SlideShare a Scribd company logo
1 of 154
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM THỊ LẤM
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ CẨM THANH, THÀNH PHỐ HỘI AN,
TỈNH QUẢNG NAM
DỊCH VỤ LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ
HOTLINE (ZALO/VIBER/TELE) 0936885877
DICHVULUANVANTRITHUC@GMAIL.COM
LUANVANTRITHUC.COM
LIÊN HỆ ĐỂ TẢI TÀI LIỆU NHANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH
Hà Nội - 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM THỊ LẤM
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ CẨM THANH, THÀNH PHỐ HỘI AN,
TỈNH QUẢNG NAM
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Du lịch
Mã số: Đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ MAI HOA
Hà Nội - 2018
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................7
4.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................7
4.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................7
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu..................................................................7
5.1. Nguồn tư liệu................................................................................................................7
5.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................8
6. Cấu trúc của luận văn................................................................................................... 10
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 11
1.1. Một số khái niệm....................................................................................................... 11
1.1.1. Du lịch..................................................................................................................... 11
1.1.2. Cộng đồng............................................................................................................... 12
1.1.3. Du lịch cộng đồng.................................................................................................. 13
1.1.4. Phát triển du lịch cộng đồng................................................................................. 14
1.2. Đặc điểm và nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng ......................................... 14
1.2.1. Đặc điểm của du lịch cộng đồng.......................................................................... 14
1.2.2. Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng............................................................ 16
1.3. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng .................................................................. 17
1.3.1. Nhu cầu của khách du lịch.................................................................................... 17
1.3.2. Tài nguyên du lịch................................................................................................. 18
1.3.3. Nguồn nhân lực địa phương.................................................................................. 19
1.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.............................................................. 19
1.3.5. Khả năng tiếp cận điểm đến ................................................................................. 19
1.3.6. Chính sách phát triển du lịch................................................................................ 20
i
1.3.7. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch .................................................................... 20
1.4. Các bên tham gia du lịch cộng đồng và vai trò..................................................... 21
1.5. Các mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch............................... 23
1.6. Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam ..................................... 25
1.6.1. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Sapa (Lào Cai)................................. 25
1.6.2. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại làng rau Trà Quế, Hội An............... 30
1.6.3. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Cù lao Ông Hổ, An Giang.............. 32
Tiểu kết chương 1............................................................................................................. 34
CHƢƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ CẨM THANH, THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH
QUẢNG NAM.................................................................................................................. 36
2.1. Tổng quan về xã Cẩm Thanh.................................................................................... 36
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh.................................. 38
2.2.1. Tài nguyên du lịch................................................................................................. 38
2.2.2. Nguồn nhân lực địa phương.................................................................................. 43
2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch............................................................................. 45
2.2.4. Chính sách phát triển du lịch địa phương............................................................ 48
2.2.5. Một số yếu tố khác................................................................................................. 51
2.3. Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh ................................ 52
2.3.1. Nhu cầu của khách du lịch.................................................................................... 52
2.3.2. Sản phẩm du lịch cộng đồng ................................................................................ 55
2.3.3. Lượt khách, doanh thu........................................................................................... 67
2.3.5. Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch tại xã Cẩm
Thanh................................................................................................................................... 74
2.4. Đánh giá của khách du lịch về du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh................. 80
Tiểu kết chương 2............................................................................................................. 85
ii
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DU
LỊCH CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG TẠI XÃ CẨM THANH, THÀNH PHỐ HỘI
AN, TỈNH QUẢNG NAM............................................................................................. 86
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp........................................................................................... 86
3.1.1. Căn cứ chủ trương phát triển du lịch................................................................... 86
3.1.2. Căn cứ điều kiện thực tiễn tại địa phương........................................................... 87
3.2. Các giải pháp cụ thể.................................................................................................. 90
3.2.1. Nâng cao công tác quản lý.................................................................................... 90
3.2.2. Tạo nguồn thu phát triển DLCĐ........................................................................... 92
3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương.............................................. 93
3.2.4. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch cộng đồng.......................................................... 95
3.2.5. Khai thác hiệu quả làng nghề truyền thống phục vụ phát triển du lịch .......... 97
3.2.6. Tăng tính liên kết giữa cộng đồng và các bên liên quan ................................... 99
3.2.7. Tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch địa phương....................... 100
3.3. Kiến nghị .................................................................................................................. 102
3.3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam và thành phố
Hội An .............................................................................................................................. 102
3.3.2. Đối với Uỷ ban nhân dân xã Cẩm Thanh .......................................................... 103
3.3.3. Đối với các công ty kinh doanh du lịch............................................................ 105
Tiểu kết chương 3........................................................................................................... 105
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Người cam đoan
PHẠM THỊ LẤM
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trường
CĐ Cộng đồng
CĐĐP Cộng đồng địa phương
CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật
DL Du lịch
DLCĐ Du lịch cộng đồng
DLST Du lịch sinh thái
DV Dịch vụ
KDL Khách du lịch
MT Môi trường
SPDL Sản phẩm du lịch
TN Tài nguyên
TNDL Tài nguyên du lịch
UBND Ủy ban nhân dân
VH - TT- DL Văn hóa - Thể thao - Du lịch
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch theo thang
đo Prettyvà Hine (1999) ................................................................................................. 23
Bảng 2.1. Danh mục các điểm thu hút du lịch tại xã Cẩm Thanh............................... 42
Bảng 2.2. Số lượng cơ sở lưu trú tại xã Cẩm Thanh..................................................... 45
Bảng 2.3. Số lượt khách du lịch đến xã Cẩm Thanh (2013 - 2017) .......................... 67
Bảng 2.4. Doanh thu từ hoạt động du lịch - dịchvụ xã Cẩm Thanh (2013 - 2017) . 69
Bảng 2.5. Đánh giá của du khách về sức hấp dẫn của du lịch tại xã Cẩm Thanh..... 81
Bảng 2.6. Đánh giá của khách du lịch về người dân Cẩm Thanh ............................... 82
Bảng 2.7. Mức độ hài lòng của du khách về DLCĐ tại xã Cẩm Thanh..................... 83
Bảng 2.8. Đánh giá chung về DLCĐ tại xã Cẩm Thanh .............................................. 84
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động BVMT và TNDL tại
xã Cẩm Thanh.................................................................................................................... 75
Biểu đồ 2.2. Mức độ tham gia của cộng đồng vào phát triển các hoạt động du lịch
tại xã Cẩm Thanh............................................................................................................... 77
Biểu đồ 2.3. Mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động quảng bá du lịch tại
xã Cẩm Thanh.................................................................................................................... 79
vi
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
DLCĐ là một thuật ngữ được nhắc đến nhiều trên thế giới trong những thập
kỷ qua. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, loại hình DL này đã được quan
tâm, chú trọng phát triển và trở nên phổ biến tại nhiều địa phương trên cả nước.
Trong xu hướng chung của thế giới hướng đến mục tiêu phát triển DL bền vững thì
DLCĐ được cho là một hướng đi đúng đắn và lâu dài.
Cũng theo hướng phát triển này, xã Cẩm Thanh, Hội An đã và đang thu hút
số lượng lớn KDL đến đây và bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đến Hội
An, du khách không chỉ được khám phá một di sản văn hóa thế giới với khu phố cổ
yên bình mà còn được chiêm ngưỡng, hòa mình vào cảnh sông nước nên thơ, hữu
tình như một “miền Tây” đúng nghĩa, nơi được ví như “Nam bộ trong lòng phố cổ”-
Khu sinh thái Rừng dừa Bảy Mẫu hay du khách có cơ hội cùng ăn, ở, sinh hoạt với
những người dân thân thiện, chất phác nơi đây; được khám phá nét đẹp bình dị, tận
hưởng không khí trong lành nơi thôn quê và trải nghiệm nhiều hoạt động DLCĐ hấp
dẫn khác. Những năm gần đây, hoạt động DL tại xã Cẩm Thanh có những bước
khởi sắc mới. Với những tiềm năng DL có được cùng với sự quan tâm của chính
quyền các cấp, các tổ chức hỗ trợ phát triển DL, các công ty kinh doanh DL, nơi đây
đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua khi du khách đến Hội An. Quan trọng hơn,
một phần cư dân nơi đây đã tham gia vào hoạt động DL, cuộc sống người dân nhờ
vậy được cải thiện đáng kể; những nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán, những giá
trị lịch sử địa phương được bảo vệ và giữ gìn; ý thức BVMT cũng được nâng cao.
Tuy nhiên, một điểm DL luôn tồn tại một quy luật cố hữu, sau khi phát triển
đến một mức độ nào đó sẽ bị ngưng trệ và nếu không có giải pháp, định hướng đổi
mới kịp thời sẽ đi đến lụi tàn, quên lãng. Cách tốt nhất để kéo dài “tuổi thọ” của một
điểm DL là thực hiện phát triển DL một cách bền vững, tức là khai thác, phát triển ở
hiện tại mà không làm tổn hại đến nguồn lợi tương lai. Đối với xã Cẩm
1
Thanh, để khai thác hiệu quả hơn nữa các nguồn TN, đem lại nguồn lợi nhiều hơn
nữa cho CĐĐP và các bên tham gia nhưng vẫn đảm bảo được vấn đề MT, bảo vệ
được hệ sinh thái, đặc trưng văn hóa, đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động DL tại
đây thì việc “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh, Hội An,
Quảng Nam” là rất cần thiết.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu các vấn đề gắn với DLCĐ như TN, tổ chức các đơn vị hành
chính, dân cư, dân tộc, nguồn lao động được tiến hành khá sớm gắn liền với lịch sử
phát triển của xã hội loài người. Nhưng việc nghiên cứu CĐ dân cư gắn với việc
phát triển DL bắt đầu được quan tâm từ nửa cuối thế kỷ XIX, gắn liền với lịch sử
phát triển của DL hiện đại, đặc biệt là từ đầu những năm 1970 đến nay [57]. Từ khi
định hình và phát triển, DLCĐ đã thu hút rất nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các
học giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nhiều công trình nghiên cứu về DLCĐ
trên thế giới đã có nhiều góc nhìn DL ở những khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như
Peter E. Murphy (1986) với “Tourism: A community Approach”. Tác giả cung cấp
một góc nhìn mới hơn về DL với phương pháp tiếp cận về sinh thái và CĐ, khuyến
khích những sáng kiến nhằm gia tăng lợi ích trên nhiều lĩnh vực cho người dân với
việc xây dựng SPDL đặc trưng dựa trên nguồn TN vốn có của địa phương hay
Philip L.Pearce (1997) với “Tourism Community Relationships” đã kết hợp nhiều
phương pháp trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, tâm lý nhằm nghiên cứu những khía
cạnh mới của DL và nhất là làm sao cho CĐĐP hiểu và hành động về DL. Nghiên
cứu của tác giả Derek Hall (2003) trong công trình “Tourism and Sustainable
Community Development” nhấn mạnh vai trò của CĐ trong việc BVMT, phát triển
bền vững kinh tế và văn hóa. Một tài liệu vô cùng hữu ích cho các nhà nghiên cứu,
các nhà hoạch định chính sách quan tâm đến DL và phát triển nông thôn là
“Building Community Capacity of Tourism Development” của Gianna Moscardo
(2008). Tài liệu nêu ra những lý do thất bại trong cách làm DL ở nhiều nơi do thiếu
năng lực kinh doanh, đặc biệt là do nhận thức và năng lực của CĐĐP về DL còn rất
hạn chế. Tác giả đã phân tích những vấn đề còn tồn tại và đưa ra những phương án
2
hữu hiệu trong việc lập kế hoạch phát triển DL thông qua những mô hình DLCĐ
thành công ở nhiều nơi trên thế giới.
Ở nước ta, từ cuối những năm 1990, DLCĐ bắt đầu xuất hiện và dần được chú
trọng phát triển cho đến ngày hôm nay. Đặc biệt, vào năm 1999, Ủy ban Phát triển
bền vững của Liên Hợp Quốc đã kêu gọi chính phủ các quốc gia “Tối đa hóa tiềm
năng DL phục vụ xóa đói, giảm nghèo bằng việc xây dựng hợp tác giữa các nhóm
chủ thể chính với CĐ dân cư và dân tộc thiểu số ở địa phương” [58]. Trên tinh thần
đó, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới đã bắt đầu điều chỉnh
những chính sách, chiến lược ưu tiên phát triển DLCĐ. Nhiều hội thảo, hội nghị
cũng như nhiều công trình tìm hiểu, nghiên cứu về loại hình DL này ngày càng phổ
biến và sâu rộng.
Những nghiên cứu về DLCĐ được thực hiện bài bản và có nhiều đóng góp trực
tiếp về mặt lý luận cũng như thực tiễn sau này phải kể đến công trình của tác giả Võ
Quế (2006): “Du lịch cộng đồng - Lý thuyết và vận dụng” hay “Du lịch cộng đồng”
của tác giả Bùi Thị Hải Yến (2012). Ngoài ra còn nhiều đề tài nghiên cứu về DLCĐ
ở nhiều tỉnh, địa phương như đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du
lịch dựa vào cộng đồng tại Chùa Hương - Hà Tây” của Võ Quế (Viện nghiên cứu
và phát triển du lịch); đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du
lịch với sự tham gia của cộng đồng, góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo
Cát Bà - Hải Phòng” của Phạm Trung Lương (Viện nghiên cứu và phát triển du
lịch); “Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sapa
theo hướng phát triển bền vững” của Nguyễn Thị Thu Nhàn hay nghiên cứu của
Nguyễn Thị Lan với “Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng phía Tây tỉnh Thanh
Hóa”… Kết quả của những nghiên cứu này trở thành nguồn tài liệu quan trọng để
các địa phương, các tỉnh xem xét, nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả phát triển
DLCĐ.
Đặc biệt, hiện nay DLCĐ rất được chú trọng phát triển ở các khu bảo tồn, các
vườn quốc gia bởi những lợi ích mà nó mang lại hướng tới mục tiêu phát triển DL
3
bền vững, vì vậy đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề này, tiêu biểu là công
trình “Phát triển du lịch sinh thái nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng
đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia Cúc Phương” (2008) của tác giả Trần Đức
Thắng; “Giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Ba Bể”
(2012) của Hồ Thị Kim Thoa; nghiên cứu của Trịnh Ngọc Anh với “Phát triển du
lịch cộng đồng tại vườn quốc gia U Minh Thượng” (2013) hay “Nghiên cứu về sự
tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch tại Cù Lao Chàm - Hội
An, Quảng Nam” (2016) của Phạm Thị Minh Chính…
Cùng với đó, thấy được xu hướng cũng như tầm quan trọng của phát triển
DLCĐ đối với mục tiêu phát triển DL bền vững, Quỹ Châu Á và Viện nghiên cứu
phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012) đã công bố “Tài liệu hướng dẫn
phát triển du lịch cộng đồng” sau gần hai năm thực hiện dự án nhằm chia sẻ kinh
nghiệm xây dựng mô hình DLCĐ nâng cao đời sống người dân ở các vùng miền của
đất nước. Tài liệu đã nêu rất chi tiết, cụ thể các vấn đề chung về DLCĐ, các bước
cần thiết để triển khai mô hình DLCĐ, đồng thời đưa ra phân tích mô hình phát triển
DLCĐ tiêu biểu ở Bắc Ninh. Tiếp đó, năm 2013 “Sổ tay du lịch cộng đồng Việt
Nam - phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường” được phát hành. Sổ tay này được
thực hiện dựa trên chương trình phát triển năng lực có trách nhiệm với môi trường,
xã hội và quỹ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (WWF) với mục đích: “Sổ
tay du lịch cộng đồng Việt Nam được thiết kế như một tài liệu hướng dẫn tham khảo
thực tế. Góc độ nhìn nhận đơn giản nhưng khái quát, bao trùm tất cả các giai đoạn
chu kỳ dự án, bao gồm các công cụ thực hành và hướng dẫn sử dụng trong suốt chu
kỳ đã khiến cho cuốn sổ trở thành mối quan tâm của các cơ quan du lịch của tỉnh,
huyện và địa phương, các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động trong lĩnh vực du
lịch cộng đồng ở Việt Nam, các tổ chức thuộc khu vực tư nhân mong muốn xây
dựng đối tác với các cộng đồng để phát triển các sản phẩm du lịch hay các cộng
đồng đang mong muốn thúc đẩy phát triển du lịch ở địa phương mình” [31, tr.4].
4
Và gần đây nhất, vào tháng 8 năm 2016, tài liệu “Tiêu chuẩn ASEAN về du lịch
dựa vào cộng đồng” (ASEAN Community Based Tourism Standard) do CĐ DL các
nước ASEAN thực hiện với gần 300 trang được giới thiệu trên trang thông tin của
Tổng cục Du lịch. Đây thực sự là các nguồn tài liệu quý giá, là kim chỉ nam để khai
thác, phát triển hiệu quả loại hình DLCĐ ở các vùng miền của đất nước.
Ngoài ra, vẫn còn nhiều công trình, bài nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh
của loại hình DLCĐ, tuy nhiên, trên đây là những tài liệu tiêu biểu đã được chọn
lọc. Từ việc tổng hợp các tài liệu nêu trên, có thể thấy rằng, dù dựa trên cách tiếp
cận nào, việc phân tích, lý giải dựa trên lập trường nào chăng nữa thì các tài liệu
cũng đã nêu bật lên cách hiểu về DLCĐ, nhấn mạnh tầm quan trọng của CĐ đối với
sự phát triển DL, đồng thời xây dựng các mô hình, các giải pháp thiết thực về phát
triển DLCĐ hướng đến thực hiện mục tiêu phát triển DL bền vững ở các quốc gia.
Tại xã Cẩm Thanh, Hội An, DLCĐ mới bắt đầu phát triển trong những năm gần
đây và chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến loại hình DL này cũng như hoạt động
DL tại đây. Các công trình chỉ mới dừng lại ở mức độ nghiên cứu khôi phục rừng
dừa để phục vụ đời sống người dân, về việc nuôi trồng thủy sản, thống kê hệ sinh
vật tại khu sinh thái Cẩm Thanh hay phát triển DLST tại Rừng dừa…
Trong công trình nghiên cứu của Trần Xuân Hiệp “Trồng dừa nước - giải pháp
kĩ thuật sinh thái bảo vệ nền đường ven kênh rạch và môi trường bền vững” (2007)
và Nguyễn Thị Gia Thạnh với đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số định
hướng khai thác, sử dụng hợp lí nguồn lợi dừa nước tại xã Cẩm Thanh, thành phố
Hội An” (2011) có đề cập tới việc phát triển DLST tại Rừng dừa nước Cẩm Thanh,
tuy nhiên mới ở mức độ sơ lược, ở dạng định hướng chung và chưa đi sâu vào việc
nghiên cứu phát triển DL, hay Chương trình Liên minh đất ngập nước 2009 - 2011
(Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam - WAP) đã xây dựng mô hình đồng
quản lý nghề cá trong vùng đất ngập nước, các hoạt động khai thác DLST và trồng
phục hồi dừa nước. Tuy nhiên, chương trình trồng phục hồi dừa nước chưa thành
công do chọn thời gian và địa điểm không thích hợp.
5
Cùng quan tâm đến đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cẩm
Thanh, Hội An, Quảng Nam” (2013) - đề tài khóa luận tốt nghiệp của Lê Thị Hồng
Vi, Khoa DL, Đại học Huế. Tuy nhiên, vào thời gian nghiên cứu này thì nhìn chung
các hoạt động DL tại xã Cẩm Thanh chỉ mới trong giai đoạn bắt đầu, chưa có các
hoạt động nổi trội. Và đến nay, sau thời gian gần 5 năm, hiện tại, DL nơi đây đang
trong giai đoạn phát triển mạnh, đã mang một diện mạo hoàn toàn khác và sẽ có
nhiều đổi thay hơn nữa trong tương lai, chắc chắn rằng những vấn đề nghiên cứu
liên quan đến đề tài đã có những thay đổi đáng kể. Mặt khác, khóa luận này nghiên
cứu trong thời gian ngắn, chỉ chưa đầy 3 tháng, những số liệu, thông tin được sử
dụng trước năm 2013, còn trong luận văn này, các số liệu, thông tin liên quan đến
vấn đề nghiên cứu giới hạn từ năm 2013 đến 2017 và tiến hành khảo sát trong thời
gian từ tháng 5/2017 đến tháng 3/2018, các phương pháp nghiên cứu cũng có sự
khác nhau lớn. Nói cách khác luận văn này là sự phát triển, nối tiếp khóa luận của
tác giả Hồng Vi. Vì vậy việc nghiên cứu lại vấn đề phát triển DLCĐ tại xã Cẩm
Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam là điều cần thiết.
Hiện tại, mặc dù DL tại xã Cẩm Thanh đang thu hút đông đảo số lượng khách
DL trong và ngoài nước, đặc biệt là khu DLST Rừng dừa Bảy Mẫu, tuy nhiên vấn
đề khai thác phát triển và quản lý DL nơi đây vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Việc
khuyến khích, kêu gọi CĐĐP tham gia hơn nữa, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt
động DLCĐ nơi đây là cần thiết để hướng đến mục tiêu phát triển DL bền vững. Có
thể nói rằng, những tài liệu trên đây sẽ là nền tảng, là cơ sở khoa học quan trọng để
việc nghiên cứu phát triển DLCĐ tại xã Cẩm Thanh, Hội An, Quảng Nam đạt được
kết quả tốt.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là từ việc phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng
phát triển DL và DLCĐ tại xã Cẩm Thanh để các cấp chính quyền, các thành phần
tham gia DL tại Cẩm Thanh sẽ có cái nhìn khách quan hơn về tình hình hoạt động
DL nơi đây để từ đó có những điều chỉnh, định hướng đúng đắn đưa DL nơi đây
6
phát triển một cách bền vững nhất, mang lại hiệu quả cao, góp phần phát triển Cẩm
Thanh về mọi mặt.
Để đạt được các mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ:
- Tổng quan cơ sở lí luận về DLCĐ.
- Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và thực trạng hoạt động DLCĐ tại xã Cẩm
Thanh.
- Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm khai thác hiệu quả DLCĐ tại xã Cẩm
Thanh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu các tiềm năng và thực trạng hoạt động DLCĐ tại xã
Cẩm Thanh, qua đó có những nhìn nhận, đánh giá chung về hoạt động DLCĐ nơi đây.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi xã Cẩm
Thanh, Hội An, Quảng Nam (trong đó tập trung nghiên cứu 3 thôn có hoạt động DL
nổi bật nhất: Vạn Lăng, Thanh Tam Đông, Thanh Đông).
- Phạm vi về thời gian: Tiến hành khảo sát từ tháng 5/2017 đến 3/2018. Các
thông tin, số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu được giới hạn từ năm 2013 đến
năm 2017.
5. Nguồn tƣ liệuvà phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu của đề tài được tham khảo từ các công trình nghiên cứu về
DLST, DLCĐ, DLST dựa vào CĐ trên thế giới và Việt Nam. Ngoài ra còn dựa trên
nguồn sách, báo, những bài viết có liên quan đến đề tài, cũng như trên các phương
tiện truyền thông như internet, truyền hình; nguồn tư liệu, thông tin từ Sở VH-TT-
DL tỉnh Quảng Nam, phòng Thương mại - Du lịch Hội An, phòng TN-MT, phòng
7
Văn hóa - Thông tin thành phố Hội An, UBND xã Cẩm Thanh và đặc biệt là kết quả
từ những chuyến đi thực tế của tác giả đến các địa điểm thuộc phạm vi nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các kết quả nghiên cứu, sách, báo trong
và ngoài nước, tạp chí, trang website điện tử, các tài liệu, báo cáo của các cơ quan
quản lý DL tỉnh Quảng Nam, thành phố Hội An và chính quyền địa phương xã Cẩm
Thanh…
