SlideShare a Scribd company logo
1 of 114
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất pháttừ tình hình thực tế
của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
(Ký và ghi rõ họ tên)
Bùi Thu Trang
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
ii
MỤCLỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................1
CHƯƠNG I.....................................................................................................3
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ
VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP.....................................................3
1.1.Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp .............3
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp ......................3
1.1.2.Phân loại vốn lưu động......................................................................6
1.1.3.Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp..............................7
1.2.Quản trị vốn lưu độngcủadoanh nghiệp.........................................................8
1.2.1.Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu độngcủadoanh nghiệp................8
1.2.2.Nộidung quản trị vốn lưu độngcủadoanh nghiệp...................................9
1.2.3.Cácchỉtiêuđánhgiátìnhhìnhquảntrịvốnlưuđộngcủadoanhnghiệp........................................18
1.2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp .25
CHƯƠNG II..................................................................................................28
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN
XÂY DỰNG SỐ 5 TRONG THỜI GIAN QUA..............................................28
2.1.Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh
của công ty cổ phần xây dựng số 5 Vinaconex 5 .............................................28
2.1.1.Quá trình thành lập và phát triển của công ty cổ phần xây dựng số 5
Vinaconex5. ............................................................................................28
2.1.2.Đặc điểm hoạt động kinhdoanhcủacông tycổ phần xâydựngsố 5........30
2.1.3.Tình hình tài chính chủ yếu của công ty cổ phần xây dựng số 5.........37
Luận văn tốt nghiệp iii Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
2.2.Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng số 5 trong
thời gian qua..................................................................................................44
2.2.1.Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của công ty cổ phần
xây dựng số 5..........................................................................................44
2.2.2.Thực trạngquản trị vốn lưu động của công tycổ phần xây dựngsố 5. .....54
2.2.3.Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của công ty cổ phần
xây dựng số 5...........................................................................................82
CHƯƠNG III................................................................................................86
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5...............................................86
3.1.Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty cổ phần xây dựng số 5 trong
thời gian tới. ..................................................................................................86
3.1.1.Bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay.......................................................86
3.1.2.Mục tiêu và định hướngphát triển củacông tycổ phần xâydựngsố 5.....90
3.2.Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở công ty cổ
phần xây dựng số 5........................................................................................91
3.2.1.Các biện pháp làm tăng vòng quay vốn lưu động ..............................91
3.2.2.Tăng cường công tác quản lí vốn bằng tiền.......................................94
3.2.3.Tăng cường công tác quản lí khoản phải thu .....................................95
3.2.4.Quản lí chặt chẽ hàng tồn kho ..........................................................99
3.2.5.Tổ chức quản lí tốt vốn lưu động....................................................100
3.2.6.Các biện pháp khác........................................................................101
3.3.Điều kiện để thực hiện giải pháp.............................................................102
KẾT LUẬN.................................................................................................104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................105
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Khái quát tình hình tài chính của công ty.........................................41
Bảng 2.2. Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty năm 2012, năm 2013 ................45
Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn vốn lưu động của công ty cổ phần xây dựng số 5 .......50
Bảng 2.4. Cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty trong 2 năm 2012 và 2013..............52
Bảng 2.5. Kết cấu vốn lưu động của công ty ...................................................57
Bảng 2.6. Cơ cấu vốn bằng tiền. ....................................................................61
Bảng 2.7. Hệ số khả năng thanh toán..............................................................63
Bảng 2.8. Cơ cấu hàng tồn kho.......................................................................66
Bảng 2.9. Tình hình quản lí hàng tồn kho........................................................67
Bảng 2.10. Cơ cấu các khoản phải thu. ...........................................................70
Bảng 2.11. Tình hình quản lí các khoản phải thu .............................................72
Bảng 2.12. So sánh các khoản chiếm dụng và các khoản bị chiếm dụng...........74
Bảng 2.13. Nợ phải thu khách hàng tiêu biểu. .................................................76
Bảng 2.14. Cơ cấu tài sản lưu động khác.........................................................78
Bảng 2.15. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động....................................................79
Bảng 2.16: Một số chỉ tiêu trung bình ngành năm 2013 ...................................81
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Doanh thu và lợi nhuận của công ty giai đoạn 2011- 2013............43
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu vốn kinh doanhcủa công ty năm 2012, năm 2013................46
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty năm 2012, năm 2013..................54
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu vốn lưu động củacông ty năm 2012, năm 2013...................58
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty năm 2012, năm 2013................62
Biểu đồ 2.6. Tình hình biến động giữa khoản phải thu và tổng tài sản trong năm
2012 và 2013.................................................................................................69
Biểu đồ 2.7. Các khoản chiếm dụng và các khoản đi chiếm dụng củacông ty năm
2012 và 2013.................................................................................................75
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kì hoạt động nào của doanh
nghiệp cũng cần đến vốn. Tùy vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể mà nhu
cầu vốn và cơ cấu vốn của các doanh nghiệp cũng khác nhau. Để tồn tại và
phát triển lâu dài, các doanh nghiệp cần quan tâm đến việc tạo lập, sử dụng và
quản lí vốn sao cho hiệu quả nhất cũng như chi phí sử dụng vốn thấp nhất
nhưng vẫn đạt được kết quả kinh doanh ở mức cao.
Nếu như vốn kinh doanh là điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp đi
vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì vốn lưu động được coi là nhựa sống để
nuôi dưỡng, duy trì, và tái sản xuất hoạt động của doanh nghiệp đó. Chính vì
vậy quản trị vốn lưu động có hiệu quả ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên cùng với những lí luận
và thực tiễn đã học, qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5
Vinaconex 5, em đã quyết định chọn đề tài: “ Các giải pháp chủ yếu tăng
cường quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng số 5” cho bài
luận văn tốt nghiệp của mình.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và các danh mục tham khảo thì luận văn của
em được chia làm 3 phần:
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn
lưu động của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây
dựng số 5 trong thời gian qua.
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu
động tại Công ty cổ phẩn xây dựng số 5.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do trình độ nhận thức và lý luận còn
hạn chế nên đề tài nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
2
nhận được sự góp ý của các thầy cô, ban lãnh đạo Công ty cổ phần xây dựng
số 5 Vinaconex 5 và các bạn để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn ThS. Lưu Hữu Đức, ban lãnh đạo công ty và
các anh chị phòng Tài chính Kế toán, các thầy cô giáo trong trường Học viện
Tài chính đã giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Bùi Thu Trang
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
3
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN
TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp
 Khái niệm:
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có vị trí vô cùng quan trọng,
là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm quốc nội GDP. Chức năng của doanh
nghiệp là hoạt động sản xuất kinh doanh để cung cấp cho thị trường các sản
phẩm , dịch vụ phục vụ nhu cầu của xã hội với mục đích sinh lời. Để thực
hiện được chức năng đó, doanh nghiệp cần có các yếu tố cơ bản sau: Sức lao
động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó, tư liệu lao động khi
tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì không thay đổi hình thái ban
đầu. Giá trị của nó được dịch chuyển từng phần vào giá trị sản phẩm và thu
hồi dần khi sản phẩm được tiêu thụ. Còn đối tượng lao động khi tham gia vào
quá trình sản xuất kinh doanh luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu.
Xét về hình thái hiện vật, đối tượng lao động được gọi là các tài sản lưu
động. Xét về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động. Tài sản lưu động bao
gồm hai loại: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông.
- Tài sản lưu động sản xuất: gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để
đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính,
nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu… và một bộ phận khác là những sản phẩm
đang trong quá trình sản xuất như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm…
- Tài sản lưu động lưu thông: là những tài sản lưu động nằm trong quá
trình lưu thông của doanh nghiệp như thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn
bằng tiền, vốn trong thanh toán…
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
4
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động lưu thông và tài
sản lưu động sản xuất luôn luân phiên đổi chỗ cho nhau, tạo điều kiện cho quá
trình tái sản xuất được diễn ra liên tục và thuận lợi.
Để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên liên tục,
đòi hỏi doanh nghiệp cẩn phải có một lượng vốn lưu động nhất định. Do đó,
doanh nghiệp phải cung ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định để đầu tư vào các
tài sản lưu động đó. Số vốn này gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Vậy ta có khái niệm về vốn lưu động của doanh nghiệp:
“Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các
tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của DN
được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị
ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân
chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh”.
 Quá trình vận động của vốn lưu động
Khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn lưu động của
doanh nghiệp luôn vận động và chuyển hóa liên tục qua nhiều hình thái khác
nhau. Quá trình này diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại và có tính chất chu kì được
gọi là vòng tuần hoàn chu chuyển vốn lưu động.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, sự vận động của vốn lưu động trải qua 3
giai đoạn:
T - H - SX - H’ - T’
Trong đó T’= T+ T
- Giai đoạn 1 ( T- H): vốn lưu động dưới hình thái tiền tệ ứng trước dùng
để mua sắm các tư liệu sản xuất và các tư liệu lao động để dự trữ cho quá
trình sản xuất. Như vậy, vốn lưu động từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình
thái vật tư, hàng hoá.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
5
- Giai đoạn 2 ( H- SX- H’): vật tư hàng hóa đã mua sắm được doanh
nghiệp đưa vào sản xuất để tạo ra sản phẩm. tức là vốn lưu đọng chuyển từ
hình thái vật tư hàng hóa sang hình thái vốn sản phẩm dở dang và sau đó là
vốn thành phẩm.
- Giai đoạn 3( H’- T’): doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thu
lại tiền; vốn lưu động chuyển từ hình thái vốn thành phẩm trở về hình thái ban
đầu tiền tệ.
Đối với doanh nghiệp thương mại, sự vận động của vốn lưu động trải
qua 2 giai đoạn:
T - H - T’
Trong đó: T’=T+ T
- Giai đoạn mua: vốn từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái hình thái
vốn hàng hóa dự trữ.
- Giai đoạn bán: vốn lưu động từ hình thái vốn hàng hóa dự trữ chuyển
sang vốn bằng tiền.
Nếu T’ > T tức là doanh nghiệp làm ăn có lãi.
 Đặc điểm của vốn lưu động
Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bị chi
phối bởi các đặc điểm của tài sản lưu động nên vốn lưu động của doanh
nghiệp có các đặc điểm sau:
- Vốnlưu độngtrongquátrìnhchuchuyểnluônthayđổi hình thái biểu hiện.
- Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn
lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
- Vốn lưu độnghoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
6
1.1.2. Phân loại vốn lưu động
Để quản trị vốn lưu động hiệu quả cần tiến hành phân loại vốn lưu động
theo những tiêu thức nhất định. Thông thường có cách các phân loại sau:
Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động: theo tiêu thức này
vốn lưu động được chia thành vốn bằng tiền và vốn về hàng tồn kho.
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
 Vốn bằng tiền gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển. Tiền là tài sản có tính linh hoạt cao, có thể chuyển đổi thành các loại
tài sản khác hoặc để trả nợ. Chính vì vậy trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi
mỗi doanh nghiệp cần phải có lượng tiền nhất định.
 Các khoản phải thu bao gồm chủ yếu là các khoản phải thu từ khách
hàng, thể hiện ở số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá
trình bán hàng, cung cấp dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau. Bên cạnh
đó còn có khoản doanh nghiệp ứng trước tiền mua hàng cho người cung cấp.
- Vốn về hàng tồn kho:
 Đối với doanh nghiệp sản xuất, vốn về hàng tồn kho bao gồm vốn
nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng
cụ, sản phẩm dở dang, chi phí trả trước và thành phẩm,…
 Đối với doanh nghiệp thương mại thì vốn về hàng tồn kho chính là
lượng hàng hóa dự trữ.
Việc phân loại vốn này giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá khả năng
thanh toáncũngnhưđánhgiá mức tồnkho dựtrữ, tínhthanh khoảncủacác tàisản
đầutư trongdoanhnghiệp. Mặtkhác, thôngquacách phân loại này có thể tìm ra
các biệnpháp pháthuy chức năng của thành phần vốn và biết được kết cấu vốn
lưu động theo hình thái biểu hiện để định hướng điều chỉnh hợp lí.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
7
Phân loại theo vai trò của vốn lưu động: theo tiêu thức này, vốn lưu
động được chia thành vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, vốn lưu động
trong khâu sản xuất, và vốn lưu động trong khâu lưu thông.
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm nguyên nhiên vật
liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất bao gồm vốn bán thành phẩm, sản
phẩm dở dang, vốn chi phí trả trước.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm vốn thành phẩm, vốn
trong thanh toán, vốn đầu tư ngắn hạn và vốn bằng tiền.
Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá
trình sản xuất kinh doanh, giúp đánh giá việc phân bổ vốn lưu động trong các
khâu trong quá trình luân chuyển vốn. Trên cơ sở đó lựa chọn bố trí cơ cấu
vốn đầu tư hợp lí, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các giai đoạn
trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
Xét theo thờigian huy độngvàsửdụngvốn có thể phân loại nguồn vốn lưu
độngthành:nguồnvốnlưu độngtạm thời và nguồn vốn lưu động thường xuyên.
- Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản
lưu động của doanh nghiệp nhằm đáp ứng những nhu cầu biến động tăng giảm
theo chukì kinh doanhcủadoanhnghiệp. Nguồnvốnnàybao gồmcác khoảnvay
ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác.
- Nguồnvốnlưu độngthườngxuyên:là nguồnvốndàihạn tàitrợ cho tài sản
lưu động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra
thường xuyên và ổn định của doanh nghiệp, được xác định như sau:
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = TSLĐ - Nợ ngắn hạn
Cách tiếp cận vốn lưu động như trên giúp cho nhà quản lí xem xét huy động các
nguồn vốn lưu động một cách hợp lí phù hợp với thời gian sử dụng để nâng cao hiệu
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
8
quả quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà quản lí có thể lập kế
hoạch tài chính hình thành nên những dự định về nguồn vốn lưu động trong tương lại,
trên cơ sở xác định quy mô, số lượng nguồn vốn lưu động cần thiết để lựa chọn nguồn
vốnlưu độngmang lại hiệu quảnhất cho doanhnghiệp.
1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
Khái niệm quản trị vốn lưu động:
Quảntrị vốnlưu độnglà mộtbộ phậncủaquảntrịtài chínhdoanh nghiệp, là
việc lựa chọn, đưaracác quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định về vốn
lưu độngnhằmđạtđược mục tiêuhoạt động của doanh nghiệp. Quản trị vốn lưu
độngthực hiệnnhững nộicungcơ bản của quản trị tài chính phát sinh trong quá
trình luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp.
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh rất nhiều mối
quan hệ tài chính, các nhà quản trị phải nghiên cứu, phân tích và xử lí các mối
quanhệ đó, hìnhthànhcác côngcụquảnlí vàđưara các quyếtđịnhtàichínhđúng
đắn nhằm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn lưu động có thời gian luân chuyển nhanh, hình thái biểu hiện của vốn
luôn thay đổichínhvì vậycôngtác quản lí vốn lưu động là rất phức tạp, đòi hỏi
nhà quảntrị doanhnghiệp phảilàm sao để sử dụng hiệu quả và không ngừng gia
tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp.
Đứngtrên phương diện bài nghiên cứu này, quản trị vốn lưu động chính là
xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp, quản trị vốn tồn kho dự trữ,
quảntrị vốnbằngtiền và quảntrị các khoản phải thu nhằm đảm bảo quá trình tái
sản xuất được diễn ra thường xuyên và liên tục.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
9
Mục tiêu quản trị vốn lưu động:
Mục tiêu của quản trị vốn lưu động chính là tăng khả năng sinh lời của doanh
nghiệp, đảm bảo đủ lượng tiền mặt đáp ứng nhu cầu chi trả các khoản nợ ngắn hạn,
và đảm bảo hoạt động sảnxuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục.
Trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, vốn lưu động thường chiếm tỷ trọng
lớn nên quản trị vốn lưu động có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển
chung của toàn doanh nghiệp. Một doanh nghiệp biết quản trị vốn lưu động
một cách hợp lý có thể tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành, nâng cao vị thế
cạnh tranh trên thị trường. Nhu cầu vốn lưu động được xác định hợp lý ở từng
khâu, từng thời kỳ sẽ giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra
thường xuyên, liên tục, đảm bảo được uy tín với các đối tác và tránh những ứ
đọng, lãng phí. Hơn nữa, hiện nay trên thị trường, các sản phẩm trong nước
thường có chất lượng kém hơn các sản phẩm nhập ngoại trong khi giá thành
lại không tốt bằng, nguyên nhân một phần là do công tác quản trị vốn lưu
động còn yếu kém. Vì vậy việc tăng cường quản trị vốn lưu động còn giúp
các doanh nghiệp tìm lại chỗ đứng trên thị trường.
Chính vì những lý do trên và trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện
nay, tăng cường quản trị vốn lưu động đã trở thành mục tiêu phải hướng tới
của mọi doanh nghiệp.
1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp:
Hoạtđộngsảnxuấtkinh doanhcủadoanhnghiệp đượcdiễnrathườngxuyên
liên tục. Trongquátrìnhđóluôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng dự trữ
vốn lưu động cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp
chênhlệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với khách hàng, đảm
bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
10
thường, liên tục. Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của
doanh nghiệp.
Như vậy, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động
tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục.
Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp:
Trongquảntrịvốnlưu động, cácdoanhnghiệp cầnchútrọng xác định đúng
đắnnhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết, phù hợp với quy mô và điều
kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.
Tuy nhiên nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của
