SlideShare a Scribd company logo
1 of 107
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
_
NGUYỄN XUÂN THANH
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
TIÊM VẮC XIN PHÒNG VIÊM GAN B Ở NGƯỜI
TRƯỞNG THÀNH SINH SỐNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
_
NGUYỄN XUÂN THANH
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TIÊM VẮC XIN
PHÒNG VIÊM GAN B Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
SINH SỐNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kinh tế và Quản trị lĩnh vực sức khỏe
Hướng đào tạo: hướng nghiên cứu
Mã số: 8310105
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VÕ TẤT THẮNG
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Ngoài
những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, không có sản phẩm,
nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn mà không được trích
dẫn theo quy định. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Học viên
NGUYỄN XUÂN THANH
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ..............................................................................................1
1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát...............................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................3
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................. 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................4
1.4. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU................................................................... 4
1.5. TÍNH MỚI CỦA ĐÈ TÀI ............................................................................. 4
1.6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN....................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................7
2.1. TỔNG QUAN VỀ VIÊM GAN B................................................................. 7
2.1.1. Khái niệm ............................................................................................7
2.1.2. Các đường lây truyền...........................................................................7
2.1.3. Viêm gan B cấp và mạn tính ...............................................................8
2.1.4. Xét nghiệm sàng lọc viêm gan B.........................................................9
2.1.5. Tiêm vắc xin phòng viêm gan B........................................................10
2.1.6. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.....................................................11
2.1.7. Điều trị viêm gan B mạn ...................................................................12
2.2. LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN.................................................................. 12
2.2.1. Thuyết hành vi dự định......................................................................12
2.2.2. Thuyết niềm tin sức khỏe ..................................................................13
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN......................... 14
2.3.1. Nghiên cứu trong nước......................................................................14
2.3.2. Nghiên cứu nước ngoài .....................................................................17
2.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................. 20
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................22
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................................... 22
3.2. KHUNG PHÂN TÍCH................................................................................. 24
3.2.1. Thái độ...............................................................................................25
3.2.2. Kiểm soát hành vi..............................................................................27
3.2.3. Chuẩn chủ quan.................................................................................29
3.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.......................................................................... 30
3.4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 37
3.4.1. Mẫu nghiên cứu.................................................................................37
3.4.1.1. Kích thước mẫu nghiên cứu.........................................................37
3.4.1.2. Phương pháp chọn mẫu ...............................................................37
3.4.2. Thu thập dữ liệu.................................................................................37
3.4.2.1. Đối tượng khảo sát.......................................................................37
3.4.2.2. Phương pháp khảo sát..................................................................37
3.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu..........................................................38
3.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................. 39
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................40
4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ ................................................................................... 40
4.2. KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO......................................... 44
4.2.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo trong Mô hình 1 ...........44
4.2.1.1. Thang đo thái độ ..........................................................................44
4.2.1.2. Thang đo chuẩn chủ quan ............................................................47
4.2.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo trong Mô hình 2 ...........48
4.2.2.1. Thang đo thái độ ..........................................................................48
4.2.2.2. Thang đo chuẩn chủ quan ............................................................51
4.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ....................................................... 52
4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá thang đo trong Mô hình 1 ....................52
4.3.1.1. Thang đo thái độ ..........................................................................52
4.3.1.2. Thang đo chuẩn chủ quan ............................................................53
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá thang đo trong Mô hình 2 ....................54
4.3.2.1. Thang đo thái độ ..........................................................................54
4.3.2.2. Thang đo chuẩn chủ quan ............................................................55
4.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY .............................................................................. 57
4.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .............................................................................. 65
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP.............................................................67
5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 67
5.2. KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP..................................................................... 68
5.2.1. Tăng cường tuyên truyền về bệnh viêm gan B và cách phòng ngừa
bệnh viêm gan B...............................................................................................68
5.2.2. Phổ biến kiến thức về bệnh viêm gan B............................................68
5.2.3. Nghiên cứu hướng đến lộ trình tiêm ngừa bệnh viêm gan B bắt buộc
69
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO....... 69
5.3.1. Hạn chế của đề tài..............................................................................69
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thang đo thái độ về viêm gan B..................................................... 26
Bảng 3.2: Thang đo kiến thức về viêm gan B................................................. 27
Bảng 3.3: Thang đo chuẩn chủ quan............................................................... 30
Bảng 3.4: Các biến số trong mô hình nghiên cứu........................................... 34
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến định tính ................................................. 41
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến định lượng .............................................. 42
Bảng 4.3: Điểm số phản ánh thang đo thái độ và chuẩn chủ quan ................. 42
Bảng 4.4: Độ tin cậy của thang đo thái độ trong Mô hình 1........................... 44
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp thang đo thái độ trong Mô hình 1 .......................... 47
Bảng 4.6: Độ tin cậy của thang đo chuẩn chủ quan trong Mô hình 1............. 48
Bảng 4.7: Bảng tổng hợp thang đo chuẩn chủ quan trong Mô hình 1 ............ 48
Bảng 4.8: Độ tin cậy của thang đo thái độ trong Mô hình 2........................... 49
Bảng 4.9: Bảng tổng hợp thang đo thái độ trong Mô hình 2 .......................... 51
Bảng 4.10: Độ tin cậy của thang đo chuẩn chủ quan trong Mô hình 2........... 51
Bảng 4.11: Bảng tổng hợp thang đo chuẩn chủ quan trong Mô hình 2 .......... 52
Bảng 4.12: Kết quả EFA thang đo thái độ trong Mô hình 1........................... 52
Bảng 4.13: Kết quả EFA thang đo chuẩn chủ quan trong Mô hình 1............. 53
Bảng 4.14: Kết quả EFA thang đo thái độ trong Mô hình 2........................... 54
Bảng 4.15: Kết quả EFA thang đo chuẩn chủ quan trong Mô hình 2............. 56
Bảng 4.16: Thang đo thái độ, chuẩn chủ quan................................................ 56
Bảng 4.17: Kết quả hồi quy............................................................................. 62
Bảng 4.18: Tóm tắt kết quả nghiên cứu .......................................................... 64
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Cấu trúc Hepatitis B virus............................................................... 10
Hình 2.2: Thuyết hành vi dự định Theory of Planned Behavior .................... 13
Hình 2.3: Mô hình niềm tin sức khỏe ............................................................. 14
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 23
Hình 3.2: Các yếu tố ảnh hưởng quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B 24
TÓM TẮT
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến việc tiêm ngừa Viêm gan siêu
vi B, nhưng hầu hết tập trung vào các đối tượng có nguy cơ như nhân viên hoặc
sinh viên ngành y… mà không có nghiên cứu trên đối tượng dân thường nên mục
tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định và đo lường mức động ảnh hưởng của các yếu
tố đến quyết định và ý định tiêm vắc xin phòng viêm gan siêu vi B ở người dân
trưởng thành sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh.
Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, hồi quy Binary Logistic đa biến,
với 337 quan sát lấy mẫu thuận tiện, 157 nam (46.59%), 180 nữ (53.41%), độ tuổi
trung bình là 32 tuổi, kết quả cho thấy: 111 người đã tiêm (32.94%); 164 người
chưa tiêm vắc xin nhưng có ý định tiêm (48.66%); 62 người chưa tiêm và cũng
không có ý định tiêm (18.40%).
Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tiêm là: Thái độ đối với bệnh và thái độ
đối với việc phòng bệnh, những người đã có con, thu nhập bình quân, người thân có
tiền sử viêm gan B.
Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định tiêm: Thái độ đối với bệnh và thái độ đối
với việc phòng bệnh, Kiến thức, Tác động từ gia đình, bạn bè, nhân viên y tế, người
đã có con, thu nhập bình quân, và người thân có tiền sử viêm gan B.
Việc tăng cường tuyên truyền và phổ biến kiến thức về phòng ngừa bệnh
viêm gan siêu vi B là cần thiết để duy trì và nâng cao thái độ và nhận thức. Tuy
nhiên thực tế còn nhiều yếu tố khác có tác động nhưng chưa nghiên cứu như mức
sẵn lòng chi trả, tác động của các chương trình can thiệp thúc đẩy tiêm vắc xin. Do
đó, việc tiếp tục nghiên cứu nhằm xác định thêm những yếu tố có tác động khác là
cần thiết để đề xuất giải pháp toàn diện hơn.
ABSTRACT
Although there have been many studies related to vaccination against
Hepatitis B, but most of them focus on at-risk subjects such as health workers or
medical students ... and no research on normal people, then the objective of the
research was to identify and measure the effective levels of factors which affect to
the intention and decision to vaccinate against hepatitis B in adults living in Ho Chi
Minh city.
By using quantitative research methods, and the Binary Logistic regression
model, included 337 observations, 157 participants were male (46.59%), 180 were
female (53.41%), the average age of the study participants is 32 years old, the result
is: 111 respondents were vaccinated (32.94%), 164 respondents had not been
vaccinated but intend to vaccinate (48.66%), 62 respondents had not been
vaccinated and had no intention of future vaccination (18.40%).
Factors that influence the decision to vaccinate include: attitude toward
disease, attitude to disease prevention, status of children (family with children),
average income and family medical history (with hepatitis B).
Factors that influence the intention to vaccinate include: attitude towards
disease, attitude towards disease prevention, knowledge of hepatitis B, impacts from
family, friends, health workers, status of children (family with children), average
income and family medical history (with hepatitis B).
Strengthening the propaganda and dissemination of knowledge about disease
prevention of Hepatitis B is necessary to maintain and increaase attitudes and
awareness. However, in reality, there are many other factors that may impact but
have not been studied, such as the willingness to pay for vaccination, the impact of
specific interventions in promoting vaccination. Therefore, further research is
needed to identify additional factors that influence the intention and decision to
vaccinate against hepatitis B. to propose a more comprehensive solution.
1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng do
vi rút tấn công gan và có thể gây viêm gan cấp tính và mạn tính. Viêm gan B lây
truyền qua tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch khác của cơ thể người bị nhiễm
bệnh. Trên thế giới có hai tỷ người đã và đang bị nhiễm vi rút này và mỗi năm có
khoảng 600.000 người chết do hậu quả của bệnh viêm gan B. Khả năng để nhiễm vi
rút viêm gan B trở thành mạn tính phụ thuộc vào độ tuổi lúc bị nhiễm bệnh. Nhiễm
virus viêm gan B ở trẻ dưới 6 tuổi rất dễ trở thành mạn tính: 80-90% trẻ sơ sinh bị
nhiễm virus viêm gan B sẽ trở nên nhiễm vi rút mạn tính, 30-50% trẻ bị nhiễm vi
rút viêm gan B trước 6 tuổi sẽ trở nên nhiễm vi rút mạn tính. Nếu không được theo
dõi và khám định kỳ, 1/4 số người mắc viêm gan B mạn sẽ tử vong do ung thư gan
hoặc suy gan. Đồng thời, 80% người mắc viêm gan B mạn trên thế giới sống tại khu
vực Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á (Trung tâm gan Á Châu - Đại học
Stanford, 2016).
Cũng theo WHO, Việt Nam là nước có tỷ lệ hiện mắc viêm gan B cao; ước
tính có khoảng 8,6 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B. Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan
B mạn tính được ước tính khoảng 8,8% ở phụ nữ và 12,3% ở nam giới. Nhiễm vi
rút viêm gan B mạn tính là nguyên nhân chính gây bệnh gan ở Việt Nam như xơ
gan và ung thư gan. Mới đây, theo PGS.TS Đỗ Duy Cường – Trưởng khoa Truyền
nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai thì Việt Nam là một trong các nước thuộc khu vực có
tỷ lệ lưu hành virus viêm gan B cao nhất thế giới (10-20%); đáng chú ý là có đến
90% người bị viêm gan không biết được tình trạng bệnh. Ước tính dân số Việt Nam
100 triệu người thì có khoảng 15 triệu người nhiễm viêm gan B. Còn theo Trung
tâm gan Á Châu - Đại học Stanford (2016), Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ mắc viêm
gan B rất cao; cứ khoảng 8 người sẽ có 1 người mắc viêm gan B mạn. Ung thư gan
là một trong các loại ung thư thường gặp và gây tử vong vong cao nhất Việt nam.
Năm 2013, có khoảng 31.000 ca tử vong do ung thư gan tại Việt Nam. Tại Việt
2
nam, ung thư gan là ung thư thường gặp nhất ở nam giới và thường gặp thứ 3 ở nữ
giới. Người mắc viêm gan B mạn tại Việt nam chủ yếu do lây truyền từ mẹ sang
con.
Theo WHO, viêm gan B là bệnh có thể dự phòng được bằng vắc xin an toàn
và hiệu quả và vắc xin viêm gan B đã được sử dụng từ năm 1982. Hiệu quả của vắc
xin viêm gan B đạt 95% trong ngăn ngừa lây nhiễm và các hậu quả mạn tính của nó.
Ở Việt Nam, tiêm chủng vắc xin viêm gan B cho tất cả trẻ sơ sinh đã được triển
khai từ năm 2003.
Nhận thấy tầm quan trọng của vắc xin phòng viêm gan B, nhiều nhà hoạch
định chính sách lẫn các nhà nghiên cứu khoa đã nghiên cứu, đề xuất, triển khai
nhiều giải pháp nhằm tăng tỷ lệ tiêm vắc xin phòng viêm gan B trong cộng đồng.
Tiêu biểu như một số nhóm tác giả cũng đã tiến hành nghiên cứu để xác định những
yếu tố có ảnh hưởng đến việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B như nghiên cứu của
Huỳnh Thị Kim Truyền và cộng sự (2011), Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị Kim
Yến (2010), Nguyễn Thị Điểm và cộng sự (2012), Trần Thị Tây Nguyên và Phan
Văn Tường (2012), Frew và cộng sự (2014), Zhu và cộng sự (2014), Mungandi và
cộng sự (2017), Akibu và cộng sự (2018), Liu và cộng sự (2018), Hang và cộng sự
(2019).
Mặc dù cũng đã có khá nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về
chủ đề này, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này thường nhắm vào các nhóm đối
tượng dễ mắc viêm gan B như bác sĩ, điều dưỡng, sinh viên trường y, mẹ truyền
sang con… Số lượng các nghiên cứu cho cộng đồng dân cư chung vẫn còn khá hạn
chế. Theo hiểu biết của tác giả, các nghiên cứu về chủ đề này ở Việt Nam hiện đa
phần sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh giá trị trung bình đơn biến để
phân tích, ít có nghiên cứu xem xét đồng thời nhiều yếu tố trước khi đưa ra quyết
định tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Bên cạnh đó, kết quả tổng quan một số nghiên
cứu có liên quan về chủ đề này cũng cho thấy, nghiên cứu về chủ đề này vẫn còn
khá hạn chế ở khu vực TP. Hồ Chí Minh. Chính vì những lý do trên, đề tài nghiên
3
cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B ở
người trưởng thành sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh” là vừa cấp thiết, vừa mang
tính thực tiễn. Kết quả nghiên cứu kỳ vọng sẽ là một kênh tham khảo hữu ích cho
các nhà hoạch định chính sách xem xét, trước khi đưa ra các chương trình can thiệp
nhằm tăng tỷ lệ tiêm vắc xin phòng viêm gan B trong cộng đồng dân cư.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định những yếu tố có ảnh hưởng đến
quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B và đo lường mức độ ảnh hưởng của
những yếu tố này đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, đề tài sẽ tập trung giải quyết những mục tiêu
cụ thể sau:
- Xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm
gan B. Bên cạnh đó, đề tài cũng xem xét các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định tiêm
vắc xin phòng viêm gan B.
- Đo lường mức độ tác động của những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định
và ảnh hưởng đến ý định tiêm vắc xin phòng viêm gan B là như thế nào.
- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm
mục tiêu tăng khả năng tiêm vắc xin phòng viêm gan B ở người trưởng thành.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định tiêm
vắc xin phòng viêm gan B ở người trưởng thành.
4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành ở các quận huyện trên địa
bàn TP. Hồ Chí Minh. Địa điểm được lựa chọn để tiến hành khảo sát là những nơi
đông người, dễ tiếp cận đối tượng khảo sát để đề nghị họ tham gia nghiên cứu, như:
Công viên, khu vui chơi, siêu thị, trường học…
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2019.
- Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát là những người đã trưởng thành,
đảm bảo trên 18 tuổi và tham gia trên tinh thần tự nguyện.
1.4. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Kết quả tổng quan tài liệu cho thấy, mặc dù ở Việt Nam cũng đã có nhiều
nghiên cứu tiến hành tìm hiểu về chủ đề này, tuy nhiên, đối tượng mà các nghiên
cứu đó nhắm đến chủ yếu là những người hoạt động trong các ngành nghề dễ có
nguy cơ lây nhiễm viêm gan B. Do đó, nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ bổ trợ thêm
vào kho tàng các nghiên cứu thực nghiệm về viêm gan B ở Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu sẽ giúp xác định được những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định tiêm
vắc xin phòng viêm gan B trong cộng đồng dân cư nói chung, đặc biệt là ở những
người trưởng thành (nhóm đối tượng ít được quan tâm trong các nghiên cứu trước).
Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ khuyến nghị một số giải pháp nhằm cải thiện
tỷ lệ tiêm vắc xin phòng viêm gan B ở những người trưởng thành.
1.5. TÍNH MỚI CỦA ĐÈ TÀI
Ở Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu tiến hành tìm hiểu về chủ đề này.
Đối tượng nghiên cứu thường là những người hoạt động trong các ngành nghề dễ có
nguy cơ lây nhiễm viêm gan B, phương pháp nghiên cứu phổ biến là thống kê mô
tả, dựa trên việc thống kê kết quả trả lời bảng câu hỏi khảo sát đo lường kiến thức,
thái độ và thực hành về phòng viêm gan B, từ đó đánh giá kiến thức, thái độ và thực
hành của những người tham gia nghiên cứu trong việc phòng viêm gan B. Còn
trong bài nghiên cứu này, nhóm đối tượng nghiên cứu là ở những người trưởng
5
thành (nhóm ít được quan tâm trong các nghiên cứu trước). Ngoài ra, bên cạnh sử
dụng phương pháp thống kê mô tả như hầu hết các nghiên cứu trước, đề tài còn vận
dụng phương pháp hồi quy Binary Logistic đa biến để nghiên cứu những yếu tố tác
động đến việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B (một phương pháp phòng ngừa hiệu
quả viêm gan B), từ đó sẽ có cơ sở để đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc
tiêm vắc xin phòng viêm gan B ở những người trưởng thành.
1.6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn có kết cấu 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1 sẽ giới thiệu về vấn đề tập trung nghiên cứu, xác định cụ thể mục
tiêu cần đạt được trong nghiên cứu, giới hạn lại đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
đồng thời trình bày ý nghĩa mà kết quả nghiên cứu kỳ vọng sẽ mang lại.
Chương 2 sẽ tập trung làm rõ những lý thuyết, khái niệm liên quan đến viêm
gan B, như: các đường lây truyền, cách phòng ngừa, các điều trị… Đồng thời, các lý
thuyết được vận dụng để nghiên cứu về hành vi, cũng như các nghiên cứu thực
nghiệm trước liên quan đến đề tài cũng được trình bày chi tiết trong phần này.
Chương 3 tập trung vào việc xây dựng khung phân tích để giải quyết mục
tiêu nghiên cứu đã đặt ra, trên cơ sở đó, xây dựng mô hình nghiên cứu, cách thức đo
lường các biến số được đề xuất trong mô hình. Các vấn đề liên quan đến dữ liệu
như cách thức chọn mẫu, quy mô mẫu… và phương pháp phân tích dữ liệu cũng
được trình bày trong chương này.
Chương 4 sẽ trình bày chi tiết kết quả nghiên cứu mà đề tài đạt được, trong
đó trọng tâm là chỉ ra những yếu tố có tác động đến quyết định tiêm vắc xin phòng
viêm gan B ở người trưởng thành sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh và mức độ tác
động của các yếu tố này. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được so sánh, đối chiếu
với kết quả của các nghiên cứu tương tự đã được thực hiện trước đây, trên cơ sở đó,
đề tài sẽ đưa ra những nhận định chi tiết về kết quả nghiên cứu trong trường hợp cụ
thể này.
6
Chương 5 sẽ trình bày tóm tắt lại những vấn đề trọng tâm, kết quả chính mà
nghiên cứu đã đạt được. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, đề tài sẽ đề xuất một số
nhóm giải pháp nhằm cải thiện tỷ lệ tiêm vắc xin phòng viêm gan B ở những người
trưởng thành. Ngoài ra, chương này cũng sẽ trình bày những vấn đề còn hạn chế của
nghiên cứu, từ đó đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nội dung chương này sẽ trình bày về khái niệm bệnh viêm gan B, các đường
lây truyền bệnh, phương pháp sàng lọc, phòng tránh và điều trị bệnh viêm gan B.
Bên cạnh đó, Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB) của
Ajzen (1991) và thuyết niềm tin sức khỏe (Health belief model) cũng được trình bày
trong chương này, cùng với kết quả lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan
chính là cơ sở cho đề tài tiếp cận, giải quyết vấn đề nghiên cứu đã đặt ra.
2.1. TỔNG QUAN VỀ VIÊM GAN B
2.1.1. Khái niệm
Theo Tổ chức Y tế thế giới (2013), viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan
rất nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng do vi rút viêm gan B gây ra. Đó
là loại viêm gan siêu vi nghiêm trọng nhất và là một vấn đề lớn của y tế toàn cầu.
Nhiễm viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu của bệnh xơ gan và ung thư gan.
Nhiễm viêm gan B có thể dẫn đến nhiễm lâu dài mạn tính trong đó virus liên tục tồn
tại trong máu và chất dịch khác của cơ thể người bị nhiễm. Tình trạng này được gọi
là nhiễm virus viêm gan B mạn tính.
Theo Trung tâm gan Á Châu - Đại học Stanford (2016), viêm gan B (còn gọi
là viêm gan vi rút B hay viêm gan siêu vi B) là tình trạng viêm hoặc hoại tử tế bào
gan cấp hoặc mạn tính, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như xơ gan hoặc ung
thư gan.
2.1.2. Các đường lây truyền
Theo Trung tâm gan Á Châu - Đại học Stanford (2016), Vi rút viêm gan B
tồn tại trong máu và dịch thể, có thể lây theo 3 đường: Từ mẹ sang con khi sinh, qua
đường máu, và qua quan hệ tình dục không bảo vệ.
- Lây từ mẹ sang con: Viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con trong lúc sinh.
