SlideShare a Scribd company logo
1 of 27
Download to read offline
Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1088 ngày 14/8/2014
- Triển khai thực hiện
Quy hoạch thiết chế văn hóa,
thể thao cơ sở
(Tr.2)
- Xét tặng danh hiệu
“Nghệ nhân Ưu tú”trong
lĩnh vực di sản văn hóa
phi vật thể lần thứ Nhất - 2015
(Tr.7)
- Tăng cường thông tin phòng,
chống dịch bệnh Ebola cho
khách du lịch
(Tr.7)
- Liên hoan tuyên truyền
giới thiệu sách“Thiêng liêng
biển đảo quê hương”
(Tr.9)
troNg số Này
Ảnh:TTXVN
Một số giải pháp
đẩy mạnh phát triển
du lịch Việt Nam
trong tình hình mới
Ngày 05/8, Bộ VHTTDL đã có Tờ
trình số 187/TTr-BVHTTDLtrình Thủ
tướng Chính phủ về việc xây dựng
Nghị quyết của Chính phủ về một số
giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch
Việt Nam trong tình hình mới nhằm cụ
thể hóa quan điểm Nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ IX và Nghị quyết số
52/2013/QH13 của Quốc hội Khóa
XIII về phát triển du lịch thực sự trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo
nguồn lực để cho phát triển du lịch giai
đoạn 2014-2020.
(Xem tiếp trang 3)
Chấn chỉnhcác hoạtđộngbiểudiễn nghệthuật
Cục Nghệ thuật Biểu diễn vừa có văn bản gửi Sở VHTTDL các
tỉnh/thành đề nghị xử lý kịp thời, nghiêm khắc đối với các hành vi sản xuất,
đăng tải, lưu hành, phổ biến các hình ảnh cá nhân, các bài hát, tiết mục biểu
diễn có nội dung “sốc, sex, thô tục”, đặc biệt là tình trạng phương tiện truyền
thông, trang tin tổng hợp trên mạng internet suy tôn thái quá hình ảnh cá
nhân lệch chuẩn; đăng tải, lưu hành tràn lan các tiết mục biểu diễn có nội
dung không phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc
Việt Nam; tổ chức các cuộc thi sắc đẹp không đúng quy định của pháp luật.
(Xem tiếp trang 2)
Đây là dịp để các nước ASEAN quảng bá, giới thiệu về đất nước, con người và những giá trị
vănhóatiêubiểu(ảnhminhhọa)
Tuần“ĐạiđoànkếtASEAN
-Mộttầmnhìn,mộtbảnsắc,
mộtcộngđồng”
Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Tuần “Đại đoàn kết ASEAN -
Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng” từ ngày 18-23/11, tại Làng Văn hóa-
Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) với sự tham dự của
các đoàn cán bộ, nghệ nhân, nghệ sĩ, chuyên gia, phóng viên truyền hình và một
số nhân viên Đại sứ quán tại Hà Nội của 09 nước khách mời trong khối ASEAN
và nước chủ nhà Việt Nam. (Xem tiếp trang 3)
quản lý nhà nước
2 số 1088 l14.8.2014
Bộ VHTTDL vừa ban hành Công
văn số 2564/BVHTTDL-VHCS yêu cầu
Sở VHTTDL các tỉnh/thành triển khai
thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển
hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ
sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến
năm 2030 theo Quyết định số 2164/QĐ-
TTg củaThủ tướng Chính phủ.Theo đó,
Bộ VHTTDL yêu cầu các Sở VHTTDL
tham mưu UBND tỉnh xây dựng và phê
duyệt Quy hoạch hệ thống thiết chế văn
hóa, thể thao cơ sở của địa phương phù
hợp với quy hoạch chung của cả nước.
Trong quá trình xây dựng Quy hoạch
cần tập trung vào các nội dung:
Rà soát, đánh giá thực trạng, hiệu quả
hoạt động của hệ thống thiết chế văn
hóa, thể thao cơ sở (Bao gồm cả các thiết
chế văn hóa, thể thao do ngành
VHTTDL quản lý và các ngành, đoàn
thể khác quản lý theo đối tượng của Quy
hoạch tại Quyết định số 2164/QĐ-TTg
ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính
phủ), cần tập trung làm rõ những hạn chế
bất cập của hệ thống thiết chế văn hóa,
thể thao cơ sở hiện nay, nêu rõ nguyên
nhân của những hạn chế bất cập, đặc biệt
là nguyên nhân chủ quan.
Đề ra các mục tiêu cụ thể phù hợp
với điều kiện kinh tế-xã hội, khả năng
huy động các nguồn lực để đầu tư xây
dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao
của địa phương.
Quy hoạch nêu các nội dung cụ thể
về địa điểm, quỹ đất, cơ sở vật chất kỹ
thuật, tổ chức bộ máy của hệ thống thiết
chế văn hóa, thể thao cơ sở các cấp và
xác định các nội dung hoạt động trong
các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.
Đề ra các giải pháp xây dựng hệ
thống thiết chế văn hóa, thể thao, gồm
các giải pháp về công tác quản lý nhà
nước, huy động vốn đầu tư xây dựng,
kinh phí duy trì hoạt động thường
xuyên, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán
bộ, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt
động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể
thao cơ sở.
Phân công rõ trách nhiệm cho các
Sở, ngành liên quan, cấp huyện, xã trong
việc triển khai thực hiện Quy hoạch, kế
hoạch xây dựng hệ thống thiết chế văn
hóa, thể thao ở cơ sở.
Báo cáo UBND tỉnh đưa chương
trình xây dựng hệ thống thiêt chế văn
hóa, thể thao cơ sở vào kế hoạch phát
triển kinh tế-xã hội hàng năm của địa
phương trình Hội đồng nhân dân tỉnh về
nguồn vốn thực hiện. Ban hành các cơ
chế, chính sách xây dựng các đề án, dự
án đầu tư, hỗ trợ kinh phí hoạt động, chế
độ đãi ngộ cho cán bộ để xây dựng và
duy trì hoạt động của hệ thông thiết chế
văn hóa, thể thao ở cơ sở và cơ chế chính
sách xã hội hóa phát triển hệ thống thiết
chế văn hóa, thể thao cơ sở.
Xây dựng cơ sở vật chất văn hóa
trong chương trình xây dựng nông thôn
mới gồm các Trung tâm Văn hóa - Thể
thao xã, Nhà Văn hóa - Khu Thể thao
thôn theo đúng tiêu chí do Bộ VHTTDL
ban hành nhằm đạt các mục tiêu xây
dựng nông thôn mới.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức các
lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán
bộ đang làm việc tại các thiết chế văn
hóa, thể thao các cấp.
Định kỳ kiểm tra, giám sát việc thực
hiện Quy hoạch, tổng hợp, báo cáo tình
hình xây dựng và quản lý hệ thống thiết
chế văn hóa, thể thao tại địa phương với
UBND tỉnh và Bộ VHTTDL.
H.PHượng
Thực hiện Quy hoạch thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở
Về tình trạng các phương tiện
truyền thông, trang tin tổng hợp trên
mạng Internet suy tôn thái quá hình
ảnh cánhân lệch chuẩn; đăng tải, lưu
hành tràn lan các tiết mục biểu diễn
có nội dung “sốc, sex, thô tục”, không
phù hợp với phong tục tập quán,
truyền thống văn hóa dân tộc, Cục
Nghệ thuật biểu diễn đề nghị: Sở
VHTTDL các tỉnh/thành chủ động
phối hợp với Sở TTTT lập đoàn thanh
tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt
động truyền thông, các trang web âm
nhạc, trang tin tổng hợp… thuộc
phạm vi quản lý của địa phương trong
việc đăng tải, phổ biến, lưu hành các
hình ảnh cá nhân và nội dung về
NTBD trên mạng internet.
Phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm
khắc đối với các hành vi sản xuất,
đăng tải, lưu hành, phổ biến các hình
ảnh cá nhân, các bài hát, tiết mục biểu
diễn có nội dung “sốc, sex, thô tục”
trái với thuần phong mỹ tục, phong
tục, tập quán, truyền thống văn hóa
dân tộc Việt Nam. Phối hợp tuyên
truyền, phổ biến pháp luật đến các tổ
chức cá nhân hoạt động truyền thông,
trang web âm nhạc, trang thông tin
tổng hợp… để các tổ chức, cá nhân
này nắm bắt và tuân thủ thực hiện.
Liên quan đến việc tổ chức các
cuộc thi người đẹp, bên cạnh mặt tích
cực cũng có nhiều hạn chế, tiêu cực
như tình trạng thương mại hóa các
cuộc thi; thí sinh đoạt giải không giữ
gìn đạo đức, hình ảnh danh hiệu được
tôn vinh; chưa thực hiện vai trò, trách
nhiệm đối với xã hội… Cục Nghệ
thuật biểu diễn đề nghị Sở VHTTDL
các tỉnh/thành tham mưu cho UBND
tỉnh/thành hạn chế tối đa việc cho
phép tổ chức các cuộc thi người đẹp.
Quan tâm chỉ đạo các cuộc thi người
đẹp đã được cấp phép và tăng cường
phối hợp với các cơ quan quản lý nhà
nước khác tại địa phương giám sát,
thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo các
hoạt động này tuân thủ theo đúng quy
định pháp luật.
H.P
Chấnchỉnhcáchoạtđộngbiểudiễn... (Tiếp theo trang 1)
quản lý nhà nước
3số 1088 l14.8.2014
Trong những năm qua, ngành Du
lịch Việt Nam đã có bước tăng trưởng
đáng ghi nhận, đóng góp quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế-xã hội; góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thu
hút đầu tư; tác động tích cực tới sự phát
triển của nhiều ngành kinh tế có liên
quan; tạo nhiều việc làm cho xã hội;
góp phần xóa đói giảm nghèo; nâng
cao dân trí; bảo tồn và phát huy các giá
trị di sản văn hóa dân tộc; xây dựng
hình ảnh một đất nước Việt Nam năng
động, thân thiện vì hòa bình trong quá
trình hội nhập với khu vực và quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành
công và kết quả trên, du lịch Việt Nam
vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó
khăn trong bối cảnh tác động của khủng
hoảng kinh tế thế giới, cạnh tranh thu
hút khách giữa các nước trong khu vực
ngày càng gay gắt, nguồn khách quốc
tế còn phụ thuộc nhiều vào các thị
trường lớn truyền thống, kích cầu du
lịch nội địa chưa đạt được hiệu quả như
mong muốn. Đặc biệt, gần đây tình
hình căng thẳng trên biển Đông do
Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan
Hải Dương 981 trong vùng thềm lục địa
và vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam đã ảnh hưởng đến sự phát triển
bền vững của du lịch Việt Nam.
Tình trạng trên có nguyên nhân chủ
quan là hiệu quả hoạt động xúc tiến
quảng bá hạn chế, nhân lực ngành Du
lịch chưa đáp ứng được yêu cầu...
Ngoài ra còn có nguyên nhân khách
quan như: Nhận thức về phát triển du
lịch còn hạn chế; sự phối hợp liên
ngành chưa hiệu quả; vai trò, trách
nhiệm của các cấp, các ngành từ Trung
ương đến địa phương chưa được phát
huy đầy đủ; đầu tư du lịch còn còn
chưa tương xứng và chưa đem lại hiệu
quả như mong muốn; một số chính
sách có liên quan đến du lịch còn bất
cập, chưa kịp thời tháo gỡ khó khăn
cho doanh nghiệp du lịch để nâng cao
năng lực cạnh tranh và thu hút khách
du lịch; vấn đề an ninh, an toàn cho
khách du lịch tại một số điểm đến chưa
được duy trì thường xuyên...
Nghị quyết nhằm tháo gỡ những
khó khăn đang là rào cản, ảnh hưởng
đến khả năng phát triển và năng lực
cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong
bối cảnh du lịch tiếp tục chịu tác động
từ khủng hoảng kinh tế thế giới và vấn
đề an ninh Biển Đông; tăng cường sự
phối hợp liên ngành, liên vùng, đặc biệt
là các địa phương trọng điểm du lịch
trong triển khai thực hiện Chiến lược
và Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến
2030 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt.
Một số vấn đề trọng tâm cấp bách
cần được Chính phủ tập trung chỉ đạo
thực hiện bao gồm: Tiếp tục nâng cao
nhận thức về vị trí, vai trò của ngành
Du lịch; tăng cường đầu tư nâng cao
sức cạnh tranh cho du lịch thông qua
Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng du
lịch, Chương trình Hành động quốc gia
về du lịch và Chương trình Xúc tiến du
lịch quốc gia; tạo điều kiện cho khách
du lịch; tăng cường nguồn lực xã hội,
tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du
lịch để nâng cao sức cạnh tranh của du
lịch và đảm bảo môi trường, an ninh,
an toàn cho khách du lịch.
Đ.ngọc
Mộtsốgiảiphápđẩymạnhpháttriểndulịch... (Tiếp theo trang 1)
Với chủ đề “Đoàn kết - Hợp tác -
Phát triển”,Tuần “Đại đoàn kếtASEAN
- Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng
đồng” do BộVHTTDLchủ trì, phối hợp
với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt
Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương; Hội
đồng Dân tộc của Quốc hội; Ủy banVăn
hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên
và Nhi đồng của Quốc hội; Ủy ban Dân
tộc; Bộ Ngoại giao; Bộ Thông tin và
Truyền thông; Đài Truyền hình Việt
Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Thông
tấn xã Việt Nam; Liên hiệp các tổ chức
Hữu nghị Việt Nam và UBND một số
tỉnh/thành chỉ đạo tổ chức.
Đây là cơ hội để các nước ASEAN
quảng bá, giới thiệu về đất nước, con
người và những giá trị văn hóa tiêu biểu,
những nỗ lực trong bảo tồn, phát huy giá
trị các giá trị di sản văn hóa của các nước
ASEAN nói chung và Việt Nam nói
riêng. Góp phần nâng cao vai trò của
Việt Nam trong hợp tác ASEAN, tăng
cường quảng bá, giới thiệu về đất nước
và con người Việt Nam nói chung và về
Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt
Nam - “Ngôi nhà chung” của cộng đồng
54 dân tộc Việt Nam nói riêng.
Tham gia Tuần Đại đoàn kết là các
đoàn cán bộ, nghệ nhân, nghệ sĩ, chuyên
gia, phóng viên truyền hình và một số
nhân viên Đại sứ quán tại Hà Nội của 09
nước khách mời trong khốiASEAN.Về
phía Việt Nam có sự tham gia của đồng
bào các dân tộc thuộc tỉnh Sơn La (dân
tộc H’Mông,Thái), BìnhThuận (dân tộc
Chăm), Đắk Lắk (Trường Trung cấp
Đam San huy động học sinh các dân tộc:
Gia Rai, Giẻ Triêng, Ê Đê,...).
Theo Kế hoạch, đoàn khách mời
trong khối ASEAN sẽ tham gia các
hoạt động tổ chức trưng bày, giới thiệu
triển lãm, trình diễn nghệ thuật và
trang phục truyền thống. Đoàn đồng
bào các dân tộc đến từ các tỉnh/thành
của Việt Nam tham gia các hoạt động:
Giới thiệu ẩm thực dân tộc, trang phục
truyền thống dân tộc, di sản văn hóa
phi vật thể của quốc gia và thế giới
(Ca Trù, dân ca Quan Họ, Cồng
chiêng Tây Nguyên...), giới thiệu các
nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của
dân tộc Việt Nam.
Đ.ngọc
Tuần“ĐạiđoànkếtASEAN...” (Tiếp theo trang 1)
4 số 1088 l14.8.2014
quản lý nhà nước
- Ngày 01/8/2014 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 2425/QĐ-
BVHTTDLđồng ý tổ chức “Ngày hội
văn hoá dân tộc Thái lần thứ nhất, tại
tỉnh Lai Châu, năm 2014”. Giao Vụ
Văn hoá dân tộc chủ trì, phối hợp với
các đơn vị trực thuộc BộVHTTDLvà
Sở VHTTDL các tỉnh liên quan tổ
chức thực hiện.
- Tại Quyết định số 2445/QĐ-
BVHTTDL ngày 04/8/2014, Bộ
VHTTDLcho phép Nhà hát Nhạc Vũ
Kịch Việt Nam phối hợp với Hội các
Viện Văn hóa Châu Âu tại Việt Nam
(EUNIC) với sự tham gia của Phái
đoànWallonie-Bruxelles tạiViệt Nam
(Bỉ), Viện Goethe tại Hà Nội (Đức),
Trung tâm văn hóa Pháp L’espace,
Đại sứ quán Thụy Điển, Trung tâm
giao lưu văn hóa Nhật Bản, trường
Múa TP. Hồ Chí Minh đón 16 nghệ sĩ
người nước ngoài (quốc tịch Đức,
Pháp, Thụy Điển, Séc, Mozambique,
Singapore, Malaysia, Nhật Bản) thực
hiện Liên hoan “Múa đương đại - Sự
gặp gỡ Á - Âu” lần thứ 4. Thời gian
tổ chức từ ngày 24-28/9/2014. Địa
điểm: Nhà hát Tuổi trẻ Hà Nội.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 2464/QĐ-BVHTTDL ngày
05/8/2014, giao Cục Văn hóa cơ sở
chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức
năng soạn thảo Thông tư liên tịch quy
định mẫu về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt
động của Nhà Văn hóa Lao động.
Thời hạn hoàn thành trong quý
IV/2014.
- Tại Quyết định số 2465/QĐ-
BVHTTDL ngày 05/8/2014, Bộ
VHTTDL giao Vụ Đào tạo chủ trì,
phối hợp với các Bộ, ngành liên quan
và các đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng
Thông tư liên tịch hướng dẫn thực
hiện Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày
21/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về chế độ ưu đãi đối với học sinh, sinh
vên các ngành nghệ thuật truyền
thống và đặc thù trong các trường văn
hóa-nghệ thuật. Thời gian hoàn thành
quý IV/2014.
- Ngày 06/8/2014 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 2477/QĐ-
BVHTDL, cho phép Sở VHTTDL
tỉnh Tây Ninh phối hợp với Viện
Khoa học Xã hội vùng Đông Nam bộ
khai quật tại di tích Bến Đình thuộc
Ấp B, xãTiênThuận, huyện Bến Cầu,
tỉnh Tây Ninh. Thời gian khai quật từ
ngày 10/8-15/9/2014, diện tích khai
quật 450m2. Những hiện vật thu thập
được trong quá trình khai quật phải
được tạm nhập bào Bảo tàng tỉnh Tây
Ninh để giữ gìn, bảo quản; Bảo tàng
tỉnh Tây Ninh có trách nhiệm tiếp
nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng
xem xét quyết định giao cho bảo tàng
công lập có chức năng thích hợp để
bảo vệ và phát huy giá trị.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 2488/QĐ-BVHTTDL ngày
07/8/2014, giao Thư viện quốc gia
Việt Nam tổ chức Triển lãm “Việt
Nam - Hướng tới một ASEAN Đoàn
kết, Hợp tác và Phát triển” tại Thư
viện quốc gia Việt Nam. Thời gian tổ
chức từ ngày 28/8-15/9/2014.
tHtt
VăN bảN Mới
Theo Sở VHTTDL Lào Cai, đến hết
tháng 7, lượng du khách đến Lào Cai đã
có dấu hiệu tăng mạnh trên 25% so với
cùngkỳ2013.LượngkháchđếnLàoCai
đã tăng lên do tỉnh đang triển khai
Chương trình kích cầu du lịch năm 2014,
quảng bá hình ảnh du lịch Lào Cai với
thông điệp: “Lào Cai an toàn, thân thiện
và hấp dẫn”. Giao thông Lào Cai đã có
nhiều thuận lợi bằng việc đổi mới đồng
bộ phương thức phục vụ cả đường bộ lẫn
đường sắt, tuyến đường bộ cao tốc Nội
Bài - Lào Cai đã cơ bản thông, rút ngắn
1/2 thời gian từ Hà Nội lên Lào Cai.
Ông Trần Hữu Sơn - Giám đốc Sở
VHTTDL Lào Cai cho biết, để tiếp tục
thu hút du khách, từ nay đến cuối năm,
Lào Cai tiếp tục thực hiện gói kích cầu
với việc giảm giá các dịch vụ du lịch ít
nhất 30% và miễn, giảm phí tham quan
tại các điểm du lịch; Triển khai các sản
phẩm du lịch mới hấp dẫn như: Khai
trương tuyến du lịch tâm linh dọc sông
Hồng(PhúThọ-YênBái-LàoCai);lễhội
hoa đăng gắn với lễ hội đường phố tại Sa
Pa vào đầu tháng 9; giải marathon quốc
tếđượctổchứctronghaingày20và21/9
dọc theo các triền núi ở Sa Pa; khai
trương 8 tour du lịch chuyên đề mới vào
ngày 8/9/2014.
Lào Cai hiện có 450 cơ sở lưu trú với
trên 5.400 phòng nghỉ. Trong đó, 80 cơ
sở đạt chất lượng từ 1-4 sao, ngoài ra còn
có 100 nhà nghỉ lưu trú tại gia ở các thôn
bảnpháttriểndulịchcộngđồngtậptrung
chủ yếu tại huyện Sa Pa và Bắc Hà. Tuy
nhiên, cơ sở vật chất và dịch vụ hiện có
sẽ không đáp ứng nhu cầu của du khách
khi tốc độ phát triển như dự báo trong
thời gian tới.
Hiện tại địa phương đã thu hút hơn
10 dự án đầu tư vào hệ thống khách sạn,
khu nghỉ dưỡng cao cấp, tập trung chủ
yếu trên địa bàn thành phố Lào Cai và
huyện Sa Pa, mỗi dự án có vốn đầu tư từ
vài chục đến vài trăm tỉ đồng, trong đó
có các nhà đầu tư lớn như: Tổng công ty
Du lịch Sài Gòn TNHH một thành viên
(Saigontourist); công ty Cổ phần Đầu tư
Indochina; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam,
TậpđoànCaosuViệtNam...Đểđápứng
về dịch vụ ăn, nghỉ, vui chơi phục vụ
lượng khách du lịch dự kiến sẽ tăng đột
mạnh từ cuối quý III/2014 sau khi thông
tuyến cao tốc Nội Bài Lào Cai, từ năm
2014 đến 2016, Lào Cai đã có kế hoạch
đầu tư trên 200 tỷ đồng cho việc xây
dựng kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch.
Văntoàn
Khách du lịch đến Lào Cai tăng mạnh
5số 1088 l14.8.2014
quản lý nhà nước
Ngày 07/8/2014, Bộ VHTTDL ban
hành Quyết định số 2485/QĐ-
BVHTTDL ban hành Kế hoạch triển
khai tổ chức các hoạt động văn hóa văn
nghệ phục vụ đời sống văn hóa công
nhân tại các khu công nghiệp, khu chế
xuất và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài.
Việc tổ chức các hoạt động nhằm
tuyên truyền, phổ biến chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước góp phần ổn định an ninh trật tự
tại địa phương để phát triển sản xuất;
làm phong phú đời sống văn hóa công
nhân ở các khu công nghiệp trong tỉnh
nhằm nâng cao nhận thức của công
nhân góp phần xây dựng các doanh
nghiệp phát triển bền vững; góp phần
cụ thể hóa Đề án “Xây dựng đời sống
văn hóa công nhân ở các khu công
nghiệp đến năm 2015, định hướng đến
năm 2020” ban hành theo Quyết định
số 1780/QĐ-TTg ngày 12/10/2011 của
Thủ tướng Chính phủ.
Các hoạt động văn hóa văn nghệ
được tổ chức dưới hình thức chiếu
phim tuyên truyền về biển đảo; diễu
hành tuyên truyền xe cổ động; văn nghệ
cổ động. Với chủ đề “Biên giới và Biển
đảo Việt Nam”, các hoạt động văn hóa
văn nghệ bao gồm các nội dung ca ngợi
Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại; ca
ngợi tình yêu quê hương đất nước; dưới
sự lãnh đạo của Đảng, quân dân đoàn
kết quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng
liêng biên giới và biển đảo của Tổ quốc.
