SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
bộ văn hóa, thể thao và du lịch

Nhà hát Ca Múa Nhạc
dân gian Việt Bắc tổ chức
Lễ Kỷ niệm 60 năm
Ngày Thành lập
Ngày 07/12, Nhà hát Ca Múa Nhạc
dân gian Việt Bắc đã long trọng tổ
chức Lễ Kỷ niệm 60 năm Ngày Thành
lập (1953-2013).
Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm, Bộ
trưởng Hoàng Tuấn Anh nhiệt liệt chúc
mừng những thành tích mà tập thể cán
bộ, diễn viên Nhà hát đạt được trong
60 năm qua. Đồng thời, mong muốn
Nhà hát không ngừng đổi mới, tìm tòi,
sáng tạo, làm phong phú thêm nét văn
hóa các dân tộc Việt Nam, góp phần
tích cực vào công cuộc xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc.
(Xem tiếp trang 3.)

Phát hành Thứ năm hằng tuần

Số 1054 ngày 12/12/2013

Vinh danh và trao Giải thưởng Du lịch Việt Nam
năm 2012
Chiều 04/12, tại khách sạn Grand Plaza Hà Nội, Tổng cục Du lịch phối
hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức lễ vinh danh và trao tặng Giải
thưởng Du lịch Việt Nam năm 2012. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã tới dự.
Giải thưởng Du lịch Việt Nam là danh hiệu cao quý nhất của ngành Du lịch
Việt Nam nhằm tôn vinh doanh nghiệp lữ hành, khách sạn và doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ du lịch đã đóng góp tích cực vào thành công của ngành
Du lịch Việt Nam.
(Xem tiếp trang 9)

"Đờn ca tài tử Nam bộ" được
công nhận là di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại

- Trình Thủ tướng Chính phủ
xếp hạng di tích quốc gia
đặc biệt đợt IV
(Tr.5)
Thứ trưởng Lê Khánh Hải
tham dự Hội nghị Bộ trưởng
Thể thao ASEAN
(Tr.2)
- Thúc đẩy hợp tác văn hóa
Việt Nam - Đan Mạch
(Tr.6)
- Trình Thủ tướng Chính phủ
Đề án “Tổ chức các hoạt động
nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc
20 tháng 3 hằng năm”
(Tr.3)

Ảnh: C.T.V

trong số này

Biểu diễn Đờn ca tài tử cho khách du lịch

Tại phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa
phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Baku (Cộng hòa Azerbaijan) ngày 05/12, “Đờn ca
tài tử Nam Bộ” đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại (số phiếu bầu đạt 100%). Đờn ca tài tử Nam bộ
được vinh danh với những tiêu chí nổi bật sau: Loại hình nghệ thuật này do cộng
đồng cư dân 21 tỉnh/thành miền Nam Việt Nam tạo ra, được coi là một phần bản
sắc của họ và được trao truyền từ đời này qua đời khác, được bảo đảm tính tiếp
nối liên tục.
(Xem tiếp trang 7)
quản lý nhà nước

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp Đại sứ Cuba - Herminio Lopez Diaz
Chiều 03/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh đã tiếp Đại sứ Cuba Herminio Lopez Diaz đến chào xã
giao nhân dịp nhận nhiệm vụ công tác
tại Việt Nam.
Phát biểu tại buổi tiếp, Đại sứ
Herminio Lopez Diaz nhấn mạnh, hợp
tác văn hóa là một trong những hợp tác
quan trọng, thông qua trao đổi văn hóa
sẽ giúp Nhân dân Cuba và Nhân dân
Việt Nam càng gắn bó với nhau hơn.
Đại sứ Herminio Lopez Diaz bày tỏ
mong muốn trong thời gian tới, hai bên
sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ
hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, thể

thao và du lịch để xứng tầm với quan
hệ chính trị của hai nước.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng
định Việt Nam sẵn sàng hợp tác để thúc
đẩy mối quan hệ hợp tác văn hóa, thể
thao và du lịch giữa hai nước. Bộ
trưởng đánh giá cao các hoạt động hợp
tác trao đổi trong các lĩnh vực văn hóa,
thể thao và du lịch giữa hai nước thời
gian qua. Hàng năm hoặc 02 năm/lần,
Bộ VHTTDL mời các đoàn nghệ thuật
của Cuba tham dự Festival Huế, Liên
hoan Múa rối quốc tế, Liên hoan Xiếc
quốc tế, và Liên hoan Phim quốc tế tổ
chức tại Hà Nội. Việt Nam đã tổ chức

Thứ trưởng Lê Khánh Hải tham dự Hội nghị
Bộ trưởng Thể thao ASEAN
Sáng ngày 05/12, tại Vientiane
(Lào), Hội nghị Bộ trưởng Thể thao
ASEAN (AMMS) lần thứ hai đã chính
thức khai mạc. Thứ trưởng Bộ
VHTTDL Lê Khánh Hải đại diện cho
đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.
Hội nghị nhằm đánh giá lại công
việc mà AMMS thực hiện trong 02 năm
qua và trao đổi kinh nghiệm, cơ chế
định hướng phù hợp nhằm giúp thể thao
các nước ASEAN giành được nhiều
thành quả hơn nữa trên đấu trường quốc
tế trong thời gian tới. Tại Hội nghị, thay
mặt cho Đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Bộ
VHTTDL Lê Khánh Hải đã nêu bật
những cố gắng của Việt Nam trong việc

thực hiện những chính sách phát triển
thể thao và tích cực chuẩn bị tổ chức Đại
hội Thể thao Bãi biển Châu Á (Asian
Beach Games) lần thứ 5 trong năm 2016
và Đại hội Thể thao Châu Á (ASIAD)
lần thứ 18 trong năm 2019. Việt Nam
đang nỗ lực hết mình trong việc xây
dựng cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân
lực để hướng tới những kỳ đại hội thành
công. Thứ trưởng đánh giá cao những
hoạt động mà AMMS đã thực hiện
trong thời gian qua, bày tỏ mong muốn
thông qua các kỳ họp AMMS, các Hội
nghị quan chức cấp cao (SOMS) từng
bước đề xuất sửa đổi điều lệ SEA
Games nhằm nâng cao thành tích thể

Tuần Văn hóa Việt Nam tại Cuba,
đồng thời ủng hộ Cuba tổ chức sự kiện
văn hóa tại Việt Nam. Bộ VHTTDL
phối hợp với UBND tỉnh Thừa ThiênHuế tổ chức Festival Huế, nhân dịp
này Việt Nam mời đoàn nghệ thuật
Cuba sang tham dự Festival. Về du
lịch, do khoảng cách địa lý xa xôi và
chưa có đường bay trực tiếp, nên
lượng khách du lịch giữa hai nước còn
hạn chế, chủ yếu là công vụ và học tập.
Trong thời gian tới, hai bên cần trao
đổi và bàn bạc để thúc đẩy hợp tác về
du lịch.
t.Hợp
thao của khu vực Đông Nam Á.
Hội nghị đã ra tuyên bố Vientiane,
trong đó thống nhất thúc đẩy thể thao
như là một công cụ để nâng cao nhận
thức của cộng đồng ASEAN với mục
đích thống nhất và đoàn kết giữa các
quốc gia và người dân ASEAN; chia sẻ
kinh nghiệm, kỹ thuật trong việc thành
lập Giải bóng đá ASEAN; ủng hộ việc
thành lập những trung tâm hỗ trợ tập
luyện thể thao; phát huy những yếu tố
cộng đồng trong việc phát triển thể thao
cũng như mở thêm không gian, môi
trường có điều kiện thích hợp cho tất cả
các lứa tuổi và trình độ tập luyện... thúc
đẩy thể thao ASEAN từng bước phát
triển như mong muốn, góp phần xây
dựng khối ASEAN ngày càng phồn
t.Hợp
thịnh...

Kế hoạch tổ chức tổng kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội
năm 2013
Ngày 04/12/2013, Bộ VHTTDL
đã ban hành Kế hoạch số 4432/KHBVHTTDL về việc tổ chức tổng kết
công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm
2013. Việc tổ chức Hội nghị nhằm
mục đích đánh giá công tác tổ chức và
quản lý lễ hội năm 2013, rút ra những
bài học kinh nghiệm để quản lý và tổ
chức lễ hội tốt hơn; Đề xuất những

2

số 1054 l 12.12.2013

giải pháp có tính cấp thiết và lâu dài
nhằm tổ chức và quản lý lễ hội theo
đúng quy định của Đảng, Nhà nước và
phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội
hiện nay.
Hội nghị được tổ chức đồng thời tại
ba điểm cầu là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.
Hồ Chí Minh vào ngày 12/12/2013
bằng hình thức trực tuyến. Nội dung tổ

chức Hội nghị được chuẩn bị kỹ trên
cơ sở tổng hợp báo cáo đánh giá của
các địa phương. Kế hoạch cũng nêu rõ,
việc tổ chức Hội nghị cần đảm bảo yêu
cầu thiết thực, tiết kiệm, tránh phô
trương lãng phí, đáp ứng yêu cầu công
tác quản lý và tổ chức lễ hội trong tình
hình hiện nay.
H.Quân
quản lý nhà nước

Trình Thủ tướng Chính phủ Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân
Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm”
Bộ VHTTDL vừa có Tờ trình số
278/TTr-BVHTTDL trình Thủ tướng
Chính phủ về Đề án “Tổ chức các hoạt
động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc
20 tháng 3 hằng năm” (đề án do Bộ
VHTTDL chủ trì, phối hợp với các Bộ:
Lao động-Thương bình và Xã hội,
Ngoại giao, Trung ương Hội LHPN
Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã
hội Việt Nam và các cơ quan liên quan
xây dựng).
Mục tiêu của Đề án nhằm nâng cao
nhận thức của các cấp, ngành, tổ chức,
cá nhân, gia đình, toàn xã hội về Ngày
Quốc tế Hạnh phúc để từ đó có hành
động cụ thể, thiết thực xây dựng gia
đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc;
Tăng cường sự tham gia, phối hợp chặt
chẽ, đồng bộ của các cấp, ngành, các
tầng lớp nhân dân và sự hợp tác, giúp
đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và

ngoài nước đối với các hoạt động
hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc.
Các hoạt động của Đề án bao gồm:
Tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng; Tuyên truyền trực
quan, cổ động; Tổ chức mít tinh, hội
thảo, hội nghị, tập huấn, tọa đàm, diễn
đàn, cuộc thi, hội thi, các sự kiện văn
hóa, thể thao, du lịch và các hình thức
phù hợp khác; Tổ chức biểu dương các
tập thể, cá nhân có đóng góp xuất sắc
trong việc xây dựng gia đình hạnh
phúc, cộng đồng hạnh phúc, giúp đỡ,
đem lại hạnh phúc cho nhiều người và
trong việc tổ chức thực hiện Đề án.
Thời gian thực hiện Đề án trong 5 năm
(từ năm 2014 đến năm 2018) trên
phạm vi toàn quốc.
Việc ban hành Đề án là hết sức cần
thiết nhằm nâng cao nhận thức của
nhân dân về hạnh phúc để từ đó bằng

hành động cụ thể góp phần thực hiện
các mục tiêu phát triển đất nước; góp
phần nâng cao hiệu quả triển khai thực
hiện các chủ trương, chính sách của
Đảng, đặc biệt là về an sinh xã hội, xây
dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh
phúc. Đồng thời, cụ thể hóa hoạt động
thực hiện Nghị quyết của Liên hợp
quốc về Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Tuy
nhiên, để xã hội hóa các hoạt động
hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc,
huy động được mọi tầng lớp nhân dân
tham gia hoạt động vì hạnh phúc của
gia đình, cộng đồng, Bộ VHTTDL cũng
đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét,
ban hành quyết định về việc tổ chức các
hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế
Hạnh phúc và công bố Quyết định vào
ngày 20/3/2014 - năm đầu tiên Việt
Nam chính thức tổ chức các hoạt động
H.Quân
Ngày Hạnh phúc.

Nhà hát Ca Múa Nhạc dân gian Việt Bắc...

(Tiếp theo trang 1)

đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Việt
Bắc, biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính
trị, nhân dân trong nước và giao lưu đối
ngoại với các nước trên thế giới.
Những năm qua, Nhà hát đã tổ
chức được hàng nghìn đêm diễn chủ
yếu là các làng, bản miền núi, vùng
sâu, vùng xa. Xác định rõ đối tượng
phục vụ là đồng bào các dân tộc thiểu
số, trong quá trình xây dựng chương
trình, tiết mục, Nhà hát luôn chú trọng
đến sự đa dạng, phong phú, nhưng phù
hợp với trình độ thẩm mỹ và nhu cầu
thưởng thức của số đông khán giả.

Không chỉ là những làn điệu dân ca,
dân vũ vùng Việt Bắc, Tây Bắc, Nhà hát
còn dàn dựng các tiết mục ca múa nhạc
của các dân tộc Tây Nguyên, Chăm,
Khmer… tạo cho khán giả sự cảm nhận
đa dạng về vốn nghệ thuật dân gian của
các dân tộc Việt Nam. Trong xu thế
giao lưu, hội nhập, Nhà hát còn thực
hiện các chuyến lưu diễn tại một số
nước trên thế giới như: Trung Quốc,
Malaysia, Brunây, Thái Lan và các
nước Châu Âu, Châu Phi và được khán
giả nước ngoài nhiệt liệt hoan nghênh.
L.KHánH

Tổ chức Tuần lễ phim Việt Nam - Trung Quốc

Nam và “Mất tích ở Thái Lan”, “Mười
hai con giáp”, “Đường Sơn đại địa
chấn” của Điện ảnh Trung Quốc. Cục
Điện ảnh có trách nhiệm kiểm duyệt
nội dung phim, tài liệu liên quan, đảm
bảo thông tin tuyên truyền, quảng bá
phù hợp với các quy định liên quan của
Việt Nam.
M.Huệ

Thừa ủy quyền của Chủ tịch Nước,
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Hoàng Tuấn Anh đã trao Huân
chương Lao động Hạng Ba cho Nhà
hát Ca Múa Nhạc dân gian Việt Bắc.
60 năm qua, Nhà hát Ca múa nhạc
dân gian Việt Bắc đã trải qua nhiều khó
khăn. Từ 13 thành viên của Đội Văn
công Liên khu Việt Bắc, phương tiện
kỹ thuật thiếu thốn, máy phát điện
không đủ chiếu sáng, đến nay Nhà hát
đã có hơn 80 cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên
có chức năng, nhiệm vụ sưu tầm và xây
dựng chương trình nghệ thuật mang

Bộ VHTTDL vừa có Quyết định số
4255/QĐ-BVHTTDL tổ chức Tuần lễ
phim Việt Nam - Trung Quốc. Tuần
phim do Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp
với Chính phủ thành phố Bằng Tường
tổ chức “Tuần lễ phim Việt Nam -

Trung Quốc” tại thành phố Bằng
Tường, Tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Các bộ phim được trình chiếu trong
“Tuần lễ phim Việt Nam - Trung
Quốc” gồm: “Chơi vơi”, “Mùi cỏ
cháy”, “Cát nóng” của Điện ảnh Việt

số 1054

l

12.12.2013

3
Sựquảnvấn đề nước
kiện lý nhà

VăN BảN MớI
- Ngày 29/11/2013, Bộ
VHTTDL đã ban hành Quyết định
số 4226/QĐ-BVHTTDL về việc
thành lập Ban Soạn thảo và Tổ
Biên tập Đề án “Thí điểm đặt
cược thể thao” do Thứ trưởng
Huỳnh Vĩnh Ái làm Trưởng Ban,
ông Vương Bích Thắng Tổng cục
trưởng Tổng cục Thể dục thể thao
làm Phó Trưởng Ban thường trực,
ông Hồ Việt Hà - Vụ trưởng Vụ
Kế hoạch, Tài chính làm Phó
Trưởng Ban và 08 Ủy viên.
- Tại Quyết định số 4229/QĐBVHTTDL ngày 02/12/2013, Bộ
VHTTDL giao Nhà hát Tuổi trẻ
phối hợp với Công ty Cổ phần
Giới thiệu Văn hóa Nghệ thuật
Đông Đô tổ chức chương trình
nghệ thuật “VietNam Dream Giấc mơ Việt” do nghệ sỹ Fan
Yang quốc tịch Canada, trình diễn
nghệ thuật bong bóng kết hợp với
nghệ thuật Chèo truyền thống của
Việt Nam.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 4248/QĐ-BVHTTDL
ngày 02/12/2013, giao Cục Nghệ
thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp

với Sở VHTTDL tỉnh Thừa ThiênHuế, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam,
Cục Hợp tác quốc tế và các đơn vị
có liên quan tổ chức “Liên hoan
Múa quốc tế-2014” vào tháng
4/2014, tại tỉnh Thừa Thiên-Huế.
- Tại Quyết định số 4280/QĐBVHTTDL ngày 04/12/2013, Bộ
VHTTDL giao Học viện Âm nhạc
quốc gia Việt Nam chủ trì, phối
hợp với Đại sứ quán LB Nga tại
Việt Nam và Trung tâm Khoa học
và Văn hóa Nga tại Hà Nội tổ
chức chương trình Hòa nhạc do
các nghệ sĩ Dàn nhạc Dây thính
phòng (Học viện Âm nhạc quốc
gia Việt Nam) biểu diễn nhân dịp
kỷ niệm 20 năm Hiến pháp Liên
bang Nga. Thời gian 12/12/2013,
tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 4293/QĐ-BVHTTDL
ngày 05/12/2013, giao Cục Nghệ
thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp
với các đơn vị liên quan tổ chức
“Ngày hội Di sản nghệ thuật
truyền thống đã được UNESCO
vinh danh” vào ngày 18/12/2013
tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân

tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây,
Hà Nội).
- Ngày 05/12/2013 Bộ
VHTTDL ban hành Quyết định số
4294/QĐ-BVHTTDL, thành lập
Ban Chỉ đạo “Liên hoan Múa
quốc tế-2104” tại tỉnh Thừa
Thiên-Huế do Thứ trưởng Vương
Duy Biên làm Trưởng Ban, ông
Nguyễn Đăng Chương - Cục
trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
và ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch
Thường trực UBND tỉnh Thừa
Thiên-Huế làm Phó Trưởng Ban
và 02 Ủy viên.
- Tại Quyết định số 4295/QĐBVHTTDL ngày 05/12/2013, Bộ
VHTTDL thành lập Ban Tổ chức
“Liên hoan Múa quốc tế-2014” tại
tỉnh Thừa Thiên-Huế do ông Đào
Đăng Hoàn - Phó Cục trưởng Cục
Nghệ thuật biểu diễn làm Trưởng
Ban, ông Phan Tiến Dũng Giám
đốc Sở VHTTDL tỉnh Thừa
Thiên-Huế và ông Lê Ngọc
Cường, Phó Chủ tịch thường trực
Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam làm
Phó Trưởng Ban và 10 Ủy viên.
tHtt

Liên hoan Múa quốc tế - 2014
Tại Quyết định số 4266/QĐBVHTTDL ngày 03/12, Bộ
VHTTDL ban hành Quy chế tổ
chức “Liên hoan Múa quốc tế 2014”. Theo đó, các tác phẩm tham
dự Liên hoan Múa quốc tế - 2014
phải là các tác phẩm có chất lượng
nghệ thuật cao. Nội dung tư tưởng,
hình tượng nghệ thuật, thông điệp
của tác phẩm được thể hiện thông
qua các yếu tố như: cấu trúc tác
phẩm, kết cấu ngôn ngữ múa, xử lý
âm nhạc, xây dựng hình tượng nhân

4

số 1054 l 12.12.2013

vật, thủ pháp xử lý không gian, thời
gian, đạo cụ, kỹ thuật diễn xuất của
diễn viên.
Không hạn chế các tiết mục đã
tham gia và đạt giải thưởng trong
các kỳ Liên hoan, Hội diễn trước
đây, với điều kiện sử dụng trang
phục, hóa trang phù hợp với mục
đích, nội dung, hình tượng nghệ
thuật của tác phẩm, thuần phong
mỹ tục, truyền thống văn hóa của
từng vùng miền, dân tộc, quốc gia.
Khuyến khích các tác phẩm sáng

tác mới mang đậm bản sắc văn hóa
dân tộc của các quốc gia, phản ánh
chân thực, sâu sắc, sinh động cuộc
sống nhiều mầu sắc của xã hội và
con người; các tác phẩm có sự tìm
tòi, sáng tạo về hình thức thể hiện,
sự kết hợp với các loại hình nghệ
thuật khác làm phong phú hơn về
hình thức thể hiện cho tác phẩm
múa. Dự kiến Liên hoan được tổ
chức từ 15 đến 18/4/2014 tại tỉnh
Thừa Thiên-Huế.
M.Huệ
quản lý nhà nướcđề
Sự kiện vấn

Trình Thủ tướng Chính phủ xếp hạng
di tích quốc gia đặc biệt đợt IV
Ngày 03/12/2013, Bộ VHTTDL đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt
đợt IV cho 14 di tích, gồm:
1. Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh (các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước).
2. Di tích lịch sử Đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh, TP. Hà Nội).
3. Di tích lịch sử Đền Hát Môn (huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội).
4. Di tích lịch sử Khu di tích Nhà Trần tại Đông Triều (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh).
5. Di tích lịch sử Rừng Trần Hưng Đạo (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng).
6. Di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (huyện Vĩnh Linh và huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị).
7. Di tích lịch sử Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 (thị xã Quảng
Trị, huyện Hải Lăng và huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).
8. Di tích lịch sử Chiến thắng Chương Thiện (TP. Vị Thanh và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang).
9. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội).
10. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội).
11. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tây Đằng (huyện Ba Vì, TP. Hà Nội).
12. Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Bút Tháp (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
13. Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Dâu (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
14. Danh lam thắng cảnh Quần đảo Cát Bà (huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng).
tHu Hằng

Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên tiếp Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam
Sáng 04/12, tại Hà Nội, Thứ
trưởng Đặng Thị Bích Liên đã có
buổi tiếp Đại sứ Cộng hòa liên bang
Đức tại Việt Nam, bà Juttla Farasch.
Tại buổi tiếp, hai bên nhất trí cho
rằng, trong thời gian qua, mối quan
hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cộng
hòa liên bang Đức trên các lĩnh vực
văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình
đã có những bước phát triển mới.
Phía Đức đã tham gia nhiều sự kiện
văn hoá tổ chức tại Việt Nam, như:
Liên hoan phim Châu Âu, Liên hoan
phim khoa học và Liên hoan phim
tài liệu Châu Âu tại Việt Nam. Liên
hoan phim Đức tại Việt Nam được
tổ chức liên tục từ năm 2010 đến
2013 tại nhiều tỉnh/thành lớn (Hà
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ
Chí Minh, Cần Thơ) đã góp phần
giới thiệu đến người xem và những

người làm điện ảnh Việt Nam về
nghệ thuật điện ảnh của Đức.
Về đào tạo, các cơ sở đào tạo của
Đức thiết lập quan hệ đối tác với
một số trường, học viện trong hệ
thống ngành văn hóa, thể thao và du
lịch như Trường Đại học Sân khấuĐiện ảnh Hà Nội và Học viện Âm
nhạc quốc gia Việt Nam. Phía Đức
thường xuyên cử các chuyên gia
sang hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm,
góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy, học tập và trình độ của các
giảng viên, sinh viên Việt Nam.
Trong công tác bảo tàng và bảo
tồn di sản văn hóa, Đức đã hỗ trợ
Việt Nam thực hiện nhiều dự án
như: Bảo tồn phục hồi nội thất và
đào tạo kỹ thuật tại cung An Định
(Huế) giai đoạn 2002-2008, đào tạo
kỹ thuật và bảo tồn thử nghiệm tại

công trình Bửu Thành Môn và Bình
phong ở Lăng vua Tự Đức; đào tạo
kỹ thuật và bảo tồn tu sửa tại công
trình Tối Linh Từ (Phủ Nội vụ, Đại
Nội) năm 2011-2012 với phần kinh
phí tài trợ là hơn 91 nghìn Euro...
Đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ
của CHLB Đức trong lĩnh vực đào
tạo nguồn nhân lực và bảo tồn di sản
văn hóa, Thứ trưởng Đặng Thị Bích
Liên khẳng định, Bộ VHTTDL sẽ
đánh giá, tổng kết các dự án, thông
báo cho phía Đức để triển khai. Thứ
trưởng mong muốn thời gian tới, Việt
Nam và Đức sẽ có các hoạt động liên
kết, phối hợp giữa các Trường đại
học, đồng thời mong muốn phía Đức
sẽ hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn
nhân lực trong lĩnh vực Quay phim,
Chụp ảnh và Mỹ thuật…
Vp

số 1054

l

12.12.2013

5
quản lý nhà nước

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng
Chiều ngày 05/12, tại Hà Nội, Thứ
trưởng Hồ Anh Tuấn đã có buổi làm
việc với lãnh đạo UBND tỉnh Lâm
Đồng và các thành viên Ban Chỉ đạo,
Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia
2014 Tây Nguyên - Đà Lạt về công tác
chuẩn bị tổ chức sự kiện.
Ông Nguyễn Văn Hương, Giám
đốc Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng đã
báo cáo tiến độ công tác chuẩn bị tổ
chức Tuần Văn hoá - Du lịch 2013, sự
kiện mở đầu cho các hoạt động của
Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây
Nguyên - Đà Lạt, nêu rõ các công việc

đã thực hiện, trong đó đặc biệt nhấn
mạnh đến các nội dung Chương trình
Công bố Năm Du lịch quốc gia 2014
Tây Nguyên - Đà Lạt; Kỷ niệm 120
năm Đà Lạt hình thành và phát triển;
Festival Hoa Đà Lạt lần thứ V.
Tại buổi làm việc, các đồng chí
thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức
Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây
Nguyên - Đà Lạt đã đóng góp ý kiến
nhằm hoàn thiện chương trình, kịch
bản tổ chức Tuần Văn hoá - Du lịch
2013 (27-31/12/2013).
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ

trưởng Hồ Anh Tuấn khẳng định, Bộ
Văn hoá, Thể thao và Du lịch luôn ủng
hộ và dành sự quan tâm tối đa đối với
Lâm Đồng trong việc tổ chức sự kiện
lần này. Thứ trưởng đề nghị và giao các
Cục, Vụ liên quan phối hợp với Ban Tổ
chức và UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục
rà soát kỹ lưỡng các nội dung công
việc, đặc biệt là chương trình khai mạc,
đảm bảo tổ chức ấn tượng, hấp dẫn,
thành công, tạo đà cho các hoạt động
của Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây
Nguyên - Đà Lạt.
t.Hợp

Thúc đẩy hợp tác văn hóa Việt Nam - Đan Mạch
Chiều 05/12, tại Hà Nội, Thứ
trưởng Hồ Anh Tuấn đã tiếp ngài
John Nielsen, Đại sứ đặc mệnh toàn
quyền Vương quốc Đan Mạch tại
Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Hồ Anh
Tuấn đánh giá cao mối quan hệ hợp
tác giữa Việt Nam và Đan Mạch trên
các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du
lịch. Từ năm 1999 đến nay, Đan
Mạch có nhiều hình thức hợp tác, hỗ
trợ văn hóa Việt Nam trên nhiều lĩnh
vực như bảo tồn di sản, giao lưu văn
hóa, nghệ thuật đương đại… Đặc
biệt, nhân chuyến thăm của Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang vào tháng
9/2013, hai nước đã nâng cấp mối

quan hệ song phương lên đối tác toàn
diện và ký Tuyên bố chung về đối tác
toàn diện giữa Chính phủ Việt Nam
và Đan Mạch. Trong đó hợp tác văn
hóa là một lĩnh vực quan trọng có ý
nghĩa thúc đẩy sự hợp tác chung và
quan hệ hữu nghị giữa đất nước và
nhân dân hai nước.
Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn mong
muốn, trong thời gian tới hai bên sẽ
thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp
xúc đối thoại giữa các đoàn, mở rộng
chương trình hợp tác trên các lĩnh
vực mà Đan Mạch có thế mạnh như:
Bảo tàng, Mỹ thuật đương đại…
Tại buổi tiếp, Đại sứ John
Nielsen cũng khẳng định, Đan Mạch

sẵn sàng hợp tác với Việt Nam,
mong muốn trong thời gian tới, phía
Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa việc
thực hiện các nội dung đã được ký
kết trong hiệp định hợp tác văn hóa;
mở đường bay thẳng từ Việt Nam
đến Đan Mạch cũng như tăng cường
sự phối hợp cấp cơ quan văn hóa của
hai nước.
Ghi nhận những đề xuất của Đại
sứ, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn khẳng
định, Bộ VHTTDL sẽ đôn đốc các
đơn vị có liên quan triển khai tốt dự
án do Đan Mạch tài trợ, thông qua đó
đẩy mạnh quan hệ hợp tác văn hóa
giữa hai nước.
t.Hợp

Bình Thuận siết chặt quản lý hoạt động thể thao giải trí trên biển
Tỉnh Bình Thuận vừa ban hành
Quyết định quy định quản lý các vùng
hoạt động thể thao giải trí trên biển tại
địa bàn tỉnh, nhằm siết chặt quản lý các
hoạt động thể thao giải trí trên biển,
đảm bảo an toàn cho du khách và bảo
vệ nguồn lợi thủy sản.
Cùng với sự phát triển của ngành
du lịch Bình Thuận, các loại hình giải
trí thể thao trên biển ngày càng phong

6

số 1054 l 12.12.2013

phú. Tính đến nay Bình Thuận có trên
30 mô tô nước đang hoạt động trên
biển, tập trung chủ yếu tại thành phố
Phan Thiết. Bên cạnh đó, các loại hình
như: ca nô kéo dù, lướt ván buồm, lướt
ván diều, thuyền kayak… phát triển
khá nhanh.
Tuy nhiên, do thiếu các quy định
pháp lý cụ thể nên hoạt động kinh
doanh dịch vụ thể thao giải trí trên biển

vẫn còn lộn xộn, mất an toàn. Tình
trạng mô tô nước, ca nô kéo dù vào
trong khu vực bãi tắm gần bờ gây nguy
hiểm cho du khách thường xuyên xảy
ra. Việc chèo kéo khách, tranh giành
khách, giá cả không được niêm yết và
hoạt động trái phép đã gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hình ảnh đẹp của
ngành du lịch Bình Thuận.
(Xem tiếp trang 8)
quản lý nhà nướcđề
Sự kiện vấn

Thứ trưởng Vương Duy Biên tiếp Cố vấn đặc biệt
của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Thể thao
Sáng 06/12, tại trụ sở Bộ
VHTTDL, Thứ trưởng Vương Duy
Biên đã có buổi tiếp ông Wilfried
Lemke, Cố vấn đặc biệt về thể thao vì
hòa bình và phát triển của Tổng Thư ký
Liên hợp quốc (LHQ).
Tại buổi tiếp, ông Wilfried Lemke
khẳng định, LHQ luôn coi thể thao là
công cụ góp phần tăng cường các nỗ
lực xóa giảm đói nghèo và thúc đẩy
hòa bình trên toàn cầu, đồng thời có thể
thúc đẩy hoà nhập xã hội và các mô
hình trao quyền cho phụ nữ, vượt qua
những định kiến chủng tộc, giới và
nguồn gốc. Theo ông Wilfried Lemke,
thế giới đã chứng kiến sức mạnh của
thể thao khơi dậy tiềm năng của người
tàn tật và mở ra những con đường để

đoàn kết xã hội. Riêng ở Việt Nam,
LHQ rất quan tâm đến nền bóng đá,
trong đó chú trọng đặc biệt đến bóng
đá dành cho nhóm trẻ em chịu thiệt thòi
và những người có hoàn cảnh khó
khăn.
Ông Wilfried Lemke cho biết, hiện
tại, LHQ đang hỗ trợ triển khai Dự án
“Bóng đá cộng đồng tại Việt Nam”
(FFAV). Đây là Dự án phát triển hoạt
động bóng đá phong trào, không cạnh
tranh dành cho trẻ em từ 6 đến 15 tuổi,
với sự chú trọng đặc biệt đến nhóm trẻ
thiệt thòi và thúc đẩy sự phát triển của
bóng đá nữ. Ông Wilfried Lemke
mong muốn trong thời gian tới, LHQ
tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ từ
Chính phủ Việt Nam.

Thứ trưởng Vương Duy Biên
khẳng định, Việt Nam luôn ghi nhận sự
hỗ trợ của LHQ dành cho thể thao cộng
đồng tại Việt Nam. Đồng thời, xác định
xây dựng và phát triển nền thể dục, thể
thao với mục đích tăng cường sức khỏe
nhân dân, góp phần nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và tăng tuổi thọ của người
Việt Nam theo tinh thần vì sự nghiệp
dân cường, nước thịnh, hội nhập và
phát triển. Thứ trưởng nhấn mạnh, với
chức năng và nhiệm vụ của mình, Bộ
VHTTDL sẽ phối hợp cùng LHQ
nhằm triển khai hiệu quả nhất có thể
đối với các dự án.
n.H

"Đờn ca tài tử Nam bộ"...
Việc ghi nhận Di sản này vào
Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể
đại diện của nhân loại sẽ thúc đẩy sự
trao đổi giữa các cộng đồng với nhau,
các nhạc sĩ và các nhà nghiên cứu;
đồng thời cũng tăng cường nhận thức
về tầm quan trọng của di sản Đờn ca
tài tử Nam Bộ ở cấp độ địa phương
và quốc tế. Nhiều biện pháp cụ thể và
đa dạng đã được cộng đồng và quốc
gia cam kết nhằm bảo tồn tư liệu hóa,
chuyển giao, công nhận, phát huy giá
trị và tính liên tục của Đờn ca tài tử
Nam Bộ. Các chủ thể văn hóa và
cộng đồng thực hiện Đờn ca tài tử
Nam Bộ đã được tham vấn và cung
cấp đầy đủ thông tin về việc đề cử để
đưa vào Danh sách Di sản và họ đã
hoàn toàn tự nguyện đồng ý và ủng
hộ việc đề cử này. Đờn ca tài tử Nam
Bộ đã được Viện Âm nhạc Việt Nam
kiểm kê từ năm 2010 và đã được Bộ
VHTTDL đưa vào danh mục các Di
sản Văn hóa phi vật thể của Việt Nam
năm 2012.

Ðờn ca tài tử Nam bộ là một dòng
nhạc dân tộc của Việt Nam được hình
thành và phát triển từ cuối thế kỷ
XIX, là loại hình nghệ thuật dân gian
đặc trưng của vùng Nam bộ, được
sáng tạo trên cơ sở nhạc Lễ, nhạc
Cung đình, nhạc dân gian miền Trung
và miền Nam. Ðây là loại hình nghệ
thuật trình diễn phổ biến, bình dân,
tự phục vụ cá nhân và cộng đồng phù
hợp với điều kiện sống và phản ánh
tâm tư, tình cảm của người dân miền
Nam Việt Nam ở vùng miệt vườn,
sông nước.
Hồ sơ Đờn ca tài tử Nam Bộ
VHTTDL được công nhận là Di sản
Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân
loại trước hết là do bản thân Đờn ca
tài tử có giá trị đặc sắc bởi nó gắn
liền với đời sống tinh thần và các
phong tục tập quán văn hóa của nhân
dân Nam Bộ, được cộng đồng trân
trọng và liên tục lưu truyền từ ngàn
đời nay. Bên cạnh đó, đây cũng là sự
quyết tâm cao và nỗ lực cố gắng của

(Tiếp theo trang 1)
thành phố Hồ Chí Minh cùng các tỉnh
sở hữu di sản Đờn ca tài tử trong việc
đề cử hồ sơ; sự tham gia tích cực của
Viện Âm nhạc Việt Nam, các nhà
khoa học cùng các nghệ nhân trong
công tác xây dựng hồ sơ; và đặc biệt
là sự phối hợp hiệu quả của Bộ Ngoại
giao, Ủy ban Quốc gia UNESCO
Việt Nam và các cơ quan liên quan
trong công tác vận động cho hồ sơ.
Việc hồ sơ “Đờn ca tài tử Nam
Bộ” được UNESCO công nhận là Di
sản Văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại một mặt sẽ góp phần tăng
cường vị trí, vai trò của di sản đối với
xã hội, làm giàu thêm bức tranh đa
dạng văn hóa của Việt Nam và của
nhân loại, mặt khác sẽ làm cho cộng
đồng, những người thực hành di sản
nhận thức sâu sắc thêm về di sản của
mình để họ tự hào và tích cực hơn
trong công tác truyền dạy và vận
động lớp trẻ tham gia bảo vệ và phát
huy giá trị của Đờn ca tài tử.
H.Yến

số 1054

l

12.12.2013

7
quản lý nhà nước

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Mít tinh, diễu binh,
diễu hành kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Ngày 03/12/2013, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số
2349/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Mít
tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 60
năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
(07/5/1954-07/5/2014).
Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ
niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên
Phủ nhằm giới thiệu và khẳng định
những thành tựu to lớn của đất nước
dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí
Minh, tinh thần đại đoàn kết dân tộc và
sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt
Nam là nhân tố quyết định mọi thắng
lợi của cách mạng Việt Nam; Giáo dục
lòng yêu nước, truyền thống cách
mạng, tôn vinh các chiến công hiển
hách của quân đội, nhân dân ta và sự
hy sinh xương máu của các thế hệ đi
trước trong giai đoạn lịch sử đấu tranh

cứu nước, giải phóng dân tộc. Đồng
thời, khẳng định ý chí, quyết tâm của
toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đoàn
kết một lòng thực hiện thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
Theo Kế hoạch tổ chức các hoạt
động kỷ niệm 60 năm Chiến thắng
Điện Biên Phủ, 1 ngày trước Lễ kỷ
niệm, Chương trình nghệ thuật đặc
biệt sẽ được tổ chức vào 20h ngày
06/5/2014 tại Quảng trường Trung tâm
Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên.
Trước đó, vào tháng 3/2014 tại tỉnh
Điện Biên cũng sẽ diễn ra Hội thảo
khoa học với chủ đề “Chiến thắng
Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam
thời đại Hồ Chí Minh”.
Bộ VHTTDL xây dựng bộ phim tài
liệu 5 tập, đề tài Chiến thắng Điện
Biên Phủ; phim truyện nhựa “Sống

cùng lịch sử”. Ban Tuyên giáo Trung
ương chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị
liên quan xuất bản một cuốn sách về
Chiến thắng Điện Biên Phủ; Trung
ương Hội Cựu Chiến binh Việt Nam
tái bản sách “Âm vang Điện Biên”;
UBND tỉnh Điện Biên chủ trì, phối
hợp với cơ quan, đơn vị liên quan thực
hiện ấn phẩm “Âm nhạc Điện Biên Tây Bắc”. Đặc biệt, UBND tỉnh Điện
Biên chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo
Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đài
Truyền hình Việt Nam, Trung ương
Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Bộ
VHTTDL và các cơ quan, đơn vị liên
quan tổ chức sưu tầm, vận động trao
tặng, hiến tặng các kỷ vật, hiện vật, tư
liệu, tài liệu trong Chiến dịch Điện
Biên Phủ cho Bảo tàng Chiến thắng
Điện Biên Phủ.
n.H

Tổ chức Trại sáng tác nhiếp ảnh “Đại ngàn Tây Nguyên”
Bộ VHTTDL vừa giao Cục Mỹ
thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì,
phối hợp với các đơn vị tổ chức Trại
sáng tác nhiếp ảnh chủ đề “Đại ngàn
Tây Nguyên” trong Năm Du lịch quốc
gia Tây Nguyên - Đà Lạt 2014. Đồng
thời, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và
Triển lãm cũng sẽ chủ trì, phối hợp với
Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ
chức Triển lãm Ảnh nghệ thuật toàn
quốc lần thứ 27 năm 2014 tại TP Đà

Lạt, tỉnh Lâm Đồng và một số tỉnh,
thành phố khác.
Với chủ đề “Đại ngàn Tây
Nguyên”, Năm Du lịch quốc gia Tây
Nguyên - Đà Lạt 2014 do tỉnh Lâm
Đồng đăng cai tổ chức sẽ chính thức
khai mạc vào cuối tháng 12/2013 và
diễn ra trong suốt năm 2014, trong đó
tập trung cao điểm vào 3 khoảng thời
gian là đầu năm, dịp hè và cuối năm
với khoảng 45 sự kiện chính thức đã

Bình Thuận siết chặt quản lý ...
Theo Quyết định quy định quản lý
các vùng hoạt động thể thao giải trí trên
biển tại địa bàn tỉnh Bình Thuận, việc
kinh doanh dịch vụ thể thao giải trí trên
biển phải có giấy phép do UBND tỉnh
cấp. Các hoạt động thể thao giải trí trên
biển như: mô tô nước, dù kéo, lướt ván
dù… không được hoạt động trong bãi

8

số 1054 l 12.12.2013

tắm gần bờ, khu vực tàu thuyền thường
xuyên qua lại; phải hoạt động cách mép
bờ biển tối thiểu là 60m và tối đa là
650m. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã chỉ
đạo các Sở, ngành triển khai nhiều biện
pháp cứu hộ, cứu nạn; xây dựng các
trạm cứu nạn tại các bãi tắm thường
xảy ra tai nạn để ứng cứu kịp thời khi

được thống nhất và sẽ do Bộ VHTTDL
và 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk
Nông, Gia Lai, Kon Tum tổ chức. Một
số sự kiện tiêu biểu sẽ diễn ra trong
Năm 2014 như: Liên hoan nghệ thuật
thổ cẩm và trình diễn trang phục Tây
Nguyên; Diễn xướng dân gian văn hóa
các dân tộc; Liên hoan độc tấu và hòa
tấu nhạc cụ dân tộc; Tuần phim Việt
Nam và Triển lãm ảnh toàn quốc tại
Đà Lạt…
n.M
(Tiếp theo trang 6 )
có sự cố xảy ra. Tỉnh đẩy mạnh công
tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu
hộ, cứu nạn trên biển cho nhân viên
cứu hộ, khu du lịch, khách sạn trên địa
bàn tỉnh. Đối với các khu du lịch, phải
có biển báo độ sâu của biển và hồ bơi
bằng 3 thứ tiếng Việt, Anh, Nga.
Hồ tHanH
quản lý nhà nước

Vinh danh và trao Giải thưởng...
Danh sách Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2012:
10 Khách sạn 5 sao hàng đầu Việt Nam: Khách sạn Bến
Thành (TP. Hồ Chí Minh); Khách sạn Cửu Long (TP. Hồ Chí
Minh); Khách sạn Melia Hà Nội; Khách sạn Metropole (Hà
Nội); Vinpearl Resort Nha Trang (Khánh Hòa); Khách sạn
Sofitel Plaza (Hà Nội); Khách sạn New World Sài Gòn (TP. Hồ
Chí Minh); Khu nghỉ dưỡng Sixsenses Ninh Van Bay (Khánh
Hòa); Khu nghỉ dưỡng Ana Mandara (Khánh Hòa); Khách sạn
Grand Plaza (Hà Nội).
10 Khách sạn 4 sao hàng đầu Việt Nam: Khách sạn Hoàn
Cầu (TP. Hồ Chí Minh); Khách sạn Đệ Nhất (TP. Hồ Chí
Minh); Khách sạn Yasaka Sài Gòn-Nha Trang (Khánh Hòa);
Khu du lịch Làng tre-Mũi Né (Bình Thuận); Khách sạn Victoria
Hội An (Quảng Nam); Khách sạn Grand Palace (Bà Rịa-Vũng
Tàu); Khu nghỉ dưỡng Sài Gòn-Phú Quốc (Kiên Giang); Khách
sạn Sài Gòn-Hạ Long (Quảng Ninh); Khách sạn Hội An
(Quảng Nam); Khách sạn Saigon Morin (Thừa-Thiên Huế)
10 Khách sạn 3 sao hàng đầu Việt Nam: Khách sạn Thắng
Lợi (TP. Hồ Chí Minh); Khách sạn Viễn Đông (TP. Hồ Chí
Minh); Khách sạn Hòa Bình (Hà Nội); Khách sạn Cửu Long
(Cần Thơ); Khách sạn Đông Xuyên (An Giang); Khách sạn
Phương Bắc (TP. Hồ Chí Minh); Khách sạn Công đoàn Việt
Nam (Hà Nội); Khách sạn Festival (Thừa Thiên-Huế); Khách
sạn Nhà Cổ (Quảng Nam); Khách sạn Hàm Luông (Bến Tre)
10 Công ty lữ hành quốc tế hàng đầu đón khách du lịch vào
Việt Nam (Inbound): Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành
Saigontourist; Công ty CP Fiditour; Công ty CP Du lịch Việt
Nam- TP.HCM; Công ty CP Du lịch Việt Nam-Hà Nội; Công

(Tiếp theo trang 1)
ty CP Du lịch Hòa Bình-Việt Nam; Công ty TNHH Du lịch
H.I.S Sông Hàn Việt Nam; Công ty CP Du lịch ExotissimoViệt Nam; Công ty CP Du lịch Apex Việt Nam; Công ty TNHH
MTV Du lịch Trâu Việt Nam; Công ty TNNH MTV Dịch vụ
Du lịch Bến Thành
10 Công ty lữ hành quốc tế hàng đầu đưa khách đi du lịch
nước ngoài (Outbound): Công ty TNHH MTV Du lịch và
tiếp thị GTVT Việt Nam-Vietravel; Công ty TNHH MTV
Dịch vụ Lữ hành Saigontourist; Công ty CP Fiditour; Công
ty CP Du lịch Việt Nam- TP.HCM; Công ty CP Du lịch Việt
Nam-TP.HCM; Công ty CP Du lịch Việt Nam-Hà Nội; Công
ty CP Truyền thông Du lịch Việt; Công ty TNHH MTV Dịch
vụ Du lịch Bến Thành; Công ty Lữ hành Hanoitourist; Công
ty CP Hanoi Redtours; Công ty TNHH Thương mại Du lịch
Liên Bang.
10 Công ty lữ hành nội địa hàng đầu Việt Nam: Công ty
TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist; Công ty CP
Fiditour; Công ty TNHH MTV Du lịch và tiếp thị GTVT Việt
Nam-Vietravel; Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch Bến
Thành; Công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam; Công ty
TNHH Thương mại-tư vấn dịch vụ du lịch Văn hóa Việt; Công
ty CP Du lịch Việt Nam-Hà Nội; Công ty CP Truyền thông Du
lịch Việt; Công ty CP Du lịch Việt Nam-Vitours Đà Nẵng; Công
ty Lữ hành Hanoitourist
Hãng hàng không chuyên chở nhiều khách du lịch nhất:
VietNam Airlines
Hãng hàng không năng động nhất: Vietjet Air
tHtt

