SlideShare a Scribd company logo
1 of 110
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
BÙI TRỊNH HỒNG ANH
PHÂN TÍCH MỨC CHI TIÊU DÙNG CỦA HỘ GIA
ĐÌNH GIỮA THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔNỞ
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
BÙI TRỊNH HỒNG ANH
PHÂN TÍCH MỨC CHI TIÊU DÙNG CỦA
HỘ GIA ĐÌNH GIỮA THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN
Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Chuyên ngành: Thống kê kinh tế
Mã số: 8310107
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH THỊ THU THỦY
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Phân tích mức chi tiêu dùng của hộ
gia đình giữa thành thị và nông thôn ở thành phố Cần Thơ” được hoàn thành dựa
trên các kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. HUỲNH
THỊ THU THỦY. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố trong công trình nghiên cứu khác.
TP. Hồ Chí Minh, 25 tháng 01 năm 2019
Người thực hiện
Bùi Trịnh Hồng Anh
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
TÓM TẮT
ABSTRACT
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4
1.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4
1.6. Ý nghĩa thực tiễn và kết quả của đề tài.................................................................4
1.7. Kết cấu của đề tài..................................................................................................5
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT....................................................................................................................7
2.1 Tổng quan các nghiên cứu trước đây về mức chi tiêu dùng.................................7
2.2 Cơ sở lý thuyết về mức chi tiêu dùng...................................................................9
2.2.1 Một số khái niệm cơ bản......................................................................................................9
2.2.1.1 Khái niệm thu nhập và mức sống dân cư ................................................9
2.2.1.2 Khái niệm chi tiêu, chi tiêu dùng và chi tiêu hộ gia đình......................10
2.2.1.3 Khái niệm thành thị và nông thôn .........................................................11
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu dùng....................................................................13
2.2.2.1 Yếu tố thu nhập và việc làm...................................................................13
2.2.2.2 Yếu tố giới tính, tâm lý và quy mô hộ gia đình......................................13
2.2.2.3 Yếu tố khu vực và phong tục tập quán...................................................15
2.2.2.4 Yếu tố trình độ chuyên môn, kỹ thuật và mối quan hệ của gia đình......15
2.2.2.5 Các yếu tố khác ảnh hưởng đến chi tiêu dùng.......................................16
2.2.3 Chuẩn nghèo Việt Nam và tiêu chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới...............................17
2.2.3.1 Chuẩn nghèo của Việt Nam...................................................................17
2.2.3.2 Tiêu chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới (WB) ..................................18
2.3 Các thành tố chi tiêu dùng ..................................................................................19
2.3.1 Chi tiêu dùng hàng ăn, uống, hút.......................................................................................19
2.3.2 Chi tiêu dùng hàng không phải lương thực, thực phẩm.....................................................19
2.3.2.1 Chi tiêu dùng hàng phi lương thực, thực phẩm.....................................19
2.3.2.2 Chi tiêu dùng cho giáo dục....................................................................20
2.3.2.3 Chi tiêu dùng cho y tế............................................................................21
2.3.2.4 Chi khác tính cho chi tiêu dùng.............................................................21
2.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết...................................................21
2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ..............................................................................................21
2.4.2 Các giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................22
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................24
3.1 Quy trình nghiên cứu..........................................................................................24
3.2 Thang đánh giá chuẩn nghèo ở Việt Nam và tiêu chuẩn nghèo của Ngân hàng
thế giới.......................................................................................................................26
3.2.1 Thang đánh giá chuẩn nghèo ở Việt Nam .........................................................................26
3.2.1.1 Một số khái niệm liên quan chuẩn nghèo..............................................26
3.2.1.2 Thang đánh giá nghèo ở Việt Nam........................................................26
3.2.2 Thang đánh giá tiêu chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới ................................................27
3.3 Phương pháp so sánh ..........................................................................................28
3.3.1 Phương pháp tính hệ số chênh lệch về mức chi tiêu dùng giữa nhóm hộ thịnh vượng,
nhóm hộ trung lưu và nhóm hộ nghèo............................................................................................28
3.3.2 So sánh mức chi tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn ở thành phố Cần Thơ với chuẩn
nghèo Việt Nam và tiêu chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới.......................................................29
3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu mức chi tiêu dùng..........................................31
3.4.1 Phương pháp thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp ........................................................................31
3.4.2 Phương pháp thống kê mô tả .................................................................................................35
3.4.3 Phương pháp phân tích định lượng và đánh giá định tính .....................................................35
3.4.4 Phương pháp bảng chéo.....................................................................................................36
3.4.5 Kiểm định T-test và kiểm định Anova...............................................................................37
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................39
4.1 Thu thập số liệu thứ cấp về mức chi tiêu dùng...................................................39
4.2 Kết quả thu thập số liệu thứ cấp mức chi tiêu ở thành phố Cần Thơ .................40
4.2.1 Phân tích mức chi tiêu bình quân nhân khẩu/tháng của ước năm 2018.............................40
4.2.2 Phân tích mức chi tiêu cho đời sống bình quân nhân khẩu/tháng theo ước năm 2018 ......42
4.2.3 Phân tích mức chi cho giáo dục đào tạo bình quân một người đi học trong 12 tháng qua
theo các khoản chi, 5 nhóm thu nhập theo ước năm 2018..............................................................45
4.2.4 Phân tích mức chi tiêu cho y tế bình quân.........................................................................48
4.3 Phân tích các thành tố chi tiêu dùng của hộ gia đình giữa thành thị và nông thôn
trên địa bàn thành phố Cần Thơ................................................................................51
4.3.1 Kiểm định sự khác biệt về chi tiêu cho ăn uống lễ tết giữa thành thị và nông thôn ..........51
4.3.2 Kiểm định sự khác biệt về Chi ăn uống thường xuyên......................................................52
4.3.3 Kiểm định sự khác biệt về hàng không phải lương thực thực phẩm hằng ngày ................53
4.3.4 Kiểmđịnh sự khác biệt về hàng không phải lương thực thực phẩmhằng năm...........................54
4.3.5 Kiểm định sự khác biệt về Chi khác tính vào chi tiêu .......................................................55
4.3.6 Kiểm định sự khác biệt về chi cho đồ dùng lâu bền giữa thành thị và nông thôn .............56
4.3.7 Kiểm định sự khác biệt về chi cho nhà ở điện nước rác ....................................................57
4.4 Phân tích sự khác biệt về các nhóm chi tiêu ở thành thị và nông thôn...............58
4.4.1 Xem xét sự khác biệt về các nhóm chi tiêu ở nông thôn ...................................................58
4.4.2 Xem xét sự khác biệt giữa các nhóm chi tiêu ở thành thị ..................................................61
4.4.3 Xem xét sự khác biệt giữa các nhóm chi tiêu chung..........................................................64
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH......................................69
5.1 Kết luận...............................................................................................................69
5.2 Hàm ý chính sách về chi tiêu dùng cho các nhu cầu thiết yếu của đời sống......72
5.3 Hàm ý nâng cao nhu cầu thiết yếu về đời sống và chi tiêu dùng .......................74
5.3.1 Hàm ý về chi tiêu dùng cho các nhu cầu thiết yếu của đời sống ...........................................74
5.3.2 Hàm ý về chi tiêu và chi tiêu dùng ....................................................................................76
5.4 Kiến nghị.............................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÓM TẮT
1. Lý do chọn đề tài
Việc nghiên cứu về mức chi tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn ở TPCT
không chỉ giúp đánh giá mức độ ảnh hưởng, xác định nguyên nhân, đề xuất các giải
pháp nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, giảm sự chênh lệch trong mức chi tiêu dùng
giữa thành thị và nông thôn .Trong quá trình tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
ở một chừng mực nào đó, các chính sách phát triển đã bộc lộ nhiều hạn chế, chưa
thật sự sâu sát với năng lực và mức sống của con người. Các nhu cầu cần thiết cho
sinh hoạt của một bộ phận không nhỏ người dân chưa được quan tâm đúng mức,
nhất là người dân nông thôn. Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài những số liệu của Cục
thống kê TPCT, thì chưa có một công trình khoa học nào đánh giá mức chi tiêu
dùng giữa thành thị và nông thôn ở TPCT dựa trên chuẩn nghèo Việt Nam cho đúng
nghĩa.
Trong bối cảnh hiện nay, việc phân tích thực trạng mức chi tiêu dùng, tìm ra
các nguyên nhân hay các yếu tố tác động đến mức chi tiêu dùng của hộ gia đình
giữa thành thị và nông thôn trên địa bàn TPCT hiện nay là một vấn đề cấp bách,
nhằm tìm ra những giải pháp thiết thực, góp phần nâng cao thu nhập, chi tiêu hợp lý
để cải thiện mức sống của hộ gia đình. Bên cạnh đó, đề xuất các giải pháp phục vụ
cho công tác hoạch định chính sách nhằm rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, điều
kiện sống của hộ gia đình giữa thành thị và nông thôn phù hợp với tình hình của
TPCT Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “Phân tích mức chi tiêu dùng của hộ gia
đình giữa thành thị và nông thôn ở thành phố Cần Thơ” làm hướng nghiên cứu của
mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích mức chi tiêu dùng của hộ gia đình giữa thành thị và nông thôn Từ
đó đề xuất các chính sách hợp lý để tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập và cải
thiện mức sống xã hội, đảm bảo bình đẳng, giảm thiểu sự phân hóa giàu nghèo ở
thành phố Cần Thơ.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao đời sống người dân ở Thành phố cần thơ
trong những năm tới.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích định tính: Sử dụng phương pháp thu thập thông tin, mô
tả và phân tích dữ liệu thứ cấp. Từ đó thiết kế xây dựng mô hình dữ liệu thứ cấp hồi
quy tuyến tính.
Phương pháp phân tích định lượng: Sử dụng các số liệu điều tra trong Niêm
giám Thống kê của Cục Thống kê thành phố cần thơ để phân tích kết quả, so sánh
mức chi tiêu dùng giữa nông thôn với thành thị và đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao mức chi tiêu dùng cho người dân
4. Kết Quả Nghiên Cứu
Từ kết quả khảo sát mức sống dân cư từ năm 2014 - 2018 như một minh
chứng hùng hồn giúp chúng ta có thêm cái nhìn về bức tranh toàn cảnh, đầy đủ, sinh
động, phản ánh thực trạng đời sống của các tầng lớp dân cư hiện nay.
Có sự khác biệt rõ nét về mức chi tiêu dùng của hộ gia đình giữa thành thị so
với nông thôn trên địa bàn TPCT, thường hộ gia đình ở thành thị có mức chi tiêu
dùng cao hơn ở hộ gia đình ở nông thôn. Qua giả thiết đặt ra là đúng và có cơ sở,
phù hợp với quy luật phát triển chung của thế giới và chuẩn nghèo Việt Nam.Việc
thu nhập người dân tăng lên nên mức chi tiêu cho giáo dục, y tế cũng được nâng
lên. Mức chi tiêu dùng cho giáo dục và y tế luôn được coi trọng và luôn chiếm tỷ
trọng khá cao trong cơ cấu chi tiêu dùng, hơn hẳn chi tiêu dùng cho hàng ăn uống.
Mức chi tiêu dùng cho giáo dục ở thành thị cao hơn nhiều so với nông thôn, đặc biệt
là những hộ gia đình khá giả, công chức, viên chức, có trình độ và thu nhập cao.
5. Kết luận và hàm ý
Qua kết quả phân tích mức chi tiêu dùng của hộ gia đình giữa thành thị và
nông thôn ở thành phố Cần Thơ” năm 2014, năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2018
cho thấy: Kinh tế hộ gia đình mà chủ yếu là thu nhập và chi tiêu là một vấn đề có
vai trò và ý nghĩa quan trọng nhằm so sánh, đánh giá và phát hiện các giải pháp để
nâng cao kinh tế, mức sống hộ gia đình ngày càng hiệu quả hơn.
6. Từ khóa
Chi tiêu dùng của hộ gia đình, chi tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn
ABSTRACT
THE ANALYSIS OF DIFERENCE IN CONSUMPTION EXPENDITURE OF
HOUSEHOLDS BETWEEN URBAN AND RURAL AREAS IN CAN THO
CITY
1. Reason For Wrting
The study on the diference in consumption expenditure between urban and
rural areas in Can Tho City not only assesses the impacts but also determines the
causes, proposes the solutions for limiting the impacts and reducing the difference
in two areas. In the economic growth impluse, the development policies have been
limited to develop human capacities and living standard, . -The daily needs of a
large number of people are not properly taken care of, especially in rural areas.
However, up to now, apart from the data of the Bureau of Statistics, there is no
scientific study that assesses the difference of consumption expenditure between
urban and rural in Can Tho City based on the Vietnam poverty line in the right
meaning.
In the current context, the analysis of the current state of consumption
spending, the finding of the causes or factors affecting household consumption
expenditure between urban and rural areas in Can Tho City is an urgent matter. The
study try to find practical solutions that contribute to improve income and spending
. It is also suggest the soultions for improving the living standard of the household.
In addition, it proposes solutions for policy making to shorten the gap between rich
and poor housesholds, the solutions to improve the living conditions of households
between urban and rural areas of Can Tho City. Based on these reasons, we choose
the topic “The analysis of the difference of consumption expenditure of households
between urban and rural areas in Can Tho city” as our research direction.
2. Problems
Analysing the difference of household consumption expenditure between
urban and rural areas. After that,, proposing appropriate policies for economic
growth, for income development and for improvement of social and living
standards, ensuring equality and minimizing the rich and poor in Can Tho city
Proposing some solutions to improve the living standards of people in Can
Tho City in the coming years.
3. Research Methods
Qualitative research methods
Using data collection, describing, and analysing of secondary data. After that,
designing the linear regression model.
Quantitative research methods
Use the survey data in the Statistical Office of the Cantho City Statistical
Office to analyse the results, to compare the difference of rural-urban spending and
to propose solutions for improving consumption expenditures of households.
4. Results
Based on the results of the Living Standard Survey from 2014 to 2018, we
have the opportunity to gain a better view of the panorama of the life of the
population in Can Tho province.
There is a clear difference in household consumption expenditure between
urban and rural areas in Can Tho province., Urban households tend to have higher
spending levels than rural households. The hypothesis is correct and well-founded,
in line with the general development rules of the world and the Vietnam poverty
line. The income of the people are increasing, so the spending on education and
health is raising. . Spending percentage for education and health are higher than
food and drinking expenditures and still going on Education spending in urban
areas is much higher than in rural areas, especially well-off households, civil
servants, high-qualified and high-income families.
5. Conclusion
Based on the results of analysis of the diffrence of consumption expenditure of
households between urban and rural areas in Can Tho city based on the data of
2014, 2016 and the first 6 months of 2018- we can show that income and
expenditures of houssehold playan important issues to compare, to evaluate and to
find solutions for improvingthe economy and living standards of households
effectively.
6. Keywords
Spending, household consumption, consumption expenditure, urban and rural
areas
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa của từ
BHYT : Bảo hiểm y tế
ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
PPP : sức mua tương đương (Purchasing Power Parity)
TPCT : Thành phố Cần Thơ
TP : Thành phố
WB : Ngân hàng thế giới (World Bank)
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Thang đo bước tiến mới - giảm nghèo và thịnh vượng chung của Ngân
hàng thế giới WB ......................................................................................................29
Bảng 3.2: Mức chi tiêu dùng theo giá hiện hành ở thành phố Cần Thơ ...................30
Bảng 3.3: Số lượng và tỷ lệ mẫu điều tra về mức sống dân cư của hộ gia đình ở
TPCT năm 2014, năm 2016 và ước năm 2018..........................................................34
Bảng 4.1: Tổng chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo khoản chi, thành
thị nông thôn, giới tính, 5 nhóm thu nhập, 5 nhóm chi tiêu năm 2018 .....................41
Bảng 4.2: Tỷ trọng các khoản chi tiêu trong chi tiêu đời sống chia theo khoản chi,
thành thị nông thôn, giới tính, 5 nhóm thu nhập, 5 nhóm chi tiêu theo ước
năm 2018...................................................................................................................43
Bảng 4.3: Chi giáo dục, đào tạo bình quân 1 người đi học trong 12 tháng qua chia
theo các khoản chi theo khu vực, giới tính, 5 nhóm thu nhập, 5 nhóm chi tiêu theo
ước năm 2018............................................................................................................46
Bảng 4.4: Tóm tắt thông kê về chi tiêu giáo dục giữa thành thị và nông thôn 47
Bảng 4.5: kết quả kiểm định t-test về chi tiêu cho giáo dục giữa thành thị và nông
thôn............................................................................................................................48
Bảng 4.6: Chi tiêu y tế bình quân 1 người có khám bệnh trong 12 tháng qua tại các
cơ sở y tế chia theo thành thị nông thôn, 5 nhóm thu nhập, 5 nhóm chi tiêu, giới tính
năm 2018...................................................................................................................49
Bảng 4.7 thống kê nhóm về chi tiêu cho y tế giữa thành thị và nông thôn...............50
Bảng 4.8 kết quả kiểm định T-test về chi tiêu cho y tế giữa thành thị và nông thôn 50
Bảng 4.9 Thống kê mô tả chi tiêu cho ăn uống lễ tết................................................51
Bảng 4.10 kết quả kiểm định T-test về chi tiêu ăn uống, lễ tết giữa thành thị và nông
thôn............................................................................................................................52
Bảng 4.11 thông tin thống kê về chi ăn uống thường xuyên giữa thành thị và nông
thôn............................................................................................................................52
Bảng 4.12 kết quả kiểm định T-test cho chi tiêu thường xuyên giữa thành thị và
nông thôn...................................................................................................................53
Bảng 4.13 thông tin thống kê về chi tiêu hàng không phải lương thực, thực phẩm
hằng ngày ..................................................................................................................53
Bảng 4.14 kết quả kiểm định T-test các nhóm giới tính về chi tiêu hàng không phải
lương thực, thực phẩm ..............................................................................................54
Bảng 4.15 thông tin thống kê chi tiêu lương thực, thực phẩm giữa thành thị và nông
thôn............................................................................................................................55
Bảng 4.16 Kết quả kiểm định T-test cho chi tiêu hàng không phải lương thực, thực
phẩm hằng năm .........................................................................................................55
Bảng 4.17 thông tin thống kê mô tả về Chi khác tính vào chi tiêu giữa thàng thị
nông thôn...................................................................................................................56
Bảng 4.18 kết quả kiểm định T-test cho chi khác tính vào chi tiêu ..........................56
Bảng 4.19 thông tin thống kê mô tả về Chi đồng dùng lâu bền giữa thành thị nông
thôn............................................................................................................................57
Bảng 4.20 kết quả kiểm định T-test giữa thành thị và nông thôn .............................57
Bảng 4.21 thống kê mô tả về chi cho nhà ở điện rác giữa thành thị, nông thôn.......57
Bảng 4.22 kết quả kiểm định T-test về chi cho nhà ở điện nước, rác giữa thành thị
và nông thôn..............................................................................................................58
Bảng 4.23 Kết quả kiểm định phương sai giữa các nhóm chi tiêu ở nông thôn .......58
Bảng 4.24 Kết quả kiểm định ANOVA về các nhóm chi tiêu ở nông thôn..............58
Bảng 4.25 phân tích sâu ANOVA cho các nhóm chi tiêu ở nông thôn ...................59
Bảng 4.26 kiểm định phương sai giữa các nhóm chi tiêu ở thành thị.......................62
Bảng 4.27 Phân tích ANOVA cho các nhóm chi tiêu ở thành thị.............................62
Bảng 4.28 phân tích sâu ANOVA cho các nhóm chi tiêu ở thành thị ......................62
Bảng 4.29 kết quả kiểm định phương sai cho các nhóm chi tiêu chung...................65
Bảng 4.30 kết quả phân tích ANOVA cho các nhóm chi tiêu xét cả
thành thị và nông thôn..............................................................................................65
Bảng 4.31 kết quả phân tích ANOVA cho các nhóm chi tiêu xét cả thành thị và
nông thôn...................................................................................................................65
Bảng 5.1: Bảng tiêu chuẩn “40%” của Ngân hàng thế giới .....................................72
Bảng 5.2: Hệ số gini qua các năm.............................................................................73
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................22
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................25
1
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, nhân loại đang trải qua những chuyển biến mạnh mẽ
của thời kì hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, biến đổi khí hậu, “cách mạng công
nghiệp 4.0” và nhiều vấn đề khác đã tác động không nhỏ đến thu nhập và chi tiêu
của mọi quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế và đời sống xã hội
Việt Nam nói chung và thành phố Cần Thơ (TPCT) nói riêng đứng trước những thời
cơ và thách thức. Việc nghiên cứu về mức chi tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn
ở TPCT không chỉ giúp đánh giá mức độ ảnh hưởng, xác định nguyên nhân, đề xuất
các giải pháp nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, giảm sự chênh lệch trong mức chi
tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn ở thành phố lớn nhất Đồng bằng Sông Cửu
Long (ĐBSCL).
Trước những tác động của tình hình hiện nay đến nền kinh tế và xã hội, vấn đề
được lãnh đạo TPCT quan tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội. Phấn đấu tăng
GDP năm sau cao hơn năm trước, tăng thu nhập, cải thiện mức sống, giảm bội chi
ngân sách, kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả trên thị trường, qua đó thể hiện vị thế
của mình. Thông thường khi GDP bình quân đầu người tăng qua các năm, nhưng
vẫn chưa đủ yếu tố kết luận rằng thu nhập, chi tiêu và đời sống tăng lên; Vì nó chưa
phản ánh được lộ trình phát triển, đánh giá kết quả các hoạch định chính sách trong
những năm qua. Tăng trưởng và phát triển quyết định sự thịnh vượng của quốc gia
nói chung và ở địa phương nói riêng, giữa tăng trưởng, thu nhập và chi tiêu có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, nói đến tăng trưởng là nói đến sự phát triển của kinh tế
và xã hội. Mục tiêu cuối cùng là phát triển để nâng cao mức chi tiêu, cải thiện đời
sống của người dân. Việc phân tích, đánh giá mức chi tiêu dùng giữa thành thị và
nông thôn dựa trên chuẩn nghèo Việt Nam sẽ góp phần quan trọng nhằm cải thiện
đời sống người dân và các nhân tố liên quan. Từ đó đánh giá và đề xuất các giải
pháp có ý nghĩa thiết thực giúp chính quyền TPCT có thể tham khảo để đề ra được
những chính sách phù hợp với lòng dân.
