SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
Phát hành bộ văn hóa, thể thao và du lịch Thứ năm hằng tuần Số 1102 ngày 20/11/2014 
Kế hoạch tổ chức 
các hoạt động kỷ niệm 40 năm 
Ngày Giải phóng miền Nam, 
thống nhất đất nước 
(Tr.3) 
- Hướng dẫn công tác gia đình 
năm 2015 
(Tr.2) 
- Đạt nhiều kết quả trong việc 
trùng tu di tích Cố đô Huế 
(Tr.15) 
- Tôn vinh di sản văn hóa 
biển đảo Việt Nam 
(Tr.20) 
Phố cổ Hội An - Bảo tồn 
và phát huy giá trị Bài Chòi 
gắn với phát triển du lịch 
(Tr.16) 
Sơn La: Phát hiện nhiều dụng cụ 
lao động của người cổ xưa 
(Tr.17) 
Thư chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 
của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh 
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 
20/11/2014, thay mặt Ban Cán sự Đảng, 
Lãnh đạo Bộ VHTTDL, tôi gửi lời chúc 
mừng tốt đẹp nhất đến các thầy giáo, cô 
giáo, huấn luyện viên, cán bộ, công nhân 
viên chức, học viên, sinh viên và học sinh 
các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, trung tâm 
văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao và 
du lịch. 
Ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2014 đến 
với chúng ta trong không khí toàn Ngành 
văn hóa, thể thao và du lịch đang tích cực 
thi đua, quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội toàn 
quốc lần thứ XI của Đảng, là năm học có ý nghĩa rất quan trọng trong tiến 
trình thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 tại Hội nghị lần 
thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập 
quốc tế; Năm đầu tiên Ngành văn hóa, thể thao và du lịch triển khai thực 
hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 06/9/2014 tại Hội nghị lần thứ chín Ban 
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, 
con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. 
(Xem tiếp trang 4) 
Triển lãm 
Mỹ thuật ứng dụng 
toàn quốc lần thứ 3 
Từ ngày 20/11-03/12/2014, tại 
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn 
ra Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng 
toàn quốc lần thứ 3. Triển lãm được 
tổ chức định kỳ 5 năm một lần, do 
Bộ VHTTDL chỉ đạo, Cục Mỹ 
thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ 
trì tổ chức. (Xem tiếp trang 6) 
trong số này 
Tờ trình về việc ban hành Quyết định phê 
duyệt Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ 
niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, 
thống nhất đất nước 
Ngày 17/4/2014, Bộ VHTTDL đã có Tờ trình số 254/TTr-BVHTTDL 
trình Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc ban hành Quyết định phê duyệt 
Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền 
Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015). 
(Xem tiếp trang 9)
quản lý nhà nước 
Kế hoạch kiểm tra, làm việc với một số Liên đoàn, Hiệp hội thể thao 
Ngày 10/11/2014, Bộ VHTTDL ban 
hành Quyết định số 3752/QĐ- 
BVHTTDL về việc ban hành Kế hoạch 
kiểm tra, làm việc với một số Liên đoàn, 
Hiệp hội thể thao về tình hình hoạt động 
và thực hiện các quy định pháp luật về 
công tác quản lý hội. 
Mục đích của việc kiểm tra nhằm 
nắm tình hình về công tác quản lý nhà 
nước đối với Liên đoàn, Hiệp hội thể 
thao để kịp thời nhắc nhở, đề xuất xử lý 
những tồn tại, hạn chế trong công tác 
quản lý nhà nước về Liên đoàn, Hiệp 
hội thể thao; qua kiểm tra đề xuất đưa ra 
các kiến nghị về chính sách, chế độ quy 
định của Nhà nước về công tác quản lý 
Liên đoàn, Hiệp hội thể thao cũng như 
các nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng đối 
với cán bộ công chức phụ trách về lĩnh 
Ngày 11/11/2014, Bộ VHTTDL ban 
hành Công văn số 4042/BVHTTDL-GĐ 
gửi các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể, UBND 
và Sở VHTTDL các tỉnh/thành hướng 
dẫn công tác gia đình năm 2015. 
Theo đó, với chủ đề “Xây dựng nhân 
cách người Việt Nam từ giáo dục đạo 
đức, lối sống trong gia đình” các nhiệm 
vụ trọng tâm công tác gia đình năm 2015 
gồm: Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 
số 49-CT/TW ngày 21/02/2005 của Ban 
Bí thư khóa IX về “Xây dựng gia đình 
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất 
nước”. Đánh giá, báo cáo tình hình thực 
hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt 
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 
2030 và các văn bản, đề án, chương trình, 
kế hoạch thực hiện công tác gia đình giai 
đoạn 2011-2015. 
Tập trung nguồn lực thực hiện có 
hiệu quả các đề án, chương trình của 
Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam 
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 
Tiếp tục kiện toàn, thành lập Ban Chỉ 
đạo công tác gia đình các cấp. Tổ chức 
2 số 1102 l 20.11.2014 
vực công tác này; góp phần nâng cao 
hơn nữa công tác quản lý nhà nước về 
thể dục thể thao, đáp ứng yêu cầu trong 
tình hình mới; kiểm tra việc chấp hành 
quy định của pháp luật và thực hiện điều 
lệ của Liên đoàn, Hiệp hội thể thao, làm 
rõ những ưu điểm, khuyết điểm, đánh 
giá đúng kết quả hoạt động của Liên 
đoàn, hiệp hội thể thao, kịp thời động 
viên hoặc đôn đốc, nhắc nhở, đề xuất xử 
lý theo quy định của pháp luật; tăng 
cường quản lý nhà nước đối với Liên 
đoàn, Hiệp hội thể thao, tạo điều kiện để 
Liên đoàn, Hiệp hội thể thao hoạt động 
đúng hướng và hiệu quả. 
Nội dung kiểm tra bao gồm: Tổ 
chức bộ máy của Liên đoàn, Hiệp hội 
thể thao; việc thực hiện Nghị quyết Đại 
hội và Điều lệ Liên đoàn, Hiệp hội thể 
hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế 
Hạnh phúc (20/3), Ngày Gia đình Việt 
Nam (28/6), Ngày thế giới xóa bỏ bạo 
lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (25/11). 
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phòng, 
chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới 
trong gia đình. Tổng kết, đánh giá việc 
thực hiện Kế hoạch hành động phòng, 
chống bạo lực gia đình của Bộ VHTTDL 
giai đoạn 2008-2015 (Quyết định số 
4415/QĐ-BVHTTDL ngày 16/10/2008 
của Bộ trưởng Bộ VHTTDL). Thực hiện 
Đề án Tuyên truyền giáo dục đạo đức, 
lối sống trong gia đình Việt Nam giai 
đoạn 2010-2020; Đề án Tuyên truyền, 
giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt 
Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa đất nước; Đề án Hỗ trợ, 
chăm sóc đời sống văn hóa, tinh thần của 
người cao tuổi; Các chương trình phối 
hợp thực hiện công tác gia đình giữa Bộ 
VHTTDL và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt 
Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội 
Người cao tuổi Việt Nam, Công đoàn 
Viên chức Việt Nam. Tổ chức các hoạt 
động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ 
công tác gia đình cho đội ngũ cán bộ làm 
công tác gia đình các cấp. Tập trung 
nâng cao hiệu quả công tác thu thập dữ 
liệu, tổng hợp báo cáo số liệu về gia đình 
và phòng, chống bạo lực gia đình. Tăng 
cường hoạt động kiểm tra, giám sát 
chuyên ngành, liên ngành về công tác 
gia đình. Tích cực hợp tác quốc tế trong 
lĩnh vực gia đình. Tiếp tục triển khai thực 
hiện có hiệu quả các chương trình, dự án 
hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực 
gia đình. 
Bộ VHTTDL yêu cầu Sở VHTTDL 
các tỉnh/thành căn cứ vào Công văn 
hướng dẫn, tham mưu UBND tỉnh/thành 
chỉ đạo thực hiện công tác gia đình năm 
2015, xây dựng, triển khai thực hiện kế 
hoạch có hiệu quả phù hợp với tình hình 
thực tế tại địa phương. Đồng thời, tổng 
hợp, đánh giá kết quả chỉ đạo, triển khai 
thực hiện các nhiệm vụ, báo cáo Tỉnh ủy, 
Thành ủy, HĐND, UBND và Bộ 
VHTTDL theo quy định. 
H.Quân 
Hướng dẫn công tác gia đình năm 2015 
thao; triển khai các chương trình hoạt 
động của Liên đoàn, Hiệp hội thể thao; 
tổ chức đại hội của các Liên đoàn, Hiệp 
hội thể thao; việc xây dựng các quy chế 
hoạt động của Liên đoàn, Hiệp hội thể 
thao; việc thành lập và hoạt động của 
các tổ chức, đơn vị thuộc Liên đoàn, 
Hiệp hội thể thao; phát triển hội viên 
Liên đoàn, Hiệp hội thể thao; quan hệ 
với cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh 
vực Liên đoàn, Hiệp hội thể thao hoạt 
động; về chấp hành pháp luật nhà nước 
của các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao; 
những kiến nghị, đề xuất. 
Việc kiểm tra sẽ được thực hiện vào 
tháng 11-12/2014 do lãnh đạo Bộ 
VHTTDL làm Trưởng đoàn hoặc ủy 
quyền lãnh đạo Tổng cục Thể dục thể 
thao làm Trưởng đoàn. H.Quân
quản lý nhà nước 
số 1102 l 20.11.2014 3 
Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế 
hoạch số 4082/KH-BVHTTDL ngày 
13/11/2014 về việc tổ chức kỷ niệm 
40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, 
thống nhất đất nước (30/4/1975- 
30/4/2015) của Bộ VHTTDL. 
Việc ban hành Kế hoạch của Bộ 
nhằm thống nhất trong toàn Ngành 
VHTTDL chủ động triển khai các 
hoạt động văn hóa, nghệ thuật, triển 
lãm, cổ động tuyên truyền, thể thao 
thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm nhằm 
tuyên truyền giáo dục các tầng lớp 
nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về 
truyền thống yêu nước, lòng tự tôn, 
tự hào dân tộc; bám sát đề cương, 
hướng dẫn tuyên truyền của Ban Tổ 
chức cấp quốc gia và cơ quan có 
thẩm quyền; Đảm nhiệm tốt nhiệm 
vụ thường trực Ban Tổ chức cấp quốc 
gia, Bộ phận giúp việc Ban Tổ chức 
cấp quốc gia; có sự phối hợp chặt chẽ 
với các Ban, Bộ, ngành và các 
tỉnh/thành có liên quan trong chỉ đạo, 
tổ chức các hoạt động kỷ niệm, đặc 
biệt trong Mít tinh, diễu binh, diễu 
hành ngày 30/4/2014 tại TP. Hồ Chí 
Minh; Chủ động thực hiện tốt các 
nhiệm vụ do Trưởng Ban Tổ chức 
cấp quốc gia phân công tổ chức các 
hoạt động kỷ niệm 40 năm Ngày Giải 
phóng miền Nam, thống nhất đất 
nước (30/4/1975-30/4/2015). 
Theo đó, nội dung hoạt động mít 
tinh, diễu binh, diễu hành ngày 
30/4/2015 tại TP. Hồ Chí Minh bao 
gồm: Xây dựng Đề án Mít tinh, diễu 
binh, diễu hành do Bộ chủ trì, phối 
hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, 
Văn phòng Chính phủ và TP. Hồ Chí 
Minh xây dựng Đề án, hoàn thành 
trước ngày 31/10/2014, đồng thời 
phối hợp tham gia thực hiện các 
nhiệm vụ theo phân công, theo dõi, 
đôn đốc việc thực hiện Đề án, báo 
cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng 
Ban Tổ chức cấp quốc gia. 
Các hoạt động tuyên truyền khác 
bao gồm: Họp báo của Ban Tổ chức 
cấp quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh do 
Bộ chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên 
giáo Trung ương, Bộ Thông tin và 
Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Bộ 
Công an, Bộ Ngoại giao, UBND TP. 
Hồ Chí Minh và các cơ quan, đơn vị 
liên quan thực hiện; Tổ chức các hoạt 
động văn hóa, triển lãm, điện ảnh 
như Tuần lễ phim quốc gia (Cục Điện 
ảnh chủ trì), Liên hoan tuyên truyền 
lưu động, liên hoan ca khúc cách 
mạng tại TP. Hồ Chí Minh (Cục Văn 
hóa cơ sở chủ trì), Các triển lãm 
chuyên đề, triển lãm tranh cổ động 
(Cục Văn hóa cơ sở, Thư viện quốc 
gia Việt Nam chủ trì). 
H.Quân 
Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 40 năm 
Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 
Ông Trần Hồng Nga - Phó Chủ 
tịch UBND tỉnh Hà Nam, Trưởng 
Ban Tổ chức địa phương đăng cai 
Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc 
lần thứ VII tại tỉnh Hà Nam cho biết: 
Chỉ còn khoảng hơn chục ngày nữa 
các trận thi đấu môn bóng đá nữ, một 
trong những môn thi đấu quan trọng 
tại Đại hội sẽ diễn ra tại tỉnh Hà 
Nam. Hiện địa phương đã hoàn tất 
công tác chuẩn bị, đảm bảo các điều 
kiện tốt nhất để phục vụ các đoàn 
vận động viên, khách mời đại biểu 
và các phóng viên của các cơ quan 
báo chí đến tác nghiệp, đưa tin. 
Là một trong những địa phương 
diễn ra các môn thi đấu của Đại hội, 
năm nay, tỉnh Hà Nam đăng cai tổ 
chức 4 môn thi đấu trong chương 
trình Đại hội, gồm: Bóng đá nữ, bóng 
đá nam, bóng chuyền và Taekwondo. 
Theo kế hoạch, môn bóng đá nam và 
bóng đá nữ sẽ được tổ chức thi đấu 
tại Sân vận động tỉnh Hà Nam. Tại 
Nhà thi đấu đa năng tỉnh Hà Nam với 
sức chứa 7.600 chỗ ngồi sẽ là nơi 
diễn ra các trận đấu của môn Bóng 
chuyền và Taekwondo. 
Ông Nguyễn Đức Toàn - Giám 
đốc Sở VHTTDL Hà Nam, Phó Ban 
Tổ chức địa phương đăng cai cho 
biết, đến nay, các công tác chuẩn bị 
phục vụ Đại hội đã được các tiểu ban 
lên kế hoạch chi tiết. Tỉnh bố trí 17 
khách sạn dành cho các khách mời, 
các đoàn vận động viên. Ban Tổ 
chức yêu cầu các khách sạn, nơi 
phục vụ các vận động viên phải đảm 
bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, vệ 
sinh an toàn thực phẩm. Tại mỗi 
khách sạn sẽ bố trí hai hướng dẫn 
viên thường trực trong suốt quá trình 
diễn ra các môn thi đấu của Đại hội. 
Để phục vụ khán giả tốt nhất, tại 
các địa điểm thi đấu, Ban Tổ chức sẽ 
bố trí thêm các nhà vệ sinh di động, 
bãi trông giữ phương tiện, dịch vụ đồ 
ăn nhẹ. Các nhà cung cấp dịch vụ 
viễn thông cũng được yêu cầu phải 
đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ 
cho báo chí tác nghiệp tại Đại hội. 
Hiện nay, việc cải tạo, tu bổ các 
cơ sở hạ tầng của Sân vận động tỉnh 
Hà Nam đã hoàn tất. Nhà thi đấu đa 
năng tỉnh cũng đã xong cơ bản các 
hạng mục phục vụ cho môn Bóng 
chuyền và Taekwondo. 
nguyễn CúC 
Hà Nam tổ chức 4 môn thi đấu tại Đại hội TDTT 
toàn quốc lần thứ VII
quản lý nhà nước 
Thư chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam... (Tiếp theo trang 1) 
Tôi vui mừng nhận thấy các cơ sở 
đào tạo trong toàn Ngành đang tiếp tục 
phát huy truyền thống “dạy tốt, học tốt, 
tất cả vì học sinh thân yêu”, quy mô 
đào tạo từng bước được mở rộng; chất 
lượng ngày càng được nâng cao, 
chương trình, giáo trình, kiểm định 
chất lượng đào tạo, ứng dụng công 
nghệ thông tin trong giảng dạy và học 
tập bước đầu đáp ứng yêu cầu phát 
triển kinh tế-xã hội; công tác đào tạo 
nhân lực cho khu vực dân tộc thiểu số, 
vùng sâu, vùng xa được ưu tiên, chú 
trọng. Đạt được những thành tích này 
là nhờ sự tích cực, chủ động, sáng tạo 
của các thầy giáo, cô giáo, huấn luyện 
viên, cán bộ, công nhân viên chức, học 
viên, sinh viên và học sinh các trường. 
Tôi tin tưởng rằng, thầy và trò các 
trường sẽ nỗ lực hơn nữa trong công 
tác đào tạo, phát hiện, bồi dưỡng nhân 
tài, tiếp tục đổi mới toàn diện chất 
lượng dạy và học, xây dựng môi 
trường văn hóa, thân thiện cho học 
sinh, sinh viên, gắn kết đào tạo với 
giáo dục truyền thống dân tộc, văn hóa 
Điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ di tích núi Bà Đen, Tây Ninh 
Ngày 12/11, Bộ VHTTDL đã có 
Công văn số 4061/BVHTTDL-DSVH 
đồng ý chủ trương điều chỉnh diện tích 
khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích núi 
Bà Đen, xã Thạnh Tân và phường Ninh 
Sơn, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây 
Ninh theo đề nghị của UBND tỉnh Tây 
Ninh. Theo đó, Bộ VHTTDL đồng ý 
điều chỉnh diện tích khi vực khoanh 
vùng bảo vệ theo hướng thu hẹp lại so 
với hồ sơ di tích đã được xếp hạng năm 
1989 theo tiêu chí danh lam thắng cảnh. 
Tuy nhiên, để đảm bảo giữ được các 
4 số 1102 l 20.11.2014 
yếu tố tạo nên giá trị cảnh quan thiên 
nhiên của di tích núi Bà Đen, đề nghị 
UBND tỉnh Tây Ninh chỉ đạo cơ quan 
chuyên môn lập Bản đồ khoanh vùng 
bảo vệ không chỉ đối với 06 địa điểm di 
tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã nêu 
trong Công văn số 2705/UBND-VX 
ngày 21/10/2014 đối với khu vực cảnh 
quan thiên nhiên núi Bà Đen có giá trị 
thẩm mỹ hoặc đa dạng sinh học cũng 
cần đưa vào khu vực bảo vệ I. 
Bản đồ và Biên bản điều chỉnh 
khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích 
cần thống nhất với nhau tất cả các 
thông số (diện tích, tọa độ, hướng, giáp 
giới…) có đầy đủ dấu xác nhận của cơ 
quan liên quan theo quy định tại Thông 
tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 
14/7/2011 của Bộ VHTTDL quy định 
về nội dung hồ sơ khoa học để xếp 
hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh 
lam thắng cảnh. Bộ VHTTDL sẽ xem 
xét, thỏa thuận khi nhận được Bản đồ 
và Biên bản điều chỉnh khoanh vùng 
các khu vực bảo vệ di tích núi Bà Đen. 
H.PHượng 
Bộ VHTTDL vừa có Công văn số 
4031/BVHTTDL-DSVH ngày 10/11 
gửi UBND tỉnh Quảng Nam về đề 
nghị thỏa thuận Dự án bảo tồn và 
phát huy giá trị Khu di tích Căn cứ 
Đặc khu ủy Quảng Đà, Quảng Nam. 
Theo đó, Bộ VHTTDL đồng ý thỏa 
thuận Dự án đầu tư bảo tồn và phát 
huy giá trị Khu di tích lịch sử Căn cứ 
Đặc khu ủy Quảng Đà, bao gồm các 
nội dung: Phục hồi nhà đồng chí Bí 
thư Đặc khu ủy, nhà Phó Bí thư, hội 
trường tổ chức đại hội Đặc khu ủy 
(nhà Hội trường), văn phòng Đặc khu 
ủy, khối nhà ăn; xây dựng bia di tích, 
đường giao thông, cấp điện, cấp 
nước, san nền, phòng chống cháy nổ. 
Bộ VHTTDL lưu ý một số vấn đề 
sau: Điều chỉnh kích thước mặt bằng 
và chiều cao đuôi mái các công trình 
phục hồi theo ý kiến của các nhân 
chứng lịch sử và bổ sung phương án 
bảo vệ nền móng, dấu vết các công 
trình di tích. Nghiên cứu phương án 
sử dụng bê tông giả đất để làm bề 
mặt sân đường nội bộ di tích. Dự án 
cần bổ sung phương án phục dựng 
nội thất của các công trình phục hồi, 
tạo điều kiện để phát huy giá trị di 
tích. Do thuyết minh dự án không 
nêu rõ lý do, sự cần thiết xây dựng 
nhà bia tưởng niệm và hầm trú ẩn, vì 
vậy, Bộ VHTTDL không đủ cơ sở có 
ý kiến về hai công trình này. Bộ 
VHTTDL đề nghị UBND tỉnh Quảng 
Nam chỉ đạo các cơ quan liên quan 
lưu ý hoàn thiện hồ sơ trước khi phê 
duyệt và triển khai các bước tiếp theo 
theo quy định hiện hành, đồng thời 
tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các 
nhân chứng lịch sử trong suốt quá 
trình triển khai thực hiện. 
H.PHượng 
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Căn cứ 
Đặc khu ủy Quảng Đà, Quảng Nam 
và đạo đức nghề nghiệp tạo nguồn 
nhân lực có kiến thức vững vàng, kỹ 
năng nghề nghiệp tốt, có ý chí, bản lĩnh 
và khát vọng cống hiến cho đất nước 
như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy 
“Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và 
nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. 
Chúc các thầy giáo, cô giáo, huấn 
luyện viên, cán bộ, công nhân viên 
chức, các em học sinh, sinh viên sức 
khoẻ, hạnh phúc. 
Hoàng Tuấn Anh 
Uỷ viên BCH TƯ Đảng, Bộ trưởng
quản lý nhà nước 
Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, TDTT và du lịch 
vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung 
số 1102 l 20.11.2014 5 
Tổng cục Du lịch đã phối hợp với 
Vụ Pháp chế tổ chức Hội nghị triển khai 
thi hành Hiến pháp năm 2013, tuyên 
truyền, phổ biến sâu rộng tinh thần và 
nội dung Hiến pháp đến toàn thể công 
chức, viên chức và người lao động các 
đơn vị thuộc Tổng cục Du lịch. 
Tại Hội nghị, đồng chí Hoàng 
Minh Thái - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, 
Bộ VHTTDL đã phổ biến những nội 
dung, ý nghĩa việc thi hành Hiến pháp 
năm 2013, với 11 Chương, 120 Điều, 
trong đó tập trung vào những điểm 
mới tại Chương I - Chế độ chính trị, 
Chương II - Quyền con người, quyền 
và nghĩa vụ cơ bản của công dân, 
Chương V - Quốc hội, Chương IX - 
Chính quyền địa phương… 
Hiến pháp Nước CHXHCN Việt 
Nam đã được Quốc hội khoá XIII, kỳ 
họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013 
(có hiệu lực thi hành từ 01/01/2014) 
là sự bảo đảm về chính trị, tạo pháp 
lý vững chắc cho dân tộc, nhân dân và 
nhà nước vượt qua những thách thức 
khó khăn, vững bước tiến lên trong 
thời kỳ mới, là Hiến pháp vừa kế thừa 
giá trị to lớn của các bản Hiến pháp 
các năm 1946, 1959, 1980 và 1992, 
vừa thể chế hóa các quan điểm, 
phương hướng, nội dung phát triển đã 
được khẳng định trong Cương lĩnh 
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá 
độ lên CNXH (được bổ sung, phát 
triển năm 2011). 
Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao 
đổi về những điểm còn chưa rõ trong 
Hiến pháp và được báo cáo viên giải 
đáp một cách cụ thể, chi tiết. Có thể 
khẳng định, việc tổ chức triển khai thi 
