SlideShare a Scribd company logo
1 of 7
QUAN HỌ BẮC NINH VÀ TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
Trương Sỹ Hùng
Trong dân ca quan họ Bắc Ninh có rất nhiều bài hát do các Nho sĩ bình dân
sáng tác rồi dân gian hóa, hoặc được các tác giả có học thức tu bổ, hiệu
chỉnh lời ca dân gian nên có nhiều điển tích biểu hiện tri thức thâm thúy.
Nguyễn Du ở lứa tuổi trưởng thành là một chàng trai tầm thước, thanh lịch có
duyên thầm. Trong nhiều lần cùng mẹ đẻ Trần Thị Tần về thăm quê ngoại, anh
không thể không lay động trước những lời ca tâm tình nơi thôn dã, nhất là bản
thân mình sớm phải trải qua đau thương mất mát...và lẽ sống thường nhật lại dồn
nén, gợi mở, lôi kéo anh vào cuộc sống lễ hội dân gian:
Nay mừng dân mở tiệc quỳnh
Lễ bày tiên thánh, lễ nghinh xướng tùy.
Đôi tôi thực đấng nam nhi
Bây giờ tôi chúc một khi thọ trường
Mừng người thọ khảo vô cương
Bình an dân sự, ấm yên cửa nhà...(1)
Đặc biệt, trong dân ca quan họ Bắc Ninh có rất nhiều bài hát do các Nho sĩ
bình dân sáng tác rồi dân gian hóa, hoặc được các tác giả có học thức tu bổ, hiệu
chỉnh lời ca dân gian nên có nhiều điển tích biểu hiện tri thức thâm thúy:
Lâm Truy chút ngãi đèo bòng
Hỏi người còn nhớ hay lòng đã quên
Chữ chung tình gánh nặng đôi bên
1
Dưới dòng nước chảy, đôi bên có cầu
Có lòng hạ cố đến nhau
Thầm trông trộm nhớ đến nhau đã nhiều.
Những là đắp nhớ dội sầu
Tuyết sương nhuộm nửa mái đầu hoa râm.
Ngày thì luống những âm thầm
Đêm nằm ít cũng tám, chín, mười lần...chiêm bao.
Giả thiết rằng lời ca trên đã ổn định nội dung phản ánh từ trước khi Nguyễn
Du sáng tác truyện Kiều, với câu cuối là lục bát biến thể thì rõ ràng là tác giả dân
gian đã biết đến câu chuyện trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân.
Sau này trong Truyện Kiều, đoạn nói về Thúy Kiều bị bọn Khuyển, Ưng theo
lệnh Hoạn Thư đốt nhà, lừa đẩy xác người vô chủ vào nơi ở của Thúy Kiều, vu
tin nàng Kiều đã chết cháy cho Thúc Sinh biết, rồi ngầm bắt Thúy Kiều về hành
hạ Nguyễn Du có vết:
Cửa người đày đọa chút thân
Sớm lăn nỉ bóng, đêm ân hận lòng.
Lâm Truy chút nghĩa đèo bòng
Nước bèo để chữ tương phùng kiếp sau.
Bốn phương mây trắng một màu
Trông vời cố quốc biết đâu là nhà.
Lần lần tháng trọn ngày qua
Nỗi gần nào biết đường xa thế này
Lâm Truy từ thuở uyên bay
Phòng không thương kẻ tháng ngày chiếc thân
(Câu 1783 - 1792)
Và đến đoạn nhờ ân uy Từ Hải, Thúy Kiều báo ân báo oán
Khi Vô Tích khi Lâm Truy
Nơi thì lừa đảo nơi thì xót thương
Tấm thân rày đã nhẹ nhàng
Chút còn ân oán đôi dường chưa xong.
Từ công nghe nói thủy chung
Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang.
Nghiêm quân tuyển tướng sẵn sàng
2
Dưới cờ một lệnh vội vàng ruổi sao.
Ba quân chỉ ngọn cờ đào
Đạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Truy.
(Câu 2291 - 2300)
Những bài ca quan họ day dứt nỗi niềm tâm sự của một người con gái nông
thôn vùng trung du Bắc Bộ:
Cầu Ô chín thước vật thường
Tìm nơi kiếm chốn, tìm đường giả ơn.
Mưa sầu gió thảm từng cơn
Lấy ai chắc phận thờn bơn mọi bề.
Lấy ai giải tấm lòng quê
Lấy ai đội đức từ bi chuyên cần.
Nghĩ xa thôi lại nghĩ gần
Chạnh niềm tưởng nhớ Châu Trần thuở xưa
Dãi dầu kể mấy nắng mưa
Thề sai, nguyệt lặn bấy giờ cậy đâu?
Xem chiều khác mặt thêm sầu
Chim kia đón gió, rồng chầu đợi mưa.
Truyện cổ dân gian Kinh Bắc kể về mối tình Trương Chi - Mị Nương, đôi
trai gái yêu nhau tha thiết, nhưng bị lễ giáo ngăn trở hai người không lấy được
nhau như lời hẹn ước. Cô gái chết, hiện hình vào cốc nước hàng ngày quấn quýt
với người yêu. Ca dao vùng đất cổ Bắc Ninh đã tạc vào bia miệng:
Ngày xưa có anh Trương Chi
Người thì thật xấu hát thì thật hay
Thì trong truyên Kiều khi phải bán mình chuộc cha, Thúy Kiều có lời nhờ
Thúy Vân thay mình giữ lời thề nguyền nguyện ước với Kim Trọng:
Biết bao duyên nợ thề bồi
Kiếp này thôi thế thì thôi còn gì?
Tái sinh chưa dứt hương thề
