SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LÊ THÙY NHUNG
THƠ NỮ VIỆT NAM SAU 1975
NHỮNG TÌM TÒI VÀ CÁCH TÂN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
HÀ NỘI - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LÊ THÙY NHUNG
THƠ NỮ VIỆT NAM SAU 1975
NHỮNG TÌM TÒI VÀ CÁCH TÂN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam - hiện đại
Mã số: 9.22.01.21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHƯỢNG
PGS. NGUYỄN VĂN LONG
HÀ NỘI - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS. NGUYỄN VĂN LONG và TS. NGUYỄN PHƯỢNG. Các luận
điểm và kết quả nghiên cứu được đưa ra trong luận án là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Lê Thùy Nhung
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến với PGS. NGUYỄN VĂN
LONG và TS. NGUYỄN PHƯỢNG, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi
hoàn thành luận án này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến với các nhà khoa học,
các thầy cô giáo của tổ Văn học Việt Nam - hiện đại, khoa Ngữ văn, trường Đại
học Sư phạm Hà Nội đã góp ý, nhận xét và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình thực hiện đề tài luận án.
Trân trọng biết ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp tại trường CĐSP Hòa
Bình, trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ đã luôn quan tâm, động viên, khích
lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả
Lê Thùy Nhung
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................1
2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................2
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.......................................................3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................4
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN..........................................................................5
6. CẤU TRÚC LUẬN ÁN....................................................................................6
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................7
1.1. Tìm tòi và cách tân trong thơ.........................................................................7
1.1.1. Quan niệm về tìm tòi và cách tân...........................................................7
1.1.2. Tìm tòi, cách tân trong thơ và trong thơ Việt Nam hiện đại...................9
1.2. Tình hình nghiên cứu về những tìm tòi và cách tân trong thơ nữ Việt Nam
sau 75..................................................................................................................13
1.2.1. Những nghiên cứu chung......................................................................14
1.2.2. Những nghiên cứu về tìm tòi và cách tân thơ nữ sau 75 qua một số tác
giả tiêu biểu.....................................................................................................21
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1......................................................................................27
Chương 2. KHÁI QUÁT DIỆN MẠO THƠ NỮ VIỆT NAM SAU 1975..........28
2.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa và văn học...............................................28
2.2. Nhìn chung về thơ nữ Việt Nam sau 1975...................................................33
2.2.1. Thơ nữ sau 1975 - sự song hành, tiếp nối các thế hệ............................33
2.2.2. Những quan niệm thơ...........................................................................39
2.2.3. Những xu hướng cách tân thơ...............................................................43
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2......................................................................................52
Chương 3. NHỮNG ĐỔI MỚI VỀ CẢM HỨNG VÀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH
TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM SAU 1975.........................................................53
3.1. Những đổi mới về cảm hứng trữ tình...........................................................53
3.1.1. Cảm hứng về đời thường.......................................................................53
3.1.2. Cảm hứng về phận vị người nữ.............................................................59
3.1.3. Cảm hứng về tình yêu...........................................................................66
3.2. Những đổi mới về cái tôi trữ tình.................................................................76
3.2.1. Từ cái tôi công dân đến cái tôi cá thể....................................................77
3.2.2. Từ cái tôi tòng thuộc đến cái tôi tự chủ.................................................83
3.2.3. Từ cái tôi đơn nhất đến cái tôi đa ngã...................................................89
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3......................................................................................98
Chương 4. NHỮNG TÌM TÒI VÀ CÁCH TÂN VỀ HÌNH THỨC NGHỆ
THUẬT TRONG THƠ NỮ SAU 1975...............................................................99
4.1. Cấu trúc thơ..................................................................................................99
4.1.1. Tự do hóa cấu trúc...............................................................................100
4.1.2. Một số thể nghiệm cấu trúc.................................................................105
4.2. Ngôn ngữ thơ..............................................................................................110
4.2.1. Ngôn ngữ lạ hóa..................................................................................111
4.2.2. Ngôn ngữ đậm màu sắc phái tính........................................................115
4.3. Hình ảnh thơ...............................................................................................120
4.3.1. Làm mới những hình ảnh quen thuộc..................................................120
4.3.2. Sáng tạo những hình ảnh mới..............................................................128
4.4. Giọng điệu thơ............................................................................................132
4.4.1. Giọng trầm tư sâu lắng........................................................................133
4.4.2. Giọng giễu nhại...................................................................................137
4.4.3. Giọng đối thoại tỉnh táo.......................................................................141
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4....................................................................................145
KẾT LUẬN.......................................................................................................146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.....................................................................150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................151
1
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Như một quy luật tất yếu, văn học luôn có xu hướng thay đổi tìm đến
những cái mới, hiện đại. Văn học đòi hỏi nhà văn phải có những tìm tòi và cách
tân mới để đáp ứng nhu cầu tinh thần của người đọc, đáp ứng nhu cầu tồn tại của
nghệ thuật. Việc chỉ ra những tìm tòi và cách tân trong văn học là cần thiết giúp
chúng ta có được cái nhìn rõ nét hơn về sự phát triển của văn học với những đặc
điểm, sự vận động qua mỗi chặng đường, mỗi giai đoạn, đồng thời mở ra những
hướng nghiên cứu mới cho nền văn học ấy.
1.2. Cùng với sự vận động, phát triển ngày càng mạnh mẽ và toàn diện của
nền văn học Việt Nam sau 75, thơ nữ có những thay đổi lớn trong diện mạo của
mình. Trên các diễn đàn, cuộc tranh luận về đổi mới trong thơ nữ diễn ra khá sôi
nổi. Đa số ý kiến cho rằng, vị thế của các nhà thơ nữ đang dần được khẳng định
với sự hiện diện của một đội ngũ thơ nữ đông đảo, với những quan niệm nghệ
thuật rất riêng và những khám phá về nội dung, nghệ thuật. Nhiều hiện tượng thơ
nữ được đánh giá cao, tác động tích cực tới sự phát triển của nền thơ đương đại
và ghi dấu ấn tượng cả ở trong nước và nước ngoài với nhiều giải thưởng lớn
như: Ý Nhi - nhà thơ đầu tiên của Việt Nam được đón nhận giải thưởng Cikada
của Thụy Điển (2015), Nguyễn Phan Quế Mai - nhà thơ Đông Nam Á đầu tiên
có tập thơ in trong Lannan Translations Selection Series của Mỹ (2014), Vi Thùy
Linh - nhà thơ nữ trẻ tuổi thực hiện nhiều tour diễn thơ Pháp - Châu Âu, được
mời thực hiện đêm thơ riêng tại Paris… Tuy nhiên, thơ nữ cũng xuất hiện nhiều
hiện tượng gây tranh cãi, những nhận xét trái chiều về những tìm tòi và cách tân
quá táo bạo, nhất là ở một số hiện tượng thơ nữ trẻ đương đại. Trước những
tranh luận ấy, việc phân tích được cụ thể sự tìm tòi cách tân trong thơ nữ sẽ giúp
người đọc, người nghiên cứu có thêm cái nhìn, cách đánh giá khách quan hơn về
diện mạo và những đóng góp tích cực của bộ phận thơ này cho sự phát triển của
thơ Việt Nam đương đại.
2
1.3. Trong xu thế hội nhập của đời sống văn hóa tinh thần, sự phát triển
của các phong trào nữ quyền trên thế giới có tác động đáng kể tới sự phát triển
của văn học nghệ thuật ở nước ta. Đặc biệt với thơ nữ sau 75, sự tác động ấy
càng đậm nét hơn khi âm hưởng nữ quyền trở thành một trong những mạch
nguồn cảm hứng sáng tác, ảnh hưởng tới sự đổi mới của cái tôi trữ tình và đưa
đến một số thể nghiệm hình thức nghệ thuật mới. Nó góp phần tạo nên những
quan niệm, xu hướng trong diện mạo riêng cho thơ nữ Việt Nam sau 1975.
1.4. Từ những thành tựu nghệ thuật đã đạt được, thơ nữ Việt Nam sau
1975 đã và đang tạo sự thu hút với giới nghiên cứu phê bình văn học. Tuy nhiên,
đa số những công trình nghiên cứu thơ nữ từ sau 75 đến nay thường theo hướng
tổng quát về những đặc điểm chung, những đóng góp chung, hoặc khái quát đặc
điểm, phong cách sáng tác của một nhà thơ, một nhóm nhà thơ ở một giai đoạn
nhất định. Đã đến lúc cần có thêm công trình nghiên cứu bao quát rộng hơn
những tìm tòi và cách tân trong thơ nữ Việt Nam từ sau 75 đến nay để thấy được
đổi mới và đóng góp cụ của thể bộ phận thơ này.
Từ những lí do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài Thơ nữ Việt
Nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân. Cho đến khi thực hiện đề tài này,
những tranh luận về thơ nữ chưa phải đã chấm dứt, đặc biệt ở những hiện tượng
thơ mang tính thời sự nên chúng tôi mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ góp thêm
cho người đọc, người nghiên cứu thơ nữ cái nhìn cụ thể về những tìm tòi cách
tân của thơ nữ sau 75. Từ đó, chúng ta nhận diện sâu sắc hơn sự chuyển mình,
những thành tựu nghệ thuật thơ nữ và gợi mở thêm nhiều hướng nghiên cứu, tiếp
cận khác về thơ nữ.
2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Sau năm 1975, tình hình sáng tác thơ nữ ở Việt Nam có nhiều thay đổi
tích cực với sự xuất hiện những thể nghiệm và hàng loạt tên tuổi mới. Tuy nhiên,
luận án chỉ hướng tới đối tượng nghiên cứu là những tìm tòi và cách tân của thơ
3
nữ sau 1975 trên một số phương diện nội dung (cảm hứng trữ tình, cái tôi trữ
tình) và hình thức nghệ thuật (cấu trúc, hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu) qua một
số hiện tượng thơ tiêu biểu.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung khảo sát một số hiện tượng thơ nữ tiêu biểu sau 75 cho
sự tìm tòi và cách tân của thơ Việt:
Ở thế hệ nhà thơ nữ từng trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ,
chúng tôi chú ý tới các tác giả Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm
Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Thị Hồng Ngát.
Ở thế hệ nhà thơ nữ chỉ mới bắt đầu xuất hiện ở chặng đầu đổi mới, chúng
tôi chú ý tới Phạm Thị Ngọc Liên, Lê Thị Mây, Đoàn Thị Lam Luyến, Dư Thị
Hoàn, Lê Khánh Mai, Vũ Thị Huyền.
Ở thế hệ nhà thơ nữ xuất hiện từ nửa cuối thập niên 90 đến nay, chúng tôi
tập trung vào các nhà thơ Phan Huyền Thư, Nguyễn Phan Quế Mai, Vi Thùy
Linh, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Ngọc Tư, Từ Huy, Ng.anhanh, Lữ Thị Mai, Như
Quỳnh de Prelle, Nguyễn Thị Thúy Hạnh.
Luận án khảo sát tập trung các tác phẩm nổi bật được dư luận chú ý của
các nhà thơ trên (xem chi tiết hơn ở Danh mục tài liệu tham khảo/ III. Các tác
phẩm khảo sát tr.163).
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nhận diện, lí giải những tìm tòi và cách tân của thơ nữ Việt Nam từ sau
1975 đến nay trên một số phương diện chính của nội dung và nghệ thuật.
Đánh giá ý nghĩa của sự đổi mới thơ nữ sau 75 với sự phát triển của thơ
Việt, đồng thời khẳng định vị trí và những đóng góp của các nhà thơ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án xác định những nhiệm vụ trọng tâm sau:
4
Xác định quan niệm tìm tòi và cách tân để làm cơ sở lí luận cho việc triển
khai đề tài, đồng thời nhìn lại tình hình nghiên cứu về thơ nữ sau 75 để có cơ sở
thực tiễn hơn khi tiếp cận đối tượng nghiên cứu.
Nhận diện khái quát bức tranh diện mạo của thơ nữ Việt Nam sau 75 qua
các chặng đường nối tiếp song hành giữa các thế hệ nhà thơ, những quan niệm
thơ và những xu hướng cách tân thơ chủ yếu.
Tập trung phân tích những tìm tòi, cách tân của thơ nữ sau 75 trên phương
diện nội dung, trọng tâm là cảm hứng trữ tình, cái tôi trữ tình, đồng thời chỉ ra
những tìm tòi và cách tân cụ thể trên các phương diện cấu trúc, hình ảnh, ngôn
ngữ, giọng điệu.
Những tìm tòi, cách tân của thơ nữ sau 75 được khảo sát và đối chiếu so
sánh với thơ Việt nói chung, thơ nữ nói riêng ở những giai đoạn trước 1975;
đối chiếu so sánh với thơ nam giới cùng thời để nhận ra sự tiếp nối, đổi mới
riêng trong sáng tạo nghệ thuật của thơ nữ.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp hệ thống cấu trúc: Hệ thống, cấu trúc không chỉ là thao tác
mà còn là một phương pháp khoa học giúp chúng ta bao quát, nhận diện cụ thể
hơn những dạng thức, đặc điểm sáng tác của các nhà thơ nữ. Phương pháp này
được chúng tôi sử dụng xuyên suốt luận án.
Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại: Bất kì tác phẩm
nào cũng gắn liền với hình thức của thể loại văn học cụ thể. Khi phân tích tác
phẩm chúng ta cần căn cứ vào những đặc trưng thể loại, từ đó tìm ra những đặc
điểm nổi trội trong tìm tòi và cách tân của các nhà thơ nữ sau 75.
Phương pháp loại hình: nhìn nhận thơ nữ sau 75 như là một loại hình của
văn học, phương pháp này giúp chúng tôi nhận thấy được sự thay đổi loại hình
từ văn học cách mạng đến văn học thời kì đổi mới và sự ít nhiều chạm tới kiểu tư
duy hậu hiện đại.
5
Phương pháp liên ngành: Chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu trong mối
quan hệ liên ngành với các lĩnh vực có liên quan như phân tâm học, tâm lí học,
xã hội học, văn hóa... để lí giải, nhìn nhận sâu sắc hơn những tìm tòi và cách tân
của thơ nữ sau 75.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: Để làm sáng rõ hơn những đóng góp của
các nhà thơ nữ sau 1975, chúng tôi còn sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu.
Phương pháp dựa trên so sánh đồng đại - đặt đối tượng nghiên cứu trong sự so
sánh với các nhà thơ nam cùng thời và so sánh lịch đại - so sánh thơ nữ giai đoạn
trước và sau 1975 để thấy rõ hơn những điểm khác biệt trong sáng tạo.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
(1) Luận án là công trình khoa học chuyên sâu về những đóng góp của
thơ nữ Việt Nam giai đoạn sau 1975. Thông qua cơ sở lí thuyết về tìm tòi và
cách tân và từ những kết quả nghiên cứu về thơ nữ sau 75 đã có ở những người
nghiên cứu trước, luận án đem đến cái nhìn rõ nét về sự đổi mới diện mạo của
thơ nữ trên tiến trình vận động, phát triển của thơ Việt Nam hiện đại.
(2) Luận án khái quát những đổi mới của thơ nữ sau 75 trên phương diện
nội dung, trọng tâm là sự chuyển đổi của cảm hứng trữ tình, cái tôi trữ tình. Luận
án cố gắng lí giải những yếu tố tác động và thôi thúc sự tìm tòi, cách tân ở các
nhà thơ nữ. Từ sự ảnh hưởng của ý thức nữ quyền luận án nghiên cứu sâu hơn về
những đặc điểm riêng trong thơ nữ.
(3) Luận án chỉ ra những tìm tòi, cách tân hình thức của thơ nữ sau 75 ở 4
phương diện: cấu trúc, hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu để giúp người nghiên cứu
nhận thấy rõ hơn sự thay đổi tư duy nghệ thuật và nỗ lực kiến tạo, đổi mới thơ ở
những nhà thơ nữ.
(4) Kết quả nghiên cứu của luận án góp thêm hướng tiếp cận, kiến giải về
những đóng góp của thơ nữ Việt Nam sau 75. Từ đó chúng ta có những đánh giá
phù hợp về sự phát triển đa chiều của thơ Việt trong đời sống hôm nay.
(5) Bổ sung thêm tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy một số tác phẩm
thơ nữ sau 75 trong nhà trường cũng như việc nghiên cứu thơ ca trữ tình sau 75.
6
6. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận án được triển khai thành bốn chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Khái quát diện mạo của thơ nữ Việt Nam sau 1975.
Chương 3: Những đổi mới về cảm hứng và cái tôi trữ tình trong thơ nữ
Việt Nam sau 1975.
Chương 4: Những tìm tòi và cách tân về hình thức nghệ thuật trong thơ nữ
Việt Nam sau 1975.
7
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tìm tòi và cách tân trong thơ
Văn học nghệ thuật muốn tồn tại và phát triển cần luôn đổi mới, không thể
là sự dập khuôn máy móc hay lặp lại chính mình. Nói như nhà văn Nam Cao:
“Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu
đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi
những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có”(Đời thừa). Từ
quan điểm ấy ta có thể hiểu tìm tòi, cách tân là đòi hỏi của người đọc và cũng là
nhu cầu tự thân để nghệ thuật tồn tại.
1.1.1. Quan niệm về tìm tòi và cách tân
Theo Từ điển tiếng Việt, “tìm tòi là tìm một cách công phu, kiên nhẫn để
thấy ra, nghĩ ra cái khác” [90, tr.1276] còn “cách tân thì giống đổi mới, cải cách,
canh tân, là thay đổi hoặc làm cho thay đổi tốt hơn, tiến bộ so với trước đáp ứng
yêu cầu của sự phát triển và thường gắn liền với văn hóa nghệ thuật” [90, tr.141]
Theo Từ điển tiếng Pháp (Larousse.com), tìm tòi (rechérche) “là sự tìm
kiếm” còn cách tân (rénovation) “là sự làm mới lại, cải tạo, cải thiện cái gì đó”.
Theo Từ điển tiếng Anh (Vdict.com), tìm tòi (reseach) “là sự khám xét,
khám phá, sưu tầm” còn cách tân (innovation) “là sự đưa vào những cái mới,
sáng kiến, phương pháp mới, hay là sự tiến hành đổi mới”.
Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu khái quát:
Tìm tòi chính là sự khám phá, kiếm tìm ra những giá trị mới, phá bỏ thế
tĩnh tại của hiện hữu sáng tạo. Nó phụ thuộc chủ yếu vào ý thức chủ quan của
người sáng tác. Nói như Thạch Lam có những cái đẹp người ta không ngờ, ai
cũng nhìn nhưng không phải ai cũng thấy. Nhiều người dù có tư tưởng đổi mới
nhưng có thể họ cũng không tìm thấy điều nghệ thuật cần, không thấy những
8
điều cần trong đời sống. Bởi vậy, nếu ta không có ý thức tìm thì sẽ không thấy
và sẽ không có thay đổi trong sáng tạo.
Cách tân, ở nghĩa cơ bản được hiểu tương đồng với nghĩa của từ đổi mới,
nhưng vì là từ Hán Việt nên có thể mang nét nghĩa khái quát cao hơn, toàn diện
hơn từ đổi mới (là từ thuần Việt). Cách tân có thể hiểu là làm mới lại (thay đổi)
cái cũ và làm ra cái mới hoàn toàn. Chẳng hạn, có những đề tài trước kia trong
văn học từng được xem là cấm kị thì bây giờ nhà văn sẵn sàng xông pha, chạm
tới vùng cấm và trưng ra những cảm xúc, những cách nói mới khác nhau cho
những đề tài đó. Bên cạnh đó, nếu đổi mới thường dùng bao trùm cho nhiều lĩnh
vực, nhiều bình diện khác nhau thì cách tân thường được dùng nhiều hơn trong
lĩnh vực của văn học nghệ thuật. Nhiều ý kiến còn cho rằng cách tân thường
nghiêng về thủ pháp nghệ thuật nhưng thực ra thủ pháp nghệ thuật chỉ là một
bình diện còn cách tân bao hàm nội dung căn bản hơn cả về hệ tư tưởng, quan
