SlideShare a Scribd company logo
1 of 131
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
---------------
MAI ĐỨC PHÚC
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025
Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị
Mã ngành: 8310102
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
*******
Tôi cam đoan rằng đề tài “Phát triển bền vững ngành du lịch Thành phố Hồ
Chí Minh đến năm 2025” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong công trình này là trung thực và chưa từng được sự công bố
trong bất kì công trình nào khác.
TP.HCM ngày 03 tháng 01 năm 2019
Tác giả
Mai Đức Phúc
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APEC Asia-Pacific Economic Cooperation - Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
châu Á – Thái Bình Dương
GDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm nội địa
UBND Uỷ ban nhân dân
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
WAR Wildlife at Risk - Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã
WHO World Health Organisation – Tổ chức Y tế Thế giới
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chí liên quan đến văn hóa và xã hội.....................................................................15
Bảng 1.2. Tiêu chí liên quan đến môi trường trong phát triển bền vững ............................17
Bảng 2.1.Tỷ trọng khách du lịch đến TP.HCM so với cả nước Giai đoạn 2005-2017 . 29
Bảng 2.2. Thống kê số lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn TP.HCM.........................31
Bảng 2.3. Thống kê đóng góp của du lịch vào GDP của TP.HCM .......................................32
Bảng 2.4. Doanh thu và tốc độ tăng của doanh thu du lịch thành phố so với cả nước
giai đoạn 2005 – 2017................................................................................................................................34
Bảng 2.5. Thống kê nguồn tài chính phục vụ trùng tu di sản văn hóa .................................37
Bảng 2.6. Khối lượng thu gom rác tại TP.HCM............................................................................40
Bảng 2.7. Ước tính lượng nước thải phát sinh từ khách du lịch .............................................40
Bảng 2.8. Thống kê số lượng hệ sinh thái nước biển ven bờ ...................................................46
Bảng 2.9. Năng lực tổ chức quản lý bền vững của của doanh nghiệp..................................49
Bảng 2.10. Tình hình gia tăng lợi ích đối với cộng đồng...........................................................52
Bảng 2.11. Hạn chế liên quan đến gia tăng lợi ích đối với di sản văn hoá.........................54
Bảng 2.12. Hạn chế liên quan đến tối đa hoá lợi ích đối với môi trường ...........................55
Bảng 2.13. Sự quan tâm của doanh nghiệp đối với vấn đề bảo tồn các nguồn tài
nguyên...............................................................................................................................................................56
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG............................ 6
1.1. Quan điểm về phát triển bền vững ................................................................................................... 6
1.2. Lý luận chung về phát triển du lịch bền vững............................................................................... 7
1.2.1. Khái niệm du lịch bền vững............................................................................................ 7
1.2.2. Đặc điểm của phát triển du lịch bền vững................................................................ 9
1.2.3. Vai trò của phát triển du lịch bền vững ...................................................................10
1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững.................................................................................10
1.3.1. Nguyên tắc khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý .............................10
1.3.2. Nguyên tắc bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững...............................11
1.3.3. Nguyên tắc phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế cho địa phương...............11
1.3.4. Nguyên tắc thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển
du lịch bền vững ...................................................................................................................................12
1.4. Nội dung phát triển du lịch bền vững............................................................................................12
1.4.1. Yếu tố kinh tế......................................................................................................................12
1.4.2. Yếu tố về văn hoá - xã hội.............................................................................................14
1.4.3. Yếu tố về môi trường.......................................................................................................15
1.5.Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở một số địa phương trong nước
18
Tóm tắt chương 1.........................................................................................................................................26
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ
GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG..................................................................................................27
2.1. Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh và phát triển du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.1.1. Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................27
2.1.2. Tổng quan về phát triển du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh............................29
2.2. Thực trạng phát triển bền vững ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh............................32
2.2.1. Hiệu quả kinh tế trong phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Hồ Chí
Minh...........................................................................................................................................................32
2.2.2. Hiệu quả về văn hoá-xã hội trong phát triển du lịch bền vững tại Thành phố
Hồ Chí Minh...........................................................................................................................................35
2.2.3. Thực trạng về môi trường trong phát triển bền vững ngành du lịch Thành
phố Hồ Chí Minh..................................................................................................................................39
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh..................48
2.3.1. Kết quả đạt được......................................................................................................................48
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân........................................................................................49
Tóm tắt chương 2.........................................................................................................................................60
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH................................................................................................................61
3.1. Định hướng phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh...............61
3.2. Các giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh .............................63
3.2.1. Đổi mới tư duy về phát triển du lịch bền vững ..........................................................64
3.2.2. Giải pháp xây dựng quy hoạch phát triển du lịch bền vững.................................70
3.2.3. Giải pháp phát huy sự tham gia của doanh nghiệp trong phát triển du lịch
bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh........................................................................................75
3.2.4. Giải pháp phát huy sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch bền
vững tại Thành phố Hồ Chí Minh.................................................................................................80
Tóm tắt chương 3.........................................................................................................................................83
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN .................................................................................................................84
1. Một số kiến nghị để phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh... 84
2. Kết luận......................................................................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................................90
Tài liệu tiếng Việt........................................................................................................................................90
Tài liệu tiếng Anh........................................................................................................................................91
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
PHỤ LỤC 1...................................................................................................................................................92
CÂU HỎI KHẢO SÁT..............................................................................................................................92
PHỤ LỤC 2...................................................................................................................................................97
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
TP.HCM là Thành phố biểu tượng của sự phát triển năng động bật nhất cả nước
và đi đầu về việc thu hút khách du lịch. Năm 2011, lượng du khách quốc tế tới
TP.HCM là 3,5 triệu lượt chiếm 58,3% so với cả nước. Đến năm 2015, con số này
tăng lên 4,6 triệu và cũng chiếm 58,2% so với cả nước. Năm 2015, du lịch của
TP.HCM mang về 94.600 tỷ đồng.
Lượng khách du lịch đến TP.HCM ngày càng tăng cho thấy sức hút cũng như
hiệu quả của chính sách du lịch của thành phố. Tuy nhiên, điều đó cũng đặt ra một số
thách thức cho Thành phố, trong đó có những thách thức liên quan đến chính sách
phát triển du lịch bền vững. Có thể kể ra một số thách thức cơ bản như: TP.HCM
chưa có định hướng chiến lược rõ ràng về phát triển du lịch bền vững; TP.HCM chưa
có những hành động cụ thể, liên tục và thống nhất kết hợp với các doanh nghiệp trên
địa bàn để đạt được phát triển du lịch bền vững. Về phía các doanh nghiệp du lịch, ý
thức về phát triển du lịch bền vững chưa đảm bảo. Các doanh nghiệp chưa có những
hành động cụ thể để góp phần vào phát triển du lịch bền vững trên địa bàn TP.HCM.
Nói cách khác, TP.HCM không những tích cực hơn nữa để có thể vừa làm thỏa
mãn nhu cầu của khách du lịch, nhằm làm cho họ quay lại nhiều hơn nữa, mà còn
làm cho du lịch trở thành động lực cho phát triển kinh tế của TP.HCM. Không những
vậy, vấn đề cảnh quan và môi trường tự nhiên cũng chưa được đảm bảo.
Bên cạnh thực trạng trên, việc phát triển du lịch bền vững trên địa bàn TP.HCM
cần được đặt ra để phù hợp với chiến lược phát triển du lịch chug của cả nước. Ngày
30/11/2012, Chính phủ ban hành Quyết định 2473/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; chiến lược này đặt ra mục
tiêu là: “Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính
chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản
phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá
dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm
2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển”. Mục tiêu này cho
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
thấy rằng việc có được một chính sách phát triển du lịch bền vững cho TP.HCM hoàn
toàn phù hợp với định hướng chung về phát triển du lịch của cả nước nói riêng và với
xu thế phát triển kinh tế xanh nói chung.
Không những vậy, về mặt lý luận, hiện nay, vẫn còn rất ít công trình nghiên cứu
về phát triển du lịch bền vững tại TP.HCM. Trên thực tế, vẫn có nhiều nghiên cứu
bao gồm đề tài, bài báo, luận văn và luận án bàn về phát triển du lịch bền vững,
nhưng phần lớn các nghiên cứu này được tiến hành ở những địa phương khác. Vẫn
còn trống vắng nhiều nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ở TP.HCM. Nói cách
khác, những vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển du lịch bền vững như: hiệu
quả, quá trình xây dựng và thực hiện, đầu tư cho chính sách phát triển du lịch của
TP.HCM chưa được nghiên cứu một cách bài bản và có hệ thống.
Xuất phát từ luận giải về nhu cầu thực tiễn, chiến lược phát triển du lịch bền
vững của trung ương và “khoảng trống” trong nghiên cứu về du lịch bền vững tại
TP.HCM như trình bày ở trên, tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển bền vững ngành du
lịch TP.HCM đến năm 2025” để làm luận văn thạc sĩ.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nhóm nghiên cứu gồm các bài viết ở Hội thảo
- Tư liệu “Hội nghị Quốc tế về du lịch bền vững ở Việt Nam” được tổ chức với
sự phối hợp của Tổng cục Du lịch Việt Nam và Quỹ Hanns Seidel (CHLB Đức) tại
Huế, tháng 5/1997.
- Hội thảo khoa học “Du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt
Nam” tại Hà Nội, vào tháng 4 năm 1998.
- Hội thảo “Xây dựng chiến lược Quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại
Việt Nam” diễn ra vào tháng 9 năm 1999, tại Hà Nội. Hội thảo này do ba cơ quan
phối hợp đó là Tổng cục Du lịch, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), và
Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP).
- Diễn đàn Du lịch Á Âu (ASEM 2008) lần thứ 3 với về “Tăng cường quan hệ
đối tác Á Âu vì sự phát triển du lịch bền vững” đã được tổ chức vào tháng 9 năm
2008 tại Việt Nam.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
- Hội thảo Quốc tế về “Quản trị du lịch sinh thái cộng đồng”, diễn ra ngày
12/5/2010, tại Huế, do Học viện MêKông (Thái Lan) phối hợp với Trường Cao đẳng
nghề Du lịch Huế tổ chức.
- Hội thảo khoa học với chủ đề: “Hướng dẫn phát triển du lịch có trách nhiệm”
tháng 6/2012, do Tổng cục Du lịch đã kết hợp cùng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Tây
Ban Nha thực hiện.
- Hội thảo khoa học nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường cho ngành Du
lịch Việt Nam” trong thực hiện “Chiến lược phát triển Du lịch giai đoạn 2011 - 2020,
tầm nhìn 2030”.
- Hội thảo “Du lịch xanh nhằm hướng tới phát triển du lịch Việt Nam bền
vững” tháng 4 năm 2013. Đây là hội thảo thuộc khuôn khổ của dự án MEET-BIS. Dự
án này đã phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức. Tham gia hội thảo có rất nhiều
tham luận làm rõ cơ sở lí luận cũng như kinh nghiệm phát triển Du lịch bền vững của
Việt Nam và hội nhập quốc tế.
Nhóm nghiên cứu gồm các luận văn
- Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Ninh Bình của tác giả Lâm Thị Hồng
Loan (2012), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế Chính trị, Trung tâm Đào tạo,
Bồi dưỡng Giảng viên lý luận chính trị.
- Phát triển du lịch Yên Tử theo hướng bền vững của tác giả Nguyễn Anh Tuấn
năm 2013, Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành du lịch, Trường Khoa học Xã hội và nhân
văn.
- Quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển du lịch bền vững tại một số
tỉnh miền trung Việt Nam của tác giả Nguyễn Hoàng Tứ (2016), Chuyên ngành Quản
lý kinh tế, Trường Đại học Thương Mại.
- Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số
trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ của tác giả Nguyễn Quyết Thắng (2012),
Luận văn Tiến sĩ ngành Kinh tế phát triển, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
Các công trình nghiên cứu nêu trên đều có những giá trị về lý luận và thực tiễn
nhất định đối với phát triển bền vững ngành du lịch. Tuy nhiên, chưa có công trình nào
nghiên cứu đầy đủ và hoàn thiện về phát triển du lịch bền vững tại TP. HCM.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: phân tích thực trạng phát triển du lịch TP.HCM trên quan
điểm phát triển bền vững.
Nhiệm vụ nghiên cứu: từ những thực trạng phát triển du lịch trên quan điểm
phát triển bền vững, ta đưa ra những giải pháp cho phát triển du lịch bền vững của
TP.HCM thực sự hiệu quả và có đóng góp tích cực cho sự phát triển của TP.HCM.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: ngành du lịch TP.HCM trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội
– môi trường.
Phạm vi nghiên cứu: hoạt động của ngành du lịch trên địa bàn TP.HCM trong
giai đoạn 2005 - 2016 và định hướng phát triển đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Tác giả sử dụng phương pháp luận Mac - Lenin, cụ thể là áp dụng tư tưởng duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử vào nghiên cứu vấn đề phát triển du lịch bền vững
tại TP.HCM.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, học viện sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính làm chủ đạo. Phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm một số
phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất là phương pháp phân tích. Tác giả đã tiến hành thu thập tư liệu thứ cấp
liên quan đến đề tài, để làm cơ sở phân tích sự phát triển du lịch bền vững trên địa
bàn TP.HCM. Ngoài ra, tác giả còn thu thập số liệu từ Tổng Cục Du lịch Việt Nam,
Tổng Cục Thống kê, cục Thống kê TP.HCM, Hiệp hội du lịch…để phục vụ cho việc
phân tích thực trạng phát triển du lịch bền vững trên địa bàn TP.HCM, để từ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
đó làm căn cứ và cơ sở cho việc khuyến nghị những chính sách và giải pháp thúc đẩy
phát triển du lịch bền vững trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025.
Thứ hai là phương pháp chuyên gia. Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối
với một số đại diện của doanh nghiệp du lịch, để xem xét đánh giá về chính sách phát
triển du lịch bền vững của TP.HCM.
Thứ ba là phương pháp điều tra khảo sát. Ở phương pháp này, tác giả tiến hành
khảo sát một số đối tượng là doanh nghiệp lữ hành du lịch, nhà hàng, khách sạn để bổ
sung và luận giải thêm nguồn số liệu thứ cấp cũng như để hiểu rõ hơn những suy nghĩ
của đối tượng này, đối với vấn đề phát triển bền vững ngành du lịch ở TP.HCM.
Thứ tư là phương pháp phân tích SWOT. Tác giả tiến hành phân tích tình hình
phát triển du lịch ở TP.HCM hiện nay kết hợp với các phương pháp nghiên cứu trên
để từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu góp phần phát triển bền vững du lịch
TP.HCM.
6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Đề tài không những có ý nghĩa về lý luận mà còn có ý nghĩa về thực tiễn. Về lý
luận, đề tài đóng góp vào lý luận về phát triển du lịch bền vững. Về mặt thực tiễn, kết
quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để phát triển du lịch bền vững tại TP.HCM đến
năm 2025, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của TP.HCM, đồng thời phù
hợp với định hướng phát triển bề vững du lịch của Việt Nam trong thời gian tới.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn có ba
chương.
-Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững.
-Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch của TP.HCM từ góc độ phát triển bền
vững.
-Chương 3: Chính sách và giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn
TP.HCM.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN
VỮNG 1.1. Quan điểm về phát triển bền vững
1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững
Quan niệm phát triển bền vững khởi phát từ năm 1972 khi Liên hợp quốc tổ
chức Hội nghị tại Stockholm, Thuỵ Điển với chủ đề “Phát triển phải tôn trọng môi
trường” sau hàng loạt những khủng hoảng về kinh tế. Tại Hội nghị này, lần đầu tiên
vấn đề môi trường được đề cập trong khái niệm phát triển. Đây là nền tảng quan
trọng dẫn đến sự ra đời của khái niệm “phát triển bền vững” vào năm 1987, “là sự
phát triển đáp ứng được yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp
ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.
Giai đoạn 1992 - 2002, vấn đề phát triển bền vững càng nhận được sự quan tâm
sâu sắc của nhiều nước trên thế giới, nhờ đó khái niệm phát triển bền vững ngày càng
được quan tâm và hoàn thiện và trở thành nền tảng tư tưởng quan trọng trong chính
sách phát triển của các nước trên thế giới.
Cùng với diễn tiến của nhân loại, vấn đề phát triển bền vững cũng được cập
nhật và bổ sung. Nếu như năm 1987, vấn đề phát triển bền vững nhấn mạnh đến vấn
đề thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại và tương lai, thì đến những năm sau, quan
niệm này được bổ sung thêm. Năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh về Trái đất đã đưa ra
khái niệm phát triển bền vững là “sự phát triển kinh tế-xã hội lành mạnh, dựa trên
việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của thế
hệ con người hiện nay và không ảnh hưởng bất lợi đối với các thế hệ tương lai trong
việc thoả mãn những nhu cầu của họ”.
Đến năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững hoàn
thiện hơn khái niệm phát triển bền vững. Hôi nghị này cho rằng, “Phát triển bền
vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa ba mặt
của sự phát triển. Đó là phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
Nếu như hai khái niệm trước đề cập đến sự tương quan của thế hệ hiện tại và
thế hệ mai sau trong phát triển, thì đến khái niệm này, vấn đề phát triển được cụ thể
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
hoá, ít trừu tượng và mang tính định hướng cho hành động một cách rõ nét hơn với
ba nội hàm là phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
1.1.2. Nội dung phát triển bền vững
Phát triển bền vững bao gồm các nội dung như sau:
Thứ nhất là phát triển bền vững về kinh tế. Theo tác giả Phạm Thị Thanh Bình
(2015), phát triển bền vững về kinh tế là đảm bảo sự tăng trưởng ổn định về GDP với
một tỷ trọng phù hợp, trong đó, đóng góp của khu vực dịch vụ cao hơn so với nông
nghiệp, và sẽ chiếm đa số về lâu dài. Tăng trưởng bền vững về kinh tế hoàn toàn khác
biệt với quan điểm tăng trưởng bằng mọi giá.
Thứ hai là phát triển bền vững về xã hội. Khía cạnh này nhấn mạnh đến tính
nhân bản của sự phát triển. Sự phát triển do con người tạo ra và phải phục vụ cho con
người, cho sự công bằng trong xã hội. Để đo lường tính bền vững của khía cạnh xã
hội, các nước sử dụng chỉ số phát triển con người (Human Development Index) với
ba khía cạnh: tuổi thọ, học vấn và thu nhập GDP bình quân đầu người.
Thứ ba là bảo vệ tốt môi trường tự nhiên. Đó là việc đảo bảo tính tự nhiên của
môi trường, không phá huỷ, phá hoại, không làm tổn thương môi trường. Tăng cường
bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên làm cho môi trường thật sự trở thành
một bộ phận trong lành và mật thiết với con người. Để đánh giá tính bền vững về môi
trường, nhiều nước trên thế giới áp dụng chỉ số ESI-chỉ số bền vững về môi trường.
1.2. Lý luận chung về phát triển du lịch bền vững
1.2.1. Khái niệm du lịch bền vững
Có nhiều quan niệm khác nhau về du lịch, tuy nhiên để đảm bảo tính chính
thống của khái niệm, tác giả lựa chọn khái niệm du lịch được đề cập trong Luật Du
lịch Việt Nam. Theo Luật này, “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định”.
Theo khái niệm này, du lịch gắn với hoạt động của con người, cụ thể là hoạt
động di chuyển, tham quan, giải trí và nghỉ dưỡng của con người. Trong quá trình
tham gia vào dịch vụ du lịch, những “con người du lịch” có tác động đến môi trường
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
tự nhiên và môi trường nhân tạo (do con người tạo ra hay còn gọi là môi trường thứ
hai). Sự tác động này có khi là tích cực, nhưng cũng có khi không tích cực. Với nhu
cầu làm cho du lịch thật sự có ích, hạn chế những khía cạnh tiêu cực, khái niệm du
lịch bền vững xuất hiện.
Du lịch bền vững là vấn đề được các nhà nghiên cứu về du lịch quan tâm với
một số quan niệm khác nhau. Tác giả Phạm Trung Lương (2014) cho rằng “phát triển
du lịch bền vững là một hoạt động khai thác một cách có quản lí các giá trị tự nhiên
và nhân văn nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến lợi
ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các
nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn văn hóa để phát triển hoạt động du lịch
trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của
cộng đồng địa phương”.
Tác giả Phạm Trung Lương tiếp cận du lịch bền vững từ ba góc độ: kinh tế, văn
hoá, và môi trường. Về kinh tế, du lịch bền vững là phải tạo ra thu nhập cho cộng
đồng hướng đến nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương nơi diễn ra du lịch.
Về văn hoá là phải bảo tồn và tôn tạo các giá trị văn hoá, đảm bảo sự toàn vẹn của
các giá trị này trong hoạt động du lịch. Về môi trường, du lịch bền vững phải gắn với
bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác du lịch.
Tương tự như vậy, Tổ chức Du lịch thế giới cho rằng “Du lịch bền vững là việc
phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du
lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các
nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền
vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về
kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về
văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ
cho cuộc sống của con người” (Nguyễn Đình Hoè & Vũ Văn Hiến, 2001).
Cùng cách tiếp cận này, Edgell (2006) đưa ra khái niệm cụ thể hơn. Theo ông,
phát triển du lịch bền vững là phải thân thiện với môi trường kể cả môi trường tự
nhiên và môi trường nhân tạo; không được ảnh hưởng đến các giá trị văn hoá, ngôn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
ngữ, phong tục, tập quán và thậm chí là môi trường bối cảnh sống của con người; là
phải bảo vệ văn hoá, lịch sử, di sản và nghệ thuật của cộng đồng địa phương.
So với quan niệm của Phạm Trung Lương, quan niệm của Edgell không khác
biệt mấy về cách tiếp cận. Đó là đã đề cập đến 02 trụ cột quan trọng của du lịch bền
vững là môi trường và văn hoá. Điểm khác biệt duy nhất trong hai khái niệm này là
Edgell không đề cập đến khái niệm kinh tế trong du lịch bền vững của mình.
Tóm lại, qua phân tích hai khái niệm về du lịch bền vững ở trên, có thể hiểu
phát triển du lịch bền vững là hoạt động vừa mang lại giá trị kinh tế cho cộng đồng
địa phương, vừa đảm bảo những vấn đề về văn hoá và môi trường gắn với cộng đồng
địa phương đó.
1.2.2. Đặc điểm của phát triển du lịch bền vững
Từ khái niệm về du lịch bền vững ở trên, có thể rút ra một số đặc điểm của phát
triển du lịch bền vững như sau:
Thứ nhất, du lịch bền vững phải gắn chặt với cộng đồng địa phương. Cộng đồng
địa phương giữ vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch. Đó là nơi diễn ra hoạt
động du lịch và là yếu tố quan trọng nếu không nói là quyết định đến chất lượng của
hoạt động du lịch. Quan trọng hơn nữa là chính cộng đồng địa phương là nơi tạo nên
giá trị của hoạt động du lịch, tạo nên cái gọi là “đặc sản” của du lịch. Theo đó, tính
bền vững của hoạt động du lịch phải xuất phát từ tính bền vững của địa phương.
Thứ hai, du lịch bền vững liên quan đền nhiều khía cạnh của đời sống kinh tế -
xã hội nên đòi hỏi các hành động phát triển du lịch phải mang tính tổng thể về mặt
chính sách. Như đã trình bày trong khái niệm phát triển du lịch bền vững ở trên, ba
khía cạnh quan trọng của du lịch bền vững cần phải được quan tâm một cách thoả
đáng là kinh tế, văn hoá và môi trường. Đây là ba nội dung quan trọng và lớn của một
địa phương và quốc gia. Theo đó, sự phát triển du lịch bền vững phải bao gồm những
hành động vừa cụ thể, vừa khái quát, vừa mang tính tổng hợp và liên kết với nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực. Nó phải gắn liền với sự phát triển bền vững nói chung.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
Thứ ba, phát triển bền vững du lịch cần thiết phải nhấn đến hành động của
nhiều chủ thể có liên quan như cộng đồng địa phương, chính quyền địa phương, du
khách, công ty du lịch, nhà nước và các chủ thể khác có liên quan.
1.2.3. Vai trò của phát triển du lịch bền vững
Phát triển du lịch bền vững có những vai trò hết sức quan trọng sau:
Thứ nhất là phát triển du lịch bền vững góp phần thúc đẩy phát triển bền vững
nói chung của địa phương và của cả nước. Nếu phát triển du lịch bền vững thành
công thì đây là một nguồn đóng góp ngân sách bền vững và có lợi cho ngân sách của
quốc gia và địa phương, góp phần tạo nên sự phát triển chung của xã hội.
Thứ hai, phát triển du lịch bền vững góp phần bảo vệ môi trường ở địa phương
với mục đích vừa bảo nguyên giá trị môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo ở
địa phương để khai thác chúng một cách hiệu quả, thường xuyên và liên tục trong quá
trình phát triển du lịch của địa phương. Đây được xem là một tiêu chí quan trọng
đánh giá tính bền vững của du lịch và cũng là một trong những vai trò cốt lõi của du
lịch bền vững.
Thứ ba, phát triển du lịch bền vững góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị
văn hoá, truyền thống của địa phương để không ngừng giới thiệu chúng tới bạn bè
quốc tế gần xa. Về khía cạnh này, du lịch bền vững vừa giữ vai trò tôn tạo, bảo vệ,
làm cho các giá trị văn hoá sống lại mà còn giúp chuyển tải những giá trị văn hoá tốt
đẹp, ưu việt đến nhiều đối tượng trong xã hội và trên quốc tế.
Thứ tư, phát triển du lịch bền vững góp phần cải thiện bền vững mức sống của
người dân của cộng đồng. Chính vì vai trò này mà APEC lựa chọn du lịch trở thành
một trong những ưu tiên hợp tác với Việt Nam với mục tiêu mà họ đưa ra là giảm
nghèo và tăng trưởng toàn diện thông qua phát triển du lịch bền vững.
1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
1.3.1. Nguyên tắc khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý
Nguồn lực ở đây bao gồm nguồn lực vật chất như vị trí địa lý, con người, cơ sở
hạ tầng và nguồn lực phi vật chất như các giá trị văn hóa, phong tục, tập quán. Đối
với hoạt động khai thác du lịch, các nguồn lực này giữ vai trò vừa là đầu vào vừa là
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
đầu ra. Với tư cách là đầu vào, các nguồn lực này là lý do để tiến hành hoạt động du
lịch. Với tư cách là đầu ra, các nguồn lực này trở nên dồi dào và trù phú hơn nhờ quá
trình du lịch.
Nguyên tắc khai thác này nhấn mạnh đồng thời đến hai khía cạnh của hoạt động
du lịch là khai thác các nguồn lực có sẵn và phát huy các nguồn lực có sẵn đó. Nói
cách khác, quá trình khai thác du lịch không ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên,
không làm suy cạn nguồn tài nguyên mà ngược lại cần làm cho chúng trở thành một
nguồn lực sống động, có ý nghĩa cho sự phát triển.
Phát triển du lịch phải phù hợp với bối cảnh và nguồn lực văn hoá, xã hội của
từng địa phương để khai thác và tôn tạo những nguồn lực này một cách hợp lý.
1.3.2. Nguyên tắc bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững
Bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững trước hết cần phải đảm bảo tính đa
dạng của hệ sinh thái tự nhiên ở các điểm đến. Tiếp theo nữa phát triển du lịch bền
vững phải gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, khuyến khích sử dụng năng lượng
xanh, không phá hoại và tàn phá môi trường tự nhiên. Hoạt động bảo vệ môi trường
cần phải được lồng ghép trong các chính sách phát triển du lịch bền vững.
1.3.3. Nguyên tắc phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế cho địa phương
Trong hoạt động du lịch, có sự tham gia của nhiều bên như người dân địa
phương, chính quyền, doanh nghiệp du lịch và các tổ chức phi lợi nhuận. Các chủ thể
này vận động và tương tác với nhau trong suốt quá trình khai thác dịch vụ du lịch của
địa phương. Thế nhưng không phải lúc nào và bất cứ điểm đến du lịch nào, lợi ích từ
hoạt động du lịch cũng được phân chia hợp lý cho các bên có liên quan. Trên thực tế
ở nhiều điểm du lịch, người dân địa phương bị tổn hại hơn là hưởng lợi. Nguồn thu
về mặt kinh tế, mà người dân có được không bù đắp được những tổn hại về môi
trường, văn hoá mà họ đang gánh chịu. Phần lớn lợi nhuận có được chảy về phía các
doanh nghiệp. Đó là phát triển du lịch không bền vững. Quan điểm phát triển du lịch
bền vững cho rằng chính cộng đồng phải là người hưởng lợi nhiều nhất từ hoạt động
du lịch đó. Hoạt động du lịch phải làm cho cuộc sống, mức sống và chất lượng sống
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
của họ tăng lên một cách đáng kể, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo một cách
bền vững.
1.3.4. Nguyên tắc thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào
phát triển du lịch bền vững
Trên thực tế, ở một số địa phương, nhờ thu hút sự tham gia của cộng đồng địa
phương mà hoạt động du lịch đã thu được những kết quả tốt đẹp. Có thể kể ra như
Hội An hoặc làng cổ Phước Tích tỉnh Thừa Thiên Huế.
Không những được chứng minh từ thực tiễn, mà các lý thuyết liên quan đến du
lịch đều khẳng định vai trò của cộng đồng địa phương. Bởi cộng đồng địa phương là
nơi diễn ra hoạt động du lịch, nơi nuôi dưỡng và bảo lưu các giá trị văn hoá và môi
trường tự nhiên. Tất cả những giá trị phục vụ du lịch không thể tách rời cuộc sống
của người dân và không gian của cộng đồng. Xuất phát từ vai trò như vậy, cộng đồng
địa phương cần phải được xác định là một chủ thể quan trọng không thể thiếu trong
phát triển du lịch của địa phương. Vì vậy sự tham gia của cộng đồng địa phương
mang tính quyết định đến phát triển du lịch bền vững.
Nguyên tắc thu hút sự tham gia của cộng đồng du lịch cần quan tâm đến một số
khía cạnh quan trọng. Thứ nhất là người dân địa phương phải có tiếng nói trong phát
triển du lịch tại địa phương của họ. Thứ hai là người dân địa phương phải là chủ thể
tham gia vào hoạt động phát triển du lịch ở địa phương bằng nhiều hình thức. Thứ ba,
người dân địa phương phải có tiếng nói trong việc bảo vệ những di sản mà địa
phương của họ đang có.
1.4. Nội dung phát triển du lịch bền vững
Phát triển bền vững du lịch cần quan tâm ba khía cạnh quan trọng về kinh tế,
văn hoá - xã hội và môi trường.
1.4.1. Yếu tố kinh tế
Du lịch phải mang lại lợi ích cho các chủ thể chính khác liên quan đến du lịch.
Các chủ thể chính tham gia hoạt đọng du lịch bao gồm co sở kinh doanh du lịch,
khách du lịch, cọng đồng bản địa noi có hoạt đọng du lịch và co quan quản lý nhà
nuớc về du lịch. Mỗi chủ thể có vai trò, vị trí riêng và thông qua hoạt đọng tham gia,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
bằng hành vi cụ thể của mình, đều có những đóng góp, tác đọng, ảnh huởng đến sự
phát triển của du lịch. Do đó tính trách nhiẹm của các chủ thể tham gia hoạt đọng du
lịch là yếu tố cần thiết để góp phần đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững; đồng
thời vấn đề công bằng về lợi ích cũng chính là mọt trong các yêu cầu, nọi dung của
phát triển du lịch bền vững, mọt mục tiêu mà phát triển du lịch bền vững huớng đến.
Yêu cầu về trách nhiẹm đối với mỗi chủ thể bao gồm cả trách nhiẹm về kinh tế, xã
họi và môi truờng. Cùng với trách nhiẹ m, mỗi chủ thể cũng đều có co họi và quyền
đuợc thụ huởng lợi ích tuong xứng, tạo nên sự cân bằng và công bằng giữa trách
nhiẹm và quyền lợi: co sở kinh doanh du lịch có co họi cạnh tranh bình đẳng, đuợc
thu lợi chính đáng từ những sản phẩm, dịch vụ du lịch mà mình đã đầu tu; khách du
lịch đuợc huởng thụ sản phẩm du lịch, đuợc thỏa mãn nhu cầu tham quan ngắm cảnh,
trải nghiẹm van hóa, xã họi và tạn huởng môi truờng trong lành ở điểm du lịch đúng
với chi phí đã bỏ ra; cọng đồng bản địa đu ợc mở ra co họi viẹc làm, tiêu thụ sản
phẩm, giữ gìn van hóa truyền thống tuo ng xứng với viẹc thể hiẹn vai trò trách nhiẹm
là mọt phần tạo nên bản sắc của sản phẩm du lịch và với những đóng góp vào viẹc
bảo vẹ, giữ gìn bản sắc, tài nguyên, môi truờng du lịch; co quan quản lý nhà nu ớc,
chính quyền địa phu ong có đuợc nguồn thu ngân sách từ du lịch, cùng với sự phát
triển kinh tế - xã họi, mọt hẹ tài nguyên và môi truờng đuợc bảo vẹ, tôn tạo và an
ninh trạt tự chung của địa phu ong đuợc bảo đảm, tu ong xứng với những co chế,
chính sách, biẹn pháp quản lý cụ thể đã thực hiẹn để tạo co sở, điều kiẹn, môi truờng
đảm bảo phát triển du lịch bền vững (Dương Hoàng Hương 2017, tr.40-41).
Nói cách khác, du lịch được nhận định như là ngành kinh tế tổng hợp có khả
năng tạo ra lợi nhuận cao. Về yếu tố kinh tế, du lịch phải mang lại tăng trưởng kinh tế
cho Thành phố và cuộc sống của các cộng đồng dân cư có du lịch (Bùi Tá Hoàng Vũ
– Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, 2017). Yếu tố kinh tế được hiểu là lợi ích về mặt
kinh tế mà hoạt động du lịch tạo ra. Đó là nguồn thu từ hoạt động du lịch thể hiện
trong đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế của địa phương cụ thể là vào GDP
của địa phương. Đó còn là nguồn thu thể hiện trong sự thay đổi trong thu thập của
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
người dân tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phương, là lợi ích
kinh tế mà cộng đồng địa phương có được từ hoạt động du lịch.
1.4.2. Yếu tố về văn hoá - xã hội
Một trong ba chân của phát triển du lịch bền vững là những giá trị về văn hoá và
xã hội. Điều kiện về văn hoá và xã hội được hiểu là những giá trị văn hoá và xã hội
được tích tụ và chắc lọc trong quá trình phát triển của cộng đồng địa phương. Hoạt
động du lịch không được gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng
nơi diễn ra hoạt động du lịch. Du lịch không những góp phần giới thiệu giá trị văn
