các
nước tiên tiến trong khu vực, có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và
đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ, kỹ thuật, giải quyết những vấn đề cơ
bản của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng đội ngũ doanh
nhân quản lý doanh nghiệp, có khả năng tổ chức, khả năng cạnh tranh; xây dựng hệ
thống các cơ sở đào tạo nhân lực tiên tiến, hiện đại, đa dạng, cơ cấu ngành nghề
đồng bộ; xây dựng sự nghiệp giáo dục tiên tiến, hiện đại và một xã hội học tập toàn
diện để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (Đức Vượng, 2008)
Tác dụng của phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao còn làm giảm bớt
được sự giám sát, vì đối với người lao động được đào tạo, họ là người có thể tự
giám sát; Giảm bớt những tai nạn, do những hạn chế của con người hơn là do những
hạn chế của trang bị; Sự ổn định và năng động của tổ chức tăng lên, chúng được bảo
đảm có hiệu quả ngay cả khi thiếu những người chủ chốt do có nguồn đào tạo dự
trữ để thay thế.
27
Trong điều kiện tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế
quốc tế, nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao như là một
phương hướng cụ thể của phát triển con người. Về mặt giá trị, phát triển con người
là gia tăng giá trị nói chung của con người, còn phát triển nguồn nhân lực là gia
tăng giá trị sử dụng của con người. Phát triển nguồn nhân lực chủ yếu là phát triển
mặt công cụ ở con người, như một nguồn tài nguyên, một nguồn vốn và một nguồn
động lực trong quá trình phát triển. Tính công cụ ở con người không nên hiểu một
cách máy móc, bởi vì chủ thể của công cụ này vẫn chính là con người với nhân cách
của họ. Ngay cả khi đóng vai trò nhân lực, con người vẫn là chủ thể hoạt động,
trước hết đó vẫn là con người, mục đích tối cao của quá trình phát triển.
Trong nguồn nhân lực, chất lượng đóng vai trò quyết định trong sự phát triển
của nền kinh tế. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò vô
cùng quan trọng và là động lực thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển.
Có thể nhận định phát triển nguồn nhân lực xã hội là tổng thể các cơ chế
chính sách và biện pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (trí tuệ, thể
chất, phẩm chất tâm lý-xã hội) và điều chỉnh hợp lý về số lượng nguồn nhân lực
nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi về nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển
kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cũng gắn với phát triển nguồn nhân
lực của xã hội nhưng tập trung khai thác nguồn nhân lực ở khía cạnh lao động chất
xám, với trình độ tay nghề cao, có khả năng đáp ứng được yêu cầu cho công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình phát triển nguồn nhân lực là
quá trình làm biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực để ngày
càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế.
1.1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lực
chất lƣợng cao
 Hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế được sử dụng để chỉ cùng một nội dung với ý
nghĩa là quá trình gắn kết nền kinh tế và thị trường của một quốc gia với nền kinh tế
28
thị trường thế giới và khu vực thông qua biện phát tự do hoá, mở của thị trường trên
các cấp độ đơn phương song phương và đa phương.
Hiện nay, khái niệm hội nhập (intergation) có nhiều cách định nghĩa khác
nhau. Theo Nguyễn Xuân Thắng (2007) có các cách tiếp cận về hội nhập kinh tế
sau đây:
Cách tiếp cận thứ nhất thuộc về phái theo tư tưởng liên bang. Phái này quan
niệm hội nhập hướng tới sản phẩm cuối cùng là hình thành nhà nước liên bang kiểu
Hoa Kỳ và Thụy Sỹ. Cách tiếp cận này mới chỉ nhìn nhận hội nhập gắn với kết quả
cuối cùng là hình thành nhà nước liên bang, mà chưa thấy được hội nhập là sự liên
kết trong quá trình phát triển.
Cách tiếp cận thứ hai xem hội nhập trước hết là sự liên kết các quốc gia
thông qua phát triển các luồng giao lưu như thương mại, thư tín, thông tin, du lịch,
di trú, từ đó hình thành dần các cộng đồng an ninh hợp nhất kiểu Hoa Kỳ và loại
cộng đồng đa nguyên kiểu Tây Âu. Cách tiếp cận này đã nhìn nhận hội nhập là một
quá trình liên kết và đưa ra được nội dung cụ thể của sự liên kết.
Cách tiếp cận thứ ba thuộc những người theo phái tân chức năng. Phái này
cho rằng hội nhập vừa là quá trình, vừa là sản phẩm cuối cùng. Để đánh giá quá
trình liên kết, những người theo phái tân chức năng chú trọng vào phân tích quá
trình hợp tác trong việc hoạch định chính sách.
Ở Việt Nam, thuật ngữ hội nhập (được hiểu là hội nhập kinh tế quốc tế) mới
chỉ được sử dụng rộng rãi từ thập niên 1990 trở lại đây khi nước ta thực hiện chính
sách đa phương hoá, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động và tích cực
hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên hiện nay có những định nghĩa khác
nhau về hội nhập.
Theo Nguyễn Bá Ngọc và Trần Văn Hoan (2002) cho rằng hội nhập kinh tế
quốc tế là quá trình liên kết kinh tế có mục tiêu, định hướng cụ thể gắn với phạm vi,
cấp độ cũng như điều kiện cụ thể của mỗi nước.
29
Các định nghĩa trên đã phản ánh nội dung quan trọng của hội nhập kinh tế
quốc tế là liên kết của các nền kinh tế có mục tiêu, nhưng chúng chưa nói rõ mục
tiêu, sản phẩm cuối cùng là cái gì?
Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan do sự phát triển cao của lực lượng
sản xuất, của phân công lao động quốc tế quyết định. Còn hội nhập kinh tế thể hiện
sự thích ứng của các nền kinh tế quốc gia với xu thế toàn cầu hoá kinh tế. Hội nhập
kinh tế quốc tế là quá trình liên kết nền kinh tế và thị trường của từng nước với kinh
tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện tự do hoá nền kinh tế của mỗi
nước trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. Hội nhập kinh tế
quốc tế được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của các chủ thể kinh tế xã hội
và cả người dân, trước hết là nhà nước. Nhà nước chủ động thực hiện chính sách tự
do hoá kinh tế.
Như vậy nội hàm của khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm những
điểm chủ yếu sau:
- Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình liên kết nền kinh tế và thị trường của
mỗi quốc gia với kinh tế khu vực và thế giới.
- Mỗi quốc gia tự nguyện tham gia vào các định chế/tổ chức kinh tế khu vực
và toàn cầu, thực hiện cam kết với các tổ chức mà mình tham gia.
- Mỗi quốc gia phải thực hiện tự do hoá nền kinh tế, tự do hoá thương mại,
đầu tư, tài chính với các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương.
Do đó có thể hiểu hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia gắn kết
nền kinh tế của nước mình với kinh tế khu vực và thế giới bằng các nỗ lực thực hiện
tự do hoá kinh tế, mở cửa kinh tế trên các cấp độ đơn phương, song phương, đa
phương và giảm thiểu sự khác biệt để trở thành một bộ phận hợp thành của chỉnh
thể kinh tế toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình trong đó hai hay nhiều
chính phủ ký với nhau các hiệp định để tạo nên khuôn khổ pháp lý chung cho sự
phối hợp và điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa các nước. Mức độ hội nhập tuy có khác
nhau, nhưng tất cả đều nhằm thuận lợi hoá và tự do hoá hoạt động kinh tế đối ngoại
30
của mỗi nước, góp phần sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn và nâng cao mức
sống người dân.
 Các đặc trƣng cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế là sự phát triển cao của phân công lao
động quốc tế. Do sự phát triển của khoa học - công nghệ và quá trình quốc tế hoá
đời sống kinh tế thế giới đã làm cho phân công lao động quốc tế phát triển mạnh cả
chiều rộng lẫn chiều sâu. Đến lượt nó, phân công lao động quốc tế đã hình thành
một khuôn khổ mới này, các quan hệ kinh tế quốc tế sẽ có tính chất thường xuyên
hơn, ổn định hơn và được chú ý củng cố hơn để có thể phát triển lâu dài.
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là sự phối hợp mang tính chất liên quốc gia
giữa hai hay nhiều nhà nước độc lập, có chủ quyền trong một hay nhiều hiệp định
kinh tế - thương mại. Bởi vậy, nó thường chịu sự tác động và điều tiết bởi các chính
sách của các chính phủ thành viên. Nói chung, nền kinh tế các nước thành viên
thường không giống nhau cả về thể chế lẫn cơ cấu kinh tế - xã hội, cho nên quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế bổ sung và tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế quốc
tế phát triển một cách thuận lợi hơn.
Thứ ba, hội nhập kinh tế khu vực và song phương được xem như một giải
pháp trung hoà giữa hai xu hướng đối lập nhau trên thị trường thế giới: xu hướng
tự do hoá mậu dịch và bảo hộ mậu dịch của hai trường phái kinh tế đối lập nhau –
trường phái Tân cổ điển (Adam Smith, David Ricardo…) và trường phái Chủ nghĩa
dân tộc mới (bắt nguồn từ các quan điểm của chủ nghĩa dân tộc cổ điển như của
Hamilton, List và các nhà kinh tế Đức khác…).
Thứ tư, hội nhập kinh tế khu vực và song phương luôn là một hành động tự
giác, tích cực của các thành viên nhằm phối hợp và điều chỉnh các chương trình
phát triển kinh tế với những thỏa thuận có đi có lại của các nước thành viên. Nó là
bước quá độ trong quá trình vận động của nền kinh tế thế giới theo xu hướng toàn
cầu hoá.
31
Yêu cầu đối với phát triển nhân lực chất lƣợng cao trong HNKTQT
Trong điều kiện HNKTQT, sự ra đời và phát triển nhanh chóng công nghệ
kỹ thuật hiện đại đã nảy sinh cách phân chia mới về các ngành kinh tế. Ngoài nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ theo cách chia truyền thống, còn có ngành kinh tế thứ
tư là công nghệ kỹ thuật cao. Đây là ngành kinh tế trụ cột của kinh tế tri thức, sự tồn
tại và phát triển của nó quyết định tới trình độ phát triển kinh tế tri thức của mỗi
quốc gia. Chính sự phân chia mới về các ngành kinh tế, trong đó có sự xuất hiện
ngành công nghệ kỹ thuật cao đã đặt ra nhu cầu rất lớn về tri thức và trí lực, hay nói
một cách chính xác hơn là nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao (lao động kỹ
thuật, chuyên môn giỏi).
Mặt khác, trong quá trình HNKTQT, các ngành truyền thống (nông nghiệp,
công nghiệp, dịch vụ) cũng được cải tạo bằng khoa học, công nghệ cao để đáp ứng
yêu cầu ở trình độ kinh tế tri thức. Ví dụ, sản xuất ô tô là một ngành công nghiệp
truyền thống, nhưng nó có thể sản xuất ra những loại ô tô mới, trong đó có tới 60 –
70% giá trị là do đưa vào những vật liệu mới, những kỹ thuật tự động điều khiển, để
sản xuất ra những ô tô có độ an toàn cao, những ô tô thông minh không cần người
lái. Trong nông nghiệp, nhiều trang trại nông nghiệp tự động hoá hoàn toàn, hầu
như không có người nông dân và ở các trang trại chủ yếu là những nhà kinh doanh
nông nghiệp.
Như vậy, Hội nhập kinh tế quốc tế kéo theo sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế
theo hướng hiện đại và sự phát triển vượt bậc về trình độ áp dụng khoa học – công
nghệ hiện đại của các ngành truyền thống trong nền kinh tế hội nhập sẽ làm tăng
nhu cầu lao động trong khu vực công nghệ kỹ thuật cao. Do vậy, cần phải có một
đội ngũ lao động có chất lượng cao nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu của thị
trường trong quá trình chuyển dịch này.
Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ thu hút nhiều dòng vốn đầu tư vào các nước đang
phát triển như Việt Nam, quá trình này mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao
động. Tuy nhiên, sự đòi hỏi của các nhà tuyển dụng, các công ty đa quốc gia cũng
rất khắc khe, nhất là đối với những ngành thâm dụng chất xám hay những lao động
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh

More Related Content

What's hot

Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hai Bốn Bảy
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hai Bốn BảyLuận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hai Bốn Bảy
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hai Bốn BảyViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân lập chủng vi khuẩn có khả năng xử lý nitrate trong nước thải công nghiệp
Phân lập chủng vi khuẩn có khả năng xử lý nitrate trong nước thải công nghiệpPhân lập chủng vi khuẩn có khả năng xử lý nitrate trong nước thải công nghiệp
Phân lập chủng vi khuẩn có khả năng xử lý nitrate trong nước thải công nghiệpTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà Nam
Phát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà NamPhát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà Nam
Phát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH thương mại vận tả...
Đề tài: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH thương mại vận tả...Đề tài: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH thương mại vận tả...
Đề tài: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH thương mại vận tả...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức chi cục hải quan, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức chi cục hải quan, 9 ĐIỂM!Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức chi cục hải quan, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức chi cục hải quan, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...NOT
 

What's hot (20)

Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng TrịLuận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
 
Luận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAYLuận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
 
Đề tài: Thu hút nguồn nhân lực cho cơ quan UBND tỉnh Phú Yên
Đề tài: Thu hút nguồn nhân lực cho cơ quan UBND tỉnh Phú YênĐề tài: Thu hút nguồn nhân lực cho cơ quan UBND tỉnh Phú Yên
Đề tài: Thu hút nguồn nhân lực cho cơ quan UBND tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk NôngLuận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hai Bốn Bảy
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hai Bốn BảyLuận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hai Bốn Bảy
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hai Bốn Bảy
 
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
 
Luận văn: Công tác quản trị nhân sự tại Công ty du lịch Đồ Sơn
Luận văn: Công tác quản trị nhân sự tại Công ty du lịch Đồ SơnLuận văn: Công tác quản trị nhân sự tại Công ty du lịch Đồ Sơn
Luận văn: Công tác quản trị nhân sự tại Công ty du lịch Đồ Sơn
 
Phân lập chủng vi khuẩn có khả năng xử lý nitrate trong nước thải công nghiệp
Phân lập chủng vi khuẩn có khả năng xử lý nitrate trong nước thải công nghiệpPhân lập chủng vi khuẩn có khả năng xử lý nitrate trong nước thải công nghiệp
Phân lập chủng vi khuẩn có khả năng xử lý nitrate trong nước thải công nghiệp
 
Phát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà Nam
Phát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà NamPhát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà Nam
Phát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà Nam
 
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
 
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái NguyênLuận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH thương mại vận tả...
Đề tài: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH thương mại vận tả...Đề tài: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH thương mại vận tả...
Đề tài: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH thương mại vận tả...
 
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩmĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
 
Đề tài: Phát triển du lịch thiện nguyện tại bản Mển tỉnh Điện Biên
Đề tài: Phát triển du lịch thiện nguyện tại bản Mển tỉnh Điện BiênĐề tài: Phát triển du lịch thiện nguyện tại bản Mển tỉnh Điện Biên
Đề tài: Phát triển du lịch thiện nguyện tại bản Mển tỉnh Điện Biên
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức chi cục hải quan, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức chi cục hải quan, 9 ĐIỂM!Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức chi cục hải quan, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức chi cục hải quan, 9 ĐIỂM!
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
 

Viewers also liked

Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...The Anh Duong
 
Thống kê dân số tphcm 2015
Thống kê dân số tphcm 2015Thống kê dân số tphcm 2015
Thống kê dân số tphcm 2015Kim Thuan
 
Báo cáo quốc gia về thanh niên việt nam
Báo cáo quốc gia về thanh niên việt namBáo cáo quốc gia về thanh niên việt nam
Báo cáo quốc gia về thanh niên việt namThanh Ha Trinh
 
Hệ thống Quản trị Nguồn Nhân Lực
Hệ thống Quản trị Nguồn Nhân LựcHệ thống Quản trị Nguồn Nhân Lực
Hệ thống Quản trị Nguồn Nhân LựcQuang Ngoc
 
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực
Giáo trình quản trị nguồn nhân lựcGiáo trình quản trị nguồn nhân lực
Giáo trình quản trị nguồn nhân lựcThanh Hoa
 
BÀI THUYẾT TRÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
BÀI THUYẾT TRÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰCBÀI THUYẾT TRÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
BÀI THUYẾT TRÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰCLanhs2Nang
 
Chính sách giáo dục và đào tạo
Chính sách giáo dục và đào tạoChính sách giáo dục và đào tạo
Chính sách giáo dục và đào tạoLinh Trần
 
BÁO CÁO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Quý 3 năm 2013 Việt Nam
BÁO CÁO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Quý 3 năm 2013 Việt NamBÁO CÁO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Quý 3 năm 2013 Việt Nam
BÁO CÁO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Quý 3 năm 2013 Việt NamAnh Pham Duy
 
Hoạtđộng của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam
Hoạtđộng của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt namHoạtđộng của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam
Hoạtđộng của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt namThanh Hoa
 
Nông nghiệp trong phát triển nền Kinh tế Quốc dân (TS. Trần Mạnh Tuyến)
Nông nghiệp trong phát triển nền Kinh tế Quốc dân (TS. Trần Mạnh Tuyến)Nông nghiệp trong phát triển nền Kinh tế Quốc dân (TS. Trần Mạnh Tuyến)
Nông nghiệp trong phát triển nền Kinh tế Quốc dân (TS. Trần Mạnh Tuyến)Kien Thuc
 
Đề thi hệ thống thông tin quản lý
Đề thi hệ thống thông tin quản lýĐề thi hệ thống thông tin quản lý
Đề thi hệ thống thông tin quản lýdlmonline24h
 
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lýĐề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lýQuách Đại Dương
 
Giáo trình hệ thống thông tin quản lý chương 1
Giáo trình hệ thống thông tin quản lý  chương 1Giáo trình hệ thống thông tin quản lý  chương 1
Giáo trình hệ thống thông tin quản lý chương 1ductran88
 
Môn quản trị nguồn nhân lực
Môn quản trị nguồn nhân lựcMôn quản trị nguồn nhân lực
Môn quản trị nguồn nhân lựcHứa Tín
 
Hệ thống thông tin quản lý - Bài 3 Quản lý HTTT trong doanh nghiệp (phần 1)
Hệ thống thông tin quản lý - Bài 3 Quản lý HTTT trong doanh nghiệp (phần 1)Hệ thống thông tin quản lý - Bài 3 Quản lý HTTT trong doanh nghiệp (phần 1)
Hệ thống thông tin quản lý - Bài 3 Quản lý HTTT trong doanh nghiệp (phần 1)MasterCode.vn
 
Bài giảng quản trị nhân lực
Bài giảng quản trị nhân lựcBài giảng quản trị nhân lực
Bài giảng quản trị nhân lựcMrCoc
 
đề Tài thực trạng vấn đề quản lý nguồn nhân lực của công ty dệt may xuất khẩu...
đề Tài thực trạng vấn đề quản lý nguồn nhân lực của công ty dệt may xuất khẩu...đề Tài thực trạng vấn đề quản lý nguồn nhân lực của công ty dệt may xuất khẩu...
đề Tài thực trạng vấn đề quản lý nguồn nhân lực của công ty dệt may xuất khẩu...tainguyenphu
 

Viewers also liked (20)

Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
 
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanhPhân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
Thống kê dân số tphcm 2015
Thống kê dân số tphcm 2015Thống kê dân số tphcm 2015
Thống kê dân số tphcm 2015
 
Báo cáo quốc gia về thanh niên việt nam
Báo cáo quốc gia về thanh niên việt namBáo cáo quốc gia về thanh niên việt nam
Báo cáo quốc gia về thanh niên việt nam
 
Hệ thống Quản trị Nguồn Nhân Lực
Hệ thống Quản trị Nguồn Nhân LựcHệ thống Quản trị Nguồn Nhân Lực
Hệ thống Quản trị Nguồn Nhân Lực
 
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực
Giáo trình quản trị nguồn nhân lựcGiáo trình quản trị nguồn nhân lực
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực
 
BÀI THUYẾT TRÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
BÀI THUYẾT TRÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰCBÀI THUYẾT TRÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
BÀI THUYẾT TRÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
 
Giỗ tổ hùng vương
Giỗ tổ hùng vươngGiỗ tổ hùng vương
Giỗ tổ hùng vương
 
Chính sách giáo dục và đào tạo
Chính sách giáo dục và đào tạoChính sách giáo dục và đào tạo
Chính sách giáo dục và đào tạo
 
BÁO CÁO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Quý 3 năm 2013 Việt Nam
BÁO CÁO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Quý 3 năm 2013 Việt NamBÁO CÁO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Quý 3 năm 2013 Việt Nam
BÁO CÁO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Quý 3 năm 2013 Việt Nam
 
Hoạtđộng của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam
Hoạtđộng của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt namHoạtđộng của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam
Hoạtđộng của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam
 
Nông nghiệp trong phát triển nền Kinh tế Quốc dân (TS. Trần Mạnh Tuyến)
Nông nghiệp trong phát triển nền Kinh tế Quốc dân (TS. Trần Mạnh Tuyến)Nông nghiệp trong phát triển nền Kinh tế Quốc dân (TS. Trần Mạnh Tuyến)
Nông nghiệp trong phát triển nền Kinh tế Quốc dân (TS. Trần Mạnh Tuyến)
 
Đề thi hệ thống thông tin quản lý
Đề thi hệ thống thông tin quản lýĐề thi hệ thống thông tin quản lý
Đề thi hệ thống thông tin quản lý
 
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lýĐề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
 
Giáo trình hệ thống thông tin quản lý chương 1
Giáo trình hệ thống thông tin quản lý  chương 1Giáo trình hệ thống thông tin quản lý  chương 1
Giáo trình hệ thống thông tin quản lý chương 1
 
Môn quản trị nguồn nhân lực
Môn quản trị nguồn nhân lựcMôn quản trị nguồn nhân lực
Môn quản trị nguồn nhân lực
 
Hệ thống thông tin quản lý - Bài 3 Quản lý HTTT trong doanh nghiệp (phần 1)
Hệ thống thông tin quản lý - Bài 3 Quản lý HTTT trong doanh nghiệp (phần 1)Hệ thống thông tin quản lý - Bài 3 Quản lý HTTT trong doanh nghiệp (phần 1)
Hệ thống thông tin quản lý - Bài 3 Quản lý HTTT trong doanh nghiệp (phần 1)
 
Thuyet trinh DT 01
Thuyet trinh DT 01Thuyet trinh DT 01
Thuyet trinh DT 01
 
Bài giảng quản trị nhân lực
Bài giảng quản trị nhân lựcBài giảng quản trị nhân lực
Bài giảng quản trị nhân lực
 
đề Tài thực trạng vấn đề quản lý nguồn nhân lực của công ty dệt may xuất khẩu...
đề Tài thực trạng vấn đề quản lý nguồn nhân lực của công ty dệt may xuất khẩu...đề Tài thực trạng vấn đề quản lý nguồn nhân lực của công ty dệt may xuất khẩu...
đề Tài thực trạng vấn đề quản lý nguồn nhân lực của công ty dệt may xuất khẩu...
 

Similar to Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh

Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Tập đoàn Dầu khí Việt ...
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Tập đoàn Dầu khí Việt ...Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Tập đoàn Dầu khí Việt ...
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Tập đoàn Dầu khí Việt ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NGÂN HÀNG – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ...
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NGÂN HÀNG – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ...CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NGÂN HÀNG – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ...
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NGÂN HÀNG – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANGPHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANGLuận Văn 1800
 
ĐỀ TÀI : PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG
ĐỀ TÀI : PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANGĐỀ TÀI : PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG
ĐỀ TÀI : PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANGLuận Văn 1800
 
Phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang - Gửi miễn p...
Phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang - Gửi miễn p...Phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang - Gửi miễn p...
Phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương MạiGiải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương MạiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áNOT
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...KhoTi1
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ngân HàngLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...Trần Đức Anh
 
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh (20)

Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Tập đoàn Dầu khí Việt ...
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Tập đoàn Dầu khí Việt ...Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Tập đoàn Dầu khí Việt ...
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Tập đoàn Dầu khí Việt ...
 