niệm... Từ cách hiểu đó, chúng ta có thể nhận ra những biểu hiện của cách tân ở
các mức độ, cấp độ hoặc các bình diện khác nhau ngay cả trong cùng một trào
lưu, một phương pháp. Ở mức độ hẹp, cách tân có thể bao hàm sự thay đổi căn
bản cả một giai đoạn văn học. Nhiều người dùng cách tân với hàm nghĩa như
“cuộc cách mạng trong thi ca” để nói về phong trào Thơ Mới (Hoài Thanh -
Thi nhân Việt Nam). Còn ở mức độ cao hơn, cách tân là sự làm thay đổi một hệ
hình văn học thậm chí có thể làm thay đổi ngay trong cùng một hệ hình, một
trào lưu. Ví dụ cùng là chủ nghĩa lãng mạn nhưng ở mỗi giai đoạn văn học, chủ
nghĩa lãng mạn lại có những cách làm mới khác nhau, giữa những người khởi
đầu và những người phát triển tiếp theo cũng có cách khám phá khác nhau.
Vậy về bản chất, tìm tòi và cách tân là hai phạm trù độc lập nhưng lại
không thể tách rời nhau. Nếu tìm tòi là hành động tất yếu của sự khám phá và đi
tìm cái mới thì cách tân chính là kết quả của sự khám phá, là cái mới, cái chất
lượng, không trùng lặp mang đến những giá trị nghệ thuật phong phú. Ngược lại,
nếu cách tân là hoạt động tất yếu của nghệ thuật thì tìm tòi trở thành một trong
9
những điều kiện của cách tân vì không phải bất cứ sự tìm tòi nào cũng đem đến
sự cách tân, nó có thể tạo ra cái khác mà không hẳn cái mới. Quá trình này
không chỉ tác động thay đổi hệ hình văn học trên nền tảng tư duy mà còn làm
mới đối tượng, đem đến những giá trị mỹ học mới cho văn học.
Mỗi thời đại, mỗi giai đoạn văn học, sự tìm tòi và cách tân sẽ tạo ra những
tiền đề vừa đáp ứng đòi hỏi của văn học vừa phù hợp tâm thức thời đại, đem đến
những cách tân kết tinh thành tựu nghệ thuật. Tuy nhiên, có những thời điểm,
cách tân có thể đạt tới đỉnh cao, toàn bích nhưng lại nó không bao giờ dừng lại
mãi mãi ở cái đỉnh ấy. Xem xét sự tìm tòi, cách tân chúng ta không chỉ nên so
sánh hơn kém, quan trọng cần tìm ra bản chất, tìm ra những giá trị khác, giá trị
mới hợp với thời đại không nhất thiết phải hơn cái cũ. Nó không phụ thuộc vào
thế hệ, lứa tuổi mà ở sự mới mẻ người nghệ sĩ mang lại.
1.1.2. Tìm tòi, cách tân trong thơ và trong thơ Việt Nam hiện đại
1.1.2.1. Tìm tòi, cách tân trong thơ
Tìm tòi và cách tân trong văn chương không chỉ gắn với những thay đổi
của thời đại mà còn gắn với đặc trưng thể loại. Đối với thơ, sự tìm tòi và cách
tân bao giờ cũng thường bắt đầu từ sự thay đổi của chủ thể trữ tình, sau đó là
phát hiện ra những cách cảm thụ thế giới, sự rung cảm mới phù hợp với sự
chuyển biến của thời đại văn học. Vậy, tác phẩm văn học ngoài việc phải thể
hiện được những đặc trưng riêng của thể loại thì còn phải chứa những cái mới
làm thay đổi cách nhìn quen thuộc và phải khác đi với những gì có trước đó.
Trong thơ, sự tìm tòi và cách tân thường có sự thống nhất, hài hòa giữa ba
phương diện cơ bản sau:
Thứ nhất, đó là sự đổi mới quan niệm về thơ. Nó được bộc lộ qua sự tinh
lọc, kết tụ cảm quan mới của nhà thơ về thế giới, về con người, về cái đẹp và
khơi dậy những mỹ cảm mới cho thơ qua từng giai đoạn phát triển.
Thứ hai, đó là sự khám phá ra những rung động, cảm xúc mới. Nhà thơ
muốn sáng tác một tác phẩm nghệ thuật hay, có giá trị tồn tại mãi với thời gian
10
thì ngoài tài năng, sự hiểu biết, sự nếm trải buồn vui trong cuộc đời cũng cần có
xúc cảm chân thật tự đáy tâm hồn. Nó phải là “trạng thái tâm lí đang rung
chuyển khác thường”(Nguyễn Đình Thi) chứ không tĩnh tại bất biến, phải là
những rung động mới, trinh nguyên của tâm hồn khi tiếp xúc với cuộc sống. Thơ
khác với thể loại tự sự ở chỗ không chỉ tập trung tái hiện khách quan hiện thực
hay miêu tả sự kiện đời sống bên ngoài mà đi sâu khám phá những xúc cảm mới,
biện giải về đời sống bên trong của con người với mối tương quan hiện thực
nhiều chiều xung quanh con người.
Thứ ba, bất kì sự thay đổi nội dung nào trong thơ cũng sẽ đưa thơ đến
những hình thức nghệ thuật mới tác động mạnh mẽ tới người đọc, thậm chí làm
cho liên tưởng, tưởng tượng trong thơ đổi khác. Với thơ trữ tình, sự tìm tòi cách
tân của hình thức nghệ thuật đóng vai trò quan trọng giúp ta nhìn rõ hơn những
thay đổi trong tư duy nghệ thuật thơ ở kết cấu, từ ngữ, các biện pháp tu từ, hình
ảnh, giọng điệu...
1.1.2.2. Tìm tòi, cách tân trong thơ Việt Nam hiện đại
Trong thơ Việt Nam hiện đại, sự tìm tòi và cách tân có sự tiếp nối ba
giai đoạn:
Nửa đầu thế kỉ XX, cuộc cách mạng thi ca đã tạo nên những thay đổi sâu
sắc, toàn diện trên cả phạm trù thơ. Thơ có sự chuyển đổi hệ hình từ thơ cổ điển
sang thơ mới, trung tâm là sự thay đổi cái tôi trữ tình từ thời đại cái ta sang thời
đại cái tôi. Đề xướng phá bỏ những khuôn mẫu của thể thơ cũ, các nhà thơ mới
đề cao cảm xúc cá nhân, phát huy trí tưởng tượng, đem đến cho người đọc một
thế giới tinh thần phong phú với những nỗi buồn âu lo, sự cô đơn nhưng cũng
nhiều cảm xúc nồng nàn, rạo rực và khát vọng của thế hệ nhà thơ mới. Trên báo
Nam Phong số 5/1917, Phạm Quỳnh thừa nhận: “Người ta nói tiếng thơ là tiếng
kêu của con tim. Người Tàu định luật nghiêm cho người làm thơ thực là muốn
chữa lại, sửa lại tiếng kêu ấy cho nó hay hơn nhưng cũng nhân đó mà làm mất đi
cái giọng tự nhiên vậy”. Các cuộc tranh cãi thơ cũ và thơ mới cũng diễn ra khá
11
gay gắt. Trong đó, nhiều bài viết chỉ trích nặng nề những trói buộc của thơ cũ và
đòi hỏi phải cởi trói cho thơ ca. Cuộc canh tân này đi vào lịch sử văn học với sự
ra đời của phong trào Thơ Mới. Tuy nhiên, ngoài yếu tố tác động bên ngoài buộc
thơ phải đổi mới thì thực chất bản thân thơ giai đoạn này cũng có sự tự vận
động, tự cách tân thành những xu hướng khác nhau để đi xa hơn trên hành trình
mười mấy năm phát triển của mình. Ở chặng đầu từ năm 1932 - 1935, sự thay
đổi căn bản nhất của thơ là sự xuất hiện của cái tôi cá nhân lãng mạn với những
tên tuổi nổi bật như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư. Khi Thơ Mới lên đến đỉnh cao, thơ
lại xuất hiện những tìm tòi theo hướng tượng trưng siêu thực với những tên tuổi
như Huy Cận, Xuân Diệu… Đến chặng cuối,Thơ Mới vẫn có thêm những cách
tân đột phá nhưng có lẽ do áp lực từ bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa và văn học
nên thơ một lần nữa có sự chuyển đổi sang hệ hình mới. Ta có thể kể tên một số
nhà thơ tiêu biểu ở chặng này có nhiều đóng góp như Bích Khê, Hàn Mặc Tử…
Sang giai đoạn 1945 - 1975, xuất phát từ nhiệm vụ chung của văn học, thơ
chủ yếu gắn liền với nhiệm vụ chính trị, cách mạng, gắn liền với đời sống cộng
đồng và đời sống dân tộc. Sự chuyển đổi căn bản từ nội dung cái tôi trữ tình cá
nhân, cá thể sang cái tôi công dân, chiến sĩ, cái tôi sử thi đem đến những tình
cảm, cảm xúc mới về quê hương, đất nước, dân tộc... Cùng với thế hệ trước như
Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu… các nhà thơ thế hệ
sau như Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Duy, Phan
Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Mỹ, Trần Đăng Khoa ... tập hợp với nhau tạo thành
đội ngũ sáng tác với vai trò mới - nhà thơ chiến sĩ. Nhiệm vụ của họ không chỉ
phải giải quyết mối quan hệ hòa hợp riêng chung, mà cần nhất là mang đến cho
thơ một tinh thần cách tân phù hợp với tính chất anh hùng ca và trữ tình, truyền
thống và hiện đại. Trong khoảng chín năm đầu, thơ có đóng góp tích cực vào
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện được tính chiến đấu, tính đại
chúng sâu sắc. Nhưng từ sau năm 1954, thơ không chỉ tiếp tục mở rộng đề tài,
bám sát hiện thực đời sống, khám phá những nguồn cảm hứng mới về sự hồi
12
sinh của đất nước, về tình cảm con người miền Nam với khát vọng thống nhất tổ
quốc, lao động xây dựng đất nước mà còn có xu hướng cách tân thơ mới mẻ.
Đáng chú ý là những tìm tòi trong thơ của một bộ phận đô thị miền Nam với
những hiện tượng Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Bùi Giáng... Trong khi những
cái tìm tòi và cách tân trong thơ miền Bắc hướng vào màu sắc chính luận, thời
sự, với tinh thần công dân, với hình tượng cái tôi chiến sĩ thì thơ miền Nam đã
hướng những tìm tòi đi cách tân vào thế giới bên trong nhiều phức tạp, những
cách tân mặt hình thức đi theo hướng trào lưu hiện đại chủ nghĩa cũng sớm được
nhà thơ miền Nam chú ý. Về nội dung, “nó vẫn nhằm tranh đấu cho tự do về
hình thức thể loại, nó cũng tự do hóa. Nhưng tự do hóa không theo kiểu phá thể,
hợp thể... đơn giản như trong thơ kháng chiến. Mà tự do hóa trong liên tưởng,
trong tưởng tượng, trong cấu trúc ngôn từ”[117, tr.306]. Theo Thanh Tâm Tuyền,
siêu thực là một hướng phát triển và “Thơ bây giờ một sự xáo trộn ngôn ngữ”.
Tuy nhiên, thực chất sự đổi mới này là sự kế tục của những tìm tòi trong thơ Mới
(1930 -1945) với hiện tượng Xuân Thu nhã tập, Đinh Hùng... Thanh Tâm Tuyền
cùng Mai Thảo và các nhà thơ kế tiếp đã có công lớn trong việc kiến tạo con
đường thơ khác một cách tích cực1
.
Sau năm 1975, tìm tòi và cách tân trong thơ tiếp tục là cuộc chạy tiếp sức
với nỗ lực chung của các nhà thơ. Ngay cả những nhà thơ từng đại diện cho
tiếng nói của nền thơ cách mạng cũng có những đổi mới trong giai đoạn này như
Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Xuân Quỳnh, Ý Nhi... Một số nhà thơ
còn giữ vai trò quan trọng tạo nên những đổi mới mạnh mẽ như Hoàng Cầm (với
Về Kinh Bắc), Trần Dần (với Cổng tỉnh), Lê Đạt (với Bóng chữ)… Nhiều người
đánh giá họ như một Thi sơn thơ (Trần Dần), một Phu chữ thơ (Lê Đạt), một
Bến lạ thơ kỳ bí (Đặng Đình Hưng)… Phần đa trong số họ đều đã manh nha có
dấu hiệu tìm tòi, cách tân âm thầm quyết liệt từ giai đoạn trước. Đến cuối những
năm 80, sau nhiều năm âm thầm viết nhưng chưa được công bố, gặp hoàn cảnh
1
Xin xem thêm chi tiết hơn trong tài liệu tham khảo [117]
13
thuận lợi họ mới có dịp bộc lộ, trình bày những thể nghiệm đó một cách tự tin
trước công chúng. Bên cạnh họ là sự xuất hiện của những nhà thơ mới có vai trò
tiên phong trong thời kì đầu đổi mới, ít chịu ràng buộc của quá khứ truyền thống
và có tinh thần cách tân mạnh bạo hơn như: Dư Thị Hoàn, Dương Kiều Minh,
Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Quang Thiều… Gần đây (từ nửa cuối những năm
90 của thế kỉ trước đến nay), nền thơ còn xuất hiện rất nhiều cây bút nữ trẻ như
Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh Nguyễn Phan Quế Mai, Ly Hoàng Ly, Nguyễn
Ngọc Tư, Nguyễn Thị Khánh Minh, Lữ Thị Mai, Như Quỳnh Prelle… Họ đã
góp phần làm cho xu hướng cách tân thơ trở như một trào lưu phát triển mạnh
mẽ với nhiều thể nghiệm mới lạ, mở ra nhiều xu hướng tìm tòi mới. Tuy nhiên,
thơ giai đoạn này cũng xuất hiện nhiều hiện tượng có thể nghiệm đổi mới quá
đà, cực đoan, có khi rơi vào phản mĩ cảm, hoặc hình thức cầu kì, rắc rối mà
nghèo nàn về nội dung gây ra những tranh luận gay gắt.
Tóm lại, tìm tòi và cách tân trong thơ chưa bao giờ là con đường có giới
hạn. Trên mỗi chặng đường, các nhà thơ đều có khát vọng cách tân và nỗ lực
không ngừng để có thể tiệm cận đến những giá trị tiêu biểu của thời đại ấy, làm
phong phú, thúc đẩy sự phát triển không ngừng của nền thơ ca dân tộc qua các
thời đại. Sự nhận diện cách tân trong mỗi chặng đường là cơ sở để nhận ra đặc
điểm, diện mạo của thơ chặng đường ấy.
1.2. Tình hình nghiên cứu về những tìm tòi và cách tân trong thơ nữ Việt Nam
sau 75
Qua khảo sát bước đầu, chúng tôi nhận thấy số lượng bài nghiên cứu về
những tìm tòi và cách tân trong thơ nữ sau 75 khá đa dạng, phong phú, nhưng
tập trung chủ yếu vào hai hướng: một là nghiên cứu khái quát chung về những
tìm tòi và cách tân của bộ phận thơ nữ sau 75, hai là nghiên cứu về những tìm tòi
và cách tân qua một số hiện tượng thơ đơn lẻ hoặc nhóm tác giả/ nhóm tác phẩm.
14
1.2.1. Những nghiên cứu chung
Sau năm 75, sự bứt phá trong sáng tạo nghệ thuật của các nhà thơ nữ
mang đến luồng không khí mới lạ cho một nền thơ vốn dĩ từng đổi mới rất
chậm. Số lượng những bài viết, bài nghiên cứu về thơ nữ cũng tăng lên đáng kể
tập trung chủ yếu vào những đóng góp trên các phương diện như thể loại, cảm
hứng sáng tác, cái tôi trữ tình… Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu
tiêu biểu sau:
Bích Thu trong bài viết “Nỗ lực đổi mới trong thơ nữ đương đại” khẳng
định: “Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, sự xuất hiện ngày càng nhiều, thậm chí
ào ạt của các cây bút nữ trên thi đàn đã tạo thành một hiện tượng của đời sống
văn học, làm nóng dần lên không khí văn chương đương đại… Trong các thi
phẩm của mình, các tác giả nữ đã không ngần ngại bộc lộ tới cùng tư tưởng và
cảm xúc của chính mình, ý thức về bản thể và thế giới xung quanh” [126]. Theo
tác giả, những tìm tòi và cách tân trong thơ nữ là sự thích ứng với không khí đổi
mới, hội nhập trong một “thế giới phẳng” với nhiều liên kết. Để chỉ rõ những đổi
mới đó, tác giả phân tích thơ nữ theo hai xu hướng: một là xu hướng tiếp nối
truyền thống; hai là xu hướng thể nghiệm, sắp đặt, trình diễn, hướng tới những
cái mới và nỗ lực làm mới thơ theo hướng hiện đại. Kết lại bài viết, tác giả
khẳng định: “Trên mặt bằng chung, bên cạnh các cây bút nam giới, những người
nữ làm thơ đã nỗ lực tìm tòi, thể hiện theo thi pháp truyền thống hay hiện đại đều
góp phần làm cho đời sống thi ca được vận hành, cọ xát, va đập… trở thành kích
thích tố cho sự đổi mới thể loại trữ tình”[126].
Về mảng đề tài thơ tình - một trong những điểm đóng góp ưu trội nhất của
thơ nữ, Đoàn Thị Đặng Hương trong “Lời tựa” của Thơ nữ Việt Nam tuyển chọn
1945 - 1995 cũng nhấn mạnh đặc điểm chung của thơ nữ là thường viết về tình
yêu. Thơ tình yêu của các nhà thơ nữ trong giai đoạn này mang đến những vẻ
đẹp riêng: “Những bài thơ tình của các chị có nhan sắc riêng của mình: dịu dàng,
đam mê, mãnh liệt. Chinh phục thế giới vĩ mô, các chị còn chinh phục thế giới vi
15
mô của tình yêu”[42, tr.4]. Vẻ đẹp đó được gợi ra từ truyền thống và hiện đại thể
hiện tâm hồn người phụ nữ, phẩm chất thơ nữ đặc biệt: “Đây là tiếng hát của mẹ
ta, chị ta, em ta, tiếng hát đó ngân vang xao xuyến mở rộng tâm hồn ta, khiến ta
bị bất ngờ không phải bởi một sức mạnh to lớn hay vĩ đại mà bằng một sức
mạnh dịu dàng và quyến rũ không gì cưỡng nổi”[42, tr.5].
Hà Minh Đức trong “Một vài suy nghĩ về thơ tình những năm gần đây” in
trong Đi tìm chân lý nghệ thuật cho rằng thơ tình của các nhà thơ nữ sau 75 đã
có nhiều đổi mới nhờ sự đóng góp tiếp tục của những tên tuổi Xuân Quỳnh, Ý
Nhi, Lâm Thị Mĩ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn, Dư Thị Hoàn, Nguyễn Thị Hồng
Ngát. “Thơ của các chị là tiếng nói của trái tim, xúc động da diết, chân thực. Nếu
xem tình cảm sâu lắng chân thực như một phẩm chất quan trọng của thơ tình thì
chính thơ tình của các tác giả nữ dễ ưu trội hơn về phương diện này”[18]. Với
nhận xét trên, tác giả không chỉ nêu bật được đặc điểm sáng tác của thơ nữ sau
75 mà còn chỉ ra được những đóng góp mới của các nhà thơ nữ trong mảng thơ
tình ở cảm xúc chân thành, giàu tính nữ, mang hơi thở của thời đại mới.
Những đổi mới mạnh mẽ ở mảng đề tài này còn được biểu hiện ngay
trong sự chuyển động tiếp nối giữa các thế hệ nhà thơ. Để chỉ ra sự tiếp nối ấy,
Nguyễn Lương Ba trong bài “Những chuyển động trong thơ hôm nay, chuyển
động như thế nào?” (viết sau buổi hội thảo về đề tài “Những chuyển động trong
thơ hôm nay” của Hội nhà văn ngày 17/9/2002) đã có những phân tích, đối sánh
rất sâu sắc giữa hai thế hệ nhà thơ nữ là thế hệ từng trưởng thành trong kháng
chiến như Ý Nhi, Phạm Thị Ngọc Liên, Lê Thị Kim và thế hệ trẻ mà Vi Thùy
Linh là đại diện. Theo đó, tác giả mượn trích dẫn nhận định của nhà thơ Ý Nhi
để khẳng định lại những đóng góp của các nhà thơ nữ: “Họ, mỗi người đã góp
tiếng nói của riêng mình cho thơ tình yêu hôm nay. Họ yêu thương, họ hạnh
phúc, họ đau đớn đến cùng kiệt nhưng không bi lụy. Tôi đọc những bài thơ tình
của các chị chưa thấy ai, qua thơ, có ý muốn tự hủy mình vì một mối tình. Sức
mạnh tình yêu của họ là sức mạnh của nước” [5], và nhấn mạnh thực tế nhận
16
định này không hẳn còn chính xác bởi thơ hôm nay đã có những chuyển biến
mạnh bạo hơn với những bài thơ chất chứa đầy cảm xúc si mê cuồng nhiệt trong
tình yêu và tính dục. Nó như “một biến cố bất ngờ vượt ra ngoài những tư tưởng
đã được hun đúc, học tập”[5, tr.160], “đầy thách thức, phản ứng lại chính bản
thân cô nhưng đồng thời tác động tới xã hội”[5, tr.161]. Mặc dù những nhận xét
trên chỉ hướng tới sự lí giải cho Những chuyển động trong thơ hôm nay, nhưng
chúng ta cũng có thể xem nó như một gợi ý để tiếp cận đối tượng nghiên cứu ở
mảng thơ tình của thơ nữ hôm nay.
Phạm Quốc Ca trong Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975 - 2000 cũng
khẳng định sự xuất hiện mảng đề tài tình yêu cá nhân trong các sáng tác của các
nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, Phạm Thị Ngọc Liên, Đoàn Thị Lam Luyến, Dư Thị
Hoàn, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Giáng Vân… đã đem đến sự thú vị riêng cho
người đọc cảm nhận vì “những tiếng thơ bộc lộ hết mình của phụ nữ thời hiện
đại” [7] và “Thơ tình hôm nay… tỉnh táo hơn, duy lý hơn. Nó nghĩ về tình yêu
hơn là nói cảm xúc yêu đương” [7].
Nghiên cứu về những tìm tòi, cách tân của thơ nữ sau 75, nhiều tác giả
chú ý tới sự thay đổi ý thức của cái tôi trữ tình. Đặng Thu Thủy trong Thơ trữ
tình Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến nay, những đổi mới cơ bản, bàn về những
đóng góp của thơ trữ tình từ sau những năm 86 đến nay tác giả có nhắc tới các
nhà thơ nữ với nhận xét chung chung: “Nếu nhà thơ cách mạng còn cố gắng tiết
chế những cảm xúc có phần yếu đuối mà không thể tránh ấy thì nỗi buồn và sự
cô đơn vẫn tràn trên trang giấy của những nhà thơ khác, nhất là các nhà thơ nữ
Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Đỗ Bạch Mai, Đoàn Thị Lam Luyến, Lâm
Thị Mỹ Dạ, Ý Nhi, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Lê Thị Mây... và sau này là khá
nhiều các nhà thơ nữ trẻ” [139]. Lí giải căn nguyên của đổi mới này, tác giả nhấn
mạnh sự tác động từ những thay đổi của thơ sau 1986 với “sự trở về của cái tôi
cá nhân bắt đầu từ ý thức về bi kịch, đánh mất cá tính, sự ăn năn sám hối, tự
phán xét mình với tinh thần phân tích, mổ xẻ định giá song phẳng” [139, tr.62].
17
Mặc dù những đánh giá, nhận xét của tác giả nhằm làm nổi bật những đổi mới cơ
bản của thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến nay nhưng từ những gợi ý
này chúng tôi có thêm hiểu biết về hướng khám phá và tìm tòi của thơ nữ sau 75.
Nghiên cứu những bài thơ viết về thân phận nữ - một trong những mảng
đề tài phổ biến của thơ nữ, Lê Lưu Oanh trong Thơ trữ tình Việt Nam 1975 -
1990 khẳng định: “Thơ trữ tình của các tác giả phụ nữ hiện nay đáng chú ý bởi
cách nói táo bạo, thẳng thắn về những bi kịch và ước muốn cá nhân. Nhưng ẩn
đằng sau tất cả cái mạnh mẽ dữ dội ấy là ý thức sâu xa về thân phận, về những
nỗi bất hạnh muôn đời của kiếp phụ nữ từng có trong thơ xưa”[89]. Thực chất,
đây không phải là đề tài mới mà nó đã có nhiều ở những giai đoạn trước, nhưng
tác giả chỉ ra rằng cái mới ở đây là sự tiếp cận khám phá sâu trong bản thể, tới
những góc khuất nằm sâu trong ẩn ức về thân phận, kiếp người.
Inrasara trong “Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố nữ & 20 tiếng thơ
nữ quyền đương đại” nhận định: “nhà thơ nữ hôm nay đang vượt thoát khỏi mặc
cảm thân phận, khỏi trở lực nếp nhà đầy quy ước gò bó của ngôn ngữ Việt, sẵn
sàng vươn đến nơi chốn sự sự vô ngại trong cõi sáng tạo”[45]. Tâm thế sẵn sàng,
cùng ý thức vượt thoát khỏi mặc cảm từng cố hữu trong ý thức về giới của phụ
nữ đã mở ra cho nữ giới những thể nghiệm mới. Ngoài ra, Inrasara còn gợi ra
cho người nghiên cứu những góc nhìn khác về sự nỗ lực tìm tòi của thơ nữ từ
những mạch nguồn thơ truyền thống, khẳng định vai trò của nữ giới trong việc
đổi mới cái nhìn về nguồn cảm hứng viết thân phận qua một loạt bài nghiên cứu
như “Song thoại với cái mới” [43], “Thơ đổi mới, một khởi đầu mới” [44]…
