SlideShare a Scribd company logo
1 of 58
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
Ngày 3 tháng 9 năm 2013
Buổi 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN.
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT.
A/ Mục tiêu cần đạt:
- Nắm được một số kiến thức về lí luận văn học
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, cách giải quyết một đề văn .
B/ Nội dung và phương pháp:
? Thế nào là quan điểm, quan niệm
sáng tác.
? Lấy ví dụ minh họa.
? Thế nào là phong cách nghệ thuật.
I/ Một số vấn đề lí luận cơ bản:
1. Quan điểm và quan niệm sáng
tác
- Chỗ đứng, điểm nhìn để nhà văn sáng
tác.
- Phải được hiện thực hoá trong quá trình
sáng tác.
- Được phát biểu trực tiếp hay thể hiện
gián tiếp qua các tác phẩm.
- Nhà văn nào cũng có quan điểm/quan
niệm sáng tác nhưng để tạo thành một hệ
thống có giá trị thì không phải ai cũng
làm được.
+ Vai trò:
- Chi phối toàn bộ quá trình sáng tác (lựa
chọn đề tài, hình tượng, lựa chọn lối viết,
các hình thức nghệ thụât...)
- Phần nào thể hiện tầm tư tưởng của nhà
văn.
+ Ví dụ: Quan điểm sáng tác của Nguyễn
Ái Quốc Hồ Chí Minh: Văn học là vũ khí
lợi hại phục vụ sự nghiệp cách mạng, nhà
văn là người chiến sĩ tiên phong trên mặt
trận văn hoá tư tưởng.
VD:
Phân tích quan điểm sáng tác của một
nhà văn (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh, Nam Cao…).
2. Phong cách nghệ thuật
Là nét riêng có tính hệ thống trong sáng
tác của một nhà văn
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 1
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
- Phong cách nghệ thuật của Nam Cao:
Đề cao con người tư tưởng, đặc biệt chú
ý tới hoạt động bên trong của con người,
coi đó là nguyên nhân của những hoạt
động bên ngoài – Đây là phong cách rất
độc đáo của Nam Cao. Quan tâm tới đời
sống tinh thần của con người, luôn hứng
thú khám phá "con người trong con
người".
-Tâm lý nhân vật trở thành trung tâm của
sự chú ý, là đối tượng trực tiếp của ngòi
bút Nam Cao.
-Thường viết về những cái nhỏ nhặt,
xoàng xĩnh. Từ cái sự tầm thường quen
thuộc trong đời sống hàng ngày của
"Những truyện không muốn viết", tác
phẩm của Nam Cao làm nổi bật vấn đề xã
hội có ý nghĩa to lớn triết lý sâu sắc
về con người, cuộc sống và nghệ thuật.
- Giọng điệu riêng, buồn thương, chua
chát.Ông có phong cách nghệ thuật triết
lí trữ tình sắc lạnh. Có nhà nghiên cứu đã
ví ông với nhà văn Lỗ Tấn của Trung
Quốc với phong cách Téc-mốt (Phiên âm
tiếng việt có nghĩa là cái phích nước)
Và quan niệm nghệ thuật của ông là "
Nghệ thuật vị nhân sinh ( nghệ thuật phải
viết về con người và hướng đến những
điều tốt đẹp của con người); ông phê
phán quan niệm " nghệ thuật vị nghệ
thuật" ông có nhiều đóng góp quan trọng
đối với việc hoàn thiện truyện ngắn và
tiểu thuyết Việt Nam trên quá trình hiện
đại hóa ở nửa đầu thế kỉ XX
? Tình huống truyện là gì.
+ Đặc điểm:
- Thiên về hình thức nghệ thuật.
- Có sự thống nhất và vận động trong quá
trình sáng tác của nhà văn.
+ Vai trò:
- Là một trong những điều kiện quan
trọng để đánh giá vị trí, tài năng của nghệ
sĩ. Một nhà văn lớn phải là nhà văn có
phong cách.
- Thể hiện bản chất của văn chương: hoạt
động sáng tạo.
3. Tình huống trong truyện ngắn
- Là lát cắt của đời sống mà qua đó tính
cách nhân vật được bộc lộ sắc nét nhất và
tư tưởng nhà thể hiện rõ nhất.
“Là một lát cắt, một khúc của đời sống.
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 2
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
+ Ví dụ: tình huống gặp mẹ trong “trong
lòng mẹ”
Tình huống cai lệ dến nhà chị Dậu
Nhưng qua lát cắt, qua khúc ấy người
thấy được trăm năm của đời thảo mộc”
(Nguyễn Minh Châu)
- Biểu hiện qui luật có tính nghịch lí trong
sáng tạo nghệ thuật: qui mô nhỏ nhưng
khả năng phản ánh lớn.
+ Vai trò:
- Khắc hoạ tính cách nhân vật, thể hiện tư
tưởng nghệ sĩ.
- Xuất phát từ đặc trưng truyện ngắn:
dung lượng nhỏ, thể hiện nhân vật qua
một khoảnh khắc ngắn ngủi của đời sống
(tiểu thuyết: dài, theo sát toàn bộ cuộc
đời, số phận nhân vật…) => Tình huống
phải giống như thứ nước rửa ảnh làm nổi
lên hình sắc nhân vật và tư tưởng nhà văn
=> Xây dựng được tình huống truyện độc
đáo là dấu hiệu của:
• Một tác phẩm có giá trị
• Một tác giả tài năng.
4. Các giá trị văn học
+ Mô tả: có 3 giá trị cơ bản của văn học
- Giá trị nhận thức:
• Mang tới cho bạn đọc những tri thức
sâu rộng về thế giới
• Giúp con người khám phá, nhận thức,
thấu hiểu sâu sắc chính bản thân mình.
- Giá trị giáo dục
• Đem đến những bài học quí giá về lẽ
sống
• Về tư tưởng: Hình thành cho con người
những tư tưởng tiến bộ, có thái độ và
quan điểm sống đúng đắn.
• Về tình cảm: Giúp con người biết yêu
ghét đúng đắn, tâm hồn trở nên lành
mạnh, trong sáng.
- Giá trị thẩm mĩ:
• Nội dung:
Vẻ đẹp muôn hình vẻ của cuộc đời
Vẻ đẹp bản thân con người.
• Hình thức: những biện pháp, thủ pháp
xây dựng hình tượng nghệ thuật sinh
động, giàu sức gợi.
- Mối quan hệ của 3 giá trị:
• Giá trị nhận thức: tiền đề của giá trị giáo
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 3
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
?Phân tích hình tượng nhân vật trữ
tình trong một bài thơ.
Thế nào là giá trị hiện thực. Lấy ví dụ
minh họa.
dục.
• Giá trị giáo dục: làm sâu sắc hơn giá trị
nhận thức
• Các giá trị nhận thức và giá trị giáo dục
đều được phát huy tích cực nhất qua giá
trị thẩm mĩ.
5. Hình tượng nhân vật trữ tình trong
thơ
+ Mô tả (so sánh với hình tượng nhân
vật trong tác phẩm tự sự)
Hiện ra qua giọng điệu, trạng thái tâm
hồn, cảm xúc (nhân vật trong tác phẩm tự
sự: có diện mạo, tính cách, hành động cụ
thể)
+ Phân loại:
- Xét sự xuất hiện của tác giả trong tác
phẩm:
• Cái tôi trữ tình: tác giả
• Nhân vật trữ tình nhập vai: khi tác giả
hoá thân vào nhân vật khác trong tác
phẩm.
- Xét về vai trò:
• Chủ thể trữ tình (người trực tiếp bộc lộ
cảm xúc)
• Đối tượng trữ tình: đối tượng hướng tới
của tâm trạng chủ thể trữ tình
6. Giá trị hiện thực
- Phạm vi hiện thực đời sống mà tác
phẩm phản ánh.
- Tác phẩm nào cũng có giá trị hiện thực.
(Vì văn học bắt nguồn từ cuộc sống: hiện
thực đời sống sinh hoạt hàng ngày, hiện
thực tình cảm, tâm lí…)
+ Biểu hiện:
Hiện thực phản ánh trong tác phẩm thì vô
cùng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên,
nói đến giá trị hiện thực trong một tác
phẩm văn học người ta thường đề cập 3
nét chính:
- Phơi bày chân thực, sâu sắc cuộc sống
cơ cực, nỗi khổ về vật chất hay tinh thần
của những con người bé nhỏ, bất hạnh.
- Chỉ ra nguyên nhân gây ra đau khổ cho
con người.
- Miêu tả tinh tế vẻ đẹp tiềm ẩn trong con
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 4
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
? Phân tích giá trị hiện thực trong tác
phẩm “ Tức nước vỡ bờ”
? Giá trị nhân đạo là gì.
người.
Ở mỗi một tác phẩm cụ thể, giá trị hiện
thực được biểu hiện đa dạng. Cùng phản
ánh tình cảnh khốn quẫn của người nông
dân Việt Nam trước cách mạng, Ngô Tất
Tố miêu tả nỗi chật vật về vật chất của
chị Dậu vì nạn sưu cao thuế nặng, một cổ
nhiều tròng, Nguyễn Công Hoan phơi bày
chân thực sự cùng đường tuyệt lộ của
người nông dân (“Bước đường cùng”),
Nam Cao lại đi vào mảng hiện thực sâu
kín nhất, tăm tối nhất – địa hạt tâm lí để
lột trần bi kịch bị tha hoá, nỗi đau tinh
thần khắc khoải của những con người
dưới đáy của xã hội – Chí Phèo.
+ Vai trò:
- Thể hiện cái nhìn hiện thực sâu sắc hay
hời hợt của nhà văn.
- Dấu hiệu của một tác phẩm có giá trị.
7. Giá trị nhân đạo
- Hạt nhân: lòng yêu thương con người
- Đối tượng: thường là nỗi khổ.
+ Biểu hiện: 3 khía cạnh cơ bản.
- Cảm thông với số phận đau khổ của
những con người nhỏ bé, bất hạnh.
- Tố cáo các thế lực gây ra đau khổ cho
con người.
- Phát hiện, khám phá và ngợi ca vẻ đẹp
tiềm ẩn trong những con người bất hạnh.
Ở mỗi tác phẩm khác nhau, những khía
cạnh có sự biến đổi phong phú, linh hoạt.
Chẳng hạn, cùng viết về người phụ nữ
với cái nhìn trân trọng, yêu thương sâu
sắc, Ngô Tất Tố khám phá ở Chị Dậu vẻ
đẹp truyền thống, thuỷ chung, không tì
vết;
+ Vai trò:
- Thể hiện tầm vóc tư tưởng của nhà văn
“Nhà văn chân chính là nhà nhân đạo từ
trong cốt tuỷ” (Biêlinxki)
- Là một trong những dấu hiệu của một
tác phẩm giàu giá trị (Văn học là nhân
học. Nghệ thuật chỉ có nghĩa khi hướng
tới con người, yêu thương con người).
- Các khía cạnh biểu hiện nhìn chung
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 5
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
tương đồng chỉ khác biệt ở chỗ: nếu nói
giá trị hiện thực là nhắc tới sự trình bày,
miêu tả hiện thực một cách tương đối
khách quan thì nói tới gía trị nhân đạo tức
là đã bao hàm thái độ của nhà văn (cảm
thông, thương xót, phẩm qua việc phân
tích nhân vật (Phân tích nhân vật Tràng,
phân tích nhân vật Mị, phân tích nhân vật
Chí Phèo…)
+ Mối quan hệ giữa giá trị hiện thực và
giá trị nhân đạo:
- Gắn bó hài hoà trong một tác phẩm.
đồng tình, ngợi ca…)
8. Văn học nhận thức, phản ánh đời sống con người
Cũng như hội họa, ca nhạc, điêu khắc… văn học là một môn nghệ thuật. Đối tượng
của văn học là con người – con người trong học tập, lao động, chiến đấu, con người
trong tình yêu và những mối quan hệ xã hội khác, con người trong không gian thời
gian với thiên nhiên, vũ trụ. Nói văn học là nhân học, đúng thế. Văn học không chỉ
phản ánh đời sống con người mà còn phải nhận thức con người và đời sống con
người, nói lên những ước mơ, khát vọng, những tâm tư, tình cảm của con người trong
chiều sâu tâm hồn với sự đa dạng, phong phú.
Chỉ đến lúc nào đó văn học mới là văn học đích thực khi văn học thể hiện được sự
khám phá và sáng tạo, có những kiến giải hay và đẹp về con người và đời sống con
người.
9. Văn học là sự thể hiện tinh tế tư tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng,
quan điểm và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn đối với con người và cuộc sống. Mỗi
trang văn, mỗi bài thơ (đích thực) dù nói về gì, đề tài gì rộng lớn hay bé nhỏ đều thể
hiện lòng yêu, sự ghét của tác giả, thể hiện một quan điểm nhân sinh hoặc lên án cái
ác, hoặc ca ngợi tình yêu, đưa tới sự hướng thiện, cái cao cả, cái đẹp của thiên nhiên
và con người. Văn học mang tính khuynh hướng rõ rệt.
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi
Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần dân chịu được
10. Văn học nhận thức và thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật
Văn thơ hàm chứa tư tưởng tình cảm. Nhưng văn chương không nói ý một cách khô
khan. Vì sao mà có thơ nồi đồng, con cóc? Văn chương đích thực là hoa quí nên mới
có hương sắc. Văn chương thấm vào lòng người, bất tử với thời gian, không có biên
giới bởi lẽ văn học nhận thức và thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật.
Hình tượng nghệ thuật do nhiều yếu tố, chi tiết nghệ thuật hợp thành. Đọc tác phẩm
văn học phải phát hiện ra và cảm nhận các chi tiết nghệ thuật, có thế mới khám phá
được cái hay, cái đẹp của hình tượng nghệ thuật.
Vậy hình tượng nghệ thuật là gì?
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 6
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
- Trong thơ văn, hình tượng nghệ thuật có thể là một bông hoa, một vầng trăng, một
nàng Kiều, một Trương Phi – cũng có thể là một nét của tâm trạng, tình cảm như
“Tương tư” của Nguyễn Bính, v.v…
- Vậy, hình tượng là bức vẽ về con người, về cuộc đời, về thiên nhiên cụ thể được
nhà văn sáng tạo nên qua liên tưởng, tưởng tượng để thể hiện tư tưởng, tình cảm và
khái quát hiện thực một cách thẩm mĩ
- Có cảm nhận được hình tượng mới thấy được cái hay, cái ý vị của văn chương.
12. Văn học là nghệ thuật của ngôn từ
a. Ngôn từ là chất liệu xây dựng hình tượng của văn học
Hội họa dùng màu sắc, đường nét… âm nhạc diễn tả bằng âm thanh, tiết tấu… điêu
khắc dùng chất liệu (kim loại, đá, gỗ...) tạo nên hình khối, đường nét v.v… Còn văn
học phải diễn tả bằng ngôn từ. Mỗi tác phẩm văn học phải được gắn liền với một thứ
ngôn ngữ và văn tự (gốc) nhất định. Ngôn ngữ, văn tự là công cụ của nhà văn. Nhà
văn Nguyễn Tuân được ca ngợi là bậc thầy về ngôn ngữ. Văn của ông là tờ hoa, là
trang văn. Hồ Chí Minh viết văn làm thơ bằng tiếng mẹ đẻ, bằng tiếng Pháp, bằng
chữ Hán. Thật là kì tài.
b. Những đặc điểm của ngôn từ văn học
Nhà văn nhà thơ phải sử dụng ngôn từ và trau chuốt nó, tạo thành một thứ ngôn ngữ
văn chương giàu có, sang trọng, đẹp đẽ. Ngôn ngữ văn học có những đặc điểm sau:
- Tính hệ thống
- Tính chính xác
- Tính truyền cảm
- Tính hình tượng
- Tính hàm súc, đa nghĩa
- Tính cá thể hoá
Trong đó, tính chính xác, tính truyền cảm, tính hình tượng là cực kỳ quan trọng. Nói
rằng “Văn hoa dã chất chi đối”, “Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” là như vậy.
Kim Trọng khen Kiều khi nàng làm một bài thơ viết lên bức tranh Kim Trọng mới
vẽ:
Khen tài nhả ngọc phun châu,
Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này!”
Nhà văn sử dụng ngôn từ để xây dựng hình tượng văn học. Vì thế đọc sách hoặc phân
tích thơ văn không được thoát li văn bản và ngôn từ
c. Tính chất “phi vật thể” của chất liệu ngôn từ và khả năng diễn tả đặc biệt
phong phú của nghệ thuật ngôn từ.
- Xem tranh xem ti vi… đã thấy được cụ thể cảnh vật, sự việc biểu hiện. Đọc văn, ta
phải tưởng tượng, liên tưởng, suy luận, cảm xúc với tất cả mọi giác quan và tâm hồn,
mới hình dung được cảnh vật, sự việc. Điều đó nói lên rằng, ngôn từ mang tính chất
“phi vật thể”. Con chữ đấy, câu thơ đấy nhưng không phải ai cũng hiểu và cảm như
nhau.
- Ngôn từ có sức mạnh vạn năng, có thể diễn tả sự việc theo dòng chảy lịch sử qua
hàng trăm năm, hàng vạn năm trên một không gian hữu hạn hoặc rộng lớn vô hạn.
- Ngôn từ còn có khả năng diễn tả những rung động biến thái của tâm hồn con người.
13.Vai trò của nhà văn với đời sống văn học
Không có ong mật thì chẳng có mật ong. Và không có hoa thì ong cũng chẳng thể
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 7
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
làm ra mật. Không có nhà văn thì không có tác phẩm, tất nhiên cũng không thể có đời
sống văn học. Lại còn phải có hiện thực phong phú tạo nguồn sáng tạo cho nhà văn
thì mới có thơ văn. Từ muối mặn, phù sa, hương sắc cuộc đời… nhà văn sống hết
mình với hiện thực phong phú ấy may ra mới có tác phẩm văn học.
Viết về mối quan hệ giữa nhà văn và đời sống hiện thực, Chế Lan Viên nói:
“Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi,
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy.
Cái xào xạc, hồn anh chính là xào xạc lá
Nó không là anh, nhưng nó là mùa…”
Nhà văn phải khám phá và sáng tạo, không theo đuổi người. Không tô hồng cũng
không bôi đen hoặc sao chép hiện thực. Nhà văn cũng không được lặp lại mình. “Văn
chương quý bất tùy nhân hậu” (Hoàng Đình Kiên đời Tống”.
II/ Tìm hiểu đề và cách giải quyết:
1/Đề có mệnh đề trực tiếp:
- Tìm luận điểm trong luận đề.
- Mỗi luận điểm phải triển khai thành một đoạn văn.
VD: Đến với CNCGNX là đến với một tài hoa trong nghệ thuật xây dựng truyện kết
hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn. Em hãy làm sáng tỏ.
? Tìm luận điểm trong đề.
- Đến với truyện là đến với bút pháp hiện thực( Bức tranh xã hội Pk, số phận người
phụ nữ thông qua nhân vật VN)
- Đến với CNCGNX là đến với bút pháp lãng mạn( Phân tích yếu toods kì ảo)
- Bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn hài hòa: ước mơ chỉ là ước mơ, hiện thực
lại trở về. Đó là giá trị tố cáo và giá trị nhân đạo đồng thời thể hiện sự sáng tạo của
Nd
2/ Đề có mệnh đề gián tiếp:
VD: Hạt giống lương thiện quằn quại trong Chí Phèo đã phát triển thành cây ngẩng
cao đầu trong gió bão Lão Hạc.
? Phân tích yêu cầu của đề
- Giới thiệu NC và tư tưởng của nhà văn: Đều chủ trương đề cao, trân trọng con
người nhất là vẻ đẹp con người.
- Hạt giống lương thiện của Chí Phèo: bị lưu manh hóa những vẫn đòi được sống.
- Cây lương thiện trong Lão Hạc là thành trì bền vững không gì lay chuyển được.
3/ Đề có mệnh đề liên quan đến lí luận văn học:
VD: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thược tại
nhưng nghệ sĩ không ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới
mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của
mình góp vào đời sống xung quanh. Hãy làm rõ vấn đề trên qua CNCGNX
- Văn học phản ánh hiện thực khách quan.
- Nhưng hiện thực khách quan bước vào tác phẩm không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên
hay những vần xoay của cuộc sống mà đằng sau bức tranh là tư tưởng, tình cảm, cái
nhìn của tác giả về cuộc sống
- Chứng minh qua CNCGNX
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 8
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
VD: Bàn về truyện ngắn có ý kiến cho rằng: “ Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một
sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh. Lí
giải điều đó qua CNCGNX
? Hãy nêu hướng giải quyết vấn đề trên
- Sự mới mẻ của tác giả của tác giả trong việc gửi gắm một vấn đề nhân sinh, một tư
tưởng, tình cảm của mình tới bạn đọc.
- Thông qua số phận của VN ND muốn đối thoại với bạn đọc về:
+ Số phận người phụ nữ trong xã hội
+ XHPK
+ Đặc biệt là niềm tin trong xây dựng hạnh phúc gia đình. Hạnh phúc gia đình như
một quả bóng pha lê đẹp nhưng lung linh dễ vỡ.
- Lí giải vì sao VN bị đẩy vào bất hạnh.
C/ Dặn dò: Chuẩn bị văn học hiện thực phê phán.
D/ Rút kinh nghiệm:
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 9
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
Ngày 10 tháng 9 năm 2013
Buổi 2,3: VĂN HỌC HIỆN THỰC PHÊ PHÁN
A Mục tiêu cần đạt:
- Nắm vững đặc trưng của văn học HTPP
- Bồi dưỡng kiến thức về giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của các tác phẩm văn
học HTPP đã học ở lớp 8
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề và cách làm bài văn.
B/ Nội dung và phương pháp:
? Ở lớp 8 em đã học những tác phẩm
VH hiện thực phê phán nào? của tác
giả nào?
? Kết cấu phổ biến của văn học hiện
thức phê phán?
? Nghệ thuật xây dựng n/ v có gì đặc
biệt?
? Cho VD?
? Cho ví dụ?
? Ngoài ra, việc khắc hoạ tâm lý
nhân vật ra sao?
A/ Đặc trưng của VHHTPP:
-Quan tâm đến đời sống xh để phản ánh chân
thực sự thực khách quan vì thế phải chú ý đến
cái thông thường,quen thuộc, phổ biến của xh
+ Bộ mặt của giai cấp pk thực dân
+ Nỗi khổ của nhân dân
+ Thế lực đồng tiền
- Công cụ nhận thức và khám phá đời sống là
tính cách điển hình.
-Tính nhân đạo sâu sắc thường đứng về người
bị áp bức kêu gọi tình thương
-Hạn chế: Con người bế tắc trước hoàn cảnh.
I. Kết cấu của truyện
- Rất đa dạng nhưng phổ biến nhất là kết cấu
tâm lý (đặc biệt là những sáng tác của Nam
Cao)
II. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Các nhân vật được xây dựng vừa mang tính
điển hình, vừa có cá tính (mang đặc điểm của
tầng lớp, giai cấp...vừa có nét riêng; không thể
nào trộn lẫn) với những cung bậc tâm lý sâu
sắc.
Ví dụ: Nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm
cùng tên của nhà văn Nam Cao đã được xây
dựng với một nội tâm đầy kịch tính. Việc bán
con Vàng đã được lão day dứt, đau khổ cực
điểm. Gửi ông giáo tiền nhưng dự tính âm
thầm cái chết. Để khắc hoạ nội tâm dữ dội,
đầy sóng gió của nhân vật, nhà văn đã khai
thác khả năng biểu hiện của ngoại hình: “ Mặt
lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô
lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 10
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
? Ngôn ngữ nhân vật?
? Đối tượng phản ánh của VHHTPP?
? So sánh cách thể hiện tinh thần
lão ngọeo về một bên và cái miệng móm mém
của lão mếu như con nít.”
Những giọt nước mắt không thể tự tuôn
dòng mà phải “ép” bởi cuộc đời đau khổ đã
vắt kiệt chúng. Lão Hạc khổ nên đến cả khóc
cũng thật là khổ sở mà đâu phải là lão khóc;
phải chăng nỗi đau khổ trào ra thành những
dòng nước mắt?
- Ngoài ra còn khắc hoạ tâm lý nhân vật bằng
độc thoại nội tâm ( một túp lều, một ông già
với một con chó...Thực chất là cuộc độc thoại
nội tâm không hơn không kém). Vì thế, tác
giả đã tạo ra được chiều sâu tâm lý nhân vật.
- Ngôn ngữ nhân vật cũng đầy sáng tạo: Nam
Cao đã nhập thân vào nhân vật ông giáo “
Tôi” trong câu chuyện. Nhân vật “ Tôi” vừa
nói lời của người dẫn chuyện, vừa diễn tả lời
của chính mình, nói bằng giọng điệu của lão
Hạc
III. Đối tượng phản ánh.
- Phản ánh hiện thực cuộc sống có sức khái
quát cao.
Ví dụ: Tiêu biểu cho VHHTPP là tác phẩm
“Lão Hạc” (Nam Cao), “Tắt đèn” (NTTố) và
“Đồng hào có ma” (NC Hoan).
Các tác phẩm thơ đều hướng về thế giới tâm
linh. Cũng có cảnh nhưng đó là cảnh của hồi
ức, cũng có hình ảnh của tưởng tượng, mơ
ước hoặc gần hơn chủ yếu vẫn là để gửi gắm
tâm sự thầm kín của mình. Điều này chịu sự
chi phối của tư tưởng thoát li.
- Về con người:
+ Tính tích cực: đi sâu vào thế giới cuộc sống
đời thường, những con người bé nhỏ, khổ đau
và phân tích tâm lý một cách sinh động để tìm
ra nguyên nhân đau khổ của họ.
+ Hạn chế: con người là nạn nhân của hoàn
cảnh, chưa chế ngự được hoàn cảnh (còn con
người trong VHCM 1930 – 1945: là những
chiến sỹ tràn đầy nghị lực, tràn đầy niềm tin
tất thắng bởi tìm thấy được hướng đi cho cuộc
đời, đấu tranh vì tự do, hạnh phúc...)
Nói tóm lại, trên con đường tìm tòi, khám
phá chân lý cuộc sống, VHHTPP đã có tiếng
nói riêng, tạo được vị trí xứng đáng trên văn
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 11
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
nhân đạo của Nam Cao và Nguyên
Hồng?
? Cách thể hiện tinh thần nhân đạo
của Nam Cao và Ngô Tất Tố có điểm
nào giống và khác nhau?
đàn VN.
IV. Cách thức thể hiện tinh thần nhân đạo:
Cùng một thái độ nhân đạo- yêu thương con
người, bênh vực, cảm thông cho con người bị
áp bức, chống cường quyền áp bức chà đạp
lên cuộc sống con người ... nhưng mỗi tác giả
có cách thể hiện khác nhau.
1) Nam Cao và Nguyên Hồng
a, Giống nhau: Ca ngợi sức sống tâm hồn, đề
cao nhân tính. Một bé Hồng trong “Những
ngày thơ ấu” của NH là một hình tượng đẹp
trước những rắp tâm tanh bẩn vẫn giữ được
tình mẫu tử thiêng liêng trong trái tim non
nớt, ngây thơ của mình; một lão Hạc trong tác
phẩm cùng tên của Nam Cao, dù phải chết để
giữ cho mình nhân phẩm làm người.
b, Điểm khác:
- Với Nam Cao: ông còn đau khổ vì con
người, đòi hỏi con người không buông xuôi,
ngay cả những nhân vật tưởng như bị tha hoá
đến tận cùng (Chí Phèo) nhưng tác giả vẫn
tìm thấy những phút loé sáng của lương tri...
- Với Nguyên Hồng: giọng điệu trữ tình trực
tiếp như lôi cuốn trái tim mình đặt lên trang
giấy và cái khắc nghiệt thử thách nhân vật
trong TP là những luật lệ, hủ tục phong kiến.
2) Nam Cao và Ngô Tất Tố:
a, Giống: Cả hai nhà văn đều đề cao tính cách
của con người. Nhưng cá tính sáng tạo của
mỗi con người đã cho ra đời những tác phẩm
có sắc thái riêng biệt.
b, Khác:
- Với Nam Cao: ông như yêu thương con
người nhưng trả con người về vị trí đích thực,
con người của đời thường để con người vật
lộn với chính mình, giữa cái xấu và cái tốt để
hoàn thiện chính mình dù phải trả giá bằng cái
chết.
- Còn Ngô Tất Tố đã yêu thương hết lòng và
vì vậy thi vị hoá người nông dân (Chị Dậu).
B/ Các tác phẩm cụ thể:
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 12
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
I/ Trong lòng mẹ:
A. Vµi nÐt vÒ t¸c gi¶, t¸c phÈm
1. Tác giả:
- Nguyên Hồng sinh ở thành phố Nam Định, nhưng Hải Phòng cửa biển đã
khơi dậy và gắn bó với ông, với sự nghiệp văn chương của ông. Tác phẩm của ông
thường viết về những con người nghèo khổ dưới đáy xã hội, với một lòng yêu thương
đồng cảm vì vậy ông được coi là nhà văn của những con người cùng khổ.
- Trong thế giới nhân vật của ông xuất hiện nhiều người bà, người mẹ, người
chị, những cô bé, cậu bé khốn khổ nhưng nhân hậu. Ông viết về họ bằng cả trái tim
yêu thương và thắm thiết của mình. Ông được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và
trẻ em. Văn xuôi của ông giàu chất trữ tình, nhiều khi dạt dào cảm xúc và hết mực
chân thành. Ông thành công hơn cả ở thể loại tiểu thuyết.
B/ Phân tích tác phẩm
1. Nhân vật bé Hồng
a. Hoàn cảnh:
b. Đặc điểm:
2. Nhân vật mẹ bé Hồng:
Là phụ nữ gặp nhiều trái ngang, bất hạnh trong cuộc đời. thời xuân sắc là một
phụ nữ đẹp nhất phố hàng cau, bị ép duyên cho một người hơn gấp đôi tuổi mình. Bà
chôn vùi tuổi xuân trong cuộc hôn nhân ép buộc. Chồng chết, với trái tim khao khát
yêu thương, bà đã đi bước nữa thì bị cả xã hội lên án.
Luôn sống tình nghĩa : Đến ngày giỗ đầu của chồng...........
Yêu thương con: Khi gặp con khi được ôm hình hài máu mủ đã làm cho ngươi
mẹ lại tươi đẹp
3. Hình ảnh bà cô
Có tâm địa xấu xa độc ác. Bà là người đại diện là người phát ngôn cho những
hủ tục phong kiến. Bà được đào tạo từ xã hội phong kiến nên suy nghị của bầm nặng
tính chất cổ hủ
4. Nghệ thuật đoạn trích
Những ngày thơ ấu là cuốn tiểu thuyết tự truyện thuộc thể hồi ký có sự kết hợp
hài hoà giữa sự kiện và bầy tỏ cảm xúc, là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ
thuật của Nguyên Hồng tha thiết, giầu chất trữ tình và thấm đẫm cảm xúc.
C. Luyện tập:
Đề 1:
Nguyên Hồng xứng đáng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Bằng sự hiểu biết của
em về tác phẩm Trong lòng mẹ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Hướng dẫn:
1. Giải thích:
Vì sao Nguyên Hồng được đánh giá là nhà văn của phụ nữ và trẻ em
Đề tài: Nhìn vào sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng, người đọc dễ nhận thấy
hai đề tài này đã xuyên suốt hầu hết các sáng tác của nhà văn: Những ngày thơ ấu,
Hai nhà nghề, Bỉ vỏ...
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 13
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
Hoàn cảnh: Gia đình và bản thân đã ảnh hưởng sâu sắc đến sáng tác của nhà
văn. Bản thân là một đứa trẻ mồ côi sống trong sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh
thần lại còn bị gia đình và xã hội ghẻ lạnh .
Nguyên Hồng được đánh giá là nhà văn của phụ nữ và trẻ em không phải vì
ông viết nhiều về nhân vật này. Điều quan trọng ông viết về họ bằng tất cả tấm lòng
tài năng và tâm huyết của nhà văn chân chính. Mỗi trang viết của ông là sự đồng cảm
mãnh liệt của người nghệ sỹ, dường như nghệ sỹ đã hoà nhập vào nhân vật mà
thương cảm mà xót xa đau đớn, hay sung sướng, hả hê.
2. Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ .
a. Nhà văn đã thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi bất hạnh của người phụ
nữ