Thành phần tham gia các hoạt động trên
bao gồm đội tuyên truyền lưu động, đội
nghệ thuật quần chúng và đội chiếu
bóng lưu động các tỉnh/thành: Bà Rịa-
Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, TP.
Hồ Chí Minh, đây cũng là các địa
phương sẽ diễn ra các hoạt động văn
hóa văn nghệ phục vụ đời sống văn hóa
công nhân tại các khu công nghiệp, khu
chế xuất và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài.
Trên cơ sở Kế hoạch, Bộ VHTTDL
đề nghị Sở VHTTDL các tỉnh/thành
nói trên báo cáo Ủy ban nhân dân
tỉnh/thành và phân công nhiệm vụ cho
Trung tâm văn hóa mỗi tỉnh/thành tổ
chức 10 đêm biểu diễn phục vụ đời
sống văn hóa công nhân tại các khu
công nghiệp, khu chế xuất và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc
triển khai Kế hoạch tại địa phương bắt
đầu từ ngày 15/8/2014, tổng kết hoạt
động tuyên truyền ngày 15/9/2014.
H.Quân
Kế hoạch triển khai tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ
phục vụ đời sống văn hóa công nhân
Sáng 07/8 tại Hà Nội,Thứ trưởng Hồ
Anh Tuấn đã chủ trì cuộc họp để nghe
báo cáo Dự thảo Chiến lược Marketing
Du lịch Việt Nam đến năm 2020.
Mục tiêu chính của Chiến lược
Marketing Du lịch Việt Nam đến năm
2020 nhằm xây dựng định hướng và
khung kế hoạch hành động cụ thể trong
việc xúc tiến, quảng bá Du lịchViệt Nam
đến năm 2020, góp phần thúc đẩy sự
phát triển của Du lịch Việt Nam, hoàn
thành các mục tiêu của Chiến lược phát
triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030.
Về mục tiêu cụ thể, Chiến lược
nhằm xây dựng và quảng bá thương
hiệu Du lịch Việt Nam với các giá trị và
Du lịch khác biệt, độc đáo, có chất
lượng, có sức cạnh tranh gắn với thị
trường cụ thể. Định vịViệt Nam là điểm
đến Du lịch hấp dẫn, độc đáo ở Đông
Nam Á dựa trên các giá trị thương hiệu
chính và sản phẩm Du lịch đặc trưng.
Tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của
khách, thu hút khách quay lại với nhiều
trải nghiệm khác biệt, từ đó nâng cao thị
phần tại các thị trường mục tiêu. Tạo cơ
hội hợp tác Marketing Du lịch giữa
nhiều thành phần. Trong chiến lược có
đề cập đến điểm mạnh, hạn chế, cơ hội,
thách thức của công tác xúc tiến. Định
hướng Marketing tập trung vào các thị
trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc, Đài Loan, Nga, Đông Nam Á,
Úc, New Zealand,Tây Âu, Bắc Âu, Bắc
Mỹ, Ấn Độ…
Các giải pháp thực hiện bao gồm:
Xây dựng cơ chế, chính sách, cung cấp
nguồn tài chính đảm bảo hoạt động của
công tác xúc tiến thuận lợi; Củng cố bộ
máy tổ chức và quản lý hoạt động xúc
tiến; Kiểm soát chất lượng hoạt động du
lịch; Huy động và sử dụng nguồn lực,
nghiên cứu, ứng dụng khoa học công
nghệ;Tăng cường các hoạt động hợp tác
quốc tế; Nâng cao nhận thức về hoạt
động du lịch, huy động tối đa các nguồn
lực xã hội…
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ
trưởng Hồ Anh Tuấn đánh giá cao công
tác chuẩn bị của Tổng cục Du lịch, đồng
thời nhất trí với ý kiến phát biểu, đề xuất
của các đại biểu tại buổi làm việc. Thứ
trưởng chỉ đạo Tổng cục Du lịch tiếp thu
các ý kiến phát biểu và gửi văn bản đến
các đơn vị chức năng của Bộ xin ý kiến
bổ sung; nghiên cứu, xây dựng Kế hoạch
hành động và sớm hoàn chỉnh Chiến
lược Marketing Du lịch Việt Nam đến
năm 2020 và Kế hoạch hành động, trình
Bộ phê duyệt. Tổng cục Du lịch cần
nghiên cứu, xây dựng Chiến lược sản
phẩm, tạo ra mối tương quan giữa các
Chiến lược, Kế hoạch trong việc xây
dựng sản phẩm, khai thác thị trường, đẩy
mạnhxúctiếnquảngbá,thuhútdukhách
đến Việt Nam, thúc đẩy Du lịch Việt
Nam phát triển trong xu thế hội nhập.
M.ước
GópýdựthảoChiếnlượcMarketingDulịchViệtNamđếnnăm2020
6 số 1088 l14.8.2014
quản lý nhà nước
Ngày 06/8/2014, tại Hà Nội, Bộ
VHTTDL,TổngcụcDulịchđălấyý kiến
củacácđịaphươngvùngĐồngbằngsông
CửuLong,cácHiệphộidulịch,cácdoanh
nghiệp, các chuyên gia du lịch để hoàn
thiện Đề án phát triển sảm phẩm du lịch
đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Dự thảo đề xuất hệ thống sản phẩm
đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long
cấp quốc gia, bao gồm: Tham quan trải
nghiệmcuộcsốngcủacộngđồnggắnvới
nhữnggiátrịcảnhquansôngnướcvàvăn
hóa bản địa; Du lịch sinh thái: tìm hiểu và
trải nghiệm các giá trị đa dạng sinh học,
cảnh quan và văn hóa bản địa ở các sinh
cảnh tiêu biểu của hệ sinh thái đất ngập
nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long;
Trải nghiệm các giá trị văn hóa tiêu biểu
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong
đó tiêu biểu là Đờn ca tài tử - Di sản văn
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hệ
thống sản phẩm du lịch đặc thù cấp vùng
bao gồm: Du lịch nghỉ dưỡng biển Phú
Quốc; Du lịch tham quan cảnh quan Hà
Tiên;Nhómsảnphẩmdulịchtrảinghiệm
sông Vàm Cỏ.
Tại cuộc họp, Tổng cục trưởng
Nguyễn Văn Tuấn khẳng định rằng:
“Việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
không thể phân phối đều cho các
tỉnh/thành trong vùng, do vậy mỗi địa
phương cần chọn ra sản phẩm du lịch nổi
bật nhất để tạo nên sự khác biệt, hấp dẫn.
Ngoài những điểm đến chính thì còn có
nhữngđiểmđếnphụ,cóvaitròhỗtrợcho
nhau tạo nên sự đa dạng, phong phú cho
sản phẩm du lịch của vùng”.
Đánh giá cao những ý kiến góp ý tại
cuộc họp,Thứ trưởng HồAnhTuấn nhận
định,hiệnnayviệcthiếuliênkết,côngtác
xúc tiến quảng bá yếu, nguồn nhân lực
chưađạtyêucầu…đanglàràocảnđốivới
việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Việc
xâydựngĐềánnàycóýnghĩaquantrọng
nhằm khắc phục một số điểm yếu của du
lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long,
phát huy giá trị của sản phẩm du lịch đặc
thù của vùng.Về những ý kiến khác nhau
xung quanh mô hình Ban Điều phối phát
triển du lịch vùng, Thứ trưởng Hồ Anh
Tuấn cho rằng, Ban Điều phối đóng vai
trò quan trọng nên cần xây dựng mô hình
phù hợp nhất, đảm bảo có thể đưa ra chỉ
đạo chính xác, nhanh và kịp thời.
Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cũng yêu
cầu Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch
kết hợp cần sớm hoàn thiện Dự thảo
Đề án để có thể đưa ra lấy ý kiến góp ý
của các lãnh đạo UBND tỉnh/thành
vùng Đồng bằng sông Cửu Long,
doanh nghiệp lữ hành tại Cần Thơ
trong thời gian từ ngày 15-20/8/2014
để đi đến sự đồng thuận cao nhất trước
khi được phê duyệt.
Đ.AnH
Tìm sản phẩm đặc thù cho du lịch Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 04/8, Bộ VHTTDL đã có Tờ
trình số 182/TTr-BVHTTDL trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch
tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá
trịditích lịch sử quốcgiađặcbiệtNhững
địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế tại Bắc
Giang. Mục tiêu nhằm cụ thể hóa Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội
tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 05/2009/QĐ-TTg ngày
13/01/2009 và Quy hoạch phát triển văn
hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bắc Giang
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
đã được UBND tỉnh Bắc Giang phê
duyệt ngày 30/01/2010; Làm cơ sở xây
dựng các dự án thành phần về đền bù,
giải phóng mặt bằng; bảo tồn, tôn tạo di
tích;cảitạo,nângcấpgiaothông,hạtầng
kỹ thuật; nâng cao năng lực quản lý, bảo
vệ di tích... nhằm tôn vinh cuộc khởi
nghĩa do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo,
giáo dục truyền thống yêu nước, khai
thác tiềm năng di tích phục vụ phát triển
kinh tế-xã hội, đặc biệt là phát triển du
lịch văn hóa, tạo điều kiện tổ chức phát
huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn
với di tích, góp phần nâng cao đời sống
của nhân dân địa phương.
Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo
và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia
đặcbiệtNhữngđịađiểmKhởinghĩaYên
Thế tại tỉnh Bắc Giang thực hiện trên địa
bàn bốn huyện Yên Thế, Tân Yên, Việt
Yên và Yên Dũng. Nội dung quy hoạch
gồm:Tổ chứckhông giankiếntrúc, cảnh
quan; Định hướng bảo tồn, tôn tạo và
phát huy giá trị di tích; Định hướng quy
hoạch hạ tầng kỹ thuật.
Thời gian thực hiện trong 17 năm, từ
năm 2014 đến năm 2030, chia làm 03
giai đoạn, cụ thể: Giai đoạn 1, từ năm
2014 đến năm 2020: Đền bù giải phóng
mặt bằng, cắm mốc giới bảo vệ di tích.
Ưu tiên đầu tư, thực hiện dự án bảo tồn,
pháthuygiátrịcácditíchtrọngđiểmgắn
với các sự kiện trọng đại của cuộc Khởi
nghĩa Yên Thế và có giá trị cao về lịch
sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, bao
gồm: Quần thể di tích đồn Phồn Xương
và Đền Thề; Khu lưu niệm danh nhân
Hoàng Hoa Thám; Cụm di tích đình -
chùa Hả, đình Đông, đình Dĩnh Thép,
đền thờ CảTrọng, đình Nội, đình - đền -
nghè - chùa Vồng, đình Bằng Cục, đình
Dương Lâm. Giai đoạn 2, từ năm 2021
đến năm 2025: Đầu tư, thực hiện dự án
bảo tồn, phát huy giá trị các di tích: Chùa
Kem,độngThiênThai,chùaThông,đình
làng Chuông, đền Cầu Khoai, ao Chấn
Ký, đền Gốc Khế, Nghĩa địa Pháp và đồi
Phủ, đình - chùa Phố, chùa Lèo, đồn Hố
Chuối, đồn Hom. Giai đoạn 3, từ năm
2026 đến năm 2030: Đầu tư, thực hiện
dự án bảo tồn, phát huy giá trị các di tích
còn lại. H.PHượng
bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia
đặc biệt Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế
7số 1088 l14.8.2014
quản lý nhà nước
Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết
định số 2426/QĐ-BVHTTDL ngày
01/8/2014 phê duyệt Kế hoạch đặt hàng
tuyên truyền “Di sản văn hóa dân tộc
thiểu sốViệt Nam” trênTạp chíThế giới
disản.Mụcđíchgópphầnđẩymạnhviệc
tuyên truyền, quảng bá về di sản văn hóa
vật thể và phi vật thể của các dân tộc
thiếu số Việt Nam trong đời sống xã hội;
Nâng cao lòng tự hào về văn hóa và di
sảnvănhóa,ýthứctráchnhiệmcủacộng
đồng, đặc biệt là đồng bào các dân tộc
thiểu số đối với di sản văn hóa và việc
bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa
trong đời sống xã hội; Góp phần thực
hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước
về “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp
nhau cùng phát triển” giữa các dân tộc,
xây dựng đất nước phát triển bền vững.
Thời lượng mỗi số 2 bài viết, thực
hiện từ nay đến hết năm 2015. Nội dung
tuyên truyền gồm: Giới thiệu tinh hoa di
sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các
dân tộc thiểu số Việt Nam; Phổ biến các
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước về văn hóa và di sản văn hóa dân
tộc thiểu số Việt Nam; Ý thức trách
nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ
và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc
thiểu số Việt Nam; Kinh nghiệm và
những tấm gương người tốt, việc tốt
trongbảovệvàpháthuygiátrịdisảnvăn
hóa dân tộc thiểu sốViệt Nam; Phê phán
những hành vi không đúng đối với di sản
văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam.
H.P
Tuyên truyền về“Di sản văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam”
trên Tạp chí Thế giới di sản
Ngày 08/8, Bộ VHTTDL đã ban
hành Quyết định số 2508/QĐ-
BVHTTDL ban hành Kế hoạch xét
tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú”
trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật
thể lần thứ Nhất - năm 2015. Theo đó,
xét chọn, tôn vinh những cá nhân có đủ
phẩm chất đạo đức, có tài năng nghề
nghiệp đặc biệt xuất sắc, đang nắm giữ,
truyền dạy, có cống hiến to lớn, tiêu
biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong
phạm vi cả nước, ở các lĩnh vực: tiếng
nói, chữ viết, ngữ văn dân gian, nghệ
thuật trình diễn dân gian, tập quán xã
hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống;
tri thức dân gian để trình Thủ tướng
Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước tặng
danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong
lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần
thứ Nhất - năm 2015.
Thời gian Sở VHTTDL nhận hồ sơ
đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân
Ưu tú” chậm nhất ngày 30/9/2014. Hội
đồng cấp tỉnh gửi Hồ sơ lên Hội đồng
chuyên ngành cấp Bộ chậm nhất là
ngày 25/12/2014. Bộ trưởng Bộ
VHTTDL thành lập Hội đồng chuyên
ngành cấp Bộ để xét chọn hồ sơ do Hội
đồng cấp tỉnh đề nghị từ 25/12/2014
đến 30/4/2015. Bộ VHTTDL trình Thủ
tướng Chính phủ thành lập hội đồng
cấp Nhà nước xét chọn “Nghệ nhân Ưu
tú” do Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ
đề nghị. Kết quả xét chọn sẽ được đăng
tải trên Cổng thông tin điện tử Chính
phủ và Cổng thông tin điện tử Bộ
VHTTDL.
H.PHượng
Ngày 07/8, Tổng cục Du lịch đã có
Công văn khẩn số 800/TCDL-LH về
việc phòng, chống dịch bệnh Ebola,
đảm bảo an toàn cho khách du lịch gửi
Sở VHTTDL các tỉnh/thành, Hiệp hội
Du lịch Việt Nam, các doanh nghiệp lữ
hành quốc tế và các khách sạn 3-5 sao.
Theo đó, để đảm bảo an toàn cho khách
du lịch, tránh lây lan dịch bệnh ra cộng
đồng, Tổng cục Du lịch yêu cầu các
doanh nghiệp tăng cường quan tâm đến
sức khỏe của du khách, thông tin đầy
đủ cho khách du lịch về các biện pháp
phòng, chống dịch bệnh Ebola theo
khuyến cáo của Bộ Y tế.
Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế
cân nhắc, tạm dừng việc đưa khách đi
du lịch các nước đang bùng phát dịch
bệnh Ebola. Khi đón các đoàn khách
quốc tế đến từ các thị trường liên quan
đến dịch bệnh cần hợp tác chặt chẽ với
các cơ sở y tế địa phương để phòng,
chống dịch bệnh cho khách du lịch,
thông tin kịp thời đến các cơ quan chức
năng về những dấu hiệu bất thường liên
quan đến dịch bệnh.
Tổng cục Du lịch cũng đề nghị các
Sở VHTTDL, Hiệp hội Du lịch Việt
Nam và các địa phương thường xuyên
đôn đốc, nhắc nhở các doanh nghiệp du
lịch trên địa bàn triển khai những yêu
cầu trên và cập nhật tình hình dịch
bệnh nói chung và dịch bệnh Ebola
cùng các biện pháp phòng, chống qua
website của Cục Y tế dự phòng:
www.vncdc.gov.vn để chủ động trong
công tác truyền thông và chỉ đạo các
biện pháp đảm bảo sức khỏe cho khách
du lịch, kịp thời ngăn chặn lây lan dịch
bệnh ra cộng đồng qua con đường du
lịch.
H.PHượng
Tăng cường thông tin phòng, chống dịch
bệnh Ebola cho khách du lịch
Xét tặng danh hiệu“Nghệ nhân Ưu tú”trong lĩnh vực
di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Nhất - 2015
8 số 1088 l14.8.2014
quản lý nhà nước
Ngày 01/8/2014, Cục Điện ảnh (Bộ
VHTTDL) đã ban hành Thông báo số
519/ĐA-PBP thông báo Danh mục
phim kỹ thuật số, băng hình tháng 7
năm 2014.
Theo đó, cho phép phổ biến rộng rãi
02 bộ phim kỹ thuật số Việt Nam bao
gồm “Đoạt hồn” và “Mất xác” (truyện,
cấm trẻ em dưới 16 tuổi, Giấy phép số
08/GPPBP-CĐA/2014VN và
09/GPPBP-CĐA/2014VN), 01 phim
video Việt Nam: “Gió rừng sương”
(truyện, Giấy phép số 07/GPPBP-
CĐA/2014VN).
Phim nhựa, băng hình nước ngoài đã
có Giấy phép phổ biến: Yêu cuồng si
(Begin Again, Mỹ); Người t́nh ma
(Ragini MMS 2, Ấn Độ, phải cắt 6 phút,
cấm trẻ em dưới 16 tuổi); Sự khởi đầu
của hành tinh khỉ (Dawn of the Planet
of the Apes, Mỹ); Cuồng phong thịnh
nộ (Into the Storm, Mỹ); Bạn trai mới
của em là ma (Boy, Girl and Ghost,Thái
Lan, cấm trẻ em dưới 16 tuổi); Lucy
(Mỹ, cấm trẻ em dưới 16 tuổi); Dị biến
(TheAnomaly, Mỹ, cấm trẻ em dưới 16
tuổi); Héc-Quyn (Hercules, Mỹ, cấm trẻ
em dưới 16 tuổi); Nước mắt sát thủ (No
Tears for the Dead, Hàn Quốc, cấm trẻ
em dưới 16 tuổi); Tượng sáp ma (Hong
Hoon, Thái Lan, cấm trẻ em dưới 16
tuổi); Vệ binh dải ngân hà (Guardians
of the Galaxy, Mỹ); Thầm lặng (The
Quiet Ones, Mỹ, cấm trẻ em dưới 16
tuổi); Mật danh (The Prince, Mỹ, cấm
trẻ em dưới 16 tuổi); Nhóc Nicolas
(Nicolas on Holidays, Pháp).
Phim nhựa, băng hình nước ngoài
không cho phép phổ biến: Cuốn băng
người lớn (Sex Tape, Mỹ); Pḥng oan
hồn (The Rooms, Thái Lan); Đẹp như
ma (The Ugly Ghost, Thái Lan).
TrongThông báo, Cục Điện ảnh yêu
cầu các đơn vị sản xuất, phát hành phim
và địa phương thực hiện nghiêm túc các
quy định: Chỉ khi nào có Giấy phép phổ
biến phim thì các đơn vị sản xuất, phát
hành mới được quảng cáo lịch chiếu
phim trên các phương tiện thông tin đại
chúng và mới được phép phổ biến; Các
đơn vị phát hành, chiếu bóng không
được tự ý sửa chữa tên phim, tên băng,
đĩa hình, tên nước sản xuất khác với
danh mục trong thông báo này; Các
băng, hình, đĩa hình được phép phổ biến
đều phải dán nhãn do Cục Điện ảnh phát
hành theo quy định. H.Quân
Danh mục phim kỹ thuật số, băng hình tháng 7 năm 2014
Ngày 11/8, Bộ VHTTDL đã có
Công điện số 2682/CĐ-BVHTTDL
gửi UBND các tỉnh/thành về phòng,
chống dịch bệnh do vi rút Ebola.
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ về phòng,
chống dịch bệnh do vi rút Ebola tại
Công điện số1392/CĐ-TTgngày
09/8/2014; nhằm ngăn chặn dịch
bệnh lan truyền qua đường du lịch,
đảm bảo an toàn, sức khỏe của
khách du lịch và người lao động
trong ngành, Bộ trưởng Bộ
VHTTDL yêu cầu:
UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương:Chỉ đạo Sở
VHTTDL phối hợp với các Sở,
Ban, ngành chức năng cung cấp
thông tin kịp thời về tình hình dịch
bệnh và yêu cầu thực hiện nghiêm
túc chỉ đạo của Bộ VHTTDL về
các biện pháp ứng phó, đồng thời
xây dựng phương án phòng, chống
dịch bệnh do vi rút Ebola trên địa
bàn; chỉ đạo các Hiệp hội, doanh
nghiệp lữ hành quốc tế không đưa
khách du lịch đến các quốc gia
đang bùng phát dịch bệnh Ebola;
hợp tác chặt chẽ với cơ quan kiểm
dịch y tế, thực hiện các thủ tục
kiểm tra sức khỏe theo đúng quy
định khi đón các đoàn khách quốc
tế đến từ các thị trường liên quan
đến dịch bệnh; chỉ đạo các khách
sạn, cơ sở lưu trú có phương án
phòng, chống dịch bệnh, phối hợp
chặt chẽ, chủ động khai báo và
thông tin kịp thời với các cơ quan
chức năng khi phát hiện dấu hiệu
của dịch bệnh.
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
VHTTDL:Tổng cục Du lịch chủ
động xây dựng Kế hoạch phòng,
chống dịch bệnh do vi rút Ebola
trong ngành du lịch; thường xuyên
nắm bắt thông tin, thông báo kịp
thời về tình hình dịch bệnh trên
Trang tin điện tử của Tổng cục Du
lịch, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra
việc thực hiện các biện pháp phòng,
chống dịch bệnh Ebola. Các đơn vị
thuộc Bộ không cử cán bộ đi công
tác đến các khu vực đã công bố
dịch đến khi có thông báo mới của
Bộ Y tế. Các cơ quan truyền thông
của Bộ tăng cường tuyên truyền về
công tác phòng, chống dịch Ebola
theo khuyến cáo của Bộ Y tế và
thông tin cập nhật tình hình dịch
bệnh Ebola trên các phương tiện
thông tin đại chúng, trực tiếp qua
website của Bộ Y tế (Cục Y tế Dự
phòng, vncdc.gov.vn) và thông tin
chỉ đạo, điều hành của Bộ
VHTTDL thông qua Cống thông
tin điện tử của Bộ (bvhttdl.gov.vn)
và Tổng cục Du lịch
(www.vietnamtourism.gov.vn) để
đảm bảo an toàn sức khỏe cho
khách du lịch, kịp thời ngăn chặn
lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
H.Quân
Công điện về phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ebola
9số 1088 l14.8.2014
Sự kiện vấn đề
Ngày 09/8, tại tỉnh Quảng Ngãi,
Bộ VHTTDL đã tổ chức Liên hoan
cán bộ thư viện tuyên truyền giới
thiệu sách với chủ đề “Thiêng liêng
biển đảo quê hương, trong đó có
hoạt động thi xếp sách nghệ thuật
của cán bộ thư viện 7 tỉnh/thành
gồm: Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hòa và Bình Thuận.
Bà Nguyễn Thị Thanh Mai - Vụ
trưởng Vụ Thư viện cho biết: Xếp
sách nghệ thuật trong thư viện là
một trong những sáng kiến gần đây
của cán bộ thư viện công cộng
nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả
công tác tuyên truyền giới thiệu
sách báo trong thư viện, góp phần
thu hút người đọc đến thư viện, qua
đó nâng cao chất lượng phục vụ
bạn đọc của thư viện. Đây là lần
đầu tiên Bộ VHTTDL tổ chức cuộc
thi này với quy mô 7 tỉnh/thành
tham gia với chủ đề chủ quyền biển
đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Thông qua các hình tượng nghệ
thuật về biển đảo được xếp từ sách,
