SlideShare a Scribd company logo
1 of 118
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
---------***---------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG
TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Quản lý kinh tế
NGUYỄN THỊ MINH HUYỀN
Hà Nội - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
---------***---------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG
TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Quản lý kinh tế
Chƣơng trình: Quản lý kinh tế
Mã số: 8310110
Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Huyền
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thanh Bình
Hà Nội - 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu “Hoàn thiện quản lý hoạt động
du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” là của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Quảng Ninh, ngày 05 tháng 07 năm
2021
Tác giả
Nguyễn Thị Minh Huyền
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại
Thương cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS
Nguyễn Thanh Bình người trực tiếp hướng dẫn tôi. Cô đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình
tôi trong quá trình nghiên cứu, viết và hiệu chỉnh luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện
không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến
của các thầy cô giáo cùng các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Quảng Ninh, ngày 05 tháng 07 năm 2021
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Minh Huyền
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU....................................................................viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .........................................viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH.................................................. 7
1.1. Khái niệm và vai trò quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố
trực thuộc tỉnh ...................................................................................................... 7
1.1.1. Các khái niệm có liên quan .................................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố trực thuộc
tỉnh ................................................................................................................... 10
1.1.3. Các chủ thể tham gia quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành
phố trực thuộc tỉnh.......................................................................................... 14
1.1.4. Vai trò quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố trực thuộc
tỉnh ................................................................................................................... 15
1.2. Nội dung quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố trực thuộc
tỉnh....................................................................................................................... 17
1.2.1. Xây dựng và công khai chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du
lịch trên địa bàn............................................................................................... 17
1.2.2. Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật và các văn bản của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động du lịch trên địa bàn
17
1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động du lịch.......................................... 19
1.2.4. Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch.......................................... 20
1.2.5. Thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch và xử lý vi phạm trong hoạt
động du lịch trên địa bàn ................................................................................ 21
iv
1.2.6. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý du lịch trên địa bàn
thành phố trực thuộc tỉnh............................................................................... 21
1.3. Yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố
trực thuộc tỉnh .................................................................................................... 24
1.3.1. Yếu tố khách quan................................................................................. 24
1.3.2. Yếu tố chủ quan..................................................................................... 28
1.4. Kinh nghiệm quản lý hoạt động du lịch ở một số địa phƣơng tại Việt
Nam...................................................................................................................... 29
1.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động du lịch tại một số địa phương ............ 29
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho quản lý hoạt động du lịch tại Thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh................................................................................... 31
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................. 33
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG ............................................................................ 34
2.1. Giới thiệu về tiềm lực du lịch của Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
34
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................. 34
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội...................................................................... 34
2.1.3. Đặc điểm tài nguyên du lịch của thành phố Hạ Long ........................ 37
2.1.4. Thực trạng hoạt động du lịch của Thành phố Hạ Long..................... 41
2.2. Tình hình quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020.............................................................. 48
2.2.1. Về xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên
địa bàn.............................................................................................................. 48
2.2.2. Về tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật và các văn bản của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động du lịch trên địa bàn
51
2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động du lịch.......................................... 57
2.2.4. Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch.......................................... 57
v
2.2.5. Về thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch và xử lý vi phạm trong hoạt
động du lịch trên địa bàn ................................................................................ 59
2.3. Đánh giá chung về quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020................................................... 61
2.3.1. Các thành tựu đạt được ........................................................................ 61
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân ........................................................................ 64
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................. 69
Chƣơng 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH.. 70
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG........................................................ 70
3.1. Phƣơng hƣớng quản lý động du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long 70
3.1.1. Dự báo nhu cầu phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố
Hạ Long ........................................................................................................... 70
3.1.2. Quan điểm phát triển hoạt động du lịch của thành phố Hạ Long ..... 76
3.1.3. Định hướng quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh................................................................................... 79
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn
thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ............................................................. 80
3.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, và thực hiện các quy định pháp luật
về phát triển du lịch......................................................................................... 80
3.2.2. Làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến các hoạt động du
lịch.................................................................................................................... 82
3.2.3. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng- kỹ thuật, dịch vụ phục vụ hoạt động
du lịch .............................................................................................................. 83
3.2.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động
du lịch của thành phố Hạ Long...................................................................... 85
3.2.5. Xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, tiêu biểu của thành phố Hạ Long
87
3.2.6. Tăng cường bảo vệ môi trường nói chung và tại Vịnh Hạ Long nói
riêng ................................................................................................................. 90
3.2.7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch của Thành phố Hạ Long......... 93
vi
3.2.8. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của thành phố Hạ Long
94
3.2.9. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt dộng du lịch trên địa
bàn thành phố Hạ Long.................................................................................. 96
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 99
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 102
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HĐDL : Hoạt động du lịch
IUOTO : International Union of Official Travel Oragnization- Liên hiệp
quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức
KT-XH : Kinh tế - xã hội
QLNN : Quản lý nhà nước
UNESCO : Tổ chức di sản thế giới
UBND : Ủy ban nhân dân
VH-TT-DL : Văn hóa, thể thao và du lịch
VH-TT : Văn hóa thông tin
WTO : World Tourism Organization – Tổ chức du lịch thế giới
viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý HĐDL thành phố Hạ Long ............................. 57
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế của thành phố Hạ Long giai đoạn 2016 - 2020 ............... 35
Bảng 2.2. Số lượng cơ sở lưu trú của thành phố Hạ Long được phân hạng sao...... 42
Bảng 2.3. So sánh mức chi tiêu và lưu trú của khách tại Hạ Long.......................... 47
Bảng 2.4. Trình độ học vấn của nhân viên các khách sạn trên địa bàn thành phố Hạ
Long ......................................................................................................................... 56
Biểu đồ 2.1. Số lượng cơ sở lưu trú từ năm 2013-2018........................................... 41
Biểu đồ 2.2. Số lượng khách sạn 1-2 sao ở Hạ Long so với các địa phương khác của
tỉnh Quảng Ninh....................................................................................................... 43
Biểu đồ 2.3. Lượng khách du lịch đến Hạ Long giai đoạn 2013-2019.................... 44
Biểu đồ 2.4. Số lượt khách du lịch quốc tế đến tham quan Vịnh Hạ Long ............. 45
Biểu đồ 2.5. Doanh thu du lịch của thành phố Hạ Long giai đoạn 2016-2020........ 46
Biểu đồ 3.1. Số lượng hành khách sử dụng dịch vụ của hãng hàng không giá rẻ
trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương .............................................................. 72
Biểu đồ 3.2. Dự báo tốc độ tăng trưởng trong lượng khách đi du lịch nước ngoài,
khởi hành trong giai đoạn 2020-2025 ...................................................................... 73
Biểu đồ 3.3. Tầng lớp khách du lịch hạng trung lưu mới nổi, đặc biệt là châu Á ... 74
ix
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Tên đề tài: Hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thứ nhất, xuất phát từ vai trò quan trọng của HĐDL đối với sự phát triển KT-
XH của thành phố Hạ Long.
Thứ hai, xuất phát từ vai trò của QLNN đối với HĐDL trên địa bàn thành phố
Hạ Long.
Thứ ba, thời gian qua để phát triển hiệu quả HĐDL, góp phần thúc đẩy sự phát
triển KT-XH, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tăng cường các hoạt động quản
lý đối với các HĐDL trên địa bàn, thành phố đã thực hiện những định hướng, chủ
trương của trung ương, của tỉnh; đồng thời xây dựng những chiến lược, kế hoạch
nhằm khai thác các lợi thế và tiềm năng du lịch để thúc đẩy các HĐDL.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Cơ sở lý luận của đề tài dựa trên quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước
ta về phát triển du lịch, thể hiện trong các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc; các văn
bản QPPL liên quan đế hoạt động QLNN về du lịch như Luật Du lịch, Luật Di sản văn
hóa, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Để thực hiện các mực đích nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng chủ yếu phương
pháp nghiên cứu mô tả như sau: Phương pháp phân tích và xử lý thông tin; Phương
pháp tổng hợp: Phương pháp hệ thống hóa; Phương pháp thống kê
3. Kết quả nghiên cứu:
Thứ nhất, nghiên cứu những nội dung cơ bản quản lý HĐDL của chính quyền
thành phố trực thuộc tỉnh. Bên cạnh đó, luận văn còn đưa ra những nhân tố ảnh
hưởng đến công tác công tác này; nghiên cứu kinh nghiệm quản lý HĐDL ở một số
thành phố có điều kiện tương đồng về phát triển du lịch biển đảo như thành phố Hạ
Long. Từ đó, luận văn đã chỉ ra được các giá trị tham khảo cho quản lý HDDL tại
Hạ Long.
x
Thứ hai, qua đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và những tài
nguyên phát triển du lịch cùng với tình hình phát triển các HĐDL trên địa bàn
Thành phố; đánh giá thực trạng quản lý HĐDL địa bàn Thành phố Hạ Long, đồng
thời đưa ra được những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và qua đó nêu
nguyên nhân của những hạn trong công tác quản lý để có phương hướng khắc phục.
Thứ ba, trên cơ sở kết quả phân tích các hạn chế cũng như những nguyên nhân
của hạn chế cùng việc phân tích dự báo về nhu cầu phát triển du lịch của Thành phố
Hạ Long trong giai đoạn tiếp theo. Căn cứ trên những định hướng quản lý HĐDL
của chính quyền thành phố Hạ Long, tác giả đã để xuất một số giải pháp nhằm để
khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả quản lý HĐDL địa bàn Thành phố Hạ Long.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Đề tài: "Hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hạ
Long, Tỉnh Quảng Ninh" được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu xuất phát từ các lý
do sau đây:
Thứ nhất, xuất phát từ vai trò quan trọng của HĐDL đối với sự phát triển KT-
XH của thành phố Hạ Long. Trong những năm qua, các HĐDL đã góp phần chuyển
đổi nền kinh tế của thành phố Hạ Long từ “nâu” sang “xanh”, cải thiện đời sống
nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa; đẩy mạnh
quan hệ hữu nghị hợp tác, hội nhập quốc tế; các tuyến, điểm tham quan được mở
rộng. Danh tiếng và vị thế của Vịnh Hạ Long ngày càng có ảnh hưởng tốt và trở
thành điểm đến của du khách trong nước và quốc tế, góp phần tạo ra diện mạo mới.
Nhờ đó, những năm qua, ngành du lịch thành phố Hạ Long luôn tăng trưởng ổn
định. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020, tổng lượng khách du lịch đến Hạ
Long đạt 34,7 triệu lượt, bằng 126% giai đoạn 2011-2015; doanh thu từ HĐDL đạt
gần 40.000 tỷ đồng, bằng 144% giai đoạn 2011-2015; thời gian lưu trú đạt 2,8
ngày/du khách, tăng 1,3 ngày so với giai đoạn trước (Trung tâm truyền thông và
Văn hóa Thành phố Hạ Long, 2020).
Thứ hai, xuất phát từ vai trò của QLNN đối với HĐDL trên địa bàn thành phố
Hạ Long. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Ninh
nói chung, trong đó có thành phố Hạ Long. Tuy nhiên, bên cạnh phát triển du lịch,
thành phố cũng cần có những giải pháp tối ưu để hạn chế những tác động tiêu cực
làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội. Chính vì vậy, QLNN đối với các HĐDL
đóng vai trò vô cùng quan trọng, định hướng cho HĐDL phát triển tích cực, một
mặt giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế song vẫn giữ gìn các giá trị truyền thống và
bảo tồn tài nguyên du lịch của Hạ Long; dung hoà mối quan hệ và lợi ích giữa du
lịch với các ngành kinh tế khác; đảm bảo hài hoà về quyền lợi giữa cộng đồng dân
cư, nhà đầu tư du lịch và khách du lịch. Đặc biệt, chính quyền thành phố Hạ Long
thông qua những công cụ quản lý nhất định nhằm tác động tích cực vào các HĐDL,
tạo dựng môi trường pháp lý lành mạnh, giúp ngành Du lịch của thành phố phát
triển theo đúng định hướng và hiệu quả.
2
Thứ ba, thời gian qua để phát triển hiệu quả HĐDL, góp phần thúc đẩy sự phát
triển KT-XH, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tăng cường các hoạt động quản
lý đối với các HĐDL trên địa bàn, thành phố đã thực hiện những định hướng, chủ
trương của trung ương, của tỉnh; đồng thời xây dựng những chiến lược, kết hoạch
nhằm khai thác các lợi thế và tiềm năng du lịch để thúc đẩy các HĐDL. Trong thời
gian qua, các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ du lịch thu hút đông đảo khách du lịch.
Tuy vậy, công tác quản lý đối với các HĐDL trên địa bàn Thành phố Hạ Long vần
còn tồn tại một số bất cập làm hạn chế, đặc biệt quá trình khai thác và phát triển
HĐDL ồ ạt, thiếu sự quản lý của các cơ quan chức năng đã phần nào dẫn đến tình
trạng ô nhiểm môi trường, làm mất sự đa dạng sinh học, phá hủy môi trường sinh
thái của Thành phố, nhất là khu vực Vịnh Hạ Long. Vì thế, để phát huy những mặt
tích cực và khắc phục những hạn chế, thách thức trong công tác quản lý HĐDL trên
địa bàn Thành phố, cần có những giải pháp đồng bộ nhằm quản lý HĐDL theo
hướng bền vững, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển KT-XH của Thành
phố là yêu cầu và nhiệm vụ chiến lược vừa cấp thiết vừa lâu dài.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quản lý HĐDL là một vấn đề luôn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà quản lý,
nhà nghiên cứu nhằm đảm bảo các hoạt động này được khai thác hiệu quả phục vụ
phát triển KT-XH và nhu cầu nghỉ dưỡng, hưởng thụ của người dân. Có thể kể đến
một số nghiên cứu như sau:
Tác giả Lê Long, 2012, Tăng cường công tác QLNN về hoạt động kinh doanh
lữ hành của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại
học kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái nguyên. Đây là công trình nghiên
cứu QLNN đối với hoạt động kinh doanh lữ hành ở một địa phương cụ thể. Luận
văn đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm làm rõ chức năng, nhiệm vụ; đề
xuất quan điểm và giải pháp nhằm góp phần đổi mới và nâng cao trình độ QLNN về
hoạt động kinh doanh lữ hành ở tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, tác giả chỉ nghiên cứu
QLNN đối với hoạt động kinh doanh lữ hành ở Quảng Ninh, khác với việc quản lý
HĐDL nói chung.
Tác giả Vũ Thị Hạnh, 2012, Phát triển nhân lực du lịch Quảng Ninh 2011 –
2012, Luận văn Thạc sỹ Du lịch, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại
3
học Quốc gia Hà Nội. Nội dung nghiên cứu này cũng đề cập đến vấn đề nguồn nhân
lực phục vụ nhu cầu phát triển HĐDL trên địa bàn.
Tác giả Nguyễn Thị Thùy, 2013, QLNN về du lịch tại huyện đảo Vân Đồn,
tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ Du lịch, Trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã phân tích được đặc điểm, vai trò
của ngành du lịch trong giai đoạn đầu phát triển nền kinh tế thị trường, đánh giá
thực trạng QLNN về du lịch nói chung và đề xuất những giải pháp nhằm góp phần
nâng cao hiệu lực QLNN về du lịch. Tuy nhiên, tác giả chỉ nghiên cứu vấn đề về du
lịch ở một huyện đảo nhỏ.
Tác giả Lê Anh Cường, 2013, Tăng cường QLNN về du lịch ở Thành phố Hạ
Long, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh, Đại