hoá và xã hội đến du khách mà còn phải tôn trọng văn hoá và truyền thống địa
phương.
Văn hoá, trước hết, là một giá trị được sử dụng trong phát triển du lịch nói
chung và du lịch bền vững nói riêng. Bên cạnh những loại hình du lịch khác như du
lịch giáo dục, du lịch khám chữa bệnh, gần đây xuất hiện loại hình du lịch mới. Đó là
du lịch văn hóa. Loại hình du lịch này được đánh giá là loại hình du lịch đặc thù của
các nước đang phát triển. Sản phẩm chính của du lịch văn hóa là sản phẩm văn hóa,
lễ hội truyền thống dân tộc, phong tục tín ngưỡng.... Những sản phẩm này tạo sức hút
đối với du khách trong và ngoài nước, bởi sự khác biệt và phong phú đa dạng của nó.
Ở những nước đang phát triển hoặc đang phát triển, do hạn chế về tài chính nên
không thể đầu tư xây dựng những địa điểm du lịch đắt tiền. Do đó, các quốc gia này
hướng đến một sự thay thế khác, đó là dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng
trong bản sắc dân tộc. Việc dựa vào những nguồn lực này vừa giải quyết bài toàn về
kinh phí và vốn đầu tư mà còn giúp tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, góp phần
đáng kể vào sự phát triển của cộng đồng.
Thế nhưng các hoạt động du lịch trên thực tế có thể tạo ra sự thay đổi về kinh
tế, xã hội dẫn đến tác động đến những các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể một
cách trực tiếp và gián tiếp.
Không những vậy, các vấn đề xã hội cùng thường xuất hiện kèm theo hoạt động
du lịch. Và đây cũng được xem là một trong những tiêu chí đánh giá tính bền vững
của hoạt động này.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
Điều kiện về văn hoá và xã hội có thể được cụ thể hoá theo bảng dưới đây:
Bảng 1.1: Tiêu chí liên quan đến văn hóa và xã hội
STT Tiêu chí
1 Sự xuất hiện các bệnh/dịch bệnh liên quan đến du lịch
2 Tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch
3 Hiện trạng các di tích lịch sử, văn hoá của địa phương
4 Số người ăn xin/tổng số dân cư của địa phương
5 Tỷ lệ % mất giá đồng tiền vào mùa cao điểm du lịch
6 Độ thương mại hoá của các sinh hoạt văn hoá truyền thống (lễ hội, ma
chay, cưới hỏi, phong tục, tập quán,....) được xác định bằng phương
pháp chuyên gia (trao đổi với các chuyên gia).
7 Vấn đề bảo tồn các di tích văn hoá
(Nguồn: Nguyễn Mạnh Cường, 2017, tr. 27)
Theo Bảng 1.2 ở trên, tiêu chí văn hoá xã hội được thể hiện rất rõ ràng ở một số
khía cạnh. Về khía cạnh văn hoá, có tiêu chí liên quan đến di tích lịch sử, văn hoá của
địa phương; độ thương mại hoá của các sinh hoạt văn hoá truyền thống; và vấn đề
bảo tồn các di tích văn hoá ở địa phương. Về khía cạnh xã hội có tình hình xuất hiện
các bệnh tật do du lịch gây ra; tình hình tệ nạn xã hội, số người ăn xin, và vấn đề mất
giá của đồng tiền.
1.4.3. Yếu tố về môi trường
Môi trường được hiểu là toàn bộ “các yếu tố tự nhiên và vạt chất nhân tạo bao
quanh con nguời, có ảnh hu ởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
nguời và sinh vạt” (Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường). Theo nghĩa này, thì môi trường
là những yếu tố xung quanh con người, có ảnh hưởng đến con người.
Hoạt động du lịch vừa có tác động tích vực và tiêu cực đến môi trường. Về mặt
tích cực, như tác giả Hà Thị Phương Lan (2012), cho rằng du lịch góp phần tăng
cường hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường thông qua hoạt động du lịch.
Không những vậy, hoạt động du lịch còn là động lực để hình thành các khu bảo tồn
với mục đích bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Thế nhưng hoạt động du lịch
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
cũng tạo ra những tác động tiêu cực đến môi trường như ô nhiễm môi trường do số
lượng người tới điểm du lịch tăng lên nhanh chóng trong khi hoạt động bảo vệ môi
trường chưa được đảm bảo. Hệ sinh thái vì vậy có nguy cơ bị khai thác quá mức để
phục vụ cho du lịch. Nói cách khác, hoạt động du lịch có thể ảnh hưởng rất tiêu cực
tới tài nguyên nước. Chất thải từ hoạt động du lịch, các chất gây ô nhiễm thải ra từ
các khách sạn nhà hàng, hoặc từ các hoạt động vận tải. Bên cạnh đó, sự tăng lên của
du khách cũng là mối đe doạ cho môi trường không khí, vì nó ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng không khí. Có thể thấy rằng, ô nhiễm không khí do giao thông vận tải
trong du lịch gây ra là trầm trọng nhất. Theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới, có
khoảng 37%-45% du khách vận chuyển bằng đường bộ và khoảng 40%-45% du
khách chọn phương tiện đi lại là máy bay. Thêm vào đó, việc tiêu thụ xăng máy bay
cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí. Chỉ riêng trong năm 1990,
ngành hàng không đã tiêu thụ hết khoảng 176 triệu tấn xăng máy bay. Với lượng
xăng tiêu thụ này, lượng khí thải thải ra tương ứng là 550 triệu tấn khí CO2 và 3,5
triệu tấn ôxy nitơ. Những khí này gây nên hiện tượng mưa axit và ô nhiễm quang –
hoá, rất nguy hiểm.
Ngoài vấn đề ô nhiễm không khí, nhiều vấn đề ô nhiễm khác khác như ô nhiễm
tiếng ồn, ô nhiễm nước thải do ngành du lịch tạo ra đang là mối đe doạ tới các hệ sinh
thái. Có thể kể ra những hành động phá hoại và hậu quả nghiêm trọng như phá những
khu vực rừng ngập mặn để xây dựng cơ sở hạ tầng. Việc xây dựng các địa điểm du
lịch đã làm mất hoặc chia cắt nơi cư trú các loài sinh vật. Hành động khai thác bừa
bãi các tài nguyên rừng, và biển để sản xuất các sản phẩm phục vụ cho khách du lịch
như tại nhiều điểm du lịch của nước ta đang làm suy kiệt các nguồn tài nguyên này.
Số liệu trên thế giới cho thấy, mỗi năm, loài người mát đi khoảng 200.000 ha rừng do
bị cháy, trên 500 loài thực vật Địa trung hải, cùng một số động vật biển quý hiếm
đang bị đe doạ tuyệt chủng.
Từ những phân tích trên, có thể thấy, du lịch tuy có mang lại lợi ích kinh tế - xã
hội to lớn nhưng ngành công nghiệp không khói này lại đang tạo ra các tác động rất
tiêu cực đối với môi trường. Một điều đáng quan tâm là, những tác động tiêu cực này
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
ngày càng trở nên trầm trọng và rõ rệt hơn.
Từ những phân tích nói trên, để đảm bảo cho phát triển bền vững du lịch, môi
trường nói chung và môi trường tự nhiên nói riêng cần được bảo tồn, bảo vệ với một
sự quan tâm cao độ, sâu sắc và đồng bộ của nhà nước, cộng đồng và các công ty du
lịch. Nhờ đó mà vấn đề môi trường được đảm bảo, duy trì được sự đa dạng của hệ
sinh thái nhằm không những phục vụ cho du lịch trước mắt mà còn khai thác được
những giá trị từ môi trường mang lại về lâu dài.
Có thể biểu đạt điều kiện về môi trường ở Bảng dưới đây:
Bảng 1.2: Tiêu chí liên quan đến môi trường trong phát triển bền vững
STT Tiêu chí
1 % chất thải chưa được thu gom và xử lý
2 Lượng điện tiêu thụ/du khách/ngày (tính theo mùa)
3 Lượng nước tiêu thụ/du khách/ngày (tính theo mùa)
4 % diện tích cảnh quản bị xuống cấp do xây dựng/tổng diện tích sử dụng
cho du lịch
5 % công trình, kiến trúc không phù hợp với kiến trúc bản địa hoặc cảnh
quan/tổng số công trình
6 Mức độ tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm (với tần suất:
phổ biến-hiếm hoi-không có)
7 % khả năng vận tải sạch/khả năng vận tải theo cơ giới (tính theo trọng
tải).
(Nguồn: Nguyễn Mạnh Cường, 2016, tr. 27) Theo như Bảng 1.1 ở trên, yếu tố môi
trường trong phát triển du lịch thể hiện ở nhiều khía cạnh quan trọng. Khía cạnh thứ
nhất là vấn đề ô nhiêm môi trường được với hai nội dung cụ thể là rác thải liên quan
đến du lịch (được đo bằng % lượng chất thải được thu gom) và khả năng vận tải sạch
(được đo lường bằng % khả năng vận tải sạch/khả năng vận tải theo cơ giới). Khía
cạnh thứ hai là mức độ sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà quan trọng nhất
là tài nguyên nước và năng lượng điện. Khía cạnh thứ ba là tình hình cảnh quan du
lịch. Khía cạnh thứ tư liên quan đến vấn đề đa dạng và bảo tồn sinh học được đo
lường bằng mức độ tiêu thụ các sản phẩm là
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
động, thực vật quý hiếm.
1.5. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở một số địa phương
trong nước
1.5.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững của Hội An
10 năm qua, tổng lượt khách đến Hội An tăng 191% với tốc độ phát triển bình
quân là 12,61%. Năm 2008, Hội An đón hơn 1,1 triệu lượt, đến năm 2017 tăng lên
3,2 lượt, trong đó, khách quốc tế tăng trên 212% so với năm 2008, tốc độ phát triển
bình quân 10 năm tăng 13,4%. Thị trường khách tham quan chủ yếu là khách quốc tế,
chiếm tỉ trọng 70,39% khách tham quan Hội An. Thị trường khách nội địa tập trung ở
hai thị trường chính là Hà Nội và TP.HCM.
Từ năm 2008, giá trị sản xuất ngành thương mại, du lịch, dịch vụ chỉ chiếm tỷ
trọng 54%, đến năm 2017 đã tăng lên trên 70% trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Cơ
cấu lao động trong nhóm ngành thương mại, du lịch, dịch vụ không ngừng tăng cao đã
góp phần ổn định mức sống giữa các khu vực dân cư nông thôn - đô thị - ven biển - hải
đảo. Thu nhập bình quân đầu người ở Hội An cũng không ngừng tăng lên, từ năm 2008
đạt hơn 17 triệu đồng/người, đến năm 2017 đã tăng lên gần 41 triệu đồng/người.
Sự phát triển về du lịch nói trên là do sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng ngày càng đầu
tư phát triển, năm 2018 này, thành phố đặt mục tiêu đón 3 triệu 780 nghìn lượt khách.
Để đạt mục tiêu đó, ngoài việc củng cố, nâng cấp các sản phẩm dịch vụ hiện có, đưa
vào hoạt động một số điểm đến, sản phẩm mới lạ, thành phố đẩy nhanh tiến độ triển
khai các chương trình, kế hoạch về phát triển du lịch, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng
phục vụ du lịch, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển điểm đến ở các địa
phương. Có thể nói, Hội An là một điểm đến bình yên, thân thiện trong lòng thành
phố sinh thái - văn hóa - du lịch.
Tuy nhiên, ngành du lịch Hội An vẫn đang đứng trước nhiều thách thức mới và
cả những tồn tại lâu dài cần được khắc phục để phát triển bền vững. Có thể thấy,
công tác tuyên truyền trong cộng đồng vẫn chưa được chú trọng, ý thức bảo vệ cảnh
quang môi trường tự nhiên xã hội, tài nguyên du lịch chưa thật sự đồng đều trong
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
toàn xã hội. Thực tế, đây là nguyên nhân dẫn đến đến phát sinh tệ nạn, vấn nạn xã hội
như cò mồi, bu bám, mất trật tự công cộng, phá hoại tài nguyên một cách vô ý thức.
Có thể thấy, ngành du lịch địa phương vẫn chưa phát triển đều khắp, tính thiếu
ổn định của cơ chế đang là một cản trở trong kích thích đầu tư sản phẩm mới. Trình
độ quản lý, tay nghề của đội ngũ quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, công nhân
viên chức và người lao động chưa đồng đều cả về nghiệp vụ, ngoại ngữ làm nảy sinh
hạn chế kéo dài chưa khắc phục được như sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nặng tính
khai thác tự phát, chất lượng dịch vụ chưa cao. Trong khi đó, hoạt động bồi dưỡng,
đào tạo chuyên ngành vẫn là một khâu bỏ ngõ. Cùng với đó, việc cạnh tranh khu vực
lân cận, đặc biệt là Đà Nẵng đang tạo áp lực lớn.
Trên lĩnh vực quản lý nhà nước, Hội An đang nhanh chóng rà soát trình Tỉnh
cho phép bổ sung điều chỉnh quy hoạch du lịch địa phương vì một số nội dung đã
không còn phù hợp với thực tế. Tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và kiên trì đề xuất với
lãnh đạo tỉnh cũng như ngành du lịch cho phép Hội An được áp dụng một số cơ chế,
chính sách thoáng về thuế, đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh, tạo môi trường hấp
dẫn thu hút đầu tư. Việc xác lập mối quan hệ gắn bó giữa các cơ quan nhà nước với
doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thường xuyên theo dõi, trao đổi, tiếp xúc
và có biện pháp kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Để phát triển du lịch Hội An một cách bền vững, công tác bảo vệ, trùng tu và
phát huy các giá trị di sản phải được đặt ra. Du lịch Hội An là du lịch văn hóa, du lịch
sinh thái, vì thế, mỗi người dân Hội An không chỉ là chủ nhân của di sản văn hóa, di
sản thiên nhiên mà còn thực sự là những nhân viên, hướng dẫn viên du lịch. Vấn đề
môi trường kinh doanh du lịch cũng đang được đặt ra rất cấp thiết. Đến nay, Hội An
đã có phương án hình thành rộng rãi các câu lạc bộ, các hiệp hội ngành nghề để tập
hợp, kêu gọi sự đoàn kết, bảo vệ quyền lợi lẫn nhau giữ các doanh nghiệp, chống tình
trạng cạnh tranh không lành mạnh từng xảy ra trước đây.
1.5.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở Nhật Bản
hát triển thu ong hiẹu điểm đến du lịch và quảng bá đạc ản địa phu ong
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
(Nguyễn Thị Thuý Hạnh, 2017). Nhạt Bản ngày nay đuợc chia thành 9 vùng (47 tỉnh
thành) là Hokkaido, Kanto, Tohoku, Chubu, Kinki (hay Kansai), Chugoku, Shikoku,
Kyushu và Okina a. Mỗi vùng có đạc điểm địa lý, dân cu, lịch sử khác nhau, gắn liền
với những sản phẩm (đạc sản) nổi tiếng. Những sản phẩm này có giá trị nhu là mọt sự
chỉ dẫn địa lý về vùng. Chẳng hạn: nói đến ruợu sake, nguời ta biết ngay là của tỉnh
Niigata; nói đến món Hotaruika (mực đom đóm), nguời ta biết ngay là của tỉnh
Toyama; cũng nhu thế với các món ibuni (thịt vịt) của tỉnh Kana a a và Unagi
(luo n) của tỉnh Shi uoka v.v...Bên cạnh các món an truyền thống đạc sắc, mỗi tỉnh,
thành phố của Nhạt Bản lại có những điểm hấp dẫn riêng để thu hút khách du lịch:
nếu nhu Hokkaido có kiến trúc hiẹn đại, sôi nổi với những trò cho I mùa đông nhu
truợt tuyết, truợt ván, điêu khắc bang... thì Tohoku hay Kyoto lại có lịch sử lâu đời
với các ngôi chùa cổ kính, thiên nhiên và vu ờn tuợc tu oi đẹp; nếu nhu vùng
Chugoku đuợc thế giới biết đến bởi khu vực này có thành phố là Hiroshima từng bị
Mỹ ném bom nguyên tử thì vùng Kyushu lại nổi tiếng là no I tạp trung nhiều núi lửa
nhất Nhạt Bản; nếu nhu Chubu nổi tiếng với núi u i, nhà máy Toyota, tàu vũ trụ
Aqua, đền Atsuta, thì Okina a lại gây ấn tu ợng cho du khách bởi quần thể đảo với
nhiều phong cảnh đạc sắc.
ng dụng nt rn t mark ting trong phát triển du lịch:
Nhiều na m trở lại đây, Nhạt Bản ứng dụng Internet marketing để gia ta ng tính
hiẹu quả cho hoạt đọng kinh doanh của các doanh nghiẹp du lịch. Nam 2015, Bọ
Kinh tế - Thuo ng mại và Công nghiẹp Nhạt Bản công bố mở ebsite mang tên
Nippon Quest (2). Đối tuợng khai thác của Nippon Quest là những phuo ng diẹn van
hóa vạt thể và phi vạt thể phục vụ du lịch nhu ẩm thực, sản vạt, lễ họi, danh lam
thắng cảnh từng vùng miền trên toàn đất nuớc Nhạt. Website đã tạp trung giới thiẹu
nhiểu sản phẩm đạc trung của địa phu ong do các nghẹ nhân chế tạo hoạc doanh
nghiẹp sản xuất, đồng thời cũng giới thiẹu tạp quán sinh hoạt đạc sắc của nguời dân
mỗi địa phu ong. Với mục đích quảng bá cho nguời nuớc ngoài, trên ebsite có thiết
lạp phần mềm tự đọng biên dịch lời bình sang tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Trung. Bên
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
cạnh đó, ebsite còn có phần mềm (sắp hoàn thiẹn) thực hiẹn chức nang xếp hạng sau
khi tự đọng thống kê luợng bình chọn của đọc giả. Nguời xem chỉ cần truy cạp trang
bằng các nút bấm bình chọn: “Thích an” hoạc “Thích mua”. Mọi đóng góp, phát hiẹn
từ cá nhân, tổ chức, sau khi đuợc chứng nhạn mang đạc trung vùng miền, không vi
phạm thuần phong mỹ tục, sẽ đuợc công khai trên ebsite. Các chức nang bổ sung
hoàn thiẹn ebsite đang dần dần đu ợc thiết lạp với mong muốn càng ngày càng làm
phong phú hẹ thống sản vạt và nhạn đuợc phản hồi tích cực từ đọc giả.
Nâng cao vai trò cọng đồng trong phát triển du lịch:
Bắt đầu từ cuối những na m từ 1980 đến 2000, bên cạnh viẹc chia s lợi ích hoạt
đọng du lịch với cọng đồng và phát huy vai trò của cọng đồng trong phát triển du
lịch, chính phủ Nhạt Bản đã sớm chú ý đến viẹc “thuong hiẹu hóa” những di tích lịch
sử, những điểm du lịch thu hút khách của các địa phu ong. Nhiều trung tâm du lịch
đuợc phát triển thông qua viẹc chuyển đổi các tòa nhà lịch sử thành các bảo tàng, nhà
hàng, khách sạn để chào đón khách du lịch từ trong và ngoài khu vực. Ví dụ, ở thành
phố Nagahama - Shiga, mọt nhà kho cũ đã đuợc cải tạo và sử dụng nhu là mọt nhà
trung bày lớn. Gần đây, ho n 2 triẹu khách du lịch đã đến tha m quan nhà trung bày
này. Khu vực bảo tồn và các tòa nhà lịch sử đuợc thu ong hiẹu hóa, những địa danh
lịch sử đuợc quảng bá nhu là các điểm đến du lịch. Từ nam 2000 tới nay, nhờ vào các
chính sách phát triển du lịch của chính phủ Nhạt Bản, ngành du lịch đã có nhiều khởi
sắc. Theo quan điểm của chính phủ Nhạt Bản, để phát triển du lịch cọng đồng bền
vững, điều quan trọng nhất là phải dựa vào ý thức của cọng đồng. Mô hình phát triển
du lịch cọng đồng bền vững ở Nhạt Bản hiẹn nay đuợc phổ biến rọng rãi và nhiều địa
phuong nhu Yu uin, Ibaraki, Tochigi, Gumma, Saitama... đã áp dụng. Khác với mô
hình phát triển du lịch cách đây 10 na m (chính quyền trung u ong ra quy hoạch, địa
phuong thực hiẹn), từ những na m 2000 đến nay, chính cọng đồng cu dân địa phu ong
tự đề xuất mô hình phát triển du lịch bền vững và tự triển khai thực hiẹn. Nói cách
khác, chính phủ Nhạt Bản đã trao quyền cho cọng đồng trong viẹc phát triển du lịch.
Chính sách này giúp địa phuong phát huy đuợc tiềm nang, thế mạnh của mình, đồng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22
thời nâng cao chính nhạn thức của cọng đồng trong phát triển du lịch bền vững. Lấy
tỉnh Yu uin của Nhạt Bản làm ví dụ: Tỉnh này tự đề xuất mô hình phát triển du lịch
của vùng và đã thành công trong viẹc triển khai thực hiẹn. Những hoạt đọng nhu liên
hoan phim, tổ chức cuọc thi hét vào mùa thu, khôi phục phát triển ngành nghề thủ
công truyền thống, phát triển đồ lu u niẹm mang nhãn hiẹu Yu uin... đã gắn liền với
cuọc sống sinh hoạt hàng ngày của ngu ời dân. Từ khi áp dụng mô hình này, vùng Yu
uin của Nhạt Bản mỗi na m đón khoảng 3,8 triẹu khách du lịch, trong đó có khoảng
900.000 khách lu u trú và 70% là khách đến lần thứ 2, gần 10% là khách đến hon 10
lần.
Hon nữa, chính phủ Nhạt Bản còn hết sức chú trọng nâng cao ý thức cọng đồng
trong phát triển du lịch. Ở các thành phố du lịch Nhạt Bản, nguời dân địa phu ong,
thạ m chí cả tr em cũng đuợc trực tiếp đào tạo huớng dẫn du lịch. Trong viẹc đào tạo
ý thức và kỹ na ng cho nguời dân, Nhạt Bản lấy yếu tố van hóa làm hạt nhân. Theo
quan niẹm chung của nguời Nhạt, van hóa Nhạt phụ thuọc vào 3 giá trị và nguyên tắc
can bản là Wa – sự hài hòa, thân thiẹn; Kao – bọ mạt hay niềm kiêu hãnh; và
Omoiyari – sự đồng cảm, thấu cảm và lòng trung thành. Vì thế, ngu ời dân địa phu
ong luôn cố gắng thể hiẹn sự hài hòa thân thiẹn (Wa), sự thấu cảm và lòng trung
thành (Omoiyari) với khách du lịch đến địa phu ong mình – làm sao để du khách “đi
du lịch mà cảm thấy nhu đang sống ở nhà mình và nguợc lại cọng đồng sống ở địa
phu o ng cũng cảm thấy mình nhu đang đi du lịch” (Seiji Yoneda). Qua viẹc có rất