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NGÂN HÀNG – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ...
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NGÂN HÀNG – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ...CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NGÂN HÀNG – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ...
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NGÂN HÀNG – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ...
 
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANGPHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG
 
ĐỀ TÀI : PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG
ĐỀ TÀI : PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANGĐỀ TÀI : PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG
ĐỀ TÀI : PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG
 
Phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang - Gửi miễn p...
Phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang - Gửi miễn p...Phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang - Gửi miễn p...
Phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang - Gửi miễn p...
 
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương MạiGiải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
 
Luận văn: Phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp may, HAY
Luận văn: Phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp may, HAYLuận văn: Phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp may, HAY
Luận văn: Phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp may, HAY
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
 
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng Đông Á, HOT
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng Đông Á, HOTĐề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng Đông Á, HOT
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng Đông Á, HOT
 
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng, HAY
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng, HAYChính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng, HAY
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng, HAY
 
Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.
Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.
Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừaLuận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ngân HàngLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng
 
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
 
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
 
Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
 
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...
 
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt NamĐề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố hồ chí minh

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH --------------------- PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH --------------------- PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Mã số: 62310102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 12 năm 2014 Tác giả
  • 4. ii MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan...............................................................................................................i Mục lục.......................................................................................................................ii Danh mục các chữ viết tắt.........................................................................................vi Danh mục các bảng, hình vẽ, đồ thị.........................................................................vii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .........................................................................................................14 1.1. Khái niệm và các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh HNKTQT ........................................................................................................14 1.1.1. Phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao.......................14 1.1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao .................................................................................................................27 1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ HNKTQT ở khía cạnh cung cầu lao động ...................................................33 1.2. Một số lý thuyết về vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong phát triển và hội nhập quốc tế ..................................................................................................45 1.2.1. Lý thuyết về nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố trực tiếp của quá trình sản xuất ....................................................................................................................45 1.2.2. Lý thuyết về vốn nhân lực và tăng trưởng kinh tế .........................................50 1.2.3. Lý thuyết về ích lợi của việc đầu tư vào vốn nhân lực ..................................52 1.2.4. Lý thuyết về vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong hội nhập quốc tế ..............................................................................................................................55 1.3. Những bài học rút ra từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước Hàn Quốc, Trung Quốc và Malaysia .........................................................................................58 1.3.1. Bài học kinh nghiệm về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ..................58 1.3.2. Bài học kinh nghiệm về sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ................59 Tóm tắt chương 1
  • 5. iii CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ............................................................................................62 2.1. Khung phân tích ................................................................................................62 2.2. Phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu .........................................................62 2.2.1. Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử .............................63 2.2.2. Phương pháp tiếp cận liên ngành...................................................................65 2.2.3. Phương pháp tiếp cận điểm............................................................................65 2.2.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu....................................................................65 2.2.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp...............................................................66 2.2.6. Phương pháp so sánh, đối chiếu.....................................................................66 2.3. Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng............................................66 2.3.1. Nghiên cứu định tính......................................................................................66 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng.............................................................69 2.4. Hệ thống thông tin, dữ liệu nghiên cứu.............................................................72 2.4.1. Thông tin thứ cấp ...........................................................................................72 2.4.2. Thông tin sơ cấp.............................................................................................72 2.5. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................74 Tóm tắt chương 2 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................................................76 3.1. Tổng quan về sự phát triển kinh tế và tiến trình hội nhập quốc tế của TP.HCM ..................................................................................................................................76 3.1.1. Tổng quan về sự phát triển kinh tế của TP.HCM .........................................76 3.1.2. Khái quát về tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của TP.HCM .....................78 3.2. Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM ....81 3.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở khía cạnh cung lao động ........81 3.2.1.1. Tình hình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM hiện nay ...81 3.2.1.2. Yếu tố khoa học công nghệ đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM .........................................................................................................92
  • 6. iv 3.2.1.3. Yếu tố văn hoá và xã hội trong đội ngũ nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM ..................................................................................................................................94 3.2.1.4. Chính sách của Nhà nước đối với nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM...................................................................................................................95 3.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở khía cạnh cầu lao động ..........96 3.2.2.1. Qui mô, cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao .........................................96 3.2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM hiện nay ............103 3.2.2.3. Chính sách sử dụng đối với lao động chất lượng cao hiện nay ở TP.HCM ................................................................................................................................112 3.3. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM trong bối cảnh HNKTQT ......................................................................114 3.3.1. Những bất cập đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM trong bối cảnh HNKTQT ở khía cạnh cung lao động............................................114 3.3.2. Những bất cập đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM trong bối cảnh HNKTQT ở khía cạnh cầu lao động..............................................116 3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM .......................................................................................................119 Tóm tắt chương 3 CHƢƠNG 4. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...... ................................................................................................................................123 4.1. Những quan điểm chủ đạo trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của TP.HCM...........................................123 4.1.1. Xác định vai trò quyết định của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ......................................................................................................................... 123 4.1.2. Hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao một cách hợp lý .....................................................................................................................124 4.1.3. Cải cách giáo dục phù hợp với yêu cầu của đổi mới ..................................125 4.1.4. Có chiến lược bồi dưỡng, sử dụng và phát triển hợp lý và đồng bộ............126
  • 7. v 4.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của TP.HCM ....................................................................................127 4.2.1. Phương hướng cơ bản .................................................................................127 4.2.2. Những mục tiêu chủ yếu ..............................................................................129 4.3. Một số giải pháp cấp thiết nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn TP.HCM ................................130 4.3.1. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở khía cạnh cung lao động trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn TP.HCM ..............130 4.3.1.1. Giải pháp về giáo dục đào tạo đối với phát triển NNLCLC .....................130 4.3.1.2. Giải pháp về khoa học công nghệ đối với phát triển NNLC.....................135 4.3.1.3. Giải pháp về chính sách của nhà nước đối với phát triển NNLCLC ........137 4.3.2. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở khía cạnh cầu lao động trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn TP.HCM ..............139 4.3.2.1. Giải pháp về qui mô cơ cấu đối với phát triển NNLCLC.........................139 4.3.2.2. Giải pháp về chất lượng đối với phát triển NNLCLC ..............................141 4.3.2.3. Giải pháp về chính sách sử dụng đối với phát triển NNLCLC................ 147 Tóm tắt chương 4 KẾT LUẬN ...........................................................................................................153 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ......................................................156 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................157 PHỤ LỤC
  • 8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương 2. CHND : Cộng hoà nhân dân 3. CMKT : Chuyên môn kỹ thuật 4. CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 5. CNKT : Công nhân kỹ thuật 6. CSDN : Cơ sở dạy nghề 7. ĐH : Đại học 8. GD-ĐT : Giáo dục đào tạo 9. HNKTQT : Hội nhập kinh tế quốc tế 10.KCX-KCN : Khu chế xuất, khu công nghiệp 11.NCKH : Nghiên cứu khoa học 12.NNLCLC : Nguồn nhân lực chất lượng cao 13.TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp 14.THCS : Trung học cơ sở 15.THPT : Trung học phổ thông 16.TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh 17.TW : Trung ương