học Thái Nguyên. Nội dung luận văn này đề cập đến thực trạng quản lý HĐDL của
Thành phố Hạ Long trong giai đoạn trước đó là từ năm 2007-2013.
Tác giả Đỗ Hồng Thủy, 2014, QLNN về bảo tồn khu di tích lịch sử trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc
gia. Nội dung này chỉ đề cập tới một phần của HĐDL đó chính là các di tích lịch sử
phục vụ HĐDL văn hóa và tâm linh.
Tác giả Bùi Thị Đức Hằng, 2015, QLNN đối với HĐDL trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung của nghiên cứu
này là nhằm ra công tác QLNN về HĐDL vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Trên cơ sở
đó đưa ra 6 giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý du lịch trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ.
Tác giả Trần Như Đào, 2017, QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam,
luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế- Đại học Đà Nẵng. Nội
dung nghiên cứu nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến du lịch và
QLNN về du lịch; Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam trong thời gian vừa qua; chỉ ra những Thành công, tồn tại và nguyên
nhân; đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về du lịch trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế được thực hiện tại Trường Đại học Trà Vinh
năm 2017, Một số giải pháp hoàn thiện QLNN về HĐDL trên địa bàn tỉnh Trà
4
Vinh” của tác giả Huỳnh Văn Kiên, 2017. Đề tài này được thực hiện nhằm hệ thống
hóa các cơ sở lý luận về du lịch như: HĐDL, QLNN về HĐDL; đặc điểm, vai trò và
nội dung QLNN đối với HĐDL; bài học kinh nghiệm cho tỉnh Trà Vinh từ hiệu quả
QLNN về HĐDL ở Thành phố Cần Thơ và Thành phố Đà Nẵng. Đồng thời, đề tài
phân tích thực trạng phát triển du lịch và thực trạng QLNN về HĐDL trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh. Từ đó, đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về HĐDL
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Tác giả Đinh Thị Thùy Liên, 2018, QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh, luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công. Trên cơ sở đánh giá thực trạng vấn
đề QLNN về du lịch của tỉnh Quảng Ninh để tìm ra 2018 các phương hướng, giải
pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa quản lý đối với du lịch trên địa bàn tỉnh.
Qua đó thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, phù
hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước.
Nhìn chung các nghiên cứu nêu trên đều có ít nhiều đề cập đến quản lý HĐDL
của các địa phương, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh, trong đó có địa bàn Thành phố Hạ
Long, thậm chí có đề tài đã đề cập đến công tác quản lý HĐDL trên địa bàn Thành
phố Hạ Long, nhưng ở giai đoạn từ 2007-2012. Do vậy, có thể khẳng định đối
tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (phạm vi về thời gian) của đề tài này
không có sự trùng lắp với nội dung của các nghiên cứu trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý
HĐDL nhằm thúc đẩy ngành du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long phát triển
nhanh, bền vững, đúng định hướng.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được các mục đích trên, đề tài xác định những nhiệm vụ nghiên
cứu như sau:
+ Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác quản lý HĐDL của
cơ quan chức năng nhà nước.
5
+ Thứ hai, phân tích thực trạng quản lý HĐDL trên địa bàn thành phố Hạ
Long trong giai đoạn từ năm 2015-2020, từ đó đánh giá các kết quả đạt được, những
tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó.
+ Thứ ba, đề xuất các giải pháp đổi mới và hoàn thiện quản lý HĐDL trên địa
bàn thành phố Hạ Long, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch trên địa bàn
Thành phố.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý du lịch trên địa bàn
thành phố Hạ Long của chính quyền thành phố Hạ Long.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thành phố
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
+ Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong thời gian 05 năm, từ năm
2015 đến năm 2020.
+ Phạm vi nội dung: đề tài tập trung làm rõ những nội dung quản lý HĐDL
của chính quyền thành phố Hạ Long trong đó chú trọng việc xây dựng kế hoạch,
chiến lược phát triển HĐDL; xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế, chính sách về
HĐDL; tổ chức HĐDL (lữ hành, vận chuyển khách du lịch, lưu trú, dịch vụ ăn
uống, vui chơi giải trí); xúc tiến – hợp tác phát triển du lịch; phát triển kết cấu hạ
tầng du lịch; khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch; và kiểm tra, kiểm
soát HĐDL trên địa bàn thành phố Hạ Long.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Cơ sở lý luận của đề tài dựa trên quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà
nước ta về phát triển du lịch, thể hiện trong các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc;
các văn bản QPPL liên quan đế hoạt động QLNN về du lịch như Luật Du lịch, Luật
Di sản văn hóa, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật khác có
liên quan.
6
Để thực hiện các mực đích nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng chủ yếu phương
pháp nghiên cứu mô tả như sau:
- Phương pháp phân tích và xử lý thông tin: nghiên cứu các tài liệu lý thuyết,
các văn bản hiện hành liên quan đến quản lý HĐDL. Phương pháp này được sử
dụng để phân tích các số liệu thống kê và tình hình thực tiễn để đánh giá hạn chế
của công tác quản lý HĐDL của các cơ quan quản lý trên địa bàn thành phố Hạ
Long và xác định những vấn đề cần giải quyết.
- Phương pháp tổng hợp: nghiên cứu và liên kết các mặt, các bộ phận, các
thông tin liên quan tác động tới công tác quản lý HĐDL của các cơ quan quản lý
trên địa bàn thành phố Hạ Long trong thời gian qua.
- Phương pháp hệ thống hóa: sắp xếp các tri thức của đối tượng nghiên cứu
trong đề tài công tác quản lý HĐDL của các cơ quan quản lý trên địa bàn thành phố
Hạ Long đã được phân tích và tổng hợp theo một cấu trúc nhất định nhằm tạo thành
một hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý HĐDL, giúp cho sự hiểu biết quản
lý HĐDL của các cơ quan quản lý được đầy đủ và chuyên sâu.
- Phương pháp thống kê: sử dụng các số liệu thống kê để phân tích và làm rõ
các xu hướng vận động của những vấn đề có liên quan để lập luận nhằm minh
chứng cho những nhận xét và kết luận của tác giả.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài
được kết cấu bao gồm 3 chương, cụ thể:
Chương 1. Cơ sở khoa học quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố
trực thuộc tỉnh
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn Thành
phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh.
7
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH
1.1. Khái niệm và vai trò quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố
trực thuộc tỉnh
1.1.1. Các khái niệm có liên quan
* Du lịch
Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thành
một hiện tượng KT-XH phổ biến. Tuy nhiên cho đến này vẫn có rất nhiều quan
điểm khác nhau về khái niệm này. Cụ thể:
Các học giả Trung Quốc đã đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là hiện
tượng kinh tế - xã hội nảy sinh trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, là sự tổng
hòa các quan hệ và hiện tượng do việc lữ hành để thỏa mãn mục đích chủ yếu là
nghỉ ngơi, tiêu khiển, giới thiệu văn hóa nhưng lưu động chứ không định cư mà tạm
thời lưu trú của mọi người dẫn tới” (Lê Thu Hương, 2011). Với định nghĩa này
người Trung Quốc nhấn mạnh đến mục đích của du lịch là nghỉ ngơi, tiêu khiển,
giới thiệu văn hóa, đồng thời hoạt động này là lưu động, diễn ra ngắn hạn.
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (InternationalUnion of
Official Travel Oragnization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành
đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không
phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh
sống…”; Theo Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organization): “Du lịch
bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham
quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư
giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian
liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại
trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền” (Nguyễn Văn Đính, Trần Thị
Minh Hòa, 2008).
8
Với cách hiểu về khái niệm du lịch của IUOTO và WTO thì đều cho rằng du
lịch không phải là hoạt động để làm ăn hoặc làm một việc để kiếm tiền mà đây là
hoạt động với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục
đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn ngoài nơi thường trú của mình.
Tại Việt Nam, khái niệm du lịch đã được luật hóa, theo Khoản 1 Điều 3, Luật
Du lịch của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam năm 2017 thì du lịch được hiểu:
“Là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp
với mục đích hợp pháp khác” (Luật Du lịch Việt Nam số 9/2017/QH14, 2017)
Như vậy, có khá nhiều khái niệm “Du lịch” nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch
hàm chứa các yếu tố cơ bản sau:
- Du lịch là một hiện tượng KT-XH.
- Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các
cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ.
- Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm
phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân
hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.
- Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồng
thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình.
Trên cơ sở tổng hợp những lý luận trên thế giới và Việt Nam về khái niệm du
lịch, đề tài đi đến thống nhất cách hiểu về khái niệm du lịch như sau:
“Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn
du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng
về nhu cầu đi lại, lưu trú, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, tham quan và các nhu cầu
khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích về kinh tế, chính trị -
xã hội thiết thực cho quốc gia và toàn xã hội”.
* Hoạt động du lịch
9
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm các hoạt động khá đa dạng từ
dịch vụ phòng nghỉ, ăn uống, mua bán đồ lưu niệm và hàng hóa,…các dịch vụ này
được gọi là HĐDL và nó có liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau. Theo quy định
tại Điều 3 của Luật Du lịch 2017: "HĐDL là hoạt động của khách du lịch, tổ chức,
cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên
quan đến du lịch” (Luật Du lịch Việt Nam số 9/2017/QH14, 2017).
Từ khái niệm trên, có thể hiểu: “HĐDL là tổng hợp các hoạt động tổ chức, kỹ
thuật và kinh tế phục vụ cuộc hành trình và lưu trú của con người ở bên ngoài nơi
cư trú với nhiều mục đích cá nhân, hoặc do nhu cầu công việc, chuyên môn, tìm
kiếm việc làm, thực hiện thăm viếng thường xuyên, thực hiện sự phát triển cá nhân
về phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần, nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí
cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và sự hợp tác giữa mọi người”.
Như vậy, HĐDL là một hoạt động đặc thù, có sự tham gia của rất nhiều chủ
thể khác nhau như: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, chính quyền địa
phương nơi đón du khách và dân cư sở tại. HĐDL có mối quan hệ kết hợp và tương
tác giữa các đối tượng trên. Đối với du khách là cuộc hành trình và lưu trú ở một nơi
ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần. Đối với
nhà cung ứng dịch vụ du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện sản xuất dịch
vụphục vụ du khách để đạt lợi nhuận. Đối với chính quyền địa phương đó là quản
lý, tổ chức các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật để phục vụ du
khách; tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ việc lưu trú, hành trình du lịch của du
khách; tổ chức tiêu thụ sản phẩm địa phương, nâng cao mức sống dân cư; bảo vệ
môi trường tự nhiên, xã hội. Đối với dân cư là tham gia HĐDL địa phương nhằm
tăng thêm lợi ích kinh tế, đồng thời tham gia giám sát, bảo đảm tới mức thấp nhất
những tác động tiêu cực và rủi ro của du lịch đối với môi trường, truyền thống văn
hóa và điều kiện sống của dân cư địa phương.
* Quản lý hoạt động du lịch
Quản lý HĐDL là hoạt động QLNN chuyên ngành về lĩnh vực du lịch, do vậy
trước khi đi tìm hiểu khái niệm này, chúng ta cần có cách hiểu thống nhất về thuật
ngữ QLNN. QLNN là một khái niệm được sử dụng khá phố biến ở nước ta
10
và được sử dụng ở nhiều ngành nghề khác nhau. Khái niệm này được hiểu thống
nhất như sau:
“QLNN là thuật ngữ chỉ hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ
quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của nhà
nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển
đất nước (Học viện Hành Chính Quốc gia, 2009)
Cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động QLNN cũng được chuyên môn
hóa, đây chính là cơ sở khách quan của việc phân chia hoạt động QLNN thành các
quản lý chuyên ngành khác nhau, trong đó có hoạt động/ lĩnh vực du lịch. Như vậy,
QLNN đối với HĐDL là là sự tác động có tổ chức, mang tính quyền lực nhà nước
của các cơ quan QLNN lên các quá trình và hành vi trong HĐDL nhằm nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia HĐDL theo đúng định hướng của cơ
quan QLNN. QLNN về HĐDL là hoạt động quản lý vĩ mô về HĐDL, việc QLNN
về HĐDL sẽ được thực hiện thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho cácchủ thể khác nhau hoạt động thuận lợi trong lĩnh vực này. Do
đó, có thể QLNN về HĐDL như sau:
“QLNN về HĐDL là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực,
pháp luật nhà nước đối với các quá trình, các HĐDL của con người để duy trì và
phát triển ngày càng cao các HĐDL trong nước và du lịch quốc tế nhằm đạt được
các hiệu quả KT-XH do nhà nước đặt ra”.
1.1.2. Đặc điểm quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh
Quản lý HĐDL trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh có những đặc điểm cơ
bản như sau:
Một là, về đối tượng quản lý: Từ sự phân tích khái niệm về HĐDL nêu trên có
thể thấy được đối tượng quản lý HĐDL bao gồm:
(i). Hoạt động lữ hành là việc (do cơ sở hoặc doanh nghiệp lữ hành) xây dựng,
bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du
lịch;
11
(ii). Hoạt động vận chuyển khách du lịch là hoạt động cung cấp dịch vụ vận
chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch tại các khu,
điểm, đô thị du lịch được gọi là hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
Việc vận chuyển khách du lịch có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau như đường bộ, đường thủy, đường sắt, hàng không, đáp ứng như cầu di
chuyển của khách du lịch.
(iii). Hoạt động lưu trú, là một trong những nhu cầu cơ bản của khách du lịch.
Lưu trú giúp cho khách du lịch có địa điểm để nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe để tiếp
tục du lịch. Hoạt động lưu trú do các cơ sở lưu trú như nhà nghỉ, khách sạn,
homestay … thực hiện để cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng, giường và các dịch
vụ khác phục vụ khách du lịch;
(iv). Dịch vụ ăn uống, là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của
ngành du lịch. Tham gia cung ứng các dịch vụ ăn uống trong du lịch có các loại
hình như nhà hàng, quán bar, quán cà phê;
(v). Hoạt động vui chơi giải trí cũng là một trong những nhu cầu của khách khi
đi du lịch. Hoạt động vui chơi giải trí trong du lịch nhằm mục đích để khách du lịch
có điều kiện hồi phục năng lượng, nghỉ ngơi sau ngày du lịch;
(vi). Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm
kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch. Hoạt động này được coi là một nhân tố
quan trọng góp phần vào sự phát triển du lịch của ngành và mỗi địa phương;
(vii). Hợp tác quốc tế góp phần làm cho thế giới hiểu thêm về đất nước, con
người của địa phương nơi khách đến du lịch. Trên cơ sở các hiệp ước quốc tế, các
chương trình, dự án hợp tác quốc tế về du lịch mà Nhà nước hoặc từng địa phương
ký kết sẽ tạo điều kiện cho ngành du lịch ngày càng thu hút được nhiều kênh đầu tư
từ bên ngoài, thúc đẩy ngành du lịch trong nước phát triển;
(viii). Hệ thống cơ sở hạ tầng- kỹ thuật phục vụ HĐDL là các hoạt động liên
quan tới xây dựng, cải tạo, phát triển, khai thác và sử dụng hệ thống hạ tầng du lịch.
Như vậy, có thể thấy được HĐDL là một hoạt động phức tạp, gắn với sự hiện
diện của du khách mà phần lớn đến từ địa phương khác, nước khác. Bên cạnh đó,
12
HĐDL mang tính đa dạng và có yếu tố quốc tế. Đây còn là hoạt động mang tính liên
ngành, liên vùng, mang tính tổng hợp có sự tham gia của các ngành khác nhau. Do
đó, quản lý HĐDL có sự phối hợp giữa các ngành trên địa bàn và giữa thành phố
với các vùng khác. Bên cạnh đó, HĐDL trên địa bàn thành phố còn mang đặc điểm
gắn với yếu tố đô thị. Chẳng hạn, HĐDL trên địa bàn Thành phố Hạ Long với các
tài nguyên du lịch gắn liền với Vịnh Hạ Long với yếu tố đô thị trung tâm vùng, gắn
với điều kiện tự nhiên, cảnh quan vùng biển sẽ phát triển mạnh về sản phẩm du lịch
mang tính đặc trưng chỉ có Hạ Long mới có.
Hai là, về cấp quản lý: đặc thù của cấp thành phố trực thuộc tỉnh như Hạ Long là
cấp thừa hành, có phân quyền, vừa thực hiện pháp luật, chính sách của trung ương, vừa
ban hành chính sách theo thẩm quyền. Cấp trung ương sẽ ban hành luật và các chính
sách thống nhất quản lý HĐDL trên cả nước, từ đó, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh
sẽ cụ thể hóa và triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách của
trung ương để quản lý và phát triển HĐDL phù hợp với thực tế địa phương.
Ba là, về phương pháp quản lý: Phương pháp quản lý là cách thức mà chủ thể
quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu mà chủ thể đã xác định
vì thế quản lý HĐDL cũng sử dụng các phương pháp quản lý cơ bản như:
Phương pháp hành chính, là phương pháp đặc thù của hoạt động QLNN,
phương pháp này được thực hiện trong QLNN đối với các HĐDL thông qua các
mệnh lệnh hành chính được ban hành bởi các chủ thể quản lý đối với các đối tượng
quản lý và các thủ thể thực hiện các hành vi trong lĩnh vực du lịch.
Phương pháp tuyên truyền - giáo dục, là phương pháp tác động tới nhận thức
và tình cảm của các chủ thể thực hiện hành vi để từ đó lôi cuốn các chủ thể thực
hiện các hành động thuộc đối tượng quản lý chấp hành và thực hiện những gì mà
chủ thể quản lý mong muốn. Trong quản lý HĐDL, người sử dụng dịch vụ du lịch,
kinh doanh du lịch là một bộ phận cấu thành của hệ thống các HĐDL nên việc sử
dụng phương pháp này để tác động lên ý thức chấp hành pháp luật quản lý HĐDL là
hết sức cần thiết.
13
Phương pháp kinh tế, là phương pháp tác động của chủ thể quản lý tới đối
tượng quản lý thông qua lợi ích kinh tế. Phương pháp này được thực hiện thông qua
việc lựa chọn và sử dụng hệ thống đòn bẩy kinh tế như giá cả, lãi suất, thuế, phí, các
chính sách ưu đãi….Phương pháp kinh tế được sử dụng trong quản lý HĐDL hể
hiện thông qua các chính sách khuyến khích hoặc hạn chế như chính sách khuyến
khích người dân sử dịch vụ du lịch, kích cầu du lịch.
Phương pháp kỹ thuật, là quản lý thông qua các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật
đối với đối tượng quản lý. Các công trình du lịch và dịch vụ du lịch, để đảm bảo
chất lượng hoạt động của hệ thống, đòi hỏi các yếu tố này phải đạt được các tiêu
chuẩn kỹ thuật đã được xác định. Căn cứ trên các tiêu chuẩn kỹ thuật đó, các cơ
quản quản lý sẽ ra các quyết định cho phép hoặc không cho phép khai thác dịch vụ,
cấp giấy phép kinh doanh.
Bốn là, về công cụ quản lý: Các công cụ trong quản lý HĐDL gồm rất nhiều
loại khác nhau với những đặc điểm khác nhau nhưng nhìn chung bao gồm các công
