SlideShare a Scribd company logo
1 of 68
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VIỆN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
ĐÀO THỊ PHƯƠNG MAI
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ
PHÁP LUẬT
NĂNG LỰC KIỂM SÁT VIÊN CỦA VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học:………………
HÀ NỘI - 2022
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
Từ viết tắt Nghĩ của từ viết tắt
KSV Kiểm sát viên
KSND Kiểm sát nhân dân
NLKSV Năng lực kiểm sát viên
QLNN Quản lý nhà nước
THQCT&KSHĐTP Thực hành quyền công tố và kiểm
sát hoạt động tư pháp
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................Error! Bookmark not defined.
Chương 1.................................................................................................................1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC KIỂM SÁT VIÊN CỦA VIỆN KIỂM
SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN...........................................................................1
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân
dân cấp huyện...........................................................................................................1
1.1.1. Năng lực Kiểm sát viên của VKSND cấp huyện........................................1
1.1.2..Đặc điểm năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
.............................................................................................................................................7
1.1.3..Vai trò của năng lực kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ..7
1.2. Hình thức, nội dung năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp
huyện ........................................................................................................................9
1.2.1. Hình thức thể hiện năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân
cấp huyện................................................................................................................12
1.2.2. Nội dung năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
................................................................................................................................12
1.3. Các điều kiện bảo đảm năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân
cấp huyện................................................................................................................20
1.3.1. Điều kiện bảo đảm về chính trị...................................................................20
1.3.2. Điều kiện bảo đảm về pháp lý.....................................................................21
1.3.3. Điều kiện bảo đảm về tổ chức bộ máy; hoạt động quản lý, điều hành..23
1.3.4. Điều kiện bảo đảm về vật chất, kỹ thuật....................................................25
Kết luận Chương 1 .................................................Error! Bookmark not defined.
Chương 2...............................................................................................................26
THỰC TIỄN NĂNG LỰC KIỂM SÁT VIÊN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN
DÂN CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY.............................26
2.1. Đặc điểm và cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành
phố Hà Nội .............................................................................................................26
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội.......................................................26
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy, thể chế pháp lý, chế độ chính sách, cơ sở vật
chất của VKSND cấp huyện .........................................................................................28
2.1.3. Tình hình kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành phố
Hà Nội hiện nay......................................................................................................31
2.2. Thực trạng năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở
thành phố Hà Nội hiện nay.....................................................................................44
2.2.1. Ưu điểm và nguyên nhân.......................................................................44
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân........................................................................57
Kết luận Chương 2 .................................................................................................60
Chương 3...............................................................................................................61
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM NĂNG LỰC KIỂM SÁT VIÊN
CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP QUẬN, HUYỆN Ở THÀNH PHỐ
HÀ NỘI .................................................................................................................61
3.1. Quan điểm bảo đảm năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp
huyện ở thành phố Hà Nội .....................................................................................61
3.2. Giải pháp bảo đảm năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp
huyện ở thành phố Hà Nội. ....................................................................................62
Kết luận Chương 3. ................................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN............................................................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................Error! Bookmark not defined.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG, BIỂU
Hình 2.1. Bản đồ thành phố Hà Nội.......................................................................27
Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức VKSND cấp huỵen theo quy định của Luật TCVKSND
2014........................................................................................................................29
Biểu đồ 2.3. Số lượng KSV cấp huyện của VKS cấp huyện đã được tuyển dụng
qua các năm tại VSKND cấp huyện của thành phố Hà Nội...................................32
Biểu đồ 2.4. Số lượng KSV cấp huyện của VKS cấp huyện tại thành phố Hà Nội
................................................................................................................................35
Hình 2.5. Đánh giá về phẩm chất chính trị của đội ngũ KSV tại VKS cấp huyện tại
thành phố Hà Nội ..................................................................................................53
Hình 2.6. Đánh giá về đạo đức công vụ của đội ngũ công chức VKS cấp huyện tại
thành phố Hà Nội ...................................................................................................55
Bảng 2.1. Số lượng KSV cấp huyện của VKS cấp huyện đã được tuyển dụng qua
các năm tại VSKND cấp huyện của thành phố Hà Nội .........................................32
Bảng 2.2. Số lượng kiểm sát viên cấp huyện tại thành phố Hà Nội ......................34
Bảng 2.3. Cơ cấu KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-
2019 phân theo độ tuổi...........................................................................................40
Bảng 2.4. Cơ cấu KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-
2019 phân theo giới tính.........................................................................................42
Bảng 2.5. Thống kê trình độ học vấn của KSV VKS cấp huyện tại thành phố Hà
Nội giai đoạn từ năm 2016 đến 2019 .....................................................................49
Bảng 2.6. Tình hình KSV VKS cấp huyện tại thành phố Hà Nội..........................51
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC KIỂM SÁT VIÊN CỦA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm
sát nhân dân cấp huyện
1.1.1. Năng lực Kiểm sát viên của VKSND cấp huyện
* Khái niệm năng lực
Cùng với sự phát triển của xã hội thì việc con người tập trung vào hoạt
động sản xuất kinh doanh nhằm đạt các kết quả cao trong các hoạt động đó.
Trong đó, năng lực được đề cập đến là một trong những yếu tố quan trọng
đảm bảo cho việc đạt được kết quả cao trong quá trình thực hiện. Hiện nay
có rất nhiều khái niệm đề cập đến năng lực. Năng lực không phải là những
phẩm chất tâm lý, sinh lý riêng lẻ của một cá nhân, cũng không phải phép
cộng đơn giản mà tổng hợp những đặc điểm tâm lý, sinh lý đảm bảo cho cá
nhân đạt kết quả cao trong công việc. Có một số quan điểm tiếp cận về khái
niệm này như sau:
Năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực
hiện một hoạt động nào đó” như năng lực tư duy, năng lực tài chính hoặc là
“phẩm chất tâm sinh lý và trình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng
hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” như năng lực
chuyên môn, năng lực lãnh đạo1
.
Với các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục, thuật ngữ “năng lực” được
ý niệm rất sớm từ những năm 1970 và có rất nhiều định nghĩa được đưa ra
1
Nguyễn Quang Việt (2015) Luận án tiến sỹ, Đánh giá kết quả học tập theo năng lực trong đào tạo nghề.
xuất phát từ nhiều hướng tiếp cận trong những bối cảnh khác nhau:
McClelland (1973) mô tả “năng lực như là một đặc tính cơ bản để thực hiện
công việc”2
. Boyatzis (1982) mở rộng thêm định nghĩa của McClelland và
quan niệm rằng “năng lực như là các đặc tính của một cá nhân có liên quan
đến việc thực hiện công việc đạt hiệu quả cao”3
. Spencer and Spencer
(1993) dựa trên định nghĩa về năng lực của Boyatzis và mô tả “năng lực như
là đặc tính cơ bản của một cá nhân (kiến thức, kỹ năng, thái độ, động cơ, nét
tiêu biểu và ý niệm về bản thân) có liên quan đến các tiêu chí đánh giá hiệu
suất công việc”4
Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với
những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có
kết quả tốt. Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động. Tác giả
Đặng Thành Hưng cho rằng, về mặt thực hiện, kỹ năng phản ánh năng lực
làm, tri thức phản ánh năng lực nghĩ và thái độ phản ánh năng lực cảm nhận.
Năng lực là “tổ hợp những hành động vật chất và tinh thần tương ứng với
dạng hoạt động nhất định dựa vào những thuộc tính cá nhân (sinh học, tâm
lý và giá trị xã hội) được thực hiện tự giác và dẫn đến kết quả phù hợp với
trình độ thực tế của hoạt động”5
. Trong định nghĩa này, tác giả đã đưa vào
yếu tố rất quan trọng làm rõ những thuộc tính cá nhân - đó là sinh học, tâm
lý và giá trị xã hội.
Theo Từ điển năng lực của Đại học Harvard thì năng lực, theo thuật
ngữ chung nhất, là “những thứ” mà một người phải chứng minh có hiệu quả
trong việc làm, vai trò, chức năng, công việc, hoặc nhiệm vụ. Định nghĩa
này ám chỉ trực tiếp về tác nghiệp/ hành nghề khi diễn giải “những thứ” này
2
Nguyễn Thị Thanh Trà (2016), Đánh giá kết quả học tập môn giáo dục học của sinh viên đại học sư phạm
theo tiếp cận năng lực, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục.
3
Nguyễn Thị Thanh Trà (2016), Đánh giá kết quả học tập môn giáo dục học của sinh viên đại học sư phạm
theo tiếp cận năng lực, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục.
4
Nguyễn Thị Thanh Trà (2016), Đánh giá kết quả học tập môn giáo dục học của sinh viên đại học sư phạm
theo tiếp cận năng lực, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục.
5
Nguyễn Quang Việt (2015) Luận án tiến sỹ, Đánh giá kết quả học tập theo năng lực trong đào tạo nghề.
bao gồm hành vi phù hợp với việc làm (những gì mà một người nói hoặc
làm tạo ra kết quả bằng sự thực hiện tốt hay tồi), động cơ (một người cảm
thấy thế nào về việc làm, về tổ chức hoặc vị trí địa lý), và kiến thức/kỹ năng
kỹ thuật (những gì mà một người biết/chứng thực về sự kiện, công nghệ,
nghề nghiệp, quy trình thủ tục, việc làm, tổ chức,...). Năng lực được xác
định thông qua các nghiên cứu về việc làm và vai trò công việc6
.
Theo ILO, competency bao gồm các kiến thức, kỹ năng và bí quyết áp
dụng và làm chủ được trong một bối cảnh cụ thể7
.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo
cho con người khả năng hoàn thành một hành động nào đó”8
.
Ngoài ra, PGS.Trần Trọng Thủy: “Năng lực của cá nhân là một tổ hợp
những thuộc tính tâm lý phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nào
đó, đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra có kết quả…”9
. Nói cách khác: “Năng
lực là tổng hợp các thuộc tính cá nhân giúp con người hoàn thành tốt một số
hoạt động nào đó”10
.
Đối với tác giả Bolt (1987) định nghĩa năng lực “là sự kết hợp đồng
thời những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có để hoàn thành tốt một vai
trò hay một công việc được giao”11
. Định nghĩa này khẳng định năng lực là
sự hội tụ của ba yếu tố kiến thức, kỹ năng và thái độ. Kiến thức để “hiểu”
công việc; kỹ năng, kỹ xảo để “biết” cách thực hiện và thái độ “muốn” thực
hiện công việc. Đây là những yếu tố cần thiết để tiến hành công việc đạt
mục tiêu mong muốn. Từ những khái niệm nêu trên thì có thể đưa ra khái
niệm: Năng lực là sự kết hợp đồng thời kiến thức; kỹ năng, kỹ xảo và thái
6
7
Giáo trình tâm lý học, Nxb Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tr 296
8
Viện ngôn ngữ học (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng
9
Giáo trình tâm lý học quản lý, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội (1997).
10
Nguyễn Đức Ân (1994), Một số khía cạnh tâm lý xã hội cần lưu ý đối với công tác lãnh đạo và quản lý
trong cơ chế thị trường, Nxb Trẻ, Hà Nội
11
Hoàng Thị Thùy Ninh (2015), Năng lực công chức các phường tại thành phố Nam Định, Luận văn thạc
sỹ quản lý công, Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội
độ, hành vi cần thiết của cá nhân hoặc tổ chức để đáp ứng yêu cầu của công
việc và đảm bảo cho công việc đạt kết quả cao.
* Khái niệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Trong
điều kiện của nước ta hiện nay, có thể khẳng định, cán bộ là nhân tố quyết
định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất
nước, xây dựng đội ngũ cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây dựng
Đảng, xây dựng chính quyền. Bởi vậy, trong bất cứ thời kỳ nào, ở từng giai
đoạn lịch sử của đất nước, Đảng và Nhà nước ta cũng luôn luôn chú trọng,
quan tâm chăm lo đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung. Đặc biệt
là các cán bộ công chức tư pháp nói chung và đội ngũ Kiểm sát viên của
ngành KSND nói riêng.
Chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ và kịp thời các bản án, quyết định của
Tòa án đã có hiệu lực pháp luật là một yêu cầu, đòi hỏi mang tính bắt buộc
đối với các chủ thể có liên quan và nó đã trở thành một nguyên tắc mang
tính hiến định, được quy định cụ thể trong Hiến pháp. Để nguyên tắc này
được thực hiện trên thực tế một cách triệt để thì hoạt động kiểm sát nói
chung giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Theo đó, vai trò của ngành kiểm
sát nhân dân trong quá trình thực hiện chức năng Thực hành quyền công tố
và kiểm sát hoạt động tư pháp giữa đã thể hiện sự nghiêm minh của pháp
luật; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của VKS cấp
huyện , cá nhân và xã hội; góp phần giữ vững an ninh trật tự, ổn định chính
trị - xã hội; qua đó tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước trong
quản lý, điều hành xã hội. Trong hoạt động đó thì vị trí, vai trò của Kiểm sát
viên giữ vai trò vô cùng quan trọng. Đồng thời, cùng với công tác xây dựng
và hoàn thiện công tác THQCT&KSTP thì yêu cầu xây dựng đội ngũ Kiểm
sát viên cấp huyện của VKSND cấp huyện nhằm đáp ứng với yêu cầu của
hoạt động cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay là rất cần thiết.
Hiện nay, Luật tổ chức VKSND và các văn bản hưogns dẫn thi hành
đã quy định cụ thể về: Cơ cấu ngành KSND và hoạt động của VKSND cấp
huyện, trình tự, thủ tục về việc bổ nhiệm,miễn nhiệm Kiểm sát viên nói
chung và Kiểm sát viên cấp huyện nói riêng.
Hiện nay, khẳng định vai trò quan trọng của Kiểm sát viên trong quá
trình thực hiện chức năng, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND
trong tình hình mới thì các quy định của pháp luật, đặc biệt là Luật tổ chức
VKSND 2014 đã đưa ra khái niệm kiểm sát viên như sau:
Điều 74. Kiểm sát viên
Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để
thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp12
.
Trên cơ sở ban hành quy định có liên quan thì việc xây dựng đội ngũ
Kiểm sát viên cấp huyện của VKSND cấp huyện phải đáp ứng đủ các điều
kiện có liên quan. Trên cơ sở khái niệm của Luật Tổ chức VKSND 2014 thì
có thể đưa ra khái niệm về Kiểm sát viên cấp huyện như sau: Kiểm sát viên
cấp huyện là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện
chức năng THQCT&KSHĐTP tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện. Từ
đó, theo quy định do đó hoạt động xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên cấp
huyện của VKSND cấp huyện bắt buộc phải tuân thủ các quy định có liên
quan đến pháp luật về cán bộ công chức nói chung và pháp luật về tổ chức
VKSND cấp huyện nói riêng. Hiện nay hoạt động xây dựng đội ngũ Kiểm
sát viên cấp huyện của VKSND cấp huyện là một trong những biện pháp
nhằm tăng cường hoạt động của ngành kiểm sát nhân dân trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
12
Xem Điều 74 Luật tổ chức VKSND 2014
* Khái niệm năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp
huyện
Như đã đề cập tại khái niệm về năng lực thì năng lực bao gồm các yếu
tố kiến thức; kỹ năng, kỹ xảo và thái độ. Nói đến năng lực, bao giờ người ta
cũng nói đến năng lực thuộc về một hoạt động cụ thể nào đó. Năng lực chịu
ảnh hưởng của bối cảnh công việc, đặc điểm nghề nghiệp nói chung. Có thể
khẳng định rằng việc hình thành năng lực con người luôn gắn với hoạt động
trực tiếp là lao động xã hội “chính lao động đã sáng tạo ra con người”.
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người thì con người bắt buộc
phải có những vận động và phát triển nhằm bộc lộc những năng lực của bản
thân để hoàn thành công việc đã được giao nói chung. Các kiểm sát viên
cũng vậy, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy
định của pháp luật phải tuân thủ các điều kiện nhằm thực hiện nghiêm túc
trong quá trình làm việc. Tại các VKSND cấp huyện thì các KSV – công
chức nói chung phải gắn liền với hoạt động thực thi công vụ trên thực tế.
Bên cạnh tuân thủ các quy định về hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và
phát triển đất nước, phục vụ nhân dân của ngành kiểm sát nhân dân đã quyd
idnhj. Từ đây có thể đưa ra khái niệm năng lực công chức như sau:
Năng lực của KSV cấp huyện được hiểu là sự là sự kết hợp đồng thời
giữa kiến thức; kỹ năng, kỹ xảo; thái độ nghề nghiệp của Kiểm sát viên cấp
huyện sử dụng trong thực thi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo
quy định của pháp luật nhằm thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển
đất nước, phục vụ nhân dân và ngành Kiểm sát nhân dân trong quá trình đổi
mới hệ thống tư pháp trong thực tế.
1.1.2. Đặc điểm năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân
dân cấp huyện
Luật tổ chức VKSND 2014 quy định vài trò của Nhà nước trong việc
thực hiện các quy định về tổ chức và đảm bảo biên chế cho ngành Kiểm sát
nhân dân trong thực tế. Trong đó tại Điều 93 đã ghi nhận các quy định về
biên chế của VKSND trong thực tế. Tuy nhiên, dựa vào khái niệm về năng
lực Kiểm sát viên cấp huyện thì có thể đưa ra một số đặc điểm cụ thể sau:
Thứ nhất, năng lực KSV cấp huyện là năng lực của Kiểm sát viên trong
quá trình thực hiện các hoạt động chuyên môn và chức năng, nhiệm vụ được
giao bắt buộc các KSV phải có kiến thức, kỹ năng và chuyên môn phù hợp
với yêu cầu của KSV cấp huyện. Kiến thức này giúp công chức hiểu và
kiểm soát được mục tiêu công việc để đạt được mục đích trong thực hiện
chức năng, nhiệm vụ.
Thứ hai, hoạt động thể hiện năng lực của KSV tiến hành các nghiệp vụ
theo quy trình, quy tắc nhất định mà pháp luật quy định. Vì vậy đòi hỏi cán