nhiều nhân tố như:quymô kinh doanhcủadoanhnghiệp;đặc tínhtínhchấtngành
nghề kinh doanh;sựbiếnđộngcủagiácảvật tư, hàng hóatrên thị trường;trìnhđộ
tổ chức, quảnlí sửdụngvốnlưuđộng của doanh nghiệp; trình độ kĩ thuật- công
nghệ sảnxuất; các chínhsáchcủadoanhnghiệp trongtiêuthụ sản phẩm hàng hóa
dịch vụ… Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết để
đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành
thường xuyên liên tục, tiết kiệm và hiệu quả kinh tế cao là một nội dung quan
trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp.
Để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp có thể sử dụng hai
phương pháp: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
- Phương pháp trực tiếp:
Nội dung phương pháp này là xác định trực tiếp nhu cầu vốn cho hàng
tồn kho, các khoản phải thu, khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành
tổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Trình tự tiến hành:
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
11
 Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho: bao gồm xác định nhu cầu vốn
lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu
sản xuất,nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu lưu thông.
 Xác định nhu cầu vốn thành phẩm.
 Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu.
 Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp.
 Tổnghợp nhu cầuvốnlưu độngthường xuyên cần thiết củadoanh nghiệp
Trên cơ sở tính toán nhu cầu vốn dự trữ hàng tồn kho, dự kiến khoản
phải thu và khoản phải trả có thể xác định nhu cầu vốn lưu động thường
xuyên cần thiết năm kế hoạch của doanh nghiệp theo công thức:
Nhu cầu
vốn lưu
động
=
Vốn
hàng tồn kho
+ Nợ phải thu -
Nợ phải trả nhà
cung cấp
Phươngpháp trựctiếp có ưuđiểmlà phảnánh rõ nhu cầu vốn lưu động cho
từng loạivật tư hàng hóavà trongtừngkhâu kinh doanh, dovậytương đối sát với
nhu cầuvốncủa doanh nghiệp. Tuy nhiên phương pháp này khá phức tạp , mất
nhiều thời gian trong khâu tính toán.
- Phương pháp gián tiếp
Phương pháp gián tiếp dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng vốn
lưu động của doanh nghiệp năm báo cáo,sự thay đổi về quy mô kinh doanh và
tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu
vốn lưu động theo doanh thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu vốn
lưu động của doanh nghiệp năm kế hoạch.
Các phương pháp gián tiếp:
 Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu vốn lưu động so
với năm báo cáo: thực chất phương pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu vốn
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
12
lưu động năm báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc
độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch.
Công thức như sau: = x x (1+t%)
Trong đó: : vốn lưu động năm kế hoạch
: vốn lưu động năm báo cáo
: mức luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch
: mức luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo
t%: tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế
hoạch
t% được xác định như sau:
t% = x 100%
trong đó: t%: tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển
: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch
: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo
 Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân
chuyển vốn năm kế hoạch: theo phương pháp này, nhu cầu vốn lưu động được
xác định căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn lưu động (hay doanh thu
thuần) và tốc độ luân chuyển vốn lưu động dự tính của năm kế hoạch.
Công thức như sau: VKH =
Trong đó: : Vốn lưu động năm kế hoạch
Mkh :Mức luân chuyển vốnnăm kế hoạch(doanh thu thuần)
Số vòng quay vốn lưu động năm kế hoạch
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
13
 Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: nội dung
phương pháp này dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu
tố cấu thành vốn lưu động của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu
vốn lưu động theo doanh thu năm kế hoạch.
1.2.2.2. Quản trị vốn tồn kho dự trữ
Vốn tồn kho dự trữ là một bộ phận quan trọng của vốn lưu động, là những bước
đệm cầnthiết cho quátrình hoạt độngbìnhthường củadoanh nghiệp.
Việc quản lý tồn kho dự trữ trong các doanh nghiệp là rất quan trọng,
không phải chỉ vì doanh nghiệp tồn kho dự trữ thường chiếm tỷ lệ đáng kể
trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Điều quan trọng hơn là nhờ có dự
trữ tồn kho đúng mức, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được tình trạng
hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân
chuyển vốn lưu động.
Tồnkho dựtrữlàmphátsinhchiphí,do đó cầnquảnlýchúngsao cho tiếtkiệm,hiệu
quả. Chiphí tồnkho dựtrữthườngđược chiathành2loạilàchiphí lưugiữ,bảo quảnhàng
tồnkho vàchiphí thực hiệncác hợp đồngcungứng.
- Chiphí lưugiữ, bảo quảnhàngtồnkho thườngbao gồmcác chiphí nhưbảo quản
hàng hóa,chiphí bảo hiềm, chiphí tổnthấtdo hànghóabịhưhỏng, biếnchất, giảmgiávà
các chiphí cơ hộido vốnbịlưugiữở hàngtồnkho.
- Chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng bao gồm chi phí giao dịch, ký
kết hợp đồng, chi phí vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa theo hợp đồng
giao hàng.
Các chi phí này có liên quan, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu doanh
nghiệp dự trữ nhiều vật tư, hàng hóa thì chi phí lưu giữ, bảo quản hàng hóa sẽ
tăng lên, ngược lại chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng sẽ giảm đi tương
đối do giảm được số lần cung ứng. Vì thế trong quản lý hàng tồn kho cần phải
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
14
xem xét sự đánh đổi lợi ích và chi phí của việc duy trì lượng hàng tồn kho cao
hay thấp, thực hiện tối thiểu hóa tổng chi phí hàng tồn kho dự trữ bằng việc
xác định mức đặt hàng kinh tế hiệu quả nhất.
Mô hình quản lí hàng tồn kho dự trữ trên cơ sở tối thiểu hóa tổng chi phí
tồn kho dự trữ được gọi là mô hình tổng chi phí tối thiểu. Nội dung cơ bản
của mô hình là xác định được mức đặt hàng kinh tế ( EOQ) để với mức đặt
hàng này thì tổng chi phí tồn kho dự trữ là nhỏ nhất.
Mô hình EOQ được mô tả theo đồ thị sau:
Theo mô hình này người ta thường giả định số lượng đặt hàng mỗi lần là
đều đặn và bằng nhau.
Dựa trên cơ sở xem xét mỗi quan hệ giữa chi phí lưu trữ, bảo quản hàng
tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng người ta có thể xác định
được mức đặt hàng kinh tế như sau:
Q=
1
*2*2
c
Qnc
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
15
Trong đó: c1: chi phí lưu giữ, bảo quản đơn vị hàng tồn kho
c2: chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng
Qn: số lượng vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm
Q: mức hàng đặt mỗi lần
Thời điểm tái đặt hàng( Qđh) như sau:
Qđh= n*
360
Qn
trong đó n là số ngày chờ đặt hàng
1.2.2.3. Quản trị vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là
một bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây cũng là loại
tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh
của doanh nghiệp. Tuy nhiên vốn bằng tiền bản thân nó không tự sinh lời, nó
chỉ sinh lời khi được đầu tư sử dụng vào một mục đích nhất định. Hơn nữa
với đặc điểm là tài sản có tính thanh khoản cao nên vốn bằng tiền cũng dễ bị
thất thoát, gian lận, lợi dụng.
Yêu cầu cơ bản của quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp là vừa
phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng
thời cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của
doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp, nhu cầu lưu giữ vốn bằng tiền thường do 3 lý
do chính:
- Nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày như trả tiền mua
hàng, trả tiền lương, tiền công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế của doanh nghiệp.
- Giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh doanh
nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
- Từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi ro bất ngờ có thể xảy ra
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
16
Nội dung quản trị vốn bằng tiền:
- Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các
nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ. Có nhiều phương
pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh nghiệp. Cách đơn giản
nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùng tiền mặt bình quân một
ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý. Ngoài phương pháp trên, có thể vận
dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu ( mô hình Baumol) trong quản trị vốn tồn
kho dự trữ để xác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp.
- Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt: doanh nghiệp cần quản lý
chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh bị mất mát, lợi dụng; thực hiện
nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền đều phải qua quỹ, không được thu chi
ngoài quỹ; phân định rõ ràng trách nhiệm trong quản lý vốn bằng tiền giữa kế
toán và thủ quỹ; việc xuất, nhập quỹ tiền mặt hàng ngày phải do thủ quỹ thực
hiện trên cơ sở chứng từ hợp thức và hợp pháp; phải thực hiện đối chiếu, kiểm
tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hàng ngày; theo dõi, quản lý chặt chẽ các
khoản tiền tạm ứng, tiền đang trong quá trình thanh toán, phát sinh do thời
gian chờ đợi thanh toán ở ngân hàng.
- Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có
biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả
nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi; thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả cá
dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứng yêu
cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn.
1.2.2.4. Quản trị các khoản phải thu
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng
hóa hoặc dịch vụ. Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có khoản
nợ phải thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu
quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểm
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
17
soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Vì thế quản trị khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quản
trị tài chính của doanh nghiệp.
Để quản trị các khoản phải thu,các doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện
các biện pháp sau đây:
- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng: cần xác
định đúng đắn các tiêu chuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách
hàng để doanh nghiệp có thể chấp nhận bán chịu. Tùy theo mức độ đáp ứng
tiêu chuẩn này mà doanh nghiệp thực hiện chính sách bán hàng thắt chặt hay
nới lỏng. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần xác định đúng đắn các điều khoản
bán chịu hàng hóa, dịch vụ, bao gồm việc xác định thời hạn bán chịu và tỷ lệ
chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm hơn thời hạn bán chịu
theo hợp đồng.
- Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu: nhằm tránh các tổn
thất do các khoản nợ không có khả năng thu hồi. Nội dung chủ yếu của biện
pháp này là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh
toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán. Việc đánh giá uy tín tài
chính của khách hàng mua chịu thường phải thực hiện qua các bước: Thu thập
thông tin về khách hàng (như các báo cáo tài chính, các kết quả xếp hạng tín
nhiệm...); đánh giá uy tín khách hàng theo các thông tin thu nhận được; lựa
chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ tối bán chịu.
- Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ. Doanh
nghiệp có thể sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp để tăng hiệu quả thu
hồi nợ. Đồng thời phải xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng
thời kỳ để có chính sách thu hồi nợ thích hợp. Thực hiện các biện pháp phòng
ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự phòng nợ phải thu khó đòi,trích lập
quỹ dự phòng tài chính.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
18
1.2.3. Các chỉtiêuđánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanhnghiệp
Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động
Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng vốn lưu động của
doanh nghiệp ta có công thức xác định nhu cầu vốn lưu động như sau:
-Xác định vốn tồn kho dự trữ gồm:
 Nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu hoặc hàng hóa:
= x
 Nhu cầu vốnở
=
 Nhu cầu vốn về chi phí trả trước
= + x
 Nhu cầu vốn thành phẩm:
= x
- Xác định nợ phải thu:
Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận bán hàng,
nhiều doanh nghiệp đã sử dụng biện pháp bán chịu cho khách hàng. Từ đó
hình thành nên khoản phải thu từ khách hàng. Khi bán chịu sản phẩm, hàng
Nhu cầu
vốn lưu
động
=
Vốn
hàng tồn kho
+ Nợ phải thu -
Nợ phải trả nhà
cung cấp
Nhu cầu vốn dự
trữ nguyên vật
liệu, hàng hóa
Số ngày dự trữ cần
thiết về nguyên vật
liệu, hàng hóa
Chi phí
nguyên vật
liệu, hàng hóa
Nhu cầu vốn sản
phẩm dở dang
Chi phí sản xuất
sản phẩm bình quân
một ngày
- Chu kỳ sản xuất
sản phầm
Nhu cầu
vốn về chi
phí trả trước
Số dư chi
phí trả trước
ở đầu kỳ
Chi phí trả
trước sự kiện
phát sinh
Chi phí sản xuất
dự kiến phân bố
vào giá thành sản
phẩm
Giá vốn hàng bán
bình quân mỗi ngày
Số ngày dự trữ
thành phẩm
Nhu cầu vốn
thành phẩm
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
19
hoá cho khách hàng, điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã cung cấp
một khoản tín dụng cho khách hàng. Như vậy, việc bán chịu khiến cho doanh
nghiệp phải cung ứng thêm vốn làm tăng nhu cầu về vốn, tăng chi phí quản
lý, chi phí thu hồi nợ, tăng rủi ro tài chính. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải
xem xét các yếu tố tác động đến nợ phải thu và cần tính toán, cân nhắc lựa
chọn một chính sách bán chịu hợp lý và có lợi nhất. Một trong những yếu tố
quan trọng cần xác định trong việc bán chịu là thời gian cho khách hàng nợ
(thời gian chịu). Trên cơ sở xác định được độ dài của thời gian này có thể dự
kiến được khoản nợ trung bình từ khách hàng theo công thức sau:
Nợ phải thu =
Doanh thu tiêu
thụ bình quân
ngày
x
Kỳ thu hồi nợ
bình quân
- Xác định nợ phải trả nhà cung cấp
Việc sử dụng tín dụng của nhà cung cấp (tín dụng thương mại) cũng
giống như con dao hai lưỡi. Do đó, doanh nghiệp phải rất thận trọng trong
việc sử dụng mua chịu như một nguồn tài trợ vì chi phí sử dụng vốn rất cao
(lãi suất tín dụng thương mại cao). Doanh nghiệp phải xem xét kỹ lưỡng các
điều kiện tín dụng do nhà cung cấp đưa ra và tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Trên cơ sở đó có thể dự kiến được khoản nợ phải trả cho nhà cung
cấp theo công thức sau:
Nợ phải trả
nhà cung cấp
=
Kỳ trả nợ
trung bình
x
Giá trị nguyên vật liệu,
hàng hoá bình quân một
ngày trong kỳ kế hoạch
 Kết cấu vốn lưu động
Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng giữa từng bộ phận vốn lưu động trên
tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
20
Việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động giúp ta thấy được tình hình phân
bổ vốn lưu động và tỷ trọng mỗi khoản vốn trong các giai đoạn luân chuyển
để xác định trọng tâm quản lý và tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động trong từng điều kiện cụ thể.
Tình hình quản lí vốn bằng tiền
Quản trị vốn bằng tiền trong doanhnghiệp bao gồmcác nộidung chủyếu:
-Xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lí
Có nhiều phương pháp xác định dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh
nghiệp. Cách đơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùng
tiền mặt bình quân 1 ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lí. Ngoài phương
pháp trên, có thể vận dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu( mô hình Baumol)
trong quản trị vốn tồn kho dự trữ để xác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu
của doanh nghiệp.
 Lượng dự trữ tiền mặt tối đa:
M* =
Trong đó: M*: lượng tiền mặt dự trữ tối đa
: tổng mức tiền mặt chi dùng trong năm
i: lãi suất (chi phí lưu giữ tiền mặt)
: chi phí cho mỗi lần bán chứng khoán
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số này còn được gọilà hệ số khả năng thanh toán nợ ngắnhạn, được tìnhbằng
cáchlấytổngtàisảnngắnhạn chiacho số nợ ngắnhạncủadoanhnghiệp.
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
21
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải
các khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Để đánh giá hệ số này cần dựa vào hệ số trung bình của các doanh
nghiệp trong cùng ngành. Ngành nghề nào có tài sản lưu động chiếm tỉ trọng
cao trong tổng tài sản thì hệ số này càng cao và ngược lại.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Chỉ tiêu này có ý nghĩa tương tự hệ số khả năng thanh toán hiện thời
nhưng đánh giá chặt chẽ hơn vì hàng tồn kho được loại trừ ra khỏi tổng tài sản
ngắn hạn do được đánh giá là có khả năng thanh khoản kém hơn các loại tài
sản ngắn hạn khác.
=
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =
Tiền + Các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ bằng tiền
và chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền. Hệ số này đặc biệt
hữu ích để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp trong giai
đoạn nền kinh tế khủng hoảng khi hàng tồn kho không tiêu thụ được và nhiều
khoản nợ phải thu gặp khó khăn khó thu hồi.
 Tình hình quản lí vốn tồn kho dự trữ
- Số vòng quay hàng tồn kho
Phảnánhsố lầnhàngtồnkho luânchuyểntrongkỳ, nó có côngthức xác định:
Số vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Trị giá hàng tồn kho bình quân
Hệ số
thanh toán nhanh
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
22
Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì phản ánh số hàng tồn kho được
chuyển hoá từ hình thái này sang hình thái khác càng nhanh hay hiệu quả sử
dụng vốn lưu động ngày càng cao.
- Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
= =
Chỉ tiêu này phán ánh số ngày kể từ khi bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu
đến khi sản xuất ra sản phẩm (kể cả thời gian hàng lưu kho). Khi số ngày một
vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ thì tốc độ tiêu thu hàng hóa càng nhanh và
ngược lại.
 Tình hình quản lí nợ phải thu
- Số vòng quay nợ phải thu
-
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền
mặt của doanh nghiệp. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc
độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn
và ngược lại.
- Kì thu tiền trung bình
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để chuyển các khoản phải thu từ
người mua thành tiền mặt (thời gian từ khi xuất hàng cho đến khi thu được
tiền). Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng
nhỏ và ngược lại.
 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Số ngày 1 vòng quay HTK
360
Vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay nợ phải thu =
Doanh thu bán hàng
Số nợ phải thu bình quân trong kì
Kỳ thu tiền trung bình
(ngày)
360 ngày
Vòng quay nợ phải thu
=
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
23
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động cho biết việc sử dụng vốn lưu động có
hợp lý hay không. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng nhanh thì hiệu suất
sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện qua 2 chỉ tiêu là: Số
lần luân chuyển và kỳ luân chuyển vốn lưu động.
 Số lần luân chuyển vốn lưu động: chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay
vốn lưu động thực hiện trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm ).
Công thức tính như sau:
L =
M
VLĐ
Trong đó:
L : Số lần luân chuyển vốn lưu động trong kỳ
M : Tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ (được xác định
theo doanh thu thuần bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ)
VLĐ: Số vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ tính theo phương
pháp bình quân số học.
 Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình
quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một vòng luân chuyển hay độ
dài thời gian một vòng quay vốn lưu động trong kỳ.
Công thức tính như sau:
K =
N
hay K =
VLĐ x N
L M
Trong đó:
K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
24
N: Số ngày trong kỳ được tính chẵn 1 năm là 360 ngày, 1 quý là
90 ngày, 1 tháng là 30 ngày.
M, VLĐ: như đã chú thích ở trên.
Từ hai công thức trên, nhận thấy kỳ luân chuyển vốn lưu động tỷ lệ
nghịch với tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Kỳ luân chuyển vốn lưu động
càng ngắn thì tốc độ luân chuyển càng nhanh và ngược lại. Ngoài ra, từ công
thức tính kỳ luân chuyển vốn lưu động cho thấy kỳ luân chuyển vốn lưu động
phụ thuộc vào số vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ và tổng mức luân
chuyển vốn lưu động trong kỳ. Do đó, việc tiết kiệm vốn lưu động và nâng
cao tổng mức luân chuyển vốn lưu động có ý nghĩa vô cùng quan trọng để
làm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn
lưu động. Hơn nữa, sau khi vốn lưu động luân chuyển xong một vòng thì một
phần lợi nhuận cũng được thực hiện nên việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu
động còn góp phần làm tăng hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho
doanh nghiệp.
- Mức tiết kiệm vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc
độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ báo cáo so với kỳ gốc.
Công thức tính như sau:
01 1
1 0
1 0
( ) ( )
360
TK
MM M
V K K
L L
     
