SlideShare a Scribd company logo
1 of 108
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NHƯ THẢO
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh-Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NHƯ THẢO
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Thống kê kinh tế
Mã ngành: 8310107
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. MAI THANH LOAN
Tp. Hồ Chí Minh-Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh” được hoàn thành dựa trên các
kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Mai Thanh Loan. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa
được công bố trong công trình nghiên cứu khác.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2019.
Người thực hiện
Nguyễn Như Thảo
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .....................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài.............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu .......................................................................2
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................................................3
1.4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................4
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu....................................................................................5
1.6 Kết cấu của luận văn .......................................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VÀ MÔ
HÌNH NGHIÊN CỨU.............................................................................................................6
2.1 Khái quát lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài .........................................................6
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài......................................................6
2.1.2 Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài.................................................................7
2.1.3 Hướng tiếp cận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.............................................8
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của vùng kinh tế......................................10
2.2 Lý thuyết về lợi thế trong quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài................................11
2.2.1 Lý thuyết lợi thế sở hữu...........................................................................................11
2.2.2 Lý thuyết lợi thế nội bộ hóa ....................................................................................11
2.2.3 Lý thuyết lợi thế địa điểm .......................................................................................12
2.2.4 Lý thuyết khung OLI của Dunning .........................................................................12
2.3 Các nhân tố lợi thế địa điểm ảnh hưởng đến thu hút FDI .............................................13
2.3.1 Thuyết tân cổ điển ...................................................................................................13
2.3.2 Thuyết động cơ chiến lược của nhà đầu tư .............................................................14
2.4 Tổng quan nghiên cứu.................................................................................................116
2.4.1 Các nghiên cứu có liên quan....................................................................................16
2.4.2 Đánh giá tài liệu lược khảo .....................................................................................18
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................................20
2.5.1 Mô hình đề xuất và các giả thuyết mô hình.............................................................20
2.5.2 Giới thiệu biến trong mô hình và cơ sở cho các giả thuyết.....................................22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................28
3.1 Quy trình nghiên cứu.....................................................................................................28
3.2 Nghiên cứu định tính.....................................................................................................29
3.3 Nghiên cứu định lượng..................................................................................................30
3.3.1 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu..................................................................................30
3.3.2 Xử lý dữ liệu ...........................................................................................................32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................................37
4.1 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP.HCM ....................................................37
4.1.1 Tình hình chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP.HCM....................................37
4.1.2 Một số đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP.HCM ...................................38
4.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với TP.HCM..........................................40
4.2 Thống kê mô tả..............................................................................................................42
4.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo.......................................................................................44
4.4 Kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA ................................46
4.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết.........................................................50
4.5.1 Phân tích tương quan...............................................................................................50
4.5.2 Phân tích hồi quy.....................................................................................................52
4.5.3 Kiểm định các giả thuyết.........................................................................................54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH....................................................58
5.1 Kết luận..........................................................................................................................58
5.2 Hàm ý chính sách ..........................................................................................................59
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................
PHỤ LỤC...................................................................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa của từ
BOT : Hợp đồng xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build - Operate -
Transfer)
CEO : Giám đốc điều hành (Chief Executive Officer)
CNHT : Công nghiệp hỗ trợ
CSHT : Cơ sở hạ tầng
DN : Doanh nghiệp
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
ĐTNN : Đầu tư nước ngoài
EFA : Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
GDP : Tổng sản phẩm quốc gia (Gross Domestic Product)
GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product)
IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
KCN : Khu công nghiệp
KCX : Khu chế xuất
KT-XH : Kinh tế, xã hội
LD : Lao động
MTVH : Môi trường văn hóa
OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organization for Economic Co-
operation and Development)
OLI : Lợi thế sở hữu - lợi thế địa điểm - lợi thế nội bộ hóa (Ownership specific
advantages - Location advantages - Internalization advantages)
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TC : Thể chế
TN : Tài nguyên
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TT : Thị trường
USD : Đồng đô la Mỹ (United States Dollar)
WTO : Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organisation)
YD : Ý định
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố tác động từ các nghiên cứu trước...................................19
Bảng 2.2: Các biến quan sát đo lường các nhân tố của mô hình đề xuất ..........................26
Bảng 4.1: Số dự án FDI được cấp phép của TP.HCM và cả nước gđ. 2010 - 2017..........38
Bảng 4.2: Các dự án FDI còn hiệu lực đến 2017 phân theo ngành kinh tế .......................39
Bảng 4.3: Kích thước và phân bổ mẫu khảo sát ................................................................43
Bảng 4.4: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ................................................................44
Bảng 4.5: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett lần 2 các biến độc lập.................................48
Bảng 4.6: Kết quả các thông số EFA lần 2 các biến độc lập.............................................48
Bảng 4.7: Kết quả EFA của thang đo “Ý định đầu tư”......................................................49
Bảng 4.8: Bảng kết quả phân tích tương quan Pearson .....................................................51
Bảng 4.9: Bảng chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình ý định của nhà đầu tư............52
Bảng 4.10: Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình ý định của nhà đầu tư....................52
Bảng 4.11: Bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy ý định của
nhà đầu tư...........................................................................................................................53
Bảng 4.12: Bảng tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết......................................................56
Bảng 5.1: Các yếu tố tác động đến ý định của nhà đầu tư FDI .........................................59
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh (2014) .........................................17
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả............................................................21
Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu .........................................................................28
Hình 4.1: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa ý định của nhà đầu tư............................................54
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tóm tắt
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong những địa phương dẫn đầu cả
nước trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong những năm qua,
đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, tạo động
lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy chuyển giao
công nghệ, chủ động trong hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, thực
trạng thu hút FDI của TP.HCM còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, hiệu quả sử dụng
chưa cao. Vì vậy, việc lựa chọn những giải pháp thu hút và sử dụng FDI hợp lí sẽ giúp
nền kinh tế - xã hội phát triển ngày càng nhanh, mạnh.
Nghiên cứu nhằm khám phá các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư vào
TP.HCM, bằng việc khảo sát 221 nhà đầu tư hiện hữu và nhà đầu tư dự định đầu tư vào
TP.HCM. Thang đo điều chỉnh từ thang đo đầu tư của Nguyễn Ngọc Anh (2014), cùng
với phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá
(EFA), phân tích tương quan và hồi quy đa biến. Kết quả cho thấy có 7 nhân tố tác động
đến việc thu hút vốn đầu tư vào TP.HCM: Tài nguyên thiên nhiên có tác động dương (+);
Lao động có tác động dương (+); Thị trường có tác động dương (+); Công nghiệp hỗ trợ
và công nghệ có tác động dương (+); Cơ sở hạ tầng có tác động dương (+); Thể chế có
tác động dương (+); Môi trường văn hóa, xã hội có tác động dương (+).
Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút.
Abstract:
Ho Chi Minh City is one of the leading regions in Vietnam considering the
attraction of foreign direct investment. Over the past few years, FDI has contributed
greatly to the development of the economy and society, pushed the speed of growth,
transfered economic structures, technology and integrated actively with the region and
the world. However, the current situation of acttracting FDI of Ho Chi Minh City still has
to be faced with many difficulties, challenges, and low efficiency. Therefore, choosing
the good methods ofattracting and using FDI will help develop the economy and society
more quickly and strongly.
This study aimsto examine the factors impacting the attraction of capital
investments into Ho Chi Minh City, by surveying 221 on going and future investors by
using the tools of Nguyễn Ngọc Anh's scale (2014), the Cronbach's Alpha, EFA,
Correlational Analysis and multivariate regression. The result of this study shows that
there are 7 factors impacting the attraction of capital investments into Ho Chi Minh City:
Natural resources have a positive effect (+); Labor has a positive effect (+); The market
has a positive effect (+); Supportive industries and technology have a positive impact;
Infrastructure has a positive effect (+); Institution has a positive impact (+); The social
and cultural environment has a positive effect (+).
Keywords: Foreign Direct Investment (FDI), factors that influence attraction.
1
1.1 Lý do chọn đề tài
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội đối với một địa phương, nó góp phần bổ sung đáng kể vào tổng vốn
đầu tư, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng cường xuất khẩu, chuyển
giao công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tác động lan tỏa đến các công ty
trong nước, từ đó làm tăng năng xuất lao động. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, vì vậy, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là một
nhiệm vụ quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia nói chung và
các địa phương nói riêng.
Ngay từ giai đoạn đầu cải cách kinh tế theo chủ trương đổi mới của 32 năm về
trước, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã là một động lực chính cho sự phát triển
kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng.
Trừ một thời gian gián đoạn ngắn trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 2007 -
2009, dòng vốn FDI và lượng vốn FDI đầu tư vào TP.HCM luôn tăng mạnh theo
từng năm. Chính sách mở cửa cho FDI và thương mại của đất nước cho tới nay rõ
ràng đã giúp đẩy mạnh việc Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, tham gia
vào mạng lưới sản xuất khu vực và đa dạng hóa xuất khẩu, đồng thời tạo ra số
lượng lớn việc làm cho một lực lượng dân số trẻ và đang gia tăng, từ đó cải thiện
được nguồn thu của nhà nước và cán cân thanh toán quốc gia.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi thu hút vốn FDI mạnh so với cả nước, kể từ
khi Luật đầu tư được ban hành. Số dự án FDI đầu tư vào Thành phố thường chiếm
khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước. Thành phố luôn chiếm tỷ
trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn
song thu ngân sách của Thành phố vẫn không ngừng gia tăng. Thành phố luôn chủ
động xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư; tích cực đôn đốc và giải quyết các vướng
mắc của các dự án đầu tư đã được cấp phép triển khai thực hiện theo tiến độ đã
đăng ký, thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình và xử lý kịp thời những vướng
mắc về hoạt động của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn.
2
Xu thế toàn cầu có ảnh hưởng đến dòng vốn FDI trong những năm tới; Cách
mạng Công nghiệp 4.0 là trào lưu có tính thách thức và đột phá nhất; Hiệp định
Thương mại Tự do EU - Việt Nam có khả năng thúc đẩy tăng trưởng GDP và giúp
Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Sáng kiến Một Vành đai, Một
Con đường của Trung Quốc đem lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đòi hỏi tiếp tục mở
cửa lĩnh vực logistics, vận tải, dịch vụ tài chính, khách sạn - nhà hàng và một số
ngành khác, từ đó sẽ chịu ảnh hưởng của các công nghệ đột phá, trong khi các thách
thức trong phát triển bền vững về môi trường có thể được chuyển hóa thành cơ hội
với quyết tâm mạnh mẽ thực hiện cải cách và cân đối các cơ chế ưu đãi liên quan
theo hướng ưu tiên sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và năng lượng tái tạo.
Từ đó, giới thiệu “Môi trường kinh doanh 4.0” tương xứng với nhu cầu của nhà đầu
tư trong kỷ nguyên công nghệ số là việc rất cần thiết.
Trong định hướng và các mục tiêu phát triển TP.HCM, huy động nguồn lực
FDI cũng được xem là một động lực cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của Thành phố. Do đó, chính quyền thành phố đã có nhiều nỗ lực đưa ra các chính
sách, giải pháp để thu hút đầu tư FDI thông qua cải thiện môi trường đầu tư theo
hướng gia tăng lợi thế địa phương. Tuy vậy, quy mô và chất lượng các dự án FDI
vào TP.HCM chưa đáp ứng được như mong muốn, từ đó vấn đề đặt ra là làm sao để
thấu hiểu được các nhân tố thuộc lợi thế môi trường đầu tư của TP.HCM có ảnh
hưởng tích cực đến ý định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài có ý nghĩa thiết thực,
quan trọng và cấp bách để gia tăng thu hút đầu tư nước ngoài vào địa phương.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết và
cấp bách, có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu chung
Nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức độ tác động của từng nhân
tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM.
Mục tiêu cụ thể
3
- Đề xuất mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào TP.HCM.
- Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào TP.HCM.
- Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm cải thiện các nhân tố ảnh hưởng để tăng
cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM trong thời gian tới.
Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu dưới đây:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM
là gì?
- Mức độ tác động của các nhân tố ảnh hướng đến thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài như thế nào?
- Nên cải thiện những nhân tố nào để tăng cường thu hút FDI vào TP.HCM
trong thời gian tới?
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM.
Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát của đề tài là chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư, ban giám
đốc của những DN FDI đang đầu tư hoặc xúc tiến đầu tư trên địa bàn TP.HCM.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp của
các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn TP.HCM.
- Phạm vi thời gian:
+ Phạm vi thời gian của dữ liệu thứ cấp về thực trạng đầu tư FDI trên địa bàn
TP.HCM từ năm 2010 đến năm 2017.
+ Thời gian tiến hành khảo sát dữ liệu sơ cấp: từ ngày 01/10/2018 đến ngày
30/10/2018.
4
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn là bài nghiên cứu định lượng có kết hợp với nghiên cứu định tính.
Hướng tiếp cận của bài nghiên cứu: tiếp cận từ hướng hành vi của nhà đầu tư,
thể hiện qua ý định đầu tư.
Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính trước và sau nghiên cứu định lượng như sau:
Để đề xuất mô hình nghiên cứu, tác giả tổng hợp cơ sở lý thuyết và các nghiên
cứu thực nghiệm có liên quan, đặc thù của TP.HCM làm cơ sở đề xuất mô hình
nghiên cứu. Sau đó, khảo sát ý kiến chuyên gia nhằm điều chỉnh mô hình.
Để xây dựng thang đo, tác giả tham khảo các thang đo trước đây, xây dựng
thang đo nháp. Sau đó, thực hiện tham khảo ý kiến 05 chuyên gia để góp ý điều
chỉnh thang đo. Bước cuối cùng, phỏng vấn thử 30 chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu
tư, ban giám đốc của những DN FDI đang đầu tư hoặc xúc tiến đầu tư trên địa bàn
TP.HCM chỉnh sửa từ ngữ cho phù hợp, đồng thời, nhận biết những nội dung hay từ