Đây là đường lây truyền phổ biến nhất tại Việt nam và là nguyên nhân gây viêm
8
gan B thường gặp nhất. Nhiều phụ nữ mang thai không biết mình bị viêm gan B do
không có triệu chứng và không được xét nghiệm.
- Lây qua đường máu: Viêm gan B có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với máu
nhiễm vi rút. Ví dụ: Tiếp xúc trực tiếp giữa các vết thương; dùng chung dao cạo
hoặc bằng chải đánh răng đã có nhiễm máu; tái sử dụng bơm kim tiêm hoặc dụng cụ
y tế; truyền máu không an toàn.
- Lây qua quan hệ tình dục: Viêm gan B có thể lây qua quan hệ tình dục
không dùng bao cao su. Mặc dù dùng bao cao su có thể giảm nguy cơ truyền viêm
gan B, cách tốt nhất để phòng bệnh viêm gan B vẫn là tiêm phòng.
Viêm gan B không lây qua ăn uống chung. Hiện nay vẫn có một số hiểu
nhầm về đường lây truyền viêm gan B. Nhiều người vẫn nghĩ rằng viêm gan B có
thể lây qua đường ăn uống giống như viêm gan A. Thực tế, vi rút viêm gan B không
lây truyền qua: Ăn uống chung, dùng chung cốc, chén, bát đũa; làm việc chung
cùng cơ quan, văn phòng; ôm, hôn; ho hoặc hắt hơi; bắt tay; muỗi đốt; cho con bú
sữa mẹ.
2.1.3. Viêm gan B cấp và mạn tính
Mắc viêm gan B cấp có thể dẫn tới 1 trong 3 tình huống:
- Tiến triển thành viêm gan tối cấp và tử vong do suy gan. Gây tổn thương
nhiều tế bào gan nặng nề, dẫn tới suy gan cấp hoặc thậm chí tử vong. Rất may là
điều này chỉ xảy ra ở tỷ lệ nhỏ (1%).
- Phục hồi sau khi nhiễm trùng và tạo ra miễn dịch bảo vệ. Cơ thể loại bỏ vi
rút viêm gan B sau vài tháng và (có triệu chứng hoặc không), tạo được miễn dịch
bảo vệ suốt đời. Hiện nay không có thuốc chữa khỏi viêm gan B cấp mà chỉ có
thuốc điều trị hỗ trợ.
- Tiến triển thành viêm gan B mạn. Cơ thể không loại bỏ vi rút dẫn tới mắc
viêm gan mạn suốt đời. Hiện nay đã có thuốc kháng vi rút điều trị hiệu quả viêm
gan B mạn. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần khám theo dõi và sàng lọc ung thư gan
9
định kỳ để phát hiện sớm tổn thương gan. Nếu không được điều trị và theo dõi đúng
cách, khoảng ¼ người mắc viêm gan B mạn sẽ tử vong do xơ gan, ung thư gan hoặc
suy gan.
2.1.4. Xét nghiệm sàng lọc viêm gan B
Đa số người mắc viêm gan B không có triệu chứng. Vì vậy, cần xét nghiệm
sàng lọc những người có nguy cơ mắc để:
• Chẩn đoán viêm gan B mạn để theo dõi và điều trị kịp thời
• Kiểm tra xem đã có miễn dịch bảo vệ chưa để tiêm vắc xin dự phòng
• Giảm thiểu việc tiêm phòng vắc xin không cần thiết. Những người đã mắc
viêm gan B mạn hoặc đã có miễn dịch bảo vệ (do đã tiêm phòng hoặc do mắc viêm
gan B trước đây) không cần tiêm vắc xin.
Xét nghiệm sàng lọc viêm gan B bằng các xét nghiệm sau đây:
HBsAg (còn gọi là kháng nguyên bề mặt): Xét nghiệm HBsAg là cách duy
nhất để chẩn đoán viêm gan B mạn. Nếu HbsAg (+) kéo trên 6 tháng nghĩa là bệnh
nhân đã mắc viêm gan B mạn. Do phần lớn bệnh nhân viêm gan B tại Việt nam mắc
vi rút từ lúc sinh hoặc khi còn nhỏ, xét nghiệm HbsAg (+) thường có nghĩa là đã
mắc viêm gan B mạn. Người có HbsAg (+) cần được tư vấn và khám định kỳ để
giảm nguy cơ tiến triển thành bệnh gan mạn và ung thư gan.
Anti-HBs: Xét nghiệm anti-HBs là để kiểm tra xem đã có miễn dịch bảo vệ
hay chưa. Anti-HBs tạo ra sau tiêm phòng hoặc do trước đây đã mắc vi rút viêm gan
B và tự hồi phục.
Các xét nghiệm viêm gan B khác:
Total anti-HBc: Là xét nghiệm để kiểm tra xem bệnh nhân đã từng mắc vi
rút trước đây chưa. Xét nghiệm này rất hữu ích trong việc sàng lọc khi truyền máu
nhưng không phân biệt được người hiện đang mắc viêm gan B mạn với người đã
hồi phục và có miễn dịch bảo vệ với viêm gan B.
10
IgM anti-HBc: Là xét nghiệm để xác định tình trạng nhiễm vi rút viêm gan
B. Chỉ làm xét nghiệm IgM anti-HBc nếu nghi ngờ bệnh nhân mới nhiễm vi rút
viêm gan B gần đây (do kim đâm khi tiêm hoặc do quan hệ tình dục không bảo vệ
với người mắc viêm gan B). Nếu mắc viêm gan B cấp, bệnh nhân có thể tiến triển
thành mạn tính hoặc không.
Hình 2.1: Cấu trúc Hepatitis B virus
Nguồn: Trung tâm gan Á Châu - Đại học Stanford (2016)
2.1.5. Tiêm vắc xin phòng viêm gan B
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc xin viêm gan B là cách phòng
bệnh hiệu quả nhất. Những đối tượng cần tiêm vắc xin phòng viêm gan B bao gồm:
- Tất cả trẻ sơ sinh: Tiêm mũi đầu trong 24 giờ sau khi sinh và 3 mũi tiếp
theo vào 2, 3 và 4 tháng tuổi.
11
- Người lớn và trẻ em chưa mắc bệnh và chưa được tiêm phòng: Tiêm 3 mũi
vào các tháng 0, 1 và 6.
- Những người có nguy cơ mắc viêm gan B cao khác cần được ưu tiên tiêm
phòng bao gồm: Trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng; cán bộ y tế; thành viên gia đình
người mắc viêm gan B; người tiêm chích ma túy; nam có quan hệ tình dục đồng
giới; người nhiễm HIV; người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục; người có
nhiều bạn tình; bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối hoặc bệnh gan mạn tính
không liên quan đến viêm gan B.
2.1.6. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
Globulin miễn dịch kháng viêm gan B (HBIG): HBIG dùng để điều trị ngay
sau phơi nhiễm với máu hoặc dịch của người mắc viêm gan B (trẻ sơ sinh mẹ có
HBsAg +, nhân viên y tế phơi nhiễm với kim dính máu của người mắc viêm gan B,
sau quan hệ tình dục với người mắc viêm gan B). Tiêm HBIG 7 ngày sau phơi
nhiễm qua đường máu hoặc mẹ-con, và 14 ngày sau phơi nhiễm qua đường tình dục
sẽ không hiệu quả.
Các bước cần làm sau phơi nhiễm kim tiêm từ bệnh nhân viêm gan B:
- Rửa ngay vết thương bằng nước và xà phòng và báo cáo chấn thương.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra anti-HBs, anti-HBc, HBsAg, và ALT.
- Nếu chưa tiêm phòng, không chắc chắn đã tiêm hay chưa, hoặc chưa có
miễn dịch bảo vệ: tiêm một liều HBIG trong vòng 24 giờ đầu sau phơi nhiễm (200-
400 IU), đồng thời tiêm vắc xin phòng viêm gan B mũi đầu tiên tại một vị trí tiêm
khác. Sau đó cần tiêm đủ 3 liều vắc-xin trong vòng 6 tháng sau (lịch tiêm: tháng 0,
1 và 6).
- Nếu người bị phơi nhiễm có tiền sử không đáp ứng với vắc-xin viêm gan B,
cần tiêm thêm một liều HBIG vào tháng tiếp theo.
- Nếu đã đạt mức HBsAg ≥ 10mIU/mL tức là người đó đã đạt mức miễn dịch
bảo vệ và không cần tiêm tiếp HBIG hoặc vắc xin.
12
- Xét nghiệm lại anti-HBs, HBsAg và ALT sau 6 tháng để đánh giá lại.
2.1.7. Điều trị viêm gan B mạn
Mặc dù hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi viêm gan B mạn, các thuốc hiện
nay có tác dụng ức chế vi rút hiệu quả, giảm nguy cơ xơ gan và ung thư gan. Cần
thường xuyên đánh giá mức độ tổn thương gan để đưa ra quyết định điều trị phù
hợp và kịp thời.
Không phải ai mắc viêm gan B mạn cũng cần dùng thuốc điêu trị. Bệnh nhân
cần được giải thích về lý do cần điều trị, các lựa chọn về thuốc, tác dụng phụ và
nguy cơ kèm theo mỗi phác đồ điều trị.
2.2. LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN
2.2.1. Thuyết hành vi dự định
Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB) của Ajzen
(1991) là một trong những lý thuyết rất có ảnh hưởng trong lĩnh vực nghiên cứu về
hành vi của con người và đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác
nhau. Thuyết này được phát triển từ thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned
Action - TRA) khi cho rằng hành động thực tế của con người chịu ảnh hưởng bởi ý
định thực hiện hành vi đó. Cụ thể trong trường hợp này, quyết định tiêm vắc xin
phòng viêm gan B sẽ chịu ảnh hưởng bởi ý định tiêm vắc xin phòng viêm gan B.
Thuyết hành vi dự định cho rằng thái độ, chuẩn chủ quan và khả năng kiểm soát
hành vi là những yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi. Theo đó, hành vi có thể dự
báo được thông qua việc xem xét ảnh hưởng của các yếu tố này. Trong trường hợp
tiêm vắc xin phòng viêm gan B, thái độ đối với việc tiêm phòng được phản ánh qua
lòng tin vào sự an toàn, hiệu quả của việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B, chuẩn
chủ quan chính là tác động từ môi trường xung quanh như người thân, bạn bè, bác
sĩ… và khả năng kiểm soát hành vi được phản ánh qua khả năng chi trả cho vắc-xin,
sự hiểu biết về vắc-xin.
13
Kiểm soát hành vi
Hình 2.2: Thuyết hành vi dự định Theory of Planned Behavior
Nguồn: Ajzen (1991)
2.2.2. Thuyết niềm tin sức khỏe
Vào năm 1950 các nhà nghiên cứu cộng đồng tại Mỹ bắt đầu phát triển lý
thuyết mô hình tâm lý học. Tác giả Lewin’s (1951) đã đề cập đến mối quan hệ giữa
niềm tin sức khỏe và hành vi. Năm 1974, Rosenstock được cho là người đầu tiên
đưa ra mô hình lý thuyết Heath belief model (HBM). Becker và cộng sự (1977) đã
hợp nhất các lý thuyết về lĩnh vực này và xuất bản tài liệu với tên gọi hành vi bệnh
nhân với phục hồi sức khỏe và kiểm soát bệnh.
Lý thuyết HBM là một lý thuyết mạnh trong nghiên cứu tâm lý sức khỏe.
Điều đó thể hiện qua số lượng các nghiên cứu thực nghiệm đã áp dựng lý thuyết
HBM. Lý thuyết HBM mạnh trên yếu tố nhận thức ảnh hưởng lên hành vi với niềm
tin để ảnh hưởng lên hành vi con người trong lĩnh vực sức khỏe.
Chuẩn chủ quan Ý định
Thái độ
Hành vi
14
Hình 2.3: Mô hình niềm tin sức khỏe
Nguồn: Conner và Sparks (2005)
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN
2.3.1. Nghiên cứu trong nước
Mục tiêu trong nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Truyền và cộng sự (2011) là
nhàm xác định kiến thức thái độ thực hành của sinh viên và các yếu tố liên quan về
phòng bệnh viêm gan siêu vi B. Các tác giả sử dụng phương pháp cắt ngang mô tả
để nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là 402 sinh viên ở ký túc xá trường cao đẳng
sư phạm Nha Trang, Khánh Hòa vào tháng 4 năm 2010; với bộ câu hỏi tự điền soạn
sẵn. Qua khảo sát 402 sinh viên về phòng bệnh Viêm gan siêu vi B cho thấy, có
68% sinh viên có kiến thức đúng, 90% có thái độ đúng, 18% có thực hành đúng.
Nguồn thông tin về bệnh Viêm gan siêu vi B được tiếp cận nhiều nhất từ ti vi 77%.
Sử dụng phương pháp so sánh t-test, nhóm tác giả đưa ra một số nhận định như sau:
15
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê kiến thức bệnh Viêm gan siêu vi B giữa sinh
viên có trình độ học vấn khác nhau; thái độ về phòng bệnh Viêm gan siêu vi B của
sinh viên không bị chi phối bởi các đặc điểm giới tính, nơi thường trú và tiền sử gia
đình về bệnh Viêm gan siêu vi B; có mối liên quan có ý nghĩa thống kê về thực
hành phòng bệnh Viêm gan siêu vi B với đặc điểm giới tính; có mối liên quan giữa
kiến thức đúng và thái độ đúng; có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thái độ
đúng và thực hành đúng; không có mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về
phòng bệnh Viêm gan siêu vi B.
Nghiên cứu của Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị Kim Yến (2010) nhằm xác
định tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B của người dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần
Thơ; xác định tỷ lệ người dân có kiến thức, thái độ và thực hành đúng trong việc
phòng ngừa viêm gan B. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành
với 493 người đang cư ngụ ở quận Ninh Kiều, trong đó có 285 người được xét
nghiệm máu. Tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B trong người dân ở quận Ninh Kiều là
7%; tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B là
52.5%; thái độ đúng là 95.9%; hành vi đúng là 81.3%. Có mối liên hệ giữa thái độ
đúng với kiến thức đúng và hành vi đúng; và giữa thái độ đúng với hành vi đúng.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Điểm và cộng sự (2012) nhằm đánh giá kiến
thức, thái độ, thực hành về phòng chống lây nhiễm virut viêm gan B của nhân viên
y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2009. Dựa trên bảng câu hỏi được
chuẩn bị sẵn, nhóm tác giả tiến hành khảo sát 385 nhân viên của bệnh viện. Các đối
tượng được khảo sát này được chia thành 02 nhóm, nhóm thứ nhất là nhóm tiếp xúc
trực tiếp (cấp cứu, lâm sàng, khám, xét nghiệm, phẫu thuật); nhóm thứ hai là nhóm
tiếp xúc gián tiếp (tổ chức, hành chính, kế toán, vật tư, chẩn đoán hình ảnh, dược).
Phương pháp thống kê mô tả, so ánh tần số, t-test được sử dụng để phân tích dữ
liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số nhân viên y tế đều hiểu biết các đường lây
truyền virut viêm gan B, và hiểu biết nhiều nhất qua đường máu dịch tiết, kiêm đâm
bị nhiễm (93.2%). Sự hiểu biết của nhóm tiếp xúc trực tiếp về khả năng tồn tại môi
trường bên ngoài và mức độ lây nhiễm của virut viêm gan B thì cao hơn hẳn nhóm
16
tiếp xúc gián tiếp. Qua nghiên cứu, số nhân viên y tế chưa xét nghiệm virut viêm
gan B là 18.8%; chưa tiêm phòng là 28.5%. Số nhân viên y tế sau khi xét nghiệm
virut viêm gan B thì có ý thức về động viên người thân đi xét nghiệm, tiêm ngừa thì
ở mức trung bình khá. Đa số nhân viên y tế đều có thái độ tích cực trong việc ngăn
ngừa và kiểm soát nhiễm virut viêm gan B. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy,
không có sự khác biệt giữa trình độ chuyên môn với việc luôn luôn sử dụng dụng cụ
y tế vô khuẩn, bơm kim tiêm một lần khi làm công tác chuyên môn; riêng việc
mang găng tay thì có sự khác biệt khi làm công tác chuyên môn. Có sự khác biệt về
thái độ bản thân đối với virut viêm gan B với việc thực hiện mang găng tay khi làm
công tác chuyên môn.
Nghiên cứu của Trần Thị Tây Nguyên và Phan Văn Tường (2012) nhằm mô
tả kiến thức, thái độ và thực hành phòng lây nhiễm viêm gan B của học sinh điều
dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Phú Yên năm 2015; và xác định một số yếu tố có liên
quan trong phòng ngừa viêm gan B. Phương pháp thống kê mô tả, kiểm định Chi
bình phương được vận dụng để phân tích dữ liệu thu thập được. Kết quả phân tích
dựa trên 150 quan sát là các sinh viên điều dưỡng năm cuối cho thấy, 82.7% học
sinh đạt tiêu chuẩn về kiến thức, 70% học sinh đạt tiêu chuẩn về thái độ, 77.3% học
sinh được xếp vào nhóm đạt về tiêu chí thực hành phòng ngừa viêm gan B. Bên
cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến
thức và độ tuổi; giữa kiến thức và thực hành; nhưng không có mối liên quan giữa
thái độ và thực hành. Trần Thị Tây Nguyên và Phan Văn Tường (2012) cũng đưa ra
nhận định, các nhận định trên được đưa ra từ phân tích hai biến, chưa có sự kiểm
soát nhiễu, đây cũng là một hạn chế của nghiên cứu.
Nghiên cứu của Hang và cộng sự (2019) nhằm tìm hiểu về kiến thức, thái độ,
và hành vi phòng ngừa, cũng như tiêm phòng virut viêm gan B của phụ nữ mang
thai và những người mẹ. Nghiên cứu được tiến hành ở tỉnh Hòa Bình và Quảng
Ninh năm 2017. Bảng câu hỏi được chuẩn bị sẽ được gửi đến các phụ nữ đang
khám ở các bệnh viện, các phòng khám chăm sóc phụ nữ để thu thập dữ liệu. Bảng
hỏi gồm các câu hỏi để thu thập thông tin về nhân khẩu học, lịch sử cá nhân liên
17
quan đến viêm gan B, kiến thức, thái độ về viêm gan B, những câu hỏi dành cho các
bà mẹ… Phương pháp hồi quy đa biến được sử dụng chính trong nghiên cứu này để
phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số 380 quan sát, 50.3% đã mang thai
và 49.7% đã tứng sinh con. Mặc dù 70.3% người tham gia báo cáo đã nhận được
thông tin về virut viêm gan B trong thời gian họ mang thai, nhưng chỉ có 10.8% trả
lời chính xác cho tất cả các câu hỏi liên quan đến đường lây truyền viêm gan B và
các biện pháp phòng ngừa. Mặc dù 86.1% người tham gia tin rằng tiêm vắc-xin
viêm gan B là cần thiết đối với trẻ sơ sinh, nhưng chỉ có 66.1% trả lời rằng họ chắc
chắn sẵn sàng tự tiêm vắc-xin cho con trong vòng 24 giờ. Kết quả hồi quy đa biến
cho thấy, những người nhận được thông tin về virut viêm gan B trong khi mang thai
sẽ giúp cải thiện điểm số kiến thức về viêm gan B của họ. Bên cạnh đó, những
người phụ nữ được chăm sóc, cung cấp dịch vụ y tế ở tuyến y tế tỉnh sẽ có khả năng
tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cao hơn nhưng người khác. Đặc biệt, kết quả hồi quy
cho thấy kiến thức không có tác động đến quyết định tiêm phòng viêm gan B cho
trẻ sơ sinh.
2.3.2. Nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Frew và cộng sự (2014) nhằm tìm ra các rào cản đối với việc
gia tăng tỷ lệ tiêm phòng viêm gan B và đề xuất giải pháp nhằm làm tăng tỷ lệ miễn
dịch với virut viêm gan B trong cộng đồng dễ bị tổn thương. Cụ thể, nghiên cứu này
sẽ xác định các yếu tố ở cấp độ cá nhân và cấp độ cộng đồng ảnh hưởng đến việc
khám sàng lọc và tiêm phòng viêm gan B. Nghiên cứu được tiến hành trên mẫu
nghiên cứu là những người Mỹ gốc Việt ở Atlanta, Georgia. Tổng cộng có 316
người tham gia nghiên cứu, là những người đã trưởng thành (18 tuổi trở lên).
Những người tham gia nghiên cứu này được cung cấp một bảng câu hỏi gồm 157
mục hỏi để đo lường về thái độ của người tham gia nghiên cứu về viêm gan B, sàng
lọc và tiêm phòng. Bên cạnh các thống kê mô tả, phương pháp kiểm định Cronbach
Alpha, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy đa biến là các phương pháp được vận
dụng để thực hiện nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những hỗ trợ từ cộng
đồng và xã hội sẽ thúc đẩy việc khám sàng lọc, tiêm phòng và đưa ra ý định tiêm
18
phòng viêm gan B trong tương lai. Đồng thời, những quan niệm sai lầm sẽ làm
giảm khả năng khám sàng lọc và tiêm phòng viêm gan của những người tham gia
nghiên cứu. Những người có khả năng chi trả cho dịch vụ y tế có xác suất tiêm
phòng cao hơn và những người dễ tiếp cận với các trung tâm chăm sóc sức khỏe sẽ
có ý định tiêm phòng viêm gan B cao hơn những người khác.
Mục tiêu nghiên cứu của Zhu và cộng sự (2014) là điều tra các quyết định
tiêm chủng viêm gan B ở người trưởng thành bị ảnh hưởng như thế nào bởi các yếu
tố kinh tế, tình trạng kinh tế xã hội và đặc điểm nhân khẩu học. Kết quả nghiên cứu
sẽ là căn cứ để đánh giá tiềm năng chính sách tiêm chủng có thể ảnh hưởng đến tỷ
lệ bao phủ vắc-xin viêm gan B ở người lớn. Nhóm tác giả đã phỏng vấn 22.618
người lớn, từ 15 tuổi 59 tuổi, từ 7.948 hộ gia đình, tại 45 ngôi làng từ 7 tỉnh để thu
thập dữ liệu. Sử dụng hồi quy Logit đa thức để nghiên cứu cho các trường hợp chưa
được tiêm phòng, tiêm phòng một phần và tiêm phòng đầy đủ. Đối với nhóm người
chưa được tiêm chủng, nhóm tác giả cũng đã đưa ra câu trả lời cho việc tiêm phòng
giả định bằng cách cung cấp chính sách tiêm chủng viêm gan B miễn phí và nhiều
khoản tiền khác nhau để bù đắp chi phí liên quan đến tiêm chủng trực tiếp và gián
tiếp. Kết quả nghiên cứu cho thấy phí sử dụng vắc-xin, thời gian cần thiết để tiêm
vắc-xin và chi phí đi lại liên quan đến tiêm chủng có tác động tiêu cực đến tiêm vắc-
xin viêm gan B. Thu nhập cao hơn có tác động tích cực đến tỷ lệ bao phủ và tỷ lệ
bao phủ giảm dần theo tuổi tác, đồng thời không có sự khác biệt đáng kể giữa các
giới tính. Trong mẫu phụ đã trả lời đối với chính sách tiêm phòng giả định, 55 -
72% người tham gia nghiên cứu (tùy theo số tiền được cung cấp dưới dạng bồi
thường) cho biết họ sẽ chấp nhận tiêm chủng nếu được cung cấp miễn phí.