hành Hiến pháp năm 2013 của Tổng 
cục Du lịch là hết sức quan trọng nhằm 
phổ biến, phát huy các giá trị của Hiến 
pháp, đặc biệt là những điểm mới, tiến 
bộ, qua đó góp phần nâng cao nhận 
thức của toàn thể cán bộ, công chức, 
viên chức và người lao động của Tổng 
cục vào công tác chuyên môn cũng 
như trong cuộc sống trên tinh thần 
thượng tôn pháp luật. 
ĐìnH Hiếu 
Ngày 13/11, Thủ tướng Chính phủ 
đã ban hành Quyết định số 2054/QĐ- 
TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể 
phát triển văn hóa, gia đình, thể dục 
thể thao và du lịch vùng Kinh tế trọng 
điểm miền Trung đến năm 2020, tầm 
nhìn đến năm 2030. Theo đó, 5 
tỉnh/thành: Thừa Thiên Huế, Đà 
Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và 
Bình Định sẽ phát triển văn hóa theo 
hướng toàn diện, tiên tiến, đậm đà bản 
sắc dân tộc; xây dựng gia đình văn 
hóa, hòa thuận, hạnh phúc; phát triển 
sâu rộng thể dục thể thao quần chúng, 
chú trọng vùng đồng bào dân tộc thiểu 
số; phát triển du lịch theo hướng 
chuyên nghiệp, hiện đại, hình thành 
những sản phẩm du lịch biển đảo và 
du lịch di sản có thương hiệu, sức 
cạnh tranh cao. Phát triển thành phố 
Đà Nẵng và thành phố Huế (Thừa 
Thiên Huế) trở thành trung tâm văn 
hóa, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học 
và đào tạo nhân lực văn hóa nghệ 
thuật và gia đình cho khu vực miền 
Trung và Tây Nguyên đáp ứng yêu 
cầu tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ 
thuật cấp quốc gia và quốc tế; thành 
phố Quy Nhơn (Bình Định) trở thành 
trung tâm văn hóa phía nam của 
Vùng, có sự liên kết chặt chẽ với khu 
vực Tây Nguyên; Đề cử Tổ chức Giáo 
dục, Khoa học và Văn hóa của Liên 
hợp quốc (UNESCO) công nhận 
Nghệ thuật Bài Chòi là di sản văn hóa 
phi vật thể đại diện của nhân loại vào 
năm 2015; phấn đấu đến năm 2020, có 
90% số hộ gia đình được công nhận 
danh hiệu gia đình văn hóa... Về du 
lịch, phát triển Vùng Kinh tế trọng 
điểm miền Trung trở thành trung tâm 
du lịch lớn của cả nước, có các sản 
phẩm đặc thù, có sức cạnh tranh cao; 
phấn đấu đến năm 2030, đón khoảng 
10 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 
phục vụ khoảng 15 triệu lượt khách du 
lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch 
đạt trên 80 nghìn tỷ đồng; tạo được 
140 nghìn việc làm trực tiếp. 
Bên cạnh đó, Vùng sẽ tập trung 
phát triển nhóm sản phẩm du lịch đặc 
thù như: du lịch di sản văn hóa và du 
lịch biển đảo, trong đó ưu tiên phát 
triển sản phẩm du lịch đô thị gắn với 
sự kiện, lễ hội, du lịch văn hóa lịch sử, 
du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng 
biển, du lịch sinh thái biển; Tập trung 
phát triển 6 khu du lịch quốc gia là: 
Lăng Cô - Cảnh Dương (Thừa Thiên 
Huế), Sơn Trà, Bà Nà (Đà Nẵng), Cù 
Lao Chàm (Quảng Nam), Mỹ Khê 
(Quảng Ngãi), Phương Mai (Bình 
Định); 05 điểm du lịch quốc gia là: 
Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), Ngũ 
Hành Sơn (Đà Nẵng), Mỹ Sơn 
(Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), 
Trường Lũy (Quảng Ngãi, Bình 
Định); 3 đô thị du lịch là: Huế, Đà 
Nẵng, Hội An; Phát triển các tuyến du 
lịch trọng điểm: “Con đường di sản 
ASEAN”, du lịch caravan theo hành 
lang Đông-Tây, du lịch sinh thái biển 
đảo, du lịch tìm hiểu văn hóa các dân 
tộc thiểu số.... 
H.PHượng 
Tổng cục Du lịch triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013
quản lý nhà nước 
Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế 
hoạch số 4081/KH-BVHTTDL ngày 
13/11/2014 tổ chức các hoạt động kỷ 
niệm 100 năm Ngày Sinh Tổng Bí thư 
Nguyễn Văn Linh (01/7/1915- 
01/7/2015) của Bộ VHTTDL. 
Nội dung các hoạt động gồm: 
Chương trình nghệ thuật đặc biệt diễn 
ra vào tối ngày 29/6/2015 tại Quảng 
trường tỉnh Hưng Yên; Lễ dâng hương 
tại Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn 
Văn Linh tại xã Giai Phạm, huyện Yên 
Mỹ, tỉnh Hưng Yên; Hội thảo khoa 
học, chủ đề “Đồng chí Nguyễn Văn 
Linh với cách mạng Việt Nam và quê 
hương Hưng Yên”; tổ chức các hoạt 
Hướng dẫn tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại các điểm 
Bưu điểm - Văn hóa xã 
Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng... (Tiếp theo trang 1) 
6 số 1102 l 20.11.2014 
động văn hóa, triển lãm tranh, ảnh về 
cuộc đời và sự nghiệp Tổng Bí thư 
Nguyễn Văn Linh… 
Theo Kế hoạch, toàn Ngành văn 
hóa, thể thao và du lịch chủ động triển 
khai các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, 
triển lãm, cổ động tuyên truyền, thể 
thao thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm 
nhằm tuyên truyền giáo dục các tầng 
lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về 
truyền thống yêu nước, lòng tự tôn, tự 
hào dân tộc. 
Quá trình triển khai, các đơn vị phải 
bám sát đề cương, hướng dẫn tuyên 
truyền của Ban Tổ chức cấp quốc gia 
và cơ quan có thẩm quyền; đảm nhiệm 
tốt nhiệm vụ thường trực Ban Tổ chức 
cấp quốc gia, bộ phận giúp việc Ban Tổ 
chức cấp quốc gia; có sự phối hợp chặt 
chẽ với các Ban, Bộ, ngành và các 
tỉnh/thành có liên quan trong chỉ đạo, 
tổ chức các hoạt động kỷ niệm, đặc biệt 
trong Lễ kỷ niệm sáng ngày 30/6/2015; 
chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ do 
Trưởng Ban Tổ chức cấp quốc gia phân 
công tại Quyết định số 1862/QĐ-TTg 
của Thủ tướng Chính phủ ngày 
21/10/2014 phê duyệt Kế hoạch tổ 
chức các hoạt động kỷ niệm 100 năm 
Ngày Sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn 
Linh (01/7/1915-01/7/2015). 
H.Quân 
Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 100 năm 
Ngày Sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh 
Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 
3774/QĐ-BVHTTDL ngày 12/11/2014 
phê duyệt Kế hoạch biên soạn tài liệu 
Hướng dẫn tổ chức hoạt động phục vụ 
sách, báo tại các Điểm Bưu điện - Văn 
hóa xã. Theo đó, tài liệu hướng dẫn tổ 
chức hoạt động phục vụ sách, báo tại 
các Điểm Bưu điện - Văn hóa xã được 
dùng để làm tài liệu cho cán bộ thư 
viện tỉnh/thành tập huấn, hướng dẫn 
nhân viên Điểm Bưu điện - Văn hóa 
xã; đồng thời là cẩm nang cho nhân 
viên Điểm Bưu điện - Văn hóa xã 
trong việc tổ chức, hoạt động phục vụ 
sách báo tại Điểm Bưu điện - Văn hóa 
xã. Vụ Thư viện (Bộ VHTTDL) chủ 
trì, phối hợp với Tổng công ty Bưu 
điện Việt Nam (Bộ Thông tin và 
Truyền thông) thực hiện biên soạn. 
Đối tượng cung cấp tài liệu: Thư viện 
công cộng 63 thư viện tỉnh/thành; 652 
thư viện huyện/thị và các Điểm Bưu 
điện - Văn hóa xã nằm trong phạm vị 
triển khai Chương trình phối hợp 
công tác số 430/CTr-BVHTTDL-BTTTT 
ngày 04/02/2013 giữa Bộ 
VHTTDLvà Bộ Thông tin và Truyền 
thông trong việc tăng cường tổ chức 
hoạt động phục vụ sách, báo tại các 
Điểm Bưu điện - Văn hóa xã giai 
đoạn 2013-2020. 
Nhiệm vụ chính: Biên soạn tài liệu 
Hướng dẫn tổ chức hoạt động phục vụ 
sách, báo tại các Điểm Bưu điện - Văn 
hóa xã; số lượng trang: 50 trang; khổ 
14,5cm x 19,5cm; Số lượng in: 5000 
bản; Phát hành cho các đối tượng quy 
định tại mục 4 của Kế hoạch này. 
Tháng 10/2014: Phê duyệt Kế hoạch; 
thống nhất đề cương chi tiết tài liệu; 
hoàn thành dự thảo lần 1; Tháng 
01/2015: Hiệu đính bản thảo, thẩm 
định, nghiệm thu tài liệu; Tháng 02- 
03/2015: In ấn, phát hành. Bộ 
VHTTDL có trách nhiệm biên soạn, in 
ấn; Tổng công ty Bưu điện Việt Nam 
phát hành đến các đối tượng theo quy 
định; Sở VHTTDL tổ chức tập huấn 
cho nhân viên Điểm Bưu điện - Văn 
hóa xã. 
H.PHượng 
Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn 
quốc lần thứ 3 giới thiệu 459 tác 
phẩm, bộ tác phẩm của 222 tác giả từ 
13 tỉnh/thành gửi tham dự. Hội đồng 
Nghệ thuật đã chọn 189 tác phẩm, bộ 
tác phẩm để trưng bày; trong đó, có 27 
tác phẩm được trao giải thưởng gồm: 
02 giải Nhất, 03 giải Nhì, 04 giải Ba 
và 18 giải Khuyến khích. Triển lãm là 
dịp để công chúng, các nhà sản xuất, 
doanh nghiệp, những người yêu thích 
và quan tâm đến lĩnh vực mỹ thuật 
ứng dụng có thể chiêm ngưỡng các tác 
phẩm chọn lọc, có giá trị thẩm mỹ, có 
tính sáng tạo và khả năng ứng dụng 
trong đời sống cũng như trong sản 
xuất, thân thiện với môi trường. 
H.L
quản lý nhà nước 
Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia - 
Mộc Châu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 
số 1102 l 20.11.2014 7 
Thủ tướng Chính phủ vừa phê 
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển 
Khu du lịch quốc gia - Mộc Châu, tỉnh 
Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến 
năm 2030 với tổng diện tích tự nhiên 
là 206.150ha nằm trên địa bàn 2 huyện 
Mộc Châu và Vân Hồ, tỉnh Sơn La. 
Khu Du lịch quốc gia (DLQG) Mộc 
Châu được quy hoạch trở thành khu 
vực động lực phát triển du lịch của tỉnh 
Sơn La và của vùng du lịch Trung du 
miền núi Bắc Bộ với hệ thống sản 
phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có 
thương hiệu và sức cạnh tranh cao gắn 
với cảnh quan tự nhiên và bản sắc văn 
hóa các dân tộc. 
Mục tiêu đến năm 2020, Khu du 
lịch đón trên 1,2 triệu lượt khách, đến 
năm 2030 đón khoảng 3 triệu lượt 
khách, trong đó khách quốc tế đạt 
khoảng 50 nghìn lượt; phấn đấu tổng 
thu từ khách du lịch đạt khoảng 1.500 
Để phục vụ cho Hội nghị Tổng 
kết công tác Văn hóa, Thế thao và 
Du lịch năm 2014, triển khai Kế 
hoạch công tác năm 2015; Bộ 
VHTTDL đã có văn bản số 
4041/BVHTTDL-TV gửi Sở 
VHTTDL các tỉnh/thành hướng dẫn 
tổng kết công tác thư viện và thi đua 
khen thưởng năm 2014. 
Theo đó, văn bản hướng dẫn Báo 
cáo Tổng kết công tác thư viện năm 
2014: Phạm vi, nội dung báo cáo: 
Báo cáo toàn diện công tác thư viện 
của tỉnh/thành bao gồm: công tác 
quản lý nhà nước và hoạt động thư 
viện trên địa bàn (gồm hoạt động 
của thư viện cấp tỉnh, các thư viện 
cấp huyện, cấp xã và cơ sở...). Báo 
cáo gồm: Báo cáo thành văn và báo 
tỷ đồng vào năm 2020 và khoảng 6.000 
tỷ đồng vào năm 2030. 
Về định hướng, Khu DLQG Mộc 
Châu sẽ ưu tiên phát triển thị trường 
khách du lịch mục tiêu từ các tỉnh vùng 
Đồng bằng sông Hồng và vùng Trung 
du miền núi Bắc bộ; tập trung phát 
triển và củng cố thị phần khách từ các 
thị trường mục tiêu truyền thống: Tây 
Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, Đông Nam 
Á... 
Phát triển các sản phẩm du lịch hấp 
dẫn, có sức cạnh tranh cao; chú trọng 
nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch 
vụ lữ hành, lưu trú, ăn uống, vui chơi 
giải trí; tập trung phát triển các sản 
phẩm chính: Du lịch nghỉ dưỡng và 
điều dưỡng chữa bệnh; du lịch sinh thái 
gắn với nông nghiệp; du lịch tham 
quan di tích lịch sử văn hóa, danh 
thắng; đặc biệt chú trọng hình thức du 
lịch nghỉ tại nhà dân (homestay)... 
cáo số liệu. 
Về công tác thi đua, khen thưởng 
trong lĩnh vực thư viện năm 2014: 
Hình thức, đối tượng khen thưởng: 
Cờ thi đua xuất sắc của Bộ: 03 cờ 
cho thư viện cấp tỉnh của 03 khu vực 
(Miền Bắc: Khu vực miền núi phía 
Bắc và đồng bằng sông Hồng; Miền 
Trung: Khu vực Bắc miền Trung và 
Nam Trung bộ-Tây Nguyên; Miền 
Nam: Khu vực miền Đông và cực 
Nam Trung bộ và Đồng bằng sông 
Cửu Long); Bằng khen của Bộ 
trưởng: 12 Bằng khen cho tập thể và 
12 Bằng khen cho cá nhân đạt thành 
tích xuất sắc trong công tác năm 
2014; đối với cá nhân: ưu tiên Giám 
đốc/Phó Giám đốc các thư viện 
tỉnh/thành nghỉ hưu theo chế độ 
trong năm 2014 (có thời gian làm 
việc ít nhất 2/3 của năm) hoặc 2015. 
Hồ sơ đề nghị khen thưởng gồm: 
Tờ trình của Sở VHTTDL gửi Hội 
đồng Thi đua, Khen thưởng của Bộ 
VHTTDL; Biên bản họp xét của Hội 
đồng Thi đua, Khen thưởng của Sở 
VHTTDL; Bản thành tích của tập 
thể, cá nhân có xác nhận của Sở 
VHTTDL; Hội đồng Thi đua, Khen 
thưởng của Bộ VHTTDL chỉ xét 
tặng danh hiệu thi đua khen thưởng 
cho tập thể, cá nhân có đầy đủ hồ sơ 
như hướng dẫn và gửi hồ sơ theo 
đúng thời gian quy định. Báo cáo 
Tổng kết công tác thư viện và hồ sơ 
đề nghị khen thưởng năm 2014 gửi 
về Vụ Thư viện, Bộ VHTTDL. Báo 
cáo tổng kết gửi truớc ngày 
05/12/2014; Hồ sơ thi đua khen 
thưởng gửi trước ngày 30/12/2014. 
Đ.AnH 
Hướng dẫn tổng kết công tác thư viện 
và thi đua khen thưởng năm 2014 
Trong thời gian tới, Khu DLQG 
Mộc Châu sẽ hình thành 3 trung tâm du 
lịch trọng điểm gồm: Trung tâm nghỉ 
dưỡng Mộc Châu, trung tâm du lịch 
sinh thái Mộc Châu và trung tâm vui 
chơi giải trí Mộc Châu; thu hút đầu tư 
phát triển các khu, điểm du lịch quan 
trọng như: khu du lịch rừng thông Bản 
Áng; khu du lịch thác Dải Yếm; trung 
tâm thương mại cửa khẩu Lóng Sập; 
khu du lịch Ngũ động Bản Ôn; khu du 
lịch sinh thái rừng Pó Cốp; khu du lịch 
sinh thái rừng đặc dụng Xuân Nha; 
hình thành tuyến du lịch liên quốc gia 
Mộc Châu - Lào qua cửa khẩu Lóng 
Sập và kết nối mở rộng sang các nước 
ASEAN như: Thái Lan, Myanmar… 
phát triển các tuyến du lịch nội vùng từ 
Thị trấn Mộc Châu tới các điểm tham 
quan, điểm di tích văn hóa - lịch sử 
trong Khu DLQG Mộc Châu... 
H.PHượng
quản lý nhà nước 
Liên hoan Đội tuyên truyền văn hóa tuyến biên giới, biển đảo 
khu vực Nam bộ lần thứ IX 
Với chủ đề “Đồng bào Khmer 
Nam bộ - Đoàn kết, xây dựng và bảo 
vệ Tổ quốc Việt Nam”, Ngày hội Văn 
hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào 
Khmer Nam bộ lần 6 diễn ra trong 3 
ngày từ 27-29/11/2014 tại tỉnh Hậu 
Giang với nhiều chương trình hoạt 
động hấp dẫn như lễ hội dân gian; 
liên hoan nghệ thuật quần chúng; thi 
đấu thể thao và trò chơi dân gian; 
giới thiệu văn hóa ẩm thực; tọa đàm 
về tiềm năng du lịch… Đây là một sự 
kiện văn hóa quy mô lớn với sự tham 
gia của 12 tỉnh/thành khu vực phía 
Nam gồm Hậu Giang, An Giang, Bạc 
Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc 
Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, TP. Cần 
8 số 1102 l 20.11.2014 
Thơ, Bình Phước, Tây Ninh và TP. 
Hồ Chí Minh. Tham dự Ngày hội còn 
có sự tham gia của 10 đơn vị thuộc 
Bộ VHTTDL. 
Ngày hội nhằm tôn vinh, giữ gìn 
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 
Khmer Nam bộ, góp phần chăm lo 
đời sống tinh thần người dân cũng 
như giới thiệu, quảng bá giá trị văn 
hóa truyền thống dân tộc Khmer Nam 
bộ tới bạn bè trong nước và quốc tế. 
Theo Ban Tổ chức, các hoạt động 
của Ngày hội phản ánh về sự kết hợp 
hài hòa giữa các giá trị văn hóa 
truyền thống tiêu biểu với việc nâng 
cao chất lượng phong trào toàn dân 
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; 
đẩy mạnh phong trào xây dựng nông 
thôn mới, xây dựng và phát triển sản 
phẩm du lịch Đồng bằng sông Cửu 
Long nói chung và Hậu Giang nói 
riêng, góp phần phát triển bền vững 
kinh tế-xã hội trong vùng. Thông qua 
Ngày hội, Ban Tổ chức mong muốn 
quảng bá, giới thiệu đến du khách 
trong và ngoài nước về truyền thống 
văn hóa lịch sử phong phú và đa dạng 
của người dân Hậu Giang hiền hòa 
mến khách, qua đó góp phần thúc đẩy 
phát triển du lịch địa phương, góp 
phần phát triển bền vững kinh tế-xã 
hội của tỉnh Hậu Giang và vùng 
Đồng bằng sông Cửu Long. 
t.LâM 
Tối 14/11, tại TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- 
Vũng Tàu, Bộ VHTTDL, Bộ Tư lệnh Bộ 
đội Biên phòng và UBND tỉnh Bà Rịa- 
Vũng Tàu phối hợp tổ chức Khai mạc 
Liên hoan Đội tuyên truyền văn hóa tuyến 
biên giới, biển đảo khu vực Nam bộ lần 
thứ IX. Đông đảo người dân trên địa bàn 
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đến xem cho 
thấy những tình cảm thực sự của người 
dân với những người lính biên phòng Việt 
Nam. Liên hoan Đội tuyên truyền văn hóa 
tuyến biên giới, biển đảo khu vực Nam 
Bộ lần thứ IX diễn ra từ 14 đến 17/11. 
Liên hoan lần này có 16 đội thuộc Bộ đội 
Biên phòng các tỉnh/thành hu vực phía 
Nam tham gia với hơn 300 diễn viên và 
nhiều tiết mục được dàn dựng công phu, 
ý nghĩa. 
Với chủ đề “Biên giới và biển đảo 
Việt Nam”, Liên hoan sân khấu lần này 
truyền đạt tới người xem những nội dung 
tuyên truyền gồm các chủ trương đường 
lối của Đảng, chính sách pháp luật của 
Nhà nước mà trọng tâm là các vấn đề liên 
quan đến những vấn đề cơ bản của các 
văn bản pháp lý về biên giới, biển, đảo. 
Thông qua đó, ca ngợi phẩm chất truyền 
thống, bản chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ 
Hồ”; khẳng định ý chí quyết tâm của toàn 
Đảng, toàn quân, toàn dân trong bảo vệ 
chủ quyền biên giới, biển, đảo của Tổ 
quốc, xây dựng biên cương giàu mạnh, 
biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng 
phát triển. Đồng thời, đây cũng là dịp 
chúng ta cùng nhìn nhận, đánh giá lại 
phương thức phối hợp hoạt động của các 
Đội tuyên truyền văn hóa trong thực hiện 
mục tiêu chương trình phối hợp “Đẩy 
mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả 
hoạt động văn hóa thông tin trên các 
tuyến biên giới bờ biển, hải đảo” giữa Bộ 
VHTTDL và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên 
phòng Việt Nam. Ngoài ra, Liên hoan 
cũng là dịp để các Đội tuyên truyền văn 
hóa giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lẫn 
nhau, từ cơ sở đó sẽ đề ra chủ trương, biện 
pháp nâng cao chất lượng hoạt động của 
các Đội tuyên truyền văn hóa nói riêng và 
của Chương trình phối hợp nói chung. 
Sau nghi thức khai mạc, Đội tuyên 
truyền văn hóa tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 
đã trình diễn các tiết mục dự thi trong 
khuôn khổ Liên hoan lần này như Tốp 
ca múa Lung linh đảo ngọc, Liên khúc 
Tự tình Bà Rịa-Vũng Tàu, Tốp múa nữ 
Biển thức, Liên khúc Trường Sa, Tiểu 
phẩm Bình yên sóng biển, Tốp ca nam 
Người thầy giáo mang quân hàm xanh, 
Ca múa Vươn ra biển lớn. 
Hơn 20 năm qua, chương trình phối 
hợp giữa ngành Văn hóa và Lực lượng Bộ 
đội Biên phòng đã góp phần quan trọng 
thực hiện thắng lợi những nội dung của 
Chương trình mục tiêu quốc gia đưa văn 
hóa thông tin về cơ sở, đưa đường lối 
chính sách của Đảng, Nhà nước và các giá 
trị văn hóa nghệ thuật tích cực, lành mạnh 
đến với đồng bào các dân tộc vùng sâu, 
vùng xa ở khu vực biên giới, hải đảo của 
đất nước. Qua đó, tăng cường mối liên hệ 
mật thiết giữa Đảng và Nhà nước với quần 
chúng nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết 
dân tộc, đoàn kết quân dân, góp phần tích 
cực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tăng 
cường sức mạnh quốc phòng an ninh, bảo 
tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa 
truyền thống tốt đẹp, đấu tranh chống tác 
động của các tư tưởng phản động, lạc hậu, 
xây dựng khu vực biên giới, biển đảo 
vững mạnh toàn diện. 
MinH HạnH 
Sẵn sàng cho Ngày hội VHTTDL đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ 6
quản lý nhà nước 
Chuẩn bị cho Chương trình du lịch “Qua những miền di sản 
Việt Bắc” lần thứ VI 
Tờ trình về việc ban hành Quyết định... (Tiếp theo trang 1) 
số 1102 l 20.11.2014 9 
Chương trình du lịch “Qua những 
miền di sản Việt Bắc” lần thứ VI diễn 
ra tại thành phố Thái Nguyên từ 18 
đến 20/11/2014. Đây là hoạt động 
quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch, 
thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp 
tham gia liên kết đầu tư phát triển du 
lịch lớn nhất trong năm của 6 tỉnh 
vùng Việt Bắc gồm: Thái Nguyên, 
Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên 
Quang, Hà Giang. 
Theo Ban Tổ chức, Chương trình 
du lịch “Qua những miền di sản Việt 
Bắc” lần thứ IV gồm 8 hoạt động 
chính, nổi bật là các hoạt động: Triển 
lãm ảnh “Di sản văn hóa Việt Bắc - 
Điểm hẹn du lịch”; Hội thảo khoa học 
bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa 
gắn với phát triển du lịch vùng Việt 
Bắc; Hội chợ triển lãm du lịch, văn 
hóa ẩm thực và thương mại Thái 
Nguyên 2014... Ngoài ra, tại khu vực 
trung tâm thành phố Thái Nguyên 
trong những ngày diễn ra Chương 
trình còn có biểu diễn nghệ thuật, thi 
đấu các môn thể thao dân tộc: đẩy gậy, 
bắn nỏ, tung còn, kéo co... Điểm nhấn 
của Chương trình là Lễ khai mạc và 
chương trình nghệ thuật với chủ đề 
“Việt Bắc - Qua những miền di sản” 
với sự tham gia của hơn 400 diễn viên 
các đoàn nghệ thuật trong vùng, Nhà 
hát Ca Múa Nhạc dân gian Việt Bắc 