Thấu hiểu nỗi khổ về vật chất của người phụ nữ. Sau khi chồng chết vì nợ nần
cùng túng quá, mẹ Hồng phải bỏ đi tha hương cầu thực buôn bán ngược xuôi để kiếm
sống. Sự vất vả, lam lũ đã khiến người phụ nữ xuân sắc một thời trở nên tiều tuỵ đáng
thương “Mẹ tôi ăn mặc rách rưới, gầy rạc đi ”
Thấu hiểu nỗi đau đớn về tinh thần của người phụ nữ : Hủ tục ép duyên đã
khiến mẹ Hồng phải chấp nhận cuộc hôn nhân không tình yêu với người đàn ông gấp
đôi tuổi của mình. Vì sự yên ấm của gia đình, người phụ nữ này phải sống âm thầm
như một cái bóng bên người chồng nghiện ngập. Những thành kiến xã hội và gia đình
khiến mẹ Hồng phải bỏ con đi tha hương cầu thực , sinh nở vụng trộm dấu diếm.
b. Nhà văn còn ngượi ca vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của người phụ nữ:
Giàu tình yêu thương con. Gặp lại con sau bao ngày xa cách, mẹ Hồng xúc
động đến nghẹn ngào. Trong tiếng khóc sụt sùi của người mẹ, người đọc như cảm
nhận được nỗi xót xa ân hận cũng như niềm sung sướng vô hạn vì được gặp con.
Bằng cử chỉ dịu dàng âu yếm xoa đầu, vuốt ve, gãi rôm...mẹ bù đắp cho Hồng những
tình cảm thiếu vắng sau bao ngày xa cách
c. Là người phụ nữ trọng nghĩa tình
Dẫu chẳng mặn mà với cha Hồng song vốn là người trọng đạo nghĩa mẹ Hồng
vẫn trở về trong ngày dỗ để tưởng nhớ người chồng đã khuất.
d. Nhà văn còn bênh vực, bảo vệ người phụ nữ:
Bảo vệ quyền bình đẳng và tự do , cảm thông vời mẹ Hồng khi chưa đoạn tang
chồng đã tìm hạnh phúc riêng.
Tóm lại: Đúng như một nhà phê bình đã nhận xét “Cảm hứng chủ đạo bậc nhất trong
sáng tạo nghệ thuật của tác giả Những ngày thơ ấu lại chính là niềm cảm thương vô
hạn đối với người mẹ. Những dòng viết về mẹ là những dòng tình cảm thiết tha của
nhà văn. Không phải ngẫu nhiên khi mở đầu tập hồi ký Những ngày thơ ấu, nhà văn
lại viết lời đề từ ngắn gọn và kính cẩn: Kính tặng mẹ tôi”. Có lẽ hình ảnh người mẹ
đã trở thành người mạch cảm xúc vô tận cho sáng tác của Nguyên Hồng để rồi ông
viết về học bằng tình cảm thiêng liêng và thành kính nhất.
2. Nguyên Hồng là nhà văn của trẻ thơ.
a. Nhà văn thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi khổ, nỗi bất hạh của trẻ
thơ.
Nhà văn thấu hiểu nỗi thống khổ cả vật chất lẫn tinh thần: Cả thời thơ ấu của
Hồng được hưởng những dư vị ngọt ngào thì ít mà đau khổ thì không sao kể xiết : Mồ
côi cha, thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ, phải ăn nhờ ở đậu người thân Gia đình và xã
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 14
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
hội đã không cho em được sống thực sự của trẻ thơ .....nghĩa là được ăn ngon, và
sống trong tình yêu thương đùm bọc của cha mẹ, người thân. Nhà văn còn thấu hiểu
cả những tâm sự đau đớn của chú bé khi bị bà cô xúc phạm .....
b. Nhà văn trân trọng, ngợi ca phẩm chất cao quý của trẻ thơ:
Tình yêu thương mẹ sâu sắc mãnh liệt. Luôn nhớ nhung về mẹ. Chỉ mới nghe
bà cô hỏi “Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không”, lập tức,
trong ký ức của Hồng trỗi dậy hình ảnh người mẹ
Hồng luôn tin tưởng khẳng định tình cảm của mẹ dành cho mình. Dẫu xa cách
mẹ cả về thời gian, không gian, dù bà cô có tinh ma độc địa đến đâu thì Hồng cũng
quyết bảo vệ đến cùng tình cảm của mình dành cho mẹ. Hồng luôn hiểu và cảm thông
sâu sắc cho tình cảnh cũng như nỗi đau của mẹ. Trong khi xã hội và người thân hùa
nhau tìm cách trừng phạt mẹ thì bé Hồng với trái tim bao dung và nhân hậu yêu
thương mẹ sâu nặng đã nhận thấy mẹ chỉ là nạn nhân đáng thương của những cổ tục
phong kiến kia. Em đã khóc cho nỗi đau của người phụ nữ khát khao yêu thương mà
không được trọn vẹn. Hồng căm thù những cổ tục đó: “Giá những cổ tục kia là một
vật như .....thôi”
Hồng luôn khao khát được gặp mẹ. Nỗi niềm thương nhớ mẹ nung nấu tích tụ
qua bao tháng ngày đã khiến tình cảm của đứa con dành cho mẹ như một niềm tín
ngưỡng thiêng liêng thành kính. Trái tim của Hồng như đang rớm máu, rạn nứt vì
nhớ mẹ .Vì thế thoáng thấy người mẹ ngồi trên xe, em đã nhận ra mẹ ,em vui mừng
cất tiếng gọi mẹ mà bấy lâu em đã cất dấu ở trong lòng
c. Sung sướng khi được sống trong lòng mẹ.
Lòng vui sướng được toát lên từ những cử chỉ vội vã bối rối từ giọt nước mắt
giận hờn, hạnh phúc tức tưởi, mãn nguyện
d. Nhà thơ thấu hiểu những khao khát muôn đời của trẻ thơ:
Khao khát được sống trong tình thương yêu che chở của mẹ, được sống trong
lòng mẹ.
Đề 2:
Qua đoạn trích: Trong lòng mẹ, em hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Đoạn trích
trong lòng mẹ đã ghi lại những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”
Gợi ý:
a. Đau đớn xót xa đến tột cùng:
Lúc đầu khi nghe bà cô nhắc đến mẹ, Hồng chỉ cố nuốt niềm thương, nỗi đau
trong lòng. Nhưng khi bà cô cố ý muốn lăng nục mẹ một cách tàn nhẫn trắng
trợn...Hồng đã không kìm nén được nỗi đau đớn, sự uất ức : “Cổ họng nghẹn ứ lại ,
khóc không ra tiếng ”. Từ chỗ chôn chặt kìm nén nỗi đau đớn, uất ức trong lòng càng
bừng lên dữ dội
b. Căm ghét đến cao độ những cổ tục .
Cuộc đời nghiệt ngã, bất công đã tước đoạt của mẹ tất cả tuổi xuân, niềm vui,
hạnh phúc...Càng yêu thương mẹ bao nhiêu, thi nỗi căm thù xã hội càng sâu sắc quyết
liệt bấy nhiêu: “Giá những cổ tục kia là một vật như ......... mới thôi”
c. Niềm khao khát được gặp mẹ lên tới cực điểm
Những ngày tháng xa mẹ, Hồng phải sống trong đau khổ thiếu thốn cả vật chất,
tinh thần. Có những đêm Noen em đi lang thang trên phố trong sự cô đơn và đau khổ
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 15
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
vì nhớ thương mẹ. Có những ngày chờ mẹ bên bến tầu, để rồi trở về trong nỗi buồn
bực.....Nên nỗi khao khát được gặp mẹ trong lòng em lên tới cực điểm .........
d. Niềm vui sướng, hạnh phúc lên tới cực điểm khi được ở trong lòng mẹ.
Niềm sung sướng lên tới cực điểm khi bên tai Hồng câu nói của bà cô đã chìm
đi, chỉ còn cảm giác ấm áp, hạnh phúc của đứa con khi sống trong lòng mẹ.
Đề 3: Phân tích nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật người cô trong cuộc nói
chuyện với bé Hồng?
Hướng dẫn:
Hình ảnh người cô qua cuộc nói chuyện với bé Hồng được khắc hoạ chủ yếu qua các
chi tiết miêu tả biểu hiện bên ngoài:
- Nét mặt: khi cười rất kịch, nhìn vào mặt tôi nghiêm nghị.
- Cử chỉ: gọi tôi cười hỏi, hai con mắt chằm chặp nhìn, liền vỗ vai tôi cười và nói,
vẫn cứ tươi cười kể, lại vỗ vai nghiêm nghị, nhìn vào vặt tôi, tỏ sự ngậm ngùi...
- Giọng nói: vẫn ngọt, đổi giọng chập chừng nói...
- Mục đích của cô: gieo rắc vào đầu “tôi” những hoài nghi để “tôi” khinh miệt và
ruồng rẫy mẹ.
- Bản chất của người cô: (gieo rắc vào đầu “tôi” những hoài nghi để “tôi” khinh miệt
và ruồng rẫy mẹ.)
Thật xấu xa. Tất cả mọi biểu hiện bên ngoài của cô được thể hiện biến chuyển linh
hoạt lúc thế này, khi thế khác. Cô ngọt ngào đến kinh sợ. Bên ngoài cái vẻ ngọt ngào
là dã tâm chia rẽ tình mẹ con. Người cô đang xâm phạm đến tình mẫu tử thiêng liêng.
Người cô thật đáng ghét, đáng khinh. Người cô là hiện thân cho định kiến tàn ác của
XH đối với người phụ nữ. Chính những định kiến này đã khiến cho người phụ nữ như
mẹ bé Hồng đẫu khao khát hạnh phúc và đã từng dám tìm đến với khát khao của
mình không thể nào vượt qua. Người phụ nữ khốn khổ đó đành phải bỏ nhà để lại hai
đứa con thơ dại sống với những người bà con bên nội nhiều tiền nhưng ít tình nghĩa
đi tha phương cầu thực.
→ Qua hình ảnh người cô, tác giả muốn chỉ ra rằng: cái xấu, cái ác ẩn nấp, trá hình
trong những vỏ bọc quỷ quyệt, song bản chất xấu xa của nó vẫn hiện nguyên hình.
Nhà văn bằng thái độ bênh vực con người đã phát hiện và lên án, tố cáo nó một cách
nghiêm khắc. Đồng thời, chỉ che cho những thân phận bất hạnh như mẹ con bé Hồng
bằng suối nguồn tình yêu thương của ông. Đó cũng là chiều sâu giá trị nhân đạo trong
truyện của Nguyên Hồng.
Đề 4:
Nghệ thuật XD nhân vật nhân tính điển hình của Nguyên Hồng qua sự việc bé
Hồng nói chuyện với cô?
Hướng dẫn:
- Tạo tình huống điển hình: bé Hồng – một tâm hồn bé bỏng, non nớt phải đương đầu
với một người tinh ma như người cô. Đây là một tình huống đầy thử thách với bé
Hồng.
- Tâm lý bé Hồng được khắc họa rất tinh tế. Đó là tâm trạng đau đớn, tủi cực của một
đứa con hiếu thảo khi phải nghe những lời nói xấu mẹ mình. Nghệ thuật khắc hoạ
linh hoạt:
+ Trực tiếp miêu tả các chi tiết ngoại hình: dáng điệu, cử chỉ, nét mặt, giọng nói...
(cho HS tìm các chi tiết trong đoạn truyện) được khắc hoạ từ thấp đến cao.
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 16
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
+ Khắc hoạ những xung đột tình cảm, suy nghĩ về mẹ, về những lời nói ý định của
cô.
+ Giọng điệu trữ tình trực tiếp tha thiết.
Tất cả đã làm nổi bật được bức chân dung sống động về nỗi đau của một đứa trẻ,
vượt lên tính hồi kí đơn thuần. Người đọc cảm giác như không phải cảm nhận nỗi đau
hiện lên qua hồi tưởng mà hiện lên sống động, tươi nguyên. Rõ ràng, chú bé Hồng bị
đẩy vào một tình huống cùng cực. Bé thương mẹ mà phải nghe những lời nói xấu mẹ,
kính trọng mẹ mà bị xúc giục ruồng rẫy, khinh rẽ mẹ. Tình thế này thử thách nghị lực
của bé. Và quả nhiên tâm hồn non nớt, đáng thương đó vẫn kiên cường, thể hiện sự
bất khuất: thương mẹ, kính trọng mẹ, sẵn sàng bảo vệ mẹ bằng tấm lòng hiếu thảo
của đứa con.
Đây là cách xây dựng nhân vật chính diện của bút pháp Nguyên Hồng vừa là kiểu
xây dựng nhân vật nhân tính của văn học hiện thực phê phán.
Qua việc XD nhân vật nhân tính này, tác giả đã thể hiện thái độ bênh vực nhiệt
thành cho bé Hồng, trân trọng ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của bé phải sống cạnh cái xấu,
cái ác giữa cuộc đời bụi bặm mà không bị xơ cứng, vẫn giữ một vẻ đẹp tinh khôi,
trong sáng, đáng yêu. Đó chính là niềm tin của tác giả về sự bất diệt của cái thiện, cái
tốt, đặc biệt khẳng định: không có một thế lực nào có thể xâm phạm được tình mẫu tử
thiêng liêng.
Đề 5
So sánh “ Tiếng khóc” của bé Hồng khi nói chuyện với cô và khi được ngồi trong
lòng mẹ?
Hướng dẫn:
Cũng là tiếng khóc nhưng hoàn toàn khác nhau, cụ thể ở những khía cạnh sau:
a, Trạng thái tâm lý:
- Khi nói chuyện với cô: tiếng khóc đau đớn, tủi cực vì bị đầy đoạ tinh thần.
- Khi được ngồi trong lòng mẹ: tiếng khóc hạnh phúc, sung sướng vì được đắm chìm
trong tình mẹ.
b, Mức độ:
- Khi nói chuyện với cô: kìm nén, không được khóc vì khóc là thất bại trước cô, cô sẽ
thoả thuê khi thấy cháu khóc, tức là đạt được ý đồ làm cho cháu phải bộc lộ nỗi đau
đớn khi nghe chuyện của mẹ. Do vậy, dù thương mẹ vô cùng mà bé Hồng phải nói
khác những gì mình nghĩ, phải cười dài trong tiếng khóc
- Khi được ngồi trong lòng mẹ:
Tiếng khóc vỡ oà, tràn trề, tư do bộc lộ, được khóc thoả thuê, tiếng khóc sau bao kìm
nén iờ đây được giải toả, tiếng khóc có nhiều ý nghĩa, vừa như bắt đền, vừa nũng nịu,
vừa tận hưởng niềm khao khát bấy lâu trông đợi, tiếng khóc của đứa con đang ngập
chìm trong suối nguồn tình mẹ.
Đề 7: Chất trữ tình trong đoạn trích trong lòng mẹ
-Chất trữ tình: Chất thơ(Bộc lộ cảm xúc)
+ Cảm xúc được thể hiện qua đoạn trích: Sự cảm nhận của tác giả về trình cảm của bé
Hồng
+> Một tâm hồn bị tổn thương
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 17
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
+> Một tâm hồn trong trẻo trong sáng: Tình yêu thương kính trọng mẹ-> Đau khổ vì
mẹ bị xúc phạm, niềm tin mãnh liệt về mẹ-> hạnh phúc tột độ khi mẹ trở về.
+ Thấu hiểu đồng cảm, chia sẻ
+ Nghệ thuật: Dòng tuôn chảy mãnh liệt trực tiếp của tác giả
Câu văn dài-> tràn trề ,đê mê, mênh mang, dạt dào cảm xúc
Khắc họa tâm lí nhân vật: độc thoại nội tâm,rung cảm,cảm xúc.
+ Bồi đắp thêm về tâm hồn tình cảm
II/ Lão Hạc:
A/ Cuộc đời và con người Nam Cao
1. Cuộc đời
2. Con người Nam Cao
3. Quan điểm sáng tác:
4. Phong cách viết truyện ngắn của Nam Cao.
Truyện của Nam Cao rất mực chân thực , thẫm đẫm chất trữ tình, đậm đà chất
triết lý. Nam cao đặc biệt sắc sảo trong việc khám phá và diễn tả những quá trình tâm
lý phức tạp của nhân vật . Ngôn ngữ của Nam cao gần với ngôn ngữ người nông dân
Bắc bộ
B. Luyện tập:
Đề số 1:
Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp em hiểu gì về tình cảnh của người nông
dân trước cách mạng?
Hướng dẫn:
I. Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp ta hiểu về tình cảnh thống khổ của
người nông dân trước cách mạng?
1. Lão Hạc
a. Nỗi khổ về vật chất
Cả đời thắt lưng buộc bụng lão cũng chỉ có nổi trong tay một mảnh vườn và
một con chó. Sự sống lay lắt cầm chừng bằng số tiền ít ỏi do bòn vườn và mà thuê.
Nhưng thiên tai, tật bệnh chẳng để lão yên ổn. Bao nhiêu tiền dành dụm được, sau
một trận ốm đã hết sạch sành sanh, lão đã phải kiếm ăn như một con vật . Nam Cao
đã dũng cảm nhìn thẳng vào nỗi khổ về vật chất của người nông dân mà phản ánh.
b. Nỗi khổ về tinh thần.
Đó là nỗi đau cả người chồng mất vợ, người cha mất con.Những ngày tháng xa
con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì thươn nhó con vì chưa làm tròn bổn
phận của người cha. Còn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời lão phải sống trong
cô độc. Không người thân thích, lão phải kết bạn chia sẻ cùng cậu vàng
Nỗi đau, niềm ân hận của lão khi bán con chó. Đau đớn đến mức miệng lão
méo xệch đi .... Khổ sở, đau xót buộc lão phải tìm đến cái chết như một sự giải thoát .
Lão đã chọn cái chết thật dữ dội. Lão Hạc sống thì mỏi mòn, cầm chừng qua ngày,
chết thì thê thảm. Cuộc đời người nông dân như lão Hác đã không có lối thoát
2. Con trai lão Hạc
Vì nghèo đói, không có được hạnh phúc bình dị như mình mong muốn khiến
anh phẫn chí, bỏ làng đi đồn điền cao su với một giấc mộng viển vông có bạc trăm
mới về. Nghèo đói đã đẩy anh vào tấn bi kịch không có lối thoát.
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 18
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
Không chỉ giúp ta hiểu được nỗi đau trực tiếp của người nông dân. Truyện còn
giúp ta hiểu được căn nguyên sâu xa nỗi đau của họ. Đó chính là sự nghèo đói và
những hủ tục phong kiến lạc hậu
II. Truyện ngắn Lão Hạc giúp ta hiểu được vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người
nông dân
1. Lòng nhân hậu
Con đi xa, bao tình cảm chất chứa trong lòng lão dành cả cho cậu vàng. Lão
coi nó như con, cưu mang, chăm chút như một đứa cháu nội bé bỏng côi cút : lão bắt
rận, tắm, cho nó ăn bàng bát như nhà giầu, âu yếm, trò chuyện gọi nó là cậu vàng, rồi
lão mắng yêu, cưng nựng. Có thể nói tình cảm của lão dành cho nó như tình cảm của
người cha đối với người con.
Nhưng tình thế đường cùng, buộc lão phải bán cậu vàng. Bán chó là một
chuyện thường tình thế mà với lão lại là cả một quá trình đắn đo do dự. Lão coi đó là
một sự lừa gạt, một tội tình không thể tha thứ. Lão đã đau đớn, đã khóc, đã xưng tội
với ông giáo, mong được dịu bớt nỗi dằng xé trong tâm can.
Tự huỷ diệt niềm vui của chính mình, nhưng lại xám hối vì danh dự làm người
khi đối diện trước con vật. Lão đã tự vẫn. Trên đời có bao nhiêu cái chết nhẹ nhàng,
vậy mà lão chọn cho mình cái chết thật đau đớn, vật vã...dường như lão muốn tự
trừng phạt mình trước con chó yêu dấu.
2. Tình yêu thương sâu nặng
Vợ mất, lão ở vậy nuôi con, bao nhiêu tình thương lão đều dành cho con trai
lão.Trước tình cảnh và nỗi đau của con, lão luôn là người thấu hiểu tìm cách chia sẻ,
tìm lời lẽ an ủi giảng dải cho con hiểu dằn lòng tìm đám khác. Thương con lão càng
đau đớn xót xa khi nhận ra sự thực phũ phàng: Sẽ mất con vĩnh viễn “Thẻ của
nó .............chứ đâu có còn là con tôi ”. Những ngày sống xa con, lão không nguôi nỗi
nhó thương, niềm mong mỏi tin con từ cuối phương trời . Mặc dù anh con trai đi biền
biệt năm sáu năm trời, nhưng mọi kỷ niệm về con vẫn luôn thường trực ở trong lão.
Trong câu chuyện với ông giáo, lão không quyên nhắc tới đứa con trai của mình
Lão sống vì con, chết cũng vì con : Bao nhiêu tiền bòn được lão đều dành dụm
cho con. Đói khát, cơ cực song lão vẫn giữ mảnh vườn đến cùng cho con trai để lo
cho tương lai của con.
Hoàn cảnh cùng cực, buộc lão phải đứng trước sự lựa chọn nghiệt ngã : Nếu
sống, lão sẽ lỗi đạo làm cha. Còn muốn trọn đạo làm cha thi phải chết . Và lão đã
quyên sinh không phải lão không quý mạng sông, mà vì danh dự làm người, danh dự
làm cha. Sự hy sinh của lão quá âm thầm, lớn lao.
3. Vẻ đẹp của lòng tự trọng và nhân cách cao cả
Đối với ông giáo người mà Lão Hạc tin tưởng quý trọng, cũng luôn giữ ý để
khỏi bị coi thường.Dù đói khát cơ cực, nhưng lão dứt khoát từ hối sự giúp đỡ của ông
giáo, rồi ông cố xa dần vì không muốn mang tiếng lợi dụng lòng tốt của người khác .
Trước khi tìm đến cái chết, lão đã toan tính sắp đặt cho mình chu đáo. Lão chỉ có thể
yên lòng nhắm mắt khi đã gửi ông giáo giữ trọn mảnh vườn, và tiền làm ma. Con
người hiền hậu ấy, cũng là con người giầu lòng tự trọng. Họ thà chết chứ quyết không
làm bậy. Trong xã hội đầy rẫy nhơ nhuốc thì tự ý thức cao về nhân phẩm như lão Hạc
quả là điều đáng trọng
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 19
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
III. Truyện giúp ta hiểu sự tha hoá biến chất của một bộ phận tầng lớp
nông dân trong xã hội đương thời : Binh Tư vì miếng ăn mà sinh ra làm liều bản chất
lưu manh đã chiến thắng nhân cách trong sạch của con người . Vợ ông giáo vì nghèo
đói cùng quấn mà sinh ra ích kỷ nhỏ nhen, tàn nhẫn, vô cảm trước nỗi đau của người
khác .
Đề 4:
Suy ngẫm về giá trị đích thực của một tác phẩm văb chương, nhà văn Nam Cao
khảng định: “Một tác phẩm giá trị phải vượt lên trên tất cả, bờ cõi và giới hạn
phải là tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì đó lớn
lao mạnh mẽ. Nó ca tụng lòng thương tình bắc ái, sự công bình, nó làm cho
người gần người hơn”. Qua truyện ngắn lão Hạc của Nam Cao và truyện ngắn
Chiếc lá cuối cùng của OHen-ri, hãy phân tích làm sáng tỏ nhận định trên.
Hướng dẫn:
A. Gải thích:
- Lời bàn luận của Nam Cao chứa đựng quan điểm về nghệ thuật chân chính, quan
điểm đánh giá về tác phẩm văn chương có giá trị đích thực. Theo quan điểm của Nam
Cao, một tác phẩm có giá trị phải là tác phẩm chung cho cả loài người, nó ca tụng
tình thương, lòng nhân ái sự công bằng, nghĩa là tác phẩm nghệ thuật mang nội ung
nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm ấy phải xuất phát từ tình yêu thương con người, vì hạnh
phúc của con người
- Vấn đề tình thương, luơng tâm, danh dự lẽ sống lẽ công bằng niềm vui hay nỗi
khổ ở đời luôn là điều quan tâm lớn nhất của con người, ở mọi thời đại, mọi quốc gia
những tác phẩm hướng tới những vấn đề đó sẽ là tác phẩm muôn đời và sẽ có sức
sống lâu bền với người đọc
- Lời khẳng định của Nam Cao hoàn toàn có cơ sở, bởi có nhiều tác phẩm ra đời
cách đây vài ba thế kỷ song vẫn sống trong lòng bạn đọc bao thế hệ ở nhiều quốc gia
khác nhau, truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao và chiếc lá cuối cùng đều là những tác
phẩm có giá trị đích thực vì chúng đều đề cập đến vẻ đẹp của tình người và đức hy
sinh cao cả . Nhà văn giúp con người biết sống gần gũi nhau hơn
Đề 5: Theo em cách kết thúc bế tắc khi giải quyết số phận con người nghèo khổ
trong các tác phẩm văn học hiện thực phê phán có phải là hạn chế về mặt tư
tưởng của nhà văn htpp ko? Cách kết thúc đó nói lên điều gì.
* Gợi ý:
- Lối kết thúc bế tắc chính là biểu hiện sự hạn chế về mặt tư tưởng của các nhà văn
htpp khi giải quyết số phận người nghèo trong xã hội cũ.Các nhà văn chỉ mới phản
ánh được kết cục đau thương trong cuộc sống của họ dưới chế độ cũ chứ chưa tìm ra
con đường giải thoát khỏi kết cục đau thương đó.
-Kết cục đó lại tô đậm giá trị hiện thực của tác phẩm
-tô đậm giá trị nhân đạo
III/Tức nước vỡ bờ:
Đ1: Hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc
Phan”Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”
Đề 2: Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng với tác phẩm “Tắt đèn” , Ngô Tất Tố đã “xui
người nông dân nổi loạn”. Em hiểu như thế nào về nhận xét đó. Hãy chứng minh.
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 20
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
Đề 3: “Trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xa, hiện lên cái chân dung lạc quan
của chị Dậu. Bức chân dung ấy tuy chưa được ánh sáng cách mạng soi rọi tới nhưng
dù sao tôi vẫn quý bức chân dung ấy”. Chứng minh qua “Tức nớc vỡ bờ”
Đề 4: “Tôi nhớ như đã có lần nào tôi đã gặp chị Dậu ở một đám đông phá kho thóc
Nhật, ở một cuộc cướp chính quyền huyện kỳ tổng khởi nghĩa hay chí ít đậy nắp hầm
cho cán bộ”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào. Bằng sự hiểu biết của em về đoạn trích
“Tức nước vỡ bờ” em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề 5: Cùng một đề tài, nhưng mỗi nhà văn có 1 bản lĩnh là tìm thấy cho mình
một chủ đề tư tưởng riêng biệt. Em hãy chứng minh qua 2 tác phẩm “ lão hạc” và
“ tức nước vỡ bờ”
* Ý 1: cả 2 nhà văn cùng hướng về 1 đề tài: Hình ảnh người nông dân trước cách
mạng tháng 8 hiền lành, lam lũ bị xã hội đè nén, bị dồn đẩy đến bước đường cùng.
* Y2: Chủ đề tư tưởng riêng biệt
-Lão hạc: Ca ngợi vẻ đệp tâm hồn của người nông dân: Dù trong hoàn cảnh cực
khổ nhất họ vẫn giữ được phẩm chất trong sạch lương thiện
-> Thái độ: thương cảm xót xa, gián tiếp lên án xã hội. Niềm tin vào người nông
dân
-Tắt đèn: Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ yêu chồng, thương con, dũng cảm, bản
lĩnh
-> Thái độ: lên án trực tiếp gay gắt qua trận đánh giữa chị dậu và bọn cai lệ-> mâu
thuẫn xã hội gay gắt, thương cảm, niềm tin vào sức mạnh tiềm tàng của người
nông dân
* Dặn dò: Về nhà viết hoàn chỉnh đề 5
* Rút kinh nghiệm:
Ngày 18 tháng 9 năm 2012
Buổi 4: th¬ míi l·ng m¹n viÖt nam 1932- 1945
A.Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu sâu sắc hơn về Thơ mới và phong trào Thơ mới: hoàn cảnh lịch sử làm xuất
hiện Thơ mới, cuộc đấu tranh giữa thơ cũ và Thơ mới.
- Hiểu sâu sắc hơn về Thơ mới và phong trào Thơ mới qua việc tìm hiểu về một số
nhà thơ tiêu biểu: Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Tế Hanh
- Cảm nhận được cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của những bài thơ tiêu
biểu.
B.Nội dung phương pháp:
? Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của
phong trào Thơ mới
Tại sao CN lãng mạn trong VH nói
chung và Thơ mới nói riêng lại ra đời
vào năm 1932
- Tầng lớp tiểu tư sản lâm vào bế tắc,
khủng hoảng trầm trọng: thất nghiệp,
I/Lịch sử phong trào Thơ mới
(1932-1945)
1. Hoàn cảnh lịch sử làm xuất hiện phong
trào Thơ mới
- Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư
sản thành thị với những tư tưởng, tình cảm
mới, những thị hiếu thẩm mỹ mới cùng sự
giao lưu văn hóa Đông Tây là nguyên nhân
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 21
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
đời sống bấp bênh, ảnh hưởng của tư
tưởng tiến bộ (chủ yếu là cuộc cách
mạng tháng 10 Nga), phong trào cách
mạng tạm thời lắng xuống-> nảy sinh
tâm lý dao động.hoang mang=> Thơ
mới ra đời. Nó là tiếng nói của giai cấp
tư sản dân tộc và một bộ phận tiểu tư
sản trí thức rút khỏi con đường chính
trị và quân sự chuyển sang đấu tranh
bằng văn hóa. Con đường thơ văn bấy
giờ , đối với nhiều thi sĩ là lối thoát ly
trong sạch là một nơi có thể gửi gắm
nỗi niềm tâm sự: không đánh Pháp,
không đi theo cách mạng, làm văn
chương- bộc lộ lòng yêu nước” Các
tầng lớp tư sản trí thức, tư sản dân tộc
đã tìm thấy trong chủ nghĩa lãng mạn
một tiếng thở dài chống chế độ thuộc
địa’
(Trường Chinh)
? Thơ mới chính thức ra đời vào thời
gian nào
? Thơ cũ do tầng lớp xã hội nào sáng
tác, sáng tác theo thể loại nào
- Thơ cũ là tiếng nói của tầng lớp
phong kiến đã thất bại,sáng tác theo
thể thơ Đường luật ( Chủ yếu là thất
ngôn bát cú), đăng trên Nam phong
tạp chí,văn học tạp chí, ...; phản ánh
tâm trạng của giai cấp phông kiến đã
bị thất bại và đầu hàng đế quốc.Vì thế
thơ cũ không bao gồm những sáng tác
thơ ca cách mạng làm theo thể thơ
Đương luật.
chính làm phong trào Thơ mới ra đời
- Thơ mới lãng mạn xuất hiện từ trước 1930,
thi sĩ Tản Đà chính là người dạo khúc nhạc
đầu tiên cho cuộc hòa tấu lãng mạn sau này.
Thơ mới là phong trào thơ ca lãng mạn mang
ý thức hệ tư sản và quan điểm nghệ thuật vị
nghệ thuật
- Thơ mới lãng mạn vừa xuất hiện nh-
ư một phong trào thì đã mở ngay ra
một cuộc cách mạng chống thơ cũ sáo
mòn
? Cuộc đấu tranh giữa “thơ cũ” và
“Thơ mới” diễn ra như thế nào
2. Cuộc đấu tranh giữa “thơ cũ” và “Thơ
mới”
- Thơ mới chuyển dần từ Nam ra Bắc, lớn
tiếng công kích thơ cũ sáo mòn, công thức,
hô hào bỏ luật, niêm, đối, bỏ điển tích, sáo
ngữ...Thơ mới lần lượt dăng trên các tạp chí
ở Hà Nội
năm 1933,Lưu Trọng Lư cho đăng một loạt
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 22
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
- Lưu Trọng Lư giễu các nhà thơ cũ:
Đôi lời nhắn nhủ bạn làng Nho
Thơ thẩn,thẩn thơ khéo thẫn thờ
Nắn nót miễn sao nên bốn vế
Chẳng thơ thì cũng cóc cần thơ
? Những mốc thời gian lịch sử đánh
dấu cuộc đấu tranh giữa thơ cũ và
Thơ mới
- Ngay từ khi mới xuất hiên Thơ mới
đã mang khuynh hớng tiêu cực, thoát
ly, buồn nản.Trong thời kỳ đầu, nó
còn có nhiều yếu tố tích cực. Sang
những năm 36- 39, văn thơ lãng mạn
có sự phân hóa. Con đường đi của
Thơ mới ngày càng có hiện tượng
xuống dốc.
thơ mới của mình trong tập “ Người sơn
nhân”. trong bài Một cuộc cải cách về thơ ca,
LTL gọi những người làm thơ cũ là “Thợ
thơ’. Họ cũng như những người thợ mộc chỉ
lo chạm chìm, chạm nổi, trổ rồng, trổ
phượng... nào hay khi chạm trổ xong, chưa
biết dùng vào việc gì thì rồng phượng đã bay
về trời hết.
LTL đề nghị các nhà thơ phải mau đem
những ý tưởng mới những tình cảm mới thay
vào những ý tưởng cũ, tình cảm cũ.
- Năm1934-1936 hàng loạt tác phẩm ra đời
- Năm 1936, có thể coi thơ mới thắng thế
trong cuộc tranh luận về thể loại
- Từ 1936, tiếng tranh cãi yếu dần, Thơ mới
chính thức được dạy trong các trường học, đã
chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trong các tạp
chí từ Nam ra Bắc
3. Các thời kỳ phát triển và suy thoái của
Thơ mới
a. Từ 1932- 1939
- Lớp nhà thơ đầu tiên: Thế Lữ, Lưu Trọng
L, Huy Thông, Nguyễn Nhợc Pháp, Vũ Đình
Liên....
- Lớp nhà thơ xuất hiện sau: Xuân Diệu, Huy
Cận, Thanh Tịnh, Hàn mặc Tử, Chế Lan
Viên, Anh Thơ, Nguyễn Bính,...
b.Từ 1940-1945
Do điều kiện lịch sử, văn chương tự lực văn
đoàn cũng như thơ mới sa vào bế tắc, cùng