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai
Nợ tình chưa trả cho ai
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan
(Câu 705-710)
3
Trở lên đoạn đầu trong truyện Kiều, khi Nguyễn Du miêu tả chị em Thúy
Kiều - Thúy Vân đi tảo mộ nhân dịp tiết Thanh Minh, lúc ra về:
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối gềnh bắc ngang (2)
(Câu 51 - 56)
Tìm trong kho tàng vốn cổ lời ca quan họ Bắc Ninh, thấy có bài hát giọng bỉ
ở Bồ Sơn xưa:
Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người
Nhớ câu quan họ nhớ lời ca nay.
Tà tà bóng ngả về tây
Ai ơi có thấu thảm này cho không?
Trót qua sông tôi phải lụy thuyền
Bởi chưng trời tối nhân duyên hững hờ
Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà. Năm 1789
Nguyễn Huệ đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh đang xâm lược Đại Việt.
Nguyễn Du chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793) nhưng không kịp. Đoàn
Nguyễn Tuấn hợp tác với Tây Sơn, giữ chức Thị lang bộ Lại. Lúc này mặc dù vợ
đã mất, Nguyễn Du lại về ở quê ngoại Thái Bình một thời gian nữa. Tháng mười
năm 1791 anh thứ tư cùng cha khác mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Quýnh bị giết
do chống quân Tây Sơn. Dinh cơ họ Nguyễn ở Tiên Điền Hà Tĩnh bị quận Tây
Sơn phá hủy. Hai năm sau (1793), Nguyễn Du về thăm quê cha đất tổ Tiên Điền.
rồi vào kinh đô Phú Xuân thăm anh trai là Nguyễn Đề và anh vợ là Đoàn Nguyễn
Tuấn đang làm quan thái sử ở viện cơ mật. Năm Giáp Dần (1794), Nguyễn Đề
được thăng Tả phụng nghi bộ Binh, giữ chức Hiệp tán nhung vụ tại Quy Nhơn.
Năm 1795 Nguyễn Đề đi sứ Yên Kinh dự lễ nhường ngôi của vua Càn Long,
năm 1796 về nước được thăng chức Tả đồng nghị Trung thư sảnh.
Cuối năm 1796 Nguyễn Du định tâm lẻn vào Gia Định theo Nguyễn Ánh, bị
Quận công Nguyễn Thận phát hiện và bắt giam ở Nghệ An ba tháng. Khi được
tha Nguyễn Du về ở Tiên Điền trên dưới 5 năm. Năm 1802 Gia Long diệt nhà
Tây Sơn, Nguyễn Du được bổ chức làm quan tri huyện Phù Dung, phủ Khoái
Châu, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Mấy tháng sau Nguyễn Du
được thăng chức tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (nay thuộc Hà Nội).
Năm 1803 Nguyễn Du được cử lên ải Nam Quan đón tiếp sứ nhà Thanh sang
4
phong sắc cho vua Gia Long. Năm 1805 Nguyễn Du được thăng Đông các đại
học sĩ, tước Du Đức hầu tại Phú Xuân. Năm 1807 Nguyễn Du được cử làm giám
khảo kỳ thi Hương ở Hải Dương. Mùa thu năm 1808 Nguyễn Du xin nghỉ việc
về quê. Năm 1809 Gia Long lại triệu Nguyễn Du, bổ chức cai bạ Quảng Bình.
Năm 1813 Nguyễn Du được thăng Cần chánh điện đại học sĩ và được cử làm
chánh sứ, trong đoàn đi sứ nhà Thanh. Về nước năm 1814 Nguyễn Du được
thăng chức Hữu tham tri bộ Lễ. Năm 1816 anh rể Nguyễn Du là Vũ Trinh vì liên
quan đến vụ án cha con tổng trấn Nguyễn Văn Thành nên bị đày vào Quảng
Nam.
Năm 1820 Gia Long qua đời, Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được
cử đi làm chánh sứ trong đoàn đi sứ nhà Thanh, đi báo tang và cầu phong. Được
vua cha và vua con tín nhiệm, tiến cử, nhưng chuyến đi chưa kịp khởi hành,
Nguyễn Du đã không gượng được với bệnh dịch, qua đời ngày mồng 10 tháng
8 năm Canh Thìn (tức ngày 16 tháng 9 năm 1820), hưởng thọ 54 tuổi. Thi hài
Nguyễn Du được hung táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên.
Năm 1824 di cốt của Nguyễn Du được cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh).
Có thể thấy tư tưởng trung quân ái quốc, giá trị phản ánh hiện thực đa dạng,
phong phú biểu hiện khá rõ trong hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Du. Mặt khác
do bản thân sinh trưởng trước tuổi 40 ở đất Bắc - chủ yếu là Thăng Long, Bắc
Ninh và Thái Bình xưa nên mọi hướng phát triển tư duy, đào tạo cơ bản theo
chương trình Nho giáo "chuẩn kinh đô"- Thăng Long và Bắc Ninh - một vùng
trung du- đồng bằng Bắc Bộ có bề dầy truyền thống. Và văn hóa một vùng biệt