và các nghệ sĩ nổi tiếng trong nước 
được dàn dựng công phu, hoành tráng, 
giới thiệu những điểm du lịch đặc 
trưng của các tỉnh vùng Việt Bắc bằng 
các tiết mục ca múa nhạc mang đậm 
âm hưởng của đồng bào các dân tộc 
miền núi phía Bắc. 
Hiện tỉnh Thái Nguyên đã cơ bản 
hoàn thành công tác chuẩn bị cho lễ 
khai mạc cũng như các hoạt động 
trong những ngày diễn ra chương 
trình. Ngay trước ngày khai mạc 
chương trình, đại diện Tổng cục Du 
lịch, Sở VHTTDL 6 tỉnh Việt Bắc và 
các tỉnh/thành lân cận: Hà Nội, Vĩnh 
Phúc, Bắc Giang đã hoàn thiện 
chương trình liên kết khảo sát thực 
nghiệm tuyến du lịch lịch sử cách 
mạng gắn với du lịch sinh thái vùng 
chiến khu Việt Bắc. Bên cạnh đó, Sở 
VHTTDL Thái Nguyên cũng tiến 
hành tập huấn nghiệp vụ du lịch cho 
hơn 200 học viên, hỗ trợ các doanh 
nghiệp du lịch trên địa bàn cải tạo, 
nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất 
lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch, 
chuẩn bị hơn 1.000 phòng nghỉ chất 
lượng cao tại 35 khách sạn, cơ sở lưu 
trú trên địa bàn phục vụ các đoàn, các 
doanh nghiệp lữ hành tham gia 
chương trình. Các doanh nghiệp du 
lịch trên địa bàn cũng chuẩn bị đầy đủ 
phương tiện, hướng dẫn viên, cơ sở 
vật chất phục vụ các tour du lịch tham 
quan thành phố Thái Nguyên và các 
điểm du lịch nổi tiếng trên địa bàn 
như: ATK Định Hóa, Hồ Núi Cốc, khu 
di chỉ khảo cổ học Thần Sa... 
t.nguyện 
Theo đó, việc tổ chức kỷ niệm 40 
năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống 
nhất đất nước nhằm biểu dương lực 
lượng, phản ánh những thành tựu to lớn 
của đất nước và thành phố Hồ Chí Minh; 
tạo động lực khích lệ lòng tự hào trong 
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục 
thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới 
đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; 
chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến 
tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII 
của Đảng; khẳng định vị trí, tầm vóc vĩ 
đại, giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng 
Giải phóng miền Nam, thống nhất đất 
nước trong lịch sử đấu tranh dựng nước, 
giữ nước của dân tộc; thể hiện lòng biết 
ơn sâu sắc các thế hệ đã hy sinh xương 
máu vì độc lập, thống nhất của Tổ quốc; 
phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết các 
dân tộc Việt Nam vì sự nghiệp xây dựng 
và bảo vệ Tổ quốc. 
Theo Tờ trình, chương trình mít 
tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 
năm Ngày Giải phóng miền Nam, 
thống nhất đất nước (30/4/1975- 
30/4/2015) sẽ bao gồm các hoạt động: 
Lễ dâng hương tổ chức buổi sáng, từ 
6h15, ngày 30/4/2015 tại Bảo tàng Hồ 
Chí Minh, chi nhánh thành phố Hồ Chí 
Minh (Di tích Bến Nhà Rồng) do TP. 
Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp Văn 
phòng Trung ương Đảng thực hiện; Mít 
tinh, diễu binh, diễu hành buổi sáng, từ 
7 giờ, ngày 30/4/2015 tại trục đường Lê 
Duẩn, phía trước Hội trường Thống 
Nhất, TP. Hồ Chí Minh. 
Dự thảo Tờ trình cũng phân công 
công việc cho các đơn vị liên quan, trong 
đó, Bộ VHTTDL là cơ quan thường trực 
nắm tình hình; tham mưu, đề xuất 
Trưởng Ban Tổ chức cấp quốc gia điều 
hành giải quyết các công việc trong quá 
trình chuẩn bị và triển khai tổ chức Mít 
tinh, diễu binh, diễu hành theo phân 
công và có các nhiệm vụ: xây dựng 
kịch bản và thực hiện điều hành 
Chương trình Mít tinh; tham gia Tiểu 
ban Diễu binh, diễu hành, góp ý trang 
trí, ma-két, kịch bản âm nhạc tại Mít 
tinh, diễu binh, diễu hành, góp ý nội 
dung thuyết minh Chương trình Mít 
tinh, diễu binh, diễu hành, góp ý kịch 
bản diễu hành nghệ thuật. 
H.Quân
Sự kiện vấn đề 
Dự án “Chương trình phát triển 
năng lực du lịch có trách nhiệm với 
môi trường và xã hội (EU)” cho ngành 
Du lịch Việt Nam được sự hỗ trợ 
mạnh mẽ của Liên minh Châu Âu từ 
năm 2011 đến nay đã thu được những 
kết quả đáng khích lệ, góp phần nâng 
cao nhận thức môi trường, văn hóa, 
giảm thiểu các tác động tiêu cực từ 
phát triển du lịch, tối đa hóa thu nhập 
cho người lao động tại Việt Nam. Tuy 
nhiên, vẫn còn nhiều những thách 
thức, khó khăn mà ngành Du lịch Việt 
Nam cần phải vượt qua và cần có 
những kế hoạch cụ thể để hướng tới 
Việt Nam trở thành quốc gia có ngành 
du lịch phát triển vào năm 2030. Đây 
là vấn đề được đặt ra tại “Hội nghị về 
Sự bền vững của Phát triển Du lịch có 
trách nhiệm ở Việt Nam” diễn ra ngày 
13/11, do Liên minh Châu Âu phối 
hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức. 
Giám đốc dự án EU - Vũ Quốc Trí, 
cho biết: Du lịch có trách nhiệm chính 
là cốt lõi để phát triển ngành Du lịch 
một cách bền vững. Phát triển du lịch 
có những tác động tích cực đối với đời 
sống, kinh tế văn hóa xã hội như tạo 
việc làm, tăng thu nhập, thương mại 
hóa về văn hóa môi trường nhưng mặt 
10 số 1102 l 20.11.2014 
khác lại có những tiêu cực là gây ảnh 
hưởng đến môi trường, giá trị văn hóa 
truyền thống. Vì vậy, du lịch có trách 
nhiệm sẽ mang đến một hướng đi cho 
tất cả các thành tố liên quan đến hoạt 
động du lịch nhằm giảm thiểu các tác 
động tiêu cực và tăng cường các tác 
động tích cực mà du lịch đem lại. 
Theo ông Vũ Quốc Trí, nhà nước 
cần sớm có khung chính sách du lịch 
có trách nhiệm được ban hành cấp 
quốc gia để làm thước đo đánh giá cho 
các đơn vị hoạt động liên quan du lịch. 
Đồng thời, cần có những bước đột phá 
trong hệ thống quản lý nhà nước như 
về mặt quản lý tài nguyên thiên nhiên; 
nâng cao khả năng lãnh đạo; triển khai 
các hoạt động trong lĩnh vực du lịch… 
để duy trì bền vững sự phát triển của 
ngành Du lịch. 
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du 
lịch - Hà Văn Siêu khẳng định, mặc 
dù dự án EU đã đạt được những kết 
quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều 
thách thức. Phát triển du lịch có trách 
nhiệm cần được tất cả các đối tác liên 
quan cam kết thực hiện và sự tham gia 
rộng rãi của các thành phần xã hội, 
nhằm tạo ra hình ảnh mới cho du lịch 
Việt Nam, giúp du lịch Việt nâng cao 
được năng lực cạnh tranh trong khu 
vực và trên thế giới. Vì vậy, cần gắn 
kết với các đối tác liên quan đến hoạt 
động du lịch với nhau để cùng hành 
động có trách nhiệm vì sự phát triển 
bền vững. 
Tại Hội nghị, các đại biểu thống 
nhất việc tích hợp du lịch có trách 
nhiệm vào việc xây dựng quy hoạch, 
quản lý hoạt động du lịch tại Việt Nam 
sẽ hướng dẫn cho sự phát triển của 
lĩnh vực năng động này và xác định 
Việt Nam là một điểm đến có chất 
lượng cao, có sức cạnh tranh và bền 
vững, đóng góp cho sự phát triển kinh 
tế-xã hội của đất nước. 
Hội nghị cũng đua ra Tuyên bố 
chung về du lịch có trách nhiệm bền 
vững tại Việt Nam, trong đó nhấn 
mạnh đến 6 trụ cột trong khu chính 
sách du lịch có trách nhiệm gồm: công 
tác quản lý nhà nước; thúc đẩy năng 
lực cạnh tranh kinh doanh và các thị 
trường bền vững; sử dụng du lịch để 
phát triển kinh tế-xã hội; xây dựng 
nhận thức về du lịch bền vững; phát 
triển đội ngũ lao động và bảo vệ, phát 
huy các di sản văn hóa tự nhiên một 
cách cẩn trọng. 
H.yến 
Phát triển du lịch bền vững gắn với trách nhiệm xã hội 
Thông tin từ Liên đoàn Cờ Việt 
Nam ngày 12/11 cho biết: Đoàn Cờ 
tướng Việt Nam tham dự Giải Cờ 
tướng quốc tế Nam Ninh Open (Trung 
Quốc) đã đạt thành tích cao khi 5 trong 
số 9 kỳ thủ tham dự được giải thưởng. 
Trong đó, kỳ thủ Vũ Tuấn Nghĩa (Bình 
Phước) đã giành chức Vô địch. Ngay 
sau lễ khai mạc, Ban Tổ chức giải đã 
mời Đại sứ nổi tiếng trong làng cờ 
Trung Quốc là Triệu Quốc Vinh đấu 
giao lưu hàng loạt với 6 kỳ thủ ở bảng 
quốc tế. Đoàn Việt Nam có 3 kỳ thủ 
được chọn tham gia giao lưu là Tôn 
Thất Nhật Tân, Trần Quyết Thắng và 
Vũ Tuấn Nghĩa. Kết quả các kỳ thủ 
Việt Nam đều giành phần thắng. 
Vũ Tuấn Nghĩa, người vừa giành 
ngôi Vô địch Giải Cờ tướng quốc tế lần 
này sinh năm 1973, tên tuổi anh còn ít 
được biết đến trong làng cờ Việt Nam. 
Anh thường đạt thành tích cao ở các lễ 
hội cờ truyền thống đầu xuân khu vực 
miền Bắc. Cách đây 3 năm, kỳ thủ Vũ 
Tuấn Nghĩa đầu quân và chơi chuyên 
nghiệp cho đội tuyển Cờ tướng Bình 
Phước, từ đó trình độ chơi cờ của anh 
đã có nhiều tiến bộ. 
Ngoài Vũ Tuấn Nghĩa, các kỳ thủ 
khác của Việt Nam giành được giải 
thưởng gồm: Tôn Thất Nhật Tân xếp 
hạng 4; Nguyễn Trần Đỗ Ninh xếp tiếp 
sau; Lại Tuấn Anh xếp hạng 6; kỳ thủ 
trẻ Phí Mạnh Cường xếp hạng 7. 
Giải Nam Ninh Open 2014 có quy 
mô khá lớn, mang tầm quốc tế. Giải 
không chỉ có mỗi bộ môn cờ tướng mà 
còn có thêm cả cờ vây và bài Bridge 
cùng tranh tài. Ở môn cờ vây, Việt 
Nam có 2 kỳ thủ thuộc đội Hà Nội là 
Phạm Minh Quang (nam) và Lê Kiều 
Khánh Linh (nữ) đăng ký tham dự và 
Phạm Minh Quang đã xuất sắc giành 
ngôi á quân. 
nAM AnH 
Việt Nam giành thành tích cao tại Giải Cờ tướng quốc tế
Sự kiện vấn đề 
số 1102 l 20.11.2014 11 
Từ ngày 22/11-05/12, tại Hà Nội và 
TP. Hồ Chí Minh, Phái đoàn Liên minh 
Châu Âu tại Việt Nam cùng 7 thành viên 
đại sứ quán thuộc Liên minh Châu Âu và 
các trung tâm văn hóa Châu Âu sẽ giới 
thiệu tới công chúng yêu nhạc Việt Nam 
Liên hoan Âm nhạc Châu Âu lần thứ 13. 
Liên hoan Âm nhạc Châu Âu mang 
tới phác họa về sự đa dạng và giàu bản 
sắc của văn hóa Châu Âu tới công chúng 
Liên hoan Guitar cổ điển quốc tế 
(Saigon International Guitar Festival 
2014) đã diễn ra tại Nhạc viện TP. Hồ Chí 
Minh từ 13 đến 16/11, là nơi các nghệ sĩ 
guitar đến từ nhiều quốc gia trên thế giới 
Hoa Kỳ, Ý, Malaysia, Iceland, 
Philippines gặp gỡ, giao lưu âm nhạc, đặc 
biệt là nhạc guitar giữa các nền văn hóa 
khác nhau. 
Sau đêm khai mạc diễn ra trong 
không gian ấm cúng với chủ đề “Sáu 
thế kỷ âm nhạc guitar” do nghệ sĩ 
Harris Becker - Trưởng khoa guitar Đại 
học Long Island (New York) và nghệ 
sĩ Paul Cesarczyk - Trưởng khoa 
Guitar Đại học âm nhạc Mahidol (Thái 
Việt Nam, góp phần quảng bá, trao đổi 
văn hóa giữa Việt Nam và Liên minh 
Châu Âu. 
Liên hoan Âm nhạc Châu Âu 2014 
sẽ giới thiệu các nghệ sĩ và ca sĩ tài năng, 
nổi tiếng tới từ Áo, Wallonia-Brussels 
(Bỉ), Pháp, Đức, Luxembourg, Ba Lan, 
Thụy Điển và một ban nhạc khách mời 
từ Việt Nam. Với chuỗi 16 buổi hòa nhạc 
đầy lôi cuốn diễn ra ở cả Hà Nội và TP. 
Lan) biểu diễn, Liên hoan còn diễn ra 
chuỗi các buổi hòa nhạc guitar đặc sắc. 
Đây được xem là điểm nhấn trong 
chuỗi các hoạt động của Liên hoan 
nhạc Guitar cổ điển quốc tế năm nay. 
Khán giả có dịp được tìm hiểu và 
thưởng thức quá trình thời kỳ âm nhạc 
khác nhau từ thời kỳ Phục hưng, tiền 
cổ điển, cổ điển cho đến thời kỳ âm 
nhạc lãng mạn, hiện đại và đương đại. 
Cũng trong ngày hội, nhiều tài năng 
âm nhạc guitar trẻ của thế giới cũng 
được giới thiệu với khán giản yêu âm 
nhạc thành phố như Salvatore Foderan 
(Ý), Ögmundur Þór Jóhannesson 
(Iceland) và Simon Cheong (Malaysia). 
Các tài năng âm nhạc trẻ này cũng sẽ 
biểu diễn những tiết mục hòa nhạc như: 
Lãng mạn với đàn guitar; Âm nhạc 
guitar Thế kỷ XX và Đương đại. 
Bên cạnh đó, các buổi thuyết trình 
chuyên đề về đàn guitar với các chủ đề đa 
dạng, đặc trưng cũng được diễn ra như: 
Guitar những vấn đề cơ bản; Agustine 
Barrios - Cuộc đời và tác phẩm; Lịch sử 
đàn guitar… Đặc biệt, khán giả có thể 
thưởng thức trực tiếp âm thanh của những 
cây đàn danh tiếng mà 6 nghệ sĩ guitar 
khách mời đã biểu diễn tại nhiều nơi trên 
thế giới, thông qua buổi tọa đàm “Đàn 
guitar thế giới - Giới thiệu nhạc cụ của các 
nghệ sĩ”. L.KHánH 
Liên hoan Guitar cổ điển quốc tế 
Hồ Chí Minh, Liên hoan mang đến trải 
nghiệm thú vị cho người xem với những 
thể loại âm nhạc khác nhau, bao gồm 
jazz, cổ điển, đương đại và âm nhạc 
truyền thống của Việt Nam. 
Liên hoan sẽ được khởi động ở Hà 
Nội và TP. Hồ Chí Minh vào ngày 22, 
24/11 và kết thúc vào ngày 05/12, tại 
Nhà hát Tuổi Trẻ (Hà Nội) và Nhạc 
viện TP. Hồ Chí Minh. n.tHAnH 
Tỉnh Nghệ An đang triển khai 
nhiều mô hình xúc tiến du lịch với 
mục đích giới thiệu tiềm năng, thu 
hút du khách đến địa phương. 
Ngành du lịch tỉnh hoàn thành 
việc công bố biểu trưng của du lịch 
Nghệ An; khởi động chương trình 
liên kết phát triển sản phẩm du lịch 
gắn với điểm đến 3 tỉnh Nghệ An, 
Hà Tĩnh, Thanh Hóa do Dự án EU 
tài trợ; phối hợp tổ chức hội nghị 
giới thiệu đường bay Vinh - Viêng 
Chăn (Lào) gắn với xúc tiến du lịch 
tại Lào… 
Liên quan đến hoạt động du lịch, 
tại Nghệ An, đến nay đã có 5 tuyến 
bay nội địa xuất phát từ thành phố 
Vinh và một tuyến bay quốc tế Vinh 
- Viêng Chăn (Lào), bình quân 15 
chuyến/ngày. Một số dự án về du 
lịch như quần thể du lịch sinh thái, 
thể thao, vui chơi giải trí Song Ngư 
- Lan Châu, dự án khai thác tuyến du 
lịch sinh thái Phà Lài - Sông Giăng 
đã được tiến hành khảo sát, lập quy 
hoạch chi tiết, đầu tư xây dựng. 
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả 
hoạt động du lịch, các doanh nghiệp 
hoạt động dịch vụ du lịch trên địa 
bàn tỉnh đang đề nghị UBND tỉnh 
Nghệ An cho phép xe du lịch 16 chỗ 
ngồi trở lên được đưa đón khách du 
lịch, khách lưu trú vào các khách 
sạn, nhà hàng, điểm tham quan trên 
các tuyến đường nội thành của thành 
phố Vinh; có chính sách giảm thuế 
giá trị gia tăng đối với kinh doanh 
du lịch. 
Từ đầu năm 2014 đến nay, Nghệ 
An đã đón trên 5.166.000 lượt khách 
du lịch, trong đó khách lưu trú đạt 
trên 3.205.000 lượt, tăng 11% so với 
cùng kỳ năm 2013; khách quốc tế đạt 
53.750 lượt, bằng 101% so với cùng 
kỳ; doanh thu các dịch vụ du lịch đạt 
2.185 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng 
kỳ năm 2013. 
MạnH Huân 
Nghệ An triển khai nhiều mô hình xúc tiến du lịch 
Liên hoan Âm nhạc Châu Âu lần thứ 13
Sự kiện vấn đề 
Điện ảnh - Hội nhập và phát triển bền vững 
Hải Dương: Đảo Cò đón Bằng công nhận di tích danh thắng quốc gia 
Ngày 16/11, huyện Thanh Miện 
(Hải Dương) đã tổ chức lễ đón Bằng 
công nhận Di tích danh lam thắng 
cảnh quốc gia Đảo Cò thuộc xã Chi 
Lăng Nam. Đây là sự kiện quan trọng, 
tạo điều kiện cho việc bảo vệ, phát 
huy giá trị của di tích tốt hơn trong 
thời gian tới. 
Khu danh thắng Đảo Cò với tổng 
diện tích 67ha, nằm trên 2 thôn An 
Dương, Triều Dương mà tâm điểm là 
2 đảo nhỏ nằm trong lòng hồ An 
Dương với tổng diện tích trên 
7.300m2. Nhiều nhà khoa học nhận 
định, khu du lịch Đảo Cò là nơi đẹp về 
sinh cảnh, lớn về thành phần loài, đông 
về số lượng cá thể. Các tài liệu nghiên 
cứu ghi nhận Đảo Có hội tụ số lượng 
lớn cò, vạc cùng một số loài chim quý 
hiếm về cư ngụ, đặc biệt là tháng 12, 
khoảng trên 12.000 cá thể cò và trên 
5.000 cá thể vạc. Không những thế, 
nơi đây còn nơi hội tụ nhiều giá trị văn 
12 số 1102 l 20.11.2014 
hóa lịch sử như đền, chùa, làng nghề 
cổ truyền… 
Với những lợi thế đó, Đảo Cò đã 
và đang trở thành điểm du lịch sinh 
thái hấp dẫn không chỉ của Hải Dương 
mà của khu vực Đồng bằng sông Hồng 
nói chung, một trung tâm giáo dục môi 
trường, một địa chỉ tham quan thực địa 
giá trị đối với học sinh, sinh viên và 
giới nghiên cứu. 
Thời gian qua, tỉnh Hải Dương đã 
phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng 
khu du lịch sinh thái Đảo Cò với tổng 
kinh phí trên 83 tỉ đồng và đang triển 
khai Đề án xây dựng mô hình du lịch 
cộng đồng Đảo Cò đến năm 2020 với 
tổng kinh phí đầu tư trên 15 tỷ đồng. 
Tỉnh Hải Dương đã đầu tư xây dựng 
nhiều hạng mục công trình quan trọng 
như: nâng cấp tuyến đường 396 từ 
cống Tiêu Lâm về Đảo Cò, xây dựng 
nhà giáo dục môi trường, di dời một số 
hộ dân để mở rộng không gian trú ngụ 
cho cò, trồng thêm nhiều cây xanh… 
Trong quy hoạch tổng thể du lịch 
Hải Dương đến năm 2020, khu danh 
thắng này nằm trong tuyến du lịch 
trọng yếu. Để địa danh này xứng tầm 
một di tích cấp quốc gia, góp phần 
quan trọng vào sự phát triển kinh tế- 
xã hội chung cho địa phương, tỉnh Hải 
Dương đã yêu cầu huyện Thanh Miện 
ưu tiên tổ chức triển khai hiệu quả Quy 
hoạch tổng thể, Quy hoạch chi tiết và 
Đề án phát triển du lịch cộng đồng; 
xây dựng và phát triển khu du lịch Đảo 
Cò theo hướng trở thành địa chỉ du lịch 
tổng hợp với các sản phẩm: du lịch 
lịch sử, tâm linh, lễ hội, ẩm thực… kết 
hợp khai thác với bảo vệ môi trường 
khu di tích và vùng lân cận, tăng 
cường quảng bá hình ảnh về Đảo Cò 
cũng như kêu gọi người dân và du 
khách cùng chung tay bảo vệ môi 
trường, cảnh quan nơi đây. 
MạnH MinH 
Với chủ đề “Điện ảnh - Hội nhập và 
phát triển bền vững”, Liên hoan Phim 
quốc tế Hà Nội lần thứ III diễn ra từ 23- 
27/11 tại Hà Nội. Ban Tổ chức cho 
biết, đã có 411 phim từ 39 quốc gia và 
vùng lãnh thổ trên thế giới gửi đến 
đăng ký tham dự Liên hoan. 
Ban Tổ chức đã tuyển chọn được 
130 phim từ 33 quốc gia và vùng lãnh 
thổ đăng ký tham dự ở tất cả các hạng 
mục. Riêng ở hạng mục Phim dài dự 
thi và Phim ngắn dự thi, Việt Nam 
tham gia 12 phim. Đặc biệt, nhiều bộ 
phim của Việt Nam mới được sản xuất 
trong năm 2014 như: Đập cánh giữa 
không trung; Những đứa con của làng; 
Ánh sáng của tầng không; Bao giờ 
về… xuất hiện trong danh sách phim 
dự thi. 
Ngoài ra, “Chương trình tiêu điểm 
điện ảnh Philippines” mang đến cho 
khán giả 6 bộ phim mới của điện ảnh 
Philippines. Khoảng 3 chùm phim 
ngắn, 5 phim tài liệu chọn lọc của các 
nền điện ảnh thế giới cũng được giới 
thiệu tại Liên hoan lần này. 
Trong khuôn khổ Liên hoan còn có 
các hoạt động như trại sáng tác tài năng 
trẻ HANIFF 2014, chợ dự án làm 
phim, triển lãm “Quảng bá bối cảnh 
quay phim và những điểm đến nổi 
tiếng ở Việt Nam”, hội thảo “Hợp tác 
sản xuất phim tại Việt Nam” và tọa 
đàm về phim độc lập của Philippines... 
Kết thúc Liên hoan, Ban Tổ chức sẽ 
trao nhiều giải thưởng ở các hạng mục 
phim dài, phim ngắn xuất sắc nhất; đạo 
diễn phim dài, đạo diễn phim ngắn 
(dưới 30 tuổi) xuất sắc nhất; diễn viên 
nam, nữ chính xuất sắc nhất. Ngoài ra, 
Liên hoan còn có Giải thưởng của Ban 
Giám khảo cho phim dài, phim ngắn và 
Giải Mạng lưới khuyến khích điện ảnh 
Châu Á. Các phim tham dự Liên hoan 
sẽ được chiếu phục vụ khán giả tại 
Trung tâm chiếu phim quốc gia; rạp 
Kim Đồng; rạp Tháng Tám; 2 cụm rạp 
chiếu phim CGV Vincom Center và 
CGV Mipec Tower… 
Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần 
thứ III là dịp vinh danh các tác phẩm 
điện ảnh xuất sắc, giàu tính nhân văn, 
có giá trị nghệ thuật cao với những 
khám phá, tìm tòi mới; khích lệ những 
tài năng mới của điện ảnh, đặc biệt là 
khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. 
Liên hoan góp phần phát huy tinh thần 
thân ái, hợp tác giữa các nhà làm phim, 
đại biểu, khách mời vì sự phát triển của 
điện ảnh; giới thiệu các tác phẩm đặc 
sắc của các nền điện ảnh trên thế giới 
đến với công chúng yêu điện ảnh. 
yến nHi
Sự kiện vấn đề 
Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh hấp dẫn du khách 
Kiên Giang kiểm tra việc trưng bày biểu tượng, linh vật ngoại lai 
số 1102 l 20.11.2014 13 
Tỉnh Kiên Giang tăng cường thanh 
tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật 
về di sản văn hóa, việc trưng bày những 
biểu tượng, linh vật ngoại lai không phù 
hợp với thuần phong mỹ tục, văn hóa 
Việt Nam. 
Qua thống kê, rà soát hơn 60 cơ sở 
thờ tự, di tích lịch sử - văn hóa, khu du 
lịch, cơ quan công sở và hộ dân trên địa 
bàn thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên 
và 2 huyện Kiên Lương, Hòn Đất, lực 
lượng chức năng phát hiện 30 trường 
hợp tự ý đặt tượng trái phép tại gia đình, 
đình chùa hoặc đặt các biểu tượng, vật 
phẩm, linh vật ngoại lai, nhất là sư tử 
đá hình thù kỳ dị ở các di tích lịch sử. 
Thanh tra Sở VHTTDL Kiên Giang 
cho biết: Đối với những trường hợp vi 
phạm, lực lượng chức năng lập biên bản 
và bàn giao cho địa phương phối hợp 
với đơn vị chức năng làm rõ. Cụ thể 
như việc tự ý đặt tượng là vi phạm Nghị 
định của Chính phủ quy định về lĩnh 
vực mỹ thuật và quy định chi tiết về 
việc đặt tượng. Lực lượng chức năng đã 
giải thích rõ ràng, cụ thể đối với từng 
trường hợp biểu tượng, linh vật ngoại 
lai vi phạm, không phù hợp với văn hóa 