người xem có thể thấy được tình
yêu sách, lòng yêu nghề, tính sáng
tạo của cán bộ thư viện.
“Chúng tôi hy vọng rằng qua
cuộc thi này, các cán bộ thư viện
trong cả nước sẽ có cơ hội học hỏi,
sáng tạo hơn nữa để chứng minh
rằng hoạt động của thư viện không
phải là một hoạt động nhàm chán,
đơn điệu mà thực sự cũng là một
hoạt động mang tính sáng tạo nếu
cán bộ thư viện thực sự có tâm huyết
với nghề”, bà Nguyễn Thị Thanh
Mai bày tỏ.
Ngoài xếp sách, chương trình
Liên hoan tuyên truyền giới thiệu
sách còn có hoạt động giao lưu với
lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư
và huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi). Bộ
VHTTDL đã tặng sách cho Thư
viện huyện Lý Sơn, Thư viện tỉnh
Quảng Ngãi; lực lượng cảnh sát
biển. Cán bộ, công chức, viên chức
hệ thống thư viện công cộng quyên
góp, ủng hộ 60 triệu đồng cho Lực
lượng Cảnh sát biển Việt Nam;
tặng 100 suất quà gồm sách, vở và
đồ dùng học tập cho con em ngư
dân huyện đảo Lý Sơn.
trần nguyện
Liên hoan tuyên truyền giới thiệu sách
chủ đề“Thiêng liêng biển đảo quê hương”
Bắc Bình là một huyện miền núi
của tỉnh Bình Thuận. Trên địa bàn
huyện hiện có 46 cơ sở thờ tự của
nhiều tôn giáo, dân tộc khác nhau
như: Phật giáo, Hồi giáo Bà ni, Công
giáo, Hội thánh Tin lành.
Sau 5 năm thực hiện công tác vận
động đồng bào các dân tộc, tín đồ tôn
giáo tham gia xây dựng cơ sở thờ tự
văn hóa và xây dựng dòng tộc văn
hóa, đến nay toàn huyện có 90% cơ
sở thờ tự đạt “nếp sống văn hóa mới”
và 40 dòng họ đạt dòng họ văn hóa.
Hầu hết các cơ sở thờ tự đã tổ chức
tốt các hoạt động nhân dịp lễ, Tết
đúng theo tinh thần “trang nghiêm,
lành mạnh, an toàn và tiết kiệm”.
Trong quá trình thực hiện các tiêu
chí, các cơ sở thờ tự văn hóa, các
chức sắc, chức việc và người có
trách nhiệm quản lý cơ sở thờ tự đã
tuyên truyền, vận động tín đồ tham
gia chỉnh trang, trùng tu, tôn tạo cơ
sở thờ tự rất khang trang. Tất cả chức
sắc, tín đồ luôn chấp hành đúng pháp
luật, tích cực hưởng ứng các phong
trào trong các cơ sở thờ tự. Đồng bào
có đạo cũng tích cực tham gia các
phong trào trên địa bàn dân cư như:
Giữ gìn và bảo vệ vệ sinh môi trường
trong khu dân cư, giúp nhau phát
triển kinh tế gia đình, thực hành tiết
kiệm trong sinh hoạt, xây dựng nếp
sống văn minh, xóa bỏ hủ tục lạc
hậu, mê tín dị đoan.
Hàng năm, huyện thường xuyên
phối hợp gặp gỡ, trao đổi với các vị
chức sắc tôn giáo, các tín đồ tiêu
biểu và các cán bộ chi, tổ hội ở thôn,
khu phố, tăng cường tuyên truyền về
nội dung cuộc vận động, qua đó nâng
cao nhận thức của nhân dân, giúp các
tín đồ tôn giáo, đồng bào các dân tộc
thấy được đó là việc làm thiết thực,
phù hợp với giáo lý, giáo luật.
Công tác tuyên truyền, vận động
phải kiên trì và có hình thức phù hợp
với từng đối tượng, từng địa bàn, tạo
điều kiện để các cơ sở thờ tự, các
dòng họ phát huy tính dân chủ, tham
gia bàn bạc và thống nhất biện pháp
thực hiện. Hàng năm, huyện có
khoảng 40-45 cơ sở thờ tự đăng ký
xây dựng cơ sở văn hóa, 45-48 dòng
họ đăng ký xây dựng dòng họ văn
hóa. Trong quá trình tổ chức thực
hiện, các thành viên Ban Chỉ đạo
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” huyện
thường xuyên phối hợp kiểm tra,
chấn chỉnh những sai sót, chồng
chéo, gây khó khăn cho cơ sở.
Thông qua việc thực hiện cuộc
vận động này, nhiều phong trào khác
tại địa phương cũng được đẩy mạnh
như: Toàn dân đảm bảo trật tự an toàn
giao thông, toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc, xây dựng nông thôn mới.
t.t.n
Xây dựng cơ sở thờ tự văn hóa, dòng tộc văn hóa
10 số 1088 l14.8.2014
Sự kiện vấn đề
Đảo Cò - Khu sinh thái độc nhất vô
nhị của Hải Dương nằm ở xã Chi Lăng
Nam, huyện Thanh Miện đã và đang
được địa phương quan tâm đầu tư nâng
cấp cải tạo để thu hút du khách, chuẩn bị
đón Bằng công nhận Di tích danh thắng
quốc gia.
Đảo Cò nằm giữa lòng hồAn Dương
rộng trên 20ha. Cò, vạc sinh sống tại hai
đảo nhỏ có tổng diện tích trên 7.000m2.
Theo số liệu thống kê của huyện Thanh
Miện cuối năm 2013, ước có khoảng 15
nghìn con cò và 5 nghìn con vạc cùng
nhiều loài chim khác về cư ngụ.
Theo thông tin mới nhất từ UBND
xã Chi Lăng Nam, vừa qua, Bộ
VHTTDL đã có quyết định công nhận
Đảo Cò là Di tích thắng cảnh quốc gia.
Lễ đón Bằng công nhận Di tích quốc gia
dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối tháng
10/2014. Hiện nay, địa phương đã và
đang triển khai đầu tư kinh phí để nâng
cấp một số hạng mục cho khu du lịch
sinh thái này. “Ngân sách huyện chi 1 tỷ
đồng, cộng với 400 triệu đồng từ ngân
sách xã sẽ được đầu tư để xây đoạn
đường bê tông từ Trung tâm giáo dục
môi trường, xây dựng hệ thống bãi để xe,
tu bổ nâng cấp cơ sở vật chất cho trung
tâm giáo dục môi trường”- ông Nguyễn
Đức Minh - Chủ tịch UBND xã Chi
Lăng Nam cho biết.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo xã này, vấn
đề cấp bách hơn đang đặt ra đối với khu
sinh thái Đảo Cò là cần sớm kè đảo để
chống xói lở thì vẫn chưa có kinh phí
để triển khai. Diện tích đảo Cò đang
ngày càng bị thu hẹp. Đi thuyền trong
lòng hồ An Dương mới thấy rõ hiện
tượng này. Ở những chỗ đất sụt xuống,
trơ ra những gốc cây to đã chết khô. Có
những nơi, đất bị nước hồ “nuốt” chửng
rồi, những cây lớn trên đảo trơ mất nửa
phần bộ rễ. Vào mùa mưa bão, nước
lòng hồAn Dương dâng cao, tình trạng
này càng trở nên đáng lo ngại. Trước
tình trạng nêu trên, người dân xã Chi
Lăng Nam đang rất mong mỏi nhanh
chóng triển khai việc chống xói lở cho
đảo. Đồng thời nghiên cứu trồng thêm
cây để tăng diện tích trú ngụ cho đảo
cò. Ông Nguyễn Văn Trạm, cán bộ văn
hóa xã Chi Lăng Nam đề xuất: “Phải có
sự hỗ trợ của các nhà khoa học trong vấn
đề lựa chọn các loại cây thích hợp với
thổ nhưỡng ở đây.Thực tế là xã đã trồng
bổ sung nhưng các cây trồng lên đây chỉ
được một thời gian ngắn rồi bị chết đi vì
lượng phân cò quá lớn, cây không thích
nghi lâu dài được”.
Năm 2009, UBND tỉnh Hải Dương
đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây
dựng khu du lịch và bảo tồn sinh thái đảo
Cò. Trong đó có đề cập đến việc kè đảo
và trồng thêm tre để mở rộng diện tích
sinh sống cho cò và vạc.Tuy nhiên, theo
Chủ tịch UBND xã Chi Lăng Nam -
Nguyễn Đức Minh, việc kè đảo đòi hỏi
một nguồn kinh phí lớn lên đến hàng
chục tỉ đồng, nên hiện đây vẫn là bài toán
nan giải với khu sinh thái này.
Theo các tài liệu để lại, Đảo Cò đã
có hàng trăm năm. Địa danh độc đáo này
đã được đưa vào khai thác du lịch từ
những năm 1990. Số lượng các loài cò,
vạc, một số loài chim về trú ngụ trên đảo
ngày càng nhiều.Trong khi đó, diện tích
trú ngụ cho chúng lại đang bị thu hẹp.
Người dân trong xã đang hy vọng
sau khi được đón nhận danh hiệu Di tích
danh thắng quốc gia, vấn đề bảo tồn và
phát triển Đảo Cò, một khu sinh thái độc
nhất vô nhị của Hải Dương sẽ được quan
tâm hơn.Trước mắt là việc nhanh chóng
triển khai kè đảo chống mất đất và trồng
bổ sung thêm cây trên đảo.
MạnH MinH
Hải Dương: Nâng cấp khu du lịch sinh thái Đảo Cò
Theo Trung tâm Bảo tồn di sản
Thăng Long-Hà Nội, từ đầu năm đến
nay, hơn 7 vạn khách trong nước và
quốc tế đã đến tìm hiểu và tham quan
Khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Trong số này có nhiều đoàn đại biểu
cao cấp, đoàn ngoại giao đến tìm hiểu
di sản và tham gia các sự kiện văn hóa
diễn ra tại đây.
Để phục vụ nhu cầu tham quan,
tìm hiểu về di sản tại Hoàng thành
Thăng Long, Trung tâm bảo tồn di
sản Thăng Long-Hà Nội mở cửa hàng
ngày, thực hiện thường xuyên và theo
định kỳ công tác trực, bảo quản, bảo
dưỡng duy trì hệ thống di vật, hiện
vật, trang thiết bị, vận hành các nhà
trưng bày gồm 8 khu trưng bày với
diện tích 2.500m2. Trung tâm tổ chức
đón tiếp, hướng dẫn khách nhằm giới
thiệu và quảng bá giá trị khu di sản
đến đông đảo du khách trong và ngoài
nước.
Trung tâm phối hợp và hợp tác tốt
với các cơ quan chuyên môn, đơn vị,
tổ chức trong và ngoài nước trong
công tác tập huấn, đào tạo, nghiên
cứu, triển khai các dự án, đề án góp
phần không nhỏ trong việc đảm bảo
và nâng cao chất lượng, giá trị của các
chương trình.
Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng
Long Hà Nội cho biết, các nhiệm vụ
mang tính chất thường xuyên, dài hạn
và cam kết quốc tế tại Khu di sản
Hoàng Thành vẫn được thực hiện
nghiêm túc như: Báo cáo định kỳ theo
cam kết của ICOMOS (Hội đồng
quốc tế về di tích và di chỉ); duy trì và
bảo dưỡng thường xuyên hệ thống
nhà trưng bày, hệ thống điện, nước,
ánh sáng, vệ sinh, môi trường; phối
hợp mở rộng nghiên cứu và khai quật
khảo cổ học.
L.KHánH
Hoàng thành Thăng Long đón hơn 7 vạn khách tham quan
11số 1088 l14.8.2014
Sự kiện vấn đề
Mùa nước nổi năm 2014 đang gần
kề, ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp
đang chuẩn bị tốt mọi điều kiện để
sẵn sàng đón khách đến tham quan,
trải nghiệm.
Vườn quốc gia Tràm Chim hiện đã
được tu bổ lại khu Đồng Sen Tháp
Mười, hiện đang trục vớt sen già và
trồng lại sen mới. Các nhà hàng nổi tại
đây đã bổ sung thực đơn mới là các
món đặc sản của mùa nước nổi như
các món ăn chế biến từ cá linh và bông
điên điển, ốc bươu đồng, cá lóc đồng
nướng lá sen... mang đến cho du khách
một không gian miền quê bình dị.
Ngoài ra, khu Đồng Sen Tháp
Mười còn triển khai thêm một số loại
hình hoạt động như: chèo xuồng dạo
quanh đồng sen, ngắm sen, chụp ảnh.
Khách được trang bị áo phao khi
tham quan bằng xuồng máy, xuồng ba
lá; bơi xuồng đưa du khách ra đồng
sen, tạo cơ hội cho du khách tận tay
ướp trà vào trong những búp sen để
hứng sương đêm... Năm nay, khu
Đồng Sen Tháp Mười sẽ tổ chức các
hoạt động trải nghiệm lý thú như làm
ngư dân đi giăng câu, giăng lưới, đặt
lờ, câu cá... và chính tay du khách chế
biến những món ăn mà mình “thu
hoạch” được; phục vụ một số chương
trình tour tuyến để tham quan nếp
sống, phong cảnh thiên nhiên của
Đồng Tháp Mười; thưởng thức Đờn
ca tài tử giữa đồng sen bát ngát ngay
trên nhà hàng nổi. Ngoài ra, Khu du
lịch sinh thái Gáo Giồng (xã Gáo
Giồng, huyện Cao Lãnh) cũng đã đầu
tư thêm nhiều xuồng mới (mỗi xuồng
chở 4 khách).
Ông Ngô Quang Tuyên - Phó
Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Đồng
Tháp cho biết: Để phục vụ tốt nhu cầu
tham quan của du khách trong mùa
nước nổi, Sở đã chủ động triển khai
một số công việc như: hướng dẫn các
cơ sở, khu, điểm du lịch rà soát, làm
phong phú thêm sản phẩm du lịch
mùa nước nổi nhằm hấp dẫn du
khách; các biện pháp đảm bảo an ninh
và an toàn cho du khách, nhất là bến
bãi, thiết bị an toàn giao thông đường
thủy. Sở cũng phối hợp ngành chuyên
môn kiểm tra vệ sinh an toàn thực
phẩm, tuyên truyền nâng cao nhận
thức, vận động các cơ sở, hộ kinh
doanh ăn uống ở các khu, điểm du
lịch thực hiện tốt qui định của pháp
luật, nói không với món ăn chế biến
từ thực phẩm là động vật hoang dã...
Về cơ sở lưu trú du lịch, Đồng Tháp
cũng đang tăng dần và từng bước
hoàn thiện các dịch vụ. Hiện toàn tỉnh
có 85 cơ sở lưu trú du lịch đã và đang
lập hồ sơ thẩm định và tái thẩm định;
trong đó, 2 khách sạn 3 sao (110
phòng), 4 khách sạn 2 sao, 27 khách
sạn 1 sao, còn lại là các cơ sở lưu trú
đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Đặc biệt, trên 80% tổng số cơ sở lưu
trú này đều tập trung ở 2 thành phố
của tỉnh là Cao Lãnh và Sa Đéc nên
rất thuận tiện cho du khách tham quan
du lịch.
Những năm gần đây, cùng với sự
phát triển kinh tế-xã hội, lượng khách
du lịch đến Đồng tháp ngày càng
tăng. Năm 2013, Đồng Tháp đón
1.622.000 lượt khách, tăng 11,07% so
với năm 2012; doanh thu đạt trên 243
tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm, đã
có trên 830.000 lượt khách đến du
lịch Đồng Tháp.
Hải PHong
Kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng
Thủ đô, Sở VHTTDL Hà Nội tổ chức
gắn biển 15 di tích lịch sử cách mạng,
kháng chiến giai đoạn 1946-1954 và
tu bổ, tôn tạo, chỉnh trang 8 Di tích
cách mạng gắn với ngày Giải phóng
Thủ đô.
Trong số 15 Di tích giai đoạn 1946-
1954 có địa điểm lưu niệm sự kiện
cách mạng kháng chiến pháo đài Xuân
Tảo (quận Bắc Từ Liêm), bến đò Tứ
Tổng (quận Tây Hồ), di tích kháng
chiến chùa Thạch Cầu Dõi (quận Long
Biên), công viên HồAo Sen (quận Tây
Hồ), đình Cổ Đô (huyện Ba Vì)…
8 Di tích cách mạng kháng chiến
gắn với ngày Giải phóng Thủ đô được
tôn tạo lần này là: Di tích 90 Thợ
Nhuộm, di tích 5D Hàm Long, di tích
48 Hàng Ngang, nhà máy điện Yên
Phụ, đình Viên Sơn (thị xã Sơn Tây),
di tích cách mạng Trung Giã (Sóc
Sơn), pháo đài Xuân Canh (huyện
Đông Anh), nhà lưu niệm Bác Hồ xã
Cần Kiệm (huyện Thạch Thất).
Thành phố Hà Nội chỉ đạo các chủ
đầu tư, đơn vị thi công đẩy nhanh tiến
độ để các công trình gắn biển, tu bổ,
tôn tạo đều phải hoàn thành vào cuối
tháng 9, kịp chào mừng 60 năm Ngày
Giải phóng Thủ đô. Ban quản lý di tích
danh thắng Hà Nội sẽ tổ chức quản lý,
bảo vệ, duy tu bảo dưỡng và có kế
hoạch tuyên truyền, phát huy giá trị
các địa điểm lưu niệm sự kiện lịch sử
trên sau khi đưa vào sử dụng. UBND
các quận, huyện, thị xã tổ chức các cấp
học tới thăm các điểm di tích cách
mạng, kháng chiến trên địa bàn, các
địa điểm liên quan đến sự kiện giải
phóng Thủ đô; tuyên truyền về sự kiện
và ý nghĩa của sự kiện lịch sử trên địa
nhằm khơi dậy niềm tự hào về truyền
thống yêu nước của các thế hệ.
H.L
Kỷ NiệM 60 NăM NGàY Giải pHóNG THủ Đô:
Gắn biển Di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến
Đồng Tháp chuẩn bị cho du lịch mùa nước nổi
Sự kiện vấn đề
12 số 1088 l14.8.2014
Đó là những đánh giá của các nhà
quản lý văn hóa, nhà nghiên cứu văn hóa
tại hội thảo “Sân khấu Hà Nội - 60 năm
tồn tại và phát triển” tổ chức ngày 06/8.
Ông Trần Quốc Chiêm - Phó
Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội khẳng
định: 60 năm qua, các thế hệ nghệ sĩ
diễn viên đã sáng tạo, xây dựng nhiều
tác phẩm văn học nghệ thuật, các
chương trình nghệ thuật, vở diễn sân
khấu đặc sắc với các hình tượng nghệ
thuật tiêu biểu mang đậm chất văn hóa
Thăng Long-Hà Nội.
Thông qua các hoạt động biểu diễn,
nền sân khấu của Thủ đô đã có tác
động lớn trong bảo tồn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc, góp phần tích cực
xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn
minh, xây dựng môi trường văn hóa
Thủ đô tiêu biểu.
Trong dòng chảy của lịch sử, sân
khấu Hà Nội tự hào được đóng góp tài
năng nghệ thuật, tạo nên những vở diễn
tiêu biểu: Những cô thợ dệt, Gái ngoại
thành, Trời xanh mái phố, Ni cô Đàm
Vân của Nhà hát Chèo Hà Nội; Trưng
Vương, Nhịp cầu thống nhất, Dòng
suối trắng, Trần Thủ Độ, Lễ mở xiêm
áo, Gió sang mùa của đoàn Kim
Phụng, Chuông Vàng (sáp nhập thành
Nhà hát Cải lương Hà Nội); Tôi và
chúng ta, Những mặt người thấp
thoáng, Những người con Hà Nội của
Nhà hát Kịch Hà Nội.
Bên cạnh đó, Nhà hát Múa Rối
Thăng Long có mặt khắp nơi trên thế
giới, đoạt được nhiều giải thưởng lớn
trong và ngoài nước… Nhiều nhà hát
chủ động bám sát đời sống xây dựng
kịch bản, dàn dựng các tiết mục mới,
chủ động tìm kiếm khả năng xã hội hóa
nhưng không thương mại hóa. Sân
khấu Thủ đô vẫn đảm bảo nội dung tư
tưởng, tính giáo dục, thẩm mỹ cao,
phục vụ nhiệm vụ chính trị và đời sống
văn hóa xã hội của Thủ đô. Cùng với
các đoàn nghệ thuật Trung ương đóng
trên địa bàn, sân khấu Hà Nội đã tạo
dựng dòng chảy chính thống của nền
sân khấu Việt Nam.
Tại hội thảo, nhiều nghệ sĩ cũng
mong muốn Đảng và Nhà nước cần đặt
niềm tin vào khả năng sáng tạo của đội
ngũ văn nghệ sĩ, khuyến khích văn
nghệ sĩ lao động, sáng tạo những tác
phẩm sân khấu có giá trị nghệ thuật
cao. Mỗi văn nghệ sĩ cũng tự đề cao
trách nhiệm nghệ sĩ, chiến sĩ, bồi đắp
tình yêu cuộc sống tạo nên những nhiệt
huyết trong lao động nghệ thuật.
Hà Nội hiện có các đơn vị nghệ
thuật là Nhà hát Chèo Hà Nội, Cải
lương Hà Nội, Kịch Hà Nội, Ca múa
nhạc Thăng Long, Múa rối Thăng
Long và Đoàn Xiếc Hà Nội.
H.yến
Sân khấu Hà Nội phát huy bản sắc văn hóa Thăng Long
Những năm gần đây, tỉnh Bình
Định đã có nhiều nỗ lực trong việc thu
hút khách du lịch thông qua việc quảng
bá, phát triển nâng cấp một số di tích
lịch sử văn hóa và xây dựng môi
trường du lịch. Vì vậy, năm 2013 khách
du lịch đến Bình Định đạt hơn 1,7 triệu
lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt
gần 140 nghìn lượt và tổng doanh thu
đạt trên 603 tỷ đồng. Từ đầu năm 2014
đến nay, lượng khách đến Bình Định
đạt trên 1,3 triệu lượt khách, trong đó
khách quốc tế đạt trên 106 nghìn lượt
và doanh thu đạt hơn 487,2 tỷ đồng,
tăng 27% so với cùng kỳ 2013.
Nhìn về tổng quan, lượng du khách
trong và ngoài nước đến Bình Định
ngày càng tăng. Tuy nhiên, xét về chất
lượng phục vụ còn rất hạn chế. Thành
phố Quy Nhơn có 130 khách sạn và cơ
sở lưu trú nhưng chỉ có 6 khách sạn đạt
tiêu chuẩn từ 3-4 sao.
Ông Lê Hữu Lộc - Chủ tịch UBND
tỉnh Bình Định cho biết: Bình Định đã
xác định phát triển ngành du lịch sẽ là
một ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy,
tỉnh đã và đang tập trung chỉnh trang
lại đô thị Quy Nhơn, nhất là giải phóng
toàn bộ tàu thuyền và khắc phục từng
bước về vệ sinh môi trường dọc bờ
biển Quy Nhơn, trên các trục đường
Xuân Diệu và An Dương Vương. Tỉnh
đã kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây
dựng Dự án du lịch Cáp treo Quy
Nhơn và khu du lịch Hải Giang với
vốn đầu tư trên 3.400 tỷ đồng; xây
dựng khu du lịch khu vực chùa ông
Núi (Linh Phong Tự); xây dựng Khu
di tích Bình Khê và đưa “Đàn tế trời
đất” vào hoạt động; nâng cấp Bảo tàng
Quang Trung thành Bảo tàng quốc gia,
cùng nhiều danh thắng và di tích lịch
sử văn hoá khác.
Tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành
chức năng tăng cường đào tạo, bồi
dưỡng kiến thức, trình độ ngoại ngữ
cho nhân viên các nhà hàng, khách sạn
để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
của du khách. Thành phố Quy Nhơn đã
được tỉnh quy hoạch và tổ chức hội
thảo khoa học, trong đó xác định được
“lõi” và tạo điểm nhấn phát triển đô thị
để kêu gọi đầu tư.
Mới đây, về dự khai mạc Liên hoan
quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ
5 và làm việc với tỉnh Bình Định, Phó
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho
rằng điều kiện lưu trú, trình độ phục vụ
và thiếu những cơ sở lưu trú cao cấp là
một thực tế tỉnh phải quan tâm. Tỉnh
không nên cấp phép cho nhiều khách
sạn mi ni mà cần quy hoạch xây dựng
nhiều khách sạn hạng 5 sao nằm dọc
bãi biển Quy Nhơn. Đồng thời nghiên
cứu quy hoạch thành phố Quy Nhơn là
thành phố du lịch và dịch vụ. Tỉnh cũng
cần phát huy giá trị của 114 di tích lịch
sử quốc gia. Đặc biệt Liên hoan quốc
tế Võ cổ truyền Việt Nam cần duy trì
tốt và nâng tầm lễ hội để quảng bá sâu
rộng trong nước và quốc tế.
Viết Ý
Để du lịch bình Định phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn
Sự kiện vấn đề
13số 1088 l14.8.2014
Tỉnh Hưng Yên đang triển khai
Chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết số 33-NQ/TWtại Hội nghị lần thứ
9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI theo phương châm “Xây dựng
nền văn hóa và con người phát triển toàn
diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, mang
đặc trưng văn hóa châu thổ sông Hồng”.
Theo đó, hướng tới mục tiêu để văn hóa
thực sự trở thành nền tảng vững chắc của
xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng,
tạo nền tảng để HưngYên phát triển bền
vững, dân chủ, công bằng và văn minh.
Tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương
xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh,
phùhợpvớibốicảnhkinhtế-xãhộivàbản
sắc văn hóa Phố Hiến - HưngYên; chăm
loxâydựngconngườipháttriểntoàndiện
vềđạođức,lốisốngvànhâncách;tiếptục
khắc phục các khuyết điểm đã chỉ ra sau
khi kiểm điểm theo Nghị quyết Trung
