SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
bộ văn hóa, thể thao và du lịch

Mừng Đảng, mừng Xuân Giáp
Ngọ 2014, từ 15-17/02/2014, Bộ
VHTTDL phối hợp với các Ban, Bộ,
ngành Trung ương và các địa phương
có liên quan tổ chức Ngày hội “Sắc
Xuân trên mọi miền Tổ quốc”. Đây là
hoạt động thường niên được tổ chức
hàng năm của Bộ VHTTDL với mục
đích bảo tồn, gìn giữ và giới thiệu
những nét văn hóa đặc sắc của 54 dân
tộc Việt Nam qua việc tái hiện các lễ
hội, lễ Tết truyền thống, các phong tục
tập quán, nét sinh hoạt văn hóa độc
đáo của đồng bào các dân tộc, góp
phần giao lưu, tăng cường, củng cố
khối đại đoàn kết toàn dân tộc tại
“Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54
dân tộc Việt Nam.
(Xem tiếp trang 5)

troNG số Này

- Phát huy vai trò của gia đình
trong giáo dục đạo đức, lối sống
(Tr.2)
Chính sách đặc thù cho
huấn luyện viên, vận động viên
thể thao xuất sắc
(Tr.3)
- Trên 200 nghìn lượt khách
dự Tuần Văn hóa Du lịch Đà Lạt
2013
(Tr.9)
Đại hội thường niên
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
(Tr.11)
-

Số 1058 ngày 09/01/2014

Tổng kết
Năm Gia đình Việt Nam 2013

Ảnh: MINH HẰNG

Ngày hội “Sắc Xuân
trên mọi miền Tổ quốc”

Phát hành Thứ Năm hằng tuần

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chúc mừng tác giả và các diễn viên Nhà hát Kịch Việt Nam khi tham
gia biểu diễn tác phẩm đạt giải Nhất Cuộc thi sáng tác kịch bản, tiểu phẩm sân khấu phòng,
chống bạo lực gia đình

Chiều 30/12, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL phối hợp với Trung ương Hội LHPN
Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết Năm Gia đình Việt Nam 2013. Bộ trưởng Bộ
VHTTDL Hoàng Tuấn Anh và Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Trần Thị Hương đã tới dự.
Năm 2013 được đánh giá là năm công tác gia đình đã đi vào cuộc sống; tạo ra
những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động của chính quyền các
cấp, ban ngành, đoàn thể, cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân về công tác gia đình;
các hộ gia đình đã quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng gia đình văn hóa...
(Xem tiếp trang 7)

Hoạt động văn hóa nghệ thuật chào đón năm
mới 2014
Chào đón năm mới 2014, trên khắp mọi miền Tổ quốc đã diễn ra nhiều
hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi. Tối 31/12, tại Quảng trường Cách mạng
Tháng Tám đã diễn chương trình ca nhạc đặc biệt mừng xuân mới do những
nghệ sĩ chuyên nghiệp của các nhà hát Trung ương và Hà Nội biểu diễn. Tại
TP Hồ Chí Minh, cùng với các chương trình nghệ thuật hoành tráng ở các
tụ điểm văn hóa lớn, còn có chương trình đại nhạc hội trên kênh Tàu Hũ Bến Nghé và kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, phục vụ đông đảo công chúng.
(Xem tiếp trang 6)
quản lý nhà nước

Phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức, lối sống
Sáng 31/12, tại Hà Nội, Bộ
VHTTDL đã tổ chức Hội thảo phát huy
vai trò của gia đình trong giáo dục đạo
đức, lối sống tốt đẹp, lành mạnh, tiến
bộ văn minh. Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn
đã dự và chủ trì Hội thảo.
Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo nhấn
mạnh, trải qua hàng chục ngàn năm,
Gia đình đã đóng vai trò duy trì nòi
giống thông qua huyết thống - yếu tố
tự nhiên và tồn tại bằng những khuôn
mẫu, chuẩn mực phép tắc, đạo đức, lối
sống, yếu tố xã hội nhân văn do chính
mình tạo dựng, thiết lập để tồn tại và
phát triển. Gia đình chính là điểm xuất
phát để tạo ra cộng đồng xã hội và đất
nước. Ngày nay các giá trị đạo đức lối
sống cũ được vận dụng trong hoàn
cảnh mới, điều kiện mới, được thổi vào
đó thêm những giá trị mới phù hợp tạo
ra tính tự giác, tự tin, tự tôn, tự cường,
tự lập ở mỗi con người ở mỗi gia đình.
Bên cạnh những mặt tốt trong giáo dục
đạo đức gia đình vẫn còn đó những hạn
chế, tiêu cực, nhức nhối xã hội, cắn dứt
lương tâm. Việc giáo dục đạo đức gia
đình đang đối mặt với những thách
thức và nguy cơ không hề nhỏ. Đó là
hiện tượng thích tiếp thu cái tốt chậm,

hấp thu cái xấu nhanh, a dua đám đông
phát triển với những hệ lụy của nó nhất
là trong giới trẻ đang là nỗi ám ảnh với
gia đình và xã hội. Hiện tượng chạy
theo giá trị vật chất thuần túy và lợi ích
tầm thường mà quên lãng giá trị tinh
thần cần thiết cũng là hồi chuông báo
động suy thoái đạo đức lối sống. Tội
phạm, tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu, mê
tín dị đoan làm băng hoại đạo đức,
nhức nhối đời sống xã hội…
Bên cạnh đó, trong nội tại của tế bào
xã hội - gia đình cũng nảy sinh những
thách thức không nhỏ. Đó là trẻ em
nghiện vi tính và mạng xã hội với những
nội dung ít nhiều độc hại phản giáo dục,
phi văn hóa; bạo lực gia đình gia tăng,
bình đẳng giới dưới mức an toàn, thất
nghiệp, di cư, di dân tự do còn lớn,
khoảng cách giàu nghèo chưa rút ngắn
được là bao; giáo dục giới tính và tình
dục an toàn chưa được làm triệt để...
Tại Hội thảo, các nhà quản lý, nhà
khoa học, các nhà hoạt động xã hội và
truyền thông đã cùng nhau thảo luận và
đưa ra những ý kiến tâm huyết thiết
thực để góp phần nâng cao nhận thức
và thay đổi hành vi trong việc giáo dục
đạo đức, lối sống gia đình Việt Nam,

xây dựng gia đình tiến bộ văn minh,
hạnh phúc.
Các đại biểu cũng đánh giá những
mặt tiêu cực, tích cực trong đạo đức, lối
sống hiện nay mà căn nguyên, gốc rễ
sâu xa của nó từ giáo dục đạo đức, lối
sống ở gia đình, tìm giải pháp cho việc
phát huy mặt tốt, khắc phục mặt chưa
tốt, hạn chế mặt tiêu cực trong giáo dục
đạo đức, lối sống ở gia đình.
Trên cơ sở các ý kiến tham luận tại
Hội thảo, các đại biểu cũng đã thảo
luận, trao đổi ý kiến gợi mở về những
tiêu chí đạo đức, lối sống trong gia đình
và phép ứng xử của mỗi thành viên gia
đình. Trong quan hệ giao tiếp xã hội,
cộng đồng. Những giải pháp để phát
huy vai trò giáo dục đạo đức, lối sống
cho các mô hình gia đình đô thị, nông
thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số,
vùng tôn giáo, vùng có hoàn cảnh đặc
biệt. Đặc biệt là phát huy vai trò của tổ
chức xã hội và hệ thống chính trị, của
những người có uy tín trong cộng đồng
dòng họ đối với giáo dục đạo đức, lối
sống hiện nay, trong đó có việc vận
dụng học tập tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh ở mỗi gia đình.
thtt

Quy định chi tiết thi hành một số điều về hoạt động mỹ thuật
Bộ VHTTDL ban hành Thông tư số
18/2013/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2013
quy định chi tiết thi hành một số điều tại
Nghị định số 113/NĐ-CP ngày
02/10/2013 của Chính phủ về hoạt động
mỹ thuật.
Theo đó, phạm vi điều chỉnh của
Thông tư quy định chi tiết thi hành các
Điều 09, 11, 12, 26, 29, 30, 31 và các
quy định có liên quan tại Nghị định số
113/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt
động mỹ thuật (gọi tắt là Nghị định số
113/NĐ-CP). Cụ thể, Thông tư quy định
09 đối tượng tổ chức thi sáng tác tác
phẩm mỹ thuật gồm: Các Bộ (Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ), ngành Trung ương; Các Tổ chức

2

số 1058 l 09.01.2014

chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội
- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội-nghề nghiệp; UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và các
cơ quan, đơn vị trực thuộc; Nhà văn hoá,
Trung tâm văn hoá thể thao; Doanh
nghiệp có chức năng hoạt động trong
lĩnh vực mỹ thuật, văn hoá nghệ thuật;
Hội Văn học, nghệ thuật, cơ sở đào tạo
văn hoá nghệ thuật; Cơ quan báo chí; Tổ
chức, cá nhân trưng bày, mua bán tác
phẩm mỹ thuật; Các tổ chức, cá nhân
khác có chức năng hoạt động trong lĩnh
vực mỹ thuật, văn hoá nghệ thuật theo
quy định của pháp luật.
Thông tư cũng quy định việc thông
báo tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ

thuật; trách nhiệm báo cáo kết quả cuộc
thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật; Tổ chức
thi sáng tác mẫu phác thảo tượng đài,
tranh hoành tráng; Thành lập Hội đồng
nghệ thuật tượng đài, tranh hoành tráng;
Lập dự toán và thẩm định dự toán chi phí
sáng tác, thi công phần mỹ thuật; Giám
sát, chỉ đạo nghệ thuật tượng đài, tranh
hoành tráng; Thi công và nghiệm thu,
bàn giao công trình tượng đài, tranh
hoành tráng; Bảo hành, bảo quản và quản
lý công trình tượng đài, tranh hoành tráng
và các tác phẩm của trại sáng tác điêu
khắc ngoài trời…
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 18/02/2014.
L.Oanh
quản lý nhà nước
Ngày 31/12, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số
82/2013/QĐ-TTg về một số chính sách
đặc thù đối với huấn luyện viên, vận
động viên thể thao xuất sắc.
Đối tượng áp dụng là vận động viên
thể thao xuất sắc là người Việt Nam,
được triệu tập tập huấn chuẩn bị tham
dự và có khả năng giành huy chương tại
Đại hội thể thao Châu Á, tham dự vòng
loại và tham dự Đại hội thể thao
Olympic; tham dự Đại hội thể thao
người khuyết tật Paralympic. Huấn
luyện viên thể thao xuất sắc là người
Việt Nam, trực tiếp huấn luyện vận động
viên trên.
Theo Quyết định quy định, huấn
luyện viên, vận động viên thể thao xuất
sắc tập huấn trong nước được hưởng
chế độ ăn với mức tiền 400.000
đồng/người/ngày.

Chính sách đặc thù cho huấn luyện viên,
vận động viên thể thao xuất sắc
Đối với huấn luyện viên, vận động
viên thể thao xuất sắc tập huấn ở nước
ngoài được hưởng chế độ ăn theo thư
mời hoặc hợp đồng ký kết với cơ sở đào
tạo nước ngoài và được Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch phê duyệt trong
khung chế độ công tác phí đối với cán
bộ, công chức nhà nước đi công tác
ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách
nhà nước bảo đảm kinh phí.
Ngoài chế độ thực phẩm chức năng
theo quy định hiện hành, vận động viên
thể thao xuất sắc được hưởng chế độ
thực phẩm chức năng theo tính chất đặc
thù của từng môn thể thao.
Về chế độ tiền công, huấn luyện
viên xuất sắc không hưởng lương từ

ngân sách Nhà nước được hưởng chế độ
tiền công: 500.000 đồng/người/ngày;
còn đối với vận động viên xuất sắc là
400.000 đồng/người/ngày.
Đối với huấn luyện viên, vận động
viên hưởng lương từ ngân sách Nhà
nước có mức lương thấp hơn mức tiền
công trên thì trong thời gian được tập
trung tập huấn và thi đấu, được chi trả
từ ngân sách nhà nước phần chênh
lệch để bảo đảm bằng các mức tiền
công trên.
Bên cạnh đó, huấn luyện viên, vận
động viên thể thao xuất sắc cũng được
hưởng những chế độ khác như: chế độ
chăm sóc y tế; chế độ trang thiết bị tập
t.hợp
luyện, thi đấu.

Thu hút nguồn vốn ODA phục vụ phát triển sự nghiệp văn hóa,
thể thao, du lịch
Bộ VHTTDL đã có Quyết định số
4551/QĐ-BVHTTDL ban hành Quy
chế của Bộ VHTTDL hướng dẫn việc
thu hút, vận động và quản lý nguồn hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA) và
nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
Quy chế hướng dẫn việc thu hút, vận
động, quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức (sau đây gọi tắt là
vốn ODA) và vốn vay ưu đãi của các
nhà tài trợ (gọi tắt là vốn vay ưu đãi) do
Bộ VHTTDL (gọi tắt là Bộ) quản lý và
sử dụng. Quy chế này áp dụng cho tất cả
các đơn vị thuộc Bộ (gọi tắt là các đơn
vị) và các tổ chức, cá nhân có liên quan
trong việc thu hút, vận động, quản lý và
sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi do
các nhà tài trợ cung cấp cho Bộ quản lý
và sử dụng.
Việc thu hút, vận động và quản lý
nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi phải
đảm bảo nguyên tắc:
Thu hút, vận động và quản lý có hiệu
quả nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi
là một trong những mục tiêu ưu tiên

quan trọng của Bộ VHTTDL để tăng
thêm nguồn vốn ngân sách, góp phần
thực hiện các mục tiêu phát triển của
ngành văn hóa, thể thao, du lịch và gia
đình.
Tuân thủ các quy định hiện hành của
pháp luật Việt Nam và các điều ước
quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi mà
Việt Nam là thành viên. Trường hợp có
sự khác biệt giữa điều ước quốc tế về
ODA và vốn vay ưu đãi với quy định
của pháp luật Việt Nam về cùng một vấn
đề thì áp dụng quy định của điều ước
quốc tế.
Bảo đảm tính thống nhất, đơn giản
hóa, hài hòa giữa quy trình, thủ tục của
pháp luật Việt Nam và quy trình, thủ
tục của các nhà tài trợ về ODA và vốn
vay ưu đãi; bảo đảm sự tham gia rộng
rãi của các bên có liên quan; hài hòa
quy trình giữa Bộ và nhà tài trợ; phân
cấp gắn với trách nhiệm, quyền hạn,
năng lực quản lý và bảo đảm sự phối
hợp quản lý, kiểm tra và giám sát chặt
chẽ nguồn ODA và vay ưu đãi do Bộ

quản lý, các đơn vị liên quan thực hiện.
Phải đi đôi với việc nâng cao hiệu
quả sử dụng, phù hợp với khả năng tiếp
nhận của các đơn vị thực hiện, trong đó
ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA không
hoàn lại, vay ưu đãi cho các chương
trình, dự án có khả năng thu hồi vốn
trực tiếp, các chương trình, dự án
ODA phù hợp với mục tiêu ưu tiên
phát triển kinh tế-xã hội của đất nước
và phát triển của ngành văn hóa, thể
thao, du lịch và gia đình, phù hợp với
lĩnh vực, chính sách ưu tiên sử dụng
ODA và vốn vay ưu đãi của Chính
phủ và ưu tiên của nhà tài trợ, có khả
năng trả nợ và đảm bảo an toàn nợ
công của Chính phủ.
Vốn ODA và vốn vay ưu đãi là
nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước,
được phản ánh trong ngân sách nhà
nước theo quy định của pháp luật. Bộ
VHTTDL thống nhất quản lý vốn ODA
và vốn vay ưu đãi do các đơn vị thuộc
Bộ thực hiện.
thtt

số 1058

l

09.01.2014

3
Sựquảnvấn đề nước
kiện lý nhà

“Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030”
Ngày 31/12/2013, Bộ VHTTDL
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án “Quy hoạch phát triển điện ảnh
đến năm 2020, tầm nhìn 2030”. Đề án
gồm năm phần: Phần I: Khái quát thực
trạng điện ảnh từ khi thành lập Điện
ảnh Cách mạng Việt Nam (15/3/1953)
đến năm 2012; Phần II: Quan điểm,
mục tiêu, nội dung, định hướng phát
triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030; Phần III là giải pháp và
kinh phí thực hiện Quy hoạch; Phần
IV: Tổ chức thực hiện Quy hoạch;
Phần V: Kết luận, đề xuất và kiến nghị.
Mục tiêu chung của Quy hoạch:
Đến năm 2020 nguồn nhân lực và hệ
thống cơ sở vật chất, kỹ thuật của
ngành điện ảnh cơ bản đáp ứng yêu
được yêu cầu phát triển của một nền
điện ảnh hiện đại, giàu bản sắc dân tộc,
phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ nghệ
thuật điện ảnh của nhân dân tại các
vùng, miền trong cả nước. Đồng thời,
phấn đấu đến năm 2030, điện ảnh Việt
Nam trở thành nền điện ảnh mạnh
trong khu vực Đông Nam Á và Châu

Á với đội ngũ làm nghề có trình độ
chuyên môn cao và hệ thống cơ sở vật
chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại.
“Quy hoạch phát triển điện ảnh đến
năm 2020, tầm nhìn 2030” có các mục
tiêu cụ thể sau: Đến năm 2020, xây
dựng đội ngũ các nhà biên kịch, đạo
diễn, quay phim, thiết kế mỹ thuật, họa
sỹ hóa trang, diễn viên, chuyên gia kỹ
thuật công nghệ, nhà lý luận phê bình,
nhà sản xuất phim, nhà phát hành
phim, nhà quản lý điện ảnh được đào
tạo bài bản, chuyên sâu, có trình độ và
năng lực phát triển nền điện ảnh Việt
Nam dân tộc, hiện đại, nhân văn; Hoàn
thành cơ bản việc xây dựng hệ thống
cơ sở vật chất, kỹ thuật trong cả nước
phù hợp với sự phát triển của kỹ thuật
và công nghệ điện ảnh tiên tiến của thế
giới nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất,
phổ biến phim, nâng cao hiệu quả kinh
tế-xã hội của điện ảnh. Chú trọng đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật
điện ảnh để Hà Nội, Đà Nẵng và thành
phố Hồ Chí Minh trở thành ba trung
tâm điện ảnh lớn ở Bắc bộ, Trung bộ

và Nam bộ; Đảm bảo sự công bằng cho
khán giả ở thành thị và nông thôn, mỗi
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
có ít nhất 01-02 cụm rạp chiếu phim
được trang bị kỹ thuật và công nghệ
hiện đại. Quy hoạch, sắp xếp trung tâm
phát hành phim và chiếu bóng là trung
tâm sự nghiệp có thu; thực hiện tốt hoạt
động chiếu phim lưu động phục vụ
đồng bào ở miền núi, hải đảo, vùng
sâu, vùng xa, vùng nông thôn; Phối
hợp chặt chẽ với Đài truyền hình Việt
Nam và Đài truyền hình các địa
phương để sản xuất và phổ biến phim
nhằm tăng cường tỷ lệ phim Việt Nam
chiếu tại hệ thống rạp và trên sóng
truyền hình trong cả nước.
Phấn đấu đến năm 2030, điện ảnh
Việt Nam có đội ngũ sáng tác, sản xuất
phim mạnh trong khu vực Đông Nam
Á và Châu Á, trong đó có những tài
năng được quốc tế công nhận; Quy
hoạch, trang bị hệ thống cơ sở vật chất
kỹ thuật điện ảnh hiện đại, đồng bộ đảm
bảo sự phát triển vững chắc và hài hòa
n.h
cho Điện ảnh Việt Nam.

Tổ chức cuộc thi “Hoa hậu Đại dương Việt Nam 2014”
Bộ VHTTDL vừa ban hành
Quyết
định
số
4519/QĐBVHTTDL cho phép UBND tỉnh
Bình Thuận phối hợp với Công ty
TNHH một thành viên Võ Việt
Chung tổ chức cuộc thi “Hoa hậu
Đại dương Việt Nam 2014”. Cuộc
thi sẽ diễn ra từ 01/01/2014 đến
23/5/2014; Thi sơ tuyển, bán kết
tại thành phố Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh. Thi bán kết tại thành
phố Hồ Chí Minh và vòng thi
chung kết tại TP Phan Thiết, tỉnh
Bình Thuận.
UBND tỉnh Bình Thuận và
Công ty TNHH một thành viên Võ
Việt Chung có trách nhiệm: Đề

4

số 1058 l 09.01.2014

xuất thành phần Ban Chỉ đạo cuộc
thi báo cáo Bộ VHTTDL xem xét,
quyết định; Ban hành Quyết định
thành lập, Quy chế hoạt động của
Ban Tổ chức và Ban Giám khảo
cuộc thi trong thời hạn 10 ngày
làm việc, tính từ ngày ký Quyết
định này; Trong thời hạn 05 ngày
làm việc tính từ ngày kết thúc vòng
thi bán kết, gửi lại văn bản báo cáo
Bộ VHTTDL kết quả và toàn bộ
bản sao hồ sơ của các thí sinh vào
vòng thi chung kết; Trước thời hạn
10 ngày, tính đến ngày diễn ra đêm
chung kết, gửi kịch bản đêm chung
kết cuộc thi báo cáo Bộ VHTTDL.
Tổ chức cuộc thi theo đúng quy

định tại Nghị định số 79/2012/NĐCP ngày 05/10/2012 của Chính phủ
quy định về biểu diễn nghệ thuật
trình diễn thời trang, thi người đẹp
và người mẫu; lưu hành, kinh
doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa
nhạc, sân khấu; Thông tư số
03/2013/TT-BVHTTDL ngày 28/01/2013
của Bộ VHTTDL quy định chi tiết
thi hành một số điều của Nghị định
79/2012/NĐ-CP; Đề án cuộc thi và
các quy định của pháp luật có liên
quan. Mọi thay đổi trong Đề án tổ
chức cuộc thi phải báo cáo và được
sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ
VHTTDL.
Duyên trần
quản lý nhà nướcđề
Sự kiện vấn

Ngày hội “Sắc Xuân...
Để tổ chức thành công Ngày hội
“Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”
góp phần bảo tồn, phát huy giá trị
văn hóa dân tộc, tăng cường giao
lưu, đoàn kết, gắn bó giữa các dân
tộc, vùng miền qua thể hiện Tết
truyền thống các dân tộc tại Làng
Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt
Nam, ngày 02/01/2014, Bộ
VHTTDL đã có Công văn số
01/BVHTTDL-LVHDL đề nghị
UBND các tỉnh: Hà Giang, Hòa
Bình, Quảng Ninh, Phú Thọ, Quảng
Nam, Bình Thuận, Kon Tum, Lâm
Đồng, Lai Châu quan tâm, ủng hộ,
phối hợp và chỉ đạo Sở VHTTDL
tỉnh huy động các cộng đồng dân tộc
của địa phương tham gia các hoạt
động của Ngày hội “Sắc Xuân trên
mọi miền Tổ quốc”. Cụ thể, tỉnh Hà
Giang: dân tộc Lô Lô; tỉnh Hòa
Bình: dân tộc Thái, Mường; tỉnh
Quảng Ninh: dân tộc Dao; tỉnh Phú
Thọ: dân tộc Sán Chay; tỉnh Quảng
Nam: dân tộc Cor; tỉnh Bình Thuận:
dân tộc Chăm; tỉnh Kon Tum: dân
tộc B’râu; tỉnh Lâm Đồng: dân tộc
Chu Ru; tỉnh Lai Châu: dân tộc
H’Mông. Số lượng mỗi dân tộc từ
15-20 người; riêng dân tộc H’Mông

