SlideShare a Scribd company logo
1 of 159
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN VĂN TỔNG
ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT
TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
THẾ KỶ XX
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
HUẾ - 2019
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN VĂN TỔNG
ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT
TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
THẾ KỶ XX
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 62.22.01.21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. TÔN THẤT DỤNG
TS. HÀ NGỌC HÕA
HUẾ, 2019
ii
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn TS. Tôn Thất Dụng và TS. Hà Ngọc Hòa - những
người Thầy đã tận tâm giúp đỡ, dẫn dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Vô cùng biết ơn quý Thầy Cô khoa Ngữ văn trường Đại học Khoa học,
Đại học Huế và Viện Văn học đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong học tập,
nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; Phòng
Đào tạo Sau đại học trường Đại học Khoa học Huế; Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào
tạo Phú Yên; Lãnh đạo Trường THPT Nguyễn Trường Tộ đã động viên, tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian qua.
Xin cảm tạ cha mẹ, những người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè…
đã chia sẻ cùng tôi suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Nguyễn Văn Tổng
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong
bất kỳ một công trình nào khác.
Nguyễn Văn Tổng
iv
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ...............................................................................................................i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Lời cam đoan ............................................................................................................ iii
Mục lục.......................................................................................................................iv
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................5
5. Đóng góp của luận án ..........................................................................................5
6. Cấu trúc luận án...................................................................................................6
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...................................7
1.1. Những nghiên cứu về tự truyện trên thế giới được giới thiệu ở Việt Nam ......7
1.2. Những nghiên cứu về tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở
Việt Nam..........................................................................................................8
1.3. Nhận xét và đánh giá về các tác phẩm cụ thể.................................................16
1.3.1. Giai đoạn trước 1945................................................................................16
1.3.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1975 .....................................................................20
1.3.3. Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX.......................................................24
1.4. Đánh giá về tình hình nghiên cứu và hướng triển khai đề tài.........................28
1.4.1. Đánh giá về tình hình nghiên cứu ............................................................28
1.4.2. Hướng triển khai đề tài.............................................................................29
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH
CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX.................31
2.1. Giới thuyết về thể loại ....................................................................................31
2.1.1. Tiểu thuyết có tính chất tự truyện ............................................................31
2.1.2. Quan niệm về tự truyện............................................................................35
2.1.3. Quan niệm về tiểu thuyết tự truyện..........................................................37
2.1.4. Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong mối quan hệ với các thể loại
tương cận..................................................................................................39
2.1.5. Cơ sở hình thành tiểu thuyết có tính chất tự truyện .................................43
v
2.2. Diện mạo của tiểu thuyết có tính chất tự truyện thế kỷ XX ...........................48
2.2.1. Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945......................................................48
2.2.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1975 .....................................................................52
2.2.3. Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX.......................................................55
CHƢƠNG 3. TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN
HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX - NHÌN TỪ CẢM QUAN HIỆN THỰC VÀ
CON NGƢỜI...........................................................................................................58
3.1. Hiện thực cuộc đời qua chiêm cảm của người trong cuộc .............................58
3.1.1. Hiện thực được tái hiện theo dòng hoài niệm ..........................................59
3.1.2. Hiện thực qua cái nhìn hồi cố, chiêm nghiệm..........................................64
3.1.3. Hiện thực qua góc nhìn phản tư ...............................................................69
3.2. Từ nguyên mẫu nhà văn đến nhân vật............................................................75
3.2.1. Từ con người thực đến nhân vật tự trình bày...........................................75
3.2.2. Từ con người thực đến nhân vật hồi cố, chiêm nghiệm...........................79
3.2.3. Từ con người thực đến nhân vật phản tư..................................................87
CHƢƠNG 4. TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN
HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX - NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN....96
4.1. Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật.......................................................96
4.1.1. Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong và sự thay đổi
điểm nhìn .................................................................................................96
4.1.2. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba với điểm nhìn bên trong ......................103
4.2. Ngôn ngữ của tiểu thuyết có tính chất tự truyện ..........................................111
4.2.1. Ngôn ngữ kể và sự hòa phối giữa kể - tả - bình luận .............................111
4.2.2. Ngôn ngữ gián tiếp tự do (lời nửa trực tiếp) ..........................................116
4.3. Giọng điệu trần thuật ....................................................................................119
4.3.1. Giọng trữ tình, hoài niệm .......................................................................120
4.3.2. Giọng triết lý, chiêm nghiệm..................................................................127
4.3.3. Giọng tự trào, giễu nhại..........................................................................130
KẾT LUẬN............................................................................................................137
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................141
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thuật ngữ tiểu thuyết tự truyện (tiếng Pháp gọi là autofiction, tiếng Anh/
Mỹ gọi là autobiographical novel), đến nay không còn quá xa lạ trong đời sống văn
học. Thuật ngữ này được biết đến lần đầu tiên vào năm 1977, khi Serge Doubrovsky
“đã sáng chế thuật ngữ ghép hai từ auto (chính mình) và fiction (hư cấu) dính liền
với nhau” [20, tr.34]. Trên thế giới, tiểu thuyết tự truyện bắt đầu nở rộ từ thế kỷ
XX, gắn liền với những tên tuổi lớn như: Ch. Dickens (với David Copperfil), M.
Gorki (Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi), L. Tolstoy (Thời thơ
ấu, Thời niên thiếu, Thời thanh niên), Aragon (Gã dân quê), Claude Simon (Điền
viên, Cây keo), M. Duas (Người tình)... Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nó đã
trở nên quen thuộc với mọi đối tượng độc giả cũng như được mọi người trong giới
nghiên cứu, phê bình văn học thừa nhận. Vì, ngay trong cách định nghĩa về thể loại,
giới nghiên cứu, phê bình cũng không đồng nhất: có tài liệu thì định nghĩa tiểu
thuyết tự truyện là tự truyện viết dưới dạng trần thuật qua bút pháp hư cấu; có tài
liệu thì định nghĩa tiểu thuyết tự truyện là Truyện trong đó tác giả vừa là người kể
vừa là nhân vật, họ cùng chia sẻ chung một danh hiệu với nhau, còn tên gọi thì
chứng tỏ đó là tiểu thuyết …[20, tr. 34 - 35]. Ở Việt Nam, đến nay, tiểu thuyết tự
truyện vẫn chưa có được một danh xưng thể loại cụ thể. Tuy nhiên, trong hành trình
sáng tạo nghệ thuật, rất nhiều nhà văn đã sử dụng yếu tố tự truyện làm chất liệu
trong tiểu thuyết. Từ những thử bút ban đầu của các nhà văn ở chặng đường nửa
đầu thế kỷ XX như Tản Đà, Nguyên Hồng, Mạnh Phú Tư, Lan Khai... cho đến
những cây bút sáng tác ở đô thị miền Nam: Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Duyên
Anh, Võ Hồng, Túy Hồng… Đặc biệt, từ sau thời kỳ đổi mới, con số những tiểu
thuyết có tính chất tự truyện xuất hiện khá đầy đặn trên văn đàn, tạo thành một dòng
chảy mạnh mẽ. Rất nhiều những cây bút đã sử dụng yếu tố tự truyện như một thủ
pháp nghệ thuật để cách tân, làm mới tiểu thuyết.
Như vậy, có thể nói, dù chưa thực sự trở thành “thương hiệu” cụ thể của
một nhà văn nào, và trong sự nghiệp sáng tác của từng nhà văn, tiểu thuyết có tính
2
chất tự truyện cũng xuất hiện khá khiêm tốn, con số những tác phẩm được xếp vào
hàng kết tinh nghệ thuật cũng chưa thể sánh bằng với sự lớn mạnh của tiểu thuyết.
Song, tiểu thuyết có tính chất tự truyện thực sự là một thực thể đang hiện hữu
trong đời sống văn học Việt Nam. Sự hiện diện của nó với tư cách là một tiểu loại
tiểu thuyết là điều hoàn toàn không thể phủ nhận.
Mặc dù đã hiện diện từ lâu trong đời sống văn học và nó vắt mình qua hai thế
kỷ, nhưng vẫn còn đó tâm lý nghi ngại: liệu ở Việt Nam đã có tiểu loại tiểu thuyết
có tính chất tự truyện? Đây cũng là vấn đề tạo không ít áp lực cho người nghiên
cứu, nhưng đồng thời cũng kích thích sự hứng khởi khi đến với tiểu loại tiểu thuyết
này. Bởi, chúng tôi đang khảo sát và nghiên cứu một tiểu loại “rồi đây sẽ phát triển
thế nào, biến hóa ra sao? Chỉ có thời gian mới trả lời được câu hỏi này” [20, tr. 40].
1.2. Những thập niên gần đây, tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời ngày
một nhiều. Cùng với đó là những nghiên cứu về tiểu thuyết có tính chất tự truyện
cũng nhiều hơn. Song, dù có thu hút được sự chú ý của giới nghiên cứu, phê bình
nhưng xung quanh nó vẫn còn ngổn ngang nhiều vấn đề: từ cách định danh, tiêu chí
nhận diện đến đặc điểm tiểu loại... vẫn còn là vấn đề chưa được giới nghiên cứu đi
đến sự thống nhất. Ra đời vào những thập niên đầu thế kỷ XX, nhưng rõ ràng trong
hệ thống thể loại tiểu thuyết Việt Nam, nó vẫn là “đứa con sinh sau”, và nhịp lưu
chuyển của nó vẫn còn trong quá trình vận động không ngừng, huống hồ nó cũng chỉ
mới được lưu tâm nhiều ở những năm gần đây. Những bài báo, tham luận, những
nghiên cứu trực tiếp về tiểu loại, cùng với một số luận văn, luận án đi vào nghiên cứu
một giai đoạn cụ thể nào đó vẫn chưa thể khái quát được toàn diện về tiểu loại này.
Đây cũng là trở ngại lớn cho những người yêu thích tiểu thuyết có tính chất tự truyện.
Đọc một tác phẩm mà trong công trình nghiên cứu này thì xếp vào hàng tự truyện,
hoặc tiểu thuyết, còn ở công trình kia thì lại cho là “tự truyện bất thành”, hoặc một
hồi ký, giả tự truyện... khiến người đọc không khỏi phân vân.
Nhìn trên phương diện lý thuyết về tiểu loại cũng như thực tế sáng tác, tiểu
thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đang bỏ
ngỏ, đòi hỏi cần phải có một sự tiếp tục. Đây cũng chính là lý do để chúng tôi chọn
“Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX” làm
3
đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra sự vận động, quá trình phát triển cũng như những
thành tựu đạt được cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, góp phần làm rõ hơn
diện mạo của tiểu thuyết có tính chất tự truyện, một tiểu loại khá giàu tiềm năng
đang trong quá trình vận động.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Với đề tài Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt
Nam thế kỷ XX, tác giả luận án đặt mục tiêu nhận diện, lý giải những đặc điểm
của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam suốt chiều dài của
thế kỷ XX.
Mục tiêu cụ thể
- Thông qua khảo sát tư liệu, nhận diện quá trình vận động và phát triển của
tiểu thuyết có tính chất tự truyện, bước đầu xác lập cơ sở lý thuyết về tiểu loại tiểu
thuyết này.
- Phân tích, lý giải đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện dựa trên những
nét đặc trưng cơ bản: từ nguyên mẫu nhà văn - đề tài - nhân vật, mối quan hệ giữa
sự thật và hư cấu trong tác phẩm.
- Phân tích, lý giải những đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết có tính chất tự truyện
dựa trên những phương thức thể hiện: người kể chuyện, ngôn ngữ, giọng điệu. Trên cơ
sở đó, làm rõ hơn gương mặt tiểu loại cũng như những đóng góp của tiểu thuyết có tính
chất tự truyện trong việc làm mới nghệ thuật tiểu thuyết.
2.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa các hướng nghiên cứu, tiếp cận tiểu thuyết có tính chất tự
truyện đã có, phân tích, lý giải nhằm làm rõ hơn những chỗ còn bỏ ngỏ và xác định
hướng nghiên cứu cụ thể.
- Xác định rõ tiền đề cơ sở cho sự phát triển của tiểu thuyết có tính chất
tự truyện.
- Khái quát một cách thật ngắn gọn về đối tượng nghiên cứu trong mối tương
quan tổng thể đời sống văn học Việt Nam và các lý thuyết vận dụng trong quá trình
nghiên cứu.
4
- Phân tích quá trình hình thành, phát triển của tiểu thuyết có tính chất tự
truyện dựa trên mối quan hệ giữa hiện thực cuộc đời tác giả và thế giới nghệ thuật
trong tác phẩm qua các chặng đường khác nhau nhằm tìm ra quy luật vận động và
những đặc điểm cơ bản trong nội dung phản ánh và nghệ thuật thể hiện của tiểu
thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam thế kỷ XX.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo sát của luận án là những tiểu thuyết có tính chất tự truyện
trong văn học Việt Nam thế kỷ XX. Đặc biệt, luận án sẽ đi vào khảo sát những tiểu
thuyết có tính chất tự truyện hiện lên khá rõ nét. Cụ thể là những tác phẩm tiêu biểu
sau: Giấc mộng lớn (Tản Đà), Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng), Dã tràng (Thiết
Can), Bốc đồng (Đỗ Đức Thu), Chiếc cáng xanh (Lưu Trọng Lư), Ngậm miệng, Hai
người điên giữa kinh thành Hà Nội (Nguyễn Bính), Mực mài nước mắt (Lan Khai),
Sống nhờ (Mạnh Phú Tư), Sống mòn (Nam Cao), Hoa bươm bướm và Người về đầu
non (Võ Hồng), Trường cũ (Duyên Anh), Bếp lửa (Thanh Tâm Tuyền), Tôi nhìn tôi
trên vách (Túy Hồng), Vòng tay học trò (Nguyễn Thị Hoàng), Thời xa vắng (Lê
Lựu), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Miền thơ ấu (Vũ Thư Hiên), Chuyện kể năm
2000 (Bùi Ngọc Tấn), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát và nghiên cứu tiểu thuyết có tính chất tự truyện Việt
Nam trong thế kỷ XX, bao gồm những tác phẩm ra đời từ đầu cho đến hết thế kỷ
XX. Chọn mốc thời gian từ đầu cho đến hết thế kỷ XX, bởi chúng tôi nhận thấy
rằng đây là một giai đoạn mà tiểu thuyết có tính chất tự truyện đã góp phần rất lớn
vào quá trình phát triển của tiểu thuyết Việt Nam theo hướng hiện đại.
Luận án tập trung nghiên cứu tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học
Việt Nam thế kỷ XX trên các phương diện cơ bản: Cách định danh tiểu loại; tiền đề
cơ sở hình thành; sự vận động của tiểu thuyết có tính chất tự truyện qua các chặng
đường khác nhau; các phương thức thể hiện của tiểu loại tiểu thuyết này.
Trên cơ sở đó, chúng tôi tổng hợp, đánh giá một cách khách quan những vấn
đề chung, liên quan đến lý thuyết về tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học
5
Việt Nam. Đồng thời, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi chú trọng đến đặc
điểm nổi bật nhất của tiểu loại tiểu thuyết này trong mối quan hệ với các thể loại
văn học khác.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tiểu sử
Chúng tôi vận dụng phương pháp tiểu sử nhằm tìm hiểu tác phẩm thông qua
mối quan hệ giữa tác giả và văn bản nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên. Đây là một
trong những phương pháp quan trọng giúp cho luận án có thêm cơ sở để tìm hiểu
dấu ấn tự truyện cũng như mối quan hệ giữa sự thật và hư cấu trong tiểu thuyết.
4.2. Phương pháp thống kê, phân loại
Chúng tôi chọn lựa phương pháp này để tiếp cận đối tượng nghiên cứu nhằm
thống kê, phân loại, hệ thống hóa và chọn lựa tài liệu.
4.3. Phương pháp liên ngành
Nhằm để có một góc nhìn sâu hơn về tính chất tự truyện trong tiểu thuyết
Việt Nam thế kỷ XX, chúng tôi sẽ vận dụng một số lí thuyết về văn hóa học, thi
pháp học và tự sự học.
4.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Với phương pháp này, luận án hướng đến “giải mã” những đặc trưng của tính
chất tự truyện trong tiểu thuyết và khu biệt giữa tự truyện trong tiểu thuyết với các
loại hình tiểu thuyết khác. Qua đó, luận án chỉ ra những nét đặc sắc của đặc điểm tự
truyện trong tiểu thuyết Việt Nam thế kỷ XX.
5. Đóng góp của luận án
- Từ việc hệ thống hóa lý luận về tiểu thuyết có tính chất tự truyện, luận án
đưa ra những kiến giải có tính thực tiễn nghiên cứu để khái quát một số khái niệm
mang tính đặc trưng của tiểu thuyết có tính chất tự truyện.
- Định rõ những đặc trưng về mặt lý luận của tiểu thuyết có tính chất tự
truyện, lấy đó làm nền tảng cơ sở để soi rọi vào tác phẩm nhằm thấy được những
nét đặc trưng của tiểu thuyết có tính chất tự truyện.
- Là một công trình nghiên cứu chuyên biệt, hệ thống về tiểu loại tiểu thuyết
có tính chất tự truyện nhằm hướng đến tái hiện toàn bộ gương mặt của tiểu loại này
trong cả hành trình một thế kỷ (thế kỷ XX).
6
- Khẳng định rõ vai trò, vị trí của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong quá
trình vận động và phát triển của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam.
6. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính
của Luận án sẽ được triển khai thành các chương cụ thể sau:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Chương 2: Cơ sở lý luận và diện mạo tiểu thuyết có tính chất tự truyện
trong văn học Việt Nam thế kỷ XX
- Chương 3: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế
kỷ XX - Nhìn từ cảm quan hiện thực và con người
- Chương 4: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ
XX - Nhìn từ phương thức thể hiện
7
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu về tự truyện trên thế giới đƣợc giới thiệu ở Việt Nam
Tự truyện trong nguyên ngữ Hy Lạp là autos (chính mình), bios (cuộc đời),
và graphein (viết), nghĩa là “viết về chính cuộc đời mình”. Cách kết hợp ba thành tố
này tạo thành autobiography trong tiếng Anh và sau đó được sử dụng trong tiếng
