SlideShare a Scribd company logo
1 of 201
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ VĂN KỲ
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƢỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP
CỦA TỈNH THANH HOÁ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ VĂN KỲ
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƢỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP
CỦA TỈNH THANH HOÁ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 62 31 01 05
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VÕ VĂN ĐỨC
HÀ NỘI - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ
theo quy định.
Tác giả luận án
Lê Văn Kỳ
ii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN.............................................................................................................8
1.1. Những công trình nghiên cứu nguồn nhân lực, nguồn nhân lực
ngành công nghiệp và phát triển nguồn nhân lực ............................................8
1.2. Những công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao và
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao......................................................16
1.3. những kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án và hướng nghiên
cứu của luận án...............................................................................................24
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP .................................28
2.1. Khái niệm, đặc trưng, vai trò và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao ngành công nghiệp.................................................................28
2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp........................................45
2.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công
nghiệp ở một số nước châu Á, một số địa phương trong nước và bài học
rút ra cho tỉnh Thanh Hóa ..............................................................................63
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT
LƢỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH THANH HÓA ......................72
3.1. Tình hình phát triển ngành công nghiệp và nguồn nhân lực chất lượng
cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa....................................................72
3.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công
nghiệp của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005 - 2016......................................101
3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa................................................113
Chƣơng 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP
CỦA TỈNH THANH HOÁ ..........................................................................................119
4.1. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành
công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa .................................................................119
4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa .........................................128
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN..........................................................................................149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................150
PHỤ LỤC
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nguyên nghĩa
CN : Công nghiệp
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNTT : Công nghệ thông tin
GDNN : Giáo dục nghề nghiệp
GTSXCN : Giá trị sản xuất công nghiệp
HNQT : Hội nhập quốc tế
KCN : Khu công nghiệp
KHCN : Khoa học công nghệ
KKT : Khu kinh tế
NCKH : Nghiên cứu khoa học
NNL : Nguồn nhân lực
PP : Phân phối
SS : So sánh
SX : Sản xuất
SXCN : Sản xuất công nghiệp
SXKD : Sản xuất kinh doanh
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
UBND : Ủy ban nhân dân
VA : Giá trị gia tăng
VACN : Giá trị gia tăng công nghiệp
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2010 và 2011-2015 và năm 2016 .....73
Bảng 3.2 Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế .................................76
Bảng 3.3: Gía trị sản xuất các ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2010 - 2016 ..................................................................................................77
Bảng 3.4: Giá trị gia tăng các ngành công nghiệp 2011-2016....................................77
Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu về cơ cấu công nghiệp theo vùng năm 2015 .....................78
Bảng 3.6: Cơ sở sản xuất công nghiệp giai đoạn 2010 - 2016....................................78
Bảng 3.7: Vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp ..................................................79
Bảng 3.8: Nhân lực làm việc trong ngành công nghiệp..............................................81
Bảng 3.9: Cơ cấu nhân lực làm việc trong các ngành công nghiệp............................82
Bảng 3.10: Nhân lực đang làm việc trong ngành công nghiệp phân theo trình độ
học vấn.........................................................................................................84
Bảng 3.11: Quy mô nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh
Thanh Hóa....................................................................................................85
Bảng 3.12: Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh
Thanh Hóa....................................................................................................86
Bảng 3.13: Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao phân theo ngành công
nghiệp của tỉnh Thanh Hóa..........................................................................87
Bảng 3.14: Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao trong từng ngành công
nghiệp của tỉnh Thanh Hóa..........................................................................88
Bảng 3.15: Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh
Thanh Hóa theo vùng miền..........................................................................89
Bảng 3.16: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA).............................................90
Bảng 3.17: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
nguồn nhân lực chất lượng cao....................................................................95
Bảng 3.18: Thống kê mô tả điểm đánh giá của các cơ sở sản xuất công nghiệp
về tiêu chí sức khỏe - thể lực nguồn nhân lực chất lượng cao ngành
công nghiệp..................................................................................................97
Bảng 3.19: Thống kê mô tả điểm đánh giá của các cơ sở sản xuất công nghiệp về
tiêu chí trí lực của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp...........98
v
Bảng 3.20: Thống kê mô tả điểm đánh giá của các cơ sở sản xuất công nghiệp
về tiêu chí nhân cách nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công
nghiệp tỉnh Thanh Hóa ................................................................................99
Bảng 3.21: Thống kê mô tả điểm đánh giá của các cơ sở sản xuất công nghiệp
về tính năng động và thích ứng của nguồn nhân lực chất lượng cao
ngành công nghiệp ....................................................................................100
Bảng 3.22: Thống kê mô tả điểm đánh giá của các cơ sở sản xuất công nghiệp
về tiêu chí văn hóa nghề ............................................................................101
Bảng 4.1: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao
ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa ....................................................124
Bảng 4.2: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao theo ngành công
nghiệp của tỉnh Thanh Hóa........................................................................125
Bảng 4.3: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao theo vùng công
nghiệp của tỉnh Thanh Hóa........................................................................126
vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Mô hình đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực chất lượng
cao ngành công nghiệp...................................................................... 52
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành công nghiệp ....................... 83
Biểu đồ 3.2: Phát triển về số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao
ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa qua các năm .................... 102
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Sự phát triển của nền kinh tế thế giới đang bước sang thời kỳ phát triển mới,
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những thành tựu có tính đột phá về khoa
học công nghệ, nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức, trong xu thế toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế, phát triển nguồn nhân lực (NNL), nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế - xã hội
của mỗi quốc gia.
Các lý thuyết của kinh tế hiện đại đều khẳng định, để có thể tăng trưởng kinh
tế nhanh, bền vững và với mức độ cao, các nền kinh tế phải dựa vào ba trụ cột cơ
bản là: Áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở hiện đại và nguồn
nhân lực chất lượng cao, trong đó trụ cột quan trọng nhất là nguồn nhân lực có chất
lượng cao.
Thực tiễn phát triển của kinh tế thế giới trong thế kỷ XX cho thấy có những
quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên nhưng do phát triển tốt nguồn nhân lực, có
được nguồn nhân lực chất lượng cao nên đã đạt được những thành tựu vượt bậc về phát
triển kinh tế-xã hội, hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ trong vài thập kỷ.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định coi con người là trung
tâm của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, trong
điều kiện đất nước đang đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy
mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) và hội nhập quốc tế (HNQT),
phát triển NNL, nhất là NNL chất lượng cao được coi là một trong ba đột phá chiến
lược, góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng và phát triển theo hướng bền vững.
Kế thừa quan điểm phát triển, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đảng
ta tiếp tục khẳng định: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới là tiếp tục
đẩy mạnh mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh
tế tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm
động lực chủ yếu" [45].
2
Thanh Hóa là tỉnh nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, đất rộng, người đông, tài
nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, có nhiều lợi thế về tự nhiên và xã hội
cho phát triển các ngành kinh tế đặc biệt là phát triển ngành công nghiệp. Tuy
nhiên, các ngành kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng của tỉnh Thanh
Hóa phát triển còn chậm so với nhiều địa phương trong cả nước. Năng suất lao
động, hiệu quả sử dụng tài nguyên còn thấp, thu nhập bình quân đầu người dưới
mức bình quân chung của cả nước và là một tỉnh còn nghèo.
Là một trong những trụ cột kinh tế, ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa
đang đứng trước những vận hội mới trong tiến trình CNH, HĐH và HNQT, đồng thời
cũng đối mặt với những thách thức to lớn về công nghệ, kỹ thuật và đặc biệt là chất
lượng NNL, số lượng nhân lực dư thừa, nhưng chất lượng nhân lực lại không đáp
ứng, cơ cấu đào tạo nhân lực không phù hợp; yêu cầu nhân lực có trình độ chuyên
môn kỹ thuật, tay nghề cao, có kỹ năng làm việc trong môi trường công nghệ và cạnh
tranh còn rất thiếu. Sản xuất công nghiệp chưa phát triển, doanh nghiệp nhỏ, yếu;
thiết bị và công nghệ các cơ sở sản xuất công nghiệp còn lạc hậu, năng suất lao động
thấp. NNL ngành công nghiệp chất lượng thấp, tình trạng thể lực của NNL ở mức
trung bình, yếu về độ dẻo dai, cường độ làm việc. Một số ngành công nghiệp có nhu
cầu nhân lực chất lượng cao nhưng chưa được đáp ứng, chất lượng đào tạo còn thấp
và chưa phù hợp.Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực đã được Đảng bộ tỉnh xác định là
một trong những chương trình trọng tâm từ Đại hội lần thứ XVI (2006-2010), Đại hội
lần thứ XVII (2011-2015) và Đại hội lần thứ XVIII (2015-2020).
Những hạn chế trên cũng là những thách thức to lớn đối với tỉnh Thanh Hóa
trong quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Nền kinh tế của tỉnh Thanh Hóa muốn phát triển nhanh và bền
vững, với mục tiêu đến năm 2020 trở thành tỉnh khá của cả nước và đến năm 2030
cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại thì phải có sự đột phá trên cơ
sở từ nội lực, đó chính là phát triển NNL chất lượng cao, nhất là NNL chất lượng
cao ngành công nghiệp của tỉnh.
Từ thực trạng và yêu cầu cấp thiết phát triển của NNL chất lượng cao nêu
trên, với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào phát triển ngành công
3
nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa, tác giả chọn đề tài “Phát
triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hoá”
làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế phát triển.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu chung
Luận án đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến
phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp, từ đó đề xuất phương hướng và
giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển NNL chất lượng cao ngành công
nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.
- Mục đích nghiên cứu cụ thể
+ Luận án góp phần hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát
triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp.
+ Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển NNL chất lượng
cao ngành công nghiệp.
+ Đánh giá thực trạng NNL chất lượng cao ngành công nghiệp và phát triển
NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005 - 2016.
+ Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển
NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong những năm tới,
tầm nhìn đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài
luận án, đánh giá những giá trị của các công trình đó và những khoảng trống luận án
cần tiếp tục nghiên cứu.
- Hệ thống hóa, làm rõ hơn và bổ sung một số vấn đề về phát triển NNL chất
lượng cao ngành công nghiệp.
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp
của một số nước Châu Á và một số địa phương trong nước, rút ra bài học kinh
nghiệm về phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.
- Phân tích, đánh giá đúng, khách quan thực trạng NNL chất lượng cao
4
ngành công nghiệp và phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2005 - 2016, chỉ rõ những kết quả, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển
NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong những năm tới,
tầm nhìn đến năm 2030.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công
nghiệp giai đoạn 2005-2016; Đối tượng trực tiếp là nguồn nhân lực chất lượng cao
hiện đang công tác và làm việc trong ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ngành công nghiệp được tập trung nghiên cứu chủ yếu: Khái niệm, đặc trưng, vai
trò, yêu cầu phát triển; Nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp; Bài học kinh nghiệm về phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp.
+ Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
của tỉnh Thanh Hóa được nghiên cứu trên các nội dung chủ yếu là: (1) Tình hình
phát triển ngành công nghiệp và nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
của tỉnh Thanh Hóa; (2) Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành
công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2016.
+ Giải pháp đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công
nghiệp của tỉnh Thanh Hóa tập trung một số giải pháp chủ yếu trên cơ sở đánh giá
thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp và nguồn lực cụ thể
của tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi về không gian và thời gian
Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh
Thanh Hóa, chuỗi thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2005-2016, thời gian đề xuất phương
hướng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành
công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong những năm tới, tầm nhìn đến năm 2030.
5
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được triển khai nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về
con người, nguồn nhân lực, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;
đồng thời có tham khảo các công trình có liên quan đến đề tài đã được công bố.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chung trong khoa học kinh tế như: phương pháp phân tích định tính,
định lượng, so sánh, tổng hợp; Phương pháp thống kê mô tả, phân tích thống kê.
Các phương pháp khác được sử dụng trong luận án là phương pháp hệ thống và
khái quát hóa. Ngoài ra, nghiên cứu thông qua khảo sát của tác giả, phỏng vấn sâu
và phương pháp chuyên gia đã được sử dụng có hiệu quả trong luận án giúp cho
việc nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn trong phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.
Trong nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng các tiêu chí đánh giá chất
lượng NNL chất lượng cao ngành công nghiệp và các tiêu chí đánh giá phát triển
NNL chất lượng cao ngành công nghiệp, từ đó xây dựng thang đo chất lượng của
NNL chất lượng cao ngành công nghiệp. Thang đo này được phát triển dưới hình
thức thang đo đơn hướng năm bậc từ bậc 1 đến bậc 5 (bậc 1 là kém và bậc 5 là tốt)
và thiết kế bảng câu hỏi sử dụng cho nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua các giai đoạn thiết kế mẫu nghiên
cứu, thu thập thông tin từ mẫu khảo sát những cán bộ quản lý các cơ sở sản xuất
công nghiệp (SXCN) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Phân tích dữ liệu bằng phần
mềm xử lý Statistical Package for the Social Sciences (SPSS) 16.0 nhằm khẳng
định các yếu tố cũng như các giá trị và độ tin cậy của các thang đo, các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp.
Nguồn thông tin nghiên cứu:
- Nguồn thông tin thứ cấp: Bao gồm thông tin khoa học trong các công trình
6
nghiên cứu nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực chất lượng cao ngành
công nghiệp, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp ở trong
và ngoài nước; Thông tin và số liệu thống kê từ các báo cáo của cơ quan quản lý
nhà nước ở tỉnh Thanh Hóa như: Cục Thống kê; Sở Công Thương; Sở Lao động-
Thương binh và Xã hội; Sở Kế hoạch Đầu tư; Sở Giáo dục Đào tạo; Ban Quản lý
khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KCN)...
- Nguồn thông tin sơ cấp: Bao gồm thông tin và số liệu được thu thập qua
điều tra bằng phương pháp bảng hỏi với 210 đối tượng khảo sát trong 105 cơ sở
SXCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trong đó ban giám đốc 5 người chiếm 2,4%;
Trưởng phòng 40 người chiếm 19,0%; Phó trưởng phòng 102 người chiếm 48,6%;
Tổ trưởng sản xuất 63 người chiếm 30,0%) và phỏng vấn sâu 11 cán bộ quản lý/
chuyên gia trong lĩnh vực quản lý, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Sau đó tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp để thu thập
các số liệu sơ cấp thông qua các phiếu điều tra này. Việc thu thập số liệu được thực
hiện trên cơ sở phát phiếu trực tiếp cho đối tượng là các tổ trưởng sản xuất, trưởng
