SlideShare a Scribd company logo
1 of 65
Download to read offline
Trang i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM TOÁN HỌC
--------
Luận văn tốt nghiệp
Đề tài:
NGHIÊN CỨU NHỮNG SAI LẦM
CỦA HỌC SINH KHI HỌC ĐẠI LƯỢNG
VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG Ở LỚP 4
Giảng viên hướng dẫn:
ThS. Dương Hữu Tòng
Sinh viên thực hiện:
Phan Thái Châu
MSSV: 1090327
Lớp Sư phạm Tiểu học
K35Cần Thơ, tháng 05 năm 2013
Trang ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ
Thầy (Cô), bạn bè và người thân. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ
lực, phấn đấu của bản thân tôi không thể nào không kể đến sự hướng dẫn tận tình
của Thầy Dương Hữu Tòng. Qua đây tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc nhất đến Thầy. Và tôi xin được gửi những lời biết ơn vô vàng đến người
thân, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến:
- Ban Giám Hiệu trường Đại học Cần Thơ, Ban Chủ nhiệm Khoa Sư phạm,
Ban Chủ nhiệm Bộ môn Sư phạm Toán đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài
này.
- Ban Giám Hiệu trường Tiểu học Ngô Quyền, quý Thầy (Cô) đã giúp đỡ
cho tôi hoàn thành đề tài.
Trong suốt thời gian làm đề tài tuy có cố gắng nhưng khó tránh khỏi những
sai sót. Vì vậy tôi rất mong được sự thông cảm và đóng góp chân thành của quý
Thầy (Cô) và các bạn.
Cuối lời xin gửi lời chúc sức khỏe, thành công và hạnh phúc đến quý Thầy
(Cô), các bạn sinh viên và tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Trang iii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................2
4. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................2
5. Giả thuyết khoa học .................................................................................2
6. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................2
7. Khách thể nghiên cứu...............................................................................3
8. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................3
9. Cấu trúc luận văn .....................................................................................3
NỘI DUNG......................................................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................4
1.1. Đặc điểm tâm lí cơ bản của học sinh tiểu học ......................................4
1.1.1. Tri giác:..........................................................................................4
1.1.2. Chú ý:.............................................................................................5
1.1.3. Trí nhớ:...........................................................................................6
1.1.4. Tư duy:...........................................................................................6
1.1.5. Tưởng tượng: .................................................................................8
1.1.6. Ngôn ngữ: ......................................................................................9
1.2. Đặc điểm của sự phát triển tư duy toán học của HS tiểu học ...............9
1.3. Cơ sở lí luận về sai lầm trong dạy học toán........................................11
1.3.1. Ý nghĩa, tác dụng .........................................................................11
1.3.2. Nguyên nhân sai lầm và phương pháp sửa chữa..........................11
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG SỐ ĐO ĐẠI LƯỢNG TRONG SGK TOÁN 4 ..15
Trang iv
2.1. Mục tiêu dạy số đo đại lượng ở tiểu học.............................................15
2.2. Yêu cầu ...............................................................................................16
2.3. Chương trình số đo đại lượng ở tiểu học ............................................16
2.3.1. Nội dung SGK về đại lượng và đo đại lượng ở tiểu học .............16
2.3.2. Quá trình hình thành khái niệm đại lượng ở tiểu học ..................18
2.4. Nội dung dạy học đại lượng và đo đại lượng trong Toán 4................19
2.4.1. Dạy học về khối lượng:................................................................19
2.4.2. Dạy học về đo thời gian:..............................................................19
2.4.3. Dạy học về diện tích: ...................................................................19
2.5. Phân phối thời lượng dạy học số đo đại lượng trong Toán 4..............19
2.6. Yêu cầu trong dạy học chủ đề đại lượng và đo đại lượng lớp 4 .........20
2.6.1. Phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình dạy
học đại lượng và đo đại lượng lớp 4......................................................20
2.6.2. Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học đại lượng và đo đại
lượng lớp 4.............................................................................................21
2.7. Chuẩn kiến thức và kĩ năng về số đo đại lượng ở Toán 4 ..................23
2.8. Những dạng bài tập cơ bản về “Đại lượng và đo đại lượng” trong
SGK Toán 4 ...............................................................................................23
Dạng 1: Đọc viết, số đo đại lượng (có 1 hoặc 2 tên đơn vị đo).............23
Dạng 2: So sánh các số đo đại lượng.....................................................24
Dạng 3: Chuyển đổi các số đo đại lượng...............................................24
Dạng 4: Giải toán liên quan tới các số đo đại lượng..............................24
Dạng 5: Thực hành đo và ước lượng số đo đại lượng. ..........................24
Dạng 6: Thực hiện phép tính với số đo đại lượng. ................................25
2.9. Một số sai lầm thường gặp của HS lớp 4 khi học số đo đại lượng và
cách ngăn ngừa, khắc phục những sai lầm đó. ..........................................25
Trang v
2.9.1. Nhầm lẫn tên đơn vị khi so sánh, chuyển đổi các đơn vị đo. ......25
2.9.2. Không nắm vững quan hệ giữa các đơn vị đo của một đại lượng.
...............................................................................................................25
2.9.3. Không hiểu rõ bản chất của phép tính trên các số đo đại lượng..26
2.9.4. Không vận dụng được khái niệm và các phép tính về phân số....26
2.9.5. Sai lầm khi thực hiện các phép tính số học hoặc các phép tính trên
số đo đại lượng. .....................................................................................27
2.9.6. Kĩ năng ước lượng không tốt. ......................................................27
2.9.7. Sai lầm khi sử dụng thuật ngữ .....................................................28
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIÁO ÁN ĐỀ NGHỊ ...............................................30
GIÁO ÁN 1................................................................................................30
GIÁO ÁN 2................................................................................................34
GIÁO ÁN 3................................................................................................39
GIÁO ÁN 4................................................................................................43
CHƯƠNG 4. KHẢO SÁT SƯ PHẠM ..........................................................47
4.1. Mục đích khảo sát ...............................................................................47
4.2. Nội dung khảo sát ...............................................................................47
4.3. Đối tượng khảo sát..............................................................................47
4.4. Thời gian khảo sát...............................................................................47
4.5. Công tác chuẩn bị................................................................................47
4.6. Tổ chức khảo sát .................................................................................47
4.6.1. Tiến hành khảo sát .......................................................................47
4.6.2. Phân tích kết quả khảo sát............................................................48
KẾT LUẬN....................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................55
PHỤ LỤC.......................................................................................................56
Trang 1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Toán học là môn học tự nhiên có tính logic và chính xác cao, nó là chìa khóa
mở ra sự phát triển của các môn học khác. Trong chương trình tiểu học, môn Toán
có vị trí rất quan trọng góp phần hình thành kiến thức, kỹ năng, đồng thời giúp học
sinh phát triển trí tuệ, rèn luyện năng lực tư duy logic và có hệ thống kiến thức cơ
bản rất cần thiết để học các môn khác và tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh góp
phần hoạt động hiệu quả trong thực tiễn. Dạy học môn Toán ở tiểu học đóng vai trò
to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận, phương pháp giải quyết
vấn đề, có căn cứ khoa học toàn diện chính xác. Từ đó phát triển trí thông minh, tư
duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo. Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay,
môn Toán là môn học độc lập chiếm phần lớn thời gian trong chương trình của trẻ.
Trong nhà trường, hoạt động dạy và học là hoạt động chủ yếu. Phương pháp
dạy và học là nền tảng giúp HS lĩnh hội, khắc sâu tri thức, biết liên hệ vào thực tế và
cũng là cơ sở để các em tiếp tục học tốt ở các cấp học tiếp theo.
Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh (HS) tiểu học lúc này đang trong giai
đoạn phát triển và hoàn thiện, sự chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa
thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập, ghi nhớ một cách
máy móc nên khả năng tư duy của các em còn nhiều hạn chế cho việc học tập trong
đó có học đại lượng và đo đại lượng (số đo đại lượng). Vì những lẽ trên nên các em
thường hay nhầm lẫn giữa các vấn đề, các mạch kiến thức. Nếu người giáo viên
(GV) không quan tâm sâu sắc và có phương pháp dạy học phù hợp thì sẽ dễ dẫn đến
trường hợp các em bị sai lệch kiến thức.
Lớp 4 là giai đoạn đầu của giai đoạn học tập sâu, ở giai đoạn này HS vẫn học
tập các kiến thức, kĩ năng cơ bản của môn Toán nhưng ở mức sâu hơn, khái quát
hơn, thông minh hơn. Nhiều nội dung toán học mang tính trừu tượng, khái quát hơn.
Khi tiếp xúc với các dạng bài tập về đại lượng và đo đại lượng, HS đôi khi còn rất
mơ hồ và lúng túng. Đặc biệt là các bài tập về chuyển đổi đơn vị đo.
Sai lầm của HS biểu hiện muôn màu muôn vẻ và do nhiều nguyên nhân khác
nhau. Do đó, người GV cần tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như những sai lầm HS
thường mắc phải để có những biện pháp sửa chữa phù hợp, kịp thời. Bởi vì các kiến
Trang 2
thức Toán học có liên quan chặt chẽ với nhau, nếu HS không nắm vững phần nào
dù là nhỏ, thì phần sau cũng khó có thể hiểu rõ được. Nó có ý nghĩa quan trọng
trong việc phát triển tư duy của HS, củng cố kiến thức, kĩ năng của các em. Qua sửa
chữa sai lầm, nhận thức của HS sẽ được củng cố chắc chắn hơn. HS hiểu rõ những
sai lầm mắc phải, sẽ có ý thức hơn trong khi làm bài tập, biết đề phòng những sai
lầm khác tương tự và đặc biệt sẽ hạn chế phạm sai lầm đó nữa trong học tập. Chính
vì lẽ đó nên tôi quyết định chọn đề tài luận văn “Nghiên cứu những sai lầm của HS
khi học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 4”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm đề tài này nhằm phát hiện những sai lầm mà HS mắc phải, để tìm ra
nguyên nhân, bước đầu có thể đề ra một số biện pháp sửa chữa sai lầm về số đo đại
lượng ở lớp 4 cũng như công tác giảng dạy sau này. Từ đó có sự chủ động trong
việc lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất.
3. Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ mảng số đo đại lượng của Toán lớp 4.
4. Đối tượng nghiên cứu
Những sai lầm của HS lớp 4 khi học số đo đại lượng.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu GV phát hiện ra những sai lầm và nguyên nhân sai lầm của HS hay mắc
phải khi học số đo đại lượng ở lớp 4 từ đó có những biện pháp sửa chữa những sai
lầm đó giúp HS khắc sâu hơn kiến thức, hiểu rõ sai lầm mình mắc phải, HS sẽ ý
thức hơn trong khi làm bài tập và đề phòng những sai lầm khác tương tự trong học
tập.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu thì đề tài có nhiệm vụ:
- Tìm hiểu về quan niệm sai lầm của một số nhà lí luận dạy học.
- Phân tích nội dung số đo đại lượng lớp 4.
- Phát hiện ra những sai lầm mà HS có thể mắc phải khi học số đo đại lượng.
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sai lầm.
- Đề xuất một số biện pháp sửa chữa sai lầm.
Trang 3
7. Khách thể nghiên cứu
HS lớp 4 ở trường tiểu học và GV giảng dạy.
8. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu và sản phẩm các hoạt động: Đọc các tài
liệu, giáo trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn điều tra: Trao đổi, phỏng vấn GV và HS, phiếu
điều tra dự giờ để tìm hiểu vấn đề.
- Phương pháp khảo sát: Khảo sát sư phạm theo hướng đã đề xuất để xem
tính khả thi và hiệu quả của những biện pháp sửa chữa sai lầm về số đo đại lượng.
- Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu, phân tích kết quả điều tra khảo
sát.
9. Cấu trúc luận văn
- Mở đầu
- Nội dung
 Chương 1. Cơ sở lý luận.
 Chương 2. Nội dung số đo đại lượng trong SGK toán 4
 Chương 3. Một số giáo án đề nghị.