(Tiếp theo trang 1)
từ 30-40 người và huy động từ 10-15
ngựa đua để tham gia tái hiện Hội
Đua ngựa đầu năm mới của cộng
đồng dân tộc H’Mông tại Làng Văn
hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Đối tượng tham gia Ngày hội bao
gồm những người có uy tín trong
cộng đồng người dân tộc thiểu số,
nghệ nhân dân tộc đã có thành tích
đóng góp trong công tác bảo tồn,
phát huy giá trị văn hóa truyền thống
các dân tộc tại địa phương, hạt nhân
văn hóa văn nghệ quần chúng, cán
bộ nghiệp vụ.
Nội dung hoạt động của các cộng
đồng bao gồm: Tham dự và đóng
góp một số tiết mục văn hóa văn
nghệ cho chương trình hoạt động của
đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước
chúc Tết cộng đồng các dân tộc Việt
Nam; Phối hợp với Ban Tổ chức tổ
chức các hoạt động giao lưu văn
nghệ, trò chơi dân gian, thể thao dân
tộc mang đậm không khí ngày Tết
giữa các cộng đồng với du khách;
Tham gia các hoạt động dân ca, dân
vũ, lễ hội, nghi lễ khác của các dân
tộc được huy động nhân dịp đầu năm
mới; Tổ chức trang trí nhà ở dân tộc
mình, thực hiện các hoạt động đón

khách, giới thiệu cách thức dệt vải,
đan lát, làm thủ công nhạc cụ, ẩm
thực tiêu biểu, đặc sắc ngày Tết của
các dân tộc tại không gian của từng
dân tộc; Tiếp tục cuộc vận động hiến
tặng các hiện vật, vật dụng của từng
dân tộc cho Làng Văn hóa-Du lịch
các dân tộc Việt Nam, tiến tới sơ kết
3 năm cuộc vận động và phát động
cuộc vận động hiến tặng hiện vật, vật
dụng giai đoạn 2014-2018; Dự kiến
tổ chức các hoạt động đón Tết mang
đậm bản sắc vùng miền, độc đáo của
từng dân tộc (nghi lễ, lễ hội mùa
Xuân…); Riêng cộng đồng dân tộc
H’Mông tỉnh Lai Châu, ngoài các
hoạt động trên, sẽ trực tiếp chủ trì, tổ
chức và tái hiện tại Làng Văn hóaDu lịch các dân tộc Việt Nam Hội
Đua ngựa đầu năm mới của cộng
đồng dân tộc H’Mông theo cách
thức, nghi thức của người H’Mông.
Bộ VHTTDL cũng đề nghị
UBND các tỉnh trên quan tâm, phối
hợp và hỗ trợ, đồng thời chỉ đạo Sở
VHTTDL tỉnh phối hợp với các cơ
quan, đơn vị trên địa bàn để có thể tổ
chức được hoạt động rất có ý nghĩa
này nhân dịp đầu năm mới.
h.Quân

Hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc
Thủ tướng Chính phủ vừa ban
hành Quyết định số 2589/QĐ-TTg
ngày 26/12 phê duyệt Đề án “Tổ chức
các hoạt động nhân Ngày Quốc tế
Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm”. Đề
án nhằm nâng cao nhận thức của các
cấp, ngành, tổ chức, cá nhân, gia đình,
toàn xã hội về Ngày Quốc tế Hạnh
phúc 20 tháng 3, từ đó có hành động
cụ thể, thiết thực xây dựng gia đình
hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc.
Tăng cường sự tham gia, phối hợp
giữa các cấp, ngành, các tầng lớp nhân
dân và sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ

chức, cá nhân trong và ngoài nước đối
với các hoạt động nhân Ngày Quốc tế
Hạnh phúc 20 tháng 3.
Một trong các hoạt động của Đề án
là tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng lịch sử, ý nghĩa
Ngày Quốc tế Hạnh phúc; chủ đề và
thông điệp của Liên hợp quốc, chủ đề
và thông điệp riêng của Việt Nam, các
hoạt động tại các quốc gia trên thế giới
nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20
tháng 3 hằng năm. Tuyên truyền chính
sách, pháp luật và việc thực hiện chính
sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước

về an sinh xã hội, xây dựng gia đình
no ấm, tiến bộ, hạnh phúc. Tuyên
truyền gương người tốt, việc tốt;
chuyện thực, việc thực, kinh nghiệm,
mô hình hay về các hoạt động vì hạnh
phúc, xây dựng gia đình hạnh phúc,
cộng đồng hạnh phúc; phê phán
những biểu hiện, hành vi bạo lực gia
đình, vi phạm pháp luật về gia đình;
khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức,
cộng đồng có hoạt động tích cực đem
lại hạnh phúc cho người thân, gia
đình, cộng đồng.
t.hợp

số 1058

l

09.01.2014

5
quản lý nhà nước

Hoạt động văn hóa nghệ thuật...
* Tối 31/12, Hà Nội tưng bừng tổ
chức chương trình nghệ thuật Chào
Xuân mới 2014 tại Quảng trường Cách
mạng tháng Tám, trước cửa Nhà hát
Lớn với sự tham dự của hàng vạn
người dân Thủ đô. Chương trình được
dàn dựng công phu với sự tham gia của
đông đảo diễn viên, nghệ sỹ Nhà hát
Ca, Múa, Nhạc nhẹ Việt Nam, Học
viện âm nhạc quốc gia Việt Nam, Câu
lạc bộ Dance Sport, Wushu, Câu lạc bộ
Họa My… Chào Xuân mới 2014 được
chia làm hai phần: Mừng Đảng, mừng
đất nước vào Xuân (gồm hai chương
Hát về Thăng Long-Hà Nội và Hát về
Hà Nội ngày mới) và Nhịp điệu vào
Xuân. Với các ca khúc về Đảng, mùa
xuân, về Thăng Long-Hà Nội, các màn
múa truyền thống, trình diễn áo dài cổ
Hà Nội, xen lẫn với các tiết mục nghệ
thuật hiện đại như trống nước, hòa tấu
nhạc điện tử, dance Sport… Chào
Xuân mới 2014 là một chương trình
văn hóa đặc sắc, hoành tráng khi Hà
Nội bước sang năm mới.
* Hoà cùng không khí đón chào
năm mới 2014 trên khắp mọi miền đất
nước, TP Hồ Chí Minh tưng bừng tổ
chức các sự kiện chào đón thời khắc
chuyển giao giữa năm cũ và năm mới
với những nét đặc sắc riêng, đặc biệt
là hoạt động lễ hội chào đón năm mới
2014. Điểm nhấn của Lễ hội là chương
trình văn hóa nghệ thuật công cộng tổ
chức tại Công viên 23/9 vào các tối 30,
31/12 và 01/01/2014 với chủ đề xuyên
suốt là TP Hồ Chí Minh - Thành phố
tôi yêu. Đặc biệt, bắt đầu từ 22 giờ tối
31/12, tại sân khấu nổi Cầu Mống
(kênh Bến Nghé - Tàu Hũ, quận 1) một
chương trình nghệ thuật đặc sắc với
chủ đề TP Hồ Chí Minh - Thành phố
tôi yêu... Các chương trình nghệ thuật
đã thu hút hàng chục ngàn người dân,
nhất là các bạn trẻ hào hứng tham gia.
Hơn 100 nghệ sĩ trình diễn trong
những bộ trang phục lộng lẫy mang

6

số 1058 l 09.01.2014

đến cho khán giả TP Hồ Chí Minh
không khí lễ hội tưng bừng của thế
giới. Đây là năm đầu tiên chương trình
quy tụ nhiều nghệ sĩ Việt Nam và quốc
tế. Các nghệ sĩ quốc tế từ châu Âu, Úc,
Mỹ: DJ Azam, nữ ca sĩ Andreea D,
nghệ sĩ violin Sima, nghệ sĩ bộ gõ
Scott Brantley, đặc biệt là sự xuất hiện
của các nghệ sĩ nhào lộn (acrobat) đến
từ đoàn xiếc Cirque du Soleil nổi tiếng.
* Tối 31/12, tại Quảng trường Hồ
Chí Minh, UBND tỉnh Nghệ An đã
phối hợp với Nhà hát Ca, Múa, Nhạc
nhẹ Việt Nam, tổ chức chương trình
nghệ thuật đặc biệt chào năm mới
2014 với chủ đề “Hào khí Sông Lam”.
Gần 100 nghệ sỹ, diễn viên của Nhà
hát Ca, Múa, Nhạc nhẹ Việt Nam và
Đoàn Ca, Múa, Nhạc dân tộc Nghệ An
đã thể hiện nhiều bài hát, tiết mục văn
nghệ hết sức đặc sắc ca ngợi Đảng,
Bác Hồ, mùa xuân, ca ngợi quê hương
đất nước đang ngày càng đổi mới giàu
đẹp. Để chào đón một năm mới Giáp
Ngọ 2014, bất chấp thời tiết rét buốt,
hàng nghìn người dân ở các địa
phương vẫn đổ dồn về Quảng trường
Hồ Chí Minh để thưởng thức các tiết
mục văn nghệ trong không khí vui
tươi, hân hoan chào đón năm mới.
* Tối 31/12, Sở VHTTDL tỉnh Hà
Nam đã tổ chức chương trình biểu diễn
văn nghệ chào mừng Năm mới 2014
với sự tham gia của các nghệ sĩ đến
Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh, Nhà hát
Chèo tỉnh và một số nghệ sĩ quê Hà
Nam. Các nghệ sĩ đã mang đến cho
người xem các tiết mục ca múa nhạc
với nội dung ca ngợi Đảng, quê hương
đất nước, ca ngợi mùa xuân và tình yêu
đôi lứa. Đoàn Chèo Hà Nam làm ấm
lòng người xem với những làn điệu
mang đậm âm hưởng truyền thống của
vùng quê chiêm trũng. Đặc biệt, Đội
văn nghệ thiếu nhi của Nhà Văn hóa
tỉnh còn biểu diễn những điệu múa,
diễn những vở kịch ngắn vui nhộn

(Tiếp theo trang 1)
được người xem, đặc biệt là các em
nhỏ nhiệt liệt hoan nghênh.
* Tối 31/12 Đoàn ca múa nhạc Dân
tộc tỉnh Bình Dương biểu diễn chương
trình văn nghệ với các tiết mục của đơn
vị đoạt giải cao tại Liên hoan nghệ
thuật 4 nước Việt Nam-LàoCampuchia- Myanmar năm 2013. Tại
công viên trung tâm Thành phố mới
Bình Dương, Đài Phát thanh-Truyền
hình Bình Dương và Tổng Công ty
Đầu tư và Phát triển Công nghiệp
Becamex IDC phối hợp tổ chức
Chương trình nghệ thuật với chủ đề
“Bình Dương chào mừng năm mới
2014” với các ca sỹ nổi tiếng đến từ
Thành phố Hồ Chí Minh như Đàm
Vĩnh Hưng, Hiền Thục, Anh Bằng,
Vy Oanh, Dương Triệu Vũ, Ngọc
Trâm... phục vụ nhân dân và công
nhân lao động các khu công nghiệp
xung quanh. Cũng trong đêm 31/12
tại trung tâm các thị xã Dĩ An, Thuận
An, huyện Tân Uyên, Dầu Tiếng...
các địa phương cũng tổ chức chương
trình ca múa nhạc, chiếu phim phục
vụ nhân dân trong khu vực nhân Năm
mới 2014.
* Tối 31/12, tại Quảng trường
thành phố Vĩnh Long đã diễn ra hai
chương trình đặc biệt chào mừng
năm mới 2014: Tổng kết, trao giải
Liên hoan tiếng hát Phát thanhTruyền hình Giải Sen vàng vọng cổ
năm 2013 và Chương trình ca nhạc
chào mừng năm 2014. Chương trình
thu hút hàng ngàn khán giả trong và
ngoài tỉnh đến thưởng thức, tạo
không khí vui tươi chào đón năm
mới 2014. Liên hoan Tiếng hát phát
thanh truyền hình Giải “Sen vàng
vọng cổ” năm 2013 do Đài Phát
thanh - Truyền hình Vĩnh Long tổ
chức đã thu hút 1.350 thí sinh đăng
ký tham gia. Ban Giám khảo đã chọn
40 thí sinh vào vòng chung kết và
tiếp tục chọn 10 thí sinh vào vòng
quản lý nhà nướcđề
Sự kiện vấn

Tổng kết Năm Gia đình Việt Nam...

(Tiếp theo trang 1)

Các hoạt động hưởng ứng Năm
Gia đình Việt Nam 2013, đặc biệt là
các hoạt động tổ chức Ngày Gia đình
Việt Nam 28/6 thiết thực ý nghĩa đã
hướng tới cơ sở, nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về gia đình, số vụ
bạo lực gia đình đã giảm nhiều ở địa
phương. Sự phối hợp chặt chẽ giữa
ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch
với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ
cấp Trung ương tới các địa phương,
tạo điều kiện thuận lợi cho công tác gia
đình. Sự phối hợp liên ngành trong
công tác gia đình đã có bước chuyển
biến quan trọng...
Công tác Gia đình mặc dù đã được
các cấp, các ngành và toàn thể nhân
dân quan tâm và hưởng ứng nhưng vẫn
chưa được thường xuyên và liên tục;
đội ngũ cán bộ phụ trách công tác gia
đình, đặc biệt ở cấp huyện, xã (do cán
bộ Văn hoá-Thông tin kiêm nhiệm) ít
đầu tư nghiên cứu tài liệu về nội dung
công tác gia đình nên gặp khá nhiều
khó khăn trong việc tổ chức thực hiện;
kinh phí dành cho công tác gia đình các
cấp chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ,
đặc biệt là tuyến huyện, xã, thôn hầu
như không có kinh phí hoạt động; công
tác gia đình hiện nay còn đối mặt với
nhiều thách thức; nhận thức của xã hội,
cộng đồng về vai trò, vị trí của gia đình
và công tác gia đình vẫn còn hạn chế...
Tại Lễ Tổng kết, các đại biểu đại
diện Hội Liên hiệp Phụ nữ, Sở
VHTTDL các tỉnh/thành phố đã chia sẻ

những kết quả đạt được, những bài học
kinh nghiệm, mô hình hiệu quả thực
hiện công tác gia đình, đặc biệt là trong
việc phòng chống bạo lực gia đình.
Nhân dịp này, Bộ VHTTDL đã trao
giải thưởng Cuộc thi sáng tác kịch bản,
tiểu phẩm sân khấu phòng, chống bạo
lực gia đình cho 10 sáng tác xuất sắc.
Cụ thể, Giải Nhất được trao cho sáng
tác “Người trong tranh” (tác giả
Nguyễn Văn Hoàn); 02 giải Nhì trao
cho sáng tác “Hạnh phúc ở quanh đây”
(tác giả Vưu Long Vỹ) và “Tôi không
phạm tội” (tác giả Phạm Thế Công). 03
giải Ba gồm: “Cái kết của một vai
diễn” (tác giả Hoàng Thị Hằng); “Bi
kịch một gia đình” (tác giả Trần Tuấn
Tiến); “Những cái mặt nạ” (tác giả
Nguyễn Thị Vân Kim). Bên cạnh đó,
Bộ VHTTDL cũng trao 04 giải Khuyến
khích cho các sáng tác: “Khói lam
chiều ở bản” (tác giả Nguyễn Học
Bốn); “Quyền làm bố” (tác giả Trịnh
Thanh Lương); “Im lặng” (tác giả
Phạm Khải Hoàn); “Quánh ghen” (tác
giả Đỗ Mạnh Cường).
Phát biểu tại buổi Lễ, Thứ trưởng
Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái nhấn
mạnh, với chủ đề “Kết nối yêu
thương”, Năm gia đình VIệt Nam trên
cả nước đã diễn ra rất nhiều hoạt động
có ý nghĩa do Bộ VHTTDL phối hợp
với Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam, các ban, bộ, ngành đoàn thể
liên quan vấc tỉnh/thành phố đã tổ chức
có hiệu quả và hưởng ứng tốt đẹp.

Điểm thành công và cũng là giá trị nổi
bật của chuỗi các hoạt động hưởng ứng
Năm Gia đình Việt Nam là sự tham gia
đông đảo của các tổ chức, các tầng lớp
nhân dân từ thành thị đến nông thôn, từ
khắp các vùng miền đến hải đảo xa xôi
vào các sự kiện, các hoạt động thiết
thực nhằm chăm lo cho hạnh phúc gia
đình. Điều đó cho thấy nhận thức của
toàn xã hội về vai trò, giá trị của gia
đình được nâng cao.
Để lĩnh vực công tác gia đình phát
triển hơn trong thời gian tới, Thứ
trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đề nghị ngành
Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội
Liên hiệp phụ nữ Việt Nam các cấp và
các Bộ, ngành, tổ chức, đoàn thể khác
tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nhằm
thúc đẩy mạnh mẽ công tác gia đình
đáp ứng yêu cầu xây dựng gia đình thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội
nhập quốc tế. Cơ quan quản lý nhà
nước về lĩnh vực gia đình, đặc biệt là ở
cấp tỉnh/thành phố cần làm tốt việc
tham mưu, đề xuất nhiệm vụ, đồng thời
tích cực, chủ động hơn nữa trong việc
thực hiện các nhiệm vụ về gia đình.
Công tác gia đình phải được xem là
một nội dung quan trọng trong các kế
hoạch, chương trình công tác thường
xuyên của các cấp ủy Đảng, chính
quyền, các chỉ tiêu xây dựng, phát triển
gia đình thuộc các chỉ tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước và của các
địa phương.
thtt

chung kết xếp hạng. Kết quả, thí sinh
Nguyễn Thế Tâm (tỉnh Vĩnh Long)
đạt giải Nhất Sen vàng vọng cổ năm
2013 với phần thưởng 20 triệu đồng.
Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng trao giải
Nhì Sen bạc cho thí sinh Nguyễn Thị
Kim Châu (thành phố Hồ Chí Minh),
giải Ba Sen đồng cho thí sinh
Nguyễn Thị Tám (thành phố Cần
Thơ) và 7 giải Khuyến khích.

* Tối 31/12, hàng ngàn người
dân thành phố Bạc Liêu đã tập trung
tại quảng trường Hùng Vương để
thưởng thức chương trình biểu diễn
nghệ thuật “Chào năm mới 2014” do
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Bạc Liêu tổ chức. Chương trình gồm
2 phần. Phần thứ nhất là các tiết
mục Đờn ca tài tử với các bài hát ca
ngợi đất nước, ca ngợi quê hương

Bạc Liêu đang trên đường phát triển
và đổi mới do các nghệ nhân và
nghệ sĩ thuộc các đoàn nghệ thuật
trong tỉnh biểu diễn. Phần thứ hai là
các tiết mục ca múa với chủ đề thể
hiện tình cảm đoàn kết gắn bó giữa
3 dân tộc Kinh-Hoa-Khmer anh em
hiện đang sinh sống trên địa bàn
tỉnh Bạc Liêu.
Đức Kiên – Lâm Khánh

số 1058

l

09.01.2014

7
quản lý nhà nước

Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng nghệ thuật
trong lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn
Bộ VHTTDL vừa có Thông tư số
15/2013/TT-BVHTTDL Ban hành
Quy chế tổ chức và hoạt động của
Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực
Nghệ thuật biểu diễn. Theo đó,
phạm vi điều chỉnh của Quy chế này
quy định về tổ chức và hoạt động
của các Hội đồng nghệ thuật trong
lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn trên
phạm vi toàn quốc. Đối tượng áp
dụng là các cơ quan quản lý nhà
nước về Nghệ thuật biểu diễn, các
hội nghệ thuật chuyên ngành, các
đơn vị nghệ thuật và các tổ chức, cá
nhân có liên quan.
Thành phần Hội đồng nghệ thuật
gồm các nhà quản lý, người làm
chuyên môn có uy tín, năng lực
thuộc các chuyên ngành trong lĩnh
vực nghệ thuật biểu diễn. Cơ cấu
của Hội đồng nghệ thuật gồm Chủ
tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy
viên. Hội đồng nghệ thuật có Tổ
Thư ký giúp việc.
Theo Quy chế, bên cạnh các quy
định về: Thẩm quyền thành lập, số

lượng thành viên, nhiệm kỳ hoạt
động; Chức năng; Nhiệm vụ, Hội
đồng nghệ thuật sẽ hoạt động theo
08 nguyên tắc, cụ thể:
Hội đồng làm việc theo nguyên
tắc tập trung dân chủ, quyết định
theo đa số; Các thành viên Hội đồng
nghệ thuật thực hiện đúng nhiệm
vụ, quyền hạn được giao; chịu trách
nhiệm về những ý kiến đóng góp,
đánh giá về tư tưởng, nội dung, chất
lượng nghệ thuật, hình thức thể hiện
của tác phẩm được thẩm định, bảo
đảm sự phối hợp giữa các thành
viên để hoàn thành nhiệm vụ. Phiên
họp thẩm định của Hội đồng nghệ
thuật phải có ít nhất 2/3 tổng số
thành viên tham dự; Thành viên Hội
đồng nghệ thuật không thẩm định,
đánh giá đối với chương trình, kịch
bản, tác phẩm nghệ thuật mà mình
là thành phần sáng tạo hoặc có
quyền và lợi ích liên quan; Hội
đồng nghệ thuật tổng hợp kết quả
thẩm định, đánh giá và lập Biên bản
thẩm định; Nội dung, kết quả thẩm

định của Hội đồng nghệ thuật do
Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch được
Chủ tịch Hội đồng ủy quyền công
bố và chịu trách nhiệm; Trong
trường hợp thành viên Hội đồng
nghệ thuật vắng mặt quá 03 buổi
làm việc liên tiếp mà không có lý do
chính đáng sẽ bị người có thẩm
quyền quyết định thành lập Hội
đồng quyết định miễn nhiệm và bổ
sung người thay thế; Trong một số
trường hợp đặc biệt, Chủ tịch Hội
đồng nghệ thuật có thể quyết định
không triệu tập phiên họp Hội đồng
thẩm định mà lấy ý kiến thẩm định,
đánh giá của các thành viên bằng
văn bản; Hội đồng nghệ thuật họp
rút kinh nghiệm việc thẩm định,
đánh giá chất lượng nghệ thuật,
định hướng phát triển trong lĩnh vực
nghệ thuật biểu diễn theo định kỳ do
Chủ tịch Hội đồng yêu cầu và báo
kết quả hoạt động với cơ quan có
thẩm quyền ra quyết định thành lập
Hội đồng.
m.h

Phê duyệt Đề án khai thác, sử dụng phim tư liệu thuộc sở hữu
nhà nước đang lưu trữ tại Viện Phim Việt Nam
Bộ VHTTDL đã có Quyết định
số 4693/QĐ-BVHTTDL phê duyệt
Đề án khai thác, sử dụng phim tư
liệu thuộc sở hữu nhà nước đang lưu
trữ tại Viện Phim Việt Nam.
Theo đó, Bộ VHTTDL phê duyệt
Đề án với các nội dung chủ yếu:
Phim được khai thác, sử dụng: Phim
thuộc sở hữu nhà nước (phim điện
ảnh Cách mạng Việt Nam được sản
xuất từ các hãng phim nhà nước và
sáng tạo bởi đội ngũ nghệ sỹ hưởng
lương từ nguồn ngân sách nhà nước
theo kế hoạch, nhiệm vụ hàng năm

8

số 1058 l 09.01.2014

do Nhà nước đầu tư 100% vốn);
Phim khuyết danh; Phim đã hết thời
hạn bảo hộ.
Mục đích: Nhằm phục vụ nghiên
cứu, sáng tạo, đào tạo, giáo dục lịch
sử dân tộc, góp phần bảo tồn và phát
huy giá trị tư liệu lưu trữ; huy động
các nguồn lực trong xã hội tham gia
công tác lưu trữ, phổ biến phim; tạo
nguồn thu phát triển sự nghiệp điện
ảnh. Đảm bảo việc khai thác, sử
dụng phim thuộc sở hữu nhà nước
theo quy định của phát luật về quản
lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các

đơn vị sự nghiệp công lập.
Bộ VHTTDL giao Viện Phim
Việt Nam thực hiện việc khai thác,
sử dụng phim thuộc sở hữu nhà
nước đang lưu trữ tại Viện và chịu
trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn
thu theo đúng quy định. Giao Cục
Điện ảnh chủ trì, phối hợp với cơ
quan, đơn vị liên quản xây dựng
Thông tư liên tịch hướng dẫn thực
hiện Luật Điện ảnh đối với hoạt
động lưu trữ, khai thác và phổ biến
phim tư liệu thuộc sở hữu nhà nước.
thtt
quản lý nhà nước

Trên 200 nghìn lượt khách dự Tuần Văn hóa Du lịch Đà Lạt 2013
Tuần Văn hóa Du lịch Đà Lạt 2013
đã khép lại vào đêm 31/12 với lễ bế mạc
lung linh, rực rỡ sắc màu mang chủ đề
“Đêm hội tụ sắc hoa Đà Lạt” tại Quảng
trường Lâm Viên bên hồ Xuân Hương
lộng gió.
Chính thức khai hội từ 27/12, nhưng
trước đó đã diễn ra nhiều hoạt động
phong phú, đa dạng và nhiều màu sắc,
Tuần Văn hóa Du lịch Đà Lạt gồm 3 nội
dung chính: Công bố Năm Du lịch quốc
gia 2014 Tây Nguyên – Đà Lạt; Kỷ
niệm 120 Đà Lạt hình thành và phát
triển; Festival Hoa Đà Lạt lần thứ V, đã
thật sự trở thành sự kiện văn hóa – du
lịch nổi bật nhất của Đà Lạt – Lâm
Đồng, của vùng Tây Nguyên và của cả
nước trong những ngày cuối cùng của
năm 2013. Trong 5 ngày lễ hội, thành
phố Đà Lạt đã đón trên 200.000 lượt du
khách đến tham quan, vui chơi, đắm
mình trong các không gian hoa, sự kiện
văn hóa, các chương trình biểu diễn
nghệ thuật và tìm hiểu các di sản, di tích,
thắng cảnh của Đà Lạt – Lâm Đồng.