bộ KSV cấp huyện phải có kỹ năng, kỹ xảo nghiệp vụ để vận dụng khéo,
thành thạo kiến thức và kinh nghiệm thu được trên một lĩnh vực chuyên môn
vào thực tế công vụ. Kỹ năng nghiệp vụ phản ánh tính chuyên nghiệp của
công chức trong xu thế phát triển của nền hành chính hiện đại ngày nay.
Thứ ba, hoạt động thể hiện năng lực của KSV gắn liền với quyền lực
Nhà nước, mang tính thứ bậc và được nhà nước trả lương. Vì vậy yêu cầu
đối với người công chức về thái độ làm việc phải hết lòng trong công việc,
phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước, có đạo đức, tư cách tốt, đúng đắn trong
thực thi công vụ.
1.1.3. Vai trò của năng lực kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân
cấp huyện
- Như đã trình bày ở trên, năng lực KSV VKSND cấp huyện là hoạt
động của của bản thân mỗi KSV thực hiện các hoạt động trong quá trình
thực hiện chức năng, nhiệm vu được giao. Do đó, hoạt động nâng cao năng
lực KSV VKSND cấp huyện được coi là hoạt động vô cùng quan trọng
trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác của ngành Kiểm sát
nhân dân ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Nâng cao năng lực KSV VKSND cấp huyện là hoạt động nòng cốt
xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên ngành kiểm sát nhân dân ở Việt Nam. Từ
đó, tạo nền tảng chiến lược quan trọng đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của ngành đã đề ra.
-Nâng cao năng lực KSV VKSND cấp huyện của ngành KSND nhằm
đảm bảo hoạt động của KSV cấp huyện góp phần quan trọng trong việc bảo
vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Áp dụng đúng
các quy định của pháp luật về trình tự về thực hành quyền công tố và
KSHĐTP để bảo đảm quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tài sản
của nhà nước. KSV VKSND cấp huyện có vị trí, vai trò rất quan trọng trong
bộ máy Nhà nước. Không có hoạt động của KSV cấp huyện thì các hoạt
động về THQCT&KSHĐTTP theo quy định không được tiến hành theo
trình tự. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã hết sức chú
trọng đến đội ngũ này. Vì vậy, đội ngũ KSV VKSND cấp huyện không chỉ
được tăng cường về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả của công tác của ngành kiểm sát nhân dân.
- Nâng cao năng lực KSV VKSND cấp huyện của ngành KSND là
nhằm góp phần đánh giá về bộ máy nhà nước, tính nghiêm minh của pháp
luật trong lĩnh vực thi đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật. KSV
VKSND cấp huyện khi tiến hành hoạt động về THQCT&KSHĐTTP chỉ
được làm những gì pháp luật cho phép và phải tuân theo đúng trình tự, thủ
tục, thời hạn do pháp luật quy định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Không ai, không cơ quan nào được can thiệp, tác động để buộc KSV
VKSND cấp huyện làm trái pháp luật. Bên cạnh đó tùy từng tình huống cụ
thể, KSV VKSND cấp huyện có thể lựa chọn phương án xử lý thích hợp để
bảo đảm kết quả tốt nhất cho hoạt động thực hiện chức năng
THQCT&KSHĐTP.
1.2. Hình thức, nội dung năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân
dân cấp huyện
1.2.1. Hình thức thể hiện năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát
nhân dân cấp huyện
Năng lực KSV VKSND cấp huyện là tổng hợp những phẩm chất chung
của công chức được vận dụng vào giải quyết một hoạt động hay một công
việc, một tình huống được giao trong phạm vi chuyên môn của cá nhân.
Chẳng hạn như đối với KSV VKSND cấp huyện tập trung ở hai nhóm công
việc chính đó là nhóm các hoạt động chức năng nhiệm vụ chính của ngành
kiểm sát nhân dân. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình
người KSV của VKSND cấp huyện về hình thức phải đạt được một số nội
dung sau, cụ thể
Một là về bằng cấp chuyên môn của kiểm sát viên nhân dân cấp huyện
thì việc đầu tiên, người KSV phải được đào tạo tại các trường chính quy
chuyên ngành về lĩnh vực luật, kiểm sát đẻ có kỹ năng chuyên môn nghề
nghiệp và những kỹ năng nghiệp vụ. Sau đó phải cần có một bằng cử nhân
về Luật. Tham gia kỳ thi tuyển công nhân viên chức viện kiểm sát. Như vậy
về hình thức bằng cấp chuyên môn thì KSV nói chung và KSV VKSND cấp
huyện nói riêng phải được đào tạo cử nhân Luật. Hiện nay, đào tạo cử nhân
Luật được đào tạo có hình thức cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ Luật...Đồng thời từ
năm 2013 thì Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 614/QĐ-TTg ngày
24/4/2013 về việc thành lập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội trên cơ sở
nâng cấp Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát. Đây là nơi đào tạo
nguồn nhân lực cho ngành kiểm sát nhân dân trong cả nước.
Hai là, kỹ năng của kiểm sát viên (thuyết trình ( đọc Cáo trạng…),
Soạn thảo VB (Cáo trạng, kiến nghị…) Kỹ năng giao tiếp…). Khẳng định
vai trò quan trọng của hoạt động của KSV nói chung và KSV VKSND Cấp
huyện nói riêng trong những năm trở lại đây thì VKSNDTC đã ban hành
nhiều chuyên đề, các quy chế, quy tắc ứng xử, giao tiếp, kỹ năng của KSV
khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao trong các hoạt động
THQCT&KSHĐTP tại VKSND cấp huyện. Ngoài ra, đối với quy tắc ứng
xử, giao tiếp thì được cụ thể hóa thông qua bộ “Quy tắc ứng xử của Cán bộ,
Công chức, Viên chức ngành KSND” ban kèm quyết định số 296/2008/QĐ-
VKSTC ngày 18-6-2008 của Viện trưởng VKSNDTC trong đó có dẫn chiếu
các quy định chung đối với cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Quy
chế văn hóa công cở tại các cơ quan hành chính nhà nước (ban kèm QĐ số
129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng chính phủ); Quy tắc ứng
xử của KSV khi THQCT&KSHĐTP tại phiên tòa, phiên họp của TA ban
kèm quyết định số 46/QĐ-VKSTC ngày 20 tháng 2 năm 2017. Đây chính là
nền tảng quan trọng trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được
giao. Đồng thời, có thể xem xét rằng văn hóa ứng xử, giao tiếp, các kỹ năng
của KSV trong quá trình thực hiện phải đảm bảo các nguyên tắc của pháp
luật nội dung và pháp luật hình thức. Từ đó, tạo nền tảng quan trọng cho quá
trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao trong thực tế.
Ba là, kinh nghiệm tác nghiệp, các hoạt động chuyên môn của kiểm sát
viên được tiến hành nhằm đáp ứng với công tác tăng cường công tác đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ là việc làm rất cần thiết. Vì vậy, công tác tăng cường công tác đào
tạo, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm của đội
ngũ cán bộ, Kiểm sát viên được trở thành một trong những nhiệm vụ trọng
tâm trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ
trên, VKSNDTC đã ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong
ngành Kiểm sát với nhiều nội dung và phương thức đào tạo, trong đó, tăng
cường trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị trong việc thực hiện công tác
đào tạo bồi dưỡng tại đơn vị; nâng cao hiệu quả, mở rộng diện đối tượng
được đào tạo và nội dung, lĩnh vực công tác cần đào tạo. Điển hình là tăng
cường tổ chức các phiên tòa hình sự, dân sự để rút kinh nghiệm trực tiếp
hoặc qua hệ thống truyền hình trực tuyến; tổ chức thi sát hạch kiến thức để
chọn nguồn xét đề nghị bổ nhiệm chức danh Kiểm sát viên sơ cấp; phối hợp
với Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội mở lớp đào tạo bồi dưỡng về kiến thức
quản lý, chỉ đạo, điều hành cho lãnh đạo các đơn vị trực thuộc tại địa
phương… Đặc biệt, VKSND tỉnh còn tổ chức kỳ thi kiểm tra kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, Kiểm sát viên hai cấp và đã đạt được
kết quả khả quan.
Bốn là, năng lực: Phụ thuộc trình độ chuyên môn + Tố chất (chỉ số
thông minh; trí thông minh cảm xúc, trí thông minh xã hội, chỉ số đam mê,
chỉ số vượt khó, trình độ biểu đạt ngôn ngữ của các KSV VKSND Cấp
huyện Là toàn bộ những thông tin, những biểu tượng, kinh nghiệm về các
đối tượng sự vật hiện tượng của hiện thực khách quan được con người lĩnh
hội. Kiến thức là tiền đề hết sức quan trọng giúp con người nhận thức thế
giới khách quan để tự cải tạo mình, cải tạo xã hội. Muốn có được nghề
nghiệp chuyên môn giỏi con người phải tham gia học tập, đào tạo cả về văn
hóa và chuyên môn với sự học hỏi kinh nghiệm không ngừng nâng cao tri
thức toàn diện cho bản thân mới đáp ứng được chuyên môn mà mình đảm
nhiệm. Công chức nói chung KSV VKSND cấp huyện nói riêng chỉ có thể
nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của mình thông qua học tập, giao tiếp, học
hỏi kinh nghiệm, coi việc học là nhiệm vụ suốt đời mới phát triển được năng
lực hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn.
Năm là, thái độ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của các KSV
VKSND cấp huyện. Khi đề cập đến thái độ người ta muốn quan tâm đến sự
hoàn thiện của nhân cách người KSV VKSND cấp huyện đến mức nào?
Thái độ thiên về khả năng ứng xử, giao tiếp thể thiện bản lĩnh, tính văn hóa,
tính nhân văn của người công chức trước hoàn cảnh, công việc, môi trường
công tác. Kết quả của kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp được kiểm
nghiệm thông qua thái độ hành vi đối nhân xử thế công việc trong cuộc
sống hàng ngày nó mang nặng màu sắc chủ quan của người công chức.
Thông qua việc giải quyết công việc hàng ngày, thông qua giao tiếp, ứng xử
với mọi người trong các mối quan hệ hẹp và rộng ở từng phạm vi; người ta
có thể đánh giá được năng lực chung của một cán bộ hay một công chức từ
thực tế đó. Vì vậy để có một thái độ đúng đắn, mẫu mực mỗi công chức phải
rèn luyện nâng cao toàn diện cả kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp, tình
cảm nghề nghiệp đó chính là sự hòa quện gắn bó, đoàn kết cao trong tập thể
giúp cho công việc đạt hiệu suất cao.
1.2.2. Nội dung năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân
cấp huyện
Điều 107 Hiến pháp năm 2013 quy định về chức năng của Viện kiểm
sát là: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động
tư pháp”.
Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt
động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Viện kiểm sát kiểm
sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư
pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và
thống nhất. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hành quyền công
tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở địa phương mình. Các Viện kiểm sát
quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo
quy định của pháp luật13
.
1.2.2.1. Năng lực thực hành quyền công tố
căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát 2014 quy định:
Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố
tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm
tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án
hình sự.Trên cơ sở đó thì tại khoản 1 của Điều 6 – Luật tổ chức VKSND
2014 đã ghi rõ VKS thực hiện chức năng này bằng các công tác14
, tạo điều
kiện cho việc thực hiện các VKSND trên thực tế.
Theo quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2014 tại Điều 1415
đã
quy định rõ nhiệm vụ của VKSND khi thực hành quyền công tố. Theo đó,
13
Quốc hội (2013), Hiến pháp, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
14
Điều 6. Các công tác của Viện kiểm sát nhân dân – luật TCVKSND 2014
15
Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố trong giai
đoạn điều tra vụ án hình sự
1. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc
thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
2. Hủy bỏ các quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án, quyết định
không khởi tố vụ án trái pháp luật; phê chuẩn, hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ
sung quyết định khởi tố bị can trái pháp luật.
3. Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật tố
tụng hình sự quy định.
4. Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, việc tạm giam
và các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân.
5. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam, các biện pháp ngăn chặn và các
biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân theo quy định của luật.
6. Phê chuẩn, không phê chuẩn, hủy bỏ các quyết định tố tụng khác của Cơ quan điều tra, cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
7. Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra thực hiện việc điều tra để làm rõ tội phạm, người phạm tội; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã
bị can.
8. Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ
khi xét phê chuẩn các lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra hoặc trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật
mà Viện kiểm sát nhân dân đã yêu cầu nhưng không được khắc phục.
9. Khởi tố hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm
quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra có
dấu hiệu tội phạm.
10. Quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam, chuyển vụ án, áp dụng thủ tục rút gọn, áp
dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
VKSND có 14 nhiệm vụ trong hoạt động THQCT. Viện kiểm sát nhân dân
thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:
- Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người
phạm tội;
- Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế
quyền con người, quyền công dân trái luật.
Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân
dân có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 3 Luật Tổ chức VKSND
2014.
Trong hệ thống tư pháp, Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất được pháp
luật trao thực hiện chức năng thực hành quyền công tố. Đây là một chức
năng, nhiệm vụ hết sức quan trọng, khẳng định vị trí trọng yếu của Viện
kiểm sát trong hệ thống các cơ quan tư pháp.Trong đó, năng lực KSV VSK
cấp huyện thể hiện trên phương diện sau:
Một là, năng lực giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi
tố vụ án hình sự. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong việc giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm được quy định tại Điều 159 BLTTHS, bao
gồm các hoạt động, cụ thể: Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người
trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ và các biện pháp khác hạn chế
quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm. Quyết định gia hạn thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm;
yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án hình sự; hủy bỏ quyết định tạm giữ, quyết định
khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định
tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm và hủy bỏ các quyết định tố
11. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành quyền công tố theo quy định của Bộ luật tố
tụng hình sự.
tụng khác trái pháp luật của cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm. Khi cần thiết đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh và
yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm. Đặc biệt,
VKS trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm khi có một trong những
căn cứ quy định tại điểm c khoản 3 Điều 145 BLTTHS năm 2015 và thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành quyền công tố theo quy
định của BLTTHS, nhằm chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô
tội. Đồng thời tuân thủ các quy định tại Quy chế THQCT&KS việc khởi tố,
điều tra và truy tố ban kèm quyết định số 111 /QĐ-VKSTC ngày 17/4/2022
của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong quá trình thực hiện
thì trách nhiệm của KSV VKS cấp huyện là: phải nhận thức rõ khi đã thực
hiện quyền công tố là đã gắn trách nhiệm của VKS trong việc giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm. Do đó, Kiểm sát viên phải nắm chắc kết quả kiểm
tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm của Điều tra viên, trường hợp cần
thiết yêu cầu Điều tra viên xác minh làm rõ các tố giác, tin báo đó để xác
định có hay không có tội phạm và biện pháp xử lý; đồng thời, luôn gắn và
đồng hành trách nhiệm của mình với CQĐT trong suốt quá trình giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm.
Hai là, năng lực trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án
hình sự. Quá trình giải quyết vụ án hình sự được tuân thủ theo quy định của
BLTTHS, tại Quy chế THQCT&KS việc khởi tố, điều tra và truy tố ban
kèm quyết định số 111 /QĐ-VKSTC ngày 17/4/2022 của Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao; Quy chế công tác Thực hành quyền công tố, kiểm
sát xét xử vụ án hình sự, ban hành kem theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC
ngày 18/12/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao làm nền tảng cho
quá trình áp dụng trong thực tế. Các KSV VKS cấp huyện cần nắm vững các
văn bản pháp luật trong TTHS và văn bản hướng dẫn của ngành. Kết hợp
với đó, thực hiện nghiêm túc các quy định trong xây dựng và hoàn thiện kỹ
năng giao tiếp, ứng xử đối với cấp trên, các ngành Công an – Tòa án, các cơ
quan liên quan ...được đặt trong mối quan hệ phối hợp và chế ước trong thực
tế.
1.2.2.2. Năng lực kiểm sát hoạt động tư pháp
Quá trình xây dựng và phát triển của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay,
cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước luôn là yếu
tố không thể thiếu được để các cơ quan Nhà nước hoạt động theo đúng các
quy định của Hiến pháp và pháp luật. Trong hệ thống các cơ quan Nhà nước
của nước ta, hệ thống các cơ quan tư pháp có vị trí và vai trò rất quan trọng.
Hoạt động tư pháp ở nước ta được tiến hành bởi nhiều cơ quan, ở nhiều địa
phương và liên quan tới quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Hoạt động tư
pháp bao gồm: Việc phát hiện tội phạm, khởi tố, điều tra, thu thập chứng cứ
trong các vụ án hình sự do Cơ quan điều tra thực hiện; hoạt động kiểm sát
khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, kiểm sát điều tra, kiểm sát giam giữ,
cải tạo, kiểm sát xét xử, kiểm sát thi hành án do VKS thực hiện.
Hoạt động tư pháp thực chất là hoạt động do các cơ quan tư pháp thực
hiện trên cơ sở quy định của pháp luật. Chính vì vậy, cơ chế giám sát hoạt
động tư pháp là phương thức tổ chức và vận hành theo những nguyên tắc,
những quy định của pháp luật và phương tiện pháp lý tác động và làm cho
hoạt động của các cơ quan tư pháp theo đúng pháp luật, ngăn ngừa vi phạm,
sự lạm dụng quyền hạn và các hành vi tiêu cực khác, nhằm nâng cao trách
nhiệm pháp lý của các cơ quan tư pháp, đội ngũ cán bộ tư pháp, để pháp luật
được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Thực tế cho thấy, từ khi có
Hiến pháp năm 1959 đến nay, Quốc hội không thể và không cần thiết phải
tự mình trực tiếp giám sát toàn bộ hoạt động của các cơ quan thực hiện
quyền lực Nhà nước. Quốc hội đã giao cho VKS thực hiện quyền giám sát
việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công
dân trong phạm vi được Quốc hội giao cho. Việc Quốc hội giao cho VKS
thực hiện quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính,
kinh tế, xã hội trước đây và quyền kiểm sát các hoạt động tư pháp hiện nay
là xuất phát từ chỗ VKS do cơ quan lập pháp cao nhất của Nhà nước là
Quốc hội lập ra, hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất và độc lập
so với các cơ quan Nhà nước khác. VKS là cơ quan không nằm trong hệ
thống các cơ quan hành pháp và cơ quan xét xử. Mặt khác, Quốc hội đã giao
cho VKS thực hiện quyền giám sát việc tuân thủ pháp luật như nêu ở trên,
còn xuất phát từ nhu cầu và sự đòi hỏi pháp luật phải được chấp hành
nghiêm chỉnh và thống nhất, đòi hỏi sự nhất trí về mục đích hành động trong
nhân dân, giữa nhân dân và Nhà nước, giữa các ngành, các cơ quan Nhà
nước với nhau. Trên cơ sở áp dụng trên thực tế thì chức năng này thể hiện
trên phương diện sau:
* Năng lực kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố vụ án hình sự; quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của KSV VKS cấp huyện phải kiểm sát
ngay từ khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, truy
tố và xét xử nhằm đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm là mọi tội phạm xảy ra đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời theo