quẫn, xuất hiện nhiều khuynh hướng tiêu cực.
? Trình bày những nét chính về
cuộc đời và sự nghiệp của Thế Lữ
- Thơ mới vừa ra đời, Thế Lữ như
II Một số nhà Thơ mới tiêu biểu
1. Thế Lữ
a. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca
(SGK)
Nhà thơ chọn bút danh Thế Lữ ngoài ý nghĩa để
chơi chữ còn ngụ ý tự nhận mình là người khách
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 23
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
vừng sao đột hiện sáng chói khắp
cả trời thơ Việt Nam
? Đặc điểm phong cách thơ Thế
Lữ
- Đọc những câu thơ: Nhớ cảnh
sơn lâm bóng cả cây già không ai
có thể bĩu môi trước cuộc cách
mạng về thi ca đang nổi dậy...Thế
Lữ đã làm tan vỡ cái khuôn khổ
ngàn năm không di dịch...Đọc bài
thơ Nhớ rừng, ta tởng chừng
những câu chữ bị xô đẩy, bị dằn
vặt bởi một sức mạnh phi thường.
Thế Lữ như một viên tướng điều
khiển đội quân Việt ngữ bằng
những mệnh lệnh không thể
cưỡng lại được.
-Thế Lữ có một số bài thơ Nhớ
rừng, Tiếng hát bên sông, Giây
phút chạnh lòng là tiếng vọng
của phong trào yêu nước những
năm 20-30 đợc cảm nhận ở phơng
diện thất bại.
? Vai trò, vị trí của Thế Lữ trong
phong trào Thơ mới
tiên của trần thế, chỉ biết đi tìm cái đẹp:
Tôi là người bộ hành phiêu lãng
Đờng trần gian xuôi ngợc để vui chơi...
Tôi chỉ là người khách tình si
Ham cái đẹp muôn hình muôn vẻ
b. Đôi nét về hồn thơ Thế Lữ
- Thế Lữ không bàn về Thơ mới, không bênh vực
Thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết.
Thế Lữ chỉ lặng lẽ, điềm nhiên bước những bước
vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ
thơ xa phải tan rã.
- Thơ Thế Lữ về thể cách mới không chút rụt rè,
mới từ số câu, số chữ, cách bỏ vần cho đến tiết
tấu âm thanh.
- Thơ Thế Lữ là nơi hẹn hò giữa hai nguồn thi
cảm;: nẻo về quá khứ mơ màng, nẻo tới tương
lai và thực tế...Sau một hồi mơ mộng vẩn vơ, thơ
TL như một luồng gió lạ xui người ta biết say sưa
với cái xán lạn của cuộc đời thực tế, biết cười
cùng hoa nở chim kêu.
- Thơ ông mang nặng tâm sự thời thế đất nước.
-> Thế Lữ không những là người cắm ngọn cờ
thắng lợi cho phong trào Thơ mới mà còn là nhà
thơ tiêu biểu nhất cho phong trào Thơ mới thời kì
đầu.
? Trình bày xuất xứ bài thơ
? Vị trí của bài thơ trong sự nghiệp
thơ ca của? Thái độ tiếp nhận của
công chúng thời đó với bài thơ
? Vì sao bài thơ lại được tiếp nhận
nồng nhiệt như vậy
c. Tác phẩm Nhớ rừng
- Là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất
của Thế Lữ và là tác phẩm mở đường cho sự
thắng lợi của Thơ mới
Nhớ rừng là lời con hổ trong vườn bách
thú.Tác giả mượn lời con hổ để nói lên tâm
sự u uất của lớp thanh niên thế hệ 1930- đó là
những thanh niên trí thức Tây học vừa thức
tỉnh ý thức cá nhân cảm thấy bất hòa sâu sắc
với thực tại xã hội tù túng, ngột ngạt đương
thời. Họ khao khát cái tôi cá nhân được
khẳng định và phát triển trong một cuộc đời
rộng lớn, tự do. Đó cũng đồng thời là tâm sự
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 24
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
? Thảo luận: Tìm hiểu cảm hứng lãng
mạn của bài thơ
? Đọc thuộc lòng bài thơ, chọn những
câu em tâm đắc nhất, phân tích cái
hay, cái đẹp của những câu thơ đó
- Hs lựa chọn, phân tích
- GV nhận xét bình khái quát
- GV đọc cho học sinh tham khảo, tổ
chức cho các em trao đổi cảm nghĩ về
những bài thơ đó
chung của người dân mất nước bấy giờ. Vì
vậy, Nhớ rừng đã có được sự đồng cảm đặc
biệt rộng rãi, có tiếng vang lớn. Có thể coi
Nhớ rừng như một áng văn thơ yêu nước
tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước hợp pháp
đầu thế kỷ XX.
- Bài thơ tràn trề cảm hứng lãng mạn: thân tù
hãm mà hồn vẫn sôi sục, khao khát tự
do.Cảm thấy bất hòa sâu sắc với thực tại tầm
thường tù túng nhưng không có cách gì thoát
ra đợc, nó chỉ biết buông mình trong mộng
tưởng để thoát ly hẳn cái thực tại đó, tìm đến
một thế giới khoáng đạt, mạnh mẽ, phi
thường.
2.Vũ Đình Liên3. Tế Hanh:
ĐỀ LUYỆN TẬP:
Đề 1:Nhớ rừng là bài thơ hay, tiêu biểu của phong trào Thơ mới và của nhà thơ Thế
Lữ trên hai phương diện: tính điêu luyện, phóng khoáng già dặn của Thơ mới và tình
cảm yêu nước kín đáo, âm thầm.Hãy chứng minh.
Đề 2:Khát vọng tự do và tâm sự yêu nước của Thế lữ qua Nhớ rừng
Đề 3:Bài Nhớ rừng tràn đầy cảm xúc lãng mạn. Em hiểu thế nào là lãng mạn? Cảm
xúc lãng mạn được thể hiện trong bài thơ như thế nào?
Đề 4:Ông đồ chính là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn.
Đề 5:Quê hương là mảnh hồn trong trẻo của Tế Hanh trước cách mạng.
Đề 6: Quê hương là nỗi nhớ thiết tha sâu nặng của Tế Hanh về một làng chài ven
biển. Ở đó những gì bình dị nhất cũng trở nên thân thương gắn bó.
Đề 7: Nhận xét về thơ ca lãng mạn có ý kiến cho rằng :"thơ lãng mạn thường ca
ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, của người xưa và thường đượm buồn" qua các bài thơ:
"Nhớ rừng " của Thế Lữ,"Ông đồ" của Vũ Đình Liên, " Quê hương " của Tế
Hanh em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên.
- thơ mới thường ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên.
+ trong "Nhớ rừng " đó là cảnh núi rừng.
khi thì thâm nghiêm hùng vĩ
khi thì hoang sơ, bí hiểm
khi thì thơ mộng, rực rỡ hùng tráng
Trong quê hương: đó là bức tranh quê hương vào một ngày đẹp trời với cảnh đoàn
thuyền ra khơi đánh cá.
Trong " Ông đồ": thiên nhiên là những ngày phố xá vào xuân tưng bừng nhộn nhịp.
- Thơ mới ca ngợi vẻ đẹp ngày xa.
Giải thích: ngày xa là quá khứ oai hùng của dân tộc, là vẻ đẹp trong truyền thống văn
hóa..
Chứng minh:
Nhớ rừng:
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 25
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
Quá khứ oai hùng của con hổ ở chốn đại ngàn.
Ông đồ:
vẻ đẹp truyền thống văn hóa, của một mĩ tục đẹp: chơi câu đối ngày tết.
-Thơ lãng mạn thường đượm buồn.
Buồn vì mất tự do nhớ rừng
Buồn vì nét đẹp văn hóa đang tàn phai Ông đồ
Buồn cho số phận của những nhà nho trí thức bị lãng quên Ông đồ
Buồn vì xa cách quê hương Quª hư¬ng.
Đề 8: Bàn về thơ mới VHLM 30-45 có người cho rằng: “ Mỗi nhà thơ bằng các
giác quan của chính mình như lần đầu tiên khám phá ra thế giới, thế giới muôn
màu muôn sắc ngoại cảnh và thế giới phong phú tinh vi của nội tâm con người.
Bằng sự hiểu biết của mình về tp “ nhớ rừng” của thế Lữ em hãy làm sáng tỏ
nhận định trên.
Gợi ý:
- Ys1: Thế lữ trong bài nhớ rừng đã khám phá ra thế giới muôn màu muôn sắc của
ngoại cảnh qua cảm nhận của vị chúa tể:
- Thế giới ngoại cảnh trong thực tại: Đơn điệu tẻ nhật, giả dối tầm thường nhục nhằn
tù hãm sa cơ thất thế.
- Thế giới quá khứ vàng son: Bức tranh rừng đại ngàn bao la, hoang dã, bí ẩn; Thế
giới với không gian rạo rực, với bức tranh tứ bình tráng lệ được tái hiện và cảm nhận
bằng màu sắc, cảm xúc, âm thanh, đường nét giàu chất nhạc họa
-> Tất cả được đặt trong một tình thế đối lập như khắc chạm nên 1tg muôn màu sắc.
-Ý 2: Từ thế giới ngoại cảnh, tác giả đã gợi mở ra 1 thế giới phong phú tinh vi của
nội tâm con người:
+Sự sáng tạo độc đáo của TL là dùng cảm xúc của con hổ để nói lên nội tâm của con
người
+ Thế giới nội tâm ở hiện tại: uất hận, đau đớn, buồn chán tuyệt vọng-> tâm trạng của
con người sống trong nô lệ
+ Thế giới nọi tâm dĩ vãng: Sống trong không gian tràn trề sức sống là niềm kiêu
hãnh tự hào, là nỗi nhớ đến tột cùng máu thịt, một thời oanh liệt của chúa tể sơn lâm
> Khát khao tự do mãnh liệt, thoát khỏi vòng nô lệ nhưng lại nhuốm nỗi bi ai bế tắc,
bất lực của con người trước thời thế, trước thực tại khổ đau
-> Cái tài của tác giả là từ tâm trạng cảm xúc của con hổ để nói ra cảm xúc của con
người.
-Ý 3: Thế giới ngoại cảnh muôn màu muôn sắc, thế giới nọi tâm phong phú tinh vi
của con người đó là sự khám phá mới mẻ của thơ mới, thoát khỏi tính ước lệ trong
thơ cũ.Nó đã mở ra một bước ngoặt trên diễn đàn văn học dân tộc.
Đề 9: Thế Lữ giống như một ngôi sao đột ngột tỏa sáng giữa bầu trời thơ ca Vn,
kể từ khi ngôi sao ấy xuất hiện cả thành trì thơ cổ dường như sụp đổ hoàn
toàn.Chứng minh ý kiến trên qua bài thơ Nhớ Rừng.
- Gợi ý: TL là người khởi xướng,đưa thơ mới đến đỉnh cao
- Thể thơ tự do không quy định về số câu số chữ
- Ngôn ngữ linh hoạt, ngôn ngữ của đời sống
- Hình ảnh thơ rực rỡ táo bạo, muôn màu muôn vẻ
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 26
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
- Cái tôi được thể hiện qua lời con hổ bày tỏ khát vọng tự do, tâm sự đến tận cùng
- Giọng thơ đa dạng, linh hoạt,chảy theo dòng mạch cảm xúc: Lúc uất ức, bừng bừng
căm giận,lúc xót xa hào sảng
- Bút pháp nghệ thuật đối lập
-Tuy nhiên thơ cổ vẫn còn thấp thoáng trong thơ mới: Thi trung hữu họa, ý tại ngôn
ngoại.
Đề 10: Trong TL có bóng dáng của TĐ.Trong TĐ có bóng dáng của TL. Em hiểu
điều trên như thế nào qua 2 bài thơ: Nhớ rừng và Muốn làm thằng cuội
Đề 11: Em hãy nhận xét tính riêng về phong cách cá nhân của văn bản nghệ thuật
thể hiện trong đoạn thơ sau:
Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
………………………………………….
Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi
-Thể thơ tự do, giọng thơ cuồn cuộn, trào dâng mạnh mẽ, hào hùng
-Từ ngữ được chắt lọc từ đời sống có sắc thái biểu cảm( lượn, vờn, quắc..)
-Tính họa rõ nét, mỗi câu mỗi chữ như khắc chạm một hình ảnh đậm nét khỏe khoắn,
dữ dội:
+ cảnh thiên nhiên hoang dã bí hiểm
+hình ảnh vị chúa tể sơn lâm( bước chân, tấm thân, ánh mắt)-> vẻ đẹp một mãnh thú
oai linh.
 Một nỗi nhớ quá khứ quay quắt đến tận cùng máu thịt
 -Tiếng lòng của TL
Đề 12:
Nhận xét về một trong những cảm hứng của Thơ mới Việt Nam giai đoạn
1930- 1945, có ý kiến nhận xét : “Tình yêu quê hương đất nước chiếm một khoảng
rộng trong trái tim của thơ mới.”
Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ và “ Quê
hương” của Tế Hanh em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
a. Khái quát về tình quê hương đất nước trong “Thơ mới”.
“Thơ mới” ra đời trong hoàn cảnh đất nước chìm trong chế độ thực dân nửa
phong kiến. Các nhà thơ mới nhận thức rõ nỗi đau mất nước, chán ghét thực tại nên
họ gửi gắm nỗi niềm về đất nước, quê hương vào những vần thơ. Tình quê hương đất
nước trong “Thơ mới” thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau: lúc ca ngợi cảnh đẹp của
quê hương, lúc nhớ quê hương da diết, lúc hoài niệm ngưỡng mộ và tiếc nuối một nét
đẹp văn hóa trong quá khứ, lúc gửi gắm niềm tâm sự thầm kín…
b.Tình quê hương đất nước qua hai bài thơ “Nhớ rừng” và “Quê hương”
b1. Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên.
- Bức tranh hoành tráng của rừng thẳm oai linh, của gió gào ngàn, nguồn hét núi,
bóng cả, cây già. Trong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ thâm nghiêm ấy làm nền cho hình
bóng của chúa sơn lâm mang vẻ đẹp dõng dạc, đường hoàng với những đêm vàng,
sáng xanh, chiều đỏ, tiếng chim ca tất cả mang vẻ đẹp lãng mạn, muôn màu muôn vẻ
của thiên nhiên của cách nhìn lãng mạn và bút pháp lãng mạn ( dẫn chứng phân tích
trong Nhớ rừng - Thế Lữ ).
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 27
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
- Hình ảnh làng chài ven biển đẹp, trong trẻo thoáng đãng ( dẫn chứng , phân tích
trong “ Quê hương” của Tế Hanh )
b2 Gửi gắm tâm sự thầm kín
- Thế Lữ gửi lòng yêu nước vào tâm sự thầm kín của con hổ trong bài thơ “Nhớ
rừng”, nhớ biết bao nhiêu thời vàng son oanh liệt. Ta nghe đó như chính là nỗi nhớ
lịch sử vàng son oanh liệt của đất nước. Tâm trạng của con hổ là một ẩn dụ thể hiện
tâm trạng của tác giả của người dân Việt Nam lúc đó.
b3. Tình yêu và nỗi nhớ quê hương
- Với tấm lòng yêu quê hương sâu sắc ấy, bức tranh làng chài thật sinh động và đậm
nét qua cảm xúc của nhà thơ. Khi tả cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá Tế Hanh
đã dựng lên một không gian trong trẻo gió nhẹ rực rỡ nắng hồng… Con thuyền dũng
mãnh vượt Trường Giang với sức sống mạnh mẽ mang một vẻ đẹp hùng tráng, bất
ngờ hiếm thấy trong thơ mới, một bức tranh lao động đầy hứng khởi và đầy sức sống
trong thơ mới. Phải cảm nhận được sức sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn
thiết tha gắn bó mới viết được những câu thơ “ Cánh buồm giương to như mảnh hồn
làng / Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Mảnh hồn làng ấy chính là nơi cho tâm
hồn nghệ sỹ neo đậu với tấm lòng tha thiết nhớ thương về quê hương.
- Nối nhớ thiết tha trong xa cách, nhớ “ màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi”
cùng với con thuyền rẽ sóng trong hương vị mùi nồng mặn đặc trưng của quê hương
cái hương vị đầy quyến rũ, là chất thơ đày bình dị mà khỏe khoắn toát lên từ bức
tranh thiên nhiên tươi sáng thơ mộng.
c. Đánh giá
- Cái “tôi” trong mỗi tác giả vừa được giải phóng tỏa hương thành vườn hoa
đầy hương sắc của Thơ mới, vẫn dào dạt một nỗi niềm chung đó là tình yêu quê
hương đất nước.
- Tình quê hương đất nước trong các bài thơ tuy chưa tích cực như thơ văn
Cách mạng nhưng đáng trân trọng. Đó là một khoảng rộng trong trái tim yêu dào dạt
của các nhà thơ mới trong đó có Thế Lữ và Tế Hanh.
Đề 13: Người xưa nói “Thi trung hữu hoạ” (trong thơ có tranh), em cảm nhân
điều đó như thế nào qua đoạn thơ sau đây:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang son ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu
Đề 14:
Có ý kiến cho rằng: “Lòng thương người và tình hoài cổ” tạo nên sự thành
công và dấu ấn riêng về thơ Vũ Đình Liên. Em hãy phân tích bài thơ “Ông đồ” để
làm rõ vấn đề trên.
Buổi 5:
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 28
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
Rèn kỹ năng làm bài văn cảm thụ văn học
Bổ trợ một số kiến thức về lý luận văn học
Cách diễn đạt khi làm văn nghị luận
Mục tiêu:
- Bồi dưỡng năng lực đọc - hiếu văn bản nghệ thuật
Giúp HS nắm được một số kiến thức lý luận văn học để việc tiếp cận văn bản
nghệ thuật một cách toàn diện sâu sắc hơn.
Nội dung:
1.Cách viết một bài cảm thụ thơ:
- Nắm rõ đặc điểm thơ trữ tình:
Là tiếng nói của cảm xúc được bộc lộ trực tiếp bằng từ ngữ hoặc hình ảnh
Ngôn ngữ hàm súc cô đọng,trau chuốt, có tính biểu cảm
Từ các tín hiệu nghệ thuật để làm nổi bật các tầng nội dung ý nghĩa:
- Cách dùng từ, câu
- Hình ảnh thơ vận động như thế nào
- Biện pháp tu từ
- Dấu câu
- Cách gieo vần
- Giong điệu, nhịp điệu
- Đối tượng trữ tình
- Cái tôi trữ tình
Chú ý:
+ Thơ có thể có vần, có thể không có vần. Bình thường mỗi đoạn thơ có một
vần lặp lại ở các câu thơ, nhưng có đoạn mang nhiều vần khác nhau.
+ Những câu thơ, đoạn thơ sử dụng một hoặc phần lớn một loại thanh là những
câu thơ đặc biệt.
+ Khi gặp đoạn thơ mang nhiều vần, hoặc sử dụng thanh đặc biệt cần chú ý để
phân tích chỉ ra vai trò của chúng trong việc biểu hiện nội dung.
+ Khi đọc cũng như khi phân tích đoạn thơ trên, cần chú ý tới các dấu câu. Chú
ý vị trí của các dấu câu đó, chúng ta sẽ đọc đúng nhịp thơ hơn.
+ Dấu câu không chỉ để tách ý, tách đoạn và làm rõ nghĩa của thông báo, khi
viết mà còn dùng để ngắt nhịp làm tăng sức biểu cảm cho thơ.
+ Trong một bài thơ, câu thơ không phải chữ nào cũng hay cũng đắt, khi đọc
thơ cần nhận ra được đúng các chữ đó và phân tích cái hay, cái đẹp của chúng.
Những chữ dùng hay là những chữ không thể thay thế được.
+ Thơ ca thường sử dụng các biện pháp tu từ. Các biện pháp tu từ hay bao giờ
cũng giúp nhà thơ biểu hiện được nội dung một cách sâu sắc.
+ Chỉ chú ý phân tích các yếu tố nghệ thuật độc đáo bao giờ cũng cần chỉ ra vai
trò, tác dụng của những yếu tố ấy trong việc thể hiện nội dung
+ Tránh phân tích tràn lan, (yếu tố nào cũng phân tích) tránh suy diễn một cách
gượng ép về ý nghĩa và tác dụng của các yếu tố hình thức nghệ thuật.
2.Cách viết một bài cảm thụ văn xuôi:
- Chú ý tới nhan đề
- Bố cục
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 29
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
- Giọng điệu
- Nhân vật
- Ngôn ngữ, nội dung
- Tư tưởng
- Tài năng - Tấm lòng tác giả
- Phong cách
- Tác động của nhân vật đó tới bản thân em
2. Hướng dẫn cách vận dụng lí luận văn học trong một bài văn nghị luận.
I-Cách diễn đạt khi làm văn nghị luận
1. Giọng văn và sự thay đổi giọng văn trong bài viết.
a. Giọng văn: Trong một bài văn nghị luận người viết bao giờ cũng thể hiện thái độ
tình cảm, tư tưởng của mình trước một vấn đề mà mình đang thảo luận. Giọng văn là
sự thể hiện màu sắc biểu cảm đó. Qua bài văn người ta biết người viết tán thành hay
phản đối, ngợi ca hay châm biếm, kính cẩn hay suồng sã.
b. Cách thể hiện:
* Sử dụng linh hoạt hệ thống từ nhân xưng:
- Xưng hô của người viết:
+ Để diễn đạt ấn tượng chủ quan của riêng mình : Tôi.
+ Để lôi kéo sự đồng tình đồng cảm , để vấn đề đang bàn trở nên khách quan hơn:
Chúng tôi, chúng ta, như mọi người đều biết, ai cũng thừa nhận rằng, không ai được
nghĩ rằng.
- Đối với nhân vật: Gọi thẳng tên, thay thế bằng một từ ngữ phù hợp.
- Đối với tác giả: Tên, tác giả, nhà thơ, nhà văn, nhà nghệ sĩ, người con xứ ..
* Giọng văn linh hoạt còn thể hiện ở cách dùng các tiểu từ: vâng, đúng thế, không,
điều ấy đã rõ, như vậy…
* Dùng nhiều thao tác tư duy: Khi thì dùng diễn dịch, quy nạp, khi dẫn chứng trước,
phân tích sau…
2. Dùng từ độc đáo: Từ ngữ linh hoạt, dùng đúng lúc, đúng chỗ, lột tả được thần thái
của sự vật, sự việc…tạo ấn tượng sâu sắc…
Chắt, gạn…trên cái sa mạc nhân tâm đó không còn tia nước nguồn tình thương nào
cả.
3. Viết câu linh hoạt: - Câu ngắn, dài.( Câu đặc biệt, tỉnh lược, câu ghép chuỗi )
- Các kiểu câu chia theo mục đích nói
4. Văn viết có hình ảnh: Biện pháp cơ bản nhất để văn viết có hình ảnh là người viết
dùng phép so sánh, liên hệ đối chiếu. ( Đích đáng …Những tư tuởng khái quát khô
khan được minh hoạ bằng các hình ảnh cụ thể -> Mới mẻ, bất ngờ ).
VD: Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như ngôi sao chổi xoẹt qua
bầu trời VN với cái đuôi chói loà rực rỡ của mình .
VD: Có những cuốn sách như dòng sông chảy qua tâm hồn ta để lại một lớp phù
sa, để lại những ấn tượng khắc chạm trong tâm khảm… Những người nông dân ấy đã
phải sống quằn quại trong lòng chảo bỏng rát của xã hội xấu xa…
5. Một số cách phô diễn ý .
a. Diễn tả trực tiếp những ấn tượng và cảm xúc về tác phẩm. Sức thuyết phục
không ở lí lẽ phân tích bình luận sắc sảo mà ở chỗ cảm nghĩ có chân thật, chính xác
và sâu sắc không và lời diễn đạt có truyền tải được cảm nhận đó không.
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 30
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
b. Diễn ý phân tích ra thành hình ảnh…
c. Phân tích dựa vào quy luật tâm lí.
Phân tích quy luật tâm lí của con người ta trong cuộc sống bình thường để soi sáng
quy luật tình cảm, cảm xúc trong thơ văn.
Trong hoàn cảnh tù ngục…người ta phải chịu đau đớn về thể xác .. có thể nào quên
được… nhưng người vẫn hướng ra ngoài đến với cái đẹp…
6. So sánh văn học: So sánh để thấy chỗ giống nhau, khác nhau nhằm soi sáng, mặt
kế thừa truyền thống và mặt đổi mới của tác phẩm, hoặc đánh giá những chuyển biến
….của các tác phẩm trong cùng một đề tài, một giai đoạn…
Người nông dân: Nam Cao, Ngô tất Tố….
7. Lập luận sắc sảo chặt chẽ.
8. Dẫn chứng và cách trình bày dẫn chứng.
Nội dung bài nghị luận được tạo nên bởi lí lẽ và dẫn chứng…. Cả hai có cùng một
mục đích là làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận… Tuy vậy, nếu như lí lẽ nghiêng về
việc làm cho người đọc hiểu thì dẫn chứng thiên về làm cho người ta tin. Một khi đã
hiểu và tin thì có nghĩa người đọc bị thuyết phục.
a. Phân biệt dẫn chứng trong bài văn nghị luận: Dẫn chứng bắt buộc và dẫn chứng
mở rộng
b. Chú ý tỉ lệ dẫn chứng và lí lẽ: Phù hợp.
c. Phải biết phân tích, bình dẫn chứng ( Tránh hiện tượng liệt kê dàn trải. )
d. Sắp xếp dẫn chứng: Phù hợp với thời gian sự việc.
e. Các cách nêu dẫn chứng: 3 cách.
- Trích nguyên văn ( Nhớ chính xác ): Đặt trong dấu ngoặc kép.
- Trích dẫn một số từ ngữ tiêu biểu.
- Tóm tắt nội dung dẫn chứng.
II. Bài tập:
1. Dùng từ láy “nao nao” để miêu tả hình ảnh dòng nước, tác giả đã sử dụng nghệ
thuật nhân hóa một cách tự nhiên để diễn tả cảnh vật đã nhuốm sắc màu tâm trạng.
Cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một ngày xuân đang còn mà linh cảm về cái
buồn sắp xảy ra đã xuất hiện. Dòng nước nao nao như báo trước ngay lúc này thôi,
Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên- bóng ma bạc mệnh đeo bám cuộc đời nàng và sẽ gặp
chàng văn nhân Kim Trọng – Mối tình đầu hạnh phúc mà đau đớn của nàng.
2. Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của tác giả trong cách đặt nhan đề bài
thơ. Nhiều nhà thơ đã dùng các định ngữ khác nhau để gọi tên mùa xuân như Mùa
xuân chín của Hàn Mặc Tử, Xuân ý của nhà thơ Tố Hữu. Dùng nhan đề MXNN là
một phát hiện mới mẻ và đầy cá tính của nhà thơ. Với hình ảnh ẩn dụ “ mùa xuân”
kết hợp với tính từ “ nho nhỏ”, nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, thể hiện một cuộc
sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ, đầy sức sống nhưng lại rất khiêm nhường
của mình để dâng hiến cho đất nước, góp phần nhỏ bé nhưng chân thành của mình
vào cho mùa xuân chung của dân tộc.
3. Bài thơ “ Nói với con” là một bài thơ hay của Y Phương. Bài thơ là lời tâm tình
của nhà thơ - người cha đối với con về những cội nguồn sức mạnh của con và thể
hiện tình yêu thương con tha thiết. Khổ thơ đầu của bài thơ bắt đầu bằng 4 câu thơ:
Chân phải…tiếng cười”. Trước hết, phép điệp ngữ và những hình ảnh cụ thể đã tái
hiện hình ảnh đứa con tập đi trong niềm vui rạng ngời và sự nâng đón của cha mẹ.
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 31
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
Cha mẹ hạnh phúc khi chứng kiến bước đi của con trong cuộc đời và ngược lại bước
đi vụng dại, ngập ngừng của con như vững lên bởi nhận được sự cổ vũ của mẹ cha.
Niềm hạnh phúc và nguồn động viên đó tiếp tục được tác giả khắc hoạ qua hình ảnh
ẩn dụ ở câu thơ 3,4: Một bước…”. Tưởng như một không gian rộn rã tiếng cười tiếng
nói của cha mẹ. Tất cả hiện lên một không khí gia đình hạnh phúc, quây quần, sum
vầy. Có thể nói, với những hình ảnh đẹp, cách nói độc đáo thể hiện tư duy của người
miền núi, nhịp thơ nhanh, đoạn thơ trên đã để lại trong độc giả một cảm xúc đẹp về
cội nguồn đầu tiên của mỗi con người đó là gia đình và khẳng định rằng những kỉ
niệm đẹp đẽ của tuổi thơ bên cha mẹ có sức mạnh tinh thần đỡ nâng con trong hành
trình dài rộng của cuộc đời.
II-Cách mở bài, kết bài, chuyển đoạn, chọn và trình bày dẫn chứng trong văn
nghị luận
1-Mở bài
- Giơí thiệu vấn đề cần được nghị luận đồng thơì khêu gợi và lôi cuốn sự chú ý của
người đọc
a- Nguyên tắc mở bài :
- Cần nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài ,dẫn lại vấn đề nghị luận một cách nguyên
văn
- Mở bài chỉ được nêu những ý khái quát ,không giảng giải, minh họa hay nhận xét
ý kiến nêu trong phần thân bài
b- Cách mở bài:
-Trực tiếp: giới thiệu ngay vấn đề cần nghị luận
- Gián tiếp: nêu ra những ý liên quan vấn đề cần nghị luận để khêu gợi rồi mới bắt
đầu vào vấn đề ấy
Có 4 loại mở bài theo cách gián tiếp:
+Diễn dịch: nêu những ý khái quát hơn vấn đề đặt ra trong đè bài rồi bắt đầu đi vào
vấn đề cần nghị luận
+ Quy nạp: nêu lên những ý nhỏ hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi tổng hợp lại vấn
đề cần nghị luận
+Tương liên: nêu lên một ý giống như ý trong đề bài rồi bắt sang vấn đề cần nghị
luận
+ Đối lập:nêu vấn đề trái ngược với ý trong đề baì lấy đó làm cơ sở chuyển sang vấn
đề cần nghị luận
2-Kết bài
a- Nguyên tắc:phần kết thể hiện đúng quan điểm đã nêu ra ở đầu bài
- Chỉ nêu khái quát không được trình bày lan man hay lặp lại sự minh họa nhận xét
chi tiết,không lặp laị nguyên mở bài
b- Kết bài:
-Tóm tắt quan điểm của người viết ở thân bài
- Phát triển mở rộng vấn đề
- Liên tưởng:
3-Chuyển đoạn trong văn nghị luận:
- Dùng các từ ngữ câu văn thể hiện đúng mối quan hệ nội dung giã các ý để liên kết
chúng lại làm cho bài văn liền mạch. Có thể dùng kết từ hoặc các từ ngữ tương đương
với kết từ, có thể dùng câu để chuyển đoạn .
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 32
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9
4-Chọn dẫn chứng:
- Dẫn chứng phải phù hợp với luận điểm, phải tiêu biểu ->y/cầu về chất của dẫn
chứng
- Dẫn chứng không phù hợp ->lạc ý
- Dẫn chứng phải đày đủ->y/cầu về lượng
-Tùy thuộc vào đề để lấy dẫn chứng, không nên lấy quá nhiều ->tràn lan
5-Sắp xếp dẫn chứng
-Tùy mục đích, yêu cầu nghị luận có thể sắp xép dẫn chứ ng theo một trình tự thời
gian không gian hay các khía cạnh của vấn đề
- Có thể căn cứ vào tâm lý tiếp nhận của người đọc mà sắp xếp dẫn chứng theo những
cách khác nhau tạo ra hiệu quả cao trong việc thuyết phục hay duy trì hứng thú của
người đọc.
- Sắp xếp dẫn chứng theo trình tự tăng dần sức khái quát , thuyết phục.
6-Các hình thức nêu dẫn chứng:
-Dẫn nguyên văn cả câu,cả đoạn hay cả một văn bản ngắn
-Trích một số từ ngữ tiêu biểu
-Tóm lược nội dung chính
- Nêu dẫn chứng phải kèm theo phân tích nếu không bài văn nghị luận sẽ thành bảng
liệt kê dẫn chứng.Có phân tích, bình phẩm thì từ dẫn chứng ta mới làm toát lên được
vấn đề cần nói
*Lưu ý: trong văn nghị luận nên sử dụng nhiều hình thức nêu dẫn chứng để tránh sự
đơn điệu, cứng nhắc và tăng vẻ sinh động của bài viết
- Một số lỗi về chọn và trình bày dẫn chứng:
+Chọn dẫn chứng không có sức thuyết phục
+Sắp xếp dẫn chứng khong hợp lí
+ Thiếu phân tích dẫn chứng
BUỔI 6: THƠ CA CÁCH MẠNG VIỆT NAM
VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
A.YÊU CẦU:
- Củng cố và nâng cao kiến thức về các tác giả: Tố Hữu, Hồ Chí Minh
- Vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng.
- Đến với một số bài thơ hay trong "Ngục trung nhật ký"
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của chiếc lá cuối cùng và cô bé bán diêm
Rèn kỹ năng làm bài văn thuyết minh, văn nghị luận
B.NỘI DUNG:
A THƠ CÁCH MẠNG:
I. Tố Hữu:
1. Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu: Tr 179 -180 - Sổ tay NV8.
2. Luyện đề:- Khát vọng tự do và tiếng chim tu hú.
- Cách cảm nhận cuộc sống của nhà thơ ở bài tâm tư trong tù và bài
khicon tu hú. Có điểm gì giống nhau?II. Hồ Chí Minh:
1. Khái quát những kiến thức về tác giả(Tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp)
Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 33
Lele
Lele
Lele
Lele
Lele
Lele
Lele
Lele
Lele
Lele
Lele
Lele
Lele
Lele
Lele
Lele
Lele
Lele
Lele
Lele
Lele
Lele
Lele
Lele
Lele

