SlideShare a Scribd company logo
1 of 96
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văntốt nghiệp
(Kí và ghi rõ họ tên)
Lê Đức Tuấn Anh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i
MỤC LỤC.................................................................................................. ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU............................................................... v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................. v
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................... 1
CHƯƠNGI: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG
VÀQUẢNTRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ........................... 4
1.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu độngcủadoanh nghiệp............. 4
1.1.1. Khái niệm vàđặc điểm vốn lưu độngcủa doanh nghiệp........................... 4
1.1.2. Phân loại vốn lưuđộngcủadoanh nghiệp............................................... 6
1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưuđộngcủadoanh nghiệp. ................................. 7
1.2. Quản trị vốn lưuđộngcủadoanh nghiệp................................................... 9
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu độngcủadoanh nghiệp................. 9
1.2.1.1. Khái niệm quản trị vốn lưu động. ....................................................... 9
1.2.1.2.Mục tiêu quản trị vốn lưuđộng............................................................ 9
1.2.1.3. Vai trò củacông tác quản trị vốn lưu động trongdoanh nghiệp............. 10
1.2.2.Nộidung quản trị vốn lưu độngcủadoanh nghiệp.................................. 11
1.2.2.1. Xác định nhucầu vốn lưu động........................................................ 11
1.2.2.2.Các mô hình tài trợ vốncủadoanh nghiệp.......................................... 14
1.2.2.3.Phânbổ vốn lưu động. ..................................................................... 17
1.2.2.4. Quản trị vốnbằng tiền..................................................................... 18
1.2.2.5. Quản trịcác khoản phải thu.............................................................. 20
1.2.2.6. Quản trị vốn tồn kho dự trữ.............................................................. 21
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hìnhquản trị vốn lưuđộngcủadoanh nghiệp... 22
1.2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá tình hình tổ chức đảmbảo nguồn vốn lưuđộng. ....... 22
1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình quản trị vốnbằng tiền................................ 23
1.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hìnhquản trị nợ phảithu............................ 25
1.2.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hìnhquản trị vốn tồn kho. .......................... 26
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
iii
1.2.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá tình hìnhquản trị vốn lưu động. ........................ 26
1.2.4. Các nhântố ảnhhưởngđếncôngtác quảntrịvốnlưu độngcủadoanh
nghiệp....................................................................................................... 28
1.2.4.1. Nhân tố chủquan............................................................................ 28
1.2.4.2. Nhân tố kháchquan. ....................................................................... 31
CHƯƠNGII: THỰC TRẠNG QUẢNTRỊVỐNLƯUĐỘNG TẠICÔNGTY
TNHH CƠ KHÍ VIỆT Á............................................................................. 34
2.1....Khái quátvề tìnhhìnhtổ chức vàhoạtđộngkinhdoanhcủaCôngtyTNHH
Cơ Khí Việt Á. .......................................................................................... 34
2.2. Đặc điểm sản xuất kinhdoanhcủaCông ty TNHHCơ Khí Việt Á............ 35
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụcủacông ty........................................................ 35
2.2.2. Đặc điểm hoạtđộngsản xuất, kinh doanh của công ty ........................... 36
2.2.3. Tổ chứcbộmáyquảnlý hoạtđộngsảnxuấtkinh doanhcủaCôngtyTNHH
Cơ Khí Việt Á........................................................................................... 39
2.2.4. Công tác tàichính tạicông ty.............................................................. 43
2.2.5. Tình hình tàisản và nguồn vốn của công ty.......................................... 46
2.2.5.1. Cơ cấu tàisản và nguồn vốncủacông ty .......................................... 46
2.2.5.2. Tình hình kinh doanhcủacông tyTNHHCơ Khí Việt Á.................... 49
2.3. Thực trạnghiệu quảsửdụngvốnlưu độngtạicôngtyTNHH Cơ Khí Việt Á
................................................................................................................ 52
2.3.1. Nguồn hình thành vốn lưuđộng.......................................................... 52
2.3.2. Quy mô kết cấu vốn lưu động.......................................................... 55
2.3.3. Quản trị vốn bằng tiền........................................................................ 57
2.3.4. Khả năng thanh toán của công ty TNHHCơ Khí Việt Á........................ 59
2.3.6. Tốc độ luân chuyển các khoản phải thucủacông ty............................... 63
2.3.7. Tình hình quản trị vốn hàng tồn kho .................................................... 64
2.3.8. Tình hình quản lý hàng tồn kho........................................................... 66
2.4. Đánhgiá khái quáttìnhhìnhsửdụngvốnlưu độngtạicôngtyTNHH Cơ Khí
Việt Á....................................................................................................... 69
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
iv
2.4.1. Những kết quả đạt được..................................................................... 70
CHƯƠNGIII: CÁC GIẢIPHÁP CHỦYẾUNHẰM TĂNG CƯỜNGQUẢN
TRỊ VỐN LƯUĐỘNG TẠICÔNG TYTNHHCƠ KHÍ VIỆT Á.................. 73
3.1. Mục tiêu, phươnghướngpháttriển củaCôngtyTNHHCơ Khí Việt Á trong
thời gian tới............................................................................................... 73
3.1.1. Bốicảnh kinh tế - xã hội..................................................................... 73
3.1.2. Mục tiêu, phươnghướngpháttriển củaCôngtyTNHH Cơ Khí Việt Á
trong thời gian tới....................................................................................... 76
3.2... Mộtsố giải pháp nhằmtăng cườngquảntrịvốnlưu độngtạiCôngtyTNHH
Cơ Khí Việt Á. .......................................................................................... 78
3.2.1. Quảnlý tốtcác khoảnphảithu,lập dựphònggiảmgiá các khoảnnợ khó đòi,
hạn chế tốiđa vốnbịchiếm dụng................................................................. 79
3.2.2. Đẩy mạnh tiêu thụđể giảm lượngdự trữ hàng tồn kho........................... 80
3.2.3. Quản lý chặtchẽ và nângcao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền ................ 81
3.2.4. Tăng năng lực tàichính, đảm bảo tựchủ tàichínhcủadoanh nghiệp ....... 83
3.2.5. Một số giải pháp khác...................................................................... 83
3.3.........Điều kiện thực hiện giải pháp vàmộtsố kiến nghị đốivớidoanhnghiệp.
................................................................................................................ 85
3.3.1. Điều kiện thực hiện giải pháp.............................................................. 85
3.3.2. Mộtsố kiến nghịđối vớidoanh nghiệp. ............................................... 86
KẾT LUẬN.............................................................................................. 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 89
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC.............................. 90
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
v
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Bảng 2.1:Cơ cấu tàisản và nguồn vốncủacông ty năm 2012, 2013, 2014 .......47
Bảng 2.2:Kết quảhoạtđộngsảnxuấtkinh doanhcủacôngtyTNHHCơ Khí
Việt Á.......................................................................................................50
Bảng 2.3: Phân tích kết cấu vốn lưu động củacông ty TNHH Cơ Khí Việt Á.53
Bảng 2.4:Bảng phântíchcơ cấuvốnlưuđộngcủacôngtyTNHHCơ Khí Việt Á.
................................................................................................................56
Bảng 2.5: Kếtcấu vốnbằng tiền củacông tyTNHH Cơ Khí Việt Á.................58
Bảng 2.6:Các chitiêu phảnánh khả năng thanh toáncủaCôngtyTNHHCơ Khí
Việt Á.......................................................................................................59
Bảng 2.7: Kếtcấu Nợ phải thucủaCông tyTNHH Cơ Khí Việt Á..................62
Bảng số 2.8:Bảng tốc độ luânchuyểncác khoảnphảithu củaCôngtyTNHHCơ
Khí Việt Á................................................................................................63
Bảng số 2.9: Kếtcấu hàng tồn kho củaCông tyTNHH Cơ Khí Việt Á ............64
Bảng 2.10: Hiệu suấtquản lý hàng tồn kho củacông tyTNHH Cơ Khí Việt Á.66
Bảng 2.11:Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quảsửdụng VLĐ...............68
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DTT Doanh thu thuần
GVHB Giá vốn hàng bán
HTK Hàng tồn kho
LNST Lợi nhuận sau thuế
LNTT Lợi nhuận trước thuế
TSDH Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
VCĐ Vốn cố định
VCSH Vốn chủ sở hữu
VKD Vốn kinh doanh
VLĐ Vốn lưu động
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Vốn lưu động được xem như là huyết mạch có ý nghĩa quyết định đến sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tầm quan trọng của vốn lưu động đối
với doanh nghiệp được biểu hiện một cách xuyên suốt toàn quá trình hoạt
động sản xuất của doanh nghiệp trên hai phương diện một là trong vai trò điều
kiện vật chất không thể thiếu của quá trình tái sản xuất và hai là công cụ phản
ánh đánh giá sự vận động của các yếu tố sản xuất đầu vào. Chính vì vậy, làm
thế nào để khơi thông và điều tiết hiệu quả dòng huyết mạch này để góp phần
giúp doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh và phát triển luôn luôn là bài toán
trăn trở của nhiều doanh nghiệp mà Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á cũng
không phải là một ngoại lệ. Với lịch sử hình thành và phát triển gần 10 năm,
sở hữu một thương hiệu có uy tín trên thị trường với sự tín nhiệm cao khách
hàng đã tạo ra cho doanh nghiệp nền tảng quan trọng để tiếp tục gặt hái được
những thành công trên con đường phát triển của mình. Tuy nhiên, trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì áp lực cạnh tranh đặc
biệt từ các doanh nghiệp nước ngoài có cùng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh
bên cạnh những doanh nghiệp cạnh tranh truyền thống trong nước đã và đang
đặt ra không ít những khó khăn, thách thức đối với công ty trong việc thực
hiện những mục tiêu chiến lược đã mà doanh nghiệp đã đặt ra. Nắm bắt được
thực trạng này, trong những năm vừa qua, Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á
cũng đã có nhiều những cố gắng nỗ lực quan trọng trong công tác quản trị tài
chính nói chung và công tác quản trị vốn lưu động nói riêng. Mặc dù được
xác định là nhiệm vụ trọng tâm mang tính đột phá góp phần giúp công ty tiếp
tục khẳng định giá trị, vị thế và sức mạnh của mình trên thị trường nhưng hiện
nay công tác quản trị vốn lưu động vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, khiếm
khuyết, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
2
doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của các công tác
quản trị vốn lưu động đối với sự phát triển ổn định và bền vững của doanh
nghiệp đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế hiện nay người viết đã chọn đề tài:
“Giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Cơ Khí Việt
Á” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa các vấn đề lí luận cơ
bản. Bên cạnh đó đề tài cũng đi sâu vào nghiên cứu, phân tích và đánh giá
thực trạng để thấy được những thành tựu đã đạt được và những hạn chế còn
tồn tại. Trên cơ sở đó thông qua định hướng phát triển trong thời gian tới để
có những kiến nghị đóng góp cũng như đề xuất các giải pháp góp phần nâng
cao hiệu quả công tác quản trị vốn lưu động tại đơn vị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là giải pháp tăng cường
quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu gồm: Phương pháp
so sánh thời gian (giữa kỳ này với kỳ trước, giữa thực tế với kế hoạch) để biết
được sự thay đổi cũng như xu hướng biến động các chỉ tiêu kinh tế của doanh
nghiệp; Phương pháp so sánh theo không gian (giữa doanh nghiệp thực tập
với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, giữa doanh nghiệp thực tập với
mức trung bình của ngành) để đánh giá vị thế và vai trò của công ty trong
ngành kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời xem xét diễn biến tình hình
biến động về vốn, tài sản của đơn vị và Phương pháp tỉ số để tính toán và thiết
lập các tỷ số tài chính cần thiết cho quá trình đánh giá tình hình và hiệu quả
sử dụng vốn và tài sản, phân tích kết quả chi phí, doanh thu, lợi nhuận của
công ty.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
3
5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp:
Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn
lưu động của doanh nghiệp.
Chương 2: Thựctrạng quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Cơ Khí
Việt Á
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị
vốn lưu động tại Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do trình độ lý luận và nhận thức có hạn
nên đề tài nghiên cứu này sẽ không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Em
rất mong nhận được sư góp ý của các thầy cô giáo trong bộ môn, ban lãnh đạo
Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á và các bạn để đề tài nghiên cứu được hoàn
thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn Giảng viên hướng dẫn PGS - TS. Bùi Văn
Vần, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á, các anh chị cán bộ Công ty
TNHH Cơ Khí Việt Á và các thầy cô giáo giảng viên Học viện Tài Chính đã
giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Hà Nội, Ngày … tháng ... năm 2015
Sinhviên
Lê Đức Tuấn Anh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
4
CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG
VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦADOANH NGHIỆP
1.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp.
a. Khái niệm vốn lưu động.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều phải
cần các yếu tố cơ bản là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động.
Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu
kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó
được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị của sản phẩm hàng hoá. Biểu
hiện dưới dạng vật chất của đối tượng lao động là tài sản lưu động gồm hai bộ
phận: Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông.
- Tài sản lưu động sản xuất gồm: Một bộ phận là những vật tư dự trữ để
đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục như nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… và một bộ phận là những sản phẩm đang
trong quá trình sản xuất như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm…
- Tài sản lưu động lưu thông: Là những tài sản lưu động nằm trong quá
trình lưu thông của doanh nghiệp như: thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ,
vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán…
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất và tài sản
lưu động lưu thông luôn thay thế chỗ cho nhau, vận động không ngừng nhằm
đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành nhịp nhàng và liên tục.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để có được các yếu tố đó các
doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn tiền tệ nhất định phù hợp với quy mô và
điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
5
mua sắm, hình thành tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình
sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh của doanh nghiệp không ngừng vận
động, chuyển đổi hình thái biểu hiện. Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu sang
hình thái vốn vật tư, hàng hóa và cuối cùng trở về hình thái vốn tiền tệ. Quá
trình này được diễn ra liên tục, thường xuyên lặp lại sau mỗi chu kỳ kinh
doanh và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển vốn kinh doanh của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra nhanh hay chậm lại phụ thuộc
lớn vào các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng ngành nghề kinh doanh, vào
trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Trên cơ sở nền
tảng của quá trình tuần hoàn chu chuyển này, đặc điểm luân chuyển vốn cũng
đã trở thành yếu tố có ý nghĩa đặc biệt được sử dụng để phân loại vốn kinh
doanh. Căn cứ vào tiêu thức này, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được
phân chia thành hai bộ phận là vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định
được sử dụng để xây dựng hoặc trang bị các tài sản cố định trong khi vốn lưu
động lại là số vốn tiền tệ ứng trước để mua sắm, hình thành các tài sản lưu
động như nguyên vật liệu dự trữ sản xuất, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,
thành phẩm chờ tiêu thụ, các khoản vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán. Cách
phân loại này sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp có biện pháp tổ chức quản
lý, phân bổ sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp và hiệu quả.
Như vậy, trên cơ sở tổng hợp sự phân tích ở trên, ta có thể đưa ra khái
niệm cơ bản về vốn lưu động: “Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước
mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản lưu động
thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp”.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
6
b. Đặc điểm vốn lưu động.
Trong quá trình sản xuất, vốn lưu động được chuyển hóa qua nhiều hình
thái khác nhau, qua từng giai đoạn. Các giai đoạn của vòng tuần hoàn luôn
đan xen với nhau và không tách biệt riêng rẽ. Từ khâu dự trữ nhằm xác định
mức dự trữ hợp lý đến khâu sản xuất nhằm rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm
thiểu sản phẩm dở dang, tránh ứ đọng vốn trong sản xuất, sử dụng tiết kiệm
các định mức tiêu dùng vật tư đến quản lý thành phẩm tồn kho, đẩy nhanh tốc
độ tiêu thụ, quản lý các khoản phải thu, chuyển hóa nhanh chóng vốn lưu
động thành tiền mặt nhằm tái đầu tư và phục vụ cho quá trình sản xuất kinh
doanh tiếp theo, làm sao cho đồng vốn lưu động được luân chuyển liên tục,
giảm bớt thời gian vận động của vốn ở mỗi khâu từ đó giảm được chu kỳ vận
động của vốn.
Từ đó ta có thể nói, đặc điểm của vốn lưu động là thường xuyên vận
động, luôn thay đổi hình thái biểu hiện qua các khâu của quá trình kinh
doanh. Vốn lưu động chuyển dịch toàn bộ giá trị của nó ngay trong một lần,
luân chuyển liên tục qua các khâu với tốc độ cao hơn vốn cố định và hoàn
thành một vòng luân chuyển sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
1.1.2. Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp.
- Theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động.
Theo tiêu thức phân loại này, vốn lưu động được chia thành: Vốn vật tư
hàng hóa; Vốn bằng tiền và các khoản phải thu.
 Vốn vật tư hàng hóa gồm có: Vốn tồn kho nguyên vật liệu, vốn sản
phẩm dở dang và bán thành phẩm, vốn thành phẩm.
 Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
 Vốn bằng tiền gồm có: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
7
 Các khoản phải thu gồm có: Phải thu của khách hàng, phải thu tạm
