SlideShare a Scribd company logo
1 of 128
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠIHỌC KINHTẾ
TRẦN THỊ HUỆ
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
MÃ TÀI LIỆU: 80255
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
Hà Nội - 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠIHỌC KINHTẾ
TRẦN THỊ HUỆ
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG
HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành: Tàichính – Ngânhàng
Mã số:60 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN
Hà Nội - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Quản lý tài chính trong hoạt động khoa
học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội ” là công trình nghiên cứu của
tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Thu Phương.
Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và các kết quả nêu luận văn
chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình nào khác.
Hà Nội, ngày30 tháng 08 năm 2018
Tác giả luận văn
Trần Thị Huệ
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Đồng thời tôi xin chân
thành cảm ơn đến Quý Thầy Cô - những người đã giảng dạy, truyền đạt kiến
thức cho tôi trong suốt thời gian hai năm học cao học vừa qua tại trường Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Phạm Thu
Phương, người hướng dẫn khoa học đã chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo Văn phòng Chương trình Tây Bắc cùng các
anh, chị em đồng nghiệp tại cơ quan đã tạo điều kiện thuận lợi, dành thời
gian, công sức hỗ trợ giúp đỡ tôi nhiệt tình trong việc thu thập số liệu điều tra
để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn các quý thầy cô trong Đại học
Quốc gia Hà Nội đã quan tâm, giúp đỡ, cung cấp tài liệu, thông tin phiếu điều
tra khảo sát, tạo điều kiện cho tôi có cơ sở thực tiễn để nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình tôi, những người thân và
bạn bè đã luôn hỗ trợ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thiện luận văn./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
TRẦN THỊ HUỆ
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT....................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .................................................................... iv
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT
ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ.................................................. 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu........................................................... 5
1.1.1. Vấn đề về quản lý tài chính trong Giáo dục Đạihọc.................... 5
1.1.2. Vấn đề quản lý KH&CN của một số nước trên thế giới.............. 10
1.1.3. Vấn đề về quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công
nghệtại Việt Nam ............................................................................. 13
1.1.4. Khoảng trống trong nghiên cứu................................................ 19
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN ............... 20
1.2.1. Các khái niệm ......................................................................... 20
1.2.2. Nguyên tắc quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN............. 23
1.3. Nội dung, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng của quản lý tài chính trong
hoạt động khoa học và công nghệ .............................................................. 25
1.3.1. Nội dung................................................................................. 25
1.3.2. Đặc điểm quản lýtài chính trong hoạt động KH&CN ............... 31
1.3.3. Cácnhân tố ảnh hưởng ........................................................... 33
1.4. Chỉ tiêu đánh giá quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN .............. 36
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................ 41
2.1. Phương pháp luận về nghiên cứu ........................................................ 41
2.1.1. Cácbước tiến hành nghiên cứu ................................................ 41
2.1.2. Thu thập dữ liệu....................................................................... 42
2.2 Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 45
2.2.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................... 45
2.2.2. Loại hình nghiên cứu, phương phápthu thập và xử lý dữ liệu .... 46
2.2.2.1. Loại hình nghiên cứu.................................................................... 46
2.2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................ 46
2.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................. 48
- Phương phápphântích............................................................ 48
- Phương pháp thốngkê mô tả.................................................... 48
- Phương pháp thốngkê so sánh................................................. 49
- Phương pháp tổng hợp ............................................................ 49
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT
ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI ĐHQGHN ....................... 51
3.1. Giới thiệu chung về Đại học Quốc gia Hà Nội và hoạt động Khoa học
công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội..................................................... 51
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội.. 51
3.1.2. Cơ cấu tổ chức và đặcthù của Đại học Quốc gia Hà Nội .......... 52
3.1.3. Tình hình hoạt động KH&CN tạiĐHQGHN............................. 54
3.2. Thực trạng quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN......................... 58
3.2.1. Quản lý tài chính các khoản thu từ hoạt động KH&CN ............. 58
3.2.2. Quản lý các khoản chi trong hoạt động KH&CN ...................... 70
3.2.3. Quản lý phân phốikết quả tài chính ......................................... 75
3.3. Kết quả điều tra khảo sát .................................................................... 76
3.3.1. Mục đích điều tra khảo sát....................................................... 76
3.3.2. Thu thập dữ liệu....................................................................... 77
3.3.2. Thông tin chung ...................................................................... 78
3.3.3. Kết quả điều tra khảo sát.......................................................... 80
3.4. Đánh giá chung.................................................................................. 86
3.3.1. Điểm đạtđược......................................................................... 86
3.3.2. Tồn tại, hạn chế....................................................................... 87
3.3.3. Nguyên nhân........................................................................... 90
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ............................ 95
4.1. Chiến lược phát triển Khoa học và công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà
Nội đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.......................................................... 95
4.2. Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong
hoạt động khoa học và công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội................... 97
4.2.1. Kiến nghị ................................................................................ 97
4.2.2. Giải pháp................................................................................ 98
KẾT LUẬN............................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................107
PHỤ LỤC
i
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 ĐHCL Đại học Công lập
2 ĐHNC Đại học nghiên cứu
3 ĐHQG Đại học Quốc gia
4 ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
5 GDĐH Giáo dục đại học
6 KH&CN Khoa học và Công nghệ
7 KHTN&YD Khoa học tự nhiên và Y dược
8 KHXH&NV Khoa học xã hội và Nhân văn
9 KT-CN Kỹ thuật – công nghệ
10 NCKH Nghiên cứu khoa học
11 NSNN Ngân sách nhà nước
12 QLTC Quản lý tài chính
13 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
14 UB KHCN&MT Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 3.1
Trình độ của đội ngũ quản lý các phòng phụ
trách KH&CN
55
2 Bảng 3.2
Thống kê số liệu nguồn kinh phí ĐHQGHN
(2014-2017)
58
3 Bảng 3.3 Tính toán các chỉ tiêu đánh giá quản lý thu 59
4 Bảng 3.4
Báo cáo giám sát việc phân bổ và sử dụng
ngân sách KH&CN giai đoạn 2011-2015
62
5 Bảng 3.5
Thống kê nguồn thu trong hoạt động KH&CN
(2014-2017)
65
6 Bảng 3.6
So sánh cơ cấu các nguồn lực cho hoạt động
KH&CN tại ba trường NUS, NTU, VNU
67
7 Bảng 3.7
Cơ cấu các khoản chi trong hoạt động KH&CN
của ĐHQGHN giai đoạn 2014-2017
68
8 Bảng 3.8
Tỷ trọng từng khoản chi trong tổng chi hoạt
động KH&CN tại ĐHQGHN giai đoạn 2014-
2017
69
9 Bảng 3.9
Cân đối nguồn tài chính trong hoạt động
KH&CN tại ĐHQGHN giai đoạn 2014-2017
74
10 Bảng 3.10 Loại hình nhiệm vụ KH&CN các cấp từng
tham gia
75
11 Bảng 3.11
Nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ KH&CN
từng tham gia
76
12 Bảng 3.12
Tỷ lệ bài báo khoa học được đăng trên tạp chí
khoa học chuyên ngành trong nước trong năm
vừa qua trên mỗi giảng viên
76
iii
13 Bảng 3.13
Tỷ lệ bài báo khoa học ISI/SCOPUS được đăng
trên tạp chí khoa học quốc tế trong năm vừa
qua trên mỗi giảng viên
76
14 Bảng 3.14
Khó khăn và thuận lợi khi thực hiện các nhiệm
vụ KH&CN có kinh phí từ NSNN tại
ĐHQGHN
77
15 Bảng 3.15
Khó khăn và thuận lợi khi thực hiện các nhiệm
vụ KH&CN có kinh phí từ Doanh nghiệp tại
ĐHQGHN
79
16 Bảng 3.16
Mức độ sẵn sàng của các giảng viên trong thực
hiện nhiệm vụ KH&CN
81
17 Bảng 3.17
Bảng tổng hợp khó khăn và kiến nghị của các
giảng viên
82
18 Bảng 3.18
Quy định về giờ chuẩn hàng năm của giảng
viên đại học
89
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TT Hình Nội dung Trang
1 Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức Đại học Quốc gia Hà Nội 53
2 Hình 3.2 Một số kết quả KH&CN đạt được năm 2017 58
3 Hình 3.3
Tỷ trọng nguồn thu các hoạt động trong tổng
nguồn thu của ĐHQGHN giai đoạn 2014-2017
61
4 Hình 3.4
Tỷ trọng nguồn thu từ NSNN cho hoạt động
KH&CN qua các năm 2014-2017
62
5 Hình 3.5
Cơ cấu nguồn thu trong hoạt động KH&CN tại
ĐHQGHN giai đoạn 2014-2017
65
6 Hình 3.6
Hiện trạng hợp tác của ĐHQGHN giai đoạn
2014-2017
67
7 Hình 3.7
Tỷ trọng các khoản chi trong tổng chi cho hoạt
động KH&CN tại ĐHQGHN giai đoạn 2014-
2017
71
8 Hình 3.8
Diễn biến các khoản chi trong hoạt động
KH&CN tại ĐHGQHN giai đoạn 2014-2017
72
9 Hình 3.9
Tương quan giữa quy mô đầu tư, khả năng thu
hút kinh phí và sản phẩm công bố quốc tế của
các nhóm lĩnh vực giai đoạn 2010-2015
74
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng, lần đầu tiên “Khoa học và công
nghệ” được đưa vào một mục riêng không gộp vào với các vấn đề khác như:
Giáo dục đào tạo, văn hóa, môi trường như trong các Văn kiện Đại hội trước.
Việc khẳng định: “Khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu” và
“Khoa học và công nghệ là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng
sản xuất hiện đại” trong Văn kiện Đại hội XII cho thấy tầm quan trọng và sự
cần thiết của việc phát triển Khoa học và công nghệ (KH&CN), đặt ra yêu cầu
phát triển khoa học, công nghệ của đất nước lên một tầm cao mới.
Trong những năm qua, hoạt động của các tổ chức KH&CN đã mở rộng
từ nghiên cứu - phát triển đến sản xuất và dịch vụ KH&CN. Vốn huy động
cho KH&CN từ các nguồn hợp đồng với khu vực sản xuất - kinh doanh, tín
dụng ngân hàng, tài trợ quốc tế và các nguồn khác, tăng đáng kể nhờ chính
sách đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho KH&CN. Môi trường pháp lý cho
hoạt động KH&CN nước ta đã có bước phát triển nhanh chóng với hàng loạt
các văn bản luật, quy định, hướng dẫn về hoạt động KH&CN đã được Quốc
hội, Chính phủ, Bộ ban ngành thông qua.
Tuy nhiên, hoạt động KH&CN vẫn chưa được đầu tư phát triển tương
xứng với tiềm năng và vị trí quốc sách hàng đầu, chưa thực sự trở thành động
lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Báo cáo tại hội nghị “Phát
triển khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2017-
2025” do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Khoa học và Công nghệ đồng tổ
chức ngày 29/7/2017 cho thấy đầu tư tài chính cho hoạt động KHCN trong cả
nước bình quân cả giai đoạn 2011-2015 vào khoảng 1,7% ngân sách Nhà
nước - tương đương 0,4% GDP, thấp so với các nước trong khu vực: Thái Lan
2
là 0,48%; Malaysia 1,26% và Singapore là 2,2% GDP (theo tính toán của
World Bank năm 2016).
Đầu tư tài chính cho hoạt động KH&CN trong ngành Giáo dục trong
tương quan với một số bộ, ngành của cả nước được thống kê bởi Ủy ban
Khoa học Công nghệ và Môi trường, Quốc hội, ngày 6/10/2015 cũng cho
thấy, ngân sách KHCN đầu tư cho ngành Giáo dục là thấp trong những năm
qua và có xu thế giảm. Xét về tổng mức đầu tư, ngành Giáo dục được đầu tư
thấp hơn một số bộ, ngành như Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và Nhân văn, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, Bộ Công thương. Trong khi số lượng các nhà khoa học trong
ngành ngày càng tăng, số lượng các sản phẩm KH&CN của các trường đại
học đóng góp cho tiềm lực KH&CN quốc gia là lớn. Đặc biệt với sự tiến bộ
của KH&CN ngày càng nhanh, nhu cầu nghiên cứu trong các trường đại học
ngày càng gia tăng.
Những khó khăn về tài chính, về kinh phí đầu tư là thực trạng chung
của đa phần các tổ chức hoạt động KH&CN tại Việt Nam và đó cũng là khó
khăn mà Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) - trung tâm đại học nghiên
cứu đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đơn vị hàng đầu về nghiên cứu
khoa học công nghệ ở Việt Nam đã và đang gặp phải. Điều này đòi hỏi Đại
học Quốc gia Hà Nội phải có các biện pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính
của mình, chi tiêu cho hoạt động khoa học công nghệ dựa trên chất lượng
nghiên cứu để đảm bảo tài chính đáp ứng tốt yêu cầu phát triển hoạt động
khoa học công nghệ tại đơn vị.
Chính vì vậy học viên lựa chọn đề tài “Quản lý tài chính trong hoạt
động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ
của mình.
3
2. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu
- Mục đíchnghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn, làm rõ
được thực trạng công tác quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công
nghệ tại ĐHQGHN (tập trung làm rõ hiệu quả quản lý tài chính trong hoạt
động khoa học công nghệ tại ĐHGQHN), từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công
nghệ tại ĐHQGHN.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong hoạt động khoa
học công nghệ.
2) Phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính trong hoạt động khoa
học công nghệ tại ĐHQGHN. Đánh giá những thành tựu, hạn chế và chỉ ra
nguyên nhân.
3) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính hoạt
động khoa học công nghệ tại ĐHQGHN.
- Các câu hỏi nghiên cứu mà luận văn đặt ra gồm:
1) Thực trạng quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ
tại Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay diễn ra như thế nào?
2) Những kiến nghị và giải pháp nào cần thực hiện nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học
Quốc gia Hà Nội?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
4
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý tài chính trong hoạt động khoa
học công nghệ.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu và giải quyết những
vấn đề liên quan đến quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại
ĐHQGHN từ năm 2014 đến 2017. Định hướng chiến lược đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật lịch sử và Chủ
nghĩa duy vật biện chứng, các phương pháp được sử dụng trong quá trình
thực hiện luận văn gồm: Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp (điều tra khảo
sát với đối tượng là giảng viên tại ĐHQGHN) và thu thập số liệu thứ cấp,
phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh được sử dụng trong quá
trình nghiên cứu để đưa ra nhận xét, đánh giá các vấn đề.
5. Kết cấu của luận văn
Mở đầu
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về
quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ.
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công
nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Chương 4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính
trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Kết luận
5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT
ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Vấn đề về quản lý tài chính trong Giáo dục Đại học
Các công trình nghiên cứu về tài chính công là khá đa dạng được bổ
sung, cập nhật qua thời gian. Năm 1979, Alan [19] đã cho tái bản lần thứ sáu
cuốn sách của mình về tài chính công “Tài chính công – Lý thuyết và thực
tiễn”. Những nội dung cơ bản nhất về tài chính công được tác giả bàn khá chi
tiết. Một số vấn đề thực tiễn tài chính công ở Anh đã được đưa ra phân tích và
lồng ghép vào các nội dung lý thuyết. Ba mươi năm sau, với cùng tên sách là
“Tài chính công – Lý thuyết và thực tiễn”, tác giả Holley (2007) [20] cũng
cho tái bản lần thứ hai cuốn sách của mình. Holley đưa ra những vấn đề thực
tiễn mới về tài chính công ở Mỹ. Những công trình nghiên cứu về tài chính
công ngoài nước, đặc biệt ở Mỹ, Anh, mang tính học thuật cao (kể cả sách
được xuất bản hay các bài viết báo, tạp chí). Trong các nghiên cứu đó, khi
đưa vấn đề thực tiễn vào phân tích các tác giả cũng đưa vấn đề giáo dục công
lập và tài chính cho giáo dục công lập. Tuy nhiên, việc phân tích như vậy chỉ
mang tính minh họa cho lý thuyết về tài chính công.
Các quốc gia như Mỹ, Anh và Úc có mô hình giáo dục công khá độc
lập giữa các bang hay các vùng. Mỗi vùng có những chính sách riêng giáo
dục công, chính vì thế họ đều xây dựng các khung khổ và chính sách giáo dục
cho riêng họ.
Năm 2007, Hội đồng chính quyền vùng Hampshire Anh đưa ra khung
khổ nguyên tắc quản lý tài chính cho các trường học công lập các cấp [27].
Một số công trình lồng ghép lý thuyết về tài chính công vào quản lý tài chính
6
cho giáo dục có thể kể đến nghiên cứu về quản lý và kiểm soát tài chính đối
với giáo dục đại học của Malcolm Prowle và Eric Morgan (2005) [23]. Cuốn
sách này được coi là cẩm nang nghề nghiệp của những người quản lý tài
chính trong các trường đại học ở Mỹ. Nghiên cứu chỉ ra những điểm tương
đồng và khác biệt về các điều kiện chính trị, văn hóa, kinh tế - xã hội, môi
trường gắn với vấn đề quản lý tài chính trong cơ sở giáo dục. Các nước
nghiên cứu gồm: Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philipin, Singapore,
Thái Lan, Việt Nam. Công trình nhấn mạnh tầm quan trọng sự hỗ trợ của nhà
nước trong việc gia tăng cạnh tranh của giáo dục đại học quốc gia trong bối
cảnh mới. Marianne, Coleman&Lesley Anderson (2000) [24] đã tập trung
phân tích một số nội dung chủ yếu sau: quan niệm về nguồn lực giáo dục, các
phương pháp quản lý nguồn lực. Bài báo cũng đi sâu phân tích thực trạng
quản lý các nguồn lực giáo dục đại học, nhấn mạnh tầm quan trọng của các
nguồn lực tài chính, các loại hình hợp tác quốc tế về giáo dục đại học, nghiên
cứu so sánh các chính sách hiện hành và các chính sách khuyến nghị cũng
như những điều cần làm để cải thiện tình hình quản lý tài chính trong giáo dục
đại học, mở rộng đối tượng nghiên cứu không chỉ tài chính mà các nguồn lực
