SlideShare a Scribd company logo
1 of 122
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
ĐOÀN SỸ SƠN
NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Huế, Năm 2018
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
ĐOÀN SỸ SƠN
NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành : Địa Lý Học
Mã số: 8310501
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN TƢỞNG
Huế, Năm 2018
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Đoàn Sỹ Sơn
iii
LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Tưởng, người đã trực tiếp
hướng dẫn về khoa học và giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và thực
hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa; quý thầy, cô giáo khoa Địa lý
trường Đại học Sư pham - Đại học Huế; quý thầy, cô giáo thỉnh giảng đã nhiệt tình
giảng dạy, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập tại trường và luôn tạo điều kiện
thuận lợi để giúp tác giả hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, ban ngành tỉnh
Quảng Ngãi: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Phòng văn hóa thông tin các huyện
miền núi; Cục thống kê; các đơn vị lữ hành đóng trên địa bàn tỉnh.
Xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện
luận văn.
Thừa Thiên Huế, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Đoàn Sỹ Sơn
1
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ...................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................iii
MỤC LỤC ................................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU..................................................................................5
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ...............................................................................................6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ..............................................................................................7
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................................8
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................9
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu......................................................................................10
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu...........................................................................10
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................................13
6. Lịch sử nghiên cứu đề tài....................................................................................................13
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH SINH THÁI......16
1.1. Cơ sở lý luận.................................................................................................................16
1.1.1. Du lịch....................................................................................................................16
1.1.2. Du lịch sinh thái.....................................................................................................20
1.2. Cơ sở thực tiễn..............................................................................................................32
1.2.1.Tình hình phát triển du lịch sinh thái trên thế giới..............................................32
1.2.2. Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam..............................................34
CHƢƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI ........................................39
2.1. Khái quát về các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi..................................................39
2.1.1. Vị trí địa lý, giới hạn, diện tích ............................................................................39
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.....................................................42
2.1.3. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội ....................................................................48
2
2.2. Tiềm năng DLST các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi..........................................49
2.2.1.Các loại tài nguyên DLST ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi..................49
2.2.2. Các điểm du lịch sinh thái tiêu biểu ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi .57
2.3. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi.....68
2.3.1. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch...............................................................68
2.3.2. Lao động ngành du lịch........................................................................................71
2.3.3. Khách du lịch.........................................................................................................72
2.3.4. Thu nhập du lịch....................................................................................................74
2.3.5. Hiện trạng khai thác các tuyến, điểm du lịch sinh thái......................................75
2.4. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh
Quảng Ngãi ..........................................................................................................................76
2.4.1. Những kết quả đạt được .......................................................................................76
2.4.2. Những tồn tại.........................................................................................................78
2.4.3. Nguyên nhân tồn tại..............................................................................................79
CHƢƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỀN DU LỊCH SINH THÁI
Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI.....................................................80
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ...............................................................................................80
3.1.1. Quy hoạch và định hướng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi.........................80
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch sinh thái các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi81
3.1.3. Kết quả nghiên cứu về tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST các huyện
miền núi tỉnh Quảng Ngãi..........................................................................................83
3.2. Đề xuất một số giải pháp.............................................................................................84
3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách và quản lý..............................................84
3.2.2. Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật.............................85
3.2.3. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch........................86
3.2.4. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực và khoa học công nghệ...............87
3.2.5. Nhóm giải pháp về hợp tác, liên kết giữa các huyện miền núi trong địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi..........................................................................................................88
3.2.6. Nhóm giải pháp về bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch tự nhiên và môi trường
......................................................................................................................................89
3
3.2.7. Nhóm giải pháp về khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào
việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc...................................................89
3.2.8. Nhóm giải pháp về khai thác, tổ chức các điểm, tuyến DLST.........................90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................103
PHỤ LỤC..............................................................................................................................105
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đúng
CSHT Cơ sở hạ tầng
CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật
DLST Du lịch sinh thái
KT – XH Kinh tế - xã hội
TNDLST Tài nguyên du lịch sinh thái
Tp. Thành phố
UBND Ủy ban nhân dân
HĐND Hội đồng nhân dân
QĐ-TTg Quyết định – Thủ tướng
LS – VH Lịch sử - Văn hóa
VQG Vườn quốc gia
5
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Số hiệu Tên bảng Trang
2.1
Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2017 của các huyện
miền núi tỉnh Quảng Ngãi
41
2.2
Đặc trưng nhiệt độ trung bình năm và tổng nhiệt độ năm ở
một số khu vực của tỉnh Quảng Ngãi.
44
2.3
Các đặc trưng nhiệt độ (oC) tháng 7 ở một số khu vực của
tỉnh Quảng Ngãi
44
2.4
Các đặc trưng nhiệt độ (oC) tháng 1 ở một số khu vực của
tỉnh Quảng Ngãi.
45
2.5
Lượng mưa trung bình năm (mm) ở một số khu vực
của tỉnh Quảng Ngãi
45
2.6
Thống kê các điểm du lịch sinh thái ở các huyện
miền núi tỉnh Quảng Ngãi
67
2.7
Thống kê các cơ sở lưu trú và quán ăn ở các huyện
miền núi tỉnh Quảng Ngãi
69
2.8
Thống kê lao động trong ngành du lịch tỉnh
Quảng Ngãi
71
6
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu Tên biểu đồ Trang
2.1
Số lượng khách du lịch đến với các huyện miền núi tỉnh
Quảng Ngãi
73
2.2
Doanh thu từ du lịch đến với các huyện miền núi tỉnh
Quảng Ngãi
74
7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số
hiệu
Tên hình vẽ Trang
2.1 Bản đồ hành chính các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi 42
2.2 Bản đồ tài nguyên DLST các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi 56
2.3 Bản đồ CSVC - KT các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi 70
3.1 Bản đồ các tuyến điểm DLST các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi 93
8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch sinh thái (DLST) đã và đang phát triển nhanh chóng trên
phạm vi toàn cầu, được tiếp cận dưới góc độ là một nhu cầu tìm về với tự nhiên
trong bối cảnh môi trường nhân tạo biến đổi theo hướng tiêu cực với sức khỏe con
người (ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông, gia tăng dân số, đô
thị hóa,…). DLST trở thành một xu thế chiếm được sự quan tâm của nhiều người, là
loại hình du lịch thiên nhiên có trách nhiệm, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo vệ môi
trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, mang lại những
nguồn lợi kinh tế to lớn, góp phần vào sự phát triển của du lịch nói riêng và kinh tế -
xã hội (KT - XH) nói chung.
Theo Quyết định số 201/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030” thì Quảng Ngãi thuộc vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ. Quảng Ngãi
có nhiều địa danh nỗi tiếng như Mỹ Khê, Sa Huỳnh với những bãi cát trắng, làn
nước trong xanh, thắng cảnh Núi Ấn – Sông Trà, đảo Lý Sơn với vẻ đẹp hoang sơ
kì vĩ, giá trị sinh thái đa dạng của rừng, thác, suối khoáng nóng, đầm, hồ … Quảng
Ngãi còn được biết đến bởi nền văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa có vị trí trong
sự phát triển LS – VH dân tộc, là nơi sinh sống của các dân tộc Kinh, Kor, Hre, Ca
dong với nền văn hóa đa dạng. Các khu di tích căn cứ địa Ba Tơ, chiến thắng Vạn
Tường, chứng tích Sơn Mỹ, nhà lưu niệm bác Phạm Văn Đồng, các quần thể di
tích lịch sử anh hùng: Liệt sĩ – Bác sĩ Đặng Thùy Trâm, với cuốn nhật ký nỗi
tiếng, bên cạnh đó Dung Quất là khu công nghiệp hóa dầu đầu tiên của nước ta, có
vị trí quan trọng trong phát triển KT – XH khu vực Miền Trung nói riêng và cả
nước nói chung. Vì vậy, Quảng Ngãi có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại
hình du lịch gắn với môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, thu hút sự
quan tâm của du khách trong và ngoài nước, góp phần vào sự phát triển KT – XH
của tỉnh, của Miền Trung và cả nước.
9
Các huyện miền núi ở Quảng Ngãi có nguồn TNDLST tương đối toàn diện:
Các giá trị sinh thái đa dạng của rừng, thác Cà Đú, thác Trắng, núi Cà Đam, đèo
Violét, suối khoáng nóng Thạch Bích, suối Trà Bói, hố Dội, hồ Nước Trong, hồ
Đồng Cần,… Văn hóa các dân tộc miền núi: Hrê, Kor, Ca Dong, đã nhào nặn vùng
đất này nhiều sắc thái văn hóa rất độc đáo. Các tuyến đường giao thông quan trọng
như: Đường sắt Bắc – Nam, quốc lộ 1A, quốc lộ 24, tỉnh lộ 622, 623, 627,…tạo
điều kiện thuận lợi cho DLST phát triển.
DLST các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng và đặc trưng
riêng, tuy nhiên vấn đề khai thác tài nguyên DLST còn nhiều ha ̣n chế. Hiện nay đa số
các địa điểm có tiềm năng DLST có quy hoạch nhưng chưa hiệu quả hoặc hiện chưa
được quy hoạch và một số nơi đang bị khai thác bất hợp lý như tích nước làm thủy
điện, khai thác đá,… làm mất đi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ của núi rừng.
Quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ chưa thực sự hợp lý, các sản phẩm về DLST
chưa đa đạng và còn kém chất lượng, số lượng khách du lịch đến còn hạn chế, số
ngày khách lưu trú tại điểm DLST còn thấp, số khách du lịch quay trở lại lần sau còn
hạn chế, việc thu hút đầu tư phát triển du lịch chưa được quan tâm đúng mức.
Việc phát triển DLST bền vững ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi là vấn
đề cấp thiết nhưng hiện nay chưa ai nghiên cứu. Chính vì vậy tôi chọn đề tài
“Nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển Du lịch sinh thái ở
các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn Thạc sĩ.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Đề xuất các giải pháp phát triển DLST phù hợp với các huyện miền núi tỉnh
Quảng Ngãi.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ nghiên cứu về
DLST.
- Phân tích tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST ở các huyện miền núi tỉnh
Quảng Ngãi.
- Tìm kiếm các giải pháp phát triển DLST phù hợp với các huyện miền núi
tỉnh Quảng Ngãi.
10
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Phạm vi
- Về nội dung: Nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát
triển DLST ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi.
- Về không gian: 6 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi bao gồm: Ba Tơ, Minh
Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng và Tây Trà.
- Về thời gian:
+ Nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng phát triển DLST ở các huyện miền núi
tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2017.
+ Đề xuất giải pháp phát triển DLST ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
đến năm 2025.
3.2. Đối tượng
DLST ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi.
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm
- Quan điểm tổng hợp
Quan điểm này xem các yếu tố và hiện tượng của môi trường tự nhiên là một
tổ hợp có tổ chức, giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau. Sự tác động của con
người vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó có thể gây ra những biến đổi
lớn trong hoạt động của cả tổng thể. Tuy nhiên, quan điểm này không yêu cầu nhất
thiết phải nghiên cứu tất cả các thành phần mà có thể lựa chọn một số đại diện có
vai trò chủ đạo, là những nhân tố có vai trò quyết định đến các thuộc tính cơ bản
nhất của tổng thể. Áp dụng quan điểm này khi nghiên cứu về DLST ở các huyện
miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Ta cần xem sự tác động của khách du lịch đến cảnh quan
thiên nhiên, sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, từ đó đề xuất các giải
pháp phù hợp.
- Quan điểm hệ thống
Tiếp cận hệ thống theo quan điểm cấu trúc trong địa lí học đó là việc nghiên
cứu cấu trúc thẳng đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc chức năng của hệ thống tự
11
nhiên. Cấu trúc thẳng đứng là các thành phần cấu tạo như: Địa hình, khí hậu, thủy
văn, thổ nhưỡng, sinh vật và mối quan hệ giữa chúng. Đối với việc nghiên cứu tác
động kinh tế, xã hội và môi trường của hoạt động DLST ở các huyện miền núi tỉnh
Quảng Ngãi ta phải đặt trong mối quan hệ có tính hệ thống giữa các yếu tố kinh tế,
xã hội và môi trường. Mặt khác cần xem xét mối quan hệ của người dân sinh sống
trên địa bàn các huyện với các hoạt động của DLST từ đó có nhận định đúng đắn và
đề xuất các giải pháp phát triển du lịch phù hợp.
- Quan điểm lãnh thổ
Mỗi một công trình nghiên cứu địa lí tự nhiên nói riêng cũng như địa lí nói
chung đều được gắn với một lãnh thổ cụ thể. Các thành phần tự nhiên luôn có sự thay
đổi theo thời gian và phân hóa theo không gian. Với quan điểm này, khi nghiên cứu
DLST ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, cần xác định sự phân hóa không gian
theo lãnh thổ và việc đánh giá cần gắn liền trên một lãnh thổ cụ thể được phân chia,
để từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp.
- Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại nhưng
không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu
của chính họ. Do đó, đây vừa là xu thế, vừa là yêu cầu bắt buộc trong bất kì hoạt
động KT – XH nào. Quan điểm này được tác giả vận dụng xuyên suốt quá trình
nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển DLST ở các huyện miền
núi tỉnh Quảng Ngãi.
- Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình phát sinh, vận động và biến đổi. Do đó
khi đánh giá chúng chỉ đúng ở một thời điểm nhất định. Đứng trên quan điểm lịch
sử, phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh giá đúng đắn hiện tại sẽ là cơ sở để đưa ra
các dự báo xác thực về xu hướng phát triển trong giai đoạn sắp tới. Vận dụng quan
điểm này, đề tài nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển DLST ở
các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi với chuỗi số liệu nhiều năm nhằm phản ảnh cơ
bản nhất đặc điểm của đối tượng.
12
4.2. Phương pháp
- Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: Đây là phương pháp được sử dụng
nhiều nhằm thu thập các thông tin từ sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu,…
liên quan đến DLST, từ đó tiến hành xử lý, chọn lọc, phân tích và tổng hợp thành hệ
thống những nội dung đáp ứng yêu cầu nghiên cứu để đạt được mục tiêu đề ra.
- Phương pháp bản đồ: Là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lí. Sử
dụng bản đồ địa hình, bản đồ hành chính và một số bản đồ KT - XH có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu như hiện trạng tài nguyên du lịch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi,… làm nền tảng cho việc khai thác
thông tin, phân tích các yếu tố không gian lãnh thổ phục vụ nghiên cứu về DLST.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Phương pháp này nhằm cập nhật thông tin về
đối tượng nghiên cứu bằng cách đi thực địa, khảo sát các địa điểm để thu thập các dữ
liệu và hình ảnh thực tế các địa điểm DLST trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh.
Làm tăng độ chính xác, cập nhật và thuyết phục của các kết quả nghiên cứu cũng như
các tài liệu thu thập được. Qua đó tăng cường cơ sở thực tiễn để nghiên cứu tiềm năng,
hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển DLST ở các huyện miền núi của tỉnh, làm cho
nội dung nghiên cứu phong phú và mang ý nghĩa thực tiễn cao hơn.
- Phương pháp toán học: Sử dụng các công thức toán học và phần mềm Excel
để tập hợp, xử lý thông tin từ phiếu điều tra. Các kết quả phân tích thống kê mô tả
được thể hiện bằng các bảng biểu và biểu đồ.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Tiến hành điều tra, phỏng vấn những cảm
nhận của du khách, người dân bản địa và các nhà quản lý về tiềm năng, hiện trạng
phát triển DLST trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh một cách khách quan theo
phiếu điều tra đã được chuẩn bị sẵn. Phương pháp này được thực hiện với hệ thống
các câu hỏi lựa chọn và câu hỏi mở. Trong quá trình điều tra, có thể tìm hiểu những
ý kiến khác liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Được thực hiện thông qua việc lắng nghe các ý
kiến đóng góp của các cán bộ chuyên trách trong bộ máy chính quyền, cán bộ ngành
