SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1034 ngày 25/7/2013
- PhêduyệtĐềcương“Quyhoạch
pháttriểnđiệnảnhViệtNam
đến2020,tầmnhìn2030”
(Tr.8)
- Thi sáng tác biểu trưng,
khẩu hiệu và bài hát về
phát triển thể lực, tầm vóc
người Việt Nam
(Tr.12)
- Bước tiến của du lịch Hà Nội
sau 5 năm mở rộng địa giới
hành chính
(Tr.20)
Người lưu giữ bản sắc
văn hóa Cơ Tu
(Tr.17)
Xây dựng tuyến phố ẩm thực
trong khu phố cổ Hà Nội
(Tr.19)
trong số này
Sơ kết công tác văn hoá
thể thao và du lịch
6 tháng đầu năm
Ngày 19/7, Bộ VHTTDL đã tổ
chức Hội nghị trực tuyến Sơ kết công
tác văn hoá, thể thao và du lịch 6 tháng
đầu năm 2013 tại 3 điểm cầu Hà Nội,
Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Bộ trưởng
Hoàng TuấnAnh dự và chủ trì tại điểm
cầu Hà Nội. 6 tháng đầu năm 2013,
thực hiện chỉ đạo của Bộ VHTTDL và
UBND các cấp, thời gian qua, toàn
Ngành đã có nhiều cố gắng, đạt kết quả
quan trọng trong thực hiện các nhiệm
vụ chính trị và kế hoạch công tác.
(Xem tiếp trang 4)
Du lịch nội địa tăng trưởng mạnh
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, du lịch nội địa liên tục tăng và trở
thành động lực chính trong hoạt động du lịch ở nhiều địa phương. Ước tính,
số lượng khách du lịch nội địa trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt 24 triệu lượt,
tăng 12% so với cùng kỳ năm 2012, đạt 73,8% kế hoạch năm. Các địa
phương trọng điểm du lịch của cả nước vẫn duy trì được đà tăng trưởng tốt,
khẳng định được vai trò đầu tàu như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Ninh Bình,
Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận... trong đó du lịch TP Hồ Chí Minh vẫn
tiếp tục giữ vững vị thế trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước.
(Xem tiếp trang 11)
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16/7/2013 quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch.
Theo đó, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
theo quy định tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan
ngang Bộ.
(Xem tiếp trang 3.)
Ảnh:TưLiệu
Quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, cơ cấu tổ chức
của Bộ VHTTDL
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa là một trong những nhiệm vụ của Bộ VHTTDL
quản lý nhà nước
2 số 1034 l 25.7.2013
Sáng 18/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh đã có buổi làm việc
với lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên
về công tác văn hoá, thể thao, du lịch
của Tỉnh và Kế hoạch tổ chức Festival
Trà Thái Nguyên lần thứ II.
Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo
UBND tỉnh Thái Nguyên đã đề nghị Bộ
VHTTDL ưu tiên thực hiện quy hoạch
ATK liên hoàn và đầu tư từ chương
trình mục tiêu quốc gia về văn hoá.
Xem xét, tạo điều kiện, hỗ trợ để tỉnh
Thái Nguyên xây dựng Bảo tàng tỉnh
theo Quyết định phê duyệt quy hoạch
hệ thống Bảo tàng Việt Nam đến năm
2020 (đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số
156/2005/QĐ-TTg ngày 23/6/2005).
Đối với lĩnh vực thể dục thể thao, đề
nghị Bộ VHTTDLxem xét, trình Chính
phủ ưu tiên ghi vốn năm 2014 hỗ trợ
tỉnh Thái Nguyên xây dựng Khu liên
hợp thể thao có quy mô cấp vùng, đủ
điều kiện đăng cai tổ chức các sự kiện
tầm cỡ quốc tế.
Về du lịch, đề nghị Bộ VHTTDL
giao Tổng cục Du lịch và Viện nghiên
cứu phát triển du lịch hỗ trợ Thái
Nguyên xây dựng quy hoạch phát triển
vùng Hồ Núi Cốc; Trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt quy hoạch và
công nhận Khu du lịch Hồ Núi Cốc là
Khu du lịch quốc gia.
Báo cáo về Đề án Bảo tồn, phát huy
giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể của
Trà Thái Nguyên và Kế hoạch tổ chức
Festival Trà Thái Nguyên lần thứ II
cũng như công tác chuẩn bị đến thời
điểm hiện tại, đồng chí Ma Thị Nguyệt
cho biết, thực hiện Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ (số 203/QĐ-TTg
ngày 22/01/2013) về việc phê duyệt Đề
án bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá vật
thể, phi vật thể của Trà Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên đã thành lập Ban Chỉ
đạo thực hiện Đề án, chỉ đạo Sở
VHTTDL và các Sở, ngành có liên
quan xây dựng dự thảo Kế hoạch triển
khai thực hiện Đề án và từng bước tổ
chức thực hiện.
Để giúp UBND tỉnh Thái Nguyên
triển khai có hiệu quả Đề án, đồng chí
Ma Thị Nguyệt đề nghị Bộ VHTTDL
cho ý kiến góp ý dự thảo Kế hoạch,
đồng thời lồng ghép các chương trình,
ưu tiên nguồn kinh phí hàng năm giúp
đỡ Thái Nguyên triển khai các dự án
thành phần thuộc Đề án, trong đó có Dự
án tổ chức Festival Trà Thái Nguyên.
Sau khi nghe ý kiến góp ý của các
đại biểu, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh
ghi nhận những kết quả công tác trong
lĩnh vực VHTTDL của tỉnh Thái
Nguyên cũng như việc chủ động triển
khai thực hiện Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Bảo
tồn, phát huy giá trị văn hoá vật thể, phi
vật thể của Trà Thái Nguyên. Bộ trưởng
đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh Thái
Nguyên quán triệt sâu sắc các mục tiêu
đã được phê duyệt trong Đề án để triển
khai thực hiện một cách hiệu quả nhất;
các Tổng cục, Cục, Vụ, Văn phòng Bộ
phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Thái
Nguyên trong quá trình xây dựng và
thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện
Đề án.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng
lưu ý thận trọng trong việc thuê các
công ty tổ chức sự kiện tham gia vào
các sự kiện tại Festival Trà Thái
Nguyên lần thứ II, đồng thời giao Cục
Nghệ thuật biểu diễn phối hợp UBND
tỉnh Thái Nguyên thẩm định kịch bản
các chương trình Khai mạc, Bế mạc tại
Festival. Các tiểu ban đã được thành lập
tiếp tục chủ động triển khai công việc
theo Kế hoạch.
Đối với các đề nghị của UBND tỉnh
Thái Nguyên, Bộ trưởng Hoàng Tuấn
Anh khẳng định, quan điểm của Bộ là
ủng hộ các địa phương trong các lĩnh
vực công tác, đề nghị Thái Nguyên
khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, đề án để
có cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
tHtt
BộtrưởngHoàngTuấnAnhlàmviệcvớilãnhđạotỉnhTháiNguyên
Bộ VHTTDL đã có Văn bản số
2636/BVHTTDL-DSVH ngày 17/7 cho
ý kiến về việc Lập dự án bảo quản, tu
bổ di tích đình Cao Xá và di tích chùa
Nam Cường, tỉnh PhúThọ.Theo đó, Bộ
VHTTDL thống nhất với đề nghị của
UBND tỉnh Phú Thọ về chủ trương lập
dự án bảo quản, tu bổ di tích đình Cao
Xác và di tích chùa Nam Cường để bảo
tồn và phát huy giá trị.
Về kinh phí, thông qua Chương
trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, Bộ
VHTTDL đã, đang hỗ trợ để tu bổ một
số di tích, như: chùa Bồng Lai, đình Bảo
Đà, đền Đào Xá (Tam Công)… Do đó,
để thực hiện dự án bảo quản, tu bổ 2 di
tích này, đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ
chủ động bố trí từ ngân sách địa phương
và huy động các nguồn vốn hợp pháp
khác để thực hiện dự án.
Việc lập, trình duyệt và tổ chức thực
hiện Dự án phải tuân theo quy định tại
Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18
tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy
định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ
tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo
quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn
hóa- danh lam thắng cảnh và Thông tư
số 18/ TTr- BVHTTDL ngày 28 tháng
12 năm 2012 của Bộ VHTTDL quy
định chi tiết một số quy định về bảo
quản, tu bổ, phục hồi di tích.
H.P
Phú Thọ: Lập dự án bảo quản, tu bổ di tích
đình Cao Xá và chùa Nam Cường
quản lý nhà nước
3số 1034 l 25.7.2013
Ngoài ra, Bộ thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như:
Trình Chính phủ các dự án luật, dự
thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án
pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự
thảo Nghị định của Chính phủ theo
chương trình, kế hoạch xây dựng
pháp luật hàng năm của Bộ đã được
phê duyệt và các nghị quyết, dự án,
đề án theo sự phân công của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ...
Bên cạnh đó, quy định về quản
lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật
chuyên nghiệp và trình diễn thời
trang; quy định về tổ chức cuộc thi
và liên hoan biểu diễn nghệ thuật
chuyên nghiệp; quy định về tổ chức
hoạt động thi hoa hậu, người đẹp,
người mẫu;...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
có quyền cho phép tổ chức giải vô
địch từng môn thể thao khu vực,
châu lục và thế giới tại Việt Nam; tổ
chức giải thi đấu vô địch quốc gia,
giải trẻ quốc gia hàng năm từng
môn thể thao; quy định quản lý các
hoạt động thể thao quốc tế tổ chức
tại Việt Nam; phê duyệt điều lệ Đại
hội thể dục, thể thao toàn quốc; quy
định cụ thể về quyền sở hữu đối với
giải thể thao thành tích cao và giải
thể thao chuyên nghiệp.
Bộ cũng chủ trì, phối hợp với
các Bộ, ngành, địa phương xây
dựng và tổ chức thực hiện chiến
lược, kế hoạch, chương trình xúc
tiến du lịch quốc gia trong nước và
nước ngoài; điều phối các hoạt động
xúc tiến du lịch liên vùng, liên địa
phương.
Theo Nghị định, Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch có 27 đơn vị
gồm: Vụ Thư viện; Vụ Văn hoá dân
tộc; Vụ Gia đình; Vụ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường; Vụ Kế
hoạch, Tài chính; Vụ Tổ chức cán
bộ; Vụ Thi đua - Khen thưởng; Vụ
Đào tạo; Vụ Pháp chế; Thanh tra
Bộ; Văn phòng Bộ (có đại diện của
Văn phòng Bộ tại thành phố Đà
Nẵng); Cục Công tác phía Nam;
Cục Di sản văn hóa; Cục Nghệ thuật
biểu diễn; Cục Điện ảnh; Cục Bản
quyền tác giả; Cục Văn hoá cơ sở;
Cục Hợp tác quốc tế; Cục Mỹ thuật,
Nhiếp ảnh và Triển lãm; Tổng cục
Thể dục thể thao; Tổng cục Du lịch;
Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du
lịch các dân tộc Việt Nam; Viện Văn
hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam;
Báo Văn hoá; Tạp chí Văn hoá
Nghệ thuật; Trung tâm Công nghệ
thông tin; Trường Cán bộ quản lý
văn hóa, thể thao và du lịch.
tHtt
Quyđịnhchứcnăng,nhiệmvụ... (Tiếp theo trang 1)
Ngày 16/7, Bộ VHTTDL đã ban
hành Quyết định 2499/QĐ-BVHTTDL
thành lập Ban Chỉ đạo, Hội đồng tuyển
chọn cán bộ, giảng viên, giáo viên, học
sinh, sinh viên văn hoá nghệ thuật, thể
dục thể thao và du lịch đi đào tạo, bồi
dưỡng ở nước ngoài.
Theo Quyết định, Ban Chỉ đạo, Hội
đồng tuyển chọn cán bộ, giảng viên,
giáo viên, học sinh, sinh viên văn hoá
nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch
đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài
gồm 12 thành viên, do Thứ trưởng
Đặng Thị Bích Liên làm Trưởng ban;
các Phó Trưởng ban gồm: ông Nguyễn
Văn Tấn - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán
bộ; ông Đào Mạnh Hùng - Vụ trưởng
Vụ Đào tạo; ông Nguyễn Xuân Vang -
Cục trưởng Cục Đào tạo với nước
ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo…
Hội đồng tuyển chọn cán bộ, giảng
viên, giáo viên gồm 9 thành viên, do
ông Nguyễn Văn Tấn - Vụ trưởng Vụ
Tổ chức Cán bộ làm Chủ tịch; ông
Đào Mạnh Hùng - Vụ trưởng Vụ Đào
tạo, Phó Chủ tịch.
Hội đồng tuyển chọn học sinh, sinh
viên gồm 07 thành viên, do ông Đào
Mạnh Hùng - Vụ trưởng Vụ Đào tạo
làm Chủ tịch; bà Trần Thị Thuý
Hương - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức
cán bộ, Phó Chủ tịch. Tổ Giúp việc
cho Ban Chỉ đạo và các Hội đồng
tuyển chọn được thành lập gồm 7
thành viên.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo
tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc,
đánh giá việc đưa cán bộ, giảng viên,
giáo viên, học sinh, sinh viên văn hoá
nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch
đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài
đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng
tiến độ, quy trình và thủ tục theo quy
định hiện hành.
Hội đồng tuyển chọn có nhiệm vụ
xem xét, lựa chọn ứng viên có đủ trình
độ, năng lực theo quy chế do Bộ
trưởng Bộ VHTTDL ban hành để trình
lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt gửi đi
đào tạo ở nước ngoài.
Tổ Giúp việc có nhiệm vụ giúp
Ban Chỉ đạo tổ chức triển khai thực
hiện các nhiệm vụ để đưa cán bộ,
giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh
viên văn hoá nghệ thuật, thể dục thể
thao và du lịch đi đào tạo, bồi dưỡng ở
nước ngoài đảm bảo chất lượng, hiệu
quả, đúng tiến độ, quy trình và thủ tục
theo quy định hiện hành.
Duyên trần
Thành lập Ban Chỉ đạo, Hội đồng tuyển chọn cán bộ VHTTDL
đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài
quản lý nhà nước
4 số 1034 l 25.7.2013
Hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể
thao kỷ niệm 83 năm Ngày Thành lập
Đảng Cộng sản VN, mừng Tết cổ
truyền, kỷ niệm 40 năm Ngày ký kết
Hiệp định Paris về chất dứt chiến
tranh, lập lại hoà bình ở VN… được tổ
chức sôi nổi, rộng khắp, đáp ứng yêu
cầu chất lượng nghệ thuật, nội dung tư
tưởng. Công tác quản lý và tổ chức
mùa lễ hội Xuân 2013 căn bản đạt yêu
cầu đề ra. Các hoạt động trong Năm
Gia đình Việt Nam 2013, kỷ niệm
Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 được sự
hưởng ứng và tham gia tích cực của
các tổ chức đoàn thể, chính quyền và
nhân dân.
Trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy
di sản văn hoá dân tộc, Bộ đã hướng
dẫn, đôn đốc các địa phương tiếp tục
triển khai lập hồ sơ trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, xếp hạng di tích
quốc gia đặc biệt và công nhận bảo vật
quốc gia; hoàn thiện hồ sơ đề cử Quần
thể di sản văn hoá và danh thắng Yên
Tử trình UNESCO công nhận là Di sản
Thế giới; Chỉ đạo xây dựng hoàn thiện
hồ sơ Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam
Bộ, hồ sơ Dân ca Ví, Giặm Nghệ-Tĩnh
trình UNESCO. Bộ cũng kịp thời chỉ
đạo, phối hợp giải quyết kịp thời những
vấn đề liên quan trực tiếp đến công tác
bảo tồn di sản văn hoá được báo chí và
dư luận xã hội quan tâm: Làng cổ
Đường Lâm, Chùa Một Cột, Đàn Xã
Tắc, Đình Ngu Nhuế….
Thể thao Việt Nam tập trung chuẩn
bị lực lượng tham dự Đại hội Thể thao
trong nhà và Võ thuật Châu Á, Đại hội
Thể thao trẻ Châu Á, World Games,
SEA Games 27 năm 2013; ASIAD
năm 2014 và các giải thi đấu ở trong
nước và quốc tế. Tham dự các giải thể
thao quốc tế, thể thao Việt Nam đã
giành được 167 HCV, 128 HCB, 109
HCĐ (gồm: 19 HCV, 18 HCB, 19
HCĐ thế giới; 4 HCV, 12 HCB, 9 HCĐ
Châu Á; 132 HCV, 91 HCB, 74 HCĐ
Đông Nam Á; 12 HCV, 7 HCB, 7 HCĐ
tại các giải khác).
Lĩnh vực du lịch, mặc dù chịu tác
động mạnh bởi suy thoái kinh tế thế
giới, tốc độ tăng trưởng du lịch tuy có
dao động trong từng tháng nhưng tính
chung 6 tháng vẫn giữ được tăng
trưởng. Lượng khách quốc tế đến Việt
Nam 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt 3,5
triệu lượt tăng 2,6% so với cùng kỳ
năm ngoái. Lượng khách nội địa ước
đạt 24 triệu lượt, tăng 12%, đạt 73,8%
kế hoạch năm. Tổng thu từ du lịch ước
đạt 105.000 tỷ đồng, tăng 23,5% so với
cùng kỳ, đạt 53% kế hoạch năm.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập
trung thảo luận, kiểm điểm việc thực
hiện Kế hoạch công tác, các nhiệm vụ
đột phá năm 2013; những khó khăn
vướng mắc trong công tác đầu tư, tu
bổ di tích, việc thực hiện các cam kết
với UNESCO về bảo tồn và phát huy
giá trị các di sản văn hoá và thiên
nhiên đã được vinh danh; giải pháp
phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế
văn hoá cơ sở, nâng cao phong trào
Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá; khó khăn vướng mắc trong
việc thực hiện Luật Phòng, chống bạo
lực gia đình; nhiệm vụ trọng tâm để tổ
chức Đại hội TDTT các cấp, tiến tới
Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII
năm 2014; công tác chuẩn bị cho các
giải thể thao đỉnh cao trong nước và
quốc tế; các vấn đề thuộc lĩnh vực du
lịch nhằm tăng cường hiệu quả quản
lý nhà nước, chấn chỉnh những tồn tại
trong hoạt động du lịch, giải pháp
triển khai hiệu quả Chương trình kích
cầu du lịch năm 2013…
Nhiều đại biểu cho rằng, 6 tháng
qua việc quản lý hoạt động của các
thiết chế văn hóa địa phương đang gây
nhiều bức xúc cho dư luận. Việc thể
chế hoá các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh
vực hoạt động Ngành vẫn chậm, chưa
đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quản
lý nhà nước và yêu cầu thực tiễn đề ra.
Đơn cử như Luật Quảang cáo đã có từ
đầu năm nhưng đến nay các địa
phương vẫn chưa nhận được thông tư
hướng dẫn, khiến công tác triển khai
gặp nhiều khó khăn…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ
trưởng Hoàng Tuấn Anh cho rằng,
Báo cáo đã đánh giá toàn diện các
hoạt động văn hoá, gia đình, thể dục,
thể thao và du lịch 6 tháng đầu năm
2013. Các đại biểu cũng đã tập trung
đánh giá những việc đã làm được,
những hạn chế, yếu kém trong việc
triển khai kế hoạch công tác, đồng
thời có những đóng góp, đề ra giải
pháp cụ thể, thiết thực.
Bên cạnh những thành tích đạt
được, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đề
nghị, toàn Ngành cần thẳng thắn nhìn
nhận vào những hạn chế, yếu kém,
những vấn đề bức xúc kéo dài nhưng
khắc phục chậm (sai phạm trong trùng
tu tôn tạo di tích, biểu diễn nghệ thuật
chuyên nghiệp, vi phạm bản quyền tác
giả, chính sách tôn vinh nghệ nhân
dân gian, chính sách đối với nghệ sỹ,
diễn viên, bạo lực gia đình, tiêu cực
trong thể thao, du lịch…); việc thực
hiện Quy chế làm việc; việc triển khai
kế hoạch công tác, các nhiệm vụ đột
phá… nhằm khắc phục có hiệu quả để
thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ công
tác của toàn Ngành trong 6 tháng cuối
năm 2013.
Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh đề nghị
toàn Ngành VHTTDL trong 6 tháng
cuối năm tập trung thực hiện các nhiệm
vụ trọng tâm. Cụ thể, tập trung đúc kết
kinh nghiệm 15 năm thực hiện Nghị
quyết Hội nghị TW 5 khoá VIII về xây
dựng và phát triển nền văn hoá Việt
Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
đề xuất giải pháp chỉ đạo xây dựng và
phát triển văn hoá thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước; tiến hành sơ kết
SơkếtcôngtácVHTTDL… (Tiếp theo trang 1)
quản lý nhà nước
5số 1034 l 25.7.2013
việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn, về phát triển văn
hóa nông thôn; hướng dẫn và tháo gỡ
khó khăn cho các địa phương thực hiện
các tiêu chí về văn hóa xã nông thôn
mới; tổ chức tốt các liên hoan văn
nghệ, thi đấu thể thao quần chúng và
tọa đàm xây dựng văn hóa xã nông
thôn mới tại Thanh Hóa, Hải Dương,
An Giang; đẩy nhanh tiến độ thực hiện
các Đề án nhằm triển khai thực hiện
Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ
Chính trị về đẩy mạnh các hoạt động
văn hóa-nghệ thuật trong thời kỳ mới.
Triển khai tổ chức thực hiện tốt
Chương trình mục tiêu quốc gia về văn
hóa; tiếp tục triển khai thực hiện Quyết
định số 88/QĐ-TTg ngày 09/01/2013
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Đề án “Quy hoạch và kế hoạch
nâng cấp, xây mới các công trình văn
hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển
lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn
2012-2020”; tiếp tục chỉ đạo, triển khai
các hoạt động trong chương trình Năm
Gia đình Việt Nam 2013.
Về thể dục thể thao, tập trung
hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền
quyết định ban hành: Đề án tổng thể
tổ chức Đại hội Thể thao Châu Á lần
thứ 18 năm 2019; Chương trình đào
tạo VĐV cho ASIAD 18 năm 2019...
Tiếp tục hoàn thiện các văn bản, đề
án: Sửa đổi Luật Thể dục, thể thao;
quy hoạch các trung tâm trọng điểm
và các Trung tâm phụ trợ huấn luyện
nâng cao thành tích thể thao; chỉ đạo
và hướng dẫn các địa phương tổ chức
Đại hội TDTT các cấp tiến tới Đại hội
TDTT toàn quốc lần thứ 7 năm 2014;
gắn việc tổ chức Đại hội TDTT các
cấp với chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện
Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện
thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”
giai đoạn 2012-2020…
Về du lịch, tiếp tục triển khai Chiến
lược phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn 2030 “Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn 2030” và
“Chương trình hành động quốc gia về
du lịch giai đoạn 2013-2020”; tăng
cường quản lý chất lượng sản phẩm,
dịch vụ du lịch, chấn chỉnh môi trường
du lịch, giải quyết tình trạng chèo kéo,
chèn ép, lợi dụng, lừa đảo khách du
lịch tại các trung tâm du lịch; tiếp tục
xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công
cộng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du
lịch; Chỉ đạo và tổ chức tốt các hoạt
động trong Chương trình Năm Du lịch
quốc gia Đồng bằng sông Hồng-Hải
Phòng 2013, công tác chuẩn bị tổ chức
năm Du lịch quốc gia 2014…
tHtt
Bộ VHTTDL vừa ban hành văn
bản số 2571/BVHTTDL-KHTC thoả
thuận Dự án tu bổ, tôn tạo di tích
chùa Ha, xã Nhã Lộng, huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên theo đề nghị
của Sở VHTTDL tỉnh Thái Nguyên.
