SlideShare a Scribd company logo
1 of 78
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT
ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG XƯƠNG –
TỈNH THANH HÓA
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................1
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu ....................................................................2
2.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................2
2.2. Yêu cầu nghiên cứu.......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................2
3.1.Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................2
3.2.Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3
4. Khái quát nội dung và phương pháp nghiên cứu.........................................3
4.1.Nội dung nghiên cứu......................................................................................3
4.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................3
4.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập các số liệu thứ cấp, các tài liêu có
liên quan tới đề tài ................................................................................................3
4.2.2. Phương pháp chuyên gia............................................................................3
4.2.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và xử lý các số liệu thống
kê, so sánh trực tiếp các số liệu............................................................................3
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ CÔNG
TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI ....................................................5
1.1. Cơ sở khoa học của công tác quản lý Nhà nước về đất đai...................5
1.1.1 Chế độ quản lý Nhà nước đối với đất đai qua các thời kỳ.........................5
1.1.1.1 Thời kỳ đầu lập nước.................................................................................5
1.1.1.2 Thời kỳ phong kiến....................................................................................5
1.1.1.3 Thời kỳ Pháp thuộc (1883 – 1945)............................................................5
1.1.1.4 Thời kỳ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay .............................6
1.1.2 Cơ sở lý luận của Quản lý Nhà nước về đất đai.........................................6
1.2. Nội dung và phương pháp quản lý Nhà nước về đất đai ........................10
1.3. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai tỉnh Thanh Hóa .......................10
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG XƯƠNG – TỈNH THANH
HÓA ....................................................................................................................15
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Quảng
Xương..................................................................................................................15
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................15
2.1.1.1. Vị trí địa lý..............................................................................................15
2.1.1.2. Địa hình..................................................................................................15
2.1.1.3. Khí hậu...................................................................................................16
2.1.1.4. Thuỷ văn, thủy triều...............................................................................16
2.1.2. Tài nguyên môi trường.............................................................................17
2.1.2.1. Tài nguyên đất........................................................................................17
2.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản ........................................................................17
2.1.2.3. Tài nguyên nước...................................................................................18
2.1.2.4. Tài nguyên biển......................................................................................18
2.1.2.5. Cảnh quan môi trường ..........................................................................19
2.1.3. Đánh giá chung.........................................................................................19
2.1.3.1. Những lợi thế .........................................................................................19
2.1.3.2. Những hạn chế ......................................................................................20
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.........................................................................20
2.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế................................................................20
2.1.2.2. Dân số và lao động.................................................................................23
2.1.2.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ......................................................23
2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Quảng Xương ..25
2.3. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
Quảng Xương giai đoạn 2005 – 2011 ...............................................................25
2.3.1. Công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và
tổ chức thực hiện các văn bản đó ......................................................................26
2.3.2. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính, lập bản đồ hành chính ..................................................................27
2.3.3. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa
chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất........28
2.3.4. Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.........................................31
2.3.5. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.32
2.3.6. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính,
cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất ..................................................................................................................38
2.3.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai ..........................................................43
2.3.8. Công tác quản lý tài chính về đất đai.......................................................45
2.3.9. Công tác quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị
trường bất động sản............................................................................................48
2.3.10. Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất...............................................................................................50
2.3.11. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp
luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai ........................................51
2.3.12. Công tác giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại và tố cáo các vi
phạm trong quản lý sử dụng đất ........................................................................53
2.3.13. Công tác quản lý dịch vụ công về đất đai ..............................................55
Chương 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN QUẢNG XƯƠNG –
TỈNH THANH HÓA VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ........................56
3.1. Đánh giá kết quả đạt được trong công tác quản lý Nhà nước về đất
đai ........................................................................................................................56
3.1.1. Kết quả đạt được .......................................................................................56
3.1.2. Những khó khăn, tồn tại ..........................................................................57
3.1.3. Nguyên nhân.............................................................................................58
3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà
nước về đất đai trên địa bàn huyện..................................................................59
3.2.1. Đối với công tác quản lý đất.....................................................................59
3.2.2. Đối với công tác sử dụng đất....................................................................59
3.2.3 Đối với công tác tuyên truyền, giáo dục ...................................................60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................61
1. Kết luận...........................................................................................................61
2. Kiến nghị.........................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................64
PHỤ LỤC
Phụ lục 01. Hiện trạng sử dụng đất huyện Quảng Xương năm 2011
TT Chỉ tiêu Mã
Diện tích
(ha)
Cơ
cấu
(%)
Tổng diện tích tự nhiên 22.780,12 100,00
1 Đất nông nghiệp NNP 13.546,68 59,47
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 12.006,58 52,71
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 11.533,43 50,63
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 9.940,32 43,64
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HCN 1.546,79 6,79
1.1.1.3 Đất cỏ chăn nuôi COC 46,32 0,20
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 473,15 2,08
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 402,95 1,77
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 173,52 0,76
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 229,43 1,01
1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0 0
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1.074,18 4,72
1.4 Đất làm muối LMU 22,61 0,09
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 40,36 0,18
2 Đất phi nông nghiệp PNN 8.507,26 37,34
2.1 Đất ở OTC 3.471,98 15,24
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 3.426,62 15,04
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 45,36 0,20
2.2 Đất chuyên dụng CDG 3.722,87 16,34
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 84,92 0,37
2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 45,30 0,20
2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 96,64 0,42
2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 3.496,01 15,35
2.2.4.1 Đất giao thong DGT 1.630,59 7,16
2.2.4.2 Đất thuỷ lợi DTL 1.593,01 7,00
2.2.4.3 Đất để truyền dẫn năng lượng, truyền
thông
DNT 2,25 0,01
2.2.4.4 Đất cơ sở văn hoá DVH 43,54 0,19
2.2.4.5 Đất cơ sở y tế DYT 27,64 0,12
2.2.4.6 Đất cơ sở giáo dục- đào tạo DGD 129,94 0,57
2.2.4.7 Đất cơ sở thể dục- thể thao DTT 40,23 0,18
2.2.4.8 Đất chợ DCH 18,62 0,08
2.2.4.9 Đất có di tích, danh thắng LDT 5,34 0,02
2.2.4.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải RAC 4,85 0,02
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 10,74 0,05
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 305,78 1,34
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên
dung
SMN 978,81 4,30
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 17,08 0,07
3 Đất chưa sử dụng CSD 726,18 3,19
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 581,43 2,55
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 99,40 0,44
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 45,35 0,20
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Xương)
Phụ lục 02. Kết quả thuê đất tại huyện Quảng Xương từ năm 2003 đến nay
TT Tên tổ chức Địa chỉ khu đất
Hợp đồng thuê
đất
DT thuê
(ha)
Mục đích
sử dụng
đất
1 Công ty Đại Thắng
Thị trấn Quảng
Xương
33/HĐ-TĐ ngày
09/04/2004
0,88 SKC
2 Công ty SOTO Quảng Lợi
60/HĐ-TĐ ngày
29/06/2003
38,3 SKC
3 HTX Minh Thành Quảng Thịnh
02/HĐ-TĐ ngày
31/01/2003
0,17 SKC
4 Doanh nghiệp Tuấn Hiền Quảng Lưu
106/HĐ-TĐ ngày
26/10/2004
8,95 NTS
5 Trại giam Thanh Lâm Quảng Lưu
54/HĐ-TĐ ngày
08/06/2004
8,59 NTS
6 Công ty Long Phú Quảng Thái
32/HĐ-TĐ
Ngày 07/05/2008
13,2 NTS
7
Công ty xây dựng và
thương mại Thiên Đồng
Quảng Châu
97/HĐ-TĐ ngày
20/09/2006
0,07 SKC
8 Công ty Nguyên Hà Quảng Tân
02/HĐ-TĐ ngày
23/01/2005
2,69 SKC
9 Trại giam Thanh Phong Quảng Vọng
07/HĐ-TĐ ngày
4/2/2004
7,28 NTS
10 Công ty Sơn Lâm Quảng Hải
98/HĐ-TĐ
ngày20/09/2006
7,79 NTS
11
Công ty kinh doanh nhà
ở Quảng Ninh
Quảng Hùng,
Quảng Đại
96/HĐ-TĐ ngày
20/09/2006
2,66 SKC
12 Nhà in báo Thanh Hóa Quảng Thịnh
101/HĐ-TĐ ngày
03/10/2004
1,20 SKC
13 Công ty Toàn Tích Thiên Quảng Vinh
19/HĐ-TĐ ngày
21/3/2008
5,18 SKC
14 Công ty Trang Sơn Quảng Lưu
19/HĐ-TĐ ngày
3/8/2005
4,50 NTS
15
Công ty đường Nông
Cống
Quảng Thịnh
35/HĐ-TĐ ngày
19/4/2004
1,2 SKC
16 Công ty Minh Tuyết Quảng Thịnh
69/HĐ-TĐ ngày
11/6/2005
1,59 SKC
17
Công ty Thảo Linh
Giang
Quảng Lĩnh
49/HĐ-TĐ ngày
07/5/2007
2,34 SKC
18 Công ty Anh Chương
Thị trấn Quảng
Xương
75/HĐ-TĐ ngày
08/12/2005
0,15 SKC
19 Công ty Tây Đô Quảng Thịnh
68/ HĐ-TĐ
ngày1/06/2005
2,35 SKC
20 Công ty Xuân Hà Quảng Ninh
Số 22/HĐ-TĐ
ngày 5/9/2005
0,29 SKC
21
Công ty thương mại
Đông Nam Á
Thị trấn Quảng
Xương
35/HĐ-TĐ ngày
18/5/2008
0,16 SKC
22
Dự án đổi đất lấy công
trình – Công ty Đông Á
Quảng Tân
69/HĐ-TĐ ngày
10/7/2007
11,22 SKC
23
Doanh nghiệp Vạn
Tuyên
Quảng Yên
50/HĐ-TĐ ngày
07/5/2007
0,1 SKC
24
Công ty cổ phần Phước
An
Xã Quảng Phong
25/HĐ/TĐ ngày
07/11/2006
1,72 SKC
25
Cửa hàng xăng dầu
Thanh Quảng
Xã Quảng Phong
55/ HĐ-TĐ
ngày16/06/2007
0,26 SKC
26
Công ty Tuấn Nam
Trang
Xã Quảng Phong
52/ HĐ-TĐ
ngày11/05/2007
1,88 SKC
(Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Quảng Xương năm 2011)
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các
thầy cô trong trường, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý Đất đai. Em
xin chân thành cảm ơn thầy cô đã giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt quá trình
học tập tại trường.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, em còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo – Thạc sỹ Hoàng Thị
Phương Thảo, người trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài và các thầy cô giáo
trong Khoa Quản lý Đất đai. Cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ Phòng
Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Xương – Tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại Phòng.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Khoa Quản lý
Đất đai, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Xương đã giúp đỡ
em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Thanh Hóa, ngày 03 tháng 03 năm 2013
Sinh viên
TRẦN THỊ THANH
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2005 - 2011 ...........21
Biểu 2.2 Tình hình sử dụng đất theo đối tượng sử dụng đất của huyện
Quảng Xương năm 2011....................................................................................25
Bảng 2.3. Kết quả đo đạc, lập bản đồ địa chính huyện Quảng Xương.........29
Bảng 2.4. Kết quả giao đất sản xuất nông nghiệp của....................................34
Bảng 2.5. Kết quả giao đất lâm nghiệp của huyện Quảng Xương (Theo
Nghị định 02/1994/NĐ-CP) ...............................................................................36
Bảng 2.6. Kết quả cấp GCNQSDĐ của huyện Quảng Xương từ 2005 -
2011......................................................................................................................39
Bảng 2.7. Kết quả lập hồ sơ địa chính của huyện Quảng Xương theo
Thông tư 09/2007/TT-BTNMT (Đến ngày 31/12/2011)..................................42
Bảng 2.8. Kết quả thực hiện thu ngân sách từ đất đai huyện Quảng
Xương từ năm 2005 - 2011................................................................................47
Bảng 2.9. Tổng hợp đấu giá quyền sử dụng đất ở huyện Quảng Xương
năm 2011.............................................................................................................49
Bảng 2. 10. Kết quả thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về đất
đai của huyện Quảng Xương giai đoạn 2005 – 2011 ......................................52
Bảng 2.11. Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất
đai của huyện Quảng Xương giai đoạn 2005 – 2011 ......................................54
DANH MỤC VIẾT TẮT
TT TỪ VIẾT TẮT THAY BẰNG
1 BĐĐC Bản đồ địa chính
2 BĐHC Bản đồ hành chính
3 CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
4 ĐGHC Địa giới hành chính
5 GCN Giấy chứng nhận
6 HSĐC Hồ sơ địa chính
7 HSĐGHC Hồ sơ địa giới hành chính
8 KT – XH Kinh tế - Xã hội
9 TN & MT Tài nguyên và Môi trường
10 UBND Ủy ban nhân dân
11 VPĐKQSDĐ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
12 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất
đặc biệt không gì thay thế được của các ngành sản xuất, là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống, là các nguồn lợi tự nhiên như khí hậu, thời tiết, nước,
không khí, khoáng sản nằm trong lòng đất…, Đặc biệt, với Việt Nam – một dân tộc
vốn sống bằng nông nghiệp, có nghề trồng lúa nước lâu đời và ngày nay đang trên
đà xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Giá trị quý báu
của đất đai đã được người dân Việt Nam đúc kết trong câu tục ngữ “Tấc đất, tấc
vàng”.
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng. Hơn nữa, quá trình phát triển
kinh tế, quá trình đô thị hoá làm cho mật độ dân cư ngày càng tăng. Chính sự gia tăng
dân số, sự phát triển đô thị và quá trình công nghiệp hoá làm cho nhu cầu về nhà ở
cũng như đất xây dựng các công trình công cộng, khu công nghiệp trong cả nước vốn
đã “bức xúc” nay càng trở nên “nhức nhối” hơn. Để giải quyết vấn đề này, mỗi quốc
gia đều xây dựng cho mình những chương trình, kế hoạch, chiến lược riêng phù hợp
với hoàn cảnh, điều kiện của mình để sử dụng đất đai được hợp lý, hiệu quả, tiết
kiệm. Đặc biệt là đối với nước ta - một đất nước mà quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước. Chính vì vậy, đất đai
cần được quản lý một cách hợp lý, sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm và bền
vững.
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai với 13 nội dung được ghi nhận tại điều
6 của Luật đất đai năm 2003, đây là cơ sở pháp lý để Nhà nước nắm chắc, quản lý
chặt chẽ nguồn tài nguyên của quốc gia cũng như để người sử dụng đất yên tâm sử
dụng và khai thác tiềm năng từ đất mang lại.
Huyện Quảng Xương thuộc tỉnh Thanh Hóa là một huyện đồng bằng cách
trung tâm thành phố Thanh Hóa hơn 10km có diện tích đất tự nhiên 22780,12 ha,
chiều dài bờ biển là 18,2 km. Huyện Quảng Xương nằm trên các trục quốc lộ
1A,quốc lộ 47, tỉnh lộ 4. Nằm trong vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hoá, phía
Bắc huyện Quảng Xương là thành phố Thanh Hoá với khu công nghiệp Lễ Môn,
huyện Hoằng Hoá, thị xã du lịch Sầm Sơn; phía Nam là huyện Tĩnh Gia với Khu
Công nghiệp Động lực Nghi Sơn, huyện Nông Cống; phía Tây là huyện Đông Sơn;
phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, huyện
Quảng Xương đã và đang có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ gia
2
tăng dân số cùng với sự đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ dẫn đến nhu cầu về đất đai gia
tăng, gây sức ép lớn đến quỹ đất cho các ngành kinh tế nói riêng và quỹ đất đai nói
chung. Điều này đòi hỏi UBND huyện Quảng Xương phải có những chính sách về
quản lý, sử dụng đất đai phù hợp nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, đồng thời sử dụng
tiết kiệm và hợp lý.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, em đã thực hiện đề tài:
“Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005 -2011”.
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và những căn cứ pháp lý của công tác quản lý Nhà
nước về đất đai.
- Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Quảng
Xương theo 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai quy định tại Luật đất đai năm
2003.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy các vấn đề tích cực, hạn chế các
vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý sử dụng đất đai, giúp cơ quan quản lý Nhà
nước quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất.
2.2. Yêu cầu nghiên cứu
- Nắm được các quy định của Nhà nước đối với công tác quản lý Nhà nước về
đất đai. Đặc biệt là 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai quy định tại Điều 6 Luật
đất đai 2013.
- Hiểu và vận dụng tốt các quy trình, quy phạm, văn bản pháp luật về công tác
quản lý Nhà nước về đất đai.
- Các số liệu điều tra, thu thập chính xác, đầy đủ phản ánh trung thực khách
quan công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương.
- Đưa ra những kiến nghị, đề xuất phù hợp với thực tế, mang tính khả thi cao.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
- Khóa luận tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan đến
hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai của hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
3
cấp huyện.
- Nghiên cứu các văn bản điều chỉnh hoạt động thi hành pháp luật và phương
thức thi hành pháp luật về quản lý Nhà nước đối với đất đai tại huyện Quảng
Xương – tỉnh Thanh Hóa.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Quảng
Xương – tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005 - 2011.
4. Khái quát nội dung và phương pháp nghiên cứu
4.1.Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan tới đề tài.
- Điều tra thu thập số liệu:
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh
Hóa.
+ Các số liệu về tình hình quản lý đất đai của huyện Quảng Xương – tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2005 – 2011.
- Đánh giá tình hình quản lý đất đai của huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh
Hóa giai đoạn 2005 – 2011 theo 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập các số liệu thứ cấp, các tài liêu có liên
quan tới đề tài
+ Tìm hiểu các thông tư, nghị định và các văn bản pháp luật liên quan đến
quản lý đất đai do cơ quan nhà nước ban hành.
+ Điều tra thu thập số liệu, tài liệu và tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên
địa bàn huyện Quảng Xương giai đoạn 2005 – 2011.
Qua điều tài liệu, số liệu, tìm hiểu thực tế về tình hình quản lý đất đai trên địa
bàn huyện Quảng Xương.
4.2.2. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo các ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ địa chính, cán bộ trong
huyện có kinh nghiệm trong việc quản lý đất đai tại địa phương.
4.2.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và xử lý các số liệu thống kê,
4
so sánh trực tiếp các số liệu
- Thống kê các số liệu về tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn huyện theo giai
đoạn từ năm 2005 – 2011.
- Thống kê các số liệu về tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn huyện theo
từng năm.
- Sử dụng phần mềm tin học để tổng hợp thống kê: Excel.
5
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
1.1. Cơ sở khoa học của công tác quản lý Nhà nước về đất đai
1.1.1 Chế độ quản lý Nhà nước đối với đất đai qua các thời kỳ
Bất kỳ một quốc gia nào, Nhà nước nào cũng có một quỹ đất đai nhất định,
được giới hạn bởi biên giới quốc gia.
Đất đai là vấn đề vô cùng quan trọng của mỗi Quốc gia. Một Nhà nước muốn
tồn tại và phát triển thì phải quản lý chặt, nắm chắc tài nguyên đất đai. Mỗi thời kỳ
lịch sử với chế độ chính trị khác nhau đều có các chính sách quản lý đất đai khác
nhau đặc trưng cho thời kỳ lịch sử đó.
1.1.1.1 Thời kỳ đầu lập nước
Khi người Việt cổ cùng sống chung trong một làng chạ (công xã nguyên
thủy) thì đất đai là của chung và đó chính là khởi thủy của ruộng đất công, mọi
người cùng làm, cùng hưởng và cùng chung sức bảo vệ.
Khi Nhà nước Văn Lang ra đời chia ra 15 Bộ với toàn bộ ruộng đất trong đó
là của chung và cũng là của Vua Hùng. Khi đất đai bị xâm phạm thì các Vua Hùng
tổ chức chống cự và người dân phải thực hiện mệnh lệnh của Vua. Những khái
niệm sơ khai về sở hữu nhà Vua được hình thành.
1.1.1.2 Thời kỳ phong kiến
Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, hình thức sở hữu tối cao phong kiến về
ruộng đất chi phối xã hội Việt Nam.
Các triều đình phong kiến không ngừng mở rộng diện tích, lãnh thổ thông
qua việc khai khẩn đất hoang. Từ thế kỷ XI nước ta đã có việc kiểm tra điền địa.
Tuy nhiên các tài liệu cũ nhất mà ngày nay còn giữ được là địa bạ Gia Long.
Từ năm 1805- 1836, nhà Nguyễn (Gia Long) đã hoàn tất bộ địa bạ của
18.000 xã từ Mục nam quan đến mũi Cà Mau, bao gồm 10.044 tập địa bạ. Trong đó
ghi rõ thửa đất của ai, sử dụng làm gì, kích thước bao nhiêu, trên cơ sở điều tra
ngoài thực địa, đo đạc cụ thể có sự chứng kiến các chủ sử dụng và quan đạc điền.
1.1.1.3 Thời kỳ Pháp thuộc (1883 – 1945)
Khi tới xâm lược Việt Nam, để khẳng định quyền sở hữu thực dân của mình,
thực dân Pháp đã điều chỉnh quan hệ đất đai của ta theo pháp luật của Pháp, công
nhận quyền sở hữu tuyệt đối về đất đai, đánh thuế đất Nhà nước rất cao nhưng thuế
6
đất ở lại không đáng kể. Chúng đã cho lập bản đồ địa chính và lập sổ địa bạ mới
nhằm mục đích thu thuế nông nghiệp triệt để hơn.
1.1.1.4 Thời kỳ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa ra đời, ngành Địa chính từ Trung ương đến địa phương được duy trì và củng cố
để thực hiện tốt công tác quản lý ruộng đất.
Ngày 14/12/1953, Quốc hội đã thông qua Luật cải cách ruộng đất nhằm đánh
đổ hoàn toàn chế độ phong kiến, thực hiện triệt để khẩu hiệu “Người cày có ruộng”.
Từ năm 1960 – 1980 có tới 90% đất đai thuộc sở hữu toàn dân và sở hữu tập
thể do thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xă sử dụng.
Giai đoạn 1980 đến nay, hàng loạt các văn bản mang tính pháp luật của Nhà
nước về đất đai ra đời. Mở đầu giai đoạn bằng Hiến pháp 1980, trong đó quy định
toàn bộ đất đai và tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống
nhất quản lý bằng pháp luật và quy hoạch.
Luật Đất đai 1987 ra đời là dấu mốc lịch sử đầu tiên trong công tác quản lý
Nhà nước về đất đai. Quyền sở hữu đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật tiếp tục được khẳng định trong Hiến
pháp 1992, Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi, bổ sung 1998, 2001 và mới nhất hiện
nay là Luật đất đai 2003 cùng hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra sự
chuyển biến rõ rệt trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai đảm bảo đất đai được
quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và hợp lý
1.1.2 Cơ sở lý luận của Quản lý Nhà nước về đất đai
Cơ sở khoa học của các hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai được Nhà nước
thể hiện thông qua hệ thống các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành:
Hiến pháp năm 1980 ra đời quy định toàn bộ tài nguyên đất đai thuộc sở hữu
Nhà nước. Trong thời gian này tuy chưa có Luật đất đai nhưng hàng loạt hệ thống
các văn bản mang tính pháp luật của Nhà Nước về đất đai ra đời.
Ngày 29/12/1987 Quốc Hội thông qua Luật đất đai đầu tiên có hiệu lực thi
hành ngày 05/04/1988 của Bộ Tài Chính về việc giao đất cho hộ gia đình sử dụng ổn
định lâu dài, là dấu mốc quan trọng đối với sự pháp triển nông nghiệp.
Đến năm 1992, Hiến Pháp ra đời quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
Nhà Nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật” (điều
7
17). Trên cơ sở này, ngày 14/07/1993 Luật đất đai sửa đổi năm 1993 được ban
hành. Đây là văn bản đầu tiên Nhà nước xác nhận đất đai có giá, thể hiện rõ quyền
lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất và sự biến động đất đai theo quy luật cung
cầu. Luật đất đai 1993 đã quy định 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Sau đó
là Luật đất đai sửa đổi và bổ sung một số điều Luật đất đai năm 1998. Và mới đây
nhất, Luật đất đai 2003 quy định 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai, trong đó
có nhiều nội dung mới đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai trong giai đoạn tới.
Để nhà nước nắm chắc, quản lý chặt quỹ đất, cùng với Luật đất đai là hàng
loạt các văn bản pháp luật ra đời hướng dẫn các cơ quan nhà nước và người sử dụng
đất thực hiện như:
- Chỉ thị 299/1980/TTg-CP ngày 10/11/1980 của Thủ Tướng Chính Phủ về
công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất;
- Chỉ thị 100/1981/CT-TƯ ngày 13/01/1981 của ban bí thư Trung ương Đảng
về mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong Hợp Tác
Xã nông nghiệp;
- Nghị quyết 10/NQ-TW ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị về giao đất cho
hộ gia đình sử dụng ổn định, là dấu mốc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự
phát triển nông nghiệp;
- Chỉ thị 364/1991/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của hội đồng bộ trưởng về
việc xác định ranh giới hành chính;
- Hiến pháp năm 1992 ra đời đánh dấu điểm khởi đầu của công cuộc đổi mới
chính trị.
- Nghị định 64/1993/NĐ-CP ngày 15/01/1994 của chính phủ và Quyết định
27/1994/QĐ-ĐC ngày 22/02/1995 của Tổng Cục Địa Chính về việc cấp
GCNQSDĐ tạm thời cho người sử dụng đất;
- Nghị định 17/1999/NĐ- CP ngày 29/03/1999 của Chính Phủ quy định về
thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất
và góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
- Thông tư 1900/2001/TT- TCĐC ngày 31/11/2001 của Tổng cục địa chính
hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập sổ địa chính và cấp GCNQSDĐ;
- Nghị Định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai
2003;
8
- Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành quy định về GCNQSDĐ;
- Quyết định số 25/2004/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc thi hành kế hoạch triển khai thi hành Luật đất đai 2003;
- Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
thu tiền sử dụng đất;
- Chỉ thị 05/2004/CT- TTg ngày 09 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng Chính
phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất Đai năm 2003, trong đó có chỉ đạo địa
phương đẩy mạnh để hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận trong năm 2005;
- Quyết định số 24/2004/QĐ- BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 và Quyết
định 08/2006/QĐ- BTNMT ngày 21 tháng 7 năm 2006(sửa đổi Quyết định số
24/2004/QĐ-BTNMT) của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường ban hành quy định về
GCN;
- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý HSĐC;
- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất;
- Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT/BTNMT-BNV ngày 31 tháng 12 năm
2004 của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường, Bộ Nội Vụ hướng dẫn về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và tổ
chức phát triển quỹ đất;
- Thông tư số 95/2005/TT- BTC ngày 26/10/2005 của Bộ Tài Chính hướng
dẫn các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ và Thông Tư số 02/2007/TT-BTN
ngày 08/01/2007 sửa đổi bổ sung Thông Tư số 95/2005/TT-BTN;
- Thông tư số 70/2006/TT-BTC ngày 02/08/2006 của Bộ Tài Chính hướng
dẫn sửa đổi, bổ sung thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài
Chính hướng dẫn thức hiện Nghị Định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của
Chính Phủ về thu tiền sử dụng đất;
- Quyết định 08/2006/QĐ- BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ngày
9
21/07/2006 về CGCNQSDĐ;
- Nghị định số 57/2006/NQ-QH ngày 29/6/2006 của Quốc Hội khóa 11 về kế
hoach sử dụng đất 5 năm (2006-2010) của cả nước;
- Quyết định số 1013/2006/QĐ- BTNMT ngày 02/08/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc kiểm tra tình hình sử dụng đất của các quy hoạch và
dự án đầu tư trên địa bàn cả nước;
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
02/08/2007 về việc hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý HSĐC;
- Chỉ thị 618/CT-TTg ngày 15/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
kiểm kê xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ Quy định bổ
sung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, bồi thường, hổ trợ, tái định
cư.
- Nghị định số 88/2009/NĐ-Cp ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ TNMT Quy
định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất.
- Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong lỉnh vực đất đai.
- Quyết định số 40/2010/QĐ-TTg ngày 15/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành quy chế mẫu về việc quản lý, sử dụng quỹ phát triển quỹ đất.
- Quyết định số 44/2010/QĐ-TTg ngày 10/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc miển tiền sử dụng đất, miễn tiền thuê đất xây dựng công trình phụ trợ đường
cao tốc quốc gia.
- Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 26/03/2010 của Chính phủ Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở.
- Thông tư số 16/2010/TT-BTNMT ngày 26/08/2010 của Bộ TNMT quy
định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyêt định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đất đai.
- Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính
10
phủ về thu tiền sử dụng đất.
- Nghị định 20/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 23/03/2011 Quy
định chi tiết về hướng dẫn thi hành nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24 tháng 11
năm 2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
1.2. Nội dung và phương pháp quản lý Nhà nước về đất đai
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 6, Luật đất đai
2003, như sau:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện văn bản đó;
2.Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính;
3.Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất ; lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
4.Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
5.Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất;
6.Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
7.Thống kê, kiểm kê đất đai;
8.Quản lý tài chính về đất đai;
9.Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản;
10.Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất;
11.Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý vi phạm luật về đất đai;
12.Giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
13.Quản lý các dịch vụ công của đất đai;
1.3. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai tỉnh Thanh Hóa
11
Trong thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa đã thu được những kết quả như sau:
*/ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện các văn bản đó:
Để cụ thể hoá Luật đất đai và các văn bản dưới Luật, ủy ban nhân dân tỉnh
Thanh Hóa đã kịp thời ban hành các văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa
phương trong tỉnh thực hiện việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Cụ thể
như:
- Quyết định số 846/2006/QĐ-UBND ngày 12/5/2006 về việc ban hành quy
định về lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
tỉnh;
- Quyết định 574/2009/QĐ-UBND ngày 17/11/2009 của UBND tỉnh Thanh
Hóa về việc triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015);
- Chỉ thị số 30/2009/CT-UB của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tăng cường
công tác quản lý, sử dụng đất ở các xã, thị trấn;
- Quyết định số 264/QĐ-UBND ngày 17/2/2010 quy định bổ sung về cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp và trình tự giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai;
- Quyết định số 1022/2010/QĐ-UBND ngày 22/6/2010 quyết định về việc
ban hành quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển
mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
- Thi hành Luật Đất đai 2003, hàng năm UBND tỉnh đều ban hành bảng giá
đất vào ngày 01/01 hàng năm.
Nhìn chung, các văn bản quy phạm đã ban hành kịp thời và phù hợp với tình
hình thực tế của tỉnh, góp phần quan trọng đưa Luật đất đai đi vào cuộc sống, tạo ra
hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất
trên địa bàn.
*/Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý HSĐGHC, lập BĐHC: được
thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới theo Chỉ thị 364/CT ngày
06/11/1991 của Thủ tướng Chính phủ. Ranh giới hành chính của tỉnh được xác định
bằng các yếu tố địa vật, được cắm mốc giới rõ ràng. Hiện nay, tỉnh đã hoàn thành
việc lập BĐHC và HSĐGHC. Tất cả BĐHC và HSĐGHC được lưu giữ tại Sở Nội
12
vụ. Hàng năm các mốc giới đều được kiểm tra, nếu có hỏng hóc hay bị phá hủy đều
được xử lý và thay thế kịp thời.
*/Khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập BĐĐC, bản đồ hiện trạng
sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất:
Công tác đo đạc lập BĐĐC hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo số lượng và
chất lượng theo nhiều tỷ lệ bản đồ, phù hợp yêu cầu của công tác quản lý.
* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất:
Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo quy định của
pháp luật về đất đai và thực hiện theo kỳ kiểm kê đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng
đất năm 2010 được lập theo từng đơn vị hành chính theo quy định thống nhất của Bộ
Tài nguyên và Môi trường (TN & MT), tỷ lệ tương ứng: Cấp tỉnh 1/100.000; cấp
huyện 1/25.000; cấp xã được lập theo các tỷ lệ 1/1.000 1/2.000 1/5.000 1/10.000, ....
Bản đồ các cấp đều được thành lập bằng phương pháp số, nằm trong hệ tọa độ chuẩn
quốc gia (VN - 2000).
*/ Quản lý quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất:
Thực hiện Luật đất đai, Nghị định 68/NĐ-CP của Chính phủ về lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm và 5 năm, tỉnh đã lập kế hoạch sử dụng đất 5
năm kỳ cuối 2006 – 2010, được Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo, tổ chức thực hiện
và đã hoàn thành kế hoạch đề ra. Hiện nay, tỉnh đã xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5
năm kỳ đầu (2011 - 2015) và định hướng đến năm 2020, đang trình Chính phủ phê
duyệt.
*/ Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất:
+ Về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Từ năm 2005 đến nay,
Thanh Hóa đã hoàn thành việc thu hồi 33.356,84 ha để thực hiện 540 dự án liên quan
đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất, với tổng kinh
phí bồi thường, hỗ trợ gần 1.000 tỷ đồng.
+ Về giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, doanh nghiệp:Trong năm 2011,
UBND tỉnh đã thực hiện giao đất, cho thuê đất 450 trường hợp với diện tích
7.879,77 ha, thu ngân sách gần 1.000 tỷ đồng.
*/ Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý HSĐC, cấp GCN quyền sử dụng đất
, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
13
Thanh Hóa là tỉnh đi đầu trong công tác cấp GCN quyền sử dụng đất , quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ những năm trước đây.
*/ Thống kê, kiểm kê đất đai:
Trong năm 2010, tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành tổng kiểm kê đất đai theo
yêu cầu của Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15/5/2009 của Thủ Tướng Chính phủ,
tổng diện tích tự nhiên năm 2010 toàn tỉnh là 1.113.193,81 ha. Trong đó:
+ Nhóm đất nông nghiệp là 861.911,32 ha, chiếm 77,43% diện tích tự nhiên;
+ Nhóm đất phi nông nghiệp là 162.291,78 ha, chiếm 14,58% diện tích
tự nhiên;
+ Nhóm đất chưa sử dụng là 88.990,71 ha, chiếm 7,99% diện tích tự nhiên.
*/ Quản lý tài chính về đất đai: Nội dung này được thực hiện song song cùng
với việc giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai.
*/ Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản: Tính đến 31/12/2011, toàn tỉnh đã có 27/27 huyện, thành phố, huyện tiến
hành đấu giá thành công các lô đất, thu nộp vào ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ
đồng.
*/ Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất: Trước đây, công tác quản lý giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất chưa được quan tâm đúng mức. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả
thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai chưa cao.
Thi hành các quy định về pháp luật đất đai hiện nay, tỉnh đã quan tâm bảo
đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày càng đầy đủ và
tốt hơn.
*/ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai:
Thực hiện nhiệm vụ thanh tra hoạt động quản lý Nhà nước về tài nguyên và
môi trường, từ năm 2005 đến nay, Thanh tra sở đã thực hiện 157 cuộc thanh tra;
trong đó 65 cuộc thanh tra việc quản lý nhà nước của UBND cấp huyện, xã: 92 cuộc
thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước
và bảo vệ môi trường của các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh. Qua thanh tra đã
phát hiện một số sai phạm trong UBND cấp xã, huyện trong công tác quản lý nhà
nước về đất đai như: giao đất không đúng thẩm quyền; thu các khoản tiền liên quan
14
đến sử dụng đất sai quy định hàng tỷ đồng.
*/ Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý sử dụng đất đai:
Trong giai đoạn 2005-2011, tỉnh Thanh Hóa đã giải quyết được hơn 600 đơn,
thư vụ việc khiếu tố tranh chấp đất đai, đặc biệt đã giải quyết dứt điểm nhiều vụ tranh
chấp đất đai phức tạp kéo dài nhiều năm.
Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong những năm qua được
thực hiện khá tốt, xử lý nghiêm khắc, kịp thời, dứt điểm những trường hợp vi phạm
pháp luật đất đai.
*/ Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai:
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được thành lập vào năm 2006. Ngay
sau khi thành lập, văn phòng đã tiến hành tổ chức thực hiện đăng ký quyền sử dụng
đất và biến động sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính và giúp Sở TN & MT trong
việc thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
15
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT
ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG XƯƠNG – TỈNH THANH HÓA
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Quảng
Xương
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Nằm trong vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hoá, huyện Quảng Xương
có tọa độ địa lý từ 190
34’ đến 190
47’ vĩ độ Bắc và từ 1050
46’ đến 1050
53’ kinh độ
Đông. Vị trí địa lý của huyện như sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Thanh Hoá, huyện Hoằng Hoá, thị xã du lịch Sầm
Sơn;
- Phía Nam giáp huyện Tĩnh Gia, Nông Cống;
- Phía Tây giáp huyện Đông Sơn;
- Phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.
Trên địa bàn huyện có các tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 45, Quốc lộ 47, Tỉnh lộ
4 chạy qua đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho huyện Quảng Xương trong việc giao lưu
kinh tế, văn hoá xã hội với các huyện trong tỉnh và với các tỉnh bạn trên cả 2 miền
Nam Bắc.
Đặc biệt, huyện Quảng Xương giáp thị xã du lịch Sầm Sơn và Vịnh Bắc Bộ,
chiều dài bờ biển 18,2 km, gần cửa Lạch Hới phía Bắc và có cửa Lạch Ghép phía
Nam là các cửa lạch lớn thông ra biển Đông tạo thế mạnh cho nghề khai thác, đánh
bắt, nuôi trồng thủy hải sản và phát triển du lịch biển; Về phía Bắc giáp khu công
nghiệp Lễ Môn của thành phố Thanh Hoá và phía Nam gần khu công nghiệp động
lực Tĩnh Gia - Nghi Sơn sẽ có tác động mạnh đến phát triển kinh tế của huyện. Đây
là những địa bàn thu hút hàng hoá, thực phẩm nông sản và lao động của huyện
Quảng Xương tham gia phát triển.
2.1.1.2. Địa hình
Có độ cao trung bình toàn huyện là 3 - 5 m (so với mặt nước biển). Đặc biệt,
có một số vùng trũng (thuộc các xã phía Đông đường 4) thấp hơn độ cao trung bình
toàn huyện 1-1,5 m. Địa hình có dạng sống trâu chạy theo hướng Bắc - Nam, chia
huyện thành 3 tiểu vùng:
- Vùng đồng bằng gồm các xã, thị trấn (phía Tây đường 4), đất đai khá bằng
16
phẳng với đặc điểm kinh tế là: Kinh tế nông nghiệp, sản xuất công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ thương mại, có thị trấn huyện lỵ.
- Vùng màu ven biển gồm các xã (phía Đông đường 4, giáp các xã vùng
triều), địa hình phức tạp: có dạng làn sóng, xen kẽ những cồn đất cao là những dãi
đất trũng hình lòng máng theo hướng Bắc - Nam. Đặc điểm kinh tế: sản xuất nông
nghiệp, chế biến nông lâm hải sản và phát triển kinh tế, thương mại - du lịch - dịch
vụ.
- Vùng triều gồm các xã ven biển, ven sông có bãi biển bằng phẳng, tạo thế
phát triển kinh tế dịch vụ du lịch biển; nguồn lợi hải sản ven bờ rất phong phú: tôm,
cua, cá, mực, moi, sứa... xuất hiện nhiều theo mùa vụ, ngoài ra cửa lạch Ghép thuận
lợi cho tàu ra vào và là thế mạnh cho kinh tế biển phát triển.
2.1.1.3. Khí hậu
Quảng Xương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của
khí hậu vùng biển nên nền nhiệt cao với 2 mùa chính: mùa hè khí hậu nóng ẩm chịu
ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, mùa đông khô hanh ít mưa thỉnh thoảng có xuất hiện
sương giá, sương muối. Có đặc trưng chủ yếu như sau:
a. Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình 23,50
C. Tổng tích ôn cả năm 8300-8400.
Mùa hè từ tháng 5 - 9, nhiệt độ trung bình 250
C, khi cao nhất tới 39,50
C (vào tháng
6, tháng 7). Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình 17 -
180
C, thấp nhất có ngày dưới 110
C, những ngày sương muối, gió bấc nhiệt độ
xuống tới 7 - 80
C.
b. Mưa: Lượng mưa trong năm bình quân từ 1600 -1800mm, mùa mưa kéo
dài từ tháng 7 đến tháng 10 chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm, lớn nhất 800 mm
vào tháng 9 thường gây ra lũ lụt. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường
gây ra hạn hán.
c. Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 80%. Mùa đông vào
những ngày hanh heo độ ẩm xuống thấp tới 50% (thường xảy ra vào tháng 12).
Cuối đông sang xuân vào những ngày mưa phùn độ ẩm lên tới 89% và có thời điểm
hơi nước đạt bão hoà, ẩm ướt (thường xảy ra vào tháng 2).
2.1.1.4. Thuỷ văn, thủy triều
Chế độ thuỷ triều tại đây là nhật triều, không thuần nhất, hàng năm có mấy
ngày bán nhật triều. Thời gian triều lên ngắn nhưng xuống triều kéo dài hơn. Tại
cửa sông Lạch Hới, Lạch Ghép, độ lớn của thuỷ triều lớn nhất 210 - 250 cm, trung
17
bình 130 - 135 cm. Thời gian triều lên 8 - 9h, thời gian triều xuống 15 - 16 h.
Nhìn chung, khí hậu vùng Quảng Xương thuận lợi cho phát triển sinh trưởng
của cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, ra khơi đánh bắt hải sản. Nhưng có một
số thời điểm dị thường thời tiết không thuận cho sản xuất: đầu vụ xuân còn rét đậm,
sương giá và cuối vụ chiêm xuân xuất hiện gió Tây sớm; thường xảy ra hạn hán đầu
vụ mùa, bão lụt xảy ra cuối vụ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi trong
sản xuất nông nghiệp và gây tổn hại cho nhân dân.
2.1.2. Tài nguyên môi trường
2.1.2.1. Tài nguyên đất
Đất đai huyện Quảng Xương được chia thành 4 nhóm đất với 13 loại đất
khác nhau:
- Nhóm đất cát biển: Gồm 2 loại, diện tích 2421,88 ha, chiếm 12,02% diện
tích điều tra. Trong đó: Đất cồn cát trắng vàng điển hình (ARL-h) có diện tích
823,83 ha; Đất cát biển biến đổi bão hoà Bazơ (ARc-e) với diện tích 1598,05 ha.
Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở các xã ven biển thuộc vùng Đông Bắc và Đông
Nam của huyện.
- Nhóm đất mặn: Diện tích 3599,05 ha (chiếm 17,89% diện tích điều tra).
Tuỳ theo nồng độ mặn trong đất được chia thành 2 loại: Đất mặn điển hình glây
nông (ký hiệu FeSh-gl) phân bổ trên địa hình thấp trũng, ảnh hưởng thường xuyên
của thuỷ triều. Đất mặn trung bình và ít glây nông (ký hiệu FLSm-gl). Nhóm đất
này phân bố chủ yếu ở các xã thuộc vùng Đông Bắc và Đông Nam của huyện.
- Nhóm đất phù sa: Diện tích 11132,22 ha (chiếm 55,22% diện tích điều tra).
Hình thành do kết quả lắng đọng phù sa. Phân bố ở các xã thuộc vùng đồng bằng,
các xã thuộc khu vực trung tâm huyện.
- Nhóm đất tầng mỏng: Diện tích 412,02 ha, được chia 2 loại: Đất tầng mỏng
chua điển hình (ký hiệu LPd-h);Đất tầng mỏng bảo hoà bazơ điển hình (ký hiệu Lpe-
h). Cây trồng chủ yếu là phi lao, bạch đàn, một số diện tích chưa sử dụng. Phân bố ở các
xã thuộc vùng đồng bằng, các xã thuộc khu vực trung tâm huyện.
2.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản
Huyện có sét Cống Trúc, trữ lượng trên 300 000 m3
, đang được khai thác làm
gạch ngói; Đá núi Chẹt, đá Quảng Thạch trữ lượng trên 100 000 m3
, đá màu nâu đỏ,
có tác dụng khai thác làm vật liệu xây dựng thông thường và phục vụ công nghiệp
chế biến; Titan ven biển, có trữ lượng trên 70 000 tấn, có thể khai thác phục vụ chế
18
tạo vật liệu xây dựng và phục vụ cho công nghiệp cơ khí - luyện kim.
2.1.2.3. Tài nguyên nước
Quảng Xương có 2 nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất và đời sống là
nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.
* Nguồn nước mặt: Quảng Xương được hưởng nguồn nước của hệ thống
thuỷ nông sông Chu, nguồn nước sông Mã, sông Yên và các sông tiêu: sông Thống
nhất, sông Hoàng, sông Lý.
- Sông Mã: Tổng nguồn nước sông Mã (sông chính) trung bình nhiều năm là
11,6 tỷ m3
, khi lớn nhất 11,7 tỷ m , khi nhỏ nhất 8,1 tỷ; lượng dòng chảy mùa lũ 8,8 tỷ
m3
và mùa kiệt 2,8 tỷ. Đoạn sông trên đất Quảng Xương dài 7 km thuộc các xã: Quảng
Phú, Quảng Thọ, Quảng Châu dọc theo ranh giới phía Bắc huyện.
- Sông Yên: Sông Yên chính có trữ lượng nước trung bình nhiều năm là
1,444 tỷ m3
, khi lớn nhất là 1,7 tỷ m3
, khi nhỏ nhất là 722 triệu m3
, đoạn chảy qua
Quảng Xương là 28 km, thuận lợi cho việc khai thác nguồn nước phục vụ phát triển
dân sinh kinh tế.
Mặc dù vậy, nguồn cung cấp nước tưới chính cho huyện là Kênh Bắc của hệ
thống thuỷ nông sông Chu, lưu lượng dòng chảy tại ngã ba Voi là 10m3
/giây.
* Nguồn nước ngầm:
Nước ngầm của Quảng Xương thuộc dải nước ngầm của các huyện đồng
bằng ven biển tỉnh Thanh Hoá, do địa hình tương đối bằng phẳng, có bề dày lớp phủ
trầm tích từ 10 - 100m. Nước ngầm được chia làm 2 lớp:
- Lớp trên có độ dày từ 10 - 15m (nước chứa trong lớp đất, đá hạt mịn hoặc
trung bình). Lưu lượng tại các giếng đào 0,7 - 1,7 lít/s; tại hố khoan cho 9 lít/s. Chất
lượng nước do ảnh hưởng thuỷ triều nên có hàm lượng muối bicacbonát,
cloruacanxi, cloruanatri…với khoảng 1g/lít.
- Lớp nước ngầm phía dưới có áp lực yếu, lượng nước khá phong phú, có hố
khoan cho lưu lượng tới 15 - 20 lít/s, lớp nước này bị nhiễm mặn, độ khoáng hoá từ
1 - 2,5g/lít.
2.1.2.4. Tài nguyên biển
Quảng Xương có 18,2 km bờ biển, có 2 cửa lạch: Lạch Ghép và Lạch Hới
với tổng diện tích vùng triều trên 1000 ha cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Cận bờ
biển Quảng Xương có bãi tôm Lạch Ghép - Hòn Nẹ, là bãi tôm lớn, rộng có thể
19
khai thác cả vụ tôm Bắc và vụ tôm Nam. Trữ lượng bãi tôm này từ 800 - 1000 tấn,
hàng năm cho khai thác 400 - 500 tấn tôm các loại.
2.1.2.5. Cảnh quan môi trường
Trên địa bàn Quảng Xương có các bãi biển đẹp: Quảng Vinh, Quảng Hùng,
Quảng Đại, Quảng Lợi có vị trí thuận lợi là gần kề khu du lịch Sầm Sơn, gần Quốc
lộ 47, Tỉnh lộ 4 và bãi biển, núi ven biển ở khu vực Tiên Trang đã được quy hoạch
thành các khu công nghiệp du lịch nghỉ dưỡng. Trên địa bàn xã Quảng Châu, gần
Quốc lộ 47 (đoạn Thành phố Thanh Hoá đi Sầm Sơn) có đền thờ An Dương Vương
là điểm du lịch văn hoá có giá trị khai thác lâu dài; Phía Nam huyện có cầu Ghép
lịch sử, có mũi đất Quảng Nham, sẽ là vùng du lịch sinh thái quan trọng, phía Tây -
Bắc huyện, vùng xã Quảng Yên có mạch nước nóng tự nhiên và đang được nghiên
cứu để hình thành điểm du lịch nghĩ dưỡng trong tương lai.
2.1.3. Đánh giá chung
2.1.3.1. Những lợi thế
Lợi thế về vị trí địa lý tạo điều kiện cho huyện Quảng Xương phát triển về
kinh tế toàn diện, giao lưu với bên ngoài rất thuận lợi, tiếp thu nhanh tiến bộ xã hội,
tạo sự phát triển kinh tế trên các mặt nhanh, mạnh và vững chắc. Là khu vực có địa
hình bằng phẳng, đây là nơi lý tưởng cho định hướng phát triển mở rộng thành phố
Thanh Hoá lên đô thị loại I.
Quảng Xương là huyện ven biển, có điều kiện tự nhiên, địa hình thổ nhưỡng
thuận lợi để phát triển nông nghiệp đa canh: trồng trọt, chăn nuôi, vừa có điều kiện
phát triển kinh tế biển, khai thác nuôi trồng thuỷ hải sản... Tạo ra được lượng hàng
hoá nông sản, hải sản xuất khẩu lớn.
Huyện Quảng Xương có bờ biển phẳng, đẹp, có nhiều núi nhô ra biển tạo
thành cảnh quan đẹp. Có các tuyến đường quốc lộ 1A, 47, 45 chạy qua. Phía Bắc là
thành phố Thanh Hoá, trung tâm chính trị kinh tế của tỉnh với khu công nghiệp tập
trung Lễ Môn và các trung tâm thương mại dịch vụ đã và đang phát triển. Giáp cảng
Sông - Biển Lễ Môn, cách khu công nghiệp Nghi Sơn không xa, là những đầu mối
giao thông quan trọng với thị trường thế giới. Đây là những thuận lợi cơ bản để giao
lưu kinh tế, phát triển kinh tế du lịch, phát triển sản xuất hàng hoá, tạo công ăn việc
làm cho người lao động. Tạo thành một nơi khai thác mạnh tiềm năng du lịch ven
biển hình thành nên các khu Resort, các khu nghỉ dưỡng cao cấp và các khu thể thao
sinh thái ven biển.
20
2.1.3.2. Những hạn chế
Địa bàn huyện gần thành phố Thanh Hoá - trung tâm đô thị lớn của tỉnh nên
làm giảm sức thu hút đầu tư vào huyện.
Huyện Quảng Xương giáp biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều, đất
đai dễ bị nhiễm mặn, thường xuyên bị thiệt hại do bão lụt và triều cường gây nên.
Đối với việc tưới tiêu: là huyện cuối của hệ thống thuỷ nông sông Chu, nên
mùa khô thường bị hạn, mùa mưa dễ bị ngập úng, là nơi chứa nước của các huyện
phía trên trước khi thoát ra biển, thời gian ngập úng kéo dài gây khó khăn cho sản
xuất và đời sống.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
Từ năm 2005 đến nay, tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) huyện
Quảng Xương tập trung vào 3 chương trình ưu tiên là: sản xuất lương thực thực
phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu.
Mặc dù có những khó khăn chung của cả nước và cả tỉnh trong bước đầu
chuyển đổi cơ chế quản lý, huyện Quảng Xương có những bước tiến tuy chậm nhưng
vững chắc trên lĩnh vực phát triển kinh tế, có những mặt nổi bật là kết quả sản xuất
nông nghiệp - lương thực và nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản.
* Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
- Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định năm 1994): Giá trị sản xuất được
tăng cao dần qua từng thời kỳ: năm 2005 đạt 2159,32 tỷ đồng, tăng hơn 1102 tỷ
đồng so năm 2000 và gấp hơn 3 lần năm 1995. Năm 2011, giá trị sản xuất đạt
3164,97 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2001- 2005) là 15,36%/năm;
Tốc độ tăng trưởng bình quân 6 năm (2006 - 2011) là 13,59%/năm, trong đó: Nông
– Lâm - Thuỷ sản tăng 7,28%/năm; Công nghiệp xây dựng cơ bản tăng
25,34%/năm, Dịch vụ tăng 15,62%/năm.
Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996 - 2000 và giai đoạn 2006 – 2011 của
từng ngành được thể hiện tại biểu sau
21
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2005 - 2011
Đơn vị tính: %
Nội dung
Bình quân
thời kỳ
1996- 2000
Bình quân
thời kỳ
2001- 2005
Bình quân
thời kỳ
2006-2011
Tăng (+)
giảm (-) 2006
-2011/1996 -
2000
Tốc độ tăng trưởng giá trị
sản xuất
8,09 12,95 12,97 +4,88
Nông – lâm – Ngư nghiệp 6,36 7,75 7,31
+0,95
Công nghiệp – Xây dựng
cơ bản
13,05 27,66 21,57 +8,52
Dịch vụ - thương mại 10,91 16,36 15,09 +4,81
( Nguồn: Phòng công thương huyện Quảng Xương)
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng và
được thể hiện chi tiết trong biểu đồ 2.1.
0
20
40
60
80
100
2000 2005 2011
23.61 30.26 34.2
11.7
20.52
29.6
64.69
49.22
36.2
Năm
Cơ cấu: %
Nông-Lâm-Ngư nghiệp
Công nghiệp-Xây dựng
cơ bản
Dịch vụ-Thương mại
Hình 2.1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2000, năm 2005 và năm 2011
Nhìn từ biểu đồ ta thấy:
- Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ - thương mại tăng từ
22
35,31% vào năm 2000 lên 63.8% tổng giá trị sản xuất toàn huyện vào năm 2011;
giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 64,69% vào năm 2000 xuống còn 36.2% tổng giá trị
sản xuất toàn huyện vào năm 2011. Mặc dù sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra theo
hướng tích cực nhưng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng phát triển của huyện.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 đạt 17,0% là năm có tốc độ tăng trưởng
cao nhất từ trước tới nay, trong đó ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng 4,9%; công
nghiệp – thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản tăng 21,5%; dịch vụ - thương mại tăng
17,5%. Tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản chiếm 36,2%, giảm 3,8%; công nghiệp -
xây dựng chiếm 29,6%, tăng 2,1%; dịch vụ chiếm 34,2%, tăng 1,7% so với cùng kỳ.
- Tổng đầu tư xây dựng cơ bản năm 2001 - 2005 đạt 730,6 tỷ đồng, tăng bình
quân hàng năm 17,37%. Giai đoạn 2006 - 2011 tăng bình quân 32,48% so với thời
kỳ trước.
Tổng vốn đầu tư xây dựng toàn xã hội riêng năm 2011 đạt 850.230 triệu
đồng, bằng 102% kế hoạch và tăng 33,5% so với cùng kỳ; giá trị khối lượng thực
hiện các công trình phúc lợi đạt 302.870 triệu đồng, tăng 64% so với cùng kỳ, và là
năm có giá trị thực hiện lớn nhất từ trước tới nay; giá trị các công trình hoàn thành
đưa vào sử dụng đạt 142.243 triệu đồng.
- Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2011 trên địa bàn đạt 152.849 triệu
đồng, bằng 288% dự toán và tăng 82% so với cùng kỳ, chi ngân sách địa phương
đạt 463.675 triệu đồng, bằng 137% kế hoạch, đáp ứng kịp thời kinh phí cho thực
hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực.
- Hàng năm huy động 8 - 10% giá trị sản xuất vào ngân sách.
- Tổng lương thực tăng dần qua các năm: năm 2005 đạt 120999 tấn, năm
2006 - 2009 đạt 130000 tấn, năm 2011 đạt 130162 tấn. Bình quân lương thực đầu
người năm 2005 đạt 424,6 kg/người, tăng 32,2 kg so năm 2000, năm 2009 đạt 434
kg/ người, năm 2011 đạt 444 kg/người.
- Xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo, đã hoàn thành phê duyệt
quy hoạch cho các xã để triển khai thực hiện; 13 xã điểm hoàn thành việc dồn điền
đổi thửa, bên cạnh đó nhiều xã cũng đang tích cực thực hiện. Hiện tại, xã Quảng
Hợp đã đạt 12 tiêu chí, có 9 xã đạt từ 7 đến 10 tiêu chí; 9 xã đạt 6 tiêu chí; 8 xã đạt
5 tiêu chí; số xã còn lại đạt từ 3 đến 4/19 tiêu chí.
23
2.1.2.2. Dân số và lao động
a) Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2011 toàn huyện có 280.402 khẩu trong đó: 4.216
khẩu đô thị, 276.186 khẩu nông thôn. Mật độ dân số 1.231 người/km2
. Tỷ lệ phát
triển dân số tự nhiên toàn huyện năm 2006 - 2011 đạt 0,8%/năm. Tỷ lệ phát triển
dân số tự nhiên giảm từ 1,26% năm 2000 xuống 1,0% năm 2005 và 0,7% năm 2011
b) Lao động, việc làm và mức sống dân cư
+ Tính đến tháng 12/2011 toàn huyện có 144.037 lao động trong động trong
độ tuổi, trong đó lao động nông nghiệp 118.310 người, chiếm 82,14% tổng số lao
động toàn huyện, lao động ngành khác là 25.727 người, chiếm 17,86% tổng số lao
động toàn huyện. Như vậy, lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (3/4 tổng số
lao động toàn huyện) trong cơ cấu lao động dẫn đến tình trạng lao động nông nhàn
vẫn còn lớn. Nhìn chung nhu cầu việc làm cho người lao động là rất lớn.
2.1.2.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Sau nhiều năm phấn đấu, nhất là trong thời kỳ đổi mới thực hiện công nghiệp
hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thì hạ tầng cơ sở trên toàn địa bàn huyện
ngày được tăng cường, phát huy tác dụng góp phần làm thay đổi đáng kể đời sống
của nhân dân và bộ mặt nông thôn.
a) Giao thông
Hệ thống giao thông của toàn huyện tương đối hoàn chỉnh. Các đường trục
chính trong huyện đã được trải nhựa đáp ứng được nhu cầu đi lại, giao lưu phát
triển kinh tế trong huyện với các vùng xung quanh. Đến nay 100% số xã có đường ô
tô qua lại thuận tiện, hệ thống giao thông của huyện đạt chỉ số đường cao 4,13
km/km2
. Giao thông liên thôn, liên xã khá hoàn thiện. Hệ thống cầu, cống trên các
trục giao thông chính đảm bảo thông tuyến.