- Phương pháp tổng hợp, phân tích các thông tin
Phương pháp này được thực hiện trong luận văn thông qua việc tổng hợp các
nguồn tư liệu, số liệu, các kết quả đánh giá, điều tra xã hội học, khảo sát thực tế.
Phân tích để thấy được tình hình thực trạng phát triển DLCĐ tại xã Cẩm Thanh,
mức độ tham gia của CĐ vào phát triển DL địa phương cũng như những mặt hạn
chế, tồn tại trong phát triển DL và DLCĐ tại xã Cẩm Thanh.
- Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp không thể thiếu trong việc làm rõ các vấn đề nghiên cứu
liên quan đến hoạt động DL xã Cẩm Thanh. Kết hợp với việc nghiên cứu thông qua
các biểu đồ, bản đồ, tài liệu liên quan, phương pháp thực địa được coi là phương
pháp chủ đạo của đề tài. Thông qua khảo sát thực tế trong khoảng thời gian từ tháng
5/2017 đến tháng 3/2018, tác giả nắm được tình hình, hiểu rõ về cách thức hoạt
động, thực trạng hiện tại phát triển DL và DLCĐ tại xã Cẩm Thanh. Do đó, thông
tin thu được từ phương pháp này khá phong phú và cho kết quả nghiên cứu chân
thực.
- Phương pháp điều tra xã hội học
+ Phương pháp điều tra bảng hỏi
Thực hiện khảo sát trong phạm vi 3 thôn: Vạn Lăng, Thanh Tam Đông và
Thanh Đông. Đây là 3 thôn có hoạt động DL nổi bật nhất của xã Cẩm Thanh. Thời
8
gian điều tra bảng hỏi được tiến hành 2 đợt: đợt 1 từ 6/2017 đến tháng 9/2017 và
đợt 2 từ tháng 1/2018 đến tháng 3/2018. Có hai mẫu phiếu dành cho hai đối tượng
là KDL và người dân địa phương. Số phiếu khảo sát KDL là 200, trong đó, số phiếu
điều tra nhu cầu của du khách trước khi đến DL xã Cẩm Thanh là 100 phiếu (gồm
50 phiếu dành cho du khách đang đi DL tại Đà Nẵng với 2 địa điểm khảo sát là
danh thắng Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng và 50 phiếu dành cho du khách đang
thực hiện chuyến đi tại Hội An với địa điểm khảo sát là bến tàu Cửa Đại, phố cổ
Hội An) và 100 phiếu dành cho du khách đã kết thúc chuyến DL tại Cẩm Thanh. Và
để đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với DLCĐ tại xã Cẩm Thanh, tác giả
đã sử dụng thang đo Likert 5 đi từ rất không hài lòng (thấp nhất) đến rất hài lòng
(cao nhất). Để thuận lợi cho việc nhận xét, tác giả quy ước như sau (với Mean là trị
số trung bình):
Mean < 3.00: Mức thấp
3.00 ≤ Mean ≤ 3.24: Mức trung bình
3.25 ≤ Mean ≤ 3.49: Mức trung bình khá
3.5 ≤ Mean ≤ 3.74: Mức khá cao
3.75 ≤ Mean ≤ 3.99: Mức cao
Mean > 4.00: Mức rất cao
Đối với CĐĐP, số phiếu khảo sát được tính như sau: Khu vực điều tra được
giới hạn trong phạm vi 3 thôn ở xã Cẩm Thanh với số lượng các mẫu điều tra được
tính toán dựa vào công thức của Nancy J.Helen F. Clair E (2004):
n =
Trong đó: n: số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra
N: số hộ gia đình trong cộng đồng
e: độ sai số được tính bằng phần trăm sai số của số gốc (e = 10%)
9
Đơn vị thôn N e = 10% Số mẫu điều tra thực tế
Thôn Thanh Đông 1292 93 100
Thôn Thanh Tam Đông 957 91 100
Thôn Vạn Lăng 981 91 100
Tổng số mẫu điều tra 275 300
Dựa vào kết quả trên, tác giả lấy số mẫu điều tra thực tế của mỗi thôn là 100
phiếu. Để đạt kết quả tốt, tác giả đã tiến hành điều tra thử mỗi đối tượng khảo sát 15
phiếu, từ đó có những điều chỉnh lại bảng hỏi cho phù hợp.
Trong việc xác định mức độ tham gia của người dân địa phương vào các hoạt
động DLCĐ tại xã Cẩm Thanh, tác giả dựa vào kết quả nghiên cứu của Pretty và
Hine với 7 mức độ tham gia của CĐĐP từ thấp đến cao như sau: mức độ thụ động,
thông tin, tư vấn, khuyến khích vật chất, chức năng, tương tác và cao nhất là ở mức
độ chủ động.
+ Phương pháp phỏng vấn sâu
Đối tượng thực hiện phỏng vấn trong luận văn là CĐĐP tham gia DL, cán bộ
quản lý DL cấp tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An, chính quyền địa phương
(cán bộ quản lý DL xã, tổ trưởng tổ DLCĐ, tổ trưởng tổ dân phố, bí thư chi bộ), đại
diện các doanh nghiệp DL và KDL tại Cẩm Thanh. Kết quả phỏng vấn sẽ cung cấp
những thông tin đa chiều, cái nhìn toàn diện về phát triển DL nói chung và DLCĐ
nói riêng tại xã Cẩm Thanh để việc viết luận văn đạt độ tin cậy cao.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung
chính của luận văn bao gồm 3 chương. Cụ thể:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch cộng đồng.
Chương 2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cẩm
Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Chương 3. Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển du lịch cộng đồng bền vững
tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
10
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Du lịch
Ngày nay, DL trở thành một hoạt động thường xuyên, phổ biến và là nhu cầu
thiết yếu trong cuộc sống của con người. Chính những lợi ích nhiều mặt mà DL
mang lại, đây được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, là “cứu cánh” vực dậy nền kinh
tế ốm yếu của nhiều quốc gia. Mặc dù vậy cho đến nay, việc nhận thức về DL vẫn
chưa được thống nhất, đã có nhiều cách hiểu, nhìn nhận khác nhau về DL. Sau đây
là một số khái niệm về DL theo cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đến hoạt
động DL [7, tr.1]:
- Đối với người đi DL: DL là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở ngoài nơi
cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau như hoà bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh
nghiệm sống hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác.
- Đối với người kinh doanh DL: DL là quá trình tổ chức các điều kiện về sản
xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch và đạt được
mục đích số một của mình là thu lợi nhuận.
- Đối với chính quyền địa phương: DL là việc tổ chức các điều kiện về hành
chính, về cơ sở hạ tầng, CSVCKT để phục vụ KDL, là tổng hợp các hoạt động kinh
doanh nhằm tạo điều kiện cho KDL trong chuyến hành trình và lưu trú, là cơ hội để
bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng thu nhập, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương.
- Đối với CĐ dân cư sở tại: DL là một hiện tượng kinh tế - xã hội mà hoạt
động DL tại địa phương mình vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền văn hoá,
phong cách của những người ngoài địa phương, vừa là cơ hội để tìm việc làm, phát
huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến đời
sống người dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh xã hội, nơi ăn, chốn ở…
11
Ngoài ra còn có nhiều cách hiểu khác về DL, trong đó, khái niệm về du lịch
được sử dụng phổ biến ở nước ta là cách hiểu theo Luật du lịch Việt Nam (2005):
“Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm
thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định”. Năm 2017, Luật du lịch Việt Nam có sự thay đổi và theo đó, khái niệm du
lịch hiện nay được hiểu như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến
đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm
liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá
tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [28].
1.1.2. Cộng đồng
Thuật ngữ CĐ (community) là một khái niệm được Liên hiệp quốc công
nhận vào năm 1950 và khuyến khích các quốc gia sử dụng khái niệm này như một
công cụ để thực hiện trong các chương trình viện trợ. Có nhiều cách hiểu khác nhau
về thuật ngữ này:
Theo Keith và Ary cho rằng: “Cộng đồng trước hết là một nhóm người
thường sinh sống trên cùng khu vực địa lý, tự xác định mình về cùng một nhóm.
Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn
nhân và có thể thuộc cùng một tôn giáo, một tầng lớp chính trị” [64, tr.7].
Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Cộng đồng được hiểu là một tập
đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, về nghề
nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú. Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả
một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc” [45, tr.601].
Tác giả Bùi Thị Hải Yến trong công trình Du lịch cộng đồng cũng có cách
hiểu về CĐ như sau: “Cộng đồng được hiểu là một nhóm dân cư cùng sinh sống
trên một lãnh thổ nhất định, được gọi tên như làng, xã, huyện, thị, tỉnh, thành phố,
quốc gia… có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, truyền thống văn hóa,
đặc điểm kinh tế - xã hội” [58, tr.33].
12
Như vậy, từ những nhìn nhận trên, hiểu một cách chung nhất, “Cộn g đồn g
là một nhóm người có những đặc điểm tương đồng về kinh tế, văn hóa, xã hội…
cùng tồn tại trong một không gian địa lý nhất định”.
1.1.3. Du lịch cộng đồng
DLCĐ phát triển ở Việt Nam vào cuối những năm 1980 và ngày càng được
coi trọng từ sau những năm 1990. Khái niệm về DLCĐ trong nghiên cứu này dựa
vào đặc điểm của CĐĐP với tư cách là thành phần cốt lõi, là trung tâm của mọi hoạt
động phát triển DL địa phương. Do vậy, tổng hợp từ nhiều lý luận của các tổ chức,
nhà nghiên cứu, lấy nhận định từ Tài liệu hướng dẫn phát triển DLCĐ: “Du lịch
cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức,
quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung
thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong
cảnh, văn hóa) [29, tr. 2]. Tài liệu cũng đề cập thêm: “Du lịch cộng đồng dựa trên
sự tò mò, mong muốn của khách du lịch để tìm hiểu thêm về cuộc sống hàng ngày
của người dân từ các nền văn hóa khác nhau. Du lịch cộng đồng thường liên kết với
người dân thành thị đến các vùng nông thôn để thưởng thức cuộc sống tại đó trong
một khoảng thời gian nhất định” [29, tr. 2].
Tựu chung lại, khái niệm DLCĐ chứa đựng các nội dung chủ yếu như sau:
- Du khách là tác nhân bên ngoài, là tiền đề mang lại lợi ích kinh tế và sẽ có
những tác động nhất định kèm theo việc thụ hưởng các giá trị về môi trường sinh
thái tự nhiên và nhân văn khi đến với một CĐĐP cụ thể.
- CĐĐP là người kiểm soát các giá trị về mặt TNDL để hỗ trợ du khách có cơ
hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức của mình khi có cơ hội tiếp cận hệ thống TNDL
tại không gian sống của CĐĐP.
- CĐĐP sẽ nhận được lợi ích về mặt kinh tế, mở rộng tầm hiểu biết về đặc
điểm tính cách của du khách cũng như có cơ hội nắm bắt các thông tin bên ngoài từ
du khách.
13
- CĐĐP ngày càng được tăng cường về khả năng tổ chức, vận hành và thực
hiện các hoạt động, xây dựng các SPDL phục vụ cho du khách. Từ đó, CĐ ngày
càng phát huy vai trò làm chủ của mình.
1.1.4. Phát triển du lịch cộng đồng
Phát triển là quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật, hiện
tượng từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn, từ đơn giản đến phức tạp, từ thiếu sót
đến hoàn thiện. Phát triển của sự vật, hiện tượng có thể theo chiều rộng và cả chiều
sâu.
Phát triển cộng đồng được hiểu là tập hợp nhiều hoạt động diễn ra trong đời
sống nhằm làm thay đổi các giá trị về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi
trường của CĐ theo xu hướng ngày càng tốt hơn. Phát triển CĐ có sự tham gia của
người dân để phát triển nông nghiệp, nông thôn, du lịch được Chính phủ Việt Nam
rất quan tâm, đã thực hiện và đang tiếp tục triển khai trên phạm vi cả nước. Những
sáng kiến đổi mới công tác lập và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội địa phương, phát triển sinh kế có sự tham gia người dân bước đầu đã mang lại
kết quả. Đã xuất hiện các kinh nghiệm hay, bài học quý về phát triển CĐ có sự tham
gia của người dân.
Từ đó có thể hiểu, phát triển DLCĐ là tập hợp các hoạt động của con người
nhằm bảo tồn hoặc thay đổi các giá trị về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường tại địa
phương phục vụ các hoạt động DL theo chiều hướng ngày càng tốt hơn, hiệu quả
hơn, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng địa
phương.
1.2. Đặc điểm và nguyên tắc phát triểndu lịchcộng đồng
1.2.1. Đặc điểm của du lịch cộng đồng
Mỗi loại hình DL mang những đặc điểm riêng biệt, đặc trưng của loại hình
DL đó. DLCĐ có các đặc điểm phân biệt với các loại hình DL khác như sau:
14
- Đặc điểm nổi bật nhất của DLCĐ đó là loại hình DL mà CĐĐP là chủ thể
trực tiếp tham gia vào các hoạt động từ bảo tồn, quản lý đến khai thác các giá trị DL
từ nguồn TNDL và môi trường DL, giữ vai trò chính trong các hoạt động kinh
doanh DL như kinh doanh lưu trú, ăn uống, vận chuyển KDL và kinh doanh các
dịch vụ hàng hóa, vui chơi, giải trí, hướng dẫn, tư vấn các hoạt động kinh tế - xã hội
liên quan đến DL địa phương.
- Phát triển DLCĐ tức là công nhận quyền chủ sở hữu hợp pháp trong việc
bảo tồn, khai thác hợp pháp và bền vững các loại TN và MT vì sự phát triển của
CĐ. Phát triển DLCĐ là thực hiện các mục tiêu phát triển DL gắn liền với việc thực
hiện các mục tiêu phát triển CĐ, vì sự phát triển của CĐ.
- Địa điểm tổ chức phát triển DLCĐ: Diễn ra tại nơi cư trú hoặc gần nơi cư
trú của CĐĐP. Đây là những khu vực có nguồn TNDL tự nhiên hoặc nhân văn
phong phú, hấp dẫn hoặc cả hai, có độ nhạy cảm về đa dạng sinh học, chính trị, văn
hóa và xã hội hiện đã, đang và có thể bị tác động bởi con người.
- CĐ dân cư phải là người dân sinh sống, làm ăn trong hoặc liền kề các điểm
TNDL, đồng thời CĐ phải có quyền lợi và trách nhiệm tham gia khai thác cũng như
bảo tồn tài nguyên, các nguồn lực phát triển DL bền vững nhằm hạn chế, giảm các
tác động tiêu cực, nâng cao số lượng, chất lượng TNDL từ chính các hoạt động kinh
doanh DL, kinh tế - xã hội của CĐ, hoạt động của du khách và các bên tham gia vào
hoạt động DL nói chung.
- Phát triển DLCĐ vừa góp phần đa dạng hóa, nâng cao chất lượng tài
nguyên môi trường DL, các SPDL, đồng thời góp phần duy trì, phát triển các ngành
nghề, kinh tế truyền thống của địa phương, ủng hộ sự phát triển đa dạng các ngành
kinh tế. Phát triển DLCĐ phải đảm bảo sự công bằng trong việc phân chia nguồn lợi
từ hoạt động DL. Phần lớn nguồn lợi thu được từ hoạt động DL được giữ lại cho
CĐ. Hoạt động này phải tính đến các hiệu quả về kinh tế - xã hội, môi trường và
chịu sự điều tiết của các quy luật kinh tế - xã hội, đặc biệt là luật cung - cầu.
15
- DLCĐ cũng bao gồm các yếu tố trợ giúp CĐ phát triển DL của các bên
tham gia DL, gồm các cá nhân, các công ty DL, các tổ chức chính phủ, phi chính
phủ, các cấp quản lý nhà nước…
Như vậy, phát triển DLCĐ thực chất là phát triển các loại hình DL bền vững,
có trách nhiệm với tài nguyên môi trường và sự phát triển của CĐ. Chủ thể của các
hoạt động bảo tồn, tôn tạo tài nguyên môi trường và khai thác chính cho phát triển
DL là CĐĐP. Nguồn lợi thu được từ hoạt động DL cũng như mục đích của các hoạt
động trên nhằm phát triển CĐ. Các loại hình DLCĐ do đó còn được gọi là các loại
hình DL vì dân và do dân. Việc tổ chức, đầu tư, triển khai, phát triển các loại hình
DLCĐ đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, tiền của, cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất
kỹ thuật, vì vậy cần được thực hiện có nguyên tắc [58, tr.38].
1.2.2. Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng
Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững, đòi hỏi mỗi loại hình DL phải tuân
thủ theo những nguyên tắc đã đặt ra. Theo đó, một số nguyên tắc cơ bản để phát
triển DLCĐ bao gồm [31, tr.5]:
- Bình đẳng xã hội: Các thành viên của CĐ tham gia lập kế hoạch, thực hiện và
quản lý các hoạt động DL trong CĐ của mình. Sự tham gia của CĐĐP vào công tác
chuẩn bị, tổ chức và thực hiện các hoạt động DL được chú trọng. Các lợi ích kinh tế
được chia đều không chỉ cho các công ty DL mà cả cho các thành viên CĐ.
- Tôn trọng văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên: Hầu hết các hoạt động
DL đều tiềm tàng các tác động tích cực và tiêu cực đến CĐĐP và môi trường tự
nhiên. Quan trọng là các giá trị văn hóa địa phương và môi trường thiên nhiên được
bảo vệ, tôn trọng thông qua các hoạt động tích cực của tất cả các đối tác trong ngành
DL địa phương, điều này rất quan trọng. Do đó, CĐ không chỉ phải nhận thức được
vai trò, trách nhiệm của mình trong việc cung cấp các trải nghiệm DL thành công
mà còn phải hiểu các tác động tích cực, tiêu cực của DL làm ảnh hưởng đến họ và
môi trường tự nhiên do thiếu quy hoạch và quản lý.
16
- Chia sẻ lợi ích: Việc chia sẻ các lợi ích từ DL cho CĐ đòi hỏi CĐ có thể nhận
được các lợi ích giống như các đối tác liên quan khác. Trong việc chia sẻ lợi ích,
doanh thu từ các hoạt động DL thường được chia cho tất cả những người tham gia
và một phần để riêng đóng góp cho toàn bộ CĐĐP thông qua quỹ CĐ, quỹ này có
thể được sử dụng cho các mục đích như tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng như cầu,
đường, điện hoặc các lĩnh vực lợi ích CĐ khác như y tế và giáo dục.
- Sở hữu và tham gia của địa phương: DLCĐ thành công sẽ khai thác một cách
hiệu quả các kiến thức và nguồn lực của CĐĐP để đạt được các kết quả trong DL.
Sự tham gia của CĐĐP từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện và đánh giá là rất quan
trọng để đảm bảo đạt được một cách tốt nhất quyền sở hữu của địa phương và phát
huy được tối đa sự tham gia của địa phương.
Đây được xem là bốn nguyên tắc chính đảm bảo sự tồn tại, phát triển của
DLCĐ. Thực tế, hầu hết các điểm DLCĐ vẫn chưa đảm bảo đầy đủ bốn nguyên tắc
này. Nguyên tắc quan trọng nhất nhưng lại khó thực hiện nhất, đó là việc chia sẻ lợi
ích từ DLCĐ. Mô hình DLCĐ thu hút sự tham gia của nhiều thành phần, trong đó
CĐĐP là nhân tố chủ đạo, thế nhưng việc phân chia quyền lợi giữa các bên tham gia
luôn là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi và nhiều mô hình DLCĐ đã thất bại xuất phát
từ nguyên nhân này.
1.3. Điều kiện phát triểndu lịchcộng đồng
Cũng như bất kì một sản phẩm, một loại hình DL nào, DLCĐ ra đời, tồn tại
và phát triển cần đảm bảo cả hai yếu tố cung và cầu. Theo đó, điều kiện phát triển
DLCĐ cần hội tụ đầy đủ các yếu tố cơ bản cần thiết, bao gồm: nhu cầu của KDL,
TNDL, nguồn nhân lực DL địa phương, CSVCKT DL, khả năng tiếp cận điểm đến,
chính sách khuyến khích phát triển DLCĐ và công tác xúc tiến, quảng bá DLCĐ.
1.3.1. Nhu cầu của khách du lịch
Nhu cầu của KDL là điều kiện quan trọng đối với phát triển DLCĐ. KDL
chính là nguồn cầu đảm bảo cho DLCĐ hoạt động và phát triển. Nhu cầu của KDL
khi thực hiện chuyến đi của mình rất đa dạng và nó tùy thuộc vào mục đích chuyến
17
đi của du khách. Đa số KDL tìm đến các điểm DLCĐ với mong muốn tìm hiểu,
khám phá những nét đẹp văn hóa, con người và vùng đất nơi họ đến. DLCĐ là điều
kiện để du khách cùng ăn, ở, sinh hoạt với người dân bản địa, được trải nghiệm
cuộc sống hằng ngày như chính người dân nơi đó. Một số khách vì mục đích thăm
quan, nghiên cứu hay kết hợp với chuyến công tác, thăm thân… Dù là mục đích nào
thì mọi du khách đều mong muốn nhu cầu của mình được đáp ứng, thỏa mãn một
cách cao nhất, hoàn hảo nhất.
Nhu cầu của du khách sẽ quyết định đến sự lựa chọn điểm đến của họ. Vì
vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của các thị trường khách rất quan trọng, từ
đó, các điểm DL, các công ty, các địa phương sẽ có định hướng đúng đắn, phù hợp
nhằm thu hút khách. Có thể thấy rằng, nhu cầu lớn nhất của du khách khi đến với
các điểm DLCĐ là tìm hiểu về con người, văn hóa, thiên nhiên nơi họ đặt chân đến
nên điều quan trọng nhất ở các điểm DLCĐ phải là giữ gìn, bảo lưu được những nét
đẹp nguyên bản, vốn có của vùng đất ấy, phát triển phải đi đôi với bảo tồn. Những
nơi càng đặc sắc, độc đáo, nguyên bản thì càng thu hút sự tò mò, khám phá của du
khách.
1.3.2. Tài nguyên du lịch
TNDL là điều kiện tất yếu, là cơ sở hình thành nên một điểm DL. Theo Luật
Du lịch Việt Nam (2017): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự
nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch,
điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên
du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”. TNDL của một điểm DLCĐ là
phong tục tập quán, là những nét đẹp văn hóa, con người, ẩm thực… và vẻ đẹp tự
nhiên của vùng đất ấy. TNDL càng phong phú, mới lạ thì càng có sức cuốn hút, hấp
dẫn lớn với du khách. Trong quá trình phát triển, các điểm DLCĐ cần có những
định hướng khai thác đúng đắn để vừa bảo vệ được nguồn TNDL vừa phát triển DL
một cách hợp lý, hướng đến mục tiêu phát triển DL bền vững.
18
1.3.3. Nguồn nhân lực địa phương
Điểm khác biệt lớn nhất của DLCĐ đối với các loại hình DL khác chính là
sự tham gia, làm chủ và đem lại lợi ích lớn nhất cho CĐĐP. Theo đó, nguồn nhân
lực địa phương đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển DLCĐ tại chỗ
và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ DL địa phương là vấn đề đặt ra đối với mỗi
mô hình DLCĐ. Chất lượng dịch vụ DL phụ thuộc lớn vào chất lượng nguồn nhân
lực. Trong khi đó, ở các địa phương, lao động phổ thông là chủ yếu. Số lượng lao
động qua đào tạo về DL còn ít. Người dân phục vụ du khách phần lớn dựa trên kinh
nghiệm tích lũy được trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, để phát triển DLCĐ một
cách hiệu quả và lâu dài, việc tập trung đào tạo nguồn nhân lực địa phương, trao dồi
các kỹ năng phục vụ DL, nâng cao khả năng ngoại ngữ, đảm bảo quyền lợi chính
đáng cho người dân… là việc làm cần được quan tâm hàng đầu.
1.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
CSVCKT phục vụ DL là một trong những điều kiện cần có đảm bảo phát
triển DLCĐ. Đó là những điều kiện thiết yếu về điện, nước, đường xá, cơ sở vật
chất phục vụ ăn ở, đi lại, vui chơi giải trí… đáp ứng mọi nhu cầu, mong muốn của
du khách. KDL tìm đến các điểm DLCĐ thường không đòi hòi cao về CSVCKT.
Nói như vậy không đồng nghĩa với việc yếu tố CSVCKT bị coi nhẹ mà ở những
điểm phát triển DLCĐ, CSVCKT hướng đến đặc tính thân thuộc, đơn giản và gần
gũi với cuộc sống người dân địa phương. CSVCKT có mối quan hệ mật thiết với
TNDL. Nếu như CSVCKT độc đáo, mới lạ thì nó sẽ thu hút sự quan tâm, tìm đến
của du khách và vì thế, nó trở thành TNDL hấp dẫn. Vì vậy, đây là yếu tố quan
trọng không thể bỏ qua để phát triển một mô hình DLCĐ.
1.3.5. Khả năng tiếp cận điểm đến
Khả năng tiếp cận điểm đến cũng là một trong những yếu tố tác động đến sự
lựa chọn điểm đến của du khách. Nếu một điểm DL tuy không mấy hấp dẫn nhưng
nằm ở vị trí thuận lợi, có thể tiếp cận bằng nhiều phương tiện khác nhau, lại ở vị trí
kết nối với các điểm DL khác, chắc chắn sẽ thu hút du khách hơn so với các điểm
19
có TNDL hấp dẫn nhưng vị trí tiếp cận khó, lại trái tuyến. Đối với loại hình DLCĐ,
nước ta hiện nay đang khai thác chủ yếu ở những làng quê, vùng sâu vùng xa - nơi
có điều kiện kinh tế còn khó khăn nhưng có tài nguyên tự nhiên trù phú, nét đẹp văn
hóa đặc sắc. Do đó, khả năng tiếp cận điểm đến đã và đang là vấn đề gây cản trở lớn
đối với sự phát triển của nhiều điểm DLCĐ. Vì vậy, để xây dựng một điểm DLCĐ
ở địa phương nào đó, ngoài những yếu tố cần thiết thì vị trí điểm đến cần phải được
cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định thực hiện.
1.3.6. Chính sách phát triển du lịch
Bên cạnh đó, chính sách phát triển DL cũng là điều kiện thúc đẩy DLCĐ
hình thành và phát triển. Các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển DL đối với
từng địa phương sẽ là nguồn động lực, tạo hứng khởi ban đầu để CĐ cư dân tin
tưởng, tham gia phục vụ DL. CĐĐP hầu hết là nông dân, là những người nghèo
khó, trình độ thấp, vì vậy để vận động họ làm DL đòi hỏi phải có những định hướng
rõ ràng. Bởi lẻ, phát triển DLCĐ không đơn thuần là đem lại lợi ích cho người dân
địa phương mà hơn hết là quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt
Nam đến với thế giới thông qua DL. Chính vì vậy, sự chỉ đạo, định hướng đúng
đắn, kịp thời của các cấp thông qua các chính sách phát triển DL cũng như sự giúp
sức về vốn, về CSVCKT, về kinh nghiệm phát triển DLCĐ là vấn đề rất quan trọng
đối với việc phát triển DLCĐ ở các địa phương trên cả nước.
1.3.7. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch
Ngoài ra, một điều kiện cần thiết, là chất xúc tác quan trọng đối với một điểm
DL nói chung và điểm DLCĐ nói riêng là công tác xúc tiến, quảng bá điểm đến.
Một điểm DL, mặc dù có sức hấp dẫn lớn, tài nguyên độc đáo, đặc sắc nhưng không
được xúc tiến đúng hướng, quảng bá rộng rãi sẽ khó thu hút được sự quan tâm, chú
ý của du khách. Ngày nay, với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin,
nhiều điểm DL tận dụng sức mạnh này tạo sự lan tỏa rộng khắp và gây được hiệu
ứng lớn đã đem lại hiệu quả đáng kể, mang hình ảnh điểm đến đến với du khách
một cách sinh chân thực, sống động nhất. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số nơi
20
đã lạm dụng phương thức này để quảng cáo một cách thiếu văn minh, thiếu sự trung
thực ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh du lịch Việt Nam. Có thể khẳng định rằng,
chiến lược xúc tiến, quảng bá là công cụ hữu hiệu, là phương tiện vô cùng quan
trọng đối với sự phát triển của một điểm đến DL, vì vậy các nhà quản lý, những
người làm du lịch cần nắm bắt, sử dụng công cụ này một cách hiệu quả nhất.
Trên đây là 7 điều kiện cơ bản đảm bảo một mô hình DLCĐ hình thành, tồn
tại và phát triển. Có thể một số mô hình sẽ không hội tụ đầy đủ các điều kiện này
hoặc chỉ đảm bảo ở một số điều kiện nào đó. Tuy nhiên, với mục đích cuối cùng là
hướng đến việc phát triển DL bền vững thì đòi hỏi các điểm DL đã, đang và sẽ trở
thành điểm DLCĐ cần phải cân nhắc, vạch rõ định hướng, chiến lược đúng đắn để
mô hình DLCĐ được xây dựng vững chắc và đảm bảo sự lâu dài, làm nền tảng tốt
cho những hoạch định tiếp theo.
1.4. Các bên tham giadu lịchcộng đồng và vai trò
Tham gia DLCĐ gồm có các thành phần chính sau: CĐĐP, chính quyền địa
phương và các cơ quan quản lý DL, các tổ chức hỗ trợ phát triển và đào tạo năng
lực địa phương, các doanh nghiệp DL và KDL. Mỗi thành phần đảm nhiệm một vai
trò riêng nhưng tựu chung lại, mục đích chính là vì sự phát triển của DLCĐ. Việc
kết nối, tạo sợi dây liên kết hiệu quả giữa các thành phần trên đã và đang là vấn đề
bức thiết của nhiều địa phương nhằm mang lại hiệu quả cao trong phát triển DLCĐ.