khác cho giáo dục. Tsang, M.C (1997) [28] tiếp cận theo cách phân tích chi
phí lợi nhuận để đưa ra chính sách hoặc đánh giá chính sách trong lĩnh vực
giáo dục. Nhìn chung, các công trình theo hướng này mang tính ứng dụng, tác
nghiệp, đôi chỗ có lồng ghép lý thuyết tài chính công.
Trong bài “Phân tích sự gia tăng chi phí GDĐH” của các tác giả Robert
B.Archibald và David H. Feldman (2006) [26] đã so sánh việc tăng chi phí
GDĐH với việc tăng giá thành sản xuất sản phẩm của một số ngành công
nghiệp và dịch vụ khác, phân tích vấn đề chi phí và các yếu tố ảnh hưởng đến
chi phí GDĐH. Gia tăng chi phí được các tác giả phân tích như một gánh
nặng mà người học phải gánh chịu. Một trong những lý do đáng nói là sự
7
chậm tăng năng suất trong dịch vụ sẽ đặt áp lực lên việc tăng giá dịch vụ bên
cạnh áp lực về tăng lương, chi phí bảo hiểm cho lao động có trình độ cao. Một
số đề xuất như tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, điều chỉnh quy mô,
hình thức tổ chức lớp học hay kiểm soát chặt chẽ chi phí có thể kiểm soát vấn
đề trên nhưng không phải dễ dàng. Riêng trong vấn đề kiểm soát chi tiêu bằng
cách hạn chế doanh thu của các trường đại học có thể dẫn đến những tác dụng
phụ không mong muốn. D. Bruce Johnstone (2006) [10] cho rằng: “Tài chính
là nền tảng chi phối phần lớn ba chủ đề bao quát về chính sách GDĐH hiện
đại: chất lượng, và mối quan hệ giữa việc cấp chi phí và chất lượng ở bất cứ
khía cạnh nào của nó; sự nhập học, hay việc tìm kiếm công bằng xã hội ở
những người được hưởng lợi ích và những người phải chi trả cho GDĐH; và
hiệu quả, hay việc tìm kiếm một mối quan hệ về hiệu suất chi phí giữa các
nguồn thu nhập và các sản phẩm đầu ra”. Về việc cung cấp tài chính cho
GDĐH, cần xem xét ba vấn đề lớn: Quy mô đầu tư cho GDĐH của quốc gia,
hiệu quả và năng suất của GDĐH, các nguồn thu nhập để hỗ trợ cho GDĐH.
Trong đó, vấn đề chi phí đơn vị có sự khác biệt lớn và lạm phát trong chi phí
đôi khi tăng hơn mức bình thường.
Trong báo cáo nghiên cứu về “Hiệu quả của GDĐH công: tiếp cận hai
giai đoạn đa quốc gia”, các tác giả Joanna Wolszczak-Derlacz và Aleksandra
Parteka (2011) [22] đã đưa ra những nhận định về các yếu tố tác động đến
hiệu quả hoạt động của nhà trường sau khi tiến hành nghiên cứu 259 trường
đại học thuộc 7 quốc gia châu Âu. Nghiên cứu sử dụng hai thông số kỹ thuật
phân tích, lần đầu bao gồm hai kết quả đầu ra (ấn phẩm và số sinh viên tốt
nghiệp) và ba yếu tố đầu vào (số lượng đội ngũ, quy mô sinh viên và kinh
phí) và lần thứ hai với hai kết quả đầu ra như trên và hai đầu vào (số lượng
đội ngũ và kinh phí). Quy mô sinh viên, số lượng các khoa, nguồn kinh phí,
thành phần đội ngũ và bề dày truyền thống được tác giả cho rằng là những
8
nhân tố quyết định hiệu suất của các đơn vị. Về tài chính, mức đầu tư của các
nguồn bên ngoài cao hơn sẽ nâng cao hiệu quả của tổ chức. Các tác giả cũng
kết luận rằng, do hiệu quả khác biệt giữa các trường trong mỗi quốc gia nên
việc chỉ ra quốc gia nào có thể là chuẩn mực cho các quốc gia khác là không
khả thi. Trong “Tài chính cho GDĐH - xu hướng và vấn đề”, Arthur
M.Hauptman Arlington, Virginia đã nêu một số khái niệm vĩ mô về chính
sách tài chính GDĐH như mức độ hỗ trợ tổng thể các nguồn lực cho GDĐH,
tỷ lệ hoàn vốn, mức độ đầu tư và tham gia của nhà nước. Ông phản ánh những
quan điểm đang thay đổi trên thế giới và sự tác động đến sự phát triển của
quốc gia. Trong đó là các vấn đề yêu cầu ngày càng tăng trên cơ sở tỷ lệ hoàn
vốn đang tăng, sự tăng trưởng không đồng đều giữa quy mô đào tạo và nguồn
lực, kêu gọi tăng cường tính trách nhiệm, việc tư nhân hóa và cơ chế thị
trường. Báo cáo về “GDĐH Việt Nam - khủng hoảng và trách nhiệm” tháng
11-2008 của chương trình châu Á - Trường Harvard Kennedy, thông qua
kinh nghiệm hợp tác từ Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại Thành
phố Hồ Chí Minh (TPHCM), đã nêu lên các vấn đề gốc rễ trong khủng
hoảng GDĐH ở Việt Nam và tầm quan trọng của việc đổi mới thể chế, trong
đó vấn đề tự chủ và trách nhiệm được nêu ra như là yếu tố cơ bản. Báo cáo
cũng đề cập cơ chế trả lương cho viên chức giảng dạy. Trong “Cải cách quản
trị đại học: Khả năng tự chủ nhiều hơn?”, Tom Christensen (2011) [30] bàn
về những xu hướng cải cách quản lý công trong giáo dục qua các giai đoạn
khác nhau. Tự chủ đại học hiện nay được chuyển từ tự chủ hình thức ở cấp độ
thấp sang tự chủ thực sự ở mức cao hơn. Vấn đề này dựa trên hai yếu tố, một
là thay đổi những quan điểm về tổ chức, văn hóa và môi trường nội tại, hai là
phác thảo xu hướng cải cách nhà trường. Nhiều trường đại học đã chủ động
tìm cách khai thác các nguồn tài chính thay vì phụ thuộc vào sự bảo trợ từ tài
chính công như trước đây. Với “Tự chủ tài chính trong GDĐH” tác giả
9
Vuokko Kohtamaki (2009) [29] tiến hành nghiên cứu ở các trường thuộc tổ
chức GDĐH AMK Phần Lan, đã phân tích về mức độ tự chủ tài chính, mối
quan hệ với cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và cơ chế kiểm soát của cơ
quan quản lý với cơ sở GDĐH. Nguồn lực hoạt động và quyền tự chủ rất quan
trọng đối với trường đại học, song tự chủ tài chính là một hiện tượng phức tạp
và thuộc các quy phạm hành chính. Nghiên cứu còn đề cập mối tương quan
giữa cơ chế tự chủ nguồn lực tài chính với sự phát triển các ngành và quy mô
đào tạo của các trường.
Vào những năm 60 của thế kỷ thứ XX, hai nhà khoa học Mỹ là Robert
S. McNamara và Charles J. Hitch đã đề xuất cơ chế phân bổ và quản lý ngân
sách theo kết quả đầu ra. Tuy nhiên, nó chỉ được áp dụng rộng rãi từ những
năm 90 trở lại đây ở các nước phát triển, đặc biệt là châu Âu. Để có cái nhìn
cụ thể, có thể xem trường hợp của Ireland, các chương trình hoặc dự án
nghiên cứu phải có báo cáo giải trình với nhiều nội dung cụ thể trong đó phải
nêu được sứ mệnh hoặc mục tiêu nghiên cứu, các chỉ tiêu có thể đo lường
được gắn với mục tiêu nghiên cứu. Ý tưởng cơ bản của cơ chế phân bổ và
quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra này là Nhà nước thực hiện quản lý xã
hội theo mô hình doanh nghiệp, phải lấy kết quả để đánh giá chất lượng của
mỗi tổ chức cá nhân.
Hiện nay, Việt Nam chủ yếu phân bổ ngân sách cho đơn vị là 1 năm mà
chưa áp dụng phân bổ ngân sách theo khuôn khổ chỉ tiêu trung hạn. Trong khi
đó, các chương trình dự án nghiên cứu lớn thường đòi hỏi kỳ nghiên cứu dài.
Kinh nghiệm một số nước như Anh, Đài Loan, Australia,… cho thấy xác định
kỳ phân bổ ngân sách cho khoa học công nghệ từ 3-5 năm là hợp lý, (ICSTI –
Tổ chức quốc tế về thông tin khoa học và kỹ thuật, 1997 ; Kurt Lambeck,
2006 ; Alfred Li Peng Cheng, 2010).
10
1.1.2. Vấn đề quản lý KH&CN của một số nước trên thế giới
Philip Altbach and Jorge Balan (2008) [25] khi nghiên cứu về các mô
hình đại học nghiên cứu. Tác giả đã đưa ra yêu cầu cần thiết phải đánh giá và
công nhận đại học nghiên cứu trong hệ thông xếp hạng chung của các trường
đại học. Và việc phân loại các trường đại học thành đại học nghiên cứu loại I1,
đại học nghiên cứu loại II2, đại học đào tạo Tiến sĩ loại I3, đại học đào tạo tiến
sĩ loại II4,… có ý nghĩa quan trọng trong việc phân bổ kinh phí và định hướng
đầu tư của xã hội cho nghiên cứu khoa học trong các trường đại học.
John P.Holdren. (2010) [21] Chính sách Khoa học, Công nghệ và Đổi
mới trong Chính quyền Obama. Hội nghị thượng đỉnh Âu - Mỹ về khoa học,
Công nghệ và Tăng trưởng kinh tế bền vững Washington, DC, tháng 9/2010,
có viết về kinh nghiệm trong quản lý hoạt động Khoa học và công nghệ của
chính phủ Mỹ là không ôm đồm, trợ cấp tất cả các công trình nghiên cứu mà
khuyến khích các doanh nghiệp tự tìm thế mạnh cho mình bằng cách đạt các
tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm thông qua đầu tư vào nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ. Chính phủ cũng tạo ra hành lang pháp lý để
khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu. Việc các doanh
1
Là những trường có chương trình đạo tạo bậc cử nhân ở nhiều ngành.Những trường này gắn bó với việc
đào tạo sau đại học qua những chương trình nghiên cứu bậc tiến sĩ, nhấn mạnh vào khoa học cơ bản, có khả
năng cạnh tranh các nguồn kinh phí dành cho nghiên cứu của nhà nước.
2
Là những trường có chương trình đào tạo bậc cử nhân ở nhiều ngành. Những ngành này gắn bó với diệc
đào tạo sau đại học qua những chương trình nghiên cứu bậc tiến sĩ, có khả năng cạnh tranh các nguồn kinh
phí dành cho nghiên cứu nhà nước.
3
Là những trường có chương trình đào tạo bậc cử nhân ở nhiều ngành. Những trường này gắn bó với việc
đào tạo sau đại học qua những chương trình nghiên cứu bậc tiến sĩ, xemnghiên cứu là một chức năng quan
trọng, hàng nămcấp được 70 bằng tiến sĩ hoặc nhiều hơn.
4
Là những trường có chương trình đào tạo bậc cử nhân ở nhiều ngành. Những trường này gắn bó với việc
đào tạo sau đại học qua những chương trình nghiên cứu bậc tiến sĩ, xemnghiên cứu là một chức năng quan
trọng, cấp được dưới 70 bằng tiến sĩ một năm.
11
nghiệp đầu tư vào nghiên cứu là việc có lợi cả đôi đường: Một là bản thân các
doanh nghiệp sẽ nâng cao được chất lượng sản phẩm, có trong tay bản quyền
nghiên cứu mà rất có thể sẽ trở thành nguồn thu lợi thứ cấp khi các doanh
nghiệp khác cần đến; Hai là với đơn đặt hàng từ doanh nghiệp, các nhà nghiên
cứu sẽ có trách nhiệm hơn với nghiên cứu của mình, không ỉ lại như khi nhận
nguồn đầu tư của Chính phủ, vì nếu nghiên cứu không nghiêm túc, không
đem lại kết quả đồng nghĩa với sự tự loại mình ra khỏi cuộc chơi.
Nguyễn Thị Phương và Mai Hà, (2017) Quản lý tài trợ nghiên cứu
Khoa học công nghệ của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam [11] , khác với nhiều quốc gia, Hoa Kỳ không có Bộ KH&CN
mà chỉ có Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hoạt động KH&CN ở Hoa Kỳ chủ yếu
thông qua mô hình quỹ. Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NSF) được thành
lập bởi Đạo luật Quỹ Khoa học Quốc gia năm 1950 với nhiệm vụ thúc đẩy
tiến bộ khoa học, thúc đẩy sức khỏe, sự thịnh vượng và phúc lợi quốc gia,
đảm bảo quốc phòng. Quỹ là cơ quan thuộc Chính phủ Hoa Kỳ chuyên hỗ trợ
cho hoạt động nghiên cứu KH&CN và giáo dục trong tất cả các lĩnh vực phi y
tế về khoa học và kỹ thuật. Riêng lĩnh vực Y tế của NSF là Viện Sức khỏe
Quốc gia. Với ngân sách hàng năm khoảng 7 tỷ USD, NSF tài trợ khoảng
24% tổng số các nghiên cứu được hỗ trợ bởi Liên bang do các trường đại học
và cao đẳng ở Hoa Kỳ thực hiện. NSF có sứ mệnh tài trợ có hạn mang tính
cạnh tranh cho các đề xuất từ cộng đồng nghiên cứu. Phần lớn các khoản tài
trợ của NSF dành cho cá nhân hoặc nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu, những
người thực hiện nghiên cứu tại các trường đại học như các nhà khoa học,
giảng viên, sinh viên. Đối với hoạt động KH&CN, NSF quan tâm chủ yếu đến
kết quả đầu ra mà không khắt khe xét duyệt đầu vào, quá trình quản lý tài trợ
của NSF được thực hiện thông qua các giai đoạn như: đề xuất đề cương
nghiên cứu, bình duyệt đề cương nghiên cứu, quản lý tiến trình nghiên cứu.
12
Hoạt động nghiên cứu khoa học tại Vương quốc Anh được tài trợ thông
qua 7 hội đồng nghiên cứu Vương quốc Anh (RCUK). Nhìn chung, phương
thức hoạt động của các hội đồng là giống nhau, tuy nhiên, trong một số
trường hợp có những đặc thù riêng biệt. Kinh phí hàng năm cho RCUK
khoảng 7 tỷ GBP được cấp thông qua ngân sách nhà nước. RCUK chịu trách
nhiệm trước Quốc hội về tài trợ cho khoa học thông qua Bộ Kinh doanh,
Năng lượng và Chiến lược công nghiệp (BEIS). Đầu tư của RCUK cho hoạt
động nghiên cứu đã đưa quốc gia này trở thành đất nước có nhiều thành công
trong KH&CN. Theo thống kê từ RCUK, quốc gia này chỉ chiếm 1% dân số
thế giới nhưng hoạt động tài trợ cho KH&CN chiếm 3% toàn cầu. Kết quả tài
trợ đạt được là 8% của lượng bài báo xuất bản và 16% của lượng bài báo trích
dẫn nhiều nhất thế giới (Helen Nicblock, 2017). RCUK dành đến 64-70%
kinh phí phân bổ cho các trường đại học, trong số đó 76.2% dành cho lĩnh vực
giảng dạy, 23.8% hỗ trợ cho lĩnh vực nghiên cứu.
Theo Statista (2017), Nhật Bản chi 6,03 tỷ USD/năm cho hoạt động
khoa học và giáo dục. Nhật Bản được biết đến không chỉ là một cường quốc
về kinh tế mà còn là cường quốc về KH&CN. Không có bề dày lịch sử phát
triển KH&CN như các nước châu Âu, đối với Nhật Bản có thể nói: kinh tế
Nhật Bản mạnh cũng vì có nền KH&CN mạnh và ngược lại. Tại Nhật Bản,
Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (Ministry
of Education, Culture, Sports, Science and Technology - Japan - MEXT) và
Hiệp hội Xúc tiến Khoa học Nhật Bản (The Japan Society for the Promotion
of Science - JSPS) là hai cơ quan tổ chức và quản lý phần kinh phí liên quan
đến đông đảo người làm nghiên cứu tại Nhật Bản. Các đề tài khoa học cơ bản
tại Nhật Bản được tài trợ thông qua Quỹ tài trợ nghiên cứu khoa học do
MEXT và JSPS quản lý.
13
Úc là quốc gia chi từ ngân sách của mình 5-6 tỷ AUD/năm cho các dự
án KH&CN. Ngân sách này chiếm khoảng 5% tổng sản lượng quốc gia
(GDP). Cũng giống mô hình của nước Anh, hai cơ quan chịu trách nhiệm
quản lý các dự án và tài trợ ngân sách nghiên cứu khoa học tại Úc là Hội đồng
Y khoa quốc gia (National Health and Medical Research Council - NHMRC)
và Hội đồng Nghiên cứu khoa học quốc gia (Austrailia Research Council -
ARC). Hai cơ quan này gọi chung là “Council” (Hội đồng) có trách nhiệm
cấp và quản lý kinh phí đều không trực thuộc các Bộ, Chủ tịch và các thành
viên trong Hội đồng là các nhà khoa học làm việc bán thời gian và không
hưởng lương. Điều hành công việc là nhóm cán bộ hành chính do nhà nước
tuyển dụng và có lương. Các quan chức Nhà nước từ các Bộ hầu như không
dính dáng và không can thiệp vào quản lý và phân phối tài trợ của ARC và
NHMRC. Với số tiền lớn như trên, hệ thống tài trợ và quản lý ngân sách đóng
một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm đầu tư cho khoa học đem lại lợi ích
cho kinh tế-xã hội Úc.
1.1.3. Vấn đề về quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ
tại Việt Nam
Theo Đăng Minh, 2015, Việt Nam duy trì mức đầu tư cho hoạt động
KH&CN từ Ngân sách nhà nước (chưa tính kinh phí sự nghiệp môi trường và
an ninh, quốc phòng) với tỷ lệ khoảng 1,36 - 1,59% tổng chi ngân sách nhà
nước thông qua hai cơ quan là Bộ Khoa học và Công nghệ - cơ quan quản lý
chi sự nghiệp hoạt động KH&CN và Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan quản
lý chi đầu từ phát triển KH&CN. Tỷ trọng lớn đầu tư cho KH&CN ở Việt
Nam chủ yếu là từ nguồn NSNN nên tổng mức đầu tư xã hội cho KH&CN
của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước. Hơn nữa, nguồn ngân sách
nhà nước dành cho hoạt động KH&CN lại được ưu tiên phân bổ nhiều hơn
cho hệ thống các viện nghiên cứu quốc gia. Điều này xuất phát từ một đặc
14
điểm đó là tại Việt Nam tồn tại hai hệ thống cơ quan lớn của Nhà nước cùng
được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực KH&CN, đó là hệ thống
các viện nghiên cứu và hệ thống các trường đại học. Mặc dù cả trường đại học
và viện nghiên cứu cùng tham gia thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, hệ thống
các viện nghiên cứu vẫn nhận được nhiều nguồn ngân sách nhà nước hơn cho
các hoạt động của mình.
Bài “vấn đề đầu tư và vốn cho khoa học và công nghệ ở nước ta” của
Nguyễn Mậu Trung (2011) [31] đã tổng kết lại các nguồn vốn cơ bản từ
NSNN cho KH&CN, thực trạng sử dụng vốn NSNN, một số cơ chế tạo vốn
đầu tư cho KH&CN trong các doanh nghiệp và nêu ra một số giải pháp để
tăng cường hiệu quả hoạt động KH&CN…. Bài viết đưa ra một số trường hợp
cụ thể như: ngân sách nhà nước bố trí cho KH&CN chiếm 2% tổng chi ngân
sách nhưng việc phân bổ tồn tại nhiều bất cập, ách tắc dẫn đến tỷ lệ thực chi
cho hoạt động KH&CN vẫn hình thức, không hiệu quả. Với trên 1200 tổ chức
KH&CN, nhưng các tổ chức KH&CN và các nhà khoa học chủ yếu nghiên
cứu KH&CN theo sự chỉ đạo của nhà nước, dùng kinh phí của nhà nước và
nộp sản phẩm cho nhà nước để hưởng tiền lương, tiên công; Bên cạnh đó, nhà
nước cho phép hình thành các quỹ để hỗ trợ đầu tư cho KH&CN, ưu đãi về
thuế đối với hoạt động KH&CN, ra chủ trương chuyển đổi về tổ chức và hoạt
động trong KH&CN. Nguyễn Mậu Trung đã đề xuất một số giải pháp sau:
nâng cao nhận thức cho toàn dân; Có quy chế phân bổ và sử dụng đúng đủ và
triệt để kinh phí được phân bổ; có chính sách khuyến khích chuyển đổi về tổ
chức và hoạt động trong KH&CN sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Mở rộng
xã hội hóa thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách cho hoạt động KH&CN;
Tổ chức kiểm điểm thực hiện nghị quyết TW2 và kết quả thực hiện luật
KH&CN cũng như các văn bản liên quan khác.
15
Tác giả Bùi Thiên Sơn (2010) [4], “Tổng quan về định hướng chi tiêu
nguồn tài chính cho quá trình phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đến
năm 2020 và một số khuyến nghị” đã nhận định “công tác tài chính có vai trò
quan trọng để tạo đột phá cho phát triển Khoa học và công nghệ quốc gia”.
Những đánh giá cụ thể về mặt thu và chi ngân sách cho hoạt động khoa học
và công nghệ còn nhiều bất cập. Tác giả đã chỉ ra một số thực trạng trong
quản lý tài chính và có dẫn chứng bằng số liệu điều tra như năm 2008, có
nhiều nơi các nhà khoa học mất đến 60% số thời gian để giải trình thuyết
minh và ngân sách kinh phí đề tài được phê duyệt. Điều này cho thấy chính
sách quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ còn nhiều hạn
chế, cần có các giải pháp phù hợp hơn cho sự phát triển Khoa học và công
nghệ.
Một nghiên cứu khác liên quan đến quản lý tài chính trong lĩnh vực
KH&CN của tác giả Trần Ngọc Hoa (2012) “Hoàn thiện thiết chế tự chủ của
tổ chức khoa học và công nghệ nghiên cứu trường hợp của tổ chức R&D có
sử dụng ngân sách nhà nước” [15] đã đề cập đến cơ chế tự chủ về ngân sách
trong hoạt động nghiên cứu và phát triển tự chủ của tổ chức KH&CN về vấn
đề tài chính chỉ là một nội dung trong đó, do vậy nghiên cứu mới chỉ đề cập
đến một khía cạnh trong công tác quản lý và sử dụng nguồn ngân sách của
nhà nước trong các tổ chức R&D. Bài báo chưa nêu ra được những vấn đề về
nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN và các thủ tục gây khó khăn cho
các nhà khoa học.
Bài báo “Cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ ở Việt
Nam: một số hạn chế và giải pháp hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Hồng Sơn
(2012) [12] chỉ ra một số hạn chế của cơ chế tài chính hiện hành cho hoạt
động KH&CN gồm: cơ chế huy động, cơ chế phân bổ vấn đề sử dụng nguồn
lực tài chính. Tác giả đưa ra một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính cho
16
hoạt động KH&CN theo 2 hướng là: tài cấu trúc khu vực đầu tư công và duy
trì các khuyến khích nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ
chức, cá nhân chủ trì thực hiện. Bài viết phân tích khá rõ nét về thực trạng cơ
chế quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN ở nước ta hiện nay đồng thời
cũng đóng góp một số giải pháp nhằm tăng hiệu quả quản lý cũng như hoạt
động nghiên cứu. Tuy nhiên, đó là những giải pháp vĩ mô mà tác giả hướng
tới một cơ chế chung.
GS.TS Mai Ngọc Cường, chủ nhiệm đề tài cấp bộ “Hoàn thiện cơ chế
chính sách tài chính cho hoạt động Khoa học và công nghệ trong các trường
đại học tại Việt Nam” năm 2014, đã phân tích các số liệu tài chính dành cho
hoạt động KH&CN, nêu ra các hạn chế trong công tác phân bổ, quản lý sử