ứng, phải thu nội bộ, phải thu khác.
-Theo vai trò của vốn lưu động.
Theo tiêu thức phân loại này, vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia
thành các loại chủ yếu sau:
 Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất gồm có: vốn nguyên vật
liệu chính, vốn nguyên nhiên vật liệu phụ, vốn phụ tùng thay thế, vốn công cụ
dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất.
 Vốn lưu động trong khâu sản xuất gồm có: vốn bán thành phẩm và
sản phẩm dở dang, vốn về chi phí trả trước.
 Vốn lưu động trong khâu lưu thông gồm có: Vốn thành phẩm, vốn
trong thanh toán, vốn đầu tư ngắn hạn, vốn bằng tiền.
Thông qua sự phân loại vốn lưu động, doanh nghiệp có thể hình thành
được một kết cấu vốn lưu động phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình. Từ đó doanh nghiệp sẽ xác định được trọng tâm quản lý và
có những biện pháp quản trị cần thiết đối với từng bộ phận kết cấu vốn lưu
động mà doanh nghiệp sử dụng.
1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp.
Thông thường trong công tác quản lý, nguồn vốn của doanh nghiệp
được phân loại theo ba phương pháp cơ bản tương ứng với ba tiêu thức đó là:
Phân loại dựa vào quan hệ sở hữu vốn, Phân loại dựa vào thời gian huy động
và sử dụng vốn và Phân loại dựa vào phạm vi huy động vốn. Trong đó,
phương pháp phân loại dựa vào tiêu thức thời gian huy động và sử dụng vốn
là phương pháp được sử dụng phổ biến hơn cả vì tiêu thức này phù hợp với
việc phân chia tài sản thành hai bộ phận gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài
hạn do đó sẽ cho phép doanh nghiệp xem xét và đánh giá được sự tương thích
giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản. Do vậy, căn cứ theo thời gian huy
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
8
động và sử dụng nguồn vốn thì nguồn VLĐ được chia thành: Nguồn VLĐ
thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời.
- Nguồnvốn lưu động thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tính
chất ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để hình thành nên
các TSCĐ thường xuyên cần thiết.
Để đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh được tiến hành thường
xuyên, liên tục thì ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, thường xuyên
phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển như
các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,
thành phẩm và nợ phải thu từ khách hàng.
Nguồn VLĐ thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệp
trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm
bảo vững chắc hơn. Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời
điểm được xác định như sau:
Nguồn VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn
= Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Trong đó:
Nguồn vốn dài hạn = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
= Tổng tài sản – Nợ ngắn hạn
- Nguồn VLĐ tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một
năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu cho tính chất tạm
thời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Nguồn vốn này thường bao gồm: Các khoản vay ngắn hạn, các khoản
phải trả người bán, Các khoản phải trả phải nộp khác…
Cách phân loại trên giúp cho nhà quản trị xem xét huy động các nguồn
phù hợp với thực tế của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tổ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
9
chức nguồn vốn. Mặt khác, đây cũng là cơ sở để lập kế hoạch quản lý và sử
dụng vốn sao cho có hiệu quả lớn nhất với chi phí nhỏ nhất.
1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.2.1.1. Khái niệm quản trị vốn lưu động.
Trên cơ sở định hướng kết hợp giữa nền tảng lý luận về quản trị tài chính
doanh nghiệp được đặt trong mối tương quan với đặc điểm và tính chất của
vốn lưu động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, chúng ta có thể đưa ra khái niệm quản trị vốn lưu động như sau:
“ Quản trị vốn lưu động là quá trình phân tích, hoạch định, lựa chọn,
ra các quyết định, tổ chức thực hiện song song với việc kiểm soát, điều
chỉnh một cách hợp lý các quyết định tài chính ngắn hạn liên quan trực
tiếp tới vốn lưu động trong doanh nghiệp đểqua đó nâng caohiệu quả hoạt
động sản xuấtkinhdoanhcũng như thực hiện được mụctiêu tối đa hóa giá
trị cho doanh nghiệp”.
1.2.1.2. Mục tiêu quản trị vốn lưu động.
Quản lý sử dụng hợp lý tài sản lưu động cũng như vốn lưu động có ảnh
hưởng rất lớn đến việc hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp,
quản trị vốn lưu động có hai mục tiêu cơ bản:
- Thứ nhất, quản trị VLĐ nhằm đáp ứng đầy đủ kịp thời NCVLĐ cho
hoạt động của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần phải xác
định được kế hoạch, mục tiêu kinh doanh trong ngắn hạn cũng như dài hạn để
có biện pháp huy động vốn cụ thể, cần đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn cho sản
xuất. Doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn cho ngắn hạn, bao nhiêu vốn cho dài
hạn thì phải đáp ứng bấy nhiêu.
- Thứ hai, tổ chức huy động vốn đầy đủ, sử dụng tiết kiệm hiệu quả
VLĐ và phải tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp: huy động đầy đủ không có
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
10
nghĩa là bằng mọi cách mà phải có kế hoạch sử dụng tiết kiệm, không ngừng
nâng cao hiệu quả, tránh lãng phí. Việc tổ chức huy động vốn kịp thời, đầy đủ
sẽ giúp cho doanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh, tăng doanh thu và lợi
nhuận doanh nghiệp. Việc lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động
vốn thích hợp sẽ đảm bảo cơ cấu vốn tối ưu có thể giúp doanh nghiệp giảm
bớt được chi phí sử dụng vốn, góp phần tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
cho doanh nghiệp.
1.2.1.3. Vai trò của công tác quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp.
 Huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra
bình thường và liên tục. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp
luôn có những phát sinh các nhu cầu vốn đặc biệt là vốn ngắn hạn phục vụ
duy trì ốn định cho hoạt động thường xuyên của mình. Do vậy, nếu nguồn
vốn lưu động cần thiết không được cung cấp đầy đủ và kịp thời sẽ khiến cho
các hoạt động của doanh nghiệp bị vướng mắc hoặc không triển khai được và
điều này phụ thuộc này này rất lớn vào công tác tổ chức huy động cũng như
quản trị vốn kinh doanh nói chung cũng như vốn lưu động nói riêng tại doanh
nghiệp.
 Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả đồng thời hỗ trợ tăng cường
kiểm tra, giám sát toàn diện các mặt hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả
sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp. Việc tổ chức huy động và quản trị vốn
lưu động một cách khoa học và chặt chẽ sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp định
hình một cơ cấu vốn tối đa, hạn chế thiệt hại do tình trạng ứ đọng và bị chiếm
dụng vốn; từ đó sẽ giảm được số vốn vay đồng thời tiết kiệm được chi phí lãi
vay và chi phí sử dụng vốn. Ngoài ra, công tác quản trị vốn được triển khai
một cách hiệu quả sẽ góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp nhanh chóng
nắm bắt cơ hội kinh doanh để gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho chính
doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
11
1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.2.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động.
 Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp: Nhu cầu vốn lưu động
thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối thiểu cần thiết phải có để đảm
bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình
thường, liên tục và có thể xác định nhu cầu vốn lưu động theo công thức:
Có 2phươngpháp chủyếu:Phươngpháptrực tiếp vàphươngpháp gián tiếp
- Phương pháp trực tiếp
Nội dung chủ yếu của phương pháp này là căn cứ vào các yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến việc dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu dùng sản phẩm để xác
định nhu cầu của từng khoản vốn lưu động trong từng khâu và tổng hợp lại
toàn bộ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Việc xác định nhu cầu vốn
theo phương pháp này được xác định theo trình tự sau:
+ Xác định hàng tồn kho cần thiết
+ Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung cấp
cho khách hàng.
+ Xác định khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp
+ Tổng hợp xác định nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
Công thức:
Vnc =
k n
(Mij x Nij)∑ ∑
J =i J = i
Trong đó:
Vnc: Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp
M : Mức tiêu dùng bình quân 1 ngày của loại vốn được tính toán
N : Số ngày dự trữ và bảo hiểm của loại vốn được tính toán
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
12
i : Số khâu kinh doanh ( i = l,k )
j : Loại vốn sử dụng ( j = l,n )
Phương pháp trực tiếp có ưu điểm là phản ánh rõ nhu cầu vốn lưu
động cho từng loại vật tư hàng hóa và trong từng khâu kinh doanh, do vậy
tương đối sát với nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên phương pháp này
tính toán phức tạp, mất nhiều thời gian trong xác định nhu cầu vốn lưu động
của doanh nghiệp.
- Phương pháp gián tiếp
Phương pháp này dựa vào thống kê về VLĐ bình quân năm báo cáo,
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch và khả năng tăng tốc độ luân
chuyển VLĐ năm kế hoạch. Phương pháp này được sử dụng cho những
doanh nghiệp đã hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Với phương pháp
này, độ chính xác không cao, chịu nhiều ảnh hưởng của nhưng nhân tố không
hợp lý. Nhưng đơn giản, dễ tính đảm bảo thời gian kế hoạch hóa yêu cầu.
Công thức:
Vnc = VLĐo x
M1
x (1 + t)
Mo
Trong đó: Vnc : Nhu cầu VLĐ năm kế hoạch
M1, Mo: Tổng mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch và
năm báo cáo
VLĐo : Số dư bình quân VLĐ năm báo cáo
t : Tỷ lệ giảm hoặc tăng VLĐ năm kế hoạch
T =
K1 - Ko
x 100
Ko
Trong đó: K1, Ko : Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo
+ Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân
chuyển vốn năm kế hoạch: Theo phương pháp này, nhu cầu vốn lưu động
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
13
được xác đinh căn cứvào tổng mức luân chuyển VLĐ (hay doanh thu thuần) và
tốc độ luân chuyển VLĐ dự tính của năm kế hoạch. Công thức tính như sau:
=
Trong đó:
: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch (doanh thu thuần).
: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch.
+ Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: Nội dung của
phương pháp này là dựa vào mối quan hệ giữa vốn lưu động với doanh thu
thuần của năm báo cáo để làm căn cứ xác định nhu cầu vốn lưu động của năm
kế hoạch dựa trên doanh thu dự kiến năm kế hoạch. Phương pháp này được
tiến hành qua 4 bước sau:
Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối
kế toán kỳ thực hiện.
Bước 2: Lựa chọn các khoản mục tài sản ngắn hạn và nguồn vốn
chiếm dụng trong bảng cân đối kế toán chịu sự tác động trực tiếp và có quan
hệ chặt chẽ với doanh thu và tính tỷ lệ phần tram của các khoản mục đó so
với doanh thu thực hiện trong kỳ.
Bước 3: Sự dụng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục trên doanh thu để
ước tính nhu cầu vốn lưu động tăng thêm cho năm kế hoạch trên cở sở doanh
thu dự kiến năm kế hoạch.
- Nhu cầu vồn lưu động tăng thêm = Doanh thu tăng thêm x Tỷ lệ % nhu
cầu vốn lưu động so với doanh thu
- Doanh thu tăng thêm = Doanh thu kỳ kế hoạch – Doanh thu kỳ báo cáo
- Tỷ lệ % nhu cầuvốn lưu độngso với doanh thu = Tỷ lệ % khoản mục tài
sảnlưu độngso với doanh thu – Tỷ lệ nguồn vốn chiếm dụng so với doanh thu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
14
Bước 4: Dự báo nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động tăng thêm của
công ty và thực hiện điều chỉnh kế hoạch tài chính nhằm đạt được mục tiêu
của công ty.
Ưu điểm của phương pháp gián tiếp là việc tính toán tương đối đơn
giản, giúp doanh nghiệp ước tính được nhanh chóng nhu cầu VLĐ năm kế
hoạch xác định nguồn tài trợ phù hợp.
Nhận xét: Như vậy để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được diễn ra bình thường, liên tục. Doanh nghiệp cần đảm bảo
có một lượng vốn lưu động thường xuyên đáp ứng cho các hoạt động thông
qua việc xác định được nhu cầu vốn lưu động giúp cho doanh nghiệp cân đối
được các khoản phải thu, từ đó căn cứ vào đặc điểm và tình hình cụ thể của
doanh nghiệp mà lựa chọn mức tồn kho cho phù hợp.
1.2.2.2. Các mô hình tài trợ vốn của doanh nghiệp
 Mô hình tài trợ thứ nhất:
Toàn bộ tài sản cố định (TSCĐ) và tài sản lưu động thường xuyên
(TSLĐ TX) được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ tài sản lưu
động (TSLĐ) tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
15
Sơ đồ 1.1. Mô hình tài trợ thứ nhất của doanh nghiệp
Mô hình này giúp cho doanh nghiệp xác lập được sự cân bằng về thời
gian sử dụng tài sản với thời gian huy động nguồn tài trợ. Đồng thời giúp
doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao
hơn, giảm bớt được chi phí sử dụng vốn nhưng lại có hạn chế là chưa tạo ra
sự linh hoạt trong tổ chức sử dụng vốn, thường vốn nào nguồn ấy, tính chắc
chắn được đảm bảo hơn song kém linh hoạt hơn.
 Mô hình tài trợ thứ hai:
Toàn bộ tài sản cố định (TSCĐ) và tài sản lưu động thường xuyên
(TSLĐ TX) và một phần tài sản lưu động (TSLĐ) tạm thời được đảm bảo
bằng nguồn vốn thường xuyên, một phần tài sản lưu động tạm thời (TSLĐ)
còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn lưu động tạm thời.
Tiền
Thời gian
TSLĐ TX
TSCĐ
TSLĐ tạm
thời
Nguồn vốn
tạm thời
Nguồn vốn
thường
xuyên
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
16
Sơ đồ 1.2. Mô hình tài trợ thứ hai của doanh nghiệp
Sử dụng mô hình này đảm bảo khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức
cao, tuy nhiên doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản vay trung và dài hạn
nên chi phí sử dụng vốn cao hơn.
 Mô hình tài trợ thứ ba:
Toàn bộ tài sản cố định (TSCĐ) và một phần tài sản lưu động thường
xuyên (TSLĐ TX) được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một
phần tài sản lưu động thường xuyên (TSLĐ TX) và tài sản lưu động (TSLĐ)
tạm thời được đảm bảo bằn nguồn vốn lưu động tạm thời.
Mô hình này có lợi thế hơn so với hai mô hình kia là chi phí sử dụng vốn
sẽ hạ thấp hơn vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử
dụng vốn sẽ linh hoạt hơn. Tuy vậy mô hình này sẽ mang lại rủi ro cao hơn
cho doanh nghiệp nếu có những biến động bất thường trong sản xuất kinh
doanh.
Tiền
Thời gian
TSLĐ TX
TSCĐ
TSLĐ tạm
thời
Nguồn vốn
tạm thời
Nguồn vốn
thường
xuyên
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
17
Sơ đồ 1.3. Mô hình tài trợ thứ ba của doanh nghiệp
Trên thực tế mô hình này thường được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều
hơn vì nguồn tín dụng ngắn hạn cũng được xem như dài hạn vì khoản này có
tính chất chu kỳ.
1.2.2.3.Phân bổ vốn lưu động.
Phân bổ vốn lưu động là việc phân chia các thành phần vốn trong vốn
lưu động theo tỷ trọng sao cho phù hợp với ngành nghề và điều kiện sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác nhau có các cách
phân bổ khác nhau để phù hợp với ngành nghề, điều kiện và tổ chức hoạt
động kinh doanh của công ty. Vốn lưu động bao gồm tiền và các khoản tương
đương tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho, các khoản phải thu và
tài sản ngắn hạn khác. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có tỷ trọng các khoản
này khác nhau, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực vận tải thì không có hang tồn
Tiền
Thời gian
TSCĐ
TSLĐ tạm
thời
Nguồn vốn
tạm thời
Nguồn vốn
thường
xuyên
TSLĐ TX
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
18
kho, doanh nghiệp thuộc linh vực chế biến sản xuất thực phẩm thì lại có rất
nhiều hàng tồn kho. Chính vì thế cần phải nghiên cứu về tỷ trọng các loại vốn
lưu động xem có phù hợp với công ty không để có biện pháp khắc phục và
hoàn thiện hơn hệ thống vốn lưu động của doanh nghiệp.
 Vai trò của phân bổ vốn lưu động: Giúp doanh nghiệp sử dụng vốn
một cách tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn
lưu động để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và bình thường
1.2.2.4. Quản trị vốn bằng tiền.
Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là
một bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là loại tài sản
có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán của doanh
nghiệp. Tuy nhiên vốn bằng tiền bản thân nó không tự sinh lời, nó chỉ sinh lời
khi được đầu tư sử dụng vào mục đích nhất định. Hơn nữa với đặc điểm là tài
sản có tính thanh khoản cao nên vốn bằng tiền cũng dễ bị thất thoát, gian lận,
lợi dụng.
Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phải
đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời
cũng phải đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh
nghiệp. Như vậy khi có tiền mặt nhàn rỗi, doanh nghiệp có thể đầu tư vào
chứng khoán ngắn hạn, cho vay hay gửi tiền vào ngân hàng để thu lợi nhuận.
Ngược lại khi cần tiền mặt, doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng, bán
chứng khoán hoặc đi vay ngắn hạn ngân hàng để có tiền mặt sử dụng.
Trong doanh nghiệp, nhu cầu lưu giữ vốn bằng tiền thường do 3 lý do
chính:
 Nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày như trả
tiền mua hàng, trả tiền lương, tiền công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế… của
doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
19
 Giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh
doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
 Nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi ro bất ngờ có thể xảy ra
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ
yếu:
 Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng
các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ. Có nhiều
phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh nghiệp. Cách
đơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùng tiền mặt bình
quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý. Ngoài phương pháp trên có
thể vận dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu (Baumol) trong quản trị vốn tồn
kho dự trữ để xác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu.
 Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt.
Nhằm để tránh tiền bị mất mát, lợi dụng, doanh nghiệp cần thực hiện:
+ Chấp hành nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ ,
không được thu chi ngoài quỹ
+ Phân định rõ ràng trách nhiệm trong quản lý vốn bằng tiền giữa kế
toán và thủ quỹ. Việc nhập, xuất quỹ tiền mặt hàng ngày phải do thủ quỹ thực
hiện trên cơ sở chứng từ hợp thức và hợp pháp.
+ Phải đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hàng ngày.
+ Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đang chuyển
phát sinh do thời gian chờ đợi thanh toán ở ngân hàng.
 Chủ động lập, thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có
biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả
tiền nhàn rỗi.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
20
1.2.2.5. Quản trị các khoản phải thu.
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng
hóa hoặc dịch vụ. Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có các
khoản nợ phải thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải
thu quá lớn hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Quản trị khoản phải thu liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi
ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu không bán chịu doanh nghiệp sẽ mất
đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, do đó mất cơ hội thu lợi nhuận. Song nếu bán
chịu hay bán chịu quá mức sẽ dẫn tới tăng chi phí quản trị các khoản phải thu,
làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu được nợ. Do đó
nếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thể mở rộng bán
chịu, còn nếu khả năng sinh lời nhỏ hơn rủi ro doanh nghiệp phải thu hẹp việc
bán chịu hàng hóa dịch vụ.
Nội dung quản trị các khoản phải thu:
 Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng.
Trước hết doanh nghiệp cần xác định đúng đắn các tiêu chuẩn hay giới
hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để có thể bán chịu. Tùy theo mức
độ đáp ứng các tiêu chuẩn này mà doanh nghiệp áp dụng chính sách bán chịu
nới lỏng hay thắt chặt cho phù hợp. Ngoài ra cũng cần xác định đúng đắn các
điều khoản bán chịu hàng hóa dịch vụ, bao gồm việc xác định thời hạn bán
chịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm hơn thời
hạn bán chịu theo hợp đồng.
 Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu.
Nội dung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu
cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán. Do đó doanh
nghiệp cần thu thập thông tin về khách hàng (báo cáo tài chính, các kết quả
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
21
xếp hạng tín nhiệm, xếp hạng tín dụng, các thông tin khác,…); đánh giá uy tín
khách hàng theo các thông tin thu nhận được; lựa chọn quyết định nới lỏng
hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ chối bán chịu.
 Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ.
 Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp.
 Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có
chính sách thu hồi nợ thích hợp.
 Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước
dự phòng nợ phải thu khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính.
1.2.2.6. Quản trị vốn tồn kho dự trữ.
Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản
xuất hoặc bán ra sau này. Nếu căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ
của doanh nghiệp được chia thành 3 loại: Tồn kho nguyên vật liệu; tồn kho
sản phẩm sở dang, bán thành phẩm; tồn kho thành phẩm. Nếu căn cứ vào mức
độ đầu tư vốn, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp được chia thành tồn kho có
suất đầu tư vốn cao, thấp hoặc trung bình. Thông thường đối với loại tồn kho
có suất đầu tư vốn cao, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm soát và duy trì
ở mức dự trữ tồn kho thấp để tiết kiệm chi phí và hạn chế rủi ro. Ngược lại,
loại tồn kho có suất đầu tư vốn thấp thì doanh nghiệp có thể duy trì ở mức dự
trữ tồn kho cao hơn.
Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượng
tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rất
quan trọng, không phải vì nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn lưu
động của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp tránh được
tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy
nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
22
Quy mô vốn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho dự
trữ của doanh nghiệp. Tuy nhiên từng loại tồn kho dự trữ lại có các nhân tố
ảnh hưởng khác nhau:
 Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, thường chịu ảnh hưởng bởi
yếu tố quy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư của trị trường, giá
cả vật tư hàng hóa, khoảng cách vận chuyển từ nơi cung ứng đến doanh
nghiệp.
 Đối với các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm thường chịu ảnh
hưởng bởi các yếu tố kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian chế tạo sản
phẩm, trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
 Đối với mức tồn kho thành phẩm thường chịu ảnh hưởng bởi số
lượng sản phẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa khâu sản xuất và khâu
tiêu thụ, sức mua của trị trường,…
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh
nghiệp.
1.2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động.
Chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn
lưu động là Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC). Nguồn vốn lưu động
thường xuyên (NWC) được xác định như sau:
NWC = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn
Hoặc
NWC = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá phương thức tài trợ vốn lưu động của
doanh nghiệp và thường được kết hợp với nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng
thanh toán để phân tích mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt động
của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
23
Các trường hợp diễn biến của Nguồn vốn lưu động thường xuyên
(NWC):
+ Trường hợp 1: Khi nguồn vốn dài hạn lớn hơn giá trị tài sản dài hạn
(hay tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn) thì Nguồn vốn lưu động
thường xuyên có giá trị dương (NWC > 0).
+ Trường hợp 2: Khi nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn giá trị tài sản dài hạn
(hay tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn) thì Nguồn vốn lưu động
thường xuyên có giá trị âm (NWC < 0) đồng nghĩa với việc doanh nghiệp
hình thành tài sản dài hạn bằng nguồn vốn dài hạn.
+ Trường hợp 3: Khi nguồn vốn dài hạn bằng giá trị tài sản dài hạn (hay
tài sản ngắn hạn bằng nợ phải trả ngắn hạn) thì Nguồn vốn lưu động thường
xuyên sẽ bằng 0 (NWC = 0).
1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình quản trị vốn bằng tiền.
 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:
Hệ số khả năng
thanh toán hiện thời =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần
nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có (tài sản có khả năng chuyển đổi
thành tiền trong 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh).
 Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số khả năng
thanh toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
24
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
mà không cần phải thực hiện thanh lý hàng tồn kho (bộ phận tài sản lưu động
có tính thanh khoản thấp hơn), đây là chỉ tiêu này đánh giá chặt chẽ hơn khả
năng thanh toán của doanh nghiệp so với chỉ tiêu thanh toán hiện thời.
 Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Hệ số khả năng
thanh toán tức thời =
Tiền và các khoảntương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng
các khoản tiền và tương đương tiền, đây là chỉ tiêu có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với chủ nợ của doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định cung ứng
nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Hệ số thanh toán lãi vay:
Hệ số khả năng
thanh toán lãi vay =
Lợi nhuận trước thuê và lãi vay
Lãi vay phải trả
Hệ số này được tính toán dựa vào số liệu của báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay và phản ánh mức độ rủi
ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Chỉ tiêu này cũng là một trong những
chỉ tiêu được các ngân hàng đặc biệt quan tâm khi thẩm định cho vay và có
ảnh hưởng rất lớn đến xếp hạng tín nhiệm cũng như lãi suất vay vốn đối với
doanh nghiệp.
 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng tạo tiền
 Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
25
Hệ số tạo tiền từ
hoạt động kinh doanh =
Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh
Doanh thu bán hàng
Chỉ tiêu này giúp nhà quản trị đánh giá được khả năng tạo tiền từ
hoạt động kinh doanh so với doanh thu đạt được trong kì.
 Hệ số đảm bảothanh toán lãi vay từ dòng tiền thuần hoạtđộng:
Hệ số đảm bảo thanh toán
lãi vay từ dòng tiền thuần
hoạt động =
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
+ Lãi vay phải trả
Lãi vay phải trả
Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng tạo tiền từ hoạt
động sản xuất kinh doanh có đáp ứng được yêu cầu thanh toán lãi vay hay
không
 Hệ số đảm bảothanh toán nợ từ dòng tiền thuần hoạtđộng:
Hệ số đảm bảo thanh toán nợ
từ dòng tiền thuần hoạt động =
Dòng tiền thuần từ hoạt động
kinh doanh
Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này được sử dụng để xem xét khả năng chi trả các khoản nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp thông qua dòng tiền thuần hoạt động từ đó đánh
giá khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đủ chi trả
nợ hay không
1.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị nợ phải thu.
 Số vòng quay nợ phải thu:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
26
Số vòng quay nợ phải thu =
Doanh thu bán hàng
Số nợ phải thu bình quân trong kỳ
Đây là chỉ tiêu cho biết trong một kỳ nợ phải thu luân chuyển được bao
nhiêu vòng và đánh giá tổng quan tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp.
 Kỳ thu tiền trung bình:
Kỳ thu tiền trung bình =
360
Vòng quay nợ phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của
doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền hàng.
1.2.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn tồn kho.
 Số vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay
hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Giá trị hàng tồn kho bình quân trong kỳ
 Số ngày một vòng quay hàng tồn kho:
Số ngày
một vòng quay
hàng tồn kho =
360
Số vòng quay hàng tồn kho
1.2.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động.
 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động:
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động phản ánh mức độ luân chuyển vốn lưu
động nhanh hay chậm và thường được phản ánh qua các chỉ tiêu số vòng quay
vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
27
- Số lần luân chuyển vốn lưu động (số vòng quayvốn lưu động):
Số lần luân chuyển
vốn lưu động =
Tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ
Số vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhất
định, thường là một năm. Để đơn giản, tổng mức luân chuyển vốn lưu động
thường được xác định bằng doanh thu thuần trong kỳ. Số vốn lưu động bình
quân được xác định theo phương pháp bình quân số học.
-Kỳ luân chuyển vốn lưu động:
Kỳ luân chuyển
vốn lưu động =
Số ngày trong kỳ (360 ngày)
Số lần luân chuyển vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay vốn lưu động cần bao
nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyển càng
nhanh và ngược lại.
 Mức tiết kiệm vốn lưu động:
Mức tiết kiệm
vốn lưu động =
Mức luân chuyển vốn
bình quân 1 ngày kỳ
KH
x
Số ngày rút ngắn kỳ
luân chuyển vốn
lưu động
Mức tiết kiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được do
tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Nhờ tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu
động nên doanh nghiệp có thể rút ra khỏi một số vốn lưu động để dùng cho
các hoạt động khác.
 Hàm lượng vốn lưu động:
Hàm lượng vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Doanh thu thuần trong kỳ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
28
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu thuần cần bao
nhiêu đồng vốn lưu động. Hàm lượng vốn lưu động càng thấp thì vốn lưu
động sử dụng càng hiệu quả và ngược lại.
 Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động:
Tỷ suất lợi nhuận
vốn lưu động =
Lợi nhuận trước (sau) thuế
x 100%
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế ở trong kỳ. Chỉ tiêu này là thước đo
đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị vốn lưu động của
doanh nghiệp.
Trong quá trình tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh
nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, ta có thể chia ra thành hai nhóm
nhân tố sau:
1.2.4.1. Nhân tố chủ quan.
Nhân tố chủ quan là những nhân tố xuất phát từ bản thân doanh nghiệp
do đó doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự khắc phục các nhân tố tiêu cực đồng
thời phát huy những nhân tố tích cực để hiệu quả công tác quản trị và sử dụng
vốn của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Thông thường nhân tố chủ
quan gồm các nhân tố sau:
 Trình độ và năng lực của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp
Đây là nhân tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Trình độ và năng lực quản trị vốn được biểu hiện
xuyên suốt trong tổng thể quá trình hoạt động của doanh nghiệp từ quyết định
lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, xác định nhu cầu vốn cho đến việc
bố trí cơ cấu vốn, sử dụng cơ cấu vốn hợp lý đúng mục đích. Bên cạnh đó,
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
29
quá trình sản xuất kinh doanh cũng là một quá trình diễn ra một cách thường
xuyên liên tục; do đó trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh nếu việc sử dụng
vốn kém hiệu quả ở một khâu sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình sản xuất và điều
này hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ quản lý của doanh nghiệp. Trình độ
quản lý chuyên nghiệp với tổ chức bộ máy hoạt động gọn nhẹ, linh hoạt, có sự
phối hợp nhịp nhàng sẽ giúp cho công tác quản trị và sử dụng vốn đạt hiệu
quả cao, ngược lại năng lực quản trị yếu kém hoặc bị buông lỏng sẽ không
những hạn chế tính hiệu quả mà còn gây suy giảm khả năng bảo toàn phát
triển vốn của doanh nghiệp.
 Hiệu quả huy động vốn
Để hình thành nên tài sản (hình thái biểu hiện của vốn) thì doanh nghiệp
cần ứng ra lượng vốn đầu tư ban đầu, được hình thành từ hai nguồn chính là
vốn chủ sở hữu và vốn vay. Cả hai nguồn vốn này đều có chi phí sử dụng
vốn; vì vậy nó tạo ra áp lực đòi hỏi nhà quản trị phải có những quyết định
chiến lược trong việc phân bổ và sử dụng sao cho có hiệu quả để có nguồn bù
đắp cho phần chi phí đó. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có sự tính toán
cụ thể, chi tiết nhu cầu về vốn trong từng thời kỳ, từng giai đoạn để lượng vốn
được huy động cân đối với nhu cầu sản xuất kinh doanh, qua đó sẽ góp phần
hỗ trợ công tác quản trị được triển khai thuận lợi và hạn chế tối đa tình trạng
dư thừa hay thiếu hụt vốn dẫn đến sản xuất bị ngưng trệ.
 Ngành nghề kinh doanh
Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật ngành nghề kinh doanh là đặc trưng quan
trọng có ý nghĩa chi phối đặc biệt đối với định hướng chiến lược hoạt động
lâu dài của doanh nghiệp. Do đó việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư hình thành
tài sản ở các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau là khác nhau.
Chính vì vậy, để công tác quản trị vốn lưu động phát huy hiệu quả, nhà quản
trị cần có sự nghiên cứu cụ thể, kĩ lưỡng đặc thù và tính chất chu kỳ sản xuất
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
30
của doanh nghiệp mình nói riêng cũng như toàn ngành nói chung để có thể
hoạch định và thực hiện những chính sách và giải pháp quản trị phù hợp.
 Chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh
Chiến lược hoạt động định hình các mục tiêu cụ thể trong ngắn hạn và
mục tiêu tổng thể trong dài hạn của doanh nghiệp nên có ý nghĩa quyết định
đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như tương
lai. Do đó, để có thể có được những biện pháp quản trị vốn phù hợp và hiệu
quả thì nhà quản trị cần bám sát những chiến lược hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
 Trình độ lao động
Quyết định quản trị phụ thuộc rất lớn vào trình độ của nhà quản lý. Tuy
nhiên những quyết định này lại được cụ thể hóa thông qua công nhân viên
trong doanh nghiệp - những người trực tiếp sản xuất kinh doanh tạo ra lợi
nhuận. Vì vậy, ngay cả khi quyết định quản trị đúng đắn nhưng người trực
tiếp cụ thể hóa quyết định đó không có đủ năng lực và trình độ để lĩnh hội và
thực hiện thì đồng vốn vẫn không tạo ra được hiệu quả cao. Do đó, tất cả các
doanh nghiệp đều muốn mình có được đội ngũ quản lý giỏi, nhân công lành
nghề phục vụ hết mình vì công ty.
 Uy tín của doanh nghiệp
Các mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp, các
đối tác có ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn, nhịp độ sản xuất, khả
năng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm. Công ty tạo được uy tín cao chắc chắn sẽ
duy trì và phát triển quan hệ với nhiều đối tác, qua đó sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động quản trị vốn, đồng vốn sẽ có cơ hội tạo ra hiệu quả cao hơn
những doanh nghiệp có uy tín thấp trên thị trường.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
31
1.2.4.2. Nhân tố khách quan.
 Sự ổn định của nền kinh tế
Nền kinh tế ở tình trạng tăng trưởng nóng lạm phát cao hay suy thoái
mạnh và thất nghiệp nhiều đều có ảnh hưởng sâu sắc và rõ rệt đến sức khỏe
của doanh nghiệp và nhu cầu cũng như hiệu quả sử dụng vốn - dòng máu của
doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi qua từng thời kỳ. Chẳng hạn như khi tỷ lệ lạm
phát tăng làm cho giá cả các mặt hàng không ngừng tăng lên từ đó làm suy
giảm sức mua của đồng tiền từ cả cầu tiêu dùng và cầu đầu tư. Với một khối
lượng vốn có được như trước khi nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát sẽ
không còn đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh ở quy mô
tương ứng và do đó bắt buộc doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động với nhu
cầu vốn ở mức thấp hơn.
 Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật như các văn bản luật, các
Thông tư, Nghị định và định hướng chính sách kinh tế vĩ mô, Nhà nước thiết
lập môi trường kinh doanh và hình thành khung hành lang pháp lý cho sự tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời
định hướng các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo kế
hoạch toàn thể về kinh tế vĩ mô ở từng giai đoạn cụ thể. Các chính sách này
phát huy hiệu lực ở mỗi thời kỳ nhất định; thường xuyên được sửa đổi, bổ
sung và hoàn thiện theo điều kiện tình hình thực tế có thể tác động khuyến
khích hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Với tư cách là một pháp
nhân hoạt động trong nền kinh tế quốc dân chịu sự điều chỉnh của luật pháp,
doanh nghiệp phải luôn nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện đầy đủ các quy
định của Nhà nước.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
32
 Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường
Cạnh tranh là một yếu tố khách quan của nền kinh tế trị trường và có ảnh
hưởng nhiều mặt đối với doanh nghiệp một mặt nó tạo ra động lực thúc đẩy
doanh nghiệp tích cực áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến để
cải tiến quy trình sản xuất nhằm gia tăng năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí,
hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp trên
thị trường nhưng ngược lại có thể khiến doanh nghiệp trở nên tụt hậu, kinh
doanh thua lỗ thậm chí có thể phá sản khi thị phần và thị trường bị các đối thủ
cạnh tranh chiếm lĩnh và khai thác. Trong bối cảnh mà sự hội nhập kinh tế
quốc tế của nước ta ngày càng trở nên sâu sắc và toàn diện thì áp lực cạnh
tranh mà mỗi doanh nghiệp phải đối diện còn lớn hơn rất nhiều khi không chỉ
giới hạn ở các doanh nghiệp trong nước mà còn mở rộng ra những doanh
nghiệp nước ngoài có tiềm lực tài chính và trình độ quản lý vượt trội. Điều
này đòi hỏi công tác quản trị vốn trong mỗi doanh nghiệp rất cần phải quan
tâm, chú trọng để gia tăng khả năng sinh lời vì nếu công tác quản trị yếu kém
tất nhiên kéo theo hệ quả công ty làm ăn thua lỗ, không tạo ra được lợi nhuận
dẫn đến nguy cơ giải thể phá sản.
 Lãi suất tiền vay
Khi sử dụng nguồn lực tài chính từ các chủ thể trong nền kinh tế thì tất
yếu doanh nghiệp sẽ phải chi trả lợi tức cho những chủ thể này dưới dạng chi
phí lãi vay được xác định trên cơ sở lãi suất tiền vay. Chính vì vậy, mức lãi
suất tiền vay có ảnh hưởng đặc biệt đến công tác quản trị vốn của doanh
nghiệp bởi nó đòi hỏi đồng vốn được sử dụng đúng mục đích và mang lại hiệu
quả mà cụ thể là đối với nguồn vốn vay tín dụng từ ngân hàng và các tổ chức
tín dụng, thì khả năng sinh lời phải lớn hơn lãi suất tiền vay thì doanh nghiệp