ương 4 khóa XI, đẩy mạnh việc học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh,đấutranhphêphánđầylùimọibiểu
hiệnsaitrái“lấycáiđẹpdẹpcáixấu”;đúc
kết và xây dựng hệ giá trị chuẩn của con
ngườiHưngYênmangđặctrưngnềnvăn
hóa vùng đồng bằng sông Hồng.
Mỗi địa phương, cộng đồng ở Hưng
Yên sẽ hình thành một môi trường văn
hóa lành mạnh; gắn kết xây dựng môi
trườngvănhóavớibảovệmôitrườngsinh
thái, nhất là trong các làng nghề, các khu
công nghiệp đang phát triển ở các huyện:
Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ... nhằm xử
lý tình trạng ô nhiễm môi trường.
Tỉnh cũng đẩy mạnh chương trình
xây dựng nông thôn mới, xã đạt chuẩn
nông thôn mới, thu hẹp khoảng cách
hưởng thụ văn hóa giữa nông thôn và
thành thị; xây dựng đời sống tinh thần ở
địa bàn dân cư và các cơ quan đơn vị đạt
chuẩn về nếp sống văn hóa tiến bộ, văn
minh, nhất là trong việc cưới việc tang,
lễ hội; thực hiện có hiệu quả phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư”. Tại nhiều địa
phương đã tạo điều kiện để nhân dân tổ
chức các hoạt động văn hóa cộng đồng,
lễ hội truyền thống của vùng đồng bằng
Bắc Bộ như: Lễ hội văn hóa vùng Phố
Hiến, lễ hội đề Đa Hòa - DạTrạch, lễ hội
đền Phù Ủng, chùa Nôm... Hưng Yên
cũng chú trọng phát huy các giá trị, nhân
tố tích cực trong văn hóa tôn giáo tín
ngưỡng; khuyến khích các hoạt động
“Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ
nguồn”, từ thiện nhân đạo...
Tỉnh cũng đặc biệt chú trọng việc
phát huy truyền thống của quê hương
văn hóa, là nơi khởi nguồn phong trào
xây dựng gia đình văn hóa của cả nước
từ những năm 1960 của thế kỷ trước ở
làng văn hóa xã Ngọc Long, huyện Yên
Mỹ; tiếp tục xây dựng các gia đình, các
làng văn hóa thực sự là nơi hình thành,
nuôi dưỡng nhân cách văn hóa, giáo dục
nếp sống văn minh. Đồng thời, Hưng
Yên cũng coi trọng việc bảo tồn và
phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn
với phát triển du lịch, đặc biệt coi trọng
việc phục hồi và duy trì một số loại loại
hình văn nghệ truyền thống đặc sắc có
nguy cơ bị mai một, hiện còn lưu giữ
được ở các địa phương như: Hát Trống
quân ở Dạ Trạch (Khoái Châu), hát Ca
Trù ở Giáo Phòng (Văn Giang), Trung
Nghĩa (thành phố HưngYên), hát Chèo
ở Yên Mỹ, Phù Cừ, Tiên Lữ... Đây là
những di sản văn hóa có giá trị đang
được các địa phương bảo tồn, nhằm
quảng bá những nét đẹp về hình ảnh và
con người Hưng Yên trong quá khứ và
hiện tại.
Phát huy truyền thống văn hóa Phố
Hiến, HưngYên chủ động mở rộng hợp
tác văn hóa với các tổ chức nước ngoài,
tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa
thế giới, đón nhận cơ hội phát triển vượt
qua các thách thức để giữ gìn, hoàn
thiện bản sắc văn hóa châu thổ sông
Hồng, vùng văn hóa đặc trưng Phố Hiến
- Hưng Yên, hạn chế và khắc phục
những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của
toàn cầu hóa...
t.LâM
Hưng Yên xây dựng nền văn hóa
mang bản sắc nền văn minh sông Hồng
Tối 08/8, tại Trung tâm Dịch vụ và
ThiđấuThểthao tỉnhTháiNguyên, Liên
đoànCầulôngViệtNamphốihợpvớiSở
VHTTDLtỉnhTháiNguyêntổchứckhai
mạc Giải vô địch Cầu lông các cây vợt
thiếu niên trẻ xuất sắc toàn quốc năm
2014 - tranh giải GOSEN lần thứ II.
Tham gia giải có 127 vận động viên
đến từ 21 đoàn gồm Hà Nội, Quảng Trị,
Đà Nẵng, Hải Phòng, Thanh Hóa, Sơn
La, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Thái Bình,
Quảng Ninh, HưngYên, Đồng Nai, Bắc
Giang, Bắc Ninh, Lào Cai, Quảng Ngãi,
ThừaThiênHuế,TP.HồChíMinh,Quân
đội, Bộ Công an và Thái Nguyên.
Các vận động viên sẽ tham gia tranh
tài ở 5 nội dung gồm đơn nam, đơn nữ,
đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ phân theo 3
nhóm tuổi: từ 12-13 tuổi, từ 14-15 tuổi
và từ 16-18 tuổi. Liên đoàn Cầu lông
Việt Nam sẽ trao huy chương cho các
vận động viên đạt giải nhất, nhì và đồng
hạng ba trong các nội dung thi đấu. Giải
vô địch Cầu lông các cây vợt thiếu niên
trẻ xuất sắc toàn quốc năm 2014 được tổ
chức là dịp để các vận động viên trẻ tiêu
biểu trong toàn quốc được thi đấu, cọ
xát, tích lũy kinh nghiệm. Đây cũng là
dịp để Ban Tổ chức đánh giá năng lực,
trình độ của đội ngũ huấn luyện viên,
vận động viên, cán bộ quản lý trọng tài
trong công tác huấn luyện, đào tạo và tổ
chức thi đấu, từ đó tăng cường tình đoàn
kết giữa các tỉnh/thành, ngành trong toàn
quốc.
Ngaysaulễkhaimạcđãdiễnra5trận
đấu ở nội dung đơn nam. Đông đảo
người hâm mộ môn thể thao cầu lông đã
đến cổ vũ cho các vận động viên thi đấu.
Dự kiến, giải sẽ kết thúc vào ngày
13/8/2014.
AnHtùng
Giải cầu lông các cây vợt thiếu niên trẻ xuất sắc toàn quốc
14 số 1088 l14.8.2014
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
Tại kỳ họp lần thứ 38 diễn ra ở
Doha (Qatar), Ủy ban Di sản Thế giới
thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hoá của Liên hợp quốc
(UNESCO) đã chính thức ghi danh
Quần thể danh thắng Tràng An tỉnh
Ninh Bình vào Danh mục Di sản Thế
giới. Đây là di sản thế giới hỗn hợp đầu
tiên của Việt Nam được công nhận trên
cả hai tiêu chí văn hóa và thiên nhiên.
Giá trị nổi bật toàn cầu của Quần
thể danh thắng Tràng An được
UNESCO công nhận, tập trung vào 3
tiêu chí là tiêu chí 5: Ví dụ tiêu biểu của
truyền thống cư trú của loài người,
truyền thống sử dụng đất hoặc sử dụng
biển đặc trưng cho một hay nhiều nền
văn hóa, hoặc quá trình tương tác giữa
con người với tự nhiên đang trở nên dễ
bị tổn thương dưới tác động của những
thay đổi không thể đảo ngược. Tiêu chí
7: Chứa đựng những hiện tượng tự
nhiên đặc sắc hoặc các khu vực có vẻ
đẹp tự nhiên và giá trị thẩm mỹ vượt
trội. Tiêu chí 8: Ví dụ nổi bật đại diện
cho các giai đoạn lịch sử chính của Trái
Đất, bao gồm cả tiến trình phát triển sự
sống, những quá trình địa chất đang
hình thành nên các dạng địa hình, các
đặc điểm địa mạo hoặc sơn văn nổi bật.
Ở tiêu chí 5 về văn hóa, Quần thể
danh thắng Tràng An là một ví dụ nổi
bật về sự tương tác giữa con người và
môi trường ở khu vực Đông Nam Á,
trải qua hơn 30.000 năm lịch sử phát
triển của con người từ Hậu kỳ
Pleistocene đến Holocene. Các cuộc
nghiên cứu khảo cổ học và việc phục
dựng lại môi trường cổ đã hé lộ chuỗi
phát triển văn hóa và hoạt động của
người cổ, trong mối quan hệ chặt chẽ
với tiến hóa địa chất gần đây của khối
karst đá vôi, làm biến chuyển mạnh mẽ
giữa các môi trường lục địa, đảo và bờ
biển. Chính vì vậy, Tràng An thể hiện
rõ là một kho thông tin nguyên vẹn về
thích ứng của con người với các điều
kiện biến đổi môi trường, trải qua một
số những biến đổi về địa lý và khí hậu
khắc nghiệt nhất trong lịch sử gần đây
của Trái đất, đặc biệt là những biến đổi
diễn ra vào cuối và ngay sau thời kỳ
băng hà cuối cùng.
Về khía cạnh thẩm mỹ ở tiêu chí 7,
cảnh quan tháp karst của TràngAn nằm
trong số những khu vực đẹp nhất thuộc
kiểu này trên Trái Đất. Cảnh quan là
một dãy các tháp đá vôi và núi hình
nón bao bọc bởi các vách cao. Chúng
nối liền nhau ở nhiều chỗ bởi các sống
núi sắc cạnh bao trọn các hố sụt sâu và
các thung lũng ngập nước, nối với nhau
bởi vô số các dòng suối và hang động
ngầm, một vài nơi có thể đi lại bằng
thuyền. Ngồi trong con đò lướt nhẹ trên
sóng nước, du khách có thể trải nghiệm
sự gắn kết gần gũi với môi trường và
tận hưởng cảm giác thanh bình và an
toàn. Những ngọn núi hùng vĩ, hang
động huyền bí, sông nước thanh tĩnh và
nhiều đình chùa linh thiêng của Tràng
An đã truyền cảm hứng cho biết bao
thế hệ đến với mảnh đất này. Đây là
một nơi mà thiên nhiên và văn hóa
không thể tách biệt, nơi mà văn hóa
chứa đựng sự kỳ diệu, bí ẩn và hùng vĩ
của thế giới tự nhiên và đã được tự
nhiên cải biến.
Không có nơi nào trên thế giới cho
thấy sự chuyển tiếp cảnh quan karst
này tốt hơn và rõ hơn Tràng An. Câu
chuyện tiến hóa karst, đã được kể khá
kỹ ở Tràng An, thậm chí còn mang ý
nghĩa khoa học lớn hơn với các bằng
chứng dao động mực nước biển ở đây
trong quá khứ. Trong thời kỳ
Pleistocene và Holocene, các rìa của
sơn khối Tràng An bị biển xâm lấn và
biến cải nhiều lần. Tràng An được coi
là có tầm quan trọng toàn cầu trong
việc minh họa sự tương tác của quá
trình tiến hóa karst với những dao động
mực nước biển và mực nước ngầm có
liên quan.
Như vậy, Quần thể danh thắng
Tràng An có diện tích và phạm vi đủ
rộng để chứa trong nó tập hợp đầy đủ
các giá trị và đặc biệt nổi bật về tự
nhiên và văn hóa. Con người ở cố đô
Hoa Lư dường như đã có ý thức bảo
tồn những di sản được thiên nhiên và
lịch sử ban tặng một cách tự nguyện và
đầy hiệu quả. Tính toàn vẹn và chân
xác của các giá trị di sản nơi đây là cơ
sở ban đầu nhưng vô cùng vững chắc
cho một tương lai phát triển của địa
phương, với du lịch vốn được mệnh
danh là ngành công nghiệp không khói.
Nhưng trước hết, đó là một bảo tàng tự
nhiên khá toàn vẹn để những nghiên
cứu khoa học về lịch sử Trái đất, cổ
sinh học và lịch sử nhân loại có thể nối
tiếp diễn ra ở mọi cấp độ khác nhau
trong tương lai.
Đây cũng là nơi lưu giữ lịch sử quá
trình tiến hóa, phát triển của con người
bản địa, từ những tộc người hoang sơ
đã tạo dựng nên một đất nước, một
quốc gia Đại Cồ Việt với cương vực rõ
ràng, với nền độc lập được khẳng định
chủ quyền và những lớp văn hóa đa
tầng, đa dạng trong một hiện trạng
được bảo tồn nghiêm ngặt. Đó cũng
chính là lý do để Thủ tướng Chính phủ
cho phép Bộ VHTTDL phối hợp với
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, lập
hồ sơ đệ trình UNESCO đề nghị công
nhận Quần thể danh thắng Tràng An là
Di sản thế giới.
Theo Sở VHTTDL tỉnh Ninh Bình,
tính đến hết tháng 7, lượng khách đến
thăm quan tại các địa điểm du lịch trên
địa bàn ước đạt gần 3,5 triệu lượt, số
ngày khách lưu trú tăng 10,5%, doanh
thu từ khách sạn đạt hơn 100 tỷ đồng,
Quần thể danh thắng Tràng An được ghi danh - động lực
để Ninh bình phát triển du lịch bền vững
15số 1088 l14.8.2014
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước.
Việc sở hữu Quần thể danh thắng
Tràng An, trong đó có khu du lịch sinh
thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc-
Bích Động, khu di tích lịch sử văn hóa
Cố đô Hoa Lư và rừng nguyên sinh đặc
dụng Hoa Lư thực sự là động lực để du
lịch Ninh Bình phát triển, đóng góp
hiệu quả vào sự phát triển kinh tế-xã
hội địa phương.
Thời gian tới, tỉnh Ninh Bình xác
định đưa 5 vùng vào diện quản lý chặt
chẽ phục vụ công tác gìn giữ, bảo tồn,
phát huy giá trị di sản thế giới - Quần
thể danh thắng Tràng An gồm khu vực
bảo vệ nghiêm ngặt; khu vực khoanh
vùng bảo vệ các công trình di tích lịch
sử kiến trúc-nghệ thuật, di tích, di chỉ
khảo cổ; khu vực bảo tồn đan xen giữa
nơi được bảo vệ nghiêm ngặt và nơi
dùng để phát triển du lịch; khu vực
dành riêng cho phát triển du lịch; khu
vực làng xã có cư dân sinh sống. Lãnh
đạo tỉnh Ninh Bình cam kết thiết lập
hành lang bảo vệ, ngăn chặn tất cả
những tác động xấu đến môi trường tự
nhiên. Riêng khu vực bảo tồn nghiêm
ngặt sẽ không có bất kỳ hoạt động khai
thác nào làm ảnh hưởng đến tính vẹn
toàn, nguyên gốc của di sản.
Với chủ đề “Kết nối các di sản thế
giới”, Chương trình Năm Du lịch quốc
gia 2015 sẽ có 11 sự kiện văn hóa, du
lịch đặc sắc, thu hút các tỉnh/thành
trong cả nước có di sản thế giới tham
gia. Theo đó, tỉnh Ninh Bình chủ động
đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch
theo chiều sâu, chú trọng việc kết nối
các di tích, di sản, giữa cư dân các điểm
du lịch với du khách, giữa hoạt động
quản lý, khai thác văn hóa du lịch với
phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
cho người dân.
Việc Quần thể danh thắng TràngAn
đuợc UNESCO công nhận là Di sản
văn hoá và thiên nhiên thế giới là niềm
tự hào, phấn khởi của địa phương, song
cũng đặt ra cho Ninh Bình nhiều thử
thách trong việc gìn giữ, bảo tồn, quảng
bá các giá trị văn hoá, tự nhiên, cảnh
quan môi trường, những giá trị nổi bật
toàn cầu của di sản để chuyển giao
nguyên vẹn cho các thế hệ mai sau.
Trong tương lai, khu di sản này không
những có vai trò quan trọng trong việc
kết nối các điểm đến của Ninh Bình và
cả trong khu vực Đồng bằng sông
Hồng, mà còn tạo ra tiềm năng cơ hội
để Ninh Bình trở thành điểm trung
chuyển khách du lịch của cả vùng
Duyên hải Bắc Trung bộ.
Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh
Ninh Bình đã xây dựng và ban hành kế
hoạch quản lý di sản theo hướng dẫn
của UNESCO, trong đó xác định rõ
mục tiêu, nhiệm vụ bảo tồn, phân vùng
khu vực quản lý và bảo tồn, các giá trị
cần bảo tồn, các kế hoạch bảo tồn và
phát triển hàng năm, đồng thời nêu rõ
vai trò, trách nhiệm của Ban Quản lý
Quần thể danh thắng TràngAn, các Sở,
ngành, chính quyền địa phương, các
doanh nghiệp và toàn dân trong việc
bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Cùng
với đó, tỉnh tiếp tục phối hợp với Bộ
Xây dựng, Bộ VHTTDL bổ sung, hoàn
thiện Quy hoạch tổng thể Tràng An
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp
tỉnh quản lý các hoạt động đầu tư, xây
dựng, bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá,
địa chất - địa mạo và khảo cổ học gắn
với phát triển du lịch bền vững.
Vũ MinH
Ngày 08/8, tại Hồ Cầu Trắng, xă
Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh, tỉnh B́nh
Phước, UBND tỉnh Bình Phước phối
hợp với Tổng cục hậu cần Quân đội
nhân dân Việt Nam tổ chức Lễ công
bố quyết định trao bằng xếp hạng di
tích lịch sử quốc gia địa điểm căn cứ
Cục hậu cần quân giải phóng miền
Nam - Việt Nam 1973-1975 và trao
bằng Di tích quốc gia đặc biệt đường
Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh.
Trong kháng chiến chống Đế
quốc Mỹ, cứu nước, đặc biệt là giai
đoạn 1973-1975, căn cứ Cục hậu cần
Quân giải phóng miền Nam - Việt
Nam đóng vai tṛ, vị trí chiến lược hết
sức quan trọng đối với chiến trường
B2 nói riêng, miền Nam nói chung.
Đây là cơ sở tập trung nhu yếu phẩm,
trang thiết bị của cả nước phục vụ,
chi viện cho chiến trường miền Nam;
đồng thời cũng là địa điểm tổ chức
xây dựng lực lượng tại chỗ phục vụ
chiến dịch giải phóng Phước Long và
đặc biệt là chiến dịch Hồ Chí Minh
lịch sử giải phóng hoàn toàn miền
Nam, thống nhất đất nước.
Tri ân những cán bộ, chiến sỹ đă
anh dũng hy sinh vì nền độc lập, tự
do của Tổ quốc, Tổng cục hậu cần
cũng như Ban liên lạc quân dân miền
Đông Nam bộ đã tiến hành xây dựng
nhà bia và khu tưởng niệm tại hồ Cầu
Trắng, xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh
và điểm cuối đường ống dẫn dầu
đường Trường Sơn, VK26, xă Bù Gia
Mập, huyện Bù Gia Mập. Hai công
trình này được bàn giao cho Sở
VHTTDL tỉnh B́nh Phước quản lư,
khai thác. Qua tổ chức tập hợp chứng
cứ lịch sử, hồ sơ khoa học theo đúng
trình tự quy định trong Luật Di sản
văn hóa để trình các cơ quan chức
năng, cùng với đường Trường Sơn,
đường Hồ Chí Minh được Thủ tướng
Chính phủ công nhận di tích quốc gia
đặc biệt, căn cứ hậu cần quân giải
phóng miền Nam - Việt Nam đă được
Bộ VHTTDL xếp hạng di tích quốc
gia vào ngày 09/3/2014.
Hồ tHAnH
bình phước đón nhận bằng xếp hạng 2 di tích quốc gia
16 số 1088 l14.8.2014
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
Nhìn cách ông Điêu Văn Thuyển
(sinh năm 1952) người dân tộc Thái ở
thôn Hữu Nghị, thị trấn Phong Thổ (Lai
Châu) trân trọng từng trang chữ viết của
đồng bào Thái mà ông đã sưu tầm, lưu
giữ được mới thấy hết sự đam mê của
ông đối với nét chữ của đồng bào mình.
Niềm đam mê của ông Thuyển bắt
nguồn từ việc ham đọc và sưu tầm sách.
Bây giờ, khi nhiều người không còn
hứng thú với văn hóa đọc thì với ông
Thuyển, việc đọc đã trở thành thói quen
khó bỏ. Cuốn sách chữ Thái cổ đầu tiên
mà ông tìm được chính là Gia phả dòng
họ Đèo (một dòng họ lớn trên vùng đất
Phong Thổ xưa). Khi ấy, do chủ nhân
cuốn sách không đồng ý bán nên ông đã
phải năn nỉ mượn về để có bản
photocopy cuốn sách cổ quý giá. Từ
việc tò mò, thích thú tìm hiểu đến say
mê nghiên cứu, ông Thuyển đã
“nghiện” chữ Thái cổ lúc nào không
hay. Phần lớn thời gian từ khi nghỉ hưu
(năm 2008), ông đều dành trọn để tìm
kiếm các bản sách còn lưu truyền trong
dân gian. Kho tư liệu được ông bày
trong nhà đến nay đã lên đến gần 100
đầu sách chủ yếu là các bản ghi chép
bằng tay. Có những bản chữ đã mờ, rách
mục, ông lại nghiên cứu để chép, dịch
lại, bổ sung những chỗ thiếu khuyết.
Càng nghiên cứu chữ Thái cổ, học
và tập viết, ông Thuyển càng mê. Ông
có thể ngồi “đàm đạo” cả ngày nếu có
ai đó muốn hiểu thêm về chữ Thái. Vừa
giới thiệu về công trình nghiên cứu, ông
Thuyển vừa bê từng cuốn sách ghi chép
lại những tài sản mà đối với ông là vô
giá. Ông Điêu Văn Thuyển cho biết:
Chữ cổ khác chữ Thái mới ở chỗ, chữ
cổ không có dấu câu. Có nhiều từ nếu
không tìm hiểu kỹ thì rất dễ bị nhầm lẫn,
kể cả các tên riêng nên phải mất rất
nhiều thời gian mới dịch trọn vẹn được.
Càng nghiên cứu, càng dịch ông càng
thấy mê. Có những quyển sách dịch ra
như là trường ca của người Thái vậy.
Dịch sách ông mới thấy ngườiThái xưa
rất biết cách chọn lọc các cốt truyện tiêu
biểu của các tộc người khác để biến tấu,
thổi hồn vào những nhân vật ấy trở
thành những biểu tượng của ngườiThái.
Đối với ông Thuyển, thú sưu tầm
sách đã có từ lâu nhưng việc học chữ và
nghiên cứu dịch sách thì ông mới thực
hiện được gần 5 năm. Tuy nhiên, chỉ
chừng ấy thời gian mà “tài sản văn hóa”
của ông có được đã khiến nhiều người
nể phục. Hiện ông có gần 10 đầu sách
dịch đã được in, xuất bản rồi tái bản như
cuốn: Chuyện thơ Khun Lúa nàng Ủa;
Lang xon cun (răn dạy người); Lang cun
máư (những điều răn dạy người đời
mới); Truyện Trạng nguyên; Truyện
Phạm Công Cúc Hoa... Ông cũng đã
được nhận nhiều giải thưởng của Hội
Văn nghệ dân gian Việt Nam và Hội
Văn học nghệ thuật Lai Châu.
Ông Thuyển chia sẻ: Hiện nay
những người biết chữ cổ không còn
nhiều nên tôi muốn truyền dạy cho lớp
trẻ. Muốn lưu lại những gì mình đã có,
đã nghiên cứu học tập để con cháu sau
này biết về nguồn cội. Ông cũng cho
biết hiện nay ở địa phương, thế hệ trẻ
muốn học chữ cũng rất nhiều. Ông rất
muốn mở lớp dạy chữ nhưng không
được phép vì bản thân ông chưa được
cấp chứng chỉ biết chữ và tiếng Thái.
Được biết, ông Thuyển đang tiếp
tục dịch một quyển sách Thái cổ khác
để xuất bản. Quyển này ông đã tâm
huyết từ lâu và đã dành nhiều thời gian
cho nó. Mong muốn của ông là sẽ sớm
dịch xong toàn bộ số sách đã được sưu
tầm, được cấp chứng chỉ biết chữ Thái,
được sự hỗ trợ của Nhà nước để mở lớp
truyền dạy ngôn ngữ dân tộc Thái cho
thế hệ trẻ.
t.t.n
Người đam mê sưu tầm, gìn giữ chữ Thái cổ
Sáng 05/8, tại Bảo tàng Khởi
nghĩa Ba Tơ, huyện Ba Tơ (Quảng
Ngãi), Bộ Tư lệnh Quân khu V đã
khánh thành và bàn giao công trình
nâng cấp Khu di tích Ba Tơ.
Công trình nâng cấp, xây dựng lại
Bia tưởng niệm, khuôn viên nơi thành
lập Đội du kích Ba Tơ, Tiểu đoàn 19
và một số hạng mục hạ tầng cơ sở do
Bộ Tư lệnh Quân khu V phối hợp với
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ngãi đầu
tư trên 5 tỷ đồng. Công trình được
khởi công từ tháng 4/2014 và hoàn
thành ngày 25/7/2014.
Công trình đi vào hoạt động sẽ
làm phong phú thêm quần thể Di
tích quốc gia về văn hóa, lịch sử
cách mạng Ba Tơ anh hùng, là địa
chỉ đỏ để tiếp tục giáo dục cán bộ,
đảng viên, quân và dân Khu V lòng
tự hào với truyền thống đấu tranh
cách mạng bất khuất của dân tộc.
Qua đó củng cố quyết tâm bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của
đất nước, kiên định mục tiêu độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân
ta đã lựa chọn.
Quần thể các di tích về cuộc khởi
nghĩa Ba Tơ và Đội du kích Ba Tơ
được Bộ Văn hóa-Thông tin công
nhận, xếp hạng và cấp Bằng di tích
lịch sử-văn hóa quốc gia tại Quyết
định số 92-VHTT/QĐ ngày
10/7/1980. MinH HạnH
bàn giao công trình nâng cấp Khu di tích ba Tơ
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn

More Related Content

What's hot

Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Pham Long
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115Pham Long
 
Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N...
Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N...Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N...
Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N...nataliej4
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...nataliej4
 
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952jackjohn45
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Pham Long
 

What's hot (20)

Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAYĐề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng NinhĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1034 -vanhien.vn
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum, HAY, 9đ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
 
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
 
Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N...
Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N...Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N...
Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N...
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
 
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
 

Viewers also liked

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vnPham Long
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 11 - 2014.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 11 - 2014.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 11 - 2014.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 11 - 2014.Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Pham Long
 
Malaysia và ẩm thực malaysia từ góc nhìn của người Việt - Phạm Thành
Malaysia và ẩm thực malaysia từ góc nhìn của người Việt - Phạm ThànhMalaysia và ẩm thực malaysia từ góc nhìn của người Việt - Phạm Thành
Malaysia và ẩm thực malaysia từ góc nhìn của người Việt - Phạm ThànhPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnPham Long
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vnPham Long
 
Mặt Đen tia chớp
Mặt Đen tia chớpMặt Đen tia chớp
Mặt Đen tia chớpPham Long
 
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn DuLời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn DuPham Long
 
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt NamKho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt NamPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vnPham Long
 

Viewers also liked (18)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 11 - 2014.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 11 - 2014.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 11 - 2014.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 11 - 2014.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1142 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Malaysia và ẩm thực malaysia từ góc nhìn của người Việt - Phạm Thành
Malaysia và ẩm thực malaysia từ góc nhìn của người Việt - Phạm ThànhMalaysia và ẩm thực malaysia từ góc nhìn của người Việt - Phạm Thành
Malaysia và ẩm thực malaysia từ góc nhìn của người Việt - Phạm Thành
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1169 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdl
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
 
Mặt Đen tia chớp
Mặt Đen tia chớpMặt Đen tia chớp
Mặt Đen tia chớp
 
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn DuLời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
 
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt NamKho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1162 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vn
 

Similar to Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnlongvanhien
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnPham Long
 

Similar to Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.doc
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 

More from Pham Long

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)Pham Long
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiPham Long
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngPham Long
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP Pham Long
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngPham Long
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Pham Long
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchPham Long
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongPham Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1Pham Long
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngPham Long
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGPham Long
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoPham Long
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiPham Long
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnhPham Long
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngPham Long
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamPham Long
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtPham Long
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênPham Long
 