đúng quy định của pháp luật KS tiến hành các hoạt động kiểm sát, trực tiếp
giải quyết vụ án hình sự đảm bảo đúng quy định pháp luật. Đồng thời, KSV
VKS cấp huyện phải kiểm sát chặt chẽ thời hạn và biện pháp giải quyết vụ
án hình sự theo quy định của BLTTHS 2015, các quy chế hướng dẫn về
kiểm sát giải quyết vụ án hình sự về khởi tố, truy tố, xét xử. Đồng thời, tăng
cường hoạt động về nghiên cứu quy định, phát hiện vi phạm và tăng cường
kiến nghị, kháng nghị các cơ quan tư pháp để đảm bảo việc giải quyết vụ án
hình sự đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.
* Năng lực kiểm sát trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân
sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, kinh doanh, thương mại, lao
động. Trong hoạt động giải quyết các vụ án dân sự nói chung thì năng lực
kiểm sát viên VKS cấp huyện thể hiện trên phương diện kỹ năng chuyên
môn nghiệp vụ, kiến thức đầy đủ, kinh nghiệm tích lỹ tốt trong công tác này.
Thể hiện ở khả năng nghiên cứu, lập hồ sơ vụ án, xác định không đúng mối
quan hệ tranh chấp,tư cách chủ thể tham gia tố tụng,không bỏ sót người
tham gia tố tụng hoặckiểm sát việc thu thậpchứng cứ và đánh giá chứng cứ
đầy đủ…Từ đó, phát hiện được các vi phạm của Tòa án trong việc thu thập,
đánh giá chứng cứ; kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án chưa được chú
trọng. Tăng cường vai trò của KSV trong kiểm sát giải quyết các vụ việc
dân sự nói chung, tăng cường phát hiện được các vi phạm để thực hiện
quyền yêu cầu, kháng nghị, kiến nghị. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc quy
định của BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành, Quy định về hướng
dẫn hoạt động của KSV khi tham gia phiên tòa dân sự sớ thẩm ban kèm QĐ
số 458 ngày 04 tháng 10 năm 2019 của VKSTC, Quy định về quy trình, kỹ
năng kiểm sát bản án, Quyết định giải quyết vụ án dân sự của TA ban kèm
quyết định 399 ngày 06 tháng 9 năm 2019 của VKSTC; Quy chế công tác
kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự ban kèm QĐ số 364 ngày 02
tháng 10 năm 2017 của VKSTC. Đồng thời, tiến hành xây dựng sổ tay kiểm
sát viên làm nền tảng cho quá trình áp dụng trong thực tiễn.
* Năng lực kiểm sát trong việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong hoạt động tư pháp. Tuân thủ nghiêm túc quy định của Luật thi
hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Luật khiếu nại, Luật tố cáo và văn bản hướng dẫn thi hành. Các quy chế của
VKSNTC trong quá trình thực thi trong thực tế. Trong đó, nổi bật là các quy
định về Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra QĐ giải quyết khiếu
nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ban kèm Quyết định số 546 ngày 03
tháng 12 năm 2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao...Hình
thành kỹ năng quan trọng cho KSV VKS cấp huyện thực hiện các quy định
có liên quan đảm bảo cho quá trình áp dụng trong thực tế.
1.3. Các điều kiện bảo đảm năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát
nhân dân cấp huyện
1.3.1. Điều kiện bảo đảm về chính trị
Quan điểm của lãnh đạo và năng lực KSV của VKSND cấp huyện
nhằm đáp ứng với chiến lược Cải cách tư pháp theo nội dung của Nghị
quyết số 49 - NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị, Ban chấp hành
Trung ương Đảng (khóa IX) về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2022
chỉ rõ mục tiêu cải cách tư pháp đã được ban hành. Với việc xây dựng nhà
nước: “pháp quyền xã hội chủ nghĩa” là tiền đề mạnh mẽ để đưa đất nước ta
tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Do đó sự đầu tư cho nguồn lực này ở các mức độ
khác nhau. Bên cạnh đó, các năng lực KSV của VKSND cấp huyện(như
chính sách về: nâng cao năng lực, kỹ năng kiểm sát viên cấp huyện trong
quá trình thực hiện chức năng THQCT&KSHTĐT…) có tác động trực tiếp
đến hoạt động nâng cao chất lượng của đội ngũ KSV của VKSND cấp
huyện. Thực hiện tốt các chính sách này sẽ giúp VKSND cấp huyện nói
riêng và hệ thống ngành KSND đủ mạnh về chất và lượng phục vụ mục tiêu,
chiến lược của mình. Đồng thời, các mục tiêu, đường lối chính trị đối ngoại
của Nhà nước trong mỗi thời kì nhất định. Về cơ bản, nền chính trị ở nước ta
tương đối ổn định vững vàng, đường lối phát triển kinh tế theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, các mục tiêu kinh tế gắn với lợi ích của nhân dân. Sự gia
nhập ASEAN, WTO,… đã tạo nên những cơ hội và thách thức để các Ngành
KSND Việt Nam phát huy hết tiềm năng của mình trong quá trình hội nhập
quốc tế, điều này đòi hỏi ngành kiểm sát nhân dân phải xây dựng và nâng
cao năng lực KSV nói chung và KSV của VKSND cấp huyện nói riêng đủ
mạnh, có chất lượng để hoàn thành những chức năng, nhiệm vụ được giao.
Việc thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong công tác
thi hành án dân sự nói chung đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của các chủ thể nói chung. Từ đó, khẳng định vai trò thực hiện các
quy định của công tác thi hành các quy định của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền nói chung. Để công tác này có hiệu quả thì yêu cầu xây dựng
đội ngũ KSV của VKSND cấp huyện của ngành KSND đáp ứng với công
cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước trong tiến trình hội nhập. Từ đó, khẳng
định đội ngũ KSV của VKSND cấp huyện một trong những yếu tố quan
trọng và là một chính sách về phát triến cơ quan công tố và thực hiện hoạt
động tư pháp trong Chính sách pháp luật về nâng cao năng lực và phát triển
năng lực KSV cấp huyện đảm bảo được yêu cầu trong quá trình cải cách tư
pháp ở Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển nói chung.
1.3.2. Điều kiện bảo đảm về pháp lý
Các chính sách của nhà nước đưa ra có ảnh hưởng trực tiếp đến nâng
cao năng lực KSV của VKSND cấp huyện của Ngành KSND đã được quy
định rõ trong các văn bản pháp luật. Hệ thống pháp luật về phát triển năng
lực KSV của VKSND cấp huyện của Ngành KSND cần đảm bảo quy định
rõ ràng, chi tiết và có hướng dẫn cụ thể về phương thức, trình tự, thủ tục,
đảm bảo thực hiện bằng các công cụ như thế nào…Ngoài ra, hệ thống văn
bản cần mang tính chất dự báo, các quy định mang tính chất điều chỉnh,
phạm vi điều chỉnh rộng..;
Đối với vấn đề nâng cao năng KSV của VKSND cấp huyện nói riêng
ở nước ta hiện nay đã và đang trở thành vấn đề nhận được nhiều quan tâm
của các cơ quan NN có thẩm quyền và toàn xã hội. Nhận thức được tầm
quan trọng của lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước cũng
như điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã hội phát sinh thì pháp luật ngày
càng được sửa đổi, bổ sung một cách hoàn thiện hơn, trong đó có nội dung
về đề phát triển năng lực KSV của VKSND cấp huyện của Ngành KSND
trong thời kỳ mới.
Ở nước ta hiện nay, tại Hiến pháp 2013 – luật cơ bản của nhà nước có
giá trị pháp lý cao nhất là cơ sở pháp lý cơ bản cho văn bản luật và dưới luật
triển khai chi tiết quy định về vấn đề này. Cùng với Hiến pháp, các văn bản
luật cũng quy định theo hướng ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn về nội
dung nâng cao năng lực KSV của VKSND cấp huyện ở nước ta, đáp ứng với
yêu cầu chính trị, quá trình xây dựng kinh tế - xã hội ở nước ta trong tình
hình mới.
Luật tổ chức VKSND 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành được
quy định làm nền tảng cơ bản và tạo ra cơ chế xử lý tương đối hoàn thiện
đối với chức năng, nhiệm vụ của phát triển năng lực KSV của VKSND cấp
huyện. Thông qua các quy định trên đã thể hiện rõ nét sự tiến bộ của Nhà
nước ta trong việc quan tâm đến vấn đề nâng cao năng lực KSV của
VKSND cấp huyện của Ngành KSND ở nước ta hiện nay. Văn bản pháp lý
này đã quy định nhiều nội dung phù hợp tạo điều kiện tối đa để cho việc
nâng cao năng lực KSV của VKSND cấp huyện của Ngành KSND ở nước
ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, một số
văn bản có liên quan được áp dụng có thể kể đến như sau:
- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính Phủ quy
định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy
định về xử lý kỷ luật đối với công chức
- Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ quy
định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
- Kế hoạch số 134/KH-VKSTC ngày 27/11/2018 của VKSND tối cao
về việc nghiên cứu, xây dựng Đề án tăng cường năng lực KSV VKSND
trong hoạt động điều tra
- Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính Phủ sửa
đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, thăng
hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ
quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, có thể thấy pháp luật quy định khá thống nhất và xuyên suốt
về vấn đề nâng cao năng lực KSV của VKSND cấp huyện của Ngành
KSND. Điều này tạo điều kiện để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của các
chủ thể ở nước ta hiện nay; thể hiện rõ nét sự quan tâm thường xuyên của
Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề này. Đặc biệt là trong điều kiện hiện
nay khi yêu cầu đổi mới và phát triển hệ thống tư pháp đáp ứng với yêu cầu
của công cuộc cải cách đất nước hiện nay. Đồng thời, cùng với hoạt động
ban hành các văn bản hướng dẫn nêu trên đã giúp cho quá trình áp dụng
những quy định của pháp luật về nâng cao năng lực KSV của VKSND cấp
huyện ở nước ta được thực hiện một cách hoàn thiện hơn. Từ đó, hình thành
nền tảng pháp lý cơ bản trong việc thực thi nâng cao năng lực KSV của
VKSND cấp huyện trong ngành Kiểm sát nhân dân, đảm bảo hành lang
pháp lý và các điều kiện đảm bảo cho tiến trình phát triển đất nước ta hiện
nay và trong tương lai.
1.3.3. Điều kiện bảo đảm về tổ chức bộ máy; hoạt động quản lý,
điều hành
Trong quá trình nâng cao năng lực KSV của VKSND cấp huyện cũng
góp phần quan trọng không thể tách rời trong hoạt động nói trên. Năng lực,
trình độ của đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý nhà nước về pháp luật thi
hành án dân sự hiện nay ở nước ta luôn được quan tâm và trở thành một
trong những điều kiện then chốt của hoạt động thi hành pháp luật về thi
hành án dân sự ở nước ta trong giai đoạn mới
Trong nền tư pháp hiện nay thì vai trò của các KSV tại VKSND cấp
huyện đóng vai trò quan trọng. Thông qua việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của Luật định là THQCT&KSHĐTP đảm bảo cho điều kiện làm
việc, trình độ năng lực của các cán bộ, công chức, cơ sở vật chất là những
yếu tố căn bản cho việc nâng cao năng lực KSV của VKSND cấp huyện.
Quá trình làm việc tốt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến sự phát triển của cán bộ, công chức cũng như quyết định đến chất
lượng, hiệu quả hoạt động tại VKSND cấp huyện, đơn vị trong lĩnh vực
này nói riêng và thi hành pháp luật nói chung. Thực tế cho thấy không ít
cơ quan, đơn vị làm việc, năng lực trình độ của các cán bộ, công chức
chưa tốt dẫn đến những hậu quả có thể nhìn thấy được như: Chất lượng,
hiệu quả làm việc kém; mất đoàn kết; thậm chí cán bộ, công chức có trình
độ, năng lực xin thôi việc hoặc chuyển công tác… Để xây dựng một thi
hành án dân sự làm việc tốt, mỗi cơ quan cơ quan, đơn vị, nhất là đối với
người phụ trách phải xác định đây là nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu
song song với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trên từng lĩnh vực nói
chung và trong vấn đề đào tạo và phát triển năng lực cho đội ngũ KSV
VKSND cấp huyện nói riêng. Việc bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất
như phòng làm việc, bàn, ghế, điện thoại, máy vi tính… và các máy móc
kỷ thuật hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Tùy theo điều
kiện thực tế của cơ quan, đơn vị để trang bị cho cán bộ, công chức nhưng
phải đảm bảo các yếu tố của một cơ quan, công sở. Ngoài ra, cần thực
hiện đào tạo, bồi dưỡng theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn của mỗi chức danh,
ngạch, bậc cán bộ, công chức và yêu cầu nhằm phục vụ cho quá trình
thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước cũng như nâng cao năng
lực KSV của VKSND cấp huyện. Quá trình xây dựng làm việc cũng như
nâng cao chất lượng trình độ cho các cán bộ, công chức làm công tác
trong lĩnh vực này là một trong những nội dung, nhiệm vụ hàng đầu mà
cơ quan hay đơn vị phải quan tâm thực hiện, đáp ứng với yêu cầu công
việc, nhiệm vụ đã được đề ra.
1.3.4. Điều kiện bảo đảm về vật chất, kỹ thuật
Điều kiện về tài chính, vật chất, kỹ thuật nói riêng là yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến hoạt động nâng cao năng lực KSV của VKSND cấp
huyện ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Việc bồi dưỡng cán bộ, những
quyền lợi và nghĩa vụ để từ đó phát triển năng lực KSV của VKSND cấp
huyện là yếu tố then chốt đảm bảo quyền và lợi ích cho các KSV VKS cấp
huyện. Các yếu tố về tài chính, kinh phí đào tạo, bồi dưỡngcó ảnh hưởng
trực tiếp và gián tiếp đến công tác đào tạo KSV VKS cấp huyện trong thực
tế. Chúng có thể tạo ra các cơ hội, cũng có thể gây ra trở ngại, thậm chí là
rủi do cho những cơ sở đào tạo. Các chính sách ưu tiên động viên, khuyến
khích sẽ thúc đẩy hoạt động đào tạo bồi dưỡng và cũng thúc đẩy cán bộ tích
cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực công tác.
Trong bất kỳ VKS cấp huyện thì con người cũng luôn là yếu tố đóng
vai trò tiên quyết. Tuy nhiên, tuyển dụng và giữ lại những người tài giỏi có
khả năng vận dụng kiến thức là một điều ngày càng khó. Điều đó phụ thuộc
rất nhiều vào năng lực và các chế độ ưu đãi cũng như nguồn ngân sách cho
hoạt động đào tạo nói chung. Hiện nay, điều kiện để nâng cao năng lực KSV
của VKSND cấp huyện cần thiết một nguồn đào tạo có chất lượng và có khả
năng kéo dài để từ đó xây dựng và hoàn thiện đội ngũ này trong thực tế. Qua
đó, phát huy hết được sức mạnh của ngành kiểm sát nhân dân, và đảm bảo
cho việc thực hiện có hiệu quả hoạt động của các Năng lực KSV của
VKSND cấp huyện trong thực tiễn ở nước ta hiện nay.
Chương 2
THỰC TIỄN NĂNG LỰC KIỂM SÁT VIÊN CỦA VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ
NỘI HIỆN NAY
2.1. Đặc điểm và cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
ở thành phố Hà Nội
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội
Thủ đô Hà Nội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là trung
tâm đầu não về chính trị, văn hoá và khoa học kĩ thuật, đồng thời là trung
tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước. Hà Nội hiện nay có vị
trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp
giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam - Hòa Bình
ở phía Nam; Bắc Giang- Bắc Ninh- Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình-
Phú Thọ ở phía Tây16
.
Thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) và Nghị quyết của
Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ-QH12, ngày 29 tháng 05
năm 2008 và Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm
2008, toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội sau hợp nhất, mở
rộng địa giới hành chính Thủ đô bao gồm: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây,
huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn - tỉnh
Hòa Bình. Thủ đô Hà Nội sau khi được mở rộng có diện tích tự nhiên
334.470,02 ha, lớn gấp hơn 3 lần trước đây và đứng vào tốp 17 Thủ đô trên
thế giới có diện tích rộng nhất; dân số tăng hơn gấp rưỡi, hơn 6,2 triệu
16
https://hanoi.gov.vn/diachihanoi/-/hn/RtLibd2X8kEn/1001/124742/gioi-thieu-tong-quan-va-khai-quat-
ve-ia-li-thanh-pho-ha-noi.html;jsessionid=S9uVF0ChayV75KH9pVfKqRbe.app2
người, hiện nay là hơn 7 triệu người; gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận,
huyện, thị xã, 577 xã, phường, thị trấn17
.
Hình 2.1. Bản đồ thành phố Hà Nội
Theo số liệu thống kê của thành phố Hà Nội, tổng sản phẩm (GRDP)
năm 2019 của thành phố ước tăng 7,62%, đạt kế hoạch đề ra và cao nhất từ
đầu nhiệm kỳ đến nay. Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 264,7 nghìn tỷ
đồng, đạt 100,6%. Môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện.
Vốn đầu tư phát triển ước tăng 12,9% (kế hoạch từ 10,5 – 11%), đặc biệt thu
17
https://hanoi.gov.vn/diachihanoi/-/hn/RtLibd2X8kEn/1001/124742/gioi-thieu-tong-quan-va-khai-quat-
ve-ia-li-thanh-pho-ha-noi.html;jsessionid=S9uVF0ChayV75KH9pVfKqRbe.app2
hút đầu tư nước ngoài đạt 8,05 tỷ USD – cao nhất sau hơn 30 năm đổi mới,
hội nhập, là năm thứ 2 liên tiếp dẫn đầu cả nước. Khách du lịch đến Hà Nội
đạt 28,945 triệu lượt khách (tăng 10,1%), trong đó, khách du lịch quốc tế đạt
7,025 triệu lượt (tăng 17%), khách du lịch nội địa đạt 21,92 triệu lượt (tăng
8%). Tổng thu từ khách du lịch đạt 103,812 nghìn tỷ đồng, tăng 34% so với
năm 2018. Tình hình an ninh - chính trị trên địa bàn toàn thành phố trong
những năm qua được đảm bảo khá tốt. Mặc dù là một thành phố đông dân số
nhưng hằng năm tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vẫn được
các cơ quan hữu quan đảm bảo. Chính vì điều này đã góp phần đảm bảo cho
diện mạo của toàn thành phố được khởi sắc, đồng thời cũng góp phần vào sự
thay đổi của cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội trong quá trình xây dựng
và phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế - quốc tế hiện nay.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy, thể chế pháp lý, chế độ chính sách,
cơ sở vật chất của VKSND cấp huyện
Căn cứ vào Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 tại Điều 48
quy định là căn cứ pháp lý quan trọng để hình thành cơ cấu tổ chức của
VKSND cấp huyện tại thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Viện
kiểm sát nhân dân các cấp được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập
trung thống nhất trong ngành, không lệ thuộc vào bất cứ cơ quan nào ở địa
phương. Theo đó, Viện kiểm sát do Viện trưởng lãnh đạo, Viện trưởng Viện
kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên;
Về cơ cấu tổ chức, Viện kiểm sát cấp huyện
Hiện nay, tại VKSND các cấp được tổ chức theo sơ đồ như sau:
Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức VKSND cấp huỵen theo quy định của Luật
TCVKSND 2014
Theo đó, công tác hoàn thiện thể chế được quan tâm, hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật về ngành kiểm sát nhân dân cơ bản được hoàn
thiện, trong đó, đáng chú ý là Luật tổ chức VKSND 2014 ra đời với nhiều
nội dung theo hướng phục vụ tốt cho hoạt động về cơ cấu VKSND cấp
huyện nói chung. Đồng thời, với việc ngành KSND và hoàn thiện như vậy
đã tao điều kiện hơn cho KSV trong thực hiện chức năng về hoạt động về
nâng cao năng lực cho KSV VKS cấp huyện. Đảm bảo công tác cải cách
ngành kiểm sát nhân dân nói chung và VKS cấp huyện nói riêng bộ máy
hành chính có chuyển biến tích cực, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu ngành kiểm sát nhân dân và VKS cấp huyện nói riêng đã được phân
định tương đối rõ ràng; công tác cải cách thủ tục hành chính được thực hiện
nghiêm túc. Kết quả đạt được tạo ra bước chuyển cơ bản, góp phần thay đổi
hình ảnh và nâng cao năng lực KSV VKS cấp huyện.
Nhằm đạt được mục tiêu nâng cao năng lực KSV VKS cấp huyện tại
VKS cấp huyện nói chung, góp phần thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đã
Viện trưởng - chỉ
đạo chung
PHÓ VIỆN
TRƯỞNG
Phụ trách các khối
Các bộ phận Các bộ phận
PHÓ VIỆN
TRƯỞNG
Phụ trách các khối
Các bộ phận Các bộ phận
Khối văn phòng
được Đảng và nhà nước giao phó là mục tiêu quan trọng trong hoạt động của
hệ thống các VKS cấp huyện ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ KSV VKS
cấp huyện được thực hiện theo nhiều giai đoạn, chủ trì, phối hợp với các
cấp, các ngành và các VKS cấp huyện trong việc lựa chọn và tuyển dụng và
bồi dưỡng hệ thống KSV sơ cấp qua từng giai đoạn thông qua đề án cụ thể.
Trên thực tế, đề án trong công tác đào tạo, bồi dường công chức, viên chức
hệ thống VKSND giai đoạn 2017 – 2021 đã và đang được thực hiện nghiêm
tức để đáp ứng với yêu cầu của Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2022 ,
yêu cầu cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức và hội