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 3.1. Tổng hợp giáo viên và học sinh trung cấp chuyên nghiệp ....................... 84 Bảng 3.2. Qui mô đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính qui phân theo nhóm ngành.. 88 Bảng 3.3. Doanh nghiệp đang hoạt động (thời điểm 31/12/2011)............................ 96 Bảng 3.4. Số liệu lao động – việc làm TP.HCM giai đoạn (2000-2009).................. 96 Bảng 3.5. Chỉ số cơ cấu cung nhân lực theo trình độ nghề..................................... 102 Bảng 3.6. Thống kê mô tả điểm đánh giá của các doanh nghiệp về thể lực........... 104 Bảng 3.7. Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo (%) .................................. 105 Bảng 3.8. Thống kê mô tả điểm đánh giá của các doanh nghiệp về trí tuệ ............ 106 Bảng 3.9. Thống kê mô tả điểm đánh giá của các doanh nghiệp về nhân cách...... 108 Bảng 3.10. Thống kê mô tả điểm đánh giá của các doanh nghiệp về tính năng động xã hội....................................................................................................................... 111 Biểu đồ 3.1. Đánh giá tổng hợp chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực ở một số nước châu Á .............................................................................................................. 83 Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thể hiện các nhu cầu của lao động chất lượng cao tại TP.HCM. ................................................................................................................................. 113 Hình 2.1. Khung phân tích........................................................................................ 62 Hình 2.2. Qui trình nghiên cứu ................................................................................. 74
  • 10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Sự phát triển của thế giới đang bước sang trang mới với những thành tựu có tính đột phá, trong đó yếu tố đóng vai trò trung tâm quyết định sự biến đổi về chất của nền kinh tế chính là nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự thống trị của các nhân tố truyền thống như số lượng đất đai, lao động, hay nguồn vốn giờ đây đã được thay đổi. Chính nguồn nhân lực chất lượng cao mới là yếu tố cơ bản nhất của mọi quá trình, bởi lẽ những yếu tố khác vẫn có thể có được nếu có tri thức, song tri thức không tự nhiên xuất hiện mà phải thông qua một quá trình giáo dục, đào tạo và hoạt động thực tế. Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp chủ yếu là cạnh tranh về hàm lượng chất xám, nghĩa là hàm lượng tri thức kết tinh trong sản phẩm hàng hoá dịch vụ nhờ vào nguồn nhân lực có chất lượng. Vì vậy, để có được tốc độ phát triển cao và bền vững, các quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực,một vấn đề cấp bách có tầm chiến lược, có tính sống còn trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế thế giới. Hiện nay, công nghệ Việt Nam ở mức trung bình kém. Trong các ngành công nghiệp, hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu từ 2 đến 4 thế hệ so với thế giới. Tình trạng thiếu công nhân kỹ thuật, đặc biệt là công nhân bậc cao là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ, làm giảm hiệu suất sử dụng của thiết bị công nghệ. Trong cơ cấu trình độ của lực lượng lao động của nước ta, tỷ lệ lao động được đào tạo không chỉ quá thấp mà còn rất bất hợp lý. Chúng ta thiếu cả cán bộ trên đại học, đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật lành nghề, nhưng thiếu hụt nghiêm trọng hơn cả là chuyên gia đầu ngành và công nhân lành nghề – kỹ thuật viên (Lê Văn Toàn, 2007). Báo cáo chính trị của Ban Chấp Hành trung ương khoá IX tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng xác định rằng con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, và muốn vậy thì phải phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam thông qua giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, gắn với hội nhập quốc tế,
  • 11. 2 phát huy lợi thế của đất nước, gắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá với kinh tế tri thức, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, hiện đại về khoa học và công nghệ. Kế thừa quan điểm phát triển, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục xác định: “phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”; “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược…”, “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục đào tạo” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011) Từ nhiều năm qua, thành phố Hồ Chí Minh đã xác định nguồn nhân lực là một trong những nhân tố tạo nền tảng cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, chủ trương phát triển nguồn nhân lực đã được Đảng bộ thành phố đề ra từ Đại hội lần thứ VII (2001-2005) và lần thứ VIII (2006-2010) Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015 đã phân tích nhiều nhu cầu cấp bách phải tái cấu trúc kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, xác định phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chính là một trong sáu chương trình đột phá của thành phố Hồ Chí Minh. (Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, 2010). Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu về nguồn nhân lực – một yếu tố then chốt và quyết định - hiện đang đặt ra cho nền kinh tế nước ta nói chung cũng như cho thành phố Hồ Chí Minh những vấn đề nan giải, cấp bách: Số lượng lao động thì dư thừa, nhưng chất lượng nguồn lao động thì lại không đáp ứng, yêu cầu lao động chất xám, lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề luôn thiếu hụt. Hệ thống giáo dục, đào tạo tuy đã được cải tiến, tiếp cận với hệ thống quốc tế, chất lượng đội ngũ giáo viên đã được nâng lên một bước, tuy nhiên chất lượng giáo dục và đào tạo vẫn còn nhiều bất cập trước yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Điều đó sẽ hạn chế khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho một thị trường với yêu cầu phát triển cao về chất nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố. (Nguyễn Trần Dương, 2005).
  • 12. 3 Từ thực trạng và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc ở thành phố Hồ Chí Minh” làm luận án tiến sỹ chuyên ngành kinh tế chính trị. 1. Bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài 1.1. Những công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Tác giả Nguyễn Bá Ngọc và Trần Văn Hoan (2002) cho rằng quá trình toàn cầu hoá có tính chất hai mặt, vừa tạo ra cơ hội, vừa đặt ra những thách thức đối với các nước đang phát triển. Lao động Việt Nam có trở thành nguồn lực quyết định sự thành công trong tham gia hội nhập quốc tế hay trở thành rào cản trong tiến trình đuổi kịp các nước tiên tiến, đều tuỳ thuộc vào ý chí vươn lên của dân tộc Việt Nam. Tác giả cũng đề cập đến tác động của toàn cầu hoá đối với lao động, việc làm, với vấn đề phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam như: di chuyển lao động trên thị trường lao động trong nước và quốc tế; biến đổi lao động và thất nghiệp dưới tác động của toàn cầu hoá kinh tế; tác động đến cải cách thể chế, quan hệ lao động, điều kiện lao động và các vấn đề xã hội của lao động ở Việt Nam. Tác giả Phạm Thị Thu Hằng (2008) và Hoàng Văn Châu (2009) đều đánh giá tổng quan về môi trường kinh doanh của Việt Nam 2007, phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên 4 khía cạnh: lao động, tài chính, công nghệ và tiếp cận thị trường trong 6 ngành (dệt may, xây dựng, du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất chế biến thực phẩm) bị ảnh hưởng nhiều nhất của việc Việt Nam gia nhập WTO từ các vấn đề lao động và phát triển nguồn nhân lực. Các tác giả nhận định thị trường lao động Việt Nam sẽ tiếp tục thiếu hụt và khan hiếm nguồn nhân lực cao cấp quản lý trở lên. Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính qua đi, khi các doanh nghiệp tiến hành tái cấu trúc và nhu cầu nhân lực có chất lượng cao tăng lên thì chắc chắn sự mất cân đối cung - cầu trên thị trường lao động sẽ diễn ra ngày càng trầm trọng hơn nếu như Việt Nam không có những biện pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này. Nguyên nhân của việc này là do các doanh nghiệp thiếu thông tin
  • 13. 4 về thị trường lao động và chưa tiếp cận một cách hiệu quả được với các dịch vụ đào tạo; nhiều doanh nghiệp chưa tích cực tham gia vào các chương trình đào tạo; các sinh viên đã không được định hướng tốt trong việc chọn trường, chọn ngành nghề theo học. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Liên (2011) đã đánh giá những điểm mạnh của TP.HCM trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là tập trung nhiều trường ĐH, CĐ danh tiếng của cả nước; là địa phương làm tốt công tác dự báo nguồn nhân lực và sàn giao dịch việc làm; Nhiều trường ĐH, CĐ trong thành phố như ĐH Bách Khoa, ĐH Sư phạm Kỹ thuật, CĐ Lý Tự Trọng đã hợp tác liên kết với doanh nghiệp trong và ngoài nước về nhu cầu lao động. Đồng thời tác giả cũng phân tích những hạn chế của TP.HCM là cung lao động vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cả về số lượng và chất lượng, trong đó thiếu hụt mạnh là khu vực ngoại thành. Tác giả bài viết cho rằng nguyên nhân chính của vấn đề là mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp chưa thật sự chặt chẽ, và sự đầu tư cho quá trình chuyển đổi của thành phố chưa theo kịp nhu cầu xã hội. Từ đó tác giả các giải pháp là tái cấu trúc nhân lực thành phố, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho trường học theo hướng hiện đại, tăng cường liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp đồng thời nâng cao vai trò quản lý của nhà nước về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tác giả Đàm Nguyễn Thuỳ Dương (2004) đưa ra những nhân tố tác động đến nguồn lao động như vị trí địa lý của lãnh thổ, điều kiện tư nhiên và tài nguyên thiên nhiên, dân số và nguồn lao động, lịch sử khai thác lãnh thổ, cơ sở hạ tầng, đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, Giáo dục, y tế. Trong đó tác giả cho rằng giáo dục có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển tiềm năng của con người. Năng suất lao động không chỉ phụ thuộc vào sức khoẻ người lao động, vào công nghệ sản xuất mà còn phụ thuộc nhiều vào trình độ hiểu biết của người lao động. Kết quả giáo dục là tăng lực lượng lao động Các tác giả Francis Green, David Ashton, Donna James, Johnny Sung (1999) đề xuất một giải thích mới về vai trò của nhà nước trong việc hình thành kỹ năng, với ba nền kinh tế Đông Á mới công nghiệp hóa. Thay vì nhìn thấy nhà nước
  • 14. 5 là yếu tố bên ngoài chỉ đơn giản là khắc phục, nhóm tác giả giải thích nhà nước phù hợp với việc cung cấp và nhu cầu cho các kỹ năng trong một nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Vai trò này có thể là tốt hơn một chiến lược cho phép các tổ chức giáo dục và đào tạo được thúc đẩy bởi quá trình tự trị. Bài viết xem xét các cơ chế chính trị giúp cho việc đảm bảo sự phát triển của giáo dục và hình thành các chính sách đào tạo tuân theo những mệnh lệnh của sự tăng trưởng kinh tế. Trong tác phẩm “Tư duy lại tương lai” do Rowan Gibson biên tập (2002) các nhà nghiên cứu cho rằng: Từng ngóc ngách trong lối tư duy của kỷ nguyên công nghiệp bây giờ đây đang được xem xét lại kỹ lưỡng và được tu chỉnh một cách mạnh mẽ. Thông qua quan điểm các nhà nghiên cứu, đã có 6 tổng kết đặc biệt quan trọng để thực hiện những bước tư duy lại tương lai: (1) Tư duy lại các nguyên tắc, (2) Tư duy lại vấn đề cạnh tranh, (3) Tư duy lại sự kiểm soát và tính phức tạp, (4) Tư duy lại vai trò lãnh đạo, (5) Tư duy lại thị trường, (6) Tư duy lại thế giới. Những tổng kết mang tính triết lý này giúp mọi người nhìn thế giới với một nhận thức mới mẻ, đồng thời cũng giúp nêu ra những hành động cụ thể để giành được những thành công trong thời đại toàn cầu hoá với nền kinh tế tri thức. Tiếp nối những nghiên cứu này, tác giả John Naisbitt (2009) đã nghiên cứu và tổng kết 11 lối tư duy của tương lai cho những ai muốn tham gia vào đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao. Dù đề ra quan điểm phải tư duy lại tương lai hay phải có lối tư duy của tương lai nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau rằng, đó phải là tư duy sáng tạo. Như vậy, khi đề ra những yêu cầu đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, các tác giả đã nhấn mạnh tới những sáng tạo để đạt tới đỉnh cao nhất trên con đường phát triển ở thời đại ngày nay. Trong công trình: Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai, sau khi nhấn mạnh vai trò trung tâm của giáo dục đối với con người trong xã hội ngày nay, tác giả Edgar Morin (2008) đã luận giải về bảy tri thức cần phải trở thành nền tảng trong nền giáo dục tương lai để những bộ óc được đào tạo tốt, có khả năng sáng tạo cao, đó là: Sự đuôi mù của nhận thức: Sai lầm và ảo tưởng; Những nguyên tắc để có một nhận thức đúng đắn; Về hoàn cảnh con người; Căn cước địa cầu; Đương đầu