More Related Content

What's hot

Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.comKhái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.comNghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2
Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2
Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2hach nguyen phan
 
Mở bài
Mở bài Mở bài
Mở bài TrnNgcLy
 
Vai trò của nhà văn đối với đời sống văn học.
Vai trò của nhà văn đối với đời sống văn học.Vai trò của nhà văn đối với đời sống văn học.
Vai trò của nhà văn đối với đời sống văn học.Jackson Linh
 
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênNghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênnataliej4
 
Bồi dưỡng làm văn hay lớp 11
Bồi dưỡng làm văn hay lớp 11Bồi dưỡng làm văn hay lớp 11
Bồi dưỡng làm văn hay lớp 11jackjohn45
 
Thể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn học
Thể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn họcThể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn học
Thể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn họcJackson Linh
 
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Trần Đức Anh
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.comGiáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038
The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038
The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038Garment Space Blog0
 
On tap phan van ban 9
On tap phan van ban 9On tap phan van ban 9
On tap phan van ban 9Tam Vu Minh
 

What's hot (20)

Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy ThiệpLuận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
 
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.comKhái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
 
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.comNghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
 
Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2
Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2
Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2
 
Mở bài
Mở bài Mở bài
Mở bài
 
Vai trò của nhà văn đối với đời sống văn học.
Vai trò của nhà văn đối với đời sống văn học.Vai trò của nhà văn đối với đời sống văn học.
Vai trò của nhà văn đối với đời sống văn học.
 