2
Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài những số liệu của Cục thống kê TPCT, thì chưa
có một công trình khoa học nào đánh giá mức chi tiêu dùng giữa thành thị và nông
thôn ở TPCT dựa trên chuẩn nghèo Việt Nam cho đúng nghĩa. Vì vậy, đây là đề tài
tương đối mới, phức tạp, gặp nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu.
Trong bối cảnh hiện nay, việc phân tích thực trạng mức chi tiêu dùng, tìm ra
các nguyên nhân hay các yếu tố tác động đến mức chi tiêu dùng của hộ gia đình
giữa thành thị và nông thôn trên địa bàn TPCT hiện nay là một vấn đề cấp bách,
nhằm tìm ra những giải pháp thiết thực, góp phần nâng cao thu nhập, chi tiêu hợp lý
để cải thiện mức sống của hộ gia đình, trong đó có từng người dân trên địa bàn
TPCT. Bên cạnh đó, đề xuất các giải pháp phục vụ cho công tác hoạch định chính
sách nhằm rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, điều kiện sống của hộ gia đình giữa
thành thị và nông thôn phù hợp với tình hình của TPCT. Xuất phát từ những lí do
trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích mức chi tiêu dùng của hộ gia đình
giữa thành thị và nông thôn ở thành phố Cần Thơ” làm hướng nghiên cứu của
mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích mức chi tiêu dùng của hộ gia đình giữa thành thị và nông thôn dựa
trên chuẩn nghèo Việt Nam. Sự bất bình đẳng về điều kiện sống, mức chi tiêu giữa
hai khu vực thành thị và nông thôn. Từ đó đề xuất các chính sách hợp lý để tăng
trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống xã hội, đảm bảo bình đẳng,
giảm thiểu sự phân hóa giàu nghèo ở TPCT.
- Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu chung, mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
Phân tích thực trạng chi tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn ở TPCT năm 2014
đến đầu 2018; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu dùng của người dân ở
TPCT; Đề xuất một số giải pháp nâng cao đời sống người dân ở TPCT trong những
năm tới.
3
1.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Những điểm giống nhau và khác nhau về mức chi tiêu dùng giữa thành thị và
nông thôn ở TPCT dựa trên chuẩn nghèo Việt Nam?
- Xem xét các mức chi tiêu có khác nhau giữa thành thị và nông thôn, có khác
nhau ở chuẩn chung hay không?
- Giữa thành thị và nông thôn có khác nhau về các mức chi tiêu hay không
- Các trở ngại liên quan đến mức chi tiêu dùng người dân nông thôn nói riêng và
người dân TPCT nói chung?
- Đề xuất giải pháp, chính sách nào để nâng cao mức thu nhập người dân và hạn
chế bất bình đẳng trong mức chi tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn ở TPCT?
1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Đề tài đặt ra các giả thuyết trong nghiên cứu như sau:
Mức chi tiêu dùng ở thành phố Cần Thơ không có sự chênh lệch so vớichuẩn
nghèo của Việt Nam.
Mức chi tiêu dùng bình quân hàng tháng, năm là như nhau và không có sự
chênh lệch trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Mức chi tiêu dùng có sự giống nhau giữa thành thị và nông thôn trên địa bàn
thành phố Cần Thơ.
Mức chi tiêu dùng giữa hàng ăn uống và hàng không phải lương thực, thực
phẩm có sự giống nhau giữa thành thị và nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Mức chi tiêu dùng hàng ăn uống thường xuyên và hàng ăn uống dịp lễ tết là
như nhau và có sự giống nhau giữa thành thị và nông thôn trên ở thành phố Cần
Thơ.
Mức chi tiêu dùng cho giáo dục - đào tạo, y tế và chi khác tính vào chi tiêu
dùng là như nhau và không có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn trên địa
bàn thành phố Cần Thơ.
4
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là các nhân tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu
dùng của các nhân khẩu trong hộ gia đình ở thành thị và nông thôn trên địa bàn
TPCT dựa trên chuẩn nghèo Việt Nam và chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới. Tuy
nhiên, do hạn chế về thời gian, kinh phí nên đề tài chỉ tập trung phân tích, đánh giá
mức chi tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự khác biệt mức chi tiêu dùng giữa
thành thị và nông thôn, sự bất bình đẳng trong chi tiêu dùng giữa thành thị và nông
thôn từ năm 2014 đến đầu năm 2018 (Dựa trên số liệu khảo sát của các năm: năm
2014, năm 2016 và ước năm 2018). Từ đó đề xuất các chính sách hợp lý hạn chế bất
bình đẳng trong thụ hưởng và nâng cao khả năng tài chính chi tiêu dùng của người
dân TPCT.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Phạm vi về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện ở các
quận/huyện trên địa bàn TPCT.
+ Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2014 đến đầu năm 2018.
+ Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ ngày 11/8/2018 đến 20/11/2018.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích định tính: Sử dụng phương pháp thu thập thông tin,
mô tả và phân tích dữ liệu thứ cấp. Từ đó thiết kế xây dựng mô hình dữ liệu thứ cấp
hồi quy tuyến tính.
- Phương pháp phân tích định lượng: Sử dụng các số liệu điều tra trong Niên
giám Thống kê của Cục Thống kê TPCT để phân tích kết quả, so sánh mức chi tiêu
dùng giữa nông thôn với thành thị và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức chi
tiêu dùng cho người dân TPCT.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn và kết quả của đề tài
Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu dùng, từ đó tìm ra
nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.
5
Đưa ra một số đề xuất chính sách phù hợp góp phần phát triển kinh tế bền
vững, phân phối lợi nhuận. Giảm khoảng cách giàu nghèo và mức sống giữa người
dân giữa thành thị và nông thôn.
Kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo, ứng dụng các
chính sách hợp lý cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của TPCT cho: Các cơ
quan, tổ chức hữu quan trong công tác điều hành vĩ mô của địa phương. Người dân
được hưởng các chính sách phù hợp với từng đối tượng.
1.7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung dự kiến của luận
văn được cấu trúc thành 5 chương như sau:
Chương 1. Mở đầu
Chương này trình bày 07 nội dung: Lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi, đối
tượng và phạm vi, phương pháp nghiên cứu, kết cấu của luận văn.
Chương 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
Chương này trình bày 05 nội dung: Tổng quan các nghiên cứu trước đây về
mức chi tiêu dùng, tổng quan về TPCT, cơ sở lý thuyết về mức chi tiêu dùng, các
thành tố chi tiêu dùng, đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày 05 nội dung: Quy trình nghiên cứu, thang đánh giá
chuẩn nghèo ở Việt Nam và tiêu chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới, phương pháp
so sánh, phương pháp phân tích số liệu mức chi tiêu dùng.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận sử dụng kiểm định T-test và kiểm
định Anova.
Chương này trình bày 03 nội dung: Thực trạng về mức chi tiêu dùng giữa
thành thị và nông thôn ở TPCT, giải pháp nâng cao nhu cầu thiết yếu về đời sống và
chi tiêu và các nhân tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu dùng.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Chương này trình bày 02 nội dung: Tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu
từ đó đưa ra kết luận và kiến nghị.
6
Kết luận chƣơng 1
Trong chương 1 tác giả đã trình bày các nội dung bao gồm: Lý do chọn đề tài
là xuất phát từ cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn với tính cấp thiết và tính mới mẽ
của đề tài; mục tiêu nghiên cứu gồm mục tiêu khái quát và mục tiêu cụ thể; câu hỏi
nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Ngoài ra, tác giả còn trình bày về ý nghĩa thực tiễn của đề tài cũng như cấu trúc của
luận văn.
7
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến chi tiêu, bao gồm các hình
thức chi tiêu được định nghĩa cụ thể, trình bày những nghiên cứu liên quan đến chi
tiêu và các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu, cũng như các giả thuyết nghiên cứu đặt
ra.
2.1 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây về mức chi tiêu dùng
Qua thu thập, khảo sát nhiều nguồn tài liệu cho thấy, hiện có rất nhiều các
nhà khoa học đã nghiên cứu về chi tiêu. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu lại tập
trung nghiên cứu về mức chi tiêu công, còn lĩnh vực mức chi tiêu dùng vẫn còn là
một mảng đề tài khá mới mẻ. Gần như các nghiên cứu mới chỉ tản mạn đâu đó dưới
những cách tiếp cận và quan điểm khác nhau nên kết quả của những nghiên cứu đó
cũng chỉ mới dừng lại ở những nhận định, góc nhìn, góc độ khác nhau hay một vấn
đề, một mặt hàng, một dòng sản phẩm… riêng lẻ về mức chi tiêu dùng. Còn thiếu
những nghiên cứu mang tính đồng bộ, toàn diện trên bình diện quốc gia, khu vực
hay một tỉnh thành về lĩnh vực mức chi tiêu dùng. Sơ khảo nguồn tài liệu đã minh
chứng cho điều đó.
Theo nghiên cứu của Ebru ÇAĞLAYAN (2012) đã phân tích vi mô của chi
tiêu tiêu dùng hộ gia đình, các yếu tố quyết định cho cả khu vực nông thôn và đô thị
ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu đã điều tra các yếu tố quyết định chi tiêu tiêu dùng hộ
gia đình ở Thổ Nhĩ Kỳ và ước tính mô hình cho cả khu vực nông thôn và thành thị
riêng biệt để kiểm tra khoảng trống khu vực cho toàn bộ phân bố chi tiêu tiêu dùng.
Nghiên cứu đã chỉ ra hồi quy định lượng được sử dụng để kiểm tra mối tương quan
của tiêu thụ cho cả khu vực nông thôn và thành thị. Kết quả cho thấy, tiêu thụ chi
tiêu nói chung tăng, nhất là ở đô thị, trong khi giảm chi tiêu tiêu thụ ở nông thôn. Ở
nông thôn chỉ có tuổi tác, thu nhập, tình trạng hôn nhân, bảo hiểm và quy mô hộ gia
đình là thu được đáng kể. Theo nghiên cứu của công ty Công Lập Thành năm 2013
về “Phân tích thị trường người tiêu dùng và hành vi của người mua” đã chỉ ra thị
trường người tiêu dùng và hành vi mua sắm của người tiêu dùng thì mới có thể xây
8
dựng được những kế hoạch Marketing có căn cứ. Thị trường người tiêu dùng mua
hàng hóa và dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân. Nó là thị trường cuối cùng mà các hoạt
động kinh tế được tổ chức ra để phục vụ nó. Khi phân tích một thị trường người tiêu
dùng cần phải biết khách hàng, các đối tượng, và mục tiêu của người mua, các tổ
chức hoạt động, các đợt mua hàng và những cửa hàng bán lẻ. Hành vi của người
mua chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố chủ yếu: Văn hóa, xã hội, cá nhân, và tâm lý.
Tất cả những yếu tố này đều cho ta những căn cứ để biết cách tiếp cận và phục vụ
người mua một cách hiệu quả hơn. Mức độ cân nhắc khi mua sắm và số người tham
gia mua sắm tăng theo mức độ phức tạp của tình huống mua sắm.
Theo Angus (2015) đã nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa tiêu dùng, nghèo
đói và phúc lợi”. Nghiên cứu đã đề xuất giải pháp cho việc hàng trăm năm phát
triển không đồng đều giữa các nước đã đẩy khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng.
Nghiên cứu đã chỉ ra nhiều quốc gia bị bỏ lại phía sau và những người muốn có
cuộc sống tốt hơn đang phải chịu áp lực rất lớn. Theo ông, việc giảm nghèo tại các
quốc gia sẽ giải quyết được vấn đề này, nhưng sẽ phải mất rất nhiều thời gian.
Trong ngắn hạn, bình ổn chính trị tại các vùng đang có chiến tranh sẽ giúp cải thiện
tình trạng này. Nghiên cứu còn chỉ ra: “Để thiết kế chính sách kinh tế hỗ trợ phúc
lợi và giảm nghèo, đầu tiên chúng ta phải hiểu sự lựa chọn tiêu dùng của mỗi cá
nhân. Hơn ai hết, Angus Deaton đã nâng tầm nhận thức này. Bằng việc liên kết lựa
chọn cá nhân với tổng thu nhập, nghiên cứu của ông đã giúp cải tổ lĩnh vực kinh tế
vi mô, kinh tế vĩ mô và kinh tế học phát triển”. Tuy nhiên, điều này sẽ rất khó thực
hiện vì có rất nhiều người trên thế giới vẫn đang nghèo đói. Nhiều người lớn và cả
trẻ em đều đang mắc các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Ngọc Thuyết năm 2015
về “Đánh giá tác động của thu nhập, giá cả thực phẩm đến quyết định chi tiêu ăn
uống của các hộ gia đình tại Việt Nam”. Nghiên cứu sử dụng mô hình LA/AIDS để
đánh giá tác động của giá cả thực phẩm, thu nhập hộ gia đình lên quyết định chi tiêu
ăn uống của hộ bằng việc xây dựng ma trận các độ co dãn của các nhóm thực phẩm.
Kết quả thống kê từ bộ dữ liệu thu thập số liêu năm 2012 cho thấy: Gạo, tôm cá, thịt
9
các loại là những thực phẩm chính của hộ gia đình VN. Kết quả nghiên cứu cho
thấy phần lớn các nhóm thực phẩm đều là những hàng hóa thông thường và co dãn
theo giá. Trong đó, tôm cá, thịt các loại, và đồ uống là những nhóm hàng có tỉ trọng
chi tiêu tăng theo mức thu nhập của hộ. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy những hộ
thuộc nhóm thu nhập cao bị tác động bởi sự thay đổi giá mạnh hơn so với những hộ
thuộc nhóm thu nhập thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy gạo, thịt các loại, tôm cá và
các khoản ăn uống ngoài gia đình được xem là các nhóm thực phẩm chính đối với
các hộ gia đình Việt Nam. Tính chất chi tiết của các nhóm thực phẩm như sau: Phần
lớn các nhóm thực phẩm trong nghiên cứu là các hàng hóa thông thường và co dãn
theo giá. Trong đó, các nhóm như tôm cá, thịt các loại, đồ uống được xét vào nhóm
hàng xa xỉ; Các nhóm thực phẩm như lương thực khác gạo, dầu mỡ, gia vị là không
co dãn; Đa phần các nhóm thực phẩm trong nghiên cứu là thay thế nhau, đặc biệt ở
nhóm thịt và ăn uống ngoài gia đình. Gạo, gia vị và lương thực khác gạo từng cặp là
các hàng hóa bổ sung. Ngoài ra, độ co dãn của cầu theo giá ở đa số các nhóm thực
phẩm riêng rẽ đều tương đối cao hơn so với độ co dãn của cầu theo giá của thực
phẩm nói chung. Nghiên cứu gợi mở hướng nghiên cứu mới bằng việc đánh giá xu
hướng tiêu dùng thực phẩm theo mô hình LA/AIDS với chỉ số giá Laspeyres bằng
dữ liệu bảng; Đồng thời, đi sâu phân tích các vấn đề phúc lợi xã hội đối với sự thay
đổi giá của một số thực phẩm chính.
Qua khảo sát tài liệu trên cho thấy, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào
về mức chi tiêu dùng ở thành phố Cần Thơ, đặc biệt là mức chi tiêu dùng của hộ gia
đình giữa thành thị và nông thôn. Kế thừa những nguồn tư liệu trên, sử dụng nguồn
dữ liệu thứ cấp tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu cho mình.
2.2 Cơ sở lý thuyết về mức chi tiêu dùng
2.2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.2.1.1 Khái niệm thu nhập và mức sống dân cƣ
- Khái niệm thu nhập: Trong thống kê, “thu nhập là khoản của cải thường
được tính thành tiền mà một cá nhân, doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được
trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó”.
10
Thu nhập có thể gồm các khoản như tiền lương, tiền công, tiền cho thuê tài sản, lợi
nhuận kinh doanh. Thu nhập có thể có được từ nhiều nguồn khác nhau, có thể từ lao
động, từ việc sở hữu những giấy tờ có giá trị, từ thừa kế, được tặng cho...
Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập
trong năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng. Thu nhập
của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà hộ và các
thành viên của hộ nhận được trong thời kỳ nhất định, thường là một năm.
Năm nhóm thu nhập: là người ta chia tổng thành các phần đều nhau, mỗi phần
chiếm 20%.
- Khái niệm mức sống dân cư: Theo Từ điển Kinh tế học của Nguyễn Văn
Ngọc, “mức sống là một khái niệm, liên quan đến sự phát triển và thỏa mãn nhu cầu
của xã hội nói chung và nhu cầu của con người nói riêng”.
Theo C.Mác, “mức sống không chỉ là sự thỏa mãn những nhu câù của đời
sống vật chất mà cả các nhu cầu nhất định được sinh ra bởi chính những điều kiện
mà con người đang sống và trưởng thành”.
2.2.1.2Khái niệm chi tiêu, chi tiêu dùng và chi tiêu hộ gia đình
Khái niệm chi tiêu: Theo Tổng cục Thống kê (2012), “chi tiêu” là sự giảm đi
đơn thuần của các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó được
dung vào mục đích gì. Tổng số chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu
cho quá trình cung cấp (chi mua sắm hàng hóa vật tư,...), chi tiêu cho quá trình sản
xuất kinh doanh (chi cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, công tác quản lý,...) và chi tiêu
cho quá trình tiêu thụ (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, quảng cáo,…).
Khái niệm chi tiêu dùng: Theo Từ điển Kinh tế học của Nguyễn Văn Ngọc,
“chi tiêu cho tiêu dùng là tổng mức chi tiêu để mua hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả
mãn nhu cầu hiện tại của khu vực hộ gia đình trong nền kinh tế, trừ chi tiêu cho nhà
ở - một khoản theo truyền thống được tính vào chi tiêu cho đầu tư”.
Chi tiêu cho tiêu dùng (C) là thành tố lớn nhất của tổng cầu (AD). Hàm tiêu
dùng có công thứ là C = a + b.Y (Trong đó là Y là thu nhập; C là chi tiêu; a là tiêu
dùng tự định, b là chi tiêu cận biên).
11
Mức tiêu dùng một số mặt hàng chủ yếu bình quân đầu người 1 tháng là giá trị
từng mặt hàng chủ yếu mà hộ dân cư hoặc các thành viên đã chi vào mục đích tiêu
dùng trong năm chia cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng.
Công thức tính:
Mức chi tiêu dùng
bình quân đầu
người của hộ về
mặt hàng i
Trị giá mặt hàng i được hộ các thành
viên hộ tiêu dùng trong năm
= : 12 tháng
Số nhân khẩu bình quân năm của hộ
Khái niệm chi tiêu hộ gia đình: Theo giải thích nội dung của Tổng cục Thống
kê (2012), “chi tiêu hộ gia đình là tổng số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành
viên của hộ đã chi cho tiêu dùng trong một thời gian nhất định, bao gồm cả tư sản,
tự tiêu về lượng thực, thực phẩm, phi lương thực, thực phẩm và các chi tiêu khác
(biểu, đóng góp…). Các khoản chi tiêu hộ gia đình không bao gồm chi phí sản xuất,
thuế sản xuất, gửi tiết kiệm, cho vay, trả nợ và các khoản chi tương tự”.
Chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện
vật mà hộ gia đình và các thành viên của hộ đã chi cho tiêu dùng bình quân cho một
người trong một thời gian nhất định.
Như vậy, chi tiêu dùng của dân cư là toàn bộ các khoản chi tiêu bằng tiền hoặc
bằng hiện vật (quy ra tiền) cho đời sống vật chất và tinh thần của dân cư.
Năm nhóm chi tiêu: là người ta chia tổng thành các phần đều nhau, mỗi phần
chiếm 20%.
2.2.1.3 Khái niệm thành thị và nông thôn
Khái niệm thành thị
Theo giải thích nội dung thuật ngữ trong Thống kê: “Thành thị (còn gọi là Đô
thị) muốn chỉ hai yếu tố hành chính và kinh tế là hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên đô
thị trong quá trình lịch sử. Thành thị là một chỉnh thể không gian xã hội, biểu hiện
sự thống nhất của một kiểu tổ chức đặc biệt xã hội dân cư, của những điều kiện địa
12
lí - tự nhiên và môi trường do con người tạo ra. Một điểm dân cư nào đó được coi là
thành thị phải có được các đặc trưng chỉ báo sau:
Số lượng dân cư tập trung với mật độ cao trên một phạm vi lãnh thổ hạn chế.
Trên thế giới người ta dựa vào các chỉ báo này để phân chia các loại đô thị theo số
lượng dân cư: đô thị nhỏ từ 100 ngàn đến dưới 500 ngàn người, đô thị lớn từ 1 triệu
đến dưới 5 triệu người. Đô thị siêu lớn từ 5 triệu trở lên. Dân cư lao động đa dạng,
đại bộ phận sản xuất phi nông nghiệp, giữ vai trò chủ đạo về kinh tế - văn hóa - xã
hội với một vùng nhất định. Môi trường sống tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển xã hội và cá nhân. Theo qui định của Tổng cục thống kê thì điểm dân cư được
coi là đô thị khi có số dân tập trung từ 100 ngàn người trở lên, trong đó ít nhất là
60% dân cư tham gia hoạt động trên các lĩnh vực phi nông nghiệp.