cụ chủ yếu là: Quy định pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và chính sách. Trong đó:
Quy định pháp luật, là công cụ đặc thù của hoạt động QLNN nói chung, tạo
khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động liên quan đến lĩnh vực du lịch và là cơ sở
pháp lý để các cơ quan nhà nước điều chỉnh các hành vi liên quan đến HĐDL.
Quy hoạch, kế hoạch, phản ánh mối quan hệ về không gian giữa hệ thống công
trình du lịch, khu du lịch với các công trình khác được phê duyệt cũng được coi là
cơ sở pháp lý cho quản lý HĐDL.
Chính sách, là những biện pháp do các cơ quan quản lý đề ra để giải quyết
những thách thức đặt ra trong hoạt động phát triển du lịch, đó là sự kết hợp giữa
những gì mà pháp luật quy định với những điều kiện hiện có để giải quyết những
đòi hỏi của thực tiễn trong lĩnh vực du lịch.
Mỗi loại công cụ trên có cách thức tác động khác nhau và được sử dụng trong
những hoạt động quản lý khác nhau tùy từng điều kiện cụ thể và năng lực của chủ
thể quản lý.
14
1.1.3. Các chủ thể tham gia quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố
trực thuộc tỉnh
Đối với HĐDL chủ thể quản lý sẽ là hệ thống các cơ quan HCNN được tổ
chức để thực hiện chức năng QLNN đối với HĐDL. Tùy theo cách thức tổ chức
khác nhau ở mỗi đô thị và ở mỗi nước mà các cơ quan này có tên gọi khác nhau
nhưng nhìn chung được chia Thành 2 loại cơ quan theo thẩm quyền quản lý:
Thứ nhất, cơ quan có thẩm quyền chung: là cơ quan có chức năng và thẩm
quyền quản lý mọi mặt đời sống xã hội trên phạm vi lãnh thổ trong đó có lĩnh vực
du lịch (ví dụ: UBND các cấp).
Thứ hai, cơ quan có thẩm quyền riêng: là cơ quan chỉ có chức năng và thẩm
quyền quản lý đối với lĩnh vực du lịch (ví dụ: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và
các cơ quan trực thuộc) hoặc cơ quan quản lý một mặt của HĐDL (ví dụ như: Bộ
Tài nguyên và Môi trường quản lý các vấn đề bảo tồn tài nguyên thiên nhiên khai
thác phục vụ du lịch, Bộ Tài chính và các cơ quan cấp dưới quản lý đối với các loại
thuế và phí liên quan tới HĐDL,…..).
Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, hệ thống chủ thể tham gia
quản lý HĐDL ở cấp trung ương bao gồm: Chính phủ thống nhất QLNN đối với
HĐDL. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Bộ quản lý chuyên ngành là cơ quan đầu
mối giúp Chính phủ thực hiện chức năng QLNN về HĐDL. Các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc thực hiện QLNN về HĐDL. Ở cấp địa
phương, UBND cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện
QLNN về HĐDL tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương do mình quản lý. Tương
tự như cấp trung ương tại cấp địa phương, UBND cấp tỉnh sẽ tổ chức ra các cơ quan
chuyên môn là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (ví dụ ở tỉnh Quảng Ninh là Sở Du
lịch) để giúp chủ tịch UBND tỉnh quản lý HĐDL trên địa bàn tỉnh, ngoài Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý chuyên ngành thì các Sở, ban, ngành
khác của tỉnh cũng có trách nhiệm phối hợp quản lý các nội dung liên quan đến
15
HĐDL. UBND các cấp thấp hơn (bao gồm ủy ban nhân dân cấp huyện và UBND
cấp xã) có hai nhóm nhiệm vụ trong quản lý HĐDL: 1) Thực hiện QLNN về du lịch
theo phân cấp của UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, kiểm tra việc
chấp hành quy định của pháp luật về du lịch tại địa phương. 2) Có trách nhiệm thực
hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch, bảo vệ di tích lịch sử, văn
hóa và danh lam thắng cảnh ở địa phương.
Trong khuôn khổ đề tài này, chủ thể quản lý HĐDL chính là chính quyền
thành phố trực thuộc tỉnh với các cơ quan là HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước
ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân sẽ là
cơ quan quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực (trong đó có
HĐDL) trên địa bàn thành phố trong phạm vi được phân quyền; tiếp đó là UBND
thành phố là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở thành
phố, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH nói chung và
HĐDL nói riêng. Cũng tương tự như UBND cấp tỉnh, UBND thành phố trực thuộc
tỉnh cũng tổ chức cơ quan chuyên môn giúp việc trong lĩnh vực du lịch là phòng
Văn hóa- thông tin.
Như vậy, để giúp cho UBND các cấp thực hiện tốt hoạt động QLNN của mình,
các sở, phòng, ban chuyên môn được thành lập. Các cơ quan chuyên môn này thực
hiện quản lý HĐDL trên lãnh thổ của địa phương. HĐDL là một hoạt động kinh tế
dịch vụ tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng. Do đó, căn cứ vào tính chất và quy
mô của công việc mà chính quyền địa phương có thể ban hành quy chế phối, kết
hợp trong quản lý nhằm đạt được hiệu quả quản lý tốt nhất trong điều kiện địa
phương mình quản lý.
1.1.4. Vai trò quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh
Vai trò quản lý HĐDL trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh thể hiện ở những
nội dung cơ bản như sau:
Một là, triển khai các định hướng quản lý HĐDL của cơ quan QLNN cấp trên
tại địa bàn quản lý của mình. Căn cứ vào những định hướng quản lý HĐDL của Nhà
nước, chiến lược phát triển KT-XH, chiến lược phát triển ngành du lịch cơ
16
quan QLNN về du lịch ở trung ương ban hành, cũng như các kế hoạch phát triển du
lịch của tỉnh, chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh sẽ tổ chức triển khai thực hiện
các định hướng, chiến lược, kế hoạch của cấp trên ban hành cho phù hợp với điều
kiện thực tiễn của địa phương mình.
Hai là, tổ chức thực hiện hệ thống các các văn bản quy phạm pháp luật, quy
hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng
dẫn, thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động phát
triển du lịch trên địa bàn do mình quản lý. Đây là vai trò vô cùng quan trọng, là
bước đưa quy định pháp luật du lịch vào cuộc sống, do chính quyền thành phố trực
thuộc tỉnh có chức năng tổ chức thực hiện quy định pháp luật trên địa bàn quản lý
của mình. Việc tổ chức thực hiện quy định pháp luật về du lịch của Nhà nước là
mục đích phát huy vai trò, giá trị điều chỉnh các HĐDL bằng pháp luật. Do vậy,
việc các quy định pháp luật về lĩnh vực du lịch của Nhà nước có được thực thi
nghiêm túc hay không, có hiệu quả hay không đó chính là vai trò quan trọng của cấp
quản lý này.
Ba là, hướng dẫn các chủ thể khi tham gia vào HĐDL trên địa bàn mình quản
lý cần tuân thủ các quy định pháp luật về lĩnh vực du lịch do cơ quan QLNN có
thẩm quyền ban hành. Cũng như hướng dẫn các chủ thể thực hiện đầy đủ các quy
định, thủ tục hành chính trong lĩnh vực du lịch khi được phân cấp, đồng thời tổ chức
bảo vệ các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh; bảo vệ, tôn tạo, khai
thác, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du
lịch trên địa bàn.
Bốn là, vai trò phối hợp, HĐDL là hoạt động kinh tế liên ngành, có liên quan
đến nhiều ngành, lĩnh vực khách nhau như cơ sở hạ tầng – kỹ thuật, an ninh trật tự-
bảo vệ môi trường, các ngành dịch vụ khác. Do vậy, chính quyền thành phố trực
thuộc tỉnh trong quá trình quản lý HĐDL cần chú trọng và đảm bảo vai trò phối hợp
của mình, nhất là trong công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về, du
lịch trên địa bàn huyện; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan
đến HĐDL heo quy định của pháp luật trên địa bàn do mình quản lý.
17
Như vậy, với việc thực hiện đầy đủ các vài trò quản lý của mình, chính quyền
thành phố thuộc tỉnh sẽ phát huy mạnh mẽ vai trò quản lý của mình trong các lĩnh
vực KT-XH nói chung và HĐDL nói riêng.
1.2. Nội dung quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh
1.2.1. Xây dựng và công khai chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch
trên địa bàn
Xây dựng và công khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch
là một trong những nội dung quản lý có tính quyết định đối với sự phát triển du lịch
nói chung và trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh nói riêng. Công tác này giúp cho
các cá nhân, tổ chức (nhà đầu tư) an tâm khi quyết định đầu tư kinh doanh vào lĩnh
vực du lịch. Trong HĐDL, nhất là các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, mục
tiêu cuối cùng của các đơn vị kinh doanh là lợi nhuận. Do đó, nếu không được định
hướng phát triển đúng sẽ gây ra lãng phí, kém hiệu quả do không phù hợp với nhu
cầu thị trường và thực tế phát triển của địa phương, nhất là các hoạt động đầu tư xây
dựng phát triển kết cấu hạ tầng các khu, điểm du lịch,... hoặc đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất - kỹ thuật như các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ... Vì thế, chính quyền các
cấp, trong đó có các thành phố trực thuộc tỉnh phải hết sức quan tâm đến việc xây
dựng và công khai kịp thời các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch
của địa phương. Các mục tiêu, chỉ tiêu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển du lịch phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển chung của cả nước.
Đáp ứng những yêu cầu của quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế
thế giới gắn với tiến trình đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Có như vậy, mỗi đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch mới có
thể xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển riêng phù hợp với chiến lược và kế
hoạch phát triển chung của địa do mình quản lý.
1.2.2. Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật và các văn bản của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động du lịch trên địa bàn
Việc tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật và các văn bản của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền liên quan đến HĐDL trên địa bàn bao gồm rất nhiều nội
18
dung khác nhau, cụ thể
* Tổ chức thực hiện chính sách, quy định pháp luật trong lĩnh vực du lịch trên
địa bàn do mình quản lý
Trên cơ sở các chủ trương của Đảng, chính sách, quy định pháp luật của Nhà
nước về du lịch, các cấp chính quyển, trong đó bao gồm thành phố trực thuộc tỉnh
có trách nhiệm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách đó thành các văn bản pháp
luật, đưa chủ trương, chính sách vào thực tế đời sống. Chính quyền thành phố trực
thuộc tỉnh phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đó theo đúng
quy định và phù hợp với thực tế địa phương mình. Để làm được điều này đòi hỏi đội
ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN về du lịch phải có trình độ chuyên môn
để có thể hiểu rõ các quy định của nhà nước thì mới có những hành động đúng đảm
bảo chính sách pháp luật của nhà nước về du lịch được thi hành nghiêm túc, đúng
luật định. Tổ chức thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ban
hành văn bản thuộc thẩm quyền, tích cực cải thiện môi trường pháp lý, đầu tư kinh
doanh phù hợp với đặc thù nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm
bỏ vốn đầu tư kinh doanh dụ lịch.
* Tổ chức tuyên truyền pháp luật về du lịch
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về HĐDL nói chung và
của chính quyền thành phố trực tỉnh nói riêng là một nội dung quan trọng của quá
trình thi hành pháp luật, có vai trò hết sức quan trọng là cầu nối để chuyển tải các
chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về du lịch đến với mọi tổ
chức và người dân.
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về HĐDL nhằm đáp ứng nhu cầu
tìm hiểu pháp luật của cá nhân, tổ chức, giúp họ hiểu biết pháp luật và nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức cũng như mọi người dân, góp phần
ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi vi phạm pháp luật về du lịch, thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội ở địa phương và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà
nước đối với HĐDL trên địa bàn do mình quản lý.
* Xúc tiến du lịch, kêu gọi đầu tư, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch
19
Công tác xúc tiến du lịch, quảng bá du lịch và kêu gọi đầu tư đối với HĐDL
đóng một vai trò vô cùng to lớn với sự phát triển của du lịch và các HĐDL. Chính
vì vậy, chính quyền các cấp phải có các cách thức, biện pháp, hoạt động thiết thực,
cụ thể cho công tác này.
Mặt khác, du lịch là ngành kinh tế liên ngành, liên vùng. Sự liên kết trong du
lịch tạo nên một điểm nhấn hết sức quan trọng trong quá trình phát triển du lịch của
địa phương. Sự liên kết giữa các cá nhân, tổ chức tham gia HĐDL với cơ quan của
nhà nước trong ngành, vùng và quốc gia sẽ tạo ra môi trường HĐDL thông thoáng,
thuận lợi cho sự hợp tác phát triển. Để làm được điều đó, các cơ quan QLNN đối
với HĐDL từ trung ương tới địa phương phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
trong việc triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách pháp luật của nhà
nước và của địa phương.
* Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch
Nguồn nhân lực tham gia vào HĐDL có vai trò quyết định tới sự phát triển của
các HĐDL. Bởi vì, suy cho cùng, HĐDL có phát triển được hay không chính là do
yếu tố nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản tham gia vào các HĐDL vì
vậy, nguồn nhân lực có chất lượng càng cao thì càng thúc đẩy du lịch phát triển.
Nắm được quy luật đó, việc đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn
nhân lực cho HĐDL là một nội dung không thể thiếu được đối với các cơ quan
QLNN về du lịch và cá nhân, tổ chức tham gia vào HĐDL. Đặc biệt, đối với những
địa phương có tiềm năng lợi thế về phát triển du lịch cần quan tâm nhiều hơn nữa
tới việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt tham gia HĐDL, phải có kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao tham gia vào
HĐDL.
1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động du lịch
Chủ thể quản lý HĐDL là các cơ quan chức năng trong bộ máy QLNN thực
hiện nhiệm vụ quản lý HĐDL ở thành phố trực thuộc tỉnh. Trong giai đoạn hiện
nay, Nhà nước tiến hành sắp xếp lại các cơ quan QLNN về kinh tế, đổi mới thể chế
và thủ tục hành chính, đào tạo và đào tạo lại, sắp xếp lại cán bộ công chức QLNN
20
và quản lý doanh nghiệp. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý sẽ được thực
hiện bởi các cán bộ, công chức trong bộ máy. Chất lượng cán bộ, công chức, cách
thức làm việc của các cơ quan quản lý có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng
HĐDL. Do đó, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành du lịch cần phải
được quan tâm, cơ cấu lại đội ngũ công chức, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về
kiến thức, kỹ năng, về ngoại ngữ, tin học và nâng cao đạo đức công chức, xây dựng
cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút nhân tài, tạo động lực khuyến khích công
chức nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác.
Trong tổ chức cơ quan QLNN về du lịch nói chung và của thành phố trực
thuộc tỉnh nói riêng cần điều chỉnh cơ cấu tổ chức tinh gọn theo hướng giảm bớt
đầu mối, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp về chức năng, thẩm quyền giữa
các cơ quan trong bộ máy. Đổi mới tổ chức và hoạt động theo hướng đề cao vai trò
và trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, nhanh
nhạy của quản lý, điều hành. Chính quyền thành phố phải chuyển mạnh sang nền
hành chính “phục vụ”, kiến tạo. Đảm bảo thu hút mạnh mẽ sự tham gia của người
dân vào QLNN, đảm bảo tính công khai, minh bạch.
1.2.4. Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch
Phát triển kết cấu hạ tầng du lịch sẽ thúc đẩy phát triển HĐDL, mang lợi ích
đến cho nhiều thành phần hơn và góp phần tăng trưởng kinh tế của thành phố. Tuy
nhiên, HĐDL phải trong giới hạn cho phép sức chứa của kết cấu hạ tầng du lịch của
thành phố. Do đó, chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh cần phải có chính sách đầu
tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch phù hợp nhu cầu phát triển HĐDL. Kết cấu hạ
tầng cho phát triển HĐDL là nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển nhanh hay
chậm, là một trong các yếu tố để chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh tổ chức
HĐDL, bán các sản phẩm du lịch và phát triển du lịch ở địa phương nhằm tăng thu
nhập và nâng cao đời sống cho người dân địa phương. Kết cấu hạ tầng du lịch là bộ
phận của cơ sở hạ tầng ở địa phương. Trong những điều kiện về sự sẵn sàng phục
vụ du khách, điều kiện không thể thiếu đó là kết cấu hạ tầng xã hội và cơ sở vật chất
kỹ thuật du lịch.
21
Về hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội: Hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến
cảng, đường sắt, đường thủy, công viên, mạng lưới thương nghiệp, hệ thống thông
tin viễn thông, hệ thống điện.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của khách du
lịch về ăn, ở, đi lại,... Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương
tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác các tiềm năng du lịch,
tạo ra các sản phẩm dịch vụ và hàng hoá cung cấp, làm thỏa mãn nhu cầu của du khách,
bao gồm: Hệ thống nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí, các phương tiện vận
chuyển, các công trình kiến trúc bổ trợ. Có thể thấy phát triển kết cấu hạ tầng du lịch sẽ
bao gồm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch để
phục vụ nhu cầu du khách và sự phát triển HĐDL địa phương.
1.2.5. Thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch và xử lý vi phạm trong hoạt động du
lịch trên địa bàn
Sự phát triển của các HĐDL sẽ kéo theo những ảnh hưởng đến tới sự phát
triển của xã hội như tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, sự xuống cấp của kết
cấu hạ tầng của HĐDL... Chính vì vậy, cơ quan QLNN cần thường xuyên tiến hành
thanh tra, kiểm tra các cá nhân, tổ chức tham gia HĐDL tránh những trường hợp vi
phạm pháp luật về du lịch. Đồng thời, cũng cần có những biện pháp chế tài phù hợp
với những trường hợp vi phạm pháp luật về HĐDL, đảm bảo HĐDL phát triển bền
vững, đúng định hướng đề ra.
1.2.6. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý du lịch trên địa bàn thành
phố trực thuộc tỉnh
Hoạt động du lịch dựa vào hai yếu tố tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân
văn. Nếu một trong hai trụ cột này bị mất đi thì hoạt động du lịch sẽ phải đối mặt với
nguy cơ suy thoái trầm trọng. Chính vì vậy, trong quá trình quản lý hoạt động du lịch
thì mục tiêu phát triển du lịch là vô cùng quan trọng. Để đạt được các mục tiêu này,
trong quá trình quản lý hoạt động du lịch phải đảm bảo được các tiêu chí như:
Thứ nhất, các tiêu chí đánh giá được mức độ tăng trưởng kinh tế bền vững.
Các tiêu chí này bao gồm:
22
Tốc độ tăng trưởng doanh thu của hoạt động du lịch, tăng trưởng giá trị tăng
thêm của hoạt động du lịch. Thông thường các tiêu chí này chính là những mục tiêu
quản lý được đề ra trước đó trong các kế hoạch, chiến lược phát triển hoạt động du
lịch của từng địa phương.
Đóng góp của giá trị tăng thêm ngành du lịch vào GRDP của địa phương ngày
càng tăng cũng là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý du lịch.
Sự phù hợp với lợi thế địa phương, tính đa dạng, bền vững của sản phẩm du
lịch: Mức độ phù hợp để đánh giá sự phát triển bền vững của sản phẩm du lịch là
phải phù hợp với chiến lược phát triển sản phẩm du lịch của địa phương đó, bởi
chiến lược của mỗi địa phương thường được xây dựng trên cơ sở đã cân nhắc, tính
toán khoa học các yếu tố liên quan, hướng tới khai thác, phát huy tốt nhất đặc thù
tiềm năng, lợi thế tài nguyên vốn có của từng địa phương.
Lượng vốn và cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch: Được huy
động và cơ cấu phù hợp với phân kỳ theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của
địa phương.
Số lượng, chất lượng nguồn lao động phụ vụ hoạt động du lịch: Các chỉ số về