Đánh giá về sự phát triển những mạch cảm xúc mới ở thơ nữ sau 75,
Nguyễn Bá Thành trong cuốn Tư duy thơ hiện đại Việt Nam nhấn mạnh: “Thơ nữ
lên ngôi và khát vọng tình dục như là cảm hứng chủ đạo đến mức không thể coi
là hạn chế hay lệch lạc, rơi rớt... của một loại thơ theo chủ nghĩa Hiện sinh hay
phân tâm học Freud như ta đã phê phán trước đây. Mà nó có tính thời đại, tính
nhân loại” [116, tr.509]. Để làm sáng rõ nhận định đó, tác giả trích dẫn thơ Vi
18
Thùy Linh, Trần Lê Sơn Ý, Lê Thị Thấm Vân... và đi đến khẳng định: “tuy có
những cách nhìn nhận khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau về quan niệm
thẩm mỹ và tư tưởng đạo đức, nhưng nếu nhìn từ phương diện ý thức phái tính
thì có thể nói, chưa bao giờ trong thơ, đặc biệt là thơ nữ lại có một khát vọng đòi
giải phóng mạnh mẽ đến như vậy” [116, tr.500].
Nghiên cứu về tìm tòi, cách tân trong thơ nữ sau 75, chúng ta không thể
không kể tới sự tác động của ý thức nữ quyền lên các sáng tác. Trần Mạnh Tiến
trong Thơ Việt, trên hành trình đổi mới cho rằng: “Ý thức nữ quyền đã đi sâu vào
xã hội và nhiều trang viết, phản ánh sự đổi thay về tầm nhìn của người phụ nữ
trong thời đại mới” [141]. Tác giả nhấn mạnh sự hình thành một số trào lưu văn
học, trong đó có trào lưu văn học nữ quyền đã tạo ra thành quả nghệ thuật cho
thơ nữ. Nó gắn liền với cả những tên tuổi tiêu biểu từng trưởng thành từ thời kì
chiến tranh đến những thế hệ nhà thơ nối tiếp mới chỉ xuất hiện ở thời bình
nhưng nhạy bén hơn “trước những chuyển động của thực tại khám phá những
điều mới lạ từ cuộc sống và bản thân mình để hình thành cái chân giá trị mới của
thơ ca” [141, tr.281]. Điểm chung của các thế hệ mà tác giả chỉ ra là những đặc
tính riêng của giới nữ và mục tiêu đổi mới thơ ca được biểu hiện qua “cái tôi trữ
tình nhiều sắc điệu”, “nhiều sắc thái nữ tính, mạnh mẽ” [141, tr.288]. Điều đó
làm cho “tình dục tình yêu trong thơ thời đại mới được nhận thức là phạm trù
văn hóa phản ánh nhu cầu tồn tại và hưởng thụ của con người” [141, tr.289].
Vị trí của nữ giới trong thơ nữ kể từ sau 75 đến nay đang có nhiều thay
đổi và đa dạng hơn về phong cách. Inrasara trong “Thử đặt nền tảng cho phê
bình thơ Việt đương đại” (phần 3) bàn về các khuynh hướng phát triển của thơ
Việt đương đại đã khẳng định sự phát triển thơ nữ có gắn liền với dòng thơ nữ
quyền, một trong năm dòng thơ chính được “khai mào từ khá sớm với các nhà
thơ nữ: Dư Thị Hoàn, Thảo Phương, Phạm Thị Ngọc Liên, Lê Khánh Mai, Vi
Thùy Linh… Qua sáng tác, người đọc đã có ý thức sự có mặt, cùng với quyền
được biểu lộ tình yêu (nhất là) qua thân xác của phái nữ” [46].
19
Cho rằng, âm hưởng nữ quyền trong văn học đương đại có ảnh hưởng từ
văn học nữ tính, trong “Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học
Việt Nam”, Nguyễn Đăng Điệp nhấn mạnh: “văn học nữ tính phát triển mạnh mẽ
kể từ sau năm 1986 tạo nên thời kì âm thịnh dương suy với sự góp mặt của
những cây bút có thực tài như Phạm Thị Hoài, Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo, Phan
Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ và gần đây là Vi Thùy Linh, Phan Huyền
Thư, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư… Những cây bút này đã đem đến cho
văn đàn những tiếng nói mới mẻ, buộc các nhà văn và các nhà phê bình nam giới
phải thừa nhận tài năng của họ” [15]. Từ việc chỉ ra nguyên nhân, biểu hiện của
âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại, tác giả đề xuất “Chúng
ta tiếp tục tìm hiểu và xây dựng một nền văn học nữ tính phát triển mạnh mẽ,
mang tinh thần nhân văn sâu sắc ở Việt Nam” [15]. Có hai vấn đề được tác giả
gợi ra, đó là tính nữ và nữ tính có phải là một không? Qua cách giải quyết vấn đề
phái tính, âm hưởng nữ quyền thì vấn đề nữ tính và tính nữ được làm sáng rõ, là
hai phạm trù khác nhau bởi nữ tính chỉ là biểu hiện, phạm trù con của tính nữ.
Ngoài ra, những tìm tòi, đổi mới trong thơ nữ sau 75 cũng xuất hiện nhiều
trong các luận văn, luận án. Tiêu biểu gần đây có đề tài nghiên cứu của Hà Thị
Dung: Đặc điểm thơ nữ thế hệ chống Mỹ cứu nước [10]. Trong đó tác giả xác
định dấu ấn thời đại, cá nhân trong thơ nữ thế hệ chống Mỹ: Xuân Quỳnh, Lâm
Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn, tập trung phân tích những đặc điểm độc đáo
về mặt nội dung của họ ở giai đoạn trước 75. Từ đó ta thấy được những đóng
góp của thơ nữ sau 75 với hình ảnh quê hương, đất nước, thiên nhiên, con
người, cuộc chiến tranh, với hệ thống ngôn ngữ tự nhiên giản dị, những biểu
tượng thơ mới, các thể thơ, không gian thời gian nghiệm sinh, thân phận.
Trần Thị Kim với luận án Thơ nữ Việt Nam hiện đại (Từ đầu TK XX đến
nay) [53] cũng nhấn mạnh những đổi mới của thơ nữ, đặc biệt của thế hệ nhà thơ
từng trưởng thành trong kháng chiến đến nay. Trong đó, tác giả đặc biệt chú ý tới
những hiện tượng thơ nữ trẻ đương đại (thế hệ 7X, 8X) với những thể nghiệm,
20
xu hướng thơ mới mẻ ở cái tôi hoài nghi, đa ngã, cái tôi khát vọng mãnh liệt và
một số thể nghiệm nghệ thuật. Từ đó thấy được sự đổi mới của cái tôi bản thể trẻ
trung, tự chịu trách nhiệm trước mọi biến thiên trong cuộc sống.
Luận án Thơ nữ Việt Nam 1986 - 2015 nhìn từ lý thuyết giới [78] của Hồ
Tiểu Ngọc, tập trung nghiên cứu về những đóng góp của thơ nữ Việt Nam những
năm 1986 - 2015 nhưng gắn liền với sự lí giải lý thuyết liên quan tới giới. Cụ
thể, ở chương 1 tác giả lí giải sự ảnh hưởng từ bối cảnh lịch sử, xã hội và văn
hóa của ý thức giới phái tính và âm hưởng nữ quyền tới thơ nữ Việt Nam 1986 -
2015. Chương 2, tác giả chỉ ra những đặc điểm nổi bật mang yếu tố giới/phái
tính và âm hưởng nữ quyền ở nội dung và diễn ngôn của tác phẩm. Chương 3,
tác giả khẳng định những đóng góp riêng, vị thế riêng của thơ nữ vào nền thơ
hiện đại Việt Nam từ góc nhìn giới và lối viết nữ. Chương 4, tác giả phân tích
cho thấy sức ảnh hưởng và lan tỏa của bộ phận thơ đối với tiến trình thơ nữ Việt
Nam qua các giai đoạn.
Tóm lại, đa số những nghiên cứu chung về tìm tòi, cách tân trong thơ nữ
sau 75 ở trên đều đã chỉ ra được ưu điểm và đóng góp của thơ nữ cho sự phát
triển của thơ ca Việt đương đại. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến trái chiều, chỉ ra
những mặt còn hạn chế trong thể nghiệm của thơ nữ sau 1975, nhất là ở những
hiện tượng thơ nữ trẻ có nhiều thể nghiệm quá đà như:
Phạm Quốc Ca trong Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975 - 2000 nhận xét:
“Dư luận công chúng đánh giá về thơ họ còn rất phân tán… về cơ bản có thể
đồng ý với nhận định này trừ một đôi từ dùng với sắc thái hơi quá như bỉ ổi, tởm
lợm” [7, tr.9]. Để bài viết thuyết phục, tác giả dẫn lời Nguyễn Trọng Tạo: “Thơ
họ thường chứa đầy ắp những trăn trở của tuổi trẻ trước biến động khôn lường
của xã hội. Đọc họ thấy cả tin yêu lẫn chán chường, trinh bạch bên xác thịt cao
siêu chứa đựng bỉ ổi, tởm lợm. Họ khiến ta vừa hy vọng, vừa lo lắng” [7,tr.9].
Nguyễn Huy Thông trong “Thơ trẻ, băn khoăn và mong đợi” cũng cho
rằng “Một số cây bút trẻ đã đi quá sâu, khai thác khía cạnh tình dục, bộc lộ sự
khát dục, than vãn, sướt mướt về sự thất tình đau đớn quặn xé đến mức lộ liễu,
21
thô tục, tự nhiên chủ nghĩa… Họ đã nói toạc những bản năng ham muốn bản
năng,thực dụng, những trạng thái cuống quýt, rối rót trong đời sống chăn gối,
nếu không là phản thẩm mỹ”, “Một số cây viết trẻ bắt chước thơ nước ngoài về ý
tứ và cách diễn đạt của họ rồi đưa vào thơ mình, xem đó là mới, nhưng biết đâu
thực chất loại thơ ấy, ở nước đó đã quá cũ rồi, người ta đã bỏ từ lâu rồi” [123].
Trong một bài viết khác Nỗ lực đổi mới trong thơ nữ đương đại của Bích
Thu, bên cạnh việc chỉ ra những đóng góp của thơ nữ tác giả cũng nhấn mạnh
“thơ của các nhà thơ nữ, đặc biệt ở các cây bút trẻ đã lạm dụng nỗi buồn cá thể,
đã thả phóng và trần tục hóa ngôn ngữ nhục cảm, sính sử dụng những câu chữ
cầu kỳ, bí hiểm và mang tính đánh đố để lại trong thơ họ ít nhiều xác chữ vô
hồn, thiếu cảm xúc” [126, tr.137]
Qua sự khảo sát các tài liệu nghiên cứu chung về những tìm tòi và cách
tân trong thơ nữ sau 75 có thể thấy đa phần bài nghiên cứu vẫn chưa thực sự
chuyên biệt mà chỉ là những nghiên cứu khái quát về thơ nữ nói chung, đặt trong
mối quan tâm chung về đóng góp chung, đặc điểm chung của thơ nữ trên vài
phương diện. Trong đó, nhiều nhận xét dừng ở tính chất khái quát về ưu điểm và
hạn chế của các nhà thơ nữ. Song, từ những góc nhìn đó chúng tôi cũng có thêm
gợi ý để thực hiện đề tài nghiên cứu này.
1.2.2. Những nghiên cứu về tìm tòi và cách tân thơ nữ sau 75 qua một số tác
giả tiêu biểu
Bên cạnh những nghiên cứu chung về tìm tòi và cách tân của thơ nữ Việt
Nam sau 1975 còn có nhiều bài nghiên cứu chỉ ra những đóng góp của thơ nữ
qua những tác giả và tác phẩm cụ thể. Trong đó, đa phần những nghiên cứu chủ
yếu nhấn mạnh trực tiếp đến bản sắc cá tính, ý thức cá nhân, khát vọng hạnh
phúc hay màu sắc riêng của cái tôi trữ tình... Dựa vào những đánh giá ấy chúng
ta có thêm hướng gợi mở để thấy cụ thể hơn những tìm tòi cách tân của các tác
giả nữ sau 75. Do hạn lượng của đề tài, chúng tôi chỉ tóm lược những đánh giá
quan trọng ở một số nhà thơ nữ tiêu biểu.
22
Ý Nhi, một trong những tên tuổi nữ tiêu biểu từng trưởng thành từ kháng
chiến, có nhiều đóng góp cho thơ nữ chặng đầu sau 1975. Hoàng Hưng trong bài
viết giới thiệu tuyển cho tập Thơ Ý Nhi khẳng định: “bút pháp thơ Ý Nhi là trữ
tình gián cách và cảm xúc được kìm nén hoặc để nguội. Thể thơ chủ yếu là thơ
tự do không vần, lắm lúc văn xuôi một cách triệt để. Ý Nhi có xu hướng cảm
nhận cuộc đời trong tính nghịch lí hai mặt của nó. Đây là lối thơ hiếm trong đời
sống thơ ca quen thuộc lâu nay ở Việt Nam” (Danh mục tài liệu tham khảo/ Các
tác phẩm khảo sát, tài liệu số 35). Nhắc tới tập Vườn, Lưu Khánh Thơ trong “Nỗi
khắc khoải từ miền ký ức” đăng trên Báo Văn nghệ tháng 8/2008 cũng cho rằng
sự đóng góp quan trọng của Ý Nhi trong giai đoạn này là đem tới sự phá cách
cấu trúc thơ, “phá vỡ khuôn khổ câu thơ”, “ngôn ngữ chắt lọc, giàu suy tưởng và
kiệm lời”. Nghiên cứu sâu hơn về những đóng góp của Ý Nhi phải kể đến những
bài viết của tác giả Chu Văn Sơn trong: “Thơ của tâm hồn xao xác giữa ngày
yên” [100]; “Thơ Ý Nhi - Lời nguyện cho nỗi yên hàn” [97]; “Sự giải toả bằng
thơ” [99]; “Đến với từng bông tuyết” (bài viết về hai tập Mưa tuyết và Gương
mặt) [96]. Qua đó, tác giả nhấn mạnh thành công trong sự nỗ lực tìm tòi đổi mới
của Ý Nhi là đã tăng cường “chất nghĩ" cho thơ, đồng thời thể hiện cái nhìn tinh
tế và sâu sắc với những phát hiện về thơ Ý Nhi: “thoang thoảng một khí vị thiền”
[97], phân giới giữa Thơ và phi thơ…
Xuân Quỳnh là một trong những tài năng thơ nữ có tư tưởng, phong cách
thơ khác biệt, từng trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Sau năm 1975,
Xuân Quỳnh vẫn tiếp tục đổi mới và có đóng góp tích cực cho sự phát triển của
thơ nữ ở phẩm chất thơ, cảm xúc thơ... Nguyễn Thị Minh Thái trong Xuân
Quỳnh, giọng thơ tình ám ảnh nhấn mạnh: “Thơ và Quỳnh làm tôi bao giờ cũng
liên tưởng đến một người đàn bà yêu đến hết và đến chết - một phẩm chất thơ...
ngày càng trở nên hiếm quý trong thế giới phai bạc hôm nay của chúng ta”
[112]. Lưu Khánh Thơ viết Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh trong Thơ và một số
gương mặt thơ Việt Nam hiện đại đã có phát hiện: “Xuân Quỳnh không chỉ đem
đến chất thơ trong sáng, nồng nàn da diết mà ở nhà thơ nữ này luôn có sự khao
23
khát về một tình yêu muôn thuở, một hạnh phúc đời thường bình dị” [124, tr.35],
nhưng “không phải vì thế mà tình yêu trở nên hư vô huyền bí. Trái tim nồng
nhiệt của một người phụ nữ suốt đời khao khát tình yêu rất biết nâng niu quý
trọng niềm hạnh phúc đã có thật trong đời” [124, tr.35]. Một loạt các bài viết
nghiên cứu về những tìm tòi đổi mới trong thơ Xuân Quỳnh được in rải rác trên
các sách báo, tạp chí chuyên ngành như: Thơ Xuân Quỳnh của Thiếu Mai (Tạp
chí Văn học số 01/1983); “Ý thức về thời gian, cảm giác về hạnh phúc” của
Vương Trí Nhàn (trích Bước đầu đến với văn học, Nxb Tác phẩm mới, 1986);
“Người đàn bà yêu và làm thơ” của Đoàn Thị Đặng Hương (Tạp chí Văn học số
6 /1990); “Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ, Tình yêu và số phận” của Phong Lê
(Tạp chí Văn học số 8 /1998); “Xuân Quỳnh, cuộc đời để lại trong thơ” của
Vương Trí Nhàn (Tạp chí Văn học số10/ 2005)... Đa phần những nghiên cứu thơ
Xuân Quỳnh đều có hướng khai thác về tình yêu, hạnh phúc đời thường, khát
vọng tình yêu, hạnh phúc, ngôn ngữ, giọng điệu giàu chất dân gian, giàu tính nữ.
Sau thế hệ nhà thơ Ý Nhi, Xuân Quỳnh, Đoàn Thị Lam Luyến cũng là
một trong những cây bút nữ để lại nhiều dấu ấn đặc biệt trong lòng độc giả đầu
những năm đổi mới (1986). Mảng đề tài đặc sắc của nhà thơ là tình yêu với cái
tôi khát vọng mãnh liệt yêu và được yêu. Viết về sự đổi mới ở nhà thơ này, Phan
Thị Thanh Nhàn trong “Đoàn Thị Lam Luyến, Suốt cuộc đời tôi tìm kiếm tình
yêu” (trên https://tienphong.vn/, cập nhật 06/09/2015) nhận định: “Có thể nói,
trong các nhà thơ nữ hiện nay, Đoàn Thị Lam Luyến là người tài hoa, dám viết ra
những mất mát, đau xót trong tình yêu mà phái nữ đã và đang gánh chịu”.
Những nghiên cứu về thơ Đoàn Thị Lam Luyến xuất hiện trên nhiều tạp chí, báo
mạng như: “Đoàn Thị Lam Luyến - người đơn phương phát động cuộc chiến
tranh tình ái!” của Thái Doãn Hiếu (Tạp chí Sông Hương online, số 205/3, truy
cập 26/11/2008); “Người đàn bà “dại yêu” trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến” của
Lê Hồ Quang (trên http://www.phongdiep.net, ngày 21/09/2010)...
Cùng thế hệ này, Dư Thị Hoàn là nhà thơ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Lê
Thiếu Nhơn trong Dư Thị Hoàn người chạy trốn đám đông đánh giá: “Chị xuất
24
hiện đúng vào lúc không khí đổi mới của đất nước cho phép những tiếng nói
khắc khoải và đau đớn cũng được trình bày trên văn đàn một cách bình đẳng với
những âm thanh vỗ về và xưng tụng giữ vai trò chủ đạo trong sinh hoạt nghệ
thuật Việt Nam suốt một thời gian dài” [87]. Mãng Nguyên viết về “Dư Thị
Hoàn - người khát đi tìm sự thật và sáng tạo” (trên http://toquoc.vn, cập nhật
27/11/2009) cũng cho rằng: “Chị đại diện cho “lối thơ” trở về với cá nhân.
Không phải là một hiện tượng tầm cỡ, cũng không tiên đoán về sự tầm cỡ nhưng
Dư Thị Hoàn là một dấu mốc, một bước ngoặt, hay là một cái gì đúng lẽ nằm
trong sự vận động có tính quy luật của một tiến trình văn học”, “Cái mới của chị
là tinh thần hoài nghi (về lịch sử, quá khứ, hiện tại, dân tộc, văn hóa, thơ ca…),
là nhu cầu mạnh mẽ khẳng định bản sắc cái tôi và niềm tin cá nhân”. Để thấy rõ
hơn những tìm tòi đổi mới ấy của nhà thơ, trong “Đổi mới thơ, khác biệt mang
tính vùng miền” của Inrasara (in trong cuốn Thế hệ nhà văn sau 75), tác giả còn
nhấn mạnh vai trò khởi động của trào lưu văn học mới, traò lưu thơ nữ quyền ở
miền Bắc (miền Nam là Thảo Phương). Tác giả luôn đề cao vai trò của nhà thơ:
“Giữa trào lưu cách tân thơ Việt Nam thời kì Đổi mới, Lối nhỏ của Dư Thị Hoàn
xuất hiện nhẹ nhàng và khiêm cung. Tuy nhiên ẩn dưới hình hài nhỏ kia là sức
mạnh của sự phá vỡ, từ bỏ con đường lớn để đi vào lối nhỏ, một lối nhỏ gập
ghềnh sỏi đá hứa hẹn nhiều bất trắc rất cần đến một sự dứt áo quyết liệt [88;
tr.130]. Vấn đề chối bỏ tinh thần tập thể từng một thời gian dài áp đặt lên suy
nghĩ và hành động của công chúng, cái tinh thần “khi riêng tây, ta thấy mình xấu
hổ (Chế Lan Viên) của Dư Thị Hoàn được tác giả cho là đã chi phối thơ và lối
làm thơ của đại bộ phận người cầm bút, khi dũng cảm bước ra khỏi lối mòn, tự
chọn lối đi riêng cho mình.
Tiếp nối tinh thần đổi mới mạnh mẽ ấy, thế hệ thơ nữ trẻ như Vi Thùy
Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly cũng sớm trở thành những hiện tượng thơ
có nhiều thể nghiệm độc đáo. Đầu tiên phải kể đến Vi Thùy Linh, một tiếng thơ
lạ trong thơ Việt Nam và đã góp nên màu yêu riêng. Chu Văn sơn trong “Thơ
của tâm hồn xao xác giữa ngày yên” đã gọi cái tôi trong thơ Linh là cái tôi có
25
“nỗi lòng không xác thực” [100]. Cái tôi ấy không chỉ là đối tượng phản ánh mà
“còn là phương tiện tương đối thông dụng để phản ánh đời sống tinh thần của
con người trong cuộc sống hiện tại”. Nó hiện lên như “một chân dung đa diện,
đã lẳng lặng sống, lẳng lặng lam việc với một nỗi lòng phức hợp” [100]. Trong
“Vi Thùy Linh thi sĩ ái quyền”, Chu Văn Sơn khẳng định: “Mười lăm năm, dẹp
sang bên những băng rôn khua chiêng, hàng tít gõ trống, Linh vẫn là hiện tượng
trẻ khuấy được dư luận nhất trong đời sống thơ Việt” [98], “chữ ái quyền không
chỉ mang hàm nghĩa quen nhất là quyền được yêu. Nó còn tiềm ẩn một nét nghĩa
khác cũng hết sức đáng kể: quyền năng của tình yêu. Thơ ViLi là sự ca tụng
quyền năng đó” [98]. Nguyễn Đăng Điệp trong “Màu yêu trong đồng tử thơ
Linh” (Tạp chí Sông Hương (202) tháng 12/2005) nhấn mạnh: “Yêu chính là
nhịp mạnh, là năng lượng cơ bản cháy lên trong đồng tử thơ Vi Thuỳ Linh. Xem
ra, Vi Thuỳ Linh muốn chinh phục độc giả và tạo ra độc giả của mình bằng cách
yêu của lửa, bằng sự mê đắm của một người tận hiến: Nở tận cùng đến chết. Cả ba
tập thơ Khát - Linh - Đồng tử là sự kế tiếp của một hành trình bền bỉ và tự tin: hành
trình tình yêu”. Tác giả tin rằng niềm tin sẽ giúp Vi Thùy Linh có sức mạnh cho
những khởi đầu vượt thoát khỏi sáo mòn chữ nghĩa tạo nên nhiều câu thơ đẹp, lạ,
giàu sức gợi và mạnh dạn đi vào vấn đề nhục cảm - là vấn đề mà dư luận lên tiếng
nhiều nhất. Những đóng góp của Linh còn được nhắc tới trong một số bài viết khác:
“Hiện tượng Vi Thùy Linh” của Nguyễn Huy Thiệp (trích Giăng lưới bắt chim, Nxb
Hội nhà văn, 2006); “Vi Thùy Linh - nhục cảm sáng tạo” của Thụy Khuê (nguồn
http://www.thuykhue.free.fr); “Thơ Vi Thùy Linh - một khát vọng trẻ” của Nguyễn
Thụy Kha (báo Người Hà Nội số 8/2001), “Vi Thùy Linh và một kiểu tư duy về lời”
của Trần Thiện Khanh (báo Văn nghệ trẻ số 14/2009)...
Phan Huyền Thư cũng là một trong số nhà thơ trẻ có tinh thần sốt sắng đổi
mới thơ ca. Khi tập Nằm nghiêng được xuất bản, nó đã tạo nên cuộc tranh luận sôi
nổi về thơ những năm đầu thế kỉ mới, “Một thế kỷ giải phóng của Việt Nam thật
đáng kính ngạc. Cái cách giải phóng mình, phái yếu trong đó có mình của Phan
Huyền Thư là sự độ lượng với cũ kỹ, là mỉa mai sự nửa vời, là quyết liệt lặng lẽ
vươn tới cách tân theo một thế của Nằm nghiêng” [47]. Những đổi mới, đóng góp
26
của nhà thơ được nhắc tới trong loạt bài viết như “Phan Huyền Thư, cây huyền cầm
đau vùng sao sáng” của Văn Cầm Hải (tạp chí Sông Hương số 162/ 2002); “Tập thơ
mới của Phan Huyền Thư, thêm một bước cách tân” của Nguyễn Thụy Kha (Tạp chí
Sông Hương số 168, 2/2003); “Xin đừng làm chữ của tôi” Nguyễn Huy Thiệp (trích
Giăng lưới bắt chim, Nxb Hội Nhà văn, 2006)...
Gần đây, trên thi đàn người ta nhắc tới vẻ đẹp thơ đọc chậm của thơ ca gắn
liền với tên tuổi Ly Hoàng Ly - người được xem là nghệ sĩ tiên phong trong thể
nghiệm thơ thị giác đương đại Việt Nam. Thơ Ly Hoàng Ly mang vẻ đẹp “đọc chậm
theo đúng nguyên nghĩa của nó khi cái đẹp chầm chậm mở ra, mở đến tận cùng, mở
cho đến khi sự khao khát cất tiếng kêu bất lực. Ly Hoàng Ly bước đầu đã tạo cho
mình một giọng thơ riêng, một bản lĩnh riêng rất đáng chú ý- điều mà không phải
cây bút trẻ nào cũng khẳng định được” [8]. Đọc bài Cởi nút đêm, bài thơ khá hay,
tiêu biểu cho phong cách thơ Ly Hoàng Ly, Nguyễn Việt Chiến cho rằng: “Trong
thơ Ly Hoàng Ly, tôi có cảm giác sự cộng hưởng của ngôn ngữ hội họa hiện đại và
thi ca đã mang lại một thứ ánh sáng khá đặc biệt. Nó soi rọi và hướng sự chuyển
động của những câu thơ vào những miền tối - sáng của tâm thức con người đương
đại, để nắm bắt và khái quát một cách có hiệu quả những vấn đề mà nhà thơ chủ
định hướng tới” [8].
Nhìn chung những bài viết, nghiên cứu trên đây ít nhiều mang lại góc nhìn