nhiều khách du lịch tới tham quan, cọng đồng địa phu ong đã nhạn ra giá trị, nét đẹp
của môi truờng sống và lịch sử của mình. Du lịch đã góp phần phát triển mọt mạng
luới nhân lực van hóa, xã họI tốt đẹp hon. Hẹ thống tích hợp giữa sự phát triển vùng
miền và bảo tồn di sản va n hóa đuợc thiết lạp. Nhạt Bản đã và đang “Thu ong hiẹu
hóa phong cách sống” – mọt khái niẹ m mới mà trong đó, “địa điểm du khách muốn
tới tham” là “noI mà nguời dân địa phu o ng đang sống mọt cách sôi đọng”. Tại địa
phuong, khách du lịch có thể trải nghiẹm cuọc sống cùng với nguời dân – sống trong
mọt cọng đồng cởi mở.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
âng cao t nh liên kết trong phát triển du lịch:
Chính phủ Nhạt Bản đạc biẹt chú trọng đến tính liên kết trong phát triển du lịch.
Tại Nhạt Bản, ngành du lịch còn đuợc gọi với cái tên khác là “ngành tham quan” (观
光业). Sở dĩ có tên gọi này là vì bản thân ngành du lịch Nhạt Bản có tuong quan mạt
thiết với tất cả các loại sản nghiẹp van hóa và các ngành nghề khác nhu: khách sạn,
ẩm thực, hàng không, giao thông, bất đọng sản, nông nghiẹp, lâm nghiẹp, chế tạo sản
phẩm. Đồng thời, giữa chính phủ và địa phu ong, giữa các địa phu ong, vùng miền
với nhau, giữa chính quyền địa phu ong và cọng đồng, giữa hẹ thống luạt pháp với ý
thức và hành đọng của nguời dân luôn có tính liên kết chạt chẽ. Những tổ chức ở
Nhạt Bản nhu Ủy ban Môi truờng, Hiẹp họi Bảo vẹ di sản thiên nhiên Nhạt Bản, Họi
đồng Xúc tiến du lịch sinh thái Nhạt Bản, những hiẹp họi du lịch sinh thái tại các địa
phuong... đều có sự gắn kết chạt chẽ với cọng đồng dân cu trong viẹc bảo tồn và phát
triển bền vững các nguồn tài nguyên tự nhiên, lịch sử, va n hóa. Nam 2004, trong số
“5 giải pháp xúc tiến du lịch sinh thái”, Họi đồng Xúc tiến du lịch sinh thái Nhạt Bản
đã đua ra mọt giải pháp là “Phát triển 13 dự án thí điểm về du lịch sinh thái tại mọt số
địa phu o ng”. Bọ Môi truờng trực tiếp đầu tu phát triển các mô hình thí điểm trong
khoảng thời gian 3 na m. Các mô hình này đuợc chia thành ba nhóm: nhóm các vùng
bảo tồn tự nhiên (tại Shiretoko, Shirakami, Ogasa ara, Yakushima); nhóm các vùng
có nhiều khách du lịch (tại Urabandai, Bắc núi Phú Sĩ, okko, Sasebo); và nhóm các
vùng có tài nguyên nhân van đạc sắc đi cùng với những tài nguyên du lịch tự nhiên
tái sinh (Tajiri, Hanno - naguri, Iida region, Kosei, Nanki-Kumano).
ấy nhân tố van hóa làm nền tảng trong phát triển du lịch:
Nhạt Bản là đất nuớc có nền van hóa truyền thống đạc sắc, đọc đáo. Mỗi sản vạt
van hóa đã trở thành biểu tuợng va n hóa gắn với biểu tu ợng của quốc gia. Trong bối
cảnh toàn cầu hóa, Nhạt Bản nổi lên nhu mọt hiẹn tuợng đạc biẹt về họi nhạp của
châu Á.
Xét về phu ong diẹn phát triển du lịch, Nhạt Bản đã có những chính sách hiẹu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
quả nhằm xây dựng thuong hiẹu quốc gia. Điển hình cho những chính sách này là
chiến luợc “Cool apan” (tiếng Nhạt: - Kuru apan, tạm dịch: “Nhạt Bản thú vị”). Đây
là sự tổng hòa của rất nhiều phu ong diẹn van hóa, từ anime (phim hoạt hình Nhạt
Bản), manga (truyẹn tranh Nhạt Bản) tới phim truyền hình, thiết kế, thời trang, thực
phẩm và du lịch. “Cool apan” đuợc miêu tả nhu mọt hình thức của quyền lực mềm,
có khả nang gián tiếp ảnh huởng đến hành vi, sở thích nguời tiêu dùng và khách du
lịch quốc tế thông qua các phu ong tiẹn van hoá hay ý thức hẹ, và là chiến luợc xây
dựng hình ảnh điểm đến du lịch của Nhạt Bản mọt cách hữu hiẹu.
Chiến lu ợc “Cool apan” đối với ngành công nghiẹp truyẹn tranh của Nhạt đã đóng
góp trực tiếp vào viẹc ra đời hình thái “Du lịch truyẹn tranh” đọc đáo. “Lấy truyẹn tranh
làm co sở, tiến hành tổng hợp và khai thác các loại hình hoạt đọng chuyên sâu. So với
truyền thống du lịch, du lịch truyẹn tranh manga thực sự mang tính thể nghiẹ m, tính
định huớng thu hút, tính va n hóa...” (5, tr.76). Truyẹn tranh Nhạt Bản hiẹn nay chiếm
60% thị truờng truyẹn tranh thế giới, vì vạy, huớng phát triển “ngành du lịch truyẹn
tranh” ở Nhạt thực sự mang tính khả quan. Để triển khai loại hình du lịch này, ở Nhạt
Bản có các dạng công viên đu ợc thiết kế theo chủ đề, ví dụ: công viên chủ đề Hello
Kitty; các công viên mô phỏng theo phim hoạt hình của Hayao Miyazaki. Na m 2010,
triển lãm quốc tế truyẹn tranh manga tổ chức ở Tokyo trong hai ngày, đã thu hút 130.000
du khách nuớc ngoài, đạt đu ợc doanh thu đáng kể.
Mọt ố gợi cho ngành du lịch iẹt Nam:
Từ thực tiễn Nhạt Bản, chúng ta có thể rút ra mọt vài bài học kinh nghiẹm trong
viẹc phát huy tài sản trí tuẹ địa phu o ng để phát triển ngành du lịch Viẹt Nam:
- Tầm quan trọng của chính phủ và hiẹu quả của các chính sách:
Ngành du lịch chỉ phát triển nhanh, bền vững khi có mọt chiến luợc quốc gia về
phát triển du lịch và đuợc cụ thể hoá bằng chuo ng trình hành đọng quốc gia. Trong quá
trình thực thi chính sách phát triển du lịch, Viẹt Nam cũng cần học tạp Nhạt Bản: tang
cuờng tính liên kết giữa các cấp, các bọ, ngành trung uong với địa phu ong, từ bọ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
máy lãnh đạo đến ngu ời dân, ta ng cuờng tính liên kết giữa ngành du lịch với các
ngành nghề khác; ứng dụng Internet marketing trong phát triển du lịch (tạo các
website cạp nhạt những đạc sản địa phu ong gắn với các chỉ dẫn địa lý, có nọi dung
phong phú, thu hút nguời dân trong nuớc và nguời nu ớc ngoài tham gia bình chọn);
đạc biẹt chú trọng đến phát huy tài sản trí tuẹ địa phu ong trong phát triển du lịch, mở
mọt hành lang pháp lý thuạn lợi, tạo môi tru ờng cho du lịch phát triển đúng huớng
và hiẹu quả.
- Xây dựng thu ong hiẹu địa phu ong dựa trên nền tảng va n hóa vốn có:
Hiẹn nay, trên toàn thế giới, hàng chục ngàn thành phố và khu vực đang diễn ra
các cuọc cạnh tranh mạnh mẽ để thu hút khách du lịch và các nhà đầu tu. Vì vạ y, địa
phuong nào có thuong hiẹu mạnh sẽ thu hút đuợc nhiều sự quan tâm của các nhà đầu
tu, khách du lịch và nhờ đó sẽ thu đu ợc các thành quả và lợi ích nhu: sự thịnh vu ợng
về kinh tế (phát triển và tang truởng ổn định), sự gia tang tính đa dạng va n hóa.
Thuong hiẹu của địa phu ong có thể gắn với sản phẩm truyền thống của chính địa
phuong đó nhu ẩm thực, trang phục, va n nghẹ...; cũng có thể là mọt biểu tuợng do
chính địa phu o ng sáng tạo ra trong quá trình tái cấu trúc, nhằm chuyển hóa mọt
thông điẹp mới. Vì thế, mọt thuo ng hiẹu địa phu ong đuợc xây dựng thành công có
thể giúp du khách nhạn diẹn địa phu ong đó mọt cách dễ dàng.
- Phát huy vai trò của cọng đồng trong phát triển du lịch:
Ngành du lịch cần nâng cao ý thức, vai trò của nguời dân địa phu ong trong phát
triển du lịch. Nhà nuớc nên áp dụng mô hình trao quyền cho cọng đồng địa phu ong
trong viẹc phát triển du lịch. Vai trò của các co quan chức nang của Nhà nuớc chỉ là
theo dõi, giám sát, tu vấn chứ không phải làm thay. Để mô hình này thực sự đi vào
thực tiễn, cần có mọt kế hoạch cụ thể, từng buớc, phù hợp với đạc thù riêng của mỗi
địa phu ong.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
Tóm tắt chương 1.
Chương 1 tập trung nghiên cứu về một số vấn đề lý thuyết về du lịch bền vững.
Du lịch bền vững cần đảm bảo ba khía cạnh là kinh tế, văn hoá - xã hội và môi
trường. Ba yếu tố này được xem là 03 trụ cột của du lịch bền vững. Phát triển du lịch
bền vững cần phải đảm bảo một số nguyên tắc quan trọng như: sử dụng nguồn lực
một cách hợp lý; bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững; phát triển du lịch phải
hỗ trợ kinh tế cho địa phương; và nguyên tắc thu hút sự tham gia của cộng đồng địa
phương vào phát triển du lịch bền vững. Bên cạnh đó, để đánh giá tinh bền vững của
ngành du lịch TP.HCM, cần quan tâm đến 03 yếu tố: môi trường, về văn hoá, và kinh
tế.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.1. Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh và phát triển du lịch tại Thành
phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh
Khái quát về dân ố của TP.HCM
Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm ngày 1 tháng 4 năm
2009, thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật
độ trung bình 3.419 người/km². Đến năm 2011, dân số thành phố tăng lên 7.521.138
người. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2014, thì dân số TP.HCM là
7.981.900 người. Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số
thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người.Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
của TP bình quân 1%/năm và có xu hướng giảm. Thế nhưng, tỷ lệ tăng dân số cơ học
tăng bình quân 1,5%/năm và có xu hướng tăng.
Trong 20 năm qua, dân nhập cư vào TP.HCM tăng bình quân 8%/năm. Mật độ
dân số đạt 4.000 người/km2, trong đó mật độ dân số các quận là 13.600 người/km2,
gấp 12,85 lần so với mật độ dân số các huyện.
Khái quát về vị tr địa l của TP.HCM
Qua quá trình phát triển của mình, TP.HCM được cả nước xem là một trung
tâm kinh tế - văn hóa lớn. Đây còn là đầu mối giao thông quan trọng không những
của cả nước mà còn của cả Đông Nam Á. TP.HCM còn có nhiều lợi thế về vị trí địa
lý và khí hậu.
Khái quát về kinh tế của TP.HCM
TP.HCM được xem là đầu tàu của cả nước về kinh tế. Đây cũng là nơi diễn ra
sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Và là nơi có nhịp sống, lao động bận rộn vào bậc nhất
của cả nước. Sở dĩ được như vậy là vì TP.HCM sở hữu vị trí địa lý thuận lợi. Thành
phố nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông
sang Tây. Thành phố nằm ở vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Cho nên
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
28
Thành phố có điều kiện thuận lợi để trở thành đầu mối giao thông, là nơi nối liền các
tỉnh trong vùng nhờ có hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, nổi bật là Cảng
Sài Gòn.
TP.HCM có nhiều thế mạnh về kinh tế. Bên cạnh các lĩnh vực từ khai thác mỏ,
thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính,
TP.HCM đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn trong đó có 4 ngành
trọng yếu là cơ khí, chế biến lương thực - thực phẩm, hóa chất - nhựa - cao su và
ngành điện tử - công nghệ thông tin.
Về thương mại - dịch vụ, TP.HCM có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu
thị, chợ đa dạng. Ngoài Chợ Bến Thành vốn là nơi giao lưu thương mại từ lâu đời của
Thành phố, còn có nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện những năm gần
đây như Vincom, Diamond Plaza, Aeon mall... Sức mạnh của ngành thương mại còn
được thúc đẩy bởi mức tiêu thụ lớn của cư dân thành phố, cao hơn nhiều so với nhiều
tỉnh khác trên cả nước Việt Nam (Tổng cục thống kê, 2016).
Khái quát về văn hoá của TP.HCM
Ngoài những yếu tố thuận lợi về mặt địa lý, tiềm lực kinh tế, TP.HCM còn là
một vùng đất đa dạng về văn hóa. Đây là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá từ khắp
các nơi trên đất nước và nhiều nơi trên thế giới. Là sự kết hợp giữa nền văn hoá mang
dấu ấn của người Việt Nam, Hoa, Chăm... xen lẫn với văn hoá Pháp, Mỹ nhưng vẫn
giữ được nét riêng mang đậm dấu ấn bản sắc dân tộc Việt Nam. Điều này thể hiện
thông qua các giá trị vật thể và phi vật thể như di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,
công trình kiến trúc và nghệ thuật truyền thống, ẩm thực truyền thống, phong tục, tập
quán, lễ hội...
Với nhiều công trình kiến trúc mang dáng v hiện đại của Châu Âu như Nhà thờ
Đức Bà, Chợ Bến Thành, Nhà hát Thành phố... chúng ta còn được chiêm ngưỡng các
đền, miếu, hội quán của người Hoa, nhất là vùng Chợ Lớn. Song bên cạnh đó bản sắc
dân tộc Việt Nam vẫn được duy trì và thể hiện rõ nét như chùa Trường Thọ, chùa Từ
Ân và quy mô nhất là chùa Giác Lâm, kế đó là chùa Giác Viên.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
Chính sự hội tụ từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên cả nước và thế giới đã
mạng lại cho Thành phố này các dòng văn hoá ẩm thực đặc trưng của phương Tây
hay của phố Tàu. Tuy vậy nhưng nền văn hoá ẩm thực mang đậm nét Nam bộ chính
là sự hấp dẫn đặc biệt đối với các khách du lịch nước ngoài.
Việc chú trọng khai thác các giá trị văn hóa vào các hoạt động kinh doanh du
lịch tại TP.HCM với mục đích nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo,
mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc là hành động mang tính thiết yếu.
2.1.2. Tổng quan về phát triển du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2.1. Lượng khách du lịch và đóng góp của ngành du lịch vào ngân sách
của TP.HCM
Trong giai đoạn 2001 – 2005 lượng khách quốc tế đến TP.HCM tăng trưởng
liên tục từ 1.226.400 lượt năm 2001, lên hơn 2 triệu lượt năm 2005. Năm 2003, do
ảnh hưởng của dịch SA S nên lượng khách quốc tế không tăng, thậm chí còn giảm
9% lượng khách. Tuy nhiên, trong hai năm 2005-2006 du dịch TP.HCM có những
mùa bội thu, năm 2005 lượng khách quốc tế đến thành phố là 2 triệu người, đạt 150%
kế hoạch dự kiến, tăng gần 30% so với năm 2004, nguyên nhân là do hiệu quả của
chính sách miễn thị thực cho công dân một số nước.
Năm 2008 - 2009, do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, có
nhiều biến động bất lợi đối với hoạt động du lịch. Tuy nhiên, sau bốn năm phục hồi,
lượng khách quốc tế đến TP.HCM trong năm 2013 là 4.109.000 người, tăng 1,5 lần
so với trước khủng hoảng tài chính. Những năm tiếp theo, lượng khách du lịch đến
TP.HCM tiếp tục tăng: năm 2014 là 4.109.000 khách; năm 2015 là 4.400.000; năm
2016 là 4.600.000, năm 2017 là 6.389.480. Như vậy có thể thấy lượng khách du lịch
đến TP.HCM liên tục tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2017 lên đến
hơn 6 triệu lượt khách du lịch đến Thành phố, điều này cho thấy ngành du lịch
TP.HCM đã có sức hút mạnh mẽ đối với du khách.
Bảng 2.1. Tỷ trọng khách du lịch đến TP. HCM so với cả nước
Giai đoạn 2005 - 2017
Năm TP.HCM VIỆT NAM Tỷ trọng của TP. HCM so
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
30
(Lượt người) (Lượt người) với cả nước (%)
2005 2.000.000 3.467.000 57,69 %
2006 2.350.000 3.600.000 65,28 %
2007 2.700.000 4.200.000 64,28 %
2008 2.800.000 4.200.000 66,67 %
2009 2.600.000 3.800.000 68,42 %
2010 3.100.000 5.000.000 62 %
2011 3.500.000 6.000.000 58,33 %
2012 3.8000 6.800.000 55%
2013 4.109.000 7.500.000 54%
2014 4.400.000 7.874.321 55,88%
2015 4.600.000 7.943.651 57,90%
2016 5.200.000 10.012.735 51,93%
2017 6.389.480 12.922.151 49,44%
(Nguồn: Hiệp hội Du lịch TP. HCM)
Lượng khách du lịch đến TP.HCM, nếu xét theo thị trường, có thể nhận thấy
có 10 thị trường khách quốc tế đến TP.HCM chủ yếu bằng đường hàng không là
đông nhất bao gồm: Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc , Úc, Malaysia, Đài Loan
(Trung Quốc), Singapore, Nga, Pháp. Trong đó, các thị trường như Trung Quốc,
Malaysia, Nga, Úc, Nhật có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất. Trong số khách du lịch
đến TP.HCM thì khách Nga và Nhật là khách có mức chi tiêu cao nhất cho du lịch.
Căn cứ vào nguồn khách du lịch đến TP.HCM trong thời gian qua, mà thành phố cần
xây dựng và xác định những thị trường trọng điểm cần tập trung các hoạt động xúc
tiến để thu hút du khách quốc tế trong thời gian tới.
Vào năm 2016, lượng khách du lịch đến TP.HCM là 5.2 triệu lượt khách quốc
tế và 21, 8 triệu lượt khách nội địa (Báo cáo, 2016), năm 2017 là khoảng 6,4 triệu
lượt khách quốc tế và 24,9 triệu lượt khách nội địa (Báo cáo, 2017). Nhìn vào hai con
số này có thể thấy trong một năm, số lượng du khách quốc tế đến TP.HCM tăng
nhanh, với 1,2 triệu khách về mặt tuyệt đối, và khoảng 10% về mặt tương đối, trong
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
31
khi đó số lượng khách nội địa tăng tới gần 3 triệu lượt. Đây là một con số tăng hết
sức ấn tượng trong bối cảnh kinh tế khó khăn, chứng tỏ TP.HCM vẫn là điểm thu hút
khách du lịch trong nước và ngoài nước.
Về nguồn thu từ du lịch, trong năm 2016, tổng doanh thu toàn ngành du lịch đạt
103 ngàn tỷ (Báo cáo ngành du lịch năm 2016), năm 2017 đạt 115 ngàn tỷ (Báo cáo
ngành du lịch năm 2017), tăng 12,6% so với năm 2016.
2.1.2.2. Hoạt động của các đơn vị lữ hành, kinh doanh du lịch ở TP.HCM
Theo số liệu tại Báo cáo năm 2017 của Sở Du lịch, đến năm 2017, trên địa bàn
TP.HCM có 2.310 cơ sở lưu trú du lịch được thẩm định và xếp hạng, số liệu cụ thể ở
Bảng dưới đây:
Bảng 2.2. Thống kê số lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn TP.HCM
Loại, hạng Tính đến 01/11/2017
Số cơ sở Số phòng
5 sao 20 6033
4 sao 20 2906
3 sao 83 6237
2 sao 318 10024
1 sao 1682 26376
Nhà nghỉ du lịch dưới 10 185 1.166
phòng
(Nguồn: Sở Du lịch TP.HCM, 2017)
Tình hình cấp xét diễn ra tương đối chặt chẽ, đảm bảo công nhận những cơ sở
có đủ tiêu chuẩn nhằm phục vụ du khách một cách tốt nhất.
Về cơ sở ăn uống, tính đến nay, hiện Thành phố có 132 cơ sở đạt tiêu chuẩn
phục vụ khách du lịch, riêng trong năm 2017 TP.HCM công nhận 19 cơ sở đạt chuẩn.
đồng thời hướng dẫn những cơ sở khác để giúp họ đạt những tiêu chuẩn đối với cơ sở
ăn uống tại Thành phố.
Về cơ sở hoạt động lữ hành, Thành phố có 1.280 doanh nghiệp đủ điều kiện
hoạt động, trong đó có 624 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 588 doanh nghiệp lữ hành
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
32
nội địa, 55 đại lý lữ hành và 12 văn phòng đại diện doanh nghiệp lữ hành nước ngoài
tại Thành phố ( Báo cáo Sở Du lịch năm 2017).
TP.HCM có tới 4.945 hướng dẫn viên du lịch với 2.752 quốc tế và 2.193 nội
địa. TP.HCM còn có 60 cơ sở mua sắp được cấp biển hiêu dịch vụ mua sắm đạt
chuẩn du lịch. Đặc biệt có 77 doanh nghiệp và 573 điểm bán hàng hoàn thuế trên địa
bàn Thành phố. Tính đến năm 2017, toàn Thành phố có khoảng 475 xe, 84 tài đủ tiêu
chuẩn vận chuyển khách du lịch (Báo cáo Sở Du lịch năm 2017).
2.2. Thực trạng phát triển bền vững ngành du lịch Thành phố Hồ Chí
Minh
2.2.1. Hiệu quả kinh tế trong phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Hồ
Chí Minh
Thời gian qua, ngành du lịch TP.HCM luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và cả nước. Điều này thể hiện thông qua tỷ
trọng đóng góp của du lịch vào GDP của thành phố không hề nhỏ và không ngừng
tăng lên, thể hiện ở Bảng sau:
Bảng 2.3. Thống kê đóng góp của du lịch vào GDP của thành phố
Năm Doanh Thu (Tỷ đồng) Đóng góp GDP (%)
2013 83.191 10,88
2014 85.000 9,97
2015 94.671 9,89
2016 103.000 10,06
2017 115.978 10,94
(Nguồn: Sở Du lịch TP. HCM, 2017)
Bảng số liệu trên cho thấy đóng góp vào GDP của TP.HCM từ ngành du lịch
không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Trong năm 2013, toàn Thành
phố đã thu hút hơn 19 triệu lượt khách du lịch quốc tế và trong nước đến TP.HCM,
ngành du lịch TP.HCM đã tạo ra doanh thu khoảng 83.191 tỷ đồng (tương đương hơn
3,6 tỷ USD), đóng góp 10,88% vào GDP của cả thành phố.
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc

More Related Content

What's hot

Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhMan_Ebook
 
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng NgãiKhóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãiti2li119
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...jackjohn45
 

What's hot (20)

Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAYĐề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
 
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
 
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng NgãiKhóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng BìnhLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
 
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAYLuận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
 
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
 
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAYĐề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
 
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đLuận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
 
Đề tài: Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch Việt Nam, HOT
Đề tài: Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch Việt Nam, HOTĐề tài: Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch Việt Nam, HOT
Đề tài: Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ LongĐề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
 
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
 

Similar to Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc

Phát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdf
Phát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdfPhát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdf
Phát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdfNuioKila
 
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINHHOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINHlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Phát Triển Hợp Tác Xã Thương Mại Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phát Triển Hợp Tác Xã Thương Mại Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí MinhLuận Văn Phát Triển Hợp Tác Xã Thương Mại Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phát Triển Hợp Tác Xã Thương Mại Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí MinhViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
ĐỀ TÀI : Luận án Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY
ĐỀ TÀI : Luận án Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAYĐỀ TÀI : Luận án Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY
ĐỀ TÀI : Luận án Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAYLuận Văn 1800
 
Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc (20)

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...
 
Du lich da nang
Du lich da nangDu lich da nang
Du lich da nang
 
Phát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdf
Phát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdfPhát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdf
Phát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu 7283470.pdf
 
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINHHOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG  TỈNH QUẢNG NINH
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TP HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH
 
Luận văn: Quản lý hoạt động du lịch ở thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý hoạt động du lịch ở thành phố Đà Nẵng, HAYLuận văn: Quản lý hoạt động du lịch ở thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý hoạt động du lịch ở thành phố Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn:Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch
Luận văn:Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịchLuận văn:Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch
Luận văn:Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch
 
Luận Văn Phát Triển Hợp Tác Xã Thương Mại Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phát Triển Hợp Tác Xã Thương Mại Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí MinhLuận Văn Phát Triển Hợp Tác Xã Thương Mại Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phát Triển Hợp Tác Xã Thương Mại Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch, HAY
 
Luận văn: Quản lý về kinh tế du lịch tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về kinh tế du lịch tại TP Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý về kinh tế du lịch tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về kinh tế du lịch tại TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch tại Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Giải pháp phát triển Ngành du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Luận văn: Giải pháp phát triển Ngành du lịch Lâm Đồng đến năm 2020Luận văn: Giải pháp phát triển Ngành du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Luận văn: Giải pháp phát triển Ngành du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
 
Dự án xây dựng công viên lịch sử văn hóa dân tộc TPHCM 0903034381
Dự án xây dựng công viên lịch sử văn hóa dân tộc TPHCM 0903034381Dự án xây dựng công viên lịch sử văn hóa dân tộc TPHCM 0903034381
Dự án xây dựng công viên lịch sử văn hóa dân tộc TPHCM 0903034381
 
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAYĐề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
 
ĐỀ TÀI : Luận án Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY
ĐỀ TÀI : Luận án Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAYĐỀ TÀI : Luận án Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY
ĐỀ TÀI : Luận án Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY
 
Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNGNÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 (20)

Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.docTác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
 
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
 
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
 
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
 
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
 
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.docNhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
 
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.docNefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
 
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.docLuận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
 
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
 
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.docLuận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
 
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.docLuận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
 
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.docLuận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
 
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.docLuận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.docLuận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 

Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------- MAI ĐỨC PHÚC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025 Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Mã ngành: 8310102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN ******* Tôi cam đoan rằng đề tài “Phát triển bền vững ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong công trình này là trung thực và chưa từng được sự công bố trong bất kì công trình nào khác. TP.HCM ngày 03 tháng 01 năm 2019 Tác giả Mai Đức Phúc
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT APEC Asia-Pacific Economic Cooperation - Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương GDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm nội địa UBND Uỷ ban nhân dân TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh WAR Wildlife at Risk - Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã WHO World Health Organisation – Tổ chức Y tế Thế giới
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tiêu chí liên quan đến văn hóa và xã hội.....................................................................15 Bảng 1.2. Tiêu chí liên quan đến môi trường trong phát triển bền vững ............................17 Bảng 2.1.Tỷ trọng khách du lịch đến TP.HCM so với cả nước Giai đoạn 2005-2017 . 29 Bảng 2.2. Thống kê số lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn TP.HCM.........................31 Bảng 2.3. Thống kê đóng góp của du lịch vào GDP của TP.HCM .......................................32 Bảng 2.4. Doanh thu và tốc độ tăng của doanh thu du lịch thành phố so với cả nước giai đoạn 2005 – 2017................................................................................................................................34 Bảng 2.5. Thống kê nguồn tài chính phục vụ trùng tu di sản văn hóa .................................37 Bảng 2.6. Khối lượng thu gom rác tại TP.HCM............................................................................40 Bảng 2.7. Ước tính lượng nước thải phát sinh từ khách du lịch .............................................40 Bảng 2.8. Thống kê số lượng hệ sinh thái nước biển ven bờ ...................................................46 Bảng 2.9. Năng lực tổ chức quản lý bền vững của của doanh nghiệp..................................49 Bảng 2.10. Tình hình gia tăng lợi ích đối với cộng đồng...........................................................52 Bảng 2.11. Hạn chế liên quan đến gia tăng lợi ích đối với di sản văn hoá.........................54 Bảng 2.12. Hạn chế liên quan đến tối đa hoá lợi ích đối với môi trường ...........................55 Bảng 2.13. Sự quan tâm của doanh nghiệp đối với vấn đề bảo tồn các nguồn tài nguyên...............................................................................................................................................................56
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG MỤC LỤC MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG............................ 6 1.1. Quan điểm về phát triển bền vững ................................................................................................... 6 1.2. Lý luận chung về phát triển du lịch bền vững............................................................................... 7 1.2.1. Khái niệm du lịch bền vững............................................................................................ 7 1.2.2. Đặc điểm của phát triển du lịch bền vững................................................................ 9 1.2.3. Vai trò của phát triển du lịch bền vững ...................................................................10 1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững.................................................................................10 1.3.1. Nguyên tắc khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý .............................10 1.3.2. Nguyên tắc bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững...............................11 1.3.3. Nguyên tắc phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế cho địa phương...............11 1.3.4. Nguyên tắc thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch bền vững ...................................................................................................................................12 1.4. Nội dung phát triển du lịch bền vững............................................................................................12 1.4.1. Yếu tố kinh tế......................................................................................................................12 1.4.2. Yếu tố về văn hoá - xã hội.............................................................................................14 1.4.3. Yếu tố về môi trường.......................................................................................................15 1.5.Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở một số địa phương trong nước 18 Tóm tắt chương 1.........................................................................................................................................26 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG..................................................................................................27 2.1. Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh và phát triển du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh 27
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.1.1. Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................27 2.1.2. Tổng quan về phát triển du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh............................29 2.2. Thực trạng phát triển bền vững ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh............................32 2.2.1. Hiệu quả kinh tế trong phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh...........................................................................................................................................................32 2.2.2. Hiệu quả về văn hoá-xã hội trong phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh...........................................................................................................................................35 2.2.3. Thực trạng về môi trường trong phát triển bền vững ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh..................................................................................................................................39 2.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh..................48 2.3.1. Kết quả đạt được......................................................................................................................48 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân........................................................................................49 Tóm tắt chương 2.........................................................................................................................................60 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH................................................................................................................61 3.1. Định hướng phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh...............61 3.2. Các giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh .............................63 3.2.1. Đổi mới tư duy về phát triển du lịch bền vững ..........................................................64 3.2.2. Giải pháp xây dựng quy hoạch phát triển du lịch bền vững.................................70 3.2.3. Giải pháp phát huy sự tham gia của doanh nghiệp trong phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh........................................................................................75 3.2.4. Giải pháp phát huy sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh.................................................................................................80 Tóm tắt chương 3.........................................................................................................................................83 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN .................................................................................................................84 1. Một số kiến nghị để phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh... 84 2. Kết luận......................................................................................................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................................90 Tài liệu tiếng Việt........................................................................................................................................90 Tài liệu tiếng Anh........................................................................................................................................91
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 PHỤ LỤC 1...................................................................................................................................................92 CÂU HỎI KHẢO SÁT..............................................................................................................................92 PHỤ LỤC 2...................................................................................................................................................97
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài TP.HCM là Thành phố biểu tượng của sự phát triển năng động bật nhất cả nước và đi đầu về việc thu hút khách du lịch. Năm 2011, lượng du khách quốc tế tới TP.HCM là 3,5 triệu lượt chiếm 58,3% so với cả nước. Đến năm 2015, con số này tăng lên 4,6 triệu và cũng chiếm 58,2% so với cả nước. Năm 2015, du lịch của TP.HCM mang về 94.600 tỷ đồng. Lượng khách du lịch đến TP.HCM ngày càng tăng cho thấy sức hút cũng như hiệu quả của chính sách du lịch của thành phố. Tuy nhiên, điều đó cũng đặt ra một số thách thức cho Thành phố, trong đó có những thách thức liên quan đến chính sách phát triển du lịch bền vững. Có thể kể ra một số thách thức cơ bản như: TP.HCM chưa có định hướng chiến lược rõ ràng về phát triển du lịch bền vững; TP.HCM chưa có những hành động cụ thể, liên tục và thống nhất kết hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn để đạt được phát triển du lịch bền vững. Về phía các doanh nghiệp du lịch, ý thức về phát triển du lịch bền vững chưa đảm bảo. Các doanh nghiệp chưa có những hành động cụ thể để góp phần vào phát triển du lịch bền vững trên địa bàn TP.HCM. Nói cách khác, TP.HCM không những tích cực hơn nữa để có thể vừa làm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, nhằm làm cho họ quay lại nhiều hơn nữa, mà còn làm cho du lịch trở thành động lực cho phát triển kinh tế của TP.HCM. Không những vậy, vấn đề cảnh quan và môi trường tự nhiên cũng chưa được đảm bảo. Bên cạnh thực trạng trên, việc phát triển du lịch bền vững trên địa bàn TP.HCM cần được đặt ra để phù hợp với chiến lược phát triển du lịch chug của cả nước. Ngày 30/11/2012, Chính phủ ban hành Quyết định 2473/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; chiến lược này đặt ra mục tiêu là: “Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển”. Mục tiêu này cho
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 thấy rằng việc có được một chính sách phát triển du lịch bền vững cho TP.HCM hoàn toàn phù hợp với định hướng chung về phát triển du lịch của cả nước nói riêng và với xu thế phát triển kinh tế xanh nói chung. Không những vậy, về mặt lý luận, hiện nay, vẫn còn rất ít công trình nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững tại TP.HCM. Trên thực tế, vẫn có nhiều nghiên cứu bao gồm đề tài, bài báo, luận văn và luận án bàn về phát triển du lịch bền vững, nhưng phần lớn các nghiên cứu này được tiến hành ở những địa phương khác. Vẫn còn trống vắng nhiều nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ở TP.HCM. Nói cách khác, những vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển du lịch bền vững như: hiệu quả, quá trình xây dựng và thực hiện, đầu tư cho chính sách phát triển du lịch của TP.HCM chưa được nghiên cứu một cách bài bản và có hệ thống. Xuất phát từ luận giải về nhu cầu thực tiễn, chiến lược phát triển du lịch bền vững của trung ương và “khoảng trống” trong nghiên cứu về du lịch bền vững tại TP.HCM như trình bày ở trên, tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển bền vững ngành du lịch TP.HCM đến năm 2025” để làm luận văn thạc sĩ. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nhóm nghiên cứu gồm các bài viết ở Hội thảo - Tư liệu “Hội nghị Quốc tế về du lịch bền vững ở Việt Nam” được tổ chức với sự phối hợp của Tổng cục Du lịch Việt Nam và Quỹ Hanns Seidel (CHLB Đức) tại Huế, tháng 5/1997. - Hội thảo khoa học “Du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” tại Hà Nội, vào tháng 4 năm 1998. - Hội thảo “Xây dựng chiến lược Quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam” diễn ra vào tháng 9 năm 1999, tại Hà Nội. Hội thảo này do ba cơ quan phối hợp đó là Tổng cục Du lịch, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), và Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP). - Diễn đàn Du lịch Á Âu (ASEM 2008) lần thứ 3 với về “Tăng cường quan hệ đối tác Á Âu vì sự phát triển du lịch bền vững” đã được tổ chức vào tháng 9 năm 2008 tại Việt Nam.
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 - Hội thảo Quốc tế về “Quản trị du lịch sinh thái cộng đồng”, diễn ra ngày 12/5/2010, tại Huế, do Học viện MêKông (Thái Lan) phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế tổ chức. - Hội thảo khoa học với chủ đề: “Hướng dẫn phát triển du lịch có trách nhiệm” tháng 6/2012, do Tổng cục Du lịch đã kết hợp cùng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Tây Ban Nha thực hiện. - Hội thảo khoa học nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường cho ngành Du lịch Việt Nam” trong thực hiện “Chiến lược phát triển Du lịch giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030”. - Hội thảo “Du lịch xanh nhằm hướng tới phát triển du lịch Việt Nam bền vững” tháng 4 năm 2013. Đây là hội thảo thuộc khuôn khổ của dự án MEET-BIS. Dự án này đã phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức. Tham gia hội thảo có rất nhiều tham luận làm rõ cơ sở lí luận cũng như kinh nghiệm phát triển Du lịch bền vững của Việt Nam và hội nhập quốc tế. Nhóm nghiên cứu gồm các luận văn - Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Ninh Bình của tác giả Lâm Thị Hồng Loan (2012), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế Chính trị, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng Giảng viên lý luận chính trị. - Phát triển du lịch Yên Tử theo hướng bền vững của tác giả Nguyễn Anh Tuấn năm 2013, Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành du lịch, Trường Khoa học Xã hội và nhân văn. - Quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển du lịch bền vững tại một số tỉnh miền trung Việt Nam của tác giả Nguyễn Hoàng Tứ (2016), Chuyên ngành Quản lý kinh tế, Trường Đại học Thương Mại. - Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ của tác giả Nguyễn Quyết Thắng (2012), Luận văn Tiến sĩ ngành Kinh tế phát triển, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 Các công trình nghiên cứu nêu trên đều có những giá trị về lý luận và thực tiễn nhất định đối với phát triển bền vững ngành du lịch. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và hoàn thiện về phát triển du lịch bền vững tại TP. HCM. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: phân tích thực trạng phát triển du lịch TP.HCM trên quan điểm phát triển bền vững. Nhiệm vụ nghiên cứu: từ những thực trạng phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững, ta đưa ra những giải pháp cho phát triển du lịch bền vững của TP.HCM thực sự hiệu quả và có đóng góp tích cực cho sự phát triển của TP.HCM. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: ngành du lịch TP.HCM trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội – môi trường. Phạm vi nghiên cứu: hoạt động của ngành du lịch trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn 2005 - 2016 và định hướng phát triển đến năm 2025. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Tác giả sử dụng phương pháp luận Mac - Lenin, cụ thể là áp dụng tư tưởng duy vật biện chứng và duy vật lịch sử vào nghiên cứu vấn đề phát triển du lịch bền vững tại TP.HCM. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, học viện sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính làm chủ đạo. Phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Thứ nhất là phương pháp phân tích. Tác giả đã tiến hành thu thập tư liệu thứ cấp liên quan đến đề tài, để làm cơ sở phân tích sự phát triển du lịch bền vững trên địa bàn TP.HCM. Ngoài ra, tác giả còn thu thập số liệu từ Tổng Cục Du lịch Việt Nam, Tổng Cục Thống kê, cục Thống kê TP.HCM, Hiệp hội du lịch…để phục vụ cho việc phân tích thực trạng phát triển du lịch bền vững trên địa bàn TP.HCM, để từ
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 đó làm căn cứ và cơ sở cho việc khuyến nghị những chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch bền vững trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025. Thứ hai là phương pháp chuyên gia. Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với một số đại diện của doanh nghiệp du lịch, để xem xét đánh giá về chính sách phát triển du lịch bền vững của TP.HCM. Thứ ba là phương pháp điều tra khảo sát. Ở phương pháp này, tác giả tiến hành khảo sát một số đối tượng là doanh nghiệp lữ hành du lịch, nhà hàng, khách sạn để bổ sung và luận giải thêm nguồn số liệu thứ cấp cũng như để hiểu rõ hơn những suy nghĩ của đối tượng này, đối với vấn đề phát triển bền vững ngành du lịch ở TP.HCM. Thứ tư là phương pháp phân tích SWOT. Tác giả tiến hành phân tích tình hình phát triển du lịch ở TP.HCM hiện nay kết hợp với các phương pháp nghiên cứu trên để từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu góp phần phát triển bền vững du lịch TP.HCM. 6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài Đề tài không những có ý nghĩa về lý luận mà còn có ý nghĩa về thực tiễn. Về lý luận, đề tài đóng góp vào lý luận về phát triển du lịch bền vững. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để phát triển du lịch bền vững tại TP.HCM đến năm 2025, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của TP.HCM, đồng thời phù hợp với định hướng phát triển bề vững du lịch của Việt Nam trong thời gian tới. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn có ba chương. -Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững. -Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch của TP.HCM từ góc độ phát triển bền vững. -Chương 3: Chính sách và giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn TP.HCM.
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Quan điểm về phát triển bền vững 1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững Quan niệm phát triển bền vững khởi phát từ năm 1972 khi Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị tại Stockholm, Thuỵ Điển với chủ đề “Phát triển phải tôn trọng môi trường” sau hàng loạt những khủng hoảng về kinh tế. Tại Hội nghị này, lần đầu tiên vấn đề môi trường được đề cập trong khái niệm phát triển. Đây là nền tảng quan trọng dẫn đến sự ra đời của khái niệm “phát triển bền vững” vào năm 1987, “là sự phát triển đáp ứng được yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Giai đoạn 1992 - 2002, vấn đề phát triển bền vững càng nhận được sự quan tâm sâu sắc của nhiều nước trên thế giới, nhờ đó khái niệm phát triển bền vững ngày càng được quan tâm và hoàn thiện và trở thành nền tảng tư tưởng quan trọng trong chính sách phát triển của các nước trên thế giới. Cùng với diễn tiến của nhân loại, vấn đề phát triển bền vững cũng được cập nhật và bổ sung. Nếu như năm 1987, vấn đề phát triển bền vững nhấn mạnh đến vấn đề thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại và tương lai, thì đến những năm sau, quan niệm này được bổ sung thêm. Năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh về Trái đất đã đưa ra khái niệm phát triển bền vững là “sự phát triển kinh tế-xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ con người hiện nay và không ảnh hưởng bất lợi đối với các thế hệ tương lai trong việc thoả mãn những nhu cầu của họ”. Đến năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững hoàn thiện hơn khái niệm phát triển bền vững. Hôi nghị này cho rằng, “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển. Đó là phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Nếu như hai khái niệm trước đề cập đến sự tương quan của thế hệ hiện tại và thế hệ mai sau trong phát triển, thì đến khái niệm này, vấn đề phát triển được cụ thể
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 hoá, ít trừu tượng và mang tính định hướng cho hành động một cách rõ nét hơn với ba nội hàm là phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. 1.1.2. Nội dung phát triển bền vững Phát triển bền vững bao gồm các nội dung như sau: Thứ nhất là phát triển bền vững về kinh tế. Theo tác giả Phạm Thị Thanh Bình (2015), phát triển bền vững về kinh tế là đảm bảo sự tăng trưởng ổn định về GDP với một tỷ trọng phù hợp, trong đó, đóng góp của khu vực dịch vụ cao hơn so với nông nghiệp, và sẽ chiếm đa số về lâu dài. Tăng trưởng bền vững về kinh tế hoàn toàn khác biệt với quan điểm tăng trưởng bằng mọi giá. Thứ hai là phát triển bền vững về xã hội. Khía cạnh này nhấn mạnh đến tính nhân bản của sự phát triển. Sự phát triển do con người tạo ra và phải phục vụ cho con người, cho sự công bằng trong xã hội. Để đo lường tính bền vững của khía cạnh xã hội, các nước sử dụng chỉ số phát triển con người (Human Development Index) với ba khía cạnh: tuổi thọ, học vấn và thu nhập GDP bình quân đầu người. Thứ ba là bảo vệ tốt môi trường tự nhiên. Đó là việc đảo bảo tính tự nhiên của môi trường, không phá huỷ, phá hoại, không làm tổn thương môi trường. Tăng cường bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên làm cho môi trường thật sự trở thành một bộ phận trong lành và mật thiết với con người. Để đánh giá tính bền vững về môi trường, nhiều nước trên thế giới áp dụng chỉ số ESI-chỉ số bền vững về môi trường. 1.2. Lý luận chung về phát triển du lịch bền vững 1.2.1. Khái niệm du lịch bền vững Có nhiều quan niệm khác nhau về du lịch, tuy nhiên để đảm bảo tính chính thống của khái niệm, tác giả lựa chọn khái niệm du lịch được đề cập trong Luật Du lịch Việt Nam. Theo Luật này, “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Theo khái niệm này, du lịch gắn với hoạt động của con người, cụ thể là hoạt động di chuyển, tham quan, giải trí và nghỉ dưỡng của con người. Trong quá trình tham gia vào dịch vụ du lịch, những “con người du lịch” có tác động đến môi trường
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 tự nhiên và môi trường nhân tạo (do con người tạo ra hay còn gọi là môi trường thứ hai). Sự tác động này có khi là tích cực, nhưng cũng có khi không tích cực. Với nhu cầu làm cho du lịch thật sự có ích, hạn chế những khía cạnh tiêu cực, khái niệm du lịch bền vững xuất hiện. Du lịch bền vững là vấn đề được các nhà nghiên cứu về du lịch quan tâm với một số quan niệm khác nhau. Tác giả Phạm Trung Lương (2014) cho rằng “phát triển du lịch bền vững là một hoạt động khai thác một cách có quản lí các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”. Tác giả Phạm Trung Lương tiếp cận du lịch bền vững từ ba góc độ: kinh tế, văn hoá, và môi trường. Về kinh tế, du lịch bền vững là phải tạo ra thu nhập cho cộng đồng hướng đến nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương nơi diễn ra du lịch. Về văn hoá là phải bảo tồn và tôn tạo các giá trị văn hoá, đảm bảo sự toàn vẹn của các giá trị này trong hoạt động du lịch. Về môi trường, du lịch bền vững phải gắn với bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác du lịch. Tương tự như vậy, Tổ chức Du lịch thế giới cho rằng “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người” (Nguyễn Đình Hoè & Vũ Văn Hiến, 2001). Cùng cách tiếp cận này, Edgell (2006) đưa ra khái niệm cụ thể hơn. Theo ông, phát triển du lịch bền vững là phải thân thiện với môi trường kể cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo; không được ảnh hưởng đến các giá trị văn hoá, ngôn