Nghiên cứu của Nagpal và Hegde (2016) nhằm để đánh giá kiến thức, thái độ
và thực hành của sinh viên nha khoa về nhiễm virut viêm gan B tại một trường học
bệnh viện nha khoa tư nhân ở Ấn Độ. Bảng câu hỏi xoay quan các yếu tố như nhận
thức, các kênh lây truyền, phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị, tình trạng tiêm phòng
viêm gan B và điều trị dự phòng được cung cấp cho 486 sinh viên nha khoa tham
gia nghiên cứu. Trong đó, 100 người là sinh viên năm nhất, 103 sinh viên năm thứ
19
hai, 98 sinh viên năm thứ ba, 100 sinh viên năm cuối và 85 là thực tập sinh. Phương
pháp thống kê mô tả và kiểm định Chi bình phương được vận dụng để phân tích.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng cộng có 88.7% sinh viên biết về việc truyền virut
viêm gan B; có 64% học sinh được chủng ngừa virut viêm gan B. Ngoài ra, đa số
các sinh viên (91.1%) đều đồng ý tiêm chủng chống nhiễm virut viêm gan B. Kết
quả thống kê cũng cho thấy, chỉ có 28.4% sinh viên biết về điều trị sau phơi nhiễm
chống lại nhiễm virut viêm gan B; khoảng 58.8% sinh viên biết về các biện pháp
phòng ngừa nhiễm virut viêm gan B.
Mục tiêu nghiên cứu của Mungandi và cộng sự (2017) là nhằm xác định tỷ lệ
tiêm phòng vắc xin viêm gan B trên những người làm việc trong lĩnh vực y tế, và
xác định những yếu tố có ảnh hưởng đến việc tiêm phòng viêm gan B này. Nghiên
cứu được thực hiện tại 7 cơ sở y tế trên khắp quận Lusaka ở Zambia. Mẫu nghiên
cứu là 331 nhân viên y tế, trong đó 90 là y tá, 88 là bác sĩ, 86 là nhân viên phòng thí
nghiệm và 67 là công nhân nói chung. Phương pháp thống kê mô tả và hồi quy
Logit đa biến được vận dụng để phân tích. Kết quả thống kê cho thấy, chỉ có 64
(19.3%) nhân viên y tế được tiêm vắc-xin chống viêm gan B, với 35 (54.7%) trong
số này được tiêm phòng đầy đủ và 29 (45.3%) được tiêm phòng một phần. Ngoài ra,
kết quả hồi quy cũng chỉ ra rằng tuổi tác, số lần tai nạn nghề nghiệp do vật sắt nhọn
gây ra trong năm, được tập huấn về kỹ năng phòng bệnh lây nhiễm là những yếu tố
có tác động tích cực đến việc tiêm phòng viêm gan B.
Nghiên cứu của Akibu và cộng sự (2018) nhằm đánh giá thái độ của nhân
viên y tế tại Ethiopia về viêm gan B và nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến
việc tiêm phòng viêm gan B. Mẫu nghiên cứu gồm 403 quan sát, là các nhân viên
tại bệnh viện đại học y dược trung tâm Adama. Tổng cộng 13 câu hỏi được thiết kế
theo dạng thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để đo lường thái độ của nhân
viên y tế đối với viêm gan B. Những người có điểm số trung bình lớn hơn 60% sẽ
được xếp vào nhóm có thái độ tích cực về viêm gan B. Bên cạnh đó, để xác định
yếu tố có ảnh hưởng đến việc tiêm phòng viêm gan B, các tác giả sử dụng phương
pháp hồi quy Logit đa biến để nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tiêm
20
phòng viêm gan B là 25.6%; lý do thường nhắc đến giải thích cho việc không tiêm
phòng viêm gan B là do chi phí cao (41%), và không có sẵn vắc xin (36%). Hơn ba
phần tư (77.8%) người tham gia nghiên cứu đồng ý rằng viêm gan B là một mối đe
dọa lớn cho sức khỏe cộng đồng và những người tham gia nghiên cứu tin rằng nghề
nghiệp của họ sẽ khiến họ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn (75.9%). Bên cạnh đó, kết
quả hồi quy Logit đa biến cho thấy, ba yếu tố gồm: được tham dự các lớp tập huấn
phòng chống viêm gan B, đã từng có những hành vi rủi ro, có kinh nghiệm làm việc
lâu sẽ có tác động tích cực đến việc tiêm phòng vắc xin viêm gan B.
Nghiên cứu của Liu và cộng sự (2018) là nhằm xác định những yếu tố có ảnh
hưởng đến việc tiêm phòng viêm gan B của những người làm công việc chăm sóc
sức khỏe. Nhóm tác giả nghiên cứu trên 22 bệnh viện ở 3 thành phố phát triển ở
Trung Quốc và đã phỏng vấn 929 người tham gia nghiên cứu. Phương pháp thống
kê mô tả và kiểm định Chi bình phương được vận dụng để phân tích dữ liệu nghiên
cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 80.8% người tham gia nghiên cứu đã được
tiêm phòng viêm gan B và 96.7% trã lời sẵn sàng được tiêm phòng; và 38.2% số
người làm nghề chăm sóc sức khỏe báo cáo có ít nhất một vết thương do kim đâm
hoặc vật nhọn. Ba bệnh viện có chính sách cung cấp vắc-xin viêm gan B miễn phí
cho người lao động và bệnh viện có chính sách tiêm phòng viêm gan B có số lượng
người tham gia phỏng vấn được tiêm phòng viêm gan B cao hơn những bệnh viện
khác. Những người làm việc trong môi trường rủi ro, hiểu biết nhiều về vắc-xin
viêm gan B, có ít năm kinh nghiệm hơn thì có khả năng được chủng ngừa viêm gan
B cao hơn. Ngoài ra, những người quản lý của các khaa nhiễm và quản lý sức khỏe
đều có thái độ tích cực đối với việc tiêm phòng viêm gan B.
2.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Kết quả tổng quan cơ sở lý thuyết trong Chương 2 đã chỉ ra viêm gan B là
một bệnh nhiễm trùng gan rất nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng do vi
rút viêm gan B gây ra. Vi rút viêm gan B tồn tại trong máu và dịch thể, có thể lây từ
mẹ sang con khi sinh, qua đường máu, và qua quan hệ tình dục không bảo vệ. Hiện
21
chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc xin viêm gan B là cách phòng bệnh hiệu
quả nhất. Song song đó, kết quả lược khảo lý thuyết cho thấy, Thuyết hành vi dự
định (Theory of Planned Behavior - TPB) của Ajzen (1991) là một trong những lý
thuyết rất có ảnh hưởng trong lĩnh vực nghiên cứu về hành vi của con người và đã
được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể, quyết định tiêm vắc
xin phòng viêm gan B sẽ chịu ảnh hưởng bởi ý định tiêm vắc xin phòng viêm gan
B. Thuyết hành vi dự định cho rằng thái độ, chuẩn chủ quan và khả năng kiểm soát
hành vi là những yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi. Ngoài ra, kết quả lược khảo
các nghiên cứu thực nghiệm trước đây cũng đã cho thấy một số đặc điểm kinh tế xã
hội của người tham gia nghiên cứu cũng có ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin
phòng viêm gan B.
Kết quả tổng quan tài liệu cho thấy, ở Việt Nam cũng đã có những nghiên
cứu tiến hành tìm hiểu về chủ đề này. Đối tượng nghiên cứu thường là những người
hoạt động trong các ngành nghề dễ có nguy cơ lây nhiễm viêm gan B, phương pháp
nghiên cứu phổ biến là thống kê mô tả, dựa trên việc thống kê kết quả trả lời bảng
câu hỏi khảo sát đo lường kiến thức, thái độ và thực hành về phòng viêm gan B, từ
đó đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của những người tham gia nghiên cứu
trong việc phòng viêm gan B. Còn trong bài nghiên cứu này, nhóm đối tượng
nghiên cứu là ở những người trưởng thành (nhóm ít được quan tâm trong các nghiên
cứu trước). Ngoài ra, bên cạnh sử dụng phương pháp thống kê mô tả như hầu hết
các nghiên cứu trước, đề tài còn vận dụng phương pháp hồi quy Binary Logistic đa
biến để nghiên cứu những yếu tố tác động đến việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B
(một phương pháp phòng ngừa hiệu quả viêm gan B), từ đó sẽ có cơ sở để đề xuất
một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B ở những người
trưởng thành.
22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở tổng quan cơ sở lý thuyết đã được trình bày, chương này tập trung
vào việc xây dựng khung phân tích để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, từ
đó, xây dựng mô hình nghiên cứu, cách thức đo lường các biến số được đề xuất
trong mô hình. Các vấn đề liên quan đến dữ liệu như cách thức chọn mẫu, quy mô
mẫu… và phương pháp phân tích dữ liệu cũng được trình bày trong chương này.
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu của luận văn được mô tả qua các bước cụ thể sau:
Bước 1: Trên cơ sở vấn đề nghiên cứu đã đặt ra, tiến hành xác định các mục
tiêu cụ thể để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, xác định đúng đối tượng và
phạm vi để tiến hành nghiên cứu.
Bước 2: Tiến hành lược khảo các tài liệu có liên quan đến viêm gan B, trong
đó tập trung lược khảo các tài liệu thể hiện rõ khái niệm, đặc điểm, cách phòng
ngừa viêm gan B… Đặc biệt, lược khảo chi tiết các nghiên cứu thực nghiệm về chủ
đề có liên quan đến việc tiêm phòng viêm gan B nhằm nắm bắt các lý thuyết,
phương pháp, kết quả nghiên cứu về chủ đề này đã được nghiên cứu trước, từ đó có
cách tiếp cận phù hợp để giải quyết vấn đề.
Bước 3: Trên cơ sở tổng quan cơ sở lý thuyết, tiến hành đề xuất mô hình
nghiên cứu cụ thể để giải quyết vấn đề nghiên cứu đã đặt ra. Dựa trên kết quả lược
khảo các nghiên cứu trước có liên, xây dựng cách thức đo lường các biến số trong
mô hình nghiên cứu đã đề xuất. Căn cứ vào mô hình nghiên cứu cụ thể này, xác
định phương pháp phân tích dữ liệu phù hợp.
Bước 4: Tiến hành phân tích, xử lý dữ liệu. Dựa vào kết quả phân tích dữ
liệu, tiến hành so sánh, nhận xét về kết quả nghiên cứu này. Đặc biệt, cần đảm bảo
việc diễn giải kết quả thu được phải dựa trên các nguyên tắc, lý thuyết về kinh tế,
quản trị sức khỏe và có so sánh với các kết quả nghiên cứu trước.
23
Vấn đề nghiên cứu
Tổng quan tài liệu
 Cái khái niệm, lý thuyết
 Các nghiên cứu có liên quan
Mô hình và giả thuyết nghiên
cứu
Thu thập và xử lý dữ liệu
 Đo lường các biến
 Dấu kỳ vọng
 Mẫu nghiên cứu
 Phương pháp ước lượng
 Các kiểm định
Phân tích, thảo luận kết quả
Kết luận và hàm ý chính sách
 Kết luận
 Khuyến nghị chính sách
 Hạn chế của luận văn và
hướng nghiên cứu tiếp theo
Bước 5: Kết luận cô động kết quả nghiên cứu đạt được, trong đó tập trung
vào kết quả của những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ban đầu. Dựa trên kết quả
nghiên cứu được, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường tỷ lệ tiêm phòng viêm gan B.
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Đề xuất của tác giả
24
Quyết định/ Ý
định tiêm vắc
xin phòng
viêm gan B
Thái độ
Chuẩn chủ
quan
Kiểm soát
hành vi
Đặc điểm kinh tế - xã
hội
 Giới tính
 Học vấn
 Tuổi
 Hôn nhân
 Con cái
 Thu nhập
 Thu nhập chính
 Tiền sử gia đình
3.2. KHUNG PHÂN TÍCH
Dựa trên Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB) của
Ajzen (1991) và kết quả của các nghiên cứu trước về chủ đề viêm gan B, đề tài xây
dựng khung phân tích để nghiên cứu về các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc ra
quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Theo đó, thái độ, chuẩn chủ quan và khả
năng kiểm soát hành vi là 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin
phòng viêm gan B. Bên cạnh đó, dựa trên kết quả tổng quan các nghiên cứu thực
nghiệm trước đây, đề tài còn bổ sung thêm vào khung phân tích các đặc điểm kinh
tế xã hội của người tham gia nghiên cứu để xem xét liệu các yếu tố này có ảnh
hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B hay không. Khung phân tích
của đề tài được trình bày như sau:
Hình 3.2: Các yếu tố ảnh hưởng quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B
Nguồn: Đề xuất của tác giả
25
3.2.1. Thái độ
Thuyết hành vi dự định TPB của Ajzen (1991) cho rằng thái độ là yếu tố
quan trọng có ảnh hưởng đến ý định hành vi, được phản ánh qua sự tin tưởng vào sự
đúng đắn của việc thực hiện hành vi. Trong các nghiên cứu thực nghiệm có liên
quan, thái độ về viêm gan B, về vắc xin phòng viêm gan B đã được khá nhiều tác
giả xem xét khi nghiên cứu về việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B, như nghiên cứu
của Huỳnh Thị Kim Truyền và cộng sự (2011), Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị Kim
Yến (2010), Nguyễn Thị Điểm và cộng sự (2012), Trần Thị Tây Nguyên và Phan
Văn Tường (2012), Frew và cộng sự (2014). Các tác giả này thường sử dụng bảng
câu hỏi được thiết kế dưới dạng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường thái độ của
người tham gia nghiên cứu về viêm gan B. Các nhận định trong bảng câu hỏi đo
lường thái độ của các nghiên cứu tuy có khác nhau, nhưng cũng thường xoay quanh
những vấn đề như: cảm nhận của người được hỏi về vấn đề viêm gan B, về thái độ e
ngại, kỳ thị đối với những người bị viêm gan B, về sự chủ động trong phòng tránh,
về sự tin tưởng vào vắc xin phòng viêm gan B… Dựa trên các câu hỏi đo lường thái
độ của người tham gia nghiên cứu về viêm gan B đã được sử dụng trong các nghiên
cứu của Huỳnh Thị Kim Truyền và cộng sự (2011), Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị
Kim Yến (2010), Nguyễn Thị Điểm và cộng sự (2012), Trần Thị Tây Nguyên và
Phan Văn Tường (2012), Frew và cộng sự (2014), đề tài đề xuất, tổng hợp thành bộ
câu hỏi đo lường thái độ của những người trưởng thành đang sinh sống ở TP. Hồ
Chí Minh về viêm gan B. Tổng cộng có 14 câu nhận định được đề xuất và được đo
lường bằng thang đo Likert 5 mức độ. Những người có tổng điểm số đo lường thái
độ càng cao chứng tỏ người đó có thái độ tích cực, hay nói cách khác là có thái độ
đúng về viêm gan B.
26
Bảng 3.1: Thang đo thái độ về viêm gan B
STT Nhận định Đánh giá
1.1 Viêm gan B là vấn đề quan trọng mà xã hội cần
quan tâm
1 2 3 4 5
1.2 Không nên kỳ thị những người bị viêm gan B 1 2 3 4 5
1.3 Không nên xa lánh những người bị viêm gan B 1 2 3 4 5
1.4 Không cảm thấy lo ngại khi làm việc chung văn
phòng với người bị viêm gan B
1 2 3 4 5
1.5 Không cảm thấy lo ngại khi ăn chung bàn với
người bị viêm gan B
1 2 3 4 5
1.6 Không cảm thấy lo ngại khi người thân có đồng
nghiệp hoặc bạn bè bị viêm gan B
1 2 3 4 5
1.7 Sẵn sàng và chủ động chia sẻ kiến thức phòng
ngừa viêm gan B cho người khác
1 2 3 4 5
1.8 Việc xét nghiệm viêm gan B là cần thiết 1 2 3 4 5
1.9 Việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B là cần
thiết
1 2 3 4 5
1.10 Nên để bác sĩ điều trị khi bị viêm gan B 1 2 3 4 5
1.11 Khuyên người thân trong gia đình đi xét
nghiệm khi bản thân bị viêm gan B
1 2 3 4 5
1.12 Vắc xin phòng viêm gan B an toàn 1 2 3 4 5
1.13 Vắc xin phòng viêm gan B có hiệu quả cao 1 2 3 4 5
1.14 Việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B nên là quy
định bắt buộc
1 2 3 4 5
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
27
3.2.2. Kiểm soát hành vi
Theo Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB) của Ajzen
(1991), khả năng kiểm soát hành vi bao gồm các yếu tố phản ánh năng lực, nguồn
lực để cá nhân có thể thực hiện hành vi. Trong phạm vi của đề tài, đề tài tập trung
nghiên cứu yếu tố kiến thức về viêm gan B. Các nghiên cứu thực nghiệm của Trần
Thị Tây Nguyên và Phan Văn Tường (2012), Frew và cộng sự (2014), Mungandi và
cộng sự (2017), Liu và cộng sự (2018) đã chỉ ra kiến thức tốt về viêm gan B là yếu
tố có ảnh hưởng tích cực đến việc tiêm vắc- xin phòng viêm gan B. Để đo lường
kiến thức của một người về viêm gan B, các tác giả thường sử dụng bộ câu hỏi được
thiết kế dưới dạng Đúng/ Sai để kiểm tra kiến thức của người tham gia nghiên cứu.
Kiến thức của người tham gia nghiên cứu về viêm gan B được phản ánh qua tổng số
điểm mà người này nhận được sau khi làm bài kiểm tra kiến thức (tổng số câu đúng
so với đáp án). Các câu hỏi đo lường kiến thức về viêm gan B chủ yếu xoay quanh
sự hiểu biết tổng quát về viêm gan B, về các đường lây truyền, cách phòng tránh,
hậu quả của viêm gan B và kiến thức về vắc xin phòng viêm gan B. Dựa trên kết
quả tham khảo các nghiên cứu của Trần Thị Tây Nguyên và Phan Văn Tường
(2012), Frew và cộng sự (2014), Mungandi và cộng sự (2017), Liu và cộng sự
(2018), đề tài đề xuất bộ câu hỏi đo lường kiến thức về viêm gan B như sau:
Bảng 3.2: Thang đo kiến thức về viêm gan B
STT Câu hỏi
Đáp án
Đúng Sai
2.1 Viêm gan B (còn gọi là viêm gan vi rút B hay viêm gan siêu vi
B) là tình trạng sưng tấy hoặc hoại tử tế bào gan cấp hoặc mạn
tính
X
2.2 Tỷ lệ lưu hành virus viêm gan B ở Việt Nam là từ 10-20% dân
số
X
2.3 Việt Nam là một trong các nước có tỷ lệ lưu hành virus viêm X
28
gan B thấp trên thế giới
2.4 Những người mắc viêm gan B đều có biểu hiện bệnh lý rõ ràng X
2.5 Viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con trong lúc sinh X
2.6 Viêm gan B là bệnh di truyền X
2.7 Viêm gan B có thể lây qua ăn uống chung, dùng chung cốc,
chén, bát đũa
X
2.8 Viêm gan B có thể lây qua việc làm việc chung cùng cơ quan,
văn phòng
X
2.9 Viêm gan B có thể lây qua việc ôm, hôn, bắt tay, ho, hắt hơi X
2.10 Viêm gan B có thể lây qua đường cho con bú sữa mẹ X
2.11 Viêm gan B có thể lây qua quan hệ tình dục không dùng bao
cao su
X
2.12 Viêm gan B có thể lây qua việc dùng chung dao cạo hoặc bằng
chải đánh răng đã có nhiễm máu
X
2.13 Viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan X
2.14 Ung thư gan là loại ung thư gây ra số ca tử vong cao thứ 2 trong
tất cả các loại ung thư
X
2.15 Người mắc viêm gan B mạn thường có triệu chứng: Vàng da,
mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, chán ăn
X
2.16 Người mắc viêm gan B cấp vẫn có cơ hội để phục hồi sau khi
nhiễm trùng và tạo ra miễn dịch bảo vệ
X
2.17 Hiện nay đã có thuốc chữa khỏi viêm gan B cấp X
2.18 Khả năng lây nhiễm của viêm gan B và HIV là tương đương
nhau
X
29
2.19 Tương tự vi rút HIV, vi rút viêm gan B có thể tồn tại vài giờ
ngoài cơ thể
X
2.20 Viêm gan B có thể dự phòng được bằng vắc xin X
2.21 Không cần xét nghiệm trước khi tiêm vắc xin phòng viêm gan B X
2.22 Tất cả trẻ sơ sinh đều cần tiêm vắc xin phòng viêm gan B X
2.23 Nên tiêm mũi vắc xin phòng viêm gan B đầu trong 24 giờ sau
khi sinh và 3 mũi tiếp theo vào 2, 3 và 4 tháng tuổi cho bé
X
2.24 Người lớn và trẻ em chưa mắc bệnh và chưa được tiêm vắc xin
phòng viêm gan B thì nên tiêm 3 mũi vào các tháng 0, 1 và 6 để
phòng viêm gan B
X
2.25 Vắc xin viêm gan B được tiêm miễn phí cho trẻ trong chương
trình tiêm chủng mở rộng quốc gia
X
2.26 Tất cả những người mắc viêm gan B mạn đều cần dùng thuốc
điều trị
X
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
3.2.3. Chuẩn chủ quan
Chuẩn chủ quan theo Thuyết hành vi dự định TPB của Ajzen (1991) được
phản ánh qua tác động từ môi trường xung quanh như người thân, bạn bè, bác sĩ…
là yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi. Trên thực tế, các nghiên cứu của Frew và cộng
sự (2014) cho thấy quyết định tiêm phòng viêm gan B của một người có khả năng
chịu tác động từ lời khuyên của bác sĩ, chuyên gia y tế, gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp. Do đó, chuẩn chủ quan được kỳ vọng là một yếu tố có ảnh hưởng đến quyết
định tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Các câu hỏi được thiết kế dạng thang đo
Likert 5 mức độ được Frew và cộng sự (2014) vận dụng để đo lường tác động từ
người thân, bạn bè, bác sĩ… đến việc tiêm phòng viêm gan B. Theo đó, đề tài cũng
đề xuất thang đo chuẩn chủ quan như dưới đây để đo lường ảnh hưởng của bác sĩ,
30
chuyên gia y tế, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… đến việc tiêm vắc xin phòng viêm
gan B.