  • 15. 6 với những bất xác định; Sự thông cảm; Đạo lý của nhân loại. Bảy tri thức này cho phép kết nạp tất cả các bộ môn hiện có, thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao với khả năng đáp ứng những thách thức của cuộc sống cá nhân, văn hoá và xã hội của tương lai. 1.2. Những nhận định về nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam Tác giả Đức Vượng (2008) cho rằng nguồn nhân lực Việt Nam được xác định gồm nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức, công chức viên chức và có những đặc điểm chung là nguồn nhân lực ở Việt Nam khá dồi dào, nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức, chưa được quy hoạch, chưa được khai thác, đào tạo thì nửa vời, nhiều người chưa được đào tạo; Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất; Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức, chưa tốt, còn chia cắt, thiếu sự cộng lực để cùng nhau thực hiện mục tiêu chung là xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ đó, tác giả đã đề xuất 10 giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam (Cần coi nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam; nâng cao chất lượng con người và chất lượng cuộc sống; Nhà nước phải có kế hoạch phối hợp tạo nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức; có kế hoạch khai thác, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng các nguồn nhân lực cho đúng; hằng năm, Nhà nước cần tổng kết về lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực ở Việt Nam, đánh giá đúng mặt được, mặt chưa được, kịp thời rút ra những kinh nghiệm, trên cơ sở đó mà xây dựng chính sách mới và điều chỉnh chính sách đã có về nguồn nhân lực ở Việt Nam...) Tác giả cũng kiến nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng phải có chính sách, biện pháp kết hợp thật tốt giữa đào tạo và sử dụng trong tổng thể phát triển kinh tế của đất nước, đáp ứng có hiệu quả nguồn lao động có chất lượng cao cho yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Tác giả Nguyễn Thanh Tuyền và cộng sự (2002) khẳng định con đường hội nhập đối với Việt Nam là tất yếu. Xây dựng được cho mình những yếu tố ngày càng mạnh của kinh tế tri thức là cách duy nhất để có được năng lực cạnh tranh, và hợp
  • 16. 7 tác một cách bình đẳng trong sự hội nhập đó. Đối với Việt Nam, chuyển sang thời đại nền kinh tế tri thức là xu hướng không thể đảo ngược. Phải có tư duy của nền kinh tế tri thức ngay cả khi đang ở trong giai đoạn phát triển nền kinh tế hữu hình (công nghiệp hoá) để chí ít khi chưa thể bắt kịp vào nền kinh tế tri thức thì cũng tạo ra được những tiền đề để tiếp nhận có hiệu quả các hiệu ứng tác động của nền kinh tế tri thức trong toàn cầu hoá. Từ đó các tác giả cũng đề xuất sáu giải pháp căn bản để tiến đến nền kinh tế tri thức là: Đẩy nhanh hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, nắm bắt những cơ hội của nó để nhanh chóng để tiến nhanh; Đầu tư vào giáo dục, phát triển nguồn vốn con người để tăng năng lực hấp thụ và sử dụng tri thức; Đầu tư cho khoa học và công nghệ để tạo ra tri thức của chính mình; Đầu tư vào hạ tầng thông tin để tạo điều kiện dễ dàng cho việc thu nhận lẫn hấp thụ tri thức; Tăng cường đổi mới chính sách và thiết chế để tiếp tục thực thi phát triển nền kinh tế mở; và kinh tế tri thức hướng tới một xã hội mở, dân chủ rộng rãi. Tác giả Lê Thị Ngân (2002) cho rằng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức là nâng cao năng lực thể chất và năng lực tinh thần sáng tạo, tìm kiếm, phát hiện thông tin và vật chất hoá thông tin thành sản phẩm và công nghệ mới. Do đó, khả năng sáng tạo đổi mới là đặc điểm nổi bậc của chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức. Qua đó tác giả cũng xác định điểm yếu của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức là cơ sở hạ tầng cho kinh tế tri thức còn nhiều yếu kém, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, còn thiếu về số lượng và chất lượng. Tác giả cho rằng để tiếp cận được kinh tế tri thức phải đồng thời tiến hành việc tạo dựng cơ sở hạ tầng ban đầu cho kinh tế tri thức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cùng quan điểm khi nghiên cứu nguồn nhân lực chất lượng cao tác giả Trần Văn Hùng (2012) cho rằng điều kiện để tạo được lợi thế cạnh tranh trong thời đại ngày nay là đầu tư phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao đi đôi với cấu trúc lại nền kinh tế. Cạnh tranh kinh tế hiểu theo nghĩa rộng chính là cạnh tranh về giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ. Tuy nhiên, để có được như vậy vấn đề cơ bản là phải có đầu tư xứng đáng vào giáo dục đào tạo, tức là đầu tư vào nguồn tài
  • 17. 8 nguyên con người, đào tạo nguồn nhân lực có năng lực trí tuệ và tay nghề cao, có khả năng tiếp nhận và sáng tạo tri thức và công nghệ mới. Nhìn nhận nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua giáo dục – đào tạo, tác giả Nguyễn Trung (2012) nhận định chất lượng của công tác giảng dạy ở nước ta được đánh giá thông qua chương trình giảng dạy, người dạy, chất lượng nhà trường. Tác giả cung cấp cho người đọc thông tin đáng chú ý về chất lượng đào tạo ở nước ta thông qua đánh giá của các chủ doanh nghiệp Việt Nam đối với những lao động được đào tạo qua các cơ sở đào tạo trong nước: (a) họ phải đào tạo lại hầu hết mọi người ở mọi cấp bậc – học nghề, đại học, sau đại học - mà họ nhận vào doanh nghiệp của mình, (b) họ không tin tưởng vào hệ thống đại học và các viện nghiên cứu của trong nước, vì chất lượng giảng dạy thấp; nội dung thấp và lạc hậu; khả năng nghiên cứu nghèo nàn; sách vở và thiết bị đều thiếu, không đồng bộ, cũ kỹ, yếu về ngoại ngữ, năng lực tổ chức và quản lý thấp. Tác giả Đàm Nguyễn Thuỳ Dương (2004) cũng cho rằng nguồn nhân lực là nguồn lực mạnh nhất, quan trọng nhất trong các nguồn lực của sự phát triển. Đó không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu của sự phát triển, là hướng vào phục vụ lợi ích con người. Tuy nhiên, vấn đề phát huy sức mạnh của nguồn lực này như thế nào còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt vào trình độ và kỹ năng sử dụng nguồn lao động. Tác giả đã cho thấy được nguồn lao động của thành phố có qui mô lớn nhất cả nước, chiếm 77% tổng nguồn lao động; 7,9% dân số trong độ tuổi lao động và 6,6% dân số hoạt động kinh tế của cả nước. Chất lượng nguồn lao động đã được nâng lên rõ rệt: về trình độ văn hoá của dân số hoạt động kinh tế chỉ có 0,5% chưa biết chữ và 10% chưa tốt nghiệp tiểu học, 8,9% đã tốt nghiệp từ tiểu học đến trung học phổ thông; về trình độ chuyên môn kỹ thuật 33% dân số hoạt động kinh tế có trình độ từ công nhân kỹ thuật trở lên và gần 40% qua đào tạo nghề, đặc biệt là lao động có trình độ cao đẳng trở lên ngày càng tăng. Về sử dụng lao động, 93,8% dân số hoạt động tập trung ở khu vực công nghiệp và dịch vụ, chỉ có 6,7% tập trung trong nông nghiệp. Lao động ở TP.HCM cũng phân bố không đồng đều giữa các khu vực kinh tế. Mặc dù kinh tế thành phố phát triển cao, hàng năm giải quyết được
  • 18. 9 một số lượng lớn lao động nhưng tỷ lệ người thất nghiệp của TP.HCM vẫn còn khá cao chiếm 6,53% tổng số người trong độ tuổi lao động (so với Đông Nam Bộ:4,65%; Hà Nội:4,61%; cả nước:2,1%). Từ đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp về nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động. Đối với nhóm giải pháp nguồn lao động, chú ý việc điều tiết biến động dân số và nguồn lao động nhằm giảm sức ép tăng lao động, xây dựng chính sách hợp lý đối với lao động nhập cư, đồng thời nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng nguồn lao động như chính sách giáo dục – đào tạo, y tế, giáo dục thể chất, chính sách thu hút nhân tài. Đối với nhóm sử dụng nguồn lao động, tác giả đưa ra 7 giải pháp cụ thể, trong đó đặc biệt chú trọng đến 3 giải pháp: chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, phát huy tiềm năng thế mạnh của thành phố để phát triển kinh tế - xã hội và hợp tác quốc tế nhằm thu hút mọi nguồn lực như vốn, “chất xám”, kinh nghiệm quản lý, công nghệ từ nước ngoài để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. 1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu  Ý nghĩa lý luận - Các tác giả đã tiếp cận một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản như: ý nghĩa và tầm quan trọng mang tính quyết định của vấn đề nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH,HĐH; Vai trò quan trọng và quyết định của giáo dục và đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, quy mô lớn và hợp lý về cơ cấu ngành nghề phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế Việt Nam. - Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đều dùng những thuật ngữ đa dạng để chỉ nguồn nhân lực chất lượng cao. Đó là nguồn nhân lực trí tuệ, nguồn nhân lực tài năng, đội ngũ tri thức, đội ngũ khoa họcnhững thuật ngữ này hướng tới những nhóm đối tượng khác nhau trong nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều đó giúp cho người đọc có một cách nhìn tổng quát về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - Các công trình nghiên cứu trong nước đều khẳng định vai trò to lớn của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với quá trình CNH,HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đó là chìa khoá chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học, kỹ
  • 19. 10 thuật và công nghệ trên con đường phát triển, chống nguy cơ tụt hậu, là khâu đột phá nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2010-2020 và tạo ra bước phát triển thần kỳ của Việt Nam. - Khi bàn về nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế, tinh thần cơ bản toát lên từ những công trình kể trên là sự nhấn mạnh tới yêu cầu về việc con người phải thay đổi tư duy để thích ứng và làm chủ những xu hướng phát triển rất mới và đầy bất ngờ trong thời đại ngày nay. - Bằng việc vận dụng phương pháp tiếp cận hệ thống và phương pháp tiếp cận thị trường, các bài viết đã góp phần bổ sung và phát triển lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế - dịch chuyển nhu cầu nhân lực – và điều chỉnh nhu cầu đào tạo nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường.  Ý nghĩa thực tiễn - Các tác giả đã phân tích ở những khía cạnh và góc độ khác nhau về thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam. Những thực trạng đó liên quan tới số lượng, cơ cấu và khả năng đáp ứng yêu cầu của những công việc đòi hỏi trình độ cao. Tất cả những nghiên cứu đều khẳng định rằng nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình CNH,HĐH và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay. - Những tài liệu trên đã phát hoạ được bức tranh phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam nói chung, với nét chủ yếu là thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực, cũng như hạn chế của hệ thống giáo dục và đào tạo cần được khắc phục một cách hiệu quả để từ đó đưa ra những giải pháp về nguồn nhân lực cho Việt Nam. - Các tác giả nghiên cứu cũng đã đề xuất một số giải pháp về giáo dục – đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực như: phát triển giáo dục đào tạo đáp ứng theo nhu cầu của thị trường, đổi mới nội dung, chương trình và cách thức giảng dạy ở các bậc học. Có chính sách ưu đã trong việc trọng dụng nhân tài. 1.4. Những vấn đề đặt ra cho luận án - Các tác giả nước ngoài có những cách phân tích và luận giải tương đối cuốn hút và thuyết phục về tầm quan trọng của tri thức và trí tuệ trong quá trình hình
  • 20. 11 thành nền kinh tế tri thức. Từ đó các tác giả đặc biệt nhấn mạnh tới vấn đề phải đổi mới tư duy để mỗi cá nhân trở nên chủ động hơn trong sự phát triển mạnh mẽ của thời đại ngày nay. Mặc dù khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao không được sử dụng nhưng những thuật ngữ như doanh nhân, đội ngũ lãnh đạo, nhà khoa học, tầng lớp sáng tạo, công nhân trí thức, công nhân trí tuệ được các tác giả sử dụng như một cách diễn đạt khác về lực lượng này đã chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt trong những nghiên cứu của các tác giả đối với lực lượng ưu tú của xã hội- lực lượng quyết định nhất đến sự hình thành nền kinh tế tri thức toàn cầu. Những nghiên cứu này thể hiện mối quan tâm đến nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, đó là những nghiên cứu chủ yếu gắn với bối cảnh kinh tế ở các nước phát triển hàng đầu thế giới, không phải là những nghiên cứu gắn với Việt Nam. - Các nghiên cứu trong nước cũng chỉ đề cập đến các lý luận chung về xây dựng, quản lý, phát triển nguồn nhân lực, những yếu tố riêng lẻ tác động đến nguồn nhân lực trong suốt quá trình hình thành và phát triển theo sự phát triển của kinh tế xã hội. Chưa có các nghiên cứu chỉ rõ những yếu tố nào ảnh hưởng đến nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế tại TP.HCM. Chưa có nghiên cứu phân tích cụ thể những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM - Hoạt động đào tạo nhân lực đã được quan tâm ở nhiều quốc gia và có nhiều công trình, hội nghị, hội thảo đề cập đến nhưng việc nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở khía cạnh cung và cầu lao động vào một vùng lãnh thổ đặc trưng như TP.HCM cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến một cách toàn diện, đầy đủ, luận giải một cách sâu sắc. - Trong số các nghiên cứu, có một số nghiên cứu đề cập đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhưng các nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO vẫn chưa được đề cập một cách đầy đủ. Chưa có tác giả nghiên cứu xây dựng thang đo chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên nhu cầu lao động tại TPHCM.