ngữ dễ bị hiểu sai trong bảng câu hỏi khảo sát và sau đó điều chỉnh thang đo phù
hợp hơn cho bài nghiên cứu.
Nội dung định tính sau xử lý dữ liệu là đúc kết hàm ý quản lý và kết hợp với
một số thực trạng để đề xuất giải pháp.
Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng gồm chọn mẫu, tiến hành khảo sát và xử lý dữ liệu,
như sau: tác giả tiến hành gửi bản khảo sát qua mail (600 phiếu), nhờ các Anh/Chị
kế toán chuyển tới chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư, ban giám đốc của những
DN FDI trả lời bảng hỏi chính thức.
Mẫu khảo sát được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện những
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn TP.HCM.
Xử lý số liệu nghiên cứu: dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm
SPSS 20.0 với các kỹ thuật phân tích và kiểm định: độ tin cậy Cronbach’s Alpha,
phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan, phân tích hồi quy đa biến
5
nhằm xác định mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào TP.HCM.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Với nghiên cứu này ta sẽ biết rõ hơn về tác động các yếu tố ảnh hưởng đến thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở TP.HCM. Từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách,
giải pháp để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM dựa trên cải thiện
những nhân tố ảnh hưởng.
Đề tài cũng nêu ra một số hạn chế nhất định của đề tài nghiên cứu là tài liệu
tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo.
1.6 Kết cấu của luận văn
Nội dung chính của luận văn chia thành 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài: Trình bày những lý do chọn đề tài, đưa ra những
câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu muốn đạt được khi thực hiện đề tài nghiên cứu. Xác
định đối tượng, phạm vi, phương pháp cũng như ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu và mô hình nghiên
cứu: Giới thiệu các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước để đưa ra mô hình
nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày quy trình nghiên cứu,
phương pháp và cách thức nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Trình bày kết quả nghiên cứu, đánh giá các
thang đo nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách: Dựa trên kết quả của chương 4
đưa ra kết luận nghiên cứu và hàm ý chính sách. Đồng thời, nêu ra những hạn chế
của nghiên cứu để định hướng cho các nghiên cứu trong tương lai.
Tóm tắt chương 1
Chương 1 đã trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu cũng
như phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Bên cạnh đó, chương
này cũng đã định hướng cho những nội dung tiếp theo của các chương.
6
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Khái quát lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO): đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là
khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được tài sản ở một nước khác
(nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Với khái niệm này, phương
diện quản lý là một khía cạnh để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Phần
lớn các trường hợp, nhà đầu tư cùng với tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài
là các cơ sở kinh doanh.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
(OECD): FDI là hoạt động đầu tư nhằm đạt được lợi ích lâu dài trong doanh nghiệp
hoạt động trên lãnh thổ của nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích
của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. Như vậy, FDI là sự
đầu tư với quan hệ dài hạn, phản ánh lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một chủ thể
thường trú trong một nền kinh tế (công ty mẹ) tại một doanh nghiệp trong một nền
kinh tế khác không phải là nền kinh tế nhà đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI,
công ty chi nhánh, chi nhánh ở nước ngoài).
Theo Luật Đầu tư của Việt Nam (2014): FDI được hiểu là việc nhà đầu tư
nước ngoài, là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật
nước ngoài đưa vốn bằng tiền hoặc bất cứ hình thức tài sản nào vào Việt Nam để
tiến hành hoạt động đầu tư, và có tham gia quản lý hoạt động kinh doanh tại Việt
Nam. Ở đây hoạt động FDI có khác với các hình thức đầu tư nước ngoài khác là có
sự trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Từ những định nghĩa trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm của FDI:
- Thứ nhất, FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân của các đối tác từ nước ngoài với
mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận. Các nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp
một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định pháp
7
luật của từng quốc gia để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh
nghiệp nhận đầu tư. Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp
định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, làm căn cứ để phân chia lợi nhuận
và rủi ro. Thu nhập chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư. Chủ đầu tư tự quyết định về hình thức, lĩnh vực,
quy mô đầu tư và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Thứ hai, FDI liên quan đến việc chuyển giao một gói tài sản gồm: vốn, công
nghệ, kỹ năng quản lý, tổ chức từ nước này sang nước khác. Từ đó, nước chủ nhà
có thể tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý. Đây là
mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được. Nguồn vốn đầu tư có
thể là nguồn vốn đầu tư ban đầu của nhà đầu tư nước ngoài dưới hình thức vốn pháp
định, nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận, nguồn vốn vay của doanh nghiệp để mở
rộng dự án trong quá trình hoạt động.
Tóm lại, có thể hiểu: FDI là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài đầu
tư toàn bộ hay phần vốn đầu tư đủ lớn nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia
kiểm soát doanh nghiệp ở nước chủ nhà.
2.1.2 Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo hình thức tham gia mức độ góp vốn vào dự án đầu tư, có 4 hình thức
FDI. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước
ngoài thành lập mới, mua lại, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất
kinh doanh. Doanh nghiệp liên doanh là hình thức đầu tư mà một doanh nghiệp
được thành lập dựa trên cơ sở góp vốn của hai hay nhiều bên của nước nhận đầu tư
và nước đi đầu tư. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được
ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để cùng tiến hành sản xuất kinh doanh, nó quy định
trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp
nhân mới. Các hình thức khác như hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao
(BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao,… là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư ký
kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện đầu tư và vận hành dự án hạ
8
tầng trong các lĩnh vực như giao thông, cấp thoát nước, điện, xử lý chất thải và các
lĩnh vực khác.
Theo hình thức thâm nhập tìm thị trường, FDI gồm 2 loại: đầu tư mới và mua
lại, sáp nhập qua biên giới. Đầu tư mới là hoạt động đầu tư trực tiếp để hình thành
cơ sở kinh doanh mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng cơ sở đã tồn tại. Mua lại, sáp
nhập qua biên giới là hình thức liên quan đến mua lại hoặc hợp nhất với một cơ sở
kinh doanh nước ngoài đang hoạt động.
2.1.3 Hướng tiếp cận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Với những tác động tích cực, FDI có những lợi ích tiềm năng to lớn. Vì vậy
hầu hết các quốc gia rất quan tâm tới vấn đề làm sao để gia tăng thu hút dòng vốn
này vào quốc gia mình bằng những chính sách khác nhau. Từ đó, thuật ngữ thu hút
FDI được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu lẫn thực tiễn ở các nước chủ nhà. Có 2
quan niệm về thu hút FDI như sau:
Thứ nhất, tiếp cận với quan điểm “hành động” của nước chủ nhà.
Vấn đề thu hút FDI được hiểu là tập hợp các hành động, chính sách của chính
phủ, của chính quyền các địa phương để gia tăng sự hấp dẫn của một địa điểm đầu
tư, kích thích nhà ĐTNN đưa ra quyết định bỏ vốn đầu tư, từ đó làm gia tăng dòng
chảy FDI vào một địa phương, quốc gia, được biểu hiện thông qua số lượng FDI
đăng ký thực hiện trong một thời kỳ nhất định. Trên phương diện này, thu hút FDI
bao gồm các công việc như: ban hành các chính sách, tổ chức thực hiện, đánh giá và
điều chỉnh chính sách cho phù hợp để thu hút FDI của chính quyền địa phương và
nước chủ nhà. Từ đó, các nước chủ nhà sẽ thực hiện các công việc như: xúc tiến đầu
tư, cải tiến môi trường đầu tư và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho nhà ĐTNN như
miễn giảm thuế, hỗ trợ chi phí thuê đất, giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên, cách tiếp cận này chủ yếu dựa trên cơ sở đánh giá chủ quan của
nước chủ nhà mà không quan tâm tới dự định, hành vi và các yếu tố ảnh hưởng đến
dự định hành vi ra quyết định địa điểm của nhà ĐTNN nên việc điều chỉnh chính
sách có thể không mang lại hiệu quả. Bởi theo các chuyên gia, quyết định địa điểm
9
đầu tư FDI được đưa ra từ nhận thức của các nhà quản lý cao cấp, chứ không phải là
công thức khoa học.
Thứ hai, tiếp cận từ quan niệm “hành vi” của nhà đầu tư.
Thuật ngữ thu hút FDI được hiểu là sự hấp dẫn của địa điểm đầu tư kích thích
nhà ĐTNN hình thành ý định và thực hiện hành vi ra quyết định lựa chọn địa điểm
đầu tư. Từ đó làm gia tăng dòng chảy FDI vào một địa phương, quốc gia biểu hiện
thông qua số lượng FDI đăng ký, thực hiện trong một thời gian nhất định. Đây là
vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm với mục đích xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định và hành vi ra quyết định chọn địa điểm đầu tư nhằm: làm cơ sở để
nước chủ nhà xây dựng chính sách liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng như: tạo
nên sự hấp dẫn của địa phương thông qua việc cung cấp sự thuận lợi của các yếu tố
đầu vào, đầu ra của quá trình kinh doanh (CSHT, lao động, thị trường và công
nghệ,…) nhằm kích thích sự hình thành ý định và đưa ra hành vi quyết định đầu tư
của nhà ĐTNN. Trên phương diện nghiên cứu “hành vi” này, các nhà nghiên cứu
thường thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết hànhvi dự định được Ajzen và Fishhein
xây dựng từ những năm 1975 (là lý thuyết tiên phong trong nghiên cứu tâm lý xã
hội).
Theo lý thuyết hành vi thì hành vi được quyết định bởi ý định thực hiện hành
vi đó. Nên ta có thể hiểu, các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư và hành vi ra
quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà ĐTNN được cho là tương đồng. Ba
yếu tố ảnh hưởng tới là thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi,
trong đó, thái độ của cá nhân được đo lường bằng niềm tin và đánh giá đối với kết
quả của hành vi đó. Chuẩn chủ quan là nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ
nghĩ rằng, cá nhân đó nên hay không nên thực hiện hành vi. Nhận thức kiểm soát
hành vi phản ảnh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện
hành vi đó có bị kiểm soát hay hạn chế không.
Quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư ban đầu, duy trì hay mở rộng đầu tư là
quyết định mang tính chiến lược do ban điều hành, ban quản lý cấp cao ở công ty
đưa ra. Ban quản lý công ty con không đủ thẩm quyền đo bị hạn chế tầm nhìn, tầm
10
quan trọng trong vấn đề ra quyết định, họ chỉ có kiến thức, thông tin ở khu vực
mình quản lý và báo cáo tình hình cho ban điều hành công ty mẹ có thể so sánh với
địa điểm khác để ra quyết định. Nhưng do khó khăn trong tiếp cận ban điều hành
công ty mẹ nên nghiên cứu này bỏ qua yếu tố thái độ và yếu tố nhận thức kiểm soát
hành vi, mà tập trung nghiên cứu yếu tố chuẩn chủ quan (niềm tin của ban điều
hành công ty con, dựa trên đánh giá của họ về những thuận lợi của các nhân tố ảnh
hưởng đến kết quả đầu tư) ảnh hưởng đến ý định đầu tư. Do đó, nghiên cứu này
cũng có những hạn chế, nhưng nghiên cứu này cũng có thể chấp nhận khi được
nghiên cứu trên góc độ mục đích của nước chủ nhà.
Tóm lại, quan điểm thu hút FDI trong đề tài nghiên cứu này tiếp cận trên
phương diện nghiên cứu “hành vi” của nhà đầu tư với mục đích nhận diện và đo
lường các nhân tố lợi thế địa phương ảnh hưởng đến ý định, hành vi ra quyết định
chọn địa điểm đầu tư của nhà ĐTNN dựa trên nhận thức, đánh giá của ban quản lý,
điều hành công ty con.
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của vùng kinh tế
Thu hút FDI vào một địa điểm tùy thuộc vào ý định, hành vi của nhà đầu tư.
Khi ra quyết định họ sẽ xem xét các yếu tố bên cung, bên cầu và xu hướng quốc tế
ảnh hưởng đến hiệu suất FDI. Yếu tố bên cung của nhà ĐTNN gồm lợi thế sở hữu,
lợi thế nội bộ hóa. Yếu tố bên cầu nước chủ nhà là lợi thế địa điểm thúc đẩy nhà
ĐTNN bỏ vốn đầu tư như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, quy mô thị trường, sự khác
biệt văn hóa, chính trị giữa quốc gia nhà đầu tư và nước chủ nhà. Các yếu tố bên
cầu tạo nên sự hấp dẫn của một địa điểm theo nhận thức của nhà ĐTNN được phân
thành các loại khác nhau theo từng mục đích nghiên cứu như:
- Theo đặc điểm của các yếu tố, gồm 03 nhóm: kinh tế, văn hóa xã hội, và
chính trị. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm ở cấp địa phương chỉ tập trung
nghiên cứu sự ảnh hưởng của yếu tố kinh tế, các yếu tố văn hóa xã hội và chính trị ít
được quan tâm, xem xét.
- Theo động cơ nhà đầu tư, các yếu được tổng hợp thành 04 nhóm: yếu tố kinh
tế, CSHT, tài nguyên, và cơ chế chính sách.
11
- Theo tiến trình lựa chọn địa điểm đầu tư (nhà đầu tư sẽ lựa chọn quốc gia,
sau đó mới lựa chọn địa phương đầu tư), các yếu tố ảnh hưởng được tổng hợp
thành 02 nhóm: yếu tố quốc gia như thể chế chính trị, kinh tế, pháp luật; yếu tố địa
phương như CSHT, lao động, tài nguyên, thể chế địa phương.
Thành phố Hồ Chí Minh là một địa phương trong một quốc gia nên việc phân
loại các nhân tố lợi thế địa điểm ảnh hưởng đến thu hút FDI được thực hiện dựa trên
tiêu chí ảnh hưởng của địa phương. Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu là gợi ý
chính sách cải thiện các nhân tố ảnh hưởng của địa phương lên thu hút FDI. Trong
nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu yếu tố địa phương gồm CSHT, lao
động, tài nguyên, thị trường, CNHT và công nghệ, thể chế, văn hóa xã hội trên địa
bàn TP.HCM ảnh hưởng như thế nào tới ý định đầu tư của nhà ĐTNN.
2.2 Lý thuyết về lợi thế trong quyết định đầu tư
FDI là sự dịch chuyển dòng vốn tập trung vào những lợi thế như: Lợi thế sở
hữu, Lợi thế nội bộ hóa, Lợi thế địa điểm.
2.2.1 Lý thuyết lợi thế sở hữu
Theo Hymer (1976) chỉ ra rằng, các công ty nước ngoài muốn cạnh tranh với
công ty bản địa phải có lợi thế riêng về quyền sở hữu trí tuệ, tài sản vô hình và khả
năng tài chính. Nhờ lợi thế này, các cộng ty FDI có thể vượt qua những khó khăn
mà họ phải đối mặt trong cạnh tranh với các công ty bản địa, giúp họ bù đắp chi phí
tăng thêm do hoạt động ở nước ngoài. Tài sản này có thể dễ dàng di chuyển tới bất
kỳ nơi nào và cung cấp phương tiện sản xuất bổ sung với chi phí thấp, giúp công ty
đạt được hiệu quả sản xuất trong nhiều nhà máy nên công ty sẽ lựa chọn hình thức
FDI chứ không cấp giấy phép hoặc bán chúng. Do đó, công ty chọn hình thức FDI
mà không chọn hình thức khác để khai thác lợi thế này. Tuy nhiên, lợi thế này chỉ là
điều kiện cần để công ty thành công ở nước ngoài, không giải thích động cơ di
chuyển sang nước khác, họ có thể khai thác lợi thế này thông qua cấp giấy phép,
xuất khẩu.
2.2.2 Lý thuyết lợi thế nội bộ hóa
12
Nội bộ hóa là cách để công ty đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình và từ đó
làm xuất hiện FDI, nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình SXKD từ nguyên liệu đầu vào
đến khâu bán hàng. Lý do là mối quan hệ hợp đồng với công ty địa phương thường
gặp những vấn đề như: sự chậm trễ hoặc trì hoãn hợp đồng của nhà cung cấp đầu
vào địa phương, do lo ngại về tính ổn định của hợp đồng khiến lợi nhuận và hiệu
quả từ gia công của công ty giảm; Do lo ngại các công ty đối tác địa phương học hỏi
công nghệ và trở thành đối thủ cạnh tranh, hoặc sản xuất sản phẩm với chất lượng
thấp dưới nhãn mác chất lượng cao để phá hủy uy tín công ty. Mối quan hệ giữa
công ty và đối tác địa phương không rõ ràng, thông tin thị trường báo cáo không
trung thực, nhằm biện minh cho hiệu suất nghèo nàn và tìm kiếm lợi ích cho riêng
mình. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này và giữ hoạt động bên trong của mình, công
ty tiến hành lập công ty con để cung cấp đầu vào, sản xuất, cung ứng sản phẩm ở thị
trường nước ngoài và xuất hiện hình thức FDI.
2.2.3 Lý thuyết lợi thế địa điểm
Vấn đề là khi đầu tư ra nước ngoài, các công ty FDI đối mặt với việc lựa chọn
địa điểm đầu tư tối ưu cho hoạt động SXKD của mình. Do đó, nên chọn quốc gia
nào, địa phương nào của quốc gia đó để đặt nhà máy là tốt nhất?. Vấn đề này được
lý giải bởi lý thuyết lợi thế địa điểm. Lý thuyết này dựa trên cơ sở quan hệ cung,
cầu của các yếu tố liên quan đến quá trình SXKD, lý thuyết chủ yếu tập trung vào
các yếu tố về lợi thế địa điểm đầu tư như: lao động, thị trường, CSHT, thể chế, tác
động đến các yếu tố liên quan đến quá trình SXKD của nhà đầu tư để giải thích
quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của họ. Quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư
dựa trên cơ sở lợi thế địa điểm đó có thể giúp doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu, tối
thiểu hóa chi phí, từ đó làm lợi nhuận tăng lên và giảm thiểu rủi ro trong kinh
doanh. Lý thuyết này đã được nhiều nghiên cứu thực nghiệm sử dụng để kiểm tra
tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng thu hút FDI vào một địa điểm bởi nó rất
hữu ích trong việc giải thích lý do tại sao nhà đầu tư lựa chọn một địa điểm cụ thể
đầu tư.
2.2.4 Lý thuyết khung OLI của Dunning
13
Theo Dunning (2008) việc giải thích FDI xảy ra khi chỉ dựa vào các yếu tố lợi
thế sở hữu, hoặc lợi thế địa điểm, hoặc lợi thế nội bộ hóa là chưa đầy đủ, vì chỉ giải
thích được một phần của quyết định FDI. Theo ông, FDI xảy ra khi cả ba điều kiện
trên cùng xảy ra, từ đó, Dunning đã tích hợp các lý thuyết của FDI vào một mô hình
sản xuất quốc tế chung và mở rộng mô hình này liên tục tư năm 1981 đến năm
1993. Phương pháp tiếp cận của Dunning được gọi là khung OLI (với “O” là lợi thế
sở hữu, “L” là lợi thế địa điểm, và “I” là lợi thế nội bộ hóa). Theo khung này, doanh
nghiệp sẽ tham gia FDI nếu cả ba điều kiện cùng thõa mãn. Đầu tiên, khi khả năng
và sự sẵn sằng tham gia FDI của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào việc sở hữu tài sản
mà doanh nghiệp địa phương không có. Tài sản này là lợi thế canh tranh so với
doanh nghiệp đối thủ địa phương, tài sản này bao gồm tải sản hữu hình và tài sản vô
hình. Thứ hai, lợi thế địa điểm được hiểu là nước chủ nhà sở hữu những lợi thế về
chi phí, quy mô thị trường, thể chế phù hợp. Thứ ba, lợi thế nội bộ hóa là việc mở
rộng hoạt động của doanh nghiệp ra nước ngoài có nguy cơ thất bại thị trường. Lợi
thế nội bộ hóa cho phép doanh nghiệp khai thác đầy đủ lợi thế sở hữu và lợi thế địa
điểm.
Vì vậy, khung OLI của Dunning là công cụ phân tích phổ biến nhất về các yếu
tố quyết định FDI, vì khung này được tổng hợp từ các lý thuyết khác nhau nên
mang tính chất chung hơn và có thể giải thích được mọi hình thức FDI. Đối với