Bảng 3.3: Thang đo chuẩn chủ quan
STT Nhận định Đánh giá
3.1 Lời khuyên từ những người thân trong gia đình
có ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin
phòng viêm gan B của Anh/ Chị
1 2 3 4 5
3.2 Lời khuyên từ bạn bè, đồng nghiệp có ảnh
hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm
gan B của Anh/ Chị
1 2 3 4 5
3.3 Lời khuyên từ bác sĩ, nhân viên y tế có ảnh
hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm
gan B của Anh/ Chị
1 2 3 4 5
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
3.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Dựa trên nền tảng là Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior -
TPB) của Ajzen (1991), cùng với mô hình nghiên cứu thực nghiệm được vận dụng
trong nghiên cứu của Frew và cộng sự (2014), mô hình nghiên cứu của đề tài được
xây dựng như sau:
HBV = β0 + β1 Gioi tinh + β2 Hoc van + β3 Tuoi + β4 Hon nhan + β5 Con
cai + β6 Thu nhap + β7 Thu nhap chinh + β8 Tien su gia dinh + β9 Kien thuc +
β10 Thai do + β11 Chuan chu quan + ε
Trong đó, các biến trong mô hình được mô tả cụ thể như sau:
HBV: Quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Trên thực tế, sẽ có các
trường hợp sau: Đã tiêm vắc xin phòng viêm gan B (Nhóm 1) và Chưa tiêm vắc xin
31
phòng viêm gan B (Nhóm 2). Trong nhóm Chưa tiêm vắc xin phòng viêm gan B sẽ
có những người có ý định tiêm nhưng chưa tiêm (Nhóm 2a) và những người không
có ý định tiêm (Nhóm 2b). Do đó, đề tài sử dụng 2 mô hình với 2 biến phụ thuộc để
nghiên cứu:
HBV1: Mang giá trị 1 nếu đã tiêm phòng (Nhóm 1), mang giá trị 0 nếu chưa
tiêm (Nhóm 2). Biến phụ thuộc sử dụng trong Mô hình 1.
HBV2: Mang giá trị 1 nếu có ý định tiêm nhưng chưa tiêm (Nhóm 2a), mang
giá trị 0 nếu chưa tiêm và cũng không có ý định tiêm (Nhóm 2b). Biến phụ thuộc sử
dụng trong Mô hình 2.
Các biến giải thích bao gồm:
Gioi tinh: Giới tính, mang giá trị 1 nếu là nam, mang giá trị 0 nếu là nữ.
Biến này đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Truyền và
cộng sự (2011), Trần Thị Tây Nguyên và Phan Văn Tường (2012), Frew và cộng sự
(2014), Zhu và cộng sự (2014), Mungandi và cộng sự (2017), Akibu và cộng sự
(2018), Liu và cộng sự (2018).
Hoc van: Trình độ học vấn. Phân thành 3 cấp độ: Chưa tốt nghiệp Trung học
phổ thông; Đã tốt nghiệp Trung học phổ thông; Đã tốt nghiệp Cao đẳng – Đại học.
Nhóm chưa tốt nghiệp Trung học phổ thông sẽ được chọn làm nhóm so sánh trong
mô hình nghiên cứu. Biến này đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Huỳnh
Thị Kim Truyền và cộng sự (2011), Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị Kim Yến
(2010), Nguyễn Thị Điểm và cộng sự (2012), Frew và cộng sự (2014), Liu và cộng
sự (2018), Hang và cộng sự (2019).
Tuoi: Tuổi tác, đo lường bằng số năm. Biến này đã được sử dụng trong các
nghiên cứu của Trần Thị Tây Nguyên và Phan Văn Tường (2012), Frew và cộng sự
(2014), Zhu và cộng sự (2014), Mungandi và cộng sự (2017), Liu và cộng sự
(2018).
32
Hon nhan: Tình trạng hôn nhân phân thành 2 nhóm: Đã kết hôn; chưa kết
hôn. Nhóm chưa kế hôn sẽ được chọn làm nhóm so sánh trong mô hình nghiên cứu.
Biến này đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị
Kim Yến (2010), Akibu và cộng sự (2018).
Con cai: Tình trạng con cái, mang giá trị 1 nếu đã có con, ngược lại mang
giá trị 0. Biến này đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Hang và cộng sự
(2019).
Thu nhap: Thu nhập bình quân 01 tháng của các thành viên trong gia đình,
đơn vị tính là triệu đồng/ người. Biến này đã được sử dụng trong các nghiên cứu
của Frew và cộng sự (2014), Zhu và cộng sự (2014), Hang và cộng sự (2019).
Thu nhap chinh: Mang giá trị 1 nếu người tham gia nghiên cứu là nguồn thu
nhập chính của gia đình, mang giá 0 nếu không phải. Biến này đã được sử dụng
trong các nghiên cứu của Frew và cộng sự (2014), Zhu và cộng sự (2014), Hang và
cộng sự (2019).
Tien su: Tiền sử bệnh viêm gan B của các thành viên trong gia đình, mang
giá trị 1 nếu trong gia đình có thành viên mắc viêm gan B, ngược lại mang giá trị 0.
Biến này đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Truyền và
cộng sự (2011), Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị Kim Yến (2010).
Kien thuc: Kiến thức về viêm gan B, đo lường bằng tổng số điểm của người
tham gia nghiên cứu sau khi trả lời bài kiểm tra kiến thức về viêm gan B. Biến này
đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Trần Thị Tây Nguyên và Phan Văn
Tường (2012), Frew và cộng sự (2014), Mungandi và cộng sự (2017), Liu và cộng
sự (2018).
Thai do: Thái độ đối với viêm gan B, đo lường thông qua bộ câu hỏi được
thiết kế dưới dạng thang đo Likert 5 mức độ. Biến này đã được sử dụng trong các
nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Truyền và cộng sự (2011), Trần Ngọc Dung và
Huỳnh Thị Kim Yến (2010), Nguyễn Thị Điểm và cộng sự (2012), Trần Thị Tây
Nguyên và Phan Văn Tường (2012), Frew và cộng sự (2014).
33
Chuan chu quan: Tác động từ gia đình, bạn bè hoặc bác sĩ, đo lường thông
qua bộ câu hỏi được thiết kế dưới dạng thang đo Likert 5 mức độ. Biến này đã được
sử dụng trong các nghiên cứu của Frew và cộng sự (2014).
Bảng tổng hợp các biến số trong mô hình nghiên cứu, cách thức đo lường,
dấu kỳ vọng và căn cứ đề xuất các biến số được trình bày trong bảng dưới đây:
34
Bảng 3.4: Các biến số trong mô hình nghiên cứu
Tên biến Ký hiệu Đơn vị Kỳ vọng
dấu
Cơ sở lý thuyết
Biến phụ thuộc
Tiêm vắc xin phòng viêm gan B Frew và cộng sự (2014), Zhu và
cộng sự (2014), Mungandi và
cộng sự (2017), Akibu và cộng
sự (2018), Liu và cộng sự (2018),
Hang và cộng sự (2019)
Mô hình 1 HBV1 1 = Đã tiêm; 0 = Chưa tiêm
Mô hình 2 HBV2 1 = Có ý định tiêm; 0 =
Không có ý định tiêm
Biến giải thích
Giới tính Gioi tinh 1 = Nam; 0 = Nữ +/- Huỳnh Thị Kim Truyền và cộng
sự (2011), Trần Thị Tây Nguyên
và Phan Văn Tường (2012), Frew
và cộng sự (2014), Zhu và cộng
sự (2014), Mungandi và cộng sự
(2017), Akibu và cộng sự (2018),
Liu và cộng sự (2018)
Học vấn Huỳnh Thị Kim Truyền và cộng
sự (2011), Trần Ngọc Dung và
- Đã tốt nghiệp THPT THPT 1 = Đã tốt nghiệp THPT; 0 = +
35
Khác Huỳnh Thị Kim Yến (2010),
Nguyễn Thị Điểm và cộng sự
(2012), Frew và cộng sự (2014),
Liu và cộng sự (2018), Hang và
cộng sự (2019)
- Đã tốt nghiệp CĐ - ĐH CĐ-ĐH 1 = Đã tốt nghiệp CĐ-ĐH; 0 =
Khác
+
Tuổi Tuoi Năm +/- Trần Thị Tây Nguyên và Phan
Văn Tường (2012), Frew và cộng
sự (2014), Zhu và cộng sự
(2014), Mungandi và cộng sự
(2017), Liu và cộng sự (2018)
Hôn nhân Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị
Kim Yến (2010), Akibu và cộng
sự (2018)
- Đã kết hôn Ket hon 1 = Đã kết hôn; 0 = Độc thân +
Con cái Con cai
1 = Đã có con; 0 = Chưa có
con
+ Hang và cộng sự (2019)
Thu nhập Thu nhap Triệu VNĐ/ tháng + Frew và cộng sự (2014), Zhu và
cộng sự (2014), Hang và cộng sự
(2019)
Thu nhập chính Thu nhap chinh 1 = Là nguồn thu nhập chính
của gia đình; 0 = Không phải
nguồn thu nhập chính
+
36
Tiền sử gia đình Tien su gia dinh 1 = Có người trong gia đình
mắc viêm gan B; 0 = Không
có người trong gia đình mắc
viêm gan B
+ Huỳnh Thị Kim Truyền và cộng
sự (2011), Trần Ngọc Dung và
Huỳnh Thị Kim Yến (2010)
Kiến thức về viêm gan B Kien thuc Điểm + Trần Thị Tây Nguyên và Phan
Văn Tường (2012), Frew và cộng
sự (2014), Mungandi và cộng sự
(2017), Liu và cộng sự (2018)
Thái độ về viêm gan B Thai do Điểm + Huỳnh Thị Kim Truyền và cộng
sự (2011), Trần Ngọc Dung và
Huỳnh Thị Kim Yến (2010),
Nguyễn Thị Điểm và cộng sự
(2012), Trần Thị Tây Nguyên và
Phan Văn Tường (2012), Frew và
cộng sự (2014)
Chuẩn chủ quan Chuan chu quan Điểm + Frew và cộng sự (2014)
Nguồn: Đề xuất của tác giả
37
3.4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.4.1. Mẫu nghiên cứu
3.4.1.1. Kích thước mẫu nghiên cứu
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), kích thước mẫu trong nghiên cứu phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác nhau như phương pháp ước lượng, độ tin cậy… và kích thước
mẫu càng lớn càng tốt nhưng sẽ tốn thời gian, kinh phí. Hiện nay, các tác giả
thường sử dụng công thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử lý để xác định cỡ
mẫu nghiên cứu. Cụ thể, đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để ước
lượng nên sẽ vận dụng công thức của Green (1991) để xác định cỡ mẫu:
N ≥ 50 + 8*m
Trong đó, N là quy mô mẫu và m là số biến trong mô hình nghiên cứu. Với
trường hợp của đề tài, mô hình nghiên cứu có 13 biến độc lập nên mẫu nghiên cứu
tối thiểu phải bằng 154 quan sát.
3.4.1.2. Phương pháp chọn mẫu
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, tức là phương pháp chọn
mẫu phi xác suất.
3.4.2. Thu thập dữ liệu
3.4.2.1. Đối tượng khảo sát
Đối tượng tham gia nghiên cứu là những người trưởng thành đang sinh sống
ở TP. Hồ Chí Minh. Các đối tượng tham gia khảo sát đảm bảo đều tự nguyện và
trên 18 tuổi.
3.4.2.2. Phương pháp khảo sát
Trong điều kiện thời gian, kinh phí có giới hạn, đề tài sử dụng phương pháp
thu thập thông tin thông qua phiếu khảo sát đã được chuẩn bị trước.
Địa điểm tiến hành thu thập dữ liệu là những nơi đông người, dễ tiếp cận đối
tượng khảo sát để đề nghị họ tham gia nghiên cứu, như: Công viên, khu vui chơi,
38
siêu thị, trường học… Người tham gia nghiên cứu sẽ được chọn theo phương pháp
thuận tiện kết hợp với phát triển mầm. Tức là sau khi tiếp cận được người chấp
nhận tham gia nghiên cứu, tác giả sẽ đề nghị những người này giới thiệu bạn bè,
người thân của họ cùng tham gia nghiên cứu.
Mặc dù có được một số thuận lợi khi thực hiện thu thập thông tin bằng
phương pháp này nhưng việc thu thập thông tin qua phiếu khảo sát cũng tiềm ẩn rủi
ro là những người tham gia khảo sát sẽ không trả lời đầy đủ các thông tin trong
phiếu khảo sát. Do đó, sẽ có nhiều phiếu khảo sát được phát ra với kỳ vọng sẽ đáp
ứng được yêu cầu về số lượng mẫu khảo sát phục vụ cho nghiên cứu.
3.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy Binary Logistic đa biến để nghiên cứu
những yếu tố tác động đến việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Phương pháp hồi
quy Binary Logistic được sử dụng là bởi theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng
Ngọc (2008), phương pháp này được sử dụng khi biến phụ thuộc trong nghiên cứu
ở dạng nhị phân để ước lượng xác suất một sự kiện có thể xảy ra với những thông
tin của biến độc lập trong mô hình nghiên cứu.
Với hồi quy Binary Logistic, thông thường ta chỉ cần thu thập về biến phụ
thuộc là một sự kiện nào đó có xảy ra hay không, cụ thể trong trường hợp này là
người tham gia nghiên cứu có tiêm vắc xin phòng viêm gan B hay không tiêm vắc
xin phòng viêm gan B; biến phụ thuộc Y trong mô hình nghiên cứu lúc này có giá
trị 0 hoặc 1, với 0 là không tiêm vắc xin phòng viêm gan B và 1 là có tiêm vắc xin
phòng viêm gan B. Từ biến phụ thuộc nhị phân này, một thủ tục sẽ được dùng để
tính xác suất sự kiện có thể xảy ra theo quy tắc đó là nếu xác suất được dự đoán lớn
hơn 0,5 thì kết quả dự đoán sẽ là “có” tiêm vắc xin phòng viêm gan B, ngược lại kết
quả dự đoán sẽ là “không” tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Để đơn giản khi tiếp
cận, ta tiến hành xem xét một trường hợp cụ thể của mô hình Binary Logistic khi
chỉ có một biến độc lập X như sau:
39
𝑒
Pi = E (Y = 1/X) = 𝑒
(𝛽0+𝛽1𝑋)
1+ 𝑒(𝛽0+𝛽1𝑋)
Trong công thức nêu trên, Pi = E (Y = 1/X) = P (Y = 1) gọi là xác suất để sự
kiện xảy ra (Y = 1) khi biến độc lập X có giá trị cụ thể Xj. Ký hiệu biểu thức (β0 +
β1X) là z, biểu thức được viết lại như sau:
P (Y = 1) = 𝑒
𝑧
1+ 𝑒𝑧
Xác suất không xảy ra sự kiện được xác định:
P (Y = 0) = 1 – P (Y = 1) = 1 - 𝑒
𝑧
1+ 𝑒𝑧
Khi so sánh xác suất xảy ra sự kiện với xác suất không xảy ra sự kiện, tỷ lệ
chênh lệch được thể hiện như sau:
𝑃(𝑌=1)
=
𝑃(𝑦=0)
𝑒𝑧
1+ 𝑒
𝑧
𝑒𝑧
1+ 𝑒𝑧
Lấy log cơ số e hai vế và thực hiện biến đổi:
𝑙𝑜𝑔 [
𝑃(𝑌=1)
] = 𝑙𝑜𝑔𝑒𝑧
𝑒
Vì 𝑙𝑜𝑔𝑒
𝑧
= z nên kết quả là:
𝑃(𝑦=0) 𝑒
𝑙𝑜𝑔𝑒
[
𝑃(𝑌=1)
] = β0 + β1X
𝑃(𝑦=0)
Hay có thể viết:
𝑙𝑜𝑔𝑒
[
𝑃𝑖
] = β0 + β1X
1−𝑃𝑖
Biểu thức nêu trên là dạng hàm hồi quy Binary Logistic và có thể mở rộng
mô hình Binary Logistic cho nhiều biến độc lập Xk.
3.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 đã trình bày chi tiết các bước để tiến hành nghiên cứu. Đồng thời,
cũng thể hiện cách thức đo lường các biến số trong mô hình nghiên cứu, nhằm giải
quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra. Cách thức lựa chọn mẫu nghiên cứu và phương
pháp phân tích dữ liệu cũng đã được trình bày cụ thể trong chương này.
1−
40
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 4 sẽ trình bày các thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu, kiểm định
thang đo nghiên cứu và thực hiện phân tích hồi quy để xác định những yếu tố có
ảnh hưởng đến việc tiêm phòng viêm gan B. Dựa trên kết quả hồi quy sẽ tiến hành
phân tích, thảo luận và so sánh với kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm đã được
nghiên cứu trước đây.
4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ
Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu cho thấy, mẫu nghiên cứu gồm 337 quan
sát, trong đó, có 111 người được hỏi trả lời đã tiêm vắc xin phòng viêm gan B,
chiếm 32.94%; 164 người trả lời chưa tiêm vắc xin phòng viêm gan B nhưng có ý
định tiêm trong tương lai, chiếm 48.66%; còn lại 62 người trả lời chưa tiêm vắc xin
phòng viêm gan B và cũng không có ý định tiêm trong tương lai, chiếm 18.40%. Có
157 người tham gia nghiên cứu là nam, chiếm 46.59%, còn lại 180 người là nữ,
chiếm 53.41%. Độ tuổi trung bình của những người tham gia nghiên cứu là 32 tuổi,
cao nhất là 47 tuổi và thấp nhất là 18 tuổi.
Trong số những người tham gia nghiên cứu, 154 người đã tốt nghiệp Cao
đẳng hoặc Đại học trở lên, chiếm 45.7%; 96 người có trình độ Trung học phổ thông,
chiếm 28.49%; còn lại 87 người trả lời họ chưa tốt nghiệp Trung học phổ thông,
chiếm 25.82%. Có 172 người tham gia nghiên cứu đã có gia đình, chiếm 51.04%,
còn lại 165 người vẫn còn độc thân, chiếm 48.96%. Khi được hỏi, có 113 người trả
lời họ đã có con, chiếm 33.53%; còn lại 224 người trả lời họ vẫn chưa có con,
chiếm 66.47%. Thu nhập bình quân của những người tham gia nghiên cứu là 6,1
triệu đồng/ tháng, cao nhất là 17 triệu đồng/ tháng và thấp nhất là 2 triệu đồng/
tháng. Có 160 người được hỏi trả lời rằng họ là nguồn thu nhập chính của gia đình,
chiếm 47.48%, còn lại 177 người trả lời họ không phải là nguồn thu nhập chính của
gia đình, chiếm tỷ lệ 52.52%. Trong số những người tham gia nghiên cứu, có 101
người cho biết người thân của họ cũng bị viêm gan B, chiếm tỷ lệ 29.97%, còn lại
41
236 người trả lời gia đình họ không có người bị nhiễm viêm gan B, chiếm tỷ lệ
70.03%.
Kết quả thống kê mô tả sẽ được trình bày cụ thể trong bảng sau:
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến định tính
Quan sát Tỷ lệ (%)
Tiêm phòng viêm gan B
- Đã tiêm 111 32.94
- Chưa tiêm nhưng có ý định tiêm 164 48.66
- Chưa tiêm và không có ý định tiêm 62 18.40
Giới tính
- Nam 157 46.59
- Nữ 180 53.41
Trình độ học vấn
- Đại học – Cao đẳng 154 45.70
- Trung học phổ thông 96 28.49
- Dưới Trung học phổ thông 87 25.82
Tình trạng hôn nhân
- Đã kết hôn 172 51.04
- Độc thân 165 48.96
Tình trạng con cái
- Đã có con 113 33.53
- Chưa có con 224 66.47
Thu nhập chính của gia đình
- Là thu nhập chính của gia đình 160 47.48
- Không là thu nhập chính của gia đình 177 52.52
Gia đình có người mắc viêm gan B
- Có 101 29.97
- Không 236 70.03
42
Nguồn: Thống kê của tác giả
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến định lượng
Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất
Thu nhập 6.195846 3.119197 2 17
Tuổi 32.94065 8.828865 18 47
Nguồn: Thống kê của tác giả
Kết quả thống kê cho thấy, điểm số trung bình đo lường kiến thức về viêm
gan B của những người tham gia nghiên cứu là 16 điểm, tương đương trả lời đúng
16/26 câu hỏi. Điểm số thấp nhất là 8 điểm, tương đương trả lời đúng 8/26 câu hỏi;
cao nhất là 24 điểm, tương đương trả lời đúng 24/26 câu hỏi. Kết quả thống kê bước
đầu cũng cho thấy, thái độ đối với viêm gan B và sự tác động của gia đình, bạn bè,
bác sĩ đối với việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B là khá tích cực. Cụ thể, điểm số
trung bình của thang đo sự tác động của gia đình, bạn bè, bác sĩ đối với việc tiêm
vắc xin phòng viêm gan B (chuẩn chủ quan) đạt 3.68 điểm; điểm số trung bình của
thang đo thái độ đối với viêm gan B đạt 3.92 điểm.
