SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ DUYẾN
HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ TRONG TIỂU THUYẾT
THỜI KỲ ĐỔI MỚI CỦA NGUYỄN KHẢI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Hà Nội-2013
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ DUYẾN
HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ TRONG TIỂU THUYẾT
THỜI KỲ ĐỔI MỚI CỦA NGUYỄN KHẢI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lí luận văn học
Mã số : 6022 32
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lý Hoài Thu
Hà Nội-2013
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến3
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.........................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................5
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................5
3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu ...............................................9
3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................9
3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................9
3.3 Mục đích nghiên cứu ......................................................................................9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................10
5. Cấu trúc luận văn .........................................................................................11
B. NỘI DUNG ..................................................................................................12
Chƣơng 1. KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ VÀ TIỂU
THUYẾT THỜI KÌ ĐỔI MỚI CỦA NGUYỄN KHẢI ................................12
1.1. Khái lƣợc chung hình tƣợng tác giả.........................................................12
1.1.1. Khái lược về hình tượng tác giả trong văn học ........................................12
1.1.1.1.Khái niệm tác giả văn học ......................................................................12
1.1.1.2. Hình tượng tác giả trong văn học ..........................................................14
1.1.1.3.Nội dung và biểu hiện của hình tượng tác giả trong văn học.................15
1.2. Tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải.........................................20
1.2.1.Nguyễn Khải và hành trình sáng tác của nhà văn .....................................20
1.2.2.Những tác phẩm tiêu biểu trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn
Khải.....................................................................................................................25
Chƣơng 2. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VÀ CHÂN DUNG TÁC GIẢ........29
2.1. Cái nhìn nghệ thuật...................................................................................29
2.1.1. Cái nhìn hiện thực, tỉnh tảo ......................................................................30
2.1.2. Cái nhìn sắc sảo, tinh tế............................................................................34
2.1.3. Cái nhìn giàu tính phân tích......................................................................39
2.2. Chân dung tác giả......................................................................................45
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến4
2.2.1 Một người trải qua nhiều biến động hiện thực ..........................................45
2.2.2 Một Con người trong mối quan hệ xã hội rộng rãi....................................49
2.2.3 Một Con người với nhu cầu tự biểu hiện mình .........................................57
Chƣơng 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CỦA HÌNH
TƢỢNG TÁC GIẢ ...........................................................................................65
3.1. Ngƣời kể chuyện ........................................................................................65
3.1.1. Người kể chuyện có ý thức đối thoại và mời gọi đối thoại......................66
3.1.2. Người kể chuyện giàu ý thức tự vấn ........................................................71
3.1.2.1.Ý thức tự vấn trong văn học ...................................................................71
3.1.2.2. Người kể chuyện có nhu cầu nhận thức lại ...........................................76
3.1.2.3. Người kể chuyện có ý thức tự vấn về nghề nghiệp và tư cách của nhà
văn.......................................................................................................................77
3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật ..........................................................80
3.2.1. Ngôn ngữ..................................................................................................80
3.2.1.1.Ngôn ngữ đẫm chất hiện thực- đời thương ............................................81
3.2.1.2. Ngôn ngữ đậm chất tự sự và miêu tả.....................................................84
3.2.1.3. Ngôn ngữ độc thoại và đối thoại ...........................................................87
3.2.2. Giọng điệu trần thuật ..............................................................................93
3.2.2.1. Giọng điệu xót xa, cảm thông chia sẻ....................................................94
3.2.2.2. Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh tự trào..................................................96
3.2.2.3. Giọng điệu tranh biện, triết lí ................................................................99
3.2.2.4. Giọng điệu có tính đa thanh.................................................................107
C. KẾT LUẬN.................................................................................................114
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................119
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến5
A. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1.1 Tác giả là chủ thể sáng tạo của tác phẩm. Vì vậy hình tượng tác giả
có vai trò, vị trí và đặc điểm riêng trong hệ thống hình tượng của tác phẩm, hình
tượng tác giả liên quan đến các vai giao tiếp nghệ thuật mà người nghệ sĩ lựa
chọn để tác động đến người đọc qua tác phẩm. Hình tượng tác giả là cái được
biểu hiện trong tác phẩm một cách đặc biệt. Nhà thơ Đức I.W.Goethe nói: “Mỗi
nhà văn bất kể muốn hay không, đều miêu tả chính mình trong tác phẩm của
mình một cách đặc biệt”. Còn Viện sĩ Nga V.Vinôgrađôp đã khẳng định: “Hình
tượng tác giả là cơ sở, là trung tâm của phong cách ngôn ngữ”. Việc nghiên
cứu hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải là một
hướng tiếp cận văn học từ phương diện thi pháp học. Cách tiếp cận này giúp
chúng ta thêm một góc nhìn mới để phát hiện và khám phá vào chiều sâu tác
phẩm của Nguyễn Khải.
1.2 Nguyễn Khải là cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại
sau cách mạng tháng Tám. Ông là một trong những nhà văn sớm xác định cho
mình một quan niệm độc đáo về nghệ thuật, về vai trò của văn học và trách
nhiệm của nhà văn. Ông cũng thuộc số ít các nhà văn có sức viết dẻo dai, bền bỉ
và luôn có mặt ở những nơi “mũi nhọn” của cuộc sống. Bám sát từng bước đi
của đời sống với niềm hứng thú đặc biệt hướng vào “cái hôm nay” để nghiên
cứu, phân tích và đối thoại, sáng tác của Nguyễn Khải vừa nóng hổi tính thời
sự vừa có tầm khái quát về nhiều vấn đề thiết yếu đặt ra từ đời sống xã hội và
con người đương thời. Chính vì thế mà ông được nhiều nhà phê bình nghiên
cứu quan tâm bình luận và bạn đọc hào hứng đón nhận. Đúng như ý kiến của
Vương Trí Nhàn trong Lời giới thiệu tuyển tập Nguyễn Khải: “Ông là một
trong những nhà văn dẫn đầu của thời đại. Sáng tác của ông luôn luôn đánh
dấu những biến chuyển của xã hội. Với cuộc cách mạng này, những năm tháng
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến6
đấu tranh gian khổ này, tác phẩm của ông là một bằng chứng, một tài liệu tham
khảo thực sự. Và muốn hiểu con người thời đại với tất cả những cái hay cái dở
của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải” [76, tr.61].Với ngòi
bút hiện thực đặc sắc, năng lực quan sát sắc sảo, Nguyễn Khải đã đem đến cho
người đọc những trang văn mang hơi thở của cuộc sống đất nước và con người
đương thời, thể hiện rõ trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của nhà văn.
1.3. Nguyễn Khải sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch,
kí, tạp văn và đều có những tác phẩm có giá trị ở tất cả các thể loại đó. Riêng
tiểu thuyết của ông thời kì đổi mới đã được tìm hiểu và nghiên cứu ở một số
phương diện. Song chưa có một chuyên luận nào đi sâu nghiên cứu hình tượng
tác giả- một trong những phương diện quan trọng của thi pháp Nguyễn Khải.
Việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong tiểu thuyết của ông thời kì đổi mới là
một việc làm cần thiết, góp phần thiết thực vào việc tìm hiểu phong cách nghệ
thuật Nguyễn Khải và làm sáng rõ hơn những đóng góp của nhà văn đối với
nền văn học hiện đại nước nhà.
1.4. Nguyễn Khải là một trong số các nhà văn đã có tác phẩm đưa vào
giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Trong chương trình sách giáo khoa cũ
ông có truyện ngắn Mùa Lạc và trong chương trình sách giáo khoa mới có
truyện ngắn Một ngƣời Hà Nội. Việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong tiểu
thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải có ý nghĩa thiết thực và bổ ích trong
việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập những tác phẩm của ông ở nhà trường
phổ thông. Vì những lẽ đó, cùng với tinh thần tiếp thu, phát triển ý kiến những
người đi trước, chúng tôi mạnh dạn đóng góp phần nghiên cứu của mình làm
sáng vấn đề: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn
Khải.
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến7
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
2.1. Những phê bình, nghiên cứu, sáng tác về Nguyễn Khải.
Tác giả, một trong những người sáng tạo ra thế giới nghệ thuật đã được
các nhà phê bình đề cập từ rất sớm. Ở nước ta, những vấn đề lí thuyết về nhà
văn, quá trình sáng tác, phong cách cũng sớm được trình bày trong tài liệu tham
khảo và sách giáo trình lí luận văn học từ những năm 60 của thế kí trước. Tuy
nhiên tác giả và hình tượng tác giả là những vấn đề, khái niệm của thi pháp học
mới được các nhà khoa học Việt Nam giới thiệu và nghiên cứu từ những năm
80 trở lại đây với các công trình nghiên cứu của Trần Đình Sử, Đào Thuỷ
Nguyên, Nguyễn Thị Bình, Đoàn Trọng Huy, Bích Thu và người để công và
dồn khá nhiều tâm huyết nghiên cứu về con người và văn chương Nguyễn Khải
là nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn. Với bài viết Nguyễn Khải trong sự vận
động của văn học cách mạng từ sau năm 1945, nhà nghiên cứu đã chỉ ra nét
độc đáo trong sáng tác của Nguyễn Khải thời kì đổi mới là: “Cái nhìn sắc sảo
vốn có từ sớm và khao khát có mặt trong ngày hôm nay. Đối thoại với chính
mình và tự phát hiện trở lại- một phong cách vừa dân dã vừa hiện đại” [80,
tr.114]. Viết về những người thân trong gia đình họ hàng, Nguyễn Khải gửi
gắm nhiều tâm tư tình cảm của mình. Thông qua nhân vật này hình tượng tác
giả hiện lên rõ nét và sắc sảo. Khái niệm “hình tượng tác giả” như một “thuật
ngữ văn học” được trình bày trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học hình
tượng tác giả là: “Phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội
và vai trò văn học của mình trong tác phẩm, một vai trò được người đọc chờ
đợi” [25, tr.149]. Cách hiểu của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong sách 150
thuật ngữ văn học, lại là: “Ở các tác phẩm có bình diện tự thuật hoặc trữ tình,
tác giả vừa là người “chủ xướng” vừa là người “tham dự”, tức là như một hình
tượng con người được thể hiện bằng nghệ thuật” [3, tr.146].
Ngoài ra còn có một số luận văn, luận án đã đề cập nghiên cứu vấn đề
này như: Hoàng thị Anh (2008), Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Thái Nguyên, Hình
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến8
tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải, có viết: “ Hình tượng tác
giả trong tác phẩm là một phạm trù của thi pháp do nhà văn sáng tạo ra”; Còn
Nguyễn Thị Nga (2010), trong Luận án tiến sĩ, ĐH Sư phạm Hà Nội viết về
Hình tượng tác giả nữ trong thơ thời chống Mĩ lại cho rằng:“ Hình tượng tác
giả có thể coi như là một kiểu nhân vật tồn tại trong thế giới nghệ thuật nhưng
là một kiểu nhân vật đặc biệt không giống bất cứ nhân vật nào khác trong tác
phẩm”. Nhìn chung các bài viết đều đã khẳng định vai trò quan trọng của hình
tượng tác giả trong tác phẩm.
Nhìn lại quá trình nghiên cứu về Nguyễn Khải, chúng tôi nhận thấy vấn
đề hình tượng tác giả trong sáng tác của Nguyễn Khải thời kì đổi mới đã được
nhiều nhà nghiên cứu như Đào Thủy Nguyên, Lại Nguyên Ân, Hà Công Tài …
đề cập đến với nhiều cấp độ: cái nhìn nghệ thuật, nhân vật người kể chuyện,
giọng điệu nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật. Mặc dù chưa có một chuyên luận
hay công trình khoa học nào nghiên cứu, trình bày một cách có hệ thống phạm
trù hình tượng tác giả, nhưng những ý kiến bàn về sáng tác của Nguyễn Khải,
đặc biệt là giai đoạn sau thời kì đổi mới thật sự quí giá và là những gợi ý để
chúng tôi tìm hiểu vấn đề: Hình tƣợng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi
mới của Nguyễn Khải, một cách có hệ thống, khoa học và toàn diện.
2.2. Tiểu thuyết Nguyễn Khải
Theo như Phan Cự Đệ: “Tài năng và phong cách Nguyễn Khải bắt đầu
hình thành và khẳng định từ khi Xung đột tập 1 được giới thiệu trên Tạp chí
văn nghệ quân đội năm 1957” [17, tr. 481-514]. Hầu hết các bài viết sau đó đều
nhất trí với Phan Cự Đệ, Vương Trí Nhàn và tiếp tục khẳng định “Tác phẩm
vào nghề, tác phẩm đánh dấu tên Nguyễn Khải trong lòng bạn đọc hâm mộ là
gì? Dĩ nhiên là phải kể đến Xung đột (1957). Đây mãi mãi là một đỉnh cao
trong sáng tác của Nguyễn Khải mà mỗi khi nhớ đến người ta phải kính trọng”
[78, tr. 8-14]. Không chỉ vậy mà chính bản thân tác giả cũng thừa nhân rằng:
Với “Xung đột, tôi bắt đàu ý thức về chức năng người cầm bút và thực sự bước
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến9
vào con đường viết truyện” [43, tr. 24]. Nguyễn Khải đã được giới nghiên cứu
phê bình đánh giá là một ngòi bút thông minh, sắc sảo trong khám phá và nắm
bắt hiện thực. Sự mẫn cảm với cái hàng ngày, với những vấn đề hôm nay đã
khiến những trang viết sắc sảo, đầy “chất văn xuôi”của Nguyễn Khải không
những luôn luôn có độc giả mà còn khơi gợi được hứng thú tranh luận, trở
thành nơi “giao tiếp đối thoại” với đông đảo bạn đọc.
Từ năm 1979 đến nay Nguyễn khải viết thêm được 6 cuốn tiểu thuyết
nữa cho nền văn học nước nhà. Trong đó Gặp gỡ cuối năm năm 1982 của ông
được nhận giải thưởng của Hội nhà văn, và 3 cuốn tiểu thuyết: Điều tra về một
cái chết, Vòng sóng đến vô cùng, Một cõi nhân gian bé tí. Như vậy, từ năm
1979 đến 1989 tiểu thuyết của Nguyễn Khải, đã được đông đảo bạn đọc đón
nhận và các nhà nghiên cứu quan tâm.
Theo các nhà nghiên cứu thì khuynh hướng tiểu thuyết Nguyễn Khải
được phát sinh từ chính phong cách của ông. Nguyễn Khải là người mở ra một
khuynh hướng mới- đó là khuynh hướng tiểu thuyết triết luận, Nguyễn văn
Long trong: “Nhìn lại một chặng đường tiểu thuyết” đã đưa ra các luận chứng
để chứng tỏ điều này: “Anh thường phân tích nhân vật của mình như một nhà
khoa học phân tích đối tượng nghiên cứu” [58, tr. 78]. Có nhiều nhà nghiên
cứu, phê bình khác cũng đều cho rằng khuynh hướng trong tiểu thuyết Nguyễn
Khải là xu hướng chính luận – triết luận, Lại Nguyên Ân coi tiểu thuyết Cha và
con…, là một công trình “triết luận về tôn giáo và chủ nghĩa xã hội bằng ngôn
ngữ tự sự” [2, tr. 3]. Văn Chinh thấy: Với Thời gian của ngƣời Nguyễn Khải
đã góp thêm một thành công mới cho xu hướng tiểu thuyết triết luận của văn
học nước ta”. Vũ Quần Phương cũng cho rằng “Giá trị khảo luận triết học của
tập tiểu thuyết này là của một cống hiến của Nguyễn Khải trong Văn xuôi Việt
Nam” [83, tr. 3].
Về bút pháp của Nguyễn Khải nhiều nhà phê bình đã nhận xét: “Nghiêng
về lối kể hơn lối tả. Cốt truyện của Nguyễn Khải không có gì li kì. Nhiều khi
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến10
người viết không để ý đến cốt truyện, đến cấu trúc tác phẩm, mà quan tâm làm
nổi bật chính kiến, một kiểu sống, cách nói năng ứng xử của nhân vật” [62].
Vương Trí Nhàn cũng cho rằng những tác phẩm thành công của Nguyễn Khải
thường “hiện ra như một người kể chuyện thông minh, la cà khắp nơi chia sẻ
với mọi người vui buồn khi quan sát việc đời. Đó là một phong cách vừa dân dã
vừa hiện đại” [76].
Về ngôn ngữ, Phan Cự Đệ nhận xét:“Phong cách hiện thực tỉnh táo cũng
tạo cho tác phẩm Nguyễn Khải một thứ ngôn ngữ đặc biệt. Đó là thứ ngôn ngữ
trí tuệ sắc sảo” [16, tr. 42]. Lại Nguyên Ân cũng nhấn mạnh “Phải nói đến đặc
sắc ngôn ngữ Nguyễn Khải, một ngôn ngữ rất văn xuôi: nó không nống lên
thống thiết mà thường pha ngang giọng tưng tưng, đùa đùa… và nói chung vẫn
phải nhận rằng ngôn ngữ của Nguyễn Khải là đặc sắc” [4, tr. 75-85].
Về kết cấu và cốt truyện, Phan Cự Đệ cho rằng Nguyễn Khải tiêu biểu
cho phong cách tiểu thuyết cổ điển theo lối chương hồi. “Đó là một cách làm
thông minh, nó giúp cho tác giả có khả năng lắp ghép những tài liệu gián tiếp,
xâu chuỗi các truyện kể của nhiều người khác nhau…[16, tr. 278]. Lại Nguyên
Ân cho rằng: “Có cái vắn gọn của một kiểu truyện “cổ điển” nghĩa là không có
mới mẻ lắm ở bố cục chung” [2, tr. 320-329].
Trên cơ sở khảo sát các bài viết, các bài nghiên cứu về Nguyễn Khải và
các sáng tác của ông trong thời kì đổi mới chúng ta có thể khẳng định rằng
Nguyễn Khải là một nhà văn sắc sảo, luôn đề cập đến vấn đề của đời sống và có
nhiều tìm tòi, sáng tạo và đổi mới trong cách viết. Các bài viết, các ý kiến đề
cập đến truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Khải đều chỉ ra những điểm mới
trong cách thể hiện của tác giả từ cách nhìn, giọng điệu cho đến ngôn ngữ. Nhìn
chung các bài viết đều khẳng định những sáng tác của Nguyễn Khải góp phần
quan trọng trong việc đổi mới nền văn xuôi hiện đại nước nhà.
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến11
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đi sâu tìm hiểu và lí giải đặc điểm riêng về hình tượng tác giả trong tiểu
thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải. Từ đó làm nổi bật chân dung của tác
giả trong tác phẩm, đồng thời khẳng định vị trí, vai trò của nhà văn trong nền
văn xuôi hiện đại và đương đại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu hình tượng tác giả trong tiểu
thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải để thấy sự biểu hiện của hình tượng tác
giả xuyên suốt hành trình sáng tác của nhà. Chúng tôi đã chọn Gặp gỡ cuối
năm và Thời gian của ngƣời. Vì những nhân vật trong hai tác phẩm sau này