More from Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiên
 

Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn

  • 1. Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1088 ngày 14/8/2014 - Triển khai thực hiện Quy hoạch thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở (Tr.2) - Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú”trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Nhất - 2015 (Tr.7) - Tăng cường thông tin phòng, chống dịch bệnh Ebola cho khách du lịch (Tr.7) - Liên hoan tuyên truyền giới thiệu sách“Thiêng liêng biển đảo quê hương” (Tr.9) troNg số Này Ảnh:TTXVN Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong tình hình mới Ngày 05/8, Bộ VHTTDL đã có Tờ trình số 187/TTr-BVHTTDLtrình Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong tình hình mới nhằm cụ thể hóa quan điểm Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và Nghị quyết số 52/2013/QH13 của Quốc hội Khóa XIII về phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nguồn lực để cho phát triển du lịch giai đoạn 2014-2020. (Xem tiếp trang 3) Chấn chỉnhcác hoạtđộngbiểudiễn nghệthuật Cục Nghệ thuật Biểu diễn vừa có văn bản gửi Sở VHTTDL các tỉnh/thành đề nghị xử lý kịp thời, nghiêm khắc đối với các hành vi sản xuất, đăng tải, lưu hành, phổ biến các hình ảnh cá nhân, các bài hát, tiết mục biểu diễn có nội dung “sốc, sex, thô tục”, đặc biệt là tình trạng phương tiện truyền thông, trang tin tổng hợp trên mạng internet suy tôn thái quá hình ảnh cá nhân lệch chuẩn; đăng tải, lưu hành tràn lan các tiết mục biểu diễn có nội dung không phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam; tổ chức các cuộc thi sắc đẹp không đúng quy định của pháp luật. (Xem tiếp trang 2) Đây là dịp để các nước ASEAN quảng bá, giới thiệu về đất nước, con người và những giá trị vănhóatiêubiểu(ảnhminhhọa) Tuần“ĐạiđoànkếtASEAN -Mộttầmnhìn,mộtbảnsắc, mộtcộngđồng” Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Tuần “Đại đoàn kết ASEAN - Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng” từ ngày 18-23/11, tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) với sự tham dự của các đoàn cán bộ, nghệ nhân, nghệ sĩ, chuyên gia, phóng viên truyền hình và một số nhân viên Đại sứ quán tại Hà Nội của 09 nước khách mời trong khối ASEAN và nước chủ nhà Việt Nam. (Xem tiếp trang 3)
  • 2. quản lý nhà nước 2 số 1088 l14.8.2014 Bộ VHTTDL vừa ban hành Công văn số 2564/BVHTTDL-VHCS yêu cầu Sở VHTTDL các tỉnh/thành triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 2164/QĐ- TTg củaThủ tướng Chính phủ.Theo đó, Bộ VHTTDL yêu cầu các Sở VHTTDL tham mưu UBND tỉnh xây dựng và phê duyệt Quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở của địa phương phù hợp với quy hoạch chung của cả nước. Trong quá trình xây dựng Quy hoạch cần tập trung vào các nội dung: Rà soát, đánh giá thực trạng, hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở (Bao gồm cả các thiết chế văn hóa, thể thao do ngành VHTTDL quản lý và các ngành, đoàn thể khác quản lý theo đối tượng của Quy hoạch tại Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ), cần tập trung làm rõ những hạn chế bất cập của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở hiện nay, nêu rõ nguyên nhân của những hạn chế bất cập, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan. Đề ra các mục tiêu cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, khả năng huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao của địa phương. Quy hoạch nêu các nội dung cụ thể về địa điểm, quỹ đất, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức bộ máy của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở các cấp và xác định các nội dung hoạt động trong các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Đề ra các giải pháp xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, gồm các giải pháp về công tác quản lý nhà nước, huy động vốn đầu tư xây dựng, kinh phí duy trì hoạt động thường xuyên, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Phân công rõ trách nhiệm cho các Sở, ngành liên quan, cấp huyện, xã trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch, kế hoạch xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở. Báo cáo UBND tỉnh đưa chương trình xây dựng hệ thống thiêt chế văn hóa, thể thao cơ sở vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm của địa phương trình Hội đồng nhân dân tỉnh về nguồn vốn thực hiện. Ban hành các cơ chế, chính sách xây dựng các đề án, dự án đầu tư, hỗ trợ kinh phí hoạt động, chế độ đãi ngộ cho cán bộ để xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thông thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở và cơ chế chính sách xã hội hóa phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Xây dựng cơ sở vật chất văn hóa trong chương trình xây dựng nông thôn mới gồm các Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, Nhà Văn hóa - Khu Thể thao thôn theo đúng tiêu chí do Bộ VHTTDL ban hành nhằm đạt các mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ đang làm việc tại các thiết chế văn hóa, thể thao các cấp. Định kỳ kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch, tổng hợp, báo cáo tình hình xây dựng và quản lý hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tại địa phương với UBND tỉnh và Bộ VHTTDL. H.PHượng Thực hiện Quy hoạch thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở Về tình trạng các phương tiện truyền thông, trang tin tổng hợp trên mạng Internet suy tôn thái quá hình ảnh cánhân lệch chuẩn; đăng tải, lưu hành tràn lan các tiết mục biểu diễn có nội dung “sốc, sex, thô tục”, không phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc, Cục Nghệ thuật biểu diễn đề nghị: Sở VHTTDL các tỉnh/thành chủ động phối hợp với Sở TTTT lập đoàn thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động truyền thông, các trang web âm nhạc, trang tin tổng hợp… thuộc phạm vi quản lý của địa phương trong việc đăng tải, phổ biến, lưu hành các hình ảnh cá nhân và nội dung về NTBD trên mạng internet. Phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm khắc đối với các hành vi sản xuất, đăng tải, lưu hành, phổ biến các hình ảnh cá nhân, các bài hát, tiết mục biểu diễn có nội dung “sốc, sex, thô tục” trái với thuần phong mỹ tục, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các tổ chức cá nhân hoạt động truyền thông, trang web âm nhạc, trang thông tin tổng hợp… để các tổ chức, cá nhân này nắm bắt và tuân thủ thực hiện. Liên quan đến việc tổ chức các cuộc thi người đẹp, bên cạnh mặt tích cực cũng có nhiều hạn chế, tiêu cực như tình trạng thương mại hóa các cuộc thi; thí sinh đoạt giải không giữ gìn đạo đức, hình ảnh danh hiệu được tôn vinh; chưa thực hiện vai trò, trách nhiệm đối với xã hội… Cục Nghệ thuật biểu diễn đề nghị Sở VHTTDL các tỉnh/thành tham mưu cho UBND tỉnh/thành hạn chế tối đa việc cho phép tổ chức các cuộc thi người đẹp. Quan tâm chỉ đạo các cuộc thi người đẹp đã được cấp phép và tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước khác tại địa phương giám sát, thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo các hoạt động này tuân thủ theo đúng quy định pháp luật. H.P Chấnchỉnhcáchoạtđộngbiểudiễn... (Tiếp theo trang 1)
  • 3. quản lý nhà nước 3số 1088 l14.8.2014 Trong những năm qua, ngành Du lịch Việt Nam đã có bước tăng trưởng đáng ghi nhận, đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thu hút đầu tư; tác động tích cực tới sự phát triển của nhiều ngành kinh tế có liên quan; tạo nhiều việc làm cho xã hội; góp phần xóa đói giảm nghèo; nâng cao dân trí; bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc; xây dựng hình ảnh một đất nước Việt Nam năng động, thân thiện vì hòa bình trong quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công và kết quả trên, du lịch Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong bối cảnh tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, cạnh tranh thu hút khách giữa các nước trong khu vực ngày càng gay gắt, nguồn khách quốc tế còn phụ thuộc nhiều vào các thị trường lớn truyền thống, kích cầu du lịch nội địa chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Đặc biệt, gần đây tình hình căng thẳng trên biển Đông do Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam. Tình trạng trên có nguyên nhân chủ quan là hiệu quả hoạt động xúc tiến quảng bá hạn chế, nhân lực ngành Du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu... Ngoài ra còn có nguyên nhân khách quan như: Nhận thức về phát triển du lịch còn hạn chế; sự phối hợp liên ngành chưa hiệu quả; vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương chưa được phát huy đầy đủ; đầu tư du lịch còn còn chưa tương xứng và chưa đem lại hiệu quả như mong muốn; một số chính sách có liên quan đến du lịch còn bất cập, chưa kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch để nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút khách du lịch; vấn đề an ninh, an toàn cho khách du lịch tại một số điểm đến chưa được duy trì thường xuyên... Nghị quyết nhằm tháo gỡ những khó khăn đang là rào cản, ảnh hưởng đến khả năng phát triển và năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong bối cảnh du lịch tiếp tục chịu tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới và vấn đề an ninh Biển Đông; tăng cường sự phối hợp liên ngành, liên vùng, đặc biệt là các địa phương trọng điểm du lịch trong triển khai thực hiện Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Một số vấn đề trọng tâm cấp bách cần được Chính phủ tập trung chỉ đạo thực hiện bao gồm: Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của ngành Du lịch; tăng cường đầu tư nâng cao sức cạnh tranh cho du lịch thông qua Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch, Chương trình Hành động quốc gia về du lịch và Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia; tạo điều kiện cho khách du lịch; tăng cường nguồn lực xã hội, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch để nâng cao sức cạnh tranh của du lịch và đảm bảo môi trường, an ninh, an toàn cho khách du lịch. Đ.ngọc Mộtsốgiảiphápđẩymạnhpháttriểndulịch... (Tiếp theo trang 1) Với chủ đề “Đoàn kết - Hợp tác - Phát triển”,Tuần “Đại đoàn kếtASEAN - Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng” do BộVHTTDLchủ trì, phối hợp với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương; Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Ủy banVăn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Ủy ban Dân tộc; Bộ Ngoại giao; Bộ Thông tin và Truyền thông; Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam và UBND một số tỉnh/thành chỉ đạo tổ chức. Đây là cơ hội để các nước ASEAN quảng bá, giới thiệu về đất nước, con người và những giá trị văn hóa tiêu biểu, những nỗ lực trong bảo tồn, phát huy giá trị các giá trị di sản văn hóa của các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. Góp phần nâng cao vai trò của Việt Nam trong hợp tác ASEAN, tăng cường quảng bá, giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam nói chung và về Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam - “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam nói riêng. Tham gia Tuần Đại đoàn kết là các đoàn cán bộ, nghệ nhân, nghệ sĩ, chuyên gia, phóng viên truyền hình và một số nhân viên Đại sứ quán tại Hà Nội của 09 nước khách mời trong khốiASEAN.Về phía Việt Nam có sự tham gia của đồng bào các dân tộc thuộc tỉnh Sơn La (dân tộc H’Mông,Thái), BìnhThuận (dân tộc Chăm), Đắk Lắk (Trường Trung cấp Đam San huy động học sinh các dân tộc: Gia Rai, Giẻ Triêng, Ê Đê,...). Theo Kế hoạch, đoàn khách mời trong khối ASEAN sẽ tham gia các hoạt động tổ chức trưng bày, giới thiệu triển lãm, trình diễn nghệ thuật và trang phục truyền thống. Đoàn đồng bào các dân tộc đến từ các tỉnh/thành của Việt Nam tham gia các hoạt động: Giới thiệu ẩm thực dân tộc, trang phục truyền thống dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia và thế giới (Ca Trù, dân ca Quan Họ, Cồng chiêng Tây Nguyên...), giới thiệu các nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Đ.ngọc Tuần“ĐạiđoànkếtASEAN...” (Tiếp theo trang 1)
  • 4. 4 số 1088 l14.8.2014 quản lý nhà nước - Ngày 01/8/2014 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2425/QĐ- BVHTTDLđồng ý tổ chức “Ngày hội văn hoá dân tộc Thái lần thứ nhất, tại tỉnh Lai Châu, năm 2014”. Giao Vụ Văn hoá dân tộc chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc BộVHTTDLvà Sở VHTTDL các tỉnh liên quan tổ chức thực hiện. - Tại Quyết định số 2445/QĐ- BVHTTDL ngày 04/8/2014, Bộ VHTTDLcho phép Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam phối hợp với Hội các Viện Văn hóa Châu Âu tại Việt Nam (EUNIC) với sự tham gia của Phái đoànWallonie-Bruxelles tạiViệt Nam (Bỉ), Viện Goethe tại Hà Nội (Đức), Trung tâm văn hóa Pháp L’espace, Đại sứ quán Thụy Điển, Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản, trường Múa TP. Hồ Chí Minh đón 16 nghệ sĩ người nước ngoài (quốc tịch Đức, Pháp, Thụy Điển, Séc, Mozambique, Singapore, Malaysia, Nhật Bản) thực hiện Liên hoan “Múa đương đại - Sự gặp gỡ Á - Âu” lần thứ 4. Thời gian tổ chức từ ngày 24-28/9/2014. Địa điểm: Nhà hát Tuổi trẻ Hà Nội. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2464/QĐ-BVHTTDL ngày 05/8/2014, giao Cục Văn hóa cơ sở chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng soạn thảo Thông tư liên tịch quy định mẫu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động. Thời hạn hoàn thành trong quý IV/2014. - Tại Quyết định số 2465/QĐ- BVHTTDL ngày 05/8/2014, Bộ VHTTDL giao Vụ Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 21/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ ưu đãi đối với học sinh, sinh vên các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường văn hóa-nghệ thuật. Thời gian hoàn thành quý IV/2014. - Ngày 06/8/2014 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2477/QĐ- BVHTDL, cho phép Sở VHTTDL tỉnh Tây Ninh phối hợp với Viện Khoa học Xã hội vùng Đông Nam bộ khai quật tại di tích Bến Đình thuộc Ấp B, xãTiênThuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Thời gian khai quật từ ngày 10/8-15/9/2014, diện tích khai quật 450m2. Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật phải được tạm nhập bào Bảo tàng tỉnh Tây Ninh để giữ gìn, bảo quản; Bảo tàng tỉnh Tây Ninh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng xem xét quyết định giao cho bảo tàng công lập có chức năng thích hợp để bảo vệ và phát huy giá trị. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2488/QĐ-BVHTTDL ngày 07/8/2014, giao Thư viện quốc gia Việt Nam tổ chức Triển lãm “Việt Nam - Hướng tới một ASEAN Đoàn kết, Hợp tác và Phát triển” tại Thư viện quốc gia Việt Nam. Thời gian tổ chức từ ngày 28/8-15/9/2014. tHtt VăN bảN Mới Theo Sở VHTTDL Lào Cai, đến hết tháng 7, lượng du khách đến Lào Cai đã có dấu hiệu tăng mạnh trên 25% so với cùngkỳ2013.LượngkháchđếnLàoCai đã tăng lên do tỉnh đang triển khai Chương trình kích cầu du lịch năm 2014, quảng bá hình ảnh du lịch Lào Cai với thông điệp: “Lào Cai an toàn, thân thiện và hấp dẫn”. Giao thông Lào Cai đã có nhiều thuận lợi bằng việc đổi mới đồng bộ phương thức phục vụ cả đường bộ lẫn đường sắt, tuyến đường bộ cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã cơ bản thông, rút ngắn 1/2 thời gian từ Hà Nội lên Lào Cai. Ông Trần Hữu Sơn - Giám đốc Sở VHTTDL Lào Cai cho biết, để tiếp tục thu hút du khách, từ nay đến cuối năm, Lào Cai tiếp tục thực hiện gói kích cầu với việc giảm giá các dịch vụ du lịch ít nhất 30% và miễn, giảm phí tham quan tại các điểm du lịch; Triển khai các sản phẩm du lịch mới hấp dẫn như: Khai trương tuyến du lịch tâm linh dọc sông Hồng(PhúThọ-YênBái-LàoCai);lễhội hoa đăng gắn với lễ hội đường phố tại Sa Pa vào đầu tháng 9; giải marathon quốc tếđượctổchứctronghaingày20và21/9 dọc theo các triền núi ở Sa Pa; khai trương 8 tour du lịch chuyên đề mới vào ngày 8/9/2014. Lào Cai hiện có 450 cơ sở lưu trú với trên 5.400 phòng nghỉ. Trong đó, 80 cơ sở đạt chất lượng từ 1-4 sao, ngoài ra còn có 100 nhà nghỉ lưu trú tại gia ở các thôn bảnpháttriểndulịchcộngđồngtậptrung chủ yếu tại huyện Sa Pa và Bắc Hà. Tuy nhiên, cơ sở vật chất và dịch vụ hiện có sẽ không đáp ứng nhu cầu của du khách khi tốc độ phát triển như dự báo trong thời gian tới. Hiện tại địa phương đã thu hút hơn 10 dự án đầu tư vào hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, tập trung chủ yếu trên địa bàn thành phố Lào Cai và huyện Sa Pa, mỗi dự án có vốn đầu tư từ vài chục đến vài trăm tỉ đồng, trong đó có các nhà đầu tư lớn như: Tổng công ty Du lịch Sài Gòn TNHH một thành viên (Saigontourist); công ty Cổ phần Đầu tư Indochina; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, TậpđoànCaosuViệtNam...Đểđápứng về dịch vụ ăn, nghỉ, vui chơi phục vụ lượng khách du lịch dự kiến sẽ tăng đột mạnh từ cuối quý III/2014 sau khi thông tuyến cao tốc Nội Bài Lào Cai, từ năm 2014 đến 2016, Lào Cai đã có kế hoạch đầu tư trên 200 tỷ đồng cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch. Văntoàn Khách du lịch đến Lào Cai tăng mạnh
  • 5. 5số 1088 l14.8.2014 quản lý nhà nước Ngày 07/8/2014, Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 2485/QĐ- BVHTTDL ban hành Kế hoạch triển khai tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ phục vụ đời sống văn hóa công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc tổ chức các hoạt động nhằm tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước góp phần ổn định an ninh trật tự tại địa phương để phát triển sản xuất; làm phong phú đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp trong tỉnh nhằm nâng cao nhận thức của công nhân góp phần xây dựng các doanh nghiệp phát triển bền vững; góp phần cụ thể hóa Đề án “Xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1780/QĐ-TTg ngày 12/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Các hoạt động văn hóa văn nghệ được tổ chức dưới hình thức chiếu phim tuyên truyền về biển đảo; diễu hành tuyên truyền xe cổ động; văn nghệ cổ động. Với chủ đề “Biên giới và Biển đảo Việt Nam”, các hoạt động văn hóa văn nghệ bao gồm các nội dung ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại; ca ngợi tình yêu quê hương đất nước; dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân đoàn kết quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng biên giới và biển đảo của Tổ quốc. Thành phần tham gia các hoạt động trên bao gồm đội tuyên truyền lưu động, đội nghệ thuật quần chúng và đội chiếu bóng lưu động các tỉnh/thành: Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, đây cũng là các địa phương sẽ diễn ra các hoạt động văn hóa văn nghệ phục vụ đời sống văn hóa công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở Kế hoạch, Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDL các tỉnh/thành nói trên báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh/thành và phân công nhiệm vụ cho Trung tâm văn hóa mỗi tỉnh/thành tổ chức 10 đêm biểu diễn phục vụ đời sống văn hóa công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc triển khai Kế hoạch tại địa phương bắt đầu từ ngày 15/8/2014, tổng kết hoạt động tuyên truyền ngày 15/9/2014. H.Quân Kế hoạch triển khai tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ phục vụ đời sống văn hóa công nhân Sáng 07/8 tại Hà Nội,Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đã chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo Dự thảo Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam đến năm 2020. Mục tiêu chính của Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam đến năm 2020 nhằm xây dựng định hướng và khung kế hoạch hành động cụ thể trong việc xúc tiến, quảng bá Du lịchViệt Nam đến năm 2020, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Du lịch Việt Nam, hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Về mục tiêu cụ thể, Chiến lược nhằm xây dựng và quảng bá thương hiệu Du lịch Việt Nam với các giá trị và Du lịch khác biệt, độc đáo, có chất lượng, có sức cạnh tranh gắn với thị trường cụ thể. Định vịViệt Nam là điểm đến Du lịch hấp dẫn, độc đáo ở Đông Nam Á dựa trên các giá trị thương hiệu chính và sản phẩm Du lịch đặc trưng. Tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của khách, thu hút khách quay lại với nhiều trải nghiệm khác biệt, từ đó nâng cao thị phần tại các thị trường mục tiêu. Tạo cơ hội hợp tác Marketing Du lịch giữa nhiều thành phần. Trong chiến lược có đề cập đến điểm mạnh, hạn chế, cơ hội, thách thức của công tác xúc tiến. Định hướng Marketing tập trung vào các thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nga, Đông Nam Á, Úc, New Zealand,Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, Ấn Độ… Các giải pháp thực hiện bao gồm: Xây dựng cơ chế, chính sách, cung cấp nguồn tài chính đảm bảo hoạt động của công tác xúc tiến thuận lợi; Củng cố bộ máy tổ chức và quản lý hoạt động xúc tiến; Kiểm soát chất lượng hoạt động du lịch; Huy động và sử dụng nguồn lực, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ;Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế; Nâng cao nhận thức về hoạt động du lịch, huy động tối đa các nguồn lực xã hội… Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đánh giá cao công tác chuẩn bị của Tổng cục Du lịch, đồng thời nhất trí với ý kiến phát biểu, đề xuất của các đại biểu tại buổi làm việc. Thứ trưởng chỉ đạo Tổng cục Du lịch tiếp thu các ý kiến phát biểu và gửi văn bản đến các đơn vị chức năng của Bộ xin ý kiến bổ sung; nghiên cứu, xây dựng Kế hoạch hành động và sớm hoàn chỉnh Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam đến năm 2020 và Kế hoạch hành động, trình Bộ phê duyệt. Tổng cục Du lịch cần nghiên cứu, xây dựng Chiến lược sản phẩm, tạo ra mối tương quan giữa các Chiến lược, Kế hoạch trong việc xây dựng sản phẩm, khai thác thị trường, đẩy mạnhxúctiếnquảngbá,thuhútdukhách đến Việt Nam, thúc đẩy Du lịch Việt Nam phát triển trong xu thế hội nhập. M.ước GópýdựthảoChiếnlượcMarketingDulịchViệtNamđếnnăm2020
  • 6. 6 số 1088 l14.8.2014 quản lý nhà nước Ngày 06/8/2014, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL,TổngcụcDulịchđălấyý kiến củacácđịaphươngvùngĐồngbằngsông CửuLong,cácHiệphộidulịch,cácdoanh nghiệp, các chuyên gia du lịch để hoàn thiện Đề án phát triển sảm phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dự thảo đề xuất hệ thống sản phẩm đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long cấp quốc gia, bao gồm: Tham quan trải nghiệmcuộcsốngcủacộngđồnggắnvới nhữnggiátrịcảnhquansôngnướcvàvăn hóa bản địa; Du lịch sinh thái: tìm hiểu và trải nghiệm các giá trị đa dạng sinh học, cảnh quan và văn hóa bản địa ở các sinh cảnh tiêu biểu của hệ sinh thái đất ngập nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Trải nghiệm các giá trị văn hóa tiêu biểu vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó tiêu biểu là Đờn ca tài tử - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù cấp vùng bao gồm: Du lịch nghỉ dưỡng biển Phú Quốc; Du lịch tham quan cảnh quan Hà Tiên;Nhómsảnphẩmdulịchtrảinghiệm sông Vàm Cỏ. Tại cuộc họp, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn khẳng định rằng: “Việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù không thể phân phối đều cho các tỉnh/thành trong vùng, do vậy mỗi địa phương cần chọn ra sản phẩm du lịch nổi bật nhất để tạo nên sự khác biệt, hấp dẫn. Ngoài những điểm đến chính thì còn có nhữngđiểmđếnphụ,cóvaitròhỗtrợcho nhau tạo nên sự đa dạng, phong phú cho sản phẩm du lịch của vùng”. Đánh giá cao những ý kiến góp ý tại cuộc họp,Thứ trưởng HồAnhTuấn nhận định,hiệnnayviệcthiếuliênkết,côngtác xúc tiến quảng bá yếu, nguồn nhân lực chưađạtyêucầu…đanglàràocảnđốivới việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Việc xâydựngĐềánnàycóýnghĩaquantrọng nhằm khắc phục một số điểm yếu của du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phát huy giá trị của sản phẩm du lịch đặc thù của vùng.Về những ý kiến khác nhau xung quanh mô hình Ban Điều phối phát triển du lịch vùng, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho rằng, Ban Điều phối đóng vai trò quan trọng nên cần xây dựng mô hình phù hợp nhất, đảm bảo có thể đưa ra chỉ đạo chính xác, nhanh và kịp thời. Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cũng yêu cầu Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch kết hợp cần sớm hoàn thiện Dự thảo Đề án để có thể đưa ra lấy ý kiến góp ý của các lãnh đạo UBND tỉnh/thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, doanh nghiệp lữ hành tại Cần Thơ trong thời gian từ ngày 15-20/8/2014 để đi đến sự đồng thuận cao nhất trước khi được phê duyệt. Đ.AnH Tìm sản phẩm đặc thù cho du lịch Đồng bằng sông Cửu Long Ngày 04/8, Bộ VHTTDL đã có Tờ trình số 182/TTr-BVHTTDL trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trịditích lịch sử quốcgiađặcbiệtNhững địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế tại Bắc Giang. Mục tiêu nhằm cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 05/2009/QĐ-TTg ngày 13/01/2009 và Quy hoạch phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt ngày 30/01/2010; Làm cơ sở xây dựng các dự án thành phần về đền bù, giải phóng mặt bằng; bảo tồn, tôn tạo di tích;cảitạo,nângcấpgiaothông,hạtầng kỹ thuật; nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ di tích... nhằm tôn vinh cuộc khởi nghĩa do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, giáo dục truyền thống yêu nước, khai thác tiềm năng di tích phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch văn hóa, tạo điều kiện tổ chức phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với di tích, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân địa phương. Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặcbiệtNhữngđịađiểmKhởinghĩaYên Thế tại tỉnh Bắc Giang thực hiện trên địa bàn bốn huyện Yên Thế, Tân Yên, Việt Yên và Yên Dũng. Nội dung quy hoạch gồm:Tổ chứckhông giankiếntrúc, cảnh quan; Định hướng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích; Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật. Thời gian thực hiện trong 17 năm, từ năm 2014 đến năm 2030, chia làm 03 giai đoạn, cụ thể: Giai đoạn 1, từ năm 2014 đến năm 2020: Đền bù giải phóng mặt bằng, cắm mốc giới bảo vệ di tích. Ưu tiên đầu tư, thực hiện dự án bảo tồn, pháthuygiátrịcácditíchtrọngđiểmgắn với các sự kiện trọng đại của cuộc Khởi nghĩa Yên Thế và có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, bao gồm: Quần thể di tích đồn Phồn Xương và Đền Thề; Khu lưu niệm danh nhân Hoàng Hoa Thám; Cụm di tích đình - chùa Hả, đình Đông, đình Dĩnh Thép, đền thờ CảTrọng, đình Nội, đình - đền - nghè - chùa Vồng, đình Bằng Cục, đình Dương Lâm. Giai đoạn 2, từ năm 2021 đến năm 2025: Đầu tư, thực hiện dự án bảo tồn, phát huy giá trị các di tích: Chùa Kem,độngThiênThai,chùaThông,đình làng Chuông, đền Cầu Khoai, ao Chấn Ký, đền Gốc Khế, Nghĩa địa Pháp và đồi Phủ, đình - chùa Phố, chùa Lèo, đồn Hố Chuối, đồn Hom. Giai đoạn 3, từ năm 2026 đến năm 2030: Đầu tư, thực hiện dự án bảo tồn, phát huy giá trị các di tích còn lại. H.PHượng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế
  • 7. 7số 1088 l14.8.2014 quản lý nhà nước Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 2426/QĐ-BVHTTDL ngày 01/8/2014 phê duyệt Kế hoạch đặt hàng tuyên truyền “Di sản văn hóa dân tộc thiểu sốViệt Nam” trênTạp chíThế giới disản.Mụcđíchgópphầnđẩymạnhviệc tuyên truyền, quảng bá về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiếu số Việt Nam trong đời sống xã hội; Nâng cao lòng tự hào về văn hóa và di sảnvănhóa,ýthứctráchnhiệmcủacộng đồng, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số đối với di sản văn hóa và việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong đời sống xã hội; Góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển” giữa các dân tộc, xây dựng đất nước phát triển bền vững. Thời lượng mỗi số 2 bài viết, thực hiện từ nay đến hết năm 2015. Nội dung tuyên truyền gồm: Giới thiệu tinh hoa di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số Việt Nam; Phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về văn hóa và di sản văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam; Ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam; Kinh nghiệm và những tấm gương người tốt, việc tốt trongbảovệvàpháthuygiátrịdisảnvăn hóa dân tộc thiểu sốViệt Nam; Phê phán những hành vi không đúng đối với di sản văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam. H.P Tuyên truyền về“Di sản văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam” trên Tạp chí Thế giới di sản Ngày 08/8, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 2508/QĐ- BVHTTDL ban hành Kế hoạch xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Nhất - năm 2015. Theo đó, xét chọn, tôn vinh những cá nhân có đủ phẩm chất đạo đức, có tài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, đang nắm giữ, truyền dạy, có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong phạm vi cả nước, ở các lĩnh vực: tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; tri thức dân gian để trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Nhất - năm 2015. Thời gian Sở VHTTDL nhận hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” chậm nhất ngày 30/9/2014. Hội đồng cấp tỉnh gửi Hồ sơ lên Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ chậm nhất là ngày 25/12/2014. Bộ trưởng Bộ VHTTDL thành lập Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ để xét chọn hồ sơ do Hội đồng cấp tỉnh đề nghị từ 25/12/2014 đến 30/4/2015. Bộ VHTTDL trình Thủ tướng Chính phủ thành lập hội đồng cấp Nhà nước xét chọn “Nghệ nhân Ưu tú” do Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ đề nghị. Kết quả xét chọn sẽ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Cổng thông tin điện tử Bộ VHTTDL. H.PHượng Ngày 07/8, Tổng cục Du lịch đã có Công văn khẩn số 800/TCDL-LH về việc phòng, chống dịch bệnh Ebola, đảm bảo an toàn cho khách du lịch gửi Sở VHTTDL các tỉnh/thành, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế và các khách sạn 3-5 sao. Theo đó, để đảm bảo an toàn cho khách du lịch, tránh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng, Tổng cục Du lịch yêu cầu các doanh nghiệp tăng cường quan tâm đến sức khỏe của du khách, thông tin đầy đủ cho khách du lịch về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Ebola theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế cân nhắc, tạm dừng việc đưa khách đi du lịch các nước đang bùng phát dịch bệnh Ebola. Khi đón các đoàn khách quốc tế đến từ các thị trường liên quan đến dịch bệnh cần hợp tác chặt chẽ với các cơ sở y tế địa phương để phòng, chống dịch bệnh cho khách du lịch, thông tin kịp thời đến các cơ quan chức năng về những dấu hiệu bất thường liên quan đến dịch bệnh. Tổng cục Du lịch cũng đề nghị các Sở VHTTDL, Hiệp hội Du lịch Việt Nam và các địa phương thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn triển khai những yêu cầu trên và cập nhật tình hình dịch bệnh nói chung và dịch bệnh Ebola cùng các biện pháp phòng, chống qua website của Cục Y tế dự phòng: www.vncdc.gov.vn để chủ động trong công tác truyền thông và chỉ đạo các biện pháp đảm bảo sức khỏe cho khách du lịch, kịp thời ngăn chặn lây lan dịch bệnh ra cộng đồng qua con đường du lịch. H.PHượng Tăng cường thông tin phòng, chống dịch bệnh Ebola cho khách du lịch Xét tặng danh hiệu“Nghệ nhân Ưu tú”trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Nhất - 2015
  • 8. 8 số 1088 l14.8.2014 quản lý nhà nước Ngày 01/8/2014, Cục Điện ảnh (Bộ VHTTDL) đã ban hành Thông báo số 519/ĐA-PBP thông báo Danh mục phim kỹ thuật số, băng hình tháng 7 năm 2014. Theo đó, cho phép phổ biến rộng rãi 02 bộ phim kỹ thuật số Việt Nam bao gồm “Đoạt hồn” và “Mất xác” (truyện, cấm trẻ em dưới 16 tuổi, Giấy phép số 08/GPPBP-CĐA/2014VN và 09/GPPBP-CĐA/2014VN), 01 phim video Việt Nam: “Gió rừng sương” (truyện, Giấy phép số 07/GPPBP- CĐA/2014VN). Phim nhựa, băng hình nước ngoài đã có Giấy phép phổ biến: Yêu cuồng si (Begin Again, Mỹ); Người t́nh ma (Ragini MMS 2, Ấn Độ, phải cắt 6 phút, cấm trẻ em dưới 16 tuổi); Sự khởi đầu của hành tinh khỉ (Dawn of the Planet of the Apes, Mỹ); Cuồng phong thịnh nộ (Into the Storm, Mỹ); Bạn trai mới của em là ma (Boy, Girl and Ghost,Thái Lan, cấm trẻ em dưới 16 tuổi); Lucy (Mỹ, cấm trẻ em dưới 16 tuổi); Dị biến (TheAnomaly, Mỹ, cấm trẻ em dưới 16 tuổi); Héc-Quyn (Hercules, Mỹ, cấm trẻ em dưới 16 tuổi); Nước mắt sát thủ (No Tears for the Dead, Hàn Quốc, cấm trẻ em dưới 16 tuổi); Tượng sáp ma (Hong Hoon, Thái Lan, cấm trẻ em dưới 16 tuổi); Vệ binh dải ngân hà (Guardians of the Galaxy, Mỹ); Thầm lặng (The Quiet Ones, Mỹ, cấm trẻ em dưới 16 tuổi); Mật danh (The Prince, Mỹ, cấm trẻ em dưới 16 tuổi); Nhóc Nicolas (Nicolas on Holidays, Pháp). Phim nhựa, băng hình nước ngoài không cho phép phổ biến: Cuốn băng người lớn (Sex Tape, Mỹ); Pḥng oan hồn (The Rooms, Thái Lan); Đẹp như ma (The Ugly Ghost, Thái Lan). TrongThông báo, Cục Điện ảnh yêu cầu các đơn vị sản xuất, phát hành phim và địa phương thực hiện nghiêm túc các quy định: Chỉ khi nào có Giấy phép phổ biến phim thì các đơn vị sản xuất, phát hành mới được quảng cáo lịch chiếu phim trên các phương tiện thông tin đại chúng và mới được phép phổ biến; Các đơn vị phát hành, chiếu bóng không được tự ý sửa chữa tên phim, tên băng, đĩa hình, tên nước sản xuất khác với danh mục trong thông báo này; Các băng, hình, đĩa hình được phép phổ biến đều phải dán nhãn do Cục Điện ảnh phát hành theo quy định. H.Quân Danh mục phim kỹ thuật số, băng hình tháng 7 năm 2014 Ngày 11/8, Bộ VHTTDL đã có Công điện số 2682/CĐ-BVHTTDL gửi UBND các tỉnh/thành về phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ebola. Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ebola tại Công điện số1392/CĐ-TTgngày 09/8/2014; nhằm ngăn chặn dịch bệnh lan truyền qua đường du lịch, đảm bảo an toàn, sức khỏe của khách du lịch và người lao động trong ngành, Bộ trưởng Bộ VHTTDL yêu cầu: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:Chỉ đạo Sở VHTTDL phối hợp với các Sở, Ban, ngành chức năng cung cấp thông tin kịp thời về tình hình dịch bệnh và yêu cầu thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ VHTTDL về các biện pháp ứng phó, đồng thời xây dựng phương án phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ebola trên địa bàn; chỉ đạo các Hiệp hội, doanh nghiệp lữ hành quốc tế không đưa khách du lịch đến các quốc gia đang bùng phát dịch bệnh Ebola; hợp tác chặt chẽ với cơ quan kiểm dịch y tế, thực hiện các thủ tục kiểm tra sức khỏe theo đúng quy định khi đón các đoàn khách quốc tế đến từ các thị trường liên quan đến dịch bệnh; chỉ đạo các khách sạn, cơ sở lưu trú có phương án phòng, chống dịch bệnh, phối hợp chặt chẽ, chủ động khai báo và thông tin kịp thời với các cơ quan chức năng khi phát hiện dấu hiệu của dịch bệnh. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL:Tổng cục Du lịch chủ động xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ebola trong ngành du lịch; thường xuyên nắm bắt thông tin, thông báo kịp thời về tình hình dịch bệnh trên Trang tin điện tử của Tổng cục Du lịch, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Ebola. Các đơn vị thuộc Bộ không cử cán bộ đi công tác đến các khu vực đã công bố dịch đến khi có thông báo mới của Bộ Y tế. Các cơ quan truyền thông của Bộ tăng cường tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch Ebola theo khuyến cáo của Bộ Y tế và thông tin cập nhật tình hình dịch bệnh Ebola trên các phương tiện thông tin đại chúng, trực tiếp qua website của Bộ Y tế (Cục Y tế Dự phòng, vncdc.gov.vn) và thông tin chỉ đạo, điều hành của Bộ VHTTDL thông qua Cống thông tin điện tử của Bộ (bvhttdl.gov.vn) và Tổng cục Du lịch (www.vietnamtourism.gov.vn) để đảm bảo an toàn sức khỏe cho khách du lịch, kịp thời ngăn chặn lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. H.Quân Công điện về phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ebola
  • 9. 9số 1088 l14.8.2014 Sự kiện vấn đề Ngày 09/8, tại tỉnh Quảng Ngãi, Bộ VHTTDL đã tổ chức Liên hoan cán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệu sách với chủ đề “Thiêng liêng biển đảo quê hương, trong đó có hoạt động thi xếp sách nghệ thuật của cán bộ thư viện 7 tỉnh/thành gồm: Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Thuận. Bà Nguyễn Thị Thanh Mai - Vụ trưởng Vụ Thư viện cho biết: Xếp sách nghệ thuật trong thư viện là một trong những sáng kiến gần đây của cán bộ thư viện công cộng nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo trong thư viện, góp phần thu hút người đọc đến thư viện, qua đó nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc của thư viện. Đây là lần đầu tiên Bộ VHTTDL tổ chức cuộc thi này với quy mô 7 tỉnh/thành tham gia với chủ đề chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Thông qua các hình tượng nghệ thuật về biển đảo được xếp từ sách, người xem có thể thấy được tình yêu sách, lòng yêu nghề, tính sáng tạo của cán bộ thư viện. “Chúng tôi hy vọng rằng qua cuộc thi này, các cán bộ thư viện trong cả nước sẽ có cơ hội học hỏi, sáng tạo hơn nữa để chứng minh rằng hoạt động của thư viện không phải là một hoạt động nhàm chán, đơn điệu mà thực sự cũng là một hoạt động mang tính sáng tạo nếu cán bộ thư viện thực sự có tâm huyết với nghề”, bà Nguyễn Thị Thanh Mai bày tỏ. Ngoài xếp sách, chương trình Liên hoan tuyên truyền giới thiệu sách còn có hoạt động giao lưu với lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi). Bộ VHTTDL đã tặng sách cho Thư viện huyện Lý Sơn, Thư viện tỉnh Quảng Ngãi; lực lượng cảnh sát biển. Cán bộ, công chức, viên chức hệ thống thư viện công cộng quyên góp, ủng hộ 60 triệu đồng cho Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam; tặng 100 suất quà gồm sách, vở và đồ dùng học tập cho con em ngư dân huyện đảo Lý Sơn. trần nguyện Liên hoan tuyên truyền giới thiệu sách chủ đề“Thiêng liêng biển đảo quê hương” Bắc Bình là một huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận. Trên địa bàn huyện hiện có 46 cơ sở thờ tự của nhiều tôn giáo, dân tộc khác nhau như: Phật giáo, Hồi giáo Bà ni, Công giáo, Hội thánh Tin lành. Sau 5 năm thực hiện công tác vận động đồng bào các dân tộc, tín đồ tôn giáo tham gia xây dựng cơ sở thờ tự văn hóa và xây dựng dòng tộc văn hóa, đến nay toàn huyện có 90% cơ sở thờ tự đạt “nếp sống văn hóa mới” và 40 dòng họ đạt dòng họ văn hóa. Hầu hết các cơ sở thờ tự đã tổ chức tốt các hoạt động nhân dịp lễ, Tết đúng theo tinh thần “trang nghiêm, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm”. Trong quá trình thực hiện các tiêu chí, các cơ sở thờ tự văn hóa, các chức sắc, chức việc và người có trách nhiệm quản lý cơ sở thờ tự đã tuyên truyền, vận động tín đồ tham gia chỉnh trang, trùng tu, tôn tạo cơ sở thờ tự rất khang trang. Tất cả chức sắc, tín đồ luôn chấp hành đúng pháp luật, tích cực hưởng ứng các phong trào trong các cơ sở thờ tự. Đồng bào có đạo cũng tích cực tham gia các phong trào trên địa bàn dân cư như: Giữ gìn và bảo vệ vệ sinh môi trường trong khu dân cư, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, thực hành tiết kiệm trong sinh hoạt, xây dựng nếp sống văn minh, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Hàng năm, huyện thường xuyên phối hợp gặp gỡ, trao đổi với các vị chức sắc tôn giáo, các tín đồ tiêu biểu và các cán bộ chi, tổ hội ở thôn, khu phố, tăng cường tuyên truyền về nội dung cuộc vận động, qua đó nâng cao nhận thức của nhân dân, giúp các tín đồ tôn giáo, đồng bào các dân tộc thấy được đó là việc làm thiết thực, phù hợp với giáo lý, giáo luật. Công tác tuyên truyền, vận động phải kiên trì và có hình thức phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn, tạo điều kiện để các cơ sở thờ tự, các dòng họ phát huy tính dân chủ, tham gia bàn bạc và thống nhất biện pháp thực hiện. Hàng năm, huyện có khoảng 40-45 cơ sở thờ tự đăng ký xây dựng cơ sở văn hóa, 45-48 dòng họ đăng ký xây dựng dòng họ văn hóa. Trong quá trình tổ chức thực hiện, các thành viên Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện thường xuyên phối hợp kiểm tra, chấn chỉnh những sai sót, chồng chéo, gây khó khăn cho cơ sở. Thông qua việc thực hiện cuộc vận động này, nhiều phong trào khác tại địa phương cũng được đẩy mạnh như: Toàn dân đảm bảo trật tự an toàn giao thông, toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng nông thôn mới. t.t.n Xây dựng cơ sở thờ tự văn hóa, dòng tộc văn hóa
  • 10. 10 số 1088 l14.8.2014 Sự kiện vấn đề Đảo Cò - Khu sinh thái độc nhất vô nhị của Hải Dương nằm ở xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện đã và đang được địa phương quan tâm đầu tư nâng cấp cải tạo để thu hút du khách, chuẩn bị đón Bằng công nhận Di tích danh thắng quốc gia. Đảo Cò nằm giữa lòng hồAn Dương rộng trên 20ha. Cò, vạc sinh sống tại hai đảo nhỏ có tổng diện tích trên 7.000m2. Theo số liệu thống kê của huyện Thanh Miện cuối năm 2013, ước có khoảng 15 nghìn con cò và 5 nghìn con vạc cùng nhiều loài chim khác về cư ngụ. Theo thông tin mới nhất từ UBND xã Chi Lăng Nam, vừa qua, Bộ VHTTDL đã có quyết định công nhận Đảo Cò là Di tích thắng cảnh quốc gia. Lễ đón Bằng công nhận Di tích quốc gia dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối tháng 10/2014. Hiện nay, địa phương đã và đang triển khai đầu tư kinh phí để nâng cấp một số hạng mục cho khu du lịch sinh thái này. “Ngân sách huyện chi 1 tỷ đồng, cộng với 400 triệu đồng từ ngân sách xã sẽ được đầu tư để xây đoạn đường bê tông từ Trung tâm giáo dục môi trường, xây dựng hệ thống bãi để xe, tu bổ nâng cấp cơ sở vật chất cho trung tâm giáo dục môi trường”- ông Nguyễn Đức Minh - Chủ tịch UBND xã Chi Lăng Nam cho biết. Tuy nhiên, theo lãnh đạo xã này, vấn đề cấp bách hơn đang đặt ra đối với khu sinh thái Đảo Cò là cần sớm kè đảo để chống xói lở thì vẫn chưa có kinh phí để triển khai. Diện tích đảo Cò đang ngày càng bị thu hẹp. Đi thuyền trong lòng hồ An Dương mới thấy rõ hiện tượng này. Ở những chỗ đất sụt xuống, trơ ra những gốc cây to đã chết khô. Có những nơi, đất bị nước hồ “nuốt” chửng rồi, những cây lớn trên đảo trơ mất nửa phần bộ rễ. Vào mùa mưa bão, nước lòng hồAn Dương dâng cao, tình trạng này càng trở nên đáng lo ngại. Trước tình trạng nêu trên, người dân xã Chi Lăng Nam đang rất mong mỏi nhanh chóng triển khai việc chống xói lở cho đảo. Đồng thời nghiên cứu trồng thêm cây để tăng diện tích trú ngụ cho đảo cò. Ông Nguyễn Văn Trạm, cán bộ văn hóa xã Chi Lăng Nam đề xuất: “Phải có sự hỗ trợ của các nhà khoa học trong vấn đề lựa chọn các loại cây thích hợp với thổ nhưỡng ở đây.Thực tế là xã đã trồng bổ sung nhưng các cây trồng lên đây chỉ được một thời gian ngắn rồi bị chết đi vì lượng phân cò quá lớn, cây không thích nghi lâu dài được”. Năm 2009, UBND tỉnh Hải Dương đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch và bảo tồn sinh thái đảo Cò. Trong đó có đề cập đến việc kè đảo và trồng thêm tre để mở rộng diện tích sinh sống cho cò và vạc.Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND xã Chi Lăng Nam - Nguyễn Đức Minh, việc kè đảo đòi hỏi một nguồn kinh phí lớn lên đến hàng chục tỉ đồng, nên hiện đây vẫn là bài toán nan giải với khu sinh thái này. Theo các tài liệu để lại, Đảo Cò đã có hàng trăm năm. Địa danh độc đáo này đã được đưa vào khai thác du lịch từ những năm 1990. Số lượng các loài cò, vạc, một số loài chim về trú ngụ trên đảo ngày càng nhiều.Trong khi đó, diện tích trú ngụ cho chúng lại đang bị thu hẹp. Người dân trong xã đang hy vọng sau khi được đón nhận danh hiệu Di tích danh thắng quốc gia, vấn đề bảo tồn và phát triển Đảo Cò, một khu sinh thái độc nhất vô nhị của Hải Dương sẽ được quan tâm hơn.Trước mắt là việc nhanh chóng triển khai kè đảo chống mất đất và trồng bổ sung thêm cây trên đảo. MạnH MinH Hải Dương: Nâng cấp khu du lịch sinh thái Đảo Cò Theo Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội, từ đầu năm đến nay, hơn 7 vạn khách trong nước và quốc tế đã đến tìm hiểu và tham quan Khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Trong số này có nhiều đoàn đại biểu cao cấp, đoàn ngoại giao đến tìm hiểu di sản và tham gia các sự kiện văn hóa diễn ra tại đây. Để phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu về di sản tại Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội mở cửa hàng ngày, thực hiện thường xuyên và theo định kỳ công tác trực, bảo quản, bảo dưỡng duy trì hệ thống di vật, hiện vật, trang thiết bị, vận hành các nhà trưng bày gồm 8 khu trưng bày với diện tích 2.500m2. Trung tâm tổ chức đón tiếp, hướng dẫn khách nhằm giới thiệu và quảng bá giá trị khu di sản đến đông đảo du khách trong và ngoài nước. Trung tâm phối hợp và hợp tác tốt với các cơ quan chuyên môn, đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước trong công tác tập huấn, đào tạo, nghiên cứu, triển khai các dự án, đề án góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng, giá trị của các chương trình. Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội cho biết, các nhiệm vụ mang tính chất thường xuyên, dài hạn và cam kết quốc tế tại Khu di sản Hoàng Thành vẫn được thực hiện nghiêm túc như: Báo cáo định kỳ theo cam kết của ICOMOS (Hội đồng quốc tế về di tích và di chỉ); duy trì và bảo dưỡng thường xuyên hệ thống nhà trưng bày, hệ thống điện, nước, ánh sáng, vệ sinh, môi trường; phối hợp mở rộng nghiên cứu và khai quật khảo cổ học. L.KHánH Hoàng thành Thăng Long đón hơn 7 vạn khách tham quan
  • 11. 11số 1088 l14.8.2014 Sự kiện vấn đề Mùa nước nổi năm 2014 đang gần kề, ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp đang chuẩn bị tốt mọi điều kiện để sẵn sàng đón khách đến tham quan, trải nghiệm. Vườn quốc gia Tràm Chim hiện đã được tu bổ lại khu Đồng Sen Tháp Mười, hiện đang trục vớt sen già và trồng lại sen mới. Các nhà hàng nổi tại đây đã bổ sung thực đơn mới là các món đặc sản của mùa nước nổi như các món ăn chế biến từ cá linh và bông điên điển, ốc bươu đồng, cá lóc đồng nướng lá sen... mang đến cho du khách một không gian miền quê bình dị. Ngoài ra, khu Đồng Sen Tháp Mười còn triển khai thêm một số loại hình hoạt động như: chèo xuồng dạo quanh đồng sen, ngắm sen, chụp ảnh. Khách được trang bị áo phao khi tham quan bằng xuồng máy, xuồng ba lá; bơi xuồng đưa du khách ra đồng sen, tạo cơ hội cho du khách tận tay ướp trà vào trong những búp sen để hứng sương đêm... Năm nay, khu Đồng Sen Tháp Mười sẽ tổ chức các hoạt động trải nghiệm lý thú như làm ngư dân đi giăng câu, giăng lưới, đặt lờ, câu cá... và chính tay du khách chế biến những món ăn mà mình “thu hoạch” được; phục vụ một số chương trình tour tuyến để tham quan nếp sống, phong cảnh thiên nhiên của Đồng Tháp Mười; thưởng thức Đờn ca tài tử giữa đồng sen bát ngát ngay trên nhà hàng nổi. Ngoài ra, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng (xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh) cũng đã đầu tư thêm nhiều xuồng mới (mỗi xuồng chở 4 khách). Ông Ngô Quang Tuyên - Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Đồng Tháp cho biết: Để phục vụ tốt nhu cầu tham quan của du khách trong mùa nước nổi, Sở đã chủ động triển khai một số công việc như: hướng dẫn các cơ sở, khu, điểm du lịch rà soát, làm phong phú thêm sản phẩm du lịch mùa nước nổi nhằm hấp dẫn du khách; các biện pháp đảm bảo an ninh và an toàn cho du khách, nhất là bến bãi, thiết bị an toàn giao thông đường thủy. Sở cũng phối hợp ngành chuyên môn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyên truyền nâng cao nhận thức, vận động các cơ sở, hộ kinh doanh ăn uống ở các khu, điểm du lịch thực hiện tốt qui định của pháp luật, nói không với món ăn chế biến từ thực phẩm là động vật hoang dã... Về cơ sở lưu trú du lịch, Đồng Tháp cũng đang tăng dần và từng bước hoàn thiện các dịch vụ. Hiện toàn tỉnh có 85 cơ sở lưu trú du lịch đã và đang lập hồ sơ thẩm định và tái thẩm định; trong đó, 2 khách sạn 3 sao (110 phòng), 4 khách sạn 2 sao, 27 khách sạn 1 sao, còn lại là các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Đặc biệt, trên 80% tổng số cơ sở lưu trú này đều tập trung ở 2 thành phố của tỉnh là Cao Lãnh và Sa Đéc nên rất thuận tiện cho du khách tham quan du lịch. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, lượng khách du lịch đến Đồng tháp ngày càng tăng. Năm 2013, Đồng Tháp đón 1.622.000 lượt khách, tăng 11,07% so với năm 2012; doanh thu đạt trên 243 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm, đã có trên 830.000 lượt khách đến du lịch Đồng Tháp. Hải PHong Kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Sở VHTTDL Hà Nội tổ chức gắn biển 15 di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến giai đoạn 1946-1954 và tu bổ, tôn tạo, chỉnh trang 8 Di tích cách mạng gắn với ngày Giải phóng Thủ đô. Trong số 15 Di tích giai đoạn 1946- 1954 có địa điểm lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến pháo đài Xuân Tảo (quận Bắc Từ Liêm), bến đò Tứ Tổng (quận Tây Hồ), di tích kháng chiến chùa Thạch Cầu Dõi (quận Long Biên), công viên HồAo Sen (quận Tây Hồ), đình Cổ Đô (huyện Ba Vì)… 8 Di tích cách mạng kháng chiến gắn với ngày Giải phóng Thủ đô được tôn tạo lần này là: Di tích 90 Thợ Nhuộm, di tích 5D Hàm Long, di tích 48 Hàng Ngang, nhà máy điện Yên Phụ, đình Viên Sơn (thị xã Sơn Tây), di tích cách mạng Trung Giã (Sóc Sơn), pháo đài Xuân Canh (huyện Đông Anh), nhà lưu niệm Bác Hồ xã Cần Kiệm (huyện Thạch Thất). Thành phố Hà Nội chỉ đạo các chủ đầu tư, đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ để các công trình gắn biển, tu bổ, tôn tạo đều phải hoàn thành vào cuối tháng 9, kịp chào mừng 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội sẽ tổ chức quản lý, bảo vệ, duy tu bảo dưỡng và có kế hoạch tuyên truyền, phát huy giá trị các địa điểm lưu niệm sự kiện lịch sử trên sau khi đưa vào sử dụng. UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các cấp học tới thăm các điểm di tích cách mạng, kháng chiến trên địa bàn, các địa điểm liên quan đến sự kiện giải phóng Thủ đô; tuyên truyền về sự kiện và ý nghĩa của sự kiện lịch sử trên địa nhằm khơi dậy niềm tự hào về truyền thống yêu nước của các thế hệ. H.L Kỷ NiệM 60 NăM NGàY Giải pHóNG THủ Đô: Gắn biển Di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến Đồng Tháp chuẩn bị cho du lịch mùa nước nổi