dụng và thanh quyết toán NSNN cho hoạt động KH&CN. Nghiên cứu đã chỉ
ra một số vấn đề thực trạng tài chính cho hoạt động KH&CN gồm: Tỷ lệ đầu
tư từ ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN còn thấp; Việc phân bổ
nguồn kinh phí này cho các nhiệm vụ của ngành KH&CN còn dàn trải làm
cho hiệu quả sử dụng vốn chưa cao; Thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp
KH&CN còn nhiều bất cập.
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thu Hà (2016) “Một số vấn đề về cơ
chế tài chính đối với hoạt động khoa học và Công nghệ ở Việt Nam” [14] về
vấn đề vì sao khu vực doanh nghiệp hiện nay đầu tư thấp cho KH&CN, mặc
dù nhận được rất nhiều những khuyến khích về mặt tài chính trực tiếp cũng
như cơ chế. Từ câu hỏi đó, tác giả cũng đưa ra một số nguyên nhân chính cho
câu hỏi trên: thứ nhất, nhu cầu đầu tư cho KH&CN của các doanh nghiệp Việt
Nam chưa lớn, do đặc điểm của mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, trong
đó các ngành cần nhiều vốn và lao động. Và lợi thế cạnh tranh không dựa trên
chất lượng vượt trội của sản phẩm mà dựa trên cơ sở chi phí lao đông thấp do
đó nhu cầu đầu tư cho KH&CN là không lớn; Thứ hai, có những doanh
17
nghiệp có nhu cầu nhưng chưa đủ tiềm lực về tài chính để đầu tư cho hoạt
động KH&CN. Thứ ba, một số doanh nghiệp có đủ tiềm lực về tài chính và có
nhu cầu nhưng khả năng đáp ứng của các tổ chức KH&CN trong nước còn
hạn chế.
Nghiên cứu của tập thể tác giả Nguyễn Thị Minh Nga, Phạm Quang
Trí, Phạm Hồng Trang (2016) “Chính sách phát triển tiềm lực khoa học và
công nghệ trong các trường đại học Việt Nam” [13] đã hệ thống hóa các chính
sách phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong các trường đại học Việt
Nam hiện hành và từ đó đề xuất bổ sung một số chính sách như: Hỗ trợ phát
triển nhân lực nghiên cứu khoa học trong các trường đại học thông qua hỗ trợ
các nhà khoa học trẻ và tăng cường lưu chuyển nhân lực KH&CN giữa các
khu vực (viện nghiên cứu – trường đại học – doanh nghiệp) để các nhà nghiên
cứu có cơ hội nâng cao năng lực nghiên cứu đồng thời tránh hiện tượng lý
thuyết không gắn liền với thực tiễn; Tăng nguồn thu cho hoạt động KH&CN
trong các trường đại học thông qua đa dạng hóa các nguồn tài chính và tăng
cường sử dụng phương thức tài trợ cạnh tranh trong nghiên cứu;
Nghiên cứu của tác giả Hoàng Xuân Long và Hoàng Lan Chi (2017)
“Một số giải pháp gắn kết nghiên cứu với đào tạo trên thế giới” [9] đã chỉ ra
một số giải pháp như tập trung xây dựng một số đại học nghiên cứu, tăng
cường gắn kết đào tạo đại học và trên đại học và nghiên cứu khoa học trong
đội ngũ cán bộ giảng dạy ở các trường đại học; Tăng cường nghiên cứu khoa
học trong sinh viên học viên cao học, nghiên cứu sinh, sau tiến sĩ; Phát triển
tổ chức nghiên cứu và phát triển trong trường đại học; Tăng cường hoạt động
đào tạo của các viện nghiên cứu và cán bộ nghiên cứu; phát triển nghiên cứu
viện - trường - doanh nghiệp;
18
Viết về “Đại học nghiên cứu” (ĐHNC), tác giả Trương Quang Học
(2009) [16] cũng chỉ ra những đặc trưng cơ bản sau:
- Quy mô lớn, tính liên ngành cao. Thường có hàng trăm mã ngành/
chương trình đào tạo trong trường ĐHNC. Chẳng hạn: Đại học Callifornia,
Mĩ có gần 600 chương trình đào tạo ở cả ba bậc, cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ;
Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc có hơn 100 chương trình đại học, 158
chương trình thạc sĩ và 114 chương trình tiến sĩ,...;
- Tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao: Các trường đại học có tính tự
chủ cao, họ gần như quyết định mọi hoạt động của nhà trường: tổ chức nhân
sự, quản lý, học thuật, cơ sở vật chất, tài chính,... Đặc điểm này tập trung cao
nhất trong hệ thống giáo dục ở Mỹ;
- Hoạt động chủ yếu của đội ngũ cán bộ là NCKH và giảng dạy. Đối
với các cán bộ giảng dạy đại học, bên cạnh hoạt động đào tạo, hoạt động
NCKH là hoạt động bắt buộc. Tỷ lệ thời gian dành cho các hoạt động này
khác nhau tùy loại trường. Ở các ĐHNC của Hoa Kỳ, khoảng 1/2 thời gian
dành cho công tác NCKH và cứ sau 5 năm mỗi cán bộ có 1-2 học kỳ để bồi
dưỡng NCKH. Qua nghiên cứu, đội ngũ cán bộ giảng dạy luôn có cơ hội
thăng tiến (cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ, cũng như học vị, học hàm
và đi đôi với các điều này là chế độ đãi ngộ);
- Đội ngũ cán bộ có chất lượng cao và có quyền tự chủ cao trong hoạt
động, đặc biệt là trong NCKH. Chẳng hạn: Trường Đại học Bắc Carolina
(Hoa Kỳ) có 7.400 cán bộ, trong đó có 1.975 cán bộ giảng dạy - là những
người dẫn đầu quốc gia trong NCKH và giảng dạy với 10 viện sĩ Hàn lâm
khoa học Quốc gia, 10 viện sĩ Hàn lâm công nghệ Quốc gia và hơn 400 thành
viên của Viện Hàn lâm là các thầy giáo xuất sắc. Đại học Seoul (Hàn Quốc)
19
có 971 giáo sư, 500 phó giáo sư; 80% số lượng tiến sĩ của trường được đào
tạo từ Hoa Kỳ;
- Kinh phí NCKH lớn và chủ yếu có từ các nguồn bên ngoài (chiếm tỉ
lệ lớn hơn hoặc bằng 50% tổng thu nhập của trường). Kinh phí NCKH trung
bình các đại học của Mỹ là 100 triệu USD/năm (Đại học North Carolina
State: 350 triệu USD/năm; Trung tâm Nghiên cứu Ung thư, Đại học Texas:
300 triệu USD/năm; Đại học Seoul: 100 triệu USD/năm);
- Các điều kiện nghiên cứu đầy đủ về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và
thông tin;
- Số lượng sinh viên sau đại học (đặc biệt là nghiên cứu sinh) lớn và là
lực lượng nghiên cứu quan trọng của trường (thường chiếm tỉ lệ lớn hơn
hoặc bằng 50%/tổng số sinh viên của trường);
1.1.4. Khoảng trống trong nghiên cứu
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nước ngoài đề cập đến vấn đề
cơ chế, chính sách về tài chính đối với các trường đại học. Các nghiên cứu đã
dựa trên hai nguyên lý cơ bản là: nguyên lý về tài chính công trong lĩnh vực
giáo dục và nghiên cứu về quản lý tài chính trong các trường đại học. Các
nghiên cứu đã làm rõ một khuôn khổ lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về
quản lý tài chính của các trường đại học và của các nước trên Thế giới. Tuy
nhiên, đây là những mô hình tại những trường đại học của các nền kinh tế
phát triển, vì vậy chưa hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam và đặc
biệt là đối với các trường ĐHCL điển hình đặc thù như Đại học Quốc gia Hà
Nội.
Đối với các công trình nghiên cứu trong nước, phần lớn đã nêu lên
được những thực trạng về quản lý tài chính nói chung và quản lý tài chính
trong hoạt động khoa học và công nghệ nói riêng. Có những nghiên cứu khá
20
tổng quan nhằm đóng góp cho cơ chế hiện hành, có những nghiên cứu viết về
nguồn tài chính cho hoạt động công nghệ. Tuy nhiên chưa có một công trình
nào nghiên cứu cụ thể nào về quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công
nghệ đối với một mô hình đặc thù như Đại học Quốc gia Hà Nội và tiếp cận
theo hướng đi sâu phân tích quản lý tạo lập các nguồn thu và thực hiện các
khoản chi, từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu chi trong hoạt
động Khoa học và công nghệ. Do đó việc làm rõ được thực trạng công tác
quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại ĐHQGHN, từ đó đề
ra được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong hoạt
động khoa học công nghệ tại ĐHQGHN là rất cần thiết được nghiên cứu.
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN
1.2.1. Các khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm hoạt động khoa học và công nghệ
Theo Luật Khoa học và Công nghệ, 2013: Hoạt động khoa học và công
nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực
nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công
nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa
học và công nghệ.
1.2.1.2. Khái niệm về quản lý tài chính:
- Quản lý: là một hành vi của chủ thể, được biểu hiện thông qua việc
xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra điều chính các hoạt
động nhằm đạt được những mục đích của chủ thể đề ra.
- Tài chính: là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình
phân phối các nguồn tài chính bằng việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ
đáp ứng yêu cầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể xã hội.
21
Với quan điểm về tài chính như trên, có thể thấy biểu hiện “vật chất”
bên ngoài của tài chính - là các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ; Bản chất bên
trong của tài chính là các quan hệ kinh tế phân phối của cải dưới hình thức giá
trị; Từ đó nhận thức rằng, quản lý tài chính trước hết là quản lý các nguồn tài
chính, quản lý các quỹ tiền tệ, quản lý việc phân phối các nguồn tài chính,
quản lý việc tạo lập, phân bổ và sử dụng các quỹ tiền tệ một cách chặt chẽ ,
hợp lý, có hiệu quả theo mục đích đã định. Đồng thời, quản lý tài chính cũng
thông qua các hoạt động kinh tế kể trên để tác động có hiệu quả nhất tới việc
xử lý các mối quan hệ kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình phân phối các
nguồn tài chính, trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ
thể trong xã hội.
Theo học thuyết về quản lý của các nhà quản trị học hiện đại như:
Taylor, Herry Fayol, Harold Koontz, … có thể khái quát: quản lý là tác động
có ý thức, bằng quyền lực, theo yêu cầu của chủ thể quản lý tới đối tượng
quản lý để phối hợp các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức trong
môi trường biến đổi. Theo học thuyết quản lý tài chính của mình, Era
Solomon cho rằng: “Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phải ánh
chính xác tình trạng tài chính của một đơn vị để phân tích điểm mạnh, điểm
yếu của nó và lập các kế hoạch hành động, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính,
tài sản cố định và nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm đạt được mục tiêu
cụ thể tăng giá trị cho đơn vị đó”.
Quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN trong các trường đại học
công lập là tổng thể các biện pháp, các hình thức tổ chức quản lý quá trình tạo
lập, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính trong hoạt động KH&CN trong
các trường đại học công lập.
1.2.1.3. Khái niệm về hiệu quả quản lý tài chính
22
Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả kinh tế phản ánh quan hệ so
sánh giữa kết quả đạt được so với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả. Hiệu quả
quản trị tài chính được hiểu là mức độ đạt được mục tiêu quản lý tài chính so
với yêu cầu đặt ra. Hiệu quả quản lý tài chính cao khi quản lý tài chính thực
hiện được mục tiêu tối đa hoá lợi ích của đơn vị và ngược lại, tất cả đều nhằm
đến mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa giá trị cho đơn vị.
Cách tiếp cận của tác giả:
Chu trình quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN trong các trường
đại học công lập bao gồm các bước cơ bản sau:
- Lập dự toán tài chính: việc này được thực hiện dựa trên quy mô cung
ứng dịch vụ, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, xây dựng kế hoạch tài chính, bao
gồm quản lý hành chính, mua sắm, sửa chữa, nghiệp vụ chuyên môn, xây
dựng cơ bản,...
- Tổ chức thực hiện: Bao gồm các hoạt động tạo nguồn thu và thực
hiện các khoản chi kịp thời theo kế hoạch đảm bảo kế hoạch của đơn vị;
- Quyết toán kinh phí: Đây là khâu cuối cùng của quá trình sử dụng
kinh phí. Người quản lý và thực chi cần phản ánh đầy đủ các khoản chi vào
báo cáo quyết toán ngân sách đúng chế độ báo cáo về biểu mẫu, thời gian, nội
dung và các khoản chi tiêu,... Trên cơ sở báo cáo quyết toán, người quản lý
phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi tiêu, rút ra ưu nhược điểm
trong quá trình quản lý, làm cơ sở lập kết hoạch sâu sát hơn.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát: Việc thực hiện kế hoạch không phải
bao giờ cũng đúng như dự kiến, đòi hỏi người quản lý phải có sự kiểm tra
thường xuyên để nắm bắt tình hình tài chính. Việc kiểm tra này có thể bao
gồm cả hoạt động kiểm toán độc lập.
23
Hiện nay, hầu hết các công trình nghiên cứu khi nghiên cứu về quản lý
tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập và các trường đại
học đều đi theo các bước nêu trên, theo đó tập trung nhiều quản lý tài chính
nguồn từ NSNN giao cho đơn vị và việc thực thi, tuân thủ các quy định của
Nhà nước trong việc quản lý nguồn kinh phí từ NSNN giao. Tuy nhiên, trong
khuôn khổ luận văn này, không đi theo hướng nghiên cứu việc tăng cường
quản lý/ tuân thủ các quy trình quy định trong quản lý tài chính hoạt động
khoa học công nghệ mà tập trung phân tích vào hiệu quả quản lý tài chính
trong hoạt động khoa học công nghệ, cụ thể là việc tạo lập nguồn thu và thực
hiện quản lý các khoản chi trong hoạt động KH&CN tại ĐHQGHN. Chú
trọng đến tăng phân tích các khoản thu, đặc biệt là khoản thu ngoài NSNN.
1.2.2. Nguyên tắc quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN
Quản lý tài chính trong hoạt động KHCN không chỉ có vai trò quan
trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức mà còn ảnh
hưởng đến các vấn đề Quản lý tài chính chung của Nhà nước và ảnh hưởng
đến lợi ích của xã hội trong việc thụ hưởng các sản phẩm dịch vụ do tổ chức
đó cung cấp, do đó việc quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN cần tuân
thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:
Một là, nguyên tắc công khai, minh bạch
Công khai là một khái niệm có tính lịch sử, sự phát triển của nó là tiền
đề, là điều kiện tiên quyết của sự dân chủ trong hoạt động xã hội của loài
người. Nghĩa chung của thuật ngữ “công khai” là không dấu diếm, bí mật mà
phải cho mọi người cùng biết. Thuật ngữ “Công khai” thường đi cùng với
thuật ngữ “Minh bạch” có nghĩa là công khai phải rõ ràng cụ thể, mọi người
đều có thể hiểu được sự kiện, nội dung công khai. Với ý nghĩa như vậy, công
khai minh bạch luôn được sử dụng như là một biện pháp hữu hiệu để phòng
24
chống các hành vi tiêu cực trong các hoạt động có tổ chức, đặc biệt là hoạt
động của các cơ quan được trao quyền lực công.
Công khai minh bạch sẽ tạo điều kiện cho mọi người cũng như toàn xã
hội được tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước. Với việc công
khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, người dân sẽ dễ
dàng ý thức được các quyền và nghĩa vụ của mình để chủ động thực hiện theo
các quy định của pháp luật, đồng thời cũng đòi hỏi cơ quan nhà nước và các
cán bộ, công chức nhà nước thực hiện đúng các quy định của pháp luật, bời
mọi hành vi vi phạm, sách nhiễu hay lợi dụng chức trách để tư lợi đều có thể
bị phát hiện và xử lý.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của nguyên tắc công khai, minh bạch
như vậy, nên trong quản lý tài chính nói chung và quản lý tài chính trong hoạt
động KH&CN nói riêng cần phải tuân thủ nguyên tắc này.
Hai là, nguyên tắc trọn vẹn và đầy đủ
Đây là nguyên tắc quan trọng, yêu cầu tất cả các khoản chi đều phải
được thực hiện theo đúng định mức và có kế hoạch. Các khoản chi đều phải
được phản ánh trung thực đầy đủ. Nguyên tắc này nhằm hạn chế tình trạng để
ngoài ngân sách các khoản chi thuộc NSNN, dẫn đến tình trạng lãng phí trong
sử dụng vốn NSNN.
Bà là, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả:
Đây là nguyên tắc luôn được yêu cầu trong mọi quá trình quản lý đặc
biệt là trong quản lý tài chính. Nguồn lực tài chính là có hạn và nhu cầu là vô
hạn, các đơn vị cần phân bổ và sử dụng sao cho có hiệu quả nhất và đúng các
quy định của nhà nước đề ra. Để thực hiện được nguyên tắc này, các đơn vị sử
dụng NSNN cần phải làm tốt và đồng bộ một số nội dung sau:
25
Thứ nhất, xây dựng các định mức tiêu chuẩn chi phù hợp với từng
nhiệm vụ, từng đối tượng, đồng thời phải bảo đảm tính thực tiễn.
Thứ hai, thiết lập các hình thức cấp phát đa dạng, từ đó lựa chọn ra
hình thức cấp phát ưu tiên đối với từng nhiệm vụ, từng đối tượng một cách
phù hợp nhất.
Thứ ba, lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các nhóm nhiệm vụ, các nhóm hoạt
động phù hợp sao cho tổng kinh phí có hạn nhưng khối lượng công việc vẫn
hoàn thành và đạt chất lượng cao.
1.3. Nộidung, đặc điểm và các nhân tố ảnh hƣởng của quản lý tài chính
trong hoạt động khoa học và công nghệ.
1.3.1. Nội dung
1.3.1.1. Quản lý tạo lập nguồn thu trong hoạt động KH&CN
Nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN rất đa dạng, bao gồm: nguồn
từ ngân sách nhà nước (NSNN), từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, cả
trong nước và ngoài nước.
Đầu tư tài chính từ ngân sách nhà nước cho KH&CN là quá trình
phân phối sử dụng một phần vốn NSNN để duy trì, phát triển hoạt động
KH&CN theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp. Đây chính là thực hiện sự
phân bổ nguồn tài chính của nhà nước cho hoạt động KH&CN. Nguồn tài
chính này không chỉ đơn thuần là cung cấp tiềm lực tài chính nhằm duy trì,
củng cố các hoạt động KH&CN mà còn có tác dụng định hướng điều chỉnh
các hoạt động nghiên cứu phát triển KH&CN theo đường lối chủ trương của
Nhà nước. Nguồn tài chính từ NSNN phục vụ cho các hoạt động KH&CN
trong các lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên thực hiện nhiệm vụ nâng cao lợi ích xã
hội; Thực hiện nghiên cứu cơ bản có định hướng trong các lĩnh vực hoa học;
Duy trì và phát triển tiềm lực KH&CN; Cấp cho các quỹ phát triển KH&CN
26
của nhà nước; Xây dựng cơ cở vật chất - kỹ thuật, đầu tư chiều sâu cho các tổ
chức nghiên cứu và phát triển của nhà nước; Trợ giúp cho doanh nghiệp thực
hiện nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên
trọng điểm.
Đối với nguồn kinh phí từ NSNN cấp gồm hai nguồn: là nguồn kinh
phí tự chủ (nguồn thường xuyên) và nguồn kinh phí không tự chủ (nguồn thực
hiện các đề tài, dự án, đề án khoa học công nghệ). Đối với nguồn kinh phí tự
chủ: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính đối với các
khoản chi thường xuyên, thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi
quản lý, chi tổ chức hoạt động và bộ máy nghiên cứu KH&CN, nhưng tối đa
không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Đối với kinh phí không tự chủ (kinh phí NSNN giao thực hiện các
nhiệm vụ khoa học công nghệ): đây là kinh phí được giao thực hiện nhiệm vụ
KH&CN theo hình thức kinh phí được giao khoán5 hoặc kinh phí không được
giao khoán6. Sau khi các nhiệm vụ đã được thông qua ở Hội đồng tuyển
5 Các khoản kinh phí giao khoán gồm: chi tiền công, thù lao cho cán bộ khoa học, cán bộ kỹ thuật thực hiện
các nội dung nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chi thù lao chuyên gia nhận xét, phản biện, đánh
giá (trong và ngoài nước); chi tiền công lao động khác thamgia trực tiếp thực hiện đề tài, dự án; Chi về vật t-
ư, hóa chất nguyên, nhiên, vật liệu cần thiết (đã có định mức kinh tế - kỹ thuật do các Bộ, ngành chức năng
ban hành) cho thí nghiệm, thử nghiệm; chi mua tài liệu, tư liệu, số liệu quan trắc, số liệu điều tra, sách, tạp
chí tham khảo, tài liệu kỹ thuật, bí quyết công nghệ, tài liệu chuyên môn, dụng cụ, vật rẻ tiền mau hỏng, bảo
hộ lao động,... phục vụ trực tiếp cho công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của đề tài, dự án;
Các khoản chi: hỗ trợ đào tạo, chuyển giao công nghệ, chuyển giao kết quả nghiên cứu; chi công tác phí
trong nước; chi đoàn vào; chi hội nghị, hội thảo khoa học của đề tài, dự án; chi văn phòng phẩm, in ấn, thông
tin, liên lạc; chi dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài; chi biên soạn và in ấn sách chuyên khảo để phổ biến trong