chúng ta vẫn thấy hình bóng của họ trong Thƣợng đế thì cƣời. Vì vậy chúng
tôi đã chọn 4 cuốn tiểu thuyết.
1. Gặp gỡ cuối năm (1983)
2. Thời gian của người (1985)
3. Vòng sóng đến vô cùng (1987)
4. Thượng đế thì cười (2005)
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có đề cập đến một số tác
phẩm khác của Nguyễn Khải ở giai đoạn trước để so sánh và khẳng định những
luận điểm của mình.
3.3. Mục đích nghiên cứu.
Trên tinh thần tiếp thu những nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận
văn đặt ra nhiệm vụ là tập trung làm rõ hơn hình tượng tác giả trong tiểu thuyết
của Nguyễn Khải thời kì đổi mới như: Cái nhìn nghệ thuật và chân dung tác
giả; Một số vấn đề nghệ thuật biểu hiện hình tượng tác giả. Qua đó chúng tôi hi
vọng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu văn chương nghệ thuật Nguyễn
Khải và khẳng định vị trí của ông trong nền văn học hiện đại Việt Nam.
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến12
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài, luận văn chúng tôi sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu chính sau đây:
4.1. Phƣơng pháp loại hình.
Phương pháp này giúp chúng tôi đi vào tìm hiểu những nét tương đồng,
những điểm khác biệt và sự biến đổi cùng các nguyên nhân và ý nghĩa của
chúng. Đặc biệt là sự xuất hiện hình tượng tác giả trong từng thời đại thời gian
và không gian khác nhau cũng như xuất hiện trong từng thể loại của nhà văn.
4.2. Phƣơng pháp so sánh.
Đây là phương pháp quan trọng để làm nổi bật đặc điểm nội dung, hình
thức trong tiểu thuyết của Nguyễn khải. Đối tượng so sánh là những tác phẩm
cùng thể loại, nội dung so sánh là các vấn đề thuộc đề tài, kết cấu, cốt truyện,
nhân vật. Ngoài ra chúng tôi có thể so sánh với một số nhà văn thế hệ trước và
cùng thời với Nguyễn Khải.
4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu tác giả văn học.
Nghiên cứu hình tượng tác giả trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải thời kì
đổi mới phải đặt trong mối quan hệ với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà
văn, do vậy trong quá trình nghiên cứu chúng tôi rất coi trọng phương pháp này.
4.4. Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học:
Phương pháp tiếp cận thi pháp học là phương pháp chủ đạo. Ở đây chúng
tôi đã vận dụng những khái niệm, công cụ và các thao tác của thi pháp học hiện
đại trong việc khảo sát, phân tích các phương diện: Cái nhìn nghệ thuật, chân
dung tác giả, nhân vật người kể chuyện, giọng điệu, một cách có hệ thống. Từ
đó đặt các yếu tố đó vào một chỉnh thể nghệ thuật để khái quát những nét chung
nhất về hình tượng tác giả trong sáng tác của Nguyễn Khải.
4.5. Phƣơng pháp khảo sát thống kê.
Đây là phương pháp được tiến hành đầu tiên, có tác dụng cung cấp những
dữ kiện, những số liệu chính xác, tạo cơ sở thực tế tin cậy cho những kết luận
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến13
có tính chất khái quát. Sử dụng phương pháp thống kê, chúng tôi tiến hành phân
loại, tổng hợp phân tích những vấn đề nội dung nghiên cứu của luận văn. Khi
thống kê chúng tôi chú ý những tác phẩm tiêu biểu trên cả hai phương diện nội
dung và hình thức. Đơn vị thống kê nhỏ nhất là chi tiết và lớn nhất là tác phẩm.
4.6. Để làm phong phú, sáng tỏ thêm nhiều phương diện, chúng tôi vận dụng
những yếu tố hỗ trợ của các phương pháp nghiên cứu văn học khác như:
Phƣơng pháp tổng hợp hệ thống hóa, phê bình văn học, phƣơng pháp phân
tích và phƣơng pháp tổng hợp … Sự vận dụng những yếu tố của các phương
pháp này chỉ hỗ trợ trong những trường hợp cần thiết.
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Khái lược chung về hình tượng tác giả và tiểu thuyết thời kì
đổi mới của Nguyễn Khải.
Chương 2: Cái nhìn nghệ thuật và chân dung tác giả.
Chương 3: Một số vấn đề nghệ thuật biểu hiện của hình tượng tác giả.
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến14
B. NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ VÀ TIỂU THUYẾT
THỜI KÌ ĐỔI MỚI CỦA NGUYỄN KHẢI.
1.1. Khái lƣợc chung về hình tƣợng tác giả
1.1.1 Khái lược về hình tượng tác giả trong văn học.
1.1.1.1.Khái niệm tác giả văn học
Tác giả là một trong những khái niệm cơ bản được sử dụng nhiều trong
lịch sử văn học và phê bình văn học. Cho đến nay vấn đề tác giả trong văn học
cũng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm nhưng chưa có một khái niệm đầy
đủ.“Có thể nói lí luận về tác phẩm và tác giả trong giai đoạn xây dựng và cho
đến nay chưa có một lí luận có đầy đủ cơ sở về hai khái niệm này” [94, tr.125].
Trong Từ điển thuật ngữ văn học các tác giả đã đưa ra định nghĩa về tác giả
văn học: “ Nhìn bề ngoài, tác giả làm ra văn bản ngôn từ: bài thơ, bài văn, bài
báo, tác phẩm văn học. Về thực chất tác giả văn học làm ra cái mới, người
sáng tạo ra các giá trị văn học mới. Sự bắt buộc mô phỏng, theo đuôi thời
thượng hoặc sáng tác không có bản sắc không làm nên tác giả văn học đích
thực” [25, tr. 235]. Tác giả là người làm ra tác phẩm. Về mặt xã hội, tác giả văn
học là người có ý kiến riêng về đời sống và thời cuộc. Đó là người phát biểu
một tư tưởng mới, quan niệm mới về hiện tượng đời sống. Về mặt đặc trưng,
tác giả văn học là người xây dựng thành công các hình tượng nghệ thuật độc
đáo, sống động, có khả năng tồn tại được trong sự cảm thụ thích thú của người
đọc. Về mặt nghề nghiệp, tác giả văn học là người xây dựng được một ngôn
ngữ nghệ thuật mới, có phong cách riêng, có bộ mặt riêng trong thể loại, có hệ
thống hình ảnh biểu tượng đặc trưng riêng.
Mọi hoạt động của văn học, từ hoạt động tiếp nhận, thưởng thức đến
nghiên cứu, phê bình…chỉ thực sự bắt đầu khi tác phẩm của nhà văn ra đời.
Cho nên nhà văn là người khởi đầu của nhiều hoạt động văn chương, giữ vai trò
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến15
đặc biệt quan trọng trong đời sống văn học. Ta gọi tác phẩm văn học là một
công trình sáng tạo nghệ thuật bởi lao động của người nghệ sĩ đúng là lao động
sáng tạo.Tác phẩm văn học không thể sản xuất đồng loạt theo những khuôn
mẫu có sẵn như sản xuất công nghiệp. Nghệ thuật luôn đòi hỏi nhà văn phải
sáng tạo ra những tác phẩm mới mẻ cả về nội dung lẫn hình thức. Vì vậy, tác
giả văn học phải là người có nhân cách, có bản lĩnh vững vàng và có ý thức sâu
sắc về nghề nghiệp. Nhà nghiên cứu Đông Hoài trong cuốn “Nhận thức và
thẩm định” đã từng khẳng định “Tác giả văn học phải có một kĩ năng miêu tả
điêu luyện, một bút pháp độc đáo lành nghề trong đó năng khiếu bẩm sinh là có
thật, cần được kịp thời phát hiện và không ngừng vun bồi bảo vệ” [29, tr.8].
Sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi nhà văn phải có năng khiếu, có tài tư duy
bằng hình tượng, có khả năng suy ngẫm về các vấn đề của hiện thực thông qua
một thế giới hình tượng bao gồm những cảnh vật và những nhân vật cụ thể,
sống động, tồn tại trong những mối quan hệ xã hội phong phú và đa dạng. Văn
học là một quá trình sáng tạo bao gồm ba thành tố: nhà văn, tác phẩm và công
chúng. Vai trò của người đọc rất quan trọng. Nhà văn sáng tạo ra tác phẩm
nhưng tác phẩm chỉ thực sự có giá trị khi nó được người đọc tiếp nhận. Giữa
người viết và người đọc có sự tri âm. Cao Bá Quát đã từng nói : “Xưa nay nỗi
khổ của con người ta không gì bằng chữ tình, mà cái khó ở đời này không gì
bằng sự gặp gỡ”.
Nhưng nhiều khi điều tác giả nói ra và điều người đọc tiếp nhận không
phải lúc nào cũng trùng hợp. Đôi khi vẫn xuất hiện hình tượng người đọc đánh
giá tác phẩm hoàn toàn theo cảm nhận chủ quan của mình. Nhiều trường hợp
như vậy đã từng xảy ra trong văn học nhiều nước trên thế giới. Thậm chí đối
với cả sáng tác của nhà văn lỗi lạc. Chính vì vậy mà trong tiểu luận “Tác giả là
gì?” Michel Poucatult đã cho rằng: “Song song với sự biến hóa không ngừng
của xã hội, chức năng tác giả được ngoại hiện vào một khoảnh khắc của quá
trình ấy sẽ biến mất” [94, tr.126].
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến16
Việc cảm thụ tác phẩm văn học theo kiểu cảm nhận của cá nhân là điều
bình thường. Thực ra, sự đọc sáng tạo của người đọc có thể mở ra những cách
giải thích ý nghĩa khác nhau, nhưng không làm biến mất văn bản và khách thể
thẩm mĩ ở trong ấy, và do đó không xóa bỏ được yếu tố tác giả như là người
tham gia sự kiện nghệ thuật qua tác phẩm. Bởi vì:“Tác giả là trung tâm tổ chức
nội dung và hình thức cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm, là người mang cảm
quan thế giới đặc thù và là trung tâm tổ chức lại ngôn từ theo nguyên tắc nghệ
thuật. Do vậy hình tượng tác giả là những phạm trù của thi pháp học hiện đại”
[94, tr.126].
Vì lẽ trên, việc tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến thời đại sống,
quá trình sáng tác của nhà văn là một việc làm cần thiết. Hoàn cảnh xuất thân,
quê quán, thời gian sống và hành trang góp phần làm rõ các khía cạnh tư tưởng,
tâm lí trong tác phẩm. Tìm hiểu tác giả trong nghiên cứu văn học như là một
khái niệm của thi pháp học là nghiên cứu “Người xây dựng được ngôn ngữ
nghệ thuật mới, có phong cách, có giọng điệu riêng, có bộ mặt riêng trong thể
loại, có hệ thống hình ảnh biểu tượng đặc trưng riêng” [25, tr. 242]. Đó là
người nghệ sĩ luôn luôn hiện hình trong tác phẩm văn học.
1.1.1.2. Hình tượng tác giả trong văn học.
Ở bất kì thể loại nào, tự sự, trữ tình hay kịch, chủ thể sáng tạo bao giờ
cũng xuất hiện, dù có thể là đậm nhạt khác nhau. Với trí tưởng tượng phong
