SlideShare a Scribd company logo
1 of 146
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ
SỐ GIÁ TRÊN THU NHẬP CỦA CÁC CÔNG TY CỔ
PHẦN NIÊM YẾT NGÀNH KHOÁNG SẢN TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THU HUYỀN
MÃ SINH VIÊN : A22276
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
HÀ NỘI – 2015
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ
SỐ GIÁ TRÊN THU NHẬP CỦA CÁC CÔNG TY CỔ
PHẦN NIÊM YẾT NGÀNH KHOÁNG SẢN TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Giảng viên hƣớng dẫn : Th.s Chu Thị Thu Thủy
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thu Huyền
Mã sinh viên : A22276
Chuyên ngành : Tài chính
HÀ NỘI – 2015
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại trường đại học Thăng Long, có lẽ đây là khoảng thời
gian khó khăn nhất cho sinh viên chúng tôi. Vừa phải chuẩn bị tâm thế bước vào đời
vừa phải gấp rút hoàn thành các điều kiện cần thiết để ra trường. Tuy nhiên, đây cũng
là khoảng thời gian đáng quý nhất. Bỡi lẽ, trong thời gian này chúng tôi được sự quan
tâm đặc biệt của thầy cô cũng như sự đón nhận của cộng đồng. Riêng đối với tôi, để
hoàn thành bài khóa luận này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp
đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng
viên hướng dẫn – ThS. Chu Thị Thu Thủy. Cô chính là người đã tận tình chỉ bảo, trực
tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận này. Ngoài
ra, thông qua khóa luận này tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu
cùng với các thầy cô trong khoa Kinh tế - Quản lý của Trường Đại học Thăng Long đã
tạo điều kiện cho tôi học tập, thu nhận kiến thức trong những năm học vừa qua. Cuối
cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và những người bạn của tôi đã luôn bên cạnh, giúp đỡ và
ủng hộ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ và tên)
Nguyễn Thu Huyền
Thang Long University Library
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU...................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của Đề tài .................................................................................1
1.2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu.................................................2
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................3
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................3
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................3
1.5. Kết cấu của Đề tài............................................................................................4
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TỶ SỐ GIÁ TRÊN THU
NHẬP VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIÁ TRÊN THU NHẬP. 6
2.1. Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán..........................................................6
2.1.1. Khái niệm ..........................................................................................................6
2.1.2. Các thành phần tham gia thị trường chứng khoán........................................6
2.1.3. Chức năng của thị trường chứng khoán.........................................................6
2.1.4. Vai trò của thị trường chứng khoán................................................................7
2.2. Tổng quan về cổ phiếu thƣờng .......................................................................8
2.2.1. Khái niệm cổ phiếu thường (common stock) ..................................................8
2.2.2. Đặc điểm cổ phiếu thường ...............................................................................8
2.2.3. Các yếu tố cơ bản của cổ phiếu thường ..........................................................9
2.2.3.1. Số lượng cổ phiếu thường...............................................................................9
2.2.3.2. Giá cổ phiếu thường .....................................................................................10
2.3. Tỷ số giá trên thu nhập .................................................................................13
2.3.1. Khái niệm ........................................................................................................13
2.3.2. Thước đo .........................................................................................................13
2.3.3. Vai trò hệ số giá trên thu nhập cổ phiếu đối với nhà đầu tư........................14
2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hệ số giá trên thu nhập .................................15
2.4.1. Các nhân tố nội sinh.......................................................................................15
2.4.1.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn.....................................................................15
2.4.1.2. Quy mô công ty .............................................................................................17
2.4.1.3. Giá trị sổ sách của doanh nghiệp .................................................................18
2.4.1.4. Khả năng sinh lời..........................................................................................19
2.4.1.5. Chính sách cổ tức..........................................................................................21
2.4.1.6. Tăng trưởng thị phần....................................................................................23
2.4.2. Các nhân tố ngoại sinh...................................................................................25
2.4.2.1. Lạm phát .......................................................................................................25
2.4.2.2. Lãi suất thị trường ........................................................................................26
2.4.2.3. Tăng trưởng GDP.........................................................................................27
2.5. Khung nghiên cứu..........................................................................................28
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 30
3.1. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................30
3.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu ............................................32
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................32
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................32
3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả........................................................................33
3.2.2.2. Phương pháp kiểm định đa cộng tuyến.........................................................33
3.2.2.3. Phương pháp kiểm định tự tương quan ........................................................33
3.2.2.4. Phương pháp phân tích tương quan Pearson...............................................34
3.2.2.5. Phương pháp hồi quy tuyến tính...................................................................34
3.3. Các biến nghiên cứu và đo lƣờng các biến nghiên cứu..............................34
3.3.1. Mô hình nghiên cứu.......................................................................................35
3.3.2. Các biến và giả thuyết nghiên cứu.................................................................35
3.3.2.1. Biến phụ thuộc ..............................................................................................35
3.3.2.2. Biến độc lập ..................................................................................................36
CHƢƠNG 4. THỰC TRẠNG HỆ SỐ GIÁ TRÊN THU NHẬP VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HỆ SỐ GIÁ TRÊN THU NHẬP CỦA CÁC
CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH KHOÁNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ..................................................... 41
Thang Long University Library
4.1. Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam..............................................................41
4.1.1. Lịch sử hình thành TTCK Việt Nam .............................................................41
4.1.2. Thực trạng của TTCK Việt Nam....................................................................43
4.2. Đặc điểm của ngành khoáng sản..................................................................45
4.2.1. Đặc điểm chung của ngành khoáng sản .......................................................46
4.2.2. Đặc điểm nổi bật của cổ phiếu ngành khoáng sản.......................................47
4.3. Thực trạng hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần ngành
khoáng sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ...............................48
4.4. Thực trạng các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công
ty cổ phần ngành Khoáng sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam52
4.4.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn: ...................................................................52
4.4.2. Tốc độ tăng trưởng thị phần ..........................................................................55
4.4.3. Khả năng sinh lời: ..........................................................................................57
4.4.4. Giá trị sổ sách .................................................................................................64
4.4.5. Chính sách cổ tức ...........................................................................................66
4.4.6. Quy mô công ty ...............................................................................................68
4.4.7. Lạm phát .........................................................................................................70
4.4.8. Lãi suất thị trường..........................................................................................72
4.4.9. Tăng trưởng GDP...........................................................................................74
CHƢƠNG 5. NỘI DUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................. 78
5.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu..................................................................78
5.2. Kết quả kiểm tra dữ liệu ...............................................................................82
5.2.1. Kiểm định đa cộng tuyến................................................................................82
5.2.2. Kiểm định tự tương quan ...............................................................................83
5.3. Phân tích tƣơng quan Pearson .....................................................................84
5.4. Phân tích hồi quy tuyến tính.........................................................................87
5.4.1. Đánh giá độ phù hợp của mô hình................................................................87
5.4.2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình ..............................................................88
5.4.3. Kiểm định các nhân tố tác động.....................................................................89
5.4.4. Kết quả của mô hình.......................................................................................94
CHƢƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ................................. 98
6.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu..........................................................................98
6.2. Một số hạn chế của Đề tài nghiên cứu .........................................................99
6.3. Một số kiến nghị.............................................................................................99
6.3.1. Đối với doanh nghiệp ...................................................................................100
6.3.2. Đối với nhà nước và chính phủ ...................................................................101
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt Tên đầy đủ
TTCK Thị trường chứng khoán
BV Giá trị sổ sách
ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
ROA Tỷ suất sinh lời trên trên tổng tài sản
P/E Hệ số giá trên thu nhập
EPS Thu nhập trên một cổ phần
PCS Tỷ lệ chi trả cổ tức
GDP Tổng sản phẩm nội địa
VLXD Vật liệu xây dựng
CtyĐC Công ty đại chúng
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
CPH Cổ phần hóa
VCSH Vốn chủ sở hữu
GDCK Giao dịch chứng khoán
CTCP Công ty cổ phần
CR Khả năng thanh toán ngắn hạn
BV Giá trị sổ sách
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC
Bảng 2.1.Thước đo khả năng thanh toán.......................................................................16
Bảng 2.2. Thước đo quy mô công ty.............................................................................17
Bảng 2.3. Thước đo giá trị sổ sách doanh nghiệp .........................................................18
Bảng 2.4. Thước đo khả năng sinh lời...........................................................................20
Bảng 2.5. Thước đo chính sách cổ tức ..........................................................................22
Bảng 2.6.Các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp...........................28
Bảng 4.1. Giá trị P/E trung bình theo quý năm 2010 - 2014.........................................48
Bảng 4.2. Thống kê giá trị P/E của các công ty cổ phần ngành khoáng sản niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2010 - 2014.................................................49
Bảng 4.3. Thống kê khả năng thanh toán ngắn hạn của các công ty cổ phần ngành
Khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2010 - 2014..............52
Bảng 4.4. Thống kê tốc độ tăng trưởng thị phần của các công ty cổ phần ngành
Khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2010 - 2014..............55
Bảng 4.5. Thống kê tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản của các công ty cổ phần ngành
Khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2010 - 2014..............58
Bảng 4.6. Thống kê tỷ lệ sinh lời trên VCSH của các công ty cổ phần ngành Khoáng
sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2010 - 2014............................61
Bảng 4.7. Thống kê giá trị sổ sách của các công ty cổ phần ngành Khoáng sản niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2010 - 2014...........................................64
Bảng 4.8. Thống kê tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty cổ phần ngành Khoáng sản
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2010 - 2014..................................67
Bảng 4.9. Thống kê giá trị tổng tài sản của các công ty cổ phần ngành Khoáng sản
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2010 – 2014 .................................68
Bảng 4.10. Tốc độ trăng trưởng CPI trung bình theo quý năm 2010 - 2014 ................71
Bảng 4.11. Lãi suất thị trường theo quý năm 2010 - 2014............................................73
Bảng 4.12. Tốc độ tăng trưởng GDP theo quý năm 2010 - 2014..................................75
Bảng 5.1. Kết quả thống kê mô tả .................................................................................78
Bảng 5.2. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến cho các biến độc lập................................82
Bảng 5.3. Kết quả kiểm định tự tương quan của mô hình với biến phụ thuộc P/E.......83
5.4. Kết quả kiểm định tự tương quan của mô hình với biến phụ thuộc P/E sau khi đã
khắc phục hiện tượng tự tương quan.............................................................................83
Bảng 5.5. Ma trận hệ số tương quan Pearson (r)...........................................................84
Thang Long University Library
Bảng 5.6. Kết quả đánh giá độ phù hợp của mô hình với biến phụ thuộc P/E..............88
Bảng 5.7. Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình (Sig.) của mô hình với biến phụ
thuộc P/E........................................................................................................................88
Bảng 5.8. Bảng kết quả phân tích hồi quy mô hình với biến phụ thuộc P/E ................89
Bảng 5.9. Bảng mô hình điều chỉnh kết quả phân tích hồi quy mô hình với biến phụ
thuộc P/E........................................................................................................................94
Biểu đồ 4.1. Giá trị P/E của các doanh nghiệp ngành Khoáng sản niêm yết trên TTCK
Việt Nam theo quý từ năm 2010 – 2014 .......................................................................49
Biểu đồ 4.2. Giá trị P/E và khả năng thanh toán ngắn hạn trung bình của các công ty
khoán sản niêm yết trên TTCK Việt Nam.....................................................................53
Biểu đồ 4.3. Giá trị P/E và tốc độ tăng trưởng thị phần trung bình của các công ty
khoán sản niêm yết trên TTCK Việt Nam.....................................................................56
Biểu đồ 4.4. Giá trị P/E và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản trung bình của các công ty
khoán sản niêm yết trên TTCK Việt Nam.....................................................................58
Biểu đồ 4.5. Giá trị P/E và tỷ suất sinh lời trên VCSH trung bình của các công ty
khoán sản niêm yết trên TTCK Việt Nam.....................................................................61
Biểu đồ 4.6. Giá trị P/E và giá trị sổ sách trung bình của các công ty khoán sản niêm
yết trên TTCK Việt Nam...............................................................................................64
Biểu đồ 4.7. Giá trị P/E và tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình của các công ty khoán sản
niêm yết trên TTCK Việt Nam......................................................................................66
Biểu đồ 4.8. Giá trị P/E và quy mô tổng tài sản trung bình của các công ty khoán sản
niêm yết trên TTCK Việt Nam......................................................................................69
Biểu đồ 4.9. Giá trị P/E trung bình và tỷ số lạm phát của các công ty khoán sản niêm
yết trên TTCK Việt Nam...............................................................................................71
Biểu đồ 4.10. Giá trị P/E trung bình và lãi suất thị trường của các công ty khoán sản
niêm yết trên TTCK Việt Nam......................................................................................73
Biểu đồ 4.11. Giá trị P/E trung bình và tốc độ tăng trưởng GDP của các công ty khoán
sản niêm yết trên TTCK Việt Nam................................................................................74
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................30
Sơ đồ 3.2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động tới chỉ số P/E của các công ty cổ
phần khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam...............................35
Phụ lục 0.1. Danh sách mã chứng khoán Công ty cổ phần Khoáng sản niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam (2010 – 2014)
Phụ lục 0.2. Giá trị P/E và 10 nhân tố tác động đến P/E của các công ty cổ phần
Khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo quý năm 2010
Phụ lục 0.3. Giá trị P/E và 10 nhân tố tác động đến P/E của các công ty cổ phần
Khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo quý năm 2011
Phụ lục 0.4. Giá trị P/E và 10 nhân tố tác động đến P/E của các công ty cổ phần
Khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo quý năm 2012
Phụ lục 0.5. Giá trị P/E và 10 nhân tố tác động đến P/E của các công ty cổ phần
Khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo quý năm 2013
Phụ lục 0.6. Giá trị P/E và 10 nhân tố tác động đến P/E của các công ty cổ phần
Khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo quý năm 2014
Phụ lục 0.7. Giá trị CR trung bình theo quý năm 2010 - 2014
Phụ lục 0.8. Giá trị tăng trưởng thị phần trung bình theo quý năm 2010 - 2014
Phụ lục 0.9. ROA trung bình theo quý năm 2010 - 2014
Phụ lục 0.10. ROE trung bình theo quý năm 2010 - 2014
Phụ lục 0.11. Giá trị sổ sách trung bình theo quý năm 2010 - 2014
Phụ lục 0.12. Tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình theo quý năm 2010 - 2014
Phụ lục 0.13. Giá trị tài sản trung bình theo quý năm 2010 - 2014
Phụ lục 0.14. Giá trị P/E trung bình theo quý năm 2010 - 2014
Thang Long University Library
1
CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của Đề tài
Việt Nam đang bước vào thời kỳ hội nhập. Với thị trường tài chính nói chung và
thị trường chứng khoán (TTCK) nói riêng còn non trẻ và đầy biến động. TTCK đóng
một vai trò cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam vì nó là một kênh huy
động vốn cho nền kinh tế. Quyết định số 252/QĐ-TTG-Chính phủ phê duyệt chiến
lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 ngày
01/03/2012 thị trường chứng khoán phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ
phiếu đạt 70% GDP vào năm 2020. Với tốc độ phát triển như trên, TTCK Việt Nam đã
là một kênh hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Hiện nay, thị trường chứng khoán của Việt Nam đang phát triển ở mức sơ khai
và chưa hoàn thiện. Đa số các nhà đầu tư trên sản chứng khoán không có một nền tảng
vững vàng về phân tích tài chính. Phương pháp định giá so sánh sử dụng P/E là một
công cụ đơn giản và thông dụng nhất mà các nhà đầu tư này sử dụng để ra quyết định.
Cách thức sử dụng phương pháp định giá so sánh nói chung và phương pháp so sánh
dùng P/E nói riêng là định giá một công ty dựa vào mức giá của công ty “tương tự”,
trong đó khái niệm tương tự trong tài chính bao gồm tương tự về lĩnh vực hoạt động,
mức độ rủi ro, năng lực tài chính và tiềm năng tăng trưởng. P/E cho thấy giá cổ phiếu
hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho
một đồng thu nhập bao nhiêu. Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư
dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư
thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng
trung bình và sẽ trả cổ tức cao. Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử
người đầu tư có cổ phiếu ABC không được giao dịch sôi động trên thị trường, vậy cổ
phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý? Lúc đó cần nhìn vào hệ số P/E được công bố đối
với nhóm các loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu ABC, sau đó nhân thu nhập của công
ty với hệ số P/E sẽ cho chúng ta giá của loại cổ phiếu ABC.
Đối với ngành khoáng sản, việc đo lường chỉ số P/E rất quan trọng đối với việc
thu hút nhà đầu vào thị trường vì khoáng sản kim loại luôn được đánh giá là nguồn tài
nguyên quý hiếm và có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Với nhu
cầu sản xuất sử dụng nguyên liệu từ quặng ngày càng cao thì ngành khai thác khoáng
sản sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Theo kết quả điều tra địa chất cho thấy
Việt Nam đã phát hiện ra nhiều mỏ quặng kim loại có giá trị và phân bố rải rác ở nhiều
nơi. Theo ông Nguyễn Mạnh Quân - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công
2
thương, đến nay, Việt Nam đã tiến hành điều tra cơ bản, thăm dò và phát hiện mới trên
5.000 điểm khoáng và mỏ. Như vậy có thể nói, trữ lượng và các loại khoáng sản kim
loại của Việt Nam là khá phong phú. Bên cạnh đó trong những năm qua, ngành công
nghiệp khai khoáng đã đóng vai trò quan trọng và tích cực trong sự nghiệp phát triển
công nghiệp Việt Nam và nền kinh tế đất nước. Đã cơ bản đáp ứng đủ và kịp thời
nguyên liêụ cho nền kinh tế quốc dân. Với những phát triển mạnh mẽ đó, tác giả tin
rằng trong tương lai không xa cổ phiếu của ngành khoáng sản sẽ rất được ưa chuộng
và có giá trị. Vì vậy đề tài này giúp các nhà đầu tư có cơ sở để góp phần đưa ra quyết
định đầu tư đúng đắn vào cổ phiếu của ngành này.
Các nghiên cứu tài chính về các yếu tố tác động tỉ số P/E có thể nói xuất phát từ
mô hình các yếu tố cơ bản của P/E được Gordon xây dựng (1962), trong đó ông chỉ ra
rằng tỉ số P/E được quyết định bởi tỉ lệ chi trả cổ tức, mức độ rủi ro của cổ phiếu và
tiềm năng tăng trưởng của công ty. Mô hình này sau được phát triển tiếp bởi Campbell
và Shiller (1988) thành mô hình hồi qui log(P/E) cũng với các yếu tố cơ bản này làm
biến giải thích cho tỉ số P/E. Năm 1996, Fama và French kiểm chứng mối liên hệ giữa
P/E với rủi ro, tăng trưởng (tỉ số BE/ME) và kích thước của công ty, hai ông kết luận
rằng các yếu tố này có vai trò giải thích tỉ số P/E. Từ sự quan sát và tìm kiếm thông tin
của tác giả, chưa có một nghiên cứu chính thức và hoàn chỉnh nào về các yếu tố ảnh
hưởng tới chỉ số P/E của ngành Khoáng sản tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trước những thực trạng này, đề tài được xây dựng nhằm khảo sát các yếu tố ảnh
hưởng lên tỉ số P/E của các công ty. Tuy nhiên, liệu việc ứng dụng phương pháp này
trong định giá tại thị trường chứng khoán Việt Nam có được sử dụng đúng đắn và có
đảm bảo tính chất “tương đương” giữa các công ty so sánh không? Với mong muốn
tìm hiểu khía cạnh này về thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả đã thực hiện
nghiên cứu các yếu tố có mối quan hệ với chỉ số P/E trong ngành khoáng sản trên thị
trường chứng khoán Việt Nam, hay nói cách khác nghiên cứu được thực hiện nhằm
khảo sát các nhân tố phản ánh bởi chỉ số P/E trong ngành khoáng sản trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Bài nghiên cứu sẽ được thực hiện để nhằm trả lời cho câu hỏi sau:
 Tỷ số P/E là gì ?
 Những nhân tố nào tác động đến tỷ số P/E của các công ty ngành khoáng sản ?
Thang Long University Library
3
 Các thước đo và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới chỉ số P/E của các
công ty khoáng sản ?
 Nhân tố có sức ảnh hưởng mạnh nhất đối với chỉ số P/E của các công ty khoáng
sản ?
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
 Đúc kết và rút ra được hệ thống các cơ sở lý thuyết truyền thống cũng như hiện
đại, các kiến thức cơ bản xung quanh chỉ số P/E của doanh nghiệp. Xây dựng
mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ số P/E của doanh nghiệp khoáng sản
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
 Dựa trên các số liệu thực tế, tìm hiểu và phân tích các nhân tố tác động đến chỉ
số P/E của các công ty khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam, kiểm định sự phù hợp của mô hình và đưa ra kết luận về các nhân tố ảnh
hưởng tới P/E
 Từ mô hình và kết quả phân tích thu thập được, đưa ra một số kiến nghị và giải
