SlideShare a Scribd company logo
1 of 115
1
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HỒ HOÀNG HẠNH
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
BÙI ANH TẤN VÀ VŨ ĐÌNH GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Huế, năm 2016
2
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa……………………….………..……………………………….………...….i
Lời cam đoan………..…………..………….………………………………………..........ii
Lời cám ơn……………………………………...……………..……………………….....iii
MỤC LỤC………………………………..………….………..………………………......1
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. ..3
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................... ..3
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... ..4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ ..9
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 10
5. Đóng góp của luận văn......................................................................................... 11
6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 11
NỘI DUNG ............................................................................................................. 12
CHƢƠNG 1: CẢM HỨNG SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ
CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT BÙI ANH TẤN VÀ VŨ ĐÌNH GIANG . 12
1.1. Cảm hứng sáng tác của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang ........................... 12
1.1.1. Cảm hứng từ cuộc sống đời thƣờng ........................................................ 12
1.1.1.1. Những vấn đề về đạo đức, nhân sinh................................................... 12
1.1.1.2. Những trăn trở về xã hội thời mở cửa ................................................. 15
1.1.2. Cảm hứng từ những thân phận dị biệt – đồng tính luyến ái ............... 17
1.1.2.1. Một cuộc sống nhiều bất ngờ, thú vị.................................................... 19
1.1.2.2. Những tâm hồn rộng mở và tình người cao đẹp.................................. 21
1.1.3. Tƣơng đồng, dị biệt trong cảm hứng sáng tác của Bùi Anh Tấn và Vũ
Đình Giang.............................................................................................................. 23
1.1.3.1. Tương đồng......................................................................................... 23
1.1.3.2. Dị biệt.................................................................................................. 24
1.2. Từ quan niệm nghệ thuật về con ngƣời đến các kiểu nhân vật trong tiểu
thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang................................................................ 27
1.2.1. Con người với những ám ảnh tuổi thơ, mặc cảm tội lỗi ............................ 28
1.2.2. Con người với những dị biệt, tự hủy hoại.................................................. 30
1.2.3. Con người với nỗi cô đơn bản thể.............................................................. 33
3
1.2.4. Con người với bản năng tính dục............................................................... 36
CHƢƠNG 2: KHÔNG, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
BÙI ANH TẤN VÀ VŨ ĐÌNH GIANG................................................................ 39
2.1. Không gian nghệ thuật.................................................................................... 39
2.1.1. Không gian hiện thực và tâm trạng......................................................... 40
2.1.1.1. Không gian hiện thực............................................................................ 40
2.1.1.2. Không gian tâm trạng ........................................................................... 43
2.1.2. Không gian hỗn độn, mờ nhòe thực ảo. ................................................... 45
2.1.2.1. Không gian hỗn độn.............................................................................. 45
2.1.2.2. Không gian ảo giác............................................................................... 48
2.1.2.3. Không gian ký ức .................................................................................. 52
2.2. Thời gian nghệ thuật....................................................................................... 55
2.2.1. Thời gian ảo giác......................................................................................... 56
2.2.2. Thời gian đồng hiện .................................................................................... 59
2.2.3. Thời gian bóng đêm .................................................................................... 62
CHƢƠNG 3: KẾT CẤU, NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU TRONG TIỂU THUYẾT
BÙI ANH TẤN VÀ VŨ ĐÌNH GIANG ................................................................. 66
3.1. Kết cấu.............................................................................................................. 66
3.1.1. Kết cấu phân mảnh...................................................................................... 66
3.1.2. Kết cấu mở và kết thúc bất ngờ .................................................................. 69
3.1.3. Kết cấu dòng ý thức .................................................................................... 71
3.2. Ngôn ngữ .......................................................................................................... 74
3.2.1. Ngôn ngữ mang tính biểu cảm.................................................................... 75
3.2.2. Ngôn ngữ mang tính biểu tượng................................................................. 77
3.2.3. Ngôn ngữ mang sắc thái tính dục ............................................................... 80
3.3. Giọng điệu........................................................................................................ 82
3.3.1. Giọng điệu hoài nghi, chất vấn ................................................................... 83
3.3.2. Giọng điệu day dứt, ám ảnh ....................................................................... 85
3.3.3. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý .............................................................. 87
3.3.4. Giọng điệu thương cảm............................................................................... 89
KẾT LUẬN............................................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 95
MỤC LỤC……………………….………..……………………………….………...…..P1
4
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HỒ HOÀNG HẠNH
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
BÙI ANH TẤN VÀ VŨ ĐÌNH GIANG
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60220120
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRẦN THÁI HỌC
Huế, năm 2016
i
5
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác
giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình
nào khác.
Hồ Hoàng Hạnh
ii
6
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin trân trọng cám ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ khoa Ngữ văn
trường ĐHSP Huế đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tập và nghiên cứu.
Xin được cảm ơn thư viện trường trường ĐHSP Huế đã hết lòng phục
vụ, cung cấp tài liệu quý báu để tôi hoàn thành khóa học.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Thái Học,
người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn bố mẹ, những người thân trong gia đình, đồng
nghiệp, bạn bè…đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn này.
Hồ Hoàng Hạnh
iii
7
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xu thế đổi mới của đất nước, các nhà văn trẻ đã mang đến cho văn học
nước nhà những luồng sinh khí mới với âm hưởng lạ và hiện đại. Bùi Anh Tấn và
Vũ Đình Giang là một trong những hiện tượng đặc biệt của nền văn xuôi Việt Nam.
Ngòi bút của hai nhà văn rất phong phú các dạng đề tài như lịch sử, tôn giáo, chiến
tranh cách mạng... Nhưng mảng đề tài thành công, đặc sắc nhất, gây nhiều tranh
luận sôi nổi, “nhạy cảm” và “nóng” trên văn đàn Việt Nam đó là vấn đề “đồng tính
luyến ái”. Phản ánh những góc khuất, những bi kịch, con người với những vấn đề
về tình yêu - tình dục, con người cô đơn, con người với những chấn thương tinh
thần trong thế giới nghệ thuật đó, một cách không ngần ngại để đưa ra nhận thức
mới về cuộc sống và con người, hướng con người đến hoàn mĩ hơn.
Nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình
Giang là khám phá và nhận diện thế giới đồng tính để lí giải và cắt nghĩa cho được
những vấn đề thuộc về xã hội và con người. Thật ra, đồng tính là một đề tài ngày
càng được giới sáng tác quan tâm và phản ánh. Tuy nhiên, do bị định kiến chung từ
lâu của xã hội về “thế giới thứ ba” mà số lượng tác phẩm viết về đề tài này cho đến
nay vẫn chưa nhiều so với các đề tài khác. Chỉ đến khi cuốn tiểu thuyết: Một thế
giới không có đàn bà (1999), Phương pháp của A.C.Kinsey (2005), Les - Vòng tay
không đàn ông (NXB Trẻ 2006) của Bùi Anh Tấn, tiểu thuyết Song song (2007), Bờ
Xám (2010) của Vũ Đình Giang ra đời thì những người đồng tính mới thực sự tìm
thấy hình ảnh, con người, tâm tư, nỗi đau của mình ở trong đó.
Viết về đề tài đồng tính, Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang đi sâu khám phá một
thế giới khác lạ mà từ lâu người ta chưa phản ánh, có chăng chỉ xuất hiện một cách
rải rác trong một số tác phẩm chứ chưa chia thành một đề tài chuyên biệt để khai
thác một cách triệt để, toàn diện giống như khai thác những mảng hiện thực lớn về
con người xã hội trong nhiều tác phẩm. Đặc biệt, loại đề tài đồng tính càng thấy
vắng bóng trong thể loại lớn như tiểu thuyết, nhất là ở Việt Nam.
8
Tập trung khám phá thế giới đồng tính, văn học đã mở ra được mảng hiện thực
mới vốn vắng bóng hoặc hiếm có trong tiểu thuyết trước đây. Hiện thực phản ánh
trong văn học được mở rộng và đào sâu vào những vấn đề thuộc về nhân bản, nhân
văn có ảnh hưởng lớn đến số phận của con người trong xã hội.
Nhân vật trong các tiểu thuyết viết về đồng tính của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình
Giang là những số phận bất hạnh. Mỗi nhân vật là một mảnh đời, một thân phận
khác nhau nhưng đều có chung nỗi đau: bị đồng tính, phải đối mặt với những mặc
cảm và họ luôn che dấu bản thân, sợ một ngày nào đó xã hội không chấp nhận, cho
nên họ sống thu mình lại, núp trong bóng tối. Qua những trang viết của hai nhà văn,
có thể nhận ra một lối tư duy hết sức sắc sảo, nhạy cảm thời cuộc khi nắm bắt cái
mới, những vấn đề thời sự của cuộc sống con người hiện đại. Các tiểu thuyết của hai
nhà văn về đề tài đồng tính đều thể hiện cuộc sống chân thực và rất mang tính nhân
văn. Tác phẩm của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang chứa đựng nét độc đáo, mới lạ
của những cây bút tiềm tàng khả năng sáng tạo. Đặc biệt, thế giới nghệ thuật trong
tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang đã làm nên dấu ấn riêng cho sáng
tác của hai nhà văn trong việc khám phá thế giới hiện thực nghiệt ngã về những con
người thuộc “giới thứ ba”.
Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang là hai nhà văn tiên phong khám phá hiện thực
đồng tính và cũng từ những tác phẩm viết về đề tài này, họ đã gặt hái được thành
tựu, được công chúng văn học càng ngày quan tâm đón đọc và thừa nhận. Cho nên
nghiên cứu tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang, chúng ta không những
hiểu sâu thêm hiện thực phong phú sinh động của xã hội và con người đương đại mà
còn là cơ sở để lý giải nguyên nhân tại sao Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang đã khẳng
định được vị thế của mình trong làng văn nói riêng và trong đời sống văn học nói chung.
Đây cũng là lý do cho phép người viết lý giải nét đặc sắc trong sáng tác của hai
nhà văn, đồng thời góp phần phong phú của bức tranh tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
Trong phạm vi những tài liệu đã bao quát được, người viết tạm phân chia
thành hai loại sau đây:
9
2.1. Những công trình liên quan gián tiếp đến đề tài
Bùi Như Hải trong Một cách nhìn toàn cảnh về đề tài nông thôn trong tiểu
thuyết Việt Nam đương đại nhận định: “Trong công trình nghiên cứu Tiểu thuyết
Việt Nam từ 1986 – 2005: Diện mạo và đặc điểm, Lê Thị Hường đã chỉ ra được
những đặc điểm chính của tiểu thuyết giai đoạn này là sự đa dạng về hệ đề tài, trong
đó đề tài nông thôn là một trong những đề tài có lực hút đối với các nhà tiểu thuyết
đương đại: tiểu thuyết về đề tài nông thôn sau 1986 đã gây được ấn tượng. Các nhà
văn đã gặp gỡ nhau ở vấn đề cốt lõi của nông thôn: gia đình và dòng tộc, phong tục,
nếp nghĩ, nếp sống của những con người sống trên những mảnh đất phần lớn còn
chịu sức đè của những thói tục cũ” [67].
Đỗ Thị Ngọc Lan (2009), Cảm hứng phê phán trong văn xuôi hiện đại Việt
nam thời kỳ đổi mới (Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh
Thái), Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, đã viết: “Luận văn
nghiên cứu cách nhìn đa chiều, mới mẻ về con người và cuộc sống trong thời kỳ
hậu chiến của các nhà văn Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái qua đó làm
sáng tỏ những tác động và ảnh hưởng của một hiện thực còn ngổn ngang đến cuộc
sống của con người như thế nào. Qua đây, luận văn cũng làm sáng tỏ cảm hứng chủ
đạo của các nhà văn được thể hiện qua các tác phẩm, đó là cảm hứng phê phán
mang tính tích cực để gióng lên những hồi chuông để cảnh tỉnh con người tránh xa
tội ác, lừa lọc, phản trắc để xây dựng một xã hội với những con người có phẩm chất
cao đẹp, sống có nghĩa tình, nhân hậu” [69].
Trần Thị Thanh Nhị trong bài viết Một sự thể nghiệm phân tâm học Freud
trong văn học Việt Nam đã nhận xét: “Góp phần và khẳng định vị thế của mình vào
dòng chảy này là nhà nữ nghiên cứu trẻ Trần Thanh Hà với công trình Học thuyết
S.Freud và sự thể hiện của nó trong văn học Việt. Phân tâm học là lý thuyết khổng
lồ của một người khổng lồ thế kỉ 19, dung lượng 139/348 trang của cuốn sách
này quả là nhỏ bé. Tuy vậy, Trần Thanh Hà đã tỏ ra là một người biết thẩm định
và chọn tinh những vấn đề cốt lõi nhất để giới thiệu cùng bạn đọc. Chẳng hạn:
Sự ra đời và phát triển của phân tâm học, vô thức, giấc mơ, nguyên tắc khoái lạc
và nguyên tắc thực tại, bản năng sống và bản năng chết, tính dục, những vấn đề
10
đời sống văn học liên quan đến tính dục bộc lộ qua tôn giáo, đạo đức, văn minh,
văn học nghệ thuật. Vì thế nó đáp ứng nhu cầu cho những người bước đầu tìm
hiểu phân tâm học cũng như có cái nhìn tổng quát về nó” [72].
Nguyễn Thành trong Hành trình phê bình của Phan Cự Đệ đã nhận xét: “Tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại, được xuất bản, và đến nay đã được tái bản lần thứ sáu,
đây vẫn là bộ sách công phu nhất về tiểu thuyết hiện đại ở nước ta. Vận dụng
phương pháp phê bình mác-xít, GS Phan Cự Đệ đã phân tích và nhận định những
thành công và hạn chế của tiểu thuyết Việt Nam qua các thời kỳ trước 1930,
1930 - 1945, 1945 -1975, và sơ bộ đánh giá tiểu thuyết thời kỳ đổi mới. Trong mỗi
thời kỳ, ông vừa phân tích các đề tài chính, vừa giới thiệu một số phong cách tiêu
biểu. Ông thể hiện khả năng bao quát nền tiểu thuyết Việt hiện đại. Về tiểu thuyết
Việt giai đoạn ba mươi năm chiến tranh 1945 - 1975, ông là người cày xới kỹ nhất,
xét cả hai bình diện: đọc và thẩm định. Trên cơ sở những dẫn liệu từ tiểu thuyết
Việt Nam và thế giới, tác giả cuốn sách đã phân tích khả năng điển hình hoá trong
tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, những vấn đề đặc trưng thể loại của tiểu thuyết,
những cuộc tranh luận về tiểu thuyết ở Việt Nam và trên thế giới và cả những công
việc bếp núc” của người viết tiểu thuyết” [76].
Đây là những công trình lý thuyết chung có liên quan đến triết học và mỹ học
nhằm giải thích hiện tượng đồng tính luyến ái mà đề tài nghiên cứu.
2.1. Những công trình liên quan trực tiếp đến đề tài
Thái Phan Vàng Anh trong Tiểu thuyết Song song và khát vọng đi tìm bản thể
đã viết: “Soi chiếu từ góc nhìn phân tâm học, Song song là cuốn tiểu thuyết với
những ám ảnh vô thức, thế giới của bản năng, của “những vùng tăm tối”. Từ cảm
quan hậu hiện đại, Song song là thế giới của những nhân vật chấn thương với nỗi cô
đơn bản thể, mặc cảm đồng tính, tình dục nghịch dị (kiểu nhân vật chấn thương
được đẩy đến đỉnh điểm của sự bi thảm, nghịch dị trong Bờ xám, cuốn tiểu thuyết
thứ hai của Vũ Đình Giang). Từ góc nhìn tự sự học, cuốn tiểu thuyết Song song đã
thành công trong việc “làm mới”, “làm lạ” cách kể (từ nghệ thuật trần thuật đa trị
với nhiều người kể chuyện, với điểm nhìn phân tán, kết cấu phân mảnh, liên văn
11
bản, thời gian đồng hiện, thời gian của ảo giác đến ngôn ngữ mang tính nhục thể,
giọng điệu triết lí, hoài nghi…)” [3].
Ngô Thị Kim Cúc trong bài viết: Khoảng trống khó gọi tên đăng trên Báo
Thanh Niên ngày 17 tháng 10 năm 2000, khi bàn luận về cuốn tiểu thuyết Một thế
giới không có đàn bà của Bùi Anh Tấn đã khẳng định: “Thế giới ấy đáng được biết
đến, đáng được thông cảm hơn người ta tưởng. Trong tiểu thuyết đầu tay của mình,
Bùi Anh Tấn đã phơi bày một thực tế đang có mặt bên cạnh cuộc sống của đa số
công chúng: cuộc sống của những người sinh ra đã bị đồng tính luyến ái. Đề tài quá
mới lạ trong văn học Việt Nam và hoàn toàn không dễ viết, chỉ cần non tay một
chút có thể trở thành bất cập, còn lơi tay một chút sẽ dễ dẫn đến thái quá. Bùi Anh
Tấn đã tránh được cả hai (…) Suốt gần 500 trang sách, người đọc được dẫn vào một
thế giới thực sự lạ lùng. Những vũ trường, nhà hàng, quán xá đang là tụ điểm sinh
hoạt của giới đồng tính. Những Hoa bóng chúa, Ngũ Long công chúa, Quang A,.. buông
thả bản năng. Nhưng cũng có những Phạm Hồng Bàng, Lê Viễn đáng thương…” [60].
Hoàng Cẩm Giang trong bài Tiểu thuyết đương đại như là một thế giới trò
chơi đã viết: “Vũ Đình Giang đã kiến ta ̣o tiểu thuyết Song song thành một câu
chuyện được trần thuật bởi nhiều điểm nhìn khác nhau, xen kẽ và đứt nối, tựa như
một chuỗi thước phim quay chậm và được cắt dựng theo kiểu nhảy vọt của điện ảnh
(“jump cut”), tạo ra ấn tượng về một sự thiếu liền mạch của tự sự. Tình tiết, sự kiện
trong truyện diễn biến khá chậm, song thế giới được ráp nối bởi những khoảng
trống rỗng mênh mang của nhiều “thân phận” trong nó thì lại gây lên không ít bùng
nổ dữ dội về mặt cảm xúc cho người đọc. Trật tự tuyến tính của thời gian bị phá
vỡ, cốt truyện và sự kiện không được đặt lên hàng chính yếu. Thay vào đó, tác giả
xoáy sâu vào những ấn tượng và cảm giác - hồi quang của một ký ức mãi mãi tươi
rói nỗi đau, mãi mãi toả bóng xuống những tháng ngày còn lại” [65].
Cùng mạch tiếp nhận trên, Huỳnh Dũng Nhân trong bài Về cuốn tiểu thuyết
Bờ xám đã cho rằng: “Đây là cuốn sách tác giả đã viết rất có nghề (…) Những cái
của tác giả viết ra là hỗn hợp của những thứ cảm, thứ nghĩ, thứ tìm tòi, thứ chiêm
nghiệm, thứ trải nghiệm… Nó rất khác với những thứ tiểu thuyết viết sau khi phải
12
có cốt truyện, phải có chủ đề, phải có nhân vật, phải chia chương đoạn bố cục rạch
ròi, phải rào trước đón sau…” [71].
Phan Hồn Nhiên nhận định về sáng tác của Vũ Đình Giang: “Với truyện
ngắn, trang viết của Vũ Đình Giang đã hé lộ tia sáng của một cá tính sáng tạo đặc