mới có nguồn để chi trả; lãi suất vàng cao thì áp lực quản trị đồng vốn càng
tăng và ngược lại.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
33
 Các nhân tố khác
Trong quá trình phát triển của mình, doanh nghiệp thường phải đối mặt
với những rủi ro không thể tránh khỏi từ tự nhiên như thiên tai, hoả hoạn;
hoặc trong kinh doanh như sự biến động về giá cả, sự lệch lạc về tương quan
quan hệ cung cầu trên thị trường,… Đây được xem là nhân tố bất khả kháng
mà doanh nghiệp phải chấp nhận nếu xảy ra và nó có ảnh hưởng không nhỏ
tới công tác quản trị và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
34
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG
TY TNHH CƠ KHÍ VIỆT Á
2.1. Khái quát về tình hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của Công ty
TNHH Cơ Khí Việt Á.
Công ty TNHH Cơ khí Việt Á được kế thừa và phát triển trên nền tảng
vững chắc của chi nhánh công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Thương Mại công
nghiệp Việt Á tại Hưng Yên từ năm 2001. Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á
thành lập vào ngày 23/03/2006 tại thôn PhanBôi, xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh
Hưng Yên. Người sáng lập là bà Phạm Thị Loan - chủ tịch hội đồng quản trị,
kiêm Tổng Giám đốc. Giám đốc là ông Trương Duy Phi. Những thông tin
chung từ công ty như sau:
- Tên công ty: Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á;
- Tên giao dịch viết tắt tiếng Việt: Công ty Cơ Khí Việt Á;
- Tên giao dịch tiếng Anh: Viet A Mechanical Company Limited;
- Tên giao dịch viết tắt tiếng Anh: VAMECO Co.,Ltd;
- Trụ sở văn phòng tại Hà Nội: Nhà 18/2 ngõ 370 đường Cầu Giấy- Hà
Nội;
- Điện thoại: 04.38336096 Fax: 04.38336095
- Trụ sở nhà máy: Km 29 Khu công nghiệp Phố Nối B, xã Dị Sử, huyện
Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên;
- Điện thoại: 0321.36944088 Fax: 0321.36944050
- Email: Vietafact@hn.vnn.vn Website:www.vieta.com.vn
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 1 thành viên;
- Vốn điều lệ: 21 tỷ đồng;
- Số lượng CBCNV: 350 người;
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
35
- Diện tích nhà máy: gần 3,5 ha.
Mặc dù công ty mới thành lập nhưng công ty đã đạt được nhiều giải
thưởng cao quý: giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, giải thưởng Châu Á Thái Bình
Dương…hoạt động và phát triển ổn định. Doanh thu, lợi nhuận qua các năm
tăng. Công ty đã ngày càng khẳng định được thương hiệu trên thị trường
2.2. Đặc điểm sảnxuất kinh doanh của Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
* Chức năng:
Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực khác
do công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thương mại Công nghiệp Việt Á cấp để
tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Nhiệm vụ:
+ Chịu sự điều hành của hội đồng quản trị Tập đoàn Việt Á trong việc
xây dựng và thực hiện định hướng kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý; chấp
hành nghiêm chỉnh các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị Tập đoàn
Việt Á;
+ Hoạchđịnh, nghiên cứu và xây dựng các kế hoạch, chương trình, chính
sách và tổ chức điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty;
+ Chịu trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc độtxuấttình hìnhcủa côngty, tạo
điều kiện thuận lợi để chủ sở hữu kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty;
+ Chịu trách nhiệm quyết toán tài chính năm đối với chủ sở hữu;
+ Đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000;
hệ thống quản lý môi trường đạt tiêu chuẩn ISO14001-2004.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
36
2.2.2. Đặcđiểm hoạtđộng sản xuất, kinhdoanhcủa công ty
* Lĩnh vực hoạt động:
+ Tư vấn thiết kế kỹ thuật chuyên ngành cơ khí, máy móc, thiết bị điện,
xây dựng dân dụng, công nghiệp, công trình điện;
+ Xây dựng các công trình điện đến 110 kV; 220 kV; 500 kV;
+ Sản xuất vật liệu điện, lắp ráp thiết bị điện, điện tử;
+ Kinh doanh và sản xuất các sản phẩm cơ khí mạ kẽm nhúng nóng;
+ Tư vấn thi công xây dựng, sửa chữa, cải tạo nâng cấp lắp đặt các
công trình điện đến 220 kV, công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông,
thuỷ lợi, công trình bưu chính viễn thông, hạ tầng kỹ thuật.
+ Sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí
+ Sản xuất, lắp ráp, mua bán máy móc, thiết bị, linh kiện các ngành
giao thông vận tải, điện, điện tử, thiết bị tự động.
+ Dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.
* Các sản phẩm chủ yếu
+ Cột thép, cột điện mạ kẽm nóng, xà giá, thang đỡ máng cáp;
+ Cột ăng ten viễn thông mạ kẽm nóng;
+ Các phụ kiện đường dây và trạm;
+ Các chi tiết tiêu chuẩn (bu lông, đai ốc, vòng đệm);
+ Các sản phẩm kết cấu thép siêu trường, siêu trọng dạng khung, dầm,
dàn…phục vụ cho các ngành xây dựng, xi măng và các nghành công nghiệp
khác;
+ Hệ thống băng tải và các kết cấu khung, dầm và giàn khác phục vụ
cho công nghiệp và dân dụng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
37
Sơ đồ 2.1:Quy trình công nghệ sản xuất sảnphẩm cơ khí của công ty
Sơ đồ 2.2:Quy trình công nghệ ở xưởng mạ của công ty
* Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty
Công ty TNHH Cơ khí Việt Á là một doanh nghiệp chuyên gia công các
mặt hàng xà giá, trụ đỡ, gia công cơ khí, các loại cột điện phục vụ cho các
đường dây từ 110Kv đến 500Kv, các cột Ăngten viễn thông và Mạ kẽm
nhúng nóng các sản phẩm cơ khí, kết cấu thép. Do đặc điểm đa dạng về chủng
loại sản phẩm sản xuất nên Công ty tổ chức sản xuất theo hình thức chuyên
môn hoá sản phẩm.
Tôn, thép Cắt, đột Chấm hàn
Gia công
hoàn thiện
Kiểm tra và
xuất xưởng
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật)
Kiểm
tra
Sản phẩm nhận từ
xưởng cơ khí
Sản phẩm theo
đơn đặt hàng
Bể tẩy
axit
Sơn
Bể mạ
kẽm
Xuất
xưởng
Bể rửa
nước
Bể sấy
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
38
Bộ phận sản xuất chính: bao gồm 02 phân xưởng sản xuất.
- Phân xưởng Cơ khí: Sản phẩm chính là các xà giá, trụ đỡ, gia công cơ
khí, các loại cột điện phục vụ cho các đường dây từ 110Kv đến 500Kv, các
cột Ăngten viễn thông. Các công đoạn sản xuất bao gồm: Cắt phôi -> sản
phẩm sau khi kết thúc công đoạn cắt sẽ chuyển sang công đoạn Đột/Khoan ->
công đoạn tiếp theo là Chấn/Uốn, các sản phẩm phải trải qua công đoạn này,
các sản phẩm có phải uốn hay không cũng đều được đóng số ký hiệu mã sản
phẩm và chuyển giao công đoạn tiếp theo -> tại công đoạn gá Hàn, trong chế
tạo cột thép chỉ có khoảng (10-15)% số lượng chi tiết phải trải qua công đoạn
hàn, tuy nhiên những chi tiết phải hàn đều là những cụm chi tiết có kích thước
và khối lượng lớn.
- Phân xưởng Mạ kẽm nhúng nóng: thực hiện các công việc tẩy rửa, mạ
kẽm nhúng nóng các sản phẩm cột thép được gia công tại Công ty và các đơn
hàng mạ cho các khách hàng bên ngoài, các sản phẩm sau khi được mạ sẽ tiến
Phân xưởng Mạ
Kẽm Nhúng Nóng
Bộ phận Kho
Tổ Cơ Điện
Nhà ăn ca
KCS Kho thành phẩm
Phân xưởng Cơ
Khí
Sơ đồ 2.3:Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
39
hành hoàn thiện và bao gói hàng theo bảng kê bao gói, tập kết chờ chuyển
giao cho khách hàng.
Bộ phận sản xuất phụ:
- Tổ cơ điện có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi kiểm tra trực sự cố,
phục vụ sản xuất kịp thời đảm bảo máy móc hoạt động tốt để thực hiện đúng
tiến độ sản xuất kinh doanh, kết hợp gia công cơ khí các thiết bị chuyên dùng
phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Bộ phận kho: Tiếp nhận nguyên vật liệu nhập kho, lập sổ sách theo dõi,
cân đối mức xuất-nhập, tiến hành kiểm tra sắp xếp vật tư theo chủng loại
trước khi tiến hành cấp phát cho các bộ phận sản xuất. Tiếp nhận sản phẩm đã
hoàn thành, đóng gói đưa vào kho thành phẩm chờ ngàygiao hàng.
- Kho thành phẩm: Lưu trữ và bảo quản các sản phẩm hoàn thiện sau sản
xuất. Đồng thời thực hiện giao hàng nhanh chóng khi có yêu cầu từ trên xuống.
Nhìn chung do tính chất công việc của từng bộ phận khác nhau nên nó
có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng chúng đều có mối quan hệ khăng
khít với nhau nhằm đáp ứng mục đíchcuối cùng của Công ty là đảm bảo cung
cấp cho khách hàng, giao hàng đúng tiến độ theo hợp đồng.
2.2.3. Tổchức bộ máyquản lý hoạt động sản xuấtkinhdoanhcủa Công ty
TNHH Cơ Khí Việt Á
* Cơ cấu tổ chức của công ty
Bộ máy tổ chức của công ty được cơ cấu theo mô hình dạng trực tuyến
chức năng. Giữa các phòng ban trong quá trình hoạt động có sự phối kết hợp,
tác động qua lại với nhau để hoàn thành mục tiêu chung của công ty.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
40
Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á
(Nguồn:Phòng tổ chức – hành chính)
* Chức năng của các phòng ban
+ Ban lãnh đạo công ty
Giám đốc: là người được tổng giám đốc tập đoàn uỷ quyền điều hành và
chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản suất kinh doanh của công ty.
Giám đốc trực tiếp điều hành, quyết định mọi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, có nhiệm vụ quản lí toàn diện kế hoạch, chiến lược, phát triển
sản xuất kinh doanh; quản lý công tác tài chính kế toán, nguồn nhân lực, cơ sở
vật chất kỹ thuật… và quan hệ hợp tác với các cơ quan hữu quan, đồng thời là
người chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và pháp luật.
Giám Đốc
PGĐ
Kinh doanh
Phòng
Kinh
doanh
Phòng
Tài
chính-
Kế toán
Phòng
Tổ chức -
Hành
chính
PGĐ Kỹ
thuật
& Sản xuất
Phòng
Quản
lý sản
xuất
Phòn
g Kỹ
thuật
Phòng
Quản lý
chất
lượng
Phòng
Vật tư
Xưởn
g sản
xuất
Xưởn
g Cơ
khí
Xưởn
g mạ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
41
Các Phó giám đốc trợ giúp giám đốc tạo thành một thể thống nhất chặt
chẽ, thực hiện chức năng tham mưu, đề xuất các biện pháp cùng giám đốc tổ
chức thực hiện tốt các mục tiêu và biện pháp đề ra.
+ Phòng tổ chức - hành chính:
Phòng tổ chức hành chính tham mưu giúp việc cho giám đốc, thực hiện
hai chức năng chính là tổ chức nhân sự và công tác hành chính quản trị.
- Về công tác tổ chức nhân sự: tổ chức thực hiện hoạch định, kế hoạch
hoá nguồn nhân lực, tiến hành tuyển dụng, đào tạo, bố trí lao động, quản trị
tiền lương, các công tác quan hệ lao động, công tác về phúc lợi, khen thưởng,
an toàn và bảo hộ lao động…
- Về công tác quản trị hành chính:
. Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, lễ tân, các vấn đề về thông
tin liên lạc, an ninh trật tự, công tác vệ sinh công nghiệp, bếp ăn tập thể, công
tác đời sống, văn hoá xã hội theo quy chế hoạt động của công ty, pháp luật
hiện hành.
. Thực hiện chức năng là đầu mối thông tin liên lạc của công ty với các
đơn vị thành viên khác của tập đoàn Việt Á và với các cơ quan bên ngoài.
. Chịu trách nhiệm tổ chức mua sắm, phân phối sử dụng và quản lý, sửa
chữa trang thiết bị, phương tiện dụng cụ để phục vụ cho công việc tại văn
phòng và nhà máy.
+ Phòng kế toán - tài chính.
- Phòng kế toán chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty về các
công tác kế toán, giúp giám đốc công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác
tài chính kế toán.
- Trực tiếp thực hiện công tác hạch toán, ghi chép phản ánh sự vận động
của tài sản, tiền vốn theo đúng quy định của nhà nước.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
42
- Giúp ban giám đốc quản lý, giám sát, kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh tế tài
chính của công ty theo các chế độ quy định của nhà nước và của công ty.
- Tham mưu cho lãnh đạo công tác quản lý và những biện pháp sử dụng
tiền vốn, nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất.
+ Phòng kinh doanh: Thực hiện các công việc kinh doanh, chào hàng
cạnh tranh, đấu thầu các loại thiết bị điện, vật liệu điện, máy móc, dây chuyền
sản xuất… Triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh dự án của công ty. Quản
lý và phát triển các kênh bán hàng, đại lý phân phối, đại diện bán hàng của
công ty. Nghiên cứu thị trường, định hướng kinh doanh, marketing các sản
phẩm sản xuất của công ty. Nghiên cứu, soạn thảo, ban hành các bảng giá các
sản phẩm của công ty.
+ Phòng Quản lý sản xuất:
Phòng quản lý sản xuất chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản xuất,
thực hiện các công đoạn sản xuất của dự án, hợp đồng theo đúng yêu cầu kỹ
thuật, thời gian giao hàng… tuân thủ đúng các yêu cầu của hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9001:2000 đang được áp dụng tại công ty.
+ Phòng Kỹ thuật: thực hiện các công việc thiết kế, lắp đặt và dịch vụ
kỹ thuật kể cả dịch vụ bảo hành thoả mãn yêu cầu của khách hàng. Đảm bảo
kỹ thuật trong kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng; nghiên cứu áp dụng kỹ thuật
mới trong thiết kế, chế tạo sản phẩm; quản lý thiết bị, tổ chức bảo dưỡng thiết
bị. Hướng dẫn công nghệ, sử dụng máy móc thiết bị. Thiết kế sản phẩm phục
vụ chào hàng, đấu thầu...
+ Phòng Quản lý chất lượng:
Phòng Quản lý chất lượng thực hiện việc kiểm soát chất lượng sản phẩm
của công ty sao cho sản phẩm sau khi xuất xưởng đều đảm bảo các yêu cầu kỹ
thuật đã được quy định trong hợp đồng và tuân thủ theo đúng các yêu cầu của
hệ thống quản lý chất lượng của công ty.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
43
+ Phòng vật tư: thực hiện công tác lập kế hoạch mua sắm nguyên, nhiên
vật liệu, vật tư, thiết bị… đảm bảo phục vụ kịp thời, chính xác, hiệu quả nhu
cầu về vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu cho các hợp đồng, dự án của công ty
trong từng giai đoạn hoạt động cụ thể.
+ Xưởng sản xuất:
Xưởng sản xuất chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất các sản phẩm theo kế
hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra. Xưởng sản xuất bao gồm 2 xưởng là
xưởng cơ khí kết cấu thép và xưởng mạ kẽm nhúng nóng.
- Xưởng cơ khí kết cấu thép: có chức năng tổ chức, gia công, sản xuất
các sản phẩm cơ khí.
- Xưởng mạ kẽm nhúng nóng: có chức năng mạ kẽm đối với các sản
phẩm cơ khí: cột điện, cột thép, cột ăng ten viễn thông, xà giá, thang đỡ máng
cáp… và các sản phẩm cơ khí khác theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra
còn làm sạch, sơn phủ bề mặt các sản phẩm kết cấu thép.
2.2.4. Công tác tài chính tại công ty.
Công ty không có phòng tài chính riêng nhưng tổ chức công tác tài chính
của công ty được thực hiện ở phòng kế toán. Để phù hợp với điều kiện sản
xuất kinh doanh, thực hiện tốt chức năng thông tin và kiểm tra của kế toán,
đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhà quản lý, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán
theo mô hình kế toán tập trung: toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập
trung tại phòng kế toán - tài chính của công ty từ việc lập, xử lý, luân chuyển,
lưu trữ chứng từ cho đến tổng hợp lập báo cáo, phân tích, kiểm tra, báo cáo số
liệu. Cơ cấu tổ chức phòng kế toán – tài chính như sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
44
+ Kế toán trưởng (trưởng phòng kế toán): Là người đứng đầu về
chuyên môn
nghiệp vụ, có quan hệ đối ngoại và công tác tài chính với tất cả các đối
tượng như khách hàng, ngân hàng, cơ quan thuế... Kế toán trưởng trực tiếp
phân công nhiệm vụ cho kế toán viên, đồng thời trợ giúp về chuyên môn kế
toán cho giám đốc. Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước công ty, các
cơ quan có thẩm quyền của nhà nước về công tác quản lí tài chính, công tác
hạch toán kế toán và thống kê tại công ty.
+ Kế toán tổng hợp (phó phòng kế toán): có chức năng tham mưu, tư
vấn, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công tác quản lí tài
chính, hạch toán kế toán và điều hành phòng kế toán. Là người thay mặt kế
toán trưởng giải quyết công việc khi kế toán trưởng vắng mặt hoặc uỷ quyền.
Phó phòng kế toán đảm nhiệm vị trí kế toán tổng hợp: có trách nhiệm ghi
sổ tổng hợp, lập các báo cáo tổng hợp định kỳ hoặc theo yêu cầu cung cấp
Kế toántiền
lương kiêm công
nợ phải trả
Phó phòng kế toán
(Kế toán tổng hợp)
Kế toán trưởng
(Trưởng phòng kế toán)
Kế toánngân
hàng kiêm công
nợ phải thu
Kế toán
vật tư
Kế toánthanh
toán, thuế
kiêm thủ quỹ
Kế toán
giá thành
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
45
thông tin của ban lãnh đạo công ty. Tiến hành đối chiếu thường xuyên từ sổ
tổng hợp đến các sổ chi tiết của kế toán viên để đảm bảo sự khớp đúng số liệu
và phát hiện kịp thời gian lận và sai sót xảy ra trước khi lên các báo cáo tài
chính định kỳ tháng, quý, năm.
+ Kế toán thanh toán, thuế kiêm thủ quỹ:
- Theo dõi chi tiết, kiểm tra, kiểm soát hồ sơ tạm ứng, thanh toán, quyết
toán của các phòng ban, đơn vị, cán bộ công nhân viên toàn công ty theo đúng
quy định tài chính của công ty đã ban hành;
- Lập các bảng kê thuế để làm căn cứ tính thuế phải nộp nhà nước;
- Thu chi tiền mặt hàng ngày tại quỹ;
- Quản lý quỹ tiền mặt tại két.
+ Kế toán vật tư: có chức năng tổ chức, quản lí, thực hiện toàn bộ công
tác kế toán về tài sản cố định, vật tư, hàng hoá, công cụ, dụng cụ, thành phẩm
của công ty. Kiểm tra kiểm soát việc mua sắm, sử dụng vật tư, công cụ; lưu
trữ hồ sơ theo đúng quy định của công ty.
+ Kế toán ngân hàng kiêm công nợ phải thu: Có nhiệm vụ theo dõi
toàn bộ phát sinh, số dư của các tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng, các món
vay của các tổ chức tín dụng; làm các chứng từ thanh toán qua ngân hàng;
làm chứng từ vay vốn và theo dõi việc chuyển vốn thanh toán cho khách hàng
qua ngân hàng . Đồng thời theo dõi tình hình nợ phải thu của công ty và thu
hồi nợ cho công ty.
+ Kế toán tiền lương kiêm công nợ phải trả:
- Tính toán và kiểm tra bảng lương hàng tháng, lương BHXH, quyết toán
BHXH, tiền ăn, trích lập quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định.
- Theo dõi, kiểm tra và thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ về công nợ phải
trả của công ty.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02
46
+ Kế toán giá thành: tập hợp, theo dõi và tính giá thành cho các bán
thành phẩm, thành phẩm, tính giá thành sản xuất theo đơn đặt hàng, sản xuất
theo từng hợp đồng, dự án.
2.2.5. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty
Để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh thì tài sản và vốn là điều kiện không thể thiếu, nó phản ánh nguồn lực
tài chính được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, người ta chú ý
đến việc quản lí, huy động và luân chuyển vốn.
Tài sản và nguồn vốn là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, củng cố và tăng cường vốn cho
sản xuất kinh doanh luôn được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu.
2.2.5.1. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty
Qua bảng số liệu cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty giai đoạn 2012-
2014 (Bảng 2.1) ta thấy tổng tài sản của công ty qua 3 năm có sự biến động
không đồng đều. Cụ thể, tổng tài sản năm 2012 là 155 604 triệu đồng ,năm
2013 giảm xuống còn 138 341 triệu đồng nguyên nhân do tình hình kinh tế
khủng hoảng ảnh hưởng đến 1 phần kết quả kinh doanh của công ty, bên cạnh
đó sức cạnh tranh về mặt hàng trên thị trường đã làm cho quy mô sản xuất bị
thu hẹp , do đó trong năm 2013 tổng tài sản đã giảm đi đáng kể.
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may thuộc Vinatex
Luận án: Quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may thuộc VinatexLuận án: Quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may thuộc Vinatex
Luận án: Quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may thuộc VinatexViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: An toàn tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam
Luận án: An toàn tài chính của các công ty chứng khoán Việt NamLuận án: An toàn tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam
Luận án: An toàn tài chính của các công ty chứng khoán Việt NamViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...Luận Văn 1800
 