pháp cho các công ty xây dựng trong việc xác định và đánh giá đúng chỉ số P/E
của doanh nghiệp mình. Qua đó nhà đầu tư cũng có những cơ sở để ra quyết
định đầu tư một cách đúng đắn.
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chỉ số P/ E (hệ số giá thu nhập một cổ phiếu)
và các nhân tố ảnh hưởng tới P/E
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trên thực tế, phạm vi nghiên cứu các nhân tố tác động đến P/E của một doanh
nghiệp là khá rộng lớn nhưng với khả năng kiến thức và thời gian còn hạn hẹp nên
nghiên cứu này sẽ chỉ tập trung vào các yếu tố thuộc đặc thù công ty và đặc thù ngành.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các công ty thuộc ngành khoáng sản niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam. Để đảm bảo số quan sát (theo quý) theo thời gian,
giai đoạn nghiên cứu là từ năm 2010 đến hết năm 2014.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính: Nghiên cứu định tính là phương pháp tiếp cận nhằm tìm
cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm đối tượng từ quan điểm kinh tế của nhà
nghiên cứu. Các dữ liệu trong nghiên cứu định tính thường phổ biến hơn dưới dạng
4
chữ (mô tả tính chất, đặc điểm…) hơn là dạng số (mô tả các giá trị đo lường hoặc thứ
nguyên…). Bên cạnh đó, phương pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan
trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát được trước đó. Vì vậy trong đề tài
này tác giả đã dựa trên nghiên cứu lịch sử và hệ thống cơ sở lý thuyết để nhận diện các
nhân tố ảnh hưởng và tác động của nó đến chỉ số P/E của các doanh nghiệp khoáng
sản.
Phương pháp định lượng: nghiên cứu định lượng là dựa vào việc đo lường số
lượng và nó được áp dụng đối với các hiện tượng có thể được diễn tả bằng con số
(Kathari, 2004). Như vậy với đề tài này, nghiên cứu định lượng là nghiên cứu sử dụng
các phương pháp thống kê mô tả để đưa ra những đặc tính cơ bản của các dữ liệu thu
thập được. Tiếp đó sử dụng phương pháp phân tích hồi quy nhằm xây dựng mô hình
các nhân tố tác động tới chỉ số P/E. Từ đó, tiến hành kiểm định hàng loạt các giả
thuyết nghiên cứu. Phần mềm thống kê được sử dụng là SPSS (viết tắt của Statistical
Package for the Social Sciences) là một chương trình máy tính phục vụ công tác thống
kê. Phần mềm SPSS hỗ trợ xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp là các thông tin được thu
thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu, thường được sử dụng rộng rãi trong các các
nghiên cứu điều tra xã hội học và kinh tế lượng. Nghiên cứu sẽ sử dụng dữ liệu báo
cáo tài chính (2010 - 2014) đã được kiểm toán của 30 công ty Khoáng sản niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
1.5. Kết cấu của Đề tài
Chương 1. Mở đầu : Đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về hệ số giá trên thu nhập,
vai trò và tầm quan trọng của nó đối với việc xác định giá trị cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán. Đồng thời khái quát cách thức nghiên cứu chỉ số này.
Chương 2. Tổng quan lý thuyết về hệ số giá trên thu nhập và các nhân tố ảnh
hưởng đến chỉ số này: Đưa ra các cơ sở lý luận, các lý thuyết về hệ số giá trên thu
nhập và các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ số đó của doanh nghiệp ngành khoán sản để từ
đó đưa ra phương pháp nghiên cứu cụ thể cho đề tài.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở các lý thuyết nêu trên, trình bày
quy trình cụ thể sẽ được tiến hành để nghiên cứu về đề tài trong thực tiễn
Chương 4. Thực trạng tỷ số hệ số giá trên thu nhập và các nhân tố ảnh hưởng đến
hệ số giá trên thu nhập của các công ty khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam: Dựa trên các số liệu thống kê thực tế thu thập được, đưa ra các phân
tích, đánh giá, kiểm định sự đúng đắn của mô hình các nhân tố ảnh hưởng. Từ đó đưa
ra kết quả nghiên cứu và giải thích mô hình các nhân tố tác động.
Thang Long University Library
5
Chương 5. Nội dung kết quả nghiên cứu: đánh giá và kiểm tra dữ liệu đã thu
thập, đồng thời kiểm định độ phù hợp của mô hình và đưa ra kết quả của mô hình.
Chương 6. Kết luận và một số kiến nghị: Từ những nội dung kết quả nghiên cứu
thu được, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp khoán sản
tại Việt Nam cải thiện được chỉ số P/E đồng thời giúp nhà đầu tư có căn cứ chuẩn xác
để xác định hướng đầu tư của mình.
6
CHƢƠNG 2.
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TỶ SỐ GIÁ TRÊN THU NHẬP VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIÁ TRÊN THU NHẬP
2.1. Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán
2.1.1. Khái niệm
Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ
chế chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành, qua đó thực hiện chức năng
của thị trường tài chính là cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.
“Thị trường chứng khoán (Securities Market) là thuật ngữ dùng để chỉ cơ chế
của hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán dài hạn như các loại trái phiếu cổ
phiếu và các công cụ tài chính khác như chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ phái sinh –
hợp đồng tương lai, quyền chọn, bảo chứng phiếu, chứng quyền.” (Bùi Kim Yến –
Sách thị trường chứng khoán – Trang 25).
2.1.2. Các thành phần tham gia thị trường chứng khoán
Các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK có thể được chia thành 3 nhóm sau:
Nhà phát hành: các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK. Nhà phát
hành là người cung cấp chứng khoán – hàng hóa của TTCK. Trong đó nhà phát hành
gồm: Chính phủ và chính quyền địa phương, các công ty, các tổ chức tài chính
Nhà đầu tƣ: những người thật sự mua và bán chứng khoán trên TTCK. Nhà đầu
tư có thể chia làm hai loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. Trong đó, các
nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn tạm thời nhàn rỗi, tham gia mua bán trên
TTCK với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Còn các nhà đầu tư có tổ chức hay còn gọi là
các định chế đầu tư: thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị
trường.
Nhà môi giới – Công ty chứng khoán: công ty chứng khoán là công ty hoạt
động trong lĩnh vực chứng khoán có thế đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp
vụ chính là bảo lãnh phát hành, môi giới, tự doanh và tư vấn đầu tư chứng khoán. Để
có thể thực hiện mỗi nghiệp vụ, các công ty chứng khoán phải đảm bảo được một số
vốn nhất định và phải được phép của cơ quan có thẩm quyền.
(Nguồn: Bùi Kim Yến – Sách thị trường chứng khoán – Trang 29)
2.1.3. Chức năng của thị trường chứng khoán.
Hiện nay, thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn lớn cho nền kinh tế
và nó được chia ra thành các chức năng như:
Thang Long University Library
7
Huy động vốn đầu tƣ cho nền kinh tế: Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do
các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa và hoạt động sản xuất kinh
doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội.
Bên cạnh đó, TCCK còn là nơi cung cấp môi trƣờng đầu tƣ cho công chúng:
TTCK cung cấp cho công chúng môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn
phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn
và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho loại hàng hóa phù hợp với
khả năng, mục tiêu và sở thích của mình.
Cuối cùng, đây là nơi tạo môi trƣờng giúp Chính phủ thực hiện các chính
sách kinh tế vĩ mô: Các chỉ số của TTCK phản ảnh động thái của nền kinh tế một
cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở
rộng, nền kinh tế tăng trưởng và ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu
hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế
và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô.
2.1.4. Vai trò của thị trường chứng khoán.
Theo những thông tin tác giả thu thập được trong sách về thị trường chứng khoán
của PGS.TS. Bùi Kim Yến. Thị trường chức khoán có 4 vai trò chính đó là:
Thứ nhất, tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: Nhờ có TTCK các nhà
đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại
chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành
tiền mặt) là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư.
TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính
thanh khoản của chứng khoán giao dịch trên thị trường.
Thứ hai, đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp: Thông qua giá chứng
khoán, hoạt động của doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác,
giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động các các doanh nghiệp được nhanh chóng
và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra được một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
Thứ ba, hỗ trợ và thúc đẩy các công ty cổ phần ra đời và phát triển: TTCK
hỗ trợ chương trình cổ phần hóa cũng như việc thành lập và phát triển của công ty cổ
phần qua việc quảng bá thông tin, định giá doanh nghiệp, bảo lãnh phát hành, phân
phối chứng khoán một cách nhanh chóng, tạo tính thanh khoản cho chúng và như thế
thu hút các nhà đầu tư đến góp vốn vào công ty cổ phần.
8
Cuối cùng, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: TTCK không những thu hút các
nguồn vốn trong nội địa mà còn giúp Chính phủ và Doanh nghiệp có thể phát hành trái
phiếu hoặc cổ phiếu công ty ra thị trường vốn quốc tế để thu hút thêm ngoại tệ. Việc
thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua kênh chức khoán (FPI) là an toàn và hiệu quả hơn.
2.2. Tổng quan về cổ phiếu thƣờng
2.2.1. Khái niệm cổ phiếu thường (common stock)
Theo luật chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền
và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát
hành. Có nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau xung quanh khái niệm cổ phiếu. Song
với nghiên cứu này tác giả sử dụng khái niệm sau:
“Cổ phiếu là giấy tờ chứng nhận cổ phần, nó xác định quyền sở hữu của cổ
đông, đối với công ty cổ phần. Người mua cổ phiếu thường trở thành cổ đông, đối với
công ty cổ phần. Người mua cổ phiếu thường trở thành cổ đông thường hay cổ đông.
Cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường là một trong những người chủ doanh nghiệp nên là
người trực tiếp thụ hưởng kết quả sản xuất kinh doanh cũng như lãnh chịu mọi rủi ro
trong kinh doanh.” (Bùi Kim Yến – Thị trường chứng khoán – Trang 112)
2.2.2. Đặc điểm cổ phiếu thường
Cổ phiếu có vai trò rất quan trọng trên TTCK vậy theo quan điểm của các
nhà phân tích cổ phiếu thƣờng có những đặc điểm sau:
Cổ phiếu là chứng nhận góp vốn của các cổ đông vào công ty cổ phần. Vì vậy,
chỉ có chiều góp vào, không thể hiện thời hạn hoàn vốn; không có kỳ hạn. (Khi công
ty phá sản hoặc giải thể, thì sẽ không còn tồn tại cổ phiếu).
Thêm vào đó, cổ tức không ổn định và phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp tức là cổ tức cổ phiếu thường tùy thuộc vào kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp và vì kết quả kinh doanh không ổn định nên cổ tức cũng
không thể cố định. Khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt thì cổ đông được hưởng lợi
nhuận nhiều hơn so với các loại chứng khoán khác có lãi suất cố định. Ngược lại, khi
làm ăn khó khăn hoặc thua lỗ, cổ tức có thể rất thấp hoặc không có cổ tức.
Đồng thời khi phá sản, cổ đông sẽ là người cuối cùng nhận được giá trị còn lại
của tài sản thanh lý
Đặc điểm cuối cùng đó là giá của cổ phiếu biến động rất mạnh. Giá biến động
nhiều nhất là trên thị trường thứ cấp do đã chịu sự tác động của nhiều nhân tố và nhân
tố quan trọng đó là kết quả kinh doanh của công ty.
Thang Long University Library
9
Mặt khác, theo quan điểm của những nhà đầu tƣ, Cổ phiếu thƣờng có thêm
các đặc điểm đó là:
Thứ nhất cổ phiếu thường có tính thanh khoản cao: Cổ phiếu có khả năng chuyển
hóa thành tiền mặt dễ dàng. Tuy nhiên tính thanh khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào
các yếu tố khác nhau như là kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành (công ty có cổ
phiếu niêm yết). Nếu tổ chức phát hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, trả cổ tức
cao, cổ phiếu của công ty sẽ thu hút nhà đầu tư và cổ phiếu thực sự dễ mua bán trên thị
trường. Ngược lại nếu công ty làm ăn kém hiệu quả không trả cổ tức hoặc cổ tức thấp,
cổ phiếu của công ty sẽ giảm giá và khó bán. Bên cạnh đó, tính thanh khoản còn phụ
thuộc vào mối quan hệ cung - cầu trên thị trường chứng khoán. Thị trường cổ phiếu
cũng như các loại thị trường khác đều chịu sự chi phối của qui luật cung cầu. Giá cổ
phiếu trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào chất lượng công ty mà còn phụ thuộc rất
lớn vào nhu cầu của nhà đầu tư. Tuy một loại cổ phiếu rất tốt nhưng thị trường đang
bão hòa nguồn cung (nhiều hàng bán) thì cổ phiếu đó cũng khó tăng giá. Ngược lại khi
thị trường khan hiếm hàng hóa thì ngay cả những cổ phiếu chất lượng kém hơn cũng
có thể bán dễ dàng. Mặc dù vậy, cũng cần chú ý đến sự đầu cơ, một số nhà đầu tư sở
hữu một phần lớn lượng cổ phiếu trong thị trường, đẩy giá lên xuống theo ý mình để
trục lợi.
Thứ hai có tính lưu thông: Tính lưu thông khiến cổ phiếu có giá trị như một loại
tài sản thực sự, nếu như tính thanh khoản giúp cho chủ sở hữu cổ phiếu chuyển cổ
phiếu thành tiền mặt khi cần thiết thì tính lưu thông giúp chủ sở hữu cổ phiếu thực
hiện được nhiều hoạt động như thừa kế tặng cho để thực hiện nghĩa vụ tài sản của
mình.
Thứ ba tính tư bản giả: Cổ phiếu có tính tư bản giả tức là cổ phiếu có giá trị như
tiền. Tuy nhiên cổ phiếu không phải là tiền và nó chỉ có giá trị khi được đảm bảo bằng
tiền. Mệnh giá của cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị của cổ phiếu.
Cuối cùng tính rủi ro cao: tính rủi ro phụ thuộc vào thông tin và tình hình phát
triển, chính trị của mỗi quốc gia. Giá trị cổ phiếu luôn biến động theo các yếu tố này.
2.2.3. Các yếu tố cơ bản của cổ phiếu thường
2.2.3.1. Số lượng cổ phiếu thường
Khi xem xét Cổ phiếu của Công ty cổ phần, thường có sự phân biệt cổ phiếu
được phép phát hành, cổ phiếu đã phát hành, cổ phiếu quỹ, cổ phiếu đang lưu hành.
10
Số lƣợng cổ phiếu đƣợc phép phát hành: Khi công ty cổ phần được thành lập,
thì được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Nhưng luật pháp các nước quy
định công ty phải đăng ký tổng số cổ phiếu của công ty và phải ghi trong điều lệ công
ty và được gọi là cổ phiếu được phép phát hành hay cổ phiếu đăng ký. Số lượng cổ
phiếu được phép phát hành là số lượng cổ phiếu tối đa của một công ty có thể phát
hành từ lúc bắt đầu thành lập cũng như trong suốt quá trình hoạt động. Khi cần có sự
thay đổi số lượng cổ phiếu được phép phát hành thì phải được đa số cổ đông bỏ phiếu
tán thành và phải sửa đổi điều lệ công ty (nguồn: bài giảng thị trường chứng khoán –
Nguyễn Văn Huân và Hồ Thanh Hương).
Số lƣợng cổ phiếu đã phát hành: là số lượng cổ phiếu mà công ty được bán ra
cho các nhà đầu tư trên thị trường và công ty đã thu về được toàn bộ tiền bán số cổ
phiếu đó, nó nhỏ hơn hoặc tối đa là bằng với số cổ phiếu được phép phát hành (nguồn:
bài giảng thị trường chứng khoán – Nguyễn Văn Huân và Hồ Thanh Hương).
Số lƣợng cổ phiếu quỹ: là cổ phiếu đã được giao dịch trên thị trường và được
chính tổ chức phát hành mua lại bằng nguồn vốn của mình. Số cổ phiếu này có thể
được công ty lưu giữ một thời gian sau đó lại được bán ra; luật pháp một số nước quy
định số cổ phiếu này không được bán ra mà phải hủy bỏ. Cổ phiếu quỹ không phải là
cổ phiếu đang lưu hành, không có vốn đằng sau nó; do đó không được tham gia vào
việc chia lợi tức cổ phần và không có quyền tham gia bỏ phiếu (nguồn: bài giảng thị
trường chứng khoán – Nguyễn Văn Huân và Hồ Thanh Hương).
Số lƣợng cổ phiếu đang lƣu hành: là cổ phiếu đã phát hành, hiện đang lưu hành
trên thị trường và do các cổ đông đang nắm giữ. Số cổ phiếu đang lưu hành được xác
định như sau:
Số cổ phiếu đang lƣu hành = Số cổ phiếu đã phát hành - Số cổ phiếu quỹ
Trong trường hợp công ty có cả hai loại cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi,
người ta sẽ xác định cụ thể cho từng loại một. Số cổ phiếu thường đang lưu hành là
căn cứ quan trọng để phân chia lợi tức cổ phần trong công ty (nguồn: bài giảng thị
trường chứng khoán – Nguyễn Văn Huân và Hồ Thanh Hương).
2.2.3.2. Giá cổ phiếu thường
a. Mệnh giá (par-value): giá trị ghi trên giấy chứng nhận cổ phiếu là mệnh giá của
cổ phiếu. Mệnh giá của mỗi cổ phiếu chỉ có giá trị danh nghĩa, thậm chí ở Mỹ
người ta còn phát hành cổ phiếu không có mệnh giá (no par-value stocks), bởi vì
đối với cổ phiếu mệnh giá ít có ý nghĩa kinh tế. (Bùi Kim Yến – Thị trường chứng
khoán – Trang 115)
Thang Long University Library
11
Thông thường khi mới thành lập, mệnh giá cổ phiếu được tính như sau:
Mệnh giá cổ phiếu mới phát hành =
Vốn điều lệ của công ty cổ phần
Tổng số cổ phiếu đăng ký phát hành
Nhưng với thời gian, công ty ngày càng phát triển giá trị thực của cổ phiếu cũng
như giá bán của cổ phiếu trên thị trường thoát ly càng lúc càng xa mệnh giá của cổ
phiếu, và hơn thế nữa, cái mà nhà đầu tư quan tâm khi bỏ tiền ra mua cổ phiếu đó là cổ
tức của công ty, yếu tố cấu thành nên giá trị thực của cổ phiếu. Do đó, mệnh giá của cổ
phiếu chỉ có giá trị danh nghĩa.
b. Thƣ giá hoặc giá trị sổ sách (book value): giá cổ phiếu ghi trên sổ sách kế toán
phản ánh tính trạng vốn cổ phần của công ty ở một thời điểm nhất định (Bùi Kim
Yến – Thị trường chứng khoán – Trang 116).
Thƣ giá =
Vốn cổ phần
Số cổ phần thƣờng đang lƣu hành
=
Tổng tài sản – Nợ - Cổ phần ƣu đãi
Số cổ phần thƣờng đang lƣu hành
Ở một khía cạnh khá, thư giá còn biểu hiện cho giá trị tài sản ròng của mỗi cổ
phần (NAV – Net asset value per share). Thật vậy, trên bảng cân đối kế toán, nếu lấy
toàn bộ tài sản trừ (-) nợ phải trả chính là phần giá trị tài sản ròng của công ty và bằng
vốn cổ phần.
c. Giá trị thực (Intrinsic value): là giá trị thực của cổ phiếu tại thời điểm hiện tại.
Được tính toán dựa vào cổ tức của công ty, triển vọng phát triển công ty và lãi suất
thị trường. Đây là căn cứ quan trọng cho nhà đầu tư khi quyết định đâu tư vào cổ
phiếu, đánh giá được giá trị thực của cổ phiếu, so sánh với giá trị thị trường và lựa
chọn phương án đầu tư có hiệu quả nhất. (Bùi Kim Yến – Thị trường chứng khoán
– Trang 117)
Để xác định giá trị thực của cổ phiếu, thông thường các nhà nghiên cứu thường
sử dụng 2 phương pháp là chiết khấu dòng tiền và định giá so sánh.
Trong đó, phƣơng pháp chiết khấu dòng tiền bao gồm:
Định giá theo phương pháp chiết khấu cổ tức (phương pháp DDM): Giá trị cổ
phiếu hiện tại là giá trị qui về hiện tại của toàn bộ cổ tức trong tương lai. Đây là mô
hình đầu tiên tiếp cận trực tiếp các khoản thu nhập dưới hình thức lợi tức cổ phần.
Phương pháp này đặc biệt phù hợp với quan điểm nhìn nhận và đánh giá giá trị doanh
12
nghiệp của các nhà đầu tư thiểu số. Song phương pháp DDM cũng tồn tại những
nhược điểm đó là, việc dự báo lợi tức cổ phần không phải là dễ dàng. Phụ thuộc vào
chính sách phân chia lợi tức cổ phần trong tương lai. Cùng với việc xác định các tham
số có tính thuyết phục không cao.
Để khắc phục những nhược điểm của phương pháp chiết khấu cổ tức các nhà
nghiên cứu thường sử dụng thêm phương pháp định giá dựa vào dòng tiền thuần
(FCF).
Định giá dựa vào dòng tiền thuần (FCF): Luồng tiền tự do FCF là luồng tiền
không được giữ lại để đầu tư. Phương pháp này định giá toàn bộ doanh nghiệp bao
gồm cả nợ và vốn chủ sở hữu, bằng cách ước tính dòng tiền tạo ra cho doanh nghiệp
sau khi trừ đi chi phí hoạt động và thuế nhưng không trừ khoản chi phí vay của DN. Số
tiền thu nhập còn lại sau khi giữ một phần để tái đầu tư vào kinh doanh chính là để trả
cổ tức. Vì vậy cổ tức chính là luồng tiền tự do tính trên một cổ phần. Việc sử dụng mô
hình FCFF sẽ tính được giá trị cổ phiếu trong trường hợp công ty không chi trả cổ tức.
Phƣơng pháp 2: Phƣơng pháp định giá so sánh bao gồm
Định giá theo phương pháp sử dụng tỷ số P/B. Biểu hiện giá chứng khoán bình
quân trên thị trường cho một đơn vị giá trị tài sản (thư giá) bình quân của cổ phiếu và
xấp xỉ bằng thị giá cho mỗi cổ phiếu chia chi giá trị tài sản của cổ phiếu đó.
Giá mỗi cổ phiếu = P/B x Trị giá tài sản của mỗi cổ phiếu
Phương pháp này chỉ ra mức giá cổ phiếu hiện tại theo quan điểm trị giá tài sản
của cổ phiếu. Thêm một phương pháp định giá so sánh nữa hay được sử dụng là:
Định giá theo phương pháp sử dụng tỷ số P/E: Phương pháp này dựa trên giá trị
của doanh nghiệp tương đương hoặc có thể so sánh để tìm ra giá trị của một doanh
nghiệp cần định giá, nó chỉ được áp dụng trong điều kiện thị trường chứng khoán phát
triển, có nhiều doanh nghiệp tương đương đang được niêm yết và giao dịch trên thị
trường.
Giá mỗi CP = P/E*EPS
Phương pháp này chỉ ra mức giá cổ phiếu hiện tại theo quan điểm trị giá tài sản
của cổ phiếu.
d. Thị giá (Market value): là giá cổ phiếu trên thị trường tại một thời điểm nhất
định. Tùy theo quan hệ cung cầu mà thị giá có thể thấp hơn, cao hơn hoặc bằng giá
trị thực của nó tại thời điểm mua bán. Quan hệ cung cầu cổ phiếu, đến lượt nó lại
chịu tác động của nhiều nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội… trong đó yếu tố quan
Thang Long University Library
13
trọng nhất là giá thị trường của công ty và khả năng sinh lời của nó. (Bùi Kim Yến
– Thị trường chứng khoán – Trang 118)
Giá thị trường của cổ phiếu có hai loại là giá đóng của và giá mở cửa. Cụ thể như
sau. Giá đóng cửa: giá thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch.
Trong trường hợp không có giá thực hiện trong ngày giao dịch, giá đóng cửa được xác
định là giá đóng của của ngày giao dịch gần nhất trước đó; Giá mở cửa: giá thực hiện
tại lần khớp lệnh đầu tiên của chứng khoán trong ngày giao dịch và được xác định dựa
vào mức giá đóng cửa của phiên giao dịch trước.
2.3. Tỷ số giá trên thu nhập
2.3.1. Khái niệm
Hệ số giá trên thu nhập cổ phiếu, gọi tắt là Tỷ số P/E (viết tắt của cụm từ Price to
Earning Ratio), chỉ ra rằng thị trường chấp nhận giá gấp bao nhiêu lần thu nhập của
một chứng khoán có nghĩa là lượng vốn hóa của một doanh nghiệp gấp bao nhiêu lần
so với thu nhập của nó. Phần thu nhập này có thể được phân phối hoặc giữ lại và trong
trường hợp giữ lại, nó tạo ra một giá trị thặng dư trong tương lai đối với doanh nghiệp.
Đây chính là nguyên tắc cơ bản của thị trường chứng khoán. Tỷ lệ P/E là hệ số biến
đổi thu nhập thành vốn hoặc là hệ số tương ứng với mức vốn tiềm năng của một khoản
phải thu nhập việc đảo ngược tỷ lệ này, nghĩa là E/P, là suất sinh lời của một khoản
đầu tư. Ngược lại, P/E là hệ số vốn hóa. (Nguyễn Minh Điện – Thẩm định giá tài sản
& doanh nghiệp – trang 437)
2.3.2. Thước đo
Cách tính: Tỷ số P/E được tính bằng cách lấy giá thị trường bình quân của cổ
phiếu do doanh nghiệp phát hành trong một kỳ nhất định đem chia cho thu nhập bình
quân trên một cổ phần mà doanh nghiệp phải trả cho nhà đầu tư trong kỳ đó.
Công thức cụ thể như sau:
P/E =
P
EPS
Trong đó :
 P/E là hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu
 P là giá thị trường một cổ phiếu (với nghiên cứu này giá thị trường được xác
định là giá đóng của của các phiên giao dịch trên thị trường chứng khoán)
 EPS là thu nhập bình quân trên một cổ phần
14
EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu là phần lợi
nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị
trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh
nghiệp, được tính bởi công thức:
(EPS) =
Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ƣu đãi
Số lƣợng cổ phiếu đang lƣu hành (N)
Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành
bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời
gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách
sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Có thể làm giảm EPS dựa
trên công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng
(warrant) vào lượng cổ phiếu đang lưu thông.
EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ
phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía cạnh rất
quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập
ròng (net income) trong công thức tính ở trên.
Từ công thức tính EPS nhận thấy có thể tính tỷ số P/E theo cách sau:
Tỷ số P/E =
Tổng giá trị thị trƣờng các cổ phiếu x N
Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ƣu đãi
Tỷ số P/E thấp thì có nghĩa là lợi nhuận trên một cổ phần của công ty càng cao
hoặc giá trị trường của cổ phiếu thấp.
Tính toán tỷ số P/E thường trên cơ sở số liệu của công ty trong vòng một năm.
Tuy nhiên, do lợi nhuận của công ty chịu tác động của nhiều yếu tố, nên có thể lên
cao, xuống thấp bất thường, nên hệ số P/E cũng có thể thay đổi bất thường giữa các
năm. Vì vậy, các nhà đầu tư thường không chỉ dựa vào duy nhất P/E trong một năm
khi ra quyết định đầu tư mà còn xem xét cả P/E trong nhiều năm trước, hay so sánh
P/E của công ty này với công ty khác trong cùng ngành hay trong cùng nền kinh tế.
2.3.3. Vai trò hệ số giá trên thu nhập cổ phiếu đối với nhà đầu tư
Tỷ số P/E có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu chứng khoán. Nếu tỷ lệ P/E
càng cao thì triển vọng gia tăng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp càng lớn và
mức độ rủi ro đối với lợi nhuận càng thấp. Mặt khác, khi tỷ lệ P/E của doanh nghiệp
Thang Long University Library
15
này có giá trị cao hơn so với doanh nghiệp khác thì chứng tỏ doanh nghiệp đó được thị
trường đánh giá là có triển vọng tăng trưởng lợi nhuận cao hơn.
Không những thế, hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân
tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ
phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo
lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu
(Earning Per Share - EPS).
Bên cạnh đó, P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó
bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được
tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này
thường được công bố trên báo chí. Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu
tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu
tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng
trung bình và sẽ trả cổ tức cao.
Mặt khác, hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử người đầu tư có
cổ phiếu AAA không được giao dịch sôi động trên thị trường, vậy cổ phiếu đó có giá
