SlideShare a Scribd company logo
1 of 110
------------------------------------------------
----------
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN NUÔI THỦY SẢN Ở CÁC XÃ ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN
HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
i
------------------------------------------------
----------
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
NUÔI THỦY SẢN Ở CÁC XÃ ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HUYỆN BỐ TRẠCH,
TỈNH QUẢNG BÌNH
TS. LÊ VĂN ÂN
2017
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chƣa đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu đƣợc sử dụng
trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn
Lƣu Thị Phƣớc
iii
Lời Cảm Ơn
Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn sâu sắc đến:
-Thầy giáo TS. Lê Văn Ân đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ
tôi rất tận tình trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn;
-Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, quý Thầy – Cô
giáo trong khoa Địa lý – Trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài;
-Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Trung tâm Khí tượng – Thủy văn, Cục thống kê tỉnh
Quảng Bình, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện
Bố Trạch, Chi cục thống kê thuộc UBND huyện Bố Trạch đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin, số liệu thực tế và phỏng vấn
làm luận văn;
-Người dân và các hộ gia đình tham gia phỏng vấn tại các xã thuộc
địa bàn nghiên cứu đã có sự hợp tác và giúp đỡ rất nhiệt tình;
-Gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Tác giả luận văn
Lưu Thị Phước
iv
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa .............................................................................................................i
Lời cam đoan .............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................... iii
MỤC LỤC................................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH ...........................................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................2
4. Giới hạn nghiên cứu................................................................................................2
4.1. Giới hạn về không gian.....................................................................................2
4.2. Giới hạn về thời gian ........................................................................................2
4.3. Giới hạn về đối tƣợng và nội dung nghiên cứu ................................................2
4.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................2
4.3.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................2
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu......................................................3
5.1. Phƣơng pháp luận .............................................................................................3
5.1.1. Quan điểm hệ thống ...................................................................................3
5.1.2. Quan điểm tổng hợp...................................................................................3
5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh....................................................................3
5.1.4. Quan điểm lãnh thổ ....................................................................................4
5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững ..................................................................4
5.1.6. Quan điểm thực tế ......................................................................................4
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................4
5.2.1. Phƣơng pháp thu thập xử lí số liệu tự nhiên: .............................................4
5.2.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa kết hợp phỏng vấn nhanh.........................5
...............................................................5
v
5.2.4. Phƣơng pháp so sánh - đối chiếu...............................................................5
5.2.5. Phƣơng pháp bản đồ và GIS.......................................................................6
5.2.6. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia ...........................................................6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................6
6.1. Ý nghĩa khoa học..............................................................................................6
6.2. Ý nghĩa thực tiễn...............................................................................................6
ới và đóng góp của đề tài ...........................................................................7
8. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................7
NỘI DUNG ................................................................................................................8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........8
1.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN .....................................................................8
1.1.1. Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính ............................................................8
1.1.1.1. Khí nhà kính.........................................................................................8
1.1.1.2. Hiệu ứng nhà kính................................................................................8
1.1.2. Biến đổi khí hậu .........................................................................................8
1.1.2.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu.............................................................8
1.1.2.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu.......................................................9
1.1.2.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu...........................................................11
1.1.3. Kịch bản biến đổi khí hậu.........................................................................11
1.1.3.1. Kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ........................................12
1.1.3.2. Kịch bản biến đổi khí hậu đối với lƣợng mƣa ...................................12
1.1.3.3. Kịch bản biến đổi khí hậu đối với nƣớc biển dâng............................12
1.1.4. Thích ứng với biến đổi khí hậu ................................................................13
1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU VỀ BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU.......................................................................................................13
1.2.1. Tình hình nghiên cứu BĐKH trên thế giới...............................................13
1.2.2. Tình hình nghiên cứu BĐKH ở Việt Nam ...............................................15
1.2.3. Tình hình nghiên cứu BĐKH ở tỉnh Quả .........17
ẾNĐỔIKHÍHẬUTRÊNTHẾGIỚIVÀỞVIỆTNAM.....18
1.3.1. Biến đổi khí hậu trên thế giới...................................................................18
vi
ứ..........................................................18
ện nay ..................................................................19
1.3.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam....................................................................22
1.3.2.1. Biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam .....................................................22
1.3.2.2. Kịch bản BĐKH, nƣớc biển dâng cho Việt Nam ..............................26
CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NUÔI THỦY
SẢN Ở CÁC XÃ ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH
QUẢNG BÌNH........................................................................................................ 33
2.1. TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM TỰ –
ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢ
..............................................................................................33
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................33
2.1.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ ........................................................33
2.1.1.2. Hình thể và địa hình...........................................................................34
2.1.1.3. Khí hậu...............................................................................................36
2.1.1.4. Thủy văn ............................................................................................37
2.1.1.5. Thổ nhƣỡng........................................................................................38
2.1.1.6. Sinh vật ..............................................................................................39
2.1.2.2. Tăng trƣởng và cơ cấu kinh tế ...........................................................41
2.1.2.3. Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng .............................................................42
2.1.2.4. Thực trạng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản...............................43
2.2. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở CÁC XÃ ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HUYỆN BỐ
TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH............................................................................46
2.2.1. Biến đổi một số yếu tố khí hậu cơ bản.....................................................47
2.2.1.1. Nhiệt độ..............................................................................................47
2.2.1.2. Lƣợng mƣa.........................................................................................48
2.2.2. Nƣớc biển dâng ........................................................................................49
2.2.3. Thiên tai....................................................................................................50
2.2.3.1. Lũ lụt..................................................................................................50
2.2.3.2. Bão và áp thấp nhiệt đới ....................................................................52
vii
2.2.3.3. Hạn hán ..............................................................................................54
2.2.3.4. Xâm nhập mặn ...................................................................................55
2.3. ẢNH HƢỞNG CỦA BĐKH ĐẾN NUÔI THỦY SẢN Ở CÁC XÃ ĐỒNG
BẰNG VEN BIỂN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ......................56
.......56
2.3.1.1. Diện tích:............................................................................................56
3.1.1.2. Sản lƣợng ...........................................................................................59
2.3.2. Ảnh hƣởng của nhiệt độ và hạn hán.........................................................60
2.3.3. Ảnh hƣởng của lƣợng mƣa.......................................................................63
2.3.4. Ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng, xâm nhập mặn......................................64
2.3.5. Ảnh hƣởng của lũ lụt và bão. ...................................................................66
2.3.6. Tổng hợp ma trận mức độ ảnh hƣởng của BĐKH đến nuôi thủy sản......67
2.4. DỰ BÁO DIỆ ............68
2.4.1. Cơ sở dự báo.............................................................................................68
2.4
...............................................................69
2 ........69
........................................................................71
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI ẢNH
HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NUÔI THỦY SẢN Ở CÁC XÃ
ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH............76
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP......................................................................76
3.1.1. Các nguyên tắc quán triệt khi đề xuất giải pháp ......................................76
3.1.2. Các cơ sở đề xuất giải pháp......................................................................76
3.2. CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI ẢNH HƢỞNG CỦA BĐKH CHO
HOẠT ĐỘNG NUÔI THỦY SẢN Ở CÁC XÃ ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN
HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ......................................................77
3.2.1. N ực thích ứng với BĐKH ...........................77
ả ................................78
viii
3.2.2.1. Phát triển nguồn giống.......................................................................78
3.2.2.2. Phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản...............................................78
3.2.2.3. Linh hoạt hóa thời vụ và đối tƣợng sản xuất .....................................79
.................................................................79
3.2.3.1. Quy hoạch vùng nuôi thủy sản nƣớc ngọt .........................................79
3.2.3.2. Quy hoạch vùng nuôi thủy sản mặn, lợ .............................................80
....................................................................80
3.2.3.4. Đổi mới công nghệ nuôi trồng có khả năng chống chịu BĐKH........80
3.3.3.5. Cải tiến, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật và dịch vụ cho
ngành nuôi thủy sản ........................................................................................81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................83
1. Kết luận .................................................................................................................83
2. Kiến nghị...............................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86
PHỤ LỤC
ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATNĐ Áp thấp Nhiệt đới
BĐKH Biến đổi khí hậu
DTTN Diện tích tự nhiên
GIS Hệ thống thông tin địa lý
(Geographical Information System)
GTSX Giá trị sản xuất
KNK Khí nhà kính
KTTV Khí tƣợng Thủy văn
KT - XH Kinh tế - xã hội
IPCC Ủy Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
(Intergovernmental Panel on Climate Change)
IUCN Liên minh Bảo tồn Thế giới
(International Union for Conservation of Nature and Natural
Resources)
NBD Nƣớc biển dâng
nnk Những ngƣời khác
NXB Nhà xuất bản
PRA Phƣơng pháp khảo sát nhanh có sự tham gia
(Participatory Rapid Assessment)
TN&MT Tài nguyên và Môi trƣờng
UBND Ủy ban nhân dân
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
(United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization)
WMO Tổ chức Khí tƣợng Thế giới
(World Meteorological Organization)
WWF Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên
(World Wide Fund For Nature)
XTNĐ Xoáy thuận nhiệt đới
x
DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH
BẢNG
Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất Tmax) và thấp nhất (Tmin) (o
C) từ
năm 1995 – 2015 [9], [28].........................................................................................36
Bảng 2.2. Lƣợng mƣa trung bình tháng (mm) từ năm 1995 - 2015 [9], [28] ...........37
Bảng 2.3: Đặc trƣng hình thái lƣu vực các con sông tại huyện Bố Trạch ................38
Bảng 2.4: Diện tích và dân số dải đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch..................40
Bảng 2.5: Lao động nông lâm nghiệp và thủy sản dải đồng bằng ven biển huyện
Bố Trạch ...................................................................................................................41
Bảng 2.6. Các trận lũ lụt điển hình ở dải đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Bình.........51
Bảng 2.7: Tỷ lệ các cấp báo động của các trận lũ lụt ở dải đồng bằng ven biển huyện
Bố Trạch giai đoạn 1992 – 2012. [9], [21]................................................................51
Bảng 2.8: Thống kê số lƣợng cơn bão và lũ ảnh hƣởng đến Quảng Bình từ năm
2005 – 2015...............................................................................................................53
Bảng 2.9: Diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo xã, thị trấn giai đoạn 2012 - 2016.........58
Bảng 2.10: Sản lƣợng thủy sản nuôi trồng thời kì 2012 - 2016................................60
Bảng 2.11: Diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh ở dải đồng bằng ven biển huyện Bố
Trạch giai đoạn 2012 - 2016. [9], [22]......................................................................63
Bảng 2.12: Diện tích nuôi trồng thủy sản ở dải đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch
giai đoạn 2012 - 2016 [9], [22] .................................................................................65
Bảng 2.13: Thống kê thiệt hại diện tích nuôi trồng thủy sản do thiên tai giai đoạn
2012 – 2016...............................................................................................................66
Bảng 2.14: Ma trận tổng hợp mức độ ảnh hƣởng của BĐKH đến hệ thống nuôi
trồng thủy sản............................................................................................................68
Bảng 2.15: Mực nƣớc biển dâng sử dụng để xây dựng bản đồ dự báo diện tích đất
nông nghiệp bị ngập cho dải đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch (cm) .................69
Bảng 2.16: Dự báo diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập do nƣớc biển dâng theo
Kịch bản phát thải trung bình thấp RCP4.5 ..............................................................71
xi
HÌNH
Hình 1.1. Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình toàn cầu.....................................19
Hình 1.2: Chuẩn sai nhiệt độ ầu thờ -2015........................20
Hình 1.3: Biến đổi của lƣợng mƣa năm thời kỳ 1901-2010 và thời kỳ 1951-2010.........21
Hình 1.4: Xu thế biến đổi mực nƣớc biển trung bình toàn cầu.................................21
Hình 1.5: Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam ....................23
Hình 1.6: Thay đổi lƣợng mƣa năm (%) thời kỳ 1958-2014 ....................................24
Hình 1.7: Diễn biến bão với cƣờng độ gió từ cấp 12 trở lên ở Biển Đông (1990-2015) ......25
Hình 1.8: Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (o
C) theo kịch bản RCP4.5...........28
Hình 1.9: Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (o
C) theo kịch bản RCP8.5...........28
Hình 1.10: Biến đổi của nhiệt độ tối thấp trung bình năm (o
C) theo kịch bản RCP4.5........28
Hình 1.11: Biến đổi của nhiệt độ tối thấp trung bình năm (o
C) theo kịch bản RCP8.5 ........29
Hình 1.12: Biến đổi của lƣợng mƣa năm theo kịch bản RCP4.5..............................30
Hình: 1.13: Biến đổi của lƣợng mƣa năm theo kịch bản RCP8.5.............................31
Hình 2.1: Bản đồ các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch ....................................34
Hình 2.2. Diễn biến nhiệt độ trung bình năm ở dải đồng bằng ven biển Bố Trạch
giai đoạn 1964 - 2015 [7], [19], [26].........................................................................47
Hình 2.3. Diễn biến nhiệt độ tháng cao nhất và thấp nhất năm ở dải đồng bằng ven
biển tỉnh Quảng Bình giai đoạn 1991 – 2015. [7], [19], [26] ...................................48
Hình 2.4. Diễn biến lƣợng mƣa trung bình năm ở dải đồng bằng ven biển tỉnh
Quảng Bình giai đoạn 1964 – 2015. [7], [19], [26] ..................................................48
Hình 2.5. Diễn biến lƣợng mƣa lớn nhất năm ở dải đồng bằng ven biển tỉnh Quảng
Bình giai đoạn 1991 – 2015. [7], [19], [26] ..............................................................49
Hình 2.6: Các cơn bão lớn đổ bộ vào vùng biển Quảng Bình (1961 - 2010) [26], [13] .......52
Hình 2.7. Số tháng hạn trung bình nhiều năm qua các trạm quan trắc ở khu vực Bắc
Trung Bộ (từ 1971 - 2007) ]26] ................................................................................54
Hình 2.8. Diện tích nuôi trồng thủy ở dải đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch giai
đoạn 2012 - 2016. [7], [8] .........................................................................................62
Hình 2.9: Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản ở dải đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch
giai đoạn 2012 - 2016 [7], [8] ...................................................................................64
Hình 2.10: Bản đồ dự báo mực nƣớc biển dâng năm 2030 theo Kịch bản phát thải
trung bình thấp RCP 4.5............................................................................................73
Hình 2.11: Bản đồ dự báo mực nƣớc biển dâng năm 2050 theo Kịch bản phát thải
trung bình thấp RCP 4.5............................................................................................74
Hình 2.12: Bản đồ dự báo mực nƣớc biển dâng năm 2100 theo Kịch bản phát thải
trung bình thấp RCP 4.5............................................................................................75
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) siêu tốc,
con ngƣời đang thải vào bầu khí quyển một khối lƣợng khí nhà kính khổng lồ và
không ngừng gia tăng. Thực trạng phát thải nhà kính nhƣ vậy đang làm cho khí hậu
Trái đất biến đổi ngày càng mạnh mẽ. Sự biến đổi khí hậu đƣợc biểu hiện bởi sự
thay đổi về biến trình cũng nhƣ phân bố không gian của các yếu tố khí hậu trên thế
giới nhƣ: sự gia tăng nhiệt độ, sự thất thƣờng của biến trình nhiệt năm đồng thời
kéo theo sự gia tăng của hàng loạt thiên tai đe dọa đến sự phát triển KTXH của toàn
nhân loại nhất là các nƣớc có nền KTXH có mức độ thích ứng hạn chế.
Việt Nam là một quốc gia ven biển có đƣờng bờ biển dài, diện tích đảo, quần
đảo, đất thấp ven biển chiếm tỷ trọng khá lớn, mặt khác Việt Nam là nƣớc có nền
KTXH trình độ thấp với cơ cấu nông – lâm – ngƣ chiếm tỉ trọng khá cao. Vì vậy,
Việt Nam đƣợc Ủy ban phòng chống thiên tai của Liên hợp quốc cảnh báo là một
trong những quốc gia sẽ chịu ảnh hƣởng nặng nề của sự biến đổi khí hậu (BĐKH)
địa cầu hiện nay. Thực tế cũng cho thấy trong những thập niên gần đây Việt Nam đã
chịu nhiều thảm họa thiên tai liên quan đến BĐKH nhƣ: hạn hán và xâm nhập mặn
ở Đồng bằng song Cửu Long, khô hạn ở Nam Trung Bộ, lũ lớn ở Trung Bộ,…
Nghiên cứu BĐKH, những tác động tiêu cực của nó đối với KTXH, nhất là
những địa phƣơng, những ngành kinh tế nhạy cảm đối với BĐKH, trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp nâng cao tính thích ứng và giảm nhẹ tác động của thiên tai do
BĐKH đang là vấn đề đặt ra cấp thiết.
Xuất phát từ những đòi hỏi cấp bách của thực tế trên tôi chọn vấn đề “Nghiên
cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven
biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn khoa học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các b
với BĐKH.
2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
-
- Tổng quan đặc điểm -
-
- Xác định các phƣơng diện và phân tích mức độ tác động của BĐKH đến nuôi
trồng thủy sản ở dải đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch.
- Đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH cho ngành nuôi trồng thủy sản ở
địa phƣơng.
4. Giới hạn nghiên cứu
4.1. Giới hạn về không gian
Dải thị trấn và 18 xã, cụ thể:
thị trấn Hoàn Lão, xã Hải Trạch, Bắc Trạch, Thanh Trạch, Hạ Trạch, Sơn Lộc, Cự
Nẫm, Vạn Trạch, Lý Trạch, Đức Trạch, Đồng Trạch, Phú Trạch, Hoàn Trạch, Tây
Trạch, Hòa Trạch, Nhân Trạch, Nam Trạch, Trung Trạch, Đại Trạch.
4.2. Giới hạn về thời gian
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở số liệu thu thập, điều tra đến năm 2016.
4.3. Giới hạn về đối tƣợng và nội dung nghiên cứu
4.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
4.3.2. Nội dung nghiên cứu
Sự tác động của bất kì một yếu tố tự nhiên nào đến KTXH đều thể hiện 2 mặt
tích cực và tiêu cực. Nhƣng đối với sự BĐKH, tác động tiêu cực ngày càng tăng
tính phổ biến nên trong luận văn này tôi chỉ nghiên cứu những tác động tiêu cực, cụ
thể nhƣ sau: gia tăng nhiệt độ và hạn hán, lƣợng mƣa, bão và lũ lụt, nƣớc biển dâng
và xâm nhập mặn.
3
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Toàn bộ lớp vỏ cảnh quan Trái đất là một hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh,
trong đó tồn tại nhiều hệ thống tự nhiên các cấp – các địa tổng thể tự nhiên. Mỗi
một hệ thống tự nhiên đƣợc cấu thành bởi các cấu trúc bộ phận. Giữa các hệ thống
và nội bộ mỗi hệ thống đều tồn tại chằng chịt các mối quan hệ (nội quan hệ và
ngoại quan hệ) thông qua các quá trình trao đổi vật chất và năng lƣợng. Mặt khác sự
tác động của tự nhiên đến hoạt động KTXH là một tác động mang tính tổng thể. Vì
vậy, khi nghiên cứu sự tác động của BĐKH đến hoạt động nuôi thủy sản đồng thời
đề ra giải pháp phải đứng trên quan điểm hệ thống tức là xác định đƣợc các mối
quan hệ của hệ thống và điều khiển hệ thống.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp
Từ quan điểm hệ thống cho thấy rằng sự tác động của tự nhiên tới hoạt động
KTXH thực chất là tác động của hệ thống tự nhiên đến hệ thống KTXH (mối quan
hệ tác động của những hệ thống). Quy luật sinh thái cũng phản ánh sự tác động của
các yếu tố sinh thái lên bất kì một sinh vật nào là sự tác động đồng thời. Mỗi một
yếu tố sinh thái vừa tác động theo phƣơng thức riêng nhƣng đồng thời tác động
trong tổng thể các yếu tố. Vì vậy khi nghiên cứu sự tác động của BĐKH đến hoạt
động nuôi thủy sản phải đứng trên quan điểm tổng hợp để tìm ra đƣợc sự tác động
của mỗi yếu tố, tác đọng của mỗi yếu tố trong mối quan hệ với các yếu tố khác. Ví
dụ nhƣ tác động của biến đổi nhiệt độ, sự biến đổi nhiệt liên quan mƣa ẩm và biến
đổi độ mặn,…
5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Vấn đề nghiên cứu “Sự biến đổi của khí hậu” đã phản ánh sự vận động của đối
tƣợng theo thời gian. Vì vậy, nghiên cứu phải đứng trên quan điểm lịch sử - viễn
cảnh. Thông qua chuỗi số liệu nhiều năm để rút ra đƣợc các quy luật và xu hƣớng
BĐKH, làm cơ sở khoa học cho việc phân tích ảnh hƣởng của BĐKH đến hoạt
động nuôi trồng thủy sản, dự báo tác động trong tƣơng lai; đề xuất các giải pháp
phải dựa trên sự BĐKH trong thời gian dài và dự báo tƣơng lai để đƣa ra đƣợc các
giải pháp có tính khả thi và hiệu quả lâu dài.
4
5.1.4. Quan điểm lãnh thổ
BĐKH đối với toàn cầu đều thể hiện ở sự biển đổi của các yếu tố khí hậu (biến
đổi chế độ nhiệt, mƣa, các thiên tai…) nhƣng mức độ biến đổi của các yếu tố lại
mang tính địa phƣơng sâu sắc.
Mặt khác, ở mỗi địa phƣơng, mỗi ngành sản xuất của địa phƣơng tùy vào mức
độ thích ứng mà mức độ ảnh hƣởng sẽ khác nhau. Xuất phát từ cơ sở này, quá trình
nghiên cứu vấn đề chúng tôi đứng trên quan điểm lãnh thổ, nhƣ: xác định hiệu ứng
của BĐKH diễn ra ở địa phƣơng, mức độ và phƣơng diện tác động của nó, khả năng