du lịch, cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch có nhiều kinh nghiệm và am hiểu
trong nghiên cứu DLST để vận dụng vào nghiên cứu, rút ngắn được quá trình điều
tra phức tạp, đồng thời bổ sung có hiệu quả cho phương pháp điều tra cộng đồng.
13
- Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh đối chiếu thông số nghiên cứu về
tài nguyên DLST trong lãnh thổ nghiên cứu với các khu vực phụ cận nhằm thấy rõ
sự tương đồng và khác biệt, từ đó rút ra những nhận định cần thiết.[5]
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện phương pháp đánh giá tiềm
năng, hiện trạng và giải pháp phát triển DLST ở các huyện miền núi tỉnh Quảng
Ngãi, trên cơ sở xác lập các luận chứng khoa học cho việc đề xuất các giải pháp
nhằm phát triển DLST phù hợp với các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu tham khảo cho người dân địa
phương và các cấp quản lý, nhằm lựa chọn các giải pháp phát triển DLST phù hợp
với các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi.
Đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên cao học chuyên
ngành Địa lý học.
6. Lịch sử nghiên cứu đề tài
6.1. Trên thế giới
DLST mới chỉ bắt đầu được bàn đến từ những năm đầu của thập kỉ 80. Những
nhà nghiên cứu tiên phong và điển hình về lĩnh vực này là Ceballos - Lascurain,
Buckley… cùng rất nhiều các nghiên cứu lí luận và thực tiễn về DLST của các nhà
khoa học, các tổ chức quan tâm đến lĩnh vực này như: Cater, Chalker, Dowling,
western, Linberg - Hawkis, Whelan, Wight, Weating, Duff, Cochrane,... Hiệp hội
DLST, Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF), Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
(IUCN),… đã có nhiều công trình nghiên cứu và công bố những quan điểm, khái
niệm về DLST, các bài học thực tiễn cũng như những hướng dẫn cho các nhà quản
lí, tham gia hoạt động DLST như: Hiệp hội DLST đã xuất bản cuốn “DLST: Hướng
dẫn cho các nhà lập kế hoạch - Chẩn đoán DLST và hướng dẫn quy hoạch”,
George N.Walace (1998), Quản lí khách tham quan, bài học từ VQG Galapagos;
Kreg Lindbeg (1999), Các vấn đề trong quản lí DLST; David L.Ardersen (2001),
Kế hoạch quốc gia về phát triển DLST tại Guyana; David Ardersen (2000), Thiết kế
các phương tiện phục vụ DLST; Karrtrina Brandon (1998), Những bước cơ bản
nhằm khuyến khích sự tham gia của dân địa phương vào dự án DLST,…
14
Một số kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài:
- Martha Honey (1998), Du lịch sinh thái và phát triển bền vững.
- L.Hens (1998), Du lịch và môi trường.
- Ceballos - Lascurain, H (1991). Du lịch, du lịch sinh thái và các khu bảo tồn
(Tourism, ecotourism and protected areas).
- Stephen Wearing; John Neil, (1999). Du lịch sinh thái: tác động, tiềm năng
và tính khả thi (Ecotourism: impacts, potentials and possibilities).
- Kreg Lindberg, Megan Epler Wood, David Engeldrum (2000). Du lịch sinh
thái. Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý (Ecotourism: A guide for
planners and managers).
- Richard Broadhurst (2001). Quản lý môi trường đối với hoạt động giải trí và
du lịch (Managing environments for leisure and recreation).
Ngoài ra còn nhiều tài liệu của các tác giả nước ngoài khác về DLST.[4]
6.2. Ở Việt Nam
DLST là loại hình du lịch tương đối mới mẻ, nhiều vấn đề đang tiếp tục được
nghiên cứu. DLST nổi lên ở Việt Nam từ khoảng giữa thập kỉ 90 của thế kỉ XX, song
đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học du lịch và môi trường. Có
nhiều hội nghị, hội thảo về DLST được tổ chức ở Việt Nam, như: “Hội nghị Quốc tế
về du lịch bền vững ở Việt Nam” do Tổng cục du lịch Việt Nam kết hợp với Quỹ
Hanns Seidel (CHLB Đức) được tổ chức tại Huế, tháng 5/1997; Hội thảo “DLST với
phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội, tháng 4/1998; Hội thảo
“Xây dựng chiến lược Quốc gia về phát triển DLST tại Việt Nam” được tổ chức vào
tháng 9/1999 tại Hà Nội do Tổng cục du lịch phối hợp với Tổ chức bảo tồn thiên
nhiên thế giới (IUCN) và Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương
(ESCAP). Trong đó, rất nhiều tham luận được trình bày và đã đóng góp nhiều giá trị
quý báu về cơ sở lí luận và cả những kinh nghiệm thực tiễn phát triển DLST của các
nhà nghiên cứu du lịch và môi trường đến từ nhiều nước trên thế giới và Việt Nam.
Nhiều công trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ, giáo trình… đã đề cập vấn đề DLST,
bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, tiêu biểu như của các tác giả: Lê Văn Lanh,
Phạm Trung Lương, Nguyễn Thị Hải, Đặng Duy Lợi, Nguyễn Thị Sơn,…
15
Một số kết quả nghiên cứu trong nước:
- Phạm Trung Lương (2002) Du lịch sinh thái: những vấn đề về lý luận và
thực tiễn phát triển ở Việt Nam.
- Thế Đạt (2003) Du lịch và du lịch sinh thái.
- Lê Huy Bá và nnk (2009) Du lịch sinh thái.
- Lê Văn Thăng (2008), Du lịch và môi trường.
Ngoài ra, những vấn đề DLST cũng có thể tìm thấy trên các trang Web của các
báo điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng, trong các ấn phẩm chuyên
ngành…[6]
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, các nghiên cứu về DLST chưa nhiều, chủ yếu
được đề cập chung trong các quy hoạch phát triển KT - XH, các tài liệu nghiên cứu
về du lịch. Năm 2013, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã thông qua Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2025,
trong đó có đề cập đến DLST. Ngoài ra còn có một số tài liệu là các bài báo được
đăng trong các tạp chí, trang web,…
Đây là nguồn tài liệu giúp những người nghiên cứu có những hiểu biết sâu
rộng và hiện đại về DLST.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ
lục, phần nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái.
Chương 2. Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái các huyện miền
núi tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3. Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái các huyện miền
núi tỉnh Quảng Ngãi.
16
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Du lịch
1.1.1.1. Các khái niệm du lịch
Du lịch: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên
quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm
nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức –
văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và
văn hóa. (I.I. Pirôgionic, 1985).
Tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa – lịch
sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí
lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này
được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và
hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta. Ở một địa phương nào
đó, tự nhiên tác động đến người quan sát qua hình dạng bên ngoài của bản thân nó.
Sự tiếp nhận bên ngoài của tự nhiên gọi là phong cảnh. Trong đó tự nhiên chỉ tham
gia với những đặc điểm của mình mà có thể quan sát bằng mắt thường. Đó là hình
dạng bề mặt đất, thực vật và nguồn nước.
Ngoài ra, đóng vai trò quan trọng đối với nhiều loại hình du lịch là khí hậu,
đặc biệt là các chỉ tiêu liên quan tới trạng thái tâm lý – thể lực của con người – đó là
sinh khí hậu. Phong cảnh của khu vực càng đa dạng bao nhiêu, khí hậu càng thuận
lợi bao nhiêu thì chất lượng của khu vực giành cho du lịch và nghỉ ngơi càng tốt lên
bấy nhiêu.
Qua nhiều công trình nghiên cứu, qua các phiếu điều tra và qua thực tiễn thấy
rằng những người dân thành phố hàng ngày sống trong môi trương công nghiệp và
đô thị hóa có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch trong môi trường tự nhiên. Các thành
phần tự nhiên có tác động mạnh đến du lịch là địa hình, khí hậu, nguồn nước và tài
nguyên thực động vật.
17
- Tài nguyên du lịch nhân văn: Nhóm tài nguyên du lịch nhân văn do con
người tạo ra, hay nói cách khác, nó là đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách
nhân tạo. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tài nguyên nhân tạo có những đặc
điểm rất khác biệt so với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên.
Tài nguyên du lịch nhân tạo có tác dụng nhận thức nhiều hơn. Tác dụng giải
trí không điển hình hoặc có ý nghĩa thứ yếu. Việc tìm hiểu các đối tượng nhân tạo
diễn ra trong thời gian rất ngắn. Nó thường kéo dài một vài giờ cũng có thể một vài
phút. Do vậy, trong khuôn khổ một chuyến du lịch người ta có thể hiểu rỏ nhiều đối
tượng nhân tạo. Tài nguyên du lịch nhân tạo thích hợp nhất đối với loại hình du lịch
nhận thức theo lộ trình. Số người quan tâm đến tài nguyên du lịch nhân tạo thường
có văn hóa cao hơn, có thu nhập và yêu cầu cao hơn.
Tài nguyên du lịch nhân tạo thường tập trung ở các điểm quần cư và các thành
phố lớn. Chúng ta thường biết các thành phố lớn thường là các đầu mối giao thông
nên rỏ ràng việc tiếp cận các nguồn tài nguyên này dễ dàng hơn. Khi đến thăm
nguồn tài nguyên du lịch nhân tạo có thể sử dụng cơ sở vật chất của du lịch đã được
xây dựng trong các điểm quần cư mà không cần xây thêm cơ sở riêng.
Ưu thế to lớn của tài nguyên du lịch nhân tạo là đại bộ phận không có tính
mùa, không bị phụ thuộc vào các điều kiện khí tượng và các điều kiện tự nhiên
khác. Vì thế tạo nên khả năng sử dụng tài nguyên du lịch nhân tạo ngoài giới hạn
các mùa chính do các tài nguyên tự nhiên gây ra và giảm nhẹ tính mùa nói chung
của các dòng du lịch. Trong mùa hoạt động du lịch tự nhiên cũng có những thời kỳ,
những ngày không thích hợp cho giải trí ngoài trời. Ở những trường hợp như thế
việc đi thăm tài nguyên du lịch nhân tạo là một giải pháp lý tưởng.
Sở thích của những người tìm đến nguồn tài nguyên du lịch nhân tạo rất phức
tạp và rất khác nhau. Nó gây nhiều khó khăn trong việc đánh giá tài nguyên du lịch
nhân tạo. Khác với tài nguyên tự nhiên có một số phương pháp đánh giá định lượng
tài nguyên. Tiêu chuẩn đánh giá tài nguyên nhân tạo chủ yếu dựa vào cơ sở định
tính xúc cảm và trực cảm. Việc tìm tòi tài nguyên du lịch nhân tạo chịu ảnh hưởng
mạnh của các nhân tố như độ tuổi, trình độ văn hóa, hứng thú, nghề nghiệp, thành
phần dân tộc, thế giới quan, vốn tri thức,...
18
Tài nguyên du lịch nhân tạo tác động theo từng giai đoạn. Các giai đoạn được
phân chia như sau:
- Thông tin: ở giai đoạn này, khách du lịch nhận được những tin tức chung
nhất, thậm chí có thể nói là mờ nhạt về đối tượng nhân tạo và thường thông qua
thông tin miệng hoặc các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tiếp xúc: là giai đoạn khách du lịch có nhu cầu tiếp xúc bằng mắt thường với
đối tượng, tuy chỉ lướt qua nhưng quan sát bằng mắt thực.
- Nhận thức: trong giai đoạn này khách du lịch làm quen với đối tượng một
cách cơ bản hơn, đi sâu vào nội dung của nó, thời gian tiếp xúc lâu hơn.
- Đánh giá nhận xét: ở giai đoạn này, bằng kinh nghiệm sống của bản thân về
mặt nhận thức, khách du lịch so sánh đối tượng này với đối tượng khác gần với nó.
Thường thì việc làm quen với tài nguyên du lịch nhân tạo dừng lại ở giai đoạn đầu,
còn giai đoạn nhận thức và đánh giá nhận xét giành cho khách du lịch có trình độ
văn hóa nói chung và chuyên môn cao.[1]
1.1.1.2. Chức năng của du lịch
Du lịch có các chức năng nhất định. Có thể xắp xếp các chức năng ấy thành 4
nhóm: xã hội, kinh tế, sinh thái và chính trị.
- Chức năng xã hội
Thông qua hoạt động du dịch, đông đảo quần chúng có điều kiện tiếp xúc với
những thành tựu văn hóa phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm
lòng yêu nước tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất tốt đẹp như
lòng yêu lao động, tình bạn,... Điều đó quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách
của mỗi cá nhân trong toàn xã hội.
Chức năng xã hội thể hiện ở vai trò của nó trong việc giữ gìn, hồi phục sức
khỏe và tăng cường sức sống cho nhân dân. Trong chừng mực nào đó, du lịch có
tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con
người. Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định rằng nhờ chế độ nghỉ
ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư trung bình giảm 30%, bệnh đường hô
hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đường tiêu hóa giảm 20%
(Crivôsép, Dorin, 1981).
19
- Chức năng kinh tế
Chức năng kinh tế của du lịch liên quan mật thiết với vai trò của con người như
là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Hoạt động sản xuất là cơ sở tồn tại của mọi
xã hội. Việc nghỉ ngơi, du lịch một cách tích cực và được tổ chức hợp lý sẽ đem lại
những kết quả tốt đẹp. Một mặt, nó góp phần vào việc phục hồi sức khỏe cũng như
khả năng lao động và mặt khác đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với
hiệu quả kinh tế rỏ rệt. Thông qua hoạt động nghỉ ngơi, du lịch tỷ lệ ốm đau trong khi
làm việc giảm đi, tỷ lệ tử vong ở độ tuổi lao động hạ thấp và rút gắn thời gian chữa
bệnh, giảm số lần khám bệnh tại các bệnh viện. Ở các nước kinh tế phát triển, nguồn
lao động gia tăng rất chậm. Vì thế, sức khỏe và khả năng lao động trở thành nhân tố
quan trọng đẩy mạnh nền sản xuất xã hội và nâng cao hiệu quả của nó.
Chức năng kinh tế du lịch còn thể hiện ở một khía cạnh khác. Đó là dịch vụ du
lịch, một ngành kinh tế độc đáo, ảnh hưởng đến cả cơ cấu ngành và cơ cấu lao động
của nhiều ngành kinh tế. Hơn nữa, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của con người được
thỏa mãn thông qua thị trường hàng hóa và dịch vụ du lịch, trong đó nổi lên ưu thế
của dịch vụ giao thông, ăn ở. Chính vì vậy, dịch vụ du lịch là cơ sở quan trọng kích
thích sự phát triển kinh tế, là nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều nước.
- Chức năng sinh thái
Chức năng sinh thái của du lịch được thể hiện trong việc tạo nên môi trường
sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích
việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hóa môi trường thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính
môi trường này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và các hoạt động của con người.
Để đáp ứng nhu cầu của du lịch, trong cơ cấu sử dụng đất đai nói chung phải dành
riêng những lãnh thổ nhất định, có môi trường tự nhiên ít thay đổi, xây dựng các
công viên rừng quanh thành phố, thi hành các biện pháp sử dụng nguồn nước và bầu
khí quyển tạo nên môi trường sống thích hợp. Dưới ảnh hưởng của các nhu cầu ấy
đã hình thành mạng lưới các nhà nghỉ, các đơn vị du lịch. Con người tiếp xúc với tự
nhiên, sống giữa thiên nhiên. Tiềm năng tự nhiên đối với du lịch của lãnh thổ góp
phần tối ưu hóa tác động qua lại giữa con người với môi trường tự nhiên, trong điều
kiện công nghiệp hóa, đô thị hóa... phát triển mạnh mẽ.
20
Mặt khác, việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào
những vùng nhất định lại đòi hỏi phải tối ưu hóa quá trình sử dụng tự nhiên với mục
đích du lịch. Đến lượt mình, quá trình này kích thích việc tìm kiếm các hình thức
bảo vệ tự nhiên, đảm bảo điều kiện sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý.
Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch của đông đảo quần chúng đòi hỏi phải có các kiểu
lãnh thổ được bảo vệ - các công viên quốc gia. Từ đó, hàng loạt các công viên quốc
gia đã xuất hiện để vừa bảo vệ các cảnh quan thiên nhiên có giá trị, vừa tổ chức các
hoạt động giải trí du lịch. Việc làm quen với các danh thắng và môi trường thiên
nhiên bao quanh có ý nghĩa không nhỏ đối với du khách. Nó tạo điều kiện cho họ
hiểu biết sâu sắc các tri thức về tự nhiên hình thành quan niệm và thói quen bảo vệ
tự nhiên, góp phần giáo dục cho du khách về mặt sinh thái học.
Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ.
Một mặt, xã hội cần đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác lại
phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động của dòng khách du lịch và của việc
xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Du lịch – bảo vệ môi trường là những hoạt
động gần gũi và liên quan với nhau.
- Chức năng chính trị
Chức năng chính trị của du lịch được thể hiện ở vai trò to lớn của nó như là
một nhân tố củng cố hòa bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu
biết giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác
nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. Mỗi năm hoạt động du lịch với các chủ đề khác
nhau, như: “Du lịch là giấy thông hành của hòa bình” (năm 1967), “Du lịch không
chỉ là quyền lợi, mà còn là trách nhiệm của mỗi con người” (năm 1983),... kêu gọi
hàng triệu người quý trọng lịch sử, văn hóa và truyền thống của mỗi quốc gia, giáo
dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo nên sự
hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc.[5].
1.1.2. Du lịch sinh thái
1.1.2.1. Khái niệm du lịch sinh thái
DLST (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã nhanh chóng thu
hút được sự quan tâm của nhiều người hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
21
Đây là một khái niệm rộng, đuợc hiểu theo nhiều cách khác nhau từ những góc độ
tiếp cận khác nhau, từ đó có những tên gọi khác nhau về DLST như: Du lịch thiên
nhiên, du lịch dựa vào thiên nhiên, du lịch đặc thù, du lịch xanh, du lịch bản xứ, du
lịch có trách nhiệm,…
Việc lựa chọn một định nghĩa phù hợp về DLST có ý nghĩa lý luận và thực
thực tiễn đối với đề tài. Nó làm cơ sở cho việc phân tích các đặc trưng cơ bản, các
yêu cầu và các nguyên tắc hoạt động của DLST. Đồng thời định hướng cho việc
nguyên cứu tiềm năng, hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển DLST các
huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi.
Năm 1991, Tổ chức Du lịch Sinh thái Quốc tế (The Internatinal Ecotourism
Society) đã đưa ra một trong những định nghĩa sớm nhất: “DLST là một loại hình
du lịch lữ hành có trách nhiệm đến các khu thiên nhiên, bảo tồn môi trường và
mang lại phúc lợi lâu dài cho người dân địa phương”.
Năm 1996, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), xác định: “DLST là loại
hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường ở các khu thiên nhiên tương đối còn
hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và các giá trị văn hóa kèm theo của
quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, có ít tác động tiêu cực đến môi trường và
tạo ra các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương”.
Hội thảo Quốc gia về xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
(07 - 09/09/1999) đã đưa ra định nghĩa: DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên
và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và
phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
Định nghĩa này phù hợp với những đặc điểm cơ bản nhất cần được nhìn nhận
trong khái niệm DLST mà Tổ chức Du lịch Thế giới đã nêu:
- DLST bao gồm tất cả các hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên mà ở đó mục
đích chính của khách du lịch là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cũng như những giá
trị văn hóa truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó;
- Phải bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường;
- Thông thường DLST được các tổ chức chuyên nghiệp có quy mô nhỏ ở các
nước sở tại triển khai cho các nhóm nhỏ du khách;
22
- Hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự nhiên và văn hóa
- xã hội;
- Có sự hỗ trợ bảo tồn tự nhiên bằng cách tạo ra lợi ích kinh tế cho địa
phương, các tổ chức và chủ thể quản lý, tạo cơ hội về việc làm và tăng thu nhập cho
cộng đồng địa phương;
- Tăng cường nhận thức cho du khách và người dân địa phương về sự cần thiết
phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa [10].
1.1.2.2. Tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm
các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản
địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó.
Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên một số loại tài nguyên
DLST chủ yếu thường được nghiên cứu khai thác nhằm đáp ứng được nhu cầu của
khách du lịch gồm :
- Tài nguyên DLST tự nhiên :
+ Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học
cao với nhiều sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các VQG, khu BTTN,…)