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (17)

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính XácHiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng VicemĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Công nghệ TKD, 9đ
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Công nghệ TKD, 9đĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Công nghệ TKD, 9đ
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Công nghệ TKD, 9đ
 
LA01.040_Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản...
LA01.040_Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản...LA01.040_Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản...
LA01.040_Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản...
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASCĐề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAYĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAY
 
Luận án: Quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may thuộc Vinatex
Luận án: Quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may thuộc VinatexLuận án: Quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may thuộc Vinatex
Luận án: Quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may thuộc Vinatex
 
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH AidenĐề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
 
Luận án: An toàn tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam
Luận án: An toàn tài chính của các công ty chứng khoán Việt NamLuận án: An toàn tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam
Luận án: An toàn tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
 
LA01.040_Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty xây...
LA01.040_Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty xây...LA01.040_Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty xây...
LA01.040_Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty xây...
 
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
 
Luận án: Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên...
Luận án: Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên...Luận án: Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên...
Luận án: Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên...
 
32301 phan muc_luc_scg9_f_20130820103930
32301 phan muc_luc_scg9_f_2013082010393032301 phan muc_luc_scg9_f_20130820103930
32301 phan muc_luc_scg9_f_20130820103930
 
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đBiện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
 

Similar to Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANHĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANHLuận Văn 1800
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điệnĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điệnDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty May Đức Việt, 9đ - Gửi miễn ph...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty May Đức Việt, 9đ - Gửi miễn ph...Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty May Đức Việt, 9đ - Gửi miễn ph...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty May Đức Việt, 9đ - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAYLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAYNguyenQuang195
 
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp cổ phần xây dựng đại nam
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp cổ phần xây dựng đại namNâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp cổ phần xây dựng đại nam
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp cổ phần xây dựng đại namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...
Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...
Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠNHOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠNlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDOĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
 
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANHĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa BìnhLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô QuyềnĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điệnĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
 
Đề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đ
Đề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đĐề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đ
Đề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đ
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh HóaĐề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
 
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAYĐề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
 
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAYGiải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
 
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đQuản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
 
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACAKiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
 
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACOĐề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty May Đức Việt, 9đ - Gửi miễn ph...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty May Đức Việt, 9đ - Gửi miễn ph...Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty May Đức Việt, 9đ - Gửi miễn ph...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty May Đức Việt, 9đ - Gửi miễn ph...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAYLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh VượngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
 
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp cổ phần xây dựng đại nam
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp cổ phần xây dựng đại namNâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp cổ phần xây dựng đại nam
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp cổ phần xây dựng đại nam
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
 
Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...
Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...
Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...
 
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠNHOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 

Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cơ Khí, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văntốt nghiệp (Kí và ghi rõ họ tên) Lê Đức Tuấn Anh
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i MỤC LỤC.................................................................................................. ii DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU............................................................... v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................. v PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................... 1 CHƯƠNGI: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀQUẢNTRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ........................... 4 1.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu độngcủadoanh nghiệp............. 4 1.1.1. Khái niệm vàđặc điểm vốn lưu độngcủa doanh nghiệp........................... 4 1.1.2. Phân loại vốn lưuđộngcủadoanh nghiệp............................................... 6 1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưuđộngcủadoanh nghiệp. ................................. 7 1.2. Quản trị vốn lưuđộngcủadoanh nghiệp................................................... 9 1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu độngcủadoanh nghiệp................. 9 1.2.1.1. Khái niệm quản trị vốn lưu động. ....................................................... 9 1.2.1.2.Mục tiêu quản trị vốn lưuđộng............................................................ 9 1.2.1.3. Vai trò củacông tác quản trị vốn lưu động trongdoanh nghiệp............. 10 1.2.2.Nộidung quản trị vốn lưu độngcủadoanh nghiệp.................................. 11 1.2.2.1. Xác định nhucầu vốn lưu động........................................................ 11 1.2.2.2.Các mô hình tài trợ vốncủadoanh nghiệp.......................................... 14 1.2.2.3.Phânbổ vốn lưu động. ..................................................................... 17 1.2.2.4. Quản trị vốnbằng tiền..................................................................... 18 1.2.2.5. Quản trịcác khoản phải thu.............................................................. 20 1.2.2.6. Quản trị vốn tồn kho dự trữ.............................................................. 21 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hìnhquản trị vốn lưuđộngcủadoanh nghiệp... 22 1.2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá tình hình tổ chức đảmbảo nguồn vốn lưuđộng. ....... 22 1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình quản trị vốnbằng tiền................................ 23 1.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hìnhquản trị nợ phảithu............................ 25 1.2.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hìnhquản trị vốn tồn kho. .......................... 26
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 iii 1.2.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá tình hìnhquản trị vốn lưu động. ........................ 26 1.2.4. Các nhântố ảnhhưởngđếncôngtác quảntrịvốnlưu độngcủadoanh nghiệp....................................................................................................... 28 1.2.4.1. Nhân tố chủquan............................................................................ 28 1.2.4.2. Nhân tố kháchquan. ....................................................................... 31 CHƯƠNGII: THỰC TRẠNG QUẢNTRỊVỐNLƯUĐỘNG TẠICÔNGTY TNHH CƠ KHÍ VIỆT Á............................................................................. 34 2.1....Khái quátvề tìnhhìnhtổ chức vàhoạtđộngkinhdoanhcủaCôngtyTNHH Cơ Khí Việt Á. .......................................................................................... 34 2.2. Đặc điểm sản xuất kinhdoanhcủaCông ty TNHHCơ Khí Việt Á............ 35 2.2.1. Chức năng, nhiệm vụcủacông ty........................................................ 35 2.2.2. Đặc điểm hoạtđộngsản xuất, kinh doanh của công ty ........................... 36 2.2.3. Tổ chứcbộmáyquảnlý hoạtđộngsảnxuấtkinh doanhcủaCôngtyTNHH Cơ Khí Việt Á........................................................................................... 39 2.2.4. Công tác tàichính tạicông ty.............................................................. 43 2.2.5. Tình hình tàisản và nguồn vốn của công ty.......................................... 46 2.2.5.1. Cơ cấu tàisản và nguồn vốncủacông ty .......................................... 46 2.2.5.2. Tình hình kinh doanhcủacông tyTNHHCơ Khí Việt Á.................... 49 2.3. Thực trạnghiệu quảsửdụngvốnlưu độngtạicôngtyTNHH Cơ Khí Việt Á ................................................................................................................ 52 2.3.1. Nguồn hình thành vốn lưuđộng.......................................................... 52 2.3.2. Quy mô kết cấu vốn lưu động.......................................................... 55 2.3.3. Quản trị vốn bằng tiền........................................................................ 57 2.3.4. Khả năng thanh toán của công ty TNHHCơ Khí Việt Á........................ 59 2.3.6. Tốc độ luân chuyển các khoản phải thucủacông ty............................... 63 2.3.7. Tình hình quản trị vốn hàng tồn kho .................................................... 64 2.3.8. Tình hình quản lý hàng tồn kho........................................................... 66 2.4. Đánhgiá khái quáttìnhhìnhsửdụngvốnlưu độngtạicôngtyTNHH Cơ Khí Việt Á....................................................................................................... 69
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 iv 2.4.1. Những kết quả đạt được..................................................................... 70 CHƯƠNGIII: CÁC GIẢIPHÁP CHỦYẾUNHẰM TĂNG CƯỜNGQUẢN TRỊ VỐN LƯUĐỘNG TẠICÔNG TYTNHHCƠ KHÍ VIỆT Á.................. 73 3.1. Mục tiêu, phươnghướngpháttriển củaCôngtyTNHHCơ Khí Việt Á trong thời gian tới............................................................................................... 73 3.1.1. Bốicảnh kinh tế - xã hội..................................................................... 73 3.1.2. Mục tiêu, phươnghướngpháttriển củaCôngtyTNHH Cơ Khí Việt Á trong thời gian tới....................................................................................... 76 3.2... Mộtsố giải pháp nhằmtăng cườngquảntrịvốnlưu độngtạiCôngtyTNHH Cơ Khí Việt Á. .......................................................................................... 78 3.2.1. Quảnlý tốtcác khoảnphảithu,lập dựphònggiảmgiá các khoảnnợ khó đòi, hạn chế tốiđa vốnbịchiếm dụng................................................................. 79 3.2.2. Đẩy mạnh tiêu thụđể giảm lượngdự trữ hàng tồn kho........................... 80 3.2.3. Quản lý chặtchẽ và nângcao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền ................ 81 3.2.4. Tăng năng lực tàichính, đảm bảo tựchủ tàichínhcủadoanh nghiệp ....... 83 3.2.5. Một số giải pháp khác...................................................................... 83 3.3.........Điều kiện thực hiện giải pháp vàmộtsố kiến nghị đốivớidoanhnghiệp. ................................................................................................................ 85 3.3.1. Điều kiện thực hiện giải pháp.............................................................. 85 3.3.2. Mộtsố kiến nghịđối vớidoanh nghiệp. ............................................... 86 KẾT LUẬN.............................................................................................. 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 89 NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC.............................. 90
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 v DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Bảng 2.1:Cơ cấu tàisản và nguồn vốncủacông ty năm 2012, 2013, 2014 .......47 Bảng 2.2:Kết quảhoạtđộngsảnxuấtkinh doanhcủacôngtyTNHHCơ Khí Việt Á.......................................................................................................50 Bảng 2.3: Phân tích kết cấu vốn lưu động củacông ty TNHH Cơ Khí Việt Á.53 Bảng 2.4:Bảng phântíchcơ cấuvốnlưuđộngcủacôngtyTNHHCơ Khí Việt Á. ................................................................................................................56 Bảng 2.5: Kếtcấu vốnbằng tiền củacông tyTNHH Cơ Khí Việt Á.................58 Bảng 2.6:Các chitiêu phảnánh khả năng thanh toáncủaCôngtyTNHHCơ Khí Việt Á.......................................................................................................59 Bảng 2.7: Kếtcấu Nợ phải thucủaCông tyTNHH Cơ Khí Việt Á..................62 Bảng số 2.8:Bảng tốc độ luânchuyểncác khoảnphảithu củaCôngtyTNHHCơ Khí Việt Á................................................................................................63 Bảng số 2.9: Kếtcấu hàng tồn kho củaCông tyTNHH Cơ Khí Việt Á ............64 Bảng 2.10: Hiệu suấtquản lý hàng tồn kho củacông tyTNHH Cơ Khí Việt Á.66 Bảng 2.11:Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quảsửdụng VLĐ...............68
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DTT Doanh thu thuần GVHB Giá vốn hàng bán HTK Hàng tồn kho LNST Lợi nhuận sau thuế LNTT Lợi nhuận trước thuế TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn VCĐ Vốn cố định VCSH Vốn chủ sở hữu VKD Vốn kinh doanh VLĐ Vốn lưu động
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Vốn lưu động được xem như là huyết mạch có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tầm quan trọng của vốn lưu động đối với doanh nghiệp được biểu hiện một cách xuyên suốt toàn quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trên hai phương diện một là trong vai trò điều kiện vật chất không thể thiếu của quá trình tái sản xuất và hai là công cụ phản ánh đánh giá sự vận động của các yếu tố sản xuất đầu vào. Chính vì vậy, làm thế nào để khơi thông và điều tiết hiệu quả dòng huyết mạch này để góp phần giúp doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh và phát triển luôn luôn là bài toán trăn trở của nhiều doanh nghiệp mà Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á cũng không phải là một ngoại lệ. Với lịch sử hình thành và phát triển gần 10 năm, sở hữu một thương hiệu có uy tín trên thị trường với sự tín nhiệm cao khách hàng đã tạo ra cho doanh nghiệp nền tảng quan trọng để tiếp tục gặt hái được những thành công trên con đường phát triển của mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì áp lực cạnh tranh đặc biệt từ các doanh nghiệp nước ngoài có cùng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh bên cạnh những doanh nghiệp cạnh tranh truyền thống trong nước đã và đang đặt ra không ít những khó khăn, thách thức đối với công ty trong việc thực hiện những mục tiêu chiến lược đã mà doanh nghiệp đã đặt ra. Nắm bắt được thực trạng này, trong những năm vừa qua, Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á cũng đã có nhiều những cố gắng nỗ lực quan trọng trong công tác quản trị tài chính nói chung và công tác quản trị vốn lưu động nói riêng. Mặc dù được xác định là nhiệm vụ trọng tâm mang tính đột phá góp phần giúp công ty tiếp tục khẳng định giá trị, vị thế và sức mạnh của mình trên thị trường nhưng hiện nay công tác quản trị vốn lưu động vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, khiếm khuyết, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 2 doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của các công tác quản trị vốn lưu động đối với sự phát triển ổn định và bền vững của doanh nghiệp đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế hiện nay người viết đã chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa các vấn đề lí luận cơ bản. Bên cạnh đó đề tài cũng đi sâu vào nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng để thấy được những thành tựu đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại. Trên cơ sở đó thông qua định hướng phát triển trong thời gian tới để có những kiến nghị đóng góp cũng như đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị vốn lưu động tại đơn vị. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu gồm: Phương pháp so sánh thời gian (giữa kỳ này với kỳ trước, giữa thực tế với kế hoạch) để biết được sự thay đổi cũng như xu hướng biến động các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp; Phương pháp so sánh theo không gian (giữa doanh nghiệp thực tập với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, giữa doanh nghiệp thực tập với mức trung bình của ngành) để đánh giá vị thế và vai trò của công ty trong ngành kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời xem xét diễn biến tình hình biến động về vốn, tài sản của đơn vị và Phương pháp tỉ số để tính toán và thiết lập các tỷ số tài chính cần thiết cho quá trình đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng vốn và tài sản, phân tích kết quả chi phí, doanh thu, lợi nhuận của công ty.
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 3 5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp: Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. Chương 2: Thựctrạng quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á. Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do trình độ lý luận và nhận thức có hạn nên đề tài nghiên cứu này sẽ không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sư góp ý của các thầy cô giáo trong bộ môn, ban lãnh đạo Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á và các bạn để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn Giảng viên hướng dẫn PGS - TS. Bùi Văn Vần, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á, các anh chị cán bộ Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á và các thầy cô giáo giảng viên Học viện Tài Chính đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Hà Nội, Ngày … tháng ... năm 2015 Sinhviên Lê Đức Tuấn Anh
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 4 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦADOANH NGHIỆP 1.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp. a. Khái niệm vốn lưu động. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều phải cần các yếu tố cơ bản là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị của sản phẩm hàng hoá. Biểu hiện dưới dạng vật chất của đối tượng lao động là tài sản lưu động gồm hai bộ phận: Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. - Tài sản lưu động sản xuất gồm: Một bộ phận là những vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm… - Tài sản lưu động lưu thông: Là những tài sản lưu động nằm trong quá trình lưu thông của doanh nghiệp như: thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán… Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn thay thế chỗ cho nhau, vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành nhịp nhàng và liên tục. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để có được các yếu tố đó các doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn tiền tệ nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 5 mua sắm, hình thành tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh của doanh nghiệp không ngừng vận động, chuyển đổi hình thái biểu hiện. Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu sang hình thái vốn vật tư, hàng hóa và cuối cùng trở về hình thái vốn tiền tệ. Quá trình này được diễn ra liên tục, thường xuyên lặp lại sau mỗi chu kỳ kinh doanh và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra nhanh hay chậm lại phụ thuộc lớn vào các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng ngành nghề kinh doanh, vào trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Trên cơ sở nền tảng của quá trình tuần hoàn chu chuyển này, đặc điểm luân chuyển vốn cũng đã trở thành yếu tố có ý nghĩa đặc biệt được sử dụng để phân loại vốn kinh doanh. Căn cứ vào tiêu thức này, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được phân chia thành hai bộ phận là vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định được sử dụng để xây dựng hoặc trang bị các tài sản cố định trong khi vốn lưu động lại là số vốn tiền tệ ứng trước để mua sắm, hình thành các tài sản lưu động như nguyên vật liệu dự trữ sản xuất, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ, các khoản vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán. Cách phân loại này sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp có biện pháp tổ chức quản lý, phân bổ sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp và hiệu quả. Như vậy, trên cơ sở tổng hợp sự phân tích ở trên, ta có thể đưa ra khái niệm cơ bản về vốn lưu động: “Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 6 b. Đặc điểm vốn lưu động. Trong quá trình sản xuất, vốn lưu động được chuyển hóa qua nhiều hình thái khác nhau, qua từng giai đoạn. Các giai đoạn của vòng tuần hoàn luôn đan xen với nhau và không tách biệt riêng rẽ. Từ khâu dự trữ nhằm xác định mức dự trữ hợp lý đến khâu sản xuất nhằm rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm thiểu sản phẩm dở dang, tránh ứ đọng vốn trong sản xuất, sử dụng tiết kiệm các định mức tiêu dùng vật tư đến quản lý thành phẩm tồn kho, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, quản lý các khoản phải thu, chuyển hóa nhanh chóng vốn lưu động thành tiền mặt nhằm tái đầu tư và phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo, làm sao cho đồng vốn lưu động được luân chuyển liên tục, giảm bớt thời gian vận động của vốn ở mỗi khâu từ đó giảm được chu kỳ vận động của vốn. Từ đó ta có thể nói, đặc điểm của vốn lưu động là thường xuyên vận động, luôn thay đổi hình thái biểu hiện qua các khâu của quá trình kinh doanh. Vốn lưu động chuyển dịch toàn bộ giá trị của nó ngay trong một lần, luân chuyển liên tục qua các khâu với tốc độ cao hơn vốn cố định và hoàn thành một vòng luân chuyển sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp. - Theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động. Theo tiêu thức phân loại này, vốn lưu động được chia thành: Vốn vật tư hàng hóa; Vốn bằng tiền và các khoản phải thu.  Vốn vật tư hàng hóa gồm có: Vốn tồn kho nguyên vật liệu, vốn sản phẩm dở dang và bán thành phẩm, vốn thành phẩm.  Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:  Vốn bằng tiền gồm có: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 7  Các khoản phải thu gồm có: Phải thu của khách hàng, phải thu tạm ứng, phải thu nội bộ, phải thu khác. -Theo vai trò của vốn lưu động. Theo tiêu thức phân loại này, vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành các loại chủ yếu sau:  Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất gồm có: vốn nguyên vật liệu chính, vốn nguyên nhiên vật liệu phụ, vốn phụ tùng thay thế, vốn công cụ dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất.  Vốn lưu động trong khâu sản xuất gồm có: vốn bán thành phẩm và sản phẩm dở dang, vốn về chi phí trả trước.  Vốn lưu động trong khâu lưu thông gồm có: Vốn thành phẩm, vốn trong thanh toán, vốn đầu tư ngắn hạn, vốn bằng tiền. Thông qua sự phân loại vốn lưu động, doanh nghiệp có thể hình thành được một kết cấu vốn lưu động phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Từ đó doanh nghiệp sẽ xác định được trọng tâm quản lý và có những biện pháp quản trị cần thiết đối với từng bộ phận kết cấu vốn lưu động mà doanh nghiệp sử dụng. 1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp. Thông thường trong công tác quản lý, nguồn vốn của doanh nghiệp được phân loại theo ba phương pháp cơ bản tương ứng với ba tiêu thức đó là: Phân loại dựa vào quan hệ sở hữu vốn, Phân loại dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn và Phân loại dựa vào phạm vi huy động vốn. Trong đó, phương pháp phân loại dựa vào tiêu thức thời gian huy động và sử dụng vốn là phương pháp được sử dụng phổ biến hơn cả vì tiêu thức này phù hợp với việc phân chia tài sản thành hai bộ phận gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn do đó sẽ cho phép doanh nghiệp xem xét và đánh giá được sự tương thích giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản. Do vậy, căn cứ theo thời gian huy
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 8 động và sử dụng nguồn vốn thì nguồn VLĐ được chia thành: Nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời. - Nguồnvốn lưu động thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để hình thành nên các TSCĐ thường xuyên cần thiết. Để đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục thì ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, thường xuyên phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và nợ phải thu từ khách hàng. Nguồn VLĐ thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo vững chắc hơn. Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm được xác định như sau: Nguồn VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn Trong đó: Nguồn vốn dài hạn = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn = Tổng tài sản – Nợ ngắn hạn - Nguồn VLĐ tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu cho tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này thường bao gồm: Các khoản vay ngắn hạn, các khoản phải trả người bán, Các khoản phải trả phải nộp khác… Cách phân loại trên giúp cho nhà quản trị xem xét huy động các nguồn phù hợp với thực tế của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tổ
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 9 chức nguồn vốn. Mặt khác, đây cũng là cơ sở để lập kế hoạch quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả lớn nhất với chi phí nhỏ nhất. 1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.2.1.1. Khái niệm quản trị vốn lưu động. Trên cơ sở định hướng kết hợp giữa nền tảng lý luận về quản trị tài chính doanh nghiệp được đặt trong mối tương quan với đặc điểm và tính chất của vốn lưu động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta có thể đưa ra khái niệm quản trị vốn lưu động như sau: “ Quản trị vốn lưu động là quá trình phân tích, hoạch định, lựa chọn, ra các quyết định, tổ chức thực hiện song song với việc kiểm soát, điều chỉnh một cách hợp lý các quyết định tài chính ngắn hạn liên quan trực tiếp tới vốn lưu động trong doanh nghiệp đểqua đó nâng caohiệu quả hoạt động sản xuấtkinhdoanhcũng như thực hiện được mụctiêu tối đa hóa giá trị cho doanh nghiệp”. 1.2.1.2. Mục tiêu quản trị vốn lưu động. Quản lý sử dụng hợp lý tài sản lưu động cũng như vốn lưu động có ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp, quản trị vốn lưu động có hai mục tiêu cơ bản: - Thứ nhất, quản trị VLĐ nhằm đáp ứng đầy đủ kịp thời NCVLĐ cho hoạt động của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần phải xác định được kế hoạch, mục tiêu kinh doanh trong ngắn hạn cũng như dài hạn để có biện pháp huy động vốn cụ thể, cần đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn cho sản xuất. Doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn cho ngắn hạn, bao nhiêu vốn cho dài hạn thì phải đáp ứng bấy nhiêu. - Thứ hai, tổ chức huy động vốn đầy đủ, sử dụng tiết kiệm hiệu quả VLĐ và phải tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp: huy động đầy đủ không có
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 10 nghĩa là bằng mọi cách mà phải có kế hoạch sử dụng tiết kiệm, không ngừng nâng cao hiệu quả, tránh lãng phí. Việc tổ chức huy động vốn kịp thời, đầy đủ sẽ giúp cho doanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp. Việc lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp sẽ đảm bảo cơ cấu vốn tối ưu có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt được chi phí sử dụng vốn, góp phần tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.2.1.3. Vai trò của công tác quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp.  Huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn có những phát sinh các nhu cầu vốn đặc biệt là vốn ngắn hạn phục vụ duy trì ốn định cho hoạt động thường xuyên của mình. Do vậy, nếu nguồn vốn lưu động cần thiết không được cung cấp đầy đủ và kịp thời sẽ khiến cho các hoạt động của doanh nghiệp bị vướng mắc hoặc không triển khai được và điều này phụ thuộc này này rất lớn vào công tác tổ chức huy động cũng như quản trị vốn kinh doanh nói chung cũng như vốn lưu động nói riêng tại doanh nghiệp.  Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả đồng thời hỗ trợ tăng cường kiểm tra, giám sát toàn diện các mặt hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp. Việc tổ chức huy động và quản trị vốn lưu động một cách khoa học và chặt chẽ sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp định hình một cơ cấu vốn tối đa, hạn chế thiệt hại do tình trạng ứ đọng và bị chiếm dụng vốn; từ đó sẽ giảm được số vốn vay đồng thời tiết kiệm được chi phí lãi vay và chi phí sử dụng vốn. Ngoài ra, công tác quản trị vốn được triển khai một cách hiệu quả sẽ góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt cơ hội kinh doanh để gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho chính doanh nghiệp.