Ba Lan hỗ trợ đào tạo kỹ thuật bảo tồn
và trùng tu Bi Đình - Lăng Tự Đức
Ngày 04/12, tại thành phố Huế, đại
diện Đại sứ quán Ba Lan phối hợp với
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
tổ chức kết thúc khoá tập huấn chương
trình “Bảo tồn, trùng tu và đào tạo kỹ
thuật tại công trình Bi Đình - lăng Tự
Đức” và cấp giấy chứng nhận cho 24
học viên hoàn thành các chuyên đề đào
tạo chính liên quan đến phương pháp
bảo tồn các di tích bằng ngói, gạch và
vôi vữa truyền thống. Dự án có tổng
nguồn vốn tài trợ 39.586 USD từ
Chương trình Hợp tác phát triển của Ba
Lan và một phần vốn đối ứng của Trung
tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

Tiến sĩ - Kiến trúc sư Marek
Baranski, Trưởng nhóm chuyên gia đào
tạo cho biết, từ ngày 10/6/2013 đến nay,
các học viên tham dự khóa học được
trang bị kiến thức cơ bản về nâng cao
kỹ năng phân tích, đánh giá các nguy
cơ gây hại cho di tích do các chuyên gia
bảo tồn di sản văn hóa của Ba Lan
hướng dẫn trực tiếp, đồng thời nâng cao
khả năng lựa chọn giải pháp xử lý kỹ
thuật tại công trường đến các phương
pháp nghiên cứu, khảo sát, tư duy, lập
hồ sơ di tích và lập kế hoạch công việc
trong lĩnh vực bảo tồn, trùng tu di tích.
Bên cạnh phần lý thuyết, lập báo cáo hồ

sơ khoa học, các học viên còn được
thực hành trên thực địa tại di tích Bi
Đình - Lăng Tự Đức gồm các chuyên
đề liên quan đến phương pháp bảo tồn
các di tích bằng ngói, gạch, đá và vôi
vữa truyền thống. Qua đó, góp phần
tích cực giúp cho Trung tâm Bảo tồn Di
tích Cố đô Huế khôi phục diện mạo cổ
kính cho công trình nhà bia nói riêng và
khu vực lăng mộ Tự Đức nói chung.
Bi Đình - Lăng vua Tự Đức hiện có
tấm bia đá lớn nhất Việt Nam với bài
thơ của vua Tự Đức sáng tác nói về đức
tính khiêm nhường và nêu ra những lỗi
lầm của tự bản thân vua. Nhà bia và khu
vực lăng mộ của vua Tự Đức vì thế
luôn hấp dẫn và thu hút đông khách du
lịch đến tham quan, thưởng ngoạn.
Quốc Việt

số 1054

l

12.12.2013

9
quản lý nhà nước

Kết luận của Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên tại Hội nghị sơ kết
công tác tuyển sinh khối các trường VHNT năm 2013
Ngày 06/12/2013, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch đã có Thông báo số
4471/TB-BVHTTDL thông báo kết luận
của Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên tại
Hội nghị sơ kết công tác tuyển sinh khối
các trường VHNT năm 2013.
Theo nội dung kết luận, Thứ trưởng
Đặng Thị Bích Liên giao Vụ Đào tạo tiếp
thu ý kiến của các trường, điều chỉnh, bổ
sung và hoàn chỉnh báo cáo công tác
tuyển sinh năm 2013, đánh giá cụ thể hơn
kết quả một năm thực hiện thí điểm Đề
án Thi tuyển sinh riêng, báo cáo lãnh đạo
Bộ xem xét, gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Chuẩn bị các điều kiện để thành lập Hội
đồng Hiệu trưởng các khối ngành để tư
vấn giúp Bộ trưởng những vấn đề liên
quan đến phát triển ngành, phát triển các
trường và phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau, chia
sẻ nguồn lực giữa các trường.
Yêu cầu các trường đại học, cao đẳng
có nguyện vọng thi tuyển sinh riêng năm
2014 chủ động đề xuất, xây dựng Dự án,
đăng ký với Vụ Đào tạo. Trên cơ sở đó,
Vụ Đào tạo tổng hợp, báo cáo lãnh đạo
Bộ, đồng thời xây dựng kế hoạch làm
việc với lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc điều chỉnh một số nội dung
và mở rộng đối tượng các cơ sở đào tạo
Văn hóa nghệ thuật, Thể dục thể thao tiếp
tục thí điểm thi tuyển sinh riêng năm
2014.
Chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm
tiếp tục thực hiện đổi mới quản lý giáo
dục đại học giai đoạn 2013-2015: Yêu
cầu các cơ sở đào tạo thực hiện nghiêm
Công văn số 3504/BVHTTDL-ĐT ngày

25/9/2013 của Bộ VHTTDL về việc rà
soát tình hình giáo trình hiện có của nhà
trường; đề xuất giáo trình cần điều chỉnh,
xây dựng mới; phối hợp với các trường
cùng khối ngành, nhóm ngành để biên
soạn giáo trình dùng chung. Đến năm
2015, tất cả các chương trình đào tạo tại
các trường đều có đủ giáo trình phục vụ
đào tạo cho tất cả các môn học, thực hiện
dưới các hình thức: tổ chức biên soạn, lựa
chọn, mua bản quyền của nước ngoài,
dịch và in ở trong nước. Không đưa vào
chương trình đào tạo các môn học chưa
có giáo trình phục vụ đào tạo.
Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg
ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về việc triển khai Kết luận số 51KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế.
Đổi mới căn bản việc phát triển đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
của các trường: xây dựng một số ngành
trọng điểm, tiến tới có một số trường đạt
đẳng cấp khu vực và quốc tế nhằm tăng
cường nguồn nhân lực có chất lượng,
trình độ cao.
Các trường cần tăng cường gắn đào
tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao
công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội.
Tập trung, phát triển đội ngũ giảng
viên và cán bộ quản lý giáo dục của các
cơ sở đào tạo nhằm bổ sung nguồn cán

bộ, giảng viên của các trường; giữ vững
ổn định quy mô và nâng cao chất lượng
đào tạo; chọn lọc một số ngành đào tạo
sau đại học để liên kết đào tạo với nước
ngoài; đổi mới nội dung chương trình,
phương pháp giảng dạy và đánh giá kết
quả giáo dục đại học; ứng dụng công
nghệ thông tin trong giảng dạy; chú trọng
đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ quản lý
giáo dục và giảng viên các trường đại
học, cao đẳng…
Tổ chức phát động phong trào thi đua
trong toàn thể học sinh, sinh viên nhằm
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Thực hiện Quy chế công khai theo
Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày
07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
các trường chủ động, tăng cường xây
dựng chương trình hành động về đổi mới
quản lý giáo dục đại học; xây dựng quy
chế về quản lý, thực hiện nhiệm vụ, quy
chế tuyển sinh, đào tạo; từng bước thực
hiện việc kiểm định chương trình đào tạo
theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế;
tăng cường vai trò, trách nhiệm của thủ
trưởng các cơ sở đào tạo.
Về công tác sinh viên: Tăng cường
giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối
sống cho học sinh, sinh viên. Triển khai
có hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
theo Chỉ thị số 03/CT-TW ngày
14/5/2011 của Bộ Chính trị gắn với đặc
thù của ngành giáo dục.
tHtt

Thừa Thiên-Huế: Ra mắt Trung tâm thông tin Festival và Du lịch
Ngày 03/12, tỉnh Thừa Thiên-Huế
đã tổ chức khai trương và đưa Trung
tâm thông tin Festival và Du lịch vào
hoạt động tại số 17 Lê Lợi, thành phố
Huế. Trung tâm có chức năng hướng
dẫn, tư vấn miễn phí cho du khách
những thông tin cần thiết về Festival,
tour tuyến du lịch và các sự kiện văn

10

số 1054 l 12.12.2013

hóa, nghệ thuật của địa phương; cung
cấp các ấn phẩm, tài liệu, bản đồ
hướng dẫn du lịch; quảng bá hoạt
động của các doanh nghiệp lữ hành,
doanh nghiệp du lịch; tiếp nhận ý
kiến phản hồi và hỗ trợ du khách
trong các tình huống cần trợ giúp
khẩn cấp.

Trung tâm Thông tin Festival và
Du lịch sẽ trở thành địa chỉ tham
khảo thông tin và tìm kiếm sự trợ
giúp không thể thiếu đối với du
khách khi đến thăm thành phố. Qua
đó tăng thêm sức thu hút và kéo dài
thời gian lưu trú của khách du lịch
đến Huế.
tuệ anH
Sự kiệnkiện vấn đề
Sự vấn đề

Phú Yên: Bảo đảm an toàn cho khách du lịch
Ngày 06/12 tại thành phố Tuy Hòa,
UBND tỉnh Phú Yên đã tổ chức Hội
nghị quán triệt và triển khai Chỉ thị
18/CT-TTg, ngày 04/9/2013 của Thủ
tướng Chính phủ, về tăng cường công
tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo
an ninh, an toàn cho khách du lịch.
Bà Nguyễn Thị Hồng Thái, Phó
Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên
cho biết: “Đến hết tháng 11/2013, toàn
tỉnh có 120 cơ sở kinh doanh lưu trú du
lịch: Tổng lượt khách nội địa và quốc tế
là 600.000 lượt, tăng 20% so với cùng
kỳ năm ngoái; doanh thu từ du lịch
khoảng 540 tỷ đồng”.
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị các
Bộ, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
có trách nhiệm áp dụng các biện pháp
cụ thể, đồng bộ, hiệu quả để tạo ra
chuyển biến cơ bản trong công tác bảo
đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch

nhằm xây dựng Việt Nam trở thành
điểm đến an toàn, thân thiện; chú trọng
công tác tuyên truyền giáo dục, phát
động sự tham gia của cộng đồng dân cư
trong việc đấu tranh, phòng ngừa các
hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến môi
trường du lịch; nghiên cứu đề xuất xây
dựng đề án thành lập lực lượng Cảnh sát
du lịch; phát động phong trào ứng xử
văn minh, thân thiện với khách du lịch,
tổ chức tập huấn “nụ cười thân thiện”…
Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng
Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Phú
Yên yêu cầu các Sở, ban ngành có liên
quan tăng cường công tác tuyên truyền
phổ biến sâu rộng trong nhân dân nhằm
xây dựng phong cách ứng xử văn minh
lịch sự, giữ gìn vệ sinh môi trường để
phát triển du lịch; thiết lập đường dây
nóng để tiếp nhận, giải quyết các sự cố
xảy ra đối với du khách; chủ động
phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm

các đối tượng có hành vi xâm hại đến
tính mạng, tài sản của khách du lịch,…
Tỉnh Phú Yên cũng yêu cầu các tổ chức
kinh doanh du lịch thực hiện nghiêm túc
các quy định của Nhà nước, tích cực
phối hợp với các cơ quan Nhà nước
trong việc cải thiện môi trường văn hóa
du lịch; c ông khai các thông tin về giá
cả hàng hóa, dịch vụ cung ứng; không
bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất
lượng...
Tại thành phố Tuy Hòa, Sở
VHTTDL tỉnh Phú Yên đã tổ chức
tuyên truyền Nghị định số
158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của
Thủ tướng Chính phủ về quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo,
các văn bản quy phạm pháp luật về du
lịch cho 120 cá nhân, đơn vị kinh doanh
du lịch trong tỉnh.
Hải pHong

Hệ thống thư viện tỉnh Cà Mau hoạt động có hiệu quả
Năm 2005, Thư viện tỉnh Cà Mau
được chính thức đưa vào hoạt động,
với chức năng là thư viện đầu mối cơ
sở. Thư viện tỉnh là nơi tổ chức nhiều
các hoạt động tuyên truyền, tổ chức
biên soạn nhiều thông tin nhằm phục
vụ công tác học tập, nghiên cứu, giải trí
và góp phần nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực và thực hiện nhiệm vụ chính
trị của ngành và địa phương.
Từ năm 2010 đến nay, thực hiện
chức năng là trung tâm hướng dẫn
nghiệp vụ xây dựng mạng lưới thư viện
cơ sở ở địa phương, Thư viện tỉnh đã
đẩy mạnh hoạt động phối hợp với các
đơn vị trong chương trình phối hợp liên
ngành Văn hóa - Bưu điện - Tư pháp Bộ đội biên phòng, đến nay đã phát
triển được 285 điểm đọc sách với các
mô hình: Phòng đọc sách bộ đội biên
phòng; các điểm Bưu điện văn hóa xã;
tủ sách pháp luật; hệ thống thư viện
trường học; tủ sách ấp, khóm văn hóa;
trại giam; làng trẻ em SOS; đền, chùa,
nhà thờ… Công tác luân chuyển sách

được thực hiện thường xuyên từ tỉnh
xuống huyện, từ huyện xuống các
phòng đọc sách cơ sở.
Hiện nay Thư viện tỉnh Cà Mau có
hơn 150.000 đầu sách và hơn 300 tờ
báo, tạp chí, đáp ứng cơ bản nhu cầu
đọc sách của người dân. Bên cạnh đó
trong năm 2013, Cà Mau là một trong
16 tỉnh được quỹ Bill&Melinda Gate
tài trợ máy tính trong giai đoạn II nhằm
nâng cao khả năng sử dụng máy tính
và truy cập internet cộng đồng tại Việt
Nam, đã tạo ra bước đột phá mới trong
việc thu hút độc giả đến với Thư viện
tỉnh. Trung bình mỗi tháng Thư viện
tỉnh tiếp nhận hơn 10.000 lượt độc giả
đến truy cập. Tỉnh Cà Mau hiện nay có
5 trường đại học và cao đẳng với trên
5.000 sinh viên. Do đó, vai trò của Thư
viện tỉnh trong việc đáp ứng nhu cầu
thông tin, tư liệu cho đối tượng này là
cực kỳ quan trọng.
Ông Lý Hoàng Vũ, Giám đốc Thư
viện tỉnh Cà Mau cho biết: Dự kiến đến
năm 2014, Thư viện tỉnh Cà Mau sẽ

triển khai dự án thư viện điện tử. Từ đó
số hóa các tài liệu, sách báo, từng bước
tiến tới ứng dụng công nghệ thông tin
trong toàn ngành, đây là một bước đi
cần thiết vì hiện nay người dân đang
dần chuyển từ thói quen đọc sách, báo
truyền thống sang đọc sách, báo, tài
liệu điện tử. Hiện Thư viện tỉnh vẫn
chưa thể phục vụ được tốt nhất cho đối
tượng người khuyết tật vì sự bất cập
trong xây dựng cơ sở hạ tầng trước đây.
Sắp tới, Thư viện đề xuất cơ quan có
thẩm quyền hỗ trợ thực hiện dự án
nhằm nâng cao chất lượng và mở rộng
hơn nữa diện phục vụ.
Nhằm bảo đảm hệ thống thư viện
hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng
cao dân trí cho người dân, bên cạnh sự
năng động của lãnh đạo Thư viện tỉnh
Cà Mau, trong tương lai cơ quan chủ
quản là Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch cần có quy hoạch xây dựng cơ sở
hạ tầng, đặt ra những mục tiêu phát
triển dài hơi hơn và cần quan tâm đầu
tư phát triển.
MạnH Huân

số 1054

l

12.12.2013

11
Sự kiện vấn đề

Đắk Lắk chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt 2014
Năm Du lịch quốc gia Tây Nguyên
- Đà Lạt 2014, là cơ hội để tỉnh Đắk
Lắk giới thiệu quảng bá hình ảnh về
thiên nhiên và con người đến với bạn
bè trong nước và quốc tế; thu hút các
dự án đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển
ngành du lịch. Hiện tỉnh Đắk Lắk
đang tích cực chuẩn bị những điều
kiện tốt nhất để đón sự kiện có tầm cỡ
quốc gia này.
Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch phối hợp với Trung tâm Xúc
tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch,
Hiệp hội Du lịch tỉnh, UBND các
huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị
có liên quan rà soát các điểm đến, cơ
sở vật chất, nhân lực phục vụ du lịch;
tham mưu xây dựng các sản phẩm du
lịch riêng biệt đặc thù và các sản phẩm
chung mang tính kết nối, bền vững, chú
trọng việc đảm bảo về chất lượng dịch
vụ, tính đặc thù và đa dạng của các sản

phẩm du lịch để tham gia Năm Du lịch
quốc gia 2014.
Trung tâm xúc tiến Thương mại,
Đầu tư và Du lịch phối hợp với Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng các
ấn phẩm, tài liệu, tổ chức quảng bá
giới thiệu những nét đặc trưng, bản sắc
văn hóa truyền thống, các tuyến, điểm
du lịch của tỉnh; đẩy mạnh hợp tác,
liên kết phát triển du lịch giữa khu vực
Tây Nguyên và 6 tỉnh Nam Trung Bộ
khai thác có hiệu quả tiềm năng du
lịch, xúc tiến đầu tư, thu hút khách du
lịch trong nước và quốc tế đến với Đắk
Lắk. Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Lắk cũng
chỉ đạo các huyện Buôn Đôn, Krông
Ana, Lăk phối hợp với Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch chuẩn bị tốt nội
dung và các điều kiện cần thiết để tổ
chức và tham gia tổ chức các sự kiện
tiêu biểu, chương trình du lịch đặc
trưng của tỉnh tham gia Năm Du lịch

quốc gia 2014 như: “Hội đua voi Buôn
Đôn” vào tháng 3/2014; “Giải đua
thuyền truyền thống” vào ngày
03/02/2014; Chương trình du lịch dã
ngoại “Hồ Lăk - Hoang sơ và Kỳ vĩ”;
Tour du lịch Homstay “Đến với voi
Bản Đôn”…
Ngoài ra, Hiệp hội Doanh nghiệp
tỉnh và Hiệp hội Du lịch tỉnh vận động,
hướng dẫn các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch trên địa bàn tỉnh chủ
động rà soát, tăng cường đầu tư kinh
phí nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật,
nguồn nhân lực, xây dựng các chương
trình, sản phẩm du lịch mới, đặc thù
của tỉnh để tham gia phục vụ Năm Du
lịch quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt
2014 đạt kết quả tốt, qua đó góp phần
nâng cao việc quảng bá, phát triển vị
thế, hình ảnh ngành du lịch của tỉnh
trong thời gian tới.
anH tùng

Cà Mau: Nhân rộng mô hình các gia đình hạnh phúc
Ngày 05/12, tại tỉnh Cà Mau, đã
diễn ra Hội thảo với chủ đề “Xây
dựng gia đình 5 không 3 sạch”; trong
đó, 5 không là: không đói nghèo,
không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã
hội, không có trẻ em suy dinh dưỡng
và bỏ học; 3 sạch gồm: sạch nhà,
sạch bếp, sạch ngõ.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia
sẻ nhiều cách làm hay cũng như kinh
nghiệm trong việc triển khai thực
hiện 8 tiêu chí trong “Xây dựng gia
đình 5 không, 3 sạch”. Tùy theo điều
kiện thực tế của từng tỉnh mà vận
dụng phối hợp lồng ghép triển khai
mô hình “Xây dựng gia đình 5 không
3 sạch” gắn với xây dựng nông thôn
mới, Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc,
Câu lạc bộ giảm nghèo, Câu lạc bộ
phụ nữ giúp nhau làm kinh tế giỏi…
đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo,
giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học và suy dinh

12

số 1054 l 12.12.2013

dưỡng, cải thiện môi trường, phòng
chống dịch bệnh… Đặc biệt, thông
qua việc đẩy mạnh cuộc vận động
“gia đình 5 không 3 sạch” đã giúp
hội viên phụ nữ nâng cao nhận thức,
hiểu đúng giá trị và lợi ích thiết thực
của việc thực hiện xây dựng “gia
đình 5 không 3 sạch” và thu hút ngày
càng đông đảo hội viên phụ nữ tham
gia vào tổ chức hội.
Vấn đề được quan tâm thảo luận
tại Hội thảo là việc chú trọng chất
lượng, hiệu quả và tính bền vững của
cuộc vận động “gia đình 5 không 3
sạch” chứ không chạy theo chỉ tiêu,
thành tích; chú trọng công tác phối
hợp, huy động nguồn lực và lồng
ghép triển khai nội dung vận động
với các chương trình, dự án, đề án để
tạo nguồn lực, nâng cao chất lượng,
hiệu quả cuộc vận động “gia đình 5
không 3 sạch”, tạo sự lan tỏa trong

cộng đồng và sự đồng thuận của xã
hội. Tiêu biểu trong phong trào này
phải kể đến Hội Liên hiệp Phụ nữ
các tỉnh Cà Mau, Bến Tre, Bạc Liêu,
Tiền Giang, Trà Vinh. Ngoài ra, các
mô hình như tổ phụ nữ tự quản, phụ
nữ liên gia 3 sạch, xây dựng hàng rào
xanh, tuyến phố không rác, hố rác
gia đình, tổ phụ nữ không bạo lực gia
đình, tổ phụ nữ không đói nghèo,
không có trẻ em bỏ học, phụ nữ giúp
nhau xây nhà tiêu hợp vệ sinh, xây
hầm Biogas, mô hình gian bếp sạch,
xây dựng địa chỉ tin cậy… hiện đang
là các mô hình tiêu biểu đang phát
triển rầm rộ ở các tỉnh khu vực Tây
Nam bộ.
Giai đoạn 2013-2017, các tỉnh
cụm thi đua Tây Nam bộ phấn đấu
thực hiện đạt tỷ lệ 75% trở lên gia
đình đạt tiêu chuẩn 5 không, 3 sạch.
H.Hiệp
Sự kiện vấn đề

Giao nhiệm vụ triển khai kết luận, kiến nghị của Hội đồng
tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII
Ngày 05/12, Bộ VHTTDL đã ban
hành Quyết định số 4291/QĐBVHTTDL giao nhiệm vụ triển khai
kết luận, kiến nghị của Hội đồng
Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị
quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc.
Theo Quyết định, Bộ VHTTDL
giao: Cục Hợp tác quốc tế chủ trì xây
dựng chuyên đề: “Văn hóa đối ngoại
của Việt Nam trước xu thế toàn cầu
hóa”. Thời hạn hoàn thành trước
ngày 30/12/2013. Cục Văn hóa cơ sở
chủ trì xây dựng báo cáo chuyên đề
“Quy ước, hương ước tác động đến
đạo đức, lối sống của người Việt
Nam trong quá khứ, hiện tại và
tương lai”. Thời hạn hoàn thành
trước ngày 30/12/2013. Vụ Gia đình
chủ trì xây dựng báo cáo chuyên đề
“Gia đình Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hóa”; chủ trì tổ chức Tọa
đàm “Gia đình với việc hình thành
nhân cách, đạo đức, con người Việt
Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”.