Trong lời phát biểu bế mạc Tuần
Văn hóa Du lịch, ông Đoàn Văn Việt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng,
Phó Trưởng Ban tổ chức, nhấn mạnh:
Thông qua các hoạt động của Tuần Văn
hóa Du lịch 2013, với 9 chương trình
chính thức và 10 chương trình hưởng
ứng, hình ảnh của thành phố Đà Lạt anh
hùng, thành phố du lịch – thành phố
Festival Hoa Đà Lạt được quảng bá sâu
rộng; hoa và người trồng hoa, nghề
trồng hoa Đà Lạt được tôn vinh, có cơ
hội tiếp cận thị trường trong và ngoài
nước, hứa hẹn tương lai Đà Lạt sẽ là
trung tâm sản xuất và xuất khẩu hoa của
khu vực.
Nếu như ở ngày khai mạc Đà Lạt
chào đón bạn bè bốn phương bằng
muôn hoa khoe sắc, bằng nét rực rỡ của
Đà Lạt hoa, thì trong đêm bế mạc
“thành phố ngàn hoa” tiễn chân du
khách cũng bằng những sắc hoa lộng
lẫy nhưng nét đẹp đó đã hòa quyện vào
người Đà Lạt, vào văn, thơ, nhạc, họa
của vùng đất giàu bản sắc này. Những

màn trình diễn “Duyên dáng áo hoa”,
“Tố nữ hoa”, “Hoài niệm dáng hoa”,
“Tản mạn phố hoa”, “Huyền thoại hoa
hồng”, “Đà Lạt hoa xuân” thêm lần nữa
khẳng định hoa - biểu trưng cho sự
thanh cao, đẹp đẽ, từ lâu đã gắn với đời
sống con người nơi đây, với tình yêu
lãng mạn và cả những nỗi niềm tha thiết,
những hoài niệm và ước vọng được gửi
gắm vào hoa.
Theo dáng hoa, bên sắc hoa, những
nét đặc trưng của phố núi Đà Lạt, thành
phố chập chùng, những con đường dốc
quanh co, những đồi thông lãng đãng
sương, nơi ấy có đủ bốn mùa trong
ngày, có nắng sớm, mưa chiều, có
những chiều, những đêm sương giăng
kín lối... Đà Lạt “một Châu Âu của vùng
nhiệt đới”, “một tiểu Paris”… lại được
hiện ra để lưu đậm mãi trong tâm hồn
những người yêu hoa, yêu cái đẹp, trong
lòng những “khách lãng du dừng chân
ghé thăm” Đà Lạt vào những ngày lễ
hội này.
hOàng Sơn

Cà Mau: Khánh thành khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sáng 05/01, tỉnh Cà Mau tổ chức
lễ khánh thành khu tưởng niệm Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Đại diện nhiều
đồng chí Lãnh đạo cấp Trung ương và
hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ và nhân
dân trên địa bàn tỉnh đã tham dự buổi
lễ đầy ý nghĩa này.
Trong những năm đất nước còn
chia cắt, đồng bào miền Nam nói
chung, đồng bào Cà Mau nói riêng
luôn mong ước một ngày đón Bác vào
thăm. Hình ảnh vị cha già kính yêu
của dân tộc đã đi vào trái tim của
người dân đất mũi Cà Mau. Năm
1994, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Cà
Mau đã xây dựng khu tưởng niệm Bác
Hồ với ngôi nhà sàn được dựng lên
theo nguyên mẫu ngôi nhà sàn của
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Để luôn ghi nhớ, khắc sâu sự hy
sinh cao cả của Bác Hồ, tỉnh Cà Mau

lập Dự án đầu tư nâng cấp, trùng tu,
tôn tạo khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ
Chí Minh, gồm các hạng mục như:
gian thờ Bác Hồ, nhà trưng bày, nhà
chiếu phim, đuờng nội bộ, hồ sen, ao
cá Bác Hồ và một số hạng mục công
trình phụ khác được khởi xây dựng
trên diện tích 62.200m2, tọa lạc tại
phường 1, thành phố Cà Mau. Dự án
được khởi công vào đầu năm 2011 và
hoàn thành vào cuối năm 2013, với
tổng vốn đầu tư 80 tỷ đồng, trong đó
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
và Quỹ Thiện tâm thuộc Tập đoàn
VINGROUP tài trợ 60 tỷ đồng.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Cà Mau, Phạm
Thành Tươi nhấn mạnh: Đây là công
trình có ý nghĩa quan trọng nhằm
mục đích giáo dục truyền thống yêu
nước đối với các thế hệ hôm nay và

mai sau. Khu tưởng niệm Chủ tịch
Hồ Chí Minh sẽ trở thành khu sinh
hoạt chính trị quan trọng của tỉnh,
giáo dục truyền thống văn hóa,
truyền thống các mạng của dân tộc;
là nơi để cán bộ, đảng viên, đoàn viên
và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh
đến nghiên cứu, tìm hiểu và học tập
làm theo tấm gương đạo đức của Chủ
tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở
VHTTDL tỉnh và các ngành chức
năng phải thường xuyên tổ chức các
hoạt động dâng hương, về nguồn, giáo
dục truyền thống, sinh hoạt đoàn
đội… để khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn sống động, tạo điều
kiện thuận lợi cho các em thiếu niên,
nhi đồng luôn được gần gũi bên Bác
Hồ kính yêu.
Đ.Lâm

số 1058

l

09.01.2014

9
quản lý nhà nước

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc với lãnh đạo
huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
Chiều 06/1 tại Hà Nội, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh đã có buổi làm việc
với lãnh đạo huyện Vĩnh Linh, tỉnh
Quảng Trị về công tác chuẩn bị tổ
chức Lễ hội Kỷ niệm 60 năm Đặc khu
Vĩnh Linh (25/8/1954-25/8/2014) và
đón nhận Huân chương Độc lập hạng
Nhất do Nhà nước trao tặng.
Việc tổ chức Lễ hội Kỷ niệm 60
năm Đặc khu Vĩnh Linh vào tối ngày
25/8/2014, tại Công viên văn hóa
huyện Vĩnh Linh là dịp ôn lại truyền
thống đấu tranh anh dũng, kiên cường
của Đảng bộ, quân và dân Vĩnh Linh
trong kháng chiến chống Mỹ và công
cuộc tái thiết quê hương. Tưởng nhớ
công ơn to lớn của các anh hùng liệt sỹ
đã chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do
của dân tộc. Thông qua Lễ hội, khơi

dậy niềm tự hào về lịch sử của mảnh
đất được Nhà nước 3 lần phong tặng
danh hiệu Anh hùng.
Đại diện lãnh đạo huyện Vĩnh
Linh cho biết, đến nay, huyện Vĩnh
Linh đã dự thảo nội dung của Lễ hội,
trong đó phần Lễ dài 40 phút, phần
Hội là chương trình nghệ thuật dài 90
phút mang chủ đề: “Vĩnh Linh đất lửa
anh hùng”.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ
trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao
công tác chuẩn bị cho Lễ hội kỷ niệm
60 năm Đặc khu Vĩnh Linh của huyện
Vĩnh Linh. Bộ trưởng nhấn mạnh, Lễ
hội kỷ niệm 60 năm Đặc khu Vĩnh
Linh cần phải được tổ chức một cách
trang trọng, tiết kiệm, phản ánh được
nội dung, tính chất của sự kiện…

Bộ trưởng giao các đơn vị: Cục
nghệ thuật biểu diễn phối hợp với
huyện Vĩnh Linh nghiên cứu xây dựng
kịch bản Lễ hội, tổ chức các đoàn nghệ
thuật biểu diễn phục vụ nhân dân Vĩnh
Linh vào dịp này. Cục Văn hoá cơ sở
tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ
động. Cục Điện ảnh nghiên cứu, lựa
chọn các tác phẩm Điện ảnh tiêu biểu,
xuất sắc về Vĩnh Linh, về cuộc kháng
chiến chống Mỹ để phục vụ nhân dân
Vĩnh Linh nói riêng và nhân dân
Quảng Trị nói chung trong dịp Tết cổ
truyền 2014 và dịp Lễ hội kỷ niệm 60
năm Đặc khu Vĩnh Linh, để cho các
thế hệ hôm nay, du khách hiểu rõ hơn
và tự hào về Vĩnh Linh - vùng đất lửa
anh hùng.
thtt

Đà Nẵng: Ngày đầu năm mới, đón 250 khách du lịch quốc tế
Chiều 01/01, Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch Đà Nẵng đã tổ chức
đón 250 khách du lịch quốc tế đến
thành phố trong ngày đầu năm, trên
chuyến bay của Hàng không Nhật
Bản hành trình Narita (Nhật Bản) Đà Nẵng. Đây là tín hiệu khởi sắc
cho mùa du lịch 2014 của thành phố
bên bờ sông Hàn.
Năm 2014, ngành Du lịch thành
phố Đà Nẵng phấn đấu đạt 3,6 triệu
lượt khách du lịch (tăng 15% so với
năm 2013), trong đó 880.000 lượt
khách quốc tế (tăng 18% so với năm
2013), 2,72 triệu lượt khách nội địa
(tăng 14% so với năm 2013). Tổng
thu du lịch 8.820 tỷ đồng, tăng 13%
so với thực hiện năm 2013.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đề
ra, ngành VHTTDL Đà Nẵng xác
định tiếp tục xây dựng các sản phẩm
du lịch mới, phát triển du lịch đường
sông, phối hợp với Sở Công Thương

10

số 1058 l 09.01.2014

hình thành các sản phẩm lưu niệm đặc
thù của Đà Nẵng; quy hoạch Bà Nà,
Sơn Trà thành khu du lịch quốc gia.
Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn trở
thành điểm du lịch quốc gia; phát
triển điểm du lịch địa phương đỉnh
đèo Hải Vân. Triển khai Đề án Ẩm
thực biển thuộc Đề án phát triển dịch
vụ thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
Thành phố cũng sẽ tăng cường
công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng
bá du lịch với nhiều hình thức, trong
đó tập trung quảng bá trên internet,
các báo, tạp chí và các kênh truyền
hình lớn, nổi tiếng; tuyên truyền
thông qua việc kêu gọi tổ chức các sự
kiện lớn tại thành phố Đà Nẵng.
Quảng bá hình ảnh du lịch Đà Nẵng
ở thị trường trọng điểm nước ngoài
(Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan,
Nga, Nhật Bản...) và trong nước (TP
Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải
Phòng...); nâng cao tầm quan trọng

của các doanh nghiệp du lịch và khai
thác lợi thế tuyến Hành lang kinh tế
Đông Tây trong công tác xúc tiến
quảng bá và thu hút khách du lịch.
Xúc tiến hình thành Quỹ xúc tiến du
lịch Đà Nẵng.
Chú trọng nghiên cứu thị trường,
nâng cao khả năng kinh doanh của
các doanh nghiệp du lịch để ngày
càng đa dạng hoá loại hình và sản
phẩm du lịch. Duy trì và xúc tiến phối
hợp mở các đường bay quốc tế mới;
xúc tiến nâng cấp các đường bay thuê
chuyến thành các đường bay thường
kỳ từ các thị trường quốc tế trọng
điểm đến Đà Nẵng như Trung Quốc,
Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Nga... Tiếp tục thực hiện các dự án
trọng điểm như Khu di tích lịch sử
Làng Văn hoá K20, Khu Liên hợp thể
thao Hoà Xuân, Công viên văn hoá
Ngũ Hành Sơn...
V.Sơn
Sự kiệnkiện vấn đề
Sự vấn đề

Đại hội thường niên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
Ngày 05/01, Đại hội thường niên
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF)
năm 2013 đã diễn ra tại Hà Nội. Thứ
trưởng Hồ Anh Tuấn đã đến dự và phát
biểu chỉ đạo Đại hội
Phát biểu tại Đại hội, Thứ trưởng Hồ
Anh Tuấn nhấn mạnh: Năm 2013 vừa
qua là năm niềm tin và sự kỳ vọng của
người hâm mộ bị tổn thương, uy tín,
danh dự của tổ chức bị đụng chạm.
Những câu hỏi còn đó, day dứt chúng ta
là đội U23 VN thất bại thảm hại, nguyên
nhân thuộc về đâu? Có phải bóng đá
Việt Nam đang thực sự khủng hoảng?
Nếu có trách nhiệm thuộc về ai?”.
Thứ trưởng cũng thẳng thắn nhìn
nhận, bóng đá Việt Nam cần lấy lại niềm
tin, danh dự dù tại Hội nghị thường niên
này, chúng ta có muốn hay không muốn
mổ xẻ những nguyên nhân, trách nhiệm
về tình hình của bóng đá nước nhà trong
thời gian qua.
Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho rằng,
việc vực dậy bóng đá Việt Nam không

chỉ bằng việc hoạch định đường hướng
mùa giải này, điều chỉnh huấn luyện
viên kia, hay tập trung cho câu lạc bộ
này, đội tuyển kia mà vấn đề then chốt
là tập trung để bắt đúng bệnh, để bốc
đúng thuốc, để uống đúng liều cho bóng
đá Việt Nam, vì danh dự, lấy lại niềm tin
của bóng đá Việt Nam. Thứ trưởng cũng
dự báo năm 2014, bóng đá Việt Nam sẽ
phải đối mặt với nhiều khó khăn và VFF
phải đoàn kết, tỉnh táo, tâm huyết mới
có thể chèo lái được con tàu bóng đá
Việt Nam.
Tại Đại hội, các đại biểu hội đã thảo
luận báo cáo tổng kết hoạt động năm
2013 và phương hướng nhiệm vụ năm
2014; thảo luận và thông qua: Báo cáo
sửa đổi, bổ sung điều lệ VFF; báo cáo về
mùa giải chuyên nghiệp 2013 và kế
hoạch mùa giải 2014; báo cáo về kế
hoạch tổ chức Đại hội VFF nhiệm kỳ
VII. Ngoài ra, các đại biểu đã nhất trí kết
nạp 7 thành viên mới, khai trừ 1 thành
viên là XM Xuân Thành Sài Gòn và đình

chỉ, chấm dứt tư cách 14 thành viên khác.
Phát biểu tại Đại hội, Tổng cục trưởng
Tổng cục Thể dục thể thao - Vương Bích
Thắng nhấn mạnh: VFF cần tiếp tục xây
dựng, hoàn thiện các quy định về quản lý
bóng đá chuyên nghiệp một cách phù
hợp với tình hình mới; chuẩn bị thật tốt
các điều kiện để tổ chức giải quốc gia và
các giải bóng đá chuyên nghiệp năm
2014. Tổng cục trưởng đề nghị VFF sớm
xây dựng, ban hành điều lệ các giải, trong
đó phải tính toán đặt ra các tình huống có
thể xảy ra và đề ra các giải pháp xử lý,
tránh bị động.
Sau 1 ngày làm việc với tinh thần
nghiêm túc, dân chủ và thẳng thắn, các
vấn đề đặt ra đều được các thành viên
nhất trí ủng hộ. Đây được coi là sự khởi
đầu thuận lợi, tạo động lực giúp cho
bóng đá Việt Nam có thể vượt qua khó
khăn, thách thức và hướng tới hoàn
thiện các mục tiêu phát triển theo
hướng chuyên nghiệp.
yến nhi

Giải thưởng văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ 5
Ngày 04/01, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức trao Giải thưởng văn
học nghệ thuật Cố đô lần thứ 5 cho 40
tác phẩm, công trình văn học nghệ
thuật (gồm 7 giải A, 15 giải B và 18
giải C). Đây là giải thưởng cao nhất
về lĩnh vực văn học nghệ thuật của
tỉnh Thừa Thiên - Huế được tổ chức 5
năm một lần.
Giải A được trao cho 7 tác phẩm
và công trình gồm: vở ca kịch “Hồ
Chí Minh hồi ức màu đỏ” (Đạo diễn,
NSND Nguyễn Ngọc Bình); ảnh nghệ
thuật “Chung sức” (của Nguyễn Hữu
Hài); tập nghiên cứu “Nhã nhạc triều
Nguyễn” (của Bùi Vĩnh Phúc); tiểu
thuyết “Vùng sâu” (nhà văn Tô Nhuận
Vỹ); ca khúc “Hồn đất” (của Trần Đại
Dũng); tiểu thuyết “Biết đâu địa ngục
thiên đường” (nhà văn Nguyễn Khắc

Phê) và tranh sơn dầu “Mưa” (họa sĩ
Lê Văn Nhường).
Đại diện Hội đồng nghệ thuật Giải
thưởng văn học nghệ thuật Cố đô lần
thứ 5 cho biết, giải thưởng lần này đã
tiếp nhận 183 tác phẩm, công trình
của 110 tác giả đăng ký tham gia, thể
hiện sự tìm tòi và kết quả sáng tạo của
các văn nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh trong
5 năm qua. Hầu hết các công trình, tác
phẩm tham gia giải thưởng lần này có
chất lượng cao, đồng đều ở các thể
loại, lĩnh vực. Nhiều tác phẩm, công
trình có giá trị tư tưởng và nghệ thuật
cao như các tác phẩm, sáng tác về đề
tài ca ngợi tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, chiến tranh cách mạng, công
cuộc đổi mới, biển đảo quê hương,
nghiên cứu về giá trị văn hóa truyền
thống và về xây dựng nông thôn mới;

trong đó nổi bật nhất là ở các chuyên
ngành văn học, âm nhạc, sân khấu,
nhiếp ảnh, mỹ thuật.
Tại lễ trao giải, ông Ngô Hòa, Phó
Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh
Thừa Thiên - Huế nhấn mạnh: Giải
thưởng văn học nghệ thuật Cố đô lần
thứ 5 là sự kiện lớn trong đời sống
nghệ thuật của vùng đất Cố đô; động
viên, khích lệ sự sáng tạo trong giới
văn nghệ sĩ ở tỉnh Thừa Thiên - Huế,
góp phần làm phong phú thêm những
giá trị của vùng đất có bề dày văn hóa,
lịch sử. Thời gian tới, tỉnh tạo mọi
điều kiện để giới văn nghệ sĩ trong
tỉnh tiếp tục sáng tạo và cống hiến để
có những tác phẩm văn học nghệ thuật
tiêu biểu, hiện thực, có giá trị về tư
tưởng và nghệ thuật cao..
Q.Việt

số 1058

l

09.01.2014

11
Sự kiện vấn đề

TP Hồ Chí Minh đón đoàn khách quốc tế đầu tiên năm 2014
Ngày 1/1, tại Cảng hàng không
quốc tế Tân Sơn Nhất (thành phố
Hồ Chí Minh), Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch phối hợp với Hiệp
hội Du lịch Thành phố, Tổng công
ty Hàng không Việt Nam đã đón
đoàn du khách quốc tế đầu tiên đến
thành phố Hồ Chí Minh vào đầu
năm 2014.
Đây là chuyến bay từ Hồng
Kông về thành phố Hồ Chí Minh
của Hãng hàng không VietNam
Airlines, số hiệu VN 599 với 180
hàng khách đến từ Hồng Kông, Hoa
Kỳ, Châu Âu… Trong không khí
đầu năm mới 2014, đoàn du khách
đã được thưởng thức những tiết mục
âm nhạc dân tộc truyền thống mang
đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và
nhận những lời chúc tốt đẹp trong
đầu năm mới. Ngoài ra, du khách
còn được chiêm ngưỡng tài nghệ

viết thư pháp do ông đồ trong trang
phục áo dài khăn đóng biểu diễn.
Ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám
đốc Sở VHTTDL TP Hồ Chí Minh
cho biết: “Đây là sự kiện mở đầu
cho chuỗi sự kiện văn hóa du lịch:
Ngày hội Du lịch, Liên hoan Ẩm
thực Đất phương Nam, Lễ hội trái
cây Nam Bộ, Hội chợ Du lịch quốc
tế thành phố Hồ Chí Minh, Lễ hội
cuối năm… quảng bá về hình ảnh,
con người và đất nước Việt Nam nói
chung và thành phố nói riêng trong
năm 2014. Qua đó, thể hiện tính
nhân văn sâu sắc thông qua các mối
quan hệ ứng xử, thái độ tiếp đón
thân thiện, trọng thị, chu đáo dành
cho du khách quốc tế đến với thành
phố, nâng cao hình ảnh thành phố
Hồ Chí Minh, một điểm đến du lịch
hấp dẫn, an toàn, thân thiện đối với
du khách quốc tế và kiều bào về

thăm đất nước”.
Năm 2014, ngành du lịch thành
phố dự kiến đón 4.400.000 lượt
khách quốc tế, tăng 7% so với năm
2013, chiếm 55% tổng lượng khách
quốc tế đến Việt Nam. Tổng doanh
thu du lịch đạt 94.000 tỷ đồng, tăng
15% so với năm 2013, chiếm 43%
doanh thu du lịch Việt Nam.
Năm 2013, tổng lượng khách
quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh
ước đạt 4.109.000 lượt, tăng 8,1%
so cùng kỳ, đạt 100,2% kế hoạch
năm 2013, chiếm 55% tổng lượng
khách quốc tế đến Việt Nam. Tổng
doanh thu du lịch (lữ hành, khách
sạn, nhà hàng) năm 2013 ước đạt
81.970 tỷ đồng, tăng 15% so cùng
kỳ, đạt 100% kế họach năm 2013,
chiếm 43% tổng doanh thu du lịch
Việt Nam.
trần nguyện

Cao nguyên đá Đồng Văn đón những du khách đầu tiên
Ngày 01/01 tại huyện Quản Bạ,
tỉnh Hà Giang, Ban Quản lý Công
viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên
đá Đồng Văn phối hợp với UBND
huyện Quản Bạ tổ chức đón vị khách
du lịch đầu tiên đến Công viên Địa
chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng
Văn năm 2014. Tiến sĩ Nguyễn Lê
Huy, Giám đốc Ban Quản lý Công
viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên
đá Đồng Văn cho biết: Đây là sự
kiện đánh dấu một năm phát triển
mới của Công viên Địa chất với
trọng tâm là phát triển du lịch gắn
với bảo tồn các di sản địa chất. Đây
cũng là một trong những chương
trình thường niên, mở đầu cho một
loạt các sự kiện quảng bá xúc tiến du
lịch Công viên Địa chất năm 2014,
tạo hình ảnh Công viên Địa chất
toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn
là điểm đến thân thiện, hấp dẫn và

12

số 1058 l 09.01.2014

an toàn trong mắt du khách.
Thay mặt Ban Tổ chức, Tiến sĩ
Nguyễn Lê Huy, Giám đốc Ban
Quản lý Công viên Địa chất toàn
cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã
tặng hoa, trao quà lưu niệm cho
những vị khách du lịch đầu tiên
“xông đất” Cao nguyên đá Đồng
Văn. Hy vọng du khách sẽ là những
đại sứ giới thiệu vẻ đẹp về thiên
nhiên, con người, vùng đất nơi địa
đầu cực Bắc biên giới của Tổ quốc
đến với người thân, bạn bè trong và
ngoài nước đến du lịch, cùng khám
phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp, mảnh
đất giàu truyền thống văn hóa, đậm
đà bản sắc của các dân tộc thiểu số
Hà Giang.
Năm 2013 mặc dù chịu nhiều ảnh
huởng của lạm phát và suy giảm
kinh tế, giá cả hàng hóa và dịch vụ
tăng cao nhưng hoạt động du lịch

của tỉnh Hà Giang vẫn đạt kết quả
đáng khích lệ. Toàn tỉnh đón khoảng
440.000 lượt khách du lịch đến Hà
Giang, tăng 5,3% so với năm 2012,
trong đó khách quốc tế 130.000 lượt
người, khách du lịch nội địa 310.000
lượt người. Tổng doanh thu từ hoạt
động du lịch ước đạt trên 500 tỷ
đồng, tăng gần 15% so với năm
2012. Riêng 4 huyện vùng cao núi
đá phía Bắc của tỉnh Hà Giang nằm
trong khu vực Cao nguyên đá Đồng
Văn gồm: Quản Bạ, Yên Minh,
Đồng Văn, Mèo Vạc từ khi được
UNESCO công nhận là Công viên
Địa chất toàn cầu - một Công viên
Địa chất toàn cầu đầu tiên của Việt
Nam (tháng 10/2010), lượng du
khách Quốc tế và trong nước đến
nơi đây đã tăng đột biến, chiếm trên
80% lượng du khách đến Hà Giang.
t.Lâm
Sự kiện vấn đề