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định địa điểm FDI, thì khung OLI của
Dunning được xem là khung nghiên cứu lý tưởng và toàn diện vì nó nghiên cứu
đồng thời cả hai mặt biến số cung, cầu. Tuy nhiên, do điều kiện và đặc thù nghiên
cứu có những khó khăn nhất định, nên các nghiên cứu thường tập trung nghiên cứu
yếu tố lợi thế địa điểm (yếu tố cầu) và bỏ qua yếu tố cung.
2.3 Các nhân tố lợi thế địa điểm ảnh hưởng đến thu hút FDI
Vấn đề này được lý giải dựa trên nhiều cách tiếp cận khác nhau:
2.3.1 Thuyết tân cổ điển
Từ lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo, hai nhà nghiên cứu Heckscher và
Ohlin đã phát triển lên lý thuyết tân cổ điển về thương mại và đầu tư quốc tế.
14
Quan điểm của lý thuyết dựa trên giả định thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các
yếu tố sản xuất, nguồn tài nguyên, chức năng sản xuất, sở thích người tiêu dùng là
giống nhau và chuyên môn hóa không đầy đủ. Các quốc gia nên chuyên môn hóa
sản xuất, xuất khẩu sản phẩm có sử dụng yếu tố mà họ dồi dào, giá rẻ và nhập khẩu
sản phẩm sử dụng yếu tố mà họ khan hiếm. Vì vậy, vị trí sản xuất quốc tế được
quyết định dựa trên lợi thế so sánh về chi phí. Để giảm thiểu chi phí thông qua FDI,
địa điểm có chi phí sản xuất thấp nhất sẽ được lựa chọn.
Lợi thế địa điểm bao gồm các yếu tố như: chi phí sản xuất (lao động, nguyên
liệu), quy mô thị trường và chính sách thuế thu hút FDI. Khi thảo luận các yếu tố
ảnh hưởng thu hút FDI, các nhà nghiên cứu thường chia thành FDI ngang và FDI
dọc. FDI ngang yêu cầu phục vụ tốt nhất cho thị trường nước chủ nhà nên nó xoay
quanh việc việc đánh đổi giữa chi phí cố định xây dựng nhà máy và chi phí thương
mại. Khi quy mô thị trường nước chủ nhà nhỏ, tiết kiệm chi phí giao dịch không đủ
bù đắp chi phí cố định xây dựng nhà máy thì xuất khẩu được lựa chọn để phục vụ
thị trường nước ngoài. Ngược lại, khi quy mô thị trường nước chủ nhà lớn, chi phí
giao dịch lớn hơn chi phí cố định thiết lập nhà máy thì FDI ngang xảy ra. FDI dọc
yêu cầu phục vụ tốt nhất thị trường nước nhà đầu tư và thị trường khác nên việc
quyết định đầu tư FDI dọc phụ thuộc vào việc giảm thiểu chi phí các yếu tố. Lợi ích
sản xuất ở nước có chi phí các yếu tố thấp và chi phí giao dịch đưa hàng về nước
đầu tư sẽ được xem xét. Khi tiết kiệm chi phí từ sản xuất ở nước ngoài lớn hơn chi
phí giao dịch phát sinh thì FDI dọc xảy ra. Vì vậy, địa điểm có mức lương thấp, chi
phí vận tải, chi phí nguyên liệu, chi phí thương mại thấp sẽ là địa điểm ưa thích của
nhà đầu tư.
2.3.2 Thuyết động cơ chiến lược của nhà đầu tư
Theo Dunning (2008) mỗi ngành công nghiệp khác nhau sẽ có lợi thế sở hữu
và lợi thế nội bộ hóa khác nhau, từ đó, động cơ đầu tư của các doanh nghiệp sẽ khác
nhau, do đó, yếu tố lợi thế địa điểm ảnh hưởng đến từng ngành công nghiệp sẽ khác
nhau. Ông đã phân FDI thành bốn loại: đầu tư tìm kiếm tài nguyên, tìm kiếm thị
trường, hiệu quả và tài sản chiến lược.
15
Đối với doanh nghiệp FDI tìm kiếm tài nguyên: tài nguyên thiên nhiên, nguồn
nhân lực sẵn có, nguồn lực kỹ thuật, các doanh nghiệp sẽ tận dụng những lợi thế của
mình để khai thác các tài nguyên này phục vụ cho sản xuất, cho xuất khẩu để tìm
kiếm lợi nhuận. Do đó, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nguồn lao động lớn, chi phí
thấp, trình độ cao, CSHT tốt, kèm theo những chính sách ưu đãi sẽ hấp dẫn loại FDI
này.
Đối với doanh nghiệp FDI tìm kiếm thị trường, mục đích là khai thác thị
trường mới do thị trường trong nước và thị trường truyền thống suy giảm. Các
doanh nghiệp này có năng lực và nguồn lực sẽ thâm nhập thị trường mới bằng cách
sản xuất tại chổ thay vì xuất khẩu để giảm chi phí thâm nhập hoặc cung cấp dịch vụ
còn nhiều tiềm năng tại thị trường này. Do vậy, quy mô, triển vọng thị trường, đặc
điểm chi tiêu của người tiêu dùng, các quy định về rào cản xuất, nhập khẩu và
những ưu đãi đối với sản xuất tại chổ của nước chủ nhà, cùng với lợi thế tiếp cận thị
trường khu vực sẽ hấp dẫn loại FDI này.
Đối với doanh nghiệp FDI tìm kiếm hiệu quả, các doanh nghiệp này lại đặt
mục tiêu tìm kiếm và tăng lợi nhuận do sự khác biệt về các yếu tố đầu vào, đầu ra
và giảm thiểu rủi ro tối đa. Do xu hưởng chi phí sản xuất ở các nước phát triển ngày
càng tăng. Các doanh nghiệp tập đoàn chỉ muốn giữ lại công đoạn quan trọng và di
chuyển các công đoạn còn lại của quá trình sản xuất sang các quốc gia khác nhằm
khai thác lợi thế về chi phí như: lao động, nguyên liệu, thuê đất, chi phí gia nhập thị
trường, và các chính sách ưu đãi. Do đó, với các yếu tố vị trí địa lý, chi phí nhân
công, nguyên liệu, ưu đãi của nước chủ nhà sẽ hấp dẫn loại FDI này.
Đối với các doanh nghiệp FDI tìm kiếm tài sản chiến lược, mục đích theo đuổi
là việc mua lại doanh nghiệp (tài sản) đã tồn tại để bảo vệ lợi thế sở hữu, duy trì lợi
thế cạnh tranh toàn cầu. Đo đó, nguồn nhân lực chất lượng cao, CSHT hiện đại,
trình độ phát triển cộng nghệ là yếu tố hấp dẫn loại FDI này.
Như vậy, các lý thuyết này giải thích các nhân tố tạo nên sự hấp dẫn của địa
điểm thu hút FDI cho thấy các đặc điểm, động cơ của nhà đầu tư nhằm lý giải các
yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của địa điểm thúc đẩy quyết định địa điểm đầu tư FDI.
16
Các yếu tố này có thể được tổng hợp thành 5 nhóm chính như sau: CSHT; thị
trường; nguồn lực (lao động, tài nguyên); CNHT và công nghệ; thể chế (kinh tế,
chính trị và xã hội).
2.4 Tổng quan nghiên cứu
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định có mối quan hệ mạnh mẽ giữa “đầu tư trực
tiếp nước ngoài” và “các nhân tố ảnh hưởng” của quốc gia hoặc địa phương. Một số
nghiên cứu sau đã được tác giả xem xét:
2.4.1 Các nghiên cứu có liên quan
Hướng nghiên cứu thực nghiệm dựa trên khảo sát ý kiến nhà quản lý doanh
nghiệp FDI về các nhân tố ảnh hưởng; Các dữ liệu sẽ được phân tích bằng phương
pháp thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy bội, hay
kết hợp các phương pháp này với nhau. Từ đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
sự thỏa mãn nhà đầu tư vào một quốc gia hoặc một địa phương. Những nghiên cứu
điển hình như:
(1)Nguyễn Ngọc Anh (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, luận án tiến sĩ kinh tế, đã
chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh
tế trọng điểm Miền Trung. Nghiên cứu sử dụng các thang đo nhân tố ảnh hưởng
gồm 10 thành phần độc lập với 40 biến quan sát và thang đo ý định đầu tư là thành
phần phụ thuộc với 4 biến quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan
giữa “các nhân tố ảnh hưởng” đến sự “thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài”, mức độ
ảnh hưởng của từng thành phần trong yếu tố vùng đến thu hút FDI được xếp thứ tự
quan trọng là: thể chế, lao động, tài nguyên, CNHT và công nghệ, CSHT, thị
trường.
17
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh (2014)
(2)Nguyễn Mạnh Toàn (2010), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút
FDI vào một số địa phương ở Việt Nam.
Qui mô khảo sát là 258 doanh nghiệp FDI ở Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.
Kết quả cho thấy các nhân tố sau có tác động đến thu hút FDI vào một số địa
phương ở Việt Nam :
- Hạ tầng kỹ thuật;
- Ưu đãi và hỗ trợ;
- Lợi thế chi phí;
- Nhân lực;
- Tài nguyên;
- Vị trí địa lý;
- Hạ tầng xã hội.
(3)Nguyễn Viết Bằng và cộng sự (2015), Các yếu tố tác động đến thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai, luận văn thạc sĩ ĐH Lạc Hồng.
Môi trường chính
trị
Môi trường
KTVM
Môi trường quốc
tế
Ý
định
đầu
tư
Yếu tố vùng
Tài nguyên
Lao động
Thị trường
CNHT và công nghệ
Cơ sở hạ tầng
Thể chế
Văn hóa xã hội
18
Kết quả nghiên cứu cho thấy quyết định của nhà đầu tư chịu tác động trực tiếp
bởi 08 yếu tố:
- Cơ sở hạ tầng;
- Nguồn nhân lực;
- Chất lượng dịch vụ công;
- Lợi thế ngành đầu tư;
- Thương hiệu địa phương;
- Chính sách đầu tư;
- Môi trường sống và làm việc;
- Chi phí đầu vào cạnh tranh.
(4)Hà Nam Khánh Giao và cộng sự (2013), Các yếu tố thu hút vốn đầu tư vào
tỉnh Quảng Trị.
Đề tài đã vận dụng lý thuyết tiếp thị địa phương và phương pháp phân tích
nhân tố khám phá, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên
cứu cho thấy: quyết định của nhà đầu tư chịu tác động trực tiếp bởi 09 yếu tố:
- Quá trình ra quyết định liên quan đến thủ tục đầu tư;
- Chính sách hỗ trợ từ cơ quan quản lý liên quan đến nhà đầu tư;
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật;
- Tài nguyên;
- Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế;
- Cơ sở hạ tầng xã hội;
- Tiềm năng thị trường;
- Lợi thế chi phí;
- Năng suất và tính kỷ luật lao động.
2.4.2 Đánh giá tài liệu lược khảo
Thứ nhất, tổng hợp các nhân tố tác động từ các bài nghiên cứu trước như sau:
19
BẢNG 2.1. TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
TỪ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Tác
giả,năm
công bố
Tên đề tài Các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư
Hà Nam
Khánh
Giao và
cộng sự
(2015)
Nghiên cứu các yếu tố
tác động đến thu hút
vốn đầu tư vào tỉnh Cà
Mau.
- Khu vực nông – lâm nghiệp – thủy sản:
(1) Quyết định của chính quyền địa phương và
các hỗ trợ;
(2) Thị trường;
(3) Vị trí địa lý và tài nguyên thủy sản.
- Khu vực công nghiệp – xây dựng:
(1) Quyết định của chính quyền địa phương;
(2) Chính sách đầu tư và công tác hỗ trợ;
(3) Thị trường.
- Khu vực thương mại – dịch vụ:
(1) Thị trường;
(2) Chi phí đầu tư;
(3) Đối tác tin cậy;
(4) Vị trí thuận lợi cho hoạt động kho bãi;
(5) Các khu kinh tế.
Nguyễn
Viết
Bằng, Lê
Quốc
Nghi, Lê
Cát Vi.
(2015)
Các yếu tố tác động
đến thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào
các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai
(1) Cơ sở hạ tầng;
(2) Nguồn nhân lực;
(3) Chất lượng dịch vụ công;
(4) Lợi thế ngành đầu tư;
(5) Thương hiệu địa phương;
(6) Chính sách đầu tư;
(7) Môi trường sống và làm việc;
(8) Chi phí đầu vào cạnh tranh.
Hà Nam
Khánh
Giao, Lê
Quang
Khảo Sát các yếu tố
thu hút vốn đầu tư vào
tỉnh Quảng Trị
(1) Quá trình ra quyết định liên quan đến thủ
tục đầu tư;
(2) Chính sách hỗ trợ từ cơ quan quản lý liên
20
Huy &
Nguyễn
Thị Cẩm
Hồng
(2013)
quan đến nhà đầu tư;
(3) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật;
(4) Tài nguyên;
(5) Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh
tế;
(6) Cơ sở hạ tầng xã hội;
(7) Tiềm năng thị trường;
(8) Lợi thế chi phí;
(9) Năng suất và tính kỷ luật lao độn.
Nguyễn
Ngọc
Anh
(2014)
Nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến thu
hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào vùng
kinh tế trọng điểm
miền Trung
(1) Tài nguyên;
(2) Lao động;
(3) Thị trường;
(4) CNHT và công nghệ;
(5) Cơ sở hạ tầng;
(6) Thể chế;
(7) Văn hóa xã hội.
Thứ hai, hướng tiếp cận của các nghiên cứu trước là thu hút FDI từ ý định đầu
tư của doanh nghiệp. Tác giả cũng kế thừa hướng tiệp cận này.
Thứ ba, tác giả chưa tìm thấy được bài nghiên cứu cùng chủ đề trên địa bàn
TP.HCM.
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất
2.5.1 Mô hình đề xuất và quan điểm thiết kế mô hình
Mô hình được thiết kế dựa trên nền tảng lý thuyết lợi thế địa điểm và các nhân tố
trong mô hình chủ yếu được đề xuất bởi lý thuyết này. Mặt khác, mô hình thiết kế
dựa trên quan điểm nước nhận đầu tư nhằm đề xuất các chính sách cải thiện các
21
Văn hóa xã hội
Thể chế
Ý định đầu tư
Cơ sở hạ tầng
nhân tố để tăng cường thu hút FDI, vì vậy các nhân tố ảnh hưởng được sắp xếp,
phân loại dựa trên nguồn lực địa phương và khả năng tương tác của chính quyền địa
phương.
Bài nghiên cứu làm cơ sở nghiên cứu của tác giả là bài của Nguyễn Ngọc Anh
(2014). Từ đó, tác giả kế thừa và đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả
Giả thuyết nghiên cứu:
H1: Tài nguyên ảnh hưởng thuận chiều tới ý định đầu tư của nhà đầu tư nước
ngoài vào TP.HCM.
H2: Lao động ảnh hưởng thuận chiều tới ý định đầu tư của nhà đầu tư nước
ngoài vào TP.HCM.
H3: Thị trường ảnh hưởng thuận chiều tới ý định đầu tư của nhà đầu tư nước
ngoài vào TP.HCM.
H4: CNHT và công nghệ ảnh hưởng thuận chiều tới ý định đầu tư của nhà đầu
tư nước ngoài vào TP.HCM.
H5: Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng thuận chiều tới ý định đầu tư của nhà đầu tư
nước ngoài vào TP.HCM.
H6: Thể chế ảnh hưởng thuận chiều tới ý định đầu tư của nhà đầu tư nước
ngoài vào TP.HCM.
CNHT và công nghệ
Thị trường
Lao động
Tài Nguyên
22
H7: Văn hóa xã hội ảnh hưởng thuận chiều tới ý định đầu tư của nhà đầu tư
nước ngoài vào TP.HCM.
2.5.2 Giới thiệu biến trong mô hình và cơ sở cho các giả thuyết
a. Biến phụ thuộc: “Ý định đầu tư”
Ý định đầu tư của nhà đầu tư được hiểu là bao gồm các nhân tố động cơ có ảnh
hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân, các nhân tố này cho thấy mức độ sẵn sàng của
nhà đầu tư để thực hiện hành vi.
Biến phụ thuộc của mô hình được lựa chọn là ý định đầu tư, được đo bằng bốn
quan sát: sẽ bỏ vốn đầu tư nếu chưa đầu tư, sẽ tiếp tục duy trì đầu tư, sẽ tăng vốn
mở rộng đầu tư, sẽ giới thiệu nhà đầu tư khác đầu tư, với các lập luận sau:
Với sự hấp dẫn của địa điểm đầu tư thúc đầy nhà đầu tư đưa ra hành vi bỏ vốn
(thực hiện lựa chọn địa điểm đầu tư). Do đó, khi nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI
với các nhân tố ảnh hưởng dựa vào dữ liệu thu thập từ nhà đầu tư trước đây, biến
phụ thuộc thường được lựa chọn là có quyết định đầu tư hay không và quan sát thể
hiện quyết định đầu tư là có đầu tư là “1”, không đầu tư là “0”. Vì vậy, biến phụ
thuộc được lựa chọn là ý định đầu tư phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
Quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư được đưa ra từ ban điều hành cấp cao ở
công ty mẹ, ban điều hành công ty con chỉ là người nắm tình hình cung cấp thông
tin cho ban điều hành cấp cao tham khảo để quyết định. Vì thế, những ý định của
ban điều hành công ty con sẽ ảnh hưởng đến ý định và hành vi của ban điều hành
cấp cao. Do đặc thù các doanh nghiệp FDI trên địa bàn nghiên cứu là các công ty
con, việc tiếp cận ban điều hành cấp cao ở nước ngoài là không khả thi nên đối
tượng điều tra của nghiên cứu là ban điều hành công ty con. Vì vậy, ý định đầu tư
được lựa chọn là biến phụ thuộc phù hợp với đặc thù nghiên cứu.
b. Biến độc lập: có 7 nhân tố.
(1) Tài nguyên
Tài nguyên như đất, nước, khoáng sản,… Nhà đầu tư nước ngoài nhận thức
được sự thuận lợi của nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến ý định, hành vi đầu tư của họ,
23
bởi đây là đầu vào quan trọng của nhiều ngành SXKD, nhất là FDI tìm kiếm tài
nguyên.
Vì vậy, các quan sát được sử dụng để đo lường sự thuận lợi của nhân tố này
gồm: chi phí nguyên liệu giá rẻ (chi phí thuê đất rẻ), cảnh quan thiên nhiên đẹp,
không khí, nguồn nước chất lượng tốt, sự sẵn có của nguồn nguyên liệu trong vùng.
Từ đó, giả thuyết đặt ra là:
H1: Sự thuận lợi của nhân tố tài nguyên ảnh hưởng thuận chiều với ý định đầu
tư của nhà đầu tư nước ngoài vào TP.HCM, ngược lại, không ảnh hưởng.
(2) Lao động
Sự thuận lợi của nhân tố lao động như sự sẵn có của lao động phổ thông, lao
động có kỹ năng chất lượng cao, chi phí lao động rẻ hay tính kỷ luật người lao động
cao sẽ góp phần tạo nên sự thuận lợi của địa phương. Nhà đầu tư nước ngoài nhận
thức được sự thuận lợi của nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến ý định, hành vi đầu tư của
họ, bởi yếu tố lao động tác động đến chi phí, chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung
cấp của các công ty FDI. Các địa phương có mức lương thấp, sự sẵn có của lao
động phổ thông, lao động có kỹ năng cao sẽ hấp dẫn nhà đầu tư có động cơ tìm
kiếm lợi nhuận và hiệu quả.
Vì vậy, các quan sát được sử dụng để đo lường sự thuận lợi của nhân tố này
gồm: sự sẳn có lao động kỹ thuật, quản lý chất lượng cao, sự sẵn có lao động phổ
thông, chi phí lao động rẻ, thái độ và tính kỹ luật người lao động cao. Từ đó, giả
thuyết đặt ra là:
H2: Sự thuận lợi của nhân tố lao động ảnh hưởng thuận chiều với ý định đầu
tư của nhà đầu tư nước ngoài vào TP.HCM.
(3) Thị trường
Sự thuận lợi của nhân tố thị trường thể hiện ở quy mô, tiềm năng thị trường
tiêu thụ lớn với mức độ cạnh tranh thấp sẽ góp phần tạo nên sự thuận lợi của địa
phương. Nhà đầu tư nước ngoài nhận thức được sự thuận lợi của nhân tố này sẽ ảnh
hưởng đến ý định, hành vi đầu tư của họ, bởi yếu tố thị trường tác động đến chi phí,
doanh thu, lợi nhuận mong đợi và nguy cơ rủi ro của nhà đầu tư nước ngoài.
24
Các quan sát được sử dụng để đo lường sự thuận lợi của nhân tố này gồm: quy
mô dân số lớn, tăng trưởng GRDP địa phương nhanh, thu nhập bình quân người dân
cao, khuynh hướng tiêu dung người dân ngày càng nhiều, khuynh hướng chi tiêu,
đầu tư của chính phủ vào địa phương lớn và mức độ cạnh tranh thị trường thấp. Từ
đó, giả thuyết đặt ra là:
H3: Sự thuận lợi của nhân tố thị trường ảnh hưởng thuận chiều với ý định đầu
tư của nhà đầu tư nước ngoài vào TP.HCM.
(4) CNHT và công nghệ
Sự thuận lợi của nhân tố này thể hiện ở mức độ phát triển ngành CNHT, công
nghệ, cơ sở công nghiệp địa phương sẽ góp phần tạo nên sự thuận lợi của địa
phương. Nhà đầu tư nước ngoài nhận thức được sự thuận lợi của nhân tố này sẽ ảnh
hưởng đến ý định, hành vi đầu tư của họ, bởi sự phát triển ngành CNHT ảnh hưởng
trực tiếp đến hiệu quả SXKD của nhà đầu tư, vì nó tiết kiệm chi phí vận chuyển các
sản phẩm trung gian từ nơi khác đến.
Các quan sát được sử dụng để đo lường sự thuận lợi của nhân tố này gồm:
CNHT phát triển, đối tác địa phương có chất lượng, trình độ phát triển công nghệ
cao. Từ đó, giả thuyết đặt ra:
H4: Sự thuận lợi của nhân tố CNHT và công nghệ ảnh hưởng thuận chiều với
ý định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào TP.HCM.
(5) Cơ sở hạ tầng
Sự thuận lợi của CSHT thể hiện ở mức độ phát triển của hạ tầng kỹ thuật và
kinh tế như hạ tầng thông tin, truyền thông, hạ tầng giao thông, hạ tầng KCN, KKT,
hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống ngân hàng, kiểm toán. Nhà đầu tư nước
ngoài nhận thức được sự thuận lợi của nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến ý định, hành vi
đầu tư của họ. Bởi đây là tiện ích cho hoạt động SXKD nên mức độ phát triển của
nó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài.
Các quan sát được sử dụng để đo lường sự thuận lợi của nhân tố này gồm: hạ
tầng thông tin, truyền thông phát triển, hạ tầng giao thông phát triển, hạ tầng KCN,
25
KKT, hoàn chỉnh, hệ thống cung cấp điện, nước tốt, hệ thống ngân hàng, kiểm toán
phát triển. Từ đó, giả thuyết đặt ra là:
H5: Sự thuận lợi của nhân tố cơ sở hạ tầng ảnh hưởng thuận chiều với ý định
đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào TP.HCM.
(6) Thể chế
Nhân tố thể chế được thể hiện ở quy định của chính quyền trung ương, địa
phương và việc thực thi quy định này của chính quyền địa phương. Nhân tố này
được xem là nhân tố vùng, vì Việt Nam là nền kinh tế chuyển đổi, thể chế địa
phương đóng vai trò quan trọng. Nhà đầu tư nước ngoài nhận thức được sự thuận
lợi của nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến ý định, hành vi đầu tư của họ. Bởi sự thuận lợi
của nhân tố này không chỉ giúp tiết giảm chi phí giao dịch, thông tin, tạo điều kiện
thuận lợi cho giao dịch mà còn cải tiến các yếu tố liên quan đến quá trình kinh
doanh. Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho rằng, thể chế ảnh hưởng đến chiến
lược kinh doanh của các công ty như: quyết định địa điểm, hình thức, quy mô đầu
tư. Các quốc gia có chế độ chính sách tương lai dự đoán được, tiến bộ trong cải