tích cực về sự nỗ lực tìm tòi và cách tân của thơ nữ Việt Nam sau 75. Trong đó, có
những bài viết khá toàn diện nhưng cũng có những bài viết còn nhiều vấn đề tranh
luận đến nay vẫn chưa tới hồi thống nhất. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của
người đi trước, chúng tôi sẽ lựa chọn những nội dung phù hợp nhất để tiếp tục
nghiên cứu đề tài. Nhiệm vụ của chúng tôi là xem xét đối tượng nghiên cứu qua sự
khảo sát, phân tích các hiện tượng thơ cụ thể, ở các bình diện tiêu biểu để thấy rõ
hơn những tìm tòi và cách tân có giá trị, bổ sung thêm cái nhìn cho quá trình nghiên
cứu thơ nữ sau 75.
27
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Văn học nghệ thuật là lĩnh vực của sự sáng tạo, là cảm quan cá nhân của
người nghệ sĩ trước những hiện tượng đời sống, sự vật và con người cụ thể.
Nghệ thuật muốn tồn tại đòi hỏi người nghệ sĩ phải có những tìm tòi và cách tân
đáp ứng được đòi hỏi của công chúng, của thời đại bởi khi thời đại thay đổi, văn
học không thể không có những biến đổi. Xác định quan niệm tìm tòi và cách tân
là tiền đề quan trọng giúp chúng ta có định hướng để nghiên cứu đối tượng và
khám phá ra được những thay đổi của nghệ thuật.
Qua khảo sát những tài liệu nghiên cứu về tìm tòi cách tân trong thơ nữ
Việt Nam sau 75, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu về đối tượng này thường
đi vào khái quát chung về đóng góp của bộ phận thơ nữ, hoặc đi sâu vào những
đóng góp riêng qua một số tác giả, tác phẩm cụ thể. Xu hướng đánh giá về thơ
nữ chủ yếu: một là đánh giá, khẳng định những nét đổi mới tích cực của thơ nữ
sau 75 và hai là phê phán, phủ nhận triệt để những tìm tòi, cách tân ở các nhà thơ
nữ, đặc biệt ở các nhà thơ nữ trẻ có thể nghiệm cách tân táo bạo. Thiết nghĩ, đối
với một nền thơ đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, những tranh luận ấy là điều
tất yếu bởi chúng ta cũng đang rất khó tìm thấy thang giá trị chung, ổn định
mang tính định hướng duy nhất. Chúng tôi tán thành với ý kiến của Nguyễn
Đăng Điệp: “với những cực đoan lành mạnh cần nhìn khía cạnh tích cực hơn của
nó” [13] và xem ý kiến phản bác những hiện tượng thơ mới như cú hích để phá
bỏ những tín điều mòn cũ một cách triệt để, rút ra kinh nghiệm, định hướng để
tìm ra giải pháp, con đường mới trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
28
Chương 2
KHÁI QUÁT DIỆN MẠO THƠ NỮ VIỆT NAM SAU 1975
2.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa và văn học
Sự kiện ngày 30/4/1975 là một bước ngoặt lịch sử tạo nên những thay đổi
cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Được thúc đẩy bởi khí thế chiến thắng sau
công cuộc thống nhất đất nước, văn học vẫn tiếp tục khám phá mạch cảm hứng
sử thi, ca ngợi chiến thắng và khẳng định con đường đi lên của cách mạng.
Nhiều tác phẩm mới được ra mắt chủ yếu vẫn ca ngợi chiến công, sự hy sinh và
thắng lợi của cả dân tộc như Máu và Hoa của Tố Hữu, Ngày vĩ đại và Hái theo
mùa của Chế Lan Viên, Hồn tôi đôi cánh của Xuân Diệu, trường ca của Thanh
Thảo, Hữu Thỉnh… Bên cạnh đó, do sự tác động từ bối cảnh lịch sử văn hóa, xã
hội nên nền văn học cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, trong đó
có cả những vấn đề về hậu quả chiến tranh, sự bao vây cấm vận của các thế lực
thù địch, sự khủng hoảng của hệ thống xã hội chủ nghĩa, hậu quả của bao cấp, sự
khác biệt về kinh tế, văn hóa giữa hai miền sau 20 năm bị chia cắt và tình trạng
chiến tranh vẫn đang diễn ra ở biên giới Tây - Nam (chống lại sự gây hấn của lực
lượng Khơme đỏ), ở các tỉnh biên giới phía Bắc (Trung Quốc đồng loạt tấn công
năm 1979)... Bởi thế, nền văn học nước nhà cũng có chiều hướng chững lại,
nhiều cây bút bị rơi vào trạng thái hẫng hụt không có định hướng, ý thức nghệ
thuật chưa có những chuyển biến kịp thời với thực tiễn xã hội. Nói như Nguyên
Ngọc văn học đang rơi vào khoảng chân không. Người đọc cũng khó có thể tìm
ra những cây bút mới, nổi trội ngoài những cây bút manh nha từ giai đoạn trước.
Những dấu hiệu đổi mới xuất hiện chưa thực sự trở thành phong trào rầm rộ, còn
nhiều hạn chế mặc dù văn học vẫn vận động theo quán tính và nỗ lực tìm tòi2
.
Phải đến nửa đầu những năm 80, khi đời sống xã hội có dấu hiệu cải
thiện, chuyển đổi từ thời chiến sang thời hậu chiến thì nhiều vấn đề cốt lõi của
đời sống văn hóa, tư tưởng có sự thay đổi rõ rệt. Có những vấn đề trước đây từng
2
Xin xem chi tiết hơn trong tài liệu tham khảo [66]
29
được xem là đúng đắn, là chân lý thì giờ đây cũng buộc phải nhìn nhận lại. Nhu
cầu đổi mới trở nên bức thiết trong của đời sống nghệ thuật, đòi hỏi người nghệ
sĩ phải có cái nhìn và kiến giải mới về hiện thực, về quan hệ thế sự, chuẩn mực
đạo đức và mối quan hệ giữa con người với con người. Không còn tồn tại con
người sử thi, tốt thì hoàn mĩ còn xấu thì xấu vô cùng, văn học sau 75 chú ý tới
con người đan xen các mặt rồng phượng lẫn rắn rết. Từ thay đổi trong tư duy
nghệ thuật, các nhà văn đưa đến nhiều đổi mới trên nhiều thể loại. Ở văn xuôi là
sự xuất hiện nhiều tác phẩm viết về đời sống thế sự: Bến quê của Nguyễn Minh
Châu, Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn
Kháng, Cù Lao Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn, Bên kia bờ ảo vọng của Dương
Thu Hương và muộn hơn nhưng gây được tiếng vang có Thời xa vắng của Lê
Lựu. Ở thể kí, người sáng tác cũng nỗ lực để có những thành công nổi bật trong
cách tiếp cận và khai thác hiện thực đa chiều: Kí sự miền đất lửa của Vũ Kỳ Lân
và Nguyễn Sinh, Rất nhiều ánh lửa và Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng
Phủ Ngọc Tường… Đối với thơ, sự đổi mới bộc lộ khá rõ qua những thay đổi
cảm xúc, khát vọng hạnh phúc đời thường, những trăn trở, lo âu thường thấy
trong cuộc sống con người. Có thể kể tên một loạt tác phẩm tiêu biểu như Sân
ga chiều em đi, Tự hát của Xuân Quỳnh, Người đàn bà ngồi đan của Ý Nhi, Ánh
trăng của Nguyễn Duy, trường ca Khối vuông Ru bích của Thanh Thảo…
Và sự thành công của Đại hội Đảng VI - Đảng cộng sản Việt Nam
(12/1986) đã đem đến những thay đổi theo chiều hướng tích cực trên nhiều lĩnh
vực kinh tế, chính trị, xã hội. Việc chấm dứt hoàn toàn chế độ bao cấp, các giá trị
văn hóa từng rất bền vững, cố hữu trong tư tưởng đời sống là điều kiện thuận lợi
hình thành nên các giá trị mới theo tiêu chuẩn xã hội hiện đại. Đời sống vật chất,
tinh thần của con người theo đó cũng được cải thiện đáng kể và phát huy tối đa
quyền làm chủ. Ở hoàn cảnh mới, con người cá nhân cũng không còn phải nén
lại hay hòa tan với cộng đồng tập thể, ý thức nghĩa vụ mà họ đã được giải phóng,
có cơ hội nhận thức lại đúng với ý nghĩa, giá trị của nó. Đặc biệt, sự thức tỉnh ý
30
thức cá nhân giúp cho con người thời đại mới dễ dàng khẳng định được tài năng
cũng như cá tính sáng tạo của mình. Công cuộc đổi mới văn học lúc này thực sự
được mở ra. Trên tờ Văn nghệ số ra ngày 05/12/1987, Nguyễn Minh Châu phát
biểu trong “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ", như lời
tuyên ngôn thể hiện tinh thần đổi mới văn học hết sức triệt để của giới sáng tác
lúc bấy giờ. Các cuộc toạ đàm, hội nghị, hội thảo khoa học về những vấn đề lý
luận đổi mới được tổ chức rất sôi nổi, thu hút được đông đảo bạn đọc, người
nghiên cứu. Trên tinh thần lấy dân chủ và sự thức tỉnh ý thức cá nhân làm chủ
đạo, các nhà văn đi sâu khám khá hiện thực và con người đời sống hiện tại với
những trăn trở, nhức nhối, day dứt về đời sống diễn ra xung quanh. Nguyễn Khải
khi ấy thừa nhận: “Thời nay rộng cửa, khơi gợi được rất nhiều thứ để viết. Tôi
thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu
đỏ và màu đen, đầy rẫy những biến động, những bất ngờ, mới thật là mảnh đất
phì nhiêu cho các cây bút thỏa sức khai vỡ” (Gặp gỡ cuối năm, Nxb Tác phẩm
mới, 1984). Mảng đề tài sinh hoạt tích cực được khám phá, mở ra nguồn cảm
hứng mới cho người nghệ sĩ với những hình thức kì ảo, giả cổ tích, giả lịch sử,
vận dụng dòng ý thức... Còn trên phương diện thể loại, ở thể loại phóng sự sau
nhiều năm vắng bóng cũng trở lại làm xôn xao dư luận như Tiếng đất của Hoàng
Hữu Cát, Người đàn bà quỳ của Xuân Ba,Cái đêm hôm ấy đêm gì? của Phùng
Gia Lộc… Với kịch, Lưu Quang Vũ cũng là một hiện tượng đổi mới đánh dấu sự
phát triển kịch nói hiện đại Việt Nam thế kỉ XX và mỗi khi một vở kịch ra đời,
chúng đều được đón nhận nồng nhiệt. Với tiểu thuyết và truyện ngắn, hai thể loại
chủ đạo trong công cuộc đổi mới những năm 1986 - 1991, cũng có nhiều khởi
sắc mới. Nhiều cây bút từng có tiếng vang ở giai đoạn trước như Nguyễn Minh
Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải vẫn tiếp tục sáng tác ở giai đoạn này với
quyết tâm mạnh mẽ và trở thành những người trong vai trò tiên phong đổi mới.
Bên cạnh đó là những cây bút chỉ mới xuất hiện sau những năm 80 như Nguyễn
Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh cũng gây được ấn tượng mạnh mẽ. Đối
31
với thơ, dù không có nhiều thành tựu nổi trội bằng văn xuôi nhưng thơ giai đoạn
này cũng có những tìm tòi đáng kể mà ta có thể kể tên như Nguyễn Duy với Mẹ
và em, Đường xa, Dư Thị Hoàn với Lối nhỏ, Nguyễn Trọng Tạo với Sóng thủy
tinh , Gửi người không quen, Phạm Thị Ngọc Liên với Những vầng trăng chỉ
mọc một mình, Biển đã mất, Xuân Quỳnh với Hoa cỏ may, Đoàn Thị Lam Luyến
với Lỡ một thì con gái… Bên cạnh đó là Đặng Đình Hưng với Bến lạ, Ô mai,
Dương Tường với Đàn, Hoàng Hưng với Ngựa biển và Người đi tìm mặt, Dương
Kiều Minh với Củi lửa, Nguyễn Lương Ngọc với Từ nước, Ngày sinh lại,
Nguyễn Quang Thiều với Sự mất ngủ của lửa, Những người đàn bà gánh nước
sông... Sự xuất hiện trở lại của một số nhà thơ từng bị vắng bóng nhiều năm trên
thi đàn như Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần cũng đem lại những cách tân mới,
trong đó có những cách tân do quá khác lạ nên cũng không tránh khỏi những
tranh cãi gay gắt từ phía người phê bình, người đọc.
Cho đến những năm đầu thập kỉ 90, tinh thần đổi mới tư duy và nhìn
thẳng sự thật thực sự phát huy mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Cùng với những
biến đổi trong đời sống kinh tế, chính trị là những vấn đề hợp tác đa phương với
các nước khác trên thế giới. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển như vũ
bão tác động sâu sắc với đời sống của người. Với văn học nghệ thuật, mặc dù
một số nhà nghiên cứu cho rằng nó có sự đổi mới nhưng cũng không còn như
trước, thậm chí có phần chững lại. Về văn xuôi, các tập truyện ngắn mới của
những cây bút quen thuộc vẫn tiếp tục được ra mắt nhưng thực sự không có
nhiều tác phẩm tạo được dấu ấn trong lòng độc giả. Thơ dường như cũng lắng lại
và không có cách tân nào nổi bật. Tuy nhiên thực chất thì nó vẫn đang âm thầm
vận động và có xu hướng phát triển sang nhiều chiều hướng mới. Nguyễn Văn
Long cho rằng: “Nếu như trước đó, động lực thúc đẩy văn học đổi mới là nhu
cầu đổi mới xã hội và khát vọng dân chủ… khoảng mười năm trở lại đây văn
học quan tâm nhiều hơn đến sự đổi mới chính nó, mặc dù vẫn không đi ra khỏi
xu hướng dân chủ hóa. Đây là lúc văn học quay trở về với đời sống thường nhật
32
và vĩnh hằng, đồng thời có ý thức và nhu cầu tự đổi mới hơn bao giờ hết về hình
thức nghệ thuật, phương thức thể hiện” [65; tr.13].
Từ giữa những năm 90 trở lại đây, khi nền văn hóa trong nước có sự mở
cửa, tăng cường giao lưu và hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực là lúc chúng ta
nhận thấy có những luồng tư tưởng hiện đại tác động mạnh mẽ tới văn học.
Người nghệ sĩ không chỉ có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để phát huy sự nhanh
nhạy, bắt kịp xu thế phát triển của thời đại mà hầu hết các thể loại văn học họ
đều có những tìm tòi, đổi mới và sự xuất hiện ngày càng nhiều những tên tuổi
mới. Ở truyện ngắn, những tên tuổi đã được khẳng định ở các giai đoạn trước
đến giai đoạn này tiếp tục đạt được thành công như Nguyễn Khải, Ma Văn
Kháng, Lê Minh Khuê, Đỗ Chu, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh… Văn học
cũng ghi nhận nhiều tên tuổi mới như Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban,
Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư… Đối với thơ, sự xuất hiện của những
cây bút trẻ sớm trở thành hiện tượng thơ độc đáo, trong đó đặc biệt chú ý tới sự
xuất hiện nhiều nhà thơ nữ mới như Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng
Ly, Thanh Xuân, Nguyệt Phạm, Trần Lê Sơn Ý, Từ Huy…
Sự xuất hiện của đội ngũ thơ nữ đông đảo một phần do ảnh hưởng của các
phong trào đấu tranh giải phóng con người, đấu tranh vì bình đẳng hay quyền lợi
của phụ nữ trong xã hội đã tác động tới tư tưởng nghệ thuật cũng như ý thức
sáng tạo nghệ thuật của các nhà thơ nữ. Một phần do sự phát triển ý thức phái
tính, nữ quyền thúc đẩy, cổ vũ các nhà thơ nữ tự tin hơn, dám sống, dám đương
đầu với hiện thực và thể hiện mình trong các lĩnh vực nghệ thuật. Sự tiếp nhận
nền văn hóa phương Tây, các trào lưu tư tưởng mới của văn học nghệ thuật thế
giới cũng đã kích thích các trào lưu đổi mới của thơ Việt, đã mở ra tầm nhìn, tầm
văn hóa cho người sáng tác nữ. Bởi thế, ngay cả những thế hệ Ý Nhi, Xuân
Quỳnh ở giai đoạn này cũng mở rộng tầm nhìn, nỗ lực đưa đến cho thơ thứ mỹ
học mới với cách cảm thụ và đánh giá đời sống phù hợp sự thay đổi thời đại.
Điều đó tồn tại như tất yếu không ngừng chảy trong tâm thức người cầm bút nữ.
33
Như vậy, sự trở về với đời sống thường ngày và mối quan hệ mới của con
người trong thời đại văn học mới đã tác động đáng kể tới sự chuyển biến về đề
tài, cảm hứng và cái nhìn về con người của văn học nói chung, trong đó có tác
giả nữ, có thơ nữ. Với sự nhạy cảm, tinh tế họ viết lên cuộc sống thường nhật với
biết bao nỗi lo âu khắc khoải, với những tưởng như vụn vặt, thường nhật không
hề nhỏ bé. Tất cả trở thành đề tài ám ảnh, tạo nên chuyển biến trong cảm hứng
chung của thơ nữ, trong giọng điệu của thơ nữ.
2.2. Nhìn chung về thơ nữ Việt Nam sau 1975
2.2.1. Thơ nữ sau 1975 - sự song hành, tiếp nối các thế hệ
Sau 1975, diện mạo của thơ nữ có nhiều thay đổi. Sự thay đổi này không
chỉ được báo hiệu với sự xuất hiện đội ngũ thơ nữ đa dạng, phong phú và có
nhiều hiện tượng thơ mới lạ mà còn có sự vận động phát triển tiếp nối giữa các
thế hệ nhà thơ trên các chặng đường khám phá mới về nội dung, nghệ thuật.
Từ năm 1975 đến đầu những năm 80, dù đội ngũ thơ nữ chủ yếu vẫn là
những gương mặt từng trưởng thành từ kháng chiến chống Mĩ, có những nhà thơ
đã khẳng định được chỗ đứng trên thi đàn như Ý Nhi, Xuân Quỳnh, Phan Thị
Thanh Nhàn nhưng họ vẫn thực sự nổi bật với những cách tân hiện đại, làm mới
thơ về cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Năm 2015, khi Ý Nhi được nhận giải
thưởng Cikada3
đánh dấu sự kiện quan trọng của văn học nước ta bởi bà là nhà
thơ Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng cao quý này. Ý Nhi được đánh giá cao
bởi sự tinh tế trong cách sử dụng từ ngữ, những xúc cảm buồn thương về thân
phận cô đơn của con người trong chiến tranh, đặc biệt là của những người phụ
nữ. “Thơ chị chiếm đầu bảng trong dòng thơ phái nữ phía Nam ở ta… khác biệt
ở chỗ nó nghĩ ngợi trở qua trở lại, nó lay thức người đọc. Thơ khiến ta thấu
hiểu”(Lê Minh Khuê, “Cuộc độc thoại triền miên”, https://vanhocsaigon.com,
3
“Giải thưởng Cikada thành lập năm 2004, lấy theo tập thơ của Harry Martinson – nhà thơ
Thụy Điển đoạt giải Nobel năm 1974. Đây là giải thưởng trao cho các nhà thơ vùng Đông
Á. Năm 2015, Cikada mở rộng biên độ giải thưởng sang vùng Đông Nam Á và trao giải
cho Ý Nhi”.
34
ngày 20/6/2020). Hiện nay, thơ của Ý Nhi đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên
thế giới, tên tuổi luôn có chỗ đứng nhất định trong ngôi nhà thơ “được các nhà
nghiên cứu thơ phương Tây đánh giá là một trong những nhà thơ Việt Nam
đương đại tiên phong sau Đổi mới” (Ba Chung Nguyen, Kevin Bowen, 'Six
Vietnamese poets', 2002, tr.246) và có tầm ảnh hưởng tới lớp nhà thơ trẻ sau này.
Bước vào con đường thơ trước Ý Nhi, Xuân Quỳnh cũng là hiện tượng nữ
đặc biệt. Nhà thơ được xem như người dự báo trước khuynh hướng của những
nhà thơ nữ đổi mới. Khi nói về Xuân Quỳnh, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân
trong lời bình “Con người và nhà thơ Xuân Quỳnh” in trong tập Xuân Quỳnh -
thơ và đời (Vân Long) đánh giá: “Xuân Quỳnh là hiện tượng thơ rất quan trọng
của nền thơ chúng ta. Có lẽ từ thời Hồ Xuân Hương, qua các chặng phát triển,
phải đến Xuân Quỳnh, nền thơ ấy mới thấy lại một nữ thi sĩ mà tài năng và sự đa
dạng của tâm hồn được thể hiện ở một tầm cỡ đáng kể như vậy, dồi dào phong
phú như vậy!” [69, tr.138]. Đến giờ, tên tuổi nhà thơ vẫn in dấu trong lòng người
đọc với Sóng, Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu, Hoa cỏ may...trong những
tâm trạng rất đời thường, chân thật như thơ chính là cuộc đời của nhà thơ.
Một trong những nhà thơ nữ tài hoa ở thế hệ này có những vần thơ tình
dịu ngọt phải kể đến là Lâm Thị Mỹ Dạ. Từng nhận được những giải thưởng cao
quý về thơ ca và có Tập Khoảng trời hố bom (1972) được dịch, xuất bản ở Mỹ,
sau này có tập Đề tặng một giấc mơ gây ấn tượng với người đọc, Lâm Thị Mỹ
Dạ đã tạo được dấu ấn mạnh mẽ “Vì cái đẹp/ Vì thơ” (Nguyện cầu), đem tới
hướng đi mới cho mạch thơ trữ tình đời tư.
Tiếp tục nỗ lực đổi mới cùng những nhà thơ thế hệ trước, sự xuất hiện
những thế hệ nhà thơ mới góp phần tạo dựng lên sắc diện mới cho thơ từ cuối
những năm 80. Dư Thị Hoàn là hiện tượng nổi bật. Với chùm 3 bài thơ “Viên
mãn”, “Bước chân chậm”, “Trong bệnh viện tâm thần” đăng trên báo Văn nghệ
(1987), tiếp đó là sự ra đời của “Lối nhỏ”(1988), Dư Thị Hoàn gây chú ý với
một hình thức là lạ, toàn những bài ngắn, câu ngắn, khước từ thể cách và rất
35
nhiều vần điệu, thậm chí không nệ cả những tiết điệu của nhạc tính thông
thường, “Y như những lời - nói - thơ, hiểu theo nghĩa: y như những lời nói
thường có chất thơ, thế thôi”(Chu Văn Sơn) [101].
Vũ Thị Huyền, tên tuổi dù không thật phát sáng như các đàn chị nhưng
vẫn có chỗ đứng trong thi đàn với sự lặng lẽ, ý vị và trầm lắng đến lạ. Đọc thơ
Vũ Thị Huyền, người đọc ấn tượng bởi vẻ đẹp đậm chất đồng quê, mang âm
hưởng phong vị đồng dao, gợi niềm hoài cảm sâu lắng - là những vẻ đẹp mang
giá trị truyền thống mà không phải nhà thơ nào cũng lưu giữ được giữa dòng
chảy hiện đại. Bên cạnh đó, thơ Vũ Thị Huyền cũng có xuất hiện tiếng nói mới,
tiếng nói ý thức nữ quyền, đòi hỏi được giải phóng, đòi quyền nữ, đó không phải
quyền bình đẳng với nam giới mà là quyền thể hiện tiếng nói của nữ giới.
Ngoài ra có những trường hợp thơ nữ hải ngoại cũng góp phần đem đến
cho thơ nữ một diện mạo mới trong giai đoạn này như Nguyễn Thị Hoàng Bắc -
một nhà thơ có tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Nhưng khi bài “Ngọn cỏ” xuất
hiện ở tạp chí Hợp lưu năm 1997, đã gây sốc, gây tranh cãi lớn cho người đọc.
Không ít người trong giới văn chương phản ứng mạnh vì cho rằng nhà thơ đã đi
rất xa, táo bạo (xem thêm bài viết “Nguyễn Thị Hoàng Bắc: Ngọn cỏ”, nguồn
https://inrasara.com/2011/07/15).
Từ cuối những năm 90 đến nay, thơ nữ xuất hiện thêm hàng loạt những
tên tuổi mới như Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Phan Huyền Thư, Dạ Thảo
Phương, Nguyệt Phạm, Thanh Xuân, Trần Lê Sơn Ý, Lynh Bacardy, Từ Huy,
Nồng Nàn Phố, Nguyễn Ngọc Tư, Lữ Thị Mai, Như Quỳnh de prelle... Người ta
gọi họ là thế hệ nhà thơ nữ trẻ có nhiều thể nghiệm độc đáo. Họ ít có sự ràng
buộc bởi truyền thống, có cơ hội tiếp xúc những luồng tư tưởng, xu hướng nghệ
thuật mới của thế giới cho nên những tìm tòi, cách tân trong thơ được đẩy xa
hơn, khác lạ hơn. Khác lạ ngay cả cách đặt tên tập thơ như: Khát , Linh, Đồng
tử, ViLi in love , Phim đôi - tình tự chậm của Vi Thùy Linh, Nằm nghiêng, Rỗng
ngực của Phan Huyền Thư, Gửi VB của Phan Thị Vàng Anh, Chữ cái của Từ
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424