Nghệ An phấn đấu đón 4 triệu lượt khách du lịch trong năm 2014
Năm 2014, Nghệ An tiếp tục sắp
xếp lại hệ thống dịch vụ du lịch gắn với
đầu tư xây dựng một số công trình hạ
tầng du lịch, phấn đấu đón khoảng 4
triệu lượt khách, tăng doanh thu du lịch
từ 18-20% so với năm 2013.
Theo đó, Nghệ An tập trung các
giải pháp nhằm khắc phục những tồn
tại trong phát triển, thu hút khách du
lịch. Tỉnh chủ trương hình thành các
khu du lịch gắn với phát triển vùng
Nam Thanh-Bắc Nghệ, Nam Nghệ

An-Bắc Hà, Khu kinh tế Đông Nam;
xúc tiến quảng bá du lịch Nghệ An;
mở thêm một số tuyến, cụm du lịch
mới, liên kết với các ngành du lịch ở
một số địa phương có tiềm năng;
nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ
du lịch.
Tại Nghệ An, vùng trọng điểm thu
hút khách du lịch vẫn được xác định là
Cửa Lò, thành phố Vinh, các huyện
Nam Đàn, Hưng Nguyên, Diễn
Châu… Đây là những nơi có các điểm

du lịch nổi tiếng, hạ tầng du lịch được
đầu tư và đã có những điểm du lịch
truyền thống tồn tại từ nhiều năm nay.
Tỉnh yêu cầu ngành du lịch, văn hóa,
các địa phương và các ngành liên quan
phối hợp với Ban Quản lý các khu du
lịch, các doanh nghiệp liên quan nâng
cao chất lượng phục vụ du khách; huy
động các nguồn vốn đầu tư hạ tầng du
lịch; mở ra các loại hình du lịch, các
sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.
K.hOàn

Năm 2014, Lào Cai đặt mục tiêu đón 1,5 triệu khách du lịch
Năm 2014, Lào Cai đặt mục tiêu
đón 1,5 triệu khách du lịch, doanh thu
du lịch xã hội đạt 2.850 tỷ đồng. Ngành
du lịch Lào Cai tiếp tục xây dựng phát
triển các sản phẩm du lịch đặc trưng
vùng, các tour, tuyến du lịch hấp dẫn
thu hút nguồn khách, nhất là khách
quốc tế.
Sở VHTTDL Lào Cai cho biết, năm
2013 tổng lượng khách du lịch đến Lào
Cai đạt trên 1,2 triệu lượt, tăng 32,9%
so với năm 2012, vượt 10% so với mục
tiêu đã đề ra; trong đó, khách quốc tế
đạt gần 553.000 lượt, tăng 47,1%;
khách nội địa đạt trên 700.000 lượt,

tăng 23,5% so cùng kỳ; tổng doanh thu
đạt gần 2.550 tỷ đồng, tăng 38,1% so
cùng kỳ. Trong năm, Lào Cai có nhiều
sự kiện và nhiều nội dung quảng bá thu
hút du khách, nhất là các dịp lễ đầu
Xuân, Tuần Văn hóa thể thao du lịch
Sa Pa với Lễ hội trên mây; Tuần Văn
hóa du lịch Bắc Hà với giải Đua ngựa
truyền thống hấp dẫn; Lễ hội Xuân
Đền Thượng; Lễ hội đền Bảo Hà, các
dịp nghỉ lễ 30/4, 01/5... Đặc biệt là dịp
tuyết rơi vào những ngày cuối năm đã
thu hút lượng khách đáng kể đến với
Lào Cai. Toàn tỉnh hiện có hơn 170 cơ
sở lưu trú; trong đó, gần 50 khách sạn

đạt tiêu chuẩn 1-4 sao, cùng hơn 90 nhà
hàng, cơ sở kinh doanh ẩm thực và một
số cơ sở lưu trú homestay cơ bản đáp
ứng nhu cầu nghỉ dưỡng và tiêu dùng
của du khách.
Để thu hút lượng khách trên, ngay
từ đầu năm ngành du lịch Lào Cai đã
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng
bá, xúc tiến du lịch, đầu tư và nâng cao
chất lượng các loại hình dịch vụ du lịch,
mở rộng các tuyến du lịch, xây dựng
các sản phẩm du lịch đặc trưng với các
sản phẩm du lịch đa dạng, đặc biệt là du
lịch văn hóa, lễ hội, sinh thái, thể thao.
huy LOng

Cần Thơ phát triển mạnh ngành du lịch sinh thái
UBND TP Cần Thơ cho biết, năm
2014, TP Cần Thơ sẽ tập trung quyết
liệt để phát triển du lịch, nhất là mô
hình du lịch sinh thái. Thay đổi cách
thức tổ chức hoạt động, tìm ra hướng
đi đúng đắn, giải pháp khắc phục khó
khăn, đa dạng hóa quy mô, loại hình du
lịch, đặc biệt là nâng cao chất lượng
dịch vụ. Nâng cao giá trị đóng góp của
ngành du lịch đối với sự phát triển kinh
tế-xã hội của địa phương.
Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ
Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cho
biết: Ngành du lịch TP Cần Thơ đầu tư
khai thác chưa đúng mức nên hiệu quả

chưa cao. So với các tỉnh khác trong
vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì số
lượng du khách đến du lịch tại TP Cần
Thơ thấp, các sản phẩm du lịch còn
đơn điệu, việc tiếp thị quảng bá chưa
xứng tầm, nguồn nhân lực còn yếu
kém.
Những năm qua, ngành du lịch TP
Cần Thơ chưa phát triển xứng với tiềm
năng, vị trí trung tâm của vùng. Do
chưa chú trọng nâng cao chất lượng
dịch vụ du lịch, nhân lực được đào tạo
không đồng bộ, thiếu về số lượng, yếu
về chất lượng. Về văn hóa không có
các hoạt động, lễ hội, sản phẩm đặc

trưng, đặc biệt là sản phẩm đặc trưng
mang tính quốc tế. Khâu tổ chức và
quảng bá sơ sài, tiếp thị điểm đến chưa
mạnh, không đầu tư lữ hành, chưa tận
dụng được thế mạnh của sông Mekong
và du lịch cao cấp.
Ông William Sike- MBA, Giảng
viên chính của Trường Quốc tế PSB
nhận định: Ngành du lịch Thành phố
cần hướng tới bước tiến thành công với
tiêu chuẩn dịch vụ và giao tiếp quốc tế.
Nắm bắt cơ hội để gia tăng khách du
lịch bằng sự gắn kết chặt chẽ với các
tỉnh trong khu vực ĐBSCL.
m.hạnh

số 1058

l

09.01.2014

13
Sự kiện vấn đề

Khai trương Khu du lịch sinh thái lớn nhất Tây Nguyên
Sáng 01/01/2014, Công ty TNHH
Thương mại và dịch vụ Lâu Đài (thành
phố Hồ Chí Minh) đã tổ chức khai
trương điểm du lịch sinh thái thác Lưu
Ly tại xã Nâm N’Jang, huyện Đắk
Song (Đắk Nông) Đây là Khu du lịch
sinh thái lớn nhất Tây Nguyên tính tới
thời điểm này, với tổng mức đầu tư hơn
200 tỷ đồng, 100% vốn là của doanh
nghiệp tư nhân.
Khu du lịch sinh thái thác Lưu Ly có
diện tích khoảng 85ha, đang được quy
hoạch để xây dựng các dịch vụ như lưu
trú nghỉ dưỡng, nhà hàng ẩm thực, nhà
hàng lưu niệm, phát triển các sản phẩm
du lịch leo núi thám hiểm, dã ngoại, biểu
diễn văn hóa nghệ thuật. Khu du lịch sinh

thái thác Lưu Ly được xem là điểm dừng
chân lý tưởng của du khách trong chuyến
hành trình tìm hiểu về “Con đường xanh
Tây Nguyên”, kết nối với các tour du lịch
của các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước,
Đắk Lắk và TP. Hồ Chí Minh.
Sau gần 1 năm triển khai xây dựng
các hạng mục như: cầu thang xuống
thác, khu lưu trú, bồn hoa, nhà điều
hành, nhà nghỉ chân, nhà vệ sinh…
Khu du lịch thác Lưu Ly chính thức đi
vào hoạt động, phục vụ du khách tham
quan, nghỉ dưỡng.
Thác Lưu Ly thơ mộng dưới chân
dãy núi Nâm Nung hùng vĩ, du khách
sẽ được cảm nhận khoảng không gian
tĩnh lặng, trong xanh cùng hòa mình

Năm 2014, Bình Định phấn đấu đạt
doanh thu 780 tỷ đồng từ du lịch
Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Giám
đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Bình Định cho biết, năm 2014
Bình Định phấn đấu đón 2 triệu lượt
khách du lịch trong và ngoài nước đến
tham quan, nghỉ dưỡng (tăng 22% so
với cùng kỳ năm 2013), doanh thu đạt
780 tỷ đồng (tăng 32%), trong đó
khách quốc tế đạt trên 205 nghìn lượt.
Để đạt mục tiêu đề ra, trong năm
2014 Bình Định thực hiện đồng bộ các
giải pháp như: đầu tư, nâng cao chất
lượng sản phẩm phục vụ khách du lịch;
đẩy mạnh hoạt động văn hóa phát triển

du lịch để hình thành nhà biểu diễn dân
ca Bài Chòi; tổ chức hội thảo và xây
dựng du lịch Bình Định thành trung
tâm du lịch quốc gia để thu hút các
chuyên gia kinh tế du lịch và các công
ty lữ hành lớn ở trong và ngoài nước,
các nhà đầu tư chiến lược để hình thành
và tạo sự phát triển đột phá cho du lịch
tỉnh. Ngoài ra, Bình Định sẽ xây dựng
các điểm nhấn trong phát triển du lịch
tại đô thị Quy Nhơn như phố ẩm thực,
đường chiếu sáng nghệ thuật, chợ đêm,
điểm trình diễn văn hóa nghệ thuật;
tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đầu tư, nâng

vào khung cảnh thiên nhiên thơ mộng
và hùng vĩ của núi rừng, tìm hiểu về nét
đẹp văn hóa của các dân tộc Tây
Nguyên…giúp du khách thư giãn sau
những ngày làm việc mệt nhọc. Quần
thể thác Lưu Ly nằm trong Khu du lịch
sinh thái - văn hóa - lịch sử Nâm Nung
có tổng diện tích lên tới trên 5.000ha.
Thác Lưu Ly là một trong số những
hạng mục thuộc dự án đã được UBND
tỉnh Đắk Nông xây dựng đường nhựa
xuống tận chân thác, tạo điều kiện
thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai dự
án. Vào những dịp cuối tuần hay lễ tết,
du khách có thể tới để nghỉ dưỡng hoặc
tham quan.
hồ thanh
cấp cơ sở hạ tầng du lịch. Tỉnh cũng bổ
sung quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Năm 2013, Bình Định đã đầu tư,
nâng cấp nhiều công trình văn hóa, lịch
sử và tâm linh, tổ chức nhiều sự kiện
lớn có quy mô quốc tế và trong nước
phục vụ khách du lịch… Nhờ vậy, đến
cuối năm 2013 lượng khách du lịch đến
Bình Định đạt gần 1,7 triệu lượt khách
(tăng 16 % so với cùng kỳ), trong đó
có trên 139 nghìn lượt khách quốc tế
và doanh thu đạt 603 tỷ đồng (tăng 24
%). Toàn tỉnh có 122 cơ sở lưu trú phục
vụ du lịch với tổng cộng 3.040 phòng,
13 đơn vị lữ hành với tổng nguồn nhân
Viết Ý
lực trên 4.050 người.

Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc Đắk Nông lần thứ IV
Tối 31/12, tỉnh Đắk Nông tổ chức
khai mạc Đêm hội văn hóa, thể thao
các dân tộc lần thứ IV năm 2013 với sự
tham gia của hơn 800 nghệ nhân, nghệ
sỹ không chuyên của 40 dân tộc anh
em trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Trương
Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ
tịch nước đã đến dự.
Với chủ đề “Đắk Nông - Hương sắc
- Hội tụ”, các tiết mục biểu diễn của

14

số 1058 l 09.01.2014

các nghệ sĩ đã thể hiện được nét văn
hóa đặc sắc của người dân Đắk Nông.
Những giai điệu ngọt ngào thánh thót
của cồng chiêng, rộn ràng của lễ hội,
âm vang của đại ngàn trên cao nguyên
M'Nông đã được các nghệ sỹ thể hiện
trong các tiết mục biểu diễn thể hiện
được tinh hoa văn hóa của người dân
tộc Đắk Nông phong phú, đa dạng,
đậm đà sắc hương trong nền văn hóa

Việt Nam. Đây là một trong những sự
kiện chào mừng kỷ niệm10 năm Ngày
Thành lập tỉnh Đắk Nông (2004-2014).
Đêm hội không những là dịp để các
dân tộc anh em giao lưu văn hóa, tăng
cường tình đoàn kết, gắn bó giữa các
dân tộc anh em trong tỉnh mà còn là dịp
để người dân Đắk Nông tự hào về các
giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp mà
các thế hệ cha ông để lại.
K.hOàn
Sự kiện vấn đề

Triển lãm ảnh “Kỷ niệm 50 năm Ngày Bác Hồ về thăm Thái Nguyên”
Chiều 31/12, tại tỉnh Thái Nguyên
đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm ảnh
mang chủ đề “Kỷ niệm 50 năm Ngày
Bác Hồ về thăm Thái Nguyên
(01/01/1964-01/01/2014)”, đây là một
trong chuỗi những sự kiện hướng tới 50
năm Ngày Bác Hồ về thăm Thái
Nguyên. Triển lãm ảnh trưng bày gần
200 bức ảnh, tư liệu quý được chia
thành 3 giai đoạn gồm: Chủ tịch Hồ Chí
Minh với việc lựa chọn Thái Nguyên
làm nơi xây dựng An toàn khu; Bác Hồ
muôn vàn kính yêu sống mãi trong lòng
đồng bào các dân tộc Thủ đô kháng

chiến Thái Nguyên; Thái Nguyên sau
50 năm thực hiện lời căn dặn của Chủ
tịch Hồ Chí Minh.
Những bức ảnh, tư liệu được giới
thiệu lần này là những hình ảnh, tư liệu
quý gắn với đời sống, sinh hoạt và làm
việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
những năm tháng Người ở và làm việc
tại ATK Định Hóa và ghi dấu sự kiện
những lần vinh dự được đón Bác về
thăm. Qua Triển lãm, nhân dân tỉnh Thái
Nguyên tiếp tục đẩy mạnh việc Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh; phản ánh sâu sắc tình cảm của

Bác Hồ với Thái Nguyên, cũng như tình
cảm của người dân Thái Nguyên với
Bác Hồ kính yêu; tạo không khí phấn
khởi, quyết tâm cao trong thời điểm
chào đón năm mới 2014.
Ngoài trưng bày các ảnh tư liệu,
triển lãm ảnh còn trưng bày các bản
trích tư liệu như thơ, thư, chỉ thị, bài nói
chuyện của Bác tại Sân vận động thành
phố Thái Nguyên ngày 01/01/1964…
và phản ánh một số sự kiện chính trị nổi
bật, thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội của tỉnh trong những năm qua.
hải phOng

Đưa vào hoạt động CLB thể thao dưới nước đầu tiên tại ĐBSCL
Ngày 01/01, tại khu bãi bồi cồn Cái
Khế, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ,
Công ty Cổ phần Du lịch sông Hậu đã
chính thức đưa vào họat động Câu lạc
bộ thể thao dưới nước đầu tiên tại khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long, góp
phần phát triển ngành du lịch và thể
dục thể thao thành phố.
Trước đó, Cảng vụ hàng hải Cần
Thơ đã chấp thuận cho Công ty Cổ
phần Du lịch Sông Hậu sử dụng vùng
nước được giới hạn bởi các điểm M1,
M2, M3, M4, M5, nằm cận kề khu bãi
cát thuộc phường Cái Khế, quận Ninh

Kiều, TP.Cần Thơ để làm khu vui chơi
giải trí dưới nước. Khu vui chơi giải trí
dưới nước Bãi Cát dài 1.200m, rộng
400m, được đầu tư nhiều tỉ đồng xây
dựng nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi,
thể thao, giải trí của người dân Cần
Thơ và khách du lịch. Nơi đây sẽ diễn
ra các họat động thể thao như chèo
thuyền kayak, lướt ván buồm, thuyền
buồm, lướt ván wakeboard, nhảy dù,
kéo phao chuối, mô tô nước 1 người,
mô tô nước 2 người… Câu lạc bộ sẽ
mở cửa 8 giờ mỗi ngày, giá vé các họat
động thể thao chỉ từ 20.000

Đoàn khách CHLB Đức "xông đất" Hội An
Vào lúc 9 giờ 30 phút ngày
01/01/2014, Sở VHTTDL Quảng Nam
phối hợp với UBND thành phố Hội An
tổ chức đón đoàn khách du lịch quốc tế
đầu tiên xông đất Di sản Hội An tại khu
vực Chùa Cầu.
Đoàn gồm 24 du khách đến từ
CHLB Đức. Tại khu vực Chùa Cầu,
Ban Tổ chức đã tặng quà cho những vị
du khách đầu tiên này. Bên cạnh đó, Ban
Tổ chức đã tổ chức nhiều tiết mục biểu
diễn văn nghệ đậm chất văn hoá Việt để
du khách có thể đắm mình vào những
giai điệu. Đặc biệt, Trung tâm văn hóa

Hội An đã tổ chức cho du khách cùng
chơi trò chơi dân gian Bài Chòi.
Được tham dự trò chơi dân gian và
trước thái độ nhiệt tình cùng những món
quà bất ngờ từ Ban Tổ chức, ông Stefan
(du khách Đức) chia sẻ: Thật bất ngờ khi
chúng tôi vinh dự là những người đầu
tiên của năm 2014 đến thăm Di sản thế
giới Hội An. Chúng tôi đã cảm nhận
được tấm thịnh tình các bạn dành cho du
khách. Cảm ơn các bạn, chúc mừng năm
mới! Năm 2013, ngành du lịch Quảng
Nam đã đạt được một số kết quả tích
cực. Tổng lượt khách tham quan lưu trú

đồng/lượt/người, áp dụng chung cho
mọi đối tượng gồm người lớn, trẻ em,
khách nước ngoài...
Ngoài các họat động thể thao dưới
nước, Câu lạc bộ sẽ mở của miễn phí
cho các họat động thể thao trên cạn như
bóng chuyền bãi biển, bóng rổ, bi sắt,
bóng đá mini. Trong tương lai, Câu lạc
bộ thể thao dưới nước Bãi Cát sẽ diễn
ra nhiều hoạt động thể thao tầm cỡ
quốc gia, là điểm nhấn du lịch thú vị
của TP. Cần Thơ nói chung và cả vùng
đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.
n.anh
ước đạt 3,4 triệu lượt khách, tăng gần
12% so với năm 2012, trong đó: khách
quốc tế khách quốc tế ước đạt 1,6 triệu
lượt (tăng 19%), khách nội địa ước đạt
1,8 triệu lượt (tăng 22 %). Doanh thu du
lịch ước đạt 1.800 tỷ đồng, tăng gần
24% so với năm 2012.
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có
170 cơ sở lưu trú với 5.300 phòng, trong
đó có 2.817 phòng đạt tiêu chuẩn từ 3-5
sao. Toàn tỉnh hiện có 43 đơn vị kinh
doanh lữ hành và vận chuyển, trong đó:
có 15 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế,
24 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa và
4 chi nhánh, văn phòng đại diện công ty
lữ hành đặt tại Hội An. nguyễn Sơn

số 1058

l

09.01.2014

15
Sự kiện vấn đề

Giải Quần vợt các cây vợt xuất sắc Việt Nam năm 2013
Sau 7 ngày tranh tài, Giải Quần
vợt các cây vợt xuất sắc Việt Nam
năm 2013 - Cup Vietravel đã khép
lại chiều 31/12 tại TP. Hồ Chí Minh.
Hai chức vô địch đơn nam và đơn nữ
của Giải đều thuộc về các tay vợt
chủ nhà là Nguyễn Hoàng Thiên và
Huỳnh Phương Đài Trang.
Ở giải nam, Nguyễn Hoàng
Thiên đã thể hiện sự vượt trội tại
giải năm nay. Đây là chức vô địch
rất xứng đáng của Hoàng Thiên, khi
trước đó anh đã xuất sắc đánh bại
hai người đàn anh là Đỗ Minh Quân
ở vòng bảng và Lê Quốc Khánh ở

bán kết. Dù thất bại trong trận chung
kết, nhưng đây vẫn là giải đấu thành
công của tay vợt trẻ Trịnh Linh
Giang, khi trước đó anh không được
đánh giá cao. Cùng giành hạng ba
nội dung đơn nam là hai tay vợt Lê
Quốc Khánh (TP Hồ Chí Minh) và
Phạm Minh Tuấn (Đà Nẵng).
Trước đó, ở nội dung đơn nữ, các
tay vợt thành phố Hồ Chí Minh tỏ rõ
sự vượt trội khi giành 4 vị trí cao
nhất của giải. Trong trận chung kết,
tay vợt Huỳnh Phương Đài Trang đã
dễ dàng vượt qua Trần Thị Tâm Hảo
và bảo vệ thành công chức vô địch

giải đấu mà không thua bất cứ một
sét nào. Có thể nói, hiện tại Đài
Trang hầu như không có đối thủ ở
các Giải trong nước. Vị trí thứ ba
nội dung đơn nữ thuộc về hai tay vợt
Tâm Hảo và Phi Khanh.
Sự xuất sắc của các tay vợt trẻ ở
nội dung đơn nam tại giải lần này là
một tín hiệu tốt cho quần vợt Việt
Nam. Sau giải đấu, các tay vợt xuất
sắc sẽ được tuyển chọn tập trung đội
tuyển để chuẩn bị cho giải Davis
Cup nhóm II (đồng đội nam) và Fed
Cup nhóm II (đồng đội nữ), diễn ra
vào tháng 02/2014.
t.Lực

Hà Nội khen thưởng VĐV, HLV giành huy chương tại SEA Games 27
Chiều 02/01, tại Hà Nội, Thành
ủy Hà Nội tổ chức gặp mặt và khen
thưởng các vận động viên, huấn
luyện viên người Hà Nội giành huy
chương tại SEA Games 27. Bí thư
Thành ủy Phạm Quang Nghị chủ trì
cuộc gặp mặt.
Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Bí
thư Thành ủy Phạm Quang Nghị
đánh giá cao thành tích của các vận
động viên, huấn luyện viên của
thành phố tại SEA Games 27. Các
vận động viên đã thể hiện tinh thần
thi đấu với quyết tâm cao. Đặc biệt,
nhiều vận động viên trước khi chiến

thắng trên sân đấu đã chiến thắng
những khó khăn của hoàn cảnh bản
thân, gia đình để tập luyện và thi
đấu. Bí thư Thành ủy nhấn mạnh,
tinh thần thi đấu của các vận động
viên rất đáng tự hào và là tấm
gương chung cho tất cả mọi người.
Mỗi tấm huy chương, nhất là Huy
chương Vàng các vận động viên
giành được không chỉ đem vinh
quang cho cá nhân vận động viên và
gia đình, còn có ý nghĩa quảng bá
rất quý đối với Thủ đô và đất nước.
Bí thư Thành ủy chúc các vận động
viên, huấn luyện viên tiếp tục nỗ

lực hơn nữa trong tập luyện và thi
đấu, giành được nhiều thành tích
cao hơn nữa.
Sau khi Thành ủy vận động tài
trợ khen thưởng cho vận động viên,
huấn luyện viên, đã có 3 doanh
nghiệp ủng hộ 700 triệu đồng. Với
quỹ tiền thưởng trên, Thành ủy Hà
Nội đã quyết định mức thưởng cao
nhất là 10 triệu đồng đối với Huy
chương Vàng cá nhân vận động
viên; mức thưởng thấp nhất là 2
triệu đồng cho một Huy chương
Đồng đồng đội.
pV

Giải Đua thuyền truyền thống TP Hồ Chí Minh chào năm mới
Trong hai ngày 30 và 31/12, Giải
Đua thuyền truyền thống thành phố
Hồ Chí Minh đã chính thức khai
mạc trên kênh Tàu Hũ - Bến Nghé.
Đây là giải đấu chào mừng năm mới
2014, do Ban Tổ chức các ngày lễ
lớn thành phố Hồ Chí Minh
tổ chức.
Giải năm nay có sự tham gia của
406 vận động viên đến từ 32 đội
thuộc các quận, huyện và lực lượng

16

số 1058 l 09.01.2014

vũ trang trên địa bàn thành phố. Các
đội tranh tài trên thuyền truyền
thống (thuyền rồng) ở 4 nội dung:
500m thuyền 10 người nam, 500m
thuyền 10 người nữ, 500m thuyền
20 người nam, 500m thuyền 10
người hỗn hợp (6 nam, 4 nữ). Tuy là
Giải phong trào, nhưng cuộc đua đã
thu hút đông đảo người dân thành
phố theo dõi và cổ vũ ở dọc hai bên
bờ kênh Tàu Hũ - Bến Nghé.