cách thị trường vốn, quy định về quyền sở hữu, thị trường lao động, … sẽ hấp dẫn
FDI hơn.
Các quan sát được sử dụng để đo lường sự thuận lợi của nhân tố này gồm: hệ
thống luật pháp liên quan đến đầu tư nói chung và FDI nói riêng đồng bộ, thủ tục
hành chính đơn giản, chính sách ưu đãi tiền thuê đất, giải phóng mặt bằng, chính
sách thuế ưu đãi. Từ đó, giả thuyết đặt ra là:
H6: Sự thuận lợi của nhân tố thể chế ảnh hưởng thuận chiều với ý định đầu tư
của nhà đầu tư nước ngoài vào TP.HCM.
(7) Văn hóa xã hội
Sự thuận lợi của nhân tố này thể hiện ở trình độ giáo dục, thái độ, niềm tin và
các giá trị đạo đức xã hội, tôn giáo, phong tục tập quán, ngôn ngữ và giao tiếp.
Nhân tố này được xem là yếu tố vùng vì tính vùng miền trong văn hóa xã hội ở Việt
Nam khá rõ nét do đặc điểm địa hình trải dài. Nhà đầu tư nước ngoài nhận thức
được sự thuận lợi của nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến ý định, hành vi đầu tư của họ.
26
Bởi vì nó ảnh hưởng tới chất lượng nguồn lao động và tạo thuận lợi cho hoạt động
SXKD. Các nghiên cứu của UNDP cho thấy xu hướng đầu tư vào khu vực Đông
Nam Á có chuyển biến tích cực là nhờ vào tính kỷ luật của lực lượng lao động cùng
với sự ổn định chính trị và kinh tế tại nhiều quốc gia trong khu vực này.
Các quan sát được sử dụng để đo lường sự thuận lợi của nhân tố này gồm:
trình độ giáo dục của người dân cao, người dân thân thiện và dễ giao tiếp. Từ đó,
giả thuyết đặt ra là:
H7: Sự thuận lợi của nhân tố môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng thuận
chiều với ý định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào TP.HCM, ngược lại, không
ảnh hưởng.
Tổng hợp quan sát đo lường các khái niệm của mô hình thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1: Các biến quan sát đo lường các nhân tố của mô hình đề xuất
Nhân tố Biến quan sát nghiên cứu
- Chi phí nguyên liệu rẻ
Tài nguyên
- Cảnh quan thiên nhiên đẹp
- Không khí, nguồn nước chất lượng tốt
- Sự sẵn có của nguồn nguyên liệu trong vùng
- Sự sẵn có về lao động kỹ thuật, quản lý chất lượng cao
Lao động
- Sự sẵn có của lao động phổ thông
- Chi phí lao động rẻ
- Thái độ và tính kỷ luật của người lao động tốt
- Quy mô dân số lớn
- Kinh tế vùng (GRDP) tăng trưởng nhanh
Thị trường
- Thu nhập bình quân của người dân cao
- Khuynh hướng tiêu dùng của người dân trong vùng cao
- Khuynh hướng chi tiêu, đầu tư của chính phủ vào địa phương lớn
- Mức độ cạnh tranh trên thị trường thấp
- CNHT phát triển mạnh
CNHT và công
nghệ - Đối tác địa phương có chất lượng
- Trình độ phát triển công nghệ khá cao
Cơ sở hạ tầng - Cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông tốt
27
- Hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi
- Cơ sở hạ tầng KCN, KKT, hoàn chỉnh
- Hệ thống cung cấp điện, nước tốt
- Hệ thống ngân hàng, kiểm toán phát triển
- Hệ thống luật pháp liên quan đến đầu tư nói chung và FDI nói riêng đồng
bộ và nhất quán
Thể chế - Thủ tục hành chính đơn giản
- Chính sách ưu đãi tiền thuê đất, giải phóng mặt bằng tốt
- Chính sách thuế ưu đãi
Văn hóa xã hội
- Trình độ giáo dục của người dân trong vùng cao cao
- Người dân trong vùng thân thiện và dễ giao tiếp
- Sẽ bỏ vốn đầu tư nếu chưa đầu tư
Ý định đầu tư
- Sẽ tiếp tục duy trì đầu tư
- Sẽ tăng vốn mở rộng đầu tư
- Sẽ giới thiệu nhà đầu tư khác đầu tư
Nguồn: Kế thừa từ nghiên cứu lý thuết và thực nghiệm của Nguyễn Ngọc Anh
Kết luận chương 2
Chương này đã trình bày các lý thuyết về “đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)”
và “các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút các nhà đầu tư”. Ngoài ra, tác giả còn giới
thiệu một số nghiên cứu có liên quan. Trên cơ sở đó, tác giả lập luận giả thuyết và
đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 07 biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng
và một biến phụ thuộc là thành phần ý định đầu tư. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra
07 giả thuyết nghiên cứu ban đầu, chúng sẽ được kiểm định trong chương sau.
28
Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết liên quan
đến đề tài
Nghiên cứu định tính
(Thảo luận nhóm)
Thang đo nháp 1
Thang đo nháp 2 Khảo sát thử
(30 doanh nghiệp)
Nghiên cứu định lượng
(n = 221)
Thang đo chính thức
Kiểm định độ tin cậy Phân tích nhân tố khám phá
EFA
Kết luận và hàm ý Phân tích hồi quy
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu
29
Diễn giải:
Bước 1: Đề xuất mô hình nghiên cứu .
Mô hình nghiên cứu đề xuất dựa trên mô hình khung OLI của Dunning, các
nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của một địa phương được nhận diện dựa trên cơ
sở các cách tiếp cận của lý thuyết địa điểm. Thang đo nháp được đề xuất dựa trên cơ
sở tổng hợp các quan sát được rút ra từ các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm
gần đây.
Bước 2: Xây dựng thang đo chính thức.
Trên cơ sở thang đo nháp ban đầu, nghiên cứu áp dụng phương pháp phỏng
phấn chuyên gia để hiệu chỉnh, bổ sung, loại bỏ các quan sát trong thang đo nháp
ban đầu, tạo ra thang đo nháp cuối cùng. Trên cơ sở đó, các quan sát được đưa vào
bảng hỏi để khảo sát 30 doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP HCM nhằm hiệu chỉnh
từ ngữ của các quan sát lần cuối. Số liệu thu thập nhằm đánh giá sơ bộ các thang đo
bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phương pháp EFA để hình
thành các thang đo nghiên cứu chính thức.
Bước 3: Kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu trong nghiên cứu chính
thức.
Sau khi thiết kế bảng hỏi, chọn mẫu, khảo sát và xử lý dữ liệu, kiểm định các
thang đo được thực hiện bằng phương pháp Cronbach Alpha, phân tích EFA. Kiểm
định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu được thực hiện bằng phân tích tương
quan, hồi quy.
Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính
Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng
3.2 Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính gồm nghiên cứu sơ bộ hình thành mô hình, thang đo và
thảo luận kết quả nghiên cứu, đúc kết các hàm ý quản lý.
Trong nghiên cứu này, phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ là
thảo luận tay đôi (phỏng vấn trực tiếp) để tham khảo ý kiến các chuyên gia trong
30
lĩnh vực nhằm điều chỉnh mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI trên địa
bàn nghiên cứu. Số lượng chuyên gia là 5 người
(chi tiết: Phụ lục 1)
Để hình thành thang đo chính thức, tác giả tham khảo các bảng hỏi trước đây
để xây dựng thang đo sơ bộ. Để hiệu chỉnh, bổ sung các quan sát và hoàn chỉnh
thang đo cuối cùng tác giả tham khảo ý kiến chuyên gia.
Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 8 thành phần với 32 biến quan sát, trong đó,
7 thành phần độc lập với 28 biến quan sát và 01 thành phần phụ thuộc với 04 biến
quan sát.
Từ đó tác giả xây dựng bảng câu hỏi khảo sát thử với 30 doanh nghiệp FDI
trên địa bàn TP.HCM để kiểm tra cách trình bày, ngôn ngữ diễn đạt và sau đó bảng
câu hỏi được chính thức sử dụng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo
(Chi tiết: Phụ lục 2)
Tóm lại, sau quá trình nghiên cứu định tính, các thang đo của mô hình nghiên
cứu có 08 thành phần, được bổ sung thêm 02 biến quan sát trong thang đo thể chế
và môi trường văn hóa xã hội. Mô hình nghiên cứu được tổng hợp gồm 08 thang đo
với các biến quan sát như sau: thang đo tài nguyên được đo lường bằng 04 biến
quan sát được mã hóa từ TN_1 đến TN_4; thang đo lao động được đo lường bằng
04 biến quan sát được mã hóa từ LD_1 đến LD_4; thang đo thị trường được đo
lường bằng 06 biến quan sát được mã hóa từ TT_1 đến TT_6; thang đo công nghiệp
hỗ trợ và công nghệ được đo lường bằng 03 biến quan sát được mã hóa từ CNHT_1
đến CNHT_3; thang đo cơ sở hạ tầng được đo lường bằng 05 biến quan sát được mã
hóa từ CSHT_1 đến CSHT_5; thang đo thể chế được đo lường bằng 05 biến quan
sát được mã hóa từ TC_1 đến TC_5; thang đo môi trường văn hóa xã hội được đo
lường bằng 03 biến quan sát được mã hóa từ MTVH_1 đến MTVH_3; thang đo ý
định đầu tư được đo lường bằng 04 biến quan sát được mã hóa từ YD_1 đến YD_4.
3.3 Nghiên cứu định lượng
3.3.1 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu
Qui mô mẫu
31
Các nhà nghiên cứu cho rằng, để phân tích nhân tố (EFA) tốt nhất là 5 mẫu trên
một biến quan sát. Bên cạnh đó, Tabachnick & Fidel (1996) cho rằng để phân tích
hồi quy tốt nhất thì cỡ mẫu phải bảo đảm theo công thức:
n ≥ 8m + 50
Trong đó: n : Cỡ mẫu
m : Số biến độc lập của mô hình
Từ đó, nghiên cứu này gồm có 34 biến quan sát và 7 biến độc lập thì:
 Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu nhân tố là : 34 x 5 = 170 mẫu.
 Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu hồi qui là : 7 x 8 + 50 = 106 mẫu.
Tác giả gửi 600 phiếu khảo sát, tỷ lệ bảng trả lời không thu được và bị loại là
63,2%, thu về 221 bảng trả lời hợp lệ.
Phương pháp chọn mẫu: phương pháp thuận tiện kết hợp với kiểm soát theo khu
vực kinh tế.
Thu thập dữ liệu
Đối tượng khảo sát: Đối tượng trả lời phiếu khảo sát là giám đốc (54,3%) và
phó giám đốc (45,7%) của các doanh nghiệp FDI 100% vốn nước ngoài, doanh
nghiệp liên doanh, điều này phù hợp với yêu cầu của đối tượng khảo sát nghiên cứu.
- Thời gian tiến hành khảo sát; từ 01/10/2018 đến 30/10/2018.
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Tác giả gửi bảng câu hỏi điện tử bằng email
chuyển đến từng quản lý cao cấp của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM.
- Thang đo: Nội dung hỏi chính trên phiếu khảo sát, tác giả sử dụng thang đo
Likert 5 mức độ sắp xếp từ nhỏ đến lớn.
1 2 3 4 5
Hoàn toàn
không đồng ý
Không đồng ý Bình thường Đồng ý
Hoàn toàn
đồng ý
32
3.3.2 Xử lý dữ liệu
Các bước thực hiện cụ thể như sau:
- Mã hóa dữ liệu bằng các mã số học để thuận tiện cho việc xử lý.
- Nhập dữ liệu.
Kiểm tra sai sót của dữ liệu và thực hiện vẽ đồ thị scatter nhằm phát hiện ra các
dị biệt trong dữ liệu, để loại đi những bảng câu hỏi không đạt yêu cầu, ví dụ bỏ các
bảng khảo sát thu về do thiếu thông tin hoặc trả lời một thang điểm cho tất cả các
mục hỏi trong phần thang đo Likert.
3.3.2.1 Kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá
Kiểm định thang đo
Nội dung:
Độ tin cậy của thang đo thường được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội
tại qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha.
Mục đích:
Kiểm định xem các biến quan sát có cùng giải thích cho 1 khái niệm (nhân tố)
cần đo hay không. Muốn biết biến nào đóng góp nhiều hay ít thì quan sát hệ số
tương quan biến tổng.
Điều kiện thỏa mãn yêu cầu trong kiểm định thang đo
- Các biến quan sát có tương quan biến tổng lớn (>0,3)
- Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha:
Theo Nunnally & Burnstein, 1994: đạt yêu cầu khi hệ số ≥ 0,6.
Thông thường, thang đo có Cronbach’sAlpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0.8 trở lên đến gần 1 là
thang đo lường tốt.
Các biến quan sát không bị loại sẽ được tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám
phá.
Phân tích nhân tố khám phá
33
Nội dung:
Theo Hair& ctg,1998: Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) được
dùng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập
biến ít hơn, để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các nội dung
ban đầu.
Nhân tố:
Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tố chung. Bản
thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của
các biến quan sát:
Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 + … + WikXk
Trong đó:
Fi : Ước lượng trị số của nhân tố thứ i (biến độc lập thứ i).
Wi : Quyền số hay trọng số nhân tố
Xi : Biến quan sát thứ i.
k : Số biến quan sát thuộc nhân tố thứ i.
Điều kiện thỏa mãn yêu cầu trong phân tích nhân tố
Phân tích EFA sẽ dựa trên tiêu chuẩn Bartlett và hệ số KMO :
- Hệ số KMO phải có giá trị lớn (giữa 0.5 và 1) và mức ý nghĩa của kiểm định
Bartlett ≤ 0.05
- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) > 0.5
Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và Eigenvalues có
giá trị lớn hơn 1.
3.3.2.2Phân tích hồi quy
Ma trận tương quan
Nội dung:
34
Ma trận tương quan với các hệ số tương quan phản ảnh mức độ tương quan giữa
các biến.
Hệ số tương quan:
Hệ số tương quan nhận giá trị trong khoảng (-1, +1)
Hệ số tương quan > 0 : tương quan thuận
Hệ số tương quan < 0 : tương quan nghịch
Hệ số tương quan tiến đến: +1 hoặc -1: tương quan càng chặt chẽ.
Kiểm định hệ số tương quan:
H0 : không tồn tại mối tương quan giữa 2 biến
H1 : tồn tại mối tương quan giữa 2 biến
Với mức ý nghĩa kiểm định là 5%: + Sig ≤ 0,05: Bác bỏ Ho
+ Sig > 0,05: Chưa có cơ sở bác bỏ Ho
Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp Enter với phần mềm SPSS.
Mô hình hồi quy có dạng :
Yi = 0 + 1X1i + 2X2i + … + pXni + i
Trong đó:
Yi: Biến phụ thuộc
0: Hệ số chặn.
i: Hệ số hồi quy thứ i (i = 1,n ).
i: Sai số biến độc lập thứ i.
Xi: Biến độc lập ngẫu nhiên.
3.3.2.3 Kiểm định mô hình
Kiểm định độ phù hợp của mô hình.
35
- Xác định mức độ phù hợp của mô hình:
Dùng hệ số xác định (R2
)
- Kiểm định hệ số xác định:
Kiểm định F: là phép kiểm định về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến
tính tổng thể, xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập
hợp các biến độc lập hay không.
Giả thiết nghiên cứu:
Ho: Không có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
H1: Tồn tại mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
Với mức ý nghĩa kiểm định là 5%: + Sig ≤ 0,05: Bác bỏ Ho
+ Sig >0,05: Chưa có cơ sở bác bỏ Ho
Kiểm định đa cộng tuyến
Nội dung:
Cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với
nhau. Vấn đề của hiện tượng cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những
thông tin rất giống nhau, và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến
phụ thuộc.
Hiệu ứng khác của sự tương quan khá chặt giữa các biến độc lập là nó làm
tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy, và làm giảm trị thống kê của kiểm định ý
nghĩa của chúng.
Dấu hiệu nhận biết đa cộng tuyến:
- Hệ số phóng đại phương sai (VIF) vượt quá 10
- Hệ số tương quan giữa các biến độc lập cao (> 0,8): có dấu hiệu đa cộng
tuyến.
36
- Dấu của hệ số hồi quy khác với dấu kỳ vọng.
- Kiểm định sự tương quan, hệ số Durbin Wastion.
Tóm tắt chương 3
Chương này trình bày quy trình nghiên cứu, cách thức chọn mẫu, phương
pháp thực hiện và giới thiệu các thành phần trong thang đo “các nhân tố ảnh hưởng”
và thang đo “ý định đầu tư”. Chương này cũng đã chỉ ra đối tượng khảo sát là
những nhà quản lý cấp cao trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM.
37
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nội dung chương 4 bao gồm các phần: đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại TP.HCM, mô tả mẫu nghiên cứu, đánh giá thang đo bằng hệ số tin
cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định mô hình nghiên
cứu, các giả thuyết nghiên cứu và các giả thuyết bằng phân tích tương quan, phân
tích hồi quy bội, cuối cùng là phần thảo luận về kết quả nghiên cứu.
4.1 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP.HCM
4.1.1 Tình hình chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - văn hóa, thị trường năng động
của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Với vị trí địa lí thuận lợi, nguồn nhân lực
dồi dào, hệ thống giao thông khá hoàn thiện cùng hệ thống các khu công nghiệp tập
trung đã và đang được xây dựng, nên có sức hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư nước
ngoài. Trong những năm qua, TP.HCM đã đạt được nhiều thành quả trong việc thu
hút FDI. Từ năm 2010 đến 2017, số dự án tăng 2,25 lần (845/375), nguồn vốn tăng
1,26 lần (2.370/1.883 triệu USD), vốn đầu tư nước ngoài năm 2017 chiếm 12,2%
tổng nguồn vốn đầu tư của cả thành phố, góp phần đáng kể trong quá trình phát
triển kinh tế, xã hội.
Kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực vào năm 1987. TP.HCM là địa
phương luôn dẫn đầu cả nước về thu hút FDI. Tính đến hết cuối tháng 12/2017,
TP.HCM có 7.431 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn đăng kí đạt
44.282,24 triệu USD, chiếm 30,2% tổng số dự án và 12,8% tổng số vốn so với cả
nước. Số lượng đăng kí các dự án FDI vào TP.HCM không ngừng tăng qua các năm
(xem bảng 4.1).
38
BẢNG 4.1: SỐ DỰ ÁN FDI ĐƯỢC CẤP PHÉP CỦA TP.HCM
VÀ CẢ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2010 - 2017
Năm
TP HCM Cả nước TP HCM/Cả nước
Số dự
án
Số vốn
(Triệu
USD)
Số dự
án
Số vốn
(Triệu
USD)
Số dự
án
(%)
Số vốn
(%)
2010 375 1.883 1.237 19.886 30,32 9,47
2011 439 2.804 1.186 15.598 37,02 17,98
2012 436 593 1.287 16.348 33,88 3,63
2013 477 1.048 1.530 22.352 31,18 4,69
2014 457 2.879 1.843 21.921 24,80 13,13
2015 595 3.042 2.120 24.115 28,07 12,61
2016 852 1.315 2.613 26.890 32,61 4,89
2017 845 2.370 2.591 21.276 32,61 11,14
Nguồn: Niên giám Thống kê TP.HCM
Năm 2017, vốn đầu tư không chỉ tăng ở các dự án mới mà ở các dự án FDI cũ,
vốn tăng thêm cũng đạt ở mức khá cao, có 193 dự án đăng kí tăng vốn với tổng số
vốn tăng thêm 1.012 triệu USD. Trong tình hình cạnh tranh, thu hút doanh nghiệp
FDI của các nền kinh tế trên thế giới, các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động vẫn
tiếp tục đầu tư, và tăng vốn mở rộng đầu tư là một tín hiệu tốt, cho thấy môi trường
đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng được các nhà
đầu tư nước ngoài tin tưởng.
4.1.2 Một số đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP.HCM
- Về quy mô vốn đầu tư của các dự án:
Mặc dù mỗi năm số dự án và tổng vốn đầu tư vào TP.HCM không ngừng tăng
lên nhưng quy mô vốn đầu tư của mỗi dự án FDI còn nhỏ. Dự án dưới 1 triệu USD
chiếm tới 69,7% tổng số dự án còn hiệu lực, dự án từ 10 triệu USD trở lên chỉ
chiếm 6,5% (2017). Trong đó, quy mô vốn đầu tư của các dự án trong lĩnh vực công
nghiệp còn rất nhỏ (9,51 triệu USD/dự án), đứng sau ngành kinh doanh bất động
sản và ngành giáo dục, đào tạo (xem bảng 4.2).
39
Bảng 4.2: Các dự án FDI còn hiệu lực đến 2017 phân theo ngành kinh tế
Ngành kinh tế
Số dự án Vốn đầu tư
Quy mô
vốn/dự
án
(ngàn
USD/dự
án)
Số dự
án
Tỉ lệ % Ngàn USD
Tỉ lệ
%
Tổng số 7.431 100,00 44.282.240 100,00 5.959,12
- Nông, lâm và thủy sản 9 0,12 39.234 0,09 4.359,33
- Công nghiệp 1.619 21,79 15.396.952 34,77 9.510,16
- Xây dựng 540 7,27 1.540.880 3,48 2.853,48
- Bán buôn, bán lẻ 1.616 21,75 3.240.859 7,32 2.005,48
- Vận tải, kho bãi 369 4,97 668.320 1,51 1.811,17
- Lưu trú, ăn uống 90 1,21 546.437 1,23 6.071,52
- Thông tin, truyền thông 1.108 14,91 1.275.403 2,88 1.151,09
- Tài chính, ngân hàng,
bảo hiểm 14 0,19 70.573 0,16 5.040,93
- Kinh doanh bất động sản 304 4,09 15.152.902 34,22 49.845,07
- Hoạt động chuyên môn,
khoa học, công nghệ 1.380 18,57 1.673.392 3,78 1.212,60
- Hành chính và dịch vụ
hỗ trợ 92 1,24 124.154 0,28 1.349,50
- Giáo dục, đào tạo 163 2,19 3.761.846 8,50 23.078,81
- Y tế 79 1,06 578.240 1,31 7.319,49
- Dịch vụ khác 48 0,65 213.048 0,48 4.438,50
Nguồn: Niên giám Thống kê TP.HCM
Việc các nhà đầu tư FDI lớn còn hạn chế tại TP.HCM là do họ gặp nhiều khó
khăn trong việc tìm địa điểm sản xuất khi mà quỹ đất của Thành phố không còn
nhiều, các thủ tục hành chính còn chồng chéo, gây phiền hà khi làm thủ tục cấp
phép. Hơn nữa lực lượng lao động của Thành phố đông nhưng lại thiếu lao động có
trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, đây là một cản trở đối với những dự án lớn khi
muốn đầu tư vào TP.HCM.
- Về cơ cấu đầu tư FDI:
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh

More Related Content

What's hot

Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt NamTiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...NguyenQuang195
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáiSự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáipikachukt04
 
Chọn Lọc 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kinh Tế Đầu Tư Gom Nhặt Từ Các Trường
Chọn Lọc 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kinh Tế Đầu Tư Gom Nhặt Từ Các TrườngChọn Lọc 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kinh Tế Đầu Tư Gom Nhặt Từ Các Trường
Chọn Lọc 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kinh Tế Đầu Tư Gom Nhặt Từ Các TrườngDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái NguyênLuận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAYLuận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
 
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt NamTiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
 
Luận văn: Thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam, 9đLuận văn: Thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải PhòngLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
 
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt NamTiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
 
Tác Động Của Vốn Fdi Tới Phát Triển Kinh Tế Việt Nam Giai Đoạn 2010 - 2020
Tác Động Của Vốn Fdi Tới Phát Triển Kinh Tế Việt Nam Giai Đoạn 2010 - 2020Tác Động Của Vốn Fdi Tới Phát Triển Kinh Tế Việt Nam Giai Đoạn 2010 - 2020
Tác Động Của Vốn Fdi Tới Phát Triển Kinh Tế Việt Nam Giai Đoạn 2010 - 2020
 
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
 
200 đề tài luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp
200 đề tài luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp200 đề tài luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp
200 đề tài luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
 
Đề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải Phòng
Đề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải PhòngĐề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải Phòng
Đề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải Phòng
 
Luận văn: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược phẩm, 9đ
Luận văn: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược phẩm, 9đLuận văn: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược phẩm, 9đ
Luận văn: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược phẩm, 9đ
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt NamLuận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
 
FDI và tăng trưởng kinh tế
FDI và tăng trưởng kinh tếFDI và tăng trưởng kinh tế
FDI và tăng trưởng kinh tế
 
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáiSự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
 
Chọn Lọc 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kinh Tế Đầu Tư Gom Nhặt Từ Các Trường
Chọn Lọc 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kinh Tế Đầu Tư Gom Nhặt Từ Các TrườngChọn Lọc 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kinh Tế Đầu Tư Gom Nhặt Từ Các Trường
Chọn Lọc 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kinh Tế Đầu Tư Gom Nhặt Từ Các Trường
 
Luận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAYLuận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAY
 

Similar to Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh

Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Tại Trường Thpt Hồn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Tại Trường Thpt Hồn...Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Tại Trường Thpt Hồn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Tại Trường Thpt Hồn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfMan_Ebook
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương MạiGiải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương MạiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ Phiếu
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ PhiếuLuận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ Phiếu
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ PhiếuHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân TrắngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân TrắngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh (20)

Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
 
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂMLuận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Tại Trường Thpt Hồn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Tại Trường Thpt Hồn...Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Tại Trường Thpt Hồn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Tại Trường Thpt Hồn...
 
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...
 
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Phân Tích Thành Phần Tâm Lý Môi Trường Làm Việc
Luận Văn  Phân Tích Thành Phần Tâm Lý Môi Trường Làm ViệcLuận Văn  Phân Tích Thành Phần Tâm Lý Môi Trường Làm Việc
Luận Văn Phân Tích Thành Phần Tâm Lý Môi Trường Làm Việc
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
 
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...
 
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương MạiGiải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ Phiếu
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ PhiếuLuận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ Phiếu
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ Phiếu
 
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân TrắngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên SinhLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 

Recently uploaded (19)