Bảng 4.3: Điểm số phản ánh thang đo thái độ và chuẩn chủ quan
Thành phần
Trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Thái độ về viêm gan B
Viêm gan B là vấn đề quan trọng mà xã hội
cần quan tâm
2.486647 1.160088 1 4
Không kỳ thị những người bị viêm gan B 4.320475 0.943948 2 5
Không xa lánh những người bị viêm gan B 4.270030 0.970437 2 5
43
Không cảm thấy lo ngại khi làm việc chung
văn phòng với người bị viêm gan B
4.305638 0.956680 2 5
Không cảm thấy lo ngại khi ăn chung bàn
với người bị viêm gan B
2.433234 1.126979 1 4
Không cảm thấy lo ngại khi người thân có
đồng nghiệp hoặc bạn bè bị viêm gan B
4.267062 0.954258 2 5
Sẵn sàng và chủ động chia sẻ kiến thức
phòng ngừa viêm gan B cho người khác
4.246291 0.964485 2 5
Việc xét nghiệm viêm gan B là cần thiết 4.335312 0.803841 3 5
Tiêm vắc xin phòng viêm gan B là cần thiết 4.347181 0.831629 3 5
Nên để bác sĩ điều trị khi bị viêm gan B 4.329377 0.828149 3 5
Khuyên người thân trong gia đình đi xét
nghiệm khi bản thân bị viêm gan B
4.370920 0.784210 3 5
Vắc xin phòng viêm gan B an toàn 4.364985 0.790771 3 5
Vắc xin phòng viêm gan B có hiệu quả cao 4.320475 0.815382 3 5
Việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B nên là
quy định bắt buộc
2.486647 1.160088 1 4
Chuẩn chủ quan
Tác động từ người thân trong gia đình 3.658754 1.355936 1 5
Tác động từ bạn bè, đồng nghiệp 3.780415 1.306748 1 5
Tác động từ bác sĩ, nhân viên y tế 3.617211 1.418018 1 5
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành

More Related Content

Similar to Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành

Similar to Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành (20)

Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Cán Bộ, Công Chức
Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Cán Bộ, Công ChứcLuận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Cán Bộ, Công Chức
Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Cán Bộ, Công Chức
 
Luận Văn Phân Tích Thành Phần Tâm Lý Môi Trường Làm Việc
Luận Văn  Phân Tích Thành Phần Tâm Lý Môi Trường Làm ViệcLuận Văn  Phân Tích Thành Phần Tâm Lý Môi Trường Làm Việc
Luận Văn Phân Tích Thành Phần Tâm Lý Môi Trường Làm Việc
 
Luận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh NghiệpLuận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Xây Dựng Khung Năng Lực Người Đại Diện Vốn
Luận Văn  Xây Dựng Khung Năng Lực Người Đại Diện VốnLuận Văn  Xây Dựng Khung Năng Lực Người Đại Diện Vốn
Luận Văn Xây Dựng Khung Năng Lực Người Đại Diện Vốn
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
 
Luận Văn Lãnh Đạo Mới Về Chất Và Sự Gắn Kết Của Nhân Viên
Luận Văn Lãnh Đạo Mới Về Chất Và Sự Gắn Kết Của Nhân ViênLuận Văn Lãnh Đạo Mới Về Chất Và Sự Gắn Kết Của Nhân Viên
Luận Văn Lãnh Đạo Mới Về Chất Và Sự Gắn Kết Của Nhân Viên
 
[123doc] phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...
[123doc]   phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...[123doc]   phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...
[123doc] phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...
 
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sứ...
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sứ...Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sứ...
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sứ...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản.docCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách Sạn
Luận Văn  Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách SạnLuận Văn  Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách Sạn
Luận Văn Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách Sạn
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu Cơ
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu CơLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu Cơ
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu Cơ
 
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng Viên
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng ViênẢnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng Viên
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng Viên
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
 
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 

Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêm Vắc Xin Phòng Viêm Gan B Ở Người Trưởng Thành

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _ NGUYỄN XUÂN THANH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TIÊM VẮC XIN PHÒNG VIÊM GAN B Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH SINH SỐNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _ NGUYỄN XUÂN THANH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TIÊM VẮC XIN PHÒNG VIÊM GAN B Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH SINH SỐNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kinh tế và Quản trị lĩnh vực sức khỏe Hướng đào tạo: hướng nghiên cứu Mã số: 8310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ TẤT THẮNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Ngoài những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, không có sản phẩm, nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn mà không được trích dẫn theo quy định. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Học viên NGUYỄN XUÂN THANH
  • 4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ..............................................................................................1 1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát...............................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................3 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................. 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................4 1.4. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU................................................................... 4 1.5. TÍNH MỚI CỦA ĐÈ TÀI ............................................................................. 4 1.6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN....................................................................... 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................7 2.1. TỔNG QUAN VỀ VIÊM GAN B................................................................. 7 2.1.1. Khái niệm ............................................................................................7 2.1.2. Các đường lây truyền...........................................................................7 2.1.3. Viêm gan B cấp và mạn tính ...............................................................8 2.1.4. Xét nghiệm sàng lọc viêm gan B.........................................................9 2.1.5. Tiêm vắc xin phòng viêm gan B........................................................10
  • 5. 2.1.6. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.....................................................11 2.1.7. Điều trị viêm gan B mạn ...................................................................12 2.2. LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN.................................................................. 12 2.2.1. Thuyết hành vi dự định......................................................................12 2.2.2. Thuyết niềm tin sức khỏe ..................................................................13 2.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN......................... 14 2.3.1. Nghiên cứu trong nước......................................................................14 2.3.2. Nghiên cứu nước ngoài .....................................................................17 2.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................. 20 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................22 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................................... 22 3.2. KHUNG PHÂN TÍCH................................................................................. 24 3.2.1. Thái độ...............................................................................................25 3.2.2. Kiểm soát hành vi..............................................................................27 3.2.3. Chuẩn chủ quan.................................................................................29 3.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.......................................................................... 30 3.4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 37 3.4.1. Mẫu nghiên cứu.................................................................................37 3.4.1.1. Kích thước mẫu nghiên cứu.........................................................37 3.4.1.2. Phương pháp chọn mẫu ...............................................................37 3.4.2. Thu thập dữ liệu.................................................................................37 3.4.2.1. Đối tượng khảo sát.......................................................................37 3.4.2.2. Phương pháp khảo sát..................................................................37 3.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu..........................................................38
  • 6. 3.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................. 39 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................40 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ ................................................................................... 40 4.2. KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO......................................... 44 4.2.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo trong Mô hình 1 ...........44 4.2.1.1. Thang đo thái độ ..........................................................................44 4.2.1.2. Thang đo chuẩn chủ quan ............................................................47 4.2.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo trong Mô hình 2 ...........48 4.2.2.1. Thang đo thái độ ..........................................................................48 4.2.2.2. Thang đo chuẩn chủ quan ............................................................51 4.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ....................................................... 52 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá thang đo trong Mô hình 1 ....................52 4.3.1.1. Thang đo thái độ ..........................................................................52 4.3.1.2. Thang đo chuẩn chủ quan ............................................................53 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá thang đo trong Mô hình 2 ....................54 4.3.2.1. Thang đo thái độ ..........................................................................54 4.3.2.2. Thang đo chuẩn chủ quan ............................................................55 4.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY .............................................................................. 57 4.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .............................................................................. 65 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP.............................................................67 5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 67 5.2. KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP..................................................................... 68 5.2.1. Tăng cường tuyên truyền về bệnh viêm gan B và cách phòng ngừa bệnh viêm gan B...............................................................................................68
  • 7. 5.2.2. Phổ biến kiến thức về bệnh viêm gan B............................................68 5.2.3. Nghiên cứu hướng đến lộ trình tiêm ngừa bệnh viêm gan B bắt buộc 69 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO....... 69 5.3.1. Hạn chế của đề tài..............................................................................69 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Thang đo thái độ về viêm gan B..................................................... 26 Bảng 3.2: Thang đo kiến thức về viêm gan B................................................. 27 Bảng 3.3: Thang đo chuẩn chủ quan............................................................... 30 Bảng 3.4: Các biến số trong mô hình nghiên cứu........................................... 34 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến định tính ................................................. 41 Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến định lượng .............................................. 42 Bảng 4.3: Điểm số phản ánh thang đo thái độ và chuẩn chủ quan ................. 42 Bảng 4.4: Độ tin cậy của thang đo thái độ trong Mô hình 1........................... 44 Bảng 4.5: Bảng tổng hợp thang đo thái độ trong Mô hình 1 .......................... 47 Bảng 4.6: Độ tin cậy của thang đo chuẩn chủ quan trong Mô hình 1............. 48 Bảng 4.7: Bảng tổng hợp thang đo chuẩn chủ quan trong Mô hình 1 ............ 48 Bảng 4.8: Độ tin cậy của thang đo thái độ trong Mô hình 2........................... 49 Bảng 4.9: Bảng tổng hợp thang đo thái độ trong Mô hình 2 .......................... 51 Bảng 4.10: Độ tin cậy của thang đo chuẩn chủ quan trong Mô hình 2........... 51 Bảng 4.11: Bảng tổng hợp thang đo chuẩn chủ quan trong Mô hình 2 .......... 52 Bảng 4.12: Kết quả EFA thang đo thái độ trong Mô hình 1........................... 52 Bảng 4.13: Kết quả EFA thang đo chuẩn chủ quan trong Mô hình 1............. 53 Bảng 4.14: Kết quả EFA thang đo thái độ trong Mô hình 2........................... 54 Bảng 4.15: Kết quả EFA thang đo chuẩn chủ quan trong Mô hình 2............. 56 Bảng 4.16: Thang đo thái độ, chuẩn chủ quan................................................ 56 Bảng 4.17: Kết quả hồi quy............................................................................. 62 Bảng 4.18: Tóm tắt kết quả nghiên cứu .......................................................... 64
  • 9. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Cấu trúc Hepatitis B virus............................................................... 10 Hình 2.2: Thuyết hành vi dự định Theory of Planned Behavior .................... 13 Hình 2.3: Mô hình niềm tin sức khỏe ............................................................. 14 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 23 Hình 3.2: Các yếu tố ảnh hưởng quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B 24
  • 10. TÓM TẮT Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến việc tiêm ngừa Viêm gan siêu vi B, nhưng hầu hết tập trung vào các đối tượng có nguy cơ như nhân viên hoặc sinh viên ngành y… mà không có nghiên cứu trên đối tượng dân thường nên mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định và đo lường mức động ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định và ý định tiêm vắc xin phòng viêm gan siêu vi B ở người dân trưởng thành sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, hồi quy Binary Logistic đa biến, với 337 quan sát lấy mẫu thuận tiện, 157 nam (46.59%), 180 nữ (53.41%), độ tuổi trung bình là 32 tuổi, kết quả cho thấy: 111 người đã tiêm (32.94%); 164 người chưa tiêm vắc xin nhưng có ý định tiêm (48.66%); 62 người chưa tiêm và cũng không có ý định tiêm (18.40%). Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tiêm là: Thái độ đối với bệnh và thái độ đối với việc phòng bệnh, những người đã có con, thu nhập bình quân, người thân có tiền sử viêm gan B. Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định tiêm: Thái độ đối với bệnh và thái độ đối với việc phòng bệnh, Kiến thức, Tác động từ gia đình, bạn bè, nhân viên y tế, người đã có con, thu nhập bình quân, và người thân có tiền sử viêm gan B. Việc tăng cường tuyên truyền và phổ biến kiến thức về phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi B là cần thiết để duy trì và nâng cao thái độ và nhận thức. Tuy nhiên thực tế còn nhiều yếu tố khác có tác động nhưng chưa nghiên cứu như mức sẵn lòng chi trả, tác động của các chương trình can thiệp thúc đẩy tiêm vắc xin. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu nhằm xác định thêm những yếu tố có tác động khác là cần thiết để đề xuất giải pháp toàn diện hơn.
  • 11. ABSTRACT Although there have been many studies related to vaccination against Hepatitis B, but most of them focus on at-risk subjects such as health workers or medical students ... and no research on normal people, then the objective of the research was to identify and measure the effective levels of factors which affect to the intention and decision to vaccinate against hepatitis B in adults living in Ho Chi Minh city. By using quantitative research methods, and the Binary Logistic regression model, included 337 observations, 157 participants were male (46.59%), 180 were female (53.41%), the average age of the study participants is 32 years old, the result is: 111 respondents were vaccinated (32.94%), 164 respondents had not been vaccinated but intend to vaccinate (48.66%), 62 respondents had not been vaccinated and had no intention of future vaccination (18.40%). Factors that influence the decision to vaccinate include: attitude toward disease, attitude to disease prevention, status of children (family with children), average income and family medical history (with hepatitis B). Factors that influence the intention to vaccinate include: attitude towards disease, attitude towards disease prevention, knowledge of hepatitis B, impacts from family, friends, health workers, status of children (family with children), average income and family medical history (with hepatitis B). Strengthening the propaganda and dissemination of knowledge about disease prevention of Hepatitis B is necessary to maintain and increaase attitudes and awareness. However, in reality, there are many other factors that may impact but have not been studied, such as the willingness to pay for vaccination, the impact of specific interventions in promoting vaccination. Therefore, further research is needed to identify additional factors that influence the intention and decision to vaccinate against hepatitis B. to propose a more comprehensive solution.
  • 12. 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng do vi rút tấn công gan và có thể gây viêm gan cấp tính và mạn tính. Viêm gan B lây truyền qua tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch khác của cơ thể người bị nhiễm bệnh. Trên thế giới có hai tỷ người đã và đang bị nhiễm vi rút này và mỗi năm có khoảng 600.000 người chết do hậu quả của bệnh viêm gan B. Khả năng để nhiễm vi rút viêm gan B trở thành mạn tính phụ thuộc vào độ tuổi lúc bị nhiễm bệnh. Nhiễm virus viêm gan B ở trẻ dưới 6 tuổi rất dễ trở thành mạn tính: 80-90% trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B sẽ trở nên nhiễm vi rút mạn tính, 30-50% trẻ bị nhiễm vi rút viêm gan B trước 6 tuổi sẽ trở nên nhiễm vi rút mạn tính. Nếu không được theo dõi và khám định kỳ, 1/4 số người mắc viêm gan B mạn sẽ tử vong do ung thư gan hoặc suy gan. Đồng thời, 80% người mắc viêm gan B mạn trên thế giới sống tại khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á (Trung tâm gan Á Châu - Đại học Stanford, 2016). Cũng theo WHO, Việt Nam là nước có tỷ lệ hiện mắc viêm gan B cao; ước tính có khoảng 8,6 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B. Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính được ước tính khoảng 8,8% ở phụ nữ và 12,3% ở nam giới. Nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính là nguyên nhân chính gây bệnh gan ở Việt Nam như xơ gan và ung thư gan. Mới đây, theo PGS.TS Đỗ Duy Cường – Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai thì Việt Nam là một trong các nước thuộc khu vực có tỷ lệ lưu hành virus viêm gan B cao nhất thế giới (10-20%); đáng chú ý là có đến 90% người bị viêm gan không biết được tình trạng bệnh. Ước tính dân số Việt Nam 100 triệu người thì có khoảng 15 triệu người nhiễm viêm gan B. Còn theo Trung tâm gan Á Châu - Đại học Stanford (2016), Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ mắc viêm gan B rất cao; cứ khoảng 8 người sẽ có 1 người mắc viêm gan B mạn. Ung thư gan là một trong các loại ung thư thường gặp và gây tử vong vong cao nhất Việt nam. Năm 2013, có khoảng 31.000 ca tử vong do ung thư gan tại Việt Nam. Tại Việt
  • 13. 2 nam, ung thư gan là ung thư thường gặp nhất ở nam giới và thường gặp thứ 3 ở nữ giới. Người mắc viêm gan B mạn tại Việt nam chủ yếu do lây truyền từ mẹ sang con. Theo WHO, viêm gan B là bệnh có thể dự phòng được bằng vắc xin an toàn và hiệu quả và vắc xin viêm gan B đã được sử dụng từ năm 1982. Hiệu quả của vắc xin viêm gan B đạt 95% trong ngăn ngừa lây nhiễm và các hậu quả mạn tính của nó. Ở Việt Nam, tiêm chủng vắc xin viêm gan B cho tất cả trẻ sơ sinh đã được triển khai từ năm 2003. Nhận thấy tầm quan trọng của vắc xin phòng viêm gan B, nhiều nhà hoạch định chính sách lẫn các nhà nghiên cứu khoa đã nghiên cứu, đề xuất, triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng tỷ lệ tiêm vắc xin phòng viêm gan B trong cộng đồng. Tiêu biểu như một số nhóm tác giả cũng đã tiến hành nghiên cứu để xác định những yếu tố có ảnh hưởng đến việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B như nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Truyền và cộng sự (2011), Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị Kim Yến (2010), Nguyễn Thị Điểm và cộng sự (2012), Trần Thị Tây Nguyên và Phan Văn Tường (2012), Frew và cộng sự (2014), Zhu và cộng sự (2014), Mungandi và cộng sự (2017), Akibu và cộng sự (2018), Liu và cộng sự (2018), Hang và cộng sự (2019). Mặc dù cũng đã có khá nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về chủ đề này, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này thường nhắm vào các nhóm đối tượng dễ mắc viêm gan B như bác sĩ, điều dưỡng, sinh viên trường y, mẹ truyền sang con… Số lượng các nghiên cứu cho cộng đồng dân cư chung vẫn còn khá hạn chế. Theo hiểu biết của tác giả, các nghiên cứu về chủ đề này ở Việt Nam hiện đa phần sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh giá trị trung bình đơn biến để phân tích, ít có nghiên cứu xem xét đồng thời nhiều yếu tố trước khi đưa ra quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Bên cạnh đó, kết quả tổng quan một số nghiên cứu có liên quan về chủ đề này cũng cho thấy, nghiên cứu về chủ đề này vẫn còn khá hạn chế ở khu vực TP. Hồ Chí Minh. Chính vì những lý do trên, đề tài nghiên
  • 14. 3 cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B ở người trưởng thành sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh” là vừa cấp thiết, vừa mang tính thực tiễn. Kết quả nghiên cứu kỳ vọng sẽ là một kênh tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách xem xét, trước khi đưa ra các chương trình can thiệp nhằm tăng tỷ lệ tiêm vắc xin phòng viêm gan B trong cộng đồng dân cư. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B và đo lường mức độ ảnh hưởng của những yếu tố này đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu đã đề ra, đề tài sẽ tập trung giải quyết những mục tiêu cụ thể sau: - Xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Bên cạnh đó, đề tài cũng xem xét các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định tiêm vắc xin phòng viêm gan B. - Đo lường mức độ tác động của những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định và ảnh hưởng đến ý định tiêm vắc xin phòng viêm gan B là như thế nào. - Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm mục tiêu tăng khả năng tiêm vắc xin phòng viêm gan B ở người trưởng thành. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B ở người trưởng thành.
  • 15. 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành ở các quận huyện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Địa điểm được lựa chọn để tiến hành khảo sát là những nơi đông người, dễ tiếp cận đối tượng khảo sát để đề nghị họ tham gia nghiên cứu, như: Công viên, khu vui chơi, siêu thị, trường học… - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2019. - Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát là những người đã trưởng thành, đảm bảo trên 18 tuổi và tham gia trên tinh thần tự nguyện. 1.4. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU Kết quả tổng quan tài liệu cho thấy, mặc dù ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu tiến hành tìm hiểu về chủ đề này, tuy nhiên, đối tượng mà các nghiên cứu đó nhắm đến chủ yếu là những người hoạt động trong các ngành nghề dễ có nguy cơ lây nhiễm viêm gan B. Do đó, nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ bổ trợ thêm vào kho tàng các nghiên cứu thực nghiệm về viêm gan B ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp xác định được những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B trong cộng đồng dân cư nói chung, đặc biệt là ở những người trưởng thành (nhóm đối tượng ít được quan tâm trong các nghiên cứu trước). Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ khuyến nghị một số giải pháp nhằm cải thiện tỷ lệ tiêm vắc xin phòng viêm gan B ở những người trưởng thành. 1.5. TÍNH MỚI CỦA ĐÈ TÀI Ở Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu tiến hành tìm hiểu về chủ đề này. Đối tượng nghiên cứu thường là những người hoạt động trong các ngành nghề dễ có nguy cơ lây nhiễm viêm gan B, phương pháp nghiên cứu phổ biến là thống kê mô tả, dựa trên việc thống kê kết quả trả lời bảng câu hỏi khảo sát đo lường kiến thức, thái độ và thực hành về phòng viêm gan B, từ đó đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của những người tham gia nghiên cứu trong việc phòng viêm gan B. Còn trong bài nghiên cứu này, nhóm đối tượng nghiên cứu là ở những người trưởng
  • 16. 5 thành (nhóm ít được quan tâm trong các nghiên cứu trước). Ngoài ra, bên cạnh sử dụng phương pháp thống kê mô tả như hầu hết các nghiên cứu trước, đề tài còn vận dụng phương pháp hồi quy Binary Logistic đa biến để nghiên cứu những yếu tố tác động đến việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B (một phương pháp phòng ngừa hiệu quả viêm gan B), từ đó sẽ có cơ sở để đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B ở những người trưởng thành. 1.6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn có kết cấu 5 chương, cụ thể như sau: Chương 1 sẽ giới thiệu về vấn đề tập trung nghiên cứu, xác định cụ thể mục tiêu cần đạt được trong nghiên cứu, giới hạn lại đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đồng thời trình bày ý nghĩa mà kết quả nghiên cứu kỳ vọng sẽ mang lại. Chương 2 sẽ tập trung làm rõ những lý thuyết, khái niệm liên quan đến viêm gan B, như: các đường lây truyền, cách phòng ngừa, các điều trị… Đồng thời, các lý thuyết được vận dụng để nghiên cứu về hành vi, cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trước liên quan đến đề tài cũng được trình bày chi tiết trong phần này. Chương 3 tập trung vào việc xây dựng khung phân tích để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, trên cơ sở đó, xây dựng mô hình nghiên cứu, cách thức đo lường các biến số được đề xuất trong mô hình. Các vấn đề liên quan đến dữ liệu như cách thức chọn mẫu, quy mô mẫu… và phương pháp phân tích dữ liệu cũng được trình bày trong chương này. Chương 4 sẽ trình bày chi tiết kết quả nghiên cứu mà đề tài đạt được, trong đó trọng tâm là chỉ ra những yếu tố có tác động đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B ở người trưởng thành sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh và mức độ tác động của các yếu tố này. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được so sánh, đối chiếu với kết quả của các nghiên cứu tương tự đã được thực hiện trước đây, trên cơ sở đó, đề tài sẽ đưa ra những nhận định chi tiết về kết quả nghiên cứu trong trường hợp cụ thể này.