Ông Mai Bá Hùng, Phó Giám
đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
thành phố Hồ Chí Minh cho biết:
Giải là dịp để khơi dậy phong trào
tập luyện và thi đấu môn đua thuyền
truyền thống ở thành phố nói riêng
và cả nước nói chung. Đồng thời,
thông qua hoạt động này, các đơn vị
sẽ có dịp giao lưu, học hỏi kinh
nghiệm của nhau về phát triển thể
thao phong trào.
n.anh
thông tin trao đổi
Vào dịp kỷ niệm Ngày Dân số Việt
Nam (26/12) năm nay, dân số Việt Nam
cán mốc quan trọng và ý nghĩa khi đạt
ngưỡng 90 triệu, trở thành nước đông
dân thứ 14 trên thế giới và thứ 3 Đông
Nam Á (sau Philippines và Indonesia).
Cảm xúc về mốc 90 triệu người nêu
trên, lẫn lộn cả niềm vui và nỗi lo. Vui
vì những thành tựu về phát triển kinh tếxã hội của đất nước, về chăm sóc sức
khỏe cho người dân ngày càng được cải
thiện hơn. Càng vui hơn khi Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số
2161/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 về việc
lấy tháng 12 hằng năm là Tháng hành
động quốc gia về dân số. Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ một lần nữa nhắc
nhở các cấp, các ngành, mỗi cá nhân,
gia đình và cả cộng đồng cần nhận thức
sâu sắc rằng, công tác dân số - kế hoạch
hóa gia đình là một bộ phận quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế-xã
hội của đất nước; là yếu tố cơ bản nâng
cao chất lượng cuộc sống của con
người... Cũng thêm một niềm vui khi
ông Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số
(Bộ Y tế) thông tin rằng, nước ta đang ở
trong giai đoạn dân số vàng, tức là cứ 2
người lao động mới có 1 người phụ
thuộc, và giai đoạn này sẽ kéo dài
khoảng gần một phần ba thế kỷ nữa.
Những kết quả trên cho thấy, Việt
Nam đã tiếp cận được mục tiêu duy trì
mức sinh thấp hợp lý, tiến tới ổn định
quy mô dân số, giải quyết tốt những
vấn đề về cơ cấu dân số và phân bổ dân
số được nêu trong Chiến lược Dân số Chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn

áp lực “dân số vàng”
2011-2020 - một trong những nhiệm vụ
trọng tâm trong công cuộc phát triển
kinh tế-xã hội bền vững của đất nước.
Đó cũng là kết quả của hơn 10 năm
toàn xã hội kiên trì thực hiện Pháp lệnh
về Dân số, 20 năm thực hiện Nghị
quyết Trung ương 4 về chính sách Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình và hơn 50
năm thực hiện chương trình Dân số Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam...
Nói vậy, nhưng cũng chất chứa
nhiều nỗi lo khi dân số tăng. Đó là
chênh lệch giới tính tăng cao, dân số
phân bố không đều, nhiều lao động
chưa qua đào tạo nghề, nguồn nhân lực
cao còn hạn chế, tuổi thọ trung bình
tăng lên nhưng tuổi thọ bình quân khỏe
mạnh thấp hơn nhiều nước, chỉ số phát
triển con người tăng nhưng thứ hạng so
với các nước không thay đổi, tốc độ già
hóa dân số được dự báo ở mức cao
trong vòng nửa thế kỷ tới… Bất chợt,
liên tưởng tới quyết định được Thủ
tướng Chính phủ ký quyết định ban
hành cách đây ít ngày (kèm theo bộ chỉ
số liên quan của Việt Nam dựa theo tiêu
chuẩn của Liên hợp quốc và 6 mục tiêu
bổ sung của Việt Nam) đã cho thấy, già
hoá dân số tuy không phải là một gánh
nặng, nhưng nó sẽ làm cho gánh nặng
kinh tế xã hội trở nên nghiêm trọng hơn
nếu không có những bước chuẩn bị và
thực hiện các chiến lược, chính sách
thích ứng. Nói cách khác, dân số tăng,
cũng đồng nghĩa áp lực sẽ tăng từ nhiều
phía. Đó là các vấn đề về phúc lợi xã

hội, cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế… lĩnh
vực nào cũng đứng trước thực trạng quá
tải, chưa đáp ứng kịp với tốc độ tăng
dân số nhanh. Bên cạnh đó, kinh tế vẫn
chưa thực sự phục hồi, kéo theo tình
trạng thiếu việc làm, thất nghiệp gia
tăng, số hộ nghèo biến động... Ngay cả
một số lĩnh vực mà chúng ta đã đạt
được trong thời gian qua chưa thể hiện
rõ tính bền vững. Tỷ lệ nghèo đã giảm
nhưng đã xuất hiện những dạng nghèo
mới; việc chăm sóc bà mẹ và trẻ dưới 5
tuổi có thành tựu đáng ghi nhận, nhưng
nảy sinh mối quan ngại trong lĩnh vực
chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi. Vấn đề bình
đẳng giới tuy được cải thiện, nhưng tâm
lý “trọng nam khinh nữ” vẫn còn hằn
sâu trong nếp nghĩ của nhiều người dẫn
đến việc lựa chọn giới tính thai nhi, gây
nguy cơ mất cân bằng về giới tính…
Thời kỳ “dân số vàng” tạo ra không
ít cơ hội, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều
thách thức, nhất là tạo áp lực cho việc
hoạch định chính sách phát triển của
đất nước. Vấn đề đặt ra, phải làm thế
nào để tận dụng được những cơ hội của
thời kỳ “cơ cấu vàng” mới là quan
trọng. Có lẽ, cần tiếp thu các bài học
kinh nghiệm của các nước, những
thành công và chưa thành công về công
tác dân số, trên cơ sở thực tiễn phát
triển về kinh tế-xã hội của nước ta... Có
vậy mới hy vọng giải quyết được
những thách thức đặt ra đối với công
tác dân số trong giai đoạn hiện nay.
thế hùng

LịCH DIễN THáNG 01/2014 CủA NHà HáT KịCH VIệT NAM
Ngày

V

di n

a

i m

04

“Tai bi n”

Nhà V n hóa H i D

ng

14

“Nhân danh công lý”

Cung Thi u nhi Hà N i

15

Hàng xóm chung c

Nhà V n hóa C u Gi y (Hà N i)

Hàng xóm chung c

Nhà V n hóa H ng Yên

“Nhân danh công lý”

Nhà V n hóa qu n Tây H

20

“Tai bi n”

Nhà V n hóa Thái Nguyên

21

“Tai bi n”

Nhà V n hóa C u Gi y (Hà N i)

24

“Nhân danh công lý”

Nhà V n hóa B c Giang

19

(Hà N i)

số 1058

l

09.01.2014

17
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn

More Related Content

What's hot

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnPham Long
 
Luận án: Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền...
Luận án: Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền...Luận án: Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền...
Luận án: Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnPham Long
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnPham Long
 

What's hot (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOTLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
 
Luận án: Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền...
Luận án: Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền...Luận án: Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền...
Luận án: Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền...
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdl
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn

Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909jackjohn45
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnPham Long
 
Triển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docxTriển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docxBnhMinh89
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Pham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Pham Long
 
Nội dung nghị quyết tường
Nội dung nghị quyết   tườngNội dung nghị quyết   tường
Nội dung nghị quyết tườnghtxhanhthinh
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập nataliej4
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn (20)

Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú ThọĐề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú ThọĐề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Triển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docxTriển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docx
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, 8 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, 8 ĐIỂMLuận văn:  Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, 8 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, 8 ĐIỂM
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
 
Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Ở Thị Xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Ở Thị Xã Phú Thọ, HOT, 9đQuản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Ở Thị Xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Ở Thị Xã Phú Thọ, HOT, 9đ
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
 
Nội dung nghị quyết tường
Nội dung nghị quyết   tườngNội dung nghị quyết   tường
Nội dung nghị quyết tường
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...
 
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam Định
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam ĐịnhĐề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam Định
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam Định
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh BìnhĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
 
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk LắkĐề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon TumLuận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
 
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
 

More from longvanhien

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnlongvanhien
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnlongvanhien
 