nhập quốc tế ở nước ta hiện nay. Đồng thời, thông qua việc xây dựng quy
hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ KSV cấp huyện trong thực hiện việc xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có hoạt động nghề nghiệp mang
tính đặc thù của ngành kiểm sát nhân dân nhằm đáp ứng với yêu cầu cấp
bách từ thực tiễn công tác của ngành kiểm sát nhân dân. Đồng thời, thông
qua hoạt động này sẽ góp phần khắc phục hạn chế, vướng mắc trong công
tác đào tạo, bồi dưỡng công chức Hệ thống các VKS cấp huyện nói chung ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Thông qua việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân
lực là KSV cấp huyện đã được quán triệt trong ngành từ Trung ương xuống
địa phương và bước đầu đã có nhiều chuyển biến. Thông qua việc xây dựng
quy hoạch, kế hoạch đã chỉ rõ đường lối trong công tác phát triển nguồn
nhân lực cho ngành VKSND nói chung và đáp ứng với yêu cầu của công tác
xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ KSV VKS cấp huyện được
thực hiện một cách nghiêm túc và cụ thể. Bên cạnh đó, ngăn chặn có hiệu
quả những tư tưởng về tự diễn biến, tự chuyển hóa trong một số bộ phận
công chức ở nước ta hiện nay. Tạo điều kiện hỗ trợ phát triển nguồn nhân
lực để thực hiện tốt công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Nâng
cao nhận thức về xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ KSV
VKS cấp huyện.
2.1.3. Tình hình kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở
thành phố Hà Nội hiện nay.
Hiện báo cáo tổng kết 06 thán đầu năm 2022 và hoạt động thống kê
báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ, công chức tính đến tháng 06 năm 2022
thì trong các công chức nói chung và KSV VKSND cấp huyện đạt trình độ
văn hóa có tỷ lệ tốt nghiệp THPT cao chiếm 100%.
Về trình độ chuyên môn 100% KSV VKS cấp huyện tốt nghiệp Đại học
và được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn. Ngoài chuyên môn nghiệp vụ số
công chức hiện có đều được bồi dưỡng phổ cập về tin học từng bước đáp
ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Bên cạnh các KSV VKS cấp huyện có
trình độ đại học, sau đại học về chuyên ngành luật. Việc này đồng nghĩa với
KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội đang làm việc đúng với chuyên
ngành đào tạo của mình. Yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực,
hiệu quả thực thi công vụ. Về trình độ lý luận chính trị đến nay đã có 40,6%
KSV VKS cấp huyện được bồi dưỡng lý luận chính trị ở cả trình độ trung
cấp và sơ cấp. Về bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước số KSV VKS cấp
huyện của thành phố Hà Nội đã được bồi dưỡng.
Bảng 2.1. Số lượng KSV cấp huyện của VKS cấp huyện đã được tuyển
dụng qua các năm tại VSKND cấp huyện của thành phố Hà Nội
Năm Số lượng biên chế tuyển dụng
2016 125
2017 138
2018 172
2019 115
(Nguồn: VKSNDTC)
Được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.3. Số lượng KSV cấp huyện của VKS cấp huyện đã được
tuyển dụng qua các năm tại VSKND cấp huyện của thành phố Hà Nội
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
2016 2017 2018 2019
Số lượng tuyển dụng cán bộ, công chức
Thông qua biểu đồ ta nhận thấy số lượng KSV cấp huyện của thành phố Hà
Nội đã tuyển dụng qua các năm có sự biến động. Trong mấy năm hiện nay
thì hoạt động tuyển dụng đã và đang có xu hướng giảm trong giai đoạn từ
2016 -2019. Cụ thể: Năm 2016 thì số biên chế là 125 người, năm 2017 số
lượng tuyển dụng là 138 số người, năm 2018 số người là 173 người và năm
2019 là 115. Từ đó đã tăng cường hoạt động đào tạo, nâng cao kỹ của KSV
cấp huyện, từ đó, đảm bảo chất lượng của số biên chế đã tuyển dụng qua các
năm.
Hằng năm, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu
biên chế được giao, VKS cấp huyện thông báo thi tuyển công chức trên
website của ngành tại địa chỉ của VKSNDTC. Thông qua hoạt động đó đã
lựa chọn những cán bộ hợp đồng lao động có đủ điều kiện tham gia dự thi
công chức theo yêu cầu của vị trí dự tuyển. Sau khi có kết quả thi tuyển
công chức do VKSNDTC thông báo, ngành đã thành lập hội đồng xét tuyển
công chức để xem xét, lựa chọn tuyển dụng vào ngạchcông chức những cán
bộ có đủ trình độ năng lực, bố trí vào các vị trí làm việc phù hợp, đúng trình
độ chuyên môn được đào tạo để phát huy tốt năng lực, sở trường hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao.
Việc tuyển dụng công chức cơ bản thực hiện đảm bảo đúng theo
quy định của Chính phủ tại Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010
của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
nên đảm bảo công khai dân chủ; do thực hiện tốt việc công khai, đảm
bảo đúng nguyên tắc ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến nay không có
trường hợp nào khiếu kiện về công tác tuyển dụng công chức.
Trong giai đoạn hiện nay thì các quy định pháp luật và thực thi các quy
định pháp luật ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức trong các cơ quan tư pháp . Tính chất đầy đủ và đúng đắn của các quy
định pháp luật và thực thi nó sẽ tạo điều kiện cho hoạt động về vấn đề này
tại các cơ quan tư pháp nói chung và VKS cấp huyện nói riêng trở nên cần
thiết hơn bao giờ hết.
Việc VKS cấp huyện yêu cầu một số chỉ tiêu trong việc tuyển dụng
Cán bộ làm công tác nghiệp vụ và tăng cường hoạt động đào tạo đối với đội
ngũ này là điều hoàn toàn cần thiết. Từ đó, xây dựng một đội ngũ lao động
tác động đến hoạt động của các cơ quan thông qua các yếu tác động về vấn
đề này là điều hoàn toàn cần thiết. Đây được hiểu là một trong những yếu tố
then chốt đối với việc thành công trong hoạt động cải cách tư pháp ở nước ta
hiện nay.
Hệ thống VKS cấp huyện được VKS cấp huyện theo hệ thống ngành
dọc thống nhất từ Trung ương đến địa phương, ở Trung ương có
VKSNDTC, ở cấp tỉnh có VKSND cấp tỉnh (63 tỉnh thành), VKSNC Cấp
cao và ở cấp huyện có VKSND cấp huyện. Tại VKSND thành phố Hà Nội
thì số lượng KSV cấp huyện bao gồm:
Bảng 2.2. Số lượng kiểm sát viên cấp huyện tại thành phố Hà Nội
STT 2016 2017 2018 2019
Tổng số KSV
cấp huyện
476 482 497 515
Kiểm sát viên
trung cấp
60 60 60 60
Kiểm sát viên
sơ cấp
416 422 437 455
Được thể hiện qua biểu đồ sau
Biểu đồ 2.4. Số lượng KSV cấp huyện của VKS cấp huyện tại thành phố
Hà Nội
Năm 2015 số đội ngũ KSV VKSND cấp huyện có chiều hướng gia
tăng qua các năng. Trong đó, đội ngũ KSVSC được tiến hành đảm bảo xây
dựng và kiện toàn nhằm đáp ứng với yêu cầu xây dựng và phát triển về năng
lực và hoàn phù hợp với chiến lược xây dựng và phát triển hệ thống cơ quan
0
100
200
300
400
500
600
2016 2017 2018 2019
Tổng số KSV Kiểm sát viên trung cấp Kiểm sát viên sơ cấp
2800
2850
2900
2950
3000
3050
3100
3150
3200
2015 2016 2017 2018
nhà nước đã được thông qua. Thông qua sự phát triển của chấp hành viên đã
gia tăng lực lượng KSV trên thực tế. Thông qua sự phát triển đó sẽ phát
huy được tối ưu năng lực của lực lượng KSV trẻ trong thực tế.
Giai đoạn năm 2015 -2018, công tác đào tạo KSV cấp huyện của VKS
cấp huyện tại thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đã có nhiều
đổi mới: luôn quan tâm đến KSV cấp quận, huyện của thành phố Hà Nội để
bổ sung vào quy hoạch và có kế hoạch bồi dưỡng; quy hoạch, đào tạo. Xuất
phát từ thực tiễn nhiệm vụ ngày một đòi hỏi chất lượng KSV cấp huyện của
VKS cấp huyện phải được nâng cao kể cả trình độ chuyên môn, lý luận
chính trị cũng như trình độ quản lý nhà nước, từ năm 2016 đến 2019 số
lượng KSV cấp huyện của VKS cấp huyện tại thành phố Hà Nội được đi đào
tạo bồi dưỡng ngày một nhiều. Đồng thời VKSND thành phố Hà Nội đã có
sự phối hợp với VKSNDTC, trường đại học Kiểm sát Hà Nội mở các lớp đ
Giai đoạn năm 2015 -2018, công tác đào tạo, bồi dưỡng CHVSC có
nhiều đổi mới: luôn quan tâm đến cán bộ trẻ, cán bộ nữ để bổ sung vào quy
hoạch và có kế hoạch bồi dưỡng; quy hoạch, đào tạo. Xuất phát từ thực tiễn
nhiệm vụ ngày một đòi hỏi chất lượng cán bộ, công chức viên chức phải
được nâng cao kể cả trình độ chuyên môn, lý luận chính trị cũng như trình
độ quản lý nhà nước, từ năm 2015 đến 2018 số lượng cán bộ, công chức
được đi đào tạo bồi dưỡng ngày một nhiều: số lượng công chức được cử đi
học Thạc sỹ; bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên viên và bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ luôn được chú trọng và phát triển.
Trong giai đoạn 2015 - 2018 VKS cấp huyện các cấp rất coi trọng công
tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ KSV cấp huyện từng bước đã trang bị
kiến thức về hệ thống pháp luật về các kỹ năng quản lý và các kiến thức, kỹ
năng hỗ trợ khác nhằm hỗ trợ công tác quản lý. Góp phần xây dựng đội ngũ
CHVSC có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt, thành thạo,
chuyên sâu, chuyên nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu cải
cách hệ thống theo hướng hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế. Việc
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với công chức cơ bản căn cứ vào tiêu
chuẩn của ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu
chuẩn nghiệp vụ từng chức năng quản lý; căn cứ quy hoạch, kế hoạch xây
dựng và phát triển nguồn nhân lực của VKS cấp huyện. Đề cao vai trò tự
học của công chức; cơ quan khuyến khích và tạo điều kiện cho công chức tự
học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực để đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ được giao.
Từ năm 2017, việc đánh giá công tác KSV cấp huyện của VKS cấp
huyện được VKS cấp huyện được triển khai và kiểm tra, giám sát của
VKS cấp huyện trên địa bàn rất khá hào hứng với chương trình; các kiến
thức người KSV cấp huyện của VKS cấp huyện thu lượm được từ khóa học
rất bổ ích. Để công tác đào tạo nghiệp vụ KSV cấp huyện của VKS cấp
huyện của VKS cấp huyện VKS cấp huyện thực hiện chi trả chế độ đúng
người, đúng chính sách, đảm bảo tính ưu việt của chương trình.VKS cấp
huyện đã gắn chặt việc rà soát, xác định những mục tiêu quan trọng của hoạt
động đào tạo, nâng cao tay nghề và đảm bảo chất lượng của các KSV cấp
huyện trong VKS cấp huyện trong giai đoạn hiện nay.
VKS cấp huyện thực hiện chi trả tiền lương cho KSV cấp huyện của VKS
cấp huyện hàng tháng, theo tháng. Không để tình trạng nợ lương xảy ra.
Việc tham gia các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
cho KSV cấp huyện, thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà Nước.
VKS cấp huyện chưa từng xảy ra tình trạng chậm đóng bảo hiểm. Thu nhập
bình quân của KSV cấp huyện của VKS cấp huyện được khởi điểm từ:
6.000.000 đồng/người/tháng (số KSV cấp huyện của VKS cấp huyện thực tế
sử dụng bình quân)
Trong giai đoạn 2015 - 2018 VKS cấp huyện rất coi trọng công tác
đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ KSV cấp huyện từng bước đã trang bị kiến
thức về hệ thống các kỹ năng quản lý và các kiến thức, kỹ năng hỗ trợ khác
nhằm hỗ trợ công tác áp dụng quy định của Luật VKSND trong thực tiễn.
Góp phần nâng cao năng lực KSV VKS cấp huyện có phẩm chất và kỹ năng
thành thạo, chuyên sâu, chuyên nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng
yêu cầu cải cách hệ thống theo hướng hiện đại hóa và chủ động hội nhập
quốc tế. Việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với KSV cấp huyện cơ bản
căn cứ vào tiêu chuẩn của VKS cấp huyện.
Trong những năm qua, VKS cấp huyện đã coi trọng công tác sử dụng
và đánh giá cán bộ, công chức. Việc sử dụng KSV cấp huyện của VKS cấp
huyện thực hiện theo phương châm “vì việc để xếp người”, bố trí cán bộ,
công chức một cách hợp lý trên cơ sở trình độ đào tạo, năng lực sở trường,
cơ cấu độ tuổi để bố trí công tác có hiệu quả đồng thời tạo cơ hội thăng tiến
cho KSV cấp huyện của VKS cấp huyện có độ tuổi trẻ để cống hiến và
trưởng thành và có chất lượng.
Về trình độ lý luận chính trị vẫn còn gần 60% công chức chưa được
đào tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu tại điểm e, Điều 3 Nghị định số
112/2011/NĐ-CP “Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo,
bồi dưỡng lý luận chính trị theo chương trình đối với chức danh công chức
cấp xã…” Đây là mảng kiến thức rất quan trọng đối với người công chức,
nhất là trong bối cảnh xã hội ngày càng diễn biến phức tạp, nhiều vấn đề xã
hội nảy sinh, đòi hỏi người cán bộ công chức nói chung và KSV VKS cấp
huyện nói riêng phải luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng. Do vậy vấn đề
này cần được các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa. Về trình độ quản lý Nhà
nước đã đạt 100% công chức được bồi dưỡng. Điều này đã tạo nền tảng cơ
bản cho quá trình thực thi nhiệm vụ của KSV VKS cấp huyện trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
- Cơ cấu theo độ tuổi : Nghiên cứu cơ cấu đội ngũ KSV VKS cấp
huyện của thành phố Hà Nội theo độ tuổi, luận văn phân chia thành 03 nhóm
cụ thể như sau:
+ Nhóm 1: KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội có độ tuổi dưới
35 là những KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội trẻ, mới vào ngành
được đào tạo bài bản, nhiệt tình, sôi nổi và tâm huyết với nghề. Nhưng có ít
kinh nghiệm trong công việc, trình độ chuyên môn chưa sâu, kỹ năng nghề
nghiệp còn hạn chế cần phải có thời gian để đào tạo bồi dưỡng để nâng cao
khả năng làm việc.
+ Nhóm 2: KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội có độ tuổi từ
35 tuổi đến 50 tuổi. Đây là những KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà
Nội có năng lực tốt nhất, vừa có kinh nghiệm làm việc sau một thời gian
công tác trong ngành, khả năng giao tiếp ứng xử cũng khéo léo, nhạy bén
hơn các KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội trẻ, vừa có sức khỏe,
tinh thần tốt hơn các KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội lớn tuổi
nên hiệu quả làm việc cũng cao hơn.
+ Nhóm 3: KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội trên tuổi 50
tuổi. Đây là những KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội lớn tuổi,
nhiều kinh nghiệm trong xử lý công việc nhất trong 3 nhóm và am hiểu
chuyên môn nghiệp. Tuy nhiên họ lại có sức khoẻ kém hơn, khả năng thích
ứng với thay đổi, tiếp thu cái mới, ứng dụng công nghệ thông tin lại chậm
hơn nhóm trên. Mặt khác do sắp nghỉ hưu nên một số KSV VKS cấp huyện
của thành phố Hà Nội trong độ tuổi này không còn ý chí cầu tiến trong công
việc dẫn đến không có ý thức học hỏi, trau dồi kiến thức, hoàn thiện bản
thân nên một phận KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội trong nhóm
này có năng lực, trình độ còn hạn chế, khả năng xử lý công việc chưa được
tốt.
Bảng 2.3. Cơ cấu KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội giai đoạn
2016-2019 phân theo độ tuổi
Chỉ tiêu
2016 2017 2018 2019
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
Tổng số 467 100 482 100 497 100 515 100
Dưới 35 168 36% 164 34% 149 30% 159 31%
Từ 35 đến 50 144 31% 173 36% 203 41% 201 39%
Trên 50 tuổi 155 34% 145 30% 145 30% 155 31%
Nguồn: VKSND thành phố Hà Nội
Qua bảng 2.3 ta thấy KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội kiểm
sát khá trẻ, tuổi dưới 35 chiếm từ 30% đến 39%. Do trong những năm gần
đây, định kỳ 01 năm một lần, ngành kiểm sát sẽ tổ chức thi tuyển toàn quốc
và phần lớn KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội trúng tuyển là
những KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội trẻ. Điều này cho thấy
tiềm năng phát triển của KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội trong
tương lai là rất lớn. Tuy nhiên, hiện tại còn có những hạn chế nhất định về
thâm niên công tác và kinh nghiệm nghề nghiệp; nhất là đối với các vị trí
công tác đòi hỏi kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu như: các KSV
VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội làm công tác kiểm tra, KSV VKS cấp
huyện của thành phố Hà Nội ở bộ phận hỗ trợ, trả lời vướng mắc cho NNT.
Điều này đòi hỏi VKSND thành phố Hà Nội phải có sự bố trí, sắp xếp KSV
VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ
chuyên môn, đặc biệt là tăng cường giao lưu trao đổi kinh nghiệm thực tế
giữa các VKSND các cấp trong .
Qua khảo sát ta cũng thấy số lượng KSV VKS cấp huyện của thành phố
Hà Nội trong độ tuổi từ 35 đến 50 chiếm khoảng 30%. Đây là lực lượng cán
bộ có đủ kinh nghiệm, kiến thức để đảm đương nhiều nhiệm vụ quan trọng
của cơ quan và hướng dẫn giúp đỡ các KSV VKS cấp huyện của thành phố
Hà Nội trẻ mới vào ngành trong công việc. Có nhiều KSV VKS cấp huyện
của thành phố Hà Nội trong độ tuổi này đã khẳng định được năng lực, trình
độ của mình được VKSND thành phố Hà Nội đưa vào nguồn quy hoạch bổ
sung lực lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.
Nhóm các KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội trên 50 tuổi
chiếm tỉ trọng khoảng một phần ba trên tổng số KSV VKS cấp huyện của
thành phố Hà Nội của VKSND thành phố Hà Nội kiểm sát. Sau nhiều năm
công tác trong ngành, họ đã tích lũy được rất nhiều kiến thức về chuyên
môn, cũng như các kiến thực liên quan đến công tác quản lý trong công tác
THQCT&KSHĐTP…. Vì vậy trong những năm tới yêu cầu số lượng cán bộ
sẽ rất lớn. Hàng năm VKSND thành phố Hà Nội đều có văn bản báo cáo
VKSNDTC đề xuất xin bổ sung thêm KSV VKS cấp huyện của thành phố
Hà Nội trong các năm tới. Đồng thời tăng cường công tác đào tạo, bồi
dưỡng, luân phiên luân chuyển cán bộ để đảm bảo tính kế thừa, tạo điều kiện
cho các KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội đặc biệt là các KSV
VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội trẻ có thời gian tiếp xúc, học hỏi kinh
nghiệm. Mặt khác phát hiện các KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội
có năng lực để phân công, sắp xếp công việc một cách hợp lý.
Như vậy cơ cấu KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội theo độ
tuổi khá là đồng đều đây là một thuận lợi để các nhóm KSV VKS cấp huyện
của thành phố Hà Nội có thể học hỏi, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, hỗ trợ
lẫn nhau trong công việc, vừa có thể nâng cao năng lực, trình độ của bản
thân, vừa đảm bảo VKSND thành phố Hà Nội hoàn thành mục tiêu trong
quản lý kiểm sát. Tuy nhiên tỉ lệ KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà
Nội trên 50 tuổi và sắp nghỉ hưu chiếm tỉ trọng lớn gây sức ép phải đào tạo
một lực lượng KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội kế cận trong thời
gian tới.
* Cơ cấu theo giới tính
Tình hình cụ thể cơ cấu KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội
theo giới tính trong giai đoạn 2014-2018 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.4. Cơ cấu KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội giai đoạn
2016-2019 phân theo giới tính
Đơn vị: người
Chỉ tiêu
2016 2017 2018 2019
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
Tổng số 476 100 483 100 497 100 515 100
Nam 267 56% 290 60% 303 61% 309 60%
Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.
Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.
Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.
Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.
Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.
Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.
Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.
Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.
Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.
Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.
Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.
Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.
Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.
Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.
Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.
Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.
Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.
Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.
Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.
Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.
Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.