  • 21. 12 - Tất cả những công trình nói trên, ở những mức độ khác nhau, đã giúp tác giả có một số tư liệu và kiến thức cần thiết để có thể hình thành những hiểu biết chung, giúp tiếp cận và đi sâu nghiên cứu vấn đề. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án - Phân tích thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM trong bối cảnh HNKTQT. - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở khía cạnh cung lao động. - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở khía cạnh cầu lao động - Lập luận về phương pháp, mục tiêu và đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của TP.HCM 3. Đối tƣợng phạm vi và giới hạn nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực sản xuất (lao động kỹ thuật) trên địa bàn TP.HCM - Nội dung vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu HNKTQT ở TP.HCM - Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu nguồn nhân lực chất lượng cao với tư cách là một bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất; là đội ngũ lao động trực tiếp sản xuất của nền kinh tếtrên địa bàn TP.HCM trong bối cảnh HNKTQT. 4. Điểm mới và những đóng góp của luận án 4.1. Về phƣơng diện học thuật Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ HNKTQT hiện nay ở hai khía cạnh cung và cầu lao động tại TP.HCM. Góp phần xác định và chứng minh các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong HNKTQT ở TP.HCM
  • 22. 13 4.2 Về phƣơng diện thực tiễn Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách có cách nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về cách thức tiếp cận đối với nguồn nhân lực chất lượng cao với tư cách là một bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất. Nhận thức đầy đủ, rõ ràng hơn về thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh HNKTQT ở TP.HCM. Từ đó đề xuất các giải pháp làm cơ sở cho việc hoạch định và nâng cao chất lượng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM hiện nay. 5. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng, phụ lục và tài liệu tham khảo; luận án được bố cục theo 4 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Chương 3: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở TP.HCM. Chương 4: Quan điểm, phương hướng và một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở TP.HCM.
  • 23. 14 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm và các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong bối cảnh HNKTQT 1.1.1. Phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lƣợng cao Khái niệm về nguồn nhân lực Khái niệm nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa, ngoài nghĩa rộng được hiểu như khái niệm “nguồn lực con người”, thường còn được hiểu theo nghĩa hẹp là nguồn lao động (tổng số người đang có việc làm, số người thất nghiệp và số lao động dự phòng), thậm chí có khi còn được hiểu là lực lượng lao động (số người trong độ tuổi lao động mà có khả năng lao động). Nguồn nhân lực là toàn bộ quá trình chuyên môn mà con người tích luỹ được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng đem lại thu nhập trong tương lai. Cũng giống như nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực là kết quả đầu tư trong quá khứ với mục đích đem lại thu nhập trong tương lai (Begg et.al, 1995). Theo Ngân hàng thế giới thì nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng (WB, 2000). Nguồn nhân lực cần được hiểu là số lượng (số dân) và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của người lao động. Nó là tổng thể nguồn nhân lực hiện có thực tế và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay một địa phương nào đó (Phạm Minh Hạc, 2001) Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một tổ chức, một địa phương, một quốc gia trong thể thống nhất hữu cơ năng lực xã hội (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hội của con người thuộc các nhóm đó, nhờ tính
  • 24. 15 thống nhất mà nguồn lực con người biến thành nguồn vốn con người đáp ứng yêu cầu phát triển (Đoàn Văn Khái, 2005) Schultz (1972) giải thích thuật ngữ “nguồn nhân lực” là bao gồm nhiều thuộc tính như thể lực, sinh học, tâm lý và văn hoá cũng như giá trị văn hoá và giá trị kinh tếcủa nhà sản xuất và dịch vụ khách hàng. Nguồn nhân lực, theo cách tiếp cận mới, có nội hàm rộng rãi bao gồm các yếu tố cấu thành về số lượng, tri thức, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tính năng động xã hội, sức sáng tạo, truyền thống lịch sử và văn hoá. Các khái niệm trên cho thấy nguồn lực con người không chỉ đơn thuần là lực lượng lao động đã có và sẽ có, mà còn bao gồm sức mạnh của thể chất, trí tuệ, tinh thần của các cá nhân trong một cộng đồng, một quốc gia được đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội. Như vậy, xem xét dưới các góc độ khác nhau có thể có những khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực, nhưng những khái niệm này đều thống nhất nội dung cơ bản: nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Con người với tư cách là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất giữ vị trí hàng đầu, là nguồn lực cơ bản và nguồn lực vô tận của sự phát triển không thể chỉ được xem xét đơn thuần ở góc độ số lượng hay chất lượng mà là sự tổng hợp của cả số lượng và chất lượng; không chỉ là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động mà là các thế hệ con người với những tiềm năng, sức mạnh trong cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội. Kế thừa quan điểm của các tác giả nghiên cứu về nguồn nhân lực, tác giả đề tài cho rằng: Nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chất lượng con người với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội. Phát triển nguồn nhân lực Nadler & Nadler (1990) cho rằng phát triển nguồn nhân lực và giáo dục đào tạo là những thuật ngữ có cùng nội hàm. Hai tác giả này định nghĩa: phát triển
  • 25. 16 nguồn nhân lực là làm tăng kinh nghiệm học được trong một khoảng thời gian xác định để tăng cơ hội nâng cao năng lực thực hiện công việc. Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực (trí tuệ, thể chất, và phẩm chất tâm lý xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển (Bùi Văn Nhơn, 2006) Trong khái niệm này chất lượng nguồn nhân lực được giải thích như sau: Thể lực của nguồn nhân lực: sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần. Thể lực là trạng thái sức khoẻ thể chất của con người, là điều kiện đảm bảo cho con người phát triển, trưởng thành một cách bình thường, hoặc có thể đáp ứng được những đòi hỏi về sự hao phí sức lực, thần kinh, cơ bắp trong lao động. Trí lực ngày càng đóng vai trò quyết định trong sự phát triển nguồn nhân lực, song, sức mạnh trí tuệ của con người chỉ có thể phát huy được lợi thế trên nền thể lực khoẻ mạnh. Chăm sóc sức khoẻ là một nhiệm vụ rất cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề phát huy có hiệu quả tiềm năng con người. Trí lực của nguồn nhân lực: là trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động thực hành của người lao động. Đó là năng lực của trí tuệ, quyết định phần lớn khả năng lao động sáng tạo của con người. Trí tuệ được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu của nguồn nhân lực, khai thác và phát huy tiềm năng trí tuệ trở thành yêu cầu quan trọng nhất của việc phát huy nguồn lực con người. Nó bao gồm trình độ tổng hợp từ văn hoá, chuyên môn, kỹ thuật, kỹ năng lao động. Trình độ văn hoá, với nền tảng học vấn nhất định là cơ sở cho phát triển trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trình độ chuyên môn kỹ thuật đảm bảo cho nguồn nhân lực hoạt động mang tính chuyên môn hoá và chuyên nghiệp hoá. Kỹ năng lao động theo từng nghành nghề, lĩnh vực là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực ở xã hội công nghiệp. Phẩm chất tâm lý xã hội: còn được gọi là tâm lực, chính là tác phong, tinh thần – ý thức trong lao động như: tác phong công nghiệp (khẩn trương, đúng giờ v.v.), có ý thức tự giác cao, có niềm say mê nghề nghiệp chuyên môn, sáng tạo,
  • 26. 17 năng động trong công việc; có khả năng chuyển đổi công việc cao thích ứng với những thay đổi trong lĩnh vực công nghệ và quản lý. Ngày nay, cái đem lại lợi thế cho nguồn nhân lực ngoài trí lực và thể lực, còn phải tính đến phẩm chất đạo đức, nhân cách con người. Phát triển nhân cách, đạo đức đem lại cho con người khả năng thực hiện tốt các chức năng xã hội, nâng cao năng lực sáng tạo của họ trong hoạt động thực tiễn xã hội. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực, ngoài việc quan tâm nâng cao mặt bằng và dân trí, nâng cao sức khoẻ cho mỗi con người, cho cộng đồng xã hội, thì cần coi trọng xây dựng đạo đức, nhân cách, lý tưởng cho con người. Chỉ tiêu tổng hợp: tổ chức phát triển liên hợp quốc đã khuyến nghị và đưa ra chỉ số để đánh giá sự phát triển con người HDI. Theo phương pháp này thì sự phát triển con người được xác định theo ba yếu tố cơ bản và tổng hợp nhất: 1. Sức khỏe,tuổi thọ bình quân của dân số; 2. Trình độ học vấn: Tỷ lệ dân số biết chữ, số năm đi học của một người; 3.Thu nhập: tổng sản phẩm trong nước GDP/người. Như vậy, phát triển nguồn nhân lực là quá trình phát triển thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức tay nghề, tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người; nền văn hoá; truyền thống lịch sử v.v. Với cách tiếp cận phát triển từ góc độ xã hội, phát triển nguồn nhân lực là quá trình tăng lên về mặt số lượng (quy mô) nguồn nhân lực và nâng cao về mặt chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng hợp lý. Với cách tiếp cận phát triển từ góc độ cá nhân, phát triển nguồn nhân lực là quá trình làm cho con người trưởng thành, có năng lực xã hội (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hội cao (Trần Xuân Cầu, 2008). Khái niệm về nguồn nhân lực chất lƣợng cao Từ thời của Mác, dù chưa đề cập đến thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng Mác đã nêu ra quan niệm về những người có trình độ, có khả năng ứng dụng những thành tựu của khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, đó là những con người có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông và nắm nhanh chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn. (C. Mác và Ph. Ăng-ghen,1993).
  • 27. 18 Tại Hội Nghị BCHTW lần thứ 6 khoá IX, Đảng ta lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua con đường phát triển, giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ chính là khâu then chốt để nước ta vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta một lần nữa nhấn mạnh thuật ngữ này khi đưa ra định hướng chính sách tập trung phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao: Trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu nghành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kĩ thuật viên lành nghề và CNKT có tay nghề cao. Có chính sách thu hút các nhà khoa học công nghệ giỏi trong nước và ngoài nước, trong cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài. Như vậy theo quan niệm của Đảng, nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ, các công trình sư, kỹ sư, các công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Khi bàn tới thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao, đại từ điển Kinh tế thị trường của Trung Quốc cho rằng, đó là những người, trong điều kiện xã hội nhất định, có tri thức chuyên môn nhất định, có năng lực và kỹ năng cao, với tính lao động sáng tạo của bản thân trong điều kiện hoạt động xã hội, có khả năng góp phần cống hiến nào đó đối với sự phát triển của xã hội (dẫn theo Nguyễn Đình Luận, 2003). Trong lĩnh vực xã hội nhân văn, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã bắt đầu hình thành nên những quan niệm xung quanh vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao. Phạm Minh Hạc (2003) cho rằng nguồn nhân lực chất lượng cao là đội ngũ nhân lực có trình độ và năng lực cao, là lực lượng xung kích tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, thực hiện có kết quả việc ứng dụng vào điều kiện nước ta, là hạt nhân lĩnh vực của mình vào CNH,HĐH được mở rộng theo kiểu “vết dầu loang” bằng cách dẫn dắt những bộ phận công nhân có trình độ và năng lực thấp hơn, đi lên với tốc độ nhanh. Ngày nay, nguồn nhân lực chất lượng cao còn được hiểu như một khái niệm là vốn con người. Theo Trần Thọ Đạt (2007) vốn con người là kết quả của quá trình đầu tư vào các hoạt động nhằm nâng cao năng suất lao động cá nhân như giáo dục,