Trong đó:
VTK: Số vốn lưu động có thể tiết kiệm (-) hay phải tăng thêm (+) do
ảnh hưởng của tốc độ luân chuyển vốn lưu động kỳ báo cáo so với
kỳ gốc.
M1, M0 :Tổng mức luân chuyển vốn kỳ so sánh (kỳ kế hoạch), kì gốc
K1, K0 : Kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
25
L1, L0: Số lần luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc.
- Hàm lượng vốn lưu động
Hàm lượng vốn lưu động là số vốn lưu động cần có để đạt được một
đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm.
Chỉ tiêu này phản ánh, để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cần
bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn
lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế (sau thuế)
trên vốn lưu động
=
Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận trước thuế (sau thuế). Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử
dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
1.2.4. Các nhântố ảnhhưởng đếnquản trị vốnlưu động của doanh nghiệp
Quản trị vốn lưu động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp và chịu tác động tổng hợp bởi nhiều nhân
tố, bao gồm cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Chính vì vậy, trong
quá trình quản trị vốn lưu động các doanh nghiệp cần tính đến tác động của
các nhân tố này để đưa ra những biện pháp quản trị tối ưu nhất.
Hàm lượng
vốn lưu động
=
Vốn lưu động bình quân
Doanh thu thuần
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
26
1.2.4.1. Nhóm nhân tố chủ quan
- Xác định nhu cầu vốn lưu động: Xác định nhu cầu vốn lưu động thiếu
chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh,
điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Do trình độ quản lý:Trình độ quản lý của daonh nghiệp mà yếu kém sẽ dẫn đến
thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sảnxuấtvàtiêuthụsảnphẩm,
dẫnđếnsửdụnglãng phívốnlưuđộng,hiệu quảsửdụngvốnthấp. Ngược lại, vớitrìnhđộ
quản lý cao, nhà quản trịsẽ có hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng. Nhữngquyếtđịnhđầutư
đúngđắntránhtìnhtrạngđểvốnnhànrỗi, nângcao.
- Việc lựa chọn phương án đầu tư: Nếu dự án được chọn là khả thi, phù
hợp với điều kiện thị trường, khả năng của doanh nghiệp và phù hợp với lối
phát triển của nhà nước thì sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh, tăng
vòng quay vốn lưu động và ngược lại.
- Đặc điểm của quá trình sản xuất kinh doanh: Nhu cầu của thị trường
mang tính thời vụ, chính vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có tính
thời vụ, chính vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có tính thời vụ. Vốn
lưu động là yếu tố thiết yếu của quá trình sản xuất kinh doanh, cho nên vốn
lưu động cũng chịu ảnh hưởng tính thời vụ của thị trường. Để nâng cao hiệu
quả vốn lưu động, doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng đến tính thời vụ.
- Các mối quan hệ của doanh nghiệp: Đó là quan hệ giữa doanh
nghiệpvới khách hàng và quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp. Các
mối quan hệ này rất thận trọng, nó có ảnh hưởng tới nhịp độ sản xuất, khả
năng phân phối sản phẩm, lượng hàng tiêu thụ… là những vấn đề trực tiếp tác
động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu các mối quan hệ trên được diễn ra
tốt đẹp thì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra
thường xuyên, liên tục, sản phẩm làm ra mới tiêu thụ được nhanh chóng,
khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
27
1.2.4.2. Nhóm nhân tố khách quan
- Chính sách kinh tế của Nhà nước: Chính sách vĩ mô của Nhà nước
trong nền kinh tế thị trường tác động một phần không nhỏ đến hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp. Chẳng hạn như nhà nước sử dụng chính sách thắt
chặt: tăng thuế giá trị gia tăng đánh vào các yếu tố đầu vào làm cho chi phí
của doanh nghiệp tăng lên. Vì vậy đứng trước các quyết định đầu tư, tổ chức
doanh nghiệp cần phải xem xét đến yếu tố này.
- Tác động của thị trường: doanh nghiệp hoạt động luôn gắn liền với thị
trường đầu vào, thị trường đầu ra, thị trường vốn,… Trong hoạt động kinh
doanh, các doanh nghiệp phải đối mặt với những rủi ro như lạm phát, sự biến
động của lãi suất, vật liệu…tác động mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh. Vì
vậy, doanh nghiệp phải kiểm soát tốt thị trường đầu ra, đầu vào, thị trường
vốn,…nếu không sẽ ảnh hưởng đến vốn kinh doanh cũng như vốn lưu động
của doanh nghiệp.
- Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ: Ngày nay, khoa học công
nghệ không ngừng phát triển, nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để
điều chỉnh kịp thời giá trị sản phẩm thì hàng hoá bán ra sẽ giảm tính cạnh
tranh và chất lượng.
- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Tác động của nền kinh tế tăng
trưởng nhanh hay chậm có ảnh hưởng đến sức mua của thị trường. Điều này
ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ của daonh nghiệp, từ đó ảnh hưởng
tới doanh thu, lợi nhuận và như thế sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
nói chung và vốn lưu động nói riêng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
28
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẨN XÂY DỰNG SỐ 5 TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động
kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng số 5 Vinaconex 5
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của công ty cổ phần xây dựng số
5 Vinaconex5.
2.1.1.1. Tên, địa chỉ công ty.
- Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng số 5.
-Tên giao dịch: Công ty cổ phần xây dựng số 5.
- Tên viết tắt: Vinaconex No.5- JSC.
- Mã số thuế: 2800233984.
- Địachỉ:203đườngTrầnPhú, phườngBaĐình, thịxãBỉmSơn, tỉnhThanhHóa.
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2 nhà Vimeco, Lô E9, đường Phạm Hùng,
phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 04 7849731 – Fax: 04 7848937.
- Email: vinaconex.vc5@gmail.com –website: www.vinaconex5.com.vn.
- Hình thức sở hữu vốn: Vốn góp.
- Lĩnh vực kinh doanh: Đầu tư, xây dựng, kinh doanh nhà ở, khu đô thị,
các công trình dân dụng, cảng biển, hàng không… Khai thác, chế biên, kinh
doanh vật liệu xây dựng.
- Vốn điều lệ: 50 tỷ đồng.
- Kỳ kế toán năm từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ).
- Chế độ kế toán áp dụng tại công ty: Công ty áp dụng chế độ kế toán
Doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 15/2006/ QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
- Hình thức kế toán áp dụng: hình thức Nhật kí chung.
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.
- Công ty cổ phần xây dựng số 5 là đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực
thuộc Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam- Vinaconex.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
29
Công ty được thành lập theo Quyết định số 1500 - BXD ngày 29/9/1973, Quyết định
số 1552/QĐ-BXD ngày 04 tháng 10 năm 2004 của Bộ Xây dựng chuyển đổi thành
Công ty Cổ phần. Tiền thân là công ty xây dựng số 5 được thành lập vào năm 1973,
tháng 5/1995, thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc đổi mới, công ty xây dựng
số 5 được Bộ xây dựng quyết định chuyển về trực thuộc Tổng công ty Vinaconex. Từ
năm 1995-2000 công ty tiếp tục phát huy thành tích và kinh nghiệm, mở rộng địa bàn
kinh doanh, tham gia đấu thầu nhiều công trình, nâng dần uy tín của Công ty vớikhách
hàng. Trong giai đoạn này công ty tham gia xây dựng nhiều công trình như: nhà máy
xi măng Bút Sơn, nhà máy đường Việt Đài, nhà máy nước Sơn Tây… Năm 2003,
được sự chỉ đạo của Bộ xây dựng và Tổng công ty Vinaconex, công ty đã hoàn thiện
đề án chuyển công ty xây dựng số 5 sang công ty cổ phần xây dựng số 5. Vớicác bề
dày thành tích đạt được, công ty đã được nhận Huân chương Độc lập hạng nhì; nhiều
cờ và bằng khen khác. Đến nay, công ty đã thực sự đứng vững trên thị trường xây
dựng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thi công các công trình trọng điểm, giữ vững vịtrí
là 1 trong số các đơn vị dẫn đầu trong ngành xây dựng, xứng đáng với lòng tin của
khách hàng và sự tin cậy của cơ quan chủ quản. Ngày 08 tháng 01 năm 2008 đã đánh
dấu một mốc quan trọng của Công ty đó là:Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
- Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký niêm yết và Công
ty đã chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán HNX với mã chứng khoán
VC5. Năm 2013 vớinhững đóng góp to lớn vào các lĩnh vực thương mạidịch vụ, công
ty cổ phần xây dựng số 5 là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây lắp vinh dự là một
trong 90 doanh nghiệp trong toàn quốc nhận giải: “ Doanh nghiệp Thương mạidịch vụ
tiêu biểu năm 2013”.
- Công ty cổ phần xây dựng số 5 có hình thức pháp lí là công ty cổ phần,
vốn điểu lệ 50 tỷ đồng. Mệnh giá cổ phần là 10.000 VNĐ/CP. Số cổ phần này
do các cổ đông nắm giữ:
 Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam:
2.550.000 cổ phiếu, tương ứng 51% vốn điều lệ.
 Ông Nguyễn Ngọc Điệp: 800.000 cổ phiểu, tương ứng 16% vốn điều lệ.
 Ông Đỗ Trọng Quỳnh: 600.000 cổ phiếu, tương ứng 12% vốn điều lệ.
 Các cổ đông khác: 1.050.000 cổ phiếu, tương ứng 21% vốn điều lệ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
30
2.1.2. Đặc điểmhoạtđộngkinhdoanhcủacông ty cổ phần xây dựng số 5.
2.1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của công ty.
-Chức năng của công ty
Đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản, các công trình giao thông,
cảng biển, khu công nghiệp, khu dân cư…Kinh doanh, sữa chữa các thiết bị
xây dựng, vật liệu xây dựng…
-Nhiệm vụ của công ty
 Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước; kinh doanh có hiệu quả,
uy tín, đảm bảo chất lượng sản phẩm, hoàn thành các nhiệm vụ đã được Đại
hội cổ đông thông qua.
 Tối đa hóa lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
 Mở rộng quan hệ đối tác
 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên.
 Tạo dựng và duy trì một môi trường làm việc “ thân thiện và chuyên
nghiệp”, kỷ luật lao động cao, đồng thời quan tâm đến đời sống vật chất, tinh
thần, sự cống hiến và mong muốn của cán bộ công nhân viên.
- Ngành nghề kinh doanh
Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty bao gồm:
 Xây dựng dân dụng, giao thông, thủy lợi, các công trình hạ tầng kỹ
thuật khu công nghiệp và dân cư.
 Gia công lắp đặt cơ khí cho xây dựng, trang trí nội ngoại thất công
trình, chế biến gỗ lâm sản cho xây dựng.
 Đầu tư kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng, quyền sử dụng đất
thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
 Kinh doanh vận tải đường bộ và thiết bị xây dựng, dịch vụ lao động và
thương mại, xuất nhập khẩu thiết bị và sản phẩm xây dựng.
2.1.2.2. Tổ chức bộ máyquản lívà tổ chức hoạtđộng kinh doanh của công ty
- Mô hình tổ chức của công ty
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
31
Sơ đồ: Bộ máy tổ chức quản lí và tổ chức sản xuất kinh doanh
của công ty cổ phần xây dựng số 5
(Nguồn: Hồ sơ công ty cổ phần xây dựng số 5)
PHÒNG
TCKT
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
ĐÔNG CỔ
ĐÔNGHỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM
ĐỐC
BAN KIỂM
SOÁT
PHÒNG
TCHC
PHÒNG
KĐKHĐT
PHÒNG
ĐT&QLDA
PHÒNG
KDQLVTTB
ĐỘIXD1
ĐỘIXD2
ĐỘIXD3
ĐỘIXD4
ĐỘIXD5
ĐỘIXD6
ĐỘIXD7
ĐỘIXD8
ĐỘIXD9
ĐỘIXD10
ĐỘIXD11
ĐỘIXD12
ĐỘIXD13
ĐỘIXD14
ĐỘIXD15
ĐỘIXD16
ĐỘIXD17
ĐỘIXD18
ĐỘIMỘC
XƯỞNGCK
ĐỘISẮT
BAN ĐIỀU HÀNH
CT PHÍA NAM
BAN ĐIỀU HÀNH
BẮC AN KHÁNH
CỔNG TRƯỜNG
TĐ.TẢ THẲNG
CÔNG TRÌNH
ĐÊ PÔ
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
32
- Chức năng các bộ phận
 Ban tổng giám đốc: Là người điều hành sản xuất kinh doanh, quyết
định phương hướng, kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh của toàn Công ty,
chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước Tổng Công ty và trước toàn thể cán
bộ công nhân viên trong Công ty về mọi hoạt động của Công ty
 Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về bộ máy sản
xuất kinh doanh và bố trí nhân lực phù hợp với yêu cầu sản xuất và phát triển
của Công ty, quản lý hồ sơ lý lịch của nhân viên toàn Công ty, quản lý lao
động, xây dựng đơn giá tiền lương và xét duyệt chi phí tiền lương.
 Phòng kế hoạch đầu tư: lập chiến lược kinh doanh, kỹ thuật khảo sát
thiết kế, thi công xây lắp, xây dựng kế hoạnh trên cơ sở các hợp đồng kinh tế,
kiểm tra thực hiện các thủ tục xây dựng cơ bản, giải quyết các phát sinh trong
quá trình thi công, đảm bảo tiến độ, chất lượng, phối hợp với các phòng
nghiệp vụ và đơn vị thi công xây dựng đồng bộ các mặt kế hoạch sử dụng vốn
tài chính, vật tư…
 Phòng tài chính kế toán: tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản
xuất, kinh doanh của Công ty, quản lý toàn bộ vốn, nguồn vốn, quỹ trong toàn
Công ty, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất, kinh
doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của Công ty, thực hiện
báo cáo hàng tháng làm báo cáo định kỳ theo quy định của cơ quan quản lý
cấp trên và Nhà nước.
 Phòng quản lí vật tư thiết bị: điều hành và quản lý máy móc thiết bị,
lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa, điều động máy móc thiết bị, nắm vững giá
cả vật tư tại từng thời điểm theo khu vực thi công, quản lý việc cung ứng vật
tư, kiểm tra việc chấp hành các quy định trong công tác cung ứng, sử dụng vật
tư của các đơn vị.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
33
 Phòng đầu tư và quản lí dự án:phốihợp các phòng ban lập hồ sơ mờithầu,
đấu thầu công trình, chuẩn bị thủ tục, khoán gọn toàn bộ công trình với các đội thi
công, quyết toán thanh lý hợp đồng, kết hợp với phòng tài chính kế toán thu hồi vốn
côngtrình, quản lý các hợp đồngkinh tế củaCôngty.
 Đội xây dựng: Thực hiện thi công các công trình, hạng mục công trình
theo sự chỉ đạo của các phòng ban cấp trên.
2.1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lí tài chính- kế toán của công ty
- Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung. Theo
hình thức này thì toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng tài chính
kế toán từ khâu ghi chép ban đầu đến khâu tổng hợp báo cáo tài chính.
Sơ đồ: Bộ máy quản lí tài chính- kế toán của công ty CP xây dựng số 5
Kế toán trưởng
( trưởng phòng)
Kế toán tổng hợp
( 2 phó phòng)
Thủ quỹ
Kế toán tiền
mặt, công nợ
thuế
Kế toán ngân
hàng
Kế toán tài sản
cố định
Kế toán công
trình
Kế toán đội thi công sản xuất
-Chức năng của các bộ phận:
 Kế toán trưởng (trưởng phòng): Kế toán trưởng có nhiệm vụ chỉ
đạo, hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong Công ty; giúp
Giám đốc chấp hành các chế độ về quản lý và sử dụng tài sản, chấp hành kỷ
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
34
luật về lao động, về sử dụng quỹ tiền lương, quỹ phúc lợi cũng như việc chấp
hành các kỷ luật tài chính, tín dụng thanh toán.
 Kế toán tổng hợp( phó phòng): Có nhiệm vụ đôn đốc các nhân viên
và xử lý các công việc theo yêu cầu của Kế toán trưởng, lập các kế hoạch tài
chính, quản lý các đội sản xuất.
 Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt, ngoại tệ của Công ty, căn cứ vào các
phiếu thu, chi kèm các chứng từ gốc hợp lệ để nhập xuất và vào sổ quỹ kịp
thời theo nguyên tắc cập nhật.
 Kế toán Ngân hàng: Thực hiện kế toán vốn bằng tiền chuyển khoản
phát sinh ở Công ty. Theo dõi, kiểm tra, đối chiếu, ghi chép các nghiệp vụ
thanh toán, kiểm tra các bảng liệt kê phân tích chứng từ gốc trước khi nhập
vào máy vi tính.
 Kế toán tiền mặt, công nợ thuế: thực hiện kế toán vốn bằng tiền, kê
khai thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, nộp khai thuế đúng thời hạn,
quản lý công nợ.
 Kế toán tài sản cố định: Khi có biến động về tài sản cố định, kế toán
căn cứ vào các chứng từ hợp lệ để phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ đồng
thời ghi sổ các tài khoản liên quan. Định kỳ căn cứ vào tỷ lệ khấu hao quy
định cho từng loại tài sản, kế toán tiến hành trích khấu hao và báo nợ cho các
đơn vị trực thuộc; lập các báo cáo về tài sản cố định.
 Kế toán công trình: Lập báo cáo sản xuất kinh doanh, tổ chức kiểm
kê đánh giá sản phẩm dở cuối kì và tính giá thành sản phẩm.
 Kế toán tại các đội sản xuất: Mỗi đội sản xuất đều có các cán bộ kế
toán chịu trách nhiệm hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh tại đội, định kỳ hàng tháng lập bảng kê chi phí sản xuất và giá thành, gửi
về Phòng Kế toán Công ty.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
35
2.1.2.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty.
- Quy trình kĩ thuật sản xuất:
Trong quá trình xây lắp, tuỳ theo từng công trình cụ thể, mà các đội sản
xuất phải thực hiện các công việc khác nhau nhưng nói chung đều tuân theo
các quy trình công nghệ sau:
Xem xét đơn đặt hàng-> lập dự toán thiết kế-> kí hợp đồng đấu thầu-> tổ
chức sản xuất-> tổ chức nghiệm thu và thanh lí hợp đồng.
Phòng đầu tư và quản lí dự án của công ty có chức năng xem xét đơn đặt
hàng, lập kế hoạch sản xuất và trình Giám đốc ký duyệt. Phòng kế hoạch đầu
tư có nhiệm vụ thiết kế tổ chức thi công, lập bản vẽ thi công. Sau đó dựa trên
năng lực thực tế của mình, Công ty tiến hành ký kết hợp đồng rồi giao cho các