phú, khả năng lựa chọn đề tài, chủ đề, sự vận dụng khéo léo các thủ pháp nghệ
thuật và ngôn từ, người nghệ sĩ đã sáng tác, tạo ra tác phẩm nghệ thuật để thể
hiện những tư tưởng tình cảm của mình. Do vậy, “Tác phẩm là sự kết tinh quá
trình tư duy nghệ thuật của tác giả, biến những biểu tượng, ý nghĩ, cảm xúc bên
trong của nhà văn thành một sự thực văn hóa, xã hội khách quan cho mọi người
soi ngắm, suy nghĩ” [60, tr. 241]. Dấu ấn của chủ thể sáng tạo để lại trong tác
phẩm văn học thể hiện rất rõ nét trong hình tượng tác giả.
*Hình tượng tác giả trong văn học.
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến17
Hình tượng tác giả hiện hình trong tác phẩm mới là phạm trù của thi pháp
học. Nghiên cứu hình tượng tác giả xuất hiện trong tác phẩm văn học với tư
cách là một phạm trù của thi pháp học là việc làm cần thiết đối với việc nghiên
cứu văn học. Bởi vì thông qua tác phẩm văn chương, người nghệ sĩ thể hiện
được sự đánh giá của mình đối với cuộc sống và con người. Cơ sở tâm lí của
hình tượng tác giả là dạng thức tồn tại đặc thù của chủ thể giao tiếp nghệ thuật.
Trong đó cái “tôi” trong nhân cách mỗi người thể hiện trong giao tiếp. Cơ sở
nghệ thuật của hình tượng tác giả trong văn học mang tính chất giao tiếp của
văn bản nghệ thuật: văn bản của tác phẩm bao giờ cũng là lời của người trần
thuật, người kể chuyện hoặc là nhân vật trữ tình. Nó là kết quả sáng tạo nghệ
thuật của tác giả tiểu sử, giữa chúng có nhiều quan hệ thống nhất nhưng không
đồng nhất. Tác giả tiểu sử là người tạo dựng hình tượng tác giả và để lại nhân
cách của mình trong tác phẩm. Tác giả tiểu sử là một phạm trù xã hội, nằm bên
ngoài tác phẩm, còn hình tượng tác giả nằm bên trong tác phẩm, là phạm trù
của thi pháp học. Nhà văn xây dựng một văn bản đồng thời với việc xây dựng
ra hình tượng người phát ngôn văn bản ấy với một giọng điệu nhất định. Theo
Từ điển thuật ngữ văn học thì hình tượng tác giả là: “Phạm trù thể hiện cách
tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội và vai trò văn học của mình trong tác
phẩm, một vai trò được người đọc chờ đợi (….). Hình tượng tác giả trong tác
phẩm văn học gắn với ý thức của tác giả về vai trò xã hội, tư thế văn học rất đa
dạng của mình” [25, tr.124]. Vì thế, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hình tượng
tác giả là yếu tố quyết định nên phong cách của nhà văn.
“Văn như kì nhân”. Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn,
dù muốn hay không trong tác phẩm văn học bao giờ cũng có dấu ấn riêng của
người nghệ sĩ. Nguyễn Đình Thi cũng có nói một cách rất hình ảnh: Nhà văn
biểu hiện mình qua tác phẩm như thứ củi nào cháy lên thứ lửa ấy…khi tham gia
vào ý thức xã hội bằng sáng tạo nghệ thuật của mình thì: “Hình tượng tác giả là
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến18
một phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội và văn học
của mình trong tác phẩm, một vai trò được người đọc chờ đợi”[25].
Hình tượng tác giả là trung tâm tổ chức nội dung - hình thức cái nhìn
nghệ thuật, đồng thời là trung tâm tổ chức ngôn từ nghệ thuật. Bakhtin đã khẳng
định: “không có hình tượng tác giả ngoài tác phẩm, tư tưởng nhà văn chỉ tồn
tại trong tác phẩm” [10]. M.B Khrapchencô trong công trình: “Cá tính sáng
tạo của nhà văn và sự phát triển văn học” cũng cho rằng sự biểu hiện của hình
tượng tác giả trong tác phẩm nghệ thuật còn do đặc trưng thể loại quy định.
Hình tượng tác giả là dấu ấn chủ thể sáng tạo in đậm trong tác phẩm thấm
trong toàn bộ cơ chế và yếu tố tạo thành tác phẩm. Cho nên nó có thể thể hiện
trong từng yếu tố của chính thể nghệ thuật. Nhưng chúng ta cần phải chú ý: khi
nói về hình tượng tác giả cần phải thấy tính giãn cách của nó với các yếu tố trực
tiếp của tác phẩm. Mặc dù chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều dấu hiệu của nó
trong nhân vật hay trong người kể chuyện của tác phẩm nhưng nhất định không
được đồng nhất, đơn giản. Người phát ngôn trong tác phẩm văn học không
được đem ra đồng nhất với tác giả, dù có rất nhiều điểm thống nhất nhưng
người kể chuyện trong tác phẩm chỉ là người đứng ra trực tiếp kể chuyện cho
tác giả. Do đó hình tượng tác giả không thể là hình tượng người kể chuyện mà
là một con người mà tác giả quy nạp ra từ tác phẩm.
Vấn đề hình tượng tác giả được khẳng định từ nhiều góc độ khác nhau
trong lí luận văn học. Sự phân biệt một cách chính xác giữa tác giả và hình
tượng tác giả trong sáng tác của nhà văn sẽ tránh được những nhầm lẫn đáng
tiếc, khi tìm hiểu ý nghĩa và vẻ đẹp của văn chương.
Hình tượng tác giả là một phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về
vai trò xã hội và văn học của mình trong tác phẩm. Đó là yếu tố nghệ thuật tồn
tại trong bản thân văn bản, trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Nó góp phần
xác định phong cách riêng của từng tác giả.
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến19
1.1.1.3. Nội dung và biểu hiện của hình tượng tác giả trong văn học
Cho đến nay, sự hiểu biết về hình tượng tác giả trong sáng tác văn học là
một vấn đề đã và đang được nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau. Có người
cho rằng hình tượng tác giả biểu hiện ở: cái nhìn nghệ thuật của tác giả, sức bao
quát không gian, cấu trúc, cốt truyện, nhân vật và giọng điệu. Như vậy chúng ta
có thể tìm hiểu hình tượng tác giả biểu hiện chủ yếu ở một số phương diện như:
cái nhìn riêng độc đáo nhất quán để làm nổi bật lên chân dung của tác giả qua
sáng tác của mình một cách rõ nét, mà có ý nghĩa tư tưởng, đạo đức thẩm mĩ;
thể hiện qua ngôi kể, ngôn ngữ và giọng điệu của tác giả thâm nhập vào giọng
điệu của nhân vật trong sáng tác của tác giả... Khi nghiên cứu hình tượng tác giả
trong tác phẩm, chúng ta cần chú ý không nên đồng nhất hình tượng tác giả với
cuộc đời và tính cách của nhà văn. Nhiều khi cuộc đời và tính cách bên ngoài
như thế này nhưng người trần thuật trong tác phẩm lại thế kia. Vì thế, hình
tượng tác giả sẽ thể hiện khác nhau với mỗi thể loại sáng tác cũng khác nhau.
Theo lí thuyết của thi pháp học hiện đại thì hình tượng tác giả được biểu hiện rõ
nét ở các phương diện sau:
* Hình tượng tác giả thể hiện qua cái nhìn nghệ thuật: Cái nhìn nghệ
thuật là vấn đề then chốt trong sáng tác văn học bởi nó phản ánh cách nhìn, khả
năng khái quát, đề xuất những vấn đề của cuộc sống. Mỗi tác phẩm văn học là
tổng hợp tầm nhìn, tầm hiểu biết, cảm nhận bằng thế giới nghệ thuật của nhà
văn, bộc lộ năng lực hoạt động tinh thần của chủ thể. Cái nhìn nghệ thuật là
xuất phát điểm của cấu trúc nghệ thuật, cái nhìn bao giờ cũng bộc lộ lập trường,
quan điểm, sự lựa chọn thẩm mĩ của chủ thể nghệ thuật. Cái nhìn nghệ thuật thể
hiện trong cảm giác, tri giác, quan sát của nhà văn do đó nó có thể phát hiện cái
đẹp, cái xấu, cái bi, ái hài,… của sự vật hiện tượng một cách rất sinh động. Điều
đó có nghĩa là cái nhìn ở đây mang tính quan niệm chứ không phải là sự sao
chép rời rạc đối với hiện thực. Nó chứa đựng trong đó quan điểm của nhà văn
nhưng không phải là quan điểm trừu tượng mà xuất hiện như những nguyên tắc
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến20
nghệ thuật. Nó cũng là điều kiện tiên quyết tạo nên phong cách nghệ thuật mà
nhà văn sáng tạo nên, thể hiện từ hình tượng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu
đến hệ thống đề tài. Việc khám phá cái nhìn nghệ thuật của mỗi nhà văn giúp
người nghiên cứu có thể hình dung ra hình tượng tác giả hiện diện trong tác
phẩm mà nhà văn xây dựng. Do vậy hình tượng tác giả không chỉ được biểu
hiện qua cái nhìn nghệ thuật, giọng điệu nghệ thuật mà còn được thể hiện rất rõ
qua ngôn từ nghệ thuật.
* Giọng điệu nghệ thuật là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả
trong tác phẩm: Giọng điệu không đơn giản là âm thanh có âm sắc đặc thù để
nhận ra người nói mà nó thể hiện thái độ, lập trường, cách nhìn của chủ thể phát
ngôn về đối tượng được nói đến và đối tượng lời văn ấy hướng vào. Giọng điệu
là sản phẩm mang tính cá biệt độc đáo, kết tinh sự thăng hoa sáng tạo của nhà
văn. Nó là một phương diện quan trọng bộc lộ hình tượng tác giả. Nói khác đi,
hình tượng tác giả, cái nhìn của nhà văn được thể hiện hết sức rõ nét qua giọng
điệu. Nó cũng là một yếu tố cốt yếu tạo nên phong cách nghệ thuật. Giọng điệu
cho ta hiểu sâu hơn sự phong phú của chủ thể sáng tạo. Vì thế, với người tiếp
cận, giọng điệu là chìa khóa đi vào tác phẩm, thông qua giọng điệu mà thâm
nhập vào thế giới tinh thần của tác giả, khám phá phong cách và khái quát lên
hình tượng tác giả.
*Ngôn từ nghệ thuật cũng là một phương diện quan trọng thể hiện hình
tượng tác giả: Ngôn từ là yếu tố thứ nhất, là hình thức biểu hiện của văn học.
Trong tác phẩm văn học bao giờ cũng có các yếu tố như: chủ đề, tư tưởng, nhân
vật, cốt truyện…đều được hiện diện qua ngôn từ. Ngôn từ nghệ thuật chính là
công cụ nghệ thuật, là phương diện để tác giả thể hiện quan điểm nghệ thuật.
Nói cách khác, ngôn từ nghệ thuật luôn đi liền với nội dung, luôn hàm chứa
trong đó tư tưởng, tình cảm, quan niệm, thái độ của tác giả, với một cái nhìn,
một giọng điệu và cả cá tính của tác giả. Với người nghệ sĩ, sáng tạo nghệ thuật
luôn đòi hỏi họ phải có một tiếng nói riêng, mà ngôn từ nghệ thuật chính là yếu
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50155
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOTLuận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
 