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 ngữ, phong tục, tập quán và thậm chí là môi trường bối cảnh sống của con người; là phải bảo vệ văn hoá, lịch sử, di sản và nghệ thuật của cộng đồng địa phương. So với quan niệm của Phạm Trung Lương, quan niệm của Edgell không khác biệt mấy về cách tiếp cận. Đó là đã đề cập đến 02 trụ cột quan trọng của du lịch bền vững là môi trường và văn hoá. Điểm khác biệt duy nhất trong hai khái niệm này là Edgell không đề cập đến khái niệm kinh tế trong du lịch bền vững của mình. Tóm lại, qua phân tích hai khái niệm về du lịch bền vững ở trên, có thể hiểu phát triển du lịch bền vững là hoạt động vừa mang lại giá trị kinh tế cho cộng đồng địa phương, vừa đảm bảo những vấn đề về văn hoá và môi trường gắn với cộng đồng địa phương đó. 1.2.2. Đặc điểm của phát triển du lịch bền vững Từ khái niệm về du lịch bền vững ở trên, có thể rút ra một số đặc điểm của phát triển du lịch bền vững như sau: Thứ nhất, du lịch bền vững phải gắn chặt với cộng đồng địa phương. Cộng đồng địa phương giữ vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch. Đó là nơi diễn ra hoạt động du lịch và là yếu tố quan trọng nếu không nói là quyết định đến chất lượng của hoạt động du lịch. Quan trọng hơn nữa là chính cộng đồng địa phương là nơi tạo nên giá trị của hoạt động du lịch, tạo nên cái gọi là “đặc sản” của du lịch. Theo đó, tính bền vững của hoạt động du lịch phải xuất phát từ tính bền vững của địa phương. Thứ hai, du lịch bền vững liên quan đền nhiều khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội nên đòi hỏi các hành động phát triển du lịch phải mang tính tổng thể về mặt chính sách. Như đã trình bày trong khái niệm phát triển du lịch bền vững ở trên, ba khía cạnh quan trọng của du lịch bền vững cần phải được quan tâm một cách thoả đáng là kinh tế, văn hoá và môi trường. Đây là ba nội dung quan trọng và lớn của một địa phương và quốc gia. Theo đó, sự phát triển du lịch bền vững phải bao gồm những hành động vừa cụ thể, vừa khái quát, vừa mang tính tổng hợp và liên kết với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Nó phải gắn liền với sự phát triển bền vững nói chung.
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 Thứ ba, phát triển bền vững du lịch cần thiết phải nhấn đến hành động của nhiều chủ thể có liên quan như cộng đồng địa phương, chính quyền địa phương, du khách, công ty du lịch, nhà nước và các chủ thể khác có liên quan. 1.2.3. Vai trò của phát triển du lịch bền vững Phát triển du lịch bền vững có những vai trò hết sức quan trọng sau: Thứ nhất là phát triển du lịch bền vững góp phần thúc đẩy phát triển bền vững nói chung của địa phương và của cả nước. Nếu phát triển du lịch bền vững thành công thì đây là một nguồn đóng góp ngân sách bền vững và có lợi cho ngân sách của quốc gia và địa phương, góp phần tạo nên sự phát triển chung của xã hội. Thứ hai, phát triển du lịch bền vững góp phần bảo vệ môi trường ở địa phương với mục đích vừa bảo nguyên giá trị môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo ở địa phương để khai thác chúng một cách hiệu quả, thường xuyên và liên tục trong quá trình phát triển du lịch của địa phương. Đây được xem là một tiêu chí quan trọng đánh giá tính bền vững của du lịch và cũng là một trong những vai trò cốt lõi của du lịch bền vững. Thứ ba, phát triển du lịch bền vững góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá, truyền thống của địa phương để không ngừng giới thiệu chúng tới bạn bè quốc tế gần xa. Về khía cạnh này, du lịch bền vững vừa giữ vai trò tôn tạo, bảo vệ, làm cho các giá trị văn hoá sống lại mà còn giúp chuyển tải những giá trị văn hoá tốt đẹp, ưu việt đến nhiều đối tượng trong xã hội và trên quốc tế. Thứ tư, phát triển du lịch bền vững góp phần cải thiện bền vững mức sống của người dân của cộng đồng. Chính vì vai trò này mà APEC lựa chọn du lịch trở thành một trong những ưu tiên hợp tác với Việt Nam với mục tiêu mà họ đưa ra là giảm nghèo và tăng trưởng toàn diện thông qua phát triển du lịch bền vững. 1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững 1.3.1. Nguyên tắc khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý Nguồn lực ở đây bao gồm nguồn lực vật chất như vị trí địa lý, con người, cơ sở hạ tầng và nguồn lực phi vật chất như các giá trị văn hóa, phong tục, tập quán. Đối với hoạt động khai thác du lịch, các nguồn lực này giữ vai trò vừa là đầu vào vừa là
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 đầu ra. Với tư cách là đầu vào, các nguồn lực này là lý do để tiến hành hoạt động du lịch. Với tư cách là đầu ra, các nguồn lực này trở nên dồi dào và trù phú hơn nhờ quá trình du lịch. Nguyên tắc khai thác này nhấn mạnh đồng thời đến hai khía cạnh của hoạt động du lịch là khai thác các nguồn lực có sẵn và phát huy các nguồn lực có sẵn đó. Nói cách khác, quá trình khai thác du lịch không ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên, không làm suy cạn nguồn tài nguyên mà ngược lại cần làm cho chúng trở thành một nguồn lực sống động, có ý nghĩa cho sự phát triển. Phát triển du lịch phải phù hợp với bối cảnh và nguồn lực văn hoá, xã hội của từng địa phương để khai thác và tôn tạo những nguồn lực này một cách hợp lý. 1.3.2. Nguyên tắc bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững Bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững trước hết cần phải đảm bảo tính đa dạng của hệ sinh thái tự nhiên ở các điểm đến. Tiếp theo nữa phát triển du lịch bền vững phải gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, khuyến khích sử dụng năng lượng xanh, không phá hoại và tàn phá môi trường tự nhiên. Hoạt động bảo vệ môi trường cần phải được lồng ghép trong các chính sách phát triển du lịch bền vững. 1.3.3. Nguyên tắc phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế cho địa phương Trong hoạt động du lịch, có sự tham gia của nhiều bên như người dân địa phương, chính quyền, doanh nghiệp du lịch và các tổ chức phi lợi nhuận. Các chủ thể này vận động và tương tác với nhau trong suốt quá trình khai thác dịch vụ du lịch của địa phương. Thế nhưng không phải lúc nào và bất cứ điểm đến du lịch nào, lợi ích từ hoạt động du lịch cũng được phân chia hợp lý cho các bên có liên quan. Trên thực tế ở nhiều điểm du lịch, người dân địa phương bị tổn hại hơn là hưởng lợi. Nguồn thu về mặt kinh tế, mà người dân có được không bù đắp được những tổn hại về môi trường, văn hoá mà họ đang gánh chịu. Phần lớn lợi nhuận có được chảy về phía các doanh nghiệp. Đó là phát triển du lịch không bền vững. Quan điểm phát triển du lịch bền vững cho rằng chính cộng đồng phải là người hưởng lợi nhiều nhất từ hoạt động du lịch đó. Hoạt động du lịch phải làm cho cuộc sống, mức sống và chất lượng sống
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 của họ tăng lên một cách đáng kể, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo một cách bền vững. 1.3.4. Nguyên tắc thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch bền vững Trên thực tế, ở một số địa phương, nhờ thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương mà hoạt động du lịch đã thu được những kết quả tốt đẹp. Có thể kể ra như Hội An hoặc làng cổ Phước Tích tỉnh Thừa Thiên Huế. Không những được chứng minh từ thực tiễn, mà các lý thuyết liên quan đến du lịch đều khẳng định vai trò của cộng đồng địa phương. Bởi cộng đồng địa phương là nơi diễn ra hoạt động du lịch, nơi nuôi dưỡng và bảo lưu các giá trị văn hoá và môi trường tự nhiên. Tất cả những giá trị phục vụ du lịch không thể tách rời cuộc sống của người dân và không gian của cộng đồng. Xuất phát từ vai trò như vậy, cộng đồng địa phương cần phải được xác định là một chủ thể quan trọng không thể thiếu trong phát triển du lịch của địa phương. Vì vậy sự tham gia của cộng đồng địa phương mang tính quyết định đến phát triển du lịch bền vững. Nguyên tắc thu hút sự tham gia của cộng đồng du lịch cần quan tâm đến một số khía cạnh quan trọng. Thứ nhất là người dân địa phương phải có tiếng nói trong phát triển du lịch tại địa phương của họ. Thứ hai là người dân địa phương phải là chủ thể tham gia vào hoạt động phát triển du lịch ở địa phương bằng nhiều hình thức. Thứ ba, người dân địa phương phải có tiếng nói trong việc bảo vệ những di sản mà địa phương của họ đang có. 1.4. Nội dung phát triển du lịch bền vững Phát triển bền vững du lịch cần quan tâm ba khía cạnh quan trọng về kinh tế, văn hoá - xã hội và môi trường. 1.4.1. Yếu tố kinh tế Du lịch phải mang lại lợi ích cho các chủ thể chính khác liên quan đến du lịch. Các chủ thể chính tham gia hoạt đọng du lịch bao gồm co sở kinh doanh du lịch, khách du lịch, cọng đồng bản địa noi có hoạt đọng du lịch và co quan quản lý nhà nuớc về du lịch. Mỗi chủ thể có vai trò, vị trí riêng và thông qua hoạt đọng tham gia,
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 bằng hành vi cụ thể của mình, đều có những đóng góp, tác đọng, ảnh huởng đến sự phát triển của du lịch. Do đó tính trách nhiẹm của các chủ thể tham gia hoạt đọng du lịch là yếu tố cần thiết để góp phần đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững; đồng thời vấn đề công bằng về lợi ích cũng chính là mọt trong các yêu cầu, nọi dung của phát triển du lịch bền vững, mọt mục tiêu mà phát triển du lịch bền vững huớng đến. Yêu cầu về trách nhiẹm đối với mỗi chủ thể bao gồm cả trách nhiẹm về kinh tế, xã họi và môi truờng. Cùng với trách nhiẹ m, mỗi chủ thể cũng đều có co họi và quyền đuợc thụ huởng lợi ích tuong xứng, tạo nên sự cân bằng và công bằng giữa trách nhiẹm và quyền lợi: co sở kinh doanh du lịch có co họi cạnh tranh bình đẳng, đuợc thu lợi chính đáng từ những sản phẩm, dịch vụ du lịch mà mình đã đầu tu; khách du lịch đuợc huởng thụ sản phẩm du lịch, đuợc thỏa mãn nhu cầu tham quan ngắm cảnh, trải nghiẹm van hóa, xã họi và tạn huởng môi truờng trong lành ở điểm du lịch đúng với chi phí đã bỏ ra; cọng đồng bản địa đu ợc mở ra co họi viẹc làm, tiêu thụ sản phẩm, giữ gìn van hóa truyền thống tuo ng xứng với viẹc thể hiẹn vai trò trách nhiẹm là mọt phần tạo nên bản sắc của sản phẩm du lịch và với những đóng góp vào viẹc bảo vẹ, giữ gìn bản sắc, tài nguyên, môi truờng du lịch; co quan quản lý nhà nu ớc, chính quyền địa phu ong có đuợc nguồn thu ngân sách từ du lịch, cùng với sự phát triển kinh tế - xã họi, mọt hẹ tài nguyên và môi truờng đuợc bảo vẹ, tôn tạo và an ninh trạt tự chung của địa phu ong đuợc bảo đảm, tu ong xứng với những co chế, chính sách, biẹn pháp quản lý cụ thể đã thực hiẹn để tạo co sở, điều kiẹn, môi truờng đảm bảo phát triển du lịch bền vững (Dương Hoàng Hương 2017, tr.40-41). Nói cách khác, du lịch được nhận định như là ngành kinh tế tổng hợp có khả năng tạo ra lợi nhuận cao. Về yếu tố kinh tế, du lịch phải mang lại tăng trưởng kinh tế cho Thành phố và cuộc sống của các cộng đồng dân cư có du lịch (Bùi Tá Hoàng Vũ – Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, 2017). Yếu tố kinh tế được hiểu là lợi ích về mặt kinh tế mà hoạt động du lịch tạo ra. Đó là nguồn thu từ hoạt động du lịch thể hiện trong đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế của địa phương cụ thể là vào GDP của địa phương. Đó còn là nguồn thu thể hiện trong sự thay đổi trong thu thập của
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 người dân tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phương, là lợi ích kinh tế mà cộng đồng địa phương có được từ hoạt động du lịch. 1.4.2. Yếu tố về văn hoá - xã hội Một trong ba chân của phát triển du lịch bền vững là những giá trị về văn hoá và xã hội. Điều kiện về văn hoá và xã hội được hiểu là những giá trị văn hoá và xã hội được tích tụ và chắc lọc trong quá trình phát triển của cộng đồng địa phương. Hoạt động du lịch không được gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng nơi diễn ra hoạt động du lịch. Du lịch không những góp phần giới thiệu giá trị văn hoá và xã hội đến du khách mà còn phải tôn trọng văn hoá và truyền thống địa phương. Văn hoá, trước hết, là một giá trị được sử dụng trong phát triển du lịch nói chung và du lịch bền vững nói riêng. Bên cạnh những loại hình du lịch khác như du lịch giáo dục, du lịch khám chữa bệnh, gần đây xuất hiện loại hình du lịch mới. Đó là du lịch văn hóa. Loại hình du lịch này được đánh giá là loại hình du lịch đặc thù của các nước đang phát triển. Sản phẩm chính của du lịch văn hóa là sản phẩm văn hóa, lễ hội truyền thống dân tộc, phong tục tín ngưỡng.... Những sản phẩm này tạo sức hút đối với du khách trong và ngoài nước, bởi sự khác biệt và phong phú đa dạng của nó. Ở những nước đang phát triển hoặc đang phát triển, do hạn chế về tài chính nên không thể đầu tư xây dựng những địa điểm du lịch đắt tiền. Do đó, các quốc gia này hướng đến một sự thay thế khác, đó là dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Việc dựa vào những nguồn lực này vừa giải quyết bài toàn về kinh phí và vốn đầu tư mà còn giúp tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, góp phần đáng kể vào sự phát triển của cộng đồng. Thế nhưng các hoạt động du lịch trên thực tế có thể tạo ra sự thay đổi về kinh tế, xã hội dẫn đến tác động đến những các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể một cách trực tiếp và gián tiếp. Không những vậy, các vấn đề xã hội cùng thường xuất hiện kèm theo hoạt động du lịch. Và đây cũng được xem là một trong những tiêu chí đánh giá tính bền vững của hoạt động này.
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 Điều kiện về văn hoá và xã hội có thể được cụ thể hoá theo bảng dưới đây: Bảng 1.1: Tiêu chí liên quan đến văn hóa và xã hội STT Tiêu chí 1 Sự xuất hiện các bệnh/dịch bệnh liên quan đến du lịch 2 Tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch 3 Hiện trạng các di tích lịch sử, văn hoá của địa phương 4 Số người ăn xin/tổng số dân cư của địa phương 5 Tỷ lệ % mất giá đồng tiền vào mùa cao điểm du lịch 6 Độ thương mại hoá của các sinh hoạt văn hoá truyền thống (lễ hội, ma chay, cưới hỏi, phong tục, tập quán,....) được xác định bằng phương pháp chuyên gia (trao đổi với các chuyên gia). 7 Vấn đề bảo tồn các di tích văn hoá (Nguồn: Nguyễn Mạnh Cường, 2017, tr. 27) Theo Bảng 1.2 ở trên, tiêu chí văn hoá xã hội được thể hiện rất rõ ràng ở một số khía cạnh. Về khía cạnh văn hoá, có tiêu chí liên quan đến di tích lịch sử, văn hoá của địa phương; độ thương mại hoá của các sinh hoạt văn hoá truyền thống; và vấn đề bảo tồn các di tích văn hoá ở địa phương. Về khía cạnh xã hội có tình hình xuất hiện các bệnh tật do du lịch gây ra; tình hình tệ nạn xã hội, số người ăn xin, và vấn đề mất giá của đồng tiền. 1.4.3. Yếu tố về môi trường Môi trường được hiểu là toàn bộ “các yếu tố tự nhiên và vạt chất nhân tạo bao quanh con nguời, có ảnh hu ởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con nguời và sinh vạt” (Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường). Theo nghĩa này, thì môi trường là những yếu tố xung quanh con người, có ảnh hưởng đến con người. Hoạt động du lịch vừa có tác động tích vực và tiêu cực đến môi trường. Về mặt tích cực, như tác giả Hà Thị Phương Lan (2012), cho rằng du lịch góp phần tăng cường hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường thông qua hoạt động du lịch. Không những vậy, hoạt động du lịch còn là động lực để hình thành các khu bảo tồn với mục đích bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Thế nhưng hoạt động du lịch
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 cũng tạo ra những tác động tiêu cực đến môi trường như ô nhiễm môi trường do số lượng người tới điểm du lịch tăng lên nhanh chóng trong khi hoạt động bảo vệ môi trường chưa được đảm bảo. Hệ sinh thái vì vậy có nguy cơ bị khai thác quá mức để phục vụ cho du lịch. Nói cách khác, hoạt động du lịch có thể ảnh hưởng rất tiêu cực tới tài nguyên nước. Chất thải từ hoạt động du lịch, các chất gây ô nhiễm thải ra từ các khách sạn nhà hàng, hoặc từ các hoạt động vận tải. Bên cạnh đó, sự tăng lên của du khách cũng là mối đe doạ cho môi trường không khí, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng không khí. Có thể thấy rằng, ô nhiễm không khí do giao thông vận tải trong du lịch gây ra là trầm trọng nhất. Theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới, có khoảng 37%-45% du khách vận chuyển bằng đường bộ và khoảng 40%-45% du khách chọn phương tiện đi lại là máy bay. Thêm vào đó, việc tiêu thụ xăng máy bay cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí. Chỉ riêng trong năm 1990, ngành hàng không đã tiêu thụ hết khoảng 176 triệu tấn xăng máy bay. Với lượng xăng tiêu thụ này, lượng khí thải thải ra tương ứng là 550 triệu tấn khí CO2 và 3,5 triệu tấn ôxy nitơ. Những khí này gây nên hiện tượng mưa axit và ô nhiễm quang – hoá, rất nguy hiểm. Ngoài vấn đề ô nhiễm không khí, nhiều vấn đề ô nhiễm khác khác như ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nước thải do ngành du lịch tạo ra đang là mối đe doạ tới các hệ sinh thái. Có thể kể ra những hành động phá hoại và hậu quả nghiêm trọng như phá những khu vực rừng ngập mặn để xây dựng cơ sở hạ tầng. Việc xây dựng các địa điểm du lịch đã làm mất hoặc chia cắt nơi cư trú các loài sinh vật. Hành động khai thác bừa bãi các tài nguyên rừng, và biển để sản xuất các sản phẩm phục vụ cho khách du lịch như tại nhiều điểm du lịch của nước ta đang làm suy kiệt các nguồn tài nguyên này. Số liệu trên thế giới cho thấy, mỗi năm, loài người mát đi khoảng 200.000 ha rừng do bị cháy, trên 500 loài thực vật Địa trung hải, cùng một số động vật biển quý hiếm đang bị đe doạ tuyệt chủng. Từ những phân tích trên, có thể thấy, du lịch tuy có mang lại lợi ích kinh tế - xã hội to lớn nhưng ngành công nghiệp không khói này lại đang tạo ra các tác động rất tiêu cực đối với môi trường. Một điều đáng quan tâm là, những tác động tiêu cực này
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 ngày càng trở nên trầm trọng và rõ rệt hơn. Từ những phân tích nói trên, để đảm bảo cho phát triển bền vững du lịch, môi trường nói chung và môi trường tự nhiên nói riêng cần được bảo tồn, bảo vệ với một sự quan tâm cao độ, sâu sắc và đồng bộ của nhà nước, cộng đồng và các công ty du lịch. Nhờ đó mà vấn đề môi trường được đảm bảo, duy trì được sự đa dạng của hệ sinh thái nhằm không những phục vụ cho du lịch trước mắt mà còn khai thác được những giá trị từ môi trường mang lại về lâu dài. Có thể biểu đạt điều kiện về môi trường ở Bảng dưới đây: Bảng 1.2: Tiêu chí liên quan đến môi trường trong phát triển bền vững STT Tiêu chí 1 % chất thải chưa được thu gom và xử lý 2 Lượng điện tiêu thụ/du khách/ngày (tính theo mùa) 3 Lượng nước tiêu thụ/du khách/ngày (tính theo mùa) 4 % diện tích cảnh quản bị xuống cấp do xây dựng/tổng diện tích sử dụng cho du lịch 5 % công trình, kiến trúc không phù hợp với kiến trúc bản địa hoặc cảnh quan/tổng số công trình 6 Mức độ tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm (với tần suất: phổ biến-hiếm hoi-không có) 7 % khả năng vận tải sạch/khả năng vận tải theo cơ giới (tính theo trọng tải). (Nguồn: Nguyễn Mạnh Cường, 2016, tr. 27) Theo như Bảng 1.1 ở trên, yếu tố môi trường trong phát triển du lịch thể hiện ở nhiều khía cạnh quan trọng. Khía cạnh thứ nhất là vấn đề ô nhiêm môi trường được với hai nội dung cụ thể là rác thải liên quan đến du lịch (được đo bằng % lượng chất thải được thu gom) và khả năng vận tải sạch (được đo lường bằng % khả năng vận tải sạch/khả năng vận tải theo cơ giới). Khía cạnh thứ hai là mức độ sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà quan trọng nhất là tài nguyên nước và năng lượng điện. Khía cạnh thứ ba là tình hình cảnh quan du lịch. Khía cạnh thứ tư liên quan đến vấn đề đa dạng và bảo tồn sinh học được đo lường bằng mức độ tiêu thụ các sản phẩm là
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 động, thực vật quý hiếm. 1.5. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở một số địa phương trong nước 1.5.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững của Hội An 10 năm qua, tổng lượt khách đến Hội An tăng 191% với tốc độ phát triển bình quân là 12,61%. Năm 2008, Hội An đón hơn 1,1 triệu lượt, đến năm 2017 tăng lên 3,2 lượt, trong đó, khách quốc tế tăng trên 212% so với năm 2008, tốc độ phát triển bình quân 10 năm tăng 13,4%. Thị trường khách tham quan chủ yếu là khách quốc tế, chiếm tỉ trọng 70,39% khách tham quan Hội An. Thị trường khách nội địa tập trung ở hai thị trường chính là Hà Nội và TP.HCM. Từ năm 2008, giá trị sản xuất ngành thương mại, du lịch, dịch vụ chỉ chiếm tỷ trọng 54%, đến năm 2017 đã tăng lên trên 70% trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Cơ cấu lao động trong nhóm ngành thương mại, du lịch, dịch vụ không ngừng tăng cao đã góp phần ổn định mức sống giữa các khu vực dân cư nông thôn - đô thị - ven biển - hải đảo. Thu nhập bình quân đầu người ở Hội An cũng không ngừng tăng lên, từ năm 2008 đạt hơn 17 triệu đồng/người, đến năm 2017 đã tăng lên gần 41 triệu đồng/người. Sự phát triển về du lịch nói trên là do sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng ngày càng đầu tư phát triển, năm 2018 này, thành phố đặt mục tiêu đón 3 triệu 780 nghìn lượt khách. Để đạt mục tiêu đó, ngoài việc củng cố, nâng cấp các sản phẩm dịch vụ hiện có, đưa vào hoạt động một số điểm đến, sản phẩm mới lạ, thành phố đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình, kế hoạch về phát triển du lịch, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển điểm đến ở các địa phương. Có thể nói, Hội An là một điểm đến bình yên, thân thiện trong lòng thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch. Tuy nhiên, ngành du lịch Hội An vẫn đang đứng trước nhiều thách thức mới và cả những tồn tại lâu dài cần được khắc phục để phát triển bền vững. Có thể thấy, công tác tuyên truyền trong cộng đồng vẫn chưa được chú trọng, ý thức bảo vệ cảnh quang môi trường tự nhiên xã hội, tài nguyên du lịch chưa thật sự đồng đều trong
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 toàn xã hội. Thực tế, đây là nguyên nhân dẫn đến đến phát sinh tệ nạn, vấn nạn xã hội như cò mồi, bu bám, mất trật tự công cộng, phá hoại tài nguyên một cách vô ý thức. Có thể thấy, ngành du lịch địa phương vẫn chưa phát triển đều khắp, tính thiếu ổn định của cơ chế đang là một cản trở trong kích thích đầu tư sản phẩm mới. Trình độ quản lý, tay nghề của đội ngũ quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, công nhân viên chức và người lao động chưa đồng đều cả về nghiệp vụ, ngoại ngữ làm nảy sinh hạn chế kéo dài chưa khắc phục được như sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nặng tính khai thác tự phát, chất lượng dịch vụ chưa cao. Trong khi đó, hoạt động bồi dưỡng, đào tạo chuyên ngành vẫn là một khâu bỏ ngõ. Cùng với đó, việc cạnh tranh khu vực lân cận, đặc biệt là Đà Nẵng đang tạo áp lực lớn. Trên lĩnh vực quản lý nhà nước, Hội An đang nhanh chóng rà soát trình Tỉnh cho phép bổ sung điều chỉnh quy hoạch du lịch địa phương vì một số nội dung đã không còn phù hợp với thực tế. Tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và kiên trì đề xuất với lãnh đạo tỉnh cũng như ngành du lịch cho phép Hội An được áp dụng một số cơ chế, chính sách thoáng về thuế, đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh, tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư. Việc xác lập mối quan hệ gắn bó giữa các cơ quan nhà nước với doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thường xuyên theo dõi, trao đổi, tiếp xúc và có biện pháp kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Để phát triển du lịch Hội An một cách bền vững, công tác bảo vệ, trùng tu và phát huy các giá trị di sản phải được đặt ra. Du lịch Hội An là du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, vì thế, mỗi người dân Hội An không chỉ là chủ nhân của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên mà còn thực sự là những nhân viên, hướng dẫn viên du lịch. Vấn đề môi trường kinh doanh du lịch cũng đang được đặt ra rất cấp thiết. Đến nay, Hội An đã có phương án hình thành rộng rãi các câu lạc bộ, các hiệp hội ngành nghề để tập hợp, kêu gọi sự đoàn kết, bảo vệ quyền lợi lẫn nhau giữ các doanh nghiệp, chống tình trạng cạnh tranh không lành mạnh từng xảy ra trước đây. 1.5.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở Nhật Bản hát triển thu ong hiẹu điểm đến du lịch và quảng bá đạc ản địa phu ong