Từ căn cứ trên, đề tài nghiên cứu về mức chi tiêu dùng của hộ gia đình ở thành
thị trên địa bàn TPCT bao gồm những đơn vị hành chính 5 quận, 49 phường, 5 thị
trấn và 339 khu vực.
Khái niệm nông thôn: Theo tài liệu Xã hội học của Tạ Minh (1999),“nông
thôn là địa bàn cư trú đầu tiên của con người. Nó hình thành một cách tự nhiên do
sự hình thành của nền sản xuất nông nghiệp chăn nuôi, trồng trọt”.
Theo Từ điển Tiếng Việt (1994), nông thôn là một kiểu cộng đồng lãnh thổ xã
hội nhất định, có tính lịch sử, hình thành trong quá trình phân công lao động xã hội,
mật độ dân cư thấp và lao động nông nghiệp đóng vai trò chính.
Như vậy, nông thôn là một kiểu cộng đồng lãnh thổ - xã hội nhất định, có tính
cách lịch sử, hình thành trong quá trình phân công lao động xã hội. Cộng đồng nông
thôn thường đặc trưng hóa ở những hoạt động nông nghiệp, mối liên hệ gia đình
bền chặt và có chung tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp và truyền thống. Trong đề tài,
đơn vị hành chính ở nông thôn trên địa bàn TPCT gồm: 4 huyện, 36 xã và 291 ấp.
13
2.2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến mức chi tiêu dùng
2.2.2.1 Yếu tố thu nhập và việc làm
Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu dùng của hộ gia đình giữa
thành thị và nông thôn trên địa bàn TPCT, thu nhập và việc làm là yếu tố ảnh hưởng
mạnh mẽ nhất.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu dùng của hộ gia đình đó là thu nhập khả
dụng và tiết kiệm của hộ gia đình. Thu nhập khả dụng của hộ gia đình là tổng số thu
nhập mà một hộ gia đình hoặc từng thành viên của hộ gia đình có thể sử dụng cho
chi tiêu dùng. Thu nhập khả dụng của hộ gia đình được xác định bằng tổng số thu
nhập của hộ gia đình bao gồm thu nhập từ tiền sản xuất kinh doanh, tiền lương, tiền
phụ cấp, tiền trợ cấp (trợ cấp nghỉ hưu, thất nghiệp, khó khăn, học bổng)... sau đó
trừ đi khoản thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội. Thu nhập khả dụng được sử
dụng vào hai mục đích là chi tiêu dùng và tiết kiệm. Khi sử dụng hàng ăn uống,
hàng phi lương thực thực phẩm như quần áo, đi xem phim,... hộ gia đình đã chi tiêu
dùng sản phẩm của nền kinh tế. Tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập khả dụng sau
khi trừ đi tiêu dùng. Do đó, thu nhập khả dụng tăng thì chi tiêu dùng tăng và tiết
kiệm tăng. Ngoài ra, khi thu nhập dự đoán tăng thì chi tiêu cũng tăng.
Giữa việc làm, thu nhập và chi tiêu dùng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
hầu hết những người có việc làm ổn định, có thu nhập càng cao thì mức chi tiêu
dùng cũng càng cao. Tuy nhiên, cũng không hoàn toàn như vậy, cũng có trường hợp
hai người có mức lương như nhau, nhưng một người sống ở nông thôn, một người
sống ở thành thị lại có mức chi tiêu khác nhau.
2.2.2.2 Yếu tố giới tính, tâm lý và quy mô hộ gia đình
Bên cạnh yếu tố việc làm, yếu tố giới tính, tâm lý và quy mô hộ gia đình cũng
ảnh hưởng tương đối lớn đến mức chi tiêu dùng của hộ gia đình giữa thành thị và
nông thôn trên địa bàn TPCT.
Về giới tính: Đối với những hộ gia đình trẻ hoặc trong độ tuổi trung niên do
nam giới làm chủ, thường có mức chi tiêu dùng tập trung vào một số thời điểm nhất
14
định, nhưng nếu nữ làm chủ gia đình thì mức chi tiêu sẽ rải đều quanh năm. Trong
khi đó, những hộ gia đình có độ tuổi cao thì ít phải tiêu cho việc mua sắm các mặt
hàng lâu bền, thường chỉ tập trung chi tiêu vào hàng ăn uống thường xuyên nhất là
vào các dịp lễ tết khi con cháu tập trung về nhiều. Đối với hộ gia đình có giới tính
chủ yếu là nữ thì việc chi tiêu dùng tập trung vào các mặt hàng phi lương thực thực
phẩm để làm đẹp như son phấn, quần áo, đồ trang sức… Còn đối với hộ gia đình
chủ yếu là các thành viên nam giới thì chi tiêu dùng lại tập trung chủ yếu vào hàng
ăn, uống, hút nhất là các loại rượu, bia… và chi cho các mặt hàng phi lương thực
thực phẩm mang tính lâu bền như xây dựng, sửa chữa nhà cửa, chi tiêu cho việc
cưới hỏi. Đối với những hộ gia đình mới tách ra ở riêng tuổi còn trẻ, thông thường
nhu cầu chi tiêu lớn nhưng do mức thu nhập thấp nên việc chi tiêu cũng bị hạn chế.
Điểm chung của các hộ gia đình trung niên và mới tách ra ở riêng ở chỗ chi tiêu cho
giáo dục của con cái nhiều và nhu cầu mở rộng giao tiếp, ổn định chỗ ở, việc làm
lớn, còn đối với những hộ gia đình cao tuổi trong đó có một bộ phận được hưởng
lương cao thì mức chi cho giáo dục lại thấp, bù lại chi cho y tế lại cao.
Về tâm lý: Các thành viên trong hộ gia đình có ảnh hưởng lớn đến chi tiêu
dùng. Thông thường gia đình được cha mẹ định hướng cho con mua sắm. Do từ cha
mẹ mà một người con được định hướng theo tôn giáo, kinh tế, tham vọng cá nhân,
tình yêu... Nên không tránh khỏi ảnh hưởng đến việc chi tiêu dùng cho việc ăn
uống, mua sắm... Tâm lý ảnh hưởng từ cha mẹ, ông bà đối với chi tiêu mua sắm là
rất lớn, đôi khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến mua sắm hàng ngày là gia đình riêng của
người đó. Gia đình là một tổ chức mua hàng tiêu dùng quan trọng nhất trong xã hội,
vai trò và ảnh hưởng tương đối của chồng, vợ và con cái đến việc mua sắm rất nhiều
loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau.
Về quy mô: Đối với những hộ gia đình có quy mô lớn với nhiều thành viên từ
hai đến ba thế hệ trở lên, thông thường mức chi tiêu dùng cao hơn những hộ gia
đình có quy mô nhỏ ít thành viên, ít thế hệ. Đôi khi cũng không hoàn toàn như vậy
bởi nếu hộ gia đình có quy mô lớn nhưng có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có mức
thu nhập thấp hoặc các thành viên trong gia đình không có việc làm ổn định thì mức
15
chi tiêu dùng có thể ít hơn hoặc nganh bằng với những hộ gia đình có quy mô nhỏ
nhưng có hoàn cảnh khá giả có thu nhập cao.
Tóm lại nhân tố về giới tính, về độ tuổi và quy mô có ảnh hưởng không nhỏ
đến mức chi tiêu dùng không chỉ ở nông thôn mà ngay cả ở thành thị.
2.2.2.3 Yếu tố khu vực và phong tục tập quán
Yếu tố khu vực và phong tục tập quán bao gồm yếu tố địa bàn nơi cư trú, yếu
tố văn hóa, yếu tố phong tập tập quán của gia đình và nơi sinh sống,… là yếu tố ảnh
hưởng không nhỏ đến mức chi tiêu dùng của hộ gia đình. Những yếu tố này, góp
phần quyết định những mong muốn và hành vi chi tiêu dùng của một người hay một
hộ gia đình. Ở khu vực thành thị có mức chi tiêu dùng cao hơn ở nông thôn.
Tuy nhiên, ở những thời điểm khác nhau thì chi tiêu dùng cũng khác nhau,
thường mức chi tiêu dùng thường xuyên bao gồm các nhân tố như: chi tiêu dùng
hàng ăn uống, chi tiêu dùng cho hàng không phải là lương thực thực phẩm, chi tiêu
cho giáo dục và y tế, chi tiêu khác tính vào chi tiêu dùng, chi tiêu dùng mua sắm
hàng lâu bền, nhà ở, điện, nước và rác thải ở thành thị luôn cao hơn ở nông thôn,
nhưng vào dịp lễ tết thì chi tiêu dùng ở nông thôn thường lại cao hơn ở thành thị.
Ở khu vực thành thị thường thì hàng ngày hoặc cuối tuần đi mua sắm rất
nhiều, hàng ăn uống, hàng không phải lương thực thực phẩm rất thường xuyên, còn
dịp lễ tết rất ít quan trọng đối với thành thị, có thể người dân thành thị về nông thôn
(ăn tết, thăm gia đình,…) nên trong dịp lễ tết mức chi tiêu dùng ít hơn so với nông
thôn. Ngược lại, ở nông thôn, nhất là ở những nơi xa trung tâm, ít cửa hàng tạp
hóa,… kinh tế nông nghiệp có thể tự cung tự cấp thì mức chi tiêu dùng dùng thường
xuyên ít hơn ở thành thị. Còn dịp lễ lết là những lúc nông nhàn, là lúc con cháu đi
làm ăn hoặc ở xa về,… nên đây là dịp để chi tiêu dùng tăng lên so với thành thị.
2.2.2.4 Yếu tố trình độ chuyên môn, kỹ thuật và mối quan hệ của gia đình
Đối với những hộ gia đình có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kĩ thuật, tay
nghề cao thì mức thu nhập cao nên việc chi cho tiêu dùng thường cũng tương xứng
với mức thu nhập đó. Những hộ gia đình này thường chi tiêu vào những việc làm
16
nhà kiên cố, tiện nghi hiện đại như: Tivi, internet, máy lạnh, tủ lạnh, máy tính, máy
giặt, điện thoại, hệ thống nước nóng lạnh, bàn ghế tủ giường cao cấp...
Đối với những hộ gia đình có thể có trình độ chuyên môn, kĩ thuật, tay nghề
thấp thì thường có thu nhập khiêm tốn, do vậy việc chi tiêu cũng có phần hạn chế.
Họ thường tập trung chi tiêu vào những mặt hàng thiết yếu, chủ yếu là hàng ăn uống
hoặc hàng phi lương thực thực phẩm như: làm nhà bán kiên cố với các vật dụng ở
mức cơ bản, đôi khi thiếu các tiện nghi cần thiết. Tuy nhiên, việc chi tiêu cũng
không hoàn toàn như vậy, đôi khi có những hộ gia đình có mức thu nhập cao nhưng
do yếu tố văn hóa, tâm lý hoặc phong tục tập quán, họ vẫn có mức chi tiêu dùng ở
mức vừa phải, thậm chí một số hộ còn ngang bằng hoặc thấp hơn cả những hộ có
trình độ chuyên môn, kĩ thuật thấp. Một phần do áp lực công việc lớn nên họ không
có thời gian để chi tiêu. Ngược lại, một số hộ gia đình có chuyên môn kĩ thuật thấp
nhưng do không bị áp lực về công việc có nhiều thời gian rảnh và sống thường
phóng khoáng nên mức chi tiêu dùng cũng có khi bằng hoặc hơn những hộ gia đình
có trình độ kĩ thuật cao.
Như vậy, việc chi tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ trình độ
chuyên môn, kỹ thuật và mối quan hệ của gia đình.
2.2.2.5 Các yếu tố khác ảnh hƣởng đến chi tiêu dùng
Ngoài những yếu tố trên, việc chi tiêu dùng cũng chịu tác động từ xu thế của
thời đại, địa vị xã hội, sự kỳ vọng, hoàn cảnh sống, nghề nghiệp, phong cách, tuổi
tác, hành vi của mỗi thành viên của hộ gia đình trên địa bàn TPCT. Có không ít
thành viên trong hộ gia đình thích các xu thế của thời đại đã không cho việc chi tiêu
để mua sắm cho được những sản phẩm mới như điện thoại, máy tính, thời trang...
Những yếu tố cá nhân về tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống. Thành viên hộ
gia đình sẽ mua những hàng hóa và dịch vụ khác nhau trong suốt đời mình. Thị hiếu
của các thành viên trong hộ gia đình về các loại hàng hóa, dịch vụ tuỳ theo tuổi tác.
Việc chi tiêu cũng được định hình theo giai đoạn của chu kỳ sống của gia đình.
17
Nghề nghiệp của một người cũng ảnh hưởng đến cách thức chi tiêu dùng của
họ. Những người có nghề nghiệp khác nhau sẽ có nhu cầu chi tiêu khác nhau đối
với những hàng hóa như quần áo, giày dép, thức ăn, máy tính, điện thoại,…
Việc lựa chọn chi tiêu mua sản phẩm chịu tác động rất lớn từ hoàn cảnh kinh
tế. Hoàn cảnh kinh tế của hộ gia đình gồm thu nhập có thể chi tiêu được của họ
(mức thu nhập, mức ổn định và cách sắp xếp thời gian), tiền tiết kiệm và tài sản,
thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm.
Nhu cầu là một thuộc tính tâm lý, là những điều mà con người đòi hỏi để tồn
tại và phát triển. Tại bất kỳ một thời điểm nhất định nào con người cũng có nhiều
nhu cầu. Tại những thời điểm khác nhau, người ta lại bị thôi thúc bởi những nhu cầu
khác nhau để những nhu cầu quan trọng nào đó thì nó sẽ không còn là động cơ hiện
thời nữa, và người ta lại cố gắng thỏa mãn nhu cầu quan trọng nhất tiếp theo.
Thông qua hoạt động và tri thức, người ta có được niềm tin và thái độ. Những
yếu tố này lại có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của con người.
2.2.3 Chuẩn nghèo Việt Nam và tiêu chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới
2.2.3.1 Chuẩn nghèo của Việt Nam
- Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015: Theo quy định tại Quyết
định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 01 năm
2011 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn từ
2011 – 2015 tiêu chuẩn hộ nghèo như sau:
Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/
người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/
tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng
đến 520.000 đồng/người/tháng.
Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng
đến 650.000 đồng/người/tháng.
18
Đối chiếu với quy định trên, gia đình chỉ thuộc khu vực nông thôn nên so với
mức thu nhập 500.000 đồng/người/tháng thì gia đình chỉ không thuộc diện hộ nghèo
mà chỉ thuộc diện hộ cận nghèo của địa phương. Hiện nay, hộ cận nghèo cũng được
hưởng một số chế độ ưu đãi như: được Nhà nước hỗ trợ 50% mệnh giá thẻ bảo hiểm
y tế và một số chế độ khác.
-. Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ ngày 19 tháng 11 năm 2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp
cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 chuẩn hộ nghèo như sau:
- Khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập
bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; Có thu nhập bình quân
đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo
lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình
quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; Có thu nhập bình quân đầu
người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo
lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
2.2.3.2 Tiêu chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới (WB)
Xác định rổ lương thực, thực phẩm tham chiếu:
Chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới năm 2016 là 969.167 VND, hay 3,34
USD theo sức mua tương đương (PPP) năm 2011.
Tình cảnh nghèo đói cùng cực được WB xác định trước đây là sống bằng hoặc
dưới mức 1,25 USD/ngày nhưng theo điều chỉnh mới của WB thì chuẩn nghèo hiện
tại là 1,9 USD/ngày. Việc thay đổi đã được WB tính đến những dữ liệu mới dựa
trên khác biệt về chi phí sinh hoạt khắp các quốc gia trong khi vẫn giữ nguyên sức
mua thực tế theo tiêu chuẩn cũ.
An toàn về kinh tế được định nghĩa là có mức tiêu thụ bình quân đầu người
hàng ngày ít nhất là 5,5 USD theo PPP năm 2011.
19
Tầng lớp trung lưu toàn cầu được định nghĩa là có mức tiêu thụ bình quân đầu
người là ít nhất 15 USD theo PPP năm 2011.
Tính toán chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm của WB: Chuẩn nghèo lương
thực, thực phẩm được xác định bằng giá trị của một rổ hàng lương thực, thực phẩm
thiết yếu đảm bảo khẩu phần ăn duy trì với nhiệt lượng tiêu dùng một người một
ngày là 2100 Kcal.
Tính toán chuẩn nghèo chung bao gồm chi tiêu cho lương thực, thực phẩm và
chi tiêu cho các nhu cầu phi lương thực, thực phẩm thiết yếu khác:
2.3 Các thành tố chi tiêu dùng
2.3.1 Chi tiêu dùng hàng ăn, uống, hút
Trong tiêu dùng, thành tố chi tiêu cho hàng ăn uống hút là thường xuyên và cơ
bản nhất, bao gồm chi tiêu dùng hàng ăn uống thường xuyên và hàng ăn uống dịp lễ
tết. Hàng ăn uống rất đa dạng và phong phú như: Lương thực, thực phẩm, chất đốt,
ăn uống ngoài ra đình, uống và hút (thuốc lá).
Lương thực: Gạo các loại và lương thực khác (quy gạo) bắp, khoai, sắn,...
Thực phẩm: Thịt các loại; dầu ăn, mỡ; tôm, cá; trứng gia cầm các loại; đỗ các
loại, lạc vừng; rau các loại; đậu phụ; đường, mật, sữa, bánh mứt kẹo; các loại trái
quả; nước mắm, nước chấm,...
Đất đốt: Ga, than, củi, rơm dạ...
Uống: Nước lọc, chè, cà phê, rượu bia, nước ngọt, đồ uống khác...
Ngoài ra, còn có việc ăn uống ngoài gia đình, hút (thuốc lá),...
Đối với thành tố này, có sự khác biệt rõ ở mức chi tiêu dùng thường xuyên và
mức chi tiêu dùng dịp lễ tết.
2.3.2 Chi tiêu dùng hàng không phải lƣơng thực, thực phẩm
2.3.2.1 Chi tiêu dùng hàng phi lƣơng thực, thực phẩm
Thành tố chi tiêu dùng hàng không phải lương thực, thực phẩm cũng rất đa
dạng, mặc dù chi tiêu có thể không thường xuyên hàng ngày nhưng mức chi tiêu
thường lại rất lớn, bao gồm:
20
May mặc, mũ nón, giày dép: Quần áo các loại, khăn các loại, mũ nón các loại,
giày dép các loại, phông rèm cửa các loại,...
Nhà ở các loại, điện nước, nhà vệ sinh, bếp,...
Thiết bị và đồ dùng gia đình: Chén, tô, đĩa, đũa, ly, ấm, nồi các loại, máy lạnh,
tivi, tủ lạnh, máy tính, máy giặt, hệ thống nước nóng lạnh, bàn, ghế, tủ, giường...
Đi lại và bưu điện: Xe các loại, xuồng ghe các loại, điện thoại, internet,..
Ngoài ra, còn có đồ dùng cho văn hóa, thể thao, giải trí và chi phí về đồ dùng
và dịch vụ khác.
2.3.2.2 Chi tiêu dùng cho giáo dục
Chi tiêu dùng cho giáo dục và đào tạo bao gồm: chi tiêu mua tập sách, viết,
cặp, thước, com pa, học phí, bàn học, kệ sách...
Theo Tổng cục Thống kê (2014), chi tiêu dùng của hộ gia đình cho giáo dục là
tổng số tiền và giá trị hiện vật mà hộ gia đình và các thành viên của hộ gia đình đã
chi cho giáo dục, đào tạo trong một thời gian nhất định.
Theo Lassibille (1994), chi tiêu dùng cho giáo dục của hộ gia đình gồm những
mục cơ bản như sau: các khoản chi được quy ước thành tiền mặt, học phí, phí bảo
hiểm, những khoản đóng góp bắt buộc hoặc tự nguyện; các khoản chi mua những
đồ dùng phục vụ trực tiếp cho học tập; các khoản chi phụ trợ khác như chi phí đi lại
của cả người học và người đưa đón, tiền ăn cho người học bán trú, nội trú,…; chi trả
lãi vay trong trường hợp hộ gia đình phải vay tiền để chi cho việc học của các thành
viên trong hộ gia đình.
Theo Ủy ban châu Âu (2010), chi phí cho giáo dục của hộ gia đình gồm chi
phí trực tiếp như: học phí (học chính khóa, học thêm), chi phí mua đồ dùng, dụng cụ
học tập, đồng phục,…; chi phí gián tiếp như: chi phí ăn uống cho người học bán trú,
nội trú, chi phí đi lại, chi phí mua đồ dùng, dụng cụ hỗ trợ việc tự học, chi phí quà
tặng vì mục đích học tập cho người ngoài hộ gia đình.
Như vậy, chi tiêu dùng cho giáo dục của hộ gia đình là tổng số tiền và giá trị
hiện vật mà hộ gia đình và các thành viên của hộ gia đình đã chi cho giáo dục, đào
tạo trong một thời gian nhất định, bao gồm cả chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
21
2.3.2.3 Chi tiêu dùng cho y tế
Chi tiêu dùng cho y tế và chăm sóc sức khỏe bao gồm chi tiêu mua tủ thuốc
gia đình, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, các đồ chuyên dụng để chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe... Chi tiêu cho y tế ngoài khám chữa bệnh bình quân 1 nhân
khẩu trong 12 tháng qua: Chi tiêu cho y tế ngoài khám chữa bệnh bình quân 1 nhân
khẩu trong 12 tháng qua (Tổng chi tiêu cho y tế ngoài khám chữa bệnh của các hộ
gia đình trong 12 tháng qua/Tổng số nhân khẩu của tất cả các hộ gia đình) (nghìn
đồng). Chi tiêu cho y tế ngoài khám chữa bệnh bao gồm: Chi mua thuốc dự trữ; Chi
mua dụng cụ y tế; Chi mua bảo hiểm y tế tự nguyện, BHYT học sinh…..