thích ứng của ngành nuôi trồng thủy sản. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phù hợp
nhằm hạn chế mức thấp nhất sự tác động tiêu cực của BĐKH đối với ngành.
5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu của bất kì hoạt động sản
xuất nào. Vì vậy khi đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH ở địa phƣơng cần
hƣớng tới mục tiêu tăng trƣởng ổn định ngành nuôi trồng thủy sản, nhƣng không
gây ảnh hƣởng tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Quan
điểm bền vững còn đƣợc quán triệt khi đề ra các giải pháp phải chú ý tới mực tiêu
bảo vệ đƣợc sự phát triển ổn định theo hƣớng có lợi của môi trƣờng (tự nhiên và xã
hội) và tài nguyên thiên nhiên.
5.1.6. Quan điểm thực tế
Thực tế cho thấy rằng, các giải pháp cải tạo tự nhiên đƣợc thực thi có hiệu quả
và có độ bền khi và chỉ khi các giải pháp đó phù hợp với thực tế địa phƣơng. Mặt
khác, về mặt hiệu ứng của BĐKH và tác động của nó có tính địa phƣơng sâu sắc.
Chính vì thế khi tiến hành đề ra các giải pháp cần sát hợp với điều kiện thực tế nhƣ:
tính đặc thù cƣờng độ, phƣơng diện tác động của BĐKH, khả năng thích ứng, khả
năng đáp ứng điều kiện thực thi giải pháp (vốn, khoa học kĩ thuật, điều kiện tự
nhiên của địa phƣơng,…).
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.2.1. Phƣơng pháp thu thập xử lí số liệu tự nhiên:
Dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi tiến hành thu thập các
thông tin từ: sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án, đè tài khoa học,…
5
Việc thu thập thông tin còn đƣợc thực thi ở các Sở, ban ngành của tỉnh Quảng
Bình, huyện Bố Trạch lƣu trữ, ban hành các tƣ liệu liên quan nhƣ: Sở Tài nguyên và
môi trƣờng tỉnh Quảng Bình, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bố
Trạch, Trung tâm khí tƣợng thủy văn thành phố Đồng Hới, Cục thống kê tỉnh
Quảng Bình, Chi cục thống kê huyện Bố Trạch,…
Sau khi thu thập thông tin chúng tôi tiến hành xử lí số liệu: Các số liệu, thông tin
sai biệt về các phƣơng diện, xác định các tài liệu, số liệu khi sử dụng, thƣ mục hóa,…
5.2.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa kết hợp phỏng vấn nhanh
Khảo sát thực tế theo điểm, tuyến ở dải đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch,
đặc biệt là các xã thấp trũng nhƣ Phú Trạch, Hạ Trạch, Thanh Trạch và các xã sát
biển nhƣ Đức Trạch, Nhân Trạch, Trung Trạch,... nhằm thu thập các thông tin thực
tế, bổ sung tài liệu và kiểm tra kết quả nghiên cứu. Quá trình thực địa chúng tôi
chọn các điển hình để phỏng vấn nhằm thu thập thêm thông tin, xác định những bất
hợp lí trong quá trình thực tế nghiên cứu. Nguồn thông tin thực tế là cơ sở quan
trọng cho việc đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH.
Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu chúng tôi tiến hành các bƣớc sau:
- Thiết kế bộ phiếu: Dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi thiết
kế bộ phiếu (bảng phụ lục) điều tra.
- Chọn đối tƣợng điều tra: Các đối tƣợng điều tra đƣợc chúng tôi lựa chọn
mang tính đại diện: đại diện cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà kỹ thuật,
các đối tƣợng trực tiếp nuôi thả. Riêng đối với đối tƣợng trực tiếp nuôi thả việc lựa
chọn còn mang tính đại diện cho những phƣơng diện: kỹ thuật, quy mô,…
- Tiến hành điều tra: chúng tôi tiến hành điều tra 120 phiếu theo các công đoạn
sau: phát phiếu, hƣớng dẫn những thông tin cần thiết và nói rõ mục tiêu điều tra.
- Thu thập, xử lý thông tin rút ra kết luận theo từng nội dung thông tin cần thu thập.
5.2.4. Phƣơng pháp so sánh - đối chiếu
ể thấy rõ
đƣợc xu hƣớng biến thiên của BĐKH và sự tác động của nó theo thời gian. Mặt
6
khác chúng tôi tiến hành so sánh để tìm ra sự khác biệt tác động ở các điều kiện
nuôi khác nhau, mƣc độ tác động của mỗi phƣơng diện. Trên cơ sở này để tìm ra
các giải pháp phù hợp.
5.2.5. Phƣơng pháp bản đồ và GIS
Ứng dụng phƣơng pháp bản đồ cùng phép phân tích không gian trong môi
trƣờng GIS để xây dựng các bản đồ:
- Bản đồ các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch
- Bản đồ dự báo diện tích ngập do NBD theo kịch bản phát thải trung bình thấp
RCP 4.5 khi mực NBD 13cm.
- Bản đồ dự báo diện tích ngập do NBD theo kịch bản phát thải trung bình thấp
RCP 4.5 khi mực NBD 22cm.
- Bản đồ dự báo diện tích ngập do NBD theo kịch bản phát thải trung bình thấp
RCP 4.5 khi mực NBD 53cm.
5.2.6. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia
n ngành địa lý đã có
những nghiên cứu về vấn đề BĐKH.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các giải pháp đƣợc đề xuất dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn nên có thể
triển khai cho ngƣời dân trên địa bàn nghiên cứu có thể vận dụng sau khi cụ thể hóa
cho từng điều kiện nuôi nhằm nâng cao khả năng thích ứng của ngành đối với sự
BĐKH hiện nay.
Đề tài còn có thể làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu cùng
hƣớng ở các địa bàn khác có điều kiện địa lý tƣơng đồng.
7
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận và kiến nghị; Tài liệu tham khảo và Phụ lục;
phần nội dung của luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Chƣơng 2: Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản ở các xã
đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Chƣơng 3: Đề xuất các giải pháp thích ứng với ảnh hƣởng của biến đổi khí
hậu đến nuôi trồng thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình.
8
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1.1. Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính
1.1.1.1. Khí nhà kính
Khí nhà kính (KNK) là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài
(hồng ngoại) đƣợc phản xạ từ bề mặt Trái đất khi đƣợc chiếu sáng bằng ánh sáng
mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Các
KNK chủ yếu bao gồm: hơi nƣớc, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC. KNK ảnh
hƣởng mạnh mẽ đến nhiệt độ của Trái Đất, nếu không có chúng nhiệt độ bề mặt
Trái đất trung bình sẽ lạnh hơn hiện tại khoảng 33 C (59 F) [10].
1.1.1.2. Hiệu ứng nhà kính
Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lƣợng giữa Trái đất với không
gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái đất. Hiện tƣợng
này diễn ra theo cơ chế tƣơng tự nhƣ hiệu ứng nhiệt trong nhà kính và đƣợc gọi là
hiệu ứng nhà kính [10].
1.1.2. Biến đổi khí hậu
1.1.2.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu
- Theo Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH: Biến đổi khí
hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của
khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thƣờng vài thập kỷ hoặc dài hơn.
BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài,
hoặc do hoạt động của con ngƣời làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong
khai thác sử dụng đất [3].
- Theo Công ƣớc khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC): Biến đổi khí
hậu là sự biến đổi của trạng thái khí hậu do các hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của
con ngƣời gây ra sự thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và nó đƣợc thêm vào
sự biến đổi khí hậu tự nhiên quan sát đƣợc trong các thời kỳ có thể so sánh đƣợc [10].
9
- Theo Ủy ban liên chính phủ về BĐKH: Biến đổi khí hậu đề cập đến sự thay
đổi về trạng thái của khí hậu mà có thể xác định đƣợc (ví dụ sử dụng các phƣơng
pháp thống kê…) diễn ra trong một thời kỳ dài, thƣờng là một thập kỷ hoặc lâu hơn.
Biến đổi khí hậu đề cập đến bất cứ biến đổi nào theo thời gian, có hay không theo
sự biến đổi của tự nhiên do hệ quả các hoạt động của con ngƣời [10].
Có nhiều khái niệm về BĐKH, nhƣng tất cả các khái niệm đều thống nhất ở
điểm chung là: BĐKH là sự thay đổi trạng thái khí hậu so với trung bình nhiều năm
và nguyên nhân của BĐKH chủ yếu và quyết định bởi con ngƣời.
1.1.2.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
- Nguyên nhân tự nhiên:
Những nguyên nhân tự nhiên gây nên sự thay đổi của khí hậu trái đất có thể là
từ bên ngoài, hoặc do sự thay đổi bên trong và tƣơng tác giữa các thành phần của hệ
thống khí hậu trái đất, bao gồm:
+ Thay đổi của các tham số quĩ đạo trái đất: Do trái đất tự quay xung quanh trục
của nó và quay quanh mặt trời, theo thời gian, một vài biến thiên theo chu kỳ đã diễn
ra. Các thay đổi về chuyển động của trái đất gồm: sự thay đổi của độ lệch tâm có chu
kỳ dao động khoảng 96.000 năm; độ nghiêng trục có chu kỳ dao động khoảng 41.000
năm và tuế sai (tiến động) có chu kỳ dao động khoảng từ 19.000 năm đến 23.000 năm.
Những biến đổi chu kỳ năm của các tham số này làm thay đổi lƣợng bức xạ mặt trời
cung cấp cho hệ thống khí hậu và do đó làm thay đổi khí hậu trái đất.
+ Biến đổi trong phân bố lục địa - biển của bề mặt trái đất: Bề mặt trái đất có
thể bị biến dạng qua các thời kỳ địa chất do sự trôi dạt của các lục địa, các quá trình
vận động kiến tạo, phun trào của núi lửa,… Sự biến dạng này làm thay đổi phân bố
lục địa - đại dƣơng, hình thái bề mặt trái ðất, dẫn ðến sự biến ðổi trong phân bố bức
xạ mặt trời trong cân bằng bức xạ và cân bằng nhiệt của mặt ðất và trong hoàn lýu
chung khí quyển, ðại dýõng. Ngoài ra, các ðại dýõng là một thành phần chính của
hệ thống khí hậu, dòng hải lƣu vận chuyển một lƣợng lớn nhiệt trên khắp hành tinh.
+ Thay đổi trong lưu thông đại dương: có thể ảnh hƣởng đến khí hậu thông
qua sự chuyển động của CO2 vào khí quyển. Sự biến đổi về phát xạ của mặt trời và
hấp thụ bức xạ của trái đất: Sự phát xạ của mặt trời đã có những thời kỳ yếu đi gây
10
ra băng hà và có những thời kỳ hoạt động mãnh liệt gây ra khí hậu khô và nóng trên
bề mặt trái đất. Ngoài ra, sự xuất hiện các vết đen mặt trời làm cho cƣờng độ tia bức
xạ mặt trời chiếu xuống trái đất thay đổi, năng lƣợng chiếu xuống mặt đất thay đổi
làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất.
+ Hoạt động của núi lửa: Khí và tro núi lửa có thể ảnh hƣởng đến khí hậu
trong nhiều năm. Bên cạnh đó, các sol khí do núi lửa phản chiếu bức xạ mặt trời trở
lại vào không gian, và vì vậy làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất. Có thể thấy rằng
nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu do các yếu tố tự nhiên là biến đổi từ từ, có chu
kỳ rất dài, vì thế, nếu có, thì chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào biến đổi khí hậu
trong giai đoạn hiện nay.
- Nguyên nhân do con người:
Nguyên nhân của BĐKH hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu đã đƣợc
khẳng định là chủ yếu do hoạt động của con ngƣời. Những hoạt động KT - XH với
nhịp điệu ngày một cao trong nhiều lĩnh vực nhƣ: năng lƣợng, công nghiệp, giao
thông, nông - lâm nghiệp và sinh hoạt đã làm tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng
nhà kính (N2O, CH4, H2S, các khí CFC và nhất là CO2) trong khí quyển, làm Trái
đất nóng lên, làm biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hƣởng tới môi trƣờng toàn cầu.
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con ngƣời đã sử dụng
ngày càng nhiều năng lƣợng, chủ yếu từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu,
khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà
kính, làm tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất.
Từ khoảng năm 1980 hàm lƣợng khí CO2 bắt đầu tăng lên, vƣợt con số 300 ppm và
đạt 379 ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng khoảng 31% so với thời kỳ tiền công
nghiệp, vƣợt xa mức khí CO2 tự nhiên trong khoảng 650 nghìn năm qua. CFCs vừa
là KNK với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất
phá hủy tầng ozon bình lƣu, chỉ mới có trong khí quyển do con ngƣời sản xuất ra kể
từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển.
Đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, việc
tiêu thụ năng lƣợng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng
lƣợng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng góp khoảng một nửa
11
(46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất
nông nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%,
còn lại (3%) là từ các hoạt động khác [5].
1.1.2.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
BĐKH là sự thay đổi trạng thái trung bình của khí quyển thông qua các yếu
tố khí hậu. Sự biến đổi này có thể theo những hƣớng khác nhau nhƣng đều là sự
biến thiên lớn so với trạng thái khí hậu trung bình. BĐKH thƣờng biển hiện qua
các thay đổi sau:
- Thay đổi nhiệt độ: thay đổi nhiệt độ do BĐKH là sự thay đổi lớn so với trị
số trung bình, các cực trị mang tính cực đoan. Sự thay đổi nhiệt do biến đổi có thế
tăng hoặc giảm.
- Thay đổi cực đoan về năng lƣợng (thu, chi), quá trình trao đổi vật chất và
năng lƣợng, nội loạn của các hoàn lƣu khí quyển và dòng biển… của đại dƣơng.
- Thay đổi trong băng quyển: Thay đổi băng quyển chính là hiệu ứng nhiệt của
Trái đất, sự thay đổi băng quyển có thể mở rộng hoặc thu hẹp cả về khối lƣợng,
diện tích phân bố, tùy thuộc xu hƣớng tăng hoặc giảm nhiệt độ của Trái đất.
- Thay đổi mực nƣớc biển và đại dƣơng: Sự thay đổi mực nƣớc biển và đại
dƣơng là hiệu ứng của nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng làm cho nƣớc biển giản nở đồng
thời làm tăng quá trình tan băng nên nƣớc biển và đại dƣơng tăng (và ngƣợc lại).
- Thay đổi về lƣợng mƣa: Sự tăng giảm lƣợng mƣa trên Trái đất vừa do tác
động trực tiếp của gia tăng hoặc giảm nhiệt của Trái đất đồng thời gián tiếp qua bão,
áp thấp, hiện tƣợng El - Nino và La - Nina. Nếu nhiệt độ Trái đất tăng sẽ tăng độ
ẩm, bão và mƣa lớn. Ngƣợc lại nhiệt độ giảm sẽ giảm lƣợng bốc hơi, độ ẩm giảm
đồng thời bão và áp thấp hạn chế nên lƣợng mƣa giảm.
- Gia tăng thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, các giá trị cực đoan
của khí hậu tăng và kéo theo các tác hại gián tiếp do thiên tai tăng.
1.1.3. Kịch bản biến đổi khí hậu
Kịch bản biến đổi khí hậu là một giả định có cơ sở khoa học và sự tin cậy của
sự biến đổi trong tƣơng lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, tổng thu nhập
quốc dân, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng. Nhƣ vậy,
12
kịch bản biến đổi khí hậu có điểm giống với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu vì
đều phản ánh sự tiến triển trong tƣơng lai của các yếu tố thủy văn, khí hậu. Nhƣng
điểm khác biệt của biến đổi khí hậu so với dự báo thời tiết ở chỗ là kịch bản biến
đổi khí hậu bao giờ cũng đƣa ra quan điểm về mối quan hệ ràng buộc giữa phát
triển và hành động.
Kịch bản biến đổi khí hậu sẽ là định hƣớng giúp chúng ta có thể xây dựng và
triển khai kế hoạch hành động nhằm giảm thiểu tác động tiềm tàng của biến đổi khí
hậu trong tƣơng lai.
1.1.3.1. Kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ
Thời kỳ đầu thế kỷ, 2016 - 2035, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 0,3
- 0,7o
C. Nhiệt độ đất liền tăng nhanh hơn nhiệt độ trên biển và nhiệt độ vùng cực
tăng nhanh hơn nhiệt độ vùng nhiệt đới.
Thời kỳ cuối thế kỷ (2081- 2100) nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 0,3
- 1,7°C đối với kịch bản RCP2.6; 1,1 - 2,6°C đối với kịch bản RCP4.5; 1,4 - 3,1°C
đối với kịch bản RCP6.0 và 2,6 - 4,8°C đối với kịch bản RCP8.5.
Nhìn chung nhiệt độ tăng không đồng nhất theo các khu vực. Sự nóng lên toàn
cầu là không đồng nhất về không gian, nhiệt độ trên đất liền tăng nhiều hơn so với
trên biển; Bắc Cực là nơi có mức độ tăng lớn nhất.
1.1.3.2. Kịch bản biến đổi khí hậu đối với lượng mưa
Theo cả hai kịch bản RCP2.6 và RCP8.5, lƣợng mƣa có thay đổi đáng kể khi
nhiệt độ tăng. Một số khu vực có lƣợng mƣa tăng, trong khi đó một số khu vực có
lƣợng mƣa giảm. Xu thế chung là lƣợng mƣa mùa mƣa tăng, lƣợng mƣa mùa khô
giảm. Lƣợng mƣa có xu thế tăng ở vùng vĩ độ cao và gần xích đạo, xu thế giảm của
lƣợng mƣa diễn ra ở Tây Nam Úc, Nam Mỹ, châu Phi, và khu vực giữa Đại Tây
Dƣơng đến Địa Trung Hải.
1.1.3.3. Kịch bản biến đổi khí hậu đối với nước biển dâng
Theo kịch bản nƣớc biển dâng toàn cầu (IPCC, 2013), thành phần giãn nở
nhiệt đóng góp lớn nhất vào mực nƣớc biển dâng tổng cộng, chiếm khoảng 30 -
55%; thành phần băng tan từ các sông băng và núi băng ở đất liền, chiếm
khoảng 15 – 35%.
13
Theo kịch bản RCP4.5, mực nƣớc biển trung bình toàn cầu dâng 26cm
trong giai đoạn giữa thế kỷ; dâng 47m trong giai đoạn cuối thế kỷ; dâng 53cm
vào năm 2100.
Theo kịch bản RCP8.5, mực nƣớc biển trung bình toàn cầu dâng 30cm
trong giai đoạn giữa thế kỷ; dâng 63cm trong giai đoạn cuối thế kỷ; dâng 74cm
vào năm 2100.
Báo cáo AR5 của IPCC cũng đánh giá rằng sự thay đổi mực nƣớc biển tại
từng khu vực có thể khác biệt đáng kể so với trung bình toàn cầu. Nguyên nhân là
do các quá trình động lực đại dƣơng, sự dịch chuyển của đáy biển hay những thay
đổi trọng lực do phân bố lại khối lƣợng nƣớc trên đất liền (băng và lƣu trữ nƣớc).
Về mặt không gian, trong một vài thập kỷ tới, thay đổi mực nƣớc biển trên phần lớn
các khu vực trên thế giới sẽ chủ yếu là do những thay đổi về động lực.
1.1.4. Thích ứng với biến đổi khí hậu
Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời
đối với hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn
thƣơng do dao động và BĐKH hiện hữu hay tiềm tàng và tận dụng các cơ hội mà nó
mang lại [3].
1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU VỀ BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU
1.2.1. Tình hình nghiên cứu BĐKH trên thế giới
Theo IPCC, BĐKH không còn đơn thuần là vấn đề môi trƣờng mà đã trở
thành vấn đề của sự phát triển cả hành tinh. BĐKH ảnh hƣởng đến tất cả các mặt
của đời sống, tới sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ. Vì
vậy, nghiên cứu các vấn đề về BĐKH, chƣơng trình hành động thích ứng với
BĐKH đã đƣợc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế chú trọng đầu tƣ nghiên cứu.
Trên thế giới đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo và nhiều tổ chức ra đời nhƣ
IUCN, WWF, UNESCO, IPCC… nhằm cứu vãn loài ngƣời trƣớc sự tác động của
BĐKH hiện nay. Năm 1992, hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc triệu tập họp tại
Rio de Janeiro đã thông qua Công ƣớc khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH
(UNFCCC). Sau hội nghị quốc tế về BĐKH, Uỷ ban Liên Chính phủ về BĐKH của
Liên Hiệp Quốc (IPCC) đƣợc thành lập, thu hút sự tham gia của hàng ngàn nhà
14
khoa học trên thế giới. Năm 1997, tại hội nghị Kyoto, Chƣơng trình khung về
BĐKH mang tầm quốc tế của Liên hiệp quốc đƣợc thông qua với 165 quốc gia và
bắt đầu có hiệu lực vào tháng 2/2005.
Những năm 1998 - 2003, Subbiah và cộng sự thuộc Trung tâm sẵn sàng ứng
phó với thiên tai Châu Á (ADPC) đã nghiên cứu và ứng dụng một hệ thống thông
tin về khí hậu để giảm thiểu các rủi ro thiên tai. Hệ thống này bao gồm một chu
trình liên tục các hệ dự báo, sự phổ biến, sự áp dụng và đánh giá kết quả. Nhờ hệ
thống này mà ngƣời dân các huyện Kupang, Indramayu…(Indonesia) có thể ứng
phó, thích ứng đƣợc các hiện tƣợng thời tiết khắc nghiệt nhƣ chuyển đổi cơ cấu cây
trồng và lịch mùa vụ cho phù hợp với điều kiện biến đổi của thời tiết, khí hậu.
Năm 2005, Burton và Lim trong nghiên cứu “Đạt đƣợc sự thích ứng đầy đủ
trong nông nghiệp”, các tác giả đã nghiên cứu sự thích ứng với BĐKH bằng những
thay đổi ngắn hạn trong sản xuất nông nghiệp nhƣ lựa chọn cây trồng, phƣơng thức
trồng linh hoạt.
Năm 2007, Ramamasy và Baas qua quá trình nghiên cứu đã xuất bản cuốn
sách “Climate variability and change: adaptation to drought in Bangladesh”, dùng
cho cán bộ khuyến nông, các nhóm làm việc chuyên về kĩ thuật, quản lý thiên tai,
đại diện cho cộng đồng và các chuyên gia phát triển để ứng phó và thích ứng với sự
BĐKH, đặc biệt là sự gia tăng thƣờng xuyên của hạn hán ở Bangladesh.
Năm 2008, Lyndsay Erin Kean đã nghiên cứu năng lực thích ứng BĐKH của
các nhà chức trách tại Ontario, Canada. Nghiên cứu này đã chỉ ra một số biện pháp
thích ứng và nâng cao năng lực quản lý bằng các thể chế, kế hoạch, chính sách của
các cấp chính quyền và các nguồn tài nguyên nƣớc ở quy mô đầu nguồn thông qua
sự hợp tác của các thành phố, tỉnh, chính phủ, các bên liên quan và các thành viên
của cộng đồng.
Năm 2009, nghiên cứu “Đông Nam Á và những hòn đảo ở Thái Bình Dƣơng:
ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến năm 2030” đã xác định và tóm tắt các nghiên
cứu mới nhất, đánh giá của các chuyên gia liên quan đến tính dễ bị tổn thƣơng do
tác động của BĐKH nhƣ: mực nƣớc biển dâng, nhu cầu cấp nƣớc, thay đổi trong
nông nghiệp, hủy hoại sinh thái, cơ sở hạ tầng và các mẫu bệnh.
15
1.2.2. Tình hình nghiên cứu BĐKH ở Việt Nam
Việt Nam là nƣớc có đƣờng bờ biển dài trên 3260 km, nằm trong vùng nhiệt đới
gió mùa ẩm và có diện tích đất thấp ven biển chiếm tỷ lệ lớn. Tổ chức IPCC cảnh báo,
Việt Nam là nƣớc có nhiều mối đe dọa nghiêm trọng do BĐKH gây ra, nhất là hiện
tƣợng mực NBD cao. Vì vậy, vấn đề BĐKH đang là một trong những mối quan tâm
hàng đầu của những nhà quản lý Nhà nƣớc ở các cấp cũng nhƣ các nhà khoa học hoạt
động trong các ngành có liên quan. Trên cơ sở đó, nhiều hội thảo, hội nghị, công trình
nghiên cứu ra đời.
Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiếu (1990) đã nghiên cứu “BĐKH Việt
Nam trong khoảng 100 năm gần đây”, thông qua chuỗi các số liệu đã chứng minh
đƣợc sự BĐKH ở Việt Nam về nhiệt độ, lƣợng mƣa, mực nƣớc biển dâng và dự báo
sự BĐKH, đề xuất các giải pháp ứng phó đối với Việt Nam.
Trần Đức Lƣơng (1993) có bài viết “Hiểm họa của BĐKH toàn cầu và Việt
Nam”, Hội thảo quốc gia về BĐKH, Bộ TN&MT. Bài viết đã nêu lên các nguyên
nhân gây BĐKH, các hiểm họa xảy ra đối với loài ngƣời trên thế giới và Việt Nam.
Nguyễn Ngọc Thụy (1997), trong nghiên cứu “Ảnh hƣởng của El Nino tới mực
NBD”, Hội nghị khoa học lần thứ 4, Viện Khí tƣợng Thủy văn, tác giả đã nêu lên
biến trình của NBD do ảnh hƣởng của El Nino trong những thập niên cuối thế kỷ XX
đầu thế kỷ XXI.
Năm 2002, Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế Canada (CECI) đã công
bố công trình nghiên cứu “Xây dựng năng lực thích ứng với BĐKH ở miền trung
Việt Nam”. Công trình nghiên cứu này nhằm củng cố năng lực để thiết lập, xây dựng
các chiến lƣợc thích ứng ho cộng đồng thông qua việc ứng phó với thiên tai, lồng
ghép việc phòng và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại và kế hoạch phát triển của địa phƣơng.
Năm 2003, dƣới sự tài trợ của GEF/UNDP, Viện Khí tƣợng Thủy văn, Bộ
TN&MT đã đƣa ra “Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho công ƣớc khung của
Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu”, báo cáo về tình hình phát thải khí nhà kính của
Việt Nam trong năm 1994, những tác động tiềm tàng của BĐKH và biện pháp thích
ứng cho các ngành KT - XH của Việt Nam.
16
Viện Khí tƣợng Thủy văn, Bộ TN&MT (2007) đã có công trình nghiên cứu
“Tác động của nƣớc biển dâng và các biện pháp thích ứng của Việt Nam” đã nêu lên
sự dâng cao của mực nƣớc biển qua các thời kì và các biện pháp thích ứng cần thiết.
Viện Khí tƣợng Thủy văn, Bộ TN&MT (2008) đã triển khai dự án “Tăng
cƣờng năng lực quốc gia ứng phó với BĐKH ở Việt Nam” nhằm giảm nhẹ thiệt hại
và kiểm soát phát thải KNK. Công trình này đã đƣa ra một khung thể chế cho việc
thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về BĐKH.
Lê Anh Tuấn (2009) đƣa ra báo cáo với chủ đề “Tổng quan về nghiên cứu
BĐKH và các hoạt động thích ứng ở miền nam Việt Nam”. Trong bản báo cáo tác giả
đã lƣợt khảo các nguy cơ và thách thức của BĐKH đối với miền nam nói riêng và Việt
Nam nói chung, sau đó đƣa ra các hoạt động thích ứng của chính quyền, các viện
nghiên cứu, các trƣờng đại học, các tổ chức xã hội và nhân dân địa phƣơng.
Lê Văn Ân (2010) có bài viết “Các biến động Môi trƣờng và tài nguyên tự
nhiên do nƣớc biển dâng và các động thái cần thực thi nhằm hạn chế biến động
giảm nhẹ thiên tai”, Hội thảo Khoa học Địa lý, Đại học sƣ phạm Thành phố Hồ Chí
Minh. Bài viết đã đánh giá sự dâng cao nguồn nƣớc biển trên thế giới, Việt Nam,
nêu lên các biến động cơ bản của tài nguyên, môi trƣờng do nƣớc biển dâng và các
giải pháp cần thiết để hạn chế.
Bộ TN&MT (2012) đã công bố “Kịch bản BĐKH và NBD” dƣới sự kế thừa
kịch bản BĐKH và NBD những năm trƣớc và tình hình diễn biến thực tế của
BĐKH tại Việt Nam đã đƣa ra (1) những biểu hiện BĐKH, nƣớc biển dâng trên thế
giới và Việt Nam; (2) xây dựng kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam. Đây là định
hƣớng cho Bộ, ngành, địa phƣơng đánh giá tác động BĐKH và triển khai kế hoạch
hành động nhằm thích ứng, giảm thiểu những tác động tiềm tàng của BĐKH.
Bộ TN&MT (2016) đã công bố “Kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam”.
Kịch bản biến đổi khí hậu chi tiết năm 2016 đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở các số
liệu khí tƣợng thủy văn và mực nƣớc biển của Việt Nam cập nhật đến năm 2014; số
liệu địa hình đƣợc cập nhật đến tháng 3 năm 2016; phƣơng pháp mới nhất trong
Báo cáo đánh giá khí hậu lần thứ 5 của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu; các
mô hình khí hậu toàn cầu và mô hình khí hậu khu vực độ phân giải cao; theo
17
phƣơng pháp chi tiết hóa động lực kết hợp hiệu chỉnh thống kê sản phẩm mô hình.
Các kịch bản biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng có mức độ chi tiết đến đơn vị hành
chính cấp tỉnh và các đảo, quần đảo của Việt Nam. Bản đồ nguy cơ ngập do nƣớc
biển dâng có mức độ chi tiết đến cấp huyện và đến cấp xã đối với các khu vực có
bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. Kịch bản về một số đặc trƣng cực trị khí hậu đƣợc cung
cấp để phục vụ công tác quy hoạch.
BĐKH ở tỉnh Quảng Bình đã đƣợc nhiều nhà khoa học và các ban ngành quan tâm.
Ban quản lý trung ƣơng các dự án thủy lợi (2010) đã đƣa ra “Kế hoạch Quản
lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020”. Báo cáo đã đánh giá
đƣợc tình hình thiên tai ở tỉnh Quảng Bình và đƣa ra các giải pháp quản lý rủi ro
thiên tai cho các cấp chính quyền và ngƣời dân địa phƣơng.
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình (2010), đã có đề tài nghiên cứu
“Đánh giá ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, môi trƣờng, kinh
tế - xã hội ở tỉnh Quảng Bình và đề xuất các giải pháp giảm thiểu”. Công trình
nghiên cứu này đã tổng quan các biểu hiện của BĐKH ở Quảng Bình, tác động của
BĐKH đến các tai biến thiên nhiên, KT - XH và đƣa ra các biện pháp giảm thiểu.
Sở TN&MT tỉnh Quảng Bình (2011) đã đƣa ra công trình nghiên cứu “Xây
dựng kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Bình đến năm
2020”. Nghiên cứu về BĐKH và kịch bản BĐKH ở tỉnh Quảng Bình, đánh giá tác
động của BĐKH và nƣớc biển dâng, những định hƣớng chính về kế hoạch hành
động ứng phó với BĐKH và nƣớc biển dâng ở tỉnh Quảng Bình.
Sở TN&MT tỉnh Quảng Bình (2011) đã nghiên cứu “Tác động của biến đổi khí
hậu đối với vùng ven bờ tỉnh Quảng Bình”. Nghiên cứu về hiện trạng môi trƣờng ven
bờ, kịch bản BĐKH tỉnh Quảng Bình, tác động của BĐKH đến vùng ven bờ.
18