đội xây dựng tiến hành thi công. Các đội xây dựng nhận công trình, tiến hành
tạm ứng vốn tại phòng Tài chính - Kế toán và tổ chức sản xuất. Quy trình sản
xuất của công ty gồm các công đoạn:
 Chuẩn bị thi công: chuẩn bị nhân lực như lập ban điều hành, tổ thi
công trực tiếp với kĩ sư và công nhân có tay nghề, thuê lao động phổ thông;
chuẩn bị vật liệu, xây dựng lán trại kho bãi...
 Thực hiện thi công: tiến hành xây dựng, gia công lắp đặt cơ khí cho
xây dựng, trang trí nội ngoại thất công trình,…
Khi công trình hoàn thành: phòng đầu tư và quản lí dự án, bên chủ thầu
tiến hành nghiệm thu thanh toán về khối lượng thi công. Dựa trên khối lượng
đã được nghiệm thu, phòng kế hoạch tiến hành thanh toán nội bộ với các đội
sản xuất và các chủ đầu tư.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật:
Về cơ sở vật chất kĩ thuật, công ty đã chú trọng đầu tư về máy móc trang
thiết bịcũngnhư các kho bãibao gồm có: cầu TADANO bánh lốp, cầu LT1050
bánh lốp, cầu MAZ 3562, cần trục Kb 160, cần trục tháp K180, tời điện TM,
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
36
thang máy NOV, ô tô bệMAZ, ô tô tự đổ, stectướinước,xebán tải, trạm trộn bê
tôngxi măng, xe bơmbêtôngtự hành, máy đào, máy ủi, máy hàn, máy cắt thép,
máy mài, máy cắt, máy phát điện, coppha thép, giáo hoàn thiện…
- Tình hình cung cấp vật tư:
Nguyên vật liệu đầu vào của công ty gồm rất nhiều sản phẩm. Chủ yếu là
các loại vật liệu xây dựng, thiết bị xây dựng,...Các sản phẩm này của công ty
nhập từ các nhà cung cấp trong nước và cả nhập khẩu. Có rất nhiều nguồn
cung nên vấn đề công ty chú trọng là chất lượng của nguyên vật liệu. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của lạm phát chung của nền
kinh tế nên giá cả các mặt hàng có biến động tăng, điều này đã tác động một
phần đến giá thành sản phẩm của công ty.
- Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh của công ty:
 Thị trường tiêu thụ:
Xã hội ngày càng phát triển hiện đại, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh
kéo theo đó là sự ra đời của hàng loạt các công trình xây dựng phục vụ công
cộng và tư nhân. Đây chính là cơ sở để ngành xây dựng phát triển.
Tuy nhiên những năm gần đây, trong bối cảnh khủng hoảng của nền kinh
tế thị trường, ngành xây dựng cũng gặp nhiều khó khăn. Công ty đã bình tĩnh
đối mặt với thách thức, đề ra các biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực
từ thị trường. Công ty đã và đang là đối tác tin cậy và tín nhiệm của các nhà
thầu trong và ngoài nước như tập đoàn Taisei, nhà thầu HISG,…
 Vị thế cạnh tranh của công ty:
Mặc dù có truyền thống và uy tín lâu năm nhưng thị phần của công ty
đang có nguy cơ bị thu hẹp do ngày càng có nhiều công ty của nước ngoài
cũng đã xâm nhập thị trường Việt Nam với ưu thế trước hết là công nghệ,
tiềm lực kinh tế lớn như Posco, Samsung, Doosan…Quy mô của công ty tuy
không nhỏ nhưng cũng không quá lớn nên vị thế cạnh tranh không thể nói là
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
37
mạnh. Hơn nữa, các hợp đồng về gia công lắp đặt, trang trí nội thất, đặc biệt
là hợp đồng lớn thường thông qua đấu thầu của các công trình, việc thắng
thầu phụ thuộc rất lớn vào tiềm lực nên công ty. Chính vì vậy, có thể nhận
định công ty đang gặp phải sự cạnh tranh rất mạnh mẽ trên thị trường .
-Lực lượng lao động:
Tổng số cán bộ công nhân viên tình đến ngày 31/12/2013 là 448 người.
Trong đó, trình độ đại học trở lên là 150 người, cao đẳng là 200 người, trung
cấp là 50 người, phổ cập là 48 người. Không bao gồm nhân viên thời vụ.
Ngoàira, côngtycònthườngxuyên duy trì một số lượng lao động thời vụ.
Cụ thể, ta có cơ cấu lao động của công ty năm 2013 như sau:
Loại lao động
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
( %)
Phân theo trình độ học vấn
1. Trên đại học và đại học 150 33%
2. Cao đẳng 200 45%
3. Trung cấp 50 11%
4. Lao động thủ công 48 11%
Tổng số 448 100
(Nguồn: Hồ sơ công ty cổ phần xây dựng số 5)
2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty cổ phần xây dựng số 5
2.1.3.1. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của công
ty cổ phần xây dựng số 5
-Thuận lợi:
Một là, cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội thì nhu cầu về xây
dựng các công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, công trình dân sinh
ngày càng lớn. Điều đó cho thấy cầu về xây dựng ngày càng gia tăng, là cơ
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
38
hội giúp các công ty xây dựng mở rộng thị trường, tìm kiếm dự án, đem lại
doanh thu và lợi nhuận. Đây là một điều hết sức thuận lợi cho ngành xây dựng
công trình nói chung và Công ty cổ phần xây dựng số 5 nói riêng.
Hai là, từ khi thành lập đến nay, Công ty cổ phần xây dựng số 5 đã
khẳng định mình thể hiện ở chất lượng những công trình mà công ty đảm
nhiệm, thể hiện ở tốc độ phát triển như lợi nhuận, thu nhập bình quân đầu
người lao động, chính vì vậy mà công ty có vị thế khá vững chắc trong ngành
xây dựng nói chung và mảng xây lắp, trang trí nội thất nói riêng. Năm 2013
vừa qua, công ty nhận được giải thưởng “Doanh nghiệp thương mại dịch vụ
tiêu biểu”. Giải thưởng này một lần nữa giúp công ty khẳng định uy tín trên
thị trường, là đòn bẩy cho công ty phát triển khi thị trường bất động sản đang
cựa mình hồi phục trở lại sau thời gian dài bị đóng băng.
Ba là, công ty liên tục được tổng công ty Vinaconex tín nhiệm giao cho
nhiều công trình lớn, do đó tạo được nguồn công việc ổn định lâu dài. Công ty
đã mở rộng đầu tư về lĩnh vực bất động sản trên địa bàn Hà Nội, mở rộng liên
doanh, liên kết với một số đối tác để mở rộng đa dạng hóa sản phẩm, phát
triển kinh doanh trang trí nội thất, củng cố lĩnh vực thi công công nghệ pha
trượt, tìm kiếm khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Bốn là, cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty khá chặt chẽ với những người
lãnh đạo có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, đồng thời sự kết dính giữa
các phòng ban thường xuyên, khăng khít, đã góp phần vào việc chèo lái mọi
công việc đi theo đúng hướng và mục tiêu đã đặt ra. Công ty đang có trong
tay một đội ngũ cán bộ có năng lực và tuổi đời còn trẻ. Hơn nữa, với khối
lượng công việc liên tục và các công trình có những đặc điểm tương đồng
nhau. Do đó Công ty đã và đang có điều kiện xây dựng cho mình một đội ngũ
cán bộ giỏi, giàu kinh nghiệm. Những kinh nghiệm rút ra từ quá trình sản xuất
và qua từng công tình sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ phát triển được kỹ năng về
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
39
kỹ thuật, cũng như kỹ năng về phân tích dự án. Từ đó hứa hẹn mang lại giá
thành thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng công trình của chủ đầu tư.
Điều đó với việc có thể thu được lợi nhuận cao nhất từ dự án.
Năm là, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các kỹ thuật thi
công phát triển rất mạnh, công ty đang có cơ hội đưa các tiến bộ đó áp dụng
trong thi công công trình; điều đó cho phép rút ngắn thời gian thi công công
trình. Đồng thời chất lượng công trình cũng được nâng lên, công trình sớm
được hoàn thành bàn giao. Đó là cơ sở cho việc tăng nhanh vòng quay vốn...
Sáu là, công ty đang kiểm soát tốt về tài chính, các công tác chuẩn bị kế
hoạch cho các năm tới tương đối tốt và thuận lợi. Đây là cơ sở giúp công ty
giành được sự tin tưởng của các nhà thầu và các nhà đầu tư.
-Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, công ty đã và đang đối mặt với rất
nhiều khó khăn.
Một là, cầu về xây dựng rất lớn song Công ty phải cạnh tranh rất gay gắt
với các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề, đó là chưa kể đến Công ty phải
cạnh tranh với các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài.
Hai là, địa bàn hoạt động của công ty khá rộng, các đội xây dựng được
phân bố ở khắp các tỉnh thành, những nơi có địa bàn hiểm trở liên lạc kém
nên việc điều hành và chỉ đạo sản xuất của Công ty gặp khá nhiều khó khăn.
Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất cũng như vấn đề quản lý
và sử dụng vốn.
Ba là, quy mô vốn của Công ty còn hạn chế nên việc đưa các tiến bộ về
kỹ thuật thi công vào quá trình xây dựng các công trình cũng bị hạn chế. Mặt
khác, máy móc thiết bị của Công ty còn thô sơ, nhiều năm chưa được đầu tư
và cải tiến theo công nghệ của các nước phát triển.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
40
Bốn là, giá cả nguyên vật liệu thay đổi từng ngày ảnh hưởng nghiêm
trọng đến giá thành sản phẩm xây lắp.
Năm là, mấy năm gần đây sự biến động của lãi suất tín dụng làm cho
công ty gặp khó khăn trong việc huy động vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất
kinh doanh.
Sáu là, mặc dù Công ty đã và đang chú trọng đến việc bồi dưỡng và đạo
tạo chuyên sâu cho các cán bộ công nhân viên song lực lượng lao động của
công ty còn hạn chế về trình độ.
Bảy là, những bất cập trong các quy định pháp luật của nhà nước nói
chung, trong lĩnh vực xây dựng nói riêng cũng đã ảnh hưởng không tới hiệu
quả sử dụng vốn của Công ty.
2.1.3.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty cổ phần xây
dựng số 5 năm 2013.
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty trong thời gian qua,
ta xem xét một số chỉ tiêu và khoản mục chính thông qua Bảng 2.1. Khái
quát tình hình tài chính của công ty trong 2 năm 2012 và 2013.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
41
Bảng 2.1. Khái quát tình hình tài chính của công ty
trong 2 năm 2012 và 2013
(Đơn vị tính: VNĐ)
TT Chỉ tiêu 2012 2013
Chênh lệch
Số tiền
Tỉ lệ
%
1
Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
624,956,846,632 412,291,997,804 (212,664,848,828) -34
2 Giá vốn hàng bán 566,539,046,480 367,447,605,108 (199,091,441,372) -35.1
3
Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
10,912,924,998 3,365,227,780 (7,547,697,218) -69.2
4
Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện
hành
2,064,766,090 881,466,652 (1,183,299,438) -57.3
5
Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh
nghiệp
8,848,158,908 2,483,761,128 (6,364,397,780) -71.9
6
Lãi cơ bản trên cổ
phiếu
1,770 497 (1,273) -71.9
7
Vốn kinh doanh bình
quân
653,759,393,132 679,883,185,099 (26,123,791,967) -4
8
Vốn chủ sở hữu bình
quân
93,174,489,603 95,356,232,086 (2,181,742,483) -2.34
9 Số lao động 448 631 (183) -40.85
10 Thu nhập bình quân 8,500,000 7,500,000 (1,000,000) -11.76
( Nguồn:Báocáo tài chính năm 2013)
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
42
Qua số liệu của bảng phân tích cho thấy: so với năm 2012, các chỉ tiêu
doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí thuế, lợi nhuận, lãi cơ bản trên cổ phiếu,
số lao động, thu nhập bình quân, vốn kinh doanh và vốn chủ sở hữu bình quân
năm 2013 đều giảm đi đáng kể. Tuy nhiên sự giảm của doanh thu không
tương xứng với sự giảm của quy mô vốn chủ sở hữu bình quân và vốn kinh
doanh bình quân. Trong khi vốn chủ sở hữu bình quân năm 2013 so với năm
2012 giảm 2.3% tương ứng với 2,181,742,483 đồng, vốn kinh doanh bình
quân năm 2013 so với năm 2012 giảm 4% tương ứng với 26,123,791,967
đồng thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 34% tương ứng với
212,664,848,828 đồng. Sự giảm trên là không tốt đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Về chi phí, ta nhận thấy giá vốn hàng bán luôn là khoản mục chi phí
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của công ty và đến năm 2013 có sự
tụt giảm tương đối ( giảm từ 566,539,046,480 đồng năm 2012 xuống
367,447,605,108 đồng năm 2013 tương ứng với giảm 35.1%), điều này là khá
hợp lý với tình hình giảm sút của doanh thu hiện nay.
Về lợi nhuận, lợi nhuận trước thuế giảm mạnh 69.2% tương đương
7,547,697,218 đồng; lợi nhuận sau thuế giảm 71.9% tương đương
6,364,397,780 đồng. Nguyên nhân chính là do lợi nhuận của doanh nghiệp
chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh.
Trong những năm gần đây, doanh thu của công ty liên tục giảm. Kéo
theo đó lợi nhuận của công ty cũng bị giảm sút đáng kể. Nguyên nhân là do
nền kinh tế đang trong thời kì khó khăn, thị trường bất động sản vẫn chưa thể
hồi phục, vì vậy ngành xây dựng bị ảnh hưởng rất lớn. Ta có thể thấy được
điều này thông qua biểu đồ 2.1. Doanh thu và lợi nhuận của công ty giai
đoạn 2011-2013.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
43
Biểu đồ 2.1. Doanh thu và lợi nhuận của công ty giai đoạn 2011- 2013
( Nguồn:Báocáo tài chính năm 2012,năm 2013)
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Nhìn vào đồ thị trên ta có thể thấy, doanh thu và lợi nhuận của công ty
liên tục giảm trong những năm vừa qua. Nhận thấy doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ là khoản doanh thu chủ yếu của công ty. Tuy nhiên
trong giai đoạn 2011-2013, doanh thu thuần đã giảm xuống khá mạnh, cho
thấy tình hình kinh doanh của công ty đang rơi vào suy thoái. Tình trạng này
được giải thích là do sự khó khăn của nền kinh tế nói chung và của thị trường
bất động sản nói riêng. Ngành xây dựng có một năm đầy biến động và cũng
chưa thể gượng dậy. Vì vậy mà công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong việc
tìm kiếm các hợp đồng cũng như khó có thể bán chịu cho khách hàng. Lợi
nhuận trước và sau thuế của công ty cũng bị giảm mạnh. Nguyên nhân chính
là do lợi nhuận của công ty chủ yếu là từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm
2013, lợi nhuận thuần từ hoạt động động kinh doanh của doanh nghiệp bị âm
(-62,572,391 đồng _ số liệu từ báo cáo tài chính năm 2013) và giảm mạnh so
với năm 2012. Tốc độ giảm đột biến này là do khoản doanh thu chính của
doanh nghiệp năm 2013 giảm mạnh trong khi một số khoản chi phí lại không
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
44
có dấu hiệu giảm tương xứng. Chắc chắn đây sẽ là điều đáng lo ngại cho tập
thể Công ty, và sẽ là thách thức khó khăn cho doanh nghiệp trong thời gian
sắp tới. Công ty cần hết sức thận trọng trong quá trình đưa ra quyết định, quản
lý nhằm tránh thua lỗ trong kinh doanh cũng như gia tăng lợi nhuận trong thời
điểm khó khăn này.
Về cổ phiếu, lãi cơ bản trên cổ phiếu cũng chịu ảnh hưởng do sự biến
động của lợi nhuận. Năm 2013 chỉ đạt 497 đồng, đã giảm 1,273 đồng tương
ứng với 71.9% so với năm 2012.
Về lực lượng lao động, số lao động của công ty năm 2013 đã giảm 183
người so với năm 2012( năm 2012 là 631 lao động). Công ty đã nỗ lực trong
việc cắt giảm nhân sự, tiết kiệm chi phí nhân công, góp phần làm giảm chi phí
trong thời kì khó khăn như hiện nay. Thu nhập bình quân của người lao động
cũng giảm.
Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm
gần đây là không khả quan, nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế chung
đang suy thoái, ngành xây dựng đang gặp khó khăn.
2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng số
5 trong thời gian qua
2.2.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của công ty cổ
phần xây dựng số 5
2.2.1.1. Vốn lưu động.
Vốn là điều kiện tiên quyết, là cơ sở cho doanh nghiệp thực hiện sản
xuất kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp lại lựa chọn cho mình một cơ cấu vốn
khác nhau, đặc biệt là vốn lưu động phụ thuộc vào ngành nghề cũng như hoàn
cảnh kinh doanh riêng của mình. Một cơ cấu vốn hợp lý sẽ giúp cho công việc
sản xuất kinh doanh diễn ra trôi chảy, tránh được tình trạng lãng phí hay thiếu
hụt nguồn lực. Chính vì vậy, để đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu động của
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09
45
công ty cổ phần xây dựng số 5, trước hết cần xem xét cơ cấu vốn lưu động
của công ty thông qua Bảng 2.2: Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty năm
2012, năm 2013 như sau:
Bảng 2.2. Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty năm 2012, năm 2013
(Đơn vị tính: VNĐ)
Chỉ tiêu
31/12/2012 31/12/2013 Chênh lệch
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Vốn lưu động 608,793,125,216 93.2 623,090,143,328 95.23 14,297,018,112 2.35
Vốn cố định 44,433,007,878 6.8 31,202,509,842 4.77 (13,230,498,036) -29.78
Tổng vốn
kinh doanh
653,226,133,094 100 654,292,653,170 100 1,066,520,076 0.16
(Nguồn:Báocáo tài chính năm 2013)
Từ bảng phân tích cho thấy, vốn kinh doanh của công ty cuối năm 2013
là 654,292,653,170 đồng, đã tăng lên 1,066,520,076 đồng so với cuối năm
2012 với tỷ lệ tăng là 0.16%. Trong đó:
Vốn cố định năm 2013 là 31,202,509,842 đồng, chiếm tỷ trọng 4.77%
trong tổng vốn kinh doanh. Năm 2012 là 44,433,007,878 đồng chiếm tỷ trọng
6.80%, tỷ lệ giảm là 29.78%. Công ty giảm đầu tư vào tài sản cố định, các
khoản đầu tư tài chính dài hạn và chi phí trả trước dài hạn khác, chính điều
này làm giảm khoản đầu tư vào vốn cố định của Công ty. Tuy nhiên, sự thay
đổi trong cơ cấu vốn kinh doanh là không đáng kể.
Vốn lưu động cuối năm 2013 chiếm tỷ trọng 95.23%, đã tăng lên so với
tỷ trọng của cuối năm 2012 là 2.35%. Nguyên nhân của sự gia tăng này chủ
yếu là do sự tăng lên mạnh mẽ của các khoản phải thu ngắn hạn, năm 2013 là
393,416,992,325 đồng tăng 93,058,377,030 đồng ứng với 30.98% so với năm
2012( theo số liệu báo cáo tài chính năm 2013). Trong thời kì xây dựng khó
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5

More Related Content

What's hot

Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng số 1 (Cofico) đến...
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng số 1 (Cofico) đến...Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng số 1 (Cofico) đến...
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng số 1 (Cofico) đến...nataliej4
 
Nghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe an
Nghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe anNghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe an
Nghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe anPhạm Tiến
 
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và h...
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và h...Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và h...
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và h...Tuyen Tap Giao An - Bai Tap - De Thi
 
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...https://www.facebook.com/garmentspace
 
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-sanAn Thuy
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...KhoTi1
 
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...PinkHandmade
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hương thủy
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hương thủyChuyên đề thực tập tốt nghiệp lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hương thủy
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hương thủyjackjohn45
 
Tìm hiếu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...
Tìm hiếu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...Tìm hiếu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...
Tìm hiếu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...KimNgnTrnTh4
 

What's hot (20)

Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng số 1 (Cofico) đến...
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng số 1 (Cofico) đến...Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng số 1 (Cofico) đến...
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng số 1 (Cofico) đến...
 
Nghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe an
Nghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe anNghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe an
Nghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe an
 
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và h...
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và h...Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và h...
Khóa luận tốt nghiệp: Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và h...
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Xi măng vicem
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Xi măng vicemĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Xi măng vicem
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Xi măng vicem
 
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOTĐề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
 
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính XácHiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
 
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đBiện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
 
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san
22275608 phan-tich-swot-nganh-bat-dong-san
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tư vấn tại công ty chứng khoán MB -
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tư vấn tại công ty chứng khoán MB -Đề tài: Nâng cao hiệu quả tư vấn tại công ty chứng khoán MB -
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tư vấn tại công ty chứng khoán MB -
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDOĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
 
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hương thủy
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hương thủyChuyên đề thực tập tốt nghiệp lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hương thủy
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hương thủy
 
Tìm hiếu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...
Tìm hiếu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...Tìm hiếu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...
Tìm hiếu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông AnhĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
 
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...
 

Similar to Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5

Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nguyễn trọng huy lv
Nguyễn trọng huy lvNguyễn trọng huy lv
Nguyễn trọng huy lvquynhlehvtc
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5 (20)

De tai cai thien tai chinh tai cong ty san xuat thep ket cau xay dung
De tai cai thien tai chinh tai cong ty san xuat thep ket cau xay dungDe tai cai thien tai chinh tai cong ty san xuat thep ket cau xay dung
De tai cai thien tai chinh tai cong ty san xuat thep ket cau xay dung
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH tranh đá quý, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH tranh đá quý, HAYĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH tranh đá quý, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH tranh đá quý, HAY
 
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương GiangQuản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
 
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông BìnhĐề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Mía đường
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Mía đườngĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Mía đường
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Mía đường
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
 
Nguyễn trọng huy lv
Nguyễn trọng huy lvNguyễn trọng huy lv
Nguyễn trọng huy lv
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, 9 ĐIỂM
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, 9 ĐIỂMLuận văn: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, 9 ĐIỂM
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty Xi Măng Lạng Sơn
Tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty Xi Măng Lạng SơnTăng cường quản trị vốn lưu động của công ty Xi Măng Lạng Sơn
Tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty Xi Măng Lạng Sơn
 
Đề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn Hoa
Đề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn HoaĐề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn Hoa
Đề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn Hoa
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sảnTăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
 
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAYGiải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Công ty Bảo vệ thực vật, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Công ty Bảo vệ thực vật, HAYĐề tài: Quản trị vốn lưu động của Công ty Bảo vệ thực vật, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Công ty Bảo vệ thực vật, HAY
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại Công ty vận tải Sao Mai
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại Công ty vận tải Sao MaiĐề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại Công ty vận tải Sao Mai
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại Công ty vận tải Sao Mai
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng số 5