2.3.2.4 Chi khác tính cho chi tiêu dùng
Chi khác tính vào chi tiêu dùng bao gồm các khoản chi như: chi về lệ phí, dịch
vụ hành chính, pháp lý cho đời sống; chi đóng góp các loại quỹ, công ích, nghĩa vụ;
thuế các loại; tổ chức tiệc, chiêu đãi, cưới hỏi, ma chay, giỗ chạp của hộ gia đình;
cho, biếu,mừng giúp, phúng viếng, góp giỗ… hộ khác và khoản chi bồi thường thiệt
hại cho người khác,…
Qua phân tích thực tế các thành tố cho thấy, cùng một thành tố, nhưng mức chi
tiêu dùng có sự khác nhau giữa thành thị và nông thôn, thậm chí ngay trong cùng
địa bàn nhưng hoàn cảnh kinh tế khác nhau, thu nhập khác nhau, tâm lý sở thích
khác nhau,... thì mức chi tiêu dùng cũng khác nhau. Sự khác biệt rõ nhất chính là
mức chi tiêu dùng cho hàng ăn uống, hàng không phải lương thực thực phẩm, giáo
dục, y tế, hàng lâu bền.
2.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Mô hình nghiên cứu được đưa ra trên cơ sở lý thuyết, các giả thuyết đã xây
dựng, mô hình trong các bài nghiên cứu trước đây cũng như đề xuất của tác giả.
22
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất
2.4.2 Các giả thuyết nghiên cứu
Các giả thuyết nghiên cứu từ mô hình:
Giả thuyết H1: Mức chi tiêu dùng ở thành phố Cần Thơ không có sự chênh
lệch so với chuẩn nghèo của Việt Nam.
Giả thuyết H2: Mức chi tiêu dùng bình quân hàng tháng, năm là như nhau và
không có sự chênh lệch trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Mức chi tiêu dùng
ở thành phố Cần Thơ H2
H1
Mức chi tiêu dùng
ở thành thị
Chuẩn nghèo Việt Nam và
tiểu chuẩn nghèo của WB
Mức chi tiêu dùng
ở nông thôn
H3
Chi tiêu dùng
hàng ăn uống
Chi tiêu dùng hàng
H4
không phải là lương
thực, thực phẩm
H5 H6
Chi tiêu
dùng
thường
xuyên
Chi tiêu
dùng
Chi tiêu
dịp
tết
lễ,
dùng cho
giáo dục
Chi
tiêu
dùng
cho y tế
Chi khác
tính vào
chi
dùng
tiêu
Mức chi tiêu dùng bình quân hàng tháng, hàng quý và hàng năm
tính theo nhân khẩu trong các hộ gia đình
23
Giả thuyết H3: Mức chi tiêu dùng có sự giống nhau giữa thành thị và nông
thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Giả thuyết H4: Mức chi tiêu dùng giữa hàng ăn uống và hàng không phải
lương thực, thực phẩm có sự giống nhau giữa thành thị và nông thôn trên địa bàn
thành phố Cần Thơ.
Giả thuyết H5: Mức chi tiêu dùng hàng ăn uống thường xuyên và hàng ăn
uống dịp lễ tết là như nhau và có sự giống nhau giữa thành thị và nông thôn trên ở
thành phố Cần Thơ.
Giả thuyết H6: Mức chi tiêu dùng cho giáo dục - đào tạo, y tế và chi khác tính
vào chi tiêu dùng là như nhau và không có sự chênh lệch giữa thành thị và nông
thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Kết luận chƣơng 2
Trong chương 2, tác giả đã trình bày tổng quát các vấn đề lý thuyết về mức chi
tiêu dùng, phân tích tổng quan các nghiên cứu trước đây cũng như các nhân tố ảnh
hưởng đến mức chi tiêu dùng, trình bày được các khái niệm và thuật ngữ liên quan
đến đề tài. Đồng thời, tác giả đã xác định được các thành tố của chi tiêu dùng bao
gồm chi tiêu dùng hàng ăn uống, chi tiêu dùng hàng phi lương thực, thực phẩm, chi
tiêu dùng cho giáo dục và y tế, chi tiêu dùng cho hàng lâu bền và chi khác tính vào
chi tiêu dùng, trên cơ sở đó, tác giả đề xuẩt mô hình và giả thiết nghiên cứu. Ngoài
ra, chương 2 còn đề cập đến “chuẩn nghèo Việt Nam và tiêu chuẩn nghèo của Ngân
hàng thế giới”. Đây là cơ sở lí luận để tiến hành phân tích, so sánh mức chi tiêu
dùng của hộ gia đình giữa thành thị và nông thôn trên địa bàn TPCT, từ đó tạo tiền
đề để thực hiện các chương tiếp theo.
24
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở lý thuyết liên quan, mục tiêu nghiên cứu đề ra, chương 3 trình bày
thiết kế nghiên cứu, bao gồm phương pháp nghiên cứu, phương pháp xử lý dữ liệu,
các công cụ phân tích định lượng cần thiết để có thể đạt được các kết quả nghiên
cứu đáng tin cậy ở chương 4, làm cơ sở cho kết luận và hàm ý ở chương 5 được tốt
hơn.
3.1 Quy trình nghiên cứu
Tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu cho luận văn của mình gồm những giai
đoạn và các công việc như sau:
25
Đánh giá mức chi tiêu dùng
dựa trên chuẩn nghèo
Nghiên cứu định
tính (hỏi ý kiến
chuyên gia)
Mô hình đề xuất
Nghiên cứu sơ bộ Tài liệu thứ cấp
Mô hình và tiêu
chuẩn đánh giá
Điều chỉnh mô
hình (nếu có)
Phiếu khảo sát
Thu thập dữ liệu
(Thứ cấp)
Số liệu thống kê
Nghiên cứu
chính thức
Kết luận và
kiến nghị
Hoàn chỉnh mô hình
và đề xuất giải pháp
Cơ sở lý luận Cơ sở thực tiễn
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Phân tích yếu
tố tác động
So sánh
tương quan
Thống kê mô
tả, lập bảng
26
3.2 Thang đánh giá chuẩn nghèo ở Việt Nam và tiêu chuẩn nghèo của Ngân
hàng thế giới
3.2.1 Thang đánh giá chuẩn nghèo ở Việt Nam
3.2.1.1 Một số khái niệm liên quan chuẩn nghèo
Chuẩn nghèo là mức thu nhập hoặc chi tiêu bình quân đầu người được dùng
làm tiêu chuẩn để xác định người nghèo hoặc hộ nghèo. Những người hoặc hộ có
thu nhập hoặc chi tiêu bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo được coi là người
nghèo hoặc hộ nghèo.
Chuẩn nghèo chung được xác định bằng chuẩn nghèo lương thực thực phẩm
cộng với mức chi tối thiểu cho các mặt hàng phi lương thực thực phẩm,gồm nhà ở,
quần áo, đồ dùng gia đình, học tập, văn hóa giải trí, y tế, đi lại, thông tin liên lạc.
Hộ nghèo đa chiều (còn gọi hộ nghèo tiếp cận đa chiều) là hộ có thu nhập bình
quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo về thu nhập (còn gọi là chuẩn nghèo chính
sách) trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo
về thu nhập nhưng thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo
lường mức thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Chuẩn mức sống tối thiểu về thu nhập là mức đảm bảo chi trả được những nhu
cầu tối thiểu nhất mà mỗi người cần phải có để sinh sống, bao gồm nhu cầu về
lương thực, thực phẩm và tiêu dùng phi lương thực, thực phẩm phù hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội của các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trong từng thời
kỳ.
Chuẩn nghèo về thu nhập là mức thu nhập mà nếu hộ gia đình có mức thu
nhập dưới mức đó sẽ được coi là hộ nghèo về thu nhập.
3.2.1.2 Thang đánh giá nghèo ở Việt Nam
Việt Nam sử dụng chuẩn nghèo đa chiều, phân loại hộ gia đình là nghèo nếu
họ có thu nhập bình quân đầu người là 900.000 VND ở khu vực thành thị hay
700.000 VND ở khu vực nông thôn và “bị tước đoạt” ít nhất ba trong số 10 chiều
của nghèo phi tiền tệ.
27
Tiêu chí về mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ cơ bản: Các dịch vụ cơ bản
bao gồm 5 dịch vụ là y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin.
Các chỉ số đo lường mức thiếu hụt gồm 10 chỉ số như: Trình độ giáo dục người lớn,
tình trạng đi học của trẻ em, tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế, chất lượng nhà
ở, diện tích bình quân đầu người, nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, hố xí/nhà tiêu
hợp vệ sinh, sử dụng dịch vụ viễn thông và tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Theo báo cáo thống kê của Ngân hàng thế giới dựa vào cuộc điều tra, khảo sát
mức sống dân cư năm 2016, Việt Nam tiến bộ ở tất cả các chỉ số cho thấy sự cải
thiện đáng kể trong đời sống của mọi người. Mặc dù, mức tiêu dùng bình quân đầu
người hàng năm đối với nhóm 40% dưới vẫn rất cao (5,9%), nhưng mức này thấp
hơn mức tăng trưởng tiêu dùng bình quân đầu người trung bình 0,8 điểm %. Tầng
lớp an toàn về kinh tế với quy mô khá lớn đã nổi lên và đang mở rộng khoảng 70%
dân số Việt Nam hiện có thể xếp vào nhóm an toàn về kinh tế 2, bao gồm 13% hiện
đang là một bộ phận của tầng lớp trung lưu toàn cầu. Họ có thu nhập đủ cao để
trang trải cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày và vẫn còn lại đủ cho các chi tiêu bổ
sung cần thiết. Nhóm thu nhập này đang tăng nhanh, tăng trên 20 điểm% từ 2010
đến 2017.
3.2.2 Thang đánh giá tiêu chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới
Phần lớn các nước trên thế giới đều sử dụng chỉ tiêu chính là thu nhập bình
quân đầu người GDP để xây dựng tiêu chuẩn nghèo. Tuy nhiên, do sự phân hóa
giàu nghèo diễn ra trầm trọng ở nhiều nước. Vì vậy, tiêu chuẩn đánh giá sự nghèo
đói của ODC (Tổ chức hội đồng phát triển hải ngoại) đã đưa ra chỉ số PQLI (chỉ số
chất lượng cuộc sống) đề đánh giá gồm 3 chỉ tiêu cơ bản là tuổi thọ, tỷ lệ tử vong
của trẻ sơ sinh và tỷ lệ xóa mù chữ. Những năm gần đây UNDP đã thêm chỉ số phát
triển con người HDI bao gồm 3 tiêu chí gồm tuổi thọ, tình trạng biết chữ của người
lớn và thu nhập.
Theo tiêu chuẩn quốc tế, các hộ gia đình được chia thành năm tầng lớp kinh tế
dựa trên mức tiêu dùng trên đầu người hàng ngày của họ tính theo đồng USD (PPP)
năm 2011 (tương đương 20,643 VNĐ/USD) và năm tầng lớp này được định nghĩa:
28
- Người nghèo cùng cực, sống dưới 1,90 USD một ngày
- Người nghèo vừa phải, mức tiêu dùng bình quân đầu người dao động từ 1,90
USD đến 3,20 USD mỗi ngày
- Người dễ bị tổn thương về mặt kinh tế, tiêu dùng từ 3,20 USD đến 5,5 USD
một người mỗi ngày.
- An toàn kinh tế, tiêu dùng từ 5,50 USD đến 15 USD một ngày một người.
- Tầng lớp trung lưu toàn cầu, sống trên 15 USD một người một ngày.
3.3 Phƣơng pháp so sánh
3.3.1 Phƣơng pháp tính hệ số chênh lệch về mức chi tiêu dùng giữa nhóm hộ
thịnh vƣợng, nhóm hộ trung lƣu và nhóm hộ nghèo
Theo cách phân chia trong điều tra khảo sát về mức sống dân cư. Cục thống kê
TPCT đã chia tổng số hộ ra thành 5 nhóm với số hộ bằng nhau (mỗi nhóm có số hộ
bằng 20% tổng số hộ), theo mức thu nhập bình quân đầu người như sau: nhóm 1 là
nhóm nghèo, nhóm 2 là nhóm dưới trung bình, nhóm 3 là nhóm trung bình, nhóm 4
là nhóm khá và nhóm 5 là nhóm giàu.
Đối với mức chi tiêu dùng của nhóm hộ thịnh vượng, được tính tương ứng với
nhóm giàu nên thuộc tầng lớp trung lưu toàn cầu, sống trên 15 USD một người một
ngày.
Đối với mức chi tiêu dùng của nhóm hộ trung lưu, được tính tương ứng với
nhóm khá nên được tính như đối với tầng lớp an toàn kinh tế, tiêu dùng từ 5,50 USD
đến 15 USD một ngày một người.
Đối với mức chi tiêu dùng của nhóm hộ bình dân, được tính tương ứng với
nhóm trung bình nên được tính như đối với người dễ bị tổn thương về mặt kinh tế,
tiêu dùng từ 3,20 USD đến 5,5 USD một người mỗi ngày.
Đối với mức chi tiêu dùng của nhóm hộ nghèo, được tính tương ứng với nhóm
dưới trung bình nên được tính như đối với người nghèo vừa phải, mức tiêu dùng
bình quân đầu người dao động từ 1,90 USD đến 3,20 USD mỗi ngày.
Đối với mức chi tiêu dùng của nhóm hộ cùng cực, được tính tương ứng với nhóm
nghèo sống dưới 1,90 USD một ngày.
29
Phương pháp này chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp để đối chiếu, tính toán, so
sánh và phân tích, tính hệ số chênh lệch về mức chi tiêu dùng giữa nhóm hộ thịnh
vượng, nhóm hộ trung lưu và nhóm hộ nghèo. Đây là những căn cứ để so sánh với
mức chi tiêu dùng ở TPCT, trên cơ cở đó để đánh giá mức sống của dân cư, tạo cơ
sở để đề ra các giải pháp cho đề tài.
3.3.2So sánh mức chi tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn ở thành phố Cần
Thơ với chuẩn nghèo Việt Nam và tiêu chuẩn nghèo của Ngân hàng
thế giới
Trên cơ sở tính hệ số chênh lệch về mức chi tiêu dùng giữa nhóm hộ thịnh
vượng, nhóm hộ trung lưu và nhóm hộ nghèo như trên, quả bảng 3.1 ta có thể thấy:
Bảng 3.1: Thang đo bƣớc tiến mới - giảm nghèo và thịnh vƣợng chung của
Ngân hàng thế giới WB
Mức tính
(USD/ngày)
Quy đổi sang VNĐ
theo giá so sánh năm
2011 (20,643
đồng/USD)
Quy đổi 12 tháng
(365 ngày) theo giá
hiện hành (22.725
đồng/USD)
Đơn vị tính USD Nghìn đồng Triệu đồng
Tầng lớp trung lưu toàn
cầu (hộ thịnh vượng - hộ
giàu)
Trên 15
USD
Trên 309,645 Trên 124,419
An toàn kinh tế (hộ trung
lưu, hộ khá)
5,5-15 USD 113,537-309,645 45,620-124,419
Người dễ bị tổn thương
về mặt kinh tế (hộ bình
dân – hộ trung bình
3,2-5,5 USD 66,058-113,537 26,543-45,620
Người nghèo vừa phải
(hộ dưới trung bình)
1,9-3,2 USD 39,222- 66,058 15,760-26,543
Người nghèo cùng cực
(hộ nghèo cùng cực)
Dưới 1,9
USD
Dưới 39,222 đồng Dưới 15,760
Nguồn: Báo cáo cập nhật năm 2018 của WB về “Bước tiến mới – Giảm nghèo
và thịnh vượng chung ở Việt Nam” và tác giả tổng hợp.
30
Thang đo chuẩn nghèo Việt Nam được quy đổi thành một năm (12 tháng) như
sau: Ở nông thôn là hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người/năm từ đủ 8,4
triệu đồng trở xuống; Có thu nhập bình quân đầu người/năm trên 8,4 triệu đồng đến
12 triệu đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch
vụ xã hội cơ bản trở lên. Ở thành thị là hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu
người/năm từ đủ 12 triệu đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/
năm trên 12 triệu đồng đến 15,6 triệu đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức
độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Nếu so sánh với mức chi tiêu dùng ở TPCT qua các năm từ 2014-2018 ta thấy:
Bảng 3.2: Mức chi tiêu dùng theo giá hiện hành ở thành phố Cần Thơ
ĐVT: 1000 VNĐ
Năm 2014 Năm 2016 Năm 2018
Tổng sản phẩm bình quân đầu ngƣời 50.031 55.408 61.512
Tổng mức chi tiêu dùng 34.927 45.785 60.973
Chi tiêu dùng hàng ăn uống trong các dịp
Lễ, Tết
2.125 2.505 2.809
Chi tiêu dùng hàng ăn uống thường xuyên 2.900 3.456 4.080
Chi tiêu dùng hàng phi lương thực, thực
phẩm hàng ngày
1.156 1.322 1.368
Chi tiêu dùng hàng phi lương thực, thực
phẩm hàng năm
7.927 7.408 11.027
Chi giáo dục 3.504 2.864 3.908
Chi y tế 3.659 5.980 6,546
Chi khác tính vào chi tiêu 3.856 5.020 9.093
Chi mua đồ dùng lâu bền trong 12 tháng 4.051 11.619 12.277
Chi thường xuyên về nhà ở, điện, nước, rác
thải sinh hoạt
5.753 5.611 9.866
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Niên giám thống kê 2014, 2016 và ước 2018
31
Mức chi tiêu dùng bình quân trên địa bàn TPCT đạt mức 34,927 triệu đồng
trước năm 2016, tức thuộc nhóm trung bình so với chuẩn nghèo hiện nay, nhưng
nếu so với chuẩn nghèo giai đoạn năm 2014 tức chuẩn nghèo chỉ có 1,25 USD/
người/ngày thì đạt và thuộc mức trung lưu, còn từ năm 2016 đến nay mức chi tiêu
dùng của hộ gia đình đã tăng, bình quân đạt 45,785 triệu đồng, mức này là thuộc
nhóm khá (trung lưu). Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy, vì mức độ chênh lệch
giàu nghèo còn lớn nên vẫn còn hộ nghèo.
Đối với phương pháp này, hoàn toàn sử dụng số liệu định tính để tính toán và
phân tích mức chi tiêu dùng của hộ gia đình ở TPCT. Trên cơ sở phân tích, so sánh,
đối chiếu như trên để tiến hành cho các thành tố trong chi tiêu dùng của hộ gia đình
giữa thành thị và nông thôn ở TPCT.
3.4 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu mức chi tiêu dùng
3.4.1 Phƣơng pháp thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp
Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ các loại tài liệu sau:
Niên giám thống kê năm 2014, năm 2016, năm 2017 của Cục Thống kê TPCT;
Thực trạng mức sống dân cư TPCT năm 2012-2016 của Cục thống kê TPCT; Báo
cáo phân tích đời sống dân cư, kinh tế 6 tháng đầu năm 2018 của Cục thống kê
TPCT; Tài liệu Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội TPCT đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030; Các nguồn tài liệu, thông tin khác từ các bài viết từ các tạp chí, báo
và các trang Web liên quan đến vấn đề thu nhập, mức sống và mức chi tiêu dùng ở
TPCT; Các số liệu về mức chi tiêu dùng trong các tài liệu Niên giám thống kê năm
2014, năm 2016 của Cục thống kê TPCT là số liệu chính thức, riêng số liệu về mức
chi tiêu dùng đầu năm 2018 là số liệu sơ bộ, ước tính của Tổng cục Thống kê dựa
trên cuộc khảo sát, điều tra do Cục thống kê TPCT tiến hành.
- Số liệu về mức chi tiêu dùng của các hộ gia đình giữa thành thị và nông thôn
ở TPCT năm 2014, năm 2016 và ước năm 2018 mà tác giả sử dụng được chọn lọc,
tổng hợp từ Niên giám thống kê của Cục thống kê TPCT. Cục Thống kê TPCT tiến
hành khảo sát, điều tra mức sống dân cư năm 2014, năm 2016 và đầu năm 2018
32
xuất phát từ các căn cứ: Quyết định số 1232/QĐ-TCTK của Tổng cục trưởng Tổng
cục Thống kê ngày 08 tháng 11 năm 2013 về “Khảo sát mức sống dân cư và Điều tra
quyền số chỉ số giá tiêu dùng năm 2014”, Quyết định số 1095/QĐ-TCTK của Tổng
cục trưởng Tổng cục Thống kê ngày 18 tháng 11 năm 2015 về “Khảo sát mức sống
dân cư năm 2016” và Quyết định số 1673/QĐ-TCTK của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê ngày 14 tháng 9 năm 2017 về “Khảo sát mức sống dân cư năm 2018”.
- Mục đích khảo sát mức sống dân cư nhằm thu thập các thông tin làm căn cứ
đánh giá mức sống, đánh giá tình trạng nghèo đói và phân hoá giàu nghèo để phục
vụ công tác hoạch định các chính sách, kế hoạch và các chương trình mục tiêu quốc
gia của Đảng và Nhà nước, không ngừng nâng cao mức sống dân cư trong cả nước,
các vùng và các địa phương. Đồng thời, cung cấp số liệu để tính quyền chỉ số giá
tiêu dùng, thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu, phân tích một số chuyên đề về
quản lý điều hành và quản lý rủi ro và phục vụ tính toán tài khoản quốc gia. Trong
khuôn khổ của đề tài, tác giả quan tâm, chọn lọc các thông tin, dữ liệu về mức chi
tiêu dùng của các hộ gia đình ở TPCT nhằm phân tích, so sánh giữa thành thị với
nông thôn, giữa thành thị và nông thôn ở TPCT so với ĐBSCL và cả nước dựa trên
chuẩn nghèo Việt Nam.