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAYLuận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gian
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gianLuận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gian
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gian
 
Luận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAY
Luận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAYLuận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAY
Luận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAY
 
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata YasunariLuận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
 
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên LộcLuận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAYLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
 
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAYLuận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
 
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quêLuận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
 
Luận văn: Vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học Việt Nam
Luận văn: Vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học Việt NamLuận văn: Vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học Việt Nam
Luận văn: Vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học Việt Nam
 
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản ĐàKhóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXILuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
 
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đLuận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
 
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt NamLuận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAYLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
 

Similar to Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải

Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdfTư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdfNuioKila
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdfNHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdfHanaTiti
 
VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM_10325712052019
VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM_10325712052019VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM_10325712052019
VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM_10325712052019hanhha12
 
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxhiutrn809713
 
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Man_Ebook
 

Similar to Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải (20)

Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdfTư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
 
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đLuận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
 
Cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi Nguyên Ngọ, HAY
Cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi Nguyên Ngọ, HAYCảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi Nguyên Ngọ, HAY
Cảm hứng về người anh hùng trong văn xuôi Nguyên Ngọ, HAY
 
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdfNHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 
Luận án: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại
Luận án: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đạiLuận án: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại
Luận án: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại
 
Luận văn: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại, HOT
Luận văn: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại, HOTLuận văn: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại, HOT
Luận văn: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại, HOT
 
VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM_10325712052019
VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM_10325712052019VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM_10325712052019
VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM_10325712052019
 
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
 
Đặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.doc
Đặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.docĐặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.doc
Đặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.doc
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂMLuận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
 
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
 
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh TháiĐặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864 (20)

List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại họcList 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa TrướcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 

Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải

  • 1. Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------------ NGUYỄN THỊ DUYẾN HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ TRONG TIỂU THUYẾT THỜI KỲ ĐỔI MỚI CỦA NGUYỄN KHẢI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Hà Nội-2013
  • 2. Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ DUYẾN HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ TRONG TIỂU THUYẾT THỜI KỲ ĐỔI MỚI CỦA NGUYỄN KHẢI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lí luận văn học Mã số : 6022 32 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lý Hoài Thu Hà Nội-2013
  • 3. Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến3 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU.........................................................................................................3 1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................5 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................5 3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu ...............................................9 3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................9 3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................9 3.3 Mục đích nghiên cứu ......................................................................................9 4. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................10 5. Cấu trúc luận văn .........................................................................................11 B. NỘI DUNG ..................................................................................................12 Chƣơng 1. KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ VÀ TIỂU THUYẾT THỜI KÌ ĐỔI MỚI CỦA NGUYỄN KHẢI ................................12 1.1. Khái lƣợc chung hình tƣợng tác giả.........................................................12 1.1.1. Khái lược về hình tượng tác giả trong văn học ........................................12 1.1.1.1.Khái niệm tác giả văn học ......................................................................12 1.1.1.2. Hình tượng tác giả trong văn học ..........................................................14 1.1.1.3.Nội dung và biểu hiện của hình tượng tác giả trong văn học.................15 1.2. Tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải.........................................20 1.2.1.Nguyễn Khải và hành trình sáng tác của nhà văn .....................................20 1.2.2.Những tác phẩm tiêu biểu trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải.....................................................................................................................25 Chƣơng 2. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VÀ CHÂN DUNG TÁC GIẢ........29 2.1. Cái nhìn nghệ thuật...................................................................................29 2.1.1. Cái nhìn hiện thực, tỉnh tảo ......................................................................30 2.1.2. Cái nhìn sắc sảo, tinh tế............................................................................34 2.1.3. Cái nhìn giàu tính phân tích......................................................................39 2.2. Chân dung tác giả......................................................................................45
  • 4. Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến4 2.2.1 Một người trải qua nhiều biến động hiện thực ..........................................45 2.2.2 Một Con người trong mối quan hệ xã hội rộng rãi....................................49 2.2.3 Một Con người với nhu cầu tự biểu hiện mình .........................................57 Chƣơng 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CỦA HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ ...........................................................................................65 3.1. Ngƣời kể chuyện ........................................................................................65 3.1.1. Người kể chuyện có ý thức đối thoại và mời gọi đối thoại......................66 3.1.2. Người kể chuyện giàu ý thức tự vấn ........................................................71 3.1.2.1.Ý thức tự vấn trong văn học ...................................................................71 3.1.2.2. Người kể chuyện có nhu cầu nhận thức lại ...........................................76 3.1.2.3. Người kể chuyện có ý thức tự vấn về nghề nghiệp và tư cách của nhà văn.......................................................................................................................77 3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật ..........................................................80 3.2.1. Ngôn ngữ..................................................................................................80 3.2.1.1.Ngôn ngữ đẫm chất hiện thực- đời thương ............................................81 3.2.1.2. Ngôn ngữ đậm chất tự sự và miêu tả.....................................................84 3.2.1.3. Ngôn ngữ độc thoại và đối thoại ...........................................................87 3.2.2. Giọng điệu trần thuật ..............................................................................93 3.2.2.1. Giọng điệu xót xa, cảm thông chia sẻ....................................................94 3.2.2.2. Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh tự trào..................................................96 3.2.2.3. Giọng điệu tranh biện, triết lí ................................................................99 3.2.2.4. Giọng điệu có tính đa thanh.................................................................107 C. KẾT LUẬN.................................................................................................114 D.TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................119
  • 5. Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến5 A. MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1.1 Tác giả là chủ thể sáng tạo của tác phẩm. Vì vậy hình tượng tác giả có vai trò, vị trí và đặc điểm riêng trong hệ thống hình tượng của tác phẩm, hình tượng tác giả liên quan đến các vai giao tiếp nghệ thuật mà người nghệ sĩ lựa chọn để tác động đến người đọc qua tác phẩm. Hình tượng tác giả là cái được biểu hiện trong tác phẩm một cách đặc biệt. Nhà thơ Đức I.W.Goethe nói: “Mỗi nhà văn bất kể muốn hay không, đều miêu tả chính mình trong tác phẩm của mình một cách đặc biệt”. Còn Viện sĩ Nga V.Vinôgrađôp đã khẳng định: “Hình tượng tác giả là cơ sở, là trung tâm của phong cách ngôn ngữ”. Việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải là một hướng tiếp cận văn học từ phương diện thi pháp học. Cách tiếp cận này giúp chúng ta thêm một góc nhìn mới để phát hiện và khám phá vào chiều sâu tác phẩm của Nguyễn Khải. 1.2 Nguyễn Khải là cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại sau cách mạng tháng Tám. Ông là một trong những nhà văn sớm xác định cho mình một quan niệm độc đáo về nghệ thuật, về vai trò của văn học và trách nhiệm của nhà văn. Ông cũng thuộc số ít các nhà văn có sức viết dẻo dai, bền bỉ và luôn có mặt ở những nơi “mũi nhọn” của cuộc sống. Bám sát từng bước đi của đời sống với niềm hứng thú đặc biệt hướng vào “cái hôm nay” để nghiên cứu, phân tích và đối thoại, sáng tác của Nguyễn Khải vừa nóng hổi tính thời sự vừa có tầm khái quát về nhiều vấn đề thiết yếu đặt ra từ đời sống xã hội và con người đương thời. Chính vì thế mà ông được nhiều nhà phê bình nghiên cứu quan tâm bình luận và bạn đọc hào hứng đón nhận. Đúng như ý kiến của Vương Trí Nhàn trong Lời giới thiệu tuyển tập Nguyễn Khải: “Ông là một trong những nhà văn dẫn đầu của thời đại. Sáng tác của ông luôn luôn đánh dấu những biến chuyển của xã hội. Với cuộc cách mạng này, những năm tháng
  • 6. Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến6 đấu tranh gian khổ này, tác phẩm của ông là một bằng chứng, một tài liệu tham khảo thực sự. Và muốn hiểu con người thời đại với tất cả những cái hay cái dở của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải” [76, tr.61].Với ngòi bút hiện thực đặc sắc, năng lực quan sát sắc sảo, Nguyễn Khải đã đem đến cho người đọc những trang văn mang hơi thở của cuộc sống đất nước và con người đương thời, thể hiện rõ trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của nhà văn. 1.3. Nguyễn Khải sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, kí, tạp văn và đều có những tác phẩm có giá trị ở tất cả các thể loại đó. Riêng tiểu thuyết của ông thời kì đổi mới đã được tìm hiểu và nghiên cứu ở một số phương diện. Song chưa có một chuyên luận nào đi sâu nghiên cứu hình tượng tác giả- một trong những phương diện quan trọng của thi pháp Nguyễn Khải. Việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong tiểu thuyết của ông thời kì đổi mới là một việc làm cần thiết, góp phần thiết thực vào việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải và làm sáng rõ hơn những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học hiện đại nước nhà. 1.4. Nguyễn Khải là một trong số các nhà văn đã có tác phẩm đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Trong chương trình sách giáo khoa cũ ông có truyện ngắn Mùa Lạc và trong chương trình sách giáo khoa mới có truyện ngắn Một ngƣời Hà Nội. Việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải có ý nghĩa thiết thực và bổ ích trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập những tác phẩm của ông ở nhà trường phổ thông. Vì những lẽ đó, cùng với tinh thần tiếp thu, phát triển ý kiến những người đi trước, chúng tôi mạnh dạn đóng góp phần nghiên cứu của mình làm sáng vấn đề: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải.
  • 7. Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến7 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ. 2.1. Những phê bình, nghiên cứu, sáng tác về Nguyễn Khải. Tác giả, một trong những người sáng tạo ra thế giới nghệ thuật đã được các nhà phê bình đề cập từ rất sớm. Ở nước ta, những vấn đề lí thuyết về nhà văn, quá trình sáng tác, phong cách cũng sớm được trình bày trong tài liệu tham khảo và sách giáo trình lí luận văn học từ những năm 60 của thế kí trước. Tuy nhiên tác giả và hình tượng tác giả là những vấn đề, khái niệm của thi pháp học mới được các nhà khoa học Việt Nam giới thiệu và nghiên cứu từ những năm 80 trở lại đây với các công trình nghiên cứu của Trần Đình Sử, Đào Thuỷ Nguyên, Nguyễn Thị Bình, Đoàn Trọng Huy, Bích Thu và người để công và dồn khá nhiều tâm huyết nghiên cứu về con người và văn chương Nguyễn Khải là nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn. Với bài viết Nguyễn Khải trong sự vận động của văn học cách mạng từ sau năm 1945, nhà nghiên cứu đã chỉ ra nét độc đáo trong sáng tác của Nguyễn Khải thời kì đổi mới là: “Cái nhìn sắc sảo vốn có từ sớm và khao khát có mặt trong ngày hôm nay. Đối thoại với chính mình và tự phát hiện trở lại- một phong cách vừa dân dã vừa hiện đại” [80, tr.114]. Viết về những người thân trong gia đình họ hàng, Nguyễn Khải gửi gắm nhiều tâm tư tình cảm của mình. Thông qua nhân vật này hình tượng tác giả hiện lên rõ nét và sắc sảo. Khái niệm “hình tượng tác giả” như một “thuật ngữ văn học” được trình bày trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học hình tượng tác giả là: “Phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội và vai trò văn học của mình trong tác phẩm, một vai trò được người đọc chờ đợi” [25, tr.149]. Cách hiểu của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong sách 150 thuật ngữ văn học, lại là: “Ở các tác phẩm có bình diện tự thuật hoặc trữ tình, tác giả vừa là người “chủ xướng” vừa là người “tham dự”, tức là như một hình tượng con người được thể hiện bằng nghệ thuật” [3, tr.146]. Ngoài ra còn có một số luận văn, luận án đã đề cập nghiên cứu vấn đề này như: Hoàng thị Anh (2008), Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Thái Nguyên, Hình