lập là ruộng đồng "thẳng cánh cò bay với hai loại biển, biển Đông và biển lúa" đã
góp phần tạo nên một nhân cách văn hóa lớn trong người con ưu tú của miền
Trung máu lửa. Với học vị ở bậc "tam trường" - tương đương với 12/12 hiện nay;
nhưng Nguyễn Du đã sống và thể hiện khá rõ tâm tình, chi hướng yêu nước
thương dân. Hoài niệm với nhà Lê, không ra mặt, nhưng bất hợp tác với phong
trào nông dân Tây Sơn, Nguyễn Du vẫn một niềm tìm cơ hội góp phần trị nước
an dân, chấp nhận làm quan cho nhà Nguyễn, mong sao có được một xã hội "thái
bình thịnh trị". Từ năm 1796, Nguyễn Du quyết đi theo tiếng gọi thống nhất đất
nước của nhà Nguyễn, và từ năm 1802, Nguyễn Du thỏa nguyện ý mình, song
dường như ông vẫn đang băn khoăn suy tưởng điều gì chưa nói được, chưa làm
được. Tầm nhìn sâu rộng, nỗi cảm thông sâu sắc với đời sống lao động cực nhọc
của các tầng lớp nhân dân ntrong sáng tác truyện Kiều và Văn chiêu hồn; trong
thơ chữ Hán đều in đậm dấu ấn văn hóa, tri thức khoa học của khắp các miền quê
đất nước. Ở đó nếp sống văn hóa chuẩn mực Thăng Long, Kinh Bắc vẫn chiếm
phần vượt trội. Vai trò chuyển tải, truyền dạy từ lời ru của mẹ, đến nhiều nhiều
lần "thực địa tự nhiên"quê hương Bắc Ninh từ khi bập bẹ tập nói, tập cười...cùng
với những tình cảm ruột thịt, cùng với nhà Nho, anh rể Vũ Trinh... đều góp lại
trong tâm tưởng Nguyễn Du lúc bình sinh.
5
Chính sử Đại Nam thực lục đã chép về Nguyễn Du: "Du là người Nghệ An,
học rộng giỏi thơ, càng giỏi về quốc ngữ. Nhưng là người nhút nhát, mỗi khi ra
mắt vua thì sợ sệt không hay nói gì."(3)
Đại Nam liệt truyện chép tiểu truyện các
danh thần, vương gia, quan chức thời Nguyễn lại đánh giá: "Du là người ngạo
nghễ tự phụ, mà bề ngoài tõ ra kính cẩn, mỗi khi vào yết kiến, sợ hãi như không
nói được.(4)
Không nói và "nhút nhát" đã là bản chất của những bậc thiên tài,
nhưng với Nguyễn Du thì những điều thâm thúy tiềm ẩn trong hầu hết các tác
phẩm Hán Nôm đã chinh phục biết bao thế hệ, biết bao tộc người, biết bao tầng
lớp nhân dân lao động khiến ông còn sống mãi với lịch sử nhân loại; nhân loại đã
và đang tìm đến với Hà Nội, với Việt Nam để làm ăn và xây dựng; đến với Bắc
Ninh với xứ sở của dân ca quan họ, của đình, chùa, lễ hội, của những danh nhân
Kinh Bắc ngay từ thuở bình minh dựng nước.
(1) Dân ca quan họ Bắc Ninh, Nxb. Văn hóa, H, 1962
(2) Tất cả những câu trích truyện Kiều trong bài đều theo bản phiên âm, hiệu chú
của Bùi Kỷ- Trần Trọng Kim, Nxb, Tân Việt, H, 1952
(3) Đại Nam thực lục,Nxb. Giáo dục, H, 2007 - 2009
(4) Đại Nam liệt truyện, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2001
6
Chính sử Đại Nam thực lục đã chép về Nguyễn Du: "Du là người Nghệ An,
học rộng giỏi thơ, càng giỏi về quốc ngữ. Nhưng là người nhút nhát, mỗi khi ra
mắt vua thì sợ sệt không hay nói gì."(3)
Đại Nam liệt truyện chép tiểu truyện các
danh thần, vương gia, quan chức thời Nguyễn lại đánh giá: "Du là người ngạo
nghễ tự phụ, mà bề ngoài tõ ra kính cẩn, mỗi khi vào yết kiến, sợ hãi như không
nói được.(4)
Không nói và "nhút nhát" đã là bản chất của những bậc thiên tài,
nhưng với Nguyễn Du thì những điều thâm thúy tiềm ẩn trong hầu hết các tác
phẩm Hán Nôm đã chinh phục biết bao thế hệ, biết bao tộc người, biết bao tầng
lớp nhân dân lao động khiến ông còn sống mãi với lịch sử nhân loại; nhân loại đã
và đang tìm đến với Hà Nội, với Việt Nam để làm ăn và xây dựng; đến với Bắc
Ninh với xứ sở của dân ca quan họ, của đình, chùa, lễ hội, của những danh nhân
Kinh Bắc ngay từ thuở bình minh dựng nước.
(1) Dân ca quan họ Bắc Ninh, Nxb. Văn hóa, H, 1962
(2) Tất cả những câu trích truyện Kiều trong bài đều theo bản phiên âm, hiệu chú
của Bùi Kỷ- Trần Trọng Kim, Nxb, Tân Việt, H, 1952
(3) Đại Nam thực lục,Nxb. Giáo dục, H, 2007 - 2009
(4) Đại Nam liệt truyện, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2001
6