+ Các cảnh quan tự nhiên gắn với thủy văn như hồ, thác nước, suối nước
nóng,…
+ Các cảnh quan tự nhiên gắn với địa hình như hang động, núi, gò, đồi,…
+ Các cảnh quan tự nhiên gắn với biển như bãi biển, vịnh, đảo san hô,….
- Tài nguyên DLST nhân văn :
+ Các hệ sinh thái nông nghiệp điển hình (vườn cây ăn quả, trang trại,….)
+ Các giá trị văn hóa được hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của
hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền
thống gắn với các truyền thuyết,…. của cộng đồng.
Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi
là tài nguyên DLST mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá
trị văn hóa bản địa với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các
sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, DLST nói
riêng, mới được xem là tài nguyên DLST.
23
Tài nguyên DLST bao gồm tài nguyên đang khai thác và tài nguyên chưa
khai thác và mức độ khai thác tiềm năng tài nguyên DLST phụ thuộc vào:
- Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên vốn
còn tiềm ẩn.
- Yêu cầu phát triển các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và
đa dạng của khách DLST.
- Trình độ tổ chức quản lý đối với việc khai thác tài nguyên DLST, đặc biệt ở
những nơi có các hệ sinh thái nhạy cảm.
- Khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năng tài nguyên.[1]
1.1.2.3. Đặc trưng của du lịch sinh thái
Trong xu thế hiện nay, du lịch nói chung và DLST nói riêng đều hướng đến
mục tiêu thoả mãn những nhu cầu văn hoá, tinh thần của con người, đồng thời bảo
vệ môi trường cảnh quan. DLST mang những đặc trưng cơ bản của hoạt động du
lịch nói chung, bao gồm tính đa ngành, tính đa thành phần, tính đa mục tiêu, tính
liên vùng, tính mùa vụ, tính xã hội hóa, tính chi phí.
Bên cạnh đó, xuất phát từ mối quan tâm đặc biệt đến môi trường nhằm hướng
đến các mục tiêu phát triển bền vững, DLST còn có những đặc trưng riêng biệt bao
gồm tính giáo dục cao về môi trường, góp phần bảo tồn các loại tài nguyên thiên
nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương.
- Tính giáo dục cao về môi trường: DLST hướng con người tiếp cận gần hơn
nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn - nơi có giá trị cao về đa dạng sinh
học và rất nhạy cảm về mặt môi trường. Hoạt động du lịch có thể gây nên những áp
lực lớn đối với môi trường, DLST được coi là chiếc chìa khóa nhằm cân bằng giữa
mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường.
- Góp phần bảo tồn các loại tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh
học: Hoạt động DLST có tác dụng giáo dục con nguời bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
và môi truờng, qua đó hình thành ý thức bảo vệ các loại tài nguyên thiên nhiên cũng
như thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương
chính là những người chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương
24
mình. Phát triển DLST hướng con người đến các vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị
cao về đa dạng sinh học, điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách là cần phải có sự
tham gia của cộng đồng địa phương tại khu vực đó, bởi vì hơn ai hết chính những
người dân địa phương tại đây hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình. Sự
tham gia của cộng đồng địa phuơng có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách
bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn
nữa nhận thức và tăng thu nhập cho cộng đồng.
1.1.2.4. Yêu cầu của du lịch sinh thái
- Có sự tồn tại các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao:
Sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao là
cơ sở vật chất cho sự hình thành những đặc điểm độc đáo trong đời sống vật chất và
tinh thần của các cộng đồng ở địa phương. Yêu cầu này thể hiện việc hướng đến tài
nguyên của DLST nên khi đánh giá về tiềm năng của DLST một khu vực trước tiên
cần xem xét tính đa dạng sinh học, sự điển hình của hệ sinh thái tự nhiên và gắn liền
với nó là đời sống vật chất, tinh thần phong phú, đặc trưng của người dân địa phương.
- Thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch:
Khách thực thụ của DLST là những người có nhu cầu hiểu biết cao. Đối tượng
mà họ tìm hiểu là đặc điểm của tự nhiên và văn hóa đặc thù của người dân bản địa.
Những dịch vụ nhằm tạo ra những tiện nghi tốt nhất cho du khách đối với DLST chỉ
có vị trí thứ yếu.
- Hướng dẫn viên phải am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa
cộng đồng địa phương:
Việc am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng bản địa
không những giúp hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với du khách một cách tường
tận về những tri thức họ khát khao tiếp cận, mà còn là cơ sở để hướng dẫn viên có
thể làm tốt chức năng cầu nối giữa du khách với người dân bản địa, thực hiện có
hiệu quả chương trình du lịch, tránh được những rủi ro, hướng dẫn cho du khách
tham gia một cách có hiệu quả vào những hoạt động bảo vệ môi trường, tài nguyên
thiên nhiên.
25
- Tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức chứa:
Sức chứa khách du lịch, gọi tắt là sức chứa, là một khái niệm có thể được hiểu
theo nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ vật lý, sức chứa là lượng khách tối đa mà
khu vực có thể tiếp nhận. Như vậy, sức chứa liên quan đến tiêu chuẩn tối thiểu về
không gian đối với mỗi du khách và bao gồm sức chứa thường xuyên, sức chứa
hàng ngày, sức chứa hàng năm.
Công thức tính sức chứa thường xuyên theo Boullon (1995):
a
AR
CPI  (1)
Trong đó:
- CPI: Sức chứa thường xuyên (Instantaneous carrying capacity)
- AR: Diện tích khu vực (Size of area - m2
)
- a: tiêu chuẩn không gian (Area - m2
/khách) [11].
Tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi khách thường được xác định bằng
thực nghiệm, phụ thuộc hình thức hoạt động du lịch. Ví dụ: Tiêu chuẩn cho hoạt
động giải trí ở các khu du lịch (bao gồm cả không gian cho các hoạt động cần thiết).
+ Nghỉ dưỡng biển: 30 - 40 m2
/người
+ Picnic: 50 - 60 m2
/người
+ Thể thao: 200 - 400 m2
/người
+ Hoạt động cắm trại ngoài trời: 100 - 200 m2
/người [11].
Sức chứa khách du lịch không phải theo xu thế càng nhiều càng tốt mà phải là
càng phù hợp càng tốt. Việc xác định sức chứa thường rất khó khăn do: có cả yếu tố
định tính và định lượng, phụ thuộc vào đặc điểm hệ sinh thái, thời điểm trong năm
và trong ngày, loại hình du lịch, thành phần du khách. Để đơn giản trong việc xác
định sức chứa, nên căn cứ vào mục đích của công trình nghiên cứu để xem xét sức
chứa cần xác định theo góc độ nào.
1.1.2.5. Nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
Hoạt động DLST cần tuân theo một số nguyên tắc sau:
- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường,
qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn. Đây là một trong những nguyên
26
tắc cơ bản của hoạt động DLST, tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa DLST với các loại
hình du lịch dựa vào tự nhiên khác. Du khách sẽ có được sự hiểu biết cao hơn về
các giá trị của môi trường tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa
bản địa. Từ đó, thái độ cư xử của du khách sẽ thay đổi, được thể hiện bằng những
nỗ lực tích cực hơn trong hoạt động bảo tồn và phát triển những giá trị về tự nhiên,
sinh thái và văn hoá khu vực.
- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái. Cũng như hoạt động của các loại
hình du lịch khác, hoạt động DLST tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với môi
trường và tự nhiên. Nếu như đối với những loại hình du lịch khác, vấn đề bảo vệ môi
trường, duy trì hệ sinh thái chưa phải là những ưu tiên hàng đầu thì ngược lại, DLST
coi đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng cần tuân thủ, bởi vì:
+ Việc bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái chính là mục tiêu hoạt
động của DLST.
+ Sự tồn tại của DLST gắn liền với môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái
điển hình. Sự xuống cấp của môi trường, sự suy thoái các hệ sinh thái đồng nghĩa
với sự đi xuống của hoạt động DLST.
Với nguyên tắc này, mọi hoạt động DLST sẽ phải được quản lý chặt chẽ để
giảm thiểu tác động tới môi truờng, đồng thời một phần thu nhập từ hoạt động
DLST sẽ được đầu tư để thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự
phát triển các hệ sinh thái.
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng. Đây được xem là một trong
những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động DLST, bởi các giá trị văn hóa bản
địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của hệ sinh thái
ở một khu vực cụ thể.
- Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Đây
vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST. Nếu như các loại hình du
lịch thiên nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và phần lớn lợi nhuận từ các hoạt
động du lịch đều thuộc về các công ty điều hành thì ngược lại, DLST sẽ dành một
phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm cải thiện môi
trường sống của cộng đồng địa phương.
27
Ngoài ra, DLST luôn hướng tới việc duy trì hoạt động tối đa sự tham gia của
người dân địa phương như đảm nhiệm vai trò hướng dẫn viên, đáp ứng chỗ nghỉ
cho khách, cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm cho khách. Thông
qua đó sẽ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương. Kết quả là
cuộc sống của người dân sẽ ít bị phụ thuộc hơn vào việc khai thác tự nhiên, đồng
thời họ sẽ nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để
phát triển DLST. Sức ép của cộng đồng đối với môi trường vốn đã tồn tại từ bao đời
nay sẽ giảm đi và chính cộng đồng địa phương sẽ là những người chủ thực sự,
những người bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa của nơi diễn
ra hoạt động DLST.[6]
1.1.2.6. Ý nghĩa của phát triển du lịch sinh thái
DLST đã và đang phát triển nhanh chóng ở các nước trên thế giới và ngày
càng thu hút nhiều tầng lớp xã hội tham gia, đặc biệt là những người có nhu cầu
tham quan du lịch và nghỉ ngơi.
- Góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững:
Chức năng của du lịch nói chung và DLST nói riêng là mang lại sự vui chơi
giải trí, phục hồi sức khỏe cho con người. Với DLST còn là giáo dục cho du khách
ý thức bảo vệ môi trường và thấy rõ môi trường sinh thái là yếu tố quyết định sự tồn
tại và phát triển cho thế hệ tương lai. Thế hệ tương lai có quyền được hưởng một
cuộc sống trong môi trường trong lành. Sự gắn bó hữu cơ giữa môi trường tự nhiên
với con người là sự gắn bó mật thiết không thể tách rời.
Tiêu chí cũng như nội dung của DLST đó là góp phần bảo vệ đa dạng sinh
học, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách bền vững, tập trung cho việc giáo dục
và học hỏi,...bởi vậy ngoài việc các cơ quan pháp lý ở các khu vực DLST phát triển
phải thường xuyên được giáo dục về ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường, về đa
dạng sinh học thì du khách sau khi thực hiện chuyến đi họ được hướng dẫn giảng
giải, giáo dục kiến thức về môi trường, ý thức của họ về bảo vệ tài nguyên, đa dạng
sinh học được nâng lên họ sẽ thực hiện việc sử dụng theo cách không phá hoại tài
nguyên thiên nhiên và động vật hoang dã, họ sẽ đóng góp cho khu vực tham quan
thông qua sức lực và các biện pháp tài chính với mục đích làm sao để có lợi trực
tiếp đến việc bảo tồn nói chung và đối với những nhu cầu cụ thể của từng địa
phương nói riêng.
28
Trên thực tế việc bảo tồn đa dạng sinh học thường bị coi là một trở ngại cho
phát triển kinh tế, muốn bảo tồn đa dạng sinh học thì phải hạn chế thấp nhất sự can
thiệp tiêu cực của con người vào tự nhiên. Việc phát triển hệ thống giao thông, các
nhà máy xí nghiệp công nghiệp những cơ sở để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống
vật chất cho con người nhưng đó lại là nơi sản sinh nhiều chất thải độc hại, gây ô
nhiểm môi trường nó ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, tới việc bảo tồn và đa
dạng sinh học. Để đảm bảo vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ tài nguyên, đảm bảo
cho môi trường trong lành thì hướng đi hiệu quả là phát triển loại hình DLST.
Một vấn đề nữa là những người dân địa phương ở gần các khu bảo tồn thiên
nhiên, khu vực có tài nguyên DLST là những người nghèo, cuộc sống của họ phụ
thuộc vào việc săn bắn, hái lượm, khai thác gỗ, đốt rừng làm rẫy,... Để hạn chế việc
này phải cho họ cơ hội việc làm, có thu nhập trên chính nơi mà họ sinh ra từ nguồn
tài nguyên thiên nhiên mà họ gắn bó bao đời nay. Công việc mà họ có thể làm là
tham gia vào các hoạt động hướng dẫn khách du lịch, sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ mang đặc tính riêng có của địa phương, làm các món ăn đặc sản, kinh doanh
dịch vụ lưu trú tại gia đình họ,...
Rõ ràng DLST là một trong những phương tiện để bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên và phát triển bền vững vì cùng một lúc có thể đáp ứng được đòi hỏi phát triển
kinh tế xã hội giải quyết việc làm tạo thu nhập cho người dân địa phương, bảo tồn
đa dạng sinh học và bảo vệ tài nguyên môi trường. Vừa đáp ứng được nhu cầu của
thế hệ hiện tại là giải quyết việc làm, tăng thu nhập. Vừa không cản trở đến việc đáp
ứng nhu cầu của thế hệ tương lai là đảm bảo an toàn cho môi trường, hệ sinh thái
đảm bảo cho phát triển bền vững của ngành du lịch.
- Góp phần xóa đói, giảm nghèo và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương:
Khi quy hoạch phát triển du lịch nhất là thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên,
người ta có thể thu hồi đất đai, đồng cỏ, nguồn nước của dân cư quanh khu vực bảo
tồn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sản xuất và sinh hoạt của dân cư địa
phương, nhất là đối với ngành trồng trọt và chăn nuôi.
29
Để đảm bảo phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống của cư dân địa phương tại
những nơi này, DLST là một trong những giải pháp tích cực nhất. Những nguồn tài
nguyên hoang sơ, những muông thú quý hiếm, không khí trong lành, nền văn hóa
độc đáo là tiền đề để phát triển DLST, từ đó tạo ra cơ hội để phát triển kinh tế địa
phương. Khi DLST phát triển người dân được nhận vào làm tại các cơ sở kinh
doanh du lịch, trở thành hướng dẫn viên du lịch hoặc tham gia phục vụ du lịch tại
địa phương. Điều này làm giảm sức ép đối với các khu bảo tồn, nơi có tài nguyên
DLST hơn so với trước người dân không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tàn phá
tài nguyên thiên nhiên để kiếm sống.
Thông qua phát triển DLST ngân sách địa phương được nâng lên từ đóng góp
của các đơn vị kinh doanh du lịch, từ đó có điều kiện để đầu tư phát triển y tế, giáo
dục và phát triển cơ sở hạ tầng.
DLST phát triển không những đem lại kinh tế trong vùng mà đời sống văn hóa
của người dân, trình độ dân trí được nâng lên, người dân được giao tiếp với du
khách, giao lưu trao đổi văn hóa từ đó họ có thể học hỏi nhiều hơn, tri thức được
mở mang từ các hoạt động như phim ảnh, ca hát, thể dục thể thao,...
Có thể nói phát triển DLST là giải pháp tốt để phát triển kinh tế, xã hội, nó có
thể góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân địa phương và
nâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng dân cư bản địa.
- Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nông thôn theo hướng tiến bộ:
Phát triển DLST còn được coi là một giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở nông thôn từ kinh tế nông nghiệp độc canh sang nền kinh tế nông nghiệp
đa canh và phát triển nền kinh tế hàng hóa với các ngành nghề đa dạng, đưa tỷ trọng
GDP các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ gắn liền với kinh tế nông nghiệp và
nông thôn phát triển. Qua đó cơ cấu thu nhập của dân cư địa phương chuyển dần từ
nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế dịch vụ, hàng hóa với tỷ trọng GDP của
các ngành nghề phi nông nghiệp ngày một tăng cao.
- Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc:
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng mà hoạt động DLST phải tuân
theo bởi các giá trị nhân văn là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời với các giá
trị môi trường tự nhiên đối với một hệ sinh thái ở một nơi cụ thể. Mối quan hệ giữa
30
DLST với văn hóa là một mối quan hệ có tính tất yếu khách quan. Tính tất yếu
khách quan đó trước hết bắt nguồn từ mối quan hệ nội tại. Du lịch là hoạt động văn
hóa vốn ẩn chứa trong các hiện tượng của cuộc sống. Bởi thế du khách của DLST
ngoài nhu cầu muốn thưởng thức không khí trong lành, tìm hiểu, khám phá thiên
nhiên hoang dã họ còn có nhu cầu tìm hiểu văn hóa bản địa nơi họ đến thăm. Nền
văn hóa càng lâu đời, độc đáo càng thu hút và hấp dẫn du khách.
Tóm tại ngoài góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa
cộng đồng, sự phát triển DLST đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn,
tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng như cộng
đồng người dân các địa phương. Nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa – nơi có các
khu bảo tồn thiên nhiên và các cảnh quan hấp dẫn. Ngoài ra, DLST còn góp phần
vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục
môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí. Chính vì vậy ở nhiều nước trên thế
giới và trong khu vực, bên cạnh các lợi ích về kinh tế, DLST còn được xem là giải
pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái thông qua quá trình làm giảm sức ép
khai thác nguồn lợi về tự nhiên phục vụ nhu cầu của khách du lịch, của người dân
địa phương khi tham vào các hoạt động du lịch [21].
1.1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các điểm du lịch
sinh thái
a. Nguồn tài nguyên DLST:
Quy mô hoạt động du lịch của một vùng, một quốc gia được xác định trên cơ
sở khối lượng nguồn tài nguyên du lịch, quyết định tính mùa vụ và tính nhịp điệu
của dòng khách du lịch. Sức hấp dẫn của vùng du lịch phụ thuộc nhiều vào nguồn
tài nguyên du lịch.
Tài nguyên DLST là một trong những yếu tố quyết định sự hình thành và phát
triển các điểm, vùng DLST. Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng và
khả năng kết hợp các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc
hình thành và phát triển DLST của một vùng hay một quốc gia.
b. Dân cư và nguồn lao động:
Dân cư là phân hệ cơ bản trong hệ thống tổ chức không gian KT - XH theo
lãnh thổ. Cùng với vai trò là người lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du
31
lịch. Số lượng người lao động ngày càng tăng sẽ tham gia vào hoạt động du lịch,
điều đó làm cho các loại hình du lịch ngày càng phong phú và đa dạng.
c. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế:
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất
hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Sự phát triển
của nền sản xuất xã hội sinh ra nhu cầu nghỉ ngơi du lịch. Nền sản xuất xã hội càng
phát triển thì nhu cầu của người dân càng lớn.
d. Nhân tố chính trị:
Nhân tố chính trị là điều kiện đặc biệt quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm
hãm sự phát triển của du lịch nói chung và DLST nói riêng ở trong nước và quốc tế.
Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình và hữu nghị giữa
các dân tộc. Ngược lại, du lịch có tác động trở lại thúc đẩy hòa bình, củng cố tình hữu
nghị giữa các khu vực và các nước. Thông qua du lịch quốc tế, con người thể hiện
nguyện vọng của mình là được sống, lao động trong hòa bình và hữu nghị.
e. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật:
Nếu như tài nguyên du lịch là một trong những nhân tố cơ sở quan trọng để
tạo nên các điểm, các trung tâm và các vùng du lịch thì CSHT, CSVCKT là những
nhân tố đảm bảo biến những tiềm năng của tài nguyên trở thành hiện thực.
CSHT là những phương tiện vật chất của toàn xã hội được xây dựng để phục
vụ phát triển KT - XH và hoạt động của nhân dân địa phương, sau đó phục vụ
khách du lịch đến tham quan. CSHT hạ tầng bao gồm: phương tiện giao thông, hệ