Theo đó, Bộ VHTTDL cơ bản thống
nhất với Dự án tu bổ, tôn tạo khu di
tích di tích chùa Ha, do Công ty Cổ
phần Thiết kế và xây dựng công trình
văn hóa lập năm 2012, bao gồm các
hạng mục: tu bổ Tam bảo; phục dựng
Tả mạt, Hữu mạt, nhà Tổ; tôn tạo sân
đường; xây dựng mới, am hóa vàng,
nhà khách, nhà vệ sinh, hạ tầng kỹ
thuật và các hạng mục phụ trợ khác.
Công tác đánh giá, khảo tả hiện trạng
di tích cũng như các phương án bảo
tồn, tôn tạo các hạng mục của di tích
được đề xuất trong dự án đã phù hợp
và đáp ứng được những yêu cầu của
quy chế bảo quản, tu bổ, tôn tạo di
tích.
Bộ VHTTDL lưu ý, chỉnh sửa
một số nội dung sau: Phần thuyết
minh của dự án: Đề nghị bổ các hoạt
động sinh hoạt lễ hội diễn ra thường
niên tại di tích, công tác quản lý,
trông coi và phát huy giá trị của di
tích trước và sau khi được tu bổ, tôn
tạo. Đặc biệt cần thuyết minh về mối
liên hệ giữa di tích chùa Ha và các di
tích trong vùng để có phương án phát
huy giá trị di tích gắn với phát triển
du lịch; đánh giá kỹ hơn về giá trị
kiến trúc nghệ thuật và mức độ hư
hỏng của hệ tượng, cột đá, đồ thờ tự,
hoành phi câu đối hiện có trong di
tích và có phương án bảo vệ, gìn giữ
trong quá trình triển khai tu bổ, tôn
tạo di tích. Về quy hoạch tổng mặt
bằng tu bổ, tôn tạo, đề nghị bổ sung
các bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng
tu bô, tôn tạo, các bản vẽ mặt cắt
tổng thể khu di tích; cần khảo tả, thu
thập thêm các tư liệu khoa học, và
lời kể nhân chứng về hình thức kiến
trúc vốn có của Tam quan (cổng
chùa) để có phương án tu bổ cổng
chùa tại vị trí hiện tại. Không đặt vấn
đề xây mới Tam quan, hạng mục lầu
chuông, lầu trống, nhà Mẫu; nghiên
cứu dịch chuyển vị trí bãi đỗ xe về
phía gần chùa hơn và không nên đặt
ở vị trước thẳng với cổng chùa; thống
nhất ký hiệu các hạng mục giữa các
bản vẽ hiện trạng tổng thể…
Về nguồn vốn đầu tư, vốn của
Chương trình mục tiêu Quốc gia về
văn hóa hỗ trợ để tu bổ, tôn tạo và
phục dựng các hạng mục di tích gốc,
cụ thể là Tam bảo, Tả mạc, Hữu
mạc, nhà Tổ, đối với các hạng mục
còn lại Bộ VHTTDL đề nghị Sở
VHTTDL báo cáo UBND tỉnh cân
đối ngân sách địa phương và các
nguồn vốn huy động hợp pháp khác
để thực hiện.
H.P
Thoả thuận Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Ha
quản lý nhà nước
6 số 1034 l 25.7.2013
Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế
hoạch số 2656/ KH- BVHTTDL ngày
18/7 về việc mời các đoàn Bộ trưởng
phụ trách Du lịch Campuchia, Lào,
Mianma, Thái Lan; tổ chức Hội nghị
Bộ trưởng Du lịch ACMECS lần thứ
nhất; dự các hoạt động trong khuôn
khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế ITE-
HCMC 2013.
Tại Hội nghị cấp cao ACMECS lần
thứ 5, tổ chức tại Lào vào tháng 3/2013,
lãnh đạo các quốc gia Campuchia, Lào,
Mianma, Thái Lan, Việt Nam đã nhất trí
tăng cường hợp tác về du lịch theo mô
hình “Năm quốc gia - Một điểm đến”
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ, chương trình xúc tiến du lịch
chung, tạo điều kiện đi lại và thị thực
thuận lợi cho khách du lịch, trao đổi
thông tin, kinh nghiệm quản lý, phát
triển du lịch bền vững giữa các quốc gia
trong khu vực.
Để triển khai thực hiện chủ trương
của các nhà lãnh đạo ACMECS, Bộ
VHTTDL phối hợp với UBND TP Hồ
Chí Minh mời các đoàn Bộ trưởng phụ
trách Du lịch Campuchia, Lào, Mianma,
Thái Lan tham dự Hội nghị Bộ trưởng
Du lịch ACMECS lần thứ nhất và dự
các hoạt động trong khuôn khổ Hội chợ
Du lịch quốc tế ITE-HCMC 2013.
Nội dung Hội nghị: Các Bộ trưởng
trao đổi, đề xuất các biện pháp thực hiện
“Tuyên bố Viêng Chăn” và Kế hoạch
hành động về hợp tác kinh tếAyeawady
- Chao Phraya - Mê Kông nhằm tăng
cường hợp tác trong lĩnh vực du lịch
chung, nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ, chương trình xúc tiến du lịch
chung, tạo điều kiện đi lại và thị thực
thuận lợi cho khách du lịch, trao đổi
thông tin, kinh nghiệm quản lý, phát
triển du lịch bền vững giữa các quốc gia
trong khu vực.
Các Bộ trưởng ký bản ghi nhớ thực
hiện “Tuyên bố Viêng Chăn” và Kế
hoạch hành động về hợp tác kinh tế
Ayeawady - Chao Phraya - Mê Kông
nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực
du lịch giữa các quốc gia trong khu vực
ACMECS.
Dự kiến Hoàn thiện công tác chuẩn
bị cho Hội nghị trước ngày 7/9/2013.
Đón các đoàn Bộ trưởng Bạn vào Việt
Nam và tổ chức Hội nghị từ 9/9 đến
12/9/2013 tại TP. Hồ Chí Minh.
H.Quân
KếhoạchtổchứcHộinghịBộtrưởngDulịchACMECSlầnthứnhất
Thực thi bản quyền phần mềm
đang được các cơ quan chức năng
triển khai khá mạnh mẽ. Từ đầu năm
tới nay, hàng chục đợt thanh tra đã
được tổ chức tại các địa bàn trên cả
nước và nhận định chung là việc vi
phạm bản quyền vẫn còn diễn ra khá
phổ biến.
Cuộc thanh tra mới nhất của
Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch phối hợp với Cục Cảnh sát
Phòng chống tội phạm sử dụng công
nghệ cao C50 (Bộ Công an) đã diễn
ra tại công ty TNHH SunWood Vina,
công ty 100% vốn đầu tư của Hàn
Quốc, có trụ sở tại Khu CN Bàu
Bàng, Bến Cát, Bình Dương. Đây là
công ty hoạt động trong lĩnh vực
cung cấp và lắp đặt các loại cửa
chống cháy chuyên dụng, các loại
cửa dân dụng và trang trí nội thất.
Kiểm tra 14 máy tính đang hoạt
động tại Công ty TNHH SunWood
Vina, đoàn thanh tra đã phát hiện 49
phần mềm vi phạm, bao gồm các
phần mềm thiết kế chuyên dụng của
Autodesk như AutoCAD và các
phần mềm văn phòng phổ biến: Từ
điển Lạc Việt; Window XP, Window
Office và một số các phần mềm
khác. Đại diện doanh nghiệp này đã
ký vào biên bản thanh tra thừa nhận
có hành vi sao chép, sử dụng tác
phẩm phần mềm máy tính mà
không được phép của chủ sở hữu
quyền tác giả là vi phạm pháp luật
về sở hữu trí tuệ.
"Rõ ràng một doanh nghiệp sử
dụng phần mềm bất hợp pháp sẽ có
lợi thế về giá và cạnh tranh không
bình đẳng với các doanh nghiệp
khác, bởi để tuân thủ theo đúng pháp
luật, mỗi năm các doanh nghiệp làm
ăn hợp pháp phải đầu tư hàng tỷ
đồng để mua phần mềm chính hãng.
Không chỉ tạo ra một môi trường
cạnh tranh không lành mạnh giữa các
doanh nghiệp, việc sử dụng phần
mềm lậu còn kìm hãm sự phát triển
của ngành phần mềm trong nước,
cũng như ảnh hưởng tới uy tín của
quốc gia", đại diện đoàn thanh tra
cho biết. Chưa hết, các doanh nghiệp
sử dụng phần mềm không có bản
quyền còn phải đối mặt với những
rủi ro khi "hội nhập quốc tế". Theo
ông Vũ Mạnh Chu, nguyên Cục
trưởng Cục Bản quyền tác giả: “Đối
với doanh nghiệp nước ngoài sử
dụng nhân công và trang thiết bị tại
Việt Nam để sản xuất và xuất hàng
sang nước khác, nếu nước nhập khẩu
phát hiện những doanh nghiệp này
không sử dụng phần mềm có bản
quyền sẽ gây ảnh hưởng đến cả nước
đầu tư vào Việt Nam. Đối với doanh
nghiệp Việt Nam sản xuất để xuất
khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế
mà không sử dụng phần mềm có bản
quyền sẽ đối mặt với rủi ro bị tước
quyền xuất khẩu vào nước đó”.
H.yến
Vi phạm bản quyền phần mềm vẫn diễn ra phổ biến
7số 1034 l 25.7.2013
quản lý nhà nước
- Tại Quyết định 2497/QĐ-
BVHTTDL ngày 15/7/2013 Bộ
VHTTDLthành lập Ban Chỉ đạo Hội
nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự
phát triển bền vững gồm các thành
viên: Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh
làm Trưởng ban, 02 Phó Trưởng ban:
Thứ trưởng Hồ Anh Tuần và ông
Trần Hữu Bình - Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Ninh Bình, 07 Ủy viên.
- Bộ VHTTDL có Quyết định số
2498/QĐ-BVHTTDLngày 15/7/2013
thành lập Ban Tổ chức Hội nghị
quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát
triển bền vững, ông Nguyễn Văn
Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục
Du lịch làm Trưởng ban, ông Trần
Hữu Bình - Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Ninh Bình làm Phó Trưởng ban
và 13 Ủy viên.
- Tại Quyết định 2508/QĐ-
BVHTTDL ngày 16/7/2013 Bộ
VHTTDL giao Trung tâm Tổ chức
biểu diễn nghệ thuật thuộc Cục Nghệ
thuật biểu diễn đón Đoàn nghệ thuật
Vương quốc Campuchia tại cửa khẩu
Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh), Đoàn nghệ
thuật quốc gia Lào tại cửa khẩu Lao
Bảo (Quảng Trị), Đoàn nghệ thuật
Myanmar tại TP Hồ Chí Minh, mỗi
đoàn 30 thành viên, vào tham gia
Liên hoan Nghệ thuật: Campuchia,
Lào, Myanmar và Việt Nam, tại
thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị,
từ ngày 11/8-20/8/2013.
- Bộ VHTTDL có Quyết định số
2509/QĐ-BVHTTDLngày 16/7/2013
cho phép Sở VHTTDL tỉnh Quảng
Nam khai quật khảo cổ tại vườn nhà
ông Đinh Ngọc Tính, thôn ThuậnAn,
xã Tam Giang, huyện Núi Thành,
tỉnh Quảng Nam, từ ngày 01/8-
30/8/2013 với diện tích 100m2.
Những hiện vật thu thập được trong
quá trình khai quật, Sở VHTTDL
tỉnh Quảng Nam có trách nhiệm giữ
gìn, bảo quản, tránh để hiện vật hư
hỏng, thất lạc.
- Ngày 16/7/2013 Bộ VHTTDL
có Quyết định số 2510/QĐ-
BVHTTDL cho phép Hội đồng Anh
tại Việt Nam tổ chức Liên hoan phim
Anh với chùm 10 bộ phim hài kinh
điển tại một số thành phố của Việt
Nam nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết
lập quan hệ ngoại giao Việt Nam -
Anh và kỷ niệm 20 năm Hội đồng
Anh hoạt động tại Việt Nam. Thời
gian từ 25/9-10/10/2013 tại Hà Nội,
Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí
Minh và TP Cần Thơ.
- Tại Quyết định 2513/QĐ-
BVHTTDL ngày 16/7/2013 Bộ
VHTTDL cho phép Công ty TNHH
Mỹ Phát phối hợp với Trường Trung
cấp Múa TPHồ Chí Minh và cơ quan
đại diện Bộ tại TP Hồ Chí Minh đón
20 đoàn quốc tế vào Việt Nam để tổ
chức Liên hoan các Trường Sân khấu
quốc tế lần thứ I tại Trường Trung
cấp Múa TP Hồ Chí Minh, từ 05/9-
10/9/2013.
- Bộ VHTTDL có Quyết định số
2533/QĐ-BVHTTDLngày 18/7/2013
giao Cục Văn hóa cơ sở chủ trì phối
hợp với Tổng cục Thể dục thể thao
tổ chức Liên hoan văn nghệ, thể thao
quần chúng, triển lãm ảnh xây dựng
đời sống văn hóa nông thôn mới năm
2013. Khu vực miền Nam tại tỉnhAn
Giang vào tháng 9/2013 và khu vực
miền Bắc tại tỉnh Hải Dương vào
tháng 10/2013.
tHtt
VăN BảN Mới
Chiều18/7,tạiTrụsởChínhphủ,Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp ông
MasayukiYamauchi, Chủ tịch Ủy ban tư
vấn về văn hóa của Thủ tướng Nhật Bản
sang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Hoan nghênh ông Yamaguchi thăm
và làm việc tạiViệt Nam,Thủ tướng cho
biết, trong những năm gần đây, quan hệ
hợp tác hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản
phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là hai nước
có nhiều nét tương đồng về văn hóa, có
thểhợptác,hỗtrợnhauđểlàmgiàuthêm
nền văn hóa của mỗi bên, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao 5
nguyên tắc trong chính sách ngoại giao
củaThủ tướng Nhật Bản ShinzoAbe với
các nước Đông Nam Á, trong đó có
nguyên tắc thứ 4 là thúc đẩy hợp tác về
văn hóa.
Thủ tướng khẳng định, văn hóa là
một trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp
tác bền vững giữa Việt Nam và Nhật
Bản. Thủ tướng mong muốn ông
Yamaguchi trong vai trò là Chủ tịch Ủy
ban tư vấn về văn hóa của Thủ tướng
Nhật Bản sẽ đóng góp tích cực vào thúc
đẩycáccơquanvănhóacủahaibêngiao
lưu, hợp tác, vận động các nguồn tài trợ
giúpViệtNambảotồncácdisảnvănhóa
vật thể và phi vật thể; đồng thời mong
muốn Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam đào tạo
chuyên gia về văn hóa.
Ông Yamaguchi tin tưởng, hoạt
động giao lưu văn hóa gần đây giữa hai
nước, bao gồm cả phổ biến giáo dục
tiếng Nhật sẽ tăng cường hơn nữa sự tin
cậy, hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước,
hai dân tộc cũng như góp phần vào thúc
đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam-Nhật
Bản trên các lĩnh vực hợp tác khác như
kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học,
công nghệ…
ÔngYamaguchikhẳngđịnhsẽnỗlực
hết sức mình để góp phần làm sâu sắc
hơnnữaquanhệhợptácvănhóagiữahai
nước Việt Nam và Nhật Bản; đồng thời
cho biết kết quả của chuyến thăm này sẽ
được báo cáo tới Thủ tướng ShinzoAbe
đểxemxétđưavàochínhsáchngoạigiao
văn hóa mới của Nhật Bản.
tổng HợP
Đẩy mạnh hợp tác văn hóa Việt Nam - Nhật Bản
8 số 1034 l 25.7.2013
quản lý nhà nước
Bộ VHTTDL đã có Quyết định số
2500/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề
cương “Quy hoạch tổng thể phát triển
điện ảnh Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030”. Theo Đề cương,
mục tiêu đến năm 2020, phấn đấu xây
dựng nền điện ảnh Việt Nam thành một
trong những nền điện ảnh hàng đầu
trong khu vực Đông Nam Á. Hiện đại
hoá, hội nhập quốc tế để điện ảnh Việt
Nam góp phần xây dựng nhân cách con
người Việt Nam hiện đại, nền văn hoá
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; cùng
với các lĩnh vực khác của ngành công
nghiệp văn hoá, điện ảnh góp phần tái
cơ cấu nền kinh tế theo hướng kinh tế
tri thức, thúc đẩy tính sáng tạo, năng
động của đời sống xã hội. Đến năm
2030, Việt Nam trở thành quốc gia có
nền điện ảnh phát triển mạnh ở Châu Á.
Đề cương cũng chỉ ra những mục
tiêu cụ thể đối với các vấn đề thuộc lĩnh
vực điện ảnh. Cụ thể, về định hướng
sáng tác, đối với dòng phim chính
thống, Nhà nước đầu tư có trọng điểm
sản xuất các tác phẩm điện ảnh có quy
mô lớn, chủ đề tư tưởng gắn với các sự
kiện lịch sử của dân tộc, có giá trị nghệ
thuật cao; các phim có nhiệm vụ quảng
bá hình ảnh đất nước con người Việt
Nam, phim đề tài đương đại, đặt hàng
sản xuất phim truyện về đề tài thiếu nhi,
truyền thống lịch sử dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, cũng sẽ đa dạng hoá
các trào lưu và xu hướng điện ảnh bằng
việc duy trì và nâng cao chất lượng các
dòng phim như phim nghệ thuật, phim
tác giả, phim thể nghiệm…, đồng thời
khuyến khích khu vực tư nhân tham gia
sản xuất phim, đẩy mạnh hợp tác công
– tư trong sản xuất các phim hấp dẫn,
đáp ứng nhu cầu khán giả.
Đẩy mạnh số lượng sản xuất phim
điện ảnh, đảm bảo tỷ lệ 20% vào năm
2015, 30% vào năm 2020 và 40% vào
năm 2030 so với tổng số phim phát
hành trên toàn quốc; thực hiện tỷ lệ
buổi chiếu phim truyện Việt Nam tại
rạp từ nay đến 2015 bảo đảm đạt ít nhất
20%, đến năm 2020 đạt ít nhất 30%,
đến năm 2030 phấn đấu đạt tỷ lệ 40%
tổng số buổi chiếu phim tại rạp…
Bộ VHTTDL giao Cục Điện ảnh
xây dựng Quy hoạch theo Đề cương đã
được phê duyệt trình Hội đồng thẩm
định cấp Bộ thẩm định, nghiệm thu và
báo cáo Bộ trưởng xem xét, trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt. Dự kiến
giữa tháng 9/2013 sẽ hoàn thiện Dự
thảo Quy hoạch xin ý kiến lãnh đạo Bộ
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,
phê duyệt.
H.P
Phê duyệt Đề cương“Quy hoạch phát triển điện ảnh Việt Nam
đến 2020, tầm nhìn 2030”
Sáng 18/7, tại Hà Nội, Cục Điện
ảnh đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác
6 tháng đầu năm 2013 và trao giấy khen
cho các đơn vị đã góp phần cho thành
công Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội
II/2012 và Kỷ niệm 60 năm Bác Hồ ký
Sắc lệnh thành lập ngành Điện ảnh
Cách mạng Việt Nam (15/3/1953-
15/3/2013). Thứ trưởng Vương Duy
Biên đã dự và chỉ đạo Hội nghị.
Theo báo cáo tại Hội nghị, trong 6
tháng đầu năm 2013, Cục Điện ảnh đã
tập trung soạn thảo một số văn bản, cấp
23 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh sản xuất phim, 285.000 nhãn
quản lý đĩa hình. Về công tác quản lý
sáng tác, để chuẩn bị tạo nguồn kịch
bản cho sáng tác, sản xuất phim năm
2013, Cục đã tổ chức gửi thư mời các
tác giả, các đơn vị có chức năng sản
xuất phim trong cả nước gửi kịch bản
phim truyện, phim tài liệu để tạo nguồn
sản xuất phim theo Đề án “Đặt hàng,
sáng tác và công bố các tác phẩm văn
học nghệ thuật, có giá trị cao về tư
tưởng và nghệ thuật, phản ánh cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ, giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nước giai đoạn 1930-1975”.
Đợt 1, đã có 11 đề cương và kịch bản
phim truyện, phim tài liệu gửi tham dự.
Hội đồng nghiệm thu đã họp và nhất trí
nghiệm thu 2 đề cương kịch bản là
“Sống cùng lịch sử” (đề tài kháng chiến
chống thực dân Pháp; tác giả Đoàn
Tuấn) và “Thầu Chín ở Xiêm” (đề tài
Lãnh tụ Hồ Chí Minh, tác giả Đinh
Thiên Phúc) để tiếp tục đầu tư cho tác
giả hoàn thiện kịch bản, chuẩn bị Đề án
để trình thẩm định sản xuất phim truyện
Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện
Biên (7/5/1954-7/5/2014) và xây dựng
Đề án sản xuất phim kỷ niệm 125 năm
ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
(19/5/1890-19/5/2015). Đến nay, kịch
bản “Sống cùng lịch sử” và Dự án sản
xuất phim cùng tên do Công ty TNHH
MTV Phim truyện Việt Nam xây dựng
đã được Bộ VHTTDL phê duyệt, được
Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn
phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Quốc
phòng, UBND tỉnh Điện Biên ủng hộ
sản xuất; Công ty TNHH MTV Hãng
phim truyện Việt Nam triển khai thực
hiện dự án sản xuất phim này. Đợt 2 có
12 kịch bản phim truyện, 02 đề cương
kịch bản phim truyện và 01 kịch bản
phim tài liệu tham dự tuyển chọn.
Hết 6 tháng đầu năm 2013, có 3 bộ
phim truyện được hoàn thiện là “Nước
mắt người cha” (TT DDACT7, hiện là
Trung tâm sản xuất phim dân tộc, miền
núi và biển đảo), “Viết tiếp bản hùng
ca” (Công ty Cổ phần phim truyện 1)
và phim “Suối nguồn” (Công ty TNHH
MTV Phim Giải phóng); các phim đang
Cục Điện ảnh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm
9số 1034 l 25.7.2013
quản lý nhà nước
Sáng 16/7, đoàn công tác của Bộ
VHTTDL do Bộ trưởng Hoàng Tuấn
Anh dẫn đầu, đã có buổi làm việc với
tỉnh Thái Bình về 05 năm triển khai
xây dựng nông thôn mới.
Hiện nay toàn tỉnh có 100% xã có
nhà văn hoá, trong đó 51 xã có nhà văn
hoá đạt chuẩn theo quy định của Bộ
VHTTDL. Công tác giáo dục được duy
trì và giữ vững, kết quả phổ cập trung
học, chất lượng giáo dục đào tạo toàn
diện ngày được nâng cao, quy mô trường
lớp có chuyển biến tích cực, cơ sở vật
chất từng bước được tăng cường. 100%
số xã có trạm y tế, trong đó 216 xã,
phường, thị trấn được công nhận chuẩn
quốc gia y tế xã giai đoạn 1 (2001-2010),
96 xã đạt chuẩn giai đoạn 2 (2011-2020).