phó phòng, ban giám đốc các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp của tỉnh
Thanh Hóa.
Toàn bộ số liệu điều tra được nhập vào phần mềm SPSS 16.0. Sau khi xem
xét, loại bỏ các mẫu không phù hợp, các số liệu được xử lý bằng máy tính theo các
chỉ tiêu tương ứng. Sau khi được làm sạch, dữ liệu sẽ được phân tích dựa trên các
kiểm định: Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp phân tích nhân tố khám phá
(EFA - Exploratory Factor Analysis); Phương pháp hồi quy bội.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao ngành công nghiệp. Bổ sung và hệ thống hóa các tiêu chí đánh giá
chất lượng và tiêu chí đánh giá phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp.
- Phân tích và đánh giá toàn diện thực trạng phát triển NNL chất lượng cao
ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.
- Trên cơ sở đó luận án đưa ra phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm
đẩy mạnh phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa
7
trong những năm tới, tầm nhìn đến năm 2030.
-Luận án là một công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về phát
triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp cấp tỉnh nói chung và ngành công
nghiệp của tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án
Luận án góp phần làm rõ hơn lý luận về NNL, NNL chất lương cao ngành
công nghiệp, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp ở cấp
tỉnh, bổ sung thêm những cơ sở khoa học cho việc thực hiện phương hướng và giải
pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp ở địa phương và
ở nước ta hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
các nhà quản lý nói chung và các nhà hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao ngành công nghiệp cấp tỉnh nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án được kết cấu gồm 4 chương, 11 tiết.
8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Trong sự phát triển của thế giới hiện đại, với những thành tựu to lớn của cách
mạng khoa học và công nghệ, nền kinh tế đang chuyển dần sang chủ yếu dựa trên
tri thức. Nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thể hiện
vai trò quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và là yếu tố cấu thành quan
trọng nhất của lực lượng sản xuất xã hội. Các quốc gia trên thế giới đều rất quan
tâm phát triển nguồn nhân lực có chất lượng. Vấn đề nguồn nhân lực, nguồn nhân
lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao luôn thu hút nhiều
nhà khoa học, nhà nghiên cứu của các nước trên nhiều lĩnh vực khoa học quan tâm
nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Do vậy, để có cái nhìn tổng quát về tình
hình nghiên cứu vấn đề này, trong chương này luận án tổng quan một số công trình
nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NGUỒN NHÂN LỰC, NGUỒN
NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Hơn 30 năm qua, từ khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, năm 1986, vấn đề
con người, nguồn nhân lực, nguồn nhân lực cho công nghiêp và vai trò của NNL đối
với phát triển kinh tế- xã hội được nhiều nhà khoa học, học giả quan tâm nghiên cứu,
nhất là từ năm 1996, khi nước ta xác định bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất
nước, những công trình về nhóm vấn đề này càng được quan tâm nghiên cứu của nhiều
nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong và ngoài nước:
1.1.1. Những nghiên cứu về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực ngành công
nghiệp và vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội
* Về nhóm vấn đề này có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa hoc,
học giả trong nước, có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
Đoàn Văn Khái, Nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở Việt
Nam [68]. Tác giả đã làm rõ một số vấn đề chung về CNH, HĐH như: Tóm lược
quá trình công nghiệp hóa trên thế giới; nội dung, bản chất, tính tất yếu và đặc điểm
9
của CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay; đồng thời làm rõ vai trò của nguồn lực con
người đó là yếu tố quyết định sự nghiệp CNH, HĐH; thực trạng nguồn lực con
người Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra trước yêu cầu CNH, HĐH. Trên
cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những phương hướng, quan điểm chỉ đạo và những giải
pháp cơ bản nhằm khai thác và phát triển hiệu quả nguồn lực con người đáp ứng
yêu cầu CNH, HĐH ở Việt nam. Cuốn sách có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo trong
việc nâng cao chất lượng nguồn lực con người, trong đó có nguồn nhân lực chất
lượng cao.
Phạm Thành Nghị, Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [87]. Cuốn sách đã đề cập đến
những vấn đề lý luận cơ bản, những nhận thức mới như vấn đề vốn con người và
phát triển vốn con người, các mô hình quản lý NNL. Các tác giả trình bày những
kinh nghiệm quản lý NNL của các nước phát triển, kinh nghiệm của các nước
Đông Á và các nước có nền kinh tế chuyển đổi; phân tích hiệu quả quản lý nguồn
nhân lực và những yếu tố tác động đến quản lý nguồn nhân lực nước ta trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Cá tác giả đã kiến nghị áp dụng
những mô hình quản lý NNL phù hợp thay thế cho các mô hình đã lạc hậu. Cuốn
sách đã đề xuất hệ thống những quan điểm và giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý NNL .
Hồ Sĩ Quý, Con người và phát triển con người [97]. Giáo trình trình bày
những vấn đề cơ bản và có hệ thống về con người và phát triển con người, như
phương pháp luận nghiên cứu con người, định nghĩa, khái niệm về con người, sự
phát triển con người, nguồn lực con người, nhân cách, tiềm năng, tài năng, cộng
đồng và cá nhân. Trình bày những vấn đề cơ bản về con người Việt Nam, vai trò
nhân tố con người, chỉ ra những khả năng phát triển con ngừoi; xác định phương
hướng, giải pháp xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa .
Trần Thọ Đạt, Đỗ Tuyết Nhung, Tác động của vốn con người đối với tăng
trưởng kinh tế các tỉnh thành phố Việt Nam [46]. Trong cuốn sách, các tác giả đã
phân tích tác động của vốn con người đến quá trình tăng trưởng kinh tế thông qua
10
việc xem xét các nền kinh tế cấp tỉnh, thành phố của Việt Nam. Mặc dù vốn con
người bao gồm cả giáo dục, sức khỏe cũng như nhiều khía cạnh khác của vốn xã hội
nhưng nghiên cứu này chỉ tập trung vào giáo dục coi nó như là nhân tố cơ bản nhất
của vốn con người. Cuốn sách cũng cho thấy vốn con người là nhân tố quan trọng
khi giải thích sự tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố ở Việt Nam cũng như giải
thích khoảng cách chênh lệch giữa các vùng kinh tế ở Việt Nam. Các tác giả cũng
đưa ra những kiến nghị chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế
trong đó nhấn mạnh sự gia tăng đầu tư vào giáo dục, đồng thời chú ý tới tác động
khác nhau của vốn con người ở những vùng kinh tế khác nhau.
Nguyễn Hữu Tiệp, Giáo trình nguồn nhân lực [108]. Giáo trình trình bày
một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực, như khái niệm, tiêu
chí, phân loại, những yếu tố chi phối đến nguồn nhân lực; trình bày vấn đề giáo dục
đào tạo nguồn nhân lực, quản lý, bố trí, sử dụng, trọng dụng, các chính sách, cơ chế
đối với nguồn nhân lực đất nước.
Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận
chính trị, Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập
quốc tế [47]. Cuốn sách gồm các bài viết được sắp xếp thành hai phần: phần thứ
nhất: CNH, HĐH ở Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa; phần thứ hai: giai cấp công
nhân Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Nội dung cuốn sách đề cập đến
những vấn đề lý luận về CNH, HĐH. Đặc biệt là vấn đề CNH, HĐH rút ngắn trong
giai đoạn hiện nay; phân tích sâu sắc thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay, qua đó đưa ra các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân trong
điều kiện mới theo quan điểm của Đảng.
Mạc Văn Tiến, Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thực trạng và giải pháp
tại [109]. Bài viết đã có những phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn
nhân Việt Nam: Chất lượng và cơ cấu lao động vẫn còn nhiều bất cập so với yêu
cẩu phát triển và hội nhập. Chất lượng nguồn nhân lực nước ta còn thấp và còn
khoảng cách khá lớn so với các nước phát triển trong khu vưc. Trong lĩnh vực
GDNN, tác giải đưa ra những giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện nhằm nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực.
11
* Bên cạnh những công trình nghiên cứu cứu trong nước, vấn đề con người,
nguồn nhân lực, nguồn nhân lực ngành công nghiệp và vai trò của nguồn nhân lực
đối với phát triển kinh tế- xã hội đã được nhiều nhà khoa học quốc tế quan tâm
nghiên cứu với các góc độ nghiên cứu khác nhau, đáng chú ý là một số công trình
tiêu biểu như:
Vương Huy Diệu, Chiến lược quốc gia nhân tài biến đổi thế giới [29], đã
trình bày chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (nhân tài) của Trung
Quốc, phân tích những vấn đề cơ bản về nhân tài, đánh giá tình hình nhân tài Trung
Quốc hiện nay, đề xuất những chủ trương, nội dung, chính sách đặc biệt là giáo dục
và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong thời kỳ phát
triển mới.
Lưu Tiểu Bình, Lý luận và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực [9], cho
rằng trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng
quan trọng; việc khơi nguồn, phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất
lương cao có tầm quan trọng đặc biệt. Vì thế, để khai thác và phát huy nguồn nhân
lực các quốc gia cần phải có lý luận và phương pháp đánh giá đúng đắn; đồng thời
nêu lên một số vấn đề lý luận và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực.
Vương Xung, Chất lượng tăng trưởng kinh tế khu vực phía Tây Trung Quốc
với việc khai thác nguồn nhân lực nông thôn [126], đã trình bày sự tăng trưởng kinh
tế khu vực phía Tây Trung Quốc hiện nay, nêu lên những yếu tố của chất lượng
tăng trưởng, trong đó chú trọng phân tích yếu tố nguồn nhân lực; từ đó chỉ ra một số
vấn đề khai thác và phát huy nguồn nhân lực nông thôn, trong đó nhấn mạnh cần
chú trọng đến giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo và nâng cao chất
lượng tăng trưởng kinh tế khu vực phía Tây Trung Quốc trong bối cảnh mới.
Edgar Morin, Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai [52], tác giả đã
nhấn mạnh tới vai trò trung tâm của giáo dục đối với con người trong xã hội ngày
nay, tác giả đã luận giải về bảy tri thức cần phải trở thành nền tảng trong nền giáo
dục tương lai để "những bộ óc được đào tạo tốt".
Có thể kể đến những ấn phẩm đáng chú ý về chủ đề nguồn nhân lực của tổ
chức quốc tế như Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), với những
12
báo cáo hàng năm về tình hình phát triển con người (Human development report),
cung cấp một cách khá đầy đủ và cập nhật chỉ số phát triển con người của hầu hết
các quốc gia trên thế giới được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp. Đặc biệt,
UNDP đã đề ra 5 nhân tố của sự phát triển nguồn nhân lực, đó là giáo dục và đào
tạo; sức khỏe và dinh dưỡng; môi trường; việc làm và sự giải phóng con người;
trong đó giáo dục và đào tạo là bộ phận cơ bản nhất, quan trọng nhất để phát triển
nguồn nhân lực. Một số tổ chức quốc tế quan trọng khác, như WHO - tổ chức Y tế
thế giới cũng có những nghiên cứu quan tâm tới nguồn nhân lực từ khía cạnh sức
khỏe; ILO - Tổ chức Lao động quốc tế cũng phát hành những những ấn phẩm về
chủ đề nguồn nhân lực và vấn đề đào tạo (Human development and training, ILO,
Geneva, 2003, 2004)...
Ngân hàng thế giới (World Bank) đã tiến hành nhiều cuộc điều tra về nhân
lực dưới nhiều góc độ tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Trang web của World
Bank có thể cung cấp cho chúng ta rất nhiều tài liệu về nguồn nhân lực, trong đó
có một số ấn phẩm đáng chú ý như Meeting human resources needs (Đáp ứng các
nhu cầu về nguồn nhân lực) của Karen Lashman; Human resources for health
policies:a critical component in health policies (Nguồn nhân lực cho chính sách
về sức khỏe: một nhân tố thiết yếu trong các chính sách về sức khỏe) của Gilles
Dussault và Carl-Ardy Dubois [132]; Managing human resources in a
decentralized context (Quản lý nguồn nhân lực trong bối cảnh phi tập trung hóa)
của tác giả Amanda E. Green [130]; và ngay cả tờ tạp chí của tổ chức này The
World Bank Economic Review cũng là một ấn phẩm có đăng tải rất nhiều bài viết
về vấn đề nguồn nhân lực. Các tác phẩm này đều phân tích vai trò của nguồn nhân
lực với phát triển kinh tế - xã hội theo các khía cạnh khác nhau. Tổ chức văn hóa,
khoa học, giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) cũng rất quan tâm tới vấn đề
nguồn nhân lực, thể hiện bằng một loạt các công trình nghiên cứu đã được xuất
bản như: Toward a system of human resources indicators for less developed
countries (Hướng đến hệ thống chỉ báo nguồn nhân lực cho các nước kém phát
triển) của Zymunt Gostkowski giới thiệu một dự án của UNESCO nghiên cứu về
nguồn nhân lực, đưa ra các chỉ số cho việc nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực
13
và quan hệ giữa nguồn nhân lực với phát triển kinh tế ở các nước chậm phát triển.
Một công trình khác, Educational planning and human resource development (Kế
hoạch giáo dục và phát triển nguồn nhân lực) của F. Harbison[133]. Công trình
này được coi là một trong những bộ bách khoa toàn thư của UNESCO, trình bày
các quan điểm hiện đại về kế hoạch hóa và quản lý giáo dục, nguồn nhân lực,
dùng phương pháp hệ thống để phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng
đến sự phát triển nguồn nhân lực ở các nước đang phát triển.
1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân
lực ngành công nghiệp
Nguyễn Thanh, Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước [112]. Nội dung cuốn sách gồm 3 chương, tác giả đã đề cập
những vấn đề chủ yếu sau: Quan niệm về phát triển nguồn nhân lực và vai trò của
phát triển, nâng cao chất lượng NNL, yếu tố quyết định sự thành công của sự
nghiệp CNH, HĐH ở nướ ta; Phân tích, đánh giá thực trạng NNL nước ta hiện nay
và những định hướng chủ yếu về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
nước ta để đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH đất nước; Vấn đề phát triển nguồn
nhân lực có chất lượng cho CNH, HĐH trên cơ sở lấy phát triển giáo dục và đào tạo
làm "Quốc sách hàng đầu". Để thực hiện 3 mục tiêu lớn của Giáo dục và Đào tạo
"Nâng tầm dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài". Cuốn sách đã đề xuất một
hệ thống các giải pháp về đổi mới giáo dục và đào tạo, đó là: Tăng nguồn đầu tư từ
ngân sách cho Giáo dục và đào tạo; Thực hiện xã hội hóa Giáo dục và Đào tạo; Tiến
hành đào tạo ban đầu đồng thời với đào tạo lại và đào tạo thường xuyên; Mở rộng
quy mô và tăng nhanh tốc độ đào tạo; Đào tạo có địa chỉ và theo yêu cầu xã hội;
Tiếp tục cải cách nội dung và phương pháp đào tạo; Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước đối với Giáo dục và Đào tạo, nhằm nâng cao
chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH đất nước trong giai đoạn hiên nay.
Bùi Văn Nhơn, Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội [85]. Cuốn sách
được trình bày gồm 6 chương, với nội dung chính là tập trung làm rõ cơ sở tự nhiên
hình thành nguồn nhân lực xã hội; vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế -
xã hội; những đặc điểm chủ yếu của nguồn nhân lực Việt Nam; những yêu cầu và
14
các hình thức phát triển nguồn nhân lực; ý nghĩa của việc sử dụng hiệu quả nguồn
nhân lực xã hội trong quá trình phát triển của một quốc gia.
Phạm Minh Hạc, Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra trong tình
hình hiện nay [56]. Nội dung bài viết trình bày một số vấn đề cơ sở lý luận cơ bản
về phát triển con người; khái niệm về nguồn nhân lực, nhân tài, đội ngũ lao động;
phân tích một nội dung về thực trạng phát triển con người, nguồn nhân lực và đề
xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực của đất nước
Phạm Thành Nghị, Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở những quốc gia
và vùng lãnh thổ Đông Á [86]. Qua bài viết của mình, tác giả đã tập trung làm rõ
kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản và một số nước Đông Á như:
Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan với những nội dung cơ bản, toàn diện:
Luôn coi con người, nhân lực là yếu tố quyết định nhất; phát triển NNL theo nhu
cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, theo chiến lược đón đầu; kết hợp đào
tạo nghề đại cương và đào tạo nghề chuyên sâu; thu hút và trọng dụng nhân tài.
Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng, Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế [94]. Cuốn sách được hình
thành trên cơ sở biên soạn từ các tham luận tại Hội thảo ngày 24-8-2012 do Tạp chí
Công sản và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia- Sự thật đồng tổ chức. Với 32 bài
viết, cuốn sách được chia thành 3 phần: Phần I của cuốn sách đề cập đến những tư
tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về phát triển nguồn nhan
lực; và những vấn đề lý luận chung như: cách tiếp cận nghiên cứu nguồn nhân lực,
từ lý luận đến thực tiễn phát triển nguồn nhân lực...Nội dung phần II tập trung giới
thiệu những kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số ngành trong nước
(như dầu khí, ngân hàng...) và của một số nước, vùng lãnh thổ trên thế giới. Phần III
tập trung phân tích thực trạng, những bất cập, thách thức và đề xuất các giải pháp ...
của phát triển nguồn nhân lực nói chung của nước ta hiện nay, nguồn nhân lực chất
lượng cao nói riêng trong các doanh nghiệp nhà nước; vấn đề đào tạo theo nhu cầu
của các doanh nghiệp; phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quan
hệ lao động; chất lượng giáo dục đại học; đổi mới cơ chế tài chính và chuyên môn
cho việc dạy và học ở bậc đại học; đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề cho lao động
15
nông thôn; phát triển nguồn nhân lực trong một só ngành như du lịch, đối ngoại, tài
chính - ngân hàng...
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Tổng cục dạy nghề, Nhu cầu phát
triển nguồn nhân lực và cơ hội việc làm [8]. Cuốn sách được chia làm hai phần:
Phần 1: Tổng Quan về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, trong phần này
cuốn sách đã trình bày một số khái niệm về nguồn nhân lực; Các quan điểm, định
hướng về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
Đưa ra chỉ tiêu phát triển nhân lực ;Đánh giá về tình hình phát triển nhân lực Việt
Nam; Đánh giá khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam và xu hướng
phát triển nhân lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Phần 2: Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và cơ hội việc làm. Trong phần này
cuốn sách trình bày các nội dung: Nhu cầu phát triển nhân lực Việt Nam chia theo bậc
đào tạo; Nhu cầu phát triển nhân lực chia theo khu vực kinh tế,gòm: Khu vực Công
nghiệp - Xây dựng, Khu vực dịch vụ và Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp;Trong phần
này cuốn sách cũng đã nêu được nhu cầu nhân lực của các tỉnh thành phố thuộc vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Nhu cầu nhân lực vùng Tây Bắc,
Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là cuốn sách có giá trị tham khảo tốt
về phát triển lực lượng lao động trực tiếp đáp ứng nhu cầu giải quyết vệc làm trong
phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong những năm qua.
Ngoài ra, cùng nội dung phát triển NNL và NNL ngành công nghiệp, tại hội
thảo khoa học với chủ đề: Đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các khu công
nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với
Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chương trình
đổi mới đào tạo nghề Việt Nam (GIZ) tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 5
năm 2016 với gần 20 bài tham luận của các nhà khoa học, nhà giáo, cán bộ quản
lý ở một số KCN, KCX khu vực miền Nam. Các báo cáo tập trung vào bốn nhóm
vấn đề lớn:
Một là, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực ở Việt Nam.
Hai là, thực trạng nhu cầu và yêu cầu nhân lực ở các KCN,KCX.
Ba là, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo
16
công nhân có tay nghề cao.
Bốn là, vai trò và trách nhiệm của tổ chức chính trị, chính trị- xã hội trong
việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người lao động trong các KCN,KCX.
Trong đó, có các bài viết tiêu biểu như: Nguyễn Hồng Minh, Thực trạng,
định hướng và giải pháp phát triển dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực KCN;
Nguyễn Đắc Hưng, Nhân lực Việt Nam trước yêu cầu hội nhập ASEAN; Phạm Văn
Sơn, Trần Đình Châu, Đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp, khu kinh tế - lý
luận và thực tiển; Mạc Văn Tiến, Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thực trạng
và giải pháp; Nguyễn Thành Vinh, Đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các khu
công nghiệp và khu chế xuất - hướng tiếp cận từ văn hóa nghề; là những bài viết
tiêu biểu đánh giá thực trạng nhân lực, nhân lực trong các KCN,KCX ở Việt Nam;
thực trạng công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao; đề xuất những giải pháp nâng
cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục nghề nghiệp, góp phần phát triển
nguồn nhân lực và nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu và nhu cầu
xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế.
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT
LƢỢNG CAO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-công nghệ trong những năm qua và
hiện nay là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng trên phạm vi
toàn cầu.Vấn đề NNL chất lượng cao, trong đó có NNL chất lượng cao ngành công
nghiệp và phát triển NNL chất lượng cao được các học giả, các tổ chức nghiên cứu,
các nhà khoa học đặc biệt quan tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu được công
bố, có thể nêu một số công trình tiêu biểu theo các nhóm vấn đề sau:
1.2.1. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao, nguồn nhân lực chất lƣợng cao
ngành công nghiệp và vai trò đối với phát triển kinh tế-xã hội
* Trong những năm vừa qua, NNL chất lượng cao và vai trò đối với phát
triển kinh tế-xã hội đã thu hút rất nhiều nhà khoa học, học giả, nhà quản lý ở nước
ta quan tâm nghiên cứu, tiêu biểu là:
Phạm Tất Dong, Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng [32]. Tác giả đã
trình bày một số quan niệm về trí thức, trí thức Việt Nam; phân tích một cách khá
17
toàn diện và sâu sắc về đặc điểm, sự hình thành và phát triển của đội ngũ trí thức
Việt Nam; đưa ra những triển vọng và các giải pháp phát triển đội ngũ này trong
thời kỳ mới.
Trần Văn Tùng, Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng
[107]. Nội dung cuốn sách trình bày những kinh nghiệm trong phát hiện, đào tạo và
sử dụng tài năng KH - CN sản xuất kinh doanh, quản lý của Mỹ và một số quốc gia
châu Âu, châu Á. Từ đó tác giả đã đưa ra vấn đề: Việt Nam cần đổi mới các chính
sách đào tạo bồi dưỡng và sử dụng nguồn tài năng hiện có.
Lê Thị Hồng Điệp, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành
nền kinh tế tri thức ở Việt Nam [49]. Tác giả đã nghiên cứu: Góp phần làm phong
phú thêm những lý luận mới về phát triển NNL chất lượng cao để hình thành nền
kinh tế tri thức thông qua những phân tích nội dung, tiêu chí và những yếu tố tác
động tới quá trình phát triển lực lượng này; Thực hiện việc đánh giá tương đối toàn
diện thực trạng phát triển NNL chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức
giai đoạn 2001-2007 gắn với những nội dung tiêu chí và những yếu tố tác động đã
nêu trên; Đề xuất một số giải pháp phát triển NNL chất lượng cao để hình thành nền
kinh tế tri thức ở Việt Nam trong tương lai. Những đề xuất đó góp phần tìm ra con
đường và cách thức hiệu quả để phát triển NNL chất lượng cao thực sự trở thành
lực lượng tiên phong trên hành trình hiện thực hóa nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.
Lê Du Phong, Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam [92], đã đưa ra khái niệm nguồn
nhân lực, phân tích tầm quan trọng nguồn nhân lực với tư cách là động lực của sự
phát triển; phân tích một số vấn đề về thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở nước
ta trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trước yêu
cầu phát triển mới.
Nguyễn Đắc Hưng, Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước [62]. Cuốn sách
bàn đến lực lượng "đầu tàu" trong nguồn nhân lực chất lượng cao; trình bày một số
khái niệm cơ bản như: tiềm năng, năng lực, năng khiếu, tài năng, nhân tài, quản lý
nhân tài; chỉ ra một số kinh nghiệm trong lịch sử dân tộc Việt Nam và ở một số
nước trên thế giới về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nhân tài;
18
phân tích một số quan điểm cơ bản của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và
nhân tài; chỉ ra những yếu tố tác động trực tiếp đến phát triển nhân tài, những nội
dung cơ bản về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nhân tài; đưa ra
một số vấn đề về đào tạo học sinh, sinh viên về phát hiện bồi dưỡng, đào tạo, sử
dụng và thu hút nhân tài của đất nước.
Bùi Thị Ngọc Lan, Một số bổ sung, phát triển trong chiến lược phát triển
nguồn nhân lực Việt Nam [73]. Tác giả đã nghiên cứu một cách hệ thống những
quan điểm cơ bản của Đảng Cộng Sản Việt Nam về nguồn nhân lực qua các kỳ Đại
hội của Đảng; Làm rõ cơ sở lý luận của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao theo tinh thần của Đại hội X (2006).
Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Văn Dạo, Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở nước ta hiện nay [31]. Thông qua bài viết các tác giả đánh giá thực
trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta, chỉ ra mặt hạn chế từ đó đưa ra các
giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta.
Dương Văn Quảng, Bành Tiến Long, Trịnh Đức Dụ, Đào tạo nguồn nhân
lực phục vụ hội nhập quốc tế [96]. Cuốn sách tập hợp những bài viết về đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng
cao; nhiều bài đã phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, chỉ ra hạn chế, bất
cập của nguồn nhân lực nước ta trước đòi hỏi của hội nhập quốc tế; làm rõ những
vấn đề về hạn chế do giáo dục đào tạo; xác định những vấn đề cơ bản đối với giáo
dục đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế.
Nguyễn Thị Thu Phương, Chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ năm 1978
đến nay [93]. Tác phẩm đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở hình thành chiến lược nhân
tài của Trung Quốc. Qua đó, các tác giả đã đánh giá một số thành tựu, hạn chế trong
chiến lược nhân tài của Trung Quốc. Trên cơ sở đó, rút ra một số bài học kinh
nghiệm cho chiến lược phát triển nhân tài của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Trần Khánh Đức, Phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI [50]. Cuốn
sách đã đề cập và phân tích khá sâu sắc tình hình giáo dục và đào tạo nguồn nhân
lực; vai trò của giáo dục và đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực nước ta trong
thế kỷ XXI; từ đó đề xuất một số vấn đề nhằm thúc đẩy, đổi mới giáo dục và đào
19
tạo đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI.
Nguyễn Văn Khánh, Nguồn lực trí tuệ Việt Nam lịch sử, hiện trạng và triển
vọng [70]. Cuốn sách trình bày khái niệm nguồn lực trí tuệ, phát huy nguồn lực trí
tuệ, phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam trên các lĩnh vực; phân tích, những yếu tố
tác đông đến sử dụng nguồn nhân lực trí tuệ chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và
triển vọng phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Thị Thanh Hà, Đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam trong
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá [54]. Luận án đã trình bày cơ sở lý luận và thực trạng của đội ngũ trí thức giáo
dục đại học Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; từ đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp
chủ yếu góp phần phát huy vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học trong đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ở Việt Nam.
Bên cạnh những cuốn sách và công trình nghiên cứu tiêu biểu còn có nhiều
bài báo khoa học cũng đề cập đến vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao, đó là:
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2010,
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức [123]; đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm thế
giới về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và thực trạng nguồn nhân lực chất
lượng cao ở nước ta hiện nay và những vấn đề đặt ra.
Phan Thanh Khôi, Nguyễn Văn Sơn, Xây dựng đội ngũ tri thức lớn mạnh,
chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước [72]. Các tác giả đã khẳng
định vai trò của tri thức - lực lượng sáng tạo đặc biệt quan trọng có vai trò to lớn
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ đó ra những quan điểm mang tính
giải pháp cơ bản nhất.
Chu Văn Cấp, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát triển
bền vững Việt Nam [11], đã trực tiếp bàn về những vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản
của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát triển bền vững
20
Việt Nam trong thời kỳ mới; đồng thời kiến nghị một số giải pháp cho vấn đề này.
* Vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao và vai trò đối với phát triển kinh tế - xã
hội cũng được nhiều nhà khoa học, học giả nước ngoài nghiên cứu, tiêu biểu như:
Jang Ho Kim, Khung mẫu mới về phát triển nguồn nhân lực: các sáng kiến
của chính phủ để phát triển kinh tế để hội nhập xã hội tại Hàn Quốc [65]. Trong
cuốn sách này tác giả Jang Ho Kim đã đưa ra định hướng phát triển, nghiên cứu và
phân tích sâu về các vấn đề giáo dục và đào tạo nghề, kết hợp đào tạo với nghiên
cứu phát triển, những vấn đề về xây dựng xã hội học tập ở Hàn Quốc nhằm góp
phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Daniel Goleman, Sách Trí tuệ xúc cảm [28]. Cuốn sách đã nêu ra một yêu
cầu, đồng thời cũng là một chuẩn mực mới trong đánh giá con người. Chuẩn mực
này, theo tác giả là yếu tố quyết định sự thành công của mỗi cá nhân và tổ chức
trong thời đại mới. Chuẩn mực mới được tác giả đặt tên là Trí tuệ xúc cảm.
Mike Johnson; Dịch: Kiến Văn Doanh, 7 cách để thu hút nhân tài [80]. Tác
giả khẳng định nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công
của doanh nghiệp và đưa ra 7 cách để thu hút nhân tài chính là phương thức cần
thiết để giúp doanh nghiệp thành công: Hiểu đối thủ, đối mặt trực tiếp với sự kinh
hãi, lạc lối của nhân viên; Hãy thu hút nhân tài từ cái nhìn đầu tiên; Luôn giữ chặt
phòng tuyến nhân tài; Tạo và giữ bản sắc riêng; Phát triển thù lao và trao đổi của
nhân viên; Chuẩn bị cho cuộc chiến nhân tài.
Ronal Gaross, Học tập đỉnh cao [99]. Cuốn sách nêu cách thức tạo ra kế
hoạch học tập suốt đời nhằm đạt được thành công trong học tập và sự nghiệp ở thời
đại ngày nay. Trong tác phẩm của mình tác giả đã đưa ra bản đồ tư duy cho việc học
tập đỉnh cao và chỉ ra cách thức để đạt trạng thái học tập - sảng khoái - trạng thái
tiếp thuc kiến thức một cách tự nhiên dễ dàng và hứng thú; cách thức để vượt qua
những rào cản cá nhân và tạo ra sự tự tin vào khả năng học tập của bàn thân.
John Naisbitt, Lối tư duy tương lai [66]. Tác giả đã gợi ra 11 lối tư duy cần
phải hướng tới để hù hợp với xã hội tương lai, đồng thời tạo ra những sáng tạo mới
cho chính xã hội tương lai đó. Thông điệp quan trọng của tác giả là các lối tư duy
này giống như những phần mềm điều khiển cách chúng ta suy nghĩ, nhìn nhận đánh
21
giá và tổng kết thực tại với tư cách là điểm tham chiếu cho tương lai. Thông điệp
quan trọng nhất của tác giả là lời khẳng định toàn thế giới không thể biến đổi.
Vương Huy Diệu, Chiến lược quốc gia nhân tài biến đổi thế giới [29], đã
trình bày chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (nhân tài) của Trung
Quốc, phân tích những vấn đề cơ bản về nhân tài, đánh giá tình hình nhân tài
Trung Quốc hiện nay, đề xuất những chủ trương, nội dung, chính sách đặc biệt là
giáo dục và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong
thời kỳ phát triển mới.
Trong cuốn sách này, tác giả đã không ngừng mở rộng và học tập những
phương pháp học tập đỉnh cao phù hợp với thời đại kinh tế tri thức
1.2.2. Những nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển nguồn
nhân lực chất lƣợng cao, nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công nghiệp
Viện chiến lược phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã chủ trì triển khai
nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ với chủ đề, Nguồn nhân lực chất lượng cao:
Hiện trạng phát triển, sử dụng và các giải pháp tăng cường. Đề tài đã đưa ra
quan điểm về NNL chất lượng cao và những yếu tố tác động đến NNL chất lượng
cao [4]. Đề tài cũng bước đầu đánh giá thực trạng một số nhóm NNL chất lượng
cao của nước ta, đưa ra phương hướng và đề xuất các giải pháp để phát triển NNL
chất lượng cao của Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Hoàng Văn Châu, Phát triển NNL chất lượng cao cho hội nhập kinh tế -
vấn đề cấp bách sau khủng hoảng [26]. Trong bài viết của mình, ở góc độ tiếp cận
NNL có trình độ cao, lực lượng lao động có học vấn, có trình độ chuyên môn cao
được đào tạo chủ yếu ở các trường đại học tác giả đã đề cập tới thực trạng thị
trường lao động chất lượng cao ở Việt nam; tác động của khủng hoảng tài chính
tới thị trường NNL Chất lượng cao của Việt Nam. Từ đó, đưa ra giải pháp phát
triển NNL Chất lượng cao cho các trường đại học nói chung, trường đại học ngoại
thương nói riêng.
Nguyễn Văn Khánh, Nguồn lực trí tuệ Việt nam lịch sử, hiện trạng và triển
vọng [70]. Công trình này là kết quả nghiên cứu, hội thảo của các nhà khoa học
22
thuộc các lĩnh vực khác nhau trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà
nước KX.03.22/06-10 Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ
sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI. Bằng cách tiếp cận liên ngành,
công trình mong muốn góp phần nhận thức, lý giải một số vấn đề cơ bản về trí tuệ,
nguồn lực trí tuệ. Cuốn sách được kết cấu thành bốn phần bao gồm: Phần I: Trí tuệ
và nguồn lực trí tuệ - những vấn đề lý luận chung. Phần II: Nguồn lực trí tuệ Việt
Nam phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Phần IV: Phát triển và sử dụng nguồn
lực trí tuệ - tiếp cận từ kinh nghiệm nước ngoài. Cuốn sách có ý nghĩa tham khảo
quan trọng về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong việc phát huy nguồn lực trí tuệ
của Việt Nam hiện nay, phục vụ yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Tạ Ngọc Tấn, Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài, Một
số kinh nghiêm của thế giới [104]. Trong cuốn sách các tác giả đã phân tích khá
sâu sắc những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực, nhân tài và phát triển giáo dục và
đào tạo nguồn nhân lực ,nhân tài của một số nước trên thế giới, rút ra những kinh
nghiệm bổ ích đối với Việt Nam trong thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triên
kinh tế - xã hội của đất nước.
Chu Văn Cấp, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát
triển bền vững Việt Nam [11], bài viết đã trình bày về những vấn đề lý luận, thực
tiễn cơ bản của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và sự góp phần phát
triển bền vững Việt Nam trong giai đoạn mới; Bai viết đã đưa ra một số giải pháp
về phát triển NNL Chất lượng cao góp phần phát triển bền vững đất nước.
Đường Vĩnh Sường, Giáo dục đào tạo với phát triển nguồn nhân lực phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa [103]. Bài báo phân tích vai trò của
nguồn nhân lực chất lượng cao; đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và nguồn
nhân lực chất lượng cao ở nước ta, phân tích một số hạn chế, yếu kém của nguồn
nhân lực nước ta so với một số nước khác trong khu vực và thế giới; đưa ra những
giải pháp chính về giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
23
Phạm Quốc Trung, Đỗ Quang Dũng, Những vấn đề đặt ra cho phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay, Phát triển nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế [114]. Tác giả bài
viết đã trình bày những yếu kém bất cập về phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ở nước ta hiện nay, đó là: Mất cân đối rất lớn giữa cung và cầu lao động chất
lượng cao; Chất lượng thực của nguồn nhân lực chất lượng cao còn thấp; Phân bố
nguồn nhân lực chất lượng cao còn mất cân đối; Chính sách tiền công và hệ thống
các công cụ của thị trường lao động chất lượng cao còn nhiều bất cập; Quản lý nhà
nước đối với nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được quan tâm đúng mức và
bộc lộ nhiều yếu kém. Bài viết viết nêu ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan
ảnh hưởng đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, từ đó đưa ra năm
giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay.
Lương Công Lý, Giáo dục đào tạo với phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở Việt Nam hiện nay [77]. Trong luận án tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận
về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và vai trò của giáo dục - đào tạo với
việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Luận án cũng
đã làm rõ thực trạng vai trò của giáo dục - đào tạo đối với việc phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Qua đó đề xuất một số phương
hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.
Hoàng Ngọc Vinh, Phát triển nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam, Kỷ yếu
hội thảo khoa học đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp và
khu chế xuất ở Việt Nam [124]. Trong bài viết tác giả đã đưa ra khái niệm nhân
lực chất lượng cao và so sánh sự khác biệt giữa nhân lực chất lượng cao và nhân
lực chất lượng thấp. Cũng trong bài viết tác giả đã nêu ra điều kiện phát triển nhân
lực chất lượng cao, nêu lên được những thách thức phát triển nhân lực chất lượng
cao ở nước ta trong giai đoạn hội nhập quốc tế từ đó tác giả đã đưa ra các khuyến
nghị về đổi mới giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu về NNL, NNL chất
24
lượng cao; phân tích vai trò của NNL, NNL chất lượng cao với phát triển kinh tế-
xã hội và sự nghiệp CNH,HĐH, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm phát triển
NNL này. Tuy nhiên chưa có công trình khoa học nào trực tiếp nghiên cứu về phát
triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.
1.3. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ
HƢỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.3.1. Những giá trị khoa học của các công trình đã nghiên cứu luận án
cần tham khảo