Thời hạn hoàn thành trước
30/12/2013. Văn phòng Bộ là đầu
mối phối hợp với Viện Khoa học
giáo dục Việt Nam Bộ Giáo dục và
Đào tạo tổ chức Tọa đàm “Giáo dục
với việc hình thành, nhân cách, đạo
đức con người, văn hóa Việt Nam
trong bối cảnh toàn cầu hóa”. Thời
hạn hoàn thành trước ngày
30/01/2014. Viện Văn hóa Nghệ
thuật quốc gia Việt Nam chủ trì với
đầu mối là Nhóm dự báo, đánh giá
tác động và kinh nghiệm quốc tế: Tổ
chức Tọa đàm “Văn hóa trong việc
hình thành nhân cách, lối sống, đạo
đức con người Việt Nam”; Tọa đàm
“Giá trị văn hóa một số nước Châu
Âu, Châu Mỹ và dự báo tác động của
TPP đến văn hóa Việt Nam”; là đầu
mối phối hợp với Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức
Tọa đàm quốc tế “Dự báo, đánh giá
tác động và kinh nghiệm quốc tế
trong phát triển văn hóa thời gian
tới”. Đồng thời chủ trì với đầu mối
là Nhóm xây dựng nội dung Nghị
quyết mới: Tổng hợp xây dựng

chuyên đề “Nguyên nhân của sự
xuống cấp về nhân cách, đạo đức của
một bộ phận người Việt Nam”; Hội
thảo “Những giải pháp đột phá để
phát triển văn hóa Việt Nam trong
bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế”; Tọa đàm
“Phát triển văn hóa Việt Nam trong
bối cảnh hiện nay” với các nhà Việt
Nam học tại Bắc Mỹ. Thời hạn hoàn
thành trước ngày 30/01/2014.
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội chủ
trì tổ chức diễn đàn “Những nhận
thức và suy nghĩ của giới trẻ về văn
hóa trong thời kỳ hội nhập”. Thời
hạn hoàn thành trước ngày
30/01/2014. Trường Đại học Văn
hóa thành phố Hồ Chí Minh chủ trì
tổ chức diễn đàn “Nhận thức, quan
điểm của giới trẻ về văn hóa trong
thời kỳ toàn cầu hóa”. Thời hạn hoàn
thành trước ngày 30/01/2014.
Các đơn vị thực hiện nhiệm vụ
được giao theo đúng quy định, báo
cáo kết quả về Bộ VHTTDL theo
thời hạn được giao.
tHtt

Khai mạc Hội thi Thả diều Việt Nam lần thứ II năm 2013
Ngày 07/12, tại Khu du lịch Biển
Đông (thành phố Vũng Tàu), Sở
VHTTDL Bà Rịa - Vũng Tàu phối
hợp cùng Công ty Cổ phần Du lịch
Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Hội thi
Thả diều Việt Nam lần thứ II năm
2013.
Tham gia Hội thi có gần 130
nghệ nhân của 19 câu lạc bộ diều
trong toàn quốc thi đấu ở 6 nội dung
gồm: diều đơn thả 1 dây, diều bầy
thả một dây, diều điều khiển, diều
Rokkaku quốc tế, diều sáo và thi thả
diều đồng đội. Dù mới là lần thứ 2

tổ chức nhưng hội thi đã quy tụ được
hầu hết các đơn vị có truyền thống
về diều của quốc gia như thành phố
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Nam
Định, Quảng Nam, Hải Phòng,
Đồng Nai... Với gần 200 cánh diều
các nghệ nhân đã tạo nên một bức
tranh đầy màu sắc tại khu vực Bãi
Sau, thành phố Vũng Tàu.
Hội thi Thả diều được tổ chức
nhằm mục đích tôn vinh nghệ thuật
chế tác và thả diều như một nét đặc
sắc trong văn hóa dân gian Việt
Nam. Đây cũng là dịp để quảng bá

đến người dân địa phương và du
khách về thú chơi văn hóa, tao nhã
và lành mạnh đã có từ lâu đời của
ông, cha ta, tạo ra một sân chơi bổ
ích và lí thú để các nghệ nhân, những
người yêu thích diều cùng thể hiện
năng khiếu của mình trong suốt quá
trình thi đấu. Hội thi cũng là dịp để
các địa phương đánh giá lại công tác
tổ chức, đồng thời tuyển chọn những
cánh diều đẹp để trình diễn giới thiệu
tại Festival Diều quốc tế sẽ được tổ
chức tại Bà Rịa - Vũng Tàu vào
tháng 4/2014.
trần nguYện

số 1054

l

12.12.2013

13
Sự kiện vấn đề

Sóc Trăng: Quan tâm, bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình
Ngày 03/12, tỉnh Sóc Trăng tổ
chức sơ kết 5 năm (2007-2012) thực
hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia
đình. Qua 5 năm thực hiện Luật, số
vụ bạo lực gia đình xảy ra trên địa
bàn tỉnh Sóc Trăng đã giảm đáng kể.
Nạn nhân của bạo lực gia đình được
chính quyền quan tâm, bảo vệ; các
ngành, đoàn thể chăm sóc, hỗ trợ về
tâm lý, tinh thần, tạo điều kiện cho
nạn nhân học nghề, hỗ trợ vốn làm
kinh tế gia đình...
Phát huy kết quả đã đạt được,
tỉnh Sóc Trăng tiếp tục duy trì và

nhân rộng mô hình phòng, chống
bạo lực gia đình, phát huy hiệu quả
của các nhóm phòng, chống bạo lực
gia đình, câu lạc bộ gia đình hạnh
phúc, thiết lập đường dây nóng và
địa chỉ tin cậy ở cộng đồng. Bên
cạnh đó, các ngành, các cấp, đoàn
thể tiếp tục công tác phối hợp đẩy
mạnh tuyên truyền, hỗ trợ, tạo điều
kiện để cho tất cả các thành viên,
hội viên hiểu về Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình để họ biết cách ứng
xử và đối xử tốt hơn, hạn chế xảy ra
bạo lực gia đình.

Đến nay Sóc Trăng có 89/109
xã, phường, thị trấn có mô hình
phòng, chống bạo lực gia đình, trên
500 nhóm phòng, chống bạo lực gia
đình; có 660 địa chỉ tin cậy ở cộng
đồng; 100% huyện, thị, thành phố,
xã, phường, thị trấn đã lồng ghép
Ban Chỉ đạo phòng, chống bạo lực
gia đình với Ban Chỉ đạo phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa”. Thông qua các hoạt
động tuyên truyền và các mô hình,
số vụ bạo lực gia đình mỗi năm
giảm từ 10-15%.
Đức Kiên

Phát triển ngành du lịch An Giang trở thành
một ngành kinh tế trọng điểm
Năm 2013, các khu du lịch trên
địa bàn tỉnh An Giang ước đón hơn
5,5 triệu lượt khách đến tham quan,
nghỉ ngơi, trong đó các doanh
nghiệp phục vụ lưu trú, lữ hành đạt
55 nghìn lượt, doanh thu trên 300
tỷ đồng.
Để quảng bá hình ảnh đất nước,
con người An Giang đến bạn bè
trong nước, quốc tế, ngành du lịch
đã có nhiều hoạt động thiết thực
như: Hướng dẫn Đoàn chuyên gia
Ban quản lý Dự án EU khảo sát Khu

du lịch Núi Cấm (huyện Tịnh Biên),
Khu sinh thái Búng Bình Thiên
(huyện An Phú), Nhà văn hóa và mô
hình du lịch cộng đồng xã Mỹ Hòa
Hưng (Long Xuyên). Bên cạnh đó,
tỉnh đã tổ chức Hội thi “Ẩm thực
sinh thái miệt vườn” và Liên hoan
“Ẩm thực gánh hàng rong” tại thành
phố Châu Đốc; “Liên hoan văn hóa
ẩm thực đồng bào dân tộc Khmer”...
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của du khách trong và
ngoài tỉnh, An Giang hướng tới phát

triển ngành du lịch trở thành một
ngành kinh tế trọng điểm, trên cơ sở
khai thác có hiệu quả lợi thế về điều
kiện tự nhiên, sinh thái, truyền
thống văn hóa lịch sử, tạo động lực
góp phần chuyển dịch cơ cấu nền
kinh tế địa phương, tạo thêm công
ăn việc làm, giảm nghèo và nâng
cao chất lượng cuộc sống của
nhân dân.
MinH HạnH

Giải đua xe đạp về nguồn tỉnh Đắk Lắk lần thứ 18
Ngày 08/12, Sở VHTTDL tỉnh Đắk
Lắk đã tổ chức Giải đua xe đạp về
nguồn tỉnh Đắk Lắk lần thứ 18 năm
2013. Tham dự giải có 129 vận động
viên của 19 đoàn đến từ các cơ quan
ban, ngành, các huyện, thị xã, thành
phố và trường trung học phổ thông trên
địa bàn tỉnh. Các vận động viên tham
gia thi đấu ở các nội dung cá nhân và
đồng đội với lộ trình đua dài 55km,
xuất phát từ ngã 3 Phạm Hùng - Hà
Huy Tập (TP. Buôn Ma Thuột) về xã

14

số 1054 l 12.12.2013

Ea Kuêh (huyện Cư M’gar).
Kết quả chung cuộc: Nội dung cá
nhân nam: Nhất: Nguyễn Thắng
(huyện Cư M’gar); Nhì: Lê Quốc
Phương (TP. Buôn Ma Thuột); Ba:
Trần Duy Tân (TP. Buôn Ma Thuột).
Nội dung nữ: Nhất: Nguyễn Thị Nhì;
Nhì: Nguyễn Thị Thúy; Ba: Nguyễn
Thị Trúc Phượng (đều thuộc đơn vị
Trường THPT Krông Bông)...
Giải đua xe đạp về nguồn tỉnh Đắk
Lắk là hoạt động truyền thống được tổ

chức thường niên, nhằm thúc đẩy
phong trào “Toàn dân rèn luyện thân
thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” trong
đoàn viên, thanh niên và học sinh.
Đồng thời, góp phần giáo dục truyền
thống cách mạng, khơi dậy lòng yêu
nước trong thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, đây
còn là hoạt động xã hội hướng về cội
nguồn, thể hiện tình cảm sâu sắc của
tuổi trẻ Đắk Lắk đối với vùng căn cứ
cách mạng.
naM anH
Sự kiện vấn đề

Hội thảo kiện toàn công tác quản lý và thực hiện nếp sống văn
minh tại di tích
Sáng 06/12, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL
đã tổ chức Hội thảo kiện toàn công tác
quản lý và thực hiện nếp sống văn minh
tại di tích. Thứ trưởng Đặng Thị Bích
Liên chủ trì Hội nghị.
Theo báo cáo tại Hội nghị, hiện nay
cả nước có hơn 3.000 di tích được xếp
hạng di tích quốc gia, trong đó có 07
khu di sản văn hóa và thiên nhiên thế
giới, 34 di tích quốc gia đặc biệt và hơn
7.000 di tích cấp tỉnh, thành phố. Các di
tích được xếp hạng đã tạo cơ sở pháp lý
để bảo vệ di tích khỏi bị xâm hại, hầu
hết các di tích đều đã xác định rõ tổ
chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ,
chăm sóc. Các tổ chức, cá nhân được
giao bảo vệ, chăm sóc di tích cơ bản đã
hoàn tất nhiệm vụ.
Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy,
hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều mô hình
quản lý di tích khác nhau, việc quản lý,
bảo vệ còn có nhiều bất cập, dẫn đến
tình trạng khai thác, phát huy giá trị
chưa thực sự hiệu quả; sự chồng chéo
về chức năng quản lý nhà nước và quản
lý nghiệp vụ giữa phòng quản lý di sản
và Ban quản lý di tích trực thuộc Sở
VHTTDL; có Ban quản lý di tích trực
thuộc UBND tỉnh, được giao quản lý 03
đến 04 di tích, nhưng trên thực tế các di
tích này dã được chính quyền cấp huyện

quản lý nên vai trò của Ban quản lý di
tích còn mờ nhạt.
Một số trung tâm quản lý di tích trực
thuộc cấp huyện đang làm nhiệm vụ
quản lý di sản thế giới; hiện tượng tranh
chấp nguồn thu giữa Ban quản lý di tích
với chính quyền địa phương và người
trực tiếp trông nom di tích, nảy sinh
nhiều phức tạp trong công tác quản lý.
Tại một số nơi không có hoặc có quá ít
nguồn thu nên ít được quan tâm, đầu tư,
bảo vệ.
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đã
cùng nhau thảo luận và góp ý cho Dự
thảo “Hướng dẫn kiện toàn công tác quản
lý và thực hiện nếp sống văn minh tại di
tích”. Đa số ý kiến của các đại biểu đồng
tình với các nội dung mà dự thảo đưa ra,
tuy nhiên các đại biểu cũng chỉ ra một số
điểm bất cập, đó là Dự thảo vẫn chưa đề
cập đến công tác phòng chống rủi ro tại
di tích. Đây là nguy cơ dẫn đến việc xóa
sổ di tích xảy ra trong thời gian gần đây
như: nhà Lang (bảo tàng không gian văn
hóa Mường, Hòa Bình), đền thờ Lê Lai
(Thanh Hóa)… Bên cạnh đó, các đại
biểu cũng chỉ rõ nguyên nhân nảy sinh
nhiều vụ việc liên quan đến quản lý văn
hóa trong thời gian gần đây là do chưa
chỉ rõ cá nhân, đơn vị trực tiếp chịu trách
nhiệm. Khi chỉ rõ ai là người quản lý trực

tiếp thì phải nâng cao trách nhiệm và
quyền hạn cho họ, nếu không có quyền
thì ban bệ đặt ra chỉ mang tính chất hình
thức nhiều hơn là nội dung.
Ghi nhận các ý kiến góp ý tại Hội
thảo, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên
giao Ban Soạn thảo tiếp thu, hoàn chỉnh,
và chậm nhất đến ngày 15/12/2013 văn
bản phải được hoàn thành để phục vụ
công tác thanh tra, hướng dẫn địa phương
triển khai. Thứ trưởng khẳng định, mô
hình quản lý di tích sẽ vẫn được giữ
nguyên, đồng thời yêu cầu Sở VHTTDL
các tỉnh/thành trong thời gian tới cần tiến
hành tổng kết, đánh giá lại từng mô hình
quản lý di tích; hoàn thành việc kiểm kê
các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
để đưa vào danh mục hồ sơ quản lý, dự
kiến hoàn thành trong quý I/2014.
Đối với các di tích được UNESCO
công nhận và các di tích quốc gia đặc
biệt, Thứ trưởng yêu cầu Sở VHTTDL
các tỉnh/thành phải có kế hoạch, lịch trình
hoạt động cụ thể, bổ sung và hoàn thiện
hồ sơ (nếu còn thiếu), dự kiến trong 6
tháng đầu năm 2014 phải được hoàn
thành. Ngoài ra, Thứ trưởng cũng giao
Sở VHTTDL xây dựng kế hoạch đào tạo,
tập huấn và bồi dưỡng kỹ năng cho các
cán bộ quản lý di tích…
t.Hợp

Giải Cầu lông quốc tế Việt Nam mở rộng năm 2013
Chiều ngày 08/12, tại thành phố Hồ
Chí Minh, giải Cầu lông quốc tế Việt
Nam mở rộng năm 2013 (Viet Nam
Grand Prix 2013) đã khép lại với các
trận chung kết. Các tay vợt Hàn Quốc
đã thi đấu xuất sắc khi giành 3/5 ngôi
vô địch của Giải.
Tại giải đấu năm nay, hầu hết các
tay vợt Việt Nam đều bị loại ở vòng
ngoài. Niềm hi vọng của chủ nhà được
đặt vào Vũ Thị Trang và Lê Thu Huyền
ở nội dung đơn nữ, những tay vợt có vị

trí xếp hạng tiệm cận Top 100 của thế
giới, tuy nhiên họ cũng không thể vào
sâu. Vũ Thị Trang bị loại ngay trận đầu
tiên, trong khi Lê Thu Huyền dù đã
xuất sắc đánh bại Ying Chun Lin
nhưng cũng dừng bước ở vòng 2 khi
thất bại trước hạt giống số 7 Ya Ching
Hsu. Ở giải nam, tay vợt Tuấn Kiệt và
Cao Cường dù đã rất nỗ lực, nhưng đều
không thể vào sâu khi đụng các tay vợt
hạt giống của Hàn Quốc và Hồng
Kông.

Giải Cầu lông quốc tế Việt Nam mở
rộng năm 2013 thu hút 237 tay vợt
thuộc 13 quốc gia và vùng lãnh thổ
tham dự, gồm: Việt Nam, Malaysia,
Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Thái
Lan, Bahrain, Hong Kong (Trung
Quốc), Đài Loan (Trung Quốc),
Canada, Trung Quốc, Bồ Đào Nha,
Nga. Đây là giải nằm trong hệ thống thi
đấu của Liên đoàn Cầu lông thế giới
(BWF).
Vũ MinH

số 1054

l

12.12.2013

15
Sự kiện vấn đề

Tuyên Quang: Triển lãm ảnh, tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa
của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử”
Tối 06/12, Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh Tuyên Quang tổ chức
khai mạc triển lãm ảnh, tư liệu
“Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
- Những bằng chứng lịch sử”. Dự lễ
khai mạc có các đồng chí lãnh đạo
tỉnh Tuyên Quang, đại biểu các tỉnh
khu vực Đông Bắc, cùng đông đảo
nhân dân trong tỉnh.
Triển lãm trưng bày 45 bản đồ và
nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn
phẩm của các nhà nghiên cứu, học giả
trong nước và quốc tế; trong đó, có
nhiều tư liệu, bản đồ được biên soạn,
xuất bản từ thế kỷ XVI ở Việt Nam
cũng như nhiều nước trên thế giới.
Các bản đồ, tư liệu được trưng bày

theo các nhóm tư liệu chính: Phiên
bản các văn bản Hán Nôm, Việt ngữ,
Pháp ngữ, do triều đình phong kiến
Việt Nam ban hành từ thế kỷ XVII
đến đầu thế kỷ XX; tập bản đồ gồm 95
bản đồ chứng minh chủ quyền của
Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa do Việt Nam,
phương Tây, Trung Quốc công bố từ
thế kỷ XVI đến nay; 4 cuốn Atlas (tập
bản đồ chính thức) do các nhà nước
Trung Hoa xuất bản trong các năm
1908, 1917,1919, 1933 thể hiện rõ
việc hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa của Việt Nam không thuộc
chủ quyền của Trung Quốc.
Thông qua Triển lãm, người xem

được tiếp cận với những bằng chứng
lịch sử và pháp lý chứng minh chủ
quyền của Việt Nam với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông
qua nhiều thời kỳ. Triển lãm cũng góp
phần nâng cao nhận thức, tinh thần
đoàn kết, ý thức của nhân dân tỉnh
Tuyên Quang, nhất là đoàn viên, thanh
niên trong việc bảo vệ và khẳng định
chủ quyền của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông
qua các tư liệu lịch sử được công bố.
Triển lãm ảnh, tư liệu “Hoàng Sa,
Trường Sa của Việt Nam - Những
bằng chứng lịch sử” sẽ kéo dài đến hết
ngày 16/12/2013.
K.Hoàn

Tái hiện văn hóa đình làng Bắc bộ xưa giữa lòng Thủ đô
Tối 06/12, Triển lãm tái hiện không
gian văn hóa đình làng vùng châu thổ
Bắc bộ - Việt Nam đã chính thức khai
mạc tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt
Nam (42 Yết Kiêu, Hà Nội). Triển lãm
được tổ chức dưới sự hỗ trợ của Cục
Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL), nhằm
giới thiệu đến công chúng không gian
văn hóa đình làng vùng châu thổ Bắc
bộ - Việt Nam qua nhiều thế kỷ. Nổi
bật hơn cả là những công trình kiến

trúc đình làng từ thế kỷ 16 đến thế kỷ
18, đạt đến độ tinh xảo, thể hiện óc
thẩm mỹ cao của người Việt. Triển lãm
được tổ chức ngoài việc trưng bày ảnh
tư liệu về nghệ thuật điêu khắc, kiến
trúc cùng những phiên bản chạm khắc
đình làng, các thước phim tư liệu về lễ
hội đình làng… còn có diễn xướng cửa
đình do các nghệ nhân thực hiện, bao
gồm: Trống Rước, múa Bỏ Bộ, hát Ca
Trù…

Triển lãm “Không gian văn hóa
đình làng vùng châu thổ Bắc bộ” là
hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án
“Nghiên cứu, sưu tầm, quảng bá và
phát huy những giá trị đặc sắc của di
sản văn hóa đình làng vùng châu thổ
Bắc bộ - Việt Nam” do Trường Đại học
Mỹ thuật Việt Nam thực hiện từ năm
2012 đến năm 2013. Triển lãm mở cửa
đến hết ngày 19/12/2013.
Lưu oanH

Xếp hạng thi đua hoạt động VHTTDL Cụm Tây Nam bộ
Sáng 05/12/2013, Sở VHTTDL
tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị đánh
giá xếp hạng thi đua hoạt động
VHTTDL Cụm thi đua Tây Nam bộ
năm 2013. Dự Hội nghị đại diện Vụ
Thi đua, Khen thưởng, Cục Công tác
phía Nam (Bộ VHTTDL); đại diện
lãnh đạo Sở VHTTDL của 12
tỉnh/thành trong Cụm thi đua Tây Nam
bộ.
Năm 2013, các Sở VHTTDL chú

16

số 1054 l 12.12.2013

trọng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực, phong trào
TDTT quần chúng phát triển, người
tham gia tập luyện TDTT thường
xuyên và hộ gia đình thể thao tăng từ
1% lên 1,5%. Huy chương đoạt giải thể
thao thành tích cao tăng so với năm
2012… Kết quả, tỉnh Long An xếp
hạng Nhất; hạng Nhì thuộc về 2 tỉnh:
An Giang và Tiền Giang; hạng Ba
thuộc về 2 tỉnh: Đồng Tháp và Bến Tre,

tỉnh Bạc Liêu xếp hạng Sáu.
Năm 2014, Bạc Liêu được chọn
làm Cụm trưởng Cụm thi đua Tây Nam
bộ. Tại Hội nghị, Sở VHTTDL tỉnh
Bạc Liêu đã xác định công tác thi đua
là cầu nối để chia sẻ kinh nghiệm, mô
hình mới để các tỉnh cùng nhau học
tập, nhân rộng, thúc đẩy sự nghiệp văn
hóa, TDTT và du lịch của 12 tỉnh/thành
trong khu vực ngày càng phát triển.
Lưu oanH
thông tin trao đổi