- Cộng đồng địa phương: Là trọng tâm của phát triển DLCĐ bởi vì họ là chủ
nhân của những TNDL, vốn tri thức dân gian và là đối tượng trực tiếp tham gia
phục vụ KDL. Không có yếu tố CĐ sẽ không thể phân biệt được DLCĐ với các loại
hình DL khác. Do đó, khi quy hoạch phát triển DLCĐ nên có sự tham gia của CĐ.
Đồng thời cần có sự đầu tư để khắc phục những hạn chế về kiến thức, kỹ năng và
kinh nghiệm làm DL cho CĐ, hướng đến phát triển DL bền vững. Sự thành công
của DLCĐ phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực địa phương. Việc đảm bảo lợi ích
công bằng cho CĐĐP trong phát triển DLCĐ là vấn đề được quan tâm đặc biệt.
- Chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý du lịch: Được CĐĐP tín
21
nhiệm bầu ra và đại diện cho quyền, lợi ích của CĐ. Họ là những người lãnh đạo, có
vai trò tổ chức và quản lý, tăng cường sức mạnh đoàn kết tập thể của CĐ, đặc biệt
phát huy tiềm năng, thế mạnh của CĐ trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội
theo các chủ trương, đường lối của nhà nước và pháp luật, là cầu nối giữa CĐ với
thế giới bên ngoài.
- Các tổ chức hỗ trợ phát triển và đào tạo năng lực địa phương: Các tổ chức hỗ
trợ phát triển có thể là các tổ chức phi chính phủ trong hoặc ngoài nước. Các tổ
chức phi chính phủ quốc tế thường xuyên hỗ trợ về mặt chuyên môn hơn và một
phần nhỏ về mặt tài chính. Các tổ chức này có vai trò là những người chỉ lối dẫn
đường, giúp CĐ thực hiện các mục tiêu phát triển DL trong giai đoạn đầu, đưa ra
các định hướng, phương pháp làm DL. Sau một thời gian DL hoạt động, họ sẽ trao
quyền quản lý cho CĐ và chính quyền địa phương.
Các tổ chức đào tạo năng lực địa phương có mặt rất ít tại các địa phương.
Phần lớn đào tạo đều tập trung ở các thành phố lớn dưới hình thức là các trường dạy
nghề và cao đẳng. Trong khi đó, tại các tỉnh và huyện đang thiếu nghiêm trọng
những tổ chức này. Chính vì vậy, phương pháp đào tạo của các tổ chức này đang rất
khác so với những yêu cầu cụ thể và riêng biệt của từng địa phương. Do đó, việc
xây dựng một đội ngũ đào tạo chuyên nghiệp từ dân cư địa phương để tham gia hoạt
động DL là cần thiết hơn việc dựa vào một tổ chức đào tạo bên ngoài [9, tr.6].
- Các công ty dịch vụ du lịch (lữ hành, lưu trú, ăn uống, vận chuyển…): Là
thành phần quan trọng trong hoạt động đầu tư phát triển cũng như quảng bá sản
phẩm DLCĐ, giữ vai trò môi giới trung gian kết nối cung và cầu DL, tạo ra một dây
chuyền liên tục trong hoạt động DL. Họ có thể sử dụng lao động là người địa
phương, góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân bản địa. Bên
cạnh đó, họ góp phần vào việc chia sẻ lợi ích từ DL cho CĐ bằng việc đóng thuế,
phí môi trường, mua vé tham quan, đóng góp cho hoạt động bảo tồn tài nguyên, tổ
chức các hoạt động bảo vệ môi trường…
- Khách du lịch: Đây là yếu tố về cầu DL. Đặc điểm của các tập khách mua
sản phẩm DLCĐ thường là những tập khách hướng ngoại như các nhà nghiên cứu,
22
học sinh, sinh viên, những người thích khám phá, tìm hiểu những điều mới lạ. Họ là
những KDL có trình độ nhận thức cao, yêu thiên nhiên cũng như muốn tìm hiểu các
giá trị văn hóa bản địa. Những du khách này phần nhiều sẽ sẵn sàng bỏ qua sự xa xỉ,
đắt tiền để được thưởng thức những giá trị của phong cảnh tự nhiên hoang sơ, đặc
sắc về văn hóa địa phương. Du khách sử dụng sản phẩm DLCĐ thường cần cung
cấp thông tin hơn là giải trí, được giáo dục hơn là tiêu khiển [57, tr.49].
Một mô hình DLCĐ thành công là mô hình biết phối hợp, liên kết giữa các
thành phần trên một cách tinh tế và hiệu quả, trong đó, trung tâm là CĐĐP. Tuy
nhiên, đa số các mô hình DLCĐ ở nước ta, vấn đề này chưa được nhìn nhận một
cách khách quan và nghiêm túc, vẫn còn mang tính “mạnh ai nấy làm”. Chính điều
này đã làm cho các mô hình DLCĐ phát triển một cách dè dặt, cầm chừng, thiếu
định hướng lâu dài. Do đó, cần phải có những tác động tích cực để các địa phương,
các thành phần tham gia nhận thức rõ điều này nhằm cải thiện tình trạng hiện nay,
đưa DLCĐ trở thành một trong những loại hình DL thế mạnh ở mỗi địa phương nói
riêng và nước ta nói chung.
1.5. Các mức độ tham giacủa cộng đồng vào hoạt động du lịch
Tùy thuộc vào điều kiện, nhận thức mà CĐĐP tham gia hoạt động DL tại địa
phương mình ở các mức độ khác nhau. Nghiên cứu về các mức độ tham gia của
CĐĐP vào DL, tác giả Pretty và Hine (1999) chia ra thành 7 mức độ, theo đó cao
nhất là tham gia chủ động, tiếp đến là tham gia tương tác, tham gia chức năng, tham
gia khuyến khích vật chất, tham gia tư vấn, tham gia cung cấp thông tin và thấp nhất
là tham gia thụ động. Ứng với mỗi mức độ có các hình thức biểu hiện như sau:
Bảng 1.1. Các mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch theo
thang đo Pretty và Hine (1999)
Mức độ
Hình thức biểu hiện
tham gia
Tham gia
- CĐ đưa ra các sáng kiến độc lập và có quyền tự quyết
- CĐ liên hệ với các tổ chức bên ngoài để nhận được tư vấn, giữ
chủ động
quyền kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực
23
Mức độ
Hình thức biểu hiện
tham gia
- Tự phân phối của cải và quyền lực đảm bảo sự công bằng
- CĐ tham gia vào quá trình phân tích, phát triển kế hoạch hành
Tham gia động tại địa phương
tương tác - CĐ địa phương kiểm soát việc ra quyết định, xây dựng kế hoạch
sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên ở địa phương
Tham gia
- CĐ tham gia bằng cách hình thành các nhóm để đáp ứng mục tiêu
từng phần liên quan đến dự án
chức năng
- Tổ chức CĐ được thành lập có xu hướng phụ thuộc vào các hỗ
trợ từ bên ngoài
Tham gia - CĐ tham gia với tư cách là các nguồn lực (ví dụ như nguồn lao
khuyến động) để đổi lấy các khuyến khích vật chất (thực phẩm, tiền mặt)
khích vật - Cộng đồng tham gia theo kiểu hình thức, họ không có cổ phần,
chất cũng như không góp mặt trong các quá trình diễn ra dự án
Tham gia
- Những người tham gia đại diện sẽ được đưa ra ý kiến cho cộng
đồng địa phương
tư vấn
- Quan điểm của cộng đồng được lắng nghe
Tham gia - CĐ tham gia cung cấp thông tin bằng cách trả lời bảng hỏi và
cung cấp khảo sát… được thiết kế bởi tác nhân bên ngoài
thông tin - Kết quả của nghiên cứu không được chia sẻ với mọi người
- CĐ tham gia bị giới hạn cho biết những điều sẽ xảy ra với địa
Tham gia phương họ
thụ động - Ý kiến của người dân không được đưa vào
- Thông tin chỉ thuộc về các chuyên gia bên ngoài
[Nguồn: 5, tr.17]
Trên thực tế, sự tham gia của CĐĐP thường đòi hỏi nhiều thời gian và trình
độ quản lý dự án rất cao, tuy nhiên, điều này không được những nhà phụ trách dự án
hay chương trình phát triển chào đón, sẵn sàng thực thi, trừ phi họ nhận thức được rằng
sự tham gia của CĐ chính là đầu vào đảm bảo thành công của chương trình
24
hay dự án phát triển. Chính vì vậy, ở hầu hết các mô hình DLCĐ nước ta, sự tham
gia của người dân chủ yếu nằm ở mức độ tham gia cung cấp thông tin, tham gia để
được hưởng khuyến khích vật chất, thậm chí là tham gia một cách thụ động. Họ
chưa có cơ hội để đưa ra sáng kiến cũng như quyết định đến sự phát triển DL của
địa phương mình, nhiều quyền lợi của cư dân địa phương chưa được đáp ứng, cơ
hội để họ tham gia vào các hoạt động DL cũng chưa được quan tâm nhiều. Do đó,
để mô hình DLCĐ đi đúng hướng cần phải có những định hướng đúng đắn, kịp thời
giúp người dân hưởng lợi từ hoạt động DL trên chính địa phương của họ, từ đó, họ
sẽ sẵn sàng tham gia vào các hoạt động DL vì lợi ích của bản thân và CĐ.
1.6. Kinh nghiệm phát triểndu lịchcộng đồng tại Việt Nam
DLCĐ là loại hình DL đã và đang rất được chú trọng phát triển ở nhiều nước
trên thế giới cũng như ở Việt Nam bởi những hệ quả tích cực mà nó mang lại trên
nhiều mặt về kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường. Đây được xem là hướng đi
đúng đắn, lâu dài hướng đến mục tiêu phát triển DL bền vững ở các nước. DLCĐ
hiện có mặt ở hầu hết các vùng miền nước ta. Kết quả từ hoạt động DLCĐ ở các địa
phương sẽ là những bài học quý giá để xã Cẩm Thanh học hỏi, rút kết kinh nghiệm
để đưa DLCĐ nơi đây có bước tiến mới, khắc phục được những vấn đề “lủng cũng”
hiện tại, phát huy tối đa lợi thế vốn có của xã, nâng cao hiệu quả hoạt động DL địa
phương. Sau đây là một số mô hình DLCĐ tiêu biểu ở Việt Nam mà Cẩm Thanh có
thể học hỏi:
1.6.1. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Sapa (Lào Cai)
- Giới thiệu về Sapa
Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào
Cai, cách thành phố Lào Cai khoảng 33 km và cách Hà Nội gần 400 km. Sapa nằm
trong vùng núi Hoàng Liên Sơn, nơi có đỉnh núi Phanxipăng cao 3.143m.
Do nằm ở địa hình cao và gần chí tuyến nên Sapa có khí hậu cận nhiệt đới
ẩm, không khí mát mẻ quanh năm. Vào mùa hè, thời tiết ở thị trấn một ngày như là
25
có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, có
nắng, không khí dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh
như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông.
Tên Sa Pa có gốc từ tiếng H’Mông, “Sa Pả” nghĩa chữ là Bãi Cát, là tên của
vùng đất này, nay còn lại một phần nằm ngoài thị trấn Sapa là xã Sa Pả của huyện
Sapa. Cùng với các tên đó là loạt tên xã theo tiếng H’Mông như Lao Chải, San Sả
Hồ, Sử Pán, Suối Thầu, Tả Giàng Phình... Từ hai chữ “Sa Pả”, người phương Tây
phát âm không dấu, thành Sapa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó thành “Cha
Pa” và một thời gian rất dài sau đó người ta dùng “Cha Pa” như một từ tiếng Việt.
Về sau, từ này viết được thống nhất là Sapa.
Bên cạnh tài nguyên thiên nhiên trù phú, hùng vĩ, Sapa còn ẩn chứa các giá
trị văn hóa đặc sắc được xây dựng bởi các 6 tộc người sinh sống tại đây, đó là người
Kinh, H’Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy và Xá Phó. Chính vì vậy, nơi đây có nhiều điều
kiện thuận lợi để phát triển DL, trong đó thế mạnh là phát triển DLCĐ.
- Sapa phát triển loại hình DLCĐ
Mặc dù có nguồn tài nguyên phong phú, thuận lợi cho phát triển DL nhưng
đời sống cư dân các thôn bản ở Sapa còn nghèo, được sự tư vấn, hỗ trợ của tổ chức
Hà Lan (SNV), từ năm 2001, mô hình DLCĐ tại các thôn, bản Sapa đã được khởi
xướng, các Ban quản lý DLCĐ tại các xã Thanh Phú, Bản Hồ, Tả Van, Tả Phìn đã
được thành lập để mở rộng không gian DL. Dự án đã huy động được các nguồn lực
trong nước và quốc tế hỗ trợ CĐ về vấn đề môi trường, xây dựng hệ thống giao
thông, các tuyến đường tham quan DL, đồng thời tổ chức tập huấn, nâng cao kỹ
năng làm DL cho người dân [58, tr.76].
Từ đó, với việc nắm bắt nhu cầu của du khách và phát huy tiềm năng, thế
mạnh có được, Sapa tập trung đầu tư phát triển loại hình DLCĐ, hướng về bản làng
và người dân, cộng đồng dân cư, trong đó, dịch vụ chính được khai thác là dịch vụ
lưu trú homestay với phương châm ba cùng: cùng ăn, cùng ở và cùng lao động với
26
người dân, điều này vừa giảm quá tải cho khu vực đô thị chật hẹp, vừa xóa nghèo,
tạo thế phát triển DL bền vững, gắn với bảo vệ bản sắc văn hóa và môi trường sinh
thái địa phương. Tính đến năm 2017, toàn huyện Sapa có trên 160 cơ sở homestay,
tập trung ở các xã Tả Van, Lao Chải, Bản Hồ, Tả Phìn… đem lại nguồn thu hàng
chục tỷ đồng mỗi năm.
Phát triển DL “ba cùng” là hướng đi đúng của Sa Pa, tuy nhiên làm thế nào
để loại hình DL này thật sự bền vững, có sức hấp dẫn, thu hút được ngày càng nhiều
du khách là bài toán không đơn giản. Trước thực tế đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Lào Cai và chính quyền huyện Sapa đã xác định phương châm “biến di sản
thành tài sản”, và mỗi CĐ, mỗi làng bản phải có một sản phẩm mang tính đặc trưng,
giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Để thực hiện mục tiêu này, thời gian qua, Sapa
tập trung bảo tồn các lễ hội truyền thống như lễ hội Xuống Đồng (Gầu tào, Roóng
poọc), Múa xòe, Múa chuông, Múa sinh tiền, Múa quạt, Lễ cấp sắc… Sau khi bảo
tồn, phục dựng nguyên bản, Sa Pa đưa các lễ hội vào hoạt động DL ở thị trấn, xã và
các bản làng; tập trung thành chuỗi vào dịp Tết Nguyên đán, lễ hội đầu xuân, dịp
nghỉ lễ trong năm, nhằm thu hút, phục vụ du khách. Ở các xã đều thành lập đội văn
nghệ dân tộc, sẵn sàng biểu diễn phục vụ du khách ngay tại các điểm homestay. Có
thể kể đến các chương trình như: xuống đồng Tả Van, xòe Thanh Phú, cấp sắc
Thanh Kim, lễ hội trên mây, một ngày làm nông dân Tả Phìn… Nhờ vậy, vừa bảo
tồn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa phục vụ KDL trong và ngoài nước, tạo việc làm,
thu nhập cho người dân địa phương.
Bên cạnh đó, Sa Pa tăng cường tôn tạo, bảo vệ bãi đá cổ Mường Hoa đã được
công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia và hệ thống ruộng bậc thang ở địa
phương, trọng điểm là các xã Trung Chải, Tả Van, Hầu Thào, Sa Sả Hồ đã được
công nhận di tích danh thắng quốc gia. Đây là những “điểm nhấn”, tạo cảnh quan
môi trường và bản sắc văn hóa, thu hút du khách đến các bản làng vùng đồng bào
dân tộc thiểu số, đó cũng chính là “sức sống” bền vững của DL “ba cùng” ở Sa Pa
hiện nay.
27
Đến Sa Pa, du khách có thể lựa chọn nhiều tuyến DLCĐ như: thị trấn Sa Pa -
Ý Linh Hồ - Lao Chải - Tả Van; Lao Chải - Tả Van - Bản Hồ - Thanh Phú - Nậm
Sài; thị trấn Sa Pa - Tả Phìn - Móng Sến - Tắc Cô… trong đó, có nhiều điểm DL
được khách nước ngoài đặc biệt quan tâm như: bãi đá cổ (thuộc các xã Hầu Thào,
Sử Pán và Tả Van), điểm DL thôn Sả Séng (xã Tả Phìn)… và điểm DL Cát Cát (xã
San Sả Hồ) được xem là điểm nhấn DLCĐ tại Sapa.
Đó là kết quả của chủ trương “mỗi cộng đồng, mỗi làng bản có một sản
phẩm mang tính đặc trưng” mà Sapa kiên trì thực hiện trong nhiều năm qua. Thông
qua các tuyến DL bản làng, mức độ tham gia và hưởng lợi của CĐ dân tộc thiểu số
bản địa tăng lên, xuất hiện hàng loạt các nghề mới, như cho thuê nghỉ trọ, hướng
dẫn, biểu diễn văn nghệ, bán hàng lưu niệm (thổ cẩm, đồ trang sức), dẫn khách leo
núi,…
Như làng Cát Cát có 360 người thì có tới 112 người tham gia hoạt động DL
(chiếm tỷ lệ 31,2% dân số); làng Lý Lao Chải có 516 người thì có 102 người của 22
hộ gia đình (trong tổng số 28 hộ) tham gia các hoạt động DL... [68]. Trước kia, các
hộ kinh doanh lưu trú homestay chỉ cung cấp dịch vụ lưu trú đơn thuần, nhưng hiện
nay, nhiều gia đình mở mang công việc kinh doanh bằng việc cung cấp thêm các
dịch vụ bổ sung như bán đồ lưu niệm, bán đồ uống (bia, nước ngọt), bán hàng ăn,
bánh kẹo, thuốc bắc... đặc biệt, dân tộc Dao Đỏ có dịch vụ tắm lá thuốc núi rừng
Hoàng Liên, được du khách ưa thích.
Để tạo chuỗi giá trị sản phẩm DL, Sapa tăng cường liên kết vùng, thông qua
các tuyến DLCĐ. Bên cạnh đó, khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp liên kết với
người dân và chính quyền địa phương ở từng bản làng, cụm dân cư, từng xã để đầu
tư, khai thác tiềm năng, lợi thế DL, theo mô hình “liên kết 1-1”. Theo đó, mỗi địa
phương làm DLCĐ sẽ đồng hành với một doanh nghiệp cùng chịu trách nhiệm kêu
gọi và thu hút du khách, cùng giữ gìn bản sắc văn hóa, cùng quản lý hoạt động DL
một cách chuyên nghiệp. Thực tế ở Công ty cổ phần DL Cát Cát là minh chứng
sống động. Tại khu vực thung lũng Cát Cát, thuộc xã San Sả Hồ, công ty đầu tư
28
hàng chục tỷ đồng vào từng nhà của hàng chục hộ đồng bào Mông, để họ giữ nếp
sinh hoạt bản địa, lề lối canh tác nông nghiệp truyền thống, phát triển nghề thủ
công, giữ nét đẹp trao đổi sản phẩm canh tác, chăn nuôi… tại các chợ phiên. Những
ngôi nhà, góc bếp, mảnh vườn, ruộng nương, vật dụng sinh hoạt, nghề tước lanh,
nhuộm chàm, vẽ sáp ong, thêu thổ cẩm được giữ nguyên. Công ty còn trả tiền trực
tiếp cho hơn chục gia đình người Mông (mỗi tháng ba triệu đồng) trên dọc tuyến
đường đi bộ xuyên làng, để họ giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ gìn các vật dụng
truyền thống, bảo tồn nghề se lanh dệt vải và đồng ý cho du khách thăm nhà tùy
thích, không chèo kéo bán hàng hay thu tiền phí của khách. “Điều quan trọng là
phải dựa vào dân, để giữ nguyên cảnh quan, lối sống, nếp sinh hoạt của người bản
địa, như vậy mới phát triển du lịch cộng đồng có sức sống nội tại, lâu bền”- Giám
đốc Công ty du lịch Cát Cát Nguyễn Phương Lân khẳng định [68].
Sa Pa đang đón đầu cơ hội rất tốt để trở thành một trọng điểm DL tầm quốc
gia, bởi có đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, giao thông thuận lợi và quần thể công
trình cáp treo Phan Xi Păng trên đỉnh “nóc nhà Đông Dương” hấp dẫn du khách.
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Mạnh Hảo, du khách trong và ngoài nước có
xu hướng đổ mạnh về Sa Pa, sáu tháng đầu năm 2017 đã đạt hơn một triệu lượt
người, gấp hai lần so với cùng kỳ, đem lại doanh thu gần hai nghìn tỷ đồng. Đây là
cơ hội vàng để DL “ba cùng” ở Sa Pa phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
So với các loại hình DL thì DLCĐ được coi là thế mạnh tại Sapa, bởi không
chỉ khách trong nước mà hầu hết du khách nước ngoài mỗi khi đến Sa Pa đều lựa
chọn loại hình du lịch này. Theo điều tra của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới
(IUCN), một trong hai đơn vị tài trợ ban đầu cho dự án hỗ trợ DL bền vững tại Sa
Pa thì hơn 70% số du khách quốc tế đến Sa Pa có nhu cầu đi DL đến các bản, làng
đồng bào dân tộc thiểu số.
Sapa được xem là địa chỉ tiên phong về khai thác loại hình DLCĐ ở nước ta.
Với phong cảnh đẹp, núi non hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, sự đa dạng sinh học cao
29
cùng với các giá trị văn hóa đặc sắc, Sapa trở thành địa chỉ yêu thích lâu nay của các
“tín đồ” du lịch.
Phát triển DLCĐ trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo
vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên là hướng đi bền vững của DL SaPa. Với
tiềm năng, thế mạnh của mình, Sapa có triển vọng phát triển nhiều loại hình DL văn
hoá chất lượng cao, kết hợp DLCĐ, sinh thái, nghỉ dưỡng. Đây sẽ là điểm đến lý
tưởng cho du khách trong và ngoài nước khi đến Sapa, với nhiều cơ hội lựa chọn
các sản phẩm DL đa dạng, phong phú và độc đáo tại địa phương.
1.6.2. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại làng rau Trà Quế, Hội An
Hội An nổi tiếng với nhiều tour DLCĐ thú vị và mới mẻ như “Một ngày làm
nông dân làng rau Trà Quế”, “Chèo thuyền và cưỡi trâu”, “Trồng lúa nước”, “Một
thoáng Kim Bồng”, “Du lịch dọn rác”… Nhờ đó, DLCĐ ở Hội An đã tạo dựng
được thương hiệu riêng, thực sự là loại hình DL hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu khám phá
mới lạ của du khách. Trong đó, làng rau Trà Quế đã và đang là mô hình DLCĐ
thành công tại Hội An trong những năm qua.
- Giới thiệu làng rau Trà Quế
Cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 2km về phía Đông Bắc, nằm giữa con
sông Đế Võng và đầm rong Trà Quế, làng rau Trà Quế thuộc thôn Trà Quế, xã Cẩm
Hà, thành phố Hội An. Rau Trà Quế nổi tiếng từ rất lâu với nhiều sản phẩm rau
được trồng trên đất đai màu mỡ, bón bằng loại rong lấy từ sông nên có hương vị đặc
trưng riêng. Với diện tích đất không quá rộng nhưng trồng rau đã trở thành một
nghề chính của cư dân trong làng qua nhiều thế hệ. Hằng năm, cứ đến mùng 7 tháng
giêng âm lịch, người dân Trà Quế tổ chức lễ hội Cầu Bông để cầu mong mưa thuận
gió hòa, những mùa rau bội thu. Kể từ khi DL Hội An bắt đầu khởi sắc cũng là lúc
làng rau phát triển thịnh vượng nhất.
- Cách thức làm DL tại Làng rau Trà Quế
30
Du khách có thể đến Trà Quế bằng xe đạp, bằng thuyền… Đến với Làng rau
Trà Quế, du khách sẽ được trở thành những người nông dân trồng rau thực thụ trong
những bộ áo quần nông dân, dép lê, nón lá, được người làng rau bày cho cách cuốc
đất, trồng, tưới nước và chăm bón rau. Sau khi tắm rửa, nghỉ ngơi, du khách sẽ
thưởng thức các món ăn chế biến từ các loại rau xanh đặc hữu Trà Quế và các món
ngon của Quảng Nam như: bánh đập, bánh vạc, hến trộn, tôm hữu, mì Quảng, cao
lầu Hội An... Tại đây cũng có nhiều hộ gia đình kinh doanh dịch vụ homestay cho
du khách cùng tham gia vào công việc trồng rau sạch, trải nghiệm cuộc sống của
người trồng rau.
Để thương hiệu DL rau Trà Quế có tiếng như ngày nay thì phải kể đến tầm
nhìn và tâm huyết của các cấp chính quyền Quảng Nam. Nhằm bảo tồn thương hiệu
gần 400 năm của rau Trà Quế, từ năm 2004 đến nay, UBND thành phố Hội An đã
đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng làng rau, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền thương
hiệu “Trà Quế - Hội An”. Chính quyền Hội An đã giao cho Công ty Cổ phần Du
lịch Hội An khai thác tour DL tham quan và làm nông tại Trà Quế, sau đó chuyển
sang cho UBND xã Cẩm Hà. Đồng thời yêu cầu các tour DL trong địa bàn bổ sung
Làng rau Trà Quế vào hành trình. Tour DL “Một ngày làm nông dân Trà Quế” trở
thành “đặc sản” DL Hội An. Thành phố phối hợp với UBND xã Cẩm Hà tổ chức
nhiều buổi tập huấn, giáo dục người dân cách làm DL, cử những hộ gia đình tiêu
biểu học tập, nghiên cứu và tiếp cận với các mô hình DLCĐ thành công ở các vùng
miền… Và hơn 10 năm qua, lượng du khách đến tham quan làng rau Trà Quế ngày
một tăng thể hiện sự hấp dẫn vốn có của làng nghề này đối với khách thập phương,
đặc biệt là khách nước ngoài. Nhờ đó, bộ mặt của thôn Trà Quế cũng được thay đổi.
Giá vé được thành phố niêm yết, 20 nghìn đồng đối với khách DL quốc tế và
10 nghìn đồng đối với khách nội địa. Các gia đình sẽ được thay phiên nhau phục vụ
khách nhằm đảm bảo lợi ích công bằng giữa các hộ tham gia trồng rau kết hợp làm
DL. Tổ DL cũng được thành lập nhằm quản lý tốt các vấn đề về sản xuất rau cũng
như làm DL. Việc phục vụ khách tham quan theo một quy trình cụ thể từ tiếp đón
31
khách cho đến khi khách hoàn thành chuyến tham quan. Ở đây, bất cứ người dân
nào cũng có thể được coi là hướng dẫn viên DL của làng, chào đón khách bằng sự
nhiệt tình và thân thiện. Đến nay, có thể khẳng định rằng Làng rau Trà Quế là một
thương hiệu DLCĐ thành công. Bộ mặt xã đã có sự thay đổi lớn và hơn hết, những
người dân tham gia làm DL trực tiếp được hưởng lợi từ hoạt động DL nơi đây.
1.6.3. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Cù lao Ông Hổ, An Giang
- Giới thiệu về Cù lao Ông Hổ
Nằm trên dòng sông Hậu, Cù lao ông Hổ xanh ngắt bóng tre và cây ăn trái, thấp
thoáng những mái nhà nhỏ bé, yên bình giữa hai bờ. Cù lao ông Hổ nay thuộc xã
Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên. Từ thành phố Long Xuyên xuống bến phà
Ô Môi, qua Cù lao ông Hổ chừng 30 phút. Bao quanh Cù lao là cảnh quan thiên
nhiên với sông nước mênh mông, làng bè trên sông, kênh rạch chằng chịt, vườn cây
ăn trái và các di tích lịch sử văn hóa có giá trị như khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức
Thắng, miếu ông Hổ... tạo nên một không gian thoáng mát, yên bình đáp ứng nhu
cầu tham quan, nghỉ mát của KDL. Nhiều năm qua, nơi đây được ví như lá phổi của
thành phố Long Xuyên và được tỉnh chọn là nơi để phát triển DLST CĐ.
- Cách thức làm du lịch tại Cù lao Ông Hổ
Với vẻ đẹp đặc trưng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Cù lao thu hút rất
đông KDL, nhất là KDL quốc tế đến đây để thưởng lãm cảnh đẹp cũng như trải
nghiệm đời sống văn hóa độc đáo của người dân miền sông nước. Bởi thế, bên cạnh
các nghề chính như trồng cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt thủy sản,
làm mắm… người dân nơi đây còn kinh doanh các dịch vụ DL, trong đó, chủ yếu là
cung cấp dịch vụ homestay (du khách ăn, ngủ và tham gia các công việc hàng ngày
với người dân địa phương như: nấu ăn, thu hoạch hoa màu, trái cây, tát mương, bắt
cá, kéo lưới, mò ốc…).
Việc phát triển DLCĐ nơi đây trước hết nhận được sự quan tâm của chính
quyền các cấp. Năm 2004, UBND tỉnh An Giang đã xây dựng các giải pháp phát
32
triển kinh tế - xã hội của xã, trong đó trọng tâm là xây dựng DLST gắn với sông
nước miệt vườn, một lợi thế mà thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất này. Đồng thời
tạo điều kiện thuận lợi nhất thu hút bà con Cù lao tham gia làm DL, hướng đến mục
tiêu phát triển DL bền vững tỉnh An Giang.
Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động DL, tỉnh An Giang đã chọn Cù lao
Ông Hổ để thực hiện dự án Du lịch nông nghiệp (giai đoạn 1, 2007 - 2009, giai
đoạn 2, 2011 - 2014) với sự tài trợ của Hội Nông dân Hà Lan. Cùng với đó, năm
2013, Cù lao cũng nhận được sự giúp đỡ từ dự án EU-ESRT (Chương trình Phát
triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội do Liên hiệp Châu
Âu tài trợ). Hai dự án này như một sự liên kết hỗ trợ cho bà con Cù lao làm DL. Cụ
thể là hỗ trợ CSVCKT để phát triển DLCĐ; mở các lớp tập huấn nâng cao nhận
thức về DL; đào tạo kỹ năng làm DL cho bà con như kỹ năng giao tiếp, trang trí nhà
cửa, nấu ăn, phục vụ buồng, quảng bá, kinh doanh lưu trú homestay, quản lý DL có
trách nhiệm, quản lý chất lượng dịch vụ...
Để duy trì tính bền vững, tăng cường hiệu quả của dự án cũng như tạo những hỗ
trợ tích cực cho người nông dân tham gia dự án giai đoạn tiếp theo, Hội Nông dân
tỉnh An Giang đã thành lập Trung tâm Du lịch nông dân với nhiệm vụ kết nối KDL
với nông dân, quảng bá DL nông nghiệp, đại diện cho nông dân về mặt pháp lý, tạo
điều kiện cho nông dân hợp tác với nhau, đào tạo và hướng dẫn nông dân làm DL,
quản lý chất lượng, quản lý việc xây dựng các kế hoạch DL nông nghiệp và KDL
giữa các hội viên nông dân để tránh cạnh tranh không lành mạnh.
Đến nay, mô hình DLCĐ tại Cù lao Ông Hổ đã thu hút sự tham gia của đông đảo
bà con bởi những lợi ích tích cực mà DL mang lại. Năng lực CĐĐP ngày càng được
cải thiện, sự kết nối giữa bà con bền chặt hơn và vì thế, chất lượng dịch vụ DL nơi
đây tăng lên đáng kể. Dịch vụ lưu trú homestay là điểm nhấn của DL nơi đây, giúp
du khách có những phút giây trải nghiệm thú vị về cuộc sống của người dân Tây
Nam Bộ. Những thế mạnh về TN cùng cách thức làm DL có tổ chức, nơi đây đã
mang lại cho du khách sự hài lòng nhất định. Nhờ vậy, KDL đến đây ngày càng
33
đông. Cuộc sống bà con tại Cù lao Ông Hổ cũng đã khởi sắc hơn trước. Điều này
đem lại niềm vui chung cho bà con Cù lao và toàn tỉnh An Giang.