More Related Content

What's hot

KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháinataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOTLuận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đLuận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần DầnLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAYLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
 
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
 
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoáLuận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
 
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đThế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
 
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAY
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAYLuận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAY
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAY
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata YasunariLuận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đLuận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
 
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAYYếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
 
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOTLuận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
 
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đ
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đLuận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đ
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đ
 
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt NamLuận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh ChâuLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
 

Similar to Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuTh s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864nataliej4
 
Phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ 6795510.pdf
Phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ 6795510.pdfPhong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ 6795510.pdf
Phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ 6795510.pdfjackjohn45
 
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp nataliej4
 
[Kho tài liệu ngành may] bst khoảnh khắc đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiế...
[Kho tài liệu ngành may] bst khoảnh khắc   đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiế...[Kho tài liệu ngành may] bst khoảnh khắc   đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiế...
[Kho tài liệu ngành may] bst khoảnh khắc đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiế...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂMLuận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và InrasaraLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
 
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạnLuận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...
 
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuTh s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
 
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
 
Luận văn: Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ, 9đ, HAY
Luận văn: Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ, 9đ, HAYLuận văn: Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ, 9đ, HAY
Luận văn: Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ, 9đ, HAY
 
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAYLuận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
 
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh TháiĐặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
 
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiLuận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiThơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ 6795510.pdf
Phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ 6795510.pdfPhong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ 6795510.pdf
Phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ 6795510.pdf
 
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
 
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đLuận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
 
Th s33.003 truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985
Th s33.003 truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985Th s33.003 truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985
Th s33.003 truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985
 
Luận văn: Vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học Việt Nam
Luận văn: Vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học Việt NamLuận văn: Vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học Việt Nam
Luận văn: Vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học Việt Nam
 
[Kho tài liệu ngành may] bst khoảnh khắc đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiế...
[Kho tài liệu ngành may] bst khoảnh khắc   đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiế...[Kho tài liệu ngành may] bst khoảnh khắc   đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiế...
[Kho tài liệu ngành may] bst khoảnh khắc đồ án tốt nghiệp chuyên ngành thiế...
 
Luận văn: Thơ Bùi Chí Vinh trong bối cảnh thơ Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận văn: Thơ Bùi Chí Vinh trong bối cảnh thơ Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...Luận văn: Thơ Bùi Chí Vinh trong bối cảnh thơ Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận văn: Thơ Bùi Chí Vinh trong bối cảnh thơ Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 