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 

Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thành Phố Hồ Chí Minh

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NHƯ THẢO PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh-Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NHƯ THẢO PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Thống kê kinh tế Mã ngành: 8310107 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI THANH LOAN Tp. Hồ Chí Minh-Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh” được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Mai Thanh Loan. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố trong công trình nghiên cứu khác. TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2019. Người thực hiện Nguyễn Như Thảo
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .....................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài.............................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu .......................................................................2 1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................................................3 1.4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................4 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu....................................................................................5 1.6 Kết cấu của luận văn .......................................................................................................5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.............................................................................................................6 2.1 Khái quát lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài .........................................................6 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài......................................................6 2.1.2 Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài.................................................................7 2.1.3 Hướng tiếp cận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.............................................8 2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của vùng kinh tế......................................10 2.2 Lý thuyết về lợi thế trong quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài................................11 2.2.1 Lý thuyết lợi thế sở hữu...........................................................................................11 2.2.2 Lý thuyết lợi thế nội bộ hóa ....................................................................................11 2.2.3 Lý thuyết lợi thế địa điểm .......................................................................................12 2.2.4 Lý thuyết khung OLI của Dunning .........................................................................12 2.3 Các nhân tố lợi thế địa điểm ảnh hưởng đến thu hút FDI .............................................13 2.3.1 Thuyết tân cổ điển ...................................................................................................13 2.3.2 Thuyết động cơ chiến lược của nhà đầu tư .............................................................14
  • 5. 2.4 Tổng quan nghiên cứu.................................................................................................116 2.4.1 Các nghiên cứu có liên quan....................................................................................16 2.4.2 Đánh giá tài liệu lược khảo .....................................................................................18 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................................20 2.5.1 Mô hình đề xuất và các giả thuyết mô hình.............................................................20 2.5.2 Giới thiệu biến trong mô hình và cơ sở cho các giả thuyết.....................................22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................28 3.1 Quy trình nghiên cứu.....................................................................................................28 3.2 Nghiên cứu định tính.....................................................................................................29 3.3 Nghiên cứu định lượng..................................................................................................30 3.3.1 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu..................................................................................30 3.3.2 Xử lý dữ liệu ...........................................................................................................32 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................................37 4.1 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP.HCM ....................................................37 4.1.1 Tình hình chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP.HCM....................................37 4.1.2 Một số đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP.HCM ...................................38 4.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với TP.HCM..........................................40 4.2 Thống kê mô tả..............................................................................................................42 4.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo.......................................................................................44 4.4 Kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA ................................46 4.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết.........................................................50 4.5.1 Phân tích tương quan...............................................................................................50 4.5.2 Phân tích hồi quy.....................................................................................................52 4.5.3 Kiểm định các giả thuyết.........................................................................................54 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH....................................................58 5.1 Kết luận..........................................................................................................................58 5.2 Hàm ý chính sách ..........................................................................................................59 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................................63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. PHỤ LỤC...................................................................................................................................
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ BOT : Hợp đồng xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build - Operate - Transfer) CEO : Giám đốc điều hành (Chief Executive Officer) CNHT : Công nghiệp hỗ trợ CSHT : Cơ sở hạ tầng DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nước ĐTNN : Đầu tư nước ngoài EFA : Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) GDP : Tổng sản phẩm quốc gia (Gross Domestic Product) GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product) IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất KT-XH : Kinh tế, xã hội LD : Lao động MTVH : Môi trường văn hóa OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organization for Economic Co- operation and Development) OLI : Lợi thế sở hữu - lợi thế địa điểm - lợi thế nội bộ hóa (Ownership specific advantages - Location advantages - Internalization advantages) SXKD : Sản xuất kinh doanh TC : Thể chế TN : Tài nguyên TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TT : Thị trường USD : Đồng đô la Mỹ (United States Dollar) WTO : Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organisation) YD : Ý định
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố tác động từ các nghiên cứu trước...................................19 Bảng 2.2: Các biến quan sát đo lường các nhân tố của mô hình đề xuất ..........................26 Bảng 4.1: Số dự án FDI được cấp phép của TP.HCM và cả nước gđ. 2010 - 2017..........38 Bảng 4.2: Các dự án FDI còn hiệu lực đến 2017 phân theo ngành kinh tế .......................39 Bảng 4.3: Kích thước và phân bổ mẫu khảo sát ................................................................43 Bảng 4.4: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ................................................................44 Bảng 4.5: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett lần 2 các biến độc lập.................................48 Bảng 4.6: Kết quả các thông số EFA lần 2 các biến độc lập.............................................48 Bảng 4.7: Kết quả EFA của thang đo “Ý định đầu tư”......................................................49 Bảng 4.8: Bảng kết quả phân tích tương quan Pearson .....................................................51 Bảng 4.9: Bảng chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình ý định của nhà đầu tư............52 Bảng 4.10: Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình ý định của nhà đầu tư....................52 Bảng 4.11: Bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy ý định của nhà đầu tư...........................................................................................................................53 Bảng 4.12: Bảng tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết......................................................56 Bảng 5.1: Các yếu tố tác động đến ý định của nhà đầu tư FDI .........................................59 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh (2014) .........................................17 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả............................................................21 Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu .........................................................................28 Hình 4.1: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa ý định của nhà đầu tư............................................54
  • 8. TÓM TẮT LUẬN VĂN Tóm tắt Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong những năm qua, đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, chủ động trong hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, thực trạng thu hút FDI của TP.HCM còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, hiệu quả sử dụng chưa cao. Vì vậy, việc lựa chọn những giải pháp thu hút và sử dụng FDI hợp lí sẽ giúp nền kinh tế - xã hội phát triển ngày càng nhanh, mạnh. Nghiên cứu nhằm khám phá các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư vào TP.HCM, bằng việc khảo sát 221 nhà đầu tư hiện hữu và nhà đầu tư dự định đầu tư vào TP.HCM. Thang đo điều chỉnh từ thang đo đầu tư của Nguyễn Ngọc Anh (2014), cùng với phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan và hồi quy đa biến. Kết quả cho thấy có 7 nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư vào TP.HCM: Tài nguyên thiên nhiên có tác động dương (+); Lao động có tác động dương (+); Thị trường có tác động dương (+); Công nghiệp hỗ trợ và công nghệ có tác động dương (+); Cơ sở hạ tầng có tác động dương (+); Thể chế có tác động dương (+); Môi trường văn hóa, xã hội có tác động dương (+). Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút. Abstract: Ho Chi Minh City is one of the leading regions in Vietnam considering the attraction of foreign direct investment. Over the past few years, FDI has contributed greatly to the development of the economy and society, pushed the speed of growth, transfered economic structures, technology and integrated actively with the region and the world. However, the current situation of acttracting FDI of Ho Chi Minh City still has to be faced with many difficulties, challenges, and low efficiency. Therefore, choosing
  • 9. the good methods ofattracting and using FDI will help develop the economy and society more quickly and strongly. This study aimsto examine the factors impacting the attraction of capital investments into Ho Chi Minh City, by surveying 221 on going and future investors by using the tools of Nguyễn Ngọc Anh's scale (2014), the Cronbach's Alpha, EFA, Correlational Analysis and multivariate regression. The result of this study shows that there are 7 factors impacting the attraction of capital investments into Ho Chi Minh City: Natural resources have a positive effect (+); Labor has a positive effect (+); The market has a positive effect (+); Supportive industries and technology have a positive impact; Infrastructure has a positive effect (+); Institution has a positive impact (+); The social and cultural environment has a positive effect (+). Keywords: Foreign Direct Investment (FDI), factors that influence attraction.
  • 10. 1 1.1 Lý do chọn đề tài CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đối với một địa phương, nó góp phần bổ sung đáng kể vào tổng vốn đầu tư, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng cường xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tác động lan tỏa đến các công ty trong nước, từ đó làm tăng năng xuất lao động. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vì vậy, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia nói chung và các địa phương nói riêng. Ngay từ giai đoạn đầu cải cách kinh tế theo chủ trương đổi mới của 32 năm về trước, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã là một động lực chính cho sự phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Trừ một thời gian gián đoạn ngắn trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 2007 - 2009, dòng vốn FDI và lượng vốn FDI đầu tư vào TP.HCM luôn tăng mạnh theo từng năm. Chính sách mở cửa cho FDI và thương mại của đất nước cho tới nay rõ ràng đã giúp đẩy mạnh việc Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và đa dạng hóa xuất khẩu, đồng thời tạo ra số lượng lớn việc làm cho một lực lượng dân số trẻ và đang gia tăng, từ đó cải thiện được nguồn thu của nhà nước và cán cân thanh toán quốc gia. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi thu hút vốn FDI mạnh so với cả nước, kể từ khi Luật đầu tư được ban hành. Số dự án FDI đầu tư vào Thành phố thường chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước. Thành phố luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách của Thành phố vẫn không ngừng gia tăng. Thành phố luôn chủ động xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư; tích cực đôn đốc và giải quyết các vướng mắc của các dự án đầu tư đã được cấp phép triển khai thực hiện theo tiến độ đã đăng ký, thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình và xử lý kịp thời những vướng mắc về hoạt động của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn.
  • 11. 2 Xu thế toàn cầu có ảnh hưởng đến dòng vốn FDI trong những năm tới; Cách mạng Công nghiệp 4.0 là trào lưu có tính thách thức và đột phá nhất; Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam có khả năng thúc đẩy tăng trưởng GDP và giúp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Sáng kiến Một Vành đai, Một Con đường của Trung Quốc đem lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đòi hỏi tiếp tục mở cửa lĩnh vực logistics, vận tải, dịch vụ tài chính, khách sạn - nhà hàng và một số ngành khác, từ đó sẽ chịu ảnh hưởng của các công nghệ đột phá, trong khi các thách thức trong phát triển bền vững về môi trường có thể được chuyển hóa thành cơ hội với quyết tâm mạnh mẽ thực hiện cải cách và cân đối các cơ chế ưu đãi liên quan theo hướng ưu tiên sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và năng lượng tái tạo. Từ đó, giới thiệu “Môi trường kinh doanh 4.0” tương xứng với nhu cầu của nhà đầu tư trong kỷ nguyên công nghệ số là việc rất cần thiết. Trong định hướng và các mục tiêu phát triển TP.HCM, huy động nguồn lực FDI cũng được xem là một động lực cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố. Do đó, chính quyền thành phố đã có nhiều nỗ lực đưa ra các chính sách, giải pháp để thu hút đầu tư FDI thông qua cải thiện môi trường đầu tư theo hướng gia tăng lợi thế địa phương. Tuy vậy, quy mô và chất lượng các dự án FDI vào TP.HCM chưa đáp ứng được như mong muốn, từ đó vấn đề đặt ra là làm sao để thấu hiểu được các nhân tố thuộc lợi thế môi trường đầu tư của TP.HCM có ảnh hưởng tích cực đến ý định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài có ý nghĩa thiết thực, quan trọng và cấp bách để gia tăng thu hút đầu tư nước ngoài vào địa phương. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu chung Nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM. Mục tiêu cụ thể
  • 12. 3 - Đề xuất mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM. - Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM. - Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm cải thiện các nhân tố ảnh hưởng để tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM trong thời gian tới. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu dưới đây: - Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM là gì? - Mức độ tác động của các nhân tố ảnh hướng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài như thế nào? - Nên cải thiện những nhân tố nào để tăng cường thu hút FDI vào TP.HCM trong thời gian tới? 1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM. Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát của đề tài là chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư, ban giám đốc của những DN FDI đang đầu tư hoặc xúc tiến đầu tư trên địa bàn TP.HCM. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn TP.HCM. - Phạm vi thời gian: + Phạm vi thời gian của dữ liệu thứ cấp về thực trạng đầu tư FDI trên địa bàn TP.HCM từ năm 2010 đến năm 2017. + Thời gian tiến hành khảo sát dữ liệu sơ cấp: từ ngày 01/10/2018 đến ngày 30/10/2018.
  • 13. 4 1.4 Phương pháp nghiên cứu Luận văn là bài nghiên cứu định lượng có kết hợp với nghiên cứu định tính. Hướng tiếp cận của bài nghiên cứu: tiếp cận từ hướng hành vi của nhà đầu tư, thể hiện qua ý định đầu tư. Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính trước và sau nghiên cứu định lượng như sau: Để đề xuất mô hình nghiên cứu, tác giả tổng hợp cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, đặc thù của TP.HCM làm cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu. Sau đó, khảo sát ý kiến chuyên gia nhằm điều chỉnh mô hình. Để xây dựng thang đo, tác giả tham khảo các thang đo trước đây, xây dựng thang đo nháp. Sau đó, thực hiện tham khảo ý kiến 05 chuyên gia để góp ý điều chỉnh thang đo. Bước cuối cùng, phỏng vấn thử 30 chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư, ban giám đốc của những DN FDI đang đầu tư hoặc xúc tiến đầu tư trên địa bàn TP.HCM chỉnh sửa từ ngữ cho phù hợp, đồng thời, nhận biết những nội dung hay từ ngữ dễ bị hiểu sai trong bảng câu hỏi khảo sát và sau đó điều chỉnh thang đo phù hợp hơn cho bài nghiên cứu. Nội dung định tính sau xử lý dữ liệu là đúc kết hàm ý quản lý và kết hợp với một số thực trạng để đề xuất giải pháp. Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng gồm chọn mẫu, tiến hành khảo sát và xử lý dữ liệu, như sau: tác giả tiến hành gửi bản khảo sát qua mail (600 phiếu), nhờ các Anh/Chị kế toán chuyển tới chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư, ban giám đốc của những DN FDI trả lời bảng hỏi chính thức. Mẫu khảo sát được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện những doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn TP.HCM. Xử lý số liệu nghiên cứu: dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 với các kỹ thuật phân tích và kiểm định: độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan, phân tích hồi quy đa biến
  • 14. 5 nhằm xác định mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM. 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Với nghiên cứu này ta sẽ biết rõ hơn về tác động các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở TP.HCM. Từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách, giải pháp để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM dựa trên cải thiện những nhân tố ảnh hưởng. Đề tài cũng nêu ra một số hạn chế nhất định của đề tài nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo. 1.6 Kết cấu của luận văn Nội dung chính của luận văn chia thành 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài: Trình bày những lý do chọn đề tài, đưa ra những câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu muốn đạt được khi thực hiện đề tài nghiên cứu. Xác định đối tượng, phạm vi, phương pháp cũng như ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu và mô hình nghiên cứu: Giới thiệu các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước để đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp và cách thức nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Trình bày kết quả nghiên cứu, đánh giá các thang đo nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách: Dựa trên kết quả của chương 4 đưa ra kết luận nghiên cứu và hàm ý chính sách. Đồng thời, nêu ra những hạn chế của nghiên cứu để định hướng cho các nghiên cứu trong tương lai. Tóm tắt chương 1 Chương 1 đã trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Bên cạnh đó, chương này cũng đã định hướng cho những nội dung tiếp theo của các chương.
  • 15. 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Khái quát lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO): đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Với khái niệm này, phương diện quản lý là một khía cạnh để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Phần lớn các trường hợp, nhà đầu tư cùng với tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): FDI là hoạt động đầu tư nhằm đạt được lợi ích lâu dài trong doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. Như vậy, FDI là sự đầu tư với quan hệ dài hạn, phản ánh lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một chủ thể thường trú trong một nền kinh tế (công ty mẹ) tại một doanh nghiệp trong một nền kinh tế khác không phải là nền kinh tế nhà đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI, công ty chi nhánh, chi nhánh ở nước ngoài). Theo Luật Đầu tư của Việt Nam (2014): FDI được hiểu là việc nhà đầu tư nước ngoài, là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đưa vốn bằng tiền hoặc bất cứ hình thức tài sản nào vào Việt Nam để tiến hành hoạt động đầu tư, và có tham gia quản lý hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Ở đây hoạt động FDI có khác với các hình thức đầu tư nước ngoài khác là có sự trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Từ những định nghĩa trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm của FDI: - Thứ nhất, FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân của các đối tác từ nước ngoài với mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận. Các nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định pháp
  • 16. 7 luật của từng quốc gia để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, làm căn cứ để phân chia lợi nhuận và rủi ro. Thu nhập chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư. Chủ đầu tư tự quyết định về hình thức, lĩnh vực, quy mô đầu tư và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. -Thứ hai, FDI liên quan đến việc chuyển giao một gói tài sản gồm: vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý, tổ chức từ nước này sang nước khác. Từ đó, nước chủ nhà có thể tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý. Đây là mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được. Nguồn vốn đầu tư có thể là nguồn vốn đầu tư ban đầu của nhà đầu tư nước ngoài dưới hình thức vốn pháp định, nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận, nguồn vốn vay của doanh nghiệp để mở rộng dự án trong quá trình hoạt động. Tóm lại, có thể hiểu: FDI là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần vốn đầu tư đủ lớn nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp ở nước chủ nhà. 2.1.2 Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo hình thức tham gia mức độ góp vốn vào dự án đầu tư, có 4 hình thức FDI. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập mới, mua lại, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp liên doanh là hình thức đầu tư mà một doanh nghiệp được thành lập dựa trên cơ sở góp vốn của hai hay nhiều bên của nước nhận đầu tư và nước đi đầu tư. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để cùng tiến hành sản xuất kinh doanh, nó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới. Các hình thức khác như hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao,… là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện đầu tư và vận hành dự án hạ