Từ mô hình DLCĐ tại Sapa, làng rau Trà Quế và Cù lao Ông Hổ, khẳng định
rằng, khai thác hiệu quả loại hình DLCĐ là cả một quá trình. Ngoài lợi thế về

TNDL thì nỗ lực của CĐĐP và sự gắn kết giữa các bên liên quan đóng vai trò cực
kỳ quan trọng. Trong đó, CĐĐP được giao quyền làm chủ, là nhân tố chính của mọi
hoạt động DLCĐ, cùng với đó là sự ủng hộ, quan tâm của chính quyền địa phương;
sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ về vốn, về vấn đề chuyên môn; sự hợp tác,
thấu hiểu của du khách và đặc biệt là vai trò của các công ty lữ hành đối với sự tồn
tại và phát triển một mô hình DLCĐ đúng nghĩa.
Bên cạnh sự gắn kết, hợp tác hiệu quả giữa các bên liên quan thì DLCĐ cần chú
trọng đến vấn đề phân chia quyền lợi, đảm bảo sự công bằng cho người dân - nhân
tố chính quyết định sự thành công của loại hình DL này. Từ đó mới khuyến khích,
vận động họ tham gia hiệu quả. Mặt khác, phát triển nhưng vẫn giữ gìn, bảo lưu
những nét đẹp văn hóa vốn có của địa phương; chú trọng bảo vệ nguồn TN và MT
DL. Đây cũng là một nguyên tắc quan trọng của loại hình DLCĐ hướng đến mục
tiêu phát triển DL bền vững của địa phương, quốc gia.
Hi vọng rằng, với những nỗ lực của chính quyền, cư dân xã Cẩm Thanh cũng
như những kinh nghiệm phát triển DLCĐ thành phố Hội An và ở các địa phương
khác sẽ là những bài học quý giá, là kinh nghiệm quý báu để xã Cẩm Thanh học
hỏi, áp dụng nhằm khắc phục những vấn đề hiện tại và thực hiện tốt mục tiêu cốt lỗi
của DCLĐ nơi đây.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1, luận văn trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về DLCĐ, bao
gồm những vấn đề sau: một số khái niệm về DL, CĐ, DLCĐ, phát triển DLCĐ; đặc
điểm và nguyên tắc phát triển DLCĐ; các điều kiện phát triển DLCĐ; thành phần
tham gia DLCĐ; các mức độ tham gia của CĐ vào hoạt động DL và kinh nghiệm
34
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng

More Related Content

What's hot

Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...jackjohn45
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịchTiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịchDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...PinkHandmade
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Thư viện Tài liệu mẫu
 

What's hot (20)

Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
 
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịchTiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
 
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng HớiLv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
 
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đLuận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
 
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAYĐề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
 
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng BìnhLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
 
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAYLuận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
 
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
 
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docxKhóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
 
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOTLuận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
 
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ LongĐề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
 
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
 

Similar to Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng

Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...
Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...
Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Chien luoc phat trien du lich vn 2020
Chien luoc phat trien du lich vn 2020Chien luoc phat trien du lich vn 2020
Chien luoc phat trien du lich vn 2020Viet Thang
 
[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...
[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...
[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...NuioKila
 
Phát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdf
Phát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdfPhát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdf
Phát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdfNuioKila
 
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINHHOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINHlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyênNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyênMan_Ebook
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Một Số Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Khu Du Lịch Tam Cố...
Một Số Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Khu Du Lịch Tam Cố...Một Số Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Khu Du Lịch Tam Cố...
Một Số Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Khu Du Lịch Tam Cố...mokoboo56
 
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến TreQuản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Treluanvantrust
 
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến TreQuản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Treluanvantrust
 

Similar to Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng (20)

Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...
Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...
Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...
 
Chien luoc phat trien du lich vn 2020
Chien luoc phat trien du lich vn 2020Chien luoc phat trien du lich vn 2020
Chien luoc phat trien du lich vn 2020
 
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM
 
[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...
[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...
[123doc] - nghien-cuu-chat-luong-dich-vu-thuyet-minh-huong-dan-du-lich-tai-ca...
 
Phát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdf
Phát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdfPhát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdf
Phát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdf
 
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINHHOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH
 
Luận văn: Quản lý hoạt động du lịch ở thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý hoạt động du lịch ở thành phố Đà Nẵng, HAYLuận văn: Quản lý hoạt động du lịch ở thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý hoạt động du lịch ở thành phố Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn:Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch
Luận văn:Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịchLuận văn:Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch
Luận văn:Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch
 
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển Ngành du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Luận văn: Giải pháp phát triển Ngành du lịch Lâm Đồng đến năm 2020Luận văn: Giải pháp phát triển Ngành du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Luận văn: Giải pháp phát triển Ngành du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyênNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa Phương
Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa PhươngLuận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa Phương
Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa Phương
 
Bài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Lữ Hành, 9đ
Bài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Lữ Hành, 9đBài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Lữ Hành, 9đ
Bài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Lữ Hành, 9đ
 
Một Số Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Khu Du Lịch Tam Cố...
Một Số Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Khu Du Lịch Tam Cố...Một Số Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Khu Du Lịch Tam Cố...
Một Số Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Khu Du Lịch Tam Cố...
 
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
 
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến TreQuản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
 
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
 
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAYLuận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
 