bao nhiêu là hợp lý? Lúc đó cần nhìn vào hệ số P/E được công bố đối với nhóm các
loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu AAA, sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số
P/E sẽ cho chúng ta giá của loại cổ phiếu AAA.
2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hệ số giá trên thu nhập
Có thể thấy việc nghiên cứu chỉ số P/E đối với doanh nghiệp cũng như nhà đầu
tư là rất cần thiết. Trên thực tế, cũng có nhiều đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng tới chỉ số P/E của doanh nghiệp đã được tiến hành nhằm tìm ra hướng đầu tư
đúng đắn cho nhà đầu tư và cách cải thiện chỉ số này của các doanh nghiệp. Về các
nhân tố được nhận định sẽ tác động đáng kể đến chỉ số P/E của doanh nghiệp, có thể
kể tới như: quy mô công ty, giá trị sổ sách, lạm phát, tốc độ tăng trưởng, khả năng sinh
lời, lãi suất thị trường… Hay tổng hợp chung gồm 7 nhân tố nội sinh và 3 nhân tố
ngoại sinh của các doanh nghiệp.
2.4.1. Các nhân tố nội sinh
2.4.1.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn
Trong kinh doanh vấn đề làm cho các nhà kinh doanh lo ngại là các khoản nợ
khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi, các khoản phải trả không có
khả năng thanh toán. Vì vậy doanh nghiệp phải duy trì một mức vốn luân chuyển hợp
16
lý để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn, duy trì các loại hàng tồn kho để đảm
bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi. Tại các nước trên thế giới theo
cơ chế thị trường căn cứ vào luật phá sản doanh nghiệp có thể bị tuyên bố phá sản theo
yêu cầu của các chủ nợ khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ
phải trả. Hiện này luật doanh nghiệp Việt Nam cũng quy định tương tự như vậy. Do đó
các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến các khoản nợ đến hạn trả và chuẩn bị nguồn
để thanh toán chúng.
Thước đo tính cơ động được dùng phổ biến nhất, đó là tỷ lệ thanh toán hiện hành.
Tỷ lệ này được thiết kế ra để đo lường mối liên hệ hoặc “sự cân đối” giữa tài sản lưu
động (chủ yếu là tiền mặt, các chứng khoán bán được trên thị trường, các khoản phải
thu) với nợ ngắn hạn (chủ yếu là các khoản phải trả, các phiếu nợ vãng lai phải trả). Tỷ
lệ này được tính như sau:
Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn / nợ ngắn hạn
Bảng 2.1.Thước đo khả năng thanh toán
Thƣớc Đo Tác giả và đề tài nghiên cứu
Khả năng thanh toán ngắn hạn
J. Aloy Niresh: trade-off between
liquidity & profitability. A study of
selected manufacturing Firms in sri lanka
Khả năng thanh toán nhanh
Qasim Saleem và Ramiz Ur Rehman
(2001): Impacts of liquidity ratios on
profitability
Khả năng thanh toán nhanh
Waqas Bin Khidmat và Mobeen Ur
Rehman (2014): Impact of liquidity &
solvency on profitability chemical sector
of pakistan
Nguồn: tác giả tự tổng hợp
Theo nghiên cứu của Waqas Bin Khidmat và Mobeen Ur Rehman (2014) thì khi
nhìn vào khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhà đầu tư có thể thấy phần nào tình
trạng hiện tại của doanh nghiệp và từ đó đưa ra quyết định đầu tư của mình . Mặt khác,
một doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì mức độ phá sản sẽ thấp hơn các
doanh nghiệp khác, có đủ nguồn vốn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì
vậy khả năng thanh toán có ảnh hưởng đến rủi ro và uy tín của công ty trên thị trường,
Thang Long University Library
17
từ đó sẽ tác động đến giá thị trường của cổ phiếu và sẽ gián tiếp tác động đến chỉ số
P/E của doanh nghiệp.
Theo một số nghiên cứu khác thì khả năng thanh toán và chỉ số P/E của doanh
nghiệp lại có sự tác động ngược chiều với nhau. Ví dụ như nghiên cứu của J. Aloy
Niresh cùng với nghiên cứu về chỉ số thanh toán và lợi nhuận của Qasim Saleem và
Ramiz Ur Rehman (2001). Các nghiên cứu trên chỉ ra rằng có mối quan hệ ngược
chiều giữa khả năng thanh toán với lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Khả năng
thanh toán quá cao làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do doanh nghiệp không tận
dụng được phần tài sản ngắn hạn hiện có và khả năng chiếm dụng vốn của nhà cung
cấp khá yếu dẫn đến lợi nhuận giảm xuống, điều này tác động làm giảm EPS của
doanh nghiệp và khiến giá thị trường cũng giảm xuống. Nhưng mức giảm của EPS
không bù đắp được mức giảm nhanh chóng của giá thị trường. Vì vậy đây là nguyên
nhân dẫn đến tỷ lệ P/E cả doanh nghiệp giảm xuống.
2.4.1.2. Quy mô công ty
Quy mô được xem là dấu hiệu đầu tiên để các nhà đầu tư bên ngoài biết đến
doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ lợi thế trong nền kinh tế thị trường
cạnh tranh như hiện nay. Để xác định quy mô công ty người ta dựa vào các tiêu chí
như tổng tài sản, số lượng lao động hay doanh thu của doanh nghiệp.
Bảng 2.2. Thước đo quy mô công ty
Thƣớc đo Tác giả và đề tài nghiên cứu
Tổng tài sản
Charitou và Constontis, (1992-2001): Relationship between size
and ratio of book value to market value (B/M) on the average
return
Tổng tài sản
Berk (1997) và nghiên cứu ở Mỹ (1967-1987): Is size really
matter?
Tổng tài sản
Shariat Panahi, Khosravi/2008: Relationship between shares
returns with firm size, the ratio of market value to book value
benefit ratio stock prices in Tehran Stock Exchange
Nguồn: tác giả tự tổng hợp
Khi nhìn vào một doanh nghiệp người ta thường nhìn vào quy mô công ty đầu
tiên để biết được vị trí của doanh nghiệp đó hiện đang ở đâu trên thị trường. Vì vậy,
quy mô doanh nghiệp là một trong những yếu tố bên trong cấu trúc của các công ty có
18
ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và lợi nhuận. Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu đề
cập đến trong các nghiên cứu của mình như Burke (1986), Kim Bamberd (1986). Song
lại tồn tại sự khác biệt về quan điểm giữa các học giả về lợi nhuận doanh nghiệp nhỏ
hơn và lớn hơn. Một số nhà nghiên cứu biết rằng các công ty lớn hơn có lợi nhuận
nhiều hơn vì: Thứ nhất, các công ty lớn có các hoạt động đa dạng hơn mà hoạt động đa
dạng này giúp cho lợi nhuận nhiều hơn. Thứ hai, các công ty lớn vì tín dụng ở mức
vốn hóa thị trường thế giới có thể cung cấp kinh phí cần thiết với lãi suất thấp hơn.
Với những lý do này có thể khiến giá cổ phiếu của công ty tăng lên nhanh chóng kéo
theo P/E cũng gia tăng.
Mặt khác, thêm một nghiên cứu thực nghiệm nữa của Kumar và Warne (2009) sử
dụng dữ liệu của 243 công ty niêm yết tại Bombay Stock Exchange cho giai đoạn
2001-2007, kết quả hồi quy cho thấy sự thay đổi trong giá cả thị trường và quy mô của
công ty là những yếu tố quyết định quan trọng nhất tới chỉ số P/E của thị trường vốn
của Ấn Độ. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ ra rằng rất nhiều khả năng những công ty có
quy mô lớn hơn thì có P/E lớn hơn so với những công ty có vốn nhỏ hơn nó. Trong
thực tế, nhà đầu tư dựa nhiều vào quy mô và uy tín của công ty khi quyết định đầu tư.
Như vậy, kỳ vọng về độ tương quan giữa kích thước công ty với P/E là đồng biến.
2.4.1.3. Giá trị sổ sách của doanh nghiệp
BV (hay còn gọi là giá trị sổ sách/1 cổ phiếu) cho biết giá trị tài sản công ty còn
lại thực sự là bao nhiêu nếu ngay lập tức công ty rút lui khỏi kinh doanh. Chỉ tiêu này
được tính bằng công thức như sau:
BV =
Vốn chủ sở hữu
Số cổ phiếu đang lƣu hành
Bảng 2.3. Thước đo giá trị sổ sách doanh nghiệp
Thƣớc đo Tác giả và đề tài nghiên cứu
Giá trị sổ sách của
công ty
Khurram Shehzad và Aisha Ismail (2014): Value relevance
of Accounting Information and its Impact on Stock Prices:
Case Study of Listed Banks at Karachi Stock Exchange
Giá trị sổ sách kế toán
Scott Pirie và Malcolm Smith (2005): Relationship between
Stock Prices and Accounting Information. A Review of the
Residual Income and Ohlson Models
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Thang Long University Library
19
Từ công thức tính BV ta thấy giá trị sổ sách dùng để chỉ tổng vốn cổ đông phổ
thông (nắm giữ cổ phiếu phổ thông) của một công ty trên bảng cân đối kế toán. Nó
được tính bằng tổng giá trị tài sản của công ty trừ đi tài sản vô hình (giá trị các phát
minh, sáng chế, giấy phép khai thác, nhãn hiệu, bí quyết...), trừ đi khoản nợ phải trả
bao gồm cả cổ phiếu ưu đãi... Giá trị ghi sổ cho biết giá trị tài sản công ty còn lại thực
sự là bao nhiêu nếu ngay lập tức công ty rút lui khỏi kinh doanh. Vì giá trị ghi sổ là
một thước đo rất chính xác giá trị của công ty, yếu tố không biến đổi quá nhanh, tương
đối ổn định, nên nó là số liệu thích hợp để phân tích cho các nhà đầu tư, tức là mua cổ
phiếu đúng giá trị để hưởng cổ tức hàng năm hơn là cho các nhà đầu cơ, người mua cổ
phiếu rồi bán đi với giá đỉnh điểm để ăn chênh lệch.
Xét về mặt kế toán đó là giá trị của tài sản hay của vốn cổ đông được ghi trên
bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp. Khi mua tài sản về, doanh nghiệp sẽ ghi
nhận ngay giá trị của tài sản đó theo nguyên tắc kế toán và trong suốt vòng đời kinh tế
của nó, giá trị ghi sổ được giữ nguyên và hầu như rất xa vời với giá thị trường. Nếu dự
đoán có sự giảm giá dựa trên những bằng chứng đáng tin cậy thì doanh nghiệp chỉ có
thể lập dự phòng giảm giá chứ không được thay đổi được giá trị ghi sổ. Dùng thuật
ngữ này thực chất chúng ta muốn nhấn mạnh đến sự khác biệt của giá trị ghi sổ với giá
trị thị trường. Tổng giá trị tài sản ghi sổ được chia làm nhiều phần gọi là cổ phần, mà
dựa vào giá trị ghi sổ công ty sẽ xác định mệnh giá của một cổ phần, nhưng khi bán
chứng khoán này trên thị trường giá mua bán của nó có thể cao hơn hoặc thấp hơn rất
nhiều so với mệnh giá, tùy thuộc vào tình hình kinh doanh và triển vọng của công ty.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Khurram Shehzad và Aisha Ismail về việc đánh giá
mức độ của mối liên hệ giữa hai biến kế toán (EPS và BV) và giá thị trường của cổ
phiếu. Nghiên cứu đã chỉ có mối tương quan nghịch biến giữa giá cổ phiếu và BV của
doanh nghiệp. Điều này được giải thích là do với những doanh nghiệp có giá trị sổ
sách lớn thì thường có giá trị trường ít biến động hay biến động rất nhỏ và việc đầu tư
kiếm lợi qua chênh lệch giá là không hiệu quả. Vì vậy, các nhà đầu tư ít quan tâm đến
cổ phiếu của những doanh nghiệp này trong thời gian dài sẽ khiến giá cổ phiếu có xu
hướng giảm. Qua đó, tác động làm giảm P/E của doanh nghiệp.
2.4.1.4. Khả năng sinh lời
Trong cạnh tranh, công ty sẽ có một mức lợi nhuận kỳ vọng nhất định dựa trên
chi phí vốn của họ. Và để doanh nghiệp tồn tại và phát triển doanh nghiệp, nhà quản trị
doanh nghiệp phải có mức lợi nhuận lơn hơn hay bằng chi phí vốn của nó. Và như vậy
cổ đông thường tìm kiếm công ty có khả năng sinh lời cao, nó là bằng chứng cho việc
20
công ty đang thanh toán cho mức giá lớn hơn của cổ phiếu trên thị trường so với giá trị
bút toán của nó.
Để nghiên cứu tác động của khả năng sinh lời đến chỉ số P/E của cổ phiếu tác giả
lựa chọn chỉ tiêu ROE và ROA để phân tích ảnh hưởng. Bởi vì chỉ tiêu ROE là một
trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất. Vì nó là chỉ tiêu để đo lường khả năng
sinh lời của một công ty đối với chủ đầu tư. Công thức tính ROE:
ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này liên quan trực tiếp đến thu nhận được mang lại cho các cổ đông. Bên
cạnh đó, thêm một chỉ tiêu nữa về đánh giá tỷ suất sinh lời đó là tỷ số lợi nhuận trên tài
sản (thường viết tắt là ROA từ các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh Return on
Assets) cũng quan trọng không kém đây là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả
năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Công thức tính ROA:
ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản
Dưới đây là bảng tổng hợp một số nghiên cứu về nhân tố này mà tác giả đã tổng
hợp:
Bảng 2.4. Thước đo khả năng sinh lời
Thƣớc đo Tác giả và đề tài nghiên cứu
ROE
Dr Talat Afza và Ms. Samya Tahi (2012):
Determinants of Price-Earnings Ratio. The Case of
Chemical Sector of Pakistan
ROA
Wan-Ting (Alexandra) Wu (2013): The P/E
Ratio And Profitability
ROE
Stephen H. Penman và Xiao-Jun Zhang (2004):
Modeling Sustainable Earnings and P/E Ratios
Using Financial Statement Information
Nguồn: tác giả tự tổng hợp
Khi nghiên cứu thêm về mức ảnh hưởng của tỷ suất sinh lời đến chỉ số P/E của
doanh nghiệp ta nhận thấy tỷ suất sinh lời được các nhà đầu tư, cổ đông của doanh
nghiệp quan tâm nhất vì nó phản ánh những gì mà họ sẽ được hưởng. Nếu Công ty đạt
được một tỷ lệ lợi nhuận trên vốn hợp lý. Một mặt, duy trì trả cổ tức đều đặn cho các
cổ đông và duy trì tỷ lệ lợi nhuận để lại hợp lý cho sự phát triển của doanh nghiệp, mặt
khác, tránh việc tìm kiếm các nguồn bổ sung từ bên ngoài có chi phí vốn cao. Bên
Thang Long University Library
21
cạnh đó, việc xem xét chỉ tiêu ROE có 1 ý nghĩa quan trọng là xác định mục tiêu kinh
doanh của ban lãnh đạo doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận hay tối đa hoá quy mô.
Nếu doanh nghiệp có tỷ số này càng cao, lợi nhuận để lại càng lớn thì quy mô vốn tự
có sẽ ngày càng tăng kết hợp với hoạt động đầu tư thận trọng, thì tỷ lệ VCSH/tổng
nguồn vốn sẽ tăng dần, mức độ rủi ro cho vay của doanh nghiệp giảm. Ngược lại nếu
doanh nghiệp có tỷ số này thấp, khả năng tích luỹ hạn chế, trong khi đó quy mô đầu tư
mở rộng thì doanh nghiệp sẽ dùng nguồn vốn vay bên ngoài nhiều hơn sẽ làm cho tỷ
trọng vốn CSH/tổng nguồn vốn giảm, kinh doanh không bền vững làm tăng rủi ro khi
cho vay. Cùng quan điểm với những nhận định trên nghiên cứu của tác giả Dr Talat
Afza và Ms. Samya Tahi đã chỉ ra mối quan hệ cũng chiều giữa khả năng sinh lời và
chỉ số P/E của doanh nghiệp qua nghiên cứu thực nghiệm trong ngành hóa chất tại
Pakistan.
Song bên cạnh đó cũng tồn tại những nghiên cứu có kết quả trái ngược với nhận
định ở phần trên như nghiên cứu của Wan-Ting (Alexandra) chỉ ra rằng tỷ lệ P / E có
một mối quan hệ hình chữ U với ROE. Những công ty có P/E cao hơn thường có ROE
thấp hơn. Điều này được giải thích là do ROE lớn thường nguyên nhân là do lợi nhuận
sau thuế của doanh nghiệp tăng mạnh, mà lợi nhuận tăng dẫn đến thu nhập của cổ
đông (EPS) tăng theo. Trong khi đó, EPS lại nghịch biến với tỷ lệ P/E. Vậy nên từ đó
nghiên cứu rút ra nhận định, tỷ suất sinh lời tác động ngược chiều đến chỉ số P/E của
doanh nghiệp.
2.4.1.5. Chính sách cổ tức
Cổ đông thường với tư cách là người chủ sở hữu công ty trực tiếp tham gia điều
hành công ty, là người chịu trách nghiệm cũng như hưởng thụ kết quả cuối cùng của
việc kinh doanh nên sẽ không hưởng hết phần thu nhập dành cho cổ đông. Phần thu
nhập dành cho cổ đông thường được chia làm hai phần. Một phần thu nhập giữ lại
không chia trích vào quỹ để tái đầu tư. Phần còn lại dành chia cho các cổ đông được
gọi là cổ tức mỗi cổ phần. Tỷ lệ phân chia hai phần này thể hiện tính hiệu quả của
chính sách cổ tức công ty nó cũng là nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển
công ty. (Bùi Kim Yến – Thị trường chứng khoán – Trang 86)
Thước đo: Chính sách cổ tức của doanh nghiệp được xem xét dựa vào chỉ số
thanh toán cổ tức (Pcs) . Dưới đây là công thức tính tỷ lệ chi trả cổ tức của các doanh
nghiệp.
Ta có công thức:
22
Thu nhập mỗi cổ phần
(Earning per share – EPS )
=
Thu nhập ròng – Cổ tức ƣu đãi
Số cổ phiếu thƣờng đang lƣu hành
Cổ tức mỗi cổ phiếu
(DPS)
=
Thu nhập ròng – Cổ tức ƣu đãi – Thu nhập giữ lại
Số cổ phiếu thƣờng đang lƣu hành
Tỷ lệ chi trả cổ tức (Pcs) =
DPS
EPS
Bảng 2.5. Thước đo chính sách cổ tức
Thƣớc đo Tác giả và đề tài nghiên cứu
Tỷ lệ chi trả cổ tức
Dr Talat Afza và Ms. Samya Tahir (2012):
Determinants of Price-Earnings Ratio. The Case
of Chemical Sector of Pakistan
Tỷ lệ chi trả cổ tức
Mehdi Moradi , Mahdi Salehi và Shahnaz
Honarmand (2010): Factors affecting dividend
policy: Empirical evidence of Iran
Tỷ lệ chi trả cổ tức
Imad Zeyad Ramadan (2014): Confidence Index
Determinants of the Amman Stock Exchange
Listed Companies
Nguồn: tác giả tự tổng hợp
Việc xem xét sự ảnh hưởng của chính sách cổ tức tới P/E của doanh nghiệp ta
nhận thấy. Chính sách chia cổ tức của công ty thể hiện qua tỷ lệ lợi nhuận giữ lại.
Theo lý thuyết tín hiệu, công ty có chính sách chia cổ tức ổn định và giữ được mức
tăng trưởng bền vững về cổ tức sẽ được đánh giá cao hơn so với các công ty không có
chính sách duy trì mức cổ tức ổn định. Ngoài ra, tỷ lệ lợi nhuận giữ lại còn ảnh hưởng
trực tiếp lên tốc độ tăng trưởng cổ tức cũng như tốc độ tăng trưởng của công ty. Mặt
khác trong công ty cổ phần, việc quyết định định hướng phân chia lợi tức cổ phần cho
các cổ đông là vấn đề hết sức quan trọng, nó không đơn giản là việc chia lãi cho các cổ
đông mà có ý nghĩa trên nhiều mặc. Sự tăng giảm cổ tức ảnh hưởng trực tiếp tới thu
nhập của đại bộ phận cổ đông đẫ đến ảnh hưởng đến trị giá cổ phiếu của công ty trên
TTCK. Qua đó, sẽ ảnh hưởng đến chỉ số P/E.
Một nghiên cứu thực nghiệm của Pandy (2001) đã nghiên cứu hành vi thanh toán
cổ tức tại Malaysia. Các mẫu nghiên cứu bao gồm 248 công ty niêm yết trong thời
Thang Long University Library
23
gian từ năm 1993 đến 2000. Những mẫu này bao gồm các ngành công nghiệp xây
dựng, hàng tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp, bất động sản, và
các doanh nghiệp dịch vụ. Kết quả cho thấy tỷ lệ thanh toán cổ tức giữa các công ty
khác nhau thuộc cùng ngành đem lại các ảnh hưởng khác nhau cho tỷ số P/E của
doanh nghiệp ở Malayxia. Cùng với đó, từ kết quả của nghiên cứu Miller and
Modigliani (1961) chỉ ra rằng công ty có thể tăng giá cổ phiếu của nó bằng cách tăng
(hoặc giảm) chi trả cổ tức của mình. Điều đó sẽ gián tiếp tác động đến chỉ số P/E của
doanh nghiệp. Trong khi đó, quan hệ giữa giá cổ phiếu và chỉ số P/E là đồng biến nên
ta có thể hi vọng tỷ lệ chi trả cổ tức tác động cùng chiều với chỉ số P/E.
Tuy nhiên, theo lý thuyết phát tín hiệu (Signaling Theory) bắt đầu từ công trình
của Ross (1977) và Lyland, Pyle (1977) thì mối quan hệ của tỷ lệ chi trả cổ tức với P/E
là ngược chiều. Với giả định được đưa ra rằng thông tin không phải là như nhau cho
tất cả các bên cùng lúc (bên doanh nghiệp và bên nhà đầu tư mới), dẫn đến nguồn
thông tin bất cân xứng là tất yếu. Theo lý thuyết này, các nhà quản trị luôn nắm rõ hơn
so với các nhà đầu tư bên ngoài về tình hình kinh doanh cũng như các triển vọng của
doanh nghiệp. Họ sẽ không muốn chia sẻ lợi nhuận với những người chủ sở hữu mới
khi doanh nghiệp được dự báo có triển vọng hoạt động tốt. Tuy nhiên, khi hoạt động
kinh doanh có xu hướng sẽ không mấy sáng sủa thì các nhà quản trị lại mong muốn
chia sẻ những rủi ro này với những người chủ mới của doanh nghiệp. Do đó có thể
ngầm hiểu rằng khi một doanh nghiệp công bố tăng tỷ lệ chi trả cho các cổ đông nhằm
thu hút các nhà đầu tư mới cũng đồng nghĩa với việc triển vọng của doanh nghiệp
không được tốt, hay cổ phiếu của công ty đang được đánh giá quá cao, trong tương lai
có xu hướng giảm dẫn đến tỷ lệ P/E của doanh nghiệp cũng giảm theo. Điều này thể
hiện mối quan hệ ngược chiều giữa chính sách chi trả cổ tức và hệ số P/E của doanh
nghiệp.
2.4.1.6. Tăng trưởng thị phần.
Thị phần của doanh nghiệp là phần thị trường doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được.
Thực chất nó là phần phân chia thị trường của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh
tranh trong ngành. Người ta thường phân chia thành 2 loại thị trường bao gồm:
Loại 1: Phần phân chia thị trường tuyệt đối. Ta có thước đo của chỉ tiêu này:
Cách 1 : (Thước đo hiện vật )
Thị phần của doanh nghiệp =
Qhv
Q
24
Trong đó :
 Qhv : Là khối lượng hàng hoá bằng hiện vật tiêu thụ được.
 Q : Là tổng khối lượng sản phẩm cùng loại tiêu thụ trên thị trường.
Cách 2 : (Thước đo giá trị )
Thị phần của doanh nghiệp =
TRdn
TR
Trong đó :
 TR dn : Doanh thu của doanh nghiệp thực hiện được.
 TR : Doanh thu của toàn ngành hiện có trên thị trường.
Loại 2: Phần phân chia thị trường tương đối là tỉ lệ giữa phần phân chia thị
trường tuyệt đối của doanh nghiệp so với phần phân chia thị trường tuyệt đối của đối
thủ cạnh tranh mạnh nhất trong ngành.
Cách tính :
Thị phần tƣơng đối =
TRdn
TRđt
Trong đó : TRđt : Doanh thu của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong ngành
TRdn: Doanh thu của doanh nghiệp thực hiện được.
Việc xem xét thị phần được coi là một biện pháp ưu tiên của người tiêu dùng đối
với một sản phẩm khác trên sản phẩm tương tự. Một thị phần cao hơn thường có nghĩa
là doanh số bán hàng lớn hơn, nỗ lực ít hơn nhưng lại bán nhiều hơn và là một rào cản
mạnh mẽ để nhập cảnh cho đối thủ cạnh tranh khác. Một thị phần cao hơn cũng có
nghĩa là nếu thị trường mở rộng, các cổ đông nắm giữ cổ phiếu của công ty sẽ được lợi
nhiều hơn đẩy giá cổ phiếu tăng lên.
Thêm vào đó theo một số nghiên cứu thì thị phần là khái niệm quan trọng với các
nhà quản trị chiến lược hiện đại. Doanh nghiệp nào chiếm được thị phần lớn sẽ có lợi
thế trên thị trường. Mặt khác, theo lý thuyết phát tín hiệu một doanh nghiệp có thị
phần lớn thì chứng khoán của họ sẽ rất được các nhà đầu tư quan tâm, có được lòng tin
của họ về độ an toàn khi đem tiền đầu tư vào doanh nghiệp. Vì vậy thị phần lớn tác
động đến thị hiếu của nhà đầu tư qua đó tác động cùng chiều giá cổ phiếu trên thị
trường, dẫn đến ảnh hưởng đồng biến tới chỉ số P/E. Trong nghiên cứu ngày, Với thời
gian và nguồn lực có hạn nên tác giả sử dụng thước đo giá trị để xem xét mức độ ảnh
hưởng của thị phần tới chỉ số P/E.
Thang Long University Library
25
2.4.2. Các nhân tố ngoại sinh
Ta có công thức: P/E = P/ EPS. Như vậy hệ số giá trên thu nhập đồng biến với
giá cả thị trường của cổ phiếu. Vì thế những yếu tố tác động tích cực đến P (giá thị
trường của cổ phiếu) thì cũng sẽ tác động tích cực đến chỉ số P/E và ngược lại. Mặt
khác, các nhân tố đồng biến với EPS thì sẽ ngược biến với tỷ lệ P/E của doanh nghiệp.
2.4.2.1. Lạm phát
Khái niệm: Lạm phát xảy ra khi mức giá cả chung thay đổi. Khi mức giá tăng lên
được gọi là lạm phát, khi mức giá giảm xuống được gọi là giảm phát. Vậy lạm phát là
sự tăng lên của mức giá cả trung bình theo thời gian. (Trần Thị Hòa – Sách hướng dẫn
học tập Kinh tế vi mô –Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông –Trang 127)
Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số chung của giá cả và loại chỉ số biểu hiện lạm
phát được gọi là chỉ số lạm phát hay chỉ số giá cả chung của toàn bộ nền kinh tế đó là
GNPdanh nghĩa/ GNPthực tế. Trong thực tế thường được thay thế bằng một trong hai loại
chỉ số giá thông dụng khác là: chỉ số giá tiêu dung hoặc chỉ số giá cả sản xuất.
Thước đo tỷ lệ lạm phát: tính bằng chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI) là chỉ số thể
hiện mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một gia đình mua ở kỳ này so
với kỳ gốc
Công thức:
Tỷ lệ lạm phát =
100% * (CPI0 – CPI-1)
CPI-1
Trong đó:
 CPI0 là chỉ số giá tiêu dùng của kỳ hiện tại
 CPI-1 là chỉ số giá tiêu dùng của kỳ trước
Ngoài ra còn một số cách tính tỷ lệ lạm phát thông qua các chỉ tiêu khác như là:
Chỉ số giá hàng sản suất (PPI): phản ánh mức giá trung bình của một giỏ hàng
hóa mà một doanh nghiệp mua ở kỳ này so với kỳ gốc
Chỉ số giảm lạm phát theo GDP (Id) phản ánh sự thay đổi mức giá trung bình của
tất cả hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở năm hiện hành (năm trước) so với năm gốc
Khi phân tích tình hình kinh tế nhận thấy, lạm phát tăng luôn là dấu hiệu cho thấy
rằng sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng
thu lợi nhuận của doanh nghiệp bị hạ thấp làm cho giá cổ phiếu giảm. Bất cứ khi nào
lạm phát bùng lên, đồng tiền khôn ngoan sẽ rời khỏi các cổ phiếu mà nó đã được đầu
26
tư trước đó. Điều này được giải thích là do lạm phát tăng khiến giá cả của các mặt
hàng giảm sút tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp không mấy khả quan, giá cổ
phiếu của doanh nghiệp có thể sẽ giả đi về mặt giá trị so với trước dẫn đến tâm lý e
ngại từ nhà đầu lại càng đẩy giá chứng khoán tụt dốc. Khiến cho tỷ lệ P/E của doanh
nghiệp cũng suy giảm mạnh. Điều này đã được khẳng định trong nghiên cứu của Kane
et.el. (1996), ông đã kiểm tra các mối quan hệ giữa tỷ lệ P/E và biến động thị trường
của chỉ số SP500. Phân tích hồi quy mô tả rằng biến động thị trường, tỷ lệ lạm phát và
sản xuất công nghiệp có mối quan hệ tiêu cực đáng kể với tỷ lệ P/E.
Vậy từ nghiên cứu trên ta có thể tạm kết luận, lạm phát tỷ lệ nghịch với giá thị
trường của cổ phiếu. Hay khi lạm phát gia tăng dẫn đến giá thị trường của cổ phiếu
giảm đồng thời làm giảm chỉ số P/E của doanh nghiệp
2.4.2.2. Lãi suất thị trường
Lãi suất thị trường là mức lãi suất mà thị trường đòi hỏi đối với một khoản vay
cụ thể, tuỳ thuộc vào thời điểm vay và thời hạn vay. Người ta thường coi lãi suất vay
tín dụng dài hạn là lãi suất thị trường.
Theo nghiên cứu trong bối cảnh của Pakistan, Azam (2010) đã thu thập những dữ
liệu để chia cổ tức 35 trả công ty niêm yết tại Karachi Stock Exchange cho giai đoạn
2000-2008, và khám phá ảnh hưởng của các biến cơ bản tức là tỷ lệ chi trả cổ tức, lãi
suất chiết khấu và tăng trưởng lợi nhuận theo tỷ lệ giá-thu nhập. Kết quả chỉ ra rằng, tỷ
lệ và mức lãi suất đã có một mối quan hệ tiêu cực với P/E. Lý do giải thích được đưa
ra là lãi suất tăng làm tăng chi phí vay đối với doanh nghiệp. Chi phí này được chuyển
cho các cổ đông vì nó sẽ hạ thấp lợi nhuận mà doanh nghiệp dùng để thanh toán cổ tức
cổ tức hiện có và cổ phiếu thường sẽ tỏ ra không mấy hấp dẫn đối với nhà đầu tư tìm
lợi tức, sẽ làm họ chuyển hướng sang tìm nguồn thu nhập tốt hơn ở bất cứ nơi nào có
lãi suất cao. Mặt khác, lãi suất tăng còn gây tổn hại cho triển vọng phát triển của doanh
nghiệp vì nó khuyến khích doanh nghiệp giữ lại tiền nhàn rỗi hơn là liều lĩnh dùng số
tiền đó mở rộng sản xuất, kinh doanh. Chính vì các nguyên nhân trên sẽ khiến cả giá
cổ phiếu và EPS của doanh nghiệp giảm nhưng mức giảm EPS không bù đắp chi mức
giảm của giá cổ phiếu điều này tác động làm giảm tỷ lệ P/E của doanh nghiệp.
Tuy nhiên ta cũng nhận thấy, sự dao động của lãi suất không phải luôn được tiếp
theo bởi sự phản ứng tương đương và trái ngược của giá cổ phiếu. Chỉ khi nào lãi suất
phản ánh xu hướng chủ đạo trong lạm phát, nó mới trở thành thước đo hiệu quả sự dao
động của thị trường chứng khoán. Lãi suất có xu hướng giảm khi lạm phát giảm và
lạm phát giảm khiến giá cổ phiếu tăng cao hơn và ngược lại. Nhưng cũng có giai đoạn
Thang Long University Library
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam

More Related Content

What's hot

Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại toàn thắng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại toàn thắngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại toàn thắng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại toàn thắnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thư...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thư...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thư...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần cầu 3 thăng long
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần cầu 3 thăng longPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần cầu 3 thăng long
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần cầu 3 thăng longhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...NOT
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Nguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Nâng cao khả năng thanh toán tại công ty tnhh sam
Nâng cao khả năng thanh toán tại công ty tnhh samNâng cao khả năng thanh toán tại công ty tnhh sam
Nâng cao khả năng thanh toán tại công ty tnhh sam
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tảiĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
 
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại toàn thắng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại toàn thắngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại toàn thắng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại toàn thắng
 
Phân tích tình hình tài chính công ty tnhh tiến đạt
Phân tích tình hình tài chính công ty tnhh tiến đạtPhân tích tình hình tài chính công ty tnhh tiến đạt
Phân tích tình hình tài chính công ty tnhh tiến đạt
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
 
Đề tài giải pháp nâng cao khả năng thanh toán công ty thép, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài giải pháp nâng cao khả năng thanh toán công ty thép, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài giải pháp nâng cao khả năng thanh toán công ty thép, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài giải pháp nâng cao khả năng thanh toán công ty thép, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty.docxKhóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty.docx
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
 
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
 
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thư...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thư...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thư...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thư...
 