Việt Nam, qua đó vận động chủ nhân 
tháo dỡ, di dời. 
Trong quá trình thanh tra, lực lượng 
kiểm tra ghi nhận, hoan nghênh Ban 
quản lý Khu di tích lịch sử Đình thờ 
Nguyễn Trung Trực (tại thành phố Rạch 
Giá) và chùa Hải Sơn ở huyện Kiên 
Lương đã chủ động di dời sư tử đá ra 
khỏi khuôn viên đình, chùa. Ông Bùi 
Văn Thành - Phó Trưởng Ban bảo vệ di 
tích lịch sử Đình thờ Nguyễn Trung 
Trực nói: Chấp hành quy định của pháp 
luật, chúng tôi đã di dời 9 con sư tử lạ 
ra khỏi khuôn viên Đình thờ. Chúng tôi 
sẽ không tiếp nhận những biểu tượng, 
vật phẩm, linh vật có hình dạng kỳ 
hoặc, không phù hợp với văn hóa dân 
tộc, trái thuần phong mỹ tục Việt Nam. 
Hiện nay, trên đường Nguyễn Trung 
Trực, thành phố Rạch Giá có một trường 
hợp xây dựng tường rào và dựng 6 tượng 
chiến binh La Mã ngoài trời, gây phản 
cảm. Về trường hợp vi phạm này, ông 
Nguyễn Chí Nhân - Phó Chánh Thanh tra 
Sở VHTTDL tỉnh Kiên Giang cho biết: 
Trường hợp này đã vi phạm quy định của 
Chính phủ về hoạt động mỹ thuật vì 
không được cơ quan có thẩm quyền cấp 
phép và cũng không đảm bảo yếu tố thẩm 
mỹ. Đối với việc đặt 6 tượng lính La Mã 
trên đường Nguyễn Trung Trực, Thanh 
tra Sở thống nhất giao cho UBND thành 
phố Rạch Giá tiếp tục làm rõ, vận động, 
thuyết phục chủ nhân tháo dỡ, di dời trước 
khi đưa ra quyết định xử phạt hành chính 
và những hình thức xử lý khác. 
Ngành chức năng tỉnh Kiên Giang 
tiếp tục rà soát, thống kê và kiểm tra 
việc chấp hành pháp luật về di sản văn 
hóa, Nghị định của Chính phủ về hoạt 
động mỹ thuật ở các huyện còn lại trên 
địa bàn và xử lý những trường hợp vi 
phạm theo quy định. Các ngành, địa 
phương cũng tuyên truyền trong cộng 
đồng về việc giữ gìn và phát huy truyền 
thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt 
Nam. Các Ban Quản lý di tích lịch sử, 
khu du lịch, cơ quan công sở, đình chùa 
và hộ dân chấp hành nghiêm các quy 
định của Nhà nước về trưng bày, sử 
dụng các biểu tượng, linh vật, vật phẩm 
phù hợp với bản sắc văn hóa truyền 
thống của dân tộc, thuần phong mỹ tục 
của Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc văn 
hóa nước ngoài. 
K.Hoàn 
Sau gần 2 năm tạm ngưng phục vụ 
để thực hiện dự án trùng tu sửa chữa, 
chỉnh lý trưng bày với tổng nguồn vốn 
hơn 7 tỷ đồng, chỉ hơn 1 tháng mở cửa 
trở lại, Bảo tàng Văn hóa dân tộc 
Khmer tỉnh Trà Vinh đã đón hơn 10.000 
lượt khách tham quan, nghiên cứu; 
trong đó có nhiều du khách nước ngoài. 
Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer 
tỉnh Trà Vinh nằm trong khu quần thể 
di tích cấp quốc gia Ao Bà Om và 
Chùa Âng, thuộc phường 8, thành phố 
Trà Vinh, được xây dựng đưa vào sử 
dụng năm 1997. Đây là Bảo tàng Văn 
hóa dân tộc Khmer thứ hai của cả 
nước (một ở Sóc Trăng) đang lưu giữ 
rất nhiều hình ảnh, hiện vật phản ánh 
đời sống vật chất và tinh thần của 
đồng bào Khmer Nam bộ. 
Hiện Bảo tàng có 4 phòng trưng 
bày với hơn 800 hiện vật cổ, quý; 
trong đó có nhiều tượng được làm 
cách đây hơn 300 năm như: tượng đầu 
rồng, các tượng ThêVađa, KeyNor 
dùng để trang trí trên ngôi chánh điện, 
cổng chùa… nhiều tượng Phật bằng 
gỗ có niên đại trên 100 năm; nhiều 
nông ngư cụ cổ như: sa quạt nước 
phục vụ trong sản xuất nông nghiệp, 
nọc cấy lúa dùng cho đất ruộng gò 
cao, chiếc hái cắt lúa được chạm khắc 
hình đầu rồng; các khung dệt chiếu, 
dệt vải... dàn nhạc ngũ âm phục phục 
trong đám tang, đám phước; phục 
trang biểu diễn nghệ thuật... Bảo tàng 
còn tái hiện nhiều hình ảnh mang nét 
văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer 
như: nghi thức cột chỉ tay trong lễ 
cưới, sân khấu Rô-băm, Dù Kê… 
Ông Nguyễn Đức Tố - Giám đốc 
Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Trà Vinh cho 
biết, trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp 
tục sưu tầm các hiện vật cổ và xây 
dựng phim tư liệu về văn hóa phi vật 
thể của đồng bào Khmer để gìn giữ và 
giới thiệu với khách tham quan, 
nghiên cứu. 
A. tùng
Sự kiện vấn đề 
Đẩy mạnh liên kết để phát triển du lịch 
Theo thống kê của Sở VHTTDL 
tỉnh Thái Nguyên, toàn tỉnh có 780 di 
tích và danh lam thắng cảnh, trong đó 
có hơn 30 di tích đã được xếp hạng 
quốc gia. Đây là nguồn tài nguyên du 
lịch vô cùng phong phú. Bên cạnh đó, 
tỉnh còn có nguồn tài nguyên du lịch tự 
nhiên với nhiều thắng cảnh nổi tiếng 
như: hồ Núi Cốc (huyện Đại Từ), hồ 
Bảo Linh (huyện Định Hóa), hang 
Phưọng Hoàng - suối Mỏ Gà, di chỉ 
khảo cổ học Thần Sa (huyện Võ Nhai) 
- nơi lưu giữ những dấu ấn về nền văn 
hóa cổ nhất vùng Đông Nam Á... có sức 
thu hút rất lớn đối với khách du lịch 
thích mạo hiểm, nghỉ dưỡng, khám phá 
hệ sinh thái tự nhiên. Đối với tài nguyên 
du lịch nhân văn, Thái Nguyên đã có 
Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa được 
xếp hạng Di tích lịch sử đặc biệt quốc 
gia với các địa danh nổi tiếng: Nhà 
tưởng niệm Bác Hồ, lán Tỉn Keo, đồi 
Khau Tý... 
Một trong những lợi thế để Thái 
Nguyên có thể phát triển mạnh về du 
lịch đó là sự phong phú về bản sắc văn 
hoá các dân tộc với các làn điệu dân ca, 
dân vũ của đồng bào các dân tộc vùng 
Việt Bắc được hội tụ đầy đủ trên quê 
hương Thái Nguyên như: hát Sli, Hát 
Lượn, Hát Then, Múa Tắc Xình... cùng 
với các lễ hội truyền thống như: hội 
Lồng Tồng - lễ hội “Xuống đồng” là 
một lễ hội truyền thống đặc trưng của 
đồng bào Tày - Nùng ở vùng ATK Định 
Hóa; lễ hội Đền Đuổm tưởng nhớ, tôn 
vinh người anh hùng dân tộc Dương Tự 
Minh thủ lĩnh phủ Phú Lương, người có 
công xây dựng vùng đất Phú Lương 
phồn thịnh, chống giặc Tống giữ yên 
vùng đất phía Bắc Đại Việt ở thế kỷ 
XII; lễ hội Đền - Đình Cầu Muối (Phú 
Bình), lễ hội Chùa Phủ Liễn, Chùa 
Hang… Do công tác quảng bá khá tốt, 
các lễ hội này ngày càng thu hút được 
đông đảo du khách cả nước đến tham 
quan, khám phá nét đặc trưng văn hóa 
14 số 1102 l 20.11.2014 
của địa phương. Đặc biệt, trong những 
năm gần đây, sản phẩm du lịch làng 
nghề truyền thống ở Thái Nguyên đang 
tạo được sự hấp dẫn khá lớn đối với du 
khách. Nổi bật nhất là làng nghề truyền 
thống chè Tân Cương, vùng đất được 
mệnh danh là “đệ nhất danh trà” với 
khoảng 1.200 hộ sống bằng nghề chè 
và 400ha chuyên canh cây chè, mỗi 
năm sản xuất trên 1.000 tấn chè búp 
khô đặc sản. Cùng với đó, các làng 
nghề chè truyền thống ở La Bằng (Đại 
Từ), Tức Tranh (Phú Lương), Trại Cài 
(Đồng Hỷ)... đã trở thành những địa chỉ 
du lịch mới cho du khách khi đến Thái 
Nguyên, nhất là khi tỉnh đã xây dựng 
Festival Trà quốc tế trở thành một lễ hội 
“Văn hóa Trà” đặc trưng, định kỳ tổ 
chức 2 năm/lần. 
Cùng với những tiềm năng du lịch 
phong phú, đa dạng, Thái Nguyên cũng 
là tỉnh có cơ sở vật chất rất thuận lợi để 
phát triển du lịch với mạng đường cao 
tốc kết nối với Thủ đô Hà Nội và các 
tỉnh vùng đồng bằng Bắc bộ; đường 
quốc lộ 37 đi Tuyên Quang, quốc lộ 1B 
đi Lạng Sơn, quốc lộ 3 nối Bắc Kạn- 
Cao Bằng... đã được cải tạo, nâng cấp 
khá hoàn chỉnh. Hệ thống cơ sở lưu trú 
trên địa bàn có hơn 200 khách sạn, nhà 
nghỉ với trên 2.000 phòng, đảm bảo đáp 
ứng đầy đủ các nhu cầu về nghỉ ngơi, 
ăn uống, giải trí của du khách... Tuy 
nhiên, hiện nay du lịch Thái Nguyên 
nhìn chung phát triển chưa tương xứng 
với tiềm năng hiện có của địa phương, 
hiệu quả hoạt động của ngành du lịch 
thấp, sản phẩm du lịch còn ít, chất 
lượng chưa cao và chưa thực sự hấp dẫn 
du khách, nhất là du khách nước ngoài. 
Từng bước khắc phục những hạn 
chế này, ngành VHTTDL Thái Nguyên 
xác định: để phát triển du lịch, ngoài 
những giải pháp về quảng bá, xúc tiến 
du lịch, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ 
du lịch thì việc tạo sự liên kết, cùng hợp 
tác, khai thác, phát triển du lịch với các 
tỉnh trong vùng trung du miền núi Bắc 
Bộ là yếu tố quan trọng thúc đẩy du lịch 
phát triển. Việc liên kết nhằm tạo ra 
những sản phẩm du lịch, các tuor - 
tuyến đặc thù trong vùng Việt Bắc và 
các tỉnh trọng điểm về du lịch khu vực 
Bắc bộ. Do vậy, trong những năm qua, 
Thái Nguyên đã chủ động xây dựng các 
chương trình phối hợp phát triển du lịch 
với các tỉnh/thành: Hà Nội, Hải Phòng, 
Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, 
Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn... 
Nhiều doanh nghiệp lữ hành đã xây 
dựng các tuor liên kết như: Thái 
Nguyên - Thiền viện Trúc Lâm - chùa 
Tây Thiên (Vĩnh Phúc); Thái Nguyên - 
động Tam Thanh, Nhị Thanh, Cửa khẩu 
Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn); Thái 
Nguyên - Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - Pác 
Bó, Thác Bản Giốc (Cao Bằng); ATK 
Định Hóa (Thái Nguyên) - Khu di tích 
lịch sử Tân Trào, suối khoáng Mỹ Lâm 
(Tuyên Quang) - Đồng Văn, Lũng Cú 
(Hà Giang)... 
Mới đây, tại Hội thảo về liên kết du 
lịch giữa Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải 
Dương và Quảng Ninh, ngành du lịch 
Thái Nguyên đã thống nhất với các tỉnh 
về việc mở các tuor du lịch mới gắn kết 
các điểm du lịch nổi tiếng trong vùng 
gồm: hồ Núi Cốc, Khu di tích lịch sử 
quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, Bảo 
tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Thái 
Nguyên), Khu di tích Yên Thế, chùa 
Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), di tích Côn 
Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), danh thắng 
Yên Tử, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). 
Để liên kết phát triển du lịch vùng 
Trung du miền núi Bắc bộ, thời gian tới, 
Thái Nguyên và các tỉnh trong vùng tới 
tiếp tục tăng cường, quảng bá mạnh mẽ 
sản phẩm du lịch; xuất bản các ấn 
phẩm, kết hợp với phương tiện thông 
tin đại chúng giới thiệu về du lịch của 
mỗi địa phương; cùng bàn bạc, nghiên 
cứu xây dựng chương trình du lịch mới, 
hấp dẫn thu hút khách; phối hợp tổ chức
Sự kiện vấn đề 
số 1102 l 20.11.2014 15 
Đến giữa tháng 11/2014, Trung 
tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế (tỉnh 
Thừa Thiên Huế) đã thực hiện được 
85,25 tỷ đồng giá trị trùng tu di tích 
này, đạt 94% kế hoạch cả năm; trong 
đó đã giải ngân được 69,25 tỷ đồng, 
đạt 77% kế hoạch năm. 
Di tích Cố đô Huế có 19 công trình 
và hạng mục công trình được trùng tu 
trong năm nay. Trong đó, có 12 công 
trình chuyển tiếp, bao gồm: Thái Bình 
Lâu, lăng Thiên Thọ Hữu, Tả - Hữu 
Tùng tự, lăng Thiệu Trị, Ngọ Môn, 
điện Chiêu Kính, Tả Trà, Quan Tượng 
Đài, Dực lang 2b, miếu Long Thuyền, 
Đông Khuyết đài và tổng thể lăng 
Đồng Khánh, Xung Khiêm Tạ, Dũ 
Khiêm Tạ, Khiêm Cung Môn của lăng 
Tự Đức; 7 công trình khởi công mới 
trong năm 2014 gồm: Dực lang 3b, Tả 
Tùng tự thuộc Thế Miếu, vườn sưu tập 
nhân giống phục vụ các khu vực di 
tích, vườn Thiệu Phương, lầu Tàng 
Thơ, Triệu Miếu, Hệ thống chống sét 
giai đoạn 2. Tiêu biểu là công trình Ngọ 
Môn, cổng lớn nhất (nằm ở phía Nam) 
trong bốn cổng chính của Hoàng thành 
Huế đang được khẩn trương trùng tu 
toàn diện trong thời gian từ 2012-2015, 
với kinh phí trên 100 tỷ đồng. Công 
trình Ngọ Môn được xây dựng năm 
1833 dưới thời vua Minh Mạng. Lần 
trùng tu gần đây nhất là năm 1992, với 
kinh phí 100.000 USD từ nguồn tài trợ 
của Nhật Bản. Tuy nhiên, lần trung tu 
đó chưa đạt do số vốn hạn chế và hiện 
nhiều công trình đã xuống cấp nghiêm 
trọng, đặc biệt là Lầu Ngũ Phụng. 
Mới đây, Trung tâm Bảo tồn Di 
tích Cố đô Huế đã hoàn thành việc 
trùng tu, đưa công trình trùng tu bảo 
tồn và phục hồi di tích Tả Trà, Cung 
Diên Thọ - Đại Nội Huế vào hoạt 
động. Công trình có tổng mức đầu tư 
11,1 tỷ đồng, bao gồm việc phục hồi 
toàn bộ hệ khung gỗ 5 gian 2 chái với 
tiết diện cấu kiện lớn; phục hồi hệ đỡ 
mái; hệ cửa với tổng khối lượng 
76,5m3 gỗ kiền; phục hồi hệ thống nền 
móng, bó vỉa bằng đá thanh; tường 
bao, bờ nóc, cổ diềm bằng gạch vồ; 
mái lợp ngói liệt đất, ngói chiếu men 
vàng cùng hệ thống các con giống 
trang trí trên mái. Di tích Tả Trà, Cung 
Diên Thọ - Đại Nội Huế thuộc vào 
hàng những công trình kiến trúc quan 
trọng và được xây dựng từ năm 1804, 
sớm nhất trong Đại Nội Huế. Đây là 
nơi nghỉ ngơi, tiếp khách của các 
Hoàng thái hậu hoặc Thái hoàng thái 
hậu triều Nguyễn. Cùng với Tả Trà, 
Cung Diên Thọ là một hệ thống kiến 
trúc cung điện trong Hoàng thành Huế 
gồm hơn 10 tòa nhà được bố trí trong 
khuôn tường thành hình chữ nhật với 
chiều rộng khoảng 100m, dài gần 
150m. Cùng với Tả Trà, hiện, trong 
khuôn viên di tích cung Diên Thọ còn 
có các công trình Diên Thọ chính điện, 
điện Thọ Ninh, tạ Trường Du, am 
Phước Thọ, lầu Tịnh Minh, các 
Khương Ninh và một số di tích khác. 
Việc tu bổ, phục hồi di tích Tả Trà có 
ý nghĩa to lớn, góp phần gìn giữ, bảo 
tồn các giá trị của Quần thể di tích Cố 
đô Huế đã được UNESCO công nhận 
là Di sản văn hóa thế giới. 
QuốC Việt 
Đạt nhiều kết quả trong việc trùng tu di tích Cố đô Huế 
các cuộc giao lưu giữa các doanh 
nghiệp du lịch để tạo điều kiện trao đổi, 
tìm đối tác, hoàn thiện chương trình 
tour hoặc nối tour; cùng phối hợp trao 
đổi kinh nghiệm, phối hợp trong việc 
kêu gọi đầu tư... Với những việc làm cụ 
thể, Thái Nguyên và các tỉnh vùng 
trung du miền núi Bắc bộ cùng chung 
tay phát triển, nâng tầm du lịch trong 
vùng lên tầm cao mới, đa dạng hóa các 
sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu 
khách du lịch trong nước và quốc tế, 
góp phần tăng trưởng lượng khách của 
toàn ngành. 
t.nguyện 
Sáng 16/11, tại thành phố Quảng 
Ngãi, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh 
Quảng Ngãi phối hợp Hội Văn học 
nghệ thuật tỉnh Bình Định tổ chức 
Triển lãm ảnh nghệ thuật Quảng Ngãi 
- Bình Định. 
Triển lãm trưng bày 90 tác phẩm 
của 33 tác giả; trong đó, tỉnh Quảng 
Ngãi có 27 tác giả với 60 tác phẩm, 
tỉnh Bình Định có 30 tác phẩm của 7 
tác giả. Hầu hết các tác phẩm được 
triển lãm lần này do hội viên Hội Nghệ 
sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, hội viên chuyên 
ngành nhiếp ảnh của Hội Văn học nghệ 
thuật 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định, 
hội viên Câu lạc bộ nhiếp ảnh của 
Trung tâm Văn hóa thông tin Quảng 
Ngãi sáng tác trong vòng 2 năm qua. 
Nội dung các tác phẩm thể hiện tình 
yêu quê hương, đất nước gắn liền với 
biển đảo, văn hóa truyền thống, đời 
sống sinh hoạt, lao động; hình ảnh 
chân, thiện, mỹ của con người... đã 
mang đến cho người xem nhiều cung 
bậc cảm xúc. Trong đó, có nhiều tác 
phẩm đạt giải thưởng quốc gia, được 
triển lãm tại các cuộc thi ảnh quốc tế, 
khu vực Nam Trung bộ và Tây 
Nguyên. 
Đây cũng là dịp để các nghệ sĩ 
nhiếp ảnh 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình 
Định giao lưu, học hỏi lẫn nhau, tăng 
cường mối đoàn kết, thân thiện và 
quảng bá các tác phẩm đến với công 
chúng. 
Hồ tHAnH 
Triển lãm ảnh nghệ thuật Quảng Ngãi - Bình Định
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG 
Phố cổ Hội An - Bảo tồn và phát huy giá trị Bài Chòi 
gắn với phát triển du lịch 
Phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) 
như một “bảo tàng sống” về văn hóa 
vật thể và phi vật thể; trong đó, nghệ 
thuật diễn xướng hô hát Bài Chòi có 
một vị trí quan trọng trong đời sống 
văn hóa tinh thần của người dân nơi 
đây. Trải qua bao thăng trầm của thời 
gian và lịch sử, tình yêu Bài Chòi của 
người dân phố Hội luôn tuôn chảy và 
đang được những thế hệ hôm nay giữ 
gìn và phát huy. 
Phát huy giá trị Bài Chòi 
gắn với phát triển du lịch 
Hội An vào đêm rằm hàng tháng, 
tại sân khấu ngoài trời ngay bên bờ 
sông Hoài thơ mộng với những chiếc 
đèn lồng lung linh hòa quyện những 
điệu hát Bài Chòi từ lâu đã trở thành 
địa điểm thu hút rất đông du khách và 
người dân khi tới tham quan phố cổ. 
Cùng với tiếng trống và tiếng nhạc rộn 
rã, những câu hát mượt mà được anh 
Hiệu và chị Hiệu (hai người hát chính) 
cất lên trong tiếng vỗ tay không ngớt 
của khán giả: “Trống kia đã đỗ. Cờ đỏ 
đã phất xong. Hiệu giữ bài tì đó nghe. 
Gió xuân phảng phất nhành tre, mời bà 
con cô bác lắng nghe Bài Chòi…”. 
Từ năm 2010 đến nay, thành phố 
Hội An đã tổ chức chương trình “Đêm 
phố cổ” với điểm nhấn là sân khấu Bài 
Chòi ở ngoài trời tạo ra một sản phẩm 
du lịch đặc sắc; đồng thời, cũng tạo 
nên một không gian nghệ thuật để Bài 
Chòi “tỏa sáng” với du khách gần xa. 
Là một sân khấu mở nên du khách có 
thể tham gia trò chơi Bài Chòi cùng 
với những anh Hiệu, chị Hiệu vui tính, 
ứng đối lanh lợi. Di sản văn hóa thế 
giới Hội An hàng năm đón hơn 1,5 
triệu khách du lịch; trong đó, có 
khoảng 900 nghìn khách quốc tế, vì 
vậy nơi đây còn được xem như “cửa 
ngõ” giao lưu quốc tế. Khi đến thăm 
16 số 1102 l 20.11.2014 
quan phố cổ du khách có nhiều cách 
để tiếp cận với loại hình diễn xướng hô 
hát Bài Chòi, đó là ở trong không gian 
những ngôi nhà cổ, ở sân khấu ngoài 
trời vào buổi tối hay ở trong Nhà hát 
biểu diễn nghệ thuật cổ truyền Hội An. 
Hiện nay, Trung tâm Văn hóa - Thể 
thao Hội An có khoảng hơn 10 nghệ sĩ 
hát Bài Chòi thường xuyên tham gia 
biểu diễn để phục vụ khách du lịch, 
đây đa phần là những nghệ sĩ trẻ tuổi, 
có niềm đam mê với nghệ thuật truyền 
thống. Ở Hội An việc giới thiệu nghệ 
thuật diễn xướng hô hát Bài Chòi gắn 
với các hoạt động du lịch được thực 
hiện một cách bài bản, không làm mất 
đi tính “dân dã” vốn có của loại hình 
nghệ thuật này; đồng thời, vừa giúp 
những nghệ sĩ có thể sống được từ 
niềm đam mê của mình. Chị Huỳnh 
Thị Thủy, người gắn bó với hát dân ca 
Bài Chòi ở phố cổ 5 năm cho biết: 
Những nghệ sĩ biểu diễn Bài Chòi ở 
đây, rất tự hào vì mình đang trực tiếp 
đem những lời ca tiếng hát của quê 
hương để giới thiệu với du khách trong 
và ngoài nước, đồng thời chúng tôi 
cũng ý thức được trách nhiệm của 
mình trong việc không ngừng nghiên 
cứu, tìm hiểu sâu hơn về loại hình diễn 
xướng này này. 
Khi muốn phát triển một loại hình 
nghệ thuật dân gian không thể bê 
nguyên xi nó vào trong đời sống 
đương đại mà cần phải có những sáng 
tạo, điều chỉnh, nâng cao và Bài Chòi 
cũng không nằm ngoài quy luật đó. 
Ông Võ Phùng - Giám đốc Trung tâm 
Văn hóa - Thể thao Hội An cho biết: 
Đối với lời hát Bài Chòi bên cạnh 
những lời cổ, hiện nay đội ngũ nghệ sĩ 
của thành phố còn có sáng tác lời mới 
để Bài Chòi đến gần hơn với công 
chúng. Về hình thức cũng vậy, ở trong 
phố cổ không thể dựng 8-10 cái chòi 
để tổ chức trò chơi Bài Chòi như trước 
đây mà làm rút lại 4-5 chòi; những 
quân Bài Chòi cũng được cải tiến từ 
chỗ chỉ bằng hai ngón tay, nay được 
làm lớn hơn để du khách có thể nhìn 
được tên, hoa văn trên từng quân bài. 
Với đối tượng chơi Bài Chòi là du 
khách nước ngoài, sẽ có đội ngũ 
hướng dẫn viên giỏi ngoại ngữ giải 
thích nội dung trò chơi và ý nghĩa 
những câu hát; thậm chí những người 
chủ trò hiện nay, còn học thêm chút 
tiếng Anh để có thể đánh vần tên 
những quân bài ra tiếng nước ngoài 
cho du khách. Chị Kathy Griffin, một 
du khách người Mỹ cho biết: Những 
làn điệu Bài Chòi và trò chơi Bài Chòi 
được tổ chức biểu diễn ở ngay giữa 
phố cổ là một điều rất thú vị. Với một 
sân khấu mở những du khách như 
chúng tôi đều có thể tham gia trò chơi 
Bài Chòi, nó tạo cảm giác như chúng 
tôi “chạm” được tới văn hóa của các 
bạn. Chính giá trị phi vật thể này càng 
làm cho giá trị vật thể kiến trúc ở phố 
cổ Hội An được tôn vinh thêm. 
Không chỉ giới thiệu dân ca Bài 
Chòi đến du khách khi tới thăm phố cổ 
mà những năm gần đây, các nghệ sĩ hát 
Bài Chòi của Trung tâm Văn hóa - Thể 
thao Hội An còn tham gia các chương 
trình biểu diễn giao lưu văn hóa ở 7 
nước Châu Âu và Châu Á gây được 
nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn 
bè quốc tế. 
Truyền tình yêu dân ca Bài Chòi 
cho thế hệ trẻ 
Bài Chòi có 2 loại hình là hát Bài 
Chòi và trò chơi Bài Chòi, với 4 làn 
điệu cơ bản là xàng xê, xuân nữ, hò 
Quảng và cổ bản. Ngoài ra, tại Quảng 
Nam còn có thêm làn điệu vè Quảng 
và vọng kim lang qua đó tạo nên nét 
riêng của Bài Chòi Quảng Nam. Hô
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn

More Related Content

What's hot

Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vnPham Long
 
Bc cong tac doan thang 9
Bc cong tac doan thang 9 Bc cong tac doan thang 9
Bc cong tac doan thang 9 Linh Linpine
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn l
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn  l  Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn  l
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn l Pham Long
 
Dt kh nv t12&1-2020
Dt kh nv t12&1-2020Dt kh nv t12&1-2020
Dt kh nv t12&1-2020chinhhuynhvan
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vnPham Long
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlPham Long
 

What's hot (20)

Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vn
 
Bc cong tac doan thang 9
Bc cong tac doan thang 9 Bc cong tac doan thang 9
Bc cong tac doan thang 9
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn l
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn  l  Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn  l
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn l
 
Dt kh nv t12&1-2020
Dt kh nv t12&1-2020Dt kh nv t12&1-2020
Dt kh nv t12&1-2020
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdl
 

Viewers also liked

Lengua 4
Lengua 4Lengua 4
Lengua 4SamBen4
 
LAS TIC COMO APOYO EN EL PROCESO DE ENSEÑANZA Y ARENDIZAJE
LAS TIC COMO APOYO EN EL PROCESO DE ENSEÑANZA Y ARENDIZAJELAS TIC COMO APOYO EN EL PROCESO DE ENSEÑANZA Y ARENDIZAJE
LAS TIC COMO APOYO EN EL PROCESO DE ENSEÑANZA Y ARENDIZAJEshirley5geraldine
 
Un mundo cada vez más cercano. GRUPO
Un mundo cada vez más cercano. GRUPOUn mundo cada vez más cercano. GRUPO
Un mundo cada vez más cercano. GRUPOaurich123
 
Submarinisme al món
Submarinisme al mónSubmarinisme al món
Submarinisme al mónmmdive
 

Viewers also liked (9)

Lengua 4
Lengua 4Lengua 4
Lengua 4
 
Esquema de integracion
Esquema de integracionEsquema de integracion
Esquema de integracion
 
LAS TIC COMO APOYO EN EL PROCESO DE ENSEÑANZA Y ARENDIZAJE
LAS TIC COMO APOYO EN EL PROCESO DE ENSEÑANZA Y ARENDIZAJELAS TIC COMO APOYO EN EL PROCESO DE ENSEÑANZA Y ARENDIZAJE
LAS TIC COMO APOYO EN EL PROCESO DE ENSEÑANZA Y ARENDIZAJE
 
Un mundo cada vez más cercano. GRUPO
Un mundo cada vez más cercano. GRUPOUn mundo cada vez más cercano. GRUPO
Un mundo cada vez más cercano. GRUPO
 
Submarinisme al món
Submarinisme al mónSubmarinisme al món
Submarinisme al món
 
D5n
D5nD5n
D5n
 
Los tiempos-verbales-del-ingles
Los tiempos-verbales-del-inglesLos tiempos-verbales-del-ingles
Los tiempos-verbales-del-ingles
 
46 DAVID SUTTON PICTURES THE BREAST
46 DAVID SUTTON PICTURES THE BREAST46 DAVID SUTTON PICTURES THE BREAST
46 DAVID SUTTON PICTURES THE BREAST
 
Pràctica decantació aigua i oli
Pràctica decantació  aigua i oliPràctica decantació  aigua i oli
Pràctica decantació aigua i oli
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Pham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1130 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1130 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1130 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1130 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vnPham Long
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn (19)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1130 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1130 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1130 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1130 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
 

More from Pham Long

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)Pham Long
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiPham Long
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngPham Long
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP Pham Long
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngPham Long
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Pham Long
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchPham Long
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongPham Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1Pham Long
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngPham Long
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGPham Long
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoPham Long
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiPham Long
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnhPham Long
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngPham Long
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamPham Long
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 