More Related Content

What's hot

Hai đứa trẻ thạch lam
Hai đứa trẻ  thạch lamHai đứa trẻ  thạch lam
Hai đứa trẻ thạch lamAddison Kyle
 
Nguoideptrunghoa
NguoideptrunghoaNguoideptrunghoa
Nguoideptrunghoaconguyendk
 
Bến tầm dương nguyễn phan hách - copy (2)
Bến tầm dương   nguyễn phan hách - copy (2)Bến tầm dương   nguyễn phan hách - copy (2)
Bến tầm dương nguyễn phan hách - copy (2)hach nguyen phan
 
Nguyễn Du - Truyện Kiều
Nguyễn Du - Truyện KiềuNguyễn Du - Truyện Kiều
Nguyễn Du - Truyện KiềuChuot con Con
 
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnVăn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnPham Long
 
Vantieuhoc.com van lop 12 - buc tranh thien nhien trong bai tho tay tien -...
Vantieuhoc.com   van lop 12 - buc tranh thien nhien trong bai tho tay tien  -...Vantieuhoc.com   van lop 12 - buc tranh thien nhien trong bai tho tay tien  -...
Vantieuhoc.com van lop 12 - buc tranh thien nhien trong bai tho tay tien -...tieuhocvn .info
 
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comđề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Màu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ caMàu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ calechi55
 
Cái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bínhCái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bínhAlolove Nguyễn
 
Văn hiến Hà Nam - Phần một.
Văn hiến Hà Nam - Phần một.Văn hiến Hà Nam - Phần một.
Văn hiến Hà Nam - Phần một.Pham Long
 
Ben doi hiu quanh -- khanh ly
Ben doi hiu quanh  -- khanh lyBen doi hiu quanh  -- khanh ly
Ben doi hiu quanh -- khanh lyHoa Bien
 
Chị em thúy kiều
Chị em thúy kiềuChị em thúy kiều
Chị em thúy kiềuNgoc Ha Pham
 
Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn BínhCái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn BínhAlolove Nguyễn
 
Top 10-bai-van-mau-ta-ca-si-dang-bieu-dien-hay-nhat
Top 10-bai-van-mau-ta-ca-si-dang-bieu-dien-hay-nhatTop 10-bai-van-mau-ta-ca-si-dang-bieu-dien-hay-nhat
Top 10-bai-van-mau-ta-ca-si-dang-bieu-dien-hay-nhatNhaMatDat
 
ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU
ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU
ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU Tin Hà Đăng
 
Me cung day du.dockhôi phucc
Me cung day du.dockhôi phuccMe cung day du.dockhôi phucc
Me cung day du.dockhôi phucchach nguyen phan
 
Bài thuyết trình môn văn
Bài thuyết trình môn vănBài thuyết trình môn văn
Bài thuyết trình môn vănNhật Linh
 
Phân tích bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang Dũng
Phân tích bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang DũngPhân tích bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang Dũng
Phân tích bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang DũngJackson Linh
 

What's hot (20)

Hai đứa trẻ
Hai đứa trẻHai đứa trẻ
Hai đứa trẻ
 
Hai đứa trẻ thạch lam
Hai đứa trẻ  thạch lamHai đứa trẻ  thạch lam
Hai đứa trẻ thạch lam
 
Nguoideptrunghoa
NguoideptrunghoaNguoideptrunghoa
Nguoideptrunghoa
 
Bến tầm dương nguyễn phan hách - copy (2)
Bến tầm dương   nguyễn phan hách - copy (2)Bến tầm dương   nguyễn phan hách - copy (2)
Bến tầm dương nguyễn phan hách - copy (2)
 
Nguyễn Du - Truyện Kiều
Nguyễn Du - Truyện KiềuNguyễn Du - Truyện Kiều
Nguyễn Du - Truyện Kiều
 
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnVăn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
 
Vantieuhoc.com van lop 12 - buc tranh thien nhien trong bai tho tay tien -...
Vantieuhoc.com   van lop 12 - buc tranh thien nhien trong bai tho tay tien  -...Vantieuhoc.com   van lop 12 - buc tranh thien nhien trong bai tho tay tien  -...
Vantieuhoc.com van lop 12 - buc tranh thien nhien trong bai tho tay tien -...
 
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comđề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
 
Màu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ caMàu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ ca
 
Chân dung nph.docyyy
Chân dung nph.docyyyChân dung nph.docyyy
Chân dung nph.docyyy
 
Cái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bínhCái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bính
 
Văn hiến Hà Nam - Phần một.
Văn hiến Hà Nam - Phần một.Văn hiến Hà Nam - Phần một.
Văn hiến Hà Nam - Phần một.
 