 Chương 4. Khảo sát sư phạm.
- Kết luận
Trang 4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Đặc điểm tâm lí cơ bản của học sinh tiểu học
1.1.1. Tri giác: Tri giác của HS tiểu học mang tính chất đại thể ít đi sâu vào
chi tiết và mang tính không chủ định. Khả năng phân tích một cách có tổ chức và
sâu sắc khi tri giác ở HS các lớp đầu bậc tiểu học còn yếu, các em thường thâu tóm
sự vật về toàn bộ, về đại thể để tri giác. Chẳng hạn khi cho các em tri giác một bức
tranh rất đẹp, sau đó cất bức tranh đó đi và yêu cầu các em vẽ lại thì thấy các em
không nhận thấy được rất nhiều chi tiết. Các em phân biệt đối tượng còn chưa chính
xác, dễ mắc sai lầm, dễ nhầm lẫn. Ví dụ: Các em khó phân biệt cây mía với cây sậy,
hình có năm cạnh với hình có sáu cạnh... Tuy vậy, ta cũng không nên nghĩ rằng các
em chưa có khả năng phân tích để tách các dấu hiệu, các chi tiết nhỏ của một đối
tượng nào đó.
Ở HS tiểu học tri giác không chủ định vẫn chiếm ưu thế. So với trẻ mẫu giáo
thì thị giác của HS tiểu học nhạy bén hơn, độ nhạy đó tăng lên trong suốt thời kì học
tiểu học. Các em từ 7 – 10 tuổi đã phân biệt được những màu cơ bản, nhưng chưa
phân biệt được sắc điệu của mỗi loại màu. HS tiểu học nhạy cảm đối với các tác
động bên ngoài vì hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất còn chiếm ưu thế. Các
em chưa phân biệt chính xác các được các sự vật giống nhau, đó là khả năng phân
tích khi tri giác còn yếu do trẻ có khuynh hướng đoán vội vàng. Các em chưa tri
giác đúng đơn vị độ dài và còn nhiều khó khăn khi tri giác khoảng cách (HS chưa
ước lượng đúng độ dài của mét và ki-lô-mét). Về tri giác độ lớn thì HS đã có thể tri
giác được đúng độ lớn của một vật thông thường, nhưng đối với những vật quá nhỏ
hay quá lớn thì các em chưa tri giác được. Chẳng hạn có em cho “quả đất to bằng
mấy tỉnh” hoặc “vi trùng bé bằng hạt tấm”. Tri giác thời gian phát triển chậm so với
tri giác không gian. Các em lớp 1, lớp 2 mới nhận thức được khoảng thời gian ngắn,
với các khoảng thời gian xa xưa các em có xu hướng muốn rút ngắn lại, muốn đưa
quá khứ về hiện tại. Chẳng hạn, khi trả lời câu hỏi: Ngày xưa lâu nhất cách đây bao
nhiêu năm ? Có em trả lời là 7 năm, 100 năm, 1500 năm. Nhưng khi hỏi: Khi đó có
bà chưa ? Các em trả lời là “có bà rồi”. Do hoạt động hằng ngày, do được học tập,
Trang 5
tri giác thời gian cũng được phát triển. Vào cuối bậc tiểu học, trẻ có thể tri giác
được khoảng thời gian dài hơn và ngắn hơn (thế kỉ, phút, giây).
Ở các lớp đầu bậc tiểu học thì tri giác của các em thường gắn với những hành
động và hoạt động thực tiễn của các em. Vì vậy, tất cả các hình thức tri giác trực
quan bằng sự vật, bằng hình ảnh và bằng lời nói cần được sử dụng trong các giờ lên
lớp ở bậc tiểu học. K.Đ.Usinxki viết: “Khi bắt đầu học, trẻ em không chỉ cần hiểu
điều mình đọc, mà còn biết nhìn sự vật đúng mà tinh, biết nhận thấy những đặc
điểm của sự vật. Không những chỉ học suy nghĩ mà học cả quan sát nữa và thậm chí
học quan sát trước khi học suy nghĩ”.
Tri giác của HS tiểu học còn mang tính trực quan và mang tính cảm xúc
nhiều. Nên trong quá trình dạy học GV không chỉ dạy trẻ kĩ năng nhìn mà còn phải
biết xem xét sự vật, biết phát hiện những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng.
Không chỉ dạy trẻ biết nghe mà còn dạy trẻ biết cách lắng nghe. Điều này không chỉ
được thực hiện trong lớp học mà còn được thực hiện khi đi tham quan, dã ngoại...
1.1.2. Chú ý: Chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế so với chú ý có chủ
định. Những kích thích có cường độ mạnh vẫn là một trong những mục tiêu thu hút
sự chú ý của trẻ. Chú ý có chủ định đang phát triển mạnh, do tri thức được mở rộng,
ngôn ngữ phong phú, tư duy phát triển. Các em còn được rèn luyện về những phẩm
chất ý chí như tính kế hoạch, tính kiên trì nhẫn nại, tính mục đích, tính độc lập... Sự
tập trung chú ý và tính bền vững của chú ý ở HS tiểu học đang phát triển nhưng
chưa bền vững, là do quá trình ức chế phát triển còn yếu, tính hưng phấn còn cao.
Do vậy, chú ý của các em còn bị phân tán, các em dễ quên những điều cô giáo dặn
khi cuối buổi học, bỏ sót chữ cái trong từ, trong câu... HS lớp 1, 2 thường chỉ tập
trung chú ý tốt khoảng từ 20 – 25 phút, lớp 3, 4 khoảng 30 đến 35 phút. Khối lượng
chú ý của HS tiểu học không lớn lắm, thường chỉ hạn chế ở hai, ba đối tượng trong
cùng một thời gian. Khả năng phân phối chú ý bị hạn chế nhiều vì chưa hình thành
được nhiều kĩ năng, kĩ xảo trong học tập. Sự di chuyển chú ý của HS tiểu học nhanh
hơn người lớn tuổi vì quá trình hưng phấn và ức chế ở chúng rất linh hoạt, rất nhạy
cảm. Khả năng chú ý của HS tiểu học còn phụ thuộc vào nhịp độ học tập, nếu nhịp
độ học tập qua nhanh hoặc quá chậm đều không thuận lợi cho tính bền vững và sự
tập trung của chú ý.
Trang 6
1.1.3. Trí nhớ: Trí nhớ của HS tiểu học còn mang tính trực quan – hình
tượng và được phát triển hơn trí nhớ từ ngữ logic. Các em nhớ và gìn giữ chính xác
những sự vật hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa, khái niệm,
những lời giải thích dài dòng. HS đầu cấp thường có khuynh hướng ghi nhớ máy
móc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần, có khi chưa hiểu được những mối liên hệ, ý
nghĩa của những tài liệu học tập đó. Nên các em thường học thuộc tài liệu học tập
theo đúng câu, từng chữ mà không sắp xếp lại để diễn đạt theo lời lẽ của mình.
Nhiều HS tiểu học còn chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết sử dụng
sơ đồ logic và dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết xây dựng dàn ý tài liệu
cần ghi nhớ, không biết chia tài liệu cần ghi nhớ ra từng phần nhỏ, không biết dùng
sơ đồ, hình vẽ... để ghi nhớ. Các em thường ghi nhớ một cách máy móc, ghi nhớ
theo trang. Nếu được hướng dẫn thì trẻ em biết cách ghi nhớ tài liệu một cách hợp
lý, biết lập dàn ý để ghi nhớ, khuynh hướng nhớ từng câu, từng chữ giảm dần, ghi
nhớ ý nghĩa tăng lên. Ở HS tiểu học việc ghi nhớ các tài liệu trực quan hình tượng
có nhiều hiệu quả nhất. Tuy nhiên ở lứa tuổi này hiểu quả của việc ghi nhớ các tài
liệu từ ngữ (cụ thể và trừu tượng) tăng rất nhanh. Trong việc ghi nhớ các tài liệu từ
ngữ nhất là các tài liệu từ ngữ trừu tượng vẫn còn phải dựa trên những tài liệu trực
quan hình tượng mới vững chắc.
1.1.4. Tư duy: Tư duy của trẻ mới đến trường mang tính trực quan cụ thể,
mang tính hình thức bằng cách dựa vào những đặc điểm trực quan của những sự vật
hiện tượng cụ thể. J.Piagiê cho rằng: “Tư duy của trẻ từ 7 đến 10 tuổi về cơ bản còn
ở giai đoạn những thao tác cụ thể”. Ví dụ: Trong các giờ toán đầu tiên ở bậc tiểu
học, khi giải các bài toán HS phải dùng que tính, dùng các ngón tay làm phương
tiện tính toán... Có một số em không biết cách học nên khi lên lớp 2 vẫn phải dùng
đốt ngón tay hay vẫn phải nói thành lời khi tính toán. Việc sử dụng những sự vật ở
bên ngoài và dùng lời nói để tính toán là cần thiết, nhưng GV cũng cần rèn luyện
cho các em khả năng thực hiện phép toán ở trong đầu (tính nhẩm). Ví dụ: Khi GV
cho HS thực hiện phép tính sau: (1250 + 15 : 0,5) – 11 x 12 : 0,25 = ? thì nhiều em
vẫn thực hiện phép tính theo lối tư duy máy móc. Với cách học như vậy không rèn
luyện được kỹ năng tính toán cho các em.
Trang 7
Tư duy của HS tiểu học chưa thoát khỏi tính trực quan cụ thể, chưa nhận
thức được ý nghĩa của từ “nếu”. Chẳng hạn khi cô giáo ra bài toán: “Nếu một con
vịt có ba chân thì hai con vịt có bao nhiêu chân ?” Nhiều HS đã lúng túng, các em
thắc mắc làm gì vịt có 3 chân. Ở đây các em chưa biết suy luận từ giả định này để
rút ra kết luận, chính điểm này làm các em dễ mắc sai lầm trong tư duy.
Nhờ ảnh hưởng của việc học tập, HS tiểu học dần dần chuyển từ nhận thức
các mặt bề ngoài của các hiện tượng đến nhận thức được những thuộc tính và dấu
hiệu bản chất của hiện tượng vào tư duy. Điều đó tạo khả năng so sánh, khái quát
đầu tiên để xây dựng suy luận sơ đẳng. Sự lĩnh hội tri thức bây giờ không còn dựa
trên nhận thức trực tiếp cảm tính như ở tuổi mẫu giáo mà phần lớn là dựa vào cách
nhận thức gián tiếp thông qua từ (tất nhiên có sự hỗ trợ của trực quan).
Quá trình vận dụng các thao tác tư duy để hình thành những khái niệm trải
qua ba mức độ.
- Một là: Khi tri giác trực tiếp sự vật và hiện tượng cụ thể, HS tách ra các dấu
hiệu trực quan, bề ngoài dễ thấy (màu sắc, hình dáng, độ lớn) các dấu hiệu dễ đập
vào mắt hay dễ gây cảm xúc (hành vi, chức năng, công dụng) nhưng đó thường là
các dấu hiệu không bản chất, các dấu hiệu thứ yếu (mức độ này thường thấy ở HS
lớp 1, 2). Ví dụ: Khi giải thích khái niệm “chim”HS lớp 1 đã dựa vào dấu hiệu bề
ngoài như bay, nhảy, hót...
- Hai là: Các em biết dựa trên những dấu hiệu không bản chất và bản chất,
nhưng cái bản chất ở đây phải dễ bộc lộ, dễ tri giác. Tuy vậy, khi xếp loại trẻ lại dựa
vào tất cả các dấu hiệu, không phân biệt cái bản chất và không bản chất, cái trọng
yếu và cái thứ yếu. Hơn nữa các dấu hiệu đó vẫn gắn liền với các hình ảnh trực
quan các biểu tượng cụ thể (mức độ này thường gặp ở HS lớp 3).
- Ba là: Trẻ đã biết tách dấu hiệu bản chất ra khỏi các dấu hiệu không bản
chất, nhưng vẫn phải dựa vào sự vật cụ thể trực quan. Các dấu hiệu bản chất được
nêu ra còn chưa được đầy đủ (mức độ nay thường gặp ở nhiều HS lớp 4).