Là một huyện thƣờng xuyên chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu và diện tích
các xã đồng bằng ven biển tƣơng đối lớn nên công tác nghiên cứu thực trạng, diễn
biến và cách đối phó vớ biến đổi khí hậu đƣợc huyện Bố Trạch quan tâm.
Tạp chí thông tin khoa học và công nghiệ Quảng Bình, Số 3/2015 đã đề cập
đến “Những tác động của biến đổi khí hậu và công tác ứng phó trong sản xuất nông
nghiệp ở huyện Bố Trạch”.
Sở TN&MT đã xây dựng “Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nƣớc
biển dâng giai đoạn 2011 - 2015 và định hƣớng đến năm 2020” cho các huyện trong
đó có huyện Bố Trạch.
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1328/KH-UBND về thực hiện Chƣơng
trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Bình giai đoạn
2013 - 2015. Theo đó, Kế hoạch đã cập nhật những kế hoạch hành động ứng phó
với biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng huyện Bố Trạch đến năm 2020.
Trang Thông tin Sở TN&MT có bài viết (03/2017) “Ứng phó với biến đổi khí
hậu lên bờ biển Bố Trạch” nêu bật những tác động của hiện tƣợng nƣớc biển dâng
cao làm thay đổi môi trƣờng sống nhiều loài sinh vật biển, trƣớc hết là tôm, cá tự
nhiên, tác động của nạn cát bay, cát lấn, tác động của việc gia tăng càng nhiều các
tai biến khí hậu đến hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy hải sản.
Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bố Trạch (10/2016) bổ sung
hoàn thiện đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và con nuôi thủy sản cho giai đoạn
2016 - 2020 thích ứng với biến đổi khí hậu”.
1.3.1. Biến đổi khí hậu trên thế giới
Khí hậu trái đất đã trải qua nhiều lần biến đổi. Khoảng 45 triệu năm về trƣớc,
một thiên thạch khổng lồ va vào trái đất làm bề mặt trái đất bị bao phủ một lƣợng
khói bụi dày đặc và trái đất bị chìm trong bóng tối một thời gian dài do không có
ánh sáng mặt trời. Trái đất bị lạnh đi và loài khủng long bị tiêu diệt.
Khoảng 2 triệu năm trƣớc công nguyên, trái đất cũng trải qua nhiều lần băng
hà lạnh lẽo và gian băng ấm áp, với chu kỳ mỗi lần khoảng 100 nghìn năm. Chênh
lệch nhiệt độ trung bình giữa kỳ băng hà và gian băng khoảng 5 - 70ºC, riêng ở
vùng cực khoảng 10 - 150ºC.
19
Thời kỳ gian băng khoảng 125 nghìn đến 130 nghìn năm trƣớc công nguyên,
nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp (1750)
khoảng 20ºC và mực nƣớc biển trung bình cao hơn trong thế kỷ 20 từ 4 đến 6m.
Thời kỳ băng hà cuối cùng kết thúc cách đây khoảng 10 - 15 nghìn năm. Sau thời
kỳ này, trái đất ấm dần lên, các sinh vật mới dần dần phát triển. Sa mạc Sahara trong
khoảng 12 nghìn đến 4 nghìn năm trƣớc công nguyên có cây cỏ và chim muông.
Khoảng 5 - 6 nghìn năm trƣớc công nguyên, nhiệt độ trái đất cao hơn hiện nay.
Hình 1.1. Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình toàn cầu
(Nguồn: IPCC/2007)
Đầu thế kỷ XIV, Châu Âu trải qua một kỷ băng hà nhỏ kéo dài khoảng vài trăm
năm. Những khối băng khổng lồ hình thành và những mùa đông khắc nghiệt làm cho
mùa màng thất bát, dẫn đến nạn đói, nhiều gia đình phải di cƣ đi nơi khác [10].
a. Biến đổi nhiệt độ
Theo báo cáo AR5, nhiệt độ trung bình toàn cầu có xu thế tăng lên rõ rệt kể từ
những năm 1950, nhiều kỷ lục thời tiết và khí hậu cực đoan đã đƣợc xác lập trong
vài thập kỷ qua. Khí quyển và đại dƣơng ấm lên, lƣợng tuyết và băng giảm, mực
nƣớc biển tăng, nồng độ các khí nhà kính tăng (IPCC, 2013).
Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 0,89o
C trong thời kỳ 1901 - 2012.
Nhiệt độ trung bình toàn cầu có chiều hƣớng tăng nhanh đáng kể từ giữa thế kỷ 20
với mức tăng khoảng 0,12o
C/thập kỷ trong thời kỳ 1951- 2012.
20
Số ngày và số đêm lạnh có xu thế giảm, số ngày và số đêm nóng cùng với hiện
tƣợng nắng nóng có xu thế tăng rõ rệt trên quy mô toàn cầu từ khoảng năm 1950.
Biến đổi của nhiệt độ có xu thế chung là tăng nhanh hơn ở vùng vĩ độ cao so
với vùng vĩ độ thấp; tăng nhanh hơn ở các vùng sâu trong lục địa so với vùng ven
biển và hải đảo; nhiệt độ tối thấp tăng nhanh hơn so với nhiệt độ tối cao. Báo cáo
AR5 (IPCC, 2013) tiếp tục khẳng định số ngày và số đêm lạnh có xu thế giảm; số
ngày và số đêm nóng, số đợt nắng nóng có xu thế tăng trên quy mô toàn cầu. Cùng
với sự tăng nhanh của nhiệt độ, diện tích băng cũng có xu thế giảm, giảm đáng kể
nhất trong những năm gần đây.
Theo thông báo của Tổ chức Khí tƣợng Thế giới (WMO, 2016), những năm
nóng kỷ lục đều đƣợc ghi nhận là xảy ra trong những năm gần đây, đặc biệt là
những năm đầu của thế kỷ 21. Trong đó, năm 2015 đƣợc ghi nhận là năm nóng nhất
theo lịch sử quan trắc, với chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm toàn cầu đạt giá trị
khoảng 0,76o
C.[5]
Hình ình toàn cầu thời kì 1950 - 2015
b. Biến đổi lượng mưa
Lƣợng mƣa có xu thế tăng ở đa phần các khu vực trên quy mô toàn cầu
trong thời kỳ 1901-2010. Trong đó, xu thế tăng rõ ràng nhất ở các vùng vĩ độ
trung bình và cao; ngƣợc lại, nhiều khu vực nhiệt đới có xu thế giảm. Xu thế
tăng/giảm của lƣợng mƣa phản ánh rõ ràng hơn trong giai đoạn 1951-2010 so với
giai đoạn 1901-2010.
21
Hình 1.3: Biến đổi phân bố lƣợng mƣa trung bình năm của thế giới
thời kỳ 1901-2010 và thời kỳ 1951-2010
Trong đó, xu thế tăng rõ ràng nhất ở khu vực Châu Mỹ, Tây Âu, Úc; xu thế
giảm rõ ràng nhất ở khu vực Châu Phi và Trung Quốc. IPCC cũng tiếp tục khẳng
định số vùng có số đợt mƣa lớn tăng nhiều hơn số vùng có số đợt mƣa lớn giảm.
Hạn hán không có xu thế rõ ràng do hạn chế về số liệu quan trắc và đánh giá hạn.
Xu thế về tần số bão là chƣa rõ ràng, tuy nhiên gần nhƣ chắc chắn rằng số cơn bão
mạnh cũng nhƣ cƣờng độ của các cơn bão mạnh đã tăng lên (IPCC, 2013).[5]
c. Băng tan và nước biển dâng
Trong quá khứ, mực nƣớc biển trên thế giới đã có những thay đổi với quy mô
thời gian khoảng vài trăm đến vài ngàn năm. Mực nƣớc biển đã thay đổi hơn 100m
do sự biến động của lƣợng băng trên trái đất qua các thời kỳ băng hà (Foster và
Rohling, 2013, Rohling và nnk, 2009).
Từ sau thời kỳ băng hà cuối cùng, khoảng 2000 đến 6000 năm trƣớc, mực
nƣớc biển đã tăng lên hơn 120m, sau đó giảm dần. [5]
Hình 1.4: Xu thế biến đổi mực nƣớc biển trung bình toàn cầu
22
Mực nƣớc biển tại các trạm quan trắc toàn cầu trong giai đoạn 1900 - 2010 đã
tăng khoảng 1,7 ± 0,2mm/năm (Church và White, 2006; Church và White, 2011,
Jevrejeva và nnk, 2012a, Ray và Douglas, 2011), với xu thế tăng rõ nét trong giai
đoạn 1920 - 1950 và đặc biệt tăng mạnh từ năm 1993 trở lại đây. Xu thế mực nƣớc
biển tăng mạnh trong giai đoạn 1993 trở lại đây cũng đƣợc khẳng định trong các
đánh giá về xu thế biến động mực nƣớc biển từ số liệu vệ tinh
Số liệu tại các trạm quan trắc mực nƣớc biển cho thấy mực nƣớc biển có xu
thế tăng toàn cầu. Tuy nhiên sự gia tăng mực nƣớc biển là không đồng nhất giữa
các khu vực, cá biệt tại một số trạm mực nƣớc có xu thế giảm. Nguyên nhân là do
quá trình khối băng tan vào đại dƣơng làm thay đổi lực tải lên lớp vỏ trái đất, dẫn
đến sự phản ứng lại của lớp vỏ trái đất đến lớp chất lỏng trên đại dƣơng làm mực
nƣớc biển tƣơng đối giảm mạnh ngay tại các khu vực có băng tan nhƣ Alaska,
Scandinavia nhƣng lại gây tăng tại hầu hết các khu vực khác trên toàn cầu
d. Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng
Thiên tai và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan gia tăng ở nhiều nơi trên thế
giới, trong đó có liên quan nhiều đến hiện tƣợng ENSO. Trên phạm vi toàn cầu,
biến đổi của xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) chịu sự chi phối của biến đổi nhiệt độ
nƣớc biển, của hoạt động ENSO và sự thay đổi quỹ đạo của chính XTNĐ. Xu thế
tăng cƣờng hoạt động của XTNĐ rõ rệt nhất ở Bắc, Tây Nam Thái Bình Dƣơng và
Ấn Độ Dƣơng (IPCC, 2010). [5]
1.3.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
1.3.2.1. Biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam
a. Biến đổi về nhiệt độ
Nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc, tăng nhanh trong những
thập kỷ gần đây. Trung bình cả nƣớc, nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1958 - 2014
tăng khoảng 0,62o
C, riêng giai đoạn 1985 - 2014 nhiệt độ tăng khoảng 0,42o
C. Tốc
độ tăng trung bình mỗi thập kỷ khoảng 0,10o
C, thấp hơn giá trị trung bình toàn cầu
là 0,12o
C/thập kỷ (IPCC 2013).
Theo số liệu quan trắc thời kỳ 1961-2014, nhiệt độ ngày cao nhất (Tx) và thấp
nhất (Tm) có xu thế tăng rõ rệt, với mức tăng cao nhất lên tới 1o
C/10 năm. Số ngày
23
nóng (số ngày có Tx ≥35o
C) có xu thế tăng ở hầu hết các khu vực của cả nƣớc, đặc
biệt là ở Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nguyên với mức tăng phổ biến 2 - 3
ngày/10 năm, nhƣng giảm ở một số trạm thuộc Tây Bắc, Nam Trung Bộ và khu vực
phía Nam. Các kỷ lục về nhiệt độ trung bình cũng nhƣ nhiệt độ tối cao liên tục đƣợc
ghi nhận từ năm này qua năm khác. Một ví dụ điển hình nhƣ tại trạm Con Cuông
(Nghệ An), nhiệt độ cao nhất quan trắc đƣợc trong đợt nắng nóng năm 1980 là
42o
C, năm 2010 là 42,2o
C và năm 2015 là 42,7o
C.[5]
Hình 1.5: Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam
Nhiệt độ tại các trạm ven biển và hải đảo có xu thế tăng ít hơn so với các trạm
ở sâu trong đất liền. Có sự khác nhau về mức tăng nhiệt độ giữa các vùng và các
mùa trong năm. Nhiệt độ tăng cao nhất vào mùa đông, thấp nhất vào mùa xuân.
Trong 7 vùng khí hậu, khu vực Tây Nguyên có mức tăng nhiệt độ lớn nhất, khu vực
Nam Trung Bộ có mức tăng thấp nhất.
b. Biến đổi về lượng mưa
Trong thời kỳ 1958 - 2014, lƣợng mƣa
năm tính trung bình cả nƣớc có xu thế tăng
nhẹ. Trong đó, tăng nhiều nhất vào các tháng
mùa đông và mùa xuân; giảm vào các tháng
mùa thu. Nhìn chung, lƣợng mƣa năm ở các
khu vực phía Bắc có xu thế giảm từ 5,8% -
12,5%/57 năm; các khu vực phía Nam có xu
thế tăng từ 6,9% - 19,8%/57 năm. Khu vực
Nam Trung Bộ có mức tăng lớn nhất Hình 1.6: Thay đổi lƣợng mƣa
năm (%) thời kỳ 1958-2014
24
19,8%/57 năm; khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mức giảm lớn nhất 12,5%/57 năm.
Đối với các khu vực phía Bắc, lƣợng mƣa chủ yếu giảm rõ nhất vào các tháng mùa
thu và tăng nhẹ vào các tháng mùa xuân. Đối với các khu vực phía Nam, lƣợng mƣa
các mùa ở các vùng khí hậu đều có xu thế tăng; tăng nhiều nhất vào các tháng mùa
đông từ 35,3% - 80,5%/57 năm và mùa xuân từ 9,2% - 37,6%/57 năm.[5]
c. Nước biển dâng
Số liệu mực nƣớc quan trắc tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam cho thấy
mực nƣớc biển có xu thế tăng, với tốc độ mạnh nhất vào khoảng 5,58mm/năm tại
Phú Quý và 5,28mm tại Thổ Chu. Tuy nhiên, mực nƣớc tại trạm Cô Tô và Hòn Ngƣ
lại có xu thế giảm với tốc độ lần lƣợt là 5,77 và 1,45mm/năm. Tính trung bình, mực
nƣớc tại các trạm hải văn của Việt Nam có xu hƣớng tăng rõ rệt với mức tăng
khoảng 2,45mm/năm. Nếu tính trong thời kỳ 1993 - 2014, mực nƣớc biển trung
bình tại các trạm hải văn đều có xu thế tăng với mức độ tăng trung bình khoảng
3,34mm/năm.[5]
d. Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng
Số lƣợng các đợt hạn hán, đặc biệt là hạn khắc nghiệt gia tăng trên phạm vi
toàn quốc. Các giá trị kỷ lục liên tiếp đƣợc ghi nhận trong vài năm trở lại đây. Từ
năm 2000 đến nay, khô hạn gay gắt hầu nhƣ năm nào cũng xảy ra. Vào năm 2010
mức độ thiếu hụt dòng chảy trên hệ thống sông, suối cả nƣớc so với trung bình
nhiều năm từ 60 - 90%, mực nƣớc ở nhiều nơi rất thấp, tƣơng ứng với tần suất lặp
lại 40 - 100 năm. Năm 2015 mùa mƣa kết thúc sớm, dẫn đến tổng lƣợng mƣa thiếu
hụt nhiều so với trung bình nhiều năm trên phạm vi cả nƣớc, đặc biệt là ở Nam Bộ,
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Số ngày rét đậm, rét hại ở miền Bắc có xu thế giảm, đặc biệt là trong hai thập
kỷ gần đây, tuy nhiên có sự biến động mạnh từ năm này qua năm khác, xuất hiện
những đợt rét đậm kéo dài kỷ lục, những đợt rét hại có nhiệt độ khá thấp. Năm 2008
miền Bắc trải qua đợt rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày (từ 13/1 đến 20/2), băng tuyết
xuất hiện trên đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), nhiệt độ có
giá trị -2 và -3o
C. Mùa đông 2015 - 2016, rét đậm, rét hại diện rộng ở miền Bắc, tuy
không kéo dài nhƣng nhiệt độ đạt giá trị thấp nhất trong 40 năm gần đây; tại các
25
vùng núi cao nhƣ Pha Đin, Sa Pa hay Mẫu Sơn, nhiệt độ thấp nhất dao động từ -5
đến -4o
C; băng tuyết xuất hiện nhiều nơi, đặc biệt là ở một số nơi nhƣ Ba Vì (Hà
Nội) và Kỳ Sơn (Nghệ An) có mƣa tuyết lần đầu tiên trong lịch sử.
Theo số liệu thống kê thời kỳ 1959 - 2015, trung bình hàng năm có khoảng 12
cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên Biển Đông, trong đó khoảng
45% số cơn hình thành ngay trên Biển Đông và 55% số cơn hình thành từ Thái Bình
Dƣơng di chuyển vào. Mỗi năm có khoảng 7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh
hƣởng đến Việt Nam, trong đó có 5 cơn đổ bộ hoặc ảnh hƣởng trực tiếp đến đất liền
nƣớc ta. Nơi có tần suất hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới lớn nhất nằm ở phần
giữa của khu vực Bắc Biển Đông. Khu vực bờ biển miền Trung từ 16o
N đến 18o
N
và khu vực bờ biển Bắc Bộ từ 20o
N trở lên có tần suất hoạt động của bão và áp thấp
nhiệt đới cao nhất trong cả dải ven biển Việt Nam.
Theo số liệu thời kỳ 1959 - 2015, bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển
Đông, ảnh hƣởng và đổ bộ vào Việt Nam là ít biến đổi. Tuy nhiên, biến động của số
lƣợng bão và áp thấp nhiệt đới là khá rõ; có năm lên tới 18 - 19 cơn bão và áp thấp
nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông (19 cơn vào năm 1964, 2013; 18 cơn vào năm
1989, 1995); nhƣng có năm chỉ có 4 - 6 cơn (4 cơn vào năm 1969, 6 cơn vào năm
1963, 1976, 2014, 2015).[5]
Hình 1.7: Diễn biến bão với cƣờng độ gió từ cấp 12 trở lên ở Biển Đông
(1990-2015)
26
Theo số liệu thống kê trong những năm gần đây, những cơn bão mạnh (sức gió
mạnh nhất từ cấp 12 trở lên) có xu thế tăng nhẹ. Mùa bão kết thúc muộn hơn và
đƣờng đi của bão có xu thế dịch chuyển về phía Nam với nhiều cơn bão đổ bộ vào
khu vực phía Nam hơn trong những năm gần đây. Hoạt động và ảnh hƣởng của bão
và áp thấp nhiệt đới đến nƣớc ta trong những năm gần đây có những diễn biến bất
thƣờng. Tháng 3/2012, bão Pakhar đổ bộ vào miền Nam Việt Nam với cƣờng độ
gió mạnh nhất theo số liệu qua trắc đƣợc. Bão Sơn Tinh (10/2012) và Hai Yan
(10/2013) có quỹ đạo khác thƣờng khi đổ bộ vào miền Bắc vào cuối mùa bão. Năm
2013 có số lƣợng bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam nhiều nhất (8 cơn
bão và 1 áp thấp nhiệt đới).
1.3.2.2. Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam
Các kịch bản phát thải khí nhà kính đƣợc chọn để tính toán xây dựng kịch bản
BĐKH cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (kịch bản RCP2.6), kịch bản phát
thải trung bình thấp(RCP4.5), kịch bản phát thải trung bình cao (RCP6.5) và kịch
bản phát thải cao (RCP8.5) [5].
a. Về nhiệt độ
- Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, nhiệt độ trung bình năm trên toàn
quốc có mức tăng phổ biến từ 0,6-0,8o
C. Vào giữa thế kỷ, mức tăng từ 1,3-1,7o
C.
Trong đó, khu vực Bắc Bộ (Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ) có mức tăng
từ 1,6-1,7o
C; khu vực Bắc Trung Bộ từ 1,5-1,6o
C; khu vực phía Nam (Nam Trung
Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ) từ 1,3-1,4o
C. Đến cuối thế kỷ, ở phía Bắc nhiệt độ
tăng chủ yếu từ 1,9 - 2,4o
C và ở phía Nam từ 1,7-1,9o
C.
Theo đó, nhiệt độ trung bình mùa đông trên toàn quốc có mức tăng phổ biến từ
0,6-0,8o
C. Vào giữa thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 1,2-1,6o
C. Trong đó, Bắc Bộ có
mức tăng cao nhất 1,5-1,6o
C, sau đó là Nam Bộ và Tây Nguyên; mức tăng thấp nhất
là Trung Bộ 1,2-1,4o
C. Đến cuối thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 1,5-2,2o
C, tăng cao
nhất ở Bắc Bộ và thấp nhất ở Trung Bộ. Mùa hè, nhiệt độ trung bình trên toàn quốc
có mức tãng phổ biến từ 0,6-0,8o
C. Vào giữa thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 1,6-
2,0o
C ở phía Bắc; từ 1,3-1,7o
C ở phía Nam. Đến cuối thế kỷ, mức tăng phổ biến trên
toàn quốc là từ 1,8-2,8o
C, trong đó phía Bắc vẫn có xu thế tăng cao hơn phía Nam.
27
Nhiệt độ tối cao trung bình năm trên toàn quốc có mức tăng phổ biến từ 1,4-
1,8o
C. Đến cuối thế kỷ, mức tăng từ 1,7-2,7o
C. Trong đó, tăng cao nhất là khu vực
Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ; thấp nhất là khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Nhiệt độ tối thấp trung bình năm trên toàn quốc có mức tăng phổ biến từ 1,4-
1,6o
C vào giữa thế kỷ, từ 1,8-2,2o
C vào cuối thế kỷ. Khu vực ven biển Nam Trung
Bộ và Nam Bộ có mức tăng thấp nhất, khoảng 1,3-1,4o
C vào giữa thế kỷ và 1,6-
1,8o
C vào cuối thế kỷ.
- Theo kịch bản RCP8.5: vào đầu thế kỷ, nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc có
mức tăng phổ biến từ 0,8-1,1o
C. Vào giữa thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 1,8-2,3o
C. Trong
đó, khu vực phía Bắc tăng phổ biến từ 2,0-2,3o
C và ở phía Nam từ 1,8-1,9o
C. Đến cuối
thế kỷ, nhiệt độ ở phía Bắc tăng từ 3,3-4,0o
C và ở phía Nam từ 3,0-3,5o
C.
Vào đầu thế kỷ, nhiệt độ trung bình mùa đông trên toàn quốc có mức tăng phổ
biến từ 0,8-1,2o
C. Vào giữa thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 1,8-2,2o
C; Trung Bộ có
mức tăng thấp nhất 1,6-1,9o
C. Đến cuối thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 2,8-3,8o
C,
tăng thấp nhất vẫn là khu vực Trung Bộ, từ 2,8-3,2o
C.
Nhiệt độ trung bình mùa hè trên toàn quốc có mức tăng phổ biến từ 0,8-1,0o
C.
Vào giữa thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 2,1-2,5o
C ở các khu vực phía Bắc; từ 1,8-
2,1o
C ở các khu vực phía Nam. Đến cuối thế kỷ, nhiệt độ tăng phổ biến từ 3,7-4,3o
C
ở phía Bắc và từ 3,2-3,7o
C ở phía Nam.
Nhiệt độ tối cao trung bình năm trên toàn quốc có mức tăng phổ biến từ 1,6-
2,4o
C, tăng cao nhất là khu vực Việt Bắc với mức tăng có thể trên 2,6o
C. Đến cuối
thế kỷ, nhiệt độ tối cao trung bình năm tiếp tục có xu thế tăng, phổ biến từ 3,0-
4,8o
C, cao nhất có thể tăng trên 5,0o
C đối với một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Nhiệt độ tối thấp trung bình năm trên toàn quốc có mức tăng phổ biến từ 1,6-
2,6o
C, tăng cao nhất ở khu vực phía Bắc và Tây Nguyên 2,2-2,6o
C. Các khu vực
khác có mức tăng thấp hơn 1,6-1,8o
C. Đến cuối thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 3,0-
4,0o
C, một số tỉnh phía Bắc có mức tăng cao hơn.[5]
28
Hình 1.8: Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (o
C)
theo kịch bản RCP4.5
Hình 1.9: Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (o
C)
theo kịch bản RCP8.5
Hình 1.10: Biến đổi của nhiệt độ tối thấp trung bình năm (o
C)
theo kịch bản RCP4.5
29
Hình 1.11: Biến đổi của nhiệt độ tối thấp trung bình năm (o
C)
theo kịch bản RCP8.5
b.Về lượng mưa
- Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, lƣợng mƣa năm có xu thế tăng ở hầu
hết cả nƣớc, phổ biến từ 5-10%. Vào giữa thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 5-15%. Một
số tỉnh ven biển Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng
trên 20%. Đến cuối thế kỷ, mức biến đổi lƣợng mƣa năm có phân bố tƣơng tự nhƣ
giữa thế kỷ, tuy nhiên vùng có mức tăng trên 20% mở rộng hơn.
Lƣợng mƣa mùa đông có xu thế tăng ở hầu hết cả nƣớc, phổ biến từ 5-12%.
Vào giữa thế kỷ, xu thế giảm ở Tây Bắc, phần lớn Việt Bắc, mức giảm nhiều nhất là
10%. Các khu vực khác tăng phổ biến từ 5-20%, nhiều nhất là Nam Bộ, nam Tây
Nguyên, phía tây Trung Bộ. Đến cuối thế kỷ, xu thế giảm ở phần lớn Đông Bắc,
một phần Đồng bằng Bắc Bộ và một phần sát biên giới phía bắc thuộc Tây Bắc và
Đông Bắc với mức giảm nhiều nhất đến 15%. Hầu hết các tỉnh từ Quảng Bình trở
vào có mức tăng phổ biến từ 20 - 25%.
Lƣợng mƣa mùa hè có xu thế tăng ở hầu hết cả nƣớc, phổ biến từ 3-12%. Vào
giữa thế kỷ, xu thế tăng phổ biến từ 5-15% trên phần lớn lãnh thổ, trừ Nam Trung
Bộ, đông Tây Nguyên và một phần phía tây Nam Bộ có xu thế giảm từ 3- 15%.
Tăng nhiều nhất ở Đông Bắc và Tây Bắc; ít nhất ở Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và
Nam Bộ. Đến cuối thế kỷ, sự biến đổi có xu thế tƣơng tự nhƣ giữa thế kỷ, tuy nhiên
khu vực lƣợng mƣa giảm mở rộng hơn về phía Bắc. Mức tăng ở Đông Bắc, Tây Bắc
nhiều nhất cả nƣớc, phổ biến từ 15-25%. Tây Nguyên và phía tây Nam Bộ có mức
tăng ít nhất cả nƣớc, dƣới 5%.
30
- Theo kịch bản RCP8.5: vào đầu thế kỷ, lƣợng mƣa năm có xu thế tăng ở hầu
hết cả nƣớc, phổ biến từ 3-10%. Vào giữa thế kỷ, xu thế tăng tƣơng tự nhƣ kịch bản
RCP4.5. Đáng chú ý là vào cuối thế kỷ mức tăng nhiều nhất có thể trên 20% ở hầu
hết diện tích Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, một phần diện tích Nam Bộ và Tây Nguyên.
Lƣợng mƣa mùa đông có xu thế giảm nhẹ ở phía Bắc, Tây Nguyên, xu thế
tăng ở khu vực phía Nam. Vào giữa thế kỷ, xu thế giảm ở phần lớn Đông Bắc và tây
Bắc Bộ, nhiều nhất đến 10%. Các khu vực còn lại có xu thế tăng, nhiều nhất đến
20%. Đến cuối thế kỷ, xu thế giảm ở phần lớn Đông Bắc, Tây Bắc, nam Tây
Nguyên và cực nam Trung Bộ. Mức giảm phổ biến từ 5-15%, giảm nhiều nhất ở
cực nam Trung Bộ. Những nơi khác có xu thế tăng, mức tăng phổ biến từ 10-40%,
riêng phần lớn Nam Bộ có mức tăng từ 50-80%, cao nhất cả nƣớc.
Theo kịch bản RCP8.5 sự biến đổi của lƣợng mƣa mùa hè có xu thế tƣơng tự
kịch bản RCP4.5. Vào đầu thế kỷ, xu thế tăng phổ biến từ 5-15%. Vào giữa thế kỷ,
xu thế tăng trên phần lớn cả nƣớc, chỉ giảm ở một phần nhỏ Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên (dƣới 5%). Tăng nhiều nhất ở Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, nam Tây
Nguyên và phía đông Nam Bộ, phổ biến từ 15-25%, tăng ít nhất ở Tây Nguyên,
Nam Trung Bộ và phía tây Nam Bộ, dƣới 5%. Đến cuối thế kỷ, mức giảm của
lƣợng mƣa mùa hè có thể đến 15%.
Hình 1.12: Biến đổi của lƣợng mƣa năm theo kịch bản RCP4.5
31
Hình: 1.13: Biến đổi của lƣợng mƣa năm theo kịch bản RCP8.5
c. Kịch bản nước biển dâng
Kịch bản nƣớc biển dâng cho Việt Nam đƣợc xây dựng theo phƣơng pháp của
IPCC trong báo cáo AR5; các kết quả nghiên cứu mới nhất của thế giới; các kịch
bản nƣớc biển dâng quy mô quốc gia của Úc, Hà Lan và Singapore.
Kịch bản nƣớc biển dâng chỉ xét đến sự thay đổi mực nƣớc biển trung bình do
biến đổi khí hậu, mà không xét đến ảnh hƣởng của các yếu tố khác gây nên sự dâng
cao của mực nƣớc biển nhƣ: nƣớc dâng do bão, nƣớc dâng do gió mùa, thủy triều,
quá trình nâng/hạ địa chất và các quá trình khác.
Kịch bản nƣớc biển dâng đƣợc xây dựng cho các tỉnh ven biển, 7 khu vực ven
biển, quần đảo Hoàng Sa, và quần đảo Trƣờng Sa.
Trong những thập kỷ đầu thế kỷ 21, xu thế tăng của mực nƣớc biển theo cả 4
kịch bản RCP là khá tƣơng đồng, tuy nhiên có sự khác biệt đáng kể từ khoảng năm
2040. Mực nƣớc biển có mức tăng thấp nhất ở kịch bản RCP2.6 và cao nhất ở kịch
bản RCP8.5.
Đến năm 2030, mực nƣớc biển dâng trung bình cho toàn dải ven biển Việt
Nam theo RCP2.6 là 13cm; theo RCP4.5 là 13cm; theo RCP6.0 là 13cm; và theo
RCP8.5 là 13cm.
Đến năm 2050, mực nƣớc biển dâng trung bình cho toàn dải ven biển Việt
Nam theo kịch bản RCP2.6 là 21c; theo RCP4.5 là 22cm; theo RCP6.0 là 22cm; và
theo RCP8.5 là 21cm.
32
Đến năm 2100, mực nƣớc biển dâng trung bình cho toàn dải ven biển Việt
Nam theo kịch bản RCP2.6 là 44cm; theo RCP4.5 là 53cm, theo RCP6.0 là 56cm;
và theo RCP8.5 là 73cm.
Đến cuối thế kỷ 21, khu vực ven biển từ Móng Cái - Hòn Dấu và Hòn Dấu -
Đèo Ngang có mực nƣớc biển dâng thấp nhất, theo RCP4.5 là 55cm theo RCP8.5 là
72cm; Khu vực ven biển từ Mũi Cà Mau – Kiên Giang có mực nƣớc biển dâng cao
nhất, theo RCP4.5 là 53cm, theo RCP8.5 là 75cm.
Đến cuối thế kỷ 21, khu vực quần đảo Hoàng Sa có mực nƣớc biển dâng theo
RCP4.5 là 58cm; theo RCP 8.5 là 78cm. Khu vực quần đảo Trƣờng Sa có mực nƣớc
biển dâng theo RCP4.5 là 57cm; theo RCP8.5 là 77cm.
Kịch bản mực nƣớc biển dâng trung bình ven biển Việt Nam có khả năng cao
hơn mực nƣớc biển trung bình toàn cầu. Mực nƣớc biển dâng khu vực ven biển các
tỉnh phía nam cao hơn so với khu vực phía bắc. Nếu xét riêng dải ven biển Việt Nam,
khu vực ven biển từ Đà Nẵng đến Kiên Giang có mực nƣớc biển dâng cao hơn so với
khu vực phía Bắc. Kết quả này phù hợp với xu thế biến đổi mực nƣớc biển đƣợc tính
theo số liệu thực đo tại các trạm trong quá khứ (Trần Thục và nnk, 2015).
33
CHƢƠNG 2. ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NUÔI
THỦY SẢN Ở CÁC XÃ ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HUYỆN BỐ TRẠCH,
TỈNH QUẢNG BÌNH
–
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
Quảng Bình là tỉnh thuộc duyên hải miền Trung với chiều dài đƣờng bờ biển
116,04 km, hình thể kéo dài và hẹp ngang nhất Việt Nam. Xét trong nội bộ lãnh thổ
Việt Nam, tỉnh Quảng Bình nằm gần ở trung đoạn của đất nƣớc. Vị trí này tạo nên
tính trung gian về mặt khí hậu, làm cho tỉnh Quảng Bình nói chung và dải đồng
bằng ven biển nói riêng có sự nhạy cảm cao với BĐKH hiện nay, đồng thời chịu tác
động mạnh mẽ của các thiên tai nhất là bão ở cả phía Bắc và phía Nam đất nƣớc.
Lãnh thổ nghiên cứu là dải đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng
Bình có tọa độ địa lý từ 17°29’30”B - 17°44’01’’B; 106°22’30”Đ - 106°36’Đ
+Phía Bắc giáp huyện Quảng Trạch.
+Phía Nam giáp thành phố Đồng Hới.
+Phía Đông giáp biển Đông.
+Phía Tây giáp vùng đồi núi của huyện Bố Trạch.
Dải đồng bằng ven biển có diện tích 297,37 km2
nhiên của huyện Bố Trạch, bao gồm 1 thị trấn và 18 xã, cụ thể: thị trấn Hoàn Lão,
xã Hải Trạch, Bắc Trạch, Thanh Trạch, Hạ Trạch, Sơn Lộc, Cự Nẫm, Vạn Trạch,
Lý Trạch, Đức Trạch, Đồng Trạch, Phú Trạch, Hoàn Trạch, Tây Trạch, Hòa Trạch,
Nhân Trạch, Nam Trạch, Trung Trạch, Đại Trạch.
Xét trong tổng quan lãnh thổ của tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Bố Trạch
nói riêng, địa bàn nghiên cứu nằm ở trung gian giữa 2 hệ thống tự nhiên lục địa và
biển. Vì vậy, dải đồng bằng ven biển sẽ là nơi hứng chịu nhiều thiên tai và tác động
tiêu cực của BĐKH (nơi chịu tác động của cả tuyến thiên tai từ biển và khu vực đồi núi
phía Tây) gây ảnh hƣởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống ngƣời dân địa phƣơng đặc
biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp.
34
Hình 2.1: Bản đồ các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch
2.1.1.2. Hình thể và địa hình
Dãi đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch có hình thể thuộc loại hẹp ngang nhất
cả nƣớc. Với đƣờng bờ biển dài kết hợp vị trí trung gian, đồng thời trong bối cảnh
BĐKH hiện nay làm cho mức độ ảnh hƣởng của thiên tai đến địa bàn nghiên cứu
ngày càng tăng. Tần số, quy mô và cƣờng độ bão, lũ lụt tăng do BĐKH cộng hƣởng
với hiện tƣợng nƣớc biển dâng làm cho diện tích đất ngập tăng lên và xâm thực bờ
mãnh liệt.
Cũng nhƣ mọi đồng bằng duyên hải Trung Bộ, đồng bằng ven biển huyện Bố
Trạch thuộc kiểu địa hình đồng bằng mài mòn bồi tụ chân núi ven biển. Xét trong
tổng thể địa hình của huyện, dải đồng bằng ven biển là bộ phận địa hình thấp trũng
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