More from longvanhien (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn

  • 1. bộ văn hóa, thể thao và du lịch Mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Ngọ 2014, từ 15-17/02/2014, Bộ VHTTDL phối hợp với các Ban, Bộ, ngành Trung ương và các địa phương có liên quan tổ chức Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”. Đây là hoạt động thường niên được tổ chức hàng năm của Bộ VHTTDL với mục đích bảo tồn, gìn giữ và giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của 54 dân tộc Việt Nam qua việc tái hiện các lễ hội, lễ Tết truyền thống, các phong tục tập quán, nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc, góp phần giao lưu, tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. (Xem tiếp trang 5) troNG số Này - Phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức, lối sống (Tr.2) Chính sách đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thể thao xuất sắc (Tr.3) - Trên 200 nghìn lượt khách dự Tuần Văn hóa Du lịch Đà Lạt 2013 (Tr.9) Đại hội thường niên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (Tr.11) - Số 1058 ngày 09/01/2014 Tổng kết Năm Gia đình Việt Nam 2013 Ảnh: MINH HẰNG Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” Phát hành Thứ Năm hằng tuần Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chúc mừng tác giả và các diễn viên Nhà hát Kịch Việt Nam khi tham gia biểu diễn tác phẩm đạt giải Nhất Cuộc thi sáng tác kịch bản, tiểu phẩm sân khấu phòng, chống bạo lực gia đình Chiều 30/12, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL phối hợp với Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết Năm Gia đình Việt Nam 2013. Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh và Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Trần Thị Hương đã tới dự. Năm 2013 được đánh giá là năm công tác gia đình đã đi vào cuộc sống; tạo ra những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động của chính quyền các cấp, ban ngành, đoàn thể, cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân về công tác gia đình; các hộ gia đình đã quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng gia đình văn hóa... (Xem tiếp trang 7) Hoạt động văn hóa nghệ thuật chào đón năm mới 2014 Chào đón năm mới 2014, trên khắp mọi miền Tổ quốc đã diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi. Tối 31/12, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám đã diễn chương trình ca nhạc đặc biệt mừng xuân mới do những nghệ sĩ chuyên nghiệp của các nhà hát Trung ương và Hà Nội biểu diễn. Tại TP Hồ Chí Minh, cùng với các chương trình nghệ thuật hoành tráng ở các tụ điểm văn hóa lớn, còn có chương trình đại nhạc hội trên kênh Tàu Hũ Bến Nghé và kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, phục vụ đông đảo công chúng. (Xem tiếp trang 6)
  • 2. quản lý nhà nước Phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức, lối sống Sáng 31/12, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội thảo phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức, lối sống tốt đẹp, lành mạnh, tiến bộ văn minh. Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đã dự và chủ trì Hội thảo. Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo nhấn mạnh, trải qua hàng chục ngàn năm, Gia đình đã đóng vai trò duy trì nòi giống thông qua huyết thống - yếu tố tự nhiên và tồn tại bằng những khuôn mẫu, chuẩn mực phép tắc, đạo đức, lối sống, yếu tố xã hội nhân văn do chính mình tạo dựng, thiết lập để tồn tại và phát triển. Gia đình chính là điểm xuất phát để tạo ra cộng đồng xã hội và đất nước. Ngày nay các giá trị đạo đức lối sống cũ được vận dụng trong hoàn cảnh mới, điều kiện mới, được thổi vào đó thêm những giá trị mới phù hợp tạo ra tính tự giác, tự tin, tự tôn, tự cường, tự lập ở mỗi con người ở mỗi gia đình. Bên cạnh những mặt tốt trong giáo dục đạo đức gia đình vẫn còn đó những hạn chế, tiêu cực, nhức nhối xã hội, cắn dứt lương tâm. Việc giáo dục đạo đức gia đình đang đối mặt với những thách thức và nguy cơ không hề nhỏ. Đó là hiện tượng thích tiếp thu cái tốt chậm, hấp thu cái xấu nhanh, a dua đám đông phát triển với những hệ lụy của nó nhất là trong giới trẻ đang là nỗi ám ảnh với gia đình và xã hội. Hiện tượng chạy theo giá trị vật chất thuần túy và lợi ích tầm thường mà quên lãng giá trị tinh thần cần thiết cũng là hồi chuông báo động suy thoái đạo đức lối sống. Tội phạm, tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan làm băng hoại đạo đức, nhức nhối đời sống xã hội… Bên cạnh đó, trong nội tại của tế bào xã hội - gia đình cũng nảy sinh những thách thức không nhỏ. Đó là trẻ em nghiện vi tính và mạng xã hội với những nội dung ít nhiều độc hại phản giáo dục, phi văn hóa; bạo lực gia đình gia tăng, bình đẳng giới dưới mức an toàn, thất nghiệp, di cư, di dân tự do còn lớn, khoảng cách giàu nghèo chưa rút ngắn được là bao; giáo dục giới tính và tình dục an toàn chưa được làm triệt để... Tại Hội thảo, các nhà quản lý, nhà khoa học, các nhà hoạt động xã hội và truyền thông đã cùng nhau thảo luận và đưa ra những ý kiến tâm huyết thiết thực để góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi trong việc giáo dục đạo đức, lối sống gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình tiến bộ văn minh, hạnh phúc. Các đại biểu cũng đánh giá những mặt tiêu cực, tích cực trong đạo đức, lối sống hiện nay mà căn nguyên, gốc rễ sâu xa của nó từ giáo dục đạo đức, lối sống ở gia đình, tìm giải pháp cho việc phát huy mặt tốt, khắc phục mặt chưa tốt, hạn chế mặt tiêu cực trong giáo dục đạo đức, lối sống ở gia đình. Trên cơ sở các ý kiến tham luận tại Hội thảo, các đại biểu cũng đã thảo luận, trao đổi ý kiến gợi mở về những tiêu chí đạo đức, lối sống trong gia đình và phép ứng xử của mỗi thành viên gia đình. Trong quan hệ giao tiếp xã hội, cộng đồng. Những giải pháp để phát huy vai trò giáo dục đạo đức, lối sống cho các mô hình gia đình đô thị, nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo, vùng có hoàn cảnh đặc biệt. Đặc biệt là phát huy vai trò của tổ chức xã hội và hệ thống chính trị, của những người có uy tín trong cộng đồng dòng họ đối với giáo dục đạo đức, lối sống hiện nay, trong đó có việc vận dụng học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở mỗi gia đình. thtt Quy định chi tiết thi hành một số điều về hoạt động mỹ thuật Bộ VHTTDL ban hành Thông tư số 18/2013/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/NĐ-CP ngày 02/10/2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật. Theo đó, phạm vi điều chỉnh của Thông tư quy định chi tiết thi hành các Điều 09, 11, 12, 26, 29, 30, 31 và các quy định có liên quan tại Nghị định số 113/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật (gọi tắt là Nghị định số 113/NĐ-CP). Cụ thể, Thông tư quy định 09 đối tượng tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật gồm: Các Bộ (Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ), ngành Trung ương; Các Tổ chức 2 số 1058 l 09.01.2014 chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị trực thuộc; Nhà văn hoá, Trung tâm văn hoá thể thao; Doanh nghiệp có chức năng hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật, văn hoá nghệ thuật; Hội Văn học, nghệ thuật, cơ sở đào tạo văn hoá nghệ thuật; Cơ quan báo chí; Tổ chức, cá nhân trưng bày, mua bán tác phẩm mỹ thuật; Các tổ chức, cá nhân khác có chức năng hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật, văn hoá nghệ thuật theo quy định của pháp luật. Thông tư cũng quy định việc thông báo tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật; trách nhiệm báo cáo kết quả cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật; Tổ chức thi sáng tác mẫu phác thảo tượng đài, tranh hoành tráng; Thành lập Hội đồng nghệ thuật tượng đài, tranh hoành tráng; Lập dự toán và thẩm định dự toán chi phí sáng tác, thi công phần mỹ thuật; Giám sát, chỉ đạo nghệ thuật tượng đài, tranh hoành tráng; Thi công và nghiệm thu, bàn giao công trình tượng đài, tranh hoành tráng; Bảo hành, bảo quản và quản lý công trình tượng đài, tranh hoành tráng và các tác phẩm của trại sáng tác điêu khắc ngoài trời… Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/02/2014. L.Oanh
  • 3. quản lý nhà nước Ngày 31/12, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 82/2013/QĐ-TTg về một số chính sách đặc thù đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao xuất sắc. Đối tượng áp dụng là vận động viên thể thao xuất sắc là người Việt Nam, được triệu tập tập huấn chuẩn bị tham dự và có khả năng giành huy chương tại Đại hội thể thao Châu Á, tham dự vòng loại và tham dự Đại hội thể thao Olympic; tham dự Đại hội thể thao người khuyết tật Paralympic. Huấn luyện viên thể thao xuất sắc là người Việt Nam, trực tiếp huấn luyện vận động viên trên. Theo Quyết định quy định, huấn luyện viên, vận động viên thể thao xuất sắc tập huấn trong nước được hưởng chế độ ăn với mức tiền 400.000 đồng/người/ngày. Chính sách đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thể thao xuất sắc Đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao xuất sắc tập huấn ở nước ngoài được hưởng chế độ ăn theo thư mời hoặc hợp đồng ký kết với cơ sở đào tạo nước ngoài và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt trong khung chế độ công tác phí đối với cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí. Ngoài chế độ thực phẩm chức năng theo quy định hiện hành, vận động viên thể thao xuất sắc được hưởng chế độ thực phẩm chức năng theo tính chất đặc thù của từng môn thể thao. Về chế độ tiền công, huấn luyện viên xuất sắc không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước được hưởng chế độ tiền công: 500.000 đồng/người/ngày; còn đối với vận động viên xuất sắc là 400.000 đồng/người/ngày. Đối với huấn luyện viên, vận động viên hưởng lương từ ngân sách Nhà nước có mức lương thấp hơn mức tiền công trên thì trong thời gian được tập trung tập huấn và thi đấu, được chi trả từ ngân sách nhà nước phần chênh lệch để bảo đảm bằng các mức tiền công trên. Bên cạnh đó, huấn luyện viên, vận động viên thể thao xuất sắc cũng được hưởng những chế độ khác như: chế độ chăm sóc y tế; chế độ trang thiết bị tập t.hợp luyện, thi đấu. Thu hút nguồn vốn ODA phục vụ phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao, du lịch Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 4551/QĐ-BVHTTDL ban hành Quy chế của Bộ VHTTDL hướng dẫn việc thu hút, vận động và quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ. Quy chế hướng dẫn việc thu hút, vận động, quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt là vốn ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ (gọi tắt là vốn vay ưu đãi) do Bộ VHTTDL (gọi tắt là Bộ) quản lý và sử dụng. Quy chế này áp dụng cho tất cả các đơn vị thuộc Bộ (gọi tắt là các đơn vị) và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thu hút, vận động, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi do các nhà tài trợ cung cấp cho Bộ quản lý và sử dụng. Việc thu hút, vận động và quản lý nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi phải đảm bảo nguyên tắc: Thu hút, vận động và quản lý có hiệu quả nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi là một trong những mục tiêu ưu tiên quan trọng của Bộ VHTTDL để tăng thêm nguồn vốn ngân sách, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển của ngành văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình. Tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi mà Việt Nam là thành viên. Trường hợp có sự khác biệt giữa điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi với quy định của pháp luật Việt Nam về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế. Bảo đảm tính thống nhất, đơn giản hóa, hài hòa giữa quy trình, thủ tục của pháp luật Việt Nam và quy trình, thủ tục của các nhà tài trợ về ODA và vốn vay ưu đãi; bảo đảm sự tham gia rộng rãi của các bên có liên quan; hài hòa quy trình giữa Bộ và nhà tài trợ; phân cấp gắn với trách nhiệm, quyền hạn, năng lực quản lý và bảo đảm sự phối hợp quản lý, kiểm tra và giám sát chặt chẽ nguồn ODA và vay ưu đãi do Bộ quản lý, các đơn vị liên quan thực hiện. Phải đi đôi với việc nâng cao hiệu quả sử dụng, phù hợp với khả năng tiếp nhận của các đơn vị thực hiện, trong đó ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại, vay ưu đãi cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, các chương trình, dự án ODA phù hợp với mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và phát triển của ngành văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình, phù hợp với lĩnh vực, chính sách ưu tiên sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ và ưu tiên của nhà tài trợ, có khả năng trả nợ và đảm bảo an toàn nợ công của Chính phủ. Vốn ODA và vốn vay ưu đãi là nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước, được phản ánh trong ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Bộ VHTTDL thống nhất quản lý vốn ODA và vốn vay ưu đãi do các đơn vị thuộc Bộ thực hiện. thtt số 1058 l 09.01.2014 3
  • 4. Sựquảnvấn đề nước kiện lý nhà “Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030” Ngày 31/12/2013, Bộ VHTTDL trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030”. Đề án gồm năm phần: Phần I: Khái quát thực trạng điện ảnh từ khi thành lập Điện ảnh Cách mạng Việt Nam (15/3/1953) đến năm 2012; Phần II: Quan điểm, mục tiêu, nội dung, định hướng phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Phần III là giải pháp và kinh phí thực hiện Quy hoạch; Phần IV: Tổ chức thực hiện Quy hoạch; Phần V: Kết luận, đề xuất và kiến nghị. Mục tiêu chung của Quy hoạch: Đến năm 2020 nguồn nhân lực và hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành điện ảnh cơ bản đáp ứng yêu được yêu cầu phát triển của một nền điện ảnh hiện đại, giàu bản sắc dân tộc, phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật điện ảnh của nhân dân tại các vùng, miền trong cả nước. Đồng thời, phấn đấu đến năm 2030, điện ảnh Việt Nam trở thành nền điện ảnh mạnh trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á với đội ngũ làm nghề có trình độ chuyên môn cao và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại. “Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030” có các mục tiêu cụ thể sau: Đến năm 2020, xây dựng đội ngũ các nhà biên kịch, đạo diễn, quay phim, thiết kế mỹ thuật, họa sỹ hóa trang, diễn viên, chuyên gia kỹ thuật công nghệ, nhà lý luận phê bình, nhà sản xuất phim, nhà phát hành phim, nhà quản lý điện ảnh được đào tạo bài bản, chuyên sâu, có trình độ và năng lực phát triển nền điện ảnh Việt Nam dân tộc, hiện đại, nhân văn; Hoàn thành cơ bản việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật trong cả nước phù hợp với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ điện ảnh tiên tiến của thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, phổ biến phim, nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội của điện ảnh. Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật điện ảnh để Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh trở thành ba trung tâm điện ảnh lớn ở Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ; Đảm bảo sự công bằng cho khán giả ở thành thị và nông thôn, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 01-02 cụm rạp chiếu phim được trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Quy hoạch, sắp xếp trung tâm phát hành phim và chiếu bóng là trung tâm sự nghiệp có thu; thực hiện tốt hoạt động chiếu phim lưu động phục vụ đồng bào ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn; Phối hợp chặt chẽ với Đài truyền hình Việt Nam và Đài truyền hình các địa phương để sản xuất và phổ biến phim nhằm tăng cường tỷ lệ phim Việt Nam chiếu tại hệ thống rạp và trên sóng truyền hình trong cả nước. Phấn đấu đến năm 2030, điện ảnh Việt Nam có đội ngũ sáng tác, sản xuất phim mạnh trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á, trong đó có những tài năng được quốc tế công nhận; Quy hoạch, trang bị hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật điện ảnh hiện đại, đồng bộ đảm bảo sự phát triển vững chắc và hài hòa n.h cho Điện ảnh Việt Nam. Tổ chức cuộc thi “Hoa hậu Đại dương Việt Nam 2014” Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 4519/QĐBVHTTDL cho phép UBND tỉnh Bình Thuận phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Võ Việt Chung tổ chức cuộc thi “Hoa hậu Đại dương Việt Nam 2014”. Cuộc thi sẽ diễn ra từ 01/01/2014 đến 23/5/2014; Thi sơ tuyển, bán kết tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thi bán kết tại thành phố Hồ Chí Minh và vòng thi chung kết tại TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. UBND tỉnh Bình Thuận và Công ty TNHH một thành viên Võ Việt Chung có trách nhiệm: Đề 4 số 1058 l 09.01.2014 xuất thành phần Ban Chỉ đạo cuộc thi báo cáo Bộ VHTTDL xem xét, quyết định; Ban hành Quyết định thành lập, Quy chế hoạt động của Ban Tổ chức và Ban Giám khảo cuộc thi trong thời hạn 10 ngày làm việc, tính từ ngày ký Quyết định này; Trong thời hạn 05 ngày làm việc tính từ ngày kết thúc vòng thi bán kết, gửi lại văn bản báo cáo Bộ VHTTDL kết quả và toàn bộ bản sao hồ sơ của các thí sinh vào vòng thi chung kết; Trước thời hạn 10 ngày, tính đến ngày diễn ra đêm chung kết, gửi kịch bản đêm chung kết cuộc thi báo cáo Bộ VHTTDL. Tổ chức cuộc thi theo đúng quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐCP ngày 05/10/2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL ngày 28/01/2013 của Bộ VHTTDL quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 79/2012/NĐ-CP; Đề án cuộc thi và các quy định của pháp luật có liên quan. Mọi thay đổi trong Đề án tổ chức cuộc thi phải báo cáo và được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ VHTTDL. Duyên trần
  • 5. quản lý nhà nướcđề Sự kiện vấn Ngày hội “Sắc Xuân... Để tổ chức thành công Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tăng cường giao lưu, đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc, vùng miền qua thể hiện Tết truyền thống các dân tộc tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, ngày 02/01/2014, Bộ VHTTDL đã có Công văn số 01/BVHTTDL-LVHDL đề nghị UBND các tỉnh: Hà Giang, Hòa Bình, Quảng Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Bình Thuận, Kon Tum, Lâm Đồng, Lai Châu quan tâm, ủng hộ, phối hợp và chỉ đạo Sở VHTTDL tỉnh huy động các cộng đồng dân tộc của địa phương tham gia các hoạt động của Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”. Cụ thể, tỉnh Hà Giang: dân tộc Lô Lô; tỉnh Hòa Bình: dân tộc Thái, Mường; tỉnh Quảng Ninh: dân tộc Dao; tỉnh Phú Thọ: dân tộc Sán Chay; tỉnh Quảng Nam: dân tộc Cor; tỉnh Bình Thuận: dân tộc Chăm; tỉnh Kon Tum: dân tộc B’râu; tỉnh Lâm Đồng: dân tộc Chu Ru; tỉnh Lai Châu: dân tộc H’Mông. Số lượng mỗi dân tộc từ 15-20 người; riêng dân tộc H’Mông (Tiếp theo trang 1) từ 30-40 người và huy động từ 10-15 ngựa đua để tham gia tái hiện Hội Đua ngựa đầu năm mới của cộng đồng dân tộc H’Mông tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Đối tượng tham gia Ngày hội bao gồm những người có uy tín trong cộng đồng người dân tộc thiểu số, nghệ nhân dân tộc đã có thành tích đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc tại địa phương, hạt nhân văn hóa văn nghệ quần chúng, cán bộ nghiệp vụ. Nội dung hoạt động của các cộng đồng bao gồm: Tham dự và đóng góp một số tiết mục văn hóa văn nghệ cho chương trình hoạt động của đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc Tết cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Phối hợp với Ban Tổ chức tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, trò chơi dân gian, thể thao dân tộc mang đậm không khí ngày Tết giữa các cộng đồng với du khách; Tham gia các hoạt động dân ca, dân vũ, lễ hội, nghi lễ khác của các dân tộc được huy động nhân dịp đầu năm mới; Tổ chức trang trí nhà ở dân tộc mình, thực hiện các hoạt động đón khách, giới thiệu cách thức dệt vải, đan lát, làm thủ công nhạc cụ, ẩm thực tiêu biểu, đặc sắc ngày Tết của các dân tộc tại không gian của từng dân tộc; Tiếp tục cuộc vận động hiến tặng các hiện vật, vật dụng của từng dân tộc cho Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, tiến tới sơ kết 3 năm cuộc vận động và phát động cuộc vận động hiến tặng hiện vật, vật dụng giai đoạn 2014-2018; Dự kiến tổ chức các hoạt động đón Tết mang đậm bản sắc vùng miền, độc đáo của từng dân tộc (nghi lễ, lễ hội mùa Xuân…); Riêng cộng đồng dân tộc H’Mông tỉnh Lai Châu, ngoài các hoạt động trên, sẽ trực tiếp chủ trì, tổ chức và tái hiện tại Làng Văn hóaDu lịch các dân tộc Việt Nam Hội Đua ngựa đầu năm mới của cộng đồng dân tộc H’Mông theo cách thức, nghi thức của người H’Mông. Bộ VHTTDL cũng đề nghị UBND các tỉnh trên quan tâm, phối hợp và hỗ trợ, đồng thời chỉ đạo Sở VHTTDL tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để có thể tổ chức được hoạt động rất có ý nghĩa này nhân dịp đầu năm mới. h.Quân Hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 2589/QĐ-TTg ngày 26/12 phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm”. Đề án nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân, gia đình, toàn xã hội về Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3, từ đó có hành động cụ thể, thiết thực xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc. Tăng cường sự tham gia, phối hợp giữa các cấp, ngành, các tầng lớp nhân dân và sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3. Một trong các hoạt động của Đề án là tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng lịch sử, ý nghĩa Ngày Quốc tế Hạnh phúc; chủ đề và thông điệp của Liên hợp quốc, chủ đề và thông điệp riêng của Việt Nam, các hoạt động tại các quốc gia trên thế giới nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm. Tuyên truyền chính sách, pháp luật và việc thực hiện chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về an sinh xã hội, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc. Tuyên truyền gương người tốt, việc tốt; chuyện thực, việc thực, kinh nghiệm, mô hình hay về các hoạt động vì hạnh phúc, xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc; phê phán những biểu hiện, hành vi bạo lực gia đình, vi phạm pháp luật về gia đình; khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức, cộng đồng có hoạt động tích cực đem lại hạnh phúc cho người thân, gia đình, cộng đồng. t.hợp số 1058 l 09.01.2014 5
  • 6. quản lý nhà nước Hoạt động văn hóa nghệ thuật... * Tối 31/12, Hà Nội tưng bừng tổ chức chương trình nghệ thuật Chào Xuân mới 2014 tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám, trước cửa Nhà hát Lớn với sự tham dự của hàng vạn người dân Thủ đô. Chương trình được dàn dựng công phu với sự tham gia của đông đảo diễn viên, nghệ sỹ Nhà hát Ca, Múa, Nhạc nhẹ Việt Nam, Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam, Câu lạc bộ Dance Sport, Wushu, Câu lạc bộ Họa My… Chào Xuân mới 2014 được chia làm hai phần: Mừng Đảng, mừng đất nước vào Xuân (gồm hai chương Hát về Thăng Long-Hà Nội và Hát về Hà Nội ngày mới) và Nhịp điệu vào Xuân. Với các ca khúc về Đảng, mùa xuân, về Thăng Long-Hà Nội, các màn múa truyền thống, trình diễn áo dài cổ Hà Nội, xen lẫn với các tiết mục nghệ thuật hiện đại như trống nước, hòa tấu nhạc điện tử, dance Sport… Chào Xuân mới 2014 là một chương trình văn hóa đặc sắc, hoành tráng khi Hà Nội bước sang năm mới. * Hoà cùng không khí đón chào năm mới 2014 trên khắp mọi miền đất nước, TP Hồ Chí Minh tưng bừng tổ chức các sự kiện chào đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới với những nét đặc sắc riêng, đặc biệt là hoạt động lễ hội chào đón năm mới 2014. Điểm nhấn của Lễ hội là chương trình văn hóa nghệ thuật công cộng tổ chức tại Công viên 23/9 vào các tối 30, 31/12 và 01/01/2014 với chủ đề xuyên suốt là TP Hồ Chí Minh - Thành phố tôi yêu. Đặc biệt, bắt đầu từ 22 giờ tối 31/12, tại sân khấu nổi Cầu Mống (kênh Bến Nghé - Tàu Hũ, quận 1) một chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề TP Hồ Chí Minh - Thành phố tôi yêu... Các chương trình nghệ thuật đã thu hút hàng chục ngàn người dân, nhất là các bạn trẻ hào hứng tham gia. Hơn 100 nghệ sĩ trình diễn trong những bộ trang phục lộng lẫy mang 6 số 1058 l 09.01.2014 đến cho khán giả TP Hồ Chí Minh không khí lễ hội tưng bừng của thế giới. Đây là năm đầu tiên chương trình quy tụ nhiều nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế. Các nghệ sĩ quốc tế từ châu Âu, Úc, Mỹ: DJ Azam, nữ ca sĩ Andreea D, nghệ sĩ violin Sima, nghệ sĩ bộ gõ Scott Brantley, đặc biệt là sự xuất hiện của các nghệ sĩ nhào lộn (acrobat) đến từ đoàn xiếc Cirque du Soleil nổi tiếng. * Tối 31/12, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Nghệ An đã phối hợp với Nhà hát Ca, Múa, Nhạc nhẹ Việt Nam, tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt chào năm mới 2014 với chủ đề “Hào khí Sông Lam”. Gần 100 nghệ sỹ, diễn viên của Nhà hát Ca, Múa, Nhạc nhẹ Việt Nam và Đoàn Ca, Múa, Nhạc dân tộc Nghệ An đã thể hiện nhiều bài hát, tiết mục văn nghệ hết sức đặc sắc ca ngợi Đảng, Bác Hồ, mùa xuân, ca ngợi quê hương đất nước đang ngày càng đổi mới giàu đẹp. Để chào đón một năm mới Giáp Ngọ 2014, bất chấp thời tiết rét buốt, hàng nghìn người dân ở các địa phương vẫn đổ dồn về Quảng trường Hồ Chí Minh để thưởng thức các tiết mục văn nghệ trong không khí vui tươi, hân hoan chào đón năm mới. * Tối 31/12, Sở VHTTDL tỉnh Hà Nam đã tổ chức chương trình biểu diễn văn nghệ chào mừng Năm mới 2014 với sự tham gia của các nghệ sĩ đến Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh, Nhà hát Chèo tỉnh và một số nghệ sĩ quê Hà Nam. Các nghệ sĩ đã mang đến cho người xem các tiết mục ca múa nhạc với nội dung ca ngợi Đảng, quê hương đất nước, ca ngợi mùa xuân và tình yêu đôi lứa. Đoàn Chèo Hà Nam làm ấm lòng người xem với những làn điệu mang đậm âm hưởng truyền thống của vùng quê chiêm trũng. Đặc biệt, Đội văn nghệ thiếu nhi của Nhà Văn hóa tỉnh còn biểu diễn những điệu múa, diễn những vở kịch ngắn vui nhộn (Tiếp theo trang 1) được người xem, đặc biệt là các em nhỏ nhiệt liệt hoan nghênh. * Tối 31/12 Đoàn ca múa nhạc Dân tộc tỉnh Bình Dương biểu diễn chương trình văn nghệ với các tiết mục của đơn vị đoạt giải cao tại Liên hoan nghệ thuật 4 nước Việt Nam-LàoCampuchia- Myanmar năm 2013. Tại công viên trung tâm Thành phố mới Bình Dương, Đài Phát thanh-Truyền hình Bình Dương và Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Becamex IDC phối hợp tổ chức Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bình Dương chào mừng năm mới 2014” với các ca sỹ nổi tiếng đến từ Thành phố Hồ Chí Minh như Đàm Vĩnh Hưng, Hiền Thục, Anh Bằng, Vy Oanh, Dương Triệu Vũ, Ngọc Trâm... phục vụ nhân dân và công nhân lao động các khu công nghiệp xung quanh. Cũng trong đêm 31/12 tại trung tâm các thị xã Dĩ An, Thuận An, huyện Tân Uyên, Dầu Tiếng... các địa phương cũng tổ chức chương trình ca múa nhạc, chiếu phim phục vụ nhân dân trong khu vực nhân Năm mới 2014. * Tối 31/12, tại Quảng trường thành phố Vĩnh Long đã diễn ra hai chương trình đặc biệt chào mừng năm mới 2014: Tổng kết, trao giải Liên hoan tiếng hát Phát thanhTruyền hình Giải Sen vàng vọng cổ năm 2013 và Chương trình ca nhạc chào mừng năm 2014. Chương trình thu hút hàng ngàn khán giả trong và ngoài tỉnh đến thưởng thức, tạo không khí vui tươi chào đón năm mới 2014. Liên hoan Tiếng hát phát thanh truyền hình Giải “Sen vàng vọng cổ” năm 2013 do Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long tổ chức đã thu hút 1.350 thí sinh đăng ký tham gia. Ban Giám khảo đã chọn 40 thí sinh vào vòng chung kết và tiếp tục chọn 10 thí sinh vào vòng