Recently uploaded (19)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 

Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THÙY NHUNG THƠ NỮ VIỆT NAM SAU 1975 NHỮNG TÌM TÒI VÀ CÁCH TÂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2021
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THÙY NHUNG THƠ NỮ VIỆT NAM SAU 1975 NHỮNG TÌM TÒI VÀ CÁCH TÂN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam - hiện đại Mã số: 9.22.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHƯỢNG PGS. NGUYỄN VĂN LONG HÀ NỘI - 2021
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. NGUYỄN VĂN LONG và TS. NGUYỄN PHƯỢNG. Các luận điểm và kết quả nghiên cứu được đưa ra trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Lê Thùy Nhung
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến với PGS. NGUYỄN VĂN LONG và TS. NGUYỄN PHƯỢNG, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến với các nhà khoa học, các thầy cô giáo của tổ Văn học Việt Nam - hiện đại, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã góp ý, nhận xét và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận án. Trân trọng biết ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp tại trường CĐSP Hòa Bình, trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ đã luôn quan tâm, động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả Lê Thùy Nhung
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................1 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................2 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.......................................................3 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................4 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN..........................................................................5 6. CẤU TRÚC LUẬN ÁN....................................................................................6 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................7 1.1. Tìm tòi và cách tân trong thơ.........................................................................7 1.1.1. Quan niệm về tìm tòi và cách tân...........................................................7 1.1.2. Tìm tòi, cách tân trong thơ và trong thơ Việt Nam hiện đại...................9 1.2. Tình hình nghiên cứu về những tìm tòi và cách tân trong thơ nữ Việt Nam sau 75..................................................................................................................13 1.2.1. Những nghiên cứu chung......................................................................14 1.2.2. Những nghiên cứu về tìm tòi và cách tân thơ nữ sau 75 qua một số tác giả tiêu biểu.....................................................................................................21 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1......................................................................................27 Chương 2. KHÁI QUÁT DIỆN MẠO THƠ NỮ VIỆT NAM SAU 1975..........28 2.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa và văn học...............................................28 2.2. Nhìn chung về thơ nữ Việt Nam sau 1975...................................................33 2.2.1. Thơ nữ sau 1975 - sự song hành, tiếp nối các thế hệ............................33 2.2.2. Những quan niệm thơ...........................................................................39 2.2.3. Những xu hướng cách tân thơ...............................................................43 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2......................................................................................52 Chương 3. NHỮNG ĐỔI MỚI VỀ CẢM HỨNG VÀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM SAU 1975.........................................................53 3.1. Những đổi mới về cảm hứng trữ tình...........................................................53 3.1.1. Cảm hứng về đời thường.......................................................................53
  • 6. 3.1.2. Cảm hứng về phận vị người nữ.............................................................59 3.1.3. Cảm hứng về tình yêu...........................................................................66 3.2. Những đổi mới về cái tôi trữ tình.................................................................76 3.2.1. Từ cái tôi công dân đến cái tôi cá thể....................................................77 3.2.2. Từ cái tôi tòng thuộc đến cái tôi tự chủ.................................................83 3.2.3. Từ cái tôi đơn nhất đến cái tôi đa ngã...................................................89 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3......................................................................................98 Chương 4. NHỮNG TÌM TÒI VÀ CÁCH TÂN VỀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NỮ SAU 1975...............................................................99 4.1. Cấu trúc thơ..................................................................................................99 4.1.1. Tự do hóa cấu trúc...............................................................................100 4.1.2. Một số thể nghiệm cấu trúc.................................................................105 4.2. Ngôn ngữ thơ..............................................................................................110 4.2.1. Ngôn ngữ lạ hóa..................................................................................111 4.2.2. Ngôn ngữ đậm màu sắc phái tính........................................................115 4.3. Hình ảnh thơ...............................................................................................120 4.3.1. Làm mới những hình ảnh quen thuộc..................................................120 4.3.2. Sáng tạo những hình ảnh mới..............................................................128 4.4. Giọng điệu thơ............................................................................................132 4.4.1. Giọng trầm tư sâu lắng........................................................................133 4.4.2. Giọng giễu nhại...................................................................................137 4.4.3. Giọng đối thoại tỉnh táo.......................................................................141 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4....................................................................................145 KẾT LUẬN.......................................................................................................146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.....................................................................150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................151
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Như một quy luật tất yếu, văn học luôn có xu hướng thay đổi tìm đến những cái mới, hiện đại. Văn học đòi hỏi nhà văn phải có những tìm tòi và cách tân mới để đáp ứng nhu cầu tinh thần của người đọc, đáp ứng nhu cầu tồn tại của nghệ thuật. Việc chỉ ra những tìm tòi và cách tân trong văn học là cần thiết giúp chúng ta có được cái nhìn rõ nét hơn về sự phát triển của văn học với những đặc điểm, sự vận động qua mỗi chặng đường, mỗi giai đoạn, đồng thời mở ra những hướng nghiên cứu mới cho nền văn học ấy. 1.2. Cùng với sự vận động, phát triển ngày càng mạnh mẽ và toàn diện của nền văn học Việt Nam sau 75, thơ nữ có những thay đổi lớn trong diện mạo của mình. Trên các diễn đàn, cuộc tranh luận về đổi mới trong thơ nữ diễn ra khá sôi nổi. Đa số ý kiến cho rằng, vị thế của các nhà thơ nữ đang dần được khẳng định với sự hiện diện của một đội ngũ thơ nữ đông đảo, với những quan niệm nghệ thuật rất riêng và những khám phá về nội dung, nghệ thuật. Nhiều hiện tượng thơ nữ được đánh giá cao, tác động tích cực tới sự phát triển của nền thơ đương đại và ghi dấu ấn tượng cả ở trong nước và nước ngoài với nhiều giải thưởng lớn như: Ý Nhi - nhà thơ đầu tiên của Việt Nam được đón nhận giải thưởng Cikada của Thụy Điển (2015), Nguyễn Phan Quế Mai - nhà thơ Đông Nam Á đầu tiên có tập thơ in trong Lannan Translations Selection Series của Mỹ (2014), Vi Thùy Linh - nhà thơ nữ trẻ tuổi thực hiện nhiều tour diễn thơ Pháp - Châu Âu, được mời thực hiện đêm thơ riêng tại Paris… Tuy nhiên, thơ nữ cũng xuất hiện nhiều hiện tượng gây tranh cãi, những nhận xét trái chiều về những tìm tòi và cách tân quá táo bạo, nhất là ở một số hiện tượng thơ nữ trẻ đương đại. Trước những tranh luận ấy, việc phân tích được cụ thể sự tìm tòi cách tân trong thơ nữ sẽ giúp người đọc, người nghiên cứu có thêm cái nhìn, cách đánh giá khách quan hơn về diện mạo và những đóng góp tích cực của bộ phận thơ này cho sự phát triển của thơ Việt Nam đương đại.
  • 8. 2 1.3. Trong xu thế hội nhập của đời sống văn hóa tinh thần, sự phát triển của các phong trào nữ quyền trên thế giới có tác động đáng kể tới sự phát triển của văn học nghệ thuật ở nước ta. Đặc biệt với thơ nữ sau 75, sự tác động ấy càng đậm nét hơn khi âm hưởng nữ quyền trở thành một trong những mạch nguồn cảm hứng sáng tác, ảnh hưởng tới sự đổi mới của cái tôi trữ tình và đưa đến một số thể nghiệm hình thức nghệ thuật mới. Nó góp phần tạo nên những quan niệm, xu hướng trong diện mạo riêng cho thơ nữ Việt Nam sau 1975. 1.4. Từ những thành tựu nghệ thuật đã đạt được, thơ nữ Việt Nam sau 1975 đã và đang tạo sự thu hút với giới nghiên cứu phê bình văn học. Tuy nhiên, đa số những công trình nghiên cứu thơ nữ từ sau 75 đến nay thường theo hướng tổng quát về những đặc điểm chung, những đóng góp chung, hoặc khái quát đặc điểm, phong cách sáng tác của một nhà thơ, một nhóm nhà thơ ở một giai đoạn nhất định. Đã đến lúc cần có thêm công trình nghiên cứu bao quát rộng hơn những tìm tòi và cách tân trong thơ nữ Việt Nam từ sau 75 đến nay để thấy được đổi mới và đóng góp cụ của thể bộ phận thơ này. Từ những lí do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài Thơ nữ Việt Nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân. Cho đến khi thực hiện đề tài này, những tranh luận về thơ nữ chưa phải đã chấm dứt, đặc biệt ở những hiện tượng thơ mang tính thời sự nên chúng tôi mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ góp thêm cho người đọc, người nghiên cứu thơ nữ cái nhìn cụ thể về những tìm tòi cách tân của thơ nữ sau 75. Từ đó, chúng ta nhận diện sâu sắc hơn sự chuyển mình, những thành tựu nghệ thuật thơ nữ và gợi mở thêm nhiều hướng nghiên cứu, tiếp cận khác về thơ nữ. 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Sau năm 1975, tình hình sáng tác thơ nữ ở Việt Nam có nhiều thay đổi tích cực với sự xuất hiện những thể nghiệm và hàng loạt tên tuổi mới. Tuy nhiên, luận án chỉ hướng tới đối tượng nghiên cứu là những tìm tòi và cách tân của thơ
  • 9. 3 nữ sau 1975 trên một số phương diện nội dung (cảm hứng trữ tình, cái tôi trữ tình) và hình thức nghệ thuật (cấu trúc, hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu) qua một số hiện tượng thơ tiêu biểu. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung khảo sát một số hiện tượng thơ nữ tiêu biểu sau 75 cho sự tìm tòi và cách tân của thơ Việt: Ở thế hệ nhà thơ nữ từng trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, chúng tôi chú ý tới các tác giả Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Thị Hồng Ngát. Ở thế hệ nhà thơ nữ chỉ mới bắt đầu xuất hiện ở chặng đầu đổi mới, chúng tôi chú ý tới Phạm Thị Ngọc Liên, Lê Thị Mây, Đoàn Thị Lam Luyến, Dư Thị Hoàn, Lê Khánh Mai, Vũ Thị Huyền. Ở thế hệ nhà thơ nữ xuất hiện từ nửa cuối thập niên 90 đến nay, chúng tôi tập trung vào các nhà thơ Phan Huyền Thư, Nguyễn Phan Quế Mai, Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Ngọc Tư, Từ Huy, Ng.anhanh, Lữ Thị Mai, Như Quỳnh de Prelle, Nguyễn Thị Thúy Hạnh. Luận án khảo sát tập trung các tác phẩm nổi bật được dư luận chú ý của các nhà thơ trên (xem chi tiết hơn ở Danh mục tài liệu tham khảo/ III. Các tác phẩm khảo sát tr.163). 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu Nhận diện, lí giải những tìm tòi và cách tân của thơ nữ Việt Nam từ sau 1975 đến nay trên một số phương diện chính của nội dung và nghệ thuật. Đánh giá ý nghĩa của sự đổi mới thơ nữ sau 75 với sự phát triển của thơ Việt, đồng thời khẳng định vị trí và những đóng góp của các nhà thơ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án xác định những nhiệm vụ trọng tâm sau:
  • 10. 4 Xác định quan niệm tìm tòi và cách tân để làm cơ sở lí luận cho việc triển khai đề tài, đồng thời nhìn lại tình hình nghiên cứu về thơ nữ sau 75 để có cơ sở thực tiễn hơn khi tiếp cận đối tượng nghiên cứu. Nhận diện khái quát bức tranh diện mạo của thơ nữ Việt Nam sau 75 qua các chặng đường nối tiếp song hành giữa các thế hệ nhà thơ, những quan niệm thơ và những xu hướng cách tân thơ chủ yếu. Tập trung phân tích những tìm tòi, cách tân của thơ nữ sau 75 trên phương diện nội dung, trọng tâm là cảm hứng trữ tình, cái tôi trữ tình, đồng thời chỉ ra những tìm tòi và cách tân cụ thể trên các phương diện cấu trúc, hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu. Những tìm tòi, cách tân của thơ nữ sau 75 được khảo sát và đối chiếu so sánh với thơ Việt nói chung, thơ nữ nói riêng ở những giai đoạn trước 1975; đối chiếu so sánh với thơ nam giới cùng thời để nhận ra sự tiếp nối, đổi mới riêng trong sáng tạo nghệ thuật của thơ nữ. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp hệ thống cấu trúc: Hệ thống, cấu trúc không chỉ là thao tác mà còn là một phương pháp khoa học giúp chúng ta bao quát, nhận diện cụ thể hơn những dạng thức, đặc điểm sáng tác của các nhà thơ nữ. Phương pháp này được chúng tôi sử dụng xuyên suốt luận án. Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại: Bất kì tác phẩm nào cũng gắn liền với hình thức của thể loại văn học cụ thể. Khi phân tích tác phẩm chúng ta cần căn cứ vào những đặc trưng thể loại, từ đó tìm ra những đặc điểm nổi trội trong tìm tòi và cách tân của các nhà thơ nữ sau 75. Phương pháp loại hình: nhìn nhận thơ nữ sau 75 như là một loại hình của văn học, phương pháp này giúp chúng tôi nhận thấy được sự thay đổi loại hình từ văn học cách mạng đến văn học thời kì đổi mới và sự ít nhiều chạm tới kiểu tư duy hậu hiện đại.
  • 11. 5 Phương pháp liên ngành: Chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu trong mối quan hệ liên ngành với các lĩnh vực có liên quan như phân tâm học, tâm lí học, xã hội học, văn hóa... để lí giải, nhìn nhận sâu sắc hơn những tìm tòi và cách tân của thơ nữ sau 75. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Để làm sáng rõ hơn những đóng góp của các nhà thơ nữ sau 1975, chúng tôi còn sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu. Phương pháp dựa trên so sánh đồng đại - đặt đối tượng nghiên cứu trong sự so sánh với các nhà thơ nam cùng thời và so sánh lịch đại - so sánh thơ nữ giai đoạn trước và sau 1975 để thấy rõ hơn những điểm khác biệt trong sáng tạo. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN (1) Luận án là công trình khoa học chuyên sâu về những đóng góp của thơ nữ Việt Nam giai đoạn sau 1975. Thông qua cơ sở lí thuyết về tìm tòi và cách tân và từ những kết quả nghiên cứu về thơ nữ sau 75 đã có ở những người nghiên cứu trước, luận án đem đến cái nhìn rõ nét về sự đổi mới diện mạo của thơ nữ trên tiến trình vận động, phát triển của thơ Việt Nam hiện đại. (2) Luận án khái quát những đổi mới của thơ nữ sau 75 trên phương diện nội dung, trọng tâm là sự chuyển đổi của cảm hứng trữ tình, cái tôi trữ tình. Luận án cố gắng lí giải những yếu tố tác động và thôi thúc sự tìm tòi, cách tân ở các nhà thơ nữ. Từ sự ảnh hưởng của ý thức nữ quyền luận án nghiên cứu sâu hơn về những đặc điểm riêng trong thơ nữ. (3) Luận án chỉ ra những tìm tòi, cách tân hình thức của thơ nữ sau 75 ở 4 phương diện: cấu trúc, hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu để giúp người nghiên cứu nhận thấy rõ hơn sự thay đổi tư duy nghệ thuật và nỗ lực kiến tạo, đổi mới thơ ở những nhà thơ nữ. (4) Kết quả nghiên cứu của luận án góp thêm hướng tiếp cận, kiến giải về những đóng góp của thơ nữ Việt Nam sau 75. Từ đó chúng ta có những đánh giá phù hợp về sự phát triển đa chiều của thơ Việt trong đời sống hôm nay. (5) Bổ sung thêm tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy một số tác phẩm thơ nữ sau 75 trong nhà trường cũng như việc nghiên cứu thơ ca trữ tình sau 75.
  • 12. 6 6. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được triển khai thành bốn chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Khái quát diện mạo của thơ nữ Việt Nam sau 1975. Chương 3: Những đổi mới về cảm hứng và cái tôi trữ tình trong thơ nữ Việt Nam sau 1975. Chương 4: Những tìm tòi và cách tân về hình thức nghệ thuật trong thơ nữ Việt Nam sau 1975.
  • 13. 7 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tìm tòi và cách tân trong thơ Văn học nghệ thuật muốn tồn tại và phát triển cần luôn đổi mới, không thể là sự dập khuôn máy móc hay lặp lại chính mình. Nói như nhà văn Nam Cao: “Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có”(Đời thừa). Từ quan điểm ấy ta có thể hiểu tìm tòi, cách tân là đòi hỏi của người đọc và cũng là nhu cầu tự thân để nghệ thuật tồn tại. 1.1.1. Quan niệm về tìm tòi và cách tân Theo Từ điển tiếng Việt, “tìm tòi là tìm một cách công phu, kiên nhẫn để thấy ra, nghĩ ra cái khác” [90, tr.1276] còn “cách tân thì giống đổi mới, cải cách, canh tân, là thay đổi hoặc làm cho thay đổi tốt hơn, tiến bộ so với trước đáp ứng yêu cầu của sự phát triển và thường gắn liền với văn hóa nghệ thuật” [90, tr.141] Theo Từ điển tiếng Pháp (Larousse.com), tìm tòi (rechérche) “là sự tìm kiếm” còn cách tân (rénovation) “là sự làm mới lại, cải tạo, cải thiện cái gì đó”. Theo Từ điển tiếng Anh (Vdict.com), tìm tòi (reseach) “là sự khám xét, khám phá, sưu tầm” còn cách tân (innovation) “là sự đưa vào những cái mới, sáng kiến, phương pháp mới, hay là sự tiến hành đổi mới”. Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu khái quát: Tìm tòi chính là sự khám phá, kiếm tìm ra những giá trị mới, phá bỏ thế tĩnh tại của hiện hữu sáng tạo. Nó phụ thuộc chủ yếu vào ý thức chủ quan của người sáng tác. Nói như Thạch Lam có những cái đẹp người ta không ngờ, ai cũng nhìn nhưng không phải ai cũng thấy. Nhiều người dù có tư tưởng đổi mới nhưng có thể họ cũng không tìm thấy điều nghệ thuật cần, không thấy những
  • 14. 8 điều cần trong đời sống. Bởi vậy, nếu ta không có ý thức tìm thì sẽ không thấy và sẽ không có thay đổi trong sáng tạo. Cách tân, ở nghĩa cơ bản được hiểu tương đồng với nghĩa của từ đổi mới, nhưng vì là từ Hán Việt nên có thể mang nét nghĩa khái quát cao hơn, toàn diện hơn từ đổi mới (là từ thuần Việt). Cách tân có thể hiểu là làm mới lại (thay đổi) cái cũ và làm ra cái mới hoàn toàn. Chẳng hạn, có những đề tài trước kia trong văn học từng được xem là cấm kị thì bây giờ nhà văn sẵn sàng xông pha, chạm tới vùng cấm và trưng ra những cảm xúc, những cách nói mới khác nhau cho những đề tài đó. Bên cạnh đó, nếu đổi mới thường dùng bao trùm cho nhiều lĩnh vực, nhiều bình diện khác nhau thì cách tân thường được dùng nhiều hơn trong lĩnh vực của văn học nghệ thuật. Nhiều ý kiến còn cho rằng cách tân thường nghiêng về thủ pháp nghệ thuật nhưng thực ra thủ pháp nghệ thuật chỉ là một bình diện còn cách tân bao hàm nội dung căn bản hơn cả về hệ tư tưởng, quan niệm... Từ cách hiểu đó, chúng ta có thể nhận ra những biểu hiện của cách tân ở các mức độ, cấp độ hoặc các bình diện khác nhau ngay cả trong cùng một trào lưu, một phương pháp. Ở mức độ hẹp, cách tân có thể bao hàm sự thay đổi căn bản cả một giai đoạn văn học. Nhiều người dùng cách tân với hàm nghĩa như “cuộc cách mạng trong thi ca” để nói về phong trào Thơ Mới (Hoài Thanh - Thi nhân Việt Nam). Còn ở mức độ cao hơn, cách tân là sự làm thay đổi một hệ hình văn học thậm chí có thể làm thay đổi ngay trong cùng một hệ hình, một trào lưu. Ví dụ cùng là chủ nghĩa lãng mạn nhưng ở mỗi giai đoạn văn học, chủ nghĩa lãng mạn lại có những cách làm mới khác nhau, giữa những người khởi đầu và những người phát triển tiếp theo cũng có cách khám phá khác nhau. Vậy về bản chất, tìm tòi và cách tân là hai phạm trù độc lập nhưng lại không thể tách rời nhau. Nếu tìm tòi là hành động tất yếu của sự khám phá và đi tìm cái mới thì cách tân chính là kết quả của sự khám phá, là cái mới, cái chất lượng, không trùng lặp mang đến những giá trị nghệ thuật phong phú. Ngược lại, nếu cách tân là hoạt động tất yếu của nghệ thuật thì tìm tòi trở thành một trong
  • 15. 9 những điều kiện của cách tân vì không phải bất cứ sự tìm tòi nào cũng đem đến sự cách tân, nó có thể tạo ra cái khác mà không hẳn cái mới. Quá trình này không chỉ tác động thay đổi hệ hình văn học trên nền tảng tư duy mà còn làm mới đối tượng, đem đến những giá trị mỹ học mới cho văn học. Mỗi thời đại, mỗi giai đoạn văn học, sự tìm tòi và cách tân sẽ tạo ra những tiền đề vừa đáp ứng đòi hỏi của văn học vừa phù hợp tâm thức thời đại, đem đến những cách tân kết tinh thành tựu nghệ thuật. Tuy nhiên, có những thời điểm, cách tân có thể đạt tới đỉnh cao, toàn bích nhưng lại nó không bao giờ dừng lại mãi mãi ở cái đỉnh ấy. Xem xét sự tìm tòi, cách tân chúng ta không chỉ nên so sánh hơn kém, quan trọng cần tìm ra bản chất, tìm ra những giá trị khác, giá trị mới hợp với thời đại không nhất thiết phải hơn cái cũ. Nó không phụ thuộc vào thế hệ, lứa tuổi mà ở sự mới mẻ người nghệ sĩ mang lại. 1.1.2. Tìm tòi, cách tân trong thơ và trong thơ Việt Nam hiện đại 1.1.2.1. Tìm tòi, cách tân trong thơ Tìm tòi và cách tân trong văn chương không chỉ gắn với những thay đổi của thời đại mà còn gắn với đặc trưng thể loại. Đối với thơ, sự tìm tòi và cách tân bao giờ cũng thường bắt đầu từ sự thay đổi của chủ thể trữ tình, sau đó là phát hiện ra những cách cảm thụ thế giới, sự rung cảm mới phù hợp với sự chuyển biến của thời đại văn học. Vậy, tác phẩm văn học ngoài việc phải thể hiện được những đặc trưng riêng của thể loại thì còn phải chứa những cái mới làm thay đổi cách nhìn quen thuộc và phải khác đi với những gì có trước đó. Trong thơ, sự tìm tòi và cách tân thường có sự thống nhất, hài hòa giữa ba phương diện cơ bản sau: Thứ nhất, đó là sự đổi mới quan niệm về thơ. Nó được bộc lộ qua sự tinh lọc, kết tụ cảm quan mới của nhà thơ về thế giới, về con người, về cái đẹp và khơi dậy những mỹ cảm mới cho thơ qua từng giai đoạn phát triển. Thứ hai, đó là sự khám phá ra những rung động, cảm xúc mới. Nhà thơ muốn sáng tác một tác phẩm nghệ thuật hay, có giá trị tồn tại mãi với thời gian
  • 16. 10 thì ngoài tài năng, sự hiểu biết, sự nếm trải buồn vui trong cuộc đời cũng cần có xúc cảm chân thật tự đáy tâm hồn. Nó phải là “trạng thái tâm lí đang rung chuyển khác thường”(Nguyễn Đình Thi) chứ không tĩnh tại bất biến, phải là những rung động mới, trinh nguyên của tâm hồn khi tiếp xúc với cuộc sống. Thơ khác với thể loại tự sự ở chỗ không chỉ tập trung tái hiện khách quan hiện thực hay miêu tả sự kiện đời sống bên ngoài mà đi sâu khám phá những xúc cảm mới, biện giải về đời sống bên trong của con người với mối tương quan hiện thực nhiều chiều xung quanh con người. Thứ ba, bất kì sự thay đổi nội dung nào trong thơ cũng sẽ đưa thơ đến những hình thức nghệ thuật mới tác động mạnh mẽ tới người đọc, thậm chí làm cho liên tưởng, tưởng tượng trong thơ đổi khác. Với thơ trữ tình, sự tìm tòi cách tân của hình thức nghệ thuật đóng vai trò quan trọng giúp ta nhìn rõ hơn những thay đổi trong tư duy nghệ thuật thơ ở kết cấu, từ ngữ, các biện pháp tu từ, hình ảnh, giọng điệu... 1.1.2.2. Tìm tòi, cách tân trong thơ Việt Nam hiện đại Trong thơ Việt Nam hiện đại, sự tìm tòi và cách tân có sự tiếp nối ba giai đoạn: Nửa đầu thế kỉ XX, cuộc cách mạng thi ca đã tạo nên những thay đổi sâu sắc, toàn diện trên cả phạm trù thơ. Thơ có sự chuyển đổi hệ hình từ thơ cổ điển sang thơ mới, trung tâm là sự thay đổi cái tôi trữ tình từ thời đại cái ta sang thời đại cái tôi. Đề xướng phá bỏ những khuôn mẫu của thể thơ cũ, các nhà thơ mới đề cao cảm xúc cá nhân, phát huy trí tưởng tượng, đem đến cho người đọc một thế giới tinh thần phong phú với những nỗi buồn âu lo, sự cô đơn nhưng cũng nhiều cảm xúc nồng nàn, rạo rực và khát vọng của thế hệ nhà thơ mới. Trên báo Nam Phong số 5/1917, Phạm Quỳnh thừa nhận: “Người ta nói tiếng thơ là tiếng kêu của con tim. Người Tàu định luật nghiêm cho người làm thơ thực là muốn chữa lại, sửa lại tiếng kêu ấy cho nó hay hơn nhưng cũng nhân đó mà làm mất đi cái giọng tự nhiên vậy”. Các cuộc tranh cãi thơ cũ và thơ mới cũng diễn ra khá
  • 17. 11 gay gắt. Trong đó, nhiều bài viết chỉ trích nặng nề những trói buộc của thơ cũ và đòi hỏi phải cởi trói cho thơ ca. Cuộc canh tân này đi vào lịch sử văn học với sự ra đời của phong trào Thơ Mới. Tuy nhiên, ngoài yếu tố tác động bên ngoài buộc thơ phải đổi mới thì thực chất bản thân thơ giai đoạn này cũng có sự tự vận động, tự cách tân thành những xu hướng khác nhau để đi xa hơn trên hành trình mười mấy năm phát triển của mình. Ở chặng đầu từ năm 1932 - 1935, sự thay đổi căn bản nhất của thơ là sự xuất hiện của cái tôi cá nhân lãng mạn với những tên tuổi nổi bật như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư. Khi Thơ Mới lên đến đỉnh cao, thơ lại xuất hiện những tìm tòi theo hướng tượng trưng siêu thực với những tên tuổi như Huy Cận, Xuân Diệu… Đến chặng cuối,Thơ Mới vẫn có thêm những cách tân đột phá nhưng có lẽ do áp lực từ bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa và văn học nên thơ một lần nữa có sự chuyển đổi sang hệ hình mới. Ta có thể kể tên một số nhà thơ tiêu biểu ở chặng này có nhiều đóng góp như Bích Khê, Hàn Mặc Tử… Sang giai đoạn 1945 - 1975, xuất phát từ nhiệm vụ chung của văn học, thơ chủ yếu gắn liền với nhiệm vụ chính trị, cách mạng, gắn liền với đời sống cộng đồng và đời sống dân tộc. Sự chuyển đổi căn bản từ nội dung cái tôi trữ tình cá nhân, cá thể sang cái tôi công dân, chiến sĩ, cái tôi sử thi đem đến những tình cảm, cảm xúc mới về quê hương, đất nước, dân tộc... Cùng với thế hệ trước như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu… các nhà thơ thế hệ sau như Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Duy, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Mỹ, Trần Đăng Khoa ... tập hợp với nhau tạo thành đội ngũ sáng tác với vai trò mới - nhà thơ chiến sĩ. Nhiệm vụ của họ không chỉ phải giải quyết mối quan hệ hòa hợp riêng chung, mà cần nhất là mang đến cho thơ một tinh thần cách tân phù hợp với tính chất anh hùng ca và trữ tình, truyền thống và hiện đại. Trong khoảng chín năm đầu, thơ có đóng góp tích cực vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện được tính chiến đấu, tính đại chúng sâu sắc. Nhưng từ sau năm 1954, thơ không chỉ tiếp tục mở rộng đề tài, bám sát hiện thực đời sống, khám phá những nguồn cảm hứng mới về sự hồi