thống thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện và hệ thông cấp thoát nước. Trong
đó hệ thống giao thông đóng vai trò quan trọng hàng đầu.
CSVCKT phục vụ du lịch đảm bảo nhu cầu ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí
của du khách trong quá trình du lịch, góp phần quan trọng trong việc tạo ra và hiện
thực sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch
nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy, khi xây dựng và khai thác
các điểm, trung tâm du lịch bao giờ cũng gắn với việc xây dựng và hoàn thiện
CSVCKT.
32
CSVCKT phục vụ du lịch bao gồm: cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống; mạng lưới
thương mại dịch vụ; cơ sở thể thao, vui chơi giải trí; cơ sở y tế; các công trình văn
hóa và các cơ sở dịch vụ bổ sung khác.
Để đánh giá CSVCKT phục vụ du lịch thường căn cứ vào 3 loại tiêu chuẩn
chủ yếu: đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi du lịch, đạt hiệu quả tối
ưu trong quá trình xây dựng và khai thác CSVCKT.Thuận tiện cho việc đi lại của
khách từ các nơi đến. Phát triển CSHT và CSVCKT phải luôn chú trọng đến việc
bảo tồn các tài nguyên, giảm thiểu đến mức thấp nhất mức độ ảnh hưởng đến môi
trường sống của các loài sinh vật và bảo vệ môi trường.[1]
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1.Tình hình phát triển du lịch sinh thái trên thế giới
DLST khởi đầu ở các nước đang phát triển vào cuối những năm 60,70 của thế
kỷ XX, tuy nhiên chủ yếu là đi du lịch thám hiểm, săn bắn,... Ở các nước phát triển,
DLST cũng rất hạn chế, là trò giải trí phổ biến như: quan sát động vật, vui chơi
công viên,... và chưa đủ tiêu chuẩn là DLST.
Đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, DLST vẫn còn là hiện tượng xa lạ và
cho đến những năm 1990 - 1991, ở một số nước đã phát triển dần loại hình DLST
như: Úc, Ấn Độ, Trung Quốc, Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch,…
Ngày nay, với tốc độ của công nghiệp hóa và đô thị hóa một cách nhanh
chóng, cuộc sống của con người bao quanh bởi các dãy nhà cao tầng, các xí nghiệp,
các nhà máy và tách rời với tự nhiên. Chính vì vậy, xu hướng đi du lịch tìm về với
thiên nhiên, được hòa mình vào thiên nhiên trong lành, mát mẻ ngày một gia tăng
về số lượng du khách. DLST là một loại hình du lịch đáp ứng được nhu cầu này
Theo đánh giá của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), trên phạm vi toàn cầu,
lượng khách du lịch tham gia DLST ở các vùng thiên nhiên hoang dã chiếm khoảng
7 - 10%. Đối với nhiều quốc gia, DLST là hoạt động chủ lực, nguồn thu chủ yếu tạo
nên sự phồn thịnh như: quốc đảo Maldives, quốc đảo Maurince, vương quốc
Bhutan, vùng Sarawak (Malaysia), đảo Phuket (Thái Lan), Vùng Jiuzhaigou (Tứ
Xuyên, Trung Quốc),…
33
Hiện nay, trên thế giới có một số quốc gia đã thành công trong việc phát triển
DLST. Điển hình như Nhật Bản, trong những thập niên gần đây, là một trong những
nước đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, từ hệ thống pháp luật tới ý thức và
hành động của người dân. Theo báo cáo về xu hướng du lịch của khách du lịch Nhật
Bản do công ty giao thông Nhật Bản thực hiện vào năm 2004, loại hình du lịch
được du khách Nhật Bản yêu thích nhất là tắm suối nước nóng (57,9%), xếp thứ hai
là du lịch hướng tới thiên nhiên (45,7%). Hiện nay, tại Nhật Bản bên cạnh các dự án
phát triển DLST là một loạt các dự án nhằm sử dụng có hiệu quả hơn các vườn quốc
gia. Tại Nhật Bản có 28 vườn quốc gia đón nhận khoảng 370 triệu lượt khách/năm.
Ngoài ra, ở Costa Rica và Venezuela, một số chủ trang trại chăn nuôi đó
bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng, và do bảo vệ rừng mà họ đó biến
những nơi đó thành điểm DLST hoạt động tốt, giúp bảo vệ các hệ sinh thái tự
nhiên đồng thời tạo ra công ăn việc làm mới cho dân địa phương. Ecuađo sử dụng
khoản thu nhập từ du lịch sinh thái tại đảo Galapagos để giúp duy trì toàn bộ mạng
lưới vườn quốc gia. Tại Nam Phi, DLST trở thành một biện pháp hiệu quả để nâng
cao mức sống của người da đen ở nông thôn, những người da đen này ngày càng
tham gia nhiều vào các hoạt động du lịch sinh thái. Chính phủ Ba lan cũng tích cực
khuyến khích DLST, thiết lập một số vùng Thiên nhiên và Du lịch của quốc gia
để tăng cường công tác bảo vệ thiên nhiên và phát triển du lịch quốc gia. Tại Úc và
Niuzeland, phần lớn các hoạt động du lịch đều có thể xếp vào hạng DLST. Đây là
ngành công nghiệp được xếp hạng cao trong nền kinh tế của cả hai nước.
Nằm ở khu vực Đông Nam Á, nơi có các hoạt động du lịch sôi nổi. Việt Nam
có những lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế và giao lưu quốc tế cho sự phát triển du
lịch phù hợp với xu thế của thế giới và khu vực.
Trong nghị quyết được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày
21/12/2012, DLST là được coi là “chìa khóa” trong cuộc chiến chống đói nghèo và
thúc đẩy phát triển bền vững. Qua đó, Liên hợp quốc đã kêu gọi thúc đẩy đầu tư,
phát triển DLST tại các nước thành viên nhằm tăng thu nhập, tạo việc làm, giáo dục
và góp phần vào cuộc chiến xóa đói, giảm nghèo trong khi vẫn bảo tồn, bảo vệ và
gìn giữ các di sản thiên nhiên và văn hóa của mỗi quốc gia. Mặt khác, với những
34
đặc điểm tự nhiên, văn hóa khác nhau giữa mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, sẽ tạo ra
những lợi thế so sánh, những khác biệt nhằm thu hút du khách tham gia các hoạt
động DLST.
Những năm gần đây, Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO đã đề ra chương trình
“Du lịch bền vững - Xóa đói giảm nghèo” (Sáng kiến ST-EP - Sustainable Tourism
- Eliminating Poverty Initiative) nhằm hướng dẫn các nước thành viên về các giải
pháp thực hiện xóa đói giảm nghèo thông qua hỗ trợ cộng đồng phát triển du lịch.
Thông qua cộng đồng, DLST được phát triển nhằm bảo tồn những giá trị thiên
nhiên và văn hóa bản địa, đồng thời phục vụ thiết thực cho đời sống của người dân
địa phương.
Năm 2017, Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO chọn là năm Du lịch bền vững.
Chính vì thế, 5 dự án DLST bền vững trên thế giới như: Khu nghỉ dưỡng Tongsai
Bay của Thái Lan; Khu nghỉ dưỡng Inkaterra của Peru; Khu du lịch Đảo Juist và
Khu du lịch Kasbah du Toubkal của Ma-rốc. Các dự án đáp ứng nhu cầu của du
khách, bên cạnh đó hướng đến tiêu chí thân thiện với môi trường và có trách nhiệm
với xã hội.[6]
1.2.2. Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
Việt Nam có 350 loài San hô, trong đó có 95 loài ở vùng biển phía Bắc và 225
loài ở vùng biển phía Nam. Bên cạnh 60 vạn ha đất cát ven biển, trong đó có 77.000
ha hệ sinh thái cát đỏ tập trung tại Bình Thuận, Ninh Thuận và các tỉnh duyên hải
Trung bộ, Việt Nam cũng có thêm 10 triệu ha đất ngập mặn ẩn chứa nhiều hệ sinh
thái điển hình có giá trị cao về khoa học và du lịch tại Đồng Tháp Mười. Hệ thống
rừng đặc dụng và rừng ngập mặn Việt Nam thuộc loại rừng giàu có về tính đa dạng
sinh học với 12.000 loài thực vật (1.200 loài đặc hữu), 15.575 loài động vật (172
loài đặc hữu),...
Do điều kiện địa lý như vậy nên Việt Nam rất thích hợp để phát triển du lịch
sinh thái.
Hệ sinh thái ở Việt Nam bao gồm 12 loại điển hình:
1. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới.
2. Hệ sinh thái rừng rậm gió mùa ẩm thường xanh trên núi đá vôi.
35
3. Hệ sinh thái rừng khô hạn.
4. Hệ sinh thái núi cao.
5. Hệ sinh thái đất ngập nước.
6. Hệ sinh thái ngập mặn ven biển.
7. Hệ sinh thái đầm lầy.
8. Hệ sinh thái đầm phá.
9. Hệ sinh thái san hô.
10. Hệ sinh thái biển - đảo.
11. Hệ sinh thái cát ven biển.
12. Hệ sinh thái nông nghiệp.
Nếu như năm 2000 mới chỉ có 1 triệu lượt khách quốc tế đến các vùng tự nhiên
ở Việt Nam thì đến năm 2015 con số tương ứng đó lên đến 5,6 triệu lượt khách và dự
tính đến năm 2020 khoảng 7,5 triệu lượt khách. Bên cạnh đó hàng năm cũng có thêm
3,5 đến 5 triệu lượt khách du lịch nội địa ghé các vùng tự nhiên. Nhờ vậy doanh thu
của hoạt động DLST tại các khu bảo tồn thiên nhiên cũng như vùng đệm hiện chiếm
khoảng 25 - 30% trong tổng số doanh thu hàng năm của ngành du lịch.
Hiện nay ngành du lịch Việt Nam đã quy hoạch những vùng DLST như Ba
Bể, Cát Bà, Cúc Phương, Nam Cát Tiên, Yok - Đôn, Côn Đảo, Bình Châu - Phước
Bửu,...
Tổ chức không gian hoạt động DLST trong các khu bảo tồn ở Việt Nam được
phân thành 7 cụm vùng tiêu biểu.
Không gian DLST vùng núi và ven biển Đông Bắc bao gồm một phần các tỉnh
Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Bắc Thái. Các hệ sinh thái điển hình và có giá trị
cao được chọn khu vực này là khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Sơn, Hữu Liên (Lạng
Sơn), rừng văn hoá lịch sử Pắc Bó, Vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Cạn). Hồ núi Cốc,
(Bắc Thái) và hệ sinh thái rừng ngập mặn Quảng Ninh, Hải Phòng.
Không gian hoạt động của DLST vùng núi Tây Bắc và Hoàng Liên Sơn chủ
yếu phần phía Tây của 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu với vùng sinh thái núi cao Sapa -
Phanxiphăng và Khu bảo tồn Mường Nhé - nơi đang tồn tại 38 loài động vật quý hiếm
cần được bảo vệ như Voi, Bò tót, Gấu chó, Hổ, Sếu đỏ,...
36
DLST Đồng Bằng Sông Hồng với không gian chủ yếu thuộc các tỉnh Hà Tây,
Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Thanh Hoá. Các khu bảo tồn thiên
nhiên điển hình được chọn cho vùng này là Tam Đảo, Cúc Phương, Ba Vì, Xuân
Thuỷ (khu bảo vệ vùng đất ngập nước (Ramsa) đầu tiên ở Việt Nam).
Không gian DLST vùng Bắc Trung Bộ bao gồm phần phía Tây Nam Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và phía Đông Nam Thừa Thiên
Huế. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, đây là địa bàn được đánh giá cao
nhất về tính đa dạng sinh học với Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha - Kẻ Bàng
được xếp vào loại lớn trên thế giới và nhiều khu rừng nguyên sinh có giá trị.
Phía Tây của Tây Nguyên, một phần Bắc Lâm Đồng kéo dài đến tỉnh Khánh
Hoà thuộc không gian du lịch sinh thái vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. các hệ
sinh thái điển hình của vùng nay bao gồm rừng khu rừng ở Yok đôn, đất ngập nước
Hồ Lắc, hệ sinh thái Ngọc Linh, Biodup - Núi Bà; hệ sinh thái San hô Nha Trang.
Vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Tây Nguyên cực Nam Trung Bộ với không
gian du lịch sinh thái bao trùm khu vực Vườn quốc gia Nam Cát Tiên (Lâm Đồng -
Bình Dương, Đồng Nai), Côn Đảo, Bình Châu - Phước Bửu( Bà Rịa-Vũng Tàu),
Biển Lạc - Núi Ông( Bình Thuận).
Dựa vào hai hệ sinh thái là đất ngập mặn và rừng ngập mặn thuộc các tỉnh dọc
sông Mê Kông đến Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, không gian du lịch vùng này sẽ tập
trung chủ yếu vào rừng ngập mặn Cà Mau, Tràm chim Đồng Tháp, Cù lao sông Tiền,
sông Hậu và Khu bảo tồn thiên nhiên Phú Quốc.
Mặc dù còn khá mới mẻ nhưng hoạt động DLST ở nước ta đang có chiều
hướng phát triển mạnh với một số loại hình phù hợp với điều kiện đặc thù của từng
vùng lãnh thổ và đã mang lại những kết quả đáng kể về kinh tế, xã hội và môi
trường. Một số địa phương và đơn vị du lịch trong những năm gần đây đã đầu tư,
xây dựng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại các điểm có điều kiện
nghỉ núi, nghỉ biển để thúc đẩy sự phát triển DLST như: khu nghỉ mát ở Sa Pa (Lào
Cai), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), Bà Nà (Đà Nẵng), Đà Lạt (Lâm Đồng),… nghỉ
biển ở Nha Trang (Khánh Hòa), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) Đà Nẵng, Hạ Long
(Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang), hay phát triển DLST ở các vườn quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên.
37
Tuy nhiên, sự phát triển đó chưa tương xứng với tiềm năng sinh thái vốn có.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, DLST ở Việt Nam hiện nay vẫn đang bó hẹp
trong một số loại hình du lịch chủ yếu: nghỉ biển, nghỉ núi, nghỉ chữa bệnh tại các
suối nước nóng, dã ngoại, leo núi, đi bộ trong rừng, tham quan, nghiên cứu đa dạng
sinh học ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, tham quan miệt vườn, sân
chim, thăm bản làng dân tộc, du thuyền, mạo hiểm, săn bắn, câu cá, tổ chức các tour
cấp khu vực và cấp quốc gia để tham quan tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên và con
người Việt Nam.
Tính trên phạm vi cả nước, hiện nay hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương đã và đang tiến hành triển khai hoặc mở rộng các dự án DLST. Trong
đó có rất nhiều dự án lớn như: khu DLST Cần Giờ, đảo Phú Quốc, vườn quốc gia
Cát Tiên, vườn quốc gia Cát Bà, núi Tà Cú; một loạt các dự án đầu tư cho du lịch
biển ở các biển đẹp như: Xuân Thiều, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước (Đà Nẵng),
khu du lịch Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Cù Lao Chàm (Quảng Nam) trong đó có nhiều
dự án lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Để có ngành DLST phát triển bền vững, cần phải có một chiến lược du lịch
sinh thái quốc gia được xây dựng với sự tham gia đầy đủ của các thành phần có
liên quan.
Để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn
thiên nhiên Việt Nam, một số dự án nghiên cứu, đào tạo, quy hoạch du lịch sinh thái
đã được triển khai:
Nghiên cứu quy hoạch thí điểm về du lịch thiên nhiên và du lịch mạo hiểm ở
Việt Nam – Phân hội các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam cùng
các nhà tư vấn du lịch New Zealand (1995).
Điều tra vẽ bản đồ du lịch sinh thái và tổ chức lớp tập huấn về du lịch sinh thái
cho một số vườn quốc gia – các chuyên gia của Hội các Vườn quốc gia Nhật Bản.
Phân hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam chủ trì.
Dự án phát triển Vườn quốc gia Bạch Mã Việt Nam 00.12.01 – WWF/EC đã
soạn thảo “Kế hoạch quản lý khu du lịch sinh thái VQG Bạch Mã”, quỹ Quốc tế bảo
tồn thiên nhiên tiến hành trong 2 năm 1995 – 1996.
38
Các khóa tập huấn về du lịch sinh thái cho cán bộ và nhân viên Vườn quốc gia
Tam Đảo, Cúc Phương, Bạch Mã, do các chuyên gia của Hội các VQG Nhật Bản,
Phân hội VQG và khu Bảo tồn thiên nhiên Việt Nam chủ trì.
Dự án xây dựng năng lực phục vụ các sáng kiến về du lịch bền vững, do IUCN
và Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch thực hiện (1997).
Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam, Viện nghiên cứu phát
triển du lịch thực hiện (1998 – 1999).
Dự án bảo tồn VQG Cúc Phương, FFI thực hiện (1997 – 2000) và hiện nay
còn có nhiều dự án khác như: khu DLST Mỏ Ó,... đang nghiên cứu phát triển.
Nếu các dự án trên được thực thi có hiệu quả thì chắc chắn các vấn đề khó
khăn trong các chiến lược phát triển du lịch sinh thái phần nào sẽ được giả quyết,
đưa du lịch sinh thái phát triển theo đúng hướng của những nguyên tắc đã nêu trên
Nhìn chung, hoạt động DLST ở Việt Nam hiện nay đã đạt được những kết quả
đáng kể, tuy nhiên, vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Với sự quan tâm chỉ
đạo của nhà nước, các cấp chính quyền và kết hợp với ngành du lịch Việt Nam nói
chung, các đơn vị kinh doanh du lịch nói riêng, hy vọng rằng trong tương lai DLST
ở nước ta sẽ không ngừng phát triển, xứng đáng với tiềm năng và vị thế hiện có.[6]
39
CHƢƠNG 2
TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở
CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Khái quát về các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1. Vị trí địa lý, giới hạn, diện tích
Tỉnh Quảng Ngãi là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung,
có tọa độ địa lý 140
32’
– 150
25’ vĩ độ Bắc, 1080
06’
– 1090
04’
kinh độ Đông.
Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 5.155,78 km2
, dân số 1.263.572 người
và mật độ dân số 245,1 người/km 2
(2017). Bao gồm 14 huyện, thành phố. Trong đó
có 1 thành phố (thành phố Quảng Ngãi), 6 huyện miền núi (Trà Bồng, Tây Trà, Sơn
Hà, Sơn Tây, Minh Long và Ba Tơ), 6 huyện đồng bằng (Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư
Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức và Đức Phổ), 1 huyện đảo (Lý Sơn), 180 xã, phường,
thị trấn (8 phường, 10 thị trấn và 162 xã).[3]
Khu vực miền núi có diện tích tự nhiên 3.243,32 km2
, dân số 220.160 người
và mật độ dân số 67,8 người/km 2
(2017).
- Huyện Trà Bồng là huyện miền núi nằm ở Tây Bắc tỉnh Quảng Ngãi. Phía
Đông giáp 2 huyện Bình Sơn và Sơn tịnh; phía Tây giáp huyện Tây Trà; phía Nam
giáp huyện Sơn Hà; phía Bắc giáp huyện Trà My và huyện Núi Thành (tỉnh Quảng
Nam). Có diện tích 421,25km2
, dân số trung bình 32.722 người và mật độ dân số
77,7 người/km2
(2017). Bao gồm 9 xã (Trà Phú, Trà Bùi, Trà Tân, Trà Giang, Trà
Sơn, Trà Lâm, Trà Thủy, Trà Hiệp và Trà Bình), 1 thị trấn (Trà Xuân) và 44 thôn,
cách thành phố Quảng Ngãi 55km, có tỉnh lộ 622 đi qua.[3]
- Huyện Tây Trà là huyện miền núi ở phía Tây - Tây Bắc tỉnh Quảng Ngãi.
Phía Đông giáp huyện Trà Bồng; phía Tây và Bắc giáp huyện Trà my (tỉnh Quảng
Nam); phía Nam giáp 2 huyện Sơn Hà và Sơn Tây. Có diện tích 339,10km2
, dân
số trung bình 19.378 người và mật độ dân số 57,1 người/km2
(năm 2017). Bao
gồm 9 xã (Trà Phong, Trà quân, Trà Khê, Trà Thanh, Trà Thọ, Trà Lãnh, Trà
Nham, Trà Xinh và Trà Trung), 37 thôn, cách thành phố Quảng Ngãi 90km, có
tỉnh lộ 622 đi qua.[3]
40
- Huyện Sơn Hà là huyện miền núi ở phía Tây tỉnh Quảng Ngãi. Phía Đông
giáp với các huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và minh Long; phía Tây giáp huyện Sơn
Tây; phía Nam giáp huyện Ba Tơ và tỉnh Kon Tum; phía Bắc giáp các huyện Trà
Bồng và Tây Trà. Có diện tích 728,17 km2
, dân số trung bình 73.448 người và mật
độ dân số 100,9 người/km2
(năm 2011). Bao gồm 13 xã (Sơn Trung, Sơn Thượng,
Sơn Bao, Sơn Thành, Sơn Hạ, Sơn Nham, Sơn Giang, Sơn Linh, Sơn Cao, Sơn Hải,
Sơn Thủy, Sơn Kỳ và Sơn Ba), 1 thị trấn (Di Lăng) và 77 thôn và tổ dân phố, cách
thành phố Quảng Ngãi 55km, có tỉnh lộ 623 đi qua.[3]
- Huyện Sơn Tây là huyện miền núi cực Tây của tỉnh Quảng Ngãi. Phía Đông
và Đông Nam giáp huyện Sơn Hà; phía Tây Nam giáp huyện Đắk Tô, Đắk Hà, Kon
Plông (tỉnh Kon Tum); phía Bắc giáp huyện Trà My (tỉnh Quảng Nam) và huyện
Tây Trà. Có diện tích 385,63km2
, dân số trung bình 19.254 người và mật độ dân số
49,9 người/km2
(năm 2017). Bao gồm 6 xã (Sơn Mùa, Sơn Dung, Sơn Tinh, Sơn
Tân, Sơn Bua và Sơn Lập) và 24 thôn, cách thành phố Quảng Ngãi 90km, có tỉnh lộ
623 đi qua.[3]
- Huyện Minh Long là huyện miền núi nằm ở khoảng giữa tỉnh Quảng
Ngãi. Phía Đông giáp huyện Nghĩa Hành; phía Tây giáp huyện Sơn Hà; phía
Nam giáp huyện Ba Tơ; phía Bắc giáp huyện Tư Nghĩa. Có diện tích 237,20 km2
, dân số trung bình 15.498 người và mật độ dân số 73,6 người/km2
(năm 2017).
Bao gồm 5 xã (Long Hiệp, Long Sơn, Long Mai, Long Môn và Thanh An), 43
thôn, cách thành phố Quảng Ngãi 30km, có tỉnh lộ 627 đi qua.[3]
- Huyện Ba tơ nằm ở phía Tây Nam tỉnh Quảng Ngãi. Phía Bắc giáp các
huyện Minh Long, Sơn Hà; phía Đông Bắc giáp huyện Nghĩa Hành; phía Đông giáp
huyện Đức Phổ; phía Nam và Đông Nam giáp huyện An Lão (tỉnh Bình Định); phía
Tây và Tây Nam giáp huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) và huyện K’Bang (tỉnh
Gia Lai). Có diện tích 1.137,97 km2
, dân số 57.897 người và mật độ dân số 50,9
người/km2
(năm 2017). Bao gồm 18 xã (Ba Thành, Ba Liên, Ba Cung, Ba Điền, Ba
Vinh, Ba Chùa, Ba Dinh, Ba Tô, Ba Nam, Ba Bích, Ba Lế, Ba Vì, Ba Trang, Ba
Tiêu, Ba Ngạc, Ba Xa, Ba Khâm và Ba Động), 1 thị trấn (Ba Tơ) và 99 thôn, 6 tổ
dân phố, cách thành phố Quảng Ngãi 65km, có quốc lộ 24A đi qua [3].
41
Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2017 của các huyện miền núi
tỉnh Quảng Ngãi.
Thứ
tự
Khu vực miền
núi
Diện tích (Km2
)
Dân số trung
bình (Người)
Mật độ dân số
(Người/km2
)
1 Huyện Trà Bồng 421,25 32.722 77,7
2 Huyện Tây Trà 339,10 19.378 57,1
3 Huyện Sơn Hà 728,17 73.448 100,9
4 Huyện Sơn Tây 385,63 19.254 49,9
5 Huyện Minh
Long
237,20 17.461 73,6
6 Huyện Ba Tơ 1.137,97 57.897 50,9
Tổng 3.249,32 220.160 67,8
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2017[3].
42
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi

More Related Content

What's hot

Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...Thư viện Tài liệu mẫu
 

What's hot (20)

Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAYLuận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
 
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOTLuận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại TP Trà Vinh, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại TP Trà Vinh, HOTLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tại TP Trà Vinh, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại TP Trà Vinh, HOT
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
 
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng HớiLv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
 
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
 
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
 
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOTĐề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
 
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ LongĐề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
 

Similar to Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến TreQuản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Treluanvantrust
 
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến TreQuản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Treluanvantrust
 
ĐỀ TÀI : Luận án Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY
ĐỀ TÀI : Luận án Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAYĐỀ TÀI : Luận án Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY
ĐỀ TÀI : Luận án Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAYLuận Văn 1800
 
Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...
Đề tài đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
 Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bìnhluanvantrust
 
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdf
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdfNghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdf
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdfHanaTiti
 
[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...
[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...
[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...HanaTiti
 

Similar to Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi (20)

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến TreQuản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
 
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến TreQuản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
 
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOTLuận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
 
ĐỀ TÀI : Luận án Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY
ĐỀ TÀI : Luận án Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAYĐỀ TÀI : Luận án Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY
ĐỀ TÀI : Luận án Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY
 
Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...
 
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
 
Đề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng Ninh
Đề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng NinhĐề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng Ninh
Đề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng Ninh
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Quản lí nhà nước về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Quản lí nhà nước về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Quản lí nhà nước về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Đề tài đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...
Đề tài đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
 
Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú YênKhai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
 
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
 Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
 
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAYĐề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
 
Nguoi khmer kg
Nguoi khmer kgNguoi khmer kg
Nguoi khmer kg
 
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAYLuận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
 
Luận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAY
Luận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAYLuận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAY
Luận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAY
 
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdf
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdfNghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdf
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdf
 
[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...
[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...
[123doc] - nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-nham-phat-trien-du-lich-le-hoi-o-an...
 
