SlideShare a Scribd company logo
1 of 177
LUẬN VĂN A-Z
CHUYÊN NHẬN VIẾT THUÊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ, LUẬN ÁN TIẾN SĨ
(Tất cả chuyên ngành)
Đội ngũ CTV viết bài trình độ cao, hiện đang công tác và
nghiên cứu tại các trường Học viện, Đại học chuyên ngành trên cả
nước (100% trình độ thạc sĩ, tiến sĩ)
⇛ Đội ngũ CTV viết bài đã có 10 năm nghiên cứu và kinh nghiệm
trong lĩnh vực này.
⇛ Cam kết bài được viết mới hoàn toàn, tuyệt đối không sao chép,
không đạo văn.
⇛ Cam kết hỗ trợ chỉnh sửa, bổ sung bài cho đến khi hoàn thiện
trong thời gian sớm nhất.
⇛ Cam kết bài luôn được kiểm duyệt và kiểm tra đạo văn trước khi
giao đến khách hàng.
⇛ Cam kết giao bài đúng hạn, bảo mật tuyệt đối thông tin của
khách hàng.
⇛ Cam kết hoàn tiền 100% nếu bài không được duyệt, không đậu.
LIÊN HỆ
Website: https://luanvanaz.com
Phone: 092.4477.999 (Mr.Luân)
Mail: luanvanaz@gmail.com
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
====***====
ĐẶNG PHI TRƯỜNG
TỰ TẠO VIỆC LÀM
CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
HÀ NỘI - 2020
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
====***====
ĐẶNG PHI TRƯỜNG
TỰ TẠO VIỆC LÀM
CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: KINH TẾ LAO ĐỘNG
Mã số: 9340404
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ HOÀNG NGÂN
HÀ NỘI - 2020
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm
sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Nghiên cứu sinh
Đặng Phi Trường
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và
tạo mọi điều kiện thuận lợi của giáo viên hướng dẫn, các thầy cô giáo, đồng nghiệp,
gia đình và bạn bè.
NCS xin chân thành cảm ơn PGS.TS Vũ Hoàng Ngân về sự hướng dẫn, chỉ bảo
tỉ mỉ, tận tình và tâm huyết trong suốt quá trình học tập và làm luận án của NCS.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới tập thể lãnh đạo, các giảng viên khoa Kinh tế và
Quản lý Nguồn nhân lực đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và góp ý để luận án được
hoàn thiện.
Xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ thuộc Viện Đào tạo Sau đại học - Trường Đại
học Kinh tế quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn thủ tục hành chính, quy
trình thực hiện để tôi hoàn thành chương trình đào tạo.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Trường ĐH Kinh tế & QTKD Thái
Nguyên, Khoa Quản lý - Luật kinh tế, các bạn đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện tốt
nhất để tôi có thể nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tận
tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Nghiên cứu sinh
Đặng Phi Trường
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG, HÌNH....................................................................................... vii
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................7
1.1. Các nghiên cứu về việc làm, giải quyết việc làm...............................................7
1.2. Các nghiên cứu về tự tạo việc làm .....................................................................8
1.2.1. Nghiên cứu vai trò của tự tạo việc làm đối với nền kinh tế ............................8
1.2.2. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tự tạo việc làm...................................9
1.2.3. Tổng hợp kết quả tác động của các nhân tố đến tự tạo việc làm...................16
1.3. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................20
TÓM TẮT CHƯƠNG 1..............................................................................................22
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.................................................23
2.1. Các vấn đề cơ bản về thanh niên nông thôn ...................................................23
2.1.1. Khái niệm về thanh niên và thanh niên nông thôn........................................23
2.1.2. Đặc điểm thanh niên và thanh niên nông thôn..............................................24
b, Một số đặc điểm riêng của thanh niên nông thôn Việt Nam...............................26
2.1.3. Vai trò của tự tạo việc làm đối với thanh niên nông thôn.............................27
2.2. Các vấn đề cơ bản về tự tạo việc làm...............................................................29
2.2.1. Lý luận chung về tự tạo việc làm ..................................................................29
2.2.2. Ý định, quyết định và quyết định duy trì tự tại việc làm của thanh niên ......33
2.2.3. Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu tự tạo việc làm..........................34
2.3. Lý thuyết cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm.....42
2.4. Khung nghiên cứu .............................................................................................43
2.5. Cơ sở thực tiễn về tự tạo việc làm của thanh niên..........................................46
TÓM TẮT CHƯƠNG 2..............................................................................................50
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................51
3.1. Quy trình nghiên cứu ...........................................................................................51
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
iv
Quy trình nghiên cứu được thực hiện gồm các bước:..............................................51
3.2. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................52
3.3. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu ...................................................52
3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................52
3.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu......................................................................56
3.4. Biến nghiên cứu và kỳ vọng..............................................................................63
3.5. Dữ liệu nghiên cứu.............................................................................................66
TÓM TẮT CHƯƠNG 3..............................................................................................69
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................70
4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên...................................70
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .........................................................................................70
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..............................................................................72
4.2. Thực trạng việc làm, tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái
Nguyên.......................................................................................................................74
4.2.1. Kết quả tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên...........74
4.2.2. Cơ cấu việc làm của lao động thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên .......77
4.2.3. Cơ cấu về giới của lực lượng lao động thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
.................................................................................................................................78
4.2.4. Cơ cấu về trình độ đào tạo, học vấn..............................................................80
4.2.5. Cơ cấu ngành.................................................................................................82
4.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới tự tạo việc làm của thanh niên nông
thôn tỉnh Thái Nguyên .............................................................................................84
4.3.1. Đặc điểm cá nhân với tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái
Nguyên.....................................................................................................................84
4.3.2. Thái độ đối với quyết định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh
Thái Nguyên............................................................................................................89
4.3.3. Nhận thức kiểm soát hành vi với quyết định tự tạo việc làm........................90
4.3.4. Khả năng huy động tài chính cá nhân với quyết định tự tạo việc làm..........91
4.3.5. Ý kiến người xung quanh với quyết định tự tạo việc làm.............................91
4.3.6. Hỗ trợ tự tạo việc làm của các tổ chức đoàn thể tới quyết định tự tạo việc làm
.................................................................................................................................92
4.3.7. Chính sách hỗ trợ của nhà nước với quyết định tự tạo việc làm...................93
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
v
4.4. Đánh giá chung về tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
....................................................................................................................................95
4.5. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tự tạo việc làm
của thanh niên nông thôn tại tỉnh Thái Nguyên....................................................98
4.5.1. Kết quả phân tích nhân tố (EFA)...................................................................98
4.5.2. Ý định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ..........101
4.5.3. Quyết định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ...106
4.5.4. Quyết định duy trì tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
...............................................................................................................................110
TÓM TẮT CHƯƠNG 4............................................................................................115
CHƯƠNG 5. KHUYẾN NGHỊ................................................................................117
5.1. Căn cứ đề xuất .................................................................................................117
5.1.1. Mục tiêu, định hướng giải quyết việc làm và tự tạo việc làm của tỉnh Thái
Nguyên...................................................................................................................117
5.1.2. Kết quả nghiên cứu......................................................................................118
5.2. Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn
tỉnh Thái Nguyên ....................................................................................................119
5.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tinh thần doanh nhân là cơ sở hình thành
nhận thức về tự tạo việc làm, lợi ích tự tạo việc làm ............................................119
5.2.2. Tạo cơ chế để thanh niên nông thôn dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng,
nguồn tài chính hỗ trợ tự tạo việc làm...................................................................120
5.2.3. Phát triển các dịch vụ đào tạo nghề, kỹ năng nghề và công việc tự tạo......122
5.2.4. Hoàn thiện hệ thống chính sách, và cải thiện công tác thực thi chính sách hỗ
trợ Thanh niên tự tạo việc làm ..............................................................................123
5.2.5. Phát huy vai trò của gia đình các mối quan hệ thân cận khác đối với tự tạo
việc làm của thanh niên nông thôn........................................................................124
TÓM TẮT CHƯƠNG 5............................................................................................126
KẾT LUẬN ................................................................................................................127
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.....130
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................131
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... i
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu Diễn giải
CS Chính sách
EFA Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory factor analysis)
EU Liên minh Châu Âu
NCS Nghiên cứu sinh
NT Nhận thức kiểm soát hành vi
QĐ Quyết định
SWOT Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức
TC Khả năng huy động tài chính
TD Thái độ
TPB Theory of planned behavior
TTVL Tự tạo việc làm
TW Trung Ương
YK Ý kiến người xung quanh
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
vii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng:
Bảng 3.1. Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý .........................................55
Bảng 3.2. Diễn giải thang đo, căn cứ và giả thuyết tác động của các biến ...................63
Bảng 3.3. Thông tin về đối tượng điều tra.....................................................................66
Bảng 4.1. Kết quả tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ..........74
Bảng 4.2. Cơ cấu việc làm của lao động thanh niên tỉnh Thái Nguyên........................78
Bảng 4.3. Lực lượng lao động thanh niên tỉnh Thái Nguyên........................................79
Bảng 4.4. Cơ cấu về trình độ đàotạo, học vấn của thanh niên tỉnh Thái Nguyên (tuổi 15
- 30)..............................................................................................................81
Bảng 4.5. Cơ cấu ngành nghề của thanh niên tỉnh Thái Nguyên (tuổi 15 - 30)............83
Bảng 4.6. Giới tính của thanh niên trong lựa chọn tự tạo việc làm...............................84
Bảng 4.7. Trình độ học vấn của thanh niên trong lựa chọn tự tạo việc làm..................85
Bảng 4.8. Tuổi của thanh niên trong lựa chọn tự tạo việc làm......................................86
Bảng 4.9. Thành phần dân tộc của thanh niên trong quyết định tự tạo việc làm ..........86
Bảng 4.10. Tham gia vào các tổ CTXH của thanh niên................................................87
Bảng 4.11. Tình trạng hôn nhân của thanh niên............................................................87
Bảng 4.12. Tình trạng sức khỏe của thanh niên ............................................................88
Bảng 4.13. Lựa chọn tự tạo việc làm của thanh niên ở các địa bàn nghiên cứu ...........88
Bảng 4.14. Thái độ đối với tự tạo việc làm của thanh niên...........................................89
Bảng 4.15. Nhận thức kiểm soát hành vi của cá nhân...................................................90
Bảng 4.16. Khả năng huy động tài chính ......................................................................91
Bảng 4.17. Ý kiến người xung quanh với quyết định tự tạo việc làm của thanh niên.92
Bảng 4.18. Hỗ trợ tự tạo việc làm của các tổ chức đoàn thể.........................................92
Bảng 4.19. Chính sách nhà nước trong hỗ trợ tự tạo việc làm của thanh niên..............93
Bảng 4.20. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo .......................................................99
Bảng 4.21. Kết quả kiểm định sự phù hợp và tương quan các thang đo.......................99
Bảng 4.22. Kết quả kiểm định phương sai trích..........................................................100
Bảng 4.23. Kết quả EFA Rotated component matrix..................................................101
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
viii
Bảng 4.24. Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn
tỉnh Thái Nguyên .......................................................................................102
Bảng 4.25. Ước lượng các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định tự tạo việc làm của thanh
niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ..............................................................106
Bảng 4.26. Tác động biên của các biến tới quyết định tự tạo việc làm của thanh niên
nông thôn tỉnh Thái Nguyên ......................................................................108
Bảng 4.27. Ước lượng các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định duy trì tự tạo việc làm của
thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ....................................................111
Bảng 4.28. Tác động biên của các biến tới quyết định duy trì tự tạo việc làm của thanh
niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ..............................................................112
Hình:
Hình 2.1. Lý thuyết về nhận thức xã hội Bandura 1986................................................35
Hình 2.2. Mô hình sự kiện khởi sự kinh doanh SEE (Shapero và Sokol, 1982)...........37
Hình 2.3. Mô hình khởi sự kinh doanh của Shapero (1984) .........................................38
Hình 2.4. Mô hình lý thuyết ý định của Shapero- Krueger (2000) ..............................39
Hình 2.5. Lý thuyết hành động hợp lý (Ajzen & Fishbein, 1975..................................40
Hình 2.6. Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Ajzen, 1991) ...............................................41
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ...........................................................................51
Hình 3.2. Mô hình quyết định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái
Nguyên.........................................................................................................60
Hình 3.3. Mối quan hệ giữa ý định TTVL, QĐ TTVL và QĐ duy trì TTVL...............63
Hình 4.2. Nguyên nhân thanh niên lựa chọn Tự tạo việc làm.......................................75
Hình 4. 3. Nguyên nhân thanh niên từ bỏ Tự tạo việc làm ...........................................76
Hình 4.4. Nguyên nhân thanh niên duy trì việc làm tự tạo ...........................................77
Hình 4.5. Xu hướng biến động hoạt động tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh
Thái Nguyên trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2013-2018..................82
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế xã
hội đáng chú ý. Sau hơn 33 năm đổi mới, kề từ năm 1986, đời sống nhân dân được cải
thiện rõ rệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại
hóa đất nước đã được đẩy nhanh. Ngoài những thành tựu đạt được, nền kinh tế Việt
Nam hiện phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng
không ổn định, năng suất lao động thấp, thất nghiệp hoặc thiếu việc làm vẫn còn cao.
Việc làm là một trong các vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia, đặc biệt là
quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, tỷ lệ
lao động thuộc lứa tuổi 15 - 64 chiếm 69,3%, chính vì vậy mà vấn đề giải quyết việc
làm nói chung và việc làm cho thanh niên nói riêng là mối quan tâm đặc biệt của
Việt Nam hiện nay.
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc. Vị trí, vai trò của Thanh niên luôn được coi trọng, đề cao
trong suốt quá trình lịch sử của Việt Nam. “ Sự nghiệp đổi mới có thành công hay
không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường chủ nghĩa xã hội hay
không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên… công tác thanh niên là vấn đề
sống còn của dân tộc” (Nghị quyết TW4, khóa VII). “Thanh niên là lực lượng xã hội
to lớn, một trong những nhân tố quan trọng, quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là
lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhận những công việc đòi hỏi hi sinh, gian
khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát
triển trí tuệ, luôn năng động sáng tạo, tự khẳng định mình” (Nghị quyết TW7, khóa X).
Theo dự thảo quốc gia về thanh niên Việt nam (2018), số lượng thanh niên ước
tính vào năm 2018 là 23,3 triệu người, chiếm 24,6% dân số cả nước. Trong đó tỉ lệ thất
nghiệp của lực lượng Thanh niên luôn chiếm vị trí cao và cao nhất trong tỉ lệ thất
nghiệp của cả nước (đặc biệt nhóm Thanh niên thuộc nhóm tuổi 20-24), tỉ lệ này có xu
hướng tăng qua các năm. Tình trạng không có việc làm kéo dài làm nảy sinh nhiều vấn
đề tiêu cực phát sinh nhiều tệ nạn xã hội. Đứng trước thực trạng này, Đảng và nhà
nước ta đã có nhiều biện pháp, chính sách nhằm giải quyết việc làm, tuy nhiên các
biện pháp chưa thực sự hiệu quả.
Giải quyết vấn đề việc làm cho Thanh niên không thể chỉ trông chờ vào các
chương trình của nhà nước, mà bản thân mỗi Thanh niên cần phải chủ động, trực tiếp
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
2
và tiên quyết tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm cho bản thân mình. Tự tạo việc
làm không những giúp giải quyết việc làm cho chính người lao động mà còn góp phần
kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp, phát huy tinh thần tự lực tự cường và phát huy trí
sáng tạo đặc biệt của thế hệ Thanh niên hiện nay.
Thanh niên là một lực lượng đang trong giai đoạn sung sức nhất về thể chất, trí
tuệ, về tinh thần học hỏi, dám nghĩ, dám làm. Nhưng thanh niên cũng còn một số yếu
điểm nhất định, đặc biệt là thanh niên khu vực nông thôn. Trình độ học vấn thấp, tỷ lệ
được đào tạo nghề chưa cao, kỹ năng nghề nghiệp yếu, thiếu vốn khởi nghiệp… trong
khi bức tranh về thị trường việc làm ngày càng trở nên khó khăn hơn. “Các công ty
hiện nay hầu hết đều có xu hướng tìm các nguồn lao động giá rẻ, như vậy một mặt sẽ
là cơ hội việc làm cho thanh niên khu vực nông thôn, mặt khác cũng sẽ tạo ra mặc
định cho thanh niên nông thôn đó là trở thành lực lượng lao động giá rẻ”. Các lợi thế
trên cũng sẽ không còn được duy trì lâu dài, khi khoa học công nghệ phát triển không
ngừng, trí tuệ nhân tạo ra đời thì nguy cơ mất việc làm cho các đối tượng lao động
giản đơn, giá rẻ sẽ ngày càng rõ ràng. Tình trạng dư cung lao động trên thị trường sẽ
cho phép các nhà tuyển dụng đòi hỏi lao động nhiều hơn và với mức lương thấp hơn,
điều này sẽ gây nhiều khó khăn trực tiếp đối với đời sống của thanh niên nông thôn.
Nghiên cứu về vấn đề việc làm, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động
đã nhận được sự quan tâm của nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước, kể
đến như các nghiên cứu của Jokela và cộng sự (2017), Breitkreuz và cộng sự (2017),
Hu An-gang (2001), Gold và cộng sự (2000)… Các nghiên cứu này tập trung nghiên
cứu vấn đề việc làm của lao động nói chung. Ở trong nước, các nghiên cứu hiện nay
đang tập trung về khía cạnh nghiên cứu khả năng tự tạo việc làm của lao động thanh
niên (Ngô Quỳnh An (2011)), hoặc tự tạo việc làm của lao động ở khu vực nông thôn
(Hồ Thị Diệu Ánh (2015), Triệu Đức Hạnh (2012)…) có rất ít các nghiên cứu về lựa
chọn tự tạo việc làm đối với đối tượng là thanh niên khu vực nông thôn, lực lượng lao
động gặp nhiều khó khăn khi tìm việc làm, tự tạo việc làm và có thể đối diện với nhiều
nguy cơ việc làm trong tương lai. Bên cạnh đó, đa số các công trình đi trước tập trung
nghiên cứu ở khía cạnh ý định, hoặc quyết định, chưa có nghiên cứu nào tiếp cận
quyết định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn trên cơ sở ý định tự tạo việc làm
của thanh niên nông thôn, và nghiên cứu quyết định có tiếp tục hay từ bỏ tự tạo việc
làm của thanh niên khu vực nông thôn, đây là khoảng trống nghiên cứu mà luận án
thực hiện.
“Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, đóng vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế
của khu Việt Bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng Trung du miền Núi
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
3
phía Bắc và vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Với khoảng 1268 nghìn người dân sinh sống,
trong đó chủ yếu là người dân sinh sống tại khu vực nông thôn (chiếm 64,7%) (Cục
Thống kê Thái Nguyên, 2019). Trong những năm gần đân, sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ tại tỉnh Thái Nguyên.
Thái Nguyên phát triển và xây dựng nhiều khu công nghiệp như khu công nghiệp Sông
Công, Điềm Thụy, Yên Bình. Bên cạnh những lợi ích đem lại như đô thị được phát
triển, thu hút nhiều lao động, giải quyết được việc làm cho lao động… sinh kế của
nhiều lao động nông thôn cũng bị ảnh hưởng. Nhiều hộ gia đình bị mất đất, nhiều nghề
truyền thống gia đình không giữ được. Sản xuất công nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy cơ
độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân, nguy cơ mất việc làm khi doanh nghiệp rời
bỏ khu công nghiệp của tỉnh để sang một tỉnh khác khi thời gian ưu đãi về thuế đối với
doanh nghiệp đã hết hoặc bị loại thải khi đã làm việc sau 1 khoảng thời gian nhất định.
Những vấn đề này đã và đang trở thành thách thức cho tỉnh Thái Nguyên về giải quyết
việc làm cho người lao động (mất đất, mất việc…). Sự bất ổn của việc làm ở khu vực
công nghiệp, thu nhập thấp ở khu vực làm công ăn lương… đã bắt đầu tạo ra một xu
thế tự tạo việc làm cho chính bản thân mình của lao động khu vực nông thôn tỉnh Thái
Nguyên. Lựa chọn tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn sẽ góp phần giải quyết
vấn đề việc làm và phát triển kinh tế truyền thống tại tỉnh Thái Nguyên, đây là một xu
hướng cần được khuyến khích, nhân rộng và duy trì.”
Xuất phát từ tầm quan trọng trên, tác giả lựa chọn đề tài “Tự tạo việc làm của
thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên” để xác định, phân tích và lượng hóa các
nhân tố đó, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy lựa chọn tự tạo việc
làm của thanh niên, góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên khu vực nông thôn
tỉnh Thái Nguyên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
“Luận án xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến ý định,
quyết định lựa chọn tự tạo việc làm và quyết định duy trì tự tạo việc làm của thanh
niên nông thôn nghiên cứu tại khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở kết
quả nghiên cứu thực nghiệm, luận án đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy thanh
niên khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên lựa chọn và duy trì tự tạo việc làm.”
Mục tiêu cụ thể
(i) Làm rõ vấn đề lý luận về tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn
(ii) Xác định thực trạng tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
4
(iii) Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới
ý định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên.
(iv) Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới
quyết định lựa chọn tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên.
(v) Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới quyết định
duy trì tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên.
(vi) Đề xuất các giải pháp thúc đẩy và duy trì tự tạo việc làm của thanh niên
nông thôn tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tượng nghiên cứu
“Đối tượng nghiên cứu của luận án là ý định, quyết định (lựa chọn và duy trì) tự
tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên; những nhân tố ảnh hưởng
đến ý định, quyết định lựa chọn tự tạo việc làm và quyết định duy trì tự tạo việc làm
của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên.”
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sử dụng các số liệu thứ cấp về việc làm, giải
quyết việc làm, tự tạo việc làm của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2014 - 2017. Số
liệu khảo sát về tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên được thu
thập từ 1/2017 - 10/2018.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được triển khai tại ba khu vực đại diện theo
vùng địa lý gồm vùng núi cao, vùng trung du bằng phẳng xen đồi núi thấp, và vùng
trung du trung tâm của tỉnh. Cụ thể các địa phương được chọn tương ứng với các vùng
là: huyện Đại Từ, huyện Phú Bình và Thành phố Thái Nguyên.
Phạm vi về nội dung: phạm vi của nghiên cứu tập trung vào các yếu tố ảnh
hưởng tới ý định, quyết định lựa chọn tự tạo việc làm, quyết định duy trì tự tạo việc
làm của thanh niên nông thôn. Các quan sát trong nghiên cứu là thanh niên khu vực
nông thôn tỉnh Thái Nguyên, bao gồm cả thanh niên tự tạo việc làm và không tự tạo
việc làm.
5. Đóng góp của luận án
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Luận án nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố: (1) Nhóm nhân
tố bên trong (Đặc điểm cá nhân): tuổi, giới tính, trình độ giáo dục, sức khỏe, tình trạng
hôn nhân; (2) Nhóm nhân tố bên ngoài: Ý kiến người xung quanh, Hỗ trợ từ tổ chức -
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
5
đoàn thể; Hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước. Trên cơ sở áp dụng Lý thuyết hành vi có
kế hoạch của Ajzen (1991) và lý thuyết ý định & hành vi của Shapero (1984, 2000).
Luận án phát triển thêm so với các nghiên cứu đi trước, nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định tự tạo việc làm trên cơ sở có mối tương quan chặt với ý
định tự tạo việc làm, tương tự luận án tiếp tục mở rộng nghiên cứu quyết định duy trì
tự tạo việc làm trên cơ sở đã có quyết định tự tạo việc làm.
Luận án sử dụng mô hình hồi quy xác suất có điều kiện Bivariate Probit để ước
lượng tác động của các nhân tố tới quyết định tự tạo việc làm và quyết định duy trì tự
tạo việc làm. Mô hình này giúp cung cấp kết quả ước lượng có độ chính xác cao, phân
định được mối tương quan của các giai đoạn trong quá trình ra quyết định (ý định tác
động đến quyết định tự tạo việc; quyết định tác động đến quyết định duy trì tự tạo việc
làm).
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát
của luận án
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận án có các hàm ý sau:
Ý định tự tạo việc làm có mối tương quan chặt với quyết định tự tạo việc làm,
quyết định tự tạo việc làm có mối tương quan chặt với quyết định duy trì tự tạo việc
làm.
Các yếu tố ảnh hưởng tới cả ý định, quyết định tự tạo việc làm, quyết định duy trì
tự tạo việc làm bao gồm: tuổi, giới tính, trình độ giáo dục, sức khỏe, tình trạng hôn nhân;
Thái độ, Nhận thức kiểm soát hành vi, Khả năng huy động tài chính, Ý kiến người xung
quanh.
Luận án đề xuất 05 nhóm giải pháp góp phần tạo điều kiện thúc đẩy thanh niên
nông thôn tỉnh Thái Nguyên tự tạo việc làm. Trong đó, một số giải pháp chính như
tuyên truyền thay đổi nhận thức, quan niệm về tự tạo việc làm; Tạo cơ chế để thanh
niên nông thôn dễ dàng tiếp cận nguồn vốn; Hoàn thiện hệ thống chính sách và cải
thiện công tác thực thi chính sách hỗ trợ thanh niên nông thôn tự tạo việc làm.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở khoa học nghiên cứu tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
6
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Khuyến nghị
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
7
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu về việc làm, giải quyết việc làm
Việc làm, giải quyết việc làm thường xuyên là vấn đề nóng bỏng, nhận được sự
quan tâm của xã hội và các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách. Ở Việt
Nam và trên thế giới có rất nhiều công trình và bài viết liên quan, đề cập đến vấn đề
việc làm.
Về việc làm nói chung, các nghiên cứu chủ yếu đưa ra các phân tích về thực
trạng thất nghiệp, việc làm, thiếu việc làm và đề xuất các giải pháp tạo việc làm cho
người lao động. Phương pháp chủ yếu là phân tích số liệu theo thời gian, số liệu mảng
của một khu vực hay vùng, từ đó chỉ ra các nguyên nhân, và đưa ra các khuyến nghị.
Có thể kể đến một số công trình như: Jokela và cộng sự (2017) so sánh các cách tiếp
cận chính sách liên quan đến việc làm trong nước ở các nước giàu và xem xét tác động
của chúng đối với việc làm, nghiên cứu này xác định các phương pháp tiếp cận chính
sách thường được áp dụng ở các nước giàu để điều chỉnh và phát triển việc làm trong
nước là: (1) dịch vụ giá cả phải chăng; (2) đơn giản hóa việc sử dụng; (3) điều chỉnh
việc làm; (4) điều chỉnh di cư lao động; Breitkreuz và cộng sự (2017) nghiên cứu về
ảnh hưởng của Đạo luật đảm bảo việc làm nông thôn quốc gia Mahatma Gandhi
(MGNREGA) được chính phủ Ấn Độ xây dựng để giảm nghèo ở nông thôn thông qua
100 ngày làm việc được đảm bảo mỗi năm. Hu An-gang (2001) đã phân tích thực
trạng việc làm của Trung Quốc đưa ra các giải pháp để cải thiện tình hình; Gold và
cộng sự (2000) chỉ ra thực trạng thất nghiệp ở Liên minh châu Âu năm 1999, nghiên
cứu cũng cho rằng tạo việc làm vẫn là một mối quan tâm chính cho tất cả các đối tác
xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển của các hiệp ước việc làm trên tất cả các quốc gia
thành viên EU và ở tất cả các cấp vẫn còn chắp vá, phản ánh khi họ thực hiện sự tương
tác của các lực lượng phức tạp - kinh tế, thể chế, chính trị và xã hội.
Ở Việt Nam một số nghiên cứu đã được thực hiện theo hướng làm thế nào để
giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn, như nghiên cứu của
Đồng Văn Tuấn (2011); Nguyễn Thị Thơm và cộng sự (2012). Các nghiên cứu này
đứng từ góc nhìn từ phía Nhà nước, chỉ ra các vấn đề thực trạng còn tồn tại về việc
làm, thu nhập cho lao động, lao động nông thôn. Điểm chung của một số nghiên cứu
này là việc sử dụng gần như giống nhau về các phương pháp nghiên cứu, chủ yếu là
phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và vận dụng ma trận SWOT trong
việc xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của vấn đề nghiên cứu từ đó
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
8
đề xuất các giải pháp cũng như kiến nghị. Những nghiên cứu này mang hướng diễn
giải những luận cứ cho vấn đề nghiên cứu dựa trên lý thuyết về lao động, việc làm,
chính sách giải quyết việc làm để đưa ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu. Trong bối
cảnh mức độ đô thị hóa, công nghiệp ở mức độ vừa phải, với hệ thống chính sách còn
chưa đầy đủ, các nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định cho Nhà nước, với
vai trò điều hành, quản lý và phát triển đất nước. Tuy nhiên, các khuyến nghị để Nhà
nước đưa ra các biện pháp, hay chính sách thúc đẩy để người dân tự tạo việc làm còn
bỏ ngỏ, giải pháp như vậy sẽ chỉ giải quyết được một khía cạnh của vấn đề việc làm.
“Một nghiên cứu khác liên quan đến giải quyết việc làm, cụ thể là việc làm bền
vững cho lao động nông thôn, tác giả Triệu Đức Hạnh (2012) dưới góc nhìn phân tích
chính sách đã xây dựng được bộ tiêu chuẩn bao gồm 15 tiêu chí đánh giá được sắp xếp
tương ứng với 5 yếu tố cấu thành của việc làm bền vững là: các quyền tại nơi làm việc,
ổn định việc làm và thu nhập, tạo việc làm và xúc tiến việc làm, bảo trợ xã hội và đối
thoại xã hội. Tuy nhiên, về phương pháp sử dụng trong nghiên cứu chủ yếu là thống
kê, mô tả, so sánh đối chiếu nên chưa thật sự có tính đột phá, thêm vào đó cách tiếp
cận là từ phía người xây dựng chính sách, tức là từ phía Nhà nước, vẫn là một góc nhìn
cũ, không phải góc nhìn từ người chịu tác động của chính sách, những người có nhu
cầu làm việc và tự tạo việc làm.”
1.2. Các nghiên cứu về tự tạo việc làm
1.2.1. Nghiên cứu vai trò của tự tạo việc làm đối với nền kinh tế
Tự tạo việc làm cũng chính là một trong các biện pháp để nhằm giải quyết việc
làm và nâng cao tính chủ động của người lao động, vì vậy tự tạo việc làm chắc chắn có
tác động tới nền kinh tế. Một số các nghiên cứu được thực hiện theo hướng này như
nghiên cứu của Reynolds (1994), Malecki (1997), Audretsch (2004), Sandeep
Mohapatra và cộng sự (2007), Saima Bashir và cộng sự (2011)… Các nghiên cứu đã
đề cập đến vai trò của tự tạo việc làm với toàn bộ nền kinh tế nói chung và tăng trưởng
kinh tế nói riêng.
Malecki (1997), Reynolds (1994), Audretsch (2004) (trích dẫn trong Carree
and Thurik (2003)) chỉ ra rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa tự tạo việc làm với tăng
trưởng kinh tế vùng và địa phương. Chính vì lẽ đó chính phủ các nước phát triển cũng
như đang phát triển đều dành nhiều chính sách hỗ trợ và nỗ lực để thúc đẩy việc khởi
sự kinh doanh trong giới trẻ, đặc biệt trong giới sinh viên, khuyến khích họ không đi
làm thuê mà hãy tự tạo việc làm, gia tăng số lượng doanh nghiệp cho phát triển kinh
tế.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
9
Sandeep Mohapatra và cộng sự (2007) đánh giá vai trò của việc tự làm chủ
trong nền kinh tế nông thôn Trung Quốc, đồng thời đã chỉ ra sự gia tăng của tự tạo
việc làm sẽ thúc đẩy tinh thần kinh doanh và đó là dấu hiệu của sự phát triển. Nhóm
tác giả đã sử dụng dữ liệu về lịch sử thị trường lao động trong 20 năm, từ năm 1981
đến 2001, và cung cấp bằng chứng cho thấy đã có sự gia tăng nhanh chóng về tầm
quan trọng của hoạt động tự làm chủ trong giai đoạn này. Tự làm chủ, tự tạo việc làm
(Self-employment) đã tăng nhanh trong suốt những năm 1980 và những năm 1990,
một giai đoạn đặc trưng bởi những thay đổi đáng kể trong nền kinh tế vĩ mô của Trung
Quốc.
Saima Bashir và cộng sự (2011) đề cao vai trò của tự tạo việc làm với sự phát
triển kinh tế của khu vực nông thôn vùng Tây Bắc nước Mỹ. Nghiên cứu này tập trung
vào vai trò của việc tự làm chủ trong phát triển kinh tế bằng cách phân tích mối quan
hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa tăng trưởng mật độ dân số, việc làm, thu nhập bình quân
đầu người, và tự làm chủ. Sử dụng các kỹ thuật kinh tế lượng, phân tích phát hiện ra
một hệ thống các mối quan hệ giữa các yếu tố nội sinh bằng cách sử dụng đồng thời
bốn phương trình mô hình tăng trưởng khu vực, xuất phát từ mô hình tăng trưởng của
Deller và cộng sự, (2001). Cụ thể mục tiêu là xác định và ước tính tác động của việc tự
làm chủ trong nền kinh tế. Kết quả đã cho thấy tự tạo việc làm như một cơ hội để nâng
cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Tây Bắc nước Mỹ. Cùng
kết luận về tác động của tự tạo việc làm với phát triển kinh tế, Blanchflower (2000) và
Parker (2005) cho rằng: “Tự tạo việc làm giúp tạo ra nhiều các công ty mới, tạo ra
nhiều việc làm mới, thúc đẩy các phát minh và sự đổi mới, cuối cùng mang lại sự thịnh
vượng cho xã hội”.
Như vậy, hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa tự tạo
việc làm với phát triển kinh tế. Vì vậy để tăng trưởng và phát triển kinh tế cần phải
thúc đẩy hoạt động tự tạo việc làm.
1.2.2. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tự tạo việc làm
Trong những thập kỷ gần đây, tự tạo việc làm được coi là một vấn đề trung tâm
của thị trường lao động. Trên thực tế, tự tạo việc làm (tự làm chủ) không chỉ là một
giải pháp cho những cá nhân có ít cơ hội trong lĩnh vực làm công ăn lương hoặc kiếm
được ít tiền lương hơn những người khác mà còn là cơ hội cho những cá nhân năng
động hơn tìm kiếm, xây dựng con đường sự nghiệp của riêng mình (Nadia và cộng sự,
2013). Việc nghiên cứu tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới tự tạo việc làm ở góc độ ý
định, hay đã tự tạo việc làm hoặc khả năng tự tạo việc làm cũng thu hút được nhiều sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới. Kể đến như các nghiên cứu
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
10
của Borjas (1986), Van Praag and Van Ophem (1995), Clark (1997), Ekelund và cộng
sự (2005), Zissimopoulos và Karoly (2007), Colombier và cộng sự (2008), Leoni và
Falk (2010), Muhammad và cộng sự (2011), Brown và cộng sự (2011), Ngô Quỳnh An
(2012), Solinge (2012), Beihl và cộng sự (2013), Nadia và cộng sự (2013), Cahill và
cộng sự (2013), IshaqueMahama and Motin Bashiru (2014), Hồ Thị Diệu Ánh (2015),
Fisher và cộng sự (2018),…
* Nghiên cứu về ý định tự tạo việc làm
Chung-Min Lo và Jun-ren Wang (2007) sử dụng mô hình hồi quy phân cấp.
Trong đó sử dụng lý thuyết khởi sự của Shapero (1984) để thảo luận ý định khởi
nghiệp của các doanh nhân có kinh nghiệm kinh doanh trong một môi trường không
chắc chắn, trong đó biến nghiên cứu “Ý định kinh doanh” lại được đo bằng cách sử
dụng thang đo được phát triển bởi Krueger (1993), các doanh nhân được yêu cầu trả
lời các câu hỏi bằng cách nhớ lại: “Ông/bà có thực sự muốn xây dựng doanh nghiệp
của riêng mình trước khi bắt đầu kinh doanh hiện tại không?. Như vậy, ngoài cách đo
lường ý định tự tạo việc làm/khởi sự kinh doanh bằng các biến likert khá phổ biến, thì
nghiên cứu này đã sử dụng thang đo nhị phân (0,1) để đo lường ý định tự làm của các
cá nhân. Kết luận từ mô hình cho thấy trong một thị trường thiếu ổn định, nếu các
doanh nhân nhận thấy tính khả thi, họ vẫn có ý định đầu tư vào kinh doanh.
Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2014) đã công bố một nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng đến khởi nghiệp, với đối tượng nghiên cứu chủ yếu là thanh niên,
sinh viên tại Cần Thơ, vận dụng Lý thuyết hành vi kế hoạch Ajzen. Kết quả của nghiên
cứu được xác định dựa trên dữ liệu được thu thập từ 180 thanh niên là sinh viên kinh tế
đã tốt nghiệp chưa từng khởi sự kinh doanh, đang sinh sống trên địa bàn thành phố
Cần Thơ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy
nhị phân Logistic, các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp là: động lực trở
thành doanh nhân, nền tảng gia đình, chính sách chính phủ và địa phương, tố chất
doanh nhân, khả năng tài chính, đặc điểm cá nhân. Tuy vậy, hạn chế của nghiên cứu là
mới chỉ dừng ở nghiên cứu ý định khởi nghiệp của thanh niên, sinh viên mà chưa
nghiên cứu đến quyết định khởi nghiệp của thanh niên, sinh viên, trong khi đã có
nhiều trường hợp thanh niên, sinh viên khởi nghiệp thành công và có thể quan sát
được.
* Nghiên cứu khả năng tự tạo việc làm
“Ngô Quỳnh An (2012), bằng cách tiếp cận vi mô, đã kiểm định vai trò của vốn
con người và vốn xã hội đối với khả năng tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
11
Trong đó biến phụ thuộc là “Khả năng tự tạo việc làm”; biến giải thích là “vốn con
người” (Kinh nghiệm trên thị trường lao động, Trình độ học vấn, Đào tạo) và “vốn xã
hội” (Tỷ lệ số thành viên là nữ trên 15 tuổi trong hộ; Tỷ lệ số thành viên tự tạo việc
làm trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; nghề và lĩnh vực việc làm của chủ
hộ, Tiềm năng nguồn lực vật chất của hộ gia đình…). Từ kết quả nghiên cứu, tác giả
khẳng định hai quan điểm là rào cản lớn đối với thanh niên khi đến với cơ hội tự tạo
việc làm và cần phải thay đổi đó là: (i) chỉ coi tự tạo việc làm là cứu cánh lúc thất
nghiệp và thiếu việc làm chứ chưa phải là một cơ hội sự nghiệp, (ii) thay vì cần có “ý
tưởng” và “đam mê”, thanh niên vẫn cho rằng không có vốn họ không thể tự tạo việc
làm. Vị thế thấp trên thị trường lao động (chủ yếu do hạn chế về kỹ năng và trình độ)
là nguyên nhân chính khiến khu vực thanh niên tự tạo việc làm khó có thể đóng góp
hiệu quả vào sự tăng trưởng, phát triển kinh tế vùng và quốc gia. Ngô Quỳnh An cũng
sử dụng các phương pháp định tính, thông qua việc phân tích các trường hợp tự tạo
việc làm điển hình để xây dựng các khái niệm sâu về tự tạo việc làm, xác định các
nhân tố ảnh hưởng, tìm hiểu về mức độ mong muốn tự tạo việc làm của thanh niên,
quá trình tự tạo việc làm của họ và các nhu cầu mà họ cần hỗ trợ trong quá trình tự tạo
việc làm. Tác giả đã cung cấp những bằng chứng cho thấy vốn xã hội liên kết thông
qua vai trò hỗ trợ của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, Chính phủ và các chương trình
phát triển kinh tế xã hội, trình độ phát triển của các vùng, các ngành, các địa phương
đã có tác dụng to lớn đối với nhóm thanh niên làm chủ sản xuất kinh doanh, khởi sự
doanh nghiệp. Tác giả cũng đã chỉ ra vốn xã hội quan hệ thông qua các mối quan hệ
và sự ủng hộ của gia đình là nguồn hỗ trợ quan trọng về cả vật chất và tinh thân cho
thanh niên tự tạo việc làm. Ngoài ra, các nhân tố như truyền thống gia đình về tự tạo
việc làm, kinh nghiệm và sự hỗ trợ của các thành viên khác trong gia đình cũng đóng
vai trò quan trọng trong việc lựa chọn tự tạo việc làm, làm chủ sản xuất kinh doanh.
Ngô Quỳnh An (2012) cho thấy mặc dù hiện nay gia đình vẫn đóng vai trò quan
trọng trong hỗ trợ khuyến khích thanh niên tự tạo việc làm, từ tiềm năng tài chính,
truyền thống tự tạo việc làm của hộ, cho đến vai trò của chủ hộ gia đình và các thành
viên nữ trong hộ, song đã có bằng chứng cho thấy, bên cạnh gia đình, người thân,
mạng lưới vốn xã hội giao tiếp rộng hơn được hình thành thông qua tham gia các câu
lạc bộ, hiệp hội nghề, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn... cũng như vốn xã hội liên kết có
được từ sự hỗ trợ của Chính phủ, các tổ chức trong ngoài nước, các ban ngành đoàn
thể, đặc biệt là của đoàn thanh niên đã phát huy tác dụng đối với thanh niên tự tạo
việc làm trong giai đoạn hội nhập hiện nay và cần được phát huy hơn nữa. Như vậy,
nghiên cứu của Ngô Quỳnh An đã nghiên cứu khả năng tự tạo việc làm của thanh
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
12
niên thông qua 2 nhóm nhân tố: vốn con người và vốn xã hội. Tuy nhiên trong đặc
điểm vốn con người, các nhân tố như sức khỏe, tình trạng hôn nhân, tuổi, thái độ của
cá nhân đối với tự tạo việc làm cũng chưa được đưa vào xem xét kiểm định. Luận án
đã đề cập và phân tích vai trò hỗ trợ của nhân tố tổ chức đoàn thể, chính phủ ở góc
độ phân tích định tính mà chưa đưa vào mô hình kiểm định mức độ tác động.”
Cũng nghiên cứu về khả năng tự tạo việc làm, Evan (1989), Kidd (1993), Đỗ
Thị Quỳnh Trang (2008), đã tìm được ảnh hưởng đáng kể của vốn tài chính tới khả
năng tự tạo việc làm. Họ nhận định, đây là một rào cản của tự tạo việc làm, thu nhập từ
nguồn bên ngoài càng cao thì khả năng lựa chọn tự tạo việc làm càng thấp, trong đó
nguồn thu nhập bên ngoài là tiền do người thân cho, biếu, tặng hoặc được thừa kế
* Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm
“Muhammad và cộng sự (2011) khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
tự tạo việc làm ở Pakistan, dựa trên nguồn số liệu sơ cấp từ khảo sát 494 lao động tại
quận Bahawalpur và mô hình hồi quy xác suất logistic, đã xác định: kinh nghiệm, tuổi
của người lao động, trình độ học vấn và các biến số sức khỏe tốt có ảnh hưởng đáng kể
và tích cực đến người lao động Tự làm việc.”
“Tương tự với kết quả của Muhammad và cộng sự (2011), Nadia và cộng sự
(2013), bằng phương pháp rà soát và tổng kết lý thuyết và nghiên cứu đi trước, đã chỉ
ra tự tạo việc làm ảnh hưởng bởi các nhóm nhân tố chính như: (i) Đặc điểm cơ bản của
cá nhân (giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân), (ii) Nền tảng gia đình (bố mẹ và vợ hoặc
chồng), (iii) đặc điểm tính cách cá nhân (thái độ đối với rủi ro và tâm lý), (iv) vốn
nhân lực (giáo dục và kinh nghiệm), (v) điều kiện sức khỏe, (vi) quốc tịch và dân tộc,
(vii) khả năng tiếp cận nguồn tài chính. Như vậy, so với nghiên cứu của Muhhamad và
cộng sự (2011), Nadia và cộng sự (2013) cho thấy ngoài các đặc điểm cá nhân thông
thường, thì điều kiện sức khóe, thái độ đối với rủi ro, tình trạng hôn nhân, khả năng
tiếp cận nguồn tài chính, nền tảng gia đình cũng là các nhân tố có ảnh hưởng tới quyết
định tự tạo việc làm của người lao động, tuy nhiên các nhóm nhân tố này được đưa ra
dựa trên việc tổng kết các nghiên cứu đi trước, vì vậy còn hạn chế về độ tin cậy và
chưa được kiểm chứng bởi các mô hình định lượng thực nghiệm.”
Nghiên cứu về các yếu tố đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến quyết định tự tạo
việc làm, nhưng phát triển hơn nghiên cứu của Muhammad và cộng sự (2011), Nadia
và cộng sự (2013), các nghiên cứu của Do và Duchene (2008), Nikolova & Bargar
(2010), Fatima và Yousaf (2015), M.Yasar Sattar và các cộng sự (2019), đã sử dụng
mô hình hồi quy xác suất Probit hoặc logit để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
13
Nikolova và Barga (2010), nghiên cứu quyết định tự làm của thanh niên ở Mỹ với ảnh
hưởng của các yếu tố như: tuổi, giới tính, giáo dục, vốn, sức khỏe, dân tộc, sử dụng dữ
liệu việc làm của giới trẻ năm 2005. Kết quả cho thấy người già hơn, nhiều kinh
nghiệm hơn có khả năng tự tạo việc làm hơn so với người trẻ, nam giới cũng quyết
định tự tạo việc làm nhiều hơn nữ giới. Nghiên cứu về quyết định tự tạo việc làm ở
Pakistan của Fatima và Yousaf (2015) cũng ủng hộ kết luận từ nghiên cứu của
Nikolova và Barga (2010) khi cho rằng giới tính và tuổi tác có tác động tích cực tới
quyết định tự tạo việc làm, thêm vào đó những người đã kết hôn và có nhiều tài sản
cũng sẽ có khả năng tự tạo việc làm nhiều hơn. Kết quả này cũng được tìm thấy ở
trong nghiên cứu của Do và Duchene (2008), M.Yasar Sattar và các cộng sự (2019),
tuy nhiên 2 nghiên cứu này lại chỉ ra thêm tác động ngược chiều của trình độ giáo dục
với quyết định tự tạo việc làm, những người có học vấn bằng cấp thường sẽ lựa chọn
các công việc mang tính ổn định hơn là lựa chọn tự tạo việc làm. Đây cũng là kết quả
được tìm thấy trong Gilang Amarullah (2018), khi nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu
tố giáo dục đối với tự tạo việc làm và Suzana (2012) với nghiên cứu về vấn đề tuổi tác,
giáo dục với khởi sự doanh nghiệp, Suzana (2012) còn kết luận thêm tác động của yếu
tố tuổi với quyết định khởi sự doanh nghiệp là tác động thuận chiều.
Giống với Do và Duchene (2008), Nikolova & Bargar (2010), Fatima và
Yousaf (2015, M.Yasar Sattar và các cộng sự (2019), IshaqueMahama và Motin
Bashiru (2014), cũng chỉ ra rằng các nhân tố thuộc nhóm nhân tố đặc điểm cá nhân là
có ảnh hưởng tới quyết định tự tạo việc làm. Kết luận này dựa trên khảo sát 200 quan
sát ở Ghana và sử dụng mô hình hồi quy xác suất nhị phân logistic. Ngoài ra, nghiên
cứu này đã cung cấp thêm bằng chứng về việc tự tạo việc làm bị ảnh hưởng bởi nhân
tố “mong muốn cá nhân”. Như vậy, trong nghiên cứu của Nadia và cộng sự (2013) và
IshaqueMahama và Motin Bashiru (2014), các nhân tố thuộc về tâm lý của cá nhân có
tác động tới lựa chọn tự tạo việc làm của người lao động. Cùng hướng về nghiên cứu ở
khía cạnh tâm lý với tự tạo việc làm, nhưng cụ thể vấn đề tâm lý với vấn đề rủi ro.
Brown và cộng sự (2011), sử dụng dữ liệu cấp độ cá nhân, được rút ra từ nghiên cứu
Động lực học (PISD) của Hội đồng Hoa kỳ, đã khám phá ra tác động của thái độ cá
nhân đối với hoạt động tự tạo việc làm, rằng thái độ tích cực, không sợ rủi ro có ảnh
hưởng tích cực có ý nghĩa thống kê đến xác suất tự tạo việc làm của người lao động.
Cũng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới tự tạo việc làm, nhưng sử dụng
phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến Dawson Henley và Latreille (2009), dựa trên
khảo sát lực lượng lao động hàng quý ở Anh (1991 - 2001), đã cho thấy việc tự tạo
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
14
việc làm hấp dẫn nam giới hơn là với nữ giới và giáo dục có trình độ học vấn cao
thường lựa chọn các công việc ổng định thay vì tự làm chủ.
Fisher và cộng sự (2018) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định tự
tạo việc làm ở Mỹ dựa trên việc phân chia các nhóm nhân tố tác động thành hai nhóm
nhân tố kéo và đẩy. Nghiên cứu tìm thấy lý do chính để đẩy người lao động đến với
hoạt động tự tạo việc làm là khả năng có thể kiếm được số tiền nhiều hơn số tiền lương
họ đang được hưởng. Và nhân tố kéo người lao động sang tự tạo việc làm là bởi vì
người lao động đã có nhiều kinh nghiệm lao động, được đào tạo và có bằng cấp, nhân
tố giới tính và sự giàu có của cá nhân đó.
“Hồ Thị Diệu Ánh (2015) đã xây dựng khung nghiên cứu với ba nhóm nhân tố
chính tác động đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn là: các yếu tố cá nhân, các
yếu tố thuộc về hộ gia đình, các yếu tố thuộc về cộng đồng. Tác giả chỉ ra rằng lao
động nông thôn chỉ dựa vào vốn tài chính của bản thân để tự tạo việc làm phi nông
nghiệp thì khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp thấp hơn nhiều những lao động
nông thôn có sử dụng kết hợp nhiều nguồn vốn khác nhau. Việc lao động nông thôn
tiếp cận đa dạng các nguồn vốn tác động mạnh mẽ đến khả năng tự tạo việc làm phi
nông nghiệp. Nghiên cứu cũng chứng minh rằng sự hỗ trợ của hàng xóm, bạn bè và họ
hàng có tác động lớn đến khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông
thôn. Đồng thời khả năng chia sẻ thông tin cũng làm thay đổi khả năng tự tạo việc làm
phi nông nghiệp của lao động nông thôn. Cách tiếp cận này có thể xem xét khá đầy đủ
các nhân tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn như: tuổi, giới tính,
tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, vốn tài chính của bản