Ben doi hiu quanh -- khanh ly
Ben doi hiu quanh  -- khanh lyBen doi hiu quanh  -- khanh ly
Ben doi hiu quanh -- khanh ly
 
Chị em thúy kiều
Chị em thúy kiềuChị em thúy kiều
Chị em thúy kiều
 
Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn BínhCái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
 
Top 10-bai-van-mau-ta-ca-si-dang-bieu-dien-hay-nhat
Top 10-bai-van-mau-ta-ca-si-dang-bieu-dien-hay-nhatTop 10-bai-van-mau-ta-ca-si-dang-bieu-dien-hay-nhat
Top 10-bai-van-mau-ta-ca-si-dang-bieu-dien-hay-nhat
 
ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU
ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU
ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU
 
Me cung day du.dockhôi phucc
Me cung day du.dockhôi phuccMe cung day du.dockhôi phucc
Me cung day du.dockhôi phucc
 
Bài thuyết trình môn văn
Bài thuyết trình môn vănBài thuyết trình môn văn
Bài thuyết trình môn văn
 
Phân tích bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang Dũng
Phân tích bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang DũngPhân tích bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang Dũng
Phân tích bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang Dũng
 

Similar to Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du

nguyendu.pptx
nguyendu.pptxnguyendu.pptx
nguyendu.pptxKinTrnCh
 
Thuyết trình của Thành An.pptx
Thuyết trình của Thành An.pptxThuyết trình của Thành An.pptx
Thuyết trình của Thành An.pptxminh950099
 
bctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdfbctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdfLuanvan84
 
Han mac tu anh toi
Han mac tu anh toiHan mac tu anh toi
Han mac tu anh toiHuong Vu
 
Han mac tu anh toi
Han mac tu anh toiHan mac tu anh toi
Han mac tu anh toiHuong Vu
 
Dong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia ThucDong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia ThucVũ Hiếu
 
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mớikiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mớiNguynYn792481
 
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThu Thu
 
Tây Sơn bi hùng truyện.pdf
Tây Sơn bi hùng truyện.pdfTây Sơn bi hùng truyện.pdf
Tây Sơn bi hùng truyện.pdfNuioKila
 
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptxNotebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptxNguynHiu415274
 
Trường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpkTrường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpklangsontung
 
BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ
BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚBINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ
BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚlangsontung
 

Similar to Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du (20)

MÂU PP NGUYỄN DU.pptx
MÂU PP NGUYỄN DU.pptxMÂU PP NGUYỄN DU.pptx
MÂU PP NGUYỄN DU.pptx
 
nguyendu.pptx
nguyendu.pptxnguyendu.pptx
nguyendu.pptx
 
Thuyết trình của Thành An.pptx
Thuyết trình của Thành An.pptxThuyết trình của Thành An.pptx
Thuyết trình của Thành An.pptx
 
nguyen du
nguyen dunguyen du
nguyen du
 
bctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdfbctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdf
 
Nguyễn Du.pptx
Nguyễn Du.pptxNguyễn Du.pptx
Nguyễn Du.pptx
 
Han mac tu anh toi
Han mac tu anh toiHan mac tu anh toi
Han mac tu anh toi
 
Han mac tu anh toi
Han mac tu anh toiHan mac tu anh toi
Han mac tu anh toi
 
Dong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia ThucDong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia Thuc
 
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mớikiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
 
Tho thang11 2012
Tho thang11 2012Tho thang11 2012
Tho thang11 2012
 
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
 
Tây Sơn bi hùng truyện.pdf
Tây Sơn bi hùng truyện.pdfTây Sơn bi hùng truyện.pdf
Tây Sơn bi hùng truyện.pdf
 
Danhnhan
DanhnhanDanhnhan
Danhnhan
 
PP lục vân tiên.pptx
PP lục vân tiên.pptxPP lục vân tiên.pptx
PP lục vân tiên.pptx
 
Truongquocte.ifno_Nhân vật lịch sử & giai thoại
Truongquocte.ifno_Nhân vật lịch sử & giai thoạiTruongquocte.ifno_Nhân vật lịch sử & giai thoại
Truongquocte.ifno_Nhân vật lịch sử & giai thoại
 
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptxNotebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
 
Lich su giai thoai
Lich su   giai thoaiLich su   giai thoai
Lich su giai thoai
 
Trường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpkTrường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpk
 
BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ
BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚBINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ
BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ
 

More from Pham Long

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)Pham Long
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiPham Long
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngPham Long
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP Pham Long
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngPham Long
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Pham Long
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchPham Long
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongPham Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1Pham Long
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngPham Long
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGPham Long
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoPham Long
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiPham Long
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnhPham Long
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngPham Long
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamPham Long
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 