- Giao thông đường thuỷ phát triển tạo điều kiện thuận lợi kết nối huyện với
thị trường ngoài tỉnh và thị trường thế giới.
b) Thủy lợi
- Về tưới: Kênh Bắc của hệ thống thuỷ nông sông Chu là nguồn tưới chính của
huyện đã được kiên cố hoá đang phát huy tác dụng tốt; trên địa bàn huyện có 49 trạm
bơm với 76 máy bơm loại 1000- 1500 m3
/giờ. Hệ thống kênh mương nội đồng được
kiên cố hoá để nâng cao năng lực tưới.
24
- Về tiêu: Hệ thống tiêu của huyện có: sông Quảng Châu, sông Đơ, Sông Lý,
sông Hoàng, Sông Rào. Mặc dù hệ thống tiêu tự chảy của huyện phân bố khá hợp lý
để giải quyết về tiêu, nhưng do địa hình tự nhiên, khi có mưa lớn kéo dài hiện tượng
úng cục bộ vẫn xảy ra.
c) Năng lượng - bưu chính viễn thông
So với các huyện trong tỉnh huyện Quảng Xương có lưới điện phát triển sớm.
Đến nay toàn huyện có 138 trạm tiêu thụ với tổng dung lượng 26000KVA, bình
quân mỗi xã có trên 3 trạm biến áp tiêu thụ. Từ năm 2005 đến nay, 100% số hộ
trong huyện được sử dụng điện. Điện năng cung cấp chủ yếu phục vụ sinh hoạt đời
sống và dùng vào phục vụ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn ở tỷ lệ
thấp.
d) Giáo dục – đào tạo
Chăm lo sự nghiệp trồng người là vấn đề được các cấp uỷ Đảng và chính
quyền huyện hết sức quan tâm coi trọng. 100% số xã, thị trấn trong huyện có trường
trung học cơ sở, trường tiểu học. Toàn huyện có 8 trường trung học phổ thông, 1
trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề và 4 trường đào tạo nghề chuyên
nghiệp... Tỷ lệ học sinh vượt cấp mỗi năm một tăng. Chất lượng giáo viên trên địa
bàn huyện được nâng lên một cách đồng đều, đội ngũ giáo viên được củng cố và
chuẩn hoá.
e) Y tế
Sự nghiệp y tế huyện đã được chú trọng phát triển theo hướng xã hội hoá cả
về phòng bệnh và chữa bệnh. Cơ sở vật chất y tế ngày càng được đầu tư về số lượng
và chất lượng. Trình độ năng lực của cán bộ y tế ngày càng được nâng cao bước đầu
đáp ứng được công tác khám chữa bệnh của địa phương. Ngoài ra, các cơ sở y tế
quan trọng và lớn nhất của tỉnh, của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh đều nằm
giáp huyện, gồm: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện phụ sản, Bệnh viện nhi Trung
ương, Bệnh viện Lao Trung ương, Trạm vệ sinh phòng dịch… đã cùng với y tế
huyện đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
f) Thể dục - thể thao
Huyện có một sân vận động trung tâm với diện tích 1,2 ha, hầu hết các xã có
sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông… phong trào luyện tập thể dục thể thao được
phát triển rộng khắp và đã thu hút được đông đảo nhân dân tham gia luyện tập, ước
tính gần 30% dân số.
25
2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Quảng Xương
Năm 2011 diện tích tự nhiên 22.780,12 ha. Trong đó, các đối tượng sử dụng
đất cụ thể được thể hiện ở biểu 2.2
Biểu 2.2 Tình hình sử dụng đất theo đối tượng sử dụng đất của huyện
Quảng Xương năm 2011
STT Đối tượng sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
1 Hộ gia đình, cá nhân 15.259,91 66,96
2 UBND quản lý và sử dụng 6.757,34 29,66
3 Đất tổ chức kinh tế 174,69 0,77
4 Đất tổ chức khác 587,75 2,58
5 Cộng đồng dân cư sử dụng 7,43 0,03
(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Quảng Xương)
Hiện nay, việc sử dụng đất đã giao cho các hộ gia đình (tập trung vào đất sản
xuất nông nghiệp và đất ở), các tổ chức kinh tế, các cơ quan đơn vị của Nhà nước
chủ yếu sử dụng đất xây dựng và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Hiện
nay, toàn huyện có 97,8% tổng diện tích đất ở đã được cấp GCN quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ gia đình. Việc cấp
GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất thúc đẩy
tính ổn định và yên tâm phát triển của người dân tại các điểm dân cư.
2.3. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
Quảng Xương giai đoạn 2005 – 2011
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai
trên địa bàn Huyện, trong những năm qua được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của
Phòng TN & MT, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện Quảng Xương,
công tác quản lý đất đai đã được củng cố, kiện toàn, đã có nhiều cố gắng trong
việc triển khai thực hiện các nội dung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Việc thực hiện diễn ra một cách đồng bộ trên địa bàn huyện Quảng Xương.
Kết quả cụ thể của việc chỉ đạo thực hiện 13 nội dung quản lý Nhà nước về
26
đất đai (theo Điều 6 - Luật đất đai 2003) trên địa bàn huyện Quảng Xương trong
giai đoạn 2005 - 2011 như sau:
2.3.1. Công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ
chức thực hiện các văn bản đó
Hiến pháp 1992 khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
thống nhất quản lý...” và điều này một lần nữa được Luật Đất đai 2003 khẳng định
tại Điều 5. Như vậy, ở nước ta đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, và Nhà nước là
đại diện chủ sở hữu quản lý toàn bộ đất đai. Để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối
với đất đai, thực hiện thống nhất việc quản lý toàn bộ đất đai theo đúng Hiến pháp
và pháp luật, quản lý và sử dụng đất có hiệu quả thì việc xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp Luật đất đai là vô cùng quan trọng.
Trong những năm qua, huyện Quảng Xương đã tập trung chỉ đạo và thực
hiện đầy đủ các văn bản pháp luật về đất đai theo đúng chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước cũng như chính sách của tỉnh đề ra. Cụ thể:
- Thi hành Luật Đất đai 2003, hàng năm UBND tỉnh Thanh Hóa đều ban
hành khung giá đất vào ngày 01/01 hàng năm quy định cụ thể giá đất cho từng loại
đất. Phòng TN & MT căn cứ vào đó để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất và các
loại thuế khác;
- Thực hiện quyết định 553/2005/QĐ-UB của UBND tỉnh Thanh Hóa về thu
hồi đất tại xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương;
- Thực hiện quyết định số 846/2006/QĐ-UBND ngày 12/5/2006 về việc ban
hành quy định về lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên
địa bàn tỉnh;
- Thực hiện chỉ thị số 30/2009/CT-UB của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc
tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất ở các xã, thị trấn, thị trấn. Huyện Quảng
Xương đã ra công văn số 11/2009/CV-UB ngày 15/05/2009 về việc tiến hành kiểm
tra việc quản lư và sử dụng đất của tất cả các xã, thị trấn trong toàn huyện;
- Thực hiện kế hoạch 460/KH–UBND.ĐC ngày 17/11/2009 của UBND tỉnh
Thanh Hóa thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2010; UBND huyện Quảng Xương đã có kế hoạch 124/KH–UBND.TNMT
ngày 23/12/2009 về việc thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng
sử dụng đất năm 2010;
- Thực hiện quyết định 574/2009/QĐ-UBND ngày 17/11/2009 của UBND
27
tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai công tác lập quy hoạh sử dụng đất đến năm 2020
và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015). Huyện Quảng Xương đã ra quyết
định số 43/2009/QĐ-UBND ngày 30/11/2009 về việc triển khai lập quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015);
- UBND huyện Quảng Xương đã lập kế hoạch số 148/KH-UBND ngày
16/8/2010 về thực hiện hoàn thành cơ bản cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
lần đầu trên địa bàn toàn huyện...
Ngoài ra, trong thời gian vừa qua, dựa trên cơ sở quy định của pháp luật đất
đai cũng như trên cơ sở các quyết định, hướng dẫn của UBND tỉnh Thanh Hóa,
UBND huyện Quảng Xương đã ban hành các văn bản quy định cụ thể như: Kế
hoạch sử dụng đất của các hộ gia đình cá nhân; các Quyết định giao đất ở cho hộ gia
đình, cá nhân; các Quyết định thanh tra, kiểm tra; các Quyết định về đấu giá quyền
sử dụng đất…
Nhìn chung trong những năm qua công tác ban hành và thực hiện các văn
bản pháp luật về đất đai của huyện Quảng Xương phần nào đáp ứng được yêu cầu
công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn. Tuy nhiên, việc ban hành văn bản
pháp luật về đất đai vẫn còn chậm trễ, nhiều địa phương thực hiện chưa tốt làm ảnh
hưởng đến việc quản lý đất đai của toàn huyện. Do vậy trong thời gian tới huyện
cần chỉ đạo các cơ quan đặc biệt là Phòng TN & MT thực hiện tốt các văn bản về
pháp luật nói chung cũng như Luật Đất đai nói riêng để đưa đất đai vào sử dụng có
hiệu quả phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2.3.2. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính
Hồ sơ địa giới hành chính là một tài liệu quan trọng, là cơ sở pháp lý cho
việc thực hiện quản lý Nhà nước về lãnh thổ trong phạm vi cả nước.
Thực hiện Chỉ thị số 364/1991/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của Hội đồng Bộ
trưởng về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành
chính, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có kế hoạch chỉ đạo UBND huyện Quảng Xương
tiến hành khảo sát thực địa, xác minh mốc giới, ranh giới, tiến hành lập BĐHC và
hoàn thiện HSĐGHC trên phạm vi toàn huyện. Trên đường địa giới hành chính các
cấp đã được xác định, thống nhất rõ ràng bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các
điểm mốc giới và được triển khai vẽ trên bản đồ địa hình, giúp cho công tác quản lý
Nhà nước về địa giới được ổn định. Kết quả sau khi đo vẽ trên địa bàn toàn huyện
có 1 thị trấn, 40 xã với tổng diện tích tự nhiên là 22780,12 ha.
28
Bản đồ hành chính của huyện được lập theo tỷ lệ 1/25.000, các xã lập theo
tỷ lệ 1/5.000. BĐHC được đưa vào sử dụng phục vụ cho công tác quản lý nói chung
cũng như công tác quản lý đất đai nói riêng.
Hiện nay, HSĐGHC được lưu tại 4 cấp là: cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và Trung
ương. HSĐGHC của huyện được bảo quản và sử dụng theo đúng quy định của Nghị
định 119/1994/NĐ-CP ngày 16/09/1994 của Chính phủ. Hàng năm Sở Nội vụ tỉnh
Thanh Hóa có công văn về việc kiểm tra và thực hiện hồ sơ, mốc địa giới tại địa
phương. Đối với những trường hợp mốc giới bị hỏng, bị dịch chuyển đều được báo cáo
và xử lý kịp thời.
BĐHC và HSĐGHC đã giúp cho công tác quản lý hành chính của địa
phương được tốt hơn, tránh các tranh chấp về địa giới hành chính các xã, thị trấn
trong huyện cũng như giữa các huyện với nhau.
2.3.3. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
a) Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
* Lập bản đồ địa chính
Thực hiện Chỉ thị 299/1980/CP-TTg ngày 01/10/1980 của Thủ tướng Chính
phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê đất đai cả nước, huyện
Quảng Xương đã tiến hành triển khai đo đạc, lập bản đồ tới các xã, thị trấn. Đến
năm 1993, toàn huyện đã hoàn thành việc đo đạc BĐĐC tỷ lệ 1/2.000 cho tất cả các
xã, thị trấn cho các loại đất nông nghiệp, dân cư, chuyên dùng…với 240 tờ bản đồ.
Tuy nhiên quá trình thành lập BĐĐC được sử dụng bằng quy trình đo thủ công nên
độ chính xác không cao, các tờ bản đồ đo đạc còn riêng rẽ, khó ghép mảnh giữa các
tờ bản đồ với nhau, quá trình lưu trữ mới chỉ trên giấy nên việc bảo quản khó khăn
gây sai số và rách nát, làm cho công tác quản lý đất đai còn gặp nhiều khó khăn.
Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu sử dụng đất của các cấp, các
ngành đều tăng gây ra nhiều sức ép đối với đất đai. Điều đó đã và đang xảy ra nhiều
vấn đề phức tạp liên quan tới tình hình quản lý và sử dụng đất. Để phục vụ cho công
tác quản lý và sử dụng đất ở các cấp, ngành được tốt hơn phù hợp với yêu cầu trong
tình hình mới của đất nước và ở mỗi địa phương thì hệ thống hồ sơ sổ sách cũng phải
được hoàn thiện để đáp ứng được yêu cầu trong thực tiễn.
Trong năm 2001-2002 được sự hỗ trợ tích cực của các cấp, các ngành thì
29
công tác đo đạc, thành lập BĐĐC bằng phương pháp mới đã được tiến hành.
Kết quả cụ thể ở từng xã, thị trấn như sau:
Bảng 2.3. Kết quả đo đạc, lập bản đồ địa chính huyện Quảng Xương
TT Xã, thị trấn
Diện tích
(ha)
Số tờ BĐĐC đo bằng
công nghệ số
Tỷ lệ 1/1.000
Số tờ bản đồ địa
chính cũ
tỷ lệ 1/2000
1 Thị trấn 116.56 10
2 Quảng Thịnh 509.21 5
3 Quảng Tân 591.25 6
4 Quảng Trạch 485.03 5
5 Quảng Phong 725.34 7
6 Quảng Đức 631.23 5
7 Quảng Định 583.18 4
8 Quảng Đông 529.69 5
9 Quảng Nhân 660.39 5
10 Quảng Ninh 616.36 6
11 Quảng Bình 717.60 6
12 Quảng Hợp 693.50 6
13 Quảng Văn 630.62 6
14 Quảng Long 612.10 6
15 Quảng Yên 735.84 6
16 Quảng Hòa 627.11 6
17 Quảng Lĩnh 502.14 5
18 Quảng Khê 640.26 5
19 Quảng Trung 748.99 6
20 Quảng Chính 530.88 9
21 Quảng Ngọc 879.54 7
22 Quảng Trường 695.64 6
23 Quảng Phúc 486.41 5
24 Quảng Cát 666.72 5
25 Quảng Vọng 697.13 7
26 Quảng Minh 382.29 4
27 Quảng Hùng 393.85 4
28 Quảng Giao 377.70 4
29 Quảng Phú 658.17 6
30 Quảng Tâm 373.75 4
31 Quảng Thọ 468.25 4
32 Quảng Châu 812.74 6
30
33 Quảng Vinh 473.79 5
34 Quảng Đại 220.51 7
35 Quảng Hải 425.40 8
36 Quảng Lưu 665.42 9
37 Quảng Lộc 538.21 9
38 Quảng Lợi 530.99 5
39 Quảng Nham 398.96 4
40 Quảng Thạch 342.87 3
41 Quảng Thái 404.50 9
Toàn huyện 22.780.12 10 230
(Nguồn: số liệu thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Xương năm
2011)
Nhìn vào kết quả ở bảng 2.3 có thể thấy rằng: hầu hết các BĐĐC của các xã
vẫn đang là bản đồ cũ, dạng giấy, được đo vẽ từ năm 1993. Mới chỉ có 1/41 xã, thị
trấn trên địa bàn huyện hoàn thành việc thành lập BĐĐC bằng công nghệ số với
tổng số tờ là 10 tờ với tỷ lệ là 1/1000 (Do việc đo đạc bằng phương pháp mới, với
công nghệ số còn gặp nhiều khó khăn cả về nhân lực, kỹ thuật và nguồn vốn). Còn
lại 40 xã vẫn còn sử dụng hệ thống bản đồ địa chính cũ dạng giấy được thành lập từ
năm 1993 để quản lý đất đai. Hiện nay, xã Quảng Hợp đã hoàn thành việc thành lập
bản đồ địa chính bằng công nghệ số và đang chờ được duyệt để đưa và sử dụng.
Trong thời gian tới cần tiến hành khẩn trương công tác đo đạc và thành lập
BĐĐC bằng công nghệ số cho 39 xã còn lại trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó cần
bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ địa chính huyện và ở các xã về kiến thức chuyên
môn để công tác quản lý đất đai của huyện tốt hơn.
* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Từ năm 2005 đến năm 2011, việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
của huyện được tiến hành 2 lần cùng với việc kiểm kê đất đai:
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 được xây dựng theo Thông tư số
28/2004/TT–BTNMT ngày 1/11/2004 của Bộ TN & MT về việc hướng dẫn thống
kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Phòng TN & MT huyện Quảng Xương đã tiến hành kiểm kê đất đai và
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 theo Chỉ thị số 618/CT–TTg
ngày 15/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ, theo Thông tư 08/TT-BTNMT ngày
02/08/2007 của Bộ TN & MT về việc hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai, xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và Kế hoạch số 460/KH-UBND.ĐC ngày
31
17/11/2009 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2010.
Đến nay, tất cả các xã, thị trấn đều có bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ
1/5.000 được xây dựng theo đúng trình tự quy định của Luật Đất đai. Bản đồ hiện
trạng sử dụng đất của huyện có tỷ lệ 1/25.000.
Năm 2006 huyện Quảng Xương cũng đã tiến hành chỉ đạo lập phương án
điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010 cho tất cả các xã, thị trấn
trong toàn huyện. Năm 2006 huyện Quảng Xương cũng đã lập bản đồ quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2010 cho các xã, thị trấn và toàn huyện.
Đến năm 2010, huyện Quảng Xương đã tiến hành lập Quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất huyện Quảng Xương giai đoạn 2011 - 2020 và đang chờ UBND tỉnh
phê duyệt
b) Công tác đánh giá và phân hạng đất
Thực hiện Nghị định 73/CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ quy định chi tiết
phân hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp. Từ năm 1993, UBND huyện
Quảng Xương đã tiến hành điều tra, khảo sát thổ nhưỡng và tiến hành phân hạng đất
trên các xã, thị trấn. Tuy nhiên, do điều kiện về trang thiết bị cũng như trình độ của
đội ngũ cán bộ lúc bấy giờ mà kết quả phân hạng đất đã không được áp dụng để
phục vụ cho việc tính thuế đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Quảng Xương, công tác đánh giá và phân hạng
đất vẫn chưa được quan tâm nhiều. Kết quả phân hạng đất không được áp dụng trên
thực tế.
2.3.4. Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội dung đặc biệt quan trọng trong
các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, nó là cơ sở để các chính sách của Đảng
và Nhà nước đi vào thực tế, là căn cứ quan trọng để địa phương định hướng việc sử
dụng đất và phát triển KT - XH. Làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
sẽ tạo mối quan hệ tổng hòa nhiều mặt trong xã hội để Nhà nước quản lý và sử dụng
đất đai hợp lý, tiết kiệm và bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đảm bảo
cân đối giữa nhiệm vụ an ninh lương thực quốc gia và CNH - HĐH đất nước.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
không chỉ trước mắt mà còn về lâu dài. Đây là một trong những căn cứ pháp lý kỹ
thuật quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ đất đai như: Giao đất, thu hồi đất,
32
chuyển quyền sử dụng đất…
Trong giai đoạn 2005 – 2011, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã
được huyện Quảng Xương thực hiện tốt.
Thực hiện Luật Đất đai, huyện Quảng Xương đã lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất giai đoạn 2001 – 2010, đồng thời huyện đã hướng dẫn các xã rà soát điều
chỉnh quy hoạch, xây dựng kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010. Kết quả là
được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010 của
huyện Quảng Xương vào năm 2006; quy hoạch của 40 xã và 1 thị trấn do UBND
huyện phê duyệt.
Năm 2010, huyện đã tiến hành lập Quy hoạch sử dụng đất của huyện đến
năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015), để làm cơ sở phê duyệt quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất 2011 – 2020 cho các thị trấn, xã.
Về xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm, vào tháng 10 hàng năm UBND
huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn rà soát thực hiện kế hoạch và xây dựng kế
hoạch sử dụng đất chi tiết cho các xã, thị trấn. Trình tự như trên phải qua nhiều
công đoạn nên kế hoạch cụ thể đến cấp xã thường chậm làm cho kế hoạch đầu năm
phải chờ đợi, đến cuối năm lại không thực hiện hết kế hoạch. Đó là một yếu kém
gây khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng đất của toàn huyện mà trong thời
gian tới cần phải khắc phục nhanh chóng.
Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch: Nhìn chung quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất giai đoạn 2006 – 2010 của huyện Quảng Xương được lập, điều chỉnh và tổ
chức thực hiện đạt kết quả cao. Kế hoạch sử dụng đất năm 2011 cũng đã đạt được
kế hoạch đề ra. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010, kế hoạch
sử dụng đất năm 2011 của huyện Quảng Xương đã hạn chế đến mức thấp nhất quy
hoạch treo do không dự đoán hết các tình huống vướng mắc xảy ra. Kế hoạch sử
dụng đất hàng năm của huyện có độ khả thi cao: Phần lớn các chỉ tiêu đạt ở mức độ
cao. Sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả. Hạn chế sử dụng đất nông nghiệp
(đất lúa năng suất cao) vào các mục đích khác; tích cực khai hoang mở rộng đưa đất
chưa sử dụng bù vào phần diện tích đất nông nghiệp bị giảm do phục vụ các mục
đích phi nông nghiệp và tận dụng triệt để nguồn thu từ đất.
2.3.5. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn song nhu cầu về đất đai ngày càng tăng
lên. Vì vậy, việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất là một khâu quan trọng trong nội
dung quản lý Nhà nước về đất đai, nó phản ánh cụ thể chính sách của Nhà nước
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương

More Related Content

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương (20)

Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đaiLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đaiLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai
 
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản, HAY
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản, HAYLuận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản, HAY
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các x...
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các x...Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các x...
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các x...
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
 
Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn Đôn
Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn ĐônĐánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn Đôn
Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn Đôn
 
Khóa luận 4 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...
Khóa luận 4 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...Khóa luận 4 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...
Khóa luận 4 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...
 
Luận văn: Nghiên cứu giá đất ở, phục vụ công tác quản lý tài chính về đất đai
Luận văn: Nghiên cứu giá đất ở, phục vụ công tác quản lý tài chính về đất đaiLuận văn: Nghiên cứu giá đất ở, phục vụ công tác quản lý tài chính về đất đai
Luận văn: Nghiên cứu giá đất ở, phục vụ công tác quản lý tài chính về đất đai
 
Khóa luận Đánh giá công tác kê khai, đăng ký cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử...
Khóa luận Đánh giá công tác kê khai, đăng ký cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử...Khóa luận Đánh giá công tác kê khai, đăng ký cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử...
Khóa luận Đánh giá công tác kê khai, đăng ký cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử...
 
Thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai tại huyện tâ...
Thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai tại huyện tâ...Thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai tại huyện tâ...
Thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai tại huyện tâ...
 
Khóa luận Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Quyết...
Khóa luận Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Quyết...Khóa luận Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Quyết...
Khóa luận Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Quyết...
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Tại Thành Phố Thái N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Tại Thành Phố Thái N...Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Tại Thành Phố Thái N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Tại Thành Phố Thái N...
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PĂC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PĂCQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PĂC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PĂC
 
Quản Lý Nhà Nước Về Hộ Tịch Ở Quận 10 Thành Phố H Ồ Chí Minh.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Hộ Tịch Ở Quận 10 Thành Phố H Ồ Chí Minh.docQuản Lý Nhà Nước Về Hộ Tịch Ở Quận 10 Thành Phố H Ồ Chí Minh.doc
Quản Lý Nhà Nước Về Hộ Tịch Ở Quận 10 Thành Phố H Ồ Chí Minh.doc
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Đăng Ký Đ...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Đăng Ký Đ...Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Đăng Ký Đ...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Đăng Ký Đ...
 
Luận văn: Nghiên cứu giá đất ở và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa...
Luận văn: Nghiên cứu giá đất ở và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa...Luận văn: Nghiên cứu giá đất ở và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa...
Luận văn: Nghiên cứu giá đất ở và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa...
 
Khóa luận 7 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã Trung ...
Khóa luận 7 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã Trung ...Khóa luận 7 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã Trung ...
Khóa luận 7 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã Trung ...
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOTLuận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
 
Luận án: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HAY
Luận án: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HAYLuận án: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HAY
Luận án: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HAY
 
Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Ở Ủy Ban Nhân Dân Xã, Thị Trấn Tại Huyện Quảng Xƣ...
Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Ở Ủy Ban Nhân Dân Xã, Thị Trấn Tại Huyện Quảng Xƣ...Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Ở Ủy Ban Nhân Dân Xã, Thị Trấn Tại Huyện Quảng Xƣ...
Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Ở Ủy Ban Nhân Dân Xã, Thị Trấn Tại Huyện Quảng Xƣ...
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Quảng Xương