  • 17. 6 Chương 5 sẽ trình bày tóm tắt lại những vấn đề trọng tâm, kết quả chính mà nghiên cứu đã đạt được. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, đề tài sẽ đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm cải thiện tỷ lệ tiêm vắc xin phòng viêm gan B ở những người trưởng thành. Ngoài ra, chương này cũng sẽ trình bày những vấn đề còn hạn chế của nghiên cứu, từ đó đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
  • 18. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Nội dung chương này sẽ trình bày về khái niệm bệnh viêm gan B, các đường lây truyền bệnh, phương pháp sàng lọc, phòng tránh và điều trị bệnh viêm gan B. Bên cạnh đó, Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB) của Ajzen (1991) và thuyết niềm tin sức khỏe (Health belief model) cũng được trình bày trong chương này, cùng với kết quả lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan chính là cơ sở cho đề tài tiếp cận, giải quyết vấn đề nghiên cứu đã đặt ra. 2.1. TỔNG QUAN VỀ VIÊM GAN B 2.1.1. Khái niệm Theo Tổ chức Y tế thế giới (2013), viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan rất nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng do vi rút viêm gan B gây ra. Đó là loại viêm gan siêu vi nghiêm trọng nhất và là một vấn đề lớn của y tế toàn cầu. Nhiễm viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu của bệnh xơ gan và ung thư gan. Nhiễm viêm gan B có thể dẫn đến nhiễm lâu dài mạn tính trong đó virus liên tục tồn tại trong máu và chất dịch khác của cơ thể người bị nhiễm. Tình trạng này được gọi là nhiễm virus viêm gan B mạn tính. Theo Trung tâm gan Á Châu - Đại học Stanford (2016), viêm gan B (còn gọi là viêm gan vi rút B hay viêm gan siêu vi B) là tình trạng viêm hoặc hoại tử tế bào gan cấp hoặc mạn tính, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như xơ gan hoặc ung thư gan. 2.1.2. Các đường lây truyền Theo Trung tâm gan Á Châu - Đại học Stanford (2016), Vi rút viêm gan B tồn tại trong máu và dịch thể, có thể lây theo 3 đường: Từ mẹ sang con khi sinh, qua đường máu, và qua quan hệ tình dục không bảo vệ. - Lây từ mẹ sang con: Viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con trong lúc sinh. Đây là đường lây truyền phổ biến nhất tại Việt nam và là nguyên nhân gây viêm
  • 19. 8 gan B thường gặp nhất. Nhiều phụ nữ mang thai không biết mình bị viêm gan B do không có triệu chứng và không được xét nghiệm. - Lây qua đường máu: Viêm gan B có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với máu nhiễm vi rút. Ví dụ: Tiếp xúc trực tiếp giữa các vết thương; dùng chung dao cạo hoặc bằng chải đánh răng đã có nhiễm máu; tái sử dụng bơm kim tiêm hoặc dụng cụ y tế; truyền máu không an toàn. - Lây qua quan hệ tình dục: Viêm gan B có thể lây qua quan hệ tình dục không dùng bao cao su. Mặc dù dùng bao cao su có thể giảm nguy cơ truyền viêm gan B, cách tốt nhất để phòng bệnh viêm gan B vẫn là tiêm phòng. Viêm gan B không lây qua ăn uống chung. Hiện nay vẫn có một số hiểu nhầm về đường lây truyền viêm gan B. Nhiều người vẫn nghĩ rằng viêm gan B có thể lây qua đường ăn uống giống như viêm gan A. Thực tế, vi rút viêm gan B không lây truyền qua: Ăn uống chung, dùng chung cốc, chén, bát đũa; làm việc chung cùng cơ quan, văn phòng; ôm, hôn; ho hoặc hắt hơi; bắt tay; muỗi đốt; cho con bú sữa mẹ. 2.1.3. Viêm gan B cấp và mạn tính Mắc viêm gan B cấp có thể dẫn tới 1 trong 3 tình huống: - Tiến triển thành viêm gan tối cấp và tử vong do suy gan. Gây tổn thương nhiều tế bào gan nặng nề, dẫn tới suy gan cấp hoặc thậm chí tử vong. Rất may là điều này chỉ xảy ra ở tỷ lệ nhỏ (1%). - Phục hồi sau khi nhiễm trùng và tạo ra miễn dịch bảo vệ. Cơ thể loại bỏ vi rút viêm gan B sau vài tháng và (có triệu chứng hoặc không), tạo được miễn dịch bảo vệ suốt đời. Hiện nay không có thuốc chữa khỏi viêm gan B cấp mà chỉ có thuốc điều trị hỗ trợ. - Tiến triển thành viêm gan B mạn. Cơ thể không loại bỏ vi rút dẫn tới mắc viêm gan mạn suốt đời. Hiện nay đã có thuốc kháng vi rút điều trị hiệu quả viêm gan B mạn. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần khám theo dõi và sàng lọc ung thư gan
  • 20. 9 định kỳ để phát hiện sớm tổn thương gan. Nếu không được điều trị và theo dõi đúng cách, khoảng ¼ người mắc viêm gan B mạn sẽ tử vong do xơ gan, ung thư gan hoặc suy gan. 2.1.4. Xét nghiệm sàng lọc viêm gan B Đa số người mắc viêm gan B không có triệu chứng. Vì vậy, cần xét nghiệm sàng lọc những người có nguy cơ mắc để: • Chẩn đoán viêm gan B mạn để theo dõi và điều trị kịp thời • Kiểm tra xem đã có miễn dịch bảo vệ chưa để tiêm vắc xin dự phòng • Giảm thiểu việc tiêm phòng vắc xin không cần thiết. Những người đã mắc viêm gan B mạn hoặc đã có miễn dịch bảo vệ (do đã tiêm phòng hoặc do mắc viêm gan B trước đây) không cần tiêm vắc xin. Xét nghiệm sàng lọc viêm gan B bằng các xét nghiệm sau đây: HBsAg (còn gọi là kháng nguyên bề mặt): Xét nghiệm HBsAg là cách duy nhất để chẩn đoán viêm gan B mạn. Nếu HbsAg (+) kéo trên 6 tháng nghĩa là bệnh nhân đã mắc viêm gan B mạn. Do phần lớn bệnh nhân viêm gan B tại Việt nam mắc vi rút từ lúc sinh hoặc khi còn nhỏ, xét nghiệm HbsAg (+) thường có nghĩa là đã mắc viêm gan B mạn. Người có HbsAg (+) cần được tư vấn và khám định kỳ để giảm nguy cơ tiến triển thành bệnh gan mạn và ung thư gan. Anti-HBs: Xét nghiệm anti-HBs là để kiểm tra xem đã có miễn dịch bảo vệ hay chưa. Anti-HBs tạo ra sau tiêm phòng hoặc do trước đây đã mắc vi rút viêm gan B và tự hồi phục. Các xét nghiệm viêm gan B khác: Total anti-HBc: Là xét nghiệm để kiểm tra xem bệnh nhân đã từng mắc vi rút trước đây chưa. Xét nghiệm này rất hữu ích trong việc sàng lọc khi truyền máu nhưng không phân biệt được người hiện đang mắc viêm gan B mạn với người đã hồi phục và có miễn dịch bảo vệ với viêm gan B.
  • 21. 10 IgM anti-HBc: Là xét nghiệm để xác định tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B. Chỉ làm xét nghiệm IgM anti-HBc nếu nghi ngờ bệnh nhân mới nhiễm vi rút viêm gan B gần đây (do kim đâm khi tiêm hoặc do quan hệ tình dục không bảo vệ với người mắc viêm gan B). Nếu mắc viêm gan B cấp, bệnh nhân có thể tiến triển thành mạn tính hoặc không. Hình 2.1: Cấu trúc Hepatitis B virus Nguồn: Trung tâm gan Á Châu - Đại học Stanford (2016) 2.1.5. Tiêm vắc xin phòng viêm gan B Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc xin viêm gan B là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Những đối tượng cần tiêm vắc xin phòng viêm gan B bao gồm: - Tất cả trẻ sơ sinh: Tiêm mũi đầu trong 24 giờ sau khi sinh và 3 mũi tiếp theo vào 2, 3 và 4 tháng tuổi.
  • 22. 11 - Người lớn và trẻ em chưa mắc bệnh và chưa được tiêm phòng: Tiêm 3 mũi vào các tháng 0, 1 và 6. - Những người có nguy cơ mắc viêm gan B cao khác cần được ưu tiên tiêm phòng bao gồm: Trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng; cán bộ y tế; thành viên gia đình người mắc viêm gan B; người tiêm chích ma túy; nam có quan hệ tình dục đồng giới; người nhiễm HIV; người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục; người có nhiều bạn tình; bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối hoặc bệnh gan mạn tính không liên quan đến viêm gan B. 2.1.6. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm Globulin miễn dịch kháng viêm gan B (HBIG): HBIG dùng để điều trị ngay sau phơi nhiễm với máu hoặc dịch của người mắc viêm gan B (trẻ sơ sinh mẹ có HBsAg +, nhân viên y tế phơi nhiễm với kim dính máu của người mắc viêm gan B, sau quan hệ tình dục với người mắc viêm gan B). Tiêm HBIG 7 ngày sau phơi nhiễm qua đường máu hoặc mẹ-con, và 14 ngày sau phơi nhiễm qua đường tình dục sẽ không hiệu quả. Các bước cần làm sau phơi nhiễm kim tiêm từ bệnh nhân viêm gan B: - Rửa ngay vết thương bằng nước và xà phòng và báo cáo chấn thương. - Xét nghiệm máu để kiểm tra anti-HBs, anti-HBc, HBsAg, và ALT. - Nếu chưa tiêm phòng, không chắc chắn đã tiêm hay chưa, hoặc chưa có miễn dịch bảo vệ: tiêm một liều HBIG trong vòng 24 giờ đầu sau phơi nhiễm (200- 400 IU), đồng thời tiêm vắc xin phòng viêm gan B mũi đầu tiên tại một vị trí tiêm khác. Sau đó cần tiêm đủ 3 liều vắc-xin trong vòng 6 tháng sau (lịch tiêm: tháng 0, 1 và 6). - Nếu người bị phơi nhiễm có tiền sử không đáp ứng với vắc-xin viêm gan B, cần tiêm thêm một liều HBIG vào tháng tiếp theo. - Nếu đã đạt mức HBsAg ≥ 10mIU/mL tức là người đó đã đạt mức miễn dịch bảo vệ và không cần tiêm tiếp HBIG hoặc vắc xin.
  • 23. 12 - Xét nghiệm lại anti-HBs, HBsAg và ALT sau 6 tháng để đánh giá lại. 2.1.7. Điều trị viêm gan B mạn Mặc dù hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi viêm gan B mạn, các thuốc hiện nay có tác dụng ức chế vi rút hiệu quả, giảm nguy cơ xơ gan và ung thư gan. Cần thường xuyên đánh giá mức độ tổn thương gan để đưa ra quyết định điều trị phù hợp và kịp thời. Không phải ai mắc viêm gan B mạn cũng cần dùng thuốc điêu trị. Bệnh nhân cần được giải thích về lý do cần điều trị, các lựa chọn về thuốc, tác dụng phụ và nguy cơ kèm theo mỗi phác đồ điều trị. 2.2. LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN 2.2.1. Thuyết hành vi dự định Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB) của Ajzen (1991) là một trong những lý thuyết rất có ảnh hưởng trong lĩnh vực nghiên cứu về hành vi của con người và đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thuyết này được phát triển từ thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) khi cho rằng hành động thực tế của con người chịu ảnh hưởng bởi ý định thực hiện hành vi đó. Cụ thể trong trường hợp này, quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B sẽ chịu ảnh hưởng bởi ý định tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Thuyết hành vi dự định cho rằng thái độ, chuẩn chủ quan và khả năng kiểm soát hành vi là những yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi. Theo đó, hành vi có thể dự báo được thông qua việc xem xét ảnh hưởng của các yếu tố này. Trong trường hợp tiêm vắc xin phòng viêm gan B, thái độ đối với việc tiêm phòng được phản ánh qua lòng tin vào sự an toàn, hiệu quả của việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B, chuẩn chủ quan chính là tác động từ môi trường xung quanh như người thân, bạn bè, bác sĩ… và khả năng kiểm soát hành vi được phản ánh qua khả năng chi trả cho vắc-xin, sự hiểu biết về vắc-xin.
  • 24. 13 Kiểm soát hành vi Hình 2.2: Thuyết hành vi dự định Theory of Planned Behavior Nguồn: Ajzen (1991) 2.2.2. Thuyết niềm tin sức khỏe Vào năm 1950 các nhà nghiên cứu cộng đồng tại Mỹ bắt đầu phát triển lý thuyết mô hình tâm lý học. Tác giả Lewin’s (1951) đã đề cập đến mối quan hệ giữa niềm tin sức khỏe và hành vi. Năm 1974, Rosenstock được cho là người đầu tiên đưa ra mô hình lý thuyết Heath belief model (HBM). Becker và cộng sự (1977) đã hợp nhất các lý thuyết về lĩnh vực này và xuất bản tài liệu với tên gọi hành vi bệnh nhân với phục hồi sức khỏe và kiểm soát bệnh. Lý thuyết HBM là một lý thuyết mạnh trong nghiên cứu tâm lý sức khỏe. Điều đó thể hiện qua số lượng các nghiên cứu thực nghiệm đã áp dựng lý thuyết HBM. Lý thuyết HBM mạnh trên yếu tố nhận thức ảnh hưởng lên hành vi với niềm tin để ảnh hưởng lên hành vi con người trong lĩnh vực sức khỏe. Chuẩn chủ quan Ý định Thái độ Hành vi
  • 25. 14 Hình 2.3: Mô hình niềm tin sức khỏe Nguồn: Conner và Sparks (2005) 2.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN 2.3.1. Nghiên cứu trong nước Mục tiêu trong nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Truyền và cộng sự (2011) là nhàm xác định kiến thức thái độ thực hành của sinh viên và các yếu tố liên quan về phòng bệnh viêm gan siêu vi B. Các tác giả sử dụng phương pháp cắt ngang mô tả để nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là 402 sinh viên ở ký túc xá trường cao đẳng sư phạm Nha Trang, Khánh Hòa vào tháng 4 năm 2010; với bộ câu hỏi tự điền soạn sẵn. Qua khảo sát 402 sinh viên về phòng bệnh Viêm gan siêu vi B cho thấy, có 68% sinh viên có kiến thức đúng, 90% có thái độ đúng, 18% có thực hành đúng. Nguồn thông tin về bệnh Viêm gan siêu vi B được tiếp cận nhiều nhất từ ti vi 77%. Sử dụng phương pháp so sánh t-test, nhóm tác giả đưa ra một số nhận định như sau:
  • 26. 15 Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê kiến thức bệnh Viêm gan siêu vi B giữa sinh viên có trình độ học vấn khác nhau; thái độ về phòng bệnh Viêm gan siêu vi B của sinh viên không bị chi phối bởi các đặc điểm giới tính, nơi thường trú và tiền sử gia đình về bệnh Viêm gan siêu vi B; có mối liên quan có ý nghĩa thống kê về thực hành phòng bệnh Viêm gan siêu vi B với đặc điểm giới tính; có mối liên quan giữa kiến thức đúng và thái độ đúng; có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thái độ đúng và thực hành đúng; không có mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về phòng bệnh Viêm gan siêu vi B. Nghiên cứu của Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị Kim Yến (2010) nhằm xác định tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B của người dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ; xác định tỷ lệ người dân có kiến thức, thái độ và thực hành đúng trong việc phòng ngừa viêm gan B. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành với 493 người đang cư ngụ ở quận Ninh Kiều, trong đó có 285 người được xét nghiệm máu. Tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B trong người dân ở quận Ninh Kiều là 7%; tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B là 52.5%; thái độ đúng là 95.9%; hành vi đúng là 81.3%. Có mối liên hệ giữa thái độ đúng với kiến thức đúng và hành vi đúng; và giữa thái độ đúng với hành vi đúng. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Điểm và cộng sự (2012) nhằm đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống lây nhiễm virut viêm gan B của nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2009. Dựa trên bảng câu hỏi được chuẩn bị sẵn, nhóm tác giả tiến hành khảo sát 385 nhân viên của bệnh viện. Các đối tượng được khảo sát này được chia thành 02 nhóm, nhóm thứ nhất là nhóm tiếp xúc trực tiếp (cấp cứu, lâm sàng, khám, xét nghiệm, phẫu thuật); nhóm thứ hai là nhóm tiếp xúc gián tiếp (tổ chức, hành chính, kế toán, vật tư, chẩn đoán hình ảnh, dược). Phương pháp thống kê mô tả, so ánh tần số, t-test được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số nhân viên y tế đều hiểu biết các đường lây truyền virut viêm gan B, và hiểu biết nhiều nhất qua đường máu dịch tiết, kiêm đâm bị nhiễm (93.2%). Sự hiểu biết của nhóm tiếp xúc trực tiếp về khả năng tồn tại môi trường bên ngoài và mức độ lây nhiễm của virut viêm gan B thì cao hơn hẳn nhóm
  • 27. 16 tiếp xúc gián tiếp. Qua nghiên cứu, số nhân viên y tế chưa xét nghiệm virut viêm gan B là 18.8%; chưa tiêm phòng là 28.5%. Số nhân viên y tế sau khi xét nghiệm virut viêm gan B thì có ý thức về động viên người thân đi xét nghiệm, tiêm ngừa thì ở mức trung bình khá. Đa số nhân viên y tế đều có thái độ tích cực trong việc ngăn ngừa và kiểm soát nhiễm virut viêm gan B. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, không có sự khác biệt giữa trình độ chuyên môn với việc luôn luôn sử dụng dụng cụ y tế vô khuẩn, bơm kim tiêm một lần khi làm công tác chuyên môn; riêng việc mang găng tay thì có sự khác biệt khi làm công tác chuyên môn. Có sự khác biệt về thái độ bản thân đối với virut viêm gan B với việc thực hiện mang găng tay khi làm công tác chuyên môn. Nghiên cứu của Trần Thị Tây Nguyên và Phan Văn Tường (2012) nhằm mô tả kiến thức, thái độ và thực hành phòng lây nhiễm viêm gan B của học sinh điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Phú Yên năm 2015; và xác định một số yếu tố có liên quan trong phòng ngừa viêm gan B. Phương pháp thống kê mô tả, kiểm định Chi bình phương được vận dụng để phân tích dữ liệu thu thập được. Kết quả phân tích dựa trên 150 quan sát là các sinh viên điều dưỡng năm cuối cho thấy, 82.7% học sinh đạt tiêu chuẩn về kiến thức, 70% học sinh đạt tiêu chuẩn về thái độ, 77.3% học sinh được xếp vào nhóm đạt về tiêu chí thực hành phòng ngừa viêm gan B. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và độ tuổi; giữa kiến thức và thực hành; nhưng không có mối liên quan giữa thái độ và thực hành. Trần Thị Tây Nguyên và Phan Văn Tường (2012) cũng đưa ra nhận định, các nhận định trên được đưa ra từ phân tích hai biến, chưa có sự kiểm soát nhiễu, đây cũng là một hạn chế của nghiên cứu. Nghiên cứu của Hang và cộng sự (2019) nhằm tìm hiểu về kiến thức, thái độ, và hành vi phòng ngừa, cũng như tiêm phòng virut viêm gan B của phụ nữ mang thai và những người mẹ. Nghiên cứu được tiến hành ở tỉnh Hòa Bình và Quảng Ninh năm 2017. Bảng câu hỏi được chuẩn bị sẽ được gửi đến các phụ nữ đang khám ở các bệnh viện, các phòng khám chăm sóc phụ nữ để thu thập dữ liệu. Bảng hỏi gồm các câu hỏi để thu thập thông tin về nhân khẩu học, lịch sử cá nhân liên
  • 28. 17 quan đến viêm gan B, kiến thức, thái độ về viêm gan B, những câu hỏi dành cho các bà mẹ… Phương pháp hồi quy đa biến được sử dụng chính trong nghiên cứu này để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số 380 quan sát, 50.3% đã mang thai và 49.7% đã tứng sinh con. Mặc dù 70.3% người tham gia báo cáo đã nhận được thông tin về virut viêm gan B trong thời gian họ mang thai, nhưng chỉ có 10.8% trả lời chính xác cho tất cả các câu hỏi liên quan đến đường lây truyền viêm gan B và các biện pháp phòng ngừa. Mặc dù 86.1% người tham gia tin rằng tiêm vắc-xin viêm gan B là cần thiết đối với trẻ sơ sinh, nhưng chỉ có 66.1% trả lời rằng họ chắc chắn sẵn sàng tự tiêm vắc-xin cho con trong vòng 24 giờ. Kết quả hồi quy đa biến cho thấy, những người nhận được thông tin về virut viêm gan B trong khi mang thai sẽ giúp cải thiện điểm số kiến thức về viêm gan B của họ. Bên cạnh đó, những người phụ nữ được chăm sóc, cung cấp dịch vụ y tế ở tuyến y tế tỉnh sẽ có khả năng tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cao hơn nhưng người khác. Đặc biệt, kết quả hồi quy cho thấy kiến thức không có tác động đến quyết định tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh. 2.3.2. Nghiên cứu nước ngoài Nghiên cứu của Frew và cộng sự (2014) nhằm tìm ra các rào cản đối với việc gia tăng tỷ lệ tiêm phòng viêm gan B và đề xuất giải pháp nhằm làm tăng tỷ lệ miễn dịch với virut viêm gan B trong cộng đồng dễ bị tổn thương. Cụ thể, nghiên cứu này sẽ xác định các yếu tố ở cấp độ cá nhân và cấp độ cộng đồng ảnh hưởng đến việc khám sàng lọc và tiêm phòng viêm gan B. Nghiên cứu được tiến hành trên mẫu nghiên cứu là những người Mỹ gốc Việt ở Atlanta, Georgia. Tổng cộng có 316 người tham gia nghiên cứu, là những người đã trưởng thành (18 tuổi trở lên). Những người tham gia nghiên cứu này được cung cấp một bảng câu hỏi gồm 157 mục hỏi để đo lường về thái độ của người tham gia nghiên cứu về viêm gan B, sàng lọc và tiêm phòng. Bên cạnh các thống kê mô tả, phương pháp kiểm định Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy đa biến là các phương pháp được vận dụng để thực hiện nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những hỗ trợ từ cộng đồng và xã hội sẽ thúc đẩy việc khám sàng lọc, tiêm phòng và đưa ra ý định tiêm
  • 29. 18 phòng viêm gan B trong tương lai. Đồng thời, những quan niệm sai lầm sẽ làm giảm khả năng khám sàng lọc và tiêm phòng viêm gan của những người tham gia nghiên cứu. Những người có khả năng chi trả cho dịch vụ y tế có xác suất tiêm phòng cao hơn và những người dễ tiếp cận với các trung tâm chăm sóc sức khỏe sẽ có ý định tiêm phòng viêm gan B cao hơn những người khác. Mục tiêu nghiên cứu của Zhu và cộng sự (2014) là điều tra các quyết định tiêm chủng viêm gan B ở người trưởng thành bị ảnh hưởng như thế nào bởi các yếu tố kinh tế, tình trạng kinh tế xã hội và đặc điểm nhân khẩu học. Kết quả nghiên cứu sẽ là căn cứ để đánh giá tiềm năng chính sách tiêm chủng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ bao phủ vắc-xin viêm gan B ở người lớn. Nhóm tác giả đã phỏng vấn 22.618 người lớn, từ 15 tuổi 59 tuổi, từ 7.948 hộ gia đình, tại 45 ngôi làng từ 7 tỉnh để thu thập dữ liệu. Sử dụng hồi quy Logit đa thức để nghiên cứu cho các trường hợp chưa được tiêm phòng, tiêm phòng một phần và tiêm phòng đầy đủ. Đối với nhóm người chưa được tiêm chủng, nhóm tác giả cũng đã đưa ra câu trả lời cho việc tiêm phòng giả định bằng cách cung cấp chính sách tiêm chủng viêm gan B miễn phí và nhiều khoản tiền khác nhau để bù đắp chi phí liên quan đến tiêm chủng trực tiếp và gián tiếp. Kết quả nghiên cứu cho thấy phí sử dụng vắc-xin, thời gian cần thiết để tiêm vắc-xin và chi phí đi lại liên quan đến tiêm chủng có tác động tiêu cực đến tiêm vắc- xin viêm gan B. Thu nhập cao hơn có tác động tích cực đến tỷ lệ bao phủ và tỷ lệ bao phủ giảm dần theo tuổi tác, đồng thời không có sự khác biệt đáng kể giữa các giới tính. Trong mẫu phụ đã trả lời đối với chính sách tiêm phòng giả định, 55 - 72% người tham gia nghiên cứu (tùy theo số tiền được cung cấp dưới dạng bồi thường) cho biết họ sẽ chấp nhận tiêm chủng nếu được cung cấp miễn phí. Nghiên cứu của Nagpal và Hegde (2016) nhằm để đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của sinh viên nha khoa về nhiễm virut viêm gan B tại một trường học bệnh viện nha khoa tư nhân ở Ấn Độ. Bảng câu hỏi xoay quan các yếu tố như nhận thức, các kênh lây truyền, phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị, tình trạng tiêm phòng viêm gan B và điều trị dự phòng được cung cấp cho 486 sinh viên nha khoa tham gia nghiên cứu. Trong đó, 100 người là sinh viên năm nhất, 103 sinh viên năm thứ