More Related Content

Similar to Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.

Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân đội Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân đội hieu anh
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...KhoTi1
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ngân HàngLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc...
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc...Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc...
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc...https://www.facebook.com/garmentspace
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...nataliej4
 
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà NộiĐánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nộiluanvantrust
 

Similar to Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân. (20)

Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOTLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
 
Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân đội Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân đội
 
Đề tài: Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừaLuận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ngân HàngLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng
 
Luận văn: Đào tạo nhân lực cán bộ cấp huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh
Luận văn: Đào tạo nhân lực cán bộ cấp huyện Lộc Hà, Hà TĩnhLuận văn: Đào tạo nhân lực cán bộ cấp huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh
Luận văn: Đào tạo nhân lực cán bộ cấp huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh
 
Đề tài: Thu hút nguồn nhân lực cho cơ quan UBND tỉnh Phú Yên
Đề tài: Thu hút nguồn nhân lực cho cơ quan UBND tỉnh Phú YênĐề tài: Thu hút nguồn nhân lực cho cơ quan UBND tỉnh Phú Yên
Đề tài: Thu hút nguồn nhân lực cho cơ quan UBND tỉnh Phú Yên
 
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc...
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc...Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc...
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc...
 
Đội ngũ giáo viên trường THCS huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
Đội ngũ giáo viên trường THCS huyện Núi Thành, tỉnh Quảng NamĐội ngũ giáo viên trường THCS huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
Đội ngũ giáo viên trường THCS huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
 
Đề tài: Năng lực công chức cấp xã huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
Đề tài: Năng lực công chức cấp xã huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng NamĐề tài: Năng lực công chức cấp xã huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
Đề tài: Năng lực công chức cấp xã huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
 
Đề tài: Năng lực công chức quản lý cơ quan chuyên môn, HAY
Đề tài: Năng lực công chức quản lý cơ quan chuyên môn, HAYĐề tài: Năng lực công chức quản lý cơ quan chuyên môn, HAY
Đề tài: Năng lực công chức quản lý cơ quan chuyên môn, HAY
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tỉnh Bến Tre, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tỉnh Bến Tre, HOTLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tỉnh Bến Tre, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tỉnh Bến Tre, HOT
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tại tỉnh Bến Tre
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tại tỉnh Bến TreLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tại tỉnh Bến Tre
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tại tỉnh Bến Tre
 
Đề tài: Năng lực công chức cấp xã huyện Giang Thành, Kiên Giang
Đề tài: Năng lực công chức cấp xã huyện Giang Thành, Kiên GiangĐề tài: Năng lực công chức cấp xã huyện Giang Thành, Kiên Giang
Đề tài: Năng lực công chức cấp xã huyện Giang Thành, Kiên Giang
 
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEANLuận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
 
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà NộiĐánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HAYLuận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HAY
 
Đề tài: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, HAY
Đề tài: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, HAYĐề tài: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, HAY
Đề tài: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562 (20)

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
 
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
 
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
 
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
 
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương MạiLuận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
 
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
 
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công TyLuận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn HóaLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
 
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
 
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
 

Recently uploaded

Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKhanh Nguyen Hoang Bao
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 

Recently uploaded (20)

Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 

Luận Văn Năng Lực Kiểm Sát Viên Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.