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
 
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần cầu 3 thăng long
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần cầu 3 thăng longPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần cầu 3 thăng long
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần cầu 3 thăng long
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
 

Viewers also liked

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại hợp tác xã công nghiệp nhật quang
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại hợp tác xã công nghiệp nhật quangNâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại hợp tác xã công nghiệp nhật quang
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại hợp tác xã công nghiệp nhật quanghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đại siêu thị mê li...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đại siêu thị mê li...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đại siêu thị mê li...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đại siêu thị mê li...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án sena
Nâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án senaNâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án sena
Nâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án senahttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại công ty liên doanh bảo ...
Nâng cao hiệu quả sử kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại công ty liên doanh bảo ...Nâng cao hiệu quả sử kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại công ty liên doanh bảo ...
Nâng cao hiệu quả sử kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại công ty liên doanh bảo ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh dược phẩm và dịch vụ y tế phươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh dược phẩm và dịch vụ y tế phươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh dược phẩm và dịch vụ y tế phươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh dược phẩm và dịch vụ y tế phươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty tnhh dịch vụ và xây ...
Phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty tnhh dịch vụ và xây ...Phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty tnhh dịch vụ và xây ...
Phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty tnhh dịch vụ và xây ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Spanish readers evaluation dates first term
Spanish readers evaluation dates first termSpanish readers evaluation dates first term
Spanish readers evaluation dates first termDanitza Lazcano Flores
 
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩahttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nộihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh kỹ thuật tin học hải anh
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh kỹ thuật tin học hải anhNâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh kỹ thuật tin học hải anh
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh kỹ thuật tin học hải anhhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Viewers also liked (17)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại hợp tác xã công nghiệp nhật quang
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại hợp tác xã công nghiệp nhật quangNâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại hợp tác xã công nghiệp nhật quang
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại hợp tác xã công nghiệp nhật quang
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đại siêu thị mê li...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đại siêu thị mê li...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đại siêu thị mê li...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đại siêu thị mê li...
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
 
Nâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án sena
Nâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án senaNâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án sena
Nâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án sena
 
Nâng cao hiệu quả sử kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại công ty liên doanh bảo ...
Nâng cao hiệu quả sử kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại công ty liên doanh bảo ...Nâng cao hiệu quả sử kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại công ty liên doanh bảo ...
Nâng cao hiệu quả sử kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại công ty liên doanh bảo ...
 
Урок "Я у світі".
Урок "Я у світі".Урок "Я у світі".
Урок "Я у світі".
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh dược phẩm và dịch vụ y tế phươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh dược phẩm và dịch vụ y tế phươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh dược phẩm và dịch vụ y tế phươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh dược phẩm và dịch vụ y tế phươ...
 
Phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty tnhh dịch vụ và xây ...
Phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty tnhh dịch vụ và xây ...Phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty tnhh dịch vụ và xây ...
Phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty tnhh dịch vụ và xây ...
 
програмові вимоги курсу Я у світі
програмові вимоги курсу Я у світіпрограмові вимоги курсу Я у світі
програмові вимоги курсу Я у світі
 
Spanish readers evaluation dates first term
Spanish readers evaluation dates first termSpanish readers evaluation dates first term
Spanish readers evaluation dates first term
 
Ciberbullyng
CiberbullyngCiberbullyng
Ciberbullyng
 
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần đắc lộc
Phân tích tài chính công ty cổ phần đắc lộcPhân tích tài chính công ty cổ phần đắc lộc
Phân tích tài chính công ty cổ phần đắc lộc
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh kỹ thuật tin học hải anh
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh kỹ thuật tin học hải anhNâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh kỹ thuật tin học hải anh
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh kỹ thuật tin học hải anh
 

Similar to Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Cấu trúc vốn ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, HAY
Cấu trúc vốn ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, HAYCấu trúc vốn ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, HAY
Cấu trúc vốn ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà NộiQuản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nộiluanvantrust
 
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoàng
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoàngPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoàng
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoànghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Duy trì nhân tài tại các ngân hàng thương mại, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Duy trì nhân tài tại các ngân hàng thương mại, 9 ĐIỂM!Luận văn: Duy trì nhân tài tại các ngân hàng thương mại, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Duy trì nhân tài tại các ngân hàng thương mại, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đánh giá công tác đãi ngộ nhân sự từ góc độ người lao động tại nhà máy may
Đánh giá công tác đãi ngộ nhân sự từ góc độ người lao động tại nhà máy mayĐánh giá công tác đãi ngộ nhân sự từ góc độ người lao động tại nhà máy may
Đánh giá công tác đãi ngộ nhân sự từ góc độ người lao động tại nhà máy mayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​Man_Ebook
 
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfNguyễn Công Huy
 

Similar to Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam (20)

Đề tài nhân tố tác động đến giá cổ phiếu công ty dầu khí
Đề tài nhân tố tác động đến giá cổ phiếu công ty dầu khíĐề tài nhân tố tác động đến giá cổ phiếu công ty dầu khí
Đề tài nhân tố tác động đến giá cổ phiếu công ty dầu khí
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Của Báo Cáo Tài Chính Tại Các Cơ Qua...
 
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừaNăng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Cấu trúc vốn ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, HAY
Cấu trúc vốn ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, HAYCấu trúc vốn ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, HAY
Cấu trúc vốn ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, HAY
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân AnhLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
 
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà NộiQuản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
 
BÀI MẪU Luận văn: Sự hài lòng của người nộp thuế, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Sự hài lòng của người nộp thuế, HAYBÀI MẪU Luận văn: Sự hài lòng của người nộp thuế, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Sự hài lòng của người nộp thuế, HAY
 
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần Việt Trung, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần Việt Trung, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần Việt Trung, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần Việt Trung, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoàng
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoàngPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoàng
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoàng
 
Luận văn: Duy trì nhân tài tại các ngân hàng thương mại, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Duy trì nhân tài tại các ngân hàng thương mại, 9 ĐIỂM!Luận văn: Duy trì nhân tài tại các ngân hàng thương mại, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Duy trì nhân tài tại các ngân hàng thương mại, 9 ĐIỂM!
 
Nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừaNâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Đánh giá công tác đãi ngộ nhân sự từ góc độ người lao động tại nhà máy may
Đánh giá công tác đãi ngộ nhân sự từ góc độ người lao động tại nhà máy mayĐánh giá công tác đãi ngộ nhân sự từ góc độ người lao động tại nhà máy may
Đánh giá công tác đãi ngộ nhân sự từ góc độ người lao động tại nhà máy may
 
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...
 
Đề tài khả năng thanh toán công ty chế biến thực phẩm
Đề tài khả năng thanh toán công ty chế biến thực phẩmĐề tài khả năng thanh toán công ty chế biến thực phẩm
Đề tài khả năng thanh toán công ty chế biến thực phẩm
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm​
 