  • 17. 8 tầng trong các lĩnh vực như giao thông, cấp thoát nước, điện, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác. Theo hình thức thâm nhập tìm thị trường, FDI gồm 2 loại: đầu tư mới và mua lại, sáp nhập qua biên giới. Đầu tư mới là hoạt động đầu tư trực tiếp để hình thành cơ sở kinh doanh mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng cơ sở đã tồn tại. Mua lại, sáp nhập qua biên giới là hình thức liên quan đến mua lại hoặc hợp nhất với một cơ sở kinh doanh nước ngoài đang hoạt động. 2.1.3 Hướng tiếp cận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Với những tác động tích cực, FDI có những lợi ích tiềm năng to lớn. Vì vậy hầu hết các quốc gia rất quan tâm tới vấn đề làm sao để gia tăng thu hút dòng vốn này vào quốc gia mình bằng những chính sách khác nhau. Từ đó, thuật ngữ thu hút FDI được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu lẫn thực tiễn ở các nước chủ nhà. Có 2 quan niệm về thu hút FDI như sau: Thứ nhất, tiếp cận với quan điểm “hành động” của nước chủ nhà. Vấn đề thu hút FDI được hiểu là tập hợp các hành động, chính sách của chính phủ, của chính quyền các địa phương để gia tăng sự hấp dẫn của một địa điểm đầu tư, kích thích nhà ĐTNN đưa ra quyết định bỏ vốn đầu tư, từ đó làm gia tăng dòng chảy FDI vào một địa phương, quốc gia, được biểu hiện thông qua số lượng FDI đăng ký thực hiện trong một thời kỳ nhất định. Trên phương diện này, thu hút FDI bao gồm các công việc như: ban hành các chính sách, tổ chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chính sách cho phù hợp để thu hút FDI của chính quyền địa phương và nước chủ nhà. Từ đó, các nước chủ nhà sẽ thực hiện các công việc như: xúc tiến đầu tư, cải tiến môi trường đầu tư và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho nhà ĐTNN như miễn giảm thuế, hỗ trợ chi phí thuê đất, giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, cách tiếp cận này chủ yếu dựa trên cơ sở đánh giá chủ quan của nước chủ nhà mà không quan tâm tới dự định, hành vi và các yếu tố ảnh hưởng đến dự định hành vi ra quyết định địa điểm của nhà ĐTNN nên việc điều chỉnh chính sách có thể không mang lại hiệu quả. Bởi theo các chuyên gia, quyết định địa điểm
  • 18. 9 đầu tư FDI được đưa ra từ nhận thức của các nhà quản lý cao cấp, chứ không phải là công thức khoa học. Thứ hai, tiếp cận từ quan niệm “hành vi” của nhà đầu tư. Thuật ngữ thu hút FDI được hiểu là sự hấp dẫn của địa điểm đầu tư kích thích nhà ĐTNN hình thành ý định và thực hiện hành vi ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư. Từ đó làm gia tăng dòng chảy FDI vào một địa phương, quốc gia biểu hiện thông qua số lượng FDI đăng ký, thực hiện trong một thời gian nhất định. Đây là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm với mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi ra quyết định chọn địa điểm đầu tư nhằm: làm cơ sở để nước chủ nhà xây dựng chính sách liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng như: tạo nên sự hấp dẫn của địa phương thông qua việc cung cấp sự thuận lợi của các yếu tố đầu vào, đầu ra của quá trình kinh doanh (CSHT, lao động, thị trường và công nghệ,…) nhằm kích thích sự hình thành ý định và đưa ra hành vi quyết định đầu tư của nhà ĐTNN. Trên phương diện nghiên cứu “hành vi” này, các nhà nghiên cứu thường thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết hànhvi dự định được Ajzen và Fishhein xây dựng từ những năm 1975 (là lý thuyết tiên phong trong nghiên cứu tâm lý xã hội). Theo lý thuyết hành vi thì hành vi được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi đó. Nên ta có thể hiểu, các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư và hành vi ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà ĐTNN được cho là tương đồng. Ba yếu tố ảnh hưởng tới là thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi, trong đó, thái độ của cá nhân được đo lường bằng niềm tin và đánh giá đối với kết quả của hành vi đó. Chuẩn chủ quan là nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng, cá nhân đó nên hay không nên thực hiện hành vi. Nhận thức kiểm soát hành vi phản ảnh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay hạn chế không. Quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư ban đầu, duy trì hay mở rộng đầu tư là quyết định mang tính chiến lược do ban điều hành, ban quản lý cấp cao ở công ty đưa ra. Ban quản lý công ty con không đủ thẩm quyền đo bị hạn chế tầm nhìn, tầm
  • 19. 10 quan trọng trong vấn đề ra quyết định, họ chỉ có kiến thức, thông tin ở khu vực mình quản lý và báo cáo tình hình cho ban điều hành công ty mẹ có thể so sánh với địa điểm khác để ra quyết định. Nhưng do khó khăn trong tiếp cận ban điều hành công ty mẹ nên nghiên cứu này bỏ qua yếu tố thái độ và yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi, mà tập trung nghiên cứu yếu tố chuẩn chủ quan (niềm tin của ban điều hành công ty con, dựa trên đánh giá của họ về những thuận lợi của các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đầu tư) ảnh hưởng đến ý định đầu tư. Do đó, nghiên cứu này cũng có những hạn chế, nhưng nghiên cứu này cũng có thể chấp nhận khi được nghiên cứu trên góc độ mục đích của nước chủ nhà. Tóm lại, quan điểm thu hút FDI trong đề tài nghiên cứu này tiếp cận trên phương diện nghiên cứu “hành vi” của nhà đầu tư với mục đích nhận diện và đo lường các nhân tố lợi thế địa phương ảnh hưởng đến ý định, hành vi ra quyết định chọn địa điểm đầu tư của nhà ĐTNN dựa trên nhận thức, đánh giá của ban quản lý, điều hành công ty con. 2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của vùng kinh tế Thu hút FDI vào một địa điểm tùy thuộc vào ý định, hành vi của nhà đầu tư. Khi ra quyết định họ sẽ xem xét các yếu tố bên cung, bên cầu và xu hướng quốc tế ảnh hưởng đến hiệu suất FDI. Yếu tố bên cung của nhà ĐTNN gồm lợi thế sở hữu, lợi thế nội bộ hóa. Yếu tố bên cầu nước chủ nhà là lợi thế địa điểm thúc đẩy nhà ĐTNN bỏ vốn đầu tư như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, quy mô thị trường, sự khác biệt văn hóa, chính trị giữa quốc gia nhà đầu tư và nước chủ nhà. Các yếu tố bên cầu tạo nên sự hấp dẫn của một địa điểm theo nhận thức của nhà ĐTNN được phân thành các loại khác nhau theo từng mục đích nghiên cứu như: - Theo đặc điểm của các yếu tố, gồm 03 nhóm: kinh tế, văn hóa xã hội, và chính trị. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm ở cấp địa phương chỉ tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của yếu tố kinh tế, các yếu tố văn hóa xã hội và chính trị ít được quan tâm, xem xét. - Theo động cơ nhà đầu tư, các yếu được tổng hợp thành 04 nhóm: yếu tố kinh tế, CSHT, tài nguyên, và cơ chế chính sách.
  • 20. 11 - Theo tiến trình lựa chọn địa điểm đầu tư (nhà đầu tư sẽ lựa chọn quốc gia, sau đó mới lựa chọn địa phương đầu tư), các yếu tố ảnh hưởng được tổng hợp thành 02 nhóm: yếu tố quốc gia như thể chế chính trị, kinh tế, pháp luật; yếu tố địa phương như CSHT, lao động, tài nguyên, thể chế địa phương. Thành phố Hồ Chí Minh là một địa phương trong một quốc gia nên việc phân loại các nhân tố lợi thế địa điểm ảnh hưởng đến thu hút FDI được thực hiện dựa trên tiêu chí ảnh hưởng của địa phương. Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu là gợi ý chính sách cải thiện các nhân tố ảnh hưởng của địa phương lên thu hút FDI. Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu yếu tố địa phương gồm CSHT, lao động, tài nguyên, thị trường, CNHT và công nghệ, thể chế, văn hóa xã hội trên địa bàn TP.HCM ảnh hưởng như thế nào tới ý định đầu tư của nhà ĐTNN. 2.2 Lý thuyết về lợi thế trong quyết định đầu tư FDI là sự dịch chuyển dòng vốn tập trung vào những lợi thế như: Lợi thế sở hữu, Lợi thế nội bộ hóa, Lợi thế địa điểm. 2.2.1 Lý thuyết lợi thế sở hữu Theo Hymer (1976) chỉ ra rằng, các công ty nước ngoài muốn cạnh tranh với công ty bản địa phải có lợi thế riêng về quyền sở hữu trí tuệ, tài sản vô hình và khả năng tài chính. Nhờ lợi thế này, các cộng ty FDI có thể vượt qua những khó khăn mà họ phải đối mặt trong cạnh tranh với các công ty bản địa, giúp họ bù đắp chi phí tăng thêm do hoạt động ở nước ngoài. Tài sản này có thể dễ dàng di chuyển tới bất kỳ nơi nào và cung cấp phương tiện sản xuất bổ sung với chi phí thấp, giúp công ty đạt được hiệu quả sản xuất trong nhiều nhà máy nên công ty sẽ lựa chọn hình thức FDI chứ không cấp giấy phép hoặc bán chúng. Do đó, công ty chọn hình thức FDI mà không chọn hình thức khác để khai thác lợi thế này. Tuy nhiên, lợi thế này chỉ là điều kiện cần để công ty thành công ở nước ngoài, không giải thích động cơ di chuyển sang nước khác, họ có thể khai thác lợi thế này thông qua cấp giấy phép, xuất khẩu. 2.2.2 Lý thuyết lợi thế nội bộ hóa
  • 21. 12 Nội bộ hóa là cách để công ty đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình và từ đó làm xuất hiện FDI, nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình SXKD từ nguyên liệu đầu vào đến khâu bán hàng. Lý do là mối quan hệ hợp đồng với công ty địa phương thường gặp những vấn đề như: sự chậm trễ hoặc trì hoãn hợp đồng của nhà cung cấp đầu vào địa phương, do lo ngại về tính ổn định của hợp đồng khiến lợi nhuận và hiệu quả từ gia công của công ty giảm; Do lo ngại các công ty đối tác địa phương học hỏi công nghệ và trở thành đối thủ cạnh tranh, hoặc sản xuất sản phẩm với chất lượng thấp dưới nhãn mác chất lượng cao để phá hủy uy tín công ty. Mối quan hệ giữa công ty và đối tác địa phương không rõ ràng, thông tin thị trường báo cáo không trung thực, nhằm biện minh cho hiệu suất nghèo nàn và tìm kiếm lợi ích cho riêng mình. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này và giữ hoạt động bên trong của mình, công ty tiến hành lập công ty con để cung cấp đầu vào, sản xuất, cung ứng sản phẩm ở thị trường nước ngoài và xuất hiện hình thức FDI. 2.2.3 Lý thuyết lợi thế địa điểm Vấn đề là khi đầu tư ra nước ngoài, các công ty FDI đối mặt với việc lựa chọn địa điểm đầu tư tối ưu cho hoạt động SXKD của mình. Do đó, nên chọn quốc gia nào, địa phương nào của quốc gia đó để đặt nhà máy là tốt nhất?. Vấn đề này được lý giải bởi lý thuyết lợi thế địa điểm. Lý thuyết này dựa trên cơ sở quan hệ cung, cầu của các yếu tố liên quan đến quá trình SXKD, lý thuyết chủ yếu tập trung vào các yếu tố về lợi thế địa điểm đầu tư như: lao động, thị trường, CSHT, thể chế, tác động đến các yếu tố liên quan đến quá trình SXKD của nhà đầu tư để giải thích quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của họ. Quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư dựa trên cơ sở lợi thế địa điểm đó có thể giúp doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu, tối thiểu hóa chi phí, từ đó làm lợi nhuận tăng lên và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Lý thuyết này đã được nhiều nghiên cứu thực nghiệm sử dụng để kiểm tra tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng thu hút FDI vào một địa điểm bởi nó rất hữu ích trong việc giải thích lý do tại sao nhà đầu tư lựa chọn một địa điểm cụ thể đầu tư. 2.2.4 Lý thuyết khung OLI của Dunning
  • 22. 13 Theo Dunning (2008) việc giải thích FDI xảy ra khi chỉ dựa vào các yếu tố lợi thế sở hữu, hoặc lợi thế địa điểm, hoặc lợi thế nội bộ hóa là chưa đầy đủ, vì chỉ giải thích được một phần của quyết định FDI. Theo ông, FDI xảy ra khi cả ba điều kiện trên cùng xảy ra, từ đó, Dunning đã tích hợp các lý thuyết của FDI vào một mô hình sản xuất quốc tế chung và mở rộng mô hình này liên tục tư năm 1981 đến năm 1993. Phương pháp tiếp cận của Dunning được gọi là khung OLI (với “O” là lợi thế sở hữu, “L” là lợi thế địa điểm, và “I” là lợi thế nội bộ hóa). Theo khung này, doanh nghiệp sẽ tham gia FDI nếu cả ba điều kiện cùng thõa mãn. Đầu tiên, khi khả năng và sự sẵn sằng tham gia FDI của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào việc sở hữu tài sản mà doanh nghiệp địa phương không có. Tài sản này là lợi thế canh tranh so với doanh nghiệp đối thủ địa phương, tài sản này bao gồm tải sản hữu hình và tài sản vô hình. Thứ hai, lợi thế địa điểm được hiểu là nước chủ nhà sở hữu những lợi thế về chi phí, quy mô thị trường, thể chế phù hợp. Thứ ba, lợi thế nội bộ hóa là việc mở rộng hoạt động của doanh nghiệp ra nước ngoài có nguy cơ thất bại thị trường. Lợi thế nội bộ hóa cho phép doanh nghiệp khai thác đầy đủ lợi thế sở hữu và lợi thế địa điểm. Vì vậy, khung OLI của Dunning là công cụ phân tích phổ biến nhất về các yếu tố quyết định FDI, vì khung này được tổng hợp từ các lý thuyết khác nhau nên mang tính chất chung hơn và có thể giải thích được mọi hình thức FDI. Đối với nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định địa điểm FDI, thì khung OLI của Dunning được xem là khung nghiên cứu lý tưởng và toàn diện vì nó nghiên cứu đồng thời cả hai mặt biến số cung, cầu. Tuy nhiên, do điều kiện và đặc thù nghiên cứu có những khó khăn nhất định, nên các nghiên cứu thường tập trung nghiên cứu yếu tố lợi thế địa điểm (yếu tố cầu) và bỏ qua yếu tố cung. 2.3 Các nhân tố lợi thế địa điểm ảnh hưởng đến thu hút FDI Vấn đề này được lý giải dựa trên nhiều cách tiếp cận khác nhau: 2.3.1 Thuyết tân cổ điển Từ lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo, hai nhà nghiên cứu Heckscher và Ohlin đã phát triển lên lý thuyết tân cổ điển về thương mại và đầu tư quốc tế.
  • 23. 14 Quan điểm của lý thuyết dựa trên giả định thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các yếu tố sản xuất, nguồn tài nguyên, chức năng sản xuất, sở thích người tiêu dùng là giống nhau và chuyên môn hóa không đầy đủ. Các quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất, xuất khẩu sản phẩm có sử dụng yếu tố mà họ dồi dào, giá rẻ và nhập khẩu sản phẩm sử dụng yếu tố mà họ khan hiếm. Vì vậy, vị trí sản xuất quốc tế được quyết định dựa trên lợi thế so sánh về chi phí. Để giảm thiểu chi phí thông qua FDI, địa điểm có chi phí sản xuất thấp nhất sẽ được lựa chọn. Lợi thế địa điểm bao gồm các yếu tố như: chi phí sản xuất (lao động, nguyên liệu), quy mô thị trường và chính sách thuế thu hút FDI. Khi thảo luận các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI, các nhà nghiên cứu thường chia thành FDI ngang và FDI dọc. FDI ngang yêu cầu phục vụ tốt nhất cho thị trường nước chủ nhà nên nó xoay quanh việc việc đánh đổi giữa chi phí cố định xây dựng nhà máy và chi phí thương mại. Khi quy mô thị trường nước chủ nhà nhỏ, tiết kiệm chi phí giao dịch không đủ bù đắp chi phí cố định xây dựng nhà máy thì xuất khẩu được lựa chọn để phục vụ thị trường nước ngoài. Ngược lại, khi quy mô thị trường nước chủ nhà lớn, chi phí giao dịch lớn hơn chi phí cố định thiết lập nhà máy thì FDI ngang xảy ra. FDI dọc yêu cầu phục vụ tốt nhất thị trường nước nhà đầu tư và thị trường khác nên việc quyết định đầu tư FDI dọc phụ thuộc vào việc giảm thiểu chi phí các yếu tố. Lợi ích sản xuất ở nước có chi phí các yếu tố thấp và chi phí giao dịch đưa hàng về nước đầu tư sẽ được xem xét. Khi tiết kiệm chi phí từ sản xuất ở nước ngoài lớn hơn chi phí giao dịch phát sinh thì FDI dọc xảy ra. Vì vậy, địa điểm có mức lương thấp, chi phí vận tải, chi phí nguyên liệu, chi phí thương mại thấp sẽ là địa điểm ưa thích của nhà đầu tư. 2.3.2 Thuyết động cơ chiến lược của nhà đầu tư Theo Dunning (2008) mỗi ngành công nghiệp khác nhau sẽ có lợi thế sở hữu và lợi thế nội bộ hóa khác nhau, từ đó, động cơ đầu tư của các doanh nghiệp sẽ khác nhau, do đó, yếu tố lợi thế địa điểm ảnh hưởng đến từng ngành công nghiệp sẽ khác nhau. Ông đã phân FDI thành bốn loại: đầu tư tìm kiếm tài nguyên, tìm kiếm thị trường, hiệu quả và tài sản chiến lược.
  • 24. 15 Đối với doanh nghiệp FDI tìm kiếm tài nguyên: tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực sẵn có, nguồn lực kỹ thuật, các doanh nghiệp sẽ tận dụng những lợi thế của mình để khai thác các tài nguyên này phục vụ cho sản xuất, cho xuất khẩu để tìm kiếm lợi nhuận. Do đó, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nguồn lao động lớn, chi phí thấp, trình độ cao, CSHT tốt, kèm theo những chính sách ưu đãi sẽ hấp dẫn loại FDI này. Đối với doanh nghiệp FDI tìm kiếm thị trường, mục đích là khai thác thị trường mới do thị trường trong nước và thị trường truyền thống suy giảm. Các doanh nghiệp này có năng lực và nguồn lực sẽ thâm nhập thị trường mới bằng cách sản xuất tại chổ thay vì xuất khẩu để giảm chi phí thâm nhập hoặc cung cấp dịch vụ còn nhiều tiềm năng tại thị trường này. Do vậy, quy mô, triển vọng thị trường, đặc điểm chi tiêu của người tiêu dùng, các quy định về rào cản xuất, nhập khẩu và những ưu đãi đối với sản xuất tại chổ của nước chủ nhà, cùng với lợi thế tiếp cận thị trường khu vực sẽ hấp dẫn loại FDI này. Đối với doanh nghiệp FDI tìm kiếm hiệu quả, các doanh nghiệp này lại đặt mục tiêu tìm kiếm và tăng lợi nhuận do sự khác biệt về các yếu tố đầu vào, đầu ra và giảm thiểu rủi ro tối đa. Do xu hưởng chi phí sản xuất ở các nước phát triển ngày càng tăng. Các doanh nghiệp tập đoàn chỉ muốn giữ lại công đoạn quan trọng và di chuyển các công đoạn còn lại của quá trình sản xuất sang các quốc gia khác nhằm khai thác lợi thế về chi phí như: lao động, nguyên liệu, thuê đất, chi phí gia nhập thị trường, và các chính sách ưu đãi. Do đó, với các yếu tố vị trí địa lý, chi phí nhân công, nguyên liệu, ưu đãi của nước chủ nhà sẽ hấp dẫn loại FDI này. Đối với các doanh nghiệp FDI tìm kiếm tài sản chiến lược, mục đích theo đuổi là việc mua lại doanh nghiệp (tài sản) đã tồn tại để bảo vệ lợi thế sở hữu, duy trì lợi thế cạnh tranh toàn cầu. Đo đó, nguồn nhân lực chất lượng cao, CSHT hiện đại, trình độ phát triển cộng nghệ là yếu tố hấp dẫn loại FDI này. Như vậy, các lý thuyết này giải thích các nhân tố tạo nên sự hấp dẫn của địa điểm thu hút FDI cho thấy các đặc điểm, động cơ của nhà đầu tư nhằm lý giải các yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của địa điểm thúc đẩy quyết định địa điểm đầu tư FDI.
  • 25. 16 Các yếu tố này có thể được tổng hợp thành 5 nhóm chính như sau: CSHT; thị trường; nguồn lực (lao động, tài nguyên); CNHT và công nghệ; thể chế (kinh tế, chính trị và xã hội). 2.4 Tổng quan nghiên cứu Nhiều nghiên cứu đã khẳng định có mối quan hệ mạnh mẽ giữa “đầu tư trực tiếp nước ngoài” và “các nhân tố ảnh hưởng” của quốc gia hoặc địa phương. Một số nghiên cứu sau đã được tác giả xem xét: 2.4.1 Các nghiên cứu có liên quan Hướng nghiên cứu thực nghiệm dựa trên khảo sát ý kiến nhà quản lý doanh nghiệp FDI về các nhân tố ảnh hưởng; Các dữ liệu sẽ được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy bội, hay kết hợp các phương pháp này với nhau. Từ đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn nhà đầu tư vào một quốc gia hoặc một địa phương. Những nghiên cứu điển hình như: (1)Nguyễn Ngọc Anh (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, luận án tiến sĩ kinh tế, đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Nghiên cứu sử dụng các thang đo nhân tố ảnh hưởng gồm 10 thành phần độc lập với 40 biến quan sát và thang đo ý định đầu tư là thành phần phụ thuộc với 4 biến quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa “các nhân tố ảnh hưởng” đến sự “thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài”, mức độ ảnh hưởng của từng thành phần trong yếu tố vùng đến thu hút FDI được xếp thứ tự quan trọng là: thể chế, lao động, tài nguyên, CNHT và công nghệ, CSHT, thị trường.
  • 26. 17 Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh (2014) (2)Nguyễn Mạnh Toàn (2010), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào một số địa phương ở Việt Nam. Qui mô khảo sát là 258 doanh nghiệp FDI ở Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Kết quả cho thấy các nhân tố sau có tác động đến thu hút FDI vào một số địa phương ở Việt Nam : - Hạ tầng kỹ thuật; - Ưu đãi và hỗ trợ; - Lợi thế chi phí; - Nhân lực; - Tài nguyên; - Vị trí địa lý; - Hạ tầng xã hội. (3)Nguyễn Viết Bằng và cộng sự (2015), Các yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, luận văn thạc sĩ ĐH Lạc Hồng. Môi trường chính trị Môi trường KTVM Môi trường quốc tế Ý định đầu tư Yếu tố vùng Tài nguyên Lao động Thị trường CNHT và công nghệ Cơ sở hạ tầng Thể chế Văn hóa xã hội
  • 27. 18 Kết quả nghiên cứu cho thấy quyết định của nhà đầu tư chịu tác động trực tiếp bởi 08 yếu tố: - Cơ sở hạ tầng; - Nguồn nhân lực; - Chất lượng dịch vụ công; - Lợi thế ngành đầu tư; - Thương hiệu địa phương; - Chính sách đầu tư; - Môi trường sống và làm việc; - Chi phí đầu vào cạnh tranh. (4)Hà Nam Khánh Giao và cộng sự (2013), Các yếu tố thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Quảng Trị. Đề tài đã vận dụng lý thuyết tiếp thị địa phương và phương pháp phân tích nhân tố khám phá, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: quyết định của nhà đầu tư chịu tác động trực tiếp bởi 09 yếu tố: - Quá trình ra quyết định liên quan đến thủ tục đầu tư; - Chính sách hỗ trợ từ cơ quan quản lý liên quan đến nhà đầu tư; - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật; - Tài nguyên; - Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế; - Cơ sở hạ tầng xã hội; - Tiềm năng thị trường; - Lợi thế chi phí; - Năng suất và tính kỷ luật lao động. 2.4.2 Đánh giá tài liệu lược khảo Thứ nhất, tổng hợp các nhân tố tác động từ các bài nghiên cứu trước như sau:
  • 28. 19 BẢNG 2.1. TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỪ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Tác giả,năm công bố Tên đề tài Các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư Hà Nam Khánh Giao và cộng sự (2015) Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Cà Mau. - Khu vực nông – lâm nghiệp – thủy sản: (1) Quyết định của chính quyền địa phương và các hỗ trợ; (2) Thị trường; (3) Vị trí địa lý và tài nguyên thủy sản. - Khu vực công nghiệp – xây dựng: (1) Quyết định của chính quyền địa phương; (2) Chính sách đầu tư và công tác hỗ trợ; (3) Thị trường. - Khu vực thương mại – dịch vụ: (1) Thị trường; (2) Chi phí đầu tư; (3) Đối tác tin cậy; (4) Vị trí thuận lợi cho hoạt động kho bãi; (5) Các khu kinh tế. Nguyễn Viết Bằng, Lê Quốc Nghi, Lê Cát Vi. (2015) Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (1) Cơ sở hạ tầng; (2) Nguồn nhân lực; (3) Chất lượng dịch vụ công; (4) Lợi thế ngành đầu tư; (5) Thương hiệu địa phương; (6) Chính sách đầu tư; (7) Môi trường sống và làm việc; (8) Chi phí đầu vào cạnh tranh. Hà Nam Khánh Giao, Lê Quang Khảo Sát các yếu tố thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Quảng Trị (1) Quá trình ra quyết định liên quan đến thủ tục đầu tư; (2) Chính sách hỗ trợ từ cơ quan quản lý liên
  • 29. 20 Huy & Nguyễn Thị Cẩm Hồng (2013) quan đến nhà đầu tư; (3) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật; (4) Tài nguyên; (5) Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế; (6) Cơ sở hạ tầng xã hội; (7) Tiềm năng thị trường; (8) Lợi thế chi phí; (9) Năng suất và tính kỷ luật lao độn. Nguyễn Ngọc Anh (2014) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (1) Tài nguyên; (2) Lao động; (3) Thị trường; (4) CNHT và công nghệ; (5) Cơ sở hạ tầng; (6) Thể chế; (7) Văn hóa xã hội. Thứ hai, hướng tiếp cận của các nghiên cứu trước là thu hút FDI từ ý định đầu tư của doanh nghiệp. Tác giả cũng kế thừa hướng tiệp cận này. Thứ ba, tác giả chưa tìm thấy được bài nghiên cứu cùng chủ đề trên địa bàn TP.HCM. 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.5.1 Mô hình đề xuất và quan điểm thiết kế mô hình Mô hình được thiết kế dựa trên nền tảng lý thuyết lợi thế địa điểm và các nhân tố trong mô hình chủ yếu được đề xuất bởi lý thuyết này. Mặt khác, mô hình thiết kế dựa trên quan điểm nước nhận đầu tư nhằm đề xuất các chính sách cải thiện các
  • 30. 21 Văn hóa xã hội Thể chế Ý định đầu tư Cơ sở hạ tầng nhân tố để tăng cường thu hút FDI, vì vậy các nhân tố ảnh hưởng được sắp xếp, phân loại dựa trên nguồn lực địa phương và khả năng tương tác của chính quyền địa phương. Bài nghiên cứu làm cơ sở nghiên cứu của tác giả là bài của Nguyễn Ngọc Anh (2014). Từ đó, tác giả kế thừa và đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả Giả thuyết nghiên cứu: H1: Tài nguyên ảnh hưởng thuận chiều tới ý định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào TP.HCM. H2: Lao động ảnh hưởng thuận chiều tới ý định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào TP.HCM. H3: Thị trường ảnh hưởng thuận chiều tới ý định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào TP.HCM. H4: CNHT và công nghệ ảnh hưởng thuận chiều tới ý định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào TP.HCM. H5: Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng thuận chiều tới ý định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào TP.HCM. H6: Thể chế ảnh hưởng thuận chiều tới ý định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào TP.HCM. CNHT và công nghệ Thị trường Lao động Tài Nguyên