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đLuận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐOÀN SỸ SƠN NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Huế, Năm 2018
  • 2. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐOÀN SỸ SƠN NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành : Địa Lý Học Mã số: 8310501 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN TƢỞNG Huế, Năm 2018
  • 3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Đoàn Sỹ Sơn
  • 4. iii LỜI CẢM ƠN Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Tưởng, người đã trực tiếp hướng dẫn về khoa học và giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa; quý thầy, cô giáo khoa Địa lý trường Đại học Sư pham - Đại học Huế; quý thầy, cô giáo thỉnh giảng đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập tại trường và luôn tạo điều kiện thuận lợi để giúp tác giả hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, ban ngành tỉnh Quảng Ngãi: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Phòng văn hóa thông tin các huyện miền núi; Cục thống kê; các đơn vị lữ hành đóng trên địa bàn tỉnh. Xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Thừa Thiên Huế, tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn Đoàn Sỹ Sơn
  • 5. 1 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA ...................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................ii LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................iii MỤC LỤC ................................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................4 DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU..................................................................................5 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ...............................................................................................6 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ..............................................................................................7 MỞ ĐẦU...................................................................................................................................8 1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................................8 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................9 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu......................................................................................10 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu...........................................................................10 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................................13 6. Lịch sử nghiên cứu đề tài....................................................................................................13 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH SINH THÁI......16 1.1. Cơ sở lý luận.................................................................................................................16 1.1.1. Du lịch....................................................................................................................16 1.1.2. Du lịch sinh thái.....................................................................................................20 1.2. Cơ sở thực tiễn..............................................................................................................32 1.2.1.Tình hình phát triển du lịch sinh thái trên thế giới..............................................32 1.2.2. Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam..............................................34 CHƢƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI ........................................39 2.1. Khái quát về các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi..................................................39 2.1.1. Vị trí địa lý, giới hạn, diện tích ............................................................................39 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.....................................................42 2.1.3. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội ....................................................................48
  • 6. 2 2.2. Tiềm năng DLST các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi..........................................49 2.2.1.Các loại tài nguyên DLST ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi..................49 2.2.2. Các điểm du lịch sinh thái tiêu biểu ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi .57 2.3. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi.....68 2.3.1. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch...............................................................68 2.3.2. Lao động ngành du lịch........................................................................................71 2.3.3. Khách du lịch.........................................................................................................72 2.3.4. Thu nhập du lịch....................................................................................................74 2.3.5. Hiện trạng khai thác các tuyến, điểm du lịch sinh thái......................................75 2.4. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi ..........................................................................................................................76 2.4.1. Những kết quả đạt được .......................................................................................76 2.4.2. Những tồn tại.........................................................................................................78 2.4.3. Nguyên nhân tồn tại..............................................................................................79 CHƢƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỀN DU LỊCH SINH THÁI Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI.....................................................80 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ...............................................................................................80 3.1.1. Quy hoạch và định hướng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi.........................80 3.1.2. Định hướng phát triển du lịch sinh thái các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi81 3.1.3. Kết quả nghiên cứu về tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi..........................................................................................83 3.2. Đề xuất một số giải pháp.............................................................................................84 3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách và quản lý..............................................84 3.2.2. Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật.............................85 3.2.3. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch........................86 3.2.4. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực và khoa học công nghệ...............87 3.2.5. Nhóm giải pháp về hợp tác, liên kết giữa các huyện miền núi trong địa bàn tỉnh Quảng Ngãi..........................................................................................................88 3.2.6. Nhóm giải pháp về bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch tự nhiên và môi trường ......................................................................................................................................89
  • 7. 3 3.2.7. Nhóm giải pháp về khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc...................................................89 3.2.8. Nhóm giải pháp về khai thác, tổ chức các điểm, tuyến DLST.........................90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................................100 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................103 PHỤ LỤC..............................................................................................................................105
  • 8. 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đúng CSHT Cơ sở hạ tầng CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật DLST Du lịch sinh thái KT – XH Kinh tế - xã hội TNDLST Tài nguyên du lịch sinh thái Tp. Thành phố UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân QĐ-TTg Quyết định – Thủ tướng LS – VH Lịch sử - Văn hóa VQG Vườn quốc gia
  • 9. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Số hiệu Tên bảng Trang 2.1 Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2017 của các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi 41 2.2 Đặc trưng nhiệt độ trung bình năm và tổng nhiệt độ năm ở một số khu vực của tỉnh Quảng Ngãi. 44 2.3 Các đặc trưng nhiệt độ (oC) tháng 7 ở một số khu vực của tỉnh Quảng Ngãi 44 2.4 Các đặc trưng nhiệt độ (oC) tháng 1 ở một số khu vực của tỉnh Quảng Ngãi. 45 2.5 Lượng mưa trung bình năm (mm) ở một số khu vực của tỉnh Quảng Ngãi 45 2.6 Thống kê các điểm du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi 67 2.7 Thống kê các cơ sở lưu trú và quán ăn ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi 69 2.8 Thống kê lao động trong ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi 71
  • 10. 6 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang 2.1 Số lượng khách du lịch đến với các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi 73 2.2 Doanh thu từ du lịch đến với các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi 74
  • 11. 7 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình vẽ Trang 2.1 Bản đồ hành chính các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi 42 2.2 Bản đồ tài nguyên DLST các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi 56 2.3 Bản đồ CSVC - KT các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi 70 3.1 Bản đồ các tuyến điểm DLST các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi 93
  • 12. 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, du lịch sinh thái (DLST) đã và đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu, được tiếp cận dưới góc độ là một nhu cầu tìm về với tự nhiên trong bối cảnh môi trường nhân tạo biến đổi theo hướng tiêu cực với sức khỏe con người (ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông, gia tăng dân số, đô thị hóa,…). DLST trở thành một xu thế chiếm được sự quan tâm của nhiều người, là loại hình du lịch thiên nhiên có trách nhiệm, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo vệ môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, góp phần vào sự phát triển của du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội (KT - XH) nói chung. Theo Quyết định số 201/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” thì Quảng Ngãi thuộc vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ. Quảng Ngãi có nhiều địa danh nỗi tiếng như Mỹ Khê, Sa Huỳnh với những bãi cát trắng, làn nước trong xanh, thắng cảnh Núi Ấn – Sông Trà, đảo Lý Sơn với vẻ đẹp hoang sơ kì vĩ, giá trị sinh thái đa dạng của rừng, thác, suối khoáng nóng, đầm, hồ … Quảng Ngãi còn được biết đến bởi nền văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa có vị trí trong sự phát triển LS – VH dân tộc, là nơi sinh sống của các dân tộc Kinh, Kor, Hre, Ca dong với nền văn hóa đa dạng. Các khu di tích căn cứ địa Ba Tơ, chiến thắng Vạn Tường, chứng tích Sơn Mỹ, nhà lưu niệm bác Phạm Văn Đồng, các quần thể di tích lịch sử anh hùng: Liệt sĩ – Bác sĩ Đặng Thùy Trâm, với cuốn nhật ký nỗi tiếng, bên cạnh đó Dung Quất là khu công nghiệp hóa dầu đầu tiên của nước ta, có vị trí quan trọng trong phát triển KT – XH khu vực Miền Trung nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy, Quảng Ngãi có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch gắn với môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước, góp phần vào sự phát triển KT – XH của tỉnh, của Miền Trung và cả nước.
  • 13. 9 Các huyện miền núi ở Quảng Ngãi có nguồn TNDLST tương đối toàn diện: Các giá trị sinh thái đa dạng của rừng, thác Cà Đú, thác Trắng, núi Cà Đam, đèo Violét, suối khoáng nóng Thạch Bích, suối Trà Bói, hố Dội, hồ Nước Trong, hồ Đồng Cần,… Văn hóa các dân tộc miền núi: Hrê, Kor, Ca Dong, đã nhào nặn vùng đất này nhiều sắc thái văn hóa rất độc đáo. Các tuyến đường giao thông quan trọng như: Đường sắt Bắc – Nam, quốc lộ 1A, quốc lộ 24, tỉnh lộ 622, 623, 627,…tạo điều kiện thuận lợi cho DLST phát triển. DLST các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng và đặc trưng riêng, tuy nhiên vấn đề khai thác tài nguyên DLST còn nhiều ha ̣n chế. Hiện nay đa số các địa điểm có tiềm năng DLST có quy hoạch nhưng chưa hiệu quả hoặc hiện chưa được quy hoạch và một số nơi đang bị khai thác bất hợp lý như tích nước làm thủy điện, khai thác đá,… làm mất đi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ của núi rừng. Quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ chưa thực sự hợp lý, các sản phẩm về DLST chưa đa đạng và còn kém chất lượng, số lượng khách du lịch đến còn hạn chế, số ngày khách lưu trú tại điểm DLST còn thấp, số khách du lịch quay trở lại lần sau còn hạn chế, việc thu hút đầu tư phát triển du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Việc phát triển DLST bền vững ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi là vấn đề cấp thiết nhưng hiện nay chưa ai nghiên cứu. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn Thạc sĩ. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Đề xuất các giải pháp phát triển DLST phù hợp với các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ nghiên cứu về DLST. - Phân tích tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi. - Tìm kiếm các giải pháp phát triển DLST phù hợp với các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi.
  • 14. 10 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Phạm vi - Về nội dung: Nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển DLST ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi. - Về không gian: 6 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi bao gồm: Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng và Tây Trà. - Về thời gian: + Nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng phát triển DLST ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2017. + Đề xuất giải pháp phát triển DLST ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025. 3.2. Đối tượng DLST ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi. 4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm - Quan điểm tổng hợp Quan điểm này xem các yếu tố và hiện tượng của môi trường tự nhiên là một tổ hợp có tổ chức, giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau. Sự tác động của con người vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó có thể gây ra những biến đổi lớn trong hoạt động của cả tổng thể. Tuy nhiên, quan điểm này không yêu cầu nhất thiết phải nghiên cứu tất cả các thành phần mà có thể lựa chọn một số đại diện có vai trò chủ đạo, là những nhân tố có vai trò quyết định đến các thuộc tính cơ bản nhất của tổng thể. Áp dụng quan điểm này khi nghiên cứu về DLST ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Ta cần xem sự tác động của khách du lịch đến cảnh quan thiên nhiên, sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp. - Quan điểm hệ thống Tiếp cận hệ thống theo quan điểm cấu trúc trong địa lí học đó là việc nghiên cứu cấu trúc thẳng đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc chức năng của hệ thống tự
  • 15. 11 nhiên. Cấu trúc thẳng đứng là các thành phần cấu tạo như: Địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật và mối quan hệ giữa chúng. Đối với việc nghiên cứu tác động kinh tế, xã hội và môi trường của hoạt động DLST ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi ta phải đặt trong mối quan hệ có tính hệ thống giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Mặt khác cần xem xét mối quan hệ của người dân sinh sống trên địa bàn các huyện với các hoạt động của DLST từ đó có nhận định đúng đắn và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch phù hợp. - Quan điểm lãnh thổ Mỗi một công trình nghiên cứu địa lí tự nhiên nói riêng cũng như địa lí nói chung đều được gắn với một lãnh thổ cụ thể. Các thành phần tự nhiên luôn có sự thay đổi theo thời gian và phân hóa theo không gian. Với quan điểm này, khi nghiên cứu DLST ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, cần xác định sự phân hóa không gian theo lãnh thổ và việc đánh giá cần gắn liền trên một lãnh thổ cụ thể được phân chia, để từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp. - Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của chính họ. Do đó, đây vừa là xu thế, vừa là yêu cầu bắt buộc trong bất kì hoạt động KT – XH nào. Quan điểm này được tác giả vận dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển DLST ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi. - Quan điểm lịch sử, viễn cảnh Mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình phát sinh, vận động và biến đổi. Do đó khi đánh giá chúng chỉ đúng ở một thời điểm nhất định. Đứng trên quan điểm lịch sử, phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh giá đúng đắn hiện tại sẽ là cơ sở để đưa ra các dự báo xác thực về xu hướng phát triển trong giai đoạn sắp tới. Vận dụng quan điểm này, đề tài nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển DLST ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi với chuỗi số liệu nhiều năm nhằm phản ảnh cơ bản nhất đặc điểm của đối tượng.
  • 16. 12 4.2. Phương pháp - Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhằm thu thập các thông tin từ sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu,… liên quan đến DLST, từ đó tiến hành xử lý, chọn lọc, phân tích và tổng hợp thành hệ thống những nội dung đáp ứng yêu cầu nghiên cứu để đạt được mục tiêu đề ra. - Phương pháp bản đồ: Là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lí. Sử dụng bản đồ địa hình, bản đồ hành chính và một số bản đồ KT - XH có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như hiện trạng tài nguyên du lịch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi,… làm nền tảng cho việc khai thác thông tin, phân tích các yếu tố không gian lãnh thổ phục vụ nghiên cứu về DLST. - Phương pháp khảo sát thực địa: Phương pháp này nhằm cập nhật thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng cách đi thực địa, khảo sát các địa điểm để thu thập các dữ liệu và hình ảnh thực tế các địa điểm DLST trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh. Làm tăng độ chính xác, cập nhật và thuyết phục của các kết quả nghiên cứu cũng như các tài liệu thu thập được. Qua đó tăng cường cơ sở thực tiễn để nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển DLST ở các huyện miền núi của tỉnh, làm cho nội dung nghiên cứu phong phú và mang ý nghĩa thực tiễn cao hơn. - Phương pháp toán học: Sử dụng các công thức toán học và phần mềm Excel để tập hợp, xử lý thông tin từ phiếu điều tra. Các kết quả phân tích thống kê mô tả được thể hiện bằng các bảng biểu và biểu đồ. - Phương pháp điều tra xã hội học: Tiến hành điều tra, phỏng vấn những cảm nhận của du khách, người dân bản địa và các nhà quản lý về tiềm năng, hiện trạng phát triển DLST trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh một cách khách quan theo phiếu điều tra đã được chuẩn bị sẵn. Phương pháp này được thực hiện với hệ thống các câu hỏi lựa chọn và câu hỏi mở. Trong quá trình điều tra, có thể tìm hiểu những ý kiến khác liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp chuyên gia: Được thực hiện thông qua việc lắng nghe các ý kiến đóng góp của các cán bộ chuyên trách trong bộ máy chính quyền, cán bộ ngành du lịch, cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch có nhiều kinh nghiệm và am hiểu trong nghiên cứu DLST để vận dụng vào nghiên cứu, rút ngắn được quá trình điều tra phức tạp, đồng thời bổ sung có hiệu quả cho phương pháp điều tra cộng đồng.
  • 17. 13 - Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh đối chiếu thông số nghiên cứu về tài nguyên DLST trong lãnh thổ nghiên cứu với các khu vực phụ cận nhằm thấy rõ sự tương đồng và khác biệt, từ đó rút ra những nhận định cần thiết.[5] 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện phương pháp đánh giá tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển DLST ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, trên cơ sở xác lập các luận chứng khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nhằm phát triển DLST phù hợp với các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu tham khảo cho người dân địa phương và các cấp quản lý, nhằm lựa chọn các giải pháp phát triển DLST phù hợp với các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên cao học chuyên ngành Địa lý học. 6. Lịch sử nghiên cứu đề tài 6.1. Trên thế giới DLST mới chỉ bắt đầu được bàn đến từ những năm đầu của thập kỉ 80. Những nhà nghiên cứu tiên phong và điển hình về lĩnh vực này là Ceballos - Lascurain, Buckley… cùng rất nhiều các nghiên cứu lí luận và thực tiễn về DLST của các nhà khoa học, các tổ chức quan tâm đến lĩnh vực này như: Cater, Chalker, Dowling, western, Linberg - Hawkis, Whelan, Wight, Weating, Duff, Cochrane,... Hiệp hội DLST, Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF), Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN),… đã có nhiều công trình nghiên cứu và công bố những quan điểm, khái niệm về DLST, các bài học thực tiễn cũng như những hướng dẫn cho các nhà quản lí, tham gia hoạt động DLST như: Hiệp hội DLST đã xuất bản cuốn “DLST: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch - Chẩn đoán DLST và hướng dẫn quy hoạch”, George N.Walace (1998), Quản lí khách tham quan, bài học từ VQG Galapagos; Kreg Lindbeg (1999), Các vấn đề trong quản lí DLST; David L.Ardersen (2001), Kế hoạch quốc gia về phát triển DLST tại Guyana; David Ardersen (2000), Thiết kế các phương tiện phục vụ DLST; Karrtrina Brandon (1998), Những bước cơ bản nhằm khuyến khích sự tham gia của dân địa phương vào dự án DLST,…
  • 18. 14 Một số kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài: - Martha Honey (1998), Du lịch sinh thái và phát triển bền vững. - L.Hens (1998), Du lịch và môi trường. - Ceballos - Lascurain, H (1991). Du lịch, du lịch sinh thái và các khu bảo tồn (Tourism, ecotourism and protected areas). - Stephen Wearing; John Neil, (1999). Du lịch sinh thái: tác động, tiềm năng và tính khả thi (Ecotourism: impacts, potentials and possibilities). - Kreg Lindberg, Megan Epler Wood, David Engeldrum (2000). Du lịch sinh thái. Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý (Ecotourism: A guide for planners and managers). - Richard Broadhurst (2001). Quản lý môi trường đối với hoạt động giải trí và du lịch (Managing environments for leisure and recreation). Ngoài ra còn nhiều tài liệu của các tác giả nước ngoài khác về DLST.[4] 6.2. Ở Việt Nam DLST là loại hình du lịch tương đối mới mẻ, nhiều vấn đề đang tiếp tục được nghiên cứu. DLST nổi lên ở Việt Nam từ khoảng giữa thập kỉ 90 của thế kỉ XX, song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học du lịch và môi trường. Có nhiều hội nghị, hội thảo về DLST được tổ chức ở Việt Nam, như: “Hội nghị Quốc tế về du lịch bền vững ở Việt Nam” do Tổng cục du lịch Việt Nam kết hợp với Quỹ Hanns Seidel (CHLB Đức) được tổ chức tại Huế, tháng 5/1997; Hội thảo “DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội, tháng 4/1998; Hội thảo “Xây dựng chiến lược Quốc gia về phát triển DLST tại Việt Nam” được tổ chức vào tháng 9/1999 tại Hà Nội do Tổng cục du lịch phối hợp với Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP). Trong đó, rất nhiều tham luận được trình bày và đã đóng góp nhiều giá trị quý báu về cơ sở lí luận và cả những kinh nghiệm thực tiễn phát triển DLST của các nhà nghiên cứu du lịch và môi trường đến từ nhiều nước trên thế giới và Việt Nam. Nhiều công trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ, giáo trình… đã đề cập vấn đề DLST, bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, tiêu biểu như của các tác giả: Lê Văn Lanh, Phạm Trung Lương, Nguyễn Thị Hải, Đặng Duy Lợi, Nguyễn Thị Sơn,…
  • 19. 15 Một số kết quả nghiên cứu trong nước: - Phạm Trung Lương (2002) Du lịch sinh thái: những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. - Thế Đạt (2003) Du lịch và du lịch sinh thái. - Lê Huy Bá và nnk (2009) Du lịch sinh thái. - Lê Văn Thăng (2008), Du lịch và môi trường. Ngoài ra, những vấn đề DLST cũng có thể tìm thấy trên các trang Web của các báo điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng, trong các ấn phẩm chuyên ngành…[6] Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, các nghiên cứu về DLST chưa nhiều, chủ yếu được đề cập chung trong các quy hoạch phát triển KT - XH, các tài liệu nghiên cứu về du lịch. Năm 2013, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, trong đó có đề cập đến DLST. Ngoài ra còn có một số tài liệu là các bài báo được đăng trong các tạp chí, trang web,… Đây là nguồn tài liệu giúp những người nghiên cứu có những hiểu biết sâu rộng và hiện đại về DLST. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái. Chương 2. Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3. Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi.