- Nội dung khảo sát mức sống dân cư:
Đối với hộ gia đình: Một số đặc điểm về nhân khẩu học của các thành viên
trong hộ, gồm: Tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng hôn nhân. Thu nhập của hộ gia
đình, gồm: Mức thu nhập; thu nhập phân theo nguồn thu (tiền công, tiền lương; hoạt
động sản xuất tự làm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; hoạt động ngành nghề sản
xuất kinh doanh dịch vụ tự làm của hộ gia đình; thu khác); thu nhập phân theo khu
vực kinh tế và ngành kinh tế. Chi tiêu hộ gia đình gồm mức chi tiêu, chi tiêu phân
theo mục đích chi và khoản chi (chi cho ăn uống, mặc, ở, đi lại, giáo dục, y tế, văn
hoá,... và chi khác theo danh mục các nhóm/khoản chi tiêu để tính quyền chỉ số giá
tiêu dùng). Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng thành viên hộ
gia đình. Tình trạng ốm đau, bệnh tật và sử dụng các dịch vụ y tế. Tình trạng việc
làm, thời gian làm việc. Tài sản, nhà ở và các tiện nghi như đồ dùng, điện nước,
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn

More Related Content

Similar to Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn

Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Man_Ebook
 

Similar to Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn (20)

Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ HưởngLuận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
 
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
 
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân TrắngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản TrịLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
 
HỨA VƯƠNG DUY BÌNH - LUẬN ÁN UFM 2020.pdf
HỨA VƯƠNG DUY BÌNH - LUẬN ÁN UFM 2020.pdfHỨA VƯƠNG DUY BÌNH - LUẬN ÁN UFM 2020.pdf
HỨA VƯƠNG DUY BÌNH - LUẬN ÁN UFM 2020.pdf
 
Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại Vietinbank
Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại VietinbankPhân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại Vietinbank
Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại Vietinbank
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAYLuận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
 
Nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công ở Việt Nam
Nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công ở  Việt NamNghiên cứu nợ công và an toàn nợ công ở  Việt Nam
Nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công ở Việt Nam
 
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂMLuận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
 
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdf
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdfCHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdf
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdf
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH BÙI TRỊNH HỒNG ANH PHÂN TÍCH MỨC CHI TIÊU DÙNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH GIỮA THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔNỞ THÀNH PHỐ CẦN THƠ Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH BÙI TRỊNH HỒNG ANH PHÂN TÍCH MỨC CHI TIÊU DÙNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH GIỮA THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ Chuyên ngành: Thống kê kinh tế Mã số: 8310107 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH THỊ THU THỦY Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Phân tích mức chi tiêu dùng của hộ gia đình giữa thành thị và nông thôn ở thành phố Cần Thơ” được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. HUỲNH THỊ THU THỦY. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố trong công trình nghiên cứu khác. TP. Hồ Chí Minh, 25 tháng 01 năm 2019 Người thực hiện Bùi Trịnh Hồng Anh
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC TÓM TẮT ABSTRACT DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2 1.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4 1.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4 1.6. Ý nghĩa thực tiễn và kết quả của đề tài.................................................................4 1.7. Kết cấu của đề tài..................................................................................................5 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................................................................7 2.1 Tổng quan các nghiên cứu trước đây về mức chi tiêu dùng.................................7 2.2 Cơ sở lý thuyết về mức chi tiêu dùng...................................................................9 2.2.1 Một số khái niệm cơ bản......................................................................................................9 2.2.1.1 Khái niệm thu nhập và mức sống dân cư ................................................9 2.2.1.2 Khái niệm chi tiêu, chi tiêu dùng và chi tiêu hộ gia đình......................10 2.2.1.3 Khái niệm thành thị và nông thôn .........................................................11 2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu dùng....................................................................13 2.2.2.1 Yếu tố thu nhập và việc làm...................................................................13 2.2.2.2 Yếu tố giới tính, tâm lý và quy mô hộ gia đình......................................13
  • 5. 2.2.2.3 Yếu tố khu vực và phong tục tập quán...................................................15 2.2.2.4 Yếu tố trình độ chuyên môn, kỹ thuật và mối quan hệ của gia đình......15 2.2.2.5 Các yếu tố khác ảnh hưởng đến chi tiêu dùng.......................................16 2.2.3 Chuẩn nghèo Việt Nam và tiêu chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới...............................17 2.2.3.1 Chuẩn nghèo của Việt Nam...................................................................17 2.2.3.2 Tiêu chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới (WB) ..................................18 2.3 Các thành tố chi tiêu dùng ..................................................................................19 2.3.1 Chi tiêu dùng hàng ăn, uống, hút.......................................................................................19 2.3.2 Chi tiêu dùng hàng không phải lương thực, thực phẩm.....................................................19 2.3.2.1 Chi tiêu dùng hàng phi lương thực, thực phẩm.....................................19 2.3.2.2 Chi tiêu dùng cho giáo dục....................................................................20 2.3.2.3 Chi tiêu dùng cho y tế............................................................................21 2.3.2.4 Chi khác tính cho chi tiêu dùng.............................................................21 2.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết...................................................21 2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ..............................................................................................21 2.4.2 Các giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................22 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................24 3.1 Quy trình nghiên cứu..........................................................................................24 3.2 Thang đánh giá chuẩn nghèo ở Việt Nam và tiêu chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới.......................................................................................................................26 3.2.1 Thang đánh giá chuẩn nghèo ở Việt Nam .........................................................................26 3.2.1.1 Một số khái niệm liên quan chuẩn nghèo..............................................26 3.2.1.2 Thang đánh giá nghèo ở Việt Nam........................................................26 3.2.2 Thang đánh giá tiêu chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới ................................................27 3.3 Phương pháp so sánh ..........................................................................................28 3.3.1 Phương pháp tính hệ số chênh lệch về mức chi tiêu dùng giữa nhóm hộ thịnh vượng, nhóm hộ trung lưu và nhóm hộ nghèo............................................................................................28 3.3.2 So sánh mức chi tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn ở thành phố Cần Thơ với chuẩn nghèo Việt Nam và tiêu chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới.......................................................29
  • 6. 3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu mức chi tiêu dùng..........................................31 3.4.1 Phương pháp thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp ........................................................................31 3.4.2 Phương pháp thống kê mô tả .................................................................................................35 3.4.3 Phương pháp phân tích định lượng và đánh giá định tính .....................................................35 3.4.4 Phương pháp bảng chéo.....................................................................................................36 3.4.5 Kiểm định T-test và kiểm định Anova...............................................................................37 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................39 4.1 Thu thập số liệu thứ cấp về mức chi tiêu dùng...................................................39 4.2 Kết quả thu thập số liệu thứ cấp mức chi tiêu ở thành phố Cần Thơ .................40 4.2.1 Phân tích mức chi tiêu bình quân nhân khẩu/tháng của ước năm 2018.............................40 4.2.2 Phân tích mức chi tiêu cho đời sống bình quân nhân khẩu/tháng theo ước năm 2018 ......42 4.2.3 Phân tích mức chi cho giáo dục đào tạo bình quân một người đi học trong 12 tháng qua theo các khoản chi, 5 nhóm thu nhập theo ước năm 2018..............................................................45 4.2.4 Phân tích mức chi tiêu cho y tế bình quân.........................................................................48 4.3 Phân tích các thành tố chi tiêu dùng của hộ gia đình giữa thành thị và nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ................................................................................51 4.3.1 Kiểm định sự khác biệt về chi tiêu cho ăn uống lễ tết giữa thành thị và nông thôn ..........51 4.3.2 Kiểm định sự khác biệt về Chi ăn uống thường xuyên......................................................52 4.3.3 Kiểm định sự khác biệt về hàng không phải lương thực thực phẩm hằng ngày ................53 4.3.4 Kiểmđịnh sự khác biệt về hàng không phải lương thực thực phẩmhằng năm...........................54 4.3.5 Kiểm định sự khác biệt về Chi khác tính vào chi tiêu .......................................................55 4.3.6 Kiểm định sự khác biệt về chi cho đồ dùng lâu bền giữa thành thị và nông thôn .............56 4.3.7 Kiểm định sự khác biệt về chi cho nhà ở điện nước rác ....................................................57 4.4 Phân tích sự khác biệt về các nhóm chi tiêu ở thành thị và nông thôn...............58 4.4.1 Xem xét sự khác biệt về các nhóm chi tiêu ở nông thôn ...................................................58 4.4.2 Xem xét sự khác biệt giữa các nhóm chi tiêu ở thành thị ..................................................61 4.4.3 Xem xét sự khác biệt giữa các nhóm chi tiêu chung..........................................................64 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH......................................69 5.1 Kết luận...............................................................................................................69
  • 7. 5.2 Hàm ý chính sách về chi tiêu dùng cho các nhu cầu thiết yếu của đời sống......72 5.3 Hàm ý nâng cao nhu cầu thiết yếu về đời sống và chi tiêu dùng .......................74 5.3.1 Hàm ý về chi tiêu dùng cho các nhu cầu thiết yếu của đời sống ...........................................74 5.3.2 Hàm ý về chi tiêu và chi tiêu dùng ....................................................................................76 5.4 Kiến nghị.............................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. TÓM TẮT 1. Lý do chọn đề tài Việc nghiên cứu về mức chi tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn ở TPCT không chỉ giúp đánh giá mức độ ảnh hưởng, xác định nguyên nhân, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, giảm sự chênh lệch trong mức chi tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn .Trong quá trình tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ở một chừng mực nào đó, các chính sách phát triển đã bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thật sự sâu sát với năng lực và mức sống của con người. Các nhu cầu cần thiết cho sinh hoạt của một bộ phận không nhỏ người dân chưa được quan tâm đúng mức, nhất là người dân nông thôn. Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài những số liệu của Cục thống kê TPCT, thì chưa có một công trình khoa học nào đánh giá mức chi tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn ở TPCT dựa trên chuẩn nghèo Việt Nam cho đúng nghĩa. Trong bối cảnh hiện nay, việc phân tích thực trạng mức chi tiêu dùng, tìm ra các nguyên nhân hay các yếu tố tác động đến mức chi tiêu dùng của hộ gia đình giữa thành thị và nông thôn trên địa bàn TPCT hiện nay là một vấn đề cấp bách, nhằm tìm ra những giải pháp thiết thực, góp phần nâng cao thu nhập, chi tiêu hợp lý để cải thiện mức sống của hộ gia đình. Bên cạnh đó, đề xuất các giải pháp phục vụ cho công tác hoạch định chính sách nhằm rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, điều kiện sống của hộ gia đình giữa thành thị và nông thôn phù hợp với tình hình của TPCT Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “Phân tích mức chi tiêu dùng của hộ gia đình giữa thành thị và nông thôn ở thành phố Cần Thơ” làm hướng nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích mức chi tiêu dùng của hộ gia đình giữa thành thị và nông thôn Từ đó đề xuất các chính sách hợp lý để tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống xã hội, đảm bảo bình đẳng, giảm thiểu sự phân hóa giàu nghèo ở thành phố Cần Thơ.
  • 9. Đề xuất một số giải pháp nâng cao đời sống người dân ở Thành phố cần thơ trong những năm tới. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích định tính: Sử dụng phương pháp thu thập thông tin, mô tả và phân tích dữ liệu thứ cấp. Từ đó thiết kế xây dựng mô hình dữ liệu thứ cấp hồi quy tuyến tính. Phương pháp phân tích định lượng: Sử dụng các số liệu điều tra trong Niêm giám Thống kê của Cục Thống kê thành phố cần thơ để phân tích kết quả, so sánh mức chi tiêu dùng giữa nông thôn với thành thị và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức chi tiêu dùng cho người dân 4. Kết Quả Nghiên Cứu Từ kết quả khảo sát mức sống dân cư từ năm 2014 - 2018 như một minh chứng hùng hồn giúp chúng ta có thêm cái nhìn về bức tranh toàn cảnh, đầy đủ, sinh động, phản ánh thực trạng đời sống của các tầng lớp dân cư hiện nay. Có sự khác biệt rõ nét về mức chi tiêu dùng của hộ gia đình giữa thành thị so với nông thôn trên địa bàn TPCT, thường hộ gia đình ở thành thị có mức chi tiêu dùng cao hơn ở hộ gia đình ở nông thôn. Qua giả thiết đặt ra là đúng và có cơ sở, phù hợp với quy luật phát triển chung của thế giới và chuẩn nghèo Việt Nam.Việc thu nhập người dân tăng lên nên mức chi tiêu cho giáo dục, y tế cũng được nâng lên. Mức chi tiêu dùng cho giáo dục và y tế luôn được coi trọng và luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu chi tiêu dùng, hơn hẳn chi tiêu dùng cho hàng ăn uống. Mức chi tiêu dùng cho giáo dục ở thành thị cao hơn nhiều so với nông thôn, đặc biệt là những hộ gia đình khá giả, công chức, viên chức, có trình độ và thu nhập cao. 5. Kết luận và hàm ý Qua kết quả phân tích mức chi tiêu dùng của hộ gia đình giữa thành thị và nông thôn ở thành phố Cần Thơ” năm 2014, năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2018 cho thấy: Kinh tế hộ gia đình mà chủ yếu là thu nhập và chi tiêu là một vấn đề có
  • 10. vai trò và ý nghĩa quan trọng nhằm so sánh, đánh giá và phát hiện các giải pháp để nâng cao kinh tế, mức sống hộ gia đình ngày càng hiệu quả hơn. 6. Từ khóa Chi tiêu dùng của hộ gia đình, chi tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn
  • 11. ABSTRACT THE ANALYSIS OF DIFERENCE IN CONSUMPTION EXPENDITURE OF HOUSEHOLDS BETWEEN URBAN AND RURAL AREAS IN CAN THO CITY 1. Reason For Wrting The study on the diference in consumption expenditure between urban and rural areas in Can Tho City not only assesses the impacts but also determines the causes, proposes the solutions for limiting the impacts and reducing the difference in two areas. In the economic growth impluse, the development policies have been limited to develop human capacities and living standard, . -The daily needs of a large number of people are not properly taken care of, especially in rural areas. However, up to now, apart from the data of the Bureau of Statistics, there is no scientific study that assesses the difference of consumption expenditure between urban and rural in Can Tho City based on the Vietnam poverty line in the right meaning. In the current context, the analysis of the current state of consumption spending, the finding of the causes or factors affecting household consumption expenditure between urban and rural areas in Can Tho City is an urgent matter. The study try to find practical solutions that contribute to improve income and spending . It is also suggest the soultions for improving the living standard of the household. In addition, it proposes solutions for policy making to shorten the gap between rich and poor housesholds, the solutions to improve the living conditions of households between urban and rural areas of Can Tho City. Based on these reasons, we choose the topic “The analysis of the difference of consumption expenditure of households between urban and rural areas in Can Tho city” as our research direction. 2. Problems Analysing the difference of household consumption expenditure between urban and rural areas. After that,, proposing appropriate policies for economic
  • 12. growth, for income development and for improvement of social and living standards, ensuring equality and minimizing the rich and poor in Can Tho city Proposing some solutions to improve the living standards of people in Can Tho City in the coming years. 3. Research Methods Qualitative research methods Using data collection, describing, and analysing of secondary data. After that, designing the linear regression model. Quantitative research methods Use the survey data in the Statistical Office of the Cantho City Statistical Office to analyse the results, to compare the difference of rural-urban spending and to propose solutions for improving consumption expenditures of households. 4. Results Based on the results of the Living Standard Survey from 2014 to 2018, we have the opportunity to gain a better view of the panorama of the life of the population in Can Tho province. There is a clear difference in household consumption expenditure between urban and rural areas in Can Tho province., Urban households tend to have higher spending levels than rural households. The hypothesis is correct and well-founded, in line with the general development rules of the world and the Vietnam poverty line. The income of the people are increasing, so the spending on education and health is raising. . Spending percentage for education and health are higher than food and drinking expenditures and still going on Education spending in urban areas is much higher than in rural areas, especially well-off households, civil servants, high-qualified and high-income families.
  • 13. 5. Conclusion Based on the results of analysis of the diffrence of consumption expenditure of households between urban and rural areas in Can Tho city based on the data of 2014, 2016 and the first 6 months of 2018- we can show that income and expenditures of houssehold playan important issues to compare, to evaluate and to find solutions for improvingthe economy and living standards of households effectively. 6. Keywords Spending, household consumption, consumption expenditure, urban and rural areas
  • 14. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ BHYT : Bảo hiểm y tế ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) PPP : sức mua tương đương (Purchasing Power Parity) TPCT : Thành phố Cần Thơ TP : Thành phố WB : Ngân hàng thế giới (World Bank)
  • 15. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Thang đo bước tiến mới - giảm nghèo và thịnh vượng chung của Ngân hàng thế giới WB ......................................................................................................29 Bảng 3.2: Mức chi tiêu dùng theo giá hiện hành ở thành phố Cần Thơ ...................30 Bảng 3.3: Số lượng và tỷ lệ mẫu điều tra về mức sống dân cư của hộ gia đình ở TPCT năm 2014, năm 2016 và ước năm 2018..........................................................34 Bảng 4.1: Tổng chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo khoản chi, thành thị nông thôn, giới tính, 5 nhóm thu nhập, 5 nhóm chi tiêu năm 2018 .....................41 Bảng 4.2: Tỷ trọng các khoản chi tiêu trong chi tiêu đời sống chia theo khoản chi, thành thị nông thôn, giới tính, 5 nhóm thu nhập, 5 nhóm chi tiêu theo ước năm 2018...................................................................................................................43 Bảng 4.3: Chi giáo dục, đào tạo bình quân 1 người đi học trong 12 tháng qua chia theo các khoản chi theo khu vực, giới tính, 5 nhóm thu nhập, 5 nhóm chi tiêu theo ước năm 2018............................................................................................................46 Bảng 4.4: Tóm tắt thông kê về chi tiêu giáo dục giữa thành thị và nông thôn 47 Bảng 4.5: kết quả kiểm định t-test về chi tiêu cho giáo dục giữa thành thị và nông thôn............................................................................................................................48 Bảng 4.6: Chi tiêu y tế bình quân 1 người có khám bệnh trong 12 tháng qua tại các cơ sở y tế chia theo thành thị nông thôn, 5 nhóm thu nhập, 5 nhóm chi tiêu, giới tính năm 2018...................................................................................................................49 Bảng 4.7 thống kê nhóm về chi tiêu cho y tế giữa thành thị và nông thôn...............50 Bảng 4.8 kết quả kiểm định T-test về chi tiêu cho y tế giữa thành thị và nông thôn 50 Bảng 4.9 Thống kê mô tả chi tiêu cho ăn uống lễ tết................................................51 Bảng 4.10 kết quả kiểm định T-test về chi tiêu ăn uống, lễ tết giữa thành thị và nông thôn............................................................................................................................52 Bảng 4.11 thông tin thống kê về chi ăn uống thường xuyên giữa thành thị và nông thôn............................................................................................................................52
  • 16. Bảng 4.12 kết quả kiểm định T-test cho chi tiêu thường xuyên giữa thành thị và nông thôn...................................................................................................................53 Bảng 4.13 thông tin thống kê về chi tiêu hàng không phải lương thực, thực phẩm hằng ngày ..................................................................................................................53 Bảng 4.14 kết quả kiểm định T-test các nhóm giới tính về chi tiêu hàng không phải lương thực, thực phẩm ..............................................................................................54 Bảng 4.15 thông tin thống kê chi tiêu lương thực, thực phẩm giữa thành thị và nông thôn............................................................................................................................55 Bảng 4.16 Kết quả kiểm định T-test cho chi tiêu hàng không phải lương thực, thực phẩm hằng năm .........................................................................................................55 Bảng 4.17 thông tin thống kê mô tả về Chi khác tính vào chi tiêu giữa thàng thị nông thôn...................................................................................................................56 Bảng 4.18 kết quả kiểm định T-test cho chi khác tính vào chi tiêu ..........................56 Bảng 4.19 thông tin thống kê mô tả về Chi đồng dùng lâu bền giữa thành thị nông thôn............................................................................................................................57 Bảng 4.20 kết quả kiểm định T-test giữa thành thị và nông thôn .............................57 Bảng 4.21 thống kê mô tả về chi cho nhà ở điện rác giữa thành thị, nông thôn.......57 Bảng 4.22 kết quả kiểm định T-test về chi cho nhà ở điện nước, rác giữa thành thị và nông thôn..............................................................................................................58 Bảng 4.23 Kết quả kiểm định phương sai giữa các nhóm chi tiêu ở nông thôn .......58 Bảng 4.24 Kết quả kiểm định ANOVA về các nhóm chi tiêu ở nông thôn..............58 Bảng 4.25 phân tích sâu ANOVA cho các nhóm chi tiêu ở nông thôn ...................59 Bảng 4.26 kiểm định phương sai giữa các nhóm chi tiêu ở thành thị.......................62 Bảng 4.27 Phân tích ANOVA cho các nhóm chi tiêu ở thành thị.............................62 Bảng 4.28 phân tích sâu ANOVA cho các nhóm chi tiêu ở thành thị ......................62 Bảng 4.29 kết quả kiểm định phương sai cho các nhóm chi tiêu chung...................65 Bảng 4.30 kết quả phân tích ANOVA cho các nhóm chi tiêu xét cả
  • 17. thành thị và nông thôn..............................................................................................65 Bảng 4.31 kết quả phân tích ANOVA cho các nhóm chi tiêu xét cả thành thị và nông thôn...................................................................................................................65 Bảng 5.1: Bảng tiêu chuẩn “40%” của Ngân hàng thế giới .....................................72 Bảng 5.2: Hệ số gini qua các năm.............................................................................73
  • 18. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................22 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................25
  • 19. 1 CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Bước sang thế kỷ XXI, nhân loại đang trải qua những chuyển biến mạnh mẽ của thời kì hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, biến đổi khí hậu, “cách mạng công nghiệp 4.0” và nhiều vấn đề khác đã tác động không nhỏ đến thu nhập và chi tiêu của mọi quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế và đời sống xã hội Việt Nam nói chung và thành phố Cần Thơ (TPCT) nói riêng đứng trước những thời cơ và thách thức. Việc nghiên cứu về mức chi tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn ở TPCT không chỉ giúp đánh giá mức độ ảnh hưởng, xác định nguyên nhân, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, giảm sự chênh lệch trong mức chi tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn ở thành phố lớn nhất Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Trước những tác động của tình hình hiện nay đến nền kinh tế và xã hội, vấn đề được lãnh đạo TPCT quan tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội. Phấn đấu tăng GDP năm sau cao hơn năm trước, tăng thu nhập, cải thiện mức sống, giảm bội chi ngân sách, kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả trên thị trường, qua đó thể hiện vị thế của mình. Thông thường khi GDP bình quân đầu người tăng qua các năm, nhưng vẫn chưa đủ yếu tố kết luận rằng thu nhập, chi tiêu và đời sống tăng lên; Vì nó chưa phản ánh được lộ trình phát triển, đánh giá kết quả các hoạch định chính sách trong những năm qua. Tăng trưởng và phát triển quyết định sự thịnh vượng của quốc gia nói chung và ở địa phương nói riêng, giữa tăng trưởng, thu nhập và chi tiêu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nói đến tăng trưởng là nói đến sự phát triển của kinh tế và xã hội. Mục tiêu cuối cùng là phát triển để nâng cao mức chi tiêu, cải thiện đời sống của người dân. Việc phân tích, đánh giá mức chi tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn dựa trên chuẩn nghèo Việt Nam sẽ góp phần quan trọng nhằm cải thiện đời sống người dân và các nhân tố liên quan. Từ đó đánh giá và đề xuất các giải pháp có ý nghĩa thiết thực giúp chính quyền TPCT có thể tham khảo để đề ra được những chính sách phù hợp với lòng dân.