  • 1. LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG XƯƠNG – TỈNH THANH HÓA Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
  • 2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................1 2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu ....................................................................2 2.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................2 2.2. Yêu cầu nghiên cứu.......................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................2 3.1.Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................2 3.2.Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3 4. Khái quát nội dung và phương pháp nghiên cứu.........................................3 4.1.Nội dung nghiên cứu......................................................................................3 4.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................3 4.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập các số liệu thứ cấp, các tài liêu có liên quan tới đề tài ................................................................................................3 4.2.2. Phương pháp chuyên gia............................................................................3 4.2.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và xử lý các số liệu thống kê, so sánh trực tiếp các số liệu............................................................................3 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI ....................................................5 1.1. Cơ sở khoa học của công tác quản lý Nhà nước về đất đai...................5 1.1.1 Chế độ quản lý Nhà nước đối với đất đai qua các thời kỳ.........................5 1.1.1.1 Thời kỳ đầu lập nước.................................................................................5 1.1.1.2 Thời kỳ phong kiến....................................................................................5 1.1.1.3 Thời kỳ Pháp thuộc (1883 – 1945)............................................................5 1.1.1.4 Thời kỳ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay .............................6 1.1.2 Cơ sở lý luận của Quản lý Nhà nước về đất đai.........................................6 1.2. Nội dung và phương pháp quản lý Nhà nước về đất đai ........................10
  • 3. 1.3. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai tỉnh Thanh Hóa .......................10 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG XƯƠNG – TỈNH THANH HÓA ....................................................................................................................15 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Quảng Xương..................................................................................................................15 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................15 2.1.1.1. Vị trí địa lý..............................................................................................15 2.1.1.2. Địa hình..................................................................................................15 2.1.1.3. Khí hậu...................................................................................................16 2.1.1.4. Thuỷ văn, thủy triều...............................................................................16 2.1.2. Tài nguyên môi trường.............................................................................17 2.1.2.1. Tài nguyên đất........................................................................................17 2.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản ........................................................................17 2.1.2.3. Tài nguyên nước...................................................................................18 2.1.2.4. Tài nguyên biển......................................................................................18 2.1.2.5. Cảnh quan môi trường ..........................................................................19 2.1.3. Đánh giá chung.........................................................................................19 2.1.3.1. Những lợi thế .........................................................................................19 2.1.3.2. Những hạn chế ......................................................................................20 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.........................................................................20 2.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế................................................................20 2.1.2.2. Dân số và lao động.................................................................................23 2.1.2.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ......................................................23 2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Quảng Xương ..25 2.3. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Quảng Xương giai đoạn 2005 – 2011 ...............................................................25 2.3.1. Công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó ......................................................................26
  • 4. 2.3.2. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính ..................................................................27 2.3.3. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất........28 2.3.4. Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.........................................31 2.3.5. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.32 2.3.6. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ..................................................................................................................38 2.3.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai ..........................................................43 2.3.8. Công tác quản lý tài chính về đất đai.......................................................45 2.3.9. Công tác quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản............................................................................................48 2.3.10. Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất...............................................................................................50 2.3.11. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai ........................................51 2.3.12. Công tác giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại và tố cáo các vi phạm trong quản lý sử dụng đất ........................................................................53 2.3.13. Công tác quản lý dịch vụ công về đất đai ..............................................55 Chương 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN QUẢNG XƯƠNG – TỈNH THANH HÓA VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ........................56 3.1. Đánh giá kết quả đạt được trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai ........................................................................................................................56 3.1.1. Kết quả đạt được .......................................................................................56 3.1.2. Những khó khăn, tồn tại ..........................................................................57 3.1.3. Nguyên nhân.............................................................................................58
  • 5. 3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện..................................................................59 3.2.1. Đối với công tác quản lý đất.....................................................................59 3.2.2. Đối với công tác sử dụng đất....................................................................59 3.2.3 Đối với công tác tuyên truyền, giáo dục ...................................................60 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................61 1. Kết luận...........................................................................................................61 2. Kiến nghị.........................................................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................64
  • 6. PHỤ LỤC Phụ lục 01. Hiện trạng sử dụng đất huyện Quảng Xương năm 2011 TT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 22.780,12 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 13.546,68 59,47 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 12.006,58 52,71 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 11.533,43 50,63 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 9.940,32 43,64 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HCN 1.546,79 6,79 1.1.1.3 Đất cỏ chăn nuôi COC 46,32 0,20 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 473,15 2,08 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 402,95 1,77 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 173,52 0,76 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 229,43 1,01 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0 0 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1.074,18 4,72 1.4 Đất làm muối LMU 22,61 0,09 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 40,36 0,18 2 Đất phi nông nghiệp PNN 8.507,26 37,34 2.1 Đất ở OTC 3.471,98 15,24 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 3.426,62 15,04 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 45,36 0,20 2.2 Đất chuyên dụng CDG 3.722,87 16,34 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 84,92 0,37 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 45,30 0,20 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 96,64 0,42 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 3.496,01 15,35 2.2.4.1 Đất giao thong DGT 1.630,59 7,16 2.2.4.2 Đất thuỷ lợi DTL 1.593,01 7,00 2.2.4.3 Đất để truyền dẫn năng lượng, truyền thông DNT 2,25 0,01 2.2.4.4 Đất cơ sở văn hoá DVH 43,54 0,19 2.2.4.5 Đất cơ sở y tế DYT 27,64 0,12 2.2.4.6 Đất cơ sở giáo dục- đào tạo DGD 129,94 0,57 2.2.4.7 Đất cơ sở thể dục- thể thao DTT 40,23 0,18 2.2.4.8 Đất chợ DCH 18,62 0,08 2.2.4.9 Đất có di tích, danh thắng LDT 5,34 0,02 2.2.4.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải RAC 4,85 0,02
  • 7. 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 10,74 0,05 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 305,78 1,34 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dung SMN 978,81 4,30 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 17,08 0,07 3 Đất chưa sử dụng CSD 726,18 3,19 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 581,43 2,55 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 99,40 0,44 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 45,35 0,20 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Xương)
  • 8. Phụ lục 02. Kết quả thuê đất tại huyện Quảng Xương từ năm 2003 đến nay TT Tên tổ chức Địa chỉ khu đất Hợp đồng thuê đất DT thuê (ha) Mục đích sử dụng đất 1 Công ty Đại Thắng Thị trấn Quảng Xương 33/HĐ-TĐ ngày 09/04/2004 0,88 SKC 2 Công ty SOTO Quảng Lợi 60/HĐ-TĐ ngày 29/06/2003 38,3 SKC 3 HTX Minh Thành Quảng Thịnh 02/HĐ-TĐ ngày 31/01/2003 0,17 SKC 4 Doanh nghiệp Tuấn Hiền Quảng Lưu 106/HĐ-TĐ ngày 26/10/2004 8,95 NTS 5 Trại giam Thanh Lâm Quảng Lưu 54/HĐ-TĐ ngày 08/06/2004 8,59 NTS 6 Công ty Long Phú Quảng Thái 32/HĐ-TĐ Ngày 07/05/2008 13,2 NTS 7 Công ty xây dựng và thương mại Thiên Đồng Quảng Châu 97/HĐ-TĐ ngày 20/09/2006 0,07 SKC 8 Công ty Nguyên Hà Quảng Tân 02/HĐ-TĐ ngày 23/01/2005 2,69 SKC 9 Trại giam Thanh Phong Quảng Vọng 07/HĐ-TĐ ngày 4/2/2004 7,28 NTS 10 Công ty Sơn Lâm Quảng Hải 98/HĐ-TĐ ngày20/09/2006 7,79 NTS 11 Công ty kinh doanh nhà ở Quảng Ninh Quảng Hùng, Quảng Đại 96/HĐ-TĐ ngày 20/09/2006 2,66 SKC 12 Nhà in báo Thanh Hóa Quảng Thịnh 101/HĐ-TĐ ngày 03/10/2004 1,20 SKC 13 Công ty Toàn Tích Thiên Quảng Vinh 19/HĐ-TĐ ngày 21/3/2008 5,18 SKC 14 Công ty Trang Sơn Quảng Lưu 19/HĐ-TĐ ngày 3/8/2005 4,50 NTS 15 Công ty đường Nông Cống Quảng Thịnh 35/HĐ-TĐ ngày 19/4/2004 1,2 SKC 16 Công ty Minh Tuyết Quảng Thịnh 69/HĐ-TĐ ngày 11/6/2005 1,59 SKC 17 Công ty Thảo Linh Giang Quảng Lĩnh 49/HĐ-TĐ ngày 07/5/2007 2,34 SKC
  • 9. 18 Công ty Anh Chương Thị trấn Quảng Xương 75/HĐ-TĐ ngày 08/12/2005 0,15 SKC 19 Công ty Tây Đô Quảng Thịnh 68/ HĐ-TĐ ngày1/06/2005 2,35 SKC 20 Công ty Xuân Hà Quảng Ninh Số 22/HĐ-TĐ ngày 5/9/2005 0,29 SKC 21 Công ty thương mại Đông Nam Á Thị trấn Quảng Xương 35/HĐ-TĐ ngày 18/5/2008 0,16 SKC 22 Dự án đổi đất lấy công trình – Công ty Đông Á Quảng Tân 69/HĐ-TĐ ngày 10/7/2007 11,22 SKC 23 Doanh nghiệp Vạn Tuyên Quảng Yên 50/HĐ-TĐ ngày 07/5/2007 0,1 SKC 24 Công ty cổ phần Phước An Xã Quảng Phong 25/HĐ/TĐ ngày 07/11/2006 1,72 SKC 25 Cửa hàng xăng dầu Thanh Quảng Xã Quảng Phong 55/ HĐ-TĐ ngày16/06/2007 0,26 SKC 26 Công ty Tuấn Nam Trang Xã Quảng Phong 52/ HĐ-TĐ ngày11/05/2007 1,88 SKC (Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Quảng Xương năm 2011)
  • 10. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong trường, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý Đất đai. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô đã giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập tại trường. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo – Thạc sỹ Hoàng Thị Phương Thảo, người trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài và các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý Đất đai. Cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Xương – Tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại Phòng. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Khoa Quản lý Đất đai, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Xương đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Thanh Hóa, ngày 03 tháng 03 năm 2013 Sinh viên TRẦN THỊ THANH
  • 11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2005 - 2011 ...........21 Biểu 2.2 Tình hình sử dụng đất theo đối tượng sử dụng đất của huyện Quảng Xương năm 2011....................................................................................25 Bảng 2.3. Kết quả đo đạc, lập bản đồ địa chính huyện Quảng Xương.........29 Bảng 2.4. Kết quả giao đất sản xuất nông nghiệp của....................................34 Bảng 2.5. Kết quả giao đất lâm nghiệp của huyện Quảng Xương (Theo Nghị định 02/1994/NĐ-CP) ...............................................................................36 Bảng 2.6. Kết quả cấp GCNQSDĐ của huyện Quảng Xương từ 2005 - 2011......................................................................................................................39 Bảng 2.7. Kết quả lập hồ sơ địa chính của huyện Quảng Xương theo Thông tư 09/2007/TT-BTNMT (Đến ngày 31/12/2011)..................................42 Bảng 2.8. Kết quả thực hiện thu ngân sách từ đất đai huyện Quảng Xương từ năm 2005 - 2011................................................................................47 Bảng 2.9. Tổng hợp đấu giá quyền sử dụng đất ở huyện Quảng Xương năm 2011.............................................................................................................49 Bảng 2. 10. Kết quả thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về đất đai của huyện Quảng Xương giai đoạn 2005 – 2011 ......................................52 Bảng 2.11. Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai của huyện Quảng Xương giai đoạn 2005 – 2011 ......................................54
  • 12. DANH MỤC VIẾT TẮT TT TỪ VIẾT TẮT THAY BẰNG 1 BĐĐC Bản đồ địa chính 2 BĐHC Bản đồ hành chính 3 CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 4 ĐGHC Địa giới hành chính 5 GCN Giấy chứng nhận 6 HSĐC Hồ sơ địa chính 7 HSĐGHC Hồ sơ địa giới hành chính 8 KT – XH Kinh tế - Xã hội 9 TN & MT Tài nguyên và Môi trường 10 UBND Ủy ban nhân dân 11 VPĐKQSDĐ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất 12 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được của các ngành sản xuất, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là các nguồn lợi tự nhiên như khí hậu, thời tiết, nước, không khí, khoáng sản nằm trong lòng đất…, Đặc biệt, với Việt Nam – một dân tộc vốn sống bằng nông nghiệp, có nghề trồng lúa nước lâu đời và ngày nay đang trên đà xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Giá trị quý báu của đất đai đã được người dân Việt Nam đúc kết trong câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng”. Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng. Hơn nữa, quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hoá làm cho mật độ dân cư ngày càng tăng. Chính sự gia tăng dân số, sự phát triển đô thị và quá trình công nghiệp hoá làm cho nhu cầu về nhà ở cũng như đất xây dựng các công trình công cộng, khu công nghiệp trong cả nước vốn đã “bức xúc” nay càng trở nên “nhức nhối” hơn. Để giải quyết vấn đề này, mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình những chương trình, kế hoạch, chiến lược riêng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình để sử dụng đất đai được hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm. Đặc biệt là đối với nước ta - một đất nước mà quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước. Chính vì vậy, đất đai cần được quản lý một cách hợp lý, sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai với 13 nội dung được ghi nhận tại điều 6 của Luật đất đai năm 2003, đây là cơ sở pháp lý để Nhà nước nắm chắc, quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên của quốc gia cũng như để người sử dụng đất yên tâm sử dụng và khai thác tiềm năng từ đất mang lại. Huyện Quảng Xương thuộc tỉnh Thanh Hóa là một huyện đồng bằng cách trung tâm thành phố Thanh Hóa hơn 10km có diện tích đất tự nhiên 22780,12 ha, chiều dài bờ biển là 18,2 km. Huyện Quảng Xương nằm trên các trục quốc lộ 1A,quốc lộ 47, tỉnh lộ 4. Nằm trong vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hoá, phía Bắc huyện Quảng Xương là thành phố Thanh Hoá với khu công nghiệp Lễ Môn, huyện Hoằng Hoá, thị xã du lịch Sầm Sơn; phía Nam là huyện Tĩnh Gia với Khu Công nghiệp Động lực Nghi Sơn, huyện Nông Cống; phía Tây là huyện Đông Sơn; phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, huyện Quảng Xương đã và đang có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ gia
  • 14. 2 tăng dân số cùng với sự đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ dẫn đến nhu cầu về đất đai gia tăng, gây sức ép lớn đến quỹ đất cho các ngành kinh tế nói riêng và quỹ đất đai nói chung. Điều này đòi hỏi UBND huyện Quảng Xương phải có những chính sách về quản lý, sử dụng đất đai phù hợp nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, đồng thời sử dụng tiết kiệm và hợp lý. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, em đã thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005 -2011”. 2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và những căn cứ pháp lý của công tác quản lý Nhà nước về đất đai. - Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Quảng Xương theo 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai quy định tại Luật đất đai năm 2003. - Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy các vấn đề tích cực, hạn chế các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý sử dụng đất đai, giúp cơ quan quản lý Nhà nước quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất. 2.2. Yêu cầu nghiên cứu - Nắm được các quy định của Nhà nước đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Đặc biệt là 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai quy định tại Điều 6 Luật đất đai 2013. - Hiểu và vận dụng tốt các quy trình, quy phạm, văn bản pháp luật về công tác quản lý Nhà nước về đất đai. - Các số liệu điều tra, thu thập chính xác, đầy đủ phản ánh trung thực khách quan công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương. - Đưa ra những kiến nghị, đề xuất phù hợp với thực tế, mang tính khả thi cao. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu - Khóa luận tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai của hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
  • 15. 3 cấp huyện. - Nghiên cứu các văn bản điều chỉnh hoạt động thi hành pháp luật và phương thức thi hành pháp luật về quản lý Nhà nước đối với đất đai tại huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa. 3.2.Phạm vi nghiên cứu Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005 - 2011. 4. Khái quát nội dung và phương pháp nghiên cứu 4.1.Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu các tài liệu liên quan tới đề tài. - Điều tra thu thập số liệu: + Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa. + Các số liệu về tình hình quản lý đất đai của huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005 – 2011. - Đánh giá tình hình quản lý đất đai của huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005 – 2011 theo 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập các số liệu thứ cấp, các tài liêu có liên quan tới đề tài + Tìm hiểu các thông tư, nghị định và các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý đất đai do cơ quan nhà nước ban hành. + Điều tra thu thập số liệu, tài liệu và tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Quảng Xương giai đoạn 2005 – 2011. Qua điều tài liệu, số liệu, tìm hiểu thực tế về tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Quảng Xương. 4.2.2. Phương pháp chuyên gia Tham khảo các ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ địa chính, cán bộ trong huyện có kinh nghiệm trong việc quản lý đất đai tại địa phương. 4.2.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và xử lý các số liệu thống kê,
  • 16. 4 so sánh trực tiếp các số liệu - Thống kê các số liệu về tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn huyện theo giai đoạn từ năm 2005 – 2011. - Thống kê các số liệu về tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn huyện theo từng năm. - Sử dụng phần mềm tin học để tổng hợp thống kê: Excel.
  • 17. 5 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.1. Cơ sở khoa học của công tác quản lý Nhà nước về đất đai 1.1.1 Chế độ quản lý Nhà nước đối với đất đai qua các thời kỳ Bất kỳ một quốc gia nào, Nhà nước nào cũng có một quỹ đất đai nhất định, được giới hạn bởi biên giới quốc gia. Đất đai là vấn đề vô cùng quan trọng của mỗi Quốc gia. Một Nhà nước muốn tồn tại và phát triển thì phải quản lý chặt, nắm chắc tài nguyên đất đai. Mỗi thời kỳ lịch sử với chế độ chính trị khác nhau đều có các chính sách quản lý đất đai khác nhau đặc trưng cho thời kỳ lịch sử đó. 1.1.1.1 Thời kỳ đầu lập nước Khi người Việt cổ cùng sống chung trong một làng chạ (công xã nguyên thủy) thì đất đai là của chung và đó chính là khởi thủy của ruộng đất công, mọi người cùng làm, cùng hưởng và cùng chung sức bảo vệ. Khi Nhà nước Văn Lang ra đời chia ra 15 Bộ với toàn bộ ruộng đất trong đó là của chung và cũng là của Vua Hùng. Khi đất đai bị xâm phạm thì các Vua Hùng tổ chức chống cự và người dân phải thực hiện mệnh lệnh của Vua. Những khái niệm sơ khai về sở hữu nhà Vua được hình thành. 1.1.1.2 Thời kỳ phong kiến Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, hình thức sở hữu tối cao phong kiến về ruộng đất chi phối xã hội Việt Nam. Các triều đình phong kiến không ngừng mở rộng diện tích, lãnh thổ thông qua việc khai khẩn đất hoang. Từ thế kỷ XI nước ta đã có việc kiểm tra điền địa. Tuy nhiên các tài liệu cũ nhất mà ngày nay còn giữ được là địa bạ Gia Long. Từ năm 1805- 1836, nhà Nguyễn (Gia Long) đã hoàn tất bộ địa bạ của 18.000 xã từ Mục nam quan đến mũi Cà Mau, bao gồm 10.044 tập địa bạ. Trong đó ghi rõ thửa đất của ai, sử dụng làm gì, kích thước bao nhiêu, trên cơ sở điều tra ngoài thực địa, đo đạc cụ thể có sự chứng kiến các chủ sử dụng và quan đạc điền. 1.1.1.3 Thời kỳ Pháp thuộc (1883 – 1945) Khi tới xâm lược Việt Nam, để khẳng định quyền sở hữu thực dân của mình, thực dân Pháp đã điều chỉnh quan hệ đất đai của ta theo pháp luật của Pháp, công nhận quyền sở hữu tuyệt đối về đất đai, đánh thuế đất Nhà nước rất cao nhưng thuế
  • 18. 6 đất ở lại không đáng kể. Chúng đã cho lập bản đồ địa chính và lập sổ địa bạ mới nhằm mục đích thu thuế nông nghiệp triệt để hơn. 1.1.1.4 Thời kỳ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, ngành Địa chính từ Trung ương đến địa phương được duy trì và củng cố để thực hiện tốt công tác quản lý ruộng đất. Ngày 14/12/1953, Quốc hội đã thông qua Luật cải cách ruộng đất nhằm đánh đổ hoàn toàn chế độ phong kiến, thực hiện triệt để khẩu hiệu “Người cày có ruộng”. Từ năm 1960 – 1980 có tới 90% đất đai thuộc sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể do thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xă sử dụng. Giai đoạn 1980 đến nay, hàng loạt các văn bản mang tính pháp luật của Nhà nước về đất đai ra đời. Mở đầu giai đoạn bằng Hiến pháp 1980, trong đó quy định toàn bộ đất đai và tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý bằng pháp luật và quy hoạch. Luật Đất đai 1987 ra đời là dấu mốc lịch sử đầu tiên trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Quyền sở hữu đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp 1992, Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi, bổ sung 1998, 2001 và mới nhất hiện nay là Luật đất đai 2003 cùng hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra sự chuyển biến rõ rệt trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai đảm bảo đất đai được quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và hợp lý 1.1.2 Cơ sở lý luận của Quản lý Nhà nước về đất đai Cơ sở khoa học của các hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai được Nhà nước thể hiện thông qua hệ thống các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành: Hiến pháp năm 1980 ra đời quy định toàn bộ tài nguyên đất đai thuộc sở hữu Nhà nước. Trong thời gian này tuy chưa có Luật đất đai nhưng hàng loạt hệ thống các văn bản mang tính pháp luật của Nhà Nước về đất đai ra đời. Ngày 29/12/1987 Quốc Hội thông qua Luật đất đai đầu tiên có hiệu lực thi hành ngày 05/04/1988 của Bộ Tài Chính về việc giao đất cho hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài, là dấu mốc quan trọng đối với sự pháp triển nông nghiệp. Đến năm 1992, Hiến Pháp ra đời quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Nhà Nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật” (điều