Câu lạc bộ hát Then giữa lòng thành phố
Những làn điệu Then, Cọi trầm bổng
hòa trong tiếng đàn tính du dương, làm
say đắm lòng người... là “báu vật” của dân
tộc Tày ở tỉnh Tuyên Quang. Nơi đây,
nghi lễ Then, Cọi của dân tộc Tày đã được
công nhận là văn hóa phi vật thể quốc gia.
Để tiếp tục gìn giữ và phát huy giá trị văn
hóa truyền thống nghi lễ Then, Cọi, nhiều
câu lạc bộ hát Then, Cọi đã được thành
lập, tạo nên bầu không khí rộn ràng chưa
từng có trong công tác bảo tồn làn điệu
Then, Cọi ở Tuyên Quang.
Để tìm hiểu rõ hơn về phong trào bảo
tồn những làn điệu Then, Cọi, chúng tôi
tìm đến Câu lạc bộ hát Then - đàn Tính
Thành Tuyên. Bà Đinh Thị Ninh An, Chủ
nhiệm câu lạc bộ cho biết: Ý tưởng thành
lập câu lạc bộ để gìn giữ và phát huy làn
điệu Then, Cọi đã được “ấp ủ” từ rất lâu,
nhưng từ ý tưởng đi vào thực tiễn còn rất
nhiều khó khăn, đặc biệt trung tâm thành
phố không phải là cái “nôi” của hát Then,
Cọi nên tháng 5/2013 dưới sự giúp đỡ,
ủng hộ của UBND tỉnh, Câu lạc bộ mới
chính thức được ra mắt. Sau khi thành lập,
Câu lạc bộ thường xuyên luyện tập chơi
đàn Tính, hát Then, Cọi đặc biệt là các bài
Then cổ; tham gia nghiên cứu, sáng tác
các bài Then mới dựa trên làn điệu Then
cổ để phục vụ cho nhu cầu thưởng thức
văn hóa nghệ thuật truyền thống của
người dân Tuyên Quang.
Bà An cho biết thêm, hiện nay, Câu
lạc bộ đang hoạt động với 14 thành viên,
là những người có vốn hiểu biết và yêu
thích nghệ thuật hát Then trên địa bàn
thành phố Tuyên Quang. Điểm độc đáo
nhất của Câu lạc bộ chính là các thành
viên tham gia không chỉ có dân tộc Tày,
mà còn có dân tộc Cao Lan, dân tộc Kinh.
Mọi người đang học tập và làm việc tại
nhiều nơi khác nhau: Đài Phát thanh
Truyền hình tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, Trường Cao đẳng Sư phạm,
Trường THPT dân tộc nội trú... Sau quá
trình luyện tập trong Câu lạc bộ, mỗi
thành viên sẽ trở thành một tuyên truyền
viên tích cực về làn điệu Then, Cọi. Đồng

thời hướng dẫn, truyền dạy hát Then, Cọi
tại cơ sở - nơi họ đang học tập và làm việc
để phong trào bảo tồn Then, Cọi phát triển
mạnh hơn nữa.
Em Hoàng Thị Linh Đan, sinh viên
Trường Cao đẳng Sư phạm Tuyên
Quang, thành viên trẻ tuổi nhất trong câu
lạc bộ (19 tuổi) chia sẻ với chúng tôi, đam
mê hát Then từ nhỏ nên em tham gia câu
lạc bộ để góp phần gìn giữ và quảng bá
những làn điệu Then, Cọi của dân tộc
mình đến bạn bè trong trường. Đến đây
em được các cô chú có thâm niên trong
hát Then hướng dẫn luyện tập. Giờ đây,
em cũng đang cố gắng luyện tập, tạo cho
mình một nền tảng vững chắc về hát Then
và chơi đàn tính để dạy cho các bạn sinh
viên trong trường, phấn đấu thành lập một
câu lạc bộ hát Then tại trường.
Hiện nay, Câu lạc bộ thường tổ chức
sinh hoạt vào tối thứ 2 và thứ 5 hàng tuần.
Vào những ngày này dù bận rộn đến đâu,
tất cả các thành viên cũng sắp xếp công
việc đến câu lạc bộ để giao lưu, học hỏi,
cùng luyện tập những điệu Then cổ, thực
hiện mong muốn bảo tồn những khúc hát
Then, Cọi.
Bảo tồn làn điệu Then, Cọi, đặc biệt
là các điệu Then cổ là yêu cầu, đồng thời
cũng là thách thức đối với những người
“nặng lòng” với Then. Chia sẻ với chúng
tôi về điều này, ông Thàm Ngọc Kiến,
người truyền dạy những làn điệu Then,
Cọi trong Câu lạc bộ hát Then - đàn Tính
thành Tuyên cho biết: Câu lạc bộ đặc biệt
chú ý đến việc truyền dạy những làn điệu
Then cổ đang có nguy cơ bị mai một. Bởi
hiện nay, số người hiểu được những điệu
Then cổ còn rất ít. Cho nên, bên cạnh việc
dạy hát Then và chơi đàn tính chúng tôi
đang cố gắng dịch nghĩa những làn điệu
Then cổ để mọi người có thể hiểu được ý
nghĩa sâu sắc của nó, như vậy việc bảo
tồn sẽ bền vững hơn. Phong trào bảo tồn
hát Then trên địa bản tỉnh Tuyên Quang
đang phát triển mạnh mẽ, điển hình như
các huyện: Chiêm Hóa, Yên Sơn, Lâm
Bình... nơi nào có dân tộc Tày sinh sống,

nơi đó có câu lạc bộ hát Then.
Ông Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch
UBND huyện Chiêm Hóa (Tuyên
Quang) cho biết, từ lâu hát Then đã trở
thành làn điệu dân ca được lựa chọn để
tham gia nhiều hội thi, hội diễn văn nghệ;
đặc biệt là trong các dịp lễ hội, hát Then
đã trở thành món ăn tinh thần không thể
thiếu của dân tộc Tày nói riêng và nhân
dân các dân tộc huyện Chiêm Hóa nói
chung. Bởi vậy, nhằm gìn giữ hát Then
huyện đã thành lập được 6 câu lạc bộ hát
Then - đàn tính và đang tiếp tục nhân rộng
tại các xã trên địa bàn. Thời gian tới huyện
sẽ tiếp tục chỉ đạo và hỗ trợ về kinh phí
cho các câu lạc bộ ra mắt và đi vào hoạt
động, phấn đấu năm 2013 có 60% số xã
thành lập được câu lạc bộ hát Then, đàn
tính. Bên cạnh đó, các đơn vị trường học
cũng thành lập câu lạc bộ hát Then, đàn
tính, đưa hát then vào một trong những
môn học ngoại khóa tại trường...
Theo ông Nguyễn Việt Thanh, Giám
đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Tuyên Quang, các câu lạc bộ hát Then
được thành lập trên địa bàn tỉnh đã tạo
điều kiện thuận lợi trong việc gìn giữ và
quảng bá làn điệu Then, Cọi; sự ra đời của
câu lạc bộ hát Then - đàn Tính đã phần
nào khẳng định được sức hút và vị trí
quan trọng của nghi lễ Then, Cọi, cũng
như sức sống của loại hình nghệ thuật này
trong lòng người dân Tuyên Quang. Để
tiếp tục bảo tồn và phổ biến hát Then, tỉnh
Tuyên Quang, đang tiến hành xây dựng
các cơ chế, chính sách khuyến khích, tôn
vinh người am hiểu, người có công bảo
tồn, phát huy các giá trị văn hóa nghệ
thuật dân gian; hỗ trợ về trang phục, đàn
tính, dụng cụ biểu diễn... cho các câu lạc
bộ; đưa hát Then vào dạy trong các
trường tiểu học, trung học cơ sở, trường
nội trú... Với những con người tâm huyết
và phong trào bảo tồn mạnh mẽ như hiện
nay, chắc chắn những điệu Then, Cọi sẽ
còn vang mãi trên quên hương cách mạng
Tuyên Quang.
t.t.n

số 1054

l

12.12.2013

17
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn

More Related Content

What's hot

Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnPham Long
 

What's hot (19)

Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdl
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
 

Viewers also liked

კონფერენცია შვიდკაცა 1
კონფერენცია შვიდკაცა 1კონფერენცია შვიდკაცა 1
კონფერენცია შვიდკაცა 1ekunakaterina
 
Учетная система
Учетная системаУчетная система
Учетная системаbuhphone
 
Handleiding Qsuite | Wat moet ik aan personeelsmanagement regelen voor mijn k...
Handleiding Qsuite | Wat moet ik aan personeelsmanagement regelen voor mijn k...Handleiding Qsuite | Wat moet ik aan personeelsmanagement regelen voor mijn k...
Handleiding Qsuite | Wat moet ik aan personeelsmanagement regelen voor mijn k...Evelien Verkade
 
Review_UOP Patent_PRODUCTION OF DIESEL FUEL FROM RENEWABLE FEEDSTOCKS WITH RE...
Review_UOP Patent_PRODUCTION OF DIESEL FUEL FROM RENEWABLE FEEDSTOCKS WITH RE...Review_UOP Patent_PRODUCTION OF DIESEL FUEL FROM RENEWABLE FEEDSTOCKS WITH RE...
Review_UOP Patent_PRODUCTION OF DIESEL FUEL FROM RENEWABLE FEEDSTOCKS WITH RE...Bambang AdiasPutra
 
ФинУ_Вводная лекция (УОС)
ФинУ_Вводная лекция (УОС)ФинУ_Вводная лекция (УОС)
ФинУ_Вводная лекция (УОС)Max Kornev
 
Il mercato delle gaming machines (il sole 24 ore, 2010)
Il mercato delle gaming machines (il sole 24 ore, 2010)Il mercato delle gaming machines (il sole 24 ore, 2010)
Il mercato delle gaming machines (il sole 24 ore, 2010)MAG
 
Закон об Aвиации Регистрация & Сервис - Мальтийская Международная Правовая фи...
Закон об Aвиации Регистрация & Сервис - Мальтийская Международная Правовая фи...Закон об Aвиации Регистрация & Сервис - Мальтийская Международная Правовая фи...
Закон об Aвиации Регистрация & Сервис - Мальтийская Международная Правовая фи...Acumum - Legal & Advisory
 

Viewers also liked (13)

isogeio
isogeioisogeio
isogeio
 
კონფერენცია შვიდკაცა 1
კონფერენცია შვიდკაცა 1კონფერენცია შვიდკაცა 1
კონფერენცია შვიდკაცა 1
 
Учетная система
Учетная системаУчетная система
Учетная система
 
Handleiding Qsuite | Wat moet ik aan personeelsmanagement regelen voor mijn k...
Handleiding Qsuite | Wat moet ik aan personeelsmanagement regelen voor mijn k...Handleiding Qsuite | Wat moet ik aan personeelsmanagement regelen voor mijn k...
Handleiding Qsuite | Wat moet ik aan personeelsmanagement regelen voor mijn k...
 
Presentation_NEW.PPTX
Presentation_NEW.PPTXPresentation_NEW.PPTX
Presentation_NEW.PPTX
 
Ppt
PptPpt
Ppt
 
Review_UOP Patent_PRODUCTION OF DIESEL FUEL FROM RENEWABLE FEEDSTOCKS WITH RE...
Review_UOP Patent_PRODUCTION OF DIESEL FUEL FROM RENEWABLE FEEDSTOCKS WITH RE...Review_UOP Patent_PRODUCTION OF DIESEL FUEL FROM RENEWABLE FEEDSTOCKS WITH RE...
Review_UOP Patent_PRODUCTION OF DIESEL FUEL FROM RENEWABLE FEEDSTOCKS WITH RE...
 
ФинУ_Вводная лекция (УОС)
ФинУ_Вводная лекция (УОС)ФинУ_Вводная лекция (УОС)
ФинУ_Вводная лекция (УОС)
 
Il mercato delle gaming machines (il sole 24 ore, 2010)
Il mercato delle gaming machines (il sole 24 ore, 2010)Il mercato delle gaming machines (il sole 24 ore, 2010)
Il mercato delle gaming machines (il sole 24 ore, 2010)
 
Tesla bio2
Tesla bio2Tesla bio2
Tesla bio2
 
NH Reference letter
NH Reference letterNH Reference letter
NH Reference letter
 
Закон об Aвиации Регистрация & Сервис - Мальтийская Международная Правовая фи...
Закон об Aвиации Регистрация & Сервис - Мальтийская Международная Правовая фи...Закон об Aвиации Регистрация & Сервис - Мальтийская Международная Правовая фи...
Закон об Aвиации Регистрация & Сервис - Мальтийская Международная Правовая фи...
 
KGH_Resume
KGH_ResumeKGH_Resume
KGH_Resume
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Pham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnPham Long
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn (19)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
 

More from longvanhien

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnlongvanhien
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựclongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnVăn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vnlongvanhien
 

More from longvanhien (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnVăn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn

  • 1. bộ văn hóa, thể thao và du lịch Nhà hát Ca Múa Nhạc dân gian Việt Bắc tổ chức Lễ Kỷ niệm 60 năm Ngày Thành lập Ngày 07/12, Nhà hát Ca Múa Nhạc dân gian Việt Bắc đã long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 60 năm Ngày Thành lập (1953-2013). Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhiệt liệt chúc mừng những thành tích mà tập thể cán bộ, diễn viên Nhà hát đạt được trong 60 năm qua. Đồng thời, mong muốn Nhà hát không ngừng đổi mới, tìm tòi, sáng tạo, làm phong phú thêm nét văn hóa các dân tộc Việt Nam, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. (Xem tiếp trang 3.) Phát hành Thứ năm hằng tuần Số 1054 ngày 12/12/2013 Vinh danh và trao Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2012 Chiều 04/12, tại khách sạn Grand Plaza Hà Nội, Tổng cục Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức lễ vinh danh và trao tặng Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2012. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã tới dự. Giải thưởng Du lịch Việt Nam là danh hiệu cao quý nhất của ngành Du lịch Việt Nam nhằm tôn vinh doanh nghiệp lữ hành, khách sạn và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đã đóng góp tích cực vào thành công của ngành Du lịch Việt Nam. (Xem tiếp trang 9) "Đờn ca tài tử Nam bộ" được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại - Trình Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt IV (Tr.5) Thứ trưởng Lê Khánh Hải tham dự Hội nghị Bộ trưởng Thể thao ASEAN (Tr.2) - Thúc đẩy hợp tác văn hóa Việt Nam - Đan Mạch (Tr.6) - Trình Thủ tướng Chính phủ Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm” (Tr.3) Ảnh: C.T.V trong số này Biểu diễn Đờn ca tài tử cho khách du lịch Tại phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Baku (Cộng hòa Azerbaijan) ngày 05/12, “Đờn ca tài tử Nam Bộ” đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (số phiếu bầu đạt 100%). Đờn ca tài tử Nam bộ được vinh danh với những tiêu chí nổi bật sau: Loại hình nghệ thuật này do cộng đồng cư dân 21 tỉnh/thành miền Nam Việt Nam tạo ra, được coi là một phần bản sắc của họ và được trao truyền từ đời này qua đời khác, được bảo đảm tính tiếp nối liên tục. (Xem tiếp trang 7)
  • 2. quản lý nhà nước Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp Đại sứ Cuba - Herminio Lopez Diaz Chiều 03/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã tiếp Đại sứ Cuba Herminio Lopez Diaz đến chào xã giao nhân dịp nhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam. Phát biểu tại buổi tiếp, Đại sứ Herminio Lopez Diaz nhấn mạnh, hợp tác văn hóa là một trong những hợp tác quan trọng, thông qua trao đổi văn hóa sẽ giúp Nhân dân Cuba và Nhân dân Việt Nam càng gắn bó với nhau hơn. Đại sứ Herminio Lopez Diaz bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, hai bên sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch để xứng tầm với quan hệ chính trị của hai nước. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác văn hóa, thể thao và du lịch giữa hai nước. Bộ trưởng đánh giá cao các hoạt động hợp tác trao đổi trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch giữa hai nước thời gian qua. Hàng năm hoặc 02 năm/lần, Bộ VHTTDL mời các đoàn nghệ thuật của Cuba tham dự Festival Huế, Liên hoan Múa rối quốc tế, Liên hoan Xiếc quốc tế, và Liên hoan Phim quốc tế tổ chức tại Hà Nội. Việt Nam đã tổ chức Thứ trưởng Lê Khánh Hải tham dự Hội nghị Bộ trưởng Thể thao ASEAN Sáng ngày 05/12, tại Vientiane (Lào), Hội nghị Bộ trưởng Thể thao ASEAN (AMMS) lần thứ hai đã chính thức khai mạc. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Khánh Hải đại diện cho đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị. Hội nghị nhằm đánh giá lại công việc mà AMMS thực hiện trong 02 năm qua và trao đổi kinh nghiệm, cơ chế định hướng phù hợp nhằm giúp thể thao các nước ASEAN giành được nhiều thành quả hơn nữa trên đấu trường quốc tế trong thời gian tới. Tại Hội nghị, thay mặt cho Đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Khánh Hải đã nêu bật những cố gắng của Việt Nam trong việc thực hiện những chính sách phát triển thể thao và tích cực chuẩn bị tổ chức Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á (Asian Beach Games) lần thứ 5 trong năm 2016 và Đại hội Thể thao Châu Á (ASIAD) lần thứ 18 trong năm 2019. Việt Nam đang nỗ lực hết mình trong việc xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực để hướng tới những kỳ đại hội thành công. Thứ trưởng đánh giá cao những hoạt động mà AMMS đã thực hiện trong thời gian qua, bày tỏ mong muốn thông qua các kỳ họp AMMS, các Hội nghị quan chức cấp cao (SOMS) từng bước đề xuất sửa đổi điều lệ SEA Games nhằm nâng cao thành tích thể Tuần Văn hóa Việt Nam tại Cuba, đồng thời ủng hộ Cuba tổ chức sự kiện văn hóa tại Việt Nam. Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Thừa ThiênHuế tổ chức Festival Huế, nhân dịp này Việt Nam mời đoàn nghệ thuật Cuba sang tham dự Festival. Về du lịch, do khoảng cách địa lý xa xôi và chưa có đường bay trực tiếp, nên lượng khách du lịch giữa hai nước còn hạn chế, chủ yếu là công vụ và học tập. Trong thời gian tới, hai bên cần trao đổi và bàn bạc để thúc đẩy hợp tác về du lịch. t.Hợp thao của khu vực Đông Nam Á. Hội nghị đã ra tuyên bố Vientiane, trong đó thống nhất thúc đẩy thể thao như là một công cụ để nâng cao nhận thức của cộng đồng ASEAN với mục đích thống nhất và đoàn kết giữa các quốc gia và người dân ASEAN; chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật trong việc thành lập Giải bóng đá ASEAN; ủng hộ việc thành lập những trung tâm hỗ trợ tập luyện thể thao; phát huy những yếu tố cộng đồng trong việc phát triển thể thao cũng như mở thêm không gian, môi trường có điều kiện thích hợp cho tất cả các lứa tuổi và trình độ tập luyện... thúc đẩy thể thao ASEAN từng bước phát triển như mong muốn, góp phần xây dựng khối ASEAN ngày càng phồn t.Hợp thịnh... Kế hoạch tổ chức tổng kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2013 Ngày 04/12/2013, Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch số 4432/KHBVHTTDL về việc tổ chức tổng kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2013. Việc tổ chức Hội nghị nhằm mục đích đánh giá công tác tổ chức và quản lý lễ hội năm 2013, rút ra những bài học kinh nghiệm để quản lý và tổ chức lễ hội tốt hơn; Đề xuất những 2 số 1054 l 12.12.2013 giải pháp có tính cấp thiết và lâu dài nhằm tổ chức và quản lý lễ hội theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước và phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội hiện nay. Hội nghị được tổ chức đồng thời tại ba điểm cầu là Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh vào ngày 12/12/2013 bằng hình thức trực tuyến. Nội dung tổ chức Hội nghị được chuẩn bị kỹ trên cơ sở tổng hợp báo cáo đánh giá của các địa phương. Kế hoạch cũng nêu rõ, việc tổ chức Hội nghị cần đảm bảo yêu cầu thiết thực, tiết kiệm, tránh phô trương lãng phí, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý và tổ chức lễ hội trong tình hình hiện nay. H.Quân
  • 3. quản lý nhà nước Trình Thủ tướng Chính phủ Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm” Bộ VHTTDL vừa có Tờ trình số 278/TTr-BVHTTDL trình Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm” (đề án do Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với các Bộ: Lao động-Thương bình và Xã hội, Ngoại giao, Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan xây dựng). Mục tiêu của Đề án nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân, gia đình, toàn xã hội về Ngày Quốc tế Hạnh phúc để từ đó có hành động cụ thể, thiết thực xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc; Tăng cường sự tham gia, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, ngành, các tầng lớp nhân dân và sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Các hoạt động của Đề án bao gồm: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; Tuyên truyền trực quan, cổ động; Tổ chức mít tinh, hội thảo, hội nghị, tập huấn, tọa đàm, diễn đàn, cuộc thi, hội thi, các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch và các hình thức phù hợp khác; Tổ chức biểu dương các tập thể, cá nhân có đóng góp xuất sắc trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc, giúp đỡ, đem lại hạnh phúc cho nhiều người và trong việc tổ chức thực hiện Đề án. Thời gian thực hiện Đề án trong 5 năm (từ năm 2014 đến năm 2018) trên phạm vi toàn quốc. Việc ban hành Đề án là hết sức cần thiết nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về hạnh phúc để từ đó bằng hành động cụ thể góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước; góp phần nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, đặc biệt là về an sinh xã hội, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc. Đồng thời, cụ thể hóa hoạt động thực hiện Nghị quyết của Liên hợp quốc về Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Tuy nhiên, để xã hội hóa các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc, huy động được mọi tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động vì hạnh phúc của gia đình, cộng đồng, Bộ VHTTDL cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành quyết định về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc và công bố Quyết định vào ngày 20/3/2014 - năm đầu tiên Việt Nam chính thức tổ chức các hoạt động H.Quân Ngày Hạnh phúc. Nhà hát Ca Múa Nhạc dân gian Việt Bắc... (Tiếp theo trang 1) đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Bắc, biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị, nhân dân trong nước và giao lưu đối ngoại với các nước trên thế giới. Những năm qua, Nhà hát đã tổ chức được hàng nghìn đêm diễn chủ yếu là các làng, bản miền núi, vùng sâu, vùng xa. Xác định rõ đối tượng phục vụ là đồng bào các dân tộc thiểu số, trong quá trình xây dựng chương trình, tiết mục, Nhà hát luôn chú trọng đến sự đa dạng, phong phú, nhưng phù hợp với trình độ thẩm mỹ và nhu cầu thưởng thức của số đông khán giả. Không chỉ là những làn điệu dân ca, dân vũ vùng Việt Bắc, Tây Bắc, Nhà hát còn dàn dựng các tiết mục ca múa nhạc của các dân tộc Tây Nguyên, Chăm, Khmer… tạo cho khán giả sự cảm nhận đa dạng về vốn nghệ thuật dân gian của các dân tộc Việt Nam. Trong xu thế giao lưu, hội nhập, Nhà hát còn thực hiện các chuyến lưu diễn tại một số nước trên thế giới như: Trung Quốc, Malaysia, Brunây, Thái Lan và các nước Châu Âu, Châu Phi và được khán giả nước ngoài nhiệt liệt hoan nghênh. L.KHánH Tổ chức Tuần lễ phim Việt Nam - Trung Quốc Nam và “Mất tích ở Thái Lan”, “Mười hai con giáp”, “Đường Sơn đại địa chấn” của Điện ảnh Trung Quốc. Cục Điện ảnh có trách nhiệm kiểm duyệt nội dung phim, tài liệu liên quan, đảm bảo thông tin tuyên truyền, quảng bá phù hợp với các quy định liên quan của Việt Nam. M.Huệ Thừa ủy quyền của Chủ tịch Nước, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã trao Huân chương Lao động Hạng Ba cho Nhà hát Ca Múa Nhạc dân gian Việt Bắc. 60 năm qua, Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc đã trải qua nhiều khó khăn. Từ 13 thành viên của Đội Văn công Liên khu Việt Bắc, phương tiện kỹ thuật thiếu thốn, máy phát điện không đủ chiếu sáng, đến nay Nhà hát đã có hơn 80 cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên có chức năng, nhiệm vụ sưu tầm và xây dựng chương trình nghệ thuật mang Bộ VHTTDL vừa có Quyết định số 4255/QĐ-BVHTTDL tổ chức Tuần lễ phim Việt Nam - Trung Quốc. Tuần phim do Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Chính phủ thành phố Bằng Tường tổ chức “Tuần lễ phim Việt Nam - Trung Quốc” tại thành phố Bằng Tường, Tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Các bộ phim được trình chiếu trong “Tuần lễ phim Việt Nam - Trung Quốc” gồm: “Chơi vơi”, “Mùi cỏ cháy”, “Cát nóng” của Điện ảnh Việt số 1054 l 12.12.2013 3
  • 4. Sựquảnvấn đề nước kiện lý nhà VăN BảN MớI - Ngày 29/11/2013, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 4226/QĐ-BVHTTDL về việc thành lập Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập Đề án “Thí điểm đặt cược thể thao” do Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm Trưởng Ban, ông Vương Bích Thắng Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao làm Phó Trưởng Ban thường trực, ông Hồ Việt Hà - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính làm Phó Trưởng Ban và 08 Ủy viên. - Tại Quyết định số 4229/QĐBVHTTDL ngày 02/12/2013, Bộ VHTTDL giao Nhà hát Tuổi trẻ phối hợp với Công ty Cổ phần Giới thiệu Văn hóa Nghệ thuật Đông Đô tổ chức chương trình nghệ thuật “VietNam Dream Giấc mơ Việt” do nghệ sỹ Fan Yang quốc tịch Canada, trình diễn nghệ thuật bong bóng kết hợp với nghệ thuật Chèo truyền thống của Việt Nam. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 4248/QĐ-BVHTTDL ngày 02/12/2013, giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Thừa ThiênHuế, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Cục Hợp tác quốc tế và các đơn vị có liên quan tổ chức “Liên hoan Múa quốc tế-2014” vào tháng 4/2014, tại tỉnh Thừa Thiên-Huế. - Tại Quyết định số 4280/QĐBVHTTDL ngày 04/12/2013, Bộ VHTTDL giao Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán LB Nga tại Việt Nam và Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội tổ chức chương trình Hòa nhạc do các nghệ sĩ Dàn nhạc Dây thính phòng (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) biểu diễn nhân dịp kỷ niệm 20 năm Hiến pháp Liên bang Nga. Thời gian 12/12/2013, tại Nhà hát Lớn Hà Nội. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 4293/QĐ-BVHTTDL ngày 05/12/2013, giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Ngày hội Di sản nghệ thuật truyền thống đã được UNESCO vinh danh” vào ngày 18/12/2013 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). - Ngày 05/12/2013 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 4294/QĐ-BVHTTDL, thành lập Ban Chỉ đạo “Liên hoan Múa quốc tế-2104” tại tỉnh Thừa Thiên-Huế do Thứ trưởng Vương Duy Biên làm Trưởng Ban, ông Nguyễn Đăng Chương - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn và ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế làm Phó Trưởng Ban và 02 Ủy viên. - Tại Quyết định số 4295/QĐBVHTTDL ngày 05/12/2013, Bộ VHTTDL thành lập Ban Tổ chức “Liên hoan Múa quốc tế-2014” tại tỉnh Thừa Thiên-Huế do ông Đào Đăng Hoàn - Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn làm Trưởng Ban, ông Phan Tiến Dũng Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên-Huế và ông Lê Ngọc Cường, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam làm Phó Trưởng Ban và 10 Ủy viên. tHtt Liên hoan Múa quốc tế - 2014 Tại Quyết định số 4266/QĐBVHTTDL ngày 03/12, Bộ VHTTDL ban hành Quy chế tổ chức “Liên hoan Múa quốc tế 2014”. Theo đó, các tác phẩm tham dự Liên hoan Múa quốc tế - 2014 phải là các tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao. Nội dung tư tưởng, hình tượng nghệ thuật, thông điệp của tác phẩm được thể hiện thông qua các yếu tố như: cấu trúc tác phẩm, kết cấu ngôn ngữ múa, xử lý âm nhạc, xây dựng hình tượng nhân 4 số 1054 l 12.12.2013 vật, thủ pháp xử lý không gian, thời gian, đạo cụ, kỹ thuật diễn xuất của diễn viên. Không hạn chế các tiết mục đã tham gia và đạt giải thưởng trong các kỳ Liên hoan, Hội diễn trước đây, với điều kiện sử dụng trang phục, hóa trang phù hợp với mục đích, nội dung, hình tượng nghệ thuật của tác phẩm, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của từng vùng miền, dân tộc, quốc gia. Khuyến khích các tác phẩm sáng tác mới mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của các quốc gia, phản ánh chân thực, sâu sắc, sinh động cuộc sống nhiều mầu sắc của xã hội và con người; các tác phẩm có sự tìm tòi, sáng tạo về hình thức thể hiện, sự kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác làm phong phú hơn về hình thức thể hiện cho tác phẩm múa. Dự kiến Liên hoan được tổ chức từ 15 đến 18/4/2014 tại tỉnh Thừa Thiên-Huế. M.Huệ
  • 5. quản lý nhà nướcđề Sự kiện vấn Trình Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt IV Ngày 03/12/2013, Bộ VHTTDL đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt IV cho 14 di tích, gồm: 1. Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh (các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước). 2. Di tích lịch sử Đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh, TP. Hà Nội). 3. Di tích lịch sử Đền Hát Môn (huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội). 4. Di tích lịch sử Khu di tích Nhà Trần tại Đông Triều (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). 5. Di tích lịch sử Rừng Trần Hưng Đạo (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng). 6. Di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (huyện Vĩnh Linh và huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị). 7. Di tích lịch sử Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 (thị xã Quảng Trị, huyện Hải Lăng và huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). 8. Di tích lịch sử Chiến thắng Chương Thiện (TP. Vị Thanh và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang). 9. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội). 10. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội). 11. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tây Đằng (huyện Ba Vì, TP. Hà Nội). 12. Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Bút Tháp (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). 13. Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Dâu (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). 14. Danh lam thắng cảnh Quần đảo Cát Bà (huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng). tHu Hằng Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên tiếp Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam Sáng 04/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đã có buổi tiếp Đại sứ Cộng hòa liên bang Đức tại Việt Nam, bà Juttla Farasch. Tại buổi tiếp, hai bên nhất trí cho rằng, trong thời gian qua, mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa liên bang Đức trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình đã có những bước phát triển mới. Phía Đức đã tham gia nhiều sự kiện văn hoá tổ chức tại Việt Nam, như: Liên hoan phim Châu Âu, Liên hoan phim khoa học và Liên hoan phim tài liệu Châu Âu tại Việt Nam. Liên hoan phim Đức tại Việt Nam được tổ chức liên tục từ năm 2010 đến 2013 tại nhiều tỉnh/thành lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ) đã góp phần giới thiệu đến người xem và những người làm điện ảnh Việt Nam về nghệ thuật điện ảnh của Đức. Về đào tạo, các cơ sở đào tạo của Đức thiết lập quan hệ đối tác với một số trường, học viện trong hệ thống ngành văn hóa, thể thao và du lịch như Trường Đại học Sân khấuĐiện ảnh Hà Nội và Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Phía Đức thường xuyên cử các chuyên gia sang hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và trình độ của các giảng viên, sinh viên Việt Nam. Trong công tác bảo tàng và bảo tồn di sản văn hóa, Đức đã hỗ trợ Việt Nam thực hiện nhiều dự án như: Bảo tồn phục hồi nội thất và đào tạo kỹ thuật tại cung An Định (Huế) giai đoạn 2002-2008, đào tạo kỹ thuật và bảo tồn thử nghiệm tại công trình Bửu Thành Môn và Bình phong ở Lăng vua Tự Đức; đào tạo kỹ thuật và bảo tồn tu sửa tại công trình Tối Linh Từ (Phủ Nội vụ, Đại Nội) năm 2011-2012 với phần kinh phí tài trợ là hơn 91 nghìn Euro... Đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ của CHLB Đức trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực và bảo tồn di sản văn hóa, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên khẳng định, Bộ VHTTDL sẽ đánh giá, tổng kết các dự án, thông báo cho phía Đức để triển khai. Thứ trưởng mong muốn thời gian tới, Việt Nam và Đức sẽ có các hoạt động liên kết, phối hợp giữa các Trường đại học, đồng thời mong muốn phía Đức sẽ hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực Quay phim, Chụp ảnh và Mỹ thuật… Vp số 1054 l 12.12.2013 5
  • 6. quản lý nhà nước Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng Chiều ngày 05/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng và các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên - Đà Lạt về công tác chuẩn bị tổ chức sự kiện. Ông Nguyễn Văn Hương, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng đã báo cáo tiến độ công tác chuẩn bị tổ chức Tuần Văn hoá - Du lịch 2013, sự kiện mở đầu cho các hoạt động của Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên - Đà Lạt, nêu rõ các công việc đã thực hiện, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các nội dung Chương trình Công bố Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên - Đà Lạt; Kỷ niệm 120 năm Đà Lạt hình thành và phát triển; Festival Hoa Đà Lạt lần thứ V. Tại buổi làm việc, các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên - Đà Lạt đã đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện chương trình, kịch bản tổ chức Tuần Văn hoá - Du lịch 2013 (27-31/12/2013). Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn khẳng định, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch luôn ủng hộ và dành sự quan tâm tối đa đối với Lâm Đồng trong việc tổ chức sự kiện lần này. Thứ trưởng đề nghị và giao các Cục, Vụ liên quan phối hợp với Ban Tổ chức và UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục rà soát kỹ lưỡng các nội dung công việc, đặc biệt là chương trình khai mạc, đảm bảo tổ chức ấn tượng, hấp dẫn, thành công, tạo đà cho các hoạt động của Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên - Đà Lạt. t.Hợp Thúc đẩy hợp tác văn hóa Việt Nam - Đan Mạch Chiều 05/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đã tiếp ngài John Nielsen, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Từ năm 1999 đến nay, Đan Mạch có nhiều hình thức hợp tác, hỗ trợ văn hóa Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như bảo tồn di sản, giao lưu văn hóa, nghệ thuật đương đại… Đặc biệt, nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng 9/2013, hai nước đã nâng cấp mối quan hệ song phương lên đối tác toàn diện và ký Tuyên bố chung về đối tác toàn diện giữa Chính phủ Việt Nam và Đan Mạch. Trong đó hợp tác văn hóa là một lĩnh vực quan trọng có ý nghĩa thúc đẩy sự hợp tác chung và quan hệ hữu nghị giữa đất nước và nhân dân hai nước. Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn mong muốn, trong thời gian tới hai bên sẽ thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc đối thoại giữa các đoàn, mở rộng chương trình hợp tác trên các lĩnh vực mà Đan Mạch có thế mạnh như: Bảo tàng, Mỹ thuật đương đại… Tại buổi tiếp, Đại sứ John Nielsen cũng khẳng định, Đan Mạch sẵn sàng hợp tác với Việt Nam, mong muốn trong thời gian tới, phía Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa việc thực hiện các nội dung đã được ký kết trong hiệp định hợp tác văn hóa; mở đường bay thẳng từ Việt Nam đến Đan Mạch cũng như tăng cường sự phối hợp cấp cơ quan văn hóa của hai nước. Ghi nhận những đề xuất của Đại sứ, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn khẳng định, Bộ VHTTDL sẽ đôn đốc các đơn vị có liên quan triển khai tốt dự án do Đan Mạch tài trợ, thông qua đó đẩy mạnh quan hệ hợp tác văn hóa giữa hai nước. t.Hợp Bình Thuận siết chặt quản lý hoạt động thể thao giải trí trên biển Tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Quyết định quy định quản lý các vùng hoạt động thể thao giải trí trên biển tại địa bàn tỉnh, nhằm siết chặt quản lý các hoạt động thể thao giải trí trên biển, đảm bảo an toàn cho du khách và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch Bình Thuận, các loại hình giải trí thể thao trên biển ngày càng phong 6 số 1054 l 12.12.2013 phú. Tính đến nay Bình Thuận có trên 30 mô tô nước đang hoạt động trên biển, tập trung chủ yếu tại thành phố Phan Thiết. Bên cạnh đó, các loại hình như: ca nô kéo dù, lướt ván buồm, lướt ván diều, thuyền kayak… phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, do thiếu các quy định pháp lý cụ thể nên hoạt động kinh doanh dịch vụ thể thao giải trí trên biển vẫn còn lộn xộn, mất an toàn. Tình trạng mô tô nước, ca nô kéo dù vào trong khu vực bãi tắm gần bờ gây nguy hiểm cho du khách thường xuyên xảy ra. Việc chèo kéo khách, tranh giành khách, giá cả không được niêm yết và hoạt động trái phép đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh đẹp của ngành du lịch Bình Thuận. (Xem tiếp trang 8)