More Related Content

What's hot

Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông ...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông ...Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông ...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam ÁĐề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam ÁDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ internet - Gửi miễn ...
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ internet - Gửi miễn ...Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ internet - Gửi miễn ...
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ internet - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnNgọc Ánh Nguyễn
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Luận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đLuận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đ
 
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông ...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông ...Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông ...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông ...
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
 
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
 
Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam ÁĐề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc TếLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
 
Luận văn: Tính toán cân bằng nước hệ thống sông Cầu, HOT, 9đ
Luận văn: Tính toán cân bằng nước hệ thống sông Cầu, HOT, 9đLuận văn: Tính toán cân bằng nước hệ thống sông Cầu, HOT, 9đ
Luận văn: Tính toán cân bằng nước hệ thống sông Cầu, HOT, 9đ
 
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ internet - Gửi miễn ...
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ internet - Gửi miễn ...Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ internet - Gửi miễn ...
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ internet - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên QuangĐề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
 
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAYLuận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại BIDV
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại BIDVLuận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại BIDV
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại BIDV
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luận
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàngLuận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
 
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ dự án xây dựng, 9 đ, HAY!
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ dự án xây dựng, 9 đ, HAY!Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ dự án xây dựng, 9 đ, HAY!
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ dự án xây dựng, 9 đ, HAY!
 