  • 19. 7 17). Trên cơ sở này, ngày 14/07/1993 Luật đất đai sửa đổi năm 1993 được ban hành. Đây là văn bản đầu tiên Nhà nước xác nhận đất đai có giá, thể hiện rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất và sự biến động đất đai theo quy luật cung cầu. Luật đất đai 1993 đã quy định 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Sau đó là Luật đất đai sửa đổi và bổ sung một số điều Luật đất đai năm 1998. Và mới đây nhất, Luật đất đai 2003 quy định 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai, trong đó có nhiều nội dung mới đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai trong giai đoạn tới. Để nhà nước nắm chắc, quản lý chặt quỹ đất, cùng với Luật đất đai là hàng loạt các văn bản pháp luật ra đời hướng dẫn các cơ quan nhà nước và người sử dụng đất thực hiện như: - Chỉ thị 299/1980/TTg-CP ngày 10/11/1980 của Thủ Tướng Chính Phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất; - Chỉ thị 100/1981/CT-TƯ ngày 13/01/1981 của ban bí thư Trung ương Đảng về mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong Hợp Tác Xã nông nghiệp; - Nghị quyết 10/NQ-TW ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị về giao đất cho hộ gia đình sử dụng ổn định, là dấu mốc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp; - Chỉ thị 364/1991/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của hội đồng bộ trưởng về việc xác định ranh giới hành chính; - Hiến pháp năm 1992 ra đời đánh dấu điểm khởi đầu của công cuộc đổi mới chính trị. - Nghị định 64/1993/NĐ-CP ngày 15/01/1994 của chính phủ và Quyết định 27/1994/QĐ-ĐC ngày 22/02/1995 của Tổng Cục Địa Chính về việc cấp GCNQSDĐ tạm thời cho người sử dụng đất; - Nghị định 17/1999/NĐ- CP ngày 29/03/1999 của Chính Phủ quy định về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất; - Thông tư 1900/2001/TT- TCĐC ngày 31/11/2001 của Tổng cục địa chính hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập sổ địa chính và cấp GCNQSDĐ; - Nghị Định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai 2003;
  • 20. 8 - Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; - Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về GCNQSDĐ; - Quyết định số 25/2004/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thi hành kế hoạch triển khai thi hành Luật đất đai 2003; - Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thu tiền sử dụng đất; - Chỉ thị 05/2004/CT- TTg ngày 09 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất Đai năm 2003, trong đó có chỉ đạo địa phương đẩy mạnh để hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận trong năm 2005; - Quyết định số 24/2004/QĐ- BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 và Quyết định 08/2006/QĐ- BTNMT ngày 21 tháng 7 năm 2006(sửa đổi Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT) của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường ban hành quy định về GCN; - Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý HSĐC; - Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT/BTNMT-BNV ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường, Bộ Nội Vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và tổ chức phát triển quỹ đất; - Thông tư số 95/2005/TT- BTC ngày 26/10/2005 của Bộ Tài Chính hướng dẫn các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ và Thông Tư số 02/2007/TT-BTN ngày 08/01/2007 sửa đổi bổ sung Thông Tư số 95/2005/TT-BTN; - Thông tư số 70/2006/TT-BTC ngày 02/08/2006 của Bộ Tài Chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thức hiện Nghị Định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ về thu tiền sử dụng đất; - Quyết định 08/2006/QĐ- BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ngày
  • 21. 9 21/07/2006 về CGCNQSDĐ; - Nghị định số 57/2006/NQ-QH ngày 29/6/2006 của Quốc Hội khóa 11 về kế hoach sử dụng đất 5 năm (2006-2010) của cả nước; - Quyết định số 1013/2006/QĐ- BTNMT ngày 02/08/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc kiểm tra tình hình sử dụng đất của các quy hoạch và dự án đầu tư trên địa bàn cả nước; - Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 02/08/2007 về việc hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý HSĐC; - Chỉ thị 618/CT-TTg ngày 15/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010. - Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ Quy định bổ sung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, bồi thường, hổ trợ, tái định cư. - Nghị định số 88/2009/NĐ-Cp ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ TNMT Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lỉnh vực đất đai. - Quyết định số 40/2010/QĐ-TTg ngày 15/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế mẫu về việc quản lý, sử dụng quỹ phát triển quỹ đất. - Quyết định số 44/2010/QĐ-TTg ngày 10/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc miển tiền sử dụng đất, miễn tiền thuê đất xây dựng công trình phụ trợ đường cao tốc quốc gia. - Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 26/03/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở. - Thông tư số 16/2010/TT-BTNMT ngày 26/08/2010 của Bộ TNMT quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyêt định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. - Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính
  • 22. 10 phủ về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định 20/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 23/03/2011 Quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. 1.2. Nội dung và phương pháp quản lý Nhà nước về đất đai Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 6, Luật đất đai 2003, như sau: 1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó; 2.Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; 3.Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất ; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; 4.Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; 5.Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; 6.Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 7.Thống kê, kiểm kê đất đai; 8.Quản lý tài chính về đất đai; 9.Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản; 10.Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; 11.Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm luật về đất đai; 12.Giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai; 13.Quản lý các dịch vụ công của đất đai; 1.3. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai tỉnh Thanh Hóa
  • 23. 11 Trong thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thu được những kết quả như sau: */ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó: Để cụ thể hoá Luật đất đai và các văn bản dưới Luật, ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã kịp thời ban hành các văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa phương trong tỉnh thực hiện việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như: - Quyết định số 846/2006/QĐ-UBND ngày 12/5/2006 về việc ban hành quy định về lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; - Quyết định 574/2009/QĐ-UBND ngày 17/11/2009 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015); - Chỉ thị số 30/2009/CT-UB của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất ở các xã, thị trấn; - Quyết định số 264/QĐ-UBND ngày 17/2/2010 quy định bổ sung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và trình tự giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai; - Quyết định số 1022/2010/QĐ-UBND ngày 22/6/2010 quyết định về việc ban hành quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. - Thi hành Luật Đất đai 2003, hàng năm UBND tỉnh đều ban hành bảng giá đất vào ngày 01/01 hàng năm. Nhìn chung, các văn bản quy phạm đã ban hành kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, góp phần quan trọng đưa Luật đất đai đi vào cuộc sống, tạo ra hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất trên địa bàn. */Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý HSĐGHC, lập BĐHC: được thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới theo Chỉ thị 364/CT ngày 06/11/1991 của Thủ tướng Chính phủ. Ranh giới hành chính của tỉnh được xác định bằng các yếu tố địa vật, được cắm mốc giới rõ ràng. Hiện nay, tỉnh đã hoàn thành việc lập BĐHC và HSĐGHC. Tất cả BĐHC và HSĐGHC được lưu giữ tại Sở Nội
  • 24. 12 vụ. Hàng năm các mốc giới đều được kiểm tra, nếu có hỏng hóc hay bị phá hủy đều được xử lý và thay thế kịp thời. */Khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập BĐĐC, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Công tác đo đạc lập BĐĐC hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo số lượng và chất lượng theo nhiều tỷ lệ bản đồ, phù hợp yêu cầu của công tác quản lý. * Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và thực hiện theo kỳ kiểm kê đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 được lập theo từng đơn vị hành chính theo quy định thống nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN & MT), tỷ lệ tương ứng: Cấp tỉnh 1/100.000; cấp huyện 1/25.000; cấp xã được lập theo các tỷ lệ 1/1.000 1/2.000 1/5.000 1/10.000, .... Bản đồ các cấp đều được thành lập bằng phương pháp số, nằm trong hệ tọa độ chuẩn quốc gia (VN - 2000). */ Quản lý quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất: Thực hiện Luật đất đai, Nghị định 68/NĐ-CP của Chính phủ về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm và 5 năm, tỉnh đã lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối 2006 – 2010, được Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đã hoàn thành kế hoạch đề ra. Hiện nay, tỉnh đã xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) và định hướng đến năm 2020, đang trình Chính phủ phê duyệt. */ Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất: + Về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Từ năm 2005 đến nay, Thanh Hóa đã hoàn thành việc thu hồi 33.356,84 ha để thực hiện 540 dự án liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất, với tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ gần 1.000 tỷ đồng. + Về giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, doanh nghiệp:Trong năm 2011, UBND tỉnh đã thực hiện giao đất, cho thuê đất 450 trường hợp với diện tích 7.879,77 ha, thu ngân sách gần 1.000 tỷ đồng. */ Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý HSĐC, cấp GCN quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • 25. 13 Thanh Hóa là tỉnh đi đầu trong công tác cấp GCN quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ những năm trước đây. */ Thống kê, kiểm kê đất đai: Trong năm 2010, tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành tổng kiểm kê đất đai theo yêu cầu của Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15/5/2009 của Thủ Tướng Chính phủ, tổng diện tích tự nhiên năm 2010 toàn tỉnh là 1.113.193,81 ha. Trong đó: + Nhóm đất nông nghiệp là 861.911,32 ha, chiếm 77,43% diện tích tự nhiên; + Nhóm đất phi nông nghiệp là 162.291,78 ha, chiếm 14,58% diện tích tự nhiên; + Nhóm đất chưa sử dụng là 88.990,71 ha, chiếm 7,99% diện tích tự nhiên. */ Quản lý tài chính về đất đai: Nội dung này được thực hiện song song cùng với việc giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai. */ Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản: Tính đến 31/12/2011, toàn tỉnh đã có 27/27 huyện, thành phố, huyện tiến hành đấu giá thành công các lô đất, thu nộp vào ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. */ Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: Trước đây, công tác quản lý giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai chưa cao. Thi hành các quy định về pháp luật đất đai hiện nay, tỉnh đã quan tâm bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày càng đầy đủ và tốt hơn. */ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai: Thực hiện nhiệm vụ thanh tra hoạt động quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường, từ năm 2005 đến nay, Thanh tra sở đã thực hiện 157 cuộc thanh tra; trong đó 65 cuộc thanh tra việc quản lý nhà nước của UBND cấp huyện, xã: 92 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước và bảo vệ môi trường của các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh. Qua thanh tra đã phát hiện một số sai phạm trong UBND cấp xã, huyện trong công tác quản lý nhà nước về đất đai như: giao đất không đúng thẩm quyền; thu các khoản tiền liên quan
  • 26. 14 đến sử dụng đất sai quy định hàng tỷ đồng. */ Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý sử dụng đất đai: Trong giai đoạn 2005-2011, tỉnh Thanh Hóa đã giải quyết được hơn 600 đơn, thư vụ việc khiếu tố tranh chấp đất đai, đặc biệt đã giải quyết dứt điểm nhiều vụ tranh chấp đất đai phức tạp kéo dài nhiều năm. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong những năm qua được thực hiện khá tốt, xử lý nghiêm khắc, kịp thời, dứt điểm những trường hợp vi phạm pháp luật đất đai. */ Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được thành lập vào năm 2006. Ngay sau khi thành lập, văn phòng đã tiến hành tổ chức thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất và biến động sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính và giúp Sở TN & MT trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
  • 27. 15 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG XƯƠNG – TỈNH THANH HÓA 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Quảng Xương 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Nằm trong vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hoá, huyện Quảng Xương có tọa độ địa lý từ 190 34’ đến 190 47’ vĩ độ Bắc và từ 1050 46’ đến 1050 53’ kinh độ Đông. Vị trí địa lý của huyện như sau: - Phía Bắc giáp thành phố Thanh Hoá, huyện Hoằng Hoá, thị xã du lịch Sầm Sơn; - Phía Nam giáp huyện Tĩnh Gia, Nông Cống; - Phía Tây giáp huyện Đông Sơn; - Phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Trên địa bàn huyện có các tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 45, Quốc lộ 47, Tỉnh lộ 4 chạy qua đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho huyện Quảng Xương trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội với các huyện trong tỉnh và với các tỉnh bạn trên cả 2 miền Nam Bắc. Đặc biệt, huyện Quảng Xương giáp thị xã du lịch Sầm Sơn và Vịnh Bắc Bộ, chiều dài bờ biển 18,2 km, gần cửa Lạch Hới phía Bắc và có cửa Lạch Ghép phía Nam là các cửa lạch lớn thông ra biển Đông tạo thế mạnh cho nghề khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản và phát triển du lịch biển; Về phía Bắc giáp khu công nghiệp Lễ Môn của thành phố Thanh Hoá và phía Nam gần khu công nghiệp động lực Tĩnh Gia - Nghi Sơn sẽ có tác động mạnh đến phát triển kinh tế của huyện. Đây là những địa bàn thu hút hàng hoá, thực phẩm nông sản và lao động của huyện Quảng Xương tham gia phát triển. 2.1.1.2. Địa hình Có độ cao trung bình toàn huyện là 3 - 5 m (so với mặt nước biển). Đặc biệt, có một số vùng trũng (thuộc các xã phía Đông đường 4) thấp hơn độ cao trung bình toàn huyện 1-1,5 m. Địa hình có dạng sống trâu chạy theo hướng Bắc - Nam, chia huyện thành 3 tiểu vùng: - Vùng đồng bằng gồm các xã, thị trấn (phía Tây đường 4), đất đai khá bằng
  • 28. 16 phẳng với đặc điểm kinh tế là: Kinh tế nông nghiệp, sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, có thị trấn huyện lỵ. - Vùng màu ven biển gồm các xã (phía Đông đường 4, giáp các xã vùng triều), địa hình phức tạp: có dạng làn sóng, xen kẽ những cồn đất cao là những dãi đất trũng hình lòng máng theo hướng Bắc - Nam. Đặc điểm kinh tế: sản xuất nông nghiệp, chế biến nông lâm hải sản và phát triển kinh tế, thương mại - du lịch - dịch vụ. - Vùng triều gồm các xã ven biển, ven sông có bãi biển bằng phẳng, tạo thế phát triển kinh tế dịch vụ du lịch biển; nguồn lợi hải sản ven bờ rất phong phú: tôm, cua, cá, mực, moi, sứa... xuất hiện nhiều theo mùa vụ, ngoài ra cửa lạch Ghép thuận lợi cho tàu ra vào và là thế mạnh cho kinh tế biển phát triển. 2.1.1.3. Khí hậu Quảng Xương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng biển nên nền nhiệt cao với 2 mùa chính: mùa hè khí hậu nóng ẩm chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, mùa đông khô hanh ít mưa thỉnh thoảng có xuất hiện sương giá, sương muối. Có đặc trưng chủ yếu như sau: a. Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình 23,50 C. Tổng tích ôn cả năm 8300-8400. Mùa hè từ tháng 5 - 9, nhiệt độ trung bình 250 C, khi cao nhất tới 39,50 C (vào tháng 6, tháng 7). Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình 17 - 180 C, thấp nhất có ngày dưới 110 C, những ngày sương muối, gió bấc nhiệt độ xuống tới 7 - 80 C. b. Mưa: Lượng mưa trong năm bình quân từ 1600 -1800mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 7 đến tháng 10 chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm, lớn nhất 800 mm vào tháng 9 thường gây ra lũ lụt. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường gây ra hạn hán. c. Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 80%. Mùa đông vào những ngày hanh heo độ ẩm xuống thấp tới 50% (thường xảy ra vào tháng 12). Cuối đông sang xuân vào những ngày mưa phùn độ ẩm lên tới 89% và có thời điểm hơi nước đạt bão hoà, ẩm ướt (thường xảy ra vào tháng 2). 2.1.1.4. Thuỷ văn, thủy triều Chế độ thuỷ triều tại đây là nhật triều, không thuần nhất, hàng năm có mấy ngày bán nhật triều. Thời gian triều lên ngắn nhưng xuống triều kéo dài hơn. Tại cửa sông Lạch Hới, Lạch Ghép, độ lớn của thuỷ triều lớn nhất 210 - 250 cm, trung
  • 29. 17 bình 130 - 135 cm. Thời gian triều lên 8 - 9h, thời gian triều xuống 15 - 16 h. Nhìn chung, khí hậu vùng Quảng Xương thuận lợi cho phát triển sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, ra khơi đánh bắt hải sản. Nhưng có một số thời điểm dị thường thời tiết không thuận cho sản xuất: đầu vụ xuân còn rét đậm, sương giá và cuối vụ chiêm xuân xuất hiện gió Tây sớm; thường xảy ra hạn hán đầu vụ mùa, bão lụt xảy ra cuối vụ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp và gây tổn hại cho nhân dân. 2.1.2. Tài nguyên môi trường 2.1.2.1. Tài nguyên đất Đất đai huyện Quảng Xương được chia thành 4 nhóm đất với 13 loại đất khác nhau: - Nhóm đất cát biển: Gồm 2 loại, diện tích 2421,88 ha, chiếm 12,02% diện tích điều tra. Trong đó: Đất cồn cát trắng vàng điển hình (ARL-h) có diện tích 823,83 ha; Đất cát biển biến đổi bão hoà Bazơ (ARc-e) với diện tích 1598,05 ha. Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở các xã ven biển thuộc vùng Đông Bắc và Đông Nam của huyện. - Nhóm đất mặn: Diện tích 3599,05 ha (chiếm 17,89% diện tích điều tra). Tuỳ theo nồng độ mặn trong đất được chia thành 2 loại: Đất mặn điển hình glây nông (ký hiệu FeSh-gl) phân bổ trên địa hình thấp trũng, ảnh hưởng thường xuyên của thuỷ triều. Đất mặn trung bình và ít glây nông (ký hiệu FLSm-gl). Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở các xã thuộc vùng Đông Bắc và Đông Nam của huyện. - Nhóm đất phù sa: Diện tích 11132,22 ha (chiếm 55,22% diện tích điều tra). Hình thành do kết quả lắng đọng phù sa. Phân bố ở các xã thuộc vùng đồng bằng, các xã thuộc khu vực trung tâm huyện. - Nhóm đất tầng mỏng: Diện tích 412,02 ha, được chia 2 loại: Đất tầng mỏng chua điển hình (ký hiệu LPd-h);Đất tầng mỏng bảo hoà bazơ điển hình (ký hiệu Lpe- h). Cây trồng chủ yếu là phi lao, bạch đàn, một số diện tích chưa sử dụng. Phân bố ở các xã thuộc vùng đồng bằng, các xã thuộc khu vực trung tâm huyện. 2.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản Huyện có sét Cống Trúc, trữ lượng trên 300 000 m3 , đang được khai thác làm gạch ngói; Đá núi Chẹt, đá Quảng Thạch trữ lượng trên 100 000 m3 , đá màu nâu đỏ, có tác dụng khai thác làm vật liệu xây dựng thông thường và phục vụ công nghiệp chế biến; Titan ven biển, có trữ lượng trên 70 000 tấn, có thể khai thác phục vụ chế
  • 30. 18 tạo vật liệu xây dựng và phục vụ cho công nghiệp cơ khí - luyện kim. 2.1.2.3. Tài nguyên nước Quảng Xương có 2 nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất và đời sống là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. * Nguồn nước mặt: Quảng Xương được hưởng nguồn nước của hệ thống thuỷ nông sông Chu, nguồn nước sông Mã, sông Yên và các sông tiêu: sông Thống nhất, sông Hoàng, sông Lý. - Sông Mã: Tổng nguồn nước sông Mã (sông chính) trung bình nhiều năm là 11,6 tỷ m3 , khi lớn nhất 11,7 tỷ m , khi nhỏ nhất 8,1 tỷ; lượng dòng chảy mùa lũ 8,8 tỷ m3 và mùa kiệt 2,8 tỷ. Đoạn sông trên đất Quảng Xương dài 7 km thuộc các xã: Quảng Phú, Quảng Thọ, Quảng Châu dọc theo ranh giới phía Bắc huyện. - Sông Yên: Sông Yên chính có trữ lượng nước trung bình nhiều năm là 1,444 tỷ m3 , khi lớn nhất là 1,7 tỷ m3 , khi nhỏ nhất là 722 triệu m3 , đoạn chảy qua Quảng Xương là 28 km, thuận lợi cho việc khai thác nguồn nước phục vụ phát triển dân sinh kinh tế. Mặc dù vậy, nguồn cung cấp nước tưới chính cho huyện là Kênh Bắc của hệ thống thuỷ nông sông Chu, lưu lượng dòng chảy tại ngã ba Voi là 10m3 /giây. * Nguồn nước ngầm: Nước ngầm của Quảng Xương thuộc dải nước ngầm của các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hoá, do địa hình tương đối bằng phẳng, có bề dày lớp phủ trầm tích từ 10 - 100m. Nước ngầm được chia làm 2 lớp: - Lớp trên có độ dày từ 10 - 15m (nước chứa trong lớp đất, đá hạt mịn hoặc trung bình). Lưu lượng tại các giếng đào 0,7 - 1,7 lít/s; tại hố khoan cho 9 lít/s. Chất lượng nước do ảnh hưởng thuỷ triều nên có hàm lượng muối bicacbonát, cloruacanxi, cloruanatri…với khoảng 1g/lít. - Lớp nước ngầm phía dưới có áp lực yếu, lượng nước khá phong phú, có hố khoan cho lưu lượng tới 15 - 20 lít/s, lớp nước này bị nhiễm mặn, độ khoáng hoá từ 1 - 2,5g/lít. 2.1.2.4. Tài nguyên biển Quảng Xương có 18,2 km bờ biển, có 2 cửa lạch: Lạch Ghép và Lạch Hới với tổng diện tích vùng triều trên 1000 ha cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Cận bờ biển Quảng Xương có bãi tôm Lạch Ghép - Hòn Nẹ, là bãi tôm lớn, rộng có thể
  • 31. 19 khai thác cả vụ tôm Bắc và vụ tôm Nam. Trữ lượng bãi tôm này từ 800 - 1000 tấn, hàng năm cho khai thác 400 - 500 tấn tôm các loại. 2.1.2.5. Cảnh quan môi trường Trên địa bàn Quảng Xương có các bãi biển đẹp: Quảng Vinh, Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng Lợi có vị trí thuận lợi là gần kề khu du lịch Sầm Sơn, gần Quốc lộ 47, Tỉnh lộ 4 và bãi biển, núi ven biển ở khu vực Tiên Trang đã được quy hoạch thành các khu công nghiệp du lịch nghỉ dưỡng. Trên địa bàn xã Quảng Châu, gần Quốc lộ 47 (đoạn Thành phố Thanh Hoá đi Sầm Sơn) có đền thờ An Dương Vương là điểm du lịch văn hoá có giá trị khai thác lâu dài; Phía Nam huyện có cầu Ghép lịch sử, có mũi đất Quảng Nham, sẽ là vùng du lịch sinh thái quan trọng, phía Tây - Bắc huyện, vùng xã Quảng Yên có mạch nước nóng tự nhiên và đang được nghiên cứu để hình thành điểm du lịch nghĩ dưỡng trong tương lai. 2.1.3. Đánh giá chung 2.1.3.1. Những lợi thế Lợi thế về vị trí địa lý tạo điều kiện cho huyện Quảng Xương phát triển về kinh tế toàn diện, giao lưu với bên ngoài rất thuận lợi, tiếp thu nhanh tiến bộ xã hội, tạo sự phát triển kinh tế trên các mặt nhanh, mạnh và vững chắc. Là khu vực có địa hình bằng phẳng, đây là nơi lý tưởng cho định hướng phát triển mở rộng thành phố Thanh Hoá lên đô thị loại I. Quảng Xương là huyện ven biển, có điều kiện tự nhiên, địa hình thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển nông nghiệp đa canh: trồng trọt, chăn nuôi, vừa có điều kiện phát triển kinh tế biển, khai thác nuôi trồng thuỷ hải sản... Tạo ra được lượng hàng hoá nông sản, hải sản xuất khẩu lớn. Huyện Quảng Xương có bờ biển phẳng, đẹp, có nhiều núi nhô ra biển tạo thành cảnh quan đẹp. Có các tuyến đường quốc lộ 1A, 47, 45 chạy qua. Phía Bắc là thành phố Thanh Hoá, trung tâm chính trị kinh tế của tỉnh với khu công nghiệp tập trung Lễ Môn và các trung tâm thương mại dịch vụ đã và đang phát triển. Giáp cảng Sông - Biển Lễ Môn, cách khu công nghiệp Nghi Sơn không xa, là những đầu mối giao thông quan trọng với thị trường thế giới. Đây là những thuận lợi cơ bản để giao lưu kinh tế, phát triển kinh tế du lịch, phát triển sản xuất hàng hoá, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tạo thành một nơi khai thác mạnh tiềm năng du lịch ven biển hình thành nên các khu Resort, các khu nghỉ dưỡng cao cấp và các khu thể thao sinh thái ven biển.