Năng lực trừu tượng hóa và khái quát hóa của HS tiểu học đang phát triển
mạnh, lúc đầu còn dựa trên những cái không bản chất và dần dần đi vào bản chất,
nhưng chưa đầy đủ và phải dựa trên những vật cụ thể, những tài liệu trực quan. Vì
vậy, đặc điểm tư duy chủ yếu của HS tiểu học là tư duy hình tượng trực quan, tư
Trang 8
duy cụ thể. Các em chưa thể tự mình suy luận một cách logic, mà thường đi chệch
khỏi đối tượng. HS đầu bậc tiểu học còn gặp một số khó khăn nhất định khi phải
xác định và tìm hiểu mối quan hệ nhân quả, các em còn lẫn lộn giữa nguyên nhân
và kết quả, hiểu mối quan hệ chưa sâu sắc. Các em xác định mối quan hệ từ nguyên
nhân đến kết quả sẽ dễ hơn từ kết quả suy ra nguyên nhân. Bởi vì, khi suy luận từ
nguyên nhân dẫn đến kết quả thì mối quan hệ trực tiếp được xác lập, còn khi suy
luận từ sự kiện dẫn tới nguyên nhân gây ra nó thì mối quan hệ này không được phát
hiện trực tiếp vì sự kiện đó có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Ví dụ: Yêu cầu HS
trả lời hai câu hỏi sau: “Nếu cây trồng mà không tưới nước thì sẽ xảy ra điều gì ?”
và “tại sao cây trồng này lại bị héo ?” Đến cuối bậc tiểu học trẻ có thể tìm thấy mối
liên hệ nhân quả qua các tài liệu trực quan hay trên hành động.
Tư duy của HS tiểu học còn mang tính cảm xúc. Trẻ dễ xúc cảm với tất cả
những điều suy nghĩ. GV phải dạy cho các em cách suy luận phải có căn cứ khách
quan, phán đoán phải có dẫn chứng thực tế, kết luận phải có tính chất đúng đắn
logic, suy nghĩ phải có mục đích. Sự phát triển tư duy logic là một khâu quan trọng
trong sự phát triển trí tuệ của HS tiểu học. Mặt khác khi nội dung và phương pháp
dạy học được thay đổi tương ứng với nhau thì trẻ em có thể sẽ có được một số đặc
điểm tư duy hoàn toàn khác.
1.1.5. Tưởng tượng: Tưởng tượng của HS tiểu học so với trẻ mẫu giáo phát
triển hơn và rất phong phú. Tố Hữu nói: “Ở tuổi này hòn đất cũng biến thành con
người, đây là tuổi thơ mộng rất giàu tưởng tượng”. Tuy nhiên, tưởng tưởng của các
em còn tản mạn ít có tổ chức, xa rời thực tế. Càng về cuối cấp thì tưởng tượng của
các em càng gần hiện thực hơn, càng phản ánh đúng đắn và đầy đủ thực tế khách
quan hơn. Ví dụ: Những trò chơi của các em cuối cấp đòi hỏi phải giống hiện thực
nhiều hơn. Tưởng tượng của các em HS nhỏ là tính trực quan, cụ thể; đối với các
em lớp 3, 4 tính trực quan cụ thể của tưởng tượng đã giảm đi, vì tưởng tượng của
các em đã dựa vào ngôn ngữ. Ví dụ HS lớp 3, lớp 4 say mê đọc những cuốn truyện
dày không có tranh, nhưng khi kể lại các em vẫn thể hiện truyện đó một cách rất
sinh động. Về mặt cấu tạo hình tượng trong tưởng tượng, HS nhỏ chỉ lặp lại hoặc
thay đổi chút ít về mặt kích thước và hình dáng những hình tượng tri giác trực tiếp
trước đây. Ví dụ: Vẽ con cá nhưng lại vẽ thêm đôi cánh. Chỉ có các em lớn ở lớp 4
Trang 9
mới có khả năng nhào nặng, gọt sửa những hình tượng cũ để sáng tạo ra hình tượng
mới (vẫn còn tính chất bắt chước, lặp lại). Tưởng tượng sáng tạo của HS tiểu học
biểu hiện khá rõ rệt trong khi các em làm thơ, vẽ tranh và trong khi kể chuyện.
Nhưng nhược điểm trong sản phẩm tưởng tượng của các em là chủ đề còn nghèo
nàn, hành động phát triển không nhất quán, xa sự thật. Vì vậy, GV phải thông qua
con đường học tập, vui chơi và lao động mà phát triển óc tưởng tượng sáng tạo cho
các em, cần chú ý hướng HS tránh những tưởng tượng ngông cuồng, xa thực tế
nhưng không làm hạn chế tính sáng tạo của trẻ trong quá trình tưởng tượng.
1.1.6. Ngôn ngữ: Ngôn ngữ của HS tiểu học đã phát triển rõ rệt cả về số
lượng và chất lượng. Do nội dung học tập đã mở rộng, nên ngôn ngữ của các em đã
vượt ra khỏi phạm vi những từ sinh hoạt, cụ thể và đã bao gồm nhiều khái niệm
khoa học, trừu tượng. Vào học trường phổ thông lần đầu tiên Tiếng Việt trở thành
môn học được tổ chức học tập một cách đặc biệt. Vấn đề học viết đúng chính tả, đặt
câu đúng ngữ pháp, giúp HS có thể lựa chọn một cách có ý nghĩa những từ ngữ và
các hình thức ngữ pháp để diễn đạt ý nghĩa của mình. Các hình thức đọc bài, làm
bài, trả lời câu hỏi của thầy, cô giáo là điều kiện tốt để phát triển ngôn ngữ của HS.
Sự thay đổi về chất lượng trong ngôn ngữ nói và đặc biệt là sự hình thành ngôn ngữ
viết có ảnh hưởng căn bản đến sự phát triển tất cả các quá trình tâm lý của các em.
HS tiểu học chưa sử dụng tốt ngôn ngữ bên trong để học bài. Một số em còn nói
ngọng, phát âm sai, viết sai chính tả, sai ngữ pháp, câu rườm rà. Nhiệm vụ của GV
là phải kịp thời sửa chữa những sai sót đó trong các giờ học, nhất là những giờ tập
đọc và ngữ pháp.
1.2. Đặc điểm của sự phát triển tư duy toán học của HS tiểu học
- Lứa tuổi tiểu học (6 – 11 tuổi) là giai đoạn mới của phát triển tư duy – giai
đoạn tư duy cụ thể. Trong một chừng mực nào đó, hành động trên các đồ vật, sự
kiện bên ngoài còn là chổ dựa hay điểm xuất phát cho tư duy. Các thao tác tư duy
đã liên kết với nhau thành tổng thể nhưng sự liên kết đó chưa hoàn toàn tổng quát.
HS có khả năng nhận thức về cái bất biến và hình thành khái niệm bảo toàn, tư duy
có bước tiến rất quan trọng, phân biệt được phương diện định tính với định lượng –
điều kiện ban đầu cần thiết để hình thành khái niệm “số”. Chẳng hạn: HS lớp 1 đã
nhận thức cái bất biến là sự tương ứng 1-1 không thay đổi khi thay đổi cách sắp xếp
Trang 10
các phần tử (dựa vào lớp các tập hợp tương đương), từ đó hình thành khái niệm bảo
toàn “số lượng” của các tập hợp trong lớp các tập hợp đó, phép cộng có phép tính
ngược trong tập hợp các số tự nhiên.
- HS cuối cấp học có những tiến bộ về nhận thức không gian như phối hợp
cách nhìn một hình hộp từ các phía khác nhau, nhận thức được các quan hệ giữa các
hình với nhau ngoài các quan hệ trong nội bộ một hình.
- HS tiểu học bước đầu có khả năng thực hiện việc phân tích tổng hợp, trừu
tượng hóa, khái quát hóa và những hình thức đơn giản của sự suy luận, phán đoán.
Ở HS tiểu học phân tích và tổng hợp phát triển không đồng đều, tổng hợp có khi
không đúng hoặc không đầy đủ, dẫn đến khái quát sai trong hình thành khái niệm.
Khi giải toán các em thường bị ảnh hưởng bởi các từ “thêm”, “bớt”, “nhiều gấp”...
tách chúng ra khỏi điều kiện chung để lựa chọn phép tính tương ứng với từ đó, do
vậy dễ mắc sai lầm.
- Các khái niệm toán học được hình thành qua trừu tượng hóa và khái quát
hóa nhưng không thể chỉ dựa vào tri giác bởi khái niệm toán học còn là kết quả của
các thao tác tư duy đặc thù. Có hai dạng trừu tượng hóa: Sự trừu tượng hóa từ các
đồ vật, hiện tượng cảm tính và sự trừu tượng hóa các hành động. Khi thực hiện trừu
tượng hóa nhằm rút ra các dấu hiệu bản chất, chẳng hạn: Thông qua trừu tượng hóa
từ các đồ vật (tập hợp cụ thể) loại bỏ đặc tính màu sắc, kích thước hình thành lớp
các tập hợp tương đương, sau đó chỉ quan tâm cái chung giữa lớp các tập hợp tương
đương đó, đi đến khái niệm “số” (trừu tượng hóa các hành động).
- HS tiểu học, nhất là các lớp đầu cấp thường phán đoán theo cảm nhận riêng
nên suy luận thường mang tính tuyệt đối. Trong toán học, HS khó nhận thức về
quan hệ kéo theo trong suy diễn. Chẳng hạn, đáng lẽ hiểu: “12 = 3 x 4 nên 12 : 3 =
4” thì lại coi đó là hai mệnh đề không liên quan gì nhau. Các em khó chấp nhận các
giả thuyết, dữ kiện có tính chất hoàn toàn giả định bởi khi suy luận thường gắn với
thực tế, phép suy diễn của hiện thực. Bởi vậy khi nghe một mệnh đề toán học các
em chưa có khả năng phân tích rành mạch các thuật ngữ, các bộ phận của câu mà
hiểu rõ một cách tổng quát.
Trang 11
1.3. Cơ sở lí luận về sai lầm trong dạy học toán
1.3.1. Ý nghĩa, tác dụng
Sửa chữa sai lầm có một ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển tư duy HS,
củng cố kiến thức kĩ năng của các em. Qua sửa chữa sai lầm, nhận thức đúng của
HS sẽ được củng cố chắc chắn hơn. Hiểu rõ những sai lầm mắc phải, HS sẽ có ý
thức hơn trong khi làm bài tập, đề phòng được những sai lầm khác trong học tập.
1.3.2. Nguyên nhân sai lầm và phương pháp sửa chữa
Sai lầm của HS biểu hiện muôn hình muôn vẻ và do nhiều nguyên nhân khác
nhau. Ta có thể chia làm ba loại chủ yếu sau:
- Sai lầm do lơ đãng, thiếu thận trọng, chủ quan trong làm bài.
- Sai lầm do không nắm vững kiến thức.
- Sai lầm về ngôn ngữ và cách diễn đạt.
a) Sai lầm do lơ đãng, thiếu thận trọng, chủ quan trong làm bài.
Do sức chú ý chưa bền vững, dễ bị hoàn cảnh bên ngoài lôi cuốn, lúc làm bài
HS hay vội vàng, có khi làm cẩu thả, thiếu thận trọng, tính toán nhầm lẫn, bỏ sót
các đơn vị; có em chủ quan, làm xong không thử lại, không xem lại đã vội vã nộp
bài.
Để khắc phục những sai lầm đó GV không những phải luôn luôn nhắc nhở
HS phải chú ý, thận trọng mỗi khi làm bài, mà còn phải rèn luyện cho HS những
thói quen cần thiết trong học tập toán. Lúc giảng dạy toán, GV phải thật gương
mẫu, khi viết bài trên bảng, khi trình bày các phép tính và bài toán. Tác phong của
GV có ảnh hưởng lớn đến những thói quen của HS trong học tập. Khi sửa chữa
những sai lầm đó, cần phân tích rõ tác hại. Bản thân GV cũng không được coi
thường những sai lầm này của HS.
b) Sai lầm do không nắm vững kiến thức.