phát triển nguồn nhân lực du lịch, bao gồm cả số lượng và chất lượng, đã được tính
toán phù hợp và cân đối với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững khác
của địa phương.
Mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường và công nghệ thông tin:
Mức độ phải tăng dần liên tục. Ví dụ, ở nước ta, trong chiến lược phát triển du lịch
giai đoạn 2020 - 2025 các định mục tiêu có bình quân trên 60% cơ sở kinh doanh du
lịch sử dụng Internet phục vụ hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh và có sự chủ
động áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường trong các hoạt động liên quan
đến đầu tư, kinh doanh du lịch. Tỷ lệ này phải tăng lên trong cả giai đoạn và từng
năm theo tỷ lệ tương ướng.
Tăng trưởng lượng khách du lịch: Giới hạn cần đạt của chỉ số này được xác
định tương ứng với giới hạn của chỉ số về tăng trưởng giá trị tăng thêm.
Chi tiêu bình quân của khách du lịch: Tăng dần liên tục không dưới 5 năm;
không thấp hơn trung bình chỉ số này của du lịch cả nước.
23
Mức độ hài lòng của du khách: là tiêu chí đánh giá vô cùng quan trọng.
Thứ hai, các chí đánh giá tăng trưởng kinh tế bền vững thúc đẩy tiến bộ,
công bằng xã hội và gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa. Hệ
tiêu chí này thể hiện ở những nội dung cụ thể sau:
Tỷ lệ người dân được lấy ý kiến về quy hoạch, chủ trương đầu tư dự án du
lịch trước khi triển khai: 100% chủ hộ trong vùng dự án.
Mức độ tạo việc làm cho cộng đồng địa phương từ hoạt động du lịch phải
cao hơn tỷ lệ tạo việc làm mới bình thường trước khi có dự án du lịch trên địa bàn;
Đóng góp cho xóa đói giảm nghèo và tạo cơ hội nâng cao thu nhập, hưởng
lợi cho cộng đồng bản địa từ hoạt động du lịch.
Đóng góp của du lịch cho bảo vệ tài nguyên du lịch nhân văn;
Mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đối với hoạt động hoạt động du
lịch. Thứ ba, tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế bền vững gắn với bảo vệ tài
nguyên du lịch tự nhiên và môi trường sinh thái. Tiêu chí này bao gồm:
Tỷ lệ các khu, điểm tài nguyên được được quy hoạch;
Tỷ lệ khu, điểm tài nguyên du lịch đang khai thác được đầu tư tôn tạo và bảo
vệ đáp ứng yêu cầu chống suy giảm tài nguyên, bảo vệ môi trường luôn luôn tăng
đều theo tỷ lệ nhất định.
Chất lượng môi trường (nước, không khí, rác thải, âm thanh, ánh sáng...) tại
các khu, điểm du lịch: Không vượt ngưỡng theo các quy chuẩn, tiêu chí và chỉ tiêu
cụ thể về môi trường do cơ quan chức năng quy định cho từng thời kỳ.
Ý thức trách nhiệm của du khách với tài nguyên du lịch và môi trường: Tuân
thủ nội quy, quy chế bảo vệ tài nguyên, môi trường tại nơi du lịch; tỷ lệ bị xử lý vi
phạm ở mức quy định so với tổng số du khách; không có vi phạm dẫn tới hậu quả
nghiêm trọng.
Ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư bản địa với tài nguyên du lịch và
môi trường: Tuân thủ quy định về bảo vệ tài nguyên, môi trường của địa phương và
tuân thủ cam kết bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tỷ lệ vi phạm bị xử lý hàng năm
theo quy định so với tổng số người dân của cộng đồng; không có vi phạm dẫn tới
hậu quả nghiêm trọng.
24
Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh du lịch với tài nguyên du lịch và môi
trường: Tuân thủ nội quy, quy chế bảo vệ tài nguyên, môi trường tại nơi du lịch; tỷ
lệ bị xử lý vi phạm hàng năm theo quy định so với tổng số cơ sở; không có vi phạm
đem lại hậu quả nghiêm trọng.
1.3. Yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố
trực thuộc tỉnh
1.3.1. Yếu tố khách quan
Có một số yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý HĐDL trên địa bàn thành
phố trực thuộc tỉnh như sau:
Một là, đường lối phát triển du lịch có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với mỗi
quốc gia, bởi nó chính là chìa khóa đem lại sự thành công cho ngành công nghiệp
không khói này. Đường lối phát triển du lịch được biểu hiện cụ thể qua các chính
sách, chiến lược xác định phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch về tổng thể dài
hạn như: chiến lược đầu tư, xúc tiến, quảng bá du lịch, chiến lược về sản phẩm,
nâng cao chất lượng các dịch vụ, giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên môi trường
đi kèm với đó là những giải pháp cơ bản nhất để nhằm thực hiện chiến lược. Nó góp
phần hỗ trợ và giúp các nhà quản lý chủ động trong kế hoạch đầu tư phát triển
ngành du lịch, tạo cơ sở xây dựng các quyết sách đúng đắn, phù hợp với điều kiện
thực tế. Như vậy, có thể nói việc xây dựng được chiến lược phát triển, đưa ra được
những bước đi đúng hướng sẽ tạo cho ngành du lịch có những bước đột phá mới
trong tiến trình hoạt động, ngược lại, nếu đưa ra những đường hướng không phù
hợp với quy luật và thực tế phát triển nói chung sẽ trở thành nguyên nhân kìm hãm
sự phát triển du lịch.
Hai là, cơ chế, chính sách QLNN về du lịch của chính quyền thành phố trực
thuộc tỉnh. Cơ quan QLNN về du lịch của thành phố trực thuộc tỉnh thực hiện quản
lý theo phân cấp, dưới sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trung ương, chịu sự
giám sát của nhân dân và kiểm nghiệm của thị trường. Các cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền ở Thành phố thực hiện quản lý HĐDL bằng hệ thống các công cụ quản lý
kinh tế như chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển du lịch, các
25
quy định của pháp luật trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp. Chính quyền địa
phương căn cứ vào thẩm quyền của mình sẽ tổ chức thực hiện pháp luật và chủ
trương, chính sách của tỉnh trên địa bàn Thành phố. Đồng thời, xây dựng và thực thi
các chính sách phát triển của Thành phố nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho
HĐDL và các doanh nghiệp du lịch. Do đó, chính quyền địa phương có các chính
sách, cơ chế phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương và pháp luật, chủ trương,
chính sách của trung ương, của tỉnh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý HĐDL
về du lịch. Việc quản lý HĐDL của địa phương tốt sẽ tháo gỡ được nhiều khó khăn
vướng mắc, giải phóng các rào cản để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển du
lịch, đảm bảo sử dụng nguồn lực đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ được
môi trường sinh thái; khai thác được nguồn lực du lịch phục vụ quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các mục tiêu KT-
XH, quốc phòng, an ninh. Chính quyền địa phương thiếu quan tâm, buông lỏng hoạt
quản lý HĐDL, thiếu kiểm tra, kiểm soát việc thực thi chủ trương, chính sách về
HĐDL của các bên tham gia sẽ làm phát sinh các hiện tượng vi phạm, tác động tiêu
cực đến phát triển HĐDL. Vì vậy, các cấp chính quyền của Thành phố trực thuộc
tỉnh phải có trách nhiệm thực hiện đúng chức năng QLNN đối với du lịch, tạo sự
ảnh hưởng tích cực trong hoạt động QLNN của mình.
Ba là, điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phục vụ phát triển
HĐDL. Là một hoạt động đặc trưng, du lịch chỉ phát triển được trong những điều
kiện mà nó cho phép. Trong những điều kiện này có những điều kiện mang tính đặc
tính chung thuộc về các mặt của đời sống xã hội, bên cạnh đó do đặc điểm vị trí địa
lý từng vùng mà nó tạo nên những tiềm năng du lịch khác nhau. Điều kiện tự nhiện
là toàn bộ các điều kiện môi trường tự nhiên như: địa hình đa dạng; khí hậu ôn hòa;
nguồn động, thực vật phong phú; vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tài nguyên du lịch
tự nhiên và nhân văn…Ngoài ra, những nét riêng có trong phong tục, tập quán, quan
niệm và phương thức trong đời sống dân cư ở mỗi dân tộc, mỗi vùng, mỗi miền,
mỗi quốc gia là những tài nguyên du lịch xã hội kích thích nhu cầu tìm hiểu, giao
lưu giữa các dân tộc, các quốc gia, có tác dụng lôi cuốn du khách đến tham quan,
26
tìm hiểu nền văn hóa của các quốc gia khác, là một trong những nhân tố quan trọng
để thu hút khách quốc tế.
Đây là cơ sở cho quy hoạch phát triển du lịch và các biện pháp chính sách để
phát triển sản phẩm du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch. Những yếu tố về
điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi đã giúp cho việc hoạch định
phát triển du lịch và đưa ra thực thi các quyết định quản lý về HĐDL.
Bốn là, tình hình phát triển kinh tế của địa phương là nhân tố quan trọng tác
động tới sự phát triển của du lịch và quản lý du lịch. Khi kinh tế phát triển ổn định
với môi trường chính sách thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp
và du khách thuận lợi tham gia vào các HĐDL, điều đó cũng thuận lợi cho công tác
quản lý. Trong thực tế, sự ổn định chính trị và xã hội được một số nghiên cứu coi
như là một đặc điểm của sản phẩm du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến cầu của nhiều
phân đoạn thị trường du lịch. Khi các điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của một
điểm du lịch biến động nhiều hơn khả năng dự trữ nguồn tài nguyên thì chúng có
thể là nguyên nhân làm vai trò và sự đóng góp của ngành du lịch trong GDP (Tổng
sản phẩm quốc nội) không ổn định. Bên cạnh đó, điều kiện về kinh tế sẽ có tác động
đến QLNN về du lịch của Thành phố thuộc tỉnh. Khi Thành phố thuộc tỉnh có một
nền kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho việc khai thác hiệu quả HĐDL. Với nền
kinh tế phát triển, sẽ đảm bảo cung cấp hàng hóa thiết yếu cho HĐDL và nguồn vốn
để duy trì, phát triển HĐDL cũng như thiết lập các mối quan hệ kinh tế với bạn
hàng trong việc cung ứng hàng hóa và dịch vụ đủ về số lượng, đảm bảo về chất
lượng. Từ đó tạo điều kiện tăng thu ngoại tệ cho các tổ chức du lịch và cho địa
phương. Do đó, với điều kiện kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ
quan QLNN về du lịch của Thành phố xây dựng chính sách phát triển HĐDL.
Đặc biệt, hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội, điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật
du lịch và tài nguyên du lịch, danh lam thắng cảnh, công trình, di sản văn hóa, lịch
sử, nghệ thuật, phong tục tập quán,… là yếu tố giúp cho việc QLNN về du lịch hiệu
quả. Đây là cơ sở để khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm
du lịch, đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của du khách, thu hút đa dạng du khách và
giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch. Cơ sở
27
vật chất kỹ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp cũng như chất lượng dịch vụ
du lịch cung cấp cho khách hàng. Có hai loại cơ sở vật chất kỹ thuật đó là: cơ sở vật
chất kỹ thuật du lịch và cơ sở hạ tầng xã hội. Các thành tựu kinh tế, chính trị cũng
có sức thu hút đối với nhiều khách du lịch. Các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế, kỹ
thuật là một ví dụ cho việc thu hút du khách. Các thương nhân tìm đến để thiết lập
quan hệ, quảng bá sản phẩm. Khách tham quan tìm đến để thỏa mãn những mối
quan tâm, hiếu kỳ. Các nhà nghiên cứu tìm đến để quan sát, xem xét và học hỏi,….
Năm là, chất lượng nguồn nhân lực. Du lịch là ngành sử dụng nhiều nhân lực,
vì vậy, nguồn nhân lực là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến HĐDL và
QLNN về du lịch. Người lao động sẽ trực tiếp thực hiện các HĐDL, khai thác các
nguồn lực phục vụ du lịch, cung cấp hàng hóa, sản phẩm phục vụ du khách. Thành
phố xây dựng được nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao là yếu tố quan trọng để
tạo ra nhiều sản phẩm du lịch có chất lượng cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh của điểm đến du lịch nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng.
Sáu là, nguồn vốn và quy mô, chất lượng hoạt động của các cơ sở cung ứng
sản phẩm, dịch vụ du lịch. Yếu tố này cũng ảnh hưởng lớn đến QLNN về du lịch
của thành phố trực thuộc tỉnh. HĐDL là một hoạt động kinh tế tổng hợp nên rất cần
vốn để đầu tư phát triển như đầu tư trang bị cơ sở vật chất - hạ tầng, cơ sở lưu trú du
lịch. HĐDL địa phương có cạnh tranh thu hút được nhiều du khách hay không một
phần lớn là nhờ vào mức độ hiện đại của cơ sở vật chất - hạ tầng và cơ sở lưu trú du
lịch và điều này phụ thuộc vào quy mô, hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư. Số
lượng, quy mô và chất lượng hoạt động của các cơ sở cung ứng sản phẩm, dịch vụ
du lịch có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển HĐDL. Do đó, quản lý HĐDL cần
đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia và hoạt động kinh doanh du lịch của
các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp du lịch cung ứng ra thị trường những sản phẩm
du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách; đồng thời, cùng tồn tại và phát triển sẽ tạo ra
sự cạnh tranh để nâng cao chất lượng phục vụ; đầu tư mở rộng quy mô để có điều
kiện đầu tư chiều sâu, ứng dụng khoa học - công nghệ, mở rộng liên doanh liên kết,
đào tạo nguồn nhân lực, phát triển đồng bộ các loại hình du lịch để hợp tác và hỗ trợ
lẫn nhau cùng phát triển
28
1.3.2. Yếu tố chủ quan
Bên cạnh các yếu khách quan nêu trên thì cũng có một số yếu tố chủ quan đó là:
Thứ nhất, cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN về du lịch có ảnh hưởng lớn đến sự
quản lý HĐDL và thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Tổ chức bộ máy QLNN về du
lịch phù hợp với yêu cầu phát triển thì sẽ thúc đẩy HĐDL phát triển nhanh và mạnh.
Ngược lại, sẽ làm cho HĐDL chậm phát triển, thậm chí không phát triển và sử dụng
lãng phí tài nguyên du lịch. Nếu xây dựng được tổ chức có năng lực sẽ giúp cho
QLNN về du lịch thuận lợi và hiệu quả.
Thứ hai, trình độ của cán bộ QLNN về du lịch của thành phố trực thuộc tỉnh.
Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan QLNN
về du lịch, tham mưu xây dựng chính sách phát triển HĐDL, ban hành các văn bản,
quy định và tổ chức, điều hành, quản lý các HĐDL của địa phương. Do đó, họ sẽ là
nhân tố quan trọng góp phần xây dựng, tạo lập môi trường cho HĐDL như: Lập kế
hoạch quản lý và xây dựng cơ sở hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; phát triển sản
phẩm, công nghệ và phát triển các hệ thống; các ngành liên quan và mua sắm.
Trong bối cảnh HNQT và phát triển hiện nay, QLNN về du lịch tại các thành phố
trực thuộc tỉnh đòi hỏi ngày càng được nâng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển. Năng
lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý có ý
nghĩa quyết định đến hiệu quả và hiệu lực của QLNN về du lịch. Nếu năng lực quản lý
giỏi, trình độ chuyên môn cao và có phẩm chất đạo đức thì việc xây dựng chính sách,
hoạch định, quy hoạch phát triển và việc tổ chức, điều hành HĐDL của địa phương sẽ
sát thực tế, khả thi, nhanh chóng và hiệu quả… Ngược lại, sẽ làm cho việc QLNN về
du lịch trì trệ, kém hiệu quả, làm cho HĐDL địa phương chậm phát triển.
Thứ ba, cơ chế phối hợp trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý HĐDL
của các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh. Như đã phân tích
ở trên, HĐDL là hoạt động liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau.
Các cơ quan QLNN về du lịch là cơ quản chủ trì hoạt động quản lý chuyên ngành
những cũng cần phải phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan trong việc
thực hiện quản lý HĐDL. Do vậy, trong quá trình quản lý nếu không có cơ chế phố
29
hợp phù hợp, phân chia chức năng nhiệm vụ rõ ràng giữa các đơn vị trên địa bàn sẽ
gây cản trở cho quá trình quản lý.
1.4. Kinh nghiệm quản lý hoạt động du lịch ở một số địa phƣơng tại Việt Nam
1.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động du lịch tại một số địa
phương * Thành phố Nha Trang
Thành phố Nha Trang là địa bàn hội tụ đậm nét các yếu tố nền tảng cho một
trung tâm du lịch biển quốc tế bao gồm đô thị phát triển với đầy đủ các giá trị văn
hóa, nhân văn được đánh giá cao, môi trường khá trong sạch, con người hiền hòa,
nhã nhặn… kết hợp với các giá trị về cảnh quan thiên nhiên kỳ thú của vịnh, biển,
núi, sông, vùng ngập mặn, cảnh quan sinh thái nông nghiệp trù phú, hệ sinh thái
biển đa dạng. Thành phố có nhiều di sản văn hóa lịch sử quý giá như Tháp Bà
Ponagar, Viện Pasteur, Viện Hải dương học…
Trong Thành phố đã hình Thành mạng lưới các cơ sở dịch vụ văn hóa ẩm thực
chất lượng cao, mang nét truyền thống, góp phần tạo nên bản sắc hấp dẫn của du
lịch Nha Trang. Các di sản thiên nhiên - văn hóa, nhân văn đã và đang được bảo tồn
ổn định, bước đầu khai thác có hiệu quả. Nhờ thế, số lượt khách du lịch đến Nha
Trang ngày càng tăng. Năm 2008, Nha Trang đón 1,6 triệu lượt khách, tăng 17,4%
so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế là 330.000 lượt, tăng 17% so với cùng kỳ.
Tổng doanh thu HĐDL và dịch vụ ước đạt 1.282 tỷ đồng, tăng 31,4%. Hiện tại,
Thành phố có 366 cơ sở kinh doanh lưu trú với 8.728 phòng và 14.178 giường, thu
hút 7.770 lao động trực tiếp (UBND thành phố Hạ Long, 2016). Chính những điều
kiện đó mà du lịch Nha Trang trong thời gian vừa qua là địa chỉ quen thuộc của du
khách trong nước và quốc tế, đóng góp trên 70% vào tổng 2 doanh thu du lịch của
tỉnh Khánh Hòa.
* Thành phố Đà Nẵng
Từ ngày 1/1/1997, Đà Nẵng tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam, trở Thành Thành phố
trực thuộc Trung ương, đến nay, Đà Nẵng đang dần trở Thành trung tâm kinh tế, chính
trị, văn hóa của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Thành phố có nhiều lợi thế để
phát triển thành trung tâm du lịch. Sau hơn 20 năm phát triển trung tâm du lịch
30
Đà Nẵng đã có nhiều khởi sắc: Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và phong phú, tốc
độ tăng trưởng khách du lịch khá cao, giai đoạn 2007-2016 là 21,93%, doanh thu du
lịch bình quân đạt 29,6%, đóng góp 22,92% vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)
của Thành phố (Phạm Thị Hoa, 2018), góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phát
triển KT-XH của Thành phố, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống dân cư.
Những kết quả đạt được của trung tâm du lịch Thành phố Đà Nẵng đã thúc đẩy
phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, làm thayđổi bộ
mặt Thành phố, vị thế của Đà Nẵng trong nước cũng như quốc tế ngày càng
nângcao. Vì thế, Đại hội Đảng bộ lần thứ XXI của Thành ủy Đà Nẵng tiếp tục
khẳng định “phát triển mạnh các ngành dịch vụ nhất là dịch vụ du lịch” là một trong
ba khâu đột phá trong phát triển KT-XH của TP nhiệm kỳ vừa qua cũng như nhiệm
kỳ sắp tới.
* Thành phố Phú Quốc
Đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, diện tích
tự nhiên toàn bộ huyện đảo lên tới 593km2 trong đó đảo lớn nhất Phú Quốc rộng tới
khoảng 589km2. Đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, cách Rạch Giá 120km và
cách Hà Tiên 45km. Về mặt hành chính, thành phố đảo Phú Quốc gồm 2 thị trấn
(Dương Đông và An Thới) và 8 xã (UBND thành phố Hạ Long, 2018)
Thành phố Phú Quốc, đảo Ngọc, được xác định là một trong những điểm đến
giàu tiềm năng nhất của du lịch Việt Nam, một tài sản quý báu của cả nước và trên
thực tế Phú Quốc đã nổi lên Thành một điểm đến thu hút khách mạnh mẽ trong
những năm vừa qua. Liên tục đổi mới và tái xác định vị thế thông qua việc tung ra
sản phẩm mới và chiến dịch quảng cáo mới để duy trì sự quan tâm, nâng tầm thị
trường và xây dựng thương hiệu. Có thế học tập mô hình du lịch ở các đảo như Hải
Nam, Bali, đảo Bintan, Langkawi, Macau,…
Các khu nghỉ dưỡng đang kết hợp hiện tại cần xây dựng các chương trình với
quy mô ngày càng tăng liên kết với các hoạt động phụ trợ khác, các chương trình
khuyến mại và các dịch vụ có thể hỗ trợ phát triển du lịch.
Tăng cường giáo dục liên tục và nâng cao nhận thức cộng đồng địa phương
mang lại xu thế chủ đạo cho Phú Quốc và phát triển nam Việt Nam, đồng thời hỗ
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH

More Related Content

Similar to HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH

Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH (20)

Phát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdf
Phát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdfPhát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdf
Phát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdf
 
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.docLuận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
 
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
 
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...
 
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến TreQuản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
 
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến TreQuản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
 
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm ĐồngHoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
 
Du lich da nang
Du lich da nangDu lich da nang
Du lich da nang
 
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - HayĐề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
 
Đề tài đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...
Đề tài đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...
 
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã thành phố Hạ Long
 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã thành phố Hạ Long Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã thành phố Hạ Long
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã thành phố Hạ Long
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã Tp Hạ Long
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã Tp Hạ LongLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã Tp Hạ Long
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã Tp Hạ Long
 
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
 
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
 
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAYĐề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
 
Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...
Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...
Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...
 
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồngLuận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
 
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninhNghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
 
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển Ngành du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Luận văn: Giải pháp phát triển Ngành du lịch Lâm Đồng đến năm 2020Luận văn: Giải pháp phát triển Ngành du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Luận văn: Giải pháp phát triển Ngành du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
 
Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...
Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...
Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...
 
Khóa luận Kết quả công tác kê khai, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
Khóa luận Kết quả công tác kê khai, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...Khóa luận Kết quả công tác kê khai, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
Khóa luận Kết quả công tác kê khai, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
 
Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...
Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...
Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...
 
Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...
Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...
Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...
 
Khoá luận Kểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại P...
Khoá luận Kểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại P...Khoá luận Kểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại P...
Khoá luận Kểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại P...
 
Khoá luận Hoạt động nhập khẩu nhựa đường của Công ty CP XNK giao thông đường ...
Khoá luận Hoạt động nhập khẩu nhựa đường của Công ty CP XNK giao thông đường ...Khoá luận Hoạt động nhập khẩu nhựa đường của Công ty CP XNK giao thông đường ...
Khoá luận Hoạt động nhập khẩu nhựa đường của Công ty CP XNK giao thông đường ...
 
Khóa luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container ...
Khóa luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container ...Khóa luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container ...
Khóa luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container ...
 
Khoá luận Hoàn thiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng tại kho bạc Nhà...
Khoá luận Hoàn thiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng tại kho bạc Nhà...Khoá luận Hoàn thiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng tại kho bạc Nhà...
Khoá luận Hoàn thiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng tại kho bạc Nhà...
 
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...
 
KHOÁ LUẬN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX NHẰM NÂNG CAO LÒNG TRUNG THÀNH C...
KHOÁ LUẬN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX NHẰM NÂNG CAO LÒNG TRUNG THÀNH C...KHOÁ LUẬN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX NHẰM NÂNG CAO LÒNG TRUNG THÀNH C...
KHOÁ LUẬN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX NHẰM NÂNG CAO LÒNG TRUNG THÀNH C...
 
Khóa luận Hoàn thiện chính sách Marketing-mix đối với dịch vụ đào tạo TOEIC v...
Khóa luận Hoàn thiện chính sách Marketing-mix đối với dịch vụ đào tạo TOEIC v...Khóa luận Hoàn thiện chính sách Marketing-mix đối với dịch vụ đào tạo TOEIC v...
Khóa luận Hoàn thiện chính sách Marketing-mix đối với dịch vụ đào tạo TOEIC v...
 
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thủy Hà
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thủy HàKhoá luận Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thủy Hà
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thủy Hà
 
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...
 
Khoá luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế ở cục thuế Hà Tĩnh
Khoá luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế ở cục thuế Hà TĩnhKhoá luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế ở cục thuế Hà Tĩnh
Khoá luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế ở cục thuế Hà Tĩnh
 
Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...
Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...
Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...
 
Khoá luận Hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xu...
Khoá luận Hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xu...Khoá luận Hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xu...
Khoá luận Hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xu...
 