Pháp autobiographie, nhưng cách viết này trở thành một thuật ngữ thông dụng ở
Châu Âu từ giữa thế kỷ XIX.
Những tác phẩm tự truyện đầu tiên trên thế giới bắt đầu xuất hiện từ thời cận
đại ở Tây Âu. Tuy nhiên, danh từ tự truyện chính thức được sử dụng phải đợi đến
cuối thế kỷ XVIII, khi mà thể loại này bắt đầu nở rộ ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Những
tài liệu nghiên cứu đầu tiên về thể loại tự truyện xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ
XX với những chuyên khảo của Anna Robson Burr (1909), Wayne Shumaker
(1926), A.M.Clark (1935). Dần về sau này, mặc dù tự truyện chưa tạo được sự lưu
tâm của giới phê bình nhưng nó vẫn tồn tại với tư cách một thể loại độc lập và nhiều
nhà nghiên cứu cũng đã phác thảo được những nét cơ bản, xem nó như một thể loại
riêng biệt. Trong số đó, phải kể đến Những điều kiện và giới hạn của Tự truyện
(1956) của Georges Gurdorf, Tự thú và Tự truyện (1955) của Stephen Spendes. Ở
hai công trình này, nhà phê bình đã chú ý đến sự tồn tại độc lập của tự truyện với
vai trò là một thể tài đứng bên cạnh những thể loại văn học khác. Nhưng phải đợi
đến năm 1960, khi chuyên luận Phác thảo và Sự thật trong Tự truyện (Design and
Truth in Auubiography) của Roy Pascal ra đời thì tự truyện mới bắt đầu được
nghiên cứu như “một hoạt động sáng tạo”. Trong chuyên luận này, Pascal đã đặt
ra vấn đề: khởi điểm một tự truyện, tác giả tự truyện liệu có đi theo đúng sự thật
mà mình đã trải qua? Có hay không cái gọi là phác thảo trong trải nghiệm của con
người nếu đây không phải là một sự áp đặt vô lí cho sự thật [164]. Đến thập niên
70, nhà phê bình văn học người Mỹ James Olney trong một công trình nghiên cứu
về tự truyện của mình đã viết: “Chính sự chuyển hướng sang cái “tôi” khi đã có
8
được nhận thức về sự tồn tại của nó sẽ định hình và quyết định bản chất của tự
truyện và trong quá trình ấy sẽ vừa khám phá vừa sáng tạo lại mình - đã khởi đầu
cho chủ đề tự truyện trong những cuộc tranh luận” [163]. Từ những nghiên cứu về
cái tôi trong tự truyện ấy, những năm về sau, đặc biệt là khoảng ba thập niên cuối
của thế kỷ XX, thể loại tự truyện được giới phê bình chú ý nhiều và thể loại này
gần như trở thành một trong những thể loại trung tâm, được soi chiếu dưới nhiều
góc độ khác nhau.
Trong ba thập niên cuối của thế kỷ XX, cùng với sự nở rộ của thể loại tự
truyện, các nhà nghiên cứu, phê bình văn học không còn xem tự truyện thuộc hàng
“ngoại biên” nữa mà soi ngắm nó qua nhiều chiều kích khác nhau trong vai trò của
một thể loại văn học. Chính nhờ thế mà cả một hệ thống lí luận thể loại cũng được
định hình một cách rõ nét. Và một trong số đó phải kể đến Hiệp ước Tự thuật (Le
Pacte Autobiographique) (1975) của Philippe Lejeune. Hiệp ước này ra đời mang
theo một định nghĩa về thể loại, kèm theo đó là những ranh giới và bảng biểu, sơ đồ
cụ thể để phân biệt tự truyện với những thể loại khác. Tuy nhiên, cũng trong những
năm cuối của thập niên 70, cùng với “sự tuyên xưng cái chết của tiểu thuyết”, và khi
Michael Sprinker tuyên bố “sự chấm dứt của tự truyện” thì các nhà hậu cấu trúc
luận khẳng định “văn bản của tự truyện có đời sống riêng của nó, thoát ly khỏi tính
quy chiếu và khi đó cái tôi chỉ còn là vấn đề của văn bản” [64, tr. 23]. Nhưng trong
khoảng hai thập niên cuối thế kỷ XX, khi thể tự truyện ngày một thêm phong phú,
vấn đề nghiên cứu về tự truyện lại được xuất hiện trở lại khá đầy đặn mà xem chừng
như những lí thuyết về tự truyện từ trước đó và cả Hiệp ước tự thuật của Philippe
Lejeune gần như không thể theo kịp đà phát triển đa dạng của thể tự truyện. Nhiều
nhà nghiên cứu tập trung đi vào khám phá thế giới tự truyện từ lĩnh vực tâm lí sáng
tạo và dân tộc học, từ văn hóa và tâm lí học nghệ thuật…
1.2. Những nghiên cứu về tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở
Việt Nam
Ở Việt Nam, ngay từ những ngày đầu, khi trang tiểu thuyết mang bóng dáng
tự truyện xuất hiện với gương mặt đầy lạ lẫm, thì giới học thuật của Việt Nam đã
bắt đầu chú ý đến bước đi của nó. Trong số các công trình nghiên cứu, Nhà văn hiện
9
đại của Vũ Ngọc Phan có lẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu về tự truyện dưới góc
nhìn thể loại. Từ hướng tiếp cận này, Vũ Ngọc Phan đã có những phát hiện khá ấn
tượng: “Tự truyện là một loại văn tuy không mới ở nước người, nhưng rất mới ở
nước ta. Gần đây có mấy nhà văn đem những việc của mình ra viết, nhưng họ chưa
có can đảm đề là tự truyện, họ “tiểu thuyết hóa” ít nhiều cuộc đời của họ và đề là
tiểu thuyết” [103, tr. 95]. Dần về sau, đặc biệt là chặng đường sau năm 1986, khi mà
quan niệm và tư duy nghệ thuật thay đổi, tạo điều kiện cho sự xuất hiện của khuynh
hướng tự truyện ngày một nhiều đã thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu,
phê bình văn học. Có lẽ vì thế nên những công trình nghiên cứu về khuynh hướng
này cũng ngày một nở rộ.
Theo Phong Lê, “Để nhớ về một quá khứ chưa xa, về một vùng hiện thực
khuất nẻo, khó có ai biết, nhưng đã được viết với tư cách người trong cuộc, nên khó
có ai viết thay, là Chuyện kể năm 2000, 2 tập (2000) của Bùi Ngọc Tấn, trong nối
dài về trước với Tuổi thơ im lặng (1987) của Duy Khán, Cát bụi chân ai (1992) và
Chiều chiều (1999) của Tô Hoài… Cũng có thể xếp vào đây Thượng đế thì cười
(2003) của Nguyễn Khải - một tiểu thuyết gần như tự truyện. Với Tô Hoài, Nguyễn
Khải - những tên tuổi quan trọng của văn học hiện đại, thì điều quan trọng không
chỉ là chuyện được kể, mà còn là giọng kể, cách kể” [66, tr. 52]. Cùng chung quan
điểm với Phong Lê, Nguyễn Văn Long trong Đổi mới của văn học Việt Nam từ sau
1975 cho rằng, xuất phát từ tinh thần đổi mới tư duy và nhìn thẳng vào sự thật của
văn học những năm cuối 80, đầu những năm 90 trong văn học Việt Nam đã phát
triển mạnh mẽ khuynh hướng nhận thức lại hiện thực. Đây chính là lúc văn học trở
về với đời sống thường nhật và vĩnh hằng, vì thế, “Trong văn xuôi những năm 90 và
vài năm lại đây… Hồi kí - tự truyện lên ngôi…” [73].
Nghiên cứu về truyện và tự truyện của Phan Bội Châu, khi luận bàn về sự
phát triển của thể tự truyện, Hoàng Đức Khoa nhận thấy trong bối cảnh văn hóa
trung đại vốn nặng quan phương, khép kín nên khả năng con người tự ý thức về
mình và hướng tới khám phá, thể hiện từng số phận thực sự không dễ. Chính những
thay đổi trong đời sống xã hội Việt Nam thời kỳ thực dân nửa phong kiến, cùng với
quá trình tư sản hóa những năm nửa đầu thế kỷ XX đã tác động mạnh mẽ đến đời
10
sống văn học. Đây chính là bối cảnh ra đời tự truyện của Phan Bội Châu. Theo tác
giả, tự truyện là truyện do các nhà văn viết về cuộc đời mình nhằm những mục đích
khác nhau… Cũng chính trong thể loại này, tất cả những biến cố, sự việc, nhân vật
… đều được lấy từ cuộc đời thực của tác giả, không có sự hư cấu thêm, hoặc nói
cách khác là không có sự hư cấu tự do [61, tr. 119 - tr. 128].
Sự lưu tâm một cách nồng nhiệt cho thể tự truyện ngày một đậm đặc hơn
trong những năm về sau, đặc biệt là khi thể tự truyện ngày một lấn sâu vào đời sống
văn học từ sau 1986. Tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, nhà nghiên cứu
Bích Thu đã trình bày ý kiến của mình về tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện.
Với Bích Thu thì người đọc hôm nay muốn “được tiếp xúc với những tiểu thuyết
tâm lý mà ở đó, nhân vật tự bộc lộ tư tưởng, chính kiến qua dòng chảy của nhận
thức, mọi hành vi, ứng xử và lời thoại ẩn sâu trong tâm trạng nhân vật và các tầng
nghĩa. Hoặc các tiểu thuyết mang tính tự truyện, vừa thể hiện cái “tôi” lại vừa hư
cấu, vừa mang tính tiểu sử lại vừa được nghệ thuật hóa, tiểu thuyết hóa, một đặc
trưng của tiểu thuyết hiện đại, có khả năng khai thác tiềm thức qua kỹ thuật dòng ý
thức” [134, tr. 6]. Ở bài viết này, Bích Thu thực sự chú ý đến nét đặc trưng mang
tính khu biệt của tiểu thuyết mang tính tự truyện, đó là người đọc dễ dàng nhận thấy
ở tiểu thuyết mang tính tự truyện vừa thể hiện cái “tôi” lại vừa hư cấu. Có thể nói,
chính cuộc sống thực tại của con người Việt Nam sau 1986 đã mang lại cho nhà
nghệ sĩ những quan niệm nghệ thuật về hiện thực với những khám phá mới. Và ở
đây, Bích Thu rất có lí khi cho rằng một trong những nguyên nhân làm cho tiểu
thuyết có tính tự truyện ngày một xuất hiện nhiều trong văn học những năm trở lại
đây là bởi xã hội hiện đại đề cao vai trò của cá nhân và thúc đẩy sự thức tỉnh của ý
thức cá nhân. Cái tôi trỗi dậy đòi hỏi được quan tâm đúng mức. Tiểu thuyết trở về
với con người, thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người, bảo tồn giá trị của con
người trước sự lãng quên của xã hội.
Khi nghiên cứu về văn xuôi Việt Nam từ 1975 đến 1995, Nguyễn Thị Bình
cũng nhận ra “những tác phẩm mang dáng dấp tự truyện như Miền thơ ấu (Vũ Thư
Hiên), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Chuyện làng ngày ấy (Võ Văn Trực), Cát bụi
chân ai (Tô Hoài)… Với những tác phẩm này, cái tôi của người viết hiện diện rất
11
sắc nét qua cảm hứng nhận thức, đánh giá lại những gì đã trải nghiệm bằng điểm
nhìn hiện tại”. Từ những phát hiện ấy, Nguyễn Thị Bình đã lần tìm được dấu vết để
làm nên phần cốt lõi của các tác phẩm mang bóng dáng tự truyện đó chính là “cái
tôi” của người viết luôn gắn liền với cảm hứng nhận thức, đánh giá lại những gì mà
chính người viết đã từng trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống của mình [10].
Trong một công trình nghiên cứu khác, khi khảo sát một số khuynh hướng tiểu
thuyết ở nước ta từ thời điểm đổi mới cho đến nay, căn cứ vào cách thức xử lí chất
liệu hiện thực trong tác phẩm, Nguyễn Thị Bình cũng nhận ra được bên cạnh những
tiểu thuyết theo phong cách lịch sử hóa, tiểu thuyết tư liệu - báo chí, tiểu thuyết hiện
thực kiểu truyền thống, tiểu thuyết theo phong cách hiện thực còn có khuynh hướng
tiểu thuyết theo phong cách tự thuật. Đây có thể được xem là một trong những
khuynh hướng tiểu thuyết chính trong dòng văn học đương đại Việt Nam.
Có thể nói, chính thời kì đổi mới của đất nước từ sau năm 1986 đã làm cho
văn học Việt Nam thực sự có được sức sống mới. Gần như cảm hứng ngợi ca của
những trang văn mang đậm khuynh hướng sử thi không còn là mảnh đất lí tưởng
để các nhà văn hướng đến. Vì vậy, khi nhìn vào hiện thực của văn học chặng
đường sau năm 1986, nhà nghiên cứu Lã Nguyên xem đây là cả một bước “chuyển
mình” thật sự của văn học để tiến tới “phá cái khoanh vùng hết sức hình thức của
đề tài văn học trước kia”. Và văn học hôm nay đang hướng tới những gì đang hiện
hữu giữa cuộc sống đời thường. “Nhà văn hôm nay đang nêu tấm gương về sự
dám nghĩ, dám nói, dám thẳng thắn bày tỏ lập trường công dân của mình. Ta hiểu
vì sao văn học trong những năm gần đây dám bất chấp cả những điều cấm kỵ xưa
nay và phạm vi những vấn đề xã hội mà nó quan tâm lại rộng lớn đến như thế”
[87]. Nếu như trước năm 1975, vận mệnh sống còn của Tổ quốc luôn là lựa chọn
đầu tiên của người cầm bút, thì chặng đường sau 1975, sự thức tỉnh của ý thức cá
nhân đã chiếm thế thượng phong trên bàn cân bút lực người viết: “Việc nhận thức
đúng đắn vị trí của nhân dân trong đời sống xã hội, buộc nhà văn tìm đến chỗ
đứng phát ngôn bình đẳng với công chúng bạn đọc của mình. Đó là cơ sở nảy sinh
hình thức văn học của ý thức đối thoại thấm nhuần tinh thần dân chủ” [87]. Nhà
văn, nhân vật trần thuật của văn học hôm nay không mấy khi xuất hiện trong tác
12
phẩm ở ngôi thứ ba như con người tuy vô hình nhưng đầy quyền uy, biết hết, thấy
tất, mà thường giấu mình sau hình thức tự thú, hình thức người kể chuyện ở ngôi
thứ nhất - đó là một biểu hiện của ý thức đối thoại. Nhìn thẳng vào thực tại, tỉnh
táo nhận ra mình, nói hết sự thật với người đọc, dù sự thật đó có xót xa, đau lòng
đến bao nhiêu cũng không bưng bít, giấu giếm - đó cũng là một biểu hiện của ý
thức đối thoại… Con người với tư cách là cá nhân thường bị bỏ rơi trong thế giới
của sử thi là vì thế. Sau 1975, nền văn học của chúng ta đã nhanh chóng chuyển từ
thế giới vĩ mô sang thế giới vi mô, từ thế giới của cộng đồng, dân tộc và lịch sử
đến những câu chuyện về thế sự và đời tư con người. Cho nên, cá nhân con người
“đang từng bước, từng bước tiến vào vị trí trung tâm của văn học hôm nay. Cá
nhân con người vừa là đối tượng nhận thức trung tâm, vừa là điểm xuất phát để
văn học hôm nay nhìn ra thế giới. Nó soi ngắm thế giới và định giá lịch sử qua
lăng kính và mực thước của cá nhân con người” [87].
Quan sát văn học và nền kinh tế thị trường trong mười năm cuối thế kỷ XX,
Nguyễn Phượng nhận thấy các giá trị từng một thời là niềm tin mãnh liệt của con
người Việt Nam giờ đây đứng trước thời kì đổi mới, nó đang thực sự bị lung lay dữ
dội - Điều này thể hiện rất rõ ở sự thay đổi về nhận thức về các giá trị… “cái thiêng
liêng cao cả, cái lí tưởng mặc dù nó vẫn còn sức hấp dẫn nhưng nó không phải là
đối tượng duy nhất mà người cầm bút hôm nay hướng tới”. Từ hướng tiếp cận khái
quát văn học Việt Nam khoảng 10 năm cuối thế kỷ XX, trong xu hướng “giải ảo”,
“giải thiêng” - nảy sinh từ cái nhìn “tỉnh táo”, “duy thực” đầy can đảm của các nhà
văn trong hoàn cảnh đất nước trở lại nhịp sống đời thường, con người trở về với
cuộc sống thường nhật hằng ngày, Nguyễn Phượng đã thấy được “thể loại hồi ký, tự
truyện và tiểu thuyết tự truyện lại gần như chiếm thế thượng phong trong giai đoạn
này. Công chúng dành một sự quan tâm khá đặc biệt với một số tiểu thuyết tự
truyện và hồi ký xuất hiện trong giai đoạn này như Cát bụi chân ai (1992 ) và Chiều
chiều (1999 ) của Tô Hoài, Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn…” [110].
Đánh giá về tiểu thuyết trong văn học thời kì đổi mới, Mai Hải Oanh đã
không ngần ngại khi đưa ra nhận định: “Ra đời trong không khí dân chủ, tiểu thuyết
tự thuật thời kì đổi mới khá đa dạng. Có loại đậm chất giễu nhại như Thượng đế thì
13
cười, Ba người khác; có loại nói về những chua chát đời người (Chuyện kể năm
2000), có loại nói đến những cảm nhận cá nhân về điều đã trải nghiệm trong đó có
những đoạn gần với nhật kí (Chuyện của thiên tài)‟‟ [100, tr. 112]. Cách định dạng,
gọi tên tiểu thuyết tự thuật thời kì đổi mới của Mai Hải Oanh cần phải bàn luận
thêm, nhưng trong nhận định này người viết đã có một cái nhìn khá chuẩn xác khi
cho rằng chính thời kì đổi mới đã mang đến cho thể tiểu thuyết những diện mạo
mới, đầy sức hấp dẫn.
Trong cuộc Hội thảo Đổi mới tư duy tiểu thuyết (2002), Ma Văn Kháng đã
từng nói: “Cùng với tiểu thuyết tư liệu, tiểu thuyết tự thuật sẽ là một thể loại được
phát triển”. Đây phải chăng là sự tiên liệu thể hiện góc nhìn đầy lạc quan của một
“người trong cuộc”? Người mà gần như hành trình viết của ông ở chặng đường từ
sau thời kì đổi mới, từ Mùa lá rụng trong vườn, đến Ngược dòng nước lũ hay Một
mình một ngựa… người đọc đều có thể nhận thấy đâu đó chất liệu đời tư của ông
gần như ngồn ngộn trên trang tiểu thuyết [57, tr. 67].
Nghiên cứu về sự vận động của các thể loại văn xuôi trong văn học thời kì
đổi mới, Lý Hoài Thu cũng có quan điểm tương đồng với nhà văn Ma Văn Kháng
khi cho rằng: “Nhìn vào sự vận động và phát triển của hệ thống thể loại trong văn
học thời kì đổi mới… sự thâm nhập của thể ký vào “lãnh địa” của tiểu thuyết đã tạo
nên một dòng tiểu thuyết tự truyện có sức hút lớn trong đời sống văn học đương đại.
Chính từ những vùng này, các thể loại cũ đã có thêm nhiều tố chất mới” [136].
Trong Thế kỷ tiểu thuyết, khi bàn về hiện tượng tự truyện, Nguyễn Vy Khanh
đã viết: “Ngay từ đầu thế kỷ XX đã có tự truyện với cuốn đầu tiên là Chồn cáo tự
sự của Michel Tính xuất bản năm 1910 tại Sài Gòn. Sau đó là Nguyên Hồng với
Những ngày thơ ấu (1938) và Thiết Can với Dã Tràng (1939)…”. Trong bài viết
này, Nguyễn Vy Khanh viết: “Thế kỷ XX, ít tác giả đưa cái Tôi thật vào văn
chương, có chăng cũng phải văn chương hóa, tiểu thuyết hóa… Vào giai đoạn cuối
thế kỷ mới thật sự bành trướng thể loại tự truyện nhưng vẫn tương đối ít tác phẩm
lớn vì đa phần chỉ là những hồi ký nhẹ tính văn chương” [56].
Sự đầy đặn của tiểu thuyết có tính tự truyện ngày thêm bồi đắp trong văn
học Việt Nam đương đại đã tạo thành một khuynh hướng. Nhờ thế nên tiểu thuyết
14
Việt Nam mang nhiều hương sắc mới. Trong bài viết Khuynh hướng tự truyện
trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Đỗ Hải Ninh cho rằng nền văn học Việt
Nam bắt đầu từ sau thời kì đổi mới đã thực sự có những bước tiến đáng kể, đặc
biệt là sự thay đổi trong quan niệm về hiện thực và con người, quan niệm về nhà
văn trong mối quan hệ với tác phẩm, với công chúng và với chính mình. Đây
chính là tiền đề cơ sở để khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại trở nên khá phổ biến so với văn học giai đoạn 1945 - 1975. Theo Đỗ
Hải Ninh, “Khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết giúp người đọc không chỉ
giải mã con người tác giả và thời đại qua những chi tiết gắn với tiểu sử, cuộc đời
thật mà qua những trải nghiệm sống và sự tự thú chân thành” [97]. Với Đỗ Hải
Ninh thì mỗi nhà văn khi cầm bút đều xuất phát từ nhu cầu giải phóng tư tưởng và
bộc lộ cái tôi cá nhân. Vì vậy, có thể tìm thấy ở mỗi trang viết những trải nghiệm,
suy ngẫm và cái tôi rất riêng. Và mục đích của tự truyện là tìm hiểu một con người
có thật với lịch sử hình thành nhân cách, còn tiểu thuyết, mặc dù cũng sử dụng
nhân vật, cốt truyện đó nhưng được hư cấu hóa, hoặc được cấp cho một lớp vỏ hư
cấu. Căn cứ từ thực tiễn ấy, Đỗ Hải Ninh khẳng định: “Văn học Việt Nam từ sau
đổi mới đã có những thay đổi đáng kể trong quan niệm về hiện thực và con người,
quan niệm về nhà văn trong mối quan hệ với tác phẩm, với công chúng và với
chính mình. Đó chính là cơ sở để khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết Việt
Nam đương đại trở nên khá phổ biến” [97]. Trong một bài viết khác, khi đi sâu
vào khai thác mối quan hệ giữa tự truyện - tiểu thuyết và một số dạng tự thuật
trong văn học Việt Nam đương đại, dù biết rằng quy luật giao thoa thể loại và
những nỗ lực cách tân nghệ thuật khiến cho việc phân biệt tự truyện và tiểu thuyết
tự thuật ngày càng trở nên khó khăn hơn, nhưng Đỗ Hải Ninh cũng đã cố gắng
luận giải vấn đề này một cách rành mạch: “Trong tự truyện, cuộc đời tác giả và
bức chân dung tinh thần của ông ta trở thành đối tượng chính, tham gia trực tiếp
vào tác phẩm như một bộ phận hữu cơ. Còn ở tiểu thuyết tự truyện, những chi tiết
tiểu sử được nhào nặn lại, câu chuyện cuộc đời được cấu trúc và sắp xếp lại, tức là
tác giả tách khỏi những yếu tố đời tư để thể hiện với một độ gián cách nhất định”
[99]. Vì nếu như tự truyện là dạng văn bản có tính quy chiếu, thì những tiểu thuyết
15
tự thuật là những hư cấu nghệ thuật dựa trên nền tiểu sử tác giả, chính đời tư của
tác giả là nguồn chất liệu cơ bản để giúp tác giả viết thành những trang tiểu thuyết.
Khi tiến hành khảo sát văn xuôi Việt Nam trong chặng đường từ sau 1990 để
lý giải về hiện tượng tự thuật trong sáng tác văn xuôi của các tác giả nữ, Hồ Khánh
Vân đã chỉ ra nguyên nhân khiến cho khuynh hướng viết tự truyện ngày một xuất
hiện nhiều trong văn học Việt Nam, đặc biệt là trong sáng tác của những cây bút nữ
là vì “tự thuật vừa là điểm nhìn, là vị trí mà từ đây, các cây bút khái quát hóa và tái
hiện đời sống hiện thực, là cảm hứng sáng tác hình thành nên thế giới của tác phẩm
từ khuynh hướng tư tưởng, nội dung phản ánh cho đến bút pháp nghệ thuật, là hệ