GV dù giảng dạy rất cẩn thận, kĩ càng, cũng không thể làm cho HS nắm kiến
thức một cách hoàn hảo. Những sai lầm về mặt kiến thức của HS có thể do không
nắm vững các “khái niệm”, các quy tắc tính toán; do không hiểu rõ sự liên hệ giữa
các đại lượng trong bài toán hoặc do vận dụng phương pháp suy luận một cách máy
móc v.v..
Trang 12
Ví dụ: Do không nắm vững khái niệm phép nhân nên khi giải bài toán: “Mẹ
em mua 3 bó củ cải, mỗi bó 4 củ. Hỏi 3 bó có mấy củ ?”, có em đặt phép tính như
sau:
3 bó x 4 củ = 12 củ ?! (đúng ra phải viết 4 x 3 = 12 (củ)).
Do không nắm vững quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính nên khi phải
tính 16 + 16 : 4 HS lại làm phép tính cộng trước 16 + 16 = 32; 32 : 4 = 8 (?!).
Sửa chữa những sai lầm này là một quá trình phức tạp, không những đòi hỏi
GV phải hiểu rõ nguyên nhân và tính chất của những sai lầm đó, mà phải có một
phương pháp thích hợp đối với mỗi sai lầm. Tuy vậy trong việc sửa chữa sai lầm
cho HS thì phương pháp tốt nhất vẫn là hướng dẫn cho các em tự tìm ra sai lầm và
tự sửa chữa lấy. Chỉ khi nào việc làm đó quá khó đối với các em thì GV mới cần
hướng dẫn một cách cụ thể bằng lời giảng của mình. Sau đó cần đưa ra những ví dụ
cụ thể để so sánh và cho làm thêm những bài tập tương tự để củng cố thêm.
Ví dụ: Cho cả lớp tính “18 – 6 : 3”. Các em làm xong GV hỏi: Kết quả là bao
nhiêu ? Các em có thể nói lên những đáp số khác nhau, chẳng hạn: 16 và 4. GV viết
tất cả các đáp số đó lên bảng và hỏi: Kết quả nào đúng, kết quả nào sai ? Làm thế
nào để biết số nào là đúng, số nào là sai ? Làm thế nào mà được 16 hoặc 4 ? Bằng
cách ấy HS sẽ thấy rằng lấy 18 trừ đi 6 rồi chia cho 3 là sai và có thể tự chữa lại sai
lầm của mình.
Khi các em tính sai giá trị của một biểu thức, hay làm sai một phép tính nào
đó; ta cũng sửa chữa bằng cách đó và phải cho HS tự nói lên cách làm của mình,
nhờ đó mà GV xác định được phương pháp thích hợp để sửa chữa.
Trong trường hợp HS không thể tự mình tìm ra sai lầm, không biết sai lầm từ
đâu, thì GV phải dùng phương pháp so sánh, cụ thể hóa để các em nắm vững nội
dung bài toán và phương pháp giải.
Ví dụ: Xét bài toán “Một em đếm từ cửa phòng bưu điện đến cửa trường thấy
ở một bên đường có 24 cây. Biết rằng các cây đều cách nhau là 15m. Hỏi khoảng
cách từ góc cây ở phòng bưu điện đến gốc cây ở cửa trường dài bao nhiêu ?”. Có
nhiều em làm sai như sau:
15 x 24 = 360 (m)
Đáp số: 360m.
Trang 13
(Còn phải làm một phép tính nữa mới đúng 360 – 15 = 345 (m)). Khi chữa
bài này GV có thể đưa ra bài toán cùng loại nhưng đơn giản hơn để các em so sánh:
“Từ đầu lớp đến cuối lớp có 4 cột. Cột nọ cách đều cột kia là 3m. Hỏi lớp học dài
bao nhiêu ?” và vẽ sơ đồ lên bảng. Bằng cách đó có thể HS suy ra cách giải đúng
bài toán trên, tìm ra sai lầm trong cách giải đã nêu.
Phương pháp sửa chữa sai lầm như vậy có tác dụng phát triển tư duy rất lớn
và gây được một ấn tượng sâu sắc đối với HS, vì rằng các em chỉ có thể nhớ kĩ cách
sữa chữa những sai lầm đó thông qua sự hoạt động tích cực của mình, đồng thời nó
đem lại nhiều hứng thú đối với các em.
c) Sai lầm về ngôn ngữ và cách diễn đạt.
Nguyên nhân của những sai lầm này do các em không hiểu rõ ý nghĩa của
các từ, dùng từ không chính xác, câu rườm rà, thiếu ý, thiếu điều kiện (nhất là khi
phát biểu những quy tắc đổi số đo chiều dài, diện tích, thể tích từ đơn vị lớn ra đơn
vị nhỏ và ngược lại hoặc khi phát biểu các quy tắc về tính nhẩm, khi trả lời các bài
toán v.v..). Ví dụ có HS nói: “Khi đổi số đo chiều dài từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ thì
đơn vị nọ giảm từ đơn vị kia đi 10 lần”. Đúng ra phải nói “Muốn đổi số đo chiều dài
từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ liền kề, ta gấp số đó lên 10 lần”.
Vấn đề rèn luyện ngôn ngữ toán học là một trong những yêu cầu của môn
toán. Người GV không những phải dạy cho các em biết làm tính đúng, tính nhanh
mà còn phải biết nói, biết viết một cách chính xác, đầy đủ, ngắn gọn và rõ ràng.
Để đề phòng và sửa chữa những sai lầm này, trước hết GV phải chuẩn bị kĩ
bài giảng, nhận thức rõ nội dung của các từ, dùng lời lẽ ngắn gọn, chính xác, sáng
sủa trong khi giảng dạy, phải thường xuyên uốn nắn mỗi khi các em trả lời câu hỏi,
hay giải bài tập, phải đặt thành một yêu cầu đối với các em; Nếu phát biểu sai, nói
không chính xác, không đầy đủ ý hoặc viết sai, nhất thiết phải sửa lại.
Ngoài việc sửa chữa những sai lầm cho HS trên lớp, GV còn cần phải theo
dõi sự tiến bộ của các em trong việc khắc phục những sai lầm đó, phải nắm vững
những sai lầm nào các em đã sửa được, những sai lầm nào còn tồn tại. Việc sửa
chữa những sai lầm của HS phải được tiến hành kịp thời, vì rằng các kiến thức toán
học có liên quan chặt chẽ với nhau, nếu HS không nắm vững một phần nào, dù là
Trang 14
nhỏ, thì những phần sau cũng không thể hiểu rõ được. Do đó sau khi kiểm tra hay
trả bài tập cần phải tiến hành sửa chữa sai lầm ngay.
Trang 15
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG SỐ ĐO ĐẠI LƯỢNG TRONG
SGK TOÁN 4
2.1. Mục tiêu dạy số đo đại lượng ở tiểu học
- Hình thành biểu tượng về các đại lượng, về các đơn vị đo đại lượng thường
gặp trong đời sống và trong kĩ thuật; giúp HS nắm chắc tên gọi, cách viết tên, cách
kí hiệu về từng đơn vị đo thông dụng đã được học; nắm được quan hệ giữa các đơn
vị đo cùng một đại lượng; rèn luyện các kĩ năng sử dụng những dụng cụ đo đơn
giản để thực hành đo; rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính số học với các số đo
đại lượng.
- Góp phần hổ trợ, củng cố các kiến thức khác nhau trong môn toán. Trong
môn toán tiểu học, các kiến thức về đo đại lượng được sắp xếp xen kẽ với các kiến
thức số học, liên hệ chặt chẽ với các kiến thức ấy và góp phần hỗ trợ, củng cố kiến
thức ấy. Chẳng hạn, việc dạy các đơn vị đo sau khi dạy các đơn vị đếm tương ứng
và dạy bảng các đơn vị đo sẽ góp phần củng cố các kiến thức về hệ đếm thập phân
và mối quan hệ giữa các đơn vị đếm đã học; việc dạy các phép tính với các số đo và
đổi đơn vị đo sẽ góp phần củng cố kĩ năng làm tính số học; v.v..
Ngoài ra, nhờ phép đo mà HS có thể nhận thấy được các tính chất của một số
hình hình học. Chẳng hạn, sau nhiều lần đo độ dài các cạnh, các góc của những hình
vuông khác nhau, HS có thể tự rút ra nhận xét khái quát về đặc điểm của hình
vuông.
Hơn nữa, việc thực hành đo đạc cũng góp phần hình thành và chính xác hóa
những biểu tượng về vị trí, khoảng cách v.v.. giúp phát triển trí tưởng tượng không
gian, hỗ trợ cho việc học vẽ, học viết tập, học hình học, v.v..
- Góp phần phát triển các năng lực trí tuệ, xây dựng một số phẩm chất quan
trọng của người lao động mới cho HS. Dạy đo đại lượng góp phần phát triển tư duy
logic, năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa cho HS. Chẳng hạn, khi đo độ dài, HS
phải thực hiện hai thao tác tư duy quan trọng: Phân tích độ dài của vật để nhận ra nó
gồm có nhiều “đơn vị” hợp lại, và tổng hợp một số đơn vị lại sẽ tạo ra một độ dài
nào đó. Việc nhận ra độ dài phải trải qua một quá trình trừu xuất những thuộc tính
khác nhau như màu sắc, hình dáng, vật liệu, v.v.. tạo nên vật đó; đồng thời lại phải
Trang 16
qua một quá trình khái quát hóa mới biết rằng có những vật khác nhau nhưng lại có
chung một tính chất (“có độ dài là...”).
Để thực hiện một phép đo đúng yêu cầu quy định, HS phải có thói quen
chuẩn bị chu đáo, biết làm việc theo kế hoạch đã vạch trước, đức tính cẩn thận, ưa
thích sự chính xác, v.v.. Đó là những phẩm chất cần thiết cho người lao động mới.
2.2. Yêu cầu
Nhằm thực hiện mục tiêu trên, việc dạy số đo đại lượng ở tiểu học cần làm
cho HS:
- Có biểu tượng về các đại lượng đã được học, biết cách đo và ghi lại giá trị
của kết quả đo đại lượng. Nắm chắc hệ thống đo đại lượng.
- Biết chuyển đổi và thực hiện phép tính trên các số đo đại lượng.
- Biết ước lượng gần đúng số đo đại lượng.
2.3. Chương trình số đo đại lượng ở tiểu học
2.3.1. Nội dung SGK về đại lượng và đo đại lượng ở tiểu học
Lớp Tên bài Trang
1
Độ dài đoạn thẳng 96
Thực hành đo độ dài 98
Xăng-ti-mét. Đo độ dài 119
Các ngày trong tuần lễ 161
Đồng hồ. Thời gian 164
2
Đề-xi-mét 7
Ki-lô-gam 32
Lít 41
Ngày, giờ 76
Ngày, tháng 79
Giờ, phút 125
Mét 150
Ki-lô-mét 151
Mi-li-mét 153
Trang 17
Tiền Việt Nam 162
3
Xem đồng hồ 13, 14
Đề-ca-mét. Héc-tô-mét 44
Bảng đơn vị đo độ dài 45
Thực hành đo độ dài 47, 48
Gam 65
Tháng, năm 107
Thực hành xem đồng hồ 123, 125
Tiền Việt Nam 130, 157
Diện tích của một hình 150
Đơn vị đo diện tích. Xăng-ti-mét vuông 151
4
Yến, tạ, tấn 23
Bảng đơn vị đo khối lượng 24
Giây, thế kỉ 25
Đề-xi-mét vuông 62
Mét vuông 64
Ki-lô-mét vuông 99
5
Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài 22
Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng 23
Đề-ca-mét vuông. Héc-tô-mét vuông 25
Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích 27
Héc-ta 29
Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân 44
Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân 45
Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân 46
Thể tích của một hình 114
Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối 116
Mét khối 117
Bảng đơn vị đo thời gian 129
Cộng số đo thời gian 131
Trang 18
Trừ số đo thời gian 132
Nhân số đo thời gian với một số 135
Chia số đo thời gian với một số 136
Vận tốc 138
Quãng đường 140
Thời gian 142
2.3.2. Quá trình hình thành khái niệm đại lượng ở tiểu học
Đại lượng là một khái niệm trừu tượng. Đó là một thuộc tính xác định nào đó
của tập hợp đã cho được đặc trưng bởi tập hợp các giá trị của nó. Những đại lượng
mà tập hợp các giá trị của nó là tập hợp số thì ta gọi là đại lượng vô hướng. Những
đại lượng mà tập hợp các giá trị của nó đòi hỏi có yếu tố phương và chiều ta gọi là
đại lượng véc-tơ.