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
 
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
 
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai...
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai...Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai...
Khoá luận Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Quốc Oai...
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------***--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Quản lý kinh tế NGUYỄN THỊ MINH HUYỀN Hà Nội - 2021
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------***--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Quản lý kinh tế Chƣơng trình: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Huyền Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thanh Bình Hà Nội - 2021
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu “Hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” là của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Quảng Ninh, ngày 05 tháng 07 năm 2021 Tác giả Nguyễn Thị Minh Huyền
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại Thương cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thanh Bình người trực tiếp hướng dẫn tôi. Cô đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình tôi trong quá trình nghiên cứu, viết và hiệu chỉnh luận văn này. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Quảng Ninh, ngày 05 tháng 07 năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Minh Huyền
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................... vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU....................................................................viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .........................................viii MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH.................................................. 7 1.1. Khái niệm và vai trò quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố trực thuộc tỉnh ...................................................................................................... 7 1.1.1. Các khái niệm có liên quan .................................................................... 7 1.1.2. Đặc điểm quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh ................................................................................................................... 10 1.1.3. Các chủ thể tham gia quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh.......................................................................................... 14 1.1.4. Vai trò quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh ................................................................................................................... 15 1.2. Nội dung quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh....................................................................................................................... 17 1.2.1. Xây dựng và công khai chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn............................................................................................... 17 1.2.2. Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật và các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động du lịch trên địa bàn 17 1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động du lịch.......................................... 19 1.2.4. Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch.......................................... 20 1.2.5. Thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch và xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch trên địa bàn ................................................................................ 21
  • 6. iv 1.2.6. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý du lịch trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh............................................................................... 21 1.3. Yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh .................................................................................................... 24 1.3.1. Yếu tố khách quan................................................................................. 24 1.3.2. Yếu tố chủ quan..................................................................................... 28 1.4. Kinh nghiệm quản lý hoạt động du lịch ở một số địa phƣơng tại Việt Nam...................................................................................................................... 29 1.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động du lịch tại một số địa phương ............ 29 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho quản lý hoạt động du lịch tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh................................................................................... 31 Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................. 33 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG ............................................................................ 34 2.1. Giới thiệu về tiềm lực du lịch của Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 34 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................. 34 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội...................................................................... 34 2.1.3. Đặc điểm tài nguyên du lịch của thành phố Hạ Long ........................ 37 2.1.4. Thực trạng hoạt động du lịch của Thành phố Hạ Long..................... 41 2.2. Tình hình quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020.............................................................. 48 2.2.1. Về xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn.............................................................................................................. 48 2.2.2. Về tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật và các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động du lịch trên địa bàn 51 2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động du lịch.......................................... 57 2.2.4. Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch.......................................... 57
  • 7. v 2.2.5. Về thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch và xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch trên địa bàn ................................................................................ 59 2.3. Đánh giá chung về quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020................................................... 61 2.3.1. Các thành tựu đạt được ........................................................................ 61 2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân ........................................................................ 64 Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................. 69 Chƣơng 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH.. 70 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG........................................................ 70 3.1. Phƣơng hƣớng quản lý động du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long 70 3.1.1. Dự báo nhu cầu phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long ........................................................................................................... 70 3.1.2. Quan điểm phát triển hoạt động du lịch của thành phố Hạ Long ..... 76 3.1.3. Định hướng quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh................................................................................... 79 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ............................................................. 80 3.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, và thực hiện các quy định pháp luật về phát triển du lịch......................................................................................... 80 3.2.2. Làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến các hoạt động du lịch.................................................................................................................... 82 3.2.3. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng- kỹ thuật, dịch vụ phục vụ hoạt động du lịch .............................................................................................................. 83 3.2.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch của thành phố Hạ Long...................................................................... 85 3.2.5. Xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, tiêu biểu của thành phố Hạ Long 87 3.2.6. Tăng cường bảo vệ môi trường nói chung và tại Vịnh Hạ Long nói riêng ................................................................................................................. 90 3.2.7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch của Thành phố Hạ Long......... 93
  • 8. vi 3.2.8. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của thành phố Hạ Long 94 3.2.9. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt dộng du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long.................................................................................. 96 Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 99 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 102
  • 9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HĐDL : Hoạt động du lịch IUOTO : International Union of Official Travel Oragnization- Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức KT-XH : Kinh tế - xã hội QLNN : Quản lý nhà nước UNESCO : Tổ chức di sản thế giới UBND : Ủy ban nhân dân VH-TT-DL : Văn hóa, thể thao và du lịch VH-TT : Văn hóa thông tin WTO : World Tourism Organization – Tổ chức du lịch thế giới
  • 10. viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý HĐDL thành phố Hạ Long ............................. 57 Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế của thành phố Hạ Long giai đoạn 2016 - 2020 ............... 35 Bảng 2.2. Số lượng cơ sở lưu trú của thành phố Hạ Long được phân hạng sao...... 42 Bảng 2.3. So sánh mức chi tiêu và lưu trú của khách tại Hạ Long.......................... 47 Bảng 2.4. Trình độ học vấn của nhân viên các khách sạn trên địa bàn thành phố Hạ Long ......................................................................................................................... 56 Biểu đồ 2.1. Số lượng cơ sở lưu trú từ năm 2013-2018........................................... 41 Biểu đồ 2.2. Số lượng khách sạn 1-2 sao ở Hạ Long so với các địa phương khác của tỉnh Quảng Ninh....................................................................................................... 43 Biểu đồ 2.3. Lượng khách du lịch đến Hạ Long giai đoạn 2013-2019.................... 44 Biểu đồ 2.4. Số lượt khách du lịch quốc tế đến tham quan Vịnh Hạ Long ............. 45 Biểu đồ 2.5. Doanh thu du lịch của thành phố Hạ Long giai đoạn 2016-2020........ 46 Biểu đồ 3.1. Số lượng hành khách sử dụng dịch vụ của hãng hàng không giá rẻ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương .............................................................. 72 Biểu đồ 3.2. Dự báo tốc độ tăng trưởng trong lượng khách đi du lịch nước ngoài, khởi hành trong giai đoạn 2020-2025 ...................................................................... 73 Biểu đồ 3.3. Tầng lớp khách du lịch hạng trung lưu mới nổi, đặc biệt là châu Á ... 74
  • 11. ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Tên đề tài: Hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 1. Tính cấp thiết của đề tài: Thứ nhất, xuất phát từ vai trò quan trọng của HĐDL đối với sự phát triển KT- XH của thành phố Hạ Long. Thứ hai, xuất phát từ vai trò của QLNN đối với HĐDL trên địa bàn thành phố Hạ Long. Thứ ba, thời gian qua để phát triển hiệu quả HĐDL, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tăng cường các hoạt động quản lý đối với các HĐDL trên địa bàn, thành phố đã thực hiện những định hướng, chủ trương của trung ương, của tỉnh; đồng thời xây dựng những chiến lược, kế hoạch nhằm khai thác các lợi thế và tiềm năng du lịch để thúc đẩy các HĐDL. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Cơ sở lý luận của đề tài dựa trên quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta về phát triển du lịch, thể hiện trong các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc; các văn bản QPPL liên quan đế hoạt động QLNN về du lịch như Luật Du lịch, Luật Di sản văn hóa, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Để thực hiện các mực đích nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu mô tả như sau: Phương pháp phân tích và xử lý thông tin; Phương pháp tổng hợp: Phương pháp hệ thống hóa; Phương pháp thống kê 3. Kết quả nghiên cứu: Thứ nhất, nghiên cứu những nội dung cơ bản quản lý HĐDL của chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh. Bên cạnh đó, luận văn còn đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến công tác công tác này; nghiên cứu kinh nghiệm quản lý HĐDL ở một số thành phố có điều kiện tương đồng về phát triển du lịch biển đảo như thành phố Hạ Long. Từ đó, luận văn đã chỉ ra được các giá trị tham khảo cho quản lý HDDL tại Hạ Long.
  • 12. x Thứ hai, qua đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và những tài nguyên phát triển du lịch cùng với tình hình phát triển các HĐDL trên địa bàn Thành phố; đánh giá thực trạng quản lý HĐDL địa bàn Thành phố Hạ Long, đồng thời đưa ra được những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và qua đó nêu nguyên nhân của những hạn trong công tác quản lý để có phương hướng khắc phục. Thứ ba, trên cơ sở kết quả phân tích các hạn chế cũng như những nguyên nhân của hạn chế cùng việc phân tích dự báo về nhu cầu phát triển du lịch của Thành phố Hạ Long trong giai đoạn tiếp theo. Căn cứ trên những định hướng quản lý HĐDL của chính quyền thành phố Hạ Long, tác giả đã để xuất một số giải pháp nhằm để khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả quản lý HĐDL địa bàn Thành phố Hạ Long.
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Đề tài: "Hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh" được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu xuất phát từ các lý do sau đây: Thứ nhất, xuất phát từ vai trò quan trọng của HĐDL đối với sự phát triển KT- XH của thành phố Hạ Long. Trong những năm qua, các HĐDL đã góp phần chuyển đổi nền kinh tế của thành phố Hạ Long từ “nâu” sang “xanh”, cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa; đẩy mạnh quan hệ hữu nghị hợp tác, hội nhập quốc tế; các tuyến, điểm tham quan được mở rộng. Danh tiếng và vị thế của Vịnh Hạ Long ngày càng có ảnh hưởng tốt và trở thành điểm đến của du khách trong nước và quốc tế, góp phần tạo ra diện mạo mới. Nhờ đó, những năm qua, ngành du lịch thành phố Hạ Long luôn tăng trưởng ổn định. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020, tổng lượng khách du lịch đến Hạ Long đạt 34,7 triệu lượt, bằng 126% giai đoạn 2011-2015; doanh thu từ HĐDL đạt gần 40.000 tỷ đồng, bằng 144% giai đoạn 2011-2015; thời gian lưu trú đạt 2,8 ngày/du khách, tăng 1,3 ngày so với giai đoạn trước (Trung tâm truyền thông và Văn hóa Thành phố Hạ Long, 2020). Thứ hai, xuất phát từ vai trò của QLNN đối với HĐDL trên địa bàn thành phố Hạ Long. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Ninh nói chung, trong đó có thành phố Hạ Long. Tuy nhiên, bên cạnh phát triển du lịch, thành phố cũng cần có những giải pháp tối ưu để hạn chế những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội. Chính vì vậy, QLNN đối với các HĐDL đóng vai trò vô cùng quan trọng, định hướng cho HĐDL phát triển tích cực, một mặt giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế song vẫn giữ gìn các giá trị truyền thống và bảo tồn tài nguyên du lịch của Hạ Long; dung hoà mối quan hệ và lợi ích giữa du lịch với các ngành kinh tế khác; đảm bảo hài hoà về quyền lợi giữa cộng đồng dân cư, nhà đầu tư du lịch và khách du lịch. Đặc biệt, chính quyền thành phố Hạ Long thông qua những công cụ quản lý nhất định nhằm tác động tích cực vào các HĐDL, tạo dựng môi trường pháp lý lành mạnh, giúp ngành Du lịch của thành phố phát triển theo đúng định hướng và hiệu quả.
  • 14. 2 Thứ ba, thời gian qua để phát triển hiệu quả HĐDL, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tăng cường các hoạt động quản lý đối với các HĐDL trên địa bàn, thành phố đã thực hiện những định hướng, chủ trương của trung ương, của tỉnh; đồng thời xây dựng những chiến lược, kết hoạch nhằm khai thác các lợi thế và tiềm năng du lịch để thúc đẩy các HĐDL. Trong thời gian qua, các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ du lịch thu hút đông đảo khách du lịch. Tuy vậy, công tác quản lý đối với các HĐDL trên địa bàn Thành phố Hạ Long vần còn tồn tại một số bất cập làm hạn chế, đặc biệt quá trình khai thác và phát triển HĐDL ồ ạt, thiếu sự quản lý của các cơ quan chức năng đã phần nào dẫn đến tình trạng ô nhiểm môi trường, làm mất sự đa dạng sinh học, phá hủy môi trường sinh thái của Thành phố, nhất là khu vực Vịnh Hạ Long. Vì thế, để phát huy những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế, thách thức trong công tác quản lý HĐDL trên địa bàn Thành phố, cần có những giải pháp đồng bộ nhằm quản lý HĐDL theo hướng bền vững, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển KT-XH của Thành phố là yêu cầu và nhiệm vụ chiến lược vừa cấp thiết vừa lâu dài. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Quản lý HĐDL là một vấn đề luôn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà quản lý, nhà nghiên cứu nhằm đảm bảo các hoạt động này được khai thác hiệu quả phục vụ phát triển KT-XH và nhu cầu nghỉ dưỡng, hưởng thụ của người dân. Có thể kể đến một số nghiên cứu như sau: Tác giả Lê Long, 2012, Tăng cường công tác QLNN về hoạt động kinh doanh lữ hành của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái nguyên. Đây là công trình nghiên cứu QLNN đối với hoạt động kinh doanh lữ hành ở một địa phương cụ thể. Luận văn đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm làm rõ chức năng, nhiệm vụ; đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm góp phần đổi mới và nâng cao trình độ QLNN về hoạt động kinh doanh lữ hành ở tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, tác giả chỉ nghiên cứu QLNN đối với hoạt động kinh doanh lữ hành ở Quảng Ninh, khác với việc quản lý HĐDL nói chung. Tác giả Vũ Thị Hạnh, 2012, Phát triển nhân lực du lịch Quảng Ninh 2011 – 2012, Luận văn Thạc sỹ Du lịch, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại
  • 15. 3 học Quốc gia Hà Nội. Nội dung nghiên cứu này cũng đề cập đến vấn đề nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển HĐDL trên địa bàn. Tác giả Nguyễn Thị Thùy, 2013, QLNN về du lịch tại huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ Du lịch, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã phân tích được đặc điểm, vai trò của ngành du lịch trong giai đoạn đầu phát triển nền kinh tế thị trường, đánh giá thực trạng QLNN về du lịch nói chung và đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu lực QLNN về du lịch. Tuy nhiên, tác giả chỉ nghiên cứu vấn đề về du lịch ở một huyện đảo nhỏ. Tác giả Lê Anh Cường, 2013, Tăng cường QLNN về du lịch ở Thành phố Hạ Long, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên. Nội dung luận văn này đề cập đến thực trạng quản lý HĐDL của Thành phố Hạ Long trong giai đoạn trước đó là từ năm 2007-2013. Tác giả Đỗ Hồng Thủy, 2014, QLNN về bảo tồn khu di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Nội dung này chỉ đề cập tới một phần của HĐDL đó chính là các di tích lịch sử phục vụ HĐDL văn hóa và tâm linh. Tác giả Bùi Thị Đức Hằng, 2015, QLNN đối với HĐDL trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung của nghiên cứu này là nhằm ra công tác QLNN về HĐDL vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Trên cơ sở đó đưa ra 6 giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tác giả Trần Như Đào, 2017, QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế- Đại học Đà Nẵng. Nội dung nghiên cứu nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến du lịch và QLNN về du lịch; Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian vừa qua; chỉ ra những Thành công, tồn tại và nguyên nhân; đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế được thực hiện tại Trường Đại học Trà Vinh năm 2017, Một số giải pháp hoàn thiện QLNN về HĐDL trên địa bàn tỉnh Trà
  • 16. 4 Vinh” của tác giả Huỳnh Văn Kiên, 2017. Đề tài này được thực hiện nhằm hệ thống hóa các cơ sở lý luận về du lịch như: HĐDL, QLNN về HĐDL; đặc điểm, vai trò và nội dung QLNN đối với HĐDL; bài học kinh nghiệm cho tỉnh Trà Vinh từ hiệu quả QLNN về HĐDL ở Thành phố Cần Thơ và Thành phố Đà Nẵng. Đồng thời, đề tài phân tích thực trạng phát triển du lịch và thực trạng QLNN về HĐDL trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Từ đó, đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về HĐDL trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Tác giả Đinh Thị Thùy Liên, 2018, QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công. Trên cơ sở đánh giá thực trạng vấn đề QLNN về du lịch của tỉnh Quảng Ninh để tìm ra 2018 các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa quản lý đối với du lịch trên địa bàn tỉnh. Qua đó thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước. Nhìn chung các nghiên cứu nêu trên đều có ít nhiều đề cập đến quản lý HĐDL của các địa phương, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh, trong đó có địa bàn Thành phố Hạ Long, thậm chí có đề tài đã đề cập đến công tác quản lý HĐDL trên địa bàn Thành phố Hạ Long, nhưng ở giai đoạn từ 2007-2012. Do vậy, có thể khẳng định đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (phạm vi về thời gian) của đề tài này không có sự trùng lắp với nội dung của các nghiên cứu trước đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý HĐDL nhằm thúc đẩy ngành du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long phát triển nhanh, bền vững, đúng định hướng. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được các mục đích trên, đề tài xác định những nhiệm vụ nghiên cứu như sau: + Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác quản lý HĐDL của cơ quan chức năng nhà nước.
  • 17. 5 + Thứ hai, phân tích thực trạng quản lý HĐDL trên địa bàn thành phố Hạ Long trong giai đoạn từ năm 2015-2020, từ đó đánh giá các kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. + Thứ ba, đề xuất các giải pháp đổi mới và hoàn thiện quản lý HĐDL trên địa bàn thành phố Hạ Long, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch trên địa bàn Thành phố. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long của chính quyền thành phố Hạ Long. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. + Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong thời gian 05 năm, từ năm 2015 đến năm 2020. + Phạm vi nội dung: đề tài tập trung làm rõ những nội dung quản lý HĐDL của chính quyền thành phố Hạ Long trong đó chú trọng việc xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển HĐDL; xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế, chính sách về HĐDL; tổ chức HĐDL (lữ hành, vận chuyển khách du lịch, lưu trú, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí); xúc tiến – hợp tác phát triển du lịch; phát triển kết cấu hạ tầng du lịch; khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch; và kiểm tra, kiểm soát HĐDL trên địa bàn thành phố Hạ Long. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Cơ sở lý luận của đề tài dựa trên quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta về phát triển du lịch, thể hiện trong các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc; các văn bản QPPL liên quan đế hoạt động QLNN về du lịch như Luật Du lịch, Luật Di sản văn hóa, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
  • 18. 6 Để thực hiện các mực đích nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu mô tả như sau: - Phương pháp phân tích và xử lý thông tin: nghiên cứu các tài liệu lý thuyết, các văn bản hiện hành liên quan đến quản lý HĐDL. Phương pháp này được sử dụng để phân tích các số liệu thống kê và tình hình thực tiễn để đánh giá hạn chế của công tác quản lý HĐDL của các cơ quan quản lý trên địa bàn thành phố Hạ Long và xác định những vấn đề cần giải quyết. - Phương pháp tổng hợp: nghiên cứu và liên kết các mặt, các bộ phận, các thông tin liên quan tác động tới công tác quản lý HĐDL của các cơ quan quản lý trên địa bàn thành phố Hạ Long trong thời gian qua. - Phương pháp hệ thống hóa: sắp xếp các tri thức của đối tượng nghiên cứu trong đề tài công tác quản lý HĐDL của các cơ quan quản lý trên địa bàn thành phố Hạ Long đã được phân tích và tổng hợp theo một cấu trúc nhất định nhằm tạo thành một hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý HĐDL, giúp cho sự hiểu biết quản lý HĐDL của các cơ quan quản lý được đầy đủ và chuyên sâu. - Phương pháp thống kê: sử dụng các số liệu thống kê để phân tích và làm rõ các xu hướng vận động của những vấn đề có liên quan để lập luận nhằm minh chứng cho những nhận xét và kết luận của tác giả. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài được kết cấu bao gồm 3 chương, cụ thể: Chương 1. Cơ sở khoa học quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố trực thuộc tỉnh Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Chương 3. Giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh.