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOTĐề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...
 

Similar to Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở Phân hiệu Đại...
Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở Phân hiệu Đại...Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở Phân hiệu Đại...
Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở Phân hiệu Đại...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nô...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nô...Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nô...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nô...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Du an trong duoc lieu ket hop chan nuoi
Du an trong duoc lieu ket hop chan nuoiDu an trong duoc lieu ket hop chan nuoi
Du an trong duoc lieu ket hop chan nuoiThaoNguyenXanh2
 
Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Từ Thực Tiễn Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Từ Thực Tiễn Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên HuếQuản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Từ Thực Tiễn Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Từ Thực Tiễn Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên HuếDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hộiBài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hộiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Mặt Hàng Chè Việt Nam Sang Thị Trường Hoa Kỳ.docx
Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Mặt Hàng Chè Việt Nam Sang Thị Trường Hoa Kỳ.docxGiải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Mặt Hàng Chè Việt Nam Sang Thị Trường Hoa Kỳ.docx
Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Mặt Hàng Chè Việt Nam Sang Thị Trường Hoa Kỳ.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (20)

Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...
 
Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo
Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam ĐảoSinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo
Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo
 
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam Định
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam ĐịnhHoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam Định
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam Định
 
Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực
Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cựcLuận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực
Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực
 
Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở Phân hiệu Đại...
Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở Phân hiệu Đại...Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở Phân hiệu Đại...
Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở Phân hiệu Đại...
 
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nô...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nô...Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nô...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nô...
 
Điều kiện tự nhiên phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái
Điều kiện tự nhiên phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông CáiĐiều kiện tự nhiên phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái
Điều kiện tự nhiên phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái
 
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đSử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
 
Du an trong duoc lieu ket hop chan nuoi
Du an trong duoc lieu ket hop chan nuoiDu an trong duoc lieu ket hop chan nuoi
Du an trong duoc lieu ket hop chan nuoi
 
Luận Văn Tạo Việc Làm Cho Người Lao Động Tại Huyện Thạch Thất
Luận Văn Tạo Việc Làm Cho Người Lao Động Tại Huyện Thạch ThấtLuận Văn Tạo Việc Làm Cho Người Lao Động Tại Huyện Thạch Thất
Luận Văn Tạo Việc Làm Cho Người Lao Động Tại Huyện Thạch Thất
 
Dự báo hạn hán, lũ lụt tại sông Cầu bằng mô hình SWAT và GIS
Dự báo hạn hán, lũ lụt tại sông Cầu bằng mô hình SWAT và GISDự báo hạn hán, lũ lụt tại sông Cầu bằng mô hình SWAT và GIS
Dự báo hạn hán, lũ lụt tại sông Cầu bằng mô hình SWAT và GIS
 
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam – ...
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam – ...Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam – ...
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam – ...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Từ Thực Tiễn Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Từ Thực Tiễn Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên HuếQuản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Từ Thực Tiễn Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Từ Thực Tiễn Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Bibica
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần BibicaLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Bibica
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Bibica
 
Luận án: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong t...
Luận án: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong t...Luận án: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong t...
Luận án: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong t...
 
Luận án: Hiệu quả của một số hệ thống Nông lâm kết hợp, HAY
Luận án: Hiệu quả của một số hệ thống Nông lâm kết hợp, HAYLuận án: Hiệu quả của một số hệ thống Nông lâm kết hợp, HAY
Luận án: Hiệu quả của một số hệ thống Nông lâm kết hợp, HAY
 
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hộiBài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
 
Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Mặt Hàng Chè Việt Nam Sang Thị Trường Hoa Kỳ.docx
Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Mặt Hàng Chè Việt Nam Sang Thị Trường Hoa Kỳ.docxGiải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Mặt Hàng Chè Việt Nam Sang Thị Trường Hoa Kỳ.docx
Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Mặt Hàng Chè Việt Nam Sang Thị Trường Hoa Kỳ.docx
 
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 

Recently uploaded (19)