  • 32. 20 2.1.3.2. Những hạn chế Địa bàn huyện gần thành phố Thanh Hoá - trung tâm đô thị lớn của tỉnh nên làm giảm sức thu hút đầu tư vào huyện. Huyện Quảng Xương giáp biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều, đất đai dễ bị nhiễm mặn, thường xuyên bị thiệt hại do bão lụt và triều cường gây nên. Đối với việc tưới tiêu: là huyện cuối của hệ thống thuỷ nông sông Chu, nên mùa khô thường bị hạn, mùa mưa dễ bị ngập úng, là nơi chứa nước của các huyện phía trên trước khi thoát ra biển, thời gian ngập úng kéo dài gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế Từ năm 2005 đến nay, tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) huyện Quảng Xương tập trung vào 3 chương trình ưu tiên là: sản xuất lương thực thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu. Mặc dù có những khó khăn chung của cả nước và cả tỉnh trong bước đầu chuyển đổi cơ chế quản lý, huyện Quảng Xương có những bước tiến tuy chậm nhưng vững chắc trên lĩnh vực phát triển kinh tế, có những mặt nổi bật là kết quả sản xuất nông nghiệp - lương thực và nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản. * Tốc độ tăng trưởng kinh tế: - Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định năm 1994): Giá trị sản xuất được tăng cao dần qua từng thời kỳ: năm 2005 đạt 2159,32 tỷ đồng, tăng hơn 1102 tỷ đồng so năm 2000 và gấp hơn 3 lần năm 1995. Năm 2011, giá trị sản xuất đạt 3164,97 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2001- 2005) là 15,36%/năm; Tốc độ tăng trưởng bình quân 6 năm (2006 - 2011) là 13,59%/năm, trong đó: Nông – Lâm - Thuỷ sản tăng 7,28%/năm; Công nghiệp xây dựng cơ bản tăng 25,34%/năm, Dịch vụ tăng 15,62%/năm. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996 - 2000 và giai đoạn 2006 – 2011 của từng ngành được thể hiện tại biểu sau
  • 33. 21 Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2005 - 2011 Đơn vị tính: % Nội dung Bình quân thời kỳ 1996- 2000 Bình quân thời kỳ 2001- 2005 Bình quân thời kỳ 2006-2011 Tăng (+) giảm (-) 2006 -2011/1996 - 2000 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất 8,09 12,95 12,97 +4,88 Nông – lâm – Ngư nghiệp 6,36 7,75 7,31 +0,95 Công nghiệp – Xây dựng cơ bản 13,05 27,66 21,57 +8,52 Dịch vụ - thương mại 10,91 16,36 15,09 +4,81 ( Nguồn: Phòng công thương huyện Quảng Xương) Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng và được thể hiện chi tiết trong biểu đồ 2.1. 0 20 40 60 80 100 2000 2005 2011 23.61 30.26 34.2 11.7 20.52 29.6 64.69 49.22 36.2 Năm Cơ cấu: % Nông-Lâm-Ngư nghiệp Công nghiệp-Xây dựng cơ bản Dịch vụ-Thương mại Hình 2.1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2000, năm 2005 và năm 2011 Nhìn từ biểu đồ ta thấy: - Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ - thương mại tăng từ
  • 34. 22 35,31% vào năm 2000 lên 63.8% tổng giá trị sản xuất toàn huyện vào năm 2011; giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 64,69% vào năm 2000 xuống còn 36.2% tổng giá trị sản xuất toàn huyện vào năm 2011. Mặc dù sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra theo hướng tích cực nhưng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng phát triển của huyện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 đạt 17,0% là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay, trong đó ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng 4,9%; công nghiệp – thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản tăng 21,5%; dịch vụ - thương mại tăng 17,5%. Tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản chiếm 36,2%, giảm 3,8%; công nghiệp - xây dựng chiếm 29,6%, tăng 2,1%; dịch vụ chiếm 34,2%, tăng 1,7% so với cùng kỳ. - Tổng đầu tư xây dựng cơ bản năm 2001 - 2005 đạt 730,6 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 17,37%. Giai đoạn 2006 - 2011 tăng bình quân 32,48% so với thời kỳ trước. Tổng vốn đầu tư xây dựng toàn xã hội riêng năm 2011 đạt 850.230 triệu đồng, bằng 102% kế hoạch và tăng 33,5% so với cùng kỳ; giá trị khối lượng thực hiện các công trình phúc lợi đạt 302.870 triệu đồng, tăng 64% so với cùng kỳ, và là năm có giá trị thực hiện lớn nhất từ trước tới nay; giá trị các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đạt 142.243 triệu đồng. - Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2011 trên địa bàn đạt 152.849 triệu đồng, bằng 288% dự toán và tăng 82% so với cùng kỳ, chi ngân sách địa phương đạt 463.675 triệu đồng, bằng 137% kế hoạch, đáp ứng kịp thời kinh phí cho thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực. - Hàng năm huy động 8 - 10% giá trị sản xuất vào ngân sách. - Tổng lương thực tăng dần qua các năm: năm 2005 đạt 120999 tấn, năm 2006 - 2009 đạt 130000 tấn, năm 2011 đạt 130162 tấn. Bình quân lương thực đầu người năm 2005 đạt 424,6 kg/người, tăng 32,2 kg so năm 2000, năm 2009 đạt 434 kg/ người, năm 2011 đạt 444 kg/người. - Xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo, đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch cho các xã để triển khai thực hiện; 13 xã điểm hoàn thành việc dồn điền đổi thửa, bên cạnh đó nhiều xã cũng đang tích cực thực hiện. Hiện tại, xã Quảng Hợp đã đạt 12 tiêu chí, có 9 xã đạt từ 7 đến 10 tiêu chí; 9 xã đạt 6 tiêu chí; 8 xã đạt 5 tiêu chí; số xã còn lại đạt từ 3 đến 4/19 tiêu chí.
  • 35. 23 2.1.2.2. Dân số và lao động a) Dân số Theo số liệu thống kê năm 2011 toàn huyện có 280.402 khẩu trong đó: 4.216 khẩu đô thị, 276.186 khẩu nông thôn. Mật độ dân số 1.231 người/km2 . Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên toàn huyện năm 2006 - 2011 đạt 0,8%/năm. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm từ 1,26% năm 2000 xuống 1,0% năm 2005 và 0,7% năm 2011 b) Lao động, việc làm và mức sống dân cư + Tính đến tháng 12/2011 toàn huyện có 144.037 lao động trong động trong độ tuổi, trong đó lao động nông nghiệp 118.310 người, chiếm 82,14% tổng số lao động toàn huyện, lao động ngành khác là 25.727 người, chiếm 17,86% tổng số lao động toàn huyện. Như vậy, lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (3/4 tổng số lao động toàn huyện) trong cơ cấu lao động dẫn đến tình trạng lao động nông nhàn vẫn còn lớn. Nhìn chung nhu cầu việc làm cho người lao động là rất lớn. 2.1.2.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng Sau nhiều năm phấn đấu, nhất là trong thời kỳ đổi mới thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thì hạ tầng cơ sở trên toàn địa bàn huyện ngày được tăng cường, phát huy tác dụng góp phần làm thay đổi đáng kể đời sống của nhân dân và bộ mặt nông thôn. a) Giao thông Hệ thống giao thông của toàn huyện tương đối hoàn chỉnh. Các đường trục chính trong huyện đã được trải nhựa đáp ứng được nhu cầu đi lại, giao lưu phát triển kinh tế trong huyện với các vùng xung quanh. Đến nay 100% số xã có đường ô tô qua lại thuận tiện, hệ thống giao thông của huyện đạt chỉ số đường cao 4,13 km/km2 . Giao thông liên thôn, liên xã khá hoàn thiện. Hệ thống cầu, cống trên các trục giao thông chính đảm bảo thông tuyến. - Giao thông đường thuỷ phát triển tạo điều kiện thuận lợi kết nối huyện với thị trường ngoài tỉnh và thị trường thế giới. b) Thủy lợi - Về tưới: Kênh Bắc của hệ thống thuỷ nông sông Chu là nguồn tưới chính của huyện đã được kiên cố hoá đang phát huy tác dụng tốt; trên địa bàn huyện có 49 trạm bơm với 76 máy bơm loại 1000- 1500 m3 /giờ. Hệ thống kênh mương nội đồng được kiên cố hoá để nâng cao năng lực tưới.
  • 36. 24 - Về tiêu: Hệ thống tiêu của huyện có: sông Quảng Châu, sông Đơ, Sông Lý, sông Hoàng, Sông Rào. Mặc dù hệ thống tiêu tự chảy của huyện phân bố khá hợp lý để giải quyết về tiêu, nhưng do địa hình tự nhiên, khi có mưa lớn kéo dài hiện tượng úng cục bộ vẫn xảy ra. c) Năng lượng - bưu chính viễn thông So với các huyện trong tỉnh huyện Quảng Xương có lưới điện phát triển sớm. Đến nay toàn huyện có 138 trạm tiêu thụ với tổng dung lượng 26000KVA, bình quân mỗi xã có trên 3 trạm biến áp tiêu thụ. Từ năm 2005 đến nay, 100% số hộ trong huyện được sử dụng điện. Điện năng cung cấp chủ yếu phục vụ sinh hoạt đời sống và dùng vào phục vụ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn ở tỷ lệ thấp. d) Giáo dục – đào tạo Chăm lo sự nghiệp trồng người là vấn đề được các cấp uỷ Đảng và chính quyền huyện hết sức quan tâm coi trọng. 100% số xã, thị trấn trong huyện có trường trung học cơ sở, trường tiểu học. Toàn huyện có 8 trường trung học phổ thông, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề và 4 trường đào tạo nghề chuyên nghiệp... Tỷ lệ học sinh vượt cấp mỗi năm một tăng. Chất lượng giáo viên trên địa bàn huyện được nâng lên một cách đồng đều, đội ngũ giáo viên được củng cố và chuẩn hoá. e) Y tế Sự nghiệp y tế huyện đã được chú trọng phát triển theo hướng xã hội hoá cả về phòng bệnh và chữa bệnh. Cơ sở vật chất y tế ngày càng được đầu tư về số lượng và chất lượng. Trình độ năng lực của cán bộ y tế ngày càng được nâng cao bước đầu đáp ứng được công tác khám chữa bệnh của địa phương. Ngoài ra, các cơ sở y tế quan trọng và lớn nhất của tỉnh, của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh đều nằm giáp huyện, gồm: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện phụ sản, Bệnh viện nhi Trung ương, Bệnh viện Lao Trung ương, Trạm vệ sinh phòng dịch… đã cùng với y tế huyện đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. f) Thể dục - thể thao Huyện có một sân vận động trung tâm với diện tích 1,2 ha, hầu hết các xã có sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông… phong trào luyện tập thể dục thể thao được phát triển rộng khắp và đã thu hút được đông đảo nhân dân tham gia luyện tập, ước tính gần 30% dân số.
  • 37. 25 2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Quảng Xương Năm 2011 diện tích tự nhiên 22.780,12 ha. Trong đó, các đối tượng sử dụng đất cụ thể được thể hiện ở biểu 2.2 Biểu 2.2 Tình hình sử dụng đất theo đối tượng sử dụng đất của huyện Quảng Xương năm 2011 STT Đối tượng sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Hộ gia đình, cá nhân 15.259,91 66,96 2 UBND quản lý và sử dụng 6.757,34 29,66 3 Đất tổ chức kinh tế 174,69 0,77 4 Đất tổ chức khác 587,75 2,58 5 Cộng đồng dân cư sử dụng 7,43 0,03 (Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Quảng Xương) Hiện nay, việc sử dụng đất đã giao cho các hộ gia đình (tập trung vào đất sản xuất nông nghiệp và đất ở), các tổ chức kinh tế, các cơ quan đơn vị của Nhà nước chủ yếu sử dụng đất xây dựng và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Hiện nay, toàn huyện có 97,8% tổng diện tích đất ở đã được cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ gia đình. Việc cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất thúc đẩy tính ổn định và yên tâm phát triển của người dân tại các điểm dân cư. 2.3. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Quảng Xương giai đoạn 2005 – 2011 Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Huyện, trong những năm qua được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng TN & MT, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện Quảng Xương, công tác quản lý đất đai đã được củng cố, kiện toàn, đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thực hiện các nội dung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Việc thực hiện diễn ra một cách đồng bộ trên địa bàn huyện Quảng Xương. Kết quả cụ thể của việc chỉ đạo thực hiện 13 nội dung quản lý Nhà nước về
  • 38. 26 đất đai (theo Điều 6 - Luật đất đai 2003) trên địa bàn huyện Quảng Xương trong giai đoạn 2005 - 2011 như sau: 2.3.1. Công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó Hiến pháp 1992 khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý...” và điều này một lần nữa được Luật Đất đai 2003 khẳng định tại Điều 5. Như vậy, ở nước ta đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu quản lý toàn bộ đất đai. Để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, thực hiện thống nhất việc quản lý toàn bộ đất đai theo đúng Hiến pháp và pháp luật, quản lý và sử dụng đất có hiệu quả thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp Luật đất đai là vô cùng quan trọng. Trong những năm qua, huyện Quảng Xương đã tập trung chỉ đạo và thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật về đất đai theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như chính sách của tỉnh đề ra. Cụ thể: - Thi hành Luật Đất đai 2003, hàng năm UBND tỉnh Thanh Hóa đều ban hành khung giá đất vào ngày 01/01 hàng năm quy định cụ thể giá đất cho từng loại đất. Phòng TN & MT căn cứ vào đó để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất và các loại thuế khác; - Thực hiện quyết định 553/2005/QĐ-UB của UBND tỉnh Thanh Hóa về thu hồi đất tại xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương; - Thực hiện quyết định số 846/2006/QĐ-UBND ngày 12/5/2006 về việc ban hành quy định về lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; - Thực hiện chỉ thị số 30/2009/CT-UB của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất ở các xã, thị trấn, thị trấn. Huyện Quảng Xương đã ra công văn số 11/2009/CV-UB ngày 15/05/2009 về việc tiến hành kiểm tra việc quản lư và sử dụng đất của tất cả các xã, thị trấn trong toàn huyện; - Thực hiện kế hoạch 460/KH–UBND.ĐC ngày 17/11/2009 của UBND tỉnh Thanh Hóa thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010; UBND huyện Quảng Xương đã có kế hoạch 124/KH–UBND.TNMT ngày 23/12/2009 về việc thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010; - Thực hiện quyết định 574/2009/QĐ-UBND ngày 17/11/2009 của UBND
  • 39. 27 tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai công tác lập quy hoạh sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015). Huyện Quảng Xương đã ra quyết định số 43/2009/QĐ-UBND ngày 30/11/2009 về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015); - UBND huyện Quảng Xương đã lập kế hoạch số 148/KH-UBND ngày 16/8/2010 về thực hiện hoàn thành cơ bản cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trên địa bàn toàn huyện... Ngoài ra, trong thời gian vừa qua, dựa trên cơ sở quy định của pháp luật đất đai cũng như trên cơ sở các quyết định, hướng dẫn của UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Quảng Xương đã ban hành các văn bản quy định cụ thể như: Kế hoạch sử dụng đất của các hộ gia đình cá nhân; các Quyết định giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân; các Quyết định thanh tra, kiểm tra; các Quyết định về đấu giá quyền sử dụng đất… Nhìn chung trong những năm qua công tác ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật về đất đai của huyện Quảng Xương phần nào đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn. Tuy nhiên, việc ban hành văn bản pháp luật về đất đai vẫn còn chậm trễ, nhiều địa phương thực hiện chưa tốt làm ảnh hưởng đến việc quản lý đất đai của toàn huyện. Do vậy trong thời gian tới huyện cần chỉ đạo các cơ quan đặc biệt là Phòng TN & MT thực hiện tốt các văn bản về pháp luật nói chung cũng như Luật Đất đai nói riêng để đưa đất đai vào sử dụng có hiệu quả phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 2.3.2. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính Hồ sơ địa giới hành chính là một tài liệu quan trọng, là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quản lý Nhà nước về lãnh thổ trong phạm vi cả nước. Thực hiện Chỉ thị số 364/1991/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có kế hoạch chỉ đạo UBND huyện Quảng Xương tiến hành khảo sát thực địa, xác minh mốc giới, ranh giới, tiến hành lập BĐHC và hoàn thiện HSĐGHC trên phạm vi toàn huyện. Trên đường địa giới hành chính các cấp đã được xác định, thống nhất rõ ràng bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới và được triển khai vẽ trên bản đồ địa hình, giúp cho công tác quản lý Nhà nước về địa giới được ổn định. Kết quả sau khi đo vẽ trên địa bàn toàn huyện có 1 thị trấn, 40 xã với tổng diện tích tự nhiên là 22780,12 ha.
  • 40. 28 Bản đồ hành chính của huyện được lập theo tỷ lệ 1/25.000, các xã lập theo tỷ lệ 1/5.000. BĐHC được đưa vào sử dụng phục vụ cho công tác quản lý nói chung cũng như công tác quản lý đất đai nói riêng. Hiện nay, HSĐGHC được lưu tại 4 cấp là: cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và Trung ương. HSĐGHC của huyện được bảo quản và sử dụng theo đúng quy định của Nghị định 119/1994/NĐ-CP ngày 16/09/1994 của Chính phủ. Hàng năm Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa có công văn về việc kiểm tra và thực hiện hồ sơ, mốc địa giới tại địa phương. Đối với những trường hợp mốc giới bị hỏng, bị dịch chuyển đều được báo cáo và xử lý kịp thời. BĐHC và HSĐGHC đã giúp cho công tác quản lý hành chính của địa phương được tốt hơn, tránh các tranh chấp về địa giới hành chính các xã, thị trấn trong huyện cũng như giữa các huyện với nhau. 2.3.3. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất a) Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất * Lập bản đồ địa chính Thực hiện Chỉ thị 299/1980/CP-TTg ngày 01/10/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê đất đai cả nước, huyện Quảng Xương đã tiến hành triển khai đo đạc, lập bản đồ tới các xã, thị trấn. Đến năm 1993, toàn huyện đã hoàn thành việc đo đạc BĐĐC tỷ lệ 1/2.000 cho tất cả các xã, thị trấn cho các loại đất nông nghiệp, dân cư, chuyên dùng…với 240 tờ bản đồ. Tuy nhiên quá trình thành lập BĐĐC được sử dụng bằng quy trình đo thủ công nên độ chính xác không cao, các tờ bản đồ đo đạc còn riêng rẽ, khó ghép mảnh giữa các tờ bản đồ với nhau, quá trình lưu trữ mới chỉ trên giấy nên việc bảo quản khó khăn gây sai số và rách nát, làm cho công tác quản lý đất đai còn gặp nhiều khó khăn. Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu sử dụng đất của các cấp, các ngành đều tăng gây ra nhiều sức ép đối với đất đai. Điều đó đã và đang xảy ra nhiều vấn đề phức tạp liên quan tới tình hình quản lý và sử dụng đất. Để phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng đất ở các cấp, ngành được tốt hơn phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới của đất nước và ở mỗi địa phương thì hệ thống hồ sơ sổ sách cũng phải được hoàn thiện để đáp ứng được yêu cầu trong thực tiễn. Trong năm 2001-2002 được sự hỗ trợ tích cực của các cấp, các ngành thì
  • 41. 29 công tác đo đạc, thành lập BĐĐC bằng phương pháp mới đã được tiến hành. Kết quả cụ thể ở từng xã, thị trấn như sau: Bảng 2.3. Kết quả đo đạc, lập bản đồ địa chính huyện Quảng Xương TT Xã, thị trấn Diện tích (ha) Số tờ BĐĐC đo bằng công nghệ số Tỷ lệ 1/1.000 Số tờ bản đồ địa chính cũ tỷ lệ 1/2000 1 Thị trấn 116.56 10 2 Quảng Thịnh 509.21 5 3 Quảng Tân 591.25 6 4 Quảng Trạch 485.03 5 5 Quảng Phong 725.34 7 6 Quảng Đức 631.23 5 7 Quảng Định 583.18 4 8 Quảng Đông 529.69 5 9 Quảng Nhân 660.39 5 10 Quảng Ninh 616.36 6 11 Quảng Bình 717.60 6 12 Quảng Hợp 693.50 6 13 Quảng Văn 630.62 6 14 Quảng Long 612.10 6 15 Quảng Yên 735.84 6 16 Quảng Hòa 627.11 6 17 Quảng Lĩnh 502.14 5 18 Quảng Khê 640.26 5 19 Quảng Trung 748.99 6 20 Quảng Chính 530.88 9 21 Quảng Ngọc 879.54 7 22 Quảng Trường 695.64 6 23 Quảng Phúc 486.41 5 24 Quảng Cát 666.72 5 25 Quảng Vọng 697.13 7 26 Quảng Minh 382.29 4 27 Quảng Hùng 393.85 4 28 Quảng Giao 377.70 4 29 Quảng Phú 658.17 6 30 Quảng Tâm 373.75 4 31 Quảng Thọ 468.25 4 32 Quảng Châu 812.74 6
  • 42. 30 33 Quảng Vinh 473.79 5 34 Quảng Đại 220.51 7 35 Quảng Hải 425.40 8 36 Quảng Lưu 665.42 9 37 Quảng Lộc 538.21 9 38 Quảng Lợi 530.99 5 39 Quảng Nham 398.96 4 40 Quảng Thạch 342.87 3 41 Quảng Thái 404.50 9 Toàn huyện 22.780.12 10 230 (Nguồn: số liệu thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Xương năm 2011) Nhìn vào kết quả ở bảng 2.3 có thể thấy rằng: hầu hết các BĐĐC của các xã vẫn đang là bản đồ cũ, dạng giấy, được đo vẽ từ năm 1993. Mới chỉ có 1/41 xã, thị trấn trên địa bàn huyện hoàn thành việc thành lập BĐĐC bằng công nghệ số với tổng số tờ là 10 tờ với tỷ lệ là 1/1000 (Do việc đo đạc bằng phương pháp mới, với công nghệ số còn gặp nhiều khó khăn cả về nhân lực, kỹ thuật và nguồn vốn). Còn lại 40 xã vẫn còn sử dụng hệ thống bản đồ địa chính cũ dạng giấy được thành lập từ năm 1993 để quản lý đất đai. Hiện nay, xã Quảng Hợp đã hoàn thành việc thành lập bản đồ địa chính bằng công nghệ số và đang chờ được duyệt để đưa và sử dụng. Trong thời gian tới cần tiến hành khẩn trương công tác đo đạc và thành lập BĐĐC bằng công nghệ số cho 39 xã còn lại trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó cần bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ địa chính huyện và ở các xã về kiến thức chuyên môn để công tác quản lý đất đai của huyện tốt hơn. * Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất Từ năm 2005 đến năm 2011, việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện được tiến hành 2 lần cùng với việc kiểm kê đất đai: - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 được xây dựng theo Thông tư số 28/2004/TT–BTNMT ngày 1/11/2004 của Bộ TN & MT về việc hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Phòng TN & MT huyện Quảng Xương đã tiến hành kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 theo Chỉ thị số 618/CT–TTg ngày 15/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ, theo Thông tư 08/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ TN & MT về việc hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và Kế hoạch số 460/KH-UBND.ĐC ngày
  • 43. 31 17/11/2009 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010. Đến nay, tất cả các xã, thị trấn đều có bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/5.000 được xây dựng theo đúng trình tự quy định của Luật Đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện có tỷ lệ 1/25.000. Năm 2006 huyện Quảng Xương cũng đã tiến hành chỉ đạo lập phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010 cho tất cả các xã, thị trấn trong toàn huyện. Năm 2006 huyện Quảng Xương cũng đã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 cho các xã, thị trấn và toàn huyện. Đến năm 2010, huyện Quảng Xương đã tiến hành lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Quảng Xương giai đoạn 2011 - 2020 và đang chờ UBND tỉnh phê duyệt b) Công tác đánh giá và phân hạng đất Thực hiện Nghị định 73/CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ quy định chi tiết phân hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp. Từ năm 1993, UBND huyện Quảng Xương đã tiến hành điều tra, khảo sát thổ nhưỡng và tiến hành phân hạng đất trên các xã, thị trấn. Tuy nhiên, do điều kiện về trang thiết bị cũng như trình độ của đội ngũ cán bộ lúc bấy giờ mà kết quả phân hạng đất đã không được áp dụng để phục vụ cho việc tính thuế đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Hiện nay, trên địa bàn huyện Quảng Xương, công tác đánh giá và phân hạng đất vẫn chưa được quan tâm nhiều. Kết quả phân hạng đất không được áp dụng trên thực tế. 2.3.4. Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội dung đặc biệt quan trọng trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, nó là cơ sở để các chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào thực tế, là căn cứ quan trọng để địa phương định hướng việc sử dụng đất và phát triển KT - XH. Làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ tạo mối quan hệ tổng hòa nhiều mặt trong xã hội để Nhà nước quản lý và sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đảm bảo cân đối giữa nhiệm vụ an ninh lương thực quốc gia và CNH - HĐH đất nước. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trước mắt mà còn về lâu dài. Đây là một trong những căn cứ pháp lý kỹ thuật quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ đất đai như: Giao đất, thu hồi đất,
  • 44. 32 chuyển quyền sử dụng đất… Trong giai đoạn 2005 – 2011, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được huyện Quảng Xương thực hiện tốt. Thực hiện Luật Đất đai, huyện Quảng Xương đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 – 2010, đồng thời huyện đã hướng dẫn các xã rà soát điều chỉnh quy hoạch, xây dựng kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010. Kết quả là được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010 của huyện Quảng Xương vào năm 2006; quy hoạch của 40 xã và 1 thị trấn do UBND huyện phê duyệt. Năm 2010, huyện đã tiến hành lập Quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015), để làm cơ sở phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 2011 – 2020 cho các thị trấn, xã. Về xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm, vào tháng 10 hàng năm UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn rà soát thực hiện kế hoạch và xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết cho các xã, thị trấn. Trình tự như trên phải qua nhiều công đoạn nên kế hoạch cụ thể đến cấp xã thường chậm làm cho kế hoạch đầu năm phải chờ đợi, đến cuối năm lại không thực hiện hết kế hoạch. Đó là một yếu kém gây khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng đất của toàn huyện mà trong thời gian tới cần phải khắc phục nhanh chóng. Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch: Nhìn chung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010 của huyện Quảng Xương được lập, điều chỉnh và tổ chức thực hiện đạt kết quả cao. Kế hoạch sử dụng đất năm 2011 cũng đã đạt được kế hoạch đề ra. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010, kế hoạch sử dụng đất năm 2011 của huyện Quảng Xương đã hạn chế đến mức thấp nhất quy hoạch treo do không dự đoán hết các tình huống vướng mắc xảy ra. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện có độ khả thi cao: Phần lớn các chỉ tiêu đạt ở mức độ cao. Sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả. Hạn chế sử dụng đất nông nghiệp (đất lúa năng suất cao) vào các mục đích khác; tích cực khai hoang mở rộng đưa đất chưa sử dụng bù vào phần diện tích đất nông nghiệp bị giảm do phục vụ các mục đích phi nông nghiệp và tận dụng triệt để nguồn thu từ đất. 2.3.5. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn song nhu cầu về đất đai ngày càng tăng lên. Vì vậy, việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất là một khâu quan trọng trong nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, nó phản ánh cụ thể chính sách của Nhà nước