khuôn khổ của đề tài, dự án; phí đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ (nếu có); chi hoạt động quảng cáo, tiếp thị, xúc tiến thương mại đối với sản phẩmcủa đề
tài, dự án (đối với các đề tài, dự án có các hoạt động này và được bố trí trong dự toán do cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt); Một số khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ của đề tài, dự án.
6 Các khoản kinh phí không giao khoán gồm có: Chi về vật tư, hóa chất, nguyên nhiên vật liệu (không có
định mức kinh tế - kỹ thuật do các Bộ, ngành chức năng ban hành) cho thí nghiệm, thử nghiệmphục vụ yêu
cầu nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của đề tài, dự án; Chi đoàn ra (nếu có); Chi mua sắm mới
tài sản cố định thiết yếu, chi sửa chữa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu khoa học
27
chọn/giao trực tiếp (Hội đồng khoa học xét tuyển đầu vào) và Hội đồng thẩm
định kinh phí thì các nhiệm vụ này sẽ được giao và phân bổ kinh phí thực
hiện. Đối với những nhiệm vụ kéo dài trong nhiều năm tài chính (từ 2 năm trở
lên), thì kinh phí năm trước chưa thực hiện hết sẽ được chuyển tiếp sang năm
sau. Trường hợp kinh phí không sử dụng do không thực hiện nội dung công
việc thì không được tính là kinh phí tiết kiệm và phải nộp trả ngân sách nhà
nước. Trường hợp kinh phí chênh lệch là kinh phí tiết kiệm thì được xử lý
như sau:
Về nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho hoạt động
KH&CN, phát triển KH&CN đem lại lợi ích thiết thực cho cá nhân và toàn xã
hội. Khi các sản phẩm KH&CN có tính xã hội thì các tổ chức, doanh nghiệp,
cá nhân và cộng đồng đều có trách nhiệm quan tâm góp sức lực, trí tuệ, tiền
của để phát triển hoạt động KH&CN. Vì vậy, quan tâm đến vấn đề phát triển
hoạt động KH&CN là quyền lợi và trách nhiệm của toàn xã hội nhằm thực
hiện mục tiêu xã hội hóa KH&CN, đa dạng hóa các nguồn tài chính đầu tư
cho hoạt động KH&CN thực hiện phương châm “nhà nước và nhân dân cùng
làm”. Về cơ cấu, nguồn tài chính ngoài NSNN đầu tư cho hoạt động
KH&CN:
- Thứ nhất là từ doanh nghiệp, cụ thể là doanh nghiệp dành một phần
vốn để đầu tư phát triển hoạt động KH&CN nhằm đổi mới công nghệ và nâng
cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Vốn đầu tư phát triển KH&CN của doanh
nghiệp được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Thông thường, doanh
nghiệp lập quỹ phát triển KH&CN để chủ động đầu tư phát triển KH&CN;
và phát triển công nghệ của đề tài, dự án; Chi thuê, khấu hao (nếu có) máy móc, thiết bị, nhà xưởng tham gia
thực hiện đề tài, dự án.
28
- Thứ hai là quỹ phát triển KH&CN của tổ chức, cá nhân, được hình
thành từ các nguồn như vốn đóng góp của các tổ chức cá nhân sáng lập,
không có nguồn gốc từ NSNN; Các khoản đóng góp tự nguyện, hiến tặng, của
các cá nhân, tổ chức; Vốn liên doanh liên kết với các tổ chức khác;
- Thứ ba là nguồn vốn vay ngân hàng, các tổ chức KH&CN vay vốn từ
ngân hàng để thực hiện các chương trình đề tài theo nguyên tắc hoàn trả với
mức lãi suất hợp lý;
- Thứ tư là nguồn tài chính từ các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các tổ chức quốc tế như Tổ chức
phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát
triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Nhật Bản (JB)… thường dành nguồn tài
chính đáng kể để tài trợ cho nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, còn có các nguồn tài chính ngoài NSNN khác thông qua các
hoạt động chuyển giao các kết quả nghiên cứu, cho thuê địa điểm, các hoạt
động dịch vụ khoa học công nghệ,…
Mỗi một nguồn tài chính có đặc điểm sở hữu và vận động riêng, vì vậy
việc huy động các nguồn tài chính đó cần có phương thức, biện pháp riêng.
Quản lý việc huy động nguồn tài chính đối với hoạt động khoa học công nghệ
là đưa ra các quyết định lựa chọn về quy mô nguồn lực cần huy động, cơ cấu
nguồn lực tài chính cần huy động và tổ chức quản lý kết quả huy động. Tất cả
những quyết định trên phải giải quyết giữa mối quan hệ tài chính với việc
thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển khoa học công nghệ của tổ chức;
1.3.1.2. Quản lý chi trong hoạt động KH&CN
Các khoản chi cho hoạt động khoa học công nghệ gồm: (i) Chi cho tổ
chức hoạt động và bộ máy nghiên cứu KH&CN (một bộ phận của chi thường
xuyên); (ii) Các khoản chi thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ theo đơn
29
đặt hàng của nhà nước, các địa phương, các tổ chức, cá nhân; (iii) Chi đầu tư
cho hoạt động khoa học công nghệ; (iv) chi các chương trình dự án (nếu có).
1.3.1.3. Phân phốikết quả tài chính
Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản
nộp khác theo quy định; phần kinh phí tiết kiệm chi, chênh lệch thu lớn hơn
chi của tất cả các hoạt động tại đơn vị, bao gồm cả hoạt động KH&CN (không
tính đến kinh phí không tự chủ chuyển tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN vào
năm sau và kinh phí tiết kiệm); đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:
 Đối với các đơn vị sự nghiệp do nhà nƣớc bảo đảm toàn bộ kinh
phí chi thƣờng xuyên:
+ Chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, tổng mức chi trả thu
nhập trong năm của đơn vị tối đa tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương cấp
bậc, chức vụ do nhà nước quy định;
+ Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu
quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng
cụ thể do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn
vị;
+ Chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả
trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên
chế thực hiện tinh giản biên chế. Mức chi cụ thể do Thủ trưởng đơn vị quyết
định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;
+ Chi tăng cường cơ sở vật chất của đơn vị;
30
+ Đối với đơn vị xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định, có
thể lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm thu nhập cho người lao
động.
Đơn vị sự nghiệp không được chi trả thu nhập tăng thêm từ các nguồn
kinh phí không thường xuyên.
 Đối với các đơn vị đảm bảo một phần chi hoạt động và tự đảm
bảo chi hoạt động
- Đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động:
+ Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
+ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo nhưng tối đa không
quá 3 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định
sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy
định;
+ Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu
nhập. Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá
3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong
năm;
- Đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động:
+ Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
+ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;
+ Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu
nhập. Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa không
31
quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện
trong năm.
Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự
nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm bằng hoặc nhỏ hơn
một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm, đơn vị được sử dụng để
trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, trích lập 4 quỹ: Quỹ dự phòng ổn
định thu nhập, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự
nghiệp, trong đó, đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa
không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực
hiện trong năm. Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng
đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Đơn vị sự nghiệp không được chi trả thu nhập tăng thêm và trích lập
các quỹ từ các nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên.
1.3.2. Đặc điểm quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN
Về bản chất, hoạt động tài chính đối với các đơn vị có hoạt động khoa
học và công nghệ cũng có những điểm giống như QLTC ở các doanh nghiệp.
Ví dụ, trong dài hạn, các trường cần cân bằng chi phí đầu vào với kết quả đầu
ra; Trong hoạt động, các tổ chức cũng phải chịu tác động của quy luật thị
trường về quan hệ cung cầu, sự cạnh tranh, rủi ro, lợi nhuận, sự gia tăng của
giá cả…
Tuy nhiên, quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN có những điểm
khác biệt so với QLTC ở những hoạt động và chủ thể khác. Sự khác biệt đó
bắt nguồn từ đặc điểm hoạt động và kết quả đầu ra của hoạt động KH&CN.
Vì đầu tư của của các tổ chức KH&CN là để tạo ra những giải pháp, phát
32
minh, sáng chế KH&CN được áp dụng vào đời sống thực tiễn - sản phẩm đòi
hỏi trí tuệ cao, do đó mà nguồn tài chính của đơn vị phụ thuộc rất nhiều vào
danh tiếng của đơn vị trong hoạt động KH&CN, chất lượng sản phẩm đầu ra
và đội ngũ nghiên cứu hiện có. Bởi nếu không sử dụng hiệu quả các nguồn
lực này, sẽ làm giảm sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội cũng như Nhà nước đối
với đơn vị. Do đó, để bảo vệ danh tiếng, đòi hỏi các đơn vị sử dụng hiệu quả
các khoản kinh phí và tạo ra những sản phẩm thật sự chất lượng.
Thứ hai, Quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN hướng tới mục
tiêu giải quyết hài hòa các mặt lợi ích giữa “người đặt hàng” sản phẩm
KH&CN - người trả chi phí với “người nhận đặt hàng” - người thực hiện
nhiệm vụ. “Người đặt hàng” ở đây có thể là Nhà nước, các tổ chức xã hội, các
Doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu, trong khi đó “người nhận đặt hàng” có
thể là các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức KH&CN hoặc các
cá nhân. Mặc dù mục đích của những đơn đặt hàng đến từ Nhà nước - nhằm
giải quyết các vấn đề KH&CN chung của toàn xã hội, hay của Doanh nghiệp -
giải quyết vấn đề KH&CN của riêng Doanh nghiệp, là khác nhau, nhưng về
bản chất đây là quan hệ “mua” và “bán”. Do đó, quản lý tài chính ở đây như
là một cầu nối trong quan hệ “mua - bán” ấy.
Thứ ba, Quản lý tài chính của các đơn vị hoạt động trong ngành
KH&CN cũng phụ thuộc lớn vào chính nội lực của bản thân đơn vị. Sản phẩm
của hoạt động KHCN là những giải pháp, phát minh, sáng chế KH&CN được
áp dụng vào đời sống thực tiễn. Nguồn kinh phí để hoạt động cũng phụ thuộc
vào chất lượng sản phẩm đầu ra. Một đơn vị có chất lượng sản phẩm đầu ra
cho hoạt động KH&CN tốt, có đội ngũ nhà nghiên cứu hùng hậu, có cơ sở
trang thiết bị hiện đại phục vụ nghiên cứu thì sẽ thu hút được đầu tư từ các
33
doanh nghiệp, công ty, tổ chức đặt hàng cũng như được nhà nước tin tưởng
giao thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trọng tâm của quốc gia.
1.3.3. Các nhân tố ảnhhưởng
1.3.3.1. Nhóm nhân tố vĩ mô
 Chính sách pháp luật và thể chế
Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý tài chính.
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ là một bộ phận của
chính sách tài chính quốc gia, đó là căn cứ để các đơn vị xây dựng cơ chế
quản lý tài chính riêng. Trong mỗi thời kỳ, Nhà nước luôn có những ưu tiên
phát triển cho những lĩnh vực khác nhau, những ngành nghề khác nhau. Vì
vậy, nếu chính sách quản lý tài chính của nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện để
phát huy tính chủ động, sáng tạo cho hoạt động khoa học công nghệ trong các
trường đại học công lập thì đó sẽ là cơ sở để gia tăng nguồn thu từ NSNN cho
hoạt động khoa học công nghệ của mỗi trường đại học. Ngược lại, nếu các
chính sách, cơ chế không ủng hộ, gây khó khăn thì đó là nhân tố gây hạn chế
nguồn vốn cho hoạt động KH&CN. Hơn nữa, trong tổng mức đầu tư toàn xã
hội cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam, đầu tư của NSNN chiếm khoảng 65 -
70% (Thảo Mộc, 2014) và hầu hết kinh phí đầu tư cho hoạt động KH&CN tại
các trường đại học công lập cũng đến từ NSNN, do đó các trường quản lý tài
chính hoạt động KH&CN cũng phải tuân thủ theo các quy định của nhà nước.
 Tình hình kinh tế xã hội của quốc gia
Những thay đổi điều kiện kinh tế - xã hội và nguồn lực, chính sách chi
tiêu công cho hoạt động KH&CN là yếu tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính
trong hoạt động KH&CN. Đứng trước mỗi sự biến động của môi trường kinh
tế xã hội, Nhà nước luôn có những chính sách mới nhằm phát triển đất nước
34
phù hợp với tình hình mới dẫn đến những thay đổi về nhiều mặt, trong đó có
phương thức quản lý, cơ chế hoạt động. Các trường đại học công lập cũng cần
theo sát xu hướng phát triển mọi mặt của đất nước để điều chỉnh kế hoạch
hoạt đồng phù hợp với yêu cầu đó, từ đó có những chính sách quản lý, đặc
biệt là quản lý tài chính phù hợp và kịp thời để đạt được mục tiêu.
Đến lượt mình, khi hoạt động KH&CN được đầu tư hợp lý và đúng
hướng
1.3.3.2. Nhóm nhân tố vi mô
 Danh tiếng của đơn vị
Danh tiếng, vị thế của mỗi đơn vị sẽ tác động đến việc thu hút nguồn
kinh phí. Một đơn vị có danh tiếng sẽ thu hút được sự đầu tư từ Doanh nghiệp,
Tổ chức đặt hàng cũng như sự tin tưởng giao thực hiện các nhiệm vụ
KH&CN trọng điểm của Nhà nước lớn hơn so với các đơn vị khác.
 Nhiệm vụ được giao hàng năm đối với tổ chức
Mỗi tổ chức hoạt động KH&CN công hàng năm đều phải thực hiện
nhiệm vụ do nhà nước giao, ngoài ra còn phải tận dụng cơ sở vật chất để mở
rộng hoạt động của đơn vị. Các đơn vị phải thực hiện những hoạt động nghiên
cứu khoa học, thực hiện các đề tài và chương trình do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền giao cho. Khối lượng nhiệm vụ được giao tác động trực tiếp đến
mức chi của đơn vị. Bên cạnh đó, nhiệm vụ nhiều hay ít ảnh hưởng đến khả
năng mở rộng thêm hoạt động sự nghiệp của đơn vị, dẫn đến sự thay đổi trong
mức thu sự nghiệp.
 Chất lượng của sản phẩm đầu ra.
Chất lượng sản phẩm đầu ra có tác động kép đến hiệu quả quản lý tài
chính trong hoạt động KH&CN. Thứ nhất, chất lượng sản phẩm đầu ra chính
35
là yếu tố để các đơn vị nâng cao vị thế của mình trong hoạt động KH&CN đối
với Chính phủ, Nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế và các
Doanh nghiệp, qua đó tạo được danh tiếng và thu hút được nhiều kinh phí cả
từ NSNN và Doanh nghiệp. Thứ hai, khi thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có
kinh phí từ NSNN, các trường đại học công lập được giao quyền sử dụng kết
quả nghiên cứu7 nhiệm vụ đó. Với các sản phẩm tốt, các trường đại học công
lập có thể tiến hành thương mại hóa sản phẩm và thu kinh phí về cho trường.
 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính
Quản lý tài chính bị ảnh hưởng khá lớn từ bộ máy quản lý. Thứ nhất,
đối với một trường đại học có cơ cấu tổ chức quản lý rõ ràng, đơn giản và
hiệu quả sẽ góp phần giảm tải được nhiều thủ tục các bước, góp phần nâng
cao hiệu quả của quản lý tài chính trong trường. Thứ hai, trình độ năng lực
của bộ máy cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý tài chính
trong các trường đại học. Các bộ phận trong bộ máy quản lý đóng vai trò quan
trọng trong việc tư vấn cho lãnh đạo đơn vị ra các quyết sách thích hợp. Sự
yếu kém của một bộ phận sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả thực hiện cơ
chế quản lý tài chính của đơn vị. Cùng với sự đổi mới của cơ chế thị trường,
khi các nước đang phát triển được học tập và tiếp nhận kiến thức từ các nước
phát triển kéo theo việc sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý tài chính tại các tổ
chức KH&CN cũng được cải tiến, sự tinh giản nhân sự, khả năng phối hợp
giữa các bộ phận trong các trường công cũng được cải thiện.
 Trình độ chuyên môn của đội ngũ nghiên cứu
7
Căn cứ Chương III, về quản lý, xử lý tài sản là kết quả của nhiệm vụ KH&CN, Nghị định
70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc
triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
36
Trình độ chuyên môn của đội ngũ nghiên cứu là yếu tố có ảnh hưởng
nhiều mặt đối với công tác quản lý tài chính trong KH&CN của các trường
đại học. Thứ nhất, trình độ chuyên môn của đội ngũ nghiên cứu chính là nhân
tố quyết định chất lượng của các nghiên cứu. Các sản phẩm KH&CN là
những phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích được áp dụng vào trong đời
sống thực tiễn - dạng hàng hóa đặc biệt, các sản phẩm đòi hỏi trí tuệ cao, do
đó đây là lĩnh vực yêu cầu lao động cần có chuyên môn, trình độ cao để tạo ra
được các sản phẩm nghiên cứu chất lượng.
Với một đội ngũ nghiên cứu có trình độ chuyên môn giỏi, tổ chức đó sẽ
có sức cạnh tranh hơn so với các tổ chức khác. Từ đó, các tổ chức này có khả
năng mở rộng quy mô hoạt động và huy động nguồn thu từ doanh nghiệp
hoặc các tổ chức xã hội hoặc các sản phẩm tạo ra có thể thương mại hóa được,
từ đó tăng nguồn thu cho đơn vị.
1.4. Chỉ tiêu đánh giá quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN
Tăng cường quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại
các trường đại học công lập là một trong những cách thức để tăng kết quả thu
được trong quá trình đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ.
Để đánh giá được các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ mà sản
phẩm là các hàng hóa dịch vụ thông thường người ta có thể sử dụng nhiều chỉ
tiêu phản ánh mối tương quan giữa kết quả và chi phí một cách rõ ràng và
định lượng như tỷ lệ lợi nhuận so với doanh thu; tỷ lệ lợi nhuận so với vốn
kinh doanh; thời gian thu hồi vốn đầu tư; tốc độ quay của vốn kinh doanh;…
Sở dĩ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ hàng hóa thông thường có thể
làm được điều đó là do các chi phí đầu vào cũng như các kết quả đầu ra của
nó đều có thể dễ dàng tính toán được thông qua thước đo chung là tiền tệ. Tuy
37
nhiên đối với hoạt động KH&CN, sản phẩm đầu ra có vai trò rất quan trọng,
nhưng lại không hoàn toàn thể hiện bằng tiền;
Do đặc trưng của hoạt động khoa học và công nghệ, ngay các yếu tố
đầu vào của hoạt động này cũng không thể lượng hóa bằng tiền một cách đầy
đủ. Điều này là khó khăn trong việc xây dựng chỉ tiêu đánh giá tăng cường
quản lý tài chính. Trong trường hợp này, người ta phải dựa vào kỹ thuật phân
tích chi phí - lợi ích (Cost - benefit) thường được áp dụng trong phân tích
kinh tế trong hoạt động kinh tế công cộng. Khi thực hiện phân tích chi phí -
lợi ích, kết quả quản lý tài chính hoạt động công cộng không được lượng hóa
bằng tiền có thể chọn một trong hai phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích chi phí - hiệu quả (Cost - Effectiveness), là
phương pháp dùng dưới một trong hai dạng để lựa chọn phương án có chi phí
tối thiểu, bằng cách giữ nguyên mức lợi ích và thay đổi mức chi phí hoặc giữ
nguyên mức chi phí và thay đổi lợi ích. Nhưng phương pháp phân tích chi phí
- hiệu quả chỉ được áp dụng “khi lợi ích có thể được đo lường theo một đơn vị
phi tiền tệ duy nhất nào đó.
- Phương pháp phân tích chi phí - hiệu quả gia quyền (Weighted –
Effectiveness) là phương pháp được sử dụng để giảm bớt những thước đo đa
chiều về lợi ích thành thước đo đơn chiều. Nó được sử dụng phổ biến nhất khi
lợi ích của một nhân tố nào đó can thiệp không được đo lường bằng tiền và
“lợi ích là sự cải thiện trên nhiều phương diện, thì các phương diện lợi ích
khác nhau đó cần được gắn với một quyền số và chuyển về một thước đo
chung duy nhất.
Như vậy, gắn với đặc thù của hoạt động khoa học công nghệ, cả hai
phương pháp phân tích trên được kết hợp để phân tích quản lý tài chính trong
hoạt động khoa học và công nghệ; Mặt khác ngay cả khi áp dụng những
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội

More Related Content

What's hot

Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đNâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAY
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAYLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAY
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Phát triển Việt NamLuận văn: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Giao thông thủy bộ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Giao thông thủy bộLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Giao thông thủy bộ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Giao thông thủy bộ
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài chất lượng nguồn nhân lực tại công ty Delta, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng nguồn nhân lực tại công ty Delta, HOT, ĐIỂM 8Đề tài chất lượng nguồn nhân lực tại công ty Delta, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng nguồn nhân lực tại công ty Delta, HOT, ĐIỂM 8
 
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chínhLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình ĐịnhLuận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Hữu Nghị
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Hữu NghịLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Hữu Nghị
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Hữu Nghị
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Và...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Và...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Và...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Và...
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAY
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAYĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAY
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Hàng Hải, HAY
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩmĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
 
Đề tài: Tình hình tài chính tại Công ty vận tải Petrolimex Hải Phòng
Đề tài: Tình hình tài chính tại Công ty vận tải Petrolimex Hải PhòngĐề tài: Tình hình tài chính tại Công ty vận tải Petrolimex Hải Phòng
Đề tài: Tình hình tài chính tại Công ty vận tải Petrolimex Hải Phòng
 
Luận văn: Quản lí dự án công trình Hacinco Complex ở Hà Nội
Luận văn: Quản lí dự án công trình Hacinco Complex ở Hà NộiLuận văn: Quản lí dự án công trình Hacinco Complex ở Hà Nội
Luận văn: Quản lí dự án công trình Hacinco Complex ở Hà Nội
 
Luận Văn Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Lâm Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Lâm NghiệpLuận Văn Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Lâm Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Lâm Nghiệp
 
Luận văn: Công tác quản trị nhân sự tại Công ty du lịch Đồ Sơn
Luận văn: Công tác quản trị nhân sự tại Công ty du lịch Đồ SơnLuận văn: Công tác quản trị nhân sự tại Công ty du lịch Đồ Sơn
Luận văn: Công tác quản trị nhân sự tại Công ty du lịch Đồ Sơn
 
Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại quận Kiến An
Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại quận Kiến AnQuản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại quận Kiến An
Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại quận Kiến An
 

Similar to Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường Thịnh
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường ThịnhTổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường Thịnh
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường Thịnhluanvantrust
 
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội (20)

Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Tại Chi Cục Hả...
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Tại Chi Cục Hả...Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Tại Chi Cục Hả...
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Tại Chi Cục Hả...
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân AnhLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
 
Luận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng NinhLuận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...
Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...
Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...
 
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường Thịnh
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường ThịnhTổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường Thịnh
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường Thịnh
 
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
 
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừaNăng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Luận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án
Luận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự ánLuận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án
Luận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án
 
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
 
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
 
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên BáiLuận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoaLuận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
 
1.luananchinhthuc
1.luananchinhthuc1.luananchinhthuc
1.luananchinhthuc
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề tỉnh Yên Bái
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề tỉnh Yên BáiLuận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề tỉnh Yên Bái
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề tỉnh Yên Bái
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 

Recently uploaded (20)