  • 19. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH 1.1. Khái niệm và vai trò quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố trực thuộc tỉnh 1.1.1. Các khái niệm có liên quan * Du lịch Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thành một hiện tượng KT-XH phổ biến. Tuy nhiên cho đến này vẫn có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm này. Cụ thể: Các học giả Trung Quốc đã đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là hiện tượng kinh tế - xã hội nảy sinh trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, là sự tổng hòa các quan hệ và hiện tượng do việc lữ hành để thỏa mãn mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi, tiêu khiển, giới thiệu văn hóa nhưng lưu động chứ không định cư mà tạm thời lưu trú của mọi người dẫn tới” (Lê Thu Hương, 2011). Với định nghĩa này người Trung Quốc nhấn mạnh đến mục đích của du lịch là nghỉ ngơi, tiêu khiển, giới thiệu văn hóa, đồng thời hoạt động này là lưu động, diễn ra ngắn hạn. Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (InternationalUnion of Official Travel Oragnization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…”; Theo Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organization): “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền” (Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, 2008).
  • 20. 8 Với cách hiểu về khái niệm du lịch của IUOTO và WTO thì đều cho rằng du lịch không phải là hoạt động để làm ăn hoặc làm một việc để kiếm tiền mà đây là hoạt động với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn ngoài nơi thường trú của mình. Tại Việt Nam, khái niệm du lịch đã được luật hóa, theo Khoản 1 Điều 3, Luật Du lịch của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam năm 2017 thì du lịch được hiểu: “Là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” (Luật Du lịch Việt Nam số 9/2017/QH14, 2017) Như vậy, có khá nhiều khái niệm “Du lịch” nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch hàm chứa các yếu tố cơ bản sau: - Du lịch là một hiện tượng KT-XH. - Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ. - Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. - Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình. Trên cơ sở tổng hợp những lý luận trên thế giới và Việt Nam về khái niệm du lịch, đề tài đi đến thống nhất cách hiểu về khái niệm du lịch như sau: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng về nhu cầu đi lại, lưu trú, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, tham quan và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích về kinh tế, chính trị - xã hội thiết thực cho quốc gia và toàn xã hội”. * Hoạt động du lịch
  • 21. 9 Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm các hoạt động khá đa dạng từ dịch vụ phòng nghỉ, ăn uống, mua bán đồ lưu niệm và hàng hóa,…các dịch vụ này được gọi là HĐDL và nó có liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau. Theo quy định tại Điều 3 của Luật Du lịch 2017: "HĐDL là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch” (Luật Du lịch Việt Nam số 9/2017/QH14, 2017). Từ khái niệm trên, có thể hiểu: “HĐDL là tổng hợp các hoạt động tổ chức, kỹ thuật và kinh tế phục vụ cuộc hành trình và lưu trú của con người ở bên ngoài nơi cư trú với nhiều mục đích cá nhân, hoặc do nhu cầu công việc, chuyên môn, tìm kiếm việc làm, thực hiện thăm viếng thường xuyên, thực hiện sự phát triển cá nhân về phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần, nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và sự hợp tác giữa mọi người”. Như vậy, HĐDL là một hoạt động đặc thù, có sự tham gia của rất nhiều chủ thể khác nhau như: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương nơi đón du khách và dân cư sở tại. HĐDL có mối quan hệ kết hợp và tương tác giữa các đối tượng trên. Đối với du khách là cuộc hành trình và lưu trú ở một nơi ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần. Đối với nhà cung ứng dịch vụ du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện sản xuất dịch vụphục vụ du khách để đạt lợi nhuận. Đối với chính quyền địa phương đó là quản lý, tổ chức các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật để phục vụ du khách; tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ việc lưu trú, hành trình du lịch của du khách; tổ chức tiêu thụ sản phẩm địa phương, nâng cao mức sống dân cư; bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội. Đối với dân cư là tham gia HĐDL địa phương nhằm tăng thêm lợi ích kinh tế, đồng thời tham gia giám sát, bảo đảm tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực và rủi ro của du lịch đối với môi trường, truyền thống văn hóa và điều kiện sống của dân cư địa phương. * Quản lý hoạt động du lịch Quản lý HĐDL là hoạt động QLNN chuyên ngành về lĩnh vực du lịch, do vậy trước khi đi tìm hiểu khái niệm này, chúng ta cần có cách hiểu thống nhất về thuật ngữ QLNN. QLNN là một khái niệm được sử dụng khá phố biến ở nước ta
  • 22. 10 và được sử dụng ở nhiều ngành nghề khác nhau. Khái niệm này được hiểu thống nhất như sau: “QLNN là thuật ngữ chỉ hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước (Học viện Hành Chính Quốc gia, 2009) Cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động QLNN cũng được chuyên môn hóa, đây chính là cơ sở khách quan của việc phân chia hoạt động QLNN thành các quản lý chuyên ngành khác nhau, trong đó có hoạt động/ lĩnh vực du lịch. Như vậy, QLNN đối với HĐDL là là sự tác động có tổ chức, mang tính quyền lực nhà nước của các cơ quan QLNN lên các quá trình và hành vi trong HĐDL nhằm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia HĐDL theo đúng định hướng của cơ quan QLNN. QLNN về HĐDL là hoạt động quản lý vĩ mô về HĐDL, việc QLNN về HĐDL sẽ được thực hiện thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cácchủ thể khác nhau hoạt động thuận lợi trong lĩnh vực này. Do đó, có thể QLNN về HĐDL như sau: “QLNN về HĐDL là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực, pháp luật nhà nước đối với các quá trình, các HĐDL của con người để duy trì và phát triển ngày càng cao các HĐDL trong nước và du lịch quốc tế nhằm đạt được các hiệu quả KT-XH do nhà nước đặt ra”. 1.1.2. Đặc điểm quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh Quản lý HĐDL trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh có những đặc điểm cơ bản như sau: Một là, về đối tượng quản lý: Từ sự phân tích khái niệm về HĐDL nêu trên có thể thấy được đối tượng quản lý HĐDL bao gồm: (i). Hoạt động lữ hành là việc (do cơ sở hoặc doanh nghiệp lữ hành) xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch;
  • 23. 11 (ii). Hoạt động vận chuyển khách du lịch là hoạt động cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch tại các khu, điểm, đô thị du lịch được gọi là hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch; Việc vận chuyển khách du lịch có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như đường bộ, đường thủy, đường sắt, hàng không, đáp ứng như cầu di chuyển của khách du lịch. (iii). Hoạt động lưu trú, là một trong những nhu cầu cơ bản của khách du lịch. Lưu trú giúp cho khách du lịch có địa điểm để nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe để tiếp tục du lịch. Hoạt động lưu trú do các cơ sở lưu trú như nhà nghỉ, khách sạn, homestay … thực hiện để cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng, giường và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch; (iv). Dịch vụ ăn uống, là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngành du lịch. Tham gia cung ứng các dịch vụ ăn uống trong du lịch có các loại hình như nhà hàng, quán bar, quán cà phê; (v). Hoạt động vui chơi giải trí cũng là một trong những nhu cầu của khách khi đi du lịch. Hoạt động vui chơi giải trí trong du lịch nhằm mục đích để khách du lịch có điều kiện hồi phục năng lượng, nghỉ ngơi sau ngày du lịch; (vi). Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch. Hoạt động này được coi là một nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển du lịch của ngành và mỗi địa phương; (vii). Hợp tác quốc tế góp phần làm cho thế giới hiểu thêm về đất nước, con người của địa phương nơi khách đến du lịch. Trên cơ sở các hiệp ước quốc tế, các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về du lịch mà Nhà nước hoặc từng địa phương ký kết sẽ tạo điều kiện cho ngành du lịch ngày càng thu hút được nhiều kênh đầu tư từ bên ngoài, thúc đẩy ngành du lịch trong nước phát triển; (viii). Hệ thống cơ sở hạ tầng- kỹ thuật phục vụ HĐDL là các hoạt động liên quan tới xây dựng, cải tạo, phát triển, khai thác và sử dụng hệ thống hạ tầng du lịch. Như vậy, có thể thấy được HĐDL là một hoạt động phức tạp, gắn với sự hiện diện của du khách mà phần lớn đến từ địa phương khác, nước khác. Bên cạnh đó,
  • 24. 12 HĐDL mang tính đa dạng và có yếu tố quốc tế. Đây còn là hoạt động mang tính liên ngành, liên vùng, mang tính tổng hợp có sự tham gia của các ngành khác nhau. Do đó, quản lý HĐDL có sự phối hợp giữa các ngành trên địa bàn và giữa thành phố với các vùng khác. Bên cạnh đó, HĐDL trên địa bàn thành phố còn mang đặc điểm gắn với yếu tố đô thị. Chẳng hạn, HĐDL trên địa bàn Thành phố Hạ Long với các tài nguyên du lịch gắn liền với Vịnh Hạ Long với yếu tố đô thị trung tâm vùng, gắn với điều kiện tự nhiên, cảnh quan vùng biển sẽ phát triển mạnh về sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng chỉ có Hạ Long mới có. Hai là, về cấp quản lý: đặc thù của cấp thành phố trực thuộc tỉnh như Hạ Long là cấp thừa hành, có phân quyền, vừa thực hiện pháp luật, chính sách của trung ương, vừa ban hành chính sách theo thẩm quyền. Cấp trung ương sẽ ban hành luật và các chính sách thống nhất quản lý HĐDL trên cả nước, từ đó, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh sẽ cụ thể hóa và triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách của trung ương để quản lý và phát triển HĐDL phù hợp với thực tế địa phương. Ba là, về phương pháp quản lý: Phương pháp quản lý là cách thức mà chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu mà chủ thể đã xác định vì thế quản lý HĐDL cũng sử dụng các phương pháp quản lý cơ bản như: Phương pháp hành chính, là phương pháp đặc thù của hoạt động QLNN, phương pháp này được thực hiện trong QLNN đối với các HĐDL thông qua các mệnh lệnh hành chính được ban hành bởi các chủ thể quản lý đối với các đối tượng quản lý và các thủ thể thực hiện các hành vi trong lĩnh vực du lịch. Phương pháp tuyên truyền - giáo dục, là phương pháp tác động tới nhận thức và tình cảm của các chủ thể thực hiện hành vi để từ đó lôi cuốn các chủ thể thực hiện các hành động thuộc đối tượng quản lý chấp hành và thực hiện những gì mà chủ thể quản lý mong muốn. Trong quản lý HĐDL, người sử dụng dịch vụ du lịch, kinh doanh du lịch là một bộ phận cấu thành của hệ thống các HĐDL nên việc sử dụng phương pháp này để tác động lên ý thức chấp hành pháp luật quản lý HĐDL là hết sức cần thiết.
  • 25. 13 Phương pháp kinh tế, là phương pháp tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý thông qua lợi ích kinh tế. Phương pháp này được thực hiện thông qua việc lựa chọn và sử dụng hệ thống đòn bẩy kinh tế như giá cả, lãi suất, thuế, phí, các chính sách ưu đãi….Phương pháp kinh tế được sử dụng trong quản lý HĐDL hể hiện thông qua các chính sách khuyến khích hoặc hạn chế như chính sách khuyến khích người dân sử dịch vụ du lịch, kích cầu du lịch. Phương pháp kỹ thuật, là quản lý thông qua các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật đối với đối tượng quản lý. Các công trình du lịch và dịch vụ du lịch, để đảm bảo chất lượng hoạt động của hệ thống, đòi hỏi các yếu tố này phải đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được xác định. Căn cứ trên các tiêu chuẩn kỹ thuật đó, các cơ quản quản lý sẽ ra các quyết định cho phép hoặc không cho phép khai thác dịch vụ, cấp giấy phép kinh doanh. Bốn là, về công cụ quản lý: Các công cụ trong quản lý HĐDL gồm rất nhiều loại khác nhau với những đặc điểm khác nhau nhưng nhìn chung bao gồm các công cụ chủ yếu là: Quy định pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và chính sách. Trong đó: Quy định pháp luật, là công cụ đặc thù của hoạt động QLNN nói chung, tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động liên quan đến lĩnh vực du lịch và là cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước điều chỉnh các hành vi liên quan đến HĐDL. Quy hoạch, kế hoạch, phản ánh mối quan hệ về không gian giữa hệ thống công trình du lịch, khu du lịch với các công trình khác được phê duyệt cũng được coi là cơ sở pháp lý cho quản lý HĐDL. Chính sách, là những biện pháp do các cơ quan quản lý đề ra để giải quyết những thách thức đặt ra trong hoạt động phát triển du lịch, đó là sự kết hợp giữa những gì mà pháp luật quy định với những điều kiện hiện có để giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn trong lĩnh vực du lịch. Mỗi loại công cụ trên có cách thức tác động khác nhau và được sử dụng trong những hoạt động quản lý khác nhau tùy từng điều kiện cụ thể và năng lực của chủ thể quản lý.
  • 26. 14 1.1.3. Các chủ thể tham gia quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh Đối với HĐDL chủ thể quản lý sẽ là hệ thống các cơ quan HCNN được tổ chức để thực hiện chức năng QLNN đối với HĐDL. Tùy theo cách thức tổ chức khác nhau ở mỗi đô thị và ở mỗi nước mà các cơ quan này có tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung được chia Thành 2 loại cơ quan theo thẩm quyền quản lý: Thứ nhất, cơ quan có thẩm quyền chung: là cơ quan có chức năng và thẩm quyền quản lý mọi mặt đời sống xã hội trên phạm vi lãnh thổ trong đó có lĩnh vực du lịch (ví dụ: UBND các cấp). Thứ hai, cơ quan có thẩm quyền riêng: là cơ quan chỉ có chức năng và thẩm quyền quản lý đối với lĩnh vực du lịch (ví dụ: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan trực thuộc) hoặc cơ quan quản lý một mặt của HĐDL (ví dụ như: Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý các vấn đề bảo tồn tài nguyên thiên nhiên khai thác phục vụ du lịch, Bộ Tài chính và các cơ quan cấp dưới quản lý đối với các loại thuế và phí liên quan tới HĐDL,…..). Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, hệ thống chủ thể tham gia quản lý HĐDL ở cấp trung ương bao gồm: Chính phủ thống nhất QLNN đối với HĐDL. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Bộ quản lý chuyên ngành là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện chức năng QLNN về HĐDL. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc thực hiện QLNN về HĐDL. Ở cấp địa phương, UBND cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện QLNN về HĐDL tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương do mình quản lý. Tương tự như cấp trung ương tại cấp địa phương, UBND cấp tỉnh sẽ tổ chức ra các cơ quan chuyên môn là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (ví dụ ở tỉnh Quảng Ninh là Sở Du lịch) để giúp chủ tịch UBND tỉnh quản lý HĐDL trên địa bàn tỉnh, ngoài Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý chuyên ngành thì các Sở, ban, ngành khác của tỉnh cũng có trách nhiệm phối hợp quản lý các nội dung liên quan đến
  • 27. 15 HĐDL. UBND các cấp thấp hơn (bao gồm ủy ban nhân dân cấp huyện và UBND cấp xã) có hai nhóm nhiệm vụ trong quản lý HĐDL: 1) Thực hiện QLNN về du lịch theo phân cấp của UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về du lịch tại địa phương. 2) Có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh ở địa phương. Trong khuôn khổ đề tài này, chủ thể quản lý HĐDL chính là chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh với các cơ quan là HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân sẽ là cơ quan quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực (trong đó có HĐDL) trên địa bàn thành phố trong phạm vi được phân quyền; tiếp đó là UBND thành phố là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH nói chung và HĐDL nói riêng. Cũng tương tự như UBND cấp tỉnh, UBND thành phố trực thuộc tỉnh cũng tổ chức cơ quan chuyên môn giúp việc trong lĩnh vực du lịch là phòng Văn hóa- thông tin. Như vậy, để giúp cho UBND các cấp thực hiện tốt hoạt động QLNN của mình, các sở, phòng, ban chuyên môn được thành lập. Các cơ quan chuyên môn này thực hiện quản lý HĐDL trên lãnh thổ của địa phương. HĐDL là một hoạt động kinh tế dịch vụ tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng. Do đó, căn cứ vào tính chất và quy mô của công việc mà chính quyền địa phương có thể ban hành quy chế phối, kết hợp trong quản lý nhằm đạt được hiệu quả quản lý tốt nhất trong điều kiện địa phương mình quản lý. 1.1.4. Vai trò quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh Vai trò quản lý HĐDL trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh thể hiện ở những nội dung cơ bản như sau: Một là, triển khai các định hướng quản lý HĐDL của cơ quan QLNN cấp trên tại địa bàn quản lý của mình. Căn cứ vào những định hướng quản lý HĐDL của Nhà nước, chiến lược phát triển KT-XH, chiến lược phát triển ngành du lịch cơ
  • 28. 16 quan QLNN về du lịch ở trung ương ban hành, cũng như các kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh, chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh sẽ tổ chức triển khai thực hiện các định hướng, chiến lược, kế hoạch của cấp trên ban hành cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương mình. Hai là, tổ chức thực hiện hệ thống các các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn do mình quản lý. Đây là vai trò vô cùng quan trọng, là bước đưa quy định pháp luật du lịch vào cuộc sống, do chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh có chức năng tổ chức thực hiện quy định pháp luật trên địa bàn quản lý của mình. Việc tổ chức thực hiện quy định pháp luật về du lịch của Nhà nước là mục đích phát huy vai trò, giá trị điều chỉnh các HĐDL bằng pháp luật. Do vậy, việc các quy định pháp luật về lĩnh vực du lịch của Nhà nước có được thực thi nghiêm túc hay không, có hiệu quả hay không đó chính là vai trò quan trọng của cấp quản lý này. Ba là, hướng dẫn các chủ thể khi tham gia vào HĐDL trên địa bàn mình quản lý cần tuân thủ các quy định pháp luật về lĩnh vực du lịch do cơ quan QLNN có thẩm quyền ban hành. Cũng như hướng dẫn các chủ thể thực hiện đầy đủ các quy định, thủ tục hành chính trong lĩnh vực du lịch khi được phân cấp, đồng thời tổ chức bảo vệ các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh; bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn. Bốn là, vai trò phối hợp, HĐDL là hoạt động kinh tế liên ngành, có liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực khách nhau như cơ sở hạ tầng – kỹ thuật, an ninh trật tự- bảo vệ môi trường, các ngành dịch vụ khác. Do vậy, chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh trong quá trình quản lý HĐDL cần chú trọng và đảm bảo vai trò phối hợp của mình, nhất là trong công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về, du lịch trên địa bàn huyện; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến HĐDL heo quy định của pháp luật trên địa bàn do mình quản lý.
  • 29. 17 Như vậy, với việc thực hiện đầy đủ các vài trò quản lý của mình, chính quyền thành phố thuộc tỉnh sẽ phát huy mạnh mẽ vai trò quản lý của mình trong các lĩnh vực KT-XH nói chung và HĐDL nói riêng. 1.2. Nội dung quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh 1.2.1. Xây dựng và công khai chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn Xây dựng và công khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch là một trong những nội dung quản lý có tính quyết định đối với sự phát triển du lịch nói chung và trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh nói riêng. Công tác này giúp cho các cá nhân, tổ chức (nhà đầu tư) an tâm khi quyết định đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực du lịch. Trong HĐDL, nhất là các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, mục tiêu cuối cùng của các đơn vị kinh doanh là lợi nhuận. Do đó, nếu không được định hướng phát triển đúng sẽ gây ra lãng phí, kém hiệu quả do không phù hợp với nhu cầu thị trường và thực tế phát triển của địa phương, nhất là các hoạt động đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng các khu, điểm du lịch,... hoặc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật như các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ... Vì thế, chính quyền các cấp, trong đó có các thành phố trực thuộc tỉnh phải hết sức quan tâm đến việc xây dựng và công khai kịp thời các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của địa phương. Các mục tiêu, chỉ tiêu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển chung của cả nước. Đáp ứng những yêu cầu của quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới gắn với tiến trình đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có như vậy, mỗi đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch mới có thể xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển riêng phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển chung của địa do mình quản lý. 1.2.2. Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật và các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động du lịch trên địa bàn Việc tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật và các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến HĐDL trên địa bàn bao gồm rất nhiều nội
  • 30. 18 dung khác nhau, cụ thể * Tổ chức thực hiện chính sách, quy định pháp luật trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn do mình quản lý Trên cơ sở các chủ trương của Đảng, chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước về du lịch, các cấp chính quyển, trong đó bao gồm thành phố trực thuộc tỉnh có trách nhiệm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách đó thành các văn bản pháp luật, đưa chủ trương, chính sách vào thực tế đời sống. Chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đó theo đúng quy định và phù hợp với thực tế địa phương mình. Để làm được điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN về du lịch phải có trình độ chuyên môn để có thể hiểu rõ các quy định của nhà nước thì mới có những hành động đúng đảm bảo chính sách pháp luật của nhà nước về du lịch được thi hành nghiêm túc, đúng luật định. Tổ chức thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ban hành văn bản thuộc thẩm quyền, tích cực cải thiện môi trường pháp lý, đầu tư kinh doanh phù hợp với đặc thù nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm bỏ vốn đầu tư kinh doanh dụ lịch. * Tổ chức tuyên truyền pháp luật về du lịch Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về HĐDL nói chung và của chính quyền thành phố trực tỉnh nói riêng là một nội dung quan trọng của quá trình thi hành pháp luật, có vai trò hết sức quan trọng là cầu nối để chuyển tải các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về du lịch đến với mọi tổ chức và người dân. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về HĐDL nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cá nhân, tổ chức, giúp họ hiểu biết pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức cũng như mọi người dân, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi vi phạm pháp luật về du lịch, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước đối với HĐDL trên địa bàn do mình quản lý. * Xúc tiến du lịch, kêu gọi đầu tư, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch
  • 31. 19 Công tác xúc tiến du lịch, quảng bá du lịch và kêu gọi đầu tư đối với HĐDL đóng một vai trò vô cùng to lớn với sự phát triển của du lịch và các HĐDL. Chính vì vậy, chính quyền các cấp phải có các cách thức, biện pháp, hoạt động thiết thực, cụ thể cho công tác này. Mặt khác, du lịch là ngành kinh tế liên ngành, liên vùng. Sự liên kết trong du lịch tạo nên một điểm nhấn hết sức quan trọng trong quá trình phát triển du lịch của địa phương. Sự liên kết giữa các cá nhân, tổ chức tham gia HĐDL với cơ quan của nhà nước trong ngành, vùng và quốc gia sẽ tạo ra môi trường HĐDL thông thoáng, thuận lợi cho sự hợp tác phát triển. Để làm được điều đó, các cơ quan QLNN đối với HĐDL từ trung ương tới địa phương phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước và của địa phương. * Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch Nguồn nhân lực tham gia vào HĐDL có vai trò quyết định tới sự phát triển của các HĐDL. Bởi vì, suy cho cùng, HĐDL có phát triển được hay không chính là do yếu tố nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản tham gia vào các HĐDL vì vậy, nguồn nhân lực có chất lượng càng cao thì càng thúc đẩy du lịch phát triển. Nắm được quy luật đó, việc đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho HĐDL là một nội dung không thể thiếu được đối với các cơ quan QLNN về du lịch và cá nhân, tổ chức tham gia vào HĐDL. Đặc biệt, đối với những địa phương có tiềm năng lợi thế về phát triển du lịch cần quan tâm nhiều hơn nữa tới việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt tham gia HĐDL, phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao tham gia vào HĐDL. 1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động du lịch Chủ thể quản lý HĐDL là các cơ quan chức năng trong bộ máy QLNN thực hiện nhiệm vụ quản lý HĐDL ở thành phố trực thuộc tỉnh. Trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước tiến hành sắp xếp lại các cơ quan QLNN về kinh tế, đổi mới thể chế và thủ tục hành chính, đào tạo và đào tạo lại, sắp xếp lại cán bộ công chức QLNN