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến TreQuản lý nhà nước về  du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (19)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THỊ LẤM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ CẨM THANH, THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM DỊCH VỤ LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ HOTLINE (ZALO/VIBER/TELE) 0936885877 DICHVULUANVANTRITHUC@GMAIL.COM LUANVANTRITHUC.COM LIÊN HỆ ĐỂ TẢI TÀI LIỆU NHANH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH Hà Nội - 2018
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THỊ LẤM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ CẨM THANH, THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Du lịch Mã số: Đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ MAI HOA Hà Nội - 2018
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................7 4.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................7 4.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................7 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu..................................................................7 5.1. Nguồn tư liệu................................................................................................................7 5.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................8 6. Cấu trúc của luận văn................................................................................................... 10 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 11 1.1. Một số khái niệm....................................................................................................... 11 1.1.1. Du lịch..................................................................................................................... 11 1.1.2. Cộng đồng............................................................................................................... 12 1.1.3. Du lịch cộng đồng.................................................................................................. 13 1.1.4. Phát triển du lịch cộng đồng................................................................................. 14 1.2. Đặc điểm và nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng ......................................... 14 1.2.1. Đặc điểm của du lịch cộng đồng.......................................................................... 14 1.2.2. Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng............................................................ 16 1.3. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng .................................................................. 17 1.3.1. Nhu cầu của khách du lịch.................................................................................... 17 1.3.2. Tài nguyên du lịch................................................................................................. 18 1.3.3. Nguồn nhân lực địa phương.................................................................................. 19 1.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.............................................................. 19 1.3.5. Khả năng tiếp cận điểm đến ................................................................................. 19 1.3.6. Chính sách phát triển du lịch................................................................................ 20 i
  • 4. 1.3.7. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch .................................................................... 20 1.4. Các bên tham gia du lịch cộng đồng và vai trò..................................................... 21 1.5. Các mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch............................... 23 1.6. Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam ..................................... 25 1.6.1. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Sapa (Lào Cai)................................. 25 1.6.2. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại làng rau Trà Quế, Hội An............... 30 1.6.3. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Cù lao Ông Hổ, An Giang.............. 32 Tiểu kết chương 1............................................................................................................. 34 CHƢƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ CẨM THANH, THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM.................................................................................................................. 36 2.1. Tổng quan về xã Cẩm Thanh.................................................................................... 36 2.2. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh.................................. 38 2.2.1. Tài nguyên du lịch................................................................................................. 38 2.2.2. Nguồn nhân lực địa phương.................................................................................. 43 2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch............................................................................. 45 2.2.4. Chính sách phát triển du lịch địa phương............................................................ 48 2.2.5. Một số yếu tố khác................................................................................................. 51 2.3. Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh ................................ 52 2.3.1. Nhu cầu của khách du lịch.................................................................................... 52 2.3.2. Sản phẩm du lịch cộng đồng ................................................................................ 55 2.3.3. Lượt khách, doanh thu........................................................................................... 67 2.3.5. Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch tại xã Cẩm Thanh................................................................................................................................... 74 2.4. Đánh giá của khách du lịch về du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh................. 80 Tiểu kết chương 2............................................................................................................. 85 ii
  • 5. CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG TẠI XÃ CẨM THANH, THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM............................................................................................. 86 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp........................................................................................... 86 3.1.1. Căn cứ chủ trương phát triển du lịch................................................................... 86 3.1.2. Căn cứ điều kiện thực tiễn tại địa phương........................................................... 87 3.2. Các giải pháp cụ thể.................................................................................................. 90 3.2.1. Nâng cao công tác quản lý.................................................................................... 90 3.2.2. Tạo nguồn thu phát triển DLCĐ........................................................................... 92 3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương.............................................. 93 3.2.4. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch cộng đồng.......................................................... 95 3.2.5. Khai thác hiệu quả làng nghề truyền thống phục vụ phát triển du lịch .......... 97 3.2.6. Tăng tính liên kết giữa cộng đồng và các bên liên quan ................................... 99 3.2.7. Tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch địa phương....................... 100 3.3. Kiến nghị .................................................................................................................. 102 3.3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An .............................................................................................................................. 102 3.3.2. Đối với Uỷ ban nhân dân xã Cẩm Thanh .......................................................... 103 3.3.3. Đối với các công ty kinh doanh du lịch............................................................ 105 Tiểu kết chương 3........................................................................................................... 105 KẾT LUẬN..................................................................................................................... 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iii
  • 6. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người cam đoan PHẠM THỊ LẤM iv
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường CĐ Cộng đồng CĐĐP Cộng đồng địa phương CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật DL Du lịch DLCĐ Du lịch cộng đồng DLST Du lịch sinh thái DV Dịch vụ KDL Khách du lịch MT Môi trường SPDL Sản phẩm du lịch TN Tài nguyên TNDL Tài nguyên du lịch UBND Ủy ban nhân dân VH - TT- DL Văn hóa - Thể thao - Du lịch v
  • 8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch theo thang đo Prettyvà Hine (1999) ................................................................................................. 23 Bảng 2.1. Danh mục các điểm thu hút du lịch tại xã Cẩm Thanh............................... 42 Bảng 2.2. Số lượng cơ sở lưu trú tại xã Cẩm Thanh..................................................... 45 Bảng 2.3. Số lượt khách du lịch đến xã Cẩm Thanh (2013 - 2017) .......................... 67 Bảng 2.4. Doanh thu từ hoạt động du lịch - dịchvụ xã Cẩm Thanh (2013 - 2017) . 69 Bảng 2.5. Đánh giá của du khách về sức hấp dẫn của du lịch tại xã Cẩm Thanh..... 81 Bảng 2.6. Đánh giá của khách du lịch về người dân Cẩm Thanh ............................... 82 Bảng 2.7. Mức độ hài lòng của du khách về DLCĐ tại xã Cẩm Thanh..................... 83 Bảng 2.8. Đánh giá chung về DLCĐ tại xã Cẩm Thanh .............................................. 84 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động BVMT và TNDL tại xã Cẩm Thanh.................................................................................................................... 75 Biểu đồ 2.2. Mức độ tham gia của cộng đồng vào phát triển các hoạt động du lịch tại xã Cẩm Thanh............................................................................................................... 77 Biểu đồ 2.3. Mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động quảng bá du lịch tại xã Cẩm Thanh.................................................................................................................... 79 vi
  • 9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài DLCĐ là một thuật ngữ được nhắc đến nhiều trên thế giới trong những thập kỷ qua. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, loại hình DL này đã được quan tâm, chú trọng phát triển và trở nên phổ biến tại nhiều địa phương trên cả nước. Trong xu hướng chung của thế giới hướng đến mục tiêu phát triển DL bền vững thì DLCĐ được cho là một hướng đi đúng đắn và lâu dài. Cũng theo hướng phát triển này, xã Cẩm Thanh, Hội An đã và đang thu hút số lượng lớn KDL đến đây và bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đến Hội An, du khách không chỉ được khám phá một di sản văn hóa thế giới với khu phố cổ yên bình mà còn được chiêm ngưỡng, hòa mình vào cảnh sông nước nên thơ, hữu tình như một “miền Tây” đúng nghĩa, nơi được ví như “Nam bộ trong lòng phố cổ”- Khu sinh thái Rừng dừa Bảy Mẫu hay du khách có cơ hội cùng ăn, ở, sinh hoạt với những người dân thân thiện, chất phác nơi đây; được khám phá nét đẹp bình dị, tận hưởng không khí trong lành nơi thôn quê và trải nghiệm nhiều hoạt động DLCĐ hấp dẫn khác. Những năm gần đây, hoạt động DL tại xã Cẩm Thanh có những bước khởi sắc mới. Với những tiềm năng DL có được cùng với sự quan tâm của chính quyền các cấp, các tổ chức hỗ trợ phát triển DL, các công ty kinh doanh DL, nơi đây đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua khi du khách đến Hội An. Quan trọng hơn, một phần cư dân nơi đây đã tham gia vào hoạt động DL, cuộc sống người dân nhờ vậy được cải thiện đáng kể; những nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán, những giá trị lịch sử địa phương được bảo vệ và giữ gìn; ý thức BVMT cũng được nâng cao. Tuy nhiên, một điểm DL luôn tồn tại một quy luật cố hữu, sau khi phát triển đến một mức độ nào đó sẽ bị ngưng trệ và nếu không có giải pháp, định hướng đổi mới kịp thời sẽ đi đến lụi tàn, quên lãng. Cách tốt nhất để kéo dài “tuổi thọ” của một điểm DL là thực hiện phát triển DL một cách bền vững, tức là khai thác, phát triển ở hiện tại mà không làm tổn hại đến nguồn lợi tương lai. Đối với xã Cẩm 1
  • 10. Thanh, để khai thác hiệu quả hơn nữa các nguồn TN, đem lại nguồn lợi nhiều hơn nữa cho CĐĐP và các bên tham gia nhưng vẫn đảm bảo được vấn đề MT, bảo vệ được hệ sinh thái, đặc trưng văn hóa, đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động DL tại đây thì việc “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh, Hội An, Quảng Nam” là rất cần thiết. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc nghiên cứu các vấn đề gắn với DLCĐ như TN, tổ chức các đơn vị hành chính, dân cư, dân tộc, nguồn lao động được tiến hành khá sớm gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người. Nhưng việc nghiên cứu CĐ dân cư gắn với việc phát triển DL bắt đầu được quan tâm từ nửa cuối thế kỷ XIX, gắn liền với lịch sử phát triển của DL hiện đại, đặc biệt là từ đầu những năm 1970 đến nay [57]. Từ khi định hình và phát triển, DLCĐ đã thu hút rất nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các học giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nhiều công trình nghiên cứu về DLCĐ trên thế giới đã có nhiều góc nhìn DL ở những khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như Peter E. Murphy (1986) với “Tourism: A community Approach”. Tác giả cung cấp một góc nhìn mới hơn về DL với phương pháp tiếp cận về sinh thái và CĐ, khuyến khích những sáng kiến nhằm gia tăng lợi ích trên nhiều lĩnh vực cho người dân với việc xây dựng SPDL đặc trưng dựa trên nguồn TN vốn có của địa phương hay Philip L.Pearce (1997) với “Tourism Community Relationships” đã kết hợp nhiều phương pháp trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, tâm lý nhằm nghiên cứu những khía cạnh mới của DL và nhất là làm sao cho CĐĐP hiểu và hành động về DL. Nghiên cứu của tác giả Derek Hall (2003) trong công trình “Tourism and Sustainable Community Development” nhấn mạnh vai trò của CĐ trong việc BVMT, phát triển bền vững kinh tế và văn hóa. Một tài liệu vô cùng hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách quan tâm đến DL và phát triển nông thôn là “Building Community Capacity of Tourism Development” của Gianna Moscardo (2008). Tài liệu nêu ra những lý do thất bại trong cách làm DL ở nhiều nơi do thiếu năng lực kinh doanh, đặc biệt là do nhận thức và năng lực của CĐĐP về DL còn rất hạn chế. Tác giả đã phân tích những vấn đề còn tồn tại và đưa ra những phương án 2
  • 11. hữu hiệu trong việc lập kế hoạch phát triển DL thông qua những mô hình DLCĐ thành công ở nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta, từ cuối những năm 1990, DLCĐ bắt đầu xuất hiện và dần được chú trọng phát triển cho đến ngày hôm nay. Đặc biệt, vào năm 1999, Ủy ban Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đã kêu gọi chính phủ các quốc gia “Tối đa hóa tiềm năng DL phục vụ xóa đói, giảm nghèo bằng việc xây dựng hợp tác giữa các nhóm chủ thể chính với CĐ dân cư và dân tộc thiểu số ở địa phương” [58]. Trên tinh thần đó, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới đã bắt đầu điều chỉnh những chính sách, chiến lược ưu tiên phát triển DLCĐ. Nhiều hội thảo, hội nghị cũng như nhiều công trình tìm hiểu, nghiên cứu về loại hình DL này ngày càng phổ biến và sâu rộng. Những nghiên cứu về DLCĐ được thực hiện bài bản và có nhiều đóng góp trực tiếp về mặt lý luận cũng như thực tiễn sau này phải kể đến công trình của tác giả Võ Quế (2006): “Du lịch cộng đồng - Lý thuyết và vận dụng” hay “Du lịch cộng đồng” của tác giả Bùi Thị Hải Yến (2012). Ngoài ra còn nhiều đề tài nghiên cứu về DLCĐ ở nhiều tỉnh, địa phương như đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Chùa Hương - Hà Tây” của Võ Quế (Viện nghiên cứu và phát triển du lịch); đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng, góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà - Hải Phòng” của Phạm Trung Lương (Viện nghiên cứu và phát triển du lịch); “Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sapa theo hướng phát triển bền vững” của Nguyễn Thị Thu Nhàn hay nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan với “Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng phía Tây tỉnh Thanh Hóa”… Kết quả của những nghiên cứu này trở thành nguồn tài liệu quan trọng để các địa phương, các tỉnh xem xét, nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả phát triển DLCĐ. Đặc biệt, hiện nay DLCĐ rất được chú trọng phát triển ở các khu bảo tồn, các vườn quốc gia bởi những lợi ích mà nó mang lại hướng tới mục tiêu phát triển DL 3
  • 12. bền vững, vì vậy đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề này, tiêu biểu là công trình “Phát triển du lịch sinh thái nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia Cúc Phương” (2008) của tác giả Trần Đức Thắng; “Giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Ba Bể” (2012) của Hồ Thị Kim Thoa; nghiên cứu của Trịnh Ngọc Anh với “Phát triển du lịch cộng đồng tại vườn quốc gia U Minh Thượng” (2013) hay “Nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch tại Cù Lao Chàm - Hội An, Quảng Nam” (2016) của Phạm Thị Minh Chính… Cùng với đó, thấy được xu hướng cũng như tầm quan trọng của phát triển DLCĐ đối với mục tiêu phát triển DL bền vững, Quỹ Châu Á và Viện nghiên cứu phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012) đã công bố “Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng” sau gần hai năm thực hiện dự án nhằm chia sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình DLCĐ nâng cao đời sống người dân ở các vùng miền của đất nước. Tài liệu đã nêu rất chi tiết, cụ thể các vấn đề chung về DLCĐ, các bước cần thiết để triển khai mô hình DLCĐ, đồng thời đưa ra phân tích mô hình phát triển DLCĐ tiêu biểu ở Bắc Ninh. Tiếp đó, năm 2013 “Sổ tay du lịch cộng đồng Việt Nam - phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường” được phát hành. Sổ tay này được thực hiện dựa trên chương trình phát triển năng lực có trách nhiệm với môi trường, xã hội và quỹ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (WWF) với mục đích: “Sổ tay du lịch cộng đồng Việt Nam được thiết kế như một tài liệu hướng dẫn tham khảo thực tế. Góc độ nhìn nhận đơn giản nhưng khái quát, bao trùm tất cả các giai đoạn chu kỳ dự án, bao gồm các công cụ thực hành và hướng dẫn sử dụng trong suốt chu kỳ đã khiến cho cuốn sổ trở thành mối quan tâm của các cơ quan du lịch của tỉnh, huyện và địa phương, các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch cộng đồng ở Việt Nam, các tổ chức thuộc khu vực tư nhân mong muốn xây dựng đối tác với các cộng đồng để phát triển các sản phẩm du lịch hay các cộng đồng đang mong muốn thúc đẩy phát triển du lịch ở địa phương mình” [31, tr.4]. 4
  • 13. Và gần đây nhất, vào tháng 8 năm 2016, tài liệu “Tiêu chuẩn ASEAN về du lịch dựa vào cộng đồng” (ASEAN Community Based Tourism Standard) do CĐ DL các nước ASEAN thực hiện với gần 300 trang được giới thiệu trên trang thông tin của Tổng cục Du lịch. Đây thực sự là các nguồn tài liệu quý giá, là kim chỉ nam để khai thác, phát triển hiệu quả loại hình DLCĐ ở các vùng miền của đất nước. Ngoài ra, vẫn còn nhiều công trình, bài nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh của loại hình DLCĐ, tuy nhiên, trên đây là những tài liệu tiêu biểu đã được chọn lọc. Từ việc tổng hợp các tài liệu nêu trên, có thể thấy rằng, dù dựa trên cách tiếp cận nào, việc phân tích, lý giải dựa trên lập trường nào chăng nữa thì các tài liệu cũng đã nêu bật lên cách hiểu về DLCĐ, nhấn mạnh tầm quan trọng của CĐ đối với sự phát triển DL, đồng thời xây dựng các mô hình, các giải pháp thiết thực về phát triển DLCĐ hướng đến thực hiện mục tiêu phát triển DL bền vững ở các quốc gia. Tại xã Cẩm Thanh, Hội An, DLCĐ mới bắt đầu phát triển trong những năm gần đây và chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến loại hình DL này cũng như hoạt động DL tại đây. Các công trình chỉ mới dừng lại ở mức độ nghiên cứu khôi phục rừng dừa để phục vụ đời sống người dân, về việc nuôi trồng thủy sản, thống kê hệ sinh vật tại khu sinh thái Cẩm Thanh hay phát triển DLST tại Rừng dừa… Trong công trình nghiên cứu của Trần Xuân Hiệp “Trồng dừa nước - giải pháp kĩ thuật sinh thái bảo vệ nền đường ven kênh rạch và môi trường bền vững” (2007) và Nguyễn Thị Gia Thạnh với đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số định hướng khai thác, sử dụng hợp lí nguồn lợi dừa nước tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An” (2011) có đề cập tới việc phát triển DLST tại Rừng dừa nước Cẩm Thanh, tuy nhiên mới ở mức độ sơ lược, ở dạng định hướng chung và chưa đi sâu vào việc nghiên cứu phát triển DL, hay Chương trình Liên minh đất ngập nước 2009 - 2011 (Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam - WAP) đã xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá trong vùng đất ngập nước, các hoạt động khai thác DLST và trồng phục hồi dừa nước. Tuy nhiên, chương trình trồng phục hồi dừa nước chưa thành công do chọn thời gian và địa điểm không thích hợp. 5
  • 14. Cùng quan tâm đến đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh, Hội An, Quảng Nam” (2013) - đề tài khóa luận tốt nghiệp của Lê Thị Hồng Vi, Khoa DL, Đại học Huế. Tuy nhiên, vào thời gian nghiên cứu này thì nhìn chung các hoạt động DL tại xã Cẩm Thanh chỉ mới trong giai đoạn bắt đầu, chưa có các hoạt động nổi trội. Và đến nay, sau thời gian gần 5 năm, hiện tại, DL nơi đây đang trong giai đoạn phát triển mạnh, đã mang một diện mạo hoàn toàn khác và sẽ có nhiều đổi thay hơn nữa trong tương lai, chắc chắn rằng những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài đã có những thay đổi đáng kể. Mặt khác, khóa luận này nghiên cứu trong thời gian ngắn, chỉ chưa đầy 3 tháng, những số liệu, thông tin được sử dụng trước năm 2013, còn trong luận văn này, các số liệu, thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu giới hạn từ năm 2013 đến 2017 và tiến hành khảo sát trong thời gian từ tháng 5/2017 đến tháng 3/2018, các phương pháp nghiên cứu cũng có sự khác nhau lớn. Nói cách khác luận văn này là sự phát triển, nối tiếp khóa luận của tác giả Hồng Vi. Vì vậy việc nghiên cứu lại vấn đề phát triển DLCĐ tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam là điều cần thiết. Hiện tại, mặc dù DL tại xã Cẩm Thanh đang thu hút đông đảo số lượng khách DL trong và ngoài nước, đặc biệt là khu DLST Rừng dừa Bảy Mẫu, tuy nhiên vấn đề khai thác phát triển và quản lý DL nơi đây vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Việc khuyến khích, kêu gọi CĐĐP tham gia hơn nữa, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động DLCĐ nơi đây là cần thiết để hướng đến mục tiêu phát triển DL bền vững. Có thể nói rằng, những tài liệu trên đây sẽ là nền tảng, là cơ sở khoa học quan trọng để việc nghiên cứu phát triển DLCĐ tại xã Cẩm Thanh, Hội An, Quảng Nam đạt được kết quả tốt. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn là từ việc phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển DL và DLCĐ tại xã Cẩm Thanh để các cấp chính quyền, các thành phần tham gia DL tại Cẩm Thanh sẽ có cái nhìn khách quan hơn về tình hình hoạt động DL nơi đây để từ đó có những điều chỉnh, định hướng đúng đắn đưa DL nơi đây 6
  • 15. phát triển một cách bền vững nhất, mang lại hiệu quả cao, góp phần phát triển Cẩm Thanh về mọi mặt. Để đạt được các mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ: - Tổng quan cơ sở lí luận về DLCĐ. - Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và thực trạng hoạt động DLCĐ tại xã Cẩm Thanh. - Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm khai thác hiệu quả DLCĐ tại xã Cẩm Thanh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung vào nghiên cứu các tiềm năng và thực trạng hoạt động DLCĐ tại xã Cẩm Thanh, qua đó có những nhìn nhận, đánh giá chung về hoạt động DLCĐ nơi đây. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi xã Cẩm Thanh, Hội An, Quảng Nam (trong đó tập trung nghiên cứu 3 thôn có hoạt động DL nổi bật nhất: Vạn Lăng, Thanh Tam Đông, Thanh Đông). - Phạm vi về thời gian: Tiến hành khảo sát từ tháng 5/2017 đến 3/2018. Các thông tin, số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu được giới hạn từ năm 2013 đến năm 2017. 5. Nguồn tƣ liệuvà phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu của đề tài được tham khảo từ các công trình nghiên cứu về DLST, DLCĐ, DLST dựa vào CĐ trên thế giới và Việt Nam. Ngoài ra còn dựa trên nguồn sách, báo, những bài viết có liên quan đến đề tài, cũng như trên các phương tiện truyền thông như internet, truyền hình; nguồn tư liệu, thông tin từ Sở VH-TT- DL tỉnh Quảng Nam, phòng Thương mại - Du lịch Hội An, phòng TN-MT, phòng 7
