SlideShare a Scribd company logo
1 of 85
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực, khách quan xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn
Phạm Văn Quyết
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
MỤC LỤC..........................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ........................................................................................... v
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.................................................................................................................4
1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..............................4
1.1.1. Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế.............................................................4
1.1.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại ..................................................7
1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI............................18
1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng...........................................................................18
1.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng.....................................................19
1.2.3. Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng.........................................................23
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ngân hàng của Ngân hàng thương
mại....................................................................................................................................26
1.3.1. Các nhân tố thuộc về phía khách hàng...............................................................26
1.3.2. Các nhân tố thuộc về phía Ngân hàng ...............................................................27
1.3.3. Các nhân tố khách quan.....................................................................................29
Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM
THINH VƯỢNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI ...................................................................31
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH
HÀ NỘI............................................................................................................................31
2.1.1. Sự hình thành và phát triển ................................................................................31
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Hà Nội...33
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ................................................37
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
VIỆT NAM THINH VƯỢNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI...............................................64
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
iii
3.1 Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng –
Chi nhánh Hà Nội ............................................................................................................64
3.1.1 Định hướng phát triển chung của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – Chi
nhánh Hà Nội...............................................................................................................64
3.1.2. Định hướng phát triểnhoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Hà Nội................................................64
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG VPBANK - CHI NHÁNH HÀ NỘI....................................................................65
3.2.1. Thực hiện chính sách lãi xuất linh hoạt, đa dạng phù hợp với nhu cầu vay vốn
của khách hàng.............................................................................................................66
3.2. 2. Thực hiện đa dạng hoá các hình thức cho vay, đối tượng cho vay nhằm phân
tán rủi ro.......................................................................................................................66
3.2. 3. Chuyển dịch cơ cấu cho vay phù hợp với cơ cấu kinh tế và tình hình phát triển
của các địa phương.......................................................................................................66
3.2. 4. Thực hiện nâng cao chất lượng thẩm định cho vay ..........................................67
3.2.5. Thực hiện đa dạng hoá các loại khách hàng, và áp dụng chính sách khách hàng
hợp lý ...........................................................................................................................68
3.2.6. Tăng cường hoạt động marketing - giải pháp phát triển dịch vụ và khai thác các
sản phẩm khác biệt có lợi thế.......................................................................................69
3.2.7. Hoàn thiện và phát mạng lưới công nghệ thông tin và các ứng dụng công nghệ
và kinh doanh ngân hàng .............................................................................................70
3.2.8. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực............................................................71
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ..............................................................................................72
3.3.1. Đối với Chính Phủ, các bộ, các ngành...............................................................72
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam............................................................73
3.3.3. Đối với Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng......................................................74
3.3.4. Đối với chính quyền địa phương........................................................................76
KẾT LUẬN.....................................................................................................................77
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHTM : Ngân hàng thương mại
DN : Doanh nghiệp
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TCTD : Tổ chức tín dụng
TD : Tín dụng
TSĐB : Tài sản bảo đảm
KHDN : Khách hàng doanh nghiệp
KHCN : Khách hàng cá nhân
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
PGD : Phòng giao dịch
TCKT : Tổ chức kinh tế
DPRR : Dự phòng rủi ro
TMCP : Thương mại cổ phần
DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh giai đoạn 2010-2012............................38
Bảng 2.2. Dư nợ tín dụng................................................................................................41
Bảng 2.3. Thu dịch vụ giai đoạn 2010 – 2012 ................................................................42
Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012.....................................................43
Bảng 2.5. Tình hình hoạt động tín dụng .........................................................................44
Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ tín dụngcủa Chi nhánh phân theo nhóm khách hàng từ năm 2010
đến năm 2012..................................................................................................................46
Bảng 2.7. Cơ cấu dư nợ tín dụngcủa Chi nhánh phân theo thời hạn cho vay từ năm 2010
đến năm 2012..................................................................................................................46
Bảng 2.8. Cơ cấu dư nợ tín dụngcủa Chi nhánh phân theo loại tiền từ năm 2010 đến năm
2012.................................................................................................................................47
Bảng 2.9. Cơ cấu dư nợ tín dụngcủa Chi nhánh phân theo các ngành kinh tế từ năm 2010
đến năm 2012..................................................................................................................48
Bảng 2.10. Tình hình tín dụng của Chi nhánh ................................................................50
Bảng 2.11. Dư nợ của Chi nhánh phân theo nhóm nợ....................................................52
Bảng 2.12. Tình hình nợ xấu của Chi nhánh ..................................................................54
Bảng 2.13. Tình hình lợi nhuận tín dụng của Chi nhánh ................................................55
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tổng nguồn vốn huy động..........................................................................39
Biểu đồ 2.2. Dư nợ tín dụng............................................................................................41
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của để tài nghiên cứu
Ngân hàng là một trong những mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận
động nhịp nhàng của nền kinh tế. Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng
có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát,
tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp đỡ các nhà đầu tư, phát triển thị
trường vốn, thị trường ngoại hối, tham gia thanh toán và hỗ trợ thanh toán...
Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một lĩnh vực
quan trọng, quan hệ tín dụng là quan hệ xương sống, quyết định mọi hoạt
động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và nó còn là nguồn sinh lợi chủ yếu,
quyết định sự tồn tại, phát triển của ngân hàng.Nhưng hoạt động tín dụng
mang lại nhiều rủi ro nhất ngay cả đối với các khoản vay có tài sản cầm cố,
thế chấp cũng được xác định có hệ số rủi ro là 50%.Trên thực tế, nhiều nhân
viên ngân hàng quan niệm cho vay có tài sản thế chấp và không vượt quá tỷ lệ
quy định là an toàn nhất. Thực ra quan niệm này là hoàn toàn sai lầm, bởi khi
cho vay phải chú ý đến tình hình hoạt động và khả năng tài chính của công ty
thì đó mới là vấn đề quan trọng nhất, còn thế chấp chỉ là một trong những
điều kiện cần phải có để đảm bảo khả năng thu hồi khi khách hàng không trả
được cho ngân hàng.
Hoà cùng với sự đổi mới của toàn bộ hệ thống ngân hàng, Ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng trong những năm qua đã rất chú
trọng tới hoạt động tín dụng và đang từng bước hoàn thiện trong hoạt động
kinh doanh của mình để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong lúc sự quản lý kinh tế, sự
chuyển đổi cơ chế quản lý trong lĩnh vực ngân hàng đang diễn ra hết sức
phong phú và đa dạng. Song sẽ là không phải khi muốn hoàn thiện hơn mà lại
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
2
không chấp nhận những phần còn thiếu sót còn tồn tại trong hoạt dộng tín
dụng của mình.
Qua quá trình nghiên cứu, học tập, tìm hiểu để có thể tiếp cận, xâm
nhập và từ những yêu cầu từ tiễn đặt ra, đặc biệt trong quá trình thực tập tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng được sự giúp đỡ và
khuyến khích của các thầy cô giáo trong khoa, các cô chú, anh chị trong ngân
hàng, em đã mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao chất
lượng tín tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi
nhánh Hà Nội” để viết luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa và phân tích những những vấn đề lý luận và thực tiễn về
tín dụng của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng từ đó đánh giá đầy đủ, toàn
diện thực trạng nhằm chỉ ra những vấn đề còn tồn tại để từng bước tháo gỡ
những khó khăn. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp đổi, nâng cao chất lượng
hoạt động tín dụng của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng nhằm phục vụ
phát triển kinh tế đất nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các giải pháp của Ngân hàng Việt Nam Thịnh
Vượng nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng tín dụng của Ngân hàng Việt Nam
Thịnh vượng – Chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn từ 2010 – 2012. Đồng thời
đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh
VPBank Hà Nội.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
3
4. Phương pháp nghiên cứu
Ứng dụng các phương pháp cơ bản như: so sánh, thống kê, phân tích, và
tổng hợp… và kết hợp với với việc nghiên cứu lý luận, quan điểm, chính sách
của Đảng, Nhà nước; các quy định, quy chế của Ngân hàng Nhà nước, Ngân
hàng Việt Nam Thịnh Vượng.
5. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm có 3 chương:
Chương I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Chương II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG VIỆT NAM THỊNHVƯỢNG– CHI NHÁNH HÀ NỘI
Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG VIỆT NAM THINH VƯỢNG – CHI NHÁNH
HÀ NỘI
Do thời gian thực tập tại Ngân hàng không nhiều, cùng những hạn chế
về kinh nghiệm và khả năng, nên luận văn này không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy và các anh chị
làm việc trong Ngân hàng để luận văn được hoàn chỉnh, góp phần nhỏ bé vào
việc nghiên cứu các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của
Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn PGS.
TS. ĐinhXuân Hạng và sựgiúp đỡ của các anh chị cán bộ tín dụng chi nhánh
VPBank Hà Nội đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt luận văn này.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
4
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG CỦANGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Ngânhàng thương mại trong nền kinh tế
1.1.1.1. KháiniệmNgânhàng thương mại(NHTM)trongnềnkinhtế
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền
kinh tế. NHTM xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại. Sự ra đời của hệ
thống NHTM có tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế hàng hoá và
ngược lại khi kinh tế hàng hoá phát triển đến giai đoạn cao nhất của nó là nền
kinh tế thị trường thì hoạt động của NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện
và Ngân hàng trở thành tổ chức không thể thiếu trong nền kinh tế .
Đứng trên góc độ pháp luật, mỗi nước có một đạo luật khác nhau để
thực hiện quản lý Ngân hàng, trong đó có nêu ra định nghĩa về Ngân
hàng.Theo điều 20 luật các tổ chức tín dụng của nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
(Số 20/2004/QH): “Ngânhàngthươngmạilà loạihình tổ chức tín dụng
đượcthựchiện toàn bộhoạtđộng củaNgânhàngvà cáchoạt động kinh doanh
kháccó liên quan“, trong đó“ Hoạtđộng Ngânhànglà hoạtđộng kinh doanh
tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử
dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán “
Như vậy, nhìn chung có thể hiểu: Ngân hàng thương mại là một tổ
chức kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng mà hoạt động chủ yếu và
thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả, sử
dụg số tiền đó để cho vay, làm phương tiện thanh toán hay thực hiện các dịch
vụ theo uỷ thác của khách hàng.
Rõ ràng NHTM đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng nguồn
vốn cho nền kinh tế cũng như đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động nhịp
nhàng, có hiệu quả.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
5
1.1.1.2. Các hoạtđộng cơ bản của Ngân hàng thương mại
Hoạt động kinh doanh của NHTM có rất nhiều nghiệp vụ khác nhau,
ngày càng đa dạng, phong phú và hoàn thiện. Song để khái quát được toàn bộ
hoạt động, người ta quy các nghiệp vụ kinh doanh của NHTM thành 3 nghiệp
vụ chủ yếu sau.
a. Nghiệp vụ nguồn vốn (Huy động vốn)
Đây là nghiệp vụ tạo nguồn vốn hoạt động cho NHTM và các tổ
chức tín dụng. Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc
huy động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh
doanh khác. Vốn chi phối toàn bộ hoạt động và có vai trò quyết định đối với
việc thực hiện các chức năng của NHTM.
Xuất phát từ vai trò và tính chất như vậy, nghiệp vụ huy động vốn (hay
còn gọi là nghiệp vụ tạo lập vốn) luôn được coi là nghiệp vụ khởi đầu tạo điều
kiện cho sự hoạt động của NHTM. Ngoài vốn ban đầu cần thiết - tức là đủ
vốn pháp định theo luật, thì Ngân hàng phải thường xuyên chăm lo tới việc
tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
Thông thường, kết cấu nguồn vốn của một NHTM gồm có: Vốn tự có,
Vốn huy động, Vốn đi vay,Vốn khác. Mỗi loại vốn đều có một tính chất, vai
trò riêng trong tổng nguồn vốn của NHTM cũng như trong suốt quá trình hoạt
động của NHTM. Các nghiệp vụ huy động theo từng loại vốn kể trên sẽ được
tiến hành xen kẽ lẫn nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu của hoạt động kinh doanh và
thực trạng hiện có của Ngân hàng.
b. Hoạt động sử dụng vốn
Sau khi huy động được vốn, NHTM phải sử dụng thế nào để hiệu quả
hoá những Nguồn vốn này. Thông thường hoạt động sử dụng vốn của Ngân
hàng tập trung vào một số nghiệp vụ cơ bản sau:
+ Nghiệp vụ ngân quĩ: là hoạt động của Ngân hàng nhằm đảm bảo khả
năng thanh toán thường xuyên, bao gồm: Các quĩ tiền mặt, các khoản tiền gửi
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
6
thanh toán ở Ngân hàng Trung ương, các Ngân hàng thương mại, các TCTD
và các khoản tiền đang trong quá trình thu về…
+ Nghiệp vụ cho vay: là một trong những hoạt động kinh doanh chủ
chốt của Ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. Các khoản cho vay thường chiếm tỉ
trọng lớn từ 60 % – 80 % tổng số tài sản có của NHTM và đem lại hơn 60%
doanh lợi cho Ngân hàng. Đại bộ phận tiền huy động được Ngân hàng cho
vay theo 2 loại chính là: cho vay ngắn hạn và cho vay trung – dài hạn ( phân
loại theo thời hạn khoản vay ) để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống…Tuy nhiên trên thực tế cùng với sự phát
triển của kinh tế thị trường và của các Ngân hàng khác, các NHTM còn đưa ra
nhiều loại hình tín dụng khác, đáp ứng nhu cầu tín dụng của các thành phần
trong nền kinh tế như: Tín dụng thông thường cho các đơn vị kinh doanh, tín
dụng chứng từ, tín dụng thuê mua…
+ Nghiệp vụ đầu tư: hoạt động đầu tư của NHTM diễn ra chủ yếu trên
thị trường Tài chính thông qua việc mua bán các chứng khoán. Thu nhập của
Ngân hàng thu được từ hoạt động này là khoản chênh lệch giữa giá mua và
giá bán. Ngoài ra, Ngân hàng còn có thể tiến hành đầu tư thông qua việc mua
cổ phiếu hoặc hùn vốn, góp vốn liên doanh với các DN và sẽ được phân chia
lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh của DN.
c. Nghiệp vụ trung gian
Để phát triển toàn diện và đem lại những khoản thu nhập khá quan
trọng, NHTM còn tiến hành các nghiệp vụ trung gian gồm rất nhiều loại dịch
vụ khác nhau nhằm bổ sung thêm vào các nghiệp vụ cơ bản, đáp ứng mọi nhu
cầu, làm tăng sự thoả mãn, hài lòng của khách hàng, tạo ra giá trị gia tăng và
có thể tạo ra sự khác biệt của Ngân hàng trong cạnh tranh. Các dịch vụ trung
gian thường gặp là: dịch vụ chuyển khoản, dịch vụ cung cấp các dịch vụ
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
7
thanh toán, dịch vụ thu hộ, chi hộ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thuê mua và
bảo lãnh, dịch vụ kiều hối - thu ngoại tệ ,…
1.1.2. Hoạtđộng tín dụng của Ngânhàng thương mại
1.1.2.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng thương mại
Danh từ tín dụng dùng để chỉ một hành vi kinh tế rất phức tạp như: bán
chịu hàng hoá, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, ký thác, phát hành giấy bạc.
Trong mỗi một hành vi tín dụng vừa nói, chúng ta thấy hai bên cam kết
với nhau như sau:
- Một bên trao ngay một số tài hoá hay tiền bạc;
- Còn bên kia cam kết sẽ hoàn lại những đối khoản của tài hoá đó trong
một thời gian nhất định và theo một số điều kiện nào đó.
Trong quan hệ giao dịch trên thể hiện các nội dung: Trái chủ hay còn
gọi là người cho vay chuyển giao cho người thụ trái hay còn ngọi là người đi
vay một lượng giá trị nhất định. Giá trị này có thể dưới hình thái giá trị hoặc
dưới hình thái hiện vật như hàng hoá, máy móc, thiết bị bất động sản.
Người thụ trái hay là người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời một thời
gian nhất định, sau khi hết thời hạn sử dụng theo thoã thuận, người đi vay
phải hoàn trả cho người cho vay.
Giá trị hoàn trả thường lớn hơn giá trị cho vay hay nói cách khác người
đi vay phải trả thêm phần lợi tức. Thước đo phần lợi tức này là giá trị tài hoá
hoặc tiền tệ và lãi suất mà hai bên thoả thuận. Người cho vay phải tuân thủ
nguyên tắc: Lãi suất cho vay phải chứa đựng các yếu tố như lạm phát, rủi ro
và chi phí cơ hội. Người cho vay phải chú ý đến giá trị thời gian của tiền.
Như vậy: Tín dụng là một quan hệgiao dịch giữa hai chủ thể, trong đó
một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời
gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả phần
tài sản đã mượn cộng thêm một phần lợi tức theo thời hạn đã thoả thuận.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
8
Từ tín dụng xuất phát từ tiếng la tinh -credittum- có nghĩa là sự tín
nhiệm. Trong giới tài chính, một người được xem là có uy tín khi người khác
tin tưởng và sẳn sàng ký thác tài sản hoặc tiền bạc cho anh ta. Tín dụng là sự
cho vay có hứa hẹn thời gian hoàn trả. Sự hứa hẹn biểu hiện mức độ tín nhiệm
của người cho vay, yếu tố tín nhiệm là yếu tố bao trùm trong hoạt động tín
dụng, là điều kiện cần cho quan hệ tín dụng phát sinh.
Do nhu cầu phát triển và đi lên của xã hội loài người mà quan hệ tín
dụng đã hình thành rất sớm. Quan hệ tín dụng đầu tiên trong lịch sử là tín
dụng nặng lãi, quan hệ tín dụng này hình thành từ đầu chế độ nô lệ và thậm
chí còn tồn tại đến ngày nay. Quan hệ tín dụng phát triển hết sức đa dạng và
phức tạp bắt đầu từ khi chế độ chủ nghĩa tư bản ra đời. Cho đến ngày nay các
quan hệ tín dụng đã phát triển toàn diện. Trong thực tiễn thường có các chủ
thể tham gia vào quan hệ tín dụng cụ thể, ví dụ:
- Quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các doanh nghiệp và công chúng
thể hiện dưới hình thức nhà nước phát hành các giấy nợ như công trái, trái
phiếu đô thị, tín phiếu kho bạc.
- Quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau hay còn gọi là tín dụng
thương mại thể hiện dưới hình thức bán chịu hàng hoá.
- Quan hệ tín dụng giữa các công ty và công chúng thể hiện dưới hình
thức các công ty phát hành các trái phiếu, hoặc bán hàng trả góp.
- Quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân
hàng với các doanh nghiệp và công chúng, thể hiện dưới hình thức nhận tiền
gửi của khách hàng, cho khách hàng vay, tài trợ thuê mua...
- Quan hệ tín dụng giữa nhà nước và các tổ chức tài chính quốc tế,
chính phủ các nước thể hiện dưới hình thức vay nợ.
Với chức năng kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng thương mại tham gia
quan hệ tín dụng với hai tư cách. Ngân hàng đóng vai trò thụ trái và hành vi
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
9
này được gọi là đi vay bao gồm nhận tiền gửi của khách hàng, phát hành trái
phiếu để vay vốn trong xã hội, vay vốn của ngân hàng trung ương và các ngân
hàng khác. Ngân hàng đóng vai trò trái chủ, hành vi này được gọi là cho vay.
Vì tính chất phức tạp của hoạt động cho vay vì thế khi nói đến tín dụng người
ta thường đề cập đến hoạt động cho vay mà bỏ quên mặt thứ hai đó là đi vay.
Quan hệ tín dụng mà ngân hàng đóng vai trò trái chủ gọi là tín dụng
ngân hàng. Tín dụng ngân hàng là một trong ba nghiệp vụ cơ bản khi hình
thành nên các ngân hàng thương mại và đây cũng là nguồn thu chủ yếu của
các ngân hàng. Sự phù hợp về nhu cầu của hai nhà tư bản ngân hàng và nhà tư
bản sản xuất kinh doanh hàng hoá đã dẫn đến sự ra đời mối quan hệ tín dụng
này. Do chuyên môn hoá trong kinh doanh và do đặc điểm của hàng hoá tiền
tệ mà hình thức tín dụng này ngày càng phát triển và trở thành hình thức tín
dụng chủ yếu trong nền kinh tế hàng hoá. Tín dụng ngân hàng đã khắc phục
được những hình thức tín dụng trước đó và thực sự trở thành một yếu tố quan
trọng thúc đẩy sản xuất phát triển.
Như vậy:Tín dụng ngân hàng thương mại là quan hệ vay mượn về vốn
tiền tệ giữa ngân hàng thương mại và các đơn vị kinh tế, các cơ quan nhà
nước, các tổ chức xã hội và các tầng lớp dân cư theo nguyên tắc có hoàn trả.
1.1.2.2. Đặcđiểm tín dụng của Ngân hàng thương mại
Tín dụng Ngân hàng có các đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin. Ngân hàng chỉ
cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục
đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ vay (gốc, lãi) đúng hạn.
Thứhai, tíndụnglà sựchuyển nhượng một tài sản có thời hạn.Ngân hàng
là trung gian tài chính “đi vay để cho vay’’, nên mọi khoản tín dụng của ngan
hàng đều phải có thời hạn, bảo đảm cho ngân hàng hoàn trả vố huy động.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
10
Thứ ba, tín dụng phải trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Nếu không
có sự hoàn trả thì không được coi là tín dụng. Gía trị hoàn trả phải lón hơn giá
trị lúc cho vay (giá trị gốc), nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị gốc, khách
hàng phải trả cho ngân hàng một khoản lãi phải luôn luôn là một số dương, có
như vậy mới bù đắp được chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận cho ngân
hàng, phản ánh bản chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng,phản ánh bản
chất hoạt động kinh doanh của ngân ngân hàng.
Thứ tư, tín dụng phải trên cơ sở là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho
ngân hàng.Việc thu hồi tín dụng phụ thuộc không những vào bản than khách
hàng, mà còn phụ thuộc vào môi trường hoạt động,ngoài tầm kiểm soát của
khách hàng như sự biến động về giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát, tăn trưởng
kinh tế, thị trường, thiên tai…khi khách hàng gặp khó khăn do môi trường
kinh doanh thay đổi, dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, điều này khiến cho
ngân hàng gặp rủi ro tín dụng.
Thứ năm, tín dụng phải trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Quá
trình xin cho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lý chặt chẽ như: Hợp
đồng tín dụng,khế ước vay tiền, hợp đồng bảo lãnh…,trong đó bên đi vay
phải cam kết hoàn trả vô điều kiện khoản vay cho ngân hàng khi đến hạn.
Từ các đặc điểm trên cho thấy, tín dụng ngân hàng phải bảo đảm được
hai nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích.
Thứ hai, vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn đã được
cam kết trong hợp đồng
1.1.2.3. Các hình thức tín dụng
Hình thức tín dụng cho vay nặng lãi là hình thức tín dụng đầu tiên trong
lich sử xuất hiện ở thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ. Trong quá
trình đầu tiên chủ yếu cho vay bằng hiện vật, càng về sau các khoản cho vay
chủ yếu bằng tiền. Đặc điểm nổi bật nhất của tín dụng nặng lãi là lãi suất (lợi
tức) rất cao, không có giới hạn và là hình thức tín dụng tiêu dùng chủ yếu để
giải quyết những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
11
Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển theo sự ra đời của phương thức
sản xuất tư bản thì hình thức tín dụng nặng lãi không còn chỗ đứng vì các
nhà tư bản kinh doanh với mục đích lợi nhuận, không thể vay vốn có mức lãi
suất cao hơn tỷ suất lợi nhuận. Tín dụng nặng lãi thậm chí còn cản trở sự phát
triển của nền kinh tế. Vì vậy mà hoạt động của nó ngày càng thu hẹp và xuất
hiện tín dụng thương mại. Đây là tín dụng giữa các nhà sản xuất kinh doanh
với nhau và do đó các chủ thể tham gia quá trình vay mượn này cũng là các
nhà sản xuất kinh doanh.
Trong quan hệ mua bán chịu, thông thường giá bán chịu hàng hoá cao
hơn giá bán bằng tiền mặt. Phần chênh lệch này chính là lãi suất của hàng hoá
đem bán chịu. Quan hệ mua bán hàng hoá chịu chỉ diễn ra giữa các đơn vị
liên quan trực tiếp với nhau. Chính vì thế mà nó không đáp ứng được nhu cầu
vay mượn ngày càng tăng của nền sản xuất hàng hoá. Khắc phục nhược điểm
này tín dụng Ngân hàng đã ra đời.
Trên đây chúng ta mới chỉ bàn đến các hình thức tín dụng theo lịch sử
phát triển của nó qua các giai đoạn của các hình thái sản xuất. Tuy nhiên
trong nền kinh tế hiện đại tín dụng có phạm vi hoạt động rộng lớn và đa dạng,
việc phân loại chỉ có tính chất tương đối. Trên cơ sở các căn cứ phân loại
khác nhau mà hình thành các hình thức tín dụng khác nhau.
a) Căn cứ vào mụcđích
Căn cứ vào mục đích tín dụng, ta có thể chia tín dụng thành:
- Tín dụng phục vụ sản xuất lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được
cung cấp cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hoá. Nó đáp ứng nhu cầu
về vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, cho vay
chi phí sản xuất hoặc đáp ứng nhu cầu thiếu vốn trong quan hệ thanh toán
giữa các doanh nghiệp.
- Tín dụng tiêu dùng: Cho vay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua chịu
hàng hoá, xây dựng nhà ở hoặc các phương tiện cần thiết khác.
b) Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
12
Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn đến 1 năm và được sử
dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp, phục
phụ nhu cầu tiêu dung cá nhân và hộ gia đình.
Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ trên một năm đến 5
năm và sử dụng chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi
mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất và xây dựng công trình vừa và nhỏ có
thời hạn thu hồi vốn nhanh.Tín dụng trung dài hạn còn là nguồn quang trọng
hình thành nên vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là
đối với doanh nghiệp mới thành lập.
Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, đáp ứng cho
nhu cầu đầu tư dài hạn như: xây dựng cơ sở hạ tầng (nhà xưởng, dây chuyền
sản xuất, đường xá, cảng biển, sân bay…),cải tiến và mở rộng sản xuất có quy
mô lớn. Do thời hạn đầu tư thường kéo dài, nên tín dụng dài hạn thường áp
dụng hình thức giải ngân nhiều lần theo tiến độ dự án. Nhìn chung, tín dụng
dài hạn chịu rỉu ro rất lớn, bởi vì thời hạn càng dài, thì những biến động
không dự tính có thể xảy ra càng lớn.
c) Căn cứ vào mứcđộ tín nhiệm đối với khách hàng
Theo căn cứ này tín dụng được chia làm hai loại:
- Cho vay có bảo đảm không phải bằng tài sản là loại cho vay không
cần tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho
vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Đối với những khách hàng
tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, quản trị tài
chính hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân
khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung.
- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là loại cho vay được ngân hàng cung
ứng phảicó tài sảnthế chấp hoặc cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba.
Đối với khách hàng không có uy tín cao với ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi
phải có bảo đảm. Sựbảo đảm này là căncứ pháp lý để ngân hàng có một nguồn
thu thứ hai, bổ sung nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. Đồng thời tài sản
thế chấp này bảo đảm khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích cam kết.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
13
d) Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng.
Theo căn cứ này tín dụng ngân hàng được chia làm hai loại:
- Tín dụng bằng tiền là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng
được cung cấp bằng tiền. Đây là loại tín dụng chủ yếu của các ngân hàng và
việc thực hiện bằng các kỷ thuật khác nhau như: Tín dụng ứng trước, thấu chi,
tín dụng thời vụ, tín dụng trả góp...
- Tín dụng bằng tài sản là hình thức cho vay bằng tài sản rất phổ biến
và đa dạng, riêng đối với các ngân hàng cho vay bằng tài sản được áp dụng
phổ biến đó là tài trợ thuê mua. Theo phương thức cho vay này ngân hàng
hoặc các công ty thuê mua(công ty con của ngân hàng) cung cấp trực tiếp tài
sản cho người đi vay được gọi là người đi thuê và theo định kỳ người đi thuê
hoàn trả nợ vay bao gồm cả vốn gốc và lãi.
e) Căn cứ vào xuấtxứ tín dụng.
Dựa vào căn cứ này cho vay chia làm hai loại: Cho vay trực tiếp: Ngân
hàng cấp vốn trực tiếp cho những người có nhu cầu, đồng thời người đi vay
trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.
Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc
mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn
thanh toán.
f) Căn cứ vào chủ thể tín dụng được chia làm các loại sau:
- Tín dụng thương mại:Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa
các doanh nghiệp dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Đây là quan hệ tín
dụng giữa các nhà sản xuất - kinh doanh được thực hiện dưới hình thức mua
bán, bán chịu hàng hóa. Hành vi mua bán chịu hàng hóa được xem là hình
thức tín dụng - người bán chuyển giao cho người mua quyền sử dụng vốn tạm
thời trong một thời gian nhất định, và khi đến thời hạn đã được thỏa thuận,
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
14
người mua phải hoàn lại vốn cho người bán dưới hình thức tiền tệ và cả phần
lãi cho người bán chịu.
- Tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát
sinh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài
chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ
quan nhà nước.
- Tín dụng Nhà nước: Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà
nước với doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội và các cá nhân. Tín dụng
nhà nước xuất hiện nhằm thỏa mãn những nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà
nước trong điều kiện nguồn thu không đủ để đáp ứng; nó còn là công cụ để
nhà nước hỗ trợ cho các ngành kinh tế yếu kém, ngành mũi nhọn và khu vực
kinh tế kém phát triển, và là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý, điều
hành vĩ mô.
- Tín dụng quốc tế: Tín dụng quốc tế là mối quan hệ giữa các nhà nước,
giữa các cơ quan nhà nước với nhau, hoặc với ngân hàng quốc tế và các tổ
chức quốc tế, các cá nhân người nước ngoài và giữa các doanh nghiệp của các
nước với nhau.
…
1.1.2.4. Vaitrò của tín dụng
a) Vai trò của tín dụng đối với kháchhàng
* Vai trò của tín dụng đối với các doanh nghiệp:
- Tín dụng là nguồn tài trợ giúp các DN có điều kiện mở rộng quy mô
sản xuất, mở rộng thị trường: Bất cứ DN nào cũng muốn mở rộng thị trường
hoạt động của mình và nếu vậy phải mở rộng sản xuất. Đó là hoạt động lâu
dài và cần có nguồn vốn lớn. DN có thể huy động vốn bằng nhiều cách phát
hành cổ phiếu hoặc trái phiếu, vay vốn từ NHTM… Trong đó, việc vay vốn ở
NHTM sẽ là một giải pháp lợi thế có thể khắc phục những nhược điểm của
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
15
các giải pháp huy động vốn khác như: Hạn chế một số khoản chi phí trong
phát hành trái phiếu, giúp DN có thể tự chủ và có khả năng kiểm soát độc lập
được hoạt động SXKD của mình mà không cần phải chia quyền kiểm soát đối
với các cổ đông nếu như huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu…
- Tín dụng tạo điều kiện cho các DN đổi mới công nghệ, thay đổi cơ
cấu sản xuất, tạo điều kiện thích nghi với tình hình thị trường cũng như đặc
thù của chính DN tạo điều kiện cho hoạt động có hiệu quả hơn.
- Góp phần thúc đẩy việc sử dụng vốn vay có hiệu quả. Trong thời hạn
của khoản vay, các Ngân hàng thực hiện chức năng giám sát hoạt động sử
dụng vốn với tư cách là chủ sở hữu vốn cho vay đối với các DN. Ngân hàng
căn cứ vào các nguyên tắc tín dụng, hướng các DN sử dụng vốn đúng mục
đích có hiệu quả, đôn đốc khách hàng vay vốn trả gốc và lãi đúng thời hạn
thoả thuận đã kí trong hợp đồng tín dụng. Khác với vốn tự có là không phải
trả chi phí vốn, tín dụng ngân hàng phải chịu những điều kiện ràng buộc về lãi
suất, thời hạn và mục đích sử dụng tiền vay…Vì vậy các DN phải có sự tính
toán chi phí sản xuất hợp lý, tốc độ vòng quay vốn nhanh…Để có thể đảm
bảo trả nợ cho ngân hàng đúng hạn và có lợi nhuận giữ lại.
Mặt khác, trong quá trình kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay, ngân
hàng giúp phát hiện ra những nhược điểm, sai sót từ đó có biện pháp khắc
phục kịp thời nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp cũng
như rủi ro liên quan đối với NHTM. Có thể nói tín dụng ngân hàng đã ràng
buộc trách nhiệm giữa người sở hữu và người sử dụng vốn, từ đó nâng cao
năng lực quản lý vốn và quá trình SXKD.
- Tín dụng ngânhàngcòn giúp DN trong việc thoả mãn và chớp cơ hội
kinh doanh.Khicó cơ hội kinh doanh, các DN có thể nhanh chóng vay vốn của
ngân hàng để mở rộng SXKD, gia tăng sản lượng để chiếm lĩnh thị trường. Khi
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
16
đi vay vốn ngân hàng, DN có thể sẽ được điều chỉnh kì hạn nợ, có thể trả nợ
trước thời hạn hoặc khi gặp khó khăn có thể xin ngân hàng gia hạn nợ.
*Vai trò của tín dụng đối với cá nhân: Cuộc sống con người luôn tồn
tại những nhu cầu về vật chất và tinh thần, những nhu cầu đó ngày càng đa
dạng và cao hơn bắt đầu từ những hàng hóa thiết yếu rồi đến những hàng hóa
xa xỉ hơn cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Nhưng việc thỏa mãn nhu
cầu đó lại phụ thuộc vao khả năng thanh toán hiện tại. Ở một chừng mực nào
đó, tín dụng giúp cho cá nhân linh hoạt hơn trong việc giải quyết vấn đề thỏa
mãn nhu cầu của bản thân. Vai trò này hết sức có ý nghĩa đối với những
trường hợp mua sắm các hàng hóa thiết yếu có giá trị cao như nhà của, xe
hơi… hay chi tiêu cấp bách như ốm đau, bệnh tật, ma chay, cưới hỏi… Ngoài
ra, tín dụng còn là kênh các Ngân hàng tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của các hộ gia đình giúp họ có điều kiện để mở rộng quy mô sản
xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành. Với điều kiện cấp tín dụng
đơn giản hơn đối với khách hàng là doanh nghiệp, tín dụng cho khách hàng là
cá nhân, hộ gia đình phù hợp với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, phù hợp với
đặc tính và tập quán kinh doanh của nhóm đổi tượng này.
b) Vai trò của tín dụng đối với hoạt động của NHTM.
- Tín dụng manglại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng đồng thời nâng
cao khả năngcạnhtranhcủa ngânhàng.Tíndụng đặc biệt là tín dụng trung dài
hạn cả về số lượng và chất lượng là hoạt động mang tính chiến lược của các
NHTM. Với những khoản tín dụng có quy mô lớn và lãi suất cao, thời gian
dài…là những khoản tín dụng mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng.
- Khi ngân hàngcấp tín dụng cho khách hàng chính là ngân hàng tạo
ra và duy trì khách hàng của mình trong tương lai, tạo điều kiện để ngân
hàng mởrộng phạm vi hoạt động của mình và ngày càng khẳng định vai trò,
vị thế trong nền kinh tế .Một khi ngân hàng tạo dựng được các mối quan hệ
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
17
với khách hàng thì ngân hàng có điều kiện để lôi kéo khách hàng sử dụng
thêm các dịch vụ khác do mình cùng cấp.
- Tín dụng còn là cách thức khả thi để giải quyết nguồn vốn huy động
còn dư thừa tại mỗi ngân hàng. Đồng thời là cách để ngân hàng gọi vốn từ
nền kinh tế đáp ứng nhu cầu về vốn cho các DN.
c) Vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế
- Tín dụng ngân hàng có vai trò trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, pháttriển các ngành công nghiệp mũi nhọn, tăng tỷ trọng các ngành
sản xuấtvật chất- nền tảng cho phát triển kinh tế đất nước, đáp ứng nhu cầu
trước mắt cũng như lâu dài. Trong chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của
mỗi quốc gia, nhiều quốc gia đã thực hiện phân loại những ngành kinh tế mũi
nhọn và ngành kinh tế kém phát triển để có kế hoạch đầu tư cân đối lại cơ cấu
kinh tế: công nghiệp – nông nghiệp - dịch vụ. Muốn thực hiện được kế hoạch
đó cần phải có vốn. Tín dụng ngân hàng góp phần đáp ứng điều đó. Ngân
hàng cấp tín dụng cho các dự án, chương trình phát triển theo cả chiều rộng
và chiều sâu, hình thành các ngành sản xuất mũi nhọn, khuyến khích đẩy
nhanh tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế hợp lý và khai thác triệt để các
nguồn nhân lực.
- Tín dụng ngân hàng làm giảm hệ số tiền nhàn rỗi trong lưu thông,
đáp ứng nhu cầu vốn cho tái sản xuất mở rộng. Trong nền kinh tế, thường
xuyên xuất hiện các nguồn vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi đồng thời cũng có
nhiều DN, cá nhân có nhu cầu về vốn. Với chức năng là trung gian tài chính,
các NHTM thúc đảy quá trình tích tụ và tập trung vốn, điều hoà lượng cung
cầu về vốn trong nền kinh tế. Mặt khác, thông qua chức năng phân phối lại
vốn theo nguyên tắc có hoàn trả của tín dụng, các nguồn vốn được đưa vào
luân chuyển thông qua hệ thống NHTM, tạo cơ sở thúc đẩy luân chuyển vật
tư hàng hoá và sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Điều đó giúp các DN và cả nền
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
18
kinh tế hoạt động một cách liền mạch, không ngắt quãng. Có thể nói tín dụng
ngân hàng là một kênh dẫn vốn có hiệu quả.
- Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy quan trọng góp phần phát triển các
quan hệ kinh tế đối ngoại.Trong điều kiện hiện nay, sự phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia luôn gắn liền với thị trường thế giới, nền kinh tế trong nước đã
mở cửa và bắt đầu hội nhập. Tín dụng ngân hàng dần trở thành một trong
những phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau dưới các hình thức: tín
dụng tài trợ xuất nhập khẩu, tín dụng hỗ trợ phát triển, cho vay viện trợ…
1.2.CHẤT LƯỢNGTÍNDỤNGCỦANGÂNHÀNG THƯƠNGMẠI
1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng
Trong cơ chế thị trường để có thể tồn tại và phát triển, dành ưu thế
trong cạnh tranh, thích ứng với thị trường và yêu cầu ngày càng cao của người
tiêu dùng, các doanh nghiệp luôn phải tiến hành đa dạng hoá các sản phẩm
trong dịch vụ của mình nhằm thu hút khách hàng. Với chính sách sản phẩm,
trong đó tập trung và nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những chiến
lược thông minh nhất, hữu hiệu nhất của các doanh nghiệp hiện nay.
Có thể nói, chấtlượng của một sản phẩm hay một dịch vụ đều được biểu
hiện ở mức độ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng và lợi ích tài chính cho
người cung cấp. Từ cách hiểu đó, trong kinh doanh, chất lượng tín dụng ngân
hàng là: “Mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng vay tiền, phù hợp với các
điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện đặc thù của bản thân Ngân hàng, đảm
bảo cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng“
Với cáchđịnh nghĩa này, chấtlượng tín dụng được đánhgiá trên 3 góc độ:
* Trên góc độ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: Chất lượng tín
dụng là khoản tín dụng được đảm bảo an toàn, sử dụng đúng mục đích, phù
hợp với chính sách tín dụng của Ngân hàng, được hoàn trả gốc và lãi đúng
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
19
thời hạn, đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng với chi phí nghiệp vụ thấp, tăng
khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường, làm lành mạnh hoá các
quan hệ kinh tế.
* Trên góc độ hoạt động cuả khách hàng: Vì nhu cầu vay vốn tín
dụng của khách hàng là để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nên
chất lượng tín dụng được đánh giá theo tính chất phù hợp với mục đích sử
dụng của khách hàng với mức lãi suất và kì hạn hợp lý, thủ tục vay đơn giản
thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo được nguyên
tắc tín dụng.
*Trêngóc độ của nền kinh tế: Chất lượng tín dụng được đánh giá qua
mức độ phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết công ăn
việc làm, khai thác các khả năng trong nền kinh tế, thúc đảy quá trình tích tụ
và tận dụng sản xuất, giải quyết tốt các mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng
và tăng trưởng kinh tế, hoà nhập cộng đồng quốc tế.
Có thể nói, chất lượng tín dụng là một khái niệm tương đối: nó vừa cụ
thể (thể hiện qua các chỉ tiêu tính toán như tổng nguồn vốn huy động, tỷ lệ nợ
quá hạn …) lại vừa trừu tượng (thể hiện qua năng lực thu hút khách hàng, tác
động đến nền kinh tế…).
1.2.2. Mộtsố chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
Để đánh giá chất lượng tín dụng, đứng trên giác độ là một nhà Ngân
hàng chúng ta phải xem xét cả những chỉ tiêu về mặt định tính và định lượng.
1.2.2.1. Nhómchỉ tiêu định tính
Về mặt định tính ta xem xét trên các khía cạnh sau:
- Sự hài lòng của khách hàng đến với Ngân hàng. Tuy không đưa ra
những chỉ tiêu cụ thể nhưng qua các giao dịch hàng ngày với khách hàng, Ngân
hàng sẽ nhận thấy hiệu quả của chất lượng tín dụng qua số lượng khách hàng,
thái độ, sự góp ý của khách hàng cũng như truyền thống giao dịch của họ.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
20
- Tình hình thực hiện các qui chế, qui định pháp luật của nhà nước,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng VPbank cũng như của địa
phương nơi chi nhánh hoạt động trong suốt quá trình hoạt động trong suốt quá
trình hoạt động kinh doanh của mình.
1.2.2.2. Nhómchỉ tiêu định lượng
Hiện nay để đánh giá chất lượng tín dụng của các Ngân hàng, người ta
thường so sánh kết quả hoạt động năm sau so với năm trước, và sử dụng một
số chỉ tiêu tương đối, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác tín
dụng chủ yếu sau:
a) Tổng dư nợ
Đây là tiêu quan trọng. Nếu như chỉ tiêu tổng nguồn vốn huy động
phản ánh qui mô đầu vào thì chỉ tiêu tổng dư nợ cho biết quy mô đầu ra của
nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Nó phản ánh mức vốn Ngân hàng đã
giải ngân cho các tổ chức kinh tế, các chủ thể kinh tế vay trong kì. Nếu chỉ số
này lớn chứng tỏ Ngân hàng đã tạo được uy tín đối với khách hàng, dịch vụ
mà Ngân hàng cung cấp đa dạng, phong phú, phù hợp và được khách hàng
chấp nhận … Ngược lại, chứng tỏ Ngân hàng hoạt động kém, khả năng cho
vay thấp, Ngân hàng bị ứ đọng nhiều vốn.
Tuy nhiên, ta cần dựa vào mối quan hệ giữa tổng nguồn vốn huy động
và tổng dư nợ của Ngân hàng để đánh giá một cách chính xác hơn chất lượng
tín dụng. Để nghiên cứu mối quan hệ này, người ta thường sử dụng một số chỉ
tiêu sau:
b) Hiệu suất sử dụng vốn vay
Hiệu suất sử dụng vốn vay =
Chỉ tiêu này giúp các nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của
Ngân hàng với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định được hiệu quả của
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
21
một đồng vốn huy động. Nhưng ta cũng chưa thể khẳng định được chỉ tiêu
này cao hay thấp thì tốt. Vì nếu như tiền gửi nhỏ hơn tiền vay, Ngân hàng
phải tìm kiếm nguồn vốn khác để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng, lợi
nhuận của Ngân hàng thu được không cao vì chi phí huy động các nguồn vốn
này lớn. Ngược lại, nếu như tổng nguồn vốn huy động lớn hơn nhiều so với
tiền vay thì Ngân hàng sẽ ứa đọng vốn, số vốn ứa đọng coi như bị lỗ. Tuy
nhiên nếu mọi khoản vay đều hiệu quả thì tỉ lệ này ≥ 1 là tốt nhất.
c) Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng = trong đó
Dư nợ bình quân=
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng,
thời gian thu hồi nợ của Ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng
nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng an toàn.
d) Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu
Nợ quá hạn được hiểu là các khoản nợ mà khách hàng không trả được
khi đến hạn thanh toán đã thoả thuận trong hợp đông tín dụng.
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 theo điều 7 QĐ
493/NHNN. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng
tín dụng của Ngân hàng.
- Tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100
Đây là chỉ tiêu quan trọng trong công việc đánh giá chất lượng tín dụng
của Ngân hàng, nhằm phản ánh mức độ cho vay của Ngân hàng đối với khách
hàng có khả năng hoàn trả thấp. Theo quy định tại Thông tư số 49/2004/TT-
BTC ngày 03/06/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
22
hoạt động tài chính của các TCTD Nhà nước, tỷ lệ này nên ở mức ≤ 5%.
Đồng thời theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ tham khảo là ≤ 5%.
- Tỷ lệ nợ xấu:
Tỷ lệ nợ xấu = x 100
Đây là chỉ tiêu phản ánh các khoản cho vay của Ngân hàng được đánh
giá là có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi. Tỷ lệ này ở mức
càng nhỏ càng tốt. Và để có thể đánh giá chính xác hơn cần tính tỷ lệ của từng
loại nợ xấu so với tổng dư nợ (phân tích các tỷ lệ chi tiết cho từng nhóm nợ -
từ nhóm 3 đến nhóm 5).
Khi xem xét đến nợ xấu, Ngân hàng đồng thời phải quan tâm đến một
số chỉ tiêu sau :
- Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng:
Tỷ lệ này nhằm phản ánh khả năng bù đắp rủi ro từ hoạt động tín dụng
của Ngân Hàng.
Tỷ lệ dự phòng rủi ro (%) = x 100
e) Chỉ tiêu lợi nhuận
Tỷ lệ lợi nhuận =
Lợi nhuận từ hoạt độngtín dụng của NHTM chiếm từ 70%-85% tổng lợi
nhuận của NHTM. Nếu lợi nhuận của một Ngân hàng nào đó tăng lên hàng
năm, điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng được nâng lên. Chỉ tiêu này phản
ánh khả năng sinh lời của tín dụng. Lợi nhuận ở đây phản ánh chênh lệch giữa
chi phí đầu vào (lãi suất huy động) và thu lãi đầu ra. Chỉ tiêu này cho thấy khả
năng sinh lời của vốn tíndụng, một khoản tín dụng ngắn hạn hay dài hạn không
thể xem là có chất lượng cao nếu nó không mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
23
Chỉ tiêu này cao chứng tỏ các khoản cho vay của Ngân hàng sinh lời, ngược lại
chỉ tiêu này thấp chứng tỏ các khoản cho vay không sinh lời, đồng nghĩa chất
lượng tín dụng là chưa tốt. Đánh giá chất lượng tín dụng trên cơ sở căn cứ vào
lợi nhuận thu được củacác NHTM, đây cũng là chỉ tiêu tương đốivì nó cònphụ
thuộc vào nhiều yếu tố như chínhsáchlãi suất, chínhsách khách hàng… Thông
thường trong hoạt độngcủa Ngân hàng, nếu chất lượng tín dụng Ngân hàng tốt,
tỷ lệ nợ xấu sẽ thấp thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng sẽ cao hơn khi cùng ở
một mức dư nợ với Ngân hàng khác.
1.2.3. Sựcần thiết nâng cao chấtlượng tín dụng
a) Chất lượng tín dụng với sự phát triển của kinh tế - xã hội
Sinh ra từ nền sản xuất hàng hóa, tín dụng đã có những đóng góp đáng
kể trong việc thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn để thúc đẩy tiến trình
phát triển của xã hội. Lịch sử đã chứng minh điều đó thông qua sự ra đời và
phát triển của xã hội loài người thông qua các hình thái kinh tế. Ngày nay,
cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa, tín dụng ngày càng
phát triển nhằm cung cấp thêm các phương tiện giao dịch để đáp ứng nhu cầu
giao dịch ngày càng tăng trong toàn xã hội. Trong điều kiện đó, chất lượng tín
dụng ngày càng được quan tâm, bởi lẽ:
- Đảm bảo chất lượng tín dụng là điều kiện để Ngân hàng làm tốt vai
trò trung tâm thanh toán: Khi chất lượng tín dụng được đảm bảo sẽ tăng vòng
quay vốn tín dụng, với số lượng tiền như cũ, có thể thức hiện số lần giao dịch
lớn hơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lưu thông, củng cố sức mua của
đồng tiền.
- Chất lượng tín dụng tạo điều kiền cho Ngân hàng thức hiện tốt chức
năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế quốc dân: là cầu nối giữa tiết kiệm
và đầu tư, tín dụng góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế. Tăng cường chất
lượng tín dụng sẽ giảm thiểu lượng tiền thừa trong lưu thông. Điều đó không
những giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế mà còn tạo
điều kiện mở rộng phạm vi thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó tiết kiệm
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
24
chi phí lưu thông cho xã hội, góp phần vào phần điều hòa và ổn định lưu
thông tiền tệ.
- Chấtlượng tín dụng góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng
trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia: Điều này xuất phát từ nhiệm vụ tín dụng
của NHTM có quan hệ chặt chẽ với khối lượng tiền mặt trong lưu thông,
thông qua cho vay chuyển khoản, thực hiên thanh toán không dùng tiền mặt,
các NHTM có khả năng mở rộng tiền ghi sổ gấp nhiều lần so với số tiền thực
có. Chính vì vậy, tín dụng là nguyên nhân tiềm ẩn của lạm phát. Đảm bảo
chất lượng tín dụng sẽ tạo điều kiện cho các NHTM cung cấp tổng phương
tiện thanh toán phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, tạo khả năng giảm bớt
lượng tiền thừa trong lưu thông, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ,
tăng uy tín của quốc gia bằng việc phát huy tác dụng của các sản phẩm, dịch
vụ trong tương lai của các công trình đầu tư.
- Tín dụng là công cụ để thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà
nước về phát triển kinh tế xã hội theo từng ngành, từng lĩnh vực. Mặt khác,
thông qua sự đánh giá, phân tích khả năng phát triển của các đối tượng định
đầu tư để có những quyết định đầu tư đúng đắn nhằm khai thác tiềm tang về
tài nguyên, lao động, tiền vốn…để tăng cường năng lực sản xuất, cung cấp
ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động… Chất lượng tín dụng nâng cao sẽ góp phần nâng
cao hiệu quả sản xuất xã hội, đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các ngành,
các vùng trong cả nước, ổn định và phát triển nền kinh tế.
- Chấtlượng tín dụng góp phần lành mạnhhóa quan hệ tín dụng: Hoạt
động tín dụng được mở rộng với các thủ tục được đơn giản hóa, thuận tiện
nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc tín dụng sẽ góp phần cho vay đúng các đối
tượng cần thiết, giảm thiểu và đi đến xóa bỏ nạn cho vay nặng lay chủ yếu
hiện nay đang hoành hành ở nông thôn và các vùng xa xôi, hẻo lánh.
Tín dụng có mối quan hệ mật thiết với nền kinh tề, xã hội. Thiết lập
một cơ chế chính sách tín dụng đồng bộ, có hiệu quả sẽ có tác động tích cực
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
25
đến mọi mặt của nền kinh tế, xã hội. Điều đó cũng thể hiện chất lượng hoạt
động tín dụng trong nền kinh tế thị trường.
b) Chấtlượng tíndụng đốivớisựtồntạivà pháttriển củacácNHTM
- Chất lượng tín dụng làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các
NHTM do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng được vòng quay vốn tín dụng và
thu hút được nhiều khách hàng bởi các hình thức sản phẩm, dịch vụ, tạo ra
một hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của Ngân hàng và sự trung thành của
khách hàng;
- Chất lượng tín dụng gia tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm,
dịch vụ của Ngân hàng do giảm được sự chậm chễ, giảm chi phí nghiệp vụ,
chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn đã cho vay.
- Chấtlượng tín dụng cảithiện hình ảnh tài chính của Ngân hàng, tạo
thế mạnh của Ngân hàng trong quá trình cạnh tranh. Chất lượng tín dụng cao
thể hiện tình hình tài chính lành mạnh của Ngân hàng, đảm bảo mọi hoạt
động của Ngân hàng diễn ra một cách an toàn và ổn định từ đó thu hút khách
hàng về phía mình, nâng cao khả năng cạnh tranh của chính bản thân Ngân
hàng trên thị trường.
- Chất lượng tín dụng tạo thuận lợi cho sụ tồn tại lâu dài của Ngân
hàng bởi vì chất lượng tín dụng cho phép Ngân hàng có những khách hàng
trung thành và những khoản lợi nhuận để bổ sung vốn đầu tư.
- Chất lượng tín dụng củng cố mối quan hệ xã hội của Ngân hàng.
Với những ưu thế trên, việc củng cố và tăng cường chất lượng tín dụng
của các NHTM là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của
các NHTM; và cũng chính vì vậy, chất lượng tín dụng luôn phải được cải tiến.
c) Chất lượng tín dụng đối với khách hàng
- Cung cấp kịp thờinhu cầu vềvốn cho khách hàng: Chất lượng tín dụng
cao sẽ tạo điều kiên cho Ngân hàng mở rộng thị trường, cung cấp tín dụng kịp
thời, đáp ứng yêu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Lành mạnhhóa tình hình tài chính của khách hàng: Để đảm bảo chất
lượng tín dụng thì Ngân hàng tiến hành viêch kiểm tra, kiểm soát việc sử
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
26
dụng vốn tín dụng của khách hàng qua đó cùng khách hàng phát hiện và chấn
chỉnh kịp thời những thiếu sót trong hoạt động tài chính kinh doanh của họ.
Do vậy nâng cao chất lượng tín dụng góp phần phát triển chất lượng sản xuất
kinh doanh cũng như làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của khách hàng.
1.3.Cácnhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ngânhàng của
Ngânhàng thương mại
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, dưới đây ta
xem xét trên 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng sau:
1.3.1. Cácnhân tố thuộc về phía khách hàng
Để đảm bảo khoản tín dụng sử dụng có hiệu quả, đem lại lợi ích cho
Ngân hàng và sự phát triển của nền kinh tế xã hội thì khách hàng là một nhân
tố hết sức quan trọng. Các nhân tố ảnh hưởng từ phía khách hàng đến chất
lượng tín dụng bao gồm:
- Tư cách, năng lực pháp lý, trình độ, khả năng tổ chức quản lý của cán
bộ lãnh đạo doanh nghiệp. Đây là vấn đề được Ngân hàng xem xét kỹ trước
khi cấp tín dụng (bằng cách xem xét hồ sơ pháp lý của người vay). Nếu trong
doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, tổ chức
quản lý tốt sẽ có khả năng đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp giúp doanh
nghiệp đứng vững và phát triển, có khả năng bù đắp chi phi kinh doanh và trả
nợ Ngân hàng đúng hạn, hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.
- Phương án sản xuất, chiến lược kinh doanh của khách hàng. Việc
xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm tốt, đúng
đắn là một trong những cách sử dụng vốn vay hiệu quả nhất, nó quyết định
đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp khi kinh doanh trong nền
kinh tế thị trường, quyết định được việc doanh nghiệp có thể trả nợ Ngân
hàng được hay không.
- Cách thức tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác tiêu thụ
sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, trong
nền kinh tế thị trường, áp lực cạnh tranh cao, việc các doanh nghiệp tổ chức
hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện hình thành mạng lưới tiêu thụ sản
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
27
phẩm tốt là một yếu tố quan trọng giúp quá trình tái sản xuất diễn ra thông
suốt, tăng nhanh vòng quay vốn, tiết kiệm chi phí, đem lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sự đảm
bảo cho Ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng.
- Vốn - khả năng tàichính của doanh nghiệp. Khả năng tài chính tốt là
điều kiện để doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, đầu tư mua sắm thiết bị
tiên tiến,sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, chiếm lĩnh thị trường và đem
lại lợi nhuận lớn để trả nợ Ngân hàng.
1.3.2. Các nhân tố thuộc về phía Ngân hàng
- Quy mô và cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn NHTM: Muốn cho vay được,
các Ngân hàng phải có vốn. Các nguồn vốn phải không những đầy đủ mà phải
hợp lý cả về qui mô và kỳ hạn để đáp ứng được nhu cầu thanh toán của khách
hàng cũng như đảm bảo an toàn tín dụng cho chính bản thân Ngân hàng.
- Năng lực của Ngân hàngtrong việc thẩm định các dự án: Nguyên tắc
hàng đầu của tín dụng là phải hoàn trả vốn và lãi vay đúng kì hạn. Điều này
không thể thực hiện được nếu nếu như khách hàng không làm ăn hiệu quả,
hoặc không co thiện chí, cố tình lừa đảo. Để hạn chế nguy cơ này, Ngân hàng
cần thực hiện tốt công tác thẩm định dự án, thẩm định khách hàng. Việc thẩm
định thường được tiến hành trước và chủ yếu tập trung vào: tư cách pháp lý,
khả năng tài chính, khả năng quản lý, mối quan hệ với Ngân hàng…Nếu
khách hàng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu do Ngân hàng đặt ra thì dự án đầu tư
sẽ tiếp tục được xem xét có cho vay hay không. Vấn đề đặt ra với mỗi Ngân
hàng là các thủ tục, điều kiện, tiêu chuẩn được sử dụng làm căn cứ để đánh
giá khách hàng đã hợp lý hay chưa? Nếu thủ tục quá rườm rà, khắt khe, không
phù hợp với thực tế thì rất ít doanh nghiệp đảm bảo thoả mãn các yêu cầu của
Ngân hàng. Điều này cản trở cho Ngân hàng trong việc thu hút khách hàng,
mở rộng tín dụng. Ngược lại, nếu không chặt chẽ có thể khiến các Ngân hàng
ra quyết định sai lầm khi cho vay, dẫn đến rủi ro tín dụng.Vì vậy, trong quá
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
28
trình hoạt động, các NHTM phải không ngừng cải tiến công tác thẩm định dự
án đầu tư , thẩm định khách hàng
- Năng lực giám sát , xử lý các tình huống tín dụng của Ngân hàng:
Hoạt động kinh doanh luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn không thể lường
trước. Vì vậy cho dù công tác thẩm định dự án tốt, các NHTM cần phải thực
hiện giám sát, Xử lý các tình huống tín dụng. Hoạt động giám sát chủ yếu tập
trung vào: sự tuân thủ mục đích sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, tình hình
hoạt động thực tế của dự án, tiến độ trả nợ, tình hình biến động tài sản của
doanh nghiệp, những vấn đề mới nảy sinh… Thực hiện tốt công tác này giúp
NHTM phát hiện, ngăn chặn kịp thời biểu hiện tiêu cực như sử dụng vốn sai
mục đích , lừa đảo Ngân hàng … đồng thời thông qua giám sát, khi DN gặp
khó khăn, Ngân hàng có thể có những biện pháp giúp đỡ DN như: cung cấp
thông tin, đưa ra lời khuyên thậm chí có thể gia hạn nợ, điều chỉnh kì hạn nợ,
cho vay thêm để dự án của DN đạt hiệu quả cao nhất, qua đó góp phần nâng
cao chất lượng tín dụng.
- Chính sách tín dụng của Ngân hàng: Chính sách tín dụng của một
Ngân hàng là kim chỉ nam cho hoạt động tíndụng của Ngân hàng đó. Bên cạnh
việc phải phù hợp với đường lối phát triển của nhà nước thì chính sáchtín dụng
cònphải đảm bảo kết hợp hài hoà quyền lợi của người gửi tiền, người đi vay và
quyền lợi của chính bản thân Ngân hàng. Chính sách tín dụng phải tạo ra sự
công bằng, không những phải đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng
mà còn phải đảm bảo đủ sức hấp dẫn đối với khách hàng. Một chính sách tín
dụng đồng bộ, thống nhất và đầy đủ, đúng đắn sẽ xác định phương hướng đúng
đắn cho cán bộ tín dụng. Ngược lại, một chính sách tín dụng không đầy đủ,
đúng đắn và thống nhất sẽ tạo ra định hướng lệch lạc cho hoạt động tín dụng,
dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng tạo kẽ hở cho người sử dụng
vốn không đem lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến rủi ro tín dụng.
- Thông tin tín dụng: Thông tin luôn là yếu tố cơ bản cần thiết cho công
tác quản lý dù ở bất kỳ lĩnh vực nào. Thông tin càng chính xác, kịp thời thì
càng thuận lợi cho Ngân hàng trong việc đưa ra quyết định cho vay, theo dõi
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
29
việc sử dụng vốn vay và tiến độ trả nợ. Đồng thời còn giúp ngân hàng xây
dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chính sách tín dụng một cách linh
hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế. Tất cả những điều đó góp phần nâng
cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.
- Công nghệ Ngân hàng, trang bị kĩ thuật của Ngân hàng: Nếu công
nghệ, trang thiết bị càng hiện đại thì Ngân hàng càng tạo được điều kiện đơn
giản hoá các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa
cho khách hàng vay vốn. Đó là tiền đề để Ngân hàng thu hút thêm khách
hàng, mở rộng tín dụng. Mặt khác, nó còn giúp cho các NHTM thu thập thông
tin nhanh chóng, chính xác, công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách tín
dụng có hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng.
- Chất lượng nhân sựvà quản lýnhân sựcủa Ngân hàng: Hoạt động tín
dụng Ngân hàng là hoạt động phức tạp, nó liên quan đến nhiều vấn đề của đời
sốngxã hội, vai trò của conngười lại càng trở nên quan trọng. Các phương tiện
kĩ thuật hiện đại không thể thay thế đựoc sựnhạy cảm hay kinh nghiệm của cán
bộ tín dụng. Vì vậy, vấn đề nhân sự là vấn đề cực kì quan trọng đối với mỗi
Ngân hàng, đặc biệt là: chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự.
1.3.3. Các nhân tố khách quan
a. Môitrường kinh tế - xã hội
- Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên thuận lợi hay bất lợi tác
động và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinhh doanh của DN ,
đặc biệt là các DN mà hoạt động của chúng phụ thuộc nhiều vào các điều kiện
tự nhiên, do đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng .
- Môi trường chính trị - xã hội: Sự ổn định của môi trường chính trị -
xã hội là căn cứ quan trọng để ra quyết định của các nhà đầu tư. Nếu môi
trường ổn định thì các nhà đầu tư sẽ yên tâm thực hiện mở rộng dự án, nhu
cầu vốn tín dụng tăng lên và ngược lại.
b. Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý không chặt chẽ, nhiều bất cập sẽ tạo cơ hội cho
các DN yếu kém làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau và lừa đảo Ngân hàng.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
30
Đồng thời khiến các nhà đầu tư trung thực không dám mạnh dạn đầu tư phát
triển sản xuất kinh doanh do đó hạn chế nhu cầu tín dụng.
Sự thay đổi chủ trương chính sách của Nhà nước cũng gây ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp. Cơ cấu kinh tế, chính sách xuất
nhập khẩu …thay đổi đột ngột , gây xáo động trong SXKD , DN không tiêu
thụ được sản phẩm , hay chưa có phương án SXKD mới dẫn đến nợ quá hạn ,
Nợ khó đòi, chất lượng tín dụng giảm sút.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày những lý luận khái quát về chất lượng tín dụng
trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Có thể nói rằng, hoạt động tín
dụng là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các NHTM nhưng
kèm theo nó là những rủi ro mà có thể gây tổn thất rất nghiêm trọng cho
không chỉ các NHTM, doanh nghiệp mà còn có tác dụng lan truyền đến mọi
hoạt động kinh tế - xã hội của mỗi một quốc gia. Nhận thức được tầm quan
trọng của hoạt động tín dụng cũng như chất lượng của nó, các NHTM không
ngừng phân tích,nghiên cứu, đánh giá để tìm ra bản chất cũng như các nhân tố
ảnh hưởng để có những biện pháp quản lý, nâng cao chất lượng tín dụng của
bản thân mình, đảm bảo hoạt động có hiệu quả.
Nội dung chương 1 là tiền đề lý luận cho các chương tiếp theo của
chuyên đề. Để có thể đưa ra những giải pháp phù hợp, chúng ta cần nghiên
cứu, phân tích và đánh giá thực trạng của từng tổ chức tín dụng cụ thể.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
31
Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG VIỆT NAM THINH VƯỢNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH
VƯỢNG CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1.1. Sựhình thành và phát triển
Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân là Ngân hàng Thương
mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam) được thành lập
theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993. Vốn điều lệ ban đầu khi mới
thành lập là 20 tỷ đồng. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank
đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Vốn điều lệ hiện nay của VPBank là 5.770 tỷ
đồng, mạng lưới hoạt động bao gồm tổng số hơn 200 chi nhánh và phòng giao
dịch trên toàn quốc. Ngày 10/9/1993, khi VPBank chính thức mở cửa giao
dịch tại 18B Lê Thánh Tông, số lượng cán bộ nhân viên chỉ có vỏn vẹn 18
người. Cùng với việc phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, số lượng nhân
sự của VPBank cũng tăng lên tương ứng. Đến hết 31/12/2012, tổng số nhân
viên nghiệp vụ toàn hệ thống VPBank là: hơn 4.031 cán bộ nhân viên, hơn
92% trong số đó có độ tuổi dưới 40, khoảng 80% cán bộ nhân viên có trình độ
đại học và trên đại học.
Trong năm 2010, VPBank là một trong những đại lý xuất sắc về hiệu
quả mạng lưới tại Việt Nam do Western Union trao tặng và chứng nhận Ngân
hàng thanh toán xuất sắc do The Bank of New York - Mỹ trao tặng. Tiếp đó
vào năm 2011, ngân hàng còn nhận được chứng nhận ngân hàng thanh toán
xuất sắc nhất do Citibank, Bank of NewYork trao tặng; giải thưởng doanh
nghiệp vì cộng đồng; doanh nhân vì cộng đồng, sản phẩm - dịch vụ vì cộng
đồng; Top 100 sản phẩm, dịch vụ Việt Nam được tin dùng. Năm 2012,
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
32
VPBank lần thứ 7 được nhận giải thưởng “Ngân hàng có chất lượng thanh
toán quốc tế xuất sác nhất”, cùng với đó là giải “Thương hiệu quốc gia 2012”
do Hội đồng thương hiệu quốc gia trao tặng.
Với mục đích mở rộng mạng lưới kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện
thuận lợi trong việc cung cấp các dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng.
Ngày 01/10/2004, VPBank nhận được công văn chấp thuận số 3595/UB-KT
của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, công văn chấp thuận số
1128/NHNN-CNH, ngày 06/10/2004 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cho
phép mở chi nhánh cấp 1 Hà Nội (địa chỉ tại số 4 Dã Tượng, Quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội). Ngày 02/11/2004, Hội đồng quản trị VPBank đã ban
hành Quyết định số 81-2004/QĐ-HĐQT thành lập chi nhánh Hà Nội và chi
nhánh đã chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 04/01/2005. Đến nay, Chi
nhánh Hà Nội là một trong 21 chi nhánh cấp 1 lớn nhất của VPbank với tổng
số cán bộ nhân viên của chi nhánh hiện nay khoảng gần 50 người, mạng lưới
chi nhánh gồm 10 phòng giao dịch trực thuộc.
Chi nhánh Hà Nội trải qua hơn 8 năm thành lập và phát triển đã và
đang cố gắng từng bước phấn đấu, từng bước xây dựng và trưởng thành toàn
diện trên các mặt huy động nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư, nâng cao chất
lượng tín dụng, thu chi tiền mặt và các hoạt động khác.
Những nhiệm vụ chính của chi nhánh Hà Nội:
- Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng VNĐ, ngoại tệ.
- Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng) bằng VNĐ và ngoại tệ.
- Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước,
thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh)
- Kinh doanh ngoại tệ. Cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ....
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
33
2.1.2. Cơ cấutổ chức của Ngânhàng Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh
Hà Nội
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng VPBank – Chi nhánh Hà Nội
BAN
GIÁM ĐỐC
Phòng giao dịch -
kho quỹ
Phòng kế toán
Phòng A/O doanh
nghiệp
VPBank Cát Linh
VPBank Trần
Hưng Đạo
VPbank Tràng An
VPbank Tôn Đức
Thắng
Phòng A/O cá
nhân
VPbank Ba Đình
Phòng quản lý tín
dụng
Phòng TTQT và
Kiều hối
Phòng thu hồi nợ
VPbank Thụy Khê
VPbank Khâm
Thiên
VPbank Trần
Xuân Soạn
VPbank Lê Hồng
Phong
VPbank Nam
Thăng Long
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
34
Hiện nay, Ngân hàng VPBank – Chi nhánh Hà Nội có mạng lưới hoạt
động rộng với 10 phòng giao dịch ở các địa bàn đông dân cư của thành phố
Hà Nội cùng 7 phòng nghiệp vụ chức năng.
 Phòng kế toán: Nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán được quy
định như sau:Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán
tổng hợp. Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động hạch toán kế toán
của Chi nhánh
 Phòng thanh toán quốc tế và kiều hối:
- Thực hiện các giao dịch với khách hàng đúng quy trình tài trợ thương
mại và hạch toán kế toán những nghiệp vụ liên quan mà phòng thực hiện trên
cơ sở hạn mức khoản vay, bảo lãnh đã được phê duyệt, thực hiện nghiệp vụ
phát hành bảo lãnh đối ứng theo đề nghị của ngân hàng nước ngoài, thực hiện
nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc phát triển và nâng cao hiệu quả
hợp tác kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh; chịu trách nhiệm về tính chính
xác, đúng đắn, đảm bảo an toàn tiền vốn tài sản của ngân hàng, khách hàng
trong các giao dịch kinh doanh đối ngoại
- Tiếp thị, tiếp cận khách hàng, giới thiệu sản phẩm, tiếp thu, tìm hiểu
nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, trước hết là các dịch vụ liên quan
đến đối ngoại. Tư vấn cho khách hàng về các giao dịch đối ngoại, hợp đồng
thương mại quốc tế…
- Thực hiện quản lý thông tin (lưu trữ hồ sơ phân tích, bảo mật, cung
cấp) liên quan đến công tác của Phòng và lập các loại báo cáo theo quy định
- Tham gia ý kiến, phối hợp với các Phòng trong quy định tín dụng và
quy trình quản lý rủi ro theo chức trách của Phòng
 Phòng phụcvụ khách hàng doanh nghiệp (A/O DN): Hoạt động chính
là tìm kiếm khách hàng và cho vay
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
35
- Nghiên cứu thông tin, tìm hiểu nhu cầu khách hàng . Lập kế hoạch
tiếp thị và kế hoạch vay của khách hàng theo từng đối tượng. Nghiên cứu, đề
xuất thực hiện các hình thức quảng cáo sản phẩm, dịch vụ tốt nhất của Ngân
hàng tới KHDN.
- Liên hệ với các tổ chức kinh tế để tìm kiếm khách hàng, khai thác tối
đa nhu cầu cần thiết của khách hàng. Tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng, tư
vấn, góp ý và đề xuất các sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu khách hàng.
- Thu thập thông tin về khách hàng. Thẩm định và xếp hạng khách hàng
đồng thời theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động, kinh doanh của doanh
nghiệp vay vốn để kịp thời xử lý.
- Tiếp nhận hồ sơ vay vốn và bảo lãnh thanh toán.
- Kết hợp với phòng thẩm định, đánh giá tài sản đảm bảo.
- Lập tờ trình thẩm định khách hàng (vay/LC/bảo lãnh), lập phiếu luân
chuyển hồ sơ. Lập tờ trình sửa đổi cấp tín dụng
- Khi xuất hiện nợ quá hạn, nhân viên A/O đề xuất chuyển món vay
sang nợ quá hạn, chuyển hồ sơ của khách hàng có vấn đề hoặc vay quá hạn
sang phòng thu hồi nợ để xử lý…
 Phòng phục vụ khách hàng cá nhân
- Hướng dẫn triển khai thực hiện các sản phẩm dịch vụ khách hàng cá
nhân trong toàn chi nhánh.
- Lập kế hoạch tìm kiếm khách hàng, cho vay, thu nợ. Thực hiện
nhiệm vụ phân tích món vay và tiến hành nghiệp vụ cho vay khi phù hợp.
Thực hiện giám sát, kiểm tra tín dụng cá nhân của các phòng giao dịch và
trong chi nhánh.
- Chỉ đạo, giám sát các khoản vay, xử lý nợ quá hạn và nợ xấu trong
toàn chi nhánh. Tổng hợp số liệu cho vay, thu nợ, thường xuyên kiểm tra
định kì và theo dõi khách hàng.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
36
- Nghiên cứu và đề xuất thực hiện các hình thức quảng cáo, marketing
các sản phẩm dịch vụ của KHCN.
- Lưu trữ các tài liệu, chứng từ, giấy tờ có liên quan tới khách hàng
,hợp đồng tín dụng , thế chấp cầm cố tài sản cựng cỏc chứng từ liên quan
khác trong suốt quá trình tín dụng của một bộ hồ sơ.
 Phòng giao dịch kho quỹ
- Chào đón khách hàng, giới thiệu sản phẩm, cung cấp dịch vụ phù hợp
yêu cầu cho KH. Giải đáp thắc mắc và hướng dẫn khách hàng sử dụng các sản
phẩm của NH đồng thời cung cấp thông tin về tài khoản của KH khi có yêu
cầu. Thu thập thông tin về khách hàng, cập nhật tình trạng tài chính, lịch sử
vay vốn, gửi tiết kiêm…của KH.
- Mở tài khoản cho khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới
tài khoản tiền gửi và tài khoản tiết kiệm.
- Thu đổi ngoại tệ, tiền mặt cho KH theo quy định về quy đổi ngoại hối
của VPBank và NHNN.
- Hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng.
- Đối chiếu chứng từ rút tiền vay và số tiền trên tài khoản giải ngân,
nếu khớp đỳng thỡ cho khách hàng rút tiền vay.
- Tiếp thu, ghi nhận các đề nghị, góp ý của khách hàng về dịch vụ và
sản phẩm, thái độ của nhân viên đối với khách hàng để rút kinh nghiệm, sửa
sai hoặc phát huy thế mạnh.
- Thực hiện các nhiệm vụ kho quỹ như kiểm đếm, thu chi bảo quản tiền
mặt, ngoại tệ. Lưu hồ sơ về các món, nghiệp vụ…
 Ban quản lý tín dụng (C/A):
C/A là một bộ phận trong hệ thống cấp tín dụng của VPBank, có vai trò
hỗ trợ và kiểm soát hoạt động cấp tín dụng tại đơn vị kinh doanh. Đảm bảo
tuân thủ phê duyệt cấp tín dụng, tuân thủ quy định, quy trình cấp tín dụng của
VPBank tại chi nhánh và phòng giao dịch. C/A có các nhiệm vụ chính sau: xác
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
37
nhận số dư cấp TD, TSĐB; kiểm tra xác nhận thông tin CIC; hạch toán TSĐB,
giải ngân, bảo lảnh; lưu, tất toán hồ sơ; hỗ trợ nhắc nợ, thu nợ; báo cao theo chỉ
đạo của lãnh đạo chi nhánh…
 Phòng hành chính tổ chức
- Kết hợp với hội sở để thực hiện công tác tổ chức, quản lý và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực. Công tác văn thư, lễ tân, hành chính.
- Quản lý, trang bị văn phòng phẩm, phương tiện làm việc, đồng phục
cán bộ nhân viên cho toàn chi nhánh và cỏc phòng giao dịch.
- Thực hiện tốt công tác bảo vệ, phũng cháy, an ninh, phối hợp kho quỹ
đảm bảo an toàn tài sản trong kho quỹ trong toàn chi nhánh.
- Đảm bảo vận chuyển tiền đến cỏc phũng giao dịch an toàn.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
a) Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động rất được VPBank chú trọng, với mục tiêu
đảm bảo vốn cho vay, an toàn thanh khoản và nâng cao vị thế của VPBank
trong hệ thống ngân hàng. Cùng với việc huy động vốn từ dân cư, chi nhánh
cũng đã chú trọng đến việc thu hút tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức
thông qua việc khẳng định uy tín của mình bằng chất lượng dịch vụ không
ngừng hoàn thiện.
Trong công tác huy động vốn, ngân hàng thường xuyên coi trọng chất
lượng dịch vụ kết hợp với chính sách khách hàng nên nguồn vốn huy động
của chi nhánh tăng đều qua các năm, đảm bảo được cân đối vốn cung cầu và
tạo sự chủ động cho hoạt động kinh doanh. Công tác quản lý tiền gửi dân cư
cũng được chi nhánh thực hiện nghiêm túc thông qua công tác kiểm tra với
nhiều hình thức, qua đó đã khắc phục được những sai sót, đảm bảo an toàn
tuyệt đối nguồn tiền gửi của khách hàng và các giấy tờ quan trọng, nâng cao
uy tín của ngân hàng với khách hàng.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
38
VPBank luôn nỗ lực trong việc đa dạng hóa các sản phẩm huy động
vốn. Lãi suất của VPBank luôn tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước và điều chỉnh linh hoạt theo thị trường; Ngoài ra, sản phẩm huy động
vốn của VPBank ngày càng đa dạng như phát hành thêm kỳ phiếu, tài khoản
thông minh... làm cho nguồn vốn huy động từ khách hàng của VPBank vẫn
giữ được ổn định và tăng trưởng tốt. Một số kết quả đạt được trong công tác
huy động vốn của VPBank chi nhánh Hà Nội được thể hiện như sau:
Bảng 2.1. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tuyệt
đối
Tỷ trọng
(%)
Số tuyệt
đối
Tỷ trọng
(%)
Số tuyệt
đối
Tỷ trọng
(%)
Tổng nguồn vốn
HĐ
1797.6 100 3243.2 100
3734.9 100
+ Theo nguồn huy
động
1797.6 100 3243.2 100
3734.9 100
Từ dân cư 1391.5 74.63 2010.8 62 2004.2 53.66
Từ tổ chức 406.1 25.37 1232.4 38 1730.7 46.34
+ Theo kỳ hạn 1797.6 100 3243.2 100 3734.9 100
Không kỳ hạn 221.7 12.33 254.1 7.83 515.1 13.79
Có kỳ hạn 1566.7 87.16 2897.8 89.35 2917.1 78.1
Khác 9.2 0.51 91.3 2.82 302.7 8.11
+ Theo loại tiền tệ 1797.6 100 3243.2 100 3734.9 100
VND 1561.6 86.87 2839.6 87.56 3315.2 88.76
Ngoại tệ quy đổi 236 13.13 403.6 12.44 419.7 11.24
+ Theo hình thức
huy động
1797.6 100 3243.2 100
3734.9 100
Tiết kiệm 1391.5 77.41 1927.3 59.43 1708.2 45.74
Tiềngửicókỳhạncủa
TCKT
179 9.96 970.8 29.93
1209.1 33.37
Tiền gửi thanh toán 218 12.13 253.9 7.83 514.9 13.79
Kỳ phiếu - - 83.4 2.57 296 7.92
Tiền kýquỹ 9.1 0.5 7.8 0.24 6.7 0.18
(Nguồn:báo cáo thường niên của Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010-2012)
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01
39
Biểu đồ 2.1. Tổng nguồn vốn huy động
(Nguồn: báo cáo thường niên Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010-2012)
Từ biểu đồ trên ta có thể thấy, nguồn vốn huy động được từ khách hàng
của chi nhánh không ngừng tăng qua các năm. Năm 2010, tổng vốn huy động
của chi nhánh đạt 1797.6 tỷ đồng, con số này đã tăng một cách nhanh chóng
trong 2 năm 2011 và 2012. Đặc biệt trong năm 2011, tổng vốn huy động của
chi nhánh đã đạt 3243.2 tỷ đồng, tăng 80% so với năm 2010. Sang năm 2012,
trong bối cảnh kinh tế trong nước cũng như thế giới hết sức khó khăn, chi
nhánh đã nỗ lực hoạt động với quyết tâm cao cùng những chính sách, chương
trình khuyến mại lớn, và kết quả đạt được 3734.9 tỷ đồng vốn huy động, tăng
15.16 % so với năm 2011
Xét theo nguồn huy động, phần lớn lượng vốn mà chi nhánh huy động
được là từ dân cư với các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm là chủ yếu.
Năm 2010, tỷ trọng vốn huy động từ dân cư chiếm 74.63%, trong khi đó
lượng vốn huy động từ tổ chức là 25.37%. Tuy nhiên trong 2 năm tiếp theo thì
sự chênh lệch giữa lượng vốn huy động từ 2 nguồn này có xu hướng giảm
nhanh khi mà lượng vốn huy động được từ các tổ chức tăng lên một cách
nhanh chóng. Cụ thể, năm 2011, lượng vốn huy động được từ tổ chức đạt
1232.4 tỷ đồng trong tổng số 3243.2 tỷ vốn huy động, chiếm 38%, trong khi
vốn huy động từ dân cư chiếm 62%. Sang đến năm 2012, tổng vốn huy động
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng

More Related Content

What's hot

Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mạiĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng VietcombankGiải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
 
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCMThực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...
 
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc DânĐề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
 
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HOTĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HOT
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng An Bình, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng An Bình, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng An Bình, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng An Bình, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng SacombankĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank
 
Đề tài nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM CAO
Đề tài nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM CAOĐề tài nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM CAO
Đề tài nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 

Similar to Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng

Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng (20)

Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại TechcombankLuận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô QuyềnĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
 
Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng Hàng Hải
Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng Hàng HảiNâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng Hàng Hải
Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng Hàng Hải
 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại SHB, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại SHB, 9đĐề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại SHB, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại SHB, 9đ
 
Luận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty vận tải Hà Anh
Luận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty vận tải Hà AnhLuận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty vận tải Hà Anh
Luận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty vận tải Hà Anh
 
Thẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đ
Thẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đThẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đ
Thẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDV
Đề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDVĐề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDV
Đề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDV
 
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAYĐề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khối khách hàng cá nhân tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khối khách hàng cá nhân tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khối khách hàng cá nhân tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khối khách hàng cá nhân tại Ngân hàng ...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà NộiĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
 
Đề tài: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Vietcombank ở Quảng Ninh
Đề tài: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Vietcombank ở Quảng NinhĐề tài: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Vietcombank ở Quảng Ninh
Đề tài: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Vietcombank ở Quảng Ninh
 
Luận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Luận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt NamLuận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Luận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú ThọLuận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...
 
Đề tài: Chất lượng thẩm định tín dụng tại Agribank tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Chất lượng thẩm định tín dụng tại Agribank tỉnh Thanh HóaĐề tài: Chất lượng thẩm định tín dụng tại Agribank tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Chất lượng thẩm định tín dụng tại Agribank tỉnh Thanh Hóa
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng

  • 1. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, khách quan xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn Phạm Văn Quyết
  • 2. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i MỤC LỤC..........................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ........................................................................................... v CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.................................................................................................................4 1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..............................4 1.1.1. Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế.............................................................4 1.1.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại ..................................................7 1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI............................18 1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng...........................................................................18 1.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng.....................................................19 1.2.3. Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng.........................................................23 1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ngân hàng của Ngân hàng thương mại....................................................................................................................................26 1.3.1. Các nhân tố thuộc về phía khách hàng...............................................................26 1.3.2. Các nhân tố thuộc về phía Ngân hàng ...............................................................27 1.3.3. Các nhân tố khách quan.....................................................................................29 Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM THINH VƯỢNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI ...................................................................31 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH HÀ NỘI............................................................................................................................31 2.1.1. Sự hình thành và phát triển ................................................................................31 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Hà Nội...33 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ................................................37 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THINH VƯỢNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI...............................................64
  • 3. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 iii 3.1 Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Hà Nội ............................................................................................................64 3.1.1 Định hướng phát triển chung của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Hà Nội...............................................................................................................64 3.1.2. Định hướng phát triểnhoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Hà Nội................................................64 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VPBANK - CHI NHÁNH HÀ NỘI....................................................................65 3.2.1. Thực hiện chính sách lãi xuất linh hoạt, đa dạng phù hợp với nhu cầu vay vốn của khách hàng.............................................................................................................66 3.2. 2. Thực hiện đa dạng hoá các hình thức cho vay, đối tượng cho vay nhằm phân tán rủi ro.......................................................................................................................66 3.2. 3. Chuyển dịch cơ cấu cho vay phù hợp với cơ cấu kinh tế và tình hình phát triển của các địa phương.......................................................................................................66 3.2. 4. Thực hiện nâng cao chất lượng thẩm định cho vay ..........................................67 3.2.5. Thực hiện đa dạng hoá các loại khách hàng, và áp dụng chính sách khách hàng hợp lý ...........................................................................................................................68 3.2.6. Tăng cường hoạt động marketing - giải pháp phát triển dịch vụ và khai thác các sản phẩm khác biệt có lợi thế.......................................................................................69 3.2.7. Hoàn thiện và phát mạng lưới công nghệ thông tin và các ứng dụng công nghệ và kinh doanh ngân hàng .............................................................................................70 3.2.8. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực............................................................71 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ..............................................................................................72 3.3.1. Đối với Chính Phủ, các bộ, các ngành...............................................................72 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam............................................................73 3.3.3. Đối với Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng......................................................74 3.3.4. Đối với chính quyền địa phương........................................................................76 KẾT LUẬN.....................................................................................................................77
  • 4. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHTM : Ngân hàng thương mại DN : Doanh nghiệp SXKD : Sản xuất kinh doanh TCTD : Tổ chức tín dụng TD : Tín dụng TSĐB : Tài sản bảo đảm KHDN : Khách hàng doanh nghiệp KHCN : Khách hàng cá nhân NHNN : Ngân hàng Nhà nước PGD : Phòng giao dịch TCKT : Tổ chức kinh tế DPRR : Dự phòng rủi ro TMCP : Thương mại cổ phần DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • 5. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh giai đoạn 2010-2012............................38 Bảng 2.2. Dư nợ tín dụng................................................................................................41 Bảng 2.3. Thu dịch vụ giai đoạn 2010 – 2012 ................................................................42 Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012.....................................................43 Bảng 2.5. Tình hình hoạt động tín dụng .........................................................................44 Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ tín dụngcủa Chi nhánh phân theo nhóm khách hàng từ năm 2010 đến năm 2012..................................................................................................................46 Bảng 2.7. Cơ cấu dư nợ tín dụngcủa Chi nhánh phân theo thời hạn cho vay từ năm 2010 đến năm 2012..................................................................................................................46 Bảng 2.8. Cơ cấu dư nợ tín dụngcủa Chi nhánh phân theo loại tiền từ năm 2010 đến năm 2012.................................................................................................................................47 Bảng 2.9. Cơ cấu dư nợ tín dụngcủa Chi nhánh phân theo các ngành kinh tế từ năm 2010 đến năm 2012..................................................................................................................48 Bảng 2.10. Tình hình tín dụng của Chi nhánh ................................................................50 Bảng 2.11. Dư nợ của Chi nhánh phân theo nhóm nợ....................................................52 Bảng 2.12. Tình hình nợ xấu của Chi nhánh ..................................................................54 Bảng 2.13. Tình hình lợi nhuận tín dụng của Chi nhánh ................................................55 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tổng nguồn vốn huy động..........................................................................39 Biểu đồ 2.2. Dư nợ tín dụng............................................................................................41
  • 6. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của để tài nghiên cứu Ngân hàng là một trong những mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp đỡ các nhà đầu tư, phát triển thị trường vốn, thị trường ngoại hối, tham gia thanh toán và hỗ trợ thanh toán... Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một lĩnh vực quan trọng, quan hệ tín dụng là quan hệ xương sống, quyết định mọi hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và nó còn là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết định sự tồn tại, phát triển của ngân hàng.Nhưng hoạt động tín dụng mang lại nhiều rủi ro nhất ngay cả đối với các khoản vay có tài sản cầm cố, thế chấp cũng được xác định có hệ số rủi ro là 50%.Trên thực tế, nhiều nhân viên ngân hàng quan niệm cho vay có tài sản thế chấp và không vượt quá tỷ lệ quy định là an toàn nhất. Thực ra quan niệm này là hoàn toàn sai lầm, bởi khi cho vay phải chú ý đến tình hình hoạt động và khả năng tài chính của công ty thì đó mới là vấn đề quan trọng nhất, còn thế chấp chỉ là một trong những điều kiện cần phải có để đảm bảo khả năng thu hồi khi khách hàng không trả được cho ngân hàng. Hoà cùng với sự đổi mới của toàn bộ hệ thống ngân hàng, Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng trong những năm qua đã rất chú trọng tới hoạt động tín dụng và đang từng bước hoàn thiện trong hoạt động kinh doanh của mình để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong lúc sự quản lý kinh tế, sự chuyển đổi cơ chế quản lý trong lĩnh vực ngân hàng đang diễn ra hết sức phong phú và đa dạng. Song sẽ là không phải khi muốn hoàn thiện hơn mà lại
  • 7. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 2 không chấp nhận những phần còn thiếu sót còn tồn tại trong hoạt dộng tín dụng của mình. Qua quá trình nghiên cứu, học tập, tìm hiểu để có thể tiếp cận, xâm nhập và từ những yêu cầu từ tiễn đặt ra, đặc biệt trong quá trình thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng được sự giúp đỡ và khuyến khích của các thầy cô giáo trong khoa, các cô chú, anh chị trong ngân hàng, em đã mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Hà Nội” để viết luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa và phân tích những những vấn đề lý luận và thực tiễn về tín dụng của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng từ đó đánh giá đầy đủ, toàn diện thực trạng nhằm chỉ ra những vấn đề còn tồn tại để từng bước tháo gỡ những khó khăn. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp đổi, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng nhằm phục vụ phát triển kinh tế đất nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các giải pháp của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng tín dụng của Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng – Chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn từ 2010 – 2012. Đồng thời đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh VPBank Hà Nội.
  • 8. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 3 4. Phương pháp nghiên cứu Ứng dụng các phương pháp cơ bản như: so sánh, thống kê, phân tích, và tổng hợp… và kết hợp với với việc nghiên cứu lý luận, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước; các quy định, quy chế của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng. 5. Kết cấu luận văn Luận văn gồm có 3 chương: Chương I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Chương II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNHVƯỢNG– CHI NHÁNH HÀ NỘI Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THINH VƯỢNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI Do thời gian thực tập tại Ngân hàng không nhiều, cùng những hạn chế về kinh nghiệm và khả năng, nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy và các anh chị làm việc trong Ngân hàng để luận văn được hoàn chỉnh, góp phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn PGS. TS. ĐinhXuân Hạng và sựgiúp đỡ của các anh chị cán bộ tín dụng chi nhánh VPBank Hà Nội đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt luận văn này.
  • 9. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 4 CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG CỦANGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Ngânhàng thương mại trong nền kinh tế 1.1.1.1. KháiniệmNgânhàng thương mại(NHTM)trongnềnkinhtế Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. NHTM xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại. Sự ra đời của hệ thống NHTM có tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế hàng hoá và ngược lại khi kinh tế hàng hoá phát triển đến giai đoạn cao nhất của nó là nền kinh tế thị trường thì hoạt động của NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và Ngân hàng trở thành tổ chức không thể thiếu trong nền kinh tế . Đứng trên góc độ pháp luật, mỗi nước có một đạo luật khác nhau để thực hiện quản lý Ngân hàng, trong đó có nêu ra định nghĩa về Ngân hàng.Theo điều 20 luật các tổ chức tín dụng của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Số 20/2004/QH): “Ngânhàngthươngmạilà loạihình tổ chức tín dụng đượcthựchiện toàn bộhoạtđộng củaNgânhàngvà cáchoạt động kinh doanh kháccó liên quan“, trong đó“ Hoạtđộng Ngânhànglà hoạtđộng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán “ Như vậy, nhìn chung có thể hiểu: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả, sử dụg số tiền đó để cho vay, làm phương tiện thanh toán hay thực hiện các dịch vụ theo uỷ thác của khách hàng. Rõ ràng NHTM đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng nguồn vốn cho nền kinh tế cũng như đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động nhịp nhàng, có hiệu quả.
  • 10. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 5 1.1.1.2. Các hoạtđộng cơ bản của Ngân hàng thương mại Hoạt động kinh doanh của NHTM có rất nhiều nghiệp vụ khác nhau, ngày càng đa dạng, phong phú và hoàn thiện. Song để khái quát được toàn bộ hoạt động, người ta quy các nghiệp vụ kinh doanh của NHTM thành 3 nghiệp vụ chủ yếu sau. a. Nghiệp vụ nguồn vốn (Huy động vốn) Đây là nghiệp vụ tạo nguồn vốn hoạt động cho NHTM và các tổ chức tín dụng. Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Vốn chi phối toàn bộ hoạt động và có vai trò quyết định đối với việc thực hiện các chức năng của NHTM. Xuất phát từ vai trò và tính chất như vậy, nghiệp vụ huy động vốn (hay còn gọi là nghiệp vụ tạo lập vốn) luôn được coi là nghiệp vụ khởi đầu tạo điều kiện cho sự hoạt động của NHTM. Ngoài vốn ban đầu cần thiết - tức là đủ vốn pháp định theo luật, thì Ngân hàng phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Thông thường, kết cấu nguồn vốn của một NHTM gồm có: Vốn tự có, Vốn huy động, Vốn đi vay,Vốn khác. Mỗi loại vốn đều có một tính chất, vai trò riêng trong tổng nguồn vốn của NHTM cũng như trong suốt quá trình hoạt động của NHTM. Các nghiệp vụ huy động theo từng loại vốn kể trên sẽ được tiến hành xen kẽ lẫn nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu của hoạt động kinh doanh và thực trạng hiện có của Ngân hàng. b. Hoạt động sử dụng vốn Sau khi huy động được vốn, NHTM phải sử dụng thế nào để hiệu quả hoá những Nguồn vốn này. Thông thường hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng tập trung vào một số nghiệp vụ cơ bản sau: + Nghiệp vụ ngân quĩ: là hoạt động của Ngân hàng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên, bao gồm: Các quĩ tiền mặt, các khoản tiền gửi
  • 11. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 6 thanh toán ở Ngân hàng Trung ương, các Ngân hàng thương mại, các TCTD và các khoản tiền đang trong quá trình thu về… + Nghiệp vụ cho vay: là một trong những hoạt động kinh doanh chủ chốt của Ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. Các khoản cho vay thường chiếm tỉ trọng lớn từ 60 % – 80 % tổng số tài sản có của NHTM và đem lại hơn 60% doanh lợi cho Ngân hàng. Đại bộ phận tiền huy động được Ngân hàng cho vay theo 2 loại chính là: cho vay ngắn hạn và cho vay trung – dài hạn ( phân loại theo thời hạn khoản vay ) để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống…Tuy nhiên trên thực tế cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường và của các Ngân hàng khác, các NHTM còn đưa ra nhiều loại hình tín dụng khác, đáp ứng nhu cầu tín dụng của các thành phần trong nền kinh tế như: Tín dụng thông thường cho các đơn vị kinh doanh, tín dụng chứng từ, tín dụng thuê mua… + Nghiệp vụ đầu tư: hoạt động đầu tư của NHTM diễn ra chủ yếu trên thị trường Tài chính thông qua việc mua bán các chứng khoán. Thu nhập của Ngân hàng thu được từ hoạt động này là khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Ngoài ra, Ngân hàng còn có thể tiến hành đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu hoặc hùn vốn, góp vốn liên doanh với các DN và sẽ được phân chia lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh của DN. c. Nghiệp vụ trung gian Để phát triển toàn diện và đem lại những khoản thu nhập khá quan trọng, NHTM còn tiến hành các nghiệp vụ trung gian gồm rất nhiều loại dịch vụ khác nhau nhằm bổ sung thêm vào các nghiệp vụ cơ bản, đáp ứng mọi nhu cầu, làm tăng sự thoả mãn, hài lòng của khách hàng, tạo ra giá trị gia tăng và có thể tạo ra sự khác biệt của Ngân hàng trong cạnh tranh. Các dịch vụ trung gian thường gặp là: dịch vụ chuyển khoản, dịch vụ cung cấp các dịch vụ
  • 12. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 7 thanh toán, dịch vụ thu hộ, chi hộ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thuê mua và bảo lãnh, dịch vụ kiều hối - thu ngoại tệ ,… 1.1.2. Hoạtđộng tín dụng của Ngânhàng thương mại 1.1.2.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng thương mại Danh từ tín dụng dùng để chỉ một hành vi kinh tế rất phức tạp như: bán chịu hàng hoá, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, ký thác, phát hành giấy bạc. Trong mỗi một hành vi tín dụng vừa nói, chúng ta thấy hai bên cam kết với nhau như sau: - Một bên trao ngay một số tài hoá hay tiền bạc; - Còn bên kia cam kết sẽ hoàn lại những đối khoản của tài hoá đó trong một thời gian nhất định và theo một số điều kiện nào đó. Trong quan hệ giao dịch trên thể hiện các nội dung: Trái chủ hay còn gọi là người cho vay chuyển giao cho người thụ trái hay còn ngọi là người đi vay một lượng giá trị nhất định. Giá trị này có thể dưới hình thái giá trị hoặc dưới hình thái hiện vật như hàng hoá, máy móc, thiết bị bất động sản. Người thụ trái hay là người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời một thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn sử dụng theo thoã thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay. Giá trị hoàn trả thường lớn hơn giá trị cho vay hay nói cách khác người đi vay phải trả thêm phần lợi tức. Thước đo phần lợi tức này là giá trị tài hoá hoặc tiền tệ và lãi suất mà hai bên thoả thuận. Người cho vay phải tuân thủ nguyên tắc: Lãi suất cho vay phải chứa đựng các yếu tố như lạm phát, rủi ro và chi phí cơ hội. Người cho vay phải chú ý đến giá trị thời gian của tiền. Như vậy: Tín dụng là một quan hệgiao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả phần tài sản đã mượn cộng thêm một phần lợi tức theo thời hạn đã thoả thuận.
  • 13. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 8 Từ tín dụng xuất phát từ tiếng la tinh -credittum- có nghĩa là sự tín nhiệm. Trong giới tài chính, một người được xem là có uy tín khi người khác tin tưởng và sẳn sàng ký thác tài sản hoặc tiền bạc cho anh ta. Tín dụng là sự cho vay có hứa hẹn thời gian hoàn trả. Sự hứa hẹn biểu hiện mức độ tín nhiệm của người cho vay, yếu tố tín nhiệm là yếu tố bao trùm trong hoạt động tín dụng, là điều kiện cần cho quan hệ tín dụng phát sinh. Do nhu cầu phát triển và đi lên của xã hội loài người mà quan hệ tín dụng đã hình thành rất sớm. Quan hệ tín dụng đầu tiên trong lịch sử là tín dụng nặng lãi, quan hệ tín dụng này hình thành từ đầu chế độ nô lệ và thậm chí còn tồn tại đến ngày nay. Quan hệ tín dụng phát triển hết sức đa dạng và phức tạp bắt đầu từ khi chế độ chủ nghĩa tư bản ra đời. Cho đến ngày nay các quan hệ tín dụng đã phát triển toàn diện. Trong thực tiễn thường có các chủ thể tham gia vào quan hệ tín dụng cụ thể, ví dụ: - Quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các doanh nghiệp và công chúng thể hiện dưới hình thức nhà nước phát hành các giấy nợ như công trái, trái phiếu đô thị, tín phiếu kho bạc. - Quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau hay còn gọi là tín dụng thương mại thể hiện dưới hình thức bán chịu hàng hoá. - Quan hệ tín dụng giữa các công ty và công chúng thể hiện dưới hình thức các công ty phát hành các trái phiếu, hoặc bán hàng trả góp. - Quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng với các doanh nghiệp và công chúng, thể hiện dưới hình thức nhận tiền gửi của khách hàng, cho khách hàng vay, tài trợ thuê mua... - Quan hệ tín dụng giữa nhà nước và các tổ chức tài chính quốc tế, chính phủ các nước thể hiện dưới hình thức vay nợ. Với chức năng kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng thương mại tham gia quan hệ tín dụng với hai tư cách. Ngân hàng đóng vai trò thụ trái và hành vi
  • 14. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 9 này được gọi là đi vay bao gồm nhận tiền gửi của khách hàng, phát hành trái phiếu để vay vốn trong xã hội, vay vốn của ngân hàng trung ương và các ngân hàng khác. Ngân hàng đóng vai trò trái chủ, hành vi này được gọi là cho vay. Vì tính chất phức tạp của hoạt động cho vay vì thế khi nói đến tín dụng người ta thường đề cập đến hoạt động cho vay mà bỏ quên mặt thứ hai đó là đi vay. Quan hệ tín dụng mà ngân hàng đóng vai trò trái chủ gọi là tín dụng ngân hàng. Tín dụng ngân hàng là một trong ba nghiệp vụ cơ bản khi hình thành nên các ngân hàng thương mại và đây cũng là nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng. Sự phù hợp về nhu cầu của hai nhà tư bản ngân hàng và nhà tư bản sản xuất kinh doanh hàng hoá đã dẫn đến sự ra đời mối quan hệ tín dụng này. Do chuyên môn hoá trong kinh doanh và do đặc điểm của hàng hoá tiền tệ mà hình thức tín dụng này ngày càng phát triển và trở thành hình thức tín dụng chủ yếu trong nền kinh tế hàng hoá. Tín dụng ngân hàng đã khắc phục được những hình thức tín dụng trước đó và thực sự trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển. Như vậy:Tín dụng ngân hàng thương mại là quan hệ vay mượn về vốn tiền tệ giữa ngân hàng thương mại và các đơn vị kinh tế, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các tầng lớp dân cư theo nguyên tắc có hoàn trả. 1.1.2.2. Đặcđiểm tín dụng của Ngân hàng thương mại Tín dụng Ngân hàng có các đặc điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ vay (gốc, lãi) đúng hạn. Thứhai, tíndụnglà sựchuyển nhượng một tài sản có thời hạn.Ngân hàng là trung gian tài chính “đi vay để cho vay’’, nên mọi khoản tín dụng của ngan hàng đều phải có thời hạn, bảo đảm cho ngân hàng hoàn trả vố huy động.
  • 15. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 10 Thứ ba, tín dụng phải trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Nếu không có sự hoàn trả thì không được coi là tín dụng. Gía trị hoàn trả phải lón hơn giá trị lúc cho vay (giá trị gốc), nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị gốc, khách hàng phải trả cho ngân hàng một khoản lãi phải luôn luôn là một số dương, có như vậy mới bù đắp được chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, phản ánh bản chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng,phản ánh bản chất hoạt động kinh doanh của ngân ngân hàng. Thứ tư, tín dụng phải trên cơ sở là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng.Việc thu hồi tín dụng phụ thuộc không những vào bản than khách hàng, mà còn phụ thuộc vào môi trường hoạt động,ngoài tầm kiểm soát của khách hàng như sự biến động về giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát, tăn trưởng kinh tế, thị trường, thiên tai…khi khách hàng gặp khó khăn do môi trường kinh doanh thay đổi, dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, điều này khiến cho ngân hàng gặp rủi ro tín dụng. Thứ năm, tín dụng phải trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Quá trình xin cho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lý chặt chẽ như: Hợp đồng tín dụng,khế ước vay tiền, hợp đồng bảo lãnh…,trong đó bên đi vay phải cam kết hoàn trả vô điều kiện khoản vay cho ngân hàng khi đến hạn. Từ các đặc điểm trên cho thấy, tín dụng ngân hàng phải bảo đảm được hai nguyên tắc cơ bản sau: Thứ nhất, vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích. Thứ hai, vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn đã được cam kết trong hợp đồng 1.1.2.3. Các hình thức tín dụng Hình thức tín dụng cho vay nặng lãi là hình thức tín dụng đầu tiên trong lich sử xuất hiện ở thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ. Trong quá trình đầu tiên chủ yếu cho vay bằng hiện vật, càng về sau các khoản cho vay chủ yếu bằng tiền. Đặc điểm nổi bật nhất của tín dụng nặng lãi là lãi suất (lợi tức) rất cao, không có giới hạn và là hình thức tín dụng tiêu dùng chủ yếu để giải quyết những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
  • 16. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 11 Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển theo sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản thì hình thức tín dụng nặng lãi không còn chỗ đứng vì các nhà tư bản kinh doanh với mục đích lợi nhuận, không thể vay vốn có mức lãi suất cao hơn tỷ suất lợi nhuận. Tín dụng nặng lãi thậm chí còn cản trở sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy mà hoạt động của nó ngày càng thu hẹp và xuất hiện tín dụng thương mại. Đây là tín dụng giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau và do đó các chủ thể tham gia quá trình vay mượn này cũng là các nhà sản xuất kinh doanh. Trong quan hệ mua bán chịu, thông thường giá bán chịu hàng hoá cao hơn giá bán bằng tiền mặt. Phần chênh lệch này chính là lãi suất của hàng hoá đem bán chịu. Quan hệ mua bán hàng hoá chịu chỉ diễn ra giữa các đơn vị liên quan trực tiếp với nhau. Chính vì thế mà nó không đáp ứng được nhu cầu vay mượn ngày càng tăng của nền sản xuất hàng hoá. Khắc phục nhược điểm này tín dụng Ngân hàng đã ra đời. Trên đây chúng ta mới chỉ bàn đến các hình thức tín dụng theo lịch sử phát triển của nó qua các giai đoạn của các hình thái sản xuất. Tuy nhiên trong nền kinh tế hiện đại tín dụng có phạm vi hoạt động rộng lớn và đa dạng, việc phân loại chỉ có tính chất tương đối. Trên cơ sở các căn cứ phân loại khác nhau mà hình thành các hình thức tín dụng khác nhau. a) Căn cứ vào mụcđích Căn cứ vào mục đích tín dụng, ta có thể chia tín dụng thành: - Tín dụng phục vụ sản xuất lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được cung cấp cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hoá. Nó đáp ứng nhu cầu về vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, cho vay chi phí sản xuất hoặc đáp ứng nhu cầu thiếu vốn trong quan hệ thanh toán giữa các doanh nghiệp. - Tín dụng tiêu dùng: Cho vay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua chịu hàng hoá, xây dựng nhà ở hoặc các phương tiện cần thiết khác. b) Căn cứ vào thời hạn tín dụng
  • 17. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 12 Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn đến 1 năm và được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp, phục phụ nhu cầu tiêu dung cá nhân và hộ gia đình. Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ trên một năm đến 5 năm và sử dụng chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất và xây dựng công trình vừa và nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.Tín dụng trung dài hạn còn là nguồn quang trọng hình thành nên vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp mới thành lập. Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, đáp ứng cho nhu cầu đầu tư dài hạn như: xây dựng cơ sở hạ tầng (nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, đường xá, cảng biển, sân bay…),cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Do thời hạn đầu tư thường kéo dài, nên tín dụng dài hạn thường áp dụng hình thức giải ngân nhiều lần theo tiến độ dự án. Nhìn chung, tín dụng dài hạn chịu rỉu ro rất lớn, bởi vì thời hạn càng dài, thì những biến động không dự tính có thể xảy ra càng lớn. c) Căn cứ vào mứcđộ tín nhiệm đối với khách hàng Theo căn cứ này tín dụng được chia làm hai loại: - Cho vay có bảo đảm không phải bằng tài sản là loại cho vay không cần tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, quản trị tài chính hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung. - Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là loại cho vay được ngân hàng cung ứng phảicó tài sảnthế chấp hoặc cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba. Đối với khách hàng không có uy tín cao với ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải có bảo đảm. Sựbảo đảm này là căncứ pháp lý để ngân hàng có một nguồn thu thứ hai, bổ sung nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. Đồng thời tài sản thế chấp này bảo đảm khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích cam kết.
  • 18. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 13 d) Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng. Theo căn cứ này tín dụng ngân hàng được chia làm hai loại: - Tín dụng bằng tiền là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được cung cấp bằng tiền. Đây là loại tín dụng chủ yếu của các ngân hàng và việc thực hiện bằng các kỷ thuật khác nhau như: Tín dụng ứng trước, thấu chi, tín dụng thời vụ, tín dụng trả góp... - Tín dụng bằng tài sản là hình thức cho vay bằng tài sản rất phổ biến và đa dạng, riêng đối với các ngân hàng cho vay bằng tài sản được áp dụng phổ biến đó là tài trợ thuê mua. Theo phương thức cho vay này ngân hàng hoặc các công ty thuê mua(công ty con của ngân hàng) cung cấp trực tiếp tài sản cho người đi vay được gọi là người đi thuê và theo định kỳ người đi thuê hoàn trả nợ vay bao gồm cả vốn gốc và lãi. e) Căn cứ vào xuấtxứ tín dụng. Dựa vào căn cứ này cho vay chia làm hai loại: Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho những người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. f) Căn cứ vào chủ thể tín dụng được chia làm các loại sau: - Tín dụng thương mại:Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Đây là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất - kinh doanh được thực hiện dưới hình thức mua bán, bán chịu hàng hóa. Hành vi mua bán chịu hàng hóa được xem là hình thức tín dụng - người bán chuyển giao cho người mua quyền sử dụng vốn tạm thời trong một thời gian nhất định, và khi đến thời hạn đã được thỏa thuận,
  • 19. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 14 người mua phải hoàn lại vốn cho người bán dưới hình thức tiền tệ và cả phần lãi cho người bán chịu. - Tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước. - Tín dụng Nhà nước: Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội và các cá nhân. Tín dụng nhà nước xuất hiện nhằm thỏa mãn những nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước trong điều kiện nguồn thu không đủ để đáp ứng; nó còn là công cụ để nhà nước hỗ trợ cho các ngành kinh tế yếu kém, ngành mũi nhọn và khu vực kinh tế kém phát triển, và là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý, điều hành vĩ mô. - Tín dụng quốc tế: Tín dụng quốc tế là mối quan hệ giữa các nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước với nhau, hoặc với ngân hàng quốc tế và các tổ chức quốc tế, các cá nhân người nước ngoài và giữa các doanh nghiệp của các nước với nhau. … 1.1.2.4. Vaitrò của tín dụng a) Vai trò của tín dụng đối với kháchhàng * Vai trò của tín dụng đối với các doanh nghiệp: - Tín dụng là nguồn tài trợ giúp các DN có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường: Bất cứ DN nào cũng muốn mở rộng thị trường hoạt động của mình và nếu vậy phải mở rộng sản xuất. Đó là hoạt động lâu dài và cần có nguồn vốn lớn. DN có thể huy động vốn bằng nhiều cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu, vay vốn từ NHTM… Trong đó, việc vay vốn ở NHTM sẽ là một giải pháp lợi thế có thể khắc phục những nhược điểm của
  • 20. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 15 các giải pháp huy động vốn khác như: Hạn chế một số khoản chi phí trong phát hành trái phiếu, giúp DN có thể tự chủ và có khả năng kiểm soát độc lập được hoạt động SXKD của mình mà không cần phải chia quyền kiểm soát đối với các cổ đông nếu như huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu… - Tín dụng tạo điều kiện cho các DN đổi mới công nghệ, thay đổi cơ cấu sản xuất, tạo điều kiện thích nghi với tình hình thị trường cũng như đặc thù của chính DN tạo điều kiện cho hoạt động có hiệu quả hơn. - Góp phần thúc đẩy việc sử dụng vốn vay có hiệu quả. Trong thời hạn của khoản vay, các Ngân hàng thực hiện chức năng giám sát hoạt động sử dụng vốn với tư cách là chủ sở hữu vốn cho vay đối với các DN. Ngân hàng căn cứ vào các nguyên tắc tín dụng, hướng các DN sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả, đôn đốc khách hàng vay vốn trả gốc và lãi đúng thời hạn thoả thuận đã kí trong hợp đồng tín dụng. Khác với vốn tự có là không phải trả chi phí vốn, tín dụng ngân hàng phải chịu những điều kiện ràng buộc về lãi suất, thời hạn và mục đích sử dụng tiền vay…Vì vậy các DN phải có sự tính toán chi phí sản xuất hợp lý, tốc độ vòng quay vốn nhanh…Để có thể đảm bảo trả nợ cho ngân hàng đúng hạn và có lợi nhuận giữ lại. Mặt khác, trong quá trình kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay, ngân hàng giúp phát hiện ra những nhược điểm, sai sót từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp cũng như rủi ro liên quan đối với NHTM. Có thể nói tín dụng ngân hàng đã ràng buộc trách nhiệm giữa người sở hữu và người sử dụng vốn, từ đó nâng cao năng lực quản lý vốn và quá trình SXKD. - Tín dụng ngânhàngcòn giúp DN trong việc thoả mãn và chớp cơ hội kinh doanh.Khicó cơ hội kinh doanh, các DN có thể nhanh chóng vay vốn của ngân hàng để mở rộng SXKD, gia tăng sản lượng để chiếm lĩnh thị trường. Khi
  • 21. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 16 đi vay vốn ngân hàng, DN có thể sẽ được điều chỉnh kì hạn nợ, có thể trả nợ trước thời hạn hoặc khi gặp khó khăn có thể xin ngân hàng gia hạn nợ. *Vai trò của tín dụng đối với cá nhân: Cuộc sống con người luôn tồn tại những nhu cầu về vật chất và tinh thần, những nhu cầu đó ngày càng đa dạng và cao hơn bắt đầu từ những hàng hóa thiết yếu rồi đến những hàng hóa xa xỉ hơn cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Nhưng việc thỏa mãn nhu cầu đó lại phụ thuộc vao khả năng thanh toán hiện tại. Ở một chừng mực nào đó, tín dụng giúp cho cá nhân linh hoạt hơn trong việc giải quyết vấn đề thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Vai trò này hết sức có ý nghĩa đối với những trường hợp mua sắm các hàng hóa thiết yếu có giá trị cao như nhà của, xe hơi… hay chi tiêu cấp bách như ốm đau, bệnh tật, ma chay, cưới hỏi… Ngoài ra, tín dụng còn là kênh các Ngân hàng tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình giúp họ có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành. Với điều kiện cấp tín dụng đơn giản hơn đối với khách hàng là doanh nghiệp, tín dụng cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình phù hợp với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, phù hợp với đặc tính và tập quán kinh doanh của nhóm đổi tượng này. b) Vai trò của tín dụng đối với hoạt động của NHTM. - Tín dụng manglại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng đồng thời nâng cao khả năngcạnhtranhcủa ngânhàng.Tíndụng đặc biệt là tín dụng trung dài hạn cả về số lượng và chất lượng là hoạt động mang tính chiến lược của các NHTM. Với những khoản tín dụng có quy mô lớn và lãi suất cao, thời gian dài…là những khoản tín dụng mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. - Khi ngân hàngcấp tín dụng cho khách hàng chính là ngân hàng tạo ra và duy trì khách hàng của mình trong tương lai, tạo điều kiện để ngân hàng mởrộng phạm vi hoạt động của mình và ngày càng khẳng định vai trò, vị thế trong nền kinh tế .Một khi ngân hàng tạo dựng được các mối quan hệ
  • 22. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 17 với khách hàng thì ngân hàng có điều kiện để lôi kéo khách hàng sử dụng thêm các dịch vụ khác do mình cùng cấp. - Tín dụng còn là cách thức khả thi để giải quyết nguồn vốn huy động còn dư thừa tại mỗi ngân hàng. Đồng thời là cách để ngân hàng gọi vốn từ nền kinh tế đáp ứng nhu cầu về vốn cho các DN. c) Vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế - Tín dụng ngân hàng có vai trò trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, pháttriển các ngành công nghiệp mũi nhọn, tăng tỷ trọng các ngành sản xuấtvật chất- nền tảng cho phát triển kinh tế đất nước, đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Trong chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của mỗi quốc gia, nhiều quốc gia đã thực hiện phân loại những ngành kinh tế mũi nhọn và ngành kinh tế kém phát triển để có kế hoạch đầu tư cân đối lại cơ cấu kinh tế: công nghiệp – nông nghiệp - dịch vụ. Muốn thực hiện được kế hoạch đó cần phải có vốn. Tín dụng ngân hàng góp phần đáp ứng điều đó. Ngân hàng cấp tín dụng cho các dự án, chương trình phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu, hình thành các ngành sản xuất mũi nhọn, khuyến khích đẩy nhanh tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế hợp lý và khai thác triệt để các nguồn nhân lực. - Tín dụng ngân hàng làm giảm hệ số tiền nhàn rỗi trong lưu thông, đáp ứng nhu cầu vốn cho tái sản xuất mở rộng. Trong nền kinh tế, thường xuyên xuất hiện các nguồn vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi đồng thời cũng có nhiều DN, cá nhân có nhu cầu về vốn. Với chức năng là trung gian tài chính, các NHTM thúc đảy quá trình tích tụ và tập trung vốn, điều hoà lượng cung cầu về vốn trong nền kinh tế. Mặt khác, thông qua chức năng phân phối lại vốn theo nguyên tắc có hoàn trả của tín dụng, các nguồn vốn được đưa vào luân chuyển thông qua hệ thống NHTM, tạo cơ sở thúc đẩy luân chuyển vật tư hàng hoá và sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Điều đó giúp các DN và cả nền
  • 23. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 18 kinh tế hoạt động một cách liền mạch, không ngắt quãng. Có thể nói tín dụng ngân hàng là một kênh dẫn vốn có hiệu quả. - Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy quan trọng góp phần phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại.Trong điều kiện hiện nay, sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn gắn liền với thị trường thế giới, nền kinh tế trong nước đã mở cửa và bắt đầu hội nhập. Tín dụng ngân hàng dần trở thành một trong những phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau dưới các hình thức: tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, tín dụng hỗ trợ phát triển, cho vay viện trợ… 1.2.CHẤT LƯỢNGTÍNDỤNGCỦANGÂNHÀNG THƯƠNGMẠI 1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng Trong cơ chế thị trường để có thể tồn tại và phát triển, dành ưu thế trong cạnh tranh, thích ứng với thị trường và yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, các doanh nghiệp luôn phải tiến hành đa dạng hoá các sản phẩm trong dịch vụ của mình nhằm thu hút khách hàng. Với chính sách sản phẩm, trong đó tập trung và nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những chiến lược thông minh nhất, hữu hiệu nhất của các doanh nghiệp hiện nay. Có thể nói, chấtlượng của một sản phẩm hay một dịch vụ đều được biểu hiện ở mức độ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng và lợi ích tài chính cho người cung cấp. Từ cách hiểu đó, trong kinh doanh, chất lượng tín dụng ngân hàng là: “Mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng vay tiền, phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện đặc thù của bản thân Ngân hàng, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng“ Với cáchđịnh nghĩa này, chấtlượng tín dụng được đánhgiá trên 3 góc độ: * Trên góc độ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: Chất lượng tín dụng là khoản tín dụng được đảm bảo an toàn, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chính sách tín dụng của Ngân hàng, được hoàn trả gốc và lãi đúng
  • 24. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 19 thời hạn, đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng với chi phí nghiệp vụ thấp, tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường, làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế. * Trên góc độ hoạt động cuả khách hàng: Vì nhu cầu vay vốn tín dụng của khách hàng là để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nên chất lượng tín dụng được đánh giá theo tính chất phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với mức lãi suất và kì hạn hợp lý, thủ tục vay đơn giản thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo được nguyên tắc tín dụng. *Trêngóc độ của nền kinh tế: Chất lượng tín dụng được đánh giá qua mức độ phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm, khai thác các khả năng trong nền kinh tế, thúc đảy quá trình tích tụ và tận dụng sản xuất, giải quyết tốt các mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế, hoà nhập cộng đồng quốc tế. Có thể nói, chất lượng tín dụng là một khái niệm tương đối: nó vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu tính toán như tổng nguồn vốn huy động, tỷ lệ nợ quá hạn …) lại vừa trừu tượng (thể hiện qua năng lực thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế…). 1.2.2. Mộtsố chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Để đánh giá chất lượng tín dụng, đứng trên giác độ là một nhà Ngân hàng chúng ta phải xem xét cả những chỉ tiêu về mặt định tính và định lượng. 1.2.2.1. Nhómchỉ tiêu định tính Về mặt định tính ta xem xét trên các khía cạnh sau: - Sự hài lòng của khách hàng đến với Ngân hàng. Tuy không đưa ra những chỉ tiêu cụ thể nhưng qua các giao dịch hàng ngày với khách hàng, Ngân hàng sẽ nhận thấy hiệu quả của chất lượng tín dụng qua số lượng khách hàng, thái độ, sự góp ý của khách hàng cũng như truyền thống giao dịch của họ.
  • 25. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 20 - Tình hình thực hiện các qui chế, qui định pháp luật của nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng VPbank cũng như của địa phương nơi chi nhánh hoạt động trong suốt quá trình hoạt động trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình. 1.2.2.2. Nhómchỉ tiêu định lượng Hiện nay để đánh giá chất lượng tín dụng của các Ngân hàng, người ta thường so sánh kết quả hoạt động năm sau so với năm trước, và sử dụng một số chỉ tiêu tương đối, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác tín dụng chủ yếu sau: a) Tổng dư nợ Đây là tiêu quan trọng. Nếu như chỉ tiêu tổng nguồn vốn huy động phản ánh qui mô đầu vào thì chỉ tiêu tổng dư nợ cho biết quy mô đầu ra của nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Nó phản ánh mức vốn Ngân hàng đã giải ngân cho các tổ chức kinh tế, các chủ thể kinh tế vay trong kì. Nếu chỉ số này lớn chứng tỏ Ngân hàng đã tạo được uy tín đối với khách hàng, dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp đa dạng, phong phú, phù hợp và được khách hàng chấp nhận … Ngược lại, chứng tỏ Ngân hàng hoạt động kém, khả năng cho vay thấp, Ngân hàng bị ứ đọng nhiều vốn. Tuy nhiên, ta cần dựa vào mối quan hệ giữa tổng nguồn vốn huy động và tổng dư nợ của Ngân hàng để đánh giá một cách chính xác hơn chất lượng tín dụng. Để nghiên cứu mối quan hệ này, người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu sau: b) Hiệu suất sử dụng vốn vay Hiệu suất sử dụng vốn vay = Chỉ tiêu này giúp các nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định được hiệu quả của
  • 26. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 21 một đồng vốn huy động. Nhưng ta cũng chưa thể khẳng định được chỉ tiêu này cao hay thấp thì tốt. Vì nếu như tiền gửi nhỏ hơn tiền vay, Ngân hàng phải tìm kiếm nguồn vốn khác để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng, lợi nhuận của Ngân hàng thu được không cao vì chi phí huy động các nguồn vốn này lớn. Ngược lại, nếu như tổng nguồn vốn huy động lớn hơn nhiều so với tiền vay thì Ngân hàng sẽ ứa đọng vốn, số vốn ứa đọng coi như bị lỗ. Tuy nhiên nếu mọi khoản vay đều hiệu quả thì tỉ lệ này ≥ 1 là tốt nhất. c) Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng = trong đó Dư nợ bình quân= Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của Ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng an toàn. d) Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu Nợ quá hạn được hiểu là các khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đến hạn thanh toán đã thoả thuận trong hợp đông tín dụng. Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 theo điều 7 QĐ 493/NHNN. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng. - Tỷ lệ nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100 Đây là chỉ tiêu quan trọng trong công việc đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng, nhằm phản ánh mức độ cho vay của Ngân hàng đối với khách hàng có khả năng hoàn trả thấp. Theo quy định tại Thông tư số 49/2004/TT- BTC ngày 03/06/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
  • 27. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 22 hoạt động tài chính của các TCTD Nhà nước, tỷ lệ này nên ở mức ≤ 5%. Đồng thời theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ tham khảo là ≤ 5%. - Tỷ lệ nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu = x 100 Đây là chỉ tiêu phản ánh các khoản cho vay của Ngân hàng được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi. Tỷ lệ này ở mức càng nhỏ càng tốt. Và để có thể đánh giá chính xác hơn cần tính tỷ lệ của từng loại nợ xấu so với tổng dư nợ (phân tích các tỷ lệ chi tiết cho từng nhóm nợ - từ nhóm 3 đến nhóm 5). Khi xem xét đến nợ xấu, Ngân hàng đồng thời phải quan tâm đến một số chỉ tiêu sau : - Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: Tỷ lệ này nhằm phản ánh khả năng bù đắp rủi ro từ hoạt động tín dụng của Ngân Hàng. Tỷ lệ dự phòng rủi ro (%) = x 100 e) Chỉ tiêu lợi nhuận Tỷ lệ lợi nhuận = Lợi nhuận từ hoạt độngtín dụng của NHTM chiếm từ 70%-85% tổng lợi nhuận của NHTM. Nếu lợi nhuận của một Ngân hàng nào đó tăng lên hàng năm, điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng được nâng lên. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng. Lợi nhuận ở đây phản ánh chênh lệch giữa chi phí đầu vào (lãi suất huy động) và thu lãi đầu ra. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sinh lời của vốn tíndụng, một khoản tín dụng ngắn hạn hay dài hạn không thể xem là có chất lượng cao nếu nó không mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng.
  • 28. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 23 Chỉ tiêu này cao chứng tỏ các khoản cho vay của Ngân hàng sinh lời, ngược lại chỉ tiêu này thấp chứng tỏ các khoản cho vay không sinh lời, đồng nghĩa chất lượng tín dụng là chưa tốt. Đánh giá chất lượng tín dụng trên cơ sở căn cứ vào lợi nhuận thu được củacác NHTM, đây cũng là chỉ tiêu tương đốivì nó cònphụ thuộc vào nhiều yếu tố như chínhsáchlãi suất, chínhsách khách hàng… Thông thường trong hoạt độngcủa Ngân hàng, nếu chất lượng tín dụng Ngân hàng tốt, tỷ lệ nợ xấu sẽ thấp thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng sẽ cao hơn khi cùng ở một mức dư nợ với Ngân hàng khác. 1.2.3. Sựcần thiết nâng cao chấtlượng tín dụng a) Chất lượng tín dụng với sự phát triển của kinh tế - xã hội Sinh ra từ nền sản xuất hàng hóa, tín dụng đã có những đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn để thúc đẩy tiến trình phát triển của xã hội. Lịch sử đã chứng minh điều đó thông qua sự ra đời và phát triển của xã hội loài người thông qua các hình thái kinh tế. Ngày nay, cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa, tín dụng ngày càng phát triển nhằm cung cấp thêm các phương tiện giao dịch để đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng tăng trong toàn xã hội. Trong điều kiện đó, chất lượng tín dụng ngày càng được quan tâm, bởi lẽ: - Đảm bảo chất lượng tín dụng là điều kiện để Ngân hàng làm tốt vai trò trung tâm thanh toán: Khi chất lượng tín dụng được đảm bảo sẽ tăng vòng quay vốn tín dụng, với số lượng tiền như cũ, có thể thức hiện số lần giao dịch lớn hơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lưu thông, củng cố sức mua của đồng tiền. - Chất lượng tín dụng tạo điều kiền cho Ngân hàng thức hiện tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế quốc dân: là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, tín dụng góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế. Tăng cường chất lượng tín dụng sẽ giảm thiểu lượng tiền thừa trong lưu thông. Điều đó không những giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế mà còn tạo điều kiện mở rộng phạm vi thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó tiết kiệm
  • 29. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 24 chi phí lưu thông cho xã hội, góp phần vào phần điều hòa và ổn định lưu thông tiền tệ. - Chấtlượng tín dụng góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia: Điều này xuất phát từ nhiệm vụ tín dụng của NHTM có quan hệ chặt chẽ với khối lượng tiền mặt trong lưu thông, thông qua cho vay chuyển khoản, thực hiên thanh toán không dùng tiền mặt, các NHTM có khả năng mở rộng tiền ghi sổ gấp nhiều lần so với số tiền thực có. Chính vì vậy, tín dụng là nguyên nhân tiềm ẩn của lạm phát. Đảm bảo chất lượng tín dụng sẽ tạo điều kiện cho các NHTM cung cấp tổng phương tiện thanh toán phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, tạo khả năng giảm bớt lượng tiền thừa trong lưu thông, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng uy tín của quốc gia bằng việc phát huy tác dụng của các sản phẩm, dịch vụ trong tương lai của các công trình đầu tư. - Tín dụng là công cụ để thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội theo từng ngành, từng lĩnh vực. Mặt khác, thông qua sự đánh giá, phân tích khả năng phát triển của các đối tượng định đầu tư để có những quyết định đầu tư đúng đắn nhằm khai thác tiềm tang về tài nguyên, lao động, tiền vốn…để tăng cường năng lực sản xuất, cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động… Chất lượng tín dụng nâng cao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng trong cả nước, ổn định và phát triển nền kinh tế. - Chấtlượng tín dụng góp phần lành mạnhhóa quan hệ tín dụng: Hoạt động tín dụng được mở rộng với các thủ tục được đơn giản hóa, thuận tiện nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc tín dụng sẽ góp phần cho vay đúng các đối tượng cần thiết, giảm thiểu và đi đến xóa bỏ nạn cho vay nặng lay chủ yếu hiện nay đang hoành hành ở nông thôn và các vùng xa xôi, hẻo lánh. Tín dụng có mối quan hệ mật thiết với nền kinh tề, xã hội. Thiết lập một cơ chế chính sách tín dụng đồng bộ, có hiệu quả sẽ có tác động tích cực
  • 30. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 25 đến mọi mặt của nền kinh tế, xã hội. Điều đó cũng thể hiện chất lượng hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường. b) Chấtlượng tíndụng đốivớisựtồntạivà pháttriển củacácNHTM - Chất lượng tín dụng làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các NHTM do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng được vòng quay vốn tín dụng và thu hút được nhiều khách hàng bởi các hình thức sản phẩm, dịch vụ, tạo ra một hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của Ngân hàng và sự trung thành của khách hàng; - Chất lượng tín dụng gia tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng do giảm được sự chậm chễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn đã cho vay. - Chấtlượng tín dụng cảithiện hình ảnh tài chính của Ngân hàng, tạo thế mạnh của Ngân hàng trong quá trình cạnh tranh. Chất lượng tín dụng cao thể hiện tình hình tài chính lành mạnh của Ngân hàng, đảm bảo mọi hoạt động của Ngân hàng diễn ra một cách an toàn và ổn định từ đó thu hút khách hàng về phía mình, nâng cao khả năng cạnh tranh của chính bản thân Ngân hàng trên thị trường. - Chất lượng tín dụng tạo thuận lợi cho sụ tồn tại lâu dài của Ngân hàng bởi vì chất lượng tín dụng cho phép Ngân hàng có những khách hàng trung thành và những khoản lợi nhuận để bổ sung vốn đầu tư. - Chất lượng tín dụng củng cố mối quan hệ xã hội của Ngân hàng. Với những ưu thế trên, việc củng cố và tăng cường chất lượng tín dụng của các NHTM là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của các NHTM; và cũng chính vì vậy, chất lượng tín dụng luôn phải được cải tiến. c) Chất lượng tín dụng đối với khách hàng - Cung cấp kịp thờinhu cầu vềvốn cho khách hàng: Chất lượng tín dụng cao sẽ tạo điều kiên cho Ngân hàng mở rộng thị trường, cung cấp tín dụng kịp thời, đáp ứng yêu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh của khách hàng. - Lành mạnhhóa tình hình tài chính của khách hàng: Để đảm bảo chất lượng tín dụng thì Ngân hàng tiến hành viêch kiểm tra, kiểm soát việc sử
  • 31. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 26 dụng vốn tín dụng của khách hàng qua đó cùng khách hàng phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót trong hoạt động tài chính kinh doanh của họ. Do vậy nâng cao chất lượng tín dụng góp phần phát triển chất lượng sản xuất kinh doanh cũng như làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của khách hàng. 1.3.Cácnhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ngânhàng của Ngânhàng thương mại Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, dưới đây ta xem xét trên 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng sau: 1.3.1. Cácnhân tố thuộc về phía khách hàng Để đảm bảo khoản tín dụng sử dụng có hiệu quả, đem lại lợi ích cho Ngân hàng và sự phát triển của nền kinh tế xã hội thì khách hàng là một nhân tố hết sức quan trọng. Các nhân tố ảnh hưởng từ phía khách hàng đến chất lượng tín dụng bao gồm: - Tư cách, năng lực pháp lý, trình độ, khả năng tổ chức quản lý của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp. Đây là vấn đề được Ngân hàng xem xét kỹ trước khi cấp tín dụng (bằng cách xem xét hồ sơ pháp lý của người vay). Nếu trong doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, tổ chức quản lý tốt sẽ có khả năng đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển, có khả năng bù đắp chi phi kinh doanh và trả nợ Ngân hàng đúng hạn, hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. - Phương án sản xuất, chiến lược kinh doanh của khách hàng. Việc xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm tốt, đúng đắn là một trong những cách sử dụng vốn vay hiệu quả nhất, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp khi kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, quyết định được việc doanh nghiệp có thể trả nợ Ngân hàng được hay không. - Cách thức tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, áp lực cạnh tranh cao, việc các doanh nghiệp tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện hình thành mạng lưới tiêu thụ sản
  • 32. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 27 phẩm tốt là một yếu tố quan trọng giúp quá trình tái sản xuất diễn ra thông suốt, tăng nhanh vòng quay vốn, tiết kiệm chi phí, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sự đảm bảo cho Ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng. - Vốn - khả năng tàichính của doanh nghiệp. Khả năng tài chính tốt là điều kiện để doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, đầu tư mua sắm thiết bị tiên tiến,sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, chiếm lĩnh thị trường và đem lại lợi nhuận lớn để trả nợ Ngân hàng. 1.3.2. Các nhân tố thuộc về phía Ngân hàng - Quy mô và cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn NHTM: Muốn cho vay được, các Ngân hàng phải có vốn. Các nguồn vốn phải không những đầy đủ mà phải hợp lý cả về qui mô và kỳ hạn để đáp ứng được nhu cầu thanh toán của khách hàng cũng như đảm bảo an toàn tín dụng cho chính bản thân Ngân hàng. - Năng lực của Ngân hàngtrong việc thẩm định các dự án: Nguyên tắc hàng đầu của tín dụng là phải hoàn trả vốn và lãi vay đúng kì hạn. Điều này không thể thực hiện được nếu nếu như khách hàng không làm ăn hiệu quả, hoặc không co thiện chí, cố tình lừa đảo. Để hạn chế nguy cơ này, Ngân hàng cần thực hiện tốt công tác thẩm định dự án, thẩm định khách hàng. Việc thẩm định thường được tiến hành trước và chủ yếu tập trung vào: tư cách pháp lý, khả năng tài chính, khả năng quản lý, mối quan hệ với Ngân hàng…Nếu khách hàng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu do Ngân hàng đặt ra thì dự án đầu tư sẽ tiếp tục được xem xét có cho vay hay không. Vấn đề đặt ra với mỗi Ngân hàng là các thủ tục, điều kiện, tiêu chuẩn được sử dụng làm căn cứ để đánh giá khách hàng đã hợp lý hay chưa? Nếu thủ tục quá rườm rà, khắt khe, không phù hợp với thực tế thì rất ít doanh nghiệp đảm bảo thoả mãn các yêu cầu của Ngân hàng. Điều này cản trở cho Ngân hàng trong việc thu hút khách hàng, mở rộng tín dụng. Ngược lại, nếu không chặt chẽ có thể khiến các Ngân hàng ra quyết định sai lầm khi cho vay, dẫn đến rủi ro tín dụng.Vì vậy, trong quá
  • 33. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 28 trình hoạt động, các NHTM phải không ngừng cải tiến công tác thẩm định dự án đầu tư , thẩm định khách hàng - Năng lực giám sát , xử lý các tình huống tín dụng của Ngân hàng: Hoạt động kinh doanh luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn không thể lường trước. Vì vậy cho dù công tác thẩm định dự án tốt, các NHTM cần phải thực hiện giám sát, Xử lý các tình huống tín dụng. Hoạt động giám sát chủ yếu tập trung vào: sự tuân thủ mục đích sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, tình hình hoạt động thực tế của dự án, tiến độ trả nợ, tình hình biến động tài sản của doanh nghiệp, những vấn đề mới nảy sinh… Thực hiện tốt công tác này giúp NHTM phát hiện, ngăn chặn kịp thời biểu hiện tiêu cực như sử dụng vốn sai mục đích , lừa đảo Ngân hàng … đồng thời thông qua giám sát, khi DN gặp khó khăn, Ngân hàng có thể có những biện pháp giúp đỡ DN như: cung cấp thông tin, đưa ra lời khuyên thậm chí có thể gia hạn nợ, điều chỉnh kì hạn nợ, cho vay thêm để dự án của DN đạt hiệu quả cao nhất, qua đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. - Chính sách tín dụng của Ngân hàng: Chính sách tín dụng của một Ngân hàng là kim chỉ nam cho hoạt động tíndụng của Ngân hàng đó. Bên cạnh việc phải phù hợp với đường lối phát triển của nhà nước thì chính sáchtín dụng cònphải đảm bảo kết hợp hài hoà quyền lợi của người gửi tiền, người đi vay và quyền lợi của chính bản thân Ngân hàng. Chính sách tín dụng phải tạo ra sự công bằng, không những phải đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng mà còn phải đảm bảo đủ sức hấp dẫn đối với khách hàng. Một chính sách tín dụng đồng bộ, thống nhất và đầy đủ, đúng đắn sẽ xác định phương hướng đúng đắn cho cán bộ tín dụng. Ngược lại, một chính sách tín dụng không đầy đủ, đúng đắn và thống nhất sẽ tạo ra định hướng lệch lạc cho hoạt động tín dụng, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng tạo kẽ hở cho người sử dụng vốn không đem lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến rủi ro tín dụng. - Thông tin tín dụng: Thông tin luôn là yếu tố cơ bản cần thiết cho công tác quản lý dù ở bất kỳ lĩnh vực nào. Thông tin càng chính xác, kịp thời thì càng thuận lợi cho Ngân hàng trong việc đưa ra quyết định cho vay, theo dõi
  • 34. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 29 việc sử dụng vốn vay và tiến độ trả nợ. Đồng thời còn giúp ngân hàng xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chính sách tín dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế. Tất cả những điều đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng. - Công nghệ Ngân hàng, trang bị kĩ thuật của Ngân hàng: Nếu công nghệ, trang thiết bị càng hiện đại thì Ngân hàng càng tạo được điều kiện đơn giản hoá các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng vay vốn. Đó là tiền đề để Ngân hàng thu hút thêm khách hàng, mở rộng tín dụng. Mặt khác, nó còn giúp cho các NHTM thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách tín dụng có hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng. - Chất lượng nhân sựvà quản lýnhân sựcủa Ngân hàng: Hoạt động tín dụng Ngân hàng là hoạt động phức tạp, nó liên quan đến nhiều vấn đề của đời sốngxã hội, vai trò của conngười lại càng trở nên quan trọng. Các phương tiện kĩ thuật hiện đại không thể thay thế đựoc sựnhạy cảm hay kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Vì vậy, vấn đề nhân sự là vấn đề cực kì quan trọng đối với mỗi Ngân hàng, đặc biệt là: chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự. 1.3.3. Các nhân tố khách quan a. Môitrường kinh tế - xã hội - Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên thuận lợi hay bất lợi tác động và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinhh doanh của DN , đặc biệt là các DN mà hoạt động của chúng phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên, do đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng . - Môi trường chính trị - xã hội: Sự ổn định của môi trường chính trị - xã hội là căn cứ quan trọng để ra quyết định của các nhà đầu tư. Nếu môi trường ổn định thì các nhà đầu tư sẽ yên tâm thực hiện mở rộng dự án, nhu cầu vốn tín dụng tăng lên và ngược lại. b. Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý không chặt chẽ, nhiều bất cập sẽ tạo cơ hội cho các DN yếu kém làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau và lừa đảo Ngân hàng.
  • 35. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 30 Đồng thời khiến các nhà đầu tư trung thực không dám mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh do đó hạn chế nhu cầu tín dụng. Sự thay đổi chủ trương chính sách của Nhà nước cũng gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp. Cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu …thay đổi đột ngột , gây xáo động trong SXKD , DN không tiêu thụ được sản phẩm , hay chưa có phương án SXKD mới dẫn đến nợ quá hạn , Nợ khó đòi, chất lượng tín dụng giảm sút. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 đã trình bày những lý luận khái quát về chất lượng tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Có thể nói rằng, hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các NHTM nhưng kèm theo nó là những rủi ro mà có thể gây tổn thất rất nghiêm trọng cho không chỉ các NHTM, doanh nghiệp mà còn có tác dụng lan truyền đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội của mỗi một quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng cũng như chất lượng của nó, các NHTM không ngừng phân tích,nghiên cứu, đánh giá để tìm ra bản chất cũng như các nhân tố ảnh hưởng để có những biện pháp quản lý, nâng cao chất lượng tín dụng của bản thân mình, đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Nội dung chương 1 là tiền đề lý luận cho các chương tiếp theo của chuyên đề. Để có thể đưa ra những giải pháp phù hợp, chúng ta cần nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng của từng tổ chức tín dụng cụ thể.
  • 36. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 31 Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM THINH VƯỢNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1.1. Sựhình thành và phát triển Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993. Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ đồng. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Vốn điều lệ hiện nay của VPBank là 5.770 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động bao gồm tổng số hơn 200 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. Ngày 10/9/1993, khi VPBank chính thức mở cửa giao dịch tại 18B Lê Thánh Tông, số lượng cán bộ nhân viên chỉ có vỏn vẹn 18 người. Cùng với việc phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, số lượng nhân sự của VPBank cũng tăng lên tương ứng. Đến hết 31/12/2012, tổng số nhân viên nghiệp vụ toàn hệ thống VPBank là: hơn 4.031 cán bộ nhân viên, hơn 92% trong số đó có độ tuổi dưới 40, khoảng 80% cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học. Trong năm 2010, VPBank là một trong những đại lý xuất sắc về hiệu quả mạng lưới tại Việt Nam do Western Union trao tặng và chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc do The Bank of New York - Mỹ trao tặng. Tiếp đó vào năm 2011, ngân hàng còn nhận được chứng nhận ngân hàng thanh toán xuất sắc nhất do Citibank, Bank of NewYork trao tặng; giải thưởng doanh nghiệp vì cộng đồng; doanh nhân vì cộng đồng, sản phẩm - dịch vụ vì cộng đồng; Top 100 sản phẩm, dịch vụ Việt Nam được tin dùng. Năm 2012,
  • 37. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 32 VPBank lần thứ 7 được nhận giải thưởng “Ngân hàng có chất lượng thanh toán quốc tế xuất sác nhất”, cùng với đó là giải “Thương hiệu quốc gia 2012” do Hội đồng thương hiệu quốc gia trao tặng. Với mục đích mở rộng mạng lưới kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp các dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng. Ngày 01/10/2004, VPBank nhận được công văn chấp thuận số 3595/UB-KT của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, công văn chấp thuận số 1128/NHNN-CNH, ngày 06/10/2004 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cho phép mở chi nhánh cấp 1 Hà Nội (địa chỉ tại số 4 Dã Tượng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ngày 02/11/2004, Hội đồng quản trị VPBank đã ban hành Quyết định số 81-2004/QĐ-HĐQT thành lập chi nhánh Hà Nội và chi nhánh đã chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 04/01/2005. Đến nay, Chi nhánh Hà Nội là một trong 21 chi nhánh cấp 1 lớn nhất của VPbank với tổng số cán bộ nhân viên của chi nhánh hiện nay khoảng gần 50 người, mạng lưới chi nhánh gồm 10 phòng giao dịch trực thuộc. Chi nhánh Hà Nội trải qua hơn 8 năm thành lập và phát triển đã và đang cố gắng từng bước phấn đấu, từng bước xây dựng và trưởng thành toàn diện trên các mặt huy động nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư, nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt và các hoạt động khác. Những nhiệm vụ chính của chi nhánh Hà Nội: - Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng VNĐ, ngoại tệ. - Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng) bằng VNĐ và ngoại tệ. - Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh) - Kinh doanh ngoại tệ. Cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ....
  • 38. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 33 2.1.2. Cơ cấutổ chức của Ngânhàng Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Hà Nội Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng VPBank – Chi nhánh Hà Nội BAN GIÁM ĐỐC Phòng giao dịch - kho quỹ Phòng kế toán Phòng A/O doanh nghiệp VPBank Cát Linh VPBank Trần Hưng Đạo VPbank Tràng An VPbank Tôn Đức Thắng Phòng A/O cá nhân VPbank Ba Đình Phòng quản lý tín dụng Phòng TTQT và Kiều hối Phòng thu hồi nợ VPbank Thụy Khê VPbank Khâm Thiên VPbank Trần Xuân Soạn VPbank Lê Hồng Phong VPbank Nam Thăng Long
  • 39. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 34 Hiện nay, Ngân hàng VPBank – Chi nhánh Hà Nội có mạng lưới hoạt động rộng với 10 phòng giao dịch ở các địa bàn đông dân cư của thành phố Hà Nội cùng 7 phòng nghiệp vụ chức năng.  Phòng kế toán: Nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán được quy định như sau:Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp. Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động hạch toán kế toán của Chi nhánh  Phòng thanh toán quốc tế và kiều hối: - Thực hiện các giao dịch với khách hàng đúng quy trình tài trợ thương mại và hạch toán kế toán những nghiệp vụ liên quan mà phòng thực hiện trên cơ sở hạn mức khoản vay, bảo lãnh đã được phê duyệt, thực hiện nghiệp vụ phát hành bảo lãnh đối ứng theo đề nghị của ngân hàng nước ngoài, thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế - Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh; chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn, đảm bảo an toàn tiền vốn tài sản của ngân hàng, khách hàng trong các giao dịch kinh doanh đối ngoại - Tiếp thị, tiếp cận khách hàng, giới thiệu sản phẩm, tiếp thu, tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, trước hết là các dịch vụ liên quan đến đối ngoại. Tư vấn cho khách hàng về các giao dịch đối ngoại, hợp đồng thương mại quốc tế… - Thực hiện quản lý thông tin (lưu trữ hồ sơ phân tích, bảo mật, cung cấp) liên quan đến công tác của Phòng và lập các loại báo cáo theo quy định - Tham gia ý kiến, phối hợp với các Phòng trong quy định tín dụng và quy trình quản lý rủi ro theo chức trách của Phòng  Phòng phụcvụ khách hàng doanh nghiệp (A/O DN): Hoạt động chính là tìm kiếm khách hàng và cho vay
  • 40. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 35 - Nghiên cứu thông tin, tìm hiểu nhu cầu khách hàng . Lập kế hoạch tiếp thị và kế hoạch vay của khách hàng theo từng đối tượng. Nghiên cứu, đề xuất thực hiện các hình thức quảng cáo sản phẩm, dịch vụ tốt nhất của Ngân hàng tới KHDN. - Liên hệ với các tổ chức kinh tế để tìm kiếm khách hàng, khai thác tối đa nhu cầu cần thiết của khách hàng. Tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng, tư vấn, góp ý và đề xuất các sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu khách hàng. - Thu thập thông tin về khách hàng. Thẩm định và xếp hạng khách hàng đồng thời theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn để kịp thời xử lý. - Tiếp nhận hồ sơ vay vốn và bảo lãnh thanh toán. - Kết hợp với phòng thẩm định, đánh giá tài sản đảm bảo. - Lập tờ trình thẩm định khách hàng (vay/LC/bảo lãnh), lập phiếu luân chuyển hồ sơ. Lập tờ trình sửa đổi cấp tín dụng - Khi xuất hiện nợ quá hạn, nhân viên A/O đề xuất chuyển món vay sang nợ quá hạn, chuyển hồ sơ của khách hàng có vấn đề hoặc vay quá hạn sang phòng thu hồi nợ để xử lý…  Phòng phục vụ khách hàng cá nhân - Hướng dẫn triển khai thực hiện các sản phẩm dịch vụ khách hàng cá nhân trong toàn chi nhánh. - Lập kế hoạch tìm kiếm khách hàng, cho vay, thu nợ. Thực hiện nhiệm vụ phân tích món vay và tiến hành nghiệp vụ cho vay khi phù hợp. Thực hiện giám sát, kiểm tra tín dụng cá nhân của các phòng giao dịch và trong chi nhánh. - Chỉ đạo, giám sát các khoản vay, xử lý nợ quá hạn và nợ xấu trong toàn chi nhánh. Tổng hợp số liệu cho vay, thu nợ, thường xuyên kiểm tra định kì và theo dõi khách hàng.
  • 41. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 36 - Nghiên cứu và đề xuất thực hiện các hình thức quảng cáo, marketing các sản phẩm dịch vụ của KHCN. - Lưu trữ các tài liệu, chứng từ, giấy tờ có liên quan tới khách hàng ,hợp đồng tín dụng , thế chấp cầm cố tài sản cựng cỏc chứng từ liên quan khác trong suốt quá trình tín dụng của một bộ hồ sơ.  Phòng giao dịch kho quỹ - Chào đón khách hàng, giới thiệu sản phẩm, cung cấp dịch vụ phù hợp yêu cầu cho KH. Giải đáp thắc mắc và hướng dẫn khách hàng sử dụng các sản phẩm của NH đồng thời cung cấp thông tin về tài khoản của KH khi có yêu cầu. Thu thập thông tin về khách hàng, cập nhật tình trạng tài chính, lịch sử vay vốn, gửi tiết kiêm…của KH. - Mở tài khoản cho khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới tài khoản tiền gửi và tài khoản tiết kiệm. - Thu đổi ngoại tệ, tiền mặt cho KH theo quy định về quy đổi ngoại hối của VPBank và NHNN. - Hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng. - Đối chiếu chứng từ rút tiền vay và số tiền trên tài khoản giải ngân, nếu khớp đỳng thỡ cho khách hàng rút tiền vay. - Tiếp thu, ghi nhận các đề nghị, góp ý của khách hàng về dịch vụ và sản phẩm, thái độ của nhân viên đối với khách hàng để rút kinh nghiệm, sửa sai hoặc phát huy thế mạnh. - Thực hiện các nhiệm vụ kho quỹ như kiểm đếm, thu chi bảo quản tiền mặt, ngoại tệ. Lưu hồ sơ về các món, nghiệp vụ…  Ban quản lý tín dụng (C/A): C/A là một bộ phận trong hệ thống cấp tín dụng của VPBank, có vai trò hỗ trợ và kiểm soát hoạt động cấp tín dụng tại đơn vị kinh doanh. Đảm bảo tuân thủ phê duyệt cấp tín dụng, tuân thủ quy định, quy trình cấp tín dụng của VPBank tại chi nhánh và phòng giao dịch. C/A có các nhiệm vụ chính sau: xác
  • 42. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 37 nhận số dư cấp TD, TSĐB; kiểm tra xác nhận thông tin CIC; hạch toán TSĐB, giải ngân, bảo lảnh; lưu, tất toán hồ sơ; hỗ trợ nhắc nợ, thu nợ; báo cao theo chỉ đạo của lãnh đạo chi nhánh…  Phòng hành chính tổ chức - Kết hợp với hội sở để thực hiện công tác tổ chức, quản lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Công tác văn thư, lễ tân, hành chính. - Quản lý, trang bị văn phòng phẩm, phương tiện làm việc, đồng phục cán bộ nhân viên cho toàn chi nhánh và cỏc phòng giao dịch. - Thực hiện tốt công tác bảo vệ, phũng cháy, an ninh, phối hợp kho quỹ đảm bảo an toàn tài sản trong kho quỹ trong toàn chi nhánh. - Đảm bảo vận chuyển tiền đến cỏc phũng giao dịch an toàn. 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh a) Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là hoạt động rất được VPBank chú trọng, với mục tiêu đảm bảo vốn cho vay, an toàn thanh khoản và nâng cao vị thế của VPBank trong hệ thống ngân hàng. Cùng với việc huy động vốn từ dân cư, chi nhánh cũng đã chú trọng đến việc thu hút tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức thông qua việc khẳng định uy tín của mình bằng chất lượng dịch vụ không ngừng hoàn thiện. Trong công tác huy động vốn, ngân hàng thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ kết hợp với chính sách khách hàng nên nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng đều qua các năm, đảm bảo được cân đối vốn cung cầu và tạo sự chủ động cho hoạt động kinh doanh. Công tác quản lý tiền gửi dân cư cũng được chi nhánh thực hiện nghiêm túc thông qua công tác kiểm tra với nhiều hình thức, qua đó đã khắc phục được những sai sót, đảm bảo an toàn tuyệt đối nguồn tiền gửi của khách hàng và các giấy tờ quan trọng, nâng cao uy tín của ngân hàng với khách hàng.
  • 43. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 38 VPBank luôn nỗ lực trong việc đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn. Lãi suất của VPBank luôn tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và điều chỉnh linh hoạt theo thị trường; Ngoài ra, sản phẩm huy động vốn của VPBank ngày càng đa dạng như phát hành thêm kỳ phiếu, tài khoản thông minh... làm cho nguồn vốn huy động từ khách hàng của VPBank vẫn giữ được ổn định và tăng trưởng tốt. Một số kết quả đạt được trong công tác huy động vốn của VPBank chi nhánh Hà Nội được thể hiện như sau: Bảng 2.1. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn HĐ 1797.6 100 3243.2 100 3734.9 100 + Theo nguồn huy động 1797.6 100 3243.2 100 3734.9 100 Từ dân cư 1391.5 74.63 2010.8 62 2004.2 53.66 Từ tổ chức 406.1 25.37 1232.4 38 1730.7 46.34 + Theo kỳ hạn 1797.6 100 3243.2 100 3734.9 100 Không kỳ hạn 221.7 12.33 254.1 7.83 515.1 13.79 Có kỳ hạn 1566.7 87.16 2897.8 89.35 2917.1 78.1 Khác 9.2 0.51 91.3 2.82 302.7 8.11 + Theo loại tiền tệ 1797.6 100 3243.2 100 3734.9 100 VND 1561.6 86.87 2839.6 87.56 3315.2 88.76 Ngoại tệ quy đổi 236 13.13 403.6 12.44 419.7 11.24 + Theo hình thức huy động 1797.6 100 3243.2 100 3734.9 100 Tiết kiệm 1391.5 77.41 1927.3 59.43 1708.2 45.74 Tiềngửicókỳhạncủa TCKT 179 9.96 970.8 29.93 1209.1 33.37 Tiền gửi thanh toán 218 12.13 253.9 7.83 514.9 13.79 Kỳ phiếu - - 83.4 2.57 296 7.92 Tiền kýquỹ 9.1 0.5 7.8 0.24 6.7 0.18 (Nguồn:báo cáo thường niên của Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010-2012)
  • 44. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Văn Quyết Lớp: CQ47/15.01 39 Biểu đồ 2.1. Tổng nguồn vốn huy động (Nguồn: báo cáo thường niên Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010-2012) Từ biểu đồ trên ta có thể thấy, nguồn vốn huy động được từ khách hàng của chi nhánh không ngừng tăng qua các năm. Năm 2010, tổng vốn huy động của chi nhánh đạt 1797.6 tỷ đồng, con số này đã tăng một cách nhanh chóng trong 2 năm 2011 và 2012. Đặc biệt trong năm 2011, tổng vốn huy động của chi nhánh đã đạt 3243.2 tỷ đồng, tăng 80% so với năm 2010. Sang năm 2012, trong bối cảnh kinh tế trong nước cũng như thế giới hết sức khó khăn, chi nhánh đã nỗ lực hoạt động với quyết tâm cao cùng những chính sách, chương trình khuyến mại lớn, và kết quả đạt được 3734.9 tỷ đồng vốn huy động, tăng 15.16 % so với năm 2011 Xét theo nguồn huy động, phần lớn lượng vốn mà chi nhánh huy động được là từ dân cư với các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm là chủ yếu. Năm 2010, tỷ trọng vốn huy động từ dân cư chiếm 74.63%, trong khi đó lượng vốn huy động từ tổ chức là 25.37%. Tuy nhiên trong 2 năm tiếp theo thì sự chênh lệch giữa lượng vốn huy động từ 2 nguồn này có xu hướng giảm nhanh khi mà lượng vốn huy động được từ các tổ chức tăng lên một cách nhanh chóng. Cụ thể, năm 2011, lượng vốn huy động được từ tổ chức đạt 1232.4 tỷ đồng trong tổng số 3243.2 tỷ vốn huy động, chiếm 38%, trong khi vốn huy động từ dân cư chiếm 62%. Sang đến năm 2012, tổng vốn huy động