Công tác kế hoạch hoá gia đình,
chăm sóc bảo vệ trẻ em có nhiều
chuyển biến tích cực, tỷ lệ sinh con thứ
3 trở lên giảm dần qua từng năm. Công
tác bảo vệ môi trường được quan tâm,
giải quyết những bức xúc ở nông thôn
và xử lý vi phạm về môi trường, các xã
đã thành lập tổ thu gom, vận chuyển
rác thải, các trang trại, gia trại chăn
nuôi đều xây dựng hầm Bioga xử lý rác
thải. Toàn tỉnh hiện có 85% hộ được
cấp nước sạch hợp vệ sinh.
Chương trình xây dựng nông thôn
mới ở 08 xã điểm đã đạt được những
kết quả đáng khích lệ, làm cơ sở nhân
ra diện rộng. Các xã còn lại trong Tỉnh
đều đạt kết quả khả quan về hoàn thành
quy hoạch, nhiều xã hoàn thành công
tác dồn điền đổi thửa và chỉnh trang
đồng ruộng.
Trong nông nghiệp đã hình thành
một số vùng sản xuất hàng hoá quy mô
lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao; cơ
cấu cây trồng và mùa vụ có nhiều
chuyển biến tích cực; chăn nuôi trang
trại, gia trại phát triển mạnh mẽ; nghề
và làng nghề truyền thống được duy trì
và phát triển, từng bước mở thêm được
một số nghề, làng nghề mới có triển
vọng; hệ thống chính trị ở cơ sở không
ngừng được củng cố, an ninh trật tự xã
hội ở nông thôn được giữ vững.
Hệ thống hạ tầng thuỷ lợi, nước
sạch, giao thông, giáo dục, y tế được
tăng cường, bộ mặt nông thôn từng
bước thay đổi rõ nét. Xuất hiện nhiều
cách làm hay và sáng tạo trong tuyên
truyền, vận động, huy động nguồn lực,
giải phóng mặt bằng, tổ chức xây dựng
công trình và phát triển kinh tế nâng
cao thu nhập.
Huy động được nhân dân đồng
thuận trong việc góp công, góp sức,
tiền của, hiến đất, tự tháo dỡ công trình
để xây dựng nông thôn mới có bộ mặt
khang trang, sạch, đẹp điển hình như
một số xã: Thụy Phúc, Thụy An (Thái
Thụy); Đông Phương (Đông Hưng);
Quỳnh Minh (Quỳnh Phụ); Thanh Tân
(Kiến Xương)...
Để đẩy nhanh tiến độ về đích xây
dựng nông thôn mới, tỉnh Thái Bình đã
chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các xã tập
trung phát triển sản xuất, xây dựng và
hình thành các hình thức hợp tác trong
sản xuất, phát triển thị trường để nâng
cao giá trị thu nhập cho người dân;
đồng thời huy động tốt các nguồn lực,
đặc biệt là huy động các nội lực trong
nhân dân để đẩy nhanh tiến độ thi công
các công trình, dự án phục vụ dân sinh.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ
trưởng Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh:
Tuỳ thuộc vào tình hình thực tế, cần có
những cơ chế, chính sách phù hợp với
địa phương một cách chủ động sáng
tạo; có cơ chế, chính sách huy động các
nguồn lực xã hội hóa, đầu tư cho các
lĩnh vực an sinh xã hội, văn hoá; rà soát
lại việc thực hiện các mục tiêu xây
dựng nông thôn mới, nhất là mục tiêu
về xoá hộ nghèo trên địa bàn tỉnh; phát
triển việc nghiên cứu, chuyển giao và
ứng dụng khoa học công nghệ vào phát
triển sản xuất nông nghiệp nông thôn,
chú trọng phát triển các nghề, làng
nghề truyền thống, tập trung cho khâu
chế biến và đầu ra cho các sản phẩm
nông nghiệp, ngư nghiệp. Bộ trưởng
lưu ý, tỉnh Thái Bình cần nhanh chóng
hoàn thiện báo cáo với sự đóng góp,
tham mưu của các sở ngành, gửi về
trung ương đúng thời hạn.
t.HợP
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc tại Thái Bình
sản xuất là “Người tình nguyện” (Công
ty cổ phần phim truyện 1) và phim “Và
anh sẽ trở lại” (Công ty SAA)…
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng
Vương Duy Biên đã thông cảm và chia
sẻ với những khó khăn của ngành Điện
ảnh như ngân sách làm phim hạn chế,
cơ sở vật chất xuống cấp, vấn đề trường
quay... Thứ trưởng yêu cầu Cục điện
ảnh cần đề xuất, xây dựng ngay Đề án
nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất cho
Hãng phim truyện Việt Nam hiện đang
xuống cấp nghiêm trọng. Làm tốt công
tác tổ chức chuẩn bị cho Liên hoan
Phim Việt Nam lần thứ 18 tại Quảng
Ninh, phải nâng cao về chất lượng so
với Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ
17; công tác lưu trữ phim cần được
quan tâm hơn nữa; quyết tâm làm được
những bộ phim hay đặc biệt là phim
lịch sử vì những bộ phim hay sẽ làm
cho gương mặt điện ảnh Việt nam sáng
lên. Thứ trưởng đề nghị Cục Điện ảnh
cần tăng cường công tác quản lý nhà
nước, sớm hoàn thiện Chiến lược phát
triển Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 và Quy hoạch ngành
Điện ảnh để trình Chính phủ.
Tại Hội nghị, Cục Điện ảnh đã trao
giấy khen cho 29 đơn vị đã góp phần
cho thành công Liên hoan phim quốc tế
Hà Nội II/2012 và Kỷ niệm 60 năm Bác
Hồ ký Sắc lệnh thành lập ngành Điện
ảnh Cách mạng Việt Nam (15/3/1953-
15/3/2013).
Song nguyên
Sự kiện vấn đề
10 số 1034 l 25.7.2013
Sáng 16/7, tại Hà Nội, Hội Cựu
chiến binh phối hợp với Thanh niên Bộ
VHTTDL tổ chức Giao lưu - Tọa đàm
với chủ đề “Cựu Chiến binh với tuổi trẻ,
thanh niên Bộ VHTTDL” nhằm phát
huy bản chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ
Hồ”, từ đó động viên các Cựu chiến
binh và Đoàn viên thanh niên Bộ phấn
đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ chính trị năm 2013,
Tại buổi tọa đàm các đồng chí lãnh
đạo cũng như đoàn viên, thanh niên đã
được ôn lại lịch sử hào hùng của Quân
đội nhân dânViệt Nam qua các hình ảnh
và những thước phim tư liệu quý giá về
Bộ đội ta có nhan đề “Dưới cờ quyết
chiến quyết thắng”; lắng nghe các đồng
chí trong Hội Cựu chiến binh kể lại
những câu chuyện về các trận đánh ác
liệt mà bản thân đã được trải qua.
Qua các câu chuyện mà các cựu
chiến binh kể lại, đoàn viên, thanh niên
không chỉ hiểu hơn về tuổi trẻ của các
thế hệ cha anh mà còn nhắc nhở bản
thân phải phát huy hơn nữa tính tiên
phong, gương mẫu xung kích trên mọi
lĩnh vực để xứng đáng với sự hy sinh ấy.
Cũng tại buổi tọa đàm các đồng chí
Hội Cựu chiến binh đã dặn dò thanh
niên trong thời đại mới cần tích cực học
tập làm theo tấm gương đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh, trau dồi lý tưởng
cách mạng, sống có hoài bão, sẵn sàng
xung kích tình nguyện vì cuộc sống
cộng đồng.
t.HợP
Sáng 16/7, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL
phối hợp với Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội tổ chức Lễ phát động
cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên
truyền về bình đằng giới năm 2013.
Nội dung các tác phẩm dự thi giới
thiệu việc thực hiện mục tiêu bình đẳng
giới trong 8 lĩnh vực của đời sống xã
hội và gia đình (chính trị, kinh tế, lao
động, giáo dục và đào tạo, khoa học và
công nghệ, văn hóa, thông tin, thể thao
du lịch, y tế, gia đình); tuyên truyền về
thực hiện các mục tiêu của Chiến lược
quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn
2011-2020; tuyên truyền thực hiện
Chương trình quốc gia về bình đẳng
giới giai đoạn 2011-2015. Tuyên truyền
việc thực hiện mục tiêu tăng cường sự
tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản
lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần
khoảng cách giới trong lĩnh vực chính
trị; tuyên truyền về các hình thức phòng
chống bạo lực trên cơ sở giới…
Đối tượng tham gia cuộc thi là các
họa sĩ chuyên nghiệp, họa sĩ không
chuyên, công dân Việt Nam và người
Việt Nam định cư ở nước ngoài (thành
viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Ban
Tư vấn và Ban Thư ký không được
tham gia dự thi).
Các tác phẩm tham gia phải được
thể hiện trên khổ giấy kích thước 54cm
x 79cm; tác phẩm phải là những sáng
tác trong thời gian gần đây, chưa gửi
tham gia các cuộc thi khác, chưa được
phổ biến dưới bất kỳ hình thức nào.
Mỗi tác giả được gửi một hoặc nhiều
tác phẩm tham gia cuộc thi…
Cơ cấu giải thưởng gồm: 01 giải
nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba và 10 giải
khuyến khích. Các tác phẩm đạt giải sẽ
được Ban Tổ chức cuộc thi sử dụng để
phục vụ các hoạt động tuyên truyền và
trưng bày triển lãm. Đòng thời sử dựng
để tuyên truyền trong toàn quốc dưới
mọi hình thức và trên mọi phương tiện
thông tin đại chúng.
Thời hạn cuối cùng nhận tác phẩm
dự thi là ngày 20/8/2013. Các tác phẩm
gửi về địa chỉ: Phòng Quảng cáo và
Tuyên truyền, Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ
VHTTDL), 86A ngõ III Lê Văn Hưu
(Hà Nội).
tHtt
Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền
về bình đẳng giới năm 2013
Giao lưu - Tọa đàm“Cựu Chiến binh
với tuổi trẻ, thanh niên Bộ VHTTDL”
Kỷ niệm 66 năm ngày Thương binh
- Liệt sỹ (27/7/1947- 27/7/2013), ngày
19/7, tại Gia Lai, Bảo tàng Hồ Chí Minh
Chi nhánh Gia Lai – Kon Tum đã tổ
chức triển lãm ảnh với chủ đề “Chủ tịch
Hồ Chí Minh với thương binh, liệt sỹ”.
Triển lãm trưng bày 149 ảnh, tư liệu và
câu trích có giá trị nhân văn đối với thế
hệ mai sa; gồm 3 phần: Phần 1 là tư
tưởng, tình cảm và sự quan tâm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh với thương binh, liệt
sỹ. Phần 2 là những hình ảnh, tư liệu,
câu trích của Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta quan tâm thực hiện tốt chính sách
“Đền ơn, đáp nghĩa”, người có công với
cách mạng. Phần 3 là hình ảnh Đảng bộ
và đồng bào và các dân tộc Gia Lai thực
hiện công tác “Đền ơn, đáp nghĩa”.
Triểnlãmảnh“ChủtịchHồChíMinh
vớithươngbinh,liệtsỹ”giúpcôngchúng
xem ảnh có cái nhìn sâu sắc về những tư
tưởng và tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh với thương binh, liệt sỹ, những
người có công với đất nước. Qua đó góp
phầnlàmchocáctầnglớpnhândânnhận
thức sâu sắc sự hy sinh to lớn và tri ân
nhữngcốnghiếnhysinhcủathươngbinh,
liệt sỹ, phát huy chủ nghĩa yêu nước,
truyền thống cách mạng của nhân dân ta
vớiđạolý“Uốngnướcnhớnguồn,ănquả
nhớ người trồng cây” của dân tộc.
Triển lãm mở cửa đến ngày 28/7.
P.V
Triển lãm ảnh“Chủ tịch Hồ Chí Minh với thương binh, liệt sỹ”
Sự kiện vấn đề
11số 1034 l 25.7.2013
Thời gian qua, hàng loạt dự án đầu
tư quy mô lớn về cơ sở vật chất du
lịch như khách sạn, khu nghỉ dưỡng
chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế đã
hoàn thành, đưa vào sử dụng ở nhiều
tỉnh, thành phố trọng điểm du lịch
như Nha Trang (Khánh Hòa), Hà Nội,
Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng... Theo
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch
Nguyễn Văn Tuấn, điều này cho thấy
sự phát triển về năng lực cơ sở vật
chất, dịch vụ du lịch chất lượng cao
của du lịch nước ta, góp phần tăng
sức hấp dẫn, cạnh tranh của du lịch
Việt Nam. Đồng thời góp phần khẳng
định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp
dẫn đối với nhiều nhà đầu tư, ngay
trong thời điểm khó khăn về kinh tế
vẫn có nhiều công trình quy mô lớn,
chất lượng cao được đầu tư, hoàn
thành và đưa vào sử dụng.
Du lịch Việt Nam cũng được cộng
đồng, chuyên gia du lịch quốc tế
quan tâm, đánh giá cao. Chỉ tính
riêng từ đầu năm 2013 đến nay, du
lịch Việt Nam đã vinh dự nhận được
nhiều giải thưởng quốc tế uy tín,
trong đó Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Hội An (Quảng Nam), Hạ
Long (Quảng Ninh) được nhận giải
thưởng “Điểm đến hàng đầu ở Châu
Á” từ trang web du lịch lớn nhất thế
giới TripAdvisor. Tổ chức này cũng
bầu chọn 3 bảo tàng của Việt Nam là
Bảo tàng chứng tích chiến tranh, Bảo
tàng Dân tộc học, Bảo tàng Phụ nữ và
khu du lịch Hòn Tằm là những điểm
đến được ưa thích nhất của Châu Á.
Món ăn đường phố của Việt Nam là
một trong 10 tour du lịch ẩm thực
đường phố hấp dẫn nhất thế giới...
Những giải thưởng trên đã tạo dấu
ấn, khích lệ mạnh mẽ đối với ngành
du lịch nước nhà trong bối cảnh kinh
tế khó khăn như hiện nay, đồng thời
góp phần cho thấy sức hấp dẫn của
du lịch Việt Nam đối với cộng đồng
du lịch thế giới.
Bên cạnh những thành công, hiệu
quả đạt được, du lịch Việt Nam còn
bộc lộ nhiều điểm hạn chế, ảnh
hưởng không nhỏ đến hình ảnh du
lịch Việt Nam, đây là những hiện
tượng, bất cập cần khắc phục nhanh
chóng để cải thiện môi trường du lịch,
hình ảnh du lịch Việt Nam thân thiện,
hài hòa, mến khách. Nổi cộm nhất
trong số các hạn chế, bất cập, thậm chí
còn được coi là thách thức với ngành
du lịch nước ta thời gian qua là hiện
tượng đeo bám, chèo kéo, chèn ép, ép
giá, lừa đảo khách du lịch nội địa và
quốc tế ở các điểm du lịch lớn. Theo
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch
Nguyễn Văn Tuấn: Những điểm bất
cập trên không phải là mới xuất hiện
mà đã tích tụ từ khá lâu và nay bộc lộ
rõ nét, toàn ngành du lịch, các địa
phương trọng điểm du lịch đã thẳng
thắn thừa nhận, đưa ra các biện pháp
khắc phục các điểm bất cập này...
Một trong số nhiệm vụ trọng tâm
của ngành du lịch những tháng cuối
năm 2013 được Tổng cục Du lịch
nhấn mạnh chính là tăng cường quản
lý chất lượng sản phẩm dịch vụ du
lịch, chấn chỉnh môi trường du lịch,
giải quyết dứt điểm tình trạng chèo
kéo, chèn ép, lợi dụng, lừa đảo du
khách tại các trung tâm du lịch. Bộ
VHTTDL cũng đã hoàn tất dự thảo
Đề án cải thiện môi trường du lịch
Việt Nam với mục tiêu cải thiện hình
ảnh về du lịch Việt Nam - điểm đến
an toàn, thân thiện, hạn chế tối đa
tình trạng cướp giật, ép giá, đeo bám,
chèo kéo du khách; tăng cường dịch
vụ du lịch mang ấn tượng Việt Nam...
Trong bối cảnh kinh tế thế giới
gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng tiêu
cực đến hoạt động du lịch thế giới
nhưng lượng khách quốc tế đến Việt
Nam vẫn tăng trưởng. Sáu tháng đầu
năm 2013, du lịch Việt Nam đã đón
và phục vụ hơn 3,5 triệu lượt khách
quốc tế, tăng 2,6% so với cùng kỳ
năm 2012. Tổng thu từ du lịch ước
đạt 105.000 tỷ đồng. Du lịch Việt
Nam đã chú trọng phát triển nhiều
sản phẩm, tuyến du lịch mới cả
đường bộ, đường sông, đường biển,
nối các điểm du lịch, khu du lịch ở cả
miền núi, cao nguyên, đồng bằng,
vùng ven biển và hải đảo. Bên cạnh
các sản phẩm truyền thống, du lịch
nước ta đã hình thành nhiều loại hình
du lịch mới, đặc thù như đi bộ, leo
núi, lặn biển, hang động, sinh thái,
giải trí thể thao, chữa bệnh, du lịch
kết hợp hội nghị, hội thảo…
yến nHi
Dulịchnộiđịatăngtrưởngmạnh… (Tiếp theo trang 1)
Liên hoan nghệ thuật 4 nước Việt
Nam - Lào - Campuchia - Myanmar
dự kiến sẽ tổ chức vào trung tuần
tháng 8/2013 tại thành phố Đông Hà,
tỉnh Quảng Trị. Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật
biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội
Nhạc sỹ Việt Nam, Hội nghệ sỹ Múa
Việt Nam, Cục Hợp tác quốc tế, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Quảng Trị và các đơn vị liên quan tổ
chức “Liên hoan nghệ thuật 4 nước
Việt Nam - Lào - Campuchia -
Myanmar”.
Bộ VHTTDL cũng vừa thành lập
Ban Chỉ đạo “Liên hoan nghệ thuật:
Campuchia, Lào, Myanmar và Việt
Nam” do Thứ trưởng Vương Duy
Biên làm Trưởng ban. Dự kiến, mỗi
đoàn sẽ có 30 thành viên tham gia liên
hoan này. H.P
Liên hoan nghệ thuật Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam
Sự kiện vấn đề
12 số 1034 l 25.7.2013
Chiều ngày 16/7, tại Hà Nội, Văn
phòng Ban Điều phối Đề án tổng thể
phát triển thể lực, tầm vóc người Việt
Nam giai đoạn 2011-2030 (Đề án 641)
phối hợp với Ban Chủ nhiệm Chương
trình 4 Đề án 641 tổ chức Lễ phát động
cuộc thi sáng tác biểu trưng, khẩu hiệu
và bài hát cho Đề án.
Cuộc thi diễn ra trong vòng một
tháng, bắt đầu từ ngày 16/7/2013 đến
16/8/2013. Mọi công dân Việt Nam,
người Việt Nam ở nước ngoài đều có
quyền gửi bài tham dự trừ các thành
viên Ban Tổ chức, Hội đồng giám khảo.
Ban Tổ chức, Ban Giám khảo sẽ
căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau để
đánh giá các tác phẩm dự thi gồm: Ý
tưởng, sự độc đáo sáng tạo của mẫu
thiết kế, bài hát và khẩu hiệu. Ngoài ra,
tác phẩm dự thi phải thể hiện được giá
trị, quy mô sự kiện phù hợp với thẩm
mỹ văn hóa Việt Nam.
Ban Tổ chức sẽ trao hơn 20 giải
thưởng cho các tác phẩm dự thi xuất
sắc, gồm 3 giải Nhất, mỗi giải 30 triệu
đồng cho mẫu biểu trưng, khẩu hiệu,
bài hát; 2 giải Nhì cho sáng tác bài hát,
mỗi giải 20 triệu đồng; 3 giải Ba cho
sáng tác bài hát, mỗi giải 10 triệu đồng;
13 giải khuyến khích cho các sáng tác
biểu trưng, bài hát, khẩu hiệu.
Bài dự thi gửi kèm bản thuyết minh
gửi về Ban Tổ chức cuộc thi theo địa
chỉ: Văn phòng Ban Điều phối Đề án
tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc
người Việt Nam giai đoạn 2011-2030,
số 36 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội hoặc
Ban Chủ nhiệm Chương trình 4-Tuyên
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và
thay đổi hành vi xã hội về phát triển thể
lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn
2011 - 2030, địa chỉ: Trung tâm Thông
tin Thể dục thể thao, số 36 Trần Phú, Ba
Đình, Hà Nội.
tHtt
Thi sáng tác biểu trưng, khẩu hiệu và bài hát về phát triển
thể lực, tầm vóc người Việt Nam
Hoạt động định kỳ thường niên
Giao lưu HộiAn - Nhật Bản lần thứ XI
năm nay sẽ diễn ra tại phố cổ Hội An,
từ ngày 23-25/8/2013. Đây là lần tổ
chức thứ XI và là một trong những hoạt
động trong “Năm hữu nghị Việt Nam –
Nhật Bản”, kỷ niệm 40 năm Thiết lập
quan hệ ngoại giao giữa hai nước
(1973-2013).
Hoạt động này do UBND thành phố
Hội An, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt
Nam và các cơ quan-tổ chức của Nhật
Bản như Trung tâm giao lưu văn hóa
Nhật Bản tại Việt Nam (JF), Trung tâm
Hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam-Nhật
Bản (JICA), trường Đại học nữ Chiêu
Hòa, thành phố Sakai phối hợp tổ chức.
Bên cạnh các hoạt động phối hợp
giao lưu văn hoá, thể thao giữa thành
phố Hội An và các tổ chức Nhật Bản,
lễ hội bao gồm các hoạt động như:
Trình nghề và trưng bày sản phẩm thủ
công mỹ nghệ Quảng Nam và Nhật
bản, Gấp giấy Nhật bản, trò chơi dân
gian Hội An, Nhật Bản, Thư pháp thơ
Haiku, Chụp hình lưu niệm với áo
Yukata, thuyết trình và giao lưu thư
pháp Nhật Bản do Nhà thư pháp Takeda
Souun thực hiện, ẩm thực Nhật Bản,
trình diễn hợp xướng của Nhóm Sound
Collage - nhóm hợp xướng nữ đến từ
Nhật Bản, nhóm hợp xướng Froude
Chorus Group - Hà Nội và nhóm hợp
xướng thiếu nhi Hội An...
Đặc biệt, Lễ khai mạc và Lễ bế mạc
đều được tổ chức thành sự kiện đường
phố tại đường vòng cung Chùa Cầu với
chương trình nghệ thuật đặc sắc và giao
lưu cộng đồng (múa Bon, múa Trống
cơm, múa sạp và khiêu vũ quốc tế...).
n.tHanH
Thiết thực chào mừng kỷ niệm 66
năm Ngày Thương binh liệt sĩ, ngày
20/7, tại thành phố Kon Tum ( tỉnh Kon
Tum), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
phối hợp với Sở Lao động, Thương
binh và Xã hội tỉnh Kon Tum tổ chức
khai mạc triển lãm trưng bày chuyên đề
“Uống nước nhớ nguồn”.