sinh thể hình tượng hiện hữu trên bề mặt tác phẩm” [160]. Theo Hồ Khánh Vân, các
tác phẩm viết theo lối tự truyện có “mật độ tự thuật dày đặc, gần như là một “bản
dập” của cuộc đời nhà văn. Ở đó, không khí của tác phẩm, cốt truyện, nhân vật, tình
tiết, đều sát với cuộc đời thực của tác giả và người đọc có thể nhận ra, kiểm chứng
được. Ở đó, bóng dáng nhà văn và nhân vật trung tâm như hai vòng tròn đồng tâm
và có cùng bán kính” [160].
Cùng chung hướng tiếp cận của Hồ Khánh Vân, nhưng Trần Huyền Sâm lại
tiếp cận những tác phẩm tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại dưới góc nhìn nữ
quyền. Ở góc tiếp cận này, Trần Huyền Sâm đã có những kiến giải khá thỏa đáng
khi cho rằng: “Tự thuật không phải là đặc tính riêng của nữ giới, nhưng đây là nét
ưu trội nhất làm nên bản mặt của văn phong nữ giới. Tự thuật vừa là phương tiện
vừa là đối tượng phân tích trong sáng tác nữ giới” [116]. Trần Huyền Sâm cũng
khẳng định: “Đó là phương thức để nữ giới thể hiện sự nếm trải giới tính, đồng thời
là mục đích để giải phóng những kìm hãm của bản thân” [116].
Tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở nước ta đã có cả một chuỗi
thời gian dài hình thành và phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay, so với các thể loại
khác dường như nó vẫn chưa được nhiều sự ưu ái của các nhà nghiên cứu, phê bình
văn học. Theo khảo sát của chúng tôi, đã có một số tác giả chú ý khảo sát các tác
phẩm tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện nhưng nhìn chung chỉ dừng lại
ở việc kết hợp trong nhận định, đánh giá. Hoặc nếu có thì cũng chỉ dừng lại ở mức
khảo sát một chặng đường ngắn (Tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện trong văn
16
học Việt Nam đương đại của Đỗ Hải Ninh), chưa có một công trình thật sự chuyên
sâu nào đi vào nghiên cứu về tự truyện và tính chất tự truyện trong tiểu thuyết Việt
Nam thế kỷ XX.
1.3. Nhận xét và đánh giá về các tác phẩm cụ thể
1.3.1. Giai đoạn trước 1945
Khảo sát chặng đường một thế kỷ, từ lúc những dấu vết ban đầu của tiểu
thuyết có tính tự truyện xuất hiện cho đến khi tiểu loại này hợp vào dòng chủ lưu
của tiểu thuyết Việt Nam, chúng tôi nhận thấy sự tồn tại của tiểu thuyết có tính chất
tự truyện là nhờ “sự đọc” của công chúng độc giả qua mọi thời đại, trong đó có sự
góp mặt của những siêu độc giả, những người gần như là nhịp cầu nối để đưa tiểu
loại này đến gần hơn với công chúng.
Sau đây, chúng tôi điểm lược những bài viết, những công trình nghiên cứu về
tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam giai đoạn trước 1945.
Từ những năm đầu thế kỷ XX, khi Nguyên Hồng viết cuốn Những ngày thơ
ấu, Thạch Lam, một trong những cây bút chủ lực của nhóm bút Tự lực văn đoàn đã
không ngần ngại hạ bút đánh giá về Những ngày thơ ấu như sau: “nó là sự rung
động cực điểm của một linh hồn trẻ dại lạc loài trong những lề lối khắc nghiệt của
một gia đình sắp tàn” [62]. Và khi chọn đưa Nguyên Hồng vào Nhà văn hiện đại,
trong phần nhận xét về Nguyên Hồng, Vũ Ngọc Phan cũng đã quả quyết rằng
Nguyên Hồng chính là “người Việt Nam thứ nhất dám kể về gia đình mình” bằng
những dòng tự bạch chân thành: “Thầy tôi làm nghề cai ngục, mẹ tôi con nhà buôn
bán…”. Ông viết: “Trong Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng đã cho ta biết rõ hẳn
một quãng đời quá khứ của ông. Lối tự truyện này, ở Anh, ở Mỹ, ở Nga, rất thịnh
hành; nhưng ở Việt Nam ta, viết được, tôi cho là can đảm lắm” [104, tr. 126]. Đánh
giá về tác phẩm này, chủ yếu Vũ Ngọc Phan bàn về tính tự truyện như là “bản chất”
thể loại của tác phẩm qua góc nhìn so sánh. Và Vũ Ngọc Phan, một người khá thận
trọng cũng phải thốt lên: “Mới đọc tập tự truyện của Nguyên Hồng, tôi đã tưởng có
dưới mắt một quyển sách của một nhà văn Anh hay một nhà văn Nga.” [104, tr. 126].
Phải chăng Vũ Ngọc Phan đang muốn nói đến sự dũng cảm của một con người dám
thành thật trong việc tự thú “trần trụi” về cuộc đời mình? Cho đến những năm về
17
sau, và cả đến hôm nay, Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng vẫn được công
chúng độc giả luôn quan tâm bằng cả niềm trân trọng.
Phan Cự Đệ, một chuyên gia nghiên cứu về Nguyên Hồng, trong phần giới
thiệu về Tuyển tập Nguyên Hồng từng bộc bạch: “Tôi nhớ lúc còn ngồi trên ghế
nhà trường trung học, một lần phải dịch ra Pháp văn một đoạn trong Những ngày
thơ ấu, cái đoạn nói về tiếng kèn. Đã bao năm qua rồi mà tôi vẫn không thể quên
được cái tiếng kèn náo nức, dồn dập, rung vang đó” [21, tr. 2]. Và khi đánh giá về
ngòi bút Nguyên Hồng trong Những ngày thơ ấu, Phan Cự Đệ đã đặc biệt chú ý
đến văn phong, yếu tố làm nên nét đặc trưng của ngòi bút Nguyên Hồng trong
Những ngày thơ ấu, đó là lối miêu tả không những tinh tế mà còn có khả năng làm
thức dậy mọi giác quan của người đọc. “Trong tập tiểu thuyết - tự truyện rất xúc
động này, Nguyên Hồng đã lắng nghe được những âm vang sâu lắng của tâm hồn,
ghi nhận được những cảm giác tinh tế tự bên trong, miêu tả một thiên nhiên đầy
thanh sắc và tất cả đều được thể hiện qua màu sắc chủ quan của cái tôi trữ tình hồn
nhiên, trong sáng…” [21, tr. 2].
Nhà phê bình Nguyễn Ngọc Thiện lại có một cách nhìn nhận khác. Ông
cho rằng Những ngày thơ ấu là một cuốn “Hồi kí tự truyện” đặc sắc. Ông viết:
“Nếu như trong văn học thế giới, người ta ghi nhận J.J.Rutxô với Những lời bộc
bạch mở đầu cho thể tài tự truyện, thì trong văn học Việt Nam hiện đại, phải
chăng chúng ta cần ghi nhận Nguyên Hồng với Những ngày thơ ấu đã mở đầu
cho thể tài hồi ký - tự truyện”. Về phần định danh Những ngày thơ ấu là cuốn
“hồi kí tự truyện” của Nguyễn Ngọc Thiện cần phải bàn luận thêm. Tuy nhiên,
bài viết đã chạm đến phần cốt lõi, phần làm nên sức sống vững bền của Những
ngày thơ ấu trong lòng độc giả chính là: “Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo trong
tư tưởng và bút pháp nghệ thuật của tác phẩm đã khiến tác phẩm tồn tại bền
vững qua thử thách của thời gian” [132].
Tiểu thuyết Dã tràng của Thiết Can tuy không tạo nên “làn sóng” bất ngờ
trong đời sống văn học đương thời, nhưng nó cũng được Vũ Ngọc Phan lưu tâm
đến. Theo như Vũ Ngọc Phan, trong Dã tràng, “Thiết Can cũng cho ta biết cái phần
đời đầy tội lỗi nhỏ nhen của ông ta, nhưng ông cho biết một cách kín đáo ở tên
18
Đông, trong tập Dã tràng, một tập văn chưa dám mang rõ hẳn cái danh là tự
truyện”. [103, tr. 96].
Cùng thời với Dã tràng của Thiết Can, còn có tiểu thuyết Bốc đồng của nhà
văn Đỗ Đức Thu. Đây cũng là một trong những tác phẩm mà tính chất tự truyện
nhuốm tràn lên cả trang tiểu thuyết. Khi đánh giá về Bốc đồng của Đỗ Đức Thu,
Vũ Ngọc Phan viết: “Bốc đồng mà đặt vào loại tiểu thuyết thì chỉ là một tiểu
thuyết rất tầm thường. Tác giả dựng truyện đã bừa bãi, rặt những chuyện con con,
nối với nhau một cách sơ sài, kết cấu cũng lại không được khéo”[104, tr. 172]. Đi
vào khám phá tác phẩm Bốc đồng, Vũ Ngọc Phan cũng nhận ra được những hạn
chế nhất định của cuốn tiểu thuyết này và dường như nhà văn Vũ Ngọc Phan
không mấy có “thiện cảm” với lối viết của Đỗ Đức Thu trong Bốc đồng. Có lẽ vì
thế nên Vũ Ngọc Phan mới viết những dòng như sau: “Đọc xong Bốc đồng, người
ta có cái cảm tưởng như vừa mới duyệt qua một nhóm người đứng lộn xộn, một
bọn người trông không rõ hình thù, hầu hết đứng thập thò, không nhận hẳn được
vẻ mặt một ai” [104, tr. 172].
Cùng chung trong dòng chảy của văn học hiện thực, sự xuất hiện của Mạnh
Phú Tư với những trang tiểu thuyết có tính cách “đặc Việt Nam” của ông qua Sống
nhờ vẫn kịp lưu lại dấu ấn trong lòng công chúng. Ở tác phẩm này, Vũ Ngọc Phan
nhận thấy một Mạnh Phú Tư “tiến bộ một cách lạ”. Phải chăng sự tiến bộ ấy nảy
sinh từ “những điều quan sát tỉ mỉ, những sự xét nhận tinh tế và ở cả giọng thành
thật” mà nhà phê bình nhìn thấy trong Sống nhờ [103, tr.74].
Bùi Huy Phồn với bài Sống nhờ của Mạnh Phú Tư đã đi vào phân tích khá
tỉ mỉ những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, để rồi từ đó, ông đi
đến khẳng định những thành công và giá trị của tác phẩm là ở chỗ: thông qua tác
phẩm này, Mạnh Phú Tư đã lột tả được “bộ mặt trái của xã hội cũ ở nông thôn
Việt Nam thối nát, lọc lừa, kèn cựa tàn nhẫn với cái luân lí vô đạo đức không còn
chút gì nhân đạo” [107].
Năm 1983, khi nhà xuất bản Văn học cho tái bản lại tác phẩm Sống nhờ,
trong phần giới thiệu về tác phẩm, có đoạn viết: “Sống nhờ khai thác những mâu
thuẫn dai dẳng bên trong những gia đình nông dân do chế độ tư hữu và tâm lí cổ hũ
19
của người sản xuất nhỏ gây ra. Qua Sống nhờ, một vấn đề khác đang nổi lên khá
đậm là tình cảm người phụ nữ đày ải bởi những hủ tục phong kiến” [152].
Trong các tiểu thuyết có tính chất tự truyện của văn học Việt Nam nửa đầu
thế kỷ XX, Mực mài nước mắt của Lan Khai cũng là một trong những hiện tượng
văn học tạo sự chú ý đáng kể trong công chúng độc giả thời bấy giờ. Bàn về tác
phẩm Mực mài nước mắt của Lan Khai, nhà văn Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Mực mài
nước mắt tuy là một tiểu thuyết mà kỳ thật như một chuyện tâm sự, người đọc phải
ngờ tác giả đã trút bỏ một phần của mình để tạo nên Khải, vai chính trong truyện, vì
tác giả đã không ngần ngại đem cả Vũ Trọng Phụng, người bạn của mình vào” [103,
tr. 221]. Đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm này, Vũ Ngọc Phan cũng tìm ra được những
mảng hiện thực của người nghệ sĩ “sống về nghề văn ở đất nước Việt Nam là sống
một cảnh khổ nhục, tinh thần không những phải làm nô lệ vì những cái vật chất, mà
rồi những cái cao cả mà nhà văn muốn đi tới cũng phải tàn tạ với những cảnh khốn
cùng”. Theo Vũ Ngọc Phan, Mực mài nước mắt của Lan Khai thuộc loại “tiểu
thuyết tâm tưởng”. Ông viết: “Ở nước ta, đến nay loại tiểu thuyết tâm tưởng chưa
có mấy người viết. Loại ấy là loại khó, vì hơi hờ hững về động tác, giọng văn đã
ngả về bút kí ngay” [103, tr. 221].
So với những cây bút trong dòng văn học hiện thực phê phán, sự xuất hiện
của Nam Cao có vẻ như là “người đến sau”, nhưng bằng những tác phẩm của mình,
ông cũng đã kịp góp mặt vào dòng văn học hiện thực đương thời những trang văn
có thể được xếp vào hàng tuyệt bút. Trong số những trang văn ấy phải kể đến Sống
mòn. Đến với Sống mòn, người đọc như chạm vào cả một hiện thực “đời tàn trong
ngõ hẹp” của người trí thức nghèo trước Cách mạng Tháng 8. Đỗ Đức Hiểu từng
xem tiểu thuyết Sống mòn là một quyển tiểu thuyết “kiểu tự thuật, khi viết ở ngôi
thứ ba, nó như một độc thoại dài, với những dằn vặt, day dứt, với những câu hỏi lớn
về cuộc sống, gợi đến “Sống hay không sống”; từ chương này đến chương khác,
Thứ, nhân vật trung tâm, khao khát sống cho ra sống, lùi lại, hèn nhát, lại ước mơ,
hi vọng một cuộc đời có ý nghĩa” [39, tr. 337]. Dõi theo từng dòng, từng trang trong
suốt chiều dài 20 chương của truyện, Đỗ Đức Hiểu cũng đã thấy được một Nam
Cao “có cái nhìn thấu suốt vào con người, vào những uẩn khúc rối ren của một tình
20
cảm, một hành động và biểu đạt cái nhìn ấy bằng một văn phong điềm đạm, trở đi,
trở lại nhiều lần một vấn đề, bằng cấu trúc truyện khi lan tỏa, khi tập trung, tất cả
xoay quanh một quãng đời day dứt, ngày càng xuống cấp” [39, tr. 337].
Phong Lê khi đánh giá về Sống mòn của Nam Cao cũng đã từng xem Sống
mòn như một kiểu tự truyện của Nam Cao. Với Phong Lê, Sống mòn tựa như tấm
gương phản chiếu hiện thực đời tư của Nam Cao: “đó là một tiểu thuyết có thể đọc
nhiều lần. Đọc lại rồi lại đọc. Đọc để hiểu Nam Cao, hiểu một thế hệ trí thức kiểu
Nam Cao và hiểu một thời thanh niên Nam Cao đã sống. Đồng thời cũng như một
cách tự soi lại con người mình, thế hệ mình” [67, tr. 343]. Ông cũng quả quyết: “có
lẽ Nam Cao là người đầu tiên, và cũng là người cuối cùng của văn học hiện thực
Việt Nam cho ta cảm nhận được một cách đầy đủ hơn bất cứ ai cái dư vị nhạt phèo
mà thật mặn chát của một sự sống mòn” [67, tr. 343].
Trong bài Bút pháp tự sự đặc sắc trong Sống mòn, Nguyễn Ngọc Thiện cũng
đánh giá rất cao về bút pháp hiện thực của Nam Cao trong Sống mòn bằng những
dòng viết thổ lộ nỗi đồng cảm sâu sắc với Nam Cao: “Hơn hai trăm trang tiểu
thuyết trình bày, trong một nỗi ám ảnh da diết, một cuộc sống bế tắc, quẩn quanh
như bị ngưng đọng, tự hủy hoại trong sự mòn rỉ, mục rữa, mốc meo. Hay nói cách
khác một cuộc sống không ra sống, vô nghĩa, bất lực, nhọc nhằn, “chết ngay trong
lúc sống” [133, tr. 330].
Có thể những nghiên cứu về tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời trong
chặng đường trước 1945 được viết ở những thời điểm khác nhau. Nhưng nhìn
chung, những nghiên cứu này thường thiên về tính khái quát, hoặc chỉ đi vào khai
thác những nét đơn lẻ của tác phẩm cả trên phương diện nội dung lẫn nghệ thuật.
Tuy nhiên, đây cũng là những dầu hiệu cho thấy sự lưu tâm của các nhà nghiên cứu
về tiểu loại này bắt đầu ngay từ khi nó được hình thành.
1.3.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1975
Bẵng đi một thời gian, từ 1945 đến 1954, tiểu thuyết có tính chất tự truyện
gần như không xuất hiện trên văn đàn. Đến những năm sau 1954, dòng tiểu thuyết
này mới trở lại trong lòng đô thị miền Nam và cả ở vùng kháng chiến, với các tác
phẩm như: Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng, Bếp lửa của Thanh Tâm
21
Tuyền, Tôi nhìn tôi trên vách của Túy Hồng, Người về đầu non và Hoa bươm bướm
của Võ Hồng… Sự xuất hiện của các tác phẩm này có thể được xem là những thành
tựu đáng ghi nhận của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
chặng đường từ sau 1954 đến 1975.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở giai đoạn này
còn khá khiêm tốn, chưa có những công trình chuyên sâu. Phần lớn các tiểu thuyết
này, được các nhà nghiên cứu nhìn nhận và đánh giá trên phương diện tổng thể
trong việc nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết đương thời như: Tiểu thuyết năm 1961
của Cô Phương Thảo đăng trên Bách khoa (121) ngày 15/1/1962; Nhận định về tiểu
thuyết hiện đại của Nguyễn Ngu Í, đăng trên Bách khoa số 136, ngày 1/9/1962; Tình
hình tiểu thuyết trong năm 1964 của Thu Thủy (Tin sách tháng 2/1965); Sinh hoạt
tiểu thuyết một năm qua của Nhật Tiến đăng trên Bách Khoa số 265 - 266
(15/1/1968)… Những nghiên cứu này đã có cái nhìn tổng thể về tiểu thuyết của các
tác giả ở đô thị miền Nam từ những thành công cũng như hạn chế trong từng tác giả
qua các tác phẩm cụ thể.
Nghiên cứu về văn học đô thị miền Nam, khi nói về tác phẩm Người về đầu
non, tác giả Trần Xuân An viết: “Đó là chuyện kể về cuộc đời ông bác ruột của
nhân vật “tôi”… Suốt cả một trăm trang sách, cuộc đời ông bác được nhân vật “tôi”
hồi ức, viết lại với giọng văn biết bao là trìu mến, nhưng không vì thế mà chất hiện
thực của câu chuyện bị mờ lấp… câu chuyện chứa đựng biết bao chi tiết của một
thôn làng thuộc tỉnh Phú Yên được ghi nhận, tái hiện sinh động, với một giọng văn
trong sáng, đôn hậu và giàu chất hoài niệm, khiến Người về đầu non trở thành một
truyện vừa cứ mãi mời gọi tìm về một thời quá khứ của nông thôn Nam Trung bộ
xưa, vừa cứ mãi ngân nga trong lòng người đọc” [1]. Trong bài viết này, tuy tác giả
không trực tiếp xác định đây là một tiểu thuyết có tính chất tự truyện, nhưng bài viết
cũng đã phát hiện được “chất hiện thực của câu chuyện bị mờ lấp”, cùng những chi
tiết đời thực thấp thoáng ẩn hiện trong lớp ngôn từ của chuyện. Chính những chi tiết
này đã tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm.
Trong một bài viết khác của tác giả Nguyễn Vy Khanh, khi bàn về Người về
đầu non của Võ Hồng trong Văn học miền Nam, Nguyễn Vy Khanh cũng có cách
22
nhìn về tác phẩm này khá tương đồng so với Trần Xuân An: “Người về đầu non kể
chuyện quê hương thời thơ ấu, thời học trò và người bác trong thực tế là cha nuôi. Từ
thời thuộc Pháp những biến cố kháng chiến, tổng động viên, thuế nông nghiệp. Ðời
sống dân dã mộc mạc, trong cách đặt tên, khai sinh theo “ngày tháng An-Nam”. Cảnh
đi coi gặt lúa vào ngày mùa. Hình ảnh học đường ngày xưa. Bao trùm là những tiếc
nuối và đau thương về người thân” [56].
Trong di sản văn xuôi mà Võ Hồng để lại cho đời, có nhiều tác phẩm được
tác giả xây dựng dựa trên chất liệu lấy từ mảnh đất quê hương nơi ông sinh ra, hoặc
lấy từ những chi tiết từng diễn ra trong đời của bản thân mình để viết thành truyện.
Ngoài tác phẩm Người về đầu non thì Hoa Bươm Bướm cũng được Võ Hồng tái
hiện dựa trên đoạn đời thực mà ông đã từng trải qua trong những năm Pháp thuộc.
Đánh giá về tác phẩm này, nhà nghiên cứu Nguyễn Vy Khanh viết: “khởi từ thời
Pháp thuộc, thời Nhật chiếm, đến thời kháng chiến, Võ Hồng muốn qua bộ truyện
này vẽ lại một giai đoạn hào hùng và những nếp sống đã qua đi…. Viết về chiến
tranh, Võ Hồng đã nói lên tiếng nói phẫn nộ của một người công dân bình thường,
bất lực trước chiến tranh và thảm cảnh…” [55]. Vấn đề mà Nguyễn Vy Khanh bàn
luận đến khi nói về tác phẩm Võ Hồng có lẽ đây cũng là một trong những tiếng nói
chung được viết lên từ nỗi đau thân phận của những con người đang từng ngày,
từng giờ chứng kiến cảnh quê hương bị bom đạn chiến tranh cày xới và tàn phá.
Ra đời trong thập niên 60 (thế kỷ XX), Vòng tay học trò của nữ văn sĩ
Nguyễn Thị Hoàng được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa nhanh chóng tạo
nên một làn sóng dư luận khá lớn. Mối tình phi chính thống, thậm chí có phần lệch
chuẩn giữa cô giáo và cậu học trò trong tác phẩm được Nguyễn Vy Khanh đánh giá
mang đậm chất “hiện sinh”, đồng thời đây cũng là “một trong những tác phẩm gây
tranh cãi nhất thời kỳ này”. Điều gây “tranh cãi” ở đây phải chăng xuất phát từ mối
tình cô - trò mà gần như trong truyền thống văn hóa của người Việt xem là tối kỵ.
Từ góc nhìn nữ quyền luận, Nguyễn Thị Hải Hà đánh giá tác phẩm “Vòng tay
học trò là một trong những tác phẩm có ý thức nữ quyền có thể nói là đầu tiên ở Việt
Nam khi chủ nghĩa nữ quyền chưa được biết đến một cách sâu rộng.” [33].
23
Mặc dù dư luận đương thời đôi khi không đồng tình ủng hộ những gì mà
Nguyễn Thị Hoàng đã viết ra trong tác phẩm, tuy nhiên, sự ra đời của tác phẩm
tựa như tiếng nói góp phần làm đổi mới tư duy và quan niệm về lối viết nữ trong
việc thể hiện cái tôi cá nhân mình một cách mạnh mẽ, đầy táo bạo qua lối viết “tự
ăn mình”. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi văn học đã thực sự được “cởi
trói”, một số luận văn, luận án đã mạnh dạn lấy văn học đô thị miền Nam làm đối
tượng nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau, góp phần minh định lại những giá
trị đích thực của văn học miền Nam từ 1954 - 1975. Trong một luận án tiến sĩ gần
đây của Nguyễn Thị Việt Nga, khi đánh giá về tiểu thuyết Vòng tay học trò dưới
góc nhìn đổi mới thi pháp thể loại, tác giả luận án viết: “Tiểu thuyết Vòng tay học
trò của Nguyễn Thị Hoàng tuy viết về chuyện tình éo le nhưng tác giả cũng không
chú ý khai thác những chi tiết, những diễn biến ly kỳ mà chỉ có những rung cảm
rất tinh vi của cả hai người” [85, tr. 142]. Điều này cho thấy, trải qua một khoảng
thời gian nhất định, độ lùi về thời gian cũng như sự thay đổi trong quan niệm nghệ
thuật đã tạo điều kiện cho người làm nghiên cứu có cách nhìn, cách đánh giá có
phần cởi mở, công bằng hơn đối với những tác phẩm văn học ở đô thị miền Nam.
Ra đời cùng thời với Vòng tay học trò, tác phẩm Tôi nhìn tôi trên vách của Túy
Hồng tuy không lắm “ồn ào” khen chê như Vòng tay học trò nhưng đây cũng là một
trong những tác phẩm tạo nên hiệu ứng khá mạnh mẽ trong công chúng độc giả đương