Đo đại lượng là biểu diễn thuộc tính của đại lượng bằng số. Giá trị của đại
lượng là duy nhất còn số đo không duy nhất mà phụ thuộc vào việc chọn đơn vị đo.
Ví dụ: 2dm = 20cm; 1 phút = 60 giây
Để nhận thức được khái niệm đại lượng đòi hỏi HS phải có khả năng trừu
tượng hóa, khái quát hóa cao. Dựa vào một số đặc điểm tâm lí HS tiểu học ta nhận
thấy HS tiểu học còn hạn chế khả năng này. Vì thế chưa thể yêu cầu HS tiểu học
lĩnh hội ngay khái niệm đại lượng.
Nên việc hình thành khái niệm đại lượng ở tiểu học có thể tiến hành theo sơ
đồ sau:
Sơ đồ trên được cụ thể hóa thành các bước:
- Nêu mục đích yêu cầu để định hướng sự chú ý của HS khi quan sát.
- Bước đầu trừu tượng hóa, thay các tài liệu quan sát được bằng các kí hiệu,
sơ đồ, hình vẽ hay dấu hiệu.
- Khái quát hóa các dấu hiệu chung để hình thành biểu tượng khái quát hoặc
khái niệm.
Đồ vật, hiện vật
cảm tính
Tri giác Biểu tượng
Khái niệm
thuật ngữ
Trang 19
- Củng cố và kiểm tra nhận thức thông qua ví dụ minh họa, thực hành bài
tập, ...
2.4. Nội dung dạy học đại lượng và đo đại lượng trong Toán 4
2.4.1. Dạy học về khối lượng:
- Giới thiệu tên gọi, kí hiệu, độ lớn của các đơn vị đo khối lượng: Tấn, tạ,
yến, hg, dag.
- Hệ thống hóa các đơn vị đo khối lượng thường dùng thành Bảng đơn vị đo
khối lượng.
- Chuyển đổi số đo khối lượng.
- Làm tính và giải toán với các số đo theo đơn vị: Tấn, tạ, yến, kg và g.
- Thực hành cân các đồ vật thông dụng hằng ngày. Tập ước lượng “cân
nặng” trong một số trường hợp đơn giản.
2.4.2. Dạy học về đo thời gian:
- Giới thiệu các đơn vị đo thời gian: Giây, thế kỉ và quan hệ giữa một số đơn
vị đo thời gian như: 1 phút = 60 giây, 1 thế kỉ = 100 năm.
- Tập chuyển đổi số đo thời gian.
- Củng cố và rèn luyện kĩ năng: Thực hành với các đơn vị đo thời gian
thường gặp là giờ, phút, ngày, tháng, năm; thực hành xem lịch, xem đồng hồ.
- Củng cố nhận biết về thời điểm và khoảng thời gian.
2.4.3. Dạy học về diện tích:
- Giới thiệu các đơn vị đo diện tích: dm2
, m2
, km2
. Biết đọc số đo diện tích
theo đơn vị đo mới học.
- Nhận biết quan hệ giữa một số đơn vị đo diện tích thường gặp như:
1dm2
= 100cm2
; 1m2
= 100dm2
; 1km2
= 1 000 000m2
.
- Tập chuyển đổi số đo diện tích.
- Làm tính và giải toán liên quan tới các số đo diện tích, trong đó các bài toán
về diện tích của hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành và hình thoi.
2.5. Phân phối thời lượng dạy học số đo đại lượng trong Toán 4
Toán 4 là sự tích hợp các nội dung số học với các nội dung đại lượng và đo
đại lượng, các yếu tố hình học, thống kê và các bài toán có lời văn, tạo thành môn
Toán thống nhất về cơ sở khoa học bộ môn và về cấu trúc nội dung. Mỗi nội dung
Trang 20
(số học, đại lượng và đo đại lượng, thống kê, yếu tố hình học, các bài toán có lời
văn) được sắp xếp thành từng mạch xuyên suốt từ đầu lớp đến cuối lớp 4. Chúng
được sắp xếp xen kẽ nhau trong từng chủ đề, từng chương, mục, thậm chí trong
từng bài học của SGK Toán 4, tạo ra sự hỗ trợ và gắn bó với nhau trong suốt qua
trình dạy học.
2.6. Yêu cầu trong dạy học chủ đề đại lượng và đo đại lượng lớp 4
2.6.1. Phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình dạy
học đại lượng và đo đại lượng lớp 4.
Phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình dạy học là một
trong những trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học toán ở tiểu học. Đây là
việc làm đòi hỏi GV phải có tâm huyết cao và kiên trì trong nhiều năm.
Trong dạy học đại lượng và đo đại lượng lớp 4 có thể phát huy tích cực, chủ
động, sáng tạo của HS như sau:
- Khi dạy bài học mới GV nên:
+ Tổ chức, hướng dẫn HS tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề bằng cách:
 Hạn chế truyền đạt các kiến thức có sẵn.
 Hướng dẫn HS tự phát hiện vấn đề của bài học rồi tổ chức cho HS huy
động những hiểu biết của bản thân (hoặc của một nhóm HS) để lập mối liên hệ giữa
vấn đề mới phát hiện với các kiến thức thích hợp đã biết, từ đó tự tìm cách giải
quyết vấn đề.
 Tôn trọng, khuyến khích mọi cách giải quyết vấn đề của HS và giúp HS
lựa chọn cách giải quyết hợp lý nhất.
 Tổ chức cho HS thực hành, chơi trò chơi toán học, vận dụng kiến thức
mới học ngay trong tiết dạy học bài mới để HS “học qua làm”, góp phần giúp HS
chiếm lĩnh kiến thức mới, bằng cách: Sử dụng các bài tập trong SGK Toán 4 để tổ
chức cho HS tự làm bài theo năng lực của mình. Sau mỗi bài tập (đặc biệt các bài
tập 1 và 2), GV nên nêu một số câu hỏi để khi trả lời HS được ôn tập, củng cố kiến
thức mới học.
- Khi dạy học các tiết luyện tập, luyện tập chung, thực hành, ôn tập GV nên:
+ Giúp HS tự phát hiện ra mối liên hệ giữa bài tập và các kiến thức đã học,
từ đó HS biết lựa chọn sử dụng những kiến thức thích hợp để giải bài tập.
Trang 21
+ Giúp HS tự luyện tập, thực hành theo khả năng của từng HS, tránh cách
dạy “đồng loạt”, “bình quân”. GV cần quan tâm đúng mức đến từng đối tượng HS
khi tổ chức HS làm bài, chữa bài.
+ Khuyến khích sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các đối tượng HS bằng cách phối
hợp giữa bài làm của từng cá nhân với trao đổi ý kiến trong nhóm về cách giải của
các bạn để tự rút kinh nghiệm và hoàn chỉnh cách giải của bản thân. Không khuyến
khích hiện tượng làm hộ, thiếu tự lực hoặc thiếu trung thực khi làm bài.
+ Tập cho HS thói quen tự kiểm tra, tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm khi làm
bài và chữa bài.
+ Tập cho HS thói quen tìm hiểu nhiều cách giải một bài tập (nếu có thể) và
lựa chọn cách hợp lí nhất, không thỏa mãn với các kết quả đạt được.
+ Vận dụng trò chơi vào các tiết ôn tập, luyện tập, thực hành giúp trẻ giảm
bớt căng thẳng, vừa học vừa chơi với tinh thần thoải mái, khắc sâu kiến thức toán
học và quá trình dạy học đạt hiểu quả cao hơn.
2.6.2. Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học đại lượng và đo đại lượng
lớp 4.
Để đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học đại lượng và đo đại lượng lớp 4,
GV cần nắm chắc và hiểu rõ nội dung dạy học chủ đề đại lượng và đo đại lượng của
SGK Toán 4; kế thừa và phát huy các kết quả đổi mới phương pháp dạy học đã đạt
được trong các lớp 1, lớp 2, lớp 3; đặc biệt cần cố gắng thực hiện nghiêm túc một số
hướng dẫn sau:
- Phải chuẩn bị tốt bài dạy, cụ thể là:
+ Nên tìm hiểu kĩ SGK Toán 4, tham khảo sách giáo viên Toán 4 và một số
tài liệu liên quan khác để tự xác định được:
 Mục tiêu dạy học từng bài học (từng tiết dạy).
 Nội dung trọng tâm và mức độ dạy học nội dung trọng tâm của tiết học
(theo chuẩn kiến thức và kĩ năng Toán 4).
 Các hoạt động học tập chủ yếu của HS và các phương pháp, phương
tiện, hình thức tổ chức dạy học để giúp HS đạt được mục tiêu của bài học theo năng
lực từng đối tượng HS.
Trang 22
+ Tự lập được kế hoạch của môn Toán trong cả năm học, trong từng tuần
lễ, từng tiết dạy. Khi dạy bài, nên viết “giáo án” dưới dạng một kế hoạch bài học
(gọi tắt là kế hoạch bài học từng bài học) sao cho:
 Kế hoạch bài học phải ngắn gọn, thuận tiện khi sử dụng trên lớp.
 Kế hoạch bài học phải bao gồm mục tiêu cần đạt của HS, các hoạt động
dạy học và cách triển khai các hoạt động đó để các đối tượng HS dễ đạt được mục
tiêu của bài học theo năng lực của mình.
- Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực,
chủ động, sáng tạo của HS (đã xác định trong kế hoạch bài học). Khuyến khích HS
tự phát hiện, giải quyết vấn đề của bài học để tự chiếm lĩnh kiến thức mới, dành thời
lượng thích đáng cho thực hành, luyện tập, ôn tập, hoặc kiểm tra kiến thức có liên
quan, phát triển năng lực tự học của từng đối tượng HS.
Trong quá trình dạy học GV nên:
+ Linh hoạt áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn
thu hút HS tham gia học tập tích cực.
+ Chỉ thực sự sử dụng thiết bị dạy học khi cần thiết; tạo điều kiện cho HS tự
huy động các kiến thức và kinh nghiệm đã có để phát hiện và giải quyết vấn đề của
bài học, bài tập; hướng dẫn HS tự nêu nhận xét hoặc kết luận ở tầm khái quát hơn
(so với lớp 3).
- Xây dựng môi trường học tập thân thiện, có tính sư phạm cao:
+ Trang trí phong học để có môi trường học tập hấp dẫn, tạo tâm thế sẵn
sàng học tập cho HS.
+ Luôn tạo bầu không khí thân thiện, hợp tác giữa GV và HS, HS và HS,
giúp HS tự tin và có niềm vui trong học tập, thể hiện thông qua cử chỉ, nét mặt của
GV, qua hình thức tổ chức học tập (như trò chơi học tập, đố vui để học,...) và môi
trường học tập.
+ Tôn trọng khuyến khích sự tham gia của mọi đối tượng HS trong các hoạt
động học tập toán. Động viên và hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả học tập của bản
thân, của bạn một cách khách quan, trung thực, khiêm tốn.
Trang 23
2.7. Chuẩn kiến thức và kĩ năng về số đo đại lượng ở Toán 4
- Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng, đo diện tích, đo thời
gian thường dùng hằng ngày
Chẳng hạn:
- Biết đọc, viết, chuyển đổi số đo khối lượng, số đo thời gian, số đo diện tích
có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo.