biệt. Anh triển khai tiềm năng ấy, biến mỗi tác phẩm về sau thành cuộc hành trình
khám phá thế giới bên trong con người hiện đại - với giằng xé nội tâm dữ dội, sự
châm chiếm sâu cay để phát hiện chân dung tinh thần của chính mình và những
chấn thương về trình trạng cô độc không thể cưỡng chống” [73].
Nguyễn Thành Thi ở bài Cái nhìn “xám” và chất hài hước đen, tác giả đề
cập đến cuốn tiểu thuyết Bờ xám với cái nhìn “xám” qua nhiều tầng thấu kính, nhân
vật “sói hóa” và những “đối thoại ngầm”, “cơ chế tự bảo hiểm” cùng với nghệ thuật
hậu hiện đại được thể hiện trong Bờ xám [81].
Bích Ngân trong bài Những thân phận dị biệt…đã khẳng định: “Thông điệp
không mới, nhưng cái cách dẫn dắt của Vũ Đình Giang là mới và lạ. Mới và lạ
không chỉ trong kỹ thuật viết và cấu trúc tác phẩm. Mới lạ ngay chính nội dung
song song của nó về cái tính giả - thật, thật – giả, về trạng thái thực - ảo lẫn lộn, về
cái khát khao muốn có nhau và cái thực tại luôn muốn khước từ, muốn rời bỏ nhau
của những nhân cách dị biệt vì thế họ mãi là những nhân ảnh song song ” [57, tr.3-4].
Nguyễn Tuấn trong bài viết: Niềm đam mê của cây bút trẻ đăng trên báo An
Ninh thủ đô ra ngày 3 tháng 11 năm 2000 có đoạn: “Cuốn tiểu thuyết này (Một thế
giới không có đàn bà) đề cập tới một vấn đề mà ngay cả trong văn học các nước
chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây cũng “ngại” nói tới. Đó là thế giới của
những người đồng tính luyến ái tại thành phố Hồ Chí Minh. Các tuyến nhân vật
được dàn dựng hợp lí với sự tiết chế khôn khéo…” [75].
Bùi Việt Thắng trong bài viết Không có“vùng cấm” trong tiểu thuyết trẻ đã
nhận xét về câu chữ trong Bờ xám: “Các tác giả trẻ rất có ý thức làm mới tiểu
thuyết, đặc biệt tìm tòi cách thể hiện qua những cuộc cách mạng về câu chữ. Cuốn
tiểu thuyết Bờ xám (2010) của Vũ Đình Giang được coi như là một minh chứng về
cái gọi là những “thác chữ” mạnh mẽ, mới mẻ (thậm chí có người còn gọi Bờ xám là
13
những “vũ điệu chữ”). Thật ra thì “chữ” luôn đi liền với “nghĩa” trong cái gọi là “chữ nghĩa”.
Xưa nayđổi mới văn chương thực sự chưa bao giờ bắt đầu từ làm mới chữ nghĩa” [77].
Đặng Thị Phượng Vi trong Luận văn Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Vũ Đình
Giang có nhận xét: “Vũ Đình Giang đã vẽ nên bức tranh với những mặt trái, mặt
xám, góc khuất của cuộc sống và con người nhưng không phải để bôi nhọ, dè bỉu mà
nhằm cảnh báo con người, hướng con người đến những gì hoàn mĩ hơn… [57, tr.85-86].
Nguyễn Quốc Vinh quan sát thấy: “Những bước tiên phong của Một Thế
Giới Không Có Đàn Bà đã dẫn đến một sự bùng nổ về văn học với chủ đề đồng tính
tại Việt Nam trong thập niên vừa qua, từ tiểu thuyết cho đến tự truyện, một hiện
tượng đã khiến một số nhà phê bình khó tính phải nhíu mày” [82].
Nguyễn Vịnh trong bài: Nhà văn trẻ Bùi Anh Tấn cầm bút đã là sự phiêu lưu
(Tạp chí Đẹp, số 6, 2003) có viết: “Bùi Anh Tấn đã bình thản đặt những bước đi của
mình vào ngôi đền văn học, giành lại cho mình một chút dư vang. Ở người đàn ông
này có một cái gì đó cứ âm trầm, da diết chảy, một cái gì đó - dù rất nhỏ nhoi nhưng
sâu khuất các ý niệm - đang cọ cựa. Tác giả như muốn chống lại sự lãng quên, như
muốn thổi tung lớp bụi cũ kỹ của thời gian và bạc bẽo của nhân thế đang bao phủ
lên từng mảng lớp của cuộc đời” [83].
Nhìn chung, những công trình lý luận cũng như những công trình đề cập đến
tiểu thuyết của Việt Nam ít nhiều đã có liên quan gián tiếp và trực tiếp đến đề tài.
Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh
Tấn và Vũ Đình Giang trong một công trình chuyên biệt vẫn còn bỏ ngõ. Đây chính
là vấn đề khoa học mà luận văn của chúng tôi đặt ra để nghiên cứu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, người viết tập trung khảo sát những tác phẩm
sau đây của hai nhà văn:
- Bùi Anh Tấn:
+ Một thế giới không có đàn bà (NXB Công an nhân dân, 2000).
+ Phương pháp của A.C.Kinsey (NXB Trẻ, 2005).
+ Les - Vòng tay không đàn ông (NXB Trẻ, 2006).
14
- Vũ Đình Giang:
+ Song song (NXB Văn Nghệ, 2007).
+ Bờ xám (NXB Trẻ, 2010).
Ngoài ra, người viết còn đọc một số tác phẩm của các nhà văn cùng thời có
liên quan để so sánh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu Thế giới
nghệ thuật trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang, ở đề tài những người
“đồng tính luyến ái” trên 3 bình diện: Cảm hứng sáng tạo và quan niệm nghệ thuật
về con người; Không, thời gian nghệ thuật; Kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để triển khai nghiên cứu đề tài, người viết vận dụng những phương pháp và thao tác sau:
4.1. Cấu trúc, hệ thống:
Sử dụng phương pháp này, người viết nghiên cứu Thế giới nghệ thuật trong
tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang một cách logic, đảm bảo tính chỉnh thể
trọn vẹn của luận văn.
4.2. So sánh, đối chiếu
Sử dụng phương pháp này, người viết tiến hành trên hai bình diện đồng đại và lịch đại.
+ Đồng đại: So sánh, đối chiếu tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang với
tác phẩm của các nhà văn cùng thời đại để thấy được sự độc đáo của hai tác giả khi
viết về đề tài đồng tính.
+ Lịch đại: So sánh, đối chiếu tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang với
tác phẩm trước và sau đó để thấy được sự tiếp biến về đề tài đồng tính được tác giả
thể hiện trong tác phẩm.
4.3. Thống kê, phân loại
Thống kê những yếu tố thuộc về nội dung, và hình thức nghệ thuật khi cần
thiết từ đó phân loại và đi đến đánh giá và nhận xét chính xác, có cơ sở.
15
4.4. Liên ngành
Sử dụng phương pháp này, người viết vận dụng các lý thuyết liên ngành như:
Triết học hiện sinh, Thi pháp học, Tự sự học, Phân tâm học, So sánh học, Văn hóa
học… để góp phần giải quyết những vấn đề nghiên cứu mà đề tài đặt ra.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên cung cấp một cái nhìn tương đối toàn diện
trong sáng tác của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang về đề tài đồng tính.
Từ kết quả nghiên cứu, luận văn giúp người đọc hiểu được nguyên nhân dẫn
đến những thành công của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang cả về nội dung và hình
thức, cả về tư tưởng và nghệ thuật trong sự nghiệp sáng tác về đề tài đồng tính
luyến ái. Đây cũng là cơ sở góp phần hiểu thêm sự đổi mới của tiểu thuyết Việt
Nam đương đại trong xu thế hội nhập và phát triển.
Luận văn là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu sáng tác của Bùi
Anh Tấn và Vũ Đình Giang nói riêng cũng như tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói chung.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung
chính của luận văn được người viết triển khai thành 3 chương sau đây:
Chương 1: Cảm hứng sáng tác và quan niệm nghệ thuật về con người trong
tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Chương 2: Không, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ
Đình Giang
Chương 3: Kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ
Đình Giang
16
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CẢM HỨNG SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ
CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT BÙI ANH TẤN VÀ
VŨ ĐÌNH GIANG
1.1. Cảm hứng sáng tác của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
1.1.1. Cảm hứng từ cuộc sống đời thƣờng
1.1.1.1. Những vấn đề về đạo đức nhân sinh
Muốn văn học đạt được giá trị trong đời sống, người cầm bút không ngần ngại
hướng trái tim mình về muôn nẻo cuộc sống, luôn lắng nghe và thấu hiểu những nỗi
niềm nhân thế. Trong sáng tác của mình, Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang đã dành
một phần lớn để viết về những phận người đồng tính trong xã hội với những suy tư
về thân phận con người.
Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang đã dấn thân vào cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm
để làm nên cuộc cách tân về nội dung trong sáng tác của mình. Với quan niệm nghệ
thuật mới về con người: con người đồng tính cô đơn đi tìm kiếm niềm tin trong
cuộc sống, Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang phơi bày hiện trạng con người đồng tính
với những thân phận bị ám ảnh tuổi thơ, ám ảnh về nỗi cô đơn bản thể, mặc cảm bị
bỏ rơi, mặc cảm tội lỗi, con người với đời sống bản năng… Với sự phong phú của
vốn sống, sắc sảo quan sát và tinh thần nhân đạo, Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
đã đề cập đến mọi đề tài trong cuộc sống hiện tại với những mảnh đời thường:
Mảnh đời của Hoàng trong Một thế giới không có đàn bà, khi bố mẹ biết mình bị
đồng tính, anh đau khổ, muốn giải thoát bản thân để không tồn tại trên cõi đời và
ảnh hưởng đến gia đình quyền lực của mình; Mảnh đời của Bằng trong Phương
pháp của A.C.Kinsey, sống trong cuộc sống hiện đại, xô bồ, tấp nập nhưng lại cô
đơn trong chính cuộc sống ấy; Mảnh đời của G.g trong Song song bị ám ảnh về
hành vi tội lỗi, hoang tưởng trong sự dày vò của bản thân; Mảnh đời của gã thầy
dạy mĩ thuật trong Bờ xám suốt tuổi thơ phải chứng kiến cảnh sống phóng túng của
17
mẹ cùng người tình, cái chết bất ngờ của mẹ đã trở thành nỗi ám ảnh kí ức, tạo nên
một vết thương lớn trong lòng gã.
Với sự thành công rực rỡ, Bùi Anh Tấn tiếp tục sáng tác về đề tài đồng tính.
Và cuốn sách thứ hai về đề tài đồng tính ra mắt ở Việt Nam là tiểu thuyết Phương
pháp của A.C.Kinsey. Năm 2006, tác giả cho ra đời cuốn tiểu thuyết Les - Vòng tay
không đàn ông, Bùi Anh Tấn còn khai thác trong mảng truyện ngắn của mình với
nhiều tác phẩm như: Cô đơn, Bướm đêm, Tình trai, Bụi đường, Biển cạn, Trái tim
tội lỗi, Như một tiếng thở dài, Ánh đèn đêm, Bên đời hiu quạnh, Tình nhớ… Cuộc
sống của những người thuộc về thế giới thứ ba được khai thác với những khao khát
đời thường nhưng cũng rất đỗi bất hạnh và đầy trắc trở. Cũng nói về đề tài đồng
tính như những nhà văn khác nhưng trong quá trình sáng tạo của mình, Bùi Anh
Tấn vận dụng nhiều nguồn tri thức hiểu biết, những lời tâm sự giãi bày của nhân vật
mang thân phận đồng tính, và sự kích thích, tò mò của độc giả. Bùi Anh Tấn xây
dựng, phát triển số phận con người đồng tính luôn luôn vận động thay đổi qua từng
tác phẩm. Nếu như trước đó số phận nhân vật đồng tính luôn rơi vào trạng thái cô
đơn không lối thoát, chỉ biết chìm ngập trong bóng đêm của sợ hãi thì các tác phẩm
sau này đã để cho nhân vật của mình thoát ra khỏi cái bóng đêm ấy, thoát ra khỏi sự
cô đơn để khẳng định mình trong xã hội. Đó là sự bứt phá tâm lí đem lại sự mới mẻ
trong cách biểu hiện.
Trong các tác phẩm: Một thế giới không có đàn bà, Phương pháp của
A.C.Kinsey, Les- Vòng tay không đàn ông… Bùi Anh Tấn đã không ngần ngại đi
sâu khám phá thế giới của những người đồng tính luyến ái và phải là một con người
có những hiểu biết, có một cái nhìn đầy cảm thông mới có thể gắn bó và xem đề tài
này là sở trường của mình. Anh đã từng tâm sự: “Tôi phải thừa nhận rằng, viết về
đề tài đồng tính là sở trường của tôi. Tôi am hiểu khá nhiều về thế giới này. Đầu
tiên chỉ vì tò mò, và tôi đã tự tìm hiểu thâm nhập và phát hiện ra rằng, thế giới đó có
nhiều màu sắc, phức tạp, không hề đơn giản như mình nghĩ. Càng tìm hiểu, tôi càng
thấy say mê, càng khát khao được khám phá tận cùng của những thân phận, mảnh
đời chịu một số phận nghiệt ngã và cay đắng ấy” [58].
18
Qua một loạt tác phẩm viết về đề tài này, nhà văn giúp người đọc có cái nhìn
mới mẻ, biết đồng cảm với những đau đớn của các nhân vật, bởi trong bản thân họ
ai cũng mong muốn có cuộc sống sinh hoạt bình thường hoặc họ có thể đổi lấy cái
chết để hồi sinh kiếp sau là những con người bình thường với những tình yêu trai
gái. Nhà văn đưa ra hàng loạt những lời nhắn gửi:“Người đồng tính nào cũng luôn
phải đối mặt với những dằn vặt nội tâm: mình là ai, mình thuộc giới tính nào, mình
muốn gì??? Khi không biết mình là ai, người ta hoảng loạn, khi phát hiện ra bản
chất mình thì đau đớn, sợ hãi, sau đó hàng ngày đối mặt với cuộc sống không giống
mọi người, người đồng tính lại rơi vào bi kịch hổ thẹn, bế tắc, cô đơn, họ ôm mãi
cục stress mà không giải tỏa được” [64]. Và: “Lại một thông điệp nữa mà tôi muốn
nhắn nhủ với người đời, chúng ta không có quyền có cái nhìn đùa cợt, khắt khe, hay
thị phi với thế giới của những người đồng tính. Ở đó phần lớn là u tối, đau đớn và bi
kịch. Nước mắt trong thế giới đó âm thầm và nhiều vô kể mà ít ai hay biết” [58].
Trong đề tài đồng tính, tình yêu đồng tính là một khía cạnh được Bùi Anh Tấn
khai thác với những cách thức khác nhau, nhà văn đưa chúng ta đến với những điều
không bình thường nằm sâu trong thân xác và đặt các nhân vật trong mối quan hệ
với tình yêu đồng tính. Tác giả đã dẫn chúng ta đến với những cảm xúc đời thường
của tình yêu muôn thuở, với những đam mê cháy bỏng, những day dứt băn khoăn,
đau khổ lẫn sức mạnh diệu kỳ trong tình yêu. Tình yêu trong các trang văn của Bùi
Anh Tấn không phải là tình yêu nam - nữ mà là tình yêu giữa những người cùng giới.
Trong Song song và Bờ xám, Vũ Đình Giang đã tái hiện cuộc sống của
những thân phận rất bản năng mang nhiều tội lỗi với lối sống phóng túng không
tuân theo khuôn mẫu xã hội. G.g, H, Kan, gã thầy và ả gái nhí là những nhân vật cô
đơn trong cuộc sống của mình với đồng loại. Họ hoảng loạn về tinh thần với những
ký ức của tuổi thơ, và trở nên mất phương hướng. Bởi: “Loài người luôn sợ hãi nỗi
cô độc và vùng vẫy tìm cách chạy trốn nó, nhưng phần lớn trong số họ nghĩ ra nhiều
mánh khóe để che giấu trước cộng đồng. Họ lo sợ sự dũng cảm thừa nhận sẽ kéo
theo ánh mắt thương hại; hoặc, tệ hơn, là sự khinh rẻ từ đồng loại về nỗi hèn kém và
dị biệt ẩn chứa nơi bản thân” [14, tr.20-21]. Họ tìm cách che giấu bản chất thật
trước cộng đồng, nhưng lại sợ phải đối mặt với nỗi cô đơn chính bản thân họ nên
19
chỉ còn cách chôn vùi nó bằng những hành vi quái đản, dị biệt, những khoái lạc bạo
dâm, những suy nghĩ lệch lạc, cuối cùng tìm cách để hủy hoại bản thân và sắp xếp
cái chết đặt bên cạnh bản thân mình để xóa tan những ám ảnh, những ẩn ức, những
hoài nghi, để giải thoát khỏi thân phận đó. Tất cả đã khiến họ trở nên khác thường,
dị biệt về tâm hồn lẫn thể xác.
1.1.1.2. Những trăn trở về xã hội thời mở cửa
Cuộc sống đang chuyển mình từng ngày, từng giờ trước vận hội mới và cả
những thách thức mới. Với cơ chế cởi mở trong văn học từ sau 1986, mỗi nhà văn
thật sự mở lòng mình để hòa vào trong cuộc sống thực tại với những chính kiến, suy
nghĩ riêng tư của mình để hình thành một hướng đi riêng, một cá tính sáng tạo ra
những giá trị mới.
Khoảng mười lăm năm trở lại, đề tài đồng tính bắt đầu được khai thác một
cách mạnh dạn và cung cấp nhiều kiến thức một cách đầy đủ hơn, để cho những độc
giả quan tâm về vấn đề này có cái nhìn chân thật và khách quan hơn. Những tác
phẩm của Bùi Anh Tấn tiêu biểu như Một thế giới không có đàn bà (viết về đồng
tính nam), Phương pháp của A.C.Kinsey (viết về đồng tính nam), Les- vòng tay
không đàn ông (viết về đồng tính nữ), Không và sắc (đề cập vấn đề dục lạc và
những biểu hiện của sự khát dục trong hàng ngũ tăng sĩ trẻ), và tập truyện ngắn Cô
đơn, (với các truyện như: “Cô đơn”, “Tình trai”, “Bướm đêm”, “Biển cạn”, “Bụi
đường”, “Trái tim tội lỗi”, “Như một tiếng thở dài”, “Ánh đèn đêm”, “Bên đời hiu
quạnh”, “Tình nhớ”…). Với những tác phẩm kể trên, văn học viết về vấn đề đồng
tính luyến ái đã tạo ra những bước tiến to lớn đánh dấu sự thành công của văn học
Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI.
Bùi Anh Tấn luôn tìm hiểu về những điều khác biệt, cái thế giới bí ẩn về tình
yêu, tình dục của những người đồng tính, đó là một trong những vấn đề khiến xã hội
tốn nhiều giấy mực tranh cãi, bàn tán để hiểu rõ những người thuộc “giới tính thứ
ba” họ là ai, họ sống như thế nào khi mang trong mình những mặc cảm ấy. Khai
thác thế giới đồng tính, Bùi Anh Tấn thật sự thấu hiểu những nỗi niềm của họ. Tất
cả các nhân vật đều thể hiện sự cô đơn, và hầu như cô đơn là gam màu thể hiện rõ
nhất trong đời sống nội tâm của họ. Có thể nói rằng: Họ rất sợ khi phải đối diện với
20
sự bàn tán của bạn bè, những người xung quanh về giới tính thật về mình, dẫu là
những hoài nghi, và đau đớn hơn khi họ nhận ra chính mình là một cá nhân trong
giới đó. Vì vậy, người đồng tính luôn bị mặc cảm, họ sợ ánh sáng của ban ngày,
những đám đông con người xô bồ trong cuộc sống, họ né tránh tất cả, ngại giao tiếp
với mọi người, sống lặng lẽ chỉ có bóng tối mới mang đến cho họ những cảm giác
an toàn và khao khát đi tìm cho mình một tình yêu cùng giới.
Chúng ta sống trong thời đại càng phát triển khoa học kĩ thuật thì tư tưởng con
người càng tiến bộ văn minh hơn. Những nhà văn đi sâu vào khám phá nhiều lĩnh
vực xã hội, những chiều kích trạng thái của con người và cũng suy nghĩ nhiều đến
nội tâm của những người đồng tính để từ đó tái hiện một cách chân thật lối sống nội
tâm rất phong phú và đa dạng. Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang đã mạnh dạn với lối
viết táo bạo, chân thực. Vấn đề đồng tính là một đề tài đã được rất nhiều nhà văn,
nhà thơ trước Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang đề cập đến, nhưng Vũ Đình Giang đã
mang đến cái nhìn mới khi phát hiện ra những con người cô đơn, dị biệt: H, G.g và
Kan trong Song song là những họa sĩ, nhân viên văn phòng như bao người khác
trong xã hội nhưng bản chất thật của họ là những người đồng tính với lối sống dị
biệt, kỳ quái đến ghê rợn. Và ả gái nhí trong Bờ xám, một cô gái mười ba tuổi luôn
ám ảnh bởi kí ức bị anh trai sàm sở thân xác lúc chín tuổi, khiến ả trở nên khác
thường trong suy nghĩ, hành động và luôn tìm mọi cách để sống thu mình lại với
những người xung quanh. Nhân vật kiểu con người cô đơn cũng được tái hiện rõ
nét, sống động trong tiểu thuyết Một thế giới không có đàn bà, những người đàn
ông giỏi giang và thành công như Hoàng, Thành Trung, Bàng… cũng không thoát
khỏi nỗi đau của kiếp người, sự cô đơn của những người đồng tính.
Vũ Đình Giang muốn đem tiếng nói chân tình của mình để thể hiện cuộc sống
xã hội muôn màu muôn vẻ, với những vấn đề phức tạp của nó, cuộc sống gia đình
với những mâu thuẫn lệch lạc; con người cô đơn, con người với những chấn thương
tinh thần và dị biệt, con người với những vấn đề về tình yêu, tình dục một cách
không ngần ngại để qua tác phẩm văn học mỗi một độc giả có những kiến thức cơ
bản nhận định khách quan hơn về cuộc sống con người và hướng con người đi đến
những điều tốt đẹp hơn.
21
1.1.2. Cảm hứng từ những thân phận dị biệt – đồng tính luyến ái
Thân phận con người thuộc “giới thứ ba” tiếp tục mở ra với những khao khát
đời thường cũng rất trắc trở, gian khổ trong cuộc hành trình sống và trải nghiệm tìm
lại chính mình. Với tinh thần nhạy bén Vũ Đình Giang đã đưa thân phận dị biệt để
khai thác bản chất con người đồng tính trong hệ thống nhân vật của mình. Trong hai
cuốn tiểu thuyết viết về đồng tính Bờ xám và Song song, nhà văn đã tạo nên những
nhân vật với vẻ bề ngoài là những người có cuộc sống như bao người khác cùng
sống, cùng làm việc trong môi trường xã hội đó nhưng về vấn đề tình dục thì họ có
những cách quan hệ khác nhau – quan hệ đồng giới.
Trong tác phẩm Song song, ngay từ trang sách đầu tiên của tiểu thuyết người