  • 20. 2 Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài những số liệu của Cục thống kê TPCT, thì chưa có một công trình khoa học nào đánh giá mức chi tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn ở TPCT dựa trên chuẩn nghèo Việt Nam cho đúng nghĩa. Vì vậy, đây là đề tài tương đối mới, phức tạp, gặp nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu. Trong bối cảnh hiện nay, việc phân tích thực trạng mức chi tiêu dùng, tìm ra các nguyên nhân hay các yếu tố tác động đến mức chi tiêu dùng của hộ gia đình giữa thành thị và nông thôn trên địa bàn TPCT hiện nay là một vấn đề cấp bách, nhằm tìm ra những giải pháp thiết thực, góp phần nâng cao thu nhập, chi tiêu hợp lý để cải thiện mức sống của hộ gia đình, trong đó có từng người dân trên địa bàn TPCT. Bên cạnh đó, đề xuất các giải pháp phục vụ cho công tác hoạch định chính sách nhằm rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, điều kiện sống của hộ gia đình giữa thành thị và nông thôn phù hợp với tình hình của TPCT. Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích mức chi tiêu dùng của hộ gia đình giữa thành thị và nông thôn ở thành phố Cần Thơ” làm hướng nghiên cứu của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích mức chi tiêu dùng của hộ gia đình giữa thành thị và nông thôn dựa trên chuẩn nghèo Việt Nam. Sự bất bình đẳng về điều kiện sống, mức chi tiêu giữa hai khu vực thành thị và nông thôn. Từ đó đề xuất các chính sách hợp lý để tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống xã hội, đảm bảo bình đẳng, giảm thiểu sự phân hóa giàu nghèo ở TPCT. - Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu chung, mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm: Phân tích thực trạng chi tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn ở TPCT năm 2014 đến đầu 2018; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu dùng của người dân ở TPCT; Đề xuất một số giải pháp nâng cao đời sống người dân ở TPCT trong những năm tới.
  • 21. 3 1.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu - Những điểm giống nhau và khác nhau về mức chi tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn ở TPCT dựa trên chuẩn nghèo Việt Nam? - Xem xét các mức chi tiêu có khác nhau giữa thành thị và nông thôn, có khác nhau ở chuẩn chung hay không? - Giữa thành thị và nông thôn có khác nhau về các mức chi tiêu hay không - Các trở ngại liên quan đến mức chi tiêu dùng người dân nông thôn nói riêng và người dân TPCT nói chung? - Đề xuất giải pháp, chính sách nào để nâng cao mức thu nhập người dân và hạn chế bất bình đẳng trong mức chi tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn ở TPCT? 1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu Đề tài đặt ra các giả thuyết trong nghiên cứu như sau: Mức chi tiêu dùng ở thành phố Cần Thơ không có sự chênh lệch so vớichuẩn nghèo của Việt Nam. Mức chi tiêu dùng bình quân hàng tháng, năm là như nhau và không có sự chênh lệch trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Mức chi tiêu dùng có sự giống nhau giữa thành thị và nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Mức chi tiêu dùng giữa hàng ăn uống và hàng không phải lương thực, thực phẩm có sự giống nhau giữa thành thị và nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Mức chi tiêu dùng hàng ăn uống thường xuyên và hàng ăn uống dịp lễ tết là như nhau và có sự giống nhau giữa thành thị và nông thôn trên ở thành phố Cần Thơ. Mức chi tiêu dùng cho giáo dục - đào tạo, y tế và chi khác tính vào chi tiêu dùng là như nhau và không có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
  • 22. 4 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là các nhân tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu dùng của các nhân khẩu trong hộ gia đình ở thành thị và nông thôn trên địa bàn TPCT dựa trên chuẩn nghèo Việt Nam và chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, kinh phí nên đề tài chỉ tập trung phân tích, đánh giá mức chi tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự khác biệt mức chi tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn, sự bất bình đẳng trong chi tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn từ năm 2014 đến đầu năm 2018 (Dựa trên số liệu khảo sát của các năm: năm 2014, năm 2016 và ước năm 2018). Từ đó đề xuất các chính sách hợp lý hạn chế bất bình đẳng trong thụ hưởng và nâng cao khả năng tài chính chi tiêu dùng của người dân TPCT. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: + Phạm vi về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện ở các quận/huyện trên địa bàn TPCT. + Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2014 đến đầu năm 2018. + Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ ngày 11/8/2018 đến 20/11/2018. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích định tính: Sử dụng phương pháp thu thập thông tin, mô tả và phân tích dữ liệu thứ cấp. Từ đó thiết kế xây dựng mô hình dữ liệu thứ cấp hồi quy tuyến tính. - Phương pháp phân tích định lượng: Sử dụng các số liệu điều tra trong Niên giám Thống kê của Cục Thống kê TPCT để phân tích kết quả, so sánh mức chi tiêu dùng giữa nông thôn với thành thị và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức chi tiêu dùng cho người dân TPCT. 1.6. Ý nghĩa thực tiễn và kết quả của đề tài Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu dùng, từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.
  • 23. 5 Đưa ra một số đề xuất chính sách phù hợp góp phần phát triển kinh tế bền vững, phân phối lợi nhuận. Giảm khoảng cách giàu nghèo và mức sống giữa người dân giữa thành thị và nông thôn. Kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo, ứng dụng các chính sách hợp lý cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của TPCT cho: Các cơ quan, tổ chức hữu quan trong công tác điều hành vĩ mô của địa phương. Người dân được hưởng các chính sách phù hợp với từng đối tượng. 1.7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung dự kiến của luận văn được cấu trúc thành 5 chương như sau: Chương 1. Mở đầu Chương này trình bày 07 nội dung: Lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi, phương pháp nghiên cứu, kết cấu của luận văn. Chương 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết Chương này trình bày 05 nội dung: Tổng quan các nghiên cứu trước đây về mức chi tiêu dùng, tổng quan về TPCT, cơ sở lý thuyết về mức chi tiêu dùng, các thành tố chi tiêu dùng, đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày 05 nội dung: Quy trình nghiên cứu, thang đánh giá chuẩn nghèo ở Việt Nam và tiêu chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích số liệu mức chi tiêu dùng. Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận sử dụng kiểm định T-test và kiểm định Anova. Chương này trình bày 03 nội dung: Thực trạng về mức chi tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn ở TPCT, giải pháp nâng cao nhu cầu thiết yếu về đời sống và chi tiêu và các nhân tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu dùng. Chương 5. Kết luận và kiến nghị Chương này trình bày 02 nội dung: Tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu từ đó đưa ra kết luận và kiến nghị.
  • 24. 6 Kết luận chƣơng 1 Trong chương 1 tác giả đã trình bày các nội dung bao gồm: Lý do chọn đề tài là xuất phát từ cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn với tính cấp thiết và tính mới mẽ của đề tài; mục tiêu nghiên cứu gồm mục tiêu khái quát và mục tiêu cụ thể; câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả còn trình bày về ý nghĩa thực tiễn của đề tài cũng như cấu trúc của luận văn.
  • 25. 7 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến chi tiêu, bao gồm các hình thức chi tiêu được định nghĩa cụ thể, trình bày những nghiên cứu liên quan đến chi tiêu và các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu, cũng như các giả thuyết nghiên cứu đặt ra. 2.1 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây về mức chi tiêu dùng Qua thu thập, khảo sát nhiều nguồn tài liệu cho thấy, hiện có rất nhiều các nhà khoa học đã nghiên cứu về chi tiêu. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu lại tập trung nghiên cứu về mức chi tiêu công, còn lĩnh vực mức chi tiêu dùng vẫn còn là một mảng đề tài khá mới mẻ. Gần như các nghiên cứu mới chỉ tản mạn đâu đó dưới những cách tiếp cận và quan điểm khác nhau nên kết quả của những nghiên cứu đó cũng chỉ mới dừng lại ở những nhận định, góc nhìn, góc độ khác nhau hay một vấn đề, một mặt hàng, một dòng sản phẩm… riêng lẻ về mức chi tiêu dùng. Còn thiếu những nghiên cứu mang tính đồng bộ, toàn diện trên bình diện quốc gia, khu vực hay một tỉnh thành về lĩnh vực mức chi tiêu dùng. Sơ khảo nguồn tài liệu đã minh chứng cho điều đó. Theo nghiên cứu của Ebru ÇAĞLAYAN (2012) đã phân tích vi mô của chi tiêu tiêu dùng hộ gia đình, các yếu tố quyết định cho cả khu vực nông thôn và đô thị ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu đã điều tra các yếu tố quyết định chi tiêu tiêu dùng hộ gia đình ở Thổ Nhĩ Kỳ và ước tính mô hình cho cả khu vực nông thôn và thành thị riêng biệt để kiểm tra khoảng trống khu vực cho toàn bộ phân bố chi tiêu tiêu dùng. Nghiên cứu đã chỉ ra hồi quy định lượng được sử dụng để kiểm tra mối tương quan của tiêu thụ cho cả khu vực nông thôn và thành thị. Kết quả cho thấy, tiêu thụ chi tiêu nói chung tăng, nhất là ở đô thị, trong khi giảm chi tiêu tiêu thụ ở nông thôn. Ở nông thôn chỉ có tuổi tác, thu nhập, tình trạng hôn nhân, bảo hiểm và quy mô hộ gia đình là thu được đáng kể. Theo nghiên cứu của công ty Công Lập Thành năm 2013 về “Phân tích thị trường người tiêu dùng và hành vi của người mua” đã chỉ ra thị trường người tiêu dùng và hành vi mua sắm của người tiêu dùng thì mới có thể xây
  • 26. 8 dựng được những kế hoạch Marketing có căn cứ. Thị trường người tiêu dùng mua hàng hóa và dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân. Nó là thị trường cuối cùng mà các hoạt động kinh tế được tổ chức ra để phục vụ nó. Khi phân tích một thị trường người tiêu dùng cần phải biết khách hàng, các đối tượng, và mục tiêu của người mua, các tổ chức hoạt động, các đợt mua hàng và những cửa hàng bán lẻ. Hành vi của người mua chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố chủ yếu: Văn hóa, xã hội, cá nhân, và tâm lý. Tất cả những yếu tố này đều cho ta những căn cứ để biết cách tiếp cận và phục vụ người mua một cách hiệu quả hơn. Mức độ cân nhắc khi mua sắm và số người tham gia mua sắm tăng theo mức độ phức tạp của tình huống mua sắm. Theo Angus (2015) đã nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa tiêu dùng, nghèo đói và phúc lợi”. Nghiên cứu đã đề xuất giải pháp cho việc hàng trăm năm phát triển không đồng đều giữa các nước đã đẩy khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Nghiên cứu đã chỉ ra nhiều quốc gia bị bỏ lại phía sau và những người muốn có cuộc sống tốt hơn đang phải chịu áp lực rất lớn. Theo ông, việc giảm nghèo tại các quốc gia sẽ giải quyết được vấn đề này, nhưng sẽ phải mất rất nhiều thời gian. Trong ngắn hạn, bình ổn chính trị tại các vùng đang có chiến tranh sẽ giúp cải thiện tình trạng này. Nghiên cứu còn chỉ ra: “Để thiết kế chính sách kinh tế hỗ trợ phúc lợi và giảm nghèo, đầu tiên chúng ta phải hiểu sự lựa chọn tiêu dùng của mỗi cá nhân. Hơn ai hết, Angus Deaton đã nâng tầm nhận thức này. Bằng việc liên kết lựa chọn cá nhân với tổng thu nhập, nghiên cứu của ông đã giúp cải tổ lĩnh vực kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô và kinh tế học phát triển”. Tuy nhiên, điều này sẽ rất khó thực hiện vì có rất nhiều người trên thế giới vẫn đang nghèo đói. Nhiều người lớn và cả trẻ em đều đang mắc các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Ngọc Thuyết năm 2015 về “Đánh giá tác động của thu nhập, giá cả thực phẩm đến quyết định chi tiêu ăn uống của các hộ gia đình tại Việt Nam”. Nghiên cứu sử dụng mô hình LA/AIDS để đánh giá tác động của giá cả thực phẩm, thu nhập hộ gia đình lên quyết định chi tiêu ăn uống của hộ bằng việc xây dựng ma trận các độ co dãn của các nhóm thực phẩm. Kết quả thống kê từ bộ dữ liệu thu thập số liêu năm 2012 cho thấy: Gạo, tôm cá, thịt
  • 27. 9 các loại là những thực phẩm chính của hộ gia đình VN. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn các nhóm thực phẩm đều là những hàng hóa thông thường và co dãn theo giá. Trong đó, tôm cá, thịt các loại, và đồ uống là những nhóm hàng có tỉ trọng chi tiêu tăng theo mức thu nhập của hộ. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy những hộ thuộc nhóm thu nhập cao bị tác động bởi sự thay đổi giá mạnh hơn so với những hộ thuộc nhóm thu nhập thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy gạo, thịt các loại, tôm cá và các khoản ăn uống ngoài gia đình được xem là các nhóm thực phẩm chính đối với các hộ gia đình Việt Nam. Tính chất chi tiết của các nhóm thực phẩm như sau: Phần lớn các nhóm thực phẩm trong nghiên cứu là các hàng hóa thông thường và co dãn theo giá. Trong đó, các nhóm như tôm cá, thịt các loại, đồ uống được xét vào nhóm hàng xa xỉ; Các nhóm thực phẩm như lương thực khác gạo, dầu mỡ, gia vị là không co dãn; Đa phần các nhóm thực phẩm trong nghiên cứu là thay thế nhau, đặc biệt ở nhóm thịt và ăn uống ngoài gia đình. Gạo, gia vị và lương thực khác gạo từng cặp là các hàng hóa bổ sung. Ngoài ra, độ co dãn của cầu theo giá ở đa số các nhóm thực phẩm riêng rẽ đều tương đối cao hơn so với độ co dãn của cầu theo giá của thực phẩm nói chung. Nghiên cứu gợi mở hướng nghiên cứu mới bằng việc đánh giá xu hướng tiêu dùng thực phẩm theo mô hình LA/AIDS với chỉ số giá Laspeyres bằng dữ liệu bảng; Đồng thời, đi sâu phân tích các vấn đề phúc lợi xã hội đối với sự thay đổi giá của một số thực phẩm chính. Qua khảo sát tài liệu trên cho thấy, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về mức chi tiêu dùng ở thành phố Cần Thơ, đặc biệt là mức chi tiêu dùng của hộ gia đình giữa thành thị và nông thôn. Kế thừa những nguồn tư liệu trên, sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu cho mình. 2.2 Cơ sở lý thuyết về mức chi tiêu dùng 2.2.1 Một số khái niệm cơ bản 2.2.1.1 Khái niệm thu nhập và mức sống dân cƣ - Khái niệm thu nhập: Trong thống kê, “thu nhập là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó”.
  • 28. 10 Thu nhập có thể gồm các khoản như tiền lương, tiền công, tiền cho thuê tài sản, lợi nhuận kinh doanh. Thu nhập có thể có được từ nhiều nguồn khác nhau, có thể từ lao động, từ việc sở hữu những giấy tờ có giá trị, từ thừa kế, được tặng cho... Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng. Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong thời kỳ nhất định, thường là một năm. Năm nhóm thu nhập: là người ta chia tổng thành các phần đều nhau, mỗi phần chiếm 20%. - Khái niệm mức sống dân cư: Theo Từ điển Kinh tế học của Nguyễn Văn Ngọc, “mức sống là một khái niệm, liên quan đến sự phát triển và thỏa mãn nhu cầu của xã hội nói chung và nhu cầu của con người nói riêng”. Theo C.Mác, “mức sống không chỉ là sự thỏa mãn những nhu câù của đời sống vật chất mà cả các nhu cầu nhất định được sinh ra bởi chính những điều kiện mà con người đang sống và trưởng thành”. 2.2.1.2Khái niệm chi tiêu, chi tiêu dùng và chi tiêu hộ gia đình Khái niệm chi tiêu: Theo Tổng cục Thống kê (2012), “chi tiêu” là sự giảm đi đơn thuần của các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó được dung vào mục đích gì. Tổng số chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp (chi mua sắm hàng hóa vật tư,...), chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh (chi cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, công tác quản lý,...) và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, quảng cáo,…). Khái niệm chi tiêu dùng: Theo Từ điển Kinh tế học của Nguyễn Văn Ngọc, “chi tiêu cho tiêu dùng là tổng mức chi tiêu để mua hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu hiện tại của khu vực hộ gia đình trong nền kinh tế, trừ chi tiêu cho nhà ở - một khoản theo truyền thống được tính vào chi tiêu cho đầu tư”. Chi tiêu cho tiêu dùng (C) là thành tố lớn nhất của tổng cầu (AD). Hàm tiêu dùng có công thứ là C = a + b.Y (Trong đó là Y là thu nhập; C là chi tiêu; a là tiêu dùng tự định, b là chi tiêu cận biên).
  • 29. 11 Mức tiêu dùng một số mặt hàng chủ yếu bình quân đầu người 1 tháng là giá trị từng mặt hàng chủ yếu mà hộ dân cư hoặc các thành viên đã chi vào mục đích tiêu dùng trong năm chia cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng. Công thức tính: Mức chi tiêu dùng bình quân đầu người của hộ về mặt hàng i Trị giá mặt hàng i được hộ các thành viên hộ tiêu dùng trong năm = : 12 tháng Số nhân khẩu bình quân năm của hộ Khái niệm chi tiêu hộ gia đình: Theo giải thích nội dung của Tổng cục Thống kê (2012), “chi tiêu hộ gia đình là tổng số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ đã chi cho tiêu dùng trong một thời gian nhất định, bao gồm cả tư sản, tự tiêu về lượng thực, thực phẩm, phi lương thực, thực phẩm và các chi tiêu khác (biểu, đóng góp…). Các khoản chi tiêu hộ gia đình không bao gồm chi phí sản xuất, thuế sản xuất, gửi tiết kiệm, cho vay, trả nợ và các khoản chi tương tự”. Chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ gia đình và các thành viên của hộ đã chi cho tiêu dùng bình quân cho một người trong một thời gian nhất định. Như vậy, chi tiêu dùng của dân cư là toàn bộ các khoản chi tiêu bằng tiền hoặc bằng hiện vật (quy ra tiền) cho đời sống vật chất và tinh thần của dân cư. Năm nhóm chi tiêu: là người ta chia tổng thành các phần đều nhau, mỗi phần chiếm 20%. 2.2.1.3 Khái niệm thành thị và nông thôn Khái niệm thành thị Theo giải thích nội dung thuật ngữ trong Thống kê: “Thành thị (còn gọi là Đô thị) muốn chỉ hai yếu tố hành chính và kinh tế là hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên đô thị trong quá trình lịch sử. Thành thị là một chỉnh thể không gian xã hội, biểu hiện sự thống nhất của một kiểu tổ chức đặc biệt xã hội dân cư, của những điều kiện địa
  • 30. 12 lí - tự nhiên và môi trường do con người tạo ra. Một điểm dân cư nào đó được coi là thành thị phải có được các đặc trưng chỉ báo sau: Số lượng dân cư tập trung với mật độ cao trên một phạm vi lãnh thổ hạn chế. Trên thế giới người ta dựa vào các chỉ báo này để phân chia các loại đô thị theo số lượng dân cư: đô thị nhỏ từ 100 ngàn đến dưới 500 ngàn người, đô thị lớn từ 1 triệu đến dưới 5 triệu người. Đô thị siêu lớn từ 5 triệu trở lên. Dân cư lao động đa dạng, đại bộ phận sản xuất phi nông nghiệp, giữ vai trò chủ đạo về kinh tế - văn hóa - xã hội với một vùng nhất định. Môi trường sống tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển xã hội và cá nhân. Theo qui định của Tổng cục thống kê thì điểm dân cư được coi là đô thị khi có số dân tập trung từ 100 ngàn người trở lên, trong đó ít nhất là 60% dân cư tham gia hoạt động trên các lĩnh vực phi nông nghiệp. Từ căn cứ trên, đề tài nghiên cứu về mức chi tiêu dùng của hộ gia đình ở thành thị trên địa bàn TPCT bao gồm những đơn vị hành chính 5 quận, 49 phường, 5 thị trấn và 339 khu vực. Khái niệm nông thôn: Theo tài liệu Xã hội học của Tạ Minh (1999),“nông thôn là địa bàn cư trú đầu tiên của con người. Nó hình thành một cách tự nhiên do sự hình thành của nền sản xuất nông nghiệp chăn nuôi, trồng trọt”. Theo Từ điển Tiếng Việt (1994), nông thôn là một kiểu cộng đồng lãnh thổ xã hội nhất định, có tính lịch sử, hình thành trong quá trình phân công lao động xã hội, mật độ dân cư thấp và lao động nông nghiệp đóng vai trò chính. Như vậy, nông thôn là một kiểu cộng đồng lãnh thổ - xã hội nhất định, có tính cách lịch sử, hình thành trong quá trình phân công lao động xã hội. Cộng đồng nông thôn thường đặc trưng hóa ở những hoạt động nông nghiệp, mối liên hệ gia đình bền chặt và có chung tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp và truyền thống. Trong đề tài, đơn vị hành chính ở nông thôn trên địa bàn TPCT gồm: 4 huyện, 36 xã và 291 ấp.