  • 7. quản lý nhà nướcđề Sự kiện vấn Tổng kết Năm Gia đình Việt Nam... (Tiếp theo trang 1) Các hoạt động hưởng ứng Năm Gia đình Việt Nam 2013, đặc biệt là các hoạt động tổ chức Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 thiết thực ý nghĩa đã hướng tới cơ sở, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về gia đình, số vụ bạo lực gia đình đã giảm nhiều ở địa phương. Sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ cấp Trung ương tới các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác gia đình. Sự phối hợp liên ngành trong công tác gia đình đã có bước chuyển biến quan trọng... Công tác Gia đình mặc dù đã được các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân quan tâm và hưởng ứng nhưng vẫn chưa được thường xuyên và liên tục; đội ngũ cán bộ phụ trách công tác gia đình, đặc biệt ở cấp huyện, xã (do cán bộ Văn hoá-Thông tin kiêm nhiệm) ít đầu tư nghiên cứu tài liệu về nội dung công tác gia đình nên gặp khá nhiều khó khăn trong việc tổ chức thực hiện; kinh phí dành cho công tác gia đình các cấp chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt là tuyến huyện, xã, thôn hầu như không có kinh phí hoạt động; công tác gia đình hiện nay còn đối mặt với nhiều thách thức; nhận thức của xã hội, cộng đồng về vai trò, vị trí của gia đình và công tác gia đình vẫn còn hạn chế... Tại Lễ Tổng kết, các đại biểu đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ, Sở VHTTDL các tỉnh/thành phố đã chia sẻ những kết quả đạt được, những bài học kinh nghiệm, mô hình hiệu quả thực hiện công tác gia đình, đặc biệt là trong việc phòng chống bạo lực gia đình. Nhân dịp này, Bộ VHTTDL đã trao giải thưởng Cuộc thi sáng tác kịch bản, tiểu phẩm sân khấu phòng, chống bạo lực gia đình cho 10 sáng tác xuất sắc. Cụ thể, Giải Nhất được trao cho sáng tác “Người trong tranh” (tác giả Nguyễn Văn Hoàn); 02 giải Nhì trao cho sáng tác “Hạnh phúc ở quanh đây” (tác giả Vưu Long Vỹ) và “Tôi không phạm tội” (tác giả Phạm Thế Công). 03 giải Ba gồm: “Cái kết của một vai diễn” (tác giả Hoàng Thị Hằng); “Bi kịch một gia đình” (tác giả Trần Tuấn Tiến); “Những cái mặt nạ” (tác giả Nguyễn Thị Vân Kim). Bên cạnh đó, Bộ VHTTDL cũng trao 04 giải Khuyến khích cho các sáng tác: “Khói lam chiều ở bản” (tác giả Nguyễn Học Bốn); “Quyền làm bố” (tác giả Trịnh Thanh Lương); “Im lặng” (tác giả Phạm Khải Hoàn); “Quánh ghen” (tác giả Đỗ Mạnh Cường). Phát biểu tại buổi Lễ, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh, với chủ đề “Kết nối yêu thương”, Năm gia đình VIệt Nam trên cả nước đã diễn ra rất nhiều hoạt động có ý nghĩa do Bộ VHTTDL phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, các ban, bộ, ngành đoàn thể liên quan vấc tỉnh/thành phố đã tổ chức có hiệu quả và hưởng ứng tốt đẹp. Điểm thành công và cũng là giá trị nổi bật của chuỗi các hoạt động hưởng ứng Năm Gia đình Việt Nam là sự tham gia đông đảo của các tổ chức, các tầng lớp nhân dân từ thành thị đến nông thôn, từ khắp các vùng miền đến hải đảo xa xôi vào các sự kiện, các hoạt động thiết thực nhằm chăm lo cho hạnh phúc gia đình. Điều đó cho thấy nhận thức của toàn xã hội về vai trò, giá trị của gia đình được nâng cao. Để lĩnh vực công tác gia đình phát triển hơn trong thời gian tới, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đề nghị ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam các cấp và các Bộ, ngành, tổ chức, đoàn thể khác tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nhằm thúc đẩy mạnh mẽ công tác gia đình đáp ứng yêu cầu xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực gia đình, đặc biệt là ở cấp tỉnh/thành phố cần làm tốt việc tham mưu, đề xuất nhiệm vụ, đồng thời tích cực, chủ động hơn nữa trong việc thực hiện các nhiệm vụ về gia đình. Công tác gia đình phải được xem là một nội dung quan trọng trong các kế hoạch, chương trình công tác thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các chỉ tiêu xây dựng, phát triển gia đình thuộc các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của các địa phương. thtt chung kết xếp hạng. Kết quả, thí sinh Nguyễn Thế Tâm (tỉnh Vĩnh Long) đạt giải Nhất Sen vàng vọng cổ năm 2013 với phần thưởng 20 triệu đồng. Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng trao giải Nhì Sen bạc cho thí sinh Nguyễn Thị Kim Châu (thành phố Hồ Chí Minh), giải Ba Sen đồng cho thí sinh Nguyễn Thị Tám (thành phố Cần Thơ) và 7 giải Khuyến khích. * Tối 31/12, hàng ngàn người dân thành phố Bạc Liêu đã tập trung tại quảng trường Hùng Vương để thưởng thức chương trình biểu diễn nghệ thuật “Chào năm mới 2014” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu tổ chức. Chương trình gồm 2 phần. Phần thứ nhất là các tiết mục Đờn ca tài tử với các bài hát ca ngợi đất nước, ca ngợi quê hương Bạc Liêu đang trên đường phát triển và đổi mới do các nghệ nhân và nghệ sĩ thuộc các đoàn nghệ thuật trong tỉnh biểu diễn. Phần thứ hai là các tiết mục ca múa với chủ đề thể hiện tình cảm đoàn kết gắn bó giữa 3 dân tộc Kinh-Hoa-Khmer anh em hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Đức Kiên – Lâm Khánh số 1058 l 09.01.2014 7
  • 8. quản lý nhà nước Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn Bộ VHTTDL vừa có Thông tư số 15/2013/TT-BVHTTDL Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn. Theo đó, phạm vi điều chỉnh của Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của các Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn trên phạm vi toàn quốc. Đối tượng áp dụng là các cơ quan quản lý nhà nước về Nghệ thuật biểu diễn, các hội nghệ thuật chuyên ngành, các đơn vị nghệ thuật và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Thành phần Hội đồng nghệ thuật gồm các nhà quản lý, người làm chuyên môn có uy tín, năng lực thuộc các chuyên ngành trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Cơ cấu của Hội đồng nghệ thuật gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Hội đồng nghệ thuật có Tổ Thư ký giúp việc. Theo Quy chế, bên cạnh các quy định về: Thẩm quyền thành lập, số lượng thành viên, nhiệm kỳ hoạt động; Chức năng; Nhiệm vụ, Hội đồng nghệ thuật sẽ hoạt động theo 08 nguyên tắc, cụ thể: Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số; Các thành viên Hội đồng nghệ thuật thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao; chịu trách nhiệm về những ý kiến đóng góp, đánh giá về tư tưởng, nội dung, chất lượng nghệ thuật, hình thức thể hiện của tác phẩm được thẩm định, bảo đảm sự phối hợp giữa các thành viên để hoàn thành nhiệm vụ. Phiên họp thẩm định của Hội đồng nghệ thuật phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham dự; Thành viên Hội đồng nghệ thuật không thẩm định, đánh giá đối với chương trình, kịch bản, tác phẩm nghệ thuật mà mình là thành phần sáng tạo hoặc có quyền và lợi ích liên quan; Hội đồng nghệ thuật tổng hợp kết quả thẩm định, đánh giá và lập Biên bản thẩm định; Nội dung, kết quả thẩm định của Hội đồng nghệ thuật do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền công bố và chịu trách nhiệm; Trong trường hợp thành viên Hội đồng nghệ thuật vắng mặt quá 03 buổi làm việc liên tiếp mà không có lý do chính đáng sẽ bị người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quyết định miễn nhiệm và bổ sung người thay thế; Trong một số trường hợp đặc biệt, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật có thể quyết định không triệu tập phiên họp Hội đồng thẩm định mà lấy ý kiến thẩm định, đánh giá của các thành viên bằng văn bản; Hội đồng nghệ thuật họp rút kinh nghiệm việc thẩm định, đánh giá chất lượng nghệ thuật, định hướng phát triển trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn theo định kỳ do Chủ tịch Hội đồng yêu cầu và báo kết quả hoạt động với cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập Hội đồng. m.h Phê duyệt Đề án khai thác, sử dụng phim tư liệu thuộc sở hữu nhà nước đang lưu trữ tại Viện Phim Việt Nam Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 4693/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án khai thác, sử dụng phim tư liệu thuộc sở hữu nhà nước đang lưu trữ tại Viện Phim Việt Nam. Theo đó, Bộ VHTTDL phê duyệt Đề án với các nội dung chủ yếu: Phim được khai thác, sử dụng: Phim thuộc sở hữu nhà nước (phim điện ảnh Cách mạng Việt Nam được sản xuất từ các hãng phim nhà nước và sáng tạo bởi đội ngũ nghệ sỹ hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước theo kế hoạch, nhiệm vụ hàng năm 8 số 1058 l 09.01.2014 do Nhà nước đầu tư 100% vốn); Phim khuyết danh; Phim đã hết thời hạn bảo hộ. Mục đích: Nhằm phục vụ nghiên cứu, sáng tạo, đào tạo, giáo dục lịch sử dân tộc, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị tư liệu lưu trữ; huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia công tác lưu trữ, phổ biến phim; tạo nguồn thu phát triển sự nghiệp điện ảnh. Đảm bảo việc khai thác, sử dụng phim thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của phát luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Bộ VHTTDL giao Viện Phim Việt Nam thực hiện việc khai thác, sử dụng phim thuộc sở hữu nhà nước đang lưu trữ tại Viện và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn thu theo đúng quy định. Giao Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quản xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Luật Điện ảnh đối với hoạt động lưu trữ, khai thác và phổ biến phim tư liệu thuộc sở hữu nhà nước. thtt
  • 9. quản lý nhà nước Trên 200 nghìn lượt khách dự Tuần Văn hóa Du lịch Đà Lạt 2013 Tuần Văn hóa Du lịch Đà Lạt 2013 đã khép lại vào đêm 31/12 với lễ bế mạc lung linh, rực rỡ sắc màu mang chủ đề “Đêm hội tụ sắc hoa Đà Lạt” tại Quảng trường Lâm Viên bên hồ Xuân Hương lộng gió. Chính thức khai hội từ 27/12, nhưng trước đó đã diễn ra nhiều hoạt động phong phú, đa dạng và nhiều màu sắc, Tuần Văn hóa Du lịch Đà Lạt gồm 3 nội dung chính: Công bố Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên – Đà Lạt; Kỷ niệm 120 Đà Lạt hình thành và phát triển; Festival Hoa Đà Lạt lần thứ V, đã thật sự trở thành sự kiện văn hóa – du lịch nổi bật nhất của Đà Lạt – Lâm Đồng, của vùng Tây Nguyên và của cả nước trong những ngày cuối cùng của năm 2013. Trong 5 ngày lễ hội, thành phố Đà Lạt đã đón trên 200.000 lượt du khách đến tham quan, vui chơi, đắm mình trong các không gian hoa, sự kiện văn hóa, các chương trình biểu diễn nghệ thuật và tìm hiểu các di sản, di tích, thắng cảnh của Đà Lạt – Lâm Đồng. Trong lời phát biểu bế mạc Tuần Văn hóa Du lịch, ông Đoàn Văn Việt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Phó Trưởng Ban tổ chức, nhấn mạnh: Thông qua các hoạt động của Tuần Văn hóa Du lịch 2013, với 9 chương trình chính thức và 10 chương trình hưởng ứng, hình ảnh của thành phố Đà Lạt anh hùng, thành phố du lịch – thành phố Festival Hoa Đà Lạt được quảng bá sâu rộng; hoa và người trồng hoa, nghề trồng hoa Đà Lạt được tôn vinh, có cơ hội tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, hứa hẹn tương lai Đà Lạt sẽ là trung tâm sản xuất và xuất khẩu hoa của khu vực. Nếu như ở ngày khai mạc Đà Lạt chào đón bạn bè bốn phương bằng muôn hoa khoe sắc, bằng nét rực rỡ của Đà Lạt hoa, thì trong đêm bế mạc “thành phố ngàn hoa” tiễn chân du khách cũng bằng những sắc hoa lộng lẫy nhưng nét đẹp đó đã hòa quyện vào người Đà Lạt, vào văn, thơ, nhạc, họa của vùng đất giàu bản sắc này. Những màn trình diễn “Duyên dáng áo hoa”, “Tố nữ hoa”, “Hoài niệm dáng hoa”, “Tản mạn phố hoa”, “Huyền thoại hoa hồng”, “Đà Lạt hoa xuân” thêm lần nữa khẳng định hoa - biểu trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ, từ lâu đã gắn với đời sống con người nơi đây, với tình yêu lãng mạn và cả những nỗi niềm tha thiết, những hoài niệm và ước vọng được gửi gắm vào hoa. Theo dáng hoa, bên sắc hoa, những nét đặc trưng của phố núi Đà Lạt, thành phố chập chùng, những con đường dốc quanh co, những đồi thông lãng đãng sương, nơi ấy có đủ bốn mùa trong ngày, có nắng sớm, mưa chiều, có những chiều, những đêm sương giăng kín lối... Đà Lạt “một Châu Âu của vùng nhiệt đới”, “một tiểu Paris”… lại được hiện ra để lưu đậm mãi trong tâm hồn những người yêu hoa, yêu cái đẹp, trong lòng những “khách lãng du dừng chân ghé thăm” Đà Lạt vào những ngày lễ hội này. hOàng Sơn Cà Mau: Khánh thành khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh Sáng 05/01, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khánh thành khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đại diện nhiều đồng chí Lãnh đạo cấp Trung ương và hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn tỉnh đã tham dự buổi lễ đầy ý nghĩa này. Trong những năm đất nước còn chia cắt, đồng bào miền Nam nói chung, đồng bào Cà Mau nói riêng luôn mong ước một ngày đón Bác vào thăm. Hình ảnh vị cha già kính yêu của dân tộc đã đi vào trái tim của người dân đất mũi Cà Mau. Năm 1994, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau đã xây dựng khu tưởng niệm Bác Hồ với ngôi nhà sàn được dựng lên theo nguyên mẫu ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để luôn ghi nhớ, khắc sâu sự hy sinh cao cả của Bác Hồ, tỉnh Cà Mau lập Dự án đầu tư nâng cấp, trùng tu, tôn tạo khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm các hạng mục như: gian thờ Bác Hồ, nhà trưng bày, nhà chiếu phim, đuờng nội bộ, hồ sen, ao cá Bác Hồ và một số hạng mục công trình phụ khác được khởi xây dựng trên diện tích 62.200m2, tọa lạc tại phường 1, thành phố Cà Mau. Dự án được khởi công vào đầu năm 2011 và hoàn thành vào cuối năm 2013, với tổng vốn đầu tư 80 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Quỹ Thiện tâm thuộc Tập đoàn VINGROUP tài trợ 60 tỷ đồng. Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, Phạm Thành Tươi nhấn mạnh: Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng nhằm mục đích giáo dục truyền thống yêu nước đối với các thế hệ hôm nay và mai sau. Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ trở thành khu sinh hoạt chính trị quan trọng của tỉnh, giáo dục truyền thống văn hóa, truyền thống các mạng của dân tộc; là nơi để cán bộ, đảng viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đến nghiên cứu, tìm hiểu và học tập làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở VHTTDL tỉnh và các ngành chức năng phải thường xuyên tổ chức các hoạt động dâng hương, về nguồn, giáo dục truyền thống, sinh hoạt đoàn đội… để khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn sống động, tạo điều kiện thuận lợi cho các em thiếu niên, nhi đồng luôn được gần gũi bên Bác Hồ kính yêu. Đ.Lâm số 1058 l 09.01.2014 9
  • 10. quản lý nhà nước Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc với lãnh đạo huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị Chiều 06/1 tại Hà Nội, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị về công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội Kỷ niệm 60 năm Đặc khu Vĩnh Linh (25/8/1954-25/8/2014) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất do Nhà nước trao tặng. Việc tổ chức Lễ hội Kỷ niệm 60 năm Đặc khu Vĩnh Linh vào tối ngày 25/8/2014, tại Công viên văn hóa huyện Vĩnh Linh là dịp ôn lại truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường của Đảng bộ, quân và dân Vĩnh Linh trong kháng chiến chống Mỹ và công cuộc tái thiết quê hương. Tưởng nhớ công ơn to lớn của các anh hùng liệt sỹ đã chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Thông qua Lễ hội, khơi dậy niềm tự hào về lịch sử của mảnh đất được Nhà nước 3 lần phong tặng danh hiệu Anh hùng. Đại diện lãnh đạo huyện Vĩnh Linh cho biết, đến nay, huyện Vĩnh Linh đã dự thảo nội dung của Lễ hội, trong đó phần Lễ dài 40 phút, phần Hội là chương trình nghệ thuật dài 90 phút mang chủ đề: “Vĩnh Linh đất lửa anh hùng”. Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao công tác chuẩn bị cho Lễ hội kỷ niệm 60 năm Đặc khu Vĩnh Linh của huyện Vĩnh Linh. Bộ trưởng nhấn mạnh, Lễ hội kỷ niệm 60 năm Đặc khu Vĩnh Linh cần phải được tổ chức một cách trang trọng, tiết kiệm, phản ánh được nội dung, tính chất của sự kiện… Bộ trưởng giao các đơn vị: Cục nghệ thuật biểu diễn phối hợp với huyện Vĩnh Linh nghiên cứu xây dựng kịch bản Lễ hội, tổ chức các đoàn nghệ thuật biểu diễn phục vụ nhân dân Vĩnh Linh vào dịp này. Cục Văn hoá cơ sở tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động. Cục Điện ảnh nghiên cứu, lựa chọn các tác phẩm Điện ảnh tiêu biểu, xuất sắc về Vĩnh Linh, về cuộc kháng chiến chống Mỹ để phục vụ nhân dân Vĩnh Linh nói riêng và nhân dân Quảng Trị nói chung trong dịp Tết cổ truyền 2014 và dịp Lễ hội kỷ niệm 60 năm Đặc khu Vĩnh Linh, để cho các thế hệ hôm nay, du khách hiểu rõ hơn và tự hào về Vĩnh Linh - vùng đất lửa anh hùng. thtt Đà Nẵng: Ngày đầu năm mới, đón 250 khách du lịch quốc tế Chiều 01/01, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng đã tổ chức đón 250 khách du lịch quốc tế đến thành phố trong ngày đầu năm, trên chuyến bay của Hàng không Nhật Bản hành trình Narita (Nhật Bản) Đà Nẵng. Đây là tín hiệu khởi sắc cho mùa du lịch 2014 của thành phố bên bờ sông Hàn. Năm 2014, ngành Du lịch thành phố Đà Nẵng phấn đấu đạt 3,6 triệu lượt khách du lịch (tăng 15% so với năm 2013), trong đó 880.000 lượt khách quốc tế (tăng 18% so với năm 2013), 2,72 triệu lượt khách nội địa (tăng 14% so với năm 2013). Tổng thu du lịch 8.820 tỷ đồng, tăng 13% so với thực hiện năm 2013. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra, ngành VHTTDL Đà Nẵng xác định tiếp tục xây dựng các sản phẩm du lịch mới, phát triển du lịch đường sông, phối hợp với Sở Công Thương 10 số 1058 l 09.01.2014 hình thành các sản phẩm lưu niệm đặc thù của Đà Nẵng; quy hoạch Bà Nà, Sơn Trà thành khu du lịch quốc gia. Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn trở thành điểm du lịch quốc gia; phát triển điểm du lịch địa phương đỉnh đèo Hải Vân. Triển khai Đề án Ẩm thực biển thuộc Đề án phát triển dịch vụ thành phố Đà Nẵng đến năm 2020. Thành phố cũng sẽ tăng cường công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch với nhiều hình thức, trong đó tập trung quảng bá trên internet, các báo, tạp chí và các kênh truyền hình lớn, nổi tiếng; tuyên truyền thông qua việc kêu gọi tổ chức các sự kiện lớn tại thành phố Đà Nẵng. Quảng bá hình ảnh du lịch Đà Nẵng ở thị trường trọng điểm nước ngoài (Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Nga, Nhật Bản...) và trong nước (TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng...); nâng cao tầm quan trọng của các doanh nghiệp du lịch và khai thác lợi thế tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây trong công tác xúc tiến quảng bá và thu hút khách du lịch. Xúc tiến hình thành Quỹ xúc tiến du lịch Đà Nẵng. Chú trọng nghiên cứu thị trường, nâng cao khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch để ngày càng đa dạng hoá loại hình và sản phẩm du lịch. Duy trì và xúc tiến phối hợp mở các đường bay quốc tế mới; xúc tiến nâng cấp các đường bay thuê chuyến thành các đường bay thường kỳ từ các thị trường quốc tế trọng điểm đến Đà Nẵng như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga... Tiếp tục thực hiện các dự án trọng điểm như Khu di tích lịch sử Làng Văn hoá K20, Khu Liên hợp thể thao Hoà Xuân, Công viên văn hoá Ngũ Hành Sơn... V.Sơn
  • 11. Sự kiệnkiện vấn đề Sự vấn đề Đại hội thường niên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Ngày 05/01, Đại hội thường niên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) năm 2013 đã diễn ra tại Hà Nội. Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đã đến dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội Phát biểu tại Đại hội, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn nhấn mạnh: Năm 2013 vừa qua là năm niềm tin và sự kỳ vọng của người hâm mộ bị tổn thương, uy tín, danh dự của tổ chức bị đụng chạm. Những câu hỏi còn đó, day dứt chúng ta là đội U23 VN thất bại thảm hại, nguyên nhân thuộc về đâu? Có phải bóng đá Việt Nam đang thực sự khủng hoảng? Nếu có trách nhiệm thuộc về ai?”. Thứ trưởng cũng thẳng thắn nhìn nhận, bóng đá Việt Nam cần lấy lại niềm tin, danh dự dù tại Hội nghị thường niên này, chúng ta có muốn hay không muốn mổ xẻ những nguyên nhân, trách nhiệm về tình hình của bóng đá nước nhà trong thời gian qua. Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho rằng, việc vực dậy bóng đá Việt Nam không chỉ bằng việc hoạch định đường hướng mùa giải này, điều chỉnh huấn luyện viên kia, hay tập trung cho câu lạc bộ này, đội tuyển kia mà vấn đề then chốt là tập trung để bắt đúng bệnh, để bốc đúng thuốc, để uống đúng liều cho bóng đá Việt Nam, vì danh dự, lấy lại niềm tin của bóng đá Việt Nam. Thứ trưởng cũng dự báo năm 2014, bóng đá Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và VFF phải đoàn kết, tỉnh táo, tâm huyết mới có thể chèo lái được con tàu bóng đá Việt Nam. Tại Đại hội, các đại biểu hội đã thảo luận báo cáo tổng kết hoạt động năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014; thảo luận và thông qua: Báo cáo sửa đổi, bổ sung điều lệ VFF; báo cáo về mùa giải chuyên nghiệp 2013 và kế hoạch mùa giải 2014; báo cáo về kế hoạch tổ chức Đại hội VFF nhiệm kỳ VII. Ngoài ra, các đại biểu đã nhất trí kết nạp 7 thành viên mới, khai trừ 1 thành viên là XM Xuân Thành Sài Gòn và đình chỉ, chấm dứt tư cách 14 thành viên khác. Phát biểu tại Đại hội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao - Vương Bích Thắng nhấn mạnh: VFF cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy định về quản lý bóng đá chuyên nghiệp một cách phù hợp với tình hình mới; chuẩn bị thật tốt các điều kiện để tổ chức giải quốc gia và các giải bóng đá chuyên nghiệp năm 2014. Tổng cục trưởng đề nghị VFF sớm xây dựng, ban hành điều lệ các giải, trong đó phải tính toán đặt ra các tình huống có thể xảy ra và đề ra các giải pháp xử lý, tránh bị động. Sau 1 ngày làm việc với tinh thần nghiêm túc, dân chủ và thẳng thắn, các vấn đề đặt ra đều được các thành viên nhất trí ủng hộ. Đây được coi là sự khởi đầu thuận lợi, tạo động lực giúp cho bóng đá Việt Nam có thể vượt qua khó khăn, thách thức và hướng tới hoàn thiện các mục tiêu phát triển theo hướng chuyên nghiệp. yến nhi Giải thưởng văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ 5 Ngày 04/01, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức trao Giải thưởng văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ 5 cho 40 tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật (gồm 7 giải A, 15 giải B và 18 giải C). Đây là giải thưởng cao nhất về lĩnh vực văn học nghệ thuật của tỉnh Thừa Thiên - Huế được tổ chức 5 năm một lần. Giải A được trao cho 7 tác phẩm và công trình gồm: vở ca kịch “Hồ Chí Minh hồi ức màu đỏ” (Đạo diễn, NSND Nguyễn Ngọc Bình); ảnh nghệ thuật “Chung sức” (của Nguyễn Hữu Hài); tập nghiên cứu “Nhã nhạc triều Nguyễn” (của Bùi Vĩnh Phúc); tiểu thuyết “Vùng sâu” (nhà văn Tô Nhuận Vỹ); ca khúc “Hồn đất” (của Trần Đại Dũng); tiểu thuyết “Biết đâu địa ngục thiên đường” (nhà văn Nguyễn Khắc Phê) và tranh sơn dầu “Mưa” (họa sĩ Lê Văn Nhường). Đại diện Hội đồng nghệ thuật Giải thưởng văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ 5 cho biết, giải thưởng lần này đã tiếp nhận 183 tác phẩm, công trình của 110 tác giả đăng ký tham gia, thể hiện sự tìm tòi và kết quả sáng tạo của các văn nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh trong 5 năm qua. Hầu hết các công trình, tác phẩm tham gia giải thưởng lần này có chất lượng cao, đồng đều ở các thể loại, lĩnh vực. Nhiều tác phẩm, công trình có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao như các tác phẩm, sáng tác về đề tài ca ngợi tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chiến tranh cách mạng, công cuộc đổi mới, biển đảo quê hương, nghiên cứu về giá trị văn hóa truyền thống và về xây dựng nông thôn mới; trong đó nổi bật nhất là ở các chuyên ngành văn học, âm nhạc, sân khấu, nhiếp ảnh, mỹ thuật. Tại lễ trao giải, ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế nhấn mạnh: Giải thưởng văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ 5 là sự kiện lớn trong đời sống nghệ thuật của vùng đất Cố đô; động viên, khích lệ sự sáng tạo trong giới văn nghệ sĩ ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, góp phần làm phong phú thêm những giá trị của vùng đất có bề dày văn hóa, lịch sử. Thời gian tới, tỉnh tạo mọi điều kiện để giới văn nghệ sĩ trong tỉnh tiếp tục sáng tạo và cống hiến để có những tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu, hiện thực, có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật cao.. Q.Việt số 1058 l 09.01.2014 11