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 

Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠIHỌC KINHTẾ TRẦN THỊ HUỆ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI MÃ TÀI LIỆU: 80255 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội - 2018
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠIHỌC KINHTẾ TRẦN THỊ HUỆ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Chuyên ngành: Tàichính – Ngânhàng Mã số:60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN
  • 3. Hà Nội - 2018
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội ” là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Thu Phương. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và các kết quả nêu luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Hà Nội, ngày30 tháng 08 năm 2018 Tác giả luận văn Trần Thị Huệ
  • 5. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý Thầy Cô - những người đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian hai năm học cao học vừa qua tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Phạm Thu Phương, người hướng dẫn khoa học đã chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn lãnh đạo Văn phòng Chương trình Tây Bắc cùng các anh, chị em đồng nghiệp tại cơ quan đã tạo điều kiện thuận lợi, dành thời gian, công sức hỗ trợ giúp đỡ tôi nhiệt tình trong việc thu thập số liệu điều tra để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn các quý thầy cô trong Đại học Quốc gia Hà Nội đã quan tâm, giúp đỡ, cung cấp tài liệu, thông tin phiếu điều tra khảo sát, tạo điều kiện cho tôi có cơ sở thực tiễn để nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình tôi, những người thân và bạn bè đã luôn hỗ trợ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn./. TÁC GIẢ LUẬN VĂN TRẦN THỊ HUỆ
  • 6. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT....................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .................................................................... iv MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ.................................................. 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu........................................................... 5 1.1.1. Vấn đề về quản lý tài chính trong Giáo dục Đạihọc.................... 5 1.1.2. Vấn đề quản lý KH&CN của một số nước trên thế giới.............. 10 1.1.3. Vấn đề về quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệtại Việt Nam ............................................................................. 13 1.1.4. Khoảng trống trong nghiên cứu................................................ 19 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN ............... 20 1.2.1. Các khái niệm ......................................................................... 20 1.2.2. Nguyên tắc quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN............. 23 1.3. Nội dung, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng của quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ .............................................................. 25 1.3.1. Nội dung................................................................................. 25 1.3.2. Đặc điểm quản lýtài chính trong hoạt động KH&CN ............... 31 1.3.3. Cácnhân tố ảnh hưởng ........................................................... 33 1.4. Chỉ tiêu đánh giá quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN .............. 36
  • 7. CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................ 41 2.1. Phương pháp luận về nghiên cứu ........................................................ 41 2.1.1. Cácbước tiến hành nghiên cứu ................................................ 41 2.1.2. Thu thập dữ liệu....................................................................... 42 2.2 Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 45 2.2.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................... 45 2.2.2. Loại hình nghiên cứu, phương phápthu thập và xử lý dữ liệu .... 46 2.2.2.1. Loại hình nghiên cứu.................................................................... 46 2.2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................ 46 2.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................. 48 - Phương phápphântích............................................................ 48 - Phương pháp thốngkê mô tả.................................................... 48 - Phương pháp thốngkê so sánh................................................. 49 - Phương pháp tổng hợp ............................................................ 49 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI ĐHQGHN ....................... 51 3.1. Giới thiệu chung về Đại học Quốc gia Hà Nội và hoạt động Khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội..................................................... 51 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội.. 51 3.1.2. Cơ cấu tổ chức và đặcthù của Đại học Quốc gia Hà Nội .......... 52 3.1.3. Tình hình hoạt động KH&CN tạiĐHQGHN............................. 54 3.2. Thực trạng quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN......................... 58 3.2.1. Quản lý tài chính các khoản thu từ hoạt động KH&CN ............. 58
  • 8. 3.2.2. Quản lý các khoản chi trong hoạt động KH&CN ...................... 70 3.2.3. Quản lý phân phốikết quả tài chính ......................................... 75 3.3. Kết quả điều tra khảo sát .................................................................... 76 3.3.1. Mục đích điều tra khảo sát....................................................... 76 3.3.2. Thu thập dữ liệu....................................................................... 77 3.3.2. Thông tin chung ...................................................................... 78 3.3.3. Kết quả điều tra khảo sát.......................................................... 80 3.4. Đánh giá chung.................................................................................. 86 3.3.1. Điểm đạtđược......................................................................... 86 3.3.2. Tồn tại, hạn chế....................................................................... 87 3.3.3. Nguyên nhân........................................................................... 90 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ............................ 95 4.1. Chiến lược phát triển Khoa học và công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.......................................................... 95 4.2. Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội................... 97 4.2.1. Kiến nghị ................................................................................ 97 4.2.2. Giải pháp................................................................................ 98 KẾT LUẬN............................................................................................105 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................107 PHỤ LỤC
  • 9.
  • 10. i DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ĐHCL Đại học Công lập 2 ĐHNC Đại học nghiên cứu 3 ĐHQG Đại học Quốc gia 4 ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội 5 GDĐH Giáo dục đại học 6 KH&CN Khoa học và Công nghệ 7 KHTN&YD Khoa học tự nhiên và Y dược 8 KHXH&NV Khoa học xã hội và Nhân văn 9 KT-CN Kỹ thuật – công nghệ 10 NCKH Nghiên cứu khoa học 11 NSNN Ngân sách nhà nước 12 QLTC Quản lý tài chính 13 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh 14 UB KHCN&MT Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • 11. ii DANH MỤC CÁC BẢNG TT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Trình độ của đội ngũ quản lý các phòng phụ trách KH&CN 55 2 Bảng 3.2 Thống kê số liệu nguồn kinh phí ĐHQGHN (2014-2017) 58 3 Bảng 3.3 Tính toán các chỉ tiêu đánh giá quản lý thu 59 4 Bảng 3.4 Báo cáo giám sát việc phân bổ và sử dụng ngân sách KH&CN giai đoạn 2011-2015 62 5 Bảng 3.5 Thống kê nguồn thu trong hoạt động KH&CN (2014-2017) 65 6 Bảng 3.6 So sánh cơ cấu các nguồn lực cho hoạt động KH&CN tại ba trường NUS, NTU, VNU 67 7 Bảng 3.7 Cơ cấu các khoản chi trong hoạt động KH&CN của ĐHQGHN giai đoạn 2014-2017 68 8 Bảng 3.8 Tỷ trọng từng khoản chi trong tổng chi hoạt động KH&CN tại ĐHQGHN giai đoạn 2014- 2017 69 9 Bảng 3.9 Cân đối nguồn tài chính trong hoạt động KH&CN tại ĐHQGHN giai đoạn 2014-2017 74 10 Bảng 3.10 Loại hình nhiệm vụ KH&CN các cấp từng tham gia 75 11 Bảng 3.11 Nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ KH&CN từng tham gia 76 12 Bảng 3.12 Tỷ lệ bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước trong năm vừa qua trên mỗi giảng viên 76
  • 12. iii 13 Bảng 3.13 Tỷ lệ bài báo khoa học ISI/SCOPUS được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế trong năm vừa qua trên mỗi giảng viên 76 14 Bảng 3.14 Khó khăn và thuận lợi khi thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có kinh phí từ NSNN tại ĐHQGHN 77 15 Bảng 3.15 Khó khăn và thuận lợi khi thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có kinh phí từ Doanh nghiệp tại ĐHQGHN 79 16 Bảng 3.16 Mức độ sẵn sàng của các giảng viên trong thực hiện nhiệm vụ KH&CN 81 17 Bảng 3.17 Bảng tổng hợp khó khăn và kiến nghị của các giảng viên 82 18 Bảng 3.18 Quy định về giờ chuẩn hàng năm của giảng viên đại học 89
  • 13. iv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TT Hình Nội dung Trang 1 Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức Đại học Quốc gia Hà Nội 53 2 Hình 3.2 Một số kết quả KH&CN đạt được năm 2017 58 3 Hình 3.3 Tỷ trọng nguồn thu các hoạt động trong tổng nguồn thu của ĐHQGHN giai đoạn 2014-2017 61 4 Hình 3.4 Tỷ trọng nguồn thu từ NSNN cho hoạt động KH&CN qua các năm 2014-2017 62 5 Hình 3.5 Cơ cấu nguồn thu trong hoạt động KH&CN tại ĐHQGHN giai đoạn 2014-2017 65 6 Hình 3.6 Hiện trạng hợp tác của ĐHQGHN giai đoạn 2014-2017 67 7 Hình 3.7 Tỷ trọng các khoản chi trong tổng chi cho hoạt động KH&CN tại ĐHQGHN giai đoạn 2014- 2017 71 8 Hình 3.8 Diễn biến các khoản chi trong hoạt động KH&CN tại ĐHGQHN giai đoạn 2014-2017 72 9 Hình 3.9 Tương quan giữa quy mô đầu tư, khả năng thu hút kinh phí và sản phẩm công bố quốc tế của các nhóm lĩnh vực giai đoạn 2010-2015 74
  • 14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng, lần đầu tiên “Khoa học và công nghệ” được đưa vào một mục riêng không gộp vào với các vấn đề khác như: Giáo dục đào tạo, văn hóa, môi trường như trong các Văn kiện Đại hội trước. Việc khẳng định: “Khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu” và “Khoa học và công nghệ là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại” trong Văn kiện Đại hội XII cho thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của việc phát triển Khoa học và công nghệ (KH&CN), đặt ra yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ của đất nước lên một tầm cao mới. Trong những năm qua, hoạt động của các tổ chức KH&CN đã mở rộng từ nghiên cứu - phát triển đến sản xuất và dịch vụ KH&CN. Vốn huy động cho KH&CN từ các nguồn hợp đồng với khu vực sản xuất - kinh doanh, tín dụng ngân hàng, tài trợ quốc tế và các nguồn khác, tăng đáng kể nhờ chính sách đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho KH&CN. Môi trường pháp lý cho hoạt động KH&CN nước ta đã có bước phát triển nhanh chóng với hàng loạt các văn bản luật, quy định, hướng dẫn về hoạt động KH&CN đã được Quốc hội, Chính phủ, Bộ ban ngành thông qua. Tuy nhiên, hoạt động KH&CN vẫn chưa được đầu tư phát triển tương xứng với tiềm năng và vị trí quốc sách hàng đầu, chưa thực sự trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Báo cáo tại hội nghị “Phát triển khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2017- 2025” do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Khoa học và Công nghệ đồng tổ chức ngày 29/7/2017 cho thấy đầu tư tài chính cho hoạt động KHCN trong cả nước bình quân cả giai đoạn 2011-2015 vào khoảng 1,7% ngân sách Nhà nước - tương đương 0,4% GDP, thấp so với các nước trong khu vực: Thái Lan
  • 15. 2 là 0,48%; Malaysia 1,26% và Singapore là 2,2% GDP (theo tính toán của World Bank năm 2016). Đầu tư tài chính cho hoạt động KH&CN trong ngành Giáo dục trong tương quan với một số bộ, ngành của cả nước được thống kê bởi Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường, Quốc hội, ngày 6/10/2015 cũng cho thấy, ngân sách KHCN đầu tư cho ngành Giáo dục là thấp trong những năm qua và có xu thế giảm. Xét về tổng mức đầu tư, ngành Giáo dục được đầu tư thấp hơn một số bộ, ngành như Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và Nhân văn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương. Trong khi số lượng các nhà khoa học trong ngành ngày càng tăng, số lượng các sản phẩm KH&CN của các trường đại học đóng góp cho tiềm lực KH&CN quốc gia là lớn. Đặc biệt với sự tiến bộ của KH&CN ngày càng nhanh, nhu cầu nghiên cứu trong các trường đại học ngày càng gia tăng. Những khó khăn về tài chính, về kinh phí đầu tư là thực trạng chung của đa phần các tổ chức hoạt động KH&CN tại Việt Nam và đó cũng là khó khăn mà Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) - trung tâm đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đơn vị hàng đầu về nghiên cứu khoa học công nghệ ở Việt Nam đã và đang gặp phải. Điều này đòi hỏi Đại học Quốc gia Hà Nội phải có các biện pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của mình, chi tiêu cho hoạt động khoa học công nghệ dựa trên chất lượng nghiên cứu để đảm bảo tài chính đáp ứng tốt yêu cầu phát triển hoạt động khoa học công nghệ tại đơn vị. Chính vì vậy học viên lựa chọn đề tài “Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ của mình.
  • 16. 3 2. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu - Mục đíchnghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn, làm rõ được thực trạng công tác quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại ĐHQGHN (tập trung làm rõ hiệu quả quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại ĐHGQHN), từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại ĐHQGHN. - Nhiệm vụ nghiên cứu: 1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ. 2) Phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại ĐHQGHN. Đánh giá những thành tựu, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân. 3) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính hoạt động khoa học công nghệ tại ĐHQGHN. - Các câu hỏi nghiên cứu mà luận văn đặt ra gồm: 1) Thực trạng quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay diễn ra như thế nào? 2) Những kiến nghị và giải pháp nào cần thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
  • 17. 4 - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu và giải quyết những vấn đề liên quan đến quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại ĐHQGHN từ năm 2014 đến 2017. Định hướng chiến lược đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật lịch sử và Chủ nghĩa duy vật biện chứng, các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn gồm: Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp (điều tra khảo sát với đối tượng là giảng viên tại ĐHQGHN) và thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh được sử dụng trong quá trình nghiên cứu để đưa ra nhận xét, đánh giá các vấn đề. 5. Kết cấu của luận văn Mở đầu Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ. Chương 2. Phương pháp nghiên cứu Chương 3. Thực trạng quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội Chương 4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội Kết luận
  • 18. 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Vấn đề về quản lý tài chính trong Giáo dục Đại học Các công trình nghiên cứu về tài chính công là khá đa dạng được bổ sung, cập nhật qua thời gian. Năm 1979, Alan [19] đã cho tái bản lần thứ sáu cuốn sách của mình về tài chính công “Tài chính công – Lý thuyết và thực tiễn”. Những nội dung cơ bản nhất về tài chính công được tác giả bàn khá chi tiết. Một số vấn đề thực tiễn tài chính công ở Anh đã được đưa ra phân tích và lồng ghép vào các nội dung lý thuyết. Ba mươi năm sau, với cùng tên sách là “Tài chính công – Lý thuyết và thực tiễn”, tác giả Holley (2007) [20] cũng cho tái bản lần thứ hai cuốn sách của mình. Holley đưa ra những vấn đề thực tiễn mới về tài chính công ở Mỹ. Những công trình nghiên cứu về tài chính công ngoài nước, đặc biệt ở Mỹ, Anh, mang tính học thuật cao (kể cả sách được xuất bản hay các bài viết báo, tạp chí). Trong các nghiên cứu đó, khi đưa vấn đề thực tiễn vào phân tích các tác giả cũng đưa vấn đề giáo dục công lập và tài chính cho giáo dục công lập. Tuy nhiên, việc phân tích như vậy chỉ mang tính minh họa cho lý thuyết về tài chính công. Các quốc gia như Mỹ, Anh và Úc có mô hình giáo dục công khá độc lập giữa các bang hay các vùng. Mỗi vùng có những chính sách riêng giáo dục công, chính vì thế họ đều xây dựng các khung khổ và chính sách giáo dục cho riêng họ. Năm 2007, Hội đồng chính quyền vùng Hampshire Anh đưa ra khung khổ nguyên tắc quản lý tài chính cho các trường học công lập các cấp [27]. Một số công trình lồng ghép lý thuyết về tài chính công vào quản lý tài chính
  • 19. 6 cho giáo dục có thể kể đến nghiên cứu về quản lý và kiểm soát tài chính đối với giáo dục đại học của Malcolm Prowle và Eric Morgan (2005) [23]. Cuốn sách này được coi là cẩm nang nghề nghiệp của những người quản lý tài chính trong các trường đại học ở Mỹ. Nghiên cứu chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về các điều kiện chính trị, văn hóa, kinh tế - xã hội, môi trường gắn với vấn đề quản lý tài chính trong cơ sở giáo dục. Các nước nghiên cứu gồm: Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philipin, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. Công trình nhấn mạnh tầm quan trọng sự hỗ trợ của nhà nước trong việc gia tăng cạnh tranh của giáo dục đại học quốc gia trong bối cảnh mới. Marianne, Coleman&Lesley Anderson (2000) [24] đã tập trung phân tích một số nội dung chủ yếu sau: quan niệm về nguồn lực giáo dục, các phương pháp quản lý nguồn lực. Bài báo cũng đi sâu phân tích thực trạng quản lý các nguồn lực giáo dục đại học, nhấn mạnh tầm quan trọng của các nguồn lực tài chính, các loại hình hợp tác quốc tế về giáo dục đại học, nghiên cứu so sánh các chính sách hiện hành và các chính sách khuyến nghị cũng như những điều cần làm để cải thiện tình hình quản lý tài chính trong giáo dục đại học, mở rộng đối tượng nghiên cứu không chỉ tài chính mà các nguồn lực khác cho giáo dục. Tsang, M.C (1997) [28] tiếp cận theo cách phân tích chi phí lợi nhuận để đưa ra chính sách hoặc đánh giá chính sách trong lĩnh vực giáo dục. Nhìn chung, các công trình theo hướng này mang tính ứng dụng, tác nghiệp, đôi chỗ có lồng ghép lý thuyết tài chính công. Trong bài “Phân tích sự gia tăng chi phí GDĐH” của các tác giả Robert B.Archibald và David H. Feldman (2006) [26] đã so sánh việc tăng chi phí GDĐH với việc tăng giá thành sản xuất sản phẩm của một số ngành công nghiệp và dịch vụ khác, phân tích vấn đề chi phí và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí GDĐH. Gia tăng chi phí được các tác giả phân tích như một gánh nặng mà người học phải gánh chịu. Một trong những lý do đáng nói là sự
  • 20. 7 chậm tăng năng suất trong dịch vụ sẽ đặt áp lực lên việc tăng giá dịch vụ bên cạnh áp lực về tăng lương, chi phí bảo hiểm cho lao động có trình độ cao. Một số đề xuất như tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, điều chỉnh quy mô, hình thức tổ chức lớp học hay kiểm soát chặt chẽ chi phí có thể kiểm soát vấn đề trên nhưng không phải dễ dàng. Riêng trong vấn đề kiểm soát chi tiêu bằng cách hạn chế doanh thu của các trường đại học có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. D. Bruce Johnstone (2006) [10] cho rằng: “Tài chính là nền tảng chi phối phần lớn ba chủ đề bao quát về chính sách GDĐH hiện đại: chất lượng, và mối quan hệ giữa việc cấp chi phí và chất lượng ở bất cứ khía cạnh nào của nó; sự nhập học, hay việc tìm kiếm công bằng xã hội ở những người được hưởng lợi ích và những người phải chi trả cho GDĐH; và hiệu quả, hay việc tìm kiếm một mối quan hệ về hiệu suất chi phí giữa các nguồn thu nhập và các sản phẩm đầu ra”. Về việc cung cấp tài chính cho GDĐH, cần xem xét ba vấn đề lớn: Quy mô đầu tư cho GDĐH của quốc gia, hiệu quả và năng suất của GDĐH, các nguồn thu nhập để hỗ trợ cho GDĐH. Trong đó, vấn đề chi phí đơn vị có sự khác biệt lớn và lạm phát trong chi phí đôi khi tăng hơn mức bình thường. Trong báo cáo nghiên cứu về “Hiệu quả của GDĐH công: tiếp cận hai giai đoạn đa quốc gia”, các tác giả Joanna Wolszczak-Derlacz và Aleksandra Parteka (2011) [22] đã đưa ra những nhận định về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của nhà trường sau khi tiến hành nghiên cứu 259 trường đại học thuộc 7 quốc gia châu Âu. Nghiên cứu sử dụng hai thông số kỹ thuật phân tích, lần đầu bao gồm hai kết quả đầu ra (ấn phẩm và số sinh viên tốt nghiệp) và ba yếu tố đầu vào (số lượng đội ngũ, quy mô sinh viên và kinh phí) và lần thứ hai với hai kết quả đầu ra như trên và hai đầu vào (số lượng đội ngũ và kinh phí). Quy mô sinh viên, số lượng các khoa, nguồn kinh phí, thành phần đội ngũ và bề dày truyền thống được tác giả cho rằng là những
  • 21. 8 nhân tố quyết định hiệu suất của các đơn vị. Về tài chính, mức đầu tư của các nguồn bên ngoài cao hơn sẽ nâng cao hiệu quả của tổ chức. Các tác giả cũng kết luận rằng, do hiệu quả khác biệt giữa các trường trong mỗi quốc gia nên việc chỉ ra quốc gia nào có thể là chuẩn mực cho các quốc gia khác là không khả thi. Trong “Tài chính cho GDĐH - xu hướng và vấn đề”, Arthur M.Hauptman Arlington, Virginia đã nêu một số khái niệm vĩ mô về chính sách tài chính GDĐH như mức độ hỗ trợ tổng thể các nguồn lực cho GDĐH, tỷ lệ hoàn vốn, mức độ đầu tư và tham gia của nhà nước. Ông phản ánh những quan điểm đang thay đổi trên thế giới và sự tác động đến sự phát triển của quốc gia. Trong đó là các vấn đề yêu cầu ngày càng tăng trên cơ sở tỷ lệ hoàn vốn đang tăng, sự tăng trưởng không đồng đều giữa quy mô đào tạo và nguồn lực, kêu gọi tăng cường tính trách nhiệm, việc tư nhân hóa và cơ chế thị trường. Báo cáo về “GDĐH Việt Nam - khủng hoảng và trách nhiệm” tháng 11-2008 của chương trình châu Á - Trường Harvard Kennedy, thông qua kinh nghiệm hợp tác từ Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), đã nêu lên các vấn đề gốc rễ trong khủng hoảng GDĐH ở Việt Nam và tầm quan trọng của việc đổi mới thể chế, trong đó vấn đề tự chủ và trách nhiệm được nêu ra như là yếu tố cơ bản. Báo cáo cũng đề cập cơ chế trả lương cho viên chức giảng dạy. Trong “Cải cách quản trị đại học: Khả năng tự chủ nhiều hơn?”, Tom Christensen (2011) [30] bàn về những xu hướng cải cách quản lý công trong giáo dục qua các giai đoạn khác nhau. Tự chủ đại học hiện nay được chuyển từ tự chủ hình thức ở cấp độ thấp sang tự chủ thực sự ở mức cao hơn. Vấn đề này dựa trên hai yếu tố, một là thay đổi những quan điểm về tổ chức, văn hóa và môi trường nội tại, hai là phác thảo xu hướng cải cách nhà trường. Nhiều trường đại học đã chủ động tìm cách khai thác các nguồn tài chính thay vì phụ thuộc vào sự bảo trợ từ tài chính công như trước đây. Với “Tự chủ tài chính trong GDĐH” tác giả
  • 22. 9 Vuokko Kohtamaki (2009) [29] tiến hành nghiên cứu ở các trường thuộc tổ chức GDĐH AMK Phần Lan, đã phân tích về mức độ tự chủ tài chính, mối quan hệ với cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và cơ chế kiểm soát của cơ quan quản lý với cơ sở GDĐH. Nguồn lực hoạt động và quyền tự chủ rất quan trọng đối với trường đại học, song tự chủ tài chính là một hiện tượng phức tạp và thuộc các quy phạm hành chính. Nghiên cứu còn đề cập mối tương quan giữa cơ chế tự chủ nguồn lực tài chính với sự phát triển các ngành và quy mô đào tạo của các trường. Vào những năm 60 của thế kỷ thứ XX, hai nhà khoa học Mỹ là Robert S. McNamara và Charles J. Hitch đã đề xuất cơ chế phân bổ và quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra. Tuy nhiên, nó chỉ được áp dụng rộng rãi từ những năm 90 trở lại đây ở các nước phát triển, đặc biệt là châu Âu. Để có cái nhìn cụ thể, có thể xem trường hợp của Ireland, các chương trình hoặc dự án nghiên cứu phải có báo cáo giải trình với nhiều nội dung cụ thể trong đó phải nêu được sứ mệnh hoặc mục tiêu nghiên cứu, các chỉ tiêu có thể đo lường được gắn với mục tiêu nghiên cứu. Ý tưởng cơ bản của cơ chế phân bổ và quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra này là Nhà nước thực hiện quản lý xã hội theo mô hình doanh nghiệp, phải lấy kết quả để đánh giá chất lượng của mỗi tổ chức cá nhân. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu phân bổ ngân sách cho đơn vị là 1 năm mà chưa áp dụng phân bổ ngân sách theo khuôn khổ chỉ tiêu trung hạn. Trong khi đó, các chương trình dự án nghiên cứu lớn thường đòi hỏi kỳ nghiên cứu dài. Kinh nghiệm một số nước như Anh, Đài Loan, Australia,… cho thấy xác định kỳ phân bổ ngân sách cho khoa học công nghệ từ 3-5 năm là hợp lý, (ICSTI – Tổ chức quốc tế về thông tin khoa học và kỹ thuật, 1997 ; Kurt Lambeck, 2006 ; Alfred Li Peng Cheng, 2010).