More from Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1102 - vanhien.vn

  • 1. Phát hành bộ văn hóa, thể thao và du lịch Thứ năm hằng tuần Số 1102 ngày 20/11/2014 Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (Tr.3) - Hướng dẫn công tác gia đình năm 2015 (Tr.2) - Đạt nhiều kết quả trong việc trùng tu di tích Cố đô Huế (Tr.15) - Tôn vinh di sản văn hóa biển đảo Việt Nam (Tr.20) Phố cổ Hội An - Bảo tồn và phát huy giá trị Bài Chòi gắn với phát triển du lịch (Tr.16) Sơn La: Phát hiện nhiều dụng cụ lao động của người cổ xưa (Tr.17) Thư chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2014, thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ VHTTDL, tôi gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các thầy giáo, cô giáo, huấn luyện viên, cán bộ, công nhân viên chức, học viên, sinh viên và học sinh các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, trung tâm văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch. Ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2014 đến với chúng ta trong không khí toàn Ngành văn hóa, thể thao và du lịch đang tích cực thi đua, quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, là năm học có ý nghĩa rất quan trọng trong tiến trình thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 tại Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Năm đầu tiên Ngành văn hóa, thể thao và du lịch triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 06/9/2014 tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. (Xem tiếp trang 4) Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 3 Từ ngày 20/11-03/12/2014, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 3. Triển lãm được tổ chức định kỳ 5 năm một lần, do Bộ VHTTDL chỉ đạo, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì tổ chức. (Xem tiếp trang 6) trong số này Tờ trình về việc ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Ngày 17/4/2014, Bộ VHTTDL đã có Tờ trình số 254/TTr-BVHTTDL trình Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015). (Xem tiếp trang 9)
  • 2. quản lý nhà nước Kế hoạch kiểm tra, làm việc với một số Liên đoàn, Hiệp hội thể thao Ngày 10/11/2014, Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3752/QĐ- BVHTTDL về việc ban hành Kế hoạch kiểm tra, làm việc với một số Liên đoàn, Hiệp hội thể thao về tình hình hoạt động và thực hiện các quy định pháp luật về công tác quản lý hội. Mục đích của việc kiểm tra nhằm nắm tình hình về công tác quản lý nhà nước đối với Liên đoàn, Hiệp hội thể thao để kịp thời nhắc nhở, đề xuất xử lý những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về Liên đoàn, Hiệp hội thể thao; qua kiểm tra đề xuất đưa ra các kiến nghị về chính sách, chế độ quy định của Nhà nước về công tác quản lý Liên đoàn, Hiệp hội thể thao cũng như các nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ công chức phụ trách về lĩnh Ngày 11/11/2014, Bộ VHTTDL ban hành Công văn số 4042/BVHTTDL-GĐ gửi các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể, UBND và Sở VHTTDL các tỉnh/thành hướng dẫn công tác gia đình năm 2015. Theo đó, với chủ đề “Xây dựng nhân cách người Việt Nam từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình” các nhiệm vụ trọng tâm công tác gia đình năm 2015 gồm: Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư khóa IX về “Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các văn bản, đề án, chương trình, kế hoạch thực hiện công tác gia đình giai đoạn 2011-2015. Tập trung nguồn lực thực hiện có hiệu quả các đề án, chương trình của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tiếp tục kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo công tác gia đình các cấp. Tổ chức 2 số 1102 l 20.11.2014 vực công tác này; góp phần nâng cao hơn nữa công tác quản lý nhà nước về thể dục thể thao, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật và thực hiện điều lệ của Liên đoàn, Hiệp hội thể thao, làm rõ những ưu điểm, khuyết điểm, đánh giá đúng kết quả hoạt động của Liên đoàn, hiệp hội thể thao, kịp thời động viên hoặc đôn đốc, nhắc nhở, đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật; tăng cường quản lý nhà nước đối với Liên đoàn, Hiệp hội thể thao, tạo điều kiện để Liên đoàn, Hiệp hội thể thao hoạt động đúng hướng và hiệu quả. Nội dung kiểm tra bao gồm: Tổ chức bộ máy của Liên đoàn, Hiệp hội thể thao; việc thực hiện Nghị quyết Đại hội và Điều lệ Liên đoàn, Hiệp hội thể hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Ngày thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (25/11). Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới trong gia đình. Tổng kết, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình của Bộ VHTTDL giai đoạn 2008-2015 (Quyết định số 4415/QĐ-BVHTTDL ngày 16/10/2008 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL). Thực hiện Đề án Tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2020; Đề án Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Đề án Hỗ trợ, chăm sóc đời sống văn hóa, tinh thần của người cao tuổi; Các chương trình phối hợp thực hiện công tác gia đình giữa Bộ VHTTDL và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Người cao tuổi Việt Nam, Công đoàn Viên chức Việt Nam. Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác gia đình cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình các cấp. Tập trung nâng cao hiệu quả công tác thu thập dữ liệu, tổng hợp báo cáo số liệu về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát chuyên ngành, liên ngành về công tác gia đình. Tích cực hợp tác quốc tế trong lĩnh vực gia đình. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình. Bộ VHTTDL yêu cầu Sở VHTTDL các tỉnh/thành căn cứ vào Công văn hướng dẫn, tham mưu UBND tỉnh/thành chỉ đạo thực hiện công tác gia đình năm 2015, xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch có hiệu quả phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Đồng thời, tổng hợp, đánh giá kết quả chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, báo cáo Tỉnh ủy, Thành ủy, HĐND, UBND và Bộ VHTTDL theo quy định. H.Quân Hướng dẫn công tác gia đình năm 2015 thao; triển khai các chương trình hoạt động của Liên đoàn, Hiệp hội thể thao; tổ chức đại hội của các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao; việc xây dựng các quy chế hoạt động của Liên đoàn, Hiệp hội thể thao; việc thành lập và hoạt động của các tổ chức, đơn vị thuộc Liên đoàn, Hiệp hội thể thao; phát triển hội viên Liên đoàn, Hiệp hội thể thao; quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực Liên đoàn, Hiệp hội thể thao hoạt động; về chấp hành pháp luật nhà nước của các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao; những kiến nghị, đề xuất. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện vào tháng 11-12/2014 do lãnh đạo Bộ VHTTDL làm Trưởng đoàn hoặc ủy quyền lãnh đạo Tổng cục Thể dục thể thao làm Trưởng đoàn. H.Quân
  • 3. quản lý nhà nước số 1102 l 20.11.2014 3 Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế hoạch số 4082/KH-BVHTTDL ngày 13/11/2014 về việc tổ chức kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2015) của Bộ VHTTDL. Việc ban hành Kế hoạch của Bộ nhằm thống nhất trong toàn Ngành VHTTDL chủ động triển khai các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, cổ động tuyên truyền, thể thao thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm nhằm tuyên truyền giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước, lòng tự tôn, tự hào dân tộc; bám sát đề cương, hướng dẫn tuyên truyền của Ban Tổ chức cấp quốc gia và cơ quan có thẩm quyền; Đảm nhiệm tốt nhiệm vụ thường trực Ban Tổ chức cấp quốc gia, Bộ phận giúp việc Ban Tổ chức cấp quốc gia; có sự phối hợp chặt chẽ với các Ban, Bộ, ngành và các tỉnh/thành có liên quan trong chỉ đạo, tổ chức các hoạt động kỷ niệm, đặc biệt trong Mít tinh, diễu binh, diễu hành ngày 30/4/2014 tại TP. Hồ Chí Minh; Chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ do Trưởng Ban Tổ chức cấp quốc gia phân công tổ chức các hoạt động kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015). Theo đó, nội dung hoạt động mít tinh, diễu binh, diễu hành ngày 30/4/2015 tại TP. Hồ Chí Minh bao gồm: Xây dựng Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành do Bộ chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ và TP. Hồ Chí Minh xây dựng Đề án, hoàn thành trước ngày 31/10/2014, đồng thời phối hợp tham gia thực hiện các nhiệm vụ theo phân công, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Tổ chức cấp quốc gia. Các hoạt động tuyên truyền khác bao gồm: Họp báo của Ban Tổ chức cấp quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh do Bộ chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, UBND TP. Hồ Chí Minh và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện; Tổ chức các hoạt động văn hóa, triển lãm, điện ảnh như Tuần lễ phim quốc gia (Cục Điện ảnh chủ trì), Liên hoan tuyên truyền lưu động, liên hoan ca khúc cách mạng tại TP. Hồ Chí Minh (Cục Văn hóa cơ sở chủ trì), Các triển lãm chuyên đề, triển lãm tranh cổ động (Cục Văn hóa cơ sở, Thư viện quốc gia Việt Nam chủ trì). H.Quân Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Ông Trần Hồng Nga - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, Trưởng Ban Tổ chức địa phương đăng cai Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII tại tỉnh Hà Nam cho biết: Chỉ còn khoảng hơn chục ngày nữa các trận thi đấu môn bóng đá nữ, một trong những môn thi đấu quan trọng tại Đại hội sẽ diễn ra tại tỉnh Hà Nam. Hiện địa phương đã hoàn tất công tác chuẩn bị, đảm bảo các điều kiện tốt nhất để phục vụ các đoàn vận động viên, khách mời đại biểu và các phóng viên của các cơ quan báo chí đến tác nghiệp, đưa tin. Là một trong những địa phương diễn ra các môn thi đấu của Đại hội, năm nay, tỉnh Hà Nam đăng cai tổ chức 4 môn thi đấu trong chương trình Đại hội, gồm: Bóng đá nữ, bóng đá nam, bóng chuyền và Taekwondo. Theo kế hoạch, môn bóng đá nam và bóng đá nữ sẽ được tổ chức thi đấu tại Sân vận động tỉnh Hà Nam. Tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Hà Nam với sức chứa 7.600 chỗ ngồi sẽ là nơi diễn ra các trận đấu của môn Bóng chuyền và Taekwondo. Ông Nguyễn Đức Toàn - Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nam, Phó Ban Tổ chức địa phương đăng cai cho biết, đến nay, các công tác chuẩn bị phục vụ Đại hội đã được các tiểu ban lên kế hoạch chi tiết. Tỉnh bố trí 17 khách sạn dành cho các khách mời, các đoàn vận động viên. Ban Tổ chức yêu cầu các khách sạn, nơi phục vụ các vận động viên phải đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại mỗi khách sạn sẽ bố trí hai hướng dẫn viên thường trực trong suốt quá trình diễn ra các môn thi đấu của Đại hội. Để phục vụ khán giả tốt nhất, tại các địa điểm thi đấu, Ban Tổ chức sẽ bố trí thêm các nhà vệ sinh di động, bãi trông giữ phương tiện, dịch vụ đồ ăn nhẹ. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cũng được yêu cầu phải đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ cho báo chí tác nghiệp tại Đại hội. Hiện nay, việc cải tạo, tu bổ các cơ sở hạ tầng của Sân vận động tỉnh Hà Nam đã hoàn tất. Nhà thi đấu đa năng tỉnh cũng đã xong cơ bản các hạng mục phục vụ cho môn Bóng chuyền và Taekwondo. nguyễn CúC Hà Nam tổ chức 4 môn thi đấu tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII
  • 4. quản lý nhà nước Thư chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam... (Tiếp theo trang 1) Tôi vui mừng nhận thấy các cơ sở đào tạo trong toàn Ngành đang tiếp tục phát huy truyền thống “dạy tốt, học tốt, tất cả vì học sinh thân yêu”, quy mô đào tạo từng bước được mở rộng; chất lượng ngày càng được nâng cao, chương trình, giáo trình, kiểm định chất lượng đào tạo, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập bước đầu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội; công tác đào tạo nhân lực cho khu vực dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa được ưu tiên, chú trọng. Đạt được những thành tích này là nhờ sự tích cực, chủ động, sáng tạo của các thầy giáo, cô giáo, huấn luyện viên, cán bộ, công nhân viên chức, học viên, sinh viên và học sinh các trường. Tôi tin tưởng rằng, thầy và trò các trường sẽ nỗ lực hơn nữa trong công tác đào tạo, phát hiện, bồi dưỡng nhân tài, tiếp tục đổi mới toàn diện chất lượng dạy và học, xây dựng môi trường văn hóa, thân thiện cho học sinh, sinh viên, gắn kết đào tạo với giáo dục truyền thống dân tộc, văn hóa Điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ di tích núi Bà Đen, Tây Ninh Ngày 12/11, Bộ VHTTDL đã có Công văn số 4061/BVHTTDL-DSVH đồng ý chủ trương điều chỉnh diện tích khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích núi Bà Đen, xã Thạnh Tân và phường Ninh Sơn, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh theo đề nghị của UBND tỉnh Tây Ninh. Theo đó, Bộ VHTTDL đồng ý điều chỉnh diện tích khi vực khoanh vùng bảo vệ theo hướng thu hẹp lại so với hồ sơ di tích đã được xếp hạng năm 1989 theo tiêu chí danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, để đảm bảo giữ được các 4 số 1102 l 20.11.2014 yếu tố tạo nên giá trị cảnh quan thiên nhiên của di tích núi Bà Đen, đề nghị UBND tỉnh Tây Ninh chỉ đạo cơ quan chuyên môn lập Bản đồ khoanh vùng bảo vệ không chỉ đối với 06 địa điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã nêu trong Công văn số 2705/UBND-VX ngày 21/10/2014 đối với khu vực cảnh quan thiên nhiên núi Bà Đen có giá trị thẩm mỹ hoặc đa dạng sinh học cũng cần đưa vào khu vực bảo vệ I. Bản đồ và Biên bản điều chỉnh khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích cần thống nhất với nhau tất cả các thông số (diện tích, tọa độ, hướng, giáp giới…) có đầy đủ dấu xác nhận của cơ quan liên quan theo quy định tại Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ VHTTDL quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. Bộ VHTTDL sẽ xem xét, thỏa thuận khi nhận được Bản đồ và Biên bản điều chỉnh khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích núi Bà Đen. H.PHượng Bộ VHTTDL vừa có Công văn số 4031/BVHTTDL-DSVH ngày 10/11 gửi UBND tỉnh Quảng Nam về đề nghị thỏa thuận Dự án bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Căn cứ Đặc khu ủy Quảng Đà, Quảng Nam. Theo đó, Bộ VHTTDL đồng ý thỏa thuận Dự án đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Căn cứ Đặc khu ủy Quảng Đà, bao gồm các nội dung: Phục hồi nhà đồng chí Bí thư Đặc khu ủy, nhà Phó Bí thư, hội trường tổ chức đại hội Đặc khu ủy (nhà Hội trường), văn phòng Đặc khu ủy, khối nhà ăn; xây dựng bia di tích, đường giao thông, cấp điện, cấp nước, san nền, phòng chống cháy nổ. Bộ VHTTDL lưu ý một số vấn đề sau: Điều chỉnh kích thước mặt bằng và chiều cao đuôi mái các công trình phục hồi theo ý kiến của các nhân chứng lịch sử và bổ sung phương án bảo vệ nền móng, dấu vết các công trình di tích. Nghiên cứu phương án sử dụng bê tông giả đất để làm bề mặt sân đường nội bộ di tích. Dự án cần bổ sung phương án phục dựng nội thất của các công trình phục hồi, tạo điều kiện để phát huy giá trị di tích. Do thuyết minh dự án không nêu rõ lý do, sự cần thiết xây dựng nhà bia tưởng niệm và hầm trú ẩn, vì vậy, Bộ VHTTDL không đủ cơ sở có ý kiến về hai công trình này. Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các cơ quan liên quan lưu ý hoàn thiện hồ sơ trước khi phê duyệt và triển khai các bước tiếp theo theo quy định hiện hành, đồng thời tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nhân chứng lịch sử trong suốt quá trình triển khai thực hiện. H.PHượng Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Căn cứ Đặc khu ủy Quảng Đà, Quảng Nam và đạo đức nghề nghiệp tạo nguồn nhân lực có kiến thức vững vàng, kỹ năng nghề nghiệp tốt, có ý chí, bản lĩnh và khát vọng cống hiến cho đất nước như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Chúc các thầy giáo, cô giáo, huấn luyện viên, cán bộ, công nhân viên chức, các em học sinh, sinh viên sức khoẻ, hạnh phúc. Hoàng Tuấn Anh Uỷ viên BCH TƯ Đảng, Bộ trưởng
  • 5. quản lý nhà nước Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, TDTT và du lịch vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung số 1102 l 20.11.2014 5 Tổng cục Du lịch đã phối hợp với Vụ Pháp chế tổ chức Hội nghị triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tinh thần và nội dung Hiến pháp đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động các đơn vị thuộc Tổng cục Du lịch. Tại Hội nghị, đồng chí Hoàng Minh Thái - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ VHTTDL đã phổ biến những nội dung, ý nghĩa việc thi hành Hiến pháp năm 2013, với 11 Chương, 120 Điều, trong đó tập trung vào những điểm mới tại Chương I - Chế độ chính trị, Chương II - Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Chương V - Quốc hội, Chương IX - Chính quyền địa phương… Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam đã được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2014) là sự bảo đảm về chính trị, tạo pháp lý vững chắc cho dân tộc, nhân dân và nhà nước vượt qua những thách thức khó khăn, vững bước tiến lên trong thời kỳ mới, là Hiến pháp vừa kế thừa giá trị to lớn của các bản Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980 và 1992, vừa thể chế hóa các quan điểm, phương hướng, nội dung phát triển đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (được bổ sung, phát triển năm 2011). Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi về những điểm còn chưa rõ trong Hiến pháp và được báo cáo viên giải đáp một cách cụ thể, chi tiết. Có thể khẳng định, việc tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 của Tổng cục Du lịch là hết sức quan trọng nhằm phổ biến, phát huy các giá trị của Hiến pháp, đặc biệt là những điểm mới, tiến bộ, qua đó góp phần nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Tổng cục vào công tác chuyên môn cũng như trong cuộc sống trên tinh thần thượng tôn pháp luật. ĐìnH Hiếu Ngày 13/11, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2054/QĐ- TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, 5 tỉnh/thành: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định sẽ phát triển văn hóa theo hướng toàn diện, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng gia đình văn hóa, hòa thuận, hạnh phúc; phát triển sâu rộng thể dục thể thao quần chúng, chú trọng vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hình thành những sản phẩm du lịch biển đảo và du lịch di sản có thương hiệu, sức cạnh tranh cao. Phát triển thành phố Đà Nẵng và thành phố Huế (Thừa Thiên Huế) trở thành trung tâm văn hóa, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực văn hóa nghệ thuật và gia đình cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật cấp quốc gia và quốc tế; thành phố Quy Nhơn (Bình Định) trở thành trung tâm văn hóa phía nam của Vùng, có sự liên kết chặt chẽ với khu vực Tây Nguyên; Đề cử Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận Nghệ thuật Bài Chòi là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2015; phấn đấu đến năm 2020, có 90% số hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa... Về du lịch, phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước, có các sản phẩm đặc thù, có sức cạnh tranh cao; phấn đấu đến năm 2030, đón khoảng 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế và phục vụ khoảng 15 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt trên 80 nghìn tỷ đồng; tạo được 140 nghìn việc làm trực tiếp. Bên cạnh đó, Vùng sẽ tập trung phát triển nhóm sản phẩm du lịch đặc thù như: du lịch di sản văn hóa và du lịch biển đảo, trong đó ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch đô thị gắn với sự kiện, lễ hội, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái biển; Tập trung phát triển 6 khu du lịch quốc gia là: Lăng Cô - Cảnh Dương (Thừa Thiên Huế), Sơn Trà, Bà Nà (Đà Nẵng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Mỹ Khê (Quảng Ngãi), Phương Mai (Bình Định); 05 điểm du lịch quốc gia là: Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Mỹ Sơn (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Lũy (Quảng Ngãi, Bình Định); 3 đô thị du lịch là: Huế, Đà Nẵng, Hội An; Phát triển các tuyến du lịch trọng điểm: “Con đường di sản ASEAN”, du lịch caravan theo hành lang Đông-Tây, du lịch sinh thái biển đảo, du lịch tìm hiểu văn hóa các dân tộc thiểu số.... H.PHượng Tổng cục Du lịch triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013
  • 6. quản lý nhà nước Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế hoạch số 4081/KH-BVHTTDL ngày 13/11/2014 tổ chức các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (01/7/1915- 01/7/2015) của Bộ VHTTDL. Nội dung các hoạt động gồm: Chương trình nghệ thuật đặc biệt diễn ra vào tối ngày 29/6/2015 tại Quảng trường tỉnh Hưng Yên; Lễ dâng hương tại Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tại xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên; Hội thảo khoa học, chủ đề “Đồng chí Nguyễn Văn Linh với cách mạng Việt Nam và quê hương Hưng Yên”; tổ chức các hoạt Hướng dẫn tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại các điểm Bưu điểm - Văn hóa xã Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng... (Tiếp theo trang 1) 6 số 1102 l 20.11.2014 động văn hóa, triển lãm tranh, ảnh về cuộc đời và sự nghiệp Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh… Theo Kế hoạch, toàn Ngành văn hóa, thể thao và du lịch chủ động triển khai các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, cổ động tuyên truyền, thể thao thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm nhằm tuyên truyền giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước, lòng tự tôn, tự hào dân tộc. Quá trình triển khai, các đơn vị phải bám sát đề cương, hướng dẫn tuyên truyền của Ban Tổ chức cấp quốc gia và cơ quan có thẩm quyền; đảm nhiệm tốt nhiệm vụ thường trực Ban Tổ chức cấp quốc gia, bộ phận giúp việc Ban Tổ chức cấp quốc gia; có sự phối hợp chặt chẽ với các Ban, Bộ, ngành và các tỉnh/thành có liên quan trong chỉ đạo, tổ chức các hoạt động kỷ niệm, đặc biệt trong Lễ kỷ niệm sáng ngày 30/6/2015; chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ do Trưởng Ban Tổ chức cấp quốc gia phân công tại Quyết định số 1862/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/10/2014 phê duyệt Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (01/7/1915-01/7/2015). H.Quân Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3774/QĐ-BVHTTDL ngày 12/11/2014 phê duyệt Kế hoạch biên soạn tài liệu Hướng dẫn tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại các Điểm Bưu điện - Văn hóa xã. Theo đó, tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại các Điểm Bưu điện - Văn hóa xã được dùng để làm tài liệu cho cán bộ thư viện tỉnh/thành tập huấn, hướng dẫn nhân viên Điểm Bưu điện - Văn hóa xã; đồng thời là cẩm nang cho nhân viên Điểm Bưu điện - Văn hóa xã trong việc tổ chức, hoạt động phục vụ sách báo tại Điểm Bưu điện - Văn hóa xã. Vụ Thư viện (Bộ VHTTDL) chủ trì, phối hợp với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông) thực hiện biên soạn. Đối tượng cung cấp tài liệu: Thư viện công cộng 63 thư viện tỉnh/thành; 652 thư viện huyện/thị và các Điểm Bưu điện - Văn hóa xã nằm trong phạm vị triển khai Chương trình phối hợp công tác số 430/CTr-BVHTTDL-BTTTT ngày 04/02/2013 giữa Bộ VHTTDLvà Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc tăng cường tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại các Điểm Bưu điện - Văn hóa xã giai đoạn 2013-2020. Nhiệm vụ chính: Biên soạn tài liệu Hướng dẫn tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại các Điểm Bưu điện - Văn hóa xã; số lượng trang: 50 trang; khổ 14,5cm x 19,5cm; Số lượng in: 5000 bản; Phát hành cho các đối tượng quy định tại mục 4 của Kế hoạch này. Tháng 10/2014: Phê duyệt Kế hoạch; thống nhất đề cương chi tiết tài liệu; hoàn thành dự thảo lần 1; Tháng 01/2015: Hiệu đính bản thảo, thẩm định, nghiệm thu tài liệu; Tháng 02- 03/2015: In ấn, phát hành. Bộ VHTTDL có trách nhiệm biên soạn, in ấn; Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành đến các đối tượng theo quy định; Sở VHTTDL tổ chức tập huấn cho nhân viên Điểm Bưu điện - Văn hóa xã. H.PHượng Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 3 giới thiệu 459 tác phẩm, bộ tác phẩm của 222 tác giả từ 13 tỉnh/thành gửi tham dự. Hội đồng Nghệ thuật đã chọn 189 tác phẩm, bộ tác phẩm để trưng bày; trong đó, có 27 tác phẩm được trao giải thưởng gồm: 02 giải Nhất, 03 giải Nhì, 04 giải Ba và 18 giải Khuyến khích. Triển lãm là dịp để công chúng, các nhà sản xuất, doanh nghiệp, những người yêu thích và quan tâm đến lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng có thể chiêm ngưỡng các tác phẩm chọn lọc, có giá trị thẩm mỹ, có tính sáng tạo và khả năng ứng dụng trong đời sống cũng như trong sản xuất, thân thiện với môi trường. H.L
  • 7. quản lý nhà nước Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia - Mộc Châu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 số 1102 l 20.11.2014 7 Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia - Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với tổng diện tích tự nhiên là 206.150ha nằm trên địa bàn 2 huyện Mộc Châu và Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Khu Du lịch quốc gia (DLQG) Mộc Châu được quy hoạch trở thành khu vực động lực phát triển du lịch của tỉnh Sơn La và của vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ với hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao gắn với cảnh quan tự nhiên và bản sắc văn hóa các dân tộc. Mục tiêu đến năm 2020, Khu du lịch đón trên 1,2 triệu lượt khách, đến năm 2030 đón khoảng 3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt khoảng 50 nghìn lượt; phấn đấu tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 1.500 Để phục vụ cho Hội nghị Tổng kết công tác Văn hóa, Thế thao và Du lịch năm 2014, triển khai Kế hoạch công tác năm 2015; Bộ VHTTDL đã có văn bản số 4041/BVHTTDL-TV gửi Sở VHTTDL các tỉnh/thành hướng dẫn tổng kết công tác thư viện và thi đua khen thưởng năm 2014. Theo đó, văn bản hướng dẫn Báo cáo Tổng kết công tác thư viện năm 2014: Phạm vi, nội dung báo cáo: Báo cáo toàn diện công tác thư viện của tỉnh/thành bao gồm: công tác quản lý nhà nước và hoạt động thư viện trên địa bàn (gồm hoạt động của thư viện cấp tỉnh, các thư viện cấp huyện, cấp xã và cơ sở...). Báo cáo gồm: Báo cáo thành văn và báo tỷ đồng vào năm 2020 và khoảng 6.000 tỷ đồng vào năm 2030. Về định hướng, Khu DLQG Mộc Châu sẽ ưu tiên phát triển thị trường khách du lịch mục tiêu từ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Trung du miền núi Bắc bộ; tập trung phát triển và củng cố thị phần khách từ các thị trường mục tiêu truyền thống: Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, Đông Nam Á... Phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao; chú trọng nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ lữ hành, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí; tập trung phát triển các sản phẩm chính: Du lịch nghỉ dưỡng và điều dưỡng chữa bệnh; du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp; du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, danh thắng; đặc biệt chú trọng hình thức du lịch nghỉ tại nhà dân (homestay)... cáo số liệu. Về công tác thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực thư viện năm 2014: Hình thức, đối tượng khen thưởng: Cờ thi đua xuất sắc của Bộ: 03 cờ cho thư viện cấp tỉnh của 03 khu vực (Miền Bắc: Khu vực miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng; Miền Trung: Khu vực Bắc miền Trung và Nam Trung bộ-Tây Nguyên; Miền Nam: Khu vực miền Đông và cực Nam Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long); Bằng khen của Bộ trưởng: 12 Bằng khen cho tập thể và 12 Bằng khen cho cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác năm 2014; đối với cá nhân: ưu tiên Giám đốc/Phó Giám đốc các thư viện tỉnh/thành nghỉ hưu theo chế độ trong năm 2014 (có thời gian làm việc ít nhất 2/3 của năm) hoặc 2015. Hồ sơ đề nghị khen thưởng gồm: Tờ trình của Sở VHTTDL gửi Hội đồng Thi đua, Khen thưởng của Bộ VHTTDL; Biên bản họp xét của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng của Sở VHTTDL; Bản thành tích của tập thể, cá nhân có xác nhận của Sở VHTTDL; Hội đồng Thi đua, Khen thưởng của Bộ VHTTDL chỉ xét tặng danh hiệu thi đua khen thưởng cho tập thể, cá nhân có đầy đủ hồ sơ như hướng dẫn và gửi hồ sơ theo đúng thời gian quy định. Báo cáo Tổng kết công tác thư viện và hồ sơ đề nghị khen thưởng năm 2014 gửi về Vụ Thư viện, Bộ VHTTDL. Báo cáo tổng kết gửi truớc ngày 05/12/2014; Hồ sơ thi đua khen thưởng gửi trước ngày 30/12/2014. Đ.AnH Hướng dẫn tổng kết công tác thư viện và thi đua khen thưởng năm 2014 Trong thời gian tới, Khu DLQG Mộc Châu sẽ hình thành 3 trung tâm du lịch trọng điểm gồm: Trung tâm nghỉ dưỡng Mộc Châu, trung tâm du lịch sinh thái Mộc Châu và trung tâm vui chơi giải trí Mộc Châu; thu hút đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch quan trọng như: khu du lịch rừng thông Bản Áng; khu du lịch thác Dải Yếm; trung tâm thương mại cửa khẩu Lóng Sập; khu du lịch Ngũ động Bản Ôn; khu du lịch sinh thái rừng Pó Cốp; khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng Xuân Nha; hình thành tuyến du lịch liên quốc gia Mộc Châu - Lào qua cửa khẩu Lóng Sập và kết nối mở rộng sang các nước ASEAN như: Thái Lan, Myanmar… phát triển các tuyến du lịch nội vùng từ Thị trấn Mộc Châu tới các điểm tham quan, điểm di tích văn hóa - lịch sử trong Khu DLQG Mộc Châu... H.PHượng
  • 8. quản lý nhà nước Liên hoan Đội tuyên truyền văn hóa tuyến biên giới, biển đảo khu vực Nam bộ lần thứ IX Với chủ đề “Đồng bào Khmer Nam bộ - Đoàn kết, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam”, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần 6 diễn ra trong 3 ngày từ 27-29/11/2014 tại tỉnh Hậu Giang với nhiều chương trình hoạt động hấp dẫn như lễ hội dân gian; liên hoan nghệ thuật quần chúng; thi đấu thể thao và trò chơi dân gian; giới thiệu văn hóa ẩm thực; tọa đàm về tiềm năng du lịch… Đây là một sự kiện văn hóa quy mô lớn với sự tham gia của 12 tỉnh/thành khu vực phía Nam gồm Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, TP. Cần 8 số 1102 l 20.11.2014 Thơ, Bình Phước, Tây Ninh và TP. Hồ Chí Minh. Tham dự Ngày hội còn có sự tham gia của 10 đơn vị thuộc Bộ VHTTDL. Ngày hội nhằm tôn vinh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer Nam bộ, góp phần chăm lo đời sống tinh thần người dân cũng như giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Khmer Nam bộ tới bạn bè trong nước và quốc tế. Theo Ban Tổ chức, các hoạt động của Ngày hội phản ánh về sự kết hợp hài hòa giữa các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu với việc nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Hậu Giang nói riêng, góp phần phát triển bền vững kinh tế-xã hội trong vùng. Thông qua Ngày hội, Ban Tổ chức mong muốn quảng bá, giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước về truyền thống văn hóa lịch sử phong phú và đa dạng của người dân Hậu Giang hiền hòa mến khách, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển du lịch địa phương, góp phần phát triển bền vững kinh tế-xã hội của tỉnh Hậu Giang và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. t.LâM Tối 14/11, tại TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Bộ VHTTDL, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu phối hợp tổ chức Khai mạc Liên hoan Đội tuyên truyền văn hóa tuyến biên giới, biển đảo khu vực Nam bộ lần thứ IX. Đông đảo người dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đến xem cho thấy những tình cảm thực sự của người dân với những người lính biên phòng Việt Nam. Liên hoan Đội tuyên truyền văn hóa tuyến biên giới, biển đảo khu vực Nam Bộ lần thứ IX diễn ra từ 14 đến 17/11. Liên hoan lần này có 16 đội thuộc Bộ đội Biên phòng các tỉnh/thành hu vực phía Nam tham gia với hơn 300 diễn viên và nhiều tiết mục được dàn dựng công phu, ý nghĩa. Với chủ đề “Biên giới và biển đảo Việt Nam”, Liên hoan sân khấu lần này truyền đạt tới người xem những nội dung tuyên truyền gồm các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước mà trọng tâm là các vấn đề liên quan đến những vấn đề cơ bản của các văn bản pháp lý về biên giới, biển, đảo. Thông qua đó, ca ngợi phẩm chất truyền thống, bản chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”; khẳng định ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo của Tổ quốc, xây dựng biên cương giàu mạnh, biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Đồng thời, đây cũng là dịp chúng ta cùng nhìn nhận, đánh giá lại phương thức phối hợp hoạt động của các Đội tuyên truyền văn hóa trong thực hiện mục tiêu chương trình phối hợp “Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa thông tin trên các tuyến biên giới bờ biển, hải đảo” giữa Bộ VHTTDL và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam. Ngoài ra, Liên hoan cũng là dịp để các Đội tuyên truyền văn hóa giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, từ cơ sở đó sẽ đề ra chủ trương, biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các Đội tuyên truyền văn hóa nói riêng và của Chương trình phối hợp nói chung. Sau nghi thức khai mạc, Đội tuyên truyền văn hóa tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã trình diễn các tiết mục dự thi trong khuôn khổ Liên hoan lần này như Tốp ca múa Lung linh đảo ngọc, Liên khúc Tự tình Bà Rịa-Vũng Tàu, Tốp múa nữ Biển thức, Liên khúc Trường Sa, Tiểu phẩm Bình yên sóng biển, Tốp ca nam Người thầy giáo mang quân hàm xanh, Ca múa Vươn ra biển lớn. Hơn 20 năm qua, chương trình phối hợp giữa ngành Văn hóa và Lực lượng Bộ đội Biên phòng đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi những nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia đưa văn hóa thông tin về cơ sở, đưa đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và các giá trị văn hóa nghệ thuật tích cực, lành mạnh đến với đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa ở khu vực biên giới, hải đảo của đất nước. Qua đó, tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và Nhà nước với quần chúng nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quân dân, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường sức mạnh quốc phòng an ninh, bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, đấu tranh chống tác động của các tư tưởng phản động, lạc hậu, xây dựng khu vực biên giới, biển đảo vững mạnh toàn diện. MinH HạnH Sẵn sàng cho Ngày hội VHTTDL đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ 6
  • 9. quản lý nhà nước Chuẩn bị cho Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ VI Tờ trình về việc ban hành Quyết định... (Tiếp theo trang 1) số 1102 l 20.11.2014 9 Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ VI diễn ra tại thành phố Thái Nguyên từ 18 đến 20/11/2014. Đây là hoạt động quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch, thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia liên kết đầu tư phát triển du lịch lớn nhất trong năm của 6 tỉnh vùng Việt Bắc gồm: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang. Theo Ban Tổ chức, Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ IV gồm 8 hoạt động chính, nổi bật là các hoạt động: Triển lãm ảnh “Di sản văn hóa Việt Bắc - Điểm hẹn du lịch”; Hội thảo khoa học bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch vùng Việt Bắc; Hội chợ triển lãm du lịch, văn hóa ẩm thực và thương mại Thái Nguyên 2014... Ngoài ra, tại khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên trong những ngày diễn ra Chương trình còn có biểu diễn nghệ thuật, thi đấu các môn thể thao dân tộc: đẩy gậy, bắn nỏ, tung còn, kéo co... Điểm nhấn của Chương trình là Lễ khai mạc và chương trình nghệ thuật với chủ đề “Việt Bắc - Qua những miền di sản” với sự tham gia của hơn 400 diễn viên các đoàn nghệ thuật trong vùng, Nhà hát Ca Múa Nhạc dân gian Việt Bắc và các nghệ sĩ nổi tiếng trong nước được dàn dựng công phu, hoành tráng, giới thiệu những điểm du lịch đặc trưng của các tỉnh vùng Việt Bắc bằng các tiết mục ca múa nhạc mang đậm âm hưởng của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc. Hiện tỉnh Thái Nguyên đã cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị cho lễ khai mạc cũng như các hoạt động trong những ngày diễn ra chương trình. Ngay trước ngày khai mạc chương trình, đại diện Tổng cục Du lịch, Sở VHTTDL 6 tỉnh Việt Bắc và các tỉnh/thành lân cận: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Giang đã hoàn thiện chương trình liên kết khảo sát thực nghiệm tuyến du lịch lịch sử cách mạng gắn với du lịch sinh thái vùng chiến khu Việt Bắc. Bên cạnh đó, Sở VHTTDL Thái Nguyên cũng tiến hành tập huấn nghiệp vụ du lịch cho hơn 200 học viên, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch, chuẩn bị hơn 1.000 phòng nghỉ chất lượng cao tại 35 khách sạn, cơ sở lưu trú trên địa bàn phục vụ các đoàn, các doanh nghiệp lữ hành tham gia chương trình. Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn cũng chuẩn bị đầy đủ phương tiện, hướng dẫn viên, cơ sở vật chất phục vụ các tour du lịch tham quan thành phố Thái Nguyên và các điểm du lịch nổi tiếng trên địa bàn như: ATK Định Hóa, Hồ Núi Cốc, khu di chỉ khảo cổ học Thần Sa... t.nguyện Theo đó, việc tổ chức kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nhằm biểu dương lực lượng, phản ánh những thành tựu to lớn của đất nước và thành phố Hồ Chí Minh; tạo động lực khích lệ lòng tự hào trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; khẳng định vị trí, tầm vóc vĩ đại, giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc; thể hiện lòng biết ơn sâu sắc các thế hệ đã hy sinh xương máu vì độc lập, thống nhất của Tổ quốc; phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Tờ trình, chương trình mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2015) sẽ bao gồm các hoạt động: Lễ dâng hương tổ chức buổi sáng, từ 6h15, ngày 30/4/2015 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (Di tích Bến Nhà Rồng) do TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp Văn phòng Trung ương Đảng thực hiện; Mít tinh, diễu binh, diễu hành buổi sáng, từ 7 giờ, ngày 30/4/2015 tại trục đường Lê Duẩn, phía trước Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh. Dự thảo Tờ trình cũng phân công công việc cho các đơn vị liên quan, trong đó, Bộ VHTTDL là cơ quan thường trực nắm tình hình; tham mưu, đề xuất Trưởng Ban Tổ chức cấp quốc gia điều hành giải quyết các công việc trong quá trình chuẩn bị và triển khai tổ chức Mít tinh, diễu binh, diễu hành theo phân công và có các nhiệm vụ: xây dựng kịch bản và thực hiện điều hành Chương trình Mít tinh; tham gia Tiểu ban Diễu binh, diễu hành, góp ý trang trí, ma-két, kịch bản âm nhạc tại Mít tinh, diễu binh, diễu hành, góp ý nội dung thuyết minh Chương trình Mít tinh, diễu binh, diễu hành, góp ý kịch bản diễu hành nghệ thuật. H.Quân
  • 10. Sự kiện vấn đề Dự án “Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (EU)” cho ngành Du lịch Việt Nam được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Liên minh Châu Âu từ năm 2011 đến nay đã thu được những kết quả đáng khích lệ, góp phần nâng cao nhận thức môi trường, văn hóa, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ phát triển du lịch, tối đa hóa thu nhập cho người lao động tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều những thách thức, khó khăn mà ngành Du lịch Việt Nam cần phải vượt qua và cần có những kế hoạch cụ thể để hướng tới Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển vào năm 2030. Đây là vấn đề được đặt ra tại “Hội nghị về Sự bền vững của Phát triển Du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam” diễn ra ngày 13/11, do Liên minh Châu Âu phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức. Giám đốc dự án EU - Vũ Quốc Trí, cho biết: Du lịch có trách nhiệm chính là cốt lõi để phát triển ngành Du lịch một cách bền vững. Phát triển du lịch có những tác động tích cực đối với đời sống, kinh tế văn hóa xã hội như tạo việc làm, tăng thu nhập, thương mại hóa về văn hóa môi trường nhưng mặt 10 số 1102 l 20.11.2014 khác lại có những tiêu cực là gây ảnh hưởng đến môi trường, giá trị văn hóa truyền thống. Vì vậy, du lịch có trách nhiệm sẽ mang đến một hướng đi cho tất cả các thành tố liên quan đến hoạt động du lịch nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực và tăng cường các tác động tích cực mà du lịch đem lại. Theo ông Vũ Quốc Trí, nhà nước cần sớm có khung chính sách du lịch có trách nhiệm được ban hành cấp quốc gia để làm thước đo đánh giá cho các đơn vị hoạt động liên quan du lịch. Đồng thời, cần có những bước đột phá trong hệ thống quản lý nhà nước như về mặt quản lý tài nguyên thiên nhiên; nâng cao khả năng lãnh đạo; triển khai các hoạt động trong lĩnh vực du lịch… để duy trì bền vững sự phát triển của ngành Du lịch. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch - Hà Văn Siêu khẳng định, mặc dù dự án EU đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều thách thức. Phát triển du lịch có trách nhiệm cần được tất cả các đối tác liên quan cam kết thực hiện và sự tham gia rộng rãi của các thành phần xã hội, nhằm tạo ra hình ảnh mới cho du lịch Việt Nam, giúp du lịch Việt nâng cao được năng lực cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, cần gắn kết với các đối tác liên quan đến hoạt động du lịch với nhau để cùng hành động có trách nhiệm vì sự phát triển bền vững. Tại Hội nghị, các đại biểu thống nhất việc tích hợp du lịch có trách nhiệm vào việc xây dựng quy hoạch, quản lý hoạt động du lịch tại Việt Nam sẽ hướng dẫn cho sự phát triển của lĩnh vực năng động này và xác định Việt Nam là một điểm đến có chất lượng cao, có sức cạnh tranh và bền vững, đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Hội nghị cũng đua ra Tuyên bố chung về du lịch có trách nhiệm bền vững tại Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến 6 trụ cột trong khu chính sách du lịch có trách nhiệm gồm: công tác quản lý nhà nước; thúc đẩy năng lực cạnh tranh kinh doanh và các thị trường bền vững; sử dụng du lịch để phát triển kinh tế-xã hội; xây dựng nhận thức về du lịch bền vững; phát triển đội ngũ lao động và bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa tự nhiên một cách cẩn trọng. H.yến Phát triển du lịch bền vững gắn với trách nhiệm xã hội Thông tin từ Liên đoàn Cờ Việt Nam ngày 12/11 cho biết: Đoàn Cờ tướng Việt Nam tham dự Giải Cờ tướng quốc tế Nam Ninh Open (Trung Quốc) đã đạt thành tích cao khi 5 trong số 9 kỳ thủ tham dự được giải thưởng. Trong đó, kỳ thủ Vũ Tuấn Nghĩa (Bình Phước) đã giành chức Vô địch. Ngay sau lễ khai mạc, Ban Tổ chức giải đã mời Đại sứ nổi tiếng trong làng cờ Trung Quốc là Triệu Quốc Vinh đấu giao lưu hàng loạt với 6 kỳ thủ ở bảng quốc tế. Đoàn Việt Nam có 3 kỳ thủ được chọn tham gia giao lưu là Tôn Thất Nhật Tân, Trần Quyết Thắng và Vũ Tuấn Nghĩa. Kết quả các kỳ thủ Việt Nam đều giành phần thắng. Vũ Tuấn Nghĩa, người vừa giành ngôi Vô địch Giải Cờ tướng quốc tế lần này sinh năm 1973, tên tuổi anh còn ít được biết đến trong làng cờ Việt Nam. Anh thường đạt thành tích cao ở các lễ hội cờ truyền thống đầu xuân khu vực miền Bắc. Cách đây 3 năm, kỳ thủ Vũ Tuấn Nghĩa đầu quân và chơi chuyên nghiệp cho đội tuyển Cờ tướng Bình Phước, từ đó trình độ chơi cờ của anh đã có nhiều tiến bộ. Ngoài Vũ Tuấn Nghĩa, các kỳ thủ khác của Việt Nam giành được giải thưởng gồm: Tôn Thất Nhật Tân xếp hạng 4; Nguyễn Trần Đỗ Ninh xếp tiếp sau; Lại Tuấn Anh xếp hạng 6; kỳ thủ trẻ Phí Mạnh Cường xếp hạng 7. Giải Nam Ninh Open 2014 có quy mô khá lớn, mang tầm quốc tế. Giải không chỉ có mỗi bộ môn cờ tướng mà còn có thêm cả cờ vây và bài Bridge cùng tranh tài. Ở môn cờ vây, Việt Nam có 2 kỳ thủ thuộc đội Hà Nội là Phạm Minh Quang (nam) và Lê Kiều Khánh Linh (nữ) đăng ký tham dự và Phạm Minh Quang đã xuất sắc giành ngôi á quân. nAM AnH Việt Nam giành thành tích cao tại Giải Cờ tướng quốc tế
  • 11. Sự kiện vấn đề số 1102 l 20.11.2014 11 Từ ngày 22/11-05/12, tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam cùng 7 thành viên đại sứ quán thuộc Liên minh Châu Âu và các trung tâm văn hóa Châu Âu sẽ giới thiệu tới công chúng yêu nhạc Việt Nam Liên hoan Âm nhạc Châu Âu lần thứ 13. Liên hoan Âm nhạc Châu Âu mang tới phác họa về sự đa dạng và giàu bản sắc của văn hóa Châu Âu tới công chúng Liên hoan Guitar cổ điển quốc tế (Saigon International Guitar Festival 2014) đã diễn ra tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh từ 13 đến 16/11, là nơi các nghệ sĩ guitar đến từ nhiều quốc gia trên thế giới Hoa Kỳ, Ý, Malaysia, Iceland, Philippines gặp gỡ, giao lưu âm nhạc, đặc biệt là nhạc guitar giữa các nền văn hóa khác nhau. Sau đêm khai mạc diễn ra trong không gian ấm cúng với chủ đề “Sáu thế kỷ âm nhạc guitar” do nghệ sĩ Harris Becker - Trưởng khoa guitar Đại học Long Island (New York) và nghệ sĩ Paul Cesarczyk - Trưởng khoa Guitar Đại học âm nhạc Mahidol (Thái Việt Nam, góp phần quảng bá, trao đổi văn hóa giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu. Liên hoan Âm nhạc Châu Âu 2014 sẽ giới thiệu các nghệ sĩ và ca sĩ tài năng, nổi tiếng tới từ Áo, Wallonia-Brussels (Bỉ), Pháp, Đức, Luxembourg, Ba Lan, Thụy Điển và một ban nhạc khách mời từ Việt Nam. Với chuỗi 16 buổi hòa nhạc đầy lôi cuốn diễn ra ở cả Hà Nội và TP. Lan) biểu diễn, Liên hoan còn diễn ra chuỗi các buổi hòa nhạc guitar đặc sắc. Đây được xem là điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động của Liên hoan nhạc Guitar cổ điển quốc tế năm nay. Khán giả có dịp được tìm hiểu và thưởng thức quá trình thời kỳ âm nhạc khác nhau từ thời kỳ Phục hưng, tiền cổ điển, cổ điển cho đến thời kỳ âm nhạc lãng mạn, hiện đại và đương đại. Cũng trong ngày hội, nhiều tài năng âm nhạc guitar trẻ của thế giới cũng được giới thiệu với khán giản yêu âm nhạc thành phố như Salvatore Foderan (Ý), Ögmundur Þór Jóhannesson (Iceland) và Simon Cheong (Malaysia). Các tài năng âm nhạc trẻ này cũng sẽ biểu diễn những tiết mục hòa nhạc như: Lãng mạn với đàn guitar; Âm nhạc guitar Thế kỷ XX và Đương đại. Bên cạnh đó, các buổi thuyết trình chuyên đề về đàn guitar với các chủ đề đa dạng, đặc trưng cũng được diễn ra như: Guitar những vấn đề cơ bản; Agustine Barrios - Cuộc đời và tác phẩm; Lịch sử đàn guitar… Đặc biệt, khán giả có thể thưởng thức trực tiếp âm thanh của những cây đàn danh tiếng mà 6 nghệ sĩ guitar khách mời đã biểu diễn tại nhiều nơi trên thế giới, thông qua buổi tọa đàm “Đàn guitar thế giới - Giới thiệu nhạc cụ của các nghệ sĩ”. L.KHánH Liên hoan Guitar cổ điển quốc tế Hồ Chí Minh, Liên hoan mang đến trải nghiệm thú vị cho người xem với những thể loại âm nhạc khác nhau, bao gồm jazz, cổ điển, đương đại và âm nhạc truyền thống của Việt Nam. Liên hoan sẽ được khởi động ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vào ngày 22, 24/11 và kết thúc vào ngày 05/12, tại Nhà hát Tuổi Trẻ (Hà Nội) và Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh. n.tHAnH Tỉnh Nghệ An đang triển khai nhiều mô hình xúc tiến du lịch với mục đích giới thiệu tiềm năng, thu hút du khách đến địa phương. Ngành du lịch tỉnh hoàn thành việc công bố biểu trưng của du lịch Nghệ An; khởi động chương trình liên kết phát triển sản phẩm du lịch gắn với điểm đến 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa do Dự án EU tài trợ; phối hợp tổ chức hội nghị giới thiệu đường bay Vinh - Viêng Chăn (Lào) gắn với xúc tiến du lịch tại Lào… Liên quan đến hoạt động du lịch, tại Nghệ An, đến nay đã có 5 tuyến bay nội địa xuất phát từ thành phố Vinh và một tuyến bay quốc tế Vinh - Viêng Chăn (Lào), bình quân 15 chuyến/ngày. Một số dự án về du lịch như quần thể du lịch sinh thái, thể thao, vui chơi giải trí Song Ngư - Lan Châu, dự án khai thác tuyến du lịch sinh thái Phà Lài - Sông Giăng đã được tiến hành khảo sát, lập quy hoạch chi tiết, đầu tư xây dựng. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch, các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh đang đề nghị UBND tỉnh Nghệ An cho phép xe du lịch 16 chỗ ngồi trở lên được đưa đón khách du lịch, khách lưu trú vào các khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan trên các tuyến đường nội thành của thành phố Vinh; có chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đối với kinh doanh du lịch. Từ đầu năm 2014 đến nay, Nghệ An đã đón trên 5.166.000 lượt khách du lịch, trong đó khách lưu trú đạt trên 3.205.000 lượt, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2013; khách quốc tế đạt 53.750 lượt, bằng 101% so với cùng kỳ; doanh thu các dịch vụ du lịch đạt 2.185 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2013. MạnH Huân Nghệ An triển khai nhiều mô hình xúc tiến du lịch Liên hoan Âm nhạc Châu Âu lần thứ 13