Triển lãm trưng bày 160 bức ảnh tư
liệu, thời sự và 20 tài liệu khoa học giới
thiệu với người xem về các anh hùng,
những người đã hy sinh xương máu
trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc như:
anh hùng Bế Văn Đàn lấy thân mình
làm giá súng, Phan Đình Giót lấy thân
mình lấp lỗ châu mai... Bên cạnh đó,
triển lãm chuyên đề lần này còn giới
thiệu về các hoạt động của các đồng chí
lãnh đạo Đảng và Nhà nước, hoạt động
của các địa phương trong tỉnh Kon Tum
đối với công tác đền ơn đáp nghĩa; giới
thiệu và biểu dương những tấm gương
thương binh, liệt sỹ tiêu biểu, vượt khó
vươn lên trong phát triển kinh tế - xã
hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời
sống trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc hiện nay. Triển lãm sẽ mở
cửa đến hết tháng 8/2013 nhằm ôn lại
và góp phần giáo dục truyền thống
uống nước nhớ nguồn cho các tầng lớp
nhân dân, cán bộ chiến sỹ, đặc biệt là
thế hệ trẻ hôm nay.
Nhân dịp này, Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch và Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội Kon Tum đã
tặng 20 suất quà cho các thương binh,
gia đình liệt sỹ trên địa bàn thành phố
Kon Tum.
Sỹ tHăng
Kon Tum: Trưng bày chuyên đề“Uống nước nhớ nguồn”
Lễ hội Hội An - Nhật Bản lần thứ Xi - 2013
Sự kiện vấn đề
13số 1034 l 25.7.2013
Chương trình “Giai điệu mùa thu
2013” sẽ diễn ra từ ngày 16 đến
22/8/2013 tại Nhà hát TP. Hồ Chí
Minh, với 7 đêm diễn, được thực hiện
ấn tượng với sự tham gia của nhiều
nghệ sĩ nổi tiếng.
Chương trình “Giai điệu mùa thu”
của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ
Kịch TP. Hồ Chí Minh ban đầu là
chương trình biểu diễn vinh danh
thành tích của các tài năng nghệ thuật
Việt Nam học tập ở trong nước và
nước ngoài đạt những thành tựu, giải
thưởng tiêu biểu trong lĩnh vực nghệ
thuật. Sau 8 năm hoạt động ngày một
phát triển mở rộng và nâng cao về chất
lương nghệ thuật. Hàng trăm nghệ sĩ
từ chương trình “Giai điệu mùa thu”
đã thành danh trên con đường nghệ
thuật và vẫn tiếp tục cống hiến cho
nghệ thuật nước nhà. Năm 2013,
chương trình “Giai điệu mùa thu” sẽ
được nâng tầm và mở rộng với quy mô
lớn hơn, với sự tham gia của hàng trăm
nghệ sỹ chuyên nghiệp trong nước và
quốc tế trong lĩnh vực nhạc giao
hưởng, nhạc kịch và vũ kịch.
Một số nghệ sĩ nổi tiếng đến từ Hà
Nội: Bùi Công Duy và Nguyễn Quốc
Bảo của Học viện Âm nhạc Quốc gia,
NSUT Nguyễn Trí Dũng đến từ Dàn
nhạc Giao hưởng Việt Nam. Bên cạnh
đó, số lượng khá lớn các nghệ sĩ quốc
tế tham gia chương trình. Hai tài năng
trẻ piano Trần Diệu Linh, Trần Diệu
Ân từ Moscow; 6 tài năng âm nhạc trẻ
của Nga thuộc Quỹ Tài năng trẻ
Vladimir Spivakov; nghệ sĩ piano nổi
tiếng người Đức Hinrich Alpers; nhạc
trưởng tài năng người Đức: Christian
Schumann; Biên đạo múa nổi tiếng
người Na Uy: Johanne Jakhelln
Constant…
Năm 2013 cũng là năm đầu tiên
chương trình “Giai điệu mùa thu” có
hai vở vũ kịch ra mắt công chúng,
gồm: Vũ kịch “Chuyện tình non
sông” (biên đạo NSND Vũ Việt
Cường), và Vũ kịch “Cô bé lọ lem”.
Bên cạnh đó, nét mới của chương
trình 2013 chính là một chương trình
diễn giải về nhạc giao hưởng cho
công chúng được thực hiện vào 20h
ngày 25/8 tại Nhà hát TP Hồ Chí
Minh, nhằm góp phần đưa nghệ thuật
hàn lâm đến gần với khán giả.
n.tHanH
“Giai điệu mùa thu 2013”
Sáng 19/7, tại TP.Đà Lạt (Lâm
Đồng), Bộ GD-ĐT, Bộ VHTTDL, Hội
LHPN Việt Nam, Hội Khuyến học
Việt Nam và T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh phối hợp tổ chức tổng kết 5 năm
thực hiện phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” giai đoạn 2008-2013.
Trong 5 năm qua, Bộ VHTTDL đã
phối hợp chặt chẽ với Bộ GD-ĐT
trong việc thực hiện những nhiệm vụ
liên ngành ở cấp trung ương như:
Thảo luận để xây dựng kế hoạch triển
khai Phong trào thi đua ở từng thời
điểm, thời gian cụ thể; kế hoạch triển
khai các công việc lớn; định kỳ hàng
năm tổ chức kiểm tra việc thực hiện
Phong trào thi đua ở các địa phương;
nghiên cứu xây dựng tài liệu hướng
dẫn triển khai Phong trào thi đua...
Bộ VHTTDL cũng đã kịp thời chỉ
đạo các đơn vị trong ngành thực hiện
các nhiệm vụ được xác định tại Kế
hoạch chung của Phong trào thi đua và
phù hợp với yêu cầu công tác trọng
tâm hàng năm. Đến nay, các Sở
VHTTDL đã ký kết Kế hoạch liên
ngành với Sở GD-ĐT, Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội
khuyến học các tỉnh, thành phố về
việc thực hiện Phong trào thi đua theo
từng năm học trong giai đoạn 2008-
2013, với nội dung công việc cụ thể
phù hợp với thực tiễn của địa phương.
Các phòng Văn hóa-Thông tin quận,
huyện, thị xã cũng triển khai thực hiện
và phối hợp có hiệu quả với các ban
ngành cùng cấp có liên quan. Thông
qua các hoạt động của phong trào,
nhận thức của các cấp ủy đảng, chính
quyền, đoàn thể và các ngành đối với
việc giáo dục truyền thống, bảo vệ và
phát huy di sản văn hóa đã từng bước
được nâng cao, bổ sung một sức mạnh
mới trong hoạt động bảo vệ và phát
huy di sản văn hóa dân tộc.
Kết quả nổi bật sau 05 năm thực
hiện phong trào thi đua giai đoạn
2008-2013 gồm: Hoàn thành bàn
giao, giới thiệu các di tích lịch sử, văn
hóa của địa phương để học sinh tham
gia chăm sóc, tìm hiểu và phát huy
giá trị; Đẩy mạnh đưa các loại hình
nghệ thuật truyền thống và trò chơi
dân gian vào trường học; Phát huy tác
dụng của hệ thống bảo tàng, thư viện
ở địa phương...
Trong giai đoạn tiếp theo, Bộ
VHTTDL sẽ tiếp tục phối hợp chặt
chẽ với Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHPN Việt
Nam và Hội Khuyến học Việt Nam để
xây dựng kế hoạch chỉ đạo tập trung,
huy động nhân lực và hệ thống cơ sở
vật chất của ngành để đẩy mạnh toàn
diện Phong trào thi đua, góp phần vào
sự nghiệp trồng người, vì tương lai và
sự phát triển của đất nước.
H.P
5 năm thực hiện phong trào“Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”
14 số 1034 l 25.7.2013
Sự kiện vấn đề
Quỹ Toyota Việt Nam phối hợp với
Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam vừa tổ
chức họp báo giới thiệu về “Chương
trình hòa nhạc Toyota 2013”. Đây là
năm thứ 16 chương trình được tổ chức.
Chương trình sẽ diễn ra tại 2 thành phố
lớn với 3 đêm diễn vào ngày 30/7 tại
Nhà hát TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 và
03/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Chương trình được dàn dựng công
phu và trình diễn bởi Dàn nhạc Giao
hưởng Việt Nam, dưới sự chỉ huy của
Nhạc trưởng tài ba người Nhật Bản
Honna Tetsuji. Chương trình sẽ giới
thiệu đến khán giả yêu nhạc hai tác
phẩm của nhà soạn nhạc người Nga
Tchaikovsky và nhà soạn nhạc kiêm chỉ
huy người Nhật Bản Yasushi
Akutagawa. Đặc biệt, chương trình
cũng giới thiệu bản chuyển soạn cho
dàn nhạc giao hưởng bài dân ca Quan
họ Bắc Ninh “Xe chỉ luồn kim” của
nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng.
Với mong muốn tạo thêm cơ hội
cho các tài năng âm nhạc trẻ rèn luyện
và tỏa sáng, chương trình năm nay có
sự tham gia biểu diễn của Đỗ Phương
Nhi, tài năng violin trẻ 15 tuổi đầy triển
vọng với bản violin Concerto in D
major, Op. 35 đầy thử thách về kỹ thuật
của nhà soạn nhạc nổi tiếng
Tchaikovsky.
Nhân kỷ niệm năm hữu nghị Nhật -
Việt và 40 năm thiết lập quan hệ ngoại
giao Việt Nam - Nhật Bản, Toyota cũng
hỗ trợ Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam
tổ chức “Chương trình lưu diễn tại Nhật
Bản 2013” diễn ra tại 07 thành phố lớn
của Nhật Bản từ ngày 21/9 đến
01/10/2013 với sự tham gia biểu diễn
của NSND Lê Khanh trong vai trò là
người kể chuyện và nghệ sĩ piano
Kodama Momo, góp phần thúc đẩy
giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc, đặc
biệt trong lĩnh vực nhạc cổ điển.
Cũng như những năm trước, Ban Tổ
chức sẽ dành toàn bộ số tiền bán vé cho
Quỹ học bổng Toyota để hỗ trợ tài năng
trẻ âm nhạc Việt Nam. Chương trình là
cầu nối giao lưu văn hóa giữa Việt Nam
và Nhật Bản, qua đó nhằm thắt chặt
thêm mối quan hệ hữu nghị ngoại giao
tốt đẹp giữa hai nước.
Đ.n
Chương trình hòa nhạc Toyota 2013
Mới đây, tại Hà Nội, Liên hiệp các
Hội Văn học, nghệ thuật (VHNT)
Việt Nam đã tổ chức họp báo giới
thiệu về các hoạt động kỷ niệm 65
năm Ngày Thành lập (25/7/1948 -
25/7/2013). Mở đầu cho chuỗi sự kiện
kỷ niệm 65 năm Ngày Thành lập Liên
hiệp các Hội VHNT là triển lãm trưng
bày một số ấn phẩm VHNT tiêu biểu
65 năm qua, diễn ra vào ngày 15/7, tại
trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT Việt
Nam - 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
Hoạt động trọng tâm là lễ kỷ niệm
65 năm Ngày Thành lập Liên hiệp các
Hội VHNT Việt Nam được tổ chức
long trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội
vào ngày 25/7/2013.
Trong những năm qua, văn nghệ
sĩ trong cả nước với tư cách nghệ sĩ –
chiến sĩ hoạt động trên mặt trận văn
nghệ, đã luôn gắn bó với đời sống
hiện thực cách mạng, tâm huyết và
phát huy tài năng sáng tạo, đưa những
tác phẩm hay, bổ ích đến với công
chúng. Ghi nhận những đóng góp quý
báu của văn nghệ sĩ, trong gần 30
năm qua, từ tháng 4/1984 - 4/2012,
Nhà nước đã tiến hành 7 đợt xét
duyệt, trao tặng cho các văn nghệ sĩ
xuất sắc danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân
(266 người), Nghệ sĩ Ưu tú (1933
người) và 04 đợt trao tặng Giải
thưởng Hồ Chí Minh (104 người),
Giải thưởng Nhà nước (458 người) về
VHNT. Liên hiệp các Hội VHNT Việt
Nam cũng đã được tặng thưởng Huân
chương Độc lập Hạng Nhất, 02 lần
được tặng thưởng Huân chương Hồ
Chí Minh...
K.t
Hoạtđộngkỷniệm65nămNgàyThànhlập
LiênhiệpcácHộiVHNTViệtNam
Ngày 19/7, tỉnh Sơn La đã tổ chức
khởi công xây dựng Nhà thi đấu thể
dục thể thao của tỉnh tại huyện Mộc
Châu, Sơn La.Nhà thi đấu có tổng diện
tích 1.422 m2, vốn đầu tư xây dựng
hơn 19 tỷ đồng. Dự án được chia làm
2 giai đoạn: Giai đoạn 1 thi công phần
phụ trợ bằng nguồn vốn đối ứng của
tổ chức Công đoàn kết hợp với vốn đối
ứng của địa phương. Giai đoạn 2 của
dự án sẽ thi công khối nhà thi đấu
chính. Dự kiến, nhà thi đấu sẽ được
đưa vào sử dụng từ quý III/2014.
Mộc Châu là một huyện miền núi,
đời sống của nhân dân còn gặp nhiều
khó khăn. Huyện chưa có nhà thi đấu
thể dục thể thao, trong khi đó nhu cầu
tập luyện, thi đấu thể thao, giao lưu
văn hóa của cán bộ, nhân dân trong
huyện là rất lớn. Công trình Nhà thi
đấu Thể dục - thể thao sau khi hoàn
thành sẽ là nơi tập luyện, thi đấu thể
thao cho người dân trong huyện, góp
phần thúc đẩy phong trào rèn luyện thể
dục thể thao, nâng cao sức khỏe cho
nhân dân.
Hồ tHanH
Sơn La xây dựng Nhà thi đấu thể dục thể thao
15số 1034 l 25.7.2013
Sự kiện vấn đề
Nhân kỷ niệm 66 năm Ngày
Thương binh liệt sỹ 27/7, để tri ân các
anh hùng liệt sĩ, Nhà hát Ca Múa Nhạc
nhẹ Việt Nam và Đông Đô Show thực
hiện đêm nhạc “Một thời để nhớ 2”.
Đêm nhạc diễn ra ngày 26/7 tại Nhà
hát Lớn Hà Nội do NSND Trần Bình
đạo diễn.
Đêm nhạc là nơi hội ngộ những
giọng ca hàng đầu thời chiến tranh,
những người “chiến trường đi chẳng
tiếc ngày xanh”. Để có chiến thắng,
giành độc lập cho dân tộc, máu của
bao chiến sỹ, đồng bào những người
con ưu tú của dân tộc Việt đã đổ
xuống. Trong tiếng kèn xung trận, thôi
thúc lòng người ấy, lớp lớp những
nghệ sỹ đã lên đường ra chiến trường
đem tiếng hát phục vụ kháng chiến.
Họ là những chiến sỹ đặc biệt, hát
giữa chiến trường - đem “tiếng hát át
tiếng bom”.
“Một thời để nhớ” là đêm nhạc duy
nhất hội ngộ gần như đầy đủ những
giọng ca vàng thời kháng chiến với
những ca khúc hào hùng, sôi sục khí
thế tòng quân, quyết chiến thắng giặc
xâm lược. Trong “Một thời để nhớ”
khán giả gặp các NSND Trung Kiên,
Quang Thọ, Thu Hiền, Trung Đức và
NSƯT Bích Việt, Đêm nhạc còn tái
hiện cặp song ca vang bóng một thời,
với các ca khúc đã nằm lòng trong mỗi
tâm hồn Việt như NSND Trung Đức -
NSND Thu Hiền với "Người đi xây hồ
Kẻ Gỗ", "Vàm Cỏ Đông". Bên cạnh
những giọng ca vàng, trong chương
trình lần đầu tái hợp nhóm "Ngũ lão"
gồm NSND Quang Thọ, các NSƯT
Dương Minh Đức, Hoàng Chè, Quang
Huy, Thành Vinh thể hiện ca khúc
"Cuộc đời vẫn đẹp sao".
Đêm nhạc là khúc tráng ca tri ân
những đồng đội đã hy sinh xương máu
cho nền độc lập, là nơi những cựu
binh, những người trẻ cùng ôn lại
truyền thống hào hùng.
n.tHanH
Đêm nhạc“Một thời để nhớ 2”
Ngày 02/8/2013, tại thành phố Đà
Lạt ( Lâm Đồng), Bộ VHTTDL tổ
chức Hội nghị - Hội thảo “Ứng dụng
khoa học công nghệ trong đào tạo du
lịch”. Thông qua việc tổ chức Hội thảo
để có những đánh giá tổng quát về thực
trạng ứng dụng khoa học công nghệ
trong các cơ sở đào tạo du lịch trên toàn
quốc, bàn thảo những biện pháp thiết
thực và hiệu quả để ứng dụng khoa học
công nghệ trong đào tạo du lịch; đồng
thời tạo cơ hội để cán bộ, giảng viên
các cơ sở đào tạo du lịch gặp gỡ giao
lưu trao đổi thông tin và kinh nghiệm
về tổ chức triển khai ứng dụng khoa
học công nghệ trong đào tạo du lịch.
Nội dung Hội nghị - Hội thảo tập
trung thảo luận một số chuyên đề:
Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ cho việc ứng dụng khoa học
công nghệ trong đào tạo du lịch; thực
trạng nguồn nhân lực có khả năng ứng
dụng khoa học công nghệ trong đào tạo
du lịch; đánh giá hiệu quả việc ứng
dụng khoa học công nghệ trong đào tạo
du lịch tính đến nay; đề xuất các giải
pháp tiếp cận công nghệ, tăng cường
cơ sở vật chất thiết bị cho việc ứng
dụng khoa học công nghệ trong đào tạo
du lịch; đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao năng lực ứng dụng khoa học
công nghệ của đội ngũ cán bộ, giáo viên
trong công tác đào tạo du lịch.
Hội nghị - hội thảo nhằm đánh giá
thực trạng việc ứng dụng khoa học công
nghệ mới trong đào tạo du lịch hiện nay,
lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học,
chuyên gia trong và ngoài nước đề xuất
các giải pháp thúc đẩy việc đổi mới
trang thiết bị dạy học, phương pháp
giảng dạy, nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ giảng viên ứng dụng khoa học
công nghệ trong đào tạo du lịch để từ đó
Bộ VHTTDL sẽ có những chỉ đạo,
chương trình hành động cụ thể, thiết
thực nâng cao chất đào tạo nhân lực du
lịch đáp ứng nhu cầu xã hội.
H.P
Ứng dụng khoa học công nghệ trong đào tạo du lịch
Sau 5 ngày thi đấu sôi nổi, kịch
tính, ngày 19/7, tại Nhà thi đấu thể dục
thể thao tỉnh Thái Bình, giải vô địch
Wushu trẻ toàn quốc năm 2013 đã kết
thúc với chiến thắng chung cuộc thuộc
về đoàn Hà Nội với 61 huy chương (34
Huy chương vàng, 20 Huy chương bạc
và 7 Huy chương đồng).
Xếp thứ hai là đoàn Thái Nguyên
với 32 huy chương. Xếp thứ ba là đoàn
Quân đội với 21 huy chương. Ban tổ
chức cũng đã trao huy chương vàng,
bạc, đồng cho các cá nhân ở hai nội
dung biểu diễn (Taolu) và đối kháng
(tán thủ).
Tham dự Giải đấu lần này có 408
vận động viên trẻ đến từ 29 tỉnh, thành
và 2 ngành: Công an, Quân đội, thi đấu
theo 3 lứa tuổi đối với cả nam và nữ là:
13 - 14, 15 - 16 và lứa tuổi 17 - 18.
Theo đánh giá của Ban Tổ chức,
năm nay các đoàn đã có sự đầu tư kỹ
lưỡng hơn về chất lượng chuyên môn.
Đoàn Hà Nội giành giải nhất là không
mấy bất ngờ bởi đây là địa phương có
phong trào Wushu sớm và mạnh nhất
trong toàn quốc. Nhiều đoàn chỉ
giành được 1 - 2 huy chương ở cả hai
nội dung thi đấu song đây cũng là cơ
hội để các võ sĩ trẻ được cọ xát, thử
sức ở giải đấu lớn. Giải đấu giúp
Wushu Việt Nam tìm kiếm được
những gương mặt vận động viên xuất
sắc, bổ sung lực lượng vào đội tuyển
quốc gia.
Đức Kiên
Đoàn Hà Nội giành giải nhất Giải Wushu trẻ toàn quốc 2013
16 số 1034 l 25.7.2013
Sự kiện vấn đề
Giải Đua thuyền Canoeing vô địch
trẻ quốc gia năm 2013 đã khép lại vào
ngày 20/7 tại Câu lạc bộ đua thuyền
Hồ Tây, Hà Nội, sau những cuộc so
tài quyết liệt, sôi nổi và đẹp mắt ở các
trận chung kết của hai nội dung
Canoeing và Kayak.
Không nằm ngoài dự đoán của
giới chuyên môn, tại đường đua xanh
năm nay, các vận động viên trẻ của
Hà Nội tiếp tục thể hiện phong độ thi
đấu thuyết phục, nổi trội hơn các đoàn
khác cả kỹ thuật và chiến thuật.
Kết quả, đội chủ nhà Hà Nội đã
giành được 11 Huy chương Vàng, 7
Huy chương Bạc, 5 Huy chương
Đồng, giành vị trí thứ nhất. Tiếp
theo là đoàn Bình Thuận với 4 Huy
chương Vàng, 3 Huy chương Bạc, 3
Huy chương Đồng. Đứng ở vị trí thứ
ba mùa giải năm nay là đoàn Thái
Nguyên với thành tích 4 Huy
chương Vàng, 3 Huy chương Đồng.
Đoàn Hải Dương xếp thứ tư với 4
Huy chương Vàng.
Diễn ra từ 18-20/7 tại Câu lạc bộ
đua thuyền Hồ Tây (Hà Nội), Giải
đua thuyền Canoeing vô địch trẻ quốc
gia 2013 quy tụ 174 vận động viên
đua thuyền nam, nữ đến từ 22 đội
Canoeing thuộc các tỉnh, thành phố:
An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình
Thuận, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí
Minh, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà
Vinh, Vĩnh Long, Hải Dương, Hà
Nam, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng
Ninh, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh
Hóa, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Tuyên
Quang và đoàn chủ nhà Hà Nội. Các
tay chèo so tài ở các cự ly 200m,
500m và 1.000m của 2 nội dung
Canoeing và Kayak.
anH tùng
Giải thể thao người khuyết tật toàn
quốc 2013 sẽ diễn ra từ ngày 22 -
28/7/2013 tại Hà Nội. Đây là giải
thường niên với mục đích duy trì phát
triển phong trào tập luyện thể thao
cho người khuyết tật; nâng cao sức
khỏe, tạo điều kiện cho các vận động
viên được giao lưu, trao đổi, học hỏi
kinh nghiệm; tăng cường đoàn kết
giữa các vận động viên người khuyết
tật trên toàn quốc; tuyển chọn các vận
động viên (VĐV) có thành tích xuất
sắc tham dự Đại hội Thể thao người
khuyết tật trẻ Châu Á diễn ra vào
10/2013; tập huấn, tham dự Đại hội
thể thao người khuyết tật Đông Nam
Á (ASEAN Para Games) lần thứ 7 tại
Myanmar vào tháng vào tháng
01/2014.
Phong trào thể thao của người
khuyết tật Việt Nam được khởi xướng
từ năm 1988; hàng năm được tổ chức
thi đấu một lần ở quy mô toàn quốc.