  • 16. Văn hóa - Thông tin thành phố Hội An, UBND xã Cẩm Thanh và đặc biệt là kết quả từ những chuyến đi thực tế của tác giả đến các địa điểm thuộc phạm vi nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các kết quả nghiên cứu, sách, báo trong và ngoài nước, tạp chí, trang website điện tử, các tài liệu, báo cáo của các cơ quan quản lý DL tỉnh Quảng Nam, thành phố Hội An và chính quyền địa phương xã Cẩm Thanh… - Phương pháp tổng hợp, phân tích các thông tin Phương pháp này được thực hiện trong luận văn thông qua việc tổng hợp các nguồn tư liệu, số liệu, các kết quả đánh giá, điều tra xã hội học, khảo sát thực tế. Phân tích để thấy được tình hình thực trạng phát triển DLCĐ tại xã Cẩm Thanh, mức độ tham gia của CĐ vào phát triển DL địa phương cũng như những mặt hạn chế, tồn tại trong phát triển DL và DLCĐ tại xã Cẩm Thanh. - Phương pháp thực địa Đây là phương pháp không thể thiếu trong việc làm rõ các vấn đề nghiên cứu liên quan đến hoạt động DL xã Cẩm Thanh. Kết hợp với việc nghiên cứu thông qua các biểu đồ, bản đồ, tài liệu liên quan, phương pháp thực địa được coi là phương pháp chủ đạo của đề tài. Thông qua khảo sát thực tế trong khoảng thời gian từ tháng 5/2017 đến tháng 3/2018, tác giả nắm được tình hình, hiểu rõ về cách thức hoạt động, thực trạng hiện tại phát triển DL và DLCĐ tại xã Cẩm Thanh. Do đó, thông tin thu được từ phương pháp này khá phong phú và cho kết quả nghiên cứu chân thực. - Phương pháp điều tra xã hội học + Phương pháp điều tra bảng hỏi Thực hiện khảo sát trong phạm vi 3 thôn: Vạn Lăng, Thanh Tam Đông và Thanh Đông. Đây là 3 thôn có hoạt động DL nổi bật nhất của xã Cẩm Thanh. Thời 8
  • 17. gian điều tra bảng hỏi được tiến hành 2 đợt: đợt 1 từ 6/2017 đến tháng 9/2017 và đợt 2 từ tháng 1/2018 đến tháng 3/2018. Có hai mẫu phiếu dành cho hai đối tượng là KDL và người dân địa phương. Số phiếu khảo sát KDL là 200, trong đó, số phiếu điều tra nhu cầu của du khách trước khi đến DL xã Cẩm Thanh là 100 phiếu (gồm 50 phiếu dành cho du khách đang đi DL tại Đà Nẵng với 2 địa điểm khảo sát là danh thắng Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng và 50 phiếu dành cho du khách đang thực hiện chuyến đi tại Hội An với địa điểm khảo sát là bến tàu Cửa Đại, phố cổ Hội An) và 100 phiếu dành cho du khách đã kết thúc chuyến DL tại Cẩm Thanh. Và để đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với DLCĐ tại xã Cẩm Thanh, tác giả đã sử dụng thang đo Likert 5 đi từ rất không hài lòng (thấp nhất) đến rất hài lòng (cao nhất). Để thuận lợi cho việc nhận xét, tác giả quy ước như sau (với Mean là trị số trung bình): Mean < 3.00: Mức thấp 3.00 ≤ Mean ≤ 3.24: Mức trung bình 3.25 ≤ Mean ≤ 3.49: Mức trung bình khá 3.5 ≤ Mean ≤ 3.74: Mức khá cao 3.75 ≤ Mean ≤ 3.99: Mức cao Mean > 4.00: Mức rất cao Đối với CĐĐP, số phiếu khảo sát được tính như sau: Khu vực điều tra được giới hạn trong phạm vi 3 thôn ở xã Cẩm Thanh với số lượng các mẫu điều tra được tính toán dựa vào công thức của Nancy J.Helen F. Clair E (2004): n = Trong đó: n: số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra N: số hộ gia đình trong cộng đồng e: độ sai số được tính bằng phần trăm sai số của số gốc (e = 10%) 9
  • 18. Đơn vị thôn N e = 10% Số mẫu điều tra thực tế Thôn Thanh Đông 1292 93 100 Thôn Thanh Tam Đông 957 91 100 Thôn Vạn Lăng 981 91 100 Tổng số mẫu điều tra 275 300 Dựa vào kết quả trên, tác giả lấy số mẫu điều tra thực tế của mỗi thôn là 100 phiếu. Để đạt kết quả tốt, tác giả đã tiến hành điều tra thử mỗi đối tượng khảo sát 15 phiếu, từ đó có những điều chỉnh lại bảng hỏi cho phù hợp. Trong việc xác định mức độ tham gia của người dân địa phương vào các hoạt động DLCĐ tại xã Cẩm Thanh, tác giả dựa vào kết quả nghiên cứu của Pretty và Hine với 7 mức độ tham gia của CĐĐP từ thấp đến cao như sau: mức độ thụ động, thông tin, tư vấn, khuyến khích vật chất, chức năng, tương tác và cao nhất là ở mức độ chủ động. + Phương pháp phỏng vấn sâu Đối tượng thực hiện phỏng vấn trong luận văn là CĐĐP tham gia DL, cán bộ quản lý DL cấp tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An, chính quyền địa phương (cán bộ quản lý DL xã, tổ trưởng tổ DLCĐ, tổ trưởng tổ dân phố, bí thư chi bộ), đại diện các doanh nghiệp DL và KDL tại Cẩm Thanh. Kết quả phỏng vấn sẽ cung cấp những thông tin đa chiều, cái nhìn toàn diện về phát triển DL nói chung và DLCĐ nói riêng tại xã Cẩm Thanh để việc viết luận văn đạt độ tin cậy cao. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương. Cụ thể: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch cộng đồng. Chương 2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Chương 3. Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển du lịch cộng đồng bền vững tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. 10
  • 19. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Du lịch Ngày nay, DL trở thành một hoạt động thường xuyên, phổ biến và là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người. Chính những lợi ích nhiều mặt mà DL mang lại, đây được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, là “cứu cánh” vực dậy nền kinh tế ốm yếu của nhiều quốc gia. Mặc dù vậy cho đến nay, việc nhận thức về DL vẫn chưa được thống nhất, đã có nhiều cách hiểu, nhìn nhận khác nhau về DL. Sau đây là một số khái niệm về DL theo cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đến hoạt động DL [7, tr.1]: - Đối với người đi DL: DL là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở ngoài nơi cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau như hoà bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh nghiệm sống hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác. - Đối với người kinh doanh DL: DL là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch và đạt được mục đích số một của mình là thu lợi nhuận. - Đối với chính quyền địa phương: DL là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, CSVCKT để phục vụ KDL, là tổng hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho KDL trong chuyến hành trình và lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương. - Đối với CĐ dân cư sở tại: DL là một hiện tượng kinh tế - xã hội mà hoạt động DL tại địa phương mình vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền văn hoá, phong cách của những người ngoài địa phương, vừa là cơ hội để tìm việc làm, phát huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh xã hội, nơi ăn, chốn ở… 11
  • 20. Ngoài ra còn có nhiều cách hiểu khác về DL, trong đó, khái niệm về du lịch được sử dụng phổ biến ở nước ta là cách hiểu theo Luật du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Năm 2017, Luật du lịch Việt Nam có sự thay đổi và theo đó, khái niệm du lịch hiện nay được hiểu như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [28]. 1.1.2. Cộng đồng Thuật ngữ CĐ (community) là một khái niệm được Liên hiệp quốc công nhận vào năm 1950 và khuyến khích các quốc gia sử dụng khái niệm này như một công cụ để thực hiện trong các chương trình viện trợ. Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này: Theo Keith và Ary cho rằng: “Cộng đồng trước hết là một nhóm người thường sinh sống trên cùng khu vực địa lý, tự xác định mình về cùng một nhóm. Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân và có thể thuộc cùng một tôn giáo, một tầng lớp chính trị” [64, tr.7]. Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Cộng đồng được hiểu là một tập đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú. Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc” [45, tr.601]. Tác giả Bùi Thị Hải Yến trong công trình Du lịch cộng đồng cũng có cách hiểu về CĐ như sau: “Cộng đồng được hiểu là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được gọi tên như làng, xã, huyện, thị, tỉnh, thành phố, quốc gia… có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, truyền thống văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội” [58, tr.33]. 12
  • 21. Như vậy, từ những nhìn nhận trên, hiểu một cách chung nhất, “Cộn g đồn g là một nhóm người có những đặc điểm tương đồng về kinh tế, văn hóa, xã hội… cùng tồn tại trong một không gian địa lý nhất định”. 1.1.3. Du lịch cộng đồng DLCĐ phát triển ở Việt Nam vào cuối những năm 1980 và ngày càng được coi trọng từ sau những năm 1990. Khái niệm về DLCĐ trong nghiên cứu này dựa vào đặc điểm của CĐĐP với tư cách là thành phần cốt lõi, là trung tâm của mọi hoạt động phát triển DL địa phương. Do vậy, tổng hợp từ nhiều lý luận của các tổ chức, nhà nghiên cứu, lấy nhận định từ Tài liệu hướng dẫn phát triển DLCĐ: “Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hóa) [29, tr. 2]. Tài liệu cũng đề cập thêm: “Du lịch cộng đồng dựa trên sự tò mò, mong muốn của khách du lịch để tìm hiểu thêm về cuộc sống hàng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau. Du lịch cộng đồng thường liên kết với người dân thành thị đến các vùng nông thôn để thưởng thức cuộc sống tại đó trong một khoảng thời gian nhất định” [29, tr. 2]. Tựu chung lại, khái niệm DLCĐ chứa đựng các nội dung chủ yếu như sau: - Du khách là tác nhân bên ngoài, là tiền đề mang lại lợi ích kinh tế và sẽ có những tác động nhất định kèm theo việc thụ hưởng các giá trị về môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn khi đến với một CĐĐP cụ thể. - CĐĐP là người kiểm soát các giá trị về mặt TNDL để hỗ trợ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức của mình khi có cơ hội tiếp cận hệ thống TNDL tại không gian sống của CĐĐP. - CĐĐP sẽ nhận được lợi ích về mặt kinh tế, mở rộng tầm hiểu biết về đặc điểm tính cách của du khách cũng như có cơ hội nắm bắt các thông tin bên ngoài từ du khách. 13
  • 22. - CĐĐP ngày càng được tăng cường về khả năng tổ chức, vận hành và thực hiện các hoạt động, xây dựng các SPDL phục vụ cho du khách. Từ đó, CĐ ngày càng phát huy vai trò làm chủ của mình. 1.1.4. Phát triển du lịch cộng đồng Phát triển là quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật, hiện tượng từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn, từ đơn giản đến phức tạp, từ thiếu sót đến hoàn thiện. Phát triển của sự vật, hiện tượng có thể theo chiều rộng và cả chiều sâu. Phát triển cộng đồng được hiểu là tập hợp nhiều hoạt động diễn ra trong đời sống nhằm làm thay đổi các giá trị về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của CĐ theo xu hướng ngày càng tốt hơn. Phát triển CĐ có sự tham gia của người dân để phát triển nông nghiệp, nông thôn, du lịch được Chính phủ Việt Nam rất quan tâm, đã thực hiện và đang tiếp tục triển khai trên phạm vi cả nước. Những sáng kiến đổi mới công tác lập và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương, phát triển sinh kế có sự tham gia người dân bước đầu đã mang lại kết quả. Đã xuất hiện các kinh nghiệm hay, bài học quý về phát triển CĐ có sự tham gia của người dân. Từ đó có thể hiểu, phát triển DLCĐ là tập hợp các hoạt động của con người nhằm bảo tồn hoặc thay đổi các giá trị về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường tại địa phương phục vụ các hoạt động DL theo chiều hướng ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng địa phương. 1.2. Đặc điểm và nguyên tắc phát triểndu lịchcộng đồng 1.2.1. Đặc điểm của du lịch cộng đồng Mỗi loại hình DL mang những đặc điểm riêng biệt, đặc trưng của loại hình DL đó. DLCĐ có các đặc điểm phân biệt với các loại hình DL khác như sau: 14
  • 23. - Đặc điểm nổi bật nhất của DLCĐ đó là loại hình DL mà CĐĐP là chủ thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động từ bảo tồn, quản lý đến khai thác các giá trị DL từ nguồn TNDL và môi trường DL, giữ vai trò chính trong các hoạt động kinh doanh DL như kinh doanh lưu trú, ăn uống, vận chuyển KDL và kinh doanh các dịch vụ hàng hóa, vui chơi, giải trí, hướng dẫn, tư vấn các hoạt động kinh tế - xã hội liên quan đến DL địa phương. - Phát triển DLCĐ tức là công nhận quyền chủ sở hữu hợp pháp trong việc bảo tồn, khai thác hợp pháp và bền vững các loại TN và MT vì sự phát triển của CĐ. Phát triển DLCĐ là thực hiện các mục tiêu phát triển DL gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu phát triển CĐ, vì sự phát triển của CĐ. - Địa điểm tổ chức phát triển DLCĐ: Diễn ra tại nơi cư trú hoặc gần nơi cư trú của CĐĐP. Đây là những khu vực có nguồn TNDL tự nhiên hoặc nhân văn phong phú, hấp dẫn hoặc cả hai, có độ nhạy cảm về đa dạng sinh học, chính trị, văn hóa và xã hội hiện đã, đang và có thể bị tác động bởi con người. - CĐ dân cư phải là người dân sinh sống, làm ăn trong hoặc liền kề các điểm TNDL, đồng thời CĐ phải có quyền lợi và trách nhiệm tham gia khai thác cũng như bảo tồn tài nguyên, các nguồn lực phát triển DL bền vững nhằm hạn chế, giảm các tác động tiêu cực, nâng cao số lượng, chất lượng TNDL từ chính các hoạt động kinh doanh DL, kinh tế - xã hội của CĐ, hoạt động của du khách và các bên tham gia vào hoạt động DL nói chung. - Phát triển DLCĐ vừa góp phần đa dạng hóa, nâng cao chất lượng tài nguyên môi trường DL, các SPDL, đồng thời góp phần duy trì, phát triển các ngành nghề, kinh tế truyền thống của địa phương, ủng hộ sự phát triển đa dạng các ngành kinh tế. Phát triển DLCĐ phải đảm bảo sự công bằng trong việc phân chia nguồn lợi từ hoạt động DL. Phần lớn nguồn lợi thu được từ hoạt động DL được giữ lại cho CĐ. Hoạt động này phải tính đến các hiệu quả về kinh tế - xã hội, môi trường và chịu sự điều tiết của các quy luật kinh tế - xã hội, đặc biệt là luật cung - cầu. 15
  • 24. - DLCĐ cũng bao gồm các yếu tố trợ giúp CĐ phát triển DL của các bên tham gia DL, gồm các cá nhân, các công ty DL, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các cấp quản lý nhà nước… Như vậy, phát triển DLCĐ thực chất là phát triển các loại hình DL bền vững, có trách nhiệm với tài nguyên môi trường và sự phát triển của CĐ. Chủ thể của các hoạt động bảo tồn, tôn tạo tài nguyên môi trường và khai thác chính cho phát triển DL là CĐĐP. Nguồn lợi thu được từ hoạt động DL cũng như mục đích của các hoạt động trên nhằm phát triển CĐ. Các loại hình DLCĐ do đó còn được gọi là các loại hình DL vì dân và do dân. Việc tổ chức, đầu tư, triển khai, phát triển các loại hình DLCĐ đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, tiền của, cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất kỹ thuật, vì vậy cần được thực hiện có nguyên tắc [58, tr.38]. 1.2.2. Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững, đòi hỏi mỗi loại hình DL phải tuân thủ theo những nguyên tắc đã đặt ra. Theo đó, một số nguyên tắc cơ bản để phát triển DLCĐ bao gồm [31, tr.5]: - Bình đẳng xã hội: Các thành viên của CĐ tham gia lập kế hoạch, thực hiện và quản lý các hoạt động DL trong CĐ của mình. Sự tham gia của CĐĐP vào công tác chuẩn bị, tổ chức và thực hiện các hoạt động DL được chú trọng. Các lợi ích kinh tế được chia đều không chỉ cho các công ty DL mà cả cho các thành viên CĐ. - Tôn trọng văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên: Hầu hết các hoạt động DL đều tiềm tàng các tác động tích cực và tiêu cực đến CĐĐP và môi trường tự nhiên. Quan trọng là các giá trị văn hóa địa phương và môi trường thiên nhiên được bảo vệ, tôn trọng thông qua các hoạt động tích cực của tất cả các đối tác trong ngành DL địa phương, điều này rất quan trọng. Do đó, CĐ không chỉ phải nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc cung cấp các trải nghiệm DL thành công mà còn phải hiểu các tác động tích cực, tiêu cực của DL làm ảnh hưởng đến họ và môi trường tự nhiên do thiếu quy hoạch và quản lý. 16
  • 25. - Chia sẻ lợi ích: Việc chia sẻ các lợi ích từ DL cho CĐ đòi hỏi CĐ có thể nhận được các lợi ích giống như các đối tác liên quan khác. Trong việc chia sẻ lợi ích, doanh thu từ các hoạt động DL thường được chia cho tất cả những người tham gia và một phần để riêng đóng góp cho toàn bộ CĐĐP thông qua quỹ CĐ, quỹ này có thể được sử dụng cho các mục đích như tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng như cầu, đường, điện hoặc các lĩnh vực lợi ích CĐ khác như y tế và giáo dục. - Sở hữu và tham gia của địa phương: DLCĐ thành công sẽ khai thác một cách hiệu quả các kiến thức và nguồn lực của CĐĐP để đạt được các kết quả trong DL. Sự tham gia của CĐĐP từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện và đánh giá là rất quan trọng để đảm bảo đạt được một cách tốt nhất quyền sở hữu của địa phương và phát huy được tối đa sự tham gia của địa phương. Đây được xem là bốn nguyên tắc chính đảm bảo sự tồn tại, phát triển của DLCĐ. Thực tế, hầu hết các điểm DLCĐ vẫn chưa đảm bảo đầy đủ bốn nguyên tắc này. Nguyên tắc quan trọng nhất nhưng lại khó thực hiện nhất, đó là việc chia sẻ lợi ích từ DLCĐ. Mô hình DLCĐ thu hút sự tham gia của nhiều thành phần, trong đó CĐĐP là nhân tố chủ đạo, thế nhưng việc phân chia quyền lợi giữa các bên tham gia luôn là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi và nhiều mô hình DLCĐ đã thất bại xuất phát từ nguyên nhân này. 1.3. Điều kiện phát triểndu lịchcộng đồng Cũng như bất kì một sản phẩm, một loại hình DL nào, DLCĐ ra đời, tồn tại và phát triển cần đảm bảo cả hai yếu tố cung và cầu. Theo đó, điều kiện phát triển DLCĐ cần hội tụ đầy đủ các yếu tố cơ bản cần thiết, bao gồm: nhu cầu của KDL, TNDL, nguồn nhân lực DL địa phương, CSVCKT DL, khả năng tiếp cận điểm đến, chính sách khuyến khích phát triển DLCĐ và công tác xúc tiến, quảng bá DLCĐ. 1.3.1. Nhu cầu của khách du lịch Nhu cầu của KDL là điều kiện quan trọng đối với phát triển DLCĐ. KDL chính là nguồn cầu đảm bảo cho DLCĐ hoạt động và phát triển. Nhu cầu của KDL khi thực hiện chuyến đi của mình rất đa dạng và nó tùy thuộc vào mục đích chuyến 17
  • 26. đi của du khách. Đa số KDL tìm đến các điểm DLCĐ với mong muốn tìm hiểu, khám phá những nét đẹp văn hóa, con người và vùng đất nơi họ đến. DLCĐ là điều kiện để du khách cùng ăn, ở, sinh hoạt với người dân bản địa, được trải nghiệm cuộc sống hằng ngày như chính người dân nơi đó. Một số khách vì mục đích thăm quan, nghiên cứu hay kết hợp với chuyến công tác, thăm thân… Dù là mục đích nào thì mọi du khách đều mong muốn nhu cầu của mình được đáp ứng, thỏa mãn một cách cao nhất, hoàn hảo nhất. Nhu cầu của du khách sẽ quyết định đến sự lựa chọn điểm đến của họ. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của các thị trường khách rất quan trọng, từ đó, các điểm DL, các công ty, các địa phương sẽ có định hướng đúng đắn, phù hợp nhằm thu hút khách. Có thể thấy rằng, nhu cầu lớn nhất của du khách khi đến với các điểm DLCĐ là tìm hiểu về con người, văn hóa, thiên nhiên nơi họ đặt chân đến nên điều quan trọng nhất ở các điểm DLCĐ phải là giữ gìn, bảo lưu được những nét đẹp nguyên bản, vốn có của vùng đất ấy, phát triển phải đi đôi với bảo tồn. Những nơi càng đặc sắc, độc đáo, nguyên bản thì càng thu hút sự tò mò, khám phá của du khách. 1.3.2. Tài nguyên du lịch TNDL là điều kiện tất yếu, là cơ sở hình thành nên một điểm DL. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”. TNDL của một điểm DLCĐ là phong tục tập quán, là những nét đẹp văn hóa, con người, ẩm thực… và vẻ đẹp tự nhiên của vùng đất ấy. TNDL càng phong phú, mới lạ thì càng có sức cuốn hút, hấp dẫn lớn với du khách. Trong quá trình phát triển, các điểm DLCĐ cần có những định hướng khai thác đúng đắn để vừa bảo vệ được nguồn TNDL vừa phát triển DL một cách hợp lý, hướng đến mục tiêu phát triển DL bền vững. 18
  • 27. 1.3.3. Nguồn nhân lực địa phương Điểm khác biệt lớn nhất của DLCĐ đối với các loại hình DL khác chính là sự tham gia, làm chủ và đem lại lợi ích lớn nhất cho CĐĐP. Theo đó, nguồn nhân lực địa phương đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển DLCĐ tại chỗ và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ DL địa phương là vấn đề đặt ra đối với mỗi mô hình DLCĐ. Chất lượng dịch vụ DL phụ thuộc lớn vào chất lượng nguồn nhân lực. Trong khi đó, ở các địa phương, lao động phổ thông là chủ yếu. Số lượng lao động qua đào tạo về DL còn ít. Người dân phục vụ du khách phần lớn dựa trên kinh nghiệm tích lũy được trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, để phát triển DLCĐ một cách hiệu quả và lâu dài, việc tập trung đào tạo nguồn nhân lực địa phương, trao dồi các kỹ năng phục vụ DL, nâng cao khả năng ngoại ngữ, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân… là việc làm cần được quan tâm hàng đầu. 1.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch CSVCKT phục vụ DL là một trong những điều kiện cần có đảm bảo phát triển DLCĐ. Đó là những điều kiện thiết yếu về điện, nước, đường xá, cơ sở vật chất phục vụ ăn ở, đi lại, vui chơi giải trí… đáp ứng mọi nhu cầu, mong muốn của du khách. KDL tìm đến các điểm DLCĐ thường không đòi hòi cao về CSVCKT. Nói như vậy không đồng nghĩa với việc yếu tố CSVCKT bị coi nhẹ mà ở những điểm phát triển DLCĐ, CSVCKT hướng đến đặc tính thân thuộc, đơn giản và gần gũi với cuộc sống người dân địa phương. CSVCKT có mối quan hệ mật thiết với TNDL. Nếu như CSVCKT độc đáo, mới lạ thì nó sẽ thu hút sự quan tâm, tìm đến của du khách và vì thế, nó trở thành TNDL hấp dẫn. Vì vậy, đây là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua để phát triển một mô hình DLCĐ. 1.3.5. Khả năng tiếp cận điểm đến Khả năng tiếp cận điểm đến cũng là một trong những yếu tố tác động đến sự lựa chọn điểm đến của du khách. Nếu một điểm DL tuy không mấy hấp dẫn nhưng nằm ở vị trí thuận lợi, có thể tiếp cận bằng nhiều phương tiện khác nhau, lại ở vị trí kết nối với các điểm DL khác, chắc chắn sẽ thu hút du khách hơn so với các điểm 19
  • 28. có TNDL hấp dẫn nhưng vị trí tiếp cận khó, lại trái tuyến. Đối với loại hình DLCĐ, nước ta hiện nay đang khai thác chủ yếu ở những làng quê, vùng sâu vùng xa - nơi có điều kiện kinh tế còn khó khăn nhưng có tài nguyên tự nhiên trù phú, nét đẹp văn hóa đặc sắc. Do đó, khả năng tiếp cận điểm đến đã và đang là vấn đề gây cản trở lớn đối với sự phát triển của nhiều điểm DLCĐ. Vì vậy, để xây dựng một điểm DLCĐ ở địa phương nào đó, ngoài những yếu tố cần thiết thì vị trí điểm đến cần phải được cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định thực hiện. 1.3.6. Chính sách phát triển du lịch Bên cạnh đó, chính sách phát triển DL cũng là điều kiện thúc đẩy DLCĐ hình thành và phát triển. Các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển DL đối với từng địa phương sẽ là nguồn động lực, tạo hứng khởi ban đầu để CĐ cư dân tin tưởng, tham gia phục vụ DL. CĐĐP hầu hết là nông dân, là những người nghèo khó, trình độ thấp, vì vậy để vận động họ làm DL đòi hỏi phải có những định hướng rõ ràng. Bởi lẻ, phát triển DLCĐ không đơn thuần là đem lại lợi ích cho người dân địa phương mà hơn hết là quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam đến với thế giới thông qua DL. Chính vì vậy, sự chỉ đạo, định hướng đúng đắn, kịp thời của các cấp thông qua các chính sách phát triển DL cũng như sự giúp sức về vốn, về CSVCKT, về kinh nghiệm phát triển DLCĐ là vấn đề rất quan trọng đối với việc phát triển DLCĐ ở các địa phương trên cả nước. 1.3.7. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Ngoài ra, một điều kiện cần thiết, là chất xúc tác quan trọng đối với một điểm DL nói chung và điểm DLCĐ nói riêng là công tác xúc tiến, quảng bá điểm đến. Một điểm DL, mặc dù có sức hấp dẫn lớn, tài nguyên độc đáo, đặc sắc nhưng không được xúc tiến đúng hướng, quảng bá rộng rãi sẽ khó thu hút được sự quan tâm, chú ý của du khách. Ngày nay, với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin, nhiều điểm DL tận dụng sức mạnh này tạo sự lan tỏa rộng khắp và gây được hiệu ứng lớn đã đem lại hiệu quả đáng kể, mang hình ảnh điểm đến đến với du khách một cách sinh chân thực, sống động nhất. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số nơi 20
  • 29. đã lạm dụng phương thức này để quảng cáo một cách thiếu văn minh, thiếu sự trung thực ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh du lịch Việt Nam. Có thể khẳng định rằng, chiến lược xúc tiến, quảng bá là công cụ hữu hiệu, là phương tiện vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của một điểm đến DL, vì vậy các nhà quản lý, những người làm du lịch cần nắm bắt, sử dụng công cụ này một cách hiệu quả nhất. Trên đây là 7 điều kiện cơ bản đảm bảo một mô hình DLCĐ hình thành, tồn tại và phát triển. Có thể một số mô hình sẽ không hội tụ đầy đủ các điều kiện này hoặc chỉ đảm bảo ở một số điều kiện nào đó. Tuy nhiên, với mục đích cuối cùng là hướng đến việc phát triển DL bền vững thì đòi hỏi các điểm DL đã, đang và sẽ trở thành điểm DLCĐ cần phải cân nhắc, vạch rõ định hướng, chiến lược đúng đắn để mô hình DLCĐ được xây dựng vững chắc và đảm bảo sự lâu dài, làm nền tảng tốt cho những hoạch định tiếp theo. 1.4. Các bên tham giadu lịchcộng đồng và vai trò Tham gia DLCĐ gồm có các thành phần chính sau: CĐĐP, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý DL, các tổ chức hỗ trợ phát triển và đào tạo năng lực địa phương, các doanh nghiệp DL và KDL. Mỗi thành phần đảm nhiệm một vai trò riêng nhưng tựu chung lại, mục đích chính là vì sự phát triển của DLCĐ. Việc kết nối, tạo sợi dây liên kết hiệu quả giữa các thành phần trên đã và đang là vấn đề bức thiết của nhiều địa phương nhằm mang lại hiệu quả cao trong phát triển DLCĐ. - Cộng đồng địa phương: Là trọng tâm của phát triển DLCĐ bởi vì họ là chủ nhân của những TNDL, vốn tri thức dân gian và là đối tượng trực tiếp tham gia phục vụ KDL. Không có yếu tố CĐ sẽ không thể phân biệt được DLCĐ với các loại hình DL khác. Do đó, khi quy hoạch phát triển DLCĐ nên có sự tham gia của CĐ. Đồng thời cần có sự đầu tư để khắc phục những hạn chế về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm DL cho CĐ, hướng đến phát triển DL bền vững. Sự thành công của DLCĐ phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực địa phương. Việc đảm bảo lợi ích công bằng cho CĐĐP trong phát triển DLCĐ là vấn đề được quan tâm đặc biệt. - Chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý du lịch: Được CĐĐP tín 21