  • 7. quản lý nhà nướcđề Sự kiện vấn Thứ trưởng Vương Duy Biên tiếp Cố vấn đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Thể thao Sáng 06/12, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Vương Duy Biên đã có buổi tiếp ông Wilfried Lemke, Cố vấn đặc biệt về thể thao vì hòa bình và phát triển của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ). Tại buổi tiếp, ông Wilfried Lemke khẳng định, LHQ luôn coi thể thao là công cụ góp phần tăng cường các nỗ lực xóa giảm đói nghèo và thúc đẩy hòa bình trên toàn cầu, đồng thời có thể thúc đẩy hoà nhập xã hội và các mô hình trao quyền cho phụ nữ, vượt qua những định kiến chủng tộc, giới và nguồn gốc. Theo ông Wilfried Lemke, thế giới đã chứng kiến sức mạnh của thể thao khơi dậy tiềm năng của người tàn tật và mở ra những con đường để đoàn kết xã hội. Riêng ở Việt Nam, LHQ rất quan tâm đến nền bóng đá, trong đó chú trọng đặc biệt đến bóng đá dành cho nhóm trẻ em chịu thiệt thòi và những người có hoàn cảnh khó khăn. Ông Wilfried Lemke cho biết, hiện tại, LHQ đang hỗ trợ triển khai Dự án “Bóng đá cộng đồng tại Việt Nam” (FFAV). Đây là Dự án phát triển hoạt động bóng đá phong trào, không cạnh tranh dành cho trẻ em từ 6 đến 15 tuổi, với sự chú trọng đặc biệt đến nhóm trẻ thiệt thòi và thúc đẩy sự phát triển của bóng đá nữ. Ông Wilfried Lemke mong muốn trong thời gian tới, LHQ tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ từ Chính phủ Việt Nam. Thứ trưởng Vương Duy Biên khẳng định, Việt Nam luôn ghi nhận sự hỗ trợ của LHQ dành cho thể thao cộng đồng tại Việt Nam. Đồng thời, xác định xây dựng và phát triển nền thể dục, thể thao với mục đích tăng cường sức khỏe nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tăng tuổi thọ của người Việt Nam theo tinh thần vì sự nghiệp dân cường, nước thịnh, hội nhập và phát triển. Thứ trưởng nhấn mạnh, với chức năng và nhiệm vụ của mình, Bộ VHTTDL sẽ phối hợp cùng LHQ nhằm triển khai hiệu quả nhất có thể đối với các dự án. n.H "Đờn ca tài tử Nam bộ"... Việc ghi nhận Di sản này vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ thúc đẩy sự trao đổi giữa các cộng đồng với nhau, các nhạc sĩ và các nhà nghiên cứu; đồng thời cũng tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của di sản Đờn ca tài tử Nam Bộ ở cấp độ địa phương và quốc tế. Nhiều biện pháp cụ thể và đa dạng đã được cộng đồng và quốc gia cam kết nhằm bảo tồn tư liệu hóa, chuyển giao, công nhận, phát huy giá trị và tính liên tục của Đờn ca tài tử Nam Bộ. Các chủ thể văn hóa và cộng đồng thực hiện Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được tham vấn và cung cấp đầy đủ thông tin về việc đề cử để đưa vào Danh sách Di sản và họ đã hoàn toàn tự nguyện đồng ý và ủng hộ việc đề cử này. Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được Viện Âm nhạc Việt Nam kiểm kê từ năm 2010 và đã được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục các Di sản Văn hóa phi vật thể của Việt Nam năm 2012. Ðờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam được hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ XIX, là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam bộ, được sáng tạo trên cơ sở nhạc Lễ, nhạc Cung đình, nhạc dân gian miền Trung và miền Nam. Ðây là loại hình nghệ thuật trình diễn phổ biến, bình dân, tự phục vụ cá nhân và cộng đồng phù hợp với điều kiện sống và phản ánh tâm tư, tình cảm của người dân miền Nam Việt Nam ở vùng miệt vườn, sông nước. Hồ sơ Đờn ca tài tử Nam Bộ VHTTDL được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trước hết là do bản thân Đờn ca tài tử có giá trị đặc sắc bởi nó gắn liền với đời sống tinh thần và các phong tục tập quán văn hóa của nhân dân Nam Bộ, được cộng đồng trân trọng và liên tục lưu truyền từ ngàn đời nay. Bên cạnh đó, đây cũng là sự quyết tâm cao và nỗ lực cố gắng của (Tiếp theo trang 1) thành phố Hồ Chí Minh cùng các tỉnh sở hữu di sản Đờn ca tài tử trong việc đề cử hồ sơ; sự tham gia tích cực của Viện Âm nhạc Việt Nam, các nhà khoa học cùng các nghệ nhân trong công tác xây dựng hồ sơ; và đặc biệt là sự phối hợp hiệu quả của Bộ Ngoại giao, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và các cơ quan liên quan trong công tác vận động cho hồ sơ. Việc hồ sơ “Đờn ca tài tử Nam Bộ” được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại một mặt sẽ góp phần tăng cường vị trí, vai trò của di sản đối với xã hội, làm giàu thêm bức tranh đa dạng văn hóa của Việt Nam và của nhân loại, mặt khác sẽ làm cho cộng đồng, những người thực hành di sản nhận thức sâu sắc thêm về di sản của mình để họ tự hào và tích cực hơn trong công tác truyền dạy và vận động lớp trẻ tham gia bảo vệ và phát huy giá trị của Đờn ca tài tử. H.Yến số 1054 l 12.12.2013 7
  • 8. quản lý nhà nước Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Ngày 03/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2349/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2014). Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nhằm giới thiệu và khẳng định những thành tựu to lớn của đất nước dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; Giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, tôn vinh các chiến công hiển hách của quân đội, nhân dân ta và sự hy sinh xương máu của các thế hệ đi trước trong giai đoạn lịch sử đấu tranh cứu nước, giải phóng dân tộc. Đồng thời, khẳng định ý chí, quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đoàn kết một lòng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 1 ngày trước Lễ kỷ niệm, Chương trình nghệ thuật đặc biệt sẽ được tổ chức vào 20h ngày 06/5/2014 tại Quảng trường Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên. Trước đó, vào tháng 3/2014 tại tỉnh Điện Biên cũng sẽ diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh”. Bộ VHTTDL xây dựng bộ phim tài liệu 5 tập, đề tài Chiến thắng Điện Biên Phủ; phim truyện nhựa “Sống cùng lịch sử”. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan xuất bản một cuốn sách về Chiến thắng Điện Biên Phủ; Trung ương Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tái bản sách “Âm vang Điện Biên”; UBND tỉnh Điện Biên chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện ấn phẩm “Âm nhạc Điện Biên Tây Bắc”. Đặc biệt, UBND tỉnh Điện Biên chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đài Truyền hình Việt Nam, Trung ương Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Bộ VHTTDL và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức sưu tầm, vận động trao tặng, hiến tặng các kỷ vật, hiện vật, tư liệu, tài liệu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cho Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ. n.H Tổ chức Trại sáng tác nhiếp ảnh “Đại ngàn Tây Nguyên” Bộ VHTTDL vừa giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức Trại sáng tác nhiếp ảnh chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên” trong Năm Du lịch quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt 2014. Đồng thời, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cũng sẽ chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Triển lãm Ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 27 năm 2014 tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và một số tỉnh, thành phố khác. Với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên”, Năm Du lịch quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt 2014 do tỉnh Lâm Đồng đăng cai tổ chức sẽ chính thức khai mạc vào cuối tháng 12/2013 và diễn ra trong suốt năm 2014, trong đó tập trung cao điểm vào 3 khoảng thời gian là đầu năm, dịp hè và cuối năm với khoảng 45 sự kiện chính thức đã Bình Thuận siết chặt quản lý ... Theo Quyết định quy định quản lý các vùng hoạt động thể thao giải trí trên biển tại địa bàn tỉnh Bình Thuận, việc kinh doanh dịch vụ thể thao giải trí trên biển phải có giấy phép do UBND tỉnh cấp. Các hoạt động thể thao giải trí trên biển như: mô tô nước, dù kéo, lướt ván dù… không được hoạt động trong bãi 8 số 1054 l 12.12.2013 tắm gần bờ, khu vực tàu thuyền thường xuyên qua lại; phải hoạt động cách mép bờ biển tối thiểu là 60m và tối đa là 650m. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành triển khai nhiều biện pháp cứu hộ, cứu nạn; xây dựng các trạm cứu nạn tại các bãi tắm thường xảy ra tai nạn để ứng cứu kịp thời khi được thống nhất và sẽ do Bộ VHTTDL và 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum tổ chức. Một số sự kiện tiêu biểu sẽ diễn ra trong Năm 2014 như: Liên hoan nghệ thuật thổ cẩm và trình diễn trang phục Tây Nguyên; Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc; Liên hoan độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc; Tuần phim Việt Nam và Triển lãm ảnh toàn quốc tại Đà Lạt… n.M (Tiếp theo trang 6 ) có sự cố xảy ra. Tỉnh đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu hộ, cứu nạn trên biển cho nhân viên cứu hộ, khu du lịch, khách sạn trên địa bàn tỉnh. Đối với các khu du lịch, phải có biển báo độ sâu của biển và hồ bơi bằng 3 thứ tiếng Việt, Anh, Nga. Hồ tHanH
  • 9. quản lý nhà nước Vinh danh và trao Giải thưởng... Danh sách Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2012: 10 Khách sạn 5 sao hàng đầu Việt Nam: Khách sạn Bến Thành (TP. Hồ Chí Minh); Khách sạn Cửu Long (TP. Hồ Chí Minh); Khách sạn Melia Hà Nội; Khách sạn Metropole (Hà Nội); Vinpearl Resort Nha Trang (Khánh Hòa); Khách sạn Sofitel Plaza (Hà Nội); Khách sạn New World Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh); Khu nghỉ dưỡng Sixsenses Ninh Van Bay (Khánh Hòa); Khu nghỉ dưỡng Ana Mandara (Khánh Hòa); Khách sạn Grand Plaza (Hà Nội). 10 Khách sạn 4 sao hàng đầu Việt Nam: Khách sạn Hoàn Cầu (TP. Hồ Chí Minh); Khách sạn Đệ Nhất (TP. Hồ Chí Minh); Khách sạn Yasaka Sài Gòn-Nha Trang (Khánh Hòa); Khu du lịch Làng tre-Mũi Né (Bình Thuận); Khách sạn Victoria Hội An (Quảng Nam); Khách sạn Grand Palace (Bà Rịa-Vũng Tàu); Khu nghỉ dưỡng Sài Gòn-Phú Quốc (Kiên Giang); Khách sạn Sài Gòn-Hạ Long (Quảng Ninh); Khách sạn Hội An (Quảng Nam); Khách sạn Saigon Morin (Thừa-Thiên Huế) 10 Khách sạn 3 sao hàng đầu Việt Nam: Khách sạn Thắng Lợi (TP. Hồ Chí Minh); Khách sạn Viễn Đông (TP. Hồ Chí Minh); Khách sạn Hòa Bình (Hà Nội); Khách sạn Cửu Long (Cần Thơ); Khách sạn Đông Xuyên (An Giang); Khách sạn Phương Bắc (TP. Hồ Chí Minh); Khách sạn Công đoàn Việt Nam (Hà Nội); Khách sạn Festival (Thừa Thiên-Huế); Khách sạn Nhà Cổ (Quảng Nam); Khách sạn Hàm Luông (Bến Tre) 10 Công ty lữ hành quốc tế hàng đầu đón khách du lịch vào Việt Nam (Inbound): Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist; Công ty CP Fiditour; Công ty CP Du lịch Việt Nam- TP.HCM; Công ty CP Du lịch Việt Nam-Hà Nội; Công (Tiếp theo trang 1) ty CP Du lịch Hòa Bình-Việt Nam; Công ty TNHH Du lịch H.I.S Sông Hàn Việt Nam; Công ty CP Du lịch ExotissimoViệt Nam; Công ty CP Du lịch Apex Việt Nam; Công ty TNHH MTV Du lịch Trâu Việt Nam; Công ty TNNH MTV Dịch vụ Du lịch Bến Thành 10 Công ty lữ hành quốc tế hàng đầu đưa khách đi du lịch nước ngoài (Outbound): Công ty TNHH MTV Du lịch và tiếp thị GTVT Việt Nam-Vietravel; Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist; Công ty CP Fiditour; Công ty CP Du lịch Việt Nam- TP.HCM; Công ty CP Du lịch Việt Nam-TP.HCM; Công ty CP Du lịch Việt Nam-Hà Nội; Công ty CP Truyền thông Du lịch Việt; Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch Bến Thành; Công ty Lữ hành Hanoitourist; Công ty CP Hanoi Redtours; Công ty TNHH Thương mại Du lịch Liên Bang. 10 Công ty lữ hành nội địa hàng đầu Việt Nam: Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist; Công ty CP Fiditour; Công ty TNHH MTV Du lịch và tiếp thị GTVT Việt Nam-Vietravel; Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch Bến Thành; Công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam; Công ty TNHH Thương mại-tư vấn dịch vụ du lịch Văn hóa Việt; Công ty CP Du lịch Việt Nam-Hà Nội; Công ty CP Truyền thông Du lịch Việt; Công ty CP Du lịch Việt Nam-Vitours Đà Nẵng; Công ty Lữ hành Hanoitourist Hãng hàng không chuyên chở nhiều khách du lịch nhất: VietNam Airlines Hãng hàng không năng động nhất: Vietjet Air tHtt Ba Lan hỗ trợ đào tạo kỹ thuật bảo tồn và trùng tu Bi Đình - Lăng Tự Đức Ngày 04/12, tại thành phố Huế, đại diện Đại sứ quán Ba Lan phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức kết thúc khoá tập huấn chương trình “Bảo tồn, trùng tu và đào tạo kỹ thuật tại công trình Bi Đình - lăng Tự Đức” và cấp giấy chứng nhận cho 24 học viên hoàn thành các chuyên đề đào tạo chính liên quan đến phương pháp bảo tồn các di tích bằng ngói, gạch và vôi vữa truyền thống. Dự án có tổng nguồn vốn tài trợ 39.586 USD từ Chương trình Hợp tác phát triển của Ba Lan và một phần vốn đối ứng của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Tiến sĩ - Kiến trúc sư Marek Baranski, Trưởng nhóm chuyên gia đào tạo cho biết, từ ngày 10/6/2013 đến nay, các học viên tham dự khóa học được trang bị kiến thức cơ bản về nâng cao kỹ năng phân tích, đánh giá các nguy cơ gây hại cho di tích do các chuyên gia bảo tồn di sản văn hóa của Ba Lan hướng dẫn trực tiếp, đồng thời nâng cao khả năng lựa chọn giải pháp xử lý kỹ thuật tại công trường đến các phương pháp nghiên cứu, khảo sát, tư duy, lập hồ sơ di tích và lập kế hoạch công việc trong lĩnh vực bảo tồn, trùng tu di tích. Bên cạnh phần lý thuyết, lập báo cáo hồ sơ khoa học, các học viên còn được thực hành trên thực địa tại di tích Bi Đình - Lăng Tự Đức gồm các chuyên đề liên quan đến phương pháp bảo tồn các di tích bằng ngói, gạch, đá và vôi vữa truyền thống. Qua đó, góp phần tích cực giúp cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khôi phục diện mạo cổ kính cho công trình nhà bia nói riêng và khu vực lăng mộ Tự Đức nói chung. Bi Đình - Lăng vua Tự Đức hiện có tấm bia đá lớn nhất Việt Nam với bài thơ của vua Tự Đức sáng tác nói về đức tính khiêm nhường và nêu ra những lỗi lầm của tự bản thân vua. Nhà bia và khu vực lăng mộ của vua Tự Đức vì thế luôn hấp dẫn và thu hút đông khách du lịch đến tham quan, thưởng ngoạn. Quốc Việt số 1054 l 12.12.2013 9
  • 10. quản lý nhà nước Kết luận của Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên tại Hội nghị sơ kết công tác tuyển sinh khối các trường VHNT năm 2013 Ngày 06/12/2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Thông báo số 4471/TB-BVHTTDL thông báo kết luận của Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên tại Hội nghị sơ kết công tác tuyển sinh khối các trường VHNT năm 2013. Theo nội dung kết luận, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên giao Vụ Đào tạo tiếp thu ý kiến của các trường, điều chỉnh, bổ sung và hoàn chỉnh báo cáo công tác tuyển sinh năm 2013, đánh giá cụ thể hơn kết quả một năm thực hiện thí điểm Đề án Thi tuyển sinh riêng, báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét, gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chuẩn bị các điều kiện để thành lập Hội đồng Hiệu trưởng các khối ngành để tư vấn giúp Bộ trưởng những vấn đề liên quan đến phát triển ngành, phát triển các trường và phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ nguồn lực giữa các trường. Yêu cầu các trường đại học, cao đẳng có nguyện vọng thi tuyển sinh riêng năm 2014 chủ động đề xuất, xây dựng Dự án, đăng ký với Vụ Đào tạo. Trên cơ sở đó, Vụ Đào tạo tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ, đồng thời xây dựng kế hoạch làm việc với lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc điều chỉnh một số nội dung và mở rộng đối tượng các cơ sở đào tạo Văn hóa nghệ thuật, Thể dục thể thao tiếp tục thí điểm thi tuyển sinh riêng năm 2014. Chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tiếp tục thực hiện đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2013-2015: Yêu cầu các cơ sở đào tạo thực hiện nghiêm Công văn số 3504/BVHTTDL-ĐT ngày 25/9/2013 của Bộ VHTTDL về việc rà soát tình hình giáo trình hiện có của nhà trường; đề xuất giáo trình cần điều chỉnh, xây dựng mới; phối hợp với các trường cùng khối ngành, nhóm ngành để biên soạn giáo trình dùng chung. Đến năm 2015, tất cả các chương trình đào tạo tại các trường đều có đủ giáo trình phục vụ đào tạo cho tất cả các môn học, thực hiện dưới các hình thức: tổ chức biên soạn, lựa chọn, mua bản quyền của nước ngoài, dịch và in ở trong nước. Không đưa vào chương trình đào tạo các môn học chưa có giáo trình phục vụ đào tạo. Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Kết luận số 51KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đổi mới căn bản việc phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của các trường: xây dựng một số ngành trọng điểm, tiến tới có một số trường đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế nhằm tăng cường nguồn nhân lực có chất lượng, trình độ cao. Các trường cần tăng cường gắn đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội. Tập trung, phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục của các cơ sở đào tạo nhằm bổ sung nguồn cán bộ, giảng viên của các trường; giữ vững ổn định quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo; chọn lọc một số ngành đào tạo sau đại học để liên kết đào tạo với nước ngoài; đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả giáo dục đại học; ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; chú trọng đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ quản lý giáo dục và giảng viên các trường đại học, cao đẳng… Tổ chức phát động phong trào thi đua trong toàn thể học sinh, sinh viên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực hiện Quy chế công khai theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các trường chủ động, tăng cường xây dựng chương trình hành động về đổi mới quản lý giáo dục đại học; xây dựng quy chế về quản lý, thực hiện nhiệm vụ, quy chế tuyển sinh, đào tạo; từng bước thực hiện việc kiểm định chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế; tăng cường vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng các cơ sở đào tạo. Về công tác sinh viên: Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên. Triển khai có hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03/CT-TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị gắn với đặc thù của ngành giáo dục. tHtt Thừa Thiên-Huế: Ra mắt Trung tâm thông tin Festival và Du lịch Ngày 03/12, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức khai trương và đưa Trung tâm thông tin Festival và Du lịch vào hoạt động tại số 17 Lê Lợi, thành phố Huế. Trung tâm có chức năng hướng dẫn, tư vấn miễn phí cho du khách những thông tin cần thiết về Festival, tour tuyến du lịch và các sự kiện văn 10 số 1054 l 12.12.2013 hóa, nghệ thuật của địa phương; cung cấp các ấn phẩm, tài liệu, bản đồ hướng dẫn du lịch; quảng bá hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp du lịch; tiếp nhận ý kiến phản hồi và hỗ trợ du khách trong các tình huống cần trợ giúp khẩn cấp. Trung tâm Thông tin Festival và Du lịch sẽ trở thành địa chỉ tham khảo thông tin và tìm kiếm sự trợ giúp không thể thiếu đối với du khách khi đến thăm thành phố. Qua đó tăng thêm sức thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch đến Huế. tuệ anH
  • 11. Sự kiệnkiện vấn đề Sự vấn đề Phú Yên: Bảo đảm an toàn cho khách du lịch Ngày 06/12 tại thành phố Tuy Hòa, UBND tỉnh Phú Yên đã tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai Chỉ thị 18/CT-TTg, ngày 04/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ, về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch. Bà Nguyễn Thị Hồng Thái, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên cho biết: “Đến hết tháng 11/2013, toàn tỉnh có 120 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch: Tổng lượt khách nội địa và quốc tế là 600.000 lượt, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái; doanh thu từ du lịch khoảng 540 tỷ đồng”. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị các Bộ, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cụ thể, đồng bộ, hiệu quả để tạo ra chuyển biến cơ bản trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch nhằm xây dựng Việt Nam trở thành điểm đến an toàn, thân thiện; chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục, phát động sự tham gia của cộng đồng dân cư trong việc đấu tranh, phòng ngừa các hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường du lịch; nghiên cứu đề xuất xây dựng đề án thành lập lực lượng Cảnh sát du lịch; phát động phong trào ứng xử văn minh, thân thiện với khách du lịch, tổ chức tập huấn “nụ cười thân thiện”… Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu các Sở, ban ngành có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong nhân dân nhằm xây dựng phong cách ứng xử văn minh lịch sự, giữ gìn vệ sinh môi trường để phát triển du lịch; thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận, giải quyết các sự cố xảy ra đối với du khách; chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi xâm hại đến tính mạng, tài sản của khách du lịch,… Tỉnh Phú Yên cũng yêu cầu các tổ chức kinh doanh du lịch thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước, tích cực phối hợp với các cơ quan Nhà nước trong việc cải thiện môi trường văn hóa du lịch; c ông khai các thông tin về giá cả hàng hóa, dịch vụ cung ứng; không bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng... Tại thành phố Tuy Hòa, Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên đã tổ chức tuyên truyền Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch cho 120 cá nhân, đơn vị kinh doanh du lịch trong tỉnh. Hải pHong Hệ thống thư viện tỉnh Cà Mau hoạt động có hiệu quả Năm 2005, Thư viện tỉnh Cà Mau được chính thức đưa vào hoạt động, với chức năng là thư viện đầu mối cơ sở. Thư viện tỉnh là nơi tổ chức nhiều các hoạt động tuyên truyền, tổ chức biên soạn nhiều thông tin nhằm phục vụ công tác học tập, nghiên cứu, giải trí và góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành và địa phương. Từ năm 2010 đến nay, thực hiện chức năng là trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ xây dựng mạng lưới thư viện cơ sở ở địa phương, Thư viện tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động phối hợp với các đơn vị trong chương trình phối hợp liên ngành Văn hóa - Bưu điện - Tư pháp Bộ đội biên phòng, đến nay đã phát triển được 285 điểm đọc sách với các mô hình: Phòng đọc sách bộ đội biên phòng; các điểm Bưu điện văn hóa xã; tủ sách pháp luật; hệ thống thư viện trường học; tủ sách ấp, khóm văn hóa; trại giam; làng trẻ em SOS; đền, chùa, nhà thờ… Công tác luân chuyển sách được thực hiện thường xuyên từ tỉnh xuống huyện, từ huyện xuống các phòng đọc sách cơ sở. Hiện nay Thư viện tỉnh Cà Mau có hơn 150.000 đầu sách và hơn 300 tờ báo, tạp chí, đáp ứng cơ bản nhu cầu đọc sách của người dân. Bên cạnh đó trong năm 2013, Cà Mau là một trong 16 tỉnh được quỹ Bill&Melinda Gate tài trợ máy tính trong giai đoạn II nhằm nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập internet cộng đồng tại Việt Nam, đã tạo ra bước đột phá mới trong việc thu hút độc giả đến với Thư viện tỉnh. Trung bình mỗi tháng Thư viện tỉnh tiếp nhận hơn 10.000 lượt độc giả đến truy cập. Tỉnh Cà Mau hiện nay có 5 trường đại học và cao đẳng với trên 5.000 sinh viên. Do đó, vai trò của Thư viện tỉnh trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin, tư liệu cho đối tượng này là cực kỳ quan trọng. Ông Lý Hoàng Vũ, Giám đốc Thư viện tỉnh Cà Mau cho biết: Dự kiến đến năm 2014, Thư viện tỉnh Cà Mau sẽ triển khai dự án thư viện điện tử. Từ đó số hóa các tài liệu, sách báo, từng bước tiến tới ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành, đây là một bước đi cần thiết vì hiện nay người dân đang dần chuyển từ thói quen đọc sách, báo truyền thống sang đọc sách, báo, tài liệu điện tử. Hiện Thư viện tỉnh vẫn chưa thể phục vụ được tốt nhất cho đối tượng người khuyết tật vì sự bất cập trong xây dựng cơ sở hạ tầng trước đây. Sắp tới, Thư viện đề xuất cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ thực hiện dự án nhằm nâng cao chất lượng và mở rộng hơn nữa diện phục vụ. Nhằm bảo đảm hệ thống thư viện hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao dân trí cho người dân, bên cạnh sự năng động của lãnh đạo Thư viện tỉnh Cà Mau, trong tương lai cơ quan chủ quản là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, đặt ra những mục tiêu phát triển dài hơi hơn và cần quan tâm đầu tư phát triển. MạnH Huân số 1054 l 12.12.2013 11
  • 12. Sự kiện vấn đề Đắk Lắk chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt 2014 Năm Du lịch quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt 2014, là cơ hội để tỉnh Đắk Lắk giới thiệu quảng bá hình ảnh về thiên nhiên và con người đến với bạn bè trong nước và quốc tế; thu hút các dự án đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển ngành du lịch. Hiện tỉnh Đắk Lắk đang tích cực chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để đón sự kiện có tầm cỡ quốc gia này. Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan rà soát các điểm đến, cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ du lịch; tham mưu xây dựng các sản phẩm du lịch riêng biệt đặc thù và các sản phẩm chung mang tính kết nối, bền vững, chú trọng việc đảm bảo về chất lượng dịch vụ, tính đặc thù và đa dạng của các sản phẩm du lịch để tham gia Năm Du lịch quốc gia 2014. Trung tâm xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng các ấn phẩm, tài liệu, tổ chức quảng bá giới thiệu những nét đặc trưng, bản sắc văn hóa truyền thống, các tuyến, điểm du lịch của tỉnh; đẩy mạnh hợp tác, liên kết phát triển du lịch giữa khu vực Tây Nguyên và 6 tỉnh Nam Trung Bộ khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, xúc tiến đầu tư, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Đắk Lắk. Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Lắk cũng chỉ đạo các huyện Buôn Đôn, Krông Ana, Lăk phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chuẩn bị tốt nội dung và các điều kiện cần thiết để tổ chức và tham gia tổ chức các sự kiện tiêu biểu, chương trình du lịch đặc trưng của tỉnh tham gia Năm Du lịch quốc gia 2014 như: “Hội đua voi Buôn Đôn” vào tháng 3/2014; “Giải đua thuyền truyền thống” vào ngày 03/02/2014; Chương trình du lịch dã ngoại “Hồ Lăk - Hoang sơ và Kỳ vĩ”; Tour du lịch Homstay “Đến với voi Bản Đôn”… Ngoài ra, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và Hiệp hội Du lịch tỉnh vận động, hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh chủ động rà soát, tăng cường đầu tư kinh phí nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực, xây dựng các chương trình, sản phẩm du lịch mới, đặc thù của tỉnh để tham gia phục vụ Năm Du lịch quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt 2014 đạt kết quả tốt, qua đó góp phần nâng cao việc quảng bá, phát triển vị thế, hình ảnh ngành du lịch của tỉnh trong thời gian tới. anH tùng Cà Mau: Nhân rộng mô hình các gia đình hạnh phúc Ngày 05/12, tại tỉnh Cà Mau, đã diễn ra Hội thảo với chủ đề “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”; trong đó, 5 không là: không đói nghèo, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không có trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học; 3 sạch gồm: sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ. Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ nhiều cách làm hay cũng như kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện 8 tiêu chí trong “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Tùy theo điều kiện thực tế của từng tỉnh mà vận dụng phối hợp lồng ghép triển khai mô hình “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” gắn với xây dựng nông thôn mới, Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, Câu lạc bộ giảm nghèo, Câu lạc bộ phụ nữ giúp nhau làm kinh tế giỏi… đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học và suy dinh 12 số 1054 l 12.12.2013 dưỡng, cải thiện môi trường, phòng chống dịch bệnh… Đặc biệt, thông qua việc đẩy mạnh cuộc vận động “gia đình 5 không 3 sạch” đã giúp hội viên phụ nữ nâng cao nhận thức, hiểu đúng giá trị và lợi ích thiết thực của việc thực hiện xây dựng “gia đình 5 không 3 sạch” và thu hút ngày càng đông đảo hội viên phụ nữ tham gia vào tổ chức hội. Vấn đề được quan tâm thảo luận tại Hội thảo là việc chú trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của cuộc vận động “gia đình 5 không 3 sạch” chứ không chạy theo chỉ tiêu, thành tích; chú trọng công tác phối hợp, huy động nguồn lực và lồng ghép triển khai nội dung vận động với các chương trình, dự án, đề án để tạo nguồn lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc vận động “gia đình 5 không 3 sạch”, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng và sự đồng thuận của xã hội. Tiêu biểu trong phong trào này phải kể đến Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh Cà Mau, Bến Tre, Bạc Liêu, Tiền Giang, Trà Vinh. Ngoài ra, các mô hình như tổ phụ nữ tự quản, phụ nữ liên gia 3 sạch, xây dựng hàng rào xanh, tuyến phố không rác, hố rác gia đình, tổ phụ nữ không bạo lực gia đình, tổ phụ nữ không đói nghèo, không có trẻ em bỏ học, phụ nữ giúp nhau xây nhà tiêu hợp vệ sinh, xây hầm Biogas, mô hình gian bếp sạch, xây dựng địa chỉ tin cậy… hiện đang là các mô hình tiêu biểu đang phát triển rầm rộ ở các tỉnh khu vực Tây Nam bộ. Giai đoạn 2013-2017, các tỉnh cụm thi đua Tây Nam bộ phấn đấu thực hiện đạt tỷ lệ 75% trở lên gia đình đạt tiêu chuẩn 5 không, 3 sạch. H.Hiệp