  • 31. 22 H7: Văn hóa xã hội ảnh hưởng thuận chiều tới ý định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào TP.HCM. 2.5.2 Giới thiệu biến trong mô hình và cơ sở cho các giả thuyết a. Biến phụ thuộc: “Ý định đầu tư” Ý định đầu tư của nhà đầu tư được hiểu là bao gồm các nhân tố động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân, các nhân tố này cho thấy mức độ sẵn sàng của nhà đầu tư để thực hiện hành vi. Biến phụ thuộc của mô hình được lựa chọn là ý định đầu tư, được đo bằng bốn quan sát: sẽ bỏ vốn đầu tư nếu chưa đầu tư, sẽ tiếp tục duy trì đầu tư, sẽ tăng vốn mở rộng đầu tư, sẽ giới thiệu nhà đầu tư khác đầu tư, với các lập luận sau: Với sự hấp dẫn của địa điểm đầu tư thúc đầy nhà đầu tư đưa ra hành vi bỏ vốn (thực hiện lựa chọn địa điểm đầu tư). Do đó, khi nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI với các nhân tố ảnh hưởng dựa vào dữ liệu thu thập từ nhà đầu tư trước đây, biến phụ thuộc thường được lựa chọn là có quyết định đầu tư hay không và quan sát thể hiện quyết định đầu tư là có đầu tư là “1”, không đầu tư là “0”. Vì vậy, biến phụ thuộc được lựa chọn là ý định đầu tư phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư được đưa ra từ ban điều hành cấp cao ở công ty mẹ, ban điều hành công ty con chỉ là người nắm tình hình cung cấp thông tin cho ban điều hành cấp cao tham khảo để quyết định. Vì thế, những ý định của ban điều hành công ty con sẽ ảnh hưởng đến ý định và hành vi của ban điều hành cấp cao. Do đặc thù các doanh nghiệp FDI trên địa bàn nghiên cứu là các công ty con, việc tiếp cận ban điều hành cấp cao ở nước ngoài là không khả thi nên đối tượng điều tra của nghiên cứu là ban điều hành công ty con. Vì vậy, ý định đầu tư được lựa chọn là biến phụ thuộc phù hợp với đặc thù nghiên cứu. b. Biến độc lập: có 7 nhân tố. (1) Tài nguyên Tài nguyên như đất, nước, khoáng sản,… Nhà đầu tư nước ngoài nhận thức được sự thuận lợi của nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến ý định, hành vi đầu tư của họ,
  • 32. 23 bởi đây là đầu vào quan trọng của nhiều ngành SXKD, nhất là FDI tìm kiếm tài nguyên. Vì vậy, các quan sát được sử dụng để đo lường sự thuận lợi của nhân tố này gồm: chi phí nguyên liệu giá rẻ (chi phí thuê đất rẻ), cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí, nguồn nước chất lượng tốt, sự sẵn có của nguồn nguyên liệu trong vùng. Từ đó, giả thuyết đặt ra là: H1: Sự thuận lợi của nhân tố tài nguyên ảnh hưởng thuận chiều với ý định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào TP.HCM, ngược lại, không ảnh hưởng. (2) Lao động Sự thuận lợi của nhân tố lao động như sự sẵn có của lao động phổ thông, lao động có kỹ năng chất lượng cao, chi phí lao động rẻ hay tính kỷ luật người lao động cao sẽ góp phần tạo nên sự thuận lợi của địa phương. Nhà đầu tư nước ngoài nhận thức được sự thuận lợi của nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến ý định, hành vi đầu tư của họ, bởi yếu tố lao động tác động đến chi phí, chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp của các công ty FDI. Các địa phương có mức lương thấp, sự sẵn có của lao động phổ thông, lao động có kỹ năng cao sẽ hấp dẫn nhà đầu tư có động cơ tìm kiếm lợi nhuận và hiệu quả. Vì vậy, các quan sát được sử dụng để đo lường sự thuận lợi của nhân tố này gồm: sự sẳn có lao động kỹ thuật, quản lý chất lượng cao, sự sẵn có lao động phổ thông, chi phí lao động rẻ, thái độ và tính kỹ luật người lao động cao. Từ đó, giả thuyết đặt ra là: H2: Sự thuận lợi của nhân tố lao động ảnh hưởng thuận chiều với ý định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào TP.HCM. (3) Thị trường Sự thuận lợi của nhân tố thị trường thể hiện ở quy mô, tiềm năng thị trường tiêu thụ lớn với mức độ cạnh tranh thấp sẽ góp phần tạo nên sự thuận lợi của địa phương. Nhà đầu tư nước ngoài nhận thức được sự thuận lợi của nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến ý định, hành vi đầu tư của họ, bởi yếu tố thị trường tác động đến chi phí, doanh thu, lợi nhuận mong đợi và nguy cơ rủi ro của nhà đầu tư nước ngoài.
  • 33. 24 Các quan sát được sử dụng để đo lường sự thuận lợi của nhân tố này gồm: quy mô dân số lớn, tăng trưởng GRDP địa phương nhanh, thu nhập bình quân người dân cao, khuynh hướng tiêu dung người dân ngày càng nhiều, khuynh hướng chi tiêu, đầu tư của chính phủ vào địa phương lớn và mức độ cạnh tranh thị trường thấp. Từ đó, giả thuyết đặt ra là: H3: Sự thuận lợi của nhân tố thị trường ảnh hưởng thuận chiều với ý định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào TP.HCM. (4) CNHT và công nghệ Sự thuận lợi của nhân tố này thể hiện ở mức độ phát triển ngành CNHT, công nghệ, cơ sở công nghiệp địa phương sẽ góp phần tạo nên sự thuận lợi của địa phương. Nhà đầu tư nước ngoài nhận thức được sự thuận lợi của nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến ý định, hành vi đầu tư của họ, bởi sự phát triển ngành CNHT ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD của nhà đầu tư, vì nó tiết kiệm chi phí vận chuyển các sản phẩm trung gian từ nơi khác đến. Các quan sát được sử dụng để đo lường sự thuận lợi của nhân tố này gồm: CNHT phát triển, đối tác địa phương có chất lượng, trình độ phát triển công nghệ cao. Từ đó, giả thuyết đặt ra: H4: Sự thuận lợi của nhân tố CNHT và công nghệ ảnh hưởng thuận chiều với ý định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào TP.HCM. (5) Cơ sở hạ tầng Sự thuận lợi của CSHT thể hiện ở mức độ phát triển của hạ tầng kỹ thuật và kinh tế như hạ tầng thông tin, truyền thông, hạ tầng giao thông, hạ tầng KCN, KKT, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống ngân hàng, kiểm toán. Nhà đầu tư nước ngoài nhận thức được sự thuận lợi của nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến ý định, hành vi đầu tư của họ. Bởi đây là tiện ích cho hoạt động SXKD nên mức độ phát triển của nó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài. Các quan sát được sử dụng để đo lường sự thuận lợi của nhân tố này gồm: hạ tầng thông tin, truyền thông phát triển, hạ tầng giao thông phát triển, hạ tầng KCN,
  • 34. 25 KKT, hoàn chỉnh, hệ thống cung cấp điện, nước tốt, hệ thống ngân hàng, kiểm toán phát triển. Từ đó, giả thuyết đặt ra là: H5: Sự thuận lợi của nhân tố cơ sở hạ tầng ảnh hưởng thuận chiều với ý định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào TP.HCM. (6) Thể chế Nhân tố thể chế được thể hiện ở quy định của chính quyền trung ương, địa phương và việc thực thi quy định này của chính quyền địa phương. Nhân tố này được xem là nhân tố vùng, vì Việt Nam là nền kinh tế chuyển đổi, thể chế địa phương đóng vai trò quan trọng. Nhà đầu tư nước ngoài nhận thức được sự thuận lợi của nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến ý định, hành vi đầu tư của họ. Bởi sự thuận lợi của nhân tố này không chỉ giúp tiết giảm chi phí giao dịch, thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch mà còn cải tiến các yếu tố liên quan đến quá trình kinh doanh. Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho rằng, thể chế ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của các công ty như: quyết định địa điểm, hình thức, quy mô đầu tư. Các quốc gia có chế độ chính sách tương lai dự đoán được, tiến bộ trong cải cách thị trường vốn, quy định về quyền sở hữu, thị trường lao động, … sẽ hấp dẫn FDI hơn. Các quan sát được sử dụng để đo lường sự thuận lợi của nhân tố này gồm: hệ thống luật pháp liên quan đến đầu tư nói chung và FDI nói riêng đồng bộ, thủ tục hành chính đơn giản, chính sách ưu đãi tiền thuê đất, giải phóng mặt bằng, chính sách thuế ưu đãi. Từ đó, giả thuyết đặt ra là: H6: Sự thuận lợi của nhân tố thể chế ảnh hưởng thuận chiều với ý định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào TP.HCM. (7) Văn hóa xã hội Sự thuận lợi của nhân tố này thể hiện ở trình độ giáo dục, thái độ, niềm tin và các giá trị đạo đức xã hội, tôn giáo, phong tục tập quán, ngôn ngữ và giao tiếp. Nhân tố này được xem là yếu tố vùng vì tính vùng miền trong văn hóa xã hội ở Việt Nam khá rõ nét do đặc điểm địa hình trải dài. Nhà đầu tư nước ngoài nhận thức được sự thuận lợi của nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến ý định, hành vi đầu tư của họ.
  • 35. 26 Bởi vì nó ảnh hưởng tới chất lượng nguồn lao động và tạo thuận lợi cho hoạt động SXKD. Các nghiên cứu của UNDP cho thấy xu hướng đầu tư vào khu vực Đông Nam Á có chuyển biến tích cực là nhờ vào tính kỷ luật của lực lượng lao động cùng với sự ổn định chính trị và kinh tế tại nhiều quốc gia trong khu vực này. Các quan sát được sử dụng để đo lường sự thuận lợi của nhân tố này gồm: trình độ giáo dục của người dân cao, người dân thân thiện và dễ giao tiếp. Từ đó, giả thuyết đặt ra là: H7: Sự thuận lợi của nhân tố môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng thuận chiều với ý định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào TP.HCM, ngược lại, không ảnh hưởng. Tổng hợp quan sát đo lường các khái niệm của mô hình thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.1: Các biến quan sát đo lường các nhân tố của mô hình đề xuất Nhân tố Biến quan sát nghiên cứu - Chi phí nguyên liệu rẻ Tài nguyên - Cảnh quan thiên nhiên đẹp - Không khí, nguồn nước chất lượng tốt - Sự sẵn có của nguồn nguyên liệu trong vùng - Sự sẵn có về lao động kỹ thuật, quản lý chất lượng cao Lao động - Sự sẵn có của lao động phổ thông - Chi phí lao động rẻ - Thái độ và tính kỷ luật của người lao động tốt - Quy mô dân số lớn - Kinh tế vùng (GRDP) tăng trưởng nhanh Thị trường - Thu nhập bình quân của người dân cao - Khuynh hướng tiêu dùng của người dân trong vùng cao - Khuynh hướng chi tiêu, đầu tư của chính phủ vào địa phương lớn - Mức độ cạnh tranh trên thị trường thấp - CNHT phát triển mạnh CNHT và công nghệ - Đối tác địa phương có chất lượng - Trình độ phát triển công nghệ khá cao Cơ sở hạ tầng - Cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông tốt
  • 36. 27 - Hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi - Cơ sở hạ tầng KCN, KKT, hoàn chỉnh - Hệ thống cung cấp điện, nước tốt - Hệ thống ngân hàng, kiểm toán phát triển - Hệ thống luật pháp liên quan đến đầu tư nói chung và FDI nói riêng đồng bộ và nhất quán Thể chế - Thủ tục hành chính đơn giản - Chính sách ưu đãi tiền thuê đất, giải phóng mặt bằng tốt - Chính sách thuế ưu đãi Văn hóa xã hội - Trình độ giáo dục của người dân trong vùng cao cao - Người dân trong vùng thân thiện và dễ giao tiếp - Sẽ bỏ vốn đầu tư nếu chưa đầu tư Ý định đầu tư - Sẽ tiếp tục duy trì đầu tư - Sẽ tăng vốn mở rộng đầu tư - Sẽ giới thiệu nhà đầu tư khác đầu tư Nguồn: Kế thừa từ nghiên cứu lý thuết và thực nghiệm của Nguyễn Ngọc Anh Kết luận chương 2 Chương này đã trình bày các lý thuyết về “đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)” và “các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút các nhà đầu tư”. Ngoài ra, tác giả còn giới thiệu một số nghiên cứu có liên quan. Trên cơ sở đó, tác giả lập luận giả thuyết và đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 07 biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng và một biến phụ thuộc là thành phần ý định đầu tư. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra 07 giả thuyết nghiên cứu ban đầu, chúng sẽ được kiểm định trong chương sau.
  • 37. 28 Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài Nghiên cứu định tính (Thảo luận nhóm) Thang đo nháp 1 Thang đo nháp 2 Khảo sát thử (30 doanh nghiệp) Nghiên cứu định lượng (n = 221) Thang đo chính thức Kiểm định độ tin cậy Phân tích nhân tố khám phá EFA Kết luận và hàm ý Phân tích hồi quy CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu
  • 38. 29 Diễn giải: Bước 1: Đề xuất mô hình nghiên cứu . Mô hình nghiên cứu đề xuất dựa trên mô hình khung OLI của Dunning, các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của một địa phương được nhận diện dựa trên cơ sở các cách tiếp cận của lý thuyết địa điểm. Thang đo nháp được đề xuất dựa trên cơ sở tổng hợp các quan sát được rút ra từ các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm gần đây. Bước 2: Xây dựng thang đo chính thức. Trên cơ sở thang đo nháp ban đầu, nghiên cứu áp dụng phương pháp phỏng phấn chuyên gia để hiệu chỉnh, bổ sung, loại bỏ các quan sát trong thang đo nháp ban đầu, tạo ra thang đo nháp cuối cùng. Trên cơ sở đó, các quan sát được đưa vào bảng hỏi để khảo sát 30 doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP HCM nhằm hiệu chỉnh từ ngữ của các quan sát lần cuối. Số liệu thu thập nhằm đánh giá sơ bộ các thang đo bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phương pháp EFA để hình thành các thang đo nghiên cứu chính thức. Bước 3: Kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu trong nghiên cứu chính thức. Sau khi thiết kế bảng hỏi, chọn mẫu, khảo sát và xử lý dữ liệu, kiểm định các thang đo được thực hiện bằng phương pháp Cronbach Alpha, phân tích EFA. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu được thực hiện bằng phân tích tương quan, hồi quy. Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng 3.2 Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính gồm nghiên cứu sơ bộ hình thành mô hình, thang đo và thảo luận kết quả nghiên cứu, đúc kết các hàm ý quản lý. Trong nghiên cứu này, phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ là thảo luận tay đôi (phỏng vấn trực tiếp) để tham khảo ý kiến các chuyên gia trong
  • 39. 30 lĩnh vực nhằm điều chỉnh mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI trên địa bàn nghiên cứu. Số lượng chuyên gia là 5 người (chi tiết: Phụ lục 1) Để hình thành thang đo chính thức, tác giả tham khảo các bảng hỏi trước đây để xây dựng thang đo sơ bộ. Để hiệu chỉnh, bổ sung các quan sát và hoàn chỉnh thang đo cuối cùng tác giả tham khảo ý kiến chuyên gia. Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 8 thành phần với 32 biến quan sát, trong đó, 7 thành phần độc lập với 28 biến quan sát và 01 thành phần phụ thuộc với 04 biến quan sát. Từ đó tác giả xây dựng bảng câu hỏi khảo sát thử với 30 doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM để kiểm tra cách trình bày, ngôn ngữ diễn đạt và sau đó bảng câu hỏi được chính thức sử dụng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo (Chi tiết: Phụ lục 2) Tóm lại, sau quá trình nghiên cứu định tính, các thang đo của mô hình nghiên cứu có 08 thành phần, được bổ sung thêm 02 biến quan sát trong thang đo thể chế và môi trường văn hóa xã hội. Mô hình nghiên cứu được tổng hợp gồm 08 thang đo với các biến quan sát như sau: thang đo tài nguyên được đo lường bằng 04 biến quan sát được mã hóa từ TN_1 đến TN_4; thang đo lao động được đo lường bằng 04 biến quan sát được mã hóa từ LD_1 đến LD_4; thang đo thị trường được đo lường bằng 06 biến quan sát được mã hóa từ TT_1 đến TT_6; thang đo công nghiệp hỗ trợ và công nghệ được đo lường bằng 03 biến quan sát được mã hóa từ CNHT_1 đến CNHT_3; thang đo cơ sở hạ tầng được đo lường bằng 05 biến quan sát được mã hóa từ CSHT_1 đến CSHT_5; thang đo thể chế được đo lường bằng 05 biến quan sát được mã hóa từ TC_1 đến TC_5; thang đo môi trường văn hóa xã hội được đo lường bằng 03 biến quan sát được mã hóa từ MTVH_1 đến MTVH_3; thang đo ý định đầu tư được đo lường bằng 04 biến quan sát được mã hóa từ YD_1 đến YD_4. 3.3 Nghiên cứu định lượng 3.3.1 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu Qui mô mẫu
  • 40. 31 Các nhà nghiên cứu cho rằng, để phân tích nhân tố (EFA) tốt nhất là 5 mẫu trên một biến quan sát. Bên cạnh đó, Tabachnick & Fidel (1996) cho rằng để phân tích hồi quy tốt nhất thì cỡ mẫu phải bảo đảm theo công thức: n ≥ 8m + 50 Trong đó: n : Cỡ mẫu m : Số biến độc lập của mô hình Từ đó, nghiên cứu này gồm có 34 biến quan sát và 7 biến độc lập thì:  Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu nhân tố là : 34 x 5 = 170 mẫu.  Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu hồi qui là : 7 x 8 + 50 = 106 mẫu. Tác giả gửi 600 phiếu khảo sát, tỷ lệ bảng trả lời không thu được và bị loại là 63,2%, thu về 221 bảng trả lời hợp lệ. Phương pháp chọn mẫu: phương pháp thuận tiện kết hợp với kiểm soát theo khu vực kinh tế. Thu thập dữ liệu Đối tượng khảo sát: Đối tượng trả lời phiếu khảo sát là giám đốc (54,3%) và phó giám đốc (45,7%) của các doanh nghiệp FDI 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, điều này phù hợp với yêu cầu của đối tượng khảo sát nghiên cứu. - Thời gian tiến hành khảo sát; từ 01/10/2018 đến 30/10/2018. - Phương pháp thu thập dữ liệu: Tác giả gửi bảng câu hỏi điện tử bằng email chuyển đến từng quản lý cao cấp của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM. - Thang đo: Nội dung hỏi chính trên phiếu khảo sát, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ sắp xếp từ nhỏ đến lớn. 1 2 3 4 5 Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
  • 41. 32 3.3.2 Xử lý dữ liệu Các bước thực hiện cụ thể như sau: - Mã hóa dữ liệu bằng các mã số học để thuận tiện cho việc xử lý. - Nhập dữ liệu. Kiểm tra sai sót của dữ liệu và thực hiện vẽ đồ thị scatter nhằm phát hiện ra các dị biệt trong dữ liệu, để loại đi những bảng câu hỏi không đạt yêu cầu, ví dụ bỏ các bảng khảo sát thu về do thiếu thông tin hoặc trả lời một thang điểm cho tất cả các mục hỏi trong phần thang đo Likert. 3.3.2.1 Kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá Kiểm định thang đo Nội dung: Độ tin cậy của thang đo thường được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Mục đích: Kiểm định xem các biến quan sát có cùng giải thích cho 1 khái niệm (nhân tố) cần đo hay không. Muốn biết biến nào đóng góp nhiều hay ít thì quan sát hệ số tương quan biến tổng. Điều kiện thỏa mãn yêu cầu trong kiểm định thang đo - Các biến quan sát có tương quan biến tổng lớn (>0,3) - Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: Theo Nunnally & Burnstein, 1994: đạt yêu cầu khi hệ số ≥ 0,6. Thông thường, thang đo có Cronbach’sAlpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0.8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt. Các biến quan sát không bị loại sẽ được tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá. Phân tích nhân tố khám phá
  • 42. 33 Nội dung: Theo Hair& ctg,1998: Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) được dùng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn, để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các nội dung ban đầu. Nhân tố: Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tố chung. Bản thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các biến quan sát: Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 + … + WikXk Trong đó: Fi : Ước lượng trị số của nhân tố thứ i (biến độc lập thứ i). Wi : Quyền số hay trọng số nhân tố Xi : Biến quan sát thứ i. k : Số biến quan sát thuộc nhân tố thứ i. Điều kiện thỏa mãn yêu cầu trong phân tích nhân tố Phân tích EFA sẽ dựa trên tiêu chuẩn Bartlett và hệ số KMO : - Hệ số KMO phải có giá trị lớn (giữa 0.5 và 1) và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05 - Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) > 0.5 Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và Eigenvalues có giá trị lớn hơn 1. 3.3.2.2Phân tích hồi quy Ma trận tương quan Nội dung:
  • 43. 34 Ma trận tương quan với các hệ số tương quan phản ảnh mức độ tương quan giữa các biến. Hệ số tương quan: Hệ số tương quan nhận giá trị trong khoảng (-1, +1) Hệ số tương quan > 0 : tương quan thuận Hệ số tương quan < 0 : tương quan nghịch Hệ số tương quan tiến đến: +1 hoặc -1: tương quan càng chặt chẽ. Kiểm định hệ số tương quan: H0 : không tồn tại mối tương quan giữa 2 biến H1 : tồn tại mối tương quan giữa 2 biến Với mức ý nghĩa kiểm định là 5%: + Sig ≤ 0,05: Bác bỏ Ho + Sig > 0,05: Chưa có cơ sở bác bỏ Ho Phân tích hồi quy Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp Enter với phần mềm SPSS. Mô hình hồi quy có dạng : Yi = 0 + 1X1i + 2X2i + … + pXni + i Trong đó: Yi: Biến phụ thuộc 0: Hệ số chặn. i: Hệ số hồi quy thứ i (i = 1,n ). i: Sai số biến độc lập thứ i. Xi: Biến độc lập ngẫu nhiên. 3.3.2.3 Kiểm định mô hình Kiểm định độ phù hợp của mô hình.
  • 44. 35 - Xác định mức độ phù hợp của mô hình: Dùng hệ số xác định (R2 ) - Kiểm định hệ số xác định: Kiểm định F: là phép kiểm định về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp các biến độc lập hay không. Giả thiết nghiên cứu: Ho: Không có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc H1: Tồn tại mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Với mức ý nghĩa kiểm định là 5%: + Sig ≤ 0,05: Bác bỏ Ho + Sig >0,05: Chưa có cơ sở bác bỏ Ho Kiểm định đa cộng tuyến Nội dung: Cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề của hiện tượng cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau, và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ thuộc. Hiệu ứng khác của sự tương quan khá chặt giữa các biến độc lập là nó làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy, và làm giảm trị thống kê của kiểm định ý nghĩa của chúng. Dấu hiệu nhận biết đa cộng tuyến: - Hệ số phóng đại phương sai (VIF) vượt quá 10 - Hệ số tương quan giữa các biến độc lập cao (> 0,8): có dấu hiệu đa cộng tuyến.
  • 45. 36 - Dấu của hệ số hồi quy khác với dấu kỳ vọng. - Kiểm định sự tương quan, hệ số Durbin Wastion. Tóm tắt chương 3 Chương này trình bày quy trình nghiên cứu, cách thức chọn mẫu, phương pháp thực hiện và giới thiệu các thành phần trong thang đo “các nhân tố ảnh hưởng” và thang đo “ý định đầu tư”. Chương này cũng đã chỉ ra đối tượng khảo sát là những nhà quản lý cấp cao trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM.
  • 46. 37 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nội dung chương 4 bao gồm các phần: đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP.HCM, mô tả mẫu nghiên cứu, đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu và các giả thuyết bằng phân tích tương quan, phân tích hồi quy bội, cuối cùng là phần thảo luận về kết quả nghiên cứu. 4.1 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP.HCM 4.1.1 Tình hình chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - văn hóa, thị trường năng động của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Với vị trí địa lí thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, hệ thống giao thông khá hoàn thiện cùng hệ thống các khu công nghiệp tập trung đã và đang được xây dựng, nên có sức hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong những năm qua, TP.HCM đã đạt được nhiều thành quả trong việc thu hút FDI. Từ năm 2010 đến 2017, số dự án tăng 2,25 lần (845/375), nguồn vốn tăng 1,26 lần (2.370/1.883 triệu USD), vốn đầu tư nước ngoài năm 2017 chiếm 12,2% tổng nguồn vốn đầu tư của cả thành phố, góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực vào năm 1987. TP.HCM là địa phương luôn dẫn đầu cả nước về thu hút FDI. Tính đến hết cuối tháng 12/2017, TP.HCM có 7.431 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn đăng kí đạt 44.282,24 triệu USD, chiếm 30,2% tổng số dự án và 12,8% tổng số vốn so với cả nước. Số lượng đăng kí các dự án FDI vào TP.HCM không ngừng tăng qua các năm (xem bảng 4.1).
  • 47. 38 BẢNG 4.1: SỐ DỰ ÁN FDI ĐƯỢC CẤP PHÉP CỦA TP.HCM VÀ CẢ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2010 - 2017 Năm TP HCM Cả nước TP HCM/Cả nước Số dự án Số vốn (Triệu USD) Số dự án Số vốn (Triệu USD) Số dự án (%) Số vốn (%) 2010 375 1.883 1.237 19.886 30,32 9,47 2011 439 2.804 1.186 15.598 37,02 17,98 2012 436 593 1.287 16.348 33,88 3,63 2013 477 1.048 1.530 22.352 31,18 4,69 2014 457 2.879 1.843 21.921 24,80 13,13 2015 595 3.042 2.120 24.115 28,07 12,61 2016 852 1.315 2.613 26.890 32,61 4,89 2017 845 2.370 2.591 21.276 32,61 11,14 Nguồn: Niên giám Thống kê TP.HCM Năm 2017, vốn đầu tư không chỉ tăng ở các dự án mới mà ở các dự án FDI cũ, vốn tăng thêm cũng đạt ở mức khá cao, có 193 dự án đăng kí tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm 1.012 triệu USD. Trong tình hình cạnh tranh, thu hút doanh nghiệp FDI của các nền kinh tế trên thế giới, các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động vẫn tiếp tục đầu tư, và tăng vốn mở rộng đầu tư là một tín hiệu tốt, cho thấy môi trường đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng được các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng. 4.1.2 Một số đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP.HCM - Về quy mô vốn đầu tư của các dự án: Mặc dù mỗi năm số dự án và tổng vốn đầu tư vào TP.HCM không ngừng tăng lên nhưng quy mô vốn đầu tư của mỗi dự án FDI còn nhỏ. Dự án dưới 1 triệu USD chiếm tới 69,7% tổng số dự án còn hiệu lực, dự án từ 10 triệu USD trở lên chỉ chiếm 6,5% (2017). Trong đó, quy mô vốn đầu tư của các dự án trong lĩnh vực công nghiệp còn rất nhỏ (9,51 triệu USD/dự án), đứng sau ngành kinh doanh bất động sản và ngành giáo dục, đào tạo (xem bảng 4.2).
  • 48. 39 Bảng 4.2: Các dự án FDI còn hiệu lực đến 2017 phân theo ngành kinh tế Ngành kinh tế Số dự án Vốn đầu tư Quy mô vốn/dự án (ngàn USD/dự án) Số dự án Tỉ lệ % Ngàn USD Tỉ lệ % Tổng số 7.431 100,00 44.282.240 100,00 5.959,12 - Nông, lâm và thủy sản 9 0,12 39.234 0,09 4.359,33 - Công nghiệp 1.619 21,79 15.396.952 34,77 9.510,16 - Xây dựng 540 7,27 1.540.880 3,48 2.853,48 - Bán buôn, bán lẻ 1.616 21,75 3.240.859 7,32 2.005,48 - Vận tải, kho bãi 369 4,97 668.320 1,51 1.811,17 - Lưu trú, ăn uống 90 1,21 546.437 1,23 6.071,52 - Thông tin, truyền thông 1.108 14,91 1.275.403 2,88 1.151,09 - Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 14 0,19 70.573 0,16 5.040,93 - Kinh doanh bất động sản 304 4,09 15.152.902 34,22 49.845,07 - Hoạt động chuyên môn, khoa học, công nghệ 1.380 18,57 1.673.392 3,78 1.212,60 - Hành chính và dịch vụ hỗ trợ 92 1,24 124.154 0,28 1.349,50 - Giáo dục, đào tạo 163 2,19 3.761.846 8,50 23.078,81 - Y tế 79 1,06 578.240 1,31 7.319,49 - Dịch vụ khác 48 0,65 213.048 0,48 4.438,50 Nguồn: Niên giám Thống kê TP.HCM Việc các nhà đầu tư FDI lớn còn hạn chế tại TP.HCM là do họ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm địa điểm sản xuất khi mà quỹ đất của Thành phố không còn nhiều, các thủ tục hành chính còn chồng chéo, gây phiền hà khi làm thủ tục cấp phép. Hơn nữa lực lượng lao động của Thành phố đông nhưng lại thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, đây là một cản trở đối với những dự án lớn khi muốn đầu tư vào TP.HCM. - Về cơ cấu đầu tư FDI: