SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1171 ngày 31.03.2016
Ảnh:TuấnHẢi
- Giữgìnvàpháthuygiátrịdisản
vănhóa,vănhọcnghệthuật
củacácdântộcthiểusố
(Tr9)
- Luyện tập thể dục thể thao
cho dân cường nước thịnh
(Tr.10)
- Việt Nam lọt top 10 nước
du lịch rẻ nhất thế giới
(Tr.11)
- Tây Nguyên đại ngàn
giữa lòng Hà Nội
(Tr.20)
trong số này
Hãng phim Tài liệu
và Khoa học Trung ương
kỷ niệm 60 năm
Ngày thành lập
vàđónnhậnHuânchương
Lao động Hạng Nhất
Ngày 25.3, tại Hà Nội, Hãng phim
Tài liệu và Khoa học Trung ương đã tổ
chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thành
lập (1956-2016) và đón nhận Huân
chương Lao động Hạng Nhất lần thứ
ba. Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng
Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ VHTTDL
Lê Khánh Hải, Phó Trưởng Ban Tuyên
giáo Trung ương - Phạm Văn Linh đã
đến dự. Thừa ủy quyền Chủ tịch nước,
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã trao
Huân chương Lao động Hạng Nhất lần
thứ ba cho Hãng phim Tài liệu và Khoa
học Trung ương.
(Xem tiếp trang 5)
Ngày 27.3, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 70 năm
NgàyTruyền thống ngànhThể dục thể thaoViệt Nam (27.3.1946-27.3.2016) và đón
nhận Huân chương Độc lập Hạng Nhất. Đến dự buổi lễ có các đồng chí: Võ Văn
Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư BCH Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên
giáo Trung ương; Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư BCH Trung ương
Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Vũ Đức Đam - Ủy viên BCH Trung ương
Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh, Chủ
tịch Ủy ban OlympicViệt Nam; cácThứ trưởng BộVHTTDL: Nguyễn NgọcThiện,
Huỳnh Vĩnh Ái, Lê Khánh Hải cùng đông đảo các lãnh đạo, cán bộ, HLV, VĐV...
ngành TDTT qua các thời kỳ. (Xem tiếp trang 2)
QuýI,kháchquốctếđếnViệtNamtănggần20%
Theo Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3.2016
ước đạt 820.480 lượt, giảm 1,6% so với tháng 02.2016 và tăng 28,3% so với
tháng 3.2015. Trong đó, lượng khách đến bằng đường không ước đạt 659.846
lượt, chiếm 80,4%; khách đến bằng đường biển ước đạt 12.850 lượt, chiếm
1,6%; khách đến bằng đường bộ ước đạt 147.784 lượt, chiếm 18%.Tính chung
3 tháng đầu năm, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 2.459.150 lượt, tăng
19,9% so với cùng kỳ năm 2015. Khách du lịch nội địa trong 3 tháng đầu năm
2016 ước đạt 18,7 triệu lượt. Trong đó, khách lưu trú đạt 9,3 triệu lượt; Tổng
thu từ khách du lịch đạt 109.137 tỷ đồng, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2015.
thu hằng
Kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống
ngành Thể dục thể thao Việt Nam
TrưởngBanDânvậnTrungươngTrươngThịMaitraoHuânchươngĐộclậphạngNhấtchongànhThểdục
ThểthaoViệtNam.
Quản lý nhà nước
2 số 1171 l 31.03.2016
Tại lễ kỷ niệm, được sự ủy
quyền của Chủ tịch Nước, đồng chí
Trương Thị Mai đã gắn Huân
chương Độc lập Hạng Nhất lên lá cờ
truyền thống của ngành Thể dục thể
thao Việt Nam.
Ngay sau khi Cách mạng tháng
Tám năm 1945 thành công, dù đất
nước đang trong hoàn cảnh “ngàn
cân treo sợi tóc”, cùng một lúc phải
lãnh đạo nhân dân ta chống “giặc
đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” và
xây dựng chế độ mới, nhưng với
tầm nhìn xa, trông rộng, Đảng ta và
Bác Hồ vẫn dành cho công tác Thể
dục thể thao sự quan tâm đặc biệt.
Ngày 30.01.1946, Chủ tịch Hồ Chí
Minh thay mặt Chính phủ Liên hiệp
lâm thời nước Việt Nam Dân chủ
cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 14
thành lập Bộ Thanh niên Nha Thể
dục Trung ương, chính thức khai
sinh ra nền Thể thao cách mạng Việt
Nam với nhiệm vụ “nghiên cứu
phương pháp và thực hành thể dục
trong toàn quốc” nhằm “tăng bổ sức
khỏe quốc dân và cải tạo nòi giống
Việt Nam”. Tiếp đó, ngày
27.3.1946, Người thay mặt Chính
phủ ban hành Sắc lệnh số 38 thành
lập Nha Thanh niên và Thể dục.
Cùng ngày, Người viết bài “Sức
khỏe và Thể dục” đăng trên báo
Cứu quốc, kêu gọi toàn dân tập thể
dục.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ
tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Ra
đời chỉ 5 tháng sau Cách mạng
Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh
đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu,
ngành Thể dục thể thao đã nhanh
chóng triển khai tổ chức, điều hành
các hoạt động thể dục thể thao nhằm
góp phần bồi bổ sức khỏe của nhân
dân, gây đời sống mới, mạnh và
hùng cho một dân tộc đang đấu
tranh vì nền độc lập. Trong các cuộc
kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, ngành
Thể dục thể thao đã bền bỉnỗ lực
triển khai nhiều hoạt động, nhiều
phong trào thể dục thể thao thiết
thực, hiệu quả, góp phần đẩy mạnh
sản xuất, nâng cao sức chiến đấu
của quân và dân, cùng cả dân tộc
hoàn thành sự nghiệp giải phóng
dân tộc, thống nhất đất nước.
Bước vào thời kỳ đổi mới, ngành
Thể dục thể thao tiếp tục phấn đấu,
phát huy sáng tạo, tham mưu cho
Đảng, Nhà nước ban hành và triển
khai nhiều chủ trương, chính sách
về thể dục thể thao nhằm nâng cao
sức khỏe, tầm vóc con người Việt
Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất
lượng giống nòi; góp phần bảo đảm
an sinh xã hội, xây dựng đời sống
văn hóa.
Cùng với sự phát triển kinh tế-xã
hội, nhiều môn thể thao dần được
chuyên nghiệp hóa; thể thao thành
tích cao dần tiếp cận với phương
pháp tập luyện, thi đấu hiện đại và
trình độ khu vực. Không ít môn thể
thao có tính truyền thống, nhất là võ
thuật, đã phát triển mạnh và rộng,
trở thành môn thể thao được yêu
thích, được đưa vào thi đấu ở các
nước, trong các giải khu vực và thế
giới.
Ngành Thể dục thể thao cũng
góp phần quan trọng thực hiện chủ
trương hội nhập quốc tế, mở rộng
hợp tác, đối ngoại của Đảng, Nhà
nước, đối ngoại nhân dân; nâng cao
vị thế, vai trò và quảng báhình ảnh
của đất nước và con người Việt
Nam trên trường quốc tế.
Trải qua 70 năm phát triển và
trưởng thành, ngành Thể dục thể
thao luôn giữ vị trí quan trọng góp
phần nâng cao sức khỏe và chất
lượng cuộc sống của nhân dân, xây
dựng lối sống và môi trường văn
hóa lành mạnh; củng cố khối đại
đoàn kết toàn dân, đóng góp vào
công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát
triển đất nước; mở rộng quan hệ hữu
nghị và hợp tác quốc tế.
Có thể khẳng định, thể thao thực
sự trở thành một nhịp cầu hội nhập,
một kênh dẫn để văn hóa dân tộc
hoà chung trong dòng chảy văn hóa
thế giới mà sự kiện môn thể thao
truyền thống và một trò chơi dân
gian là kéo co được UNESCO vinh
danh là di sản văn hóa phi vật thể
chung giữa Việt Nam-Campuchia-
Hàn Quốc-Philippines là một minh
chứng sống động.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tin
tưởng, với truyền thống tự hào của
70 năm phát triển, trưởng thành, đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức,
huấn luyện viên, trọng tài, vận động
viên ngành Thể dục thể thao sẽ tiếp
tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
được Đảng, Nhà nước giao phó để
Thể dục thể thao phát triển, tầm vóc
thể lực của người Việt Nam được
nâng cao. Phó Thủ tướng mong
muốn sự vào cuộc của tất cả các
ngành, các cấp trong công tác quy
hoạch, đầu tư để đảm bảo những
điều kiện cần thiết, một hệ thống
thiết chế, hệ thống cơ sở vật chất thể
thao đáp ứng được yêu cầu tập
luyện trong nhà trường, trong xã
hội, khơi dậy tinh thần thượng võ,
trung thực công bằng không chỉ
trong các giải đấu, các môn thể
thao, mà trong toàn xã hội.
Việc ôn lại truyền thống tự hào
của ngành Thể dục thể thao cũng sẽ
thôi thúc mỗi người nếu chưa bắt
đầu tập thể dục hãy bắt đầu, nếu đã
tập thể dục nhưng chưa đều đặn hãy
tập đều đặn; sẽ tiếp thêm động lực
để phong trào tập thể dục, rèn luyện
thân thể trong nhà trường, trong xã
hội thực sự phát triển.
thế hùng
Kỷniệm70nămNgàytruyềnthống… (Tiếp theo trang 1)
Quản lý nhà nước
3số 1171 l 31.03.2016
Tối 25.3, tại Trung tâm Triển lãm
Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, số 2 Hoa
Lư, Hà Nội đã diễn ra Lễ Khai mạc
Tuần Văn hóa - Thể thao 70 năm thể
thao Việt Nam đồng hành cùng sự phát
triển của Đất nước và chương trìnhVinh
quang thể thao Việt Nam.
Phát biểu tại Lễ khai mạc chương
trình, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê
Khánh Hải - Trưởng Ban tổ chức các
hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày truyền
thống ngành Thể dục thể thao nhấn
mạnh: Với mục đích tuyên truyền, giáo
dục truyền thống, giới thiệu những
thành tựu và đóng góp to lớn của ngành
Thể dục thể thao qua 70 năm xây dựng
và phát triển, nâng cao nhận thức của
các cấp, các ngành, quần chúng nhân
dân và toàn xã hội về vị trí, vai trò và sự
đóng góp tích cực của ngành thể dục thể
thao đối với sự phát triển kinh tế-xã hội
của đất nước, Tuần Văn hóa-Thể thao
và Chương trình Vinh quang thể thao
Việt Nam là một trong các hoạt động
chào mừng 70 năm Ngày Truyền thống
Ngành Thể dục thể thao được tổ chức từ
ngày 25 đến hết ngày 28.3.2016, với
nhiều nội dung phong phú, đa dạng
cùng các chương trình văn hóa, nghệ
thuật và thể thao đặc biệt, triển lãm tư
liệu, hình ảnh, hiện vật về truyền thống
thể thao Việt Nam sẽ đem đến một cái
nhìn tổng quan về sự hình thành và phát
triển của ngành thể dục thể thao, đồng
thời là dịp để tôn vinh, khen thưởng các
vận động viên, huấn luyện viên tiêu biểu
và vận động viên, huấn luyện viên
người khuyết tật xuất sắc của thể thao
nước nhà, góp phần cổ vũ, động viên
công chức, viên chức, người lao động,
vận động viên, huấn luyện viên thể thao
trong toàn ngành phát huy truyền thống,
đề cao tinh thần trách nhiệm, chủ động,
sáng tạo quyết tâm phấn đấu hoàn thành
mục tiêu đã được xác định trong “Chiến
lược phát triển thể dục thể thao Việt
Nam đến năm 2020”.
Cũng tại Lễ khai mạc đã diễn ra
chương trình “Vinh quang thể thao Việt
Nam” nhằm tôn vinh và trao thưởng cho
những VĐV, HLV tiêu biểu; VĐV, HLV
thể thao Người khuyết tật xuất sắccủa
Thể thao Việt Nam năm 2015. Các
VĐV, HLV tiêu biểu; VĐV, HLV thể
thao Người khuyết tật xuất sắc đã nhận
được Bằng khen của Bộ trưởng Bộ
VHTTDL, Kỷ niệm chương Vì Thế hệ
và Bằng khen của Trung ương Đoàn
TNCS HCM, Bằng khen và tiền thưởng
của Ủy ban Olympic Việt Nam, Kỷ
niệm chương của Ban Tổ chức.
Phát biểu lại buổi lễ, Thứ trưởng Lê
Khánh Hải biểu dương và chúc mừng
cácVĐV, HLVđã được các nhà báo bầu
chọn là vận động viên, huấn luyện viên
xuất sắc và mong muốn các VĐV, HLV
ngày càng nỗ lực phấn đấu đạt thành
tích xuất sắc tại Olympic và Paralympic
2016, Đại hội thể thao bãi biển Châu Á
lần thứ 5 tại Việt Nam góp phần nâng
cao thành tích thể thao nước nhà.
tr.Quỳnh
Khai mạc Tuần Văn hóa - Thể thao“70 năm Thể thao Việt Nam
đồng hành cùng sự phát triển của Đất nước”
Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết
định số 1058/QĐ-BVHTTDLngày 23.3
về việc Phê duyệt Đề án tổ chức Liên
hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ IV.
Theo đó, Liên hoan Phim quốc tế Hà
Nội lần thứ IV sẽ diễn ra trong 5 ngày,
từ 01.11 đến 05.11 với khẩu hiệu “Điện
ảnh - Hội nhập và phát triển bền vững”.
Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội vinh
danh các tác phẩm điện ảnh suất sắc, có
gia trị nghệ thuật cao, giàu tính nhân
văn, sáng tạo; khuyến khích những tài
năng mới của điện ảnh. Đồng thời, phát
huy tinh thần thân ái, hợp tác giữa các
nhà làm phim, đại biểu, khách mời vì sự
phát triển của điện ảnh; giới thiệu các
tác phẩm đặc sắc của các nền điện ảnh
trên thế giới. Các sự kiện chính của Liên
hoan Phim: Chương trình phim dự thi;
chương trình phim không dự thi; Lễ
khai mạc Liên hoan phim; Lễ bế mạc và
trao giải thưởng của Liên hoan phim.
Bên lề liên hoan phim sẽ có các chương
trình: Chợ phim; Trại sáng tác HANIFF
và chợ dự án phim; Hội thảo chủ đề “
Bản sắc dân tộc trong điện ảnh”; triển
lãm “Bối cảnh Việt Nam trong một số
phim nước ngoài”.
Cơ cấu giải thưởng LHP, gồm 10
giải: Giải thưởng cao nhất là 5.000 USD
giành cho Phim truyện xuất sắc nhất.
Ngoài ra còn các giải: phim ngắn xuất
sắc nhất; đạo diễn phim truyện xuất sắc
nhất; diễn viên nam chính xuất sắc nhất;
diễn viên nữ chính xuất sắc nhất; đạo
diễn trẻ của phim ngắn; giải thưởng của
Ban giám khảo cho phim truyện; giải
thưởng của Ban giám khảo cho phim
ngắn; giải thưởng của Thủ đô Hà Nội
cho phim về đề tài đô thị; giải mạng lưới
khuyến khích điện ảnh Châu Á.Tiếp nối
thành công của các kỳ liên hoan trước,
Liên hoan phim Hà Nội lần thứ 4 hy
vọng sẽ thu hút sự quan tâm của công
chúng đối với điện ảnh, tạo sức sống
mới và động lực để điện ảnh Việt Nam
phát triển; Tạo cơ hội mở rộng thị
trường điện ảnh Việt Nam với thế giới,
đưa phim Việt Nam vào thị trường điện
ảnh quốc tế; thúc đẩy quảng bá hợp tác
và phát triển du lịch Việt Nam. Liên
hoan phim Hà Nội cũng được đánh giá
là kênh quan trọng trong việc quảng bá
hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp,
ổn định, mến khách thông qua hình ảnh
Thủ đô Hà Nội - thành phố vì hòa bình,
có bề dày ngàn năm văn hiến, cảnh
quan tươi đẹp và thanh bình, con người
mến khách và lịch lãm.
h.Phượng
PhêduyệtĐềántổchứcLiênhoanPhimquốctếHàNộilầnthứIV
4 số 1171 l 31.03.2016
Quản lý nhà nước
- Tại Quyết định số 1023/QĐ-
BVHTTDL ngày 21.3.2016, Bộ
VHTTDL giao Trung tâm Tổ chức
biểu diễn nghệ thuật (Cục Nghệ thuật
biểu diễn) phối hợp với Công ty cổ
phần Phân phối Moet-Hennessy Việt
Nam đón 27 nghệ sĩ và kỹ thuật viên
(quốc tịch Úc, Anh và Mỹ) thuộc
Nhà hát Nhạc kịch Úc vào tổ chức
biểu diễn vở nhạc kịch “La Bohème”
của nhà soạn nhạc Puccini trong
chương trình “Hòa nhạc Hennessy
lần thứ 20”. Thời gian: ngày
10.4.2016.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 1024/QĐ-BVHTTDL ngày
21.3.2016, giao Trung tâm Tổ chức
biểu diễn nghệ thuật (Cục Nghệ
thuật biểu diễn) phối hợp với Đại sứ
quán Cộng hòa Hy Lạp tại Việt Nam
đón đoàn nghệ thuật Nhà hát quốc
gia Bắc Hy Lạp (gồm 06 người) sang
Việt Nam biểu diễn vở kịch “Lời xin
lỗi của Socrates” trong khuôn khổ
các hoạt động văn hóa nhân dịp kỷ
niệm 40 năm Thiết lập Quan hệ
ngoại giao Việt Nam-Hy Lạp. Thời
gian: tháng 3.2016 tại Nhà hát Lớn
Hà Nội.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 1025/QĐ-BVHTTDL ngày
21.3.2016, Bộ VHTTDL cho phép
Công ty cổ phần Ánh sao
Produoction phối hợp với Cục A87
(Bộ Công an) mời nhà biên kịch, đạo
diễn Perumal Petter Ramasamy quốc
tịch Ấn Độ vào Việt Nam thực hiện
sản xuất bộ phim “Sám hối” theo
đúng nội dung kịch bản đã được Cục
Điện ảnh phê duyệt. Địa điểm: các
tỉnh/thành Hà Nội, Hải Phòng, TP.
Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các tỉnh
Lâm Đồng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình
Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Long
An, Bến Tre, Vĩnh Long, Nghệ An,
Ninh Binh, Quảng Ninh, Hà Tĩnh và
Thái Bình. Thời gian: từ tháng 3-
12.2016.
- Ngày 21.3.2016 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 1034/QĐ-
BVHTTDL, cho phép Nhạc viện TP.
Hồ Chí Minh đón nghệ sĩAdrian Tan
(người Singapore) và tổ chức buổi
biểu diễn giao lưu nghệ thuật, góp
phần nâng cao kỹ năng trình diễn
nhạc cổ điển cho sinh viên Nhạc
viện. Thời gian: ngày 15.4.2016 tại
Nhạc viện TP. Hồ Chi Minh.
- Tại Quyết định số 1035/QĐ-
BVHTTDL ngày 21.3.2016, Bộ
VHTTDL giao Trung tâm Tổ chức
biểu diễn nghệ thuật (Cục Nghệ thuật
biểu diễn) phối hợp với Ban tổ chức
Liên hoan piano quốc tế Jacobins,
Pháp tổ chức chương trình biểu diễn
của nghệ sĩ piano Emmanuelle
Swiercz, quốc tịch Pháp tại Hà Nội.
Thời gian: ngày 11.5.2016.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 1043/QĐ-BVHTTDL ngày
22.3.2016, Giao Cục Nghệ thuật
biểu diễn chủ trì, phối hợp với
Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc
và Tạp kỹ Việt Nam và các đơn vị có
liên quan tổ chức lớp “Bồi dưỡng
kiến thức viết lời bình và dẫn chương
trình trong các sự kiện văn hoá nghệ
thuật, lễ hội, chương trình nghệ thuật
phục vụ nhiệm vụ chính trị”. Thời
gian: tháng 4.2016, tại Hà Nội.
thtt
VăN BảN mớI
Bộ VHTTDL đã có Công văn số
914/BVHTTDL-DSVH ngày 22.3.2016
gửi UBND tỉnh Thanh Hóa về Nhiệm
vụ Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát
huy giá trị hệ thống di tích tại TP. Thanh
Hóa (tỉnh Thanh Hóa).
Sau khi nghiên cứu, Bộ VHTTDL
cơ bản thống nhất với Nhiệm vụ Quy
hoạch nói trên. Tuy nhiên, Nhiệm vụ
Quy hoạch cần bám sát Nghị định số
70/2012/NĐ-CP ngày 18.9.2012 của
Chính phủ (gọi là Nghị định số
70/2012/NĐ-CP) để bổ sung những nội
dung về kế hoạch bảo quản, tu bổ, phục
hồi di tích, kế hoạch cắm mốc giới bảo
vệ di tích, kế hoạch giải tỏa vi phạm, kế
hoạch tổ chức phát huy giá trị di tích
cho từng giai đoạn 5 năm, 10 năm.
Đồng thời, tên gọi Nhiệm vụ Quy
hoạch thống nhất điều chỉnh là: “Nhiệm
vụ Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát
huy giá trị hệ thống di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn
thành phố Thanh Hóa (Thanh Hóa)”.
Nhiệm vụ Quy hoạch cần làm rõ: tại
trang 32 Nhiệm vụ Quy hoạch đưa ra
số liệu 85 di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh thuộc địa bàn 30
phường, xã để lập quy hoạch; trang 98
đưa ra số liệu 86 di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh thuộc địa bàn
30 phường, xã để đề xuất định hướng
quản lý, bảo vệ theo quy định của pháp
luật về di sản văn hóa. Tuy nhiên, hiện
tại TP. Thanh Hóa có 37 phường, xã, vì
vậy Nhiệm vụ Quy hoạch cần nghiên
cứu, bổ sung toàn bộ các di tích lịch sử
- văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa
bàn thành phố Thanh Hóa để lập quy
hoạch và đưa ra định hướng quản lý,
bảo vệ phù hợp. Trong quá trình triển
khai, đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa
chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và đơn
vị tư vấn bám sát Nghị định số
70/2012/NĐ-CP ngày 18.9.2012 của
Chính phủ quy định thẩm quyền, trình
tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự
án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch
sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh để
hoàn thiện Quy hoạch trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt. thanh hà
Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích tại Thanh Hóa
5số 1171 l 31.03.2016
Quản lý nhà nước
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung
ương-PhạmVănLinhtraoHuânchương
LaođộngHạngNhấtchoTổngGiámđốc
Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung
ương-PhạmThịTuyết.Nhândịpnày,Bộ
trưởng Hoàng Tuấn Anh đã ký Quyết
định tặng Bằng khen cho 3 tập thể và 40
cá nhân của Hãng phim Tài liệu và Khoa
họcTrung ương đã có thành tích xuất sắc
trong thời gian qua.
Ônlạinhữngthànhtíchhoạtđộngvà
truyền thống tốt đẹp trong suốt 55 năm
qua,bàPhạmThịTuyết-GiámđốcHãng
phim Tài liệu và Khoa học Trung ương
cho biết: 55 năm với 4 thế hệ từ những
nghệ sĩ đầu đàn trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, những người góp
phần khai sinh nền điện ảnh Việt Nam
cho đến thế hệ thứ tư hiện nay, những
người đang hăng hái thực hiện nghĩa vụ
nghề nghiệp của mình trước cuộc sống.
Chúng tôi, những nghệ sĩ Hãng phimTài
liệu và Khoa học Trung ương là phóng
viên ghi chép lại lịch sử bằng hình ảnh, là
những nghệ sĩ cùng chia sẻ xương máu,
niềm vui nỗi buồn của dân tộc qua các
giai đoạn thăng trầm của đất nước và đã
hoànthànhxuấtsắcnhiệmvụđượcĐảng,
Nhà nước và nhân dân giao phó. Trước
mắt chúng tôi hiện nay vẫn còn một con
đường rất dài, đó sẽ là sự trung thực của
ngườilàmnghềtrướchiệnthựccuộcsống
vàniềmtinvàokhảnăngcủachínhmình,
nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải biết vượt
lên trên bản thân để làm ra những tác
phẩm mang tính Chân -Thiện - Mỹ, đậm
chất nhân văn và đem lại hiệu quả xã hội.
Bàytỏlòngbiếtơnvàghinhậnnhững
cống hiến to lớn cùng với các văn nghệ
sĩ, các thế hệ phóng viên mặt trận gan dạ
quả cảm, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh
khẳng định, trong hai cuộc kháng chiến
chống xâm lược, điện ảnh khoa học luôn
phát huy vai trò xung kích trên mặt trận
tưtưởng,đãđónggópnhiềubộphimsuất
sắc,hàngtriệuthướctưliệuquýgiá,đánh
dấu mỗi giai đoạn, mỗi bước ngoặt lịch
sửcủacáchmạngViệtNam,ghilạinhiều
chiến công và kỳ tích của con người Việt
Nam trong lao động sản xuất chiến đấu
cũng như quảng bá hình ảnh đất nước và
con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Trướchiệnthựccuộcsốngngàyhômnay
đòihỏicácnghệsĩlàmphimtàiliệukhoa
học cần có đủ bản lĩnh, nâng cao trình độ
và năng lực sáng tạo, đặt ra được những
vấnđềcủađiệnảnhtoàncầu,pháthuyvà
bảo tồn bản sắc độc đáo của dân tộc, các
vấn đề giữ gìn hòa bình, chống thiên tai,
chống khủng bố, những vấn đề về chủ
quyền, lợi ích quốc gia và dân tộc, vấn đề
về bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí
hậu, bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi trẻ
em và phụ nữ cần quan tâm cần tiếp tục
được cập nhật và phản ánh chân thực
trong các bộ phim tài liệu khoa học để
mỗibộphimđếnvớingườixemmộtcách
hấp dẫn và bổ ích nhất.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh đánh giá và ghi nhận
những thành quả mà các thế hệ cán bộ,
nghệsĩ,nhânviêncủaHãngphimTàiliệu
và Khoa học Trung ương đã đạt được
trong 60 năm qua.
Bộtrưởngtintưởngrằng:Hãngphim
Tài liệu và Khoa họcTrung ương tiếp tục
phát huy thành tích đạt được, công hiến
vàphấnđấuhơnnữađềcónhiềubộphim
mới có giá trị cao, xứng đáng là những
người lính xung kích trên mặt trận văn
hóa tư tưởng. Thực hiện thành công
Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện
ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030, góp phần gìn giữ phát huy các giá
trị văn hóa, xây dựng con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững đất nước. h.Phượng
HãngphimTàiliệuvàKhoahọcTrungương… (Tiếp theo trang 1)
Ngày 22.3, Bộ VHTTDL ban hành
Công văn số 937/KH-BVHTTDLvề Kế
hoạch tổ chức Hội thảo vàTriển lãm ảnh
về đề tài “TDĐKXDĐSVH nông thôn
mới” tại 2 khu vựcVùng núi phía Bắc và
Tây Nguyên.
Hội thảo và triển lãm nhằm đánh giá
việc triển khai các văn bản chỉ đạo của
Trung ương, của tỉnh, xác định căn cứ
khoa học và thực tiễn trong việc lồng
ghép thực hiện các cuộc vận động xây
dựngđờisốngvănhóacơsởtrongphong
tràoTDĐKXDĐSVH và xây dựng nông
thônmớicủakhuvựcVùngnúiphíaBắc
và Tây Nguyên. Thông qua đó, đưa ra
cácđềxuất,kiếnnghịcácnhómgiảipháp
nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả
nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa;
nâng cao chất lượng các danh hiệu của
phong trào, tránh bệnh hình thức, chạy
theo thành tích trong việc bình xét, đánh
giá, công nhận danh hiệu.
Tại khu vực vùng núi phía Bắc, Hội
thảo và triển lãm ảnh dự kiến tổ chức tại
tỉnh Sơn La hoặc Lào Cai vào tháng 9
năm2016.TạikhuvựcTâyNguyên,Hội
thảo và triển lãm dự kiến được tổ chức
tại tỉnh Gia Lai hoặc Đắk Lắk vào tháng
10 năm 2016.
Nội dung chương trình: Khai mạc
triểnlãmảnhnghệthuậtTDĐKXDĐSVH
nông thôn mới; giới thiệu quê hương, đất
nước, con người, cuộc sống và văn hóa
Vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên và
những hoạt động xây dựng đời sống
văn hóa, phát triển kinh tế-xã hội làm
thay đổi bộ mặt cảnh quan, môi trường
của làng, bản, buôn; giới thiệu những
nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của các
dân tộc trên quê hương Vùng núi phía
Bắc,TâyNguyên;Thamquanditíchlịch
sử, văn hóa và các mô hình điểm xây
dựng nông thôn mới của địa phương
đăng cai. Hội thảo khoa học
TDĐKXDĐSVH nông thôn mới, tọa
đàm về các mô hình xây dựng nông thôn
mới có hiệu quả.
h.Quân
Tổ chức Hội thảo và Triển lãm ảnh
về đề tài TDĐKXDĐSVH nông thôn mới
6 số 1171 l 31.03.2016
Quản lý nhà nước
Ngày 23.3, tại Di tích Căn cứ Bộ
Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam
Việt Nam (xã Lộc Thành, huyện
Lộc Ninh), UBND tỉnh Bình Phước
đã tổ chức Lễ kỷ niệm 41 năm Ngày
Giải phóng tỉnh Bình Phước
(23.3.1975-23.3.2016) và đón nhận
Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc
biệt Căn cứ Bộ chỉ huy quân giải
phóng miền Nam Việt Nam. Đến dự
có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn
Minh Triết; Thứ trưởng Bộ
VHTTDL - Đặng Thị Bích Liên.
Căn cứ Bộ chỉ huy Quân giải
phóng miền Nam Việt Nam được
xây dựng từ năm 1972 bao gồm
nhiều khu làm việc, sinh hoạt của
lãnh đạo cấp cao, các cơ quan của
Quân ủy, Bộ chỉ huy Quân giải
phóng miền Nam Việt Nam và là
nơi thành lập và diễn ra hoạt động
chỉ huy đầu não của Chiến dịch Hồ
Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn
toàn miền Nam, thống nhất đất
nước. Với giá trị lịch sử to lớn, từ
năm 1988, Bộ Văn hóa-Thông tin đã
công nhận Căn cứ Bộ chỉ huy Quân
giải phóng miền Nam Việt Nam là
Di tích cấp quốc gia.
Sau khi tiếp nhận Bằng xếp hạng
Di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ
chỉ huy Quân giải phóng miền Nam
Việt Nam, đại diện lãnh đạo tỉnh
Bình Phước đã bày tỏ, đây là một
vinh dự cho tỉnh Bình Phước và
khẳng định được giá trị lịch sử to lớn
của di tích. Chính quyền tỉnh Bình
Phước sẽ nỗ lực để tiếp tục gìn giữ,
bảo tồn, tôn tạo và phát huy những
giá trị lịch sử vào các hoạt động giáo
dục truyền thống cho các thế hệ
không chỉ ở trong tỉnh Bình Phước
mà với các du khách, đoàn thể đến từ
nhiều tỉnh thành trong cả nước và
quốc tế.
Tại buổi lễ, thừa uỷ quyền của
Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng
Bộ VHTTDL - Đặng Thị Bích Liên
đã trao Bằng xếp hạng Di tích quốc
gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy
Quân giải phóng miền Nam Việt
Nam cho đại diện lãnh đạo tỉnh
Bình Phước.
thanh hà
Trao Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt
Căn cứ Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam
Chiều 23.3, chương trình giao lưu
“Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thể dục
thể thao” đã diễn ra tại Bảo tàng Hồ
Chí Minh. Đây là hoạt động nhân kỷ
niệm 70 năm ngày truyền thống
ngành Thể dục Thể thao (27.3.1946-
27.3.2016); 25 năm ngày Thể thao
Việt Nam (1991-2016).
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn mong muốn mọi người dân đều
được khỏe mạnh để xây dựng cuộc
sống ấm no hạnh phúc. Người cũng
dành sự quan tâm, chăm lo đặc biệt
đến sự phát triển của nền thể dục thể
thao nước nhà. Chính sự quan tâm
đặc biệt đó của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã tạo nên một nền thể thao
Việt Nam mang tính hiện đại, khoa
học, tiên tiến và giàu bản sắc dân tộc.
Thành quả ấy đã tạo nên vị thế của
thể thao Việt Nam trong khu vực và
trên thế giới.
Chương trình giao lưu được tổ
chức nhằm góp phần đẩy mạnh, tiếp
tục thực hiện cuộc vận động “Toàn
dân rèn luyện thân thể theo gương
Bác Hồ vĩ đại” do ngành Thể dục thể
thao phát động và cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”.
Tại buổi giao lưu, một số cán bộ,
các nhà quản lý và một số vận động
viên xuất sắc đã có vinh dự được gặp
Bác Hồ đã chia sẻ lại những câu
chuyện về Bác. Đó là vận động viên
Vũ Thị Sen - người đã giành chức vô
địch bơi lội, lập kỷ lục Châu Á năm
1966 tại Ganefo (Đại hội thể thao các
nước Châu Á, diễn ra tại Campuchia).
Đã gần 50 năm nhưng giây phút được
gặp Bác năm ấy với nhà vô địch vẫn
như mới ngày hôm qua...
Tại Đại hội thể thao Châu Á
(Ganefo) 1966 tại Campuchia, dù
mới 17 tuổi, lại chưa từng dự giải đấu
quốc tế nào, song Nguyễn Mạnh
Hùng đã thi đấu rất xuất sắc. Ông góp
công lớn giúp bóng chuyền nam đoạt
tấm Huy chương Đồng, chỉ chịu xếp
sau Trung Quốc và Triều Tiên. Kết
thúc giải không lâu, ông được vinh
dự tham gia đoàn đến báo công với
Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch vào chiều
19.12. Lần được gặp Bác chính là
dấu ấn cuộc đời của ông Hùng. Ông
hiểu sâu sắc về vai trò, trách nhiệm
của một vận động viên và luôn phấn
đấu học theo những lời dạy của Bác.
Thông qua những kỷ niệm, suy
nghĩ và cảm xúc của các vận động
viên, huấn luyện viên và các nhà
quản lý, công chúng có dịp hiểu thêm
về tình cảm, sự quan tâm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh đối với ngành Thể
dục Thể thao nước nhà cũng như ý
thức được đầy đủ hơn về sự cần thiết
của việc tập thể dục và rèn luyện sức
khỏe của mỗi người dân, để học tập,
lao động và công tác tốt, đóng góp
vào sự nghiệp xây dựng và phát triển
đất nước.
K.hoàn
Giao lưu“Chủ tịch Hồ Chí minh với Thể dục thể thao”
7số 1171 l 31.03.2016
Quản lý nhà nước
Ngày 24.3.2016, Công đoàn Bộ
VHTTDLđãtổchứctổngkếtvàtraogiải
cuộc thi viết “Tìm hiểu 70 năm Ngày
Truyền thống ngành Thể dục thể thao”.
Phát biểu tại buổi tổng kết, ông
Nguyễn Hữu Giới - Chủ tịch Công đoàn
Bộ nhấn mạnh, Cuộc thi là dịp để các
đoàn viên Công đoàn Bộ VHTTDL
cùng nhau ôn lại truyền thống và những
vinh quang của thể thao Việt Nam qua
70 năm xây dựng và phát triển để các
cán bộ, công chức, viên chức Bộ
VHTTDLhôm nay với một tâm thế mới,
suy nghĩ cần phải làm gì để đóng góp
nhiều hơn nữa vào việc xây dựng, phát
triển văn hóa, kinh tế, xã hội vì sự phồn
vinh của đất nước.
Sau một thời gian phát động, Cuộc
thi đã có sức lan tỏa sâu, rộng trong toàn
hệ thống Công đoàn, tới các Công đoàn
cơ sở.Trong quá trình tham gia cuộc thi,
các Công đoàn cơ sở và đoàn viên Công
đoàn đã hào hứng, tích cực tham gia
hưởng ứng với một tinh thần say mê,
nghiêm túc, sáng tạo, hiệu quả.
Kết thúc Cuộc thi, Ban Tổ chức đã
lựa chọn ra được 16 bài thi xuất sắc nhất
trong 54 bài thi để trao giải. Kết quả,
Công đoàn Thư viện quốc gia đã giành
giải nhất; Giải nhì thuộc về 4 đơn vị là
Công đoàn Tổng cục Thể dục thể thao,
Công đoàn Cục văn hóa cơ sở; Công
đoàn trường cán bộ quản lý văn hóa, thể
thao và du lịch; Công đoàn Ban Quản lý
các làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc
Việt Nam; Giải 3 thuộc về 6 đơn vị gồm
CôngđoànBảotàngHồChíMinh,Công
đoàn Trung tâm Chiếu phim quốc gia,
CôngđoànVụphápchế,CôngđoànKhu
ditíchChủtịchHồChíMinh,Côngđoàn
Nhà hát kịch và Công đoàn Trung tâm
triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam.
Ngay sau phần tổng kết, trao giải
cuộc thi viết, các đơn vị tiếp tục bước
vào phần thi Sân khấu hóa với 3 nội
dung: Hùng biện, Trả lời câu hỏi và Thi
năng khiếu.
tr.Quỳnh
Chung kết cuộc thi“Tìm hiểu 70 năm Ngày Truyền thống
ngành Thể dục thể thao”
Ngày 15.3, Bộ trưởng Bộ Y tế ban
hành Chỉ thị số 04/CT-BYT về việc
tăng cường giải quyết tình trạng mất
cân bằng giới tính khi sinh nhằm tăng
cường kiểm soát có hiệu quả tốc độ gia
tăng tỷ số giới tính khi sinh và tình
trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu
cầu UBND các tỉnh/thành đưa chỉ tiêu
về tỷ số giới tính vào kế hoạch phát
triển kinh tế-xã hội hàng năm của địa
phương. Tăng cường đầu tư cho hoạt
động kiểm soát mất cân bằng giới tính
khi sinh. Chỉ đạo chính quyền các cấp,
Sở Y tế và các Sở, ban, ngành liên
quan đẩy mạnh, tăng cường phối hợp
thực hiện các giải pháp can thiệp và
xây dựng, ban hành các chính sách của
địa phương nhằm giảm thiểu tình trạng
mất cân bằng giới tính khi sinh.
Giám đốc Sở Y tế các tỉnh/thành,
Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành tăng
cường tham mưu cho UBND
tỉnh/thành, các Bộ, ngành bố trí kinh
phí, ban hành kế hoạch can thiệp nhằm
giảm thiểu tình trạng mất cân bằng
giới tính khi sinh tại địa phương. Tăng
cường phối hợp liên ngành, tiến hành
thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở
cung cấp dịch vụ liên quan đến chẩn
đoán giới tính thai nhi và phá thai; các
cơ sở vật chất, kinh doanh các loại ấn
phẩm, sản phẩm truyền thông có nội
dung liên quan đến lựa chọn giới tính;
xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
theo đúng quy định của pháp luật. Đẩy
mạnh công tác truyền thông, giáo dục
về thực trạng, nguyên nhân và hệ lụy
của tình trạng mất cân bằng giới tính
khi sinh và các quy định của pháp luật
về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai
nhi, đồng thời chú trọng công tác
tuyên truyền, phổ biến các luật như:
Luật bình đẳng giới; Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình; Luật Hôn nhân
và gia đình... phổ biến các luật nêu cao
vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện
nay. Tập huấn bắt buộc các quy định
của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn
giới tính thai nhi cho đội ngũ cán bộ y
tế cung cấp các dịch vụ có liên quan
đến khả năng lựa chọn giới tính thai
nhi. Tăng cường kiểm tra, giám sát
việc thực hiện các hoạt động giảm
thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
tại địa phương.
Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc
Bộ Y tế, các Bộ, ngành khác tuyên
truyền, phổ biến và tư vấn quy định
của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn
giới tính thai nhi cho đội ngũ cán bộ y
tế cung cấp các dịch vụ có liên quan
đến khả năng lựa chọn giới tính thai
nhi, các bà mẹ mang thai và gia đình
họ. Kiểm tra, giám sát các dịch vụ liên
quan đến xác định giới tính trước sinh
và phá thai, xử lý nghiêm các trường
hợp vi phạm quy định của pháp luật về
nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai
nhi. Hướng dẫn các bệnh viện tuyến
dưới không cung cấp dịch vụ liên quan
đến khả năng lựa chọn giới tính thai
nhi, thực hiện đúng quy định của pháp
luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính
thai nhi.
Ngoài ra, Chỉ thị cũng nêu rõ vai
trò, trách nhiệm của Thanh tra Bộ Y tế,
Vụ Truyền thông và Thi đua, khen
thưởng, Tổng cục Dân số-Kế hoạch
hóa gia đình trong vấn đề này.
tr.Quỳnh
Tăngcườnggiảiquyếttìnhtrạngmấtcânbằnggiớitínhkhisinh
8 số 1171 l 31.03.2016
Sự kiện vấn đề
Ngày 25.3, tại Hà Nội, Ban
Thường vụ Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh Bộ VHTTDL đã tổ chức Lễ
mít tinh kỷ niệm 85 năm Ngày
Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
(26.3.1931-26.3.2016).
Trong những năm qua, công tác
Đoàn và phong trào thanh niên Bộ
VHTTDL đã được triển khai một
cách đồng bộ, có những nét mới,
sáng tạo, đặc biệt là công tác giáo dục
truyền thống đã góp phần bồi dưỡng,
nâng cao nhận thức chính trị, niềm
tin và lòng tự hào dân tộc cho cán bộ
Đoàn, đoàn viên, thanh niên trong
Bộ. Phong trào thi đua tình nguyện
tiếp tục có bước phát triển mới, năm
2015, Đoàn Bộ VHTTDL được Đoàn
Khối các cơ quan Trung ương đánh
giá là đơn vị xuất sắc toàn diện và
nhận cờ dẫn đầu thi đua trong Khối.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng
Bộ VHTTDL Lê Khánh Hải khẳng
định: “Đảng ủy và lãnh đạo Bộ ghi
nhận những đóng góp của đoàn viên
thanh niên đã cùng với tập thể lãnh
đạo Bộ, cơ quan Bộ triển khai các
hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể
dục thể thao phục vụ nhiệm vụ chính
trị, chào mừng kỷ niệm các ngày lễ
lớn, phục vụ chiến sĩ, đồng bào vùng
cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải
đảo, tham gia tích cực vào công tác
bảo tồn và phát huy giá trị của các di
sản văn hóa, đẩy mạnh hoạt động
giao lưu, hợp tác quốc tế... Các thành
tích đó đã góp phần cùng toàn ngành
thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được
Đảng, Nhà nước giao phó”. Thứ
trưởng cũng đề nghị các đoàn viên
thanh niên tiếp tục bám sát nhiệm vụ
chính trị của Bộ, luôn nỗ lực học tập,
rèn luyện, hoàn thiện bản than, nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
chủ động đổi mới nội dung và
phương thức hoạt động, phát huy
xung kích, sáng tạo của thanh niên
thực hiện các nhiệm vụ được giao,
góp phần nâng cao vị thế của Ngành
VHTTDL.
Tại buổi lễ, Bí thư Trung ương
Đoàn - Nguyễn Long Hải và Q. Bí
thư Đoàn Khối các cơ quan Trung
ương - Nguyễn Thị Quý Phương đã
trao tặng Kỷ niệm chương “Vì thế hệ
trẻ”, phần thưởng cao quý nhất của
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh cho Thứ trưởng, Bí thư Đảng
ủy Bộ VHTTDL Lê Khánh Hải cùng
lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ
VHTTDL đã có nhiều đóng góp cho
sự nghiệp phát triển thế hệ trẻ.
M.Khôi
Đoàn Thanh niên Bộ kỷ niệm 85 năm Ngày Thành lập Đoàn
Ngày 23.3, Cuộc thi và triển lãm
tranh, ảnh cho học sinh, sinh viên
với chủ đề “Nét đẹp đời thường” đã
được phát động tại Hà Nội. Cuộc thi
do Bộ VHTTDL, Ban Tuyên giáo
Trung ương, Ủy ban Văn hóa, Giáo
dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi
đồng của Quốc hội, Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.
Cuộc thi là một trong các hoạt
động có ý nghĩa chào mừng kỷ niệm
126 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Thông qua Cuộc thi và
triển lãm, tạo một sân chơi lành
mạnh, có tính giáo dục cho học sinh,
sinh viên; bồi dưỡng, vun đắp, định
hướng các em học sinh, sinh viên
hướng đến các giá trị chân, thiện,
mỹ; khuyến khích khả năng sáng tạo
nghệ thuật của các em thông qua
hoạt động vẽ tranh, chụp ảnh.
Cuộc thi và triển lãm tranh, ảnh
“Nét đẹp đời thường” dành cho học
sinh, sinh viên Việt Nam ở độ tuổi
từ 15-25, đang học tại các trường
phổ thông trung học, trung cấp, cao
đẳng, đại học trong cả nước. Thí
sinh có thể tham gia cả hai loại hình
mỹ thuật, nhiếp ảnh và được gửi
nhiều nhất 5 tranh hoặc 5 ảnh/người
dự thi.
Nội dung tác phẩm dự thi thể
hiện được chủ đề “Nét đẹp đời
thường”; phản ánh được các hành vi
ứng xử nhân ái, có văn hóa, những
nét đẹp đời thường ở học đường,
trong gia đình, nơi công cộng.
Tác phẩm tranh được vẽ bằng
các chất liệu sơn dầu, sơn mài, bột
màu, màu nước… kích thước nhỏ
nhất là 30cm, lớn nhất 100cm. Tác
phẩm nhiếp ảnh được sáng tác bằng
phương pháp hiện thực, không chắp
ghép, kích thước 30x40cm hoặc
30x45cm.
Ban Tổ chức nhận tác phẩm tham
dự vòng chấm qua ảnh vào trước
ngày 20.9; vòng chấm trực tiếp diễn
ra trước ngày 20.10.2016.
Các tác phẩm được chia thành 4
bảng để chấm, trao giải. Ở mỗi bảng
sẽ có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải
Ba và 6 giải Khuyến khích. Ngoài ra
có 2 giải đặc biệt dành cho tác phẩm
mỹ thuật, nhiếp ảnh được nhiều
phiếu bình chọn qua mạng; 3 giải
tập thể dành cho các đơn vị có số
lượng tác phẩm tham gia được trưng
bày, được giải nhiều và một số giải
thưởng, bằng khen của các cơ quan,
đơn vị, tổ chức trao tặng.
Đ.anh
Phátđộngcuộcthivàtriểnlãmtranh,ảnh“Nétđẹpđờithường”
chohọcsinh,sinhviên
9số 1171 l 31.03.2016
Sự kiện vấn đề
Sáng 25.3, Bộ VHTTDL đã tổ chức
Hội nghị gặp mặt giao lưu các văn
nghệ sĩ, người dân tộc thiểu số được
phong tặng NSND, NSƯT, Nghệ nhân
Ưu tú và Hội thảo về giải pháp trong
sưu tầm, bảo tồn phát huy di sản văn
hóa, văn học nghệ thuật các dân tộc
thiểu số năm 2016. Thứ trưởng Nguyễn
Ngọc Thiện, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh
Ái đã tới dự. Hội nghị gặp mặt giao lưu
có sự tham gia của hơn 100 văn nghệ
sĩ, từ các vùng miền Tổ quốc đại diện
cho nghệ sĩ nghệ nhân cả nước đã được
Đảng Nhà nước phong tặng NSND,
NSƯT, Nghệ nhân Ưu tú. Phát biểu
khai mạc, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc
Thiện nhấn mạnh: “Văn hoá truyền
thống của các dân tộc thiểu số rất
phong phú, đa dạng và giàu bản sắc
nhưng chưa được bảo tồn, phát huy
đúng mức và đang đứng trước nguy cơ
bị phai nhạt, mất dần bản sắc văn hoá
tộc người, cá biệt có dân tộc đã không
còn tồn tại mô hình cư trú, làng bản
truyền thống… Mặt trái của kinh tế thị
trường và quá trình hội nhập ngày càng
sâu rộng cũng có sự tác động làm biến
dạng, biến đổi giá trị văn hoá truyền
thống của các dân tộc. Hội nghị - Hội
thảo lần này nhằm tiếp tục khẳng định
vị trí, vai trò trách nhiệm của văn nghệ
sĩ, nghệ nhân các dân tộc thiểu số trong
việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa
dân tộc, sáng tạo nhiều giá trị văn hóa
mới, nhiều tác phẩm văn học, nghệ
thuật có chất lượng nhằm đáp ứng nhu
cầu hưởng thụ ngày càng cao của nhân
dân và góp phần quan trọng vào công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước,
củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
đồng thời cũng là để ghi nhận, tôn vinh,
biểu dương những đóng góp của các
văn nghệ sĩ, nghệ nhân đã được Đảng,
Nhà nước tặng các danh hiệu cao quý”.
Tại Hội nghị - Hội thảo, các nhà
khoa học, các nhà nghiên cứu, các cơ
quan quản lý, đặc biệt là các văn nghệ
sĩ tiêu biểu đã đóng góp nhiều ý kiến,
tham luận, tập trung vào những nội
dung như: bảo tồn các giá trị di sản văn
hóa văn học nghệ thuật truyền thống
của các dân tộc; giải pháp hữu hiệu, cơ
chế chính sách đặc thù tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ, đa
dạng của văn học nghệ thuật trong sáng
tác nâng cao chất lượng nền văn hóa
nghệ thuật nước nhà, phát huy những
giá trị văn học truyền thống của đồng
bào dân tộc thiểu số; giải pháp bảo tồn,
giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn
hóa, văn học nghệ thuật của các dân tộc
thiểu số…
Trong khuôn khổ Hội nghị - Hội
thảo, các đại biểu văn nghệ sĩ, người
dân tộc thiểu số được phong tặng
NSND, NSƯT, Nghệ nhân Ưu tú sẽ có
chương trình tham quan Bảo tàng Hồ
Chí Minh và Khu Di tích Chủ tịch Hồ
Chí Minh; tham quan và giao lưu tại
Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt
Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
t.hợP
Giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa, văn học nghệ thuật
của các dân tộc thiểu số
Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh đã phối
hợp với Hiệp hội Du lịch TP. Hồ Chí
Minh cùng các Sở, ban, ngành, doanh
nghiệp, các đơn vị liên quan tổ chức
Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh năm
2016, diễn ra từ ngày 24.3.2016 đến hết
ngày 27.3.2016 tại khu B, Công viên 23
tháng 9, TP. Hồ Chí Minh.
Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh
năm nay thu hút hơn 150 gian hàng đăng
ký tham dự, trong đó có 39 gian hàng địa
phương, 44 doanh nghiệp du lịch thành
phố và hơn 50 doanh nghiệp du lịch các
tỉnh/thành bạn với nhiều hoạt động thú
vị và quà tặng, khuyến mại hấp dẫn.
Chương trình Khuyến mại Du lịch do Sở
Du lịch, Hiệp hội Du lịch Thành phố
phối hợp với các hãng hàng không, cùng
các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, tổ
chức các chương trình khuyến mại, giảm
giá tour, giảm giá vé máy bay, rút thăm
trúng thưởng, bắt đầu từ ngày 01.3.2016
đến hết tháng 4.2016, đặc biệt đẩy mạnh
các hoạt động trong tuần lễ cao điểm từ
27.4.2016 đến 01.5.2016.
Chương trình “Sắc màu phương
Nam” hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia
2016 với chủ đề “Khám phá đất phương
Nam” thông qua hình thức bố trí riêng
khu gian hàng của các tỉnh thành khu
vực Nam Bộ, nổi bật với các ý tưởng
trang trí thể hiện đậm đà bản sắc phương
Nam với hình ảnh sông nước, con người,
cuộc sống của nhân dân vùng đất Nam
Bộ. Ngoài ra còn có các hoạt động văn
hóa, nghệ thuật trong Lễ Khai mạc với
chương trình nghệ thuật “Sắc màu
Phương Nam”, chương trình biểu diễn
nghệ thuật tôn vinh các loại hình nghệ
thuật đặc sắc của vùng đất phương Nam
như dân ca Nam Bộ, Đờn ca tài tử và các
loại hình nghệ thuật đặc sắc khác. Lễ Bế
mạc và trao giải thưởng cho các đơn vị
đã có thành tích xuất sắc và tham gia tích
cực vào các hoạt động của Ngày hội Du
lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2016. Liên
hoan Giọng hát vàng ngành du lịch TP.
Hồ Chí Minh là hoạt động nhằm tạo điều
kiện giao lưu, gặp gỡ giữa sinh viên các
trường du lịch, cán bộ-công nhân viên,
hướng dẫn viên, nhân viên tiếp tân, đầu
bếp thuộc các đơn vị trong ngành du lịch
tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh/thành
khác.Triển lãm và thi ấn phẩm ấn tượng
diễn ra xuyên suốt sự kiện tại khu vực
cổng Lê Lai với mục đích khuyến khích
các doanh nghiệp thực hiện những ấn
phẩm sáng tạo, ấn tượng nhằm xúc tiến
hơn nữa ngành du lịchThành phố và Hội
thảo giới thiệu điểm đến các tỉnh/thành,
diễn ra xuyên suốt sự kiện Ngày hội Du
lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2016.
t. hà
Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí minh năm 2016
10 số 1171 l 31.03.2016
Sự kiện vấn đề
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám
năm 1945, đất nước còn non trẻ và gặp
trăm bề khó khăn song Bác Hồ, Đảng
và Nhà nước đã xác định rõ vai trò và
tầm quan trọng của giáo dục thể chất và
thể thao cho toàn dân, nhất là thế hệ trẻ.
“Thểdụcthểthaolàgốcrễcủa
phongtrào”
Ngày 31.01.1946, Chủ tịch Hồ Chí
Minh ký Sắc lệnh số 14, thành lập Nha
Thể dục trung ương thuộc Bộ Thanh
niên, tiền thân của ngành thể dục thể
thao. Lời Tuyên bố đầu tiên của Nha
Thể dục Trung ương ngày 30.3.1946 có
đề cập đến một nguy cơ: “Dân nước ta
hiện nay đang mắc ba bệnh trầm trọng:
nghèo, dốt và yếu. Nghèo và dốt là hai
cơ nguy nên Chính phủ đã chú ý đặc
biệt. Hiện thời, Chính phủ thiết lập một
Nha Thể dục để chữa bệnh yếu cho dân
tộc Việt Nam, một bệnh rất nguy hiểm
có thể làm cản trở công cuộc kiến quốc
hiện thời…”.
Chương trình hoạt động của Nha
Thể dục Trung ương bắt đầu từ công
tác tuyên truyền, cổ động để gây dựng
phong trào luyện tập thể dục thể thao
khắp nơi, từ thành thị đến thôn quê.
Thêm vào đó, để tăng cường và mở
rộng các hoạt động thể dục thể thao và
trực tiếp chỉ đạo công tác giáo dục thể
chất cho thế hệ trẻ, Chủ tịch Hồ Chí
Minh ký tiếp Sắc lệnh số 33 ngày
27.3.1946 thành lập Nha Thanh niên và
Thể dục thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục.
Cuối tháng 3.1946, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã viết “Lời kêu gọi toàn dân tập
thể dục”, trong đó nhấn mạnh “tập
luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn
phận của mỗi một người dân yêu nước.
Việc đó không tốn kém, khó khăn gì,
gái trai, già trẻ, ai cũng nên làm và ai
cũng làm được. Mỗi người lúc ngủ dậy,
tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập
thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy
đủ. Như vậy thì sức khỏe. Dân cường
thì nước thịnh”.
Cùng lúc đó, Nha Thể dục Trung
ương cũng đưa ra khẩu hiệu “Phổ
thông thể dục - Gây đời sống mạnh -
Cải tạo nòi giống - Dân tộc hùng
cường” đã góp phần cổ vũ mạnh, lôi
cuốn mọi người tham gia rèn luyện
thân thể. Chỉ hai tháng sau khi “Lời
kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Bác
Hồ, trong toàn quốc đã dấy lên phong
trào “Khỏe vì nước” - thực chất là bước
đầu của nền thể dục thể thao mới còn
non trẻ nhưng đầy sinh lực phát triển.
Có thể khẳng định rằng “Khỏe vì
nước” thực sự là một phong trào cách
mạng, một cuộc vận động quần chúng
rộng lớn trong lĩnh vực thể dục thể thao
của nước ta. Phong trào này huy động
tổng hợp các bộ phận, các mặt hoạt
động thể dục thể thao của toàn dân hợp
thành, thông qua thể dục thể thao mà
tập hợp, đoàn kết xung quanh chính
quyền cách mạng.
Các nhà lãnh đạo ngành thể dục thể
thao nước ta ngay từ năm 1946 xác
định: “Thể dục thể thao ở cơ sở là gốc
rễ của phong trào”. Do đó, cần chú
trọng phổ cập thể dục trong học đường,
thanh niên, quân đội là lực lượng cơ
bản, đồng thời mở rộng việc tập luyện
trong các tầng lớp nhân dân khác, như
phụ nữ, viên chức, công nhân, nông
dân… Một phương châm tổ chức, vận
động phong trào khỏe là: “Đi từ gốc đến
ngọn: Lấy thể dục làm căn bản. Lấy dân
chúng làm trường hoạt động. Cố lo phổ
thông thể dục trong toàn dân”. Và “thể
dục, đức dục, trí dục là mục đích của cơ
quan phụ trách sức khỏe toàn dân”.
Cổvũlớp“măngnon”cáchmạng
Cuộc vận động “Khỏe vì nước” lan
rộng trong các tầng lớp nhân dân từ
tháng 4.1946, trước hết là trong học
đường. Ngay sau ngày Quốc khánh đầu
tiên, nhân dịp khai giảng năm học mới
và Tết Trung thu 1945, Chủ tịch Hồ
Chí Minh gửi thư cho các em học sinh,
trong đó Người nêu rõ: “Phải siêng tập
thể thao cho mình mẩy được nở nang”.
Từ đó có thể thấy rằng, Bác Hồ đã nhìn
xa trông rộng, mong muốn người Việt
Nam luôn được khỏe mạnh ngay từ thế
hệ “măng non” của cách mạng.
Từ lời dặn của Bác, công tác công
tác giáo dục thể chất và thể thao trường
học cho thế hệ măng non ở nước ta đã
được khẳng định bằng sự liên kết phối
hợp giữa hai ngành thể dục thể thao và
giáo dục - đào tạo. Hai ngành đã tham
mưu cho lãnh đạo Đảng, Quốc hội,
Chính phủ ban hành nhiều văn bản chỉ
đạo, góp phần củng cố phong trào thể
dục thể thao trong trường học.
Những đầu năm đất nước hoàn toàn
giải phóng, hai ngành thể dục thể thao
và giáo dục - đào tạo đã tích cực chủ
động triển khai các hoạt động phối hợp
nhằm chỉ đạo, hướng dẫn công tác giáo
dục thể chất và thể thao trường học.
Gần đây nhất, chương trình phối hợp
giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ
VHTTDL về chỉ đạo công tác thể dục
thể thao trong trường học giai đoạn
2011-2015 đã hướng tới mục đích củng
cố, phát triển và nâng cao chất lượng
phong trào thể dục thể thao trong
trường học, nâng cao sức khoẻ, bồi
dưỡng phẩm chất đạo đức, giáo dục
nhân cách cho học sinh, sinh viên đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời,
việc phát triển thể dục thể thao trường
học được đổi mới và nâng cao chất
lượng giờ học thể dục nội khoá, đa
dạng hoá các hình thức hoạt động
ngoại khoá. Nhiều hội thi được 2 ngành
được tổ chức định kỳ, thu hút đông đảo
các em học sinh, sinh viên tham gia.
Trong đó có Hội khoẻ Phù Đổng toàn
quốc, Hội thi Văn hoá - Thể thao các
trường phổ thông dân tộc nội trú toàn
quốc; Hội thi Sư phạm - Văn nghệ -
Thể thao các trường Sư phạm, Hội thi
Thể thao các trường học sinh khuyết tật
toàn quốc và các giải thể thao toàn
quốc từng môn thể thao cho học sinh,
Luyện tập thể dục thể thao cho dân cường nước thịnh
11số 1171 l 31.03.2016
Sự kiện vấn đề
sinh viên...
Từ năm 2010, Tổng cục Thể dục thể
thao cũng đã thường xuyên mở các lớp
tập huấn bơi lội, cứu đuối cho giáo viên
tiểu học và trung học cơ sở toàn quốc.
Việc này góp phần thực hiện một mục
tiêu của Chiến lược phát triển thể dục thể
thaoViệt Nam đến năm 2020 là đảm bảo
100% trường phổ thông đưa môn bơi
vào chương trình ngoại khoá.
Năm học 2015-2016, Bộ VHTTDL
tiếp tục phối hợp với Bộ Giáo dục và
Đào tạo biên soạn, ban hành và hướng
dẫn, chỉ đạo các trường học phổ thông
trong cả nước tập luyện thường xuyên
thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ và
phổ biến bài quyền võ cổ truyền vào
trường học. Đồng thời tích cực triển khai
chương trình nâng cao thể lực và tầm
vóc người Việt Nam đối với học sinh từ
mẫu giáo đến phổ thông trung học.
Từ chủ trương đúng đắn của Đảng
và Nhà nước, cùng sự phối hợp chặt
chẽ giữa hai ngành, công tác giáo dục
thể chất và thể thao trường học đã có
nhiều chuyển biến. Hình thức tổ chức
và nội dung tập luyện Thể dục thể thao
của học sinh, sinh viên ngày càng đa
dạng. Đội ngũ giáo viên thể dục thể
thao ở các trường học được đào tạo
chính quy; cơ sở vật chất, sân chơi, bãi
tập, công trình thể thao, dụng cụ tập
luyện thi đấu thể thao ở trường học các
cấp đã bước đầu được quy hoạch và
đầu tư xây dựng. Điều quan trọng nhất
là, phong trào thể dục thể thao trong
trường học đã góp phần đáng kể vào
việc nâng cao thể lực, tầm vóc của thế
hệ trẻ Việt Nam. Từ phong trào thể dục
thể thao trong nhà trường đã phát hiện
ra nhiều gương mặt tài năng cho thể
thao nước nhà, trong đó đã có những
gương mặt mang lại vinh quang cho
Việt Nam trên các đấu trường quốc tế.
thế hùng
Theo bình chọn vừa được The
Richest công bố, Việt Nam đứng thứ
6 trong danh sách 10 quốc gia du lịch
giá rẻ năm 2016. Giới thiệu về Việt
Nam, tờ The Richest viết, đây là một
quốc gia sở hữu những cảnh đẹp lý
tưởng. Nếu du khách yêu thích biển
và rừng nhiệt đới thì Việt Nam là một
gợi ý tuyệt vời. Đặc biệt, tại đây, du
khách có thể tìm thấy những phòng
nghỉ qua đêm chỉ khoảng 10 USD,
thậm chí rẻ hơn nếu du khách nghỉ
đêm tại những căn phòng nghỉ kiểu kí
túc xá. Chi phí dành cho đồ ăn, thức
uống và phương tiện đi lại cũng rất
phải chăng. Chính vì vậy, du khách có
thể du ngoạn đất nước Việt Nam với
chi phí bằng với khi đi du lịch Lào,
Campuchia. Và du khách phải mất ít
nhất hai tháng mới khám phá hết vẻ
hấp dẫn của Việt Nam.
Ấn Độ là quốc gia đứng đầu danh
sách 10 đất nước du lịch giá rẻ nhất
thế giới năm 2016. Tại quốc gia đông
dân thứ 2 trên thế giới này, du khách
có thể tìm được phòng dưới 10
USD/đêm, giá vé đi xe bus, tàu hỏa
cũng thấp hơn 10 USD. Đứng thứ hai
trong danh sách là Hy Lạp. Đất nước
này hấp dẫn du khách bởi những bãi
biển tuyệt vời, những thắng cảnh và
tour du lịch đảo hấp dẫn với giá cả
hợp lý. Đứng thứ 3 trong danh sách là
Morocco. Tại đây du khách chỉ tiêu
mất khoảng 35 USD/ngày.
Top 10 quốc gia du lịch rẻ nhất thế
giới năm 2016 còn có Philippines,
Estonia, Lào, Hungary, Guatemala...
t. hằng
Sáng 26.3, tại vườn hoa Lý Thái Tổ
(Hoàn Kiếm, Hà Nội), Bộ VHTTDL,
UBND TP Hà Nội, Ủy ban Olympic
Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ phát
động hưởng ứng Ngày chạy Olympic -
vì sức khỏe toàn dân năm 2016.
Tới dự buổi lễ Chủ tịch Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam - Nguyễn Thiện Nhân; Thứ
trưởng Bộ VHTTDL - Lê Khánh Hải;
đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành,
đoàn thể Trung ương và thành phố Hà
Nội; các tuyển thủ đến từ Trung tâm
huấn luyện và đào tạo vận động viên,
trường năng khiếu thể thao của thành
phố, đại diện lực lượng vũ trang, cán
bộ công chức, viên chức, nghệ sĩ, học
sinh, sinh viên, cùng hàng nghìn người
dân Thủ đô.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà
Nội - Ngô Văn Quý, hưởng ứng hoạt
động này, 100% quận, huyện, thị xã
trên địa bàn Thành phố đã xây dựng và
triển khai kế hoạch tổ chức thực hiện
với sự tham gia của 35 vạn người. Đây
thực sự là một hoạt động có ý nghĩa,
một ngày hội lớn, là hành động thiết
thực để rèn luyện thân thể theo gương
của Bác Hồ vĩ đại, nâng cao sức khỏe
để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngay sau lời phát động, các đồng
chí lãnh đạo, đại diện các Ban, Bộ,
ngành, đoàn thể và đông đảo các tầng
lớp nhân dân đã tham gia chạy hưởng
ứng một vòng bờ hồ Hoàn Kiếm trong
không khí sôi nổi và hào hứng.
Việc tổ chức Ngày chạy Olympic vì
sức khỏe toàn dân gắn với cuộc vận
động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo
gương Bác Hồ vĩ đại”, nhằm từng bước
xây dựng thói quen thường xuyên
luyện tập thể dục, thể thao, góp phần
nâng cao thể chất cho mọi người, góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống
của nhân dân, chất lượng nguồn nhân
lực, xây dựng lối sống và môi trường
văn hóa lành mạnh, củng cố khối đại
đoàn kết toàn dân. M.nhật
Ngày chạy Olympic - vì sức khỏe toàn dân năm 2016
Việt Nam lọt top 10 nước du lịch rẻ nhất thế giới
12 số 1171 l 31.03.2016
Sự kiện vấn đề
* Sở VHTTDL tỉnh Hưng Yên tổ
chức kỷ niệm 70 năm Ngày Thể thao
Việt Nam (27.3.1946-27.3.2016). Nhân
dịp này, Bộ VHTTDL đã trao Kỷ niệm
chương cho 8 cá nhân, Bằng khen cho
4 tập thể và 6 cá nhân có thành tích
trong xây dựng, phát triển ngành thể
thao tỉnh Hưng Yên.
Hiện nay, số người tham gia tập
luyện thể dục thể thao thường xuyên
trên địa bàn tỉnh đạt 28%; tỷ lệ gia đình
tập thể thao đạt 22%. Toàn tỉnh có trên
2.000 câu lạc bộ, điểm, nhóm tập luyện
thể dục thể thao. Cuộc vận động “Toàn
dân rèn luyện thân thể theo gương Bác
Hồ vĩ đại” đã được các tầng lớp nhân
dân tham gia hưởng ứng. Nhiều môn
thể thao được người dân yêu thích như:
Cầu lông, bóng bàn, quần vợt, thể dục
dưỡng sinh, thể dục thẩm mỹ, yoga,
bóng đá, bóng chuyền, cờ tướng,
karatedo, bơi...
* Ngày 25.3, Sở VHTTDL tỉnh Lai
Châu đã tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày
truyền thống ngành thể dục thể thao.
Với phương châm thể thao cho mọi
người, xuyên suốt thời gian qua là cuộc
vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể
theo gương Bác Hồ vĩ đại”, cùng với
khoảng 300 giải thi đấu cơ sở, 100 giải
thi đấu cấp huyện, ngành và từ 15-17
giải thi đấu cấp tỉnh được trải đều trong
năm luôn tạo ra cao trào thể dục thể
thao sôi động, liên tục. Ngoài các môn
thể thao truyền thống, số người luyện
tập đông đảo, các môn thể thao dân tộc,
môn mới du nhập cũng ngày càng có
đông đảo hơn số vận động viên tham
gia. Cùng với Hội thi thể thao các dân
tộc, Hội thi thể thao các dân tộc thiểu
số định kỳ hai năm tổ chức một lần,
Hội khỏe người cao tuổi mỗi năm một
lần... là các minh chứng cho thấy bước
phát triển của phong trào thể dục thể
thao quần chúng của Lai Châu. Thực
tế, số người tập luyện thể dục thể thao
thường xuyên, số gia đình thể thao, số
câu lạc bộ thể dục thể thao ngày càng
tăng nhanh. Đến nay, toàn tỉnh Lai
Châu có 23,22% dân số tập thể thao
thường xuyên.
* Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày
truyền thống ngành thể dục thể thao,
chiều 25.3, UBND tỉnh Long An đã
tặng Bằng khen cho 5 tập thể, 10 cá
nhân có nhiều đóng góp trong sự
nghiệp phát triển ngành thể dục thể
thao.
Tại LongAn, từ năm 1977 đến nay,
phong trào thể dục thể thao của tỉnh
ngày càng được duy trì, phát triển và
nâng cao về chất lượng. Năm 2015, số
người tập luyện thể dục thể thao trong
tỉnh chiếm tỷ lệ hơn 30% dân số. Long
An đã có 3 đội bóng nằm trong những
đội mạnh toàn quốc; vận động viên
năng khiếu trẻ của tỉnh tham dự các giải
thi đấu quốc tế, quốc gia và khu vực đạt
330 huy chương các loại. Với tổng số
858 câu lạc bộ quy tụ trên 130.000
người tham gia sinh hoạt và tập luyện
thường xuyên, hoạt động của các hội
thể thao và tổ chức xã hội-nghề nghiệp
đã từng bước đi vào nền nếp, góp phần
quan trọng phát triển phong trào thể dục
thể thao của tỉnh.
* Kỷ niệm 70 năm Ngày Thể thao
Việt Nam (27.3.1946-27.3.2016), ngày
26.3, UBND tỉnh Tuyên Quang đã tổ
chức Lễ phát động Ngày chạy Olympic
vì sức khỏe toàn dân gắn với giảiViệt dã
Tiền phong tỉnh Tuyên Quang năm
2016. Sau Lễ phát động đã có hàng trăm
cán bộ, thanh niên, học sinh và người
dân tham gia chạy hưởng ứng vòng
quanh quảng trường NguyễnTấtThành,
thành phố Tuyên Quang với cự ly 1km.
Cũng tại Lễ phát động, Sở VHTTDL
Tuyên Quang đã tổ chức giải Việt dã
Tiền phong tỉnh Tuyên Quang năm
2016. Đây là một giải thể thao được tổ
chức thường niên nhằm tiếp tục đẩy
mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động
thể dục, thể thao trong toàn tỉnh; phát
hiện, bồi dưỡng hạt nhân có năng khiếu
thể thao và nâng cao sức khỏe nhân dân.
110 vận động viên đến từ các huyện,
thành phố trong tỉnh sẽ thi đấu 4 nội
dung chính: Nội dung nam chính tranh
tài với cự ly 7km; nội dung nam trẻ với
cự ly 6km; nội dung chạy 3km dành cho
các vận động viên nữ chính và cự ly
2,5km dành cho các vận động viên nữ
trẻ.
* Ngày 27.3, Sở VHTTDLtỉnh Bạc
Liêu tổ chức họp mặt kỷ niệm 70 năm
Ngày truyền thống ngành Thể dục thể
thao (27.3.1946-27.3.2016). Thời gian
qua, ngành Thể dục thể thao Bạc Liêu
đã nỗ lực phấn đấu, gặt hái nhiều thành
tích. Đến nay, Bạc Liêu có gần 200 vận
động viên của 9 môn thể thao được đào
tạo tập trung ở tỉnh gồm 3 tuyến năng
khiếu, trẻ và tuyển. Thể thao thành tích
cao Bạc Liêu đã có bước phát triển vượt
bậc; nhiều vận động viên đã đoạt huy
chương trên đấu trường trong nước và
quốc tế. Ngoài ra, phong trào rèn luyện
thân thể trong quần chúng nhân dân ở
tỉnh cũng ngày càng phát triển. Hiện
nay, Bạc Liêu có 25% dân số tập luyện
thể dục thể thao thường xuyên; trên
16% gia đình luyện tập thể dục thể thao
thường xuyên; 280 câu lạc bộ thể thao
được thành lập; hằng năm toàn tỉnh tổ
chức trên 170 giải đấu, hội thao... Dịp
này, 15 cá nhân có nhiều đóng góp vào
sự phát triển của ngành Thể dục thể
thao đã được nhận Bằng khen của Chủ
tịch UBND tỉnh Bạc Liêu.
* Tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức họp
mặt kỷ niệm 70 năm ngày truyền
thống ngành thể dục thể thao
(27.3.1946-27.3.2016). Toàn tỉnh hiện
có gần 30% dân số tham gia tập luyện
thể dục thể thao thường xuyên, tăng
gần 29% dân số so với năm 1976; có
22% tổng số hộ luyện tập thể thao;
1.050 câu lạc bộ thể thao cơ sở; 100%
số trường thực hiện tốt chương trình
giáo dục thể chất . Toàn tỉnh có 31
loại hình, môn thể dục thể thao, 6 tổ
chức liên đoàn, hội thể thao được
hình thành và hoạt động tốt. Thể thao
Hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thể thao Việt Nam
13số 1171 l 31.03.2016
Sự kiện vấn đề
Dự án phố nghệ thuật Yersin Đà
Lạt nằm trên đoạn phố ngã ba đường
Yersin và Nguyễn Trãi (lối rẽ vào
Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt),
một trong những khu vực trung tâm
của thành phố. Dự án “Phố nghệ thuật
Yersin Đà Lạt” được khai trương
ngày 25.3, chính thức trở thành một
trong những điểm phục vụ du khách
yêu thích nghệ thuật khi đến với
Thành phố Hoa.
Trong gần một tháng hoạt động thí
điểm, nơi đây đã thu hút khá đông du
khách đến tham quan, chiêm ngưỡng
các tác phẩm nghệ thuật và tham dự
các hoạt động của các nghệ sĩ, nghệ
nhân tranh thêu.
Sau khi khai trương, bên cạnh việc
mở cửa hằng ngày miễn phí phục vụ
khách du lịch và nhân dân thành phố,
vào buổi chiều và tối thứ Sáu hàng
tuần trên phố diễn ra nhiều hoạt động
như lễ hội âm nhạc đường phố, triển
lãm mỹ thuật- nhiếp ảnh và tranh
thêu, chợ phiên đồ cổ - đồ cũ, trình
diễn nghệ thuật ẩm thực- thực phẩm
sạch của người Đà Lạt. Đặc biệt, tại
2 ngôi nhà nghệ thuật (Art House) có
trưng bày hàng nghìn tác phẩm tranh
thêu tay, văn hóa phẩm, mỹ phẩm
XQ. Nếu khách đến thăm là người Đà
Lạt còn được các nghệ sĩ, nghệ nhân
dạy thêu tranh, học nhạc cụ miễn phí.
Tại đây còn có phòng chiếu phim,
phòng đọc sách phục vụ khách và
phòng giới thiệu sản phẩm sáng tạo
mới của người Đà Lạt.
Trong dịp khai trương phố nghệ
thuật, triển lãm “Hoa đất sét trên nền
tranh sơn dầu” chuyên đề sẽ được tổ
chức nhằm giới thiệu các tác phẩm
rất mới lạ của nghệ sĩ trẻ Lý Phạm
Cát Đài cùng chương trình “Đi tìm
bản sắc Đà Lạt”, hội chợ “Xuôi
miền ký ức Đà Lạt”, mở cửa thư
viện luận giải các môn khoa học
nghệ thuật, thủ công; Phòng thông
tin nghệ thuật địa phương và trưng
bày triển lãm “Tái sinh phế liệu vì
sự phát triển lâu dài”...
Đ.ngọc
Khai trương phố nghệ thuật Yersin Đà Lạt
Ngày 22.3, tại hội nghị về công tác
tổ chức và quản lý lễ hội đầu Xuân
2016, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
khẳng định: Các lễ hội Xuân Bính
Thân 2016 trên địa bàn thành phố
được tổ chức nền nếp, lành mạnh
nhưng vẫn còn một số hạn chế. Thời
gian tới, trên địa bàn thành phố còn
diễn ra nhiều lễ hội lớn, Sở Văn hóa
và Thể thao tiếp tục phối hợp cùng các
cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát
công tác tổ chức và quản lý lễ hội,
khắc phục tồn tại.
Đến thời điểm này, Sở Văn hóa và
Thể thao Hà Nội đã phối hợp với liên
ngành chức năng thành phố kiểm tra
13 lễ hội, trong đó nhiều lễ hội lớn
như: Chùa Hương (huyện Mỹ Đức),
đền Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn), đền
Đức Thánh Cả (huyện Ứng Hòa), Phủ
Tây Hồ (quận Tây Hồ)… Bên cạnh
đó, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
còn thành lập hai đoàn kiểm tra tình
hình trước, trong và sau lễ hội của các
lễ hội lớn trên địa bàn 30 quận, huyện,
thị xã.
Riêng đối với lễ hội Chùa Hương,
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối
hợp với các ban, ngành tiến hành kiểm
tra thường xuyên, đột xuất, khắc phục
tình trạng chèo kéo, bắt chẹt khách, bày
bán hàng quán gây phản cảm. Các
đoàn kiểm tra liên ngành phối hợp
cùng Ban tổ chức lễ hội kiên quyết xử
lý nghiêm các hộ, cá nhân làm dịch vụ
đổi tiền lẻ, tổ chức cho các hộ ký cam
kết không tái phạm, yêu cầu các chủ
nhà hàng kinh doanh ăn uống không
treo thực phẩm tươi sống ra ngoài,
không kinh doanh động vật cấm. Đối
với lễ hội Gióng đền Sóc Sơn, trước
khi diễn ra lễ hội, Sở đã làm việc với
huyện Sóc Sơn triển khai công tác
chuẩn bị để lễ hội được tổ chức an toàn,
lành mạnh. Vì vậy, tại lễ khai mạc, các
nghi lễ rước lộc diễn ra theo đúng kịch
bản, không có bạo lực tái diễn.
Tuy nhiên, Sở Văn hóa và Thể
thao Hà Nội cũng thừa nhận, ở một số
lễ hội, dịch vụ hàng quán bày bán đan
xen trong di tích gây mất mỹ quan và
làm ùn tắc giao thông. Công tác vệ
sinh môi trường chưa thực sự đảm
bảo, nhiều lễ hội chưa có phương án
triệt để nhằm hạn chế mất vệ sinh môi
trường, còn thiếu thùng chứa rác, phế
thải, thiếu nhà vệ sinh công cộng phục
vụ du khách. Bên cạnh đó, vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm ở nhiều lễ hội
chưa được quan tâm đúng mức. Hiện
tượng cờ bạc dưới hình thức vui chơi
có thưởng, bầu tôm, cua, các còn diễn
ra tại một số lễ hội làng. Một số nơi
đặt hòm công đức, bán lộc, đổi tiền lẻ.
Đặc biệt, hiện tượng tranh giành
khách, chèo kéo khách, nâng giá hàng
dịch vụ, trông giữ xe cao hơn so với
quy định vẫn còn.
Đ.t.thuận
Hà Nội tiếp tục kiểm tra, giám sát công tác tổ chức lễ hội
thành tích cao của Vĩnh Long là điểm
sáng của thể thao khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long những năm qua. Các
môn điền kinh, bơi lội, xe đạp, võ
thuật, bắn cung… phá và giữ hàng
chục kỷ lục quốc gia, đào tạo hàng
trăm lượt vận động viên kiện tướng
và cấp I quốc gia, đóng góp hàng
chục lượt vận động viên cho các đội
tuyển quốc gia Việt Nam. Vĩnh Long
được xếp hạng 4/13 tỉnh/thành khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long và
xếp hạng 9/65 đơn vị tỉnh/thành và
ngành trên toàn quốc.
hải Phong
14 số 1171 l 31.03.2016
Sự kiện vấn đề
Ngày 25.3 tại Hà Nội, Trung tâm
Huấn luyện thể thao quốc gia tại Hà
Nội long trọng tổ chức Lễ mít tinh kỷ
niệm 70 năm Ngày truyền thống
Ngành Thể dục thể thao Việt Nam
(27.3.1946-27.3.2016). Đến dự buổi lễ
có đại diện lãnh đạo Tổng cục Thể dục
thể thao, Trung tâm Huấn luyện thể
thao quốc gia tại Hà Nội cùng các thế
hệ nguyên là lãnh đạo Tổng cục, Trung
tâm và đông đảo các vận động viên
đang tập luyện và thi đấu tại Trung tâm.
Tại Lễ mít tinh, các đại biểu đã ôn
lại những truyền thống của Ngành Thể
dục thể thao cũng như ngày đầu thành
lập Trung tâm Huấn luyện thể thao
quốc gia tại Hà Nội. Với Ngành Thể
dục thể thao, trải qua 70 năm xây dựng
và trưởng thành, nền thể dục thể thao
nước nhà đã có những bước tiến mới
qua từng chặng đường. Mỗi chặng
đường đi qua được ghi dấu ấn với sự
phát triển của phong trào thể thao quần
chúng và thể thao thành tích cao trên
con đường hội nhập quốc tế. Với Trung
tâm, trải qua gần 60 năm (được thành
lập năm 1959) với bề dày truyền thống,
các thế hệ cán bộ, công nhân viên chức,
huấn luyện viên, vận động viên đã nỗ
lực hết mình đóng góp cho sự phát triển
thể thao thành tích cao của đất nước.
Giám đốc Trung tâm Huấn luyện
thể thao quốc gia tại Hà Nội - Nguyễn
Mạnh Hùng bày tỏ: Trong thành công
chung của Thể thao Việt Nam tại các
đấu trường khu vực, châu lục và thế
giới có sự đóng góp không nhỏ thành
tích của các vận động viên, huấn luyện
viên và các đội tuyển tập huấn tại
Trung tâm. Trung tâm sẽ luôn giữ gìn
và phát huy truyền thống tốt đẹp, xứng
đáng là bệ phóng tin cậy cho các đội
tuyển quốc gia trên con đường chinh
phục đỉnh cao thành tích tại các đầu
trường Olympic, Châu Á và Đông
Nam Á và mang vinh quang về cho Tổ
quốc, xứng đáng là đơn vị tiên phong
của thể thao Việt Nam.
Phát biểu tại lễ mít tinh, Phó Tổng
cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao
- Phạm Văn Tuấn đề nghị: Trong giai
đoạn phát triển và hội nhập với thế
giới hiện nay, Trung tâm Huấn luyện
thể thao quốc gia tại Hà Nội cần tiếp
tục đổi mới, sáng tạo để sẵn sàng tiếp
nhận số lượng vận động viên mới, thế
hệ trẻ nhằm hướng tới thành tích tốt
nhất tại đấu trường khu vực, châu lục
và thế giới.
Mạnh huân
Ngày 27.3, Hiệp hội Du lịch phối
hợp với Sở VHTTDL TP. Đà Nẵng tổ
chức Diễn đàn du lịch Đà Nẵng 2016
với sự tham gia của các doanh nghiệp
kinh doanh về lĩnh vực du lịch, các
hãng lữ hành, các Sở, ban, ngành liên
quan... Mục đích của Diễn đàn hướng
đến giải quyết những bức xúc hiện nay
của ngành du lịch thành phố, xây dựng
Đà Nẵng thành một thành phố du lịch
mang tầm quốc tế.
Tại Diễn đàn, các đại biểu tập trung
tọa đàm xung quanh chủ đề: hoạt động
lữ hành, quảng bá du lịch và xây dựng
môi trường phát triển du lịch bền vững;
hoạt động lưu trú và các vấn đề liên
quan; các dịch vụ để hấp dẫn du khách...
Theo Sở VHTTDL Đà Nẵng: Mục
tiêu của thành phố là phát triển du lịch
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong
giai đoạn 5 năm tới (2016-2020); đầu
tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng
điểm, nâng cao chất lượng và tính
chuyên nghiệp. Thành phố hướng tới
xây dựng thương hiệu du lịch Đà Nẵng
là thiên đường nghỉ dưỡng, điểm đến
an toàn và thân thiện; xây dựng các sản
phẩm du lịch khác biệt, độc đáo, có sức
cạnh tranh cao; phát triển du lịch gắn
với bảo tồn tài nguyên và phát huy các
giá trị văn hóa, giữ gìn bảo vệ môi
trường. Đà Nẵng phấn đấu đến năm
2020 đón 8 triệu lượt khách du lịch
(trong đó có 2 triệu lượt khách quốc tế),
tổng thu du lịch đạt 27.400 tỷ đồng.
Các giải pháp cụ thể được thành
phố đặt ra là: đẩy mạnh xây dựng
thương hiệu du lịch Đà Nẵng thông qua
việc hình thành các sản phẩm du lịch
đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu
của khách; đầu tư phát triển các cụm
dịch vụ du lịch biển, khu nghỉ dưỡng
chất lượng cao, xem đây là sản phẩm
chủ lực, có khả năng cạnh tranh cao
của du lịch thành phố trong khu vực và
thế giới. Bên cạnh đó, mở rộng không
gian và đa dạng hóa các loại hình dịch
vụ phục vụ khách tại Bà Nà-Suối Mơ;
đưa vào hoạt động sân Golf Bà Nà,
Khu du lịch suối khoáng nóng Núi
Thần Tài, phát triển sản phẩm du lịch
tại bán đảo Sơn Trà, đỉnh đèo Hải
Vân… Thành phố cũng phát triển du
lịch đường sông và các điểm đến mới,
đầu tư mới phương tiện, nâng cấp trang
thiết bị trên tàu, phát triển các dịch vụ
vui chơi giải trí để kéo dài ngày lưu trú
của khách; nâng cao nhận thức cộng
đồng, gìn giữ môi trường, thúc đẩy du
lịch phát triển theo hướng nhanh và bền
vững... Đà Nẵng tiếp tục phổ biến bộ
quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch
gắn với việc triển khai thực hiện Năm
văn hóa, văn minh đô thị; tăng cường
công tác xử lý, hạn chế tiến tới xóa bỏ
hành vi đeo bám, chèo kéo khách du
lịch và tình trạng ăn xin, ăn xin biến
tướng trên địa bàn thành phố...
huy Long
Diễn đàn du lịch Đà Nẵng 2016
Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia tại Hà Nội
giữ vững truyền thống tiên phong
15số 1171 l 31.03.2016
Sự kiện vấn đề
Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế
hoạch số 927/KH-BVHTTDL ngày
22.3.2016 về thực hiện mở lớp truyền
dạy văn hóa truyền thống phi vật thể
cho dân tộc Bố Y tại tỉnh Lào Cai,
năm 2016.
Nhằm triển khai các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về
văn hóa đối với đồng bào các dân tộc
thiểu số, Bộ VHTTDL đã ban hành kế
hoạch mở lớp truyền dạy văn hóa
truyền thống phi vật thể cho dân tộc Bố
Y (dân tộc thiểu số có số dân dưới
5.000 người); xây dựng mô hình thí
điểm có hiệu quả làm tiền đề cho việc
nhân rộng mô hình này đối với nhiều
dân tộc khác trong cộng đồng các dân
tộc thiểu số Việt Nam; đảm bảo đối
tượng được thụ hưởng là chủ thể văn
hóa, chủ nhân sáng tạo và hưởng thụ
văn hóa của các dân tộc thiểu số.
Theo đó, Vụ Văn hóa dân tộc sẽ
chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ và
Sở VHTTDL tỉnh Lào Cai lớp truyền
dạy các làn điệu dân ca, dân vũ, dân
nhạc truyền thống của dân tộc Bố Y sẽ
được trao truyền qua các thế hệ với
phương pháp bảo tồn và phát huy trong
cộng đồng do chính nghệ nhân cao tuổi
truyền dạy cho lớp thanh, thiếu niên
của cộng đồng, phục dựng trong sinh
hoạt lao động cả về nội dung, môi
trường và bối cảnh đảm bảo tính khách
quan, chân thực. Thời gian tổ chức vào
cuối tháng 4.2016 với số lượng tham
gia khoảng 70 đến 100 học viên, từ 05
đến 07 nghệ nhân nhằm từng bước
khôi phục và góp phần bảo tồn, phát
huy văn hóa truyền thống của các dân
tộc thiểu số đặc biệt là các dân tộc có
số dân ít người.
nguyệt cát
Truyền dạy văn hóa truyền thống phi vật thể cho dân tộc Bố Y
Vượt qua rất nhiều bộ phim được gửi
về tham dự Cannes, “Đời Như Ý” của
đạo diễn Vương Quang Hùng đã xuất
sắc lọt vào vòng tuyển chọn của Liên
hoan phim Cannes - một trong những
liên hoan phim lớn và uy tín nhất thế
giới. Bộ phim “Đời Như Ý” được hội
đồng thẩm định đánh giá khá cao về kỹ
thuật, nội dung và diễn xuất. Tại các
vòng tuyển chọn tiếp theo của Liên hoan
phim Cannes, bộ phim sẽ được Ban
giám khảo xem và đánh giá bằng việc
cho điểm. Danh sách các phim được
chọn tranh giải chính thức sẽ được công
bố vào giữa tháng 4. “Đời Như Ý” là bộ
phim được chuyển từ truyện ngắn cùng
tên của tác giả Nguyễn Ngọc Tư với nội
dung xoay quanh số phận hai nhân vật
Hai Đời (diễn viên Đông Dương) và Lùn
(diễn viên Việt Hương) - một người mù,
dò dẫm đàn hát kiếm tiền; một người
chửa hoang, nửa điên nửa tỉnh đến với
nhau bằng tình yêu chân thành, trong
sáng. Sự gắn kết giữa 2 con người khiếm
khuyết ấy đã cho ra đời một gia đình bé
nhỏ nhưng hạnh phúc mong manh khi
nghèo đói vây quanh. Để rồi “Đời - Như
- Ý” không đơn giản là tên của 3 cha con
mà còn là sự trào lộng đắng chát, xót xa
về cái nghèo, về cuộc đời: “Làm gì có
chuyện đời như ý!”. “Đời Như Ý” khoác
trên mình nội dung đầy cảm xúc trong
từng nhân vật, từng cảnh phim diễn ra
chậm rãi, từng bước từng bước khắc họa
cuộc đời của các nhân vật. Những cảnh
quay rất đời thường để kể cho chúng ta
nghe về một cuộc đời khắc nghiệt,
những hạnh phúc nhỏ nhoi và những
mong ước chưa đạt được.Tất cả sẽ đánh
thức những xúc cảm của người xem về
tình yêu, ước mơ của những mảnh đời
bất hạnh. Chính nội dụng và cách làm
phim nghệ thuật của ekip đã chinh phục
được hội đồng thẩm định đầu tiên của
Liên hoan phim Cannes. t.hợP
Chuỗi sự kiện bao gồm triển lãm
nghệ thuật thị giác, biểu diễn nhạc mới
và chiếu phim lịch sử kiến trúc doTrung
tâm Nghệ thuật Heritage Space tổ chức
đã khai mạc tối 27.3, tại Hà Nội.
Với kiến trúc, đó là buổi chiếu phim
“Những khát vọng lớn” (Great
Expectations - đạo diễn Jesper
Wachtmeister) của câu lạc bộ Điện ảnh
Kiến trúc, do Ashui.com tổ chức thực
hiện. Bộ phim đem đến người xem một
chuyến du hành tới những nhà ởđơn lẻ,
khu tập thể, thành phốđược thiết kếbởi
các kiến trúc sư nổi tiếng.
Với nghệ thuật thị giác, đó là một
triển lãm quy tụ các tác phẩm hội họa,
sắp đặt, đa phương tiện và ý niệm với tên
gọi “Heritage Space+”, của các nghệ sĩ
đã cộng tác với Heritage Space trong
thời gian qua như: Ludwika Ogorzelec,
YunWoo Choi,Thierry Fontaine, HàTrí
Hiếu,TrầnTrọngVũ, Đinh Ý Nhi, Doãn
Hoàng Lâm… Với âm nhạc là một
chương trình biểu diễn nhạc mới của
nhạc sĩ Vũ Nhật Tân và cộng sự với tác
phẩm “Cõi vắng” kéo dài gần 50 phút,
là sự kết hợp vừa tương tác vừa ngẫu
hứng giữa âm nhạc truyền thống (thể
hiện bởi những nhạc cụ dân tộc Việt
Nam như đàn Bầu, đàn Tranh, đàn
T’rưng, bộ gõ cổ truyền và giọng hát Ả
đào) trên nền âm thanh hiện đại (nhạc
điện tử, laptop và piano).Tác phẩm được
xây dựng trên nền của lối ứng tác lòng
bản cổ truyền của dân tộc Việt Nam kết
hợp những đoạn hát thơ với tiếng đàn
piano kiểu mới.
Được biết, các sự kiện về kiến trúc
và âm nhạc diễn ra vào ngày 27.3; riêng
triển lãm các tác phẩm hội họa và sắp đặt
sẽ kéo dài đến ngày 24.4.2016.
Song nguyên
“Đời Như Ý”lọt vào vòng tuyển chọn Liên hoan phim Cannes
Khaimạcchuỗisựkiệnkiếntrúc,âmnhạcvànghệthuậtthịgiác
16 số 1171 l 31.03.2016
Sự kiện vấn đề
Trong điều kiện đất nước còn khó
khăn, việc các đơn vị nghệ thuật tự
chủ thu chi, để không phụ thuộc vào
“bầu sữa” bao cấp của Nhà nước là
cần thiết. Tuy nhiên, lộ trình tự chủ
cũng không dễ dàng, rất cần sự chung
tay của xã hội.
Khởiđầulộtrìnhtựchủ
Từ ngày 23-27.3, Nhà hát Kịch
Việt Nam có chuyến lưu diễn sang
Singapore biểu diễn vở Hamlet,
hưởng ứng “Năm Shakespeare toàn
cầu 2016” và nhằm giới thiệu sân
khấu Việt Nam với bạn bè quốc tế, tạo
cơ hội giao lưu, hợp tác với nước
ngoài. Trong chuyến lưu diễn này,
đoàn sẽ tổ chức một chương trình
giao lưu đặc biệt giữa các nghệ sĩ với
các bạn sinh viên Việt Nam đang
theo học tại Singapore. Ông Nguyễn
Thế Vinh - Giám đốc Nhà hát Kịch
Việt Nam cho biết, chuyến lưu diễn
này là sự phối hợp giữa Nhà hát Kịch
Việt Nam với Hội Liên hiệp Thanh
niên Việt Nam, Đại sứ quán Việt
Nam tại Singapore, để hưởng ứng
“Năm Shakespeare toàn cầu 2016”
và nhằm giới thiệu sân khấu Việt
Nam với bạn bè quốc tế, tạo cơ hội
giao lưu, hợp tác ở nước ngoài. Toàn
bộ kinh phí trong chuyến lưu diễn
được Tập đoàn Tân Hiệp Phát hỗ trợ,
các nghệ sĩ có điều kiện thoải mái
sáng tạo nghệ thuật.
Theo ông Nguyễn Thế Vinh, năm
2016 là năm đầu tiên Nhà hát Kịch
thực hiện lộ trình tự chủ thu chi, cắt
giảm ngân sách của Nhà nước.
Chuyến lưu diễn lần này cũng là sự
khởi đầu cho lộ trình xã hội hóa của
Nhà hát Kịch Việt Nam.
Năm 2016, có 7 đơn vị nghệ thuật
trực thuộc Bộ VHTTDL tiếp tục lộ
trình tự chủ, trong đó có Nhà hát Kịch
Việt Nam, Dàn nhạc Giao hưởng Việt
Nam, Nhà hát Cải lương Việt Nam…
Trước đó, năm 2015, Bộ VHTTDL
chọn 5 đơn vị nghệ thuật thí điểm tự
chủ. Các đơn vị nghệ thuật này thực
hiện quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm theo Nghị định số
43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về
việc quy định quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy biên chế và tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp công lập.
Phải thừa nhận rằng, khi được trao
quyền tự chủ, các đơn vị nghệ thuật
sẽ chủ động trong việc quản lý chi
tiêu tài chính của đơn vị, thu nhập của
người lao động từng bước được cải
thiện, phân phối tiền lương của đơn vị
sự nghiệp sẽ gắn với chất lượng, hiệu
quả công việc. Hướng đi này cũng tạo
nền tảng để các đơn vị thích nghi với
quy luật xã hội, thích nghi với nền
kinh tế thị trường, giải phóng sức
sáng tạo, đặc biệt là xóa bỏ sự trì trệ,
lực cản trong tư duy bao cấp, trông
chờ vào ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, khi chính thức bước
vào lộ trình xã hội hoá, nhiều đơn vị
nghệ thuật, cũng như các nghệ sĩ,
không khỏi trăn trở, bởi lẽ, khi còn
bao cấp, toàn bộ khoản chi tiền lương,
tiền bồi dưỡng, thù lao biểu diễn, vận
hành đơn vị, đi biểu diễn phục vụ
vùng sâu vùng xa… đều được Nhà
nước cấp hàng năm, dù thu nhập
không cao, nhưng ổn định. Trong khi
đó, khi tự chủ, thì toàn bộ kinh phí
các nhà hát sẽ phải chịu trách nhiệm,
gánh nặng kinh tế này khiến lãnh đạo
nhiều đơn vị nghệ thuật “đau đầu”,
đặc biệt là với những loại hình nghệ
thuật kén khán giả như Kịch, Cải
lương, Tuồng, Chèo...
Tìmhướngđiriêng
Có thể thấy, lộ trình tiến tới tự chủ
của các nhà hát là con đường đầy
chông gai, nhưng các nhà hát vẫn
phải tìm mọi cách để vượt lên, phải tự
tìm hướng đi cho đơn vị mình. Bên
cạnh việc nâng cao chất lượng nghệ
thuật, tìm cách kéo công chúng đến
với sân khấu, nhiều nhà hát đã tìm
đến các “Mạnh Thường Quân”, tìm
cách kết nối với các doanh nghiệp lớn
kêu gọi đầu tư cho hoạt động sân
khấu. Nhà hát Tuổi Trẻ là một trong
những đơn vị khá thành công trong
việc kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ, qua
dự án “Chắp cánh niềm tin”, ngân
hàng SHB đã tài trợ biểu diễn gần 500
suất diễn miễn phí cho lớp khán giả
trẻ đã giúp họ hiểu và gần gũi hơn với
nghệ thuật sân khấu. Nhà hát Kịch
Việt Nam cũng thành công trong việc
kêu gọi Tập đoàn Hoa Sen thực hiện
10 suất miễn phí vở hài kịch “Bệnh
sĩ” tại 7 tỉnh/thành phía Bắc, và gần
đây là chương trình đưa vở kịch
Hamlet sang Singapore biểu diễn.
Ông Nguyễn Đăng Chương - Cục
trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho
rằng, việc các doanh nghiệp đầu tư
cho nghệ thuật sân khấu sẽ giúp các
nhà hát có thêm nguồn lực trong quá
trình sáng tạo, trong quá trình quảng
bá tác phẩm nghệ thuật đến công
chúng. Bên cạnh đó, việc này cũng
giúp bản thân lãnh đạo các đơn vị
nghệ thuật làm quen với tư duy thị
trường trong việc sáng tạo tác phẩm
sân khấu. Điều này hoàn toàn phù
hợp với quy luật phát triển của xã hội,
đặc biệt trong thời kỳ hội nhập, bởi
khi quen tư duy năng động, sáng tạo,
bươn chải và huy động mọi nguồn lực
xã hội, sẽ làm thay đổi tư duy trì trệ
của lãnh đạo nhiều đơn vị nghệ thuật.
Bên cạnh đó, khi các đơn vị có sự
đồng hành của các doanh nghiệp, thì
các nghệ sĩ sẽ hiểu thêm về giá trị
cuộc sống, hiểu thêm con người, thực
tế trong thời cơ chế thị trường, từ đó
có cách nhìn sáng tạo, gần gũi thực tế
hơn trong quá trình sáng tạo tác phẩm
nghệ thuật, nâng cao được tầm văn
Huy động mọi nguồn lực xã hội hóa hoạt động sân khấu
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vn

More Related Content

What's hot

Bc cong tac doan thang 9
Bc cong tac doan thang 9 Bc cong tac doan thang 9
Bc cong tac doan thang 9 Linh Linpine
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Pham Long
 
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnPham Long
 

What's hot (20)

Bc cong tac doan thang 9
Bc cong tac doan thang 9 Bc cong tac doan thang 9
Bc cong tac doan thang 9
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
 
Tuantin 992-3
Tuantin 992-3Tuantin 992-3
Tuantin 992-3
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
 

Viewers also liked

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnPham Long
 
Malaysia và ẩm thực malaysia từ góc nhìn của người Việt - Phạm Thành
Malaysia và ẩm thực malaysia từ góc nhìn của người Việt - Phạm ThànhMalaysia và ẩm thực malaysia từ góc nhìn của người Việt - Phạm Thành
Malaysia và ẩm thực malaysia từ góc nhìn của người Việt - Phạm ThànhPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vnPham Long
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 11 - 2014.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 11 - 2014.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 11 - 2014.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 11 - 2014.Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vnPham Long
 
Mặt Đen tia chớp
Mặt Đen tia chớpMặt Đen tia chớp
Mặt Đen tia chớpPham Long
 
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn DuLời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn DuPham Long
 
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt NamKho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt NamPham Long
 
harpeth history 1999 through flood recovery
harpeth history 1999 through flood recoveryharpeth history 1999 through flood recovery
harpeth history 1999 through flood recoveryDavid Jones
 
Q1 Section 2 Final
Q1 Section 2 FinalQ1 Section 2 Final
Q1 Section 2 FinalJames Coy
 
Domingo de Resurrección - C
Domingo de Resurrección - CDomingo de Resurrección - C
Domingo de Resurrección - CJoaquinIglesias
 

Viewers also liked (17)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
 
Malaysia và ẩm thực malaysia từ góc nhìn của người Việt - Phạm Thành
Malaysia và ẩm thực malaysia từ góc nhìn của người Việt - Phạm ThànhMalaysia và ẩm thực malaysia từ góc nhìn của người Việt - Phạm Thành
Malaysia và ẩm thực malaysia từ góc nhìn của người Việt - Phạm Thành
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 11 - 2014.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 11 - 2014.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 11 - 2014.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 11 - 2014.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
 
Mặt Đen tia chớp
Mặt Đen tia chớpMặt Đen tia chớp
Mặt Đen tia chớp
 
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn DuLời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
 
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt NamKho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
 
mohammad .cv (new) ..
mohammad .cv (new) ..mohammad .cv (new) ..
mohammad .cv (new) ..
 
harpeth history 1999 through flood recovery
harpeth history 1999 through flood recoveryharpeth history 1999 through flood recovery
harpeth history 1999 through flood recovery
 
Q1 Section 2 Final
Q1 Section 2 FinalQ1 Section 2 Final
Q1 Section 2 Final
 
Domingo de Resurrección - C
Domingo de Resurrección - CDomingo de Resurrección - C
Domingo de Resurrección - C
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vn

Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Pham Long
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnPham Long
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vn (17)

Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
 

More from Pham Long

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)Pham Long
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiPham Long
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngPham Long
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP Pham Long
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngPham Long
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Pham Long
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchPham Long
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongPham Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1Pham Long
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngPham Long
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGPham Long
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoPham Long
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiPham Long
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnhPham Long
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngPham Long
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamPham Long
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 

More from Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vn

  • 1. Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1171 ngày 31.03.2016 Ảnh:TuấnHẢi - Giữgìnvàpháthuygiátrịdisản vănhóa,vănhọcnghệthuật củacácdântộcthiểusố (Tr9) - Luyện tập thể dục thể thao cho dân cường nước thịnh (Tr.10) - Việt Nam lọt top 10 nước du lịch rẻ nhất thế giới (Tr.11) - Tây Nguyên đại ngàn giữa lòng Hà Nội (Tr.20) trong số này Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập vàđónnhậnHuânchương Lao động Hạng Nhất Ngày 25.3, tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương đã tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập (1956-2016) và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất lần thứ ba. Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Khánh Hải, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - Phạm Văn Linh đã đến dự. Thừa ủy quyền Chủ tịch nước, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã trao Huân chương Lao động Hạng Nhất lần thứ ba cho Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương. (Xem tiếp trang 5) Ngày 27.3, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 70 năm NgàyTruyền thống ngànhThể dục thể thaoViệt Nam (27.3.1946-27.3.2016) và đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Nhất. Đến dự buổi lễ có các đồng chí: Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư BCH Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư BCH Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Vũ Đức Đam - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh, Chủ tịch Ủy ban OlympicViệt Nam; cácThứ trưởng BộVHTTDL: Nguyễn NgọcThiện, Huỳnh Vĩnh Ái, Lê Khánh Hải cùng đông đảo các lãnh đạo, cán bộ, HLV, VĐV... ngành TDTT qua các thời kỳ. (Xem tiếp trang 2) QuýI,kháchquốctếđếnViệtNamtănggần20% Theo Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3.2016 ước đạt 820.480 lượt, giảm 1,6% so với tháng 02.2016 và tăng 28,3% so với tháng 3.2015. Trong đó, lượng khách đến bằng đường không ước đạt 659.846 lượt, chiếm 80,4%; khách đến bằng đường biển ước đạt 12.850 lượt, chiếm 1,6%; khách đến bằng đường bộ ước đạt 147.784 lượt, chiếm 18%.Tính chung 3 tháng đầu năm, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 2.459.150 lượt, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2015. Khách du lịch nội địa trong 3 tháng đầu năm 2016 ước đạt 18,7 triệu lượt. Trong đó, khách lưu trú đạt 9,3 triệu lượt; Tổng thu từ khách du lịch đạt 109.137 tỷ đồng, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2015. thu hằng Kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống ngành Thể dục thể thao Việt Nam TrưởngBanDânvậnTrungươngTrươngThịMaitraoHuânchươngĐộclậphạngNhấtchongànhThểdục ThểthaoViệtNam.
  • 2. Quản lý nhà nước 2 số 1171 l 31.03.2016 Tại lễ kỷ niệm, được sự ủy quyền của Chủ tịch Nước, đồng chí Trương Thị Mai đã gắn Huân chương Độc lập Hạng Nhất lên lá cờ truyền thống của ngành Thể dục thể thao Việt Nam. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, dù đất nước đang trong hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, cùng một lúc phải lãnh đạo nhân dân ta chống “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” và xây dựng chế độ mới, nhưng với tầm nhìn xa, trông rộng, Đảng ta và Bác Hồ vẫn dành cho công tác Thể dục thể thao sự quan tâm đặc biệt. Ngày 30.01.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Liên hiệp lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 14 thành lập Bộ Thanh niên Nha Thể dục Trung ương, chính thức khai sinh ra nền Thể thao cách mạng Việt Nam với nhiệm vụ “nghiên cứu phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc” nhằm “tăng bổ sức khỏe quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam”. Tiếp đó, ngày 27.3.1946, Người thay mặt Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 38 thành lập Nha Thanh niên và Thể dục. Cùng ngày, Người viết bài “Sức khỏe và Thể dục” đăng trên báo Cứu quốc, kêu gọi toàn dân tập thể dục. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Ra đời chỉ 5 tháng sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, ngành Thể dục thể thao đã nhanh chóng triển khai tổ chức, điều hành các hoạt động thể dục thể thao nhằm góp phần bồi bổ sức khỏe của nhân dân, gây đời sống mới, mạnh và hùng cho một dân tộc đang đấu tranh vì nền độc lập. Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, ngành Thể dục thể thao đã bền bỉnỗ lực triển khai nhiều hoạt động, nhiều phong trào thể dục thể thao thiết thực, hiệu quả, góp phần đẩy mạnh sản xuất, nâng cao sức chiến đấu của quân và dân, cùng cả dân tộc hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Bước vào thời kỳ đổi mới, ngành Thể dục thể thao tiếp tục phấn đấu, phát huy sáng tạo, tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành và triển khai nhiều chủ trương, chính sách về thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi; góp phần bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng đời sống văn hóa. Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, nhiều môn thể thao dần được chuyên nghiệp hóa; thể thao thành tích cao dần tiếp cận với phương pháp tập luyện, thi đấu hiện đại và trình độ khu vực. Không ít môn thể thao có tính truyền thống, nhất là võ thuật, đã phát triển mạnh và rộng, trở thành môn thể thao được yêu thích, được đưa vào thi đấu ở các nước, trong các giải khu vực và thế giới. Ngành Thể dục thể thao cũng góp phần quan trọng thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế, mở rộng hợp tác, đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đối ngoại nhân dân; nâng cao vị thế, vai trò và quảng báhình ảnh của đất nước và con người Việt Nam trên trường quốc tế. Trải qua 70 năm phát triển và trưởng thành, ngành Thể dục thể thao luôn giữ vị trí quan trọng góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, đóng góp vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước; mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế. Có thể khẳng định, thể thao thực sự trở thành một nhịp cầu hội nhập, một kênh dẫn để văn hóa dân tộc hoà chung trong dòng chảy văn hóa thế giới mà sự kiện môn thể thao truyền thống và một trò chơi dân gian là kéo co được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể chung giữa Việt Nam-Campuchia- Hàn Quốc-Philippines là một minh chứng sống động. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tin tưởng, với truyền thống tự hào của 70 năm phát triển, trưởng thành, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, huấn luyện viên, trọng tài, vận động viên ngành Thể dục thể thao sẽ tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó để Thể dục thể thao phát triển, tầm vóc thể lực của người Việt Nam được nâng cao. Phó Thủ tướng mong muốn sự vào cuộc của tất cả các ngành, các cấp trong công tác quy hoạch, đầu tư để đảm bảo những điều kiện cần thiết, một hệ thống thiết chế, hệ thống cơ sở vật chất thể thao đáp ứng được yêu cầu tập luyện trong nhà trường, trong xã hội, khơi dậy tinh thần thượng võ, trung thực công bằng không chỉ trong các giải đấu, các môn thể thao, mà trong toàn xã hội. Việc ôn lại truyền thống tự hào của ngành Thể dục thể thao cũng sẽ thôi thúc mỗi người nếu chưa bắt đầu tập thể dục hãy bắt đầu, nếu đã tập thể dục nhưng chưa đều đặn hãy tập đều đặn; sẽ tiếp thêm động lực để phong trào tập thể dục, rèn luyện thân thể trong nhà trường, trong xã hội thực sự phát triển. thế hùng Kỷniệm70nămNgàytruyềnthống… (Tiếp theo trang 1)
  • 3. Quản lý nhà nước 3số 1171 l 31.03.2016 Tối 25.3, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, số 2 Hoa Lư, Hà Nội đã diễn ra Lễ Khai mạc Tuần Văn hóa - Thể thao 70 năm thể thao Việt Nam đồng hành cùng sự phát triển của Đất nước và chương trìnhVinh quang thể thao Việt Nam. Phát biểu tại Lễ khai mạc chương trình, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Khánh Hải - Trưởng Ban tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Thể dục thể thao nhấn mạnh: Với mục đích tuyên truyền, giáo dục truyền thống, giới thiệu những thành tựu và đóng góp to lớn của ngành Thể dục thể thao qua 70 năm xây dựng và phát triển, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, quần chúng nhân dân và toàn xã hội về vị trí, vai trò và sự đóng góp tích cực của ngành thể dục thể thao đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, Tuần Văn hóa-Thể thao và Chương trình Vinh quang thể thao Việt Nam là một trong các hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Truyền thống Ngành Thể dục thể thao được tổ chức từ ngày 25 đến hết ngày 28.3.2016, với nhiều nội dung phong phú, đa dạng cùng các chương trình văn hóa, nghệ thuật và thể thao đặc biệt, triển lãm tư liệu, hình ảnh, hiện vật về truyền thống thể thao Việt Nam sẽ đem đến một cái nhìn tổng quan về sự hình thành và phát triển của ngành thể dục thể thao, đồng thời là dịp để tôn vinh, khen thưởng các vận động viên, huấn luyện viên tiêu biểu và vận động viên, huấn luyện viên người khuyết tật xuất sắc của thể thao nước nhà, góp phần cổ vũ, động viên công chức, viên chức, người lao động, vận động viên, huấn luyện viên thể thao trong toàn ngành phát huy truyền thống, đề cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo quyết tâm phấn đấu hoàn thành mục tiêu đã được xác định trong “Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020”. Cũng tại Lễ khai mạc đã diễn ra chương trình “Vinh quang thể thao Việt Nam” nhằm tôn vinh và trao thưởng cho những VĐV, HLV tiêu biểu; VĐV, HLV thể thao Người khuyết tật xuất sắccủa Thể thao Việt Nam năm 2015. Các VĐV, HLV tiêu biểu; VĐV, HLV thể thao Người khuyết tật xuất sắc đã nhận được Bằng khen của Bộ trưởng Bộ VHTTDL, Kỷ niệm chương Vì Thế hệ và Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS HCM, Bằng khen và tiền thưởng của Ủy ban Olympic Việt Nam, Kỷ niệm chương của Ban Tổ chức. Phát biểu lại buổi lễ, Thứ trưởng Lê Khánh Hải biểu dương và chúc mừng cácVĐV, HLVđã được các nhà báo bầu chọn là vận động viên, huấn luyện viên xuất sắc và mong muốn các VĐV, HLV ngày càng nỗ lực phấn đấu đạt thành tích xuất sắc tại Olympic và Paralympic 2016, Đại hội thể thao bãi biển Châu Á lần thứ 5 tại Việt Nam góp phần nâng cao thành tích thể thao nước nhà. tr.Quỳnh Khai mạc Tuần Văn hóa - Thể thao“70 năm Thể thao Việt Nam đồng hành cùng sự phát triển của Đất nước” Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 1058/QĐ-BVHTTDLngày 23.3 về việc Phê duyệt Đề án tổ chức Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ IV. Theo đó, Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ IV sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ 01.11 đến 05.11 với khẩu hiệu “Điện ảnh - Hội nhập và phát triển bền vững”. Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội vinh danh các tác phẩm điện ảnh suất sắc, có gia trị nghệ thuật cao, giàu tính nhân văn, sáng tạo; khuyến khích những tài năng mới của điện ảnh. Đồng thời, phát huy tinh thần thân ái, hợp tác giữa các nhà làm phim, đại biểu, khách mời vì sự phát triển của điện ảnh; giới thiệu các tác phẩm đặc sắc của các nền điện ảnh trên thế giới. Các sự kiện chính của Liên hoan Phim: Chương trình phim dự thi; chương trình phim không dự thi; Lễ khai mạc Liên hoan phim; Lễ bế mạc và trao giải thưởng của Liên hoan phim. Bên lề liên hoan phim sẽ có các chương trình: Chợ phim; Trại sáng tác HANIFF và chợ dự án phim; Hội thảo chủ đề “ Bản sắc dân tộc trong điện ảnh”; triển lãm “Bối cảnh Việt Nam trong một số phim nước ngoài”. Cơ cấu giải thưởng LHP, gồm 10 giải: Giải thưởng cao nhất là 5.000 USD giành cho Phim truyện xuất sắc nhất. Ngoài ra còn các giải: phim ngắn xuất sắc nhất; đạo diễn phim truyện xuất sắc nhất; diễn viên nam chính xuất sắc nhất; diễn viên nữ chính xuất sắc nhất; đạo diễn trẻ của phim ngắn; giải thưởng của Ban giám khảo cho phim truyện; giải thưởng của Ban giám khảo cho phim ngắn; giải thưởng của Thủ đô Hà Nội cho phim về đề tài đô thị; giải mạng lưới khuyến khích điện ảnh Châu Á.Tiếp nối thành công của các kỳ liên hoan trước, Liên hoan phim Hà Nội lần thứ 4 hy vọng sẽ thu hút sự quan tâm của công chúng đối với điện ảnh, tạo sức sống mới và động lực để điện ảnh Việt Nam phát triển; Tạo cơ hội mở rộng thị trường điện ảnh Việt Nam với thế giới, đưa phim Việt Nam vào thị trường điện ảnh quốc tế; thúc đẩy quảng bá hợp tác và phát triển du lịch Việt Nam. Liên hoan phim Hà Nội cũng được đánh giá là kênh quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp, ổn định, mến khách thông qua hình ảnh Thủ đô Hà Nội - thành phố vì hòa bình, có bề dày ngàn năm văn hiến, cảnh quan tươi đẹp và thanh bình, con người mến khách và lịch lãm. h.Phượng PhêduyệtĐềántổchứcLiênhoanPhimquốctếHàNộilầnthứIV
  • 4. 4 số 1171 l 31.03.2016 Quản lý nhà nước - Tại Quyết định số 1023/QĐ- BVHTTDL ngày 21.3.2016, Bộ VHTTDL giao Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật (Cục Nghệ thuật biểu diễn) phối hợp với Công ty cổ phần Phân phối Moet-Hennessy Việt Nam đón 27 nghệ sĩ và kỹ thuật viên (quốc tịch Úc, Anh và Mỹ) thuộc Nhà hát Nhạc kịch Úc vào tổ chức biểu diễn vở nhạc kịch “La Bohème” của nhà soạn nhạc Puccini trong chương trình “Hòa nhạc Hennessy lần thứ 20”. Thời gian: ngày 10.4.2016. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 1024/QĐ-BVHTTDL ngày 21.3.2016, giao Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật (Cục Nghệ thuật biểu diễn) phối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa Hy Lạp tại Việt Nam đón đoàn nghệ thuật Nhà hát quốc gia Bắc Hy Lạp (gồm 06 người) sang Việt Nam biểu diễn vở kịch “Lời xin lỗi của Socrates” trong khuôn khổ các hoạt động văn hóa nhân dịp kỷ niệm 40 năm Thiết lập Quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hy Lạp. Thời gian: tháng 3.2016 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 1025/QĐ-BVHTTDL ngày 21.3.2016, Bộ VHTTDL cho phép Công ty cổ phần Ánh sao Produoction phối hợp với Cục A87 (Bộ Công an) mời nhà biên kịch, đạo diễn Perumal Petter Ramasamy quốc tịch Ấn Độ vào Việt Nam thực hiện sản xuất bộ phim “Sám hối” theo đúng nội dung kịch bản đã được Cục Điện ảnh phê duyệt. Địa điểm: các tỉnh/thành Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các tỉnh Lâm Đồng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Nghệ An, Ninh Binh, Quảng Ninh, Hà Tĩnh và Thái Bình. Thời gian: từ tháng 3- 12.2016. - Ngày 21.3.2016 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 1034/QĐ- BVHTTDL, cho phép Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh đón nghệ sĩAdrian Tan (người Singapore) và tổ chức buổi biểu diễn giao lưu nghệ thuật, góp phần nâng cao kỹ năng trình diễn nhạc cổ điển cho sinh viên Nhạc viện. Thời gian: ngày 15.4.2016 tại Nhạc viện TP. Hồ Chi Minh. - Tại Quyết định số 1035/QĐ- BVHTTDL ngày 21.3.2016, Bộ VHTTDL giao Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật (Cục Nghệ thuật biểu diễn) phối hợp với Ban tổ chức Liên hoan piano quốc tế Jacobins, Pháp tổ chức chương trình biểu diễn của nghệ sĩ piano Emmanuelle Swiercz, quốc tịch Pháp tại Hà Nội. Thời gian: ngày 11.5.2016. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 1043/QĐ-BVHTTDL ngày 22.3.2016, Giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam và các đơn vị có liên quan tổ chức lớp “Bồi dưỡng kiến thức viết lời bình và dẫn chương trình trong các sự kiện văn hoá nghệ thuật, lễ hội, chương trình nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị”. Thời gian: tháng 4.2016, tại Hà Nội. thtt VăN BảN mớI Bộ VHTTDL đã có Công văn số 914/BVHTTDL-DSVH ngày 22.3.2016 gửi UBND tỉnh Thanh Hóa về Nhiệm vụ Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị hệ thống di tích tại TP. Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa). Sau khi nghiên cứu, Bộ VHTTDL cơ bản thống nhất với Nhiệm vụ Quy hoạch nói trên. Tuy nhiên, Nhiệm vụ Quy hoạch cần bám sát Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18.9.2012 của Chính phủ (gọi là Nghị định số 70/2012/NĐ-CP) để bổ sung những nội dung về kế hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, kế hoạch cắm mốc giới bảo vệ di tích, kế hoạch giải tỏa vi phạm, kế hoạch tổ chức phát huy giá trị di tích cho từng giai đoạn 5 năm, 10 năm. Đồng thời, tên gọi Nhiệm vụ Quy hoạch thống nhất điều chỉnh là: “Nhiệm vụ Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa (Thanh Hóa)”. Nhiệm vụ Quy hoạch cần làm rõ: tại trang 32 Nhiệm vụ Quy hoạch đưa ra số liệu 85 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc địa bàn 30 phường, xã để lập quy hoạch; trang 98 đưa ra số liệu 86 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc địa bàn 30 phường, xã để đề xuất định hướng quản lý, bảo vệ theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Tuy nhiên, hiện tại TP. Thanh Hóa có 37 phường, xã, vì vậy Nhiệm vụ Quy hoạch cần nghiên cứu, bổ sung toàn bộ các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa để lập quy hoạch và đưa ra định hướng quản lý, bảo vệ phù hợp. Trong quá trình triển khai, đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và đơn vị tư vấn bám sát Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18.9.2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh để hoàn thiện Quy hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. thanh hà Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích tại Thanh Hóa
  • 5. 5số 1171 l 31.03.2016 Quản lý nhà nước Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương-PhạmVănLinhtraoHuânchương LaođộngHạngNhấtchoTổngGiámđốc Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương-PhạmThịTuyết.Nhândịpnày,Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã ký Quyết định tặng Bằng khen cho 3 tập thể và 40 cá nhân của Hãng phim Tài liệu và Khoa họcTrung ương đã có thành tích xuất sắc trong thời gian qua. Ônlạinhữngthànhtíchhoạtđộngvà truyền thống tốt đẹp trong suốt 55 năm qua,bàPhạmThịTuyết-GiámđốcHãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương cho biết: 55 năm với 4 thế hệ từ những nghệ sĩ đầu đàn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, những người góp phần khai sinh nền điện ảnh Việt Nam cho đến thế hệ thứ tư hiện nay, những người đang hăng hái thực hiện nghĩa vụ nghề nghiệp của mình trước cuộc sống. Chúng tôi, những nghệ sĩ Hãng phimTài liệu và Khoa học Trung ương là phóng viên ghi chép lại lịch sử bằng hình ảnh, là những nghệ sĩ cùng chia sẻ xương máu, niềm vui nỗi buồn của dân tộc qua các giai đoạn thăng trầm của đất nước và đã hoànthànhxuấtsắcnhiệmvụđượcĐảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Trước mắt chúng tôi hiện nay vẫn còn một con đường rất dài, đó sẽ là sự trung thực của ngườilàmnghềtrướchiệnthựccuộcsống vàniềmtinvàokhảnăngcủachínhmình, nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải biết vượt lên trên bản thân để làm ra những tác phẩm mang tính Chân -Thiện - Mỹ, đậm chất nhân văn và đem lại hiệu quả xã hội. Bàytỏlòngbiếtơnvàghinhậnnhững cống hiến to lớn cùng với các văn nghệ sĩ, các thế hệ phóng viên mặt trận gan dạ quả cảm, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng định, trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược, điện ảnh khoa học luôn phát huy vai trò xung kích trên mặt trận tưtưởng,đãđónggópnhiềubộphimsuất sắc,hàngtriệuthướctưliệuquýgiá,đánh dấu mỗi giai đoạn, mỗi bước ngoặt lịch sửcủacáchmạngViệtNam,ghilạinhiều chiến công và kỳ tích của con người Việt Nam trong lao động sản xuất chiến đấu cũng như quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Trướchiệnthựccuộcsốngngàyhômnay đòihỏicácnghệsĩlàmphimtàiliệukhoa học cần có đủ bản lĩnh, nâng cao trình độ và năng lực sáng tạo, đặt ra được những vấnđềcủađiệnảnhtoàncầu,pháthuyvà bảo tồn bản sắc độc đáo của dân tộc, các vấn đề giữ gìn hòa bình, chống thiên tai, chống khủng bố, những vấn đề về chủ quyền, lợi ích quốc gia và dân tộc, vấn đề về bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi trẻ em và phụ nữ cần quan tâm cần tiếp tục được cập nhật và phản ánh chân thực trong các bộ phim tài liệu khoa học để mỗibộphimđếnvớingườixemmộtcách hấp dẫn và bổ ích nhất. Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá và ghi nhận những thành quả mà các thế hệ cán bộ, nghệsĩ,nhânviêncủaHãngphimTàiliệu và Khoa học Trung ương đã đạt được trong 60 năm qua. Bộtrưởngtintưởngrằng:Hãngphim Tài liệu và Khoa họcTrung ương tiếp tục phát huy thành tích đạt được, công hiến vàphấnđấuhơnnữađềcónhiềubộphim mới có giá trị cao, xứng đáng là những người lính xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Thực hiện thành công Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, góp phần gìn giữ phát huy các giá trị văn hóa, xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. h.Phượng HãngphimTàiliệuvàKhoahọcTrungương… (Tiếp theo trang 1) Ngày 22.3, Bộ VHTTDL ban hành Công văn số 937/KH-BVHTTDLvề Kế hoạch tổ chức Hội thảo vàTriển lãm ảnh về đề tài “TDĐKXDĐSVH nông thôn mới” tại 2 khu vựcVùng núi phía Bắc và Tây Nguyên. Hội thảo và triển lãm nhằm đánh giá việc triển khai các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, xác định căn cứ khoa học và thực tiễn trong việc lồng ghép thực hiện các cuộc vận động xây dựngđờisốngvănhóacơsởtrongphong tràoTDĐKXDĐSVH và xây dựng nông thônmớicủakhuvựcVùngnúiphíaBắc và Tây Nguyên. Thông qua đó, đưa ra cácđềxuất,kiếnnghịcácnhómgiảipháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa; nâng cao chất lượng các danh hiệu của phong trào, tránh bệnh hình thức, chạy theo thành tích trong việc bình xét, đánh giá, công nhận danh hiệu. Tại khu vực vùng núi phía Bắc, Hội thảo và triển lãm ảnh dự kiến tổ chức tại tỉnh Sơn La hoặc Lào Cai vào tháng 9 năm2016.TạikhuvựcTâyNguyên,Hội thảo và triển lãm dự kiến được tổ chức tại tỉnh Gia Lai hoặc Đắk Lắk vào tháng 10 năm 2016. Nội dung chương trình: Khai mạc triểnlãmảnhnghệthuậtTDĐKXDĐSVH nông thôn mới; giới thiệu quê hương, đất nước, con người, cuộc sống và văn hóa Vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên và những hoạt động xây dựng đời sống văn hóa, phát triển kinh tế-xã hội làm thay đổi bộ mặt cảnh quan, môi trường của làng, bản, buôn; giới thiệu những nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của các dân tộc trên quê hương Vùng núi phía Bắc,TâyNguyên;Thamquanditíchlịch sử, văn hóa và các mô hình điểm xây dựng nông thôn mới của địa phương đăng cai. Hội thảo khoa học TDĐKXDĐSVH nông thôn mới, tọa đàm về các mô hình xây dựng nông thôn mới có hiệu quả. h.Quân Tổ chức Hội thảo và Triển lãm ảnh về đề tài TDĐKXDĐSVH nông thôn mới
  • 6. 6 số 1171 l 31.03.2016 Quản lý nhà nước Ngày 23.3, tại Di tích Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh), UBND tỉnh Bình Phước đã tổ chức Lễ kỷ niệm 41 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bình Phước (23.3.1975-23.3.2016) và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ chỉ huy quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Đến dự có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Đặng Thị Bích Liên. Căn cứ Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam được xây dựng từ năm 1972 bao gồm nhiều khu làm việc, sinh hoạt của lãnh đạo cấp cao, các cơ quan của Quân ủy, Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam và là nơi thành lập và diễn ra hoạt động chỉ huy đầu não của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Với giá trị lịch sử to lớn, từ năm 1988, Bộ Văn hóa-Thông tin đã công nhận Căn cứ Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam là Di tích cấp quốc gia. Sau khi tiếp nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, đại diện lãnh đạo tỉnh Bình Phước đã bày tỏ, đây là một vinh dự cho tỉnh Bình Phước và khẳng định được giá trị lịch sử to lớn của di tích. Chính quyền tỉnh Bình Phước sẽ nỗ lực để tiếp tục gìn giữ, bảo tồn, tôn tạo và phát huy những giá trị lịch sử vào các hoạt động giáo dục truyền thống cho các thế hệ không chỉ ở trong tỉnh Bình Phước mà với các du khách, đoàn thể đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước và quốc tế. Tại buổi lễ, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Đặng Thị Bích Liên đã trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam cho đại diện lãnh đạo tỉnh Bình Phước. thanh hà Trao Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam Chiều 23.3, chương trình giao lưu “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thể dục thể thao” đã diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động nhân kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Thể dục Thể thao (27.3.1946- 27.3.2016); 25 năm ngày Thể thao Việt Nam (1991-2016). Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn mong muốn mọi người dân đều được khỏe mạnh để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Người cũng dành sự quan tâm, chăm lo đặc biệt đến sự phát triển của nền thể dục thể thao nước nhà. Chính sự quan tâm đặc biệt đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo nên một nền thể thao Việt Nam mang tính hiện đại, khoa học, tiên tiến và giàu bản sắc dân tộc. Thành quả ấy đã tạo nên vị thế của thể thao Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Chương trình giao lưu được tổ chức nhằm góp phần đẩy mạnh, tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” do ngành Thể dục thể thao phát động và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tại buổi giao lưu, một số cán bộ, các nhà quản lý và một số vận động viên xuất sắc đã có vinh dự được gặp Bác Hồ đã chia sẻ lại những câu chuyện về Bác. Đó là vận động viên Vũ Thị Sen - người đã giành chức vô địch bơi lội, lập kỷ lục Châu Á năm 1966 tại Ganefo (Đại hội thể thao các nước Châu Á, diễn ra tại Campuchia). Đã gần 50 năm nhưng giây phút được gặp Bác năm ấy với nhà vô địch vẫn như mới ngày hôm qua... Tại Đại hội thể thao Châu Á (Ganefo) 1966 tại Campuchia, dù mới 17 tuổi, lại chưa từng dự giải đấu quốc tế nào, song Nguyễn Mạnh Hùng đã thi đấu rất xuất sắc. Ông góp công lớn giúp bóng chuyền nam đoạt tấm Huy chương Đồng, chỉ chịu xếp sau Trung Quốc và Triều Tiên. Kết thúc giải không lâu, ông được vinh dự tham gia đoàn đến báo công với Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch vào chiều 19.12. Lần được gặp Bác chính là dấu ấn cuộc đời của ông Hùng. Ông hiểu sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của một vận động viên và luôn phấn đấu học theo những lời dạy của Bác. Thông qua những kỷ niệm, suy nghĩ và cảm xúc của các vận động viên, huấn luyện viên và các nhà quản lý, công chúng có dịp hiểu thêm về tình cảm, sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với ngành Thể dục Thể thao nước nhà cũng như ý thức được đầy đủ hơn về sự cần thiết của việc tập thể dục và rèn luyện sức khỏe của mỗi người dân, để học tập, lao động và công tác tốt, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. K.hoàn Giao lưu“Chủ tịch Hồ Chí minh với Thể dục thể thao”
  • 7. 7số 1171 l 31.03.2016 Quản lý nhà nước Ngày 24.3.2016, Công đoàn Bộ VHTTDLđãtổchứctổngkếtvàtraogiải cuộc thi viết “Tìm hiểu 70 năm Ngày Truyền thống ngành Thể dục thể thao”. Phát biểu tại buổi tổng kết, ông Nguyễn Hữu Giới - Chủ tịch Công đoàn Bộ nhấn mạnh, Cuộc thi là dịp để các đoàn viên Công đoàn Bộ VHTTDL cùng nhau ôn lại truyền thống và những vinh quang của thể thao Việt Nam qua 70 năm xây dựng và phát triển để các cán bộ, công chức, viên chức Bộ VHTTDLhôm nay với một tâm thế mới, suy nghĩ cần phải làm gì để đóng góp nhiều hơn nữa vào việc xây dựng, phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội vì sự phồn vinh của đất nước. Sau một thời gian phát động, Cuộc thi đã có sức lan tỏa sâu, rộng trong toàn hệ thống Công đoàn, tới các Công đoàn cơ sở.Trong quá trình tham gia cuộc thi, các Công đoàn cơ sở và đoàn viên Công đoàn đã hào hứng, tích cực tham gia hưởng ứng với một tinh thần say mê, nghiêm túc, sáng tạo, hiệu quả. Kết thúc Cuộc thi, Ban Tổ chức đã lựa chọn ra được 16 bài thi xuất sắc nhất trong 54 bài thi để trao giải. Kết quả, Công đoàn Thư viện quốc gia đã giành giải nhất; Giải nhì thuộc về 4 đơn vị là Công đoàn Tổng cục Thể dục thể thao, Công đoàn Cục văn hóa cơ sở; Công đoàn trường cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch; Công đoàn Ban Quản lý các làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam; Giải 3 thuộc về 6 đơn vị gồm CôngđoànBảotàngHồChíMinh,Công đoàn Trung tâm Chiếu phim quốc gia, CôngđoànVụphápchế,CôngđoànKhu ditíchChủtịchHồChíMinh,Côngđoàn Nhà hát kịch và Công đoàn Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Ngay sau phần tổng kết, trao giải cuộc thi viết, các đơn vị tiếp tục bước vào phần thi Sân khấu hóa với 3 nội dung: Hùng biện, Trả lời câu hỏi và Thi năng khiếu. tr.Quỳnh Chung kết cuộc thi“Tìm hiểu 70 năm Ngày Truyền thống ngành Thể dục thể thao” Ngày 15.3, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Chỉ thị số 04/CT-BYT về việc tăng cường giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh nhằm tăng cường kiểm soát có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh và tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu UBND các tỉnh/thành đưa chỉ tiêu về tỷ số giới tính vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm của địa phương. Tăng cường đầu tư cho hoạt động kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. Chỉ đạo chính quyền các cấp, Sở Y tế và các Sở, ban, ngành liên quan đẩy mạnh, tăng cường phối hợp thực hiện các giải pháp can thiệp và xây dựng, ban hành các chính sách của địa phương nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Giám đốc Sở Y tế các tỉnh/thành, Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành tăng cường tham mưu cho UBND tỉnh/thành, các Bộ, ngành bố trí kinh phí, ban hành kế hoạch can thiệp nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại địa phương. Tăng cường phối hợp liên ngành, tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan đến chẩn đoán giới tính thai nhi và phá thai; các cơ sở vật chất, kinh doanh các loại ấn phẩm, sản phẩm truyền thông có nội dung liên quan đến lựa chọn giới tính; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục về thực trạng, nguyên nhân và hệ lụy của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi, đồng thời chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến các luật như: Luật bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Hôn nhân và gia đình... phổ biến các luật nêu cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện nay. Tập huấn bắt buộc các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi cho đội ngũ cán bộ y tế cung cấp các dịch vụ có liên quan đến khả năng lựa chọn giới tính thai nhi. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại địa phương. Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, các Bộ, ngành khác tuyên truyền, phổ biến và tư vấn quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi cho đội ngũ cán bộ y tế cung cấp các dịch vụ có liên quan đến khả năng lựa chọn giới tính thai nhi, các bà mẹ mang thai và gia đình họ. Kiểm tra, giám sát các dịch vụ liên quan đến xác định giới tính trước sinh và phá thai, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Hướng dẫn các bệnh viện tuyến dưới không cung cấp dịch vụ liên quan đến khả năng lựa chọn giới tính thai nhi, thực hiện đúng quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Ngoài ra, Chỉ thị cũng nêu rõ vai trò, trách nhiệm của Thanh tra Bộ Y tế, Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng, Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình trong vấn đề này. tr.Quỳnh Tăngcườnggiảiquyếttìnhtrạngmấtcânbằnggiớitínhkhisinh
  • 8. 8 số 1171 l 31.03.2016 Sự kiện vấn đề Ngày 25.3, tại Hà Nội, Ban Thường vụ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ VHTTDL đã tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm 85 năm Ngày Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931-26.3.2016). Trong những năm qua, công tác Đoàn và phong trào thanh niên Bộ VHTTDL đã được triển khai một cách đồng bộ, có những nét mới, sáng tạo, đặc biệt là công tác giáo dục truyền thống đã góp phần bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị, niềm tin và lòng tự hào dân tộc cho cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên trong Bộ. Phong trào thi đua tình nguyện tiếp tục có bước phát triển mới, năm 2015, Đoàn Bộ VHTTDL được Đoàn Khối các cơ quan Trung ương đánh giá là đơn vị xuất sắc toàn diện và nhận cờ dẫn đầu thi đua trong Khối. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Khánh Hải khẳng định: “Đảng ủy và lãnh đạo Bộ ghi nhận những đóng góp của đoàn viên thanh niên đã cùng với tập thể lãnh đạo Bộ, cơ quan Bộ triển khai các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao phục vụ nhiệm vụ chính trị, chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, phục vụ chiến sĩ, đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, tham gia tích cực vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa, đẩy mạnh hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế... Các thành tích đó đã góp phần cùng toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước giao phó”. Thứ trưởng cũng đề nghị các đoàn viên thanh niên tiếp tục bám sát nhiệm vụ chính trị của Bộ, luôn nỗ lực học tập, rèn luyện, hoàn thiện bản than, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chủ động đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, phát huy xung kích, sáng tạo của thanh niên thực hiện các nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao vị thế của Ngành VHTTDL. Tại buổi lễ, Bí thư Trung ương Đoàn - Nguyễn Long Hải và Q. Bí thư Đoàn Khối các cơ quan Trung ương - Nguyễn Thị Quý Phương đã trao tặng Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ”, phần thưởng cao quý nhất của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho Thứ trưởng, Bí thư Đảng ủy Bộ VHTTDL Lê Khánh Hải cùng lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ VHTTDL đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển thế hệ trẻ. M.Khôi Đoàn Thanh niên Bộ kỷ niệm 85 năm Ngày Thành lập Đoàn Ngày 23.3, Cuộc thi và triển lãm tranh, ảnh cho học sinh, sinh viên với chủ đề “Nét đẹp đời thường” đã được phát động tại Hà Nội. Cuộc thi do Bộ VHTTDL, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức. Cuộc thi là một trong các hoạt động có ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 126 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thông qua Cuộc thi và triển lãm, tạo một sân chơi lành mạnh, có tính giáo dục cho học sinh, sinh viên; bồi dưỡng, vun đắp, định hướng các em học sinh, sinh viên hướng đến các giá trị chân, thiện, mỹ; khuyến khích khả năng sáng tạo nghệ thuật của các em thông qua hoạt động vẽ tranh, chụp ảnh. Cuộc thi và triển lãm tranh, ảnh “Nét đẹp đời thường” dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam ở độ tuổi từ 15-25, đang học tại các trường phổ thông trung học, trung cấp, cao đẳng, đại học trong cả nước. Thí sinh có thể tham gia cả hai loại hình mỹ thuật, nhiếp ảnh và được gửi nhiều nhất 5 tranh hoặc 5 ảnh/người dự thi. Nội dung tác phẩm dự thi thể hiện được chủ đề “Nét đẹp đời thường”; phản ánh được các hành vi ứng xử nhân ái, có văn hóa, những nét đẹp đời thường ở học đường, trong gia đình, nơi công cộng. Tác phẩm tranh được vẽ bằng các chất liệu sơn dầu, sơn mài, bột màu, màu nước… kích thước nhỏ nhất là 30cm, lớn nhất 100cm. Tác phẩm nhiếp ảnh được sáng tác bằng phương pháp hiện thực, không chắp ghép, kích thước 30x40cm hoặc 30x45cm. Ban Tổ chức nhận tác phẩm tham dự vòng chấm qua ảnh vào trước ngày 20.9; vòng chấm trực tiếp diễn ra trước ngày 20.10.2016. Các tác phẩm được chia thành 4 bảng để chấm, trao giải. Ở mỗi bảng sẽ có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 6 giải Khuyến khích. Ngoài ra có 2 giải đặc biệt dành cho tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh được nhiều phiếu bình chọn qua mạng; 3 giải tập thể dành cho các đơn vị có số lượng tác phẩm tham gia được trưng bày, được giải nhiều và một số giải thưởng, bằng khen của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trao tặng. Đ.anh Phátđộngcuộcthivàtriểnlãmtranh,ảnh“Nétđẹpđờithường” chohọcsinh,sinhviên
  • 9. 9số 1171 l 31.03.2016 Sự kiện vấn đề Sáng 25.3, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị gặp mặt giao lưu các văn nghệ sĩ, người dân tộc thiểu số được phong tặng NSND, NSƯT, Nghệ nhân Ưu tú và Hội thảo về giải pháp trong sưu tầm, bảo tồn phát huy di sản văn hóa, văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số năm 2016. Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đã tới dự. Hội nghị gặp mặt giao lưu có sự tham gia của hơn 100 văn nghệ sĩ, từ các vùng miền Tổ quốc đại diện cho nghệ sĩ nghệ nhân cả nước đã được Đảng Nhà nước phong tặng NSND, NSƯT, Nghệ nhân Ưu tú. Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh: “Văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số rất phong phú, đa dạng và giàu bản sắc nhưng chưa được bảo tồn, phát huy đúng mức và đang đứng trước nguy cơ bị phai nhạt, mất dần bản sắc văn hoá tộc người, cá biệt có dân tộc đã không còn tồn tại mô hình cư trú, làng bản truyền thống… Mặt trái của kinh tế thị trường và quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng cũng có sự tác động làm biến dạng, biến đổi giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc. Hội nghị - Hội thảo lần này nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò trách nhiệm của văn nghệ sĩ, nghệ nhân các dân tộc thiểu số trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, sáng tạo nhiều giá trị văn hóa mới, nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của nhân dân và góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời cũng là để ghi nhận, tôn vinh, biểu dương những đóng góp của các văn nghệ sĩ, nghệ nhân đã được Đảng, Nhà nước tặng các danh hiệu cao quý”. Tại Hội nghị - Hội thảo, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý, đặc biệt là các văn nghệ sĩ tiêu biểu đã đóng góp nhiều ý kiến, tham luận, tập trung vào những nội dung như: bảo tồn các giá trị di sản văn hóa văn học nghệ thuật truyền thống của các dân tộc; giải pháp hữu hiệu, cơ chế chính sách đặc thù tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của văn học nghệ thuật trong sáng tác nâng cao chất lượng nền văn hóa nghệ thuật nước nhà, phát huy những giá trị văn học truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; giải pháp bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa, văn học nghệ thuật của các dân tộc thiểu số… Trong khuôn khổ Hội nghị - Hội thảo, các đại biểu văn nghệ sĩ, người dân tộc thiểu số được phong tặng NSND, NSƯT, Nghệ nhân Ưu tú sẽ có chương trình tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh và Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh; tham quan và giao lưu tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. t.hợP Giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa, văn học nghệ thuật của các dân tộc thiểu số Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh cùng các Sở, ban, ngành, doanh nghiệp, các đơn vị liên quan tổ chức Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2016, diễn ra từ ngày 24.3.2016 đến hết ngày 27.3.2016 tại khu B, Công viên 23 tháng 9, TP. Hồ Chí Minh. Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh năm nay thu hút hơn 150 gian hàng đăng ký tham dự, trong đó có 39 gian hàng địa phương, 44 doanh nghiệp du lịch thành phố và hơn 50 doanh nghiệp du lịch các tỉnh/thành bạn với nhiều hoạt động thú vị và quà tặng, khuyến mại hấp dẫn. Chương trình Khuyến mại Du lịch do Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch Thành phố phối hợp với các hãng hàng không, cùng các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, tổ chức các chương trình khuyến mại, giảm giá tour, giảm giá vé máy bay, rút thăm trúng thưởng, bắt đầu từ ngày 01.3.2016 đến hết tháng 4.2016, đặc biệt đẩy mạnh các hoạt động trong tuần lễ cao điểm từ 27.4.2016 đến 01.5.2016. Chương trình “Sắc màu phương Nam” hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2016 với chủ đề “Khám phá đất phương Nam” thông qua hình thức bố trí riêng khu gian hàng của các tỉnh thành khu vực Nam Bộ, nổi bật với các ý tưởng trang trí thể hiện đậm đà bản sắc phương Nam với hình ảnh sông nước, con người, cuộc sống của nhân dân vùng đất Nam Bộ. Ngoài ra còn có các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong Lễ Khai mạc với chương trình nghệ thuật “Sắc màu Phương Nam”, chương trình biểu diễn nghệ thuật tôn vinh các loại hình nghệ thuật đặc sắc của vùng đất phương Nam như dân ca Nam Bộ, Đờn ca tài tử và các loại hình nghệ thuật đặc sắc khác. Lễ Bế mạc và trao giải thưởng cho các đơn vị đã có thành tích xuất sắc và tham gia tích cực vào các hoạt động của Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2016. Liên hoan Giọng hát vàng ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh là hoạt động nhằm tạo điều kiện giao lưu, gặp gỡ giữa sinh viên các trường du lịch, cán bộ-công nhân viên, hướng dẫn viên, nhân viên tiếp tân, đầu bếp thuộc các đơn vị trong ngành du lịch tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh/thành khác.Triển lãm và thi ấn phẩm ấn tượng diễn ra xuyên suốt sự kiện tại khu vực cổng Lê Lai với mục đích khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện những ấn phẩm sáng tạo, ấn tượng nhằm xúc tiến hơn nữa ngành du lịchThành phố và Hội thảo giới thiệu điểm đến các tỉnh/thành, diễn ra xuyên suốt sự kiện Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2016. t. hà Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí minh năm 2016
  • 10. 10 số 1171 l 31.03.2016 Sự kiện vấn đề Ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đất nước còn non trẻ và gặp trăm bề khó khăn song Bác Hồ, Đảng và Nhà nước đã xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của giáo dục thể chất và thể thao cho toàn dân, nhất là thế hệ trẻ. “Thểdụcthểthaolàgốcrễcủa phongtrào” Ngày 31.01.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 14, thành lập Nha Thể dục trung ương thuộc Bộ Thanh niên, tiền thân của ngành thể dục thể thao. Lời Tuyên bố đầu tiên của Nha Thể dục Trung ương ngày 30.3.1946 có đề cập đến một nguy cơ: “Dân nước ta hiện nay đang mắc ba bệnh trầm trọng: nghèo, dốt và yếu. Nghèo và dốt là hai cơ nguy nên Chính phủ đã chú ý đặc biệt. Hiện thời, Chính phủ thiết lập một Nha Thể dục để chữa bệnh yếu cho dân tộc Việt Nam, một bệnh rất nguy hiểm có thể làm cản trở công cuộc kiến quốc hiện thời…”. Chương trình hoạt động của Nha Thể dục Trung ương bắt đầu từ công tác tuyên truyền, cổ động để gây dựng phong trào luyện tập thể dục thể thao khắp nơi, từ thành thị đến thôn quê. Thêm vào đó, để tăng cường và mở rộng các hoạt động thể dục thể thao và trực tiếp chỉ đạo công tác giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tiếp Sắc lệnh số 33 ngày 27.3.1946 thành lập Nha Thanh niên và Thể dục thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục. Cuối tháng 3.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”, trong đó nhấn mạnh “tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ, ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Như vậy thì sức khỏe. Dân cường thì nước thịnh”. Cùng lúc đó, Nha Thể dục Trung ương cũng đưa ra khẩu hiệu “Phổ thông thể dục - Gây đời sống mạnh - Cải tạo nòi giống - Dân tộc hùng cường” đã góp phần cổ vũ mạnh, lôi cuốn mọi người tham gia rèn luyện thân thể. Chỉ hai tháng sau khi “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Bác Hồ, trong toàn quốc đã dấy lên phong trào “Khỏe vì nước” - thực chất là bước đầu của nền thể dục thể thao mới còn non trẻ nhưng đầy sinh lực phát triển. Có thể khẳng định rằng “Khỏe vì nước” thực sự là một phong trào cách mạng, một cuộc vận động quần chúng rộng lớn trong lĩnh vực thể dục thể thao của nước ta. Phong trào này huy động tổng hợp các bộ phận, các mặt hoạt động thể dục thể thao của toàn dân hợp thành, thông qua thể dục thể thao mà tập hợp, đoàn kết xung quanh chính quyền cách mạng. Các nhà lãnh đạo ngành thể dục thể thao nước ta ngay từ năm 1946 xác định: “Thể dục thể thao ở cơ sở là gốc rễ của phong trào”. Do đó, cần chú trọng phổ cập thể dục trong học đường, thanh niên, quân đội là lực lượng cơ bản, đồng thời mở rộng việc tập luyện trong các tầng lớp nhân dân khác, như phụ nữ, viên chức, công nhân, nông dân… Một phương châm tổ chức, vận động phong trào khỏe là: “Đi từ gốc đến ngọn: Lấy thể dục làm căn bản. Lấy dân chúng làm trường hoạt động. Cố lo phổ thông thể dục trong toàn dân”. Và “thể dục, đức dục, trí dục là mục đích của cơ quan phụ trách sức khỏe toàn dân”. Cổvũlớp“măngnon”cáchmạng Cuộc vận động “Khỏe vì nước” lan rộng trong các tầng lớp nhân dân từ tháng 4.1946, trước hết là trong học đường. Ngay sau ngày Quốc khánh đầu tiên, nhân dịp khai giảng năm học mới và Tết Trung thu 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho các em học sinh, trong đó Người nêu rõ: “Phải siêng tập thể thao cho mình mẩy được nở nang”. Từ đó có thể thấy rằng, Bác Hồ đã nhìn xa trông rộng, mong muốn người Việt Nam luôn được khỏe mạnh ngay từ thế hệ “măng non” của cách mạng. Từ lời dặn của Bác, công tác công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học cho thế hệ măng non ở nước ta đã được khẳng định bằng sự liên kết phối hợp giữa hai ngành thể dục thể thao và giáo dục - đào tạo. Hai ngành đã tham mưu cho lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, góp phần củng cố phong trào thể dục thể thao trong trường học. Những đầu năm đất nước hoàn toàn giải phóng, hai ngành thể dục thể thao và giáo dục - đào tạo đã tích cực chủ động triển khai các hoạt động phối hợp nhằm chỉ đạo, hướng dẫn công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học. Gần đây nhất, chương trình phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ VHTTDL về chỉ đạo công tác thể dục thể thao trong trường học giai đoạn 2011-2015 đã hướng tới mục đích củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng phong trào thể dục thể thao trong trường học, nâng cao sức khoẻ, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, việc phát triển thể dục thể thao trường học được đổi mới và nâng cao chất lượng giờ học thể dục nội khoá, đa dạng hoá các hình thức hoạt động ngoại khoá. Nhiều hội thi được 2 ngành được tổ chức định kỳ, thu hút đông đảo các em học sinh, sinh viên tham gia. Trong đó có Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc, Hội thi Văn hoá - Thể thao các trường phổ thông dân tộc nội trú toàn quốc; Hội thi Sư phạm - Văn nghệ - Thể thao các trường Sư phạm, Hội thi Thể thao các trường học sinh khuyết tật toàn quốc và các giải thể thao toàn quốc từng môn thể thao cho học sinh, Luyện tập thể dục thể thao cho dân cường nước thịnh
  • 11. 11số 1171 l 31.03.2016 Sự kiện vấn đề sinh viên... Từ năm 2010, Tổng cục Thể dục thể thao cũng đã thường xuyên mở các lớp tập huấn bơi lội, cứu đuối cho giáo viên tiểu học và trung học cơ sở toàn quốc. Việc này góp phần thực hiện một mục tiêu của Chiến lược phát triển thể dục thể thaoViệt Nam đến năm 2020 là đảm bảo 100% trường phổ thông đưa môn bơi vào chương trình ngoại khoá. Năm học 2015-2016, Bộ VHTTDL tiếp tục phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, ban hành và hướng dẫn, chỉ đạo các trường học phổ thông trong cả nước tập luyện thường xuyên thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ và phổ biến bài quyền võ cổ truyền vào trường học. Đồng thời tích cực triển khai chương trình nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam đối với học sinh từ mẫu giáo đến phổ thông trung học. Từ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa hai ngành, công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học đã có nhiều chuyển biến. Hình thức tổ chức và nội dung tập luyện Thể dục thể thao của học sinh, sinh viên ngày càng đa dạng. Đội ngũ giáo viên thể dục thể thao ở các trường học được đào tạo chính quy; cơ sở vật chất, sân chơi, bãi tập, công trình thể thao, dụng cụ tập luyện thi đấu thể thao ở trường học các cấp đã bước đầu được quy hoạch và đầu tư xây dựng. Điều quan trọng nhất là, phong trào thể dục thể thao trong trường học đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao thể lực, tầm vóc của thế hệ trẻ Việt Nam. Từ phong trào thể dục thể thao trong nhà trường đã phát hiện ra nhiều gương mặt tài năng cho thể thao nước nhà, trong đó đã có những gương mặt mang lại vinh quang cho Việt Nam trên các đấu trường quốc tế. thế hùng Theo bình chọn vừa được The Richest công bố, Việt Nam đứng thứ 6 trong danh sách 10 quốc gia du lịch giá rẻ năm 2016. Giới thiệu về Việt Nam, tờ The Richest viết, đây là một quốc gia sở hữu những cảnh đẹp lý tưởng. Nếu du khách yêu thích biển và rừng nhiệt đới thì Việt Nam là một gợi ý tuyệt vời. Đặc biệt, tại đây, du khách có thể tìm thấy những phòng nghỉ qua đêm chỉ khoảng 10 USD, thậm chí rẻ hơn nếu du khách nghỉ đêm tại những căn phòng nghỉ kiểu kí túc xá. Chi phí dành cho đồ ăn, thức uống và phương tiện đi lại cũng rất phải chăng. Chính vì vậy, du khách có thể du ngoạn đất nước Việt Nam với chi phí bằng với khi đi du lịch Lào, Campuchia. Và du khách phải mất ít nhất hai tháng mới khám phá hết vẻ hấp dẫn của Việt Nam. Ấn Độ là quốc gia đứng đầu danh sách 10 đất nước du lịch giá rẻ nhất thế giới năm 2016. Tại quốc gia đông dân thứ 2 trên thế giới này, du khách có thể tìm được phòng dưới 10 USD/đêm, giá vé đi xe bus, tàu hỏa cũng thấp hơn 10 USD. Đứng thứ hai trong danh sách là Hy Lạp. Đất nước này hấp dẫn du khách bởi những bãi biển tuyệt vời, những thắng cảnh và tour du lịch đảo hấp dẫn với giá cả hợp lý. Đứng thứ 3 trong danh sách là Morocco. Tại đây du khách chỉ tiêu mất khoảng 35 USD/ngày. Top 10 quốc gia du lịch rẻ nhất thế giới năm 2016 còn có Philippines, Estonia, Lào, Hungary, Guatemala... t. hằng Sáng 26.3, tại vườn hoa Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Bộ VHTTDL, UBND TP Hà Nội, Ủy ban Olympic Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày chạy Olympic - vì sức khỏe toàn dân năm 2016. Tới dự buổi lễ Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Nguyễn Thiện Nhân; Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Lê Khánh Hải; đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội; các tuyển thủ đến từ Trung tâm huấn luyện và đào tạo vận động viên, trường năng khiếu thể thao của thành phố, đại diện lực lượng vũ trang, cán bộ công chức, viên chức, nghệ sĩ, học sinh, sinh viên, cùng hàng nghìn người dân Thủ đô. Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội - Ngô Văn Quý, hưởng ứng hoạt động này, 100% quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố đã xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức thực hiện với sự tham gia của 35 vạn người. Đây thực sự là một hoạt động có ý nghĩa, một ngày hội lớn, là hành động thiết thực để rèn luyện thân thể theo gương của Bác Hồ vĩ đại, nâng cao sức khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngay sau lời phát động, các đồng chí lãnh đạo, đại diện các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể và đông đảo các tầng lớp nhân dân đã tham gia chạy hưởng ứng một vòng bờ hồ Hoàn Kiếm trong không khí sôi nổi và hào hứng. Việc tổ chức Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân gắn với cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nhằm từng bước xây dựng thói quen thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, góp phần nâng cao thể chất cho mọi người, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. M.nhật Ngày chạy Olympic - vì sức khỏe toàn dân năm 2016 Việt Nam lọt top 10 nước du lịch rẻ nhất thế giới