  • 13. Sự kiện vấn đề Giao nhiệm vụ triển khai kết luận, kiến nghị của Hội đồng tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII Ngày 05/12, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 4291/QĐBVHTTDL giao nhiệm vụ triển khai kết luận, kiến nghị của Hội đồng Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Theo Quyết định, Bộ VHTTDL giao: Cục Hợp tác quốc tế chủ trì xây dựng chuyên đề: “Văn hóa đối ngoại của Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa”. Thời hạn hoàn thành trước ngày 30/12/2013. Cục Văn hóa cơ sở chủ trì xây dựng báo cáo chuyên đề “Quy ước, hương ước tác động đến đạo đức, lối sống của người Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai”. Thời hạn hoàn thành trước ngày 30/12/2013. Vụ Gia đình chủ trì xây dựng báo cáo chuyên đề “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”; chủ trì tổ chức Tọa đàm “Gia đình với việc hình thành nhân cách, đạo đức, con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”. Thời hạn hoàn thành trước 30/12/2013. Văn phòng Bộ là đầu mối phối hợp với Viện Khoa học giáo dục Việt Nam Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Tọa đàm “Giáo dục với việc hình thành, nhân cách, đạo đức con người, văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”. Thời hạn hoàn thành trước ngày 30/01/2014. Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam chủ trì với đầu mối là Nhóm dự báo, đánh giá tác động và kinh nghiệm quốc tế: Tổ chức Tọa đàm “Văn hóa trong việc hình thành nhân cách, lối sống, đạo đức con người Việt Nam”; Tọa đàm “Giá trị văn hóa một số nước Châu Âu, Châu Mỹ và dự báo tác động của TPP đến văn hóa Việt Nam”; là đầu mối phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Tọa đàm quốc tế “Dự báo, đánh giá tác động và kinh nghiệm quốc tế trong phát triển văn hóa thời gian tới”. Đồng thời chủ trì với đầu mối là Nhóm xây dựng nội dung Nghị quyết mới: Tổng hợp xây dựng chuyên đề “Nguyên nhân của sự xuống cấp về nhân cách, đạo đức của một bộ phận người Việt Nam”; Hội thảo “Những giải pháp đột phá để phát triển văn hóa Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”; Tọa đàm “Phát triển văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hiện nay” với các nhà Việt Nam học tại Bắc Mỹ. Thời hạn hoàn thành trước ngày 30/01/2014. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội chủ trì tổ chức diễn đàn “Những nhận thức và suy nghĩ của giới trẻ về văn hóa trong thời kỳ hội nhập”. Thời hạn hoàn thành trước ngày 30/01/2014. Trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức diễn đàn “Nhận thức, quan điểm của giới trẻ về văn hóa trong thời kỳ toàn cầu hóa”. Thời hạn hoàn thành trước ngày 30/01/2014. Các đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giao theo đúng quy định, báo cáo kết quả về Bộ VHTTDL theo thời hạn được giao. tHtt Khai mạc Hội thi Thả diều Việt Nam lần thứ II năm 2013 Ngày 07/12, tại Khu du lịch Biển Đông (thành phố Vũng Tàu), Sở VHTTDL Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp cùng Công ty Cổ phần Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Hội thi Thả diều Việt Nam lần thứ II năm 2013. Tham gia Hội thi có gần 130 nghệ nhân của 19 câu lạc bộ diều trong toàn quốc thi đấu ở 6 nội dung gồm: diều đơn thả 1 dây, diều bầy thả một dây, diều điều khiển, diều Rokkaku quốc tế, diều sáo và thi thả diều đồng đội. Dù mới là lần thứ 2 tổ chức nhưng hội thi đã quy tụ được hầu hết các đơn vị có truyền thống về diều của quốc gia như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Nam Định, Quảng Nam, Hải Phòng, Đồng Nai... Với gần 200 cánh diều các nghệ nhân đã tạo nên một bức tranh đầy màu sắc tại khu vực Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu. Hội thi Thả diều được tổ chức nhằm mục đích tôn vinh nghệ thuật chế tác và thả diều như một nét đặc sắc trong văn hóa dân gian Việt Nam. Đây cũng là dịp để quảng bá đến người dân địa phương và du khách về thú chơi văn hóa, tao nhã và lành mạnh đã có từ lâu đời của ông, cha ta, tạo ra một sân chơi bổ ích và lí thú để các nghệ nhân, những người yêu thích diều cùng thể hiện năng khiếu của mình trong suốt quá trình thi đấu. Hội thi cũng là dịp để các địa phương đánh giá lại công tác tổ chức, đồng thời tuyển chọn những cánh diều đẹp để trình diễn giới thiệu tại Festival Diều quốc tế sẽ được tổ chức tại Bà Rịa - Vũng Tàu vào tháng 4/2014. trần nguYện số 1054 l 12.12.2013 13
  • 14. Sự kiện vấn đề Sóc Trăng: Quan tâm, bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình Ngày 03/12, tỉnh Sóc Trăng tổ chức sơ kết 5 năm (2007-2012) thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Qua 5 năm thực hiện Luật, số vụ bạo lực gia đình xảy ra trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã giảm đáng kể. Nạn nhân của bạo lực gia đình được chính quyền quan tâm, bảo vệ; các ngành, đoàn thể chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý, tinh thần, tạo điều kiện cho nạn nhân học nghề, hỗ trợ vốn làm kinh tế gia đình... Phát huy kết quả đã đạt được, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình, phát huy hiệu quả của các nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, thiết lập đường dây nóng và địa chỉ tin cậy ở cộng đồng. Bên cạnh đó, các ngành, các cấp, đoàn thể tiếp tục công tác phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ, tạo điều kiện để cho tất cả các thành viên, hội viên hiểu về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình để họ biết cách ứng xử và đối xử tốt hơn, hạn chế xảy ra bạo lực gia đình. Đến nay Sóc Trăng có 89/109 xã, phường, thị trấn có mô hình phòng, chống bạo lực gia đình, trên 500 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình; có 660 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng; 100% huyện, thị, thành phố, xã, phường, thị trấn đã lồng ghép Ban Chỉ đạo phòng, chống bạo lực gia đình với Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Thông qua các hoạt động tuyên truyền và các mô hình, số vụ bạo lực gia đình mỗi năm giảm từ 10-15%. Đức Kiên Phát triển ngành du lịch An Giang trở thành một ngành kinh tế trọng điểm Năm 2013, các khu du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang ước đón hơn 5,5 triệu lượt khách đến tham quan, nghỉ ngơi, trong đó các doanh nghiệp phục vụ lưu trú, lữ hành đạt 55 nghìn lượt, doanh thu trên 300 tỷ đồng. Để quảng bá hình ảnh đất nước, con người An Giang đến bạn bè trong nước, quốc tế, ngành du lịch đã có nhiều hoạt động thiết thực như: Hướng dẫn Đoàn chuyên gia Ban quản lý Dự án EU khảo sát Khu du lịch Núi Cấm (huyện Tịnh Biên), Khu sinh thái Búng Bình Thiên (huyện An Phú), Nhà văn hóa và mô hình du lịch cộng đồng xã Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên). Bên cạnh đó, tỉnh đã tổ chức Hội thi “Ẩm thực sinh thái miệt vườn” và Liên hoan “Ẩm thực gánh hàng rong” tại thành phố Châu Đốc; “Liên hoan văn hóa ẩm thực đồng bào dân tộc Khmer”... Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài tỉnh, An Giang hướng tới phát triển ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế trọng điểm, trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, tạo động lực góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế địa phương, tạo thêm công ăn việc làm, giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. MinH HạnH Giải đua xe đạp về nguồn tỉnh Đắk Lắk lần thứ 18 Ngày 08/12, Sở VHTTDL tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Giải đua xe đạp về nguồn tỉnh Đắk Lắk lần thứ 18 năm 2013. Tham dự giải có 129 vận động viên của 19 đoàn đến từ các cơ quan ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố và trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh. Các vận động viên tham gia thi đấu ở các nội dung cá nhân và đồng đội với lộ trình đua dài 55km, xuất phát từ ngã 3 Phạm Hùng - Hà Huy Tập (TP. Buôn Ma Thuột) về xã 14 số 1054 l 12.12.2013 Ea Kuêh (huyện Cư M’gar). Kết quả chung cuộc: Nội dung cá nhân nam: Nhất: Nguyễn Thắng (huyện Cư M’gar); Nhì: Lê Quốc Phương (TP. Buôn Ma Thuột); Ba: Trần Duy Tân (TP. Buôn Ma Thuột). Nội dung nữ: Nhất: Nguyễn Thị Nhì; Nhì: Nguyễn Thị Thúy; Ba: Nguyễn Thị Trúc Phượng (đều thuộc đơn vị Trường THPT Krông Bông)... Giải đua xe đạp về nguồn tỉnh Đắk Lắk là hoạt động truyền thống được tổ chức thường niên, nhằm thúc đẩy phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” trong đoàn viên, thanh niên và học sinh. Đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, khơi dậy lòng yêu nước trong thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, đây còn là hoạt động xã hội hướng về cội nguồn, thể hiện tình cảm sâu sắc của tuổi trẻ Đắk Lắk đối với vùng căn cứ cách mạng. naM anH
  • 15. Sự kiện vấn đề Hội thảo kiện toàn công tác quản lý và thực hiện nếp sống văn minh tại di tích Sáng 06/12, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội thảo kiện toàn công tác quản lý và thực hiện nếp sống văn minh tại di tích. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên chủ trì Hội nghị. Theo báo cáo tại Hội nghị, hiện nay cả nước có hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia, trong đó có 07 khu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 34 di tích quốc gia đặc biệt và hơn 7.000 di tích cấp tỉnh, thành phố. Các di tích được xếp hạng đã tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ di tích khỏi bị xâm hại, hầu hết các di tích đều đã xác định rõ tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc. Các tổ chức, cá nhân được giao bảo vệ, chăm sóc di tích cơ bản đã hoàn tất nhiệm vụ. Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều mô hình quản lý di tích khác nhau, việc quản lý, bảo vệ còn có nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng khai thác, phát huy giá trị chưa thực sự hiệu quả; sự chồng chéo về chức năng quản lý nhà nước và quản lý nghiệp vụ giữa phòng quản lý di sản và Ban quản lý di tích trực thuộc Sở VHTTDL; có Ban quản lý di tích trực thuộc UBND tỉnh, được giao quản lý 03 đến 04 di tích, nhưng trên thực tế các di tích này dã được chính quyền cấp huyện quản lý nên vai trò của Ban quản lý di tích còn mờ nhạt. Một số trung tâm quản lý di tích trực thuộc cấp huyện đang làm nhiệm vụ quản lý di sản thế giới; hiện tượng tranh chấp nguồn thu giữa Ban quản lý di tích với chính quyền địa phương và người trực tiếp trông nom di tích, nảy sinh nhiều phức tạp trong công tác quản lý. Tại một số nơi không có hoặc có quá ít nguồn thu nên ít được quan tâm, đầu tư, bảo vệ. Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận và góp ý cho Dự thảo “Hướng dẫn kiện toàn công tác quản lý và thực hiện nếp sống văn minh tại di tích”. Đa số ý kiến của các đại biểu đồng tình với các nội dung mà dự thảo đưa ra, tuy nhiên các đại biểu cũng chỉ ra một số điểm bất cập, đó là Dự thảo vẫn chưa đề cập đến công tác phòng chống rủi ro tại di tích. Đây là nguy cơ dẫn đến việc xóa sổ di tích xảy ra trong thời gian gần đây như: nhà Lang (bảo tàng không gian văn hóa Mường, Hòa Bình), đền thờ Lê Lai (Thanh Hóa)… Bên cạnh đó, các đại biểu cũng chỉ rõ nguyên nhân nảy sinh nhiều vụ việc liên quan đến quản lý văn hóa trong thời gian gần đây là do chưa chỉ rõ cá nhân, đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm. Khi chỉ rõ ai là người quản lý trực tiếp thì phải nâng cao trách nhiệm và quyền hạn cho họ, nếu không có quyền thì ban bệ đặt ra chỉ mang tính chất hình thức nhiều hơn là nội dung. Ghi nhận các ý kiến góp ý tại Hội thảo, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên giao Ban Soạn thảo tiếp thu, hoàn chỉnh, và chậm nhất đến ngày 15/12/2013 văn bản phải được hoàn thành để phục vụ công tác thanh tra, hướng dẫn địa phương triển khai. Thứ trưởng khẳng định, mô hình quản lý di tích sẽ vẫn được giữ nguyên, đồng thời yêu cầu Sở VHTTDL các tỉnh/thành trong thời gian tới cần tiến hành tổng kết, đánh giá lại từng mô hình quản lý di tích; hoàn thành việc kiểm kê các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể để đưa vào danh mục hồ sơ quản lý, dự kiến hoàn thành trong quý I/2014. Đối với các di tích được UNESCO công nhận và các di tích quốc gia đặc biệt, Thứ trưởng yêu cầu Sở VHTTDL các tỉnh/thành phải có kế hoạch, lịch trình hoạt động cụ thể, bổ sung và hoàn thiện hồ sơ (nếu còn thiếu), dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2014 phải được hoàn thành. Ngoài ra, Thứ trưởng cũng giao Sở VHTTDL xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng kỹ năng cho các cán bộ quản lý di tích… t.Hợp Giải Cầu lông quốc tế Việt Nam mở rộng năm 2013 Chiều ngày 08/12, tại thành phố Hồ Chí Minh, giải Cầu lông quốc tế Việt Nam mở rộng năm 2013 (Viet Nam Grand Prix 2013) đã khép lại với các trận chung kết. Các tay vợt Hàn Quốc đã thi đấu xuất sắc khi giành 3/5 ngôi vô địch của Giải. Tại giải đấu năm nay, hầu hết các tay vợt Việt Nam đều bị loại ở vòng ngoài. Niềm hi vọng của chủ nhà được đặt vào Vũ Thị Trang và Lê Thu Huyền ở nội dung đơn nữ, những tay vợt có vị trí xếp hạng tiệm cận Top 100 của thế giới, tuy nhiên họ cũng không thể vào sâu. Vũ Thị Trang bị loại ngay trận đầu tiên, trong khi Lê Thu Huyền dù đã xuất sắc đánh bại Ying Chun Lin nhưng cũng dừng bước ở vòng 2 khi thất bại trước hạt giống số 7 Ya Ching Hsu. Ở giải nam, tay vợt Tuấn Kiệt và Cao Cường dù đã rất nỗ lực, nhưng đều không thể vào sâu khi đụng các tay vợt hạt giống của Hàn Quốc và Hồng Kông. Giải Cầu lông quốc tế Việt Nam mở rộng năm 2013 thu hút 237 tay vợt thuộc 13 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự, gồm: Việt Nam, Malaysia, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Bahrain, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Canada, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Nga. Đây là giải nằm trong hệ thống thi đấu của Liên đoàn Cầu lông thế giới (BWF). Vũ MinH số 1054 l 12.12.2013 15
  • 16. Sự kiện vấn đề Tuyên Quang: Triển lãm ảnh, tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” Tối 06/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang tổ chức khai mạc triển lãm ảnh, tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử”. Dự lễ khai mạc có các đồng chí lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang, đại biểu các tỉnh khu vực Đông Bắc, cùng đông đảo nhân dân trong tỉnh. Triển lãm trưng bày 45 bản đồ và nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm của các nhà nghiên cứu, học giả trong nước và quốc tế; trong đó, có nhiều tư liệu, bản đồ được biên soạn, xuất bản từ thế kỷ XVI ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Các bản đồ, tư liệu được trưng bày theo các nhóm tư liệu chính: Phiên bản các văn bản Hán Nôm, Việt ngữ, Pháp ngữ, do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX; tập bản đồ gồm 95 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Việt Nam, phương Tây, Trung Quốc công bố từ thế kỷ XVI đến nay; 4 cuốn Atlas (tập bản đồ chính thức) do các nhà nước Trung Hoa xuất bản trong các năm 1908, 1917,1919, 1933 thể hiện rõ việc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam không thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Thông qua Triển lãm, người xem được tiếp cận với những bằng chứng lịch sử và pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông qua nhiều thời kỳ. Triển lãm cũng góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần đoàn kết, ý thức của nhân dân tỉnh Tuyên Quang, nhất là đoàn viên, thanh niên trong việc bảo vệ và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua các tư liệu lịch sử được công bố. Triển lãm ảnh, tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” sẽ kéo dài đến hết ngày 16/12/2013. K.Hoàn Tái hiện văn hóa đình làng Bắc bộ xưa giữa lòng Thủ đô Tối 06/12, Triển lãm tái hiện không gian văn hóa đình làng vùng châu thổ Bắc bộ - Việt Nam đã chính thức khai mạc tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (42 Yết Kiêu, Hà Nội). Triển lãm được tổ chức dưới sự hỗ trợ của Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL), nhằm giới thiệu đến công chúng không gian văn hóa đình làng vùng châu thổ Bắc bộ - Việt Nam qua nhiều thế kỷ. Nổi bật hơn cả là những công trình kiến trúc đình làng từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18, đạt đến độ tinh xảo, thể hiện óc thẩm mỹ cao của người Việt. Triển lãm được tổ chức ngoài việc trưng bày ảnh tư liệu về nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc cùng những phiên bản chạm khắc đình làng, các thước phim tư liệu về lễ hội đình làng… còn có diễn xướng cửa đình do các nghệ nhân thực hiện, bao gồm: Trống Rước, múa Bỏ Bộ, hát Ca Trù… Triển lãm “Không gian văn hóa đình làng vùng châu thổ Bắc bộ” là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Nghiên cứu, sưu tầm, quảng bá và phát huy những giá trị đặc sắc của di sản văn hóa đình làng vùng châu thổ Bắc bộ - Việt Nam” do Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam thực hiện từ năm 2012 đến năm 2013. Triển lãm mở cửa đến hết ngày 19/12/2013. Lưu oanH Xếp hạng thi đua hoạt động VHTTDL Cụm Tây Nam bộ Sáng 05/12/2013, Sở VHTTDL tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị đánh giá xếp hạng thi đua hoạt động VHTTDL Cụm thi đua Tây Nam bộ năm 2013. Dự Hội nghị đại diện Vụ Thi đua, Khen thưởng, Cục Công tác phía Nam (Bộ VHTTDL); đại diện lãnh đạo Sở VHTTDL của 12 tỉnh/thành trong Cụm thi đua Tây Nam bộ. Năm 2013, các Sở VHTTDL chú 16 số 1054 l 12.12.2013 trọng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, phong trào TDTT quần chúng phát triển, người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên và hộ gia đình thể thao tăng từ 1% lên 1,5%. Huy chương đoạt giải thể thao thành tích cao tăng so với năm 2012… Kết quả, tỉnh Long An xếp hạng Nhất; hạng Nhì thuộc về 2 tỉnh: An Giang và Tiền Giang; hạng Ba thuộc về 2 tỉnh: Đồng Tháp và Bến Tre, tỉnh Bạc Liêu xếp hạng Sáu. Năm 2014, Bạc Liêu được chọn làm Cụm trưởng Cụm thi đua Tây Nam bộ. Tại Hội nghị, Sở VHTTDL tỉnh Bạc Liêu đã xác định công tác thi đua là cầu nối để chia sẻ kinh nghiệm, mô hình mới để các tỉnh cùng nhau học tập, nhân rộng, thúc đẩy sự nghiệp văn hóa, TDTT và du lịch của 12 tỉnh/thành trong khu vực ngày càng phát triển. Lưu oanH
  • 17. thông tin trao đổi Câu lạc bộ hát Then giữa lòng thành phố Những làn điệu Then, Cọi trầm bổng hòa trong tiếng đàn tính du dương, làm say đắm lòng người... là “báu vật” của dân tộc Tày ở tỉnh Tuyên Quang. Nơi đây, nghi lễ Then, Cọi của dân tộc Tày đã được công nhận là văn hóa phi vật thể quốc gia. Để tiếp tục gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống nghi lễ Then, Cọi, nhiều câu lạc bộ hát Then, Cọi đã được thành lập, tạo nên bầu không khí rộn ràng chưa từng có trong công tác bảo tồn làn điệu Then, Cọi ở Tuyên Quang. Để tìm hiểu rõ hơn về phong trào bảo tồn những làn điệu Then, Cọi, chúng tôi tìm đến Câu lạc bộ hát Then - đàn Tính Thành Tuyên. Bà Đinh Thị Ninh An, Chủ nhiệm câu lạc bộ cho biết: Ý tưởng thành lập câu lạc bộ để gìn giữ và phát huy làn điệu Then, Cọi đã được “ấp ủ” từ rất lâu, nhưng từ ý tưởng đi vào thực tiễn còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt trung tâm thành phố không phải là cái “nôi” của hát Then, Cọi nên tháng 5/2013 dưới sự giúp đỡ, ủng hộ của UBND tỉnh, Câu lạc bộ mới chính thức được ra mắt. Sau khi thành lập, Câu lạc bộ thường xuyên luyện tập chơi đàn Tính, hát Then, Cọi đặc biệt là các bài Then cổ; tham gia nghiên cứu, sáng tác các bài Then mới dựa trên làn điệu Then cổ để phục vụ cho nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật truyền thống của người dân Tuyên Quang. Bà An cho biết thêm, hiện nay, Câu lạc bộ đang hoạt động với 14 thành viên, là những người có vốn hiểu biết và yêu thích nghệ thuật hát Then trên địa bàn thành phố Tuyên Quang. Điểm độc đáo nhất của Câu lạc bộ chính là các thành viên tham gia không chỉ có dân tộc Tày, mà còn có dân tộc Cao Lan, dân tộc Kinh. Mọi người đang học tập và làm việc tại nhiều nơi khác nhau: Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trường Cao đẳng Sư phạm, Trường THPT dân tộc nội trú... Sau quá trình luyện tập trong Câu lạc bộ, mỗi thành viên sẽ trở thành một tuyên truyền viên tích cực về làn điệu Then, Cọi. Đồng thời hướng dẫn, truyền dạy hát Then, Cọi tại cơ sở - nơi họ đang học tập và làm việc để phong trào bảo tồn Then, Cọi phát triển mạnh hơn nữa. Em Hoàng Thị Linh Đan, sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Tuyên Quang, thành viên trẻ tuổi nhất trong câu lạc bộ (19 tuổi) chia sẻ với chúng tôi, đam mê hát Then từ nhỏ nên em tham gia câu lạc bộ để góp phần gìn giữ và quảng bá những làn điệu Then, Cọi của dân tộc mình đến bạn bè trong trường. Đến đây em được các cô chú có thâm niên trong hát Then hướng dẫn luyện tập. Giờ đây, em cũng đang cố gắng luyện tập, tạo cho mình một nền tảng vững chắc về hát Then và chơi đàn tính để dạy cho các bạn sinh viên trong trường, phấn đấu thành lập một câu lạc bộ hát Then tại trường. Hiện nay, Câu lạc bộ thường tổ chức sinh hoạt vào tối thứ 2 và thứ 5 hàng tuần. Vào những ngày này dù bận rộn đến đâu, tất cả các thành viên cũng sắp xếp công việc đến câu lạc bộ để giao lưu, học hỏi, cùng luyện tập những điệu Then cổ, thực hiện mong muốn bảo tồn những khúc hát Then, Cọi. Bảo tồn làn điệu Then, Cọi, đặc biệt là các điệu Then cổ là yêu cầu, đồng thời cũng là thách thức đối với những người “nặng lòng” với Then. Chia sẻ với chúng tôi về điều này, ông Thàm Ngọc Kiến, người truyền dạy những làn điệu Then, Cọi trong Câu lạc bộ hát Then - đàn Tính thành Tuyên cho biết: Câu lạc bộ đặc biệt chú ý đến việc truyền dạy những làn điệu Then cổ đang có nguy cơ bị mai một. Bởi hiện nay, số người hiểu được những điệu Then cổ còn rất ít. Cho nên, bên cạnh việc dạy hát Then và chơi đàn tính chúng tôi đang cố gắng dịch nghĩa những làn điệu Then cổ để mọi người có thể hiểu được ý nghĩa sâu sắc của nó, như vậy việc bảo tồn sẽ bền vững hơn. Phong trào bảo tồn hát Then trên địa bản tỉnh Tuyên Quang đang phát triển mạnh mẽ, điển hình như các huyện: Chiêm Hóa, Yên Sơn, Lâm Bình... nơi nào có dân tộc Tày sinh sống, nơi đó có câu lạc bộ hát Then. Ông Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) cho biết, từ lâu hát Then đã trở thành làn điệu dân ca được lựa chọn để tham gia nhiều hội thi, hội diễn văn nghệ; đặc biệt là trong các dịp lễ hội, hát Then đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của dân tộc Tày nói riêng và nhân dân các dân tộc huyện Chiêm Hóa nói chung. Bởi vậy, nhằm gìn giữ hát Then huyện đã thành lập được 6 câu lạc bộ hát Then - đàn tính và đang tiếp tục nhân rộng tại các xã trên địa bàn. Thời gian tới huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo và hỗ trợ về kinh phí cho các câu lạc bộ ra mắt và đi vào hoạt động, phấn đấu năm 2013 có 60% số xã thành lập được câu lạc bộ hát Then, đàn tính. Bên cạnh đó, các đơn vị trường học cũng thành lập câu lạc bộ hát Then, đàn tính, đưa hát then vào một trong những môn học ngoại khóa tại trường... Theo ông Nguyễn Việt Thanh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang, các câu lạc bộ hát Then được thành lập trên địa bàn tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc gìn giữ và quảng bá làn điệu Then, Cọi; sự ra đời của câu lạc bộ hát Then - đàn Tính đã phần nào khẳng định được sức hút và vị trí quan trọng của nghi lễ Then, Cọi, cũng như sức sống của loại hình nghệ thuật này trong lòng người dân Tuyên Quang. Để tiếp tục bảo tồn và phổ biến hát Then, tỉnh Tuyên Quang, đang tiến hành xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích, tôn vinh người am hiểu, người có công bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian; hỗ trợ về trang phục, đàn tính, dụng cụ biểu diễn... cho các câu lạc bộ; đưa hát Then vào dạy trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường nội trú... Với những con người tâm huyết và phong trào bảo tồn mạnh mẽ như hiện nay, chắc chắn những điệu Then, Cọi sẽ còn vang mãi trên quên hương cách mạng Tuyên Quang. t.t.n số 1054 l 12.12.2013 17