thời. Trong Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay, ở phần viết về tác phẩm Tôi nhìn tôi
trên vách, Tạ Tỵ nhận định: “Tôi nhìn tôi trên vách, tác phẩm dài đầu tay của Tuý
Hồng. Trong cuốn sách, tuy nhà văn dùng ngôi thứ nhất, nhưng ngụy trang dưới tên
Khanh để giữ tính cách riêng của nhân vật, sự thực, nó chính là một đoạn đời khi giã từ
tuổi con gái của tác giả” [156]. Có thể nói, tác giả của bài viết đã thấy được dấu ấn đậm
nét nhất để làm nên chất liệu cho tác phẩm đó chính là hiện thực từ cuộc đời của Túy
Hồng. Mặc dù nhà văn Túy Hồng cố tình tạo ra khoảng cách nhằm đánh lạc hướng
người đọc qua lớp ngụy trang của nhân vật “tôi” dưới cái tên được đặt lại (Khanh)
nhưng đâu đó trong tác phẩm vẫn hiện lên rất rõ nét “đoạn đời khi giã từ tuổi con gái”
của chính tác giả.
24
Ở một bài viết khác của tác giả Liễu Trương, khi đánh giá về tác phẩm dưới
góc nhìn hiện thực, tác giả bài viết đã nhận xét: “Tôi nhìn tôi trên vách không chỉ
đơn thuần là truyện của một người phụ nữ trước những thất vọng về tình cảm đã
xảy đến cho đời mình, Tôi nhìn tôi trên vách còn là bức họa của xã hội miền Nam
sau Tết Mậu Thân, một xã hội đã biến đổi sâu xa, trong đó con người cũng đã biến
đổi sâu xa.” [147].
Với nguồn tư liệu còn khá khiêm tốn, có thể khảo sát của chúng tôi chưa thực sự
đầy đủ về những nghiên cứu xoay quanh các tác phẩm tiểu thuyết có tính chất tự truyện
ra đời ở chặng đường này, nhưng với những gì đã khảo sát được cũng là cơ sở gợi dẫn,
giúp chúng tôi nhận diện rõ hơn các mặt tích cực, hạn chế của tiểu loại tiểu thuyết này
trong giai đoạn 1945 đến 1975.
1.3.3. Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX
Sau 1975, khi đất nước dần hồi sinh đó cũng là lúc những tiểu thuyết có tính
chất tự truyện ngày thêm nảy nở, trong số đó phải kể đến những tiểu thuyết: Thời xa
vắng của Lê Lựu, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Tuổi thơ dữ dội của Phùng
Quán, Miền thơ ấu của Vũ Thư Hiên, Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn và
một số tác phẩm khác của nhà văn Ma Văn Kháng…
Đánh giá về Những bước phát triển của văn xuôi Việt Nam sau 1975, khi
nhận xét về những tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của giai đoạn này, Lê Tiến Dũng
đã viết: “Thời xa vắng của Lê Lựu cũng được bạn đọc đón nhận một cách nồng
nhiệt. Có lẽ trước hết là vấn đề mà ông nêu ra: “nhận thức lại một thời mới đây
thôi mà tưởng như đã xa vắng tự thuở nào. Ấy là cái thời con người chỉ tưởng có
lạc quan, chỉ là anh hùng mà không được biết đến bi kịch, nỗi đau riêng tư” [17].
Lê Tiến Dũng đã nhận ra được những khía cạnh đời sống thực mà Thời xa vắng
mang đến cho người đọc. Một Giang Minh Sài đã làm nên bao chiến công vang
dội, nhưng chính cuộc đời anh lại phải trải qua bao cay đắng. Điều mà tác giả
quan tâm không phải là những chiến công, ở sự ngưỡng vọng mà chính là nỗi đau
nhân thế của người anh hùng và “thành công của Thời xa vắng về phương diện
tiểu thuyết” chính là ở điểm này [17].
25
Với Thái Thị Mỹ Bình thì Thời xa vắng của Lê Lựu gắn liền với tiến trình
đổi mới của văn xuôi Việt Nam sau 1975 và tác giả nhận ra “Sự trình làng của Thời
xa vắng… đã làm khuấy động bầu không khí văn học nước nhà” [13]. Quả thật, sự
ra đời của Thời xa vắng thực sự trở thành một hiện tượng văn học, làm tốn không ít
bút lực của giới phê bình, nghiên cứu văn học. Chính Thời xa vắng đã giúp cho nhà
văn Lê Lựu khẳng định chắc chắn vị thế của mình trong hàng ngũ những nhà văn
tiêu biểu của thời kì đổi mới. Trong bài Lê Lựu và giọng điệu trần thuật trong Thời
xa vắng của Nguyễn Như Trang - Ngô Thu Thủy có đoạn viết: “Thời xa vắng là tác
phẩm tiêu biểu, đánh dấu tên tuổi của Lê Lựu trong làng văn học Việt Nam hiện đại,
mở đầu cho khuynh hướng nhận thức lại hiện thực văn học Việt Nam sau 1975. Với
cái nhìn thế sự, nhà văn đã phản ánh chân thực hình ảnh của người lính trong hai
đời sống: chiến tranh và hòa bình, với tất cả những vênh lệch của số phận, tình yêu,
hạnh phúc” [144].
Mặc dù ở các bài viết này, khi nghiên cứu về Thời xa vắng, các tác giả
thường tiếp cận ở góc nhìn về sự đổi mới trong bút pháp nghệ thuật, chưa tiếp cận
và đánh giá tác phẩm ở góc độ một tiểu thuyết có tính chất tự truyện, tuy nhiên, các
nhà nghiên cứu cũng đã nhận diện được vai trò và vị trí của Thời xa vắng trong tiểu
thuyết ở thời kỳ đổi mới (1986).
Nếu như Thời xa vắng từng là “một hiện tượng” thu hút không ít sự chú ý
của độc giả thì Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh cũng đã tạo nên được những cơn
dư chấn mạnh mẽ. Ở tiểu thuyết này, giới nghiên cứu và phê bình văn học không ít
người nhận ra được chính chất liệu tự truyện là một trong những yếu tố làm nên sự
thành công cho tác phẩm. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên khi đánh giá về Nỗi
buồn chiến tranh đã nhận xét: “Cuốn tiểu thuyết có dáng dấp tự truyện, nhân vật
chính là Kiên, là người lính sống sót duy nhất của một trung đội trinh sát sau mười
năm chiến trận, hết chiến tranh ở đội thu gom hài cốt đồng đội, rồi trở lại nhà sống
cuộc sống hậu chiến bất ổn bất an, khi tất cả đã đổ vỡ” [88]. Trong bài viết về tiểu
thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, Phạm Xuân Thạch cho rằng: “Có thể
khẳng định, ở thời điểm Nỗi buồn chiến tranh ra đời, Bảo Ninh là một trong những
cây bút quan trọng góp phần làm nên một cuộc cách mạng trong nghệ thuật tiểu
26
thuyết ở Việt Nam. Anh đã chuyển dịch toàn bộ phạm vi tồn tại của nhân vật trung
tâm từ đời sống xã hội vào đời sống tâm lí” [125]. Từ góc nhìn tu từ học tiểu thuyết,
Cao Kim Lan nhận ra được cả một thế giới nghệ thuật của Bảo Ninh có thể được
xem là “một thế giới hỗn loạn, nhiều yếu tố và nguyên tắc xây dựng hình thức
không dung hợp nhau… cấu trúc tự sự hai lần hư cấu, khả năng sử dụng ngôn ngữ
độc đáo và phương thức kể nương theo dòng tâm thức đã tạo nên sự riêng biệt kì
diệu cho một phong cách” [63]. Cũng từ góc nhìn này, Cao Kim Lan tìm ra được
những nét độc đáo của Bảo Ninh, một nhà văn có khả năng “xóa nhòa ranh giới
nhiều thủ pháp kể chuyện, mờ hóa và làm mới nhiều nét nghĩa diễn ngôn trên nền
tảng của một mô hình cấu trúc đặc thù, xếp chồng các lớp cấu trúc theo một logic
nghệ thuật riêng nhằm tìm đến một cách thể hiện mới” [63]. Chính điều này đã giúp
cho Bảo Ninh không chỉ đem đến một cái nhìn khác về hiện thực chiến tranh, mà
điều quan trọng là nhà văn đã xác lập một tư tưởng: “Tư tưởng đó không phải chỉ
được định hình từ việc tái hiện hiện thực từ một góc nhìn mới mà còn nằm trong
tầng ý thức của mỗi cá thể trong thế giới nghệ thuật ấy” [63].
Ra đời ngay từ những ngày đầu của thời kì đổi mới (1986), còn có một Tuổi
thơ dữ dội của Phùng Quán. Tác phẩm này cũng đã tạo được sự quan tâm thực sự từ
phía người đọc. Vĩnh Mẫn, một người bạn chiến đấu cùng trung đoàn Trần Cao Vân
với Phùng Quán năm xưa từng chia sẻ: Quán viết Tuổi thơ dữ dội, để trả nợ tuổi
thơ đầy gian lao nhưng cũng hết sức tự hào của mình và bạn bè đất Huế, Quán viết
để tri ân và tưởng nhớ những đồng đội đã ngã xuống cho quê hương khi tuổi đời
mới mười ba, mười bốn... Quán viết để nhắc nhở lòng mình hãy kiên định với niềm
tin vào cuộc sống, vào sự thật và chân lí... [80]. Đánh giá về tác phẩm Tuổi thơ dữ
dội, Lê Thị Huế cho rằng Tuổi thơ dữ dội, đúng như cái tên của truyện, những chi
tiết trong ấy thực sự dữ dội khi mà đọc xong, gấp sách lại vẫn thấy những đợt sóng
cảm xúc dào dạt trào dâng đến "dữ dội" nhưng trong sự dữ dội ấy là những tia sáng
pha lê chiếu sáng lòng độc giả cũng đến "dữ dội”. Nhà văn Nguyễn Khắc Phê lại đi
vào khám phá tác phẩm trên phương diện “Sự thật từ ngòi bút Phùng Quán”. Ở góc
nhìn này, Nguyễn Khắc Phê nhận thấy ngay cả trong những tác phẩm nổi tiếng như
Vượt Côn Đảo và Tuổi thơ dữ dội, mặc dù tiểu thuyết là một thể loại văn học cho
27
phép nhà văn thả sức tưởng tượng và hư cấu, Phùng Quán vẫn tận dụng tối đa nhân
vật, chi tiết có thật ngoài đời. Dưới góc nhìn và đánh giá của Phạm Thị Thu thì
“Những nhân vật thiếu niên mà Phùng Quán xây dựng trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ
dội chính là nguyên mẫu của các thiếu niên đội trinh sát trung đoàn Trần Cao Vân,
Huế, nơi mà Phùng Quán đã từng chiến đấu suốt một thời tuổi thơ của mình‟‟ [137].
Xoay quanh Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn cũng có khá nhiều
những ý kiến lưu tâm đến chất tự truyện của tác phẩm này. Lê Minh Hà trong bài
Chuyện kể năm 2000 - Bản cáo trạng không được công bố đã khẳng định đây là một
tác phẩm “buộc” người ta phải dừng lâu trên từng chi tiết vì đấy “là một tác phẩm
văn chương trung thực” và là “Cuốn tiểu thuyết mang dấu ấn tự thuật rất đậm,
nhưng trước hết, cuối cùng nó là tiểu thuyết chứ không phải nhật ký… Mang tính tự
thuật, Chuyện kể năm 2000 phải đưa lại cho người đọc những chiêm nghiệm lớn về
hiện thực. Nếu không chắc chắn nó sẽ bị người đọc từ chối. Trong thực tế, tác phẩm
được đón nhận nồng nhiệt.” [31]. Trong bài Đọc Chuyện kể năm 2000 của Bùi
Ngọc Tấn, Nguyễn Thị Hải Hà cho rằng Chuyện kể năm 2000 là một bộ tranh chân
dung, tổng hợp nhiều khuôn mặt của nhiều thành phần và giai cấp trong xã hội miền
Bắc Việt Nam trước năm 1975. Trong bài viết này, Nguyễn Thị Hải Hà cũng đã tìm
thấy được những chi tiết tương tự như cuộc đời của tác giả: “Dù chất chứa rất nhiều
chi tiết tương tự như cuộc đời của tác giả, đây không phải là hồi ký mà là tiểu
thuyết” [32]. Với Nguyễn Tiến Văn, Chuyện kể năm 2000 đã được viết nên bằng
chính kinh nghiệm viết văn nửa thế kỷ… Bùi Ngọc Tấn đã kết tinh được những gì
tốt đẹp nhất của một thời đã qua để ôn lại những tâm tình, cũng như những quá độ
của một thời đang trở thành quá khứ chỉ còn là vang bóng. Thụy Khuê lại có cái
nhìn khác. Với Thụy Khuê, Chuyện kể năm 2000 là cả một sự “độc sáng”. Và chính
ở thể văn tiểu thuyết này, “nhà văn có thể tung hoành, sống với nhiều cái tôi…
Chuyện kể năm 2000 là một tác phẩm nhìn xuống những người dưới đáy ngục bằng
cách giao hòa hai yếu tố: Thực tại và mộng du. Thực tại trong tù và mộng du ngoài
tù” [59]. Đọc Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Trần Bình Nam lại cho rằng
những chiêm nghiệm của nhà văn Bùi Ngọc Tấn về đoạn đời đã qua, “được vẽ lại
bằng một lối văn nhẹ nhàng đầy ắp hình ảnh, không hờn oán. Trong suốt 1000 trang
28
giấy, trang nào cũng là một bức tranh nhỏ mang tính sự thật phảng phất tâm hồn bao
dung của tác giả ngay cả những cảnh hung bạo nhất. Con người còn tất cả những
nét đẹp trong tác phẩm của ông” [84].
Từ thực tiễn tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết có tính chất tự truyện dẫu
chưa phải là nhiều so với sự phát triển của tiểu loại tiểu thuyết này, nhưng có thể
nói, mỗi một bài viết, mỗi một công trình nghiên cứu lại có những cách nhìn, cách
khám phá, đánh giá riêng về tiểu thuyết có tính chất tự truyện.
1.4. Đánh giá về tình hình nghiên cứu và hƣớng triển khai đề tài
1.4.1. Đánh giá về tình hình nghiên cứu
- Nhìn tổng thể tình hình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, bắt đầu từ khoảng
thời gian cuối thế kỷ XX đến nay, những bài viết, công trình nghiên cứu, phê bình
quan tâm đến tiểu thuyết có tính chất tự truyện ngày một nhiều, trong đó, có ý kiến
của các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp và cả ý kiến từ phía người sáng tác. Điều
này cho thấy, tiểu thuyết có tính chất tự truyện đã trở thành vấn đề đang được quan
tâm nhiều hơn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.
- Mặc dù tiểu thuyết có tính chất tự truyện xuất hiện cùng thời với những thể
loại văn học hiện đại khác, và cho đến nay, tiểu loại này vẫn tiếp tục phát triển theo
thời gian nhưng những nhà nghiên cứu gần như vẫn chưa xác định rõ được gương
mặt tiểu loại. Vì thế, chưa có sự thống nhất về cách “định danh” cụ thể như: khuynh
hướng tự truyện trong tiểu thuyết, khuynh hướng tự thuật trong tiểu thuyết, tiểu
thuyết tự truyện, tiểu thuyết tự thuật, tiểu thuyết có bóng dáng tự truyện, tiểu thuyết
mang tính tự truyện… Phải chăng tiểu loại tiểu thuyết này chưa có được một danh
phận thực sự? Tuy nhiên, nhìn chung, tiểu thuyết có tính tự truyện đã được các nhà
nghiên cứu soi chiếu qua nhiều góc độ khác nhau: từ khía cạnh lịch sử hình thành và
phát triển, những nét đặc trưng riêng biệt đến sự xâm nhập thể loại, kể cả ranh giới
phân biệt với các thể loại tương cận… Song, bên cạnh một số những kiến giải tương
đối thấu đáo thì đa phần vì là những tham luận, bài báo nên vấn đề được đặt ra chỉ
dừng lại ở những nhận định khái quát, chưa có sự phân tích sâu rộng, cụ thể, nhiều
vấn đề đặt ra vẫn còn đang bỏ ngỏ.
29
Đến thời điểm này, mặc dù tiểu thuyết có tính chất tự truyện đã nhận được sự
quan tâm từ phía cộng đồng tiếp nhận nhưng con số công trình nghiên cứu chuyên
sâu về tiểu loại này vẫn còn quá ít, chưa có một tài liệu nào bao quát được tư liệu
khảo sát ở diện rộng. Đặc biệt, cả mảng tiểu thuyết có tính chất tự truyện khá đầy
đặn ở đô thị miền Nam chưa được khai thác. Điều này khiến cho những nhận xét
chưa thật sự khách quan, đôi khi khó tránh khỏi cái nhìn phiến diện.
Tất cả những ý kiến, đánh giá về tiểu thuyết có tính chất tự truyện là nguồn tư
liệu quí giá vừa mang tính gợi mở, vừa là động lực giúp chúng tôi đi vào nghiên cứu
tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX.
1.4.2. Hướng triển khai đề tài
- Với những gì có được từ sự tiếp thu thành tựu của người đi trước, đề tài
vẫn cần làm công việc hệ thống lại lý thuyết về tiểu loại trên tinh thần kế thừa và
đối thoại.
- Tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam cũng đã đi được một hành
trình khá dài, đã đến lúc cần làm rõ gương mặt tiểu loại của nó: từ đặc trưng tiểu
loại, sự xâm nhập thể loại đến cái tôi của từng nhà văn và cả sự phát triển của tính
chất tự truyện trong tiểu thuyết. Đây cũng chính là nhiệm vụ thứ hai mà đề tài
hướng đến.
- Là một tiểu loại vẫn còn đang vận động, nhưng với bề dày sáng tác hàng
thế kỷ, chúng tôi thiết nghĩ, cần phải đúc kết lý luận, đi vào nghiên cứu đặc điểm
tiểu thuyết có tính chất tự truyện từ việc xác định khái niệm, đến quá trình vận động
và phát triển qua các chặng đường khác nhau nhằm tái dựng lại toàn bộ diện mạo
của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong đời sống văn học Việt Nam. Đây cũng
chính là vấn đề thứ ba mà luận án cần làm rõ.
30
TIỂU KẾT
Ở Việt Nam, tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời muộn hơn so với các
thể loại khác nhưng sự hình thành và phát triển của nó đã mang đến cho văn học
Việt Nam một diện mạo mới. Trong phạm vi khảo sát của mình, chúng tôi nhận
thấy, các nhà nghiên cứu qua nhiều cách tiếp cận khác nhau đã đưa ra những nhận
định, đánh giá về tiểu thuyết có tính chất tự truyện dựa trên nhiều phương diện, từ
tác giả, tác phẩm đến đề tài, nhân vật và cả ở góc nhìn thủ pháp nghệ thuật trần
thuật… Đây chính là nguồn tư liệu không chỉ mang tính chất gợi dẫn mà còn cung
cấp những cơ sở lý luận rất hữu ích trong quá trình nghiên cứu về tiểu thuyết có tính
chất tự truyện. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tiểu thuyết có tính chất tự truyện một
cách căn cơ, hệ thống vẫn còn khiêm tốn. Phần lớn các công trình còn mang tính
chất đơn lẻ. Thực trạng ấy cho thấy, việc xác lập cơ sở lý luận để phân tích, lý giải
những điều kiện phát triển, quy luật vận động, những nét đặc trưng cơ bản của tiểu
thuyết có tính chất tự truyện là công việc cấp thiết trong việc nghiên cứu tiểu thuyết
có tính chất tự truyện nói chung và tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học
Việt Nam thế kỷ XX nói riêng.
31
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT
TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX
2.1. Giới thuyết về thể loại
2.1.1. Tiểu thuyết có tính chất tự truyện
Trong khi tiểu thuyết tự truyện được bàn luận nhiều ở phương Tây, thì ở Việt
Nam, các nhà nghiên cứu còn khá thận trọng khi xác định tên gọi cho thể tiểu thuyết
này. Tính cho đến nay, mặc dù tiểu thuyết tự truyện chưa tạo thành một dòng riêng
biệt nhưng tính tự truyện cũng đã xuất hiện trong rất nhiều tiểu thuyết, vì phần lớn
tiểu thuyết giàu chất tự truyện thường các nhà văn lấy chất liệu từ chính một phần
trong đoạn đời của mình. Và trong tác phẩm đôi khi đó là cả một sự “hóa thân trọn
vẹn” của tác giả nhưng nhân vật trung tâm vẫn được “ngụy trang” trong lớp vỏ tiểu
thuyết. Hay nói cách khác, tự truyện chỉ là yếu tố xâm nhập vào cấu trúc tiểu thuyết
và dù sự trải nghiệm của cái tôi cá nhân tác giả chiếm trọn trong tác phẩm nhưng nó
vẫn bị chất tiểu thuyết làm mờ nhòe.
Sử dụng thuật ngữ Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong luận án này,
chúng tôi muốn cụ thể hóa những tác phẩm mà ở đó tác giả sử dụng chất liệu tự
truyện để hư cấu thành tiểu thuyết, trong đó bao gồm cả các tác phẩm tiểu thuyết có
khuynh hướng tự truyện, tiểu thuyết có bóng dáng tự truyện, tính chất tự truyện
trong tiểu thuyết. Trong các tiểu thuyết này, hầu như các tác giả đều chọn lựa thể
loại hư cấu là tiểu thuyết để “viết lại” câu chuyện đời mình. Nhưng trong quá trình
sáng tạo, mỗi một nhà văn đều có một phương cách xử lý chất liệu sự thật đời mình
theo những cách thức riêng. Theo chúng tôi, trong văn học Việt Nam, các nhà văn
chọn lựa hai cách thức sau:
1- Hư cấu hóa tiểu sử đời mình thành tiểu thuyết. Những tác phẩm thuộc
dạng này thường có cốt truyện khá tương khớp với lai lịch cuộc đời tác giả như:
Những ngày thơ ấu, Chiếc cáng xanh, Sống nhờ, Mực mài nước mắt, Dã tràng,
32
Người về đầu non, Miền thơ ấu, Chuyện kể năm 2000, Thượng đế thì cười, Một
mình một ngựa, Gia đình bé mọn… Ở những tác phẩm này, người đọc trong chừng
mực nào đó có thể nhận ra được bức chân dung tinh thần tác giả tương đối hoàn
chỉnh thông qua nhân vật chính trong tác phẩm. Các tác phẩm thuộc dạng này tuy
có sự pha trộn giữa sự thật và hư cấu, nhưng tỷ lệ sự thật có phần trội hơn hẳn, chất
tự thuật hiện lên trong tác phẩm đậm đặc, đôi lúc dễ tạo nên sự nhầm lẫn giữa tự
truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện (như trường hợp Những ngày thơ ấu ,
Sống nhờ, Mực mài nước mắt...)
Có thể đối chiếu mối quan hệ giữa sự thật và hư cấu thông qua bảng so sánh
tác phẩm cụ thể sau:
Tác phẩm Mực mài nước mắt
Tác giả Lan Khai Nhân vật chính trong tác phẩm
- Lan Khai tên thật là Nguyễn Đình
Khải
- Quê quán: Vĩnh Lộc, Chiêm Hóa,
Tuyên Quang
- Xuất thân trong một gia đình Nho
học kiêm lương y
- Vợ tên là Hà Thị Minh Kim
- Lan Khai khởi nghiệp văn chương
tại quê nhà, nhưng sau đó ông quyết
định đưa vợ con rời quê đến Hà Nội để
sinh sống bằng nghề viết văn, viết báo.
Ở Hà Nội một thời gian, ông lại đưa vợ
con về lại quê nhà. Theo như lời kể của
Lan Phương (con nhà văn Lan Khai) thì:
“Gia đình tôi đã sống tại căn nhà nhỏ
phố Châu Long ấy mãi cho đến đầu năm
- Nhân vật chính: văn sỹ Khải
- Quê quán: Vùng cao Tuyên Quang
- Có bố là một nhà Nho kiêm lương y
- Khải khởi nghiệp văn chương tại
mảnh đất quê nhà sau đó chuyển xuống
Hà Nội sống bằng nghề viết văn. Trong
khoảng thời gian sống ở Hà Nội, dù rằng
anh được nổi danh, tác phẩm được công
chúng đón nhận nồng nhiệt nhưng cuộc
sống vẫn chật vật, nghèo đói. Phần vì do
lao khổ bút nghiên nặng nhọc nên anh
đổ bệnh hen suyễn, sức khỏe suy giảm,
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam

More Related Content

What's hot

Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnMan_Ebook
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424nataliej4
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 

What's hot (20)

Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
 
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiThơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAYDấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXILuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOTLuận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
 
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế HươngLuận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đLuận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
 
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAYLuận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...
 
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAYLuận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
 
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi phápLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
 
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
 
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAYYếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 

Similar to Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam

Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Garment Space Blog0
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...
ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...
ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...Luận Văn 1800
 
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam (20)

Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAYTiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
 
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
 
Văn xuôi Trương Tửu trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, HAY
Văn xuôi Trương Tửu trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, HAYVăn xuôi Trương Tửu trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, HAY
Văn xuôi Trương Tửu trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, HAY
 
Luận án: Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa, HAY
Luận án: Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa, HAYLuận án: Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa, HAY
Luận án: Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa, HAY
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAY
 
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổiLuận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
 
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAYLuận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
 
Luận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn cổ mẫu, HAY
Luận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn cổ mẫu, HAYLuận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn cổ mẫu, HAY
Luận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn cổ mẫu, HAY
 
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản ĐàKhóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
 
Luận án: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu người Việt
Luận án: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu người ViệtLuận án: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu người Việt
Luận án: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu người Việt
 
Luận văn: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu, HOT
Luận văn: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu, HOTLuận văn: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu, HOT
Luận văn: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu, HOT
 
Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAY
Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAYĐấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAY
Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAY
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
 
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAYLuận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
 
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh NhànLuận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
 
Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn
Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh NhànThế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn
Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn
 
Luận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy ThiệpLuận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
 
ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...
ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...
ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...
 