More from Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 

Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du

  • 1. QUAN HỌ BẮC NINH VÀ TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU Trương Sỹ Hùng Trong dân ca quan họ Bắc Ninh có rất nhiều bài hát do các Nho sĩ bình dân sáng tác rồi dân gian hóa, hoặc được các tác giả có học thức tu bổ, hiệu chỉnh lời ca dân gian nên có nhiều điển tích biểu hiện tri thức thâm thúy. Nguyễn Du ở lứa tuổi trưởng thành là một chàng trai tầm thước, thanh lịch có duyên thầm. Trong nhiều lần cùng mẹ đẻ Trần Thị Tần về thăm quê ngoại, anh không thể không lay động trước những lời ca tâm tình nơi thôn dã, nhất là bản thân mình sớm phải trải qua đau thương mất mát...và lẽ sống thường nhật lại dồn nén, gợi mở, lôi kéo anh vào cuộc sống lễ hội dân gian: Nay mừng dân mở tiệc quỳnh Lễ bày tiên thánh, lễ nghinh xướng tùy. Đôi tôi thực đấng nam nhi Bây giờ tôi chúc một khi thọ trường Mừng người thọ khảo vô cương Bình an dân sự, ấm yên cửa nhà...(1) Đặc biệt, trong dân ca quan họ Bắc Ninh có rất nhiều bài hát do các Nho sĩ bình dân sáng tác rồi dân gian hóa, hoặc được các tác giả có học thức tu bổ, hiệu chỉnh lời ca dân gian nên có nhiều điển tích biểu hiện tri thức thâm thúy: Lâm Truy chút ngãi đèo bòng Hỏi người còn nhớ hay lòng đã quên Chữ chung tình gánh nặng đôi bên 1
  • 2. Dưới dòng nước chảy, đôi bên có cầu Có lòng hạ cố đến nhau Thầm trông trộm nhớ đến nhau đã nhiều. Những là đắp nhớ dội sầu Tuyết sương nhuộm nửa mái đầu hoa râm. Ngày thì luống những âm thầm Đêm nằm ít cũng tám, chín, mười lần...chiêm bao. Giả thiết rằng lời ca trên đã ổn định nội dung phản ánh từ trước khi Nguyễn Du sáng tác truyện Kiều, với câu cuối là lục bát biến thể thì rõ ràng là tác giả dân gian đã biết đến câu chuyện trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân. Sau này trong Truyện Kiều, đoạn nói về Thúy Kiều bị bọn Khuyển, Ưng theo lệnh Hoạn Thư đốt nhà, lừa đẩy xác người vô chủ vào nơi ở của Thúy Kiều, vu tin nàng Kiều đã chết cháy cho Thúc Sinh biết, rồi ngầm bắt Thúy Kiều về hành hạ Nguyễn Du có vết: Cửa người đày đọa chút thân Sớm lăn nỉ bóng, đêm ân hận lòng. Lâm Truy chút nghĩa đèo bòng Nước bèo để chữ tương phùng kiếp sau. Bốn phương mây trắng một màu Trông vời cố quốc biết đâu là nhà. Lần lần tháng trọn ngày qua Nỗi gần nào biết đường xa thế này Lâm Truy từ thuở uyên bay Phòng không thương kẻ tháng ngày chiếc thân (Câu 1783 - 1792) Và đến đoạn nhờ ân uy Từ Hải, Thúy Kiều báo ân báo oán Khi Vô Tích khi Lâm Truy Nơi thì lừa đảo nơi thì xót thương Tấm thân rày đã nhẹ nhàng Chút còn ân oán đôi dường chưa xong. Từ công nghe nói thủy chung Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang. Nghiêm quân tuyển tướng sẵn sàng 2
  • 3. Dưới cờ một lệnh vội vàng ruổi sao. Ba quân chỉ ngọn cờ đào Đạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Truy. (Câu 2291 - 2300) Những bài ca quan họ day dứt nỗi niềm tâm sự của một người con gái nông thôn vùng trung du Bắc Bộ: Cầu Ô chín thước vật thường Tìm nơi kiếm chốn, tìm đường giả ơn. Mưa sầu gió thảm từng cơn Lấy ai chắc phận thờn bơn mọi bề. Lấy ai giải tấm lòng quê Lấy ai đội đức từ bi chuyên cần. Nghĩ xa thôi lại nghĩ gần Chạnh niềm tưởng nhớ Châu Trần thuở xưa Dãi dầu kể mấy nắng mưa Thề sai, nguyệt lặn bấy giờ cậy đâu? Xem chiều khác mặt thêm sầu Chim kia đón gió, rồng chầu đợi mưa. Truyện cổ dân gian Kinh Bắc kể về mối tình Trương Chi - Mị Nương, đôi trai gái yêu nhau tha thiết, nhưng bị lễ giáo ngăn trở hai người không lấy được nhau như lời hẹn ước. Cô gái chết, hiện hình vào cốc nước hàng ngày quấn quýt với người yêu. Ca dao vùng đất cổ Bắc Ninh đã tạc vào bia miệng: Ngày xưa có anh Trương Chi Người thì thật xấu hát thì thật hay Thì trong truyên Kiều khi phải bán mình chuộc cha, Thúy Kiều có lời nhờ Thúy Vân thay mình giữ lời thề nguyền nguyện ước với Kim Trọng: Biết bao duyên nợ thề bồi Kiếp này thôi thế thì thôi còn gì? Tái sinh chưa dứt hương thề Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai Nợ tình chưa trả cho ai Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan (Câu 705-710) 3