Ví dụ: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 7 tạ 20kg = .....kg b) 5m2
9dm2
= ....dm2
3 tấn 25kg = .....kg 8m2
50cm2
=....cm2
c) 3 giờ 15 phút = .... phút
3 phút 25 giây = .... giây
- Bước đầu biết sử dụng những kiến thức số đo khối lượng, số đo thời gian,
số đo diện tích trong việc giải quyết một số vấn đề của thực tế.
Ví dụ 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Nếu một quả táo cân nặng 50g thì 4kg táo có bao nhiêu quả táo như thế ?
A. 80 B. 50 C. 40 D. 20
Ví dụ 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Năm 2010 cả nước ta kỉ niệm “Một nghìn năm Thăng Long – Hà Nội”. Như
vậy, Thủ đô Hà Nội được thành lập năm ... thuộc thế kỉ ...
2.8. Những dạng bài tập cơ bản về “Đại lượng và đo đại lượng” trong
SGK Toán 4
Dạng 1: Đọc viết, số đo đại lượng (có 1 hoặc 2 tên đơn vị đo).
Ví dụ1: Đọc: 32dm2
; 911dm2
; 1952 dm2
; 492 000dm2
; 32m2
49dm2
Ví dụ 2: Viết theo mẫu:
Đọc Viết
Một trăm linh hai đề-xi-mét vuông 102dm2
1 yến = 10kg
1 tạ = 10 yến = 100kg
1 tấn = 10 tạ = 1000kg
1dm2
= 100cm2
1m2
= 100dm2
1km2
= 1 000 000m2
1 phút = 60 giây
1 giờ = 60 phút
1 thế kỉ = 100 năm
Trang 24
Một nghìn chín trăm sáu mươi chín đề-xi-mét vuông
Ví dụ 3: Viết số hoặc chữ thích hợp vào ô trống:
Đọc Viết
Chín trăm hai mươi mốt ki-lô-mét vuông
509km2
Dạng 2: So sánh các số đo đại lượng.
Ví dụ:
5dag ... 50g 4 tạ 30kg ... 4 tạ 3kg
? 8 tấn ... 8100kg 3 tấn 500kg ... 3500kg
Dạng 3: Chuyển đổi các số đo đại lượng.
- Đổi số đo đại lượng có một tên đơn vị đo (đổi từ danh số đơn sang danh số
đơn).
+ Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé:
Ví dụ: 5 tạ = ... yến; 5 giờ = ... phút; 4m2
= ... cm2
+ Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn:
Ví dụ:
10 kg = ... yến; 1300dm2
= ...m2
; 420 giây = ... phút
- Đổi số đo đại lượng có hai tên đơn vị đo (đổi từ danh số phức sang danh số
đơn)
Ví dụ:
3 tấn 5kg = ... kg; 3 giờ 15 phút = ... phút; 6m2
30cm2
= ... cm2
Dạng 4: Giải toán liên quan tới các số đo đại lượng.
Ví dụ: Một xe ô tô chở được 32 bao gạo, mỗi bao cân nặng 50kg. Hỏi chiếc
xe đó chở được tất cả bao nhiêu tạ gạo ?
Dạng 5: Thực hành đo và ước lượng số đo đại lượng.
Ví dụ: Viết “2kg” hoặc “2 tạ” hoặc “2 tấn” vào chỗ thích hợp:
>
<
=
Trang 25
- Con bò cân nặng ................
- Con gà cân nặng ................
- Con voi cân nặng ................
Dạng 6: Thực hiện phép tính với số đo đại lượng.
Ví dụ 1: Tính:
380g + 195g 452hg x 3
928dag – 274dag 768hg : 6
Ví dụ 2: Tính:
23cm2
+ 38cm2
45m2
x 7
3879dm2
– 2653dm2
396m2
: 9
2.9. Một số sai lầm thường gặp của HS lớp 4 khi học số đo đại lượng và
cách ngăn ngừa, khắc phục những sai lầm đó.
2.9.1. Nhầm lẫn tên đơn vị khi so sánh, chuyển đổi các đơn vị đo.
Ví dụ 1: Gọi tên các đơn vị đo diện tích là đề-xi-mét hoặc ki-lô-mét. Sai lầm
này do học sinh nhầm lẫn với đơn vị đo độ dài.
Ví dụ 2: 4 tấn 25kg = ... kg thì lại viết thành 425kg do các em đổi nhầm 4 tấn
thành 4 tạ.
Nguyên nhân các em mắc sai lầm ở 2 ví dụ trên là do lơ đãng, thiếu thận
trọng. Chẳng hạn như đơn vị đo độ dài và đơn vị đo diện tích khá là giống nhau, chỉ
khác ở chỗ là đơn vị đo độ dài không có số 2 ở phía trên mép phải của đơn vị đó
(m so với m2
).
Để khắc phục sai lầm này cho HS, khi dạy về số đo diện tích GV phải cho
HS so sánh sự khác nhau giữa đơn vị đo diện tích với đơn vị đo độ dài. Ngoài ra
GV cần phải yêu cầu HS đọc thật kĩ đề bài trước khi làm bài.
2.9.2. Không nắm vững quan hệ giữa các đơn vị đo của một đại lượng.
Ví dụ:
15m2
9cm2
= 159cm2
2 phút 15 giây = 215 giây
Cách khắc phục:
- Cách 1: Tách số đo có hai tên đơn vị đo thành tổng 2 số đo có cùng tên đơn
vị bé rồi tính tổng.
+ 1m2
= 10 000cm2
Trang 26
15m2
= 15 x 10 000 cm2
= 150 000 cm2
15m2
9cm2
= 150 000cm2
+ 9 cm2
= 150009cm2
+ 2 phút = 120 giây
Vậy 2 phút 15 giây = 120 giây + 15 giây = 135 giây
- Cách 2: Dựa vào bảng
Nhẩm từ trái sang phải mỗi hàng có 2 chữ số, 15m2
ghi 15 vào ô m2
, 0 dm2
ghi 00 vào ô dm2
, 9 cm2
ghi 09 vào ô cm2
m2
dm2
cm2
15 00 09
2.9.3. Không hiểu rõ bản chất của phép tính trên các số đo đại lượng.
Ví dụ: 420 giây = ... phút
HS có thể viết: 420 giây : 60 giây = 7 phút, vậy 420 giây = 7 phút.
Trong trường hợp này HS đã tìm ra kết quả đúng nhưng trình bày sai, vì
không hiểu bản chất của phép tính được viết ra. GV lưu ý với HS là chúng ta không
được viết như thế vì viết như thế là sai. Các em chỉ lấy 420 đem chia cho 60 thôi
được thương là bao nhiêu thì các em đem thương đó điền vào chỗ phút. Chẳng hạn
như vầy: 420 : 6 được thương là 7 dư 0 nên ta viết: 420 giây = 7 phút.
2.9.4. Không vận dụng được khái niệm và các phép tính về phân số
Ví dụ: Trong các khoảng thời gian sau, thời gian nào là dài nhất ?
a) 600 giây b) 20 phút c)
1
4
giờ d)
2
5
giờ.
Nếu không hiểu thế nào là
2
5
giờ và
2
5
giờ bằng bao nhiêu phút thì HS sẽ
không trả lời được câu hỏi nêu trong đề bài.
Trước tiên GV yêu cầu HS đưa về cùng một đơn vị đo thời gian, chẳng hạn
như bài này là đưa về phút.
Ta có 1 giờ = 60 phút, 1 phút = 60 giây
1
4
giờ =
1
4
x 60 phút = 15 phút
2
5
giờ =
2
5
x 60 phút = 24 phút
600 giây: lấy 600 : 60 được thương là 10 dư 0 nên 600 giây = 10 phút.
Trang 27
Lúc này 600 giây (10 phút), 20 phút,
1
4
giờ (15 phút),
2
5
giờ (24 phút), do đó ta
chọn đáp án d (
2
5
giờ (24 phút)) là dài nhất.
2.9.5. Sai lầm khi thực hiện các phép tính số học hoặc các phép tính trên
số đo đại lượng.
Ví dụ: 30045cm2
= ... m2
... cm2
.
HS có thể đặt sai phép tính như sau: 30045 : 1000 = 30 (dư 45) và
30 045cm2
= 30m2
45dm2
; trong khi phép tính đúng phải là:
30045 : 10 000 = 3 (dư 45) và 30045cm2
= 3m2
45cm2
.
Cách khắc phục:
- Cách 1: Đối với bài tập này, GV chỉ ra mối quan hệ giữa m2
và cm2
, ta có
1m2
= 10 000 cm2
, khi đó ta lấy 30 045 : 10 000 = 3 (dư 45)
Ta chia cho 10 000 là vì 1m2
= 10 000 cm2
Vậy 30045cm2
= 3m2
45cm2
- Cách 2: Vì 10 000cm2
= 1m2
nên ta có 30 045cm2
= 30 000cm2
+ 45cm2
=
3m2
45cm2
.
- Cách 3: Dựa vào bảng
Do là đơn vị đo diện tích nên mỗi hàng có 2 chữ số, ta bắt đầu từ cm2
trước
rồi sang dm2
và cuối cùng là m2
.
m2
dm2
cm2
03 00 45
Nên 30045cm2
= 3m2
45cm2
2.9.6. Kĩ năng ước lượng không tốt.
Ví dụ: Khoanh tròn vào chữ đặt trước số đo thích hợp:
Diện tích của một trang sách Toán 4 khoảng:
A. 4dm2
B. 4cm2
C. 4m2
HS có thể chọn câu trả lời là 4cm2
vì cho rằng cm2
là đơn vị đo diện tích bé
nhất trong các phương án trả lời, do đó sẽ phù hợp với diện tích của một trang sách
nhỏ. Để làm đúng bài tập trên, HS cần biết ước lượng diện tích của từng loại đối
tượng, sự vật với đơn vị đo thích hợp.
GV yêu cầu HS cầm thước 20cm đo chiều dài và chiều rộng của quyển sách
nhưng không cần chính xác như chiều rộng hơn 10cm (hay 1dm), chiều dài hơn
Trang 28
20cm (hay 2dm). Vậy diện tích một trang sách hơn 2dm2
. Vì thế diện tích một trang
sách không thể nào là 4cm2
hay 4m2
được.
2.9.7. Sai lầm khi sử dụng thuật ngữ
a) Phân biệt khái niệm đại lượng và vật mang đại lượng.
Ví dụ: Một số học sinh cho cái bút chì là độ dài, cái mặt bàn là diện tích, cái
chai là dung tích, bao gạo lớn hơn gói đường….
Nguyên nhân: Nguyên nhân những sai lầm trên là do học sinh chưa nắm chắc
bản chất khái niệm đại lượng, nhận thức của các em còn phụ thuộc hình dạng bên
ngoài của đối tượng quan sát nên chưa tách được những thuộc tính riêng lẽ của đối
tượng để giữ lại thuộc tính chung.
Biện pháp khắc phục: Biện pháp khắc phục tốt nhất là giáo viên đưa ra nhiều
đối tượng khác nhau, nhưng có cùng một giá trị đại lượng để học sinh so sánh và
nhận ra thuộc tính chung. Đồng thời giáo viên thường xuyên uốn nắn cách nói, cách
viết hằng ngày của học sinh.
b) Phân biệt chu vi và diện tích.
Ví dụ: Hãy chỉ ra sai lầm trong lập luận sau đây của một học sinh và giải
thích tại sao ?
Một hình vuông có cạnh dài 4cm, một học sinh phát hiện một điều thú vị:
Chu vi của hình vuông: 4  4 = 16.
Diện tích của hình vuông : 4  4 = 16.
Học sinh đó kết luận: Hình vuông này có chu vi bằng diện tích.
Biện pháp khắc phục: Khi phân tích sai lầm này giáo viên cần chỉ rõ chu vi là
đại lượng độ dài, còn diện tích là đại lượng diện tích, hai đại lượng này không thể
so sánh được với nhau. Mặt khác giáo viên cũng cần chỉ rõ phép đo mỗi đại lượng.