  • 31. 13 2.2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến mức chi tiêu dùng 2.2.2.1 Yếu tố thu nhập và việc làm Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu dùng của hộ gia đình giữa thành thị và nông thôn trên địa bàn TPCT, thu nhập và việc làm là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu dùng của hộ gia đình đó là thu nhập khả dụng và tiết kiệm của hộ gia đình. Thu nhập khả dụng của hộ gia đình là tổng số thu nhập mà một hộ gia đình hoặc từng thành viên của hộ gia đình có thể sử dụng cho chi tiêu dùng. Thu nhập khả dụng của hộ gia đình được xác định bằng tổng số thu nhập của hộ gia đình bao gồm thu nhập từ tiền sản xuất kinh doanh, tiền lương, tiền phụ cấp, tiền trợ cấp (trợ cấp nghỉ hưu, thất nghiệp, khó khăn, học bổng)... sau đó trừ đi khoản thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội. Thu nhập khả dụng được sử dụng vào hai mục đích là chi tiêu dùng và tiết kiệm. Khi sử dụng hàng ăn uống, hàng phi lương thực thực phẩm như quần áo, đi xem phim,... hộ gia đình đã chi tiêu dùng sản phẩm của nền kinh tế. Tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập khả dụng sau khi trừ đi tiêu dùng. Do đó, thu nhập khả dụng tăng thì chi tiêu dùng tăng và tiết kiệm tăng. Ngoài ra, khi thu nhập dự đoán tăng thì chi tiêu cũng tăng. Giữa việc làm, thu nhập và chi tiêu dùng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hầu hết những người có việc làm ổn định, có thu nhập càng cao thì mức chi tiêu dùng cũng càng cao. Tuy nhiên, cũng không hoàn toàn như vậy, cũng có trường hợp hai người có mức lương như nhau, nhưng một người sống ở nông thôn, một người sống ở thành thị lại có mức chi tiêu khác nhau. 2.2.2.2 Yếu tố giới tính, tâm lý và quy mô hộ gia đình Bên cạnh yếu tố việc làm, yếu tố giới tính, tâm lý và quy mô hộ gia đình cũng ảnh hưởng tương đối lớn đến mức chi tiêu dùng của hộ gia đình giữa thành thị và nông thôn trên địa bàn TPCT. Về giới tính: Đối với những hộ gia đình trẻ hoặc trong độ tuổi trung niên do nam giới làm chủ, thường có mức chi tiêu dùng tập trung vào một số thời điểm nhất
  • 32. 14 định, nhưng nếu nữ làm chủ gia đình thì mức chi tiêu sẽ rải đều quanh năm. Trong khi đó, những hộ gia đình có độ tuổi cao thì ít phải tiêu cho việc mua sắm các mặt hàng lâu bền, thường chỉ tập trung chi tiêu vào hàng ăn uống thường xuyên nhất là vào các dịp lễ tết khi con cháu tập trung về nhiều. Đối với hộ gia đình có giới tính chủ yếu là nữ thì việc chi tiêu dùng tập trung vào các mặt hàng phi lương thực thực phẩm để làm đẹp như son phấn, quần áo, đồ trang sức… Còn đối với hộ gia đình chủ yếu là các thành viên nam giới thì chi tiêu dùng lại tập trung chủ yếu vào hàng ăn, uống, hút nhất là các loại rượu, bia… và chi cho các mặt hàng phi lương thực thực phẩm mang tính lâu bền như xây dựng, sửa chữa nhà cửa, chi tiêu cho việc cưới hỏi. Đối với những hộ gia đình mới tách ra ở riêng tuổi còn trẻ, thông thường nhu cầu chi tiêu lớn nhưng do mức thu nhập thấp nên việc chi tiêu cũng bị hạn chế. Điểm chung của các hộ gia đình trung niên và mới tách ra ở riêng ở chỗ chi tiêu cho giáo dục của con cái nhiều và nhu cầu mở rộng giao tiếp, ổn định chỗ ở, việc làm lớn, còn đối với những hộ gia đình cao tuổi trong đó có một bộ phận được hưởng lương cao thì mức chi cho giáo dục lại thấp, bù lại chi cho y tế lại cao. Về tâm lý: Các thành viên trong hộ gia đình có ảnh hưởng lớn đến chi tiêu dùng. Thông thường gia đình được cha mẹ định hướng cho con mua sắm. Do từ cha mẹ mà một người con được định hướng theo tôn giáo, kinh tế, tham vọng cá nhân, tình yêu... Nên không tránh khỏi ảnh hưởng đến việc chi tiêu dùng cho việc ăn uống, mua sắm... Tâm lý ảnh hưởng từ cha mẹ, ông bà đối với chi tiêu mua sắm là rất lớn, đôi khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến mua sắm hàng ngày là gia đình riêng của người đó. Gia đình là một tổ chức mua hàng tiêu dùng quan trọng nhất trong xã hội, vai trò và ảnh hưởng tương đối của chồng, vợ và con cái đến việc mua sắm rất nhiều loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Về quy mô: Đối với những hộ gia đình có quy mô lớn với nhiều thành viên từ hai đến ba thế hệ trở lên, thông thường mức chi tiêu dùng cao hơn những hộ gia đình có quy mô nhỏ ít thành viên, ít thế hệ. Đôi khi cũng không hoàn toàn như vậy bởi nếu hộ gia đình có quy mô lớn nhưng có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có mức thu nhập thấp hoặc các thành viên trong gia đình không có việc làm ổn định thì mức
  • 33. 15 chi tiêu dùng có thể ít hơn hoặc nganh bằng với những hộ gia đình có quy mô nhỏ nhưng có hoàn cảnh khá giả có thu nhập cao. Tóm lại nhân tố về giới tính, về độ tuổi và quy mô có ảnh hưởng không nhỏ đến mức chi tiêu dùng không chỉ ở nông thôn mà ngay cả ở thành thị. 2.2.2.3 Yếu tố khu vực và phong tục tập quán Yếu tố khu vực và phong tục tập quán bao gồm yếu tố địa bàn nơi cư trú, yếu tố văn hóa, yếu tố phong tập tập quán của gia đình và nơi sinh sống,… là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến mức chi tiêu dùng của hộ gia đình. Những yếu tố này, góp phần quyết định những mong muốn và hành vi chi tiêu dùng của một người hay một hộ gia đình. Ở khu vực thành thị có mức chi tiêu dùng cao hơn ở nông thôn. Tuy nhiên, ở những thời điểm khác nhau thì chi tiêu dùng cũng khác nhau, thường mức chi tiêu dùng thường xuyên bao gồm các nhân tố như: chi tiêu dùng hàng ăn uống, chi tiêu dùng cho hàng không phải là lương thực thực phẩm, chi tiêu cho giáo dục và y tế, chi tiêu khác tính vào chi tiêu dùng, chi tiêu dùng mua sắm hàng lâu bền, nhà ở, điện, nước và rác thải ở thành thị luôn cao hơn ở nông thôn, nhưng vào dịp lễ tết thì chi tiêu dùng ở nông thôn thường lại cao hơn ở thành thị. Ở khu vực thành thị thường thì hàng ngày hoặc cuối tuần đi mua sắm rất nhiều, hàng ăn uống, hàng không phải lương thực thực phẩm rất thường xuyên, còn dịp lễ tết rất ít quan trọng đối với thành thị, có thể người dân thành thị về nông thôn (ăn tết, thăm gia đình,…) nên trong dịp lễ tết mức chi tiêu dùng ít hơn so với nông thôn. Ngược lại, ở nông thôn, nhất là ở những nơi xa trung tâm, ít cửa hàng tạp hóa,… kinh tế nông nghiệp có thể tự cung tự cấp thì mức chi tiêu dùng dùng thường xuyên ít hơn ở thành thị. Còn dịp lễ lết là những lúc nông nhàn, là lúc con cháu đi làm ăn hoặc ở xa về,… nên đây là dịp để chi tiêu dùng tăng lên so với thành thị. 2.2.2.4 Yếu tố trình độ chuyên môn, kỹ thuật và mối quan hệ của gia đình Đối với những hộ gia đình có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kĩ thuật, tay nghề cao thì mức thu nhập cao nên việc chi cho tiêu dùng thường cũng tương xứng với mức thu nhập đó. Những hộ gia đình này thường chi tiêu vào những việc làm
  • 34. 16 nhà kiên cố, tiện nghi hiện đại như: Tivi, internet, máy lạnh, tủ lạnh, máy tính, máy giặt, điện thoại, hệ thống nước nóng lạnh, bàn ghế tủ giường cao cấp... Đối với những hộ gia đình có thể có trình độ chuyên môn, kĩ thuật, tay nghề thấp thì thường có thu nhập khiêm tốn, do vậy việc chi tiêu cũng có phần hạn chế. Họ thường tập trung chi tiêu vào những mặt hàng thiết yếu, chủ yếu là hàng ăn uống hoặc hàng phi lương thực thực phẩm như: làm nhà bán kiên cố với các vật dụng ở mức cơ bản, đôi khi thiếu các tiện nghi cần thiết. Tuy nhiên, việc chi tiêu cũng không hoàn toàn như vậy, đôi khi có những hộ gia đình có mức thu nhập cao nhưng do yếu tố văn hóa, tâm lý hoặc phong tục tập quán, họ vẫn có mức chi tiêu dùng ở mức vừa phải, thậm chí một số hộ còn ngang bằng hoặc thấp hơn cả những hộ có trình độ chuyên môn, kĩ thuật thấp. Một phần do áp lực công việc lớn nên họ không có thời gian để chi tiêu. Ngược lại, một số hộ gia đình có chuyên môn kĩ thuật thấp nhưng do không bị áp lực về công việc có nhiều thời gian rảnh và sống thường phóng khoáng nên mức chi tiêu dùng cũng có khi bằng hoặc hơn những hộ gia đình có trình độ kĩ thuật cao. Như vậy, việc chi tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ trình độ chuyên môn, kỹ thuật và mối quan hệ của gia đình. 2.2.2.5 Các yếu tố khác ảnh hƣởng đến chi tiêu dùng Ngoài những yếu tố trên, việc chi tiêu dùng cũng chịu tác động từ xu thế của thời đại, địa vị xã hội, sự kỳ vọng, hoàn cảnh sống, nghề nghiệp, phong cách, tuổi tác, hành vi của mỗi thành viên của hộ gia đình trên địa bàn TPCT. Có không ít thành viên trong hộ gia đình thích các xu thế của thời đại đã không cho việc chi tiêu để mua sắm cho được những sản phẩm mới như điện thoại, máy tính, thời trang... Những yếu tố cá nhân về tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống. Thành viên hộ gia đình sẽ mua những hàng hóa và dịch vụ khác nhau trong suốt đời mình. Thị hiếu của các thành viên trong hộ gia đình về các loại hàng hóa, dịch vụ tuỳ theo tuổi tác. Việc chi tiêu cũng được định hình theo giai đoạn của chu kỳ sống của gia đình.
  • 35. 17 Nghề nghiệp của một người cũng ảnh hưởng đến cách thức chi tiêu dùng của họ. Những người có nghề nghiệp khác nhau sẽ có nhu cầu chi tiêu khác nhau đối với những hàng hóa như quần áo, giày dép, thức ăn, máy tính, điện thoại,… Việc lựa chọn chi tiêu mua sản phẩm chịu tác động rất lớn từ hoàn cảnh kinh tế. Hoàn cảnh kinh tế của hộ gia đình gồm thu nhập có thể chi tiêu được của họ (mức thu nhập, mức ổn định và cách sắp xếp thời gian), tiền tiết kiệm và tài sản, thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm. Nhu cầu là một thuộc tính tâm lý, là những điều mà con người đòi hỏi để tồn tại và phát triển. Tại bất kỳ một thời điểm nhất định nào con người cũng có nhiều nhu cầu. Tại những thời điểm khác nhau, người ta lại bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau để những nhu cầu quan trọng nào đó thì nó sẽ không còn là động cơ hiện thời nữa, và người ta lại cố gắng thỏa mãn nhu cầu quan trọng nhất tiếp theo. Thông qua hoạt động và tri thức, người ta có được niềm tin và thái độ. Những yếu tố này lại có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của con người. 2.2.3 Chuẩn nghèo Việt Nam và tiêu chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới 2.2.3.1 Chuẩn nghèo của Việt Nam - Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015: Theo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 01 năm 2011 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn từ 2011 – 2015 tiêu chuẩn hộ nghèo như sau: Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/ người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/ tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.
  • 36. 18 Đối chiếu với quy định trên, gia đình chỉ thuộc khu vực nông thôn nên so với mức thu nhập 500.000 đồng/người/tháng thì gia đình chỉ không thuộc diện hộ nghèo mà chỉ thuộc diện hộ cận nghèo của địa phương. Hiện nay, hộ cận nghèo cũng được hưởng một số chế độ ưu đãi như: được Nhà nước hỗ trợ 50% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế và một số chế độ khác. -. Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19 tháng 11 năm 2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 chuẩn hộ nghèo như sau: - Khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. - Khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. 2.2.3.2 Tiêu chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới (WB) Xác định rổ lương thực, thực phẩm tham chiếu: Chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới năm 2016 là 969.167 VND, hay 3,34 USD theo sức mua tương đương (PPP) năm 2011. Tình cảnh nghèo đói cùng cực được WB xác định trước đây là sống bằng hoặc dưới mức 1,25 USD/ngày nhưng theo điều chỉnh mới của WB thì chuẩn nghèo hiện tại là 1,9 USD/ngày. Việc thay đổi đã được WB tính đến những dữ liệu mới dựa trên khác biệt về chi phí sinh hoạt khắp các quốc gia trong khi vẫn giữ nguyên sức mua thực tế theo tiêu chuẩn cũ. An toàn về kinh tế được định nghĩa là có mức tiêu thụ bình quân đầu người hàng ngày ít nhất là 5,5 USD theo PPP năm 2011.
  • 37. 19 Tầng lớp trung lưu toàn cầu được định nghĩa là có mức tiêu thụ bình quân đầu người là ít nhất 15 USD theo PPP năm 2011. Tính toán chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm của WB: Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm được xác định bằng giá trị của một rổ hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu đảm bảo khẩu phần ăn duy trì với nhiệt lượng tiêu dùng một người một ngày là 2100 Kcal. Tính toán chuẩn nghèo chung bao gồm chi tiêu cho lương thực, thực phẩm và chi tiêu cho các nhu cầu phi lương thực, thực phẩm thiết yếu khác: 2.3 Các thành tố chi tiêu dùng 2.3.1 Chi tiêu dùng hàng ăn, uống, hút Trong tiêu dùng, thành tố chi tiêu cho hàng ăn uống hút là thường xuyên và cơ bản nhất, bao gồm chi tiêu dùng hàng ăn uống thường xuyên và hàng ăn uống dịp lễ tết. Hàng ăn uống rất đa dạng và phong phú như: Lương thực, thực phẩm, chất đốt, ăn uống ngoài ra đình, uống và hút (thuốc lá). Lương thực: Gạo các loại và lương thực khác (quy gạo) bắp, khoai, sắn,... Thực phẩm: Thịt các loại; dầu ăn, mỡ; tôm, cá; trứng gia cầm các loại; đỗ các loại, lạc vừng; rau các loại; đậu phụ; đường, mật, sữa, bánh mứt kẹo; các loại trái quả; nước mắm, nước chấm,... Đất đốt: Ga, than, củi, rơm dạ... Uống: Nước lọc, chè, cà phê, rượu bia, nước ngọt, đồ uống khác... Ngoài ra, còn có việc ăn uống ngoài gia đình, hút (thuốc lá),... Đối với thành tố này, có sự khác biệt rõ ở mức chi tiêu dùng thường xuyên và mức chi tiêu dùng dịp lễ tết. 2.3.2 Chi tiêu dùng hàng không phải lƣơng thực, thực phẩm 2.3.2.1 Chi tiêu dùng hàng phi lƣơng thực, thực phẩm Thành tố chi tiêu dùng hàng không phải lương thực, thực phẩm cũng rất đa dạng, mặc dù chi tiêu có thể không thường xuyên hàng ngày nhưng mức chi tiêu thường lại rất lớn, bao gồm:
  • 38. 20 May mặc, mũ nón, giày dép: Quần áo các loại, khăn các loại, mũ nón các loại, giày dép các loại, phông rèm cửa các loại,... Nhà ở các loại, điện nước, nhà vệ sinh, bếp,... Thiết bị và đồ dùng gia đình: Chén, tô, đĩa, đũa, ly, ấm, nồi các loại, máy lạnh, tivi, tủ lạnh, máy tính, máy giặt, hệ thống nước nóng lạnh, bàn, ghế, tủ, giường... Đi lại và bưu điện: Xe các loại, xuồng ghe các loại, điện thoại, internet,.. Ngoài ra, còn có đồ dùng cho văn hóa, thể thao, giải trí và chi phí về đồ dùng và dịch vụ khác. 2.3.2.2 Chi tiêu dùng cho giáo dục Chi tiêu dùng cho giáo dục và đào tạo bao gồm: chi tiêu mua tập sách, viết, cặp, thước, com pa, học phí, bàn học, kệ sách... Theo Tổng cục Thống kê (2014), chi tiêu dùng của hộ gia đình cho giáo dục là tổng số tiền và giá trị hiện vật mà hộ gia đình và các thành viên của hộ gia đình đã chi cho giáo dục, đào tạo trong một thời gian nhất định. Theo Lassibille (1994), chi tiêu dùng cho giáo dục của hộ gia đình gồm những mục cơ bản như sau: các khoản chi được quy ước thành tiền mặt, học phí, phí bảo hiểm, những khoản đóng góp bắt buộc hoặc tự nguyện; các khoản chi mua những đồ dùng phục vụ trực tiếp cho học tập; các khoản chi phụ trợ khác như chi phí đi lại của cả người học và người đưa đón, tiền ăn cho người học bán trú, nội trú,…; chi trả lãi vay trong trường hợp hộ gia đình phải vay tiền để chi cho việc học của các thành viên trong hộ gia đình. Theo Ủy ban châu Âu (2010), chi phí cho giáo dục của hộ gia đình gồm chi phí trực tiếp như: học phí (học chính khóa, học thêm), chi phí mua đồ dùng, dụng cụ học tập, đồng phục,…; chi phí gián tiếp như: chi phí ăn uống cho người học bán trú, nội trú, chi phí đi lại, chi phí mua đồ dùng, dụng cụ hỗ trợ việc tự học, chi phí quà tặng vì mục đích học tập cho người ngoài hộ gia đình. Như vậy, chi tiêu dùng cho giáo dục của hộ gia đình là tổng số tiền và giá trị hiện vật mà hộ gia đình và các thành viên của hộ gia đình đã chi cho giáo dục, đào tạo trong một thời gian nhất định, bao gồm cả chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
  • 39. 21 2.3.2.3 Chi tiêu dùng cho y tế Chi tiêu dùng cho y tế và chăm sóc sức khỏe bao gồm chi tiêu mua tủ thuốc gia đình, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, các đồ chuyên dụng để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe... Chi tiêu cho y tế ngoài khám chữa bệnh bình quân 1 nhân khẩu trong 12 tháng qua: Chi tiêu cho y tế ngoài khám chữa bệnh bình quân 1 nhân khẩu trong 12 tháng qua (Tổng chi tiêu cho y tế ngoài khám chữa bệnh của các hộ gia đình trong 12 tháng qua/Tổng số nhân khẩu của tất cả các hộ gia đình) (nghìn đồng). Chi tiêu cho y tế ngoài khám chữa bệnh bao gồm: Chi mua thuốc dự trữ; Chi mua dụng cụ y tế; Chi mua bảo hiểm y tế tự nguyện, BHYT học sinh….. 2.3.2.4 Chi khác tính cho chi tiêu dùng Chi khác tính vào chi tiêu dùng bao gồm các khoản chi như: chi về lệ phí, dịch vụ hành chính, pháp lý cho đời sống; chi đóng góp các loại quỹ, công ích, nghĩa vụ; thuế các loại; tổ chức tiệc, chiêu đãi, cưới hỏi, ma chay, giỗ chạp của hộ gia đình; cho, biếu,mừng giúp, phúng viếng, góp giỗ… hộ khác và khoản chi bồi thường thiệt hại cho người khác,… Qua phân tích thực tế các thành tố cho thấy, cùng một thành tố, nhưng mức chi tiêu dùng có sự khác nhau giữa thành thị và nông thôn, thậm chí ngay trong cùng địa bàn nhưng hoàn cảnh kinh tế khác nhau, thu nhập khác nhau, tâm lý sở thích khác nhau,... thì mức chi tiêu dùng cũng khác nhau. Sự khác biệt rõ nhất chính là mức chi tiêu dùng cho hàng ăn uống, hàng không phải lương thực thực phẩm, giáo dục, y tế, hàng lâu bền. 2.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất Mô hình nghiên cứu được đưa ra trên cơ sở lý thuyết, các giả thuyết đã xây dựng, mô hình trong các bài nghiên cứu trước đây cũng như đề xuất của tác giả.