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất pháttừ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp (Ký và ghi rõ họ tên) Bùi Thu Trang
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 ii MỤCLỤC LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ...................................................................................v LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................1 CHƯƠNG I.....................................................................................................3 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP.....................................................3 1.1.Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp .............3 1.1.1.Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp ......................3 1.1.2.Phân loại vốn lưu động......................................................................6 1.1.3.Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp..............................7 1.2.Quản trị vốn lưu độngcủadoanh nghiệp.........................................................8 1.2.1.Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu độngcủadoanh nghiệp................8 1.2.2.Nộidung quản trị vốn lưu độngcủadoanh nghiệp...................................9 1.2.3.Cácchỉtiêuđánhgiátìnhhìnhquảntrịvốnlưuđộngcủadoanhnghiệp........................................18 1.2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp .25 CHƯƠNG II..................................................................................................28 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN XÂY DỰNG SỐ 5 TRONG THỜI GIAN QUA..............................................28 2.1.Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng số 5 Vinaconex 5 .............................................28 2.1.1.Quá trình thành lập và phát triển của công ty cổ phần xây dựng số 5 Vinaconex5. ............................................................................................28 2.1.2.Đặc điểm hoạt động kinhdoanhcủacông tycổ phần xâydựngsố 5........30 2.1.3.Tình hình tài chính chủ yếu của công ty cổ phần xây dựng số 5.........37
  • 3. Luận văn tốt nghiệp iii Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 2.2.Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng số 5 trong thời gian qua..................................................................................................44 2.2.1.Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của công ty cổ phần xây dựng số 5..........................................................................................44 2.2.2.Thực trạngquản trị vốn lưu động của công tycổ phần xây dựngsố 5. .....54 2.2.3.Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của công ty cổ phần xây dựng số 5...........................................................................................82 CHƯƠNG III................................................................................................86 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5...............................................86 3.1.Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty cổ phần xây dựng số 5 trong thời gian tới. ..................................................................................................86 3.1.1.Bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay.......................................................86 3.1.2.Mục tiêu và định hướngphát triển củacông tycổ phần xâydựngsố 5.....90 3.2.Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở công ty cổ phần xây dựng số 5........................................................................................91 3.2.1.Các biện pháp làm tăng vòng quay vốn lưu động ..............................91 3.2.2.Tăng cường công tác quản lí vốn bằng tiền.......................................94 3.2.3.Tăng cường công tác quản lí khoản phải thu .....................................95 3.2.4.Quản lí chặt chẽ hàng tồn kho ..........................................................99 3.2.5.Tổ chức quản lí tốt vốn lưu động....................................................100 3.2.6.Các biện pháp khác........................................................................101 3.3.Điều kiện để thực hiện giải pháp.............................................................102 KẾT LUẬN.................................................................................................104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................105
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Khái quát tình hình tài chính của công ty.........................................41 Bảng 2.2. Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty năm 2012, năm 2013 ................45 Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn vốn lưu động của công ty cổ phần xây dựng số 5 .......50 Bảng 2.4. Cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty trong 2 năm 2012 và 2013..............52 Bảng 2.5. Kết cấu vốn lưu động của công ty ...................................................57 Bảng 2.6. Cơ cấu vốn bằng tiền. ....................................................................61 Bảng 2.7. Hệ số khả năng thanh toán..............................................................63 Bảng 2.8. Cơ cấu hàng tồn kho.......................................................................66 Bảng 2.9. Tình hình quản lí hàng tồn kho........................................................67 Bảng 2.10. Cơ cấu các khoản phải thu. ...........................................................70 Bảng 2.11. Tình hình quản lí các khoản phải thu .............................................72 Bảng 2.12. So sánh các khoản chiếm dụng và các khoản bị chiếm dụng...........74 Bảng 2.13. Nợ phải thu khách hàng tiêu biểu. .................................................76 Bảng 2.14. Cơ cấu tài sản lưu động khác.........................................................78 Bảng 2.15. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động....................................................79 Bảng 2.16: Một số chỉ tiêu trung bình ngành năm 2013 ...................................81
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Doanh thu và lợi nhuận của công ty giai đoạn 2011- 2013............43 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu vốn kinh doanhcủa công ty năm 2012, năm 2013................46 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty năm 2012, năm 2013..................54 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu vốn lưu động củacông ty năm 2012, năm 2013...................58 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty năm 2012, năm 2013................62 Biểu đồ 2.6. Tình hình biến động giữa khoản phải thu và tổng tài sản trong năm 2012 và 2013.................................................................................................69 Biểu đồ 2.7. Các khoản chiếm dụng và các khoản đi chiếm dụng củacông ty năm 2012 và 2013.................................................................................................75
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kì hoạt động nào của doanh nghiệp cũng cần đến vốn. Tùy vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể mà nhu cầu vốn và cơ cấu vốn của các doanh nghiệp cũng khác nhau. Để tồn tại và phát triển lâu dài, các doanh nghiệp cần quan tâm đến việc tạo lập, sử dụng và quản lí vốn sao cho hiệu quả nhất cũng như chi phí sử dụng vốn thấp nhất nhưng vẫn đạt được kết quả kinh doanh ở mức cao. Nếu như vốn kinh doanh là điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì vốn lưu động được coi là nhựa sống để nuôi dưỡng, duy trì, và tái sản xuất hoạt động của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy quản trị vốn lưu động có hiệu quả ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên cùng với những lí luận và thực tiễn đã học, qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Vinaconex 5, em đã quyết định chọn đề tài: “ Các giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng số 5” cho bài luận văn tốt nghiệp của mình. Ngoài lời mở đầu, kết luận và các danh mục tham khảo thì luận văn của em được chia làm 3 phần: Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng số 5 trong thời gian qua. Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phẩn xây dựng số 5. Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do trình độ nhận thức và lý luận còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 2 nhận được sự góp ý của các thầy cô, ban lãnh đạo Công ty cổ phần xây dựng số 5 Vinaconex 5 và các bạn để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ThS. Lưu Hữu Đức, ban lãnh đạo công ty và các anh chị phòng Tài chính Kế toán, các thầy cô giáo trong trường Học viện Tài chính đã giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Bùi Thu Trang
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 3 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp  Khái niệm: Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có vị trí vô cùng quan trọng, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm quốc nội GDP. Chức năng của doanh nghiệp là hoạt động sản xuất kinh doanh để cung cấp cho thị trường các sản phẩm , dịch vụ phục vụ nhu cầu của xã hội với mục đích sinh lời. Để thực hiện được chức năng đó, doanh nghiệp cần có các yếu tố cơ bản sau: Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó, tư liệu lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì không thay đổi hình thái ban đầu. Giá trị của nó được dịch chuyển từng phần vào giá trị sản phẩm và thu hồi dần khi sản phẩm được tiêu thụ. Còn đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu. Xét về hình thái hiện vật, đối tượng lao động được gọi là các tài sản lưu động. Xét về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động. Tài sản lưu động bao gồm hai loại: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. - Tài sản lưu động sản xuất: gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu… và một bộ phận khác là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm… - Tài sản lưu động lưu thông: là những tài sản lưu động nằm trong quá trình lưu thông của doanh nghiệp như thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán…
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 4 Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động lưu thông và tài sản lưu động sản xuất luôn luân phiên đổi chỗ cho nhau, tạo điều kiện cho quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục và thuận lợi. Để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên liên tục, đòi hỏi doanh nghiệp cẩn phải có một lượng vốn lưu động nhất định. Do đó, doanh nghiệp phải cung ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định để đầu tư vào các tài sản lưu động đó. Số vốn này gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Vậy ta có khái niệm về vốn lưu động của doanh nghiệp: “Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của DN được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh”.  Quá trình vận động của vốn lưu động Khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn lưu động của doanh nghiệp luôn vận động và chuyển hóa liên tục qua nhiều hình thái khác nhau. Quá trình này diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại và có tính chất chu kì được gọi là vòng tuần hoàn chu chuyển vốn lưu động. Đối với doanh nghiệp sản xuất, sự vận động của vốn lưu động trải qua 3 giai đoạn: T - H - SX - H’ - T’ Trong đó T’= T+ T - Giai đoạn 1 ( T- H): vốn lưu động dưới hình thái tiền tệ ứng trước dùng để mua sắm các tư liệu sản xuất và các tư liệu lao động để dự trữ cho quá trình sản xuất. Như vậy, vốn lưu động từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái vật tư, hàng hoá.
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 5 - Giai đoạn 2 ( H- SX- H’): vật tư hàng hóa đã mua sắm được doanh nghiệp đưa vào sản xuất để tạo ra sản phẩm. tức là vốn lưu đọng chuyển từ hình thái vật tư hàng hóa sang hình thái vốn sản phẩm dở dang và sau đó là vốn thành phẩm. - Giai đoạn 3( H’- T’): doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thu lại tiền; vốn lưu động chuyển từ hình thái vốn thành phẩm trở về hình thái ban đầu tiền tệ. Đối với doanh nghiệp thương mại, sự vận động của vốn lưu động trải qua 2 giai đoạn: T - H - T’ Trong đó: T’=T+ T - Giai đoạn mua: vốn từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái hình thái vốn hàng hóa dự trữ. - Giai đoạn bán: vốn lưu động từ hình thái vốn hàng hóa dự trữ chuyển sang vốn bằng tiền. Nếu T’ > T tức là doanh nghiệp làm ăn có lãi.  Đặc điểm của vốn lưu động Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bị chi phối bởi các đặc điểm của tài sản lưu động nên vốn lưu động của doanh nghiệp có các đặc điểm sau: - Vốnlưu độngtrongquátrìnhchuchuyểnluônthayđổi hình thái biểu hiện. - Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh. - Vốn lưu độnghoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 6 1.1.2. Phân loại vốn lưu động Để quản trị vốn lưu động hiệu quả cần tiến hành phân loại vốn lưu động theo những tiêu thức nhất định. Thông thường có cách các phân loại sau: Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động: theo tiêu thức này vốn lưu động được chia thành vốn bằng tiền và vốn về hàng tồn kho. - Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:  Vốn bằng tiền gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Tiền là tài sản có tính linh hoạt cao, có thể chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Chính vì vậy trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có lượng tiền nhất định.  Các khoản phải thu bao gồm chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng, thể hiện ở số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng, cung cấp dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau. Bên cạnh đó còn có khoản doanh nghiệp ứng trước tiền mua hàng cho người cung cấp. - Vốn về hàng tồn kho:  Đối với doanh nghiệp sản xuất, vốn về hàng tồn kho bao gồm vốn nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, chi phí trả trước và thành phẩm,…  Đối với doanh nghiệp thương mại thì vốn về hàng tồn kho chính là lượng hàng hóa dự trữ. Việc phân loại vốn này giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá khả năng thanh toáncũngnhưđánhgiá mức tồnkho dựtrữ, tínhthanh khoảncủacác tàisản đầutư trongdoanhnghiệp. Mặtkhác, thôngquacách phân loại này có thể tìm ra các biệnpháp pháthuy chức năng của thành phần vốn và biết được kết cấu vốn lưu động theo hình thái biểu hiện để định hướng điều chỉnh hợp lí.
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 7 Phân loại theo vai trò của vốn lưu động: theo tiêu thức này, vốn lưu động được chia thành vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, vốn lưu động trong khâu sản xuất, và vốn lưu động trong khâu lưu thông. - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất. - Vốn lưu động trong khâu sản xuất bao gồm vốn bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, vốn chi phí trả trước. - Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm vốn thành phẩm, vốn trong thanh toán, vốn đầu tư ngắn hạn và vốn bằng tiền. Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh, giúp đánh giá việc phân bổ vốn lưu động trong các khâu trong quá trình luân chuyển vốn. Trên cơ sở đó lựa chọn bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lí, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp Xét theo thờigian huy độngvàsửdụngvốn có thể phân loại nguồn vốn lưu độngthành:nguồnvốnlưu độngtạm thời và nguồn vốn lưu động thường xuyên. - Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản lưu động của doanh nghiệp nhằm đáp ứng những nhu cầu biến động tăng giảm theo chukì kinh doanhcủadoanhnghiệp. Nguồnvốnnàybao gồmcác khoảnvay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác. - Nguồnvốnlưu độngthườngxuyên:là nguồnvốndàihạn tàitrợ cho tài sản lưu động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra thường xuyên và ổn định của doanh nghiệp, được xác định như sau: Nguồn vốn lưu động thường xuyên = TSLĐ - Nợ ngắn hạn Cách tiếp cận vốn lưu động như trên giúp cho nhà quản lí xem xét huy động các nguồn vốn lưu động một cách hợp lí phù hợp với thời gian sử dụng để nâng cao hiệu
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 8 quả quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà quản lí có thể lập kế hoạch tài chính hình thành nên những dự định về nguồn vốn lưu động trong tương lại, trên cơ sở xác định quy mô, số lượng nguồn vốn lưu động cần thiết để lựa chọn nguồn vốnlưu độngmang lại hiệu quảnhất cho doanhnghiệp. 1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp Khái niệm quản trị vốn lưu động: Quảntrị vốnlưu độnglà mộtbộ phậncủaquảntrịtài chínhdoanh nghiệp, là việc lựa chọn, đưaracác quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định về vốn lưu độngnhằmđạtđược mục tiêuhoạt động của doanh nghiệp. Quản trị vốn lưu độngthực hiệnnhững nộicungcơ bản của quản trị tài chính phát sinh trong quá trình luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh rất nhiều mối quan hệ tài chính, các nhà quản trị phải nghiên cứu, phân tích và xử lí các mối quanhệ đó, hìnhthànhcác côngcụquảnlí vàđưara các quyếtđịnhtàichínhđúng đắn nhằm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn lưu động có thời gian luân chuyển nhanh, hình thái biểu hiện của vốn luôn thay đổichínhvì vậycôngtác quản lí vốn lưu động là rất phức tạp, đòi hỏi nhà quảntrị doanhnghiệp phảilàm sao để sử dụng hiệu quả và không ngừng gia tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp. Đứngtrên phương diện bài nghiên cứu này, quản trị vốn lưu động chính là xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp, quản trị vốn tồn kho dự trữ, quảntrị vốnbằngtiền và quảntrị các khoản phải thu nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất được diễn ra thường xuyên và liên tục.
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 9 Mục tiêu quản trị vốn lưu động: Mục tiêu của quản trị vốn lưu động chính là tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đảm bảo đủ lượng tiền mặt đáp ứng nhu cầu chi trả các khoản nợ ngắn hạn, và đảm bảo hoạt động sảnxuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục. Trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, vốn lưu động thường chiếm tỷ trọng lớn nên quản trị vốn lưu động có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển chung của toàn doanh nghiệp. Một doanh nghiệp biết quản trị vốn lưu động một cách hợp lý có thể tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Nhu cầu vốn lưu động được xác định hợp lý ở từng khâu, từng thời kỳ sẽ giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên, liên tục, đảm bảo được uy tín với các đối tác và tránh những ứ đọng, lãng phí. Hơn nữa, hiện nay trên thị trường, các sản phẩm trong nước thường có chất lượng kém hơn các sản phẩm nhập ngoại trong khi giá thành lại không tốt bằng, nguyên nhân một phần là do công tác quản trị vốn lưu động còn yếu kém. Vì vậy việc tăng cường quản trị vốn lưu động còn giúp các doanh nghiệp tìm lại chỗ đứng trên thị trường. Chính vì những lý do trên và trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, tăng cường quản trị vốn lưu động đã trở thành mục tiêu phải hướng tới của mọi doanh nghiệp. 1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp: Hoạtđộngsảnxuấtkinh doanhcủadoanhnghiệp đượcdiễnrathườngxuyên liên tục. Trongquátrìnhđóluôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng dự trữ vốn lưu động cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênhlệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với khách hàng, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 10 thường, liên tục. Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp. Như vậy, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục. Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp: Trongquảntrịvốnlưu động, cácdoanhnghiệp cầnchútrọng xác định đúng đắnnhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như:quymô kinh doanhcủadoanhnghiệp;đặc tínhtínhchấtngành nghề kinh doanh;sựbiếnđộngcủagiácảvật tư, hàng hóatrên thị trường;trìnhđộ tổ chức, quảnlí sửdụngvốnlưuđộng của doanh nghiệp; trình độ kĩ thuật- công nghệ sảnxuất; các chínhsáchcủadoanhnghiệp trongtiêuthụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ… Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục, tiết kiệm và hiệu quả kinh tế cao là một nội dung quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp có thể sử dụng hai phương pháp: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. - Phương pháp trực tiếp: Nội dung phương pháp này là xác định trực tiếp nhu cầu vốn cho hàng tồn kho, các khoản phải thu, khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Trình tự tiến hành:
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 11  Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho: bao gồm xác định nhu cầu vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu sản xuất,nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu lưu thông.  Xác định nhu cầu vốn thành phẩm.  Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu.  Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp.  Tổnghợp nhu cầuvốnlưu độngthường xuyên cần thiết củadoanh nghiệp Trên cơ sở tính toán nhu cầu vốn dự trữ hàng tồn kho, dự kiến khoản phải thu và khoản phải trả có thể xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết năm kế hoạch của doanh nghiệp theo công thức: Nhu cầu vốn lưu động = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu - Nợ phải trả nhà cung cấp Phươngpháp trựctiếp có ưuđiểmlà phảnánh rõ nhu cầu vốn lưu động cho từng loạivật tư hàng hóavà trongtừngkhâu kinh doanh, dovậytương đối sát với nhu cầuvốncủa doanh nghiệp. Tuy nhiên phương pháp này khá phức tạp , mất nhiều thời gian trong khâu tính toán. - Phương pháp gián tiếp Phương pháp gián tiếp dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp năm báo cáo,sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu vốn lưu động theo doanh thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp năm kế hoạch. Các phương pháp gián tiếp:  Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu vốn lưu động so với năm báo cáo: thực chất phương pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu vốn
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 12 lưu động năm báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch. Công thức như sau: = x x (1+t%) Trong đó: : vốn lưu động năm kế hoạch : vốn lưu động năm báo cáo : mức luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch : mức luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo t%: tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch t% được xác định như sau: t% = x 100% trong đó: t%: tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển : Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch : Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo  Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch: theo phương pháp này, nhu cầu vốn lưu động được xác định căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn lưu động (hay doanh thu thuần) và tốc độ luân chuyển vốn lưu động dự tính của năm kế hoạch. Công thức như sau: VKH = Trong đó: : Vốn lưu động năm kế hoạch Mkh :Mức luân chuyển vốnnăm kế hoạch(doanh thu thuần) Số vòng quay vốn lưu động năm kế hoạch