Để đo chu vi hình vuông này, ta lấy đơn vị đo độ dài 1 cm (đoạn thẳng có độ
dài 1 cm) và đặt dọc theo một cạnh, được 4 đơn vị độ dài vì hình vuông có 4 cạnh
bằng nhau, nên tổng độ dài của 4 cạnh xác định bằng phép tính: 4 x 4 và chu vi hình
vuông là 16 cm. Để đo diện tích hình vuông này, ta lấy đơn vị đo diện tích 1 cm2
(hình vuông có cạnh 1 cm) và đặt dọc theo 1 cạnh được 4 đơn vị diện tích: Vì hình
vuông có 4 cạnh bằng nhau nên đặt được 4 hàng như thế, tổng diện tích của hình
Trang 29
vuông được xác định bằng phép tính: 4 4 = 16 và diện tích của hình vuông là 16
cm2
. Vì thế không thể nói hình vuông trên đây có chu vi và diện tích bằng nhau.
Trang 30
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIÁO ÁN ĐỀ NGHỊ
GIÁO ÁN 1
Bài: “YẾN, TẠ, TẤN”
(SGK Toán 4, trang 23)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn.
- Biết được mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn và ki-lô-gam.
2. Kĩ năng
- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng từ danh số đơn ra danh số đơn (chủ
yếu từ đơn vị lớn ra đơn vị bé).
- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng từ danh số phức ra danh số đơn (chủ
yếu từ đơn vị lớn ra đơn vị bé).
- Biết thực hiện các phép tính với các số đo đại lượng có yến, tạ, tấn.
- Ước lượng gần chính xác khối lượng của vật.
3. Thái độ
- Có lòng yêu thích môn toán.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chu đáo.
II. Phương tiện dạy học
SGK, bảng phụ, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (2’)
- Gọi HS lên bảng giải còn lại ở dưới làm vào tập nháp.
- Tìm số tự nhiên x, biết: 23 < x < 27
(số tự nhiên lớn hơn 23 và bé hơn 27 là 24, 25, 26. Vậy x là 24, 25, 26.)
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài (2’)
- Các em hãy cho thầy biết chúng ta đã được học những đơn vị đo khối lượng
nào rồi ? (ki-lô-gam, gam)
Trang 31
1kg = ... g (1kg = 1000g)
- Để đo khối lượng của vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn ki-lô-
gam, người ta còn dùng những đơn vị đo lớn hơn ki-lô-gam đó là yến, tạ, tấn.
- Để biết yến, tạ, tấn lớn hơn ki-lô-gam bao nhiêu lần thì bài học hôm nay sẽ
cho chúng ta biết được đáp án.
- Gọi một dãy bàn HS đọc lại tên bài học mới
b) Dạy bài mới
Các hoạt động
chính
Hoạt động của GV
Hoạt động của
HS
Hoạt động 1:
Giới thiệu các
đơn vị mới (yến,
tạ, tấn) (10’)
- GV: Ghi lên bảng 1 yến = 10kg. Sau đó
cho HS đọc lại nhiều lần. (đọc hai chiều,
1 yến bằng 10 ki-lô-gam, 10 ki-lô-gam
bằng 1 yến.
- GV hỏi: Thầy mua 3 yến gạo tức là
thầy mua bao nhiêu kg gạo?
- Bạn Nam nặng 30kg tức là bạn Nam
nặng bao nhiêu yến ?
- Tương tự như vậy, 1 tạ = 10 yến, 1 tấn
= 10 tạ (đều ghi lên bảng).
Vậy thì 1 tạ = ? kg,
1 tấn = ? kg.
- Sau đó GV giới thiệu vài ví dụ để HS
cảm nhận được độ lớn của những đơn vị
đo này, chẳng hạn: Con voi nặng 2 tấn,
con trâu nặng 3 tạ, con lợn nặng 8 yến....
- HS đọc lại theo
yêu cầu của GV
- HS trả lời:
- 3 yến = 30kg
- 30kg = 3 yến
- 1 tạ = 100kg, 1
tấn = 1000kg.
- HS lắng nghe
Hoạt động 2:
Bài tập 1 (3’)
- GV cho HS nêu yêu câu đề toán rồi tự
làm bài. Hướng dẫn HS đọc kĩ từng phần
và lựa chọn số đo khối lượng thích hợp
để viết vào chỗ chấm. Sau đó GV chữa
bài
- HS đọc yêu câu
rồi làm bài.
Trang 32
Hoạt động 3:
Bài tập 2 (6’)
- GV hướng dẫn câu:
8 yến = ... kg
(Trước khi làm bài tập này GV gọi vài
HS nêu lại mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn
và ki-lô-gam.) Bài làm như sau:
1 yến = 10kg
Thì 8 yến = 1 yến x 8
= 10kg x 8
= 80kg.
Và câu thứ hai: 5 yến 3kg = ... kg
- GV hướng dẫn: đầu tiên các em đổi 5
yến về ki-lô-gam. Chẳng hạn như bài này
thì 5 yến = 50kg, giờ thì bài tập của
chúng ta có dạng như vầy:
50kg + 3kg = ... kg
Thì chúng ta chỉ việc cộng chúng lại
thôi. 50kg + 3kg = 53kg.
- GV ghi lại từng bước:
5 yến 3kg = ... kg
5 yến 3kg = 50kg + 3kg = 53kg.
Chú ý: Các em chỉ ghi kết quả “53” vào
chỗ chấm, các bước trung gian chúng ta
làm ngoài nháp.
- Sau đó GV cho HS làm theo nhóm 4.
Trong thời gian HS làm bài thì GV ghi
bài tập 2 lên bảng để HS sau khi thảo
luận nhóm xong thì lên bảng ghi kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá
- HS quan sát, theo
dõi.
- HS lắng nghe
- HS làm bài tập
theo nhóm 4
- HS nhận xét
Hoạt động 4: Trò
chơi “Ai nhanh
hơn” (8’)
- GV chia lớp thành 4 đội (hoặc 2 đội,
tùy theo không gian lớp học), sau đó mỗi
đội cử 4 thành viên lên đứng trước bảng
- HS họp nhóm, cử
thành viên ra thi
đấu
Trang 33
để tham gia trò chơi.
Luật chơi: mỗi đội có 4 thành viên lần
lượt thay nhau làm 4 câu trong bài tập 3.
Cách tính điểm: mỗi câu làm đúng được
25 điểm, đội làm nhanh nhất được 25
điểm. Nhanh nhì được 20 điểm, nhanh ba
được 15 điểm và nhanh tư được 10 điểm.
HS còn lại của mỗi nhóm sẽ bổ sung cho
nhóm mình nếu như bài làm của nhóm
sai, mỗi câu bổ sung đúng được 15 điểm.
Đội nào nhiều điểm nhất đội đó sẽ thắng.
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe GV
phổ biến luật chơi
- HS chơi trò chơi,
rồi nhận xét.
Hoạt động 5:
Bài tập 4 (6’)
- GV yêu cầu 2 HS đọc đề toán. sau đó
cho các em tóm tắt và giải bài toán theo
nhóm đôi. Lưu ý các em là bài toán này
có mấy đơn vị - Đề yêu cầu tính theo
đơn vị nào?
- Vậy thì chúng ta phải làm sao ?
- Gọi hai HS lên bảng trình bày.
- GV cho HS nhận xét bài làm trên bảng,
rồi tổng kết.
- HS đọc đề toán,
tóm tắt, giải bài
toán theo nhóm 2
- HS trả lời
- HS trả lời
- 2 HS trình bày
bảng
- HS nhận xét
4. Củng cố, dặn dò (2’)
- Hôm nay chúng ta học bài gì ? Mối quan hệ của chúng ?
- Về nhà các em xem lại bài, hoàn thành tất cả các bài tập chưa làm và xem
trước bài học tiếp theo cho thầy.
Trang 34
GIÁO ÁN 2
Bài: “GIÂY, THẾ KỈ”
(SGK Toán 4, trang 25)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh làm quen với đơn vị đo thời gian: Giây, thế kỉ.
- Biết được mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm.
2. Kĩ năng
- Chuyển đổi được các đơn vị đo đại lượng danh số đơn sang danh đơn giữa
phút với giây, thế kỉ với năm.
- Biết được một năm (xác định) thuộc thế kỉ nào.
3. Thái độ
- Biết quý trọng thời gian.
- Yêu thích học toán.
- Tự giác làm bài.
II. Phương tiện dạy học
SGK, đồng hồ bằng mô hình hoặc đồng hồ thật, bảng con, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
Câu 1: Viết tất cả các đơn vị đo khối lượng đã học theo thứ tự từ lớn đến
nhỏ.
(tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g)
Câu 2: 5kg 4g = … g ? (5kg 4g = 5004g)
GV nhận xét cho điểm
3. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài (3’)
Trên đồng hồ có mấy cây kim ? (3) Cây ngắn nhất chỉ cho đơn vị đo thời
gian nào ? (giờ), cây ngắn thứ hai chỉ cho đơn vị thời gian nào ? (phút) còn cây dài
nhất chỉ cho đơn vị thời gian nào ? (giây)
GV hỏi: 1 giờ = bao nhiêu phút ? (1 giờ = 60 phút).
Trang 35
Vậy ta đã biết được mối quan hệ của mấy đơn vị đo thời gian trên đồng hồ ?
(2), vậy còn đơn vị đo thời gian nào trên đồng hồ mà các em chưa biết ? (giây).
Vậy mối quan hệ giữa giây, phút và giờ như thế nào ? Bài học ngày hôm nay
sẽ giải đáp cho câu hỏi này.
b) Dạy bài mới
Các hoạt động
chính
Hoạt động của GV
Hoạt động của
HS
Hoạt động 1:
Giới thiệu giây,
thế kỉ (12’)
 Giới thiệu về giây.
- GV cho HS quan sát sự chuyển động
của kim giờ, kim phút và nêu:
+ Kim giờ đi từ một số đến số tiếp theo
là hết một giờ.
+ Còn kim phút đi từ một số đến số liền
tiếp là bao nhiêu phút ? (5 phút)
- Trong khoảng từ một số (xác định) đến
số liền tiếp có mấy vạch nhỏ ? (5 vạch)
Vậy thì kim phút đi từ một vạch (xác
định) đến vạch liền tiếp là bao nhiêu phút
? (1 phút)
1 giờ = … phút ? (60 phút).
- Các em hãy chú ý sự chuyển động của
kim giây và cho thầy biết khoảng thời
gian kim giây đi từ một vạch đến vạch
tiếp theo là bao nhiêu giây ? (1 giây)
(cho HS quan sát kim giây đủ một vòng)
- Vậy thì 1 phút bằng bao nhiêu giây ? (1
phút = 60 giây) (GV viết lên bảng cho
HS quan sát)
- Cho HS nhắc lại vài lần theo hai chiều
khác nhau.
- Cho HS ước lượng giây theo nhóm đôi
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS nhắc lại
- HS ước lượng
Trang 36
bằng cách một HS đứng lên ngồi xuống,
HS còn lại xem đồng hồ (2 HS thay
phiên nhau mỗi em đứng lên ngồi xuống
một lần).
 Giới thiệu về thế kỉ.
- Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế
kỉ
1 thế kỉ = 100 năm
- Cho HS nhắc lại vài lần theo 2 chiều.
- GV giới thiệu:
Bắt đầu từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ
một (ghi lên bảng)
Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai.
- GV hỏi: Từ năm 201 đến năm 300 là
thế kỉ mấy ? (III)
- Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ
mấy? (XX)
- Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ
mấy ? (XXI)
- Năm nay là năm bao nhiêu ? 2013)
- Vậy thì năm nay thuộc thế kỉ mấy ?
(TK XXI)
- Năm 1890 thuộc thế kỉ nào ?
- Năm 1010 thuộc thế kỉ nào ?
(HS trả lời những câu hỏi trên vào bảng
con)
(nhắc HS là dùng chữ số La Mã để viết
tên thế kỉ khi HS viết sai)
thời gian theo cặp
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
Hoạt động 2:
Bài tập 1 (7’)
- Cho HS nêu lại mối quan hệ giữa phút
với giây, thế kỉ với năm.
- HS nêu lại mối
quan hệ giữa phút
Trang 37
- Sau đó cho HS làm theo nhóm 4.