  • 18. 12 sinh của đất nước, về tình cảm con người miền Nam với khát vọng thống nhất tổ quốc, lao động xây dựng đất nước mà còn có xu hướng cách tân thơ mới mẻ. Đáng chú ý là những tìm tòi trong thơ của một bộ phận đô thị miền Nam với những hiện tượng Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Bùi Giáng... Trong khi những cái tìm tòi và cách tân trong thơ miền Bắc hướng vào màu sắc chính luận, thời sự, với tinh thần công dân, với hình tượng cái tôi chiến sĩ thì thơ miền Nam đã hướng những tìm tòi đi cách tân vào thế giới bên trong nhiều phức tạp, những cách tân mặt hình thức đi theo hướng trào lưu hiện đại chủ nghĩa cũng sớm được nhà thơ miền Nam chú ý. Về nội dung, “nó vẫn nhằm tranh đấu cho tự do về hình thức thể loại, nó cũng tự do hóa. Nhưng tự do hóa không theo kiểu phá thể, hợp thể... đơn giản như trong thơ kháng chiến. Mà tự do hóa trong liên tưởng, trong tưởng tượng, trong cấu trúc ngôn từ”[117, tr.306]. Theo Thanh Tâm Tuyền, siêu thực là một hướng phát triển và “Thơ bây giờ một sự xáo trộn ngôn ngữ”. Tuy nhiên, thực chất sự đổi mới này là sự kế tục của những tìm tòi trong thơ Mới (1930 -1945) với hiện tượng Xuân Thu nhã tập, Đinh Hùng... Thanh Tâm Tuyền cùng Mai Thảo và các nhà thơ kế tiếp đã có công lớn trong việc kiến tạo con đường thơ khác một cách tích cực1 . Sau năm 1975, tìm tòi và cách tân trong thơ tiếp tục là cuộc chạy tiếp sức với nỗ lực chung của các nhà thơ. Ngay cả những nhà thơ từng đại diện cho tiếng nói của nền thơ cách mạng cũng có những đổi mới trong giai đoạn này như Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Xuân Quỳnh, Ý Nhi... Một số nhà thơ còn giữ vai trò quan trọng tạo nên những đổi mới mạnh mẽ như Hoàng Cầm (với Về Kinh Bắc), Trần Dần (với Cổng tỉnh), Lê Đạt (với Bóng chữ)… Nhiều người đánh giá họ như một Thi sơn thơ (Trần Dần), một Phu chữ thơ (Lê Đạt), một Bến lạ thơ kỳ bí (Đặng Đình Hưng)… Phần đa trong số họ đều đã manh nha có dấu hiệu tìm tòi, cách tân âm thầm quyết liệt từ giai đoạn trước. Đến cuối những năm 80, sau nhiều năm âm thầm viết nhưng chưa được công bố, gặp hoàn cảnh 1 Xin xem thêm chi tiết hơn trong tài liệu tham khảo [117]
  • 19. 13 thuận lợi họ mới có dịp bộc lộ, trình bày những thể nghiệm đó một cách tự tin trước công chúng. Bên cạnh họ là sự xuất hiện của những nhà thơ mới có vai trò tiên phong trong thời kì đầu đổi mới, ít chịu ràng buộc của quá khứ truyền thống và có tinh thần cách tân mạnh bạo hơn như: Dư Thị Hoàn, Dương Kiều Minh, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Quang Thiều… Gần đây (từ nửa cuối những năm 90 của thế kỉ trước đến nay), nền thơ còn xuất hiện rất nhiều cây bút nữ trẻ như Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh Nguyễn Phan Quế Mai, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thị Khánh Minh, Lữ Thị Mai, Như Quỳnh Prelle… Họ đã góp phần làm cho xu hướng cách tân thơ trở như một trào lưu phát triển mạnh mẽ với nhiều thể nghiệm mới lạ, mở ra nhiều xu hướng tìm tòi mới. Tuy nhiên, thơ giai đoạn này cũng xuất hiện nhiều hiện tượng có thể nghiệm đổi mới quá đà, cực đoan, có khi rơi vào phản mĩ cảm, hoặc hình thức cầu kì, rắc rối mà nghèo nàn về nội dung gây ra những tranh luận gay gắt. Tóm lại, tìm tòi và cách tân trong thơ chưa bao giờ là con đường có giới hạn. Trên mỗi chặng đường, các nhà thơ đều có khát vọng cách tân và nỗ lực không ngừng để có thể tiệm cận đến những giá trị tiêu biểu của thời đại ấy, làm phong phú, thúc đẩy sự phát triển không ngừng của nền thơ ca dân tộc qua các thời đại. Sự nhận diện cách tân trong mỗi chặng đường là cơ sở để nhận ra đặc điểm, diện mạo của thơ chặng đường ấy. 1.2. Tình hình nghiên cứu về những tìm tòi và cách tân trong thơ nữ Việt Nam sau 75 Qua khảo sát bước đầu, chúng tôi nhận thấy số lượng bài nghiên cứu về những tìm tòi và cách tân trong thơ nữ sau 75 khá đa dạng, phong phú, nhưng tập trung chủ yếu vào hai hướng: một là nghiên cứu khái quát chung về những tìm tòi và cách tân của bộ phận thơ nữ sau 75, hai là nghiên cứu về những tìm tòi và cách tân qua một số hiện tượng thơ đơn lẻ hoặc nhóm tác giả/ nhóm tác phẩm.
  • 20. 14 1.2.1. Những nghiên cứu chung Sau năm 75, sự bứt phá trong sáng tạo nghệ thuật của các nhà thơ nữ mang đến luồng không khí mới lạ cho một nền thơ vốn dĩ từng đổi mới rất chậm. Số lượng những bài viết, bài nghiên cứu về thơ nữ cũng tăng lên đáng kể tập trung chủ yếu vào những đóng góp trên các phương diện như thể loại, cảm hứng sáng tác, cái tôi trữ tình… Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: Bích Thu trong bài viết “Nỗ lực đổi mới trong thơ nữ đương đại” khẳng định: “Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, sự xuất hiện ngày càng nhiều, thậm chí ào ạt của các cây bút nữ trên thi đàn đã tạo thành một hiện tượng của đời sống văn học, làm nóng dần lên không khí văn chương đương đại… Trong các thi phẩm của mình, các tác giả nữ đã không ngần ngại bộc lộ tới cùng tư tưởng và cảm xúc của chính mình, ý thức về bản thể và thế giới xung quanh” [126]. Theo tác giả, những tìm tòi và cách tân trong thơ nữ là sự thích ứng với không khí đổi mới, hội nhập trong một “thế giới phẳng” với nhiều liên kết. Để chỉ rõ những đổi mới đó, tác giả phân tích thơ nữ theo hai xu hướng: một là xu hướng tiếp nối truyền thống; hai là xu hướng thể nghiệm, sắp đặt, trình diễn, hướng tới những cái mới và nỗ lực làm mới thơ theo hướng hiện đại. Kết lại bài viết, tác giả khẳng định: “Trên mặt bằng chung, bên cạnh các cây bút nam giới, những người nữ làm thơ đã nỗ lực tìm tòi, thể hiện theo thi pháp truyền thống hay hiện đại đều góp phần làm cho đời sống thi ca được vận hành, cọ xát, va đập… trở thành kích thích tố cho sự đổi mới thể loại trữ tình”[126]. Về mảng đề tài thơ tình - một trong những điểm đóng góp ưu trội nhất của thơ nữ, Đoàn Thị Đặng Hương trong “Lời tựa” của Thơ nữ Việt Nam tuyển chọn 1945 - 1995 cũng nhấn mạnh đặc điểm chung của thơ nữ là thường viết về tình yêu. Thơ tình yêu của các nhà thơ nữ trong giai đoạn này mang đến những vẻ đẹp riêng: “Những bài thơ tình của các chị có nhan sắc riêng của mình: dịu dàng, đam mê, mãnh liệt. Chinh phục thế giới vĩ mô, các chị còn chinh phục thế giới vi
  • 21. 15 mô của tình yêu”[42, tr.4]. Vẻ đẹp đó được gợi ra từ truyền thống và hiện đại thể hiện tâm hồn người phụ nữ, phẩm chất thơ nữ đặc biệt: “Đây là tiếng hát của mẹ ta, chị ta, em ta, tiếng hát đó ngân vang xao xuyến mở rộng tâm hồn ta, khiến ta bị bất ngờ không phải bởi một sức mạnh to lớn hay vĩ đại mà bằng một sức mạnh dịu dàng và quyến rũ không gì cưỡng nổi”[42, tr.5]. Hà Minh Đức trong “Một vài suy nghĩ về thơ tình những năm gần đây” in trong Đi tìm chân lý nghệ thuật cho rằng thơ tình của các nhà thơ nữ sau 75 đã có nhiều đổi mới nhờ sự đóng góp tiếp tục của những tên tuổi Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Lâm Thị Mĩ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn, Dư Thị Hoàn, Nguyễn Thị Hồng Ngát. “Thơ của các chị là tiếng nói của trái tim, xúc động da diết, chân thực. Nếu xem tình cảm sâu lắng chân thực như một phẩm chất quan trọng của thơ tình thì chính thơ tình của các tác giả nữ dễ ưu trội hơn về phương diện này”[18]. Với nhận xét trên, tác giả không chỉ nêu bật được đặc điểm sáng tác của thơ nữ sau 75 mà còn chỉ ra được những đóng góp mới của các nhà thơ nữ trong mảng thơ tình ở cảm xúc chân thành, giàu tính nữ, mang hơi thở của thời đại mới. Những đổi mới mạnh mẽ ở mảng đề tài này còn được biểu hiện ngay trong sự chuyển động tiếp nối giữa các thế hệ nhà thơ. Để chỉ ra sự tiếp nối ấy, Nguyễn Lương Ba trong bài “Những chuyển động trong thơ hôm nay, chuyển động như thế nào?” (viết sau buổi hội thảo về đề tài “Những chuyển động trong thơ hôm nay” của Hội nhà văn ngày 17/9/2002) đã có những phân tích, đối sánh rất sâu sắc giữa hai thế hệ nhà thơ nữ là thế hệ từng trưởng thành trong kháng chiến như Ý Nhi, Phạm Thị Ngọc Liên, Lê Thị Kim và thế hệ trẻ mà Vi Thùy Linh là đại diện. Theo đó, tác giả mượn trích dẫn nhận định của nhà thơ Ý Nhi để khẳng định lại những đóng góp của các nhà thơ nữ: “Họ, mỗi người đã góp tiếng nói của riêng mình cho thơ tình yêu hôm nay. Họ yêu thương, họ hạnh phúc, họ đau đớn đến cùng kiệt nhưng không bi lụy. Tôi đọc những bài thơ tình của các chị chưa thấy ai, qua thơ, có ý muốn tự hủy mình vì một mối tình. Sức mạnh tình yêu của họ là sức mạnh của nước” [5], và nhấn mạnh thực tế nhận
  • 22. 16 định này không hẳn còn chính xác bởi thơ hôm nay đã có những chuyển biến mạnh bạo hơn với những bài thơ chất chứa đầy cảm xúc si mê cuồng nhiệt trong tình yêu và tính dục. Nó như “một biến cố bất ngờ vượt ra ngoài những tư tưởng đã được hun đúc, học tập”[5, tr.160], “đầy thách thức, phản ứng lại chính bản thân cô nhưng đồng thời tác động tới xã hội”[5, tr.161]. Mặc dù những nhận xét trên chỉ hướng tới sự lí giải cho Những chuyển động trong thơ hôm nay, nhưng chúng ta cũng có thể xem nó như một gợi ý để tiếp cận đối tượng nghiên cứu ở mảng thơ tình của thơ nữ hôm nay. Phạm Quốc Ca trong Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975 - 2000 cũng khẳng định sự xuất hiện mảng đề tài tình yêu cá nhân trong các sáng tác của các nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, Phạm Thị Ngọc Liên, Đoàn Thị Lam Luyến, Dư Thị Hoàn, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Giáng Vân… đã đem đến sự thú vị riêng cho người đọc cảm nhận vì “những tiếng thơ bộc lộ hết mình của phụ nữ thời hiện đại” [7] và “Thơ tình hôm nay… tỉnh táo hơn, duy lý hơn. Nó nghĩ về tình yêu hơn là nói cảm xúc yêu đương” [7]. Nghiên cứu về những tìm tòi, cách tân của thơ nữ sau 75, nhiều tác giả chú ý tới sự thay đổi ý thức của cái tôi trữ tình. Đặng Thu Thủy trong Thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến nay, những đổi mới cơ bản, bàn về những đóng góp của thơ trữ tình từ sau những năm 86 đến nay tác giả có nhắc tới các nhà thơ nữ với nhận xét chung chung: “Nếu nhà thơ cách mạng còn cố gắng tiết chế những cảm xúc có phần yếu đuối mà không thể tránh ấy thì nỗi buồn và sự cô đơn vẫn tràn trên trang giấy của những nhà thơ khác, nhất là các nhà thơ nữ Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Đỗ Bạch Mai, Đoàn Thị Lam Luyến, Lâm Thị Mỹ Dạ, Ý Nhi, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Lê Thị Mây... và sau này là khá nhiều các nhà thơ nữ trẻ” [139]. Lí giải căn nguyên của đổi mới này, tác giả nhấn mạnh sự tác động từ những thay đổi của thơ sau 1986 với “sự trở về của cái tôi cá nhân bắt đầu từ ý thức về bi kịch, đánh mất cá tính, sự ăn năn sám hối, tự phán xét mình với tinh thần phân tích, mổ xẻ định giá song phẳng” [139, tr.62].
  • 23. 17 Mặc dù những đánh giá, nhận xét của tác giả nhằm làm nổi bật những đổi mới cơ bản của thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến nay nhưng từ những gợi ý này chúng tôi có thêm hiểu biết về hướng khám phá và tìm tòi của thơ nữ sau 75. Nghiên cứu những bài thơ viết về thân phận nữ - một trong những mảng đề tài phổ biến của thơ nữ, Lê Lưu Oanh trong Thơ trữ tình Việt Nam 1975 - 1990 khẳng định: “Thơ trữ tình của các tác giả phụ nữ hiện nay đáng chú ý bởi cách nói táo bạo, thẳng thắn về những bi kịch và ước muốn cá nhân. Nhưng ẩn đằng sau tất cả cái mạnh mẽ dữ dội ấy là ý thức sâu xa về thân phận, về những nỗi bất hạnh muôn đời của kiếp phụ nữ từng có trong thơ xưa”[89]. Thực chất, đây không phải là đề tài mới mà nó đã có nhiều ở những giai đoạn trước, nhưng tác giả chỉ ra rằng cái mới ở đây là sự tiếp cận khám phá sâu trong bản thể, tới những góc khuất nằm sâu trong ẩn ức về thân phận, kiếp người. Inrasara trong “Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố nữ & 20 tiếng thơ nữ quyền đương đại” nhận định: “nhà thơ nữ hôm nay đang vượt thoát khỏi mặc cảm thân phận, khỏi trở lực nếp nhà đầy quy ước gò bó của ngôn ngữ Việt, sẵn sàng vươn đến nơi chốn sự sự vô ngại trong cõi sáng tạo”[45]. Tâm thế sẵn sàng, cùng ý thức vượt thoát khỏi mặc cảm từng cố hữu trong ý thức về giới của phụ nữ đã mở ra cho nữ giới những thể nghiệm mới. Ngoài ra, Inrasara còn gợi ra cho người nghiên cứu những góc nhìn khác về sự nỗ lực tìm tòi của thơ nữ từ những mạch nguồn thơ truyền thống, khẳng định vai trò của nữ giới trong việc đổi mới cái nhìn về nguồn cảm hứng viết thân phận qua một loạt bài nghiên cứu như “Song thoại với cái mới” [43], “Thơ đổi mới, một khởi đầu mới” [44]… Đánh giá về sự phát triển những mạch cảm xúc mới ở thơ nữ sau 75, Nguyễn Bá Thành trong cuốn Tư duy thơ hiện đại Việt Nam nhấn mạnh: “Thơ nữ lên ngôi và khát vọng tình dục như là cảm hứng chủ đạo đến mức không thể coi là hạn chế hay lệch lạc, rơi rớt... của một loại thơ theo chủ nghĩa Hiện sinh hay phân tâm học Freud như ta đã phê phán trước đây. Mà nó có tính thời đại, tính nhân loại” [116, tr.509]. Để làm sáng rõ nhận định đó, tác giả trích dẫn thơ Vi
  • 24. 18 Thùy Linh, Trần Lê Sơn Ý, Lê Thị Thấm Vân... và đi đến khẳng định: “tuy có những cách nhìn nhận khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau về quan niệm thẩm mỹ và tư tưởng đạo đức, nhưng nếu nhìn từ phương diện ý thức phái tính thì có thể nói, chưa bao giờ trong thơ, đặc biệt là thơ nữ lại có một khát vọng đòi giải phóng mạnh mẽ đến như vậy” [116, tr.500]. Nghiên cứu về tìm tòi, cách tân trong thơ nữ sau 75, chúng ta không thể không kể tới sự tác động của ý thức nữ quyền lên các sáng tác. Trần Mạnh Tiến trong Thơ Việt, trên hành trình đổi mới cho rằng: “Ý thức nữ quyền đã đi sâu vào xã hội và nhiều trang viết, phản ánh sự đổi thay về tầm nhìn của người phụ nữ trong thời đại mới” [141]. Tác giả nhấn mạnh sự hình thành một số trào lưu văn học, trong đó có trào lưu văn học nữ quyền đã tạo ra thành quả nghệ thuật cho thơ nữ. Nó gắn liền với cả những tên tuổi tiêu biểu từng trưởng thành từ thời kì chiến tranh đến những thế hệ nhà thơ nối tiếp mới chỉ xuất hiện ở thời bình nhưng nhạy bén hơn “trước những chuyển động của thực tại khám phá những điều mới lạ từ cuộc sống và bản thân mình để hình thành cái chân giá trị mới của thơ ca” [141, tr.281]. Điểm chung của các thế hệ mà tác giả chỉ ra là những đặc tính riêng của giới nữ và mục tiêu đổi mới thơ ca được biểu hiện qua “cái tôi trữ tình nhiều sắc điệu”, “nhiều sắc thái nữ tính, mạnh mẽ” [141, tr.288]. Điều đó làm cho “tình dục tình yêu trong thơ thời đại mới được nhận thức là phạm trù văn hóa phản ánh nhu cầu tồn tại và hưởng thụ của con người” [141, tr.289]. Vị trí của nữ giới trong thơ nữ kể từ sau 75 đến nay đang có nhiều thay đổi và đa dạng hơn về phong cách. Inrasara trong “Thử đặt nền tảng cho phê bình thơ Việt đương đại” (phần 3) bàn về các khuynh hướng phát triển của thơ Việt đương đại đã khẳng định sự phát triển thơ nữ có gắn liền với dòng thơ nữ quyền, một trong năm dòng thơ chính được “khai mào từ khá sớm với các nhà thơ nữ: Dư Thị Hoàn, Thảo Phương, Phạm Thị Ngọc Liên, Lê Khánh Mai, Vi Thùy Linh… Qua sáng tác, người đọc đã có ý thức sự có mặt, cùng với quyền được biểu lộ tình yêu (nhất là) qua thân xác của phái nữ” [46].
  • 25. 19 Cho rằng, âm hưởng nữ quyền trong văn học đương đại có ảnh hưởng từ văn học nữ tính, trong “Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam”, Nguyễn Đăng Điệp nhấn mạnh: “văn học nữ tính phát triển mạnh mẽ kể từ sau năm 1986 tạo nên thời kì âm thịnh dương suy với sự góp mặt của những cây bút có thực tài như Phạm Thị Hoài, Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ và gần đây là Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư… Những cây bút này đã đem đến cho văn đàn những tiếng nói mới mẻ, buộc các nhà văn và các nhà phê bình nam giới phải thừa nhận tài năng của họ” [15]. Từ việc chỉ ra nguyên nhân, biểu hiện của âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại, tác giả đề xuất “Chúng ta tiếp tục tìm hiểu và xây dựng một nền văn học nữ tính phát triển mạnh mẽ, mang tinh thần nhân văn sâu sắc ở Việt Nam” [15]. Có hai vấn đề được tác giả gợi ra, đó là tính nữ và nữ tính có phải là một không? Qua cách giải quyết vấn đề phái tính, âm hưởng nữ quyền thì vấn đề nữ tính và tính nữ được làm sáng rõ, là hai phạm trù khác nhau bởi nữ tính chỉ là biểu hiện, phạm trù con của tính nữ. Ngoài ra, những tìm tòi, đổi mới trong thơ nữ sau 75 cũng xuất hiện nhiều trong các luận văn, luận án. Tiêu biểu gần đây có đề tài nghiên cứu của Hà Thị Dung: Đặc điểm thơ nữ thế hệ chống Mỹ cứu nước [10]. Trong đó tác giả xác định dấu ấn thời đại, cá nhân trong thơ nữ thế hệ chống Mỹ: Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn, tập trung phân tích những đặc điểm độc đáo về mặt nội dung của họ ở giai đoạn trước 75. Từ đó ta thấy được những đóng góp của thơ nữ sau 75 với hình ảnh quê hương, đất nước, thiên nhiên, con người, cuộc chiến tranh, với hệ thống ngôn ngữ tự nhiên giản dị, những biểu tượng thơ mới, các thể thơ, không gian thời gian nghiệm sinh, thân phận. Trần Thị Kim với luận án Thơ nữ Việt Nam hiện đại (Từ đầu TK XX đến nay) [53] cũng nhấn mạnh những đổi mới của thơ nữ, đặc biệt của thế hệ nhà thơ từng trưởng thành trong kháng chiến đến nay. Trong đó, tác giả đặc biệt chú ý tới những hiện tượng thơ nữ trẻ đương đại (thế hệ 7X, 8X) với những thể nghiệm,
  • 26. 20 xu hướng thơ mới mẻ ở cái tôi hoài nghi, đa ngã, cái tôi khát vọng mãnh liệt và một số thể nghiệm nghệ thuật. Từ đó thấy được sự đổi mới của cái tôi bản thể trẻ trung, tự chịu trách nhiệm trước mọi biến thiên trong cuộc sống. Luận án Thơ nữ Việt Nam 1986 - 2015 nhìn từ lý thuyết giới [78] của Hồ Tiểu Ngọc, tập trung nghiên cứu về những đóng góp của thơ nữ Việt Nam những năm 1986 - 2015 nhưng gắn liền với sự lí giải lý thuyết liên quan tới giới. Cụ thể, ở chương 1 tác giả lí giải sự ảnh hưởng từ bối cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa của ý thức giới phái tính và âm hưởng nữ quyền tới thơ nữ Việt Nam 1986 - 2015. Chương 2, tác giả chỉ ra những đặc điểm nổi bật mang yếu tố giới/phái tính và âm hưởng nữ quyền ở nội dung và diễn ngôn của tác phẩm. Chương 3, tác giả khẳng định những đóng góp riêng, vị thế riêng của thơ nữ vào nền thơ hiện đại Việt Nam từ góc nhìn giới và lối viết nữ. Chương 4, tác giả phân tích cho thấy sức ảnh hưởng và lan tỏa của bộ phận thơ đối với tiến trình thơ nữ Việt Nam qua các giai đoạn. Tóm lại, đa số những nghiên cứu chung về tìm tòi, cách tân trong thơ nữ sau 75 ở trên đều đã chỉ ra được ưu điểm và đóng góp của thơ nữ cho sự phát triển của thơ ca Việt đương đại. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến trái chiều, chỉ ra những mặt còn hạn chế trong thể nghiệm của thơ nữ sau 1975, nhất là ở những hiện tượng thơ nữ trẻ có nhiều thể nghiệm quá đà như: Phạm Quốc Ca trong Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975 - 2000 nhận xét: “Dư luận công chúng đánh giá về thơ họ còn rất phân tán… về cơ bản có thể đồng ý với nhận định này trừ một đôi từ dùng với sắc thái hơi quá như bỉ ổi, tởm lợm” [7, tr.9]. Để bài viết thuyết phục, tác giả dẫn lời Nguyễn Trọng Tạo: “Thơ họ thường chứa đầy ắp những trăn trở của tuổi trẻ trước biến động khôn lường của xã hội. Đọc họ thấy cả tin yêu lẫn chán chường, trinh bạch bên xác thịt cao siêu chứa đựng bỉ ổi, tởm lợm. Họ khiến ta vừa hy vọng, vừa lo lắng” [7,tr.9]. Nguyễn Huy Thông trong “Thơ trẻ, băn khoăn và mong đợi” cũng cho rằng “Một số cây bút trẻ đã đi quá sâu, khai thác khía cạnh tình dục, bộc lộ sự khát dục, than vãn, sướt mướt về sự thất tình đau đớn quặn xé đến mức lộ liễu,
  • 27. 21 thô tục, tự nhiên chủ nghĩa… Họ đã nói toạc những bản năng ham muốn bản năng,thực dụng, những trạng thái cuống quýt, rối rót trong đời sống chăn gối, nếu không là phản thẩm mỹ”, “Một số cây viết trẻ bắt chước thơ nước ngoài về ý tứ và cách diễn đạt của họ rồi đưa vào thơ mình, xem đó là mới, nhưng biết đâu thực chất loại thơ ấy, ở nước đó đã quá cũ rồi, người ta đã bỏ từ lâu rồi” [123]. Trong một bài viết khác Nỗ lực đổi mới trong thơ nữ đương đại của Bích Thu, bên cạnh việc chỉ ra những đóng góp của thơ nữ tác giả cũng nhấn mạnh “thơ của các nhà thơ nữ, đặc biệt ở các cây bút trẻ đã lạm dụng nỗi buồn cá thể, đã thả phóng và trần tục hóa ngôn ngữ nhục cảm, sính sử dụng những câu chữ cầu kỳ, bí hiểm và mang tính đánh đố để lại trong thơ họ ít nhiều xác chữ vô hồn, thiếu cảm xúc” [126, tr.137] Qua sự khảo sát các tài liệu nghiên cứu chung về những tìm tòi và cách tân trong thơ nữ sau 75 có thể thấy đa phần bài nghiên cứu vẫn chưa thực sự chuyên biệt mà chỉ là những nghiên cứu khái quát về thơ nữ nói chung, đặt trong mối quan tâm chung về đóng góp chung, đặc điểm chung của thơ nữ trên vài phương diện. Trong đó, nhiều nhận xét dừng ở tính chất khái quát về ưu điểm và hạn chế của các nhà thơ nữ. Song, từ những góc nhìn đó chúng tôi cũng có thêm gợi ý để thực hiện đề tài nghiên cứu này. 1.2.2. Những nghiên cứu về tìm tòi và cách tân thơ nữ sau 75 qua một số tác giả tiêu biểu Bên cạnh những nghiên cứu chung về tìm tòi và cách tân của thơ nữ Việt Nam sau 1975 còn có nhiều bài nghiên cứu chỉ ra những đóng góp của thơ nữ qua những tác giả và tác phẩm cụ thể. Trong đó, đa phần những nghiên cứu chủ yếu nhấn mạnh trực tiếp đến bản sắc cá tính, ý thức cá nhân, khát vọng hạnh phúc hay màu sắc riêng của cái tôi trữ tình... Dựa vào những đánh giá ấy chúng ta có thêm hướng gợi mở để thấy cụ thể hơn những tìm tòi cách tân của các tác giả nữ sau 75. Do hạn lượng của đề tài, chúng tôi chỉ tóm lược những đánh giá quan trọng ở một số nhà thơ nữ tiêu biểu.
  • 28. 22 Ý Nhi, một trong những tên tuổi nữ tiêu biểu từng trưởng thành từ kháng chiến, có nhiều đóng góp cho thơ nữ chặng đầu sau 1975. Hoàng Hưng trong bài viết giới thiệu tuyển cho tập Thơ Ý Nhi khẳng định: “bút pháp thơ Ý Nhi là trữ tình gián cách và cảm xúc được kìm nén hoặc để nguội. Thể thơ chủ yếu là thơ tự do không vần, lắm lúc văn xuôi một cách triệt để. Ý Nhi có xu hướng cảm nhận cuộc đời trong tính nghịch lí hai mặt của nó. Đây là lối thơ hiếm trong đời sống thơ ca quen thuộc lâu nay ở Việt Nam” (Danh mục tài liệu tham khảo/ Các tác phẩm khảo sát, tài liệu số 35). Nhắc tới tập Vườn, Lưu Khánh Thơ trong “Nỗi khắc khoải từ miền ký ức” đăng trên Báo Văn nghệ tháng 8/2008 cũng cho rằng sự đóng góp quan trọng của Ý Nhi trong giai đoạn này là đem tới sự phá cách cấu trúc thơ, “phá vỡ khuôn khổ câu thơ”, “ngôn ngữ chắt lọc, giàu suy tưởng và kiệm lời”. Nghiên cứu sâu hơn về những đóng góp của Ý Nhi phải kể đến những bài viết của tác giả Chu Văn Sơn trong: “Thơ của tâm hồn xao xác giữa ngày yên” [100]; “Thơ Ý Nhi - Lời nguyện cho nỗi yên hàn” [97]; “Sự giải toả bằng thơ” [99]; “Đến với từng bông tuyết” (bài viết về hai tập Mưa tuyết và Gương mặt) [96]. Qua đó, tác giả nhấn mạnh thành công trong sự nỗ lực tìm tòi đổi mới của Ý Nhi là đã tăng cường “chất nghĩ" cho thơ, đồng thời thể hiện cái nhìn tinh tế và sâu sắc với những phát hiện về thơ Ý Nhi: “thoang thoảng một khí vị thiền” [97], phân giới giữa Thơ và phi thơ… Xuân Quỳnh là một trong những tài năng thơ nữ có tư tưởng, phong cách thơ khác biệt, từng trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Sau năm 1975, Xuân Quỳnh vẫn tiếp tục đổi mới và có đóng góp tích cực cho sự phát triển của thơ nữ ở phẩm chất thơ, cảm xúc thơ... Nguyễn Thị Minh Thái trong Xuân Quỳnh, giọng thơ tình ám ảnh nhấn mạnh: “Thơ và Quỳnh làm tôi bao giờ cũng liên tưởng đến một người đàn bà yêu đến hết và đến chết - một phẩm chất thơ... ngày càng trở nên hiếm quý trong thế giới phai bạc hôm nay của chúng ta” [112]. Lưu Khánh Thơ viết Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh trong Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại đã có phát hiện: “Xuân Quỳnh không chỉ đem đến chất thơ trong sáng, nồng nàn da diết mà ở nhà thơ nữ này luôn có sự khao
  • 29. 23 khát về một tình yêu muôn thuở, một hạnh phúc đời thường bình dị” [124, tr.35], nhưng “không phải vì thế mà tình yêu trở nên hư vô huyền bí. Trái tim nồng nhiệt của một người phụ nữ suốt đời khao khát tình yêu rất biết nâng niu quý trọng niềm hạnh phúc đã có thật trong đời” [124, tr.35]. Một loạt các bài viết nghiên cứu về những tìm tòi đổi mới trong thơ Xuân Quỳnh được in rải rác trên các sách báo, tạp chí chuyên ngành như: Thơ Xuân Quỳnh của Thiếu Mai (Tạp chí Văn học số 01/1983); “Ý thức về thời gian, cảm giác về hạnh phúc” của Vương Trí Nhàn (trích Bước đầu đến với văn học, Nxb Tác phẩm mới, 1986); “Người đàn bà yêu và làm thơ” của Đoàn Thị Đặng Hương (Tạp chí Văn học số 6 /1990); “Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ, Tình yêu và số phận” của Phong Lê (Tạp chí Văn học số 8 /1998); “Xuân Quỳnh, cuộc đời để lại trong thơ” của Vương Trí Nhàn (Tạp chí Văn học số10/ 2005)... Đa phần những nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh đều có hướng khai thác về tình yêu, hạnh phúc đời thường, khát vọng tình yêu, hạnh phúc, ngôn ngữ, giọng điệu giàu chất dân gian, giàu tính nữ. Sau thế hệ nhà thơ Ý Nhi, Xuân Quỳnh, Đoàn Thị Lam Luyến cũng là một trong những cây bút nữ để lại nhiều dấu ấn đặc biệt trong lòng độc giả đầu những năm đổi mới (1986). Mảng đề tài đặc sắc của nhà thơ là tình yêu với cái tôi khát vọng mãnh liệt yêu và được yêu. Viết về sự đổi mới ở nhà thơ này, Phan Thị Thanh Nhàn trong “Đoàn Thị Lam Luyến, Suốt cuộc đời tôi tìm kiếm tình yêu” (trên https://tienphong.vn/, cập nhật 06/09/2015) nhận định: “Có thể nói, trong các nhà thơ nữ hiện nay, Đoàn Thị Lam Luyến là người tài hoa, dám viết ra những mất mát, đau xót trong tình yêu mà phái nữ đã và đang gánh chịu”. Những nghiên cứu về thơ Đoàn Thị Lam Luyến xuất hiện trên nhiều tạp chí, báo mạng như: “Đoàn Thị Lam Luyến - người đơn phương phát động cuộc chiến tranh tình ái!” của Thái Doãn Hiếu (Tạp chí Sông Hương online, số 205/3, truy cập 26/11/2008); “Người đàn bà “dại yêu” trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến” của Lê Hồ Quang (trên http://www.phongdiep.net, ngày 21/09/2010)... Cùng thế hệ này, Dư Thị Hoàn là nhà thơ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Lê Thiếu Nhơn trong Dư Thị Hoàn người chạy trốn đám đông đánh giá: “Chị xuất