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
 
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAYLuận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần niêm yết ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán việt nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ SỐ GIÁ TRÊN THU NHẬP CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT NGÀNH KHOÁNG SẢN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THU HUYỀN MÃ SINH VIÊN : A22276 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI – 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ SỐ GIÁ TRÊN THU NHẬP CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT NGÀNH KHOÁNG SẢN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Giảng viên hƣớng dẫn : Th.s Chu Thị Thu Thủy Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thu Huyền Mã sinh viên : A22276 Chuyên ngành : Tài chính HÀ NỘI – 2015 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập tại trường đại học Thăng Long, có lẽ đây là khoảng thời gian khó khăn nhất cho sinh viên chúng tôi. Vừa phải chuẩn bị tâm thế bước vào đời vừa phải gấp rút hoàn thành các điều kiện cần thiết để ra trường. Tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian đáng quý nhất. Bỡi lẽ, trong thời gian này chúng tôi được sự quan tâm đặc biệt của thầy cô cũng như sự đón nhận của cộng đồng. Riêng đối với tôi, để hoàn thành bài khóa luận này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên hướng dẫn – ThS. Chu Thị Thu Thủy. Cô chính là người đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận này. Ngoài ra, thông qua khóa luận này tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu cùng với các thầy cô trong khoa Kinh tế - Quản lý của Trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cho tôi học tập, thu nhận kiến thức trong những năm học vừa qua. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và những người bạn của tôi đã luôn bên cạnh, giúp đỡ và ủng hộ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên (Ký và ghi rõ họ và tên) Nguyễn Thu Huyền Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU...................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của Đề tài .................................................................................1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu.................................................2 1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................3 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................3 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................3 1.5. Kết cấu của Đề tài............................................................................................4 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TỶ SỐ GIÁ TRÊN THU NHẬP VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIÁ TRÊN THU NHẬP. 6 2.1. Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán..........................................................6 2.1.1. Khái niệm ..........................................................................................................6 2.1.2. Các thành phần tham gia thị trường chứng khoán........................................6 2.1.3. Chức năng của thị trường chứng khoán.........................................................6 2.1.4. Vai trò của thị trường chứng khoán................................................................7 2.2. Tổng quan về cổ phiếu thƣờng .......................................................................8 2.2.1. Khái niệm cổ phiếu thường (common stock) ..................................................8 2.2.2. Đặc điểm cổ phiếu thường ...............................................................................8 2.2.3. Các yếu tố cơ bản của cổ phiếu thường ..........................................................9 2.2.3.1. Số lượng cổ phiếu thường...............................................................................9 2.2.3.2. Giá cổ phiếu thường .....................................................................................10 2.3. Tỷ số giá trên thu nhập .................................................................................13 2.3.1. Khái niệm ........................................................................................................13 2.3.2. Thước đo .........................................................................................................13 2.3.3. Vai trò hệ số giá trên thu nhập cổ phiếu đối với nhà đầu tư........................14 2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hệ số giá trên thu nhập .................................15 2.4.1. Các nhân tố nội sinh.......................................................................................15
  • 6. 2.4.1.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn.....................................................................15 2.4.1.2. Quy mô công ty .............................................................................................17 2.4.1.3. Giá trị sổ sách của doanh nghiệp .................................................................18 2.4.1.4. Khả năng sinh lời..........................................................................................19 2.4.1.5. Chính sách cổ tức..........................................................................................21 2.4.1.6. Tăng trưởng thị phần....................................................................................23 2.4.2. Các nhân tố ngoại sinh...................................................................................25 2.4.2.1. Lạm phát .......................................................................................................25 2.4.2.2. Lãi suất thị trường ........................................................................................26 2.4.2.3. Tăng trưởng GDP.........................................................................................27 2.5. Khung nghiên cứu..........................................................................................28 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 30 3.1. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................30 3.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu ............................................32 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................32 3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................32 3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả........................................................................33 3.2.2.2. Phương pháp kiểm định đa cộng tuyến.........................................................33 3.2.2.3. Phương pháp kiểm định tự tương quan ........................................................33 3.2.2.4. Phương pháp phân tích tương quan Pearson...............................................34 3.2.2.5. Phương pháp hồi quy tuyến tính...................................................................34 3.3. Các biến nghiên cứu và đo lƣờng các biến nghiên cứu..............................34 3.3.1. Mô hình nghiên cứu.......................................................................................35 3.3.2. Các biến và giả thuyết nghiên cứu.................................................................35 3.3.2.1. Biến phụ thuộc ..............................................................................................35 3.3.2.2. Biến độc lập ..................................................................................................36 CHƢƠNG 4. THỰC TRẠNG HỆ SỐ GIÁ TRÊN THU NHẬP VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HỆ SỐ GIÁ TRÊN THU NHẬP CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH KHOÁNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ..................................................... 41 Thang Long University Library
  • 7. 4.1. Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam..............................................................41 4.1.1. Lịch sử hình thành TTCK Việt Nam .............................................................41 4.1.2. Thực trạng của TTCK Việt Nam....................................................................43 4.2. Đặc điểm của ngành khoáng sản..................................................................45 4.2.1. Đặc điểm chung của ngành khoáng sản .......................................................46 4.2.2. Đặc điểm nổi bật của cổ phiếu ngành khoáng sản.......................................47 4.3. Thực trạng hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần ngành khoáng sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ...............................48 4.4. Thực trạng các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ phần ngành Khoáng sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam52 4.4.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn: ...................................................................52 4.4.2. Tốc độ tăng trưởng thị phần ..........................................................................55 4.4.3. Khả năng sinh lời: ..........................................................................................57 4.4.4. Giá trị sổ sách .................................................................................................64 4.4.5. Chính sách cổ tức ...........................................................................................66 4.4.6. Quy mô công ty ...............................................................................................68 4.4.7. Lạm phát .........................................................................................................70 4.4.8. Lãi suất thị trường..........................................................................................72 4.4.9. Tăng trưởng GDP...........................................................................................74 CHƢƠNG 5. NỘI DUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................. 78 5.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu..................................................................78 5.2. Kết quả kiểm tra dữ liệu ...............................................................................82 5.2.1. Kiểm định đa cộng tuyến................................................................................82 5.2.2. Kiểm định tự tương quan ...............................................................................83 5.3. Phân tích tƣơng quan Pearson .....................................................................84 5.4. Phân tích hồi quy tuyến tính.........................................................................87 5.4.1. Đánh giá độ phù hợp của mô hình................................................................87 5.4.2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình ..............................................................88 5.4.3. Kiểm định các nhân tố tác động.....................................................................89 5.4.4. Kết quả của mô hình.......................................................................................94
  • 8. CHƢƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ................................. 98 6.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu..........................................................................98 6.2. Một số hạn chế của Đề tài nghiên cứu .........................................................99 6.3. Một số kiến nghị.............................................................................................99 6.3.1. Đối với doanh nghiệp ...................................................................................100 6.3.2. Đối với nhà nước và chính phủ ...................................................................101 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Thang Long University Library
  • 9. DANH MỤC VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Tên đầy đủ TTCK Thị trường chứng khoán BV Giá trị sổ sách ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROA Tỷ suất sinh lời trên trên tổng tài sản P/E Hệ số giá trên thu nhập EPS Thu nhập trên một cổ phần PCS Tỷ lệ chi trả cổ tức GDP Tổng sản phẩm nội địa VLXD Vật liệu xây dựng CtyĐC Công ty đại chúng DNNN Doanh nghiệp nhà nước CPH Cổ phần hóa VCSH Vốn chủ sở hữu GDCK Giao dịch chứng khoán CTCP Công ty cổ phần CR Khả năng thanh toán ngắn hạn BV Giá trị sổ sách
  • 10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC Bảng 2.1.Thước đo khả năng thanh toán.......................................................................16 Bảng 2.2. Thước đo quy mô công ty.............................................................................17 Bảng 2.3. Thước đo giá trị sổ sách doanh nghiệp .........................................................18 Bảng 2.4. Thước đo khả năng sinh lời...........................................................................20 Bảng 2.5. Thước đo chính sách cổ tức ..........................................................................22 Bảng 2.6.Các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp...........................28 Bảng 4.1. Giá trị P/E trung bình theo quý năm 2010 - 2014.........................................48 Bảng 4.2. Thống kê giá trị P/E của các công ty cổ phần ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2010 - 2014.................................................49 Bảng 4.3. Thống kê khả năng thanh toán ngắn hạn của các công ty cổ phần ngành Khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2010 - 2014..............52 Bảng 4.4. Thống kê tốc độ tăng trưởng thị phần của các công ty cổ phần ngành Khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2010 - 2014..............55 Bảng 4.5. Thống kê tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản của các công ty cổ phần ngành Khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2010 - 2014..............58 Bảng 4.6. Thống kê tỷ lệ sinh lời trên VCSH của các công ty cổ phần ngành Khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2010 - 2014............................61 Bảng 4.7. Thống kê giá trị sổ sách của các công ty cổ phần ngành Khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2010 - 2014...........................................64 Bảng 4.8. Thống kê tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty cổ phần ngành Khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2010 - 2014..................................67 Bảng 4.9. Thống kê giá trị tổng tài sản của các công ty cổ phần ngành Khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2010 – 2014 .................................68 Bảng 4.10. Tốc độ trăng trưởng CPI trung bình theo quý năm 2010 - 2014 ................71 Bảng 4.11. Lãi suất thị trường theo quý năm 2010 - 2014............................................73 Bảng 4.12. Tốc độ tăng trưởng GDP theo quý năm 2010 - 2014..................................75 Bảng 5.1. Kết quả thống kê mô tả .................................................................................78 Bảng 5.2. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến cho các biến độc lập................................82 Bảng 5.3. Kết quả kiểm định tự tương quan của mô hình với biến phụ thuộc P/E.......83 5.4. Kết quả kiểm định tự tương quan của mô hình với biến phụ thuộc P/E sau khi đã khắc phục hiện tượng tự tương quan.............................................................................83 Bảng 5.5. Ma trận hệ số tương quan Pearson (r)...........................................................84 Thang Long University Library
  • 11. Bảng 5.6. Kết quả đánh giá độ phù hợp của mô hình với biến phụ thuộc P/E..............88 Bảng 5.7. Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình (Sig.) của mô hình với biến phụ thuộc P/E........................................................................................................................88 Bảng 5.8. Bảng kết quả phân tích hồi quy mô hình với biến phụ thuộc P/E ................89 Bảng 5.9. Bảng mô hình điều chỉnh kết quả phân tích hồi quy mô hình với biến phụ thuộc P/E........................................................................................................................94 Biểu đồ 4.1. Giá trị P/E của các doanh nghiệp ngành Khoáng sản niêm yết trên TTCK Việt Nam theo quý từ năm 2010 – 2014 .......................................................................49 Biểu đồ 4.2. Giá trị P/E và khả năng thanh toán ngắn hạn trung bình của các công ty khoán sản niêm yết trên TTCK Việt Nam.....................................................................53 Biểu đồ 4.3. Giá trị P/E và tốc độ tăng trưởng thị phần trung bình của các công ty khoán sản niêm yết trên TTCK Việt Nam.....................................................................56 Biểu đồ 4.4. Giá trị P/E và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản trung bình của các công ty khoán sản niêm yết trên TTCK Việt Nam.....................................................................58 Biểu đồ 4.5. Giá trị P/E và tỷ suất sinh lời trên VCSH trung bình của các công ty khoán sản niêm yết trên TTCK Việt Nam.....................................................................61 Biểu đồ 4.6. Giá trị P/E và giá trị sổ sách trung bình của các công ty khoán sản niêm yết trên TTCK Việt Nam...............................................................................................64 Biểu đồ 4.7. Giá trị P/E và tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình của các công ty khoán sản niêm yết trên TTCK Việt Nam......................................................................................66 Biểu đồ 4.8. Giá trị P/E và quy mô tổng tài sản trung bình của các công ty khoán sản niêm yết trên TTCK Việt Nam......................................................................................69 Biểu đồ 4.9. Giá trị P/E trung bình và tỷ số lạm phát của các công ty khoán sản niêm yết trên TTCK Việt Nam...............................................................................................71 Biểu đồ 4.10. Giá trị P/E trung bình và lãi suất thị trường của các công ty khoán sản niêm yết trên TTCK Việt Nam......................................................................................73 Biểu đồ 4.11. Giá trị P/E trung bình và tốc độ tăng trưởng GDP của các công ty khoán sản niêm yết trên TTCK Việt Nam................................................................................74 Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................30 Sơ đồ 3.2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động tới chỉ số P/E của các công ty cổ phần khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam...............................35 Phụ lục 0.1. Danh sách mã chứng khoán Công ty cổ phần Khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2010 – 2014)
  • 12. Phụ lục 0.2. Giá trị P/E và 10 nhân tố tác động đến P/E của các công ty cổ phần Khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo quý năm 2010 Phụ lục 0.3. Giá trị P/E và 10 nhân tố tác động đến P/E của các công ty cổ phần Khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo quý năm 2011 Phụ lục 0.4. Giá trị P/E và 10 nhân tố tác động đến P/E của các công ty cổ phần Khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo quý năm 2012 Phụ lục 0.5. Giá trị P/E và 10 nhân tố tác động đến P/E của các công ty cổ phần Khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo quý năm 2013 Phụ lục 0.6. Giá trị P/E và 10 nhân tố tác động đến P/E của các công ty cổ phần Khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo quý năm 2014 Phụ lục 0.7. Giá trị CR trung bình theo quý năm 2010 - 2014 Phụ lục 0.8. Giá trị tăng trưởng thị phần trung bình theo quý năm 2010 - 2014 Phụ lục 0.9. ROA trung bình theo quý năm 2010 - 2014 Phụ lục 0.10. ROE trung bình theo quý năm 2010 - 2014 Phụ lục 0.11. Giá trị sổ sách trung bình theo quý năm 2010 - 2014 Phụ lục 0.12. Tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình theo quý năm 2010 - 2014 Phụ lục 0.13. Giá trị tài sản trung bình theo quý năm 2010 - 2014 Phụ lục 0.14. Giá trị P/E trung bình theo quý năm 2010 - 2014 Thang Long University Library
  • 13. 1 CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của Đề tài Việt Nam đang bước vào thời kỳ hội nhập. Với thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán (TTCK) nói riêng còn non trẻ và đầy biến động. TTCK đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam vì nó là một kênh huy động vốn cho nền kinh tế. Quyết định số 252/QĐ-TTG-Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 ngày 01/03/2012 thị trường chứng khoán phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 70% GDP vào năm 2020. Với tốc độ phát triển như trên, TTCK Việt Nam đã là một kênh hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hiện nay, thị trường chứng khoán của Việt Nam đang phát triển ở mức sơ khai và chưa hoàn thiện. Đa số các nhà đầu tư trên sản chứng khoán không có một nền tảng vững vàng về phân tích tài chính. Phương pháp định giá so sánh sử dụng P/E là một công cụ đơn giản và thông dụng nhất mà các nhà đầu tư này sử dụng để ra quyết định. Cách thức sử dụng phương pháp định giá so sánh nói chung và phương pháp so sánh dùng P/E nói riêng là định giá một công ty dựa vào mức giá của công ty “tương tự”, trong đó khái niệm tương tự trong tài chính bao gồm tương tự về lĩnh vực hoạt động, mức độ rủi ro, năng lực tài chính và tiềm năng tăng trưởng. P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao. Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử người đầu tư có cổ phiếu ABC không được giao dịch sôi động trên thị trường, vậy cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý? Lúc đó cần nhìn vào hệ số P/E được công bố đối với nhóm các loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu ABC, sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E sẽ cho chúng ta giá của loại cổ phiếu ABC. Đối với ngành khoáng sản, việc đo lường chỉ số P/E rất quan trọng đối với việc thu hút nhà đầu vào thị trường vì khoáng sản kim loại luôn được đánh giá là nguồn tài nguyên quý hiếm và có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Với nhu cầu sản xuất sử dụng nguyên liệu từ quặng ngày càng cao thì ngành khai thác khoáng sản sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Theo kết quả điều tra địa chất cho thấy Việt Nam đã phát hiện ra nhiều mỏ quặng kim loại có giá trị và phân bố rải rác ở nhiều nơi. Theo ông Nguyễn Mạnh Quân - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công
  • 14. 2 thương, đến nay, Việt Nam đã tiến hành điều tra cơ bản, thăm dò và phát hiện mới trên 5.000 điểm khoáng và mỏ. Như vậy có thể nói, trữ lượng và các loại khoáng sản kim loại của Việt Nam là khá phong phú. Bên cạnh đó trong những năm qua, ngành công nghiệp khai khoáng đã đóng vai trò quan trọng và tích cực trong sự nghiệp phát triển công nghiệp Việt Nam và nền kinh tế đất nước. Đã cơ bản đáp ứng đủ và kịp thời nguyên liêụ cho nền kinh tế quốc dân. Với những phát triển mạnh mẽ đó, tác giả tin rằng trong tương lai không xa cổ phiếu của ngành khoáng sản sẽ rất được ưa chuộng và có giá trị. Vì vậy đề tài này giúp các nhà đầu tư có cơ sở để góp phần đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn vào cổ phiếu của ngành này. Các nghiên cứu tài chính về các yếu tố tác động tỉ số P/E có thể nói xuất phát từ mô hình các yếu tố cơ bản của P/E được Gordon xây dựng (1962), trong đó ông chỉ ra rằng tỉ số P/E được quyết định bởi tỉ lệ chi trả cổ tức, mức độ rủi ro của cổ phiếu và tiềm năng tăng trưởng của công ty. Mô hình này sau được phát triển tiếp bởi Campbell và Shiller (1988) thành mô hình hồi qui log(P/E) cũng với các yếu tố cơ bản này làm biến giải thích cho tỉ số P/E. Năm 1996, Fama và French kiểm chứng mối liên hệ giữa P/E với rủi ro, tăng trưởng (tỉ số BE/ME) và kích thước của công ty, hai ông kết luận rằng các yếu tố này có vai trò giải thích tỉ số P/E. Từ sự quan sát và tìm kiếm thông tin của tác giả, chưa có một nghiên cứu chính thức và hoàn chỉnh nào về các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số P/E của ngành Khoáng sản tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Trước những thực trạng này, đề tài được xây dựng nhằm khảo sát các yếu tố ảnh hưởng lên tỉ số P/E của các công ty. Tuy nhiên, liệu việc ứng dụng phương pháp này trong định giá tại thị trường chứng khoán Việt Nam có được sử dụng đúng đắn và có đảm bảo tính chất “tương đương” giữa các công ty so sánh không? Với mong muốn tìm hiểu khía cạnh này về thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố có mối quan hệ với chỉ số P/E trong ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam, hay nói cách khác nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát các nhân tố phản ánh bởi chỉ số P/E trong ngành khoáng sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu Bài nghiên cứu sẽ được thực hiện để nhằm trả lời cho câu hỏi sau:  Tỷ số P/E là gì ?  Những nhân tố nào tác động đến tỷ số P/E của các công ty ngành khoáng sản ? Thang Long University Library