  • 1. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VIỆN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐÀO THỊ PHƯƠNG MAI LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT NĂNG LỰC KIỂM SÁT VIÊN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học:……………… HÀ NỘI - 2022 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
  • 2. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM Từ viết tắt Nghĩ của từ viết tắt KSV Kiểm sát viên KSND Kiểm sát nhân dân NLKSV Năng lực kiểm sát viên QLNN Quản lý nhà nước THQCT&KSHĐTP Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp VKSND Viện kiểm sát nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 3. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................Error! Bookmark not defined. Chương 1.................................................................................................................1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC KIỂM SÁT VIÊN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN...........................................................................1 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện...........................................................................................................1 1.1.1. Năng lực Kiểm sát viên của VKSND cấp huyện........................................1 1.1.2..Đặc điểm năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện .............................................................................................................................................7 1.1.3..Vai trò của năng lực kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ..7 1.2. Hình thức, nội dung năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ........................................................................................................................9 1.2.1. Hình thức thể hiện năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện................................................................................................................12 1.2.2. Nội dung năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ................................................................................................................................12 1.3. Các điều kiện bảo đảm năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện................................................................................................................20 1.3.1. Điều kiện bảo đảm về chính trị...................................................................20 1.3.2. Điều kiện bảo đảm về pháp lý.....................................................................21 1.3.3. Điều kiện bảo đảm về tổ chức bộ máy; hoạt động quản lý, điều hành..23 1.3.4. Điều kiện bảo đảm về vật chất, kỹ thuật....................................................25 Kết luận Chương 1 .................................................Error! Bookmark not defined. Chương 2...............................................................................................................26 THỰC TIỄN NĂNG LỰC KIỂM SÁT VIÊN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY.............................26 2.1. Đặc điểm và cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành phố Hà Nội .............................................................................................................26 2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội.......................................................26
  • 4. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy, thể chế pháp lý, chế độ chính sách, cơ sở vật chất của VKSND cấp huyện .........................................................................................28 2.1.3. Tình hình kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành phố Hà Nội hiện nay......................................................................................................31 2.2. Thực trạng năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành phố Hà Nội hiện nay.....................................................................................44 2.2.1. Ưu điểm và nguyên nhân.......................................................................44 2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân........................................................................57 Kết luận Chương 2 .................................................................................................60 Chương 3...............................................................................................................61 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM NĂNG LỰC KIỂM SÁT VIÊN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP QUẬN, HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................................................................................................................61 3.1. Quan điểm bảo đảm năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành phố Hà Nội .....................................................................................61 3.2. Giải pháp bảo đảm năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành phố Hà Nội. ....................................................................................62 Kết luận Chương 3. ................................................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN............................................................Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................Error! Bookmark not defined.
  • 5. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG, BIỂU Hình 2.1. Bản đồ thành phố Hà Nội.......................................................................27 Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức VKSND cấp huỵen theo quy định của Luật TCVKSND 2014........................................................................................................................29 Biểu đồ 2.3. Số lượng KSV cấp huyện của VKS cấp huyện đã được tuyển dụng qua các năm tại VSKND cấp huyện của thành phố Hà Nội...................................32 Biểu đồ 2.4. Số lượng KSV cấp huyện của VKS cấp huyện tại thành phố Hà Nội ................................................................................................................................35 Hình 2.5. Đánh giá về phẩm chất chính trị của đội ngũ KSV tại VKS cấp huyện tại thành phố Hà Nội ..................................................................................................53 Hình 2.6. Đánh giá về đạo đức công vụ của đội ngũ công chức VKS cấp huyện tại thành phố Hà Nội ...................................................................................................55 Bảng 2.1. Số lượng KSV cấp huyện của VKS cấp huyện đã được tuyển dụng qua các năm tại VSKND cấp huyện của thành phố Hà Nội .........................................32 Bảng 2.2. Số lượng kiểm sát viên cấp huyện tại thành phố Hà Nội ......................34 Bảng 2.3. Cơ cấu KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016- 2019 phân theo độ tuổi...........................................................................................40 Bảng 2.4. Cơ cấu KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016- 2019 phân theo giới tính.........................................................................................42 Bảng 2.5. Thống kê trình độ học vấn của KSV VKS cấp huyện tại thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2016 đến 2019 .....................................................................49 Bảng 2.6. Tình hình KSV VKS cấp huyện tại thành phố Hà Nội..........................51
  • 6. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC KIỂM SÁT VIÊN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện 1.1.1. Năng lực Kiểm sát viên của VKSND cấp huyện * Khái niệm năng lực Cùng với sự phát triển của xã hội thì việc con người tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt các kết quả cao trong các hoạt động đó. Trong đó, năng lực được đề cập đến là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc đạt được kết quả cao trong quá trình thực hiện. Hiện nay có rất nhiều khái niệm đề cập đến năng lực. Năng lực không phải là những phẩm chất tâm lý, sinh lý riêng lẻ của một cá nhân, cũng không phải phép cộng đơn giản mà tổng hợp những đặc điểm tâm lý, sinh lý đảm bảo cho cá nhân đạt kết quả cao trong công việc. Có một số quan điểm tiếp cận về khái niệm này như sau: Năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó” như năng lực tư duy, năng lực tài chính hoặc là “phẩm chất tâm sinh lý và trình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” như năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo1 . Với các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục, thuật ngữ “năng lực” được ý niệm rất sớm từ những năm 1970 và có rất nhiều định nghĩa được đưa ra 1 Nguyễn Quang Việt (2015) Luận án tiến sỹ, Đánh giá kết quả học tập theo năng lực trong đào tạo nghề.
  • 7. xuất phát từ nhiều hướng tiếp cận trong những bối cảnh khác nhau: McClelland (1973) mô tả “năng lực như là một đặc tính cơ bản để thực hiện công việc”2 . Boyatzis (1982) mở rộng thêm định nghĩa của McClelland và quan niệm rằng “năng lực như là các đặc tính của một cá nhân có liên quan đến việc thực hiện công việc đạt hiệu quả cao”3 . Spencer and Spencer (1993) dựa trên định nghĩa về năng lực của Boyatzis và mô tả “năng lực như là đặc tính cơ bản của một cá nhân (kiến thức, kỹ năng, thái độ, động cơ, nét tiêu biểu và ý niệm về bản thân) có liên quan đến các tiêu chí đánh giá hiệu suất công việc”4 Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt. Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động. Tác giả Đặng Thành Hưng cho rằng, về mặt thực hiện, kỹ năng phản ánh năng lực làm, tri thức phản ánh năng lực nghĩ và thái độ phản ánh năng lực cảm nhận. Năng lực là “tổ hợp những hành động vật chất và tinh thần tương ứng với dạng hoạt động nhất định dựa vào những thuộc tính cá nhân (sinh học, tâm lý và giá trị xã hội) được thực hiện tự giác và dẫn đến kết quả phù hợp với trình độ thực tế của hoạt động”5 . Trong định nghĩa này, tác giả đã đưa vào yếu tố rất quan trọng làm rõ những thuộc tính cá nhân - đó là sinh học, tâm lý và giá trị xã hội. Theo Từ điển năng lực của Đại học Harvard thì năng lực, theo thuật ngữ chung nhất, là “những thứ” mà một người phải chứng minh có hiệu quả trong việc làm, vai trò, chức năng, công việc, hoặc nhiệm vụ. Định nghĩa này ám chỉ trực tiếp về tác nghiệp/ hành nghề khi diễn giải “những thứ” này 2 Nguyễn Thị Thanh Trà (2016), Đánh giá kết quả học tập môn giáo dục học của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục. 3 Nguyễn Thị Thanh Trà (2016), Đánh giá kết quả học tập môn giáo dục học của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục. 4 Nguyễn Thị Thanh Trà (2016), Đánh giá kết quả học tập môn giáo dục học của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục. 5 Nguyễn Quang Việt (2015) Luận án tiến sỹ, Đánh giá kết quả học tập theo năng lực trong đào tạo nghề.
  • 8. bao gồm hành vi phù hợp với việc làm (những gì mà một người nói hoặc làm tạo ra kết quả bằng sự thực hiện tốt hay tồi), động cơ (một người cảm thấy thế nào về việc làm, về tổ chức hoặc vị trí địa lý), và kiến thức/kỹ năng kỹ thuật (những gì mà một người biết/chứng thực về sự kiện, công nghệ, nghề nghiệp, quy trình thủ tục, việc làm, tổ chức,...). Năng lực được xác định thông qua các nghiên cứu về việc làm và vai trò công việc6 . Theo ILO, competency bao gồm các kiến thức, kỹ năng và bí quyết áp dụng và làm chủ được trong một bối cảnh cụ thể7 . Theo từ điển Tiếng Việt: “Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một hành động nào đó”8 . Ngoài ra, PGS.Trần Trọng Thủy: “Năng lực của cá nhân là một tổ hợp những thuộc tính tâm lý phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nào đó, đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra có kết quả…”9 . Nói cách khác: “Năng lực là tổng hợp các thuộc tính cá nhân giúp con người hoàn thành tốt một số hoạt động nào đó”10 . Đối với tác giả Bolt (1987) định nghĩa năng lực “là sự kết hợp đồng thời những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có để hoàn thành tốt một vai trò hay một công việc được giao”11 . Định nghĩa này khẳng định năng lực là sự hội tụ của ba yếu tố kiến thức, kỹ năng và thái độ. Kiến thức để “hiểu” công việc; kỹ năng, kỹ xảo để “biết” cách thực hiện và thái độ “muốn” thực hiện công việc. Đây là những yếu tố cần thiết để tiến hành công việc đạt mục tiêu mong muốn. Từ những khái niệm nêu trên thì có thể đưa ra khái niệm: Năng lực là sự kết hợp đồng thời kiến thức; kỹ năng, kỹ xảo và thái 6 7 Giáo trình tâm lý học, Nxb Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tr 296 8 Viện ngôn ngữ học (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng 9 Giáo trình tâm lý học quản lý, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội (1997). 10 Nguyễn Đức Ân (1994), Một số khía cạnh tâm lý xã hội cần lưu ý đối với công tác lãnh đạo và quản lý trong cơ chế thị trường, Nxb Trẻ, Hà Nội 11 Hoàng Thị Thùy Ninh (2015), Năng lực công chức các phường tại thành phố Nam Định, Luận văn thạc sỹ quản lý công, Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội
  • 9. độ, hành vi cần thiết của cá nhân hoặc tổ chức để đáp ứng yêu cầu của công việc và đảm bảo cho công việc đạt kết quả cao. * Khái niệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, có thể khẳng định, cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, xây dựng đội ngũ cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Bởi vậy, trong bất cứ thời kỳ nào, ở từng giai đoạn lịch sử của đất nước, Đảng và Nhà nước ta cũng luôn luôn chú trọng, quan tâm chăm lo đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung. Đặc biệt là các cán bộ công chức tư pháp nói chung và đội ngũ Kiểm sát viên của ngành KSND nói riêng. Chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ và kịp thời các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật là một yêu cầu, đòi hỏi mang tính bắt buộc đối với các chủ thể có liên quan và nó đã trở thành một nguyên tắc mang tính hiến định, được quy định cụ thể trong Hiến pháp. Để nguyên tắc này được thực hiện trên thực tế một cách triệt để thì hoạt động kiểm sát nói chung giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Theo đó, vai trò của ngành kiểm sát nhân dân trong quá trình thực hiện chức năng Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp giữa đã thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của VKS cấp huyện , cá nhân và xã hội; góp phần giữ vững an ninh trật tự, ổn định chính trị - xã hội; qua đó tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước trong quản lý, điều hành xã hội. Trong hoạt động đó thì vị trí, vai trò của Kiểm sát viên giữ vai trò vô cùng quan trọng. Đồng thời, cùng với công tác xây dựng và hoàn thiện công tác THQCT&KSTP thì yêu cầu xây dựng đội ngũ Kiểm
  • 10. sát viên cấp huyện của VKSND cấp huyện nhằm đáp ứng với yêu cầu của hoạt động cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay là rất cần thiết. Hiện nay, Luật tổ chức VKSND và các văn bản hưogns dẫn thi hành đã quy định cụ thể về: Cơ cấu ngành KSND và hoạt động của VKSND cấp huyện, trình tự, thủ tục về việc bổ nhiệm,miễn nhiệm Kiểm sát viên nói chung và Kiểm sát viên cấp huyện nói riêng. Hiện nay, khẳng định vai trò quan trọng của Kiểm sát viên trong quá trình thực hiện chức năng, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tình hình mới thì các quy định của pháp luật, đặc biệt là Luật tổ chức VKSND 2014 đã đưa ra khái niệm kiểm sát viên như sau: Điều 74. Kiểm sát viên Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp12 . Trên cơ sở ban hành quy định có liên quan thì việc xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên cấp huyện của VKSND cấp huyện phải đáp ứng đủ các điều kiện có liên quan. Trên cơ sở khái niệm của Luật Tổ chức VKSND 2014 thì có thể đưa ra khái niệm về Kiểm sát viên cấp huyện như sau: Kiểm sát viên cấp huyện là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng THQCT&KSHĐTP tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện. Từ đó, theo quy định do đó hoạt động xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên cấp huyện của VKSND cấp huyện bắt buộc phải tuân thủ các quy định có liên quan đến pháp luật về cán bộ công chức nói chung và pháp luật về tổ chức VKSND cấp huyện nói riêng. Hiện nay hoạt động xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên cấp huyện của VKSND cấp huyện là một trong những biện pháp nhằm tăng cường hoạt động của ngành kiểm sát nhân dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. 12 Xem Điều 74 Luật tổ chức VKSND 2014
  • 11. * Khái niệm năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện Như đã đề cập tại khái niệm về năng lực thì năng lực bao gồm các yếu tố kiến thức; kỹ năng, kỹ xảo và thái độ. Nói đến năng lực, bao giờ người ta cũng nói đến năng lực thuộc về một hoạt động cụ thể nào đó. Năng lực chịu ảnh hưởng của bối cảnh công việc, đặc điểm nghề nghiệp nói chung. Có thể khẳng định rằng việc hình thành năng lực con người luôn gắn với hoạt động trực tiếp là lao động xã hội “chính lao động đã sáng tạo ra con người”. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người thì con người bắt buộc phải có những vận động và phát triển nhằm bộc lộc những năng lực của bản thân để hoàn thành công việc đã được giao nói chung. Các kiểm sát viên cũng vậy, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật phải tuân thủ các điều kiện nhằm thực hiện nghiêm túc trong quá trình làm việc. Tại các VKSND cấp huyện thì các KSV – công chức nói chung phải gắn liền với hoạt động thực thi công vụ trên thực tế. Bên cạnh tuân thủ các quy định về hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước, phục vụ nhân dân của ngành kiểm sát nhân dân đã quyd idnhj. Từ đây có thể đưa ra khái niệm năng lực công chức như sau: Năng lực của KSV cấp huyện được hiểu là sự là sự kết hợp đồng thời giữa kiến thức; kỹ năng, kỹ xảo; thái độ nghề nghiệp của Kiểm sát viên cấp huyện sử dụng trong thực thi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước, phục vụ nhân dân và ngành Kiểm sát nhân dân trong quá trình đổi mới hệ thống tư pháp trong thực tế.
  • 12. 1.1.2. Đặc điểm năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện Luật tổ chức VKSND 2014 quy định vài trò của Nhà nước trong việc thực hiện các quy định về tổ chức và đảm bảo biên chế cho ngành Kiểm sát nhân dân trong thực tế. Trong đó tại Điều 93 đã ghi nhận các quy định về biên chế của VKSND trong thực tế. Tuy nhiên, dựa vào khái niệm về năng lực Kiểm sát viên cấp huyện thì có thể đưa ra một số đặc điểm cụ thể sau: Thứ nhất, năng lực KSV cấp huyện là năng lực của Kiểm sát viên trong quá trình thực hiện các hoạt động chuyên môn và chức năng, nhiệm vụ được giao bắt buộc các KSV phải có kiến thức, kỹ năng và chuyên môn phù hợp với yêu cầu của KSV cấp huyện. Kiến thức này giúp công chức hiểu và kiểm soát được mục tiêu công việc để đạt được mục đích trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Thứ hai, hoạt động thể hiện năng lực của KSV tiến hành các nghiệp vụ theo quy trình, quy tắc nhất định mà pháp luật quy định. Vì vậy đòi hỏi cán bộ KSV cấp huyện phải có kỹ năng, kỹ xảo nghiệp vụ để vận dụng khéo, thành thạo kiến thức và kinh nghiệm thu được trên một lĩnh vực chuyên môn vào thực tế công vụ. Kỹ năng nghiệp vụ phản ánh tính chuyên nghiệp của công chức trong xu thế phát triển của nền hành chính hiện đại ngày nay. Thứ ba, hoạt động thể hiện năng lực của KSV gắn liền với quyền lực Nhà nước, mang tính thứ bậc và được nhà nước trả lương. Vì vậy yêu cầu đối với người công chức về thái độ làm việc phải hết lòng trong công việc, phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước, có đạo đức, tư cách tốt, đúng đắn trong thực thi công vụ. 1.1.3. Vai trò của năng lực kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
  • 13. - Như đã trình bày ở trên, năng lực KSV VKSND cấp huyện là hoạt động của của bản thân mỗi KSV thực hiện các hoạt động trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vu được giao. Do đó, hoạt động nâng cao năng lực KSV VKSND cấp huyện được coi là hoạt động vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác của ngành Kiểm sát nhân dân ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. - Nâng cao năng lực KSV VKSND cấp huyện là hoạt động nòng cốt xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên ngành kiểm sát nhân dân ở Việt Nam. Từ đó, tạo nền tảng chiến lược quan trọng đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành đã đề ra. -Nâng cao năng lực KSV VKSND cấp huyện của ngành KSND nhằm đảm bảo hoạt động của KSV cấp huyện góp phần quan trọng trong việc bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự về thực hành quyền công tố và KSHĐTP để bảo đảm quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tài sản của nhà nước. KSV VKSND cấp huyện có vị trí, vai trò rất quan trọng trong bộ máy Nhà nước. Không có hoạt động của KSV cấp huyện thì các hoạt động về THQCT&KSHĐTTP theo quy định không được tiến hành theo trình tự. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã hết sức chú trọng đến đội ngũ này. Vì vậy, đội ngũ KSV VKSND cấp huyện không chỉ được tăng cường về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác của ngành kiểm sát nhân dân. - Nâng cao năng lực KSV VKSND cấp huyện của ngành KSND là nhằm góp phần đánh giá về bộ máy nhà nước, tính nghiêm minh của pháp luật trong lĩnh vực thi đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật. KSV VKSND cấp huyện khi tiến hành hoạt động về THQCT&KSHĐTTP chỉ được làm những gì pháp luật cho phép và phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn do pháp luật quy định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
  • 14. Không ai, không cơ quan nào được can thiệp, tác động để buộc KSV VKSND cấp huyện làm trái pháp luật. Bên cạnh đó tùy từng tình huống cụ thể, KSV VKSND cấp huyện có thể lựa chọn phương án xử lý thích hợp để bảo đảm kết quả tốt nhất cho hoạt động thực hiện chức năng THQCT&KSHĐTP. 1.2. Hình thức, nội dung năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện 1.2.1. Hình thức thể hiện năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện Năng lực KSV VKSND cấp huyện là tổng hợp những phẩm chất chung của công chức được vận dụng vào giải quyết một hoạt động hay một công việc, một tình huống được giao trong phạm vi chuyên môn của cá nhân. Chẳng hạn như đối với KSV VKSND cấp huyện tập trung ở hai nhóm công việc chính đó là nhóm các hoạt động chức năng nhiệm vụ chính của ngành kiểm sát nhân dân. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình người KSV của VKSND cấp huyện về hình thức phải đạt được một số nội dung sau, cụ thể Một là về bằng cấp chuyên môn của kiểm sát viên nhân dân cấp huyện thì việc đầu tiên, người KSV phải được đào tạo tại các trường chính quy chuyên ngành về lĩnh vực luật, kiểm sát đẻ có kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp và những kỹ năng nghiệp vụ. Sau đó phải cần có một bằng cử nhân về Luật. Tham gia kỳ thi tuyển công nhân viên chức viện kiểm sát. Như vậy về hình thức bằng cấp chuyên môn thì KSV nói chung và KSV VKSND cấp huyện nói riêng phải được đào tạo cử nhân Luật. Hiện nay, đào tạo cử nhân Luật được đào tạo có hình thức cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ Luật...Đồng thời từ năm 2013 thì Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 614/QĐ-TTg ngày 24/4/2013 về việc thành lập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội trên cơ sở
  • 15. nâng cấp Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát. Đây là nơi đào tạo nguồn nhân lực cho ngành kiểm sát nhân dân trong cả nước. Hai là, kỹ năng của kiểm sát viên (thuyết trình ( đọc Cáo trạng…), Soạn thảo VB (Cáo trạng, kiến nghị…) Kỹ năng giao tiếp…). Khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động của KSV nói chung và KSV VKSND Cấp huyện nói riêng trong những năm trở lại đây thì VKSNDTC đã ban hành nhiều chuyên đề, các quy chế, quy tắc ứng xử, giao tiếp, kỹ năng của KSV khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao trong các hoạt động THQCT&KSHĐTP tại VKSND cấp huyện. Ngoài ra, đối với quy tắc ứng xử, giao tiếp thì được cụ thể hóa thông qua bộ “Quy tắc ứng xử của Cán bộ, Công chức, Viên chức ngành KSND” ban kèm quyết định số 296/2008/QĐ- VKSTC ngày 18-6-2008 của Viện trưởng VKSNDTC trong đó có dẫn chiếu các quy định chung đối với cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Quy chế văn hóa công cở tại các cơ quan hành chính nhà nước (ban kèm QĐ số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng chính phủ); Quy tắc ứng xử của KSV khi THQCT&KSHĐTP tại phiên tòa, phiên họp của TA ban kèm quyết định số 46/QĐ-VKSTC ngày 20 tháng 2 năm 2017. Đây chính là nền tảng quan trọng trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Đồng thời, có thể xem xét rằng văn hóa ứng xử, giao tiếp, các kỹ năng của KSV trong quá trình thực hiện phải đảm bảo các nguyên tắc của pháp luật nội dung và pháp luật hình thức. Từ đó, tạo nền tảng quan trọng cho quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao trong thực tế. Ba là, kinh nghiệm tác nghiệp, các hoạt động chuyên môn của kiểm sát viên được tiến hành nhằm đáp ứng với công tác tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là việc làm rất cần thiết. Vì vậy, công tác tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên được trở thành một trong những nhiệm vụ trọng