đọc có ấn tượng phần nào với nhân vật G.g, đó là cuộc sống của anh ta bắt đầu khi
màn đêm xuất hiện: “Khi mặt trời biến mất cuộc sống của tôi hiện ra…” [14, tr.5].
Đặc biệt, cuồng sát là một trong những trò chơi quái đản đem lại khoái cảm lớn cho
G.g. Dường như bất cứ thứ gì có thể hành hạ và giết được, anh ta thực hiện ngay
trên chính những thứ ấy mà không phân biệt thực vật hay động vật và cả con người:
Dìm chết mặt trời vào thau thuốc độc, giết chết mười ba con sói - chó bằng nước
sôi, trong một đêm, giết chiếc ghế gỗ, bỏ tù vũng nước, giết gián để tạo thành bức
tranh xiếc gián, giết thằng bé hàng xóm và ông của nó để quay phim, lưu lại hành
động cuồng sát của mình.
Con người đồng tính với những mặc cảm về giới tính của họ nên chính thời
gian bóng đêm là thời gian lý tưởng để cho G.g sống thật với con người bản năng
của chính. Cuộc sống của G.g gắn chặt trong những đời sống dị biệt và các trò chơi
hoang tưởng. Đặc biệt, một trong những trò yêu thích nhất của anh ta là được treo lơ
lửng mình trên không trung, luôn thèm khát và ước mơ mình được bay “Bay, bay,
bay (…) Tôi thèm khát chứng kiến cảnh con người được bay. Tôi đang rình rập thời
cơ. Tôi thề là tôi sẽ làm như thế. Nếu cú bay của cậu ta thất bại, tôi sẽ thay chỗ, tiếp
tục cuộc thử nghiệm ngoạn mục. Vấn đề là tìm ra một ai đó để xô tôi? Bay… bay…
bay” [14, tr.55-56]. Không những thế, G.g còn làm tình với cả thực vật: “Anh ta
thường đắm đuối hôn lên cái chùm rắn lục ấy mỗi sớm mai. Trong lúc hôn, mũi anh
22
ta thở phập phồng và hai mắt thì nhắm nghiền. Hai tay anh ta lùng sục vào bụi rắn
lục, và bọn họ ôm siết lấy nhau chia sẽ nỗi khoái cảm” [14, tr.61-62].
Đó là những hành vi không bình thường, nhưng bản thân G.g lại xem là thú
vui để thỏa mãn những cơn cuồng loạn của mình. G.g đã tâm sự với mẹ về những
hành vi dị biệt ấy như nguồn cảm hứng sáng tạo, kích thích để anh có thể làm việc
và nguồn vui sống của mình: “Đừng hỏi vì sao con khoái giết chóc và làm tình với
đàn ông… Bởi tìm ra khoái cảm, muốn duy trì và lưu giữ nó, nên con làm dấn tới.
Như thể nó là nguồn vui sống bất tận của con. Sau mỗi lần làm xong những việc
kinh khủng như vậy, con thường tràn đầy cảm hứng để bắt đầu vẽ bức tranh mới.
Con biết mình đang sáng tạo cái đẹp trên sự hủy diệt. Mẹ hỏi con tại sao phải chọn
phương cách man rợ đó ư? Tại sao à? Vì con thấy đó là tất cả ý nghĩa của đời con.
Con chỉ quan tâm đến cảm xúc sống của riêng bản thân con mà thôi” [14, tr.228].
Để hiểu hơn nguyên nhân của những hành vi dị biệt đó, chúng ta đi sâu vào
nội tâm của nhân vật G.g là sự tồn tại dư chấn của tuổi thơ để lại: khi phải tận mắt
chứng kiến và gánh chịu những trận bạo lực từ người cha của mình, tuổi thơ có
nhiều tổn thương cả thể xác lẫn tinh thần, chung sống trong một gia đình với người
cha nát rượu, chỉ biết đến rượu và đánh đập vợ con dã man và những cảnh làm tình
của cha với mẹ ngay giữa nhà, cảnh tượng đâu đớn xót xa không lối thoát khiến
người mẹ phải bỏ nhà đi. Cuộc sống của G.g xám xịt, đen tối những năm tuổi thơ
phải gánh chịu những cơn hành hạ, những trận đòn, khiến G.g trở thành như một
bao cát vô tri cho người cha tập quyền anh. Sau khi bị tra tấn và treo ngược lên trần
nhà được một người hàng xóm cứu giúp, G.g trở thành con nuôi và người tình của
ông, từ đó G.g trở thành nô lê tình dục với những kiểu làm tình rất quái dị và bạo
dâm của ông ta. Thời gian sau này khi cha G.g phát hiện mối quan hệ giữa đứa con
trai mình và ông hàng xóm, ông đã có những hành động can thiệp như chặt đầu con
chó, bỏ rắn vào phòng riêng của họ, giết chết người tình của G.g và treo ngược trên
trần nhà, buộc G.g phải đi khỏi nơi ấy. Tất cả điều đó đã làm nên một chuỗi ký ức
đau khổ để lại trong di chứng tâm hồn tuổi thơ không thể nào quên. Dư chấn của
quá khứ ngày ấy như những vết thương không liền miệng khiến G.g sống chôn vùi
mình vào những hành vi mất nhân tính.
23
Nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật chính là cuộc sống trong bóng tối,
Thạc sĩ Bằng trong Một thế giới không có đàn bà, yêu Hải rất sâu sắc và có những
ảnh hưởng, tình cảm, kỉ niệm từ thời tuổi thơ. Thế nhưng Hải rất thương và đồng
cảm số phận của Bàng, những toan tính, những dự định, những tình yêu nam nữ của
Hải đều được giấu kín. Như một quy luật tất yếu tự nhiên, cái gì đến rồi sẽ đến khi
biết Hải sắp cưới vợ, Bàng như chết lặng im và trong vô thức Bàng đã giết Hải
trong đau đớn, sự ra đi của Hải đã để lại trong Bàng nhiều hối hận, ray rứt bản thân,
Hải để lại người vợ chưa cưới và đứa con trong bụng mà sau này Bàng xem là vợ, là
con nuôi của mình. Đau khổ nối tiếp đau khổ, khi đi dạy ở trường bổ túc Bàng đã
yêu cậu học trò tên Thành bởi vì trong thâm tâm Bàng, Thành chính là hình ảnh của
Hải hiện về, với ánh mắt và hình dáng rất giống Hải, và sau này chính Thành là
người lây nhiễm HIV cho Bàng, chính Bàng đã tự mình dựng lên màn kịch câm
ngụy trang cho cái chết của mình. Hay nhân vật Hoàng, sau khi bỏ nhà ở với người
bạn trai, cha Hoàng nghẹn ngào bị ép tim đột ngột qua đời, mẹ từ đó buồn bã cũng
bỏ nhà vô chùa ở, chị dâu vì chuyện tình cảm của chồng mình cũng bỏ về nhà mẹ
ruột. Và người tình bỏ Hoàng đi ra nước ngoài. Hoàng sống trong đau khổ, dằn vặt.
Tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn là sự khám phá con người với những dị biệt . Ở
một khía cạnh nào đó, nó là niềm vui, là lẽ sống, là nguồn cảm hứng trong sáng tạo.
Nhưng đó cũng là nguyên nhân gây lên những tội lỗi, những đau khổ, những thảm khốc.
1.1.2.1. Một cuộc sống nhiều bất ngờ, thú vị
Khi xã hội có cái nhìn cởi mở hơn đối với người đồng tính thì đề tài đồng tính
càng được quan tâm nhiều hơn trong sáng tác văn học, và được đông đảo công
chúng tìm kiếm đón đọc.
Nhà phê bình Samuel Delany đã nhận định: “Chủ đề đồng tính trong văn
chương phần nào thể hiện sự tự do hóa các đề tài, thu hẹp dần những khoảng đen
cấm kỵ trong văn chương. Nhưng một phần nào đó, nó cũng đã trở thành một đề tài
thời thượng, một thứ mốt của văn chương hiện đại” [68].
Bùi Anh Tấn là nhà văn đầu tiên soi thấu đề tài đồng tính - một vấn đề nhạy
cảm, gai góc, tế nhị với cốt truyện nhiều thắt nút, nhiều tình huống, chi tiết bất ngờ,
24
thú vị, các tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của của Bùi Anh Tấn là những câu
chuyện mang đậm chất đời tư thế sự, thấm đẫm tính nhân văn.
Hoàng - nhân vật chính trong Một thế giới không có đàn bà, đã trở thành một
người bình thường trong cuộc sống đó, anh đã tìm thấy tình yêu nam nữ thực thụ
của mình khi anh gặp và nhận lời yêu Lan (bạn cùng lớp cấp ba của Thành Trung)
và cũng trở thành diễn viên chính trong bộ phim ngắn mười hai tập. “Một điều bất
ngờ nữa cho hai vợ chồng Lân, nhà có khách, Hoàng ra mở cửa và dẫn vào một cô
gái trẻ, đẹp, ngượng ngùng giới thiệu “đây là Lan, bạn em” hai vợ chồng Lân nhìn
nhau ngẩn ngơ” [49, tr.488]. Tác giả đã mở ra một cuộc đời mới, với Hoàng trở
thành người bình thường và có một tình yêu trai gái đẹp.
Nhân vật Hoàng Châu trong Les - vòng tay không đàn ông là một sinh viên
nhỏ nhắn, xinh xắn, đáng yêu mang trong mình tâm trạng cảm giác buồn khi thấy
Hoàng Yến - cô bạn thân của mình đứng với một cậu bạn trai. “Thật ra Châu cũng
không biết trong lòng Châu đang xảy ra chuyện gì nữa, ngổn ngang với những ý
nghĩ mà chính cô bé cũng không hiểu” [50, tr.176]. “Rõ ràng giờ đây Châu muốn
Yến là của riêng mình và mãi mãi là vậy, không ai có quyền chen vào chia sẻ,
không ai. Thứ tình cảm bạn bè khác lạ này làm Châu bối rối” [50, tr.177]. Nghĩ đến
Hoàng Yến, Châu bàng hoàng tự hỏi lòng mình “biết yêu, yêu cái gì và yêu ai?”.
Không dám khẳng định mình là một les nhưng sao Châu thấy bối rối vô cùng trước
một nguời bạn gái. Sau buổi nói chuyện, tâm sự với cô giáo Yên Thảo, Châu đã lấy
lại bình tĩnh rất nhiều và định hướng được cuộc sống bình thường cho mình như bao
người con gái khác. “Sau những giây phút nông nổi hiểu lầm của tuổi trẻ thì bây giờ
Hoàng Châu cũng tìm về được bản chất thật sự của mình, đã xuất hiện được người
bạn trai làm lay động trái tim cô bé” [50, tr.331]. Có lẽ, Hoàng Châu là một trong
những người con gái hiếm hoi tìm được về bản chất thật của mình là một con người
bình thường như bao người. Vì thế, “hãy suy nghĩ kỹ, thật kỹ trước khi quyết định
nhận dạng bản thân mình là ai, là người đồng tính hay là một người bình thường. Tại
sao không là người bình thường, sống như một người bình thường mà cứ phải cho
mình là người đồng tính nếu như điều ấy không hẳn là như vậy trong ta” [50, tr.305].
25
Bùi Anh Tấn tỏ ra rất tinh tế và nhạy cảm trong việc phát hiện ra những thay
đổi trong trạng thái tâm lí của Yên Thảo. “Trong lòng Dạ Yên Thảo bỗng xuất hiện
những cảm giác xốn xang, nôn nao đến khó nói bằng lời (…) ngẩn người đăm đăm
nhìn nữ hoạ sĩ này như bị mất hồn” [50, tr.248], một sự thay đổi lớn trong lòng Yên
Thảo mà cô cũng chưa kịp định hình cụ thể nó là gì. Chỉ biết rằng, Diệu Hiền đã
làm trái tim Yên Thảo rung động. Lòng nàng “thổn thức, day dứt khi nhớ đến khuôn
mặt đẹp và giọng nói Huế ngọt ngào nhẹ bẫng như sợi tơ trời của Diệu Hiền”
[50, tr.271]. Và cuộc gặp gỡ với Diệu Hiền đã đem đến cho nàng một tình yêu les.
“Lần đầu tiên trong đời, điều làm cho Yên Thảo ngạc nhiên xao động lại không ngờ
chính là một người đàn bà, đó là Diệu Hiền. Diệu Hiền đã xuất hiện thật bất ngờ
như một làn gió nhẹ thoảng qua trái tim khô héo bao lâu nay của Yên Thảo làm cho
nàng thấy choáng váng, thổn thức khôn nguôi” [50, tr.301].
Cuộc sống của những người đồng tính ít nhiều cũng mang trong mình những
niềm vui bất ngờ không hẹn trước. Họ sống hết mình cho phút phút giây hạnh phúc
mong manh của tình yêu đồng tính.
1.1.2.2. Những tâm hồn rộng mở và tình người cao đẹp
Hàng loạt tác phẩm viết về “giới thứ ba” ra đời đã cung cấp cho người đọc
nhiều thông tin, kiến thức sâu rộng hơn giúp về cuộc sống của những người đồng
tính, với nhiều cung bậc tình cảm niềm vui, nỗi buồn, những khát khao được yêu,
được sống một cuộc sống bình thường như bao con người khác. Những tác phẩm
văn học đồng tính xuất hiện đã đóng góp một tiếng nói đồng cảm vào dòng văn học
đương đại với hy vọng xã hội sẽ có cái nhìn khác về họ.
Vượt lên trên những nghiệt ngã, những dư luận xã hội các nhân vật trong tác
phẩm đã đến với nhau để sống thật với bản năng chính mình. Với Bùi Anh Tấn, anh
đã xây dựng những nhân vật sinh động đa chiều, bộc lộ cái tôi nhiều suy tư, trăn trở,
khát khao, chiêm nghiệm. Trong bản thân của những người đồng tính họ cho rằng,
chính họ chính là người gây nên đổ vỡ gia đình, làm tổn thương và làm khổ người
khác. Phương pháp của A.C.Kinsey, những người đồng tính ấy đâu có tội tình gì, họ
đâu muốn mình lại bị coi khinh thậm chí là bị xua đuổi, phỉ nhổ, ánh mắt mất thiện
cảm của những con người sống trong xã hội ấy: “Đấy là một cộng đồng người nhỏ
26
nhoi bé mọn thảm hại, dựa vào nhau mà sống mà tìm hơi thở ấm tình thương yêu
của đồng loại. Những con người mỏng manh và yếu đuối ấy, liệu họ có làm hại đến
ai, đe dọa hay ảnh hưởng ghê gớm đến ai mà cộng đồng phải sợ hãi lên án, đẩy đuổi
họ, thậm chí còn dùng đến luật pháp, song sắt nhà tù, giá treo cổ để truy cùng giết
tận họ như những thế kỉ trước và thậm chí nay vẫn còn tồn tại ở một vài chỉnh thể
trên thế giới này” [51, tr.246].
Với Một thế giới không có đàn bà, Bùi Anh Tấn đã để cho nhân vật Chavara
nói ra những suy nghĩ của mình: “tại sao lại cứ phải tự làm khổ mình, giấu giếm đè
nén bản thân để làm gì, trong khi cuộc sống này đâu có là bao nhiêu. Hãy sống, hãy
yêu, hãy làm tình với bất cứ ai, cái gì, con gì mà mình thích. Đấy là cuộc sống”
[49, tr.180]. Qua những trang viết, Bùi Anh Tấn đã gửi đến thông điệp đến độc giả
quan tâm và chính những người bị đồng tính hãy nhìn đúng về mình, bình tĩnh sống,
không mặc cảm, tự ti và đau khổ nữa, và đặt niềm tin vào cuộc sống để sống tốt đẹp
hơn: “Hãy sống và phải sống thật tốt, có ích cho cuộc đời này. Ta là ai không quan
trọng mà ta làm được điều gì mới quan trọng” [49, tr.152].
Tiêu biểu các nhân vật trong Song song, hình ảnh người cha nuôi với G.g, G.g
với H, H với Kan, Kan với G.g… với những mối quan hệ này, các nhân vật đều có
cuộc sống rất riêng và có những dục vọng đồng tính riêng của họ, họ yêu thương
nhau, lo lắng cho nhau, và trách nhiệm với nhau, cũng ghen tuông, cũng đau khổ,
dày vò, thậm chí để được mục đích họ còn thủ đoạn. “Chúng tôi thuộc về một thế
giới khác, cái thế giới có thể hữu hình mà cũng có thể là vô hình. Cái thế giới chưa
được đặt tên, chưa được công nhận” [14, tr.288].
Vũ Đình Giang đã nhập thân vào cuộc sống nhân vật để có cái nhìn khách
quan, đồng cảm, sẻ chia để hướng họ đến một cuộc sống ngày càng tốt đẹp, chấp
nhận cuộc sống với thân phận mình là ai trong bản thể của chính mình để tìm thấy ý
nghĩa hơn trong cuộc sống, về tình yêu- tình dục đồng tính.
27
1.1.3. Tƣơng đồng, dị biệt trong cảm hứng sáng tác của Bùi Anh Tấn và Vũ
Đình Giang
1.1.3.1. Tương đồng
Sự tương quan về quan điểm, tính cách, nguồn gốc xuất thân hay phong cách sống
giữa hai nhà văn bởi sự trùng hợp chủ đề đồng tính. Các tác phẩm này đều là sự trăn trở
của các nhân vật đứng trước khao khát trở về chính mình, có cuộc sống hạnh phúc.
Điểm tương đồng về hai nhà văn này, nhìn hiện thực cuộc sống bằng gam
màu xám nên trong văn của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang đều xuất hiện những
không gian chật hẹp, ngột ngạt, gián rết, còn con người đôi khi dị biệt, tha hóa do
tham vọng bản thân, cô đơn trong chính bản thể hoặc do những rạn nứt, mâu thuẫn
của cuộc sống gia đình. Vì vậy, hiện thực cuộc sống và con người trong tác phẩm
của hai nhà văn luôn hiện lên một cách trần trụi.
Xuyên suốt tác phẩm của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang, với hàng loạt con
người dị biệt, con người cô đơn, con người bị ám ảnh tuổi thơ, con người bản năng
tính dục đã trở thành hệ thống nhân vật trong sáng tác của họ. Về nhân vật ám ảnh
tuổi thơ, trong Một thế giới không có đàn bà, nhân vật Viễn là một cuộc đời đầy bi
kịch, anh là một trong những giáo viên dạy văn, thế nhưng trong đời sống riêng tư
của anh đầy bất hạnh với người cha của mình khi yêu một cô chủ quán cà phê và đã
bỏ lại món nợ cả trăm triệu đồng để Viễn gánh vác. Người cha ấy đã thoái hóa bản
chất từ người đàn ông hiền lành, thương vợ con đã trở thành kẻ bê tha rượu chè. Và
Song song, tuổi thơ của G.g ngoài sự ám ảnh về một người cha bạo hành, và sự ra đi
của người mẹ thì người đàn ông hàng xóm cũng để lại những dấu ấn sâu đậm trong
cuộc đời của anh và trở thành người tình của G.g. Từ khi gặp người đàn ông đó “tôi
liền hiểu ra mình vừa khép lại một quãng đời tăm tối, đồng thời mở ra một chặng
mới khác thường hơn: tôi trở thành một tên nô lệ” [14, tr.282].
Về nhân vật dị biệt, ả gái nhí trong Bờ xám với ám ảnh của thằng anh trai, ả
tự hủy hoại vùng kín của mình, ả lại tìm đến gã thầy với lý do tập luyện để trả thù
giống đực, ả lại tự lấy dao đâm vào vùng kín của mình trước sự chứng kiến của gã
thầy. Vì cô đơn, lạc lõng trong gia đình, ả bỏ nhà đi tới cánh rừng dương xỉ nằm
xuống vũng bùn, lao xuống dòng sông để tìm đến cái chết. Nhân vật “chị” trong
28
Phương pháp của A.C.Kinsey bị một chứng bệnh đàn bà là “thích mặc quần áo như
phụ nữ, trang điểm như phụ nữ và mong mỏi được sống trong thân xác của họ”
[51, tr.122]. Chị phải lặng lẽ bỏ nhà lên thành phố sống một mình trong cô đơn với
căn bệnh quái gở của bản thân. Bị má Khảo phát hiện và xúc phạm khi biết “chị” là
một “bóng lộ”, “chị” đã tự tử để chạy trốn khỏi cái thế gian không bao giờ chấp
nhận những người như “chị”.
Về nhân vật tính dục, trong Song song, G.g là bạn tình của H, nhưng khi nhìn
thấy Kan, anh vẫn không thể cưỡng lại những ham muốn của bản thân, và giữa H,
Kan, G.g xảy ra mối quan hệ tay ba rối ren với nhau. Mối quan hệ giữa Thạc sĩ
Bàng và Chavara trong Một thế giới không có đàn bà, mặc dù Bàng rất ghét
Chavara nhưng sau lần quan hệ tình dục cùng với anh, Bàng luôn cảm thấy được
tìm lại cảm giác mà Chavara mang lại, đôi khi cũng muốn dùng lý trí của bản thân
lấn át mọi ham muốn, nhưng không thể nào cưỡng được nó.
Nhìn chung, dưới ngòi bút của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang, hơi thở của cuộc
sống đời thường và con người trong tác phẩm hiện lên một cách trần trụi và rất chân thực.
1.1.3.2. Dị biệt
Bên cạnh những tương đồng rõ rệt trong chủ đề, thì sự thể hiện chủ đề ấy, cách
nhìn và giải quyết của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang lại có sự khác biệt. Sự khác
biệt trong cách xử lý kết cục mỗi tác phẩm đã cho thấy sự dị biệt trong lối suy nghĩ
và quan niệm của hai tác giả.
Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống và con người. Văn học luôn cần
những yếu tố rất thực, rất đời thường, rất dung dị bởi nó là đối tượng, góp phần tạo
nên giá trị của tác phẩm văn học.
Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang với đề tài cuộc sống con người đô thị với
những nhân vật đủ gam màu: ả gái nhí, thằng bạn, đôi sinh viên, gã thầy… trong Bờ
xám; G.g, H, Kan… trong Song song; Hoàng, Thành Trung, Quang B, Huy, Thạc sĩ
Bàng… trong Một thế giới không có đàn bà; Cường, Rích Phạm, kĩ sư Trung,
Khảo, Bằng, nhân vật “chị”… trong Phương pháp của A.C.Kinsey; Kiều Thu, Yên
Thảo, Hương Trang, cô Út, Hoàng Châu… trong Les – vòng tay không đàn ông.
29
Nếu nói về đề tài đồng tính trong văn học đương đại ở nước ta thì phải ghi
công đầu cho nhà văn Bùi Anh Tấn. Một thế giới không có đàn bà, là tác phẩm tiêu
biểu của văn học Việt Nam hiện đại về đề tài người đồng tính, là phát súng mở màn
cho một trào lưu viết về người đồng tính. Chỉ riêng tác giả Bùi Anh Tấn đã có bộ
tác phẩm do nhà xuất bản trẻ phát hành gồm: Một thế gới không có đàn bà (đồng
tính nam), Les- Vòng tay không đàn ông (đồng tính nữ), Không và sắc, Phương
pháp của A.C.Kinsey (đồng tính nam), tập truyện ngắn Cô đơn... Bùi Anh Tấn đã
viết thẳng, đi sâu vào vấn đề một cách trực tiếp góp thêm mảng đề tài mới cho văn
học Việt Nam đương đại.
Thạc sĩ Phạm Hồng Bàng trong Một thế giới không có đàn bà là nhân vật mở
đầu cho hệ thống nhân vật có số phận bi kịch bằng một vụ án mạng. Nạn nhân là
nhà khoa học ngoại tứ tuần, độc thân, thạc sĩ, kỹ sư Phạm Hồng Bàng “bị giết chết”.
Qua cuốn nhật ký Bàng để lại, một cái chết được báo trước, cuộc đời bi kịch của
người kỹ sư này lắm phức tạp. Ngay từ thuở nhỏ, Bàng đã mang trong người một
cảm giác của một kẻ côi cút. Anh khao khát tình cha mẹ nhưng họ không cho anh
được ở bên họ, “tôi lớn lên lặng lẽ như cây cỏ” [49, tr.24]. Sống trong gia đình
không có tình yêu thương mẫu tử, và bị đối xử cay nghiệt của người mẹ kế, sự bất
lực của người cha đã khiến Bàng rơi vào hoảng loạn tinh thần đã để lại hậu quả rất
nặng nề trong cuộc đời, anh trở thành kẻ sợ đàn bà từ di chứng của người mẹ kế.
Khi sang du học, anh cô đơn trên đất nước xa lạ ở Đức với tác động tình dục đồng
giới của người ở cùng phòng Chavara đã đẩy Bàng thành kẻ đồng tính luyến ái thật
sự mà theo Chavara lập luận đó là bản chất thật của Bàng, anh ta chỉ giúp Bàng tìm
thấy nó để sống thật với chính mình. Những dục vọng đồng tính vẫn luôn trỗi dậy