  • 15. 3  Các thước đo và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới chỉ số P/E của các công ty khoáng sản ?  Nhân tố có sức ảnh hưởng mạnh nhất đối với chỉ số P/E của các công ty khoáng sản ? 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu  Đúc kết và rút ra được hệ thống các cơ sở lý thuyết truyền thống cũng như hiện đại, các kiến thức cơ bản xung quanh chỉ số P/E của doanh nghiệp. Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ số P/E của doanh nghiệp khoáng sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam.  Dựa trên các số liệu thực tế, tìm hiểu và phân tích các nhân tố tác động đến chỉ số P/E của các công ty khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, kiểm định sự phù hợp của mô hình và đưa ra kết luận về các nhân tố ảnh hưởng tới P/E  Từ mô hình và kết quả phân tích thu thập được, đưa ra một số kiến nghị và giải pháp cho các công ty xây dựng trong việc xác định và đánh giá đúng chỉ số P/E của doanh nghiệp mình. Qua đó nhà đầu tư cũng có những cơ sở để ra quyết định đầu tư một cách đúng đắn. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chỉ số P/ E (hệ số giá thu nhập một cổ phiếu) và các nhân tố ảnh hưởng tới P/E 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Trên thực tế, phạm vi nghiên cứu các nhân tố tác động đến P/E của một doanh nghiệp là khá rộng lớn nhưng với khả năng kiến thức và thời gian còn hạn hẹp nên nghiên cứu này sẽ chỉ tập trung vào các yếu tố thuộc đặc thù công ty và đặc thù ngành. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các công ty thuộc ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Để đảm bảo số quan sát (theo quý) theo thời gian, giai đoạn nghiên cứu là từ năm 2010 đến hết năm 2014. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp định tính: Nghiên cứu định tính là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm đối tượng từ quan điểm kinh tế của nhà nghiên cứu. Các dữ liệu trong nghiên cứu định tính thường phổ biến hơn dưới dạng
  • 16. 4 chữ (mô tả tính chất, đặc điểm…) hơn là dạng số (mô tả các giá trị đo lường hoặc thứ nguyên…). Bên cạnh đó, phương pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát được trước đó. Vì vậy trong đề tài này tác giả đã dựa trên nghiên cứu lịch sử và hệ thống cơ sở lý thuyết để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng và tác động của nó đến chỉ số P/E của các doanh nghiệp khoáng sản. Phương pháp định lượng: nghiên cứu định lượng là dựa vào việc đo lường số lượng và nó được áp dụng đối với các hiện tượng có thể được diễn tả bằng con số (Kathari, 2004). Như vậy với đề tài này, nghiên cứu định lượng là nghiên cứu sử dụng các phương pháp thống kê mô tả để đưa ra những đặc tính cơ bản của các dữ liệu thu thập được. Tiếp đó sử dụng phương pháp phân tích hồi quy nhằm xây dựng mô hình các nhân tố tác động tới chỉ số P/E. Từ đó, tiến hành kiểm định hàng loạt các giả thuyết nghiên cứu. Phần mềm thống kê được sử dụng là SPSS (viết tắt của Statistical Package for the Social Sciences) là một chương trình máy tính phục vụ công tác thống kê. Phần mềm SPSS hỗ trợ xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp là các thông tin được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu, thường được sử dụng rộng rãi trong các các nghiên cứu điều tra xã hội học và kinh tế lượng. Nghiên cứu sẽ sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính (2010 - 2014) đã được kiểm toán của 30 công ty Khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.5. Kết cấu của Đề tài Chương 1. Mở đầu : Đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về hệ số giá trên thu nhập, vai trò và tầm quan trọng của nó đối với việc xác định giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Đồng thời khái quát cách thức nghiên cứu chỉ số này. Chương 2. Tổng quan lý thuyết về hệ số giá trên thu nhập và các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số này: Đưa ra các cơ sở lý luận, các lý thuyết về hệ số giá trên thu nhập và các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ số đó của doanh nghiệp ngành khoán sản để từ đó đưa ra phương pháp nghiên cứu cụ thể cho đề tài. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở các lý thuyết nêu trên, trình bày quy trình cụ thể sẽ được tiến hành để nghiên cứu về đề tài trong thực tiễn Chương 4. Thực trạng tỷ số hệ số giá trên thu nhập và các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Dựa trên các số liệu thống kê thực tế thu thập được, đưa ra các phân tích, đánh giá, kiểm định sự đúng đắn của mô hình các nhân tố ảnh hưởng. Từ đó đưa ra kết quả nghiên cứu và giải thích mô hình các nhân tố tác động. Thang Long University Library
  • 17. 5 Chương 5. Nội dung kết quả nghiên cứu: đánh giá và kiểm tra dữ liệu đã thu thập, đồng thời kiểm định độ phù hợp của mô hình và đưa ra kết quả của mô hình. Chương 6. Kết luận và một số kiến nghị: Từ những nội dung kết quả nghiên cứu thu được, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp khoán sản tại Việt Nam cải thiện được chỉ số P/E đồng thời giúp nhà đầu tư có căn cứ chuẩn xác để xác định hướng đầu tư của mình.
  • 18. 6 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TỶ SỐ GIÁ TRÊN THU NHẬP VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIÁ TRÊN THU NHẬP 2.1. Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán 2.1.1. Khái niệm Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành, qua đó thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. “Thị trường chứng khoán (Securities Market) là thuật ngữ dùng để chỉ cơ chế của hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán dài hạn như các loại trái phiếu cổ phiếu và các công cụ tài chính khác như chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ phái sinh – hợp đồng tương lai, quyền chọn, bảo chứng phiếu, chứng quyền.” (Bùi Kim Yến – Sách thị trường chứng khoán – Trang 25). 2.1.2. Các thành phần tham gia thị trường chứng khoán Các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK có thể được chia thành 3 nhóm sau: Nhà phát hành: các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK. Nhà phát hành là người cung cấp chứng khoán – hàng hóa của TTCK. Trong đó nhà phát hành gồm: Chính phủ và chính quyền địa phương, các công ty, các tổ chức tài chính Nhà đầu tƣ: những người thật sự mua và bán chứng khoán trên TTCK. Nhà đầu tư có thể chia làm hai loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. Trong đó, các nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn tạm thời nhàn rỗi, tham gia mua bán trên TTCK với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Còn các nhà đầu tư có tổ chức hay còn gọi là các định chế đầu tư: thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Nhà môi giới – Công ty chứng khoán: công ty chứng khoán là công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán có thế đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành, môi giới, tự doanh và tư vấn đầu tư chứng khoán. Để có thể thực hiện mỗi nghiệp vụ, các công ty chứng khoán phải đảm bảo được một số vốn nhất định và phải được phép của cơ quan có thẩm quyền. (Nguồn: Bùi Kim Yến – Sách thị trường chứng khoán – Trang 29) 2.1.3. Chức năng của thị trường chứng khoán. Hiện nay, thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn lớn cho nền kinh tế và nó được chia ra thành các chức năng như: Thang Long University Library
  • 19. 7 Huy động vốn đầu tƣ cho nền kinh tế: Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa và hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Bên cạnh đó, TCCK còn là nơi cung cấp môi trƣờng đầu tƣ cho công chúng: TTCK cung cấp cho công chúng môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho loại hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. Cuối cùng, đây là nơi tạo môi trƣờng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô: Các chỉ số của TTCK phản ảnh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng và ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. 2.1.4. Vai trò của thị trường chứng khoán. Theo những thông tin tác giả thu thập được trong sách về thị trường chứng khoán của PGS.TS. Bùi Kim Yến. Thị trường chức khoán có 4 vai trò chính đó là: Thứ nhất, tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền mặt) là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của chứng khoán giao dịch trên thị trường. Thứ hai, đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp: Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động các các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra được một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. Thứ ba, hỗ trợ và thúc đẩy các công ty cổ phần ra đời và phát triển: TTCK hỗ trợ chương trình cổ phần hóa cũng như việc thành lập và phát triển của công ty cổ phần qua việc quảng bá thông tin, định giá doanh nghiệp, bảo lãnh phát hành, phân phối chứng khoán một cách nhanh chóng, tạo tính thanh khoản cho chúng và như thế thu hút các nhà đầu tư đến góp vốn vào công ty cổ phần.
  • 20. 8 Cuối cùng, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: TTCK không những thu hút các nguồn vốn trong nội địa mà còn giúp Chính phủ và Doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu công ty ra thị trường vốn quốc tế để thu hút thêm ngoại tệ. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua kênh chức khoán (FPI) là an toàn và hiệu quả hơn. 2.2. Tổng quan về cổ phiếu thƣờng 2.2.1. Khái niệm cổ phiếu thường (common stock) Theo luật chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Có nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau xung quanh khái niệm cổ phiếu. Song với nghiên cứu này tác giả sử dụng khái niệm sau: “Cổ phiếu là giấy tờ chứng nhận cổ phần, nó xác định quyền sở hữu của cổ đông, đối với công ty cổ phần. Người mua cổ phiếu thường trở thành cổ đông, đối với công ty cổ phần. Người mua cổ phiếu thường trở thành cổ đông thường hay cổ đông. Cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường là một trong những người chủ doanh nghiệp nên là người trực tiếp thụ hưởng kết quả sản xuất kinh doanh cũng như lãnh chịu mọi rủi ro trong kinh doanh.” (Bùi Kim Yến – Thị trường chứng khoán – Trang 112) 2.2.2. Đặc điểm cổ phiếu thường Cổ phiếu có vai trò rất quan trọng trên TTCK vậy theo quan điểm của các nhà phân tích cổ phiếu thƣờng có những đặc điểm sau: Cổ phiếu là chứng nhận góp vốn của các cổ đông vào công ty cổ phần. Vì vậy, chỉ có chiều góp vào, không thể hiện thời hạn hoàn vốn; không có kỳ hạn. (Khi công ty phá sản hoặc giải thể, thì sẽ không còn tồn tại cổ phiếu). Thêm vào đó, cổ tức không ổn định và phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tức là cổ tức cổ phiếu thường tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và vì kết quả kinh doanh không ổn định nên cổ tức cũng không thể cố định. Khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt thì cổ đông được hưởng lợi nhuận nhiều hơn so với các loại chứng khoán khác có lãi suất cố định. Ngược lại, khi làm ăn khó khăn hoặc thua lỗ, cổ tức có thể rất thấp hoặc không có cổ tức. Đồng thời khi phá sản, cổ đông sẽ là người cuối cùng nhận được giá trị còn lại của tài sản thanh lý Đặc điểm cuối cùng đó là giá của cổ phiếu biến động rất mạnh. Giá biến động nhiều nhất là trên thị trường thứ cấp do đã chịu sự tác động của nhiều nhân tố và nhân tố quan trọng đó là kết quả kinh doanh của công ty. Thang Long University Library
  • 21. 9 Mặt khác, theo quan điểm của những nhà đầu tƣ, Cổ phiếu thƣờng có thêm các đặc điểm đó là: Thứ nhất cổ phiếu thường có tính thanh khoản cao: Cổ phiếu có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt dễ dàng. Tuy nhiên tính thanh khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như là kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành (công ty có cổ phiếu niêm yết). Nếu tổ chức phát hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, trả cổ tức cao, cổ phiếu của công ty sẽ thu hút nhà đầu tư và cổ phiếu thực sự dễ mua bán trên thị trường. Ngược lại nếu công ty làm ăn kém hiệu quả không trả cổ tức hoặc cổ tức thấp, cổ phiếu của công ty sẽ giảm giá và khó bán. Bên cạnh đó, tính thanh khoản còn phụ thuộc vào mối quan hệ cung - cầu trên thị trường chứng khoán. Thị trường cổ phiếu cũng như các loại thị trường khác đều chịu sự chi phối của qui luật cung cầu. Giá cổ phiếu trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào chất lượng công ty mà còn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của nhà đầu tư. Tuy một loại cổ phiếu rất tốt nhưng thị trường đang bão hòa nguồn cung (nhiều hàng bán) thì cổ phiếu đó cũng khó tăng giá. Ngược lại khi thị trường khan hiếm hàng hóa thì ngay cả những cổ phiếu chất lượng kém hơn cũng có thể bán dễ dàng. Mặc dù vậy, cũng cần chú ý đến sự đầu cơ, một số nhà đầu tư sở hữu một phần lớn lượng cổ phiếu trong thị trường, đẩy giá lên xuống theo ý mình để trục lợi. Thứ hai có tính lưu thông: Tính lưu thông khiến cổ phiếu có giá trị như một loại tài sản thực sự, nếu như tính thanh khoản giúp cho chủ sở hữu cổ phiếu chuyển cổ phiếu thành tiền mặt khi cần thiết thì tính lưu thông giúp chủ sở hữu cổ phiếu thực hiện được nhiều hoạt động như thừa kế tặng cho để thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình. Thứ ba tính tư bản giả: Cổ phiếu có tính tư bản giả tức là cổ phiếu có giá trị như tiền. Tuy nhiên cổ phiếu không phải là tiền và nó chỉ có giá trị khi được đảm bảo bằng tiền. Mệnh giá của cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị của cổ phiếu. Cuối cùng tính rủi ro cao: tính rủi ro phụ thuộc vào thông tin và tình hình phát triển, chính trị của mỗi quốc gia. Giá trị cổ phiếu luôn biến động theo các yếu tố này. 2.2.3. Các yếu tố cơ bản của cổ phiếu thường 2.2.3.1. Số lượng cổ phiếu thường Khi xem xét Cổ phiếu của Công ty cổ phần, thường có sự phân biệt cổ phiếu được phép phát hành, cổ phiếu đã phát hành, cổ phiếu quỹ, cổ phiếu đang lưu hành.
  • 22. 10 Số lƣợng cổ phiếu đƣợc phép phát hành: Khi công ty cổ phần được thành lập, thì được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Nhưng luật pháp các nước quy định công ty phải đăng ký tổng số cổ phiếu của công ty và phải ghi trong điều lệ công ty và được gọi là cổ phiếu được phép phát hành hay cổ phiếu đăng ký. Số lượng cổ phiếu được phép phát hành là số lượng cổ phiếu tối đa của một công ty có thể phát hành từ lúc bắt đầu thành lập cũng như trong suốt quá trình hoạt động. Khi cần có sự thay đổi số lượng cổ phiếu được phép phát hành thì phải được đa số cổ đông bỏ phiếu tán thành và phải sửa đổi điều lệ công ty (nguồn: bài giảng thị trường chứng khoán – Nguyễn Văn Huân và Hồ Thanh Hương). Số lƣợng cổ phiếu đã phát hành: là số lượng cổ phiếu mà công ty được bán ra cho các nhà đầu tư trên thị trường và công ty đã thu về được toàn bộ tiền bán số cổ phiếu đó, nó nhỏ hơn hoặc tối đa là bằng với số cổ phiếu được phép phát hành (nguồn: bài giảng thị trường chứng khoán – Nguyễn Văn Huân và Hồ Thanh Hương). Số lƣợng cổ phiếu quỹ: là cổ phiếu đã được giao dịch trên thị trường và được chính tổ chức phát hành mua lại bằng nguồn vốn của mình. Số cổ phiếu này có thể được công ty lưu giữ một thời gian sau đó lại được bán ra; luật pháp một số nước quy định số cổ phiếu này không được bán ra mà phải hủy bỏ. Cổ phiếu quỹ không phải là cổ phiếu đang lưu hành, không có vốn đằng sau nó; do đó không được tham gia vào việc chia lợi tức cổ phần và không có quyền tham gia bỏ phiếu (nguồn: bài giảng thị trường chứng khoán – Nguyễn Văn Huân và Hồ Thanh Hương). Số lƣợng cổ phiếu đang lƣu hành: là cổ phiếu đã phát hành, hiện đang lưu hành trên thị trường và do các cổ đông đang nắm giữ. Số cổ phiếu đang lưu hành được xác định như sau: Số cổ phiếu đang lƣu hành = Số cổ phiếu đã phát hành - Số cổ phiếu quỹ Trong trường hợp công ty có cả hai loại cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi, người ta sẽ xác định cụ thể cho từng loại một. Số cổ phiếu thường đang lưu hành là căn cứ quan trọng để phân chia lợi tức cổ phần trong công ty (nguồn: bài giảng thị trường chứng khoán – Nguyễn Văn Huân và Hồ Thanh Hương). 2.2.3.2. Giá cổ phiếu thường a. Mệnh giá (par-value): giá trị ghi trên giấy chứng nhận cổ phiếu là mệnh giá của cổ phiếu. Mệnh giá của mỗi cổ phiếu chỉ có giá trị danh nghĩa, thậm chí ở Mỹ người ta còn phát hành cổ phiếu không có mệnh giá (no par-value stocks), bởi vì đối với cổ phiếu mệnh giá ít có ý nghĩa kinh tế. (Bùi Kim Yến – Thị trường chứng khoán – Trang 115) Thang Long University Library
  • 23. 11 Thông thường khi mới thành lập, mệnh giá cổ phiếu được tính như sau: Mệnh giá cổ phiếu mới phát hành = Vốn điều lệ của công ty cổ phần Tổng số cổ phiếu đăng ký phát hành Nhưng với thời gian, công ty ngày càng phát triển giá trị thực của cổ phiếu cũng như giá bán của cổ phiếu trên thị trường thoát ly càng lúc càng xa mệnh giá của cổ phiếu, và hơn thế nữa, cái mà nhà đầu tư quan tâm khi bỏ tiền ra mua cổ phiếu đó là cổ tức của công ty, yếu tố cấu thành nên giá trị thực của cổ phiếu. Do đó, mệnh giá của cổ phiếu chỉ có giá trị danh nghĩa. b. Thƣ giá hoặc giá trị sổ sách (book value): giá cổ phiếu ghi trên sổ sách kế toán phản ánh tính trạng vốn cổ phần của công ty ở một thời điểm nhất định (Bùi Kim Yến – Thị trường chứng khoán – Trang 116). Thƣ giá = Vốn cổ phần Số cổ phần thƣờng đang lƣu hành = Tổng tài sản – Nợ - Cổ phần ƣu đãi Số cổ phần thƣờng đang lƣu hành Ở một khía cạnh khá, thư giá còn biểu hiện cho giá trị tài sản ròng của mỗi cổ phần (NAV – Net asset value per share). Thật vậy, trên bảng cân đối kế toán, nếu lấy toàn bộ tài sản trừ (-) nợ phải trả chính là phần giá trị tài sản ròng của công ty và bằng vốn cổ phần. c. Giá trị thực (Intrinsic value): là giá trị thực của cổ phiếu tại thời điểm hiện tại. Được tính toán dựa vào cổ tức của công ty, triển vọng phát triển công ty và lãi suất thị trường. Đây là căn cứ quan trọng cho nhà đầu tư khi quyết định đâu tư vào cổ phiếu, đánh giá được giá trị thực của cổ phiếu, so sánh với giá trị thị trường và lựa chọn phương án đầu tư có hiệu quả nhất. (Bùi Kim Yến – Thị trường chứng khoán – Trang 117) Để xác định giá trị thực của cổ phiếu, thông thường các nhà nghiên cứu thường sử dụng 2 phương pháp là chiết khấu dòng tiền và định giá so sánh. Trong đó, phƣơng pháp chiết khấu dòng tiền bao gồm: Định giá theo phương pháp chiết khấu cổ tức (phương pháp DDM): Giá trị cổ phiếu hiện tại là giá trị qui về hiện tại của toàn bộ cổ tức trong tương lai. Đây là mô hình đầu tiên tiếp cận trực tiếp các khoản thu nhập dưới hình thức lợi tức cổ phần. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với quan điểm nhìn nhận và đánh giá giá trị doanh
  • 24. 12 nghiệp của các nhà đầu tư thiểu số. Song phương pháp DDM cũng tồn tại những nhược điểm đó là, việc dự báo lợi tức cổ phần không phải là dễ dàng. Phụ thuộc vào chính sách phân chia lợi tức cổ phần trong tương lai. Cùng với việc xác định các tham số có tính thuyết phục không cao. Để khắc phục những nhược điểm của phương pháp chiết khấu cổ tức các nhà nghiên cứu thường sử dụng thêm phương pháp định giá dựa vào dòng tiền thuần (FCF). Định giá dựa vào dòng tiền thuần (FCF): Luồng tiền tự do FCF là luồng tiền không được giữ lại để đầu tư. Phương pháp này định giá toàn bộ doanh nghiệp bao gồm cả nợ và vốn chủ sở hữu, bằng cách ước tính dòng tiền tạo ra cho doanh nghiệp sau khi trừ đi chi phí hoạt động và thuế nhưng không trừ khoản chi phí vay của DN. Số tiền thu nhập còn lại sau khi giữ một phần để tái đầu tư vào kinh doanh chính là để trả cổ tức. Vì vậy cổ tức chính là luồng tiền tự do tính trên một cổ phần. Việc sử dụng mô hình FCFF sẽ tính được giá trị cổ phiếu trong trường hợp công ty không chi trả cổ tức. Phƣơng pháp 2: Phƣơng pháp định giá so sánh bao gồm Định giá theo phương pháp sử dụng tỷ số P/B. Biểu hiện giá chứng khoán bình quân trên thị trường cho một đơn vị giá trị tài sản (thư giá) bình quân của cổ phiếu và xấp xỉ bằng thị giá cho mỗi cổ phiếu chia chi giá trị tài sản của cổ phiếu đó. Giá mỗi cổ phiếu = P/B x Trị giá tài sản của mỗi cổ phiếu Phương pháp này chỉ ra mức giá cổ phiếu hiện tại theo quan điểm trị giá tài sản của cổ phiếu. Thêm một phương pháp định giá so sánh nữa hay được sử dụng là: Định giá theo phương pháp sử dụng tỷ số P/E: Phương pháp này dựa trên giá trị của doanh nghiệp tương đương hoặc có thể so sánh để tìm ra giá trị của một doanh nghiệp cần định giá, nó chỉ được áp dụng trong điều kiện thị trường chứng khoán phát triển, có nhiều doanh nghiệp tương đương đang được niêm yết và giao dịch trên thị trường. Giá mỗi CP = P/E*EPS Phương pháp này chỉ ra mức giá cổ phiếu hiện tại theo quan điểm trị giá tài sản của cổ phiếu. d. Thị giá (Market value): là giá cổ phiếu trên thị trường tại một thời điểm nhất định. Tùy theo quan hệ cung cầu mà thị giá có thể thấp hơn, cao hơn hoặc bằng giá trị thực của nó tại thời điểm mua bán. Quan hệ cung cầu cổ phiếu, đến lượt nó lại chịu tác động của nhiều nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội… trong đó yếu tố quan Thang Long University Library
  • 25. 13 trọng nhất là giá thị trường của công ty và khả năng sinh lời của nó. (Bùi Kim Yến – Thị trường chứng khoán – Trang 118) Giá thị trường của cổ phiếu có hai loại là giá đóng của và giá mở cửa. Cụ thể như sau. Giá đóng cửa: giá thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch. Trong trường hợp không có giá thực hiện trong ngày giao dịch, giá đóng cửa được xác định là giá đóng của của ngày giao dịch gần nhất trước đó; Giá mở cửa: giá thực hiện tại lần khớp lệnh đầu tiên của chứng khoán trong ngày giao dịch và được xác định dựa vào mức giá đóng cửa của phiên giao dịch trước. 2.3. Tỷ số giá trên thu nhập 2.3.1. Khái niệm Hệ số giá trên thu nhập cổ phiếu, gọi tắt là Tỷ số P/E (viết tắt của cụm từ Price to Earning Ratio), chỉ ra rằng thị trường chấp nhận giá gấp bao nhiêu lần thu nhập của một chứng khoán có nghĩa là lượng vốn hóa của một doanh nghiệp gấp bao nhiêu lần so với thu nhập của nó. Phần thu nhập này có thể được phân phối hoặc giữ lại và trong trường hợp giữ lại, nó tạo ra một giá trị thặng dư trong tương lai đối với doanh nghiệp. Đây chính là nguyên tắc cơ bản của thị trường chứng khoán. Tỷ lệ P/E là hệ số biến đổi thu nhập thành vốn hoặc là hệ số tương ứng với mức vốn tiềm năng của một khoản phải thu nhập việc đảo ngược tỷ lệ này, nghĩa là E/P, là suất sinh lời của một khoản đầu tư. Ngược lại, P/E là hệ số vốn hóa. (Nguyễn Minh Điện – Thẩm định giá tài sản & doanh nghiệp – trang 437) 2.3.2. Thước đo Cách tính: Tỷ số P/E được tính bằng cách lấy giá thị trường bình quân của cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành trong một kỳ nhất định đem chia cho thu nhập bình quân trên một cổ phần mà doanh nghiệp phải trả cho nhà đầu tư trong kỳ đó. Công thức cụ thể như sau: P/E = P EPS Trong đó :  P/E là hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu  P là giá thị trường một cổ phiếu (với nghiên cứu này giá thị trường được xác định là giá đóng của của các phiên giao dịch trên thị trường chứng khoán)  EPS là thu nhập bình quân trên một cổ phần
  • 26. 14 EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức: (EPS) = Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ƣu đãi Số lƣợng cổ phiếu đang lƣu hành (N) Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Có thể làm giảm EPS dựa trên công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng (warrant) vào lượng cổ phiếu đang lưu thông. EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía cạnh rất quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng (net income) trong công thức tính ở trên. Từ công thức tính EPS nhận thấy có thể tính tỷ số P/E theo cách sau: Tỷ số P/E = Tổng giá trị thị trƣờng các cổ phiếu x N Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ƣu đãi Tỷ số P/E thấp thì có nghĩa là lợi nhuận trên một cổ phần của công ty càng cao hoặc giá trị trường của cổ phiếu thấp. Tính toán tỷ số P/E thường trên cơ sở số liệu của công ty trong vòng một năm. Tuy nhiên, do lợi nhuận của công ty chịu tác động của nhiều yếu tố, nên có thể lên cao, xuống thấp bất thường, nên hệ số P/E cũng có thể thay đổi bất thường giữa các năm. Vì vậy, các nhà đầu tư thường không chỉ dựa vào duy nhất P/E trong một năm khi ra quyết định đầu tư mà còn xem xét cả P/E trong nhiều năm trước, hay so sánh P/E của công ty này với công ty khác trong cùng ngành hay trong cùng nền kinh tế. 2.3.3. Vai trò hệ số giá trên thu nhập cổ phiếu đối với nhà đầu tư Tỷ số P/E có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu chứng khoán. Nếu tỷ lệ P/E càng cao thì triển vọng gia tăng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp càng lớn và mức độ rủi ro đối với lợi nhuận càng thấp. Mặt khác, khi tỷ lệ P/E của doanh nghiệp Thang Long University Library
  • 27. 15 này có giá trị cao hơn so với doanh nghiệp khác thì chứng tỏ doanh nghiệp đó được thị trường đánh giá là có triển vọng tăng trưởng lợi nhuận cao hơn. Không những thế, hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS). Bên cạnh đó, P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo chí. Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao. Mặt khác, hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử người đầu tư có cổ phiếu AAA không được giao dịch sôi động trên thị trường, vậy cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý? Lúc đó cần nhìn vào hệ số P/E được công bố đối với nhóm các loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu AAA, sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E sẽ cho chúng ta giá của loại cổ phiếu AAA. 2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hệ số giá trên thu nhập Có thể thấy việc nghiên cứu chỉ số P/E đối với doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư là rất cần thiết. Trên thực tế, cũng có nhiều đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ số P/E của doanh nghiệp đã được tiến hành nhằm tìm ra hướng đầu tư đúng đắn cho nhà đầu tư và cách cải thiện chỉ số này của các doanh nghiệp. Về các nhân tố được nhận định sẽ tác động đáng kể đến chỉ số P/E của doanh nghiệp, có thể kể tới như: quy mô công ty, giá trị sổ sách, lạm phát, tốc độ tăng trưởng, khả năng sinh lời, lãi suất thị trường… Hay tổng hợp chung gồm 7 nhân tố nội sinh và 3 nhân tố ngoại sinh của các doanh nghiệp. 2.4.1. Các nhân tố nội sinh 2.4.1.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn Trong kinh doanh vấn đề làm cho các nhà kinh doanh lo ngại là các khoản nợ khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi, các khoản phải trả không có khả năng thanh toán. Vì vậy doanh nghiệp phải duy trì một mức vốn luân chuyển hợp