  • 4. Trở lên đoạn đầu trong truyện Kiều, khi Nguyễn Du miêu tả chị em Thúy Kiều - Thúy Vân đi tảo mộ nhân dịp tiết Thanh Minh, lúc ra về: Tà tà bóng ngả về tây Chị em thơ thẩn dan tay ra về. Bước dần theo ngọn tiểu khê Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu nho nhỏ cuối gềnh bắc ngang (2) (Câu 51 - 56) Tìm trong kho tàng vốn cổ lời ca quan họ Bắc Ninh, thấy có bài hát giọng bỉ ở Bồ Sơn xưa: Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người Nhớ câu quan họ nhớ lời ca nay. Tà tà bóng ngả về tây Ai ơi có thấu thảm này cho không? Trót qua sông tôi phải lụy thuyền Bởi chưng trời tối nhân duyên hững hờ Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà. Năm 1789 Nguyễn Huệ đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh đang xâm lược Đại Việt. Nguyễn Du chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793) nhưng không kịp. Đoàn Nguyễn Tuấn hợp tác với Tây Sơn, giữ chức Thị lang bộ Lại. Lúc này mặc dù vợ đã mất, Nguyễn Du lại về ở quê ngoại Thái Bình một thời gian nữa. Tháng mười năm 1791 anh thứ tư cùng cha khác mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Quýnh bị giết do chống quân Tây Sơn. Dinh cơ họ Nguyễn ở Tiên Điền Hà Tĩnh bị quận Tây Sơn phá hủy. Hai năm sau (1793), Nguyễn Du về thăm quê cha đất tổ Tiên Điền. rồi vào kinh đô Phú Xuân thăm anh trai là Nguyễn Đề và anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn đang làm quan thái sử ở viện cơ mật. Năm Giáp Dần (1794), Nguyễn Đề được thăng Tả phụng nghi bộ Binh, giữ chức Hiệp tán nhung vụ tại Quy Nhơn. Năm 1795 Nguyễn Đề đi sứ Yên Kinh dự lễ nhường ngôi của vua Càn Long, năm 1796 về nước được thăng chức Tả đồng nghị Trung thư sảnh. Cuối năm 1796 Nguyễn Du định tâm lẻn vào Gia Định theo Nguyễn Ánh, bị Quận công Nguyễn Thận phát hiện và bắt giam ở Nghệ An ba tháng. Khi được tha Nguyễn Du về ở Tiên Điền trên dưới 5 năm. Năm 1802 Gia Long diệt nhà Tây Sơn, Nguyễn Du được bổ chức làm quan tri huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Mấy tháng sau Nguyễn Du được thăng chức tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (nay thuộc Hà Nội). Năm 1803 Nguyễn Du được cử lên ải Nam Quan đón tiếp sứ nhà Thanh sang 4
  • 5. phong sắc cho vua Gia Long. Năm 1805 Nguyễn Du được thăng Đông các đại học sĩ, tước Du Đức hầu tại Phú Xuân. Năm 1807 Nguyễn Du được cử làm giám khảo kỳ thi Hương ở Hải Dương. Mùa thu năm 1808 Nguyễn Du xin nghỉ việc về quê. Năm 1809 Gia Long lại triệu Nguyễn Du, bổ chức cai bạ Quảng Bình. Năm 1813 Nguyễn Du được thăng Cần chánh điện đại học sĩ và được cử làm chánh sứ, trong đoàn đi sứ nhà Thanh. Về nước năm 1814 Nguyễn Du được thăng chức Hữu tham tri bộ Lễ. Năm 1816 anh rể Nguyễn Du là Vũ Trinh vì liên quan đến vụ án cha con tổng trấn Nguyễn Văn Thành nên bị đày vào Quảng Nam. Năm 1820 Gia Long qua đời, Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ trong đoàn đi sứ nhà Thanh, đi báo tang và cầu phong. Được vua cha và vua con tín nhiệm, tiến cử, nhưng chuyến đi chưa kịp khởi hành, Nguyễn Du đã không gượng được với bệnh dịch, qua đời ngày mồng 10 tháng 8 năm Canh Thìn (tức ngày 16 tháng 9 năm 1820), hưởng thọ 54 tuổi. Thi hài Nguyễn Du được hung táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Năm 1824 di cốt của Nguyễn Du được cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh). Có thể thấy tư tưởng trung quân ái quốc, giá trị phản ánh hiện thực đa dạng, phong phú biểu hiện khá rõ trong hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Du. Mặt khác do bản thân sinh trưởng trước tuổi 40 ở đất Bắc - chủ yếu là Thăng Long, Bắc Ninh và Thái Bình xưa nên mọi hướng phát triển tư duy, đào tạo cơ bản theo chương trình Nho giáo "chuẩn kinh đô"- Thăng Long và Bắc Ninh - một