  • 23. 10 1.1.2. Vấn đề quản lý KH&CN của một số nước trên thế giới Philip Altbach and Jorge Balan (2008) [25] khi nghiên cứu về các mô hình đại học nghiên cứu. Tác giả đã đưa ra yêu cầu cần thiết phải đánh giá và công nhận đại học nghiên cứu trong hệ thông xếp hạng chung của các trường đại học. Và việc phân loại các trường đại học thành đại học nghiên cứu loại I1, đại học nghiên cứu loại II2, đại học đào tạo Tiến sĩ loại I3, đại học đào tạo tiến sĩ loại II4,… có ý nghĩa quan trọng trong việc phân bổ kinh phí và định hướng đầu tư của xã hội cho nghiên cứu khoa học trong các trường đại học. John P.Holdren. (2010) [21] Chính sách Khoa học, Công nghệ và Đổi mới trong Chính quyền Obama. Hội nghị thượng đỉnh Âu - Mỹ về khoa học, Công nghệ và Tăng trưởng kinh tế bền vững Washington, DC, tháng 9/2010, có viết về kinh nghiệm trong quản lý hoạt động Khoa học và công nghệ của chính phủ Mỹ là không ôm đồm, trợ cấp tất cả các công trình nghiên cứu mà khuyến khích các doanh nghiệp tự tìm thế mạnh cho mình bằng cách đạt các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm thông qua đầu tư vào nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Chính phủ cũng tạo ra hành lang pháp lý để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu. Việc các doanh 1 Là những trường có chương trình đạo tạo bậc cử nhân ở nhiều ngành.Những trường này gắn bó với việc đào tạo sau đại học qua những chương trình nghiên cứu bậc tiến sĩ, nhấn mạnh vào khoa học cơ bản, có khả năng cạnh tranh các nguồn kinh phí dành cho nghiên cứu của nhà nước. 2 Là những trường có chương trình đào tạo bậc cử nhân ở nhiều ngành. Những ngành này gắn bó với diệc đào tạo sau đại học qua những chương trình nghiên cứu bậc tiến sĩ, có khả năng cạnh tranh các nguồn kinh phí dành cho nghiên cứu nhà nước. 3 Là những trường có chương trình đào tạo bậc cử nhân ở nhiều ngành. Những trường này gắn bó với việc đào tạo sau đại học qua những chương trình nghiên cứu bậc tiến sĩ, xemnghiên cứu là một chức năng quan trọng, hàng nămcấp được 70 bằng tiến sĩ hoặc nhiều hơn. 4 Là những trường có chương trình đào tạo bậc cử nhân ở nhiều ngành. Những trường này gắn bó với việc đào tạo sau đại học qua những chương trình nghiên cứu bậc tiến sĩ, xemnghiên cứu là một chức năng quan trọng, cấp được dưới 70 bằng tiến sĩ một năm.
  • 24. 11 nghiệp đầu tư vào nghiên cứu là việc có lợi cả đôi đường: Một là bản thân các doanh nghiệp sẽ nâng cao được chất lượng sản phẩm, có trong tay bản quyền nghiên cứu mà rất có thể sẽ trở thành nguồn thu lợi thứ cấp khi các doanh nghiệp khác cần đến; Hai là với đơn đặt hàng từ doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu sẽ có trách nhiệm hơn với nghiên cứu của mình, không ỉ lại như khi nhận nguồn đầu tư của Chính phủ, vì nếu nghiên cứu không nghiêm túc, không đem lại kết quả đồng nghĩa với sự tự loại mình ra khỏi cuộc chơi. Nguyễn Thị Phương và Mai Hà, (2017) Quản lý tài trợ nghiên cứu Khoa học công nghệ của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam [11] , khác với nhiều quốc gia, Hoa Kỳ không có Bộ KH&CN mà chỉ có Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hoạt động KH&CN ở Hoa Kỳ chủ yếu thông qua mô hình quỹ. Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NSF) được thành lập bởi Đạo luật Quỹ Khoa học Quốc gia năm 1950 với nhiệm vụ thúc đẩy tiến bộ khoa học, thúc đẩy sức khỏe, sự thịnh vượng và phúc lợi quốc gia, đảm bảo quốc phòng. Quỹ là cơ quan thuộc Chính phủ Hoa Kỳ chuyên hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu KH&CN và giáo dục trong tất cả các lĩnh vực phi y tế về khoa học và kỹ thuật. Riêng lĩnh vực Y tế của NSF là Viện Sức khỏe Quốc gia. Với ngân sách hàng năm khoảng 7 tỷ USD, NSF tài trợ khoảng 24% tổng số các nghiên cứu được hỗ trợ bởi Liên bang do các trường đại học và cao đẳng ở Hoa Kỳ thực hiện. NSF có sứ mệnh tài trợ có hạn mang tính cạnh tranh cho các đề xuất từ cộng đồng nghiên cứu. Phần lớn các khoản tài trợ của NSF dành cho cá nhân hoặc nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu, những người thực hiện nghiên cứu tại các trường đại học như các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên. Đối với hoạt động KH&CN, NSF quan tâm chủ yếu đến kết quả đầu ra mà không khắt khe xét duyệt đầu vào, quá trình quản lý tài trợ của NSF được thực hiện thông qua các giai đoạn như: đề xuất đề cương nghiên cứu, bình duyệt đề cương nghiên cứu, quản lý tiến trình nghiên cứu.
  • 25. 12 Hoạt động nghiên cứu khoa học tại Vương quốc Anh được tài trợ thông qua 7 hội đồng nghiên cứu Vương quốc Anh (RCUK). Nhìn chung, phương thức hoạt động của các hội đồng là giống nhau, tuy nhiên, trong một số trường hợp có những đặc thù riêng biệt. Kinh phí hàng năm cho RCUK khoảng 7 tỷ GBP được cấp thông qua ngân sách nhà nước. RCUK chịu trách nhiệm trước Quốc hội về tài trợ cho khoa học thông qua Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược công nghiệp (BEIS). Đầu tư của RCUK cho hoạt động nghiên cứu đã đưa quốc gia này trở thành đất nước có nhiều thành công trong KH&CN. Theo thống kê từ RCUK, quốc gia này chỉ chiếm 1% dân số thế giới nhưng hoạt động tài trợ cho KH&CN chiếm 3% toàn cầu. Kết quả tài trợ đạt được là 8% của lượng bài báo xuất bản và 16% của lượng bài báo trích dẫn nhiều nhất thế giới (Helen Nicblock, 2017). RCUK dành đến 64-70% kinh phí phân bổ cho các trường đại học, trong số đó 76.2% dành cho lĩnh vực giảng dạy, 23.8% hỗ trợ cho lĩnh vực nghiên cứu. Theo Statista (2017), Nhật Bản chi 6,03 tỷ USD/năm cho hoạt động khoa học và giáo dục. Nhật Bản được biết đến không chỉ là một cường quốc về kinh tế mà còn là cường quốc về KH&CN. Không có bề dày lịch sử phát triển KH&CN như các nước châu Âu, đối với Nhật Bản có thể nói: kinh tế Nhật Bản mạnh cũng vì có nền KH&CN mạnh và ngược lại. Tại Nhật Bản, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (Ministry of Education, Culture, Sports, Science and Technology - Japan - MEXT) và Hiệp hội Xúc tiến Khoa học Nhật Bản (The Japan Society for the Promotion of Science - JSPS) là hai cơ quan tổ chức và quản lý phần kinh phí liên quan đến đông đảo người làm nghiên cứu tại Nhật Bản. Các đề tài khoa học cơ bản tại Nhật Bản được tài trợ thông qua Quỹ tài trợ nghiên cứu khoa học do MEXT và JSPS quản lý.
  • 26. 13 Úc là quốc gia chi từ ngân sách của mình 5-6 tỷ AUD/năm cho các dự án KH&CN. Ngân sách này chiếm khoảng 5% tổng sản lượng quốc gia (GDP). Cũng giống mô hình của nước Anh, hai cơ quan chịu trách nhiệm quản lý các dự án và tài trợ ngân sách nghiên cứu khoa học tại Úc là Hội đồng Y khoa quốc gia (National Health and Medical Research Council - NHMRC) và Hội đồng Nghiên cứu khoa học quốc gia (Austrailia Research Council - ARC). Hai cơ quan này gọi chung là “Council” (Hội đồng) có trách nhiệm cấp và quản lý kinh phí đều không trực thuộc các Bộ, Chủ tịch và các thành viên trong Hội đồng là các nhà khoa học làm việc bán thời gian và không hưởng lương. Điều hành công việc là nhóm cán bộ hành chính do nhà nước tuyển dụng và có lương. Các quan chức Nhà nước từ các Bộ hầu như không dính dáng và không can thiệp vào quản lý và phân phối tài trợ của ARC và NHMRC. Với số tiền lớn như trên, hệ thống tài trợ và quản lý ngân sách đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm đầu tư cho khoa học đem lại lợi ích cho kinh tế-xã hội Úc. 1.1.3. Vấn đề về quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam Theo Đăng Minh, 2015, Việt Nam duy trì mức đầu tư cho hoạt động KH&CN từ Ngân sách nhà nước (chưa tính kinh phí sự nghiệp môi trường và an ninh, quốc phòng) với tỷ lệ khoảng 1,36 - 1,59% tổng chi ngân sách nhà nước thông qua hai cơ quan là Bộ Khoa học và Công nghệ - cơ quan quản lý chi sự nghiệp hoạt động KH&CN và Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan quản lý chi đầu từ phát triển KH&CN. Tỷ trọng lớn đầu tư cho KH&CN ở Việt Nam chủ yếu là từ nguồn NSNN nên tổng mức đầu tư xã hội cho KH&CN của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước. Hơn nữa, nguồn ngân sách nhà nước dành cho hoạt động KH&CN lại được ưu tiên phân bổ nhiều hơn cho hệ thống các viện nghiên cứu quốc gia. Điều này xuất phát từ một đặc
  • 27. 14 điểm đó là tại Việt Nam tồn tại hai hệ thống cơ quan lớn của Nhà nước cùng được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực KH&CN, đó là hệ thống các viện nghiên cứu và hệ thống các trường đại học. Mặc dù cả trường đại học và viện nghiên cứu cùng tham gia thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, hệ thống các viện nghiên cứu vẫn nhận được nhiều nguồn ngân sách nhà nước hơn cho các hoạt động của mình. Bài “vấn đề đầu tư và vốn cho khoa học và công nghệ ở nước ta” của Nguyễn Mậu Trung (2011) [31] đã tổng kết lại các nguồn vốn cơ bản từ NSNN cho KH&CN, thực trạng sử dụng vốn NSNN, một số cơ chế tạo vốn đầu tư cho KH&CN trong các doanh nghiệp và nêu ra một số giải pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động KH&CN…. Bài viết đưa ra một số trường hợp cụ thể như: ngân sách nhà nước bố trí cho KH&CN chiếm 2% tổng chi ngân sách nhưng việc phân bổ tồn tại nhiều bất cập, ách tắc dẫn đến tỷ lệ thực chi cho hoạt động KH&CN vẫn hình thức, không hiệu quả. Với trên 1200 tổ chức KH&CN, nhưng các tổ chức KH&CN và các nhà khoa học chủ yếu nghiên cứu KH&CN theo sự chỉ đạo của nhà nước, dùng kinh phí của nhà nước và nộp sản phẩm cho nhà nước để hưởng tiền lương, tiên công; Bên cạnh đó, nhà nước cho phép hình thành các quỹ để hỗ trợ đầu tư cho KH&CN, ưu đãi về thuế đối với hoạt động KH&CN, ra chủ trương chuyển đổi về tổ chức và hoạt động trong KH&CN. Nguyễn Mậu Trung đã đề xuất một số giải pháp sau: nâng cao nhận thức cho toàn dân; Có quy chế phân bổ và sử dụng đúng đủ và triệt để kinh phí được phân bổ; có chính sách khuyến khích chuyển đổi về tổ chức và hoạt động trong KH&CN sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Mở rộng xã hội hóa thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách cho hoạt động KH&CN; Tổ chức kiểm điểm thực hiện nghị quyết TW2 và kết quả thực hiện luật KH&CN cũng như các văn bản liên quan khác.
  • 28. 15 Tác giả Bùi Thiên Sơn (2010) [4], “Tổng quan về định hướng chi tiêu nguồn tài chính cho quá trình phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2020 và một số khuyến nghị” đã nhận định “công tác tài chính có vai trò quan trọng để tạo đột phá cho phát triển Khoa học và công nghệ quốc gia”. Những đánh giá cụ thể về mặt thu và chi ngân sách cho hoạt động khoa học và công nghệ còn nhiều bất cập. Tác giả đã chỉ ra một số thực trạng trong quản lý tài chính và có dẫn chứng bằng số liệu điều tra như năm 2008, có nhiều nơi các nhà khoa học mất đến 60% số thời gian để giải trình thuyết minh và ngân sách kinh phí đề tài được phê duyệt. Điều này cho thấy chính sách quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ còn nhiều hạn chế, cần có các giải pháp phù hợp hơn cho sự phát triển Khoa học và công nghệ. Một nghiên cứu khác liên quan đến quản lý tài chính trong lĩnh vực KH&CN của tác giả Trần Ngọc Hoa (2012) “Hoàn thiện thiết chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ nghiên cứu trường hợp của tổ chức R&D có sử dụng ngân sách nhà nước” [15] đã đề cập đến cơ chế tự chủ về ngân sách trong hoạt động nghiên cứu và phát triển tự chủ của tổ chức KH&CN về vấn đề tài chính chỉ là một nội dung trong đó, do vậy nghiên cứu mới chỉ đề cập đến một khía cạnh trong công tác quản lý và sử dụng nguồn ngân sách của nhà nước trong các tổ chức R&D. Bài báo chưa nêu ra được những vấn đề về nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN và các thủ tục gây khó khăn cho các nhà khoa học. Bài báo “Cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ ở Việt Nam: một số hạn chế và giải pháp hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Hồng Sơn (2012) [12] chỉ ra một số hạn chế của cơ chế tài chính hiện hành cho hoạt động KH&CN gồm: cơ chế huy động, cơ chế phân bổ vấn đề sử dụng nguồn lực tài chính. Tác giả đưa ra một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính cho
  • 29. 16 hoạt động KH&CN theo 2 hướng là: tài cấu trúc khu vực đầu tư công và duy trì các khuyến khích nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện. Bài viết phân tích khá rõ nét về thực trạng cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN ở nước ta hiện nay đồng thời cũng đóng góp một số giải pháp nhằm tăng hiệu quả quản lý cũng như hoạt động nghiên cứu. Tuy nhiên, đó là những giải pháp vĩ mô mà tác giả hướng tới một cơ chế chung. GS.TS Mai Ngọc Cường, chủ nhiệm đề tài cấp bộ “Hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính cho hoạt động Khoa học và công nghệ trong các trường đại học tại Việt Nam” năm 2014, đã phân tích các số liệu tài chính dành cho hoạt động KH&CN, nêu ra các hạn chế trong công tác phân bổ, quản lý sử dụng và thanh quyết toán NSNN cho hoạt động KH&CN. Nghiên cứu đã chỉ ra một số vấn đề thực trạng tài chính cho hoạt động KH&CN gồm: Tỷ lệ đầu tư từ ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN còn thấp; Việc phân bổ nguồn kinh phí này cho các nhiệm vụ của ngành KH&CN còn dàn trải làm cho hiệu quả sử dụng vốn chưa cao; Thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp KH&CN còn nhiều bất cập. Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thu Hà (2016) “Một số vấn đề về cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và Công nghệ ở Việt Nam” [14] về vấn đề vì sao khu vực doanh nghiệp hiện nay đầu tư thấp cho KH&CN, mặc dù nhận được rất nhiều những khuyến khích về mặt tài chính trực tiếp cũng như cơ chế. Từ câu hỏi đó, tác giả cũng đưa ra một số nguyên nhân chính cho câu hỏi trên: thứ nhất, nhu cầu đầu tư cho KH&CN của các doanh nghiệp Việt Nam chưa lớn, do đặc điểm của mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, trong đó các ngành cần nhiều vốn và lao động. Và lợi thế cạnh tranh không dựa trên chất lượng vượt trội của sản phẩm mà dựa trên cơ sở chi phí lao đông thấp do đó nhu cầu đầu tư cho KH&CN là không lớn; Thứ hai, có những doanh
  • 30. 17 nghiệp có nhu cầu nhưng chưa đủ tiềm lực về tài chính để đầu tư cho hoạt động KH&CN. Thứ ba, một số doanh nghiệp có đủ tiềm lực về tài chính và có nhu cầu nhưng khả năng đáp ứng của các tổ chức KH&CN trong nước còn hạn chế. Nghiên cứu của tập thể tác giả Nguyễn Thị Minh Nga, Phạm Quang Trí, Phạm Hồng Trang (2016) “Chính sách phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong các trường đại học Việt Nam” [13] đã hệ thống hóa các chính sách phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong các trường đại học Việt Nam hiện hành và từ đó đề xuất bổ sung một số chính sách như: Hỗ trợ phát triển nhân lực nghiên cứu khoa học trong các trường đại học thông qua hỗ trợ các nhà khoa học trẻ và tăng cường lưu chuyển nhân lực KH&CN giữa các khu vực (viện nghiên cứu – trường đại học – doanh nghiệp) để các nhà nghiên cứu có cơ hội nâng cao năng lực nghiên cứu đồng thời tránh hiện tượng lý thuyết không gắn liền với thực tiễn; Tăng nguồn thu cho hoạt động KH&CN trong các trường đại học thông qua đa dạng hóa các nguồn tài chính và tăng cường sử dụng phương thức tài trợ cạnh tranh trong nghiên cứu; Nghiên cứu của tác giả Hoàng Xuân Long và Hoàng Lan Chi (2017) “Một số giải pháp gắn kết nghiên cứu với đào tạo trên thế giới” [9] đã chỉ ra một số giải pháp như tập trung xây dựng một số đại học nghiên cứu, tăng cường gắn kết đào tạo đại học và trên đại học và nghiên cứu khoa học trong đội ngũ cán bộ giảng dạy ở các trường đại học; Tăng cường nghiên cứu khoa học trong sinh viên học viên cao học, nghiên cứu sinh, sau tiến sĩ; Phát triển tổ chức nghiên cứu và phát triển trong trường đại học; Tăng cường hoạt động đào tạo của các viện nghiên cứu và cán bộ nghiên cứu; phát triển nghiên cứu viện - trường - doanh nghiệp;
  • 31. 18 Viết về “Đại học nghiên cứu” (ĐHNC), tác giả Trương Quang Học (2009) [16] cũng chỉ ra những đặc trưng cơ bản sau: - Quy mô lớn, tính liên ngành cao. Thường có hàng trăm mã ngành/ chương trình đào tạo trong trường ĐHNC. Chẳng hạn: Đại học Callifornia, Mĩ có gần 600 chương trình đào tạo ở cả ba bậc, cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ; Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc có hơn 100 chương trình đại học, 158 chương trình thạc sĩ và 114 chương trình tiến sĩ,...; - Tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao: Các trường đại học có tính tự chủ cao, họ gần như quyết định mọi hoạt động của nhà trường: tổ chức nhân sự, quản lý, học thuật, cơ sở vật chất, tài chính,... Đặc điểm này tập trung cao nhất trong hệ thống giáo dục ở Mỹ; - Hoạt động chủ yếu của đội ngũ cán bộ là NCKH và giảng dạy. Đối với các cán bộ giảng dạy đại học, bên cạnh hoạt động đào tạo, hoạt động NCKH là hoạt động bắt buộc. Tỷ lệ thời gian dành cho các hoạt động này khác nhau tùy loại trường. Ở các ĐHNC của Hoa Kỳ, khoảng 1/2 thời gian dành cho công tác NCKH và cứ sau 5 năm mỗi cán bộ có 1-2 học kỳ để bồi dưỡng NCKH. Qua nghiên cứu, đội ngũ cán bộ giảng dạy luôn có cơ hội thăng tiến (cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ, cũng như học vị, học hàm và đi đôi với các điều này là chế độ đãi ngộ); - Đội ngũ cán bộ có chất lượng cao và có quyền tự chủ cao trong hoạt động, đặc biệt là trong NCKH. Chẳng hạn: Trường Đại học Bắc Carolina (Hoa Kỳ) có 7.400 cán bộ, trong đó có 1.975 cán bộ giảng dạy - là những người dẫn đầu quốc gia trong NCKH và giảng dạy với 10 viện sĩ Hàn lâm khoa học Quốc gia, 10 viện sĩ Hàn lâm công nghệ Quốc gia và hơn 400 thành viên của Viện Hàn lâm là các thầy giáo xuất sắc. Đại học Seoul (Hàn Quốc)
  • 32. 19 có 971 giáo sư, 500 phó giáo sư; 80% số lượng tiến sĩ của trường được đào tạo từ Hoa Kỳ; - Kinh phí NCKH lớn và chủ yếu có từ các nguồn bên ngoài (chiếm tỉ lệ lớn hơn hoặc bằng 50% tổng thu nhập của trường). Kinh phí NCKH trung bình các đại học của Mỹ là 100 triệu USD/năm (Đại học North Carolina State: 350 triệu USD/năm; Trung tâm Nghiên cứu Ung thư, Đại học Texas: 300 triệu USD/năm; Đại học Seoul: 100 triệu USD/năm); - Các điều kiện nghiên cứu đầy đủ về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và thông tin; - Số lượng sinh viên sau đại học (đặc biệt là nghiên cứu sinh) lớn và là lực lượng nghiên cứu quan trọng của trường (thường chiếm tỉ lệ lớn hơn hoặc bằng 50%/tổng số sinh viên của trường); 1.1.4. Khoảng trống trong nghiên cứu Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nước ngoài đề cập đến vấn đề cơ chế, chính sách về tài chính đối với các trường đại học. Các nghiên cứu đã dựa trên hai nguyên lý cơ bản là: nguyên lý về tài chính công trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu về quản lý tài chính trong các trường đại học. Các nghiên cứu đã làm rõ một khuôn khổ lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài chính của các trường đại học và của các nước trên Thế giới. Tuy nhiên, đây là những mô hình tại những trường đại học của các nền kinh tế phát triển, vì vậy chưa hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam và đặc biệt là đối với các trường ĐHCL điển hình đặc thù như Đại học Quốc gia Hà Nội. Đối với các công trình nghiên cứu trong nước, phần lớn đã nêu lên được những thực trạng về quản lý tài chính nói chung và quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ nói riêng. Có những nghiên cứu khá
  • 33. 20 tổng quan nhằm đóng góp cho cơ chế hiện hành, có những nghiên cứu viết về nguồn tài chính cho hoạt động công nghệ. Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể nào về quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ đối với một mô hình đặc thù như Đại học Quốc gia Hà Nội và tiếp cận theo hướng đi sâu phân tích quản lý tạo lập các nguồn thu và thực hiện các khoản chi, từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu chi trong hoạt động Khoa học và công nghệ. Do đó việc làm rõ được thực trạng công tác quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại ĐHQGHN, từ đó đề ra được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại ĐHQGHN là rất cần thiết được nghiên cứu. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN 1.2.1. Các khái niệm 1.2.1.1. Khái niệm hoạt động khoa học và công nghệ Theo Luật Khoa học và Công nghệ, 2013: Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ. 1.2.1.2. Khái niệm về quản lý tài chính: - Quản lý: là một hành vi của chủ thể, được biểu hiện thông qua việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra điều chính các hoạt động nhằm đạt được những mục đích của chủ thể đề ra. - Tài chính: là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính bằng việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ đáp ứng yêu cầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể xã hội.
  • 34. 21 Với quan điểm về tài chính như trên, có thể thấy biểu hiện “vật chất” bên ngoài của tài chính - là các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ; Bản chất bên trong của tài chính là các quan hệ kinh tế phân phối của cải dưới hình thức giá trị; Từ đó nhận thức rằng, quản lý tài chính trước hết là quản lý các nguồn tài chính, quản lý các quỹ tiền tệ, quản lý việc phân phối các nguồn tài chính, quản lý việc tạo lập, phân bổ và sử dụng các quỹ tiền tệ một cách chặt chẽ , hợp lý, có hiệu quả theo mục đích đã định. Đồng thời, quản lý tài chính cũng thông qua các hoạt động kinh tế kể trên để tác động có hiệu quả nhất tới việc xử lý các mối quan hệ kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính, trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong xã hội. Theo học thuyết về quản lý của các nhà quản trị học hiện đại như: Taylor, Herry Fayol, Harold Koontz, … có thể khái quát: quản lý là tác động có ý thức, bằng quyền lực, theo yêu cầu của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý để phối hợp các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức trong môi trường biến đổi. Theo học thuyết quản lý tài chính của mình, Era Solomon cho rằng: “Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phải ánh chính xác tình trạng tài chính của một đơn vị để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của nó và lập các kế hoạch hành động, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm đạt được mục tiêu cụ thể tăng giá trị cho đơn vị đó”. Quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN trong các trường đại học công lập là tổng thể các biện pháp, các hình thức tổ chức quản lý quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính trong hoạt động KH&CN trong các trường đại học công lập. 1.2.1.3. Khái niệm về hiệu quả quản lý tài chính
  • 35. 22 Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả kinh tế phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được so với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả. Hiệu quả quản trị tài chính được hiểu là mức độ đạt được mục tiêu quản lý tài chính so với yêu cầu đặt ra. Hiệu quả quản lý tài chính cao khi quản lý tài chính thực hiện được mục tiêu tối đa hoá lợi ích của đơn vị và ngược lại, tất cả đều nhằm đến mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa giá trị cho đơn vị. Cách tiếp cận của tác giả: Chu trình quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN trong các trường đại học công lập bao gồm các bước cơ bản sau: - Lập dự toán tài chính: việc này được thực hiện dựa trên quy mô cung ứng dịch vụ, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, xây dựng kế hoạch tài chính, bao gồm quản lý hành chính, mua sắm, sửa chữa, nghiệp vụ chuyên môn, xây dựng cơ bản,... - Tổ chức thực hiện: Bao gồm các hoạt động tạo nguồn thu và thực hiện các khoản chi kịp thời theo kế hoạch đảm bảo kế hoạch của đơn vị; - Quyết toán kinh phí: Đây là khâu cuối cùng của quá trình sử dụng kinh phí. Người quản lý và thực chi cần phản ánh đầy đủ các khoản chi vào báo cáo quyết toán ngân sách đúng chế độ báo cáo về biểu mẫu, thời gian, nội dung và các khoản chi tiêu,... Trên cơ sở báo cáo quyết toán, người quản lý phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi tiêu, rút ra ưu nhược điểm trong quá trình quản lý, làm cơ sở lập kết hoạch sâu sát hơn. - Thanh tra, kiểm tra, giám sát: Việc thực hiện kế hoạch không phải bao giờ cũng đúng như dự kiến, đòi hỏi người quản lý phải có sự kiểm tra thường xuyên để nắm bắt tình hình tài chính. Việc kiểm tra này có thể bao gồm cả hoạt động kiểm toán độc lập.