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ - 2019
  • 2. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 62.22.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TÔN THẤT DỤNG TS. HÀ NGỌC HÕA HUẾ, 2019
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn TS. Tôn Thất Dụng và TS. Hà Ngọc Hòa - những người Thầy đã tận tâm giúp đỡ, dẫn dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Vô cùng biết ơn quý Thầy Cô khoa Ngữ văn trường Đại học Khoa học, Đại học Huế và Viện Văn học đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong học tập, nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; Phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Khoa học Huế; Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Yên; Lãnh đạo Trường THPT Nguyễn Trường Tộ đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian qua. Xin cảm tạ cha mẹ, những người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè… đã chia sẻ cùng tôi suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Nguyễn Văn Tổng
  • 4. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Nguyễn Văn Tổng
  • 5. iv MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ...............................................................................................................i Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii Lời cam đoan ............................................................................................................ iii Mục lục.......................................................................................................................iv MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................5 5. Đóng góp của luận án ..........................................................................................5 6. Cấu trúc luận án...................................................................................................6 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...................................7 1.1. Những nghiên cứu về tự truyện trên thế giới được giới thiệu ở Việt Nam ......7 1.2. Những nghiên cứu về tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam..........................................................................................................8 1.3. Nhận xét và đánh giá về các tác phẩm cụ thể.................................................16 1.3.1. Giai đoạn trước 1945................................................................................16 1.3.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1975 .....................................................................20 1.3.3. Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX.......................................................24 1.4. Đánh giá về tình hình nghiên cứu và hướng triển khai đề tài.........................28 1.4.1. Đánh giá về tình hình nghiên cứu ............................................................28 1.4.2. Hướng triển khai đề tài.............................................................................29 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX.................31 2.1. Giới thuyết về thể loại ....................................................................................31 2.1.1. Tiểu thuyết có tính chất tự truyện ............................................................31 2.1.2. Quan niệm về tự truyện............................................................................35 2.1.3. Quan niệm về tiểu thuyết tự truyện..........................................................37 2.1.4. Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong mối quan hệ với các thể loại tương cận..................................................................................................39 2.1.5. Cơ sở hình thành tiểu thuyết có tính chất tự truyện .................................43
  • 6. v 2.2. Diện mạo của tiểu thuyết có tính chất tự truyện thế kỷ XX ...........................48 2.2.1. Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945......................................................48 2.2.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1975 .....................................................................52 2.2.3. Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX.......................................................55 CHƢƠNG 3. TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX - NHÌN TỪ CẢM QUAN HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI...........................................................................................................58 3.1. Hiện thực cuộc đời qua chiêm cảm của người trong cuộc .............................58 3.1.1. Hiện thực được tái hiện theo dòng hoài niệm ..........................................59 3.1.2. Hiện thực qua cái nhìn hồi cố, chiêm nghiệm..........................................64 3.1.3. Hiện thực qua góc nhìn phản tư ...............................................................69 3.2. Từ nguyên mẫu nhà văn đến nhân vật............................................................75 3.2.1. Từ con người thực đến nhân vật tự trình bày...........................................75 3.2.2. Từ con người thực đến nhân vật hồi cố, chiêm nghiệm...........................79 3.2.3. Từ con người thực đến nhân vật phản tư..................................................87 CHƢƠNG 4. TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX - NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN....96 4.1. Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật.......................................................96 4.1.1. Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong và sự thay đổi điểm nhìn .................................................................................................96 4.1.2. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba với điểm nhìn bên trong ......................103 4.2. Ngôn ngữ của tiểu thuyết có tính chất tự truyện ..........................................111 4.2.1. Ngôn ngữ kể và sự hòa phối giữa kể - tả - bình luận .............................111 4.2.2. Ngôn ngữ gián tiếp tự do (lời nửa trực tiếp) ..........................................116 4.3. Giọng điệu trần thuật ....................................................................................119 4.3.1. Giọng trữ tình, hoài niệm .......................................................................120 4.3.2. Giọng triết lý, chiêm nghiệm..................................................................127 4.3.3. Giọng tự trào, giễu nhại..........................................................................130 KẾT LUẬN............................................................................................................137 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................141 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ PHỤ LỤC
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thuật ngữ tiểu thuyết tự truyện (tiếng Pháp gọi là autofiction, tiếng Anh/ Mỹ gọi là autobiographical novel), đến nay không còn quá xa lạ trong đời sống văn học. Thuật ngữ này được biết đến lần đầu tiên vào năm 1977, khi Serge Doubrovsky “đã sáng chế thuật ngữ ghép hai từ auto (chính mình) và fiction (hư cấu) dính liền với nhau” [20, tr.34]. Trên thế giới, tiểu thuyết tự truyện bắt đầu nở rộ từ thế kỷ XX, gắn liền với những tên tuổi lớn như: Ch. Dickens (với David Copperfil), M. Gorki (Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi), L. Tolstoy (Thời thơ ấu, Thời niên thiếu, Thời thanh niên), Aragon (Gã dân quê), Claude Simon (Điền viên, Cây keo), M. Duas (Người tình)... Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nó đã trở nên quen thuộc với mọi đối tượng độc giả cũng như được mọi người trong giới nghiên cứu, phê bình văn học thừa nhận. Vì, ngay trong cách định nghĩa về thể loại, giới nghiên cứu, phê bình cũng không đồng nhất: có tài liệu thì định nghĩa tiểu thuyết tự truyện là tự truyện viết dưới dạng trần thuật qua bút pháp hư cấu; có tài liệu thì định nghĩa tiểu thuyết tự truyện là Truyện trong đó tác giả vừa là người kể vừa là nhân vật, họ cùng chia sẻ chung một danh hiệu với nhau, còn tên gọi thì chứng tỏ đó là tiểu thuyết …[20, tr. 34 - 35]. Ở Việt Nam, đến nay, tiểu thuyết tự truyện vẫn chưa có được một danh xưng thể loại cụ thể. Tuy nhiên, trong hành trình sáng tạo nghệ thuật, rất nhiều nhà văn đã sử dụng yếu tố tự truyện làm chất liệu trong tiểu thuyết. Từ những thử bút ban đầu của các nhà văn ở chặng đường nửa đầu thế kỷ XX như Tản Đà, Nguyên Hồng, Mạnh Phú Tư, Lan Khai... cho đến những cây bút sáng tác ở đô thị miền Nam: Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Duyên Anh, Võ Hồng, Túy Hồng… Đặc biệt, từ sau thời kỳ đổi mới, con số những tiểu thuyết có tính chất tự truyện xuất hiện khá đầy đặn trên văn đàn, tạo thành một dòng chảy mạnh mẽ. Rất nhiều những cây bút đã sử dụng yếu tố tự truyện như một thủ pháp nghệ thuật để cách tân, làm mới tiểu thuyết. Như vậy, có thể nói, dù chưa thực sự trở thành “thương hiệu” cụ thể của một nhà văn nào, và trong sự nghiệp sáng tác của từng nhà văn, tiểu thuyết có tính
  • 8. 2 chất tự truyện cũng xuất hiện khá khiêm tốn, con số những tác phẩm được xếp vào hàng kết tinh nghệ thuật cũng chưa thể sánh bằng với sự lớn mạnh của tiểu thuyết. Song, tiểu thuyết có tính chất tự truyện thực sự là một thực thể đang hiện hữu trong đời sống văn học Việt Nam. Sự hiện diện của nó với tư cách là một tiểu loại tiểu thuyết là điều hoàn toàn không thể phủ nhận. Mặc dù đã hiện diện từ lâu trong đời sống văn học và nó vắt mình qua hai thế kỷ, nhưng vẫn còn đó tâm lý nghi ngại: liệu ở Việt Nam đã có tiểu loại tiểu thuyết có tính chất tự truyện? Đây cũng là vấn đề tạo không ít áp lực cho người nghiên cứu, nhưng đồng thời cũng kích thích sự hứng khởi khi đến với tiểu loại tiểu thuyết này. Bởi, chúng tôi đang khảo sát và nghiên cứu một tiểu loại “rồi đây sẽ phát triển thế nào, biến hóa ra sao? Chỉ có thời gian mới trả lời được câu hỏi này” [20, tr. 40]. 1.2. Những thập niên gần đây, tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời ngày một nhiều. Cùng với đó là những nghiên cứu về tiểu thuyết có tính chất tự truyện cũng nhiều hơn. Song, dù có thu hút được sự chú ý của giới nghiên cứu, phê bình nhưng xung quanh nó vẫn còn ngổn ngang nhiều vấn đề: từ cách định danh, tiêu chí nhận diện đến đặc điểm tiểu loại... vẫn còn là vấn đề chưa được giới nghiên cứu đi đến sự thống nhất. Ra đời vào những thập niên đầu thế kỷ XX, nhưng rõ ràng trong hệ thống thể loại tiểu thuyết Việt Nam, nó vẫn là “đứa con sinh sau”, và nhịp lưu chuyển của nó vẫn còn trong quá trình vận động không ngừng, huống hồ nó cũng chỉ mới được lưu tâm nhiều ở những năm gần đây. Những bài báo, tham luận, những nghiên cứu trực tiếp về tiểu loại, cùng với một số luận văn, luận án đi vào nghiên cứu một giai đoạn cụ thể nào đó vẫn chưa thể khái quát được toàn diện về tiểu loại này. Đây cũng là trở ngại lớn cho những người yêu thích tiểu thuyết có tính chất tự truyện. Đọc một tác phẩm mà trong công trình nghiên cứu này thì xếp vào hàng tự truyện, hoặc tiểu thuyết, còn ở công trình kia thì lại cho là “tự truyện bất thành”, hoặc một hồi ký, giả tự truyện... khiến người đọc không khỏi phân vân. Nhìn trên phương diện lý thuyết về tiểu loại cũng như thực tế sáng tác, tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đang bỏ ngỏ, đòi hỏi cần phải có một sự tiếp tục. Đây cũng chính là lý do để chúng tôi chọn “Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX” làm
  • 9. 3 đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra sự vận động, quá trình phát triển cũng như những thành tựu đạt được cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, góp phần làm rõ hơn diện mạo của tiểu thuyết có tính chất tự truyện, một tiểu loại khá giàu tiềm năng đang trong quá trình vận động. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Với đề tài Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX, tác giả luận án đặt mục tiêu nhận diện, lý giải những đặc điểm của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam suốt chiều dài của thế kỷ XX. Mục tiêu cụ thể - Thông qua khảo sát tư liệu, nhận diện quá trình vận động và phát triển của tiểu thuyết có tính chất tự truyện, bước đầu xác lập cơ sở lý thuyết về tiểu loại tiểu thuyết này. - Phân tích, lý giải đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện dựa trên những nét đặc trưng cơ bản: từ nguyên mẫu nhà văn - đề tài - nhân vật, mối quan hệ giữa sự thật và hư cấu trong tác phẩm. - Phân tích, lý giải những đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết có tính chất tự truyện dựa trên những phương thức thể hiện: người kể chuyện, ngôn ngữ, giọng điệu. Trên cơ sở đó, làm rõ hơn gương mặt tiểu loại cũng như những đóng góp của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong việc làm mới nghệ thuật tiểu thuyết. 2.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa các hướng nghiên cứu, tiếp cận tiểu thuyết có tính chất tự truyện đã có, phân tích, lý giải nhằm làm rõ hơn những chỗ còn bỏ ngỏ và xác định hướng nghiên cứu cụ thể. - Xác định rõ tiền đề cơ sở cho sự phát triển của tiểu thuyết có tính chất tự truyện. - Khái quát một cách thật ngắn gọn về đối tượng nghiên cứu trong mối tương quan tổng thể đời sống văn học Việt Nam và các lý thuyết vận dụng trong quá trình nghiên cứu.
  • 10. 4 - Phân tích quá trình hình thành, phát triển của tiểu thuyết có tính chất tự truyện dựa trên mối quan hệ giữa hiện thực cuộc đời tác giả và thế giới nghệ thuật trong tác phẩm qua các chặng đường khác nhau nhằm tìm ra quy luật vận động và những đặc điểm cơ bản trong nội dung phản ánh và nghệ thuật thể hiện của tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam thế kỷ XX. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng khảo sát của luận án là những tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX. Đặc biệt, luận án sẽ đi vào khảo sát những tiểu thuyết có tính chất tự truyện hiện lên khá rõ nét. Cụ thể là những tác phẩm tiêu biểu sau: Giấc mộng lớn (Tản Đà), Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng), Dã tràng (Thiết Can), Bốc đồng (Đỗ Đức Thu), Chiếc cáng xanh (Lưu Trọng Lư), Ngậm miệng, Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội (Nguyễn Bính), Mực mài nước mắt (Lan Khai), Sống nhờ (Mạnh Phú Tư), Sống mòn (Nam Cao), Hoa bươm bướm và Người về đầu non (Võ Hồng), Trường cũ (Duyên Anh), Bếp lửa (Thanh Tâm Tuyền), Tôi nhìn tôi trên vách (Túy Hồng), Vòng tay học trò (Nguyễn Thị Hoàng), Thời xa vắng (Lê Lựu), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Miền thơ ấu (Vũ Thư Hiên), Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung khảo sát và nghiên cứu tiểu thuyết có tính chất tự truyện Việt Nam trong thế kỷ XX, bao gồm những tác phẩm ra đời từ đầu cho đến hết thế kỷ XX. Chọn mốc thời gian từ đầu cho đến hết thế kỷ XX, bởi chúng tôi nhận thấy rằng đây là một giai đoạn mà tiểu thuyết có tính chất tự truyện đã góp phần rất lớn vào quá trình phát triển của tiểu thuyết Việt Nam theo hướng hiện đại. Luận án tập trung nghiên cứu tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX trên các phương diện cơ bản: Cách định danh tiểu loại; tiền đề cơ sở hình thành; sự vận động của tiểu thuyết có tính chất tự truyện qua các chặng đường khác nhau; các phương thức thể hiện của tiểu loại tiểu thuyết này. Trên cơ sở đó, chúng tôi tổng hợp, đánh giá một cách khách quan những vấn đề chung, liên quan đến lý thuyết về tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học
  • 11. 5 Việt Nam. Đồng thời, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi chú trọng đến đặc điểm nổi bật nhất của tiểu loại tiểu thuyết này trong mối quan hệ với các thể loại văn học khác. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp tiểu sử Chúng tôi vận dụng phương pháp tiểu sử nhằm tìm hiểu tác phẩm thông qua mối quan hệ giữa tác giả và văn bản nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên. Đây là một trong những phương pháp quan trọng giúp cho luận án có thêm cơ sở để tìm hiểu dấu ấn tự truyện cũng như mối quan hệ giữa sự thật và hư cấu trong tiểu thuyết. 4.2. Phương pháp thống kê, phân loại Chúng tôi chọn lựa phương pháp này để tiếp cận đối tượng nghiên cứu nhằm thống kê, phân loại, hệ thống hóa và chọn lựa tài liệu. 4.3. Phương pháp liên ngành Nhằm để có một góc nhìn sâu hơn về tính chất tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam thế kỷ XX, chúng tôi sẽ vận dụng một số lí thuyết về văn hóa học, thi pháp học và tự sự học. 4.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu Với phương pháp này, luận án hướng đến “giải mã” những đặc trưng của tính chất tự truyện trong tiểu thuyết và khu biệt giữa tự truyện trong tiểu thuyết với các loại hình tiểu thuyết khác. Qua đó, luận án chỉ ra những nét đặc sắc của đặc điểm tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam thế kỷ XX. 5. Đóng góp của luận án - Từ việc hệ thống hóa lý luận về tiểu thuyết có tính chất tự truyện, luận án đưa ra những kiến giải có tính thực tiễn nghiên cứu để khái quát một số khái niệm mang tính đặc trưng của tiểu thuyết có tính chất tự truyện. - Định rõ những đặc trưng về mặt lý luận của tiểu thuyết có tính chất tự truyện, lấy đó làm nền tảng cơ sở để soi rọi vào tác phẩm nhằm thấy được những nét đặc trưng của tiểu thuyết có tính chất tự truyện. - Là một công trình nghiên cứu chuyên biệt, hệ thống về tiểu loại tiểu thuyết có tính chất tự truyện nhằm hướng đến tái hiện toàn bộ gương mặt của tiểu loại này trong cả hành trình một thế kỷ (thế kỷ XX).
  • 12. 6 - Khẳng định rõ vai trò, vị trí của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong quá trình vận động và phát triển của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của Luận án sẽ được triển khai thành các chương cụ thể sau: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu - Chương 2: Cơ sở lý luận và diện mạo tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX - Chương 3: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX - Nhìn từ cảm quan hiện thực và con người - Chương 4: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX - Nhìn từ phương thức thể hiện
  • 13. 7 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Những nghiên cứu về tự truyện trên thế giới đƣợc giới thiệu ở Việt Nam Tự truyện trong nguyên ngữ Hy Lạp là autos (chính mình), bios (cuộc đời), và graphein (viết), nghĩa là “viết về chính cuộc đời mình”. Cách kết hợp ba thành tố này tạo thành autobiography trong tiếng Anh và sau đó được sử dụng trong tiếng Pháp autobiographie, nhưng cách viết này trở thành một thuật ngữ thông dụng ở Châu Âu từ giữa thế kỷ XIX. Những tác phẩm tự truyện đầu tiên trên thế giới bắt đầu xuất hiện từ thời cận đại ở Tây Âu. Tuy nhiên, danh từ tự truyện chính thức được sử dụng phải đợi đến cuối thế kỷ XVIII, khi mà thể loại này bắt đầu nở rộ ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Những tài liệu nghiên cứu đầu tiên về thể loại tự truyện xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ XX với những chuyên khảo của Anna Robson Burr (1909), Wayne Shumaker (1926), A.M.Clark (1935). Dần về sau này, mặc dù tự truyện chưa tạo được sự lưu tâm của giới phê bình nhưng nó vẫn tồn tại với tư cách một thể loại độc lập và nhiều nhà nghiên cứu cũng đã phác thảo được những nét cơ bản, xem nó như một thể loại riêng biệt. Trong số đó, phải kể đến Những điều kiện và giới hạn của Tự truyện (1956) của Georges Gurdorf, Tự thú và Tự truyện (1955) của Stephen Spendes. Ở hai công trình này, nhà phê bình đã chú ý đến sự tồn tại độc lập của tự truyện với vai trò là một thể tài đứng bên cạnh những thể loại văn học khác. Nhưng phải đợi đến năm 1960, khi chuyên luận Phác thảo và Sự thật trong Tự truyện (Design and Truth in Auubiography) của Roy Pascal ra đời thì tự truyện mới bắt đầu được nghiên cứu như “một hoạt động sáng tạo”. Trong chuyên luận này, Pascal đã đặt ra vấn đề: khởi điểm một tự truyện, tác giả tự truyện liệu có đi theo đúng sự thật mà mình đã trải qua? Có hay không cái gọi là phác thảo trong trải nghiệm của con người nếu đây không phải là một sự áp đặt vô lí cho sự thật [164]. Đến thập niên 70, nhà phê bình văn học người Mỹ James Olney trong một công trình nghiên cứu về tự truyện của mình đã viết: “Chính sự chuyển hướng sang cái “tôi” khi đã có
  • 14. 8 được nhận thức về sự tồn tại của nó sẽ định hình và quyết định bản chất của tự truyện và trong quá trình ấy sẽ vừa khám phá vừa sáng tạo lại mình - đã khởi đầu cho chủ đề tự truyện trong những cuộc tranh luận” [163]. Từ những nghiên cứu về cái tôi trong tự truyện ấy, những năm về sau, đặc biệt là khoảng ba thập niên cuối của thế kỷ XX, thể loại tự truyện được giới phê bình chú ý nhiều và thể loại này gần như trở thành một trong những thể loại trung tâm, được soi chiếu dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong ba thập niên cuối của thế kỷ XX, cùng với sự nở rộ của thể loại tự truyện, các nhà nghiên cứu, phê bình văn học không còn xem tự truyện thuộc hàng “ngoại biên” nữa mà soi ngắm nó qua nhiều chiều kích khác nhau trong vai trò của một thể loại văn học. Chính nhờ thế mà cả một hệ thống lí luận thể loại cũng được định hình một cách rõ nét. Và một trong số đó phải kể đến Hiệp ước Tự thuật (Le Pacte Autobiographique) (1975) của Philippe Lejeune. Hiệp ước này ra đời mang theo một định nghĩa về thể loại, kèm theo đó là những ranh giới và bảng biểu, sơ đồ cụ thể để phân biệt tự truyện với những thể loại khác. Tuy nhiên, cũng trong những năm cuối của thập niên 70, cùng với “sự tuyên xưng cái chết của tiểu thuyết”, và khi Michael Sprinker tuyên bố “sự chấm dứt của tự truyện” thì các nhà hậu cấu trúc luận khẳng định “văn bản của tự truyện có đời sống riêng của nó, thoát ly khỏi tính quy chiếu và khi đó cái tôi chỉ còn là vấn đề của văn bản” [64, tr. 23]. Nhưng trong khoảng hai thập niên cuối thế kỷ XX, khi thể tự truyện ngày một thêm phong phú, vấn đề nghiên cứu về tự truyện lại được xuất hiện trở lại khá đầy đặn mà xem chừng như những lí thuyết về tự truyện từ trước đó và cả Hiệp ước tự thuật của Philippe Lejeune gần như không thể theo kịp đà phát triển đa dạng của thể tự truyện. Nhiều nhà nghiên cứu tập trung đi vào khám phá thế giới tự truyện từ lĩnh vực tâm lí sáng tạo và dân tộc học, từ văn hóa và tâm lí học nghệ thuật… 1.2. Những nghiên cứu về tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam Ở Việt Nam, ngay từ những ngày đầu, khi trang tiểu thuyết mang bóng dáng tự truyện xuất hiện với gương mặt đầy lạ lẫm, thì giới học thuật của Việt Nam đã bắt đầu chú ý đến bước đi của nó. Trong số các công trình nghiên cứu, Nhà văn hiện
  • 15. 9 đại của Vũ Ngọc Phan có lẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu về tự truyện dưới góc nhìn thể loại. Từ hướng tiếp cận này, Vũ Ngọc Phan đã có những phát hiện khá ấn tượng: “Tự truyện là một loại văn tuy không mới ở nước người, nhưng rất mới ở nước ta. Gần đây có mấy nhà văn đem những việc của mình ra viết, nhưng họ chưa có can đảm đề là tự truyện, họ “tiểu thuyết hóa” ít nhiều cuộc đời của họ và đề là tiểu thuyết” [103, tr. 95]. Dần về sau, đặc biệt là chặng đường sau năm 1986, khi mà quan niệm và tư duy nghệ thuật thay đổi, tạo điều kiện cho sự xuất hiện của khuynh hướng tự truyện ngày một nhiều đã thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Có lẽ vì thế nên những công trình nghiên cứu về khuynh hướng này cũng ngày một nở rộ. Theo Phong Lê, “Để nhớ về một quá khứ chưa xa, về một vùng hiện thực khuất nẻo, khó có ai biết, nhưng đã được viết với tư cách người trong cuộc, nên khó có ai viết thay, là Chuyện kể năm 2000, 2 tập (2000) của Bùi Ngọc Tấn, trong nối dài về trước với Tuổi thơ im lặng (1987) của Duy Khán, Cát bụi chân ai (1992) và Chiều chiều (1999) của Tô Hoài… Cũng có thể xếp vào đây Thượng đế thì cười (2003) của Nguyễn Khải - một tiểu thuyết gần như tự truyện. Với Tô Hoài, Nguyễn Khải - những tên tuổi quan trọng của văn học hiện đại, thì điều quan trọng không chỉ là chuyện được kể, mà còn là giọng kể, cách kể” [66, tr. 52]. Cùng chung quan điểm với Phong Lê, Nguyễn Văn Long trong Đổi mới của văn học Việt Nam từ sau 1975 cho rằng, xuất phát từ tinh thần đổi mới tư duy và nhìn thẳng vào sự thật của văn học những năm cuối 80, đầu những năm 90 trong văn học Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ khuynh hướng nhận thức lại hiện thực. Đây chính là lúc văn học trở về với đời sống thường nhật và vĩnh hằng, vì thế, “Trong văn xuôi những năm 90 và vài năm lại đây… Hồi kí - tự truyện lên ngôi…” [73]. Nghiên cứu về truyện và tự truyện của Phan Bội Châu, khi luận bàn về sự phát triển của thể tự truyện, Hoàng Đức Khoa nhận thấy trong bối cảnh văn hóa trung đại vốn nặng quan phương, khép kín nên khả năng con người tự ý thức về mình và hướng tới khám phá, thể hiện từng số phận thực sự không dễ. Chính những thay đổi trong đời sống xã hội Việt Nam thời kỳ thực dân nửa phong kiến, cùng với quá trình tư sản hóa những năm nửa đầu thế kỷ XX đã tác động mạnh mẽ đến đời