  • 28. 19 y tế, đào tạo tại chỗ (on-the-job training). Theo Laroche (1999), khái niệm vốn con người có năm khía cạnh đặc trưng. Thứ nhất, vốn con người là một loại hàng hóa bất khả thương (non-tradable). Cho dù là bẩm sinh hay có được do học tập, rèn luyện, nhưng kỹ năng và kiến thức đều hàm chứa trong cá nhân mỗi con người. Vì con người không phải là hàng hóa (ngoại trừ trong chế độ chiếm hữu nô lệ), nên không có thị trường cho phép mua bán tài sản vốn con người. Thứ hai, mặc dù vốn con người là một loại tài sản cá nhân, nhưng không phải lúc nào con người cũng có thể kiểm soát các kênh và các cách thức để có được thứ tài sản này. Trong những năm đầu của cuộc đời, các quyết định liên quan đến vốn con người không do chủ nhân của nó mà do cha mẹ, thầy giáo, chính phủ và cả xã hội nắm giữ thông qua các thể chế giáo dục và xã hội. Đến khi con người trưởng thành, có thể tự chủ và độc lập trong cuộc sống, thì họ có quyền quyết định quá trình đầu tư vào vốn con người của mình, nhưng ảnh hưởng từ những người xung quanh và các khuôn khổ thể chế được áp dụng nơi họ sinh sống sẽ tiếp tục tác động đến quá trình hình thành vốn con người của mỗi cá nhân, cả về mặt lượng lẫn mặt chất. Thứ ba, vốn con người có cả mặt lượng lẫn mặt chất. Mặc dù chúng ta dễ dàng định lượng được số năm đi học của một cá nhân, nhưng đầu tư vào vốn con người không hề đồng nhất về chất. Ví dụ, những con người có bằng đại học Harvard có thể có mức vốn con người cao hơn những người tốt nghiệp từ các trường đại học ít tên tuổi hơn. Thứ tư, vốn con người vừa mang tính cộng đồng, vừa mang tính cá biệt. Kiến thức có thể mang tính cộng đồng nếu con người sử dụng chúng trong nhiều hoạt động và nếu chúng được truyền từ người này sang người khác một cách dễ dàng mà không làm giảm nhiều giá trị. Ngược lại, vốn con người trở nên cá biệt nếu người tachỉ sử dụng nó trong một số ít hoạt động và nếu việc tan rã mối quan hệ giữa người lao động (chủ thể mang vốn con người) và công ty gây ra những mất mát to lớn.
  • 29. 20 Cuối cùng, vốn con người chứa đựng cả những hiệu ứng ngoại sinh. Khi nói đến các hiệu ứng lan tỏa, một mặt chúng ta có thể hiểu rằng cá nhân này có thể tác động tới năng suất lao động của các cá nhân khác và tác động tới lợi suất của vốn vật chất, mặt khác với khả năng nhất định, mỗi cá nhân có thể làm việc năng suất hơn trong một môi trường có mức vốn con người cao. Khía cạnh này của vốn con người giải thích cho việc hình thành cũng như vai trò quyết định của những trung tâm tập trung vốn con người cao, như các trường đại học, các thành phố, trung tâm nghiên cứu hay tổ hợp các hãng công nghệ cao (ví dụ Thung lũng Silicon), đối với sự phát triển và tiến bộ của kiến thức, công nghệ và tăng trưởng kinh tế. Quan điểm Schultz (1972) vốn con người (human capital) được xemchủ yếulàkhả năngthích ứng. Theophương pháp này,vốn con người làđặc biệt hữu ích trong việcđối phó với tình huống mất cân bằng, hay rộng hơn,với tình huống trong đócó mộtmôi trường thay đổi, và người lao độngphải thích ứng vớiđiều này. Theo Bùi Thị Ngọc Lan (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thanh Liên, 2011) nhân lực chất lượng cao phải có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp; làm chủ được các thiết bị, công nghệ hiện đại; sử dụng được một ngoại ngữ trong chuyên môn giao tiếp; có kỹ năng xã hội, giao tiếp, ứng xử, hợp tác, năng lực hoạt động sáng tạo; tác phong lao động công nghiệp, có lương tâm nghề nghiệp và sức khoẻ tốt. Theo Nguyễn Trọng Chuẩn (trích dẫn bởi Lê Thị Thanh Mai, 2011) cho rằng nguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm chỉ lực lượng lao động có học vấn, có trình độ chuyên môn cao và nhất là có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất, là một yếu tố then chốt nhằm phát triển kinh tế bền vững. Theo Đinh Sơn Hùng, và Trần Gia Trung Đỉnh (2011) thì nguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ những người lao động đã được đào tạo, có trình độ học vấn, trình độ tay nghề cao (về chuyên môn, kỹ thuật) tương ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu chí phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất
  • 30. 21 định (đại học, trên đại học, cao đẳng, lao động kỹ thuật lành nghề) và trên thực tế có kỹ năng lao động giỏi. Những lao động này có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi liên tục của môi trường công việc, có sức khoẻ và phẩm chất tốt, có tính kỷ luật, có đạo đức và tác phong nghề nghiệp, mong muốn đóng góp tài năng, công sức của mình cho sự thành công, phát triển chung của tập thể. Cao hơn nữa, đó là những lao động có khả năng vận dụng những tri thức, kỹ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất nhằm sáng tạo, cải tiến năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả cao trong công việc. Theo Chu Hảo (2012) thì nhân lực chất lượng cao trước hết phải được thừa nhận trên thực tế, không phải ở dạng tiềm năng. Điều đó có nghĩa là nó không đồng nghĩa với học vị cao. NLCLC là những người có năng lực thực tế hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc nhất, sáng tạo và có đóng góp thực sự hữu ích cho công việc của xã hội. Những phẩm chất nhân cách của con người mới là yếu tố cơ bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực. Sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tùy thuộc vào trình độ phát triển nhân cách tạo thành những bộ phận hợp thành cấu trúc nguồn nhân lực. Do vậy, giáo dục nhân cách phải được thực hiện trong bất cứ quá trình nào của chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Những suy thoái nhân cách bao giờ cũng làm tổn thương đến sự phát triển nguồn nhân lực (một tập đoàn doanh nghiệp có thể phá sản nhiều khi chỉ do một nhóm cán bộ lãnh đạo sa vào tình trạng tham nhũng) (Phạm Tất Dong, 2011) “Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp được đào tạo bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại” (Đảng CSVN, 2006) Về tiêu chí làm nên nội hàm khái niệm. Tiêu chí về lượng cho thấy nhân lực chất lượng cao, nói chung phải là tốt nghệp từ cao đẳng- đại học trở lên, nhưng phải từ lại khá- giỏi. Tiêu chí chất lượng thể hiện ở năng lực linh hoạt, sáng tạo, ý chí vượt khó, đạo đức nghề nghiệp thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, kỷ năng nghề nghiệp tạo nên sản phẩm có chất
  • 31. 22 lượng khá, và tốt, phù hợp qua hoạt động thực tế. “Một nguồn nhân lực chất lượng cao, thể hiện ở trình độ lành nghề của nguồn nhân lực.” (Phạm Tất Dong, 2011) Tác giả Hồ Bá Thâm (2012) cho rằng nhân lực chất lượng cao phải là nhân lực với 4 đặc trưng chính: có trí tuệ, nhân cách, tay nghề vượt trội và có năng lực thực tế hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc nhất so với mặt bằng chung phù hợp với nền kinh tế - xã hội hiện đại mang tính chất tri thức. Hoặc nhân lực chất lượng cao cũng cấu thành các phẩm chất chính như: i) đạo đức nghề nghiệp; ii) sức bền và dẻo dai về thể lực, trí lực, chí lực, tâm lực; iii) năng lực, phương pháp, kỹ năng nghề nghiệp thành thạo cao, iv) tạo nên sản phẩm có sức cạnh tranh cao so với mặt bằng chung. Sự khác nhau ở đây chủ yếu không chỉ là số lượng mà là chất lượng, dù số lượng rình bắt chất lượng, chuyển hóa thành chất lượng và ngược lại. Nếu cụ thể hóa các tiêu chí đó, thì ta thấy có 6 tiêu chí cần thiết, không thể thiếu, sau đây: - Đạo đức nghề nghiệp: tinh thần kỷ luật, ý thức trách nhiệm, tinh thần dân chủ, hợp tác, và ý thức vì tập thể, cộng đồng cao. - Năng lực chuyên môn: độ thành thạo nghiệp vụ cao. - Kỷ năng xã hội: kỷ năng làm việc nhóm, khả năng thay đổi, thích ứng nhanh, hội nhập cao … - Ý chí vượt khó, bền bỉ, năng lực kìm chế bản thân… - Tinh thần và phương pháp đột phá, sáng kiến, sáng tạo trong công việc… - Năng lực tự học, tự rút bài học kinh nghiệm bản thân, biết học hỏi đồng nghiệp, làm mới mình…thể hiện tiềm lực làm việc lâu dài…(nhân lực chất lượng cao không thể thiếu kỷ năng tự học). - Cuối cùng là năng lực thực tế tạo nên kết quả cao và vượt trội, có năng lực cạnh tranh, có đóng góp thực sự hữu ích cho công việc của xã hội Dù các nhà nghiên cứu có những góc độ tiếp cận khác nhau về nguồn nhân lực chất lượng cao, nhưng tổng hợp lại có thể thấy được những đặc trưng cơ bản của nguồn nhân lực chất lượng cao là:
  • 32. 23 Một là, vai trò và tầm quan trọng: Nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng lao động ưu tú nhất, đóng vai trò là đầu tàu dẫn dắt nguồn nhân lực trong xã hội. Hai là, số lượng: Nguồn nhân lực chất lượng cao chỉ bao gồm một bộ phận nhân lực trong tổng số nguồn nhân lực của quốc gia Ba là, chất lượng: Nguồn nhân lực chất lượng cao được đánh giá thông qua các tiêu chí cơ bản sau: (1) Thể lực, (2) Trí lực, (3) Nhân cách, (4) Năng động xã hội. Xét về mặt kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thì nguồn nhân lực chất lượng cao phải có năng lực nhận thức và thực hành kinh tế thị trường chuyển dần theo nền kinh tế thị trường hiện đại (kết hợp kinh tế thị trường tự do và thị trường xã hội). Điều đó còn có ý nghĩa là nguồn nhân lực này có khả năng hội nhập quốc tế, tức có khả năng thông hiểu thị trường quốc tế và làm việc/ đàm phán, hợp tác trong môi trường đa văn hóa mà không hòa tan bản sắc dân tộc. Nguồn nhân lực như thế không chỉ là những con người kinh tế mà còn là những con người văn hóa, con người có đạo đức nghề nghiệp có tầm nhìn quốc tế và hành động điạ phương… Xét về mặt chính trị - công dân, nguồn nhân lực chất lượng cao là những người không chỉ có trí tuệ, có văn hóa nghề nghiệp mà còn là những công dân, những người có ý thức và năng lực thực thi dân chủ, và pháp quyền. Làm việc không chỉ vì lợi ích ca nhân mà còn là vì lới ich cộng đồng, lợi ich quốc gia (Hồ Bá Thâm, 2012). Kế thừa những nhận định trên, có thể khái quát rằng: nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận nhân lực có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu, được đào tạo dài hạn, có chuyên môn kỹ thuật cao, có phẩm chất đạo đức tiêu biểu, có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của công nghệ, biết vận dụng sáng tạo những tri thức những kỹ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội một cách hiệu quả nhất. Theo định nghĩa trên, chất lƣợng nguồn nhân lực chất lƣợng cao đƣợc thể hiện qua bốn tiêu chí
  • 33. 24 (1) Tiêu chí về thể lực Quan niệm về chất lượng nguồn nhân lực mà đề tài phân tích là năng lực tinh thần và năng lực thể chất của nguồn nhân lực, nghĩa là nói đến sức mạnh và hiệu quả của những khả năng đó, trong đó năng lực thể chất chiếm vị trí quan trọng. Tình trạng sức khoẻ được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản về sức khoẻ như: Chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện về bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ. (Vũ Bá Thể, 2005; Bùi Văn Nhơn 2006). Có sức chịu đựng dẻo dai, đáp ứng quá trình sản xuất liên tục, kéo dài; có các thông số nhân chủng học đáp ứng được các hệ thống thiết bị công nghệ được sản xuất phổ biến và trao đổi trên thị trường khu vực và thế giới; luôn tỉnh táo và sảng khoái tinh thần. (Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, 2008) (2) Tiêu chí về trí lực Trí lực của nguồn nhân lực biểu hiện ở năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi và kỹ năng lao động nghề nghiệp của người lao động thông qua các chỉ số: - Trình độ học vấn là chỉ tiêu đầu tiên biểu hiện trí lực của nguồn nhân lực. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực được đánh giá qua các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ người biết chữ trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế; tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế có trình độ văn hóa tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; số năm đi học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế; tỷ lệ dân số đi học chung các cấp: Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông (Vũ Bá Thể, 2005; Bùi Văn Nhơn, 2006; Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, 2008). - Trình độ chuyên môn kỹ thuật Chất lượng của nguồn nhân lực không chỉ thể hiện ở trình độ học vấn, quan trọng hơn là trình độ chuyên môn kỹ thuật, thông qua số lượng và chất lượng của lao động đã qua đào tạo và được thể hiện thông qua các chỉ tiêu so sánh như sau: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với lực lượng lao động đang làm việc là % số lao động đã qua đào tạo (từ sơ cấp, công nhân kỹ thuật đến sau đại học) so với lực lượng lao động đang làm việc; trình độ chuyên môn kỹ thuật được thể hiện thông qua tỷ lệ lao động
  • 34. 25 được đào tạo theo cấp bậc so với tổng số lao động đang làm việc của cả nước, từng vùng, từng ngành và thứ ba là cơ cấu các loại lao động đã qua đào tạo theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, cấp bậc đào tạo thể hiện cơ cấu số lao động có trình độ ĐH,CĐ - số lao động có trình độ THCN - số lao động là công nhân kỹ thuật (Vũ Bá Thể, 2005; Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, 2008). - Năng lực sáng tạo Biểu hiện ở óc sáng tạo, tính linh hoạt, nhanh nhẹn, nhạy bén trong phát hiện thông tin mới và khả năng thích ứng nhanh để học tập, áp dụng, làm chủ các phương tiện khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại cũng như năng lực hoạch định các giải pháp kinh tế và thực hiện phát triển kinh tế. (Nguyễn Văn Dung, 2011) - Năng lực và kỹ năng chuyên biệt Kỹ năng lao động (khả năng ngoại ngữ, tin học) theo từng nghành nghề, lĩnh vực là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực ở xã hội công nghiệp (Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, 2008; Nguyễn Văn Dung, 2011). (3) Tiêu chí về nhân cách Nhân cách của nguồn nhân lực chất lượng cao biểu hiện ở tính tích cực, có ý thức tự giác cao, có niềm say mê nghề nghiệp, năng động sáng tạo, đạo đức, tác phong công nghiệp (khẩn trương, đúng giờ), lối sống đúng mực, hòa đồng trong mỗi người lao động. Đó là quá trình nâng cao trình độ nhận thức các giá trị cuộc sống, tinh thần trách nhiệm, khả năng hòa hợp với cộng đồng, đấu tranh với các tệ nạn xã hội để xây dựng lối sống lành mạnh và hình thành tác phong lao động công nghiệp. Nguồn nhân lực chất lượng cao phải có đạo đức nghề nghiệp, có nhân cách, có phẩm chất nổi bật (Nguyễn Văn Dung, 2011) (4) Tiêu chí về năng động xã hội Tiêu chí năng động xã hội của nguồn nhân lực chất lượng cao biểu hiện ở chỗ linh hoạt cao trong công việc (Nguyễn Văn Dung, 2011). Phải có khả năng vận dụng kiến thức chung vào công việc, khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm
  • 35. 26 tốt, có khả năng lập kế hoạch trong hoạt động chuyên môn, có kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề, phải luôn thích ứng với môi trường làm việc thay đổi. Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao: là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực biểu hiện ở sự hình thành và hoàn thiện từng bước về thể lực, kiến thức kỹ năng, thái độ và nhân cách nghề nghiệp đáp ứng những nhu cầu hoạt động, lao động của cá nhân và sự phát triển xã hội. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao liên quan chặt chẽ đến giáo dục và đào tạo, vì trình độ văn hoá của người lao động là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy chất lượng nguồn nhân lực chỉ có thể được nâng cao khi giáo dục đào tạo tốt. Giáo dục – đào tạo là một mắt xích quan trọng của quá trình phát triển nguồn nhân lực, nó tạo nên sự chuyển biến về chất, nhưng để có một nhân cách nghề nghiệp hoàn chỉnh phù hợp và thích ứng với vị trí làm việc, nguồn nhân lực chất lượng cao còn phải được rèn luyện sức khoẻ và có văn hoá nghề nghiệp. Xây dựng nhân lực chất lượng cao có nghĩa là xây dựng đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ, nhất là các chuyên gia, tổng công trình sư, kỹ sư đầu ngành, công nhân có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn - kỹ thuật tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực, có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ, kỹ thuật, giải quyết những vấn đề cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng đội ngũ doanh nhân quản lý doanh nghiệp, có khả năng tổ chức, khả năng cạnh tranh; xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực tiên tiến, hiện đại, đa dạng, cơ cấu ngành nghề đồng bộ; xây dựng sự nghiệp giáo dục tiên tiến, hiện đại và một xã hội học tập toàn diện để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (Đức Vượng, 2008) Tác dụng của phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao còn làm giảm bớt được sự giám sát, vì đối với người lao động được đào tạo, họ là người có thể tự giám sát; Giảm bớt những tai nạn, do những hạn chế của con người hơn là do những hạn chế của trang bị; Sự ổn định và năng động của tổ chức tăng lên, chúng được bảo đảm có hiệu quả ngay cả khi thiếu những người chủ chốt do có nguồn đào tạo dự trữ để thay thế.
  • 36. 27 Trong điều kiện tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao như là một phương hướng cụ thể của phát triển con người. Về mặt giá trị, phát triển con người là gia tăng giá trị nói chung của con người, còn phát triển nguồn nhân lực là gia tăng giá trị sử dụng của con người. Phát triển nguồn nhân lực chủ yếu là phát triển mặt công cụ ở con người, như một nguồn tài nguyên, một nguồn vốn và một nguồn động lực trong quá trình phát triển. Tính công cụ ở con người không nên hiểu một cách máy móc, bởi vì chủ thể của công cụ này vẫn chính là con người với nhân cách của họ. Ngay cả khi đóng vai trò nhân lực, con người vẫn là chủ thể hoạt động, trước hết đó vẫn là con người, mục đích tối cao của quá trình phát triển. Trong nguồn nhân lực, chất lượng đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của nền kinh tế. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò vô cùng quan trọng và là động lực thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển. Có thể nhận định phát triển nguồn nhân lực xã hội là tổng thể các cơ chế chính sách và biện pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (trí tuệ, thể chất, phẩm chất tâm lý-xã hội) và điều chỉnh hợp lý về số lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi về nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cũng gắn với phát triển nguồn nhân lực của xã hội nhưng tập trung khai thác nguồn nhân lực ở khía cạnh lao động chất xám, với trình độ tay nghề cao, có khả năng đáp ứng được yêu cầu cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình phát triển nguồn nhân lực là quá trình làm biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực để ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế. 1.1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao  Hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế được sử dụng để chỉ cùng một nội dung với ý nghĩa là quá trình gắn kết nền kinh tế và thị trường của một quốc gia với nền kinh tế
  • 37. 28 thị trường thế giới và khu vực thông qua biện phát tự do hoá, mở của thị trường trên các cấp độ đơn phương song phương và đa phương. Hiện nay, khái niệm hội nhập (intergation) có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Theo Nguyễn Xuân Thắng (2007) có các cách tiếp cận về hội nhập kinh tế sau đây: Cách tiếp cận thứ nhất thuộc về phái theo tư tưởng liên bang. Phái này quan niệm hội nhập hướng tới sản phẩm cuối cùng là hình thành nhà nước liên bang kiểu Hoa Kỳ và Thụy Sỹ. Cách tiếp cận này mới chỉ nhìn nhận hội nhập gắn với kết quả cuối cùng là hình thành nhà nước liên bang, mà chưa thấy được hội nhập là sự liên kết trong quá trình phát triển. Cách tiếp cận thứ hai xem hội nhập trước hết là sự liên kết các quốc gia thông qua phát triển các luồng giao lưu như thương mại, thư tín, thông tin, du lịch, di trú, từ đó hình thành dần các cộng đồng an ninh hợp nhất kiểu Hoa Kỳ và loại cộng đồng đa nguyên kiểu Tây Âu. Cách tiếp cận này đã nhìn nhận hội nhập là một quá trình liên kết và đưa ra được nội dung cụ thể của sự liên kết. Cách tiếp cận thứ ba thuộc những người theo phái tân chức năng. Phái này cho rằng hội nhập vừa là quá trình, vừa là sản phẩm cuối cùng. Để đánh giá quá trình liên kết, những người theo phái tân chức năng chú trọng vào phân tích quá trình hợp tác trong việc hoạch định chính sách. Ở Việt Nam, thuật ngữ hội nhập (được hiểu là hội nhập kinh tế quốc tế) mới chỉ được sử dụng rộng rãi từ thập niên 1990 trở lại đây khi nước ta thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên hiện nay có những định nghĩa khác nhau về hội nhập. Theo Nguyễn Bá Ngọc và Trần Văn Hoan (2002) cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình liên kết kinh tế có mục tiêu, định hướng cụ thể gắn với phạm vi, cấp độ cũng như điều kiện cụ thể của mỗi nước.
  • 38. 29 Các định nghĩa trên đã phản ánh nội dung quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế là liên kết của các nền kinh tế có mục tiêu, nhưng chúng chưa nói rõ mục tiêu, sản phẩm cuối cùng là cái gì? Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan do sự phát triển cao của lực lượng sản xuất, của phân công lao động quốc tế quyết định. Còn hội nhập kinh tế thể hiện sự thích ứng của các nền kinh tế quốc gia với xu thế toàn cầu hoá kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình liên kết nền kinh tế và thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện tự do hoá nền kinh tế của mỗi nước trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. Hội nhập kinh tế quốc tế được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của các chủ thể kinh tế xã hội và cả người dân, trước hết là nhà nước. Nhà nước chủ động thực hiện chính sách tự do hoá kinh tế. Như vậy nội hàm của khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm những điểm chủ yếu sau: - Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình liên kết nền kinh tế và thị trường của mỗi quốc gia với kinh tế khu vực và thế giới. - Mỗi quốc gia tự nguyện tham gia vào các định chế/tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu, thực hiện cam kết với các tổ chức mà mình tham gia. - Mỗi quốc gia phải thực hiện tự do hoá nền kinh tế, tự do hoá thương mại, đầu tư, tài chính với các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. Do đó có thể hiểu hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia gắn kết nền kinh tế của nước mình với kinh tế khu vực và thế giới bằng các nỗ lực thực hiện tự do hoá kinh tế, mở cửa kinh tế trên các cấp độ đơn phương, song phương, đa phương và giảm thiểu sự khác biệt để trở thành một bộ phận hợp thành của chỉnh thể kinh tế toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình trong đó hai hay nhiều chính phủ ký với nhau các hiệp định để tạo nên khuôn khổ pháp lý chung cho sự phối hợp và điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa các nước. Mức độ hội nhập tuy có khác nhau, nhưng tất cả đều nhằm thuận lợi hoá và tự do hoá hoạt động kinh tế đối ngoại
  • 39. 30 của mỗi nước, góp phần sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn và nâng cao mức sống người dân.  Các đặc trƣng cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế là sự phát triển cao của phân công lao động quốc tế. Do sự phát triển của khoa học - công nghệ và quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới đã làm cho phân công lao động quốc tế phát triển mạnh cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Đến lượt nó, phân công lao động quốc tế đã hình thành một khuôn khổ mới này, các quan hệ kinh tế quốc tế sẽ có tính chất thường xuyên hơn, ổn định hơn và được chú ý củng cố hơn để có thể phát triển lâu dài. Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là sự phối hợp mang tính chất liên quốc gia giữa hai hay nhiều nhà nước độc lập, có chủ quyền trong một hay nhiều hiệp định kinh tế - thương mại. Bởi vậy, nó thường chịu sự tác động và điều tiết bởi các chính sách của các chính phủ thành viên. Nói chung, nền kinh tế các nước thành viên thường không giống nhau cả về thể chế lẫn cơ cấu kinh tế - xã hội, cho nên quá trình hội nhập kinh tế quốc tế bổ sung và tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế quốc tế phát triển một cách thuận lợi hơn. Thứ ba, hội nhập kinh tế khu vực và song phương được xem như một giải pháp trung hoà giữa hai xu hướng đối lập nhau trên thị trường thế giới: xu hướng tự do hoá mậu dịch và bảo hộ mậu dịch của hai trường phái kinh tế đối lập nhau – trường phái Tân cổ điển (Adam Smith, David Ricardo…) và trường phái Chủ nghĩa dân tộc mới (bắt nguồn từ các quan điểm của chủ nghĩa dân tộc cổ điển như của Hamilton, List và các nhà kinh tế Đức khác…). Thứ tư, hội nhập kinh tế khu vực và song phương luôn là một hành động tự giác, tích cực của các thành viên nhằm phối hợp và điều chỉnh các chương trình phát triển kinh tế với những thỏa thuận có đi có lại của các nước thành viên. Nó là bước quá độ trong quá trình vận động của nền kinh tế thế giới theo xu hướng toàn cầu hoá.
  • 40. 31 Yêu cầu đối với phát triển nhân lực chất lƣợng cao trong HNKTQT Trong điều kiện HNKTQT, sự ra đời và phát triển nhanh chóng công nghệ kỹ thuật hiện đại đã nảy sinh cách phân chia mới về các ngành kinh tế. Ngoài nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ theo cách chia truyền thống, còn có ngành kinh tế thứ tư là công nghệ kỹ thuật cao. Đây là ngành kinh tế trụ cột của kinh tế tri thức, sự tồn tại và phát triển của nó quyết định tới trình độ phát triển kinh tế tri thức của mỗi quốc gia. Chính sự phân chia mới về các ngành kinh tế, trong đó có sự xuất hiện ngành công nghệ kỹ thuật cao đã đặt ra nhu cầu rất lớn về tri thức và trí lực, hay nói một cách chính xác hơn là nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao (lao động kỹ thuật, chuyên môn giỏi). Mặt khác, trong quá trình HNKTQT, các ngành truyền thống (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) cũng được cải tạo bằng khoa học, công nghệ cao để đáp ứng yêu cầu ở trình độ kinh tế tri thức. Ví dụ, sản xuất ô tô là một ngành công nghiệp truyền thống, nhưng nó có thể sản xuất ra những loại ô tô mới, trong đó có tới 60 – 70% giá trị là do đưa vào những vật liệu mới, những kỹ thuật tự động điều khiển, để sản xuất ra những ô tô có độ an toàn cao, những ô tô thông minh không cần người lái. Trong nông nghiệp, nhiều trang trại nông nghiệp tự động hoá hoàn toàn, hầu như không có người nông dân và ở các trang trại chủ yếu là những nhà kinh doanh nông nghiệp. Như vậy, Hội nhập kinh tế quốc tế kéo theo sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và sự phát triển vượt bậc về trình độ áp dụng khoa học – công nghệ hiện đại của các ngành truyền thống trong nền kinh tế hội nhập sẽ làm tăng nhu cầu lao động trong khu vực công nghệ kỹ thuật cao. Do vậy, cần phải có một đội ngũ lao động có chất lượng cao nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu của thị trường trong quá trình chuyển dịch này. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ thu hút nhiều dòng vốn đầu tư vào các nước đang phát triển như Việt Nam, quá trình này mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, sự đòi hỏi của các nhà tuyển dụng, các công ty đa quốc gia cũng rất khắc khe, nhất là đối với những ngành thâm dụng chất xám hay những lao động