trong bản thân, Bàng phải cố gắng kìm nén và lao vào học tập nghiên cứu để quên
đi điều ấy. Và sau này gặp lại Hải, người bạn tuổi thơ ngày đó giờ làm chung cơ
quan với Bàng, thì những dồn nén, che giấu bản thân bấy lâu nay của Bàng càng
hiện nguyên hình là kẻ đồng tính. Thời gian Bàng sống chung với Hải là quãng đời
Bàng sống hạnh phúc nhất, Bàng ngỡ rằng lòng mình sẽ được sưởi ấm, những khát
khao âm ỉ trong mình bao năm sẽ được giải toả vì đã có người chia sẻ. Hải là người
bình thường, anh ta cũng có người yêu sắp cưới, nhưng Hải thấu hiểu được nỗi đau
30
khổ của bạn, Hải chiều chuộng những tham muốn dục vọng của Bàng và mối tình
đó kéo dài đến một ngày khi Bàng biết Hải sắp lấy vợ thì nỗi ghen tuông dẫn đến
cái chết của Hải trong một chuyến công tác khiến Bàng vô cùng đau khổ, sống trong
ân hận giày vò. Từ đó, Bàng sống khép mình lại, không quan hệ tình dục với ai, bởi
hình ảnh của Hải luôn hiện trong đầu của mình, Bàng cố lao vào công việc để quên
đi tất cả, ban ngày đi làm ở cơ quan và công tác nghiên cứu ở viện, đêm về Bàng
đăng kí dạy hệ tại chức để lấp đầy những trống trải, thế rồi một sự ngẫu nhiên hình
ảnh của Hải lại sống trong cậu học trò tên Thanh, rất hoài nghi, giống như hệt, Bàng
tiếp tục lao vào mối tình đồng tính “Thế là hết, tôi không còn cưỡng lại được chính
bản thân mình nữa. Những ranh giới, những giá trị đạo đức tinh thần (...) tôi đều bỏ
sang một bên (...) Tôi ngụp lặn trong một vũng lầy tình ái...” [49, tr.111]. Từ đó,
Bàng đã lao vào những cuộc chơi trác táng, cuộc sống ban đêm, trong bóng tối ánh
sáng nhập nhoè của đèn màu, anh mới được sống là chính mình. Cuối cùng Bàng bị
Sida và Bàng tự thuê người giết mình để chạy trốn cái chết khỏi gây tổn thương cho
danh dự của bản thân và gia đình. Những lời tâm tình cuối cùng trong nhật ký của
Phạm Hồng Bàng khiến người đọc không khỏi thương cảm cho một kiếp người đau
khổ, một số phận bi kịch: “nếu có kiếp sau tôi được sống lại (…) tôi mong mình sẽ là
một người đàn ông đàng hoàng, khoẻ mạnh... có quyền yêu và siết trong vòng tay mình
một người đàn bà mà tôi yêu thương (...) Xin đừng ai và đừng bao giờ là một kẻ đồng
tính luyến ái, sự đau khổ một đời người mà tôi đã phải trải qua, quá đủ rồi cũng chính
tôi đã phải trả giá cho kiếp trước của mình chăng? Xin đừng ai như tôi”[48, tr.445].
Với những nỗi cô đơn của con người trong cuộc sống hiện đại xô bồ, nhân
vật trong tác phẩm Vũ Đình Giang là những thanh niên, trí thức trẻ tuổi giữa chốn
thành thị đông đúc khi mà sự phát triển của xã hội, sức mạnh của đồng tiền, uy
quyền lấn áp hết tình người đã khiến họ mất phương hướng và sống theo bản năng,
băng hoại đạo đức. Trong Song song và Bờ xám, Vũ Đình Giang đã khai thác cuộc
sống của những thân phận dị biệt, khác thường. G.g, H, Kan, gã thầy và ả gái nhí là
những người cô đơn trong chính cuộc sống của mình với đồng loại. Họ hoảng loạn
về tinh thần với những ký ức của tuổi thơ, cuộc sống mất phương hướng bởi: “Loài
người luôn sợ hãi nỗi cô độc và vùng vẫy tìm cách chạy trốn nó, nhưng phần lớn
31
trong số họ nghĩ ra nhiều mánh khóe để che giấu trước cộng đồng. Họ lo sợ sự dũng
cảm thừa nhận sẽ kéo theo ánh mắt thương hại; hoặc, tệ hơn, là sự khinh rẻ từ đồng
loại về nỗi hèn kém và dị biệt ẩn chứa nơi bản thân” [14, tr.24]. Họ che giấu bản
chất thật trước đồng loại, và lao vào những hành vi quái dị, những khoái lạc thân
xác, những suy nghĩ tiêu cực lệch lạc, và cuối cùng là tự để hủy hoại bản thân mình.
Và họ đã trở nên khác thường, dị biệt và méo mó về tâm hồn, thể xác.
1.2. Từ quan niệm nghệ thuật về con ngƣời đến các kiểu nhân vật trong tiểu
thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Quan niệm nghệ thuật về con người là một trong những vấn đề trung tâm nhất
của sáng tác văn học, là vấn đề lý luận chung chi phối quan niệm nghệ thuật các yếu
tố thi pháp khác của tác phẩm. Tuy nhiên, nó không được hiểu một cách thống nhất.
Có thể coi quan niệm nghệ thuật là “nguyên nhân cắt nghĩa thế giới và con người
vốn có của hình thức nghệ thuật đảm bảo cho nó có khả năng thể hiện đời sống với
chiều sâu nào đó” [16, tr.138-139].
Văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người, chính con
người là đối tượng, cũng là mục đích của văn học. Tuy nhiên, sự miêu tả con người
trong văn học không bao giờ là sự sao chép. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật, nhân vật
hiện ra theo cách hình dung, cảm nhận của tác giả, và mỗi nhà văn đều có một quan
niệm khác nhau về con. Trong lịch sử văn học, chẳng những con với tư cách là đối
tượng của văn học thay đổi, mà ngay quan niệm nghệ thuật về con người cũng thay
đổi làm cho khả năng chiếm lĩnh con người trong văn học ngày càng sâu sắc, phong
phú và tạo thành lịch sử của sự miêu tả con người trong văn học. “Quan niệm nghệ
thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân
thành cách nguyên tắc, phương diện, biện pháp thể hiện con người trong văn học,
tạo nên giá trị thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật trong đó” [16, tr.41].
Khảo sát các tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang, có thể thấy các
kiểu con người cơ bản sau:
32
1.2.1. Con ngƣời với những ám ảnh tuổi thơ, mặc cảm tội lỗi
Phân tâm học của S. Freud là khoa học phân tích tâm lý, tập hợp những lý
thuyết và phương pháp tâm lý có mục đích tìm hiểu những mối quan hệ vô thức của
con người qua tiến trình liên tưởng .
Dưới cái nhìn phân tâm học, tác phẩm văn học trước hết là một giấc mơ, nó
phản ánh những ham muốn vô thức, những mặc cảm, đặc biệt là mặc cảm Oedipe.
Ám ảnh về tuổi thơ có nguyên nhân từ những thương tổn thời thơ ấu. Những thương
tổn ấy khắc sâu vào nhân vật khiến cho cuộc sống của họ là những chuỗi ngày sống
trong ám ảnh. “Khi viết về nỗi ám ảnh của các nhân vật thực chất các nhà văn muốn
diễn tả các sự kiện, những nỗi đau hằn dấu trong tâm khảm con người mà thời gian,
năm tháng không thể xóa đi được” [15, tr.253].
Tất cả mỗi nhân vật trong hệ thống nhân vật được nhà văn thể hiện không ai
giống ai và có những nỗi ám ảnh riêng biệt. Bùi Anh Tấn thâm nhập vào đời sống
riêng tư của nhân vật Lê Viễn trong Một thế giới không có đàn bà, đây cũng là tiêu
biểu số phận một cuộc đời đầy bi kịch bởi sự ám ảnh gia đình, chính ba Viễn trước
kia cũng là một người hiền lành, biết thương vợ con. Mọi chuyện chỉ thay đổi thời
gian ngắn khi ba Viễn mê người tình của gã, bỏ lại cả trăm triệu mà ba Viễn vay
cho làm ăn. Cũng từ đó, người đàn ông đàng hoàng đã trở thành kẻ bê tha rượu chè,
ba bị đuổi việc, má sống trong câm lặng. Viễn là người hứng chịu tất cả nỗi bất
hạnh của một gia đình tan vỡ, “Trước sự khinh khi, xa lánh của bạn bè đồng nghiệp,
người quen, lối xóm, ba nó chỉ biết vùi đầu vào uống rượu làm thú vui. Và ba nó
còn có một thú vui tàn bạo khác là mỗi khi say thì thường tìm cớ lôi thằng con trai
ra để đánh đập” [49, tr.380]. Chứng kiến cảnh đứa con bị chồng mình đánh đập một
cách tàn nhẫn, lòng bà đau như dao cắt từng thớ thịt trên cơ thể, dẫn đến hành động
bà đã cầm lưỡi dao bổ củi để kết thúc đời ông. Cha chết, mẹ đi tù, Viễn phải sống
với một bà cô góa ngoài bốn mươi tuổi. Kể từ đây, lòng thù hận với người đàn bà
(mẹ Viễn) đã giết anh mình, giờ đây trút cả lên đầu Viễn: “Thằng giết người, mày
trốn đâu rồi ra đây tao bảo, đét…đét…cô chửi nó như vậy và vung roi quất lia lịa
mỗi khi tìm thấy nó” [49, tr.382].
33
Những năm học đại học đã giúp Viễn phát hiện ra mình là một thằng đồng
tính với chứng khổ dâm. Đó cũng chính là nỗi bất hạnh lớn nhất của Viễn và anh có
lẽ đã chọn cho mình một kết cục: “Là người có học thức, có vị trí xã hội và được
đồng nghiệp, học trò kính trọng, đương nhiên sẽ cảm thấy khổ sở như thế nào về
chuyện tình dục quái gỡ của mình (…) giây phút đối diện với cái chết, anh ta nghĩ
gì nhỉ, cô đơn tuyệt vọng hay là cái gì khác. Không lẽ cuộc đời này những con
người như anh ta không có lối thoát hay sao?” [49, tr.362-363]. Với Les- Vòng tay
không đàn ông, Cô Út suốt cả cuộc đời sống trong ám ảnh, sợ hãi về chuyện bị
người cha nuôi hãm hiếp đã để lại vết thương không bao giờ phai nhòa. Tuổi thơ cô
đã thiếu tình thương của cha, mẹ bị đối xử tệ, má Út là vợ thứ trong nhà nên bị các
bà lớn lẫn con cái trong nhà đối xử, hành hạ như con ở. Mặc cảm chuyện gia đình,
cô trở thành cái bóng câm thầm lặng, lúc nào trong người cũng mang tâm trạng lo
lắng, sợ hãi: “Trong căn nhà rộng lớn đầy người của cha ruột, ai nấy cũng đối xử
với má con bé đầy vẻ nghiêm khắc. Má thì suốt ngày lầm lũi làm việc phục dịch hết
người này đến người khác và bỏ mặc bé thui thủi một mình trong căn nhà ấy trong
nơm nớp sợ hãi” [50, tr.120].
Trong tiểu thuyết Song song, G.g luôn bị ám ảnh sự bạo hành của người cha về
việc bỏ đi của người mẹ. Nỗi ám ảnh ấy dường như chưa bao giờ ngủ quên, những
năm tháng tuổi thơ như một thước phim quay chậm tái hiện kí ức hiện về trong giấc
mơ trước hết là hình ảnh con chó, người bạn thân thiết của G.g, vì trúng bả độc lăn
ra chết, anh đã đem về chôn nhưng cha đã bắt anh đào lên ông ta nhắm rượu. “Tôi
mon men nơi bậc thềm, nấp sau cánh cửa, nhìn xác con chó nhỏ xíu bị cháy trụi,
quắc queo. Con chó chỉ mới vừa một năm tuổi. Nó chất mà cũng không được yên
thân (…) Một con chó chưa trưởng thành chết do bả độc rồi còn bị quật mồ”
[14, tr.270-271]. Hành động dị biệt không chỉ dừng lại ở đó, người cha còn chôn
G.g xuống cái hố đã chôn con chó khi nãy, để mặc đứa con mình như thế và tiếp tục
cuộc nhậu. Đó chính là những ám ảnh kí ức sau này làm G.g có những hành động
quái đản như giết mười ba con chó sói trong một đêm và nhận nuôi con chó của
Kan với ý định là sẽ giết chết nó khi tròn một năm tuổi.
34
Tuổi thơ của G.g, có lẽ người đàn ông hàng xóm đã để lại ấn tượng sâu đậm
trong cuộc đời của anh. Người đàn ông đó không chỉ là ân nhân cứu thoát G.g trong
hoàn cảnh bị cha bỏ quên bất tỉnh trên xà nhà mà còn là người cha nuôi, người tình
của G.g “tôi liền hiểu ra mình vừa khép lại một quãng đời tăm tối, đồng thời mở ra
một chặng mới khác thường hơn: tôi trở thành một tên nô lệ” [14, tr.282]. Những
cuộc làm tình với người cha nuôi trong căn phòng kín với giường đinh, bầy rắn
khoang cao su đã để lại trong đầu G.g những ám ảnh không thể nào nguôi. Cũng từ
đây, G.g bắt đầu ám ảnh về những dị biệt của mình và mãi mãi chìm đắm trong sự
dị biệt ấy, G.g trở thành người đồng tính cũng chính vì ám ảnh về tình dục tuổi thơ
với người cha nuôi.
Ở Bờ xám, nhân vật gã thầy, một giảng viên mỹ thuật có một tuổi thơ cũng đầy
buồn đau, ám ảnh về cái chết của người mẹ với tình nhân trong một chiều thứ bảy.
Và cũng từ đó, dường như cuộc đời của gã thầy chỉ có một màu duy nhất đó là màu
xám. Trong kí ức của gã, hình ảnh người mẹ trong buổi chiều mưa định mệnh ấy
không lúc nào phai mờ, nó đã trở thành một nỗi ám ảnh “mẹ, lúc đó đã ngoài năm
mươi tuổi, nhảy phắt lên yên sau của chiếc mô tô cào cào đen, bóng đứng lom khom
bằng hai chân tựa một cô bé mười lăm tuổi nổi loạn, và tự nguyện hứng trọn cái
chết cùng bạn tình say khướt đang chao đảo tay lái vút đi như mũi tên về phía xe tải
ngược chiều. Mạng sống hình tia chớp lóe lên rồi tắt ngấm” [13, tr.24-25]. Chính
những ám ảnh này đã đẩy gã có những hành động khác thường, bệnh hoạn, dị biệt
ngay chính con người mình, cuộc sống mất niềm tin bởi cái chết của mẹ để lại chấn
thương tinh thần to lớn.
Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang đã khám phá tâm hồn các nhân vật thông
qua cuộc hành trình đi tìm chính mình từ trong kí ức, những con người ấy cố trỗi
dậy mạnh mẽ để rồi day dứt, ám ảnh, vò xé giữa vô thức, mặc cảm với kí ức ấu thơ.
1.2.2. Con ngƣời với những dị biệt, tự hủy hoại
Dị biệt là những hành vi, lối sống không lành mạnh, có gì đó khác thường so
với mọi người xung quanh. Nguyên nhân hình thành nên những con người dị biệt
thường là do ảnh hưởng của những chấn động trong tâm lý, ký ức của tuổi thơ và cả
lối sống của những người xung quanh. Theo chúng tôi trong tác phẩm văn học nhân
35
vật dị biệt được hiểu là nhân vật không ổn định về mặt tâm lý, có tính cách khác
thường cùng với những hành động và việc làm quái gở, không ngừng tìm cách tự
hủy hoại chính bản thân mình như một cách để quên đi những khổ đau trong tâm hồn.
Trước nỗi cô đơn, chán nản, mất phương hướng, mất niềm tin vào cuộc sống,
Vũ Đình Giang đã xây dựng bản chất con người dị biệt trong Bờ xám và Song song.
Nhà văn khai thác những nhân vật với vẻ bề ngoài là những người bình thường
nhưng bên trong đời sống tình dục là những con người có mối quan hệ đồng giới. H
là một nhân viên thiết kế đồ họa, một kẻ luôn khát khao được giết chóc: “Tôi không
bao giờ chối bỏ lòng ham muốn được giết chết một ai đó, nhất là khi rơi vào trường
hợp bị tấn công, dù là những xích mích nhỏ vụn vặt. Chỉ cần nghĩ đến một khung
cảnh rợn ngợp và thảm khốc - nơi ta sẽ ra tay giết tươi một ai đó - là tôi phấn khích
cực độ” [14, tr.18]. Thậm chí nhìn thấy một con dao từ gian hàng bán trái cây anh ta
cũng nảy sinh ý định hoang tưởng dùng nó để chém nát mặt trời thành trăm mảnh,
sau đó dùng chỉ kim loại khâu lại những mảnh vỡ và vứt vào thau nước đá cho chết
cóng. Không những thế, anh ta còn cho người bạn tình là G.g ngâm chân bằng máu
ngỗng, chỉ cho G.g cách giết những con sói đêm, cách làm xiếc gián, tức giận khi
G.g giết thằng bé hàng xóm mà thiếu sự tham gia của anh.
Bờ xám với nhân vật ả gái nhí đang ở ứa tuổi phát triển thì bị anh trai sàm sở
lúc chín tuổi làm cho ả hoang mang, dư chấn kí ức nặng nề, ả sống khép mình
không giao tiếp với ai, ả sống trong gia đình nhưng luôn mang tâm trạng cô đơn, bế
tắc. Sau đó ả tự hủy hoại vùng kín của mình: “Những bộ phận có khuynh hướng
phát triển thành thiếu nữ, nó muốn chúng phải vắng mặt, hoặc bị thủ tiêu (…) Nó
chà xát, đâm thọc, cào cấu, tống vào giữa háng từng thứ một, như thể trừng trị một
mớ công cụ lao động chuyên biệt, như tống đi những con đỉa hút máu, như bóp bẹp
đầu những con rắn đói khát, như bẻ gãy những vũ khí ghê tởm (…) Nó say sưa tra
tấn cơ thể mình, cho đến khi máu xuất hiện, ban đầu là vài sợi máu rất nhỏ, mảnh, ri
rỉ, rồi chúng bắt đầu dài ra, to lớn dần, và tuôn thành dòng” [13, tr.266-267].
Hành vi tự hủy hoại mình đã trở thành hành động bản năng tính dục, sự thích
thú chứ chẳng đau đớn gì. Khi ả tìm đến bên gã thầy để trả thù giống đực, trong suy
nghĩ của ả: mọi đàn ông, ai cũng đam mê tình gục khác giới. Nhưng ả gái không
36
ngờ rằng, chính gã thầy là người cực kì ghét đàn bà, và anh ta đã loại bỏ yếu tố đàn
bà ra khỏi đời sống từ lâu. Thất vọng, lại một lần nữa ả gái lấy dao đâm vào vùng
kín trước mặt gã thầy, sự gan dạ của cô bé mười ba tuổi với hành vi dị biệt, tự hủy
hoại bản thân một phần nào đó cho độc giả cảm nhận được những chấn thương tinh
thần năm nào làm cho thần kinh ả gái bị tê liệt hoàn toàn dẫn đến hành vi đó.
Nhân vật “chị” trong Phương pháp của A.C.Kinsey, xuất hiện trong dòng kí
ức của Khảo về tuổi thơ, qua lời kể của “chị” thằng bé Khảo lờ mờ biết được “chị”
xuất thân trong một: “gia đình anh là dòng dõi hoàng tộc ngoài Huế, khá có thế lực,
uy tín” [51, tr.62], thế nhưng số phận “chị” lại trắc trở éo le, bởi “chị” mắc một
chứng bệnh “thích mặc quần áo như phụ nữ, trang điểm như phụ nữ có lẽ vốn là bản
chất của anh và rồi cứ lớn dần trổi dậy theo năm tháng” [51, tr.122]. “Chị” phải lặng
lẽ bỏ nhà lên thành phố sống một mình trong cô đơn với căn bệnh quái gở đó để
không làm ảnh hưởng đến danh dự gia đình. Căn bệnh đó đeo bám “chị” và ngày
càng phát triển mạnh khiến “chị” luôn sống trong mơ màng, hoảng loạn, “chị” bị ám
ảnh ngay cả trong mơ, “chị” cũng mơ mình trong thân xác phụ nữ “mấy tháng liền,
anh dùng hết ý chí bản thân tự cấm cản không cho phép mình được mò rớ đến món
đồ gì của phụ nữ nữa” [51, tr.123], và có lúc anh đã vui mừng đắc thắng rằng “mình
có thể thoát khỏi thú vui kỳ lạ này rồi, thế mà nay…tại sao? Nhìn mình anh cay
đắng chợt hiểu rằng, té ra về bề mặt thì anh đã chiến thắng bản thân mình nhưng
thật ra “nó” lẩn chìm sâu trong vô thức và tự chống đỡ với bề mặt nghiêm khắc bên
ngoài ấy bằng sự ngoan ngoãn thua cuộc” [51, tr.124]. “Chị” hiểu mình là ai, mình
phải làm gì để thoát ra khỏi đời sống dị biệt đó, nhưng khao khát bản năng khiến
“chị” gục ngã, thất vọng, khóc cho thân phận một thằng đàn ông bị bóng lộ trong
đau đớn. Cũng từ đó, đành chấp nhận sự thật bản thân, “chị” cố gắng giữ kín không
để mọi người biết và sống khép mình lại với tất cả ngoại quan hệ với bên ngoài.
Hành động khoái cảm với sở thích ban đêm “chị” lang thang trên phố với bộ đồ ngủ
của phụ nữ để thoả mãn khao khát của mình, má đều biết và dõi theo. Thấu hiểu
được nỗi đau dị biệt thân phận đứa con trai của mình, má đã khóc cạn nước mắt của
má, luôn theo dõi và quan tâm đến đứa con trai khi có những hành vi sinh lí khác
thường. Xót xa, đau khổ, trong lòng xáo trộn những ẩn ức bên trong cơ thể mình,
37
hoài nghi chính mình, “chị” muốn vứt bỏ tất cả để trở thành người bình thường,
điều đó đã dẫn đến ý thức: “Trầm mình xuống dòng sông Hương. Mong rằng sông
thơm sẽ đưa linh hồn đau khổ của anh về chốn Niết bàn” [51, tr.127]. Sau thời sống
tại thành phố, và có mối quan hệ “chị” em với Khảo rất thân tình, ấm êm, hạnh
phúc. Đến một ngày bị má Khảo phát hiện “chị” là một bóng lộ đã dụ dỗ con trai
mình và xúc phạm “chị” với những lời lẽ tàn nhẫn. Trong hoàn cảnh bất ngờ, dồn
dập lời la hét cả má Khảo, “chị” như chết lặng trong vô thức, không kiểm soát được
hành động của mình,“chị” đã lao ra đường tự tử để chạy trốn khỏi cái thế gian
không bao giờ chấp nhận những người như “chị”.
Nhân vật của Bùi Anh Tấn đã không ngừng tìm cách tự hủy hoại chính bản
thân mình như một cách để quên đi những khổ đau trong tâm hồn trước nỗi cô đơn,
những chấn thương tinh thần làm cho họ không thể tin tưởng vào cuộc sống và sự
cảm thông từ đồng loại.
1.2.3. Con ngƣời với nỗi cô đơn bản thể
Con người cô đơn gắn rất chặt với con người cá nhân. Một khi con người cá
nhân được tập trung khai thác với tất cả chiều sâu vốn có thì con người cô đơn cũng
được biểu hiện với nhiều trạng thái khác nhau hết sức sinh động. Nó xuất hiện và
biểu hiện mạnh mẽ khi con người không tìm thấy sự đồng cảm, chia sẻ từ đồng loại,
không thấy tiếng nói chung trong cộng đồng, làm cho con người cảm thấy lạc loài
giữa bộn bề cuộc sống không tìm bến lặng cho riêng mình.
Đọc tác phẩm của Bùi Anh Tấn, chúng ta thấy con người cô đơn dàn trải
xung quanh tác phẩm với những nhân vật cô đơn, trống trải. Bùi Anh Tấn đã dùng
nhiều từ ngữ cô đơn để ám ảnh, trăn trở, day dứt, những bi kịch đến tận cùng nỗi
sầu nhân thế để thể hiện tâm trạng nhân vật của mình. Phương pháp của A.C.Kinsey
xuất hiện hàng loạt các nhân vật cô đơn như Bằng, Rich Phạm, Trần Anh… Cô đơn
là một định mệnh cay đắng trong tâm hồn của giới đồng tính. Nỗi cô đơn ấy, chứng
tỏ sự hiện tồn của con người giữa cuộc đời và nó bủa vây và bóp nghẹt sự tồn tại
của những người mang thân phận đồng tính, rất mãnh liệt trở thành những chướng
ngại vật ngăn trở sự hoà hợp giữa con người với con người, sự đồng điệu, cảm
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang

More Related Content

What's hot

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...PinkHandmade
 
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...nataliej4
 
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdfTruyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdfNuioKila
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424nataliej4
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháinataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAYLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
 
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiThơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt NamLuận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdfTruyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOTLuận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
 
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh NhànLuận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
 
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi phápLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAYLuận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXILuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
 

Similar to Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang

Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...nataliej4
 

Similar to Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang (20)

Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
 
Xung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nay
Xung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nayXung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nay
Xung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nay
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAYLuận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
 
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume SosekiVấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
Vấn đề con người trong các sáng tác thời kì đầu của Natsume Soseki
 
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAYLuận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAYLuận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
 
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
 
Đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm của Yoshimoto Banana, 9đ
Đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm của Yoshimoto Banana, 9đĐặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm của Yoshimoto Banana, 9đ
Đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm của Yoshimoto Banana, 9đ
 
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAYLuận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
 
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAYLuận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
 
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn duLuận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Luận văn: Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Chúa Trời, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Chúa Trời, HAY, 9đLuận văn: Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Chúa Trời, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Chúa Trời, HAY, 9đ
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đLuận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAYLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
 
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAYLuận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang

  • 1. 1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HỒ HOÀNG HẠNH THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT BÙI ANH TẤN VÀ VŨ ĐÌNH GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Huế, năm 2016
  • 2. 2 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa……………………….………..……………………………….………...….i Lời cam đoan………..…………..………….………………………………………..........ii Lời cám ơn……………………………………...……………..……………………….....iii MỤC LỤC………………………………..………….………..………………………......1 MỞ ĐẦU ................................................................................................................. ..3 1. Lí do chọn đề tài................................................................................................... ..3 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... ..4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ ..9 4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 10 5. Đóng góp của luận văn......................................................................................... 11 6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 11 NỘI DUNG ............................................................................................................. 12 CHƢƠNG 1: CẢM HỨNG SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT BÙI ANH TẤN VÀ VŨ ĐÌNH GIANG . 12 1.1. Cảm hứng sáng tác của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang ........................... 12 1.1.1. Cảm hứng từ cuộc sống đời thƣờng ........................................................ 12 1.1.1.1. Những vấn đề về đạo đức, nhân sinh................................................... 12 1.1.1.2. Những trăn trở về xã hội thời mở cửa ................................................. 15 1.1.2. Cảm hứng từ những thân phận dị biệt – đồng tính luyến ái ............... 17 1.1.2.1. Một cuộc sống nhiều bất ngờ, thú vị.................................................... 19 1.1.2.2. Những tâm hồn rộng mở và tình người cao đẹp.................................. 21 1.1.3. Tƣơng đồng, dị biệt trong cảm hứng sáng tác của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang.............................................................................................................. 23 1.1.3.1. Tương đồng......................................................................................... 23 1.1.3.2. Dị biệt.................................................................................................. 24 1.2. Từ quan niệm nghệ thuật về con ngƣời đến các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang................................................................ 27 1.2.1. Con người với những ám ảnh tuổi thơ, mặc cảm tội lỗi ............................ 28 1.2.2. Con người với những dị biệt, tự hủy hoại.................................................. 30 1.2.3. Con người với nỗi cô đơn bản thể.............................................................. 33
  • 3. 3 1.2.4. Con người với bản năng tính dục............................................................... 36 CHƢƠNG 2: KHÔNG, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT BÙI ANH TẤN VÀ VŨ ĐÌNH GIANG................................................................ 39 2.1. Không gian nghệ thuật.................................................................................... 39 2.1.1. Không gian hiện thực và tâm trạng......................................................... 40 2.1.1.1. Không gian hiện thực............................................................................ 40 2.1.1.2. Không gian tâm trạng ........................................................................... 43 2.1.2. Không gian hỗn độn, mờ nhòe thực ảo. ................................................... 45 2.1.2.1. Không gian hỗn độn.............................................................................. 45 2.1.2.2. Không gian ảo giác............................................................................... 48 2.1.2.3. Không gian ký ức .................................................................................. 52 2.2. Thời gian nghệ thuật....................................................................................... 55 2.2.1. Thời gian ảo giác......................................................................................... 56 2.2.2. Thời gian đồng hiện .................................................................................... 59 2.2.3. Thời gian bóng đêm .................................................................................... 62 CHƢƠNG 3: KẾT CẤU, NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU TRONG TIỂU THUYẾT BÙI ANH TẤN VÀ VŨ ĐÌNH GIANG ................................................................. 66 3.1. Kết cấu.............................................................................................................. 66 3.1.1. Kết cấu phân mảnh...................................................................................... 66 3.1.2. Kết cấu mở và kết thúc bất ngờ .................................................................. 69 3.1.3. Kết cấu dòng ý thức .................................................................................... 71 3.2. Ngôn ngữ .......................................................................................................... 74 3.2.1. Ngôn ngữ mang tính biểu cảm.................................................................... 75 3.2.2. Ngôn ngữ mang tính biểu tượng................................................................. 77 3.2.3. Ngôn ngữ mang sắc thái tính dục ............................................................... 80 3.3. Giọng điệu........................................................................................................ 82 3.3.1. Giọng điệu hoài nghi, chất vấn ................................................................... 83 3.3.2. Giọng điệu day dứt, ám ảnh ....................................................................... 85 3.3.3. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý .............................................................. 87 3.3.4. Giọng điệu thương cảm............................................................................... 89 KẾT LUẬN............................................................................................................. 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 95 MỤC LỤC……………………….………..……………………………….………...…..P1
  • 4. 4 ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HỒ HOÀNG HẠNH THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT BÙI ANH TẤN VÀ VŨ ĐÌNH GIANG CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC MÃ SỐ: 60220120 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRẦN THÁI HỌC Huế, năm 2016 i
  • 5. 5 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Hồ Hoàng Hạnh ii
  • 6. 6 LỜI CÁM ƠN Tôi xin trân trọng cám ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ khoa Ngữ văn trường ĐHSP Huế đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin được cảm ơn thư viện trường trường ĐHSP Huế đã hết lòng phục vụ, cung cấp tài liệu quý báu để tôi hoàn thành khóa học. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Thái Học, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn bố mẹ, những người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè…đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Hồ Hoàng Hạnh iii
  • 7. 7 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong xu thế đổi mới của đất nước, các nhà văn trẻ đã mang đến cho văn học nước nhà những luồng sinh khí mới với âm hưởng lạ và hiện đại. Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang là một trong những hiện tượng đặc biệt của nền văn xuôi Việt Nam. Ngòi bút của hai nhà văn rất phong phú các dạng đề tài như lịch sử, tôn giáo, chiến tranh cách mạng... Nhưng mảng đề tài thành công, đặc sắc nhất, gây nhiều tranh luận sôi nổi, “nhạy cảm” và “nóng” trên văn đàn Việt Nam đó là vấn đề “đồng tính luyến ái”. Phản ánh những góc khuất, những bi kịch, con người với những vấn đề về tình yêu - tình dục, con người cô đơn, con người với những chấn thương tinh thần trong thế giới nghệ thuật đó, một cách không ngần ngại để đưa ra nhận thức mới về cuộc sống và con người, hướng con người đến hoàn mĩ hơn. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang là khám phá và nhận diện thế giới đồng tính để lí giải và cắt nghĩa cho được những vấn đề thuộc về xã hội và con người. Thật ra, đồng tính là một đề tài ngày càng được giới sáng tác quan tâm và phản ánh. Tuy nhiên, do bị định kiến chung từ lâu của xã hội về “thế giới thứ ba” mà số lượng tác phẩm viết về đề tài này cho đến nay vẫn chưa nhiều so với các đề tài khác. Chỉ đến khi cuốn tiểu thuyết: Một thế giới không có đàn bà (1999), Phương pháp của A.C.Kinsey (2005), Les - Vòng tay không đàn ông (NXB Trẻ 2006) của Bùi Anh Tấn, tiểu thuyết Song song (2007), Bờ Xám (2010) của Vũ Đình Giang ra đời thì những người đồng tính mới thực sự tìm thấy hình ảnh, con người, tâm tư, nỗi đau của mình ở trong đó. Viết về đề tài đồng tính, Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang đi sâu khám phá một thế giới khác lạ mà từ lâu người ta chưa phản ánh, có chăng chỉ xuất hiện một cách rải rác trong một số tác phẩm chứ chưa chia thành một đề tài chuyên biệt để khai thác một cách triệt để, toàn diện giống như khai thác những mảng hiện thực lớn về con người xã hội trong nhiều tác phẩm. Đặc biệt, loại đề tài đồng tính càng thấy vắng bóng trong thể loại lớn như tiểu thuyết, nhất là ở Việt Nam.
  • 8. 8 Tập trung khám phá thế giới đồng tính, văn học đã mở ra được mảng hiện thực mới vốn vắng bóng hoặc hiếm có trong tiểu thuyết trước đây. Hiện thực phản ánh trong văn học được mở rộng và đào sâu vào những vấn đề thuộc về nhân bản, nhân văn có ảnh hưởng lớn đến số phận của con người trong xã hội. Nhân vật trong các tiểu thuyết viết về đồng tính của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang là những số phận bất hạnh. Mỗi nhân vật là một mảnh đời, một thân phận khác nhau nhưng đều có chung nỗi đau: bị đồng tính, phải đối mặt với những mặc cảm và họ luôn che dấu bản thân, sợ một ngày nào đó xã hội không chấp nhận, cho nên họ sống thu mình lại, núp trong bóng tối. Qua những trang viết của hai nhà văn, có thể nhận ra một lối tư duy hết sức sắc sảo, nhạy cảm thời cuộc khi nắm bắt cái mới, những vấn đề thời sự của cuộc sống con người hiện đại. Các tiểu thuyết của hai nhà văn về đề tài đồng tính đều thể hiện cuộc sống chân thực và rất mang tính nhân văn. Tác phẩm của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang chứa đựng nét độc đáo, mới lạ của những cây bút tiềm tàng khả năng sáng tạo. Đặc biệt, thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang đã làm nên dấu ấn riêng cho sáng tác của hai nhà văn trong việc khám phá thế giới hiện thực nghiệt ngã về những con người thuộc “giới thứ ba”. Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang là hai nhà văn tiên phong khám phá hiện thực đồng tính và cũng từ những tác phẩm viết về đề tài này, họ đã gặt hái được thành tựu, được công chúng văn học càng ngày quan tâm đón đọc và thừa nhận. Cho nên nghiên cứu tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang, chúng ta không những hiểu sâu thêm hiện thực phong phú sinh động của xã hội và con người đương đại mà còn là cơ sở để lý giải nguyên nhân tại sao Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang đã khẳng định được vị thế của mình trong làng văn nói riêng và trong đời sống văn học nói chung. Đây cũng là lý do cho phép người viết lý giải nét đặc sắc trong sáng tác của hai nhà văn, đồng thời góp phần phong phú của bức tranh tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử vấn đề Trong phạm vi những tài liệu đã bao quát được, người viết tạm phân chia thành hai loại sau đây:
  • 9. 9 2.1. Những công trình liên quan gián tiếp đến đề tài Bùi Như Hải trong Một cách nhìn toàn cảnh về đề tài nông thôn trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhận định: “Trong công trình nghiên cứu Tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 – 2005: Diện mạo và đặc điểm, Lê Thị Hường đã chỉ ra được những đặc điểm chính của tiểu thuyết giai đoạn này là sự đa dạng về hệ đề tài, trong đó đề tài nông thôn là một trong những đề tài có lực hút đối với các nhà tiểu thuyết đương đại: tiểu thuyết về đề tài nông thôn sau 1986 đã gây được ấn tượng. Các nhà văn đã gặp gỡ nhau ở vấn đề cốt lõi của nông thôn: gia đình và dòng tộc, phong tục, nếp nghĩ, nếp sống của những con người sống trên những mảnh đất phần lớn còn chịu sức đè của những thói tục cũ” [67]. Đỗ Thị Ngọc Lan (2009), Cảm hứng phê phán trong văn xuôi hiện đại Việt nam thời kỳ đổi mới (Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái), Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, đã viết: “Luận văn nghiên cứu cách nhìn đa chiều, mới mẻ về con người và cuộc sống trong thời kỳ hậu chiến của các nhà văn Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái qua đó làm sáng tỏ những tác động và ảnh hưởng của một hiện thực còn ngổn ngang đến cuộc sống của con người như thế nào. Qua đây, luận văn cũng làm sáng tỏ cảm hứng chủ đạo của các nhà văn được thể hiện qua các tác phẩm, đó là cảm hứng phê phán mang tính tích cực để gióng lên những hồi chuông để cảnh tỉnh con người tránh xa tội ác, lừa lọc, phản trắc để xây dựng một xã hội với những con người có phẩm chất cao đẹp, sống có nghĩa tình, nhân hậu” [69]. Trần Thị Thanh Nhị trong bài viết Một sự thể nghiệm phân tâm học Freud trong văn học Việt Nam đã nhận xét: “Góp phần và khẳng định vị thế của mình vào dòng chảy này là nhà nữ nghiên cứu trẻ Trần Thanh Hà với công trình Học thuyết S.Freud và sự thể hiện của nó trong văn học Việt. Phân tâm học là lý thuyết khổng lồ của một người khổng lồ thế kỉ 19, dung lượng 139/348 trang của cuốn sách này quả là nhỏ bé. Tuy vậy, Trần Thanh Hà đã tỏ ra là một người biết thẩm định và chọn tinh những vấn đề cốt lõi nhất để giới thiệu cùng bạn đọc. Chẳng hạn: Sự ra đời và phát triển của phân tâm học, vô thức, giấc mơ, nguyên tắc khoái lạc và nguyên tắc thực tại, bản năng sống và bản năng chết, tính dục, những vấn đề
  • 10. 10 đời sống văn học liên quan đến tính dục bộc lộ qua tôn giáo, đạo đức, văn minh, văn học nghệ thuật. Vì thế nó đáp ứng nhu cầu cho những người bước đầu tìm hiểu phân tâm học cũng như có cái nhìn tổng quát về nó” [72]. Nguyễn Thành trong Hành trình phê bình của Phan Cự Đệ đã nhận xét: “Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, được xuất bản, và đến nay đã được tái bản lần thứ sáu, đây vẫn là bộ sách công phu nhất về tiểu thuyết hiện đại ở nước ta. Vận dụng phương pháp phê bình mác-xít, GS Phan Cự Đệ đã phân tích và nhận định những thành công và hạn chế của tiểu thuyết Việt Nam qua các thời kỳ trước 1930, 1930 - 1945, 1945 -1975, và sơ bộ đánh giá tiểu thuyết thời kỳ đổi mới. Trong mỗi thời kỳ, ông vừa phân tích các đề tài chính, vừa giới thiệu một số phong cách tiêu biểu. Ông thể hiện khả năng bao quát nền tiểu thuyết Việt hiện đại. Về tiểu thuyết Việt giai đoạn ba mươi năm chiến tranh 1945 - 1975, ông là người cày xới kỹ nhất, xét cả hai bình diện: đọc và thẩm định. Trên cơ sở những dẫn liệu từ tiểu thuyết Việt Nam và thế giới, tác giả cuốn sách đã phân tích khả năng điển hình hoá trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, những vấn đề đặc trưng thể loại của tiểu thuyết, những cuộc tranh luận về tiểu thuyết ở Việt Nam và trên thế giới và cả những công việc bếp núc” của người viết tiểu thuyết” [76]. Đây là những công trình lý thuyết chung có liên quan đến triết học và mỹ học nhằm giải thích hiện tượng đồng tính luyến ái mà đề tài nghiên cứu. 2.1. Những công trình liên quan trực tiếp đến đề tài Thái Phan Vàng Anh trong Tiểu thuyết Song song và khát vọng đi tìm bản thể đã viết: “Soi chiếu từ góc nhìn phân tâm học, Song song là cuốn tiểu thuyết với những ám ảnh vô thức, thế giới của bản năng, của “những vùng tăm tối”. Từ cảm quan hậu hiện đại, Song song là thế giới của những nhân vật chấn thương với nỗi cô đơn bản thể, mặc cảm đồng tính, tình dục nghịch dị (kiểu nhân vật chấn thương được đẩy đến đỉnh điểm của sự bi thảm, nghịch dị trong Bờ xám, cuốn tiểu thuyết thứ hai của Vũ Đình Giang). Từ góc nhìn tự sự học, cuốn tiểu thuyết Song song đã thành công trong việc “làm mới”, “làm lạ” cách kể (từ nghệ thuật trần thuật đa trị với nhiều người kể chuyện, với điểm nhìn phân tán, kết cấu phân mảnh, liên văn
  • 11. 11 bản, thời gian đồng hiện, thời gian của ảo giác đến ngôn ngữ mang tính nhục thể, giọng điệu triết lí, hoài nghi…)” [3]. Ngô Thị Kim Cúc trong bài viết: Khoảng trống khó gọi tên đăng trên Báo Thanh Niên ngày 17 tháng 10 năm 2000, khi bàn luận về cuốn tiểu thuyết Một thế giới không có đàn bà của Bùi Anh Tấn đã khẳng định: “Thế giới ấy đáng được biết đến, đáng được thông cảm hơn người ta tưởng. Trong tiểu thuyết đầu tay của mình, Bùi Anh Tấn đã phơi bày một thực tế đang có mặt bên cạnh cuộc sống của đa số công chúng: cuộc sống của những người sinh ra đã bị đồng tính luyến ái. Đề tài quá mới lạ trong văn học Việt Nam và hoàn toàn không dễ viết, chỉ cần non tay một chút có thể trở thành bất cập, còn lơi tay một chút sẽ dễ dẫn đến thái quá. Bùi Anh Tấn đã tránh được cả hai (…) Suốt gần 500 trang sách, người đọc được dẫn vào một thế giới thực sự lạ lùng. Những vũ trường, nhà hàng, quán xá đang là tụ điểm sinh hoạt của giới đồng tính. Những Hoa bóng chúa, Ngũ Long công chúa, Quang A,.. buông thả bản năng. Nhưng cũng có những Phạm Hồng Bàng, Lê Viễn đáng thương…” [60]. Hoàng Cẩm Giang trong bài Tiểu thuyết đương đại như là một thế giới trò chơi đã viết: “Vũ Đình Giang đã kiến ta ̣o tiểu thuyết Song song thành một câu chuyện được trần thuật bởi nhiều điểm nhìn khác nhau, xen kẽ và đứt nối, tựa như một chuỗi thước phim quay chậm và được cắt dựng theo kiểu nhảy vọt của điện ảnh (“jump cut”), tạo ra ấn tượng về một sự thiếu liền mạch của tự sự. Tình tiết, sự kiện trong truyện diễn biến khá chậm, song thế giới được ráp nối bởi những khoảng trống rỗng mênh mang của nhiều “thân phận” trong nó thì lại gây lên không ít bùng nổ dữ dội về mặt cảm xúc cho người đọc. Trật tự tuyến tính của thời gian bị phá vỡ, cốt truyện và sự kiện không được đặt lên hàng chính yếu. Thay vào đó, tác giả xoáy sâu vào những ấn tượng và cảm giác - hồi quang của một ký ức mãi mãi tươi rói nỗi đau, mãi mãi toả bóng xuống những tháng ngày còn lại” [65]. Cùng mạch tiếp nhận trên, Huỳnh Dũng Nhân trong bài Về cuốn tiểu thuyết Bờ xám đã cho rằng: “Đây là cuốn sách tác giả đã viết rất có nghề (…) Những cái của tác giả viết ra là hỗn hợp của những thứ cảm, thứ nghĩ, thứ tìm tòi, thứ chiêm nghiệm, thứ trải nghiệm… Nó rất khác với những thứ tiểu thuyết viết sau khi phải
  • 12. 12 có cốt truyện, phải có chủ đề, phải có nhân vật, phải chia chương đoạn bố cục rạch ròi, phải rào trước đón sau…” [71]. Phan Hồn Nhiên nhận định về sáng tác của Vũ Đình Giang: “Với truyện ngắn, trang viết của Vũ Đình Giang đã hé lộ tia sáng của một cá tính sáng tạo đặc biệt. Anh triển khai tiềm năng ấy, biến mỗi tác phẩm về sau thành cuộc hành trình khám phá thế giới bên trong con người hiện đại - với giằng xé nội tâm dữ dội, sự châm chiếm sâu cay để phát hiện chân dung tinh thần của chính mình và những chấn thương về trình trạng cô độc không thể cưỡng chống” [73]. Nguyễn Thành Thi ở bài Cái nhìn “xám” và chất hài hước đen, tác giả đề cập đến cuốn tiểu thuyết Bờ xám với cái nhìn “xám” qua nhiều tầng thấu kính, nhân vật “sói hóa” và những “đối thoại ngầm”, “cơ chế tự bảo hiểm” cùng với nghệ thuật hậu hiện đại được thể hiện trong Bờ xám [81]. Bích Ngân trong bài Những thân phận dị biệt…đã khẳng định: “Thông điệp không mới, nhưng cái cách dẫn dắt của Vũ Đình Giang là mới và lạ. Mới và lạ không chỉ trong kỹ thuật viết và cấu trúc tác phẩm. Mới lạ ngay chính nội dung song song của nó về cái tính giả - thật, thật – giả, về trạng thái thực - ảo lẫn lộn, về cái khát khao muốn có nhau và cái thực tại luôn muốn khước từ, muốn rời bỏ nhau của những nhân cách dị biệt vì thế họ mãi là những nhân ảnh song song ” [57, tr.3-4]. Nguyễn Tuấn trong bài viết: Niềm đam mê của cây bút trẻ đăng trên báo An Ninh thủ đô ra ngày 3 tháng 11 năm 2000 có đoạn: “Cuốn tiểu thuyết này (Một thế giới không có đàn bà) đề cập tới một vấn đề mà ngay cả trong văn học các nước chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây cũng “ngại” nói tới. Đó là thế giới của những người đồng tính luyến ái tại thành phố Hồ Chí Minh. Các tuyến nhân vật được dàn dựng hợp lí với sự tiết chế khôn khéo…” [75]. Bùi Việt Thắng trong bài viết Không có“vùng cấm” trong tiểu thuyết trẻ đã nhận xét về câu chữ trong Bờ xám: “Các tác giả trẻ rất có ý thức làm mới tiểu thuyết, đặc biệt tìm tòi cách thể hiện qua những cuộc cách mạng về câu chữ. Cuốn tiểu thuyết Bờ xám (2010) của Vũ Đình Giang được coi như là một minh chứng về cái gọi là những “thác chữ” mạnh mẽ, mới mẻ (thậm chí có người còn gọi Bờ xám là
  • 13. 13 những “vũ điệu chữ”). Thật ra thì “chữ” luôn đi liền với “nghĩa” trong cái gọi là “chữ nghĩa”. Xưa nayđổi mới văn chương thực sự chưa bao giờ bắt đầu từ làm mới chữ nghĩa” [77]. Đặng Thị Phượng Vi trong Luận văn Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Vũ Đình Giang có nhận xét: “Vũ Đình Giang đã vẽ nên bức tranh với những mặt trái, mặt xám, góc khuất của cuộc sống và con người nhưng không phải để bôi nhọ, dè bỉu mà nhằm cảnh báo con người, hướng con người đến những gì hoàn mĩ hơn… [57, tr.85-86]. Nguyễn Quốc Vinh quan sát thấy: “Những bước tiên phong của Một Thế Giới Không Có Đàn Bà đã dẫn đến một sự bùng nổ về văn học với chủ đề đồng tính tại Việt Nam trong thập niên vừa qua, từ tiểu thuyết cho đến tự truyện, một hiện tượng đã khiến một số nhà phê bình khó tính phải nhíu mày” [82]. Nguyễn Vịnh trong bài: Nhà văn trẻ Bùi Anh Tấn cầm bút đã là sự phiêu lưu (Tạp chí Đẹp, số 6, 2003) có viết: “Bùi Anh Tấn đã bình thản đặt những bước đi của mình vào ngôi đền văn học, giành lại cho mình một chút dư vang. Ở người đàn ông này có một cái gì đó cứ âm trầm, da diết chảy, một cái gì đó - dù rất nhỏ nhoi nhưng sâu khuất các ý niệm - đang cọ cựa. Tác giả như muốn chống lại sự lãng quên, như muốn thổi tung lớp bụi cũ kỹ của thời gian và bạc bẽo của nhân thế đang bao phủ lên từng mảng lớp của cuộc đời” [83]. Nhìn chung, những công trình lý luận cũng như những công trình đề cập đến tiểu thuyết của Việt Nam ít nhiều đã có liên quan gián tiếp và trực tiếp đến đề tài. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang trong một công trình chuyên biệt vẫn còn bỏ ngõ. Đây chính là vấn đề khoa học mà luận văn của chúng tôi đặt ra để nghiên cứu. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu đề tài, người viết tập trung khảo sát những tác phẩm sau đây của hai nhà văn: - Bùi Anh Tấn: + Một thế giới không có đàn bà (NXB Công an nhân dân, 2000). + Phương pháp của A.C.Kinsey (NXB Trẻ, 2005). + Les - Vòng tay không đàn ông (NXB Trẻ, 2006).
  • 14. 14 - Vũ Đình Giang: + Song song (NXB Văn Nghệ, 2007). + Bờ xám (NXB Trẻ, 2010). Ngoài ra, người viết còn đọc một số tác phẩm của các nhà văn cùng thời có liên quan để so sánh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang, ở đề tài những người “đồng tính luyến ái” trên 3 bình diện: Cảm hứng sáng tạo và quan niệm nghệ thuật về con người; Không, thời gian nghệ thuật; Kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để triển khai nghiên cứu đề tài, người viết vận dụng những phương pháp và thao tác sau: 4.1. Cấu trúc, hệ thống: Sử dụng phương pháp này, người viết nghiên cứu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang một cách logic, đảm bảo tính chỉnh thể trọn vẹn của luận văn. 4.2. So sánh, đối chiếu Sử dụng phương pháp này, người viết tiến hành trên hai bình diện đồng đại và lịch đại. + Đồng đại: So sánh, đối chiếu tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang với tác phẩm của các nhà văn cùng thời đại để thấy được sự độc đáo của hai tác giả khi viết về đề tài đồng tính. + Lịch đại: So sánh, đối chiếu tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang với tác phẩm trước và sau đó để thấy được sự tiếp biến về đề tài đồng tính được tác giả thể hiện trong tác phẩm. 4.3. Thống kê, phân loại Thống kê những yếu tố thuộc về nội dung, và hình thức nghệ thuật khi cần thiết từ đó phân loại và đi đến đánh giá và nhận xét chính xác, có cơ sở.
  • 15. 15 4.4. Liên ngành Sử dụng phương pháp này, người viết vận dụng các lý thuyết liên ngành như: Triết học hiện sinh, Thi pháp học, Tự sự học, Phân tâm học, So sánh học, Văn hóa học… để góp phần giải quyết những vấn đề nghiên cứu mà đề tài đặt ra. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên cung cấp một cái nhìn tương đối toàn diện trong sáng tác của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang về đề tài đồng tính. Từ kết quả nghiên cứu, luận văn giúp người đọc hiểu được nguyên nhân dẫn đến những thành công của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang cả về nội dung và hình thức, cả về tư tưởng và nghệ thuật trong sự nghiệp sáng tác về đề tài đồng tính luyến ái. Đây cũng là cơ sở góp phần hiểu thêm sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại trong xu thế hội nhập và phát triển. Luận văn là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu sáng tác của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang nói riêng cũng như tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói chung. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung chính của luận văn được người viết triển khai thành 3 chương sau đây: Chương 1: Cảm hứng sáng tác và quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang Chương 2: Không, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang Chương 3: Kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
  • 16. 16 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CẢM HỨNG SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT BÙI ANH TẤN VÀ VŨ ĐÌNH GIANG 1.1. Cảm hứng sáng tác của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang 1.1.1. Cảm hứng từ cuộc sống đời thƣờng 1.1.1.1. Những vấn đề về đạo đức nhân sinh Muốn văn học đạt được giá trị trong đời sống, người cầm bút không ngần ngại hướng trái tim mình về muôn nẻo cuộc sống, luôn lắng nghe và thấu hiểu những nỗi niềm nhân thế. Trong sáng tác của mình, Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang đã dành một phần lớn để viết về những phận người đồng tính trong xã hội với những suy tư về thân phận con người. Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang đã dấn thân vào cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm để làm nên cuộc cách tân về nội dung trong sáng tác của mình. Với quan niệm nghệ thuật mới về con người: con người đồng tính cô đơn đi tìm kiếm niềm tin trong cuộc sống, Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang phơi bày hiện trạng con người đồng tính với những thân phận bị ám ảnh tuổi thơ, ám ảnh về nỗi cô đơn bản thể, mặc cảm bị bỏ rơi, mặc cảm tội lỗi, con người với đời sống bản năng… Với sự phong phú của vốn sống, sắc sảo quan sát và tinh thần nhân đạo, Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang đã đề cập đến mọi đề tài trong cuộc sống hiện tại với những mảnh đời thường: Mảnh đời của Hoàng trong Một thế giới không có đàn bà, khi bố mẹ biết mình bị đồng tính, anh đau khổ, muốn giải thoát bản thân để không tồn tại trên cõi đời và ảnh hưởng đến gia đình quyền lực của mình; Mảnh đời của Bằng trong Phương pháp của A.C.Kinsey, sống trong cuộc sống hiện đại, xô bồ, tấp nập nhưng lại cô đơn trong chính cuộc sống ấy; Mảnh đời của G.g trong Song song bị ám ảnh về hành vi tội lỗi, hoang tưởng trong sự dày vò của bản thân; Mảnh đời của gã thầy dạy mĩ thuật trong Bờ xám suốt tuổi thơ phải chứng kiến cảnh sống phóng túng của
  • 17. 17 mẹ cùng người tình, cái chết bất ngờ của mẹ đã trở thành nỗi ám ảnh kí ức, tạo nên một vết thương lớn trong lòng gã. Với sự thành công rực rỡ, Bùi Anh Tấn tiếp tục sáng tác về đề tài đồng tính. Và cuốn sách thứ hai về đề tài đồng tính ra mắt ở Việt Nam là tiểu thuyết Phương pháp của A.C.Kinsey. Năm 2006, tác giả cho ra đời cuốn tiểu thuyết Les - Vòng tay không đàn ông, Bùi Anh Tấn còn khai thác trong mảng truyện ngắn của mình với nhiều tác phẩm như: Cô đơn, Bướm đêm, Tình trai, Bụi đường, Biển cạn, Trái tim tội lỗi, Như một tiếng thở dài, Ánh đèn đêm, Bên đời hiu quạnh, Tình nhớ… Cuộc sống của những người thuộc về thế giới thứ ba được khai thác với những khao khát đời thường nhưng cũng rất đỗi bất hạnh và đầy trắc trở. Cũng nói về đề tài đồng tính như những nhà văn khác nhưng trong quá trình sáng tạo của mình, Bùi Anh Tấn vận dụng nhiều nguồn tri thức hiểu biết, những lời tâm sự giãi bày của nhân vật mang thân phận đồng tính, và sự kích thích, tò mò của độc giả. Bùi Anh Tấn xây dựng, phát triển số phận con người đồng tính luôn luôn vận động thay đổi qua từng tác phẩm. Nếu như trước đó số phận nhân vật đồng tính luôn rơi vào trạng thái cô đơn không lối thoát, chỉ biết chìm ngập trong bóng đêm của sợ hãi thì các tác phẩm sau này đã để cho nhân vật của mình thoát ra khỏi cái bóng đêm ấy, thoát ra khỏi sự cô đơn để khẳng định mình trong xã hội. Đó là sự bứt phá tâm lí đem lại sự mới mẻ trong cách biểu hiện. Trong các tác phẩm: Một thế giới không có đàn bà, Phương pháp của A.C.Kinsey, Les- Vòng tay không đàn ông… Bùi Anh Tấn đã không ngần ngại đi sâu khám phá thế giới của những người đồng tính luyến ái và phải là một con người có những hiểu biết, có một cái nhìn đầy cảm thông mới có thể gắn bó và xem đề tài này là sở trường của mình. Anh đã từng tâm sự: “Tôi phải thừa nhận rằng, viết về đề tài đồng tính là sở trường của tôi. Tôi am hiểu khá nhiều về thế giới này. Đầu tiên chỉ vì tò mò, và tôi đã tự tìm hiểu thâm nhập và phát hiện ra rằng, thế giới đó có nhiều màu sắc, phức tạp, không hề đơn giản như mình nghĩ. Càng tìm hiểu, tôi càng thấy say mê, càng khát khao được khám phá tận cùng của những thân phận, mảnh đời chịu một số phận nghiệt ngã và cay đắng ấy” [58].
  • 18. 18 Qua một loạt tác phẩm viết về đề tài này, nhà văn giúp người đọc có cái nhìn mới mẻ, biết đồng cảm với những đau đớn của các nhân vật, bởi trong bản thân họ ai cũng mong muốn có cuộc sống sinh hoạt bình thường hoặc họ có thể đổi lấy cái chết để hồi sinh kiếp sau là những con người bình thường với những tình yêu trai gái. Nhà văn đưa ra hàng loạt những lời nhắn gửi:“Người đồng tính nào cũng luôn phải đối mặt với những dằn vặt nội tâm: mình là ai, mình thuộc giới tính nào, mình muốn gì??? Khi không biết mình là ai, người ta hoảng loạn, khi phát hiện ra bản chất mình thì đau đớn, sợ hãi, sau đó hàng ngày đối mặt với cuộc sống không giống mọi người, người đồng tính lại rơi vào bi kịch hổ thẹn, bế tắc, cô đơn, họ ôm mãi cục stress mà không giải tỏa được” [64]. Và: “Lại một thông điệp nữa mà tôi muốn nhắn nhủ với người đời, chúng ta không có quyền có cái nhìn đùa cợt, khắt khe, hay thị phi với thế giới của những người đồng tính. Ở đó phần lớn là u tối, đau đớn và bi kịch. Nước mắt trong thế giới đó âm thầm và nhiều vô kể mà ít ai hay biết” [58]. Trong đề tài đồng tính, tình yêu đồng tính là một khía cạnh được Bùi Anh Tấn khai thác với những cách thức khác nhau, nhà văn đưa chúng ta đến với những điều không bình thường nằm sâu trong thân xác và đặt các nhân vật trong mối quan hệ với tình yêu đồng tính. Tác giả đã dẫn chúng ta đến với những cảm xúc đời thường của tình yêu muôn thuở, với những đam mê cháy bỏng, những day dứt băn khoăn, đau khổ lẫn sức mạnh diệu kỳ trong tình yêu. Tình yêu trong các trang văn của Bùi Anh Tấn không phải là tình yêu nam - nữ mà là tình yêu giữa những người cùng giới. Trong Song song và Bờ xám, Vũ Đình Giang đã tái hiện cuộc sống của những thân phận rất bản năng mang nhiều tội lỗi với lối sống phóng túng không tuân theo khuôn mẫu xã hội. G.g, H, Kan, gã thầy và ả gái nhí là những nhân vật cô đơn trong cuộc sống của mình với đồng loại. Họ hoảng loạn về tinh thần với những ký ức của tuổi thơ, và trở nên mất phương hướng. Bởi: “Loài người luôn sợ hãi nỗi cô độc và vùng vẫy tìm cách chạy trốn nó, nhưng phần lớn trong số họ nghĩ ra nhiều mánh khóe để che giấu trước cộng đồng. Họ lo sợ sự dũng cảm thừa nhận sẽ kéo theo ánh mắt thương hại; hoặc, tệ hơn, là sự khinh rẻ từ đồng loại về nỗi hèn kém và dị biệt ẩn chứa nơi bản thân” [14, tr.20-21]. Họ tìm cách che giấu bản chất thật trước cộng đồng, nhưng lại sợ phải đối mặt với nỗi cô đơn chính bản thân họ nên
  • 19. 19 chỉ còn cách chôn vùi nó bằng những hành vi quái đản, dị biệt, những khoái lạc bạo dâm, những suy nghĩ lệch lạc, cuối cùng tìm cách để hủy hoại bản thân và sắp xếp cái chết đặt bên cạnh bản thân mình để xóa tan những ám ảnh, những ẩn ức, những hoài nghi, để giải thoát khỏi thân phận đó. Tất cả đã khiến họ trở nên khác thường, dị biệt về tâm hồn lẫn thể xác. 1.1.1.2. Những trăn trở về xã hội thời mở cửa Cuộc sống đang chuyển mình từng ngày, từng giờ trước vận hội mới và cả những thách thức mới. Với cơ chế cởi mở trong văn học từ sau 1986, mỗi nhà văn thật sự mở lòng mình để hòa vào trong cuộc sống thực tại với những chính kiến, suy nghĩ riêng tư của mình để hình thành một hướng đi riêng, một cá tính sáng tạo ra những giá trị mới. Khoảng mười lăm năm trở lại, đề tài đồng tính bắt đầu được khai thác một cách mạnh dạn và cung cấp nhiều kiến thức một cách đầy đủ hơn, để cho những độc giả quan tâm về vấn đề này có cái nhìn chân thật và khách quan hơn. Những tác phẩm của Bùi Anh Tấn tiêu biểu như Một thế giới không có đàn bà (viết về đồng tính nam), Phương pháp của A.C.Kinsey (viết về đồng tính nam), Les- vòng tay không đàn ông (viết về đồng tính nữ), Không và sắc (đề cập vấn đề dục lạc và những biểu hiện của sự khát dục trong hàng ngũ tăng sĩ trẻ), và tập truyện ngắn Cô đơn, (với các truyện như: “Cô đơn”, “Tình trai”, “Bướm đêm”, “Biển cạn”, “Bụi đường”, “Trái tim tội lỗi”, “Như một tiếng thở dài”, “Ánh đèn đêm”, “Bên đời hiu quạnh”, “Tình nhớ”…). Với những tác phẩm kể trên, văn học viết về vấn đề đồng tính luyến ái đã tạo ra những bước tiến to lớn đánh dấu sự thành công của văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI. Bùi Anh Tấn luôn tìm hiểu về những điều khác biệt, cái thế giới bí ẩn về tình yêu, tình dục của những người đồng tính, đó là một trong những vấn đề khiến xã hội tốn nhiều giấy mực tranh cãi, bàn tán để hiểu rõ những người thuộc “giới tính thứ ba” họ là ai, họ sống như thế nào khi mang trong mình những mặc cảm ấy. Khai thác thế giới đồng tính, Bùi Anh Tấn thật sự thấu hiểu những nỗi niềm của họ. Tất cả các nhân vật đều thể hiện sự cô đơn, và hầu như cô đơn là gam màu thể hiện rõ nhất trong đời sống nội tâm của họ. Có thể nói rằng: Họ rất sợ khi phải đối diện với
  • 20. 20 sự bàn tán của bạn bè, những người xung quanh về giới tính thật về mình, dẫu là những hoài nghi, và đau đớn hơn khi họ nhận ra chính mình là một cá nhân trong giới đó. Vì vậy, người đồng tính luôn bị mặc cảm, họ sợ ánh sáng của ban ngày, những đám đông con người xô bồ trong cuộc sống, họ né tránh tất cả, ngại giao tiếp với mọi người, sống lặng lẽ chỉ có bóng tối mới mang đến cho họ những cảm giác an toàn và khao khát đi tìm cho mình một tình yêu cùng giới. Chúng ta sống trong thời đại càng phát triển khoa học kĩ thuật thì tư tưởng con người càng tiến bộ văn minh hơn. Những nhà văn đi sâu vào khám phá nhiều lĩnh vực xã hội, những chiều kích trạng thái của con người và cũng suy nghĩ nhiều đến nội tâm của những người đồng tính để từ đó tái hiện một cách chân thật lối sống nội tâm rất phong phú và đa dạng. Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang đã mạnh dạn với lối viết táo bạo, chân thực. Vấn đề đồng tính là một đề tài đã được rất nhiều nhà văn, nhà thơ trước Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang đề cập đến, nhưng Vũ Đình Giang đã mang đến cái nhìn mới khi phát hiện ra những con người cô đơn, dị biệt: H, G.g và Kan trong Song song là những họa sĩ, nhân viên văn phòng như bao người khác trong xã hội nhưng bản chất thật của họ là những người đồng tính với lối sống dị biệt, kỳ quái đến ghê rợn. Và ả gái nhí trong Bờ xám, một cô gái mười ba tuổi luôn ám ảnh bởi kí ức bị anh trai sàm sở thân xác lúc chín tuổi, khiến ả trở nên khác thường trong suy nghĩ, hành động và luôn tìm mọi cách để sống thu mình lại với những người xung quanh. Nhân vật kiểu con người cô đơn cũng được tái hiện rõ nét, sống động trong tiểu thuyết Một thế giới không có đàn bà, những người đàn ông giỏi giang và thành công như Hoàng, Thành Trung, Bàng… cũng không thoát khỏi nỗi đau của kiếp người, sự cô đơn của những người đồng tính. Vũ Đình Giang muốn đem tiếng nói chân tình của mình để thể hiện cuộc sống xã hội muôn màu muôn vẻ, với những vấn đề phức tạp của nó, cuộc sống gia đình với những mâu thuẫn lệch lạc; con người cô đơn, con người với những chấn thương tinh thần và dị biệt, con người với những vấn đề về tình yêu, tình dục một cách không ngần ngại để qua tác phẩm văn học mỗi một độc giả có những kiến thức cơ bản nhận định khách quan hơn về cuộc sống con người và hướng con người đi đến những điều tốt đẹp hơn.