Một là, Các nhóm công trình nghiên cứu ở trên đã có nhiều đóng góp rất có
ý nghĩa về mặt khoa học, làm sáng tỏ nhiều vấn đề cả lý luận và thực tiễn trên
nhiều phương diện về nguồn nhân lực, nhân tài, đội ngũ trí thức, nhân lực chất
lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta và các nước trên
thế giới hiện nay.
Hai là, Nhiều công trình nghiên cứu khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng
của nguồn nhân lực chất lượng cao trong chiến lược phát triển của các quốc gia, là
động lực phát triển kinh tế - xã hội; khẳng định vai trò to lớn của giáo dục đào tạo
và sự cần thiết phải đổi mới mạnh mẽ giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao. Một số công trình khẳng định tính tất yếu của việc phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Chỉ ra
yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đòi hỏi cấp thiết phải có nguồn
nhân lực chất lượng cao.
Ba là, Các tác giả đã phân tích làm rõ mặt tích cực và hạn chế của việc phát
huy nguồn lực con người, phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo, sử dụng,
quản lý, phát triển nhân tài, đội ngũ tri thức - nhân lực chất lượng cao; đồng thời,
chỉ ra nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, yếu kém.
Bốn là, Các nhà nghiên cứu đã đưa ra quan niệm về nguồn nhân lực chất
lượng cao dưới các góc độ khác nhau, làm rõ vai trò quan trọng là lực lượng đi
đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH và đổi mới đất nước; thực trạng của nguồn nhân
lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng ở nước ta. Một số nhà
25
nghiên cứu đã làm rõ quan điểm của Đảng ta về phát triển NNL này và từ đó đưa
ra một số phương hướng cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNL chất
lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của nước ta trong những năm đầu
thế kỷ XXI trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự
phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ đang tác động không nhỏ
đến nước ta.
Như vậy, có thể khẳng định đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về
nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển NNL chất lượng cao,
có nhiều đóng góp quan trọng về mặt khoa học và đây là cơ sở để tác giả luận án
kế thừa có chọn lọc , phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.
1.3.2. Khoảng trống trong nghiên cứu nguồn nhân lực chất lƣợng cao
và hƣớng nghiên cứu của luận án
Bên cạnh những giá trị to lớn về mặt khoa học mà các công trình nghiên
cứu nêu trên đã đạt được, nhưng vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao và phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề lớn, nên vẫn còn một số vấn đề nổi
lên mà các công trình chưa nghiên cứu hoặc ít đề cập.
Thứ nhất: Các công trình khoa học đã tiếp cận theo nhiều khía cạnh, góc độ
nghiên cứu khác nhau về NNL,NNL chất lượng cao. Song NNL chất lượng cao
ngành công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh (cấp địa phương) thì còn ít được nghiên
cứu, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của
tỉnh Thanh Hóa thì chưa có công trình nào nghiên cứu.
Thứ hai: Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực rất quan trọng ở Việt
Nam cũng như các nước trên thế giới nên có nhiều công trình quan tâm nghiên
cứu dưới những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp trong bối cảnh hiện nay đang là vấn
đề mang tính thời sự, cần tiếp tục được nghiên cứu một cách công phu, làm rõ hơn
trong thời gian tới.
Thứ ba: Nhiều công trình khoa học đã đề xuất nhiều giải pháp nâng cao
chất lượng NNL nói chung và phát triển NNL chất lượng cao nói riêng. Song
26
những giải pháp đó cần được xây dựng thành hệ thống cho từng ngành, từng địa
phương, để từ đó có thể áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất, nhằm khắc
phục tình trạng NNL thì dư thừa nhưng lại rất thiếu NNL chất lượng cao ở nhiều
ngành, nghề, lĩnh vực; những bất cập về chất lượng NNL chất lượng cao ngành
công nghiệp nước ta hiện nay. Đặc biệt phải có những giải pháp mang tính trọng
tâm, trọng điểm cho ngành công nghiệp từng địa phương, tạo bước đột phá, để đẩy
mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp, đáp ứng yêu
cầu phát triển ngành công nghiệp của địa phương, góp phần vào sự phát triển
chung của đất nước.
* Hướng nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học nêu trên đã góp
phần gợi mở định hướng cho tác giả nghiên cứu đề tài: "Phát triển nguồn nhân
lực chất lƣợng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa" là lĩnh chưa có
một công trình nào nghiên cứu dưới góc độ kinh tế phát triển. Do đó, luận án sẽ
tập trung nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề sau đây:
Một là, Đánh giá tổng quan các vấn đề đã được nghiên cứu về NNL, NNL
chất lượng cao và phát triển NNL chất lượng cao
Hai là, Trên cơ sở quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng về đẩy mạnh
CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị khoa học
về NNL chất lượng cao, luận án làm rõ hơn quan niệm về NNL chất lượng cao
ngành công nghiệp và phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp; Vai trò
của NNL chất lượng cao ngành công nghiệp và yêu cầu phát triển NNL chất
lượng cao ngành công nghiệp. Đặc biệt, đề xuất các tiêu chí đánh giá chất lượng
NNL chất lượng cao ngành công nghiệp; Các tiêu chí đánh giá phát triển NNL
chất lượng cao ngành công nghiệp và những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát
triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp.
Ba là, Phân tích, đánh giá thực trạng NNL chất lượng cao và phát triển
NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2016,
27
ở các góc độ số lượng, chất lượng, cơ cấu và công tác phát triển; chỉ ra những
thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, về phát triển NNL chất lượng cao
ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.
Bốn là, Luận án đưa ra phương hướng về phát triển NNL chất lượng cao
ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở đó luận án đề xuất những giải
pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp
của tỉnh Thanh Hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành công nghiệp trong những
năm tới, tầm nhìn đến năm 2030, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của tỉnh Thanh Hóa.
28
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƢỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƢNG, VAI TRÕ VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành
công nghiệp
2.1.1.1. Nguồn nhân lực và nguồn nhân lực ngành công nghiệp
* Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực (Human Resource) là nguồn lực con người, là yếu tố cấu
thành quan trọng của lực lượng sản xuất xã hội, quyết định sức mạnh của một quốc
gia, một ngành kinh tế hoặc một địa phương. Hiện nay có nhiều quan niệm khác
nhau về nguồn nhân lực. Theo Cơ quan phát triển của Liên hiệp quốc UNDP:
"Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính
sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất
nước" [130, tr.22-23].
Trong Đại từ điển Tiếng Việt [127], "Nhân lực" được hiểu là sức người trong
sản xuất. Như vậy, nguồn nhân lực, theo nghĩa rộng, được hiểu là toàn bộ những
khả năng vật chất (sức khỏe) và tinh thần (tâm lý, ý thức...) của con người được
dùng để cung cấp cho lao động làm phát triển xã hội; theo nghĩa hẹp về mặt tâm lý
học, đó là toàn bộ tri thức, hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo, trí tuệ, năng lực và cả tài năng
của con người để phục vụ cho các hoạt động làm phát triển xã hội.
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Nguồn nhân lực của một quốc gia là
toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực
được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức
lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Theo
nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự
phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả
năng tham gia vào các quá trình lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá
29
nhân có thể tham gia quá trình lao động.
Theo Ngân hàng thế giới cho rằng: Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người
bao gồm thể lực, trí lực; kỹ năng nghề nghiệp...của mỗi cá nhân. Nguồn lực con
người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác.
Theo giáo trình kinh tế nguồn nhân lực của Đại học kinh tế quốc dân: Nguồn
nhân lực là nguồn lực con người. Nguồn lực đó được xem xét ở hai khía cạnh.
Trước hết, với ý nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực. Nguồn nhân lực
nằm ngay trong bản thân con người, đó cũng là sự khác nhau cơ bản giữa nguồn lực
con người và các nguồn lực khác. Thứ hai, nguồn nhân lực được hiểu là tổng thể
nguồn lực của từng cá nhân con người. Với tư cách là một nguồn lực của quá trình
phát triển, nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải
vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất
định tại một thời điểm nhất định [10, tr.12].
Theo quy định của Tổng cục thống kê nguồn nhân lực bao gồm những người
đủ 15 tuổi trở lên có việc làm (lao động đang làm việc) và những người trong độ
tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang ở trong các tình trạng sau đây: đang
thất nghiệp; đang đi học; đang làm nội trợ trong gia đình mình; không có nhu cầu
làm việc; những người thuộc tình trạng khác chưa tham gia lao động. [8, tr.10]
Theo Phạm Minh Hạc cho rằng, nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng
lao động của một nước hay một địa phương, tức là nguồn lao động được chuẩn bị ở
mức độ nào đó, tức là những người lao động có kỹ năng (hay khả năng nói chung),
bằng con đường đáp ứng được yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu lao động, chuyển đổi
cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH [55, tr.13-14] .
Theo tác giả Nguyễn Hữu Dũng thì cho rằng “Nguồn nhân lực là tổng thể số
lượng và chất lượng con người với tổng hòa các tiêu chí về thể lực, trí lực và những
phẩm chất đạo đức- tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã,
đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã
hội” [30, tr.5].
Kế thừa quan điểm của các tác giả nghiên cứu về NNL, tác giả luận án cho
rằng: nguồn nhân lực là nguồn lực con người, là toàn bộ dân cư trong độ tuổi quy
30
định có khả năng tham gia lao động, bao gồm tổng thể năng lực về thể lực, trí lực,
đạo đức, tinh thần, tính năng động xã hội ở dạng tiềm năng và thực tế nhằm đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
*Nguồn nhân lực ngành công nghiệp
Ngành công nghiệp là một trụ cột chủ yếu của nền kinh tế, là lĩnh vực sản
xuất ra các sản phẩm hàng hóa vật chất, mà sản phẩm được chế tạo, chế biến phục
vụ nhu cầu tiêu dùng và trang thiết bị máy móc, công cụ lao động cho phát triển các
ngành, lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Đây là ngành kinh tế có quy mô sản xuất
lớn, hiện đại tập trung được sự tham gia trực tiếp và mạnh mẽ của khoa học công
nghệ, đòi hỏi cao về trình độ, năng lực, kỹ năng, tính hợp tác, tính kỷ luật cao của
người lao động trong quá trình sản xuất.
Nguồn nhân lực ngành công nghiệp được hiểu là toàn bộ lực lượng nhân lực
đang làm việc trong ngành công nghiệp, được đặc trưng bởi số lượng (quy mô),
chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực đang tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh của ngành công nghiệp.
* Về số lượng (quy mô) nguồn nhân lực ngành công nghiệp: Là tổng số nhân
lực tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp, tức là số
lượng lao động của ngành công nghiệp ở một thời kỳ nhất định
* Về chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp: Là một tiêu chí tổng
hợp có ý nghĩa quyết định tới NNL ngành công nghiệp và phụ thuộc nhiều yếu tố,
trong đó các yếu tố cơ bản gắn liền với người lao động, là:
- Sức khỏe - thể lực: Sức khỏe là tổng hòa nhiều yếu tố tạo nên giữa bên
trong và bên ngoài, giữa thể chất và tinh thần. Sức khỏe người lao động là nhân tố
của năng lực cạnh tranh quốc gia và sản xuất. Sức khỏe thể chất là sự cường tráng,
năng lực lao động chân tay. Sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần
kinh, khả năng vận động của trí tuệ, khả năng biến tư duy thành hoạt động thực tiễn;
khả năng thích ứng, đối phó với các biến động của môi trường làm việc. Đối với
NNL ngành công nghiệp có yêu cầu cao về cả năng lực tinh thần và năng lực thể
chất, nghĩa là nói đến sức mạnh và hiệu quả của những khả năng đó, trong đó năng
lực thể chất chiếm vị trí quan trọng. Trong nền sản xuất công nghiệp hiện đại, vấn
31
đề sức khỏe-thể lực của người lao động là hết sức quan trọng. Tình trạng sức khỏe -
thể lực được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe như:
Chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ
sở vật chất, các điều kiện về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Có sức chịu đựng dẻo
dai, đáp ứng quá trình sản xuất liên tục, kéo dài; có các thông số nhân chủng học
đáp ứng được các hệ thống công nghệ sản xuất công nghiệp, luôn tỉnh táo và sảng
khoái tinh thần.
- Trí lực của nguồn nhân lực ngành công nghiệp bao gồm:
+ Trình độ học vấn, là tiêu chí đầu tiên biểu hiện trí lực của nguồn nhân lực
ngành công nghiệp. Trình độ học vấn thể hiện sự hiểu biết của NNL ngành công
nghiệp về những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội, là khả năng về tri thức
và là chìa khóa để tiếp cận, tiếp thu tri thức mới và nâng cao, chiếm lĩnh và làm chủ
khoa học kỹ thuật-công nghệ mới, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và phát huy tính
sáng tạo trong nghề nghiệp.Trình độ học vấn của NNL được đánh giá qua các chỉ
tiêu sau: Tỷ lệ người biết chữ trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế;
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế có trình độ học vấn tiểu học, trung
học cơ sở, trung học phổ thông; số năm đi học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở
lên hoạt động kinh tế; tỷ lệ dân số đi học chung các cấp: tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông.
+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT),là kiến thức và kỹ năng cần thiết để
đảm trách công việc về quản lý hoặc hoạt động nghề nghiệp. Trình độ chuyên môn
là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn nào đó mà người lao động được
đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; khả năng về chỉ đạo,
quản lý công việc thuộc chuyên môn nhất định. Trình độ kỹ thuật thường dùng để
chỉ năng lực của người được đào tạo tại các trường kỹ thuật, được trang bị kiến
thức, kỹ năng thực hành để thực hiện công việc nhất định. Trình độ CMKT của lao
động phản ánh kiến thức và kỹ năng của lao động, phản ánh chất lượng lao động
được hình thành thông qua hệ thống giáo dục và đào tạo. Trình độ CMKT, nhất là
về kỹ năng nghề nghiệp của NNL được phản ánh thông qua các chỉ tiêu so sánh như
sau: tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so vớí lực lượng lao động đang làm việc là % số
32
lao động đã qua đào tạo (từ sơ cấp, công nhân kỹ thuật đến sau đại học) so với lực
lượng lao động đang làm việc; trình độ CMKT được thể hiện thông qua tỷ lê lao
động được đào tạo theo cấp bậc so với tổng số lao động đang làm việc của cả nước,
từng vùng, từng ngành; cơ cấu các loại lao động đã qua đào tạo theo trình độ
chuyên môn kỹ thuật, cấp bậc đào tạo thể hiện cơ cấu số lao động có trình độ đại
học và trên đại học- số lao động có trình độ cao đẳng - số lao động có trình độ trung
cấp - số lao động là công nhân kỹ thuật.
+ Trình độ ngoại ngữ, tin học, trình độ ngoại ngữ (nhất là tiếng Anh), có vai
trò rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động và ảnh hưởng trực tiếp đến
nguồn nhân lực ngành công nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế. Do vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành công
nghiệp một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là phải đầu tư phát triển giáo dục
đào tạo, cùng với nâng cao năng lực chuyên môn kỹ thuật phải đặc biệt chú trọng
năng lực về ngoại ngữ và tin học.
Trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay thì ngoại ngữ có một vai trò
vô cùng quan trọng. Trong đó, tiếng Anh được xem là ngôn ngữ phổ biến và thông
dụng nhất trên trường quốc tế. Chính vì vậy nguồn nhân lực ngành công nghiệp
phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Cùng với ngoại ngữ, tin học cũng là một trong những kỹ năng quan trọng của
nguồn nhân lực ngành công nghiệp. Trong một xã hội mà công nghệ thông tin phát
triển như hiện nay, nền sản xuất công nghiệp phát triển dựa trên nền tảng công nghệ
cao, hiện đại, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực
của nền sản xuất công nghiệp. Do vậy, đòi hỏi nguồn nhân lực ngành công nghiệp
phải có kiến thức về tin học, về sử dụng máy tính, các phần mềm văn phòng, phần
mềm chuyên dụng, sử dụng Internet thành thạo. Có năng lực về ngoại ngữ và tin
học đáp ứng nhiệm vụ là một yêu cầu rất quan trọng của nguồn nhân lực ngành
công nghiệp hiện nay.
Trong Luận án, NNL ngành công nghiệp có trình độ CMKT cao được hiểu là
NNL có trình độ đào tạo tốt nghiệp từ cao đẳng, đại học trở lên ( Bậc 5 trở lên theo
Khung trình độ quốc gia Việt Nam) và CNKT bậc cao ( từ bậc 4 trở lên theo Tiêu
33
chuẩn bậc thợ hoặc bậc 3 trở lên theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia)
- Nhân cách của nguồn nhân lực ngành công nghiệp
Như một cơ thể sống bất kỳ, con người là một thực thể sinh vật sống theo
những quy luật của tự nhiên. Đồng thời con người là một thực thể xã hội. Từ thuở
nhỏ, con người đã tham gia vào hệ thống các quan hệ xã hội được xác lập từ trước,
lĩnh hội những kiến thức, tiếp thu những phong tục, tập quán, nắm vững những quy
tắc, hành vi, hệ thống các giá trị đã được xã hội thừa nhận, bồi dưỡng cho mình một
thế giới quan nhất định.
Con người được coi như một thành viên của xã hội thì gọi là nhân cách.
Bằng hoạt động của mình thay đổi môi trường xung quanh, con người đồng thời
hình thành nhân cách riêng của mình.
Nhân cách là con người được coi như thành viên của xã hội, nhận thức và
biến đổi thế giới một cách tích cực trong quá trình hoạt động của mình.
Ngày nay, trong xã hội hiện đại, khoa học-công nghệ phát triển như vũ bão,
cái đem lại lợi thế cho nguồn nhân lực ngành công nghiệp ngoài thể lực, trí lực còn
phải có nhân cách, đạo đức tốt.
-Tính năng động và thích ứng, là phẩm chất nghề nghiệp mới mà NNL ngành
công nghiệp cần phải có và không ngừng được nâng cao để đáp ứng được sự biến
đổi của thị trường, nhất là hiện nay hoạt động của thị trường lao động và mở cửa
thị trường lao động ngày càng mạnh mẽ; sự thay đổi nhanh chóng của kỹ thuật và
công nghệ mới đưa vào sản xuất công nghiệp. Nếu không, người lao động sẽ rất
khó khăn trong việc di chuyển, thay đổi nghề nghiệp và cũng ít có cơ hội việc làm
hơn do khả năng cạnh tranh yếu hơn.
- Văn hóa nghề (Văn hóa công nghiệp), là việc nhận thức và xử lý những vấn
đề nghề nghiệp như thế nào cho có văn hóa mà vẫn có thể đạt được hiệu quả công
việc cao nhất. Ngày nay, để đánh giá chất lượng NNL, người ta không chỉ dừng lại
ở các thông số về kỹ năng, trình độ tay nghề đơn thuần mà còn ở văn hóa nghề
nghiệp, tức là ở nhận thức về nghề, ở những chuẩn mực, giá trị của người lao động,
lòng yêu nghề. Việc thực hiện hành vi nghề nghiệp bao giờ cũng là thực hiện một
hành vi tuân thủ pháp luật. Có nhận thức đầy đủ về văn hóa nghề, người lao động
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp

More Related Content

What's hot

đáNh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉn...
đáNh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉn...đáNh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉn...
đáNh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉn...jackjohn45
 
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
[123doc] co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-...
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-...[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-...
[123doc] co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-...jackjohn45
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAYLuận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...nataliej4
 

What's hot (19)

đáNh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉn...
đáNh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉn...đáNh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉn...
đáNh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉn...
 
chính sách thu hút và sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh Tây Ninh
chính sách thu hút và sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh Tây Ninhchính sách thu hút và sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh Tây Ninh
chính sách thu hút và sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh Tây Ninh
 
Sự hài lòng của doanh nghiệp khi khai báo hải quan điện tử, 9đ
 Sự hài lòng của doanh nghiệp khi khai báo hải quan điện tử, 9đ Sự hài lòng của doanh nghiệp khi khai báo hải quan điện tử, 9đ
Sự hài lòng của doanh nghiệp khi khai báo hải quan điện tử, 9đ
 
Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong bộ máy nhà nước
Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong bộ máy nhà nướcThu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong bộ máy nhà nước
Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong bộ máy nhà nước
 
Luận văn: Quản lý về thu hút nhân lực chất lượng cao tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý về thu hút nhân lực chất lượng cao tại Đà NẵngLuận văn: Quản lý về thu hút nhân lực chất lượng cao tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý về thu hút nhân lực chất lượng cao tại Đà Nẵng
 
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAYĐề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
 
Luận văn: Phát triển nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam, 9đ
Luận văn: Phát triển nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam, 9đLuận văn: Phát triển nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam, 9đ
Luận văn: Phát triển nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam, 9đ
 
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên mônLuận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
 
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
 
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
 
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
 
[123doc] co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-...
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-...[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-...
[123doc] co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-...
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
 
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAYLuận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừaĐề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Nhân tố tác động tới hoạt động của doanh nghiệp chế biến thực phẩm
Nhân tố tác động tới hoạt động của doanh nghiệp chế biến thực phẩmNhân tố tác động tới hoạt động của doanh nghiệp chế biến thực phẩm
Nhân tố tác động tới hoạt động của doanh nghiệp chế biến thực phẩm
 
Luận văn: Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ
Luận văn: Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệLuận văn: Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ
Luận văn: Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ
 
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
 

Similar to Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp

Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề du lịch thương m...
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề du lịch thương m...Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề du lịch thương m...
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề du lịch thương m...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Phát Triển Thị Trường Lao Động Ngoài Nước Đối Với Các Nghề Chất Lượn...
Luận Văn Phát Triển Thị Trường Lao Động Ngoài Nước Đối Với Các Nghề Chất Lượn...Luận Văn Phát Triển Thị Trường Lao Động Ngoài Nước Đối Với Các Nghề Chất Lượn...
Luận Văn Phát Triển Thị Trường Lao Động Ngoài Nước Đối Với Các Nghề Chất Lượn...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...nataliej4
 
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở thành p...
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở thành p...Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở thành p...
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở thành p...luanvantrust
 
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...hieu anh
 
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
 Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ... Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...hieu anh
 
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc...
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc...Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc...
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc...https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANGPHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANGLuận Văn 1800
 
ĐỀ TÀI : PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG
ĐỀ TÀI : PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANGĐỀ TÀI : PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG
ĐỀ TÀI : PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANGLuận Văn 1800
 
Phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang - Gửi miễn p...
Phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang - Gửi miễn p...Phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang - Gửi miễn p...
Phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp (20)

Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề du lịch thương m...
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề du lịch thương m...Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề du lịch thương m...
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề du lịch thương m...
 
Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao tại sở khoa học và công nghệ
Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao tại sở khoa học và công nghệ Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao tại sở khoa học và công nghệ
Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao tại sở khoa học và công nghệ
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khíLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí
 
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAY
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAYLuận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAY
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAY
 
Nâng cao chất lượng nhân lực của tập đoàn dầu khí quốc gia, HAY
Nâng cao chất lượng nhân lực của tập đoàn dầu khí quốc gia, HAYNâng cao chất lượng nhân lực của tập đoàn dầu khí quốc gia, HAY
Nâng cao chất lượng nhân lực của tập đoàn dầu khí quốc gia, HAY
 
Luận Văn Phát Triển Thị Trường Lao Động Ngoài Nước Đối Với Các Nghề Chất Lượn...
Luận Văn Phát Triển Thị Trường Lao Động Ngoài Nước Đối Với Các Nghề Chất Lượn...Luận Văn Phát Triển Thị Trường Lao Động Ngoài Nước Đối Với Các Nghề Chất Lượn...
Luận Văn Phát Triển Thị Trường Lao Động Ngoài Nước Đối Với Các Nghề Chất Lượn...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...
 
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEANLuận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
 
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở thành p...
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở thành p...Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở thành p...
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở thành p...
 
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
 
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
 Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ... Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
 
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc...
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc...Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc...
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc...
 
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANGPHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG
 
ĐỀ TÀI : PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG
ĐỀ TÀI : PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANGĐỀ TÀI : PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG
ĐỀ TÀI : PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG
 
Phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang - Gửi miễn p...
Phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang - Gửi miễn p...Phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang - Gửi miễn p...
Phát triển nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang - Gửi miễn p...
 
Luận án: Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật, HAY
Luận án: Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật, HAYLuận án: Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật, HAY
Luận án: Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt NamLuận văn: Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Quản trị nhân sự tại công ty phích nước rạng đông, HAY
Luận văn: Quản trị nhân sự tại công ty phích nước rạng đông, HAYLuận văn: Quản trị nhân sự tại công ty phích nước rạng đông, HAY
Luận văn: Quản trị nhân sự tại công ty phích nước rạng đông, HAY
 