  • 12. Sự kiện vấn đề Điện ảnh - Hội nhập và phát triển bền vững Hải Dương: Đảo Cò đón Bằng công nhận di tích danh thắng quốc gia Ngày 16/11, huyện Thanh Miện (Hải Dương) đã tổ chức lễ đón Bằng công nhận Di tích danh lam thắng cảnh quốc gia Đảo Cò thuộc xã Chi Lăng Nam. Đây là sự kiện quan trọng, tạo điều kiện cho việc bảo vệ, phát huy giá trị của di tích tốt hơn trong thời gian tới. Khu danh thắng Đảo Cò với tổng diện tích 67ha, nằm trên 2 thôn An Dương, Triều Dương mà tâm điểm là 2 đảo nhỏ nằm trong lòng hồ An Dương với tổng diện tích trên 7.300m2. Nhiều nhà khoa học nhận định, khu du lịch Đảo Cò là nơi đẹp về sinh cảnh, lớn về thành phần loài, đông về số lượng cá thể. Các tài liệu nghiên cứu ghi nhận Đảo Có hội tụ số lượng lớn cò, vạc cùng một số loài chim quý hiếm về cư ngụ, đặc biệt là tháng 12, khoảng trên 12.000 cá thể cò và trên 5.000 cá thể vạc. Không những thế, nơi đây còn nơi hội tụ nhiều giá trị văn 12 số 1102 l 20.11.2014 hóa lịch sử như đền, chùa, làng nghề cổ truyền… Với những lợi thế đó, Đảo Cò đã và đang trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn không chỉ của Hải Dương mà của khu vực Đồng bằng sông Hồng nói chung, một trung tâm giáo dục môi trường, một địa chỉ tham quan thực địa giá trị đối với học sinh, sinh viên và giới nghiên cứu. Thời gian qua, tỉnh Hải Dương đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch sinh thái Đảo Cò với tổng kinh phí trên 83 tỉ đồng và đang triển khai Đề án xây dựng mô hình du lịch cộng đồng Đảo Cò đến năm 2020 với tổng kinh phí đầu tư trên 15 tỷ đồng. Tỉnh Hải Dương đã đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công trình quan trọng như: nâng cấp tuyến đường 396 từ cống Tiêu Lâm về Đảo Cò, xây dựng nhà giáo dục môi trường, di dời một số hộ dân để mở rộng không gian trú ngụ cho cò, trồng thêm nhiều cây xanh… Trong quy hoạch tổng thể du lịch Hải Dương đến năm 2020, khu danh thắng này nằm trong tuyến du lịch trọng yếu. Để địa danh này xứng tầm một di tích cấp quốc gia, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế- xã hội chung cho địa phương, tỉnh Hải Dương đã yêu cầu huyện Thanh Miện ưu tiên tổ chức triển khai hiệu quả Quy hoạch tổng thể, Quy hoạch chi tiết và Đề án phát triển du lịch cộng đồng; xây dựng và phát triển khu du lịch Đảo Cò theo hướng trở thành địa chỉ du lịch tổng hợp với các sản phẩm: du lịch lịch sử, tâm linh, lễ hội, ẩm thực… kết hợp khai thác với bảo vệ môi trường khu di tích và vùng lân cận, tăng cường quảng bá hình ảnh về Đảo Cò cũng như kêu gọi người dân và du khách cùng chung tay bảo vệ môi trường, cảnh quan nơi đây. MạnH MinH Với chủ đề “Điện ảnh - Hội nhập và phát triển bền vững”, Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ III diễn ra từ 23- 27/11 tại Hà Nội. Ban Tổ chức cho biết, đã có 411 phim từ 39 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới gửi đến đăng ký tham dự Liên hoan. Ban Tổ chức đã tuyển chọn được 130 phim từ 33 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký tham dự ở tất cả các hạng mục. Riêng ở hạng mục Phim dài dự thi và Phim ngắn dự thi, Việt Nam tham gia 12 phim. Đặc biệt, nhiều bộ phim của Việt Nam mới được sản xuất trong năm 2014 như: Đập cánh giữa không trung; Những đứa con của làng; Ánh sáng của tầng không; Bao giờ về… xuất hiện trong danh sách phim dự thi. Ngoài ra, “Chương trình tiêu điểm điện ảnh Philippines” mang đến cho khán giả 6 bộ phim mới của điện ảnh Philippines. Khoảng 3 chùm phim ngắn, 5 phim tài liệu chọn lọc của các nền điện ảnh thế giới cũng được giới thiệu tại Liên hoan lần này. Trong khuôn khổ Liên hoan còn có các hoạt động như trại sáng tác tài năng trẻ HANIFF 2014, chợ dự án làm phim, triển lãm “Quảng bá bối cảnh quay phim và những điểm đến nổi tiếng ở Việt Nam”, hội thảo “Hợp tác sản xuất phim tại Việt Nam” và tọa đàm về phim độc lập của Philippines... Kết thúc Liên hoan, Ban Tổ chức sẽ trao nhiều giải thưởng ở các hạng mục phim dài, phim ngắn xuất sắc nhất; đạo diễn phim dài, đạo diễn phim ngắn (dưới 30 tuổi) xuất sắc nhất; diễn viên nam, nữ chính xuất sắc nhất. Ngoài ra, Liên hoan còn có Giải thưởng của Ban Giám khảo cho phim dài, phim ngắn và Giải Mạng lưới khuyến khích điện ảnh Châu Á. Các phim tham dự Liên hoan sẽ được chiếu phục vụ khán giả tại Trung tâm chiếu phim quốc gia; rạp Kim Đồng; rạp Tháng Tám; 2 cụm rạp chiếu phim CGV Vincom Center và CGV Mipec Tower… Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ III là dịp vinh danh các tác phẩm điện ảnh xuất sắc, giàu tính nhân văn, có giá trị nghệ thuật cao với những khám phá, tìm tòi mới; khích lệ những tài năng mới của điện ảnh, đặc biệt là khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Liên hoan góp phần phát huy tinh thần thân ái, hợp tác giữa các nhà làm phim, đại biểu, khách mời vì sự phát triển của điện ảnh; giới thiệu các tác phẩm đặc sắc của các nền điện ảnh trên thế giới đến với công chúng yêu điện ảnh. yến nHi
  • 13. Sự kiện vấn đề Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh hấp dẫn du khách Kiên Giang kiểm tra việc trưng bày biểu tượng, linh vật ngoại lai số 1102 l 20.11.2014 13 Tỉnh Kiên Giang tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về di sản văn hóa, việc trưng bày những biểu tượng, linh vật ngoại lai không phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hóa Việt Nam. Qua thống kê, rà soát hơn 60 cơ sở thờ tự, di tích lịch sử - văn hóa, khu du lịch, cơ quan công sở và hộ dân trên địa bàn thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và 2 huyện Kiên Lương, Hòn Đất, lực lượng chức năng phát hiện 30 trường hợp tự ý đặt tượng trái phép tại gia đình, đình chùa hoặc đặt các biểu tượng, vật phẩm, linh vật ngoại lai, nhất là sư tử đá hình thù kỳ dị ở các di tích lịch sử. Thanh tra Sở VHTTDL Kiên Giang cho biết: Đối với những trường hợp vi phạm, lực lượng chức năng lập biên bản và bàn giao cho địa phương phối hợp với đơn vị chức năng làm rõ. Cụ thể như việc tự ý đặt tượng là vi phạm Nghị định của Chính phủ quy định về lĩnh vực mỹ thuật và quy định chi tiết về việc đặt tượng. Lực lượng chức năng đã giải thích rõ ràng, cụ thể đối với từng trường hợp biểu tượng, linh vật ngoại lai vi phạm, không phù hợp với văn hóa Việt Nam, qua đó vận động chủ nhân tháo dỡ, di dời. Trong quá trình thanh tra, lực lượng kiểm tra ghi nhận, hoan nghênh Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đình thờ Nguyễn Trung Trực (tại thành phố Rạch Giá) và chùa Hải Sơn ở huyện Kiên Lương đã chủ động di dời sư tử đá ra khỏi khuôn viên đình, chùa. Ông Bùi Văn Thành - Phó Trưởng Ban bảo vệ di tích lịch sử Đình thờ Nguyễn Trung Trực nói: Chấp hành quy định của pháp luật, chúng tôi đã di dời 9 con sư tử lạ ra khỏi khuôn viên Đình thờ. Chúng tôi sẽ không tiếp nhận những biểu tượng, vật phẩm, linh vật có hình dạng kỳ hoặc, không phù hợp với văn hóa dân tộc, trái thuần phong mỹ tục Việt Nam. Hiện nay, trên đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá có một trường hợp xây dựng tường rào và dựng 6 tượng chiến binh La Mã ngoài trời, gây phản cảm. Về trường hợp vi phạm này, ông Nguyễn Chí Nhân - Phó Chánh Thanh tra Sở VHTTDL tỉnh Kiên Giang cho biết: Trường hợp này đã vi phạm quy định của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật vì không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép và cũng không đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Đối với việc đặt 6 tượng lính La Mã trên đường Nguyễn Trung Trực, Thanh tra Sở thống nhất giao cho UBND thành phố Rạch Giá tiếp tục làm rõ, vận động, thuyết phục chủ nhân tháo dỡ, di dời trước khi đưa ra quyết định xử phạt hành chính và những hình thức xử lý khác. Ngành chức năng tỉnh Kiên Giang tiếp tục rà soát, thống kê và kiểm tra việc chấp hành pháp luật về di sản văn hóa, Nghị định của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật ở các huyện còn lại trên địa bàn và xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định. Các ngành, địa phương cũng tuyên truyền trong cộng đồng về việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Các Ban Quản lý di tích lịch sử, khu du lịch, cơ quan công sở, đình chùa và hộ dân chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước về trưng bày, sử dụng các biểu tượng, linh vật, vật phẩm phù hợp với bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, thuần phong mỹ tục của Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc văn hóa nước ngoài. K.Hoàn Sau gần 2 năm tạm ngưng phục vụ để thực hiện dự án trùng tu sửa chữa, chỉnh lý trưng bày với tổng nguồn vốn hơn 7 tỷ đồng, chỉ hơn 1 tháng mở cửa trở lại, Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh đã đón hơn 10.000 lượt khách tham quan, nghiên cứu; trong đó có nhiều du khách nước ngoài. Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh nằm trong khu quần thể di tích cấp quốc gia Ao Bà Om và Chùa Âng, thuộc phường 8, thành phố Trà Vinh, được xây dựng đưa vào sử dụng năm 1997. Đây là Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer thứ hai của cả nước (một ở Sóc Trăng) đang lưu giữ rất nhiều hình ảnh, hiện vật phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer Nam bộ. Hiện Bảo tàng có 4 phòng trưng bày với hơn 800 hiện vật cổ, quý; trong đó có nhiều tượng được làm cách đây hơn 300 năm như: tượng đầu rồng, các tượng ThêVađa, KeyNor dùng để trang trí trên ngôi chánh điện, cổng chùa… nhiều tượng Phật bằng gỗ có niên đại trên 100 năm; nhiều nông ngư cụ cổ như: sa quạt nước phục vụ trong sản xuất nông nghiệp, nọc cấy lúa dùng cho đất ruộng gò cao, chiếc hái cắt lúa được chạm khắc hình đầu rồng; các khung dệt chiếu, dệt vải... dàn nhạc ngũ âm phục phục trong đám tang, đám phước; phục trang biểu diễn nghệ thuật... Bảo tàng còn tái hiện nhiều hình ảnh mang nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer như: nghi thức cột chỉ tay trong lễ cưới, sân khấu Rô-băm, Dù Kê… Ông Nguyễn Đức Tố - Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Trà Vinh cho biết, trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục sưu tầm các hiện vật cổ và xây dựng phim tư liệu về văn hóa phi vật thể của đồng bào Khmer để gìn giữ và giới thiệu với khách tham quan, nghiên cứu. A. tùng
  • 14. Sự kiện vấn đề Đẩy mạnh liên kết để phát triển du lịch Theo thống kê của Sở VHTTDL tỉnh Thái Nguyên, toàn tỉnh có 780 di tích và danh lam thắng cảnh, trong đó có hơn 30 di tích đã được xếp hạng quốc gia. Đây là nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú. Bên cạnh đó, tỉnh còn có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên với nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: hồ Núi Cốc (huyện Đại Từ), hồ Bảo Linh (huyện Định Hóa), hang Phưọng Hoàng - suối Mỏ Gà, di chỉ khảo cổ học Thần Sa (huyện Võ Nhai) - nơi lưu giữ những dấu ấn về nền văn hóa cổ nhất vùng Đông Nam Á... có sức thu hút rất lớn đối với khách du lịch thích mạo hiểm, nghỉ dưỡng, khám phá hệ sinh thái tự nhiên. Đối với tài nguyên du lịch nhân văn, Thái Nguyên đã có Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa được xếp hạng Di tích lịch sử đặc biệt quốc gia với các địa danh nổi tiếng: Nhà tưởng niệm Bác Hồ, lán Tỉn Keo, đồi Khau Tý... Một trong những lợi thế để Thái Nguyên có thể phát triển mạnh về du lịch đó là sự phong phú về bản sắc văn hoá các dân tộc với các làn điệu dân ca, dân vũ của đồng bào các dân tộc vùng Việt Bắc được hội tụ đầy đủ trên quê hương Thái Nguyên như: hát Sli, Hát Lượn, Hát Then, Múa Tắc Xình... cùng với các lễ hội truyền thống như: hội Lồng Tồng - lễ hội “Xuống đồng” là một lễ hội truyền thống đặc trưng của đồng bào Tày - Nùng ở vùng ATK Định Hóa; lễ hội Đền Đuổm tưởng nhớ, tôn vinh người anh hùng dân tộc Dương Tự Minh thủ lĩnh phủ Phú Lương, người có công xây dựng vùng đất Phú Lương phồn thịnh, chống giặc Tống giữ yên vùng đất phía Bắc Đại Việt ở thế kỷ XII; lễ hội Đền - Đình Cầu Muối (Phú Bình), lễ hội Chùa Phủ Liễn, Chùa Hang… Do công tác quảng bá khá tốt, các lễ hội này ngày càng thu hút được đông đảo du khách cả nước đến tham quan, khám phá nét đặc trưng văn hóa 14 số 1102 l 20.11.2014 của địa phương. Đặc biệt, trong những năm gần đây, sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống ở Thái Nguyên đang tạo được sự hấp dẫn khá lớn đối với du khách. Nổi bật nhất là làng nghề truyền thống chè Tân Cương, vùng đất được mệnh danh là “đệ nhất danh trà” với khoảng 1.200 hộ sống bằng nghề chè và 400ha chuyên canh cây chè, mỗi năm sản xuất trên 1.000 tấn chè búp khô đặc sản. Cùng với đó, các làng nghề chè truyền thống ở La Bằng (Đại Từ), Tức Tranh (Phú Lương), Trại Cài (Đồng Hỷ)... đã trở thành những địa chỉ du lịch mới cho du khách khi đến Thái Nguyên, nhất là khi tỉnh đã xây dựng Festival Trà quốc tế trở thành một lễ hội “Văn hóa Trà” đặc trưng, định kỳ tổ chức 2 năm/lần. Cùng với những tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, Thái Nguyên cũng là tỉnh có cơ sở vật chất rất thuận lợi để phát triển du lịch với mạng đường cao tốc kết nối với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng đồng bằng Bắc bộ; đường quốc lộ 37 đi Tuyên Quang, quốc lộ 1B đi Lạng Sơn, quốc lộ 3 nối Bắc Kạn- Cao Bằng... đã được cải tạo, nâng cấp khá hoàn chỉnh. Hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn có hơn 200 khách sạn, nhà nghỉ với trên 2.000 phòng, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, giải trí của du khách... Tuy nhiên, hiện nay du lịch Thái Nguyên nhìn chung phát triển chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của địa phương, hiệu quả hoạt động của ngành du lịch thấp, sản phẩm du lịch còn ít, chất lượng chưa cao và chưa thực sự hấp dẫn du khách, nhất là du khách nước ngoài. Từng bước khắc phục những hạn chế này, ngành VHTTDL Thái Nguyên xác định: để phát triển du lịch, ngoài những giải pháp về quảng bá, xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch thì việc tạo sự liên kết, cùng hợp tác, khai thác, phát triển du lịch với các tỉnh trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ là yếu tố quan trọng thúc đẩy du lịch phát triển. Việc liên kết nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch, các tuor - tuyến đặc thù trong vùng Việt Bắc và các tỉnh trọng điểm về du lịch khu vực Bắc bộ. Do vậy, trong những năm qua, Thái Nguyên đã chủ động xây dựng các chương trình phối hợp phát triển du lịch với các tỉnh/thành: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn... Nhiều doanh nghiệp lữ hành đã xây dựng các tuor liên kết như: Thái Nguyên - Thiền viện Trúc Lâm - chùa Tây Thiên (Vĩnh Phúc); Thái Nguyên - động Tam Thanh, Nhị Thanh, Cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn); Thái Nguyên - Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - Pác Bó, Thác Bản Giốc (Cao Bằng); ATK Định Hóa (Thái Nguyên) - Khu di tích lịch sử Tân Trào, suối khoáng Mỹ Lâm (Tuyên Quang) - Đồng Văn, Lũng Cú (Hà Giang)... Mới đây, tại Hội thảo về liên kết du lịch giữa Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh, ngành du lịch Thái Nguyên đã thống nhất với các tỉnh về việc mở các tuor du lịch mới gắn kết các điểm du lịch nổi tiếng trong vùng gồm: hồ Núi Cốc, Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Thái Nguyên), Khu di tích Yên Thế, chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), danh thắng Yên Tử, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Để liên kết phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc bộ, thời gian tới, Thái Nguyên và các tỉnh trong vùng tới tiếp tục tăng cường, quảng bá mạnh mẽ sản phẩm du lịch; xuất bản các ấn phẩm, kết hợp với phương tiện thông tin đại chúng giới thiệu về du lịch của mỗi địa phương; cùng bàn bạc, nghiên cứu xây dựng chương trình du lịch mới, hấp dẫn thu hút khách; phối hợp tổ chức
  • 15. Sự kiện vấn đề số 1102 l 20.11.2014 15 Đến giữa tháng 11/2014, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã thực hiện được 85,25 tỷ đồng giá trị trùng tu di tích này, đạt 94% kế hoạch cả năm; trong đó đã giải ngân được 69,25 tỷ đồng, đạt 77% kế hoạch năm. Di tích Cố đô Huế có 19 công trình và hạng mục công trình được trùng tu trong năm nay. Trong đó, có 12 công trình chuyển tiếp, bao gồm: Thái Bình Lâu, lăng Thiên Thọ Hữu, Tả - Hữu Tùng tự, lăng Thiệu Trị, Ngọ Môn, điện Chiêu Kính, Tả Trà, Quan Tượng Đài, Dực lang 2b, miếu Long Thuyền, Đông Khuyết đài và tổng thể lăng Đồng Khánh, Xung Khiêm Tạ, Dũ Khiêm Tạ, Khiêm Cung Môn của lăng Tự Đức; 7 công trình khởi công mới trong năm 2014 gồm: Dực lang 3b, Tả Tùng tự thuộc Thế Miếu, vườn sưu tập nhân giống phục vụ các khu vực di tích, vườn Thiệu Phương, lầu Tàng Thơ, Triệu Miếu, Hệ thống chống sét giai đoạn 2. Tiêu biểu là công trình Ngọ Môn, cổng lớn nhất (nằm ở phía Nam) trong bốn cổng chính của Hoàng thành Huế đang được khẩn trương trùng tu toàn diện trong thời gian từ 2012-2015, với kinh phí trên 100 tỷ đồng. Công trình Ngọ Môn được xây dựng năm 1833 dưới thời vua Minh Mạng. Lần trùng tu gần đây nhất là năm 1992, với kinh phí 100.000 USD từ nguồn tài trợ của Nhật Bản. Tuy nhiên, lần trung tu đó chưa đạt do số vốn hạn chế và hiện nhiều công trình đã xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là Lầu Ngũ Phụng. Mới đây, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã hoàn thành việc trùng tu, đưa công trình trùng tu bảo tồn và phục hồi di tích Tả Trà, Cung Diên Thọ - Đại Nội Huế vào hoạt động. Công trình có tổng mức đầu tư 11,1 tỷ đồng, bao gồm việc phục hồi toàn bộ hệ khung gỗ 5 gian 2 chái với tiết diện cấu kiện lớn; phục hồi hệ đỡ mái; hệ cửa với tổng khối lượng 76,5m3 gỗ kiền; phục hồi hệ thống nền móng, bó vỉa bằng đá thanh; tường bao, bờ nóc, cổ diềm bằng gạch vồ; mái lợp ngói liệt đất, ngói chiếu men vàng cùng hệ thống các con giống trang trí trên mái. Di tích Tả Trà, Cung Diên Thọ - Đại Nội Huế thuộc vào hàng những công trình kiến trúc quan trọng và được xây dựng từ năm 1804, sớm nhất trong Đại Nội Huế. Đây là nơi nghỉ ngơi, tiếp khách của các Hoàng thái hậu hoặc Thái hoàng thái hậu triều Nguyễn. Cùng với Tả Trà, Cung Diên Thọ là một hệ thống kiến trúc cung điện trong Hoàng thành Huế gồm hơn 10 tòa nhà được bố trí trong khuôn tường thành hình chữ nhật với chiều rộng khoảng 100m, dài gần 150m. Cùng với Tả Trà, hiện, trong khuôn viên di tích cung Diên Thọ còn có các công trình Diên Thọ chính điện, điện Thọ Ninh, tạ Trường Du, am Phước Thọ, lầu Tịnh Minh, các Khương Ninh và một số di tích khác. Việc tu bổ, phục hồi di tích Tả Trà có ý nghĩa to lớn, góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị của Quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. QuốC Việt Đạt nhiều kết quả trong việc trùng tu di tích Cố đô Huế các cuộc giao lưu giữa các doanh nghiệp du lịch để tạo điều kiện trao đổi, tìm đối tác, hoàn thiện chương trình tour hoặc nối tour; cùng phối hợp trao đổi kinh nghiệm, phối hợp trong việc kêu gọi đầu tư... Với những việc làm cụ thể, Thái Nguyên và các tỉnh vùng trung du miền núi Bắc bộ cùng chung tay phát triển, nâng tầm du lịch trong vùng lên tầm cao mới, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần tăng trưởng lượng khách của toàn ngành. t.nguyện Sáng 16/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Định tổ chức Triển lãm ảnh nghệ thuật Quảng Ngãi - Bình Định. Triển lãm trưng bày 90 tác phẩm của 33 tác giả; trong đó, tỉnh Quảng Ngãi có 27 tác giả với 60 tác phẩm, tỉnh Bình Định có 30 tác phẩm của 7 tác giả. Hầu hết các tác phẩm được triển lãm lần này do hội viên Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, hội viên chuyên ngành nhiếp ảnh của Hội Văn học nghệ thuật 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định, hội viên Câu lạc bộ nhiếp ảnh của Trung tâm Văn hóa thông tin Quảng Ngãi sáng tác trong vòng 2 năm qua. Nội dung các tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương, đất nước gắn liền với biển đảo, văn hóa truyền thống, đời sống sinh hoạt, lao động; hình ảnh chân, thiện, mỹ của con người... đã mang đến cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc. Trong đó, có nhiều tác phẩm đạt giải thưởng quốc gia, được triển lãm tại các cuộc thi ảnh quốc tế, khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Đây cũng là dịp để các nghệ sĩ nhiếp ảnh 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định giao lưu, học hỏi lẫn nhau, tăng cường mối đoàn kết, thân thiện và quảng bá các tác phẩm đến với công chúng. Hồ tHAnH Triển lãm ảnh nghệ thuật Quảng Ngãi - Bình Định
  • 16. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Phố cổ Hội An - Bảo tồn và phát huy giá trị Bài Chòi gắn với phát triển du lịch Phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) như một “bảo tàng sống” về văn hóa vật thể và phi vật thể; trong đó, nghệ thuật diễn xướng hô hát Bài Chòi có một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân nơi đây. Trải qua bao thăng trầm của thời gian và lịch sử, tình yêu Bài Chòi của người dân phố Hội luôn tuôn chảy và đang được những thế hệ hôm nay giữ gìn và phát huy. Phát huy giá trị Bài Chòi gắn với phát triển du lịch Hội An vào đêm rằm hàng tháng, tại sân khấu ngoài trời ngay bên bờ sông Hoài thơ mộng với những chiếc đèn lồng lung linh hòa quyện những điệu hát Bài Chòi từ lâu đã trở thành địa điểm thu hút rất đông du khách và người dân khi tới tham quan phố cổ. Cùng với tiếng trống và tiếng nhạc rộn rã, những câu hát mượt mà được anh Hiệu và chị Hiệu (hai người hát chính) cất lên trong tiếng vỗ tay không ngớt của khán giả: “Trống kia đã đỗ. Cờ đỏ đã phất xong. Hiệu giữ bài tì đó nghe. Gió xuân phảng phất nhành tre, mời bà con cô bác lắng nghe Bài Chòi…”. Từ năm 2010 đến nay, thành phố Hội An đã tổ chức chương trình “Đêm phố cổ” với điểm nhấn là sân khấu Bài Chòi ở ngoài trời tạo ra một sản phẩm du lịch đặc sắc; đồng thời, cũng tạo nên một không gian nghệ thuật để Bài Chòi “tỏa sáng” với du khách gần xa. Là một sân khấu mở nên du khách có thể tham gia trò chơi Bài Chòi cùng với những anh Hiệu, chị Hiệu vui tính, ứng đối lanh lợi. Di sản văn hóa thế giới Hội An hàng năm đón hơn 1,5 triệu khách du lịch; trong đó, có khoảng 900 nghìn khách quốc tế, vì vậy nơi đây còn được xem như “cửa ngõ” giao lưu quốc tế. Khi đến thăm 16 số 1102 l 20.11.2014 quan phố cổ du khách có nhiều cách để tiếp cận với loại hình diễn xướng hô hát Bài Chòi, đó là ở trong không gian những ngôi nhà cổ, ở sân khấu ngoài trời vào buổi tối hay ở trong Nhà hát biểu diễn nghệ thuật cổ truyền Hội An. Hiện nay, Trung tâm Văn hóa - Thể thao Hội An có khoảng hơn 10 nghệ sĩ hát Bài Chòi thường xuyên tham gia biểu diễn để phục vụ khách du lịch, đây đa phần là những nghệ sĩ trẻ tuổi, có niềm đam mê với nghệ thuật truyền thống. Ở Hội An việc giới thiệu nghệ thuật diễn xướng hô hát Bài Chòi gắn với các hoạt động du lịch được thực hiện một cách bài bản, không làm mất đi tính “dân dã” vốn có của loại hình nghệ thuật này; đồng thời, vừa giúp những nghệ sĩ có thể sống được từ niềm đam mê của mình. Chị Huỳnh Thị Thủy, người gắn bó với hát dân ca Bài Chòi ở phố cổ 5 năm cho biết: Những nghệ sĩ biểu diễn Bài Chòi ở đây, rất tự hào vì mình đang trực tiếp đem những lời ca tiếng hát của quê hương để giới thiệu với du khách trong và ngoài nước, đồng thời chúng tôi cũng ý thức được trách nhiệm của mình trong việc không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về loại hình diễn xướng này này. Khi muốn phát triển một loại hình nghệ thuật dân gian không thể bê nguyên xi nó vào trong đời sống đương đại mà cần phải có những sáng tạo, điều chỉnh, nâng cao và Bài Chòi cũng không nằm ngoài quy luật đó. Ông Võ Phùng - Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao Hội An cho biết: Đối với lời hát Bài Chòi bên cạnh những lời cổ, hiện nay đội ngũ nghệ sĩ của thành phố còn có sáng tác lời mới để Bài Chòi đến gần hơn với công chúng. Về hình thức cũng vậy, ở trong phố cổ không thể dựng 8-10 cái chòi để tổ chức trò chơi Bài Chòi như trước đây mà làm rút lại 4-5 chòi; những quân Bài Chòi cũng được cải tiến từ chỗ chỉ bằng hai ngón tay, nay được làm lớn hơn để du khách có thể nhìn được tên, hoa văn trên từng quân bài. Với đối tượng chơi Bài Chòi là du khách nước ngoài, sẽ có đội ngũ hướng dẫn viên giỏi ngoại ngữ giải thích nội dung trò chơi và ý nghĩa những câu hát; thậm chí những người chủ trò hiện nay, còn học thêm chút tiếng Anh để có thể đánh vần tên những quân bài ra tiếng nước ngoài cho du khách. Chị Kathy Griffin, một du khách người Mỹ cho biết: Những làn điệu Bài Chòi và trò chơi Bài Chòi được tổ chức biểu diễn ở ngay giữa phố cổ là một điều rất thú vị. Với một sân khấu mở những du khách như chúng tôi đều có thể tham gia trò chơi Bài Chòi, nó tạo cảm giác như chúng tôi “chạm” được tới văn hóa của các bạn. Chính giá trị phi vật thể này càng làm cho giá trị vật thể kiến trúc ở phố cổ Hội An được tôn vinh thêm. Không chỉ giới thiệu dân ca Bài Chòi đến du khách khi tới thăm phố cổ mà những năm gần đây, các nghệ sĩ hát Bài Chòi của Trung tâm Văn hóa - Thể thao Hội An còn tham gia các chương trình biểu diễn giao lưu văn hóa ở 7 nước Châu Âu và Châu Á gây được nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế. Truyền tình yêu dân ca Bài Chòi cho thế hệ trẻ Bài Chòi có 2 loại hình là hát Bài Chòi và trò chơi Bài Chòi, với 4 làn điệu cơ bản là xàng xê, xuân nữ, hò Quảng và cổ bản. Ngoài ra, tại Quảng Nam còn có thêm làn điệu vè Quảng và vọng kim lang qua đó tạo nên nét riêng của Bài Chòi Quảng Nam. Hô