  • 12. Sự kiện vấn đề 12 số 1088 l14.8.2014 Đó là những đánh giá của các nhà quản lý văn hóa, nhà nghiên cứu văn hóa tại hội thảo “Sân khấu Hà Nội - 60 năm tồn tại và phát triển” tổ chức ngày 06/8. Ông Trần Quốc Chiêm - Phó Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội khẳng định: 60 năm qua, các thế hệ nghệ sĩ diễn viên đã sáng tạo, xây dựng nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, các chương trình nghệ thuật, vở diễn sân khấu đặc sắc với các hình tượng nghệ thuật tiêu biểu mang đậm chất văn hóa Thăng Long-Hà Nội. Thông qua các hoạt động biểu diễn, nền sân khấu của Thủ đô đã có tác động lớn trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần tích cực xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng môi trường văn hóa Thủ đô tiêu biểu. Trong dòng chảy của lịch sử, sân khấu Hà Nội tự hào được đóng góp tài năng nghệ thuật, tạo nên những vở diễn tiêu biểu: Những cô thợ dệt, Gái ngoại thành, Trời xanh mái phố, Ni cô Đàm Vân của Nhà hát Chèo Hà Nội; Trưng Vương, Nhịp cầu thống nhất, Dòng suối trắng, Trần Thủ Độ, Lễ mở xiêm áo, Gió sang mùa của đoàn Kim Phụng, Chuông Vàng (sáp nhập thành Nhà hát Cải lương Hà Nội); Tôi và chúng ta, Những mặt người thấp thoáng, Những người con Hà Nội của Nhà hát Kịch Hà Nội. Bên cạnh đó, Nhà hát Múa Rối Thăng Long có mặt khắp nơi trên thế giới, đoạt được nhiều giải thưởng lớn trong và ngoài nước… Nhiều nhà hát chủ động bám sát đời sống xây dựng kịch bản, dàn dựng các tiết mục mới, chủ động tìm kiếm khả năng xã hội hóa nhưng không thương mại hóa. Sân khấu Thủ đô vẫn đảm bảo nội dung tư tưởng, tính giáo dục, thẩm mỹ cao, phục vụ nhiệm vụ chính trị và đời sống văn hóa xã hội của Thủ đô. Cùng với các đoàn nghệ thuật Trung ương đóng trên địa bàn, sân khấu Hà Nội đã tạo dựng dòng chảy chính thống của nền sân khấu Việt Nam. Tại hội thảo, nhiều nghệ sĩ cũng mong muốn Đảng và Nhà nước cần đặt niềm tin vào khả năng sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ, khuyến khích văn nghệ sĩ lao động, sáng tạo những tác phẩm sân khấu có giá trị nghệ thuật cao. Mỗi văn nghệ sĩ cũng tự đề cao trách nhiệm nghệ sĩ, chiến sĩ, bồi đắp tình yêu cuộc sống tạo nên những nhiệt huyết trong lao động nghệ thuật. Hà Nội hiện có các đơn vị nghệ thuật là Nhà hát Chèo Hà Nội, Cải lương Hà Nội, Kịch Hà Nội, Ca múa nhạc Thăng Long, Múa rối Thăng Long và Đoàn Xiếc Hà Nội. H.yến Sân khấu Hà Nội phát huy bản sắc văn hóa Thăng Long Những năm gần đây, tỉnh Bình Định đã có nhiều nỗ lực trong việc thu hút khách du lịch thông qua việc quảng bá, phát triển nâng cấp một số di tích lịch sử văn hóa và xây dựng môi trường du lịch. Vì vậy, năm 2013 khách du lịch đến Bình Định đạt hơn 1,7 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt gần 140 nghìn lượt và tổng doanh thu đạt trên 603 tỷ đồng. Từ đầu năm 2014 đến nay, lượng khách đến Bình Định đạt trên 1,3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt trên 106 nghìn lượt và doanh thu đạt hơn 487,2 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ 2013. Nhìn về tổng quan, lượng du khách trong và ngoài nước đến Bình Định ngày càng tăng. Tuy nhiên, xét về chất lượng phục vụ còn rất hạn chế. Thành phố Quy Nhơn có 130 khách sạn và cơ sở lưu trú nhưng chỉ có 6 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3-4 sao. Ông Lê Hữu Lộc - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết: Bình Định đã xác định phát triển ngành du lịch sẽ là một ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy, tỉnh đã và đang tập trung chỉnh trang lại đô thị Quy Nhơn, nhất là giải phóng toàn bộ tàu thuyền và khắc phục từng bước về vệ sinh môi trường dọc bờ biển Quy Nhơn, trên các trục đường Xuân Diệu và An Dương Vương. Tỉnh đã kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng Dự án du lịch Cáp treo Quy Nhơn và khu du lịch Hải Giang với vốn đầu tư trên 3.400 tỷ đồng; xây dựng khu du lịch khu vực chùa ông Núi (Linh Phong Tự); xây dựng Khu di tích Bình Khê và đưa “Đàn tế trời đất” vào hoạt động; nâng cấp Bảo tàng Quang Trung thành Bảo tàng quốc gia, cùng nhiều danh thắng và di tích lịch sử văn hoá khác. Tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, trình độ ngoại ngữ cho nhân viên các nhà hàng, khách sạn để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách. Thành phố Quy Nhơn đã được tỉnh quy hoạch và tổ chức hội thảo khoa học, trong đó xác định được “lõi” và tạo điểm nhấn phát triển đô thị để kêu gọi đầu tư. Mới đây, về dự khai mạc Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ 5 và làm việc với tỉnh Bình Định, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng điều kiện lưu trú, trình độ phục vụ và thiếu những cơ sở lưu trú cao cấp là một thực tế tỉnh phải quan tâm. Tỉnh không nên cấp phép cho nhiều khách sạn mi ni mà cần quy hoạch xây dựng nhiều khách sạn hạng 5 sao nằm dọc bãi biển Quy Nhơn. Đồng thời nghiên cứu quy hoạch thành phố Quy Nhơn là thành phố du lịch và dịch vụ. Tỉnh cũng cần phát huy giá trị của 114 di tích lịch sử quốc gia. Đặc biệt Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam cần duy trì tốt và nâng tầm lễ hội để quảng bá sâu rộng trong nước và quốc tế. Viết Ý Để du lịch bình Định phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn
  • 13. Sự kiện vấn đề 13số 1088 l14.8.2014 Tỉnh Hưng Yên đang triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TWtại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI theo phương châm “Xây dựng nền văn hóa và con người phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, mang đặc trưng văn hóa châu thổ sông Hồng”. Theo đó, hướng tới mục tiêu để văn hóa thực sự trở thành nền tảng vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, tạo nền tảng để HưngYên phát triển bền vững, dân chủ, công bằng và văn minh. Tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phùhợpvớibốicảnhkinhtế-xãhộivàbản sắc văn hóa Phố Hiến - HưngYên; chăm loxâydựngconngườipháttriểntoàndiện vềđạođức,lốisốngvànhâncách;tiếptục khắc phục các khuyết điểm đã chỉ ra sau khi kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,đấutranhphêphánđầylùimọibiểu hiệnsaitrái“lấycáiđẹpdẹpcáixấu”;đúc kết và xây dựng hệ giá trị chuẩn của con ngườiHưngYênmangđặctrưngnềnvăn hóa vùng đồng bằng sông Hồng. Mỗi địa phương, cộng đồng ở Hưng Yên sẽ hình thành một môi trường văn hóa lành mạnh; gắn kết xây dựng môi trườngvănhóavớibảovệmôitrườngsinh thái, nhất là trong các làng nghề, các khu công nghiệp đang phát triển ở các huyện: Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ... nhằm xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường. Tỉnh cũng đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới, thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa nông thôn và thành thị; xây dựng đời sống tinh thần ở địa bàn dân cư và các cơ quan đơn vị đạt chuẩn về nếp sống văn hóa tiến bộ, văn minh, nhất là trong việc cưới việc tang, lễ hội; thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Tại nhiều địa phương đã tạo điều kiện để nhân dân tổ chức các hoạt động văn hóa cộng đồng, lễ hội truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ như: Lễ hội văn hóa vùng Phố Hiến, lễ hội đề Đa Hòa - DạTrạch, lễ hội đền Phù Ủng, chùa Nôm... Hưng Yên cũng chú trọng phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo tín ngưỡng; khuyến khích các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, từ thiện nhân đạo... Tỉnh cũng đặc biệt chú trọng việc phát huy truyền thống của quê hương văn hóa, là nơi khởi nguồn phong trào xây dựng gia đình văn hóa của cả nước từ những năm 1960 của thế kỷ trước ở làng văn hóa xã Ngọc Long, huyện Yên Mỹ; tiếp tục xây dựng các gia đình, các làng văn hóa thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa, giáo dục nếp sống văn minh. Đồng thời, Hưng Yên cũng coi trọng việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, đặc biệt coi trọng việc phục hồi và duy trì một số loại loại hình văn nghệ truyền thống đặc sắc có nguy cơ bị mai một, hiện còn lưu giữ được ở các địa phương như: Hát Trống quân ở Dạ Trạch (Khoái Châu), hát Ca Trù ở Giáo Phòng (Văn Giang), Trung Nghĩa (thành phố HưngYên), hát Chèo ở Yên Mỹ, Phù Cừ, Tiên Lữ... Đây là những di sản văn hóa có giá trị đang được các địa phương bảo tồn, nhằm quảng bá những nét đẹp về hình ảnh và con người Hưng Yên trong quá khứ và hiện tại. Phát huy truyền thống văn hóa Phố Hiến, HưngYên chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các tổ chức nước ngoài, tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, đón nhận cơ hội phát triển vượt qua các thách thức để giữ gìn, hoàn thiện bản sắc văn hóa châu thổ sông Hồng, vùng văn hóa đặc trưng Phố Hiến - Hưng Yên, hạn chế và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa... t.LâM Hưng Yên xây dựng nền văn hóa mang bản sắc nền văn minh sông Hồng Tối 08/8, tại Trung tâm Dịch vụ và ThiđấuThểthao tỉnhTháiNguyên, Liên đoànCầulôngViệtNamphốihợpvớiSở VHTTDLtỉnhTháiNguyêntổchứckhai mạc Giải vô địch Cầu lông các cây vợt thiếu niên trẻ xuất sắc toàn quốc năm 2014 - tranh giải GOSEN lần thứ II. Tham gia giải có 127 vận động viên đến từ 21 đoàn gồm Hà Nội, Quảng Trị, Đà Nẵng, Hải Phòng, Thanh Hóa, Sơn La, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Thái Bình, Quảng Ninh, HưngYên, Đồng Nai, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lào Cai, Quảng Ngãi, ThừaThiênHuế,TP.HồChíMinh,Quân đội, Bộ Công an và Thái Nguyên. Các vận động viên sẽ tham gia tranh tài ở 5 nội dung gồm đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ phân theo 3 nhóm tuổi: từ 12-13 tuổi, từ 14-15 tuổi và từ 16-18 tuổi. Liên đoàn Cầu lông Việt Nam sẽ trao huy chương cho các vận động viên đạt giải nhất, nhì và đồng hạng ba trong các nội dung thi đấu. Giải vô địch Cầu lông các cây vợt thiếu niên trẻ xuất sắc toàn quốc năm 2014 được tổ chức là dịp để các vận động viên trẻ tiêu biểu trong toàn quốc được thi đấu, cọ xát, tích lũy kinh nghiệm. Đây cũng là dịp để Ban Tổ chức đánh giá năng lực, trình độ của đội ngũ huấn luyện viên, vận động viên, cán bộ quản lý trọng tài trong công tác huấn luyện, đào tạo và tổ chức thi đấu, từ đó tăng cường tình đoàn kết giữa các tỉnh/thành, ngành trong toàn quốc. Ngaysaulễkhaimạcđãdiễnra5trận đấu ở nội dung đơn nam. Đông đảo người hâm mộ môn thể thao cầu lông đã đến cổ vũ cho các vận động viên thi đấu. Dự kiến, giải sẽ kết thúc vào ngày 13/8/2014. AnHtùng Giải cầu lông các cây vợt thiếu niên trẻ xuất sắc toàn quốc
  • 14. 14 số 1088 l14.8.2014 Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Tại kỳ họp lần thứ 38 diễn ra ở Doha (Qatar), Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình vào Danh mục Di sản Thế giới. Đây là di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam được công nhận trên cả hai tiêu chí văn hóa và thiên nhiên. Giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận, tập trung vào 3 tiêu chí là tiêu chí 5: Ví dụ tiêu biểu của truyền thống cư trú của loài người, truyền thống sử dụng đất hoặc sử dụng biển đặc trưng cho một hay nhiều nền văn hóa, hoặc quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên đang trở nên dễ bị tổn thương dưới tác động của những thay đổi không thể đảo ngược. Tiêu chí 7: Chứa đựng những hiện tượng tự nhiên đặc sắc hoặc các khu vực có vẻ đẹp tự nhiên và giá trị thẩm mỹ vượt trội. Tiêu chí 8: Ví dụ nổi bật đại diện cho các giai đoạn lịch sử chính của Trái Đất, bao gồm cả tiến trình phát triển sự sống, những quá trình địa chất đang hình thành nên các dạng địa hình, các đặc điểm địa mạo hoặc sơn văn nổi bật. Ở tiêu chí 5 về văn hóa, Quần thể danh thắng Tràng An là một ví dụ nổi bật về sự tương tác giữa con người và môi trường ở khu vực Đông Nam Á, trải qua hơn 30.000 năm lịch sử phát triển của con người từ Hậu kỳ Pleistocene đến Holocene. Các cuộc nghiên cứu khảo cổ học và việc phục dựng lại môi trường cổ đã hé lộ chuỗi phát triển văn hóa và hoạt động của người cổ, trong mối quan hệ chặt chẽ với tiến hóa địa chất gần đây của khối karst đá vôi, làm biến chuyển mạnh mẽ giữa các môi trường lục địa, đảo và bờ biển. Chính vì vậy, Tràng An thể hiện rõ là một kho thông tin nguyên vẹn về thích ứng của con người với các điều kiện biến đổi môi trường, trải qua một số những biến đổi về địa lý và khí hậu khắc nghiệt nhất trong lịch sử gần đây của Trái đất, đặc biệt là những biến đổi diễn ra vào cuối và ngay sau thời kỳ băng hà cuối cùng. Về khía cạnh thẩm mỹ ở tiêu chí 7, cảnh quan tháp karst của TràngAn nằm trong số những khu vực đẹp nhất thuộc kiểu này trên Trái Đất. Cảnh quan là một dãy các tháp đá vôi và núi hình nón bao bọc bởi các vách cao. Chúng nối liền nhau ở nhiều chỗ bởi các sống núi sắc cạnh bao trọn các hố sụt sâu và các thung lũng ngập nước, nối với nhau bởi vô số các dòng suối và hang động ngầm, một vài nơi có thể đi lại bằng thuyền. Ngồi trong con đò lướt nhẹ trên sóng nước, du khách có thể trải nghiệm sự gắn kết gần gũi với môi trường và tận hưởng cảm giác thanh bình và an toàn. Những ngọn núi hùng vĩ, hang động huyền bí, sông nước thanh tĩnh và nhiều đình chùa linh thiêng của Tràng An đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ đến với mảnh đất này. Đây là một nơi mà thiên nhiên và văn hóa không thể tách biệt, nơi mà văn hóa chứa đựng sự kỳ diệu, bí ẩn và hùng vĩ của thế giới tự nhiên và đã được tự nhiên cải biến. Không có nơi nào trên thế giới cho thấy sự chuyển tiếp cảnh quan karst này tốt hơn và rõ hơn Tràng An. Câu chuyện tiến hóa karst, đã được kể khá kỹ ở Tràng An, thậm chí còn mang ý nghĩa khoa học lớn hơn với các bằng chứng dao động mực nước biển ở đây trong quá khứ. Trong thời kỳ Pleistocene và Holocene, các rìa của sơn khối Tràng An bị biển xâm lấn và biến cải nhiều lần. Tràng An được coi là có tầm quan trọng toàn cầu trong việc minh họa sự tương tác của quá trình tiến hóa karst với những dao động mực nước biển và mực nước ngầm có liên quan. Như vậy, Quần thể danh thắng Tràng An có diện tích và phạm vi đủ rộng để chứa trong nó tập hợp đầy đủ các giá trị và đặc biệt nổi bật về tự nhiên và văn hóa. Con người ở cố đô Hoa Lư dường như đã có ý thức bảo tồn những di sản được thiên nhiên và lịch sử ban tặng một cách tự nguyện và đầy hiệu quả. Tính toàn vẹn và chân xác của các giá trị di sản nơi đây là cơ sở ban đầu nhưng vô cùng vững chắc cho một tương lai phát triển của địa phương, với du lịch vốn được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói. Nhưng trước hết, đó là một bảo tàng tự nhiên khá toàn vẹn để những nghiên cứu khoa học về lịch sử Trái đất, cổ sinh học và lịch sử nhân loại có thể nối tiếp diễn ra ở mọi cấp độ khác nhau trong tương lai. Đây cũng là nơi lưu giữ lịch sử quá trình tiến hóa, phát triển của con người bản địa, từ những tộc người hoang sơ đã tạo dựng nên một đất nước, một quốc gia Đại Cồ Việt với cương vực rõ ràng, với nền độc lập được khẳng định chủ quyền và những lớp văn hóa đa tầng, đa dạng trong một hiện trạng được bảo tồn nghiêm ngặt. Đó cũng chính là lý do để Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ VHTTDL phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, lập hồ sơ đệ trình UNESCO đề nghị công nhận Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản thế giới. Theo Sở VHTTDL tỉnh Ninh Bình, tính đến hết tháng 7, lượng khách đến thăm quan tại các địa điểm du lịch trên địa bàn ước đạt gần 3,5 triệu lượt, số ngày khách lưu trú tăng 10,5%, doanh thu từ khách sạn đạt hơn 100 tỷ đồng, Quần thể danh thắng Tràng An được ghi danh - động lực để Ninh bình phát triển du lịch bền vững
  • 15. 15số 1088 l14.8.2014 Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Việc sở hữu Quần thể danh thắng Tràng An, trong đó có khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc- Bích Động, khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư và rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư thực sự là động lực để du lịch Ninh Bình phát triển, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Thời gian tới, tỉnh Ninh Bình xác định đưa 5 vùng vào diện quản lý chặt chẽ phục vụ công tác gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản thế giới - Quần thể danh thắng Tràng An gồm khu vực bảo vệ nghiêm ngặt; khu vực khoanh vùng bảo vệ các công trình di tích lịch sử kiến trúc-nghệ thuật, di tích, di chỉ khảo cổ; khu vực bảo tồn đan xen giữa nơi được bảo vệ nghiêm ngặt và nơi dùng để phát triển du lịch; khu vực dành riêng cho phát triển du lịch; khu vực làng xã có cư dân sinh sống. Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình cam kết thiết lập hành lang bảo vệ, ngăn chặn tất cả những tác động xấu đến môi trường tự nhiên. Riêng khu vực bảo tồn nghiêm ngặt sẽ không có bất kỳ hoạt động khai thác nào làm ảnh hưởng đến tính vẹn toàn, nguyên gốc của di sản. Với chủ đề “Kết nối các di sản thế giới”, Chương trình Năm Du lịch quốc gia 2015 sẽ có 11 sự kiện văn hóa, du lịch đặc sắc, thu hút các tỉnh/thành trong cả nước có di sản thế giới tham gia. Theo đó, tỉnh Ninh Bình chủ động đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch theo chiều sâu, chú trọng việc kết nối các di tích, di sản, giữa cư dân các điểm du lịch với du khách, giữa hoạt động quản lý, khai thác văn hóa du lịch với phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Việc Quần thể danh thắng TràngAn đuợc UNESCO công nhận là Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới là niềm tự hào, phấn khởi của địa phương, song cũng đặt ra cho Ninh Bình nhiều thử thách trong việc gìn giữ, bảo tồn, quảng bá các giá trị văn hoá, tự nhiên, cảnh quan môi trường, những giá trị nổi bật toàn cầu của di sản để chuyển giao nguyên vẹn cho các thế hệ mai sau. Trong tương lai, khu di sản này không những có vai trò quan trọng trong việc kết nối các điểm đến của Ninh Bình và cả trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, mà còn tạo ra tiềm năng cơ hội để Ninh Bình trở thành điểm trung chuyển khách du lịch của cả vùng Duyên hải Bắc Trung bộ. Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng và ban hành kế hoạch quản lý di sản theo hướng dẫn của UNESCO, trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ bảo tồn, phân vùng khu vực quản lý và bảo tồn, các giá trị cần bảo tồn, các kế hoạch bảo tồn và phát triển hàng năm, đồng thời nêu rõ vai trò, trách nhiệm của Ban Quản lý Quần thể danh thắng TràngAn, các Sở, ngành, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và toàn dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Cùng với đó, tỉnh tiếp tục phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ VHTTDL bổ sung, hoàn thiện Quy hoạch tổng thể Tràng An trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp tỉnh quản lý các hoạt động đầu tư, xây dựng, bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá, địa chất - địa mạo và khảo cổ học gắn với phát triển du lịch bền vững. Vũ MinH Ngày 08/8, tại Hồ Cầu Trắng, xă Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh, tỉnh B́nh Phước, UBND tỉnh Bình Phước phối hợp với Tổng cục hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Lễ công bố quyết định trao bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia địa điểm căn cứ Cục hậu cần quân giải phóng miền Nam - Việt Nam 1973-1975 và trao bằng Di tích quốc gia đặc biệt đường Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh. Trong kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, cứu nước, đặc biệt là giai đoạn 1973-1975, căn cứ Cục hậu cần Quân giải phóng miền Nam - Việt Nam đóng vai tṛ, vị trí chiến lược hết sức quan trọng đối với chiến trường B2 nói riêng, miền Nam nói chung. Đây là cơ sở tập trung nhu yếu phẩm, trang thiết bị của cả nước phục vụ, chi viện cho chiến trường miền Nam; đồng thời cũng là địa điểm tổ chức xây dựng lực lượng tại chỗ phục vụ chiến dịch giải phóng Phước Long và đặc biệt là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Tri ân những cán bộ, chiến sỹ đă anh dũng hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, Tổng cục hậu cần cũng như Ban liên lạc quân dân miền Đông Nam bộ đã tiến hành xây dựng nhà bia và khu tưởng niệm tại hồ Cầu Trắng, xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh và điểm cuối đường ống dẫn dầu đường Trường Sơn, VK26, xă Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập. Hai công trình này được bàn giao cho Sở VHTTDL tỉnh B́nh Phước quản lư, khai thác. Qua tổ chức tập hợp chứng cứ lịch sử, hồ sơ khoa học theo đúng trình tự quy định trong Luật Di sản văn hóa để trình các cơ quan chức năng, cùng với đường Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh được Thủ tướng Chính phủ công nhận di tích quốc gia đặc biệt, căn cứ hậu cần quân giải phóng miền Nam - Việt Nam đă được Bộ VHTTDL xếp hạng di tích quốc gia vào ngày 09/3/2014. Hồ tHAnH bình phước đón nhận bằng xếp hạng 2 di tích quốc gia
  • 16. 16 số 1088 l14.8.2014 Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Nhìn cách ông Điêu Văn Thuyển (sinh năm 1952) người dân tộc Thái ở thôn Hữu Nghị, thị trấn Phong Thổ (Lai Châu) trân trọng từng trang chữ viết của đồng bào Thái mà ông đã sưu tầm, lưu giữ được mới thấy hết sự đam mê của ông đối với nét chữ của đồng bào mình. Niềm đam mê của ông Thuyển bắt nguồn từ việc ham đọc và sưu tầm sách. Bây giờ, khi nhiều người không còn hứng thú với văn hóa đọc thì với ông Thuyển, việc đọc đã trở thành thói quen khó bỏ. Cuốn sách chữ Thái cổ đầu tiên mà ông tìm được chính là Gia phả dòng họ Đèo (một dòng họ lớn trên vùng đất Phong Thổ xưa). Khi ấy, do chủ nhân cuốn sách không đồng ý bán nên ông đã phải năn nỉ mượn về để có bản photocopy cuốn sách cổ quý giá. Từ việc tò mò, thích thú tìm hiểu đến say mê nghiên cứu, ông Thuyển đã “nghiện” chữ Thái cổ lúc nào không hay. Phần lớn thời gian từ khi nghỉ hưu (năm 2008), ông đều dành trọn để tìm kiếm các bản sách còn lưu truyền trong dân gian. Kho tư liệu được ông bày trong nhà đến nay đã lên đến gần 100 đầu sách chủ yếu là các bản ghi chép bằng tay. Có những bản chữ đã mờ, rách mục, ông lại nghiên cứu để chép, dịch lại, bổ sung những chỗ thiếu khuyết. Càng nghiên cứu chữ Thái cổ, học và tập viết, ông Thuyển càng mê. Ông có thể ngồi “đàm đạo” cả ngày nếu có ai đó muốn hiểu thêm về chữ Thái. Vừa giới thiệu về công trình nghiên cứu, ông Thuyển vừa bê từng cuốn sách ghi chép lại những tài sản mà đối với ông là vô giá. Ông Điêu Văn Thuyển cho biết: Chữ cổ khác chữ Thái mới ở chỗ, chữ cổ không có dấu câu. Có nhiều từ nếu không tìm hiểu kỹ thì rất dễ bị nhầm lẫn, kể cả các tên riêng nên phải mất rất nhiều thời gian mới dịch trọn vẹn được. Càng nghiên cứu, càng dịch ông càng thấy mê. Có những quyển sách dịch ra như là trường ca của người Thái vậy. Dịch sách ông mới thấy ngườiThái xưa rất biết cách chọn lọc các cốt truyện tiêu biểu của các tộc người khác để biến tấu, thổi hồn vào những nhân vật ấy trở thành những biểu tượng của ngườiThái. Đối với ông Thuyển, thú sưu tầm sách đã có từ lâu nhưng việc học chữ và nghiên cứu dịch sách thì ông mới thực hiện được gần 5 năm. Tuy nhiên, chỉ chừng ấy thời gian mà “tài sản văn hóa” của ông có được đã khiến nhiều người nể phục. Hiện ông có gần 10 đầu sách dịch đã được in, xuất bản rồi tái bản như cuốn: Chuyện thơ Khun Lúa nàng Ủa; Lang xon cun (răn dạy người); Lang cun máư (những điều răn dạy người đời mới); Truyện Trạng nguyên; Truyện Phạm Công Cúc Hoa... Ông cũng đã được nhận nhiều giải thưởng của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và Hội Văn học nghệ thuật Lai Châu. Ông Thuyển chia sẻ: Hiện nay những người biết chữ cổ không còn nhiều nên tôi muốn truyền dạy cho lớp trẻ. Muốn lưu lại những gì mình đã có, đã nghiên cứu học tập để con cháu sau này biết về nguồn cội. Ông cũng cho biết hiện nay ở địa phương, thế hệ trẻ muốn học chữ cũng rất nhiều. Ông rất muốn mở lớp dạy chữ nhưng không được phép vì bản thân ông chưa được cấp chứng chỉ biết chữ và tiếng Thái. Được biết, ông Thuyển đang tiếp tục dịch một quyển sách Thái cổ khác để xuất bản. Quyển này ông đã tâm huyết từ lâu và đã dành nhiều thời gian cho nó. Mong muốn của ông là sẽ sớm dịch xong toàn bộ số sách đã được sưu tầm, được cấp chứng chỉ biết chữ Thái, được sự hỗ trợ của Nhà nước để mở lớp truyền dạy ngôn ngữ dân tộc Thái cho thế hệ trẻ. t.t.n Người đam mê sưu tầm, gìn giữ chữ Thái cổ Sáng 05/8, tại Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi), Bộ Tư lệnh Quân khu V đã khánh thành và bàn giao công trình nâng cấp Khu di tích Ba Tơ. Công trình nâng cấp, xây dựng lại Bia tưởng niệm, khuôn viên nơi thành lập Đội du kích Ba Tơ, Tiểu đoàn 19 và một số hạng mục hạ tầng cơ sở do Bộ Tư lệnh Quân khu V phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ngãi đầu tư trên 5 tỷ đồng. Công trình được khởi công từ tháng 4/2014 và hoàn thành ngày 25/7/2014. Công trình đi vào hoạt động sẽ làm phong phú thêm quần thể Di tích quốc gia về văn hóa, lịch sử cách mạng Ba Tơ anh hùng, là địa chỉ đỏ để tiếp tục giáo dục cán bộ, đảng viên, quân và dân Khu V lòng tự hào với truyền thống đấu tranh cách mạng bất khuất của dân tộc. Qua đó củng cố quyết tâm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Quần thể các di tích về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ và Đội du kích Ba Tơ được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận, xếp hạng và cấp Bằng di tích lịch sử-văn hóa quốc gia tại Quyết định số 92-VHTT/QĐ ngày 10/7/1980. MinH HạnH bàn giao công trình nâng cấp Khu di tích ba Tơ