  • 8. Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến8 tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải, có viết: “ Hình tượng tác giả trong tác phẩm là một phạm trù của thi pháp do nhà văn sáng tạo ra”; Còn Nguyễn Thị Nga (2010), trong Luận án tiến sĩ, ĐH Sư phạm Hà Nội viết về Hình tượng tác giả nữ trong thơ thời chống Mĩ lại cho rằng:“ Hình tượng tác giả có thể coi như là một kiểu nhân vật tồn tại trong thế giới nghệ thuật nhưng là một kiểu nhân vật đặc biệt không giống bất cứ nhân vật nào khác trong tác phẩm”. Nhìn chung các bài viết đều đã khẳng định vai trò quan trọng của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Nhìn lại quá trình nghiên cứu về Nguyễn Khải, chúng tôi nhận thấy vấn đề hình tượng tác giả trong sáng tác của Nguyễn Khải thời kì đổi mới đã được nhiều nhà nghiên cứu như Đào Thủy Nguyên, Lại Nguyên Ân, Hà Công Tài … đề cập đến với nhiều cấp độ: cái nhìn nghệ thuật, nhân vật người kể chuyện, giọng điệu nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật. Mặc dù chưa có một chuyên luận hay công trình khoa học nào nghiên cứu, trình bày một cách có hệ thống phạm trù hình tượng tác giả, nhưng những ý kiến bàn về sáng tác của Nguyễn Khải, đặc biệt là giai đoạn sau thời kì đổi mới thật sự quí giá và là những gợi ý để chúng tôi tìm hiểu vấn đề: Hình tƣợng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải, một cách có hệ thống, khoa học và toàn diện. 2.2. Tiểu thuyết Nguyễn Khải Theo như Phan Cự Đệ: “Tài năng và phong cách Nguyễn Khải bắt đầu hình thành và khẳng định từ khi Xung đột tập 1 được giới thiệu trên Tạp chí văn nghệ quân đội năm 1957” [17, tr. 481-514]. Hầu hết các bài viết sau đó đều nhất trí với Phan Cự Đệ, Vương Trí Nhàn và tiếp tục khẳng định “Tác phẩm vào nghề, tác phẩm đánh dấu tên Nguyễn Khải trong lòng bạn đọc hâm mộ là gì? Dĩ nhiên là phải kể đến Xung đột (1957). Đây mãi mãi là một đỉnh cao trong sáng tác của Nguyễn Khải mà mỗi khi nhớ đến người ta phải kính trọng” [78, tr. 8-14]. Không chỉ vậy mà chính bản thân tác giả cũng thừa nhân rằng: Với “Xung đột, tôi bắt đàu ý thức về chức năng người cầm bút và thực sự bước
  • 9. Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến9 vào con đường viết truyện” [43, tr. 24]. Nguyễn Khải đã được giới nghiên cứu phê bình đánh giá là một ngòi bút thông minh, sắc sảo trong khám phá và nắm bắt hiện thực. Sự mẫn cảm với cái hàng ngày, với những vấn đề hôm nay đã khiến những trang viết sắc sảo, đầy “chất văn xuôi”của Nguyễn Khải không những luôn luôn có độc giả mà còn khơi gợi được hứng thú tranh luận, trở thành nơi “giao tiếp đối thoại” với đông đảo bạn đọc. Từ năm 1979 đến nay Nguyễn khải viết thêm được 6 cuốn tiểu thuyết nữa cho nền văn học nước nhà. Trong đó Gặp gỡ cuối năm năm 1982 của ông được nhận giải thưởng của Hội nhà văn, và 3 cuốn tiểu thuyết: Điều tra về một cái chết, Vòng sóng đến vô cùng, Một cõi nhân gian bé tí. Như vậy, từ năm 1979 đến 1989 tiểu thuyết của Nguyễn Khải, đã được đông đảo bạn đọc đón nhận và các nhà nghiên cứu quan tâm. Theo các nhà nghiên cứu thì khuynh hướng tiểu thuyết Nguyễn Khải được phát sinh từ chính phong cách của ông. Nguyễn Khải là người mở ra một khuynh hướng mới- đó là khuynh hướng tiểu thuyết triết luận, Nguyễn văn Long trong: “Nhìn lại một chặng đường tiểu thuyết” đã đưa ra các luận chứng để chứng tỏ điều này: “Anh thường phân tích nhân vật của mình như một nhà khoa học phân tích đối tượng nghiên cứu” [58, tr. 78]. Có nhiều nhà nghiên cứu, phê bình khác cũng đều cho rằng khuynh hướng trong tiểu thuyết Nguyễn Khải là xu hướng chính luận – triết luận, Lại Nguyên Ân coi tiểu thuyết Cha và con…, là một công trình “triết luận về tôn giáo và chủ nghĩa xã hội bằng ngôn ngữ tự sự” [2, tr. 3]. Văn Chinh thấy: Với Thời gian của ngƣời Nguyễn Khải đã góp thêm một thành công mới cho xu hướng tiểu thuyết triết luận của văn học nước ta”. Vũ Quần Phương cũng cho rằng “Giá trị khảo luận triết học của tập tiểu thuyết này là của một cống hiến của Nguyễn Khải trong Văn xuôi Việt Nam” [83, tr. 3]. Về bút pháp của Nguyễn Khải nhiều nhà phê bình đã nhận xét: “Nghiêng về lối kể hơn lối tả. Cốt truyện của Nguyễn Khải không có gì li kì. Nhiều khi
  • 10. Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến10 người viết không để ý đến cốt truyện, đến cấu trúc tác phẩm, mà quan tâm làm nổi bật chính kiến, một kiểu sống, cách nói năng ứng xử của nhân vật” [62]. Vương Trí Nhàn cũng cho rằng những tác phẩm thành công của Nguyễn Khải thường “hiện ra như một người kể chuyện thông minh, la cà khắp nơi chia sẻ với mọi người vui buồn khi quan sát việc đời. Đó là một phong cách vừa dân dã vừa hiện đại” [76]. Về ngôn ngữ, Phan Cự Đệ nhận xét:“Phong cách hiện thực tỉnh táo cũng tạo cho tác phẩm Nguyễn Khải một thứ ngôn ngữ đặc biệt. Đó là thứ ngôn ngữ trí tuệ sắc sảo” [16, tr. 42]. Lại Nguyên Ân cũng nhấn mạnh “Phải nói đến đặc sắc ngôn ngữ Nguyễn Khải, một ngôn ngữ rất văn xuôi: nó không nống lên thống thiết mà thường pha ngang giọng tưng tưng, đùa đùa… và nói chung vẫn phải nhận rằng ngôn ngữ của Nguyễn Khải là đặc sắc” [4, tr. 75-85]. Về kết cấu và cốt truyện, Phan Cự Đệ cho rằng Nguyễn Khải tiêu biểu cho phong cách tiểu thuyết cổ điển theo lối chương hồi. “Đó là một cách làm thông minh, nó giúp cho tác giả có khả năng lắp ghép những tài liệu gián tiếp, xâu chuỗi các truyện kể của nhiều người khác nhau…[16, tr. 278]. Lại Nguyên Ân cho rằng: “Có cái vắn gọn của một kiểu truyện “cổ điển” nghĩa là không có mới mẻ lắm ở bố cục chung” [2, tr. 320-329]. Trên cơ sở khảo sát các bài viết, các bài nghiên cứu về Nguyễn Khải và các sáng tác của ông trong thời kì đổi mới chúng ta có thể khẳng định rằng Nguyễn Khải là một nhà văn sắc sảo, luôn đề cập đến vấn đề của đời sống và có nhiều tìm tòi, sáng tạo và đổi mới trong cách viết. Các bài viết, các ý kiến đề cập đến truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Khải đều chỉ ra những điểm mới trong cách thể hiện của tác giả từ cách nhìn, giọng điệu cho đến ngôn ngữ. Nhìn chung các bài viết đều khẳng định những sáng tác của Nguyễn Khải góp phần quan trọng trong việc đổi mới nền văn xuôi hiện đại nước nhà.
  • 11. Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến11 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đi sâu tìm hiểu và lí giải đặc điểm riêng về hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải. Từ đó làm nổi bật chân dung của tác giả trong tác phẩm, đồng thời khẳng định vị trí, vai trò của nhà văn trong nền văn xuôi hiện đại và đương đại Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn sẽ đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải để thấy sự biểu hiện của hình tượng tác giả xuyên suốt hành trình sáng tác của nhà. Chúng tôi đã chọn Gặp gỡ cuối năm và Thời gian của ngƣời. Vì những nhân vật trong hai tác phẩm sau này chúng ta vẫn thấy hình bóng của họ trong Thƣợng đế thì cƣời. Vì vậy chúng tôi đã chọn 4 cuốn tiểu thuyết. 1. Gặp gỡ cuối năm (1983) 2. Thời gian của người (1985) 3. Vòng sóng đến vô cùng (1987) 4. Thượng đế thì cười (2005) Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có đề cập đến một số tác phẩm khác của Nguyễn Khải ở giai đoạn trước để so sánh và khẳng định những luận điểm của mình. 3.3. Mục đích nghiên cứu. Trên tinh thần tiếp thu những nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận văn đặt ra nhiệm vụ là tập trung làm rõ hơn hình tượng tác giả trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải thời kì đổi mới như: Cái nhìn nghệ thuật và chân dung tác giả; Một số vấn đề nghệ thuật biểu hiện hình tượng tác giả. Qua đó chúng tôi hi vọng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu văn chương nghệ thuật Nguyễn Khải và khẳng định vị trí của ông trong nền văn học hiện đại Việt Nam.
  • 12. Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến12 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài, luận văn chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau đây: 4.1. Phƣơng pháp loại hình. Phương pháp này giúp chúng tôi đi vào tìm hiểu những nét tương đồng, những điểm khác biệt và sự biến đổi cùng các nguyên nhân và ý nghĩa của chúng. Đặc biệt là sự xuất hiện hình tượng tác giả trong từng thời đại thời gian và không gian khác nhau cũng như xuất hiện trong từng thể loại của nhà văn. 4.2. Phƣơng pháp so sánh. Đây là phương pháp quan trọng để làm nổi bật đặc điểm nội dung, hình thức trong tiểu thuyết của Nguyễn khải. Đối tượng so sánh là những tác phẩm cùng thể loại, nội dung so sánh là các vấn đề thuộc đề tài, kết cấu, cốt truyện, nhân vật. Ngoài ra chúng tôi có thể so sánh với một số nhà văn thế hệ trước và cùng thời với Nguyễn Khải. 4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu tác giả văn học. Nghiên cứu hình tượng tác giả trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải thời kì đổi mới phải đặt trong mối quan hệ với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn, do vậy trong quá trình nghiên cứu chúng tôi rất coi trọng phương pháp này. 4.4. Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học: Phương pháp tiếp cận thi pháp học là phương pháp chủ đạo. Ở đây chúng tôi đã vận dụng những khái niệm, công cụ và các thao tác của thi pháp học hiện đại trong việc khảo sát, phân tích các phương diện: Cái nhìn nghệ thuật, chân dung tác giả, nhân vật người kể chuyện, giọng điệu, một cách có hệ thống. Từ đó đặt các yếu tố đó vào một chỉnh thể nghệ thuật để khái quát những nét chung nhất về hình tượng tác giả trong sáng tác của Nguyễn Khải. 4.5. Phƣơng pháp khảo sát thống kê. Đây là phương pháp được tiến hành đầu tiên, có tác dụng cung cấp những dữ kiện, những số liệu chính xác, tạo cơ sở thực tế tin cậy cho những kết luận
  • 13. Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến13 có tính chất khái quát. Sử dụng phương pháp thống kê, chúng tôi tiến hành phân loại, tổng hợp phân tích những vấn đề nội dung nghiên cứu của luận văn. Khi thống kê chúng tôi chú ý những tác phẩm tiêu biểu trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. Đơn vị thống kê nhỏ nhất là chi tiết và lớn nhất là tác phẩm. 4.6. Để làm phong phú, sáng tỏ thêm nhiều phương diện, chúng tôi vận dụng những yếu tố hỗ trợ của các phương pháp nghiên cứu văn học khác như: Phƣơng pháp tổng hợp hệ thống hóa, phê bình văn học, phƣơng pháp phân tích và phƣơng pháp tổng hợp … Sự vận dụng những yếu tố của các phương pháp này chỉ hỗ trợ trong những trường hợp cần thiết. 5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Khái lược chung về hình tượng tác giả và tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải. Chương 2: Cái nhìn nghệ thuật và chân dung tác giả. Chương 3: Một số vấn đề nghệ thuật biểu hiện của hình tượng tác giả.
  • 14. Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến14 B. NỘI DUNG Chƣơng 1 KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ VÀ TIỂU THUYẾT THỜI KÌ ĐỔI MỚI CỦA NGUYỄN KHẢI. 1.1. Khái lƣợc chung về hình tƣợng tác giả 1.1.1 Khái lược về hình tượng tác giả trong văn học. 1.1.1.1.Khái niệm tác giả văn học Tác giả là một trong những khái niệm cơ bản được sử dụng nhiều trong lịch sử văn học và phê bình văn học. Cho đến nay vấn đề tác giả trong văn học cũng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm nhưng chưa có một khái niệm đầy đủ.“Có thể nói lí luận về tác phẩm và tác giả trong giai đoạn xây dựng và cho đến nay chưa có một lí luận có đầy đủ cơ sở về hai khái niệm này” [94, tr.125]. Trong Từ điển thuật ngữ văn học các tác giả đã đưa ra định nghĩa về tác giả văn học: “ Nhìn bề ngoài, tác giả làm ra văn bản ngôn từ: bài thơ, bài văn, bài báo, tác phẩm văn học. Về thực chất tác giả văn học làm ra cái mới, người sáng tạo ra các giá trị văn học mới. Sự bắt buộc mô phỏng, theo đuôi thời thượng hoặc sáng tác không có bản sắc không làm nên tác giả văn học đích thực” [25, tr. 235]. Tác giả là người làm ra tác phẩm. Về mặt xã hội, tác giả văn học là người có ý kiến riêng về đời sống và thời cuộc. Đó là người phát biểu một tư tưởng mới, quan niệm mới về hiện tượng đời sống. Về mặt đặc trưng, tác giả văn học là người xây dựng thành công các hình tượng nghệ thuật độc đáo, sống động, có khả năng tồn tại được trong sự cảm thụ thích thú của người đọc. Về mặt nghề nghiệp, tác giả văn học là người xây dựng được một ngôn ngữ nghệ thuật mới, có phong cách riêng, có bộ mặt riêng trong thể loại, có hệ thống hình ảnh biểu tượng đặc trưng riêng. Mọi hoạt động của văn học, từ hoạt động tiếp nhận, thưởng thức đến nghiên cứu, phê bình…chỉ thực sự bắt đầu khi tác phẩm của nhà văn ra đời. Cho nên nhà văn là người khởi đầu của nhiều hoạt động văn chương, giữ vai trò