  • 30. 24 hiện đúng vào lúc không khí đổi mới của đất nước cho phép những tiếng nói khắc khoải và đau đớn cũng được trình bày trên văn đàn một cách bình đẳng với những âm thanh vỗ về và xưng tụng giữ vai trò chủ đạo trong sinh hoạt nghệ thuật Việt Nam suốt một thời gian dài” [87]. Mãng Nguyên viết về “Dư Thị Hoàn - người khát đi tìm sự thật và sáng tạo” (trên http://toquoc.vn, cập nhật 27/11/2009) cũng cho rằng: “Chị đại diện cho “lối thơ” trở về với cá nhân. Không phải là một hiện tượng tầm cỡ, cũng không tiên đoán về sự tầm cỡ nhưng Dư Thị Hoàn là một dấu mốc, một bước ngoặt, hay là một cái gì đúng lẽ nằm trong sự vận động có tính quy luật của một tiến trình văn học”, “Cái mới của chị là tinh thần hoài nghi (về lịch sử, quá khứ, hiện tại, dân tộc, văn hóa, thơ ca…), là nhu cầu mạnh mẽ khẳng định bản sắc cái tôi và niềm tin cá nhân”. Để thấy rõ hơn những tìm tòi đổi mới ấy của nhà thơ, trong “Đổi mới thơ, khác biệt mang tính vùng miền” của Inrasara (in trong cuốn Thế hệ nhà văn sau 75), tác giả còn nhấn mạnh vai trò khởi động của trào lưu văn học mới, traò lưu thơ nữ quyền ở miền Bắc (miền Nam là Thảo Phương). Tác giả luôn đề cao vai trò của nhà thơ: “Giữa trào lưu cách tân thơ Việt Nam thời kì Đổi mới, Lối nhỏ của Dư Thị Hoàn xuất hiện nhẹ nhàng và khiêm cung. Tuy nhiên ẩn dưới hình hài nhỏ kia là sức mạnh của sự phá vỡ, từ bỏ con đường lớn để đi vào lối nhỏ, một lối nhỏ gập ghềnh sỏi đá hứa hẹn nhiều bất trắc rất cần đến một sự dứt áo quyết liệt [88; tr.130]. Vấn đề chối bỏ tinh thần tập thể từng một thời gian dài áp đặt lên suy nghĩ và hành động của công chúng, cái tinh thần “khi riêng tây, ta thấy mình xấu hổ (Chế Lan Viên) của Dư Thị Hoàn được tác giả cho là đã chi phối thơ và lối làm thơ của đại bộ phận người cầm bút, khi dũng cảm bước ra khỏi lối mòn, tự chọn lối đi riêng cho mình. Tiếp nối tinh thần đổi mới mạnh mẽ ấy, thế hệ thơ nữ trẻ như Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly cũng sớm trở thành những hiện tượng thơ có nhiều thể nghiệm độc đáo. Đầu tiên phải kể đến Vi Thùy Linh, một tiếng thơ lạ trong thơ Việt Nam và đã góp nên màu yêu riêng. Chu Văn sơn trong “Thơ của tâm hồn xao xác giữa ngày yên” đã gọi cái tôi trong thơ Linh là cái tôi có
  • 31. 25 “nỗi lòng không xác thực” [100]. Cái tôi ấy không chỉ là đối tượng phản ánh mà “còn là phương tiện tương đối thông dụng để phản ánh đời sống tinh thần của con người trong cuộc sống hiện tại”. Nó hiện lên như “một chân dung đa diện, đã lẳng lặng sống, lẳng lặng lam việc với một nỗi lòng phức hợp” [100]. Trong “Vi Thùy Linh thi sĩ ái quyền”, Chu Văn Sơn khẳng định: “Mười lăm năm, dẹp sang bên những băng rôn khua chiêng, hàng tít gõ trống, Linh vẫn là hiện tượng trẻ khuấy được dư luận nhất trong đời sống thơ Việt” [98], “chữ ái quyền không chỉ mang hàm nghĩa quen nhất là quyền được yêu. Nó còn tiềm ẩn một nét nghĩa khác cũng hết sức đáng kể: quyền năng của tình yêu. Thơ ViLi là sự ca tụng quyền năng đó” [98]. Nguyễn Đăng Điệp trong “Màu yêu trong đồng tử thơ Linh” (Tạp chí Sông Hương (202) tháng 12/2005) nhấn mạnh: “Yêu chính là nhịp mạnh, là năng lượng cơ bản cháy lên trong đồng tử thơ Vi Thuỳ Linh. Xem ra, Vi Thuỳ Linh muốn chinh phục độc giả và tạo ra độc giả của mình bằng cách yêu của lửa, bằng sự mê đắm của một người tận hiến: Nở tận cùng đến chết. Cả ba tập thơ Khát - Linh - Đồng tử là sự kế tiếp của một hành trình bền bỉ và tự tin: hành trình tình yêu”. Tác giả tin rằng niềm tin sẽ giúp Vi Thùy Linh có sức mạnh cho những khởi đầu vượt thoát khỏi sáo mòn chữ nghĩa tạo nên nhiều câu thơ đẹp, lạ, giàu sức gợi và mạnh dạn đi vào vấn đề nhục cảm - là vấn đề mà dư luận lên tiếng nhiều nhất. Những đóng góp của Linh còn được nhắc tới trong một số bài viết khác: “Hiện tượng Vi Thùy Linh” của Nguyễn Huy Thiệp (trích Giăng lưới bắt chim, Nxb Hội nhà văn, 2006); “Vi Thùy Linh - nhục cảm sáng tạo” của Thụy Khuê (nguồn http://www.thuykhue.free.fr); “Thơ Vi Thùy Linh - một khát vọng trẻ” của Nguyễn Thụy Kha (báo Người Hà Nội số 8/2001), “Vi Thùy Linh và một kiểu tư duy về lời” của Trần Thiện Khanh (báo Văn nghệ trẻ số 14/2009)... Phan Huyền Thư cũng là một trong số nhà thơ trẻ có tinh thần sốt sắng đổi mới thơ ca. Khi tập Nằm nghiêng được xuất bản, nó đã tạo nên cuộc tranh luận sôi nổi về thơ những năm đầu thế kỉ mới, “Một thế kỷ giải phóng của Việt Nam thật đáng kính ngạc. Cái cách giải phóng mình, phái yếu trong đó có mình của Phan Huyền Thư là sự độ lượng với cũ kỹ, là mỉa mai sự nửa vời, là quyết liệt lặng lẽ vươn tới cách tân theo một thế của Nằm nghiêng” [47]. Những đổi mới, đóng góp
  • 32. 26 của nhà thơ được nhắc tới trong loạt bài viết như “Phan Huyền Thư, cây huyền cầm đau vùng sao sáng” của Văn Cầm Hải (tạp chí Sông Hương số 162/ 2002); “Tập thơ mới của Phan Huyền Thư, thêm một bước cách tân” của Nguyễn Thụy Kha (Tạp chí Sông Hương số 168, 2/2003); “Xin đừng làm chữ của tôi” Nguyễn Huy Thiệp (trích Giăng lưới bắt chim, Nxb Hội Nhà văn, 2006)... Gần đây, trên thi đàn người ta nhắc tới vẻ đẹp thơ đọc chậm của thơ ca gắn liền với tên tuổi Ly Hoàng Ly - người được xem là nghệ sĩ tiên phong trong thể nghiệm thơ thị giác đương đại Việt Nam. Thơ Ly Hoàng Ly mang vẻ đẹp “đọc chậm theo đúng nguyên nghĩa của nó khi cái đẹp chầm chậm mở ra, mở đến tận cùng, mở cho đến khi sự khao khát cất tiếng kêu bất lực. Ly Hoàng Ly bước đầu đã tạo cho mình một giọng thơ riêng, một bản lĩnh riêng rất đáng chú ý- điều mà không phải cây bút trẻ nào cũng khẳng định được” [8]. Đọc bài Cởi nút đêm, bài thơ khá hay, tiêu biểu cho phong cách thơ Ly Hoàng Ly, Nguyễn Việt Chiến cho rằng: “Trong thơ Ly Hoàng Ly, tôi có cảm giác sự cộng hưởng của ngôn ngữ hội họa hiện đại và thi ca đã mang lại một thứ ánh sáng khá đặc biệt. Nó soi rọi và hướng sự chuyển động của những câu thơ vào những miền tối - sáng của tâm thức con người đương đại, để nắm bắt và khái quát một cách có hiệu quả những vấn đề mà nhà thơ chủ định hướng tới” [8]. Nhìn chung những bài viết, nghiên cứu trên đây ít nhiều mang lại góc nhìn tích cực về sự nỗ lực tìm tòi và cách tân của thơ nữ Việt Nam sau 75. Trong đó, có những bài viết khá toàn diện nhưng cũng có những bài viết còn nhiều vấn đề tranh luận đến nay vẫn chưa tới hồi thống nhất. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của người đi trước, chúng tôi sẽ lựa chọn những nội dung phù hợp nhất để tiếp tục nghiên cứu đề tài. Nhiệm vụ của chúng tôi là xem xét đối tượng nghiên cứu qua sự khảo sát, phân tích các hiện tượng thơ cụ thể, ở các bình diện tiêu biểu để thấy rõ hơn những tìm tòi và cách tân có giá trị, bổ sung thêm cái nhìn cho quá trình nghiên cứu thơ nữ sau 75.
  • 33. 27 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Văn học nghệ thuật là lĩnh vực của sự sáng tạo, là cảm quan cá nhân của người nghệ sĩ trước những hiện tượng đời sống, sự vật và con người cụ thể. Nghệ thuật muốn tồn tại đòi hỏi người nghệ sĩ phải có những tìm tòi và cách tân đáp ứng được đòi hỏi của công chúng, của thời đại bởi khi thời đại thay đổi, văn học không thể không có những biến đổi. Xác định quan niệm tìm tòi và cách tân là tiền đề quan trọng giúp chúng ta có định hướng để nghiên cứu đối tượng và khám phá ra được những thay đổi của nghệ thuật. Qua khảo sát những tài liệu nghiên cứu về tìm tòi cách tân trong thơ nữ Việt Nam sau 75, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu về đối tượng này thường đi vào khái quát chung về đóng góp của bộ phận thơ nữ, hoặc đi sâu vào những đóng góp riêng qua một số tác giả, tác phẩm cụ thể. Xu hướng đánh giá về thơ nữ chủ yếu: một là đánh giá, khẳng định những nét đổi mới tích cực của thơ nữ sau 75 và hai là phê phán, phủ nhận triệt để những tìm tòi, cách tân ở các nhà thơ nữ, đặc biệt ở các nhà thơ nữ trẻ có thể nghiệm cách tân táo bạo. Thiết nghĩ, đối với một nền thơ đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, những tranh luận ấy là điều tất yếu bởi chúng ta cũng đang rất khó tìm thấy thang giá trị chung, ổn định mang tính định hướng duy nhất. Chúng tôi tán thành với ý kiến của Nguyễn Đăng Điệp: “với những cực đoan lành mạnh cần nhìn khía cạnh tích cực hơn của nó” [13] và xem ý kiến phản bác những hiện tượng thơ mới như cú hích để phá bỏ những tín điều mòn cũ một cách triệt để, rút ra kinh nghiệm, định hướng để tìm ra giải pháp, con đường mới trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
  • 34. 28 Chương 2 KHÁI QUÁT DIỆN MẠO THƠ NỮ VIỆT NAM SAU 1975 2.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa và văn học Sự kiện ngày 30/4/1975 là một bước ngoặt lịch sử tạo nên những thay đổi cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Được thúc đẩy bởi khí thế chiến thắng sau công cuộc thống nhất đất nước, văn học vẫn tiếp tục khám phá mạch cảm hứng sử thi, ca ngợi chiến thắng và khẳng định con đường đi lên của cách mạng. Nhiều tác phẩm mới được ra mắt chủ yếu vẫn ca ngợi chiến công, sự hy sinh và thắng lợi của cả dân tộc như Máu và Hoa của Tố Hữu, Ngày vĩ đại và Hái theo mùa của Chế Lan Viên, Hồn tôi đôi cánh của Xuân Diệu, trường ca của Thanh Thảo, Hữu Thỉnh… Bên cạnh đó, do sự tác động từ bối cảnh lịch sử văn hóa, xã hội nên nền văn học cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, trong đó có cả những vấn đề về hậu quả chiến tranh, sự bao vây cấm vận của các thế lực thù địch, sự khủng hoảng của hệ thống xã hội chủ nghĩa, hậu quả của bao cấp, sự khác biệt về kinh tế, văn hóa giữa hai miền sau 20 năm bị chia cắt và tình trạng chiến tranh vẫn đang diễn ra ở biên giới Tây - Nam (chống lại sự gây hấn của lực lượng Khơme đỏ), ở các tỉnh biên giới phía Bắc (Trung Quốc đồng loạt tấn công năm 1979)... Bởi thế, nền văn học nước nhà cũng có chiều hướng chững lại, nhiều cây bút bị rơi vào trạng thái hẫng hụt không có định hướng, ý thức nghệ thuật chưa có những chuyển biến kịp thời với thực tiễn xã hội. Nói như Nguyên Ngọc văn học đang rơi vào khoảng chân không. Người đọc cũng khó có thể tìm ra những cây bút mới, nổi trội ngoài những cây bút manh nha từ giai đoạn trước. Những dấu hiệu đổi mới xuất hiện chưa thực sự trở thành phong trào rầm rộ, còn nhiều hạn chế mặc dù văn học vẫn vận động theo quán tính và nỗ lực tìm tòi2 . Phải đến nửa đầu những năm 80, khi đời sống xã hội có dấu hiệu cải thiện, chuyển đổi từ thời chiến sang thời hậu chiến thì nhiều vấn đề cốt lõi của đời sống văn hóa, tư tưởng có sự thay đổi rõ rệt. Có những vấn đề trước đây từng 2 Xin xem chi tiết hơn trong tài liệu tham khảo [66]
  • 35. 29 được xem là đúng đắn, là chân lý thì giờ đây cũng buộc phải nhìn nhận lại. Nhu cầu đổi mới trở nên bức thiết trong của đời sống nghệ thuật, đòi hỏi người nghệ sĩ phải có cái nhìn và kiến giải mới về hiện thực, về quan hệ thế sự, chuẩn mực đạo đức và mối quan hệ giữa con người với con người. Không còn tồn tại con người sử thi, tốt thì hoàn mĩ còn xấu thì xấu vô cùng, văn học sau 75 chú ý tới con người đan xen các mặt rồng phượng lẫn rắn rết. Từ thay đổi trong tư duy nghệ thuật, các nhà văn đưa đến nhiều đổi mới trên nhiều thể loại. Ở văn xuôi là sự xuất hiện nhiều tác phẩm viết về đời sống thế sự: Bến quê của Nguyễn Minh Châu, Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Cù Lao Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn, Bên kia bờ ảo vọng của Dương Thu Hương và muộn hơn nhưng gây được tiếng vang có Thời xa vắng của Lê Lựu. Ở thể kí, người sáng tác cũng nỗ lực để có những thành công nổi bật trong cách tiếp cận và khai thác hiện thực đa chiều: Kí sự miền đất lửa của Vũ Kỳ Lân và Nguyễn Sinh, Rất nhiều ánh lửa và Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường… Đối với thơ, sự đổi mới bộc lộ khá rõ qua những thay đổi cảm xúc, khát vọng hạnh phúc đời thường, những trăn trở, lo âu thường thấy trong cuộc sống con người. Có thể kể tên một loạt tác phẩm tiêu biểu như Sân ga chiều em đi, Tự hát của Xuân Quỳnh, Người đàn bà ngồi đan của Ý Nhi, Ánh trăng của Nguyễn Duy, trường ca Khối vuông Ru bích của Thanh Thảo… Và sự thành công của Đại hội Đảng VI - Đảng cộng sản Việt Nam (12/1986) đã đem đến những thay đổi theo chiều hướng tích cực trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Việc chấm dứt hoàn toàn chế độ bao cấp, các giá trị văn hóa từng rất bền vững, cố hữu trong tư tưởng đời sống là điều kiện thuận lợi hình thành nên các giá trị mới theo tiêu chuẩn xã hội hiện đại. Đời sống vật chất, tinh thần của con người theo đó cũng được cải thiện đáng kể và phát huy tối đa quyền làm chủ. Ở hoàn cảnh mới, con người cá nhân cũng không còn phải nén lại hay hòa tan với cộng đồng tập thể, ý thức nghĩa vụ mà họ đã được giải phóng, có cơ hội nhận thức lại đúng với ý nghĩa, giá trị của nó. Đặc biệt, sự thức tỉnh ý
  • 36. 30 thức cá nhân giúp cho con người thời đại mới dễ dàng khẳng định được tài năng cũng như cá tính sáng tạo của mình. Công cuộc đổi mới văn học lúc này thực sự được mở ra. Trên tờ Văn nghệ số ra ngày 05/12/1987, Nguyễn Minh Châu phát biểu trong “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ", như lời tuyên ngôn thể hiện tinh thần đổi mới văn học hết sức triệt để của giới sáng tác lúc bấy giờ. Các cuộc toạ đàm, hội nghị, hội thảo khoa học về những vấn đề lý luận đổi mới được tổ chức rất sôi nổi, thu hút được đông đảo bạn đọc, người nghiên cứu. Trên tinh thần lấy dân chủ và sự thức tỉnh ý thức cá nhân làm chủ đạo, các nhà văn đi sâu khám khá hiện thực và con người đời sống hiện tại với những trăn trở, nhức nhối, day dứt về đời sống diễn ra xung quanh. Nguyễn Khải khi ấy thừa nhận: “Thời nay rộng cửa, khơi gợi được rất nhiều thứ để viết. Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ và màu đen, đầy rẫy những biến động, những bất ngờ, mới thật là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thỏa sức khai vỡ” (Gặp gỡ cuối năm, Nxb Tác phẩm mới, 1984). Mảng đề tài sinh hoạt tích cực được khám phá, mở ra nguồn cảm hứng mới cho người nghệ sĩ với những hình thức kì ảo, giả cổ tích, giả lịch sử, vận dụng dòng ý thức... Còn trên phương diện thể loại, ở thể loại phóng sự sau nhiều năm vắng bóng cũng trở lại làm xôn xao dư luận như Tiếng đất của Hoàng Hữu Cát, Người đàn bà quỳ của Xuân Ba,Cái đêm hôm ấy đêm gì? của Phùng Gia Lộc… Với kịch, Lưu Quang Vũ cũng là một hiện tượng đổi mới đánh dấu sự phát triển kịch nói hiện đại Việt Nam thế kỉ XX và mỗi khi một vở kịch ra đời, chúng đều được đón nhận nồng nhiệt. Với tiểu thuyết và truyện ngắn, hai thể loại chủ đạo trong công cuộc đổi mới những năm 1986 - 1991, cũng có nhiều khởi sắc mới. Nhiều cây bút từng có tiếng vang ở giai đoạn trước như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải vẫn tiếp tục sáng tác ở giai đoạn này với quyết tâm mạnh mẽ và trở thành những người trong vai trò tiên phong đổi mới. Bên cạnh đó là những cây bút chỉ mới xuất hiện sau những năm 80 như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh cũng gây được ấn tượng mạnh mẽ. Đối
  • 37. 31 với thơ, dù không có nhiều thành tựu nổi trội bằng văn xuôi nhưng thơ giai đoạn này cũng có những tìm tòi đáng kể mà ta có thể kể tên như Nguyễn Duy với Mẹ và em, Đường xa, Dư Thị Hoàn với Lối nhỏ, Nguyễn Trọng Tạo với Sóng thủy tinh , Gửi người không quen, Phạm Thị Ngọc Liên với Những vầng trăng chỉ mọc một mình, Biển đã mất, Xuân Quỳnh với Hoa cỏ may, Đoàn Thị Lam Luyến với Lỡ một thì con gái… Bên cạnh đó là Đặng Đình Hưng với Bến lạ, Ô mai, Dương Tường với Đàn, Hoàng Hưng với Ngựa biển và Người đi tìm mặt, Dương Kiều Minh với Củi lửa, Nguyễn Lương Ngọc với Từ nước, Ngày sinh lại, Nguyễn Quang Thiều với Sự mất ngủ của lửa, Những người đàn bà gánh nước sông... Sự xuất hiện trở lại của một số nhà thơ từng bị vắng bóng nhiều năm trên thi đàn như Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần cũng đem lại những cách tân mới, trong đó có những cách tân do quá khác lạ nên cũng không tránh khỏi những tranh cãi gay gắt từ phía người phê bình, người đọc. Cho đến những năm đầu thập kỉ 90, tinh thần đổi mới tư duy và nhìn thẳng sự thật thực sự phát huy mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Cùng với những biến đổi trong đời sống kinh tế, chính trị là những vấn đề hợp tác đa phương với các nước khác trên thế giới. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão tác động sâu sắc với đời sống của người. Với văn học nghệ thuật, mặc dù một số nhà nghiên cứu cho rằng nó có sự đổi mới nhưng cũng không còn như trước, thậm chí có phần chững lại. Về văn xuôi, các tập truyện ngắn mới của những cây bút quen thuộc vẫn tiếp tục được ra mắt nhưng thực sự không có nhiều tác phẩm tạo được dấu ấn trong lòng độc giả. Thơ dường như cũng lắng lại và không có cách tân nào nổi bật. Tuy nhiên thực chất thì nó vẫn đang âm thầm vận động và có xu hướng phát triển sang nhiều chiều hướng mới. Nguyễn Văn Long cho rằng: “Nếu như trước đó, động lực thúc đẩy văn học đổi mới là nhu cầu đổi mới xã hội và khát vọng dân chủ… khoảng mười năm trở lại đây văn học quan tâm nhiều hơn đến sự đổi mới chính nó, mặc dù vẫn không đi ra khỏi xu hướng dân chủ hóa. Đây là lúc văn học quay trở về với đời sống thường nhật
  • 38. 32 và vĩnh hằng, đồng thời có ý thức và nhu cầu tự đổi mới hơn bao giờ hết về hình thức nghệ thuật, phương thức thể hiện” [65; tr.13]. Từ giữa những năm 90 trở lại đây, khi nền văn hóa trong nước có sự mở cửa, tăng cường giao lưu và hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực là lúc chúng ta nhận thấy có những luồng tư tưởng hiện đại tác động mạnh mẽ tới văn học. Người nghệ sĩ không chỉ có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để phát huy sự nhanh nhạy, bắt kịp xu thế phát triển của thời đại mà hầu hết các thể loại văn học họ đều có những tìm tòi, đổi mới và sự xuất hiện ngày càng nhiều những tên tuổi mới. Ở truyện ngắn, những tên tuổi đã được khẳng định ở các giai đoạn trước đến giai đoạn này tiếp tục đạt được thành công như Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Lê Minh Khuê, Đỗ Chu, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh… Văn học cũng ghi nhận nhiều tên tuổi mới như Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư… Đối với thơ, sự xuất hiện của những cây bút trẻ sớm trở thành hiện tượng thơ độc đáo, trong đó đặc biệt chú ý tới sự xuất hiện nhiều nhà thơ nữ mới như Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Thanh Xuân, Nguyệt Phạm, Trần Lê Sơn Ý, Từ Huy… Sự xuất hiện của đội ngũ thơ nữ đông đảo một phần do ảnh hưởng của các phong trào đấu tranh giải phóng con người, đấu tranh vì bình đẳng hay quyền lợi của phụ nữ trong xã hội đã tác động tới tư tưởng nghệ thuật cũng như ý thức sáng tạo nghệ thuật của các nhà thơ nữ. Một phần do sự phát triển ý thức phái tính, nữ quyền thúc đẩy, cổ vũ các nhà thơ nữ tự tin hơn, dám sống, dám đương đầu với hiện thực và thể hiện mình trong các lĩnh vực nghệ thuật. Sự tiếp nhận nền văn hóa phương Tây, các trào lưu tư tưởng mới của văn học nghệ thuật thế giới cũng đã kích thích các trào lưu đổi mới của thơ Việt, đã mở ra tầm nhìn, tầm văn hóa cho người sáng tác nữ. Bởi thế, ngay cả những thế hệ Ý Nhi, Xuân Quỳnh ở giai đoạn này cũng mở rộng tầm nhìn, nỗ lực đưa đến cho thơ thứ mỹ học mới với cách cảm thụ và đánh giá đời sống phù hợp sự thay đổi thời đại. Điều đó tồn tại như tất yếu không ngừng chảy trong tâm thức người cầm bút nữ.
  • 39. 33 Như vậy, sự trở về với đời sống thường ngày và mối quan hệ mới của con người trong thời đại văn học mới đã tác động đáng kể tới sự chuyển biến về đề tài, cảm hứng và cái nhìn về con người của văn học nói chung, trong đó có tác giả nữ, có thơ nữ. Với sự nhạy cảm, tinh tế họ viết lên cuộc sống thường nhật với biết bao nỗi lo âu khắc khoải, với những tưởng như vụn vặt, thường nhật không hề nhỏ bé. Tất cả trở thành đề tài ám ảnh, tạo nên chuyển biến trong cảm hứng chung của thơ nữ, trong giọng điệu của thơ nữ. 2.2. Nhìn chung về thơ nữ Việt Nam sau 1975 2.2.1. Thơ nữ sau 1975 - sự song hành, tiếp nối các thế hệ Sau 1975, diện mạo của thơ nữ có nhiều thay đổi. Sự thay đổi này không chỉ được báo hiệu với sự xuất hiện đội ngũ thơ nữ đa dạng, phong phú và có nhiều hiện tượng thơ mới lạ mà còn có sự vận động phát triển tiếp nối giữa các thế hệ nhà thơ trên các chặng đường khám phá mới về nội dung, nghệ thuật. Từ năm 1975 đến đầu những năm 80, dù đội ngũ thơ nữ chủ yếu vẫn là những gương mặt từng trưởng thành từ kháng chiến chống Mĩ, có những nhà thơ đã khẳng định được chỗ đứng trên thi đàn như Ý Nhi, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn nhưng họ vẫn thực sự nổi bật với những cách tân hiện đại, làm mới thơ về cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Năm 2015, khi Ý Nhi được nhận giải thưởng Cikada3 đánh dấu sự kiện quan trọng của văn học nước ta bởi bà là nhà thơ Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng cao quý này. Ý Nhi được đánh giá cao bởi sự tinh tế trong cách sử dụng từ ngữ, những xúc cảm buồn thương về thân phận cô đơn của con người trong chiến tranh, đặc biệt là của những người phụ nữ. “Thơ chị chiếm đầu bảng trong dòng thơ phái nữ phía Nam ở ta… khác biệt ở chỗ nó nghĩ ngợi trở qua trở lại, nó lay thức người đọc. Thơ khiến ta thấu hiểu”(Lê Minh Khuê, “Cuộc độc thoại triền miên”, https://vanhocsaigon.com, 3 “Giải thưởng Cikada thành lập năm 2004, lấy theo tập thơ của Harry Martinson – nhà thơ Thụy Điển đoạt giải Nobel năm 1974. Đây là giải thưởng trao cho các nhà thơ vùng Đông Á. Năm 2015, Cikada mở rộng biên độ giải thưởng sang vùng Đông Nam Á và trao giải cho Ý Nhi”.
  • 40. 34 ngày 20/6/2020). Hiện nay, thơ của Ý Nhi đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, tên tuổi luôn có chỗ đứng nhất định trong ngôi nhà thơ “được các nhà nghiên cứu thơ phương Tây đánh giá là một trong những nhà thơ Việt Nam đương đại tiên phong sau Đổi mới” (Ba Chung Nguyen, Kevin Bowen, 'Six Vietnamese poets', 2002, tr.246) và có tầm ảnh hưởng tới lớp nhà thơ trẻ sau này. Bước vào con đường thơ trước Ý Nhi, Xuân Quỳnh cũng là hiện tượng nữ đặc biệt. Nhà thơ được xem như người dự báo trước khuynh hướng của những nhà thơ nữ đổi mới. Khi nói về Xuân Quỳnh, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong lời bình “Con người và nhà thơ Xuân Quỳnh” in trong tập Xuân Quỳnh - thơ và đời (Vân Long) đánh giá: “Xuân Quỳnh là hiện tượng thơ rất quan trọng của nền thơ chúng ta. Có lẽ từ thời Hồ Xuân Hương, qua các chặng phát triển, phải đến Xuân Quỳnh, nền thơ ấy mới thấy lại một nữ thi sĩ mà tài năng và sự đa dạng của tâm hồn được thể hiện ở một tầm cỡ đáng kể như vậy, dồi dào phong phú như vậy!” [69, tr.138]. Đến giờ, tên tuổi nhà thơ vẫn in dấu trong lòng người đọc với Sóng, Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu, Hoa cỏ may...trong những tâm trạng rất đời thường, chân thật như thơ chính là cuộc đời của nhà thơ. Một trong những nhà thơ nữ tài hoa ở thế hệ này có những vần thơ tình dịu ngọt phải kể đến là Lâm Thị Mỹ Dạ. Từng nhận được những giải thưởng cao quý về thơ ca và có Tập Khoảng trời hố bom (1972) được dịch, xuất bản ở Mỹ, sau này có tập Đề tặng một giấc mơ gây ấn tượng với người đọc, Lâm Thị Mỹ Dạ đã tạo được dấu ấn mạnh mẽ “Vì cái đẹp/ Vì thơ” (Nguyện cầu), đem tới hướng đi mới cho mạch thơ trữ tình đời tư. Tiếp tục nỗ lực đổi mới cùng những nhà thơ thế hệ trước, sự xuất hiện những thế hệ nhà thơ mới góp phần tạo dựng lên sắc diện mới cho thơ từ cuối những năm 80. Dư Thị Hoàn là hiện tượng nổi bật. Với chùm 3 bài thơ “Viên mãn”, “Bước chân chậm”, “Trong bệnh viện tâm thần” đăng trên báo Văn nghệ (1987), tiếp đó là sự ra đời của “Lối nhỏ”(1988), Dư Thị Hoàn gây chú ý với một hình thức là lạ, toàn những bài ngắn, câu ngắn, khước từ thể cách và rất
  • 41. 35 nhiều vần điệu, thậm chí không nệ cả những tiết điệu của nhạc tính thông thường, “Y như những lời - nói - thơ, hiểu theo nghĩa: y như những lời nói thường có chất thơ, thế thôi”(Chu Văn Sơn) [101]. Vũ Thị Huyền, tên tuổi dù không thật phát sáng như các đàn chị nhưng vẫn có chỗ đứng trong thi đàn với sự lặng lẽ, ý vị và trầm lắng đến lạ. Đọc thơ Vũ Thị Huyền, người đọc ấn tượng bởi vẻ đẹp đậm chất đồng quê, mang âm hưởng phong vị đồng dao, gợi niềm hoài cảm sâu lắng - là những vẻ đẹp mang giá trị truyền thống mà không phải nhà thơ nào cũng lưu giữ được giữa dòng chảy hiện đại. Bên cạnh đó, thơ Vũ Thị Huyền cũng có xuất hiện tiếng nói mới, tiếng nói ý thức nữ quyền, đòi hỏi được giải phóng, đòi quyền nữ, đó không phải quyền bình đẳng với nam giới mà là quyền thể hiện tiếng nói của nữ giới. Ngoài ra có những trường hợp thơ nữ hải ngoại cũng góp phần đem đến cho thơ nữ một diện mạo mới trong giai đoạn này như Nguyễn Thị Hoàng Bắc - một nhà thơ có tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Nhưng khi bài “Ngọn cỏ” xuất hiện ở tạp chí Hợp lưu năm 1997, đã gây sốc, gây tranh cãi lớn cho người đọc. Không ít người trong giới văn chương phản ứng mạnh vì cho rằng nhà thơ đã đi rất xa, táo bạo (xem thêm bài viết “Nguyễn Thị Hoàng Bắc: Ngọn cỏ”, nguồn https://inrasara.com/2011/07/15). Từ cuối những năm 90 đến nay, thơ nữ xuất hiện thêm hàng loạt những tên tuổi mới như Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Phan Huyền Thư, Dạ Thảo Phương, Nguyệt Phạm, Thanh Xuân, Trần Lê Sơn Ý, Lynh Bacardy, Từ Huy, Nồng Nàn Phố, Nguyễn Ngọc Tư, Lữ Thị Mai, Như Quỳnh de prelle... Người ta gọi họ là thế hệ nhà thơ nữ trẻ có nhiều thể nghiệm độc đáo. Họ ít có sự ràng buộc bởi truyền thống, có cơ hội tiếp xúc những luồng tư tưởng, xu hướng nghệ thuật mới của thế giới cho nên những tìm tòi, cách tân trong thơ được đẩy xa hơn, khác lạ hơn. Khác lạ ngay cả cách đặt tên tập thơ như: Khát , Linh, Đồng tử, ViLi in love , Phim đôi - tình tự chậm của Vi Thùy Linh, Nằm nghiêng, Rỗng ngực của Phan Huyền Thư, Gửi VB của Phan Thị Vàng Anh, Chữ cái của Từ