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 

Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

  • 1. ------------------------------------------------ ---------- NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NUÔI THỦY SẢN Ở CÁC XÃ ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
  • 2. i ------------------------------------------------ ---------- NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NUÔI THỦY SẢN Ở CÁC XÃ ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH TS. LÊ VĂN ÂN 2017
  • 3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Lƣu Thị Phƣớc
  • 4. iii Lời Cảm Ơn Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn sâu sắc đến: -Thầy giáo TS. Lê Văn Ân đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn; -Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, quý Thầy – Cô giáo trong khoa Địa lý – Trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài; -Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khí tượng – Thủy văn, Cục thống kê tỉnh Quảng Bình, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bố Trạch, Chi cục thống kê thuộc UBND huyện Bố Trạch đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin, số liệu thực tế và phỏng vấn làm luận văn; -Người dân và các hộ gia đình tham gia phỏng vấn tại các xã thuộc địa bàn nghiên cứu đã có sự hợp tác và giúp đỡ rất nhiệt tình; -Gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Tác giả luận văn Lưu Thị Phước
  • 5. iv MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa .............................................................................................................i Lời cam đoan .............................................................................................................ii Lời cảm ơn ............................................................................................................... iii MỤC LỤC................................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... ix DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH ...........................................................................x MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................2 4. Giới hạn nghiên cứu................................................................................................2 4.1. Giới hạn về không gian.....................................................................................2 4.2. Giới hạn về thời gian ........................................................................................2 4.3. Giới hạn về đối tƣợng và nội dung nghiên cứu ................................................2 4.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................2 4.3.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................2 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu......................................................3 5.1. Phƣơng pháp luận .............................................................................................3 5.1.1. Quan điểm hệ thống ...................................................................................3 5.1.2. Quan điểm tổng hợp...................................................................................3 5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh....................................................................3 5.1.4. Quan điểm lãnh thổ ....................................................................................4 5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững ..................................................................4 5.1.6. Quan điểm thực tế ......................................................................................4 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................4 5.2.1. Phƣơng pháp thu thập xử lí số liệu tự nhiên: .............................................4 5.2.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa kết hợp phỏng vấn nhanh.........................5 ...............................................................5
  • 6. v 5.2.4. Phƣơng pháp so sánh - đối chiếu...............................................................5 5.2.5. Phƣơng pháp bản đồ và GIS.......................................................................6 5.2.6. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia ...........................................................6 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................6 6.1. Ý nghĩa khoa học..............................................................................................6 6.2. Ý nghĩa thực tiễn...............................................................................................6 ới và đóng góp của đề tài ...........................................................................7 8. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................7 NỘI DUNG ................................................................................................................8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........8 1.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN .....................................................................8 1.1.1. Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính ............................................................8 1.1.1.1. Khí nhà kính.........................................................................................8 1.1.1.2. Hiệu ứng nhà kính................................................................................8 1.1.2. Biến đổi khí hậu .........................................................................................8 1.1.2.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu.............................................................8 1.1.2.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu.......................................................9 1.1.2.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu...........................................................11 1.1.3. Kịch bản biến đổi khí hậu.........................................................................11 1.1.3.1. Kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ........................................12 1.1.3.2. Kịch bản biến đổi khí hậu đối với lƣợng mƣa ...................................12 1.1.3.3. Kịch bản biến đổi khí hậu đối với nƣớc biển dâng............................12 1.1.4. Thích ứng với biến đổi khí hậu ................................................................13 1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.......................................................................................................13 1.2.1. Tình hình nghiên cứu BĐKH trên thế giới...............................................13 1.2.2. Tình hình nghiên cứu BĐKH ở Việt Nam ...............................................15 1.2.3. Tình hình nghiên cứu BĐKH ở tỉnh Quả .........17 ẾNĐỔIKHÍHẬUTRÊNTHẾGIỚIVÀỞVIỆTNAM.....18 1.3.1. Biến đổi khí hậu trên thế giới...................................................................18
  • 7. vi ứ..........................................................18 ện nay ..................................................................19 1.3.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam....................................................................22 1.3.2.1. Biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam .....................................................22 1.3.2.2. Kịch bản BĐKH, nƣớc biển dâng cho Việt Nam ..............................26 CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NUÔI THỦY SẢN Ở CÁC XÃ ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH........................................................................................................ 33 2.1. TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM TỰ – ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢ ..............................................................................................33 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................33 2.1.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ ........................................................33 2.1.1.2. Hình thể và địa hình...........................................................................34 2.1.1.3. Khí hậu...............................................................................................36 2.1.1.4. Thủy văn ............................................................................................37 2.1.1.5. Thổ nhƣỡng........................................................................................38 2.1.1.6. Sinh vật ..............................................................................................39 2.1.2.2. Tăng trƣởng và cơ cấu kinh tế ...........................................................41 2.1.2.3. Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng .............................................................42 2.1.2.4. Thực trạng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản...............................43 2.2. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở CÁC XÃ ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH............................................................................46 2.2.1. Biến đổi một số yếu tố khí hậu cơ bản.....................................................47 2.2.1.1. Nhiệt độ..............................................................................................47 2.2.1.2. Lƣợng mƣa.........................................................................................48 2.2.2. Nƣớc biển dâng ........................................................................................49 2.2.3. Thiên tai....................................................................................................50 2.2.3.1. Lũ lụt..................................................................................................50 2.2.3.2. Bão và áp thấp nhiệt đới ....................................................................52
  • 8. vii 2.2.3.3. Hạn hán ..............................................................................................54 2.2.3.4. Xâm nhập mặn ...................................................................................55 2.3. ẢNH HƢỞNG CỦA BĐKH ĐẾN NUÔI THỦY SẢN Ở CÁC XÃ ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ......................56 .......56 2.3.1.1. Diện tích:............................................................................................56 3.1.1.2. Sản lƣợng ...........................................................................................59 2.3.2. Ảnh hƣởng của nhiệt độ và hạn hán.........................................................60 2.3.3. Ảnh hƣởng của lƣợng mƣa.......................................................................63 2.3.4. Ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng, xâm nhập mặn......................................64 2.3.5. Ảnh hƣởng của lũ lụt và bão. ...................................................................66 2.3.6. Tổng hợp ma trận mức độ ảnh hƣởng của BĐKH đến nuôi thủy sản......67 2.4. DỰ BÁO DIỆ ............68 2.4.1. Cơ sở dự báo.............................................................................................68 2.4 ...............................................................69 2 ........69 ........................................................................71 CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NUÔI THỦY SẢN Ở CÁC XÃ ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH............76 3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP......................................................................76 3.1.1. Các nguyên tắc quán triệt khi đề xuất giải pháp ......................................76 3.1.2. Các cơ sở đề xuất giải pháp......................................................................76 3.2. CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI ẢNH HƢỞNG CỦA BĐKH CHO HOẠT ĐỘNG NUÔI THỦY SẢN Ở CÁC XÃ ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ......................................................77 3.2.1. N ực thích ứng với BĐKH ...........................77 ả ................................78
  • 9. viii 3.2.2.1. Phát triển nguồn giống.......................................................................78 3.2.2.2. Phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản...............................................78 3.2.2.3. Linh hoạt hóa thời vụ và đối tƣợng sản xuất .....................................79 .................................................................79 3.2.3.1. Quy hoạch vùng nuôi thủy sản nƣớc ngọt .........................................79 3.2.3.2. Quy hoạch vùng nuôi thủy sản mặn, lợ .............................................80 ....................................................................80 3.2.3.4. Đổi mới công nghệ nuôi trồng có khả năng chống chịu BĐKH........80 3.3.3.5. Cải tiến, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật và dịch vụ cho ngành nuôi thủy sản ........................................................................................81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................83 1. Kết luận .................................................................................................................83 2. Kiến nghị...............................................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86 PHỤ LỤC
  • 10. ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATNĐ Áp thấp Nhiệt đới BĐKH Biến đổi khí hậu DTTN Diện tích tự nhiên GIS Hệ thống thông tin địa lý (Geographical Information System) GTSX Giá trị sản xuất KNK Khí nhà kính KTTV Khí tƣợng Thủy văn KT - XH Kinh tế - xã hội IPCC Ủy Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change) IUCN Liên minh Bảo tồn Thế giới (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) NBD Nƣớc biển dâng nnk Những ngƣời khác NXB Nhà xuất bản PRA Phƣơng pháp khảo sát nhanh có sự tham gia (Participatory Rapid Assessment) TN&MT Tài nguyên và Môi trƣờng UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) WMO Tổ chức Khí tƣợng Thế giới (World Meteorological Organization) WWF Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wide Fund For Nature) XTNĐ Xoáy thuận nhiệt đới
  • 11. x DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH BẢNG Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất Tmax) và thấp nhất (Tmin) (o C) từ năm 1995 – 2015 [9], [28].........................................................................................36 Bảng 2.2. Lƣợng mƣa trung bình tháng (mm) từ năm 1995 - 2015 [9], [28] ...........37 Bảng 2.3: Đặc trƣng hình thái lƣu vực các con sông tại huyện Bố Trạch ................38 Bảng 2.4: Diện tích và dân số dải đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch..................40 Bảng 2.5: Lao động nông lâm nghiệp và thủy sản dải đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch ...................................................................................................................41 Bảng 2.6. Các trận lũ lụt điển hình ở dải đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Bình.........51 Bảng 2.7: Tỷ lệ các cấp báo động của các trận lũ lụt ở dải đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch giai đoạn 1992 – 2012. [9], [21]................................................................51 Bảng 2.8: Thống kê số lƣợng cơn bão và lũ ảnh hƣởng đến Quảng Bình từ năm 2005 – 2015...............................................................................................................53 Bảng 2.9: Diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo xã, thị trấn giai đoạn 2012 - 2016.........58 Bảng 2.10: Sản lƣợng thủy sản nuôi trồng thời kì 2012 - 2016................................60 Bảng 2.11: Diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh ở dải đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch giai đoạn 2012 - 2016. [9], [22]......................................................................63 Bảng 2.12: Diện tích nuôi trồng thủy sản ở dải đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch giai đoạn 2012 - 2016 [9], [22] .................................................................................65 Bảng 2.13: Thống kê thiệt hại diện tích nuôi trồng thủy sản do thiên tai giai đoạn 2012 – 2016...............................................................................................................66 Bảng 2.14: Ma trận tổng hợp mức độ ảnh hƣởng của BĐKH đến hệ thống nuôi trồng thủy sản............................................................................................................68 Bảng 2.15: Mực nƣớc biển dâng sử dụng để xây dựng bản đồ dự báo diện tích đất nông nghiệp bị ngập cho dải đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch (cm) .................69 Bảng 2.16: Dự báo diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập do nƣớc biển dâng theo Kịch bản phát thải trung bình thấp RCP4.5 ..............................................................71
  • 12. xi HÌNH Hình 1.1. Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình toàn cầu.....................................19 Hình 1.2: Chuẩn sai nhiệt độ ầu thờ -2015........................20 Hình 1.3: Biến đổi của lƣợng mƣa năm thời kỳ 1901-2010 và thời kỳ 1951-2010.........21 Hình 1.4: Xu thế biến đổi mực nƣớc biển trung bình toàn cầu.................................21 Hình 1.5: Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam ....................23 Hình 1.6: Thay đổi lƣợng mƣa năm (%) thời kỳ 1958-2014 ....................................24 Hình 1.7: Diễn biến bão với cƣờng độ gió từ cấp 12 trở lên ở Biển Đông (1990-2015) ......25 Hình 1.8: Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (o C) theo kịch bản RCP4.5...........28 Hình 1.9: Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (o C) theo kịch bản RCP8.5...........28 Hình 1.10: Biến đổi của nhiệt độ tối thấp trung bình năm (o C) theo kịch bản RCP4.5........28 Hình 1.11: Biến đổi của nhiệt độ tối thấp trung bình năm (o C) theo kịch bản RCP8.5 ........29 Hình 1.12: Biến đổi của lƣợng mƣa năm theo kịch bản RCP4.5..............................30 Hình: 1.13: Biến đổi của lƣợng mƣa năm theo kịch bản RCP8.5.............................31 Hình 2.1: Bản đồ các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch ....................................34 Hình 2.2. Diễn biến nhiệt độ trung bình năm ở dải đồng bằng ven biển Bố Trạch giai đoạn 1964 - 2015 [7], [19], [26].........................................................................47 Hình 2.3. Diễn biến nhiệt độ tháng cao nhất và thấp nhất năm ở dải đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Bình giai đoạn 1991 – 2015. [7], [19], [26] ...................................48 Hình 2.4. Diễn biến lƣợng mƣa trung bình năm ở dải đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Bình giai đoạn 1964 – 2015. [7], [19], [26] ..................................................48 Hình 2.5. Diễn biến lƣợng mƣa lớn nhất năm ở dải đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Bình giai đoạn 1991 – 2015. [7], [19], [26] ..............................................................49 Hình 2.6: Các cơn bão lớn đổ bộ vào vùng biển Quảng Bình (1961 - 2010) [26], [13] .......52 Hình 2.7. Số tháng hạn trung bình nhiều năm qua các trạm quan trắc ở khu vực Bắc Trung Bộ (từ 1971 - 2007) ]26] ................................................................................54 Hình 2.8. Diện tích nuôi trồng thủy ở dải đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch giai đoạn 2012 - 2016. [7], [8] .........................................................................................62 Hình 2.9: Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản ở dải đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch giai đoạn 2012 - 2016 [7], [8] ...................................................................................64 Hình 2.10: Bản đồ dự báo mực nƣớc biển dâng năm 2030 theo Kịch bản phát thải trung bình thấp RCP 4.5............................................................................................73 Hình 2.11: Bản đồ dự báo mực nƣớc biển dâng năm 2050 theo Kịch bản phát thải trung bình thấp RCP 4.5............................................................................................74 Hình 2.12: Bản đồ dự báo mực nƣớc biển dâng năm 2100 theo Kịch bản phát thải trung bình thấp RCP 4.5............................................................................................75
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) siêu tốc, con ngƣời đang thải vào bầu khí quyển một khối lƣợng khí nhà kính khổng lồ và không ngừng gia tăng. Thực trạng phát thải nhà kính nhƣ vậy đang làm cho khí hậu Trái đất biến đổi ngày càng mạnh mẽ. Sự biến đổi khí hậu đƣợc biểu hiện bởi sự thay đổi về biến trình cũng nhƣ phân bố không gian của các yếu tố khí hậu trên thế giới nhƣ: sự gia tăng nhiệt độ, sự thất thƣờng của biến trình nhiệt năm đồng thời kéo theo sự gia tăng của hàng loạt thiên tai đe dọa đến sự phát triển KTXH của toàn nhân loại nhất là các nƣớc có nền KTXH có mức độ thích ứng hạn chế. Việt Nam là một quốc gia ven biển có đƣờng bờ biển dài, diện tích đảo, quần đảo, đất thấp ven biển chiếm tỷ trọng khá lớn, mặt khác Việt Nam là nƣớc có nền KTXH trình độ thấp với cơ cấu nông – lâm – ngƣ chiếm tỉ trọng khá cao. Vì vậy, Việt Nam đƣợc Ủy ban phòng chống thiên tai của Liên hợp quốc cảnh báo là một trong những quốc gia sẽ chịu ảnh hƣởng nặng nề của sự biến đổi khí hậu (BĐKH) địa cầu hiện nay. Thực tế cũng cho thấy trong những thập niên gần đây Việt Nam đã chịu nhiều thảm họa thiên tai liên quan đến BĐKH nhƣ: hạn hán và xâm nhập mặn ở Đồng bằng song Cửu Long, khô hạn ở Nam Trung Bộ, lũ lớn ở Trung Bộ,… Nghiên cứu BĐKH, những tác động tiêu cực của nó đối với KTXH, nhất là những địa phƣơng, những ngành kinh tế nhạy cảm đối với BĐKH, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao tính thích ứng và giảm nhẹ tác động của thiên tai do BĐKH đang là vấn đề đặt ra cấp thiết. Xuất phát từ những đòi hỏi cấp bách của thực tế trên tôi chọn vấn đề “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn khoa học. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định các b với BĐKH.
  • 14. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - - Tổng quan đặc điểm - - - Xác định các phƣơng diện và phân tích mức độ tác động của BĐKH đến nuôi trồng thủy sản ở dải đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch. - Đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH cho ngành nuôi trồng thủy sản ở địa phƣơng. 4. Giới hạn nghiên cứu 4.1. Giới hạn về không gian Dải thị trấn và 18 xã, cụ thể: thị trấn Hoàn Lão, xã Hải Trạch, Bắc Trạch, Thanh Trạch, Hạ Trạch, Sơn Lộc, Cự Nẫm, Vạn Trạch, Lý Trạch, Đức Trạch, Đồng Trạch, Phú Trạch, Hoàn Trạch, Tây Trạch, Hòa Trạch, Nhân Trạch, Nam Trạch, Trung Trạch, Đại Trạch. 4.2. Giới hạn về thời gian Đề tài nghiên cứu trên cơ sở số liệu thu thập, điều tra đến năm 2016. 4.3. Giới hạn về đối tƣợng và nội dung nghiên cứu 4.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu 4.3.2. Nội dung nghiên cứu Sự tác động của bất kì một yếu tố tự nhiên nào đến KTXH đều thể hiện 2 mặt tích cực và tiêu cực. Nhƣng đối với sự BĐKH, tác động tiêu cực ngày càng tăng tính phổ biến nên trong luận văn này tôi chỉ nghiên cứu những tác động tiêu cực, cụ thể nhƣ sau: gia tăng nhiệt độ và hạn hán, lƣợng mƣa, bão và lũ lụt, nƣớc biển dâng và xâm nhập mặn.
  • 15. 3 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp luận 5.1.1. Quan điểm hệ thống Toàn bộ lớp vỏ cảnh quan Trái đất là một hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh, trong đó tồn tại nhiều hệ thống tự nhiên các cấp – các địa tổng thể tự nhiên. Mỗi một hệ thống tự nhiên đƣợc cấu thành bởi các cấu trúc bộ phận. Giữa các hệ thống và nội bộ mỗi hệ thống đều tồn tại chằng chịt các mối quan hệ (nội quan hệ và ngoại quan hệ) thông qua các quá trình trao đổi vật chất và năng lƣợng. Mặt khác sự tác động của tự nhiên đến hoạt động KTXH là một tác động mang tính tổng thể. Vì vậy, khi nghiên cứu sự tác động của BĐKH đến hoạt động nuôi thủy sản đồng thời đề ra giải pháp phải đứng trên quan điểm hệ thống tức là xác định đƣợc các mối quan hệ của hệ thống và điều khiển hệ thống. 5.1.2. Quan điểm tổng hợp Từ quan điểm hệ thống cho thấy rằng sự tác động của tự nhiên tới hoạt động KTXH thực chất là tác động của hệ thống tự nhiên đến hệ thống KTXH (mối quan hệ tác động của những hệ thống). Quy luật sinh thái cũng phản ánh sự tác động của các yếu tố sinh thái lên bất kì một sinh vật nào là sự tác động đồng thời. Mỗi một yếu tố sinh thái vừa tác động theo phƣơng thức riêng nhƣng đồng thời tác động trong tổng thể các yếu tố. Vì vậy khi nghiên cứu sự tác động của BĐKH đến hoạt động nuôi thủy sản phải đứng trên quan điểm tổng hợp để tìm ra đƣợc sự tác động của mỗi yếu tố, tác đọng của mỗi yếu tố trong mối quan hệ với các yếu tố khác. Ví dụ nhƣ tác động của biến đổi nhiệt độ, sự biến đổi nhiệt liên quan mƣa ẩm và biến đổi độ mặn,… 5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Vấn đề nghiên cứu “Sự biến đổi của khí hậu” đã phản ánh sự vận động của đối tƣợng theo thời gian. Vì vậy, nghiên cứu phải đứng trên quan điểm lịch sử - viễn cảnh. Thông qua chuỗi số liệu nhiều năm để rút ra đƣợc các quy luật và xu hƣớng BĐKH, làm cơ sở khoa học cho việc phân tích ảnh hƣởng của BĐKH đến hoạt động nuôi trồng thủy sản, dự báo tác động trong tƣơng lai; đề xuất các giải pháp phải dựa trên sự BĐKH trong thời gian dài và dự báo tƣơng lai để đƣa ra đƣợc các giải pháp có tính khả thi và hiệu quả lâu dài.