  • 12. 12 số 1171 l 31.03.2016 Sự kiện vấn đề * Sở VHTTDL tỉnh Hưng Yên tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày Thể thao Việt Nam (27.3.1946-27.3.2016). Nhân dịp này, Bộ VHTTDL đã trao Kỷ niệm chương cho 8 cá nhân, Bằng khen cho 4 tập thể và 6 cá nhân có thành tích trong xây dựng, phát triển ngành thể thao tỉnh Hưng Yên. Hiện nay, số người tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên trên địa bàn tỉnh đạt 28%; tỷ lệ gia đình tập thể thao đạt 22%. Toàn tỉnh có trên 2.000 câu lạc bộ, điểm, nhóm tập luyện thể dục thể thao. Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã được các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng. Nhiều môn thể thao được người dân yêu thích như: Cầu lông, bóng bàn, quần vợt, thể dục dưỡng sinh, thể dục thẩm mỹ, yoga, bóng đá, bóng chuyền, cờ tướng, karatedo, bơi... * Ngày 25.3, Sở VHTTDL tỉnh Lai Châu đã tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành thể dục thể thao. Với phương châm thể thao cho mọi người, xuyên suốt thời gian qua là cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, cùng với khoảng 300 giải thi đấu cơ sở, 100 giải thi đấu cấp huyện, ngành và từ 15-17 giải thi đấu cấp tỉnh được trải đều trong năm luôn tạo ra cao trào thể dục thể thao sôi động, liên tục. Ngoài các môn thể thao truyền thống, số người luyện tập đông đảo, các môn thể thao dân tộc, môn mới du nhập cũng ngày càng có đông đảo hơn số vận động viên tham gia. Cùng với Hội thi thể thao các dân tộc, Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số định kỳ hai năm tổ chức một lần, Hội khỏe người cao tuổi mỗi năm một lần... là các minh chứng cho thấy bước phát triển của phong trào thể dục thể thao quần chúng của Lai Châu. Thực tế, số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, số gia đình thể thao, số câu lạc bộ thể dục thể thao ngày càng tăng nhanh. Đến nay, toàn tỉnh Lai Châu có 23,22% dân số tập thể thao thường xuyên. * Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành thể dục thể thao, chiều 25.3, UBND tỉnh Long An đã tặng Bằng khen cho 5 tập thể, 10 cá nhân có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển ngành thể dục thể thao. Tại LongAn, từ năm 1977 đến nay, phong trào thể dục thể thao của tỉnh ngày càng được duy trì, phát triển và nâng cao về chất lượng. Năm 2015, số người tập luyện thể dục thể thao trong tỉnh chiếm tỷ lệ hơn 30% dân số. Long An đã có 3 đội bóng nằm trong những đội mạnh toàn quốc; vận động viên năng khiếu trẻ của tỉnh tham dự các giải thi đấu quốc tế, quốc gia và khu vực đạt 330 huy chương các loại. Với tổng số 858 câu lạc bộ quy tụ trên 130.000 người tham gia sinh hoạt và tập luyện thường xuyên, hoạt động của các hội thể thao và tổ chức xã hội-nghề nghiệp đã từng bước đi vào nền nếp, góp phần quan trọng phát triển phong trào thể dục thể thao của tỉnh. * Kỷ niệm 70 năm Ngày Thể thao Việt Nam (27.3.1946-27.3.2016), ngày 26.3, UBND tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức Lễ phát động Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân gắn với giảiViệt dã Tiền phong tỉnh Tuyên Quang năm 2016. Sau Lễ phát động đã có hàng trăm cán bộ, thanh niên, học sinh và người dân tham gia chạy hưởng ứng vòng quanh quảng trường NguyễnTấtThành, thành phố Tuyên Quang với cự ly 1km. Cũng tại Lễ phát động, Sở VHTTDL Tuyên Quang đã tổ chức giải Việt dã Tiền phong tỉnh Tuyên Quang năm 2016. Đây là một giải thể thao được tổ chức thường niên nhằm tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động thể dục, thể thao trong toàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng hạt nhân có năng khiếu thể thao và nâng cao sức khỏe nhân dân. 110 vận động viên đến từ các huyện, thành phố trong tỉnh sẽ thi đấu 4 nội dung chính: Nội dung nam chính tranh tài với cự ly 7km; nội dung nam trẻ với cự ly 6km; nội dung chạy 3km dành cho các vận động viên nữ chính và cự ly 2,5km dành cho các vận động viên nữ trẻ. * Ngày 27.3, Sở VHTTDLtỉnh Bạc Liêu tổ chức họp mặt kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Thể dục thể thao (27.3.1946-27.3.2016). Thời gian qua, ngành Thể dục thể thao Bạc Liêu đã nỗ lực phấn đấu, gặt hái nhiều thành tích. Đến nay, Bạc Liêu có gần 200 vận động viên của 9 môn thể thao được đào tạo tập trung ở tỉnh gồm 3 tuyến năng khiếu, trẻ và tuyển. Thể thao thành tích cao Bạc Liêu đã có bước phát triển vượt bậc; nhiều vận động viên đã đoạt huy chương trên đấu trường trong nước và quốc tế. Ngoài ra, phong trào rèn luyện thân thể trong quần chúng nhân dân ở tỉnh cũng ngày càng phát triển. Hiện nay, Bạc Liêu có 25% dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên; trên 16% gia đình luyện tập thể dục thể thao thường xuyên; 280 câu lạc bộ thể thao được thành lập; hằng năm toàn tỉnh tổ chức trên 170 giải đấu, hội thao... Dịp này, 15 cá nhân có nhiều đóng góp vào sự phát triển của ngành Thể dục thể thao đã được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu. * Tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức họp mặt kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành thể dục thể thao (27.3.1946-27.3.2016). Toàn tỉnh hiện có gần 30% dân số tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, tăng gần 29% dân số so với năm 1976; có 22% tổng số hộ luyện tập thể thao; 1.050 câu lạc bộ thể thao cơ sở; 100% số trường thực hiện tốt chương trình giáo dục thể chất . Toàn tỉnh có 31 loại hình, môn thể dục thể thao, 6 tổ chức liên đoàn, hội thể thao được hình thành và hoạt động tốt. Thể thao Hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thể thao Việt Nam
  • 13. 13số 1171 l 31.03.2016 Sự kiện vấn đề Dự án phố nghệ thuật Yersin Đà Lạt nằm trên đoạn phố ngã ba đường Yersin và Nguyễn Trãi (lối rẽ vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt), một trong những khu vực trung tâm của thành phố. Dự án “Phố nghệ thuật Yersin Đà Lạt” được khai trương ngày 25.3, chính thức trở thành một trong những điểm phục vụ du khách yêu thích nghệ thuật khi đến với Thành phố Hoa. Trong gần một tháng hoạt động thí điểm, nơi đây đã thu hút khá đông du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật và tham dự các hoạt động của các nghệ sĩ, nghệ nhân tranh thêu. Sau khi khai trương, bên cạnh việc mở cửa hằng ngày miễn phí phục vụ khách du lịch và nhân dân thành phố, vào buổi chiều và tối thứ Sáu hàng tuần trên phố diễn ra nhiều hoạt động như lễ hội âm nhạc đường phố, triển lãm mỹ thuật- nhiếp ảnh và tranh thêu, chợ phiên đồ cổ - đồ cũ, trình diễn nghệ thuật ẩm thực- thực phẩm sạch của người Đà Lạt. Đặc biệt, tại 2 ngôi nhà nghệ thuật (Art House) có trưng bày hàng nghìn tác phẩm tranh thêu tay, văn hóa phẩm, mỹ phẩm XQ. Nếu khách đến thăm là người Đà Lạt còn được các nghệ sĩ, nghệ nhân dạy thêu tranh, học nhạc cụ miễn phí. Tại đây còn có phòng chiếu phim, phòng đọc sách phục vụ khách và phòng giới thiệu sản phẩm sáng tạo mới của người Đà Lạt. Trong dịp khai trương phố nghệ thuật, triển lãm “Hoa đất sét trên nền tranh sơn dầu” chuyên đề sẽ được tổ chức nhằm giới thiệu các tác phẩm rất mới lạ của nghệ sĩ trẻ Lý Phạm Cát Đài cùng chương trình “Đi tìm bản sắc Đà Lạt”, hội chợ “Xuôi miền ký ức Đà Lạt”, mở cửa thư viện luận giải các môn khoa học nghệ thuật, thủ công; Phòng thông tin nghệ thuật địa phương và trưng bày triển lãm “Tái sinh phế liệu vì sự phát triển lâu dài”... Đ.ngọc Khai trương phố nghệ thuật Yersin Đà Lạt Ngày 22.3, tại hội nghị về công tác tổ chức và quản lý lễ hội đầu Xuân 2016, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội khẳng định: Các lễ hội Xuân Bính Thân 2016 trên địa bàn thành phố được tổ chức nền nếp, lành mạnh nhưng vẫn còn một số hạn chế. Thời gian tới, trên địa bàn thành phố còn diễn ra nhiều lễ hội lớn, Sở Văn hóa và Thể thao tiếp tục phối hợp cùng các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát công tác tổ chức và quản lý lễ hội, khắc phục tồn tại. Đến thời điểm này, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp với liên ngành chức năng thành phố kiểm tra 13 lễ hội, trong đó nhiều lễ hội lớn như: Chùa Hương (huyện Mỹ Đức), đền Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn), đền Đức Thánh Cả (huyện Ứng Hòa), Phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ)… Bên cạnh đó, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội còn thành lập hai đoàn kiểm tra tình hình trước, trong và sau lễ hội của các lễ hội lớn trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã. Riêng đối với lễ hội Chùa Hương, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với các ban, ngành tiến hành kiểm tra thường xuyên, đột xuất, khắc phục tình trạng chèo kéo, bắt chẹt khách, bày bán hàng quán gây phản cảm. Các đoàn kiểm tra liên ngành phối hợp cùng Ban tổ chức lễ hội kiên quyết xử lý nghiêm các hộ, cá nhân làm dịch vụ đổi tiền lẻ, tổ chức cho các hộ ký cam kết không tái phạm, yêu cầu các chủ nhà hàng kinh doanh ăn uống không treo thực phẩm tươi sống ra ngoài, không kinh doanh động vật cấm. Đối với lễ hội Gióng đền Sóc Sơn, trước khi diễn ra lễ hội, Sở đã làm việc với huyện Sóc Sơn triển khai công tác chuẩn bị để lễ hội được tổ chức an toàn, lành mạnh. Vì vậy, tại lễ khai mạc, các nghi lễ rước lộc diễn ra theo đúng kịch bản, không có bạo lực tái diễn. Tuy nhiên, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng thừa nhận, ở một số lễ hội, dịch vụ hàng quán bày bán đan xen trong di tích gây mất mỹ quan và làm ùn tắc giao thông. Công tác vệ sinh môi trường chưa thực sự đảm bảo, nhiều lễ hội chưa có phương án triệt để nhằm hạn chế mất vệ sinh môi trường, còn thiếu thùng chứa rác, phế thải, thiếu nhà vệ sinh công cộng phục vụ du khách. Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở nhiều lễ hội chưa được quan tâm đúng mức. Hiện tượng cờ bạc dưới hình thức vui chơi có thưởng, bầu tôm, cua, các còn diễn ra tại một số lễ hội làng. Một số nơi đặt hòm công đức, bán lộc, đổi tiền lẻ. Đặc biệt, hiện tượng tranh giành khách, chèo kéo khách, nâng giá hàng dịch vụ, trông giữ xe cao hơn so với quy định vẫn còn. Đ.t.thuận Hà Nội tiếp tục kiểm tra, giám sát công tác tổ chức lễ hội thành tích cao của Vĩnh Long là điểm sáng của thể thao khu vực Đồng bằng sông Cửu Long những năm qua. Các môn điền kinh, bơi lội, xe đạp, võ thuật, bắn cung… phá và giữ hàng chục kỷ lục quốc gia, đào tạo hàng trăm lượt vận động viên kiện tướng và cấp I quốc gia, đóng góp hàng chục lượt vận động viên cho các đội tuyển quốc gia Việt Nam. Vĩnh Long được xếp hạng 4/13 tỉnh/thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và xếp hạng 9/65 đơn vị tỉnh/thành và ngành trên toàn quốc. hải Phong
  • 14. 14 số 1171 l 31.03.2016 Sự kiện vấn đề Ngày 25.3 tại Hà Nội, Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia tại Hà Nội long trọng tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Ngành Thể dục thể thao Việt Nam (27.3.1946-27.3.2016). Đến dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Tổng cục Thể dục thể thao, Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia tại Hà Nội cùng các thế hệ nguyên là lãnh đạo Tổng cục, Trung tâm và đông đảo các vận động viên đang tập luyện và thi đấu tại Trung tâm. Tại Lễ mít tinh, các đại biểu đã ôn lại những truyền thống của Ngành Thể dục thể thao cũng như ngày đầu thành lập Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia tại Hà Nội. Với Ngành Thể dục thể thao, trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành, nền thể dục thể thao nước nhà đã có những bước tiến mới qua từng chặng đường. Mỗi chặng đường đi qua được ghi dấu ấn với sự phát triển của phong trào thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao trên con đường hội nhập quốc tế. Với Trung tâm, trải qua gần 60 năm (được thành lập năm 1959) với bề dày truyền thống, các thế hệ cán bộ, công nhân viên chức, huấn luyện viên, vận động viên đã nỗ lực hết mình đóng góp cho sự phát triển thể thao thành tích cao của đất nước. Giám đốc Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia tại Hà Nội - Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ: Trong thành công chung của Thể thao Việt Nam tại các đấu trường khu vực, châu lục và thế giới có sự đóng góp không nhỏ thành tích của các vận động viên, huấn luyện viên và các đội tuyển tập huấn tại Trung tâm. Trung tâm sẽ luôn giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp, xứng đáng là bệ phóng tin cậy cho các đội tuyển quốc gia trên con đường chinh phục đỉnh cao thành tích tại các đầu trường Olympic, Châu Á và Đông Nam Á và mang vinh quang về cho Tổ quốc, xứng đáng là đơn vị tiên phong của thể thao Việt Nam. Phát biểu tại lễ mít tinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao - Phạm Văn Tuấn đề nghị: Trong giai đoạn phát triển và hội nhập với thế giới hiện nay, Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia tại Hà Nội cần tiếp tục đổi mới, sáng tạo để sẵn sàng tiếp nhận số lượng vận động viên mới, thế hệ trẻ nhằm hướng tới thành tích tốt nhất tại đấu trường khu vực, châu lục và thế giới. Mạnh huân Ngày 27.3, Hiệp hội Du lịch phối hợp với Sở VHTTDL TP. Đà Nẵng tổ chức Diễn đàn du lịch Đà Nẵng 2016 với sự tham gia của các doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực du lịch, các hãng lữ hành, các Sở, ban, ngành liên quan... Mục đích của Diễn đàn hướng đến giải quyết những bức xúc hiện nay của ngành du lịch thành phố, xây dựng Đà Nẵng thành một thành phố du lịch mang tầm quốc tế. Tại Diễn đàn, các đại biểu tập trung tọa đàm xung quanh chủ đề: hoạt động lữ hành, quảng bá du lịch và xây dựng môi trường phát triển du lịch bền vững; hoạt động lưu trú và các vấn đề liên quan; các dịch vụ để hấp dẫn du khách... Theo Sở VHTTDL Đà Nẵng: Mục tiêu của thành phố là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn 5 năm tới (2016-2020); đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp. Thành phố hướng tới xây dựng thương hiệu du lịch Đà Nẵng là thiên đường nghỉ dưỡng, điểm đến an toàn và thân thiện; xây dựng các sản phẩm du lịch khác biệt, độc đáo, có sức cạnh tranh cao; phát triển du lịch gắn với bảo tồn tài nguyên và phát huy các giá trị văn hóa, giữ gìn bảo vệ môi trường. Đà Nẵng phấn đấu đến năm 2020 đón 8 triệu lượt khách du lịch (trong đó có 2 triệu lượt khách quốc tế), tổng thu du lịch đạt 27.400 tỷ đồng. Các giải pháp cụ thể được thành phố đặt ra là: đẩy mạnh xây dựng thương hiệu du lịch Đà Nẵng thông qua việc hình thành các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu của khách; đầu tư phát triển các cụm dịch vụ du lịch biển, khu nghỉ dưỡng chất lượng cao, xem đây là sản phẩm chủ lực, có khả năng cạnh tranh cao của du lịch thành phố trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, mở rộng không gian và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ khách tại Bà Nà-Suối Mơ; đưa vào hoạt động sân Golf Bà Nà, Khu du lịch suối khoáng nóng Núi Thần Tài, phát triển sản phẩm du lịch tại bán đảo Sơn Trà, đỉnh đèo Hải Vân… Thành phố cũng phát triển du lịch đường sông và các điểm đến mới, đầu tư mới phương tiện, nâng cấp trang thiết bị trên tàu, phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí để kéo dài ngày lưu trú của khách; nâng cao nhận thức cộng đồng, gìn giữ môi trường, thúc đẩy du lịch phát triển theo hướng nhanh và bền vững... Đà Nẵng tiếp tục phổ biến bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch gắn với việc triển khai thực hiện Năm văn hóa, văn minh đô thị; tăng cường công tác xử lý, hạn chế tiến tới xóa bỏ hành vi đeo bám, chèo kéo khách du lịch và tình trạng ăn xin, ăn xin biến tướng trên địa bàn thành phố... huy Long Diễn đàn du lịch Đà Nẵng 2016 Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia tại Hà Nội giữ vững truyền thống tiên phong
  • 15. 15số 1171 l 31.03.2016 Sự kiện vấn đề Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế hoạch số 927/KH-BVHTTDL ngày 22.3.2016 về thực hiện mở lớp truyền dạy văn hóa truyền thống phi vật thể cho dân tộc Bố Y tại tỉnh Lào Cai, năm 2016. Nhằm triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hóa đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, Bộ VHTTDL đã ban hành kế hoạch mở lớp truyền dạy văn hóa truyền thống phi vật thể cho dân tộc Bố Y (dân tộc thiểu số có số dân dưới 5.000 người); xây dựng mô hình thí điểm có hiệu quả làm tiền đề cho việc nhân rộng mô hình này đối với nhiều dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam; đảm bảo đối tượng được thụ hưởng là chủ thể văn hóa, chủ nhân sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của các dân tộc thiểu số. Theo đó, Vụ Văn hóa dân tộc sẽ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ và Sở VHTTDL tỉnh Lào Cai lớp truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của dân tộc Bố Y sẽ được trao truyền qua các thế hệ với phương pháp bảo tồn và phát huy trong cộng đồng do chính nghệ nhân cao tuổi truyền dạy cho lớp thanh, thiếu niên của cộng đồng, phục dựng trong sinh hoạt lao động cả về nội dung, môi trường và bối cảnh đảm bảo tính khách quan, chân thực. Thời gian tổ chức vào cuối tháng 4.2016 với số lượng tham gia khoảng 70 đến 100 học viên, từ 05 đến 07 nghệ nhân nhằm từng bước khôi phục và góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số đặc biệt là các dân tộc có số dân ít người. nguyệt cát Truyền dạy văn hóa truyền thống phi vật thể cho dân tộc Bố Y Vượt qua rất nhiều bộ phim được gửi về tham dự Cannes, “Đời Như Ý” của đạo diễn Vương Quang Hùng đã xuất sắc lọt vào vòng tuyển chọn của Liên hoan phim Cannes - một trong những liên hoan phim lớn và uy tín nhất thế giới. Bộ phim “Đời Như Ý” được hội đồng thẩm định đánh giá khá cao về kỹ thuật, nội dung và diễn xuất. Tại các vòng tuyển chọn tiếp theo của Liên hoan phim Cannes, bộ phim sẽ được Ban giám khảo xem và đánh giá bằng việc cho điểm. Danh sách các phim được chọn tranh giải chính thức sẽ được công bố vào giữa tháng 4. “Đời Như Ý” là bộ phim được chuyển từ truyện ngắn cùng tên của tác giả Nguyễn Ngọc Tư với nội dung xoay quanh số phận hai nhân vật Hai Đời (diễn viên Đông Dương) và Lùn (diễn viên Việt Hương) - một người mù, dò dẫm đàn hát kiếm tiền; một người chửa hoang, nửa điên nửa tỉnh đến với nhau bằng tình yêu chân thành, trong sáng. Sự gắn kết giữa 2 con người khiếm khuyết ấy đã cho ra đời một gia đình bé nhỏ nhưng hạnh phúc mong manh khi nghèo đói vây quanh. Để rồi “Đời - Như - Ý” không đơn giản là tên của 3 cha con mà còn là sự trào lộng đắng chát, xót xa về cái nghèo, về cuộc đời: “Làm gì có chuyện đời như ý!”. “Đời Như Ý” khoác trên mình nội dung đầy cảm xúc trong từng nhân vật, từng cảnh phim diễn ra chậm rãi, từng bước từng bước khắc họa cuộc đời của các nhân vật. Những cảnh quay rất đời thường để kể cho chúng ta nghe về một cuộc đời khắc nghiệt, những hạnh phúc nhỏ nhoi và những mong ước chưa đạt được.Tất cả sẽ đánh thức những xúc cảm của người xem về tình yêu, ước mơ của những mảnh đời bất hạnh. Chính nội dụng và cách làm phim nghệ thuật của ekip đã chinh phục được hội đồng thẩm định đầu tiên của Liên hoan phim Cannes. t.hợP Chuỗi sự kiện bao gồm triển lãm nghệ thuật thị giác, biểu diễn nhạc mới và chiếu phim lịch sử kiến trúc doTrung tâm Nghệ thuật Heritage Space tổ chức đã khai mạc tối 27.3, tại Hà Nội. Với kiến trúc, đó là buổi chiếu phim “Những khát vọng lớn” (Great Expectations - đạo diễn Jesper Wachtmeister) của câu lạc bộ Điện ảnh Kiến trúc, do Ashui.com tổ chức thực hiện. Bộ phim đem đến người xem một chuyến du hành tới những nhà ởđơn lẻ, khu tập thể, thành phốđược thiết kếbởi các kiến trúc sư nổi tiếng. Với nghệ thuật thị giác, đó là một triển lãm quy tụ các tác phẩm hội họa, sắp đặt, đa phương tiện và ý niệm với tên gọi “Heritage Space+”, của các nghệ sĩ đã cộng tác với Heritage Space trong thời gian qua như: Ludwika Ogorzelec, YunWoo Choi,Thierry Fontaine, HàTrí Hiếu,TrầnTrọngVũ, Đinh Ý Nhi, Doãn Hoàng Lâm… Với âm nhạc là một chương trình biểu diễn nhạc mới của nhạc sĩ Vũ Nhật Tân và cộng sự với tác phẩm “Cõi vắng” kéo dài gần 50 phút, là sự kết hợp vừa tương tác vừa ngẫu hứng giữa âm nhạc truyền thống (thể hiện bởi những nhạc cụ dân tộc Việt Nam như đàn Bầu, đàn Tranh, đàn T’rưng, bộ gõ cổ truyền và giọng hát Ả đào) trên nền âm thanh hiện đại (nhạc điện tử, laptop và piano).Tác phẩm được xây dựng trên nền của lối ứng tác lòng bản cổ truyền của dân tộc Việt Nam kết hợp những đoạn hát thơ với tiếng đàn piano kiểu mới. Được biết, các sự kiện về kiến trúc và âm nhạc diễn ra vào ngày 27.3; riêng triển lãm các tác phẩm hội họa và sắp đặt sẽ kéo dài đến ngày 24.4.2016. Song nguyên “Đời Như Ý”lọt vào vòng tuyển chọn Liên hoan phim Cannes Khaimạcchuỗisựkiệnkiếntrúc,âmnhạcvànghệthuậtthịgiác
  • 16. 16 số 1171 l 31.03.2016 Sự kiện vấn đề Trong điều kiện đất nước còn khó khăn, việc các đơn vị nghệ thuật tự chủ thu chi, để không phụ thuộc vào “bầu sữa” bao cấp của Nhà nước là cần thiết. Tuy nhiên, lộ trình tự chủ cũng không dễ dàng, rất cần sự chung tay của xã hội. Khởiđầulộtrìnhtựchủ Từ ngày 23-27.3, Nhà hát Kịch Việt Nam có chuyến lưu diễn sang Singapore biểu diễn vở Hamlet, hưởng ứng “Năm Shakespeare toàn cầu 2016” và nhằm giới thiệu sân khấu Việt Nam với bạn bè quốc tế, tạo cơ hội giao lưu, hợp tác với nước ngoài. Trong chuyến lưu diễn này, đoàn sẽ tổ chức một chương trình giao lưu đặc biệt giữa các nghệ sĩ với các bạn sinh viên Việt Nam đang theo học tại Singapore. Ông Nguyễn Thế Vinh - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam cho biết, chuyến lưu diễn này là sự phối hợp giữa Nhà hát Kịch Việt Nam với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore, để hưởng ứng “Năm Shakespeare toàn cầu 2016” và nhằm giới thiệu sân khấu Việt Nam với bạn bè quốc tế, tạo cơ hội giao lưu, hợp tác ở nước ngoài. Toàn bộ kinh phí trong chuyến lưu diễn được Tập đoàn Tân Hiệp Phát hỗ trợ, các nghệ sĩ có điều kiện thoải mái sáng tạo nghệ thuật. Theo ông Nguyễn Thế Vinh, năm 2016 là năm đầu tiên Nhà hát Kịch thực hiện lộ trình tự chủ thu chi, cắt giảm ngân sách của Nhà nước. Chuyến lưu diễn lần này cũng là sự khởi đầu cho lộ trình xã hội hóa của Nhà hát Kịch Việt Nam. Năm 2016, có 7 đơn vị nghệ thuật trực thuộc Bộ VHTTDL tiếp tục lộ trình tự chủ, trong đó có Nhà hát Kịch Việt Nam, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, Nhà hát Cải lương Việt Nam… Trước đó, năm 2015, Bộ VHTTDL chọn 5 đơn vị nghệ thuật thí điểm tự chủ. Các đơn vị nghệ thuật này thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Phải thừa nhận rằng, khi được trao quyền tự chủ, các đơn vị nghệ thuật sẽ chủ động trong việc quản lý chi tiêu tài chính của đơn vị, thu nhập của người lao động từng bước được cải thiện, phân phối tiền lương của đơn vị sự nghiệp sẽ gắn với chất lượng, hiệu quả công việc. Hướng đi này cũng tạo nền tảng để các đơn vị thích nghi với quy luật xã hội, thích nghi với nền kinh tế thị trường, giải phóng sức sáng tạo, đặc biệt là xóa bỏ sự trì trệ, lực cản trong tư duy bao cấp, trông chờ vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, khi chính thức bước vào lộ trình xã hội hoá, nhiều đơn vị nghệ thuật, cũng như các nghệ sĩ, không khỏi trăn trở, bởi lẽ, khi còn bao cấp, toàn bộ khoản chi tiền lương, tiền bồi dưỡng, thù lao biểu diễn, vận hành đơn vị, đi biểu diễn phục vụ vùng sâu vùng xa… đều được Nhà nước cấp hàng năm, dù thu nhập không cao, nhưng ổn định. Trong khi đó, khi tự chủ, thì toàn bộ kinh phí các nhà hát sẽ phải chịu trách nhiệm, gánh nặng kinh tế này khiến lãnh đạo nhiều đơn vị nghệ thuật “đau đầu”, đặc biệt là với những loại hình nghệ thuật kén khán giả như Kịch, Cải lương, Tuồng, Chèo... Tìmhướngđiriêng Có thể thấy, lộ trình tiến tới tự chủ của các nhà hát là con đường đầy chông gai, nhưng các nhà hát vẫn phải tìm mọi cách để vượt lên, phải tự tìm hướng đi cho đơn vị mình. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng nghệ thuật, tìm cách kéo công chúng đến với sân khấu, nhiều nhà hát đã tìm đến các “Mạnh Thường Quân”, tìm cách kết nối với các doanh nghiệp lớn kêu gọi đầu tư cho hoạt động sân khấu. Nhà hát Tuổi Trẻ là một trong những đơn vị khá thành công trong việc kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ, qua dự án “Chắp cánh niềm tin”, ngân hàng SHB đã tài trợ biểu diễn gần 500 suất diễn miễn phí cho lớp khán giả trẻ đã giúp họ hiểu và gần gũi hơn với nghệ thuật sân khấu. Nhà hát Kịch Việt Nam cũng thành công trong việc kêu gọi Tập đoàn Hoa Sen thực hiện 10 suất miễn phí vở hài kịch “Bệnh sĩ” tại 7 tỉnh/thành phía Bắc, và gần đây là chương trình đưa vở kịch Hamlet sang Singapore biểu diễn. Ông Nguyễn Đăng Chương - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho rằng, việc các doanh nghiệp đầu tư cho nghệ thuật sân khấu sẽ giúp các nhà hát có thêm nguồn lực trong quá trình sáng tạo, trong quá trình quảng bá tác phẩm nghệ thuật đến công chúng. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp bản thân lãnh đạo các đơn vị nghệ thuật làm quen với tư duy thị trường trong việc sáng tạo tác phẩm sân khấu. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập, bởi khi quen tư duy năng động, sáng tạo, bươn chải và huy động mọi nguồn lực xã hội, sẽ làm thay đổi tư duy trì trệ của lãnh đạo nhiều đơn vị nghệ thuật. Bên cạnh đó, khi các đơn vị có sự đồng hành của các doanh nghiệp, thì các nghệ sĩ sẽ hiểu thêm về giá trị cuộc sống, hiểu thêm con người, thực tế trong thời cơ chế thị trường, từ đó có cách nhìn sáng tạo, gần gũi thực tế hơn trong quá trình sáng tạo tác phẩm nghệ thuật, nâng cao được tầm văn Huy động mọi nguồn lực xã hội hóa hoạt động sân khấu