Việt Nam đã tham dự hầu hết các Đại
hội thể thao người khuyết tật Đông
Nam Á (ASEAN Para Games), đứng
thứ 3 khu vực.
Tại Đại hội Thể thao người khuyết
tật Châu Á, Việt Nam đứng thứ 12
trong tổng số 47 quốc gia tham dự.
Việt Nam cũng đã 4 lần tham dự Đại
hội thể thao người khuyết tật thế giới
(Paralympic Games) vào các năm
2000 tại Sydney (Australia), năm
2004 tại Athens (Hy Lạp), năm 2008
tại Bắc Kinh (Trung Quốc) và năm
2012 tại London (Vương quốc Anh),
đứng thứ 4 thế giới.
tHtt
Giải thể thao người khuyết tật toàn quốc 2013
Từ ngày 21 đến ngày 27/7, tại Nhà
thi đấu thể dục thể thao tỉnh Thái Bình,
Tổng cục Thể dục thể thao, Liên đoàn
Cầu lông Việt Nam cùng phối hợp Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình
tổ chức Giải vô địch Cầu lông trẻ toàn
quốc năm 2013 tranh giải Ashaway.
Tham dự giải năm nay có hơn 150
cây vợt trẻ đại diện cho 21 đơn vị, tỉnh
thành phố trong cả nước. Tổng giá trị
giải thưởng trên 52 triệu đồng cùng
nhiều sản phẩm hiện vật khác từ phía
nhà tài trợ.
Các vận động viên ở tuổi 16 và lứa
tuổi 17 - 18 cùng thi đấu ở các nội dung
đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và
đôi nam nữ. Kết thúc giải đấu, Ban Tổ
chức sẽ trao huy chương vàng, bạc,
đồng cho các đội, cá nhân đạt thành tích
nhất, nhì, đồng hạng ba trong các nội
dung thi đấu. Đồng thời phong cấp I
quốc gia cho các vận động viên xếp thứ
nhất, thứ nhì trong giải đơn nam, đơn
nữ và xếp thứ nhất trong giải đôi (đôi
nam, đôi nữ, đôi nam nữ).
Theo ông Lê Thanh Sang, Phó Chủ
tịch kiêm Tổng thư ký Liên đoàn Cầu
lông Việt Nam, giải đấu là dịp để đánh
giá công tác đào tạo, huấn luyện của các
địa phương, tuyển chọn các vận động
viên cho đội tuyển quốc gia. Điểm khác
biệt của giải đấu năm nay là ở lứa tuổi
17-18 tuy số lượng vận động viên ít hơn
nhưng chất lượng tốt hơn. Còn ở độ tuổi
16, nhiều địa phương đã áp dụng nâng
những gương mặt trẻ 14-15 tuổi lên thi
đấu, để các em có điều kiện cọ xát và
thử sức nhiều hơn.
V.MinH
Khai mạc Giải vô địch Cầu lông trẻ toàn quốc 2013
HàNộiđứngđầugiảiđuathuyềnCanoeing
vôđịchtrẻquốcgia2013
17số 1034 l 25.7.2013
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
Đ
i qua gần trọn cuộc đời,
nhưng già làng Y Kông
người dân tộc Cơ Tu ở thôn
Tống Cói, xã Ba, huyện Đông Giang,
tỉnh Quảng Nam vẫn đau đáu nỗi
niềm về bản sắc văn hóa của dân tộc
mình đang dần bị mai một theo thời
gian, nhiều giá trị có nguy cơ thất
truyền. Chính vì tình yêu cháy bỏng
với dân tộc mình nên dẫu đã vượt xa
tuổi bát tuần nhưng ông ngày đêm
vẫn miệt mài làm công việc vô cùng
ý nghĩa là sưu tầm phục dựng các giá
trị văn hóa truyền thống vật thể và phi
vật thể của dân tộc mình. Ông được
cộng đồng người Cơ Tu nơi ông sinh
sống trân trọng như một tượng đài lưu
giữ hồn dân tộc.
Để thực hiện hoài bão của mình,
già làng Y Kông đã không ngần ngại
biến ngôi nhà ở của riêng gia đình
ông trở thành một bảo tàng thu nhỏ
với hàng trăm hiện vật lưu giữ những
giá trị văn hóa độc đáo của người Cơ
Tu ở miền Tây Quảng Nam. Nhà ở
của ông bây giờ không chỉ là nơi tập
trung sinh hoạt văn hóa tinh thần của
cộng đồng người Cơ Tu mà còn là
điểm dừng chân thu hút đông đảo
khách trong nước và quốc tế đến tìm
hiểu, nghiên cứu về văn hóa và tập
quán của con người ở miền sơn cước
này. Có thể nói, cả đời Y Kông là một
chuỗi quá trình cống hiến. Ông tâm
sự, hơn 60 năm tham gia cách mạng,
kinh qua nhiều chức vụ quan trọng
khác nhau nhưng khi về nghỉ hưu ông
chợt nhận ra rằng do tác động của
nhiều yếu tố khiến bản sắc văn hóa
truyền thống của người Cơ Tu của
ông đã bị mai một rất nhiều.
Bằng tình yêu thiết tha đối với dân
tộc mình, ông đã dành nhiều năm lặn
lội khắp các bản làng của người Cơ
Tu để sưu tầm hàng chục loại cổ vật
gắn liền với đời sống vật chất và tinh
thần của người Cơ Tu. Đó là những
loại nhạc cụ được dùng trong những
ngày lễ lớn của cộng đồng, là những
linh cụ dùng để cầu khẩn thần linh
sông núi ban cho mưa thuận gió hòa,
mùa màng tốt tươi, là những chiếc
đàn của trai gái Cơ Tu sử dụng để tìm
kiếm, giao duyên trong những mùa lễ
hội, là các loại phương tiện dùng
trong cuộc sống hằng ngày... Với già
làng, nghệ nhân Y Kông, mỗi loại
nhạc cụ của người Cơ Tu đều mang
sắc thái biểu cảm khác nhau của con
người trong mỗi hoàn cảnh. Mỗi loại
nhạc cụ dù thô sơ đến mấy cũng có
khả năng biểu hiện cảm xúc của con
người qua từng cung bậc khác nhau.
Cùng một nhạc cụ là chiếc tù và
nhưng sử dụng trong lúc cộng đồng
gặp nguy nan cần hợp sức lại để chiến
đấu chống lại cái ác khác với tiếng tù
và cất lên lúc lễ múa hát mừng lúa
mới; tiếng trống Tâm Preh âm trầm
lúc tế lễ thần linh nhưng mạnh mẽ lúc
ăn trâu mừng mùa rẫy mới; tiếng kèn
Abel vang xa tận rừng sâu núi thẳm
để gửi gắm những thông điệp của
cộng đồng đến thế giới tâm linh
nhưng ngọt ngào đằm thắm khi báo
tin người yêu đến… Cùng với việc bỏ
công sức và tiền của để sưu tầm, nâng
niu và bảo tồn những gía trị văn hóa
đang phải đối diện với sự mai một,
thất truyền, ông cũng từng cặm cụi
hết tháng này qua năm nọ để thổi hồn
dân tộc mình vào những thớ gỗ vô tri.
Qua bàn tay, khối óc của ông, những
thớ gỗ vô tri đã hóa thân thành những
tượng người, tượng linh vật, tượng
thần linh sông núi... là những thành tố
góp phần tạo nên bản sắc văn hóa độc
đáo của người Cơ Tu.
Mùa rẫy này già làng Y Kông đã
vượt khá xa tuổi bát thập, chân đã
yếu, mắt đã mờ, tai không còn nghe
rõ tiếng con mang tác trong rừng sâu
nhưng trong lòng ông vẫn luôn đau
đáu một nỗi niềm về việc bảo tồn các
giá trị văn hóa của người Cơ Tu đang
bị mai một, thất truyền. Niềm mong
muốn nhất của già làng, nghệ nhân Y
Kông bây giờ là mong mỏi lớp trẻ học
hỏi để giữ gìn cho bằng được những
giá trị văn hóa tinh thần của đồng bào.
Tuy nhiên do nhiều yếu tố của cuộc
sống hiện đại tác động nên việc sử
dụng các loại hình văn hóa nghệ
thuật, việc sử dụng các gía trị văn hóa
vật thể và phi vật thể trong đời sống
hằng ngày để nuôi dưỡng tâm hồn và
tính cách người Cơ Tu của một bộ
phận không nhỏ lớp người trẻ hôm
nay đã khiến Y Kông mang nặng
trong lòng nỗi niềm hoài cổ triền
miên.
Ghi nhận về những nỗ lực của già
làng Y Kông trong việc giữ gìn vốn
văn hóa quý giá của cộng đồng dân
tộc Cơ Tu đang có nguy cơ bị mai một
và thất truyền, ông Đỗ Tài, Chủ tịch
UBND huyện Đông Giang cho biết,
huyện đã phối hợp với các công ty du
lịch lữ hành đưa bảo tàng của già làng
Y Kông trở thành một trong những
điểm đến du lịch tại địa phương nhằm
tạo điều kiện cho già làng Y Kông có
thêm nguồn thu nhập để thực hiện
công việc sưu tầm và phổ biến các giá
trị văn hóa vật thể và phi vật thể của
đồng bào dân tộc Cơ Tu.
Cả đời tham gia cách mạng của
mình, già làng Y Kông từng giữ nhiều
trọng trách khác nhau, được Đảng và
Nhà nước trao tặng nhiều phần
thưởng cao quý. Và bây giờ, bằng
việc làm của mình, không những Y
Kông đã góp phần không nhỏ trong
việc giữ gìn và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống của người Cơ
Tu, ông còn là tượng đài trong lòng
nhiều người.
t.t.n
Người lưu giữ bản sắc văn hóa Cơ Tu
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn

More Related Content

What's hot

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnPham Long
 
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...nataliej4
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vnlongvanhien
 

What's hot (19)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
 
tuan-tin-991
tuan-tin-991tuan-tin-991
tuan-tin-991
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
 
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1083 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 

More from longvanhien

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnlongvanhien
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnlongvanhien
 

More from longvanhien (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn

  • 1. Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1034 ngày 25/7/2013 - PhêduyệtĐềcương“Quyhoạch pháttriểnđiệnảnhViệtNam đến2020,tầmnhìn2030” (Tr.8) - Thi sáng tác biểu trưng, khẩu hiệu và bài hát về phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam (Tr.12) - Bước tiến của du lịch Hà Nội sau 5 năm mở rộng địa giới hành chính (Tr.20) Người lưu giữ bản sắc văn hóa Cơ Tu (Tr.17) Xây dựng tuyến phố ẩm thực trong khu phố cổ Hà Nội (Tr.19) trong số này Sơ kết công tác văn hoá thể thao và du lịch 6 tháng đầu năm Ngày 19/7, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Sơ kết công tác văn hoá, thể thao và du lịch 6 tháng đầu năm 2013 tại 3 điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh dự và chủ trì tại điểm cầu Hà Nội. 6 tháng đầu năm 2013, thực hiện chỉ đạo của Bộ VHTTDL và UBND các cấp, thời gian qua, toàn Ngành đã có nhiều cố gắng, đạt kết quả quan trọng trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị và kế hoạch công tác. (Xem tiếp trang 4) Du lịch nội địa tăng trưởng mạnh Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, du lịch nội địa liên tục tăng và trở thành động lực chính trong hoạt động du lịch ở nhiều địa phương. Ước tính, số lượng khách du lịch nội địa trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt 24 triệu lượt, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2012, đạt 73,8% kế hoạch năm. Các địa phương trọng điểm du lịch của cả nước vẫn duy trì được đà tăng trưởng tốt, khẳng định được vai trò đầu tàu như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận... trong đó du lịch TP Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục giữ vững vị thế trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. (Xem tiếp trang 11) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16/7/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Theo đó, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ. (Xem tiếp trang 3.) Ảnh:TưLiệu Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ VHTTDL Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa là một trong những nhiệm vụ của Bộ VHTTDL
  • 2. quản lý nhà nước 2 số 1034 l 25.7.2013 Sáng 18/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên về công tác văn hoá, thể thao, du lịch của Tỉnh và Kế hoạch tổ chức Festival Trà Thái Nguyên lần thứ II. Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên đã đề nghị Bộ VHTTDL ưu tiên thực hiện quy hoạch ATK liên hoàn và đầu tư từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá. Xem xét, tạo điều kiện, hỗ trợ để tỉnh Thái Nguyên xây dựng Bảo tàng tỉnh theo Quyết định phê duyệt quy hoạch hệ thống Bảo tàng Việt Nam đến năm 2020 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 156/2005/QĐ-TTg ngày 23/6/2005). Đối với lĩnh vực thể dục thể thao, đề nghị Bộ VHTTDLxem xét, trình Chính phủ ưu tiên ghi vốn năm 2014 hỗ trợ tỉnh Thái Nguyên xây dựng Khu liên hợp thể thao có quy mô cấp vùng, đủ điều kiện đăng cai tổ chức các sự kiện tầm cỡ quốc tế. Về du lịch, đề nghị Bộ VHTTDL giao Tổng cục Du lịch và Viện nghiên cứu phát triển du lịch hỗ trợ Thái Nguyên xây dựng quy hoạch phát triển vùng Hồ Núi Cốc; Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch và công nhận Khu du lịch Hồ Núi Cốc là Khu du lịch quốc gia. Báo cáo về Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể của Trà Thái Nguyên và Kế hoạch tổ chức Festival Trà Thái Nguyên lần thứ II cũng như công tác chuẩn bị đến thời điểm hiện tại, đồng chí Ma Thị Nguyệt cho biết, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (số 203/QĐ-TTg ngày 22/01/2013) về việc phê duyệt Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể của Trà Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án, chỉ đạo Sở VHTTDL và các Sở, ngành có liên quan xây dựng dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án và từng bước tổ chức thực hiện. Để giúp UBND tỉnh Thái Nguyên triển khai có hiệu quả Đề án, đồng chí Ma Thị Nguyệt đề nghị Bộ VHTTDL cho ý kiến góp ý dự thảo Kế hoạch, đồng thời lồng ghép các chương trình, ưu tiên nguồn kinh phí hàng năm giúp đỡ Thái Nguyên triển khai các dự án thành phần thuộc Đề án, trong đó có Dự án tổ chức Festival Trà Thái Nguyên. Sau khi nghe ý kiến góp ý của các đại biểu, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh ghi nhận những kết quả công tác trong lĩnh vực VHTTDL của tỉnh Thái Nguyên cũng như việc chủ động triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể của Trà Thái Nguyên. Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên quán triệt sâu sắc các mục tiêu đã được phê duyệt trong Đề án để triển khai thực hiện một cách hiệu quả nhất; các Tổng cục, Cục, Vụ, Văn phòng Bộ phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Thái Nguyên trong quá trình xây dựng và thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng lưu ý thận trọng trong việc thuê các công ty tổ chức sự kiện tham gia vào các sự kiện tại Festival Trà Thái Nguyên lần thứ II, đồng thời giao Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp UBND tỉnh Thái Nguyên thẩm định kịch bản các chương trình Khai mạc, Bế mạc tại Festival. Các tiểu ban đã được thành lập tiếp tục chủ động triển khai công việc theo Kế hoạch. Đối với các đề nghị của UBND tỉnh Thái Nguyên, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng định, quan điểm của Bộ là ủng hộ các địa phương trong các lĩnh vực công tác, đề nghị Thái Nguyên khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, đề án để có cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ. tHtt BộtrưởngHoàngTuấnAnhlàmviệcvớilãnhđạotỉnhTháiNguyên Bộ VHTTDL đã có Văn bản số 2636/BVHTTDL-DSVH ngày 17/7 cho ý kiến về việc Lập dự án bảo quản, tu bổ di tích đình Cao Xá và di tích chùa Nam Cường, tỉnh PhúThọ.Theo đó, Bộ VHTTDL thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh Phú Thọ về chủ trương lập dự án bảo quản, tu bổ di tích đình Cao Xác và di tích chùa Nam Cường để bảo tồn và phát huy giá trị. Về kinh phí, thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, Bộ VHTTDL đã, đang hỗ trợ để tu bổ một số di tích, như: chùa Bồng Lai, đình Bảo Đà, đền Đào Xá (Tam Công)… Do đó, để thực hiện dự án bảo quản, tu bổ 2 di tích này, đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ chủ động bố trí từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện dự án. Việc lập, trình duyệt và tổ chức thực hiện Dự án phải tuân theo quy định tại Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa- danh lam thắng cảnh và Thông tư số 18/ TTr- BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ VHTTDL quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. H.P Phú Thọ: Lập dự án bảo quản, tu bổ di tích đình Cao Xá và chùa Nam Cường
  • 3. quản lý nhà nước 3số 1034 l 25.7.2013 Ngoài ra, Bộ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như: Trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ... Bên cạnh đó, quy định về quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và trình diễn thời trang; quy định về tổ chức cuộc thi và liên hoan biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp; quy định về tổ chức hoạt động thi hoa hậu, người đẹp, người mẫu;... Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền cho phép tổ chức giải vô địch từng môn thể thao khu vực, châu lục và thế giới tại Việt Nam; tổ chức giải thi đấu vô địch quốc gia, giải trẻ quốc gia hàng năm từng môn thể thao; quy định quản lý các hoạt động thể thao quốc tế tổ chức tại Việt Nam; phê duyệt điều lệ Đại hội thể dục, thể thao toàn quốc; quy định cụ thể về quyền sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp. Bộ cũng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia trong nước và nước ngoài; điều phối các hoạt động xúc tiến du lịch liên vùng, liên địa phương. Theo Nghị định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có 27 đơn vị gồm: Vụ Thư viện; Vụ Văn hoá dân tộc; Vụ Gia đình; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Vụ Kế hoạch, Tài chính; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Thi đua - Khen thưởng; Vụ Đào tạo; Vụ Pháp chế; Thanh tra Bộ; Văn phòng Bộ (có đại diện của Văn phòng Bộ tại thành phố Đà Nẵng); Cục Công tác phía Nam; Cục Di sản văn hóa; Cục Nghệ thuật biểu diễn; Cục Điện ảnh; Cục Bản quyền tác giả; Cục Văn hoá cơ sở; Cục Hợp tác quốc tế; Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm; Tổng cục Thể dục thể thao; Tổng cục Du lịch; Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam; Báo Văn hoá; Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật; Trung tâm Công nghệ thông tin; Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch. tHtt Quyđịnhchứcnăng,nhiệmvụ... (Tiếp theo trang 1) Ngày 16/7, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định 2499/QĐ-BVHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo, Hội đồng tuyển chọn cán bộ, giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài. Theo Quyết định, Ban Chỉ đạo, Hội đồng tuyển chọn cán bộ, giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài gồm 12 thành viên, do Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên làm Trưởng ban; các Phó Trưởng ban gồm: ông Nguyễn Văn Tấn - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; ông Đào Mạnh Hùng - Vụ trưởng Vụ Đào tạo; ông Nguyễn Xuân Vang - Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo… Hội đồng tuyển chọn cán bộ, giảng viên, giáo viên gồm 9 thành viên, do ông Nguyễn Văn Tấn - Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ làm Chủ tịch; ông Đào Mạnh Hùng - Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Phó Chủ tịch. Hội đồng tuyển chọn học sinh, sinh viên gồm 07 thành viên, do ông Đào Mạnh Hùng - Vụ trưởng Vụ Đào tạo làm Chủ tịch; bà Trần Thị Thuý Hương - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Phó Chủ tịch. Tổ Giúp việc cho Ban Chỉ đạo và các Hội đồng tuyển chọn được thành lập gồm 7 thành viên. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc đưa cán bộ, giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ, quy trình và thủ tục theo quy định hiện hành. Hội đồng tuyển chọn có nhiệm vụ xem xét, lựa chọn ứng viên có đủ trình độ, năng lực theo quy chế do Bộ trưởng Bộ VHTTDL ban hành để trình lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt gửi đi đào tạo ở nước ngoài. Tổ Giúp việc có nhiệm vụ giúp Ban Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ để đưa cán bộ, giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ, quy trình và thủ tục theo quy định hiện hành. Duyên trần Thành lập Ban Chỉ đạo, Hội đồng tuyển chọn cán bộ VHTTDL đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài
  • 4. quản lý nhà nước 4 số 1034 l 25.7.2013 Hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể thao kỷ niệm 83 năm Ngày Thành lập Đảng Cộng sản VN, mừng Tết cổ truyền, kỷ niệm 40 năm Ngày ký kết Hiệp định Paris về chất dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở VN… được tổ chức sôi nổi, rộng khắp, đáp ứng yêu cầu chất lượng nghệ thuật, nội dung tư tưởng. Công tác quản lý và tổ chức mùa lễ hội Xuân 2013 căn bản đạt yêu cầu đề ra. Các hoạt động trong Năm Gia đình Việt Nam 2013, kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 được sự hưởng ứng và tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể, chính quyền và nhân dân. Trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy di sản văn hoá dân tộc, Bộ đã hướng dẫn, đôn đốc các địa phương tiếp tục triển khai lập hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và công nhận bảo vật quốc gia; hoàn thiện hồ sơ đề cử Quần thể di sản văn hoá và danh thắng Yên Tử trình UNESCO công nhận là Di sản Thế giới; Chỉ đạo xây dựng hoàn thiện hồ sơ Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, hồ sơ Dân ca Ví, Giặm Nghệ-Tĩnh trình UNESCO. Bộ cũng kịp thời chỉ đạo, phối hợp giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan trực tiếp đến công tác bảo tồn di sản văn hoá được báo chí và dư luận xã hội quan tâm: Làng cổ Đường Lâm, Chùa Một Cột, Đàn Xã Tắc, Đình Ngu Nhuế…. Thể thao Việt Nam tập trung chuẩn bị lực lượng tham dự Đại hội Thể thao trong nhà và Võ thuật Châu Á, Đại hội Thể thao trẻ Châu Á, World Games, SEA Games 27 năm 2013; ASIAD năm 2014 và các giải thi đấu ở trong nước và quốc tế. Tham dự các giải thể thao quốc tế, thể thao Việt Nam đã giành được 167 HCV, 128 HCB, 109 HCĐ (gồm: 19 HCV, 18 HCB, 19 HCĐ thế giới; 4 HCV, 12 HCB, 9 HCĐ Châu Á; 132 HCV, 91 HCB, 74 HCĐ Đông Nam Á; 12 HCV, 7 HCB, 7 HCĐ tại các giải khác). Lĩnh vực du lịch, mặc dù chịu tác động mạnh bởi suy thoái kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng du lịch tuy có dao động trong từng tháng nhưng tính chung 6 tháng vẫn giữ được tăng trưởng. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt 3,5 triệu lượt tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng khách nội địa ước đạt 24 triệu lượt, tăng 12%, đạt 73,8% kế hoạch năm. Tổng thu từ du lịch ước đạt 105.000 tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳ, đạt 53% kế hoạch năm. Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, kiểm điểm việc thực hiện Kế hoạch công tác, các nhiệm vụ đột phá năm 2013; những khó khăn vướng mắc trong công tác đầu tư, tu bổ di tích, việc thực hiện các cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá và thiên nhiên đã được vinh danh; giải pháp phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở, nâng cao phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá; khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; nhiệm vụ trọng tâm để tổ chức Đại hội TDTT các cấp, tiến tới Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII năm 2014; công tác chuẩn bị cho các giải thể thao đỉnh cao trong nước và quốc tế; các vấn đề thuộc lĩnh vực du lịch nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh những tồn tại trong hoạt động du lịch, giải pháp triển khai hiệu quả Chương trình kích cầu du lịch năm 2013… Nhiều đại biểu cho rằng, 6 tháng qua việc quản lý hoạt động của các thiết chế văn hóa địa phương đang gây nhiều bức xúc cho dư luận. Việc thể chế hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực hoạt động Ngành vẫn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước và yêu cầu thực tiễn đề ra. Đơn cử như Luật Quảang cáo đã có từ đầu năm nhưng đến nay các địa phương vẫn chưa nhận được thông tư hướng dẫn, khiến công tác triển khai gặp nhiều khó khăn… Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho rằng, Báo cáo đã đánh giá toàn diện các hoạt động văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch 6 tháng đầu năm 2013. Các đại biểu cũng đã tập trung đánh giá những việc đã làm được, những hạn chế, yếu kém trong việc triển khai kế hoạch công tác, đồng thời có những đóng góp, đề ra giải pháp cụ thể, thiết thực. Bên cạnh những thành tích đạt được, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đề nghị, toàn Ngành cần thẳng thắn nhìn nhận vào những hạn chế, yếu kém, những vấn đề bức xúc kéo dài nhưng khắc phục chậm (sai phạm trong trùng tu tôn tạo di tích, biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, vi phạm bản quyền tác giả, chính sách tôn vinh nghệ nhân dân gian, chính sách đối với nghệ sỹ, diễn viên, bạo lực gia đình, tiêu cực trong thể thao, du lịch…); việc thực hiện Quy chế làm việc; việc triển khai kế hoạch công tác, các nhiệm vụ đột phá… nhằm khắc phục có hiệu quả để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ công tác của toàn Ngành trong 6 tháng cuối năm 2013. Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh đề nghị toàn Ngành VHTTDL trong 6 tháng cuối năm tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể, tập trung đúc kết kinh nghiệm 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW 5 khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đề xuất giải pháp chỉ đạo xây dựng và phát triển văn hoá thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; tiến hành sơ kết SơkếtcôngtácVHTTDL… (Tiếp theo trang 1)