  • 16. 4 5.1.4. Quan điểm lãnh thổ BĐKH đối với toàn cầu đều thể hiện ở sự biển đổi của các yếu tố khí hậu (biến đổi chế độ nhiệt, mƣa, các thiên tai…) nhƣng mức độ biến đổi của các yếu tố lại mang tính địa phƣơng sâu sắc. Mặt khác, ở mỗi địa phƣơng, mỗi ngành sản xuất của địa phƣơng tùy vào mức độ thích ứng mà mức độ ảnh hƣởng sẽ khác nhau. Xuất phát từ cơ sở này, quá trình nghiên cứu vấn đề chúng tôi đứng trên quan điểm lãnh thổ, nhƣ: xác định hiệu ứng của BĐKH diễn ra ở địa phƣơng, mức độ và phƣơng diện tác động của nó, khả năng thích ứng của ngành nuôi trồng thủy sản. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế mức thấp nhất sự tác động tiêu cực của BĐKH đối với ngành. 5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu của bất kì hoạt động sản xuất nào. Vì vậy khi đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH ở địa phƣơng cần hƣớng tới mục tiêu tăng trƣởng ổn định ngành nuôi trồng thủy sản, nhƣng không gây ảnh hƣởng tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Quan điểm bền vững còn đƣợc quán triệt khi đề ra các giải pháp phải chú ý tới mực tiêu bảo vệ đƣợc sự phát triển ổn định theo hƣớng có lợi của môi trƣờng (tự nhiên và xã hội) và tài nguyên thiên nhiên. 5.1.6. Quan điểm thực tế Thực tế cho thấy rằng, các giải pháp cải tạo tự nhiên đƣợc thực thi có hiệu quả và có độ bền khi và chỉ khi các giải pháp đó phù hợp với thực tế địa phƣơng. Mặt khác, về mặt hiệu ứng của BĐKH và tác động của nó có tính địa phƣơng sâu sắc. Chính vì thế khi tiến hành đề ra các giải pháp cần sát hợp với điều kiện thực tế nhƣ: tính đặc thù cƣờng độ, phƣơng diện tác động của BĐKH, khả năng thích ứng, khả năng đáp ứng điều kiện thực thi giải pháp (vốn, khoa học kĩ thuật, điều kiện tự nhiên của địa phƣơng,…). 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.2.1. Phƣơng pháp thu thập xử lí số liệu tự nhiên: Dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi tiến hành thu thập các thông tin từ: sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án, đè tài khoa học,…
  • 17. 5 Việc thu thập thông tin còn đƣợc thực thi ở các Sở, ban ngành của tỉnh Quảng Bình, huyện Bố Trạch lƣu trữ, ban hành các tƣ liệu liên quan nhƣ: Sở Tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Quảng Bình, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bố Trạch, Trung tâm khí tƣợng thủy văn thành phố Đồng Hới, Cục thống kê tỉnh Quảng Bình, Chi cục thống kê huyện Bố Trạch,… Sau khi thu thập thông tin chúng tôi tiến hành xử lí số liệu: Các số liệu, thông tin sai biệt về các phƣơng diện, xác định các tài liệu, số liệu khi sử dụng, thƣ mục hóa,… 5.2.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa kết hợp phỏng vấn nhanh Khảo sát thực tế theo điểm, tuyến ở dải đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, đặc biệt là các xã thấp trũng nhƣ Phú Trạch, Hạ Trạch, Thanh Trạch và các xã sát biển nhƣ Đức Trạch, Nhân Trạch, Trung Trạch,... nhằm thu thập các thông tin thực tế, bổ sung tài liệu và kiểm tra kết quả nghiên cứu. Quá trình thực địa chúng tôi chọn các điển hình để phỏng vấn nhằm thu thập thêm thông tin, xác định những bất hợp lí trong quá trình thực tế nghiên cứu. Nguồn thông tin thực tế là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH. Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu chúng tôi tiến hành các bƣớc sau: - Thiết kế bộ phiếu: Dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi thiết kế bộ phiếu (bảng phụ lục) điều tra. - Chọn đối tƣợng điều tra: Các đối tƣợng điều tra đƣợc chúng tôi lựa chọn mang tính đại diện: đại diện cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà kỹ thuật, các đối tƣợng trực tiếp nuôi thả. Riêng đối với đối tƣợng trực tiếp nuôi thả việc lựa chọn còn mang tính đại diện cho những phƣơng diện: kỹ thuật, quy mô,… - Tiến hành điều tra: chúng tôi tiến hành điều tra 120 phiếu theo các công đoạn sau: phát phiếu, hƣớng dẫn những thông tin cần thiết và nói rõ mục tiêu điều tra. - Thu thập, xử lý thông tin rút ra kết luận theo từng nội dung thông tin cần thu thập. 5.2.4. Phƣơng pháp so sánh - đối chiếu ể thấy rõ đƣợc xu hƣớng biến thiên của BĐKH và sự tác động của nó theo thời gian. Mặt
  • 18. 6 khác chúng tôi tiến hành so sánh để tìm ra sự khác biệt tác động ở các điều kiện nuôi khác nhau, mƣc độ tác động của mỗi phƣơng diện. Trên cơ sở này để tìm ra các giải pháp phù hợp. 5.2.5. Phƣơng pháp bản đồ và GIS Ứng dụng phƣơng pháp bản đồ cùng phép phân tích không gian trong môi trƣờng GIS để xây dựng các bản đồ: - Bản đồ các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch - Bản đồ dự báo diện tích ngập do NBD theo kịch bản phát thải trung bình thấp RCP 4.5 khi mực NBD 13cm. - Bản đồ dự báo diện tích ngập do NBD theo kịch bản phát thải trung bình thấp RCP 4.5 khi mực NBD 22cm. - Bản đồ dự báo diện tích ngập do NBD theo kịch bản phát thải trung bình thấp RCP 4.5 khi mực NBD 53cm. 5.2.6. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia n ngành địa lý đã có những nghiên cứu về vấn đề BĐKH. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các giải pháp đƣợc đề xuất dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn nên có thể triển khai cho ngƣời dân trên địa bàn nghiên cứu có thể vận dụng sau khi cụ thể hóa cho từng điều kiện nuôi nhằm nâng cao khả năng thích ứng của ngành đối với sự BĐKH hiện nay. Đề tài còn có thể làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu cùng hƣớng ở các địa bàn khác có điều kiện địa lý tƣơng đồng.
  • 19. 7 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu; Kết luận và kiến nghị; Tài liệu tham khảo và Phụ lục; phần nội dung của luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Cơ sở khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu - Chƣơng 2: Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Chƣơng 3: Đề xuất các giải pháp thích ứng với ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
  • 20. 8 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1.1.1. Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính 1.1.1.1. Khí nhà kính Khí nhà kính (KNK) là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) đƣợc phản xạ từ bề mặt Trái đất khi đƣợc chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Các KNK chủ yếu bao gồm: hơi nƣớc, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC. KNK ảnh hƣởng mạnh mẽ đến nhiệt độ của Trái Đất, nếu không có chúng nhiệt độ bề mặt Trái đất trung bình sẽ lạnh hơn hiện tại khoảng 33 C (59 F) [10]. 1.1.1.2. Hiệu ứng nhà kính Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lƣợng giữa Trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái đất. Hiện tƣợng này diễn ra theo cơ chế tƣơng tự nhƣ hiệu ứng nhiệt trong nhà kính và đƣợc gọi là hiệu ứng nhà kính [10]. 1.1.2. Biến đổi khí hậu 1.1.2.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu - Theo Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH: Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thƣờng vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con ngƣời làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất [3]. - Theo Công ƣớc khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC): Biến đổi khí hậu là sự biến đổi của trạng thái khí hậu do các hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của con ngƣời gây ra sự thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và nó đƣợc thêm vào sự biến đổi khí hậu tự nhiên quan sát đƣợc trong các thời kỳ có thể so sánh đƣợc [10].
  • 21. 9 - Theo Ủy ban liên chính phủ về BĐKH: Biến đổi khí hậu đề cập đến sự thay đổi về trạng thái của khí hậu mà có thể xác định đƣợc (ví dụ sử dụng các phƣơng pháp thống kê…) diễn ra trong một thời kỳ dài, thƣờng là một thập kỷ hoặc lâu hơn. Biến đổi khí hậu đề cập đến bất cứ biến đổi nào theo thời gian, có hay không theo sự biến đổi của tự nhiên do hệ quả các hoạt động của con ngƣời [10]. Có nhiều khái niệm về BĐKH, nhƣng tất cả các khái niệm đều thống nhất ở điểm chung là: BĐKH là sự thay đổi trạng thái khí hậu so với trung bình nhiều năm và nguyên nhân của BĐKH chủ yếu và quyết định bởi con ngƣời. 1.1.2.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu - Nguyên nhân tự nhiên: Những nguyên nhân tự nhiên gây nên sự thay đổi của khí hậu trái đất có thể là từ bên ngoài, hoặc do sự thay đổi bên trong và tƣơng tác giữa các thành phần của hệ thống khí hậu trái đất, bao gồm: + Thay đổi của các tham số quĩ đạo trái đất: Do trái đất tự quay xung quanh trục của nó và quay quanh mặt trời, theo thời gian, một vài biến thiên theo chu kỳ đã diễn ra. Các thay đổi về chuyển động của trái đất gồm: sự thay đổi của độ lệch tâm có chu kỳ dao động khoảng 96.000 năm; độ nghiêng trục có chu kỳ dao động khoảng 41.000 năm và tuế sai (tiến động) có chu kỳ dao động khoảng từ 19.000 năm đến 23.000 năm. Những biến đổi chu kỳ năm của các tham số này làm thay đổi lƣợng bức xạ mặt trời cung cấp cho hệ thống khí hậu và do đó làm thay đổi khí hậu trái đất. + Biến đổi trong phân bố lục địa - biển của bề mặt trái đất: Bề mặt trái đất có thể bị biến dạng qua các thời kỳ địa chất do sự trôi dạt của các lục địa, các quá trình vận động kiến tạo, phun trào của núi lửa,… Sự biến dạng này làm thay đổi phân bố lục địa - đại dƣơng, hình thái bề mặt trái ðất, dẫn ðến sự biến ðổi trong phân bố bức xạ mặt trời trong cân bằng bức xạ và cân bằng nhiệt của mặt ðất và trong hoàn lýu chung khí quyển, ðại dýõng. Ngoài ra, các ðại dýõng là một thành phần chính của hệ thống khí hậu, dòng hải lƣu vận chuyển một lƣợng lớn nhiệt trên khắp hành tinh. + Thay đổi trong lưu thông đại dương: có thể ảnh hƣởng đến khí hậu thông qua sự chuyển động của CO2 vào khí quyển. Sự biến đổi về phát xạ của mặt trời và hấp thụ bức xạ của trái đất: Sự phát xạ của mặt trời đã có những thời kỳ yếu đi gây
  • 22. 10 ra băng hà và có những thời kỳ hoạt động mãnh liệt gây ra khí hậu khô và nóng trên bề mặt trái đất. Ngoài ra, sự xuất hiện các vết đen mặt trời làm cho cƣờng độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất thay đổi, năng lƣợng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất. + Hoạt động của núi lửa: Khí và tro núi lửa có thể ảnh hƣởng đến khí hậu trong nhiều năm. Bên cạnh đó, các sol khí do núi lửa phản chiếu bức xạ mặt trời trở lại vào không gian, và vì vậy làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất. Có thể thấy rằng nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu do các yếu tố tự nhiên là biến đổi từ từ, có chu kỳ rất dài, vì thế, nếu có, thì chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay. - Nguyên nhân do con người: Nguyên nhân của BĐKH hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu đã đƣợc khẳng định là chủ yếu do hoạt động của con ngƣời. Những hoạt động KT - XH với nhịp điệu ngày một cao trong nhiều lĩnh vực nhƣ: năng lƣợng, công nghiệp, giao thông, nông - lâm nghiệp và sinh hoạt đã làm tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính (N2O, CH4, H2S, các khí CFC và nhất là CO2) trong khí quyển, làm Trái đất nóng lên, làm biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hƣởng tới môi trƣờng toàn cầu. Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con ngƣời đã sử dụng ngày càng nhiều năng lƣợng, chủ yếu từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất. Từ khoảng năm 1980 hàm lƣợng khí CO2 bắt đầu tăng lên, vƣợt con số 300 ppm và đạt 379 ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng khoảng 31% so với thời kỳ tiền công nghiệp, vƣợt xa mức khí CO2 tự nhiên trong khoảng 650 nghìn năm qua. CFCs vừa là KNK với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ozon bình lƣu, chỉ mới có trong khí quyển do con ngƣời sản xuất ra kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển. Đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, việc tiêu thụ năng lƣợng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lƣợng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng góp khoảng một nửa
  • 23. 11 (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ các hoạt động khác [5]. 1.1.2.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu BĐKH là sự thay đổi trạng thái trung bình của khí quyển thông qua các yếu tố khí hậu. Sự biến đổi này có thể theo những hƣớng khác nhau nhƣng đều là sự biến thiên lớn so với trạng thái khí hậu trung bình. BĐKH thƣờng biển hiện qua các thay đổi sau: - Thay đổi nhiệt độ: thay đổi nhiệt độ do BĐKH là sự thay đổi lớn so với trị số trung bình, các cực trị mang tính cực đoan. Sự thay đổi nhiệt do biến đổi có thế tăng hoặc giảm. - Thay đổi cực đoan về năng lƣợng (thu, chi), quá trình trao đổi vật chất và năng lƣợng, nội loạn của các hoàn lƣu khí quyển và dòng biển… của đại dƣơng. - Thay đổi trong băng quyển: Thay đổi băng quyển chính là hiệu ứng nhiệt của Trái đất, sự thay đổi băng quyển có thể mở rộng hoặc thu hẹp cả về khối lƣợng, diện tích phân bố, tùy thuộc xu hƣớng tăng hoặc giảm nhiệt độ của Trái đất. - Thay đổi mực nƣớc biển và đại dƣơng: Sự thay đổi mực nƣớc biển và đại dƣơng là hiệu ứng của nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng làm cho nƣớc biển giản nở đồng thời làm tăng quá trình tan băng nên nƣớc biển và đại dƣơng tăng (và ngƣợc lại). - Thay đổi về lƣợng mƣa: Sự tăng giảm lƣợng mƣa trên Trái đất vừa do tác động trực tiếp của gia tăng hoặc giảm nhiệt của Trái đất đồng thời gián tiếp qua bão, áp thấp, hiện tƣợng El - Nino và La - Nina. Nếu nhiệt độ Trái đất tăng sẽ tăng độ ẩm, bão và mƣa lớn. Ngƣợc lại nhiệt độ giảm sẽ giảm lƣợng bốc hơi, độ ẩm giảm đồng thời bão và áp thấp hạn chế nên lƣợng mƣa giảm. - Gia tăng thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, các giá trị cực đoan của khí hậu tăng và kéo theo các tác hại gián tiếp do thiên tai tăng. 1.1.3. Kịch bản biến đổi khí hậu Kịch bản biến đổi khí hậu là một giả định có cơ sở khoa học và sự tin cậy của sự biến đổi trong tƣơng lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, tổng thu nhập quốc dân, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng. Nhƣ vậy,
  • 24. 12 kịch bản biến đổi khí hậu có điểm giống với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu vì đều phản ánh sự tiến triển trong tƣơng lai của các yếu tố thủy văn, khí hậu. Nhƣng điểm khác biệt của biến đổi khí hậu so với dự báo thời tiết ở chỗ là kịch bản biến đổi khí hậu bao giờ cũng đƣa ra quan điểm về mối quan hệ ràng buộc giữa phát triển và hành động. Kịch bản biến đổi khí hậu sẽ là định hƣớng giúp chúng ta có thể xây dựng và triển khai kế hoạch hành động nhằm giảm thiểu tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu trong tƣơng lai. 1.1.3.1. Kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ Thời kỳ đầu thế kỷ, 2016 - 2035, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 0,3 - 0,7o C. Nhiệt độ đất liền tăng nhanh hơn nhiệt độ trên biển và nhiệt độ vùng cực tăng nhanh hơn nhiệt độ vùng nhiệt đới. Thời kỳ cuối thế kỷ (2081- 2100) nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 0,3 - 1,7°C đối với kịch bản RCP2.6; 1,1 - 2,6°C đối với kịch bản RCP4.5; 1,4 - 3,1°C đối với kịch bản RCP6.0 và 2,6 - 4,8°C đối với kịch bản RCP8.5. Nhìn chung nhiệt độ tăng không đồng nhất theo các khu vực. Sự nóng lên toàn cầu là không đồng nhất về không gian, nhiệt độ trên đất liền tăng nhiều hơn so với trên biển; Bắc Cực là nơi có mức độ tăng lớn nhất. 1.1.3.2. Kịch bản biến đổi khí hậu đối với lượng mưa Theo cả hai kịch bản RCP2.6 và RCP8.5, lƣợng mƣa có thay đổi đáng kể khi nhiệt độ tăng. Một số khu vực có lƣợng mƣa tăng, trong khi đó một số khu vực có lƣợng mƣa giảm. Xu thế chung là lƣợng mƣa mùa mƣa tăng, lƣợng mƣa mùa khô giảm. Lƣợng mƣa có xu thế tăng ở vùng vĩ độ cao và gần xích đạo, xu thế giảm của lƣợng mƣa diễn ra ở Tây Nam Úc, Nam Mỹ, châu Phi, và khu vực giữa Đại Tây Dƣơng đến Địa Trung Hải. 1.1.3.3. Kịch bản biến đổi khí hậu đối với nước biển dâng Theo kịch bản nƣớc biển dâng toàn cầu (IPCC, 2013), thành phần giãn nở nhiệt đóng góp lớn nhất vào mực nƣớc biển dâng tổng cộng, chiếm khoảng 30 - 55%; thành phần băng tan từ các sông băng và núi băng ở đất liền, chiếm khoảng 15 – 35%.
  • 25. 13 Theo kịch bản RCP4.5, mực nƣớc biển trung bình toàn cầu dâng 26cm trong giai đoạn giữa thế kỷ; dâng 47m trong giai đoạn cuối thế kỷ; dâng 53cm vào năm 2100. Theo kịch bản RCP8.5, mực nƣớc biển trung bình toàn cầu dâng 30cm trong giai đoạn giữa thế kỷ; dâng 63cm trong giai đoạn cuối thế kỷ; dâng 74cm vào năm 2100. Báo cáo AR5 của IPCC cũng đánh giá rằng sự thay đổi mực nƣớc biển tại từng khu vực có thể khác biệt đáng kể so với trung bình toàn cầu. Nguyên nhân là do các quá trình động lực đại dƣơng, sự dịch chuyển của đáy biển hay những thay đổi trọng lực do phân bố lại khối lƣợng nƣớc trên đất liền (băng và lƣu trữ nƣớc). Về mặt không gian, trong một vài thập kỷ tới, thay đổi mực nƣớc biển trên phần lớn các khu vực trên thế giới sẽ chủ yếu là do những thay đổi về động lực. 1.1.4. Thích ứng với biến đổi khí hậu Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời đối với hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thƣơng do dao động và BĐKH hiện hữu hay tiềm tàng và tận dụng các cơ hội mà nó mang lại [3]. 1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.2.1. Tình hình nghiên cứu BĐKH trên thế giới Theo IPCC, BĐKH không còn đơn thuần là vấn đề môi trƣờng mà đã trở thành vấn đề của sự phát triển cả hành tinh. BĐKH ảnh hƣởng đến tất cả các mặt của đời sống, tới sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ. Vì vậy, nghiên cứu các vấn đề về BĐKH, chƣơng trình hành động thích ứng với BĐKH đã đƣợc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế chú trọng đầu tƣ nghiên cứu. Trên thế giới đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo và nhiều tổ chức ra đời nhƣ IUCN, WWF, UNESCO, IPCC… nhằm cứu vãn loài ngƣời trƣớc sự tác động của BĐKH hiện nay. Năm 1992, hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc triệu tập họp tại Rio de Janeiro đã thông qua Công ƣớc khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH (UNFCCC). Sau hội nghị quốc tế về BĐKH, Uỷ ban Liên Chính phủ về BĐKH của Liên Hiệp Quốc (IPCC) đƣợc thành lập, thu hút sự tham gia của hàng ngàn nhà
  • 26. 14 khoa học trên thế giới. Năm 1997, tại hội nghị Kyoto, Chƣơng trình khung về BĐKH mang tầm quốc tế của Liên hiệp quốc đƣợc thông qua với 165 quốc gia và bắt đầu có hiệu lực vào tháng 2/2005. Những năm 1998 - 2003, Subbiah và cộng sự thuộc Trung tâm sẵn sàng ứng phó với thiên tai Châu Á (ADPC) đã nghiên cứu và ứng dụng một hệ thống thông tin về khí hậu để giảm thiểu các rủi ro thiên tai. Hệ thống này bao gồm một chu trình liên tục các hệ dự báo, sự phổ biến, sự áp dụng và đánh giá kết quả. Nhờ hệ thống này mà ngƣời dân các huyện Kupang, Indramayu…(Indonesia) có thể ứng phó, thích ứng đƣợc các hiện tƣợng thời tiết khắc nghiệt nhƣ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và lịch mùa vụ cho phù hợp với điều kiện biến đổi của thời tiết, khí hậu. Năm 2005, Burton và Lim trong nghiên cứu “Đạt đƣợc sự thích ứng đầy đủ trong nông nghiệp”, các tác giả đã nghiên cứu sự thích ứng với BĐKH bằng những thay đổi ngắn hạn trong sản xuất nông nghiệp nhƣ lựa chọn cây trồng, phƣơng thức trồng linh hoạt. Năm 2007, Ramamasy và Baas qua quá trình nghiên cứu đã xuất bản cuốn sách “Climate variability and change: adaptation to drought in Bangladesh”, dùng cho cán bộ khuyến nông, các nhóm làm việc chuyên về kĩ thuật, quản lý thiên tai, đại diện cho cộng đồng và các chuyên gia phát triển để ứng phó và thích ứng với sự BĐKH, đặc biệt là sự gia tăng thƣờng xuyên của hạn hán ở Bangladesh. Năm 2008, Lyndsay Erin Kean đã nghiên cứu năng lực thích ứng BĐKH của các nhà chức trách tại Ontario, Canada. Nghiên cứu này đã chỉ ra một số biện pháp thích ứng và nâng cao năng lực quản lý bằng các thể chế, kế hoạch, chính sách của các cấp chính quyền và các nguồn tài nguyên nƣớc ở quy mô đầu nguồn thông qua sự hợp tác của các thành phố, tỉnh, chính phủ, các bên liên quan và các thành viên của cộng đồng. Năm 2009, nghiên cứu “Đông Nam Á và những hòn đảo ở Thái Bình Dƣơng: ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến năm 2030” đã xác định và tóm tắt các nghiên cứu mới nhất, đánh giá của các chuyên gia liên quan đến tính dễ bị tổn thƣơng do tác động của BĐKH nhƣ: mực nƣớc biển dâng, nhu cầu cấp nƣớc, thay đổi trong nông nghiệp, hủy hoại sinh thái, cơ sở hạ tầng và các mẫu bệnh.
  • 27. 15 1.2.2. Tình hình nghiên cứu BĐKH ở Việt Nam Việt Nam là nƣớc có đƣờng bờ biển dài trên 3260 km, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm và có diện tích đất thấp ven biển chiếm tỷ lệ lớn. Tổ chức IPCC cảnh báo, Việt Nam là nƣớc có nhiều mối đe dọa nghiêm trọng do BĐKH gây ra, nhất là hiện tƣợng mực NBD cao. Vì vậy, vấn đề BĐKH đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của những nhà quản lý Nhà nƣớc ở các cấp cũng nhƣ các nhà khoa học hoạt động trong các ngành có liên quan. Trên cơ sở đó, nhiều hội thảo, hội nghị, công trình nghiên cứu ra đời. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiếu (1990) đã nghiên cứu “BĐKH Việt Nam trong khoảng 100 năm gần đây”, thông qua chuỗi các số liệu đã chứng minh đƣợc sự BĐKH ở Việt Nam về nhiệt độ, lƣợng mƣa, mực nƣớc biển dâng và dự báo sự BĐKH, đề xuất các giải pháp ứng phó đối với Việt Nam. Trần Đức Lƣơng (1993) có bài viết “Hiểm họa của BĐKH toàn cầu và Việt Nam”, Hội thảo quốc gia về BĐKH, Bộ TN&MT. Bài viết đã nêu lên các nguyên nhân gây BĐKH, các hiểm họa xảy ra đối với loài ngƣời trên thế giới và Việt Nam. Nguyễn Ngọc Thụy (1997), trong nghiên cứu “Ảnh hƣởng của El Nino tới mực NBD”, Hội nghị khoa học lần thứ 4, Viện Khí tƣợng Thủy văn, tác giả đã nêu lên biến trình của NBD do ảnh hƣởng của El Nino trong những thập niên cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI. Năm 2002, Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế Canada (CECI) đã công bố công trình nghiên cứu “Xây dựng năng lực thích ứng với BĐKH ở miền trung Việt Nam”. Công trình nghiên cứu này nhằm củng cố năng lực để thiết lập, xây dựng các chiến lƣợc thích ứng ho cộng đồng thông qua việc ứng phó với thiên tai, lồng ghép việc phòng và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại và kế hoạch phát triển của địa phƣơng. Năm 2003, dƣới sự tài trợ của GEF/UNDP, Viện Khí tƣợng Thủy văn, Bộ TN&MT đã đƣa ra “Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho công ƣớc khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu”, báo cáo về tình hình phát thải khí nhà kính của Việt Nam trong năm 1994, những tác động tiềm tàng của BĐKH và biện pháp thích ứng cho các ngành KT - XH của Việt Nam.
  • 28. 16 Viện Khí tƣợng Thủy văn, Bộ TN&MT (2007) đã có công trình nghiên cứu “Tác động của nƣớc biển dâng và các biện pháp thích ứng của Việt Nam” đã nêu lên sự dâng cao của mực nƣớc biển qua các thời kì và các biện pháp thích ứng cần thiết. Viện Khí tƣợng Thủy văn, Bộ TN&MT (2008) đã triển khai dự án “Tăng cƣờng năng lực quốc gia ứng phó với BĐKH ở Việt Nam” nhằm giảm nhẹ thiệt hại và kiểm soát phát thải KNK. Công trình này đã đƣa ra một khung thể chế cho việc thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về BĐKH. Lê Anh Tuấn (2009) đƣa ra báo cáo với chủ đề “Tổng quan về nghiên cứu BĐKH và các hoạt động thích ứng ở miền nam Việt Nam”. Trong bản báo cáo tác giả đã lƣợt khảo các nguy cơ và thách thức của BĐKH đối với miền nam nói riêng và Việt Nam nói chung, sau đó đƣa ra các hoạt động thích ứng của chính quyền, các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học, các tổ chức xã hội và nhân dân địa phƣơng. Lê Văn Ân (2010) có bài viết “Các biến động Môi trƣờng và tài nguyên tự nhiên do nƣớc biển dâng và các động thái cần thực thi nhằm hạn chế biến động giảm nhẹ thiên tai”, Hội thảo Khoa học Địa lý, Đại học sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết đã đánh giá sự dâng cao nguồn nƣớc biển trên thế giới, Việt Nam, nêu lên các biến động cơ bản của tài nguyên, môi trƣờng do nƣớc biển dâng và các giải pháp cần thiết để hạn chế. Bộ TN&MT (2012) đã công bố “Kịch bản BĐKH và NBD” dƣới sự kế thừa kịch bản BĐKH và NBD những năm trƣớc và tình hình diễn biến thực tế của BĐKH tại Việt Nam đã đƣa ra (1) những biểu hiện BĐKH, nƣớc biển dâng trên thế giới và Việt Nam; (2) xây dựng kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam. Đây là định hƣớng cho Bộ, ngành, địa phƣơng đánh giá tác động BĐKH và triển khai kế hoạch hành động nhằm thích ứng, giảm thiểu những tác động tiềm tàng của BĐKH. Bộ TN&MT (2016) đã công bố “Kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam”. Kịch bản biến đổi khí hậu chi tiết năm 2016 đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở các số liệu khí tƣợng thủy văn và mực nƣớc biển của Việt Nam cập nhật đến năm 2014; số liệu địa hình đƣợc cập nhật đến tháng 3 năm 2016; phƣơng pháp mới nhất trong Báo cáo đánh giá khí hậu lần thứ 5 của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu; các mô hình khí hậu toàn cầu và mô hình khí hậu khu vực độ phân giải cao; theo
  • 29. 17 phƣơng pháp chi tiết hóa động lực kết hợp hiệu chỉnh thống kê sản phẩm mô hình. Các kịch bản biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng có mức độ chi tiết đến đơn vị hành chính cấp tỉnh và các đảo, quần đảo của Việt Nam. Bản đồ nguy cơ ngập do nƣớc biển dâng có mức độ chi tiết đến cấp huyện và đến cấp xã đối với các khu vực có bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. Kịch bản về một số đặc trƣng cực trị khí hậu đƣợc cung cấp để phục vụ công tác quy hoạch. BĐKH ở tỉnh Quảng Bình đã đƣợc nhiều nhà khoa học và các ban ngành quan tâm. Ban quản lý trung ƣơng các dự án thủy lợi (2010) đã đƣa ra “Kế hoạch Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020”. Báo cáo đã đánh giá đƣợc tình hình thiên tai ở tỉnh Quảng Bình và đƣa ra các giải pháp quản lý rủi ro thiên tai cho các cấp chính quyền và ngƣời dân địa phƣơng. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình (2010), đã có đề tài nghiên cứu “Đánh giá ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, môi trƣờng, kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Bình và đề xuất các giải pháp giảm thiểu”. Công trình nghiên cứu này đã tổng quan các biểu hiện của BĐKH ở Quảng Bình, tác động của BĐKH đến các tai biến thiên nhiên, KT - XH và đƣa ra các biện pháp giảm thiểu. Sở TN&MT tỉnh Quảng Bình (2011) đã đƣa ra công trình nghiên cứu “Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Bình đến năm 2020”. Nghiên cứu về BĐKH và kịch bản BĐKH ở tỉnh Quảng Bình, đánh giá tác động của BĐKH và nƣớc biển dâng, những định hƣớng chính về kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nƣớc biển dâng ở tỉnh Quảng Bình. Sở TN&MT tỉnh Quảng Bình (2011) đã nghiên cứu “Tác động của biến đổi khí hậu đối với vùng ven bờ tỉnh Quảng Bình”. Nghiên cứu về hiện trạng môi trƣờng ven bờ, kịch bản BĐKH tỉnh Quảng Bình, tác động của BĐKH đến vùng ven bờ.