thân, sức khỏe, được đào tạo nghề (yếu tố thuộc về cá nhân); vốn hộ gia đình, nhà
xưởng và đất đai của gia đình, ảnh hưởng những người xung quanh, mối quan hệ của
gia đình với cộng đồng (yếu tố thuộc về hộ gia đình); ảnh hưởng các tổ chức đoàn thể,
hỗ trợ vốn cộng đồng, chính sách của địa phương (yếu tố thuộc về cộng đồng). Nghiên
cứu của Hồ Thị Diệu Ánh khá đầy đủ các nhân tố từ cá nhân, gia đình và cộng đồng
đối với hành vi tự tạo việc làm, tuy nhiên nghiên cứu cũng chưa đề cập và xem xét đến
ý định tự tạo việc làm khi nghiên cứu về quyết định tự tạo việc làm của lao động nông
thôn tỉnh Nghệ An, đồng thời cũng chưa xem xét nghiên cứu “cảm nhận khả năng
kiểm soát hành vi” trong mô hình nghiên cứu của mình.”
Các nghiên cứu tập trung về tự tạo việc làm của người lớn tuổi. Bên cạnh các
nghiên cứu về tự tạo việc làm của lao động nói chung, có một số nghiên cứu về tự tạo
việc làm của nhóm lao động lớn tuổi, lao động nghỉ hưu sớm, hoặc tự tạo việc làm sau
khi nghỉ hưu (Zissimopoulos và Karoly (2007); Solinge (2012), Beihl và cộng sự
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
15
(2013)). Các nghiên cứu này cho thấy có một xu hướng tự tạo việc làm đối với nhóm
người lớn tuổi, tỷ lệ tự tạo việc làm cao nhất ở Mỹ những năm 2007 thuộc về nhóm lao
động có độ tuổi từ 51 tuổi trở lên (Zissimopoulos và Karoly, 2007), các nghiên cứu
đều có kết luận chung về động lực thúc đẩy người lao động lớn tuổi chuyển đổi công
việc làm công sang tự tạo việc làm, làm chủ công việc của chính mình đó là có thời
gian làm việc linh hoạt hơn, thu nhập cao hơn, ít chịu ràng buộc về các quy định làm
việc như đi làm thuê. Lý do những người lớn tuổi chuyển đổi sang tự làm chủ đó chính
là vấn đề về sức khỏe của người lớn tuổi không còn được khỏe mạnh như nhóm người
trẻ tuổi, không thể làm việc trong thời gian dài. Trong khi đó những lao động lớn tuổi
lại có nhiều điều kiện để tự tạo việc làm đó là: kinh nghiệm, tài chính, mối quan hệ
(Van Praag and Van Ophem, 1995; Cahill và cộng sự, 2013).
Vốn tài chính là nguồn lực thuộc về cá nhân và hộ gia đình. Một số nghiên cứu
cho thấy, vốn tài chính hay nguồn của cải sẵn có có mối quan hệ tích cực với tự tạo
việc làm của người lao động (Evans và Jovanovic, 1989; Evans và Leighton, 1989a;
Meyer, 1990). Tầm quan trọng của mối quan hệ này bắt nguồn từ hai lý do, cả hai đều
liên quan đến thực tế là một số hoạt động đòi hỏi một khoản đầu tư ban đầu đáng kể:
(i) vốn tài chính có thể được sử dụng để bắt đầu một hoạt động tự làm chủ; và (ii)
nhiều tài sản hơn có nghĩa là nhiều tài sản thế chấp làm tăng khả năng tài trợ bên
ngoài. Khả năng tài chính cao hơn, làm cho cá nhân giàu có hơn và do đó dễ dàng tự
tạo việc làm hơn (Nykvist, 2008). Trái lại với các quan điểm trên, Evan (1989), Kidd
(1993), Đỗ Thị Quỳnh Trang (2008) lại cho rằng vốn tài chính có mối quan hệ ngược
chiều với khả năng tự tạo việc làm, đây là một rào cản của tự tạo việc làm.
Liên quan đến chính sách hỗ trợ cho tự tạo việc làm. “Trần Việt Tiến (2012) đã
tổng kết gần 20 chính sách tín dụng ưu đãi, sử dụng cơ chế cho vay tín dụng thông qua
các chương trình, tổ chức, đoàn thể để hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh cho các nhóm
yếu thế như lao động nghèo, lao động đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn, lao động
vùng chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp. Qua đó có thể thấy, các chính sách của Nhà
nước và địa phương sẽ là một trong những nhân tố tác động đáng kể đến tự tạo việc
làm của thanh niên vùng thu hồi đất nông nghiệp. Nghiên cứu của Lê Xuân Bá và cộng
sự (2006) đã chỉ ra rằng, các cấp chính quyền địa phương cần ra các chính sách tạo
điều kiện cho người lao động có thể dễ dàng chuyển dịch lao động, chuyển đổi ngành
nghề ngay trong địa phương mình hoặc di chuyển đi làm việc ở các địa phương khác,
hoặc tự tạo việc làm tại địa phương.”
Qua tổng quan một số các nghiên cứu đi trước, có thể thấy vấn đề tự tạo việc
làm nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong nước cũng như thế giới.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
16
Tự tạo việc làm đã được nghiên cứu ở góc độ khả năng tự tạo việc làm, ý định tự tạo
việc làm và quyết định tự tạo việc làm. Tuy nhiên hầu hết các khía cạnh này hầu hết
được thực hiện một cách độc lập hoặc ý định tự tạo việc làm, hoặc quyết định tự tạo
việc làm. Trong khi đó lý thuyết về hành vi của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới như
Ajzen (1991), Shapero và cộng sự (1984, 2000) đã chỉ ra ý định có ảnh hưởng tới
quyết định, quyết định được thực hiện sau ý định, nhưng chưa có nghiên cứu nào đồng
thời phân tích ý định và quyết định tự tạo việc làm. Quyết định duy trì tự tạo việc làm
cũng chưa được đề cập trong các nghiên cứu đi trước. Đây là khoảng trống mà luận án
tập trung khai thác, nghiên cứu. Đồng thời, từ các nghiên cứu đi trước, các yếu tố ảnh
hưởng tới hoặc ý định, hoặc quyết định tự tạo việc làm là gợi ý để luận án có thể kế
thừa và phát triển trong nghiên cứu này.
1.2.3. Tổng hợp kết quả tác động của các nhân tố đến tự tạo việc làm
Các nghiên cứu về tác động của các nhân tố tới quyết định tự tạo việc làm có
thể chia thành các nhóm như sau: Các nhân tố thuộc về bên trong, thuộc về đặc điểm
của người lao động: giới tính, độ tuổi, trình độ giáo dục, kinh nghiệm, tình trạng kết
hôn, sức khỏe cá nhân, tài chính cá nhân, và thái độ tâm lý đối với tự tạo việc làm. Các
nhân tố thuộc về nhân tố bên ngoài như: nền tảng gia đình, ý kiến của người thân, khả
năng huy động tài chính từ gia đình, bạn bè, sự tác động hay hỗ trợ từ các tổ chức đoàn
thể, hoặc chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước. Cụ thể:
* Các nhân tố thuộc về đặc điểm cá nhân (các nhân tố bên trong)
Giới tính. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện phân tích mối liên hệ
giữa giới tính và tự tạo việc làm. Hầu hết các kết quả đều là là phụ nữ ít có xu hướng
tham gia tự tạo việc làm hơn nam giới (Wang and Wong, 2004; Parker and Robson,
2004; Moog and Backes-Gellner, 2009; Leoni and Falk, 2010; Tervo and Haapanen,
2010; Verheul et al., 2012; Fritsch and Sorgner, 2013; Klyver et al., 2013; Koellinger
et al, 2013). Phụ nữ sợ rủi ro hơn nam giới ((Sexton and Bowman-Upton, 1990;
Verheul and Thurik, 2001; Croson and Gneezy, 2009; Parker, 2009; Dohmen et al.,
2011), vì vậy phụ nữ ít có xu hướng tự tạo việc làm, và nếu lao động nữ tự tạo việc
làm thì sẽ rất cân nhắc và cẩn thận về quy mô vốn đầu tư và công việc được lựa chọn.
Tuổi. Có 2 nhóm quan điểm về tác động của tuổi đến quyết định tự tạo việc
làm.
(i) Nhóm đầu tiên, cho rằng tuổi có tác động tích cực tới xác suất tự tạo việc
làm của người lao động. Tuổi càng tăng thì xu hướng tự tạo việc làm càng tăng, Vì
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
17
người lớn tuổi có nhiều nguồn lực hơn để dễ dàng có thể tự tạo việc làm đó là: có
nhiều kinh nghiệm hơn, tích lũy nguồn tài chính đủ lớn và có mối quan hệ xã hội rộng
giúp họ dễ dàng tự tạo việc làm ((Van Praag and Van Ophem, 1995; Cahill et al.,
2013)). Ngoài ra, việc tự làm như một công việc thay thế cho những cá nhân muốn
tránh nghỉ hưu bắt buộc, hoãn tuổi mà họ rời khỏi thị trường lao động (Giandrea et al,
2008; Kerr và Armstrong-Stassen, 2011; Solinge, 2012). Watson, J. và M.
McNaughton (2007) cho rằng những cá nhân đã nghỉ hưu thường quyết định tiếp tục
việc làm của mình bằng cách tự tạo việc làm như bắt đầu làm chủ công việc kinh
doanh.
(ii) Nhóm thứ hai, có quan điểm ngược lại, những người trẻ tuổi có xác suất
quyết định tự tạo việc làm cao hơn nhóm người lớn tuổi. Holtz-Eakine (1994) cho rằng
thái độ đối với rủi ro của tự tạo việc làm có tương quan với lứa tuổi do đó một mối
quan hệ lõm giữa tuổi và và tự tạo việc làm của người lớn tuổi thường ít có xác suất
xảy ra. Với người lớn tuổi, mức độ lo sợ rủi ro cao hơn, giảm khả năng thể chất và tinh
thần cho các tuần làm việc dài và các tình huống căng thẳng và ít thời gian hơn để thu
hồi vốn đầu tư ban đầu được thực hiện khi tham gia vào việc tự làm chủ (Hintermaier
và Steinberger, 2005). IshaqueMahama and Motin Bashiru (2014), chỉ ra rằng: những
người có độ tuổi từ 34 trở xuống có xác suất lựa chọn tự tạo việc làm cao hơn những
lao động có độ tuổi trên 34. Giải thích cho điều này, nhóm tác giả cho rằng, các cá
nhân trẻ (thanh niên) thường được đặc trưng bởi thái độ yêu thích rủi ro và sẵn sàng
khai thác cơ hội sẵn có, do đó có nhiều khả năng tự làm chủ.
Trình độ giáo dục. Nhân tố về giáo dục được tìm thấy là có ảnh hưởng tới quyết
định tự tạo việc làm, tuy nhiên chiều hướng tác động là khác nhau ở các nghiên cứu.
Trong nghiên cứu của IshaqueMahama và Motin Bashiru (2014), hệ số tác động của
nhân tố giáo dục là tiêu cực và có ý nghĩa ở mức 10%. Điều này cho thấy rằng, số năm
cá nhân đi học càng cao, xác suất cá nhân tự làm chủ càng ít. Giải thích cho quan sát
này là, những cá nhân có trình độ học vấn cao tin rằng họ có thể kiếm được nhiều tiền
hơn trong việc làm được trả lương và vì lý do đó, tự làm chủ không phải là một lựa
chọn. Tương tự, Clark và Drinkwater (2000) lập luận rằng, khả năng họ tự làm việc là
thấp hơn đối với những người có trình độ giáo dục cao hơn.
Tuy nhiên, ở chiều hướng tác động ngược lại, Lucas (1978) lại cho rằng việc tự
tạo việc làm sẽ tốt hơn nếu cá nhân có trình độ học vấn cao hơn vì giáo dục giúp các
cá nhân có kỹ năng tốt hơn và khả năng quản lý doanh nghiệp của mình.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
18
Tình trạng hôn nhân. Tình trạng hôn nhân ảnh hưởng đến kết quả thị trường lao
động (Verbakel và de Graaf, 2008, 2009). Liên quan đến trường hợp tự tạo việc làm,
một số kết quả đã tìm được. Đầu tiên, nếu một cá nhân đã kết hôn, sự giàu có (của cải)
có tiềm năng tăng lên, điều này không chỉ trực tiếp làm tăng khả năng tự tạo việc làm
(Budig, 2006), mà còn đảm bảo rằng nếu có khó khăn tài chính, của cải của cả hai bên
(vợ, chồng) sẽ cho phép hoạt động tồn tại trong một thời gian dài hơn. Thứ hai, người
còn lại có thể tham gia kinh doanh, trở thành một công nhân theo đuổi lợi ích tốt nhất
của doanh nghiệp (Borjas, 1986) (Lin và cộng sự, 2000). Thứ ba, chồng (vợ) sẽ là sự
hỗ trợ, chia sẻ cảm xúc tuyệt vời vào những giai đoạn thăng trầm trong công việc tự
tạo việc làm (Bosma et al., 2004). Trái lại, Fairchil (2009) lại cho rằng tình trạng đã
kết hôn, đặc biệt là khi đã sinh con, cha mẹ cần dành thời gian cho quá trình nuôi dạy
trẻ, vì vậy khó có thời gian để tự tạo việc làm, ngoài ra nhiều trách nhiệm gia đình hơn
có thể làm gia tăng sự lo ngại rủi ro của hoạt động tự tạo việc làm. Tuy nhiên, kết quả
được tìm thấy ở nghiên cứu của Cowling (2000) là một ngoại lệ quan trọng đối với
bức tranh toàn cảnh này, cho thấy đối với phần lớn trong số 13 quốc gia được phân
tích trong nghiên cứu của Cowling, việc kết hôn không có tác động tích cực đến xác
suất chuyển sang tự làm chủ.
Sức khỏe cá nhân. Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều
giữa nhân tố sức khỏe với tự tạo việc làm. Các cá nhân trong tình huống bị bệnh hoặc
khuyết tật có xu hướng lựa chọn hoặc chuyển đổi sang tự tạo việc làm nhằm giảm mức
độ căng thẳng cũng như ràng buộc về thời gian làm việc (Rees và Shah, 1986;
Gorgievski và cộng sự, 2010).
Nguồn lực tài chính cá nhân. Nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh sự tồn tại của
một mối quan hệ tích cực giữa sự giàu có của hộ gia đình và việc tự làm chủ (Evans và
Jovanovic, 1989; Evans và Leighton, 1989a; Meyer, 1990). Thực tế là một số hoạt
động đòi hỏi một khoản đầu tư ban đầu đáng kể: (i) vốn được sử dụng để bắt đầu một
hoạt động tự làm chủ; và (ii) nhiều tài sản hơn có nghĩa là nhiều tài sản thế chấp làm
tăng khả năng tài trợ bên ngoài (Elston và Audretsch, 2011); Kerr và Nanda, 2011)).
Khả năng tài chính cao hơn, làm cho cá nhân giàu có hơn và do đó dễ dàng tự tạo việc
làm hơn (Nykvist, 2008)."
Thái độ đối với rủi ro. Sử dụng dữ liệu tâm lý cho nghiên cứu tại Phần Lan,
Ekelund và cộng sự (2005) xác nhận rằng ác cảm rủi ro có ảnh hưởng tiêu cực đến sự
lựa chọn tự tạo việc làm. Cũng sử dụng dữ liệu về tâm lý nhưng nghiên cứu ở nhóm
mẫu nam thanh niên, Ahn (2009) kết luận rằng khả năng chịu rủi ro có vai trò quan
trọng trong việc giải thích các quyết định tham gia vào việc tự tạo việc làm. Kết quả
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
19
tương tự cũng được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm, ví dụ, Colombier et
al. (2008), Macko and Tyszka (2009), Wang et al. (2010), Brown et al. (2011b), and
Fritsch and Sorgner (2013).
* Các nhân tố thuộc môi trường (bên ngoài)
Khả năng huy động tài chính từ người thân, bạn bè. IshaqueMahama and
Motin Bashiru (2014): Quà tặng và hỗ trợ từ gia đình và bạn bè ảnh hưởng đến quyết
định tham gia vào tự tạo việc làm của lao động ở khu vực đô thị. Kết quả này khẳng
định quan điểm của Blanchflower và Oswald (1998) cho rằng một số cơ hội có sẵn,
ví dụ như thừa kế và nhận chuyển tiền từ người thân ở nước ngoài phần lớn thúc đẩy
mọi người tự làm chủ.
Các tổ chức đoàn thể
“Việc tham gia các tổ chức đoàn thể (TCCTXH) được cho là có ảnh hưởng tới
tự tạo việc làm của lao động nông thôn (Hồ Thị Diệu Ánh, 2015), kết quả được tính
toán dựa trên phương pháp kiểm định Chi-bình phương, để xem xét mối quan hệ giữa
biến phụ thuộc với các biến độc lập. Hồ Thị Diệu Ánh (2015) cho rằng: các tổ chức
đoàn thể tại dịa phương đóng vai trò cung cấp thông tin và hướng dẫn lao động nông
thôn trong quá trình tự tạo việc làm.”
“Đề cập đến tổ chức đoàn thể trong vai trò là một nguồn lực xã hội đối với khả
năng tự tạo việc làm của thanh niên, theo Ngô Quỳnh An (2012): Bên cạnh gia đình,
người thân, mạng lưới vốn xã hội giao tiếp rộng hơn được hình thành thông qua tham
gia các câu lạc bộ, hiệp hội nghề, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn… Vốn xã hội được xây
dựng dựa trên nền tảng lòng tin và các mối quan hệ xã hội. Những nơi tập trung nhiều
cơ hội để có thêm được các mối quan hệ, nâng cao năng lực bản thân như cơ hội việc
làm, học tập, tham gia các tổ chức và mạng lưới xã hội thì ở đó sẽ dễ dàng thiết lập
mối quan hệ hơn và tích lũy thêm vốn xã hội của bản thân. Đến lượt nó, vốn xã hội,
mối quan hệ lại tạo thêm cho các cá nhân nhiều cơ hội mới.”
Hỗ trợ từ các chính sách của nhà nước
Theo Ngô Quỳnh An (2012) cũng như vốn xã hội, liên kết có được từ sự hỗ trợ
của chính phủ, các tổ chức trong và ngoài nước… đã phát huy tác dụng đối với tự tạo
việc làm của thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Hay Hồ Thị Diệu Ánh (2015) cho
rằng: phát huy các nhân tố cộng đồng như đổi mới cơ chế chính sách sẽ tác động mạnh
mẽ đến tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ
An. Còn Ngô Xuân Bá (2006): “Các cấp chính quyền địa phương có thể ra các chính
sách để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, có thể dễ dàng chuyển dịch lao
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
20
động, chuyển đổi ngành nghề ngay trong địa phương mình hoặc di chuyển đi làm việc
ở các địa phương khác hoặc tự tạo việc làm tại địa phương”.
* Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu tự tạo việc làm
“Nghiên cứu về tự tạo việc làm, hầu hết đều nghiên cứu quyết định tự tạo việc
làm (khởi sự kinh doanh) hoặc ý định tự tạo việc làm (khởi sự). Trong đó các phương
pháp được sử dụng chủ yếu như: phương pháp mô tả thống kê, so sánh chéo (Nadia và
cộng sự (2013), Suzana (2012), Blau (1987), của Muhammad và cộng sự (2011);
phương pháp hồi quy xác suất với biến phụ thuộc là biến nhị phân (Gilang Amarullah
và Mohamad Fahmi (2018), M.Yasar Sattar và các cộng sự (2019), Fatima &Yousaf
(2015), Nikolova và Bargar (2010), Vanpraag và Van Ophem (1995), Cahill và cộng
sự (2013), Giandrea và cộng sự (2008), Kerr và Amstrong Stassen (2011), Solinge
(2012), IshaqueMahama và Motin Bashiru (2014), Budig (2006), Hồ Thị Diệu Ánh
(2015), Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2014)….); Phương pháp hồi quy đa
biến (Dawson, Henley và Latreille (2009)). Như vậy, đa số các nghiên cứu đi trước
đều sử dụng phương pháp hồi quy xác suất để nghiên cứu tự tạo việc làm, đây là
phương pháp nghiên cứu định lượng cho độ tin cậy cao.”
1.3. Khoảng trống nghiên cứu
“Các công trình nghiên cứu trên đã sử dụng những phương pháp thu thập dữ
liệu khác nhau, phương pháp phân tích khác nhau, khai thác những khía cạnh khác
nhau về việc làm, giải quyết việc làm, tự tạo việc làm cho thanh niên, lao động nói
chung. Với những nghiên cứu liên quan đến nhân tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm,
những nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào đối tượng lao động nói chung, lao động
nông thôn, thanh niên thành thị hay đang học tại các trường chuyên nghiệp. Các nhân
tố như vốn xã hội, vốn con người, ảnh hưởng của chính sách, cộng đồng, các đặc điểm
nhân khẩu học được đề cập đến khi nghiên cứu về tự tạo việc làm nói chung.”
Các nghiên cứu hiện nay ở Việt Nam đã nghiên cứu về ý định tự tạo việc làm
của thanh niên khu vực đô thị (Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên, 2014) hoặc
nghiên cứu về khả năng tự tạo việc làm của thanh niên (Ngô Quỳnh An, 2012), hoặc
các nhân tố ảnh hưởng tới tự tạo việc làm của lao động nông thôn (Hồ Thị Diệu Ánh,
2015)… ít có nghiên cứu hướng về nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định
tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn, một đối tượng quan trọng, lực lượng chính
cho phát triển kinh tế khu vực nông thôn trong tương lai. Đồng thời, các nghiên cứu
đã được thực hiện, hoặc trực tiếp đi vào nghiên cứu quyết định tự tạo việc làm, hoặc
chỉ dừng ở nghiên cứu ý định tự tạo việc làm một cách độc lập, rời rạc. Ở góc độ lý
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
21
thuyết Ajzen (1991) đã chỉ ra, ý định có ảnh hưởng tới quyết định, ý định nảy sinh
trước rồi mới có hành vi, như vậy nghiên cứu quyết định tự tạo việc làm cần thiết
phải nghiên cứu trên điều kiện có ý định tự tạo việc làm. Ở góc độ nghiên cứu thực
nghiệm, qua tổng quan các nghiên cứu đi trước, NCS nhận thấy chưa có nghiên cứu
nào thực hiện nghiên cứu quyết định tự tạo việc làm trên cơ sở ý định tự tạo việc làm
này sinh trước đó. Bên cạnh đó, cũng chưa có công trình nào nghiên cứu quyết định
tự tạo việc làm ở khía cạnh quyết định tiếp tục duy trì hoạt động tự tạo việc làm, trên
thực tế nhiều trường hợp đã không thể duy trì việc tự tạo việc làm mà quay ra đi làm
thuê hoặc xin vào các công ty, tổ chức làm việc để nhận một mức lương ổn định sau
một thời gian trải nghiệm tự tạo việc làm hay tự khởi sự kinh doanh. Vì vậy đây là
một trong các khoảng trống cho luận án thực hiện.
Về phương pháp nghiên cứu, các công trình đã thực hiện sử dụng đa dạng
nhiều phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, phân tích thống kê,
phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, mô hình ma trận SWOT để đánh giá, phân
tích. Ngoài ra, phương pháp định lượng được sử dụng như mô hình hồi quy xác suất
logistic hoặc probit, đây là hai mô hình phổ biển khi nghiên cứu liên quan đến biến
phụ thuộc là biến nhị phân và kết quả từ hai mô hình này thực tế không khác biệt quá
lớn, vì vậy việc sử dụng một trong hai mô hình được cho là cung cấp các kết quả có
độ tin cậy như nhau. Trong khuôn khổ của luận án, NCS dự kiến kế thừa phương
pháp nghiên cứu định lượng để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng tới xác suất tự tạo
việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên, và mô hình hồi quy xác suất
probit được xem xét sử dụng trong nghiên cứu. Tuy nhiên, với mục tiêu nghiên cứu
tự tạo việc làm (quyết định lựa chọn và quyết định duy trì tự tạo việc làm) trên cơ sở
có ý định tự tạo việc làm, việc sử dụng mô hình hồi quy xác suất Probit thông
thường, sẽ chỉ nghiên cứu được các quyết định một cách rời rạc và cung cấp các kết
quả ước lượng có khả năng bị chệch, vì vậy để khắc phục nhược điểm này, luận án
sử dụng mô hình hồi quy xác suất có điều kiện Bivariate Probit.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
22
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận án đã làm rõ một số nội dung cơ bản sau: tổng quan các
công trình nghiên cứu về các nội dung liên quan đến hướng nghiên cứu của luận án,
bao gồm:
(i) Các nghiên cứu về việc làm, giải quyết việc làm.
(ii) Các nghiên cứu về tự tạo việc làm với các nội dung vai trò của tự tạo việc
làm với phát triển kinh tế, các nhân tố ảnh hưởng và kết quả tác động của các nhân tố
đó tới tự tạo việc làm.
(iii) Khoảng trống nghiên cứu và lý thuyết cơ sở được sử dụng để triển khai
nghiên cứu.
“Kết quả từ tổng quan nghiên cứu cho thấy, đã có những nghiên cứu được thực
hiện liên quan đến tự tạo việc làm, tự tạo việc làm của thanh niên. Tuy nhiên, các
nghiên cứu chủ yếu hướng vào khả năng tự tạo việc làm, hay quyết định tự tạo việc
làm của lao động nông thôn. Chưa có công trình nào nghiên cứu về xác suất xảy ra
quyết định dựa trên ý định tự tạo việc làm của lao động thanh niên và quyết định tiếp
tục duy trì tự tạo việc làm của thanh niên khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, nhận thức
về kiểm soát hành vi và ý kiến của người xung quanh có tác động tới tự tạo việc làm
nhưng chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề này ở Việt Nam. Đây chính là các
khoảng trống để luận án hướng tới và tập trung giải quyết.”
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
23
CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Các vấn đề cơ bản về thanh niên nông thôn
2.1.1. Khái niệm về thanh niên và thanh niên nông thôn
* Thanh niên
Thanh niên là nhóm nhân khẩu của xã hội có những đặc điểm riêng về độ tuổi,
thể chất và trí tuệ. Tùy thuộc và cách tiếp cận và nội dung mà người ta đưa ra các khái
niệm về thanh niên khac nhau.
Theo Wyn và cộng sự (1997), “Thanh niên là quá trình chuyển giao xã hội giữa
thời kỳ trẻ con lệ thuộc sang giai đoạn trưởng thành và độc lập”. Còn Ngô Quỳnh An
(2012) cho rằng: “Thanh niên là một khái niệm kinh tế và xã hội đề cập đến một
giai đoạn riêng biệt trong vòng đời giữa thời thơ ấu và tuổi trưởng thành, là một
nhóm xã hội nhân khẩu đặc thù bao gồm những người trong một độ tuổi nhất định,
có sự phát triển nhanh chóng về thể chất, tâm lý, trí tuệ, sự tham gia trong mọi lĩnh
vực hoạt động của xã hội và có mối quan hệ mật thiết với mọi tầng lớp khác trong xã
hội, là lực lượng quan trọng trong quá trình phát triển của các quốc gia”.
Theo Luật Thanh niên (2005), thanh niên là công dân từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi,
có đầy đủ những điều kiện cần thiết để tham gia các hoạt động học tập, lao động sản
xuất, kinh tế, chính trị, xã hội đạt hiệu quả cao.
Từ các khái niệm trên, Thanh niên có thể khái quát lại là: “Lực lượng lao động
xã hội trẻ tuổi, nằm trong nhóm giai đoạn riêng biệt trong vòng đời giữa thời thơ
ấu và tuổi trưởng thành (từ 15 đến 30 tuổi ở Việt Nam). Là một nhóm nhân khẩu xã
hội đặc thù, có sự phát triển nhanh chóng về mặt thể chất, tâm lý, trí tuệ, tham gia
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, là lực lượng quan trọng trong quá trình phát
triển của các quốc gia”.
* Thanh niên nông thôn
Hiện nay khái niệm về Thanh niên đã được đề cập trong các văn bản luật và
trong các nghiên cứu khoa học, tuy nhiên khái niệm về Thanh niên nông thôn lại chưa
được đề cập một cách chính thức trong các lý thuyết hay văn bản pháp quy chính
thống.
Đề cập đến nguồn nhân lực nông thôn, Chu Tiến Quang (2005) cho rằng:
“Nguồn nhân lực nông thôn là một bộ phận của nguồn nhân lực nói chung, được phân
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
24
bố ở nông thôn và làm việc trong các lĩnh vực Kinh tế - Xã hội trên địa bàn nông thôn,
bao gồm: sản xuất nông, lâm, thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại,
dịch vụ và các hoạt động phi nông nghiệp khác diễn ra ở khu vực nông thôn.
Theo quan điểm cá nhân, NCS cho rằng thuật ngữ Thanh niên nông thôn được
cấu thành bởi hai thành phần là “Thanh niên” và “Nông thôn” và thanh niên nông thôn
chính là lực lượng lao động nằm trong lứa tuổi thanh niên, sinh ra, lớn lên tại khu vực
nông thôn.
Kết hợp với khái niệm nguồn nhân lực của Chu Tiến Quang (2005), NCS cho
rằng: Thanh niên nông thôn là một lực lượng lao động nằm trong lứa tuổi thanh niên,
sinh ra, lớn lên, sinh sống và làm các công việc (nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp)
chủ yếu tại khu vực nông thôn. Thanh niên nông thôn mang một số đặc điểm đặc thù
do đặc điểm vùng quy định.
2.1.2. Đặc điểm thanh niên và thanh niên nông thôn
a, Đặc điểm chung của thanh niên
“Thanh niên là một giai đoạn phát triển trong cuộc đời của con người. Đặc điểm
của thanh niên là chấm dứt giai đoạn trẻ em để trở thành người lớn, người trưởng
thành. Thanh niên là lứa tuổi đang phát triển cả về thể chất tâm lý và tinh thần, cả về
nhu cầu và tình cảm, trí tuệ và tài năng, ước mơ và lý tưởng, tư duy và tính cách. Đó
cũng là lứa tuổi ở vào thời kỳ đang phát triển, đang định hướng giá trị cuộc sống và
đang trưởng thành về nhân cách.
Đặc điểm tâm lý của thanh niên là: yêu cái mới, thích cái vui, chuộng cái đẹp;
luôn hướng đến tương lai và chẳng quên quá khứ; tuổi của mộng mơ và khát vọng; dễ
nhạy cảm, ít sa lầy trong trí tuệ và tư duy; dễ tiếp nhận các giá trị tiên phong và đổi
mới.
Đặc điểm về sinh học của thanh niên là có sự tăng trưởng nhanh về cơ thể,
cường tráng về thể lực, trưởng thành về sinh học.
Đặc điểm về mặt xã hội của thanh niên là quá trình xã hội hoá cá nhân định
hình nhân cách, xác lập vai trò cá nhân qua các hoạt động độc lập với tư cách công
dân.
Đặc điểm về cơ cấu xã hội: Thanh niên cũng là một nhóm xã hội - nhân khẩu
đặc thù, chiếm số đông trong dân cư, đan xen trong các giai tầng, cơ cấu xã hội và cơ
cấu nghề nghiệp; họ cũng thường bị ảnh hưởng của các quan hệ giai cấp, của dư luận
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên

More Related Content

What's hot

Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà NộiPhát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nộinataliej4
 
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Vĩnh Bảo, thàn...
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Vĩnh Bảo, thàn...Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Vĩnh Bảo, thàn...
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Vĩnh Bảo, thàn...KhoTi1
 
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...anh hieu
 
Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công...
Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công...Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công...
Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...
Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...
Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 

What's hot (20)

Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà NộiPhát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOT
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOTLuận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOT
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOT
 
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sởLuận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sở
 
Luận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đ
Luận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đLuận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đ
Luận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đ
 
Nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý, 9đ
Nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý, 9đNhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý, 9đ
Nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý, 9đ
 
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Vĩnh Bảo, thàn...
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Vĩnh Bảo, thàn...Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Vĩnh Bảo, thàn...
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Vĩnh Bảo, thàn...
 
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
 
Luận án: Hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
Luận án: Hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viênLuận án: Hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
Luận án: Hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
 
Ảnh hưởng của phong cách giáo dục đến nhận thức về giá trị đạo đức
Ảnh hưởng của phong cách giáo dục đến nhận thức về giá trị đạo đứcẢnh hưởng của phong cách giáo dục đến nhận thức về giá trị đạo đức
Ảnh hưởng của phong cách giáo dục đến nhận thức về giá trị đạo đức
 
Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công...
Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công...Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công...
Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công...
 
Đề tài: HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN YÊ...
Đề tài: HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN YÊ...Đề tài: HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN YÊ...
Đề tài: HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN YÊ...
 
QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Luận văn: Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh THPT
Luận văn: Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh THPTLuận văn: Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh THPT
Luận văn: Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh THPT
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
 
Luận văn: Chất lượng công chức các phòng chuyên môn, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức các phòng chuyên môn, HOTLuận văn: Chất lượng công chức các phòng chuyên môn, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức các phòng chuyên môn, HOT
 
Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...
Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...
Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho tr...
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho tr...Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho tr...
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho tr...
 
Luận văn: Mối liên hệ giữa các vấn đề sức khỏe tâm thần và bắt nạt trực tuyến...
Luận văn: Mối liên hệ giữa các vấn đề sức khỏe tâm thần và bắt nạt trực tuyến...Luận văn: Mối liên hệ giữa các vấn đề sức khỏe tâm thần và bắt nạt trực tuyến...
Luận văn: Mối liên hệ giữa các vấn đề sức khỏe tâm thần và bắt nạt trực tuyến...
 