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 

Luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN KỲ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH THANH HOÁ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI - 2018
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN KỲ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH THANH HOÁ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 62 31 01 05 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VÕ VĂN ĐỨC HÀ NỘI - 2018
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Lê Văn Kỳ
  • 4. ii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.............................................................................................................8 1.1. Những công trình nghiên cứu nguồn nhân lực, nguồn nhân lực ngành công nghiệp và phát triển nguồn nhân lực ............................................8 1.2. Những công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao......................................................16 1.3. những kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án và hướng nghiên cứu của luận án...............................................................................................24 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP .................................28 2.1. Khái niệm, đặc trưng, vai trò và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp.................................................................28 2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp........................................45 2.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp ở một số nước châu Á, một số địa phương trong nước và bài học rút ra cho tỉnh Thanh Hóa ..............................................................................63 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH THANH HÓA ......................72 3.1. Tình hình phát triển ngành công nghiệp và nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa....................................................72 3.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005 - 2016......................................101 3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa................................................113 Chƣơng 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH THANH HOÁ ..........................................................................................119 4.1. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa .................................................................119 4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa .........................................128 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN..........................................................................................149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................150 PHỤ LỤC
  • 5. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa CN : Công nghiệp CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT : Công nghệ thông tin GDNN : Giáo dục nghề nghiệp GTSXCN : Giá trị sản xuất công nghiệp HNQT : Hội nhập quốc tế KCN : Khu công nghiệp KHCN : Khoa học công nghệ KKT : Khu kinh tế NCKH : Nghiên cứu khoa học NNL : Nguồn nhân lực PP : Phân phối SS : So sánh SX : Sản xuất SXCN : Sản xuất công nghiệp SXKD : Sản xuất kinh doanh THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TTCN : Tiểu thủ công nghiệp UBND : Ủy ban nhân dân VA : Giá trị gia tăng VACN : Giá trị gia tăng công nghiệp
  • 6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2010 và 2011-2015 và năm 2016 .....73 Bảng 3.2 Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế .................................76 Bảng 3.3: Gía trị sản xuất các ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2016 ..................................................................................................77 Bảng 3.4: Giá trị gia tăng các ngành công nghiệp 2011-2016....................................77 Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu về cơ cấu công nghiệp theo vùng năm 2015 .....................78 Bảng 3.6: Cơ sở sản xuất công nghiệp giai đoạn 2010 - 2016....................................78 Bảng 3.7: Vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp ..................................................79 Bảng 3.8: Nhân lực làm việc trong ngành công nghiệp..............................................81 Bảng 3.9: Cơ cấu nhân lực làm việc trong các ngành công nghiệp............................82 Bảng 3.10: Nhân lực đang làm việc trong ngành công nghiệp phân theo trình độ học vấn.........................................................................................................84 Bảng 3.11: Quy mô nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa....................................................................................................85 Bảng 3.12: Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa....................................................................................................86 Bảng 3.13: Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao phân theo ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa..........................................................................87 Bảng 3.14: Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao trong từng ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa..........................................................................88 Bảng 3.15: Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa theo vùng miền..........................................................................89 Bảng 3.16: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA).............................................90 Bảng 3.17: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao....................................................................95 Bảng 3.18: Thống kê mô tả điểm đánh giá của các cơ sở sản xuất công nghiệp về tiêu chí sức khỏe - thể lực nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp..................................................................................................97 Bảng 3.19: Thống kê mô tả điểm đánh giá của các cơ sở sản xuất công nghiệp về tiêu chí trí lực của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp...........98
  • 7. v Bảng 3.20: Thống kê mô tả điểm đánh giá của các cơ sở sản xuất công nghiệp về tiêu chí nhân cách nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa ................................................................................99 Bảng 3.21: Thống kê mô tả điểm đánh giá của các cơ sở sản xuất công nghiệp về tính năng động và thích ứng của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp ....................................................................................100 Bảng 3.22: Thống kê mô tả điểm đánh giá của các cơ sở sản xuất công nghiệp về tiêu chí văn hóa nghề ............................................................................101 Bảng 4.1: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa ....................................................124 Bảng 4.2: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao theo ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa........................................................................125 Bảng 4.3: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao theo vùng công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa........................................................................126
  • 8. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang Sơ đồ 2.1: Mô hình đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp...................................................................... 52 Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành công nghiệp ....................... 83 Biểu đồ 3.2: Phát triển về số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa qua các năm .................... 102
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Sự phát triển của nền kinh tế thế giới đang bước sang thời kỳ phát triển mới, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những thành tựu có tính đột phá về khoa học công nghệ, nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, phát triển nguồn nhân lực (NNL), nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Các lý thuyết của kinh tế hiện đại đều khẳng định, để có thể tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và với mức độ cao, các nền kinh tế phải dựa vào ba trụ cột cơ bản là: Áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó trụ cột quan trọng nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Thực tiễn phát triển của kinh tế thế giới trong thế kỷ XX cho thấy có những quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên nhưng do phát triển tốt nguồn nhân lực, có được nguồn nhân lực chất lượng cao nên đã đạt được những thành tựu vượt bậc về phát triển kinh tế-xã hội, hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ trong vài thập kỷ. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định coi con người là trung tâm của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, trong điều kiện đất nước đang đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) và hội nhập quốc tế (HNQT), phát triển NNL, nhất là NNL chất lượng cao được coi là một trong ba đột phá chiến lược, góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng và phát triển theo hướng bền vững. Kế thừa quan điểm phát triển, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới là tiếp tục đẩy mạnh mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu" [45].
  • 10. 2 Thanh Hóa là tỉnh nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, đất rộng, người đông, tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, có nhiều lợi thế về tự nhiên và xã hội cho phát triển các ngành kinh tế đặc biệt là phát triển ngành công nghiệp. Tuy nhiên, các ngành kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng của tỉnh Thanh Hóa phát triển còn chậm so với nhiều địa phương trong cả nước. Năng suất lao động, hiệu quả sử dụng tài nguyên còn thấp, thu nhập bình quân đầu người dưới mức bình quân chung của cả nước và là một tỉnh còn nghèo. Là một trong những trụ cột kinh tế, ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đang đứng trước những vận hội mới trong tiến trình CNH, HĐH và HNQT, đồng thời cũng đối mặt với những thách thức to lớn về công nghệ, kỹ thuật và đặc biệt là chất lượng NNL, số lượng nhân lực dư thừa, nhưng chất lượng nhân lực lại không đáp ứng, cơ cấu đào tạo nhân lực không phù hợp; yêu cầu nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cao, có kỹ năng làm việc trong môi trường công nghệ và cạnh tranh còn rất thiếu. Sản xuất công nghiệp chưa phát triển, doanh nghiệp nhỏ, yếu; thiết bị và công nghệ các cơ sở sản xuất công nghiệp còn lạc hậu, năng suất lao động thấp. NNL ngành công nghiệp chất lượng thấp, tình trạng thể lực của NNL ở mức trung bình, yếu về độ dẻo dai, cường độ làm việc. Một số ngành công nghiệp có nhu cầu nhân lực chất lượng cao nhưng chưa được đáp ứng, chất lượng đào tạo còn thấp và chưa phù hợp.Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực đã được Đảng bộ tỉnh xác định là một trong những chương trình trọng tâm từ Đại hội lần thứ XVI (2006-2010), Đại hội lần thứ XVII (2011-2015) và Đại hội lần thứ XVIII (2015-2020). Những hạn chế trên cũng là những thách thức to lớn đối với tỉnh Thanh Hóa trong quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nền kinh tế của tỉnh Thanh Hóa muốn phát triển nhanh và bền vững, với mục tiêu đến năm 2020 trở thành tỉnh khá của cả nước và đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại thì phải có sự đột phá trên cơ sở từ nội lực, đó chính là phát triển NNL chất lượng cao, nhất là NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh. Từ thực trạng và yêu cầu cấp thiết phát triển của NNL chất lượng cao nêu trên, với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào phát triển ngành công
  • 11. 3 nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa, tác giả chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hoá” làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế phát triển. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu chung Luận án đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030. - Mục đích nghiên cứu cụ thể + Luận án góp phần hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp. + Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp. + Đánh giá thực trạng NNL chất lượng cao ngành công nghiệp và phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005 - 2016. + Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong những năm tới, tầm nhìn đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, đánh giá những giá trị của các công trình đó và những khoảng trống luận án cần tiếp tục nghiên cứu. - Hệ thống hóa, làm rõ hơn và bổ sung một số vấn đề về phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp. - Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của một số nước Châu Á và một số địa phương trong nước, rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. - Phân tích, đánh giá đúng, khách quan thực trạng NNL chất lượng cao
  • 12. 4 ngành công nghiệp và phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005 - 2016, chỉ rõ những kết quả, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong những năm tới, tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp giai đoạn 2005-2016; Đối tượng trực tiếp là nguồn nhân lực chất lượng cao hiện đang công tác và làm việc trong ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung + Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp được tập trung nghiên cứu chủ yếu: Khái niệm, đặc trưng, vai trò, yêu cầu phát triển; Nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp; Bài học kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp. + Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa được nghiên cứu trên các nội dung chủ yếu là: (1) Tình hình phát triển ngành công nghiệp và nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa; (2) Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2016. + Giải pháp đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa tập trung một số giải pháp chủ yếu trên cơ sở đánh giá thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp và nguồn lực cụ thể của tỉnh Thanh Hóa. - Phạm vi về không gian và thời gian Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa, chuỗi thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2005-2016, thời gian đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong những năm tới, tầm nhìn đến năm 2030.
  • 13. 5 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được triển khai nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về con người, nguồn nhân lực, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; đồng thời có tham khảo các công trình có liên quan đến đề tài đã được công bố. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề ra, trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung trong khoa học kinh tế như: phương pháp phân tích định tính, định lượng, so sánh, tổng hợp; Phương pháp thống kê mô tả, phân tích thống kê. Các phương pháp khác được sử dụng trong luận án là phương pháp hệ thống và khái quát hóa. Ngoài ra, nghiên cứu thông qua khảo sát của tác giả, phỏng vấn sâu và phương pháp chuyên gia đã được sử dụng có hiệu quả trong luận án giúp cho việc nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. Trong nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng NNL chất lượng cao ngành công nghiệp và các tiêu chí đánh giá phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp, từ đó xây dựng thang đo chất lượng của NNL chất lượng cao ngành công nghiệp. Thang đo này được phát triển dưới hình thức thang đo đơn hướng năm bậc từ bậc 1 đến bậc 5 (bậc 1 là kém và bậc 5 là tốt) và thiết kế bảng câu hỏi sử dụng cho nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua các giai đoạn thiết kế mẫu nghiên cứu, thu thập thông tin từ mẫu khảo sát những cán bộ quản lý các cơ sở sản xuất công nghiệp (SXCN) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Phân tích dữ liệu bằng phần mềm xử lý Statistical Package for the Social Sciences (SPSS) 16.0 nhằm khẳng định các yếu tố cũng như các giá trị và độ tin cậy của các thang đo, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp. Nguồn thông tin nghiên cứu: - Nguồn thông tin thứ cấp: Bao gồm thông tin khoa học trong các công trình
  • 14. 6 nghiên cứu nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp ở trong và ngoài nước; Thông tin và số liệu thống kê từ các báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Thanh Hóa như: Cục Thống kê; Sở Công Thương; Sở Lao động- Thương binh và Xã hội; Sở Kế hoạch Đầu tư; Sở Giáo dục Đào tạo; Ban Quản lý khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KCN)... - Nguồn thông tin sơ cấp: Bao gồm thông tin và số liệu được thu thập qua điều tra bằng phương pháp bảng hỏi với 210 đối tượng khảo sát trong 105 cơ sở SXCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trong đó ban giám đốc 5 người chiếm 2,4%; Trưởng phòng 40 người chiếm 19,0%; Phó trưởng phòng 102 người chiếm 48,6%; Tổ trưởng sản xuất 63 người chiếm 30,0%) và phỏng vấn sâu 11 cán bộ quản lý/ chuyên gia trong lĩnh vực quản lý, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Sau đó tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp để thu thập các số liệu sơ cấp thông qua các phiếu điều tra này. Việc thu thập số liệu được thực hiện trên cơ sở phát phiếu trực tiếp cho đối tượng là các tổ trưởng sản xuất, trưởng phó phòng, ban giám đốc các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. Toàn bộ số liệu điều tra được nhập vào phần mềm SPSS 16.0. Sau khi xem xét, loại bỏ các mẫu không phù hợp, các số liệu được xử lý bằng máy tính theo các chỉ tiêu tương ứng. Sau khi được làm sạch, dữ liệu sẽ được phân tích dựa trên các kiểm định: Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis); Phương pháp hồi quy bội. 5. Những đóng góp mới của luận án - Luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp. Bổ sung và hệ thống hóa các tiêu chí đánh giá chất lượng và tiêu chí đánh giá phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp. - Phân tích và đánh giá toàn diện thực trạng phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. - Trên cơ sở đó luận án đưa ra phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa
  • 15. 7 trong những năm tới, tầm nhìn đến năm 2030. -Luận án là một công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp cấp tỉnh nói chung và ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa nói riêng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án Luận án góp phần làm rõ hơn lý luận về NNL, NNL chất lương cao ngành công nghiệp, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp ở cấp tỉnh, bổ sung thêm những cơ sở khoa học cho việc thực hiện phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp ở địa phương và ở nước ta hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý nói chung và các nhà hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp cấp tỉnh nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương, 11 tiết.
  • 16. 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Trong sự phát triển của thế giới hiện đại, với những thành tựu to lớn của cách mạng khoa học và công nghệ, nền kinh tế đang chuyển dần sang chủ yếu dựa trên tri thức. Nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và là yếu tố cấu thành quan trọng nhất của lực lượng sản xuất xã hội. Các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm phát triển nguồn nhân lực có chất lượng. Vấn đề nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao luôn thu hút nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu của các nước trên nhiều lĩnh vực khoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Do vậy, để có cái nhìn tổng quát về tình hình nghiên cứu vấn đề này, trong chương này luận án tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NGUỒN NHÂN LỰC, NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Hơn 30 năm qua, từ khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, năm 1986, vấn đề con người, nguồn nhân lực, nguồn nhân lực cho công nghiêp và vai trò của NNL đối với phát triển kinh tế- xã hội được nhiều nhà khoa học, học giả quan tâm nghiên cứu, nhất là từ năm 1996, khi nước ta xác định bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước, những công trình về nhóm vấn đề này càng được quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong và ngoài nước: 1.1.1. Những nghiên cứu về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực ngành công nghiệp và vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội * Về nhóm vấn đề này có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa hoc, học giả trong nước, có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: Đoàn Văn Khái, Nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam [68]. Tác giả đã làm rõ một số vấn đề chung về CNH, HĐH như: Tóm lược quá trình công nghiệp hóa trên thế giới; nội dung, bản chất, tính tất yếu và đặc điểm
  • 17. 9 của CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay; đồng thời làm rõ vai trò của nguồn lực con người đó là yếu tố quyết định sự nghiệp CNH, HĐH; thực trạng nguồn lực con người Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra trước yêu cầu CNH, HĐH. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những phương hướng, quan điểm chỉ đạo và những giải pháp cơ bản nhằm khai thác và phát triển hiệu quả nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở Việt nam. Cuốn sách có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo trong việc nâng cao chất lượng nguồn lực con người, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao. Phạm Thành Nghị, Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [87]. Cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản, những nhận thức mới như vấn đề vốn con người và phát triển vốn con người, các mô hình quản lý NNL. Các tác giả trình bày những kinh nghiệm quản lý NNL của các nước phát triển, kinh nghiệm của các nước Đông Á và các nước có nền kinh tế chuyển đổi; phân tích hiệu quả quản lý nguồn nhân lực và những yếu tố tác động đến quản lý nguồn nhân lực nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Cá tác giả đã kiến nghị áp dụng những mô hình quản lý NNL phù hợp thay thế cho các mô hình đã lạc hậu. Cuốn sách đã đề xuất hệ thống những quan điểm và giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NNL . Hồ Sĩ Quý, Con người và phát triển con người [97]. Giáo trình trình bày những vấn đề cơ bản và có hệ thống về con người và phát triển con người, như phương pháp luận nghiên cứu con người, định nghĩa, khái niệm về con người, sự phát triển con người, nguồn lực con người, nhân cách, tiềm năng, tài năng, cộng đồng và cá nhân. Trình bày những vấn đề cơ bản về con người Việt Nam, vai trò nhân tố con người, chỉ ra những khả năng phát triển con ngừoi; xác định phương hướng, giải pháp xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa . Trần Thọ Đạt, Đỗ Tuyết Nhung, Tác động của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh thành phố Việt Nam [46]. Trong cuốn sách, các tác giả đã phân tích tác động của vốn con người đến quá trình tăng trưởng kinh tế thông qua