  • 30. 19 hai, 98 sinh viên năm thứ ba, 100 sinh viên năm cuối và 85 là thực tập sinh. Phương pháp thống kê mô tả và kiểm định Chi bình phương được vận dụng để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng cộng có 88.7% sinh viên biết về việc truyền virut viêm gan B; có 64% học sinh được chủng ngừa virut viêm gan B. Ngoài ra, đa số các sinh viên (91.1%) đều đồng ý tiêm chủng chống nhiễm virut viêm gan B. Kết quả thống kê cũng cho thấy, chỉ có 28.4% sinh viên biết về điều trị sau phơi nhiễm chống lại nhiễm virut viêm gan B; khoảng 58.8% sinh viên biết về các biện pháp phòng ngừa nhiễm virut viêm gan B. Mục tiêu nghiên cứu của Mungandi và cộng sự (2017) là nhằm xác định tỷ lệ tiêm phòng vắc xin viêm gan B trên những người làm việc trong lĩnh vực y tế, và xác định những yếu tố có ảnh hưởng đến việc tiêm phòng viêm gan B này. Nghiên cứu được thực hiện tại 7 cơ sở y tế trên khắp quận Lusaka ở Zambia. Mẫu nghiên cứu là 331 nhân viên y tế, trong đó 90 là y tá, 88 là bác sĩ, 86 là nhân viên phòng thí nghiệm và 67 là công nhân nói chung. Phương pháp thống kê mô tả và hồi quy Logit đa biến được vận dụng để phân tích. Kết quả thống kê cho thấy, chỉ có 64 (19.3%) nhân viên y tế được tiêm vắc-xin chống viêm gan B, với 35 (54.7%) trong số này được tiêm phòng đầy đủ và 29 (45.3%) được tiêm phòng một phần. Ngoài ra, kết quả hồi quy cũng chỉ ra rằng tuổi tác, số lần tai nạn nghề nghiệp do vật sắt nhọn gây ra trong năm, được tập huấn về kỹ năng phòng bệnh lây nhiễm là những yếu tố có tác động tích cực đến việc tiêm phòng viêm gan B. Nghiên cứu của Akibu và cộng sự (2018) nhằm đánh giá thái độ của nhân viên y tế tại Ethiopia về viêm gan B và nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm phòng viêm gan B. Mẫu nghiên cứu gồm 403 quan sát, là các nhân viên tại bệnh viện đại học y dược trung tâm Adama. Tổng cộng 13 câu hỏi được thiết kế theo dạng thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để đo lường thái độ của nhân viên y tế đối với viêm gan B. Những người có điểm số trung bình lớn hơn 60% sẽ được xếp vào nhóm có thái độ tích cực về viêm gan B. Bên cạnh đó, để xác định yếu tố có ảnh hưởng đến việc tiêm phòng viêm gan B, các tác giả sử dụng phương pháp hồi quy Logit đa biến để nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tiêm
  • 31. 20 phòng viêm gan B là 25.6%; lý do thường nhắc đến giải thích cho việc không tiêm phòng viêm gan B là do chi phí cao (41%), và không có sẵn vắc xin (36%). Hơn ba phần tư (77.8%) người tham gia nghiên cứu đồng ý rằng viêm gan B là một mối đe dọa lớn cho sức khỏe cộng đồng và những người tham gia nghiên cứu tin rằng nghề nghiệp của họ sẽ khiến họ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn (75.9%). Bên cạnh đó, kết quả hồi quy Logit đa biến cho thấy, ba yếu tố gồm: được tham dự các lớp tập huấn phòng chống viêm gan B, đã từng có những hành vi rủi ro, có kinh nghiệm làm việc lâu sẽ có tác động tích cực đến việc tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Nghiên cứu của Liu và cộng sự (2018) là nhằm xác định những yếu tố có ảnh hưởng đến việc tiêm phòng viêm gan B của những người làm công việc chăm sóc sức khỏe. Nhóm tác giả nghiên cứu trên 22 bệnh viện ở 3 thành phố phát triển ở Trung Quốc và đã phỏng vấn 929 người tham gia nghiên cứu. Phương pháp thống kê mô tả và kiểm định Chi bình phương được vận dụng để phân tích dữ liệu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 80.8% người tham gia nghiên cứu đã được tiêm phòng viêm gan B và 96.7% trã lời sẵn sàng được tiêm phòng; và 38.2% số người làm nghề chăm sóc sức khỏe báo cáo có ít nhất một vết thương do kim đâm hoặc vật nhọn. Ba bệnh viện có chính sách cung cấp vắc-xin viêm gan B miễn phí cho người lao động và bệnh viện có chính sách tiêm phòng viêm gan B có số lượng người tham gia phỏng vấn được tiêm phòng viêm gan B cao hơn những bệnh viện khác. Những người làm việc trong môi trường rủi ro, hiểu biết nhiều về vắc-xin viêm gan B, có ít năm kinh nghiệm hơn thì có khả năng được chủng ngừa viêm gan B cao hơn. Ngoài ra, những người quản lý của các khaa nhiễm và quản lý sức khỏe đều có thái độ tích cực đối với việc tiêm phòng viêm gan B. 2.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Kết quả tổng quan cơ sở lý thuyết trong Chương 2 đã chỉ ra viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan rất nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng do vi rút viêm gan B gây ra. Vi rút viêm gan B tồn tại trong máu và dịch thể, có thể lây từ mẹ sang con khi sinh, qua đường máu, và qua quan hệ tình dục không bảo vệ. Hiện
  • 32. 21 chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc xin viêm gan B là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Song song đó, kết quả lược khảo lý thuyết cho thấy, Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB) của Ajzen (1991) là một trong những lý thuyết rất có ảnh hưởng trong lĩnh vực nghiên cứu về hành vi của con người và đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể, quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B sẽ chịu ảnh hưởng bởi ý định tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Thuyết hành vi dự định cho rằng thái độ, chuẩn chủ quan và khả năng kiểm soát hành vi là những yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi. Ngoài ra, kết quả lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây cũng đã cho thấy một số đặc điểm kinh tế xã hội của người tham gia nghiên cứu cũng có ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Kết quả tổng quan tài liệu cho thấy, ở Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu tiến hành tìm hiểu về chủ đề này. Đối tượng nghiên cứu thường là những người hoạt động trong các ngành nghề dễ có nguy cơ lây nhiễm viêm gan B, phương pháp nghiên cứu phổ biến là thống kê mô tả, dựa trên việc thống kê kết quả trả lời bảng câu hỏi khảo sát đo lường kiến thức, thái độ và thực hành về phòng viêm gan B, từ đó đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của những người tham gia nghiên cứu trong việc phòng viêm gan B. Còn trong bài nghiên cứu này, nhóm đối tượng nghiên cứu là ở những người trưởng thành (nhóm ít được quan tâm trong các nghiên cứu trước). Ngoài ra, bên cạnh sử dụng phương pháp thống kê mô tả như hầu hết các nghiên cứu trước, đề tài còn vận dụng phương pháp hồi quy Binary Logistic đa biến để nghiên cứu những yếu tố tác động đến việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B (một phương pháp phòng ngừa hiệu quả viêm gan B), từ đó sẽ có cơ sở để đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B ở những người trưởng thành.
  • 33. 22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên cơ sở tổng quan cơ sở lý thuyết đã được trình bày, chương này tập trung vào việc xây dựng khung phân tích để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, từ đó, xây dựng mô hình nghiên cứu, cách thức đo lường các biến số được đề xuất trong mô hình. Các vấn đề liên quan đến dữ liệu như cách thức chọn mẫu, quy mô mẫu… và phương pháp phân tích dữ liệu cũng được trình bày trong chương này. 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Quy trình nghiên cứu của luận văn được mô tả qua các bước cụ thể sau: Bước 1: Trên cơ sở vấn đề nghiên cứu đã đặt ra, tiến hành xác định các mục tiêu cụ thể để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, xác định đúng đối tượng và phạm vi để tiến hành nghiên cứu. Bước 2: Tiến hành lược khảo các tài liệu có liên quan đến viêm gan B, trong đó tập trung lược khảo các tài liệu thể hiện rõ khái niệm, đặc điểm, cách phòng ngừa viêm gan B… Đặc biệt, lược khảo chi tiết các nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề có liên quan đến việc tiêm phòng viêm gan B nhằm nắm bắt các lý thuyết, phương pháp, kết quả nghiên cứu về chủ đề này đã được nghiên cứu trước, từ đó có cách tiếp cận phù hợp để giải quyết vấn đề. Bước 3: Trên cơ sở tổng quan cơ sở lý thuyết, tiến hành đề xuất mô hình nghiên cứu cụ thể để giải quyết vấn đề nghiên cứu đã đặt ra. Dựa trên kết quả lược khảo các nghiên cứu trước có liên, xây dựng cách thức đo lường các biến số trong mô hình nghiên cứu đã đề xuất. Căn cứ vào mô hình nghiên cứu cụ thể này, xác định phương pháp phân tích dữ liệu phù hợp. Bước 4: Tiến hành phân tích, xử lý dữ liệu. Dựa vào kết quả phân tích dữ liệu, tiến hành so sánh, nhận xét về kết quả nghiên cứu này. Đặc biệt, cần đảm bảo việc diễn giải kết quả thu được phải dựa trên các nguyên tắc, lý thuyết về kinh tế, quản trị sức khỏe và có so sánh với các kết quả nghiên cứu trước.
  • 34. 23 Vấn đề nghiên cứu Tổng quan tài liệu  Cái khái niệm, lý thuyết  Các nghiên cứu có liên quan Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Thu thập và xử lý dữ liệu  Đo lường các biến  Dấu kỳ vọng  Mẫu nghiên cứu  Phương pháp ước lượng  Các kiểm định Phân tích, thảo luận kết quả Kết luận và hàm ý chính sách  Kết luận  Khuyến nghị chính sách  Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo Bước 5: Kết luận cô động kết quả nghiên cứu đạt được, trong đó tập trung vào kết quả của những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ban đầu. Dựa trên kết quả nghiên cứu được, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường tỷ lệ tiêm phòng viêm gan B. Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu Nguồn: Đề xuất của tác giả
  • 35. 24 Quyết định/ Ý định tiêm vắc xin phòng viêm gan B Thái độ Chuẩn chủ quan Kiểm soát hành vi Đặc điểm kinh tế - xã hội  Giới tính  Học vấn  Tuổi  Hôn nhân  Con cái  Thu nhập  Thu nhập chính  Tiền sử gia đình 3.2. KHUNG PHÂN TÍCH Dựa trên Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB) của Ajzen (1991) và kết quả của các nghiên cứu trước về chủ đề viêm gan B, đề tài xây dựng khung phân tích để nghiên cứu về các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc ra quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Theo đó, thái độ, chuẩn chủ quan và khả năng kiểm soát hành vi là 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Bên cạnh đó, dựa trên kết quả tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, đề tài còn bổ sung thêm vào khung phân tích các đặc điểm kinh tế xã hội của người tham gia nghiên cứu để xem xét liệu các yếu tố này có ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B hay không. Khung phân tích của đề tài được trình bày như sau: Hình 3.2: Các yếu tố ảnh hưởng quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B Nguồn: Đề xuất của tác giả
  • 36. 25 3.2.1. Thái độ Thuyết hành vi dự định TPB của Ajzen (1991) cho rằng thái độ là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến ý định hành vi, được phản ánh qua sự tin tưởng vào sự đúng đắn của việc thực hiện hành vi. Trong các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, thái độ về viêm gan B, về vắc xin phòng viêm gan B đã được khá nhiều tác giả xem xét khi nghiên cứu về việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B, như nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Truyền và cộng sự (2011), Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị Kim Yến (2010), Nguyễn Thị Điểm và cộng sự (2012), Trần Thị Tây Nguyên và Phan Văn Tường (2012), Frew và cộng sự (2014). Các tác giả này thường sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế dưới dạng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường thái độ của người tham gia nghiên cứu về viêm gan B. Các nhận định trong bảng câu hỏi đo lường thái độ của các nghiên cứu tuy có khác nhau, nhưng cũng thường xoay quanh những vấn đề như: cảm nhận của người được hỏi về vấn đề viêm gan B, về thái độ e ngại, kỳ thị đối với những người bị viêm gan B, về sự chủ động trong phòng tránh, về sự tin tưởng vào vắc xin phòng viêm gan B… Dựa trên các câu hỏi đo lường thái độ của người tham gia nghiên cứu về viêm gan B đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Truyền và cộng sự (2011), Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị Kim Yến (2010), Nguyễn Thị Điểm và cộng sự (2012), Trần Thị Tây Nguyên và Phan Văn Tường (2012), Frew và cộng sự (2014), đề tài đề xuất, tổng hợp thành bộ câu hỏi đo lường thái độ của những người trưởng thành đang sinh sống ở TP. Hồ Chí Minh về viêm gan B. Tổng cộng có 14 câu nhận định được đề xuất và được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ. Những người có tổng điểm số đo lường thái độ càng cao chứng tỏ người đó có thái độ tích cực, hay nói cách khác là có thái độ đúng về viêm gan B.
  • 37. 26 Bảng 3.1: Thang đo thái độ về viêm gan B STT Nhận định Đánh giá 1.1 Viêm gan B là vấn đề quan trọng mà xã hội cần quan tâm 1 2 3 4 5 1.2 Không nên kỳ thị những người bị viêm gan B 1 2 3 4 5 1.3 Không nên xa lánh những người bị viêm gan B 1 2 3 4 5 1.4 Không cảm thấy lo ngại khi làm việc chung văn phòng với người bị viêm gan B 1 2 3 4 5 1.5 Không cảm thấy lo ngại khi ăn chung bàn với người bị viêm gan B 1 2 3 4 5 1.6 Không cảm thấy lo ngại khi người thân có đồng nghiệp hoặc bạn bè bị viêm gan B 1 2 3 4 5 1.7 Sẵn sàng và chủ động chia sẻ kiến thức phòng ngừa viêm gan B cho người khác 1 2 3 4 5 1.8 Việc xét nghiệm viêm gan B là cần thiết 1 2 3 4 5 1.9 Việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B là cần thiết 1 2 3 4 5 1.10 Nên để bác sĩ điều trị khi bị viêm gan B 1 2 3 4 5 1.11 Khuyên người thân trong gia đình đi xét nghiệm khi bản thân bị viêm gan B 1 2 3 4 5 1.12 Vắc xin phòng viêm gan B an toàn 1 2 3 4 5 1.13 Vắc xin phòng viêm gan B có hiệu quả cao 1 2 3 4 5 1.14 Việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B nên là quy định bắt buộc 1 2 3 4 5 Nguồn: Tổng hợp của tác giả
  • 38. 27 3.2.2. Kiểm soát hành vi Theo Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB) của Ajzen (1991), khả năng kiểm soát hành vi bao gồm các yếu tố phản ánh năng lực, nguồn lực để cá nhân có thể thực hiện hành vi. Trong phạm vi của đề tài, đề tài tập trung nghiên cứu yếu tố kiến thức về viêm gan B. Các nghiên cứu thực nghiệm của Trần Thị Tây Nguyên và Phan Văn Tường (2012), Frew và cộng sự (2014), Mungandi và cộng sự (2017), Liu và cộng sự (2018) đã chỉ ra kiến thức tốt về viêm gan B là yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến việc tiêm vắc- xin phòng viêm gan B. Để đo lường kiến thức của một người về viêm gan B, các tác giả thường sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế dưới dạng Đúng/ Sai để kiểm tra kiến thức của người tham gia nghiên cứu. Kiến thức của người tham gia nghiên cứu về viêm gan B được phản ánh qua tổng số điểm mà người này nhận được sau khi làm bài kiểm tra kiến thức (tổng số câu đúng so với đáp án). Các câu hỏi đo lường kiến thức về viêm gan B chủ yếu xoay quanh sự hiểu biết tổng quát về viêm gan B, về các đường lây truyền, cách phòng tránh, hậu quả của viêm gan B và kiến thức về vắc xin phòng viêm gan B. Dựa trên kết quả tham khảo các nghiên cứu của Trần Thị Tây Nguyên và Phan Văn Tường (2012), Frew và cộng sự (2014), Mungandi và cộng sự (2017), Liu và cộng sự (2018), đề tài đề xuất bộ câu hỏi đo lường kiến thức về viêm gan B như sau: Bảng 3.2: Thang đo kiến thức về viêm gan B STT Câu hỏi Đáp án Đúng Sai 2.1 Viêm gan B (còn gọi là viêm gan vi rút B hay viêm gan siêu vi B) là tình trạng sưng tấy hoặc hoại tử tế bào gan cấp hoặc mạn tính X 2.2 Tỷ lệ lưu hành virus viêm gan B ở Việt Nam là từ 10-20% dân số X 2.3 Việt Nam là một trong các nước có tỷ lệ lưu hành virus viêm X
  • 39. 28 gan B thấp trên thế giới 2.4 Những người mắc viêm gan B đều có biểu hiện bệnh lý rõ ràng X 2.5 Viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con trong lúc sinh X 2.6 Viêm gan B là bệnh di truyền X 2.7 Viêm gan B có thể lây qua ăn uống chung, dùng chung cốc, chén, bát đũa X 2.8 Viêm gan B có thể lây qua việc làm việc chung cùng cơ quan, văn phòng X 2.9 Viêm gan B có thể lây qua việc ôm, hôn, bắt tay, ho, hắt hơi X 2.10 Viêm gan B có thể lây qua đường cho con bú sữa mẹ X 2.11 Viêm gan B có thể lây qua quan hệ tình dục không dùng bao cao su X 2.12 Viêm gan B có thể lây qua việc dùng chung dao cạo hoặc bằng chải đánh răng đã có nhiễm máu X 2.13 Viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan X 2.14 Ung thư gan là loại ung thư gây ra số ca tử vong cao thứ 2 trong tất cả các loại ung thư X 2.15 Người mắc viêm gan B mạn thường có triệu chứng: Vàng da, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, chán ăn X 2.16 Người mắc viêm gan B cấp vẫn có cơ hội để phục hồi sau khi nhiễm trùng và tạo ra miễn dịch bảo vệ X 2.17 Hiện nay đã có thuốc chữa khỏi viêm gan B cấp X 2.18 Khả năng lây nhiễm của viêm gan B và HIV là tương đương nhau X
  • 40. 29 2.19 Tương tự vi rút HIV, vi rút viêm gan B có thể tồn tại vài giờ ngoài cơ thể X 2.20 Viêm gan B có thể dự phòng được bằng vắc xin X 2.21 Không cần xét nghiệm trước khi tiêm vắc xin phòng viêm gan B X 2.22 Tất cả trẻ sơ sinh đều cần tiêm vắc xin phòng viêm gan B X 2.23 Nên tiêm mũi vắc xin phòng viêm gan B đầu trong 24 giờ sau khi sinh và 3 mũi tiếp theo vào 2, 3 và 4 tháng tuổi cho bé X 2.24 Người lớn và trẻ em chưa mắc bệnh và chưa được tiêm vắc xin phòng viêm gan B thì nên tiêm 3 mũi vào các tháng 0, 1 và 6 để phòng viêm gan B X 2.25 Vắc xin viêm gan B được tiêm miễn phí cho trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia X 2.26 Tất cả những người mắc viêm gan B mạn đều cần dùng thuốc điều trị X Nguồn: Tổng hợp của tác giả 3.2.3. Chuẩn chủ quan Chuẩn chủ quan theo Thuyết hành vi dự định TPB của Ajzen (1991) được phản ánh qua tác động từ môi trường xung quanh như người thân, bạn bè, bác sĩ… là yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi. Trên thực tế, các nghiên cứu của Frew và cộng sự (2014) cho thấy quyết định tiêm phòng viêm gan B của một người có khả năng chịu tác động từ lời khuyên của bác sĩ, chuyên gia y tế, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Do đó, chuẩn chủ quan được kỳ vọng là một yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Các câu hỏi được thiết kế dạng thang đo Likert 5 mức độ được Frew và cộng sự (2014) vận dụng để đo lường tác động từ người thân, bạn bè, bác sĩ… đến việc tiêm phòng viêm gan B. Theo đó, đề tài cũng đề xuất thang đo chuẩn chủ quan như dưới đây để đo lường ảnh hưởng của bác sĩ,
  • 41. 30 chuyên gia y tế, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… đến việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Bảng 3.3: Thang đo chuẩn chủ quan STT Nhận định Đánh giá 3.1 Lời khuyên từ những người thân trong gia đình có ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B của Anh/ Chị 1 2 3 4 5 3.2 Lời khuyên từ bạn bè, đồng nghiệp có ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B của Anh/ Chị 1 2 3 4 5 3.3 Lời khuyên từ bác sĩ, nhân viên y tế có ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B của Anh/ Chị 1 2 3 4 5 Nguồn: Tổng hợp của tác giả 3.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Dựa trên nền tảng là Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB) của Ajzen (1991), cùng với mô hình nghiên cứu thực nghiệm được vận dụng trong nghiên cứu của Frew và cộng sự (2014), mô hình nghiên cứu của đề tài được xây dựng như sau: HBV = β0 + β1 Gioi tinh + β2 Hoc van + β3 Tuoi + β4 Hon nhan + β5 Con cai + β6 Thu nhap + β7 Thu nhap chinh + β8 Tien su gia dinh + β9 Kien thuc + β10 Thai do + β11 Chuan chu quan + ε Trong đó, các biến trong mô hình được mô tả cụ thể như sau: HBV: Quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Trên thực tế, sẽ có các trường hợp sau: Đã tiêm vắc xin phòng viêm gan B (Nhóm 1) và Chưa tiêm vắc xin
  • 42. 31 phòng viêm gan B (Nhóm 2). Trong nhóm Chưa tiêm vắc xin phòng viêm gan B sẽ có những người có ý định tiêm nhưng chưa tiêm (Nhóm 2a) và những người không có ý định tiêm (Nhóm 2b). Do đó, đề tài sử dụng 2 mô hình với 2 biến phụ thuộc để nghiên cứu: HBV1: Mang giá trị 1 nếu đã tiêm phòng (Nhóm 1), mang giá trị 0 nếu chưa tiêm (Nhóm 2). Biến phụ thuộc sử dụng trong Mô hình 1. HBV2: Mang giá trị 1 nếu có ý định tiêm nhưng chưa tiêm (Nhóm 2a), mang giá trị 0 nếu chưa tiêm và cũng không có ý định tiêm (Nhóm 2b). Biến phụ thuộc sử dụng trong Mô hình 2. Các biến giải thích bao gồm: Gioi tinh: Giới tính, mang giá trị 1 nếu là nam, mang giá trị 0 nếu là nữ. Biến này đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Truyền và cộng sự (2011), Trần Thị Tây Nguyên và Phan Văn Tường (2012), Frew và cộng sự (2014), Zhu và cộng sự (2014), Mungandi và cộng sự (2017), Akibu và cộng sự (2018), Liu và cộng sự (2018). Hoc van: Trình độ học vấn. Phân thành 3 cấp độ: Chưa tốt nghiệp Trung học phổ thông; Đã tốt nghiệp Trung học phổ thông; Đã tốt nghiệp Cao đẳng – Đại học. Nhóm chưa tốt nghiệp Trung học phổ thông sẽ được chọn làm nhóm so sánh trong mô hình nghiên cứu. Biến này đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Truyền và cộng sự (2011), Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị Kim Yến (2010), Nguyễn Thị Điểm và cộng sự (2012), Frew và cộng sự (2014), Liu và cộng sự (2018), Hang và cộng sự (2019). Tuoi: Tuổi tác, đo lường bằng số năm. Biến này đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Trần Thị Tây Nguyên và Phan Văn Tường (2012), Frew và cộng sự (2014), Zhu và cộng sự (2014), Mungandi và cộng sự (2017), Liu và cộng sự (2018).