vùng trung du- đồng bằng Bắc Bộ có bề dầy truyền thống. Và văn hóa một vùng biệt lập là ruộng đồng "thẳng cánh cò bay với hai loại biển, biển Đông và biển lúa" đã góp phần tạo nên một nhân cách văn hóa lớn trong người con ưu tú của miền Trung máu lửa. Với học vị ở bậc "tam trường" - tương đương với 12/12 hiện nay; nhưng Nguyễn Du đã sống và thể hiện khá rõ tâm tình, chi hướng yêu nước thương dân. Hoài niệm với nhà Lê, không ra mặt, nhưng bất hợp tác với phong trào nông dân Tây Sơn, Nguyễn Du vẫn một niềm tìm cơ hội góp phần trị nước an dân, chấp nhận làm quan cho nhà Nguyễn, mong sao có được một xã hội "thái bình thịnh trị". Từ năm 1796, Nguyễn Du quyết đi theo tiếng gọi thống nhất đất nước của nhà Nguyễn, và từ năm 1802, Nguyễn Du thỏa nguyện ý mình, song dường như ông vẫn đang băn khoăn suy tưởng điều gì chưa nói được, chưa làm được. Tầm nhìn sâu rộng, nỗi cảm thông sâu sắc với đời sống lao động cực nhọc của các tầng lớp nhân dân ntrong sáng tác truyện Kiều và Văn chiêu hồn; trong thơ chữ Hán đều in đậm dấu ấn văn hóa, tri thức khoa học của khắp các miền quê đất nước. Ở đó nếp sống văn hóa chuẩn mực Thăng Long, Kinh Bắc vẫn chiếm phần vượt trội. Vai trò chuyển tải, truyền dạy từ lời ru của mẹ, đến nhiều nhiều lần "thực địa tự nhiên"quê hương Bắc Ninh từ khi bập bẹ tập nói, tập cười...cùng với những tình cảm ruột thịt, cùng với nhà Nho, anh rể Vũ Trinh... đều góp lại trong tâm tưởng Nguyễn Du lúc bình sinh. 5
  • 6. Chính sử Đại Nam thực lục đã chép về Nguyễn Du: "Du là người Nghệ An, học rộng giỏi thơ, càng giỏi về quốc ngữ. Nhưng là người nhút nhát, mỗi khi ra mắt vua thì sợ sệt không hay nói gì."(3) Đại Nam liệt truyện chép tiểu truyện các danh thần, vương gia, quan chức thời Nguyễn lại đánh giá: "Du là người ngạo nghễ tự phụ, mà bề ngoài tõ ra kính cẩn, mỗi khi vào yết kiến, sợ hãi như không nói được.(4) Không nói và "nhút nhát" đã là bản chất của những bậc thiên tài, nhưng với Nguyễn Du thì những điều thâm thúy tiềm ẩn trong hầu hết các tác phẩm Hán Nôm đã chinh phục biết bao thế hệ, biết bao tộc người, biết bao tầng lớp nhân dân lao động khiến ông còn sống mãi với lịch sử nhân loại; nhân loại đã và đang tìm đến với Hà Nội, với Việt Nam để làm ăn và xây dựng; đến với Bắc Ninh với xứ sở của dân ca quan họ, của đình, chùa, lễ hội, của những danh nhân Kinh Bắc ngay từ thuở bình minh dựng nước. (1) Dân ca quan họ Bắc Ninh, Nxb. Văn hóa, H, 1962 (2) Tất cả những câu trích truyện Kiều trong bài đều theo bản phiên âm, hiệu chú của Bùi Kỷ- Trần Trọng Kim, Nxb, Tân Việt, H, 1952 (3) Đại Nam thực lục,Nxb. Giáo dục, H, 2007 - 2009 (4) Đại Nam liệt truyện, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2001 6
  • 7. Chính sử Đại Nam thực lục đã chép về Nguyễn Du: "Du là người Nghệ An, học rộng giỏi thơ, càng giỏi về quốc ngữ. Nhưng là người nhút nhát, mỗi khi ra mắt vua thì sợ sệt không hay nói gì."(3) Đại Nam liệt truyện chép tiểu truyện các danh thần, vương gia, quan chức thời Nguyễn lại đánh giá: "Du là người ngạo nghễ tự phụ, mà bề ngoài tõ ra kính cẩn, mỗi khi vào yết kiến, sợ hãi như không nói được.(4) Không nói và "nhút nhát" đã là bản chất của những bậc thiên tài, nhưng với Nguyễn Du thì những điều thâm thúy tiềm ẩn trong hầu hết các tác phẩm Hán Nôm đã chinh phục biết bao thế hệ, biết bao tộc người, biết bao tầng lớp nhân dân lao động khiến ông còn sống mãi với lịch sử nhân loại; nhân loại đã và đang tìm đến với Hà Nội, với Việt Nam để làm ăn và xây dựng; đến với Bắc Ninh với xứ sở của dân ca quan họ, của đình, chùa, lễ hội, của những danh nhân Kinh Bắc ngay từ thuở bình minh dựng nước. (1) Dân ca quan họ Bắc Ninh, Nxb. Văn hóa, H, 1962 (2) Tất cả những câu trích truyện Kiều trong bài đều theo bản phiên âm, hiệu chú của Bùi Kỷ- Trần Trọng Kim, Nxb, Tân Việt, H, 1952 (3) Đại Nam thực lục,Nxb. Giáo dục, H, 2007 - 2009 (4) Đại Nam liệt truyện, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2001 6