  • 20. 16 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Du lịch 1.1.1.1. Các khái niệm du lịch Du lịch: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa. (I.I. Pirôgionic, 1985). Tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa – lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch. - Tài nguyên du lịch tự nhiên: Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta. Ở một địa phương nào đó, tự nhiên tác động đến người quan sát qua hình dạng bên ngoài của bản thân nó. Sự tiếp nhận bên ngoài của tự nhiên gọi là phong cảnh. Trong đó tự nhiên chỉ tham gia với những đặc điểm của mình mà có thể quan sát bằng mắt thường. Đó là hình dạng bề mặt đất, thực vật và nguồn nước. Ngoài ra, đóng vai trò quan trọng đối với nhiều loại hình du lịch là khí hậu, đặc biệt là các chỉ tiêu liên quan tới trạng thái tâm lý – thể lực của con người – đó là sinh khí hậu. Phong cảnh của khu vực càng đa dạng bao nhiêu, khí hậu càng thuận lợi bao nhiêu thì chất lượng của khu vực giành cho du lịch và nghỉ ngơi càng tốt lên bấy nhiêu. Qua nhiều công trình nghiên cứu, qua các phiếu điều tra và qua thực tiễn thấy rằng những người dân thành phố hàng ngày sống trong môi trương công nghiệp và đô thị hóa có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch trong môi trường tự nhiên. Các thành phần tự nhiên có tác động mạnh đến du lịch là địa hình, khí hậu, nguồn nước và tài nguyên thực động vật.
  • 21. 17 - Tài nguyên du lịch nhân văn: Nhóm tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra, hay nói cách khác, nó là đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tài nguyên nhân tạo có những đặc điểm rất khác biệt so với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên. Tài nguyên du lịch nhân tạo có tác dụng nhận thức nhiều hơn. Tác dụng giải trí không điển hình hoặc có ý nghĩa thứ yếu. Việc tìm hiểu các đối tượng nhân tạo diễn ra trong thời gian rất ngắn. Nó thường kéo dài một vài giờ cũng có thể một vài phút. Do vậy, trong khuôn khổ một chuyến du lịch người ta có thể hiểu rỏ nhiều đối tượng nhân tạo. Tài nguyên du lịch nhân tạo thích hợp nhất đối với loại hình du lịch nhận thức theo lộ trình. Số người quan tâm đến tài nguyên du lịch nhân tạo thường có văn hóa cao hơn, có thu nhập và yêu cầu cao hơn. Tài nguyên du lịch nhân tạo thường tập trung ở các điểm quần cư và các thành phố lớn. Chúng ta thường biết các thành phố lớn thường là các đầu mối giao thông nên rỏ ràng việc tiếp cận các nguồn tài nguyên này dễ dàng hơn. Khi đến thăm nguồn tài nguyên du lịch nhân tạo có thể sử dụng cơ sở vật chất của du lịch đã được xây dựng trong các điểm quần cư mà không cần xây thêm cơ sở riêng. Ưu thế to lớn của tài nguyên du lịch nhân tạo là đại bộ phận không có tính mùa, không bị phụ thuộc vào các điều kiện khí tượng và các điều kiện tự nhiên khác. Vì thế tạo nên khả năng sử dụng tài nguyên du lịch nhân tạo ngoài giới hạn các mùa chính do các tài nguyên tự nhiên gây ra và giảm nhẹ tính mùa nói chung của các dòng du lịch. Trong mùa hoạt động du lịch tự nhiên cũng có những thời kỳ, những ngày không thích hợp cho giải trí ngoài trời. Ở những trường hợp như thế việc đi thăm tài nguyên du lịch nhân tạo là một giải pháp lý tưởng. Sở thích của những người tìm đến nguồn tài nguyên du lịch nhân tạo rất phức tạp và rất khác nhau. Nó gây nhiều khó khăn trong việc đánh giá tài nguyên du lịch nhân tạo. Khác với tài nguyên tự nhiên có một số phương pháp đánh giá định lượng tài nguyên. Tiêu chuẩn đánh giá tài nguyên nhân tạo chủ yếu dựa vào cơ sở định tính xúc cảm và trực cảm. Việc tìm tòi tài nguyên du lịch nhân tạo chịu ảnh hưởng mạnh của các nhân tố như độ tuổi, trình độ văn hóa, hứng thú, nghề nghiệp, thành phần dân tộc, thế giới quan, vốn tri thức,...
  • 22. 18 Tài nguyên du lịch nhân tạo tác động theo từng giai đoạn. Các giai đoạn được phân chia như sau: - Thông tin: ở giai đoạn này, khách du lịch nhận được những tin tức chung nhất, thậm chí có thể nói là mờ nhạt về đối tượng nhân tạo và thường thông qua thông tin miệng hoặc các phương tiện thông tin đại chúng. - Tiếp xúc: là giai đoạn khách du lịch có nhu cầu tiếp xúc bằng mắt thường với đối tượng, tuy chỉ lướt qua nhưng quan sát bằng mắt thực. - Nhận thức: trong giai đoạn này khách du lịch làm quen với đối tượng một cách cơ bản hơn, đi sâu vào nội dung của nó, thời gian tiếp xúc lâu hơn. - Đánh giá nhận xét: ở giai đoạn này, bằng kinh nghiệm sống của bản thân về mặt nhận thức, khách du lịch so sánh đối tượng này với đối tượng khác gần với nó. Thường thì việc làm quen với tài nguyên du lịch nhân tạo dừng lại ở giai đoạn đầu, còn giai đoạn nhận thức và đánh giá nhận xét giành cho khách du lịch có trình độ văn hóa nói chung và chuyên môn cao.[1] 1.1.1.2. Chức năng của du lịch Du lịch có các chức năng nhất định. Có thể xắp xếp các chức năng ấy thành 4 nhóm: xã hội, kinh tế, sinh thái và chính trị. - Chức năng xã hội Thông qua hoạt động du dịch, đông đảo quần chúng có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hóa phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nước tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu lao động, tình bạn,... Điều đó quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn xã hội. Chức năng xã hội thể hiện ở vai trò của nó trong việc giữ gìn, hồi phục sức khỏe và tăng cường sức sống cho nhân dân. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định rằng nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư trung bình giảm 30%, bệnh đường hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đường tiêu hóa giảm 20% (Crivôsép, Dorin, 1981).
  • 23. 19 - Chức năng kinh tế Chức năng kinh tế của du lịch liên quan mật thiết với vai trò của con người như là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Hoạt động sản xuất là cơ sở tồn tại của mọi xã hội. Việc nghỉ ngơi, du lịch một cách tích cực và được tổ chức hợp lý sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp. Một mặt, nó góp phần vào việc phục hồi sức khỏe cũng như khả năng lao động và mặt khác đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rỏ rệt. Thông qua hoạt động nghỉ ngơi, du lịch tỷ lệ ốm đau trong khi làm việc giảm đi, tỷ lệ tử vong ở độ tuổi lao động hạ thấp và rút gắn thời gian chữa bệnh, giảm số lần khám bệnh tại các bệnh viện. Ở các nước kinh tế phát triển, nguồn lao động gia tăng rất chậm. Vì thế, sức khỏe và khả năng lao động trở thành nhân tố quan trọng đẩy mạnh nền sản xuất xã hội và nâng cao hiệu quả của nó. Chức năng kinh tế du lịch còn thể hiện ở một khía cạnh khác. Đó là dịch vụ du lịch, một ngành kinh tế độc đáo, ảnh hưởng đến cả cơ cấu ngành và cơ cấu lao động của nhiều ngành kinh tế. Hơn nữa, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của con người được thỏa mãn thông qua thị trường hàng hóa và dịch vụ du lịch, trong đó nổi lên ưu thế của dịch vụ giao thông, ăn ở. Chính vì vậy, dịch vụ du lịch là cơ sở quan trọng kích thích sự phát triển kinh tế, là nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều nước. - Chức năng sinh thái Chức năng sinh thái của du lịch được thể hiện trong việc tạo nên môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hóa môi trường thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính môi trường này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và các hoạt động của con người. Để đáp ứng nhu cầu của du lịch, trong cơ cấu sử dụng đất đai nói chung phải dành riêng những lãnh thổ nhất định, có môi trường tự nhiên ít thay đổi, xây dựng các công viên rừng quanh thành phố, thi hành các biện pháp sử dụng nguồn nước và bầu khí quyển tạo nên môi trường sống thích hợp. Dưới ảnh hưởng của các nhu cầu ấy đã hình thành mạng lưới các nhà nghỉ, các đơn vị du lịch. Con người tiếp xúc với tự nhiên, sống giữa thiên nhiên. Tiềm năng tự nhiên đối với du lịch của lãnh thổ góp phần tối ưu hóa tác động qua lại giữa con người với môi trường tự nhiên, trong điều kiện công nghiệp hóa, đô thị hóa... phát triển mạnh mẽ.
  • 24. 20 Mặt khác, việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những vùng nhất định lại đòi hỏi phải tối ưu hóa quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch. Đến lượt mình, quá trình này kích thích việc tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảm bảo điều kiện sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý. Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch của đông đảo quần chúng đòi hỏi phải có các kiểu lãnh thổ được bảo vệ - các công viên quốc gia. Từ đó, hàng loạt các công viên quốc gia đã xuất hiện để vừa bảo vệ các cảnh quan thiên nhiên có giá trị, vừa tổ chức các hoạt động giải trí du lịch. Việc làm quen với các danh thắng và môi trường thiên nhiên bao quanh có ý nghĩa không nhỏ đối với du khách. Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết sâu sắc các tri thức về tự nhiên hình thành quan niệm và thói quen bảo vệ tự nhiên, góp phần giáo dục cho du khách về mặt sinh thái học. Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ. Một mặt, xã hội cần đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác lại phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động của dòng khách du lịch và của việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Du lịch – bảo vệ môi trường là những hoạt động gần gũi và liên quan với nhau. - Chức năng chính trị Chức năng chính trị của du lịch được thể hiện ở vai trò to lớn của nó như là một nhân tố củng cố hòa bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. Mỗi năm hoạt động du lịch với các chủ đề khác nhau, như: “Du lịch là giấy thông hành của hòa bình” (năm 1967), “Du lịch không chỉ là quyền lợi, mà còn là trách nhiệm của mỗi con người” (năm 1983),... kêu gọi hàng triệu người quý trọng lịch sử, văn hóa và truyền thống của mỗi quốc gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc.[5]. 1.1.2. Du lịch sinh thái 1.1.2.1. Khái niệm du lịch sinh thái DLST (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • 25. 21 Đây là một khái niệm rộng, đuợc hiểu theo nhiều cách khác nhau từ những góc độ tiếp cận khác nhau, từ đó có những tên gọi khác nhau về DLST như: Du lịch thiên nhiên, du lịch dựa vào thiên nhiên, du lịch đặc thù, du lịch xanh, du lịch bản xứ, du lịch có trách nhiệm,… Việc lựa chọn một định nghĩa phù hợp về DLST có ý nghĩa lý luận và thực thực tiễn đối với đề tài. Nó làm cơ sở cho việc phân tích các đặc trưng cơ bản, các yêu cầu và các nguyên tắc hoạt động của DLST. Đồng thời định hướng cho việc nguyên cứu tiềm năng, hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển DLST các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1991, Tổ chức Du lịch Sinh thái Quốc tế (The Internatinal Ecotourism Society) đã đưa ra một trong những định nghĩa sớm nhất: “DLST là một loại hình du lịch lữ hành có trách nhiệm đến các khu thiên nhiên, bảo tồn môi trường và mang lại phúc lợi lâu dài cho người dân địa phương”. Năm 1996, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), xác định: “DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường ở các khu thiên nhiên tương đối còn hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và các giá trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, có ít tác động tiêu cực đến môi trường và tạo ra các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương”. Hội thảo Quốc gia về xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam (07 - 09/09/1999) đã đưa ra định nghĩa: DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Định nghĩa này phù hợp với những đặc điểm cơ bản nhất cần được nhìn nhận trong khái niệm DLST mà Tổ chức Du lịch Thế giới đã nêu: - DLST bao gồm tất cả các hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên mà ở đó mục đích chính của khách du lịch là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cũng như những giá trị văn hóa truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó; - Phải bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường; - Thông thường DLST được các tổ chức chuyên nghiệp có quy mô nhỏ ở các nước sở tại triển khai cho các nhóm nhỏ du khách;
  • 26. 22 - Hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự nhiên và văn hóa - xã hội; - Có sự hỗ trợ bảo tồn tự nhiên bằng cách tạo ra lợi ích kinh tế cho địa phương, các tổ chức và chủ thể quản lý, tạo cơ hội về việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương; - Tăng cường nhận thức cho du khách và người dân địa phương về sự cần thiết phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa [10]. 1.1.2.2. Tài nguyên du lịch sinh thái Tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó. Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên một số loại tài nguyên DLST chủ yếu thường được nghiên cứu khai thác nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch gồm : - Tài nguyên DLST tự nhiên : + Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các VQG, khu BTTN,…) + Các cảnh quan tự nhiên gắn với thủy văn như hồ, thác nước, suối nước nóng,… + Các cảnh quan tự nhiên gắn với địa hình như hang động, núi, gò, đồi,… + Các cảnh quan tự nhiên gắn với biển như bãi biển, vịnh, đảo san hô,…. - Tài nguyên DLST nhân văn : + Các hệ sinh thái nông nghiệp điển hình (vườn cây ăn quả, trang trại,….) + Các giá trị văn hóa được hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với các truyền thuyết,…. của cộng đồng. Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là tài nguyên DLST mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, DLST nói riêng, mới được xem là tài nguyên DLST.
  • 27. 23 Tài nguyên DLST bao gồm tài nguyên đang khai thác và tài nguyên chưa khai thác và mức độ khai thác tiềm năng tài nguyên DLST phụ thuộc vào: - Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên vốn còn tiềm ẩn. - Yêu cầu phát triển các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách DLST. - Trình độ tổ chức quản lý đối với việc khai thác tài nguyên DLST, đặc biệt ở những nơi có các hệ sinh thái nhạy cảm. - Khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năng tài nguyên.[1] 1.1.2.3. Đặc trưng của du lịch sinh thái Trong xu thế hiện nay, du lịch nói chung và DLST nói riêng đều hướng đến mục tiêu thoả mãn những nhu cầu văn hoá, tinh thần của con người, đồng thời bảo vệ môi trường cảnh quan. DLST mang những đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung, bao gồm tính đa ngành, tính đa thành phần, tính đa mục tiêu, tính liên vùng, tính mùa vụ, tính xã hội hóa, tính chi phí. Bên cạnh đó, xuất phát từ mối quan tâm đặc biệt đến môi trường nhằm hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững, DLST còn có những đặc trưng riêng biệt bao gồm tính giáo dục cao về môi trường, góp phần bảo tồn các loại tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. - Tính giáo dục cao về môi trường: DLST hướng con người tiếp cận gần hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn - nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường. Hoạt động du lịch có thể gây nên những áp lực lớn đối với môi trường, DLST được coi là chiếc chìa khóa nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường. - Góp phần bảo tồn các loại tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học: Hoạt động DLST có tác dụng giáo dục con nguời bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi truờng, qua đó hình thành ý thức bảo vệ các loại tài nguyên thiên nhiên cũng như thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. - Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương chính là những người chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương
  • 28. 24 mình. Phát triển DLST hướng con người đến các vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị cao về đa dạng sinh học, điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách là cần phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại khu vực đó, bởi vì hơn ai hết chính những người dân địa phương tại đây hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình. Sự tham gia của cộng đồng địa phuơng có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức và tăng thu nhập cho cộng đồng. 1.1.2.4. Yêu cầu của du lịch sinh thái - Có sự tồn tại các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao: Sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao là cơ sở vật chất cho sự hình thành những đặc điểm độc đáo trong đời sống vật chất và tinh thần của các cộng đồng ở địa phương. Yêu cầu này thể hiện việc hướng đến tài nguyên của DLST nên khi đánh giá về tiềm năng của DLST một khu vực trước tiên cần xem xét tính đa dạng sinh học, sự điển hình của hệ sinh thái tự nhiên và gắn liền với nó là đời sống vật chất, tinh thần phong phú, đặc trưng của người dân địa phương. - Thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch: Khách thực thụ của DLST là những người có nhu cầu hiểu biết cao. Đối tượng mà họ tìm hiểu là đặc điểm của tự nhiên và văn hóa đặc thù của người dân bản địa. Những dịch vụ nhằm tạo ra những tiện nghi tốt nhất cho du khách đối với DLST chỉ có vị trí thứ yếu. - Hướng dẫn viên phải am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương: Việc am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng bản địa không những giúp hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với du khách một cách tường tận về những tri thức họ khát khao tiếp cận, mà còn là cơ sở để hướng dẫn viên có thể làm tốt chức năng cầu nối giữa du khách với người dân bản địa, thực hiện có hiệu quả chương trình du lịch, tránh được những rủi ro, hướng dẫn cho du khách tham gia một cách có hiệu quả vào những hoạt động bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
  • 29. 25 - Tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức chứa: Sức chứa khách du lịch, gọi tắt là sức chứa, là một khái niệm có thể được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ vật lý, sức chứa là lượng khách tối đa mà khu vực có thể tiếp nhận. Như vậy, sức chứa liên quan đến tiêu chuẩn tối thiểu về không gian đối với mỗi du khách và bao gồm sức chứa thường xuyên, sức chứa hàng ngày, sức chứa hàng năm. Công thức tính sức chứa thường xuyên theo Boullon (1995): a AR CPI  (1) Trong đó: - CPI: Sức chứa thường xuyên (Instantaneous carrying capacity) - AR: Diện tích khu vực (Size of area - m2 ) - a: tiêu chuẩn không gian (Area - m2 /khách) [11]. Tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi khách thường được xác định bằng thực nghiệm, phụ thuộc hình thức hoạt động du lịch. Ví dụ: Tiêu chuẩn cho hoạt động giải trí ở các khu du lịch (bao gồm cả không gian cho các hoạt động cần thiết). + Nghỉ dưỡng biển: 30 - 40 m2 /người + Picnic: 50 - 60 m2 /người + Thể thao: 200 - 400 m2 /người + Hoạt động cắm trại ngoài trời: 100 - 200 m2 /người [11]. Sức chứa khách du lịch không phải theo xu thế càng nhiều càng tốt mà phải là càng phù hợp càng tốt. Việc xác định sức chứa thường rất khó khăn do: có cả yếu tố định tính và định lượng, phụ thuộc vào đặc điểm hệ sinh thái, thời điểm trong năm và trong ngày, loại hình du lịch, thành phần du khách. Để đơn giản trong việc xác định sức chứa, nên căn cứ vào mục đích của công trình nghiên cứu để xem xét sức chứa cần xác định theo góc độ nào. 1.1.2.5. Nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái Hoạt động DLST cần tuân theo một số nguyên tắc sau: - Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn. Đây là một trong những nguyên
  • 30. 26 tắc cơ bản của hoạt động DLST, tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa DLST với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác. Du khách sẽ có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa. Từ đó, thái độ cư xử của du khách sẽ thay đổi, được thể hiện bằng những nỗ lực tích cực hơn trong hoạt động bảo tồn và phát triển những giá trị về tự nhiên, sinh thái và văn hoá khu vực. - Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái. Cũng như hoạt động của các loại hình du lịch khác, hoạt động DLST tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với môi trường và tự nhiên. Nếu như đối với những loại hình du lịch khác, vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái chưa phải là những ưu tiên hàng đầu thì ngược lại, DLST coi đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng cần tuân thủ, bởi vì: + Việc bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái chính là mục tiêu hoạt động của DLST. + Sự tồn tại của DLST gắn liền với môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điển hình. Sự xuống cấp của môi trường, sự suy thoái các hệ sinh thái đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động DLST. Với nguyên tắc này, mọi hoạt động DLST sẽ phải được quản lý chặt chẽ để giảm thiểu tác động tới môi truờng, đồng thời một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ được đầu tư để thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển các hệ sinh thái. - Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng. Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động DLST, bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể. - Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST. Nếu như các loại hình du lịch thiên nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và phần lớn lợi nhuận từ các hoạt động du lịch đều thuộc về các công ty điều hành thì ngược lại, DLST sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương.
  • 31. 27 Ngoài ra, DLST luôn hướng tới việc duy trì hoạt động tối đa sự tham gia của người dân địa phương như đảm nhiệm vai trò hướng dẫn viên, đáp ứng chỗ nghỉ cho khách, cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm cho khách. Thông qua đó sẽ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương. Kết quả là cuộc sống của người dân sẽ ít bị phụ thuộc hơn vào việc khai thác tự nhiên, đồng thời họ sẽ nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển DLST. Sức ép của cộng đồng đối với môi trường vốn đã tồn tại từ bao đời nay sẽ giảm đi và chính cộng đồng địa phương sẽ là những người chủ thực sự, những người bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa của nơi diễn ra hoạt động DLST.[6] 1.1.2.6. Ý nghĩa của phát triển du lịch sinh thái DLST đã và đang phát triển nhanh chóng ở các nước trên thế giới và ngày càng thu hút nhiều tầng lớp xã hội tham gia, đặc biệt là những người có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ ngơi. - Góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững: Chức năng của du lịch nói chung và DLST nói riêng là mang lại sự vui chơi giải trí, phục hồi sức khỏe cho con người. Với DLST còn là giáo dục cho du khách ý thức bảo vệ môi trường và thấy rõ môi trường sinh thái là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển cho thế hệ tương lai. Thế hệ tương lai có quyền được hưởng một cuộc sống trong môi trường trong lành. Sự gắn bó hữu cơ giữa môi trường tự nhiên với con người là sự gắn bó mật thiết không thể tách rời. Tiêu chí cũng như nội dung của DLST đó là góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách bền vững, tập trung cho việc giáo dục và học hỏi,...bởi vậy ngoài việc các cơ quan pháp lý ở các khu vực DLST phát triển phải thường xuyên được giáo dục về ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường, về đa dạng sinh học thì du khách sau khi thực hiện chuyến đi họ được hướng dẫn giảng giải, giáo dục kiến thức về môi trường, ý thức của họ về bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh học được nâng lên họ sẽ thực hiện việc sử dụng theo cách không phá hoại tài nguyên thiên nhiên và động vật hoang dã, họ sẽ đóng góp cho khu vực tham quan thông qua sức lực và các biện pháp tài chính với mục đích làm sao để có lợi trực tiếp đến việc bảo tồn nói chung và đối với những nhu cầu cụ thể của từng địa phương nói riêng.
  • 32. 28 Trên thực tế việc bảo tồn đa dạng sinh học thường bị coi là một trở ngại cho phát triển kinh tế, muốn bảo tồn đa dạng sinh học thì phải hạn chế thấp nhất sự can thiệp tiêu cực của con người vào tự nhiên. Việc phát triển hệ thống giao thông, các nhà máy xí nghiệp công nghiệp những cơ sở để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cho con người nhưng đó lại là nơi sản sinh nhiều chất thải độc hại, gây ô nhiểm môi trường nó ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, tới việc bảo tồn và đa dạng sinh học. Để đảm bảo vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ tài nguyên, đảm bảo cho môi trường trong lành thì hướng đi hiệu quả là phát triển loại hình DLST. Một vấn đề nữa là những người dân địa phương ở gần các khu bảo tồn thiên nhiên, khu vực có tài nguyên DLST là những người nghèo, cuộc sống của họ phụ thuộc vào việc săn bắn, hái lượm, khai thác gỗ, đốt rừng làm rẫy,... Để hạn chế việc này phải cho họ cơ hội việc làm, có thu nhập trên chính nơi mà họ sinh ra từ nguồn tài nguyên thiên nhiên mà họ gắn bó bao đời nay. Công việc mà họ có thể làm là tham gia vào các hoạt động hướng dẫn khách du lịch, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mang đặc tính riêng có của địa phương, làm các món ăn đặc sản, kinh doanh dịch vụ lưu trú tại gia đình họ,... Rõ ràng DLST là một trong những phương tiện để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững vì cùng một lúc có thể đáp ứng được đòi hỏi phát triển kinh tế xã hội giải quyết việc làm tạo thu nhập cho người dân địa phương, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ tài nguyên môi trường. Vừa đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại là giải quyết việc làm, tăng thu nhập. Vừa không cản trở đến việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai là đảm bảo an toàn cho môi trường, hệ sinh thái đảm bảo cho phát triển bền vững của ngành du lịch. - Góp phần xóa đói, giảm nghèo và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương: Khi quy hoạch phát triển du lịch nhất là thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, người ta có thể thu hồi đất đai, đồng cỏ, nguồn nước của dân cư quanh khu vực bảo tồn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sản xuất và sinh hoạt của dân cư địa phương, nhất là đối với ngành trồng trọt và chăn nuôi.