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 13  Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: nội dung phương pháp này dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu tố cấu thành vốn lưu động của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu vốn lưu động theo doanh thu năm kế hoạch. 1.2.2.2. Quản trị vốn tồn kho dự trữ Vốn tồn kho dự trữ là một bộ phận quan trọng của vốn lưu động, là những bước đệm cầnthiết cho quátrình hoạt độngbìnhthường củadoanh nghiệp. Việc quản lý tồn kho dự trữ trong các doanh nghiệp là rất quan trọng, không phải chỉ vì doanh nghiệp tồn kho dự trữ thường chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Điều quan trọng hơn là nhờ có dự trữ tồn kho đúng mức, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được tình trạng hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Tồnkho dựtrữlàmphátsinhchiphí,do đó cầnquảnlýchúngsao cho tiếtkiệm,hiệu quả. Chiphí tồnkho dựtrữthườngđược chiathành2loạilàchiphí lưugiữ,bảo quảnhàng tồnkho vàchiphí thực hiệncác hợp đồngcungứng. - Chiphí lưugiữ, bảo quảnhàngtồnkho thườngbao gồmcác chiphí nhưbảo quản hàng hóa,chiphí bảo hiềm, chiphí tổnthấtdo hànghóabịhưhỏng, biếnchất, giảmgiávà các chiphí cơ hộido vốnbịlưugiữở hàngtồnkho. - Chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng bao gồm chi phí giao dịch, ký kết hợp đồng, chi phí vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa theo hợp đồng giao hàng. Các chi phí này có liên quan, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu doanh nghiệp dự trữ nhiều vật tư, hàng hóa thì chi phí lưu giữ, bảo quản hàng hóa sẽ tăng lên, ngược lại chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng sẽ giảm đi tương đối do giảm được số lần cung ứng. Vì thế trong quản lý hàng tồn kho cần phải
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 14 xem xét sự đánh đổi lợi ích và chi phí của việc duy trì lượng hàng tồn kho cao hay thấp, thực hiện tối thiểu hóa tổng chi phí hàng tồn kho dự trữ bằng việc xác định mức đặt hàng kinh tế hiệu quả nhất. Mô hình quản lí hàng tồn kho dự trữ trên cơ sở tối thiểu hóa tổng chi phí tồn kho dự trữ được gọi là mô hình tổng chi phí tối thiểu. Nội dung cơ bản của mô hình là xác định được mức đặt hàng kinh tế ( EOQ) để với mức đặt hàng này thì tổng chi phí tồn kho dự trữ là nhỏ nhất. Mô hình EOQ được mô tả theo đồ thị sau: Theo mô hình này người ta thường giả định số lượng đặt hàng mỗi lần là đều đặn và bằng nhau. Dựa trên cơ sở xem xét mỗi quan hệ giữa chi phí lưu trữ, bảo quản hàng tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng người ta có thể xác định được mức đặt hàng kinh tế như sau: Q= 1 *2*2 c Qnc
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 15 Trong đó: c1: chi phí lưu giữ, bảo quản đơn vị hàng tồn kho c2: chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng Qn: số lượng vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm Q: mức hàng đặt mỗi lần Thời điểm tái đặt hàng( Qđh) như sau: Qđh= n* 360 Qn trong đó n là số ngày chờ đặt hàng 1.2.2.3. Quản trị vốn bằng tiền Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây cũng là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên vốn bằng tiền bản thân nó không tự sinh lời, nó chỉ sinh lời khi được đầu tư sử dụng vào một mục đích nhất định. Hơn nữa với đặc điểm là tài sản có tính thanh khoản cao nên vốn bằng tiền cũng dễ bị thất thoát, gian lận, lợi dụng. Yêu cầu cơ bản của quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp là vừa phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp, nhu cầu lưu giữ vốn bằng tiền thường do 3 lý do chính: - Nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày như trả tiền mua hàng, trả tiền lương, tiền công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế của doanh nghiệp. - Giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận. - Từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 16 Nội dung quản trị vốn bằng tiền: - Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ. Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh nghiệp. Cách đơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùng tiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý. Ngoài phương pháp trên, có thể vận dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu ( mô hình Baumol) trong quản trị vốn tồn kho dự trữ để xác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp. - Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt: doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh bị mất mát, lợi dụng; thực hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền đều phải qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ; phân định rõ ràng trách nhiệm trong quản lý vốn bằng tiền giữa kế toán và thủ quỹ; việc xuất, nhập quỹ tiền mặt hàng ngày phải do thủ quỹ thực hiện trên cơ sở chứng từ hợp thức và hợp pháp; phải thực hiện đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hàng ngày; theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đang trong quá trình thanh toán, phát sinh do thời gian chờ đợi thanh toán ở ngân hàng. - Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi; thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả cá dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn. 1.2.2.4. Quản trị các khoản phải thu Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có khoản nợ phải thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểm
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 17 soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế quản trị khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quản trị tài chính của doanh nghiệp. Để quản trị các khoản phải thu,các doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện các biện pháp sau đây: - Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng: cần xác định đúng đắn các tiêu chuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để doanh nghiệp có thể chấp nhận bán chịu. Tùy theo mức độ đáp ứng tiêu chuẩn này mà doanh nghiệp thực hiện chính sách bán hàng thắt chặt hay nới lỏng. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần xác định đúng đắn các điều khoản bán chịu hàng hóa, dịch vụ, bao gồm việc xác định thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm hơn thời hạn bán chịu theo hợp đồng. - Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu: nhằm tránh các tổn thất do các khoản nợ không có khả năng thu hồi. Nội dung chủ yếu của biện pháp này là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán. Việc đánh giá uy tín tài chính của khách hàng mua chịu thường phải thực hiện qua các bước: Thu thập thông tin về khách hàng (như các báo cáo tài chính, các kết quả xếp hạng tín nhiệm...); đánh giá uy tín khách hàng theo các thông tin thu nhận được; lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ tối bán chịu. - Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ. Doanh nghiệp có thể sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp để tăng hiệu quả thu hồi nợ. Đồng thời phải xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chính sách thu hồi nợ thích hợp. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự phòng nợ phải thu khó đòi,trích lập quỹ dự phòng tài chính.
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 18 1.2.3. Các chỉtiêuđánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanhnghiệp Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng vốn lưu động của doanh nghiệp ta có công thức xác định nhu cầu vốn lưu động như sau: -Xác định vốn tồn kho dự trữ gồm:  Nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu hoặc hàng hóa: = x  Nhu cầu vốnở =  Nhu cầu vốn về chi phí trả trước = + x  Nhu cầu vốn thành phẩm: = x - Xác định nợ phải thu: Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận bán hàng, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng biện pháp bán chịu cho khách hàng. Từ đó hình thành nên khoản phải thu từ khách hàng. Khi bán chịu sản phẩm, hàng Nhu cầu vốn lưu động = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu - Nợ phải trả nhà cung cấp Nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa Số ngày dự trữ cần thiết về nguyên vật liệu, hàng hóa Chi phí nguyên vật liệu, hàng hóa Nhu cầu vốn sản phẩm dở dang Chi phí sản xuất sản phẩm bình quân một ngày - Chu kỳ sản xuất sản phầm Nhu cầu vốn về chi phí trả trước Số dư chi phí trả trước ở đầu kỳ Chi phí trả trước sự kiện phát sinh Chi phí sản xuất dự kiến phân bố vào giá thành sản phẩm Giá vốn hàng bán bình quân mỗi ngày Số ngày dự trữ thành phẩm Nhu cầu vốn thành phẩm
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 19 hoá cho khách hàng, điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã cung cấp một khoản tín dụng cho khách hàng. Như vậy, việc bán chịu khiến cho doanh nghiệp phải cung ứng thêm vốn làm tăng nhu cầu về vốn, tăng chi phí quản lý, chi phí thu hồi nợ, tăng rủi ro tài chính. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét các yếu tố tác động đến nợ phải thu và cần tính toán, cân nhắc lựa chọn một chính sách bán chịu hợp lý và có lợi nhất. Một trong những yếu tố quan trọng cần xác định trong việc bán chịu là thời gian cho khách hàng nợ (thời gian chịu). Trên cơ sở xác định được độ dài của thời gian này có thể dự kiến được khoản nợ trung bình từ khách hàng theo công thức sau: Nợ phải thu = Doanh thu tiêu thụ bình quân ngày x Kỳ thu hồi nợ bình quân - Xác định nợ phải trả nhà cung cấp Việc sử dụng tín dụng của nhà cung cấp (tín dụng thương mại) cũng giống như con dao hai lưỡi. Do đó, doanh nghiệp phải rất thận trọng trong việc sử dụng mua chịu như một nguồn tài trợ vì chi phí sử dụng vốn rất cao (lãi suất tín dụng thương mại cao). Doanh nghiệp phải xem xét kỹ lưỡng các điều kiện tín dụng do nhà cung cấp đưa ra và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có thể dự kiến được khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp theo công thức sau: Nợ phải trả nhà cung cấp = Kỳ trả nợ trung bình x Giá trị nguyên vật liệu, hàng hoá bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch  Kết cấu vốn lưu động Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng giữa từng bộ phận vốn lưu động trên tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 20 Việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động giúp ta thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng mỗi khoản vốn trong các giai đoạn luân chuyển để xác định trọng tâm quản lý và tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong từng điều kiện cụ thể. Tình hình quản lí vốn bằng tiền Quản trị vốn bằng tiền trong doanhnghiệp bao gồmcác nộidung chủyếu: -Xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lí Có nhiều phương pháp xác định dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh nghiệp. Cách đơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùng tiền mặt bình quân 1 ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lí. Ngoài phương pháp trên, có thể vận dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu( mô hình Baumol) trong quản trị vốn tồn kho dự trữ để xác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp.  Lượng dự trữ tiền mặt tối đa: M* = Trong đó: M*: lượng tiền mặt dự trữ tối đa : tổng mức tiền mặt chi dùng trong năm i: lãi suất (chi phí lưu giữ tiền mặt) : chi phí cho mỗi lần bán chứng khoán - Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Hệ số này còn được gọilà hệ số khả năng thanh toán nợ ngắnhạn, được tìnhbằng cáchlấytổngtàisảnngắnhạn chiacho số nợ ngắnhạncủadoanhnghiệp. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 21 Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Để đánh giá hệ số này cần dựa vào hệ số trung bình của các doanh nghiệp trong cùng ngành. Ngành nghề nào có tài sản lưu động chiếm tỉ trọng cao trong tổng tài sản thì hệ số này càng cao và ngược lại. - Hệ số khả năng thanh toán nhanh Chỉ tiêu này có ý nghĩa tương tự hệ số khả năng thanh toán hiện thời nhưng đánh giá chặt chẽ hơn vì hàng tồn kho được loại trừ ra khỏi tổng tài sản ngắn hạn do được đánh giá là có khả năng thanh khoản kém hơn các loại tài sản ngắn hạn khác. = - Hệ số khả năng thanh toán tức thời Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền + Các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ bằng tiền và chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền. Hệ số này đặc biệt hữu ích để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng khi hàng tồn kho không tiêu thụ được và nhiều khoản nợ phải thu gặp khó khăn khó thu hồi.  Tình hình quản lí vốn tồn kho dự trữ - Số vòng quay hàng tồn kho Phảnánhsố lầnhàngtồnkho luânchuyểntrongkỳ, nó có côngthức xác định: Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Trị giá hàng tồn kho bình quân Hệ số thanh toán nhanh Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 22 Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì phản ánh số hàng tồn kho được chuyển hoá từ hình thái này sang hình thái khác càng nhanh hay hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngày càng cao. - Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = = Chỉ tiêu này phán ánh số ngày kể từ khi bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu đến khi sản xuất ra sản phẩm (kể cả thời gian hàng lưu kho). Khi số ngày một vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ thì tốc độ tiêu thu hàng hóa càng nhanh và ngược lại.  Tình hình quản lí nợ phải thu - Số vòng quay nợ phải thu - Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn và ngược lại. - Kì thu tiền trung bình Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để chuyển các khoản phải thu từ người mua thành tiền mặt (thời gian từ khi xuất hàng cho đến khi thu được tiền). Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại.  Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Số ngày 1 vòng quay HTK 360 Vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay nợ phải thu = Doanh thu bán hàng Số nợ phải thu bình quân trong kì Kỳ thu tiền trung bình (ngày) 360 ngày Vòng quay nợ phải thu =
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 23 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động cho biết việc sử dụng vốn lưu động có hợp lý hay không. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng nhanh thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện qua 2 chỉ tiêu là: Số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển vốn lưu động.  Số lần luân chuyển vốn lưu động: chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động thực hiện trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm ). Công thức tính như sau: L = M VLĐ Trong đó: L : Số lần luân chuyển vốn lưu động trong kỳ M : Tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ (được xác định theo doanh thu thuần bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ) VLĐ: Số vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ tính theo phương pháp bình quân số học.  Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một vòng luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay vốn lưu động trong kỳ. Công thức tính như sau: K = N hay K = VLĐ x N L M Trong đó: K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 24 N: Số ngày trong kỳ được tính chẵn 1 năm là 360 ngày, 1 quý là 90 ngày, 1 tháng là 30 ngày. M, VLĐ: như đã chú thích ở trên. Từ hai công thức trên, nhận thấy kỳ luân chuyển vốn lưu động tỷ lệ nghịch với tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Kỳ luân chuyển vốn lưu động càng ngắn thì tốc độ luân chuyển càng nhanh và ngược lại. Ngoài ra, từ công thức tính kỳ luân chuyển vốn lưu động cho thấy kỳ luân chuyển vốn lưu động phụ thuộc vào số vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ và tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ. Do đó, việc tiết kiệm vốn lưu động và nâng cao tổng mức luân chuyển vốn lưu động có ý nghĩa vô cùng quan trọng để làm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động. Hơn nữa, sau khi vốn lưu động luân chuyển xong một vòng thì một phần lợi nhuận cũng được thực hiện nên việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động còn góp phần làm tăng hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. - Mức tiết kiệm vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ báo cáo so với kỳ gốc. Công thức tính như sau: 01 1 1 0 1 0 ( ) ( ) 360 TK MM M V K K L L       Trong đó: VTK: Số vốn lưu động có thể tiết kiệm (-) hay phải tăng thêm (+) do ảnh hưởng của tốc độ luân chuyển vốn lưu động kỳ báo cáo so với kỳ gốc. M1, M0 :Tổng mức luân chuyển vốn kỳ so sánh (kỳ kế hoạch), kì gốc K1, K0 : Kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 25 L1, L0: Số lần luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc. - Hàm lượng vốn lưu động Hàm lượng vốn lưu động là số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm. Chỉ tiêu này phản ánh, để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động Tỷ suất lợi nhuận trước thuế (sau thuế) trên vốn lưu động = Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (sau thuế). Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. 1.2.4. Các nhântố ảnhhưởng đếnquản trị vốnlưu động của doanh nghiệp Quản trị vốn lưu động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và chịu tác động tổng hợp bởi nhiều nhân tố, bao gồm cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Chính vì vậy, trong quá trình quản trị vốn lưu động các doanh nghiệp cần tính đến tác động của các nhân tố này để đưa ra những biện pháp quản trị tối ưu nhất. Hàm lượng vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 26 1.2.4.1. Nhóm nhân tố chủ quan - Xác định nhu cầu vốn lưu động: Xác định nhu cầu vốn lưu động thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh, điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp. - Do trình độ quản lý:Trình độ quản lý của daonh nghiệp mà yếu kém sẽ dẫn đến thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sảnxuấtvàtiêuthụsảnphẩm, dẫnđếnsửdụnglãng phívốnlưuđộng,hiệu quảsửdụngvốnthấp. Ngược lại, vớitrìnhđộ quản lý cao, nhà quản trịsẽ có hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng. Nhữngquyếtđịnhđầutư đúngđắntránhtìnhtrạngđểvốnnhànrỗi, nângcao. - Việc lựa chọn phương án đầu tư: Nếu dự án được chọn là khả thi, phù hợp với điều kiện thị trường, khả năng của doanh nghiệp và phù hợp với lối phát triển của nhà nước thì sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay vốn lưu động và ngược lại. - Đặc điểm của quá trình sản xuất kinh doanh: Nhu cầu của thị trường mang tính thời vụ, chính vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có tính thời vụ, chính vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có tính thời vụ. Vốn lưu động là yếu tố thiết yếu của quá trình sản xuất kinh doanh, cho nên vốn lưu động cũng chịu ảnh hưởng tính thời vụ của thị trường. Để nâng cao hiệu quả vốn lưu động, doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng đến tính thời vụ. - Các mối quan hệ của doanh nghiệp: Đó là quan hệ giữa doanh nghiệpvới khách hàng và quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp. Các mối quan hệ này rất thận trọng, nó có ảnh hưởng tới nhịp độ sản xuất, khả năng phân phối sản phẩm, lượng hàng tiêu thụ… là những vấn đề trực tiếp tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu các mối quan hệ trên được diễn ra tốt đẹp thì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra thường xuyên, liên tục, sản phẩm làm ra mới tiêu thụ được nhanh chóng, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 27 1.2.4.2. Nhóm nhân tố khách quan - Chính sách kinh tế của Nhà nước: Chính sách vĩ mô của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường tác động một phần không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chẳng hạn như nhà nước sử dụng chính sách thắt chặt: tăng thuế giá trị gia tăng đánh vào các yếu tố đầu vào làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng lên. Vì vậy đứng trước các quyết định đầu tư, tổ chức doanh nghiệp cần phải xem xét đến yếu tố này. - Tác động của thị trường: doanh nghiệp hoạt động luôn gắn liền với thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, thị trường vốn,… Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp phải đối mặt với những rủi ro như lạm phát, sự biến động của lãi suất, vật liệu…tác động mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp phải kiểm soát tốt thị trường đầu ra, đầu vào, thị trường vốn,…nếu không sẽ ảnh hưởng đến vốn kinh doanh cũng như vốn lưu động của doanh nghiệp. - Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ: Ngày nay, khoa học công nghệ không ngừng phát triển, nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để điều chỉnh kịp thời giá trị sản phẩm thì hàng hoá bán ra sẽ giảm tính cạnh tranh và chất lượng. - Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Tác động của nền kinh tế tăng trưởng nhanh hay chậm có ảnh hưởng đến sức mua của thị trường. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ của daonh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận và như thế sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 28 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN XÂY DỰNG SỐ 5 TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng số 5 Vinaconex 5 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của công ty cổ phần xây dựng số 5 Vinaconex5. 2.1.1.1. Tên, địa chỉ công ty. - Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng số 5. -Tên giao dịch: Công ty cổ phần xây dựng số 5. - Tên viết tắt: Vinaconex No.5- JSC. - Mã số thuế: 2800233984. - Địachỉ:203đườngTrầnPhú, phườngBaĐình, thịxãBỉmSơn, tỉnhThanhHóa. - Văn phòng giao dịch: Tầng 2 nhà Vimeco, Lô E9, đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. - Điện thoại: 04 7849731 – Fax: 04 7848937. - Email: vinaconex.vc5@gmail.com –website: www.vinaconex5.com.vn. - Hình thức sở hữu vốn: Vốn góp. - Lĩnh vực kinh doanh: Đầu tư, xây dựng, kinh doanh nhà ở, khu đô thị, các công trình dân dụng, cảng biển, hàng không… Khai thác, chế biên, kinh doanh vật liệu xây dựng. - Vốn điều lệ: 50 tỷ đồng. - Kỳ kế toán năm từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ). - Chế độ kế toán áp dụng tại công ty: Công ty áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 15/2006/ QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. - Hình thức kế toán áp dụng: hình thức Nhật kí chung. 2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển. - Công ty cổ phần xây dựng số 5 là đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam- Vinaconex.
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 29 Công ty được thành lập theo Quyết định số 1500 - BXD ngày 29/9/1973, Quyết định số 1552/QĐ-BXD ngày 04 tháng 10 năm 2004 của Bộ Xây dựng chuyển đổi thành Công ty Cổ phần. Tiền thân là công ty xây dựng số 5 được thành lập vào năm 1973, tháng 5/1995, thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc đổi mới, công ty xây dựng số 5 được Bộ xây dựng quyết định chuyển về trực thuộc Tổng công ty Vinaconex. Từ năm 1995-2000 công ty tiếp tục phát huy thành tích và kinh nghiệm, mở rộng địa bàn kinh doanh, tham gia đấu thầu nhiều công trình, nâng dần uy tín của Công ty vớikhách hàng. Trong giai đoạn này công ty tham gia xây dựng nhiều công trình như: nhà máy xi măng Bút Sơn, nhà máy đường Việt Đài, nhà máy nước Sơn Tây… Năm 2003, được sự chỉ đạo của Bộ xây dựng và Tổng công ty Vinaconex, công ty đã hoàn thiện đề án chuyển công ty xây dựng số 5 sang công ty cổ phần xây dựng số 5. Vớicác bề dày thành tích đạt được, công ty đã được nhận Huân chương Độc lập hạng nhì; nhiều cờ và bằng khen khác. Đến nay, công ty đã thực sự đứng vững trên thị trường xây dựng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thi công các công trình trọng điểm, giữ vững vịtrí là 1 trong số các đơn vị dẫn đầu trong ngành xây dựng, xứng đáng với lòng tin của khách hàng và sự tin cậy của cơ quan chủ quản. Ngày 08 tháng 01 năm 2008 đã đánh dấu một mốc quan trọng của Công ty đó là:Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội - Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký niêm yết và Công ty đã chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán HNX với mã chứng khoán VC5. Năm 2013 vớinhững đóng góp to lớn vào các lĩnh vực thương mạidịch vụ, công ty cổ phần xây dựng số 5 là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây lắp vinh dự là một trong 90 doanh nghiệp trong toàn quốc nhận giải: “ Doanh nghiệp Thương mạidịch vụ tiêu biểu năm 2013”. - Công ty cổ phần xây dựng số 5 có hình thức pháp lí là công ty cổ phần, vốn điểu lệ 50 tỷ đồng. Mệnh giá cổ phần là 10.000 VNĐ/CP. Số cổ phần này do các cổ đông nắm giữ:  Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam: 2.550.000 cổ phiếu, tương ứng 51% vốn điều lệ.  Ông Nguyễn Ngọc Điệp: 800.000 cổ phiểu, tương ứng 16% vốn điều lệ.  Ông Đỗ Trọng Quỳnh: 600.000 cổ phiếu, tương ứng 12% vốn điều lệ.  Các cổ đông khác: 1.050.000 cổ phiếu, tương ứng 21% vốn điều lệ.