  • 43. 32 Hon nhan: Tình trạng hôn nhân phân thành 2 nhóm: Đã kết hôn; chưa kết hôn. Nhóm chưa kế hôn sẽ được chọn làm nhóm so sánh trong mô hình nghiên cứu. Biến này đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị Kim Yến (2010), Akibu và cộng sự (2018). Con cai: Tình trạng con cái, mang giá trị 1 nếu đã có con, ngược lại mang giá trị 0. Biến này đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Hang và cộng sự (2019). Thu nhap: Thu nhập bình quân 01 tháng của các thành viên trong gia đình, đơn vị tính là triệu đồng/ người. Biến này đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Frew và cộng sự (2014), Zhu và cộng sự (2014), Hang và cộng sự (2019). Thu nhap chinh: Mang giá trị 1 nếu người tham gia nghiên cứu là nguồn thu nhập chính của gia đình, mang giá 0 nếu không phải. Biến này đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Frew và cộng sự (2014), Zhu và cộng sự (2014), Hang và cộng sự (2019). Tien su: Tiền sử bệnh viêm gan B của các thành viên trong gia đình, mang giá trị 1 nếu trong gia đình có thành viên mắc viêm gan B, ngược lại mang giá trị 0. Biến này đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Truyền và cộng sự (2011), Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị Kim Yến (2010). Kien thuc: Kiến thức về viêm gan B, đo lường bằng tổng số điểm của người tham gia nghiên cứu sau khi trả lời bài kiểm tra kiến thức về viêm gan B. Biến này đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Trần Thị Tây Nguyên và Phan Văn Tường (2012), Frew và cộng sự (2014), Mungandi và cộng sự (2017), Liu và cộng sự (2018). Thai do: Thái độ đối với viêm gan B, đo lường thông qua bộ câu hỏi được thiết kế dưới dạng thang đo Likert 5 mức độ. Biến này đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Truyền và cộng sự (2011), Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị Kim Yến (2010), Nguyễn Thị Điểm và cộng sự (2012), Trần Thị Tây Nguyên và Phan Văn Tường (2012), Frew và cộng sự (2014).
  • 44. 33 Chuan chu quan: Tác động từ gia đình, bạn bè hoặc bác sĩ, đo lường thông qua bộ câu hỏi được thiết kế dưới dạng thang đo Likert 5 mức độ. Biến này đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Frew và cộng sự (2014). Bảng tổng hợp các biến số trong mô hình nghiên cứu, cách thức đo lường, dấu kỳ vọng và căn cứ đề xuất các biến số được trình bày trong bảng dưới đây:
  • 45. 34 Bảng 3.4: Các biến số trong mô hình nghiên cứu Tên biến Ký hiệu Đơn vị Kỳ vọng dấu Cơ sở lý thuyết Biến phụ thuộc Tiêm vắc xin phòng viêm gan B Frew và cộng sự (2014), Zhu và cộng sự (2014), Mungandi và cộng sự (2017), Akibu và cộng sự (2018), Liu và cộng sự (2018), Hang và cộng sự (2019) Mô hình 1 HBV1 1 = Đã tiêm; 0 = Chưa tiêm Mô hình 2 HBV2 1 = Có ý định tiêm; 0 = Không có ý định tiêm Biến giải thích Giới tính Gioi tinh 1 = Nam; 0 = Nữ +/- Huỳnh Thị Kim Truyền và cộng sự (2011), Trần Thị Tây Nguyên và Phan Văn Tường (2012), Frew và cộng sự (2014), Zhu và cộng sự (2014), Mungandi và cộng sự (2017), Akibu và cộng sự (2018), Liu và cộng sự (2018) Học vấn Huỳnh Thị Kim Truyền và cộng sự (2011), Trần Ngọc Dung và - Đã tốt nghiệp THPT THPT 1 = Đã tốt nghiệp THPT; 0 = +
  • 46. 35 Khác Huỳnh Thị Kim Yến (2010), Nguyễn Thị Điểm và cộng sự (2012), Frew và cộng sự (2014), Liu và cộng sự (2018), Hang và cộng sự (2019) - Đã tốt nghiệp CĐ - ĐH CĐ-ĐH 1 = Đã tốt nghiệp CĐ-ĐH; 0 = Khác + Tuổi Tuoi Năm +/- Trần Thị Tây Nguyên và Phan Văn Tường (2012), Frew và cộng sự (2014), Zhu và cộng sự (2014), Mungandi và cộng sự (2017), Liu và cộng sự (2018) Hôn nhân Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị Kim Yến (2010), Akibu và cộng sự (2018) - Đã kết hôn Ket hon 1 = Đã kết hôn; 0 = Độc thân + Con cái Con cai 1 = Đã có con; 0 = Chưa có con + Hang và cộng sự (2019) Thu nhập Thu nhap Triệu VNĐ/ tháng + Frew và cộng sự (2014), Zhu và cộng sự (2014), Hang và cộng sự (2019) Thu nhập chính Thu nhap chinh 1 = Là nguồn thu nhập chính của gia đình; 0 = Không phải nguồn thu nhập chính +
  • 47. 36 Tiền sử gia đình Tien su gia dinh 1 = Có người trong gia đình mắc viêm gan B; 0 = Không có người trong gia đình mắc viêm gan B + Huỳnh Thị Kim Truyền và cộng sự (2011), Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị Kim Yến (2010) Kiến thức về viêm gan B Kien thuc Điểm + Trần Thị Tây Nguyên và Phan Văn Tường (2012), Frew và cộng sự (2014), Mungandi và cộng sự (2017), Liu và cộng sự (2018) Thái độ về viêm gan B Thai do Điểm + Huỳnh Thị Kim Truyền và cộng sự (2011), Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị Kim Yến (2010), Nguyễn Thị Điểm và cộng sự (2012), Trần Thị Tây Nguyên và Phan Văn Tường (2012), Frew và cộng sự (2014) Chuẩn chủ quan Chuan chu quan Điểm + Frew và cộng sự (2014) Nguồn: Đề xuất của tác giả
  • 48. 37 3.4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.4.1. Mẫu nghiên cứu 3.4.1.1. Kích thước mẫu nghiên cứu Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), kích thước mẫu trong nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như phương pháp ước lượng, độ tin cậy… và kích thước mẫu càng lớn càng tốt nhưng sẽ tốn thời gian, kinh phí. Hiện nay, các tác giả thường sử dụng công thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử lý để xác định cỡ mẫu nghiên cứu. Cụ thể, đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để ước lượng nên sẽ vận dụng công thức của Green (1991) để xác định cỡ mẫu: N ≥ 50 + 8*m Trong đó, N là quy mô mẫu và m là số biến trong mô hình nghiên cứu. Với trường hợp của đề tài, mô hình nghiên cứu có 13 biến độc lập nên mẫu nghiên cứu tối thiểu phải bằng 154 quan sát. 3.4.1.2. Phương pháp chọn mẫu Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, tức là phương pháp chọn mẫu phi xác suất. 3.4.2. Thu thập dữ liệu 3.4.2.1. Đối tượng khảo sát Đối tượng tham gia nghiên cứu là những người trưởng thành đang sinh sống ở TP. Hồ Chí Minh. Các đối tượng tham gia khảo sát đảm bảo đều tự nguyện và trên 18 tuổi. 3.4.2.2. Phương pháp khảo sát Trong điều kiện thời gian, kinh phí có giới hạn, đề tài sử dụng phương pháp thu thập thông tin thông qua phiếu khảo sát đã được chuẩn bị trước. Địa điểm tiến hành thu thập dữ liệu là những nơi đông người, dễ tiếp cận đối tượng khảo sát để đề nghị họ tham gia nghiên cứu, như: Công viên, khu vui chơi,
  • 49. 38 siêu thị, trường học… Người tham gia nghiên cứu sẽ được chọn theo phương pháp thuận tiện kết hợp với phát triển mầm. Tức là sau khi tiếp cận được người chấp nhận tham gia nghiên cứu, tác giả sẽ đề nghị những người này giới thiệu bạn bè, người thân của họ cùng tham gia nghiên cứu. Mặc dù có được một số thuận lợi khi thực hiện thu thập thông tin bằng phương pháp này nhưng việc thu thập thông tin qua phiếu khảo sát cũng tiềm ẩn rủi ro là những người tham gia khảo sát sẽ không trả lời đầy đủ các thông tin trong phiếu khảo sát. Do đó, sẽ có nhiều phiếu khảo sát được phát ra với kỳ vọng sẽ đáp ứng được yêu cầu về số lượng mẫu khảo sát phục vụ cho nghiên cứu. 3.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy Binary Logistic đa biến để nghiên cứu những yếu tố tác động đến việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Phương pháp hồi quy Binary Logistic được sử dụng là bởi theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), phương pháp này được sử dụng khi biến phụ thuộc trong nghiên cứu ở dạng nhị phân để ước lượng xác suất một sự kiện có thể xảy ra với những thông tin của biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. Với hồi quy Binary Logistic, thông thường ta chỉ cần thu thập về biến phụ thuộc là một sự kiện nào đó có xảy ra hay không, cụ thể trong trường hợp này là người tham gia nghiên cứu có tiêm vắc xin phòng viêm gan B hay không tiêm vắc xin phòng viêm gan B; biến phụ thuộc Y trong mô hình nghiên cứu lúc này có giá trị 0 hoặc 1, với 0 là không tiêm vắc xin phòng viêm gan B và 1 là có tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Từ biến phụ thuộc nhị phân này, một thủ tục sẽ được dùng để tính xác suất sự kiện có thể xảy ra theo quy tắc đó là nếu xác suất được dự đoán lớn hơn 0,5 thì kết quả dự đoán sẽ là “có” tiêm vắc xin phòng viêm gan B, ngược lại kết quả dự đoán sẽ là “không” tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Để đơn giản khi tiếp cận, ta tiến hành xem xét một trường hợp cụ thể của mô hình Binary Logistic khi chỉ có một biến độc lập X như sau:
  • 50. 39 𝑒 Pi = E (Y = 1/X) = 𝑒 (𝛽0+𝛽1𝑋) 1+ 𝑒(𝛽0+𝛽1𝑋) Trong công thức nêu trên, Pi = E (Y = 1/X) = P (Y = 1) gọi là xác suất để sự kiện xảy ra (Y = 1) khi biến độc lập X có giá trị cụ thể Xj. Ký hiệu biểu thức (β0 + β1X) là z, biểu thức được viết lại như sau: P (Y = 1) = 𝑒 𝑧 1+ 𝑒𝑧 Xác suất không xảy ra sự kiện được xác định: P (Y = 0) = 1 – P (Y = 1) = 1 - 𝑒 𝑧 1+ 𝑒𝑧 Khi so sánh xác suất xảy ra sự kiện với xác suất không xảy ra sự kiện, tỷ lệ chênh lệch được thể hiện như sau: 𝑃(𝑌=1) = 𝑃(𝑦=0) 𝑒𝑧 1+ 𝑒 𝑧 𝑒𝑧 1+ 𝑒𝑧 Lấy log cơ số e hai vế và thực hiện biến đổi: 𝑙𝑜𝑔 [ 𝑃(𝑌=1) ] = 𝑙𝑜𝑔𝑒𝑧 𝑒 Vì 𝑙𝑜𝑔𝑒 𝑧 = z nên kết quả là: 𝑃(𝑦=0) 𝑒 𝑙𝑜𝑔𝑒 [ 𝑃(𝑌=1) ] = β0 + β1X 𝑃(𝑦=0) Hay có thể viết: 𝑙𝑜𝑔𝑒 [ 𝑃𝑖 ] = β0 + β1X 1−𝑃𝑖 Biểu thức nêu trên là dạng hàm hồi quy Binary Logistic và có thể mở rộng mô hình Binary Logistic cho nhiều biến độc lập Xk. 3.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Chương 3 đã trình bày chi tiết các bước để tiến hành nghiên cứu. Đồng thời, cũng thể hiện cách thức đo lường các biến số trong mô hình nghiên cứu, nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra. Cách thức lựa chọn mẫu nghiên cứu và phương pháp phân tích dữ liệu cũng đã được trình bày cụ thể trong chương này. 1−
  • 51. 40 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 4 sẽ trình bày các thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu, kiểm định thang đo nghiên cứu và thực hiện phân tích hồi quy để xác định những yếu tố có ảnh hưởng đến việc tiêm phòng viêm gan B. Dựa trên kết quả hồi quy sẽ tiến hành phân tích, thảo luận và so sánh với kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm đã được nghiên cứu trước đây. 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu cho thấy, mẫu nghiên cứu gồm 337 quan sát, trong đó, có 111 người được hỏi trả lời đã tiêm vắc xin phòng viêm gan B, chiếm 32.94%; 164 người trả lời chưa tiêm vắc xin phòng viêm gan B nhưng có ý định tiêm trong tương lai, chiếm 48.66%; còn lại 62 người trả lời chưa tiêm vắc xin phòng viêm gan B và cũng không có ý định tiêm trong tương lai, chiếm 18.40%. Có 157 người tham gia nghiên cứu là nam, chiếm 46.59%, còn lại 180 người là nữ, chiếm 53.41%. Độ tuổi trung bình của những người tham gia nghiên cứu là 32 tuổi, cao nhất là 47 tuổi và thấp nhất là 18 tuổi. Trong số những người tham gia nghiên cứu, 154 người đã tốt nghiệp Cao đẳng hoặc Đại học trở lên, chiếm 45.7%; 96 người có trình độ Trung học phổ thông, chiếm 28.49%; còn lại 87 người trả lời họ chưa tốt nghiệp Trung học phổ thông, chiếm 25.82%. Có 172 người tham gia nghiên cứu đã có gia đình, chiếm 51.04%, còn lại 165 người vẫn còn độc thân, chiếm 48.96%. Khi được hỏi, có 113 người trả lời họ đã có con, chiếm 33.53%; còn lại 224 người trả lời họ vẫn chưa có con, chiếm 66.47%. Thu nhập bình quân của những người tham gia nghiên cứu là 6,1 triệu đồng/ tháng, cao nhất là 17 triệu đồng/ tháng và thấp nhất là 2 triệu đồng/ tháng. Có 160 người được hỏi trả lời rằng họ là nguồn thu nhập chính của gia đình, chiếm 47.48%, còn lại 177 người trả lời họ không phải là nguồn thu nhập chính của gia đình, chiếm tỷ lệ 52.52%. Trong số những người tham gia nghiên cứu, có 101 người cho biết người thân của họ cũng bị viêm gan B, chiếm tỷ lệ 29.97%, còn lại
  • 52. 41 236 người trả lời gia đình họ không có người bị nhiễm viêm gan B, chiếm tỷ lệ 70.03%. Kết quả thống kê mô tả sẽ được trình bày cụ thể trong bảng sau: Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến định tính Quan sát Tỷ lệ (%) Tiêm phòng viêm gan B - Đã tiêm 111 32.94 - Chưa tiêm nhưng có ý định tiêm 164 48.66 - Chưa tiêm và không có ý định tiêm 62 18.40 Giới tính - Nam 157 46.59 - Nữ 180 53.41 Trình độ học vấn - Đại học – Cao đẳng 154 45.70 - Trung học phổ thông 96 28.49 - Dưới Trung học phổ thông 87 25.82 Tình trạng hôn nhân - Đã kết hôn 172 51.04 - Độc thân 165 48.96 Tình trạng con cái - Đã có con 113 33.53 - Chưa có con 224 66.47 Thu nhập chính của gia đình - Là thu nhập chính của gia đình 160 47.48 - Không là thu nhập chính của gia đình 177 52.52 Gia đình có người mắc viêm gan B - Có 101 29.97 - Không 236 70.03
  • 53. 42 Nguồn: Thống kê của tác giả Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến định lượng Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Thu nhập 6.195846 3.119197 2 17 Tuổi 32.94065 8.828865 18 47 Nguồn: Thống kê của tác giả Kết quả thống kê cho thấy, điểm số trung bình đo lường kiến thức về viêm gan B của những người tham gia nghiên cứu là 16 điểm, tương đương trả lời đúng 16/26 câu hỏi. Điểm số thấp nhất là 8 điểm, tương đương trả lời đúng 8/26 câu hỏi; cao nhất là 24 điểm, tương đương trả lời đúng 24/26 câu hỏi. Kết quả thống kê bước đầu cũng cho thấy, thái độ đối với viêm gan B và sự tác động của gia đình, bạn bè, bác sĩ đối với việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B là khá tích cực. Cụ thể, điểm số trung bình của thang đo sự tác động của gia đình, bạn bè, bác sĩ đối với việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B (chuẩn chủ quan) đạt 3.68 điểm; điểm số trung bình của thang đo thái độ đối với viêm gan B đạt 3.92 điểm. Bảng 4.3: Điểm số phản ánh thang đo thái độ và chuẩn chủ quan Thành phần Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Thái độ về viêm gan B Viêm gan B là vấn đề quan trọng mà xã hội cần quan tâm 2.486647 1.160088 1 4 Không kỳ thị những người bị viêm gan B 4.320475 0.943948 2 5 Không xa lánh những người bị viêm gan B 4.270030 0.970437 2 5
  • 54. 43 Không cảm thấy lo ngại khi làm việc chung văn phòng với người bị viêm gan B 4.305638 0.956680 2 5 Không cảm thấy lo ngại khi ăn chung bàn với người bị viêm gan B 2.433234 1.126979 1 4 Không cảm thấy lo ngại khi người thân có đồng nghiệp hoặc bạn bè bị viêm gan B 4.267062 0.954258 2 5 Sẵn sàng và chủ động chia sẻ kiến thức phòng ngừa viêm gan B cho người khác 4.246291 0.964485 2 5 Việc xét nghiệm viêm gan B là cần thiết 4.335312 0.803841 3 5 Tiêm vắc xin phòng viêm gan B là cần thiết 4.347181 0.831629 3 5 Nên để bác sĩ điều trị khi bị viêm gan B 4.329377 0.828149 3 5 Khuyên người thân trong gia đình đi xét nghiệm khi bản thân bị viêm gan B 4.370920 0.784210 3 5 Vắc xin phòng viêm gan B an toàn 4.364985 0.790771 3 5 Vắc xin phòng viêm gan B có hiệu quả cao 4.320475 0.815382 3 5 Việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B nên là quy định bắt buộc 2.486647 1.160088 1 4 Chuẩn chủ quan Tác động từ người thân trong gia đình 3.658754 1.355936 1 5 Tác động từ bạn bè, đồng nghiệp 3.780415 1.306748 1 5 Tác động từ bác sĩ, nhân viên y tế 3.617211 1.418018 1 5 Nguồn: Tổng hợp của tác giả