  • 36. 23 Hiện nay, hầu hết các công trình nghiên cứu khi nghiên cứu về quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập và các trường đại học đều đi theo các bước nêu trên, theo đó tập trung nhiều quản lý tài chính nguồn từ NSNN giao cho đơn vị và việc thực thi, tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc quản lý nguồn kinh phí từ NSNN giao. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, không đi theo hướng nghiên cứu việc tăng cường quản lý/ tuân thủ các quy trình quy định trong quản lý tài chính hoạt động khoa học công nghệ mà tập trung phân tích vào hiệu quả quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ, cụ thể là việc tạo lập nguồn thu và thực hiện quản lý các khoản chi trong hoạt động KH&CN tại ĐHQGHN. Chú trọng đến tăng phân tích các khoản thu, đặc biệt là khoản thu ngoài NSNN. 1.2.2. Nguyên tắc quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN Quản lý tài chính trong hoạt động KHCN không chỉ có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề Quản lý tài chính chung của Nhà nước và ảnh hưởng đến lợi ích của xã hội trong việc thụ hưởng các sản phẩm dịch vụ do tổ chức đó cung cấp, do đó việc quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây: Một là, nguyên tắc công khai, minh bạch Công khai là một khái niệm có tính lịch sử, sự phát triển của nó là tiền đề, là điều kiện tiên quyết của sự dân chủ trong hoạt động xã hội của loài người. Nghĩa chung của thuật ngữ “công khai” là không dấu diếm, bí mật mà phải cho mọi người cùng biết. Thuật ngữ “Công khai” thường đi cùng với thuật ngữ “Minh bạch” có nghĩa là công khai phải rõ ràng cụ thể, mọi người đều có thể hiểu được sự kiện, nội dung công khai. Với ý nghĩa như vậy, công khai minh bạch luôn được sử dụng như là một biện pháp hữu hiệu để phòng
  • 37. 24 chống các hành vi tiêu cực trong các hoạt động có tổ chức, đặc biệt là hoạt động của các cơ quan được trao quyền lực công. Công khai minh bạch sẽ tạo điều kiện cho mọi người cũng như toàn xã hội được tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước. Với việc công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, người dân sẽ dễ dàng ý thức được các quyền và nghĩa vụ của mình để chủ động thực hiện theo các quy định của pháp luật, đồng thời cũng đòi hỏi cơ quan nhà nước và các cán bộ, công chức nhà nước thực hiện đúng các quy định của pháp luật, bời mọi hành vi vi phạm, sách nhiễu hay lợi dụng chức trách để tư lợi đều có thể bị phát hiện và xử lý. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của nguyên tắc công khai, minh bạch như vậy, nên trong quản lý tài chính nói chung và quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN nói riêng cần phải tuân thủ nguyên tắc này. Hai là, nguyên tắc trọn vẹn và đầy đủ Đây là nguyên tắc quan trọng, yêu cầu tất cả các khoản chi đều phải được thực hiện theo đúng định mức và có kế hoạch. Các khoản chi đều phải được phản ánh trung thực đầy đủ. Nguyên tắc này nhằm hạn chế tình trạng để ngoài ngân sách các khoản chi thuộc NSNN, dẫn đến tình trạng lãng phí trong sử dụng vốn NSNN. Bà là, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: Đây là nguyên tắc luôn được yêu cầu trong mọi quá trình quản lý đặc biệt là trong quản lý tài chính. Nguồn lực tài chính là có hạn và nhu cầu là vô hạn, các đơn vị cần phân bổ và sử dụng sao cho có hiệu quả nhất và đúng các quy định của nhà nước đề ra. Để thực hiện được nguyên tắc này, các đơn vị sử dụng NSNN cần phải làm tốt và đồng bộ một số nội dung sau:
  • 38. 25 Thứ nhất, xây dựng các định mức tiêu chuẩn chi phù hợp với từng nhiệm vụ, từng đối tượng, đồng thời phải bảo đảm tính thực tiễn. Thứ hai, thiết lập các hình thức cấp phát đa dạng, từ đó lựa chọn ra hình thức cấp phát ưu tiên đối với từng nhiệm vụ, từng đối tượng một cách phù hợp nhất. Thứ ba, lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các nhóm nhiệm vụ, các nhóm hoạt động phù hợp sao cho tổng kinh phí có hạn nhưng khối lượng công việc vẫn hoàn thành và đạt chất lượng cao. 1.3. Nộidung, đặc điểm và các nhân tố ảnh hƣởng của quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ. 1.3.1. Nội dung 1.3.1.1. Quản lý tạo lập nguồn thu trong hoạt động KH&CN Nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN rất đa dạng, bao gồm: nguồn từ ngân sách nhà nước (NSNN), từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, cả trong nước và ngoài nước. Đầu tư tài chính từ ngân sách nhà nước cho KH&CN là quá trình phân phối sử dụng một phần vốn NSNN để duy trì, phát triển hoạt động KH&CN theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp. Đây chính là thực hiện sự phân bổ nguồn tài chính của nhà nước cho hoạt động KH&CN. Nguồn tài chính này không chỉ đơn thuần là cung cấp tiềm lực tài chính nhằm duy trì, củng cố các hoạt động KH&CN mà còn có tác dụng định hướng điều chỉnh các hoạt động nghiên cứu phát triển KH&CN theo đường lối chủ trương của Nhà nước. Nguồn tài chính từ NSNN phục vụ cho các hoạt động KH&CN trong các lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên thực hiện nhiệm vụ nâng cao lợi ích xã hội; Thực hiện nghiên cứu cơ bản có định hướng trong các lĩnh vực hoa học; Duy trì và phát triển tiềm lực KH&CN; Cấp cho các quỹ phát triển KH&CN
  • 39. 26 của nhà nước; Xây dựng cơ cở vật chất - kỹ thuật, đầu tư chiều sâu cho các tổ chức nghiên cứu và phát triển của nhà nước; Trợ giúp cho doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên trọng điểm. Đối với nguồn kinh phí từ NSNN cấp gồm hai nguồn: là nguồn kinh phí tự chủ (nguồn thường xuyên) và nguồn kinh phí không tự chủ (nguồn thực hiện các đề tài, dự án, đề án khoa học công nghệ). Đối với nguồn kinh phí tự chủ: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính đối với các khoản chi thường xuyên, thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi tổ chức hoạt động và bộ máy nghiên cứu KH&CN, nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với kinh phí không tự chủ (kinh phí NSNN giao thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ): đây là kinh phí được giao thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo hình thức kinh phí được giao khoán5 hoặc kinh phí không được giao khoán6. Sau khi các nhiệm vụ đã được thông qua ở Hội đồng tuyển 5 Các khoản kinh phí giao khoán gồm: chi tiền công, thù lao cho cán bộ khoa học, cán bộ kỹ thuật thực hiện các nội dung nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chi thù lao chuyên gia nhận xét, phản biện, đánh giá (trong và ngoài nước); chi tiền công lao động khác thamgia trực tiếp thực hiện đề tài, dự án; Chi về vật t- ư, hóa chất nguyên, nhiên, vật liệu cần thiết (đã có định mức kinh tế - kỹ thuật do các Bộ, ngành chức năng ban hành) cho thí nghiệm, thử nghiệm; chi mua tài liệu, tư liệu, số liệu quan trắc, số liệu điều tra, sách, tạp chí tham khảo, tài liệu kỹ thuật, bí quyết công nghệ, tài liệu chuyên môn, dụng cụ, vật rẻ tiền mau hỏng, bảo hộ lao động,... phục vụ trực tiếp cho công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của đề tài, dự án; Các khoản chi: hỗ trợ đào tạo, chuyển giao công nghệ, chuyển giao kết quả nghiên cứu; chi công tác phí trong nước; chi đoàn vào; chi hội nghị, hội thảo khoa học của đề tài, dự án; chi văn phòng phẩm, in ấn, thông tin, liên lạc; chi dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài; chi biên soạn và in ấn sách chuyên khảo để phổ biến trong khuôn khổ của đề tài, dự án; phí đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (nếu có); chi hoạt động quảng cáo, tiếp thị, xúc tiến thương mại đối với sản phẩmcủa đề tài, dự án (đối với các đề tài, dự án có các hoạt động này và được bố trí trong dự toán do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt); Một số khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của đề tài, dự án. 6 Các khoản kinh phí không giao khoán gồm có: Chi về vật tư, hóa chất, nguyên nhiên vật liệu (không có định mức kinh tế - kỹ thuật do các Bộ, ngành chức năng ban hành) cho thí nghiệm, thử nghiệmphục vụ yêu cầu nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của đề tài, dự án; Chi đoàn ra (nếu có); Chi mua sắm mới tài sản cố định thiết yếu, chi sửa chữa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu khoa học
  • 40. 27 chọn/giao trực tiếp (Hội đồng khoa học xét tuyển đầu vào) và Hội đồng thẩm định kinh phí thì các nhiệm vụ này sẽ được giao và phân bổ kinh phí thực hiện. Đối với những nhiệm vụ kéo dài trong nhiều năm tài chính (từ 2 năm trở lên), thì kinh phí năm trước chưa thực hiện hết sẽ được chuyển tiếp sang năm sau. Trường hợp kinh phí không sử dụng do không thực hiện nội dung công việc thì không được tính là kinh phí tiết kiệm và phải nộp trả ngân sách nhà nước. Trường hợp kinh phí chênh lệch là kinh phí tiết kiệm thì được xử lý như sau: Về nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN, phát triển KH&CN đem lại lợi ích thiết thực cho cá nhân và toàn xã hội. Khi các sản phẩm KH&CN có tính xã hội thì các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng đều có trách nhiệm quan tâm góp sức lực, trí tuệ, tiền của để phát triển hoạt động KH&CN. Vì vậy, quan tâm đến vấn đề phát triển hoạt động KH&CN là quyền lợi và trách nhiệm của toàn xã hội nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hóa KH&CN, đa dạng hóa các nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động KH&CN thực hiện phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Về cơ cấu, nguồn tài chính ngoài NSNN đầu tư cho hoạt động KH&CN: - Thứ nhất là từ doanh nghiệp, cụ thể là doanh nghiệp dành một phần vốn để đầu tư phát triển hoạt động KH&CN nhằm đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Vốn đầu tư phát triển KH&CN của doanh nghiệp được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Thông thường, doanh nghiệp lập quỹ phát triển KH&CN để chủ động đầu tư phát triển KH&CN; và phát triển công nghệ của đề tài, dự án; Chi thuê, khấu hao (nếu có) máy móc, thiết bị, nhà xưởng tham gia thực hiện đề tài, dự án.
  • 41. 28 - Thứ hai là quỹ phát triển KH&CN của tổ chức, cá nhân, được hình thành từ các nguồn như vốn đóng góp của các tổ chức cá nhân sáng lập, không có nguồn gốc từ NSNN; Các khoản đóng góp tự nguyện, hiến tặng, của các cá nhân, tổ chức; Vốn liên doanh liên kết với các tổ chức khác; - Thứ ba là nguồn vốn vay ngân hàng, các tổ chức KH&CN vay vốn từ ngân hàng để thực hiện các chương trình đề tài theo nguyên tắc hoàn trả với mức lãi suất hợp lý; - Thứ tư là nguồn tài chính từ các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các tổ chức quốc tế như Tổ chức phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Nhật Bản (JB)… thường dành nguồn tài chính đáng kể để tài trợ cho nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, còn có các nguồn tài chính ngoài NSNN khác thông qua các hoạt động chuyển giao các kết quả nghiên cứu, cho thuê địa điểm, các hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ,… Mỗi một nguồn tài chính có đặc điểm sở hữu và vận động riêng, vì vậy việc huy động các nguồn tài chính đó cần có phương thức, biện pháp riêng. Quản lý việc huy động nguồn tài chính đối với hoạt động khoa học công nghệ là đưa ra các quyết định lựa chọn về quy mô nguồn lực cần huy động, cơ cấu nguồn lực tài chính cần huy động và tổ chức quản lý kết quả huy động. Tất cả những quyết định trên phải giải quyết giữa mối quan hệ tài chính với việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển khoa học công nghệ của tổ chức; 1.3.1.2. Quản lý chi trong hoạt động KH&CN Các khoản chi cho hoạt động khoa học công nghệ gồm: (i) Chi cho tổ chức hoạt động và bộ máy nghiên cứu KH&CN (một bộ phận của chi thường xuyên); (ii) Các khoản chi thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ theo đơn
  • 42. 29 đặt hàng của nhà nước, các địa phương, các tổ chức, cá nhân; (iii) Chi đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ; (iv) chi các chương trình dự án (nếu có). 1.3.1.3. Phân phốikết quả tài chính Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định; phần kinh phí tiết kiệm chi, chênh lệch thu lớn hơn chi của tất cả các hoạt động tại đơn vị, bao gồm cả hoạt động KH&CN (không tính đến kinh phí không tự chủ chuyển tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN vào năm sau và kinh phí tiết kiệm); đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:  Đối với các đơn vị sự nghiệp do nhà nƣớc bảo đảm toàn bộ kinh phí chi thƣờng xuyên: + Chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, tổng mức chi trả thu nhập trong năm của đơn vị tối đa tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định; + Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng cụ thể do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; + Chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế. Mức chi cụ thể do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; + Chi tăng cường cơ sở vật chất của đơn vị;
  • 43. 30 + Đối với đơn vị xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định, có thể lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm thu nhập cho người lao động. Đơn vị sự nghiệp không được chi trả thu nhập tăng thêm từ các nguồn kinh phí không thường xuyên.  Đối với các đơn vị đảm bảo một phần chi hoạt động và tự đảm bảo chi hoạt động - Đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: + Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; + Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo nhưng tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định; + Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm; - Đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động: + Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; + Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động; + Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa không
  • 44. 31 quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm, đơn vị được sử dụng để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, trích lập 4 quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, trong đó, đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Đơn vị sự nghiệp không được chi trả thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ từ các nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên. 1.3.2. Đặc điểm quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN Về bản chất, hoạt động tài chính đối với các đơn vị có hoạt động khoa học và công nghệ cũng có những điểm giống như QLTC ở các doanh nghiệp. Ví dụ, trong dài hạn, các trường cần cân bằng chi phí đầu vào với kết quả đầu ra; Trong hoạt động, các tổ chức cũng phải chịu tác động của quy luật thị trường về quan hệ cung cầu, sự cạnh tranh, rủi ro, lợi nhuận, sự gia tăng của giá cả… Tuy nhiên, quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN có những điểm khác biệt so với QLTC ở những hoạt động và chủ thể khác. Sự khác biệt đó bắt nguồn từ đặc điểm hoạt động và kết quả đầu ra của hoạt động KH&CN. Vì đầu tư của của các tổ chức KH&CN là để tạo ra những giải pháp, phát
  • 45. 32 minh, sáng chế KH&CN được áp dụng vào đời sống thực tiễn - sản phẩm đòi hỏi trí tuệ cao, do đó mà nguồn tài chính của đơn vị phụ thuộc rất nhiều vào danh tiếng của đơn vị trong hoạt động KH&CN, chất lượng sản phẩm đầu ra và đội ngũ nghiên cứu hiện có. Bởi nếu không sử dụng hiệu quả các nguồn lực này, sẽ làm giảm sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội cũng như Nhà nước đối với đơn vị. Do đó, để bảo vệ danh tiếng, đòi hỏi các đơn vị sử dụng hiệu quả các khoản kinh phí và tạo ra những sản phẩm thật sự chất lượng. Thứ hai, Quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN hướng tới mục tiêu giải quyết hài hòa các mặt lợi ích giữa “người đặt hàng” sản phẩm KH&CN - người trả chi phí với “người nhận đặt hàng” - người thực hiện nhiệm vụ. “Người đặt hàng” ở đây có thể là Nhà nước, các tổ chức xã hội, các Doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu, trong khi đó “người nhận đặt hàng” có thể là các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức KH&CN hoặc các cá nhân. Mặc dù mục đích của những đơn đặt hàng đến từ Nhà nước - nhằm giải quyết các vấn đề KH&CN chung của toàn xã hội, hay của Doanh nghiệp - giải quyết vấn đề KH&CN của riêng Doanh nghiệp, là khác nhau, nhưng về bản chất đây là quan hệ “mua” và “bán”. Do đó, quản lý tài chính ở đây như là một cầu nối trong quan hệ “mua - bán” ấy. Thứ ba, Quản lý tài chính của các đơn vị hoạt động trong ngành KH&CN cũng phụ thuộc lớn vào chính nội lực của bản thân đơn vị. Sản phẩm của hoạt động KHCN là những giải pháp, phát minh, sáng chế KH&CN được áp dụng vào đời sống thực tiễn. Nguồn kinh phí để hoạt động cũng phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm đầu ra. Một đơn vị có chất lượng sản phẩm đầu ra cho hoạt động KH&CN tốt, có đội ngũ nhà nghiên cứu hùng hậu, có cơ sở trang thiết bị hiện đại phục vụ nghiên cứu thì sẽ thu hút được đầu tư từ các
  • 46. 33 doanh nghiệp, công ty, tổ chức đặt hàng cũng như được nhà nước tin tưởng giao thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trọng tâm của quốc gia. 1.3.3. Các nhân tố ảnhhưởng 1.3.3.1. Nhóm nhân tố vĩ mô  Chính sách pháp luật và thể chế Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý tài chính. Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ là một bộ phận của chính sách tài chính quốc gia, đó là căn cứ để các đơn vị xây dựng cơ chế quản lý tài chính riêng. Trong mỗi thời kỳ, Nhà nước luôn có những ưu tiên phát triển cho những lĩnh vực khác nhau, những ngành nghề khác nhau. Vì vậy, nếu chính sách quản lý tài chính của nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện để phát huy tính chủ động, sáng tạo cho hoạt động khoa học công nghệ trong các trường đại học công lập thì đó sẽ là cơ sở để gia tăng nguồn thu từ NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ của mỗi trường đại học. Ngược lại, nếu các chính sách, cơ chế không ủng hộ, gây khó khăn thì đó là nhân tố gây hạn chế nguồn vốn cho hoạt động KH&CN. Hơn nữa, trong tổng mức đầu tư toàn xã hội cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam, đầu tư của NSNN chiếm khoảng 65 - 70% (Thảo Mộc, 2014) và hầu hết kinh phí đầu tư cho hoạt động KH&CN tại các trường đại học công lập cũng đến từ NSNN, do đó các trường quản lý tài chính hoạt động KH&CN cũng phải tuân thủ theo các quy định của nhà nước.  Tình hình kinh tế xã hội của quốc gia Những thay đổi điều kiện kinh tế - xã hội và nguồn lực, chính sách chi tiêu công cho hoạt động KH&CN là yếu tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN. Đứng trước mỗi sự biến động của môi trường kinh tế xã hội, Nhà nước luôn có những chính sách mới nhằm phát triển đất nước
  • 47. 34 phù hợp với tình hình mới dẫn đến những thay đổi về nhiều mặt, trong đó có phương thức quản lý, cơ chế hoạt động. Các trường đại học công lập cũng cần theo sát xu hướng phát triển mọi mặt của đất nước để điều chỉnh kế hoạch hoạt đồng phù hợp với yêu cầu đó, từ đó có những chính sách quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính phù hợp và kịp thời để đạt được mục tiêu. Đến lượt mình, khi hoạt động KH&CN được đầu tư hợp lý và đúng hướng 1.3.3.2. Nhóm nhân tố vi mô  Danh tiếng của đơn vị Danh tiếng, vị thế của mỗi đơn vị sẽ tác động đến việc thu hút nguồn kinh phí. Một đơn vị có danh tiếng sẽ thu hút được sự đầu tư từ Doanh nghiệp, Tổ chức đặt hàng cũng như sự tin tưởng giao thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm của Nhà nước lớn hơn so với các đơn vị khác.  Nhiệm vụ được giao hàng năm đối với tổ chức Mỗi tổ chức hoạt động KH&CN công hàng năm đều phải thực hiện nhiệm vụ do nhà nước giao, ngoài ra còn phải tận dụng cơ sở vật chất để mở rộng hoạt động của đơn vị. Các đơn vị phải thực hiện những hoạt động nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài và chương trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho. Khối lượng nhiệm vụ được giao tác động trực tiếp đến mức chi của đơn vị. Bên cạnh đó, nhiệm vụ nhiều hay ít ảnh hưởng đến khả năng mở rộng thêm hoạt động sự nghiệp của đơn vị, dẫn đến sự thay đổi trong mức thu sự nghiệp.  Chất lượng của sản phẩm đầu ra. Chất lượng sản phẩm đầu ra có tác động kép đến hiệu quả quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN. Thứ nhất, chất lượng sản phẩm đầu ra chính
  • 48. 35 là yếu tố để các đơn vị nâng cao vị thế của mình trong hoạt động KH&CN đối với Chính phủ, Nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế và các Doanh nghiệp, qua đó tạo được danh tiếng và thu hút được nhiều kinh phí cả từ NSNN và Doanh nghiệp. Thứ hai, khi thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có kinh phí từ NSNN, các trường đại học công lập được giao quyền sử dụng kết quả nghiên cứu7 nhiệm vụ đó. Với các sản phẩm tốt, các trường đại học công lập có thể tiến hành thương mại hóa sản phẩm và thu kinh phí về cho trường.  Tổ chức bộ máy quản lý tài chính Quản lý tài chính bị ảnh hưởng khá lớn từ bộ máy quản lý. Thứ nhất, đối với một trường đại học có cơ cấu tổ chức quản lý rõ ràng, đơn giản và hiệu quả sẽ góp phần giảm tải được nhiều thủ tục các bước, góp phần nâng cao hiệu quả của quản lý tài chính trong trường. Thứ hai, trình độ năng lực của bộ máy cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý tài chính trong các trường đại học. Các bộ phận trong bộ máy quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn cho lãnh đạo đơn vị ra các quyết sách thích hợp. Sự yếu kém của một bộ phận sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả thực hiện cơ chế quản lý tài chính của đơn vị. Cùng với sự đổi mới của cơ chế thị trường, khi các nước đang phát triển được học tập và tiếp nhận kiến thức từ các nước phát triển kéo theo việc sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý tài chính tại các tổ chức KH&CN cũng được cải tiến, sự tinh giản nhân sự, khả năng phối hợp giữa các bộ phận trong các trường công cũng được cải thiện.  Trình độ chuyên môn của đội ngũ nghiên cứu 7 Căn cứ Chương III, về quản lý, xử lý tài sản là kết quả của nhiệm vụ KH&CN, Nghị định 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
  • 49. 36 Trình độ chuyên môn của đội ngũ nghiên cứu là yếu tố có ảnh hưởng nhiều mặt đối với công tác quản lý tài chính trong KH&CN của các trường đại học. Thứ nhất, trình độ chuyên môn của đội ngũ nghiên cứu chính là nhân tố quyết định chất lượng của các nghiên cứu. Các sản phẩm KH&CN là những phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích được áp dụng vào trong đời sống thực tiễn - dạng hàng hóa đặc biệt, các sản phẩm đòi hỏi trí tuệ cao, do đó đây là lĩnh vực yêu cầu lao động cần có chuyên môn, trình độ cao để tạo ra được các sản phẩm nghiên cứu chất lượng. Với một đội ngũ nghiên cứu có trình độ chuyên môn giỏi, tổ chức đó sẽ có sức cạnh tranh hơn so với các tổ chức khác. Từ đó, các tổ chức này có khả năng mở rộng quy mô hoạt động và huy động nguồn thu từ doanh nghiệp hoặc các tổ chức xã hội hoặc các sản phẩm tạo ra có thể thương mại hóa được, từ đó tăng nguồn thu cho đơn vị. 1.4. Chỉ tiêu đánh giá quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN Tăng cường quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại các trường đại học công lập là một trong những cách thức để tăng kết quả thu được trong quá trình đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ. Để đánh giá được các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ mà sản phẩm là các hàng hóa dịch vụ thông thường người ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu phản ánh mối tương quan giữa kết quả và chi phí một cách rõ ràng và định lượng như tỷ lệ lợi nhuận so với doanh thu; tỷ lệ lợi nhuận so với vốn kinh doanh; thời gian thu hồi vốn đầu tư; tốc độ quay của vốn kinh doanh;… Sở dĩ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ hàng hóa thông thường có thể làm được điều đó là do các chi phí đầu vào cũng như các kết quả đầu ra của nó đều có thể dễ dàng tính toán được thông qua thước đo chung là tiền tệ. Tuy
  • 50. 37 nhiên đối với hoạt động KH&CN, sản phẩm đầu ra có vai trò rất quan trọng, nhưng lại không hoàn toàn thể hiện bằng tiền; Do đặc trưng của hoạt động khoa học và công nghệ, ngay các yếu tố đầu vào của hoạt động này cũng không thể lượng hóa bằng tiền một cách đầy đủ. Điều này là khó khăn trong việc xây dựng chỉ tiêu đánh giá tăng cường quản lý tài chính. Trong trường hợp này, người ta phải dựa vào kỹ thuật phân tích chi phí - lợi ích (Cost - benefit) thường được áp dụng trong phân tích kinh tế trong hoạt động kinh tế công cộng. Khi thực hiện phân tích chi phí - lợi ích, kết quả quản lý tài chính hoạt động công cộng không được lượng hóa bằng tiền có thể chọn một trong hai phương pháp sau: - Phương pháp phân tích chi phí - hiệu quả (Cost - Effectiveness), là phương pháp dùng dưới một trong hai dạng để lựa chọn phương án có chi phí tối thiểu, bằng cách giữ nguyên mức lợi ích và thay đổi mức chi phí hoặc giữ nguyên mức chi phí và thay đổi lợi ích. Nhưng phương pháp phân tích chi phí - hiệu quả chỉ được áp dụng “khi lợi ích có thể được đo lường theo một đơn vị phi tiền tệ duy nhất nào đó. - Phương pháp phân tích chi phí - hiệu quả gia quyền (Weighted – Effectiveness) là phương pháp được sử dụng để giảm bớt những thước đo đa chiều về lợi ích thành thước đo đơn chiều. Nó được sử dụng phổ biến nhất khi lợi ích của một nhân tố nào đó can thiệp không được đo lường bằng tiền và “lợi ích là sự cải thiện trên nhiều phương diện, thì các phương diện lợi ích khác nhau đó cần được gắn với một quyền số và chuyển về một thước đo chung duy nhất. Như vậy, gắn với đặc thù của hoạt động khoa học công nghệ, cả hai phương pháp phân tích trên được kết hợp để phân tích quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ; Mặt khác ngay cả khi áp dụng những