  • 18. 10 việc xem xét các nền kinh tế cấp tỉnh, thành phố của Việt Nam. Mặc dù vốn con người bao gồm cả giáo dục, sức khỏe cũng như nhiều khía cạnh khác của vốn xã hội nhưng nghiên cứu này chỉ tập trung vào giáo dục coi nó như là nhân tố cơ bản nhất của vốn con người. Cuốn sách cũng cho thấy vốn con người là nhân tố quan trọng khi giải thích sự tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố ở Việt Nam cũng như giải thích khoảng cách chênh lệch giữa các vùng kinh tế ở Việt Nam. Các tác giả cũng đưa ra những kiến nghị chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong đó nhấn mạnh sự gia tăng đầu tư vào giáo dục, đồng thời chú ý tới tác động khác nhau của vốn con người ở những vùng kinh tế khác nhau. Nguyễn Hữu Tiệp, Giáo trình nguồn nhân lực [108]. Giáo trình trình bày một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực, như khái niệm, tiêu chí, phân loại, những yếu tố chi phối đến nguồn nhân lực; trình bày vấn đề giáo dục đào tạo nguồn nhân lực, quản lý, bố trí, sử dụng, trọng dụng, các chính sách, cơ chế đối với nguồn nhân lực đất nước. Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế [47]. Cuốn sách gồm các bài viết được sắp xếp thành hai phần: phần thứ nhất: CNH, HĐH ở Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa; phần thứ hai: giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Nội dung cuốn sách đề cập đến những vấn đề lý luận về CNH, HĐH. Đặc biệt là vấn đề CNH, HĐH rút ngắn trong giai đoạn hiện nay; phân tích sâu sắc thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, qua đó đưa ra các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân trong điều kiện mới theo quan điểm của Đảng. Mạc Văn Tiến, Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thực trạng và giải pháp tại [109]. Bài viết đã có những phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân Việt Nam: Chất lượng và cơ cấu lao động vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cẩu phát triển và hội nhập. Chất lượng nguồn nhân lực nước ta còn thấp và còn khoảng cách khá lớn so với các nước phát triển trong khu vưc. Trong lĩnh vực GDNN, tác giải đưa ra những giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
  • 19. 11 * Bên cạnh những công trình nghiên cứu cứu trong nước, vấn đề con người, nguồn nhân lực, nguồn nhân lực ngành công nghiệp và vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế- xã hội đã được nhiều nhà khoa học quốc tế quan tâm nghiên cứu với các góc độ nghiên cứu khác nhau, đáng chú ý là một số công trình tiêu biểu như: Vương Huy Diệu, Chiến lược quốc gia nhân tài biến đổi thế giới [29], đã trình bày chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (nhân tài) của Trung Quốc, phân tích những vấn đề cơ bản về nhân tài, đánh giá tình hình nhân tài Trung Quốc hiện nay, đề xuất những chủ trương, nội dung, chính sách đặc biệt là giáo dục và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong thời kỳ phát triển mới. Lưu Tiểu Bình, Lý luận và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực [9], cho rằng trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng; việc khơi nguồn, phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lương cao có tầm quan trọng đặc biệt. Vì thế, để khai thác và phát huy nguồn nhân lực các quốc gia cần phải có lý luận và phương pháp đánh giá đúng đắn; đồng thời nêu lên một số vấn đề lý luận và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực. Vương Xung, Chất lượng tăng trưởng kinh tế khu vực phía Tây Trung Quốc với việc khai thác nguồn nhân lực nông thôn [126], đã trình bày sự tăng trưởng kinh tế khu vực phía Tây Trung Quốc hiện nay, nêu lên những yếu tố của chất lượng tăng trưởng, trong đó chú trọng phân tích yếu tố nguồn nhân lực; từ đó chỉ ra một số vấn đề khai thác và phát huy nguồn nhân lực nông thôn, trong đó nhấn mạnh cần chú trọng đến giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế khu vực phía Tây Trung Quốc trong bối cảnh mới. Edgar Morin, Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai [52], tác giả đã nhấn mạnh tới vai trò trung tâm của giáo dục đối với con người trong xã hội ngày nay, tác giả đã luận giải về bảy tri thức cần phải trở thành nền tảng trong nền giáo dục tương lai để "những bộ óc được đào tạo tốt". Có thể kể đến những ấn phẩm đáng chú ý về chủ đề nguồn nhân lực của tổ chức quốc tế như Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), với những
  • 20. 12 báo cáo hàng năm về tình hình phát triển con người (Human development report), cung cấp một cách khá đầy đủ và cập nhật chỉ số phát triển con người của hầu hết các quốc gia trên thế giới được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp. Đặc biệt, UNDP đã đề ra 5 nhân tố của sự phát triển nguồn nhân lực, đó là giáo dục và đào tạo; sức khỏe và dinh dưỡng; môi trường; việc làm và sự giải phóng con người; trong đó giáo dục và đào tạo là bộ phận cơ bản nhất, quan trọng nhất để phát triển nguồn nhân lực. Một số tổ chức quốc tế quan trọng khác, như WHO - tổ chức Y tế thế giới cũng có những nghiên cứu quan tâm tới nguồn nhân lực từ khía cạnh sức khỏe; ILO - Tổ chức Lao động quốc tế cũng phát hành những những ấn phẩm về chủ đề nguồn nhân lực và vấn đề đào tạo (Human development and training, ILO, Geneva, 2003, 2004)... Ngân hàng thế giới (World Bank) đã tiến hành nhiều cuộc điều tra về nhân lực dưới nhiều góc độ tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Trang web của World Bank có thể cung cấp cho chúng ta rất nhiều tài liệu về nguồn nhân lực, trong đó có một số ấn phẩm đáng chú ý như Meeting human resources needs (Đáp ứng các nhu cầu về nguồn nhân lực) của Karen Lashman; Human resources for health policies:a critical component in health policies (Nguồn nhân lực cho chính sách về sức khỏe: một nhân tố thiết yếu trong các chính sách về sức khỏe) của Gilles Dussault và Carl-Ardy Dubois [132]; Managing human resources in a decentralized context (Quản lý nguồn nhân lực trong bối cảnh phi tập trung hóa) của tác giả Amanda E. Green [130]; và ngay cả tờ tạp chí của tổ chức này The World Bank Economic Review cũng là một ấn phẩm có đăng tải rất nhiều bài viết về vấn đề nguồn nhân lực. Các tác phẩm này đều phân tích vai trò của nguồn nhân lực với phát triển kinh tế - xã hội theo các khía cạnh khác nhau. Tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) cũng rất quan tâm tới vấn đề nguồn nhân lực, thể hiện bằng một loạt các công trình nghiên cứu đã được xuất bản như: Toward a system of human resources indicators for less developed countries (Hướng đến hệ thống chỉ báo nguồn nhân lực cho các nước kém phát triển) của Zymunt Gostkowski giới thiệu một dự án của UNESCO nghiên cứu về nguồn nhân lực, đưa ra các chỉ số cho việc nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực
  • 21. 13 và quan hệ giữa nguồn nhân lực với phát triển kinh tế ở các nước chậm phát triển. Một công trình khác, Educational planning and human resource development (Kế hoạch giáo dục và phát triển nguồn nhân lực) của F. Harbison[133]. Công trình này được coi là một trong những bộ bách khoa toàn thư của UNESCO, trình bày các quan điểm hiện đại về kế hoạch hóa và quản lý giáo dục, nguồn nhân lực, dùng phương pháp hệ thống để phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực ở các nước đang phát triển. 1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực ngành công nghiệp Nguyễn Thanh, Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [112]. Nội dung cuốn sách gồm 3 chương, tác giả đã đề cập những vấn đề chủ yếu sau: Quan niệm về phát triển nguồn nhân lực và vai trò của phát triển, nâng cao chất lượng NNL, yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH ở nướ ta; Phân tích, đánh giá thực trạng NNL nước ta hiện nay và những định hướng chủ yếu về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước ta để đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH đất nước; Vấn đề phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho CNH, HĐH trên cơ sở lấy phát triển giáo dục và đào tạo làm "Quốc sách hàng đầu". Để thực hiện 3 mục tiêu lớn của Giáo dục và Đào tạo "Nâng tầm dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài". Cuốn sách đã đề xuất một hệ thống các giải pháp về đổi mới giáo dục và đào tạo, đó là: Tăng nguồn đầu tư từ ngân sách cho Giáo dục và đào tạo; Thực hiện xã hội hóa Giáo dục và Đào tạo; Tiến hành đào tạo ban đầu đồng thời với đào tạo lại và đào tạo thường xuyên; Mở rộng quy mô và tăng nhanh tốc độ đào tạo; Đào tạo có địa chỉ và theo yêu cầu xã hội; Tiếp tục cải cách nội dung và phương pháp đào tạo; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước đối với Giáo dục và Đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH đất nước trong giai đoạn hiên nay. Bùi Văn Nhơn, Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội [85]. Cuốn sách được trình bày gồm 6 chương, với nội dung chính là tập trung làm rõ cơ sở tự nhiên hình thành nguồn nhân lực xã hội; vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội; những đặc điểm chủ yếu của nguồn nhân lực Việt Nam; những yêu cầu và
  • 22. 14 các hình thức phát triển nguồn nhân lực; ý nghĩa của việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực xã hội trong quá trình phát triển của một quốc gia. Phạm Minh Hạc, Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra trong tình hình hiện nay [56]. Nội dung bài viết trình bày một số vấn đề cơ sở lý luận cơ bản về phát triển con người; khái niệm về nguồn nhân lực, nhân tài, đội ngũ lao động; phân tích một nội dung về thực trạng phát triển con người, nguồn nhân lực và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực của đất nước Phạm Thành Nghị, Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở những quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á [86]. Qua bài viết của mình, tác giả đã tập trung làm rõ kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản và một số nước Đông Á như: Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan với những nội dung cơ bản, toàn diện: Luôn coi con người, nhân lực là yếu tố quyết định nhất; phát triển NNL theo nhu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, theo chiến lược đón đầu; kết hợp đào tạo nghề đại cương và đào tạo nghề chuyên sâu; thu hút và trọng dụng nhân tài. Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng, Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế [94]. Cuốn sách được hình thành trên cơ sở biên soạn từ các tham luận tại Hội thảo ngày 24-8-2012 do Tạp chí Công sản và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia- Sự thật đồng tổ chức. Với 32 bài viết, cuốn sách được chia thành 3 phần: Phần I của cuốn sách đề cập đến những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về phát triển nguồn nhan lực; và những vấn đề lý luận chung như: cách tiếp cận nghiên cứu nguồn nhân lực, từ lý luận đến thực tiễn phát triển nguồn nhân lực...Nội dung phần II tập trung giới thiệu những kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số ngành trong nước (như dầu khí, ngân hàng...) và của một số nước, vùng lãnh thổ trên thế giới. Phần III tập trung phân tích thực trạng, những bất cập, thách thức và đề xuất các giải pháp ... của phát triển nguồn nhân lực nói chung của nước ta hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng trong các doanh nghiệp nhà nước; vấn đề đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp; phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quan hệ lao động; chất lượng giáo dục đại học; đổi mới cơ chế tài chính và chuyên môn cho việc dạy và học ở bậc đại học; đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề cho lao động
  • 23. 15 nông thôn; phát triển nguồn nhân lực trong một só ngành như du lịch, đối ngoại, tài chính - ngân hàng... Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Tổng cục dạy nghề, Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và cơ hội việc làm [8]. Cuốn sách được chia làm hai phần: Phần 1: Tổng Quan về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, trong phần này cuốn sách đã trình bày một số khái niệm về nguồn nhân lực; Các quan điểm, định hướng về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Đưa ra chỉ tiêu phát triển nhân lực ;Đánh giá về tình hình phát triển nhân lực Việt Nam; Đánh giá khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam và xu hướng phát triển nhân lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Phần 2: Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và cơ hội việc làm. Trong phần này cuốn sách trình bày các nội dung: Nhu cầu phát triển nhân lực Việt Nam chia theo bậc đào tạo; Nhu cầu phát triển nhân lực chia theo khu vực kinh tế,gòm: Khu vực Công nghiệp - Xây dựng, Khu vực dịch vụ và Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp;Trong phần này cuốn sách cũng đã nêu được nhu cầu nhân lực của các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Nhu cầu nhân lực vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là cuốn sách có giá trị tham khảo tốt về phát triển lực lượng lao động trực tiếp đáp ứng nhu cầu giải quyết vệc làm trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong những năm qua. Ngoài ra, cùng nội dung phát triển NNL và NNL ngành công nghiệp, tại hội thảo khoa học với chủ đề: Đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam (GIZ) tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 5 năm 2016 với gần 20 bài tham luận của các nhà khoa học, nhà giáo, cán bộ quản lý ở một số KCN, KCX khu vực miền Nam. Các báo cáo tập trung vào bốn nhóm vấn đề lớn: Một là, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực ở Việt Nam. Hai là, thực trạng nhu cầu và yêu cầu nhân lực ở các KCN,KCX. Ba là, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo
  • 24. 16 công nhân có tay nghề cao. Bốn là, vai trò và trách nhiệm của tổ chức chính trị, chính trị- xã hội trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người lao động trong các KCN,KCX. Trong đó, có các bài viết tiêu biểu như: Nguyễn Hồng Minh, Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực KCN; Nguyễn Đắc Hưng, Nhân lực Việt Nam trước yêu cầu hội nhập ASEAN; Phạm Văn Sơn, Trần Đình Châu, Đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp, khu kinh tế - lý luận và thực tiển; Mạc Văn Tiến, Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thực trạng và giải pháp; Nguyễn Thành Vinh, Đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp và khu chế xuất - hướng tiếp cận từ văn hóa nghề; là những bài viết tiêu biểu đánh giá thực trạng nhân lực, nhân lực trong các KCN,KCX ở Việt Nam; thực trạng công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao; đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục nghề nghiệp, góp phần phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu và nhu cầu xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế. 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-công nghệ trong những năm qua và hiện nay là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu.Vấn đề NNL chất lượng cao, trong đó có NNL chất lượng cao ngành công nghiệp và phát triển NNL chất lượng cao được các học giả, các tổ chức nghiên cứu, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố, có thể nêu một số công trình tiêu biểu theo các nhóm vấn đề sau: 1.2.1. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao, nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công nghiệp và vai trò đối với phát triển kinh tế-xã hội * Trong những năm vừa qua, NNL chất lượng cao và vai trò đối với phát triển kinh tế-xã hội đã thu hút rất nhiều nhà khoa học, học giả, nhà quản lý ở nước ta quan tâm nghiên cứu, tiêu biểu là: Phạm Tất Dong, Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng [32]. Tác giả đã trình bày một số quan niệm về trí thức, trí thức Việt Nam; phân tích một cách khá
  • 25. 17 toàn diện và sâu sắc về đặc điểm, sự hình thành và phát triển của đội ngũ trí thức Việt Nam; đưa ra những triển vọng và các giải pháp phát triển đội ngũ này trong thời kỳ mới. Trần Văn Tùng, Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng [107]. Nội dung cuốn sách trình bày những kinh nghiệm trong phát hiện, đào tạo và sử dụng tài năng KH - CN sản xuất kinh doanh, quản lý của Mỹ và một số quốc gia châu Âu, châu Á. Từ đó tác giả đã đưa ra vấn đề: Việt Nam cần đổi mới các chính sách đào tạo bồi dưỡng và sử dụng nguồn tài năng hiện có. Lê Thị Hồng Điệp, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam [49]. Tác giả đã nghiên cứu: Góp phần làm phong phú thêm những lý luận mới về phát triển NNL chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức thông qua những phân tích nội dung, tiêu chí và những yếu tố tác động tới quá trình phát triển lực lượng này; Thực hiện việc đánh giá tương đối toàn diện thực trạng phát triển NNL chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức giai đoạn 2001-2007 gắn với những nội dung tiêu chí và những yếu tố tác động đã nêu trên; Đề xuất một số giải pháp phát triển NNL chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong tương lai. Những đề xuất đó góp phần tìm ra con đường và cách thức hiệu quả để phát triển NNL chất lượng cao thực sự trở thành lực lượng tiên phong trên hành trình hiện thực hóa nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. Lê Du Phong, Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam [92], đã đưa ra khái niệm nguồn nhân lực, phân tích tầm quan trọng nguồn nhân lực với tư cách là động lực của sự phát triển; phân tích một số vấn đề về thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở nước ta trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trước yêu cầu phát triển mới. Nguyễn Đắc Hưng, Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước [62]. Cuốn sách bàn đến lực lượng "đầu tàu" trong nguồn nhân lực chất lượng cao; trình bày một số khái niệm cơ bản như: tiềm năng, năng lực, năng khiếu, tài năng, nhân tài, quản lý nhân tài; chỉ ra một số kinh nghiệm trong lịch sử dân tộc Việt Nam và ở một số nước trên thế giới về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nhân tài;
  • 26. 18 phân tích một số quan điểm cơ bản của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và nhân tài; chỉ ra những yếu tố tác động trực tiếp đến phát triển nhân tài, những nội dung cơ bản về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nhân tài; đưa ra một số vấn đề về đào tạo học sinh, sinh viên về phát hiện bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng và thu hút nhân tài của đất nước. Bùi Thị Ngọc Lan, Một số bổ sung, phát triển trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam [73]. Tác giả đã nghiên cứu một cách hệ thống những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng Sản Việt Nam về nguồn nhân lực qua các kỳ Đại hội của Đảng; Làm rõ cơ sở lý luận của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo tinh thần của Đại hội X (2006). Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Văn Dạo, Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay [31]. Thông qua bài viết các tác giả đánh giá thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta, chỉ ra mặt hạn chế từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta. Dương Văn Quảng, Bành Tiến Long, Trịnh Đức Dụ, Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế [96]. Cuốn sách tập hợp những bài viết về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; nhiều bài đã phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, chỉ ra hạn chế, bất cập của nguồn nhân lực nước ta trước đòi hỏi của hội nhập quốc tế; làm rõ những vấn đề về hạn chế do giáo dục đào tạo; xác định những vấn đề cơ bản đối với giáo dục đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế. Nguyễn Thị Thu Phương, Chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay [93]. Tác phẩm đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở hình thành chiến lược nhân tài của Trung Quốc. Qua đó, các tác giả đã đánh giá một số thành tựu, hạn chế trong chiến lược nhân tài của Trung Quốc. Trên cơ sở đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm cho chiến lược phát triển nhân tài của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trần Khánh Đức, Phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI [50]. Cuốn sách đã đề cập và phân tích khá sâu sắc tình hình giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực; vai trò của giáo dục và đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực nước ta trong thế kỷ XXI; từ đó đề xuất một số vấn đề nhằm thúc đẩy, đổi mới giáo dục và đào
  • 27. 19 tạo đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nguyễn Văn Khánh, Nguồn lực trí tuệ Việt Nam lịch sử, hiện trạng và triển vọng [70]. Cuốn sách trình bày khái niệm nguồn lực trí tuệ, phát huy nguồn lực trí tuệ, phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam trên các lĩnh vực; phân tích, những yếu tố tác đông đến sử dụng nguồn nhân lực trí tuệ chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và triển vọng phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam hiện nay. Nguyễn Thị Thanh Hà, Đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá [54]. Luận án đã trình bày cơ sở lý luận và thực trạng của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; từ đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu góp phần phát huy vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. Bên cạnh những cuốn sách và công trình nghiên cứu tiêu biểu còn có nhiều bài báo khoa học cũng đề cập đến vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đó là: Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2010, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức [123]; đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm thế giới về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay và những vấn đề đặt ra. Phan Thanh Khôi, Nguyễn Văn Sơn, Xây dựng đội ngũ tri thức lớn mạnh, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước [72]. Các tác giả đã khẳng định vai trò của tri thức - lực lượng sáng tạo đặc biệt quan trọng có vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ đó ra những quan điểm mang tính giải pháp cơ bản nhất. Chu Văn Cấp, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát triển bền vững Việt Nam [11], đã trực tiếp bàn về những vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát triển bền vững
  • 28. 20 Việt Nam trong thời kỳ mới; đồng thời kiến nghị một số giải pháp cho vấn đề này. * Vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao và vai trò đối với phát triển kinh tế - xã hội cũng được nhiều nhà khoa học, học giả nước ngoài nghiên cứu, tiêu biểu như: Jang Ho Kim, Khung mẫu mới về phát triển nguồn nhân lực: các sáng kiến của chính phủ để phát triển kinh tế để hội nhập xã hội tại Hàn Quốc [65]. Trong cuốn sách này tác giả Jang Ho Kim đã đưa ra định hướng phát triển, nghiên cứu và phân tích sâu về các vấn đề giáo dục và đào tạo nghề, kết hợp đào tạo với nghiên cứu phát triển, những vấn đề về xây dựng xã hội học tập ở Hàn Quốc nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Daniel Goleman, Sách Trí tuệ xúc cảm [28]. Cuốn sách đã nêu ra một yêu cầu, đồng thời cũng là một chuẩn mực mới trong đánh giá con người. Chuẩn mực này, theo tác giả là yếu tố quyết định sự thành công của mỗi cá nhân và tổ chức trong thời đại mới. Chuẩn mực mới được tác giả đặt tên là Trí tuệ xúc cảm. Mike Johnson; Dịch: Kiến Văn Doanh, 7 cách để thu hút nhân tài [80]. Tác giả khẳng định nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của doanh nghiệp và đưa ra 7 cách để thu hút nhân tài chính là phương thức cần thiết để giúp doanh nghiệp thành công: Hiểu đối thủ, đối mặt trực tiếp với sự kinh hãi, lạc lối của nhân viên; Hãy thu hút nhân tài từ cái nhìn đầu tiên; Luôn giữ chặt phòng tuyến nhân tài; Tạo và giữ bản sắc riêng; Phát triển thù lao và trao đổi của nhân viên; Chuẩn bị cho cuộc chiến nhân tài. Ronal Gaross, Học tập đỉnh cao [99]. Cuốn sách nêu cách thức tạo ra kế hoạch học tập suốt đời nhằm đạt được thành công trong học tập và sự nghiệp ở thời đại ngày nay. Trong tác phẩm của mình tác giả đã đưa ra bản đồ tư duy cho việc học tập đỉnh cao và chỉ ra cách thức để đạt trạng thái học tập - sảng khoái - trạng thái tiếp thuc kiến thức một cách tự nhiên dễ dàng và hứng thú; cách thức để vượt qua những rào cản cá nhân và tạo ra sự tự tin vào khả năng học tập của bàn thân. John Naisbitt, Lối tư duy tương lai [66]. Tác giả đã gợi ra 11 lối tư duy cần phải hướng tới để hù hợp với xã hội tương lai, đồng thời tạo ra những sáng tạo mới cho chính xã hội tương lai đó. Thông điệp quan trọng của tác giả là các lối tư duy này giống như những phần mềm điều khiển cách chúng ta suy nghĩ, nhìn nhận đánh