  • 16. tâm trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ trên, VKSNDTC đã ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong ngành Kiểm sát với nhiều nội dung và phương thức đào tạo, trong đó, tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị trong việc thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng tại đơn vị; nâng cao hiệu quả, mở rộng diện đối tượng được đào tạo và nội dung, lĩnh vực công tác cần đào tạo. Điển hình là tăng cường tổ chức các phiên tòa hình sự, dân sự để rút kinh nghiệm trực tiếp hoặc qua hệ thống truyền hình trực tuyến; tổ chức thi sát hạch kiến thức để chọn nguồn xét đề nghị bổ nhiệm chức danh Kiểm sát viên sơ cấp; phối hợp với Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội mở lớp đào tạo bồi dưỡng về kiến thức quản lý, chỉ đạo, điều hành cho lãnh đạo các đơn vị trực thuộc tại địa phương… Đặc biệt, VKSND tỉnh còn tổ chức kỳ thi kiểm tra kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, Kiểm sát viên hai cấp và đã đạt được kết quả khả quan. Bốn là, năng lực: Phụ thuộc trình độ chuyên môn + Tố chất (chỉ số thông minh; trí thông minh cảm xúc, trí thông minh xã hội, chỉ số đam mê, chỉ số vượt khó, trình độ biểu đạt ngôn ngữ của các KSV VKSND Cấp huyện Là toàn bộ những thông tin, những biểu tượng, kinh nghiệm về các đối tượng sự vật hiện tượng của hiện thực khách quan được con người lĩnh hội. Kiến thức là tiền đề hết sức quan trọng giúp con người nhận thức thế giới khách quan để tự cải tạo mình, cải tạo xã hội. Muốn có được nghề nghiệp chuyên môn giỏi con người phải tham gia học tập, đào tạo cả về văn hóa và chuyên môn với sự học hỏi kinh nghiệm không ngừng nâng cao tri thức toàn diện cho bản thân mới đáp ứng được chuyên môn mà mình đảm nhiệm. Công chức nói chung KSV VKSND cấp huyện nói riêng chỉ có thể nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của mình thông qua học tập, giao tiếp, học hỏi kinh nghiệm, coi việc học là nhiệm vụ suốt đời mới phát triển được năng lực hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn.
  • 17. Năm là, thái độ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của các KSV VKSND cấp huyện. Khi đề cập đến thái độ người ta muốn quan tâm đến sự hoàn thiện của nhân cách người KSV VKSND cấp huyện đến mức nào? Thái độ thiên về khả năng ứng xử, giao tiếp thể thiện bản lĩnh, tính văn hóa, tính nhân văn của người công chức trước hoàn cảnh, công việc, môi trường công tác. Kết quả của kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp được kiểm nghiệm thông qua thái độ hành vi đối nhân xử thế công việc trong cuộc sống hàng ngày nó mang nặng màu sắc chủ quan của người công chức. Thông qua việc giải quyết công việc hàng ngày, thông qua giao tiếp, ứng xử với mọi người trong các mối quan hệ hẹp và rộng ở từng phạm vi; người ta có thể đánh giá được năng lực chung của một cán bộ hay một công chức từ thực tế đó. Vì vậy để có một thái độ đúng đắn, mẫu mực mỗi công chức phải rèn luyện nâng cao toàn diện cả kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp, tình cảm nghề nghiệp đó chính là sự hòa quện gắn bó, đoàn kết cao trong tập thể giúp cho công việc đạt hiệu suất cao. 1.2.2. Nội dung năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện Điều 107 Hiến pháp năm 2013 quy định về chức năng của Viện kiểm sát là: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Viện kiểm sát kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở địa phương mình. Các Viện kiểm sát
  • 18. quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật13 . 1.2.2.1. Năng lực thực hành quyền công tố căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát 2014 quy định: Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.Trên cơ sở đó thì tại khoản 1 của Điều 6 – Luật tổ chức VKSND 2014 đã ghi rõ VKS thực hiện chức năng này bằng các công tác14 , tạo điều kiện cho việc thực hiện các VKSND trên thực tế. Theo quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2014 tại Điều 1415 đã quy định rõ nhiệm vụ của VKSND khi thực hành quyền công tố. Theo đó, 13 Quốc hội (2013), Hiến pháp, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 14 Điều 6. Các công tác của Viện kiểm sát nhân dân – luật TCVKSND 2014 15 Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 1. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. 2. Hủy bỏ các quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án trái pháp luật; phê chuẩn, hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can trái pháp luật. 3. Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. 4. Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, việc tạm giam và các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân. 5. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam, các biện pháp ngăn chặn và các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân theo quy định của luật. 6. Phê chuẩn, không phê chuẩn, hủy bỏ các quyết định tố tụng khác của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. 7. Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện việc điều tra để làm rõ tội phạm, người phạm tội; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can. 8. Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn các lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát nhân dân đã yêu cầu nhưng không được khắc phục. 9. Khởi tố hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm. 10. Quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam, chuyển vụ án, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
  • 19. VKSND có 14 nhiệm vụ trong hoạt động THQCT. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm: - Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội; - Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật. Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 3 Luật Tổ chức VKSND 2014. Trong hệ thống tư pháp, Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất được pháp luật trao thực hiện chức năng thực hành quyền công tố. Đây là một chức năng, nhiệm vụ hết sức quan trọng, khẳng định vị trí trọng yếu của Viện kiểm sát trong hệ thống các cơ quan tư pháp.Trong đó, năng lực KSV VSK cấp huyện thể hiện trên phương diện sau: Một là, năng lực giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố vụ án hình sự. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm được quy định tại Điều 159 BLTTHS, bao gồm các hoạt động, cụ thể: Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ và các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Quyết định gia hạn thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án hình sự; hủy bỏ quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm và hủy bỏ các quyết định tố 11. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành quyền công tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
  • 20. tụng khác trái pháp luật của cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Khi cần thiết đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm. Đặc biệt, VKS trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm khi có một trong những căn cứ quy định tại điểm c khoản 3 Điều 145 BLTTHS năm 2015 và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành quyền công tố theo quy định của BLTTHS, nhằm chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội. Đồng thời tuân thủ các quy định tại Quy chế THQCT&KS việc khởi tố, điều tra và truy tố ban kèm quyết định số 111 /QĐ-VKSTC ngày 17/4/2022 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong quá trình thực hiện thì trách nhiệm của KSV VKS cấp huyện là: phải nhận thức rõ khi đã thực hiện quyền công tố là đã gắn trách nhiệm của VKS trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Do đó, Kiểm sát viên phải nắm chắc kết quả kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm của Điều tra viên, trường hợp cần thiết yêu cầu Điều tra viên xác minh làm rõ các tố giác, tin báo đó để xác định có hay không có tội phạm và biện pháp xử lý; đồng thời, luôn gắn và đồng hành trách nhiệm của mình với CQĐT trong suốt quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Hai là, năng lực trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Quá trình giải quyết vụ án hình sự được tuân thủ theo quy định của BLTTHS, tại Quy chế THQCT&KS việc khởi tố, điều tra và truy tố ban kèm quyết định số 111 /QĐ-VKSTC ngày 17/4/2022 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Quy chế công tác Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự, ban hành kem theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao làm nền tảng cho quá trình áp dụng trong thực tế. Các KSV VKS cấp huyện cần nắm vững các văn bản pháp luật trong TTHS và văn bản hướng dẫn của ngành. Kết hợp với đó, thực hiện nghiêm túc các quy định trong xây dựng và hoàn thiện kỹ
  • 21. năng giao tiếp, ứng xử đối với cấp trên, các ngành Công an – Tòa án, các cơ quan liên quan ...được đặt trong mối quan hệ phối hợp và chế ước trong thực tế. 1.2.2.2. Năng lực kiểm sát hoạt động tư pháp Quá trình xây dựng và phát triển của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay, cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước luôn là yếu tố không thể thiếu được để các cơ quan Nhà nước hoạt động theo đúng các quy định của Hiến pháp và pháp luật. Trong hệ thống các cơ quan Nhà nước của nước ta, hệ thống các cơ quan tư pháp có vị trí và vai trò rất quan trọng. Hoạt động tư pháp ở nước ta được tiến hành bởi nhiều cơ quan, ở nhiều địa phương và liên quan tới quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Hoạt động tư pháp bao gồm: Việc phát hiện tội phạm, khởi tố, điều tra, thu thập chứng cứ trong các vụ án hình sự do Cơ quan điều tra thực hiện; hoạt động kiểm sát khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, kiểm sát điều tra, kiểm sát giam giữ, cải tạo, kiểm sát xét xử, kiểm sát thi hành án do VKS thực hiện. Hoạt động tư pháp thực chất là hoạt động do các cơ quan tư pháp thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật. Chính vì vậy, cơ chế giám sát hoạt động tư pháp là phương thức tổ chức và vận hành theo những nguyên tắc, những quy định của pháp luật và phương tiện pháp lý tác động và làm cho hoạt động của các cơ quan tư pháp theo đúng pháp luật, ngăn ngừa vi phạm, sự lạm dụng quyền hạn và các hành vi tiêu cực khác, nhằm nâng cao trách nhiệm pháp lý của các cơ quan tư pháp, đội ngũ cán bộ tư pháp, để pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Thực tế cho thấy, từ khi có Hiến pháp năm 1959 đến nay, Quốc hội không thể và không cần thiết phải tự mình trực tiếp giám sát toàn bộ hoạt động của các cơ quan thực hiện quyền lực Nhà nước. Quốc hội đã giao cho VKS thực hiện quyền giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trong phạm vi được Quốc hội giao cho. Việc Quốc hội giao cho VKS
  • 22. thực hiện quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội trước đây và quyền kiểm sát các hoạt động tư pháp hiện nay là xuất phát từ chỗ VKS do cơ quan lập pháp cao nhất của Nhà nước là Quốc hội lập ra, hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất và độc lập so với các cơ quan Nhà nước khác. VKS là cơ quan không nằm trong hệ thống các cơ quan hành pháp và cơ quan xét xử. Mặt khác, Quốc hội đã giao cho VKS thực hiện quyền giám sát việc tuân thủ pháp luật như nêu ở trên, còn xuất phát từ nhu cầu và sự đòi hỏi pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, đòi hỏi sự nhất trí về mục đích hành động trong nhân dân, giữa nhân dân và Nhà nước, giữa các ngành, các cơ quan Nhà nước với nhau. Trên cơ sở áp dụng trên thực tế thì chức năng này thể hiện trên phương diện sau: * Năng lực kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố vụ án hình sự; quá trình giải quyết vụ án hình sự. Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của KSV VKS cấp huyện phải kiểm sát ngay từ khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, truy tố và xét xử nhằm đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là mọi tội phạm xảy ra đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật KS tiến hành các hoạt động kiểm sát, trực tiếp giải quyết vụ án hình sự đảm bảo đúng quy định pháp luật. Đồng thời, KSV VKS cấp huyện phải kiểm sát chặt chẽ thời hạn và biện pháp giải quyết vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS 2015, các quy chế hướng dẫn về kiểm sát giải quyết vụ án hình sự về khởi tố, truy tố, xét xử. Đồng thời, tăng cường hoạt động về nghiên cứu quy định, phát hiện vi phạm và tăng cường kiến nghị, kháng nghị các cơ quan tư pháp để đảm bảo việc giải quyết vụ án hình sự đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. * Năng lực kiểm sát trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, kinh doanh, thương mại, lao
  • 23. động. Trong hoạt động giải quyết các vụ án dân sự nói chung thì năng lực kiểm sát viên VKS cấp huyện thể hiện trên phương diện kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức đầy đủ, kinh nghiệm tích lỹ tốt trong công tác này. Thể hiện ở khả năng nghiên cứu, lập hồ sơ vụ án, xác định không đúng mối quan hệ tranh chấp,tư cách chủ thể tham gia tố tụng,không bỏ sót người tham gia tố tụng hoặckiểm sát việc thu thậpchứng cứ và đánh giá chứng cứ đầy đủ…Từ đó, phát hiện được các vi phạm của Tòa án trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ; kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án chưa được chú trọng. Tăng cường vai trò của KSV trong kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự nói chung, tăng cường phát hiện được các vi phạm để thực hiện quyền yêu cầu, kháng nghị, kiến nghị. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc quy định của BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành, Quy định về hướng dẫn hoạt động của KSV khi tham gia phiên tòa dân sự sớ thẩm ban kèm QĐ số 458 ngày 04 tháng 10 năm 2019 của VKSTC, Quy định về quy trình, kỹ năng kiểm sát bản án, Quyết định giải quyết vụ án dân sự của TA ban kèm quyết định 399 ngày 06 tháng 9 năm 2019 của VKSTC; Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự ban kèm QĐ số 364 ngày 02 tháng 10 năm 2017 của VKSTC. Đồng thời, tiến hành xây dựng sổ tay kiểm sát viên làm nền tảng cho quá trình áp dụng trong thực tiễn. * Năng lực kiểm sát trong việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp. Tuân thủ nghiêm túc quy định của Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật khiếu nại, Luật tố cáo và văn bản hướng dẫn thi hành. Các quy chế của VKSNTC trong quá trình thực thi trong thực tế. Trong đó, nổi bật là các quy định về Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra QĐ giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ban kèm Quyết định số 546 ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao...Hình
  • 24. thành kỹ năng quan trọng cho KSV VKS cấp huyện thực hiện các quy định có liên quan đảm bảo cho quá trình áp dụng trong thực tế.
  • 25. 1.3. Các điều kiện bảo đảm năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện 1.3.1. Điều kiện bảo đảm về chính trị Quan điểm của lãnh đạo và năng lực KSV của VKSND cấp huyện nhằm đáp ứng với chiến lược Cải cách tư pháp theo nội dung của Nghị quyết số 49 - NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2022 chỉ rõ mục tiêu cải cách tư pháp đã được ban hành. Với việc xây dựng nhà nước: “pháp quyền xã hội chủ nghĩa” là tiền đề mạnh mẽ để đưa đất nước ta tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Do đó sự đầu tư cho nguồn lực này ở các mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, các năng lực KSV của VKSND cấp huyện(như chính sách về: nâng cao năng lực, kỹ năng kiểm sát viên cấp huyện trong quá trình thực hiện chức năng THQCT&KSHTĐT…) có tác động trực tiếp đến hoạt động nâng cao chất lượng của đội ngũ KSV của VKSND cấp huyện. Thực hiện tốt các chính sách này sẽ giúp VKSND cấp huyện nói riêng và hệ thống ngành KSND đủ mạnh về chất và lượng phục vụ mục tiêu, chiến lược của mình. Đồng thời, các mục tiêu, đường lối chính trị đối ngoại của Nhà nước trong mỗi thời kì nhất định. Về cơ bản, nền chính trị ở nước ta tương đối ổn định vững vàng, đường lối phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các mục tiêu kinh tế gắn với lợi ích của nhân dân. Sự gia nhập ASEAN, WTO,… đã tạo nên những cơ hội và thách thức để các Ngành KSND Việt Nam phát huy hết tiềm năng của mình trong quá trình hội nhập quốc tế, điều này đòi hỏi ngành kiểm sát nhân dân phải xây dựng và nâng cao năng lực KSV nói chung và KSV của VKSND cấp huyện nói riêng đủ mạnh, có chất lượng để hoàn thành những chức năng, nhiệm vụ được giao. Việc thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong công tác thi hành án dân sự nói chung đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như đảm bảo quyền và lợi ích
  • 26. hợp pháp của các chủ thể nói chung. Từ đó, khẳng định vai trò thực hiện các quy định của công tác thi hành các quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói chung. Để công tác này có hiệu quả thì yêu cầu xây dựng đội ngũ KSV của VKSND cấp huyện của ngành KSND đáp ứng với công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước trong tiến trình hội nhập. Từ đó, khẳng định đội ngũ KSV của VKSND cấp huyện một trong những yếu tố quan trọng và là một chính sách về phát triến cơ quan công tố và thực hiện hoạt động tư pháp trong Chính sách pháp luật về nâng cao năng lực và phát triển năng lực KSV cấp huyện đảm bảo được yêu cầu trong quá trình cải cách tư pháp ở Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển nói chung. 1.3.2. Điều kiện bảo đảm về pháp lý Các chính sách của nhà nước đưa ra có ảnh hưởng trực tiếp đến nâng cao năng lực KSV của VKSND cấp huyện của Ngành KSND đã được quy định rõ trong các văn bản pháp luật. Hệ thống pháp luật về phát triển năng lực KSV của VKSND cấp huyện của Ngành KSND cần đảm bảo quy định rõ ràng, chi tiết và có hướng dẫn cụ thể về phương thức, trình tự, thủ tục, đảm bảo thực hiện bằng các công cụ như thế nào…Ngoài ra, hệ thống văn bản cần mang tính chất dự báo, các quy định mang tính chất điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh rộng..; Đối với vấn đề nâng cao năng KSV của VKSND cấp huyện nói riêng ở nước ta hiện nay đã và đang trở thành vấn đề nhận được nhiều quan tâm của các cơ quan NN có thẩm quyền và toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước cũng như điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã hội phát sinh thì pháp luật ngày càng được sửa đổi, bổ sung một cách hoàn thiện hơn, trong đó có nội dung về đề phát triển năng lực KSV của VKSND cấp huyện của Ngành KSND trong thời kỳ mới.
  • 27. Ở nước ta hiện nay, tại Hiến pháp 2013 – luật cơ bản của nhà nước có giá trị pháp lý cao nhất là cơ sở pháp lý cơ bản cho văn bản luật và dưới luật triển khai chi tiết quy định về vấn đề này. Cùng với Hiến pháp, các văn bản luật cũng quy định theo hướng ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn về nội dung nâng cao năng lực KSV của VKSND cấp huyện ở nước ta, đáp ứng với yêu cầu chính trị, quá trình xây dựng kinh tế - xã hội ở nước ta trong tình hình mới. Luật tổ chức VKSND 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành được quy định làm nền tảng cơ bản và tạo ra cơ chế xử lý tương đối hoàn thiện đối với chức năng, nhiệm vụ của phát triển năng lực KSV của VKSND cấp huyện. Thông qua các quy định trên đã thể hiện rõ nét sự tiến bộ của Nhà nước ta trong việc quan tâm đến vấn đề nâng cao năng lực KSV của VKSND cấp huyện của Ngành KSND ở nước ta hiện nay. Văn bản pháp lý này đã quy định nhiều nội dung phù hợp tạo điều kiện tối đa để cho việc nâng cao năng lực KSV của VKSND cấp huyện của Ngành KSND ở nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, một số văn bản có liên quan được áp dụng có thể kể đến như sau: - Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính Phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức - Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức - Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức - Kế hoạch số 134/KH-VKSTC ngày 27/11/2018 của VKSND tối cao về việc nghiên cứu, xây dựng Đề án tăng cường năng lực KSV VKSND trong hoạt động điều tra
  • 28. - Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Như vậy, có thể thấy pháp luật quy định khá thống nhất và xuyên suốt về vấn đề nâng cao năng lực KSV của VKSND cấp huyện của Ngành KSND. Điều này tạo điều kiện để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của các chủ thể ở nước ta hiện nay; thể hiện rõ nét sự quan tâm thường xuyên của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề này. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khi yêu cầu đổi mới và phát triển hệ thống tư pháp đáp ứng với yêu cầu của công cuộc cải cách đất nước hiện nay. Đồng thời, cùng với hoạt động ban hành các văn bản hướng dẫn nêu trên đã giúp cho quá trình áp dụng những quy định của pháp luật về nâng cao năng lực KSV của VKSND cấp huyện ở nước ta được thực hiện một cách hoàn thiện hơn. Từ đó, hình thành nền tảng pháp lý cơ bản trong việc thực thi nâng cao năng lực KSV của VKSND cấp huyện trong ngành Kiểm sát nhân dân, đảm bảo hành lang pháp lý và các điều kiện đảm bảo cho tiến trình phát triển đất nước ta hiện nay và trong tương lai. 1.3.3. Điều kiện bảo đảm về tổ chức bộ máy; hoạt động quản lý, điều hành Trong quá trình nâng cao năng lực KSV của VKSND cấp huyện cũng góp phần quan trọng không thể tách rời trong hoạt động nói trên. Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý nhà nước về pháp luật thi hành án dân sự hiện nay ở nước ta luôn được quan tâm và trở thành một trong những điều kiện then chốt của hoạt động thi hành pháp luật về thi hành án dân sự ở nước ta trong giai đoạn mới Trong nền tư pháp hiện nay thì vai trò của các KSV tại VKSND cấp huyện đóng vai trò quan trọng. Thông qua việc thực hiện chức năng,
  • 29. nhiệm vụ của Luật định là THQCT&KSHĐTP đảm bảo cho điều kiện làm việc, trình độ năng lực của các cán bộ, công chức, cơ sở vật chất là những yếu tố căn bản cho việc nâng cao năng lực KSV của VKSND cấp huyện. Quá trình làm việc tốt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cán bộ, công chức cũng như quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động tại VKSND cấp huyện, đơn vị trong lĩnh vực này nói riêng và thi hành pháp luật nói chung. Thực tế cho thấy không ít cơ quan, đơn vị làm việc, năng lực trình độ của các cán bộ, công chức chưa tốt dẫn đến những hậu quả có thể nhìn thấy được như: Chất lượng, hiệu quả làm việc kém; mất đoàn kết; thậm chí cán bộ, công chức có trình độ, năng lực xin thôi việc hoặc chuyển công tác… Để xây dựng một thi hành án dân sự làm việc tốt, mỗi cơ quan cơ quan, đơn vị, nhất là đối với người phụ trách phải xác định đây là nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu song song với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trên từng lĩnh vực nói chung và trong vấn đề đào tạo và phát triển năng lực cho đội ngũ KSV VKSND cấp huyện nói riêng. Việc bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất như phòng làm việc, bàn, ghế, điện thoại, máy vi tính… và các máy móc kỷ thuật hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Tùy theo điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị để trang bị cho cán bộ, công chức nhưng phải đảm bảo các yếu tố của một cơ quan, công sở. Ngoài ra, cần thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn của mỗi chức danh, ngạch, bậc cán bộ, công chức và yêu cầu nhằm phục vụ cho quá trình thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước cũng như nâng cao năng lực KSV của VKSND cấp huyện. Quá trình xây dựng làm việc cũng như nâng cao chất lượng trình độ cho các cán bộ, công chức làm công tác trong lĩnh vực này là một trong những nội dung, nhiệm vụ hàng đầu mà cơ quan hay đơn vị phải quan tâm thực hiện, đáp ứng với yêu cầu công việc, nhiệm vụ đã được đề ra.