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 11 1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.2.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động.  Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục và có thể xác định nhu cầu vốn lưu động theo công thức: Có 2phươngpháp chủyếu:Phươngpháptrực tiếp vàphươngpháp gián tiếp - Phương pháp trực tiếp Nội dung chủ yếu của phương pháp này là căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu dùng sản phẩm để xác định nhu cầu của từng khoản vốn lưu động trong từng khâu và tổng hợp lại toàn bộ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Việc xác định nhu cầu vốn theo phương pháp này được xác định theo trình tự sau: + Xác định hàng tồn kho cần thiết + Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung cấp cho khách hàng. + Xác định khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp + Tổng hợp xác định nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Công thức: Vnc = k n (Mij x Nij)∑ ∑ J =i J = i Trong đó: Vnc: Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp M : Mức tiêu dùng bình quân 1 ngày của loại vốn được tính toán N : Số ngày dự trữ và bảo hiểm của loại vốn được tính toán
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 12 i : Số khâu kinh doanh ( i = l,k ) j : Loại vốn sử dụng ( j = l,n ) Phương pháp trực tiếp có ưu điểm là phản ánh rõ nhu cầu vốn lưu động cho từng loại vật tư hàng hóa và trong từng khâu kinh doanh, do vậy tương đối sát với nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên phương pháp này tính toán phức tạp, mất nhiều thời gian trong xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. - Phương pháp gián tiếp Phương pháp này dựa vào thống kê về VLĐ bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch và khả năng tăng tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch. Phương pháp này được sử dụng cho những doanh nghiệp đã hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Với phương pháp này, độ chính xác không cao, chịu nhiều ảnh hưởng của nhưng nhân tố không hợp lý. Nhưng đơn giản, dễ tính đảm bảo thời gian kế hoạch hóa yêu cầu. Công thức: Vnc = VLĐo x M1 x (1 + t) Mo Trong đó: Vnc : Nhu cầu VLĐ năm kế hoạch M1, Mo: Tổng mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo VLĐo : Số dư bình quân VLĐ năm báo cáo t : Tỷ lệ giảm hoặc tăng VLĐ năm kế hoạch T = K1 - Ko x 100 Ko Trong đó: K1, Ko : Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo + Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch: Theo phương pháp này, nhu cầu vốn lưu động
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 13 được xác đinh căn cứvào tổng mức luân chuyển VLĐ (hay doanh thu thuần) và tốc độ luân chuyển VLĐ dự tính của năm kế hoạch. Công thức tính như sau: = Trong đó: : Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch (doanh thu thuần). : Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch. + Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: Nội dung của phương pháp này là dựa vào mối quan hệ giữa vốn lưu động với doanh thu thuần của năm báo cáo để làm căn cứ xác định nhu cầu vốn lưu động của năm kế hoạch dựa trên doanh thu dự kiến năm kế hoạch. Phương pháp này được tiến hành qua 4 bước sau: Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán kỳ thực hiện. Bước 2: Lựa chọn các khoản mục tài sản ngắn hạn và nguồn vốn chiếm dụng trong bảng cân đối kế toán chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu và tính tỷ lệ phần tram của các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ. Bước 3: Sự dụng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục trên doanh thu để ước tính nhu cầu vốn lưu động tăng thêm cho năm kế hoạch trên cở sở doanh thu dự kiến năm kế hoạch. - Nhu cầu vồn lưu động tăng thêm = Doanh thu tăng thêm x Tỷ lệ % nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu - Doanh thu tăng thêm = Doanh thu kỳ kế hoạch – Doanh thu kỳ báo cáo - Tỷ lệ % nhu cầuvốn lưu độngso với doanh thu = Tỷ lệ % khoản mục tài sảnlưu độngso với doanh thu – Tỷ lệ nguồn vốn chiếm dụng so với doanh thu
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 14 Bước 4: Dự báo nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động tăng thêm của công ty và thực hiện điều chỉnh kế hoạch tài chính nhằm đạt được mục tiêu của công ty. Ưu điểm của phương pháp gián tiếp là việc tính toán tương đối đơn giản, giúp doanh nghiệp ước tính được nhanh chóng nhu cầu VLĐ năm kế hoạch xác định nguồn tài trợ phù hợp. Nhận xét: Như vậy để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra bình thường, liên tục. Doanh nghiệp cần đảm bảo có một lượng vốn lưu động thường xuyên đáp ứng cho các hoạt động thông qua việc xác định được nhu cầu vốn lưu động giúp cho doanh nghiệp cân đối được các khoản phải thu, từ đó căn cứ vào đặc điểm và tình hình cụ thể của doanh nghiệp mà lựa chọn mức tồn kho cho phù hợp. 1.2.2.2. Các mô hình tài trợ vốn của doanh nghiệp  Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ tài sản cố định (TSCĐ) và tài sản lưu động thường xuyên (TSLĐ TX) được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ tài sản lưu động (TSLĐ) tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời.
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 15 Sơ đồ 1.1. Mô hình tài trợ thứ nhất của doanh nghiệp Mô hình này giúp cho doanh nghiệp xác lập được sự cân bằng về thời gian sử dụng tài sản với thời gian huy động nguồn tài trợ. Đồng thời giúp doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao hơn, giảm bớt được chi phí sử dụng vốn nhưng lại có hạn chế là chưa tạo ra sự linh hoạt trong tổ chức sử dụng vốn, thường vốn nào nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo hơn song kém linh hoạt hơn.  Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ tài sản cố định (TSCĐ) và tài sản lưu động thường xuyên (TSLĐ TX) và một phần tài sản lưu động (TSLĐ) tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, một phần tài sản lưu động tạm thời (TSLĐ) còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn lưu động tạm thời. Tiền Thời gian TSLĐ TX TSCĐ TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 16 Sơ đồ 1.2. Mô hình tài trợ thứ hai của doanh nghiệp Sử dụng mô hình này đảm bảo khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao, tuy nhiên doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản vay trung và dài hạn nên chi phí sử dụng vốn cao hơn.  Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ tài sản cố định (TSCĐ) và một phần tài sản lưu động thường xuyên (TSLĐ TX) được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần tài sản lưu động thường xuyên (TSLĐ TX) và tài sản lưu động (TSLĐ) tạm thời được đảm bảo bằn nguồn vốn lưu động tạm thời. Mô hình này có lợi thế hơn so với hai mô hình kia là chi phí sử dụng vốn sẽ hạ thấp hơn vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ linh hoạt hơn. Tuy vậy mô hình này sẽ mang lại rủi ro cao hơn cho doanh nghiệp nếu có những biến động bất thường trong sản xuất kinh doanh. Tiền Thời gian TSLĐ TX TSCĐ TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 17 Sơ đồ 1.3. Mô hình tài trợ thứ ba của doanh nghiệp Trên thực tế mô hình này thường được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều hơn vì nguồn tín dụng ngắn hạn cũng được xem như dài hạn vì khoản này có tính chất chu kỳ. 1.2.2.3.Phân bổ vốn lưu động. Phân bổ vốn lưu động là việc phân chia các thành phần vốn trong vốn lưu động theo tỷ trọng sao cho phù hợp với ngành nghề và điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác nhau có các cách phân bổ khác nhau để phù hợp với ngành nghề, điều kiện và tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty. Vốn lưu động bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho, các khoản phải thu và tài sản ngắn hạn khác. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có tỷ trọng các khoản này khác nhau, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực vận tải thì không có hang tồn Tiền Thời gian TSCĐ TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên TSLĐ TX
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 18 kho, doanh nghiệp thuộc linh vực chế biến sản xuất thực phẩm thì lại có rất nhiều hàng tồn kho. Chính vì thế cần phải nghiên cứu về tỷ trọng các loại vốn lưu động xem có phù hợp với công ty không để có biện pháp khắc phục và hoàn thiện hơn hệ thống vốn lưu động của doanh nghiệp.  Vai trò của phân bổ vốn lưu động: Giúp doanh nghiệp sử dụng vốn một cách tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn lưu động để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và bình thường 1.2.2.4. Quản trị vốn bằng tiền. Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên vốn bằng tiền bản thân nó không tự sinh lời, nó chỉ sinh lời khi được đầu tư sử dụng vào mục đích nhất định. Hơn nữa với đặc điểm là tài sản có tính thanh khoản cao nên vốn bằng tiền cũng dễ bị thất thoát, gian lận, lợi dụng. Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp. Như vậy khi có tiền mặt nhàn rỗi, doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn, cho vay hay gửi tiền vào ngân hàng để thu lợi nhuận. Ngược lại khi cần tiền mặt, doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng, bán chứng khoán hoặc đi vay ngắn hạn ngân hàng để có tiền mặt sử dụng. Trong doanh nghiệp, nhu cầu lưu giữ vốn bằng tiền thường do 3 lý do chính:  Nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày như trả tiền mua hàng, trả tiền lương, tiền công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế… của doanh nghiệp.
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 19  Giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận.  Nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu:  Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ. Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh nghiệp. Cách đơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùng tiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý. Ngoài phương pháp trên có thể vận dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu (Baumol) trong quản trị vốn tồn kho dự trữ để xác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu.  Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt. Nhằm để tránh tiền bị mất mát, lợi dụng, doanh nghiệp cần thực hiện: + Chấp hành nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ , không được thu chi ngoài quỹ + Phân định rõ ràng trách nhiệm trong quản lý vốn bằng tiền giữa kế toán và thủ quỹ. Việc nhập, xuất quỹ tiền mặt hàng ngày phải do thủ quỹ thực hiện trên cơ sở chứng từ hợp thức và hợp pháp. + Phải đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hàng ngày. + Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đang chuyển phát sinh do thời gian chờ đợi thanh toán ở ngân hàng.  Chủ động lập, thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả tiền nhàn rỗi.
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 20 1.2.2.5. Quản trị các khoản phải thu. Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có các khoản nợ phải thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu quá lớn hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản trị khoản phải thu liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu không bán chịu doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, do đó mất cơ hội thu lợi nhuận. Song nếu bán chịu hay bán chịu quá mức sẽ dẫn tới tăng chi phí quản trị các khoản phải thu, làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu được nợ. Do đó nếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thể mở rộng bán chịu, còn nếu khả năng sinh lời nhỏ hơn rủi ro doanh nghiệp phải thu hẹp việc bán chịu hàng hóa dịch vụ. Nội dung quản trị các khoản phải thu:  Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng. Trước hết doanh nghiệp cần xác định đúng đắn các tiêu chuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để có thể bán chịu. Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn này mà doanh nghiệp áp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phù hợp. Ngoài ra cũng cần xác định đúng đắn các điều khoản bán chịu hàng hóa dịch vụ, bao gồm việc xác định thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm hơn thời hạn bán chịu theo hợp đồng.  Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu. Nội dung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán. Do đó doanh nghiệp cần thu thập thông tin về khách hàng (báo cáo tài chính, các kết quả
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 21 xếp hạng tín nhiệm, xếp hạng tín dụng, các thông tin khác,…); đánh giá uy tín khách hàng theo các thông tin thu nhận được; lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ chối bán chịu.  Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ.  Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp.  Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chính sách thu hồi nợ thích hợp.  Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự phòng nợ phải thu khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính. 1.2.2.6. Quản trị vốn tồn kho dự trữ. Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản xuất hoặc bán ra sau này. Nếu căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp được chia thành 3 loại: Tồn kho nguyên vật liệu; tồn kho sản phẩm sở dang, bán thành phẩm; tồn kho thành phẩm. Nếu căn cứ vào mức độ đầu tư vốn, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp được chia thành tồn kho có suất đầu tư vốn cao, thấp hoặc trung bình. Thông thường đối với loại tồn kho có suất đầu tư vốn cao, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm soát và duy trì ở mức dự trữ tồn kho thấp để tiết kiệm chi phí và hạn chế rủi ro. Ngược lại, loại tồn kho có suất đầu tư vốn thấp thì doanh nghiệp có thể duy trì ở mức dự trữ tồn kho cao hơn. Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rất quan trọng, không phải vì nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 22 Quy mô vốn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp. Tuy nhiên từng loại tồn kho dự trữ lại có các nhân tố ảnh hưởng khác nhau:  Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, thường chịu ảnh hưởng bởi yếu tố quy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư của trị trường, giá cả vật tư hàng hóa, khoảng cách vận chuyển từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp.  Đối với các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian chế tạo sản phẩm, trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.  Đối với mức tồn kho thành phẩm thường chịu ảnh hưởng bởi số lượng sản phẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ, sức mua của trị trường,… 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động. Chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động là Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC). Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) được xác định như sau: NWC = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn Hoặc NWC = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này dùng để đánh giá phương thức tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp và thường được kết hợp với nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán để phân tích mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp.
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 23 Các trường hợp diễn biến của Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC): + Trường hợp 1: Khi nguồn vốn dài hạn lớn hơn giá trị tài sản dài hạn (hay tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn) thì Nguồn vốn lưu động thường xuyên có giá trị dương (NWC > 0). + Trường hợp 2: Khi nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn giá trị tài sản dài hạn (hay tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn) thì Nguồn vốn lưu động thường xuyên có giá trị âm (NWC < 0) đồng nghĩa với việc doanh nghiệp hình thành tài sản dài hạn bằng nguồn vốn dài hạn. + Trường hợp 3: Khi nguồn vốn dài hạn bằng giá trị tài sản dài hạn (hay tài sản ngắn hạn bằng nợ phải trả ngắn hạn) thì Nguồn vốn lưu động thường xuyên sẽ bằng 0 (NWC = 0). 1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình quản trị vốn bằng tiền.  Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán  Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có (tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền trong 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh).  Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 24 Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần phải thực hiện thanh lý hàng tồn kho (bộ phận tài sản lưu động có tính thanh khoản thấp hơn), đây là chỉ tiêu này đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp so với chỉ tiêu thanh toán hiện thời.  Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoảntương đương tiền Nợ ngắn hạn Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền, đây là chỉ tiêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chủ nợ của doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định cung ứng nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Hệ số thanh toán lãi vay: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuê và lãi vay Lãi vay phải trả Hệ số này được tính toán dựa vào số liệu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay và phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Chỉ tiêu này cũng là một trong những chỉ tiêu được các ngân hàng đặc biệt quan tâm khi thẩm định cho vay và có ảnh hưởng rất lớn đến xếp hạng tín nhiệm cũng như lãi suất vay vốn đối với doanh nghiệp.  Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng tạo tiền  Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh:
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 25 Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh = Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh Doanh thu bán hàng Chỉ tiêu này giúp nhà quản trị đánh giá được khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu đạt được trong kì.  Hệ số đảm bảothanh toán lãi vay từ dòng tiền thuần hoạtđộng: Hệ số đảm bảo thanh toán lãi vay từ dòng tiền thuần hoạt động = Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh + Lãi vay phải trả Lãi vay phải trả Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng tạo tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh có đáp ứng được yêu cầu thanh toán lãi vay hay không  Hệ số đảm bảothanh toán nợ từ dòng tiền thuần hoạtđộng: Hệ số đảm bảo thanh toán nợ từ dòng tiền thuần hoạt động = Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Tổng nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này được sử dụng để xem xét khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thông qua dòng tiền thuần hoạt động từ đó đánh giá khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đủ chi trả nợ hay không 1.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị nợ phải thu.  Số vòng quay nợ phải thu:
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 26 Số vòng quay nợ phải thu = Doanh thu bán hàng Số nợ phải thu bình quân trong kỳ Đây là chỉ tiêu cho biết trong một kỳ nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêu vòng và đánh giá tổng quan tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp.  Kỳ thu tiền trung bình: Kỳ thu tiền trung bình = 360 Vòng quay nợ phải thu Chỉ tiêu này phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền hàng. 1.2.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn tồn kho.  Số vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Giá trị hàng tồn kho bình quân trong kỳ  Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 360 Số vòng quay hàng tồn kho 1.2.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động.  Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động phản ánh mức độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm và thường được phản ánh qua các chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động.
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 27 - Số lần luân chuyển vốn lưu động (số vòng quayvốn lưu động): Số lần luân chuyển vốn lưu động = Tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ Số vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Để đơn giản, tổng mức luân chuyển vốn lưu động thường được xác định bằng doanh thu thuần trong kỳ. Số vốn lưu động bình quân được xác định theo phương pháp bình quân số học. -Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Kỳ luân chuyển vốn lưu động = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số lần luân chuyển vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay vốn lưu động cần bao nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyển càng nhanh và ngược lại.  Mức tiết kiệm vốn lưu động: Mức tiết kiệm vốn lưu động = Mức luân chuyển vốn bình quân 1 ngày kỳ KH x Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển vốn lưu động Mức tiết kiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Nhờ tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp có thể rút ra khỏi một số vốn lưu động để dùng cho các hoạt động khác.  Hàm lượng vốn lưu động: Hàm lượng vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần trong kỳ
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 28 Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hàm lượng vốn lưu động càng thấp thì vốn lưu động sử dụng càng hiệu quả và ngược lại.  Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động = Lợi nhuận trước (sau) thuế x 100% Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế ở trong kỳ. Chỉ tiêu này là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. Trong quá trình tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, ta có thể chia ra thành hai nhóm nhân tố sau: 1.2.4.1. Nhân tố chủ quan. Nhân tố chủ quan là những nhân tố xuất phát từ bản thân doanh nghiệp do đó doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự khắc phục các nhân tố tiêu cực đồng thời phát huy những nhân tố tích cực để hiệu quả công tác quản trị và sử dụng vốn của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Thông thường nhân tố chủ quan gồm các nhân tố sau:  Trình độ và năng lực của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp Đây là nhân tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trình độ và năng lực quản trị vốn được biểu hiện xuyên suốt trong tổng thể quá trình hoạt động của doanh nghiệp từ quyết định lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, xác định nhu cầu vốn cho đến việc bố trí cơ cấu vốn, sử dụng cơ cấu vốn hợp lý đúng mục đích. Bên cạnh đó,
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 29 quá trình sản xuất kinh doanh cũng là một quá trình diễn ra một cách thường xuyên liên tục; do đó trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh nếu việc sử dụng vốn kém hiệu quả ở một khâu sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình sản xuất và điều này hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ quản lý của doanh nghiệp. Trình độ quản lý chuyên nghiệp với tổ chức bộ máy hoạt động gọn nhẹ, linh hoạt, có sự phối hợp nhịp nhàng sẽ giúp cho công tác quản trị và sử dụng vốn đạt hiệu quả cao, ngược lại năng lực quản trị yếu kém hoặc bị buông lỏng sẽ không những hạn chế tính hiệu quả mà còn gây suy giảm khả năng bảo toàn phát triển vốn của doanh nghiệp.  Hiệu quả huy động vốn Để hình thành nên tài sản (hình thái biểu hiện của vốn) thì doanh nghiệp cần ứng ra lượng vốn đầu tư ban đầu, được hình thành từ hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và vốn vay. Cả hai nguồn vốn này đều có chi phí sử dụng vốn; vì vậy nó tạo ra áp lực đòi hỏi nhà quản trị phải có những quyết định chiến lược trong việc phân bổ và sử dụng sao cho có hiệu quả để có nguồn bù đắp cho phần chi phí đó. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có sự tính toán cụ thể, chi tiết nhu cầu về vốn trong từng thời kỳ, từng giai đoạn để lượng vốn được huy động cân đối với nhu cầu sản xuất kinh doanh, qua đó sẽ góp phần hỗ trợ công tác quản trị được triển khai thuận lợi và hạn chế tối đa tình trạng dư thừa hay thiếu hụt vốn dẫn đến sản xuất bị ngưng trệ.  Ngành nghề kinh doanh Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật ngành nghề kinh doanh là đặc trưng quan trọng có ý nghĩa chi phối đặc biệt đối với định hướng chiến lược hoạt động lâu dài của doanh nghiệp. Do đó việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư hình thành tài sản ở các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau là khác nhau. Chính vì vậy, để công tác quản trị vốn lưu động phát huy hiệu quả, nhà quản trị cần có sự nghiên cứu cụ thể, kĩ lưỡng đặc thù và tính chất chu kỳ sản xuất