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênNghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
 
Bồi dưỡng làm văn hay lớp 11
Bồi dưỡng làm văn hay lớp 11Bồi dưỡng làm văn hay lớp 11
Bồi dưỡng làm văn hay lớp 11
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bảnLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam dưới góc nhìn Liên văn bản
 
Thể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn học
Thể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn họcThể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn học
Thể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn học
 
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
 
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.comGiáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
 
The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038
The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038
The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038
 
ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...
ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...
ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA DOSTOYEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC - TẢI FREE ZA...
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOTLuận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
 
On tap phan van ban 9
On tap phan van ban 9On tap phan van ban 9
On tap phan van ban 9
 

Similar to Lele

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdfVăn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdfNuioKila
 
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxhiutrn809713
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...NuioKila
 
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Chu Lai qua các tác phẩm “ba lần và một lầ...
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Chu Lai qua các tác phẩm “ba lần và một lầ...Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Chu Lai qua các tác phẩm “ba lần và một lầ...
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Chu Lai qua các tác phẩm “ba lần và một lầ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC nataliej4
 
De on thi thpt (sưu tầm)
De on thi thpt (sưu tầm)De on thi thpt (sưu tầm)
De on thi thpt (sưu tầm)Chu Choa
 
Kĩ năng làm bài nghị luận so sánh văn học
Kĩ năng làm bài nghị luận so sánh văn họcKĩ năng làm bài nghị luận so sánh văn học
Kĩ năng làm bài nghị luận so sánh văn họcLinh Nguyễn
 
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdfAI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdfngTrang74
 
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam nataliej4
 
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9Lucienne Hagenes
 
Cai dep trong nghe thuat
Cai dep trong nghe thuatCai dep trong nghe thuat
Cai dep trong nghe thuatDoKo.VN Channel
 
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docx
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docxCHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docx
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docxTRNH287864
 
TÀI-LIỆU-LLVH.dWGWgdgsWDerfwFwefrwefreawrfqa
TÀI-LIỆU-LLVH.dWGWgdgsWDerfwFwefrwefreawrfqaTÀI-LIỆU-LLVH.dWGWgdgsWDerfwFwefrwefreawrfqa
TÀI-LIỆU-LLVH.dWGWgdgsWDerfwFwefrwefreawrfqaMtChinGin
 
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gianSkkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân giannataliej4
 
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comđề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 

Similar to Lele (20)

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
 
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdfVăn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
 
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
 
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Chu Lai qua các tác phẩm “ba lần và một lầ...
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Chu Lai qua các tác phẩm “ba lần và một lầ...Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Chu Lai qua các tác phẩm “ba lần và một lầ...
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Chu Lai qua các tác phẩm “ba lần và một lầ...
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
 
De on thi thpt (sưu tầm)
De on thi thpt (sưu tầm)De on thi thpt (sưu tầm)
De on thi thpt (sưu tầm)
 
Kĩ năng làm bài nghị luận so sánh văn học
Kĩ năng làm bài nghị luận so sánh văn họcKĩ năng làm bài nghị luận so sánh văn học
Kĩ năng làm bài nghị luận so sánh văn học
 
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdfAI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
 
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
 
123
123123
123
 
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
 
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9
 
Cai dep trong nghe thuat
Cai dep trong nghe thuatCai dep trong nghe thuat
Cai dep trong nghe thuat
 
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docx
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docxCHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docx
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docx
 
TÀI-LIỆU-LLVH.dWGWgdgsWDerfwFwefrwefreawrfqa
TÀI-LIỆU-LLVH.dWGWgdgsWDerfwFwefrwefreawrfqaTÀI-LIỆU-LLVH.dWGWgdgsWDerfwFwefrwefreawrfqa
TÀI-LIỆU-LLVH.dWGWgdgsWDerfwFwefrwefreawrfqa
 
Quan Niệm Nghệ Thuật Về Con Người Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Bình Phương Nhìn T...
Quan Niệm Nghệ Thuật Về Con Người Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Bình Phương Nhìn T...Quan Niệm Nghệ Thuật Về Con Người Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Bình Phương Nhìn T...
Quan Niệm Nghệ Thuật Về Con Người Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Bình Phương Nhìn T...
 
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gianSkkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
 
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comđề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
 