Tổ chức các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực tự học
Tổ chức các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực tự họcTổ chức các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực tự học
Tổ chức các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực tự học
 
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóa
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóalv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóa
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóa
 

Similar to LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên

Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngVai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Phát Trển Nguồn Nhân Lực Trong Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Tp Cầ...
Luận Văn Phát Trển Nguồn Nhân Lực Trong Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Tp Cầ...Luận Văn Phát Trển Nguồn Nhân Lực Trong Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Tp Cầ...
Luận Văn Phát Trển Nguồn Nhân Lực Trong Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Tp Cầ...tcoco3199
 
Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Bảo Hiểm Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện An Dư...
Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Bảo Hiểm Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện An Dư...Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Bảo Hiểm Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện An Dư...
Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Bảo Hiểm Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện An Dư...sividocz
 
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Các Yêu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Xăng Dầu...
Các Yêu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Xăng Dầu...Các Yêu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Xăng Dầu...
Các Yêu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Xăng Dầu...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC I-SẮ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC I-SẮ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC I-SẮ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC I-SẮ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...TieuNgocLy
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINHPHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINHlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên (20)

Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngVai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI CH...
 
Luận Văn Phát Trển Nguồn Nhân Lực Trong Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Tp Cầ...
Luận Văn Phát Trển Nguồn Nhân Lực Trong Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Tp Cầ...Luận Văn Phát Trển Nguồn Nhân Lực Trong Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Tp Cầ...
Luận Văn Phát Trển Nguồn Nhân Lực Trong Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Tp Cầ...
 
Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Bảo Hiểm Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện An Dư...
Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Bảo Hiểm Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện An Dư...Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Bảo Hiểm Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện An Dư...
Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Bảo Hiểm Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện An Dư...
 
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của...
 
Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng ISO 9001- 20 15.docx
Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng ISO 9001- 20 15.docxNâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng ISO 9001- 20 15.docx
Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng ISO 9001- 20 15.docx
 
Luận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo, HAY
Luận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo, HAYLuận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo, HAY
Luận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo, HAY
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...
 
Đề tài: Vaii trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo, HAY
Đề tài: Vaii trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo, HAYĐề tài: Vaii trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo, HAY
Đề tài: Vaii trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo, HAY
 
BÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo công chức cấp xã, HAY
BÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo công chức cấp xã, HAYBÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo công chức cấp xã, HAY
BÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo công chức cấp xã, HAY
 
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn...
 
Các Yêu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Xăng Dầu...
Các Yêu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Xăng Dầu...Các Yêu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Xăng Dầu...
Các Yêu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Xăng Dầu...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC I-SẮ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC I-SẮ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC I-SẮ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC I-SẮ...
 
Đề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAY
Đề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAYĐề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAY
Đề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAY
 
LA13.017_Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn...
LA13.017_Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn...LA13.017_Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn...
LA13.017_Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn...
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINHPHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH
 
Hoàn Thiện Hoạt Động Hậu Mãi Của Công Ty Du Lịch Viễn Đông.docx
Hoàn Thiện Hoạt Động Hậu Mãi Của Công Ty Du Lịch Viễn Đông.docxHoàn Thiện Hoạt Động Hậu Mãi Của Công Ty Du Lịch Viễn Đông.docx
Hoàn Thiện Hoạt Động Hậu Mãi Của Công Ty Du Lịch Viễn Đông.docx
 
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HAY, 9 ĐIỂM
 

More from Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)

More from Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999) (20)

LA08.111_Phát triển thị trường vật liệu xây không nung Đồng ba...
LA08.111_Phát triển thị trường vật liệu xây không nung Đồng ba...LA08.111_Phát triển thị trường vật liệu xây không nung Đồng ba...
LA08.111_Phát triển thị trường vật liệu xây không nung Đồng ba...
 
LA06.072_Phân tích đổi mới công nghệ, đổi mới lao động, định ...
LA06.072_Phân tích đổi mới công nghệ, đổi mới lao động, định ...LA06.072_Phân tích đổi mới công nghệ, đổi mới lao động, định ...
LA06.072_Phân tích đổi mới công nghệ, đổi mới lao động, định ...
 
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các ngân h...
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các ngân h...Nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các ngân h...
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các ngân h...
 
LA16.028_Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm đồ gỗ gia dụng sử d...
LA16.028_Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm đồ gỗ gia dụng sử d...LA16.028_Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm đồ gỗ gia dụng sử d...
LA16.028_Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm đồ gỗ gia dụng sử d...
 
Quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.pdf
Quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.pdfQuản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.pdf
Quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.pdf
 
LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...
LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...
LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...
 
LA06.071_Phát triển nguồn nhân lực nữ người dân tộc Khmer tạ...
LA06.071_Phát triển nguồn nhân lực nữ người dân tộc Khmer tạ...LA06.071_Phát triển nguồn nhân lực nữ người dân tộc Khmer tạ...
LA06.071_Phát triển nguồn nhân lực nữ người dân tộc Khmer tạ...
 
LA08.077_Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận thông tin truyền khẩu điện t...
LA08.077_Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận thông tin truyền khẩu điện t...LA08.077_Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận thông tin truyền khẩu điện t...
LA08.077_Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận thông tin truyền khẩu điện t...
 
LA08.076_Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoa...
LA08.076_Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoa...LA08.076_Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoa...
LA08.076_Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoa...
 
LA02.282_Tác động của quyết định tài chính tới rủi ro tài chính của các doanh...
LA02.282_Tác động của quyết định tài chính tới rủi ro tài chính của các doanh...LA02.282_Tác động của quyết định tài chính tới rủi ro tài chính của các doanh...
LA02.282_Tác động của quyết định tài chính tới rủi ro tài chính của các doanh...
 
LA02.281_Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa b...
LA02.281_Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa b...LA02.281_Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa b...
LA02.281_Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa b...
 
ThS09.015_Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH BHTH
ThS09.015_Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH BHTHThS09.015_Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH BHTH
ThS09.015_Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH BHTH
 
LA07.057_Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững
LA07.057_Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vữngLA07.057_Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững
LA07.057_Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững
 
Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh trung học phổ thông Hà Nội hiện nay
Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh trung học phổ thông Hà Nội hiện nayĐời sống văn hóa tinh thần của học sinh trung học phổ thông Hà Nội hiện nay
Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh trung học phổ thông Hà Nội hiện nay
 
LA36.001_Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo và Kế hoạch hóa g...
LA36.001_Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo và Kế hoạch hóa g...LA36.001_Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo và Kế hoạch hóa g...
LA36.001_Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo và Kế hoạch hóa g...
 
ThS03.006_Hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hi...
ThS03.006_Hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hi...ThS03.006_Hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hi...
ThS03.006_Hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hi...
 
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt NamLa03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
 
LA02.003_Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc t...
LA02.003_Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc t...LA02.003_Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc t...
LA02.003_Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc t...
 
LA01.049_Giải pháp xây dựng chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng trên địa ...
LA01.049_Giải pháp xây dựng chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng trên địa ...LA01.049_Giải pháp xây dựng chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng trên địa ...
LA01.049_Giải pháp xây dựng chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng trên địa ...
 
LA01.048_Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tron...
LA01.048_Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tron...LA01.048_Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tron...
LA01.048_Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tron...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên

  • 1. LUẬN VĂN A-Z CHUYÊN NHẬN VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ, LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Tất cả chuyên ngành) Đội ngũ CTV viết bài trình độ cao, hiện đang công tác và nghiên cứu tại các trường Học viện, Đại học chuyên ngành trên cả nước (100% trình độ thạc sĩ, tiến sĩ) ⇛ Đội ngũ CTV viết bài đã có 10 năm nghiên cứu và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. ⇛ Cam kết bài được viết mới hoàn toàn, tuyệt đối không sao chép, không đạo văn. ⇛ Cam kết hỗ trợ chỉnh sửa, bổ sung bài cho đến khi hoàn thiện trong thời gian sớm nhất. ⇛ Cam kết bài luôn được kiểm duyệt và kiểm tra đạo văn trước khi giao đến khách hàng. ⇛ Cam kết giao bài đúng hạn, bảo mật tuyệt đối thông tin của khách hàng. ⇛ Cam kết hoàn tiền 100% nếu bài không được duyệt, không đậu. LIÊN HỆ Website: https://luanvanaz.com Phone: 092.4477.999 (Mr.Luân) Mail: luanvanaz@gmail.com Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ====***==== ĐẶNG PHI TRƯỜNG TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC HÀ NỘI - 2020 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ====***==== ĐẶNG PHI TRƯỜNG TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: KINH TẾ LAO ĐỘNG Mã số: 9340404 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ HOÀNG NGÂN HÀ NỘI - 2020 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 4. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Nghiên cứu sinh Đặng Phi Trường Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 5. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi của giáo viên hướng dẫn, các thầy cô giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. NCS xin chân thành cảm ơn PGS.TS Vũ Hoàng Ngân về sự hướng dẫn, chỉ bảo tỉ mỉ, tận tình và tâm huyết trong suốt quá trình học tập và làm luận án của NCS. Xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới tập thể lãnh đạo, các giảng viên khoa Kinh tế và Quản lý Nguồn nhân lực đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và góp ý để luận án được hoàn thiện. Xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ thuộc Viện Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn thủ tục hành chính, quy trình thực hiện để tôi hoàn thành chương trình đào tạo. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Trường ĐH Kinh tế & QTKD Thái Nguyên, Khoa Quản lý - Luật kinh tế, các bạn đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Nghiên cứu sinh Đặng Phi Trường Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 6. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG, HÌNH....................................................................................... vii MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................7 1.1. Các nghiên cứu về việc làm, giải quyết việc làm...............................................7 1.2. Các nghiên cứu về tự tạo việc làm .....................................................................8 1.2.1. Nghiên cứu vai trò của tự tạo việc làm đối với nền kinh tế ............................8 1.2.2. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tự tạo việc làm...................................9 1.2.3. Tổng hợp kết quả tác động của các nhân tố đến tự tạo việc làm...................16 1.3. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................20 TÓM TẮT CHƯƠNG 1..............................................................................................22 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.................................................23 2.1. Các vấn đề cơ bản về thanh niên nông thôn ...................................................23 2.1.1. Khái niệm về thanh niên và thanh niên nông thôn........................................23 2.1.2. Đặc điểm thanh niên và thanh niên nông thôn..............................................24 b, Một số đặc điểm riêng của thanh niên nông thôn Việt Nam...............................26 2.1.3. Vai trò của tự tạo việc làm đối với thanh niên nông thôn.............................27 2.2. Các vấn đề cơ bản về tự tạo việc làm...............................................................29 2.2.1. Lý luận chung về tự tạo việc làm ..................................................................29 2.2.2. Ý định, quyết định và quyết định duy trì tự tại việc làm của thanh niên ......33 2.2.3. Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu tự tạo việc làm..........................34 2.3. Lý thuyết cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm.....42 2.4. Khung nghiên cứu .............................................................................................43 2.5. Cơ sở thực tiễn về tự tạo việc làm của thanh niên..........................................46 TÓM TẮT CHƯƠNG 2..............................................................................................50 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................51 3.1. Quy trình nghiên cứu ...........................................................................................51 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 7. iv Quy trình nghiên cứu được thực hiện gồm các bước:..............................................51 3.2. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................52 3.3. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu ...................................................52 3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................52 3.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu......................................................................56 3.4. Biến nghiên cứu và kỳ vọng..............................................................................63 3.5. Dữ liệu nghiên cứu.............................................................................................66 TÓM TẮT CHƯƠNG 3..............................................................................................69 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................70 4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên...................................70 4.1.1. Điều kiện tự nhiên .........................................................................................70 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..............................................................................72 4.2. Thực trạng việc làm, tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên.......................................................................................................................74 4.2.1. Kết quả tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên...........74 4.2.2. Cơ cấu việc làm của lao động thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên .......77 4.2.3. Cơ cấu về giới của lực lượng lao động thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên .................................................................................................................................78 4.2.4. Cơ cấu về trình độ đào tạo, học vấn..............................................................80 4.2.5. Cơ cấu ngành.................................................................................................82 4.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên .............................................................................................84 4.3.1. Đặc điểm cá nhân với tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên.....................................................................................................................84 4.3.2. Thái độ đối với quyết định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên............................................................................................................89 4.3.3. Nhận thức kiểm soát hành vi với quyết định tự tạo việc làm........................90 4.3.4. Khả năng huy động tài chính cá nhân với quyết định tự tạo việc làm..........91 4.3.5. Ý kiến người xung quanh với quyết định tự tạo việc làm.............................91 4.3.6. Hỗ trợ tự tạo việc làm của các tổ chức đoàn thể tới quyết định tự tạo việc làm .................................................................................................................................92 4.3.7. Chính sách hỗ trợ của nhà nước với quyết định tự tạo việc làm...................93 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 8. v 4.4. Đánh giá chung về tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ....................................................................................................................................95 4.5. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tại tỉnh Thái Nguyên....................................................98 4.5.1. Kết quả phân tích nhân tố (EFA)...................................................................98 4.5.2. Ý định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ..........101 4.5.3. Quyết định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ...106 4.5.4. Quyết định duy trì tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ...............................................................................................................................110 TÓM TẮT CHƯƠNG 4............................................................................................115 CHƯƠNG 5. KHUYẾN NGHỊ................................................................................117 5.1. Căn cứ đề xuất .................................................................................................117 5.1.1. Mục tiêu, định hướng giải quyết việc làm và tự tạo việc làm của tỉnh Thái Nguyên...................................................................................................................117 5.1.2. Kết quả nghiên cứu......................................................................................118 5.2. Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ....................................................................................................119 5.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tinh thần doanh nhân là cơ sở hình thành nhận thức về tự tạo việc làm, lợi ích tự tạo việc làm ............................................119 5.2.2. Tạo cơ chế để thanh niên nông thôn dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nguồn tài chính hỗ trợ tự tạo việc làm...................................................................120 5.2.3. Phát triển các dịch vụ đào tạo nghề, kỹ năng nghề và công việc tự tạo......122 5.2.4. Hoàn thiện hệ thống chính sách, và cải thiện công tác thực thi chính sách hỗ trợ Thanh niên tự tạo việc làm ..............................................................................123 5.2.5. Phát huy vai trò của gia đình các mối quan hệ thân cận khác đối với tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn........................................................................124 TÓM TẮT CHƯƠNG 5............................................................................................126 KẾT LUẬN ................................................................................................................127 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.....130 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................131 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... i Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 9. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải CS Chính sách EFA Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory factor analysis) EU Liên minh Châu Âu NCS Nghiên cứu sinh NT Nhận thức kiểm soát hành vi QĐ Quyết định SWOT Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức TC Khả năng huy động tài chính TD Thái độ TPB Theory of planned behavior TTVL Tự tạo việc làm TW Trung Ương YK Ý kiến người xung quanh Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 10. vii DANH MỤC BẢNG, HÌNH Bảng: Bảng 3.1. Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý .........................................55 Bảng 3.2. Diễn giải thang đo, căn cứ và giả thuyết tác động của các biến ...................63 Bảng 3.3. Thông tin về đối tượng điều tra.....................................................................66 Bảng 4.1. Kết quả tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ..........74 Bảng 4.2. Cơ cấu việc làm của lao động thanh niên tỉnh Thái Nguyên........................78 Bảng 4.3. Lực lượng lao động thanh niên tỉnh Thái Nguyên........................................79 Bảng 4.4. Cơ cấu về trình độ đàotạo, học vấn của thanh niên tỉnh Thái Nguyên (tuổi 15 - 30)..............................................................................................................81 Bảng 4.5. Cơ cấu ngành nghề của thanh niên tỉnh Thái Nguyên (tuổi 15 - 30)............83 Bảng 4.6. Giới tính của thanh niên trong lựa chọn tự tạo việc làm...............................84 Bảng 4.7. Trình độ học vấn của thanh niên trong lựa chọn tự tạo việc làm..................85 Bảng 4.8. Tuổi của thanh niên trong lựa chọn tự tạo việc làm......................................86 Bảng 4.9. Thành phần dân tộc của thanh niên trong quyết định tự tạo việc làm ..........86 Bảng 4.10. Tham gia vào các tổ CTXH của thanh niên................................................87 Bảng 4.11. Tình trạng hôn nhân của thanh niên............................................................87 Bảng 4.12. Tình trạng sức khỏe của thanh niên ............................................................88 Bảng 4.13. Lựa chọn tự tạo việc làm của thanh niên ở các địa bàn nghiên cứu ...........88 Bảng 4.14. Thái độ đối với tự tạo việc làm của thanh niên...........................................89 Bảng 4.15. Nhận thức kiểm soát hành vi của cá nhân...................................................90 Bảng 4.16. Khả năng huy động tài chính ......................................................................91 Bảng 4.17. Ý kiến người xung quanh với quyết định tự tạo việc làm của thanh niên.92 Bảng 4.18. Hỗ trợ tự tạo việc làm của các tổ chức đoàn thể.........................................92 Bảng 4.19. Chính sách nhà nước trong hỗ trợ tự tạo việc làm của thanh niên..............93 Bảng 4.20. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo .......................................................99 Bảng 4.21. Kết quả kiểm định sự phù hợp và tương quan các thang đo.......................99 Bảng 4.22. Kết quả kiểm định phương sai trích..........................................................100 Bảng 4.23. Kết quả EFA Rotated component matrix..................................................101 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 11. viii Bảng 4.24. Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên .......................................................................................102 Bảng 4.25. Ước lượng các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ..............................................................106 Bảng 4.26. Tác động biên của các biến tới quyết định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ......................................................................108 Bảng 4.27. Ước lượng các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định duy trì tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ....................................................111 Bảng 4.28. Tác động biên của các biến tới quyết định duy trì tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ..............................................................112 Hình: Hình 2.1. Lý thuyết về nhận thức xã hội Bandura 1986................................................35 Hình 2.2. Mô hình sự kiện khởi sự kinh doanh SEE (Shapero và Sokol, 1982)...........37 Hình 2.3. Mô hình khởi sự kinh doanh của Shapero (1984) .........................................38 Hình 2.4. Mô hình lý thuyết ý định của Shapero- Krueger (2000) ..............................39 Hình 2.5. Lý thuyết hành động hợp lý (Ajzen & Fishbein, 1975..................................40 Hình 2.6. Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Ajzen, 1991) ...............................................41 Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ...........................................................................51 Hình 3.2. Mô hình quyết định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên.........................................................................................................60 Hình 3.3. Mối quan hệ giữa ý định TTVL, QĐ TTVL và QĐ duy trì TTVL...............63 Hình 4.2. Nguyên nhân thanh niên lựa chọn Tự tạo việc làm.......................................75 Hình 4. 3. Nguyên nhân thanh niên từ bỏ Tự tạo việc làm ...........................................76 Hình 4.4. Nguyên nhân thanh niên duy trì việc làm tự tạo ...........................................77 Hình 4.5. Xu hướng biến động hoạt động tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2013-2018..................82 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế xã hội đáng chú ý. Sau hơn 33 năm đổi mới, kề từ năm 1986, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước đã được đẩy nhanh. Ngoài những thành tựu đạt được, nền kinh tế Việt Nam hiện phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng không ổn định, năng suất lao động thấp, thất nghiệp hoặc thiếu việc làm vẫn còn cao. Việc làm là một trong các vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, tỷ lệ lao động thuộc lứa tuổi 15 - 64 chiếm 69,3%, chính vì vậy mà vấn đề giải quyết việc làm nói chung và việc làm cho thanh niên nói riêng là mối quan tâm đặc biệt của Việt Nam hiện nay. Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vị trí, vai trò của Thanh niên luôn được coi trọng, đề cao trong suốt quá trình lịch sử của Việt Nam. “ Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường chủ nghĩa xã hội hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên… công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc” (Nghị quyết TW4, khóa VII). “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng, quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhận những công việc đòi hỏi hi sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động sáng tạo, tự khẳng định mình” (Nghị quyết TW7, khóa X). Theo dự thảo quốc gia về thanh niên Việt nam (2018), số lượng thanh niên ước tính vào năm 2018 là 23,3 triệu người, chiếm 24,6% dân số cả nước. Trong đó tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng Thanh niên luôn chiếm vị trí cao và cao nhất trong tỉ lệ thất nghiệp của cả nước (đặc biệt nhóm Thanh niên thuộc nhóm tuổi 20-24), tỉ lệ này có xu hướng tăng qua các năm. Tình trạng không có việc làm kéo dài làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực phát sinh nhiều tệ nạn xã hội. Đứng trước thực trạng này, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều biện pháp, chính sách nhằm giải quyết việc làm, tuy nhiên các biện pháp chưa thực sự hiệu quả. Giải quyết vấn đề việc làm cho Thanh niên không thể chỉ trông chờ vào các chương trình của nhà nước, mà bản thân mỗi Thanh niên cần phải chủ động, trực tiếp Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 13. 2 và tiên quyết tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm cho bản thân mình. Tự tạo việc làm không những giúp giải quyết việc làm cho chính người lao động mà còn góp phần kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp, phát huy tinh thần tự lực tự cường và phát huy trí sáng tạo đặc biệt của thế hệ Thanh niên hiện nay. Thanh niên là một lực lượng đang trong giai đoạn sung sức nhất về thể chất, trí tuệ, về tinh thần học hỏi, dám nghĩ, dám làm. Nhưng thanh niên cũng còn một số yếu điểm nhất định, đặc biệt là thanh niên khu vực nông thôn. Trình độ học vấn thấp, tỷ lệ được đào tạo nghề chưa cao, kỹ năng nghề nghiệp yếu, thiếu vốn khởi nghiệp… trong khi bức tranh về thị trường việc làm ngày càng trở nên khó khăn hơn. “Các công ty hiện nay hầu hết đều có xu hướng tìm các nguồn lao động giá rẻ, như vậy một mặt sẽ là cơ hội việc làm cho thanh niên khu vực nông thôn, mặt khác cũng sẽ tạo ra mặc định cho thanh niên nông thôn đó là trở thành lực lượng lao động giá rẻ”. Các lợi thế trên cũng sẽ không còn được duy trì lâu dài, khi khoa học công nghệ phát triển không ngừng, trí tuệ nhân tạo ra đời thì nguy cơ mất việc làm cho các đối tượng lao động giản đơn, giá rẻ sẽ ngày càng rõ ràng. Tình trạng dư cung lao động trên thị trường sẽ cho phép các nhà tuyển dụng đòi hỏi lao động nhiều hơn và với mức lương thấp hơn, điều này sẽ gây nhiều khó khăn trực tiếp đối với đời sống của thanh niên nông thôn. Nghiên cứu về vấn đề việc làm, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động đã nhận được sự quan tâm của nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước, kể đến như các nghiên cứu của Jokela và cộng sự (2017), Breitkreuz và cộng sự (2017), Hu An-gang (2001), Gold và cộng sự (2000)… Các nghiên cứu này tập trung nghiên cứu vấn đề việc làm của lao động nói chung. Ở trong nước, các nghiên cứu hiện nay đang tập trung về khía cạnh nghiên cứu khả năng tự tạo việc làm của lao động thanh niên (Ngô Quỳnh An (2011)), hoặc tự tạo việc làm của lao động ở khu vực nông thôn (Hồ Thị Diệu Ánh (2015), Triệu Đức Hạnh (2012)…) có rất ít các nghiên cứu về lựa chọn tự tạo việc làm đối với đối tượng là thanh niên khu vực nông thôn, lực lượng lao động gặp nhiều khó khăn khi tìm việc làm, tự tạo việc làm và có thể đối diện với nhiều nguy cơ việc làm trong tương lai. Bên cạnh đó, đa số các công trình đi trước tập trung nghiên cứu ở khía cạnh ý định, hoặc quyết định, chưa có nghiên cứu nào tiếp cận quyết định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn trên cơ sở ý định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn, và nghiên cứu quyết định có tiếp tục hay từ bỏ tự tạo việc làm của thanh niên khu vực nông thôn, đây là khoảng trống nghiên cứu mà luận án thực hiện. “Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, đóng vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng Trung du miền Núi Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 14. 3 phía Bắc và vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Với khoảng 1268 nghìn người dân sinh sống, trong đó chủ yếu là người dân sinh sống tại khu vực nông thôn (chiếm 64,7%) (Cục Thống kê Thái Nguyên, 2019). Trong những năm gần đân, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ tại tỉnh Thái Nguyên. Thái Nguyên phát triển và xây dựng nhiều khu công nghiệp như khu công nghiệp Sông Công, Điềm Thụy, Yên Bình. Bên cạnh những lợi ích đem lại như đô thị được phát triển, thu hút nhiều lao động, giải quyết được việc làm cho lao động… sinh kế của nhiều lao động nông thôn cũng bị ảnh hưởng. Nhiều hộ gia đình bị mất đất, nhiều nghề truyền thống gia đình không giữ được. Sản xuất công nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân, nguy cơ mất việc làm khi doanh nghiệp rời bỏ khu công nghiệp của tỉnh để sang một tỉnh khác khi thời gian ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp đã hết hoặc bị loại thải khi đã làm việc sau 1 khoảng thời gian nhất định. Những vấn đề này đã và đang trở thành thách thức cho tỉnh Thái Nguyên về giải quyết việc làm cho người lao động (mất đất, mất việc…). Sự bất ổn của việc làm ở khu vực công nghiệp, thu nhập thấp ở khu vực làm công ăn lương… đã bắt đầu tạo ra một xu thế tự tạo việc làm cho chính bản thân mình của lao động khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Lựa chọn tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn sẽ góp phần giải quyết vấn đề việc làm và phát triển kinh tế truyền thống tại tỉnh Thái Nguyên, đây là một xu hướng cần được khuyến khích, nhân rộng và duy trì.” Xuất phát từ tầm quan trọng trên, tác giả lựa chọn đề tài “Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên” để xác định, phân tích và lượng hóa các nhân tố đó, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy lựa chọn tự tạo việc làm của thanh niên, góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung “Luận án xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến ý định, quyết định lựa chọn tự tạo việc làm và quyết định duy trì tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn nghiên cứu tại khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực nghiệm, luận án đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy thanh niên khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên lựa chọn và duy trì tự tạo việc làm.” Mục tiêu cụ thể (i) Làm rõ vấn đề lý luận về tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn (ii) Xác định thực trạng tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 15. 4 (iii) Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới ý định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên. (iv) Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới quyết định lựa chọn tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên. (v) Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới quyết định duy trì tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên. (vi) Đề xuất các giải pháp thúc đẩy và duy trì tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tượng nghiên cứu “Đối tượng nghiên cứu của luận án là ý định, quyết định (lựa chọn và duy trì) tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên; những nhân tố ảnh hưởng đến ý định, quyết định lựa chọn tự tạo việc làm và quyết định duy trì tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên.” 