  • 16. 10 sống văn học. Đây chính là bối cảnh ra đời tự truyện của Phan Bội Châu. Theo tác giả, tự truyện là truyện do các nhà văn viết về cuộc đời mình nhằm những mục đích khác nhau… Cũng chính trong thể loại này, tất cả những biến cố, sự việc, nhân vật … đều được lấy từ cuộc đời thực của tác giả, không có sự hư cấu thêm, hoặc nói cách khác là không có sự hư cấu tự do [61, tr. 119 - tr. 128]. Sự lưu tâm một cách nồng nhiệt cho thể tự truyện ngày một đậm đặc hơn trong những năm về sau, đặc biệt là khi thể tự truyện ngày một lấn sâu vào đời sống văn học từ sau 1986. Tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, nhà nghiên cứu Bích Thu đã trình bày ý kiến của mình về tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện. Với Bích Thu thì người đọc hôm nay muốn “được tiếp xúc với những tiểu thuyết tâm lý mà ở đó, nhân vật tự bộc lộ tư tưởng, chính kiến qua dòng chảy của nhận thức, mọi hành vi, ứng xử và lời thoại ẩn sâu trong tâm trạng nhân vật và các tầng nghĩa. Hoặc các tiểu thuyết mang tính tự truyện, vừa thể hiện cái “tôi” lại vừa hư cấu, vừa mang tính tiểu sử lại vừa được nghệ thuật hóa, tiểu thuyết hóa, một đặc trưng của tiểu thuyết hiện đại, có khả năng khai thác tiềm thức qua kỹ thuật dòng ý thức” [134, tr. 6]. Ở bài viết này, Bích Thu thực sự chú ý đến nét đặc trưng mang tính khu biệt của tiểu thuyết mang tính tự truyện, đó là người đọc dễ dàng nhận thấy ở tiểu thuyết mang tính tự truyện vừa thể hiện cái “tôi” lại vừa hư cấu. Có thể nói, chính cuộc sống thực tại của con người Việt Nam sau 1986 đã mang lại cho nhà nghệ sĩ những quan niệm nghệ thuật về hiện thực với những khám phá mới. Và ở đây, Bích Thu rất có lí khi cho rằng một trong những nguyên nhân làm cho tiểu thuyết có tính tự truyện ngày một xuất hiện nhiều trong văn học những năm trở lại đây là bởi xã hội hiện đại đề cao vai trò của cá nhân và thúc đẩy sự thức tỉnh của ý thức cá nhân. Cái tôi trỗi dậy đòi hỏi được quan tâm đúng mức. Tiểu thuyết trở về với con người, thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người, bảo tồn giá trị của con người trước sự lãng quên của xã hội. Khi nghiên cứu về văn xuôi Việt Nam từ 1975 đến 1995, Nguyễn Thị Bình cũng nhận ra “những tác phẩm mang dáng dấp tự truyện như Miền thơ ấu (Vũ Thư Hiên), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Chuyện làng ngày ấy (Võ Văn Trực), Cát bụi chân ai (Tô Hoài)… Với những tác phẩm này, cái tôi của người viết hiện diện rất
  • 17. 11 sắc nét qua cảm hứng nhận thức, đánh giá lại những gì đã trải nghiệm bằng điểm nhìn hiện tại”. Từ những phát hiện ấy, Nguyễn Thị Bình đã lần tìm được dấu vết để làm nên phần cốt lõi của các tác phẩm mang bóng dáng tự truyện đó chính là “cái tôi” của người viết luôn gắn liền với cảm hứng nhận thức, đánh giá lại những gì mà chính người viết đã từng trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống của mình [10]. Trong một công trình nghiên cứu khác, khi khảo sát một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ thời điểm đổi mới cho đến nay, căn cứ vào cách thức xử lí chất liệu hiện thực trong tác phẩm, Nguyễn Thị Bình cũng nhận ra được bên cạnh những tiểu thuyết theo phong cách lịch sử hóa, tiểu thuyết tư liệu - báo chí, tiểu thuyết hiện thực kiểu truyền thống, tiểu thuyết theo phong cách hiện thực còn có khuynh hướng tiểu thuyết theo phong cách tự thuật. Đây có thể được xem là một trong những khuynh hướng tiểu thuyết chính trong dòng văn học đương đại Việt Nam. Có thể nói, chính thời kì đổi mới của đất nước từ sau năm 1986 đã làm cho văn học Việt Nam thực sự có được sức sống mới. Gần như cảm hứng ngợi ca của những trang văn mang đậm khuynh hướng sử thi không còn là mảnh đất lí tưởng để các nhà văn hướng đến. Vì vậy, khi nhìn vào hiện thực của văn học chặng đường sau năm 1986, nhà nghiên cứu Lã Nguyên xem đây là cả một bước “chuyển mình” thật sự của văn học để tiến tới “phá cái khoanh vùng hết sức hình thức của đề tài văn học trước kia”. Và văn học hôm nay đang hướng tới những gì đang hiện hữu giữa cuộc sống đời thường. “Nhà văn hôm nay đang nêu tấm gương về sự dám nghĩ, dám nói, dám thẳng thắn bày tỏ lập trường công dân của mình. Ta hiểu vì sao văn học trong những năm gần đây dám bất chấp cả những điều cấm kỵ xưa nay và phạm vi những vấn đề xã hội mà nó quan tâm lại rộng lớn đến như thế” [87]. Nếu như trước năm 1975, vận mệnh sống còn của Tổ quốc luôn là lựa chọn đầu tiên của người cầm bút, thì chặng đường sau 1975, sự thức tỉnh của ý thức cá nhân đã chiếm thế thượng phong trên bàn cân bút lực người viết: “Việc nhận thức đúng đắn vị trí của nhân dân trong đời sống xã hội, buộc nhà văn tìm đến chỗ đứng phát ngôn bình đẳng với công chúng bạn đọc của mình. Đó là cơ sở nảy sinh hình thức văn học của ý thức đối thoại thấm nhuần tinh thần dân chủ” [87]. Nhà văn, nhân vật trần thuật của văn học hôm nay không mấy khi xuất hiện trong tác
  • 18. 12 phẩm ở ngôi thứ ba như con người tuy vô hình nhưng đầy quyền uy, biết hết, thấy tất, mà thường giấu mình sau hình thức tự thú, hình thức người kể chuyện ở ngôi thứ nhất - đó là một biểu hiện của ý thức đối thoại. Nhìn thẳng vào thực tại, tỉnh táo nhận ra mình, nói hết sự thật với người đọc, dù sự thật đó có xót xa, đau lòng đến bao nhiêu cũng không bưng bít, giấu giếm - đó cũng là một biểu hiện của ý thức đối thoại… Con người với tư cách là cá nhân thường bị bỏ rơi trong thế giới của sử thi là vì thế. Sau 1975, nền văn học của chúng ta đã nhanh chóng chuyển từ thế giới vĩ mô sang thế giới vi mô, từ thế giới của cộng đồng, dân tộc và lịch sử đến những câu chuyện về thế sự và đời tư con người. Cho nên, cá nhân con người “đang từng bước, từng bước tiến vào vị trí trung tâm của văn học hôm nay. Cá nhân con người vừa là đối tượng nhận thức trung tâm, vừa là điểm xuất phát để văn học hôm nay nhìn ra thế giới. Nó soi ngắm thế giới và định giá lịch sử qua lăng kính và mực thước của cá nhân con người” [87]. Quan sát văn học và nền kinh tế thị trường trong mười năm cuối thế kỷ XX, Nguyễn Phượng nhận thấy các giá trị từng một thời là niềm tin mãnh liệt của con người Việt Nam giờ đây đứng trước thời kì đổi mới, nó đang thực sự bị lung lay dữ dội - Điều này thể hiện rất rõ ở sự thay đổi về nhận thức về các giá trị… “cái thiêng liêng cao cả, cái lí tưởng mặc dù nó vẫn còn sức hấp dẫn nhưng nó không phải là đối tượng duy nhất mà người cầm bút hôm nay hướng tới”. Từ hướng tiếp cận khái quát văn học Việt Nam khoảng 10 năm cuối thế kỷ XX, trong xu hướng “giải ảo”, “giải thiêng” - nảy sinh từ cái nhìn “tỉnh táo”, “duy thực” đầy can đảm của các nhà văn trong hoàn cảnh đất nước trở lại nhịp sống đời thường, con người trở về với cuộc sống thường nhật hằng ngày, Nguyễn Phượng đã thấy được “thể loại hồi ký, tự truyện và tiểu thuyết tự truyện lại gần như chiếm thế thượng phong trong giai đoạn này. Công chúng dành một sự quan tâm khá đặc biệt với một số tiểu thuyết tự truyện và hồi ký xuất hiện trong giai đoạn này như Cát bụi chân ai (1992 ) và Chiều chiều (1999 ) của Tô Hoài, Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn…” [110]. Đánh giá về tiểu thuyết trong văn học thời kì đổi mới, Mai Hải Oanh đã không ngần ngại khi đưa ra nhận định: “Ra đời trong không khí dân chủ, tiểu thuyết tự thuật thời kì đổi mới khá đa dạng. Có loại đậm chất giễu nhại như Thượng đế thì
  • 19. 13 cười, Ba người khác; có loại nói về những chua chát đời người (Chuyện kể năm 2000), có loại nói đến những cảm nhận cá nhân về điều đã trải nghiệm trong đó có những đoạn gần với nhật kí (Chuyện của thiên tài)‟‟ [100, tr. 112]. Cách định dạng, gọi tên tiểu thuyết tự thuật thời kì đổi mới của Mai Hải Oanh cần phải bàn luận thêm, nhưng trong nhận định này người viết đã có một cái nhìn khá chuẩn xác khi cho rằng chính thời kì đổi mới đã mang đến cho thể tiểu thuyết những diện mạo mới, đầy sức hấp dẫn. Trong cuộc Hội thảo Đổi mới tư duy tiểu thuyết (2002), Ma Văn Kháng đã từng nói: “Cùng với tiểu thuyết tư liệu, tiểu thuyết tự thuật sẽ là một thể loại được phát triển”. Đây phải chăng là sự tiên liệu thể hiện góc nhìn đầy lạc quan của một “người trong cuộc”? Người mà gần như hành trình viết của ông ở chặng đường từ sau thời kì đổi mới, từ Mùa lá rụng trong vườn, đến Ngược dòng nước lũ hay Một mình một ngựa… người đọc đều có thể nhận thấy đâu đó chất liệu đời tư của ông gần như ngồn ngộn trên trang tiểu thuyết [57, tr. 67]. Nghiên cứu về sự vận động của các thể loại văn xuôi trong văn học thời kì đổi mới, Lý Hoài Thu cũng có quan điểm tương đồng với nhà văn Ma Văn Kháng khi cho rằng: “Nhìn vào sự vận động và phát triển của hệ thống thể loại trong văn học thời kì đổi mới… sự thâm nhập của thể ký vào “lãnh địa” của tiểu thuyết đã tạo nên một dòng tiểu thuyết tự truyện có sức hút lớn trong đời sống văn học đương đại. Chính từ những vùng này, các thể loại cũ đã có thêm nhiều tố chất mới” [136]. Trong Thế kỷ tiểu thuyết, khi bàn về hiện tượng tự truyện, Nguyễn Vy Khanh đã viết: “Ngay từ đầu thế kỷ XX đã có tự truyện với cuốn đầu tiên là Chồn cáo tự sự của Michel Tính xuất bản năm 1910 tại Sài Gòn. Sau đó là Nguyên Hồng với Những ngày thơ ấu (1938) và Thiết Can với Dã Tràng (1939)…”. Trong bài viết này, Nguyễn Vy Khanh viết: “Thế kỷ XX, ít tác giả đưa cái Tôi thật vào văn chương, có chăng cũng phải văn chương hóa, tiểu thuyết hóa… Vào giai đoạn cuối thế kỷ mới thật sự bành trướng thể loại tự truyện nhưng vẫn tương đối ít tác phẩm lớn vì đa phần chỉ là những hồi ký nhẹ tính văn chương” [56]. Sự đầy đặn của tiểu thuyết có tính tự truyện ngày thêm bồi đắp trong văn học Việt Nam đương đại đã tạo thành một khuynh hướng. Nhờ thế nên tiểu thuyết
  • 20. 14 Việt Nam mang nhiều hương sắc mới. Trong bài viết Khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Đỗ Hải Ninh cho rằng nền văn học Việt Nam bắt đầu từ sau thời kì đổi mới đã thực sự có những bước tiến đáng kể, đặc biệt là sự thay đổi trong quan niệm về hiện thực và con người, quan niệm về nhà văn trong mối quan hệ với tác phẩm, với công chúng và với chính mình. Đây chính là tiền đề cơ sở để khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại trở nên khá phổ biến so với văn học giai đoạn 1945 - 1975. Theo Đỗ Hải Ninh, “Khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết giúp người đọc không chỉ giải mã con người tác giả và thời đại qua những chi tiết gắn với tiểu sử, cuộc đời thật mà qua những trải nghiệm sống và sự tự thú chân thành” [97]. Với Đỗ Hải Ninh thì mỗi nhà văn khi cầm bút đều xuất phát từ nhu cầu giải phóng tư tưởng và bộc lộ cái tôi cá nhân. Vì vậy, có thể tìm thấy ở mỗi trang viết những trải nghiệm, suy ngẫm và cái tôi rất riêng. Và mục đích của tự truyện là tìm hiểu một con người có thật với lịch sử hình thành nhân cách, còn tiểu thuyết, mặc dù cũng sử dụng nhân vật, cốt truyện đó nhưng được hư cấu hóa, hoặc được cấp cho một lớp vỏ hư cấu. Căn cứ từ thực tiễn ấy, Đỗ Hải Ninh khẳng định: “Văn học Việt Nam từ sau đổi mới đã có những thay đổi đáng kể trong quan niệm về hiện thực và con người, quan niệm về nhà văn trong mối quan hệ với tác phẩm, với công chúng và với chính mình. Đó chính là cơ sở để khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại trở nên khá phổ biến” [97]. Trong một bài viết khác, khi đi sâu vào khai thác mối quan hệ giữa tự truyện - tiểu thuyết và một số dạng tự thuật trong văn học Việt Nam đương đại, dù biết rằng quy luật giao thoa thể loại và những nỗ lực cách tân nghệ thuật khiến cho việc phân biệt tự truyện và tiểu thuyết tự thuật ngày càng trở nên khó khăn hơn, nhưng Đỗ Hải Ninh cũng đã cố gắng luận giải vấn đề này một cách rành mạch: “Trong tự truyện, cuộc đời tác giả và bức chân dung tinh thần của ông ta trở thành đối tượng chính, tham gia trực tiếp vào tác phẩm như một bộ phận hữu cơ. Còn ở tiểu thuyết tự truyện, những chi tiết tiểu sử được nhào nặn lại, câu chuyện cuộc đời được cấu trúc và sắp xếp lại, tức là tác giả tách khỏi những yếu tố đời tư để thể hiện với một độ gián cách nhất định” [99]. Vì nếu như tự truyện là dạng văn bản có tính quy chiếu, thì những tiểu thuyết
  • 21. 15 tự thuật là những hư cấu nghệ thuật dựa trên nền tiểu sử tác giả, chính đời tư của tác giả là nguồn chất liệu cơ bản để giúp tác giả viết thành những trang tiểu thuyết. Khi tiến hành khảo sát văn xuôi Việt Nam trong chặng đường từ sau 1990 để lý giải về hiện tượng tự thuật trong sáng tác văn xuôi của các tác giả nữ, Hồ Khánh Vân đã chỉ ra nguyên nhân khiến cho khuynh hướng viết tự truyện ngày một xuất hiện nhiều trong văn học Việt Nam, đặc biệt là trong sáng tác của những cây bút nữ là vì “tự thuật vừa là điểm nhìn, là vị trí mà từ đây, các cây bút khái quát hóa và tái hiện đời sống hiện thực, là cảm hứng sáng tác hình thành nên thế giới của tác phẩm từ khuynh hướng tư tưởng, nội dung phản ánh cho đến bút pháp nghệ thuật, là hệ sinh thể hình tượng hiện hữu trên bề mặt tác phẩm” [160]. Theo Hồ Khánh Vân, các tác phẩm viết theo lối tự truyện có “mật độ tự thuật dày đặc, gần như là một “bản dập” của cuộc đời nhà văn. Ở đó, không khí của tác phẩm, cốt truyện, nhân vật, tình tiết, đều sát với cuộc đời thực của tác giả và người đọc có thể nhận ra, kiểm chứng được. Ở đó, bóng dáng nhà văn và nhân vật trung tâm như hai vòng tròn đồng tâm và có cùng bán kính” [160]. Cùng chung hướng tiếp cận của Hồ Khánh Vân, nhưng Trần Huyền Sâm lại tiếp cận những tác phẩm tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại dưới góc nhìn nữ quyền. Ở góc tiếp cận này, Trần Huyền Sâm đã có những kiến giải khá thỏa đáng khi cho rằng: “Tự thuật không phải là đặc tính riêng của nữ giới, nhưng đây là nét ưu trội nhất làm nên bản mặt của văn phong nữ giới. Tự thuật vừa là phương tiện vừa là đối tượng phân tích trong sáng tác nữ giới” [116]. Trần Huyền Sâm cũng khẳng định: “Đó là phương thức để nữ giới thể hiện sự nếm trải giới tính, đồng thời là mục đích để giải phóng những kìm hãm của bản thân” [116]. Tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở nước ta đã có cả một chuỗi thời gian dài hình thành và phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay, so với các thể loại khác dường như nó vẫn chưa được nhiều sự ưu ái của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Theo khảo sát của chúng tôi, đã có một số tác giả chú ý khảo sát các tác phẩm tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện nhưng nhìn chung chỉ dừng lại ở việc kết hợp trong nhận định, đánh giá. Hoặc nếu có thì cũng chỉ dừng lại ở mức khảo sát một chặng đường ngắn (Tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện trong văn
  • 22. 16 học Việt Nam đương đại của Đỗ Hải Ninh), chưa có một công trình thật sự chuyên sâu nào đi vào nghiên cứu về tự truyện và tính chất tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam thế kỷ XX. 1.3. Nhận xét và đánh giá về các tác phẩm cụ thể 1.3.1. Giai đoạn trước 1945 Khảo sát chặng đường một thế kỷ, từ lúc những dấu vết ban đầu của tiểu thuyết có tính tự truyện xuất hiện cho đến khi tiểu loại này hợp vào dòng chủ lưu của tiểu thuyết Việt Nam, chúng tôi nhận thấy sự tồn tại của tiểu thuyết có tính chất tự truyện là nhờ “sự đọc” của công chúng độc giả qua mọi thời đại, trong đó có sự góp mặt của những siêu độc giả, những người gần như là nhịp cầu nối để đưa tiểu loại này đến gần hơn với công chúng. Sau đây, chúng tôi điểm lược những bài viết, những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam giai đoạn trước 1945. Từ những năm đầu thế kỷ XX, khi Nguyên Hồng viết cuốn Những ngày thơ ấu, Thạch Lam, một trong những cây bút chủ lực của nhóm bút Tự lực văn đoàn đã không ngần ngại hạ bút đánh giá về Những ngày thơ ấu như sau: “nó là sự rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại lạc loài trong những lề lối khắc nghiệt của một gia đình sắp tàn” [62]. Và khi chọn đưa Nguyên Hồng vào Nhà văn hiện đại, trong phần nhận xét về Nguyên Hồng, Vũ Ngọc Phan cũng đã quả quyết rằng Nguyên Hồng chính là “người Việt Nam thứ nhất dám kể về gia đình mình” bằng những dòng tự bạch chân thành: “Thầy tôi làm nghề cai ngục, mẹ tôi con nhà buôn bán…”. Ông viết: “Trong Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng đã cho ta biết rõ hẳn một quãng đời quá khứ của ông. Lối tự truyện này, ở Anh, ở Mỹ, ở Nga, rất thịnh hành; nhưng ở Việt Nam ta, viết được, tôi cho là can đảm lắm” [104, tr. 126]. Đánh giá về tác phẩm này, chủ yếu Vũ Ngọc Phan bàn về tính tự truyện như là “bản chất” thể loại của tác phẩm qua góc nhìn so sánh. Và Vũ Ngọc Phan, một người khá thận trọng cũng phải thốt lên: “Mới đọc tập tự truyện của Nguyên Hồng, tôi đã tưởng có dưới mắt một quyển sách của một nhà văn Anh hay một nhà văn Nga.” [104, tr. 126]. Phải chăng Vũ Ngọc Phan đang muốn nói đến sự dũng cảm của một con người dám thành thật trong việc tự thú “trần trụi” về cuộc đời mình? Cho đến những năm về
  • 23. 17 sau, và cả đến hôm nay, Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng vẫn được công chúng độc giả luôn quan tâm bằng cả niềm trân trọng. Phan Cự Đệ, một chuyên gia nghiên cứu về Nguyên Hồng, trong phần giới thiệu về Tuyển tập Nguyên Hồng từng bộc bạch: “Tôi nhớ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường trung học, một lần phải dịch ra Pháp văn một đoạn trong Những ngày thơ ấu, cái đoạn nói về tiếng kèn. Đã bao năm qua rồi mà tôi vẫn không thể quên được cái tiếng kèn náo nức, dồn dập, rung vang đó” [21, tr. 2]. Và khi đánh giá về ngòi bút Nguyên Hồng trong Những ngày thơ ấu, Phan Cự Đệ đã đặc biệt chú ý đến văn phong, yếu tố làm nên nét đặc trưng của ngòi bút Nguyên Hồng trong Những ngày thơ ấu, đó là lối miêu tả không những tinh tế mà còn có khả năng làm thức dậy mọi giác quan của người đọc. “Trong tập tiểu thuyết - tự truyện rất xúc động này, Nguyên Hồng đã lắng nghe được những âm vang sâu lắng của tâm hồn, ghi nhận được những cảm giác tinh tế tự bên trong, miêu tả một thiên nhiên đầy thanh sắc và tất cả đều được thể hiện qua màu sắc chủ quan của cái tôi trữ tình hồn nhiên, trong sáng…” [21, tr. 2]. Nhà phê bình Nguyễn Ngọc Thiện lại có một cách nhìn nhận khác. Ông cho rằng Những ngày thơ ấu là một cuốn “Hồi kí tự truyện” đặc sắc. Ông viết: “Nếu như trong văn học thế giới, người ta ghi nhận J.J.Rutxô với Những lời bộc bạch mở đầu cho thể tài tự truyện, thì trong văn học Việt Nam hiện đại, phải chăng chúng ta cần ghi nhận Nguyên Hồng với Những ngày thơ ấu đã mở đầu cho thể tài hồi ký - tự truyện”. Về phần định danh Những ngày thơ ấu là cuốn “hồi kí tự truyện” của Nguyễn Ngọc Thiện cần phải bàn luận thêm. Tuy nhiên, bài viết đã chạm đến phần cốt lõi, phần làm nên sức sống vững bền của Những ngày thơ ấu trong lòng độc giả chính là: “Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo trong tư tưởng và bút pháp nghệ thuật của tác phẩm đã khiến tác phẩm tồn tại bền vững qua thử thách của thời gian” [132]. Tiểu thuyết Dã tràng của Thiết Can tuy không tạo nên “làn sóng” bất ngờ trong đời sống văn học đương thời, nhưng nó cũng được Vũ Ngọc Phan lưu tâm đến. Theo như Vũ Ngọc Phan, trong Dã tràng, “Thiết Can cũng cho ta biết cái phần đời đầy tội lỗi nhỏ nhen của ông ta, nhưng ông cho biết một cách kín đáo ở tên
  • 24. 18 Đông, trong tập Dã tràng, một tập văn chưa dám mang rõ hẳn cái danh là tự truyện”. [103, tr. 96]. Cùng thời với Dã tràng của Thiết Can, còn có tiểu thuyết Bốc đồng của nhà văn Đỗ Đức Thu. Đây cũng là một trong những tác phẩm mà tính chất tự truyện nhuốm tràn lên cả trang tiểu thuyết. Khi đánh giá về Bốc đồng của Đỗ Đức Thu, Vũ Ngọc Phan viết: “Bốc đồng mà đặt vào loại tiểu thuyết thì chỉ là một tiểu thuyết rất tầm thường. Tác giả dựng truyện đã bừa bãi, rặt những chuyện con con, nối với nhau một cách sơ sài, kết cấu cũng lại không được khéo”[104, tr. 172]. Đi vào khám phá tác phẩm Bốc đồng, Vũ Ngọc Phan cũng nhận ra được những hạn chế nhất định của cuốn tiểu thuyết này và dường như nhà văn Vũ Ngọc Phan không mấy có “thiện cảm” với lối viết của Đỗ Đức Thu trong Bốc đồng. Có lẽ vì thế nên Vũ Ngọc Phan mới viết những dòng như sau: “Đọc xong Bốc đồng, người ta có cái cảm tưởng như vừa mới duyệt qua một nhóm người đứng lộn xộn, một bọn người trông không rõ hình thù, hầu hết đứng thập thò, không nhận hẳn được vẻ mặt một ai” [104, tr. 172]. Cùng chung trong dòng chảy của văn học hiện thực, sự xuất hiện của Mạnh Phú Tư với những trang tiểu thuyết có tính cách “đặc Việt Nam” của ông qua Sống nhờ vẫn kịp lưu lại dấu ấn trong lòng công chúng. Ở tác phẩm này, Vũ Ngọc Phan nhận thấy một Mạnh Phú Tư “tiến bộ một cách lạ”. Phải chăng sự tiến bộ ấy nảy sinh từ “những điều quan sát tỉ mỉ, những sự xét nhận tinh tế và ở cả giọng thành thật” mà nhà phê bình nhìn thấy trong Sống nhờ [103, tr.74]. Bùi Huy Phồn với bài Sống nhờ của Mạnh Phú Tư đã đi vào phân tích khá tỉ mỉ những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, để rồi từ đó, ông đi đến khẳng định những thành công và giá trị của tác phẩm là ở chỗ: thông qua tác phẩm này, Mạnh Phú Tư đã lột tả được “bộ mặt trái của xã hội cũ ở nông thôn Việt Nam thối nát, lọc lừa, kèn cựa tàn nhẫn với cái luân lí vô đạo đức không còn chút gì nhân đạo” [107]. Năm 1983, khi nhà xuất bản Văn học cho tái bản lại tác phẩm Sống nhờ, trong phần giới thiệu về tác phẩm, có đoạn viết: “Sống nhờ khai thác những mâu thuẫn dai dẳng bên trong những gia đình nông dân do chế độ tư hữu và tâm lí cổ hũ
  • 25. 19 của người sản xuất nhỏ gây ra. Qua Sống nhờ, một vấn đề khác đang nổi lên khá đậm là tình cảm người phụ nữ đày ải bởi những hủ tục phong kiến” [152]. Trong các tiểu thuyết có tính chất tự truyện của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, Mực mài nước mắt của Lan Khai cũng là một trong những hiện tượng văn học tạo sự chú ý đáng kể trong công chúng độc giả thời bấy giờ. Bàn về tác phẩm Mực mài nước mắt của Lan Khai, nhà văn Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Mực mài nước mắt tuy là một tiểu thuyết mà kỳ thật như một chuyện tâm sự, người đọc phải ngờ tác giả đã trút bỏ một phần của mình để tạo nên Khải, vai chính trong truyện, vì tác giả đã không ngần ngại đem cả Vũ Trọng Phụng, người bạn của mình vào” [103, tr. 221]. Đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm này, Vũ Ngọc Phan cũng tìm ra được những mảng hiện thực của người nghệ sĩ “sống về nghề văn ở đất nước Việt Nam là sống một cảnh khổ nhục, tinh thần không những phải làm nô lệ vì những cái vật chất, mà rồi những cái cao cả mà nhà văn muốn đi tới cũng phải tàn tạ với những cảnh khốn cùng”. Theo Vũ Ngọc Phan, Mực mài nước mắt của Lan Khai thuộc loại “tiểu thuyết tâm tưởng”. Ông viết: “Ở nước ta, đến nay loại tiểu thuyết tâm tưởng chưa có mấy người viết. Loại ấy là loại khó, vì hơi hờ hững về động tác, giọng văn đã ngả về bút kí ngay” [103, tr. 221]. So với những cây bút trong dòng văn học hiện thực phê phán, sự xuất hiện của Nam Cao có vẻ như là “người đến sau”, nhưng bằng những tác phẩm của mình, ông cũng đã kịp góp mặt vào dòng văn học hiện thực đương thời những trang văn có thể được xếp vào hàng tuyệt bút. Trong số những trang văn ấy phải kể đến Sống mòn. Đến với Sống mòn, người đọc như chạm vào cả một hiện thực “đời tàn trong ngõ hẹp” của người trí thức nghèo trước Cách mạng Tháng 8. Đỗ Đức Hiểu từng xem tiểu thuyết Sống mòn là một quyển tiểu thuyết “kiểu tự thuật, khi viết ở ngôi thứ ba, nó như một độc thoại dài, với những dằn vặt, day dứt, với những câu hỏi lớn về cuộc sống, gợi đến “Sống hay không sống”; từ chương này đến chương khác, Thứ, nhân vật trung tâm, khao khát sống cho ra sống, lùi lại, hèn nhát, lại ước mơ, hi vọng một cuộc đời có ý nghĩa” [39, tr. 337]. Dõi theo từng dòng, từng trang trong suốt chiều dài 20 chương của truyện, Đỗ Đức Hiểu cũng đã thấy được một Nam Cao “có cái nhìn thấu suốt vào con người, vào những uẩn khúc rối ren của một tình
  • 26. 20 cảm, một hành động và biểu đạt cái nhìn ấy bằng một văn phong điềm đạm, trở đi, trở lại nhiều lần một vấn đề, bằng cấu trúc truyện khi lan tỏa, khi tập trung, tất cả xoay quanh một quãng đời day dứt, ngày càng xuống cấp” [39, tr. 337]. Phong Lê khi đánh giá về Sống mòn của Nam Cao cũng đã từng xem Sống mòn như một kiểu tự truyện của Nam Cao. Với Phong Lê, Sống mòn tựa như tấm gương phản chiếu hiện thực đời tư của Nam Cao: “đó là một tiểu thuyết có thể đọc nhiều lần. Đọc lại rồi lại đọc. Đọc để hiểu Nam Cao, hiểu một thế hệ trí thức kiểu Nam Cao và hiểu một thời thanh niên Nam Cao đã sống. Đồng thời cũng như một cách tự soi lại con người mình, thế hệ mình” [67, tr. 343]. Ông cũng quả quyết: “có lẽ Nam Cao là người đầu tiên, và cũng là người cuối cùng của văn học hiện thực Việt Nam cho ta cảm nhận được một cách đầy đủ hơn bất cứ ai cái dư vị nhạt phèo mà thật mặn chát của một sự sống mòn” [67, tr. 343]. Trong bài Bút pháp tự sự đặc sắc trong Sống mòn, Nguyễn Ngọc Thiện cũng đánh giá rất cao về bút pháp hiện thực của Nam Cao trong Sống mòn bằng những dòng viết thổ lộ nỗi đồng cảm sâu sắc với Nam Cao: “Hơn hai trăm trang tiểu thuyết trình bày, trong một nỗi ám ảnh da diết, một cuộc sống bế tắc, quẩn quanh như bị ngưng đọng, tự hủy hoại trong sự mòn rỉ, mục rữa, mốc meo. Hay nói cách khác một cuộc sống không ra sống, vô nghĩa, bất lực, nhọc nhằn, “chết ngay trong lúc sống” [133, tr. 330]. Có thể những nghiên cứu về tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời trong chặng đường trước 1945 được viết ở những thời điểm khác nhau. Nhưng nhìn chung, những nghiên cứu này thường thiên về tính khái quát, hoặc chỉ đi vào khai thác những nét đơn lẻ của tác phẩm cả trên phương diện nội dung lẫn nghệ thuật. Tuy nhiên, đây cũng là những dầu hiệu cho thấy sự lưu tâm của các nhà nghiên cứu về tiểu loại này bắt đầu ngay từ khi nó được hình thành. 1.3.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1975 Bẵng đi một thời gian, từ 1945 đến 1954, tiểu thuyết có tính chất tự truyện gần như không xuất hiện trên văn đàn. Đến những năm sau 1954, dòng tiểu thuyết này mới trở lại trong lòng đô thị miền Nam và cả ở vùng kháng chiến, với các tác phẩm như: Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng, Bếp lửa của Thanh Tâm