  • 5. quản lý nhà nước 5số 1034 l 25.7.2013 việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, về phát triển văn hóa nông thôn; hướng dẫn và tháo gỡ khó khăn cho các địa phương thực hiện các tiêu chí về văn hóa xã nông thôn mới; tổ chức tốt các liên hoan văn nghệ, thi đấu thể thao quần chúng và tọa đàm xây dựng văn hóa xã nông thôn mới tại Thanh Hóa, Hải Dương, An Giang; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Đề án nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh các hoạt động văn hóa-nghệ thuật trong thời kỳ mới. Triển khai tổ chức thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa; tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012-2020”; tiếp tục chỉ đạo, triển khai các hoạt động trong chương trình Năm Gia đình Việt Nam 2013. Về thể dục thể thao, tập trung hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền quyết định ban hành: Đề án tổng thể tổ chức Đại hội Thể thao Châu Á lần thứ 18 năm 2019; Chương trình đào tạo VĐV cho ASIAD 18 năm 2019... Tiếp tục hoàn thiện các văn bản, đề án: Sửa đổi Luật Thể dục, thể thao; quy hoạch các trung tâm trọng điểm và các Trung tâm phụ trợ huấn luyện nâng cao thành tích thể thao; chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương tổ chức Đại hội TDTT các cấp tiến tới Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 7 năm 2014; gắn việc tổ chức Đại hội TDTT các cấp với chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2012-2020… Về du lịch, tiếp tục triển khai Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” và “Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013-2020”; tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, chấn chỉnh môi trường du lịch, giải quyết tình trạng chèo kéo, chèn ép, lợi dụng, lừa đảo khách du lịch tại các trung tâm du lịch; tiếp tục xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; Chỉ đạo và tổ chức tốt các hoạt động trong Chương trình Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng-Hải Phòng 2013, công tác chuẩn bị tổ chức năm Du lịch quốc gia 2014… tHtt Bộ VHTTDL vừa ban hành văn bản số 2571/BVHTTDL-KHTC thoả thuận Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Ha, xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên theo đề nghị của Sở VHTTDL tỉnh Thái Nguyên. Theo đó, Bộ VHTTDL cơ bản thống nhất với Dự án tu bổ, tôn tạo khu di tích di tích chùa Ha, do Công ty Cổ phần Thiết kế và xây dựng công trình văn hóa lập năm 2012, bao gồm các hạng mục: tu bổ Tam bảo; phục dựng Tả mạt, Hữu mạt, nhà Tổ; tôn tạo sân đường; xây dựng mới, am hóa vàng, nhà khách, nhà vệ sinh, hạ tầng kỹ thuật và các hạng mục phụ trợ khác. Công tác đánh giá, khảo tả hiện trạng di tích cũng như các phương án bảo tồn, tôn tạo các hạng mục của di tích được đề xuất trong dự án đã phù hợp và đáp ứng được những yêu cầu của quy chế bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích. Bộ VHTTDL lưu ý, chỉnh sửa một số nội dung sau: Phần thuyết minh của dự án: Đề nghị bổ các hoạt động sinh hoạt lễ hội diễn ra thường niên tại di tích, công tác quản lý, trông coi và phát huy giá trị của di tích trước và sau khi được tu bổ, tôn tạo. Đặc biệt cần thuyết minh về mối liên hệ giữa di tích chùa Ha và các di tích trong vùng để có phương án phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch; đánh giá kỹ hơn về giá trị kiến trúc nghệ thuật và mức độ hư hỏng của hệ tượng, cột đá, đồ thờ tự, hoành phi câu đối hiện có trong di tích và có phương án bảo vệ, gìn giữ trong quá trình triển khai tu bổ, tôn tạo di tích. Về quy hoạch tổng mặt bằng tu bổ, tôn tạo, đề nghị bổ sung các bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng tu bô, tôn tạo, các bản vẽ mặt cắt tổng thể khu di tích; cần khảo tả, thu thập thêm các tư liệu khoa học, và lời kể nhân chứng về hình thức kiến trúc vốn có của Tam quan (cổng chùa) để có phương án tu bổ cổng chùa tại vị trí hiện tại. Không đặt vấn đề xây mới Tam quan, hạng mục lầu chuông, lầu trống, nhà Mẫu; nghiên cứu dịch chuyển vị trí bãi đỗ xe về phía gần chùa hơn và không nên đặt ở vị trước thẳng với cổng chùa; thống nhất ký hiệu các hạng mục giữa các bản vẽ hiện trạng tổng thể… Về nguồn vốn đầu tư, vốn của Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa hỗ trợ để tu bổ, tôn tạo và phục dựng các hạng mục di tích gốc, cụ thể là Tam bảo, Tả mạc, Hữu mạc, nhà Tổ, đối với các hạng mục còn lại Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDL báo cáo UBND tỉnh cân đối ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác để thực hiện. H.P Thoả thuận Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Ha
  • 6. quản lý nhà nước 6 số 1034 l 25.7.2013 Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế hoạch số 2656/ KH- BVHTTDL ngày 18/7 về việc mời các đoàn Bộ trưởng phụ trách Du lịch Campuchia, Lào, Mianma, Thái Lan; tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ACMECS lần thứ nhất; dự các hoạt động trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế ITE- HCMC 2013. Tại Hội nghị cấp cao ACMECS lần thứ 5, tổ chức tại Lào vào tháng 3/2013, lãnh đạo các quốc gia Campuchia, Lào, Mianma, Thái Lan, Việt Nam đã nhất trí tăng cường hợp tác về du lịch theo mô hình “Năm quốc gia - Một điểm đến” nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chương trình xúc tiến du lịch chung, tạo điều kiện đi lại và thị thực thuận lợi cho khách du lịch, trao đổi thông tin, kinh nghiệm quản lý, phát triển du lịch bền vững giữa các quốc gia trong khu vực. Để triển khai thực hiện chủ trương của các nhà lãnh đạo ACMECS, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND TP Hồ Chí Minh mời các đoàn Bộ trưởng phụ trách Du lịch Campuchia, Lào, Mianma, Thái Lan tham dự Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ACMECS lần thứ nhất và dự các hoạt động trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế ITE-HCMC 2013. Nội dung Hội nghị: Các Bộ trưởng trao đổi, đề xuất các biện pháp thực hiện “Tuyên bố Viêng Chăn” và Kế hoạch hành động về hợp tác kinh tếAyeawady - Chao Phraya - Mê Kông nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực du lịch chung, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chương trình xúc tiến du lịch chung, tạo điều kiện đi lại và thị thực thuận lợi cho khách du lịch, trao đổi thông tin, kinh nghiệm quản lý, phát triển du lịch bền vững giữa các quốc gia trong khu vực. Các Bộ trưởng ký bản ghi nhớ thực hiện “Tuyên bố Viêng Chăn” và Kế hoạch hành động về hợp tác kinh tế Ayeawady - Chao Phraya - Mê Kông nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực du lịch giữa các quốc gia trong khu vực ACMECS. Dự kiến Hoàn thiện công tác chuẩn bị cho Hội nghị trước ngày 7/9/2013. Đón các đoàn Bộ trưởng Bạn vào Việt Nam và tổ chức Hội nghị từ 9/9 đến 12/9/2013 tại TP. Hồ Chí Minh. H.Quân KếhoạchtổchứcHộinghịBộtrưởngDulịchACMECSlầnthứnhất Thực thi bản quyền phần mềm đang được các cơ quan chức năng triển khai khá mạnh mẽ. Từ đầu năm tới nay, hàng chục đợt thanh tra đã được tổ chức tại các địa bàn trên cả nước và nhận định chung là việc vi phạm bản quyền vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Cuộc thanh tra mới nhất của Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao C50 (Bộ Công an) đã diễn ra tại công ty TNHH SunWood Vina, công ty 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc, có trụ sở tại Khu CN Bàu Bàng, Bến Cát, Bình Dương. Đây là công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp và lắp đặt các loại cửa chống cháy chuyên dụng, các loại cửa dân dụng và trang trí nội thất. Kiểm tra 14 máy tính đang hoạt động tại Công ty TNHH SunWood Vina, đoàn thanh tra đã phát hiện 49 phần mềm vi phạm, bao gồm các phần mềm thiết kế chuyên dụng của Autodesk như AutoCAD và các phần mềm văn phòng phổ biến: Từ điển Lạc Việt; Window XP, Window Office và một số các phần mềm khác. Đại diện doanh nghiệp này đã ký vào biên bản thanh tra thừa nhận có hành vi sao chép, sử dụng tác phẩm phần mềm máy tính mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả là vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. "Rõ ràng một doanh nghiệp sử dụng phần mềm bất hợp pháp sẽ có lợi thế về giá và cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp khác, bởi để tuân thủ theo đúng pháp luật, mỗi năm các doanh nghiệp làm ăn hợp pháp phải đầu tư hàng tỷ đồng để mua phần mềm chính hãng. Không chỉ tạo ra một môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, việc sử dụng phần mềm lậu còn kìm hãm sự phát triển của ngành phần mềm trong nước, cũng như ảnh hưởng tới uy tín của quốc gia", đại diện đoàn thanh tra cho biết. Chưa hết, các doanh nghiệp sử dụng phần mềm không có bản quyền còn phải đối mặt với những rủi ro khi "hội nhập quốc tế". Theo ông Vũ Mạnh Chu, nguyên Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả: “Đối với doanh nghiệp nước ngoài sử dụng nhân công và trang thiết bị tại Việt Nam để sản xuất và xuất hàng sang nước khác, nếu nước nhập khẩu phát hiện những doanh nghiệp này không sử dụng phần mềm có bản quyền sẽ gây ảnh hưởng đến cả nước đầu tư vào Việt Nam. Đối với doanh nghiệp Việt Nam sản xuất để xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế mà không sử dụng phần mềm có bản quyền sẽ đối mặt với rủi ro bị tước quyền xuất khẩu vào nước đó”. H.yến Vi phạm bản quyền phần mềm vẫn diễn ra phổ biến
  • 7. 7số 1034 l 25.7.2013 quản lý nhà nước - Tại Quyết định 2497/QĐ- BVHTTDL ngày 15/7/2013 Bộ VHTTDLthành lập Ban Chỉ đạo Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững gồm các thành viên: Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm Trưởng ban, 02 Phó Trưởng ban: Thứ trưởng Hồ Anh Tuần và ông Trần Hữu Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, 07 Ủy viên. - Bộ VHTTDL có Quyết định số 2498/QĐ-BVHTTDLngày 15/7/2013 thành lập Ban Tổ chức Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững, ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch làm Trưởng ban, ông Trần Hữu Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình làm Phó Trưởng ban và 13 Ủy viên. - Tại Quyết định 2508/QĐ- BVHTTDL ngày 16/7/2013 Bộ VHTTDL giao Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật thuộc Cục Nghệ thuật biểu diễn đón Đoàn nghệ thuật Vương quốc Campuchia tại cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh), Đoàn nghệ thuật quốc gia Lào tại cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị), Đoàn nghệ thuật Myanmar tại TP Hồ Chí Minh, mỗi đoàn 30 thành viên, vào tham gia Liên hoan Nghệ thuật: Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam, tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, từ ngày 11/8-20/8/2013. - Bộ VHTTDL có Quyết định số 2509/QĐ-BVHTTDLngày 16/7/2013 cho phép Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam khai quật khảo cổ tại vườn nhà ông Đinh Ngọc Tính, thôn ThuậnAn, xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, từ ngày 01/8- 30/8/2013 với diện tích 100m2. Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản, tránh để hiện vật hư hỏng, thất lạc. - Ngày 16/7/2013 Bộ VHTTDL có Quyết định số 2510/QĐ- BVHTTDL cho phép Hội đồng Anh tại Việt Nam tổ chức Liên hoan phim Anh với chùm 10 bộ phim hài kinh điển tại một số thành phố của Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Anh và kỷ niệm 20 năm Hội đồng Anh hoạt động tại Việt Nam. Thời gian từ 25/9-10/10/2013 tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và TP Cần Thơ. - Tại Quyết định 2513/QĐ- BVHTTDL ngày 16/7/2013 Bộ VHTTDL cho phép Công ty TNHH Mỹ Phát phối hợp với Trường Trung cấp Múa TPHồ Chí Minh và cơ quan đại diện Bộ tại TP Hồ Chí Minh đón 20 đoàn quốc tế vào Việt Nam để tổ chức Liên hoan các Trường Sân khấu quốc tế lần thứ I tại Trường Trung cấp Múa TP Hồ Chí Minh, từ 05/9- 10/9/2013. - Bộ VHTTDL có Quyết định số 2533/QĐ-BVHTTDLngày 18/7/2013 giao Cục Văn hóa cơ sở chủ trì phối hợp với Tổng cục Thể dục thể thao tổ chức Liên hoan văn nghệ, thể thao quần chúng, triển lãm ảnh xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới năm 2013. Khu vực miền Nam tại tỉnhAn Giang vào tháng 9/2013 và khu vực miền Bắc tại tỉnh Hải Dương vào tháng 10/2013. tHtt VăN BảN Mới Chiều18/7,tạiTrụsởChínhphủ,Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp ông MasayukiYamauchi, Chủ tịch Ủy ban tư vấn về văn hóa của Thủ tướng Nhật Bản sang thăm, làm việc tại Việt Nam. Hoan nghênh ông Yamaguchi thăm và làm việc tạiViệt Nam,Thủ tướng cho biết, trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là hai nước có nhiều nét tương đồng về văn hóa, có thểhợptác,hỗtrợnhauđểlàmgiàuthêm nền văn hóa của mỗi bên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao 5 nguyên tắc trong chính sách ngoại giao củaThủ tướng Nhật Bản ShinzoAbe với các nước Đông Nam Á, trong đó có nguyên tắc thứ 4 là thúc đẩy hợp tác về văn hóa. Thủ tướng khẳng định, văn hóa là một trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác bền vững giữa Việt Nam và Nhật Bản. Thủ tướng mong muốn ông Yamaguchi trong vai trò là Chủ tịch Ủy ban tư vấn về văn hóa của Thủ tướng Nhật Bản sẽ đóng góp tích cực vào thúc đẩycáccơquanvănhóacủahaibêngiao lưu, hợp tác, vận động các nguồn tài trợ giúpViệtNambảotồncácdisảnvănhóa vật thể và phi vật thể; đồng thời mong muốn Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam đào tạo chuyên gia về văn hóa. Ông Yamaguchi tin tưởng, hoạt động giao lưu văn hóa gần đây giữa hai nước, bao gồm cả phổ biến giáo dục tiếng Nhật sẽ tăng cường hơn nữa sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước, hai dân tộc cũng như góp phần vào thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản trên các lĩnh vực hợp tác khác như kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học, công nghệ… ÔngYamaguchikhẳngđịnhsẽnỗlực hết sức mình để góp phần làm sâu sắc hơnnữaquanhệhợptácvănhóagiữahai nước Việt Nam và Nhật Bản; đồng thời cho biết kết quả của chuyến thăm này sẽ được báo cáo tới Thủ tướng ShinzoAbe đểxemxétđưavàochínhsáchngoạigiao văn hóa mới của Nhật Bản. tổng HợP Đẩy mạnh hợp tác văn hóa Việt Nam - Nhật Bản
  • 8. 8 số 1034 l 25.7.2013 quản lý nhà nước Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 2500/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề cương “Quy hoạch tổng thể phát triển điện ảnh Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Theo Đề cương, mục tiêu đến năm 2020, phấn đấu xây dựng nền điện ảnh Việt Nam thành một trong những nền điện ảnh hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Hiện đại hoá, hội nhập quốc tế để điện ảnh Việt Nam góp phần xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện đại, nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; cùng với các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hoá, điện ảnh góp phần tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng kinh tế tri thức, thúc đẩy tính sáng tạo, năng động của đời sống xã hội. Đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có nền điện ảnh phát triển mạnh ở Châu Á. Đề cương cũng chỉ ra những mục tiêu cụ thể đối với các vấn đề thuộc lĩnh vực điện ảnh. Cụ thể, về định hướng sáng tác, đối với dòng phim chính thống, Nhà nước đầu tư có trọng điểm sản xuất các tác phẩm điện ảnh có quy mô lớn, chủ đề tư tưởng gắn với các sự kiện lịch sử của dân tộc, có giá trị nghệ thuật cao; các phim có nhiệm vụ quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam, phim đề tài đương đại, đặt hàng sản xuất phim truyện về đề tài thiếu nhi, truyền thống lịch sử dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, cũng sẽ đa dạng hoá các trào lưu và xu hướng điện ảnh bằng việc duy trì và nâng cao chất lượng các dòng phim như phim nghệ thuật, phim tác giả, phim thể nghiệm…, đồng thời khuyến khích khu vực tư nhân tham gia sản xuất phim, đẩy mạnh hợp tác công – tư trong sản xuất các phim hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu khán giả. Đẩy mạnh số lượng sản xuất phim điện ảnh, đảm bảo tỷ lệ 20% vào năm 2015, 30% vào năm 2020 và 40% vào năm 2030 so với tổng số phim phát hành trên toàn quốc; thực hiện tỷ lệ buổi chiếu phim truyện Việt Nam tại rạp từ nay đến 2015 bảo đảm đạt ít nhất 20%, đến năm 2020 đạt ít nhất 30%, đến năm 2030 phấn đấu đạt tỷ lệ 40% tổng số buổi chiếu phim tại rạp… Bộ VHTTDL giao Cục Điện ảnh xây dựng Quy hoạch theo Đề cương đã được phê duyệt trình Hội đồng thẩm định cấp Bộ thẩm định, nghiệm thu và báo cáo Bộ trưởng xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự kiến giữa tháng 9/2013 sẽ hoàn thiện Dự thảo Quy hoạch xin ý kiến lãnh đạo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. H.P Phê duyệt Đề cương“Quy hoạch phát triển điện ảnh Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030” Sáng 18/7, tại Hà Nội, Cục Điện ảnh đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2013 và trao giấy khen cho các đơn vị đã góp phần cho thành công Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội II/2012 và Kỷ niệm 60 năm Bác Hồ ký Sắc lệnh thành lập ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam (15/3/1953- 15/3/2013). Thứ trưởng Vương Duy Biên đã dự và chỉ đạo Hội nghị. Theo báo cáo tại Hội nghị, trong 6 tháng đầu năm 2013, Cục Điện ảnh đã tập trung soạn thảo một số văn bản, cấp 23 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim, 285.000 nhãn quản lý đĩa hình. Về công tác quản lý sáng tác, để chuẩn bị tạo nguồn kịch bản cho sáng tác, sản xuất phim năm 2013, Cục đã tổ chức gửi thư mời các tác giả, các đơn vị có chức năng sản xuất phim trong cả nước gửi kịch bản phim truyện, phim tài liệu để tạo nguồn sản xuất phim theo Đề án “Đặt hàng, sáng tác và công bố các tác phẩm văn học nghệ thuật, có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước giai đoạn 1930-1975”. Đợt 1, đã có 11 đề cương và kịch bản phim truyện, phim tài liệu gửi tham dự. Hội đồng nghiệm thu đã họp và nhất trí nghiệm thu 2 đề cương kịch bản là “Sống cùng lịch sử” (đề tài kháng chiến chống thực dân Pháp; tác giả Đoàn Tuấn) và “Thầu Chín ở Xiêm” (đề tài Lãnh tụ Hồ Chí Minh, tác giả Đinh Thiên Phúc) để tiếp tục đầu tư cho tác giả hoàn thiện kịch bản, chuẩn bị Đề án để trình thẩm định sản xuất phim truyện Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên (7/5/1954-7/5/2014) và xây dựng Đề án sản xuất phim kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2015). Đến nay, kịch bản “Sống cùng lịch sử” và Dự án sản xuất phim cùng tên do Công ty TNHH MTV Phim truyện Việt Nam xây dựng đã được Bộ VHTTDL phê duyệt, được Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Quốc phòng, UBND tỉnh Điện Biên ủng hộ sản xuất; Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam triển khai thực hiện dự án sản xuất phim này. Đợt 2 có 12 kịch bản phim truyện, 02 đề cương kịch bản phim truyện và 01 kịch bản phim tài liệu tham dự tuyển chọn. Hết 6 tháng đầu năm 2013, có 3 bộ phim truyện được hoàn thiện là “Nước mắt người cha” (TT DDACT7, hiện là Trung tâm sản xuất phim dân tộc, miền núi và biển đảo), “Viết tiếp bản hùng ca” (Công ty Cổ phần phim truyện 1) và phim “Suối nguồn” (Công ty TNHH MTV Phim Giải phóng); các phim đang Cục Điện ảnh sơ kết công tác 6 tháng đầu năm