Lele

  • 1. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 Ngày 3 tháng 9 năm 2013 Buổi 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT. A/ Mục tiêu cần đạt: - Nắm được một số kiến thức về lí luận văn học - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, cách giải quyết một đề văn . B/ Nội dung và phương pháp: ? Thế nào là quan điểm, quan niệm sáng tác. ? Lấy ví dụ minh họa. ? Thế nào là phong cách nghệ thuật. I/ Một số vấn đề lí luận cơ bản: 1. Quan điểm và quan niệm sáng tác - Chỗ đứng, điểm nhìn để nhà văn sáng tác. - Phải được hiện thực hoá trong quá trình sáng tác. - Được phát biểu trực tiếp hay thể hiện gián tiếp qua các tác phẩm. - Nhà văn nào cũng có quan điểm/quan niệm sáng tác nhưng để tạo thành một hệ thống có giá trị thì không phải ai cũng làm được. + Vai trò: - Chi phối toàn bộ quá trình sáng tác (lựa chọn đề tài, hình tượng, lựa chọn lối viết, các hình thức nghệ thụât...) - Phần nào thể hiện tầm tư tưởng của nhà văn. + Ví dụ: Quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh: Văn học là vũ khí lợi hại phục vụ sự nghiệp cách mạng, nhà văn là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hoá tư tưởng. VD: Phân tích quan điểm sáng tác của một nhà văn (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Nam Cao…). 2. Phong cách nghệ thuật Là nét riêng có tính hệ thống trong sáng tác của một nhà văn Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 1
  • 2. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 - Phong cách nghệ thuật của Nam Cao: Đề cao con người tư tưởng, đặc biệt chú ý tới hoạt động bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của những hoạt động bên ngoài – Đây là phong cách rất độc đáo của Nam Cao. Quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá "con người trong con người". -Tâm lý nhân vật trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng trực tiếp của ngòi bút Nam Cao. -Thường viết về những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh. Từ cái sự tầm thường quen thuộc trong đời sống hàng ngày của "Những truyện không muốn viết", tác phẩm của Nam Cao làm nổi bật vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật. - Giọng điệu riêng, buồn thương, chua chát.Ông có phong cách nghệ thuật triết lí trữ tình sắc lạnh. Có nhà nghiên cứu đã ví ông với nhà văn Lỗ Tấn của Trung Quốc với phong cách Téc-mốt (Phiên âm tiếng việt có nghĩa là cái phích nước) Và quan niệm nghệ thuật của ông là " Nghệ thuật vị nhân sinh ( nghệ thuật phải viết về con người và hướng đến những điều tốt đẹp của con người); ông phê phán quan niệm " nghệ thuật vị nghệ thuật" ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên quá trình hiện đại hóa ở nửa đầu thế kỉ XX ? Tình huống truyện là gì. + Đặc điểm: - Thiên về hình thức nghệ thuật. - Có sự thống nhất và vận động trong quá trình sáng tác của nhà văn. + Vai trò: - Là một trong những điều kiện quan trọng để đánh giá vị trí, tài năng của nghệ sĩ. Một nhà văn lớn phải là nhà văn có phong cách. - Thể hiện bản chất của văn chương: hoạt động sáng tạo. 3. Tình huống trong truyện ngắn - Là lát cắt của đời sống mà qua đó tính cách nhân vật được bộc lộ sắc nét nhất và tư tưởng nhà thể hiện rõ nhất. “Là một lát cắt, một khúc của đời sống. Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 2
  • 3. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 + Ví dụ: tình huống gặp mẹ trong “trong lòng mẹ” Tình huống cai lệ dến nhà chị Dậu Nhưng qua lát cắt, qua khúc ấy người thấy được trăm năm của đời thảo mộc” (Nguyễn Minh Châu) - Biểu hiện qui luật có tính nghịch lí trong sáng tạo nghệ thuật: qui mô nhỏ nhưng khả năng phản ánh lớn. + Vai trò: - Khắc hoạ tính cách nhân vật, thể hiện tư tưởng nghệ sĩ. - Xuất phát từ đặc trưng truyện ngắn: dung lượng nhỏ, thể hiện nhân vật qua một khoảnh khắc ngắn ngủi của đời sống (tiểu thuyết: dài, theo sát toàn bộ cuộc đời, số phận nhân vật…) => Tình huống phải giống như thứ nước rửa ảnh làm nổi lên hình sắc nhân vật và tư tưởng nhà văn => Xây dựng được tình huống truyện độc đáo là dấu hiệu của: • Một tác phẩm có giá trị • Một tác giả tài năng. 4. Các giá trị văn học + Mô tả: có 3 giá trị cơ bản của văn học - Giá trị nhận thức: • Mang tới cho bạn đọc những tri thức sâu rộng về thế giới • Giúp con người khám phá, nhận thức, thấu hiểu sâu sắc chính bản thân mình. - Giá trị giáo dục • Đem đến những bài học quí giá về lẽ sống • Về tư tưởng: Hình thành cho con người những tư tưởng tiến bộ, có thái độ và quan điểm sống đúng đắn. • Về tình cảm: Giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, tâm hồn trở nên lành mạnh, trong sáng. - Giá trị thẩm mĩ: • Nội dung: Vẻ đẹp muôn hình vẻ của cuộc đời Vẻ đẹp bản thân con người. • Hình thức: những biện pháp, thủ pháp xây dựng hình tượng nghệ thuật sinh động, giàu sức gợi. - Mối quan hệ của 3 giá trị: • Giá trị nhận thức: tiền đề của giá trị giáo Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 3
  • 4. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 ?Phân tích hình tượng nhân vật trữ tình trong một bài thơ. Thế nào là giá trị hiện thực. Lấy ví dụ minh họa. dục. • Giá trị giáo dục: làm sâu sắc hơn giá trị nhận thức • Các giá trị nhận thức và giá trị giáo dục đều được phát huy tích cực nhất qua giá trị thẩm mĩ. 5. Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ + Mô tả (so sánh với hình tượng nhân vật trong tác phẩm tự sự) Hiện ra qua giọng điệu, trạng thái tâm hồn, cảm xúc (nhân vật trong tác phẩm tự sự: có diện mạo, tính cách, hành động cụ thể) + Phân loại: - Xét sự xuất hiện của tác giả trong tác phẩm: • Cái tôi trữ tình: tác giả • Nhân vật trữ tình nhập vai: khi tác giả hoá thân vào nhân vật khác trong tác phẩm. - Xét về vai trò: • Chủ thể trữ tình (người trực tiếp bộc lộ cảm xúc) • Đối tượng trữ tình: đối tượng hướng tới của tâm trạng chủ thể trữ tình 6. Giá trị hiện thực - Phạm vi hiện thực đời sống mà tác phẩm phản ánh. - Tác phẩm nào cũng có giá trị hiện thực. (Vì văn học bắt nguồn từ cuộc sống: hiện thực đời sống sinh hoạt hàng ngày, hiện thực tình cảm, tâm lí…) + Biểu hiện: Hiện thực phản ánh trong tác phẩm thì vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, nói đến giá trị hiện thực trong một tác phẩm văn học người ta thường đề cập 3 nét chính: - Phơi bày chân thực, sâu sắc cuộc sống cơ cực, nỗi khổ về vật chất hay tinh thần của những con người bé nhỏ, bất hạnh. - Chỉ ra nguyên nhân gây ra đau khổ cho con người. - Miêu tả tinh tế vẻ đẹp tiềm ẩn trong con Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 4
  • 5. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 ? Phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm “ Tức nước vỡ bờ” ? Giá trị nhân đạo là gì. người. Ở mỗi một tác phẩm cụ thể, giá trị hiện thực được biểu hiện đa dạng. Cùng phản ánh tình cảnh khốn quẫn của người nông dân Việt Nam trước cách mạng, Ngô Tất Tố miêu tả nỗi chật vật về vật chất của chị Dậu vì nạn sưu cao thuế nặng, một cổ nhiều tròng, Nguyễn Công Hoan phơi bày chân thực sự cùng đường tuyệt lộ của người nông dân (“Bước đường cùng”), Nam Cao lại đi vào mảng hiện thực sâu kín nhất, tăm tối nhất – địa hạt tâm lí để lột trần bi kịch bị tha hoá, nỗi đau tinh thần khắc khoải của những con người dưới đáy của xã hội – Chí Phèo. + Vai trò: - Thể hiện cái nhìn hiện thực sâu sắc hay hời hợt của nhà văn. - Dấu hiệu của một tác phẩm có giá trị. 7. Giá trị nhân đạo - Hạt nhân: lòng yêu thương con người - Đối tượng: thường là nỗi khổ. + Biểu hiện: 3 khía cạnh cơ bản. - Cảm thông với số phận đau khổ của những con người nhỏ bé, bất hạnh. - Tố cáo các thế lực gây ra đau khổ cho con người. - Phát hiện, khám phá và ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn trong những con người bất hạnh. Ở mỗi tác phẩm khác nhau, những khía cạnh có sự biến đổi phong phú, linh hoạt. Chẳng hạn, cùng viết về người phụ nữ với cái nhìn trân trọng, yêu thương sâu sắc, Ngô Tất Tố khám phá ở Chị Dậu vẻ đẹp truyền thống, thuỷ chung, không tì vết; + Vai trò: - Thể hiện tầm vóc tư tưởng của nhà văn “Nhà văn chân chính là nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ” (Biêlinxki) - Là một trong những dấu hiệu của một tác phẩm giàu giá trị (Văn học là nhân học. Nghệ thuật chỉ có nghĩa khi hướng tới con người, yêu thương con người). - Các khía cạnh biểu hiện nhìn chung Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 5
  • 6. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 tương đồng chỉ khác biệt ở chỗ: nếu nói giá trị hiện thực là nhắc tới sự trình bày, miêu tả hiện thực một cách tương đối khách quan thì nói tới gía trị nhân đạo tức là đã bao hàm thái độ của nhà văn (cảm thông, thương xót, phẩm qua việc phân tích nhân vật (Phân tích nhân vật Tràng, phân tích nhân vật Mị, phân tích nhân vật Chí Phèo…) + Mối quan hệ giữa giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo: - Gắn bó hài hoà trong một tác phẩm. đồng tình, ngợi ca…) 8. Văn học nhận thức, phản ánh đời sống con người Cũng như hội họa, ca nhạc, điêu khắc… văn học là một môn nghệ thuật. Đối tượng của văn học là con người – con người trong học tập, lao động, chiến đấu, con người trong tình yêu và những mối quan hệ xã hội khác, con người trong không gian thời gian với thiên nhiên, vũ trụ. Nói văn học là nhân học, đúng thế. Văn học không chỉ phản ánh đời sống con người mà còn phải nhận thức con người và đời sống con người, nói lên những ước mơ, khát vọng, những tâm tư, tình cảm của con người trong chiều sâu tâm hồn với sự đa dạng, phong phú. Chỉ đến lúc nào đó văn học mới là văn học đích thực khi văn học thể hiện được sự khám phá và sáng tạo, có những kiến giải hay và đẹp về con người và đời sống con người. 9. Văn học là sự thể hiện tinh tế tư tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng, quan điểm và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn đối với con người và cuộc sống. Mỗi trang văn, mỗi bài thơ (đích thực) dù nói về gì, đề tài gì rộng lớn hay bé nhỏ đều thể hiện lòng yêu, sự ghét của tác giả, thể hiện một quan điểm nhân sinh hoặc lên án cái ác, hoặc ca ngợi tình yêu, đưa tới sự hướng thiện, cái cao cả, cái đẹp của thiên nhiên và con người. Văn học mang tính khuynh hướng rõ rệt. “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi Lẽ nào trời đất dung tha Ai bảo thần dân chịu được 10. Văn học nhận thức và thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật Văn thơ hàm chứa tư tưởng tình cảm. Nhưng văn chương không nói ý một cách khô khan. Vì sao mà có thơ nồi đồng, con cóc? Văn chương đích thực là hoa quí nên mới có hương sắc. Văn chương thấm vào lòng người, bất tử với thời gian, không có biên giới bởi lẽ văn học nhận thức và thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật do nhiều yếu tố, chi tiết nghệ thuật hợp thành. Đọc tác phẩm văn học phải phát hiện ra và cảm nhận các chi tiết nghệ thuật, có thế mới khám phá được cái hay, cái đẹp của hình tượng nghệ thuật. Vậy hình tượng nghệ thuật là gì? Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 6
  • 7. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 - Trong thơ văn, hình tượng nghệ thuật có thể là một bông hoa, một vầng trăng, một nàng Kiều, một Trương Phi – cũng có thể là một nét của tâm trạng, tình cảm như “Tương tư” của Nguyễn Bính, v.v… - Vậy, hình tượng là bức vẽ về con người, về cuộc đời, về thiên nhiên cụ thể được nhà văn sáng tạo nên qua liên tưởng, tưởng tượng để thể hiện tư tưởng, tình cảm và khái quát hiện thực một cách thẩm mĩ - Có cảm nhận được hình tượng mới thấy được cái hay, cái ý vị của văn chương. 12. Văn học là nghệ thuật của ngôn từ a. Ngôn từ là chất liệu xây dựng hình tượng của văn học Hội họa dùng màu sắc, đường nét… âm nhạc diễn tả bằng âm thanh, tiết tấu… điêu khắc dùng chất liệu (kim loại, đá, gỗ...) tạo nên hình khối, đường nét v.v… Còn văn học phải diễn tả bằng ngôn từ. Mỗi tác phẩm văn học phải được gắn liền với một thứ ngôn ngữ và văn tự (gốc) nhất định. Ngôn ngữ, văn tự là công cụ của nhà văn. Nhà văn Nguyễn Tuân được ca ngợi là bậc thầy về ngôn ngữ. Văn của ông là tờ hoa, là trang văn. Hồ Chí Minh viết văn làm thơ bằng tiếng mẹ đẻ, bằng tiếng Pháp, bằng chữ Hán. Thật là kì tài. b. Những đặc điểm của ngôn từ văn học Nhà văn nhà thơ phải sử dụng ngôn từ và trau chuốt nó, tạo thành một thứ ngôn ngữ văn chương giàu có, sang trọng, đẹp đẽ. Ngôn ngữ văn học có những đặc điểm sau: - Tính hệ thống - Tính chính xác - Tính truyền cảm - Tính hình tượng - Tính hàm súc, đa nghĩa - Tính cá thể hoá Trong đó, tính chính xác, tính truyền cảm, tính hình tượng là cực kỳ quan trọng. Nói rằng “Văn hoa dã chất chi đối”, “Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” là như vậy. Kim Trọng khen Kiều khi nàng làm một bài thơ viết lên bức tranh Kim Trọng mới vẽ: Khen tài nhả ngọc phun châu, Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này!” Nhà văn sử dụng ngôn từ để xây dựng hình tượng văn học. Vì thế đọc sách hoặc phân tích thơ văn không được thoát li văn bản và ngôn từ c. Tính chất “phi vật thể” của chất liệu ngôn từ và khả năng diễn tả đặc biệt phong phú của nghệ thuật ngôn từ. - Xem tranh xem ti vi… đã thấy được cụ thể cảnh vật, sự việc biểu hiện. Đọc văn, ta phải tưởng tượng, liên tưởng, suy luận, cảm xúc với tất cả mọi giác quan và tâm hồn, mới hình dung được cảnh vật, sự việc. Điều đó nói lên rằng, ngôn từ mang tính chất “phi vật thể”. Con chữ đấy, câu thơ đấy nhưng không phải ai cũng hiểu và cảm như nhau. - Ngôn từ có sức mạnh vạn năng, có thể diễn tả sự việc theo dòng chảy lịch sử qua hàng trăm năm, hàng vạn năm trên một không gian hữu hạn hoặc rộng lớn vô hạn. - Ngôn từ còn có khả năng diễn tả những rung động biến thái của tâm hồn con người. 13.Vai trò của nhà văn với đời sống văn học Không có ong mật thì chẳng có mật ong. Và không có hoa thì ong cũng chẳng thể Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 7
  • 8. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 làm ra mật. Không có nhà văn thì không có tác phẩm, tất nhiên cũng không thể có đời sống văn học. Lại còn phải có hiện thực phong phú tạo nguồn sáng tạo cho nhà văn thì mới có thơ văn. Từ muối mặn, phù sa, hương sắc cuộc đời… nhà văn sống hết mình với hiện thực phong phú ấy may ra mới có tác phẩm văn học. Viết về mối quan hệ giữa nhà văn và đời sống hiện thực, Chế Lan Viên nói: “Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi, Còn một nửa cho mùa thu làm lấy. Cái xào xạc, hồn anh chính là xào xạc lá Nó không là anh, nhưng nó là mùa…” Nhà văn phải khám phá và sáng tạo, không theo đuổi người. Không tô hồng cũng không bôi đen hoặc sao chép hiện thực. Nhà văn cũng không được lặp lại mình. “Văn chương quý bất tùy nhân hậu” (Hoàng Đình Kiên đời Tống”. II/ Tìm hiểu đề và cách giải quyết: 1/Đề có mệnh đề trực tiếp: - Tìm luận điểm trong luận đề. - Mỗi luận điểm phải triển khai thành một đoạn văn. VD: Đến với CNCGNX là đến với một tài hoa trong nghệ thuật xây dựng truyện kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn. Em hãy làm sáng tỏ. ? Tìm luận điểm trong đề. - Đến với truyện là đến với bút pháp hiện thực( Bức tranh xã hội Pk, số phận người phụ nữ thông qua nhân vật VN) - Đến với CNCGNX là đến với bút pháp lãng mạn( Phân tích yếu toods kì ảo) - Bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn hài hòa: ước mơ chỉ là ước mơ, hiện thực lại trở về. Đó là giá trị tố cáo và giá trị nhân đạo đồng thời thể hiện sự sáng tạo của Nd 2/ Đề có mệnh đề gián tiếp: VD: Hạt giống lương thiện quằn quại trong Chí Phèo đã phát triển thành cây ngẩng cao đầu trong gió bão Lão Hạc. ? Phân tích yêu cầu của đề - Giới thiệu NC và tư tưởng của nhà văn: Đều chủ trương đề cao, trân trọng con người nhất là vẻ đẹp con người. - Hạt giống lương thiện của Chí Phèo: bị lưu manh hóa những vẫn đòi được sống. - Cây lương thiện trong Lão Hạc là thành trì bền vững không gì lay chuyển được. 3/ Đề có mệnh đề liên quan đến lí luận văn học: VD: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thược tại nhưng nghệ sĩ không ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống xung quanh. Hãy làm rõ vấn đề trên qua CNCGNX - Văn học phản ánh hiện thực khách quan. - Nhưng hiện thực khách quan bước vào tác phẩm không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên hay những vần xoay của cuộc sống mà đằng sau bức tranh là tư tưởng, tình cảm, cái nhìn của tác giả về cuộc sống - Chứng minh qua CNCGNX Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 8
  • 9. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 VD: Bàn về truyện ngắn có ý kiến cho rằng: “ Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh. Lí giải điều đó qua CNCGNX ? Hãy nêu hướng giải quyết vấn đề trên - Sự mới mẻ của tác giả của tác giả trong việc gửi gắm một vấn đề nhân sinh, một tư tưởng, tình cảm của mình tới bạn đọc. - Thông qua số phận của VN ND muốn đối thoại với bạn đọc về: + Số phận người phụ nữ trong xã hội + XHPK + Đặc biệt là niềm tin trong xây dựng hạnh phúc gia đình. Hạnh phúc gia đình như một quả bóng pha lê đẹp nhưng lung linh dễ vỡ. - Lí giải vì sao VN bị đẩy vào bất hạnh. C/ Dặn dò: Chuẩn bị văn học hiện thực phê phán. D/ Rút kinh nghiệm: Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 9
  • 10. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 Ngày 10 tháng 9 năm 2013 Buổi 2,3: VĂN HỌC HIỆN THỰC PHÊ PHÁN A Mục tiêu cần đạt: - Nắm vững đặc trưng của văn học HTPP - Bồi dưỡng kiến thức về giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của các tác phẩm văn học HTPP đã học ở lớp 8 - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề và cách làm bài văn. B/ Nội dung và phương pháp: ? Ở lớp 8 em đã học những tác phẩm VH hiện thực phê phán nào? của tác giả nào? ? Kết cấu phổ biến của văn học hiện thức phê phán? ? Nghệ thuật xây dựng n/ v có gì đặc biệt? ? Cho VD? ? Cho ví dụ? ? Ngoài ra, việc khắc hoạ tâm lý nhân vật ra sao? A/ Đặc trưng của VHHTPP: -Quan tâm đến đời sống xh để phản ánh chân thực sự thực khách quan vì thế phải chú ý đến cái thông thường,quen thuộc, phổ biến của xh + Bộ mặt của giai cấp pk thực dân + Nỗi khổ của nhân dân + Thế lực đồng tiền - Công cụ nhận thức và khám phá đời sống là tính cách điển hình. -Tính nhân đạo sâu sắc thường đứng về người bị áp bức kêu gọi tình thương -Hạn chế: Con người bế tắc trước hoàn cảnh. I. Kết cấu của truyện - Rất đa dạng nhưng phổ biến nhất là kết cấu tâm lý (đặc biệt là những sáng tác của Nam Cao) II. Nghệ thuật xây dựng nhân vật: - Các nhân vật được xây dựng vừa mang tính điển hình, vừa có cá tính (mang đặc điểm của tầng lớp, giai cấp...vừa có nét riêng; không thể nào trộn lẫn) với những cung bậc tâm lý sâu sắc. Ví dụ: Nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao đã được xây dựng với một nội tâm đầy kịch tính. Việc bán con Vàng đã được lão day dứt, đau khổ cực điểm. Gửi ông giáo tiền nhưng dự tính âm thầm cái chết. Để khắc hoạ nội tâm dữ dội, đầy sóng gió của nhân vật, nhà văn đã khai thác khả năng biểu hiện của ngoại hình: “ Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 10
  • 11. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 ? Ngôn ngữ nhân vật? ? Đối tượng phản ánh của VHHTPP? ? So sánh cách thể hiện tinh thần lão ngọeo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.” Những giọt nước mắt không thể tự tuôn dòng mà phải “ép” bởi cuộc đời đau khổ đã vắt kiệt chúng. Lão Hạc khổ nên đến cả khóc cũng thật là khổ sở mà đâu phải là lão khóc; phải chăng nỗi đau khổ trào ra thành những dòng nước mắt? - Ngoài ra còn khắc hoạ tâm lý nhân vật bằng độc thoại nội tâm ( một túp lều, một ông già với một con chó...Thực chất là cuộc độc thoại nội tâm không hơn không kém). Vì thế, tác giả đã tạo ra được chiều sâu tâm lý nhân vật. - Ngôn ngữ nhân vật cũng đầy sáng tạo: Nam Cao đã nhập thân vào nhân vật ông giáo “ Tôi” trong câu chuyện. Nhân vật “ Tôi” vừa nói lời của người dẫn chuyện, vừa diễn tả lời của chính mình, nói bằng giọng điệu của lão Hạc III. Đối tượng phản ánh. - Phản ánh hiện thực cuộc sống có sức khái quát cao. Ví dụ: Tiêu biểu cho VHHTPP là tác phẩm “Lão Hạc” (Nam Cao), “Tắt đèn” (NTTố) và “Đồng hào có ma” (NC Hoan). Các tác phẩm thơ đều hướng về thế giới tâm linh. Cũng có cảnh nhưng đó là cảnh của hồi ức, cũng có hình ảnh của tưởng tượng, mơ ước hoặc gần hơn chủ yếu vẫn là để gửi gắm tâm sự thầm kín của mình. Điều này chịu sự chi phối của tư tưởng thoát li. - Về con người: + Tính tích cực: đi sâu vào thế giới cuộc sống đời thường, những con người bé nhỏ, khổ đau và phân tích tâm lý một cách sinh động để tìm ra nguyên nhân đau khổ của họ. + Hạn chế: con người là nạn nhân của hoàn cảnh, chưa chế ngự được hoàn cảnh (còn con người trong VHCM 1930 – 1945: là những chiến sỹ tràn đầy nghị lực, tràn đầy niềm tin tất thắng bởi tìm thấy được hướng đi cho cuộc đời, đấu tranh vì tự do, hạnh phúc...) Nói tóm lại, trên con đường tìm tòi, khám phá chân lý cuộc sống, VHHTPP đã có tiếng nói riêng, tạo được vị trí xứng đáng trên văn Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 11
  • 12. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 nhân đạo của Nam Cao và Nguyên Hồng? ? Cách thể hiện tinh thần nhân đạo của Nam Cao và Ngô Tất Tố có điểm nào giống và khác nhau? đàn VN. IV. Cách thức thể hiện tinh thần nhân đạo: Cùng một thái độ nhân đạo- yêu thương con người, bênh vực, cảm thông cho con người bị áp bức, chống cường quyền áp bức chà đạp lên cuộc sống con người ... nhưng mỗi tác giả có cách thể hiện khác nhau. 1) Nam Cao và Nguyên Hồng a, Giống nhau: Ca ngợi sức sống tâm hồn, đề cao nhân tính. Một bé Hồng trong “Những ngày thơ ấu” của NH là một hình tượng đẹp trước những rắp tâm tanh bẩn vẫn giữ được tình mẫu tử thiêng liêng trong trái tim non nớt, ngây thơ của mình; một lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, dù phải chết để giữ cho mình nhân phẩm làm người. b, Điểm khác: - Với Nam Cao: ông còn đau khổ vì con người, đòi hỏi con người không buông xuôi, ngay cả những nhân vật tưởng như bị tha hoá đến tận cùng (Chí Phèo) nhưng tác giả vẫn tìm thấy những phút loé sáng của lương tri... - Với Nguyên Hồng: giọng điệu trữ tình trực tiếp như lôi cuốn trái tim mình đặt lên trang giấy và cái khắc nghiệt thử thách nhân vật trong TP là những luật lệ, hủ tục phong kiến. 2) Nam Cao và Ngô Tất Tố: a, Giống: Cả hai nhà văn đều đề cao tính cách của con người. Nhưng cá tính sáng tạo của mỗi con người đã cho ra đời những tác phẩm có sắc thái riêng biệt. b, Khác: - Với Nam Cao: ông như yêu thương con người nhưng trả con người về vị trí đích thực, con người của đời thường để con người vật lộn với chính mình, giữa cái xấu và cái tốt để hoàn thiện chính mình dù phải trả giá bằng cái chết. - Còn Ngô Tất Tố đã yêu thương hết lòng và vì vậy thi vị hoá người nông dân (Chị Dậu). B/ Các tác phẩm cụ thể: Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 12
  • 13. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 I/ Trong lòng mẹ: A. Vµi nÐt vÒ t¸c gi¶, t¸c phÈm 1. Tác giả: - Nguyên Hồng sinh ở thành phố Nam Định, nhưng Hải Phòng cửa biển đã khơi dậy và gắn bó với ông, với sự nghiệp văn chương của ông. Tác phẩm của ông thường viết về những con người nghèo khổ dưới đáy xã hội, với một lòng yêu thương đồng cảm vì vậy ông được coi là nhà văn của những con người cùng khổ. - Trong thế giới nhân vật của ông xuất hiện nhiều người bà, người mẹ, người chị, những cô bé, cậu bé khốn khổ nhưng nhân hậu. Ông viết về họ bằng cả trái tim yêu thương và thắm thiết của mình. Ông được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Văn xuôi của ông giàu chất trữ tình, nhiều khi dạt dào cảm xúc và hết mực chân thành. Ông thành công hơn cả ở thể loại tiểu thuyết. B/ Phân tích tác phẩm 1. Nhân vật bé Hồng a. Hoàn cảnh: b. Đặc điểm: 2. Nhân vật mẹ bé Hồng: Là phụ nữ gặp nhiều trái ngang, bất hạnh trong cuộc đời. thời xuân sắc là một phụ nữ đẹp nhất phố hàng cau, bị ép duyên cho một người hơn gấp đôi tuổi mình. Bà chôn vùi tuổi xuân trong cuộc hôn nhân ép buộc. Chồng chết, với trái tim khao khát yêu thương, bà đã đi bước nữa thì bị cả xã hội lên án. Luôn sống tình nghĩa : Đến ngày giỗ đầu của chồng........... Yêu thương con: Khi gặp con khi được ôm hình hài máu mủ đã làm cho ngươi mẹ lại tươi đẹp 3. Hình ảnh bà cô Có tâm địa xấu xa độc ác. Bà là người đại diện là người phát ngôn cho những hủ tục phong kiến. Bà được đào tạo từ xã hội phong kiến nên suy nghị của bầm nặng tính chất cổ hủ 4. Nghệ thuật đoạn trích Những ngày thơ ấu là cuốn tiểu thuyết tự truyện thuộc thể hồi ký có sự kết hợp hài hoà giữa sự kiện và bầy tỏ cảm xúc, là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng tha thiết, giầu chất trữ tình và thấm đẫm cảm xúc. C. Luyện tập: Đề 1: Nguyên Hồng xứng đáng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Bằng sự hiểu biết của em về tác phẩm Trong lòng mẹ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hướng dẫn: 1. Giải thích: Vì sao Nguyên Hồng được đánh giá là nhà văn của phụ nữ và trẻ em Đề tài: Nhìn vào sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng, người đọc dễ nhận thấy hai đề tài này đã xuyên suốt hầu hết các sáng tác của nhà văn: Những ngày thơ ấu, Hai nhà nghề, Bỉ vỏ... Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 13