  • 27. 21 Tuyền, Tôi nhìn tôi trên vách của Túy Hồng, Người về đầu non và Hoa bươm bướm của Võ Hồng… Sự xuất hiện của các tác phẩm này có thể được xem là những thành tựu đáng ghi nhận của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam chặng đường từ sau 1954 đến 1975. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở giai đoạn này còn khá khiêm tốn, chưa có những công trình chuyên sâu. Phần lớn các tiểu thuyết này, được các nhà nghiên cứu nhìn nhận và đánh giá trên phương diện tổng thể trong việc nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết đương thời như: Tiểu thuyết năm 1961 của Cô Phương Thảo đăng trên Bách khoa (121) ngày 15/1/1962; Nhận định về tiểu thuyết hiện đại của Nguyễn Ngu Í, đăng trên Bách khoa số 136, ngày 1/9/1962; Tình hình tiểu thuyết trong năm 1964 của Thu Thủy (Tin sách tháng 2/1965); Sinh hoạt tiểu thuyết một năm qua của Nhật Tiến đăng trên Bách Khoa số 265 - 266 (15/1/1968)… Những nghiên cứu này đã có cái nhìn tổng thể về tiểu thuyết của các tác giả ở đô thị miền Nam từ những thành công cũng như hạn chế trong từng tác giả qua các tác phẩm cụ thể. Nghiên cứu về văn học đô thị miền Nam, khi nói về tác phẩm Người về đầu non, tác giả Trần Xuân An viết: “Đó là chuyện kể về cuộc đời ông bác ruột của nhân vật “tôi”… Suốt cả một trăm trang sách, cuộc đời ông bác được nhân vật “tôi” hồi ức, viết lại với giọng văn biết bao là trìu mến, nhưng không vì thế mà chất hiện thực của câu chuyện bị mờ lấp… câu chuyện chứa đựng biết bao chi tiết của một thôn làng thuộc tỉnh Phú Yên được ghi nhận, tái hiện sinh động, với một giọng văn trong sáng, đôn hậu và giàu chất hoài niệm, khiến Người về đầu non trở thành một truyện vừa cứ mãi mời gọi tìm về một thời quá khứ của nông thôn Nam Trung bộ xưa, vừa cứ mãi ngân nga trong lòng người đọc” [1]. Trong bài viết này, tuy tác giả không trực tiếp xác định đây là một tiểu thuyết có tính chất tự truyện, nhưng bài viết cũng đã phát hiện được “chất hiện thực của câu chuyện bị mờ lấp”, cùng những chi tiết đời thực thấp thoáng ẩn hiện trong lớp ngôn từ của chuyện. Chính những chi tiết này đã tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Trong một bài viết khác của tác giả Nguyễn Vy Khanh, khi bàn về Người về đầu non của Võ Hồng trong Văn học miền Nam, Nguyễn Vy Khanh cũng có cách
  • 28. 22 nhìn về tác phẩm này khá tương đồng so với Trần Xuân An: “Người về đầu non kể chuyện quê hương thời thơ ấu, thời học trò và người bác trong thực tế là cha nuôi. Từ thời thuộc Pháp những biến cố kháng chiến, tổng động viên, thuế nông nghiệp. Ðời sống dân dã mộc mạc, trong cách đặt tên, khai sinh theo “ngày tháng An-Nam”. Cảnh đi coi gặt lúa vào ngày mùa. Hình ảnh học đường ngày xưa. Bao trùm là những tiếc nuối và đau thương về người thân” [56]. Trong di sản văn xuôi mà Võ Hồng để lại cho đời, có nhiều tác phẩm được tác giả xây dựng dựa trên chất liệu lấy từ mảnh đất quê hương nơi ông sinh ra, hoặc lấy từ những chi tiết từng diễn ra trong đời của bản thân mình để viết thành truyện. Ngoài tác phẩm Người về đầu non thì Hoa Bươm Bướm cũng được Võ Hồng tái hiện dựa trên đoạn đời thực mà ông đã từng trải qua trong những năm Pháp thuộc. Đánh giá về tác phẩm này, nhà nghiên cứu Nguyễn Vy Khanh viết: “khởi từ thời Pháp thuộc, thời Nhật chiếm, đến thời kháng chiến, Võ Hồng muốn qua bộ truyện này vẽ lại một giai đoạn hào hùng và những nếp sống đã qua đi…. Viết về chiến tranh, Võ Hồng đã nói lên tiếng nói phẫn nộ của một người công dân bình thường, bất lực trước chiến tranh và thảm cảnh…” [55]. Vấn đề mà Nguyễn Vy Khanh bàn luận đến khi nói về tác phẩm Võ Hồng có lẽ đây cũng là một trong những tiếng nói chung được viết lên từ nỗi đau thân phận của những con người đang từng ngày, từng giờ chứng kiến cảnh quê hương bị bom đạn chiến tranh cày xới và tàn phá. Ra đời trong thập niên 60 (thế kỷ XX), Vòng tay học trò của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa nhanh chóng tạo nên một làn sóng dư luận khá lớn. Mối tình phi chính thống, thậm chí có phần lệch chuẩn giữa cô giáo và cậu học trò trong tác phẩm được Nguyễn Vy Khanh đánh giá mang đậm chất “hiện sinh”, đồng thời đây cũng là “một trong những tác phẩm gây tranh cãi nhất thời kỳ này”. Điều gây “tranh cãi” ở đây phải chăng xuất phát từ mối tình cô - trò mà gần như trong truyền thống văn hóa của người Việt xem là tối kỵ. Từ góc nhìn nữ quyền luận, Nguyễn Thị Hải Hà đánh giá tác phẩm “Vòng tay học trò là một trong những tác phẩm có ý thức nữ quyền có thể nói là đầu tiên ở Việt Nam khi chủ nghĩa nữ quyền chưa được biết đến một cách sâu rộng.” [33].
  • 29. 23 Mặc dù dư luận đương thời đôi khi không đồng tình ủng hộ những gì mà Nguyễn Thị Hoàng đã viết ra trong tác phẩm, tuy nhiên, sự ra đời của tác phẩm tựa như tiếng nói góp phần làm đổi mới tư duy và quan niệm về lối viết nữ trong việc thể hiện cái tôi cá nhân mình một cách mạnh mẽ, đầy táo bạo qua lối viết “tự ăn mình”. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi văn học đã thực sự được “cởi trói”, một số luận văn, luận án đã mạnh dạn lấy văn học đô thị miền Nam làm đối tượng nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau, góp phần minh định lại những giá trị đích thực của văn học miền Nam từ 1954 - 1975. Trong một luận án tiến sĩ gần đây của Nguyễn Thị Việt Nga, khi đánh giá về tiểu thuyết Vòng tay học trò dưới góc nhìn đổi mới thi pháp thể loại, tác giả luận án viết: “Tiểu thuyết Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng tuy viết về chuyện tình éo le nhưng tác giả cũng không chú ý khai thác những chi tiết, những diễn biến ly kỳ mà chỉ có những rung cảm rất tinh vi của cả hai người” [85, tr. 142]. Điều này cho thấy, trải qua một khoảng thời gian nhất định, độ lùi về thời gian cũng như sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật đã tạo điều kiện cho người làm nghiên cứu có cách nhìn, cách đánh giá có phần cởi mở, công bằng hơn đối với những tác phẩm văn học ở đô thị miền Nam. Ra đời cùng thời với Vòng tay học trò, tác phẩm Tôi nhìn tôi trên vách của Túy Hồng tuy không lắm “ồn ào” khen chê như Vòng tay học trò nhưng đây cũng là một trong những tác phẩm tạo nên hiệu ứng khá mạnh mẽ trong công chúng độc giả đương thời. Trong Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay, ở phần viết về tác phẩm Tôi nhìn tôi trên vách, Tạ Tỵ nhận định: “Tôi nhìn tôi trên vách, tác phẩm dài đầu tay của Tuý Hồng. Trong cuốn sách, tuy nhà văn dùng ngôi thứ nhất, nhưng ngụy trang dưới tên Khanh để giữ tính cách riêng của nhân vật, sự thực, nó chính là một đoạn đời khi giã từ tuổi con gái của tác giả” [156]. Có thể nói, tác giả của bài viết đã thấy được dấu ấn đậm nét nhất để làm nên chất liệu cho tác phẩm đó chính là hiện thực từ cuộc đời của Túy Hồng. Mặc dù nhà văn Túy Hồng cố tình tạo ra khoảng cách nhằm đánh lạc hướng người đọc qua lớp ngụy trang của nhân vật “tôi” dưới cái tên được đặt lại (Khanh) nhưng đâu đó trong tác phẩm vẫn hiện lên rất rõ nét “đoạn đời khi giã từ tuổi con gái” của chính tác giả.
  • 30. 24 Ở một bài viết khác của tác giả Liễu Trương, khi đánh giá về tác phẩm dưới góc nhìn hiện thực, tác giả bài viết đã nhận xét: “Tôi nhìn tôi trên vách không chỉ đơn thuần là truyện của một người phụ nữ trước những thất vọng về tình cảm đã xảy đến cho đời mình, Tôi nhìn tôi trên vách còn là bức họa của xã hội miền Nam sau Tết Mậu Thân, một xã hội đã biến đổi sâu xa, trong đó con người cũng đã biến đổi sâu xa.” [147]. Với nguồn tư liệu còn khá khiêm tốn, có thể khảo sát của chúng tôi chưa thực sự đầy đủ về những nghiên cứu xoay quanh các tác phẩm tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời ở chặng đường này, nhưng với những gì đã khảo sát được cũng là cơ sở gợi dẫn, giúp chúng tôi nhận diện rõ hơn các mặt tích cực, hạn chế của tiểu loại tiểu thuyết này trong giai đoạn 1945 đến 1975. 1.3.3. Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX Sau 1975, khi đất nước dần hồi sinh đó cũng là lúc những tiểu thuyết có tính chất tự truyện ngày thêm nảy nở, trong số đó phải kể đến những tiểu thuyết: Thời xa vắng của Lê Lựu, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, Miền thơ ấu của Vũ Thư Hiên, Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn và một số tác phẩm khác của nhà văn Ma Văn Kháng… Đánh giá về Những bước phát triển của văn xuôi Việt Nam sau 1975, khi nhận xét về những tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của giai đoạn này, Lê Tiến Dũng đã viết: “Thời xa vắng của Lê Lựu cũng được bạn đọc đón nhận một cách nồng nhiệt. Có lẽ trước hết là vấn đề mà ông nêu ra: “nhận thức lại một thời mới đây thôi mà tưởng như đã xa vắng tự thuở nào. Ấy là cái thời con người chỉ tưởng có lạc quan, chỉ là anh hùng mà không được biết đến bi kịch, nỗi đau riêng tư” [17]. Lê Tiến Dũng đã nhận ra được những khía cạnh đời sống thực mà Thời xa vắng mang đến cho người đọc. Một Giang Minh Sài đã làm nên bao chiến công vang dội, nhưng chính cuộc đời anh lại phải trải qua bao cay đắng. Điều mà tác giả quan tâm không phải là những chiến công, ở sự ngưỡng vọng mà chính là nỗi đau nhân thế của người anh hùng và “thành công của Thời xa vắng về phương diện tiểu thuyết” chính là ở điểm này [17].
  • 31. 25 Với Thái Thị Mỹ Bình thì Thời xa vắng của Lê Lựu gắn liền với tiến trình đổi mới của văn xuôi Việt Nam sau 1975 và tác giả nhận ra “Sự trình làng của Thời xa vắng… đã làm khuấy động bầu không khí văn học nước nhà” [13]. Quả thật, sự ra đời của Thời xa vắng thực sự trở thành một hiện tượng văn học, làm tốn không ít bút lực của giới phê bình, nghiên cứu văn học. Chính Thời xa vắng đã giúp cho nhà văn Lê Lựu khẳng định chắc chắn vị thế của mình trong hàng ngũ những nhà văn tiêu biểu của thời kì đổi mới. Trong bài Lê Lựu và giọng điệu trần thuật trong Thời xa vắng của Nguyễn Như Trang - Ngô Thu Thủy có đoạn viết: “Thời xa vắng là tác phẩm tiêu biểu, đánh dấu tên tuổi của Lê Lựu trong làng văn học Việt Nam hiện đại, mở đầu cho khuynh hướng nhận thức lại hiện thực văn học Việt Nam sau 1975. Với cái nhìn thế sự, nhà văn đã phản ánh chân thực hình ảnh của người lính trong hai đời sống: chiến tranh và hòa bình, với tất cả những vênh lệch của số phận, tình yêu, hạnh phúc” [144]. Mặc dù ở các bài viết này, khi nghiên cứu về Thời xa vắng, các tác giả thường tiếp cận ở góc nhìn về sự đổi mới trong bút pháp nghệ thuật, chưa tiếp cận và đánh giá tác phẩm ở góc độ một tiểu thuyết có tính chất tự truyện, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đã nhận diện được vai trò và vị trí của Thời xa vắng trong tiểu thuyết ở thời kỳ đổi mới (1986). Nếu như Thời xa vắng từng là “một hiện tượng” thu hút không ít sự chú ý của độc giả thì Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh cũng đã tạo nên được những cơn dư chấn mạnh mẽ. Ở tiểu thuyết này, giới nghiên cứu và phê bình văn học không ít người nhận ra được chính chất liệu tự truyện là một trong những yếu tố làm nên sự thành công cho tác phẩm. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên khi đánh giá về Nỗi buồn chiến tranh đã nhận xét: “Cuốn tiểu thuyết có dáng dấp tự truyện, nhân vật chính là Kiên, là người lính sống sót duy nhất của một trung đội trinh sát sau mười năm chiến trận, hết chiến tranh ở đội thu gom hài cốt đồng đội, rồi trở lại nhà sống cuộc sống hậu chiến bất ổn bất an, khi tất cả đã đổ vỡ” [88]. Trong bài viết về tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, Phạm Xuân Thạch cho rằng: “Có thể khẳng định, ở thời điểm Nỗi buồn chiến tranh ra đời, Bảo Ninh là một trong những cây bút quan trọng góp phần làm nên một cuộc cách mạng trong nghệ thuật tiểu
  • 32. 26 thuyết ở Việt Nam. Anh đã chuyển dịch toàn bộ phạm vi tồn tại của nhân vật trung tâm từ đời sống xã hội vào đời sống tâm lí” [125]. Từ góc nhìn tu từ học tiểu thuyết, Cao Kim Lan nhận ra được cả một thế giới nghệ thuật của Bảo Ninh có thể được xem là “một thế giới hỗn loạn, nhiều yếu tố và nguyên tắc xây dựng hình thức không dung hợp nhau… cấu trúc tự sự hai lần hư cấu, khả năng sử dụng ngôn ngữ độc đáo và phương thức kể nương theo dòng tâm thức đã tạo nên sự riêng biệt kì diệu cho một phong cách” [63]. Cũng từ góc nhìn này, Cao Kim Lan tìm ra được những nét độc đáo của Bảo Ninh, một nhà văn có khả năng “xóa nhòa ranh giới nhiều thủ pháp kể chuyện, mờ hóa và làm mới nhiều nét nghĩa diễn ngôn trên nền tảng của một mô hình cấu trúc đặc thù, xếp chồng các lớp cấu trúc theo một logic nghệ thuật riêng nhằm tìm đến một cách thể hiện mới” [63]. Chính điều này đã giúp cho Bảo Ninh không chỉ đem đến một cái nhìn khác về hiện thực chiến tranh, mà điều quan trọng là nhà văn đã xác lập một tư tưởng: “Tư tưởng đó không phải chỉ được định hình từ việc tái hiện hiện thực từ một góc nhìn mới mà còn nằm trong tầng ý thức của mỗi cá thể trong thế giới nghệ thuật ấy” [63]. Ra đời ngay từ những ngày đầu của thời kì đổi mới (1986), còn có một Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán. Tác phẩm này cũng đã tạo được sự quan tâm thực sự từ phía người đọc. Vĩnh Mẫn, một người bạn chiến đấu cùng trung đoàn Trần Cao Vân với Phùng Quán năm xưa từng chia sẻ: Quán viết Tuổi thơ dữ dội, để trả nợ tuổi thơ đầy gian lao nhưng cũng hết sức tự hào của mình và bạn bè đất Huế, Quán viết để tri ân và tưởng nhớ những đồng đội đã ngã xuống cho quê hương khi tuổi đời mới mười ba, mười bốn... Quán viết để nhắc nhở lòng mình hãy kiên định với niềm tin vào cuộc sống, vào sự thật và chân lí... [80]. Đánh giá về tác phẩm Tuổi thơ dữ dội, Lê Thị Huế cho rằng Tuổi thơ dữ dội, đúng như cái tên của truyện, những chi tiết trong ấy thực sự dữ dội khi mà đọc xong, gấp sách lại vẫn thấy những đợt sóng cảm xúc dào dạt trào dâng đến "dữ dội" nhưng trong sự dữ dội ấy là những tia sáng pha lê chiếu sáng lòng độc giả cũng đến "dữ dội”. Nhà văn Nguyễn Khắc Phê lại đi vào khám phá tác phẩm trên phương diện “Sự thật từ ngòi bút Phùng Quán”. Ở góc nhìn này, Nguyễn Khắc Phê nhận thấy ngay cả trong những tác phẩm nổi tiếng như Vượt Côn Đảo và Tuổi thơ dữ dội, mặc dù tiểu thuyết là một thể loại văn học cho
  • 33. 27 phép nhà văn thả sức tưởng tượng và hư cấu, Phùng Quán vẫn tận dụng tối đa nhân vật, chi tiết có thật ngoài đời. Dưới góc nhìn và đánh giá của Phạm Thị Thu thì “Những nhân vật thiếu niên mà Phùng Quán xây dựng trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội chính là nguyên mẫu của các thiếu niên đội trinh sát trung đoàn Trần Cao Vân, Huế, nơi mà Phùng Quán đã từng chiến đấu suốt một thời tuổi thơ của mình‟‟ [137]. Xoay quanh Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn cũng có khá nhiều những ý kiến lưu tâm đến chất tự truyện của tác phẩm này. Lê Minh Hà trong bài Chuyện kể năm 2000 - Bản cáo trạng không được công bố đã khẳng định đây là một tác phẩm “buộc” người ta phải dừng lâu trên từng chi tiết vì đấy “là một tác phẩm văn chương trung thực” và là “Cuốn tiểu thuyết mang dấu ấn tự thuật rất đậm, nhưng trước hết, cuối cùng nó là tiểu thuyết chứ không phải nhật ký… Mang tính tự thuật, Chuyện kể năm 2000 phải đưa lại cho người đọc những chiêm nghiệm lớn về hiện thực. Nếu không chắc chắn nó sẽ bị người đọc từ chối. Trong thực tế, tác phẩm được đón nhận nồng nhiệt.” [31]. Trong bài Đọc Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Thị Hải Hà cho rằng Chuyện kể năm 2000 là một bộ tranh chân dung, tổng hợp nhiều khuôn mặt của nhiều thành phần và giai cấp trong xã hội miền Bắc Việt Nam trước năm 1975. Trong bài viết này, Nguyễn Thị Hải Hà cũng đã tìm thấy được những chi tiết tương tự như cuộc đời của tác giả: “Dù chất chứa rất nhiều chi tiết tương tự như cuộc đời của tác giả, đây không phải là hồi ký mà là tiểu thuyết” [32]. Với Nguyễn Tiến Văn, Chuyện kể năm 2000 đã được viết nên bằng chính kinh nghiệm viết văn nửa thế kỷ… Bùi Ngọc Tấn đã kết tinh được những gì tốt đẹp nhất của một thời đã qua để ôn lại những tâm tình, cũng như những quá độ của một thời đang trở thành quá khứ chỉ còn là vang bóng. Thụy Khuê lại có cái nhìn khác. Với Thụy Khuê, Chuyện kể năm 2000 là cả một sự “độc sáng”. Và chính ở thể văn tiểu thuyết này, “nhà văn có thể tung hoành, sống với nhiều cái tôi… Chuyện kể năm 2000 là một tác phẩm nhìn xuống những người dưới đáy ngục bằng cách giao hòa hai yếu tố: Thực tại và mộng du. Thực tại trong tù và mộng du ngoài tù” [59]. Đọc Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Trần Bình Nam lại cho rằng những chiêm nghiệm của nhà văn Bùi Ngọc Tấn về đoạn đời đã qua, “được vẽ lại bằng một lối văn nhẹ nhàng đầy ắp hình ảnh, không hờn oán. Trong suốt 1000 trang
  • 34. 28 giấy, trang nào cũng là một bức tranh nhỏ mang tính sự thật phảng phất tâm hồn bao dung của tác giả ngay cả những cảnh hung bạo nhất. Con người còn tất cả những nét đẹp trong tác phẩm của ông” [84]. Từ thực tiễn tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết có tính chất tự truyện dẫu chưa phải là nhiều so với sự phát triển của tiểu loại tiểu thuyết này, nhưng có thể nói, mỗi một bài viết, mỗi một công trình nghiên cứu lại có những cách nhìn, cách khám phá, đánh giá riêng về tiểu thuyết có tính chất tự truyện. 1.4. Đánh giá về tình hình nghiên cứu và hƣớng triển khai đề tài 1.4.1. Đánh giá về tình hình nghiên cứu - Nhìn tổng thể tình hình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, bắt đầu từ khoảng thời gian cuối thế kỷ XX đến nay, những bài viết, công trình nghiên cứu, phê bình quan tâm đến tiểu thuyết có tính chất tự truyện ngày một nhiều, trong đó, có ý kiến của các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp và cả ý kiến từ phía người sáng tác. Điều này cho thấy, tiểu thuyết có tính chất tự truyện đã trở thành vấn đề đang được quan tâm nhiều hơn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại. - Mặc dù tiểu thuyết có tính chất tự truyện xuất hiện cùng thời với những thể loại văn học hiện đại khác, và cho đến nay, tiểu loại này vẫn tiếp tục phát triển theo thời gian nhưng những nhà nghiên cứu gần như vẫn chưa xác định rõ được gương mặt tiểu loại. Vì thế, chưa có sự thống nhất về cách “định danh” cụ thể như: khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết, khuynh hướng tự thuật trong tiểu thuyết, tiểu thuyết tự truyện, tiểu thuyết tự thuật, tiểu thuyết có bóng dáng tự truyện, tiểu thuyết mang tính tự truyện… Phải chăng tiểu loại tiểu thuyết này chưa có được một danh phận thực sự? Tuy nhiên, nhìn chung, tiểu thuyết có tính tự truyện đã được các nhà nghiên cứu soi chiếu qua nhiều góc độ khác nhau: từ khía cạnh lịch sử hình thành và phát triển, những nét đặc trưng riêng biệt đến sự xâm nhập thể loại, kể cả ranh giới phân biệt với các thể loại tương cận… Song, bên cạnh một số những kiến giải tương đối thấu đáo thì đa phần vì là những tham luận, bài báo nên vấn đề được đặt ra chỉ dừng lại ở những nhận định khái quát, chưa có sự phân tích sâu rộng, cụ thể, nhiều vấn đề đặt ra vẫn còn đang bỏ ngỏ.
  • 35. 29 Đến thời điểm này, mặc dù tiểu thuyết có tính chất tự truyện đã nhận được sự quan tâm từ phía cộng đồng tiếp nhận nhưng con số công trình nghiên cứu chuyên sâu về tiểu loại này vẫn còn quá ít, chưa có một tài liệu nào bao quát được tư liệu khảo sát ở diện rộng. Đặc biệt, cả mảng tiểu thuyết có tính chất tự truyện khá đầy đặn ở đô thị miền Nam chưa được khai thác. Điều này khiến cho những nhận xét chưa thật sự khách quan, đôi khi khó tránh khỏi cái nhìn phiến diện. Tất cả những ý kiến, đánh giá về tiểu thuyết có tính chất tự truyện là nguồn tư liệu quí giá vừa mang tính gợi mở, vừa là động lực giúp chúng tôi đi vào nghiên cứu tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX. 1.4.2. Hướng triển khai đề tài - Với những gì có được từ sự tiếp thu thành tựu của người đi trước, đề tài vẫn cần làm công việc hệ thống lại lý thuyết về tiểu loại trên tinh thần kế thừa và đối thoại. - Tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam cũng đã đi được một hành trình khá dài, đã đến lúc cần làm rõ gương mặt tiểu loại của nó: từ đặc trưng tiểu loại, sự xâm nhập thể loại đến cái tôi của từng nhà văn và cả sự phát triển của tính chất tự truyện trong tiểu thuyết. Đây cũng chính là nhiệm vụ thứ hai mà đề tài hướng đến. - Là một tiểu loại vẫn còn đang vận động, nhưng với bề dày sáng tác hàng thế kỷ, chúng tôi thiết nghĩ, cần phải đúc kết lý luận, đi vào nghiên cứu đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện từ việc xác định khái niệm, đến quá trình vận động và phát triển qua các chặng đường khác nhau nhằm tái dựng lại toàn bộ diện mạo của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong đời sống văn học Việt Nam. Đây cũng chính là vấn đề thứ ba mà luận án cần làm rõ.
  • 36. 30 TIỂU KẾT Ở Việt Nam, tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời muộn hơn so với các thể loại khác nhưng sự hình thành và phát triển của nó đã mang đến cho văn học Việt Nam một diện mạo mới. Trong phạm vi khảo sát của mình, chúng tôi nhận thấy, các nhà nghiên cứu qua nhiều cách tiếp cận khác nhau đã đưa ra những nhận định, đánh giá về tiểu thuyết có tính chất tự truyện dựa trên nhiều phương diện, từ tác giả, tác phẩm đến đề tài, nhân vật và cả ở góc nhìn thủ pháp nghệ thuật trần thuật… Đây chính là nguồn tư liệu không chỉ mang tính chất gợi dẫn mà còn cung cấp những cơ sở lý luận rất hữu ích trong quá trình nghiên cứu về tiểu thuyết có tính chất tự truyện. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tiểu thuyết có tính chất tự truyện một cách căn cơ, hệ thống vẫn còn khiêm tốn. Phần lớn các công trình còn mang tính chất đơn lẻ. Thực trạng ấy cho thấy, việc xác lập cơ sở lý luận để phân tích, lý giải những điều kiện phát triển, quy luật vận động, những nét đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết có tính chất tự truyện là công việc cấp thiết trong việc nghiên cứu tiểu thuyết có tính chất tự truyện nói chung và tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX nói riêng.
  • 37. 31 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX 2.1. Giới thuyết về thể loại 2.1.1. Tiểu thuyết có tính chất tự truyện Trong khi tiểu thuyết tự truyện được bàn luận nhiều ở phương Tây, thì ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu còn khá thận trọng khi xác định tên gọi cho thể tiểu thuyết này. Tính cho đến nay, mặc dù tiểu thuyết tự truyện chưa tạo thành một dòng riêng biệt nhưng tính tự truyện cũng đã xuất hiện trong rất nhiều tiểu thuyết, vì phần lớn tiểu thuyết giàu chất tự truyện thường các nhà văn lấy chất liệu từ chính một phần trong đoạn đời của mình. Và trong tác phẩm đôi khi đó là cả một sự “hóa thân trọn vẹn” của tác giả nhưng nhân vật trung tâm vẫn được “ngụy trang” trong lớp vỏ tiểu thuyết. Hay nói cách khác, tự truyện chỉ là yếu tố xâm nhập vào cấu trúc tiểu thuyết và dù sự trải nghiệm của cái tôi cá nhân tác giả chiếm trọn trong tác phẩm nhưng nó vẫn bị chất tiểu thuyết làm mờ nhòe. Sử dụng thuật ngữ Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong luận án này, chúng tôi muốn cụ thể hóa những tác phẩm mà ở đó tác giả sử dụng chất liệu tự truyện để hư cấu thành tiểu thuyết, trong đó bao gồm cả các tác phẩm tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện, tiểu thuyết có bóng dáng tự truyện, tính chất tự truyện trong tiểu thuyết. Trong các tiểu thuyết này, hầu như các tác giả đều chọn lựa thể loại hư cấu là tiểu thuyết để “viết lại” câu chuyện đời mình. Nhưng trong quá trình sáng tạo, mỗi một nhà văn đều có một phương cách xử lý chất liệu sự thật đời mình theo những cách thức riêng. Theo chúng tôi, trong văn học Việt Nam, các nhà văn chọn lựa hai cách thức sau: 1- Hư cấu hóa tiểu sử đời mình thành tiểu thuyết. Những tác phẩm thuộc dạng này thường có cốt truyện khá tương khớp với lai lịch cuộc đời tác giả như: Những ngày thơ ấu, Chiếc cáng xanh, Sống nhờ, Mực mài nước mắt, Dã tràng,
  • 38. 32 Người về đầu non, Miền thơ ấu, Chuyện kể năm 2000, Thượng đế thì cười, Một mình một ngựa, Gia đình bé mọn… Ở những tác phẩm này, người đọc trong chừng mực nào đó có thể nhận ra được bức chân dung tinh thần tác giả tương đối hoàn chỉnh thông qua nhân vật chính trong tác phẩm. Các tác phẩm thuộc dạng này tuy có sự pha trộn giữa sự thật và hư cấu, nhưng tỷ lệ sự thật có phần trội hơn hẳn, chất tự thuật hiện lên trong tác phẩm đậm đặc, đôi lúc dễ tạo nên sự nhầm lẫn giữa tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện (như trường hợp Những ngày thơ ấu , Sống nhờ, Mực mài nước mắt...) Có thể đối chiếu mối quan hệ giữa sự thật và hư cấu thông qua bảng so sánh tác phẩm cụ thể sau: Tác phẩm Mực mài nước mắt Tác giả Lan Khai Nhân vật chính trong tác phẩm - Lan Khai tên thật là Nguyễn Đình Khải - Quê quán: Vĩnh Lộc, Chiêm Hóa, Tuyên Quang - Xuất thân trong một gia đình Nho học kiêm lương y - Vợ tên là Hà Thị Minh Kim - Lan Khai khởi nghiệp văn chương tại quê nhà, nhưng sau đó ông quyết định đưa vợ con rời quê đến Hà Nội để sinh sống bằng nghề viết văn, viết báo. Ở Hà Nội một thời gian, ông lại đưa vợ con về lại quê nhà. Theo như lời kể của Lan Phương (con nhà văn Lan Khai) thì: “Gia đình tôi đã sống tại căn nhà nhỏ phố Châu Long ấy mãi cho đến đầu năm - Nhân vật chính: văn sỹ Khải - Quê quán: Vùng cao Tuyên Quang - Có bố là một nhà Nho kiêm lương y - Khải khởi nghiệp văn chương tại mảnh đất quê nhà sau đó chuyển xuống Hà Nội sống bằng nghề viết văn. Trong khoảng thời gian sống ở Hà Nội, dù rằng anh được nổi danh, tác phẩm được công chúng đón nhận nồng nhiệt nhưng cuộc sống vẫn chật vật, nghèo đói. Phần vì do lao khổ bút nghiên nặng nhọc nên anh đổ bệnh hen suyễn, sức khỏe suy giảm,