  • 9. 9số 1034 l 25.7.2013 quản lý nhà nước Sáng 16/7, đoàn công tác của Bộ VHTTDL do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh dẫn đầu, đã có buổi làm việc với tỉnh Thái Bình về 05 năm triển khai xây dựng nông thôn mới. Hiện nay toàn tỉnh có 100% xã có nhà văn hoá, trong đó 51 xã có nhà văn hoá đạt chuẩn theo quy định của Bộ VHTTDL. Công tác giáo dục được duy trì và giữ vững, kết quả phổ cập trung học, chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện ngày được nâng cao, quy mô trường lớp có chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất từng bước được tăng cường. 100% số xã có trạm y tế, trong đó 216 xã, phường, thị trấn được công nhận chuẩn quốc gia y tế xã giai đoạn 1 (2001-2010), 96 xã đạt chuẩn giai đoạn 2 (2011-2020). Công tác kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc bảo vệ trẻ em có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm dần qua từng năm. Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm, giải quyết những bức xúc ở nông thôn và xử lý vi phạm về môi trường, các xã đã thành lập tổ thu gom, vận chuyển rác thải, các trang trại, gia trại chăn nuôi đều xây dựng hầm Bioga xử lý rác thải. Toàn tỉnh hiện có 85% hộ được cấp nước sạch hợp vệ sinh. Chương trình xây dựng nông thôn mới ở 08 xã điểm đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, làm cơ sở nhân ra diện rộng. Các xã còn lại trong Tỉnh đều đạt kết quả khả quan về hoàn thành quy hoạch, nhiều xã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng. Trong nông nghiệp đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao; cơ cấu cây trồng và mùa vụ có nhiều chuyển biến tích cực; chăn nuôi trang trại, gia trại phát triển mạnh mẽ; nghề và làng nghề truyền thống được duy trì và phát triển, từng bước mở thêm được một số nghề, làng nghề mới có triển vọng; hệ thống chính trị ở cơ sở không ngừng được củng cố, an ninh trật tự xã hội ở nông thôn được giữ vững. Hệ thống hạ tầng thuỷ lợi, nước sạch, giao thông, giáo dục, y tế được tăng cường, bộ mặt nông thôn từng bước thay đổi rõ nét. Xuất hiện nhiều cách làm hay và sáng tạo trong tuyên truyền, vận động, huy động nguồn lực, giải phóng mặt bằng, tổ chức xây dựng công trình và phát triển kinh tế nâng cao thu nhập. Huy động được nhân dân đồng thuận trong việc góp công, góp sức, tiền của, hiến đất, tự tháo dỡ công trình để xây dựng nông thôn mới có bộ mặt khang trang, sạch, đẹp điển hình như một số xã: Thụy Phúc, Thụy An (Thái Thụy); Đông Phương (Đông Hưng); Quỳnh Minh (Quỳnh Phụ); Thanh Tân (Kiến Xương)... Để đẩy nhanh tiến độ về đích xây dựng nông thôn mới, tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các xã tập trung phát triển sản xuất, xây dựng và hình thành các hình thức hợp tác trong sản xuất, phát triển thị trường để nâng cao giá trị thu nhập cho người dân; đồng thời huy động tốt các nguồn lực, đặc biệt là huy động các nội lực trong nhân dân để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án phục vụ dân sinh. Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh: Tuỳ thuộc vào tình hình thực tế, cần có những cơ chế, chính sách phù hợp với địa phương một cách chủ động sáng tạo; có cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực xã hội hóa, đầu tư cho các lĩnh vực an sinh xã hội, văn hoá; rà soát lại việc thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nhất là mục tiêu về xoá hộ nghèo trên địa bàn tỉnh; phát triển việc nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn, chú trọng phát triển các nghề, làng nghề truyền thống, tập trung cho khâu chế biến và đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp. Bộ trưởng lưu ý, tỉnh Thái Bình cần nhanh chóng hoàn thiện báo cáo với sự đóng góp, tham mưu của các sở ngành, gửi về trung ương đúng thời hạn. t.HợP Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc tại Thái Bình sản xuất là “Người tình nguyện” (Công ty cổ phần phim truyện 1) và phim “Và anh sẽ trở lại” (Công ty SAA)… Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Vương Duy Biên đã thông cảm và chia sẻ với những khó khăn của ngành Điện ảnh như ngân sách làm phim hạn chế, cơ sở vật chất xuống cấp, vấn đề trường quay... Thứ trưởng yêu cầu Cục điện ảnh cần đề xuất, xây dựng ngay Đề án nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất cho Hãng phim truyện Việt Nam hiện đang xuống cấp nghiêm trọng. Làm tốt công tác tổ chức chuẩn bị cho Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 18 tại Quảng Ninh, phải nâng cao về chất lượng so với Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 17; công tác lưu trữ phim cần được quan tâm hơn nữa; quyết tâm làm được những bộ phim hay đặc biệt là phim lịch sử vì những bộ phim hay sẽ làm cho gương mặt điện ảnh Việt nam sáng lên. Thứ trưởng đề nghị Cục Điện ảnh cần tăng cường công tác quản lý nhà nước, sớm hoàn thiện Chiến lược phát triển Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch ngành Điện ảnh để trình Chính phủ. Tại Hội nghị, Cục Điện ảnh đã trao giấy khen cho 29 đơn vị đã góp phần cho thành công Liên hoan phim quốc tế Hà Nội II/2012 và Kỷ niệm 60 năm Bác Hồ ký Sắc lệnh thành lập ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam (15/3/1953- 15/3/2013). Song nguyên
  • 10. Sự kiện vấn đề 10 số 1034 l 25.7.2013 Sáng 16/7, tại Hà Nội, Hội Cựu chiến binh phối hợp với Thanh niên Bộ VHTTDL tổ chức Giao lưu - Tọa đàm với chủ đề “Cựu Chiến binh với tuổi trẻ, thanh niên Bộ VHTTDL” nhằm phát huy bản chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, từ đó động viên các Cựu chiến binh và Đoàn viên thanh niên Bộ phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị năm 2013, Tại buổi tọa đàm các đồng chí lãnh đạo cũng như đoàn viên, thanh niên đã được ôn lại lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dânViệt Nam qua các hình ảnh và những thước phim tư liệu quý giá về Bộ đội ta có nhan đề “Dưới cờ quyết chiến quyết thắng”; lắng nghe các đồng chí trong Hội Cựu chiến binh kể lại những câu chuyện về các trận đánh ác liệt mà bản thân đã được trải qua. Qua các câu chuyện mà các cựu chiến binh kể lại, đoàn viên, thanh niên không chỉ hiểu hơn về tuổi trẻ của các thế hệ cha anh mà còn nhắc nhở bản thân phải phát huy hơn nữa tính tiên phong, gương mẫu xung kích trên mọi lĩnh vực để xứng đáng với sự hy sinh ấy. Cũng tại buổi tọa đàm các đồng chí Hội Cựu chiến binh đã dặn dò thanh niên trong thời đại mới cần tích cực học tập làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trau dồi lý tưởng cách mạng, sống có hoài bão, sẵn sàng xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. t.HợP Sáng 16/7, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền về bình đằng giới năm 2013. Nội dung các tác phẩm dự thi giới thiệu việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong 8 lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình (chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể thao du lịch, y tế, gia đình); tuyên truyền về thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020; tuyên truyền thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015. Tuyên truyền việc thực hiện mục tiêu tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị; tuyên truyền về các hình thức phòng chống bạo lực trên cơ sở giới… Đối tượng tham gia cuộc thi là các họa sĩ chuyên nghiệp, họa sĩ không chuyên, công dân Việt Nam và người Việt Nam định cư ở nước ngoài (thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Ban Tư vấn và Ban Thư ký không được tham gia dự thi). Các tác phẩm tham gia phải được thể hiện trên khổ giấy kích thước 54cm x 79cm; tác phẩm phải là những sáng tác trong thời gian gần đây, chưa gửi tham gia các cuộc thi khác, chưa được phổ biến dưới bất kỳ hình thức nào. Mỗi tác giả được gửi một hoặc nhiều tác phẩm tham gia cuộc thi… Cơ cấu giải thưởng gồm: 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba và 10 giải khuyến khích. Các tác phẩm đạt giải sẽ được Ban Tổ chức cuộc thi sử dụng để phục vụ các hoạt động tuyên truyền và trưng bày triển lãm. Đòng thời sử dựng để tuyên truyền trong toàn quốc dưới mọi hình thức và trên mọi phương tiện thông tin đại chúng. Thời hạn cuối cùng nhận tác phẩm dự thi là ngày 20/8/2013. Các tác phẩm gửi về địa chỉ: Phòng Quảng cáo và Tuyên truyền, Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ VHTTDL), 86A ngõ III Lê Văn Hưu (Hà Nội). tHtt Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền về bình đẳng giới năm 2013 Giao lưu - Tọa đàm“Cựu Chiến binh với tuổi trẻ, thanh niên Bộ VHTTDL” Kỷ niệm 66 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947- 27/7/2013), ngày 19/7, tại Gia Lai, Bảo tàng Hồ Chí Minh Chi nhánh Gia Lai – Kon Tum đã tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với thương binh, liệt sỹ”. Triển lãm trưng bày 149 ảnh, tư liệu và câu trích có giá trị nhân văn đối với thế hệ mai sa; gồm 3 phần: Phần 1 là tư tưởng, tình cảm và sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với thương binh, liệt sỹ. Phần 2 là những hình ảnh, tư liệu, câu trích của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta quan tâm thực hiện tốt chính sách “Đền ơn, đáp nghĩa”, người có công với cách mạng. Phần 3 là hình ảnh Đảng bộ và đồng bào và các dân tộc Gia Lai thực hiện công tác “Đền ơn, đáp nghĩa”. Triểnlãmảnh“ChủtịchHồChíMinh vớithươngbinh,liệtsỹ”giúpcôngchúng xem ảnh có cái nhìn sâu sắc về những tư tưởng và tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với thương binh, liệt sỹ, những người có công với đất nước. Qua đó góp phầnlàmchocáctầnglớpnhândânnhận thức sâu sắc sự hy sinh to lớn và tri ân nhữngcốnghiếnhysinhcủathươngbinh, liệt sỹ, phát huy chủ nghĩa yêu nước, truyền thống cách mạng của nhân dân ta vớiđạolý“Uốngnướcnhớnguồn,ănquả nhớ người trồng cây” của dân tộc. Triển lãm mở cửa đến ngày 28/7. P.V Triển lãm ảnh“Chủ tịch Hồ Chí Minh với thương binh, liệt sỹ”
  • 11. Sự kiện vấn đề 11số 1034 l 25.7.2013 Thời gian qua, hàng loạt dự án đầu tư quy mô lớn về cơ sở vật chất du lịch như khách sạn, khu nghỉ dưỡng chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế đã hoàn thành, đưa vào sử dụng ở nhiều tỉnh, thành phố trọng điểm du lịch như Nha Trang (Khánh Hòa), Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng... Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn, điều này cho thấy sự phát triển về năng lực cơ sở vật chất, dịch vụ du lịch chất lượng cao của du lịch nước ta, góp phần tăng sức hấp dẫn, cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Đồng thời góp phần khẳng định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư, ngay trong thời điểm khó khăn về kinh tế vẫn có nhiều công trình quy mô lớn, chất lượng cao được đầu tư, hoàn thành và đưa vào sử dụng. Du lịch Việt Nam cũng được cộng đồng, chuyên gia du lịch quốc tế quan tâm, đánh giá cao. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2013 đến nay, du lịch Việt Nam đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng quốc tế uy tín, trong đó Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hội An (Quảng Nam), Hạ Long (Quảng Ninh) được nhận giải thưởng “Điểm đến hàng đầu ở Châu Á” từ trang web du lịch lớn nhất thế giới TripAdvisor. Tổ chức này cũng bầu chọn 3 bảo tàng của Việt Nam là Bảo tàng chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Phụ nữ và khu du lịch Hòn Tằm là những điểm đến được ưa thích nhất của Châu Á. Món ăn đường phố của Việt Nam là một trong 10 tour du lịch ẩm thực đường phố hấp dẫn nhất thế giới... Những giải thưởng trên đã tạo dấu ấn, khích lệ mạnh mẽ đối với ngành du lịch nước nhà trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, đồng thời góp phần cho thấy sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam đối với cộng đồng du lịch thế giới. Bên cạnh những thành công, hiệu quả đạt được, du lịch Việt Nam còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh du lịch Việt Nam, đây là những hiện tượng, bất cập cần khắc phục nhanh chóng để cải thiện môi trường du lịch, hình ảnh du lịch Việt Nam thân thiện, hài hòa, mến khách. Nổi cộm nhất trong số các hạn chế, bất cập, thậm chí còn được coi là thách thức với ngành du lịch nước ta thời gian qua là hiện tượng đeo bám, chèo kéo, chèn ép, ép giá, lừa đảo khách du lịch nội địa và quốc tế ở các điểm du lịch lớn. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn: Những điểm bất cập trên không phải là mới xuất hiện mà đã tích tụ từ khá lâu và nay bộc lộ rõ nét, toàn ngành du lịch, các địa phương trọng điểm du lịch đã thẳng thắn thừa nhận, đưa ra các biện pháp khắc phục các điểm bất cập này... Một trong số nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch những tháng cuối năm 2013 được Tổng cục Du lịch nhấn mạnh chính là tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch, chấn chỉnh môi trường du lịch, giải quyết dứt điểm tình trạng chèo kéo, chèn ép, lợi dụng, lừa đảo du khách tại các trung tâm du lịch. Bộ VHTTDL cũng đã hoàn tất dự thảo Đề án cải thiện môi trường du lịch Việt Nam với mục tiêu cải thiện hình ảnh về du lịch Việt Nam - điểm đến an toàn, thân thiện, hạn chế tối đa tình trạng cướp giật, ép giá, đeo bám, chèo kéo du khách; tăng cường dịch vụ du lịch mang ấn tượng Việt Nam... Trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động du lịch thế giới nhưng lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn tăng trưởng. Sáu tháng đầu năm 2013, du lịch Việt Nam đã đón và phục vụ hơn 3,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2012. Tổng thu từ du lịch ước đạt 105.000 tỷ đồng. Du lịch Việt Nam đã chú trọng phát triển nhiều sản phẩm, tuyến du lịch mới cả đường bộ, đường sông, đường biển, nối các điểm du lịch, khu du lịch ở cả miền núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng ven biển và hải đảo. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, du lịch nước ta đã hình thành nhiều loại hình du lịch mới, đặc thù như đi bộ, leo núi, lặn biển, hang động, sinh thái, giải trí thể thao, chữa bệnh, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo… yến nHi Dulịchnộiđịatăngtrưởngmạnh… (Tiếp theo trang 1) Liên hoan nghệ thuật 4 nước Việt Nam - Lào - Campuchia - Myanmar dự kiến sẽ tổ chức vào trung tuần tháng 8/2013 tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Hội nghệ sỹ Múa Việt Nam, Cục Hợp tác quốc tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị và các đơn vị liên quan tổ chức “Liên hoan nghệ thuật 4 nước Việt Nam - Lào - Campuchia - Myanmar”. Bộ VHTTDL cũng vừa thành lập Ban Chỉ đạo “Liên hoan nghệ thuật: Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam” do Thứ trưởng Vương Duy Biên làm Trưởng ban. Dự kiến, mỗi đoàn sẽ có 30 thành viên tham gia liên hoan này. H.P Liên hoan nghệ thuật Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam
  • 12. Sự kiện vấn đề 12 số 1034 l 25.7.2013 Chiều ngày 16/7, tại Hà Nội, Văn phòng Ban Điều phối Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 (Đề án 641) phối hợp với Ban Chủ nhiệm Chương trình 4 Đề án 641 tổ chức Lễ phát động cuộc thi sáng tác biểu trưng, khẩu hiệu và bài hát cho Đề án. Cuộc thi diễn ra trong vòng một tháng, bắt đầu từ ngày 16/7/2013 đến 16/8/2013. Mọi công dân Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài đều có quyền gửi bài tham dự trừ các thành viên Ban Tổ chức, Hội đồng giám khảo. Ban Tổ chức, Ban Giám khảo sẽ căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá các tác phẩm dự thi gồm: Ý tưởng, sự độc đáo sáng tạo của mẫu thiết kế, bài hát và khẩu hiệu. Ngoài ra, tác phẩm dự thi phải thể hiện được giá trị, quy mô sự kiện phù hợp với thẩm mỹ văn hóa Việt Nam. Ban Tổ chức sẽ trao hơn 20 giải thưởng cho các tác phẩm dự thi xuất sắc, gồm 3 giải Nhất, mỗi giải 30 triệu đồng cho mẫu biểu trưng, khẩu hiệu, bài hát; 2 giải Nhì cho sáng tác bài hát, mỗi giải 20 triệu đồng; 3 giải Ba cho sáng tác bài hát, mỗi giải 10 triệu đồng; 13 giải khuyến khích cho các sáng tác biểu trưng, bài hát, khẩu hiệu. Bài dự thi gửi kèm bản thuyết minh gửi về Ban Tổ chức cuộc thi theo địa chỉ: Văn phòng Ban Điều phối Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030, số 36 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội hoặc Ban Chủ nhiệm Chương trình 4-Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xã hội về phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030, địa chỉ: Trung tâm Thông tin Thể dục thể thao, số 36 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. tHtt Thi sáng tác biểu trưng, khẩu hiệu và bài hát về phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam Hoạt động định kỳ thường niên Giao lưu HộiAn - Nhật Bản lần thứ XI năm nay sẽ diễn ra tại phố cổ Hội An, từ ngày 23-25/8/2013. Đây là lần tổ chức thứ XI và là một trong những hoạt động trong “Năm hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản”, kỷ niệm 40 năm Thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1973-2013). Hoạt động này do UBND thành phố Hội An, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và các cơ quan-tổ chức của Nhật Bản như Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (JF), Trung tâm Hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam-Nhật Bản (JICA), trường Đại học nữ Chiêu Hòa, thành phố Sakai phối hợp tổ chức. Bên cạnh các hoạt động phối hợp giao lưu văn hoá, thể thao giữa thành phố Hội An và các tổ chức Nhật Bản, lễ hội bao gồm các hoạt động như: Trình nghề và trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ Quảng Nam và Nhật bản, Gấp giấy Nhật bản, trò chơi dân gian Hội An, Nhật Bản, Thư pháp thơ Haiku, Chụp hình lưu niệm với áo Yukata, thuyết trình và giao lưu thư pháp Nhật Bản do Nhà thư pháp Takeda Souun thực hiện, ẩm thực Nhật Bản, trình diễn hợp xướng của Nhóm Sound Collage - nhóm hợp xướng nữ đến từ Nhật Bản, nhóm hợp xướng Froude Chorus Group - Hà Nội và nhóm hợp xướng thiếu nhi Hội An... Đặc biệt, Lễ khai mạc và Lễ bế mạc đều được tổ chức thành sự kiện đường phố tại đường vòng cung Chùa Cầu với chương trình nghệ thuật đặc sắc và giao lưu cộng đồng (múa Bon, múa Trống cơm, múa sạp và khiêu vũ quốc tế...). n.tHanH Thiết thực chào mừng kỷ niệm 66 năm Ngày Thương binh liệt sĩ, ngày 20/7, tại thành phố Kon Tum ( tỉnh Kon Tum), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum tổ chức khai mạc triển lãm trưng bày chuyên đề “Uống nước nhớ nguồn”. Triển lãm trưng bày 160 bức ảnh tư liệu, thời sự và 20 tài liệu khoa học giới thiệu với người xem về các anh hùng, những người đã hy sinh xương máu trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc như: anh hùng Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai... Bên cạnh đó, triển lãm chuyên đề lần này còn giới thiệu về các hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, hoạt động của các địa phương trong tỉnh Kon Tum đối với công tác đền ơn đáp nghĩa; giới thiệu và biểu dương những tấm gương thương binh, liệt sỹ tiêu biểu, vượt khó vươn lên trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Triển lãm sẽ mở cửa đến hết tháng 8/2013 nhằm ôn lại và góp phần giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn cho các tầng lớp nhân dân, cán bộ chiến sỹ, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Nhân dịp này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Kon Tum đã tặng 20 suất quà cho các thương binh, gia đình liệt sỹ trên địa bàn thành phố Kon Tum. Sỹ tHăng Kon Tum: Trưng bày chuyên đề“Uống nước nhớ nguồn” Lễ hội Hội An - Nhật Bản lần thứ Xi - 2013