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sử dụng các số liệu thứ cấp về việc làm, giải quyết việc làm, tự tạo việc làm của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2014 - 2017. Số liệu khảo sát về tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên được thu thập từ 1/2017 - 10/2018. Phạm vi không gian: Nghiên cứu được triển khai tại ba khu vực đại diện theo vùng địa lý gồm vùng núi cao, vùng trung du bằng phẳng xen đồi núi thấp, và vùng trung du trung tâm của tỉnh. Cụ thể các địa phương được chọn tương ứng với các vùng là: huyện Đại Từ, huyện Phú Bình và Thành phố Thái Nguyên. Phạm vi về nội dung: phạm vi của nghiên cứu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng tới ý định, quyết định lựa chọn tự tạo việc làm, quyết định duy trì tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn. Các quan sát trong nghiên cứu là thanh niên khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên, bao gồm cả thanh niên tự tạo việc làm và không tự tạo việc làm. 5. Đóng góp của luận án Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Luận án nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố: (1) Nhóm nhân tố bên trong (Đặc điểm cá nhân): tuổi, giới tính, trình độ giáo dục, sức khỏe, tình trạng hôn nhân; (2) Nhóm nhân tố bên ngoài: Ý kiến người xung quanh, Hỗ trợ từ tổ chức - Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 16. 5 đoàn thể; Hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước. Trên cơ sở áp dụng Lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) và lý thuyết ý định & hành vi của Shapero (1984, 2000). Luận án phát triển thêm so với các nghiên cứu đi trước, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tự tạo việc làm trên cơ sở có mối tương quan chặt với ý định tự tạo việc làm, tương tự luận án tiếp tục mở rộng nghiên cứu quyết định duy trì tự tạo việc làm trên cơ sở đã có quyết định tự tạo việc làm. Luận án sử dụng mô hình hồi quy xác suất có điều kiện Bivariate Probit để ước lượng tác động của các nhân tố tới quyết định tự tạo việc làm và quyết định duy trì tự tạo việc làm. Mô hình này giúp cung cấp kết quả ước lượng có độ chính xác cao, phân định được mối tương quan của các giai đoạn trong quá trình ra quyết định (ý định tác động đến quyết định tự tạo việc; quyết định tác động đến quyết định duy trì tự tạo việc làm). Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận án có các hàm ý sau: Ý định tự tạo việc làm có mối tương quan chặt với quyết định tự tạo việc làm, quyết định tự tạo việc làm có mối tương quan chặt với quyết định duy trì tự tạo việc làm. Các yếu tố ảnh hưởng tới cả ý định, quyết định tự tạo việc làm, quyết định duy trì tự tạo việc làm bao gồm: tuổi, giới tính, trình độ giáo dục, sức khỏe, tình trạng hôn nhân; Thái độ, Nhận thức kiểm soát hành vi, Khả năng huy động tài chính, Ý kiến người xung quanh. Luận án đề xuất 05 nhóm giải pháp góp phần tạo điều kiện thúc đẩy thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên tự tạo việc làm. Trong đó, một số giải pháp chính như tuyên truyền thay đổi nhận thức, quan niệm về tự tạo việc làm; Tạo cơ chế để thanh niên nông thôn dễ dàng tiếp cận nguồn vốn; Hoàn thiện hệ thống chính sách và cải thiện công tác thực thi chính sách hỗ trợ thanh niên nông thôn tự tạo việc làm. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở khoa học nghiên cứu tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 17. 6 Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Khuyến nghị Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 18. 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu về việc làm, giải quyết việc làm Việc làm, giải quyết việc làm thường xuyên là vấn đề nóng bỏng, nhận được sự quan tâm của xã hội và các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách. Ở Việt Nam và trên thế giới có rất nhiều công trình và bài viết liên quan, đề cập đến vấn đề việc làm. Về việc làm nói chung, các nghiên cứu chủ yếu đưa ra các phân tích về thực trạng thất nghiệp, việc làm, thiếu việc làm và đề xuất các giải pháp tạo việc làm cho người lao động. Phương pháp chủ yếu là phân tích số liệu theo thời gian, số liệu mảng của một khu vực hay vùng, từ đó chỉ ra các nguyên nhân, và đưa ra các khuyến nghị. Có thể kể đến một số công trình như: Jokela và cộng sự (2017) so sánh các cách tiếp cận chính sách liên quan đến việc làm trong nước ở các nước giàu và xem xét tác động của chúng đối với việc làm, nghiên cứu này xác định các phương pháp tiếp cận chính sách thường được áp dụng ở các nước giàu để điều chỉnh và phát triển việc làm trong nước là: (1) dịch vụ giá cả phải chăng; (2) đơn giản hóa việc sử dụng; (3) điều chỉnh việc làm; (4) điều chỉnh di cư lao động; Breitkreuz và cộng sự (2017) nghiên cứu về ảnh hưởng của Đạo luật đảm bảo việc làm nông thôn quốc gia Mahatma Gandhi (MGNREGA) được chính phủ Ấn Độ xây dựng để giảm nghèo ở nông thôn thông qua 100 ngày làm việc được đảm bảo mỗi năm. Hu An-gang (2001) đã phân tích thực trạng việc làm của Trung Quốc đưa ra các giải pháp để cải thiện tình hình; Gold và cộng sự (2000) chỉ ra thực trạng thất nghiệp ở Liên minh châu Âu năm 1999, nghiên cứu cũng cho rằng tạo việc làm vẫn là một mối quan tâm chính cho tất cả các đối tác xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển của các hiệp ước việc làm trên tất cả các quốc gia thành viên EU và ở tất cả các cấp vẫn còn chắp vá, phản ánh khi họ thực hiện sự tương tác của các lực lượng phức tạp - kinh tế, thể chế, chính trị và xã hội. Ở Việt Nam một số nghiên cứu đã được thực hiện theo hướng làm thế nào để giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn, như nghiên cứu của Đồng Văn Tuấn (2011); Nguyễn Thị Thơm và cộng sự (2012). Các nghiên cứu này đứng từ góc nhìn từ phía Nhà nước, chỉ ra các vấn đề thực trạng còn tồn tại về việc làm, thu nhập cho lao động, lao động nông thôn. Điểm chung của một số nghiên cứu này là việc sử dụng gần như giống nhau về các phương pháp nghiên cứu, chủ yếu là phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và vận dụng ma trận SWOT trong việc xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của vấn đề nghiên cứu từ đó Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 19. 8 đề xuất các giải pháp cũng như kiến nghị. Những nghiên cứu này mang hướng diễn giải những luận cứ cho vấn đề nghiên cứu dựa trên lý thuyết về lao động, việc làm, chính sách giải quyết việc làm để đưa ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu. Trong bối cảnh mức độ đô thị hóa, công nghiệp ở mức độ vừa phải, với hệ thống chính sách còn chưa đầy đủ, các nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định cho Nhà nước, với vai trò điều hành, quản lý và phát triển đất nước. Tuy nhiên, các khuyến nghị để Nhà nước đưa ra các biện pháp, hay chính sách thúc đẩy để người dân tự tạo việc làm còn bỏ ngỏ, giải pháp như vậy sẽ chỉ giải quyết được một khía cạnh của vấn đề việc làm. “Một nghiên cứu khác liên quan đến giải quyết việc làm, cụ thể là việc làm bền vững cho lao động nông thôn, tác giả Triệu Đức Hạnh (2012) dưới góc nhìn phân tích chính sách đã xây dựng được bộ tiêu chuẩn bao gồm 15 tiêu chí đánh giá được sắp xếp tương ứng với 5 yếu tố cấu thành của việc làm bền vững là: các quyền tại nơi làm việc, ổn định việc làm và thu nhập, tạo việc làm và xúc tiến việc làm, bảo trợ xã hội và đối thoại xã hội. Tuy nhiên, về phương pháp sử dụng trong nghiên cứu chủ yếu là thống kê, mô tả, so sánh đối chiếu nên chưa thật sự có tính đột phá, thêm vào đó cách tiếp cận là từ phía người xây dựng chính sách, tức là từ phía Nhà nước, vẫn là một góc nhìn cũ, không phải góc nhìn từ người chịu tác động của chính sách, những người có nhu cầu làm việc và tự tạo việc làm.” 1.2. Các nghiên cứu về tự tạo việc làm 1.2.1. Nghiên cứu vai trò của tự tạo việc làm đối với nền kinh tế Tự tạo việc làm cũng chính là một trong các biện pháp để nhằm giải quyết việc làm và nâng cao tính chủ động của người lao động, vì vậy tự tạo việc làm chắc chắn có tác động tới nền kinh tế. Một số các nghiên cứu được thực hiện theo hướng này như nghiên cứu của Reynolds (1994), Malecki (1997), Audretsch (2004), Sandeep Mohapatra và cộng sự (2007), Saima Bashir và cộng sự (2011)… Các nghiên cứu đã đề cập đến vai trò của tự tạo việc làm với toàn bộ nền kinh tế nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng. Malecki (1997), Reynolds (1994), Audretsch (2004) (trích dẫn trong Carree and Thurik (2003)) chỉ ra rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa tự tạo việc làm với tăng trưởng kinh tế vùng và địa phương. Chính vì lẽ đó chính phủ các nước phát triển cũng như đang phát triển đều dành nhiều chính sách hỗ trợ và nỗ lực để thúc đẩy việc khởi sự kinh doanh trong giới trẻ, đặc biệt trong giới sinh viên, khuyến khích họ không đi làm thuê mà hãy tự tạo việc làm, gia tăng số lượng doanh nghiệp cho phát triển kinh tế. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 20. 9 Sandeep Mohapatra và cộng sự (2007) đánh giá vai trò của việc tự làm chủ trong nền kinh tế nông thôn Trung Quốc, đồng thời đã chỉ ra sự gia tăng của tự tạo việc làm sẽ thúc đẩy tinh thần kinh doanh và đó là dấu hiệu của sự phát triển. Nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu về lịch sử thị trường lao động trong 20 năm, từ năm 1981 đến 2001, và cung cấp bằng chứng cho thấy đã có sự gia tăng nhanh chóng về tầm quan trọng của hoạt động tự làm chủ trong giai đoạn này. Tự làm chủ, tự tạo việc làm (Self-employment) đã tăng nhanh trong suốt những năm 1980 và những năm 1990, một giai đoạn đặc trưng bởi những thay đổi đáng kể trong nền kinh tế vĩ mô của Trung Quốc. Saima Bashir và cộng sự (2011) đề cao vai trò của tự tạo việc làm với sự phát triển kinh tế của khu vực nông thôn vùng Tây Bắc nước Mỹ. Nghiên cứu này tập trung vào vai trò của việc tự làm chủ trong phát triển kinh tế bằng cách phân tích mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa tăng trưởng mật độ dân số, việc làm, thu nhập bình quân đầu người, và tự làm chủ. Sử dụng các kỹ thuật kinh tế lượng, phân tích phát hiện ra một hệ thống các mối quan hệ giữa các yếu tố nội sinh bằng cách sử dụng đồng thời bốn phương trình mô hình tăng trưởng khu vực, xuất phát từ mô hình tăng trưởng của Deller và cộng sự, (2001). Cụ thể mục tiêu là xác định và ước tính tác động của việc tự làm chủ trong nền kinh tế. Kết quả đã cho thấy tự tạo việc làm như một cơ hội để nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Tây Bắc nước Mỹ. Cùng kết luận về tác động của tự tạo việc làm với phát triển kinh tế, Blanchflower (2000) và Parker (2005) cho rằng: “Tự tạo việc làm giúp tạo ra nhiều các công ty mới, tạo ra nhiều việc làm mới, thúc đẩy các phát minh và sự đổi mới, cuối cùng mang lại sự thịnh vượng cho xã hội”. Như vậy, hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa tự tạo việc làm với phát triển kinh tế. Vì vậy để tăng trưởng và phát triển kinh tế cần phải thúc đẩy hoạt động tự tạo việc làm. 1.2.2. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tự tạo việc làm Trong những thập kỷ gần đây, tự tạo việc làm được coi là một vấn đề trung tâm của thị trường lao động. Trên thực tế, tự tạo việc làm (tự làm chủ) không chỉ là một giải pháp cho những cá nhân có ít cơ hội trong lĩnh vực làm công ăn lương hoặc kiếm được ít tiền lương hơn những người khác mà còn là cơ hội cho những cá nhân năng động hơn tìm kiếm, xây dựng con đường sự nghiệp của riêng mình (Nadia và cộng sự, 2013). Việc nghiên cứu tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới tự tạo việc làm ở góc độ ý định, hay đã tự tạo việc làm hoặc khả năng tự tạo việc làm cũng thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới. Kể đến như các nghiên cứu Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 21. 10 của Borjas (1986), Van Praag and Van Ophem (1995), Clark (1997), Ekelund và cộng sự (2005), Zissimopoulos và Karoly (2007), Colombier và cộng sự (2008), Leoni và Falk (2010), Muhammad và cộng sự (2011), Brown và cộng sự (2011), Ngô Quỳnh An (2012), Solinge (2012), Beihl và cộng sự (2013), Nadia và cộng sự (2013), Cahill và cộng sự (2013), IshaqueMahama and Motin Bashiru (2014), Hồ Thị Diệu Ánh (2015), Fisher và cộng sự (2018),… * Nghiên cứu về ý định tự tạo việc làm Chung-Min Lo và Jun-ren Wang (2007) sử dụng mô hình hồi quy phân cấp. Trong đó sử dụng lý thuyết khởi sự của Shapero (1984) để thảo luận ý định khởi nghiệp của các doanh nhân có kinh nghiệm kinh doanh trong một môi trường không chắc chắn, trong đó biến nghiên cứu “Ý định kinh doanh” lại được đo bằng cách sử dụng thang đo được phát triển bởi Krueger (1993), các doanh nhân được yêu cầu trả lời các câu hỏi bằng cách nhớ lại: “Ông/bà có thực sự muốn xây dựng doanh nghiệp của riêng mình trước khi bắt đầu kinh doanh hiện tại không?. Như vậy, ngoài cách đo lường ý định tự tạo việc làm/khởi sự kinh doanh bằng các biến likert khá phổ biến, thì nghiên cứu này đã sử dụng thang đo nhị phân (0,1) để đo lường ý định tự làm của các cá nhân. Kết luận từ mô hình cho thấy trong một thị trường thiếu ổn định, nếu các doanh nhân nhận thấy tính khả thi, họ vẫn có ý định đầu tư vào kinh doanh. Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2014) đã công bố một nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khởi nghiệp, với đối tượng nghiên cứu chủ yếu là thanh niên, sinh viên tại Cần Thơ, vận dụng Lý thuyết hành vi kế hoạch Ajzen. Kết quả của nghiên cứu được xác định dựa trên dữ liệu được thu thập từ 180 thanh niên là sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp chưa từng khởi sự kinh doanh, đang sinh sống trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy nhị phân Logistic, các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp là: động lực trở thành doanh nhân, nền tảng gia đình, chính sách chính phủ và địa phương, tố chất doanh nhân, khả năng tài chính, đặc điểm cá nhân. Tuy vậy, hạn chế của nghiên cứu là mới chỉ dừng ở nghiên cứu ý định khởi nghiệp của thanh niên, sinh viên mà chưa nghiên cứu đến quyết định khởi nghiệp của thanh niên, sinh viên, trong khi đã có nhiều trường hợp thanh niên, sinh viên khởi nghiệp thành công và có thể quan sát được. * Nghiên cứu khả năng tự tạo việc làm “Ngô Quỳnh An (2012), bằng cách tiếp cận vi mô, đã kiểm định vai trò của vốn con người và vốn xã hội đối với khả năng tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 22. 11 Trong đó biến phụ thuộc là “Khả năng tự tạo việc làm”; biến giải thích là “vốn con người” (Kinh nghiệm trên thị trường lao động, Trình độ học vấn, Đào tạo) và “vốn xã hội” (Tỷ lệ số thành viên là nữ trên 15 tuổi trong hộ; Tỷ lệ số thành viên tự tạo việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; nghề và lĩnh vực việc làm của chủ hộ, Tiềm năng nguồn lực vật chất của hộ gia đình…). Từ kết quả nghiên cứu, tác giả khẳng định hai quan điểm là rào cản lớn đối với thanh niên khi đến với cơ hội tự tạo việc làm và cần phải thay đổi đó là: (i) chỉ coi tự tạo việc làm là cứu cánh lúc thất nghiệp và thiếu việc làm chứ chưa phải là một cơ hội sự nghiệp, (ii) thay vì cần có “ý tưởng” và “đam mê”, thanh niên vẫn cho rằng không có vốn họ không thể tự tạo việc làm. Vị thế thấp trên thị trường lao động (chủ yếu do hạn chế về kỹ năng và trình độ) là nguyên nhân chính khiến khu vực thanh niên tự tạo việc làm khó có thể đóng góp hiệu quả vào sự tăng trưởng, phát triển kinh tế vùng và quốc gia. Ngô Quỳnh An cũng sử dụng các phương pháp định tính, thông qua việc phân tích các trường hợp tự tạo việc làm điển hình để xây dựng các khái niệm sâu về tự tạo việc làm, xác định các nhân tố ảnh hưởng, tìm hiểu về mức độ mong muốn tự tạo việc làm của thanh niên, quá trình tự tạo việc làm của họ và các nhu cầu mà họ cần hỗ trợ trong quá trình tự tạo việc làm. Tác giả đã cung cấp những bằng chứng cho thấy vốn xã hội liên kết thông qua vai trò hỗ trợ của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, Chính phủ và các chương trình phát triển kinh tế xã hội, trình độ phát triển của các vùng, các ngành, các địa phương đã có tác dụng to lớn đối với nhóm thanh niên làm chủ sản xuất kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp. Tác giả cũng đã chỉ ra vốn xã hội quan hệ thông qua các mối quan hệ và sự ủng hộ của gia đình là nguồn hỗ trợ quan trọng về cả vật chất và tinh thân cho thanh niên tự tạo việc làm. Ngoài ra, các nhân tố như truyền thống gia đình về tự tạo việc làm, kinh nghiệm và sự hỗ trợ của các thành viên khác trong gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn tự tạo việc làm, làm chủ sản xuất kinh doanh. Ngô Quỳnh An (2012) cho thấy mặc dù hiện nay gia đình vẫn đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ khuyến khích thanh niên tự tạo việc làm, từ tiềm năng tài chính, truyền thống tự tạo việc làm của hộ, cho đến vai trò của chủ hộ gia đình và các thành viên nữ trong hộ, song đã có bằng chứng cho thấy, bên cạnh gia đình, người thân, mạng lưới vốn xã hội giao tiếp rộng hơn được hình thành thông qua tham gia các câu lạc bộ, hiệp hội nghề, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn... cũng như vốn xã hội liên kết có được từ sự hỗ trợ của Chính phủ, các tổ chức trong ngoài nước, các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là của đoàn thanh niên đã phát huy tác dụng đối với thanh niên tự tạo việc làm trong giai đoạn hội nhập hiện nay và cần được phát huy hơn nữa. Như vậy, nghiên cứu của Ngô Quỳnh An đã nghiên cứu khả năng tự tạo việc làm của thanh Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 23. 12 niên thông qua 2 nhóm nhân tố: vốn con người và vốn xã hội. Tuy nhiên trong đặc điểm vốn con người, các nhân tố như sức khỏe, tình trạng hôn nhân, tuổi, thái độ của cá nhân đối với tự tạo việc làm cũng chưa được đưa vào xem xét kiểm định. Luận án đã đề cập và phân tích vai trò hỗ trợ của nhân tố tổ chức đoàn thể, chính phủ ở góc độ phân tích định tính mà chưa đưa vào mô hình kiểm định mức độ tác động.” Cũng nghiên cứu về khả năng tự tạo việc làm, Evan (1989), Kidd (1993), Đỗ Thị Quỳnh Trang (2008), đã tìm được ảnh hưởng đáng kể của vốn tài chính tới khả năng tự tạo việc làm. Họ nhận định, đây là một rào cản của tự tạo việc làm, thu nhập từ nguồn bên ngoài càng cao thì khả năng lựa chọn tự tạo việc làm càng thấp, trong đó nguồn thu nhập bên ngoài là tiền do người thân cho, biếu, tặng hoặc được thừa kế * Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm “Muhammad và cộng sự (2011) khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm ở Pakistan, dựa trên nguồn số liệu sơ cấp từ khảo sát 494 lao động tại quận Bahawalpur và mô hình hồi quy xác suất logistic, đã xác định: kinh nghiệm, tuổi của người lao động, trình độ học vấn và các biến số sức khỏe tốt có ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến người lao động Tự làm việc.” “Tương tự với kết quả của Muhammad và cộng sự (2011), Nadia và cộng sự (2013), bằng phương pháp rà soát và tổng kết lý thuyết và nghiên cứu đi trước, đã chỉ ra tự tạo việc làm ảnh hưởng bởi các nhóm nhân tố chính như: (i) Đặc điểm cơ bản của cá nhân (giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân), (ii) Nền tảng gia đình (bố mẹ và vợ hoặc chồng), (iii) đặc điểm tính cách cá nhân (thái độ đối với rủi ro và tâm lý), (iv) vốn nhân lực (giáo dục và kinh nghiệm), (v) điều kiện sức khỏe, (vi) quốc tịch và dân tộc, (vii) khả năng tiếp cận nguồn tài chính. Như vậy, so với nghiên cứu của Muhhamad và cộng sự (2011), Nadia và cộng sự (2013) cho thấy ngoài các đặc điểm cá nhân thông thường, thì điều kiện sức khóe, thái độ đối với rủi ro, tình trạng hôn nhân, khả năng tiếp cận nguồn tài chính, nền tảng gia đình cũng là các nhân tố có ảnh hưởng tới quyết định tự tạo việc làm của người lao động, tuy nhiên các nhóm nhân tố này được đưa ra dựa trên việc tổng kết các nghiên cứu đi trước, vì vậy còn hạn chế về độ tin cậy và chưa được kiểm chứng bởi các mô hình định lượng thực nghiệm.” Nghiên cứu về các yếu tố đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến quyết định tự tạo việc làm, nhưng phát triển hơn nghiên cứu của Muhammad và cộng sự (2011), Nadia và cộng sự (2013), các nghiên cứu của Do và Duchene (2008), Nikolova & Bargar (2010), Fatima và Yousaf (2015), M.Yasar Sattar và các cộng sự (2019), đã sử dụng mô hình hồi quy xác suất Probit hoặc logit để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 24. 13 Nikolova và Barga (2010), nghiên cứu quyết định tự làm của thanh niên ở Mỹ với ảnh hưởng của các yếu tố như: tuổi, giới tính, giáo dục, vốn, sức khỏe, dân tộc, sử dụng dữ liệu việc làm của giới trẻ năm 2005. Kết quả cho thấy người già hơn, nhiều kinh nghiệm hơn có khả năng tự tạo việc làm hơn so với người trẻ, nam giới cũng quyết định tự tạo việc làm nhiều hơn nữ giới. Nghiên cứu về quyết định tự tạo việc làm ở Pakistan của Fatima và Yousaf (2015) cũng ủng hộ kết luận từ nghiên cứu của Nikolova và Barga (2010) khi cho rằng giới tính và tuổi tác có tác động tích cực tới quyết định tự tạo việc làm, thêm vào đó những người đã kết hôn và có nhiều tài sản cũng sẽ có khả năng tự tạo việc làm nhiều hơn. Kết quả này cũng được tìm thấy ở trong nghiên cứu của Do và Duchene (2008), M.Yasar Sattar và các cộng sự (2019), tuy nhiên 2 nghiên cứu này lại chỉ ra thêm tác động ngược chiều của trình độ giáo dục với quyết định tự tạo việc làm, những người có học vấn bằng cấp thường sẽ lựa chọn các công việc mang tính ổn định hơn là lựa chọn tự tạo việc làm. Đây cũng là kết quả được tìm thấy trong Gilang Amarullah (2018), khi nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố giáo dục đối với tự tạo việc làm và Suzana (2012) với nghiên cứu về vấn đề tuổi tác, giáo dục với khởi sự doanh nghiệp, Suzana (2012) còn kết luận thêm tác động của yếu tố tuổi với quyết định khởi sự doanh nghiệp là tác động thuận chiều. Giống với Do và Duchene (2008), Nikolova & Bargar (2010), Fatima và Yousaf (2015, M.Yasar Sattar và các cộng sự (2019), IshaqueMahama và Motin Bashiru (2014), cũng chỉ ra rằng các nhân tố thuộc nhóm nhân tố đặc điểm cá nhân là có ảnh hưởng tới quyết định tự tạo việc làm. Kết luận này dựa trên khảo sát 200 quan sát ở Ghana và sử dụng mô hình hồi quy xác suất nhị phân logistic. Ngoài ra, nghiên cứu này đã cung cấp thêm bằng chứng về việc tự tạo việc làm bị ảnh hưởng bởi nhân tố “mong muốn cá nhân”. Như vậy, trong nghiên cứu của Nadia và cộng sự (2013) và IshaqueMahama và Motin Bashiru (2014), các nhân tố thuộc về tâm lý của cá nhân có tác động tới lựa chọn tự tạo việc làm của người lao động. Cùng hướng về nghiên cứu ở khía cạnh tâm lý với tự tạo việc làm, nhưng cụ thể vấn đề tâm lý với vấn đề rủi ro. Brown và cộng sự (2011), sử dụng dữ liệu cấp độ cá nhân, được rút ra từ nghiên cứu Động lực học (PISD) của Hội đồng Hoa kỳ, đã khám phá ra tác động của thái độ cá nhân đối với hoạt động tự tạo việc làm, rằng thái độ tích cực, không sợ rủi ro có ảnh hưởng tích cực có ý nghĩa thống kê đến xác suất tự tạo việc làm của người lao động. Cũng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới tự tạo việc làm, nhưng sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến Dawson Henley và Latreille (2009), dựa trên khảo sát lực lượng lao động hàng quý ở Anh (1991 - 2001), đã cho thấy việc tự tạo Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 25. 14 việc làm hấp dẫn nam giới hơn là với nữ giới và giáo dục có trình độ học vấn cao thường lựa chọn các công việc ổng định thay vì tự làm chủ. Fisher và cộng sự (2018) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định tự tạo việc làm ở Mỹ dựa trên việc phân chia các nhóm nhân tố tác động thành hai nhóm nhân tố kéo và đẩy. Nghiên cứu tìm thấy lý do chính để đẩy người lao động đến với hoạt động tự tạo việc làm là khả năng có thể kiếm được số tiền nhiều hơn số tiền lương họ đang được hưởng. Và nhân tố kéo người lao động sang tự tạo việc làm là bởi vì người lao động đã có nhiều kinh nghiệm lao động, được đào tạo và có bằng cấp, nhân tố giới tính và sự giàu có của cá nhân đó. “Hồ Thị Diệu Ánh (2015) đã xây dựng khung nghiên cứu với ba nhóm nhân tố chính tác động đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn là: các yếu tố cá nhân, các yếu tố thuộc về hộ gia đình, các yếu tố thuộc về cộng đồng. Tác giả chỉ ra rằng lao động nông thôn chỉ dựa vào vốn tài chính của bản thân để tự tạo việc làm phi nông nghiệp thì khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp thấp hơn nhiều những lao động nông thôn có sử dụng kết hợp nhiều nguồn vốn khác nhau. Việc lao động nông thôn tiếp cận đa dạng các nguồn vốn tác động mạnh mẽ đến khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp. Nghiên cứu cũng chứng minh rằng sự hỗ trợ của hàng xóm, bạn bè và họ hàng có tác động lớn đến khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn. Đồng thời khả năng chia sẻ thông tin cũng làm thay đổi khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn. Cách tiếp cận này có thể xem xét khá đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn như: tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, vốn tài chính của bản thân, sức khỏe, được đào tạo nghề (yếu tố thuộc về cá nhân); vốn hộ gia đình, nhà xưởng và đất đai của gia đình, ảnh hưởng những người xung quanh, mối quan hệ của gia đình với cộng đồng (yếu tố thuộc về hộ gia đình); ảnh hưởng các tổ chức đoàn thể, hỗ trợ vốn cộng đồng, chính sách của địa phương (yếu tố thuộc về cộng đồng). Nghiên cứu của Hồ Thị Diệu Ánh khá đầy đủ các nhân tố từ cá nhân, gia đình và cộng đồng đối với hành vi tự tạo việc làm, tuy nhiên nghiên cứu cũng chưa đề cập và xem xét đến ý định tự tạo việc làm khi nghiên cứu về quyết định tự tạo việc làm của lao động nông thôn tỉnh Nghệ An, đồng thời cũng chưa xem xét nghiên cứu “cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi” trong mô hình nghiên cứu của mình.” Các nghiên cứu tập trung về tự tạo việc làm của người lớn tuổi. Bên cạnh các nghiên cứu về tự tạo việc làm của lao động nói chung, có một số nghiên cứu về tự tạo việc làm của nhóm lao động lớn tuổi, lao động nghỉ hưu sớm, hoặc tự tạo việc làm sau khi nghỉ hưu (Zissimopoulos và Karoly (2007); Solinge (2012), Beihl và cộng sự Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 26. 