  • 40. 22 Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất 2.4.2 Các giả thuyết nghiên cứu Các giả thuyết nghiên cứu từ mô hình: Giả thuyết H1: Mức chi tiêu dùng ở thành phố Cần Thơ không có sự chênh lệch so với chuẩn nghèo của Việt Nam. Giả thuyết H2: Mức chi tiêu dùng bình quân hàng tháng, năm là như nhau và không có sự chênh lệch trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Mức chi tiêu dùng ở thành phố Cần Thơ H2 H1 Mức chi tiêu dùng ở thành thị Chuẩn nghèo Việt Nam và tiểu chuẩn nghèo của WB Mức chi tiêu dùng ở nông thôn H3 Chi tiêu dùng hàng ăn uống Chi tiêu dùng hàng H4 không phải là lương thực, thực phẩm H5 H6 Chi tiêu dùng thường xuyên Chi tiêu dùng Chi tiêu dịp tết lễ, dùng cho giáo dục Chi tiêu dùng cho y tế Chi khác tính vào chi dùng tiêu Mức chi tiêu dùng bình quân hàng tháng, hàng quý và hàng năm tính theo nhân khẩu trong các hộ gia đình
  • 41. 23 Giả thuyết H3: Mức chi tiêu dùng có sự giống nhau giữa thành thị và nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Giả thuyết H4: Mức chi tiêu dùng giữa hàng ăn uống và hàng không phải lương thực, thực phẩm có sự giống nhau giữa thành thị và nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Giả thuyết H5: Mức chi tiêu dùng hàng ăn uống thường xuyên và hàng ăn uống dịp lễ tết là như nhau và có sự giống nhau giữa thành thị và nông thôn trên ở thành phố Cần Thơ. Giả thuyết H6: Mức chi tiêu dùng cho giáo dục - đào tạo, y tế và chi khác tính vào chi tiêu dùng là như nhau và không có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết luận chƣơng 2 Trong chương 2, tác giả đã trình bày tổng quát các vấn đề lý thuyết về mức chi tiêu dùng, phân tích tổng quan các nghiên cứu trước đây cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu dùng, trình bày được các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến đề tài. Đồng thời, tác giả đã xác định được các thành tố của chi tiêu dùng bao gồm chi tiêu dùng hàng ăn uống, chi tiêu dùng hàng phi lương thực, thực phẩm, chi tiêu dùng cho giáo dục và y tế, chi tiêu dùng cho hàng lâu bền và chi khác tính vào chi tiêu dùng, trên cơ sở đó, tác giả đề xuẩt mô hình và giả thiết nghiên cứu. Ngoài ra, chương 2 còn đề cập đến “chuẩn nghèo Việt Nam và tiêu chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới”. Đây là cơ sở lí luận để tiến hành phân tích, so sánh mức chi tiêu dùng của hộ gia đình giữa thành thị và nông thôn trên địa bàn TPCT, từ đó tạo tiền đề để thực hiện các chương tiếp theo.
  • 42. 24 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên cơ sở lý thuyết liên quan, mục tiêu nghiên cứu đề ra, chương 3 trình bày thiết kế nghiên cứu, bao gồm phương pháp nghiên cứu, phương pháp xử lý dữ liệu, các công cụ phân tích định lượng cần thiết để có thể đạt được các kết quả nghiên cứu đáng tin cậy ở chương 4, làm cơ sở cho kết luận và hàm ý ở chương 5 được tốt hơn. 3.1 Quy trình nghiên cứu Tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu cho luận văn của mình gồm những giai đoạn và các công việc như sau:
  • 43. 25 Đánh giá mức chi tiêu dùng dựa trên chuẩn nghèo Nghiên cứu định tính (hỏi ý kiến chuyên gia) Mô hình đề xuất Nghiên cứu sơ bộ Tài liệu thứ cấp Mô hình và tiêu chuẩn đánh giá Điều chỉnh mô hình (nếu có) Phiếu khảo sát Thu thập dữ liệu (Thứ cấp) Số liệu thống kê Nghiên cứu chính thức Kết luận và kiến nghị Hoàn chỉnh mô hình và đề xuất giải pháp Cơ sở lý luận Cơ sở thực tiễn Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu Phân tích yếu tố tác động So sánh tương quan Thống kê mô tả, lập bảng
  • 44. 26 3.2 Thang đánh giá chuẩn nghèo ở Việt Nam và tiêu chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới 3.2.1 Thang đánh giá chuẩn nghèo ở Việt Nam 3.2.1.1 Một số khái niệm liên quan chuẩn nghèo Chuẩn nghèo là mức thu nhập hoặc chi tiêu bình quân đầu người được dùng làm tiêu chuẩn để xác định người nghèo hoặc hộ nghèo. Những người hoặc hộ có thu nhập hoặc chi tiêu bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo được coi là người nghèo hoặc hộ nghèo. Chuẩn nghèo chung được xác định bằng chuẩn nghèo lương thực thực phẩm cộng với mức chi tối thiểu cho các mặt hàng phi lương thực thực phẩm,gồm nhà ở, quần áo, đồ dùng gia đình, học tập, văn hóa giải trí, y tế, đi lại, thông tin liên lạc. Hộ nghèo đa chiều (còn gọi hộ nghèo tiếp cận đa chiều) là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo về thu nhập (còn gọi là chuẩn nghèo chính sách) trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo về thu nhập nhưng thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Chuẩn mức sống tối thiểu về thu nhập là mức đảm bảo chi trả được những nhu cầu tối thiểu nhất mà mỗi người cần phải có để sinh sống, bao gồm nhu cầu về lương thực, thực phẩm và tiêu dùng phi lương thực, thực phẩm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trong từng thời kỳ. Chuẩn nghèo về thu nhập là mức thu nhập mà nếu hộ gia đình có mức thu nhập dưới mức đó sẽ được coi là hộ nghèo về thu nhập. 3.2.1.2 Thang đánh giá nghèo ở Việt Nam Việt Nam sử dụng chuẩn nghèo đa chiều, phân loại hộ gia đình là nghèo nếu họ có thu nhập bình quân đầu người là 900.000 VND ở khu vực thành thị hay 700.000 VND ở khu vực nông thôn và “bị tước đoạt” ít nhất ba trong số 10 chiều của nghèo phi tiền tệ.
  • 45. 27 Tiêu chí về mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ cơ bản: Các dịch vụ cơ bản bao gồm 5 dịch vụ là y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin. Các chỉ số đo lường mức thiếu hụt gồm 10 chỉ số như: Trình độ giáo dục người lớn, tình trạng đi học của trẻ em, tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế, chất lượng nhà ở, diện tích bình quân đầu người, nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng dịch vụ viễn thông và tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Theo báo cáo thống kê của Ngân hàng thế giới dựa vào cuộc điều tra, khảo sát mức sống dân cư năm 2016, Việt Nam tiến bộ ở tất cả các chỉ số cho thấy sự cải thiện đáng kể trong đời sống của mọi người. Mặc dù, mức tiêu dùng bình quân đầu người hàng năm đối với nhóm 40% dưới vẫn rất cao (5,9%), nhưng mức này thấp hơn mức tăng trưởng tiêu dùng bình quân đầu người trung bình 0,8 điểm %. Tầng lớp an toàn về kinh tế với quy mô khá lớn đã nổi lên và đang mở rộng khoảng 70% dân số Việt Nam hiện có thể xếp vào nhóm an toàn về kinh tế 2, bao gồm 13% hiện đang là một bộ phận của tầng lớp trung lưu toàn cầu. Họ có thu nhập đủ cao để trang trải cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày và vẫn còn lại đủ cho các chi tiêu bổ sung cần thiết. Nhóm thu nhập này đang tăng nhanh, tăng trên 20 điểm% từ 2010 đến 2017. 3.2.2 Thang đánh giá tiêu chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới Phần lớn các nước trên thế giới đều sử dụng chỉ tiêu chính là thu nhập bình quân đầu người GDP để xây dựng tiêu chuẩn nghèo. Tuy nhiên, do sự phân hóa giàu nghèo diễn ra trầm trọng ở nhiều nước. Vì vậy, tiêu chuẩn đánh giá sự nghèo đói của ODC (Tổ chức hội đồng phát triển hải ngoại) đã đưa ra chỉ số PQLI (chỉ số chất lượng cuộc sống) đề đánh giá gồm 3 chỉ tiêu cơ bản là tuổi thọ, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và tỷ lệ xóa mù chữ. Những năm gần đây UNDP đã thêm chỉ số phát triển con người HDI bao gồm 3 tiêu chí gồm tuổi thọ, tình trạng biết chữ của người lớn và thu nhập. Theo tiêu chuẩn quốc tế, các hộ gia đình được chia thành năm tầng lớp kinh tế dựa trên mức tiêu dùng trên đầu người hàng ngày của họ tính theo đồng USD (PPP) năm 2011 (tương đương 20,643 VNĐ/USD) và năm tầng lớp này được định nghĩa:
  • 46. 28 - Người nghèo cùng cực, sống dưới 1,90 USD một ngày - Người nghèo vừa phải, mức tiêu dùng bình quân đầu người dao động từ 1,90 USD đến 3,20 USD mỗi ngày - Người dễ bị tổn thương về mặt kinh tế, tiêu dùng từ 3,20 USD đến 5,5 USD một người mỗi ngày. - An toàn kinh tế, tiêu dùng từ 5,50 USD đến 15 USD một ngày một người. - Tầng lớp trung lưu toàn cầu, sống trên 15 USD một người một ngày. 3.3 Phƣơng pháp so sánh 3.3.1 Phƣơng pháp tính hệ số chênh lệch về mức chi tiêu dùng giữa nhóm hộ thịnh vƣợng, nhóm hộ trung lƣu và nhóm hộ nghèo Theo cách phân chia trong điều tra khảo sát về mức sống dân cư. Cục thống kê TPCT đã chia tổng số hộ ra thành 5 nhóm với số hộ bằng nhau (mỗi nhóm có số hộ bằng 20% tổng số hộ), theo mức thu nhập bình quân đầu người như sau: nhóm 1 là nhóm nghèo, nhóm 2 là nhóm dưới trung bình, nhóm 3 là nhóm trung bình, nhóm 4 là nhóm khá và nhóm 5 là nhóm giàu. Đối với mức chi tiêu dùng của nhóm hộ thịnh vượng, được tính tương ứng với nhóm giàu nên thuộc tầng lớp trung lưu toàn cầu, sống trên 15 USD một người một ngày. Đối với mức chi tiêu dùng của nhóm hộ trung lưu, được tính tương ứng với nhóm khá nên được tính như đối với tầng lớp an toàn kinh tế, tiêu dùng từ 5,50 USD đến 15 USD một ngày một người. Đối với mức chi tiêu dùng của nhóm hộ bình dân, được tính tương ứng với nhóm trung bình nên được tính như đối với người dễ bị tổn thương về mặt kinh tế, tiêu dùng từ 3,20 USD đến 5,5 USD một người mỗi ngày. Đối với mức chi tiêu dùng của nhóm hộ nghèo, được tính tương ứng với nhóm dưới trung bình nên được tính như đối với người nghèo vừa phải, mức tiêu dùng bình quân đầu người dao động từ 1,90 USD đến 3,20 USD mỗi ngày. Đối với mức chi tiêu dùng của nhóm hộ cùng cực, được tính tương ứng với nhóm nghèo sống dưới 1,90 USD một ngày.
  • 47. 29 Phương pháp này chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp để đối chiếu, tính toán, so sánh và phân tích, tính hệ số chênh lệch về mức chi tiêu dùng giữa nhóm hộ thịnh vượng, nhóm hộ trung lưu và nhóm hộ nghèo. Đây là những căn cứ để so sánh với mức chi tiêu dùng ở TPCT, trên cơ cở đó để đánh giá mức sống của dân cư, tạo cơ sở để đề ra các giải pháp cho đề tài. 3.3.2So sánh mức chi tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn ở thành phố Cần Thơ với chuẩn nghèo Việt Nam và tiêu chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới Trên cơ sở tính hệ số chênh lệch về mức chi tiêu dùng giữa nhóm hộ thịnh vượng, nhóm hộ trung lưu và nhóm hộ nghèo như trên, quả bảng 3.1 ta có thể thấy: Bảng 3.1: Thang đo bƣớc tiến mới - giảm nghèo và thịnh vƣợng chung của Ngân hàng thế giới WB Mức tính (USD/ngày) Quy đổi sang VNĐ theo giá so sánh năm 2011 (20,643 đồng/USD) Quy đổi 12 tháng (365 ngày) theo giá hiện hành (22.725 đồng/USD) Đơn vị tính USD Nghìn đồng Triệu đồng Tầng lớp trung lưu toàn cầu (hộ thịnh vượng - hộ giàu) Trên 15 USD Trên 309,645 Trên 124,419 An toàn kinh tế (hộ trung lưu, hộ khá) 5,5-15 USD 113,537-309,645 45,620-124,419 Người dễ bị tổn thương về mặt kinh tế (hộ bình dân – hộ trung bình 3,2-5,5 USD 66,058-113,537 26,543-45,620 Người nghèo vừa phải (hộ dưới trung bình) 1,9-3,2 USD 39,222- 66,058 15,760-26,543 Người nghèo cùng cực (hộ nghèo cùng cực) Dưới 1,9 USD Dưới 39,222 đồng Dưới 15,760 Nguồn: Báo cáo cập nhật năm 2018 của WB về “Bước tiến mới – Giảm nghèo và thịnh vượng chung ở Việt Nam” và tác giả tổng hợp.
  • 48. 30 Thang đo chuẩn nghèo Việt Nam được quy đổi thành một năm (12 tháng) như sau: Ở nông thôn là hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người/năm từ đủ 8,4 triệu đồng trở xuống; Có thu nhập bình quân đầu người/năm trên 8,4 triệu đồng đến 12 triệu đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Ở thành thị là hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người/năm từ đủ 12 triệu đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/ năm trên 12 triệu đồng đến 15,6 triệu đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Nếu so sánh với mức chi tiêu dùng ở TPCT qua các năm từ 2014-2018 ta thấy: Bảng 3.2: Mức chi tiêu dùng theo giá hiện hành ở thành phố Cần Thơ ĐVT: 1000 VNĐ Năm 2014 Năm 2016 Năm 2018 Tổng sản phẩm bình quân đầu ngƣời 50.031 55.408 61.512 Tổng mức chi tiêu dùng 34.927 45.785 60.973 Chi tiêu dùng hàng ăn uống trong các dịp Lễ, Tết 2.125 2.505 2.809 Chi tiêu dùng hàng ăn uống thường xuyên 2.900 3.456 4.080 Chi tiêu dùng hàng phi lương thực, thực phẩm hàng ngày 1.156 1.322 1.368 Chi tiêu dùng hàng phi lương thực, thực phẩm hàng năm 7.927 7.408 11.027 Chi giáo dục 3.504 2.864 3.908 Chi y tế 3.659 5.980 6,546 Chi khác tính vào chi tiêu 3.856 5.020 9.093 Chi mua đồ dùng lâu bền trong 12 tháng 4.051 11.619 12.277 Chi thường xuyên về nhà ở, điện, nước, rác thải sinh hoạt 5.753 5.611 9.866 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Niên giám thống kê 2014, 2016 và ước 2018
  • 49. 31 Mức chi tiêu dùng bình quân trên địa bàn TPCT đạt mức 34,927 triệu đồng trước năm 2016, tức thuộc nhóm trung bình so với chuẩn nghèo hiện nay, nhưng nếu so với chuẩn nghèo giai đoạn năm 2014 tức chuẩn nghèo chỉ có 1,25 USD/ người/ngày thì đạt và thuộc mức trung lưu, còn từ năm 2016 đến nay mức chi tiêu dùng của hộ gia đình đã tăng, bình quân đạt 45,785 triệu đồng, mức này là thuộc nhóm khá (trung lưu). Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy, vì mức độ chênh lệch giàu nghèo còn lớn nên vẫn còn hộ nghèo. Đối với phương pháp này, hoàn toàn sử dụng số liệu định tính để tính toán và phân tích mức chi tiêu dùng của hộ gia đình ở TPCT. Trên cơ sở phân tích, so sánh, đối chiếu như trên để tiến hành cho các thành tố trong chi tiêu dùng của hộ gia đình giữa thành thị và nông thôn ở TPCT. 3.4 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu mức chi tiêu dùng 3.4.1 Phƣơng pháp thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ các loại tài liệu sau: Niên giám thống kê năm 2014, năm 2016, năm 2017 của Cục Thống kê TPCT; Thực trạng mức sống dân cư TPCT năm 2012-2016 của Cục thống kê TPCT; Báo cáo phân tích đời sống dân cư, kinh tế 6 tháng đầu năm 2018 của Cục thống kê TPCT; Tài liệu Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội TPCT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Các nguồn tài liệu, thông tin khác từ các bài viết từ các tạp chí, báo và các trang Web liên quan đến vấn đề thu nhập, mức sống và mức chi tiêu dùng ở TPCT; Các số liệu về mức chi tiêu dùng trong các tài liệu Niên giám thống kê năm 2014, năm 2016 của Cục thống kê TPCT là số liệu chính thức, riêng số liệu về mức chi tiêu dùng đầu năm 2018 là số liệu sơ bộ, ước tính của Tổng cục Thống kê dựa trên cuộc khảo sát, điều tra do Cục thống kê TPCT tiến hành. - Số liệu về mức chi tiêu dùng của các hộ gia đình giữa thành thị và nông thôn ở TPCT năm 2014, năm 2016 và ước năm 2018 mà tác giả sử dụng được chọn lọc, tổng hợp từ Niên giám thống kê của Cục thống kê TPCT. Cục Thống kê TPCT tiến hành khảo sát, điều tra mức sống dân cư năm 2014, năm 2016 và đầu năm 2018
  • 50. 32 xuất phát từ các căn cứ: Quyết định số 1232/QĐ-TCTK của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ngày 08 tháng 11 năm 2013 về “Khảo sát mức sống dân cư và Điều tra quyền số chỉ số giá tiêu dùng năm 2014”, Quyết định số 1095/QĐ-TCTK của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ngày 18 tháng 11 năm 2015 về “Khảo sát mức sống dân cư năm 2016” và Quyết định số 1673/QĐ-TCTK của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ngày 14 tháng 9 năm 2017 về “Khảo sát mức sống dân cư năm 2018”. - Mục đích khảo sát mức sống dân cư nhằm thu thập các thông tin làm căn cứ đánh giá mức sống, đánh giá tình trạng nghèo đói và phân hoá giàu nghèo để phục vụ công tác hoạch định các chính sách, kế hoạch và các chương trình mục tiêu quốc gia của Đảng và Nhà nước, không ngừng nâng cao mức sống dân cư trong cả nước, các vùng và các địa phương. Đồng thời, cung cấp số liệu để tính quyền chỉ số giá tiêu dùng, thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu, phân tích một số chuyên đề về quản lý điều hành và quản lý rủi ro và phục vụ tính toán tài khoản quốc gia. Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả quan tâm, chọn lọc các thông tin, dữ liệu về mức chi tiêu dùng của các hộ gia đình ở TPCT nhằm phân tích, so sánh giữa thành thị với nông thôn, giữa thành thị và nông thôn ở TPCT so với ĐBSCL và cả nước dựa trên chuẩn nghèo Việt Nam. - Nội dung khảo sát mức sống dân cư: Đối với hộ gia đình: Một số đặc điểm về nhân khẩu học của các thành viên trong hộ, gồm: Tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng hôn nhân. Thu nhập của hộ gia đình, gồm: Mức thu nhập; thu nhập phân theo nguồn thu (tiền công, tiền lương; hoạt động sản xuất tự làm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; hoạt động ngành nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ tự làm của hộ gia đình; thu khác); thu nhập phân theo khu vực kinh tế và ngành kinh tế. Chi tiêu hộ gia đình gồm mức chi tiêu, chi tiêu phân theo mục đích chi và khoản chi (chi cho ăn uống, mặc, ở, đi lại, giáo dục, y tế, văn hoá,... và chi khác theo danh mục các nhóm/khoản chi tiêu để tính quyền chỉ số giá tiêu dùng). Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng thành viên hộ gia đình. Tình trạng ốm đau, bệnh tật và sử dụng các dịch vụ y tế. Tình trạng việc làm, thời gian làm việc. Tài sản, nhà ở và các tiện nghi như đồ dùng, điện nước,