  • 30. nhiệm bầu ra và đại diện cho quyền, lợi ích của CĐ. Họ là những người lãnh đạo, có vai trò tổ chức và quản lý, tăng cường sức mạnh đoàn kết tập thể của CĐ, đặc biệt phát huy tiềm năng, thế mạnh của CĐ trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội theo các chủ trương, đường lối của nhà nước và pháp luật, là cầu nối giữa CĐ với thế giới bên ngoài. - Các tổ chức hỗ trợ phát triển và đào tạo năng lực địa phương: Các tổ chức hỗ trợ phát triển có thể là các tổ chức phi chính phủ trong hoặc ngoài nước. Các tổ chức phi chính phủ quốc tế thường xuyên hỗ trợ về mặt chuyên môn hơn và một phần nhỏ về mặt tài chính. Các tổ chức này có vai trò là những người chỉ lối dẫn đường, giúp CĐ thực hiện các mục tiêu phát triển DL trong giai đoạn đầu, đưa ra các định hướng, phương pháp làm DL. Sau một thời gian DL hoạt động, họ sẽ trao quyền quản lý cho CĐ và chính quyền địa phương. Các tổ chức đào tạo năng lực địa phương có mặt rất ít tại các địa phương. Phần lớn đào tạo đều tập trung ở các thành phố lớn dưới hình thức là các trường dạy nghề và cao đẳng. Trong khi đó, tại các tỉnh và huyện đang thiếu nghiêm trọng những tổ chức này. Chính vì vậy, phương pháp đào tạo của các tổ chức này đang rất khác so với những yêu cầu cụ thể và riêng biệt của từng địa phương. Do đó, việc xây dựng một đội ngũ đào tạo chuyên nghiệp từ dân cư địa phương để tham gia hoạt động DL là cần thiết hơn việc dựa vào một tổ chức đào tạo bên ngoài [9, tr.6]. - Các công ty dịch vụ du lịch (lữ hành, lưu trú, ăn uống, vận chuyển…): Là thành phần quan trọng trong hoạt động đầu tư phát triển cũng như quảng bá sản phẩm DLCĐ, giữ vai trò môi giới trung gian kết nối cung và cầu DL, tạo ra một dây chuyền liên tục trong hoạt động DL. Họ có thể sử dụng lao động là người địa phương, góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân bản địa. Bên cạnh đó, họ góp phần vào việc chia sẻ lợi ích từ DL cho CĐ bằng việc đóng thuế, phí môi trường, mua vé tham quan, đóng góp cho hoạt động bảo tồn tài nguyên, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường… - Khách du lịch: Đây là yếu tố về cầu DL. Đặc điểm của các tập khách mua sản phẩm DLCĐ thường là những tập khách hướng ngoại như các nhà nghiên cứu, 22
  • 31. học sinh, sinh viên, những người thích khám phá, tìm hiểu những điều mới lạ. Họ là những KDL có trình độ nhận thức cao, yêu thiên nhiên cũng như muốn tìm hiểu các giá trị văn hóa bản địa. Những du khách này phần nhiều sẽ sẵn sàng bỏ qua sự xa xỉ, đắt tiền để được thưởng thức những giá trị của phong cảnh tự nhiên hoang sơ, đặc sắc về văn hóa địa phương. Du khách sử dụng sản phẩm DLCĐ thường cần cung cấp thông tin hơn là giải trí, được giáo dục hơn là tiêu khiển [57, tr.49]. Một mô hình DLCĐ thành công là mô hình biết phối hợp, liên kết giữa các thành phần trên một cách tinh tế và hiệu quả, trong đó, trung tâm là CĐĐP. Tuy nhiên, đa số các mô hình DLCĐ ở nước ta, vấn đề này chưa được nhìn nhận một cách khách quan và nghiêm túc, vẫn còn mang tính “mạnh ai nấy làm”. Chính điều này đã làm cho các mô hình DLCĐ phát triển một cách dè dặt, cầm chừng, thiếu định hướng lâu dài. Do đó, cần phải có những tác động tích cực để các địa phương, các thành phần tham gia nhận thức rõ điều này nhằm cải thiện tình trạng hiện nay, đưa DLCĐ trở thành một trong những loại hình DL thế mạnh ở mỗi địa phương nói riêng và nước ta nói chung. 1.5. Các mức độ tham giacủa cộng đồng vào hoạt động du lịch Tùy thuộc vào điều kiện, nhận thức mà CĐĐP tham gia hoạt động DL tại địa phương mình ở các mức độ khác nhau. Nghiên cứu về các mức độ tham gia của CĐĐP vào DL, tác giả Pretty và Hine (1999) chia ra thành 7 mức độ, theo đó cao nhất là tham gia chủ động, tiếp đến là tham gia tương tác, tham gia chức năng, tham gia khuyến khích vật chất, tham gia tư vấn, tham gia cung cấp thông tin và thấp nhất là tham gia thụ động. Ứng với mỗi mức độ có các hình thức biểu hiện như sau: Bảng 1.1. Các mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch theo thang đo Pretty và Hine (1999) Mức độ Hình thức biểu hiện tham gia Tham gia - CĐ đưa ra các sáng kiến độc lập và có quyền tự quyết - CĐ liên hệ với các tổ chức bên ngoài để nhận được tư vấn, giữ chủ động quyền kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực 23
  • 32. Mức độ Hình thức biểu hiện tham gia - Tự phân phối của cải và quyền lực đảm bảo sự công bằng - CĐ tham gia vào quá trình phân tích, phát triển kế hoạch hành Tham gia động tại địa phương tương tác - CĐ địa phương kiểm soát việc ra quyết định, xây dựng kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên ở địa phương Tham gia - CĐ tham gia bằng cách hình thành các nhóm để đáp ứng mục tiêu từng phần liên quan đến dự án chức năng - Tổ chức CĐ được thành lập có xu hướng phụ thuộc vào các hỗ trợ từ bên ngoài Tham gia - CĐ tham gia với tư cách là các nguồn lực (ví dụ như nguồn lao khuyến động) để đổi lấy các khuyến khích vật chất (thực phẩm, tiền mặt) khích vật - Cộng đồng tham gia theo kiểu hình thức, họ không có cổ phần, chất cũng như không góp mặt trong các quá trình diễn ra dự án Tham gia - Những người tham gia đại diện sẽ được đưa ra ý kiến cho cộng đồng địa phương tư vấn - Quan điểm của cộng đồng được lắng nghe Tham gia - CĐ tham gia cung cấp thông tin bằng cách trả lời bảng hỏi và cung cấp khảo sát… được thiết kế bởi tác nhân bên ngoài thông tin - Kết quả của nghiên cứu không được chia sẻ với mọi người - CĐ tham gia bị giới hạn cho biết những điều sẽ xảy ra với địa Tham gia phương họ thụ động - Ý kiến của người dân không được đưa vào - Thông tin chỉ thuộc về các chuyên gia bên ngoài [Nguồn: 5, tr.17] Trên thực tế, sự tham gia của CĐĐP thường đòi hỏi nhiều thời gian và trình độ quản lý dự án rất cao, tuy nhiên, điều này không được những nhà phụ trách dự án hay chương trình phát triển chào đón, sẵn sàng thực thi, trừ phi họ nhận thức được rằng sự tham gia của CĐ chính là đầu vào đảm bảo thành công của chương trình 24
  • 33. hay dự án phát triển. Chính vì vậy, ở hầu hết các mô hình DLCĐ nước ta, sự tham gia của người dân chủ yếu nằm ở mức độ tham gia cung cấp thông tin, tham gia để được hưởng khuyến khích vật chất, thậm chí là tham gia một cách thụ động. Họ chưa có cơ hội để đưa ra sáng kiến cũng như quyết định đến sự phát triển DL của địa phương mình, nhiều quyền lợi của cư dân địa phương chưa được đáp ứng, cơ hội để họ tham gia vào các hoạt động DL cũng chưa được quan tâm nhiều. Do đó, để mô hình DLCĐ đi đúng hướng cần phải có những định hướng đúng đắn, kịp thời giúp người dân hưởng lợi từ hoạt động DL trên chính địa phương của họ, từ đó, họ sẽ sẵn sàng tham gia vào các hoạt động DL vì lợi ích của bản thân và CĐ. 1.6. Kinh nghiệm phát triểndu lịchcộng đồng tại Việt Nam DLCĐ là loại hình DL đã và đang rất được chú trọng phát triển ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam bởi những hệ quả tích cực mà nó mang lại trên nhiều mặt về kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường. Đây được xem là hướng đi đúng đắn, lâu dài hướng đến mục tiêu phát triển DL bền vững ở các nước. DLCĐ hiện có mặt ở hầu hết các vùng miền nước ta. Kết quả từ hoạt động DLCĐ ở các địa phương sẽ là những bài học quý giá để xã Cẩm Thanh học hỏi, rút kết kinh nghiệm để đưa DLCĐ nơi đây có bước tiến mới, khắc phục được những vấn đề “lủng cũng” hiện tại, phát huy tối đa lợi thế vốn có của xã, nâng cao hiệu quả hoạt động DL địa phương. Sau đây là một số mô hình DLCĐ tiêu biểu ở Việt Nam mà Cẩm Thanh có thể học hỏi: 1.6.1. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Sapa (Lào Cai) - Giới thiệu về Sapa Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai khoảng 33 km và cách Hà Nội gần 400 km. Sapa nằm trong vùng núi Hoàng Liên Sơn, nơi có đỉnh núi Phanxipăng cao 3.143m. Do nằm ở địa hình cao và gần chí tuyến nên Sapa có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, không khí mát mẻ quanh năm. Vào mùa hè, thời tiết ở thị trấn một ngày như là 25
  • 34. có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, có nắng, không khí dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Tên Sa Pa có gốc từ tiếng H’Mông, “Sa Pả” nghĩa chữ là Bãi Cát, là tên của vùng đất này, nay còn lại một phần nằm ngoài thị trấn Sapa là xã Sa Pả của huyện Sapa. Cùng với các tên đó là loạt tên xã theo tiếng H’Mông như Lao Chải, San Sả Hồ, Sử Pán, Suối Thầu, Tả Giàng Phình... Từ hai chữ “Sa Pả”, người phương Tây phát âm không dấu, thành Sapa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó thành “Cha Pa” và một thời gian rất dài sau đó người ta dùng “Cha Pa” như một từ tiếng Việt. Về sau, từ này viết được thống nhất là Sapa. Bên cạnh tài nguyên thiên nhiên trù phú, hùng vĩ, Sapa còn ẩn chứa các giá trị văn hóa đặc sắc được xây dựng bởi các 6 tộc người sinh sống tại đây, đó là người Kinh, H’Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy và Xá Phó. Chính vì vậy, nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển DL, trong đó thế mạnh là phát triển DLCĐ. - Sapa phát triển loại hình DLCĐ Mặc dù có nguồn tài nguyên phong phú, thuận lợi cho phát triển DL nhưng đời sống cư dân các thôn bản ở Sapa còn nghèo, được sự tư vấn, hỗ trợ của tổ chức Hà Lan (SNV), từ năm 2001, mô hình DLCĐ tại các thôn, bản Sapa đã được khởi xướng, các Ban quản lý DLCĐ tại các xã Thanh Phú, Bản Hồ, Tả Van, Tả Phìn đã được thành lập để mở rộng không gian DL. Dự án đã huy động được các nguồn lực trong nước và quốc tế hỗ trợ CĐ về vấn đề môi trường, xây dựng hệ thống giao thông, các tuyến đường tham quan DL, đồng thời tổ chức tập huấn, nâng cao kỹ năng làm DL cho người dân [58, tr.76]. Từ đó, với việc nắm bắt nhu cầu của du khách và phát huy tiềm năng, thế mạnh có được, Sapa tập trung đầu tư phát triển loại hình DLCĐ, hướng về bản làng và người dân, cộng đồng dân cư, trong đó, dịch vụ chính được khai thác là dịch vụ lưu trú homestay với phương châm ba cùng: cùng ăn, cùng ở và cùng lao động với 26
  • 35. người dân, điều này vừa giảm quá tải cho khu vực đô thị chật hẹp, vừa xóa nghèo, tạo thế phát triển DL bền vững, gắn với bảo vệ bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái địa phương. Tính đến năm 2017, toàn huyện Sapa có trên 160 cơ sở homestay, tập trung ở các xã Tả Van, Lao Chải, Bản Hồ, Tả Phìn… đem lại nguồn thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Phát triển DL “ba cùng” là hướng đi đúng của Sa Pa, tuy nhiên làm thế nào để loại hình DL này thật sự bền vững, có sức hấp dẫn, thu hút được ngày càng nhiều du khách là bài toán không đơn giản. Trước thực tế đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai và chính quyền huyện Sapa đã xác định phương châm “biến di sản thành tài sản”, và mỗi CĐ, mỗi làng bản phải có một sản phẩm mang tính đặc trưng, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Để thực hiện mục tiêu này, thời gian qua, Sapa tập trung bảo tồn các lễ hội truyền thống như lễ hội Xuống Đồng (Gầu tào, Roóng poọc), Múa xòe, Múa chuông, Múa sinh tiền, Múa quạt, Lễ cấp sắc… Sau khi bảo tồn, phục dựng nguyên bản, Sa Pa đưa các lễ hội vào hoạt động DL ở thị trấn, xã và các bản làng; tập trung thành chuỗi vào dịp Tết Nguyên đán, lễ hội đầu xuân, dịp nghỉ lễ trong năm, nhằm thu hút, phục vụ du khách. Ở các xã đều thành lập đội văn nghệ dân tộc, sẵn sàng biểu diễn phục vụ du khách ngay tại các điểm homestay. Có thể kể đến các chương trình như: xuống đồng Tả Van, xòe Thanh Phú, cấp sắc Thanh Kim, lễ hội trên mây, một ngày làm nông dân Tả Phìn… Nhờ vậy, vừa bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa phục vụ KDL trong và ngoài nước, tạo việc làm, thu nhập cho người dân địa phương. Bên cạnh đó, Sa Pa tăng cường tôn tạo, bảo vệ bãi đá cổ Mường Hoa đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia và hệ thống ruộng bậc thang ở địa phương, trọng điểm là các xã Trung Chải, Tả Van, Hầu Thào, Sa Sả Hồ đã được công nhận di tích danh thắng quốc gia. Đây là những “điểm nhấn”, tạo cảnh quan môi trường và bản sắc văn hóa, thu hút du khách đến các bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đó cũng chính là “sức sống” bền vững của DL “ba cùng” ở Sa Pa hiện nay. 27
  • 36. Đến Sa Pa, du khách có thể lựa chọn nhiều tuyến DLCĐ như: thị trấn Sa Pa - Ý Linh Hồ - Lao Chải - Tả Van; Lao Chải - Tả Van - Bản Hồ - Thanh Phú - Nậm Sài; thị trấn Sa Pa - Tả Phìn - Móng Sến - Tắc Cô… trong đó, có nhiều điểm DL được khách nước ngoài đặc biệt quan tâm như: bãi đá cổ (thuộc các xã Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van), điểm DL thôn Sả Séng (xã Tả Phìn)… và điểm DL Cát Cát (xã San Sả Hồ) được xem là điểm nhấn DLCĐ tại Sapa. Đó là kết quả của chủ trương “mỗi cộng đồng, mỗi làng bản có một sản phẩm mang tính đặc trưng” mà Sapa kiên trì thực hiện trong nhiều năm qua. Thông qua các tuyến DL bản làng, mức độ tham gia và hưởng lợi của CĐ dân tộc thiểu số bản địa tăng lên, xuất hiện hàng loạt các nghề mới, như cho thuê nghỉ trọ, hướng dẫn, biểu diễn văn nghệ, bán hàng lưu niệm (thổ cẩm, đồ trang sức), dẫn khách leo núi,… Như làng Cát Cát có 360 người thì có tới 112 người tham gia hoạt động DL (chiếm tỷ lệ 31,2% dân số); làng Lý Lao Chải có 516 người thì có 102 người của 22 hộ gia đình (trong tổng số 28 hộ) tham gia các hoạt động DL... [68]. Trước kia, các hộ kinh doanh lưu trú homestay chỉ cung cấp dịch vụ lưu trú đơn thuần, nhưng hiện nay, nhiều gia đình mở mang công việc kinh doanh bằng việc cung cấp thêm các dịch vụ bổ sung như bán đồ lưu niệm, bán đồ uống (bia, nước ngọt), bán hàng ăn, bánh kẹo, thuốc bắc... đặc biệt, dân tộc Dao Đỏ có dịch vụ tắm lá thuốc núi rừng Hoàng Liên, được du khách ưa thích. Để tạo chuỗi giá trị sản phẩm DL, Sapa tăng cường liên kết vùng, thông qua các tuyến DLCĐ. Bên cạnh đó, khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp liên kết với người dân và chính quyền địa phương ở từng bản làng, cụm dân cư, từng xã để đầu tư, khai thác tiềm năng, lợi thế DL, theo mô hình “liên kết 1-1”. Theo đó, mỗi địa phương làm DLCĐ sẽ đồng hành với một doanh nghiệp cùng chịu trách nhiệm kêu gọi và thu hút du khách, cùng giữ gìn bản sắc văn hóa, cùng quản lý hoạt động DL một cách chuyên nghiệp. Thực tế ở Công ty cổ phần DL Cát Cát là minh chứng sống động. Tại khu vực thung lũng Cát Cát, thuộc xã San Sả Hồ, công ty đầu tư 28
  • 37. hàng chục tỷ đồng vào từng nhà của hàng chục hộ đồng bào Mông, để họ giữ nếp sinh hoạt bản địa, lề lối canh tác nông nghiệp truyền thống, phát triển nghề thủ công, giữ nét đẹp trao đổi sản phẩm canh tác, chăn nuôi… tại các chợ phiên. Những ngôi nhà, góc bếp, mảnh vườn, ruộng nương, vật dụng sinh hoạt, nghề tước lanh, nhuộm chàm, vẽ sáp ong, thêu thổ cẩm được giữ nguyên. Công ty còn trả tiền trực tiếp cho hơn chục gia đình người Mông (mỗi tháng ba triệu đồng) trên dọc tuyến đường đi bộ xuyên làng, để họ giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ gìn các vật dụng truyền thống, bảo tồn nghề se lanh dệt vải và đồng ý cho du khách thăm nhà tùy thích, không chèo kéo bán hàng hay thu tiền phí của khách. “Điều quan trọng là phải dựa vào dân, để giữ nguyên cảnh quan, lối sống, nếp sinh hoạt của người bản địa, như vậy mới phát triển du lịch cộng đồng có sức sống nội tại, lâu bền”- Giám đốc Công ty du lịch Cát Cát Nguyễn Phương Lân khẳng định [68]. Sa Pa đang đón đầu cơ hội rất tốt để trở thành một trọng điểm DL tầm quốc gia, bởi có đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, giao thông thuận lợi và quần thể công trình cáp treo Phan Xi Păng trên đỉnh “nóc nhà Đông Dương” hấp dẫn du khách. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Mạnh Hảo, du khách trong và ngoài nước có xu hướng đổ mạnh về Sa Pa, sáu tháng đầu năm 2017 đã đạt hơn một triệu lượt người, gấp hai lần so với cùng kỳ, đem lại doanh thu gần hai nghìn tỷ đồng. Đây là cơ hội vàng để DL “ba cùng” ở Sa Pa phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. So với các loại hình DL thì DLCĐ được coi là thế mạnh tại Sapa, bởi không chỉ khách trong nước mà hầu hết du khách nước ngoài mỗi khi đến Sa Pa đều lựa chọn loại hình du lịch này. Theo điều tra của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), một trong hai đơn vị tài trợ ban đầu cho dự án hỗ trợ DL bền vững tại Sa Pa thì hơn 70% số du khách quốc tế đến Sa Pa có nhu cầu đi DL đến các bản, làng đồng bào dân tộc thiểu số. Sapa được xem là địa chỉ tiên phong về khai thác loại hình DLCĐ ở nước ta. Với phong cảnh đẹp, núi non hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, sự đa dạng sinh học cao 29
  • 38. cùng với các giá trị văn hóa đặc sắc, Sapa trở thành địa chỉ yêu thích lâu nay của các “tín đồ” du lịch. Phát triển DLCĐ trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên là hướng đi bền vững của DL SaPa. Với tiềm năng, thế mạnh của mình, Sapa có triển vọng phát triển nhiều loại hình DL văn hoá chất lượng cao, kết hợp DLCĐ, sinh thái, nghỉ dưỡng. Đây sẽ là điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước khi đến Sapa, với nhiều cơ hội lựa chọn các sản phẩm DL đa dạng, phong phú và độc đáo tại địa phương. 1.6.2. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại làng rau Trà Quế, Hội An Hội An nổi tiếng với nhiều tour DLCĐ thú vị và mới mẻ như “Một ngày làm nông dân làng rau Trà Quế”, “Chèo thuyền và cưỡi trâu”, “Trồng lúa nước”, “Một thoáng Kim Bồng”, “Du lịch dọn rác”… Nhờ đó, DLCĐ ở Hội An đã tạo dựng được thương hiệu riêng, thực sự là loại hình DL hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu khám phá mới lạ của du khách. Trong đó, làng rau Trà Quế đã và đang là mô hình DLCĐ thành công tại Hội An trong những năm qua. - Giới thiệu làng rau Trà Quế Cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 2km về phía Đông Bắc, nằm giữa con sông Đế Võng và đầm rong Trà Quế, làng rau Trà Quế thuộc thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An. Rau Trà Quế nổi tiếng từ rất lâu với nhiều sản phẩm rau được trồng trên đất đai màu mỡ, bón bằng loại rong lấy từ sông nên có hương vị đặc trưng riêng. Với diện tích đất không quá rộng nhưng trồng rau đã trở thành một nghề chính của cư dân trong làng qua nhiều thế hệ. Hằng năm, cứ đến mùng 7 tháng giêng âm lịch, người dân Trà Quế tổ chức lễ hội Cầu Bông để cầu mong mưa thuận gió hòa, những mùa rau bội thu. Kể từ khi DL Hội An bắt đầu khởi sắc cũng là lúc làng rau phát triển thịnh vượng nhất. - Cách thức làm DL tại Làng rau Trà Quế 30
  • 39. Du khách có thể đến Trà Quế bằng xe đạp, bằng thuyền… Đến với Làng rau Trà Quế, du khách sẽ được trở thành những người nông dân trồng rau thực thụ trong những bộ áo quần nông dân, dép lê, nón lá, được người làng rau bày cho cách cuốc đất, trồng, tưới nước và chăm bón rau. Sau khi tắm rửa, nghỉ ngơi, du khách sẽ thưởng thức các món ăn chế biến từ các loại rau xanh đặc hữu Trà Quế và các món ngon của Quảng Nam như: bánh đập, bánh vạc, hến trộn, tôm hữu, mì Quảng, cao lầu Hội An... Tại đây cũng có nhiều hộ gia đình kinh doanh dịch vụ homestay cho du khách cùng tham gia vào công việc trồng rau sạch, trải nghiệm cuộc sống của người trồng rau. Để thương hiệu DL rau Trà Quế có tiếng như ngày nay thì phải kể đến tầm nhìn và tâm huyết của các cấp chính quyền Quảng Nam. Nhằm bảo tồn thương hiệu gần 400 năm của rau Trà Quế, từ năm 2004 đến nay, UBND thành phố Hội An đã đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng làng rau, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền thương hiệu “Trà Quế - Hội An”. Chính quyền Hội An đã giao cho Công ty Cổ phần Du lịch Hội An khai thác tour DL tham quan và làm nông tại Trà Quế, sau đó chuyển sang cho UBND xã Cẩm Hà. Đồng thời yêu cầu các tour DL trong địa bàn bổ sung Làng rau Trà Quế vào hành trình. Tour DL “Một ngày làm nông dân Trà Quế” trở thành “đặc sản” DL Hội An. Thành phố phối hợp với UBND xã Cẩm Hà tổ chức nhiều buổi tập huấn, giáo dục người dân cách làm DL, cử những hộ gia đình tiêu biểu học tập, nghiên cứu và tiếp cận với các mô hình DLCĐ thành công ở các vùng miền… Và hơn 10 năm qua, lượng du khách đến tham quan làng rau Trà Quế ngày một tăng thể hiện sự hấp dẫn vốn có của làng nghề này đối với khách thập phương, đặc biệt là khách nước ngoài. Nhờ đó, bộ mặt của thôn Trà Quế cũng được thay đổi. Giá vé được thành phố niêm yết, 20 nghìn đồng đối với khách DL quốc tế và 10 nghìn đồng đối với khách nội địa. Các gia đình sẽ được thay phiên nhau phục vụ khách nhằm đảm bảo lợi ích công bằng giữa các hộ tham gia trồng rau kết hợp làm DL. Tổ DL cũng được thành lập nhằm quản lý tốt các vấn đề về sản xuất rau cũng như làm DL. Việc phục vụ khách tham quan theo một quy trình cụ thể từ tiếp đón 31
  • 40. khách cho đến khi khách hoàn thành chuyến tham quan. Ở đây, bất cứ người dân nào cũng có thể được coi là hướng dẫn viên DL của làng, chào đón khách bằng sự nhiệt tình và thân thiện. Đến nay, có thể khẳng định rằng Làng rau Trà Quế là một thương hiệu DLCĐ thành công. Bộ mặt xã đã có sự thay đổi lớn và hơn hết, những người dân tham gia làm DL trực tiếp được hưởng lợi từ hoạt động DL nơi đây. 1.6.3. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Cù lao Ông Hổ, An Giang - Giới thiệu về Cù lao Ông Hổ Nằm trên dòng sông Hậu, Cù lao ông Hổ xanh ngắt bóng tre và cây ăn trái, thấp thoáng những mái nhà nhỏ bé, yên bình giữa hai bờ. Cù lao ông Hổ nay thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên. Từ thành phố Long Xuyên xuống bến phà Ô Môi, qua Cù lao ông Hổ chừng 30 phút. Bao quanh Cù lao là cảnh quan thiên nhiên với sông nước mênh mông, làng bè trên sông, kênh rạch chằng chịt, vườn cây ăn trái và các di tích lịch sử văn hóa có giá trị như khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, miếu ông Hổ... tạo nên một không gian thoáng mát, yên bình đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ mát của KDL. Nhiều năm qua, nơi đây được ví như lá phổi của thành phố Long Xuyên và được tỉnh chọn là nơi để phát triển DLST CĐ. - Cách thức làm du lịch tại Cù lao Ông Hổ Với vẻ đẹp đặc trưng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Cù lao thu hút rất đông KDL, nhất là KDL quốc tế đến đây để thưởng lãm cảnh đẹp cũng như trải nghiệm đời sống văn hóa độc đáo của người dân miền sông nước. Bởi thế, bên cạnh các nghề chính như trồng cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt thủy sản, làm mắm… người dân nơi đây còn kinh doanh các dịch vụ DL, trong đó, chủ yếu là cung cấp dịch vụ homestay (du khách ăn, ngủ và tham gia các công việc hàng ngày với người dân địa phương như: nấu ăn, thu hoạch hoa màu, trái cây, tát mương, bắt cá, kéo lưới, mò ốc…). Việc phát triển DLCĐ nơi đây trước hết nhận được sự quan tâm của chính quyền các cấp. Năm 2004, UBND tỉnh An Giang đã xây dựng các giải pháp phát 32
  • 41. triển kinh tế - xã hội của xã, trong đó trọng tâm là xây dựng DLST gắn với sông nước miệt vườn, một lợi thế mà thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất này. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất thu hút bà con Cù lao tham gia làm DL, hướng đến mục tiêu phát triển DL bền vững tỉnh An Giang. Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động DL, tỉnh An Giang đã chọn Cù lao Ông Hổ để thực hiện dự án Du lịch nông nghiệp (giai đoạn 1, 2007 - 2009, giai đoạn 2, 2011 - 2014) với sự tài trợ của Hội Nông dân Hà Lan. Cùng với đó, năm 2013, Cù lao cũng nhận được sự giúp đỡ từ dự án EU-ESRT (Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội do Liên hiệp Châu Âu tài trợ). Hai dự án này như một sự liên kết hỗ trợ cho bà con Cù lao làm DL. Cụ thể là hỗ trợ CSVCKT để phát triển DLCĐ; mở các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về DL; đào tạo kỹ năng làm DL cho bà con như kỹ năng giao tiếp, trang trí nhà cửa, nấu ăn, phục vụ buồng, quảng bá, kinh doanh lưu trú homestay, quản lý DL có trách nhiệm, quản lý chất lượng dịch vụ... Để duy trì tính bền vững, tăng cường hiệu quả của dự án cũng như tạo những hỗ trợ tích cực cho người nông dân tham gia dự án giai đoạn tiếp theo, Hội Nông dân tỉnh An Giang đã thành lập Trung tâm Du lịch nông dân với nhiệm vụ kết nối KDL với nông dân, quảng bá DL nông nghiệp, đại diện cho nông dân về mặt pháp lý, tạo điều kiện cho nông dân hợp tác với nhau, đào tạo và hướng dẫn nông dân làm DL, quản lý chất lượng, quản lý việc xây dựng các kế hoạch DL nông nghiệp và KDL giữa các hội viên nông dân để tránh cạnh tranh không lành mạnh. Đến nay, mô hình DLCĐ tại Cù lao Ông Hổ đã thu hút sự tham gia của đông đảo bà con bởi những lợi ích tích cực mà DL mang lại. Năng lực CĐĐP ngày càng được cải thiện, sự kết nối giữa bà con bền chặt hơn và vì thế, chất lượng dịch vụ DL nơi đây tăng lên đáng kể. Dịch vụ lưu trú homestay là điểm nhấn của DL nơi đây, giúp du khách có những phút giây trải nghiệm thú vị về cuộc sống của người dân Tây Nam Bộ. Những thế mạnh về TN cùng cách thức làm DL có tổ chức, nơi đây đã mang lại cho du khách sự hài lòng nhất định. Nhờ vậy, KDL đến đây ngày càng 33
  • 42. đông. Cuộc sống bà con tại Cù lao Ông Hổ cũng đã khởi sắc hơn trước. Điều này đem lại niềm vui chung cho bà con Cù lao và toàn tỉnh An Giang.  Từ mô hình DLCĐ tại Sapa, làng rau Trà Quế và Cù lao Ông Hổ, khẳng định rằng, khai thác hiệu quả loại hình DLCĐ là cả một quá trình. Ngoài lợi thế về  TNDL thì nỗ lực của CĐĐP và sự gắn kết giữa các bên liên quan đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong đó, CĐĐP được giao quyền làm chủ, là nhân tố chính của mọi hoạt động DLCĐ, cùng với đó là sự ủng hộ, quan tâm của chính quyền địa phương; sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ về vốn, về vấn đề chuyên môn; sự hợp tác, thấu hiểu của du khách và đặc biệt là vai trò của các công ty lữ hành đối với sự tồn tại và phát triển một mô hình DLCĐ đúng nghĩa. Bên cạnh sự gắn kết, hợp tác hiệu quả giữa các bên liên quan thì DLCĐ cần chú trọng đến vấn đề phân chia quyền lợi, đảm bảo sự công bằng cho người dân - nhân tố chính quyết định sự thành công của loại hình DL này. Từ đó mới khuyến khích, vận động họ tham gia hiệu quả. Mặt khác, phát triển nhưng vẫn giữ gìn, bảo lưu những nét đẹp văn hóa vốn có của địa phương; chú trọng bảo vệ nguồn TN và MT DL. Đây cũng là một nguyên tắc quan trọng của loại hình DLCĐ hướng đến mục tiêu phát triển DL bền vững của địa phương, quốc gia. Hi vọng rằng, với những nỗ lực của chính quyền, cư dân xã Cẩm Thanh cũng như những kinh nghiệm phát triển DLCĐ thành phố Hội An và ở các địa phương khác sẽ là những bài học quý giá, là kinh nghiệm quý báu để xã Cẩm Thanh học hỏi, áp dụng nhằm khắc phục những vấn đề hiện tại và thực hiện tốt mục tiêu cốt lỗi của DCLĐ nơi đây. Tiểu kết chƣơng 1 Trong chương 1, luận văn trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về DLCĐ, bao gồm những vấn đề sau: một số khái niệm về DL, CĐ, DLCĐ, phát triển DLCĐ; đặc điểm và nguyên tắc phát triển DLCĐ; các điều kiện phát triển DLCĐ; thành phần tham gia DLCĐ; các mức độ tham gia của CĐ vào hoạt động DL và kinh nghiệm 34