15 (2013)). Các nghiên cứu này cho thấy có một xu hướng tự tạo việc làm đối với nhóm người lớn tuổi, tỷ lệ tự tạo việc làm cao nhất ở Mỹ những năm 2007 thuộc về nhóm lao động có độ tuổi từ 51 tuổi trở lên (Zissimopoulos và Karoly, 2007), các nghiên cứu đều có kết luận chung về động lực thúc đẩy người lao động lớn tuổi chuyển đổi công việc làm công sang tự tạo việc làm, làm chủ công việc của chính mình đó là có thời gian làm việc linh hoạt hơn, thu nhập cao hơn, ít chịu ràng buộc về các quy định làm việc như đi làm thuê. Lý do những người lớn tuổi chuyển đổi sang tự làm chủ đó chính là vấn đề về sức khỏe của người lớn tuổi không còn được khỏe mạnh như nhóm người trẻ tuổi, không thể làm việc trong thời gian dài. Trong khi đó những lao động lớn tuổi lại có nhiều điều kiện để tự tạo việc làm đó là: kinh nghiệm, tài chính, mối quan hệ (Van Praag and Van Ophem, 1995; Cahill và cộng sự, 2013). Vốn tài chính là nguồn lực thuộc về cá nhân và hộ gia đình. Một số nghiên cứu cho thấy, vốn tài chính hay nguồn của cải sẵn có có mối quan hệ tích cực với tự tạo việc làm của người lao động (Evans và Jovanovic, 1989; Evans và Leighton, 1989a; Meyer, 1990). Tầm quan trọng của mối quan hệ này bắt nguồn từ hai lý do, cả hai đều liên quan đến thực tế là một số hoạt động đòi hỏi một khoản đầu tư ban đầu đáng kể: (i) vốn tài chính có thể được sử dụng để bắt đầu một hoạt động tự làm chủ; và (ii) nhiều tài sản hơn có nghĩa là nhiều tài sản thế chấp làm tăng khả năng tài trợ bên ngoài. Khả năng tài chính cao hơn, làm cho cá nhân giàu có hơn và do đó dễ dàng tự tạo việc làm hơn (Nykvist, 2008). Trái lại với các quan điểm trên, Evan (1989), Kidd (1993), Đỗ Thị Quỳnh Trang (2008) lại cho rằng vốn tài chính có mối quan hệ ngược chiều với khả năng tự tạo việc làm, đây là một rào cản của tự tạo việc làm. Liên quan đến chính sách hỗ trợ cho tự tạo việc làm. “Trần Việt Tiến (2012) đã tổng kết gần 20 chính sách tín dụng ưu đãi, sử dụng cơ chế cho vay tín dụng thông qua các chương trình, tổ chức, đoàn thể để hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh cho các nhóm yếu thế như lao động nghèo, lao động đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn, lao động vùng chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp. Qua đó có thể thấy, các chính sách của Nhà nước và địa phương sẽ là một trong những nhân tố tác động đáng kể đến tự tạo việc làm của thanh niên vùng thu hồi đất nông nghiệp. Nghiên cứu của Lê Xuân Bá và cộng sự (2006) đã chỉ ra rằng, các cấp chính quyền địa phương cần ra các chính sách tạo điều kiện cho người lao động có thể dễ dàng chuyển dịch lao động, chuyển đổi ngành nghề ngay trong địa phương mình hoặc di chuyển đi làm việc ở các địa phương khác, hoặc tự tạo việc làm tại địa phương.” Qua tổng quan một số các nghiên cứu đi trước, có thể thấy vấn đề tự tạo việc làm nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong nước cũng như thế giới. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 27. 16 Tự tạo việc làm đã được nghiên cứu ở góc độ khả năng tự tạo việc làm, ý định tự tạo việc làm và quyết định tự tạo việc làm. Tuy nhiên hầu hết các khía cạnh này hầu hết được thực hiện một cách độc lập hoặc ý định tự tạo việc làm, hoặc quyết định tự tạo việc làm. Trong khi đó lý thuyết về hành vi của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới như Ajzen (1991), Shapero và cộng sự (1984, 2000) đã chỉ ra ý định có ảnh hưởng tới quyết định, quyết định được thực hiện sau ý định, nhưng chưa có nghiên cứu nào đồng thời phân tích ý định và quyết định tự tạo việc làm. Quyết định duy trì tự tạo việc làm cũng chưa được đề cập trong các nghiên cứu đi trước. Đây là khoảng trống mà luận án tập trung khai thác, nghiên cứu. Đồng thời, từ các nghiên cứu đi trước, các yếu tố ảnh hưởng tới hoặc ý định, hoặc quyết định tự tạo việc làm là gợi ý để luận án có thể kế thừa và phát triển trong nghiên cứu này. 1.2.3. Tổng hợp kết quả tác động của các nhân tố đến tự tạo việc làm Các nghiên cứu về tác động của các nhân tố tới quyết định tự tạo việc làm có thể chia thành các nhóm như sau: Các nhân tố thuộc về bên trong, thuộc về đặc điểm của người lao động: giới tính, độ tuổi, trình độ giáo dục, kinh nghiệm, tình trạng kết hôn, sức khỏe cá nhân, tài chính cá nhân, và thái độ tâm lý đối với tự tạo việc làm. Các nhân tố thuộc về nhân tố bên ngoài như: nền tảng gia đình, ý kiến của người thân, khả năng huy động tài chính từ gia đình, bạn bè, sự tác động hay hỗ trợ từ các tổ chức đoàn thể, hoặc chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước. Cụ thể: * Các nhân tố thuộc về đặc điểm cá nhân (các nhân tố bên trong) Giới tính. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện phân tích mối liên hệ giữa giới tính và tự tạo việc làm. Hầu hết các kết quả đều là là phụ nữ ít có xu hướng tham gia tự tạo việc làm hơn nam giới (Wang and Wong, 2004; Parker and Robson, 2004; Moog and Backes-Gellner, 2009; Leoni and Falk, 2010; Tervo and Haapanen, 2010; Verheul et al., 2012; Fritsch and Sorgner, 2013; Klyver et al., 2013; Koellinger et al, 2013). Phụ nữ sợ rủi ro hơn nam giới ((Sexton and Bowman-Upton, 1990; Verheul and Thurik, 2001; Croson and Gneezy, 2009; Parker, 2009; Dohmen et al., 2011), vì vậy phụ nữ ít có xu hướng tự tạo việc làm, và nếu lao động nữ tự tạo việc làm thì sẽ rất cân nhắc và cẩn thận về quy mô vốn đầu tư và công việc được lựa chọn. Tuổi. Có 2 nhóm quan điểm về tác động của tuổi đến quyết định tự tạo việc làm. (i) Nhóm đầu tiên, cho rằng tuổi có tác động tích cực tới xác suất tự tạo việc làm của người lao động. Tuổi càng tăng thì xu hướng tự tạo việc làm càng tăng, Vì Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 28. 17 người lớn tuổi có nhiều nguồn lực hơn để dễ dàng có thể tự tạo việc làm đó là: có nhiều kinh nghiệm hơn, tích lũy nguồn tài chính đủ lớn và có mối quan hệ xã hội rộng giúp họ dễ dàng tự tạo việc làm ((Van Praag and Van Ophem, 1995; Cahill et al., 2013)). Ngoài ra, việc tự làm như một công việc thay thế cho những cá nhân muốn tránh nghỉ hưu bắt buộc, hoãn tuổi mà họ rời khỏi thị trường lao động (Giandrea et al, 2008; Kerr và Armstrong-Stassen, 2011; Solinge, 2012). Watson, J. và M. McNaughton (2007) cho rằng những cá nhân đã nghỉ hưu thường quyết định tiếp tục việc làm của mình bằng cách tự tạo việc làm như bắt đầu làm chủ công việc kinh doanh. (ii) Nhóm thứ hai, có quan điểm ngược lại, những người trẻ tuổi có xác suất quyết định tự tạo việc làm cao hơn nhóm người lớn tuổi. Holtz-Eakine (1994) cho rằng thái độ đối với rủi ro của tự tạo việc làm có tương quan với lứa tuổi do đó một mối quan hệ lõm giữa tuổi và và tự tạo việc làm của người lớn tuổi thường ít có xác suất xảy ra. Với người lớn tuổi, mức độ lo sợ rủi ro cao hơn, giảm khả năng thể chất và tinh thần cho các tuần làm việc dài và các tình huống căng thẳng và ít thời gian hơn để thu hồi vốn đầu tư ban đầu được thực hiện khi tham gia vào việc tự làm chủ (Hintermaier và Steinberger, 2005). IshaqueMahama and Motin Bashiru (2014), chỉ ra rằng: những người có độ tuổi từ 34 trở xuống có xác suất lựa chọn tự tạo việc làm cao hơn những lao động có độ tuổi trên 34. Giải thích cho điều này, nhóm tác giả cho rằng, các cá nhân trẻ (thanh niên) thường được đặc trưng bởi thái độ yêu thích rủi ro và sẵn sàng khai thác cơ hội sẵn có, do đó có nhiều khả năng tự làm chủ. Trình độ giáo dục. Nhân tố về giáo dục được tìm thấy là có ảnh hưởng tới quyết định tự tạo việc làm, tuy nhiên chiều hướng tác động là khác nhau ở các nghiên cứu. Trong nghiên cứu của IshaqueMahama và Motin Bashiru (2014), hệ số tác động của nhân tố giáo dục là tiêu cực và có ý nghĩa ở mức 10%. Điều này cho thấy rằng, số năm cá nhân đi học càng cao, xác suất cá nhân tự làm chủ càng ít. Giải thích cho quan sát này là, những cá nhân có trình độ học vấn cao tin rằng họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn trong việc làm được trả lương và vì lý do đó, tự làm chủ không phải là một lựa chọn. Tương tự, Clark và Drinkwater (2000) lập luận rằng, khả năng họ tự làm việc là thấp hơn đối với những người có trình độ giáo dục cao hơn. Tuy nhiên, ở chiều hướng tác động ngược lại, Lucas (1978) lại cho rằng việc tự tạo việc làm sẽ tốt hơn nếu cá nhân có trình độ học vấn cao hơn vì giáo dục giúp các cá nhân có kỹ năng tốt hơn và khả năng quản lý doanh nghiệp của mình. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 29. 18 Tình trạng hôn nhân. Tình trạng hôn nhân ảnh hưởng đến kết quả thị trường lao động (Verbakel và de Graaf, 2008, 2009). Liên quan đến trường hợp tự tạo việc làm, một số kết quả đã tìm được. Đầu tiên, nếu một cá nhân đã kết hôn, sự giàu có (của cải) có tiềm năng tăng lên, điều này không chỉ trực tiếp làm tăng khả năng tự tạo việc làm (Budig, 2006), mà còn đảm bảo rằng nếu có khó khăn tài chính, của cải của cả hai bên (vợ, chồng) sẽ cho phép hoạt động tồn tại trong một thời gian dài hơn. Thứ hai, người còn lại có thể tham gia kinh doanh, trở thành một công nhân theo đuổi lợi ích tốt nhất của doanh nghiệp (Borjas, 1986) (Lin và cộng sự, 2000). Thứ ba, chồng (vợ) sẽ là sự hỗ trợ, chia sẻ cảm xúc tuyệt vời vào những giai đoạn thăng trầm trong công việc tự tạo việc làm (Bosma et al., 2004). Trái lại, Fairchil (2009) lại cho rằng tình trạng đã kết hôn, đặc biệt là khi đã sinh con, cha mẹ cần dành thời gian cho quá trình nuôi dạy trẻ, vì vậy khó có thời gian để tự tạo việc làm, ngoài ra nhiều trách nhiệm gia đình hơn có thể làm gia tăng sự lo ngại rủi ro của hoạt động tự tạo việc làm. Tuy nhiên, kết quả được tìm thấy ở nghiên cứu của Cowling (2000) là một ngoại lệ quan trọng đối với bức tranh toàn cảnh này, cho thấy đối với phần lớn trong số 13 quốc gia được phân tích trong nghiên cứu của Cowling, việc kết hôn không có tác động tích cực đến xác suất chuyển sang tự làm chủ. Sức khỏe cá nhân. Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa nhân tố sức khỏe với tự tạo việc làm. Các cá nhân trong tình huống bị bệnh hoặc khuyết tật có xu hướng lựa chọn hoặc chuyển đổi sang tự tạo việc làm nhằm giảm mức độ căng thẳng cũng như ràng buộc về thời gian làm việc (Rees và Shah, 1986; Gorgievski và cộng sự, 2010). Nguồn lực tài chính cá nhân. Nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh sự tồn tại của một mối quan hệ tích cực giữa sự giàu có của hộ gia đình và việc tự làm chủ (Evans và Jovanovic, 1989; Evans và Leighton, 1989a; Meyer, 1990). Thực tế là một số hoạt động đòi hỏi một khoản đầu tư ban đầu đáng kể: (i) vốn được sử dụng để bắt đầu một hoạt động tự làm chủ; và (ii) nhiều tài sản hơn có nghĩa là nhiều tài sản thế chấp làm tăng khả năng tài trợ bên ngoài (Elston và Audretsch, 2011); Kerr và Nanda, 2011)). Khả năng tài chính cao hơn, làm cho cá nhân giàu có hơn và do đó dễ dàng tự tạo việc làm hơn (Nykvist, 2008)." Thái độ đối với rủi ro. Sử dụng dữ liệu tâm lý cho nghiên cứu tại Phần Lan, Ekelund và cộng sự (2005) xác nhận rằng ác cảm rủi ro có ảnh hưởng tiêu cực đến sự lựa chọn tự tạo việc làm. Cũng sử dụng dữ liệu về tâm lý nhưng nghiên cứu ở nhóm mẫu nam thanh niên, Ahn (2009) kết luận rằng khả năng chịu rủi ro có vai trò quan trọng trong việc giải thích các quyết định tham gia vào việc tự tạo việc làm. Kết quả Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 30. 19 tương tự cũng được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm, ví dụ, Colombier et al. (2008), Macko and Tyszka (2009), Wang et al. (2010), Brown et al. (2011b), and Fritsch and Sorgner (2013). * Các nhân tố thuộc môi trường (bên ngoài) Khả năng huy động tài chính từ người thân, bạn bè. IshaqueMahama and Motin Bashiru (2014): Quà tặng và hỗ trợ từ gia đình và bạn bè ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào tự tạo việc làm của lao động ở khu vực đô thị. Kết quả này khẳng định quan điểm của Blanchflower và Oswald (1998) cho rằng một số cơ hội có sẵn, ví dụ như thừa kế và nhận chuyển tiền từ người thân ở nước ngoài phần lớn thúc đẩy mọi người tự làm chủ. Các tổ chức đoàn thể “Việc tham gia các tổ chức đoàn thể (TCCTXH) được cho là có ảnh hưởng tới tự tạo việc làm của lao động nông thôn (Hồ Thị Diệu Ánh, 2015), kết quả được tính toán dựa trên phương pháp kiểm định Chi-bình phương, để xem xét mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập. Hồ Thị Diệu Ánh (2015) cho rằng: các tổ chức đoàn thể tại dịa phương đóng vai trò cung cấp thông tin và hướng dẫn lao động nông thôn trong quá trình tự tạo việc làm.” “Đề cập đến tổ chức đoàn thể trong vai trò là một nguồn lực xã hội đối với khả năng tự tạo việc làm của thanh niên, theo Ngô Quỳnh An (2012): Bên cạnh gia đình, người thân, mạng lưới vốn xã hội giao tiếp rộng hơn được hình thành thông qua tham gia các câu lạc bộ, hiệp hội nghề, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn… Vốn xã hội được xây dựng dựa trên nền tảng lòng tin và các mối quan hệ xã hội. Những nơi tập trung nhiều cơ hội để có thêm được các mối quan hệ, nâng cao năng lực bản thân như cơ hội việc làm, học tập, tham gia các tổ chức và mạng lưới xã hội thì ở đó sẽ dễ dàng thiết lập mối quan hệ hơn và tích lũy thêm vốn xã hội của bản thân. Đến lượt nó, vốn xã hội, mối quan hệ lại tạo thêm cho các cá nhân nhiều cơ hội mới.” Hỗ trợ từ các chính sách của nhà nước Theo Ngô Quỳnh An (2012) cũng như vốn xã hội, liên kết có được từ sự hỗ trợ của chính phủ, các tổ chức trong và ngoài nước… đã phát huy tác dụng đối với tự tạo việc làm của thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Hay Hồ Thị Diệu Ánh (2015) cho rằng: phát huy các nhân tố cộng đồng như đổi mới cơ chế chính sách sẽ tác động mạnh mẽ đến tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Còn Ngô Xuân Bá (2006): “Các cấp chính quyền địa phương có thể ra các chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, có thể dễ dàng chuyển dịch lao Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 31. 20 động, chuyển đổi ngành nghề ngay trong địa phương mình hoặc di chuyển đi làm việc ở các địa phương khác hoặc tự tạo việc làm tại địa phương”. * Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu tự tạo việc làm “Nghiên cứu về tự tạo việc làm, hầu hết đều nghiên cứu quyết định tự tạo việc làm (khởi sự kinh doanh) hoặc ý định tự tạo việc làm (khởi sự). Trong đó các phương pháp được sử dụng chủ yếu như: phương pháp mô tả thống kê, so sánh chéo (Nadia và cộng sự (2013), Suzana (2012), Blau (1987), của Muhammad và cộng sự (2011); phương pháp hồi quy xác suất với biến phụ thuộc là biến nhị phân (Gilang Amarullah và Mohamad Fahmi (2018), M.Yasar Sattar và các cộng sự (2019), Fatima &Yousaf (2015), Nikolova và Bargar (2010), Vanpraag và Van Ophem (1995), Cahill và cộng sự (2013), Giandrea và cộng sự (2008), Kerr và Amstrong Stassen (2011), Solinge (2012), IshaqueMahama và Motin Bashiru (2014), Budig (2006), Hồ Thị Diệu Ánh (2015), Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2014)….); Phương pháp hồi quy đa biến (Dawson, Henley và Latreille (2009)). Như vậy, đa số các nghiên cứu đi trước đều sử dụng phương pháp hồi quy xác suất để nghiên cứu tự tạo việc làm, đây là phương pháp nghiên cứu định lượng cho độ tin cậy cao.” 1.3. Khoảng trống nghiên cứu “Các công trình nghiên cứu trên đã sử dụng những phương pháp thu thập dữ liệu khác nhau, phương pháp phân tích khác nhau, khai thác những khía cạnh khác nhau về việc làm, giải quyết việc làm, tự tạo việc làm cho thanh niên, lao động nói chung. Với những nghiên cứu liên quan đến nhân tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm, những nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào đối tượng lao động nói chung, lao động nông thôn, thanh niên thành thị hay đang học tại các trường chuyên nghiệp. Các nhân tố như vốn xã hội, vốn con người, ảnh hưởng của chính sách, cộng đồng, các đặc điểm nhân khẩu học được đề cập đến khi nghiên cứu về tự tạo việc làm nói chung.” Các nghiên cứu hiện nay ở Việt Nam đã nghiên cứu về ý định tự tạo việc làm của thanh niên khu vực đô thị (Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên, 2014) hoặc nghiên cứu về khả năng tự tạo việc làm của thanh niên (Ngô Quỳnh An, 2012), hoặc các nhân tố ảnh hưởng tới tự tạo việc làm của lao động nông thôn (Hồ Thị Diệu Ánh, 2015)… ít có nghiên cứu hướng về nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn, một đối tượng quan trọng, lực lượng chính cho phát triển kinh tế khu vực nông thôn trong tương lai. Đồng thời, các nghiên cứu đã được thực hiện, hoặc trực tiếp đi vào nghiên cứu quyết định tự tạo việc làm, hoặc chỉ dừng ở nghiên cứu ý định tự tạo việc làm một cách độc lập, rời rạc. Ở góc độ lý Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 32. 21 thuyết Ajzen (1991) đã chỉ ra, ý định có ảnh hưởng tới quyết định, ý định nảy sinh trước rồi mới có hành vi, như vậy nghiên cứu quyết định tự tạo việc làm cần thiết phải nghiên cứu trên điều kiện có ý định tự tạo việc làm. Ở góc độ nghiên cứu thực nghiệm, qua tổng quan các nghiên cứu đi trước, NCS nhận thấy chưa có nghiên cứu nào thực hiện nghiên cứu quyết định tự tạo việc làm trên cơ sở ý định tự tạo việc làm này sinh trước đó. Bên cạnh đó, cũng chưa có công trình nào nghiên cứu quyết định tự tạo việc làm ở khía cạnh quyết định tiếp tục duy trì hoạt động tự tạo việc làm, trên thực tế nhiều trường hợp đã không thể duy trì việc tự tạo việc làm mà quay ra đi làm thuê hoặc xin vào các công ty, tổ chức làm việc để nhận một mức lương ổn định sau một thời gian trải nghiệm tự tạo việc làm hay tự khởi sự kinh doanh. Vì vậy đây là một trong các khoảng trống cho luận án thực hiện. Về phương pháp nghiên cứu, các công trình đã thực hiện sử dụng đa dạng nhiều phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, phân tích thống kê, phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, mô hình ma trận SWOT để đánh giá, phân tích. Ngoài ra, phương pháp định lượng được sử dụng như mô hình hồi quy xác suất logistic hoặc probit, đây là hai mô hình phổ biển khi nghiên cứu liên quan đến biến phụ thuộc là biến nhị phân và kết quả từ hai mô hình này thực tế không khác biệt quá lớn, vì vậy việc sử dụng một trong hai mô hình được cho là cung cấp các kết quả có độ tin cậy như nhau. Trong khuôn khổ của luận án, NCS dự kiến kế thừa phương pháp nghiên cứu định lượng để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng tới xác suất tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên, và mô hình hồi quy xác suất probit được xem xét sử dụng trong nghiên cứu. Tuy nhiên, với mục tiêu nghiên cứu tự tạo việc làm (quyết định lựa chọn và quyết định duy trì tự tạo việc làm) trên cơ sở có ý định tự tạo việc làm, việc sử dụng mô hình hồi quy xác suất Probit thông thường, sẽ chỉ nghiên cứu được các quyết định một cách rời rạc và cung cấp các kết quả ước lượng có khả năng bị chệch, vì vậy để khắc phục nhược điểm này, luận án sử dụng mô hình hồi quy xác suất có điều kiện Bivariate Probit. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 33. 22 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 của luận án đã làm rõ một số nội dung cơ bản sau: tổng quan các công trình nghiên cứu về các nội dung liên quan đến hướng nghiên cứu của luận án, bao gồm: (i) Các nghiên cứu về việc làm, giải quyết việc làm. (ii) Các nghiên cứu về tự tạo việc làm với các nội dung vai trò của tự tạo việc làm với phát triển kinh tế, các nhân tố ảnh hưởng và kết quả tác động của các nhân tố đó tới tự tạo việc làm. (iii) Khoảng trống nghiên cứu và lý thuyết cơ sở được sử dụng để triển khai nghiên cứu. “Kết quả từ tổng quan nghiên cứu cho thấy, đã có những nghiên cứu được thực hiện liên quan đến tự tạo việc làm, tự tạo việc làm của thanh niên. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu hướng vào khả năng tự tạo việc làm, hay quyết định tự tạo việc làm của lao động nông thôn. Chưa có công trình nào nghiên cứu về xác suất xảy ra quyết định dựa trên ý định tự tạo việc làm của lao động thanh niên và quyết định tiếp tục duy trì tự tạo việc làm của thanh niên khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, nhận thức về kiểm soát hành vi và ý kiến của người xung quanh có tác động tới tự tạo việc làm nhưng chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề này ở Việt Nam. Đây chính là các khoảng trống để luận án hướng tới và tập trung giải quyết.” Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 34. 23 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Các vấn đề cơ bản về thanh niên nông thôn 2.1.1. Khái niệm về thanh niên và thanh niên nông thôn * Thanh niên Thanh niên là nhóm nhân khẩu của xã hội có những đặc điểm riêng về độ tuổi, thể chất và trí tuệ. Tùy thuộc và cách tiếp cận và nội dung mà người ta đưa ra các khái niệm về thanh niên khac nhau. Theo Wyn và cộng sự (1997), “Thanh niên là quá trình chuyển giao xã hội giữa thời kỳ trẻ con lệ thuộc sang giai đoạn trưởng thành và độc lập”. Còn Ngô Quỳnh An (2012) cho rằng: “Thanh niên là một khái niệm kinh tế và xã hội đề cập đến một giai đoạn riêng biệt trong vòng đời giữa thời thơ ấu và tuổi trưởng thành, là một nhóm xã hội nhân khẩu đặc thù bao gồm những người trong một độ tuổi nhất định, có sự phát triển nhanh chóng về thể chất, tâm lý, trí tuệ, sự tham gia trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội và có mối quan hệ mật thiết với mọi tầng lớp khác trong xã hội, là lực lượng quan trọng trong quá trình phát triển của các quốc gia”. Theo Luật Thanh niên (2005), thanh niên là công dân từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi, có đầy đủ những điều kiện cần thiết để tham gia các hoạt động học tập, lao động sản xuất, kinh tế, chính trị, xã hội đạt hiệu quả cao. Từ các khái niệm trên, Thanh niên có thể khái quát lại là: “Lực lượng lao động xã hội trẻ tuổi, nằm trong nhóm giai đoạn riêng biệt trong vòng đời giữa thời thơ ấu và tuổi trưởng thành (từ 15 đến 30 tuổi ở Việt Nam). Là một nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù, có sự phát triển nhanh chóng về mặt thể chất, tâm lý, trí tuệ, tham gia trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, là lực lượng quan trọng trong quá trình phát triển của các quốc gia”. * Thanh niên nông thôn Hiện nay khái niệm về Thanh niên đã được đề cập trong các văn bản luật và trong các nghiên cứu khoa học, tuy nhiên khái niệm về Thanh niên nông thôn lại chưa được đề cập một cách chính thức trong các lý thuyết hay văn bản pháp quy chính thống. Đề cập đến nguồn nhân lực nông thôn, Chu Tiến Quang (2005) cho rằng: “Nguồn nhân lực nông thôn là một bộ phận của nguồn nhân lực nói chung, được phân Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 35. 24 bố ở nông thôn và làm việc trong các lĩnh vực Kinh tế - Xã hội trên địa bàn nông thôn, bao gồm: sản xuất nông, lâm, thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động phi nông nghiệp khác diễn ra ở khu vực nông thôn. Theo quan điểm cá nhân, NCS cho rằng thuật ngữ Thanh niên nông thôn được cấu thành bởi hai thành phần là “Thanh niên” và “Nông thôn” và thanh niên nông thôn chính là lực lượng lao động nằm trong lứa tuổi thanh niên, sinh ra, lớn lên tại khu vực nông thôn. Kết hợp với khái niệm nguồn nhân lực của Chu Tiến Quang (2005), NCS cho rằng: Thanh niên nông thôn là một lực lượng lao động nằm trong lứa tuổi thanh niên, sinh ra, lớn lên, sinh sống và làm các công việc (nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp) chủ yếu tại khu vực nông thôn. Thanh niên nông thôn mang một số đặc điểm đặc thù do đặc điểm vùng quy định. 2.1.2. Đặc điểm thanh niên và thanh niên nông thôn a, Đặc điểm chung của thanh niên “Thanh niên là một giai đoạn phát triển trong cuộc đời của con người. Đặc điểm của thanh niên là chấm dứt giai đoạn trẻ em để trở thành người lớn, người trưởng thành. Thanh niên là lứa tuổi đang phát triển cả về thể chất tâm lý và tinh thần, cả về nhu cầu và tình cảm, trí tuệ và tài năng, ước mơ và lý tưởng, tư duy và tính cách. Đó cũng là lứa tuổi ở vào thời kỳ đang phát triển, đang định hướng giá trị cuộc sống và đang trưởng thành về nhân cách. Đặc điểm tâm lý của thanh niên là: yêu cái mới, thích cái vui, chuộng cái đẹp; luôn hướng đến tương lai và chẳng quên quá khứ; tuổi của mộng mơ và khát vọng; dễ nhạy cảm, ít sa lầy trong trí tuệ và tư duy; dễ tiếp nhận các giá trị tiên phong và đổi mới. Đặc điểm về sinh học của thanh niên là có sự tăng trưởng nhanh về cơ thể, cường tráng về thể lực, trưởng thành về sinh học. Đặc điểm về mặt xã hội của thanh niên là quá trình xã hội hoá cá nhân định hình nhân cách, xác lập vai trò cá nhân qua các hoạt động độc lập với tư cách công dân. Đặc điểm về cơ cấu xã hội: Thanh niên cũng là một nhóm xã hội - nhân khẩu đặc thù, chiếm số đông trong dân cư, đan xen trong các giai tầng, cơ cấu xã hội và cơ cấu nghề nghiệp; họ cũng thường bị ảnh hưởng của các quan hệ giai cấp, của dư luận Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com