  • 13. Sự kiện vấn đề 13số 1034 l 25.7.2013 Chương trình “Giai điệu mùa thu 2013” sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 22/8/2013 tại Nhà hát TP. Hồ Chí Minh, với 7 đêm diễn, được thực hiện ấn tượng với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Chương trình “Giai điệu mùa thu” của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP. Hồ Chí Minh ban đầu là chương trình biểu diễn vinh danh thành tích của các tài năng nghệ thuật Việt Nam học tập ở trong nước và nước ngoài đạt những thành tựu, giải thưởng tiêu biểu trong lĩnh vực nghệ thuật. Sau 8 năm hoạt động ngày một phát triển mở rộng và nâng cao về chất lương nghệ thuật. Hàng trăm nghệ sĩ từ chương trình “Giai điệu mùa thu” đã thành danh trên con đường nghệ thuật và vẫn tiếp tục cống hiến cho nghệ thuật nước nhà. Năm 2013, chương trình “Giai điệu mùa thu” sẽ được nâng tầm và mở rộng với quy mô lớn hơn, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sỹ chuyên nghiệp trong nước và quốc tế trong lĩnh vực nhạc giao hưởng, nhạc kịch và vũ kịch. Một số nghệ sĩ nổi tiếng đến từ Hà Nội: Bùi Công Duy và Nguyễn Quốc Bảo của Học viện Âm nhạc Quốc gia, NSUT Nguyễn Trí Dũng đến từ Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Bên cạnh đó, số lượng khá lớn các nghệ sĩ quốc tế tham gia chương trình. Hai tài năng trẻ piano Trần Diệu Linh, Trần Diệu Ân từ Moscow; 6 tài năng âm nhạc trẻ của Nga thuộc Quỹ Tài năng trẻ Vladimir Spivakov; nghệ sĩ piano nổi tiếng người Đức Hinrich Alpers; nhạc trưởng tài năng người Đức: Christian Schumann; Biên đạo múa nổi tiếng người Na Uy: Johanne Jakhelln Constant… Năm 2013 cũng là năm đầu tiên chương trình “Giai điệu mùa thu” có hai vở vũ kịch ra mắt công chúng, gồm: Vũ kịch “Chuyện tình non sông” (biên đạo NSND Vũ Việt Cường), và Vũ kịch “Cô bé lọ lem”. Bên cạnh đó, nét mới của chương trình 2013 chính là một chương trình diễn giải về nhạc giao hưởng cho công chúng được thực hiện vào 20h ngày 25/8 tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh, nhằm góp phần đưa nghệ thuật hàn lâm đến gần với khán giả. n.tHanH “Giai điệu mùa thu 2013” Sáng 19/7, tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), Bộ GD-ĐT, Bộ VHTTDL, Hội LHPN Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam và T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013. Trong 5 năm qua, Bộ VHTTDL đã phối hợp chặt chẽ với Bộ GD-ĐT trong việc thực hiện những nhiệm vụ liên ngành ở cấp trung ương như: Thảo luận để xây dựng kế hoạch triển khai Phong trào thi đua ở từng thời điểm, thời gian cụ thể; kế hoạch triển khai các công việc lớn; định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra việc thực hiện Phong trào thi đua ở các địa phương; nghiên cứu xây dựng tài liệu hướng dẫn triển khai Phong trào thi đua... Bộ VHTTDL cũng đã kịp thời chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện các nhiệm vụ được xác định tại Kế hoạch chung của Phong trào thi đua và phù hợp với yêu cầu công tác trọng tâm hàng năm. Đến nay, các Sở VHTTDL đã ký kết Kế hoạch liên ngành với Sở GD-ĐT, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội khuyến học các tỉnh, thành phố về việc thực hiện Phong trào thi đua theo từng năm học trong giai đoạn 2008- 2013, với nội dung công việc cụ thể phù hợp với thực tiễn của địa phương. Các phòng Văn hóa-Thông tin quận, huyện, thị xã cũng triển khai thực hiện và phối hợp có hiệu quả với các ban ngành cùng cấp có liên quan. Thông qua các hoạt động của phong trào, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và các ngành đối với việc giáo dục truyền thống, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa đã từng bước được nâng cao, bổ sung một sức mạnh mới trong hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Kết quả nổi bật sau 05 năm thực hiện phong trào thi đua giai đoạn 2008-2013 gồm: Hoàn thành bàn giao, giới thiệu các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương để học sinh tham gia chăm sóc, tìm hiểu và phát huy giá trị; Đẩy mạnh đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống và trò chơi dân gian vào trường học; Phát huy tác dụng của hệ thống bảo tàng, thư viện ở địa phương... Trong giai đoạn tiếp theo, Bộ VHTTDL sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHPN Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam để xây dựng kế hoạch chỉ đạo tập trung, huy động nhân lực và hệ thống cơ sở vật chất của ngành để đẩy mạnh toàn diện Phong trào thi đua, góp phần vào sự nghiệp trồng người, vì tương lai và sự phát triển của đất nước. H.P 5 năm thực hiện phong trào“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
  • 14. 14 số 1034 l 25.7.2013 Sự kiện vấn đề Quỹ Toyota Việt Nam phối hợp với Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam vừa tổ chức họp báo giới thiệu về “Chương trình hòa nhạc Toyota 2013”. Đây là năm thứ 16 chương trình được tổ chức. Chương trình sẽ diễn ra tại 2 thành phố lớn với 3 đêm diễn vào ngày 30/7 tại Nhà hát TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 và 03/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình được dàn dựng công phu và trình diễn bởi Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, dưới sự chỉ huy của Nhạc trưởng tài ba người Nhật Bản Honna Tetsuji. Chương trình sẽ giới thiệu đến khán giả yêu nhạc hai tác phẩm của nhà soạn nhạc người Nga Tchaikovsky và nhà soạn nhạc kiêm chỉ huy người Nhật Bản Yasushi Akutagawa. Đặc biệt, chương trình cũng giới thiệu bản chuyển soạn cho dàn nhạc giao hưởng bài dân ca Quan họ Bắc Ninh “Xe chỉ luồn kim” của nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng. Với mong muốn tạo thêm cơ hội cho các tài năng âm nhạc trẻ rèn luyện và tỏa sáng, chương trình năm nay có sự tham gia biểu diễn của Đỗ Phương Nhi, tài năng violin trẻ 15 tuổi đầy triển vọng với bản violin Concerto in D major, Op. 35 đầy thử thách về kỹ thuật của nhà soạn nhạc nổi tiếng Tchaikovsky. Nhân kỷ niệm năm hữu nghị Nhật - Việt và 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, Toyota cũng hỗ trợ Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam tổ chức “Chương trình lưu diễn tại Nhật Bản 2013” diễn ra tại 07 thành phố lớn của Nhật Bản từ ngày 21/9 đến 01/10/2013 với sự tham gia biểu diễn của NSND Lê Khanh trong vai trò là người kể chuyện và nghệ sĩ piano Kodama Momo, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc, đặc biệt trong lĩnh vực nhạc cổ điển. Cũng như những năm trước, Ban Tổ chức sẽ dành toàn bộ số tiền bán vé cho Quỹ học bổng Toyota để hỗ trợ tài năng trẻ âm nhạc Việt Nam. Chương trình là cầu nối giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản, qua đó nhằm thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị ngoại giao tốt đẹp giữa hai nước. Đ.n Chương trình hòa nhạc Toyota 2013 Mới đây, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật (VHNT) Việt Nam đã tổ chức họp báo giới thiệu về các hoạt động kỷ niệm 65 năm Ngày Thành lập (25/7/1948 - 25/7/2013). Mở đầu cho chuỗi sự kiện kỷ niệm 65 năm Ngày Thành lập Liên hiệp các Hội VHNT là triển lãm trưng bày một số ấn phẩm VHNT tiêu biểu 65 năm qua, diễn ra vào ngày 15/7, tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam - 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Hoạt động trọng tâm là lễ kỷ niệm 65 năm Ngày Thành lập Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam được tổ chức long trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 25/7/2013. Trong những năm qua, văn nghệ sĩ trong cả nước với tư cách nghệ sĩ – chiến sĩ hoạt động trên mặt trận văn nghệ, đã luôn gắn bó với đời sống hiện thực cách mạng, tâm huyết và phát huy tài năng sáng tạo, đưa những tác phẩm hay, bổ ích đến với công chúng. Ghi nhận những đóng góp quý báu của văn nghệ sĩ, trong gần 30 năm qua, từ tháng 4/1984 - 4/2012, Nhà nước đã tiến hành 7 đợt xét duyệt, trao tặng cho các văn nghệ sĩ xuất sắc danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (266 người), Nghệ sĩ Ưu tú (1933 người) và 04 đợt trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (104 người), Giải thưởng Nhà nước (458 người) về VHNT. Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam cũng đã được tặng thưởng Huân chương Độc lập Hạng Nhất, 02 lần được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh... K.t Hoạtđộngkỷniệm65nămNgàyThànhlập LiênhiệpcácHộiVHNTViệtNam Ngày 19/7, tỉnh Sơn La đã tổ chức khởi công xây dựng Nhà thi đấu thể dục thể thao của tỉnh tại huyện Mộc Châu, Sơn La.Nhà thi đấu có tổng diện tích 1.422 m2, vốn đầu tư xây dựng hơn 19 tỷ đồng. Dự án được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 thi công phần phụ trợ bằng nguồn vốn đối ứng của tổ chức Công đoàn kết hợp với vốn đối ứng của địa phương. Giai đoạn 2 của dự án sẽ thi công khối nhà thi đấu chính. Dự kiến, nhà thi đấu sẽ được đưa vào sử dụng từ quý III/2014. Mộc Châu là một huyện miền núi, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Huyện chưa có nhà thi đấu thể dục thể thao, trong khi đó nhu cầu tập luyện, thi đấu thể thao, giao lưu văn hóa của cán bộ, nhân dân trong huyện là rất lớn. Công trình Nhà thi đấu Thể dục - thể thao sau khi hoàn thành sẽ là nơi tập luyện, thi đấu thể thao cho người dân trong huyện, góp phần thúc đẩy phong trào rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Hồ tHanH Sơn La xây dựng Nhà thi đấu thể dục thể thao
  • 15. 15số 1034 l 25.7.2013 Sự kiện vấn đề Nhân kỷ niệm 66 năm Ngày Thương binh liệt sỹ 27/7, để tri ân các anh hùng liệt sĩ, Nhà hát Ca Múa Nhạc nhẹ Việt Nam và Đông Đô Show thực hiện đêm nhạc “Một thời để nhớ 2”. Đêm nhạc diễn ra ngày 26/7 tại Nhà hát Lớn Hà Nội do NSND Trần Bình đạo diễn. Đêm nhạc là nơi hội ngộ những giọng ca hàng đầu thời chiến tranh, những người “chiến trường đi chẳng tiếc ngày xanh”. Để có chiến thắng, giành độc lập cho dân tộc, máu của bao chiến sỹ, đồng bào những người con ưu tú của dân tộc Việt đã đổ xuống. Trong tiếng kèn xung trận, thôi thúc lòng người ấy, lớp lớp những nghệ sỹ đã lên đường ra chiến trường đem tiếng hát phục vụ kháng chiến. Họ là những chiến sỹ đặc biệt, hát giữa chiến trường - đem “tiếng hát át tiếng bom”. “Một thời để nhớ” là đêm nhạc duy nhất hội ngộ gần như đầy đủ những giọng ca vàng thời kháng chiến với những ca khúc hào hùng, sôi sục khí thế tòng quân, quyết chiến thắng giặc xâm lược. Trong “Một thời để nhớ” khán giả gặp các NSND Trung Kiên, Quang Thọ, Thu Hiền, Trung Đức và NSƯT Bích Việt, Đêm nhạc còn tái hiện cặp song ca vang bóng một thời, với các ca khúc đã nằm lòng trong mỗi tâm hồn Việt như NSND Trung Đức - NSND Thu Hiền với "Người đi xây hồ Kẻ Gỗ", "Vàm Cỏ Đông". Bên cạnh những giọng ca vàng, trong chương trình lần đầu tái hợp nhóm "Ngũ lão" gồm NSND Quang Thọ, các NSƯT Dương Minh Đức, Hoàng Chè, Quang Huy, Thành Vinh thể hiện ca khúc "Cuộc đời vẫn đẹp sao". Đêm nhạc là khúc tráng ca tri ân những đồng đội đã hy sinh xương máu cho nền độc lập, là nơi những cựu binh, những người trẻ cùng ôn lại truyền thống hào hùng. n.tHanH Đêm nhạc“Một thời để nhớ 2” Ngày 02/8/2013, tại thành phố Đà Lạt ( Lâm Đồng), Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị - Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong đào tạo du lịch”. Thông qua việc tổ chức Hội thảo để có những đánh giá tổng quát về thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ trong các cơ sở đào tạo du lịch trên toàn quốc, bàn thảo những biện pháp thiết thực và hiệu quả để ứng dụng khoa học công nghệ trong đào tạo du lịch; đồng thời tạo cơ hội để cán bộ, giảng viên các cơ sở đào tạo du lịch gặp gỡ giao lưu trao đổi thông tin và kinh nghiệm về tổ chức triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong đào tạo du lịch. Nội dung Hội nghị - Hội thảo tập trung thảo luận một số chuyên đề: Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng khoa học công nghệ trong đào tạo du lịch; thực trạng nguồn nhân lực có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ trong đào tạo du lịch; đánh giá hiệu quả việc ứng dụng khoa học công nghệ trong đào tạo du lịch tính đến nay; đề xuất các giải pháp tiếp cận công nghệ, tăng cường cơ sở vật chất thiết bị cho việc ứng dụng khoa học công nghệ trong đào tạo du lịch; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực ứng dụng khoa học công nghệ của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong công tác đào tạo du lịch. Hội nghị - hội thảo nhằm đánh giá thực trạng việc ứng dụng khoa học công nghệ mới trong đào tạo du lịch hiện nay, lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước đề xuất các giải pháp thúc đẩy việc đổi mới trang thiết bị dạy học, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên ứng dụng khoa học công nghệ trong đào tạo du lịch để từ đó Bộ VHTTDL sẽ có những chỉ đạo, chương trình hành động cụ thể, thiết thực nâng cao chất đào tạo nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu xã hội. H.P Ứng dụng khoa học công nghệ trong đào tạo du lịch Sau 5 ngày thi đấu sôi nổi, kịch tính, ngày 19/7, tại Nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh Thái Bình, giải vô địch Wushu trẻ toàn quốc năm 2013 đã kết thúc với chiến thắng chung cuộc thuộc về đoàn Hà Nội với 61 huy chương (34 Huy chương vàng, 20 Huy chương bạc và 7 Huy chương đồng). Xếp thứ hai là đoàn Thái Nguyên với 32 huy chương. Xếp thứ ba là đoàn Quân đội với 21 huy chương. Ban tổ chức cũng đã trao huy chương vàng, bạc, đồng cho các cá nhân ở hai nội dung biểu diễn (Taolu) và đối kháng (tán thủ). Tham dự Giải đấu lần này có 408 vận động viên trẻ đến từ 29 tỉnh, thành và 2 ngành: Công an, Quân đội, thi đấu theo 3 lứa tuổi đối với cả nam và nữ là: 13 - 14, 15 - 16 và lứa tuổi 17 - 18. Theo đánh giá của Ban Tổ chức, năm nay các đoàn đã có sự đầu tư kỹ lưỡng hơn về chất lượng chuyên môn. Đoàn Hà Nội giành giải nhất là không mấy bất ngờ bởi đây là địa phương có phong trào Wushu sớm và mạnh nhất trong toàn quốc. Nhiều đoàn chỉ giành được 1 - 2 huy chương ở cả hai nội dung thi đấu song đây cũng là cơ hội để các võ sĩ trẻ được cọ xát, thử sức ở giải đấu lớn. Giải đấu giúp Wushu Việt Nam tìm kiếm được những gương mặt vận động viên xuất sắc, bổ sung lực lượng vào đội tuyển quốc gia. Đức Kiên Đoàn Hà Nội giành giải nhất Giải Wushu trẻ toàn quốc 2013
  • 16. 16 số 1034 l 25.7.2013 Sự kiện vấn đề Giải Đua thuyền Canoeing vô địch trẻ quốc gia năm 2013 đã khép lại vào ngày 20/7 tại Câu lạc bộ đua thuyền Hồ Tây, Hà Nội, sau những cuộc so tài quyết liệt, sôi nổi và đẹp mắt ở các trận chung kết của hai nội dung Canoeing và Kayak. Không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên môn, tại đường đua xanh năm nay, các vận động viên trẻ của Hà Nội tiếp tục thể hiện phong độ thi đấu thuyết phục, nổi trội hơn các đoàn khác cả kỹ thuật và chiến thuật. Kết quả, đội chủ nhà Hà Nội đã giành được 11 Huy chương Vàng, 7 Huy chương Bạc, 5 Huy chương Đồng, giành vị trí thứ nhất. Tiếp theo là đoàn Bình Thuận với 4 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng. Đứng ở vị trí thứ ba mùa giải năm nay là đoàn Thái Nguyên với thành tích 4 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Đồng. Đoàn Hải Dương xếp thứ tư với 4 Huy chương Vàng. Diễn ra từ 18-20/7 tại Câu lạc bộ đua thuyền Hồ Tây (Hà Nội), Giải đua thuyền Canoeing vô địch trẻ quốc gia 2013 quy tụ 174 vận động viên đua thuyền nam, nữ đến từ 22 đội Canoeing thuộc các tỉnh, thành phố: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Thuận, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hải Dương, Hà Nam, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và đoàn chủ nhà Hà Nội. Các tay chèo so tài ở các cự ly 200m, 500m và 1.000m của 2 nội dung Canoeing và Kayak. anH tùng Giải thể thao người khuyết tật toàn quốc 2013 sẽ diễn ra từ ngày 22 - 28/7/2013 tại Hà Nội. Đây là giải thường niên với mục đích duy trì phát triển phong trào tập luyện thể thao cho người khuyết tật; nâng cao sức khỏe, tạo điều kiện cho các vận động viên được giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm; tăng cường đoàn kết giữa các vận động viên người khuyết tật trên toàn quốc; tuyển chọn các vận động viên (VĐV) có thành tích xuất sắc tham dự Đại hội Thể thao người khuyết tật trẻ Châu Á diễn ra vào 10/2013; tập huấn, tham dự Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á (ASEAN Para Games) lần thứ 7 tại Myanmar vào tháng vào tháng 01/2014. Phong trào thể thao của người khuyết tật Việt Nam được khởi xướng từ năm 1988; hàng năm được tổ chức thi đấu một lần ở quy mô toàn quốc. Việt Nam đã tham dự hầu hết các Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á (ASEAN Para Games), đứng thứ 3 khu vực. Tại Đại hội Thể thao người khuyết tật Châu Á, Việt Nam đứng thứ 12 trong tổng số 47 quốc gia tham dự. Việt Nam cũng đã 4 lần tham dự Đại hội thể thao người khuyết tật thế giới (Paralympic Games) vào các năm 2000 tại Sydney (Australia), năm 2004 tại Athens (Hy Lạp), năm 2008 tại Bắc Kinh (Trung Quốc) và năm 2012 tại London (Vương quốc Anh), đứng thứ 4 thế giới. tHtt Giải thể thao người khuyết tật toàn quốc 2013 Từ ngày 21 đến ngày 27/7, tại Nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh Thái Bình, Tổng cục Thể dục thể thao, Liên đoàn Cầu lông Việt Nam cùng phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình tổ chức Giải vô địch Cầu lông trẻ toàn quốc năm 2013 tranh giải Ashaway. Tham dự giải năm nay có hơn 150 cây vợt trẻ đại diện cho 21 đơn vị, tỉnh thành phố trong cả nước. Tổng giá trị giải thưởng trên 52 triệu đồng cùng nhiều sản phẩm hiện vật khác từ phía nhà tài trợ. Các vận động viên ở tuổi 16 và lứa tuổi 17 - 18 cùng thi đấu ở các nội dung đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ. Kết thúc giải đấu, Ban Tổ chức sẽ trao huy chương vàng, bạc, đồng cho các đội, cá nhân đạt thành tích nhất, nhì, đồng hạng ba trong các nội dung thi đấu. Đồng thời phong cấp I quốc gia cho các vận động viên xếp thứ nhất, thứ nhì trong giải đơn nam, đơn nữ và xếp thứ nhất trong giải đôi (đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ). Theo ông Lê Thanh Sang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên đoàn Cầu lông Việt Nam, giải đấu là dịp để đánh giá công tác đào tạo, huấn luyện của các địa phương, tuyển chọn các vận động viên cho đội tuyển quốc gia. Điểm khác biệt của giải đấu năm nay là ở lứa tuổi 17-18 tuy số lượng vận động viên ít hơn nhưng chất lượng tốt hơn. Còn ở độ tuổi 16, nhiều địa phương đã áp dụng nâng những gương mặt trẻ 14-15 tuổi lên thi đấu, để các em có điều kiện cọ xát và thử sức nhiều hơn. V.MinH Khai mạc Giải vô địch Cầu lông trẻ toàn quốc 2013 HàNộiđứngđầugiảiđuathuyềnCanoeing vôđịchtrẻquốcgia2013
  • 17. 17số 1034 l 25.7.2013 Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Đ i qua gần trọn cuộc đời, nhưng già làng Y Kông người dân tộc Cơ Tu ở thôn Tống Cói, xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam vẫn đau đáu nỗi niềm về bản sắc văn hóa của dân tộc mình đang dần bị mai một theo thời gian, nhiều giá trị có nguy cơ thất truyền. Chính vì tình yêu cháy bỏng với dân tộc mình nên dẫu đã vượt xa tuổi bát tuần nhưng ông ngày đêm vẫn miệt mài làm công việc vô cùng ý nghĩa là sưu tầm phục dựng các giá trị văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể của dân tộc mình. Ông được cộng đồng người Cơ Tu nơi ông sinh sống trân trọng như một tượng đài lưu giữ hồn dân tộc. Để thực hiện hoài bão của mình, già làng Y Kông đã không ngần ngại biến ngôi nhà ở của riêng gia đình ông trở thành một bảo tàng thu nhỏ với hàng trăm hiện vật lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo của người Cơ Tu ở miền Tây Quảng Nam. Nhà ở của ông bây giờ không chỉ là nơi tập trung sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng người Cơ Tu mà còn là điểm dừng chân thu hút đông đảo khách trong nước và quốc tế đến tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa và tập quán của con người ở miền sơn cước này. Có thể nói, cả đời Y Kông là một chuỗi quá trình cống hiến. Ông tâm sự, hơn 60 năm tham gia cách mạng, kinh qua nhiều chức vụ quan trọng khác nhau nhưng khi về nghỉ hưu ông chợt nhận ra rằng do tác động của nhiều yếu tố khiến bản sắc văn hóa truyền thống của người Cơ Tu của ông đã bị mai một rất nhiều. Bằng tình yêu thiết tha đối với dân tộc mình, ông đã dành nhiều năm lặn lội khắp các bản làng của người Cơ Tu để sưu tầm hàng chục loại cổ vật gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của người Cơ Tu. Đó là những loại nhạc cụ được dùng trong những ngày lễ lớn của cộng đồng, là những linh cụ dùng để cầu khẩn thần linh sông núi ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, là những chiếc đàn của trai gái Cơ Tu sử dụng để tìm kiếm, giao duyên trong những mùa lễ hội, là các loại phương tiện dùng trong cuộc sống hằng ngày... Với già làng, nghệ nhân Y Kông, mỗi loại nhạc cụ của người Cơ Tu đều mang sắc thái biểu cảm khác nhau của con người trong mỗi hoàn cảnh. Mỗi loại nhạc cụ dù thô sơ đến mấy cũng có khả năng biểu hiện cảm xúc của con người qua từng cung bậc khác nhau. Cùng một nhạc cụ là chiếc tù và nhưng sử dụng trong lúc cộng đồng gặp nguy nan cần hợp sức lại để chiến đấu chống lại cái ác khác với tiếng tù và cất lên lúc lễ múa hát mừng lúa mới; tiếng trống Tâm Preh âm trầm lúc tế lễ thần linh nhưng mạnh mẽ lúc ăn trâu mừng mùa rẫy mới; tiếng kèn Abel vang xa tận rừng sâu núi thẳm để gửi gắm những thông điệp của cộng đồng đến thế giới tâm linh nhưng ngọt ngào đằm thắm khi báo tin người yêu đến… Cùng với việc bỏ công sức và tiền của để sưu tầm, nâng niu và bảo tồn những gía trị văn hóa đang phải đối diện với sự mai một, thất truyền, ông cũng từng cặm cụi hết tháng này qua năm nọ để thổi hồn dân tộc mình vào những thớ gỗ vô tri. Qua bàn tay, khối óc của ông, những thớ gỗ vô tri đã hóa thân thành những tượng người, tượng linh vật, tượng thần linh sông núi... là những thành tố góp phần tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của người Cơ Tu. Mùa rẫy này già làng Y Kông đã vượt khá xa tuổi bát thập, chân đã yếu, mắt đã mờ, tai không còn nghe rõ tiếng con mang tác trong rừng sâu nhưng trong lòng ông vẫn luôn đau đáu một nỗi niềm về việc bảo tồn các giá trị văn hóa của người Cơ Tu đang bị mai một, thất truyền. Niềm mong muốn nhất của già làng, nghệ nhân Y Kông bây giờ là mong mỏi lớp trẻ học hỏi để giữ gìn cho bằng được những giá trị văn hóa tinh thần của đồng bào. Tuy nhiên do nhiều yếu tố của cuộc sống hiện đại tác động nên việc sử dụng các loại hình văn hóa nghệ thuật, việc sử dụng các gía trị văn hóa vật thể và phi vật thể trong đời sống hằng ngày để nuôi dưỡng tâm hồn và tính cách người Cơ Tu của một bộ phận không nhỏ lớp người trẻ hôm nay đã khiến Y Kông mang nặng trong lòng nỗi niềm hoài cổ triền miên. Ghi nhận về những nỗ lực của già làng Y Kông trong việc giữ gìn vốn văn hóa quý giá của cộng đồng dân tộc Cơ Tu đang có nguy cơ bị mai một và thất truyền, ông Đỗ Tài, Chủ tịch UBND huyện Đông Giang cho biết, huyện đã phối hợp với các công ty du lịch lữ hành đưa bảo tàng của già làng Y Kông trở thành một trong những điểm đến du lịch tại địa phương nhằm tạo điều kiện cho già làng Y Kông có thêm nguồn thu nhập để thực hiện công việc sưu tầm và phổ biến các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Cả đời tham gia cách mạng của mình, già làng Y Kông từng giữ nhiều trọng trách khác nhau, được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Và bây giờ, bằng việc làm của mình, không những Y Kông đã góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Cơ Tu, ông còn là tượng đài trong lòng nhiều người. t.t.n Người lưu giữ bản sắc văn hóa Cơ Tu