  • 14. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 Hoàn cảnh: Gia đình và bản thân đã ảnh hưởng sâu sắc đến sáng tác của nhà văn. Bản thân là một đứa trẻ mồ côi sống trong sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần lại còn bị gia đình và xã hội ghẻ lạnh . Nguyên Hồng được đánh giá là nhà văn của phụ nữ và trẻ em không phải vì ông viết nhiều về nhân vật này. Điều quan trọng ông viết về họ bằng tất cả tấm lòng tài năng và tâm huyết của nhà văn chân chính. Mỗi trang viết của ông là sự đồng cảm mãnh liệt của người nghệ sỹ, dường như nghệ sỹ đã hoà nhập vào nhân vật mà thương cảm mà xót xa đau đớn, hay sung sướng, hả hê. 2. Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ . a. Nhà văn đã thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi bất hạnh của người phụ nữ Thấu hiểu nỗi khổ về vật chất của người phụ nữ. Sau khi chồng chết vì nợ nần cùng túng quá, mẹ Hồng phải bỏ đi tha hương cầu thực buôn bán ngược xuôi để kiếm sống. Sự vất vả, lam lũ đã khiến người phụ nữ xuân sắc một thời trở nên tiều tuỵ đáng thương “Mẹ tôi ăn mặc rách rưới, gầy rạc đi ” Thấu hiểu nỗi đau đớn về tinh thần của người phụ nữ : Hủ tục ép duyên đã khiến mẹ Hồng phải chấp nhận cuộc hôn nhân không tình yêu với người đàn ông gấp đôi tuổi của mình. Vì sự yên ấm của gia đình, người phụ nữ này phải sống âm thầm như một cái bóng bên người chồng nghiện ngập. Những thành kiến xã hội và gia đình khiến mẹ Hồng phải bỏ con đi tha hương cầu thực , sinh nở vụng trộm dấu diếm. b. Nhà văn còn ngượi ca vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của người phụ nữ: Giàu tình yêu thương con. Gặp lại con sau bao ngày xa cách, mẹ Hồng xúc động đến nghẹn ngào. Trong tiếng khóc sụt sùi của người mẹ, người đọc như cảm nhận được nỗi xót xa ân hận cũng như niềm sung sướng vô hạn vì được gặp con. Bằng cử chỉ dịu dàng âu yếm xoa đầu, vuốt ve, gãi rôm...mẹ bù đắp cho Hồng những tình cảm thiếu vắng sau bao ngày xa cách c. Là người phụ nữ trọng nghĩa tình Dẫu chẳng mặn mà với cha Hồng song vốn là người trọng đạo nghĩa mẹ Hồng vẫn trở về trong ngày dỗ để tưởng nhớ người chồng đã khuất. d. Nhà văn còn bênh vực, bảo vệ người phụ nữ: Bảo vệ quyền bình đẳng và tự do , cảm thông vời mẹ Hồng khi chưa đoạn tang chồng đã tìm hạnh phúc riêng. Tóm lại: Đúng như một nhà phê bình đã nhận xét “Cảm hứng chủ đạo bậc nhất trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả Những ngày thơ ấu lại chính là niềm cảm thương vô hạn đối với người mẹ. Những dòng viết về mẹ là những dòng tình cảm thiết tha của nhà văn. Không phải ngẫu nhiên khi mở đầu tập hồi ký Những ngày thơ ấu, nhà văn lại viết lời đề từ ngắn gọn và kính cẩn: Kính tặng mẹ tôi”. Có lẽ hình ảnh người mẹ đã trở thành người mạch cảm xúc vô tận cho sáng tác của Nguyên Hồng để rồi ông viết về học bằng tình cảm thiêng liêng và thành kính nhất. 2. Nguyên Hồng là nhà văn của trẻ thơ. a. Nhà văn thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi khổ, nỗi bất hạh của trẻ thơ. Nhà văn thấu hiểu nỗi thống khổ cả vật chất lẫn tinh thần: Cả thời thơ ấu của Hồng được hưởng những dư vị ngọt ngào thì ít mà đau khổ thì không sao kể xiết : Mồ côi cha, thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ, phải ăn nhờ ở đậu người thân Gia đình và xã Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 14
  • 15. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 hội đã không cho em được sống thực sự của trẻ thơ .....nghĩa là được ăn ngon, và sống trong tình yêu thương đùm bọc của cha mẹ, người thân. Nhà văn còn thấu hiểu cả những tâm sự đau đớn của chú bé khi bị bà cô xúc phạm ..... b. Nhà văn trân trọng, ngợi ca phẩm chất cao quý của trẻ thơ: Tình yêu thương mẹ sâu sắc mãnh liệt. Luôn nhớ nhung về mẹ. Chỉ mới nghe bà cô hỏi “Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không”, lập tức, trong ký ức của Hồng trỗi dậy hình ảnh người mẹ Hồng luôn tin tưởng khẳng định tình cảm của mẹ dành cho mình. Dẫu xa cách mẹ cả về thời gian, không gian, dù bà cô có tinh ma độc địa đến đâu thì Hồng cũng quyết bảo vệ đến cùng tình cảm của mình dành cho mẹ. Hồng luôn hiểu và cảm thông sâu sắc cho tình cảnh cũng như nỗi đau của mẹ. Trong khi xã hội và người thân hùa nhau tìm cách trừng phạt mẹ thì bé Hồng với trái tim bao dung và nhân hậu yêu thương mẹ sâu nặng đã nhận thấy mẹ chỉ là nạn nhân đáng thương của những cổ tục phong kiến kia. Em đã khóc cho nỗi đau của người phụ nữ khát khao yêu thương mà không được trọn vẹn. Hồng căm thù những cổ tục đó: “Giá những cổ tục kia là một vật như .....thôi” Hồng luôn khao khát được gặp mẹ. Nỗi niềm thương nhớ mẹ nung nấu tích tụ qua bao tháng ngày đã khiến tình cảm của đứa con dành cho mẹ như một niềm tín ngưỡng thiêng liêng thành kính. Trái tim của Hồng như đang rớm máu, rạn nứt vì nhớ mẹ .Vì thế thoáng thấy người mẹ ngồi trên xe, em đã nhận ra mẹ ,em vui mừng cất tiếng gọi mẹ mà bấy lâu em đã cất dấu ở trong lòng c. Sung sướng khi được sống trong lòng mẹ. Lòng vui sướng được toát lên từ những cử chỉ vội vã bối rối từ giọt nước mắt giận hờn, hạnh phúc tức tưởi, mãn nguyện d. Nhà thơ thấu hiểu những khao khát muôn đời của trẻ thơ: Khao khát được sống trong tình thương yêu che chở của mẹ, được sống trong lòng mẹ. Đề 2: Qua đoạn trích: Trong lòng mẹ, em hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Đoạn trích trong lòng mẹ đã ghi lại những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại” Gợi ý: a. Đau đớn xót xa đến tột cùng: Lúc đầu khi nghe bà cô nhắc đến mẹ, Hồng chỉ cố nuốt niềm thương, nỗi đau trong lòng. Nhưng khi bà cô cố ý muốn lăng nục mẹ một cách tàn nhẫn trắng trợn...Hồng đã không kìm nén được nỗi đau đớn, sự uất ức : “Cổ họng nghẹn ứ lại , khóc không ra tiếng ”. Từ chỗ chôn chặt kìm nén nỗi đau đớn, uất ức trong lòng càng bừng lên dữ dội b. Căm ghét đến cao độ những cổ tục . Cuộc đời nghiệt ngã, bất công đã tước đoạt của mẹ tất cả tuổi xuân, niềm vui, hạnh phúc...Càng yêu thương mẹ bao nhiêu, thi nỗi căm thù xã hội càng sâu sắc quyết liệt bấy nhiêu: “Giá những cổ tục kia là một vật như ......... mới thôi” c. Niềm khao khát được gặp mẹ lên tới cực điểm Những ngày tháng xa mẹ, Hồng phải sống trong đau khổ thiếu thốn cả vật chất, tinh thần. Có những đêm Noen em đi lang thang trên phố trong sự cô đơn và đau khổ Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 15
  • 16. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 vì nhớ thương mẹ. Có những ngày chờ mẹ bên bến tầu, để rồi trở về trong nỗi buồn bực.....Nên nỗi khao khát được gặp mẹ trong lòng em lên tới cực điểm ......... d. Niềm vui sướng, hạnh phúc lên tới cực điểm khi được ở trong lòng mẹ. Niềm sung sướng lên tới cực điểm khi bên tai Hồng câu nói của bà cô đã chìm đi, chỉ còn cảm giác ấm áp, hạnh phúc của đứa con khi sống trong lòng mẹ. Đề 3: Phân tích nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật người cô trong cuộc nói chuyện với bé Hồng? Hướng dẫn: Hình ảnh người cô qua cuộc nói chuyện với bé Hồng được khắc hoạ chủ yếu qua các chi tiết miêu tả biểu hiện bên ngoài: - Nét mặt: khi cười rất kịch, nhìn vào mặt tôi nghiêm nghị. - Cử chỉ: gọi tôi cười hỏi, hai con mắt chằm chặp nhìn, liền vỗ vai tôi cười và nói, vẫn cứ tươi cười kể, lại vỗ vai nghiêm nghị, nhìn vào vặt tôi, tỏ sự ngậm ngùi... - Giọng nói: vẫn ngọt, đổi giọng chập chừng nói... - Mục đích của cô: gieo rắc vào đầu “tôi” những hoài nghi để “tôi” khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. - Bản chất của người cô: (gieo rắc vào đầu “tôi” những hoài nghi để “tôi” khinh miệt và ruồng rẫy mẹ.) Thật xấu xa. Tất cả mọi biểu hiện bên ngoài của cô được thể hiện biến chuyển linh hoạt lúc thế này, khi thế khác. Cô ngọt ngào đến kinh sợ. Bên ngoài cái vẻ ngọt ngào là dã tâm chia rẽ tình mẹ con. Người cô đang xâm phạm đến tình mẫu tử thiêng liêng. Người cô thật đáng ghét, đáng khinh. Người cô là hiện thân cho định kiến tàn ác của XH đối với người phụ nữ. Chính những định kiến này đã khiến cho người phụ nữ như mẹ bé Hồng đẫu khao khát hạnh phúc và đã từng dám tìm đến với khát khao của mình không thể nào vượt qua. Người phụ nữ khốn khổ đó đành phải bỏ nhà để lại hai đứa con thơ dại sống với những người bà con bên nội nhiều tiền nhưng ít tình nghĩa đi tha phương cầu thực. → Qua hình ảnh người cô, tác giả muốn chỉ ra rằng: cái xấu, cái ác ẩn nấp, trá hình trong những vỏ bọc quỷ quyệt, song bản chất xấu xa của nó vẫn hiện nguyên hình. Nhà văn bằng thái độ bênh vực con người đã phát hiện và lên án, tố cáo nó một cách nghiêm khắc. Đồng thời, chỉ che cho những thân phận bất hạnh như mẹ con bé Hồng bằng suối nguồn tình yêu thương của ông. Đó cũng là chiều sâu giá trị nhân đạo trong truyện của Nguyên Hồng. Đề 4: Nghệ thuật XD nhân vật nhân tính điển hình của Nguyên Hồng qua sự việc bé Hồng nói chuyện với cô? Hướng dẫn: - Tạo tình huống điển hình: bé Hồng – một tâm hồn bé bỏng, non nớt phải đương đầu với một người tinh ma như người cô. Đây là một tình huống đầy thử thách với bé Hồng. - Tâm lý bé Hồng được khắc họa rất tinh tế. Đó là tâm trạng đau đớn, tủi cực của một đứa con hiếu thảo khi phải nghe những lời nói xấu mẹ mình. Nghệ thuật khắc hoạ linh hoạt: + Trực tiếp miêu tả các chi tiết ngoại hình: dáng điệu, cử chỉ, nét mặt, giọng nói... (cho HS tìm các chi tiết trong đoạn truyện) được khắc hoạ từ thấp đến cao. Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 16
  • 17. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 + Khắc hoạ những xung đột tình cảm, suy nghĩ về mẹ, về những lời nói ý định của cô. + Giọng điệu trữ tình trực tiếp tha thiết. Tất cả đã làm nổi bật được bức chân dung sống động về nỗi đau của một đứa trẻ, vượt lên tính hồi kí đơn thuần. Người đọc cảm giác như không phải cảm nhận nỗi đau hiện lên qua hồi tưởng mà hiện lên sống động, tươi nguyên. Rõ ràng, chú bé Hồng bị đẩy vào một tình huống cùng cực. Bé thương mẹ mà phải nghe những lời nói xấu mẹ, kính trọng mẹ mà bị xúc giục ruồng rẫy, khinh rẽ mẹ. Tình thế này thử thách nghị lực của bé. Và quả nhiên tâm hồn non nớt, đáng thương đó vẫn kiên cường, thể hiện sự bất khuất: thương mẹ, kính trọng mẹ, sẵn sàng bảo vệ mẹ bằng tấm lòng hiếu thảo của đứa con. Đây là cách xây dựng nhân vật chính diện của bút pháp Nguyên Hồng vừa là kiểu xây dựng nhân vật nhân tính của văn học hiện thực phê phán. Qua việc XD nhân vật nhân tính này, tác giả đã thể hiện thái độ bênh vực nhiệt thành cho bé Hồng, trân trọng ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của bé phải sống cạnh cái xấu, cái ác giữa cuộc đời bụi bặm mà không bị xơ cứng, vẫn giữ một vẻ đẹp tinh khôi, trong sáng, đáng yêu. Đó chính là niềm tin của tác giả về sự bất diệt của cái thiện, cái tốt, đặc biệt khẳng định: không có một thế lực nào có thể xâm phạm được tình mẫu tử thiêng liêng. Đề 5 So sánh “ Tiếng khóc” của bé Hồng khi nói chuyện với cô và khi được ngồi trong lòng mẹ? Hướng dẫn: Cũng là tiếng khóc nhưng hoàn toàn khác nhau, cụ thể ở những khía cạnh sau: a, Trạng thái tâm lý: - Khi nói chuyện với cô: tiếng khóc đau đớn, tủi cực vì bị đầy đoạ tinh thần. - Khi được ngồi trong lòng mẹ: tiếng khóc hạnh phúc, sung sướng vì được đắm chìm trong tình mẹ. b, Mức độ: - Khi nói chuyện với cô: kìm nén, không được khóc vì khóc là thất bại trước cô, cô sẽ thoả thuê khi thấy cháu khóc, tức là đạt được ý đồ làm cho cháu phải bộc lộ nỗi đau đớn khi nghe chuyện của mẹ. Do vậy, dù thương mẹ vô cùng mà bé Hồng phải nói khác những gì mình nghĩ, phải cười dài trong tiếng khóc - Khi được ngồi trong lòng mẹ: Tiếng khóc vỡ oà, tràn trề, tư do bộc lộ, được khóc thoả thuê, tiếng khóc sau bao kìm nén iờ đây được giải toả, tiếng khóc có nhiều ý nghĩa, vừa như bắt đền, vừa nũng nịu, vừa tận hưởng niềm khao khát bấy lâu trông đợi, tiếng khóc của đứa con đang ngập chìm trong suối nguồn tình mẹ. Đề 7: Chất trữ tình trong đoạn trích trong lòng mẹ -Chất trữ tình: Chất thơ(Bộc lộ cảm xúc) + Cảm xúc được thể hiện qua đoạn trích: Sự cảm nhận của tác giả về trình cảm của bé Hồng +> Một tâm hồn bị tổn thương Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 17
  • 18. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 +> Một tâm hồn trong trẻo trong sáng: Tình yêu thương kính trọng mẹ-> Đau khổ vì mẹ bị xúc phạm, niềm tin mãnh liệt về mẹ-> hạnh phúc tột độ khi mẹ trở về. + Thấu hiểu đồng cảm, chia sẻ + Nghệ thuật: Dòng tuôn chảy mãnh liệt trực tiếp của tác giả Câu văn dài-> tràn trề ,đê mê, mênh mang, dạt dào cảm xúc Khắc họa tâm lí nhân vật: độc thoại nội tâm,rung cảm,cảm xúc. + Bồi đắp thêm về tâm hồn tình cảm II/ Lão Hạc: A/ Cuộc đời và con người Nam Cao 1. Cuộc đời 2. Con người Nam Cao 3. Quan điểm sáng tác: 4. Phong cách viết truyện ngắn của Nam Cao. Truyện của Nam Cao rất mực chân thực , thẫm đẫm chất trữ tình, đậm đà chất triết lý. Nam cao đặc biệt sắc sảo trong việc khám phá và diễn tả những quá trình tâm lý phức tạp của nhân vật . Ngôn ngữ của Nam cao gần với ngôn ngữ người nông dân Bắc bộ B. Luyện tập: Đề số 1: Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp em hiểu gì về tình cảnh của người nông dân trước cách mạng? Hướng dẫn: I. Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp ta hiểu về tình cảnh thống khổ của người nông dân trước cách mạng? 1. Lão Hạc a. Nỗi khổ về vật chất Cả đời thắt lưng buộc bụng lão cũng chỉ có nổi trong tay một mảnh vườn và một con chó. Sự sống lay lắt cầm chừng bằng số tiền ít ỏi do bòn vườn và mà thuê. Nhưng thiên tai, tật bệnh chẳng để lão yên ổn. Bao nhiêu tiền dành dụm được, sau một trận ốm đã hết sạch sành sanh, lão đã phải kiếm ăn như một con vật . Nam Cao đã dũng cảm nhìn thẳng vào nỗi khổ về vật chất của người nông dân mà phản ánh. b. Nỗi khổ về tinh thần. Đó là nỗi đau cả người chồng mất vợ, người cha mất con.Những ngày tháng xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì thươn nhó con vì chưa làm tròn bổn phận của người cha. Còn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời lão phải sống trong cô độc. Không người thân thích, lão phải kết bạn chia sẻ cùng cậu vàng Nỗi đau, niềm ân hận của lão khi bán con chó. Đau đớn đến mức miệng lão méo xệch đi .... Khổ sở, đau xót buộc lão phải tìm đến cái chết như một sự giải thoát . Lão đã chọn cái chết thật dữ dội. Lão Hạc sống thì mỏi mòn, cầm chừng qua ngày, chết thì thê thảm. Cuộc đời người nông dân như lão Hác đã không có lối thoát 2. Con trai lão Hạc Vì nghèo đói, không có được hạnh phúc bình dị như mình mong muốn khiến anh phẫn chí, bỏ làng đi đồn điền cao su với một giấc mộng viển vông có bạc trăm mới về. Nghèo đói đã đẩy anh vào tấn bi kịch không có lối thoát. Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 18
  • 19. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 Không chỉ giúp ta hiểu được nỗi đau trực tiếp của người nông dân. Truyện còn giúp ta hiểu được căn nguyên sâu xa nỗi đau của họ. Đó chính là sự nghèo đói và những hủ tục phong kiến lạc hậu II. Truyện ngắn Lão Hạc giúp ta hiểu được vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người nông dân 1. Lòng nhân hậu Con đi xa, bao tình cảm chất chứa trong lòng lão dành cả cho cậu vàng. Lão coi nó như con, cưu mang, chăm chút như một đứa cháu nội bé bỏng côi cút : lão bắt rận, tắm, cho nó ăn bàng bát như nhà giầu, âu yếm, trò chuyện gọi nó là cậu vàng, rồi lão mắng yêu, cưng nựng. Có thể nói tình cảm của lão dành cho nó như tình cảm của người cha đối với người con. Nhưng tình thế đường cùng, buộc lão phải bán cậu vàng. Bán chó là một chuyện thường tình thế mà với lão lại là cả một quá trình đắn đo do dự. Lão coi đó là một sự lừa gạt, một tội tình không thể tha thứ. Lão đã đau đớn, đã khóc, đã xưng tội với ông giáo, mong được dịu bớt nỗi dằng xé trong tâm can. Tự huỷ diệt niềm vui của chính mình, nhưng lại xám hối vì danh dự làm người khi đối diện trước con vật. Lão đã tự vẫn. Trên đời có bao nhiêu cái chết nhẹ nhàng, vậy mà lão chọn cho mình cái chết thật đau đớn, vật vã...dường như lão muốn tự trừng phạt mình trước con chó yêu dấu. 2. Tình yêu thương sâu nặng Vợ mất, lão ở vậy nuôi con, bao nhiêu tình thương lão đều dành cho con trai lão.Trước tình cảnh và nỗi đau của con, lão luôn là người thấu hiểu tìm cách chia sẻ, tìm lời lẽ an ủi giảng dải cho con hiểu dằn lòng tìm đám khác. Thương con lão càng đau đớn xót xa khi nhận ra sự thực phũ phàng: Sẽ mất con vĩnh viễn “Thẻ của nó .............chứ đâu có còn là con tôi ”. Những ngày sống xa con, lão không nguôi nỗi nhó thương, niềm mong mỏi tin con từ cuối phương trời . Mặc dù anh con trai đi biền biệt năm sáu năm trời, nhưng mọi kỷ niệm về con vẫn luôn thường trực ở trong lão. Trong câu chuyện với ông giáo, lão không quyên nhắc tới đứa con trai của mình Lão sống vì con, chết cũng vì con : Bao nhiêu tiền bòn được lão đều dành dụm cho con. Đói khát, cơ cực song lão vẫn giữ mảnh vườn đến cùng cho con trai để lo cho tương lai của con. Hoàn cảnh cùng cực, buộc lão phải đứng trước sự lựa chọn nghiệt ngã : Nếu sống, lão sẽ lỗi đạo làm cha. Còn muốn trọn đạo làm cha thi phải chết . Và lão đã quyên sinh không phải lão không quý mạng sông, mà vì danh dự làm người, danh dự làm cha. Sự hy sinh của lão quá âm thầm, lớn lao. 3. Vẻ đẹp của lòng tự trọng và nhân cách cao cả Đối với ông giáo người mà Lão Hạc tin tưởng quý trọng, cũng luôn giữ ý để khỏi bị coi thường.Dù đói khát cơ cực, nhưng lão dứt khoát từ hối sự giúp đỡ của ông giáo, rồi ông cố xa dần vì không muốn mang tiếng lợi dụng lòng tốt của người khác . Trước khi tìm đến cái chết, lão đã toan tính sắp đặt cho mình chu đáo. Lão chỉ có thể yên lòng nhắm mắt khi đã gửi ông giáo giữ trọn mảnh vườn, và tiền làm ma. Con người hiền hậu ấy, cũng là con người giầu lòng tự trọng. Họ thà chết chứ quyết không làm bậy. Trong xã hội đầy rẫy nhơ nhuốc thì tự ý thức cao về nhân phẩm như lão Hạc quả là điều đáng trọng Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 19
  • 20. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 III. Truyện giúp ta hiểu sự tha hoá biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội đương thời : Binh Tư vì miếng ăn mà sinh ra làm liều bản chất lưu manh đã chiến thắng nhân cách trong sạch của con người . Vợ ông giáo vì nghèo đói cùng quấn mà sinh ra ích kỷ nhỏ nhen, tàn nhẫn, vô cảm trước nỗi đau của người khác . Đề 4: Suy ngẫm về giá trị đích thực của một tác phẩm văb chương, nhà văn Nam Cao khảng định: “Một tác phẩm giá trị phải vượt lên trên tất cả, bờ cõi và giới hạn phải là tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì đó lớn lao mạnh mẽ. Nó ca tụng lòng thương tình bắc ái, sự công bình, nó làm cho người gần người hơn”. Qua truyện ngắn lão Hạc của Nam Cao và truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của OHen-ri, hãy phân tích làm sáng tỏ nhận định trên. Hướng dẫn: A. Gải thích: - Lời bàn luận của Nam Cao chứa đựng quan điểm về nghệ thuật chân chính, quan điểm đánh giá về tác phẩm văn chương có giá trị đích thực. Theo quan điểm của Nam Cao, một tác phẩm có giá trị phải là tác phẩm chung cho cả loài người, nó ca tụng tình thương, lòng nhân ái sự công bằng, nghĩa là tác phẩm nghệ thuật mang nội ung nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm ấy phải xuất phát từ tình yêu thương con người, vì hạnh phúc của con người - Vấn đề tình thương, luơng tâm, danh dự lẽ sống lẽ công bằng niềm vui hay nỗi khổ ở đời luôn là điều quan tâm lớn nhất của con người, ở mọi thời đại, mọi quốc gia những tác phẩm hướng tới những vấn đề đó sẽ là tác phẩm muôn đời và sẽ có sức sống lâu bền với người đọc - Lời khẳng định của Nam Cao hoàn toàn có cơ sở, bởi có nhiều tác phẩm ra đời cách đây vài ba thế kỷ song vẫn sống trong lòng bạn đọc bao thế hệ ở nhiều quốc gia khác nhau, truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao và chiếc lá cuối cùng đều là những tác phẩm có giá trị đích thực vì chúng đều đề cập đến vẻ đẹp của tình người và đức hy sinh cao cả . Nhà văn giúp con người biết sống gần gũi nhau hơn Đề 5: Theo em cách kết thúc bế tắc khi giải quyết số phận con người nghèo khổ trong các tác phẩm văn học hiện thực phê phán có phải là hạn chế về mặt tư tưởng của nhà văn htpp ko? Cách kết thúc đó nói lên điều gì. * Gợi ý: - Lối kết thúc bế tắc chính là biểu hiện sự hạn chế về mặt tư tưởng của các nhà văn htpp khi giải quyết số phận người nghèo trong xã hội cũ.Các nhà văn chỉ mới phản ánh được kết cục đau thương trong cuộc sống của họ dưới chế độ cũ chứ chưa tìm ra con đường giải thoát khỏi kết cục đau thương đó. -Kết cục đó lại tô đậm giá trị hiện thực của tác phẩm -tô đậm giá trị nhân đạo III/Tức nước vỡ bờ: Đ1: Hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan”Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo” Đề 2: Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng với tác phẩm “Tắt đèn” , Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu như thế nào về nhận xét đó. Hãy chứng minh. Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 20
  • 21. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 Đề 3: “Trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xa, hiện lên cái chân dung lạc quan của chị Dậu. Bức chân dung ấy tuy chưa được ánh sáng cách mạng soi rọi tới nhưng dù sao tôi vẫn quý bức chân dung ấy”. Chứng minh qua “Tức nớc vỡ bờ” Đề 4: “Tôi nhớ như đã có lần nào tôi đã gặp chị Dậu ở một đám đông phá kho thóc Nhật, ở một cuộc cướp chính quyền huyện kỳ tổng khởi nghĩa hay chí ít đậy nắp hầm cho cán bộ”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào. Bằng sự hiểu biết của em về đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Đề 5: Cùng một đề tài, nhưng mỗi nhà văn có 1 bản lĩnh là tìm thấy cho mình một chủ đề tư tưởng riêng biệt. Em hãy chứng minh qua 2 tác phẩm “ lão hạc” và “ tức nước vỡ bờ” * Ý 1: cả 2 nhà văn cùng hướng về 1 đề tài: Hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng 8 hiền lành, lam lũ bị xã hội đè nén, bị dồn đẩy đến bước đường cùng. * Y2: Chủ đề tư tưởng riêng biệt -Lão hạc: Ca ngợi vẻ đệp tâm hồn của người nông dân: Dù trong hoàn cảnh cực khổ nhất họ vẫn giữ được phẩm chất trong sạch lương thiện -> Thái độ: thương cảm xót xa, gián tiếp lên án xã hội. Niềm tin vào người nông dân -Tắt đèn: Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ yêu chồng, thương con, dũng cảm, bản lĩnh -> Thái độ: lên án trực tiếp gay gắt qua trận đánh giữa chị dậu và bọn cai lệ-> mâu thuẫn xã hội gay gắt, thương cảm, niềm tin vào sức mạnh tiềm tàng của người nông dân * Dặn dò: Về nhà viết hoàn chỉnh đề 5 * Rút kinh nghiệm: Ngày 18 tháng 9 năm 2012 Buổi 4: th¬ míi l·ng m¹n viÖt nam 1932- 1945 A.Mục tiêu cần đạt: - Hiểu sâu sắc hơn về Thơ mới và phong trào Thơ mới: hoàn cảnh lịch sử làm xuất hiện Thơ mới, cuộc đấu tranh giữa thơ cũ và Thơ mới. - Hiểu sâu sắc hơn về Thơ mới và phong trào Thơ mới qua việc tìm hiểu về một số nhà thơ tiêu biểu: Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Tế Hanh - Cảm nhận được cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của những bài thơ tiêu biểu. B.Nội dung phương pháp: ? Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phong trào Thơ mới Tại sao CN lãng mạn trong VH nói chung và Thơ mới nói riêng lại ra đời vào năm 1932 - Tầng lớp tiểu tư sản lâm vào bế tắc, khủng hoảng trầm trọng: thất nghiệp, I/Lịch sử phong trào Thơ mới (1932-1945) 1. Hoàn cảnh lịch sử làm xuất hiện phong trào Thơ mới - Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư sản thành thị với những tư tưởng, tình cảm mới, những thị hiếu thẩm mỹ mới cùng sự giao lưu văn hóa Đông Tây là nguyên nhân Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 21
  • 22. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 đời sống bấp bênh, ảnh hưởng của tư tưởng tiến bộ (chủ yếu là cuộc cách mạng tháng 10 Nga), phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống-> nảy sinh tâm lý dao động.hoang mang=> Thơ mới ra đời. Nó là tiếng nói của giai cấp tư sản dân tộc và một bộ phận tiểu tư sản trí thức rút khỏi con đường chính trị và quân sự chuyển sang đấu tranh bằng văn hóa. Con đường thơ văn bấy giờ , đối với nhiều thi sĩ là lối thoát ly trong sạch là một nơi có thể gửi gắm nỗi niềm tâm sự: không đánh Pháp, không đi theo cách mạng, làm văn chương- bộc lộ lòng yêu nước” Các tầng lớp tư sản trí thức, tư sản dân tộc đã tìm thấy trong chủ nghĩa lãng mạn một tiếng thở dài chống chế độ thuộc địa’ (Trường Chinh) ? Thơ mới chính thức ra đời vào thời gian nào ? Thơ cũ do tầng lớp xã hội nào sáng tác, sáng tác theo thể loại nào - Thơ cũ là tiếng nói của tầng lớp phong kiến đã thất bại,sáng tác theo thể thơ Đường luật ( Chủ yếu là thất ngôn bát cú), đăng trên Nam phong tạp chí,văn học tạp chí, ...; phản ánh tâm trạng của giai cấp phông kiến đã bị thất bại và đầu hàng đế quốc.Vì thế thơ cũ không bao gồm những sáng tác thơ ca cách mạng làm theo thể thơ Đương luật. chính làm phong trào Thơ mới ra đời - Thơ mới lãng mạn xuất hiện từ trước 1930, thi sĩ Tản Đà chính là người dạo khúc nhạc đầu tiên cho cuộc hòa tấu lãng mạn sau này. Thơ mới là phong trào thơ ca lãng mạn mang ý thức hệ tư sản và quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật - Thơ mới lãng mạn vừa xuất hiện nh- ư một phong trào thì đã mở ngay ra một cuộc cách mạng chống thơ cũ sáo mòn ? Cuộc đấu tranh giữa “thơ cũ” và “Thơ mới” diễn ra như thế nào 2. Cuộc đấu tranh giữa “thơ cũ” và “Thơ mới” - Thơ mới chuyển dần từ Nam ra Bắc, lớn tiếng công kích thơ cũ sáo mòn, công thức, hô hào bỏ luật, niêm, đối, bỏ điển tích, sáo ngữ...Thơ mới lần lượt dăng trên các tạp chí ở Hà Nội năm 1933,Lưu Trọng Lư cho đăng một loạt Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 22
  • 23. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 - Lưu Trọng Lư giễu các nhà thơ cũ: Đôi lời nhắn nhủ bạn làng Nho Thơ thẩn,thẩn thơ khéo thẫn thờ Nắn nót miễn sao nên bốn vế Chẳng thơ thì cũng cóc cần thơ ? Những mốc thời gian lịch sử đánh dấu cuộc đấu tranh giữa thơ cũ và Thơ mới - Ngay từ khi mới xuất hiên Thơ mới đã mang khuynh hớng tiêu cực, thoát ly, buồn nản.Trong thời kỳ đầu, nó còn có nhiều yếu tố tích cực. Sang những năm 36- 39, văn thơ lãng mạn có sự phân hóa. Con đường đi của Thơ mới ngày càng có hiện tượng xuống dốc. thơ mới của mình trong tập “ Người sơn nhân”. trong bài Một cuộc cải cách về thơ ca, LTL gọi những người làm thơ cũ là “Thợ thơ’. Họ cũng như những người thợ mộc chỉ lo chạm chìm, chạm nổi, trổ rồng, trổ phượng... nào hay khi chạm trổ xong, chưa biết dùng vào việc gì thì rồng phượng đã bay về trời hết. LTL đề nghị các nhà thơ phải mau đem những ý tưởng mới những tình cảm mới thay vào những ý tưởng cũ, tình cảm cũ. - Năm1934-1936 hàng loạt tác phẩm ra đời - Năm 1936, có thể coi thơ mới thắng thế trong cuộc tranh luận về thể loại - Từ 1936, tiếng tranh cãi yếu dần, Thơ mới chính thức được dạy trong các trường học, đã chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trong các tạp chí từ Nam ra Bắc 3. Các thời kỳ phát triển và suy thoái của Thơ mới a. Từ 1932- 1939 - Lớp nhà thơ đầu tiên: Thế Lữ, Lưu Trọng L, Huy Thông, Nguyễn Nhợc Pháp, Vũ Đình Liên.... - Lớp nhà thơ xuất hiện sau: Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh Tịnh, Hàn mặc Tử, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Nguyễn Bính,... b.Từ 1940-1945 Do điều kiện lịch sử, văn chương tự lực văn đoàn cũng như thơ mới sa vào bế tắc, cùng quẫn, xuất hiện nhiều khuynh hướng tiêu cực. ? Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Thế Lữ - Thơ mới vừa ra đời, Thế Lữ như II Một số nhà Thơ mới tiêu biểu 1. Thế Lữ a. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca (SGK) Nhà thơ chọn bút danh Thế Lữ ngoài ý nghĩa để chơi chữ còn ngụ ý tự nhận mình là người khách Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 23