  • 28. 16 lý để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn, duy trì các loại hàng tồn kho để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi. Tại các nước trên thế giới theo cơ chế thị trường căn cứ vào luật phá sản doanh nghiệp có thể bị tuyên bố phá sản theo yêu cầu của các chủ nợ khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả. Hiện này luật doanh nghiệp Việt Nam cũng quy định tương tự như vậy. Do đó các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến các khoản nợ đến hạn trả và chuẩn bị nguồn để thanh toán chúng. Thước đo tính cơ động được dùng phổ biến nhất, đó là tỷ lệ thanh toán hiện hành. Tỷ lệ này được thiết kế ra để đo lường mối liên hệ hoặc “sự cân đối” giữa tài sản lưu động (chủ yếu là tiền mặt, các chứng khoán bán được trên thị trường, các khoản phải thu) với nợ ngắn hạn (chủ yếu là các khoản phải trả, các phiếu nợ vãng lai phải trả). Tỷ lệ này được tính như sau: Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn / nợ ngắn hạn Bảng 2.1.Thước đo khả năng thanh toán Thƣớc Đo Tác giả và đề tài nghiên cứu Khả năng thanh toán ngắn hạn J. Aloy Niresh: trade-off between liquidity & profitability. A study of selected manufacturing Firms in sri lanka Khả năng thanh toán nhanh Qasim Saleem và Ramiz Ur Rehman (2001): Impacts of liquidity ratios on profitability Khả năng thanh toán nhanh Waqas Bin Khidmat và Mobeen Ur Rehman (2014): Impact of liquidity & solvency on profitability chemical sector of pakistan Nguồn: tác giả tự tổng hợp Theo nghiên cứu của Waqas Bin Khidmat và Mobeen Ur Rehman (2014) thì khi nhìn vào khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhà đầu tư có thể thấy phần nào tình trạng hiện tại của doanh nghiệp và từ đó đưa ra quyết định đầu tư của mình . Mặt khác, một doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì mức độ phá sản sẽ thấp hơn các doanh nghiệp khác, có đủ nguồn vốn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy khả năng thanh toán có ảnh hưởng đến rủi ro và uy tín của công ty trên thị trường, Thang Long University Library
  • 29. 17 từ đó sẽ tác động đến giá thị trường của cổ phiếu và sẽ gián tiếp tác động đến chỉ số P/E của doanh nghiệp. Theo một số nghiên cứu khác thì khả năng thanh toán và chỉ số P/E của doanh nghiệp lại có sự tác động ngược chiều với nhau. Ví dụ như nghiên cứu của J. Aloy Niresh cùng với nghiên cứu về chỉ số thanh toán và lợi nhuận của Qasim Saleem và Ramiz Ur Rehman (2001). Các nghiên cứu trên chỉ ra rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa khả năng thanh toán với lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán quá cao làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do doanh nghiệp không tận dụng được phần tài sản ngắn hạn hiện có và khả năng chiếm dụng vốn của nhà cung cấp khá yếu dẫn đến lợi nhuận giảm xuống, điều này tác động làm giảm EPS của doanh nghiệp và khiến giá thị trường cũng giảm xuống. Nhưng mức giảm của EPS không bù đắp được mức giảm nhanh chóng của giá thị trường. Vì vậy đây là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ P/E cả doanh nghiệp giảm xuống. 2.4.1.2. Quy mô công ty Quy mô được xem là dấu hiệu đầu tiên để các nhà đầu tư bên ngoài biết đến doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ lợi thế trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay. Để xác định quy mô công ty người ta dựa vào các tiêu chí như tổng tài sản, số lượng lao động hay doanh thu của doanh nghiệp. Bảng 2.2. Thước đo quy mô công ty Thƣớc đo Tác giả và đề tài nghiên cứu Tổng tài sản Charitou và Constontis, (1992-2001): Relationship between size and ratio of book value to market value (B/M) on the average return Tổng tài sản Berk (1997) và nghiên cứu ở Mỹ (1967-1987): Is size really matter? Tổng tài sản Shariat Panahi, Khosravi/2008: Relationship between shares returns with firm size, the ratio of market value to book value benefit ratio stock prices in Tehran Stock Exchange Nguồn: tác giả tự tổng hợp Khi nhìn vào một doanh nghiệp người ta thường nhìn vào quy mô công ty đầu tiên để biết được vị trí của doanh nghiệp đó hiện đang ở đâu trên thị trường. Vì vậy, quy mô doanh nghiệp là một trong những yếu tố bên trong cấu trúc của các công ty có
  • 30. 18 ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và lợi nhuận. Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến trong các nghiên cứu của mình như Burke (1986), Kim Bamberd (1986). Song lại tồn tại sự khác biệt về quan điểm giữa các học giả về lợi nhuận doanh nghiệp nhỏ hơn và lớn hơn. Một số nhà nghiên cứu biết rằng các công ty lớn hơn có lợi nhuận nhiều hơn vì: Thứ nhất, các công ty lớn có các hoạt động đa dạng hơn mà hoạt động đa dạng này giúp cho lợi nhuận nhiều hơn. Thứ hai, các công ty lớn vì tín dụng ở mức vốn hóa thị trường thế giới có thể cung cấp kinh phí cần thiết với lãi suất thấp hơn. Với những lý do này có thể khiến giá cổ phiếu của công ty tăng lên nhanh chóng kéo theo P/E cũng gia tăng. Mặt khác, thêm một nghiên cứu thực nghiệm nữa của Kumar và Warne (2009) sử dụng dữ liệu của 243 công ty niêm yết tại Bombay Stock Exchange cho giai đoạn 2001-2007, kết quả hồi quy cho thấy sự thay đổi trong giá cả thị trường và quy mô của công ty là những yếu tố quyết định quan trọng nhất tới chỉ số P/E của thị trường vốn của Ấn Độ. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ ra rằng rất nhiều khả năng những công ty có quy mô lớn hơn thì có P/E lớn hơn so với những công ty có vốn nhỏ hơn nó. Trong thực tế, nhà đầu tư dựa nhiều vào quy mô và uy tín của công ty khi quyết định đầu tư. Như vậy, kỳ vọng về độ tương quan giữa kích thước công ty với P/E là đồng biến. 2.4.1.3. Giá trị sổ sách của doanh nghiệp BV (hay còn gọi là giá trị sổ sách/1 cổ phiếu) cho biết giá trị tài sản công ty còn lại thực sự là bao nhiêu nếu ngay lập tức công ty rút lui khỏi kinh doanh. Chỉ tiêu này được tính bằng công thức như sau: BV = Vốn chủ sở hữu Số cổ phiếu đang lƣu hành Bảng 2.3. Thước đo giá trị sổ sách doanh nghiệp Thƣớc đo Tác giả và đề tài nghiên cứu Giá trị sổ sách của công ty Khurram Shehzad và Aisha Ismail (2014): Value relevance of Accounting Information and its Impact on Stock Prices: Case Study of Listed Banks at Karachi Stock Exchange Giá trị sổ sách kế toán Scott Pirie và Malcolm Smith (2005): Relationship between Stock Prices and Accounting Information. A Review of the Residual Income and Ohlson Models Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Thang Long University Library
  • 31. 19 Từ công thức tính BV ta thấy giá trị sổ sách dùng để chỉ tổng vốn cổ đông phổ thông (nắm giữ cổ phiếu phổ thông) của một công ty trên bảng cân đối kế toán. Nó được tính bằng tổng giá trị tài sản của công ty trừ đi tài sản vô hình (giá trị các phát minh, sáng chế, giấy phép khai thác, nhãn hiệu, bí quyết...), trừ đi khoản nợ phải trả bao gồm cả cổ phiếu ưu đãi... Giá trị ghi sổ cho biết giá trị tài sản công ty còn lại thực sự là bao nhiêu nếu ngay lập tức công ty rút lui khỏi kinh doanh. Vì giá trị ghi sổ là một thước đo rất chính xác giá trị của công ty, yếu tố không biến đổi quá nhanh, tương đối ổn định, nên nó là số liệu thích hợp để phân tích cho các nhà đầu tư, tức là mua cổ phiếu đúng giá trị để hưởng cổ tức hàng năm hơn là cho các nhà đầu cơ, người mua cổ phiếu rồi bán đi với giá đỉnh điểm để ăn chênh lệch. Xét về mặt kế toán đó là giá trị của tài sản hay của vốn cổ đông được ghi trên bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp. Khi mua tài sản về, doanh nghiệp sẽ ghi nhận ngay giá trị của tài sản đó theo nguyên tắc kế toán và trong suốt vòng đời kinh tế của nó, giá trị ghi sổ được giữ nguyên và hầu như rất xa vời với giá thị trường. Nếu dự đoán có sự giảm giá dựa trên những bằng chứng đáng tin cậy thì doanh nghiệp chỉ có thể lập dự phòng giảm giá chứ không được thay đổi được giá trị ghi sổ. Dùng thuật ngữ này thực chất chúng ta muốn nhấn mạnh đến sự khác biệt của giá trị ghi sổ với giá trị thị trường. Tổng giá trị tài sản ghi sổ được chia làm nhiều phần gọi là cổ phần, mà dựa vào giá trị ghi sổ công ty sẽ xác định mệnh giá của một cổ phần, nhưng khi bán chứng khoán này trên thị trường giá mua bán của nó có thể cao hơn hoặc thấp hơn rất nhiều so với mệnh giá, tùy thuộc vào tình hình kinh doanh và triển vọng của công ty. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Khurram Shehzad và Aisha Ismail về việc đánh giá mức độ của mối liên hệ giữa hai biến kế toán (EPS và BV) và giá thị trường của cổ phiếu. Nghiên cứu đã chỉ có mối tương quan nghịch biến giữa giá cổ phiếu và BV của doanh nghiệp. Điều này được giải thích là do với những doanh nghiệp có giá trị sổ sách lớn thì thường có giá trị trường ít biến động hay biến động rất nhỏ và việc đầu tư kiếm lợi qua chênh lệch giá là không hiệu quả. Vì vậy, các nhà đầu tư ít quan tâm đến cổ phiếu của những doanh nghiệp này trong thời gian dài sẽ khiến giá cổ phiếu có xu hướng giảm. Qua đó, tác động làm giảm P/E của doanh nghiệp. 2.4.1.4. Khả năng sinh lời Trong cạnh tranh, công ty sẽ có một mức lợi nhuận kỳ vọng nhất định dựa trên chi phí vốn của họ. Và để doanh nghiệp tồn tại và phát triển doanh nghiệp, nhà quản trị doanh nghiệp phải có mức lợi nhuận lơn hơn hay bằng chi phí vốn của nó. Và như vậy cổ đông thường tìm kiếm công ty có khả năng sinh lời cao, nó là bằng chứng cho việc
  • 32. 20 công ty đang thanh toán cho mức giá lớn hơn của cổ phiếu trên thị trường so với giá trị bút toán của nó. Để nghiên cứu tác động của khả năng sinh lời đến chỉ số P/E của cổ phiếu tác giả lựa chọn chỉ tiêu ROE và ROA để phân tích ảnh hưởng. Bởi vì chỉ tiêu ROE là một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất. Vì nó là chỉ tiêu để đo lường khả năng sinh lời của một công ty đối với chủ đầu tư. Công thức tính ROE: ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này liên quan trực tiếp đến thu nhận được mang lại cho các cổ đông. Bên cạnh đó, thêm một chỉ tiêu nữa về đánh giá tỷ suất sinh lời đó là tỷ số lợi nhuận trên tài sản (thường viết tắt là ROA từ các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh Return on Assets) cũng quan trọng không kém đây là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Công thức tính ROA: ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản Dưới đây là bảng tổng hợp một số nghiên cứu về nhân tố này mà tác giả đã tổng hợp: Bảng 2.4. Thước đo khả năng sinh lời Thƣớc đo Tác giả và đề tài nghiên cứu ROE Dr Talat Afza và Ms. Samya Tahi (2012): Determinants of Price-Earnings Ratio. The Case of Chemical Sector of Pakistan ROA Wan-Ting (Alexandra) Wu (2013): The P/E Ratio And Profitability ROE Stephen H. Penman và Xiao-Jun Zhang (2004): Modeling Sustainable Earnings and P/E Ratios Using Financial Statement Information Nguồn: tác giả tự tổng hợp Khi nghiên cứu thêm về mức ảnh hưởng của tỷ suất sinh lời đến chỉ số P/E của doanh nghiệp ta nhận thấy tỷ suất sinh lời được các nhà đầu tư, cổ đông của doanh nghiệp quan tâm nhất vì nó phản ánh những gì mà họ sẽ được hưởng. Nếu Công ty đạt được một tỷ lệ lợi nhuận trên vốn hợp lý. Một mặt, duy trì trả cổ tức đều đặn cho các cổ đông và duy trì tỷ lệ lợi nhuận để lại hợp lý cho sự phát triển của doanh nghiệp, mặt khác, tránh việc tìm kiếm các nguồn bổ sung từ bên ngoài có chi phí vốn cao. Bên Thang Long University Library
  • 33. 21 cạnh đó, việc xem xét chỉ tiêu ROE có 1 ý nghĩa quan trọng là xác định mục tiêu kinh doanh của ban lãnh đạo doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận hay tối đa hoá quy mô. Nếu doanh nghiệp có tỷ số này càng cao, lợi nhuận để lại càng lớn thì quy mô vốn tự có sẽ ngày càng tăng kết hợp với hoạt động đầu tư thận trọng, thì tỷ lệ VCSH/tổng nguồn vốn sẽ tăng dần, mức độ rủi ro cho vay của doanh nghiệp giảm. Ngược lại nếu doanh nghiệp có tỷ số này thấp, khả năng tích luỹ hạn chế, trong khi đó quy mô đầu tư mở rộng thì doanh nghiệp sẽ dùng nguồn vốn vay bên ngoài nhiều hơn sẽ làm cho tỷ trọng vốn CSH/tổng nguồn vốn giảm, kinh doanh không bền vững làm tăng rủi ro khi cho vay. Cùng quan điểm với những nhận định trên nghiên cứu của tác giả Dr Talat Afza và Ms. Samya Tahi đã chỉ ra mối quan hệ cũng chiều giữa khả năng sinh lời và chỉ số P/E của doanh nghiệp qua nghiên cứu thực nghiệm trong ngành hóa chất tại Pakistan. Song bên cạnh đó cũng tồn tại những nghiên cứu có kết quả trái ngược với nhận định ở phần trên như nghiên cứu của Wan-Ting (Alexandra) chỉ ra rằng tỷ lệ P / E có một mối quan hệ hình chữ U với ROE. Những công ty có P/E cao hơn thường có ROE thấp hơn. Điều này được giải thích là do ROE lớn thường nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng mạnh, mà lợi nhuận tăng dẫn đến thu nhập của cổ đông (EPS) tăng theo. Trong khi đó, EPS lại nghịch biến với tỷ lệ P/E. Vậy nên từ đó nghiên cứu rút ra nhận định, tỷ suất sinh lời tác động ngược chiều đến chỉ số P/E của doanh nghiệp. 2.4.1.5. Chính sách cổ tức Cổ đông thường với tư cách là người chủ sở hữu công ty trực tiếp tham gia điều hành công ty, là người chịu trách nghiệm cũng như hưởng thụ kết quả cuối cùng của việc kinh doanh nên sẽ không hưởng hết phần thu nhập dành cho cổ đông. Phần thu nhập dành cho cổ đông thường được chia làm hai phần. Một phần thu nhập giữ lại không chia trích vào quỹ để tái đầu tư. Phần còn lại dành chia cho các cổ đông được gọi là cổ tức mỗi cổ phần. Tỷ lệ phân chia hai phần này thể hiện tính hiệu quả của chính sách cổ tức công ty nó cũng là nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển công ty. (Bùi Kim Yến – Thị trường chứng khoán – Trang 86) Thước đo: Chính sách cổ tức của doanh nghiệp được xem xét dựa vào chỉ số thanh toán cổ tức (Pcs) . Dưới đây là công thức tính tỷ lệ chi trả cổ tức của các doanh nghiệp. Ta có công thức:
  • 34. 22 Thu nhập mỗi cổ phần (Earning per share – EPS ) = Thu nhập ròng – Cổ tức ƣu đãi Số cổ phiếu thƣờng đang lƣu hành Cổ tức mỗi cổ phiếu (DPS) = Thu nhập ròng – Cổ tức ƣu đãi – Thu nhập giữ lại Số cổ phiếu thƣờng đang lƣu hành Tỷ lệ chi trả cổ tức (Pcs) = DPS EPS Bảng 2.5. Thước đo chính sách cổ tức Thƣớc đo Tác giả và đề tài nghiên cứu Tỷ lệ chi trả cổ tức Dr Talat Afza và Ms. Samya Tahir (2012): Determinants of Price-Earnings Ratio. The Case of Chemical Sector of Pakistan Tỷ lệ chi trả cổ tức Mehdi Moradi , Mahdi Salehi và Shahnaz Honarmand (2010): Factors affecting dividend policy: Empirical evidence of Iran Tỷ lệ chi trả cổ tức Imad Zeyad Ramadan (2014): Confidence Index Determinants of the Amman Stock Exchange Listed Companies Nguồn: tác giả tự tổng hợp Việc xem xét sự ảnh hưởng của chính sách cổ tức tới P/E của doanh nghiệp ta nhận thấy. Chính sách chia cổ tức của công ty thể hiện qua tỷ lệ lợi nhuận giữ lại. Theo lý thuyết tín hiệu, công ty có chính sách chia cổ tức ổn định và giữ được mức tăng trưởng bền vững về cổ tức sẽ được đánh giá cao hơn so với các công ty không có chính sách duy trì mức cổ tức ổn định. Ngoài ra, tỷ lệ lợi nhuận giữ lại còn ảnh hưởng trực tiếp lên tốc độ tăng trưởng cổ tức cũng như tốc độ tăng trưởng của công ty. Mặt khác trong công ty cổ phần, việc quyết định định hướng phân chia lợi tức cổ phần cho các cổ đông là vấn đề hết sức quan trọng, nó không đơn giản là việc chia lãi cho các cổ đông mà có ý nghĩa trên nhiều mặc. Sự tăng giảm cổ tức ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của đại bộ phận cổ đông đẫ đến ảnh hưởng đến trị giá cổ phiếu của công ty trên TTCK. Qua đó, sẽ ảnh hưởng đến chỉ số P/E. Một nghiên cứu thực nghiệm của Pandy (2001) đã nghiên cứu hành vi thanh toán cổ tức tại Malaysia. Các mẫu nghiên cứu bao gồm 248 công ty niêm yết trong thời Thang Long University Library
  • 35. 23 gian từ năm 1993 đến 2000. Những mẫu này bao gồm các ngành công nghiệp xây dựng, hàng tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp, bất động sản, và các doanh nghiệp dịch vụ. Kết quả cho thấy tỷ lệ thanh toán cổ tức giữa các công ty khác nhau thuộc cùng ngành đem lại các ảnh hưởng khác nhau cho tỷ số P/E của doanh nghiệp ở Malayxia. Cùng với đó, từ kết quả của nghiên cứu Miller and Modigliani (1961) chỉ ra rằng công ty có thể tăng giá cổ phiếu của nó bằng cách tăng (hoặc giảm) chi trả cổ tức của mình. Điều đó sẽ gián tiếp tác động đến chỉ số P/E của doanh nghiệp. Trong khi đó, quan hệ giữa giá cổ phiếu và chỉ số P/E là đồng biến nên ta có thể hi vọng tỷ lệ chi trả cổ tức tác động cùng chiều với chỉ số P/E. Tuy nhiên, theo lý thuyết phát tín hiệu (Signaling Theory) bắt đầu từ công trình của Ross (1977) và Lyland, Pyle (1977) thì mối quan hệ của tỷ lệ chi trả cổ tức với P/E là ngược chiều. Với giả định được đưa ra rằng thông tin không phải là như nhau cho tất cả các bên cùng lúc (bên doanh nghiệp và bên nhà đầu tư mới), dẫn đến nguồn thông tin bất cân xứng là tất yếu. Theo lý thuyết này, các nhà quản trị luôn nắm rõ hơn so với các nhà đầu tư bên ngoài về tình hình kinh doanh cũng như các triển vọng của doanh nghiệp. Họ sẽ không muốn chia sẻ lợi nhuận với những người chủ sở hữu mới khi doanh nghiệp được dự báo có triển vọng hoạt động tốt. Tuy nhiên, khi hoạt động kinh doanh có xu hướng sẽ không mấy sáng sủa thì các nhà quản trị lại mong muốn chia sẻ những rủi ro này với những người chủ mới của doanh nghiệp. Do đó có thể ngầm hiểu rằng khi một doanh nghiệp công bố tăng tỷ lệ chi trả cho các cổ đông nhằm thu hút các nhà đầu tư mới cũng đồng nghĩa với việc triển vọng của doanh nghiệp không được tốt, hay cổ phiếu của công ty đang được đánh giá quá cao, trong tương lai có xu hướng giảm dẫn đến tỷ lệ P/E của doanh nghiệp cũng giảm theo. Điều này thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa chính sách chi trả cổ tức và hệ số P/E của doanh nghiệp. 2.4.1.6. Tăng trưởng thị phần. Thị phần của doanh nghiệp là phần thị trường doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được. Thực chất nó là phần phân chia thị trường của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Người ta thường phân chia thành 2 loại thị trường bao gồm: Loại 1: Phần phân chia thị trường tuyệt đối. Ta có thước đo của chỉ tiêu này: Cách 1 : (Thước đo hiện vật ) Thị phần của doanh nghiệp = Qhv Q
  • 36. 24 Trong đó :  Qhv : Là khối lượng hàng hoá bằng hiện vật tiêu thụ được.  Q : Là tổng khối lượng sản phẩm cùng loại tiêu thụ trên thị trường. Cách 2 : (Thước đo giá trị ) Thị phần của doanh nghiệp = TRdn TR Trong đó :  TR dn : Doanh thu của doanh nghiệp thực hiện được.  TR : Doanh thu của toàn ngành hiện có trên thị trường. Loại 2: Phần phân chia thị trường tương đối là tỉ lệ giữa phần phân chia thị trường tuyệt đối của doanh nghiệp so với phần phân chia thị trường tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong ngành. Cách tính : Thị phần tƣơng đối = TRdn TRđt Trong đó : TRđt : Doanh thu của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong ngành TRdn: Doanh thu của doanh nghiệp thực hiện được. Việc xem xét thị phần được coi là một biện pháp ưu tiên của người tiêu dùng đối với một sản phẩm khác trên sản phẩm tương tự. Một thị phần cao hơn thường có nghĩa là doanh số bán hàng lớn hơn, nỗ lực ít hơn nhưng lại bán nhiều hơn và là một rào cản mạnh mẽ để nhập cảnh cho đối thủ cạnh tranh khác. Một thị phần cao hơn cũng có nghĩa là nếu thị trường mở rộng, các cổ đông nắm giữ cổ phiếu của công ty sẽ được lợi nhiều hơn đẩy giá cổ phiếu tăng lên. Thêm vào đó theo một số nghiên cứu thì thị phần là khái niệm quan trọng với các nhà quản trị chiến lược hiện đại. Doanh nghiệp nào chiếm được thị phần lớn sẽ có lợi thế trên thị trường. Mặt khác, theo lý thuyết phát tín hiệu một doanh nghiệp có thị phần lớn thì chứng khoán của họ sẽ rất được các nhà đầu tư quan tâm, có được lòng tin của họ về độ an toàn khi đem tiền đầu tư vào doanh nghiệp. Vì vậy thị phần lớn tác động đến thị hiếu của nhà đầu tư qua đó tác động cùng chiều giá cổ phiếu trên thị trường, dẫn đến ảnh hưởng đồng biến tới chỉ số P/E. Trong nghiên cứu ngày, Với thời gian và nguồn lực có hạn nên tác giả sử dụng thước đo giá trị để xem xét mức độ ảnh hưởng của thị phần tới chỉ số P/E. Thang Long University Library
  • 37. 25 2.4.2. Các nhân tố ngoại sinh Ta có công thức: P/E = P/ EPS. Như vậy hệ số giá trên thu nhập đồng biến với giá cả thị trường của cổ phiếu. Vì thế những yếu tố tác động tích cực đến P (giá thị trường của cổ phiếu) thì cũng sẽ tác động tích cực đến chỉ số P/E và ngược lại. Mặt khác, các nhân tố đồng biến với EPS thì sẽ ngược biến với tỷ lệ P/E của doanh nghiệp. 2.4.2.1. Lạm phát Khái niệm: Lạm phát xảy ra khi mức giá cả chung thay đổi. Khi mức giá tăng lên được gọi là lạm phát, khi mức giá giảm xuống được gọi là giảm phát. Vậy lạm phát là sự tăng lên của mức giá cả trung bình theo thời gian. (Trần Thị Hòa – Sách hướng dẫn học tập Kinh tế vi mô –Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông –Trang 127) Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số chung của giá cả và loại chỉ số biểu hiện lạm phát được gọi là chỉ số lạm phát hay chỉ số giá cả chung của toàn bộ nền kinh tế đó là GNPdanh nghĩa/ GNPthực tế. Trong thực tế thường được thay thế bằng một trong hai loại chỉ số giá thông dụng khác là: chỉ số giá tiêu dung hoặc chỉ số giá cả sản xuất. Thước đo tỷ lệ lạm phát: tính bằng chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI) là chỉ số thể hiện mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một gia đình mua ở kỳ này so với kỳ gốc Công thức: Tỷ lệ lạm phát = 100% * (CPI0 – CPI-1) CPI-1 Trong đó:  CPI0 là chỉ số giá tiêu dùng của kỳ hiện tại  CPI-1 là chỉ số giá tiêu dùng của kỳ trước Ngoài ra còn một số cách tính tỷ lệ lạm phát thông qua các chỉ tiêu khác như là: Chỉ số giá hàng sản suất (PPI): phản ánh mức giá trung bình của một giỏ hàng hóa mà một doanh nghiệp mua ở kỳ này so với kỳ gốc Chỉ số giảm lạm phát theo GDP (Id) phản ánh sự thay đổi mức giá trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở năm hiện hành (năm trước) so với năm gốc Khi phân tích tình hình kinh tế nhận thấy, lạm phát tăng luôn là dấu hiệu cho thấy rằng sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp bị hạ thấp làm cho giá cổ phiếu giảm. Bất cứ khi nào lạm phát bùng lên, đồng tiền khôn ngoan sẽ rời khỏi các cổ phiếu mà nó đã được đầu
  • 38. 26 tư trước đó. Điều này được giải thích là do lạm phát tăng khiến giá cả của các mặt hàng giảm sút tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp không mấy khả quan, giá cổ phiếu của doanh nghiệp có thể sẽ giả đi về mặt giá trị so với trước dẫn đến tâm lý e ngại từ nhà đầu lại càng đẩy giá chứng khoán tụt dốc. Khiến cho tỷ lệ P/E của doanh nghiệp cũng suy giảm mạnh. Điều này đã được khẳng định trong nghiên cứu của Kane et.el. (1996), ông đã kiểm tra các mối quan hệ giữa tỷ lệ P/E và biến động thị trường của chỉ số SP500. Phân tích hồi quy mô tả rằng biến động thị trường, tỷ lệ lạm phát và sản xuất công nghiệp có mối quan hệ tiêu cực đáng kể với tỷ lệ P/E. Vậy từ nghiên cứu trên ta có thể tạm kết luận, lạm phát tỷ lệ nghịch với giá thị trường của cổ phiếu. Hay khi lạm phát gia tăng dẫn đến giá thị trường của cổ phiếu giảm đồng thời làm giảm chỉ số P/E của doanh nghiệp 2.4.2.2. Lãi suất thị trường Lãi suất thị trường là mức lãi suất mà thị trường đòi hỏi đối với một khoản vay cụ thể, tuỳ thuộc vào thời điểm vay và thời hạn vay. Người ta thường coi lãi suất vay tín dụng dài hạn là lãi suất thị trường. Theo nghiên cứu trong bối cảnh của Pakistan, Azam (2010) đã thu thập những dữ liệu để chia cổ tức 35 trả công ty niêm yết tại Karachi Stock Exchange cho giai đoạn 2000-2008, và khám phá ảnh hưởng của các biến cơ bản tức là tỷ lệ chi trả cổ tức, lãi suất chiết khấu và tăng trưởng lợi nhuận theo tỷ lệ giá-thu nhập. Kết quả chỉ ra rằng, tỷ lệ và mức lãi suất đã có một mối quan hệ tiêu cực với P/E. Lý do giải thích được đưa ra là lãi suất tăng làm tăng chi phí vay đối với doanh nghiệp. Chi phí này được chuyển cho các cổ đông vì nó sẽ hạ thấp lợi nhuận mà doanh nghiệp dùng để thanh toán cổ tức cổ tức hiện có và cổ phiếu thường sẽ tỏ ra không mấy hấp dẫn đối với nhà đầu tư tìm lợi tức, sẽ làm họ chuyển hướng sang tìm nguồn thu nhập tốt hơn ở bất cứ nơi nào có lãi suất cao. Mặt khác, lãi suất tăng còn gây tổn hại cho triển vọng phát triển của doanh nghiệp vì nó khuyến khích doanh nghiệp giữ lại tiền nhàn rỗi hơn là liều lĩnh dùng số tiền đó mở rộng sản xuất, kinh doanh. Chính vì các nguyên nhân trên sẽ khiến cả giá cổ phiếu và EPS của doanh nghiệp giảm nhưng mức giảm EPS không bù đắp chi mức giảm của giá cổ phiếu điều này tác động làm giảm tỷ lệ P/E của doanh nghiệp. Tuy nhiên ta cũng nhận thấy, sự dao động của lãi suất không phải luôn được tiếp theo bởi sự phản ứng tương đương và trái ngược của giá cổ phiếu. Chỉ khi nào lãi suất phản ánh xu hướng chủ đạo trong lạm phát, nó mới trở thành thước đo hiệu quả sự dao động của thị trường chứng khoán. Lãi suất có xu hướng giảm khi lạm phát giảm và lạm phát giảm khiến giá cổ phiếu tăng cao hơn và ngược lại. Nhưng cũng có giai đoạn Thang Long University Library