  • 33. 29 Để đảm bảo phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống của cư dân địa phương tại những nơi này, DLST là một trong những giải pháp tích cực nhất. Những nguồn tài nguyên hoang sơ, những muông thú quý hiếm, không khí trong lành, nền văn hóa độc đáo là tiền đề để phát triển DLST, từ đó tạo ra cơ hội để phát triển kinh tế địa phương. Khi DLST phát triển người dân được nhận vào làm tại các cơ sở kinh doanh du lịch, trở thành hướng dẫn viên du lịch hoặc tham gia phục vụ du lịch tại địa phương. Điều này làm giảm sức ép đối với các khu bảo tồn, nơi có tài nguyên DLST hơn so với trước người dân không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tàn phá tài nguyên thiên nhiên để kiếm sống. Thông qua phát triển DLST ngân sách địa phương được nâng lên từ đóng góp của các đơn vị kinh doanh du lịch, từ đó có điều kiện để đầu tư phát triển y tế, giáo dục và phát triển cơ sở hạ tầng. DLST phát triển không những đem lại kinh tế trong vùng mà đời sống văn hóa của người dân, trình độ dân trí được nâng lên, người dân được giao tiếp với du khách, giao lưu trao đổi văn hóa từ đó họ có thể học hỏi nhiều hơn, tri thức được mở mang từ các hoạt động như phim ảnh, ca hát, thể dục thể thao,... Có thể nói phát triển DLST là giải pháp tốt để phát triển kinh tế, xã hội, nó có thể góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân địa phương và nâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng dân cư bản địa. - Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tiến bộ: Phát triển DLST còn được coi là một giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn từ kinh tế nông nghiệp độc canh sang nền kinh tế nông nghiệp đa canh và phát triển nền kinh tế hàng hóa với các ngành nghề đa dạng, đưa tỷ trọng GDP các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ gắn liền với kinh tế nông nghiệp và nông thôn phát triển. Qua đó cơ cấu thu nhập của dân cư địa phương chuyển dần từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế dịch vụ, hàng hóa với tỷ trọng GDP của các ngành nghề phi nông nghiệp ngày một tăng cao. - Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc: Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng mà hoạt động DLST phải tuân theo bởi các giá trị nhân văn là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời với các giá trị môi trường tự nhiên đối với một hệ sinh thái ở một nơi cụ thể. Mối quan hệ giữa
  • 34. 30 DLST với văn hóa là một mối quan hệ có tính tất yếu khách quan. Tính tất yếu khách quan đó trước hết bắt nguồn từ mối quan hệ nội tại. Du lịch là hoạt động văn hóa vốn ẩn chứa trong các hiện tượng của cuộc sống. Bởi thế du khách của DLST ngoài nhu cầu muốn thưởng thức không khí trong lành, tìm hiểu, khám phá thiên nhiên hoang dã họ còn có nhu cầu tìm hiểu văn hóa bản địa nơi họ đến thăm. Nền văn hóa càng lâu đời, độc đáo càng thu hút và hấp dẫn du khách. Tóm tại ngoài góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng, sự phát triển DLST đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng như cộng đồng người dân các địa phương. Nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa – nơi có các khu bảo tồn thiên nhiên và các cảnh quan hấp dẫn. Ngoài ra, DLST còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí. Chính vì vậy ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, bên cạnh các lợi ích về kinh tế, DLST còn được xem là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái thông qua quá trình làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi về tự nhiên phục vụ nhu cầu của khách du lịch, của người dân địa phương khi tham vào các hoạt động du lịch [21]. 1.1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các điểm du lịch sinh thái a. Nguồn tài nguyên DLST: Quy mô hoạt động du lịch của một vùng, một quốc gia được xác định trên cơ sở khối lượng nguồn tài nguyên du lịch, quyết định tính mùa vụ và tính nhịp điệu của dòng khách du lịch. Sức hấp dẫn của vùng du lịch phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên du lịch. Tài nguyên DLST là một trong những yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển các điểm, vùng DLST. Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng và khả năng kết hợp các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển DLST của một vùng hay một quốc gia. b. Dân cư và nguồn lao động: Dân cư là phân hệ cơ bản trong hệ thống tổ chức không gian KT - XH theo lãnh thổ. Cùng với vai trò là người lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du
  • 35. 31 lịch. Số lượng người lao động ngày càng tăng sẽ tham gia vào hoạt động du lịch, điều đó làm cho các loại hình du lịch ngày càng phong phú và đa dạng. c. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế: Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội sinh ra nhu cầu nghỉ ngơi du lịch. Nền sản xuất xã hội càng phát triển thì nhu cầu của người dân càng lớn. d. Nhân tố chính trị: Nhân tố chính trị là điều kiện đặc biệt quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch nói chung và DLST nói riêng ở trong nước và quốc tế. Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc. Ngược lại, du lịch có tác động trở lại thúc đẩy hòa bình, củng cố tình hữu nghị giữa các khu vực và các nước. Thông qua du lịch quốc tế, con người thể hiện nguyện vọng của mình là được sống, lao động trong hòa bình và hữu nghị. e. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật: Nếu như tài nguyên du lịch là một trong những nhân tố cơ sở quan trọng để tạo nên các điểm, các trung tâm và các vùng du lịch thì CSHT, CSVCKT là những nhân tố đảm bảo biến những tiềm năng của tài nguyên trở thành hiện thực. CSHT là những phương tiện vật chất của toàn xã hội được xây dựng để phục vụ phát triển KT - XH và hoạt động của nhân dân địa phương, sau đó phục vụ khách du lịch đến tham quan. CSHT hạ tầng bao gồm: phương tiện giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện và hệ thông cấp thoát nước. Trong đó hệ thống giao thông đóng vai trò quan trọng hàng đầu. CSVCKT phục vụ du lịch đảm bảo nhu cầu ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí của du khách trong quá trình du lịch, góp phần quan trọng trong việc tạo ra và hiện thực sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy, khi xây dựng và khai thác các điểm, trung tâm du lịch bao giờ cũng gắn với việc xây dựng và hoàn thiện CSVCKT.
  • 36. 32 CSVCKT phục vụ du lịch bao gồm: cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống; mạng lưới thương mại dịch vụ; cơ sở thể thao, vui chơi giải trí; cơ sở y tế; các công trình văn hóa và các cơ sở dịch vụ bổ sung khác. Để đánh giá CSVCKT phục vụ du lịch thường căn cứ vào 3 loại tiêu chuẩn chủ yếu: đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi du lịch, đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình xây dựng và khai thác CSVCKT.Thuận tiện cho việc đi lại của khách từ các nơi đến. Phát triển CSHT và CSVCKT phải luôn chú trọng đến việc bảo tồn các tài nguyên, giảm thiểu đến mức thấp nhất mức độ ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài sinh vật và bảo vệ môi trường.[1] 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1.Tình hình phát triển du lịch sinh thái trên thế giới DLST khởi đầu ở các nước đang phát triển vào cuối những năm 60,70 của thế kỷ XX, tuy nhiên chủ yếu là đi du lịch thám hiểm, săn bắn,... Ở các nước phát triển, DLST cũng rất hạn chế, là trò giải trí phổ biến như: quan sát động vật, vui chơi công viên,... và chưa đủ tiêu chuẩn là DLST. Đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, DLST vẫn còn là hiện tượng xa lạ và cho đến những năm 1990 - 1991, ở một số nước đã phát triển dần loại hình DLST như: Úc, Ấn Độ, Trung Quốc, Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch,… Ngày nay, với tốc độ của công nghiệp hóa và đô thị hóa một cách nhanh chóng, cuộc sống của con người bao quanh bởi các dãy nhà cao tầng, các xí nghiệp, các nhà máy và tách rời với tự nhiên. Chính vì vậy, xu hướng đi du lịch tìm về với thiên nhiên, được hòa mình vào thiên nhiên trong lành, mát mẻ ngày một gia tăng về số lượng du khách. DLST là một loại hình du lịch đáp ứng được nhu cầu này Theo đánh giá của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), trên phạm vi toàn cầu, lượng khách du lịch tham gia DLST ở các vùng thiên nhiên hoang dã chiếm khoảng 7 - 10%. Đối với nhiều quốc gia, DLST là hoạt động chủ lực, nguồn thu chủ yếu tạo nên sự phồn thịnh như: quốc đảo Maldives, quốc đảo Maurince, vương quốc Bhutan, vùng Sarawak (Malaysia), đảo Phuket (Thái Lan), Vùng Jiuzhaigou (Tứ Xuyên, Trung Quốc),…
  • 37. 33 Hiện nay, trên thế giới có một số quốc gia đã thành công trong việc phát triển DLST. Điển hình như Nhật Bản, trong những thập niên gần đây, là một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, từ hệ thống pháp luật tới ý thức và hành động của người dân. Theo báo cáo về xu hướng du lịch của khách du lịch Nhật Bản do công ty giao thông Nhật Bản thực hiện vào năm 2004, loại hình du lịch được du khách Nhật Bản yêu thích nhất là tắm suối nước nóng (57,9%), xếp thứ hai là du lịch hướng tới thiên nhiên (45,7%). Hiện nay, tại Nhật Bản bên cạnh các dự án phát triển DLST là một loạt các dự án nhằm sử dụng có hiệu quả hơn các vườn quốc gia. Tại Nhật Bản có 28 vườn quốc gia đón nhận khoảng 370 triệu lượt khách/năm. Ngoài ra, ở Costa Rica và Venezuela, một số chủ trang trại chăn nuôi đó bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng, và do bảo vệ rừng mà họ đó biến những nơi đó thành điểm DLST hoạt động tốt, giúp bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên đồng thời tạo ra công ăn việc làm mới cho dân địa phương. Ecuađo sử dụng khoản thu nhập từ du lịch sinh thái tại đảo Galapagos để giúp duy trì toàn bộ mạng lưới vườn quốc gia. Tại Nam Phi, DLST trở thành một biện pháp hiệu quả để nâng cao mức sống của người da đen ở nông thôn, những người da đen này ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động du lịch sinh thái. Chính phủ Ba lan cũng tích cực khuyến khích DLST, thiết lập một số vùng Thiên nhiên và Du lịch của quốc gia để tăng cường công tác bảo vệ thiên nhiên và phát triển du lịch quốc gia. Tại Úc và Niuzeland, phần lớn các hoạt động du lịch đều có thể xếp vào hạng DLST. Đây là ngành công nghiệp được xếp hạng cao trong nền kinh tế của cả hai nước. Nằm ở khu vực Đông Nam Á, nơi có các hoạt động du lịch sôi nổi. Việt Nam có những lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế và giao lưu quốc tế cho sự phát triển du lịch phù hợp với xu thế của thế giới và khu vực. Trong nghị quyết được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 21/12/2012, DLST là được coi là “chìa khóa” trong cuộc chiến chống đói nghèo và thúc đẩy phát triển bền vững. Qua đó, Liên hợp quốc đã kêu gọi thúc đẩy đầu tư, phát triển DLST tại các nước thành viên nhằm tăng thu nhập, tạo việc làm, giáo dục và góp phần vào cuộc chiến xóa đói, giảm nghèo trong khi vẫn bảo tồn, bảo vệ và gìn giữ các di sản thiên nhiên và văn hóa của mỗi quốc gia. Mặt khác, với những
  • 38. 34 đặc điểm tự nhiên, văn hóa khác nhau giữa mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, sẽ tạo ra những lợi thế so sánh, những khác biệt nhằm thu hút du khách tham gia các hoạt động DLST. Những năm gần đây, Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO đã đề ra chương trình “Du lịch bền vững - Xóa đói giảm nghèo” (Sáng kiến ST-EP - Sustainable Tourism - Eliminating Poverty Initiative) nhằm hướng dẫn các nước thành viên về các giải pháp thực hiện xóa đói giảm nghèo thông qua hỗ trợ cộng đồng phát triển du lịch. Thông qua cộng đồng, DLST được phát triển nhằm bảo tồn những giá trị thiên nhiên và văn hóa bản địa, đồng thời phục vụ thiết thực cho đời sống của người dân địa phương. Năm 2017, Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO chọn là năm Du lịch bền vững. Chính vì thế, 5 dự án DLST bền vững trên thế giới như: Khu nghỉ dưỡng Tongsai Bay của Thái Lan; Khu nghỉ dưỡng Inkaterra của Peru; Khu du lịch Đảo Juist và Khu du lịch Kasbah du Toubkal của Ma-rốc. Các dự án đáp ứng nhu cầu của du khách, bên cạnh đó hướng đến tiêu chí thân thiện với môi trường và có trách nhiệm với xã hội.[6] 1.2.2. Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam Việt Nam có 350 loài San hô, trong đó có 95 loài ở vùng biển phía Bắc và 225 loài ở vùng biển phía Nam. Bên cạnh 60 vạn ha đất cát ven biển, trong đó có 77.000 ha hệ sinh thái cát đỏ tập trung tại Bình Thuận, Ninh Thuận và các tỉnh duyên hải Trung bộ, Việt Nam cũng có thêm 10 triệu ha đất ngập mặn ẩn chứa nhiều hệ sinh thái điển hình có giá trị cao về khoa học và du lịch tại Đồng Tháp Mười. Hệ thống rừng đặc dụng và rừng ngập mặn Việt Nam thuộc loại rừng giàu có về tính đa dạng sinh học với 12.000 loài thực vật (1.200 loài đặc hữu), 15.575 loài động vật (172 loài đặc hữu),... Do điều kiện địa lý như vậy nên Việt Nam rất thích hợp để phát triển du lịch sinh thái. Hệ sinh thái ở Việt Nam bao gồm 12 loại điển hình: 1. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới. 2. Hệ sinh thái rừng rậm gió mùa ẩm thường xanh trên núi đá vôi.
  • 39. 35 3. Hệ sinh thái rừng khô hạn. 4. Hệ sinh thái núi cao. 5. Hệ sinh thái đất ngập nước. 6. Hệ sinh thái ngập mặn ven biển. 7. Hệ sinh thái đầm lầy. 8. Hệ sinh thái đầm phá. 9. Hệ sinh thái san hô. 10. Hệ sinh thái biển - đảo. 11. Hệ sinh thái cát ven biển. 12. Hệ sinh thái nông nghiệp. Nếu như năm 2000 mới chỉ có 1 triệu lượt khách quốc tế đến các vùng tự nhiên ở Việt Nam thì đến năm 2015 con số tương ứng đó lên đến 5,6 triệu lượt khách và dự tính đến năm 2020 khoảng 7,5 triệu lượt khách. Bên cạnh đó hàng năm cũng có thêm 3,5 đến 5 triệu lượt khách du lịch nội địa ghé các vùng tự nhiên. Nhờ vậy doanh thu của hoạt động DLST tại các khu bảo tồn thiên nhiên cũng như vùng đệm hiện chiếm khoảng 25 - 30% trong tổng số doanh thu hàng năm của ngành du lịch. Hiện nay ngành du lịch Việt Nam đã quy hoạch những vùng DLST như Ba Bể, Cát Bà, Cúc Phương, Nam Cát Tiên, Yok - Đôn, Côn Đảo, Bình Châu - Phước Bửu,... Tổ chức không gian hoạt động DLST trong các khu bảo tồn ở Việt Nam được phân thành 7 cụm vùng tiêu biểu. Không gian DLST vùng núi và ven biển Đông Bắc bao gồm một phần các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Bắc Thái. Các hệ sinh thái điển hình và có giá trị cao được chọn khu vực này là khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Sơn, Hữu Liên (Lạng Sơn), rừng văn hoá lịch sử Pắc Bó, Vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Cạn). Hồ núi Cốc, (Bắc Thái) và hệ sinh thái rừng ngập mặn Quảng Ninh, Hải Phòng. Không gian hoạt động của DLST vùng núi Tây Bắc và Hoàng Liên Sơn chủ yếu phần phía Tây của 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu với vùng sinh thái núi cao Sapa - Phanxiphăng và Khu bảo tồn Mường Nhé - nơi đang tồn tại 38 loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ như Voi, Bò tót, Gấu chó, Hổ, Sếu đỏ,...
  • 40. 36 DLST Đồng Bằng Sông Hồng với không gian chủ yếu thuộc các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Thanh Hoá. Các khu bảo tồn thiên nhiên điển hình được chọn cho vùng này là Tam Đảo, Cúc Phương, Ba Vì, Xuân Thuỷ (khu bảo vệ vùng đất ngập nước (Ramsa) đầu tiên ở Việt Nam). Không gian DLST vùng Bắc Trung Bộ bao gồm phần phía Tây Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và phía Đông Nam Thừa Thiên Huế. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, đây là địa bàn được đánh giá cao nhất về tính đa dạng sinh học với Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha - Kẻ Bàng được xếp vào loại lớn trên thế giới và nhiều khu rừng nguyên sinh có giá trị. Phía Tây của Tây Nguyên, một phần Bắc Lâm Đồng kéo dài đến tỉnh Khánh Hoà thuộc không gian du lịch sinh thái vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. các hệ sinh thái điển hình của vùng nay bao gồm rừng khu rừng ở Yok đôn, đất ngập nước Hồ Lắc, hệ sinh thái Ngọc Linh, Biodup - Núi Bà; hệ sinh thái San hô Nha Trang. Vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Tây Nguyên cực Nam Trung Bộ với không gian du lịch sinh thái bao trùm khu vực Vườn quốc gia Nam Cát Tiên (Lâm Đồng - Bình Dương, Đồng Nai), Côn Đảo, Bình Châu - Phước Bửu( Bà Rịa-Vũng Tàu), Biển Lạc - Núi Ông( Bình Thuận). Dựa vào hai hệ sinh thái là đất ngập mặn và rừng ngập mặn thuộc các tỉnh dọc sông Mê Kông đến Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, không gian du lịch vùng này sẽ tập trung chủ yếu vào rừng ngập mặn Cà Mau, Tràm chim Đồng Tháp, Cù lao sông Tiền, sông Hậu và Khu bảo tồn thiên nhiên Phú Quốc. Mặc dù còn khá mới mẻ nhưng hoạt động DLST ở nước ta đang có chiều hướng phát triển mạnh với một số loại hình phù hợp với điều kiện đặc thù của từng vùng lãnh thổ và đã mang lại những kết quả đáng kể về kinh tế, xã hội và môi trường. Một số địa phương và đơn vị du lịch trong những năm gần đây đã đầu tư, xây dựng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại các điểm có điều kiện nghỉ núi, nghỉ biển để thúc đẩy sự phát triển DLST như: khu nghỉ mát ở Sa Pa (Lào Cai), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), Bà Nà (Đà Nẵng), Đà Lạt (Lâm Đồng),… nghỉ biển ở Nha Trang (Khánh Hòa), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) Đà Nẵng, Hạ Long (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang), hay phát triển DLST ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
  • 41. 37 Tuy nhiên, sự phát triển đó chưa tương xứng với tiềm năng sinh thái vốn có. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, DLST ở Việt Nam hiện nay vẫn đang bó hẹp trong một số loại hình du lịch chủ yếu: nghỉ biển, nghỉ núi, nghỉ chữa bệnh tại các suối nước nóng, dã ngoại, leo núi, đi bộ trong rừng, tham quan, nghiên cứu đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, tham quan miệt vườn, sân chim, thăm bản làng dân tộc, du thuyền, mạo hiểm, săn bắn, câu cá, tổ chức các tour cấp khu vực và cấp quốc gia để tham quan tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên và con người Việt Nam. Tính trên phạm vi cả nước, hiện nay hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang tiến hành triển khai hoặc mở rộng các dự án DLST. Trong đó có rất nhiều dự án lớn như: khu DLST Cần Giờ, đảo Phú Quốc, vườn quốc gia Cát Tiên, vườn quốc gia Cát Bà, núi Tà Cú; một loạt các dự án đầu tư cho du lịch biển ở các biển đẹp như: Xuân Thiều, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước (Đà Nẵng), khu du lịch Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Cù Lao Chàm (Quảng Nam) trong đó có nhiều dự án lên đến hàng trăm tỷ đồng. Để có ngành DLST phát triển bền vững, cần phải có một chiến lược du lịch sinh thái quốc gia được xây dựng với sự tham gia đầy đủ của các thành phần có liên quan. Để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, một số dự án nghiên cứu, đào tạo, quy hoạch du lịch sinh thái đã được triển khai: Nghiên cứu quy hoạch thí điểm về du lịch thiên nhiên và du lịch mạo hiểm ở Việt Nam – Phân hội các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam cùng các nhà tư vấn du lịch New Zealand (1995). Điều tra vẽ bản đồ du lịch sinh thái và tổ chức lớp tập huấn về du lịch sinh thái cho một số vườn quốc gia – các chuyên gia của Hội các Vườn quốc gia Nhật Bản. Phân hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam chủ trì. Dự án phát triển Vườn quốc gia Bạch Mã Việt Nam 00.12.01 – WWF/EC đã soạn thảo “Kế hoạch quản lý khu du lịch sinh thái VQG Bạch Mã”, quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên tiến hành trong 2 năm 1995 – 1996.
  • 42. 38 Các khóa tập huấn về du lịch sinh thái cho cán bộ và nhân viên Vườn quốc gia Tam Đảo, Cúc Phương, Bạch Mã, do các chuyên gia của Hội các VQG Nhật Bản, Phân hội VQG và khu Bảo tồn thiên nhiên Việt Nam chủ trì. Dự án xây dựng năng lực phục vụ các sáng kiến về du lịch bền vững, do IUCN và Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch thực hiện (1997). Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam, Viện nghiên cứu phát triển du lịch thực hiện (1998 – 1999). Dự án bảo tồn VQG Cúc Phương, FFI thực hiện (1997 – 2000) và hiện nay còn có nhiều dự án khác như: khu DLST Mỏ Ó,... đang nghiên cứu phát triển. Nếu các dự án trên được thực thi có hiệu quả thì chắc chắn các vấn đề khó khăn trong các chiến lược phát triển du lịch sinh thái phần nào sẽ được giả quyết, đưa du lịch sinh thái phát triển theo đúng hướng của những nguyên tắc đã nêu trên Nhìn chung, hoạt động DLST ở Việt Nam hiện nay đã đạt được những kết quả đáng kể, tuy nhiên, vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Với sự quan tâm chỉ đạo của nhà nước, các cấp chính quyền và kết hợp với ngành du lịch Việt Nam nói chung, các đơn vị kinh doanh du lịch nói riêng, hy vọng rằng trong tương lai DLST ở nước ta sẽ không ngừng phát triển, xứng đáng với tiềm năng và vị thế hiện có.[6]
  • 43. 39 CHƢƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. Khái quát về các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi 2.1.1. Vị trí địa lý, giới hạn, diện tích Tỉnh Quảng Ngãi là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung, có tọa độ địa lý 140 32’ – 150 25’ vĩ độ Bắc, 1080 06’ – 1090 04’ kinh độ Đông. Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 5.155,78 km2 , dân số 1.263.572 người và mật độ dân số 245,1 người/km 2 (2017). Bao gồm 14 huyện, thành phố. Trong đó có 1 thành phố (thành phố Quảng Ngãi), 6 huyện miền núi (Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Hà, Sơn Tây, Minh Long và Ba Tơ), 6 huyện đồng bằng (Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức và Đức Phổ), 1 huyện đảo (Lý Sơn), 180 xã, phường, thị trấn (8 phường, 10 thị trấn và 162 xã).[3] Khu vực miền núi có diện tích tự nhiên 3.243,32 km2 , dân số 220.160 người và mật độ dân số 67,8 người/km 2 (2017). - Huyện Trà Bồng là huyện miền núi nằm ở Tây Bắc tỉnh Quảng Ngãi. Phía Đông giáp 2 huyện Bình Sơn và Sơn tịnh; phía Tây giáp huyện Tây Trà; phía Nam giáp huyện Sơn Hà; phía Bắc giáp huyện Trà My và huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam). Có diện tích 421,25km2 , dân số trung bình 32.722 người và mật độ dân số 77,7 người/km2 (2017). Bao gồm 9 xã (Trà Phú, Trà Bùi, Trà Tân, Trà Giang, Trà Sơn, Trà Lâm, Trà Thủy, Trà Hiệp và Trà Bình), 1 thị trấn (Trà Xuân) và 44 thôn, cách thành phố Quảng Ngãi 55km, có tỉnh lộ 622 đi qua.[3] - Huyện Tây Trà là huyện miền núi ở phía Tây - Tây Bắc tỉnh Quảng Ngãi. Phía Đông giáp huyện Trà Bồng; phía Tây và Bắc giáp huyện Trà my (tỉnh Quảng Nam); phía Nam giáp 2 huyện Sơn Hà và Sơn Tây. Có diện tích 339,10km2 , dân số trung bình 19.378 người và mật độ dân số 57,1 người/km2 (năm 2017). Bao gồm 9 xã (Trà Phong, Trà quân, Trà Khê, Trà Thanh, Trà Thọ, Trà Lãnh, Trà Nham, Trà Xinh và Trà Trung), 37 thôn, cách thành phố Quảng Ngãi 90km, có tỉnh lộ 622 đi qua.[3]
  • 44. 40 - Huyện Sơn Hà là huyện miền núi ở phía Tây tỉnh Quảng Ngãi. Phía Đông giáp với các huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và minh Long; phía Tây giáp huyện Sơn Tây; phía Nam giáp huyện Ba Tơ và tỉnh Kon Tum; phía Bắc giáp các huyện Trà Bồng và Tây Trà. Có diện tích 728,17 km2 , dân số trung bình 73.448 người và mật độ dân số 100,9 người/km2 (năm 2011). Bao gồm 13 xã (Sơn Trung, Sơn Thượng, Sơn Bao, Sơn Thành, Sơn Hạ, Sơn Nham, Sơn Giang, Sơn Linh, Sơn Cao, Sơn Hải, Sơn Thủy, Sơn Kỳ và Sơn Ba), 1 thị trấn (Di Lăng) và 77 thôn và tổ dân phố, cách thành phố Quảng Ngãi 55km, có tỉnh lộ 623 đi qua.[3] - Huyện Sơn Tây là huyện miền núi cực Tây của tỉnh Quảng Ngãi. Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Sơn Hà; phía Tây Nam giáp huyện Đắk Tô, Đắk Hà, Kon Plông (tỉnh Kon Tum); phía Bắc giáp huyện Trà My (tỉnh Quảng Nam) và huyện Tây Trà. Có diện tích 385,63km2 , dân số trung bình 19.254 người và mật độ dân số 49,9 người/km2 (năm 2017). Bao gồm 6 xã (Sơn Mùa, Sơn Dung, Sơn Tinh, Sơn Tân, Sơn Bua và Sơn Lập) và 24 thôn, cách thành phố Quảng Ngãi 90km, có tỉnh lộ 623 đi qua.[3] - Huyện Minh Long là huyện miền núi nằm ở khoảng giữa tỉnh Quảng Ngãi. Phía Đông giáp huyện Nghĩa Hành; phía Tây giáp huyện Sơn Hà; phía Nam giáp huyện Ba Tơ; phía Bắc giáp huyện Tư Nghĩa. Có diện tích 237,20 km2 , dân số trung bình 15.498 người và mật độ dân số 73,6 người/km2 (năm 2017). Bao gồm 5 xã (Long Hiệp, Long Sơn, Long Mai, Long Môn và Thanh An), 43 thôn, cách thành phố Quảng Ngãi 30km, có tỉnh lộ 627 đi qua.[3] - Huyện Ba tơ nằm ở phía Tây Nam tỉnh Quảng Ngãi. Phía Bắc giáp các huyện Minh Long, Sơn Hà; phía Đông Bắc giáp huyện Nghĩa Hành; phía Đông giáp huyện Đức Phổ; phía Nam và Đông Nam giáp huyện An Lão (tỉnh Bình Định); phía Tây và Tây Nam giáp huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) và huyện K’Bang (tỉnh Gia Lai). Có diện tích 1.137,97 km2 , dân số 57.897 người và mật độ dân số 50,9 người/km2 (năm 2017). Bao gồm 18 xã (Ba Thành, Ba Liên, Ba Cung, Ba Điền, Ba Vinh, Ba Chùa, Ba Dinh, Ba Tô, Ba Nam, Ba Bích, Ba Lế, Ba Vì, Ba Trang, Ba Tiêu, Ba Ngạc, Ba Xa, Ba Khâm và Ba Động), 1 thị trấn (Ba Tơ) và 99 thôn, 6 tổ dân phố, cách thành phố Quảng Ngãi 65km, có quốc lộ 24A đi qua [3].
  • 45. 41 Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2017 của các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Thứ tự Khu vực miền núi Diện tích (Km2 ) Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (Người/km2 ) 1 Huyện Trà Bồng 421,25 32.722 77,7 2 Huyện Tây Trà 339,10 19.378 57,1 3 Huyện Sơn Hà 728,17 73.448 100,9 4 Huyện Sơn Tây 385,63 19.254 49,9 5 Huyện Minh Long 237,20 17.461 73,6 6 Huyện Ba Tơ 1.137,97 57.897 50,9 Tổng 3.249,32 220.160 67,8 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2017[3].
  • 46. 42