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 (Nguyễn Thị Thuý Hạnh, 2017). Nhạt Bản ngày nay đuợc chia thành 9 vùng (47 tỉnh thành) là Hokkaido, Kanto, Tohoku, Chubu, Kinki (hay Kansai), Chugoku, Shikoku, Kyushu và Okina a. Mỗi vùng có đạc điểm địa lý, dân cu, lịch sử khác nhau, gắn liền với những sản phẩm (đạc sản) nổi tiếng. Những sản phẩm này có giá trị nhu là mọt sự chỉ dẫn địa lý về vùng. Chẳng hạn: nói đến ruợu sake, nguời ta biết ngay là của tỉnh Niigata; nói đến món Hotaruika (mực đom đóm), nguời ta biết ngay là của tỉnh Toyama; cũng nhu thế với các món ibuni (thịt vịt) của tỉnh Kana a a và Unagi (luo n) của tỉnh Shi uoka v.v...Bên cạnh các món an truyền thống đạc sắc, mỗi tỉnh, thành phố của Nhạt Bản lại có những điểm hấp dẫn riêng để thu hút khách du lịch: nếu nhu Hokkaido có kiến trúc hiẹn đại, sôi nổi với những trò cho I mùa đông nhu truợt tuyết, truợt ván, điêu khắc bang... thì Tohoku hay Kyoto lại có lịch sử lâu đời với các ngôi chùa cổ kính, thiên nhiên và vu ờn tuợc tu oi đẹp; nếu nhu vùng Chugoku đuợc thế giới biết đến bởi khu vực này có thành phố là Hiroshima từng bị Mỹ ném bom nguyên tử thì vùng Kyushu lại nổi tiếng là no I tạp trung nhiều núi lửa nhất Nhạt Bản; nếu nhu Chubu nổi tiếng với núi u i, nhà máy Toyota, tàu vũ trụ Aqua, đền Atsuta, thì Okina a lại gây ấn tu ợng cho du khách bởi quần thể đảo với nhiều phong cảnh đạc sắc. ng dụng nt rn t mark ting trong phát triển du lịch: Nhiều na m trở lại đây, Nhạt Bản ứng dụng Internet marketing để gia ta ng tính hiẹu quả cho hoạt đọng kinh doanh của các doanh nghiẹp du lịch. Nam 2015, Bọ Kinh tế - Thuo ng mại và Công nghiẹp Nhạt Bản công bố mở ebsite mang tên Nippon Quest (2). Đối tuợng khai thác của Nippon Quest là những phuo ng diẹn van hóa vạt thể và phi vạt thể phục vụ du lịch nhu ẩm thực, sản vạt, lễ họi, danh lam thắng cảnh từng vùng miền trên toàn đất nuớc Nhạt. Website đã tạp trung giới thiẹu nhiểu sản phẩm đạc trung của địa phu ong do các nghẹ nhân chế tạo hoạc doanh nghiẹp sản xuất, đồng thời cũng giới thiẹu tạp quán sinh hoạt đạc sắc của nguời dân mỗi địa phu ong. Với mục đích quảng bá cho nguời nuớc ngoài, trên ebsite có thiết lạp phần mềm tự đọng biên dịch lời bình sang tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Trung. Bên
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 cạnh đó, ebsite còn có phần mềm (sắp hoàn thiẹn) thực hiẹn chức nang xếp hạng sau khi tự đọng thống kê luợng bình chọn của đọc giả. Nguời xem chỉ cần truy cạp trang bằng các nút bấm bình chọn: “Thích an” hoạc “Thích mua”. Mọi đóng góp, phát hiẹn từ cá nhân, tổ chức, sau khi đuợc chứng nhạn mang đạc trung vùng miền, không vi phạm thuần phong mỹ tục, sẽ đuợc công khai trên ebsite. Các chức nang bổ sung hoàn thiẹn ebsite đang dần dần đu ợc thiết lạp với mong muốn càng ngày càng làm phong phú hẹ thống sản vạt và nhạn đuợc phản hồi tích cực từ đọc giả. Nâng cao vai trò cọng đồng trong phát triển du lịch: Bắt đầu từ cuối những na m từ 1980 đến 2000, bên cạnh viẹc chia s lợi ích hoạt đọng du lịch với cọng đồng và phát huy vai trò của cọng đồng trong phát triển du lịch, chính phủ Nhạt Bản đã sớm chú ý đến viẹc “thuong hiẹu hóa” những di tích lịch sử, những điểm du lịch thu hút khách của các địa phu ong. Nhiều trung tâm du lịch đuợc phát triển thông qua viẹc chuyển đổi các tòa nhà lịch sử thành các bảo tàng, nhà hàng, khách sạn để chào đón khách du lịch từ trong và ngoài khu vực. Ví dụ, ở thành phố Nagahama - Shiga, mọt nhà kho cũ đã đuợc cải tạo và sử dụng nhu là mọt nhà trung bày lớn. Gần đây, ho n 2 triẹu khách du lịch đã đến tha m quan nhà trung bày này. Khu vực bảo tồn và các tòa nhà lịch sử đuợc thu ong hiẹu hóa, những địa danh lịch sử đuợc quảng bá nhu là các điểm đến du lịch. Từ nam 2000 tới nay, nhờ vào các chính sách phát triển du lịch của chính phủ Nhạt Bản, ngành du lịch đã có nhiều khởi sắc. Theo quan điểm của chính phủ Nhạt Bản, để phát triển du lịch cọng đồng bền vững, điều quan trọng nhất là phải dựa vào ý thức của cọng đồng. Mô hình phát triển du lịch cọng đồng bền vững ở Nhạt Bản hiẹn nay đuợc phổ biến rọng rãi và nhiều địa phuong nhu Yu uin, Ibaraki, Tochigi, Gumma, Saitama... đã áp dụng. Khác với mô hình phát triển du lịch cách đây 10 na m (chính quyền trung u ong ra quy hoạch, địa phuong thực hiẹn), từ những na m 2000 đến nay, chính cọng đồng cu dân địa phu ong tự đề xuất mô hình phát triển du lịch bền vững và tự triển khai thực hiẹn. Nói cách khác, chính phủ Nhạt Bản đã trao quyền cho cọng đồng trong viẹc phát triển du lịch. Chính sách này giúp địa phuong phát huy đuợc tiềm nang, thế mạnh của mình, đồng
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22 thời nâng cao chính nhạn thức của cọng đồng trong phát triển du lịch bền vững. Lấy tỉnh Yu uin của Nhạt Bản làm ví dụ: Tỉnh này tự đề xuất mô hình phát triển du lịch của vùng và đã thành công trong viẹc triển khai thực hiẹn. Những hoạt đọng nhu liên hoan phim, tổ chức cuọc thi hét vào mùa thu, khôi phục phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, phát triển đồ lu u niẹm mang nhãn hiẹu Yu uin... đã gắn liền với cuọc sống sinh hoạt hàng ngày của ngu ời dân. Từ khi áp dụng mô hình này, vùng Yu uin của Nhạt Bản mỗi na m đón khoảng 3,8 triẹu khách du lịch, trong đó có khoảng 900.000 khách lu u trú và 70% là khách đến lần thứ 2, gần 10% là khách đến hon 10 lần. Hon nữa, chính phủ Nhạt Bản còn hết sức chú trọng nâng cao ý thức cọng đồng trong phát triển du lịch. Ở các thành phố du lịch Nhạt Bản, nguời dân địa phu ong, thạ m chí cả tr em cũng đuợc trực tiếp đào tạo huớng dẫn du lịch. Trong viẹc đào tạo ý thức và kỹ na ng cho nguời dân, Nhạt Bản lấy yếu tố van hóa làm hạt nhân. Theo quan niẹm chung của nguời Nhạt, van hóa Nhạt phụ thuọc vào 3 giá trị và nguyên tắc can bản là Wa – sự hài hòa, thân thiẹn; Kao – bọ mạt hay niềm kiêu hãnh; và Omoiyari – sự đồng cảm, thấu cảm và lòng trung thành. Vì thế, ngu ời dân địa phu ong luôn cố gắng thể hiẹn sự hài hòa thân thiẹn (Wa), sự thấu cảm và lòng trung thành (Omoiyari) với khách du lịch đến địa phu ong mình – làm sao để du khách “đi du lịch mà cảm thấy nhu đang sống ở nhà mình và nguợc lại cọng đồng sống ở địa phu o ng cũng cảm thấy mình nhu đang đi du lịch” (Seiji Yoneda). Qua viẹc có rất nhiều khách du lịch tới tham quan, cọng đồng địa phu ong đã nhạn ra giá trị, nét đẹp của môi truờng sống và lịch sử của mình. Du lịch đã góp phần phát triển mọt mạng luới nhân lực van hóa, xã họI tốt đẹp hon. Hẹ thống tích hợp giữa sự phát triển vùng miền và bảo tồn di sản va n hóa đuợc thiết lạp. Nhạt Bản đã và đang “Thu ong hiẹu hóa phong cách sống” – mọt khái niẹ m mới mà trong đó, “địa điểm du khách muốn tới tham” là “noI mà nguời dân địa phu o ng đang sống mọt cách sôi đọng”. Tại địa phuong, khách du lịch có thể trải nghiẹm cuọc sống cùng với nguời dân – sống trong mọt cọng đồng cởi mở.
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 âng cao t nh liên kết trong phát triển du lịch: Chính phủ Nhạt Bản đạc biẹt chú trọng đến tính liên kết trong phát triển du lịch. Tại Nhạt Bản, ngành du lịch còn đuợc gọi với cái tên khác là “ngành tham quan” (观 光业). Sở dĩ có tên gọi này là vì bản thân ngành du lịch Nhạt Bản có tuong quan mạt thiết với tất cả các loại sản nghiẹp van hóa và các ngành nghề khác nhu: khách sạn, ẩm thực, hàng không, giao thông, bất đọng sản, nông nghiẹp, lâm nghiẹp, chế tạo sản phẩm. Đồng thời, giữa chính phủ và địa phu ong, giữa các địa phu ong, vùng miền với nhau, giữa chính quyền địa phu ong và cọng đồng, giữa hẹ thống luạt pháp với ý thức và hành đọng của nguời dân luôn có tính liên kết chạt chẽ. Những tổ chức ở Nhạt Bản nhu Ủy ban Môi truờng, Hiẹp họi Bảo vẹ di sản thiên nhiên Nhạt Bản, Họi đồng Xúc tiến du lịch sinh thái Nhạt Bản, những hiẹp họi du lịch sinh thái tại các địa phuong... đều có sự gắn kết chạt chẽ với cọng đồng dân cu trong viẹc bảo tồn và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên tự nhiên, lịch sử, va n hóa. Nam 2004, trong số “5 giải pháp xúc tiến du lịch sinh thái”, Họi đồng Xúc tiến du lịch sinh thái Nhạt Bản đã đua ra mọt giải pháp là “Phát triển 13 dự án thí điểm về du lịch sinh thái tại mọt số địa phu o ng”. Bọ Môi truờng trực tiếp đầu tu phát triển các mô hình thí điểm trong khoảng thời gian 3 na m. Các mô hình này đuợc chia thành ba nhóm: nhóm các vùng bảo tồn tự nhiên (tại Shiretoko, Shirakami, Ogasa ara, Yakushima); nhóm các vùng có nhiều khách du lịch (tại Urabandai, Bắc núi Phú Sĩ, okko, Sasebo); và nhóm các vùng có tài nguyên nhân van đạc sắc đi cùng với những tài nguyên du lịch tự nhiên tái sinh (Tajiri, Hanno - naguri, Iida region, Kosei, Nanki-Kumano). ấy nhân tố van hóa làm nền tảng trong phát triển du lịch: Nhạt Bản là đất nuớc có nền van hóa truyền thống đạc sắc, đọc đáo. Mỗi sản vạt van hóa đã trở thành biểu tuợng va n hóa gắn với biểu tu ợng của quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nhạt Bản nổi lên nhu mọt hiẹn tuợng đạc biẹt về họi nhạp của châu Á. Xét về phu ong diẹn phát triển du lịch, Nhạt Bản đã có những chính sách hiẹu
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 quả nhằm xây dựng thuong hiẹu quốc gia. Điển hình cho những chính sách này là chiến luợc “Cool apan” (tiếng Nhạt: - Kuru apan, tạm dịch: “Nhạt Bản thú vị”). Đây là sự tổng hòa của rất nhiều phu ong diẹn van hóa, từ anime (phim hoạt hình Nhạt Bản), manga (truyẹn tranh Nhạt Bản) tới phim truyền hình, thiết kế, thời trang, thực phẩm và du lịch. “Cool apan” đuợc miêu tả nhu mọt hình thức của quyền lực mềm, có khả nang gián tiếp ảnh huởng đến hành vi, sở thích nguời tiêu dùng và khách du lịch quốc tế thông qua các phu ong tiẹn van hoá hay ý thức hẹ, và là chiến luợc xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch của Nhạt Bản mọt cách hữu hiẹu. Chiến lu ợc “Cool apan” đối với ngành công nghiẹp truyẹn tranh của Nhạt đã đóng góp trực tiếp vào viẹc ra đời hình thái “Du lịch truyẹn tranh” đọc đáo. “Lấy truyẹn tranh làm co sở, tiến hành tổng hợp và khai thác các loại hình hoạt đọng chuyên sâu. So với truyền thống du lịch, du lịch truyẹn tranh manga thực sự mang tính thể nghiẹ m, tính định huớng thu hút, tính va n hóa...” (5, tr.76). Truyẹn tranh Nhạt Bản hiẹn nay chiếm 60% thị truờng truyẹn tranh thế giới, vì vạy, huớng phát triển “ngành du lịch truyẹn tranh” ở Nhạt thực sự mang tính khả quan. Để triển khai loại hình du lịch này, ở Nhạt Bản có các dạng công viên đu ợc thiết kế theo chủ đề, ví dụ: công viên chủ đề Hello Kitty; các công viên mô phỏng theo phim hoạt hình của Hayao Miyazaki. Na m 2010, triển lãm quốc tế truyẹn tranh manga tổ chức ở Tokyo trong hai ngày, đã thu hút 130.000 du khách nuớc ngoài, đạt đu ợc doanh thu đáng kể. Mọt ố gợi cho ngành du lịch iẹt Nam: Từ thực tiễn Nhạt Bản, chúng ta có thể rút ra mọt vài bài học kinh nghiẹm trong viẹc phát huy tài sản trí tuẹ địa phu o ng để phát triển ngành du lịch Viẹt Nam: - Tầm quan trọng của chính phủ và hiẹu quả của các chính sách: Ngành du lịch chỉ phát triển nhanh, bền vững khi có mọt chiến luợc quốc gia về phát triển du lịch và đuợc cụ thể hoá bằng chuo ng trình hành đọng quốc gia. Trong quá trình thực thi chính sách phát triển du lịch, Viẹt Nam cũng cần học tạp Nhạt Bản: tang cuờng tính liên kết giữa các cấp, các bọ, ngành trung uong với địa phu ong, từ bọ
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 máy lãnh đạo đến ngu ời dân, ta ng cuờng tính liên kết giữa ngành du lịch với các ngành nghề khác; ứng dụng Internet marketing trong phát triển du lịch (tạo các website cạp nhạt những đạc sản địa phu ong gắn với các chỉ dẫn địa lý, có nọi dung phong phú, thu hút nguời dân trong nuớc và nguời nu ớc ngoài tham gia bình chọn); đạc biẹt chú trọng đến phát huy tài sản trí tuẹ địa phu ong trong phát triển du lịch, mở mọt hành lang pháp lý thuạn lợi, tạo môi tru ờng cho du lịch phát triển đúng huớng và hiẹu quả. - Xây dựng thu ong hiẹu địa phu ong dựa trên nền tảng va n hóa vốn có: Hiẹn nay, trên toàn thế giới, hàng chục ngàn thành phố và khu vực đang diễn ra các cuọc cạnh tranh mạnh mẽ để thu hút khách du lịch và các nhà đầu tu. Vì vạ y, địa phuong nào có thuong hiẹu mạnh sẽ thu hút đuợc nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tu, khách du lịch và nhờ đó sẽ thu đu ợc các thành quả và lợi ích nhu: sự thịnh vu ợng về kinh tế (phát triển và tang truởng ổn định), sự gia tang tính đa dạng va n hóa. Thuong hiẹu của địa phu ong có thể gắn với sản phẩm truyền thống của chính địa phuong đó nhu ẩm thực, trang phục, va n nghẹ...; cũng có thể là mọt biểu tuợng do chính địa phu o ng sáng tạo ra trong quá trình tái cấu trúc, nhằm chuyển hóa mọt thông điẹp mới. Vì thế, mọt thuo ng hiẹu địa phu ong đuợc xây dựng thành công có thể giúp du khách nhạn diẹn địa phu ong đó mọt cách dễ dàng. - Phát huy vai trò của cọng đồng trong phát triển du lịch: Ngành du lịch cần nâng cao ý thức, vai trò của nguời dân địa phu ong trong phát triển du lịch. Nhà nuớc nên áp dụng mô hình trao quyền cho cọng đồng địa phu ong trong viẹc phát triển du lịch. Vai trò của các co quan chức nang của Nhà nuớc chỉ là theo dõi, giám sát, tu vấn chứ không phải làm thay. Để mô hình này thực sự đi vào thực tiễn, cần có mọt kế hoạch cụ thể, từng buớc, phù hợp với đạc thù riêng của mỗi địa phu ong.
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 Tóm tắt chương 1. Chương 1 tập trung nghiên cứu về một số vấn đề lý thuyết về du lịch bền vững. Du lịch bền vững cần đảm bảo ba khía cạnh là kinh tế, văn hoá - xã hội và môi trường. Ba yếu tố này được xem là 03 trụ cột của du lịch bền vững. Phát triển du lịch bền vững cần phải đảm bảo một số nguyên tắc quan trọng như: sử dụng nguồn lực một cách hợp lý; bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững; phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế cho địa phương; và nguyên tắc thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch bền vững. Bên cạnh đó, để đánh giá tinh bền vững của ngành du lịch TP.HCM, cần quan tâm đến 03 yếu tố: môi trường, về văn hoá, và kinh tế.
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2.1. Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh và phát triển du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh Khái quát về dân ố của TP.HCM Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm ngày 1 tháng 4 năm 2009, thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km². Đến năm 2011, dân số thành phố tăng lên 7.521.138 người. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2014, thì dân số TP.HCM là 7.981.900 người. Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người.Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của TP bình quân 1%/năm và có xu hướng giảm. Thế nhưng, tỷ lệ tăng dân số cơ học tăng bình quân 1,5%/năm và có xu hướng tăng. Trong 20 năm qua, dân nhập cư vào TP.HCM tăng bình quân 8%/năm. Mật độ dân số đạt 4.000 người/km2, trong đó mật độ dân số các quận là 13.600 người/km2, gấp 12,85 lần so với mật độ dân số các huyện. Khái quát về vị tr địa l của TP.HCM Qua quá trình phát triển của mình, TP.HCM được cả nước xem là một trung tâm kinh tế - văn hóa lớn. Đây còn là đầu mối giao thông quan trọng không những của cả nước mà còn của cả Đông Nam Á. TP.HCM còn có nhiều lợi thế về vị trí địa lý và khí hậu. Khái quát về kinh tế của TP.HCM TP.HCM được xem là đầu tàu của cả nước về kinh tế. Đây cũng là nơi diễn ra sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Và là nơi có nhịp sống, lao động bận rộn vào bậc nhất của cả nước. Sở dĩ được như vậy là vì TP.HCM sở hữu vị trí địa lý thuận lợi. Thành phố nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây. Thành phố nằm ở vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Cho nên
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28 Thành phố có điều kiện thuận lợi để trở thành đầu mối giao thông, là nơi nối liền các tỉnh trong vùng nhờ có hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, nổi bật là Cảng Sài Gòn. TP.HCM có nhiều thế mạnh về kinh tế. Bên cạnh các lĩnh vực từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính, TP.HCM đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn trong đó có 4 ngành trọng yếu là cơ khí, chế biến lương thực - thực phẩm, hóa chất - nhựa - cao su và ngành điện tử - công nghệ thông tin. Về thương mại - dịch vụ, TP.HCM có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Ngoài Chợ Bến Thành vốn là nơi giao lưu thương mại từ lâu đời của Thành phố, còn có nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện những năm gần đây như Vincom, Diamond Plaza, Aeon mall... Sức mạnh của ngành thương mại còn được thúc đẩy bởi mức tiêu thụ lớn của cư dân thành phố, cao hơn nhiều so với nhiều tỉnh khác trên cả nước Việt Nam (Tổng cục thống kê, 2016). Khái quát về văn hoá của TP.HCM Ngoài những yếu tố thuận lợi về mặt địa lý, tiềm lực kinh tế, TP.HCM còn là một vùng đất đa dạng về văn hóa. Đây là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá từ khắp các nơi trên đất nước và nhiều nơi trên thế giới. Là sự kết hợp giữa nền văn hoá mang dấu ấn của người Việt Nam, Hoa, Chăm... xen lẫn với văn hoá Pháp, Mỹ nhưng vẫn giữ được nét riêng mang đậm dấu ấn bản sắc dân tộc Việt Nam. Điều này thể hiện thông qua các giá trị vật thể và phi vật thể như di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc và nghệ thuật truyền thống, ẩm thực truyền thống, phong tục, tập quán, lễ hội... Với nhiều công trình kiến trúc mang dáng v hiện đại của Châu Âu như Nhà thờ Đức Bà, Chợ Bến Thành, Nhà hát Thành phố... chúng ta còn được chiêm ngưỡng các đền, miếu, hội quán của người Hoa, nhất là vùng Chợ Lớn. Song bên cạnh đó bản sắc dân tộc Việt Nam vẫn được duy trì và thể hiện rõ nét như chùa Trường Thọ, chùa Từ Ân và quy mô nhất là chùa Giác Lâm, kế đó là chùa Giác Viên.
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 Chính sự hội tụ từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên cả nước và thế giới đã mạng lại cho Thành phố này các dòng văn hoá ẩm thực đặc trưng của phương Tây hay của phố Tàu. Tuy vậy nhưng nền văn hoá ẩm thực mang đậm nét Nam bộ chính là sự hấp dẫn đặc biệt đối với các khách du lịch nước ngoài. Việc chú trọng khai thác các giá trị văn hóa vào các hoạt động kinh doanh du lịch tại TP.HCM với mục đích nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc là hành động mang tính thiết yếu. 2.1.2. Tổng quan về phát triển du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.2.1. Lượng khách du lịch và đóng góp của ngành du lịch vào ngân sách của TP.HCM Trong giai đoạn 2001 – 2005 lượng khách quốc tế đến TP.HCM tăng trưởng liên tục từ 1.226.400 lượt năm 2001, lên hơn 2 triệu lượt năm 2005. Năm 2003, do ảnh hưởng của dịch SA S nên lượng khách quốc tế không tăng, thậm chí còn giảm 9% lượng khách. Tuy nhiên, trong hai năm 2005-2006 du dịch TP.HCM có những mùa bội thu, năm 2005 lượng khách quốc tế đến thành phố là 2 triệu người, đạt 150% kế hoạch dự kiến, tăng gần 30% so với năm 2004, nguyên nhân là do hiệu quả của chính sách miễn thị thực cho công dân một số nước. Năm 2008 - 2009, do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, có nhiều biến động bất lợi đối với hoạt động du lịch. Tuy nhiên, sau bốn năm phục hồi, lượng khách quốc tế đến TP.HCM trong năm 2013 là 4.109.000 người, tăng 1,5 lần so với trước khủng hoảng tài chính. Những năm tiếp theo, lượng khách du lịch đến TP.HCM tiếp tục tăng: năm 2014 là 4.109.000 khách; năm 2015 là 4.400.000; năm 2016 là 4.600.000, năm 2017 là 6.389.480. Như vậy có thể thấy lượng khách du lịch đến TP.HCM liên tục tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2017 lên đến hơn 6 triệu lượt khách du lịch đến Thành phố, điều này cho thấy ngành du lịch TP.HCM đã có sức hút mạnh mẽ đối với du khách. Bảng 2.1. Tỷ trọng khách du lịch đến TP. HCM so với cả nước Giai đoạn 2005 - 2017 Năm TP.HCM VIỆT NAM Tỷ trọng của TP. HCM so
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 30 (Lượt người) (Lượt người) với cả nước (%) 2005 2.000.000 3.467.000 57,69 % 2006 2.350.000 3.600.000 65,28 % 2007 2.700.000 4.200.000 64,28 % 2008 2.800.000 4.200.000 66,67 % 2009 2.600.000 3.800.000 68,42 % 2010 3.100.000 5.000.000 62 % 2011 3.500.000 6.000.000 58,33 % 2012 3.8000 6.800.000 55% 2013 4.109.000 7.500.000 54% 2014 4.400.000 7.874.321 55,88% 2015 4.600.000 7.943.651 57,90% 2016 5.200.000 10.012.735 51,93% 2017 6.389.480 12.922.151 49,44% (Nguồn: Hiệp hội Du lịch TP. HCM) Lượng khách du lịch đến TP.HCM, nếu xét theo thị trường, có thể nhận thấy có 10 thị trường khách quốc tế đến TP.HCM chủ yếu bằng đường hàng không là đông nhất bao gồm: Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc , Úc, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Nga, Pháp. Trong đó, các thị trường như Trung Quốc, Malaysia, Nga, Úc, Nhật có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất. Trong số khách du lịch đến TP.HCM thì khách Nga và Nhật là khách có mức chi tiêu cao nhất cho du lịch. Căn cứ vào nguồn khách du lịch đến TP.HCM trong thời gian qua, mà thành phố cần xây dựng và xác định những thị trường trọng điểm cần tập trung các hoạt động xúc tiến để thu hút du khách quốc tế trong thời gian tới. Vào năm 2016, lượng khách du lịch đến TP.HCM là 5.2 triệu lượt khách quốc tế và 21, 8 triệu lượt khách nội địa (Báo cáo, 2016), năm 2017 là khoảng 6,4 triệu lượt khách quốc tế và 24,9 triệu lượt khách nội địa (Báo cáo, 2017). Nhìn vào hai con số này có thể thấy trong một năm, số lượng du khách quốc tế đến TP.HCM tăng nhanh, với 1,2 triệu khách về mặt tuyệt đối, và khoảng 10% về mặt tương đối, trong
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 31 khi đó số lượng khách nội địa tăng tới gần 3 triệu lượt. Đây là một con số tăng hết sức ấn tượng trong bối cảnh kinh tế khó khăn, chứng tỏ TP.HCM vẫn là điểm thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước. Về nguồn thu từ du lịch, trong năm 2016, tổng doanh thu toàn ngành du lịch đạt 103 ngàn tỷ (Báo cáo ngành du lịch năm 2016), năm 2017 đạt 115 ngàn tỷ (Báo cáo ngành du lịch năm 2017), tăng 12,6% so với năm 2016. 2.1.2.2. Hoạt động của các đơn vị lữ hành, kinh doanh du lịch ở TP.HCM Theo số liệu tại Báo cáo năm 2017 của Sở Du lịch, đến năm 2017, trên địa bàn TP.HCM có 2.310 cơ sở lưu trú du lịch được thẩm định và xếp hạng, số liệu cụ thể ở Bảng dưới đây: Bảng 2.2. Thống kê số lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn TP.HCM Loại, hạng Tính đến 01/11/2017 Số cơ sở Số phòng 5 sao 20 6033 4 sao 20 2906 3 sao 83 6237 2 sao 318 10024 1 sao 1682 26376 Nhà nghỉ du lịch dưới 10 185 1.166 phòng (Nguồn: Sở Du lịch TP.HCM, 2017) Tình hình cấp xét diễn ra tương đối chặt chẽ, đảm bảo công nhận những cơ sở có đủ tiêu chuẩn nhằm phục vụ du khách một cách tốt nhất. Về cơ sở ăn uống, tính đến nay, hiện Thành phố có 132 cơ sở đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, riêng trong năm 2017 TP.HCM công nhận 19 cơ sở đạt chuẩn. đồng thời hướng dẫn những cơ sở khác để giúp họ đạt những tiêu chuẩn đối với cơ sở ăn uống tại Thành phố. Về cơ sở hoạt động lữ hành, Thành phố có 1.280 doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động, trong đó có 624 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 588 doanh nghiệp lữ hành
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 32 nội địa, 55 đại lý lữ hành và 12 văn phòng đại diện doanh nghiệp lữ hành nước ngoài tại Thành phố ( Báo cáo Sở Du lịch năm 2017). TP.HCM có tới 4.945 hướng dẫn viên du lịch với 2.752 quốc tế và 2.193 nội địa. TP.HCM còn có 60 cơ sở mua sắp được cấp biển hiêu dịch vụ mua sắm đạt chuẩn du lịch. Đặc biệt có 77 doanh nghiệp và 573 điểm bán hàng hoàn thuế trên địa bàn Thành phố. Tính đến năm 2017, toàn Thành phố có khoảng 475 xe, 84 tài đủ tiêu chuẩn vận chuyển khách du lịch (Báo cáo Sở Du lịch năm 2017). 2.2. Thực trạng phát triển bền vững ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Hiệu quả kinh tế trong phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh Thời gian qua, ngành du lịch TP.HCM luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và cả nước. Điều này thể hiện thông qua tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP của thành phố không hề nhỏ và không ngừng tăng lên, thể hiện ở Bảng sau: Bảng 2.3. Thống kê đóng góp của du lịch vào GDP của thành phố Năm Doanh Thu (Tỷ đồng) Đóng góp GDP (%) 2013 83.191 10,88 2014 85.000 9,97 2015 94.671 9,89 2016 103.000 10,06 2017 115.978 10,94 (Nguồn: Sở Du lịch TP. HCM, 2017) Bảng số liệu trên cho thấy đóng góp vào GDP của TP.HCM từ ngành du lịch không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Trong năm 2013, toàn Thành phố đã thu hút hơn 19 triệu lượt khách du lịch quốc tế và trong nước đến TP.HCM, ngành du lịch TP.HCM đã tạo ra doanh thu khoảng 83.191 tỷ đồng (tương đương hơn 3,6 tỷ USD), đóng góp 10,88% vào GDP của cả thành phố.