  • 30. 1.3.4. Điều kiện bảo đảm về vật chất, kỹ thuật Điều kiện về tài chính, vật chất, kỹ thuật nói riêng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động nâng cao năng lực KSV của VKSND cấp huyện ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Việc bồi dưỡng cán bộ, những quyền lợi và nghĩa vụ để từ đó phát triển năng lực KSV của VKSND cấp huyện là yếu tố then chốt đảm bảo quyền và lợi ích cho các KSV VKS cấp huyện. Các yếu tố về tài chính, kinh phí đào tạo, bồi dưỡngcó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến công tác đào tạo KSV VKS cấp huyện trong thực tế. Chúng có thể tạo ra các cơ hội, cũng có thể gây ra trở ngại, thậm chí là rủi do cho những cơ sở đào tạo. Các chính sách ưu tiên động viên, khuyến khích sẽ thúc đẩy hoạt động đào tạo bồi dưỡng và cũng thúc đẩy cán bộ tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực công tác. Trong bất kỳ VKS cấp huyện thì con người cũng luôn là yếu tố đóng vai trò tiên quyết. Tuy nhiên, tuyển dụng và giữ lại những người tài giỏi có khả năng vận dụng kiến thức là một điều ngày càng khó. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và các chế độ ưu đãi cũng như nguồn ngân sách cho hoạt động đào tạo nói chung. Hiện nay, điều kiện để nâng cao năng lực KSV của VKSND cấp huyện cần thiết một nguồn đào tạo có chất lượng và có khả năng kéo dài để từ đó xây dựng và hoàn thiện đội ngũ này trong thực tế. Qua đó, phát huy hết được sức mạnh của ngành kiểm sát nhân dân, và đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả hoạt động của các Năng lực KSV của VKSND cấp huyện trong thực tiễn ở nước ta hiện nay.
  • 31. Chương 2 THỰC TIỄN NĂNG LỰC KIỂM SÁT VIÊN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 2.1. Đặc điểm và cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành phố Hà Nội 2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá và khoa học kĩ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước. Hà Nội hiện nay có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam - Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang- Bắc Ninh- Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình- Phú Thọ ở phía Tây16 . Thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) và Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ-QH12, ngày 29 tháng 05 năm 2008 và Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2008, toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội sau hợp nhất, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô bao gồm: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình. Thủ đô Hà Nội sau khi được mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha, lớn gấp hơn 3 lần trước đây và đứng vào tốp 17 Thủ đô trên thế giới có diện tích rộng nhất; dân số tăng hơn gấp rưỡi, hơn 6,2 triệu 16 https://hanoi.gov.vn/diachihanoi/-/hn/RtLibd2X8kEn/1001/124742/gioi-thieu-tong-quan-va-khai-quat- ve-ia-li-thanh-pho-ha-noi.html;jsessionid=S9uVF0ChayV75KH9pVfKqRbe.app2
  • 32. người, hiện nay là hơn 7 triệu người; gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, 577 xã, phường, thị trấn17 . Hình 2.1. Bản đồ thành phố Hà Nội Theo số liệu thống kê của thành phố Hà Nội, tổng sản phẩm (GRDP) năm 2019 của thành phố ước tăng 7,62%, đạt kế hoạch đề ra và cao nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 264,7 nghìn tỷ đồng, đạt 100,6%. Môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Vốn đầu tư phát triển ước tăng 12,9% (kế hoạch từ 10,5 – 11%), đặc biệt thu 17 https://hanoi.gov.vn/diachihanoi/-/hn/RtLibd2X8kEn/1001/124742/gioi-thieu-tong-quan-va-khai-quat- ve-ia-li-thanh-pho-ha-noi.html;jsessionid=S9uVF0ChayV75KH9pVfKqRbe.app2
  • 33. hút đầu tư nước ngoài đạt 8,05 tỷ USD – cao nhất sau hơn 30 năm đổi mới, hội nhập, là năm thứ 2 liên tiếp dẫn đầu cả nước. Khách du lịch đến Hà Nội đạt 28,945 triệu lượt khách (tăng 10,1%), trong đó, khách du lịch quốc tế đạt 7,025 triệu lượt (tăng 17%), khách du lịch nội địa đạt 21,92 triệu lượt (tăng 8%). Tổng thu từ khách du lịch đạt 103,812 nghìn tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2018. Tình hình an ninh - chính trị trên địa bàn toàn thành phố trong những năm qua được đảm bảo khá tốt. Mặc dù là một thành phố đông dân số nhưng hằng năm tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vẫn được các cơ quan hữu quan đảm bảo. Chính vì điều này đã góp phần đảm bảo cho diện mạo của toàn thành phố được khởi sắc, đồng thời cũng góp phần vào sự thay đổi của cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế - quốc tế hiện nay. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy, thể chế pháp lý, chế độ chính sách, cơ sở vật chất của VKSND cấp huyện Căn cứ vào Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 tại Điều 48 quy định là căn cứ pháp lý quan trọng để hình thành cơ cấu tổ chức của VKSND cấp huyện tại thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Viện kiểm sát nhân dân các cấp được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất trong ngành, không lệ thuộc vào bất cứ cơ quan nào ở địa phương. Theo đó, Viện kiểm sát do Viện trưởng lãnh đạo, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên; Về cơ cấu tổ chức, Viện kiểm sát cấp huyện Hiện nay, tại VKSND các cấp được tổ chức theo sơ đồ như sau:
  • 34. Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức VKSND cấp huỵen theo quy định của Luật TCVKSND 2014 Theo đó, công tác hoàn thiện thể chế được quan tâm, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ngành kiểm sát nhân dân cơ bản được hoàn thiện, trong đó, đáng chú ý là Luật tổ chức VKSND 2014 ra đời với nhiều nội dung theo hướng phục vụ tốt cho hoạt động về cơ cấu VKSND cấp huyện nói chung. Đồng thời, với việc ngành KSND và hoàn thiện như vậy đã tao điều kiện hơn cho KSV trong thực hiện chức năng về hoạt động về nâng cao năng lực cho KSV VKS cấp huyện. Đảm bảo công tác cải cách ngành kiểm sát nhân dân nói chung và VKS cấp huyện nói riêng bộ máy hành chính có chuyển biến tích cực, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu ngành kiểm sát nhân dân và VKS cấp huyện nói riêng đã được phân định tương đối rõ ràng; công tác cải cách thủ tục hành chính được thực hiện nghiêm túc. Kết quả đạt được tạo ra bước chuyển cơ bản, góp phần thay đổi hình ảnh và nâng cao năng lực KSV VKS cấp huyện. Nhằm đạt được mục tiêu nâng cao năng lực KSV VKS cấp huyện tại VKS cấp huyện nói chung, góp phần thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đã Viện trưởng - chỉ đạo chung PHÓ VIỆN TRƯỞNG Phụ trách các khối Các bộ phận Các bộ phận PHÓ VIỆN TRƯỞNG Phụ trách các khối Các bộ phận Các bộ phận Khối văn phòng
  • 35. được Đảng và nhà nước giao phó là mục tiêu quan trọng trong hoạt động của hệ thống các VKS cấp huyện ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ KSV VKS cấp huyện được thực hiện theo nhiều giai đoạn, chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành và các VKS cấp huyện trong việc lựa chọn và tuyển dụng và bồi dưỡng hệ thống KSV sơ cấp qua từng giai đoạn thông qua đề án cụ thể. Trên thực tế, đề án trong công tác đào tạo, bồi dường công chức, viên chức hệ thống VKSND giai đoạn 2017 – 2021 đã và đang được thực hiện nghiêm tức để đáp ứng với yêu cầu của Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2022 , yêu cầu cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay. Đồng thời, thông qua việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ KSV cấp huyện trong thực hiện việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có hoạt động nghề nghiệp mang tính đặc thù của ngành kiểm sát nhân dân nhằm đáp ứng với yêu cầu cấp bách từ thực tiễn công tác của ngành kiểm sát nhân dân. Đồng thời, thông qua hoạt động này sẽ góp phần khắc phục hạn chế, vướng mắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức Hệ thống các VKS cấp huyện nói chung ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thông qua việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực là KSV cấp huyện đã được quán triệt trong ngành từ Trung ương xuống địa phương và bước đầu đã có nhiều chuyển biến. Thông qua việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đã chỉ rõ đường lối trong công tác phát triển nguồn nhân lực cho ngành VKSND nói chung và đáp ứng với yêu cầu của công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ KSV VKS cấp huyện được thực hiện một cách nghiêm túc và cụ thể. Bên cạnh đó, ngăn chặn có hiệu quả những tư tưởng về tự diễn biến, tự chuyển hóa trong một số bộ phận công chức ở nước ta hiện nay. Tạo điều kiện hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Nâng
  • 36. cao nhận thức về xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ KSV VKS cấp huyện. 2.1.3. Tình hình kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành phố Hà Nội hiện nay. Hiện báo cáo tổng kết 06 thán đầu năm 2022 và hoạt động thống kê báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ, công chức tính đến tháng 06 năm 2022 thì trong các công chức nói chung và KSV VKSND cấp huyện đạt trình độ văn hóa có tỷ lệ tốt nghiệp THPT cao chiếm 100%. Về trình độ chuyên môn 100% KSV VKS cấp huyện tốt nghiệp Đại học và được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn. Ngoài chuyên môn nghiệp vụ số công chức hiện có đều được bồi dưỡng phổ cập về tin học từng bước đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Bên cạnh các KSV VKS cấp huyện có trình độ đại học, sau đại học về chuyên ngành luật. Việc này đồng nghĩa với KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội đang làm việc đúng với chuyên ngành đào tạo của mình. Yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả thực thi công vụ. Về trình độ lý luận chính trị đến nay đã có 40,6% KSV VKS cấp huyện được bồi dưỡng lý luận chính trị ở cả trình độ trung cấp và sơ cấp. Về bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước số KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội đã được bồi dưỡng.
  • 37. Bảng 2.1. Số lượng KSV cấp huyện của VKS cấp huyện đã được tuyển dụng qua các năm tại VSKND cấp huyện của thành phố Hà Nội Năm Số lượng biên chế tuyển dụng 2016 125 2017 138 2018 172 2019 115 (Nguồn: VKSNDTC) Được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.3. Số lượng KSV cấp huyện của VKS cấp huyện đã được tuyển dụng qua các năm tại VSKND cấp huyện của thành phố Hà Nội 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 2016 2017 2018 2019 Số lượng tuyển dụng cán bộ, công chức
  • 38. Thông qua biểu đồ ta nhận thấy số lượng KSV cấp huyện của thành phố Hà Nội đã tuyển dụng qua các năm có sự biến động. Trong mấy năm hiện nay thì hoạt động tuyển dụng đã và đang có xu hướng giảm trong giai đoạn từ 2016 -2019. Cụ thể: Năm 2016 thì số biên chế là 125 người, năm 2017 số lượng tuyển dụng là 138 số người, năm 2018 số người là 173 người và năm 2019 là 115. Từ đó đã tăng cường hoạt động đào tạo, nâng cao kỹ của KSV cấp huyện, từ đó, đảm bảo chất lượng của số biên chế đã tuyển dụng qua các năm. Hằng năm, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế được giao, VKS cấp huyện thông báo thi tuyển công chức trên website của ngành tại địa chỉ của VKSNDTC. Thông qua hoạt động đó đã lựa chọn những cán bộ hợp đồng lao động có đủ điều kiện tham gia dự thi công chức theo yêu cầu của vị trí dự tuyển. Sau khi có kết quả thi tuyển công chức do VKSNDTC thông báo, ngành đã thành lập hội đồng xét tuyển công chức để xem xét, lựa chọn tuyển dụng vào ngạchcông chức những cán bộ có đủ trình độ năng lực, bố trí vào các vị trí làm việc phù hợp, đúng trình độ chuyên môn được đào tạo để phát huy tốt năng lực, sở trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Việc tuyển dụng công chức cơ bản thực hiện đảm bảo đúng theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức nên đảm bảo công khai dân chủ; do thực hiện tốt việc công khai, đảm bảo đúng nguyên tắc ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến nay không có trường hợp nào khiếu kiện về công tác tuyển dụng công chức. Trong giai đoạn hiện nay thì các quy định pháp luật và thực thi các quy định pháp luật ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan tư pháp . Tính chất đầy đủ và đúng đắn của các quy định pháp luật và thực thi nó sẽ tạo điều kiện cho hoạt động về vấn đề này
  • 39. tại các cơ quan tư pháp nói chung và VKS cấp huyện nói riêng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Việc VKS cấp huyện yêu cầu một số chỉ tiêu trong việc tuyển dụng Cán bộ làm công tác nghiệp vụ và tăng cường hoạt động đào tạo đối với đội ngũ này là điều hoàn toàn cần thiết. Từ đó, xây dựng một đội ngũ lao động tác động đến hoạt động của các cơ quan thông qua các yếu tác động về vấn đề này là điều hoàn toàn cần thiết. Đây được hiểu là một trong những yếu tố then chốt đối với việc thành công trong hoạt động cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Hệ thống VKS cấp huyện được VKS cấp huyện theo hệ thống ngành dọc thống nhất từ Trung ương đến địa phương, ở Trung ương có VKSNDTC, ở cấp tỉnh có VKSND cấp tỉnh (63 tỉnh thành), VKSNC Cấp cao và ở cấp huyện có VKSND cấp huyện. Tại VKSND thành phố Hà Nội thì số lượng KSV cấp huyện bao gồm: Bảng 2.2. Số lượng kiểm sát viên cấp huyện tại thành phố Hà Nội STT 2016 2017 2018 2019 Tổng số KSV cấp huyện 476 482 497 515 Kiểm sát viên trung cấp 60 60 60 60 Kiểm sát viên sơ cấp 416 422 437 455 Được thể hiện qua biểu đồ sau
  • 40. Biểu đồ 2.4. Số lượng KSV cấp huyện của VKS cấp huyện tại thành phố Hà Nội Năm 2015 số đội ngũ KSV VKSND cấp huyện có chiều hướng gia tăng qua các năng. Trong đó, đội ngũ KSVSC được tiến hành đảm bảo xây dựng và kiện toàn nhằm đáp ứng với yêu cầu xây dựng và phát triển về năng lực và hoàn phù hợp với chiến lược xây dựng và phát triển hệ thống cơ quan 0 100 200 300 400 500 600 2016 2017 2018 2019 Tổng số KSV Kiểm sát viên trung cấp Kiểm sát viên sơ cấp 2800 2850 2900 2950 3000 3050 3100 3150 3200 2015 2016 2017 2018
  • 41. nhà nước đã được thông qua. Thông qua sự phát triển của chấp hành viên đã gia tăng lực lượng KSV trên thực tế. Thông qua sự phát triển đó sẽ phát huy được tối ưu năng lực của lực lượng KSV trẻ trong thực tế. Giai đoạn năm 2015 -2018, công tác đào tạo KSV cấp huyện của VKS cấp huyện tại thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đã có nhiều đổi mới: luôn quan tâm đến KSV cấp quận, huyện của thành phố Hà Nội để bổ sung vào quy hoạch và có kế hoạch bồi dưỡng; quy hoạch, đào tạo. Xuất phát từ thực tiễn nhiệm vụ ngày một đòi hỏi chất lượng KSV cấp huyện của VKS cấp huyện phải được nâng cao kể cả trình độ chuyên môn, lý luận chính trị cũng như trình độ quản lý nhà nước, từ năm 2016 đến 2019 số lượng KSV cấp huyện của VKS cấp huyện tại thành phố Hà Nội được đi đào tạo bồi dưỡng ngày một nhiều. Đồng thời VKSND thành phố Hà Nội đã có sự phối hợp với VKSNDTC, trường đại học Kiểm sát Hà Nội mở các lớp đ Giai đoạn năm 2015 -2018, công tác đào tạo, bồi dưỡng CHVSC có nhiều đổi mới: luôn quan tâm đến cán bộ trẻ, cán bộ nữ để bổ sung vào quy hoạch và có kế hoạch bồi dưỡng; quy hoạch, đào tạo. Xuất phát từ thực tiễn nhiệm vụ ngày một đòi hỏi chất lượng cán bộ, công chức viên chức phải được nâng cao kể cả trình độ chuyên môn, lý luận chính trị cũng như trình độ quản lý nhà nước, từ năm 2015 đến 2018 số lượng cán bộ, công chức được đi đào tạo bồi dưỡng ngày một nhiều: số lượng công chức được cử đi học Thạc sỹ; bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên viên và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ luôn được chú trọng và phát triển. Trong giai đoạn 2015 - 2018 VKS cấp huyện các cấp rất coi trọng công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ KSV cấp huyện từng bước đã trang bị kiến thức về hệ thống pháp luật về các kỹ năng quản lý và các kiến thức, kỹ năng hỗ trợ khác nhằm hỗ trợ công tác quản lý. Góp phần xây dựng đội ngũ CHVSC có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt, thành thạo, chuyên sâu, chuyên nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu cải
  • 42. cách hệ thống theo hướng hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế. Việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với công chức cơ bản căn cứ vào tiêu chuẩn của ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn nghiệp vụ từng chức năng quản lý; căn cứ quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của VKS cấp huyện. Đề cao vai trò tự học của công chức; cơ quan khuyến khích và tạo điều kiện cho công chức tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Từ năm 2017, việc đánh giá công tác KSV cấp huyện của VKS cấp huyện được VKS cấp huyện được triển khai và kiểm tra, giám sát của VKS cấp huyện trên địa bàn rất khá hào hứng với chương trình; các kiến thức người KSV cấp huyện của VKS cấp huyện thu lượm được từ khóa học rất bổ ích. Để công tác đào tạo nghiệp vụ KSV cấp huyện của VKS cấp huyện của VKS cấp huyện VKS cấp huyện thực hiện chi trả chế độ đúng người, đúng chính sách, đảm bảo tính ưu việt của chương trình.VKS cấp huyện đã gắn chặt việc rà soát, xác định những mục tiêu quan trọng của hoạt động đào tạo, nâng cao tay nghề và đảm bảo chất lượng của các KSV cấp huyện trong VKS cấp huyện trong giai đoạn hiện nay. VKS cấp huyện thực hiện chi trả tiền lương cho KSV cấp huyện của VKS cấp huyện hàng tháng, theo tháng. Không để tình trạng nợ lương xảy ra. Việc tham gia các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho KSV cấp huyện, thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà Nước. VKS cấp huyện chưa từng xảy ra tình trạng chậm đóng bảo hiểm. Thu nhập bình quân của KSV cấp huyện của VKS cấp huyện được khởi điểm từ: 6.000.000 đồng/người/tháng (số KSV cấp huyện của VKS cấp huyện thực tế sử dụng bình quân) Trong giai đoạn 2015 - 2018 VKS cấp huyện rất coi trọng công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ KSV cấp huyện từng bước đã trang bị kiến
  • 43. thức về hệ thống các kỹ năng quản lý và các kiến thức, kỹ năng hỗ trợ khác nhằm hỗ trợ công tác áp dụng quy định của Luật VKSND trong thực tiễn. Góp phần nâng cao năng lực KSV VKS cấp huyện có phẩm chất và kỹ năng thành thạo, chuyên sâu, chuyên nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu cải cách hệ thống theo hướng hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế. Việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với KSV cấp huyện cơ bản căn cứ vào tiêu chuẩn của VKS cấp huyện. Trong những năm qua, VKS cấp huyện đã coi trọng công tác sử dụng và đánh giá cán bộ, công chức. Việc sử dụng KSV cấp huyện của VKS cấp huyện thực hiện theo phương châm “vì việc để xếp người”, bố trí cán bộ, công chức một cách hợp lý trên cơ sở trình độ đào tạo, năng lực sở trường, cơ cấu độ tuổi để bố trí công tác có hiệu quả đồng thời tạo cơ hội thăng tiến cho KSV cấp huyện của VKS cấp huyện có độ tuổi trẻ để cống hiến và trưởng thành và có chất lượng. Về trình độ lý luận chính trị vẫn còn gần 60% công chức chưa được đào tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu tại điểm e, Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP “Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo chương trình đối với chức danh công chức cấp xã…” Đây là mảng kiến thức rất quan trọng đối với người công chức, nhất là trong bối cảnh xã hội ngày càng diễn biến phức tạp, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh, đòi hỏi người cán bộ công chức nói chung và KSV VKS cấp huyện nói riêng phải luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng. Do vậy vấn đề này cần được các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa. Về trình độ quản lý Nhà nước đã đạt 100% công chức được bồi dưỡng. Điều này đã tạo nền tảng cơ bản cho quá trình thực thi nhiệm vụ của KSV VKS cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • 44. - Cơ cấu theo độ tuổi : Nghiên cứu cơ cấu đội ngũ KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội theo độ tuổi, luận văn phân chia thành 03 nhóm cụ thể như sau: + Nhóm 1: KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội có độ tuổi dưới 35 là những KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội trẻ, mới vào ngành được đào tạo bài bản, nhiệt tình, sôi nổi và tâm huyết với nghề. Nhưng có ít kinh nghiệm trong công việc, trình độ chuyên môn chưa sâu, kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế cần phải có thời gian để đào tạo bồi dưỡng để nâng cao khả năng làm việc. + Nhóm 2: KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội có độ tuổi từ 35 tuổi đến 50 tuổi. Đây là những KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội có năng lực tốt nhất, vừa có kinh nghiệm làm việc sau một thời gian công tác trong ngành, khả năng giao tiếp ứng xử cũng khéo léo, nhạy bén hơn các KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội trẻ, vừa có sức khỏe, tinh thần tốt hơn các KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội lớn tuổi nên hiệu quả làm việc cũng cao hơn. + Nhóm 3: KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội trên tuổi 50 tuổi. Đây là những KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm trong xử lý công việc nhất trong 3 nhóm và am hiểu chuyên môn nghiệp. Tuy nhiên họ lại có sức khoẻ kém hơn, khả năng thích ứng với thay đổi, tiếp thu cái mới, ứng dụng công nghệ thông tin lại chậm hơn nhóm trên. Mặt khác do sắp nghỉ hưu nên một số KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội trong độ tuổi này không còn ý chí cầu tiến trong công việc dẫn đến không có ý thức học hỏi, trau dồi kiến thức, hoàn thiện bản thân nên một phận KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội trong nhóm này có năng lực, trình độ còn hạn chế, khả năng xử lý công việc chưa được tốt.
  • 45. Bảng 2.3. Cơ cấu KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2019 phân theo độ tuổi Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Tổng số 467 100 482 100 497 100 515 100 Dưới 35 168 36% 164 34% 149 30% 159 31% Từ 35 đến 50 144 31% 173 36% 203 41% 201 39% Trên 50 tuổi 155 34% 145 30% 145 30% 155 31% Nguồn: VKSND thành phố Hà Nội Qua bảng 2.3 ta thấy KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội kiểm sát khá trẻ, tuổi dưới 35 chiếm từ 30% đến 39%. Do trong những năm gần đây, định kỳ 01 năm một lần, ngành kiểm sát sẽ tổ chức thi tuyển toàn quốc và phần lớn KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội trúng tuyển là những KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội trẻ. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội trong tương lai là rất lớn. Tuy nhiên, hiện tại còn có những hạn chế nhất định về thâm niên công tác và kinh nghiệm nghề nghiệp; nhất là đối với các vị trí
  • 46. công tác đòi hỏi kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu như: các KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội làm công tác kiểm tra, KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội ở bộ phận hỗ trợ, trả lời vướng mắc cho NNT. Điều này đòi hỏi VKSND thành phố Hà Nội phải có sự bố trí, sắp xếp KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là tăng cường giao lưu trao đổi kinh nghiệm thực tế giữa các VKSND các cấp trong . Qua khảo sát ta cũng thấy số lượng KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội trong độ tuổi từ 35 đến 50 chiếm khoảng 30%. Đây là lực lượng cán bộ có đủ kinh nghiệm, kiến thức để đảm đương nhiều nhiệm vụ quan trọng của cơ quan và hướng dẫn giúp đỡ các KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội trẻ mới vào ngành trong công việc. Có nhiều KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội trong độ tuổi này đã khẳng định được năng lực, trình độ của mình được VKSND thành phố Hà Nội đưa vào nguồn quy hoạch bổ sung lực lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Nhóm các KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội trên 50 tuổi chiếm tỉ trọng khoảng một phần ba trên tổng số KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội của VKSND thành phố Hà Nội kiểm sát. Sau nhiều năm công tác trong ngành, họ đã tích lũy được rất nhiều kiến thức về chuyên môn, cũng như các kiến thực liên quan đến công tác quản lý trong công tác THQCT&KSHĐTP…. Vì vậy trong những năm tới yêu cầu số lượng cán bộ sẽ rất lớn. Hàng năm VKSND thành phố Hà Nội đều có văn bản báo cáo VKSNDTC đề xuất xin bổ sung thêm KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội trong các năm tới. Đồng thời tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân phiên luân chuyển cán bộ để đảm bảo tính kế thừa, tạo điều kiện cho các KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội đặc biệt là các KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội trẻ có thời gian tiếp xúc, học hỏi kinh
  • 47. nghiệm. Mặt khác phát hiện các KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội có năng lực để phân công, sắp xếp công việc một cách hợp lý. Như vậy cơ cấu KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội theo độ tuổi khá là đồng đều đây là một thuận lợi để các nhóm KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội có thể học hỏi, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, vừa có thể nâng cao năng lực, trình độ của bản thân, vừa đảm bảo VKSND thành phố Hà Nội hoàn thành mục tiêu trong quản lý kiểm sát. Tuy nhiên tỉ lệ KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội trên 50 tuổi và sắp nghỉ hưu chiếm tỉ trọng lớn gây sức ép phải đào tạo một lực lượng KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội kế cận trong thời gian tới. * Cơ cấu theo giới tính Tình hình cụ thể cơ cấu KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội theo giới tính trong giai đoạn 2014-2018 được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.4. Cơ cấu KSV VKS cấp huyện của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2019 phân theo giới tính Đơn vị: người Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Tổng số 476 100 483 100 497 100 515 100 Nam 267 56% 290 60% 303 61% 309 60%