  • 30. 18 Là một huyện thƣờng xuyên chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu và diện tích các xã đồng bằng ven biển tƣơng đối lớn nên công tác nghiên cứu thực trạng, diễn biến và cách đối phó vớ biến đổi khí hậu đƣợc huyện Bố Trạch quan tâm. Tạp chí thông tin khoa học và công nghiệ Quảng Bình, Số 3/2015 đã đề cập đến “Những tác động của biến đổi khí hậu và công tác ứng phó trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Bố Trạch”. Sở TN&MT đã xây dựng “Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nƣớc biển dâng giai đoạn 2011 - 2015 và định hƣớng đến năm 2020” cho các huyện trong đó có huyện Bố Trạch. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1328/KH-UBND về thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 - 2015. Theo đó, Kế hoạch đã cập nhật những kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng huyện Bố Trạch đến năm 2020. Trang Thông tin Sở TN&MT có bài viết (03/2017) “Ứng phó với biến đổi khí hậu lên bờ biển Bố Trạch” nêu bật những tác động của hiện tƣợng nƣớc biển dâng cao làm thay đổi môi trƣờng sống nhiều loài sinh vật biển, trƣớc hết là tôm, cá tự nhiên, tác động của nạn cát bay, cát lấn, tác động của việc gia tăng càng nhiều các tai biến khí hậu đến hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy hải sản. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bố Trạch (10/2016) bổ sung hoàn thiện đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và con nuôi thủy sản cho giai đoạn 2016 - 2020 thích ứng với biến đổi khí hậu”. 1.3.1. Biến đổi khí hậu trên thế giới Khí hậu trái đất đã trải qua nhiều lần biến đổi. Khoảng 45 triệu năm về trƣớc, một thiên thạch khổng lồ va vào trái đất làm bề mặt trái đất bị bao phủ một lƣợng khói bụi dày đặc và trái đất bị chìm trong bóng tối một thời gian dài do không có ánh sáng mặt trời. Trái đất bị lạnh đi và loài khủng long bị tiêu diệt. Khoảng 2 triệu năm trƣớc công nguyên, trái đất cũng trải qua nhiều lần băng hà lạnh lẽo và gian băng ấm áp, với chu kỳ mỗi lần khoảng 100 nghìn năm. Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa kỳ băng hà và gian băng khoảng 5 - 70ºC, riêng ở vùng cực khoảng 10 - 150ºC.
  • 31. 19 Thời kỳ gian băng khoảng 125 nghìn đến 130 nghìn năm trƣớc công nguyên, nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp (1750) khoảng 20ºC và mực nƣớc biển trung bình cao hơn trong thế kỷ 20 từ 4 đến 6m. Thời kỳ băng hà cuối cùng kết thúc cách đây khoảng 10 - 15 nghìn năm. Sau thời kỳ này, trái đất ấm dần lên, các sinh vật mới dần dần phát triển. Sa mạc Sahara trong khoảng 12 nghìn đến 4 nghìn năm trƣớc công nguyên có cây cỏ và chim muông. Khoảng 5 - 6 nghìn năm trƣớc công nguyên, nhiệt độ trái đất cao hơn hiện nay. Hình 1.1. Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình toàn cầu (Nguồn: IPCC/2007) Đầu thế kỷ XIV, Châu Âu trải qua một kỷ băng hà nhỏ kéo dài khoảng vài trăm năm. Những khối băng khổng lồ hình thành và những mùa đông khắc nghiệt làm cho mùa màng thất bát, dẫn đến nạn đói, nhiều gia đình phải di cƣ đi nơi khác [10]. a. Biến đổi nhiệt độ Theo báo cáo AR5, nhiệt độ trung bình toàn cầu có xu thế tăng lên rõ rệt kể từ những năm 1950, nhiều kỷ lục thời tiết và khí hậu cực đoan đã đƣợc xác lập trong vài thập kỷ qua. Khí quyển và đại dƣơng ấm lên, lƣợng tuyết và băng giảm, mực nƣớc biển tăng, nồng độ các khí nhà kính tăng (IPCC, 2013). Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 0,89o C trong thời kỳ 1901 - 2012. Nhiệt độ trung bình toàn cầu có chiều hƣớng tăng nhanh đáng kể từ giữa thế kỷ 20 với mức tăng khoảng 0,12o C/thập kỷ trong thời kỳ 1951- 2012.
  • 32. 20 Số ngày và số đêm lạnh có xu thế giảm, số ngày và số đêm nóng cùng với hiện tƣợng nắng nóng có xu thế tăng rõ rệt trên quy mô toàn cầu từ khoảng năm 1950. Biến đổi của nhiệt độ có xu thế chung là tăng nhanh hơn ở vùng vĩ độ cao so với vùng vĩ độ thấp; tăng nhanh hơn ở các vùng sâu trong lục địa so với vùng ven biển và hải đảo; nhiệt độ tối thấp tăng nhanh hơn so với nhiệt độ tối cao. Báo cáo AR5 (IPCC, 2013) tiếp tục khẳng định số ngày và số đêm lạnh có xu thế giảm; số ngày và số đêm nóng, số đợt nắng nóng có xu thế tăng trên quy mô toàn cầu. Cùng với sự tăng nhanh của nhiệt độ, diện tích băng cũng có xu thế giảm, giảm đáng kể nhất trong những năm gần đây. Theo thông báo của Tổ chức Khí tƣợng Thế giới (WMO, 2016), những năm nóng kỷ lục đều đƣợc ghi nhận là xảy ra trong những năm gần đây, đặc biệt là những năm đầu của thế kỷ 21. Trong đó, năm 2015 đƣợc ghi nhận là năm nóng nhất theo lịch sử quan trắc, với chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm toàn cầu đạt giá trị khoảng 0,76o C.[5] Hình ình toàn cầu thời kì 1950 - 2015 b. Biến đổi lượng mưa Lƣợng mƣa có xu thế tăng ở đa phần các khu vực trên quy mô toàn cầu trong thời kỳ 1901-2010. Trong đó, xu thế tăng rõ ràng nhất ở các vùng vĩ độ trung bình và cao; ngƣợc lại, nhiều khu vực nhiệt đới có xu thế giảm. Xu thế tăng/giảm của lƣợng mƣa phản ánh rõ ràng hơn trong giai đoạn 1951-2010 so với giai đoạn 1901-2010.
  • 33. 21 Hình 1.3: Biến đổi phân bố lƣợng mƣa trung bình năm của thế giới thời kỳ 1901-2010 và thời kỳ 1951-2010 Trong đó, xu thế tăng rõ ràng nhất ở khu vực Châu Mỹ, Tây Âu, Úc; xu thế giảm rõ ràng nhất ở khu vực Châu Phi và Trung Quốc. IPCC cũng tiếp tục khẳng định số vùng có số đợt mƣa lớn tăng nhiều hơn số vùng có số đợt mƣa lớn giảm. Hạn hán không có xu thế rõ ràng do hạn chế về số liệu quan trắc và đánh giá hạn. Xu thế về tần số bão là chƣa rõ ràng, tuy nhiên gần nhƣ chắc chắn rằng số cơn bão mạnh cũng nhƣ cƣờng độ của các cơn bão mạnh đã tăng lên (IPCC, 2013).[5] c. Băng tan và nước biển dâng Trong quá khứ, mực nƣớc biển trên thế giới đã có những thay đổi với quy mô thời gian khoảng vài trăm đến vài ngàn năm. Mực nƣớc biển đã thay đổi hơn 100m do sự biến động của lƣợng băng trên trái đất qua các thời kỳ băng hà (Foster và Rohling, 2013, Rohling và nnk, 2009). Từ sau thời kỳ băng hà cuối cùng, khoảng 2000 đến 6000 năm trƣớc, mực nƣớc biển đã tăng lên hơn 120m, sau đó giảm dần. [5] Hình 1.4: Xu thế biến đổi mực nƣớc biển trung bình toàn cầu
  • 34. 22 Mực nƣớc biển tại các trạm quan trắc toàn cầu trong giai đoạn 1900 - 2010 đã tăng khoảng 1,7 ± 0,2mm/năm (Church và White, 2006; Church và White, 2011, Jevrejeva và nnk, 2012a, Ray và Douglas, 2011), với xu thế tăng rõ nét trong giai đoạn 1920 - 1950 và đặc biệt tăng mạnh từ năm 1993 trở lại đây. Xu thế mực nƣớc biển tăng mạnh trong giai đoạn 1993 trở lại đây cũng đƣợc khẳng định trong các đánh giá về xu thế biến động mực nƣớc biển từ số liệu vệ tinh Số liệu tại các trạm quan trắc mực nƣớc biển cho thấy mực nƣớc biển có xu thế tăng toàn cầu. Tuy nhiên sự gia tăng mực nƣớc biển là không đồng nhất giữa các khu vực, cá biệt tại một số trạm mực nƣớc có xu thế giảm. Nguyên nhân là do quá trình khối băng tan vào đại dƣơng làm thay đổi lực tải lên lớp vỏ trái đất, dẫn đến sự phản ứng lại của lớp vỏ trái đất đến lớp chất lỏng trên đại dƣơng làm mực nƣớc biển tƣơng đối giảm mạnh ngay tại các khu vực có băng tan nhƣ Alaska, Scandinavia nhƣng lại gây tăng tại hầu hết các khu vực khác trên toàn cầu d. Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng Thiên tai và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có liên quan nhiều đến hiện tƣợng ENSO. Trên phạm vi toàn cầu, biến đổi của xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) chịu sự chi phối của biến đổi nhiệt độ nƣớc biển, của hoạt động ENSO và sự thay đổi quỹ đạo của chính XTNĐ. Xu thế tăng cƣờng hoạt động của XTNĐ rõ rệt nhất ở Bắc, Tây Nam Thái Bình Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng (IPCC, 2010). [5] 1.3.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam. 1.3.2.1. Biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam a. Biến đổi về nhiệt độ Nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc, tăng nhanh trong những thập kỷ gần đây. Trung bình cả nƣớc, nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1958 - 2014 tăng khoảng 0,62o C, riêng giai đoạn 1985 - 2014 nhiệt độ tăng khoảng 0,42o C. Tốc độ tăng trung bình mỗi thập kỷ khoảng 0,10o C, thấp hơn giá trị trung bình toàn cầu là 0,12o C/thập kỷ (IPCC 2013). Theo số liệu quan trắc thời kỳ 1961-2014, nhiệt độ ngày cao nhất (Tx) và thấp nhất (Tm) có xu thế tăng rõ rệt, với mức tăng cao nhất lên tới 1o C/10 năm. Số ngày
  • 35. 23 nóng (số ngày có Tx ≥35o C) có xu thế tăng ở hầu hết các khu vực của cả nƣớc, đặc biệt là ở Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nguyên với mức tăng phổ biến 2 - 3 ngày/10 năm, nhƣng giảm ở một số trạm thuộc Tây Bắc, Nam Trung Bộ và khu vực phía Nam. Các kỷ lục về nhiệt độ trung bình cũng nhƣ nhiệt độ tối cao liên tục đƣợc ghi nhận từ năm này qua năm khác. Một ví dụ điển hình nhƣ tại trạm Con Cuông (Nghệ An), nhiệt độ cao nhất quan trắc đƣợc trong đợt nắng nóng năm 1980 là 42o C, năm 2010 là 42,2o C và năm 2015 là 42,7o C.[5] Hình 1.5: Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam Nhiệt độ tại các trạm ven biển và hải đảo có xu thế tăng ít hơn so với các trạm ở sâu trong đất liền. Có sự khác nhau về mức tăng nhiệt độ giữa các vùng và các mùa trong năm. Nhiệt độ tăng cao nhất vào mùa đông, thấp nhất vào mùa xuân. Trong 7 vùng khí hậu, khu vực Tây Nguyên có mức tăng nhiệt độ lớn nhất, khu vực Nam Trung Bộ có mức tăng thấp nhất. b. Biến đổi về lượng mưa Trong thời kỳ 1958 - 2014, lƣợng mƣa năm tính trung bình cả nƣớc có xu thế tăng nhẹ. Trong đó, tăng nhiều nhất vào các tháng mùa đông và mùa xuân; giảm vào các tháng mùa thu. Nhìn chung, lƣợng mƣa năm ở các khu vực phía Bắc có xu thế giảm từ 5,8% - 12,5%/57 năm; các khu vực phía Nam có xu thế tăng từ 6,9% - 19,8%/57 năm. Khu vực Nam Trung Bộ có mức tăng lớn nhất Hình 1.6: Thay đổi lƣợng mƣa năm (%) thời kỳ 1958-2014
  • 36. 24 19,8%/57 năm; khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mức giảm lớn nhất 12,5%/57 năm. Đối với các khu vực phía Bắc, lƣợng mƣa chủ yếu giảm rõ nhất vào các tháng mùa thu và tăng nhẹ vào các tháng mùa xuân. Đối với các khu vực phía Nam, lƣợng mƣa các mùa ở các vùng khí hậu đều có xu thế tăng; tăng nhiều nhất vào các tháng mùa đông từ 35,3% - 80,5%/57 năm và mùa xuân từ 9,2% - 37,6%/57 năm.[5] c. Nước biển dâng Số liệu mực nƣớc quan trắc tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam cho thấy mực nƣớc biển có xu thế tăng, với tốc độ mạnh nhất vào khoảng 5,58mm/năm tại Phú Quý và 5,28mm tại Thổ Chu. Tuy nhiên, mực nƣớc tại trạm Cô Tô và Hòn Ngƣ lại có xu thế giảm với tốc độ lần lƣợt là 5,77 và 1,45mm/năm. Tính trung bình, mực nƣớc tại các trạm hải văn của Việt Nam có xu hƣớng tăng rõ rệt với mức tăng khoảng 2,45mm/năm. Nếu tính trong thời kỳ 1993 - 2014, mực nƣớc biển trung bình tại các trạm hải văn đều có xu thế tăng với mức độ tăng trung bình khoảng 3,34mm/năm.[5] d. Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng Số lƣợng các đợt hạn hán, đặc biệt là hạn khắc nghiệt gia tăng trên phạm vi toàn quốc. Các giá trị kỷ lục liên tiếp đƣợc ghi nhận trong vài năm trở lại đây. Từ năm 2000 đến nay, khô hạn gay gắt hầu nhƣ năm nào cũng xảy ra. Vào năm 2010 mức độ thiếu hụt dòng chảy trên hệ thống sông, suối cả nƣớc so với trung bình nhiều năm từ 60 - 90%, mực nƣớc ở nhiều nơi rất thấp, tƣơng ứng với tần suất lặp lại 40 - 100 năm. Năm 2015 mùa mƣa kết thúc sớm, dẫn đến tổng lƣợng mƣa thiếu hụt nhiều so với trung bình nhiều năm trên phạm vi cả nƣớc, đặc biệt là ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Số ngày rét đậm, rét hại ở miền Bắc có xu thế giảm, đặc biệt là trong hai thập kỷ gần đây, tuy nhiên có sự biến động mạnh từ năm này qua năm khác, xuất hiện những đợt rét đậm kéo dài kỷ lục, những đợt rét hại có nhiệt độ khá thấp. Năm 2008 miền Bắc trải qua đợt rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày (từ 13/1 đến 20/2), băng tuyết xuất hiện trên đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), nhiệt độ có giá trị -2 và -3o C. Mùa đông 2015 - 2016, rét đậm, rét hại diện rộng ở miền Bắc, tuy không kéo dài nhƣng nhiệt độ đạt giá trị thấp nhất trong 40 năm gần đây; tại các
  • 37. 25 vùng núi cao nhƣ Pha Đin, Sa Pa hay Mẫu Sơn, nhiệt độ thấp nhất dao động từ -5 đến -4o C; băng tuyết xuất hiện nhiều nơi, đặc biệt là ở một số nơi nhƣ Ba Vì (Hà Nội) và Kỳ Sơn (Nghệ An) có mƣa tuyết lần đầu tiên trong lịch sử. Theo số liệu thống kê thời kỳ 1959 - 2015, trung bình hàng năm có khoảng 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên Biển Đông, trong đó khoảng 45% số cơn hình thành ngay trên Biển Đông và 55% số cơn hình thành từ Thái Bình Dƣơng di chuyển vào. Mỗi năm có khoảng 7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hƣởng đến Việt Nam, trong đó có 5 cơn đổ bộ hoặc ảnh hƣởng trực tiếp đến đất liền nƣớc ta. Nơi có tần suất hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới lớn nhất nằm ở phần giữa của khu vực Bắc Biển Đông. Khu vực bờ biển miền Trung từ 16o N đến 18o N và khu vực bờ biển Bắc Bộ từ 20o N trở lên có tần suất hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới cao nhất trong cả dải ven biển Việt Nam. Theo số liệu thời kỳ 1959 - 2015, bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, ảnh hƣởng và đổ bộ vào Việt Nam là ít biến đổi. Tuy nhiên, biến động của số lƣợng bão và áp thấp nhiệt đới là khá rõ; có năm lên tới 18 - 19 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông (19 cơn vào năm 1964, 2013; 18 cơn vào năm 1989, 1995); nhƣng có năm chỉ có 4 - 6 cơn (4 cơn vào năm 1969, 6 cơn vào năm 1963, 1976, 2014, 2015).[5] Hình 1.7: Diễn biến bão với cƣờng độ gió từ cấp 12 trở lên ở Biển Đông (1990-2015)
  • 38. 26 Theo số liệu thống kê trong những năm gần đây, những cơn bão mạnh (sức gió mạnh nhất từ cấp 12 trở lên) có xu thế tăng nhẹ. Mùa bão kết thúc muộn hơn và đƣờng đi của bão có xu thế dịch chuyển về phía Nam với nhiều cơn bão đổ bộ vào khu vực phía Nam hơn trong những năm gần đây. Hoạt động và ảnh hƣởng của bão và áp thấp nhiệt đới đến nƣớc ta trong những năm gần đây có những diễn biến bất thƣờng. Tháng 3/2012, bão Pakhar đổ bộ vào miền Nam Việt Nam với cƣờng độ gió mạnh nhất theo số liệu qua trắc đƣợc. Bão Sơn Tinh (10/2012) và Hai Yan (10/2013) có quỹ đạo khác thƣờng khi đổ bộ vào miền Bắc vào cuối mùa bão. Năm 2013 có số lƣợng bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam nhiều nhất (8 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới). 1.3.2.2. Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam Các kịch bản phát thải khí nhà kính đƣợc chọn để tính toán xây dựng kịch bản BĐKH cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (kịch bản RCP2.6), kịch bản phát thải trung bình thấp(RCP4.5), kịch bản phát thải trung bình cao (RCP6.5) và kịch bản phát thải cao (RCP8.5) [5]. a. Về nhiệt độ - Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc có mức tăng phổ biến từ 0,6-0,8o C. Vào giữa thế kỷ, mức tăng từ 1,3-1,7o C. Trong đó, khu vực Bắc Bộ (Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ) có mức tăng từ 1,6-1,7o C; khu vực Bắc Trung Bộ từ 1,5-1,6o C; khu vực phía Nam (Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ) từ 1,3-1,4o C. Đến cuối thế kỷ, ở phía Bắc nhiệt độ tăng chủ yếu từ 1,9 - 2,4o C và ở phía Nam từ 1,7-1,9o C. Theo đó, nhiệt độ trung bình mùa đông trên toàn quốc có mức tăng phổ biến từ 0,6-0,8o C. Vào giữa thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 1,2-1,6o C. Trong đó, Bắc Bộ có mức tăng cao nhất 1,5-1,6o C, sau đó là Nam Bộ và Tây Nguyên; mức tăng thấp nhất là Trung Bộ 1,2-1,4o C. Đến cuối thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 1,5-2,2o C, tăng cao nhất ở Bắc Bộ và thấp nhất ở Trung Bộ. Mùa hè, nhiệt độ trung bình trên toàn quốc có mức tãng phổ biến từ 0,6-0,8o C. Vào giữa thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 1,6- 2,0o C ở phía Bắc; từ 1,3-1,7o C ở phía Nam. Đến cuối thế kỷ, mức tăng phổ biến trên toàn quốc là từ 1,8-2,8o C, trong đó phía Bắc vẫn có xu thế tăng cao hơn phía Nam.
  • 39. 27 Nhiệt độ tối cao trung bình năm trên toàn quốc có mức tăng phổ biến từ 1,4- 1,8o C. Đến cuối thế kỷ, mức tăng từ 1,7-2,7o C. Trong đó, tăng cao nhất là khu vực Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ; thấp nhất là khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Nhiệt độ tối thấp trung bình năm trên toàn quốc có mức tăng phổ biến từ 1,4- 1,6o C vào giữa thế kỷ, từ 1,8-2,2o C vào cuối thế kỷ. Khu vực ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ có mức tăng thấp nhất, khoảng 1,3-1,4o C vào giữa thế kỷ và 1,6- 1,8o C vào cuối thế kỷ. - Theo kịch bản RCP8.5: vào đầu thế kỷ, nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc có mức tăng phổ biến từ 0,8-1,1o C. Vào giữa thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 1,8-2,3o C. Trong đó, khu vực phía Bắc tăng phổ biến từ 2,0-2,3o C và ở phía Nam từ 1,8-1,9o C. Đến cuối thế kỷ, nhiệt độ ở phía Bắc tăng từ 3,3-4,0o C và ở phía Nam từ 3,0-3,5o C. Vào đầu thế kỷ, nhiệt độ trung bình mùa đông trên toàn quốc có mức tăng phổ biến từ 0,8-1,2o C. Vào giữa thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 1,8-2,2o C; Trung Bộ có mức tăng thấp nhất 1,6-1,9o C. Đến cuối thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 2,8-3,8o C, tăng thấp nhất vẫn là khu vực Trung Bộ, từ 2,8-3,2o C. Nhiệt độ trung bình mùa hè trên toàn quốc có mức tăng phổ biến từ 0,8-1,0o C. Vào giữa thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 2,1-2,5o C ở các khu vực phía Bắc; từ 1,8- 2,1o C ở các khu vực phía Nam. Đến cuối thế kỷ, nhiệt độ tăng phổ biến từ 3,7-4,3o C ở phía Bắc và từ 3,2-3,7o C ở phía Nam. Nhiệt độ tối cao trung bình năm trên toàn quốc có mức tăng phổ biến từ 1,6- 2,4o C, tăng cao nhất là khu vực Việt Bắc với mức tăng có thể trên 2,6o C. Đến cuối thế kỷ, nhiệt độ tối cao trung bình năm tiếp tục có xu thế tăng, phổ biến từ 3,0- 4,8o C, cao nhất có thể tăng trên 5,0o C đối với một số tỉnh miền núi phía Bắc. Nhiệt độ tối thấp trung bình năm trên toàn quốc có mức tăng phổ biến từ 1,6- 2,6o C, tăng cao nhất ở khu vực phía Bắc và Tây Nguyên 2,2-2,6o C. Các khu vực khác có mức tăng thấp hơn 1,6-1,8o C. Đến cuối thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 3,0- 4,0o C, một số tỉnh phía Bắc có mức tăng cao hơn.[5]
  • 40. 28 Hình 1.8: Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (o C) theo kịch bản RCP4.5 Hình 1.9: Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (o C) theo kịch bản RCP8.5 Hình 1.10: Biến đổi của nhiệt độ tối thấp trung bình năm (o C) theo kịch bản RCP4.5
  • 41. 29 Hình 1.11: Biến đổi của nhiệt độ tối thấp trung bình năm (o C) theo kịch bản RCP8.5 b.Về lượng mưa - Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, lƣợng mƣa năm có xu thế tăng ở hầu hết cả nƣớc, phổ biến từ 5-10%. Vào giữa thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 5-15%. Một số tỉnh ven biển Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng trên 20%. Đến cuối thế kỷ, mức biến đổi lƣợng mƣa năm có phân bố tƣơng tự nhƣ giữa thế kỷ, tuy nhiên vùng có mức tăng trên 20% mở rộng hơn. Lƣợng mƣa mùa đông có xu thế tăng ở hầu hết cả nƣớc, phổ biến từ 5-12%. Vào giữa thế kỷ, xu thế giảm ở Tây Bắc, phần lớn Việt Bắc, mức giảm nhiều nhất là 10%. Các khu vực khác tăng phổ biến từ 5-20%, nhiều nhất là Nam Bộ, nam Tây Nguyên, phía tây Trung Bộ. Đến cuối thế kỷ, xu thế giảm ở phần lớn Đông Bắc, một phần Đồng bằng Bắc Bộ và một phần sát biên giới phía bắc thuộc Tây Bắc và Đông Bắc với mức giảm nhiều nhất đến 15%. Hầu hết các tỉnh từ Quảng Bình trở vào có mức tăng phổ biến từ 20 - 25%. Lƣợng mƣa mùa hè có xu thế tăng ở hầu hết cả nƣớc, phổ biến từ 3-12%. Vào giữa thế kỷ, xu thế tăng phổ biến từ 5-15% trên phần lớn lãnh thổ, trừ Nam Trung Bộ, đông Tây Nguyên và một phần phía tây Nam Bộ có xu thế giảm từ 3- 15%. Tăng nhiều nhất ở Đông Bắc và Tây Bắc; ít nhất ở Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Đến cuối thế kỷ, sự biến đổi có xu thế tƣơng tự nhƣ giữa thế kỷ, tuy nhiên khu vực lƣợng mƣa giảm mở rộng hơn về phía Bắc. Mức tăng ở Đông Bắc, Tây Bắc nhiều nhất cả nƣớc, phổ biến từ 15-25%. Tây Nguyên và phía tây Nam Bộ có mức tăng ít nhất cả nƣớc, dƣới 5%.
  • 42. 30 - Theo kịch bản RCP8.5: vào đầu thế kỷ, lƣợng mƣa năm có xu thế tăng ở hầu hết cả nƣớc, phổ biến từ 3-10%. Vào giữa thế kỷ, xu thế tăng tƣơng tự nhƣ kịch bản RCP4.5. Đáng chú ý là vào cuối thế kỷ mức tăng nhiều nhất có thể trên 20% ở hầu hết diện tích Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, một phần diện tích Nam Bộ và Tây Nguyên. Lƣợng mƣa mùa đông có xu thế giảm nhẹ ở phía Bắc, Tây Nguyên, xu thế tăng ở khu vực phía Nam. Vào giữa thế kỷ, xu thế giảm ở phần lớn Đông Bắc và tây Bắc Bộ, nhiều nhất đến 10%. Các khu vực còn lại có xu thế tăng, nhiều nhất đến 20%. Đến cuối thế kỷ, xu thế giảm ở phần lớn Đông Bắc, Tây Bắc, nam Tây Nguyên và cực nam Trung Bộ. Mức giảm phổ biến từ 5-15%, giảm nhiều nhất ở cực nam Trung Bộ. Những nơi khác có xu thế tăng, mức tăng phổ biến từ 10-40%, riêng phần lớn Nam Bộ có mức tăng từ 50-80%, cao nhất cả nƣớc. Theo kịch bản RCP8.5 sự biến đổi của lƣợng mƣa mùa hè có xu thế tƣơng tự kịch bản RCP4.5. Vào đầu thế kỷ, xu thế tăng phổ biến từ 5-15%. Vào giữa thế kỷ, xu thế tăng trên phần lớn cả nƣớc, chỉ giảm ở một phần nhỏ Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (dƣới 5%). Tăng nhiều nhất ở Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, nam Tây Nguyên và phía đông Nam Bộ, phổ biến từ 15-25%, tăng ít nhất ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và phía tây Nam Bộ, dƣới 5%. Đến cuối thế kỷ, mức giảm của lƣợng mƣa mùa hè có thể đến 15%. Hình 1.12: Biến đổi của lƣợng mƣa năm theo kịch bản RCP4.5
  • 43. 31 Hình: 1.13: Biến đổi của lƣợng mƣa năm theo kịch bản RCP8.5 c. Kịch bản nước biển dâng Kịch bản nƣớc biển dâng cho Việt Nam đƣợc xây dựng theo phƣơng pháp của IPCC trong báo cáo AR5; các kết quả nghiên cứu mới nhất của thế giới; các kịch bản nƣớc biển dâng quy mô quốc gia của Úc, Hà Lan và Singapore. Kịch bản nƣớc biển dâng chỉ xét đến sự thay đổi mực nƣớc biển trung bình do biến đổi khí hậu, mà không xét đến ảnh hƣởng của các yếu tố khác gây nên sự dâng cao của mực nƣớc biển nhƣ: nƣớc dâng do bão, nƣớc dâng do gió mùa, thủy triều, quá trình nâng/hạ địa chất và các quá trình khác. Kịch bản nƣớc biển dâng đƣợc xây dựng cho các tỉnh ven biển, 7 khu vực ven biển, quần đảo Hoàng Sa, và quần đảo Trƣờng Sa. Trong những thập kỷ đầu thế kỷ 21, xu thế tăng của mực nƣớc biển theo cả 4 kịch bản RCP là khá tƣơng đồng, tuy nhiên có sự khác biệt đáng kể từ khoảng năm 2040. Mực nƣớc biển có mức tăng thấp nhất ở kịch bản RCP2.6 và cao nhất ở kịch bản RCP8.5. Đến năm 2030, mực nƣớc biển dâng trung bình cho toàn dải ven biển Việt Nam theo RCP2.6 là 13cm; theo RCP4.5 là 13cm; theo RCP6.0 là 13cm; và theo RCP8.5 là 13cm. Đến năm 2050, mực nƣớc biển dâng trung bình cho toàn dải ven biển Việt Nam theo kịch bản RCP2.6 là 21c; theo RCP4.5 là 22cm; theo RCP6.0 là 22cm; và theo RCP8.5 là 21cm.
  • 44. 32 Đến năm 2100, mực nƣớc biển dâng trung bình cho toàn dải ven biển Việt Nam theo kịch bản RCP2.6 là 44cm; theo RCP4.5 là 53cm, theo RCP6.0 là 56cm; và theo RCP8.5 là 73cm. Đến cuối thế kỷ 21, khu vực ven biển từ Móng Cái - Hòn Dấu và Hòn Dấu - Đèo Ngang có mực nƣớc biển dâng thấp nhất, theo RCP4.5 là 55cm theo RCP8.5 là 72cm; Khu vực ven biển từ Mũi Cà Mau – Kiên Giang có mực nƣớc biển dâng cao nhất, theo RCP4.5 là 53cm, theo RCP8.5 là 75cm. Đến cuối thế kỷ 21, khu vực quần đảo Hoàng Sa có mực nƣớc biển dâng theo RCP4.5 là 58cm; theo RCP 8.5 là 78cm. Khu vực quần đảo Trƣờng Sa có mực nƣớc biển dâng theo RCP4.5 là 57cm; theo RCP8.5 là 77cm. Kịch bản mực nƣớc biển dâng trung bình ven biển Việt Nam có khả năng cao hơn mực nƣớc biển trung bình toàn cầu. Mực nƣớc biển dâng khu vực ven biển các tỉnh phía nam cao hơn so với khu vực phía bắc. Nếu xét riêng dải ven biển Việt Nam, khu vực ven biển từ Đà Nẵng đến Kiên Giang có mực nƣớc biển dâng cao hơn so với khu vực phía Bắc. Kết quả này phù hợp với xu thế biến đổi mực nƣớc biển đƣợc tính theo số liệu thực đo tại các trạm trong quá khứ (Trần Thục và nnk, 2015).
  • 45. 33 CHƢƠNG 2. ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NUÔI THỦY SẢN Ở CÁC Xà ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH – 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Quảng Bình là tỉnh thuộc duyên hải miền Trung với chiều dài đƣờng bờ biển 116,04 km, hình thể kéo dài và hẹp ngang nhất Việt Nam. Xét trong nội bộ lãnh thổ Việt Nam, tỉnh Quảng Bình nằm gần ở trung đoạn của đất nƣớc. Vị trí này tạo nên tính trung gian về mặt khí hậu, làm cho tỉnh Quảng Bình nói chung và dải đồng bằng ven biển nói riêng có sự nhạy cảm cao với BĐKH hiện nay, đồng thời chịu tác động mạnh mẽ của các thiên tai nhất là bão ở cả phía Bắc và phía Nam đất nƣớc. Lãnh thổ nghiên cứu là dải đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình có tọa độ địa lý từ 17°29’30”B - 17°44’01’’B; 106°22’30”Đ - 106°36’Đ +Phía Bắc giáp huyện Quảng Trạch. +Phía Nam giáp thành phố Đồng Hới. +Phía Đông giáp biển Đông. +Phía Tây giáp vùng đồi núi của huyện Bố Trạch. Dải đồng bằng ven biển có diện tích 297,37 km2 nhiên của huyện Bố Trạch, bao gồm 1 thị trấn và 18 xã, cụ thể: thị trấn Hoàn Lão, xã Hải Trạch, Bắc Trạch, Thanh Trạch, Hạ Trạch, Sơn Lộc, Cự Nẫm, Vạn Trạch, Lý Trạch, Đức Trạch, Đồng Trạch, Phú Trạch, Hoàn Trạch, Tây Trạch, Hòa Trạch, Nhân Trạch, Nam Trạch, Trung Trạch, Đại Trạch. Xét trong tổng quan lãnh thổ của tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Bố Trạch nói riêng, địa bàn nghiên cứu nằm ở trung gian giữa 2 hệ thống tự nhiên lục địa và biển. Vì vậy, dải đồng bằng ven biển sẽ là nơi hứng chịu nhiều thiên tai và tác động tiêu cực của BĐKH (nơi chịu tác động của cả tuyến thiên tai từ biển và khu vực đồi núi phía Tây) gây ảnh hƣởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống ngƣời dân địa phƣơng đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp.
  • 46. 34 Hình 2.1: Bản đồ các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch 2.1.1.2. Hình thể và địa hình Dãi đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch có hình thể thuộc loại hẹp ngang nhất cả nƣớc. Với đƣờng bờ biển dài kết hợp vị trí trung gian, đồng thời trong bối cảnh BĐKH hiện nay làm cho mức độ ảnh hƣởng của thiên tai đến địa bàn nghiên cứu ngày càng tăng. Tần số, quy mô và cƣờng độ bão, lũ lụt tăng do BĐKH cộng hƣởng với hiện tƣợng nƣớc biển dâng làm cho diện tích đất ngập tăng lên và xâm thực bờ mãnh liệt. Cũng nhƣ mọi đồng bằng duyên hải Trung Bộ, đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch thuộc kiểu địa hình đồng bằng mài mòn bồi tụ chân núi ven biển. Xét trong tổng thể địa hình của huyện, dải đồng bằng ven biển là bộ phận địa hình thấp trũng