  • 21. 21 1.1.2. Cảm hứng từ những thân phận dị biệt – đồng tính luyến ái Thân phận con người thuộc “giới thứ ba” tiếp tục mở ra với những khao khát đời thường cũng rất trắc trở, gian khổ trong cuộc hành trình sống và trải nghiệm tìm lại chính mình. Với tinh thần nhạy bén Vũ Đình Giang đã đưa thân phận dị biệt để khai thác bản chất con người đồng tính trong hệ thống nhân vật của mình. Trong hai cuốn tiểu thuyết viết về đồng tính Bờ xám và Song song, nhà văn đã tạo nên những nhân vật với vẻ bề ngoài là những người có cuộc sống như bao người khác cùng sống, cùng làm việc trong môi trường xã hội đó nhưng về vấn đề tình dục thì họ có những cách quan hệ khác nhau – quan hệ đồng giới. Trong tác phẩm Song song, ngay từ trang sách đầu tiên của tiểu thuyết người đọc có ấn tượng phần nào với nhân vật G.g, đó là cuộc sống của anh ta bắt đầu khi màn đêm xuất hiện: “Khi mặt trời biến mất cuộc sống của tôi hiện ra…” [14, tr.5]. Đặc biệt, cuồng sát là một trong những trò chơi quái đản đem lại khoái cảm lớn cho G.g. Dường như bất cứ thứ gì có thể hành hạ và giết được, anh ta thực hiện ngay trên chính những thứ ấy mà không phân biệt thực vật hay động vật và cả con người: Dìm chết mặt trời vào thau thuốc độc, giết chết mười ba con sói - chó bằng nước sôi, trong một đêm, giết chiếc ghế gỗ, bỏ tù vũng nước, giết gián để tạo thành bức tranh xiếc gián, giết thằng bé hàng xóm và ông của nó để quay phim, lưu lại hành động cuồng sát của mình. Con người đồng tính với những mặc cảm về giới tính của họ nên chính thời gian bóng đêm là thời gian lý tưởng để cho G.g sống thật với con người bản năng của chính. Cuộc sống của G.g gắn chặt trong những đời sống dị biệt và các trò chơi hoang tưởng. Đặc biệt, một trong những trò yêu thích nhất của anh ta là được treo lơ lửng mình trên không trung, luôn thèm khát và ước mơ mình được bay “Bay, bay, bay (…) Tôi thèm khát chứng kiến cảnh con người được bay. Tôi đang rình rập thời cơ. Tôi thề là tôi sẽ làm như thế. Nếu cú bay của cậu ta thất bại, tôi sẽ thay chỗ, tiếp tục cuộc thử nghiệm ngoạn mục. Vấn đề là tìm ra một ai đó để xô tôi? Bay… bay… bay” [14, tr.55-56]. Không những thế, G.g còn làm tình với cả thực vật: “Anh ta thường đắm đuối hôn lên cái chùm rắn lục ấy mỗi sớm mai. Trong lúc hôn, mũi anh
  • 22. 22 ta thở phập phồng và hai mắt thì nhắm nghiền. Hai tay anh ta lùng sục vào bụi rắn lục, và bọn họ ôm siết lấy nhau chia sẽ nỗi khoái cảm” [14, tr.61-62]. Đó là những hành vi không bình thường, nhưng bản thân G.g lại xem là thú vui để thỏa mãn những cơn cuồng loạn của mình. G.g đã tâm sự với mẹ về những hành vi dị biệt ấy như nguồn cảm hứng sáng tạo, kích thích để anh có thể làm việc và nguồn vui sống của mình: “Đừng hỏi vì sao con khoái giết chóc và làm tình với đàn ông… Bởi tìm ra khoái cảm, muốn duy trì và lưu giữ nó, nên con làm dấn tới. Như thể nó là nguồn vui sống bất tận của con. Sau mỗi lần làm xong những việc kinh khủng như vậy, con thường tràn đầy cảm hứng để bắt đầu vẽ bức tranh mới. Con biết mình đang sáng tạo cái đẹp trên sự hủy diệt. Mẹ hỏi con tại sao phải chọn phương cách man rợ đó ư? Tại sao à? Vì con thấy đó là tất cả ý nghĩa của đời con. Con chỉ quan tâm đến cảm xúc sống của riêng bản thân con mà thôi” [14, tr.228]. Để hiểu hơn nguyên nhân của những hành vi dị biệt đó, chúng ta đi sâu vào nội tâm của nhân vật G.g là sự tồn tại dư chấn của tuổi thơ để lại: khi phải tận mắt chứng kiến và gánh chịu những trận bạo lực từ người cha của mình, tuổi thơ có nhiều tổn thương cả thể xác lẫn tinh thần, chung sống trong một gia đình với người cha nát rượu, chỉ biết đến rượu và đánh đập vợ con dã man và những cảnh làm tình của cha với mẹ ngay giữa nhà, cảnh tượng đâu đớn xót xa không lối thoát khiến người mẹ phải bỏ nhà đi. Cuộc sống của G.g xám xịt, đen tối những năm tuổi thơ phải gánh chịu những cơn hành hạ, những trận đòn, khiến G.g trở thành như một bao cát vô tri cho người cha tập quyền anh. Sau khi bị tra tấn và treo ngược lên trần nhà được một người hàng xóm cứu giúp, G.g trở thành con nuôi và người tình của ông, từ đó G.g trở thành nô lê tình dục với những kiểu làm tình rất quái dị và bạo dâm của ông ta. Thời gian sau này khi cha G.g phát hiện mối quan hệ giữa đứa con trai mình và ông hàng xóm, ông đã có những hành động can thiệp như chặt đầu con chó, bỏ rắn vào phòng riêng của họ, giết chết người tình của G.g và treo ngược trên trần nhà, buộc G.g phải đi khỏi nơi ấy. Tất cả điều đó đã làm nên một chuỗi ký ức đau khổ để lại trong di chứng tâm hồn tuổi thơ không thể nào quên. Dư chấn của quá khứ ngày ấy như những vết thương không liền miệng khiến G.g sống chôn vùi mình vào những hành vi mất nhân tính.
  • 23. 23 Nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật chính là cuộc sống trong bóng tối, Thạc sĩ Bằng trong Một thế giới không có đàn bà, yêu Hải rất sâu sắc và có những ảnh hưởng, tình cảm, kỉ niệm từ thời tuổi thơ. Thế nhưng Hải rất thương và đồng cảm số phận của Bàng, những toan tính, những dự định, những tình yêu nam nữ của Hải đều được giấu kín. Như một quy luật tất yếu tự nhiên, cái gì đến rồi sẽ đến khi biết Hải sắp cưới vợ, Bàng như chết lặng im và trong vô thức Bàng đã giết Hải trong đau đớn, sự ra đi của Hải đã để lại trong Bàng nhiều hối hận, ray rứt bản thân, Hải để lại người vợ chưa cưới và đứa con trong bụng mà sau này Bàng xem là vợ, là con nuôi của mình. Đau khổ nối tiếp đau khổ, khi đi dạy ở trường bổ túc Bàng đã yêu cậu học trò tên Thành bởi vì trong thâm tâm Bàng, Thành chính là hình ảnh của Hải hiện về, với ánh mắt và hình dáng rất giống Hải, và sau này chính Thành là người lây nhiễm HIV cho Bàng, chính Bàng đã tự mình dựng lên màn kịch câm ngụy trang cho cái chết của mình. Hay nhân vật Hoàng, sau khi bỏ nhà ở với người bạn trai, cha Hoàng nghẹn ngào bị ép tim đột ngột qua đời, mẹ từ đó buồn bã cũng bỏ nhà vô chùa ở, chị dâu vì chuyện tình cảm của chồng mình cũng bỏ về nhà mẹ ruột. Và người tình bỏ Hoàng đi ra nước ngoài. Hoàng sống trong đau khổ, dằn vặt. Tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn là sự khám phá con người với những dị biệt . Ở một khía cạnh nào đó, nó là niềm vui, là lẽ sống, là nguồn cảm hứng trong sáng tạo. Nhưng đó cũng là nguyên nhân gây lên những tội lỗi, những đau khổ, những thảm khốc. 1.1.2.1. Một cuộc sống nhiều bất ngờ, thú vị Khi xã hội có cái nhìn cởi mở hơn đối với người đồng tính thì đề tài đồng tính càng được quan tâm nhiều hơn trong sáng tác văn học, và được đông đảo công chúng tìm kiếm đón đọc. Nhà phê bình Samuel Delany đã nhận định: “Chủ đề đồng tính trong văn chương phần nào thể hiện sự tự do hóa các đề tài, thu hẹp dần những khoảng đen cấm kỵ trong văn chương. Nhưng một phần nào đó, nó cũng đã trở thành một đề tài thời thượng, một thứ mốt của văn chương hiện đại” [68]. Bùi Anh Tấn là nhà văn đầu tiên soi thấu đề tài đồng tính - một vấn đề nhạy cảm, gai góc, tế nhị với cốt truyện nhiều thắt nút, nhiều tình huống, chi tiết bất ngờ,
  • 24. 24 thú vị, các tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của của Bùi Anh Tấn là những câu chuyện mang đậm chất đời tư thế sự, thấm đẫm tính nhân văn. Hoàng - nhân vật chính trong Một thế giới không có đàn bà, đã trở thành một người bình thường trong cuộc sống đó, anh đã tìm thấy tình yêu nam nữ thực thụ của mình khi anh gặp và nhận lời yêu Lan (bạn cùng lớp cấp ba của Thành Trung) và cũng trở thành diễn viên chính trong bộ phim ngắn mười hai tập. “Một điều bất ngờ nữa cho hai vợ chồng Lân, nhà có khách, Hoàng ra mở cửa và dẫn vào một cô gái trẻ, đẹp, ngượng ngùng giới thiệu “đây là Lan, bạn em” hai vợ chồng Lân nhìn nhau ngẩn ngơ” [49, tr.488]. Tác giả đã mở ra một cuộc đời mới, với Hoàng trở thành người bình thường và có một tình yêu trai gái đẹp. Nhân vật Hoàng Châu trong Les - vòng tay không đàn ông là một sinh viên nhỏ nhắn, xinh xắn, đáng yêu mang trong mình tâm trạng cảm giác buồn khi thấy Hoàng Yến - cô bạn thân của mình đứng với một cậu bạn trai. “Thật ra Châu cũng không biết trong lòng Châu đang xảy ra chuyện gì nữa, ngổn ngang với những ý nghĩ mà chính cô bé cũng không hiểu” [50, tr.176]. “Rõ ràng giờ đây Châu muốn Yến là của riêng mình và mãi mãi là vậy, không ai có quyền chen vào chia sẻ, không ai. Thứ tình cảm bạn bè khác lạ này làm Châu bối rối” [50, tr.177]. Nghĩ đến Hoàng Yến, Châu bàng hoàng tự hỏi lòng mình “biết yêu, yêu cái gì và yêu ai?”. Không dám khẳng định mình là một les nhưng sao Châu thấy bối rối vô cùng trước một nguời bạn gái. Sau buổi nói chuyện, tâm sự với cô giáo Yên Thảo, Châu đã lấy lại bình tĩnh rất nhiều và định hướng được cuộc sống bình thường cho mình như bao người con gái khác. “Sau những giây phút nông nổi hiểu lầm của tuổi trẻ thì bây giờ Hoàng Châu cũng tìm về được bản chất thật sự của mình, đã xuất hiện được người bạn trai làm lay động trái tim cô bé” [50, tr.331]. Có lẽ, Hoàng Châu là một trong những người con gái hiếm hoi tìm được về bản chất thật của mình là một con người bình thường như bao người. Vì thế, “hãy suy nghĩ kỹ, thật kỹ trước khi quyết định nhận dạng bản thân mình là ai, là người đồng tính hay là một người bình thường. Tại sao không là người bình thường, sống như một người bình thường mà cứ phải cho mình là người đồng tính nếu như điều ấy không hẳn là như vậy trong ta” [50, tr.305].
  • 25. 25 Bùi Anh Tấn tỏ ra rất tinh tế và nhạy cảm trong việc phát hiện ra những thay đổi trong trạng thái tâm lí của Yên Thảo. “Trong lòng Dạ Yên Thảo bỗng xuất hiện những cảm giác xốn xang, nôn nao đến khó nói bằng lời (…) ngẩn người đăm đăm nhìn nữ hoạ sĩ này như bị mất hồn” [50, tr.248], một sự thay đổi lớn trong lòng Yên Thảo mà cô cũng chưa kịp định hình cụ thể nó là gì. Chỉ biết rằng, Diệu Hiền đã làm trái tim Yên Thảo rung động. Lòng nàng “thổn thức, day dứt khi nhớ đến khuôn mặt đẹp và giọng nói Huế ngọt ngào nhẹ bẫng như sợi tơ trời của Diệu Hiền” [50, tr.271]. Và cuộc gặp gỡ với Diệu Hiền đã đem đến cho nàng một tình yêu les. “Lần đầu tiên trong đời, điều làm cho Yên Thảo ngạc nhiên xao động lại không ngờ chính là một người đàn bà, đó là Diệu Hiền. Diệu Hiền đã xuất hiện thật bất ngờ như một làn gió nhẹ thoảng qua trái tim khô héo bao lâu nay của Yên Thảo làm cho nàng thấy choáng váng, thổn thức khôn nguôi” [50, tr.301]. Cuộc sống của những người đồng tính ít nhiều cũng mang trong mình những niềm vui bất ngờ không hẹn trước. Họ sống hết mình cho phút phút giây hạnh phúc mong manh của tình yêu đồng tính. 1.1.2.2. Những tâm hồn rộng mở và tình người cao đẹp Hàng loạt tác phẩm viết về “giới thứ ba” ra đời đã cung cấp cho người đọc nhiều thông tin, kiến thức sâu rộng hơn giúp về cuộc sống của những người đồng tính, với nhiều cung bậc tình cảm niềm vui, nỗi buồn, những khát khao được yêu, được sống một cuộc sống bình thường như bao con người khác. Những tác phẩm văn học đồng tính xuất hiện đã đóng góp một tiếng nói đồng cảm vào dòng văn học đương đại với hy vọng xã hội sẽ có cái nhìn khác về họ. Vượt lên trên những nghiệt ngã, những dư luận xã hội các nhân vật trong tác phẩm đã đến với nhau để sống thật với bản năng chính mình. Với Bùi Anh Tấn, anh đã xây dựng những nhân vật sinh động đa chiều, bộc lộ cái tôi nhiều suy tư, trăn trở, khát khao, chiêm nghiệm. Trong bản thân của những người đồng tính họ cho rằng, chính họ chính là người gây nên đổ vỡ gia đình, làm tổn thương và làm khổ người khác. Phương pháp của A.C.Kinsey, những người đồng tính ấy đâu có tội tình gì, họ đâu muốn mình lại bị coi khinh thậm chí là bị xua đuổi, phỉ nhổ, ánh mắt mất thiện cảm của những con người sống trong xã hội ấy: “Đấy là một cộng đồng người nhỏ
  • 26. 26 nhoi bé mọn thảm hại, dựa vào nhau mà sống mà tìm hơi thở ấm tình thương yêu của đồng loại. Những con người mỏng manh và yếu đuối ấy, liệu họ có làm hại đến ai, đe dọa hay ảnh hưởng ghê gớm đến ai mà cộng đồng phải sợ hãi lên án, đẩy đuổi họ, thậm chí còn dùng đến luật pháp, song sắt nhà tù, giá treo cổ để truy cùng giết tận họ như những thế kỉ trước và thậm chí nay vẫn còn tồn tại ở một vài chỉnh thể trên thế giới này” [51, tr.246]. Với Một thế giới không có đàn bà, Bùi Anh Tấn đã để cho nhân vật Chavara nói ra những suy nghĩ của mình: “tại sao lại cứ phải tự làm khổ mình, giấu giếm đè nén bản thân để làm gì, trong khi cuộc sống này đâu có là bao nhiêu. Hãy sống, hãy yêu, hãy làm tình với bất cứ ai, cái gì, con gì mà mình thích. Đấy là cuộc sống” [49, tr.180]. Qua những trang viết, Bùi Anh Tấn đã gửi đến thông điệp đến độc giả quan tâm và chính những người bị đồng tính hãy nhìn đúng về mình, bình tĩnh sống, không mặc cảm, tự ti và đau khổ nữa, và đặt niềm tin vào cuộc sống để sống tốt đẹp hơn: “Hãy sống và phải sống thật tốt, có ích cho cuộc đời này. Ta là ai không quan trọng mà ta làm được điều gì mới quan trọng” [49, tr.152]. Tiêu biểu các nhân vật trong Song song, hình ảnh người cha nuôi với G.g, G.g với H, H với Kan, Kan với G.g… với những mối quan hệ này, các nhân vật đều có cuộc sống rất riêng và có những dục vọng đồng tính riêng của họ, họ yêu thương nhau, lo lắng cho nhau, và trách nhiệm với nhau, cũng ghen tuông, cũng đau khổ, dày vò, thậm chí để được mục đích họ còn thủ đoạn. “Chúng tôi thuộc về một thế giới khác, cái thế giới có thể hữu hình mà cũng có thể là vô hình. Cái thế giới chưa được đặt tên, chưa được công nhận” [14, tr.288]. Vũ Đình Giang đã nhập thân vào cuộc sống nhân vật để có cái nhìn khách quan, đồng cảm, sẻ chia để hướng họ đến một cuộc sống ngày càng tốt đẹp, chấp nhận cuộc sống với thân phận mình là ai trong bản thể của chính mình để tìm thấy ý nghĩa hơn trong cuộc sống, về tình yêu- tình dục đồng tính.
  • 27. 27 1.1.3. Tƣơng đồng, dị biệt trong cảm hứng sáng tác của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang 1.1.3.1. Tương đồng Sự tương quan về quan điểm, tính cách, nguồn gốc xuất thân hay phong cách sống giữa hai nhà văn bởi sự trùng hợp chủ đề đồng tính. Các tác phẩm này đều là sự trăn trở của các nhân vật đứng trước khao khát trở về chính mình, có cuộc sống hạnh phúc. Điểm tương đồng về hai nhà văn này, nhìn hiện thực cuộc sống bằng gam màu xám nên trong văn của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang đều xuất hiện những không gian chật hẹp, ngột ngạt, gián rết, còn con người đôi khi dị biệt, tha hóa do tham vọng bản thân, cô đơn trong chính bản thể hoặc do những rạn nứt, mâu thuẫn của cuộc sống gia đình. Vì vậy, hiện thực cuộc sống và con người trong tác phẩm của hai nhà văn luôn hiện lên một cách trần trụi. Xuyên suốt tác phẩm của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang, với hàng loạt con người dị biệt, con người cô đơn, con người bị ám ảnh tuổi thơ, con người bản năng tính dục đã trở thành hệ thống nhân vật trong sáng tác của họ. Về nhân vật ám ảnh tuổi thơ, trong Một thế giới không có đàn bà, nhân vật Viễn là một cuộc đời đầy bi kịch, anh là một trong những giáo viên dạy văn, thế nhưng trong đời sống riêng tư của anh đầy bất hạnh với người cha của mình khi yêu một cô chủ quán cà phê và đã bỏ lại món nợ cả trăm triệu đồng để Viễn gánh vác. Người cha ấy đã thoái hóa bản chất từ người đàn ông hiền lành, thương vợ con đã trở thành kẻ bê tha rượu chè. Và Song song, tuổi thơ của G.g ngoài sự ám ảnh về một người cha bạo hành, và sự ra đi của người mẹ thì người đàn ông hàng xóm cũng để lại những dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời của anh và trở thành người tình của G.g. Từ khi gặp người đàn ông đó “tôi liền hiểu ra mình vừa khép lại một quãng đời tăm tối, đồng thời mở ra một chặng mới khác thường hơn: tôi trở thành một tên nô lệ” [14, tr.282]. Về nhân vật dị biệt, ả gái nhí trong Bờ xám với ám ảnh của thằng anh trai, ả tự hủy hoại vùng kín của mình, ả lại tìm đến gã thầy với lý do tập luyện để trả thù giống đực, ả lại tự lấy dao đâm vào vùng kín của mình trước sự chứng kiến của gã thầy. Vì cô đơn, lạc lõng trong gia đình, ả bỏ nhà đi tới cánh rừng dương xỉ nằm xuống vũng bùn, lao xuống dòng sông để tìm đến cái chết. Nhân vật “chị” trong
  • 28. 28 Phương pháp của A.C.Kinsey bị một chứng bệnh đàn bà là “thích mặc quần áo như phụ nữ, trang điểm như phụ nữ và mong mỏi được sống trong thân xác của họ” [51, tr.122]. Chị phải lặng lẽ bỏ nhà lên thành phố sống một mình trong cô đơn với căn bệnh quái gở của bản thân. Bị má Khảo phát hiện và xúc phạm khi biết “chị” là một “bóng lộ”, “chị” đã tự tử để chạy trốn khỏi cái thế gian không bao giờ chấp nhận những người như “chị”. Về nhân vật tính dục, trong Song song, G.g là bạn tình của H, nhưng khi nhìn thấy Kan, anh vẫn không thể cưỡng lại những ham muốn của bản thân, và giữa H, Kan, G.g xảy ra mối quan hệ tay ba rối ren với nhau. Mối quan hệ giữa Thạc sĩ Bàng và Chavara trong Một thế giới không có đàn bà, mặc dù Bàng rất ghét Chavara nhưng sau lần quan hệ tình dục cùng với anh, Bàng luôn cảm thấy được tìm lại cảm giác mà Chavara mang lại, đôi khi cũng muốn dùng lý trí của bản thân lấn át mọi ham muốn, nhưng không thể nào cưỡng được nó. Nhìn chung, dưới ngòi bút của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang, hơi thở của cuộc sống đời thường và con người trong tác phẩm hiện lên một cách trần trụi và rất chân thực. 1.1.3.2. Dị biệt Bên cạnh những tương đồng rõ rệt trong chủ đề, thì sự thể hiện chủ đề ấy, cách nhìn và giải quyết của Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang lại có sự khác biệt. Sự khác biệt trong cách xử lý kết cục mỗi tác phẩm đã cho thấy sự dị biệt trong lối suy nghĩ và quan niệm của hai tác giả. Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống và con người. Văn học luôn cần những yếu tố rất thực, rất đời thường, rất dung dị bởi nó là đối tượng, góp phần tạo nên giá trị của tác phẩm văn học. Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang với đề tài cuộc sống con người đô thị với những nhân vật đủ gam màu: ả gái nhí, thằng bạn, đôi sinh viên, gã thầy… trong Bờ xám; G.g, H, Kan… trong Song song; Hoàng, Thành Trung, Quang B, Huy, Thạc sĩ Bàng… trong Một thế giới không có đàn bà; Cường, Rích Phạm, kĩ sư Trung, Khảo, Bằng, nhân vật “chị”… trong Phương pháp của A.C.Kinsey; Kiều Thu, Yên Thảo, Hương Trang, cô Út, Hoàng Châu… trong Les – vòng tay không đàn ông.