  • 32. 20 và quản lý doanh nghiệp. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý sẽ được thực hiện bởi các cán bộ, công chức trong bộ máy. Chất lượng cán bộ, công chức, cách thức làm việc của các cơ quan quản lý có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng HĐDL. Do đó, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành du lịch cần phải được quan tâm, cơ cấu lại đội ngũ công chức, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng, về ngoại ngữ, tin học và nâng cao đạo đức công chức, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút nhân tài, tạo động lực khuyến khích công chức nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác. Trong tổ chức cơ quan QLNN về du lịch nói chung và của thành phố trực thuộc tỉnh nói riêng cần điều chỉnh cơ cấu tổ chức tinh gọn theo hướng giảm bớt đầu mối, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp về chức năng, thẩm quyền giữa các cơ quan trong bộ máy. Đổi mới tổ chức và hoạt động theo hướng đề cao vai trò và trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, nhanh nhạy của quản lý, điều hành. Chính quyền thành phố phải chuyển mạnh sang nền hành chính “phục vụ”, kiến tạo. Đảm bảo thu hút mạnh mẽ sự tham gia của người dân vào QLNN, đảm bảo tính công khai, minh bạch. 1.2.4. Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch Phát triển kết cấu hạ tầng du lịch sẽ thúc đẩy phát triển HĐDL, mang lợi ích đến cho nhiều thành phần hơn và góp phần tăng trưởng kinh tế của thành phố. Tuy nhiên, HĐDL phải trong giới hạn cho phép sức chứa của kết cấu hạ tầng du lịch của thành phố. Do đó, chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh cần phải có chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch phù hợp nhu cầu phát triển HĐDL. Kết cấu hạ tầng cho phát triển HĐDL là nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển nhanh hay chậm, là một trong các yếu tố để chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh tổ chức HĐDL, bán các sản phẩm du lịch và phát triển du lịch ở địa phương nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân địa phương. Kết cấu hạ tầng du lịch là bộ phận của cơ sở hạ tầng ở địa phương. Trong những điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ du khách, điều kiện không thể thiếu đó là kết cấu hạ tầng xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
  • 33. 21 Về hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội: Hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, đường thủy, công viên, mạng lưới thương nghiệp, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống điện. Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch về ăn, ở, đi lại,... Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác các tiềm năng du lịch, tạo ra các sản phẩm dịch vụ và hàng hoá cung cấp, làm thỏa mãn nhu cầu của du khách, bao gồm: Hệ thống nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí, các phương tiện vận chuyển, các công trình kiến trúc bổ trợ. Có thể thấy phát triển kết cấu hạ tầng du lịch sẽ bao gồm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch để phục vụ nhu cầu du khách và sự phát triển HĐDL địa phương. 1.2.5. Thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch và xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch trên địa bàn Sự phát triển của các HĐDL sẽ kéo theo những ảnh hưởng đến tới sự phát triển của xã hội như tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, sự xuống cấp của kết cấu hạ tầng của HĐDL... Chính vì vậy, cơ quan QLNN cần thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra các cá nhân, tổ chức tham gia HĐDL tránh những trường hợp vi phạm pháp luật về du lịch. Đồng thời, cũng cần có những biện pháp chế tài phù hợp với những trường hợp vi phạm pháp luật về HĐDL, đảm bảo HĐDL phát triển bền vững, đúng định hướng đề ra. 1.2.6. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý du lịch trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh Hoạt động du lịch dựa vào hai yếu tố tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Nếu một trong hai trụ cột này bị mất đi thì hoạt động du lịch sẽ phải đối mặt với nguy cơ suy thoái trầm trọng. Chính vì vậy, trong quá trình quản lý hoạt động du lịch thì mục tiêu phát triển du lịch là vô cùng quan trọng. Để đạt được các mục tiêu này, trong quá trình quản lý hoạt động du lịch phải đảm bảo được các tiêu chí như: Thứ nhất, các tiêu chí đánh giá được mức độ tăng trưởng kinh tế bền vững. Các tiêu chí này bao gồm:
  • 34. 22 Tốc độ tăng trưởng doanh thu của hoạt động du lịch, tăng trưởng giá trị tăng thêm của hoạt động du lịch. Thông thường các tiêu chí này chính là những mục tiêu quản lý được đề ra trước đó trong các kế hoạch, chiến lược phát triển hoạt động du lịch của từng địa phương. Đóng góp của giá trị tăng thêm ngành du lịch vào GRDP của địa phương ngày càng tăng cũng là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý du lịch. Sự phù hợp với lợi thế địa phương, tính đa dạng, bền vững của sản phẩm du lịch: Mức độ phù hợp để đánh giá sự phát triển bền vững của sản phẩm du lịch là phải phù hợp với chiến lược phát triển sản phẩm du lịch của địa phương đó, bởi chiến lược của mỗi địa phương thường được xây dựng trên cơ sở đã cân nhắc, tính toán khoa học các yếu tố liên quan, hướng tới khai thác, phát huy tốt nhất đặc thù tiềm năng, lợi thế tài nguyên vốn có của từng địa phương. Lượng vốn và cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch: Được huy động và cơ cấu phù hợp với phân kỳ theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của địa phương. Số lượng, chất lượng nguồn lao động phụ vụ hoạt động du lịch: Các chỉ số về phát triển nguồn nhân lực du lịch, bao gồm cả số lượng và chất lượng, đã được tính toán phù hợp và cân đối với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững khác của địa phương. Mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường và công nghệ thông tin: Mức độ phải tăng dần liên tục. Ví dụ, ở nước ta, trong chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2020 - 2025 các định mục tiêu có bình quân trên 60% cơ sở kinh doanh du lịch sử dụng Internet phục vụ hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh và có sự chủ động áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường trong các hoạt động liên quan đến đầu tư, kinh doanh du lịch. Tỷ lệ này phải tăng lên trong cả giai đoạn và từng năm theo tỷ lệ tương ướng. Tăng trưởng lượng khách du lịch: Giới hạn cần đạt của chỉ số này được xác định tương ứng với giới hạn của chỉ số về tăng trưởng giá trị tăng thêm. Chi tiêu bình quân của khách du lịch: Tăng dần liên tục không dưới 5 năm; không thấp hơn trung bình chỉ số này của du lịch cả nước.
  • 35. 23 Mức độ hài lòng của du khách: là tiêu chí đánh giá vô cùng quan trọng. Thứ hai, các chí đánh giá tăng trưởng kinh tế bền vững thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội và gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa. Hệ tiêu chí này thể hiện ở những nội dung cụ thể sau: Tỷ lệ người dân được lấy ý kiến về quy hoạch, chủ trương đầu tư dự án du lịch trước khi triển khai: 100% chủ hộ trong vùng dự án. Mức độ tạo việc làm cho cộng đồng địa phương từ hoạt động du lịch phải cao hơn tỷ lệ tạo việc làm mới bình thường trước khi có dự án du lịch trên địa bàn; Đóng góp cho xóa đói giảm nghèo và tạo cơ hội nâng cao thu nhập, hưởng lợi cho cộng đồng bản địa từ hoạt động du lịch. Đóng góp của du lịch cho bảo vệ tài nguyên du lịch nhân văn; Mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đối với hoạt động hoạt động du lịch. Thứ ba, tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế bền vững gắn với bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên và môi trường sinh thái. Tiêu chí này bao gồm: Tỷ lệ các khu, điểm tài nguyên được được quy hoạch; Tỷ lệ khu, điểm tài nguyên du lịch đang khai thác được đầu tư tôn tạo và bảo vệ đáp ứng yêu cầu chống suy giảm tài nguyên, bảo vệ môi trường luôn luôn tăng đều theo tỷ lệ nhất định. Chất lượng môi trường (nước, không khí, rác thải, âm thanh, ánh sáng...) tại các khu, điểm du lịch: Không vượt ngưỡng theo các quy chuẩn, tiêu chí và chỉ tiêu cụ thể về môi trường do cơ quan chức năng quy định cho từng thời kỳ. Ý thức trách nhiệm của du khách với tài nguyên du lịch và môi trường: Tuân thủ nội quy, quy chế bảo vệ tài nguyên, môi trường tại nơi du lịch; tỷ lệ bị xử lý vi phạm ở mức quy định so với tổng số du khách; không có vi phạm dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư bản địa với tài nguyên du lịch và môi trường: Tuân thủ quy định về bảo vệ tài nguyên, môi trường của địa phương và tuân thủ cam kết bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tỷ lệ vi phạm bị xử lý hàng năm theo quy định so với tổng số người dân của cộng đồng; không có vi phạm dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.
  • 36. 24 Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh du lịch với tài nguyên du lịch và môi trường: Tuân thủ nội quy, quy chế bảo vệ tài nguyên, môi trường tại nơi du lịch; tỷ lệ bị xử lý vi phạm hàng năm theo quy định so với tổng số cơ sở; không có vi phạm đem lại hậu quả nghiêm trọng. 1.3. Yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh 1.3.1. Yếu tố khách quan Có một số yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý HĐDL trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh như sau: Một là, đường lối phát triển du lịch có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với mỗi quốc gia, bởi nó chính là chìa khóa đem lại sự thành công cho ngành công nghiệp không khói này. Đường lối phát triển du lịch được biểu hiện cụ thể qua các chính sách, chiến lược xác định phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch về tổng thể dài hạn như: chiến lược đầu tư, xúc tiến, quảng bá du lịch, chiến lược về sản phẩm, nâng cao chất lượng các dịch vụ, giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên môi trường đi kèm với đó là những giải pháp cơ bản nhất để nhằm thực hiện chiến lược. Nó góp phần hỗ trợ và giúp các nhà quản lý chủ động trong kế hoạch đầu tư phát triển ngành du lịch, tạo cơ sở xây dựng các quyết sách đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế. Như vậy, có thể nói việc xây dựng được chiến lược phát triển, đưa ra được những bước đi đúng hướng sẽ tạo cho ngành du lịch có những bước đột phá mới trong tiến trình hoạt động, ngược lại, nếu đưa ra những đường hướng không phù hợp với quy luật và thực tế phát triển nói chung sẽ trở thành nguyên nhân kìm hãm sự phát triển du lịch. Hai là, cơ chế, chính sách QLNN về du lịch của chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh. Cơ quan QLNN về du lịch của thành phố trực thuộc tỉnh thực hiện quản lý theo phân cấp, dưới sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trung ương, chịu sự giám sát của nhân dân và kiểm nghiệm của thị trường. Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở Thành phố thực hiện quản lý HĐDL bằng hệ thống các công cụ quản lý kinh tế như chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển du lịch, các
  • 37. 25 quy định của pháp luật trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp. Chính quyền địa phương căn cứ vào thẩm quyền của mình sẽ tổ chức thực hiện pháp luật và chủ trương, chính sách của tỉnh trên địa bàn Thành phố. Đồng thời, xây dựng và thực thi các chính sách phát triển của Thành phố nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho HĐDL và các doanh nghiệp du lịch. Do đó, chính quyền địa phương có các chính sách, cơ chế phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương và pháp luật, chủ trương, chính sách của trung ương, của tỉnh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý HĐDL về du lịch. Việc quản lý HĐDL của địa phương tốt sẽ tháo gỡ được nhiều khó khăn vướng mắc, giải phóng các rào cản để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch, đảm bảo sử dụng nguồn lực đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ được môi trường sinh thái; khai thác được nguồn lực du lịch phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các mục tiêu KT- XH, quốc phòng, an ninh. Chính quyền địa phương thiếu quan tâm, buông lỏng hoạt quản lý HĐDL, thiếu kiểm tra, kiểm soát việc thực thi chủ trương, chính sách về HĐDL của các bên tham gia sẽ làm phát sinh các hiện tượng vi phạm, tác động tiêu cực đến phát triển HĐDL. Vì vậy, các cấp chính quyền của Thành phố trực thuộc tỉnh phải có trách nhiệm thực hiện đúng chức năng QLNN đối với du lịch, tạo sự ảnh hưởng tích cực trong hoạt động QLNN của mình. Ba là, điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phục vụ phát triển HĐDL. Là một hoạt động đặc trưng, du lịch chỉ phát triển được trong những điều kiện mà nó cho phép. Trong những điều kiện này có những điều kiện mang tính đặc tính chung thuộc về các mặt của đời sống xã hội, bên cạnh đó do đặc điểm vị trí địa lý từng vùng mà nó tạo nên những tiềm năng du lịch khác nhau. Điều kiện tự nhiện là toàn bộ các điều kiện môi trường tự nhiên như: địa hình đa dạng; khí hậu ôn hòa; nguồn động, thực vật phong phú; vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn…Ngoài ra, những nét riêng có trong phong tục, tập quán, quan niệm và phương thức trong đời sống dân cư ở mỗi dân tộc, mỗi vùng, mỗi miền, mỗi quốc gia là những tài nguyên du lịch xã hội kích thích nhu cầu tìm hiểu, giao lưu giữa các dân tộc, các quốc gia, có tác dụng lôi cuốn du khách đến tham quan,
  • 38. 26 tìm hiểu nền văn hóa của các quốc gia khác, là một trong những nhân tố quan trọng để thu hút khách quốc tế. Đây là cơ sở cho quy hoạch phát triển du lịch và các biện pháp chính sách để phát triển sản phẩm du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch. Những yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi đã giúp cho việc hoạch định phát triển du lịch và đưa ra thực thi các quyết định quản lý về HĐDL. Bốn là, tình hình phát triển kinh tế của địa phương là nhân tố quan trọng tác động tới sự phát triển của du lịch và quản lý du lịch. Khi kinh tế phát triển ổn định với môi trường chính sách thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp và du khách thuận lợi tham gia vào các HĐDL, điều đó cũng thuận lợi cho công tác quản lý. Trong thực tế, sự ổn định chính trị và xã hội được một số nghiên cứu coi như là một đặc điểm của sản phẩm du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến cầu của nhiều phân đoạn thị trường du lịch. Khi các điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của một điểm du lịch biến động nhiều hơn khả năng dự trữ nguồn tài nguyên thì chúng có thể là nguyên nhân làm vai trò và sự đóng góp của ngành du lịch trong GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) không ổn định. Bên cạnh đó, điều kiện về kinh tế sẽ có tác động đến QLNN về du lịch của Thành phố thuộc tỉnh. Khi Thành phố thuộc tỉnh có một nền kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho việc khai thác hiệu quả HĐDL. Với nền kinh tế phát triển, sẽ đảm bảo cung cấp hàng hóa thiết yếu cho HĐDL và nguồn vốn để duy trì, phát triển HĐDL cũng như thiết lập các mối quan hệ kinh tế với bạn hàng trong việc cung ứng hàng hóa và dịch vụ đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Từ đó tạo điều kiện tăng thu ngoại tệ cho các tổ chức du lịch và cho địa phương. Do đó, với điều kiện kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan QLNN về du lịch của Thành phố xây dựng chính sách phát triển HĐDL. Đặc biệt, hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội, điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và tài nguyên du lịch, danh lam thắng cảnh, công trình, di sản văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, phong tục tập quán,… là yếu tố giúp cho việc QLNN về du lịch hiệu quả. Đây là cơ sở để khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của du khách, thu hút đa dạng du khách và giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch. Cơ sở
  • 39. 27 vật chất kỹ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp cũng như chất lượng dịch vụ du lịch cung cấp cho khách hàng. Có hai loại cơ sở vật chất kỹ thuật đó là: cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cơ sở hạ tầng xã hội. Các thành tựu kinh tế, chính trị cũng có sức thu hút đối với nhiều khách du lịch. Các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế, kỹ thuật là một ví dụ cho việc thu hút du khách. Các thương nhân tìm đến để thiết lập quan hệ, quảng bá sản phẩm. Khách tham quan tìm đến để thỏa mãn những mối quan tâm, hiếu kỳ. Các nhà nghiên cứu tìm đến để quan sát, xem xét và học hỏi,…. Năm là, chất lượng nguồn nhân lực. Du lịch là ngành sử dụng nhiều nhân lực, vì vậy, nguồn nhân lực là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến HĐDL và QLNN về du lịch. Người lao động sẽ trực tiếp thực hiện các HĐDL, khai thác các nguồn lực phục vụ du lịch, cung cấp hàng hóa, sản phẩm phục vụ du khách. Thành phố xây dựng được nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao là yếu tố quan trọng để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch có chất lượng cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng. Sáu là, nguồn vốn và quy mô, chất lượng hoạt động của các cơ sở cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Yếu tố này cũng ảnh hưởng lớn đến QLNN về du lịch của thành phố trực thuộc tỉnh. HĐDL là một hoạt động kinh tế tổng hợp nên rất cần vốn để đầu tư phát triển như đầu tư trang bị cơ sở vật chất - hạ tầng, cơ sở lưu trú du lịch. HĐDL địa phương có cạnh tranh thu hút được nhiều du khách hay không một phần lớn là nhờ vào mức độ hiện đại của cơ sở vật chất - hạ tầng và cơ sở lưu trú du lịch và điều này phụ thuộc vào quy mô, hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư. Số lượng, quy mô và chất lượng hoạt động của các cơ sở cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển HĐDL. Do đó, quản lý HĐDL cần đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia và hoạt động kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp du lịch cung ứng ra thị trường những sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách; đồng thời, cùng tồn tại và phát triển sẽ tạo ra sự cạnh tranh để nâng cao chất lượng phục vụ; đầu tư mở rộng quy mô để có điều kiện đầu tư chiều sâu, ứng dụng khoa học - công nghệ, mở rộng liên doanh liên kết, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển đồng bộ các loại hình du lịch để hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển
  • 40. 28 1.3.2. Yếu tố chủ quan Bên cạnh các yếu khách quan nêu trên thì cũng có một số yếu tố chủ quan đó là: Thứ nhất, cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN về du lịch có ảnh hưởng lớn đến sự quản lý HĐDL và thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển thì sẽ thúc đẩy HĐDL phát triển nhanh và mạnh. Ngược lại, sẽ làm cho HĐDL chậm phát triển, thậm chí không phát triển và sử dụng lãng phí tài nguyên du lịch. Nếu xây dựng được tổ chức có năng lực sẽ giúp cho QLNN về du lịch thuận lợi và hiệu quả. Thứ hai, trình độ của cán bộ QLNN về du lịch của thành phố trực thuộc tỉnh. Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan QLNN về du lịch, tham mưu xây dựng chính sách phát triển HĐDL, ban hành các văn bản, quy định và tổ chức, điều hành, quản lý các HĐDL của địa phương. Do đó, họ sẽ là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng, tạo lập môi trường cho HĐDL như: Lập kế hoạch quản lý và xây dựng cơ sở hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; phát triển sản phẩm, công nghệ và phát triển các hệ thống; các ngành liên quan và mua sắm. Trong bối cảnh HNQT và phát triển hiện nay, QLNN về du lịch tại các thành phố trực thuộc tỉnh đòi hỏi ngày càng được nâng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển. Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả và hiệu lực của QLNN về du lịch. Nếu năng lực quản lý giỏi, trình độ chuyên môn cao và có phẩm chất đạo đức thì việc xây dựng chính sách, hoạch định, quy hoạch phát triển và việc tổ chức, điều hành HĐDL của địa phương sẽ sát thực tế, khả thi, nhanh chóng và hiệu quả… Ngược lại, sẽ làm cho việc QLNN về du lịch trì trệ, kém hiệu quả, làm cho HĐDL địa phương chậm phát triển. Thứ ba, cơ chế phối hợp trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý HĐDL của các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh. Như đã phân tích ở trên, HĐDL là hoạt động liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Các cơ quan QLNN về du lịch là cơ quản chủ trì hoạt động quản lý chuyên ngành những cũng cần phải phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan trong việc thực hiện quản lý HĐDL. Do vậy, trong quá trình quản lý nếu không có cơ chế phố
  • 41. 29 hợp phù hợp, phân chia chức năng nhiệm vụ rõ ràng giữa các đơn vị trên địa bàn sẽ gây cản trở cho quá trình quản lý. 1.4. Kinh nghiệm quản lý hoạt động du lịch ở một số địa phƣơng tại Việt Nam 1.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động du lịch tại một số địa phương * Thành phố Nha Trang Thành phố Nha Trang là địa bàn hội tụ đậm nét các yếu tố nền tảng cho một trung tâm du lịch biển quốc tế bao gồm đô thị phát triển với đầy đủ các giá trị văn hóa, nhân văn được đánh giá cao, môi trường khá trong sạch, con người hiền hòa, nhã nhặn… kết hợp với các giá trị về cảnh quan thiên nhiên kỳ thú của vịnh, biển, núi, sông, vùng ngập mặn, cảnh quan sinh thái nông nghiệp trù phú, hệ sinh thái biển đa dạng. Thành phố có nhiều di sản văn hóa lịch sử quý giá như Tháp Bà Ponagar, Viện Pasteur, Viện Hải dương học… Trong Thành phố đã hình Thành mạng lưới các cơ sở dịch vụ văn hóa ẩm thực chất lượng cao, mang nét truyền thống, góp phần tạo nên bản sắc hấp dẫn của du lịch Nha Trang. Các di sản thiên nhiên - văn hóa, nhân văn đã và đang được bảo tồn ổn định, bước đầu khai thác có hiệu quả. Nhờ thế, số lượt khách du lịch đến Nha Trang ngày càng tăng. Năm 2008, Nha Trang đón 1,6 triệu lượt khách, tăng 17,4% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế là 330.000 lượt, tăng 17% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu HĐDL và dịch vụ ước đạt 1.282 tỷ đồng, tăng 31,4%. Hiện tại, Thành phố có 366 cơ sở kinh doanh lưu trú với 8.728 phòng và 14.178 giường, thu hút 7.770 lao động trực tiếp (UBND thành phố Hạ Long, 2016). Chính những điều kiện đó mà du lịch Nha Trang trong thời gian vừa qua là địa chỉ quen thuộc của du khách trong nước và quốc tế, đóng góp trên 70% vào tổng 2 doanh thu du lịch của tỉnh Khánh Hòa. * Thành phố Đà Nẵng Từ ngày 1/1/1997, Đà Nẵng tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam, trở Thành Thành phố trực thuộc Trung ương, đến nay, Đà Nẵng đang dần trở Thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Thành phố có nhiều lợi thế để phát triển thành trung tâm du lịch. Sau hơn 20 năm phát triển trung tâm du lịch
  • 42. 30 Đà Nẵng đã có nhiều khởi sắc: Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và phong phú, tốc độ tăng trưởng khách du lịch khá cao, giai đoạn 2007-2016 là 21,93%, doanh thu du lịch bình quân đạt 29,6%, đóng góp 22,92% vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Thành phố (Phạm Thị Hoa, 2018), góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển KT-XH của Thành phố, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống dân cư. Những kết quả đạt được của trung tâm du lịch Thành phố Đà Nẵng đã thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, làm thayđổi bộ mặt Thành phố, vị thế của Đà Nẵng trong nước cũng như quốc tế ngày càng nângcao. Vì thế, Đại hội Đảng bộ lần thứ XXI của Thành ủy Đà Nẵng tiếp tục khẳng định “phát triển mạnh các ngành dịch vụ nhất là dịch vụ du lịch” là một trong ba khâu đột phá trong phát triển KT-XH của TP nhiệm kỳ vừa qua cũng như nhiệm kỳ sắp tới. * Thành phố Phú Quốc Đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, diện tích tự nhiên toàn bộ huyện đảo lên tới 593km2 trong đó đảo lớn nhất Phú Quốc rộng tới khoảng 589km2. Đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, cách Rạch Giá 120km và cách Hà Tiên 45km. Về mặt hành chính, thành phố đảo Phú Quốc gồm 2 thị trấn (Dương Đông và An Thới) và 8 xã (UBND thành phố Hạ Long, 2018) Thành phố Phú Quốc, đảo Ngọc, được xác định là một trong những điểm đến giàu tiềm năng nhất của du lịch Việt Nam, một tài sản quý báu của cả nước và trên thực tế Phú Quốc đã nổi lên Thành một điểm đến thu hút khách mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Liên tục đổi mới và tái xác định vị thế thông qua việc tung ra sản phẩm mới và chiến dịch quảng cáo mới để duy trì sự quan tâm, nâng tầm thị trường và xây dựng thương hiệu. Có thế học tập mô hình du lịch ở các đảo như Hải Nam, Bali, đảo Bintan, Langkawi, Macau,… Các khu nghỉ dưỡng đang kết hợp hiện tại cần xây dựng các chương trình với quy mô ngày càng tăng liên kết với các hoạt động phụ trợ khác, các chương trình khuyến mại và các dịch vụ có thể hỗ trợ phát triển du lịch. Tăng cường giáo dục liên tục và nâng cao nhận thức cộng đồng địa phương mang lại xu thế chủ đạo cho Phú Quốc và phát triển nam Việt Nam, đồng thời hỗ