  • 15. Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến15 đặc biệt quan trọng trong đời sống văn học. Ta gọi tác phẩm văn học là một công trình sáng tạo nghệ thuật bởi lao động của người nghệ sĩ đúng là lao động sáng tạo.Tác phẩm văn học không thể sản xuất đồng loạt theo những khuôn mẫu có sẵn như sản xuất công nghiệp. Nghệ thuật luôn đòi hỏi nhà văn phải sáng tạo ra những tác phẩm mới mẻ cả về nội dung lẫn hình thức. Vì vậy, tác giả văn học phải là người có nhân cách, có bản lĩnh vững vàng và có ý thức sâu sắc về nghề nghiệp. Nhà nghiên cứu Đông Hoài trong cuốn “Nhận thức và thẩm định” đã từng khẳng định “Tác giả văn học phải có một kĩ năng miêu tả điêu luyện, một bút pháp độc đáo lành nghề trong đó năng khiếu bẩm sinh là có thật, cần được kịp thời phát hiện và không ngừng vun bồi bảo vệ” [29, tr.8]. Sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi nhà văn phải có năng khiếu, có tài tư duy bằng hình tượng, có khả năng suy ngẫm về các vấn đề của hiện thực thông qua một thế giới hình tượng bao gồm những cảnh vật và những nhân vật cụ thể, sống động, tồn tại trong những mối quan hệ xã hội phong phú và đa dạng. Văn học là một quá trình sáng tạo bao gồm ba thành tố: nhà văn, tác phẩm và công chúng. Vai trò của người đọc rất quan trọng. Nhà văn sáng tạo ra tác phẩm nhưng tác phẩm chỉ thực sự có giá trị khi nó được người đọc tiếp nhận. Giữa người viết và người đọc có sự tri âm. Cao Bá Quát đã từng nói : “Xưa nay nỗi khổ của con người ta không gì bằng chữ tình, mà cái khó ở đời này không gì bằng sự gặp gỡ”. Nhưng nhiều khi điều tác giả nói ra và điều người đọc tiếp nhận không phải lúc nào cũng trùng hợp. Đôi khi vẫn xuất hiện hình tượng người đọc đánh giá tác phẩm hoàn toàn theo cảm nhận chủ quan của mình. Nhiều trường hợp như vậy đã từng xảy ra trong văn học nhiều nước trên thế giới. Thậm chí đối với cả sáng tác của nhà văn lỗi lạc. Chính vì vậy mà trong tiểu luận “Tác giả là gì?” Michel Poucatult đã cho rằng: “Song song với sự biến hóa không ngừng của xã hội, chức năng tác giả được ngoại hiện vào một khoảnh khắc của quá trình ấy sẽ biến mất” [94, tr.126].
  • 16. Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến16 Việc cảm thụ tác phẩm văn học theo kiểu cảm nhận của cá nhân là điều bình thường. Thực ra, sự đọc sáng tạo của người đọc có thể mở ra những cách giải thích ý nghĩa khác nhau, nhưng không làm biến mất văn bản và khách thể thẩm mĩ ở trong ấy, và do đó không xóa bỏ được yếu tố tác giả như là người tham gia sự kiện nghệ thuật qua tác phẩm. Bởi vì:“Tác giả là trung tâm tổ chức nội dung và hình thức cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm, là người mang cảm quan thế giới đặc thù và là trung tâm tổ chức lại ngôn từ theo nguyên tắc nghệ thuật. Do vậy hình tượng tác giả là những phạm trù của thi pháp học hiện đại” [94, tr.126]. Vì lẽ trên, việc tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến thời đại sống, quá trình sáng tác của nhà văn là một việc làm cần thiết. Hoàn cảnh xuất thân, quê quán, thời gian sống và hành trang góp phần làm rõ các khía cạnh tư tưởng, tâm lí trong tác phẩm. Tìm hiểu tác giả trong nghiên cứu văn học như là một khái niệm của thi pháp học là nghiên cứu “Người xây dựng được ngôn ngữ nghệ thuật mới, có phong cách, có giọng điệu riêng, có bộ mặt riêng trong thể loại, có hệ thống hình ảnh biểu tượng đặc trưng riêng” [25, tr. 242]. Đó là người nghệ sĩ luôn luôn hiện hình trong tác phẩm văn học. 1.1.1.2. Hình tượng tác giả trong văn học. Ở bất kì thể loại nào, tự sự, trữ tình hay kịch, chủ thể sáng tạo bao giờ cũng xuất hiện, dù có thể là đậm nhạt khác nhau. Với trí tưởng tượng phong phú, khả năng lựa chọn đề tài, chủ đề, sự vận dụng khéo léo các thủ pháp nghệ thuật và ngôn từ, người nghệ sĩ đã sáng tác, tạo ra tác phẩm nghệ thuật để thể hiện những tư tưởng tình cảm của mình. Do vậy, “Tác phẩm là sự kết tinh quá trình tư duy nghệ thuật của tác giả, biến những biểu tượng, ý nghĩ, cảm xúc bên trong của nhà văn thành một sự thực văn hóa, xã hội khách quan cho mọi người soi ngắm, suy nghĩ” [60, tr. 241]. Dấu ấn của chủ thể sáng tạo để lại trong tác phẩm văn học thể hiện rất rõ nét trong hình tượng tác giả. *Hình tượng tác giả trong văn học.
  • 17. Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến17 Hình tượng tác giả hiện hình trong tác phẩm mới là phạm trù của thi pháp học. Nghiên cứu hình tượng tác giả xuất hiện trong tác phẩm văn học với tư cách là một phạm trù của thi pháp học là việc làm cần thiết đối với việc nghiên cứu văn học. Bởi vì thông qua tác phẩm văn chương, người nghệ sĩ thể hiện được sự đánh giá của mình đối với cuộc sống và con người. Cơ sở tâm lí của hình tượng tác giả là dạng thức tồn tại đặc thù của chủ thể giao tiếp nghệ thuật. Trong đó cái “tôi” trong nhân cách mỗi người thể hiện trong giao tiếp. Cơ sở nghệ thuật của hình tượng tác giả trong văn học mang tính chất giao tiếp của văn bản nghệ thuật: văn bản của tác phẩm bao giờ cũng là lời của người trần thuật, người kể chuyện hoặc là nhân vật trữ tình. Nó là kết quả sáng tạo nghệ thuật của tác giả tiểu sử, giữa chúng có nhiều quan hệ thống nhất nhưng không đồng nhất. Tác giả tiểu sử là người tạo dựng hình tượng tác giả và để lại nhân cách của mình trong tác phẩm. Tác giả tiểu sử là một phạm trù xã hội, nằm bên ngoài tác phẩm, còn hình tượng tác giả nằm bên trong tác phẩm, là phạm trù của thi pháp học. Nhà văn xây dựng một văn bản đồng thời với việc xây dựng ra hình tượng người phát ngôn văn bản ấy với một giọng điệu nhất định. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì hình tượng tác giả là: “Phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội và vai trò văn học của mình trong tác phẩm, một vai trò được người đọc chờ đợi (….). Hình tượng tác giả trong tác phẩm văn học gắn với ý thức của tác giả về vai trò xã hội, tư thế văn học rất đa dạng của mình” [25, tr.124]. Vì thế, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hình tượng tác giả là yếu tố quyết định nên phong cách của nhà văn. “Văn như kì nhân”. Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn, dù muốn hay không trong tác phẩm văn học bao giờ cũng có dấu ấn riêng của người nghệ sĩ. Nguyễn Đình Thi cũng có nói một cách rất hình ảnh: Nhà văn biểu hiện mình qua tác phẩm như thứ củi nào cháy lên thứ lửa ấy…khi tham gia vào ý thức xã hội bằng sáng tạo nghệ thuật của mình thì: “Hình tượng tác giả là
  • 18. Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến18 một phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội và văn học của mình trong tác phẩm, một vai trò được người đọc chờ đợi”[25]. Hình tượng tác giả là trung tâm tổ chức nội dung - hình thức cái nhìn nghệ thuật, đồng thời là trung tâm tổ chức ngôn từ nghệ thuật. Bakhtin đã khẳng định: “không có hình tượng tác giả ngoài tác phẩm, tư tưởng nhà văn chỉ tồn tại trong tác phẩm” [10]. M.B Khrapchencô trong công trình: “Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học” cũng cho rằng sự biểu hiện của hình tượng tác giả trong tác phẩm nghệ thuật còn do đặc trưng thể loại quy định. Hình tượng tác giả là dấu ấn chủ thể sáng tạo in đậm trong tác phẩm thấm trong toàn bộ cơ chế và yếu tố tạo thành tác phẩm. Cho nên nó có thể thể hiện trong từng yếu tố của chính thể nghệ thuật. Nhưng chúng ta cần phải chú ý: khi nói về hình tượng tác giả cần phải thấy tính giãn cách của nó với các yếu tố trực tiếp của tác phẩm. Mặc dù chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều dấu hiệu của nó trong nhân vật hay trong người kể chuyện của tác phẩm nhưng nhất định không được đồng nhất, đơn giản. Người phát ngôn trong tác phẩm văn học không được đem ra đồng nhất với tác giả, dù có rất nhiều điểm thống nhất nhưng người kể chuyện trong tác phẩm chỉ là người đứng ra trực tiếp kể chuyện cho tác giả. Do đó hình tượng tác giả không thể là hình tượng người kể chuyện mà là một con người mà tác giả quy nạp ra từ tác phẩm. Vấn đề hình tượng tác giả được khẳng định từ nhiều góc độ khác nhau trong lí luận văn học. Sự phân biệt một cách chính xác giữa tác giả và hình tượng tác giả trong sáng tác của nhà văn sẽ tránh được những nhầm lẫn đáng tiếc, khi tìm hiểu ý nghĩa và vẻ đẹp của văn chương. Hình tượng tác giả là một phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội và văn học của mình trong tác phẩm. Đó là yếu tố nghệ thuật tồn tại trong bản thân văn bản, trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Nó góp phần xác định phong cách riêng của từng tác giả.
  • 19. Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến19 1.1.1.3. Nội dung và biểu hiện của hình tượng tác giả trong văn học Cho đến nay, sự hiểu biết về hình tượng tác giả trong sáng tác văn học là một vấn đề đã và đang được nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau. Có người cho rằng hình tượng tác giả biểu hiện ở: cái nhìn nghệ thuật của tác giả, sức bao quát không gian, cấu trúc, cốt truyện, nhân vật và giọng điệu. Như vậy chúng ta có thể tìm hiểu hình tượng tác giả biểu hiện chủ yếu ở một số phương diện như: cái nhìn riêng độc đáo nhất quán để làm nổi bật lên chân dung của tác giả qua sáng tác của mình một cách rõ nét, mà có ý nghĩa tư tưởng, đạo đức thẩm mĩ; thể hiện qua ngôi kể, ngôn ngữ và giọng điệu của tác giả thâm nhập vào giọng điệu của nhân vật trong sáng tác của tác giả... Khi nghiên cứu hình tượng tác giả trong tác phẩm, chúng ta cần chú ý không nên đồng nhất hình tượng tác giả với cuộc đời và tính cách của nhà văn. Nhiều khi cuộc đời và tính cách bên ngoài như thế này nhưng người trần thuật trong tác phẩm lại thế kia. Vì thế, hình tượng tác giả sẽ thể hiện khác nhau với mỗi thể loại sáng tác cũng khác nhau. Theo lí thuyết của thi pháp học hiện đại thì hình tượng tác giả được biểu hiện rõ nét ở các phương diện sau: * Hình tượng tác giả thể hiện qua cái nhìn nghệ thuật: Cái nhìn nghệ thuật là vấn đề then chốt trong sáng tác văn học bởi nó phản ánh cách nhìn, khả năng khái quát, đề xuất những vấn đề của cuộc sống. Mỗi tác phẩm văn học là tổng hợp tầm nhìn, tầm hiểu biết, cảm nhận bằng thế giới nghệ thuật của nhà văn, bộc lộ năng lực hoạt động tinh thần của chủ thể. Cái nhìn nghệ thuật là xuất phát điểm của cấu trúc nghệ thuật, cái nhìn bao giờ cũng bộc lộ lập trường, quan điểm, sự lựa chọn thẩm mĩ của chủ thể nghệ thuật. Cái nhìn nghệ thuật thể hiện trong cảm giác, tri giác, quan sát của nhà văn do đó nó có thể phát hiện cái đẹp, cái xấu, cái bi, ái hài,… của sự vật hiện tượng một cách rất sinh động. Điều đó có nghĩa là cái nhìn ở đây mang tính quan niệm chứ không phải là sự sao chép rời rạc đối với hiện thực. Nó chứa đựng trong đó quan điểm của nhà văn nhưng không phải là quan điểm trừu tượng mà xuất hiện như những nguyên tắc
  • 20. Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến20 nghệ thuật. Nó cũng là điều kiện tiên quyết tạo nên phong cách nghệ thuật mà nhà văn sáng tạo nên, thể hiện từ hình tượng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu đến hệ thống đề tài. Việc khám phá cái nhìn nghệ thuật của mỗi nhà văn giúp người nghiên cứu có thể hình dung ra hình tượng tác giả hiện diện trong tác phẩm mà nhà văn xây dựng. Do vậy hình tượng tác giả không chỉ được biểu hiện qua cái nhìn nghệ thuật, giọng điệu nghệ thuật mà còn được thể hiện rất rõ qua ngôn từ nghệ thuật. * Giọng điệu nghệ thuật là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm: Giọng điệu không đơn giản là âm thanh có âm sắc đặc thù để nhận ra người nói mà nó thể hiện thái độ, lập trường, cách nhìn của chủ thể phát ngôn về đối tượng được nói đến và đối tượng lời văn ấy hướng vào. Giọng điệu là sản phẩm mang tính cá biệt độc đáo, kết tinh sự thăng hoa sáng tạo của nhà văn. Nó là một phương diện quan trọng bộc lộ hình tượng tác giả. Nói khác đi, hình tượng tác giả, cái nhìn của nhà văn được thể hiện hết sức rõ nét qua giọng điệu. Nó cũng là một yếu tố cốt yếu tạo nên phong cách nghệ thuật. Giọng điệu cho ta hiểu sâu hơn sự phong phú của chủ thể sáng tạo. Vì thế, với người tiếp cận, giọng điệu là chìa khóa đi vào tác phẩm, thông qua giọng điệu mà thâm nhập vào thế giới tinh thần của tác giả, khám phá phong cách và khái quát lên hình tượng tác giả. *Ngôn từ nghệ thuật cũng là một phương diện quan trọng thể hiện hình tượng tác giả: Ngôn từ là yếu tố thứ nhất, là hình thức biểu hiện của văn học. Trong tác phẩm văn học bao giờ cũng có các yếu tố như: chủ đề, tư tưởng, nhân vật, cốt truyện…đều được hiện diện qua ngôn từ. Ngôn từ nghệ thuật chính là công cụ nghệ thuật, là phương diện để tác giả thể hiện quan điểm nghệ thuật. Nói cách khác, ngôn từ nghệ thuật luôn đi liền với nội dung, luôn hàm chứa trong đó tư tưởng, tình cảm, quan niệm, thái độ của tác giả, với một cái nhìn, một giọng điệu và cả cá tính của tác giả. Với người nghệ sĩ, sáng tạo nghệ thuật luôn đòi hỏi họ phải có một tiếng nói riêng, mà ngôn từ nghệ thuật chính là yếu
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50155 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562