  • 29. 29 Nếu nói về đề tài đồng tính trong văn học đương đại ở nước ta thì phải ghi công đầu cho nhà văn Bùi Anh Tấn. Một thế giới không có đàn bà, là tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại về đề tài người đồng tính, là phát súng mở màn cho một trào lưu viết về người đồng tính. Chỉ riêng tác giả Bùi Anh Tấn đã có bộ tác phẩm do nhà xuất bản trẻ phát hành gồm: Một thế gới không có đàn bà (đồng tính nam), Les- Vòng tay không đàn ông (đồng tính nữ), Không và sắc, Phương pháp của A.C.Kinsey (đồng tính nam), tập truyện ngắn Cô đơn... Bùi Anh Tấn đã viết thẳng, đi sâu vào vấn đề một cách trực tiếp góp thêm mảng đề tài mới cho văn học Việt Nam đương đại. Thạc sĩ Phạm Hồng Bàng trong Một thế giới không có đàn bà là nhân vật mở đầu cho hệ thống nhân vật có số phận bi kịch bằng một vụ án mạng. Nạn nhân là nhà khoa học ngoại tứ tuần, độc thân, thạc sĩ, kỹ sư Phạm Hồng Bàng “bị giết chết”. Qua cuốn nhật ký Bàng để lại, một cái chết được báo trước, cuộc đời bi kịch của người kỹ sư này lắm phức tạp. Ngay từ thuở nhỏ, Bàng đã mang trong người một cảm giác của một kẻ côi cút. Anh khao khát tình cha mẹ nhưng họ không cho anh được ở bên họ, “tôi lớn lên lặng lẽ như cây cỏ” [49, tr.24]. Sống trong gia đình không có tình yêu thương mẫu tử, và bị đối xử cay nghiệt của người mẹ kế, sự bất lực của người cha đã khiến Bàng rơi vào hoảng loạn tinh thần đã để lại hậu quả rất nặng nề trong cuộc đời, anh trở thành kẻ sợ đàn bà từ di chứng của người mẹ kế. Khi sang du học, anh cô đơn trên đất nước xa lạ ở Đức với tác động tình dục đồng giới của người ở cùng phòng Chavara đã đẩy Bàng thành kẻ đồng tính luyến ái thật sự mà theo Chavara lập luận đó là bản chất thật của Bàng, anh ta chỉ giúp Bàng tìm thấy nó để sống thật với chính mình. Những dục vọng đồng tính vẫn luôn trỗi dậy trong bản thân, Bàng phải cố gắng kìm nén và lao vào học tập nghiên cứu để quên đi điều ấy. Và sau này gặp lại Hải, người bạn tuổi thơ ngày đó giờ làm chung cơ quan với Bàng, thì những dồn nén, che giấu bản thân bấy lâu nay của Bàng càng hiện nguyên hình là kẻ đồng tính. Thời gian Bàng sống chung với Hải là quãng đời Bàng sống hạnh phúc nhất, Bàng ngỡ rằng lòng mình sẽ được sưởi ấm, những khát khao âm ỉ trong mình bao năm sẽ được giải toả vì đã có người chia sẻ. Hải là người bình thường, anh ta cũng có người yêu sắp cưới, nhưng Hải thấu hiểu được nỗi đau
  • 30. 30 khổ của bạn, Hải chiều chuộng những tham muốn dục vọng của Bàng và mối tình đó kéo dài đến một ngày khi Bàng biết Hải sắp lấy vợ thì nỗi ghen tuông dẫn đến cái chết của Hải trong một chuyến công tác khiến Bàng vô cùng đau khổ, sống trong ân hận giày vò. Từ đó, Bàng sống khép mình lại, không quan hệ tình dục với ai, bởi hình ảnh của Hải luôn hiện trong đầu của mình, Bàng cố lao vào công việc để quên đi tất cả, ban ngày đi làm ở cơ quan và công tác nghiên cứu ở viện, đêm về Bàng đăng kí dạy hệ tại chức để lấp đầy những trống trải, thế rồi một sự ngẫu nhiên hình ảnh của Hải lại sống trong cậu học trò tên Thanh, rất hoài nghi, giống như hệt, Bàng tiếp tục lao vào mối tình đồng tính “Thế là hết, tôi không còn cưỡng lại được chính bản thân mình nữa. Những ranh giới, những giá trị đạo đức tinh thần (...) tôi đều bỏ sang một bên (...) Tôi ngụp lặn trong một vũng lầy tình ái...” [49, tr.111]. Từ đó, Bàng đã lao vào những cuộc chơi trác táng, cuộc sống ban đêm, trong bóng tối ánh sáng nhập nhoè của đèn màu, anh mới được sống là chính mình. Cuối cùng Bàng bị Sida và Bàng tự thuê người giết mình để chạy trốn cái chết khỏi gây tổn thương cho danh dự của bản thân và gia đình. Những lời tâm tình cuối cùng trong nhật ký của Phạm Hồng Bàng khiến người đọc không khỏi thương cảm cho một kiếp người đau khổ, một số phận bi kịch: “nếu có kiếp sau tôi được sống lại (…) tôi mong mình sẽ là một người đàn ông đàng hoàng, khoẻ mạnh... có quyền yêu và siết trong vòng tay mình một người đàn bà mà tôi yêu thương (...) Xin đừng ai và đừng bao giờ là một kẻ đồng tính luyến ái, sự đau khổ một đời người mà tôi đã phải trải qua, quá đủ rồi cũng chính tôi đã phải trả giá cho kiếp trước của mình chăng? Xin đừng ai như tôi”[48, tr.445]. Với những nỗi cô đơn của con người trong cuộc sống hiện đại xô bồ, nhân vật trong tác phẩm Vũ Đình Giang là những thanh niên, trí thức trẻ tuổi giữa chốn thành thị đông đúc khi mà sự phát triển của xã hội, sức mạnh của đồng tiền, uy quyền lấn áp hết tình người đã khiến họ mất phương hướng và sống theo bản năng, băng hoại đạo đức. Trong Song song và Bờ xám, Vũ Đình Giang đã khai thác cuộc sống của những thân phận dị biệt, khác thường. G.g, H, Kan, gã thầy và ả gái nhí là những người cô đơn trong chính cuộc sống của mình với đồng loại. Họ hoảng loạn về tinh thần với những ký ức của tuổi thơ, cuộc sống mất phương hướng bởi: “Loài người luôn sợ hãi nỗi cô độc và vùng vẫy tìm cách chạy trốn nó, nhưng phần lớn
  • 31. 31 trong số họ nghĩ ra nhiều mánh khóe để che giấu trước cộng đồng. Họ lo sợ sự dũng cảm thừa nhận sẽ kéo theo ánh mắt thương hại; hoặc, tệ hơn, là sự khinh rẻ từ đồng loại về nỗi hèn kém và dị biệt ẩn chứa nơi bản thân” [14, tr.24]. Họ che giấu bản chất thật trước đồng loại, và lao vào những hành vi quái dị, những khoái lạc thân xác, những suy nghĩ tiêu cực lệch lạc, và cuối cùng là tự để hủy hoại bản thân mình. Và họ đã trở nên khác thường, dị biệt và méo mó về tâm hồn, thể xác. 1.2. Từ quan niệm nghệ thuật về con ngƣời đến các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang Quan niệm nghệ thuật về con người là một trong những vấn đề trung tâm nhất của sáng tác văn học, là vấn đề lý luận chung chi phối quan niệm nghệ thuật các yếu tố thi pháp khác của tác phẩm. Tuy nhiên, nó không được hiểu một cách thống nhất. Có thể coi quan niệm nghệ thuật là “nguyên nhân cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật đảm bảo cho nó có khả năng thể hiện đời sống với chiều sâu nào đó” [16, tr.138-139]. Văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người, chính con người là đối tượng, cũng là mục đích của văn học. Tuy nhiên, sự miêu tả con người trong văn học không bao giờ là sự sao chép. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật, nhân vật hiện ra theo cách hình dung, cảm nhận của tác giả, và mỗi nhà văn đều có một quan niệm khác nhau về con. Trong lịch sử văn học, chẳng những con với tư cách là đối tượng của văn học thay đổi, mà ngay quan niệm nghệ thuật về con người cũng thay đổi làm cho khả năng chiếm lĩnh con người trong văn học ngày càng sâu sắc, phong phú và tạo thành lịch sử của sự miêu tả con người trong văn học. “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành cách nguyên tắc, phương diện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật trong đó” [16, tr.41]. Khảo sát các tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang, có thể thấy các kiểu con người cơ bản sau:
  • 32. 32 1.2.1. Con ngƣời với những ám ảnh tuổi thơ, mặc cảm tội lỗi Phân tâm học của S. Freud là khoa học phân tích tâm lý, tập hợp những lý thuyết và phương pháp tâm lý có mục đích tìm hiểu những mối quan hệ vô thức của con người qua tiến trình liên tưởng . Dưới cái nhìn phân tâm học, tác phẩm văn học trước hết là một giấc mơ, nó phản ánh những ham muốn vô thức, những mặc cảm, đặc biệt là mặc cảm Oedipe. Ám ảnh về tuổi thơ có nguyên nhân từ những thương tổn thời thơ ấu. Những thương tổn ấy khắc sâu vào nhân vật khiến cho cuộc sống của họ là những chuỗi ngày sống trong ám ảnh. “Khi viết về nỗi ám ảnh của các nhân vật thực chất các nhà văn muốn diễn tả các sự kiện, những nỗi đau hằn dấu trong tâm khảm con người mà thời gian, năm tháng không thể xóa đi được” [15, tr.253]. Tất cả mỗi nhân vật trong hệ thống nhân vật được nhà văn thể hiện không ai giống ai và có những nỗi ám ảnh riêng biệt. Bùi Anh Tấn thâm nhập vào đời sống riêng tư của nhân vật Lê Viễn trong Một thế giới không có đàn bà, đây cũng là tiêu biểu số phận một cuộc đời đầy bi kịch bởi sự ám ảnh gia đình, chính ba Viễn trước kia cũng là một người hiền lành, biết thương vợ con. Mọi chuyện chỉ thay đổi thời gian ngắn khi ba Viễn mê người tình của gã, bỏ lại cả trăm triệu mà ba Viễn vay cho làm ăn. Cũng từ đó, người đàn ông đàng hoàng đã trở thành kẻ bê tha rượu chè, ba bị đuổi việc, má sống trong câm lặng. Viễn là người hứng chịu tất cả nỗi bất hạnh của một gia đình tan vỡ, “Trước sự khinh khi, xa lánh của bạn bè đồng nghiệp, người quen, lối xóm, ba nó chỉ biết vùi đầu vào uống rượu làm thú vui. Và ba nó còn có một thú vui tàn bạo khác là mỗi khi say thì thường tìm cớ lôi thằng con trai ra để đánh đập” [49, tr.380]. Chứng kiến cảnh đứa con bị chồng mình đánh đập một cách tàn nhẫn, lòng bà đau như dao cắt từng thớ thịt trên cơ thể, dẫn đến hành động bà đã cầm lưỡi dao bổ củi để kết thúc đời ông. Cha chết, mẹ đi tù, Viễn phải sống với một bà cô góa ngoài bốn mươi tuổi. Kể từ đây, lòng thù hận với người đàn bà (mẹ Viễn) đã giết anh mình, giờ đây trút cả lên đầu Viễn: “Thằng giết người, mày trốn đâu rồi ra đây tao bảo, đét…đét…cô chửi nó như vậy và vung roi quất lia lịa mỗi khi tìm thấy nó” [49, tr.382].
  • 33. 33 Những năm học đại học đã giúp Viễn phát hiện ra mình là một thằng đồng tính với chứng khổ dâm. Đó cũng chính là nỗi bất hạnh lớn nhất của Viễn và anh có lẽ đã chọn cho mình một kết cục: “Là người có học thức, có vị trí xã hội và được đồng nghiệp, học trò kính trọng, đương nhiên sẽ cảm thấy khổ sở như thế nào về chuyện tình dục quái gỡ của mình (…) giây phút đối diện với cái chết, anh ta nghĩ gì nhỉ, cô đơn tuyệt vọng hay là cái gì khác. Không lẽ cuộc đời này những con người như anh ta không có lối thoát hay sao?” [49, tr.362-363]. Với Les- Vòng tay không đàn ông, Cô Út suốt cả cuộc đời sống trong ám ảnh, sợ hãi về chuyện bị người cha nuôi hãm hiếp đã để lại vết thương không bao giờ phai nhòa. Tuổi thơ cô đã thiếu tình thương của cha, mẹ bị đối xử tệ, má Út là vợ thứ trong nhà nên bị các bà lớn lẫn con cái trong nhà đối xử, hành hạ như con ở. Mặc cảm chuyện gia đình, cô trở thành cái bóng câm thầm lặng, lúc nào trong người cũng mang tâm trạng lo lắng, sợ hãi: “Trong căn nhà rộng lớn đầy người của cha ruột, ai nấy cũng đối xử với má con bé đầy vẻ nghiêm khắc. Má thì suốt ngày lầm lũi làm việc phục dịch hết người này đến người khác và bỏ mặc bé thui thủi một mình trong căn nhà ấy trong nơm nớp sợ hãi” [50, tr.120]. Trong tiểu thuyết Song song, G.g luôn bị ám ảnh sự bạo hành của người cha về việc bỏ đi của người mẹ. Nỗi ám ảnh ấy dường như chưa bao giờ ngủ quên, những năm tháng tuổi thơ như một thước phim quay chậm tái hiện kí ức hiện về trong giấc mơ trước hết là hình ảnh con chó, người bạn thân thiết của G.g, vì trúng bả độc lăn ra chết, anh đã đem về chôn nhưng cha đã bắt anh đào lên ông ta nhắm rượu. “Tôi mon men nơi bậc thềm, nấp sau cánh cửa, nhìn xác con chó nhỏ xíu bị cháy trụi, quắc queo. Con chó chỉ mới vừa một năm tuổi. Nó chất mà cũng không được yên thân (…) Một con chó chưa trưởng thành chết do bả độc rồi còn bị quật mồ” [14, tr.270-271]. Hành động dị biệt không chỉ dừng lại ở đó, người cha còn chôn G.g xuống cái hố đã chôn con chó khi nãy, để mặc đứa con mình như thế và tiếp tục cuộc nhậu. Đó chính là những ám ảnh kí ức sau này làm G.g có những hành động quái đản như giết mười ba con chó sói trong một đêm và nhận nuôi con chó của Kan với ý định là sẽ giết chết nó khi tròn một năm tuổi.
  • 34. 34 Tuổi thơ của G.g, có lẽ người đàn ông hàng xóm đã để lại ấn tượng sâu đậm trong cuộc đời của anh. Người đàn ông đó không chỉ là ân nhân cứu thoát G.g trong hoàn cảnh bị cha bỏ quên bất tỉnh trên xà nhà mà còn là người cha nuôi, người tình của G.g “tôi liền hiểu ra mình vừa khép lại một quãng đời tăm tối, đồng thời mở ra một chặng mới khác thường hơn: tôi trở thành một tên nô lệ” [14, tr.282]. Những cuộc làm tình với người cha nuôi trong căn phòng kín với giường đinh, bầy rắn khoang cao su đã để lại trong đầu G.g những ám ảnh không thể nào nguôi. Cũng từ đây, G.g bắt đầu ám ảnh về những dị biệt của mình và mãi mãi chìm đắm trong sự dị biệt ấy, G.g trở thành người đồng tính cũng chính vì ám ảnh về tình dục tuổi thơ với người cha nuôi. Ở Bờ xám, nhân vật gã thầy, một giảng viên mỹ thuật có một tuổi thơ cũng đầy buồn đau, ám ảnh về cái chết của người mẹ với tình nhân trong một chiều thứ bảy. Và cũng từ đó, dường như cuộc đời của gã thầy chỉ có một màu duy nhất đó là màu xám. Trong kí ức của gã, hình ảnh người mẹ trong buổi chiều mưa định mệnh ấy không lúc nào phai mờ, nó đã trở thành một nỗi ám ảnh “mẹ, lúc đó đã ngoài năm mươi tuổi, nhảy phắt lên yên sau của chiếc mô tô cào cào đen, bóng đứng lom khom bằng hai chân tựa một cô bé mười lăm tuổi nổi loạn, và tự nguyện hứng trọn cái chết cùng bạn tình say khướt đang chao đảo tay lái vút đi như mũi tên về phía xe tải ngược chiều. Mạng sống hình tia chớp lóe lên rồi tắt ngấm” [13, tr.24-25]. Chính những ám ảnh này đã đẩy gã có những hành động khác thường, bệnh hoạn, dị biệt ngay chính con người mình, cuộc sống mất niềm tin bởi cái chết của mẹ để lại chấn thương tinh thần to lớn. Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang đã khám phá tâm hồn các nhân vật thông qua cuộc hành trình đi tìm chính mình từ trong kí ức, những con người ấy cố trỗi dậy mạnh mẽ để rồi day dứt, ám ảnh, vò xé giữa vô thức, mặc cảm với kí ức ấu thơ. 1.2.2. Con ngƣời với những dị biệt, tự hủy hoại Dị biệt là những hành vi, lối sống không lành mạnh, có gì đó khác thường so với mọi người xung quanh. Nguyên nhân hình thành nên những con người dị biệt thường là do ảnh hưởng của những chấn động trong tâm lý, ký ức của tuổi thơ và cả lối sống của những người xung quanh. Theo chúng tôi trong tác phẩm văn học nhân
  • 35. 35 vật dị biệt được hiểu là nhân vật không ổn định về mặt tâm lý, có tính cách khác thường cùng với những hành động và việc làm quái gở, không ngừng tìm cách tự hủy hoại chính bản thân mình như một cách để quên đi những khổ đau trong tâm hồn. Trước nỗi cô đơn, chán nản, mất phương hướng, mất niềm tin vào cuộc sống, Vũ Đình Giang đã xây dựng bản chất con người dị biệt trong Bờ xám và Song song. Nhà văn khai thác những nhân vật với vẻ bề ngoài là những người bình thường nhưng bên trong đời sống tình dục là những con người có mối quan hệ đồng giới. H là một nhân viên thiết kế đồ họa, một kẻ luôn khát khao được giết chóc: “Tôi không bao giờ chối bỏ lòng ham muốn được giết chết một ai đó, nhất là khi rơi vào trường hợp bị tấn công, dù là những xích mích nhỏ vụn vặt. Chỉ cần nghĩ đến một khung cảnh rợn ngợp và thảm khốc - nơi ta sẽ ra tay giết tươi một ai đó - là tôi phấn khích cực độ” [14, tr.18]. Thậm chí nhìn thấy một con dao từ gian hàng bán trái cây anh ta cũng nảy sinh ý định hoang tưởng dùng nó để chém nát mặt trời thành trăm mảnh, sau đó dùng chỉ kim loại khâu lại những mảnh vỡ và vứt vào thau nước đá cho chết cóng. Không những thế, anh ta còn cho người bạn tình là G.g ngâm chân bằng máu ngỗng, chỉ cho G.g cách giết những con sói đêm, cách làm xiếc gián, tức giận khi G.g giết thằng bé hàng xóm mà thiếu sự tham gia của anh. Bờ xám với nhân vật ả gái nhí đang ở ứa tuổi phát triển thì bị anh trai sàm sở lúc chín tuổi làm cho ả hoang mang, dư chấn kí ức nặng nề, ả sống khép mình không giao tiếp với ai, ả sống trong gia đình nhưng luôn mang tâm trạng cô đơn, bế tắc. Sau đó ả tự hủy hoại vùng kín của mình: “Những bộ phận có khuynh hướng phát triển thành thiếu nữ, nó muốn chúng phải vắng mặt, hoặc bị thủ tiêu (…) Nó chà xát, đâm thọc, cào cấu, tống vào giữa háng từng thứ một, như thể trừng trị một mớ công cụ lao động chuyên biệt, như tống đi những con đỉa hút máu, như bóp bẹp đầu những con rắn đói khát, như bẻ gãy những vũ khí ghê tởm (…) Nó say sưa tra tấn cơ thể mình, cho đến khi máu xuất hiện, ban đầu là vài sợi máu rất nhỏ, mảnh, ri rỉ, rồi chúng bắt đầu dài ra, to lớn dần, và tuôn thành dòng” [13, tr.266-267]. Hành vi tự hủy hoại mình đã trở thành hành động bản năng tính dục, sự thích thú chứ chẳng đau đớn gì. Khi ả tìm đến bên gã thầy để trả thù giống đực, trong suy nghĩ của ả: mọi đàn ông, ai cũng đam mê tình gục khác giới. Nhưng ả gái không
  • 36. 36 ngờ rằng, chính gã thầy là người cực kì ghét đàn bà, và anh ta đã loại bỏ yếu tố đàn bà ra khỏi đời sống từ lâu. Thất vọng, lại một lần nữa ả gái lấy dao đâm vào vùng kín trước mặt gã thầy, sự gan dạ của cô bé mười ba tuổi với hành vi dị biệt, tự hủy hoại bản thân một phần nào đó cho độc giả cảm nhận được những chấn thương tinh thần năm nào làm cho thần kinh ả gái bị tê liệt hoàn toàn dẫn đến hành vi đó. Nhân vật “chị” trong Phương pháp của A.C.Kinsey, xuất hiện trong dòng kí ức của Khảo về tuổi thơ, qua lời kể của “chị” thằng bé Khảo lờ mờ biết được “chị” xuất thân trong một: “gia đình anh là dòng dõi hoàng tộc ngoài Huế, khá có thế lực, uy tín” [51, tr.62], thế nhưng số phận “chị” lại trắc trở éo le, bởi “chị” mắc một chứng bệnh “thích mặc quần áo như phụ nữ, trang điểm như phụ nữ có lẽ vốn là bản chất của anh và rồi cứ lớn dần trổi dậy theo năm tháng” [51, tr.122]. “Chị” phải lặng lẽ bỏ nhà lên thành phố sống một mình trong cô đơn với căn bệnh quái gở đó để không làm ảnh hưởng đến danh dự gia đình. Căn bệnh đó đeo bám “chị” và ngày càng phát triển mạnh khiến “chị” luôn sống trong mơ màng, hoảng loạn, “chị” bị ám ảnh ngay cả trong mơ, “chị” cũng mơ mình trong thân xác phụ nữ “mấy tháng liền, anh dùng hết ý chí bản thân tự cấm cản không cho phép mình được mò rớ đến món đồ gì của phụ nữ nữa” [51, tr.123], và có lúc anh đã vui mừng đắc thắng rằng “mình có thể thoát khỏi thú vui kỳ lạ này rồi, thế mà nay…tại sao? Nhìn mình anh cay đắng chợt hiểu rằng, té ra về bề mặt thì anh đã chiến thắng bản thân mình nhưng thật ra “nó” lẩn chìm sâu trong vô thức và tự chống đỡ với bề mặt nghiêm khắc bên ngoài ấy bằng sự ngoan ngoãn thua cuộc” [51, tr.124]. “Chị” hiểu mình là ai, mình phải làm gì để thoát ra khỏi đời sống dị biệt đó, nhưng khao khát bản năng khiến “chị” gục ngã, thất vọng, khóc cho thân phận một thằng đàn ông bị bóng lộ trong đau đớn. Cũng từ đó, đành chấp nhận sự thật bản thân, “chị” cố gắng giữ kín không để mọi người biết và sống khép mình lại với tất cả ngoại quan hệ với bên ngoài. Hành động khoái cảm với sở thích ban đêm “chị” lang thang trên phố với bộ đồ ngủ của phụ nữ để thoả mãn khao khát của mình, má đều biết và dõi theo. Thấu hiểu được nỗi đau dị biệt thân phận đứa con trai của mình, má đã khóc cạn nước mắt của má, luôn theo dõi và quan tâm đến đứa con trai khi có những hành vi sinh lí khác thường. Xót xa, đau khổ, trong lòng xáo trộn những ẩn ức bên trong cơ thể mình,
  • 37. 37 hoài nghi chính mình, “chị” muốn vứt bỏ tất cả để trở thành người bình thường, điều đó đã dẫn đến ý thức: “Trầm mình xuống dòng sông Hương. Mong rằng sông thơm sẽ đưa linh hồn đau khổ của anh về chốn Niết bàn” [51, tr.127]. Sau thời sống tại thành phố, và có mối quan hệ “chị” em với Khảo rất thân tình, ấm êm, hạnh phúc. Đến một ngày bị má Khảo phát hiện “chị” là một bóng lộ đã dụ dỗ con trai mình và xúc phạm “chị” với những lời lẽ tàn nhẫn. Trong hoàn cảnh bất ngờ, dồn dập lời la hét cả má Khảo, “chị” như chết lặng trong vô thức, không kiểm soát được hành động của mình,“chị” đã lao ra đường tự tử để chạy trốn khỏi cái thế gian không bao giờ chấp nhận những người như “chị”. Nhân vật của Bùi Anh Tấn đã không ngừng tìm cách tự hủy hoại chính bản thân mình như một cách để quên đi những khổ đau trong tâm hồn trước nỗi cô đơn, những chấn thương tinh thần làm cho họ không thể tin tưởng vào cuộc sống và sự cảm thông từ đồng loại. 1.2.3. Con ngƣời với nỗi cô đơn bản thể Con người cô đơn gắn rất chặt với con người cá nhân. Một khi con người cá nhân được tập trung khai thác với tất cả chiều sâu vốn có thì con người cô đơn cũng được biểu hiện với nhiều trạng thái khác nhau hết sức sinh động. Nó xuất hiện và biểu hiện mạnh mẽ khi con người không tìm thấy sự đồng cảm, chia sẻ từ đồng loại, không thấy tiếng nói chung trong cộng đồng, làm cho con người cảm thấy lạc loài giữa bộn bề cuộc sống không tìm bến lặng cho riêng mình. Đọc tác phẩm của Bùi Anh Tấn, chúng ta thấy con người cô đơn dàn trải xung quanh tác phẩm với những nhân vật cô đơn, trống trải. Bùi Anh Tấn đã dùng nhiều từ ngữ cô đơn để ám ảnh, trăn trở, day dứt, những bi kịch đến tận cùng nỗi sầu nhân thế để thể hiện tâm trạng nhân vật của mình. Phương pháp của A.C.Kinsey xuất hiện hàng loạt các nhân vật cô đơn như Bằng, Rich Phạm, Trần Anh… Cô đơn là một định mệnh cay đắng trong tâm hồn của giới đồng tính. Nỗi cô đơn ấy, chứng tỏ sự hiện tồn của con người giữa cuộc đời và nó bủa vây và bóp nghẹt sự tồn tại của những người mang thân phận đồng tính, rất mãnh liệt trở thành những chướng ngại vật ngăn trở sự hoà hợp giữa con người với con người, sự đồng điệu, cảm