  • 24. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 vừng sao đột hiện sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam ? Đặc điểm phong cách thơ Thế Lữ - Đọc những câu thơ: Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già không ai có thể bĩu môi trước cuộc cách mạng về thi ca đang nổi dậy...Thế Lữ đã làm tan vỡ cái khuôn khổ ngàn năm không di dịch...Đọc bài thơ Nhớ rừng, ta tởng chừng những câu chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng lại được. -Thế Lữ có một số bài thơ Nhớ rừng, Tiếng hát bên sông, Giây phút chạnh lòng là tiếng vọng của phong trào yêu nước những năm 20-30 đợc cảm nhận ở phơng diện thất bại. ? Vai trò, vị trí của Thế Lữ trong phong trào Thơ mới tiên của trần thế, chỉ biết đi tìm cái đẹp: Tôi là người bộ hành phiêu lãng Đờng trần gian xuôi ngợc để vui chơi... Tôi chỉ là người khách tình si Ham cái đẹp muôn hình muôn vẻ b. Đôi nét về hồn thơ Thế Lữ - Thế Lữ không bàn về Thơ mới, không bênh vực Thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ chỉ lặng lẽ, điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xa phải tan rã. - Thơ Thế Lữ về thể cách mới không chút rụt rè, mới từ số câu, số chữ, cách bỏ vần cho đến tiết tấu âm thanh. - Thơ Thế Lữ là nơi hẹn hò giữa hai nguồn thi cảm;: nẻo về quá khứ mơ màng, nẻo tới tương lai và thực tế...Sau một hồi mơ mộng vẩn vơ, thơ TL như một luồng gió lạ xui người ta biết say sưa với cái xán lạn của cuộc đời thực tế, biết cười cùng hoa nở chim kêu. - Thơ ông mang nặng tâm sự thời thế đất nước. -> Thế Lữ không những là người cắm ngọn cờ thắng lợi cho phong trào Thơ mới mà còn là nhà thơ tiêu biểu nhất cho phong trào Thơ mới thời kì đầu. ? Trình bày xuất xứ bài thơ ? Vị trí của bài thơ trong sự nghiệp thơ ca của? Thái độ tiếp nhận của công chúng thời đó với bài thơ ? Vì sao bài thơ lại được tiếp nhận nồng nhiệt như vậy c. Tác phẩm Nhớ rừng - Là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm mở đường cho sự thắng lợi của Thơ mới Nhớ rừng là lời con hổ trong vườn bách thú.Tác giả mượn lời con hổ để nói lên tâm sự u uất của lớp thanh niên thế hệ 1930- đó là những thanh niên trí thức Tây học vừa thức tỉnh ý thức cá nhân cảm thấy bất hòa sâu sắc với thực tại xã hội tù túng, ngột ngạt đương thời. Họ khao khát cái tôi cá nhân được khẳng định và phát triển trong một cuộc đời rộng lớn, tự do. Đó cũng đồng thời là tâm sự Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 24
  • 25. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 ? Thảo luận: Tìm hiểu cảm hứng lãng mạn của bài thơ ? Đọc thuộc lòng bài thơ, chọn những câu em tâm đắc nhất, phân tích cái hay, cái đẹp của những câu thơ đó - Hs lựa chọn, phân tích - GV nhận xét bình khái quát - GV đọc cho học sinh tham khảo, tổ chức cho các em trao đổi cảm nghĩ về những bài thơ đó chung của người dân mất nước bấy giờ. Vì vậy, Nhớ rừng đã có được sự đồng cảm đặc biệt rộng rãi, có tiếng vang lớn. Có thể coi Nhớ rừng như một áng văn thơ yêu nước tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước hợp pháp đầu thế kỷ XX. - Bài thơ tràn trề cảm hứng lãng mạn: thân tù hãm mà hồn vẫn sôi sục, khao khát tự do.Cảm thấy bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường tù túng nhưng không có cách gì thoát ra đợc, nó chỉ biết buông mình trong mộng tưởng để thoát ly hẳn cái thực tại đó, tìm đến một thế giới khoáng đạt, mạnh mẽ, phi thường. 2.Vũ Đình Liên3. Tế Hanh: ĐỀ LUYỆN TẬP: Đề 1:Nhớ rừng là bài thơ hay, tiêu biểu của phong trào Thơ mới và của nhà thơ Thế Lữ trên hai phương diện: tính điêu luyện, phóng khoáng già dặn của Thơ mới và tình cảm yêu nước kín đáo, âm thầm.Hãy chứng minh. Đề 2:Khát vọng tự do và tâm sự yêu nước của Thế lữ qua Nhớ rừng Đề 3:Bài Nhớ rừng tràn đầy cảm xúc lãng mạn. Em hiểu thế nào là lãng mạn? Cảm xúc lãng mạn được thể hiện trong bài thơ như thế nào? Đề 4:Ông đồ chính là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn. Đề 5:Quê hương là mảnh hồn trong trẻo của Tế Hanh trước cách mạng. Đề 6: Quê hương là nỗi nhớ thiết tha sâu nặng của Tế Hanh về một làng chài ven biển. Ở đó những gì bình dị nhất cũng trở nên thân thương gắn bó. Đề 7: Nhận xét về thơ ca lãng mạn có ý kiến cho rằng :"thơ lãng mạn thường ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, của người xưa và thường đượm buồn" qua các bài thơ: "Nhớ rừng " của Thế Lữ,"Ông đồ" của Vũ Đình Liên, " Quê hương " của Tế Hanh em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên. - thơ mới thường ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên. + trong "Nhớ rừng " đó là cảnh núi rừng. khi thì thâm nghiêm hùng vĩ khi thì hoang sơ, bí hiểm khi thì thơ mộng, rực rỡ hùng tráng Trong quê hương: đó là bức tranh quê hương vào một ngày đẹp trời với cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Trong " Ông đồ": thiên nhiên là những ngày phố xá vào xuân tưng bừng nhộn nhịp. - Thơ mới ca ngợi vẻ đẹp ngày xa. Giải thích: ngày xa là quá khứ oai hùng của dân tộc, là vẻ đẹp trong truyền thống văn hóa.. Chứng minh: Nhớ rừng: Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 25
  • 26. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 Quá khứ oai hùng của con hổ ở chốn đại ngàn. Ông đồ: vẻ đẹp truyền thống văn hóa, của một mĩ tục đẹp: chơi câu đối ngày tết. -Thơ lãng mạn thường đượm buồn. Buồn vì mất tự do nhớ rừng Buồn vì nét đẹp văn hóa đang tàn phai Ông đồ Buồn cho số phận của những nhà nho trí thức bị lãng quên Ông đồ Buồn vì xa cách quê hương Quª hư¬ng. Đề 8: Bàn về thơ mới VHLM 30-45 có người cho rằng: “ Mỗi nhà thơ bằng các giác quan của chính mình như lần đầu tiên khám phá ra thế giới, thế giới muôn màu muôn sắc ngoại cảnh và thế giới phong phú tinh vi của nội tâm con người. Bằng sự hiểu biết của mình về tp “ nhớ rừng” của thế Lữ em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Gợi ý: - Ys1: Thế lữ trong bài nhớ rừng đã khám phá ra thế giới muôn màu muôn sắc của ngoại cảnh qua cảm nhận của vị chúa tể: - Thế giới ngoại cảnh trong thực tại: Đơn điệu tẻ nhật, giả dối tầm thường nhục nhằn tù hãm sa cơ thất thế. - Thế giới quá khứ vàng son: Bức tranh rừng đại ngàn bao la, hoang dã, bí ẩn; Thế giới với không gian rạo rực, với bức tranh tứ bình tráng lệ được tái hiện và cảm nhận bằng màu sắc, cảm xúc, âm thanh, đường nét giàu chất nhạc họa -> Tất cả được đặt trong một tình thế đối lập như khắc chạm nên 1tg muôn màu sắc. -Ý 2: Từ thế giới ngoại cảnh, tác giả đã gợi mở ra 1 thế giới phong phú tinh vi của nội tâm con người: +Sự sáng tạo độc đáo của TL là dùng cảm xúc của con hổ để nói lên nội tâm của con người + Thế giới nội tâm ở hiện tại: uất hận, đau đớn, buồn chán tuyệt vọng-> tâm trạng của con người sống trong nô lệ + Thế giới nọi tâm dĩ vãng: Sống trong không gian tràn trề sức sống là niềm kiêu hãnh tự hào, là nỗi nhớ đến tột cùng máu thịt, một thời oanh liệt của chúa tể sơn lâm > Khát khao tự do mãnh liệt, thoát khỏi vòng nô lệ nhưng lại nhuốm nỗi bi ai bế tắc, bất lực của con người trước thời thế, trước thực tại khổ đau -> Cái tài của tác giả là từ tâm trạng cảm xúc của con hổ để nói ra cảm xúc của con người. -Ý 3: Thế giới ngoại cảnh muôn màu muôn sắc, thế giới nọi tâm phong phú tinh vi của con người đó là sự khám phá mới mẻ của thơ mới, thoát khỏi tính ước lệ trong thơ cũ.Nó đã mở ra một bước ngoặt trên diễn đàn văn học dân tộc. Đề 9: Thế Lữ giống như một ngôi sao đột ngột tỏa sáng giữa bầu trời thơ ca Vn, kể từ khi ngôi sao ấy xuất hiện cả thành trì thơ cổ dường như sụp đổ hoàn toàn.Chứng minh ý kiến trên qua bài thơ Nhớ Rừng. - Gợi ý: TL là người khởi xướng,đưa thơ mới đến đỉnh cao - Thể thơ tự do không quy định về số câu số chữ - Ngôn ngữ linh hoạt, ngôn ngữ của đời sống - Hình ảnh thơ rực rỡ táo bạo, muôn màu muôn vẻ Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 26
  • 27. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 - Cái tôi được thể hiện qua lời con hổ bày tỏ khát vọng tự do, tâm sự đến tận cùng - Giọng thơ đa dạng, linh hoạt,chảy theo dòng mạch cảm xúc: Lúc uất ức, bừng bừng căm giận,lúc xót xa hào sảng - Bút pháp nghệ thuật đối lập -Tuy nhiên thơ cổ vẫn còn thấp thoáng trong thơ mới: Thi trung hữu họa, ý tại ngôn ngoại. Đề 10: Trong TL có bóng dáng của TĐ.Trong TĐ có bóng dáng của TL. Em hiểu điều trên như thế nào qua 2 bài thơ: Nhớ rừng và Muốn làm thằng cuội Đề 11: Em hãy nhận xét tính riêng về phong cách cá nhân của văn bản nghệ thuật thể hiện trong đoạn thơ sau: Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng …………………………………………. Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi -Thể thơ tự do, giọng thơ cuồn cuộn, trào dâng mạnh mẽ, hào hùng -Từ ngữ được chắt lọc từ đời sống có sắc thái biểu cảm( lượn, vờn, quắc..) -Tính họa rõ nét, mỗi câu mỗi chữ như khắc chạm một hình ảnh đậm nét khỏe khoắn, dữ dội: + cảnh thiên nhiên hoang dã bí hiểm +hình ảnh vị chúa tể sơn lâm( bước chân, tấm thân, ánh mắt)-> vẻ đẹp một mãnh thú oai linh.  Một nỗi nhớ quá khứ quay quắt đến tận cùng máu thịt  -Tiếng lòng của TL Đề 12: Nhận xét về một trong những cảm hứng của Thơ mới Việt Nam giai đoạn 1930- 1945, có ý kiến nhận xét : “Tình yêu quê hương đất nước chiếm một khoảng rộng trong trái tim của thơ mới.” Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ và “ Quê hương” của Tế Hanh em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. a. Khái quát về tình quê hương đất nước trong “Thơ mới”. “Thơ mới” ra đời trong hoàn cảnh đất nước chìm trong chế độ thực dân nửa phong kiến. Các nhà thơ mới nhận thức rõ nỗi đau mất nước, chán ghét thực tại nên họ gửi gắm nỗi niềm về đất nước, quê hương vào những vần thơ. Tình quê hương đất nước trong “Thơ mới” thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau: lúc ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, lúc nhớ quê hương da diết, lúc hoài niệm ngưỡng mộ và tiếc nuối một nét đẹp văn hóa trong quá khứ, lúc gửi gắm niềm tâm sự thầm kín… b.Tình quê hương đất nước qua hai bài thơ “Nhớ rừng” và “Quê hương” b1. Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên. - Bức tranh hoành tráng của rừng thẳm oai linh, của gió gào ngàn, nguồn hét núi, bóng cả, cây già. Trong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ thâm nghiêm ấy làm nền cho hình bóng của chúa sơn lâm mang vẻ đẹp dõng dạc, đường hoàng với những đêm vàng, sáng xanh, chiều đỏ, tiếng chim ca tất cả mang vẻ đẹp lãng mạn, muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên của cách nhìn lãng mạn và bút pháp lãng mạn ( dẫn chứng phân tích trong Nhớ rừng - Thế Lữ ). Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 27
  • 28. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 - Hình ảnh làng chài ven biển đẹp, trong trẻo thoáng đãng ( dẫn chứng , phân tích trong “ Quê hương” của Tế Hanh ) b2 Gửi gắm tâm sự thầm kín - Thế Lữ gửi lòng yêu nước vào tâm sự thầm kín của con hổ trong bài thơ “Nhớ rừng”, nhớ biết bao nhiêu thời vàng son oanh liệt. Ta nghe đó như chính là nỗi nhớ lịch sử vàng son oanh liệt của đất nước. Tâm trạng của con hổ là một ẩn dụ thể hiện tâm trạng của tác giả của người dân Việt Nam lúc đó. b3. Tình yêu và nỗi nhớ quê hương - Với tấm lòng yêu quê hương sâu sắc ấy, bức tranh làng chài thật sinh động và đậm nét qua cảm xúc của nhà thơ. Khi tả cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá Tế Hanh đã dựng lên một không gian trong trẻo gió nhẹ rực rỡ nắng hồng… Con thuyền dũng mãnh vượt Trường Giang với sức sống mạnh mẽ mang một vẻ đẹp hùng tráng, bất ngờ hiếm thấy trong thơ mới, một bức tranh lao động đầy hứng khởi và đầy sức sống trong thơ mới. Phải cảm nhận được sức sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó mới viết được những câu thơ “ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng / Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Mảnh hồn làng ấy chính là nơi cho tâm hồn nghệ sỹ neo đậu với tấm lòng tha thiết nhớ thương về quê hương. - Nối nhớ thiết tha trong xa cách, nhớ “ màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi” cùng với con thuyền rẽ sóng trong hương vị mùi nồng mặn đặc trưng của quê hương cái hương vị đầy quyến rũ, là chất thơ đày bình dị mà khỏe khoắn toát lên từ bức tranh thiên nhiên tươi sáng thơ mộng. c. Đánh giá - Cái “tôi” trong mỗi tác giả vừa được giải phóng tỏa hương thành vườn hoa đầy hương sắc của Thơ mới, vẫn dào dạt một nỗi niềm chung đó là tình yêu quê hương đất nước. - Tình quê hương đất nước trong các bài thơ tuy chưa tích cực như thơ văn Cách mạng nhưng đáng trân trọng. Đó là một khoảng rộng trong trái tim yêu dào dạt của các nhà thơ mới trong đó có Thế Lữ và Tế Hanh. Đề 13: Người xưa nói “Thi trung hữu hoạ” (trong thơ có tranh), em cảm nhân điều đó như thế nào qua đoạn thơ sau đây: “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang son ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt? Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu Đề 14: Có ý kiến cho rằng: “Lòng thương người và tình hoài cổ” tạo nên sự thành công và dấu ấn riêng về thơ Vũ Đình Liên. Em hãy phân tích bài thơ “Ông đồ” để làm rõ vấn đề trên. Buổi 5: Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 28
  • 29. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 Rèn kỹ năng làm bài văn cảm thụ văn học Bổ trợ một số kiến thức về lý luận văn học Cách diễn đạt khi làm văn nghị luận Mục tiêu: - Bồi dưỡng năng lực đọc - hiếu văn bản nghệ thuật Giúp HS nắm được một số kiến thức lý luận văn học để việc tiếp cận văn bản nghệ thuật một cách toàn diện sâu sắc hơn. Nội dung: 1.Cách viết một bài cảm thụ thơ: - Nắm rõ đặc điểm thơ trữ tình: Là tiếng nói của cảm xúc được bộc lộ trực tiếp bằng từ ngữ hoặc hình ảnh Ngôn ngữ hàm súc cô đọng,trau chuốt, có tính biểu cảm Từ các tín hiệu nghệ thuật để làm nổi bật các tầng nội dung ý nghĩa: - Cách dùng từ, câu - Hình ảnh thơ vận động như thế nào - Biện pháp tu từ - Dấu câu - Cách gieo vần - Giong điệu, nhịp điệu - Đối tượng trữ tình - Cái tôi trữ tình Chú ý: + Thơ có thể có vần, có thể không có vần. Bình thường mỗi đoạn thơ có một vần lặp lại ở các câu thơ, nhưng có đoạn mang nhiều vần khác nhau. + Những câu thơ, đoạn thơ sử dụng một hoặc phần lớn một loại thanh là những câu thơ đặc biệt. + Khi gặp đoạn thơ mang nhiều vần, hoặc sử dụng thanh đặc biệt cần chú ý để phân tích chỉ ra vai trò của chúng trong việc biểu hiện nội dung. + Khi đọc cũng như khi phân tích đoạn thơ trên, cần chú ý tới các dấu câu. Chú ý vị trí của các dấu câu đó, chúng ta sẽ đọc đúng nhịp thơ hơn. + Dấu câu không chỉ để tách ý, tách đoạn và làm rõ nghĩa của thông báo, khi viết mà còn dùng để ngắt nhịp làm tăng sức biểu cảm cho thơ. + Trong một bài thơ, câu thơ không phải chữ nào cũng hay cũng đắt, khi đọc thơ cần nhận ra được đúng các chữ đó và phân tích cái hay, cái đẹp của chúng. Những chữ dùng hay là những chữ không thể thay thế được. + Thơ ca thường sử dụng các biện pháp tu từ. Các biện pháp tu từ hay bao giờ cũng giúp nhà thơ biểu hiện được nội dung một cách sâu sắc. + Chỉ chú ý phân tích các yếu tố nghệ thuật độc đáo bao giờ cũng cần chỉ ra vai trò, tác dụng của những yếu tố ấy trong việc thể hiện nội dung + Tránh phân tích tràn lan, (yếu tố nào cũng phân tích) tránh suy diễn một cách gượng ép về ý nghĩa và tác dụng của các yếu tố hình thức nghệ thuật. 2.Cách viết một bài cảm thụ văn xuôi: - Chú ý tới nhan đề - Bố cục Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 29
  • 30. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 - Giọng điệu - Nhân vật - Ngôn ngữ, nội dung - Tư tưởng - Tài năng - Tấm lòng tác giả - Phong cách - Tác động của nhân vật đó tới bản thân em 2. Hướng dẫn cách vận dụng lí luận văn học trong một bài văn nghị luận. I-Cách diễn đạt khi làm văn nghị luận 1. Giọng văn và sự thay đổi giọng văn trong bài viết. a. Giọng văn: Trong một bài văn nghị luận người viết bao giờ cũng thể hiện thái độ tình cảm, tư tưởng của mình trước một vấn đề mà mình đang thảo luận. Giọng văn là sự thể hiện màu sắc biểu cảm đó. Qua bài văn người ta biết người viết tán thành hay phản đối, ngợi ca hay châm biếm, kính cẩn hay suồng sã. b. Cách thể hiện: * Sử dụng linh hoạt hệ thống từ nhân xưng: - Xưng hô của người viết: + Để diễn đạt ấn tượng chủ quan của riêng mình : Tôi. + Để lôi kéo sự đồng tình đồng cảm , để vấn đề đang bàn trở nên khách quan hơn: Chúng tôi, chúng ta, như mọi người đều biết, ai cũng thừa nhận rằng, không ai được nghĩ rằng. - Đối với nhân vật: Gọi thẳng tên, thay thế bằng một từ ngữ phù hợp. - Đối với tác giả: Tên, tác giả, nhà thơ, nhà văn, nhà nghệ sĩ, người con xứ .. * Giọng văn linh hoạt còn thể hiện ở cách dùng các tiểu từ: vâng, đúng thế, không, điều ấy đã rõ, như vậy… * Dùng nhiều thao tác tư duy: Khi thì dùng diễn dịch, quy nạp, khi dẫn chứng trước, phân tích sau… 2. Dùng từ độc đáo: Từ ngữ linh hoạt, dùng đúng lúc, đúng chỗ, lột tả được thần thái của sự vật, sự việc…tạo ấn tượng sâu sắc… Chắt, gạn…trên cái sa mạc nhân tâm đó không còn tia nước nguồn tình thương nào cả. 3. Viết câu linh hoạt: - Câu ngắn, dài.( Câu đặc biệt, tỉnh lược, câu ghép chuỗi ) - Các kiểu câu chia theo mục đích nói 4. Văn viết có hình ảnh: Biện pháp cơ bản nhất để văn viết có hình ảnh là người viết dùng phép so sánh, liên hệ đối chiếu. ( Đích đáng …Những tư tuởng khái quát khô khan được minh hoạ bằng các hình ảnh cụ thể -> Mới mẻ, bất ngờ ). VD: Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời VN với cái đuôi chói loà rực rỡ của mình . VD: Có những cuốn sách như dòng sông chảy qua tâm hồn ta để lại một lớp phù sa, để lại những ấn tượng khắc chạm trong tâm khảm… Những người nông dân ấy đã phải sống quằn quại trong lòng chảo bỏng rát của xã hội xấu xa… 5. Một số cách phô diễn ý . a. Diễn tả trực tiếp những ấn tượng và cảm xúc về tác phẩm. Sức thuyết phục không ở lí lẽ phân tích bình luận sắc sảo mà ở chỗ cảm nghĩ có chân thật, chính xác và sâu sắc không và lời diễn đạt có truyền tải được cảm nhận đó không. Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 30
  • 31. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 b. Diễn ý phân tích ra thành hình ảnh… c. Phân tích dựa vào quy luật tâm lí. Phân tích quy luật tâm lí của con người ta trong cuộc sống bình thường để soi sáng quy luật tình cảm, cảm xúc trong thơ văn. Trong hoàn cảnh tù ngục…người ta phải chịu đau đớn về thể xác .. có thể nào quên được… nhưng người vẫn hướng ra ngoài đến với cái đẹp… 6. So sánh văn học: So sánh để thấy chỗ giống nhau, khác nhau nhằm soi sáng, mặt kế thừa truyền thống và mặt đổi mới của tác phẩm, hoặc đánh giá những chuyển biến ….của các tác phẩm trong cùng một đề tài, một giai đoạn… Người nông dân: Nam Cao, Ngô tất Tố…. 7. Lập luận sắc sảo chặt chẽ. 8. Dẫn chứng và cách trình bày dẫn chứng. Nội dung bài nghị luận được tạo nên bởi lí lẽ và dẫn chứng…. Cả hai có cùng một mục đích là làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận… Tuy vậy, nếu như lí lẽ nghiêng về việc làm cho người đọc hiểu thì dẫn chứng thiên về làm cho người ta tin. Một khi đã hiểu và tin thì có nghĩa người đọc bị thuyết phục. a. Phân biệt dẫn chứng trong bài văn nghị luận: Dẫn chứng bắt buộc và dẫn chứng mở rộng b. Chú ý tỉ lệ dẫn chứng và lí lẽ: Phù hợp. c. Phải biết phân tích, bình dẫn chứng ( Tránh hiện tượng liệt kê dàn trải. ) d. Sắp xếp dẫn chứng: Phù hợp với thời gian sự việc. e. Các cách nêu dẫn chứng: 3 cách. - Trích nguyên văn ( Nhớ chính xác ): Đặt trong dấu ngoặc kép. - Trích dẫn một số từ ngữ tiêu biểu. - Tóm tắt nội dung dẫn chứng. II. Bài tập: 1. Dùng từ láy “nao nao” để miêu tả hình ảnh dòng nước, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa một cách tự nhiên để diễn tả cảnh vật đã nhuốm sắc màu tâm trạng. Cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một ngày xuân đang còn mà linh cảm về cái buồn sắp xảy ra đã xuất hiện. Dòng nước nao nao như báo trước ngay lúc này thôi, Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên- bóng ma bạc mệnh đeo bám cuộc đời nàng và sẽ gặp chàng văn nhân Kim Trọng – Mối tình đầu hạnh phúc mà đau đớn của nàng. 2. Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của tác giả trong cách đặt nhan đề bài thơ. Nhiều nhà thơ đã dùng các định ngữ khác nhau để gọi tên mùa xuân như Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử, Xuân ý của nhà thơ Tố Hữu. Dùng nhan đề MXNN là một phát hiện mới mẻ và đầy cá tính của nhà thơ. Với hình ảnh ẩn dụ “ mùa xuân” kết hợp với tính từ “ nho nhỏ”, nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, thể hiện một cuộc sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ, đầy sức sống nhưng lại rất khiêm nhường của mình để dâng hiến cho đất nước, góp phần nhỏ bé nhưng chân thành của mình vào cho mùa xuân chung của dân tộc. 3. Bài thơ “ Nói với con” là một bài thơ hay của Y Phương. Bài thơ là lời tâm tình của nhà thơ - người cha đối với con về những cội nguồn sức mạnh của con và thể hiện tình yêu thương con tha thiết. Khổ thơ đầu của bài thơ bắt đầu bằng 4 câu thơ: Chân phải…tiếng cười”. Trước hết, phép điệp ngữ và những hình ảnh cụ thể đã tái hiện hình ảnh đứa con tập đi trong niềm vui rạng ngời và sự nâng đón của cha mẹ. Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 31
  • 32. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 Cha mẹ hạnh phúc khi chứng kiến bước đi của con trong cuộc đời và ngược lại bước đi vụng dại, ngập ngừng của con như vững lên bởi nhận được sự cổ vũ của mẹ cha. Niềm hạnh phúc và nguồn động viên đó tiếp tục được tác giả khắc hoạ qua hình ảnh ẩn dụ ở câu thơ 3,4: Một bước…”. Tưởng như một không gian rộn rã tiếng cười tiếng nói của cha mẹ. Tất cả hiện lên một không khí gia đình hạnh phúc, quây quần, sum vầy. Có thể nói, với những hình ảnh đẹp, cách nói độc đáo thể hiện tư duy của người miền núi, nhịp thơ nhanh, đoạn thơ trên đã để lại trong độc giả một cảm xúc đẹp về cội nguồn đầu tiên của mỗi con người đó là gia đình và khẳng định rằng những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ bên cha mẹ có sức mạnh tinh thần đỡ nâng con trong hành trình dài rộng của cuộc đời. II-Cách mở bài, kết bài, chuyển đoạn, chọn và trình bày dẫn chứng trong văn nghị luận 1-Mở bài - Giơí thiệu vấn đề cần được nghị luận đồng thơì khêu gợi và lôi cuốn sự chú ý của người đọc a- Nguyên tắc mở bài : - Cần nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài ,dẫn lại vấn đề nghị luận một cách nguyên văn - Mở bài chỉ được nêu những ý khái quát ,không giảng giải, minh họa hay nhận xét ý kiến nêu trong phần thân bài b- Cách mở bài: -Trực tiếp: giới thiệu ngay vấn đề cần nghị luận - Gián tiếp: nêu ra những ý liên quan vấn đề cần nghị luận để khêu gợi rồi mới bắt đầu vào vấn đề ấy Có 4 loại mở bài theo cách gián tiếp: +Diễn dịch: nêu những ý khái quát hơn vấn đề đặt ra trong đè bài rồi bắt đầu đi vào vấn đề cần nghị luận + Quy nạp: nêu lên những ý nhỏ hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi tổng hợp lại vấn đề cần nghị luận +Tương liên: nêu lên một ý giống như ý trong đề bài rồi bắt sang vấn đề cần nghị luận + Đối lập:nêu vấn đề trái ngược với ý trong đề baì lấy đó làm cơ sở chuyển sang vấn đề cần nghị luận 2-Kết bài a- Nguyên tắc:phần kết thể hiện đúng quan điểm đã nêu ra ở đầu bài - Chỉ nêu khái quát không được trình bày lan man hay lặp lại sự minh họa nhận xét chi tiết,không lặp laị nguyên mở bài b- Kết bài: -Tóm tắt quan điểm của người viết ở thân bài - Phát triển mở rộng vấn đề - Liên tưởng: 3-Chuyển đoạn trong văn nghị luận: - Dùng các từ ngữ câu văn thể hiện đúng mối quan hệ nội dung giã các ý để liên kết chúng lại làm cho bài văn liền mạch. Có thể dùng kết từ hoặc các từ ngữ tương đương với kết từ, có thể dùng câu để chuyển đoạn . Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 32
  • 33. Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 9 4-Chọn dẫn chứng: - Dẫn chứng phải phù hợp với luận điểm, phải tiêu biểu ->y/cầu về chất của dẫn chứng - Dẫn chứng không phù hợp ->lạc ý - Dẫn chứng phải đày đủ->y/cầu về lượng -Tùy thuộc vào đề để lấy dẫn chứng, không nên lấy quá nhiều ->tràn lan 5-Sắp xếp dẫn chứng -Tùy mục đích, yêu cầu nghị luận có thể sắp xép dẫn chứ ng theo một trình tự thời gian không gian hay các khía cạnh của vấn đề - Có thể căn cứ vào tâm lý tiếp nhận của người đọc mà sắp xếp dẫn chứng theo những cách khác nhau tạo ra hiệu quả cao trong việc thuyết phục hay duy trì hứng thú của người đọc. - Sắp xếp dẫn chứng theo trình tự tăng dần sức khái quát , thuyết phục. 6-Các hình thức nêu dẫn chứng: -Dẫn nguyên văn cả câu,cả đoạn hay cả một văn bản ngắn -Trích một số từ ngữ tiêu biểu -Tóm lược nội dung chính - Nêu dẫn chứng phải kèm theo phân tích nếu không bài văn nghị luận sẽ thành bảng liệt kê dẫn chứng.Có phân tích, bình phẩm thì từ dẫn chứng ta mới làm toát lên được vấn đề cần nói *Lưu ý: trong văn nghị luận nên sử dụng nhiều hình thức nêu dẫn chứng để tránh sự đơn điệu, cứng nhắc và tăng vẻ sinh động của bài viết - Một số lỗi về chọn và trình bày dẫn chứng: +Chọn dẫn chứng không có sức thuyết phục +Sắp xếp dẫn chứng khong hợp lí + Thiếu phân tích dẫn chứng BUỔI 6: THƠ CA CÁCH MẠNG VIỆT NAM VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI A.YÊU CẦU: - Củng cố và nâng cao kiến thức về các tác giả: Tố Hữu, Hồ Chí Minh - Vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng. - Đến với một số bài thơ hay trong "Ngục trung nhật ký" - Giá trị nội dung và nghệ thuật của chiếc lá cuối cùng và cô bé bán diêm Rèn kỹ năng làm bài văn thuyết minh, văn nghị luận B.NỘI DUNG: A THƠ CÁCH MẠNG: I. Tố Hữu: 1. Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu: Tr 179 -180 - Sổ tay NV8. 2. Luyện đề:- Khát vọng tự do và tiếng chim tu hú. - Cách cảm nhận cuộc sống của nhà thơ ở bài tâm tư trong tù và bài khicon tu hú. Có điểm gì giống nhau?II. Hồ Chí Minh: 1. Khái quát những kiến thức về tác giả(Tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp) Nguyễn Thị Hồng Lê – Trường THCS Quỳnh Hồng 33