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 30 2.1.2. Đặc điểmhoạtđộngkinhdoanhcủacông ty cổ phần xây dựng số 5. 2.1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của công ty. -Chức năng của công ty Đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản, các công trình giao thông, cảng biển, khu công nghiệp, khu dân cư…Kinh doanh, sữa chữa các thiết bị xây dựng, vật liệu xây dựng… -Nhiệm vụ của công ty  Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước; kinh doanh có hiệu quả, uy tín, đảm bảo chất lượng sản phẩm, hoàn thành các nhiệm vụ đã được Đại hội cổ đông thông qua.  Tối đa hóa lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty  Mở rộng quan hệ đối tác  Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên.  Tạo dựng và duy trì một môi trường làm việc “ thân thiện và chuyên nghiệp”, kỷ luật lao động cao, đồng thời quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần, sự cống hiến và mong muốn của cán bộ công nhân viên. - Ngành nghề kinh doanh Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty bao gồm:  Xây dựng dân dụng, giao thông, thủy lợi, các công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và dân cư.  Gia công lắp đặt cơ khí cho xây dựng, trang trí nội ngoại thất công trình, chế biến gỗ lâm sản cho xây dựng.  Đầu tư kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.  Kinh doanh vận tải đường bộ và thiết bị xây dựng, dịch vụ lao động và thương mại, xuất nhập khẩu thiết bị và sản phẩm xây dựng. 2.1.2.2. Tổ chức bộ máyquản lívà tổ chức hoạtđộng kinh doanh của công ty - Mô hình tổ chức của công ty
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 31 Sơ đồ: Bộ máy tổ chức quản lí và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng số 5 (Nguồn: Hồ sơ công ty cổ phần xây dựng số 5) PHÒNG TCKT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG ĐÔNG CỔ ĐÔNGHỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT PHÒNG TCHC PHÒNG KĐKHĐT PHÒNG ĐT&QLDA PHÒNG KDQLVTTB ĐỘIXD1 ĐỘIXD2 ĐỘIXD3 ĐỘIXD4 ĐỘIXD5 ĐỘIXD6 ĐỘIXD7 ĐỘIXD8 ĐỘIXD9 ĐỘIXD10 ĐỘIXD11 ĐỘIXD12 ĐỘIXD13 ĐỘIXD14 ĐỘIXD15 ĐỘIXD16 ĐỘIXD17 ĐỘIXD18 ĐỘIMỘC XƯỞNGCK ĐỘISẮT BAN ĐIỀU HÀNH CT PHÍA NAM BAN ĐIỀU HÀNH BẮC AN KHÁNH CỔNG TRƯỜNG TĐ.TẢ THẲNG CÔNG TRÌNH ĐÊ PÔ
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 32 - Chức năng các bộ phận  Ban tổng giám đốc: Là người điều hành sản xuất kinh doanh, quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh của toàn Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước Tổng Công ty và trước toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty về mọi hoạt động của Công ty  Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân lực phù hợp với yêu cầu sản xuất và phát triển của Công ty, quản lý hồ sơ lý lịch của nhân viên toàn Công ty, quản lý lao động, xây dựng đơn giá tiền lương và xét duyệt chi phí tiền lương.  Phòng kế hoạch đầu tư: lập chiến lược kinh doanh, kỹ thuật khảo sát thiết kế, thi công xây lắp, xây dựng kế hoạnh trên cơ sở các hợp đồng kinh tế, kiểm tra thực hiện các thủ tục xây dựng cơ bản, giải quyết các phát sinh trong quá trình thi công, đảm bảo tiến độ, chất lượng, phối hợp với các phòng nghiệp vụ và đơn vị thi công xây dựng đồng bộ các mặt kế hoạch sử dụng vốn tài chính, vật tư…  Phòng tài chính kế toán: tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty, quản lý toàn bộ vốn, nguồn vốn, quỹ trong toàn Công ty, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất, kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của Công ty, thực hiện báo cáo hàng tháng làm báo cáo định kỳ theo quy định của cơ quan quản lý cấp trên và Nhà nước.  Phòng quản lí vật tư thiết bị: điều hành và quản lý máy móc thiết bị, lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa, điều động máy móc thiết bị, nắm vững giá cả vật tư tại từng thời điểm theo khu vực thi công, quản lý việc cung ứng vật tư, kiểm tra việc chấp hành các quy định trong công tác cung ứng, sử dụng vật tư của các đơn vị.
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 33  Phòng đầu tư và quản lí dự án:phốihợp các phòng ban lập hồ sơ mờithầu, đấu thầu công trình, chuẩn bị thủ tục, khoán gọn toàn bộ công trình với các đội thi công, quyết toán thanh lý hợp đồng, kết hợp với phòng tài chính kế toán thu hồi vốn côngtrình, quản lý các hợp đồngkinh tế củaCôngty.  Đội xây dựng: Thực hiện thi công các công trình, hạng mục công trình theo sự chỉ đạo của các phòng ban cấp trên. 2.1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lí tài chính- kế toán của công ty - Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này thì toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng tài chính kế toán từ khâu ghi chép ban đầu đến khâu tổng hợp báo cáo tài chính. Sơ đồ: Bộ máy quản lí tài chính- kế toán của công ty CP xây dựng số 5 Kế toán trưởng ( trưởng phòng) Kế toán tổng hợp ( 2 phó phòng) Thủ quỹ Kế toán tiền mặt, công nợ thuế Kế toán ngân hàng Kế toán tài sản cố định Kế toán công trình Kế toán đội thi công sản xuất -Chức năng của các bộ phận:  Kế toán trưởng (trưởng phòng): Kế toán trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong Công ty; giúp Giám đốc chấp hành các chế độ về quản lý và sử dụng tài sản, chấp hành kỷ
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 34 luật về lao động, về sử dụng quỹ tiền lương, quỹ phúc lợi cũng như việc chấp hành các kỷ luật tài chính, tín dụng thanh toán.  Kế toán tổng hợp( phó phòng): Có nhiệm vụ đôn đốc các nhân viên và xử lý các công việc theo yêu cầu của Kế toán trưởng, lập các kế hoạch tài chính, quản lý các đội sản xuất.  Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt, ngoại tệ của Công ty, căn cứ vào các phiếu thu, chi kèm các chứng từ gốc hợp lệ để nhập xuất và vào sổ quỹ kịp thời theo nguyên tắc cập nhật.  Kế toán Ngân hàng: Thực hiện kế toán vốn bằng tiền chuyển khoản phát sinh ở Công ty. Theo dõi, kiểm tra, đối chiếu, ghi chép các nghiệp vụ thanh toán, kiểm tra các bảng liệt kê phân tích chứng từ gốc trước khi nhập vào máy vi tính.  Kế toán tiền mặt, công nợ thuế: thực hiện kế toán vốn bằng tiền, kê khai thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, nộp khai thuế đúng thời hạn, quản lý công nợ.  Kế toán tài sản cố định: Khi có biến động về tài sản cố định, kế toán căn cứ vào các chứng từ hợp lệ để phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ đồng thời ghi sổ các tài khoản liên quan. Định kỳ căn cứ vào tỷ lệ khấu hao quy định cho từng loại tài sản, kế toán tiến hành trích khấu hao và báo nợ cho các đơn vị trực thuộc; lập các báo cáo về tài sản cố định.  Kế toán công trình: Lập báo cáo sản xuất kinh doanh, tổ chức kiểm kê đánh giá sản phẩm dở cuối kì và tính giá thành sản phẩm.  Kế toán tại các đội sản xuất: Mỗi đội sản xuất đều có các cán bộ kế toán chịu trách nhiệm hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh tại đội, định kỳ hàng tháng lập bảng kê chi phí sản xuất và giá thành, gửi về Phòng Kế toán Công ty.
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 35 2.1.2.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. - Quy trình kĩ thuật sản xuất: Trong quá trình xây lắp, tuỳ theo từng công trình cụ thể, mà các đội sản xuất phải thực hiện các công việc khác nhau nhưng nói chung đều tuân theo các quy trình công nghệ sau: Xem xét đơn đặt hàng-> lập dự toán thiết kế-> kí hợp đồng đấu thầu-> tổ chức sản xuất-> tổ chức nghiệm thu và thanh lí hợp đồng. Phòng đầu tư và quản lí dự án của công ty có chức năng xem xét đơn đặt hàng, lập kế hoạch sản xuất và trình Giám đốc ký duyệt. Phòng kế hoạch đầu tư có nhiệm vụ thiết kế tổ chức thi công, lập bản vẽ thi công. Sau đó dựa trên năng lực thực tế của mình, Công ty tiến hành ký kết hợp đồng rồi giao cho các đội xây dựng tiến hành thi công. Các đội xây dựng nhận công trình, tiến hành tạm ứng vốn tại phòng Tài chính - Kế toán và tổ chức sản xuất. Quy trình sản xuất của công ty gồm các công đoạn:  Chuẩn bị thi công: chuẩn bị nhân lực như lập ban điều hành, tổ thi công trực tiếp với kĩ sư và công nhân có tay nghề, thuê lao động phổ thông; chuẩn bị vật liệu, xây dựng lán trại kho bãi...  Thực hiện thi công: tiến hành xây dựng, gia công lắp đặt cơ khí cho xây dựng, trang trí nội ngoại thất công trình,… Khi công trình hoàn thành: phòng đầu tư và quản lí dự án, bên chủ thầu tiến hành nghiệm thu thanh toán về khối lượng thi công. Dựa trên khối lượng đã được nghiệm thu, phòng kế hoạch tiến hành thanh toán nội bộ với các đội sản xuất và các chủ đầu tư. - Cơ sở vật chất kĩ thuật: Về cơ sở vật chất kĩ thuật, công ty đã chú trọng đầu tư về máy móc trang thiết bịcũngnhư các kho bãibao gồm có: cầu TADANO bánh lốp, cầu LT1050 bánh lốp, cầu MAZ 3562, cần trục Kb 160, cần trục tháp K180, tời điện TM,
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 36 thang máy NOV, ô tô bệMAZ, ô tô tự đổ, stectướinước,xebán tải, trạm trộn bê tôngxi măng, xe bơmbêtôngtự hành, máy đào, máy ủi, máy hàn, máy cắt thép, máy mài, máy cắt, máy phát điện, coppha thép, giáo hoàn thiện… - Tình hình cung cấp vật tư: Nguyên vật liệu đầu vào của công ty gồm rất nhiều sản phẩm. Chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, thiết bị xây dựng,...Các sản phẩm này của công ty nhập từ các nhà cung cấp trong nước và cả nhập khẩu. Có rất nhiều nguồn cung nên vấn đề công ty chú trọng là chất lượng của nguyên vật liệu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của lạm phát chung của nền kinh tế nên giá cả các mặt hàng có biến động tăng, điều này đã tác động một phần đến giá thành sản phẩm của công ty. - Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh của công ty:  Thị trường tiêu thụ: Xã hội ngày càng phát triển hiện đại, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh kéo theo đó là sự ra đời của hàng loạt các công trình xây dựng phục vụ công cộng và tư nhân. Đây chính là cơ sở để ngành xây dựng phát triển. Tuy nhiên những năm gần đây, trong bối cảnh khủng hoảng của nền kinh tế thị trường, ngành xây dựng cũng gặp nhiều khó khăn. Công ty đã bình tĩnh đối mặt với thách thức, đề ra các biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường. Công ty đã và đang là đối tác tin cậy và tín nhiệm của các nhà thầu trong và ngoài nước như tập đoàn Taisei, nhà thầu HISG,…  Vị thế cạnh tranh của công ty: Mặc dù có truyền thống và uy tín lâu năm nhưng thị phần của công ty đang có nguy cơ bị thu hẹp do ngày càng có nhiều công ty của nước ngoài cũng đã xâm nhập thị trường Việt Nam với ưu thế trước hết là công nghệ, tiềm lực kinh tế lớn như Posco, Samsung, Doosan…Quy mô của công ty tuy không nhỏ nhưng cũng không quá lớn nên vị thế cạnh tranh không thể nói là
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 37 mạnh. Hơn nữa, các hợp đồng về gia công lắp đặt, trang trí nội thất, đặc biệt là hợp đồng lớn thường thông qua đấu thầu của các công trình, việc thắng thầu phụ thuộc rất lớn vào tiềm lực nên công ty. Chính vì vậy, có thể nhận định công ty đang gặp phải sự cạnh tranh rất mạnh mẽ trên thị trường . -Lực lượng lao động: Tổng số cán bộ công nhân viên tình đến ngày 31/12/2013 là 448 người. Trong đó, trình độ đại học trở lên là 150 người, cao đẳng là 200 người, trung cấp là 50 người, phổ cập là 48 người. Không bao gồm nhân viên thời vụ. Ngoàira, côngtycònthườngxuyên duy trì một số lượng lao động thời vụ. Cụ thể, ta có cơ cấu lao động của công ty năm 2013 như sau: Loại lao động Số lượng (người) Tỷ lệ ( %) Phân theo trình độ học vấn 1. Trên đại học và đại học 150 33% 2. Cao đẳng 200 45% 3. Trung cấp 50 11% 4. Lao động thủ công 48 11% Tổng số 448 100 (Nguồn: Hồ sơ công ty cổ phần xây dựng số 5) 2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty cổ phần xây dựng số 5 2.1.3.1. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty cổ phần xây dựng số 5 -Thuận lợi: Một là, cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội thì nhu cầu về xây dựng các công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, công trình dân sinh ngày càng lớn. Điều đó cho thấy cầu về xây dựng ngày càng gia tăng, là cơ
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 38 hội giúp các công ty xây dựng mở rộng thị trường, tìm kiếm dự án, đem lại doanh thu và lợi nhuận. Đây là một điều hết sức thuận lợi cho ngành xây dựng công trình nói chung và Công ty cổ phần xây dựng số 5 nói riêng. Hai là, từ khi thành lập đến nay, Công ty cổ phần xây dựng số 5 đã khẳng định mình thể hiện ở chất lượng những công trình mà công ty đảm nhiệm, thể hiện ở tốc độ phát triển như lợi nhuận, thu nhập bình quân đầu người lao động, chính vì vậy mà công ty có vị thế khá vững chắc trong ngành xây dựng nói chung và mảng xây lắp, trang trí nội thất nói riêng. Năm 2013 vừa qua, công ty nhận được giải thưởng “Doanh nghiệp thương mại dịch vụ tiêu biểu”. Giải thưởng này một lần nữa giúp công ty khẳng định uy tín trên thị trường, là đòn bẩy cho công ty phát triển khi thị trường bất động sản đang cựa mình hồi phục trở lại sau thời gian dài bị đóng băng. Ba là, công ty liên tục được tổng công ty Vinaconex tín nhiệm giao cho nhiều công trình lớn, do đó tạo được nguồn công việc ổn định lâu dài. Công ty đã mở rộng đầu tư về lĩnh vực bất động sản trên địa bàn Hà Nội, mở rộng liên doanh, liên kết với một số đối tác để mở rộng đa dạng hóa sản phẩm, phát triển kinh doanh trang trí nội thất, củng cố lĩnh vực thi công công nghệ pha trượt, tìm kiếm khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Bốn là, cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty khá chặt chẽ với những người lãnh đạo có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, đồng thời sự kết dính giữa các phòng ban thường xuyên, khăng khít, đã góp phần vào việc chèo lái mọi công việc đi theo đúng hướng và mục tiêu đã đặt ra. Công ty đang có trong tay một đội ngũ cán bộ có năng lực và tuổi đời còn trẻ. Hơn nữa, với khối lượng công việc liên tục và các công trình có những đặc điểm tương đồng nhau. Do đó Công ty đã và đang có điều kiện xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ giỏi, giàu kinh nghiệm. Những kinh nghiệm rút ra từ quá trình sản xuất và qua từng công tình sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ phát triển được kỹ năng về
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 39 kỹ thuật, cũng như kỹ năng về phân tích dự án. Từ đó hứa hẹn mang lại giá thành thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng công trình của chủ đầu tư. Điều đó với việc có thể thu được lợi nhuận cao nhất từ dự án. Năm là, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các kỹ thuật thi công phát triển rất mạnh, công ty đang có cơ hội đưa các tiến bộ đó áp dụng trong thi công công trình; điều đó cho phép rút ngắn thời gian thi công công trình. Đồng thời chất lượng công trình cũng được nâng lên, công trình sớm được hoàn thành bàn giao. Đó là cơ sở cho việc tăng nhanh vòng quay vốn... Sáu là, công ty đang kiểm soát tốt về tài chính, các công tác chuẩn bị kế hoạch cho các năm tới tương đối tốt và thuận lợi. Đây là cơ sở giúp công ty giành được sự tin tưởng của các nhà thầu và các nhà đầu tư. -Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, công ty đã và đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Một là, cầu về xây dựng rất lớn song Công ty phải cạnh tranh rất gay gắt với các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề, đó là chưa kể đến Công ty phải cạnh tranh với các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài. Hai là, địa bàn hoạt động của công ty khá rộng, các đội xây dựng được phân bố ở khắp các tỉnh thành, những nơi có địa bàn hiểm trở liên lạc kém nên việc điều hành và chỉ đạo sản xuất của Công ty gặp khá nhiều khó khăn. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất cũng như vấn đề quản lý và sử dụng vốn. Ba là, quy mô vốn của Công ty còn hạn chế nên việc đưa các tiến bộ về kỹ thuật thi công vào quá trình xây dựng các công trình cũng bị hạn chế. Mặt khác, máy móc thiết bị của Công ty còn thô sơ, nhiều năm chưa được đầu tư và cải tiến theo công nghệ của các nước phát triển.
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 40 Bốn là, giá cả nguyên vật liệu thay đổi từng ngày ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá thành sản phẩm xây lắp. Năm là, mấy năm gần đây sự biến động của lãi suất tín dụng làm cho công ty gặp khó khăn trong việc huy động vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Sáu là, mặc dù Công ty đã và đang chú trọng đến việc bồi dưỡng và đạo tạo chuyên sâu cho các cán bộ công nhân viên song lực lượng lao động của công ty còn hạn chế về trình độ. Bảy là, những bất cập trong các quy định pháp luật của nhà nước nói chung, trong lĩnh vực xây dựng nói riêng cũng đã ảnh hưởng không tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. 2.1.3.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng số 5 năm 2013. Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty trong thời gian qua, ta xem xét một số chỉ tiêu và khoản mục chính thông qua Bảng 2.1. Khái quát tình hình tài chính của công ty trong 2 năm 2012 và 2013.
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 41 Bảng 2.1. Khái quát tình hình tài chính của công ty trong 2 năm 2012 và 2013 (Đơn vị tính: VNĐ) TT Chỉ tiêu 2012 2013 Chênh lệch Số tiền Tỉ lệ % 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 624,956,846,632 412,291,997,804 (212,664,848,828) -34 2 Giá vốn hàng bán 566,539,046,480 367,447,605,108 (199,091,441,372) -35.1 3 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 10,912,924,998 3,365,227,780 (7,547,697,218) -69.2 4 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 2,064,766,090 881,466,652 (1,183,299,438) -57.3 5 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 8,848,158,908 2,483,761,128 (6,364,397,780) -71.9 6 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 1,770 497 (1,273) -71.9 7 Vốn kinh doanh bình quân 653,759,393,132 679,883,185,099 (26,123,791,967) -4 8 Vốn chủ sở hữu bình quân 93,174,489,603 95,356,232,086 (2,181,742,483) -2.34 9 Số lao động 448 631 (183) -40.85 10 Thu nhập bình quân 8,500,000 7,500,000 (1,000,000) -11.76 ( Nguồn:Báocáo tài chính năm 2013)
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 42 Qua số liệu của bảng phân tích cho thấy: so với năm 2012, các chỉ tiêu doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí thuế, lợi nhuận, lãi cơ bản trên cổ phiếu, số lao động, thu nhập bình quân, vốn kinh doanh và vốn chủ sở hữu bình quân năm 2013 đều giảm đi đáng kể. Tuy nhiên sự giảm của doanh thu không tương xứng với sự giảm của quy mô vốn chủ sở hữu bình quân và vốn kinh doanh bình quân. Trong khi vốn chủ sở hữu bình quân năm 2013 so với năm 2012 giảm 2.3% tương ứng với 2,181,742,483 đồng, vốn kinh doanh bình quân năm 2013 so với năm 2012 giảm 4% tương ứng với 26,123,791,967 đồng thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 34% tương ứng với 212,664,848,828 đồng. Sự giảm trên là không tốt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về chi phí, ta nhận thấy giá vốn hàng bán luôn là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của công ty và đến năm 2013 có sự tụt giảm tương đối ( giảm từ 566,539,046,480 đồng năm 2012 xuống 367,447,605,108 đồng năm 2013 tương ứng với giảm 35.1%), điều này là khá hợp lý với tình hình giảm sút của doanh thu hiện nay. Về lợi nhuận, lợi nhuận trước thuế giảm mạnh 69.2% tương đương 7,547,697,218 đồng; lợi nhuận sau thuế giảm 71.9% tương đương 6,364,397,780 đồng. Nguyên nhân chính là do lợi nhuận của doanh nghiệp chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh. Trong những năm gần đây, doanh thu của công ty liên tục giảm. Kéo theo đó lợi nhuận của công ty cũng bị giảm sút đáng kể. Nguyên nhân là do nền kinh tế đang trong thời kì khó khăn, thị trường bất động sản vẫn chưa thể hồi phục, vì vậy ngành xây dựng bị ảnh hưởng rất lớn. Ta có thể thấy được điều này thông qua biểu đồ 2.1. Doanh thu và lợi nhuận của công ty giai đoạn 2011-2013.
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 43 Biểu đồ 2.1. Doanh thu và lợi nhuận của công ty giai đoạn 2011- 2013 ( Nguồn:Báocáo tài chính năm 2012,năm 2013) (Đơn vị tính: Triệu đồng) Nhìn vào đồ thị trên ta có thể thấy, doanh thu và lợi nhuận của công ty liên tục giảm trong những năm vừa qua. Nhận thấy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản doanh thu chủ yếu của công ty. Tuy nhiên trong giai đoạn 2011-2013, doanh thu thuần đã giảm xuống khá mạnh, cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đang rơi vào suy thoái. Tình trạng này được giải thích là do sự khó khăn của nền kinh tế nói chung và của thị trường bất động sản nói riêng. Ngành xây dựng có một năm đầy biến động và cũng chưa thể gượng dậy. Vì vậy mà công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các hợp đồng cũng như khó có thể bán chịu cho khách hàng. Lợi nhuận trước và sau thuế của công ty cũng bị giảm mạnh. Nguyên nhân chính là do lợi nhuận của công ty chủ yếu là từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2013, lợi nhuận thuần từ hoạt động động kinh doanh của doanh nghiệp bị âm (-62,572,391 đồng _ số liệu từ báo cáo tài chính năm 2013) và giảm mạnh so với năm 2012. Tốc độ giảm đột biến này là do khoản doanh thu chính của doanh nghiệp năm 2013 giảm mạnh trong khi một số khoản chi phí lại không
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 44 có dấu hiệu giảm tương xứng. Chắc chắn đây sẽ là điều đáng lo ngại cho tập thể Công ty, và sẽ là thách thức khó khăn cho doanh nghiệp trong thời gian sắp tới. Công ty cần hết sức thận trọng trong quá trình đưa ra quyết định, quản lý nhằm tránh thua lỗ trong kinh doanh cũng như gia tăng lợi nhuận trong thời điểm khó khăn này. Về cổ phiếu, lãi cơ bản trên cổ phiếu cũng chịu ảnh hưởng do sự biến động của lợi nhuận. Năm 2013 chỉ đạt 497 đồng, đã giảm 1,273 đồng tương ứng với 71.9% so với năm 2012. Về lực lượng lao động, số lao động của công ty năm 2013 đã giảm 183 người so với năm 2012( năm 2012 là 631 lao động). Công ty đã nỗ lực trong việc cắt giảm nhân sự, tiết kiệm chi phí nhân công, góp phần làm giảm chi phí trong thời kì khó khăn như hiện nay. Thu nhập bình quân của người lao động cũng giảm. Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây là không khả quan, nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế chung đang suy thoái, ngành xây dựng đang gặp khó khăn. 2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng số 5 trong thời gian qua 2.2.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của công ty cổ phần xây dựng số 5 2.2.1.1. Vốn lưu động. Vốn là điều kiện tiên quyết, là cơ sở cho doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp lại lựa chọn cho mình một cơ cấu vốn khác nhau, đặc biệt là vốn lưu động phụ thuộc vào ngành nghề cũng như hoàn cảnh kinh doanh riêng của mình. Một cơ cấu vốn hợp lý sẽ giúp cho công việc sản xuất kinh doanh diễn ra trôi chảy, tránh được tình trạng lãng phí hay thiếu hụt nguồn lực. Chính vì vậy, để đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu động của
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Bùi Thu Trang Lớp: CQ48/11.09 45 công ty cổ phần xây dựng số 5, trước hết cần xem xét cơ cấu vốn lưu động của công ty thông qua Bảng 2.2: Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty năm 2012, năm 2013 như sau: Bảng 2.2. Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty năm 2012, năm 2013 (Đơn vị tính: VNĐ) Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn lưu động 608,793,125,216 93.2 623,090,143,328 95.23 14,297,018,112 2.35 Vốn cố định 44,433,007,878 6.8 31,202,509,842 4.77 (13,230,498,036) -29.78 Tổng vốn kinh doanh 653,226,133,094 100 654,292,653,170 100 1,066,520,076 0.16 (Nguồn:Báocáo tài chính năm 2013) Từ bảng phân tích cho thấy, vốn kinh doanh của công ty cuối năm 2013 là 654,292,653,170 đồng, đã tăng lên 1,066,520,076 đồng so với cuối năm 2012 với tỷ lệ tăng là 0.16%. Trong đó: Vốn cố định năm 2013 là 31,202,509,842 đồng, chiếm tỷ trọng 4.77% trong tổng vốn kinh doanh. Năm 2012 là 44,433,007,878 đồng chiếm tỷ trọng 6.80%, tỷ lệ giảm là 29.78%. Công ty giảm đầu tư vào tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và chi phí trả trước dài hạn khác, chính điều này làm giảm khoản đầu tư vào vốn cố định của Công ty. Tuy nhiên, sự thay đổi trong cơ cấu vốn kinh doanh là không đáng kể. Vốn lưu động cuối năm 2013 chiếm tỷ trọng 95.23%, đã tăng lên so với tỷ trọng của cuối năm 2012 là 2.35%. Nguyên nhân của sự gia tăng này chủ yếu là do sự tăng lên mạnh mẽ của các khoản phải thu ngắn hạn, năm 2013 là 393,416,992,325 đồng tăng 93,058,377,030 đồng ứng với 30.98% so với năm 2012( theo số liệu báo cáo tài chính năm 2013). Trong thời kì xây dựng khó