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 30 của doanh nghiệp mình nói riêng cũng như toàn ngành nói chung để có thể hoạch định và thực hiện những chính sách và giải pháp quản trị phù hợp.  Chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh Chiến lược hoạt động định hình các mục tiêu cụ thể trong ngắn hạn và mục tiêu tổng thể trong dài hạn của doanh nghiệp nên có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như tương lai. Do đó, để có thể có được những biện pháp quản trị vốn phù hợp và hiệu quả thì nhà quản trị cần bám sát những chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Trình độ lao động Quyết định quản trị phụ thuộc rất lớn vào trình độ của nhà quản lý. Tuy nhiên những quyết định này lại được cụ thể hóa thông qua công nhân viên trong doanh nghiệp - những người trực tiếp sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận. Vì vậy, ngay cả khi quyết định quản trị đúng đắn nhưng người trực tiếp cụ thể hóa quyết định đó không có đủ năng lực và trình độ để lĩnh hội và thực hiện thì đồng vốn vẫn không tạo ra được hiệu quả cao. Do đó, tất cả các doanh nghiệp đều muốn mình có được đội ngũ quản lý giỏi, nhân công lành nghề phục vụ hết mình vì công ty.  Uy tín của doanh nghiệp Các mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp, các đối tác có ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn, nhịp độ sản xuất, khả năng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm. Công ty tạo được uy tín cao chắc chắn sẽ duy trì và phát triển quan hệ với nhiều đối tác, qua đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản trị vốn, đồng vốn sẽ có cơ hội tạo ra hiệu quả cao hơn những doanh nghiệp có uy tín thấp trên thị trường.
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 31 1.2.4.2. Nhân tố khách quan.  Sự ổn định của nền kinh tế Nền kinh tế ở tình trạng tăng trưởng nóng lạm phát cao hay suy thoái mạnh và thất nghiệp nhiều đều có ảnh hưởng sâu sắc và rõ rệt đến sức khỏe của doanh nghiệp và nhu cầu cũng như hiệu quả sử dụng vốn - dòng máu của doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi qua từng thời kỳ. Chẳng hạn như khi tỷ lệ lạm phát tăng làm cho giá cả các mặt hàng không ngừng tăng lên từ đó làm suy giảm sức mua của đồng tiền từ cả cầu tiêu dùng và cầu đầu tư. Với một khối lượng vốn có được như trước khi nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát sẽ không còn đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh ở quy mô tương ứng và do đó bắt buộc doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động với nhu cầu vốn ở mức thấp hơn.  Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật như các văn bản luật, các Thông tư, Nghị định và định hướng chính sách kinh tế vĩ mô, Nhà nước thiết lập môi trường kinh doanh và hình thành khung hành lang pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời định hướng các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo kế hoạch toàn thể về kinh tế vĩ mô ở từng giai đoạn cụ thể. Các chính sách này phát huy hiệu lực ở mỗi thời kỳ nhất định; thường xuyên được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện theo điều kiện tình hình thực tế có thể tác động khuyến khích hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Với tư cách là một pháp nhân hoạt động trong nền kinh tế quốc dân chịu sự điều chỉnh của luật pháp, doanh nghiệp phải luôn nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước.
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 32  Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường Cạnh tranh là một yếu tố khách quan của nền kinh tế trị trường và có ảnh hưởng nhiều mặt đối với doanh nghiệp một mặt nó tạo ra động lực thúc đẩy doanh nghiệp tích cực áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến để cải tiến quy trình sản xuất nhằm gia tăng năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường nhưng ngược lại có thể khiến doanh nghiệp trở nên tụt hậu, kinh doanh thua lỗ thậm chí có thể phá sản khi thị phần và thị trường bị các đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh và khai thác. Trong bối cảnh mà sự hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta ngày càng trở nên sâu sắc và toàn diện thì áp lực cạnh tranh mà mỗi doanh nghiệp phải đối diện còn lớn hơn rất nhiều khi không chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp trong nước mà còn mở rộng ra những doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực tài chính và trình độ quản lý vượt trội. Điều này đòi hỏi công tác quản trị vốn trong mỗi doanh nghiệp rất cần phải quan tâm, chú trọng để gia tăng khả năng sinh lời vì nếu công tác quản trị yếu kém tất nhiên kéo theo hệ quả công ty làm ăn thua lỗ, không tạo ra được lợi nhuận dẫn đến nguy cơ giải thể phá sản.  Lãi suất tiền vay Khi sử dụng nguồn lực tài chính từ các chủ thể trong nền kinh tế thì tất yếu doanh nghiệp sẽ phải chi trả lợi tức cho những chủ thể này dưới dạng chi phí lãi vay được xác định trên cơ sở lãi suất tiền vay. Chính vì vậy, mức lãi suất tiền vay có ảnh hưởng đặc biệt đến công tác quản trị vốn của doanh nghiệp bởi nó đòi hỏi đồng vốn được sử dụng đúng mục đích và mang lại hiệu quả mà cụ thể là đối với nguồn vốn vay tín dụng từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng, thì khả năng sinh lời phải lớn hơn lãi suất tiền vay thì doanh nghiệp mới có nguồn để chi trả; lãi suất vàng cao thì áp lực quản trị đồng vốn càng tăng và ngược lại.
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 33  Các nhân tố khác Trong quá trình phát triển của mình, doanh nghiệp thường phải đối mặt với những rủi ro không thể tránh khỏi từ tự nhiên như thiên tai, hoả hoạn; hoặc trong kinh doanh như sự biến động về giá cả, sự lệch lạc về tương quan quan hệ cung cầu trên thị trường,… Đây được xem là nhân tố bất khả kháng mà doanh nghiệp phải chấp nhận nếu xảy ra và nó có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản trị và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 34 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ VIỆT Á 2.1. Khái quát về tình hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á. Công ty TNHH Cơ khí Việt Á được kế thừa và phát triển trên nền tảng vững chắc của chi nhánh công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Thương Mại công nghiệp Việt Á tại Hưng Yên từ năm 2001. Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á thành lập vào ngày 23/03/2006 tại thôn PhanBôi, xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Người sáng lập là bà Phạm Thị Loan - chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc. Giám đốc là ông Trương Duy Phi. Những thông tin chung từ công ty như sau: - Tên công ty: Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á; - Tên giao dịch viết tắt tiếng Việt: Công ty Cơ Khí Việt Á; - Tên giao dịch tiếng Anh: Viet A Mechanical Company Limited; - Tên giao dịch viết tắt tiếng Anh: VAMECO Co.,Ltd; - Trụ sở văn phòng tại Hà Nội: Nhà 18/2 ngõ 370 đường Cầu Giấy- Hà Nội; - Điện thoại: 04.38336096 Fax: 04.38336095 - Trụ sở nhà máy: Km 29 Khu công nghiệp Phố Nối B, xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên; - Điện thoại: 0321.36944088 Fax: 0321.36944050 - Email: Vietafact@hn.vnn.vn Website:www.vieta.com.vn - Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 1 thành viên; - Vốn điều lệ: 21 tỷ đồng; - Số lượng CBCNV: 350 người;
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 35 - Diện tích nhà máy: gần 3,5 ha. Mặc dù công ty mới thành lập nhưng công ty đã đạt được nhiều giải thưởng cao quý: giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, giải thưởng Châu Á Thái Bình Dương…hoạt động và phát triển ổn định. Doanh thu, lợi nhuận qua các năm tăng. Công ty đã ngày càng khẳng định được thương hiệu trên thị trường 2.2. Đặc điểm sảnxuất kinh doanh của Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á 2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty * Chức năng: Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực khác do công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thương mại Công nghiệp Việt Á cấp để tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh. * Nhiệm vụ: + Chịu sự điều hành của hội đồng quản trị Tập đoàn Việt Á trong việc xây dựng và thực hiện định hướng kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý; chấp hành nghiêm chỉnh các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị Tập đoàn Việt Á; + Hoạchđịnh, nghiên cứu và xây dựng các kế hoạch, chương trình, chính sách và tổ chức điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; + Chịu trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc độtxuấttình hìnhcủa côngty, tạo điều kiện thuận lợi để chủ sở hữu kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty; + Chịu trách nhiệm quyết toán tài chính năm đối với chủ sở hữu; + Đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000; hệ thống quản lý môi trường đạt tiêu chuẩn ISO14001-2004.
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 36 2.2.2. Đặcđiểm hoạtđộng sản xuất, kinhdoanhcủa công ty * Lĩnh vực hoạt động: + Tư vấn thiết kế kỹ thuật chuyên ngành cơ khí, máy móc, thiết bị điện, xây dựng dân dụng, công nghiệp, công trình điện; + Xây dựng các công trình điện đến 110 kV; 220 kV; 500 kV; + Sản xuất vật liệu điện, lắp ráp thiết bị điện, điện tử; + Kinh doanh và sản xuất các sản phẩm cơ khí mạ kẽm nhúng nóng; + Tư vấn thi công xây dựng, sửa chữa, cải tạo nâng cấp lắp đặt các công trình điện đến 220 kV, công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, công trình bưu chính viễn thông, hạ tầng kỹ thuật. + Sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí + Sản xuất, lắp ráp, mua bán máy móc, thiết bị, linh kiện các ngành giao thông vận tải, điện, điện tử, thiết bị tự động. + Dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại. * Các sản phẩm chủ yếu + Cột thép, cột điện mạ kẽm nóng, xà giá, thang đỡ máng cáp; + Cột ăng ten viễn thông mạ kẽm nóng; + Các phụ kiện đường dây và trạm; + Các chi tiết tiêu chuẩn (bu lông, đai ốc, vòng đệm); + Các sản phẩm kết cấu thép siêu trường, siêu trọng dạng khung, dầm, dàn…phục vụ cho các ngành xây dựng, xi măng và các nghành công nghiệp khác; + Hệ thống băng tải và các kết cấu khung, dầm và giàn khác phục vụ cho công nghiệp và dân dụng.
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 37 Sơ đồ 2.1:Quy trình công nghệ sản xuất sảnphẩm cơ khí của công ty Sơ đồ 2.2:Quy trình công nghệ ở xưởng mạ của công ty * Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty Công ty TNHH Cơ khí Việt Á là một doanh nghiệp chuyên gia công các mặt hàng xà giá, trụ đỡ, gia công cơ khí, các loại cột điện phục vụ cho các đường dây từ 110Kv đến 500Kv, các cột Ăngten viễn thông và Mạ kẽm nhúng nóng các sản phẩm cơ khí, kết cấu thép. Do đặc điểm đa dạng về chủng loại sản phẩm sản xuất nên Công ty tổ chức sản xuất theo hình thức chuyên môn hoá sản phẩm. Tôn, thép Cắt, đột Chấm hàn Gia công hoàn thiện Kiểm tra và xuất xưởng (Nguồn: Phòng Kỹ thuật) Kiểm tra Sản phẩm nhận từ xưởng cơ khí Sản phẩm theo đơn đặt hàng Bể tẩy axit Sơn Bể mạ kẽm Xuất xưởng Bể rửa nước Bể sấy (Nguồn: Phòng Kỹ thuật)
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 38 Bộ phận sản xuất chính: bao gồm 02 phân xưởng sản xuất. - Phân xưởng Cơ khí: Sản phẩm chính là các xà giá, trụ đỡ, gia công cơ khí, các loại cột điện phục vụ cho các đường dây từ 110Kv đến 500Kv, các cột Ăngten viễn thông. Các công đoạn sản xuất bao gồm: Cắt phôi -> sản phẩm sau khi kết thúc công đoạn cắt sẽ chuyển sang công đoạn Đột/Khoan -> công đoạn tiếp theo là Chấn/Uốn, các sản phẩm phải trải qua công đoạn này, các sản phẩm có phải uốn hay không cũng đều được đóng số ký hiệu mã sản phẩm và chuyển giao công đoạn tiếp theo -> tại công đoạn gá Hàn, trong chế tạo cột thép chỉ có khoảng (10-15)% số lượng chi tiết phải trải qua công đoạn hàn, tuy nhiên những chi tiết phải hàn đều là những cụm chi tiết có kích thước và khối lượng lớn. - Phân xưởng Mạ kẽm nhúng nóng: thực hiện các công việc tẩy rửa, mạ kẽm nhúng nóng các sản phẩm cột thép được gia công tại Công ty và các đơn hàng mạ cho các khách hàng bên ngoài, các sản phẩm sau khi được mạ sẽ tiến Phân xưởng Mạ Kẽm Nhúng Nóng Bộ phận Kho Tổ Cơ Điện Nhà ăn ca KCS Kho thành phẩm Phân xưởng Cơ Khí Sơ đồ 2.3:Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 39 hành hoàn thiện và bao gói hàng theo bảng kê bao gói, tập kết chờ chuyển giao cho khách hàng. Bộ phận sản xuất phụ: - Tổ cơ điện có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi kiểm tra trực sự cố, phục vụ sản xuất kịp thời đảm bảo máy móc hoạt động tốt để thực hiện đúng tiến độ sản xuất kinh doanh, kết hợp gia công cơ khí các thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất kinh doanh. - Bộ phận kho: Tiếp nhận nguyên vật liệu nhập kho, lập sổ sách theo dõi, cân đối mức xuất-nhập, tiến hành kiểm tra sắp xếp vật tư theo chủng loại trước khi tiến hành cấp phát cho các bộ phận sản xuất. Tiếp nhận sản phẩm đã hoàn thành, đóng gói đưa vào kho thành phẩm chờ ngàygiao hàng. - Kho thành phẩm: Lưu trữ và bảo quản các sản phẩm hoàn thiện sau sản xuất. Đồng thời thực hiện giao hàng nhanh chóng khi có yêu cầu từ trên xuống. Nhìn chung do tính chất công việc của từng bộ phận khác nhau nên nó có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng chúng đều có mối quan hệ khăng khít với nhau nhằm đáp ứng mục đíchcuối cùng của Công ty là đảm bảo cung cấp cho khách hàng, giao hàng đúng tiến độ theo hợp đồng. 2.2.3. Tổchức bộ máyquản lý hoạt động sản xuấtkinhdoanhcủa Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á * Cơ cấu tổ chức của công ty Bộ máy tổ chức của công ty được cơ cấu theo mô hình dạng trực tuyến chức năng. Giữa các phòng ban trong quá trình hoạt động có sự phối kết hợp, tác động qua lại với nhau để hoàn thành mục tiêu chung của công ty.
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 40 Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á (Nguồn:Phòng tổ chức – hành chính) * Chức năng của các phòng ban + Ban lãnh đạo công ty Giám đốc: là người được tổng giám đốc tập đoàn uỷ quyền điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản suất kinh doanh của công ty. Giám đốc trực tiếp điều hành, quyết định mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có nhiệm vụ quản lí toàn diện kế hoạch, chiến lược, phát triển sản xuất kinh doanh; quản lý công tác tài chính kế toán, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật… và quan hệ hợp tác với các cơ quan hữu quan, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và pháp luật. Giám Đốc PGĐ Kinh doanh Phòng Kinh doanh Phòng Tài chính- Kế toán Phòng Tổ chức - Hành chính PGĐ Kỹ thuật & Sản xuất Phòng Quản lý sản xuất Phòn g Kỹ thuật Phòng Quản lý chất lượng Phòng Vật tư Xưởn g sản xuất Xưởn g Cơ khí Xưởn g mạ
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 41 Các Phó giám đốc trợ giúp giám đốc tạo thành một thể thống nhất chặt chẽ, thực hiện chức năng tham mưu, đề xuất các biện pháp cùng giám đốc tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu và biện pháp đề ra. + Phòng tổ chức - hành chính: Phòng tổ chức hành chính tham mưu giúp việc cho giám đốc, thực hiện hai chức năng chính là tổ chức nhân sự và công tác hành chính quản trị. - Về công tác tổ chức nhân sự: tổ chức thực hiện hoạch định, kế hoạch hoá nguồn nhân lực, tiến hành tuyển dụng, đào tạo, bố trí lao động, quản trị tiền lương, các công tác quan hệ lao động, công tác về phúc lợi, khen thưởng, an toàn và bảo hộ lao động… - Về công tác quản trị hành chính: . Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, lễ tân, các vấn đề về thông tin liên lạc, an ninh trật tự, công tác vệ sinh công nghiệp, bếp ăn tập thể, công tác đời sống, văn hoá xã hội theo quy chế hoạt động của công ty, pháp luật hiện hành. . Thực hiện chức năng là đầu mối thông tin liên lạc của công ty với các đơn vị thành viên khác của tập đoàn Việt Á và với các cơ quan bên ngoài. . Chịu trách nhiệm tổ chức mua sắm, phân phối sử dụng và quản lý, sửa chữa trang thiết bị, phương tiện dụng cụ để phục vụ cho công việc tại văn phòng và nhà máy. + Phòng kế toán - tài chính. - Phòng kế toán chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty về các công tác kế toán, giúp giám đốc công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác tài chính kế toán. - Trực tiếp thực hiện công tác hạch toán, ghi chép phản ánh sự vận động của tài sản, tiền vốn theo đúng quy định của nhà nước.
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 42 - Giúp ban giám đốc quản lý, giám sát, kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của công ty theo các chế độ quy định của nhà nước và của công ty. - Tham mưu cho lãnh đạo công tác quản lý và những biện pháp sử dụng tiền vốn, nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất. + Phòng kinh doanh: Thực hiện các công việc kinh doanh, chào hàng cạnh tranh, đấu thầu các loại thiết bị điện, vật liệu điện, máy móc, dây chuyền sản xuất… Triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh dự án của công ty. Quản lý và phát triển các kênh bán hàng, đại lý phân phối, đại diện bán hàng của công ty. Nghiên cứu thị trường, định hướng kinh doanh, marketing các sản phẩm sản xuất của công ty. Nghiên cứu, soạn thảo, ban hành các bảng giá các sản phẩm của công ty. + Phòng Quản lý sản xuất: Phòng quản lý sản xuất chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản xuất, thực hiện các công đoạn sản xuất của dự án, hợp đồng theo đúng yêu cầu kỹ thuật, thời gian giao hàng… tuân thủ đúng các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 đang được áp dụng tại công ty. + Phòng Kỹ thuật: thực hiện các công việc thiết kế, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật kể cả dịch vụ bảo hành thoả mãn yêu cầu của khách hàng. Đảm bảo kỹ thuật trong kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng; nghiên cứu áp dụng kỹ thuật mới trong thiết kế, chế tạo sản phẩm; quản lý thiết bị, tổ chức bảo dưỡng thiết bị. Hướng dẫn công nghệ, sử dụng máy móc thiết bị. Thiết kế sản phẩm phục vụ chào hàng, đấu thầu... + Phòng Quản lý chất lượng: Phòng Quản lý chất lượng thực hiện việc kiểm soát chất lượng sản phẩm của công ty sao cho sản phẩm sau khi xuất xưởng đều đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đã được quy định trong hợp đồng và tuân thủ theo đúng các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng của công ty.
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 43 + Phòng vật tư: thực hiện công tác lập kế hoạch mua sắm nguyên, nhiên vật liệu, vật tư, thiết bị… đảm bảo phục vụ kịp thời, chính xác, hiệu quả nhu cầu về vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu cho các hợp đồng, dự án của công ty trong từng giai đoạn hoạt động cụ thể. + Xưởng sản xuất: Xưởng sản xuất chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất các sản phẩm theo kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra. Xưởng sản xuất bao gồm 2 xưởng là xưởng cơ khí kết cấu thép và xưởng mạ kẽm nhúng nóng. - Xưởng cơ khí kết cấu thép: có chức năng tổ chức, gia công, sản xuất các sản phẩm cơ khí. - Xưởng mạ kẽm nhúng nóng: có chức năng mạ kẽm đối với các sản phẩm cơ khí: cột điện, cột thép, cột ăng ten viễn thông, xà giá, thang đỡ máng cáp… và các sản phẩm cơ khí khác theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra còn làm sạch, sơn phủ bề mặt các sản phẩm kết cấu thép. 2.2.4. Công tác tài chính tại công ty. Công ty không có phòng tài chính riêng nhưng tổ chức công tác tài chính của công ty được thực hiện ở phòng kế toán. Để phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt chức năng thông tin và kiểm tra của kế toán, đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhà quản lý, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung: toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán - tài chính của công ty từ việc lập, xử lý, luân chuyển, lưu trữ chứng từ cho đến tổng hợp lập báo cáo, phân tích, kiểm tra, báo cáo số liệu. Cơ cấu tổ chức phòng kế toán – tài chính như sau:
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 44 + Kế toán trưởng (trưởng phòng kế toán): Là người đứng đầu về chuyên môn nghiệp vụ, có quan hệ đối ngoại và công tác tài chính với tất cả các đối tượng như khách hàng, ngân hàng, cơ quan thuế... Kế toán trưởng trực tiếp phân công nhiệm vụ cho kế toán viên, đồng thời trợ giúp về chuyên môn kế toán cho giám đốc. Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước công ty, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước về công tác quản lí tài chính, công tác hạch toán kế toán và thống kê tại công ty. + Kế toán tổng hợp (phó phòng kế toán): có chức năng tham mưu, tư vấn, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công tác quản lí tài chính, hạch toán kế toán và điều hành phòng kế toán. Là người thay mặt kế toán trưởng giải quyết công việc khi kế toán trưởng vắng mặt hoặc uỷ quyền. Phó phòng kế toán đảm nhiệm vị trí kế toán tổng hợp: có trách nhiệm ghi sổ tổng hợp, lập các báo cáo tổng hợp định kỳ hoặc theo yêu cầu cung cấp Kế toántiền lương kiêm công nợ phải trả Phó phòng kế toán (Kế toán tổng hợp) Kế toán trưởng (Trưởng phòng kế toán) Kế toánngân hàng kiêm công nợ phải thu Kế toán vật tư Kế toánthanh toán, thuế kiêm thủ quỹ Kế toán giá thành
  • 51. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 45 thông tin của ban lãnh đạo công ty. Tiến hành đối chiếu thường xuyên từ sổ tổng hợp đến các sổ chi tiết của kế toán viên để đảm bảo sự khớp đúng số liệu và phát hiện kịp thời gian lận và sai sót xảy ra trước khi lên các báo cáo tài chính định kỳ tháng, quý, năm. + Kế toán thanh toán, thuế kiêm thủ quỹ: - Theo dõi chi tiết, kiểm tra, kiểm soát hồ sơ tạm ứng, thanh toán, quyết toán của các phòng ban, đơn vị, cán bộ công nhân viên toàn công ty theo đúng quy định tài chính của công ty đã ban hành; - Lập các bảng kê thuế để làm căn cứ tính thuế phải nộp nhà nước; - Thu chi tiền mặt hàng ngày tại quỹ; - Quản lý quỹ tiền mặt tại két. + Kế toán vật tư: có chức năng tổ chức, quản lí, thực hiện toàn bộ công tác kế toán về tài sản cố định, vật tư, hàng hoá, công cụ, dụng cụ, thành phẩm của công ty. Kiểm tra kiểm soát việc mua sắm, sử dụng vật tư, công cụ; lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của công ty. + Kế toán ngân hàng kiêm công nợ phải thu: Có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ phát sinh, số dư của các tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng, các món vay của các tổ chức tín dụng; làm các chứng từ thanh toán qua ngân hàng; làm chứng từ vay vốn và theo dõi việc chuyển vốn thanh toán cho khách hàng qua ngân hàng . Đồng thời theo dõi tình hình nợ phải thu của công ty và thu hồi nợ cho công ty. + Kế toán tiền lương kiêm công nợ phải trả: - Tính toán và kiểm tra bảng lương hàng tháng, lương BHXH, quyết toán BHXH, tiền ăn, trích lập quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định. - Theo dõi, kiểm tra và thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ về công nợ phải trả của công ty.
  • 52. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Lê Đức Tuấn Anh Lớp: CQ49/11.02 46 + Kế toán giá thành: tập hợp, theo dõi và tính giá thành cho các bán thành phẩm, thành phẩm, tính giá thành sản xuất theo đơn đặt hàng, sản xuất theo từng hợp đồng, dự án. 2.2.5. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty Để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì tài sản và vốn là điều kiện không thể thiếu, nó phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, người ta chú ý đến việc quản lí, huy động và luân chuyển vốn. Tài sản và nguồn vốn là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, củng cố và tăng cường vốn cho sản xuất kinh doanh luôn được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. 2.2.5.1. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty Qua bảng số liệu cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty giai đoạn 2012- 2014 (Bảng 2.1) ta thấy tổng tài sản của công ty qua 3 năm có sự biến động không đồng đều. Cụ thể, tổng tài sản năm 2012 là 155 604 triệu đồng ,năm 2013 giảm xuống còn 138 341 triệu đồng nguyên nhân do tình hình kinh tế khủng hoảng ảnh hưởng đến 1 phần kết quả kinh doanh của công ty, bên cạnh đó sức cạnh tranh về mặt hàng trên thị trường đã làm cho quy mô sản xuất bị thu hẹp , do đó trong năm 2013 tổng tài sản đã giảm đi đáng kể.