  • 29. 21 giá và tổng kết thực tại với tư cách là điểm tham chiếu cho tương lai. Thông điệp quan trọng nhất của tác giả là lời khẳng định toàn thế giới không thể biến đổi. Vương Huy Diệu, Chiến lược quốc gia nhân tài biến đổi thế giới [29], đã trình bày chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (nhân tài) của Trung Quốc, phân tích những vấn đề cơ bản về nhân tài, đánh giá tình hình nhân tài Trung Quốc hiện nay, đề xuất những chủ trương, nội dung, chính sách đặc biệt là giáo dục và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong thời kỳ phát triển mới. Trong cuốn sách này, tác giả đã không ngừng mở rộng và học tập những phương pháp học tập đỉnh cao phù hợp với thời đại kinh tế tri thức 1.2.2. Những nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công nghiệp Viện chiến lược phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã chủ trì triển khai nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ với chủ đề, Nguồn nhân lực chất lượng cao: Hiện trạng phát triển, sử dụng và các giải pháp tăng cường. Đề tài đã đưa ra quan điểm về NNL chất lượng cao và những yếu tố tác động đến NNL chất lượng cao [4]. Đề tài cũng bước đầu đánh giá thực trạng một số nhóm NNL chất lượng cao của nước ta, đưa ra phương hướng và đề xuất các giải pháp để phát triển NNL chất lượng cao của Việt Nam trong những năm tiếp theo. Hoàng Văn Châu, Phát triển NNL chất lượng cao cho hội nhập kinh tế - vấn đề cấp bách sau khủng hoảng [26]. Trong bài viết của mình, ở góc độ tiếp cận NNL có trình độ cao, lực lượng lao động có học vấn, có trình độ chuyên môn cao được đào tạo chủ yếu ở các trường đại học tác giả đã đề cập tới thực trạng thị trường lao động chất lượng cao ở Việt nam; tác động của khủng hoảng tài chính tới thị trường NNL Chất lượng cao của Việt Nam. Từ đó, đưa ra giải pháp phát triển NNL Chất lượng cao cho các trường đại học nói chung, trường đại học ngoại thương nói riêng. Nguyễn Văn Khánh, Nguồn lực trí tuệ Việt nam lịch sử, hiện trạng và triển vọng [70]. Công trình này là kết quả nghiên cứu, hội thảo của các nhà khoa học
  • 30. 22 thuộc các lĩnh vực khác nhau trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX.03.22/06-10 Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI. Bằng cách tiếp cận liên ngành, công trình mong muốn góp phần nhận thức, lý giải một số vấn đề cơ bản về trí tuệ, nguồn lực trí tuệ. Cuốn sách được kết cấu thành bốn phần bao gồm: Phần I: Trí tuệ và nguồn lực trí tuệ - những vấn đề lý luận chung. Phần II: Nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Phần IV: Phát triển và sử dụng nguồn lực trí tuệ - tiếp cận từ kinh nghiệm nước ngoài. Cuốn sách có ý nghĩa tham khảo quan trọng về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong việc phát huy nguồn lực trí tuệ của Việt Nam hiện nay, phục vụ yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tạ Ngọc Tấn, Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài, Một số kinh nghiêm của thế giới [104]. Trong cuốn sách các tác giả đã phân tích khá sâu sắc những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực, nhân tài và phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực ,nhân tài của một số nước trên thế giới, rút ra những kinh nghiệm bổ ích đối với Việt Nam trong thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triên kinh tế - xã hội của đất nước. Chu Văn Cấp, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát triển bền vững Việt Nam [11], bài viết đã trình bày về những vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và sự góp phần phát triển bền vững Việt Nam trong giai đoạn mới; Bai viết đã đưa ra một số giải pháp về phát triển NNL Chất lượng cao góp phần phát triển bền vững đất nước. Đường Vĩnh Sường, Giáo dục đào tạo với phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa [103]. Bài báo phân tích vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao; đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta, phân tích một số hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực nước ta so với một số nước khác trong khu vực và thế giới; đưa ra những giải pháp chính về giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • 31. 23 Phạm Quốc Trung, Đỗ Quang Dũng, Những vấn đề đặt ra cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay, Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế [114]. Tác giả bài viết đã trình bày những yếu kém bất cập về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay, đó là: Mất cân đối rất lớn giữa cung và cầu lao động chất lượng cao; Chất lượng thực của nguồn nhân lực chất lượng cao còn thấp; Phân bố nguồn nhân lực chất lượng cao còn mất cân đối; Chính sách tiền công và hệ thống các công cụ của thị trường lao động chất lượng cao còn nhiều bất cập; Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được quan tâm đúng mức và bộc lộ nhiều yếu kém. Bài viết viết nêu ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, từ đó đưa ra năm giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay. Lương Công Lý, Giáo dục đào tạo với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay [77]. Trong luận án tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Luận án cũng đã làm rõ thực trạng vai trò của giáo dục - đào tạo đối với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Qua đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Hoàng Ngọc Vinh, Phát triển nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam [124]. Trong bài viết tác giả đã đưa ra khái niệm nhân lực chất lượng cao và so sánh sự khác biệt giữa nhân lực chất lượng cao và nhân lực chất lượng thấp. Cũng trong bài viết tác giả đã nêu ra điều kiện phát triển nhân lực chất lượng cao, nêu lên được những thách thức phát triển nhân lực chất lượng cao ở nước ta trong giai đoạn hội nhập quốc tế từ đó tác giả đã đưa ra các khuyến nghị về đổi mới giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam. Như vậy, có thể thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu về NNL, NNL chất
  • 32. 24 lượng cao; phân tích vai trò của NNL, NNL chất lượng cao với phát triển kinh tế- xã hội và sự nghiệp CNH,HĐH, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm phát triển NNL này. Tuy nhiên chưa có công trình khoa học nào trực tiếp nghiên cứu về phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. 1.3. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.3.1. Những giá trị khoa học của các công trình đã nghiên cứu luận án cần tham khảo Một là, Các nhóm công trình nghiên cứu ở trên đã có nhiều đóng góp rất có ý nghĩa về mặt khoa học, làm sáng tỏ nhiều vấn đề cả lý luận và thực tiễn trên nhiều phương diện về nguồn nhân lực, nhân tài, đội ngũ trí thức, nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta và các nước trên thế giới hiện nay. Hai là, Nhiều công trình nghiên cứu khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao trong chiến lược phát triển của các quốc gia, là động lực phát triển kinh tế - xã hội; khẳng định vai trò to lớn của giáo dục đào tạo và sự cần thiết phải đổi mới mạnh mẽ giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Một số công trình khẳng định tính tất yếu của việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Chỉ ra yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đòi hỏi cấp thiết phải có nguồn nhân lực chất lượng cao. Ba là, Các tác giả đã phân tích làm rõ mặt tích cực và hạn chế của việc phát huy nguồn lực con người, phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo, sử dụng, quản lý, phát triển nhân tài, đội ngũ tri thức - nhân lực chất lượng cao; đồng thời, chỉ ra nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, yếu kém. Bốn là, Các nhà nghiên cứu đã đưa ra quan niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao dưới các góc độ khác nhau, làm rõ vai trò quan trọng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH và đổi mới đất nước; thực trạng của nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng ở nước ta. Một số nhà
  • 33. 25 nghiên cứu đã làm rõ quan điểm của Đảng ta về phát triển NNL này và từ đó đưa ra một số phương hướng cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNL chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của nước ta trong những năm đầu thế kỷ XXI trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ đang tác động không nhỏ đến nước ta. Như vậy, có thể khẳng định đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển NNL chất lượng cao, có nhiều đóng góp quan trọng về mặt khoa học và đây là cơ sở để tác giả luận án kế thừa có chọn lọc , phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. 1.3.2. Khoảng trống trong nghiên cứu nguồn nhân lực chất lƣợng cao và hƣớng nghiên cứu của luận án Bên cạnh những giá trị to lớn về mặt khoa học mà các công trình nghiên cứu nêu trên đã đạt được, nhưng vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề lớn, nên vẫn còn một số vấn đề nổi lên mà các công trình chưa nghiên cứu hoặc ít đề cập. Thứ nhất: Các công trình khoa học đã tiếp cận theo nhiều khía cạnh, góc độ nghiên cứu khác nhau về NNL,NNL chất lượng cao. Song NNL chất lượng cao ngành công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh (cấp địa phương) thì còn ít được nghiên cứu, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa thì chưa có công trình nào nghiên cứu. Thứ hai: Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực rất quan trọng ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới nên có nhiều công trình quan tâm nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp trong bối cảnh hiện nay đang là vấn đề mang tính thời sự, cần tiếp tục được nghiên cứu một cách công phu, làm rõ hơn trong thời gian tới. Thứ ba: Nhiều công trình khoa học đã đề xuất nhiều giải pháp nâng cao chất lượng NNL nói chung và phát triển NNL chất lượng cao nói riêng. Song
  • 34. 26 những giải pháp đó cần được xây dựng thành hệ thống cho từng ngành, từng địa phương, để từ đó có thể áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất, nhằm khắc phục tình trạng NNL thì dư thừa nhưng lại rất thiếu NNL chất lượng cao ở nhiều ngành, nghề, lĩnh vực; những bất cập về chất lượng NNL chất lượng cao ngành công nghiệp nước ta hiện nay. Đặc biệt phải có những giải pháp mang tính trọng tâm, trọng điểm cho ngành công nghiệp từng địa phương, tạo bước đột phá, để đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành công nghiệp của địa phương, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. * Hướng nghiên cứu của luận án Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học nêu trên đã góp phần gợi mở định hướng cho tác giả nghiên cứu đề tài: "Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa" là lĩnh chưa có một công trình nào nghiên cứu dưới góc độ kinh tế phát triển. Do đó, luận án sẽ tập trung nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề sau đây: Một là, Đánh giá tổng quan các vấn đề đã được nghiên cứu về NNL, NNL chất lượng cao và phát triển NNL chất lượng cao Hai là, Trên cơ sở quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng về đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị khoa học về NNL chất lượng cao, luận án làm rõ hơn quan niệm về NNL chất lượng cao ngành công nghiệp và phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp; Vai trò của NNL chất lượng cao ngành công nghiệp và yêu cầu phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp. Đặc biệt, đề xuất các tiêu chí đánh giá chất lượng NNL chất lượng cao ngành công nghiệp; Các tiêu chí đánh giá phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp và những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp. Ba là, Phân tích, đánh giá thực trạng NNL chất lượng cao và phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2016,
  • 35. 27 ở các góc độ số lượng, chất lượng, cơ cấu và công tác phát triển; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, về phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. Bốn là, Luận án đưa ra phương hướng về phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở đó luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển NNL chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành công nghiệp trong những năm tới, tầm nhìn đến năm 2030, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của tỉnh Thanh Hóa.
  • 36. 28 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƢNG, VAI TRÕ VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHIỆP 2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngành công nghiệp 2.1.1.1. Nguồn nhân lực và nguồn nhân lực ngành công nghiệp * Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực (Human Resource) là nguồn lực con người, là yếu tố cấu thành quan trọng của lực lượng sản xuất xã hội, quyết định sức mạnh của một quốc gia, một ngành kinh tế hoặc một địa phương. Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn nhân lực. Theo Cơ quan phát triển của Liên hiệp quốc UNDP: "Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước" [130, tr.22-23]. Trong Đại từ điển Tiếng Việt [127], "Nhân lực" được hiểu là sức người trong sản xuất. Như vậy, nguồn nhân lực, theo nghĩa rộng, được hiểu là toàn bộ những khả năng vật chất (sức khỏe) và tinh thần (tâm lý, ý thức...) của con người được dùng để cung cấp cho lao động làm phát triển xã hội; theo nghĩa hẹp về mặt tâm lý học, đó là toàn bộ tri thức, hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo, trí tuệ, năng lực và cả tài năng của con người để phục vụ cho các hoạt động làm phát triển xã hội. Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào các quá trình lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá
  • 37. 29 nhân có thể tham gia quá trình lao động. Theo Ngân hàng thế giới cho rằng: Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực; kỹ năng nghề nghiệp...của mỗi cá nhân. Nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác. Theo giáo trình kinh tế nguồn nhân lực của Đại học kinh tế quốc dân: Nguồn nhân lực là nguồn lực con người. Nguồn lực đó được xem xét ở hai khía cạnh. Trước hết, với ý nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực. Nguồn nhân lực nằm ngay trong bản thân con người, đó cũng là sự khác nhau cơ bản giữa nguồn lực con người và các nguồn lực khác. Thứ hai, nguồn nhân lực được hiểu là tổng thể nguồn lực của từng cá nhân con người. Với tư cách là một nguồn lực của quá trình phát triển, nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định [10, tr.12]. Theo quy định của Tổng cục thống kê nguồn nhân lực bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm (lao động đang làm việc) và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang ở trong các tình trạng sau đây: đang thất nghiệp; đang đi học; đang làm nội trợ trong gia đình mình; không có nhu cầu làm việc; những người thuộc tình trạng khác chưa tham gia lao động. [8, tr.10] Theo Phạm Minh Hạc cho rằng, nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương, tức là nguồn lao động được chuẩn bị ở mức độ nào đó, tức là những người lao động có kỹ năng (hay khả năng nói chung), bằng con đường đáp ứng được yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu lao động, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH [55, tr.13-14] . Theo tác giả Nguyễn Hữu Dũng thì cho rằng “Nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chất lượng con người với tổng hòa các tiêu chí về thể lực, trí lực và những phẩm chất đạo đức- tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội” [30, tr.5]. Kế thừa quan điểm của các tác giả nghiên cứu về NNL, tác giả luận án cho rằng: nguồn nhân lực là nguồn lực con người, là toàn bộ dân cư trong độ tuổi quy
  • 38. 30 định có khả năng tham gia lao động, bao gồm tổng thể năng lực về thể lực, trí lực, đạo đức, tinh thần, tính năng động xã hội ở dạng tiềm năng và thực tế nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. *Nguồn nhân lực ngành công nghiệp Ngành công nghiệp là một trụ cột chủ yếu của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa vật chất, mà sản phẩm được chế tạo, chế biến phục vụ nhu cầu tiêu dùng và trang thiết bị máy móc, công cụ lao động cho phát triển các ngành, lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Đây là ngành kinh tế có quy mô sản xuất lớn, hiện đại tập trung được sự tham gia trực tiếp và mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đòi hỏi cao về trình độ, năng lực, kỹ năng, tính hợp tác, tính kỷ luật cao của người lao động trong quá trình sản xuất. Nguồn nhân lực ngành công nghiệp được hiểu là toàn bộ lực lượng nhân lực đang làm việc trong ngành công nghiệp, được đặc trưng bởi số lượng (quy mô), chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực đang tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp. * Về số lượng (quy mô) nguồn nhân lực ngành công nghiệp: Là tổng số nhân lực tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp, tức là số lượng lao động của ngành công nghiệp ở một thời kỳ nhất định * Về chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp: Là một tiêu chí tổng hợp có ý nghĩa quyết định tới NNL ngành công nghiệp và phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố cơ bản gắn liền với người lao động, là: - Sức khỏe - thể lực: Sức khỏe là tổng hòa nhiều yếu tố tạo nên giữa bên trong và bên ngoài, giữa thể chất và tinh thần. Sức khỏe người lao động là nhân tố của năng lực cạnh tranh quốc gia và sản xuất. Sức khỏe thể chất là sự cường tráng, năng lực lao động chân tay. Sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, khả năng vận động của trí tuệ, khả năng biến tư duy thành hoạt động thực tiễn; khả năng thích ứng, đối phó với các biến động của môi trường làm việc. Đối với NNL ngành công nghiệp có yêu cầu cao về cả năng lực tinh thần và năng lực thể chất, nghĩa là nói đến sức mạnh và hiệu quả của những khả năng đó, trong đó năng lực thể chất chiếm vị trí quan trọng. Trong nền sản xuất công nghiệp hiện đại, vấn
  • 39. 31 đề sức khỏe-thể lực của người lao động là hết sức quan trọng. Tình trạng sức khỏe - thể lực được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe như: Chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất, các điều kiện về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Có sức chịu đựng dẻo dai, đáp ứng quá trình sản xuất liên tục, kéo dài; có các thông số nhân chủng học đáp ứng được các hệ thống công nghệ sản xuất công nghiệp, luôn tỉnh táo và sảng khoái tinh thần. - Trí lực của nguồn nhân lực ngành công nghiệp bao gồm: + Trình độ học vấn, là tiêu chí đầu tiên biểu hiện trí lực của nguồn nhân lực ngành công nghiệp. Trình độ học vấn thể hiện sự hiểu biết của NNL ngành công nghiệp về những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội, là khả năng về tri thức và là chìa khóa để tiếp cận, tiếp thu tri thức mới và nâng cao, chiếm lĩnh và làm chủ khoa học kỹ thuật-công nghệ mới, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và phát huy tính sáng tạo trong nghề nghiệp.Trình độ học vấn của NNL được đánh giá qua các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ người biết chữ trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế; Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế có trình độ học vấn tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; số năm đi học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế; tỷ lệ dân số đi học chung các cấp: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. + Trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT),là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm trách công việc về quản lý hoặc hoạt động nghề nghiệp. Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn nào đó mà người lao động được đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; khả năng về chỉ đạo, quản lý công việc thuộc chuyên môn nhất định. Trình độ kỹ thuật thường dùng để chỉ năng lực của người được đào tạo tại các trường kỹ thuật, được trang bị kiến thức, kỹ năng thực hành để thực hiện công việc nhất định. Trình độ CMKT của lao động phản ánh kiến thức và kỹ năng của lao động, phản ánh chất lượng lao động được hình thành thông qua hệ thống giáo dục và đào tạo. Trình độ CMKT, nhất là về kỹ năng nghề nghiệp của NNL được phản ánh thông qua các chỉ tiêu so sánh như sau: tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so vớí lực lượng lao động đang làm việc là % số
  • 40. 32 lao động đã qua đào tạo (từ sơ cấp, công nhân kỹ thuật đến sau đại học) so với lực lượng lao động đang làm việc; trình độ CMKT được thể hiện thông qua tỷ lê lao động được đào tạo theo cấp bậc so với tổng số lao động đang làm việc của cả nước, từng vùng, từng ngành; cơ cấu các loại lao động đã qua đào tạo theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, cấp bậc đào tạo thể hiện cơ cấu số lao động có trình độ đại học và trên đại học- số lao động có trình độ cao đẳng - số lao động có trình độ trung cấp - số lao động là công nhân kỹ thuật. + Trình độ ngoại ngữ, tin học, trình độ ngoại ngữ (nhất là tiếng Anh), có vai trò rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động và ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nhân lực ngành công nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Do vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là phải đầu tư phát triển giáo dục đào tạo, cùng với nâng cao năng lực chuyên môn kỹ thuật phải đặc biệt chú trọng năng lực về ngoại ngữ và tin học. Trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay thì ngoại ngữ có một vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó, tiếng Anh được xem là ngôn ngữ phổ biến và thông dụng nhất trên trường quốc tế. Chính vì vậy nguồn nhân lực ngành công nghiệp phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Cùng với ngoại ngữ, tin học cũng là một trong những kỹ năng quan trọng của nguồn nhân lực ngành công nghiệp. Trong một xã hội mà công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, nền sản xuất công nghiệp phát triển dựa trên nền tảng công nghệ cao, hiện đại, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực của nền sản xuất công nghiệp. Do vậy, đòi hỏi nguồn nhân lực ngành công nghiệp phải có kiến thức về tin học, về sử dụng máy tính, các phần mềm văn phòng, phần mềm chuyên dụng, sử dụng Internet thành thạo. Có năng lực về ngoại ngữ và tin học đáp ứng nhiệm vụ là một yêu cầu rất quan trọng của nguồn nhân lực ngành công nghiệp hiện nay. Trong Luận án, NNL ngành công nghiệp có trình độ CMKT cao được hiểu là NNL có trình độ đào tạo tốt nghiệp từ cao đẳng, đại học trở lên ( Bậc 5 trở lên theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam) và CNKT bậc cao ( từ bậc 4 trở lên theo Tiêu
  • 41. 33 chuẩn bậc thợ hoặc bậc 3 trở lên theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia) - Nhân cách của nguồn nhân lực ngành công nghiệp Như một cơ thể sống bất kỳ, con người là một thực thể sinh vật sống theo những quy luật của tự nhiên. Đồng thời con người là một thực thể xã hội. Từ thuở nhỏ, con người đã tham gia vào hệ thống các quan hệ xã hội được xác lập từ trước, lĩnh hội những kiến thức, tiếp thu những phong tục, tập quán, nắm vững những quy tắc, hành vi, hệ thống các giá trị đã được xã hội thừa nhận, bồi dưỡng cho mình một thế giới quan nhất định. Con người được coi như một thành viên của xã hội thì gọi là nhân cách. Bằng hoạt động của mình thay đổi môi trường xung quanh, con người đồng thời hình thành nhân cách riêng của mình. Nhân cách là con người được coi như thành viên của xã hội, nhận thức và biến đổi thế giới một cách tích cực trong quá trình hoạt động của mình. Ngày nay, trong xã hội hiện đại, khoa học-công nghệ phát triển như vũ bão, cái đem lại lợi thế cho nguồn nhân lực ngành công nghiệp ngoài thể lực, trí lực còn phải có nhân cách, đạo đức tốt. -Tính năng động và thích ứng, là phẩm chất nghề nghiệp mới mà NNL ngành công nghiệp cần phải có và không ngừng được nâng cao để đáp ứng được sự biến đổi của thị trường, nhất là hiện nay hoạt động của thị trường lao động và mở cửa thị trường lao động ngày càng mạnh mẽ; sự thay đổi nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ mới đưa vào sản xuất công nghiệp. Nếu không, người lao động sẽ rất khó khăn trong việc di chuyển, thay đổi nghề nghiệp và cũng ít có cơ hội việc làm hơn do khả năng cạnh tranh yếu hơn. - Văn hóa nghề (Văn hóa công nghiệp), là việc nhận thức và xử lý những vấn đề nghề nghiệp như thế nào cho có văn hóa mà vẫn có thể đạt được hiệu quả công việc cao nhất. Ngày nay, để đánh giá chất lượng NNL, người ta không chỉ dừng lại ở các thông số về kỹ năng, trình độ tay nghề đơn thuần mà còn ở văn hóa nghề nghiệp, tức là ở nhận thức về nghề, ở những chuẩn mực, giá trị của người lao động, lòng yêu nghề. Việc thực hiện hành vi nghề nghiệp bao giờ cũng là thực hiện một hành vi tuân thủ pháp luật. Có nhận thức đầy đủ về văn hóa nghề, người lao động