  • 12. Sự kiện vấn đề TP Hồ Chí Minh đón đoàn khách quốc tế đầu tiên năm 2014 Ngày 1/1, tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (thành phố Hồ Chí Minh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch Thành phố, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã đón đoàn du khách quốc tế đầu tiên đến thành phố Hồ Chí Minh vào đầu năm 2014. Đây là chuyến bay từ Hồng Kông về thành phố Hồ Chí Minh của Hãng hàng không VietNam Airlines, số hiệu VN 599 với 180 hàng khách đến từ Hồng Kông, Hoa Kỳ, Châu Âu… Trong không khí đầu năm mới 2014, đoàn du khách đã được thưởng thức những tiết mục âm nhạc dân tộc truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và nhận những lời chúc tốt đẹp trong đầu năm mới. Ngoài ra, du khách còn được chiêm ngưỡng tài nghệ viết thư pháp do ông đồ trong trang phục áo dài khăn đóng biểu diễn. Ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở VHTTDL TP Hồ Chí Minh cho biết: “Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi sự kiện văn hóa du lịch: Ngày hội Du lịch, Liên hoan Ẩm thực Đất phương Nam, Lễ hội trái cây Nam Bộ, Hội chợ Du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh, Lễ hội cuối năm… quảng bá về hình ảnh, con người và đất nước Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng trong năm 2014. Qua đó, thể hiện tính nhân văn sâu sắc thông qua các mối quan hệ ứng xử, thái độ tiếp đón thân thiện, trọng thị, chu đáo dành cho du khách quốc tế đến với thành phố, nâng cao hình ảnh thành phố Hồ Chí Minh, một điểm đến du lịch hấp dẫn, an toàn, thân thiện đối với du khách quốc tế và kiều bào về thăm đất nước”. Năm 2014, ngành du lịch thành phố dự kiến đón 4.400.000 lượt khách quốc tế, tăng 7% so với năm 2013, chiếm 55% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Tổng doanh thu du lịch đạt 94.000 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2013, chiếm 43% doanh thu du lịch Việt Nam. Năm 2013, tổng lượng khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh ước đạt 4.109.000 lượt, tăng 8,1% so cùng kỳ, đạt 100,2% kế hoạch năm 2013, chiếm 55% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Tổng doanh thu du lịch (lữ hành, khách sạn, nhà hàng) năm 2013 ước đạt 81.970 tỷ đồng, tăng 15% so cùng kỳ, đạt 100% kế họach năm 2013, chiếm 43% tổng doanh thu du lịch Việt Nam. trần nguyện Cao nguyên đá Đồng Văn đón những du khách đầu tiên Ngày 01/01 tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, Ban Quản lý Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn phối hợp với UBND huyện Quản Bạ tổ chức đón vị khách du lịch đầu tiên đến Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn năm 2014. Tiến sĩ Nguyễn Lê Huy, Giám đốc Ban Quản lý Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn cho biết: Đây là sự kiện đánh dấu một năm phát triển mới của Công viên Địa chất với trọng tâm là phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản địa chất. Đây cũng là một trong những chương trình thường niên, mở đầu cho một loạt các sự kiện quảng bá xúc tiến du lịch Công viên Địa chất năm 2014, tạo hình ảnh Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn là điểm đến thân thiện, hấp dẫn và 12 số 1058 l 09.01.2014 an toàn trong mắt du khách. Thay mặt Ban Tổ chức, Tiến sĩ Nguyễn Lê Huy, Giám đốc Ban Quản lý Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã tặng hoa, trao quà lưu niệm cho những vị khách du lịch đầu tiên “xông đất” Cao nguyên đá Đồng Văn. Hy vọng du khách sẽ là những đại sứ giới thiệu vẻ đẹp về thiên nhiên, con người, vùng đất nơi địa đầu cực Bắc biên giới của Tổ quốc đến với người thân, bạn bè trong và ngoài nước đến du lịch, cùng khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp, mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, đậm đà bản sắc của các dân tộc thiểu số Hà Giang. Năm 2013 mặc dù chịu nhiều ảnh huởng của lạm phát và suy giảm kinh tế, giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng cao nhưng hoạt động du lịch của tỉnh Hà Giang vẫn đạt kết quả đáng khích lệ. Toàn tỉnh đón khoảng 440.000 lượt khách du lịch đến Hà Giang, tăng 5,3% so với năm 2012, trong đó khách quốc tế 130.000 lượt người, khách du lịch nội địa 310.000 lượt người. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt trên 500 tỷ đồng, tăng gần 15% so với năm 2012. Riêng 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh Hà Giang nằm trong khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn gồm: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc từ khi được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu - một Công viên Địa chất toàn cầu đầu tiên của Việt Nam (tháng 10/2010), lượng du khách Quốc tế và trong nước đến nơi đây đã tăng đột biến, chiếm trên 80% lượng du khách đến Hà Giang. t.Lâm
  • 13. Sự kiện vấn đề Nghệ An phấn đấu đón 4 triệu lượt khách du lịch trong năm 2014 Năm 2014, Nghệ An tiếp tục sắp xếp lại hệ thống dịch vụ du lịch gắn với đầu tư xây dựng một số công trình hạ tầng du lịch, phấn đấu đón khoảng 4 triệu lượt khách, tăng doanh thu du lịch từ 18-20% so với năm 2013. Theo đó, Nghệ An tập trung các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại trong phát triển, thu hút khách du lịch. Tỉnh chủ trương hình thành các khu du lịch gắn với phát triển vùng Nam Thanh-Bắc Nghệ, Nam Nghệ An-Bắc Hà, Khu kinh tế Đông Nam; xúc tiến quảng bá du lịch Nghệ An; mở thêm một số tuyến, cụm du lịch mới, liên kết với các ngành du lịch ở một số địa phương có tiềm năng; nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ du lịch. Tại Nghệ An, vùng trọng điểm thu hút khách du lịch vẫn được xác định là Cửa Lò, thành phố Vinh, các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Diễn Châu… Đây là những nơi có các điểm du lịch nổi tiếng, hạ tầng du lịch được đầu tư và đã có những điểm du lịch truyền thống tồn tại từ nhiều năm nay. Tỉnh yêu cầu ngành du lịch, văn hóa, các địa phương và các ngành liên quan phối hợp với Ban Quản lý các khu du lịch, các doanh nghiệp liên quan nâng cao chất lượng phục vụ du khách; huy động các nguồn vốn đầu tư hạ tầng du lịch; mở ra các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. K.hOàn Năm 2014, Lào Cai đặt mục tiêu đón 1,5 triệu khách du lịch Năm 2014, Lào Cai đặt mục tiêu đón 1,5 triệu khách du lịch, doanh thu du lịch xã hội đạt 2.850 tỷ đồng. Ngành du lịch Lào Cai tiếp tục xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng vùng, các tour, tuyến du lịch hấp dẫn thu hút nguồn khách, nhất là khách quốc tế. Sở VHTTDL Lào Cai cho biết, năm 2013 tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt trên 1,2 triệu lượt, tăng 32,9% so với năm 2012, vượt 10% so với mục tiêu đã đề ra; trong đó, khách quốc tế đạt gần 553.000 lượt, tăng 47,1%; khách nội địa đạt trên 700.000 lượt, tăng 23,5% so cùng kỳ; tổng doanh thu đạt gần 2.550 tỷ đồng, tăng 38,1% so cùng kỳ. Trong năm, Lào Cai có nhiều sự kiện và nhiều nội dung quảng bá thu hút du khách, nhất là các dịp lễ đầu Xuân, Tuần Văn hóa thể thao du lịch Sa Pa với Lễ hội trên mây; Tuần Văn hóa du lịch Bắc Hà với giải Đua ngựa truyền thống hấp dẫn; Lễ hội Xuân Đền Thượng; Lễ hội đền Bảo Hà, các dịp nghỉ lễ 30/4, 01/5... Đặc biệt là dịp tuyết rơi vào những ngày cuối năm đã thu hút lượng khách đáng kể đến với Lào Cai. Toàn tỉnh hiện có hơn 170 cơ sở lưu trú; trong đó, gần 50 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1-4 sao, cùng hơn 90 nhà hàng, cơ sở kinh doanh ẩm thực và một số cơ sở lưu trú homestay cơ bản đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng và tiêu dùng của du khách. Để thu hút lượng khách trên, ngay từ đầu năm ngành du lịch Lào Cai đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, đầu tư và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ du lịch, mở rộng các tuyến du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng với các sản phẩm du lịch đa dạng, đặc biệt là du lịch văn hóa, lễ hội, sinh thái, thể thao. huy LOng Cần Thơ phát triển mạnh ngành du lịch sinh thái UBND TP Cần Thơ cho biết, năm 2014, TP Cần Thơ sẽ tập trung quyết liệt để phát triển du lịch, nhất là mô hình du lịch sinh thái. Thay đổi cách thức tổ chức hoạt động, tìm ra hướng đi đúng đắn, giải pháp khắc phục khó khăn, đa dạng hóa quy mô, loại hình du lịch, đặc biệt là nâng cao chất lượng dịch vụ. Nâng cao giá trị đóng góp của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cho biết: Ngành du lịch TP Cần Thơ đầu tư khai thác chưa đúng mức nên hiệu quả chưa cao. So với các tỉnh khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì số lượng du khách đến du lịch tại TP Cần Thơ thấp, các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, việc tiếp thị quảng bá chưa xứng tầm, nguồn nhân lực còn yếu kém. Những năm qua, ngành du lịch TP Cần Thơ chưa phát triển xứng với tiềm năng, vị trí trung tâm của vùng. Do chưa chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, nhân lực được đào tạo không đồng bộ, thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Về văn hóa không có các hoạt động, lễ hội, sản phẩm đặc trưng, đặc biệt là sản phẩm đặc trưng mang tính quốc tế. Khâu tổ chức và quảng bá sơ sài, tiếp thị điểm đến chưa mạnh, không đầu tư lữ hành, chưa tận dụng được thế mạnh của sông Mekong và du lịch cao cấp. Ông William Sike- MBA, Giảng viên chính của Trường Quốc tế PSB nhận định: Ngành du lịch Thành phố cần hướng tới bước tiến thành công với tiêu chuẩn dịch vụ và giao tiếp quốc tế. Nắm bắt cơ hội để gia tăng khách du lịch bằng sự gắn kết chặt chẽ với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL. m.hạnh số 1058 l 09.01.2014 13
  • 14. Sự kiện vấn đề Khai trương Khu du lịch sinh thái lớn nhất Tây Nguyên Sáng 01/01/2014, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Lâu Đài (thành phố Hồ Chí Minh) đã tổ chức khai trương điểm du lịch sinh thái thác Lưu Ly tại xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song (Đắk Nông) Đây là Khu du lịch sinh thái lớn nhất Tây Nguyên tính tới thời điểm này, với tổng mức đầu tư hơn 200 tỷ đồng, 100% vốn là của doanh nghiệp tư nhân. Khu du lịch sinh thái thác Lưu Ly có diện tích khoảng 85ha, đang được quy hoạch để xây dựng các dịch vụ như lưu trú nghỉ dưỡng, nhà hàng ẩm thực, nhà hàng lưu niệm, phát triển các sản phẩm du lịch leo núi thám hiểm, dã ngoại, biểu diễn văn hóa nghệ thuật. Khu du lịch sinh thái thác Lưu Ly được xem là điểm dừng chân lý tưởng của du khách trong chuyến hành trình tìm hiểu về “Con đường xanh Tây Nguyên”, kết nối với các tour du lịch của các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước, Đắk Lắk và TP. Hồ Chí Minh. Sau gần 1 năm triển khai xây dựng các hạng mục như: cầu thang xuống thác, khu lưu trú, bồn hoa, nhà điều hành, nhà nghỉ chân, nhà vệ sinh… Khu du lịch thác Lưu Ly chính thức đi vào hoạt động, phục vụ du khách tham quan, nghỉ dưỡng. Thác Lưu Ly thơ mộng dưới chân dãy núi Nâm Nung hùng vĩ, du khách sẽ được cảm nhận khoảng không gian tĩnh lặng, trong xanh cùng hòa mình Năm 2014, Bình Định phấn đấu đạt doanh thu 780 tỷ đồng từ du lịch Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định cho biết, năm 2014 Bình Định phấn đấu đón 2 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng (tăng 22% so với cùng kỳ năm 2013), doanh thu đạt 780 tỷ đồng (tăng 32%), trong đó khách quốc tế đạt trên 205 nghìn lượt. Để đạt mục tiêu đề ra, trong năm 2014 Bình Định thực hiện đồng bộ các giải pháp như: đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ khách du lịch; đẩy mạnh hoạt động văn hóa phát triển du lịch để hình thành nhà biểu diễn dân ca Bài Chòi; tổ chức hội thảo và xây dựng du lịch Bình Định thành trung tâm du lịch quốc gia để thu hút các chuyên gia kinh tế du lịch và các công ty lữ hành lớn ở trong và ngoài nước, các nhà đầu tư chiến lược để hình thành và tạo sự phát triển đột phá cho du lịch tỉnh. Ngoài ra, Bình Định sẽ xây dựng các điểm nhấn trong phát triển du lịch tại đô thị Quy Nhơn như phố ẩm thực, đường chiếu sáng nghệ thuật, chợ đêm, điểm trình diễn văn hóa nghệ thuật; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đầu tư, nâng vào khung cảnh thiên nhiên thơ mộng và hùng vĩ của núi rừng, tìm hiểu về nét đẹp văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên…giúp du khách thư giãn sau những ngày làm việc mệt nhọc. Quần thể thác Lưu Ly nằm trong Khu du lịch sinh thái - văn hóa - lịch sử Nâm Nung có tổng diện tích lên tới trên 5.000ha. Thác Lưu Ly là một trong số những hạng mục thuộc dự án đã được UBND tỉnh Đắk Nông xây dựng đường nhựa xuống tận chân thác, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai dự án. Vào những dịp cuối tuần hay lễ tết, du khách có thể tới để nghỉ dưỡng hoặc tham quan. hồ thanh cấp cơ sở hạ tầng du lịch. Tỉnh cũng bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Năm 2013, Bình Định đã đầu tư, nâng cấp nhiều công trình văn hóa, lịch sử và tâm linh, tổ chức nhiều sự kiện lớn có quy mô quốc tế và trong nước phục vụ khách du lịch… Nhờ vậy, đến cuối năm 2013 lượng khách du lịch đến Bình Định đạt gần 1,7 triệu lượt khách (tăng 16 % so với cùng kỳ), trong đó có trên 139 nghìn lượt khách quốc tế và doanh thu đạt 603 tỷ đồng (tăng 24 %). Toàn tỉnh có 122 cơ sở lưu trú phục vụ du lịch với tổng cộng 3.040 phòng, 13 đơn vị lữ hành với tổng nguồn nhân Viết Ý lực trên 4.050 người. Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc Đắk Nông lần thứ IV Tối 31/12, tỉnh Đắk Nông tổ chức khai mạc Đêm hội văn hóa, thể thao các dân tộc lần thứ IV năm 2013 với sự tham gia của hơn 800 nghệ nhân, nghệ sỹ không chuyên của 40 dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước đã đến dự. Với chủ đề “Đắk Nông - Hương sắc - Hội tụ”, các tiết mục biểu diễn của 14 số 1058 l 09.01.2014 các nghệ sĩ đã thể hiện được nét văn hóa đặc sắc của người dân Đắk Nông. Những giai điệu ngọt ngào thánh thót của cồng chiêng, rộn ràng của lễ hội, âm vang của đại ngàn trên cao nguyên M'Nông đã được các nghệ sỹ thể hiện trong các tiết mục biểu diễn thể hiện được tinh hoa văn hóa của người dân tộc Đắk Nông phong phú, đa dạng, đậm đà sắc hương trong nền văn hóa Việt Nam. Đây là một trong những sự kiện chào mừng kỷ niệm10 năm Ngày Thành lập tỉnh Đắk Nông (2004-2014). Đêm hội không những là dịp để các dân tộc anh em giao lưu văn hóa, tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc anh em trong tỉnh mà còn là dịp để người dân Đắk Nông tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ cha ông để lại. K.hOàn
  • 15. Sự kiện vấn đề Triển lãm ảnh “Kỷ niệm 50 năm Ngày Bác Hồ về thăm Thái Nguyên” Chiều 31/12, tại tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm ảnh mang chủ đề “Kỷ niệm 50 năm Ngày Bác Hồ về thăm Thái Nguyên (01/01/1964-01/01/2014)”, đây là một trong chuỗi những sự kiện hướng tới 50 năm Ngày Bác Hồ về thăm Thái Nguyên. Triển lãm ảnh trưng bày gần 200 bức ảnh, tư liệu quý được chia thành 3 giai đoạn gồm: Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc lựa chọn Thái Nguyên làm nơi xây dựng An toàn khu; Bác Hồ muôn vàn kính yêu sống mãi trong lòng đồng bào các dân tộc Thủ đô kháng chiến Thái Nguyên; Thái Nguyên sau 50 năm thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những bức ảnh, tư liệu được giới thiệu lần này là những hình ảnh, tư liệu quý gắn với đời sống, sinh hoạt và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tháng Người ở và làm việc tại ATK Định Hóa và ghi dấu sự kiện những lần vinh dự được đón Bác về thăm. Qua Triển lãm, nhân dân tỉnh Thái Nguyên tiếp tục đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phản ánh sâu sắc tình cảm của Bác Hồ với Thái Nguyên, cũng như tình cảm của người dân Thái Nguyên với Bác Hồ kính yêu; tạo không khí phấn khởi, quyết tâm cao trong thời điểm chào đón năm mới 2014. Ngoài trưng bày các ảnh tư liệu, triển lãm ảnh còn trưng bày các bản trích tư liệu như thơ, thư, chỉ thị, bài nói chuyện của Bác tại Sân vận động thành phố Thái Nguyên ngày 01/01/1964… và phản ánh một số sự kiện chính trị nổi bật, thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh trong những năm qua. hải phOng Đưa vào hoạt động CLB thể thao dưới nước đầu tiên tại ĐBSCL Ngày 01/01, tại khu bãi bồi cồn Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, Công ty Cổ phần Du lịch sông Hậu đã chính thức đưa vào họat động Câu lạc bộ thể thao dưới nước đầu tiên tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần phát triển ngành du lịch và thể dục thể thao thành phố. Trước đó, Cảng vụ hàng hải Cần Thơ đã chấp thuận cho Công ty Cổ phần Du lịch Sông Hậu sử dụng vùng nước được giới hạn bởi các điểm M1, M2, M3, M4, M5, nằm cận kề khu bãi cát thuộc phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ để làm khu vui chơi giải trí dưới nước. Khu vui chơi giải trí dưới nước Bãi Cát dài 1.200m, rộng 400m, được đầu tư nhiều tỉ đồng xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi, thể thao, giải trí của người dân Cần Thơ và khách du lịch. Nơi đây sẽ diễn ra các họat động thể thao như chèo thuyền kayak, lướt ván buồm, thuyền buồm, lướt ván wakeboard, nhảy dù, kéo phao chuối, mô tô nước 1 người, mô tô nước 2 người… Câu lạc bộ sẽ mở cửa 8 giờ mỗi ngày, giá vé các họat động thể thao chỉ từ 20.000 Đoàn khách CHLB Đức "xông đất" Hội An Vào lúc 9 giờ 30 phút ngày 01/01/2014, Sở VHTTDL Quảng Nam phối hợp với UBND thành phố Hội An tổ chức đón đoàn khách du lịch quốc tế đầu tiên xông đất Di sản Hội An tại khu vực Chùa Cầu. Đoàn gồm 24 du khách đến từ CHLB Đức. Tại khu vực Chùa Cầu, Ban Tổ chức đã tặng quà cho những vị du khách đầu tiên này. Bên cạnh đó, Ban Tổ chức đã tổ chức nhiều tiết mục biểu diễn văn nghệ đậm chất văn hoá Việt để du khách có thể đắm mình vào những giai điệu. Đặc biệt, Trung tâm văn hóa Hội An đã tổ chức cho du khách cùng chơi trò chơi dân gian Bài Chòi. Được tham dự trò chơi dân gian và trước thái độ nhiệt tình cùng những món quà bất ngờ từ Ban Tổ chức, ông Stefan (du khách Đức) chia sẻ: Thật bất ngờ khi chúng tôi vinh dự là những người đầu tiên của năm 2014 đến thăm Di sản thế giới Hội An. Chúng tôi đã cảm nhận được tấm thịnh tình các bạn dành cho du khách. Cảm ơn các bạn, chúc mừng năm mới! Năm 2013, ngành du lịch Quảng Nam đã đạt được một số kết quả tích cực. Tổng lượt khách tham quan lưu trú đồng/lượt/người, áp dụng chung cho mọi đối tượng gồm người lớn, trẻ em, khách nước ngoài... Ngoài các họat động thể thao dưới nước, Câu lạc bộ sẽ mở của miễn phí cho các họat động thể thao trên cạn như bóng chuyền bãi biển, bóng rổ, bi sắt, bóng đá mini. Trong tương lai, Câu lạc bộ thể thao dưới nước Bãi Cát sẽ diễn ra nhiều hoạt động thể thao tầm cỡ quốc gia, là điểm nhấn du lịch thú vị của TP. Cần Thơ nói chung và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. n.anh ước đạt 3,4 triệu lượt khách, tăng gần 12% so với năm 2012, trong đó: khách quốc tế khách quốc tế ước đạt 1,6 triệu lượt (tăng 19%), khách nội địa ước đạt 1,8 triệu lượt (tăng 22 %). Doanh thu du lịch ước đạt 1.800 tỷ đồng, tăng gần 24% so với năm 2012. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 170 cơ sở lưu trú với 5.300 phòng, trong đó có 2.817 phòng đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao. Toàn tỉnh hiện có 43 đơn vị kinh doanh lữ hành và vận chuyển, trong đó: có 15 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 24 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa và 4 chi nhánh, văn phòng đại diện công ty lữ hành đặt tại Hội An. nguyễn Sơn số 1058 l 09.01.2014 15
  • 16. Sự kiện vấn đề Giải Quần vợt các cây vợt xuất sắc Việt Nam năm 2013 Sau 7 ngày tranh tài, Giải Quần vợt các cây vợt xuất sắc Việt Nam năm 2013 - Cup Vietravel đã khép lại chiều 31/12 tại TP. Hồ Chí Minh. Hai chức vô địch đơn nam và đơn nữ của Giải đều thuộc về các tay vợt chủ nhà là Nguyễn Hoàng Thiên và Huỳnh Phương Đài Trang. Ở giải nam, Nguyễn Hoàng Thiên đã thể hiện sự vượt trội tại giải năm nay. Đây là chức vô địch rất xứng đáng của Hoàng Thiên, khi trước đó anh đã xuất sắc đánh bại hai người đàn anh là Đỗ Minh Quân ở vòng bảng và Lê Quốc Khánh ở bán kết. Dù thất bại trong trận chung kết, nhưng đây vẫn là giải đấu thành công của tay vợt trẻ Trịnh Linh Giang, khi trước đó anh không được đánh giá cao. Cùng giành hạng ba nội dung đơn nam là hai tay vợt Lê Quốc Khánh (TP Hồ Chí Minh) và Phạm Minh Tuấn (Đà Nẵng). Trước đó, ở nội dung đơn nữ, các tay vợt thành phố Hồ Chí Minh tỏ rõ sự vượt trội khi giành 4 vị trí cao nhất của giải. Trong trận chung kết, tay vợt Huỳnh Phương Đài Trang đã dễ dàng vượt qua Trần Thị Tâm Hảo và bảo vệ thành công chức vô địch giải đấu mà không thua bất cứ một sét nào. Có thể nói, hiện tại Đài Trang hầu như không có đối thủ ở các Giải trong nước. Vị trí thứ ba nội dung đơn nữ thuộc về hai tay vợt Tâm Hảo và Phi Khanh. Sự xuất sắc của các tay vợt trẻ ở nội dung đơn nam tại giải lần này là một tín hiệu tốt cho quần vợt Việt Nam. Sau giải đấu, các tay vợt xuất sắc sẽ được tuyển chọn tập trung đội tuyển để chuẩn bị cho giải Davis Cup nhóm II (đồng đội nam) và Fed Cup nhóm II (đồng đội nữ), diễn ra vào tháng 02/2014. t.Lực Hà Nội khen thưởng VĐV, HLV giành huy chương tại SEA Games 27 Chiều 02/01, tại Hà Nội, Thành ủy Hà Nội tổ chức gặp mặt và khen thưởng các vận động viên, huấn luyện viên người Hà Nội giành huy chương tại SEA Games 27. Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị chủ trì cuộc gặp mặt. Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đánh giá cao thành tích của các vận động viên, huấn luyện viên của thành phố tại SEA Games 27. Các vận động viên đã thể hiện tinh thần thi đấu với quyết tâm cao. Đặc biệt, nhiều vận động viên trước khi chiến thắng trên sân đấu đã chiến thắng những khó khăn của hoàn cảnh bản thân, gia đình để tập luyện và thi đấu. Bí thư Thành ủy nhấn mạnh, tinh thần thi đấu của các vận động viên rất đáng tự hào và là tấm gương chung cho tất cả mọi người. Mỗi tấm huy chương, nhất là Huy chương Vàng các vận động viên giành được không chỉ đem vinh quang cho cá nhân vận động viên và gia đình, còn có ý nghĩa quảng bá rất quý đối với Thủ đô và đất nước. Bí thư Thành ủy chúc các vận động viên, huấn luyện viên tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong tập luyện và thi đấu, giành được nhiều thành tích cao hơn nữa. Sau khi Thành ủy vận động tài trợ khen thưởng cho vận động viên, huấn luyện viên, đã có 3 doanh nghiệp ủng hộ 700 triệu đồng. Với quỹ tiền thưởng trên, Thành ủy Hà Nội đã quyết định mức thưởng cao nhất là 10 triệu đồng đối với Huy chương Vàng cá nhân vận động viên; mức thưởng thấp nhất là 2 triệu đồng cho một Huy chương Đồng đồng đội. pV Giải Đua thuyền truyền thống TP Hồ Chí Minh chào năm mới Trong hai ngày 30 và 31/12, Giải Đua thuyền truyền thống thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc trên kênh Tàu Hũ - Bến Nghé. Đây là giải đấu chào mừng năm mới 2014, do Ban Tổ chức các ngày lễ lớn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Giải năm nay có sự tham gia của 406 vận động viên đến từ 32 đội thuộc các quận, huyện và lực lượng 16 số 1058 l 09.01.2014 vũ trang trên địa bàn thành phố. Các đội tranh tài trên thuyền truyền thống (thuyền rồng) ở 4 nội dung: 500m thuyền 10 người nam, 500m thuyền 10 người nữ, 500m thuyền 20 người nam, 500m thuyền 10 người hỗn hợp (6 nam, 4 nữ). Tuy là Giải phong trào, nhưng cuộc đua đã thu hút đông đảo người dân thành phố theo dõi và cổ vũ ở dọc hai bên bờ kênh Tàu Hũ - Bến Nghé. Ông Mai Bá Hùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Giải là dịp để khơi dậy phong trào tập luyện và thi đấu môn đua thuyền truyền thống ở thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Đồng thời, thông qua hoạt động này, các đơn vị sẽ có dịp giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của nhau về phát triển thể thao phong trào. n.anh
  • 17. thông tin trao đổi Vào dịp kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12) năm nay, dân số Việt Nam cán mốc quan trọng và ý nghĩa khi đạt ngưỡng 90 triệu, trở thành nước đông dân thứ 14 trên thế giới và thứ 3 Đông Nam Á (sau Philippines và Indonesia). Cảm xúc về mốc 90 triệu người nêu trên, lẫn lộn cả niềm vui và nỗi lo. Vui vì những thành tựu về phát triển kinh tếxã hội của đất nước, về chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng được cải thiện hơn. Càng vui hơn khi Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 về việc lấy tháng 12 hằng năm là Tháng hành động quốc gia về dân số. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ một lần nữa nhắc nhở các cấp, các ngành, mỗi cá nhân, gia đình và cả cộng đồng cần nhận thức sâu sắc rằng, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; là yếu tố cơ bản nâng cao chất lượng cuộc sống của con người... Cũng thêm một niềm vui khi ông Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) thông tin rằng, nước ta đang ở trong giai đoạn dân số vàng, tức là cứ 2 người lao động mới có 1 người phụ thuộc, và giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng gần một phần ba thế kỷ nữa. Những kết quả trên cho thấy, Việt Nam đã tiếp cận được mục tiêu duy trì mức sinh thấp hợp lý, tiến tới ổn định quy mô dân số, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bổ dân số được nêu trong Chiến lược Dân số Chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn áp lực “dân số vàng” 2011-2020 - một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội bền vững của đất nước. Đó cũng là kết quả của hơn 10 năm toàn xã hội kiên trì thực hiện Pháp lệnh về Dân số, 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và hơn 50 năm thực hiện chương trình Dân số Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam... Nói vậy, nhưng cũng chất chứa nhiều nỗi lo khi dân số tăng. Đó là chênh lệch giới tính tăng cao, dân số phân bố không đều, nhiều lao động chưa qua đào tạo nghề, nguồn nhân lực cao còn hạn chế, tuổi thọ trung bình tăng lên nhưng tuổi thọ bình quân khỏe mạnh thấp hơn nhiều nước, chỉ số phát triển con người tăng nhưng thứ hạng so với các nước không thay đổi, tốc độ già hóa dân số được dự báo ở mức cao trong vòng nửa thế kỷ tới… Bất chợt, liên tưởng tới quyết định được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành cách đây ít ngày (kèm theo bộ chỉ số liên quan của Việt Nam dựa theo tiêu chuẩn của Liên hợp quốc và 6 mục tiêu bổ sung của Việt Nam) đã cho thấy, già hoá dân số tuy không phải là một gánh nặng, nhưng nó sẽ làm cho gánh nặng kinh tế xã hội trở nên nghiêm trọng hơn nếu không có những bước chuẩn bị và thực hiện các chiến lược, chính sách thích ứng. Nói cách khác, dân số tăng, cũng đồng nghĩa áp lực sẽ tăng từ nhiều phía. Đó là các vấn đề về phúc lợi xã hội, cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế… lĩnh vực nào cũng đứng trước thực trạng quá tải, chưa đáp ứng kịp với tốc độ tăng dân số nhanh. Bên cạnh đó, kinh tế vẫn chưa thực sự phục hồi, kéo theo tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp gia tăng, số hộ nghèo biến động... Ngay cả một số lĩnh vực mà chúng ta đã đạt được trong thời gian qua chưa thể hiện rõ tính bền vững. Tỷ lệ nghèo đã giảm nhưng đã xuất hiện những dạng nghèo mới; việc chăm sóc bà mẹ và trẻ dưới 5 tuổi có thành tựu đáng ghi nhận, nhưng nảy sinh mối quan ngại trong lĩnh vực chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi. Vấn đề bình đẳng giới tuy được cải thiện, nhưng tâm lý “trọng nam khinh nữ” vẫn còn hằn sâu trong nếp nghĩ của nhiều người dẫn đến việc lựa chọn giới tính thai nhi, gây nguy cơ mất cân bằng về giới tính… Thời kỳ “dân số vàng” tạo ra không ít cơ hội, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức, nhất là tạo áp lực cho việc hoạch định chính sách phát triển của đất nước. Vấn đề đặt ra, phải làm thế nào để tận dụng được những cơ hội của thời kỳ “cơ cấu vàng” mới là quan trọng. Có lẽ, cần tiếp thu các bài học kinh nghiệm của các nước, những thành công và chưa thành công về công tác dân số, trên cơ sở thực tiễn phát triển về kinh tế-xã hội của nước ta... Có vậy mới hy vọng giải quyết được những thách thức đặt ra đối với công tác dân số trong giai đoạn hiện nay. thế hùng LịCH DIễN THáNG 01/2014 CủA NHà HáT KịCH VIệT NAM Ngày V di n a i m 04 “Tai bi n” Nhà V n hóa H i D ng 14 “Nhân danh công lý” Cung Thi u nhi Hà N i 15 Hàng xóm chung c Nhà V n hóa C u Gi y (Hà N i) Hàng xóm chung c Nhà V n hóa H ng Yên “Nhân danh công lý” Nhà V n hóa qu n Tây H 20 “Tai bi n” Nhà V n hóa Thái Nguyên 21 “Tai bi n” Nhà V n hóa C u Gi y (Hà N i) 24 “Nhân danh công lý” Nhà V n hóa B c Giang 19 (Hà N i) số 1058 l 09.01.2014 17