- Gọi vài nhóm trình bày, nhóm khác
nhận xét, GV nhận xét.
với giây, thế kỉ với
năm.
- HS làm bài theo
nhóm
- Nhóm trình bày,
nhóm khác nhận
xét
Hoạt động 3:
Trò chơi “trở về
quá khứ” (12’)
- GV tổ chức chia đội chơi, phổ biến luật
chơi.
- Chia lớp thành 4 đội. mỗi đội là một tổ
trong lớp học.
- Tình huống: Bạn An trong một lần tình
cờ nhặt được quả cầu thủy tinh, quả cầu
này có tính năng thần kì là có thể đưa
con người trở về quá khứ. Thế là bạn An
đã trở đi vào thời quá khứ. Để vào được
quá khứ hay từ quá khứ trở về với hiện
tại thì phải đọc câu thần chú “Hô Hô
Mở”. Thế là bạn An đã gặp được Bác Hồ
kính yêu hay gặp được Hai Bà Triệu,
Ngô Quyền…do vui quá nên An đã quên
mất thần chú để trở lại với hiện tại. Các
em hãy giúp An trở về với cuộc sống
hiện tại bằng cách trả lời được các câu
hỏi liên quan đến những gì bạn An đã
gặp.
Chỉ cần cả lớp chúng ta trả lời được tất
cả các câu hỏi là có thể đưa bạn An trở
về với cuộc sống hiện tại.
- HS lắng nghe GV
phổ biến luật chơi.
- HS chơi trò chơi.
Trang 38
Chúng ta thi xem đội nào đưa bạn An trở
về trước nghe.
Các thành viên của đội sẽ trả lời câu hỏi
độc lập, mỗi câu trả lời đúng chúng ta sẽ
được một hột năng lượng. Năng lượng
của đội chính là các hột năng lượng của
các thành viên hợp lại. Đội nào có nhiều
năng lượng nhất sẽ là đội đưa bạn An trở
về nhanh nhất.
(các câu hỏi chính là bài tập 2, 3 trong
SGK Toán 4, trang 25)
- GV nhận xét
4. Củng cố, dặn dò (2’)
- HS nêu lại tên bài học, nói lại mối quan hệ giữa giây và phút, thế kỉ và
năm.
- Về nhà làm vô vở bài tập 2, 3. Xem trước bài tiếp theo.
Trang 39
GIÁO ÁN 3
Bài: “ĐỀ-XI-MÉT VUÔNG”
(SGK Toán 4, trang 62)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích đề-xi-mét vuông.
- Biết được mối quan hệ giữa đề-xi-mét vuông và xăng-ti-mét vuông.
- Đọc và viết được đơn vị đề-xi-mét vuông.
2. Kĩ năng
- Biết so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo đề-xi-mét vuông.
- Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích từ một đơn vị đo sang hai đơn vị
đo (chủ yếu là giữa xăng-ti-mét vuông và đề-xi-mét vuông).
3. Thái độ
- Yêu thích học toán.
- Tự giác làm bài.
II. Phương tiện dạy học
SGK, bảng con, bảng phụ, tranh vẽ hình vuông có canh dài 1dm, được chia
nhỏ thành 100 ô vuông nhỏ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài:
a) 1342 x 40
b) 72535 x 70
- Các HS còn lại làm vào bảng con nhưng không được cho bạn xem.
- Sau đó cho HS nhận xét bài làm của hai bạn trên bảng rồi GV nhận xét cho
điểm.
3. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài (2’)
- Các em đã được học đơn vị đo diện tích nào rồi ? (xăng-ti-mét vuông)
Trang 40
- Xăng-ti-mét vuông là đơn vị đo diện tích hình vuông có cạnh là bao nhiêu ?
(1 cm)
- Hôm nay thầy giới thiệu cho các em một đơn vị đo diện tích mới cũng được
sử dụng rộng rãi trong đời sống đó là đề-xi-mét vuông.
- Gọi 5 HS nhắc lại tên bài.
b) Dạy bài mới
Các hoạt động
chính
Hoạt động của GV
Hoạt động của
HS
Hoạt động 1:
Giới thiệu đề-xi-
mét vuông (10’)
- GV lấy hình vuông có cạnh 1 dm đã
chuẩn bị (có kẻ thành 100 ô vuông nhỏ,
mỗi ô là 1 cm2
, cho HS quan sát, đo cạnh
hình vuông.
- GV hỏi: Hình vuông này được được
chia thành bao nhiêu hình vuông nhỏ ?
(100 hình vuông nhỏ), mỗi hình vuông
nhỏ có diện tích là bao nhiêu ? (1 cm2
).
Vậy thì hình vuông này có diện tích là
bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ?
(1 x 100 = 100 cm2
)
- Hình vuông này có cạnh dài bao nhiêu?
(1dm)
- Các em hãy áp dụng công thức tính
diện tích hình vuông và áp dụng tính
diện tích hình vuông này đi.
(1 x 1 = 1 dm2
)
- Vậy các em có nhận xét gì giữa 1 dm2
và 100 cm2
?
(1 dm2
= 100 cm2
)
- Kết luận: Đề-xi-mét vuông là diện tích
của hình vuông có cạnh dài 1 dm. Đề-xi-
mét vuông viết tắt là dm2
.
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS nhận xét
Trang 41
- Gọi 2 HS đọc lại kết luận.
- 5 dm2
các em đọc như thế nào ?
- Đọc 357 dm2
?
- Gọi 3 HS lên bảng, sau đó gọi lần lượt
3 HS đọc 911 dm2
, 1952dm2
, 492
000dm2
, cho các em trên bảng viết, các
em còn lại viết vào bảng con. GV quan
sát giúp đỡ các em.
- HS đọc kết luận
- HS đọc
- HS đọc
- 3HS lên bảng,
còn lại viết vào
bảng con
Hoạt động 2:
Bài tập 1, 2 (4’)
Cho HS đọc đề rồi làm vào vở. GV quan
sát giúp đỡ các em.
HS làm bài vào vở
Hoạt động 3:
Bài tập 3 (6’)
- Cho các em nhắc lại mối quan hệ giữa
dm2
và cm2
, trước khi các em làm bài
tập.
- Cho các em làm theo nhóm đôi. Sau đó
gọi các em lên bảng ghi bài làm của
mình.
- HS nhận xét rồi đến GV.
- HS nhắc lại mối
quan hệ giữa dm2
và cm2
.
- HS làm theo cặp
- HS nhận xét
Hoạt động 4:
Bài tập 4 (5’)
- Đây là dạng toán so sánh.
- Để so sánh được thì các đơn vị đo phải
như thế nào ? (cùng đơn vị đo) các em
hãy quan sát xem chúng có cùng đơn vị
đo chưa ? (chưa cùng đơn vị đo) Vậy ta
phải làm sao ? (đổi ra cùng đơn vị đo)
Một bên có hai đơn vị đo còn bên kia chỉ
có một đơn vị đo thôi, vậy chúng ta sẽ
đổi hai đơn vị đo về một đơn vị đo cho
dễ. Khi đã cùng đơn vị đo rồi thì chỉ việc
ta so sánh thôi.
- Gọi 4 HS lên bảng làm 4 bài tập. Các
em còn lại làm vào vở.
- HS trả lời
- HS làm bài tập
Trang 42
- HS nhận xét, GV nhận xét. - HS nhận xét
Hoạt động 5:
Bài tập 5 (6’)
- Cho HS quan sát 2 hình.
- Chúng ta có thể làm bài tập này theo
hai hướng đó là những hướng nào ?
(cắt ghép hình; tính diện tích rồi so sánh
hình)
- Cho các em làm theo nhóm 4, theo cả
hai cách trên.
- Gọi hai nhóm lên trình bày bài làm theo
hai cách (mỗi nhóm một cách).
- Nhóm khác nhận xét, GV nhận xét.
- HS quan sát hình
- HS trả lời
- HS làm bài theo
nhóm 4
- Nhóm trình bày
bài làm
- Nhóm khác nhận
xét
4. Củng cố, dặn dò (2’)
- 1dm2
= … cm2
- Các em về làm những bài tập mà mình chưa làm, xem trước bài mét vuông.
Trang 43
GIÁO ÁN 4
Bài: “KI-LÔ-MÉT VUÔNG”
(SGK Toán 4, trang 99)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hình thành về biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông.
- Đọc đúng, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông.
- Biết 1km2
= 1 000 000 m2
và ngược lại.
2. Kĩ năng
- Chuyển đổi được các đơn vị giữa km2
với m2
, m2
với dm2
.
- Ước lượng gần chính xác diện tích phòng học, diện tích nước Việt Nam.
3. Thái độ
- Yêu thích học toán
- Tinh thần tự giác học tập
II. Phương tiện dạy học
SGK, bảng con, bảng phụ, bức tranh khu rừng, cánh đồng….
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
Câu 1: Trong các số sau đây 57 234; 64 620; 5270 số nào chia hết cho cả 2
và 5 ? (64 620, 5270)
Câu 2: Tìm chữ số thích hợp viết vào ô trống sao cho:
24 chia hết cho cả 3 và 5. ( chữ số 0)
GV nhận xét cho điểm
3. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài (3’)
- GV hỏi: Các em đã được học các đơn vị đo diện tích nào rồi. (xăng-ti-mét
vuông, đề-xi-mét vuông, mét vuông)
- Trong thực tế, để đo diện tích của một tỉnh, thành phố hay diện tích một
khu rừng, vùng biển, diện tích một quốc gia thì người ta dùng một đơn vị đo diện
Trang 44
tích khác nữa đó là gì các em có biết không ? (ki-lô-mét vuông) Hôm nay lớp chúng
ta sẽ tìm hiểu kĩ về đơn vị tính diện tích này.
- Một dãy bàn đọc lại tựa bài học hôm nay.
b) Dạy bài mới
Các hoạt động
chính
Hoạt động của GV
Hoạt động của
HS
Hoạt động 1:
Giới thiệu ki-lô-
mét vuông (9’)
- Các em đã được học các đơn vị đo diện
tích nào rồi ? (xăng-ti-mét vuông, đề-xi-
mét vuông, mét vuông) Mét vuông là
diện tích của hình vuông có cạnh dài bao
nhiêu ? (1 mét).
- Treo lên bảng bức tranh cánh rừng
(cánh đồng...) và nêu vấn đề: Cánh đồng
này có hình vuông và mỗi cạnh của nó
dài 1 km, các em hãy tính diện tích của
cánh đồng.
- GV giới thiệu: 1km x 1km = 1km2
,
ki-lô-mét vuông chính là diện tích của
hình vuông có cạnh dài 1km.
- Ki-lô-mét vuông viết tắt là km2
, đọc là
ki-lô-mét vuông.
- Gọi vài em HS đọc lại.
- GV hỏi: 1km bằng bao nhiêu mét ?
(1km = 1000m)
Các em hãy tính diện tích hình vuông có
cạnh dài 1000m ? (1000m x 1000m =
1 000 000m2
)
- Dựa vào diện tích hình vuông có cạnh
dài 1km và hình vuông có cạnh dài
1000m, em nào cho thầy biết 1km2
= ...
m2
- HS trả lời
- HS quan sát tranh
- HS lắng nghe,
theo dõi
- HS đọc
- HS trả lời
- HS trả lời
Trang 45
(1km2
= 1 000 000m2
)
Hoạt động 2:
Bài tập 1 (4’)
- Gọi HS đọc bài toán, rồi làm vào vở
- Gọi hai HS lên bảng, 1 HS đọc một HS
viết.
- GV nhận xét
-HS đọc để rồi làm
bài
- HS lên bảng làm
bài
Hoạt động 3: Bài
tập 2. (4’)
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài toán. Sau đó
cho HS làm vào vở và GV nhận 5 tập
nhanh nhất để chấm điểm. Sau đó GV
gọi HS đọc kết quả bài làm của mình,
cho HS nhận xét, sau đó GV nhận xét lại.
- HS đọc đề
- HS làm và nộp
bài
- HS đọc kết quả
bài làm HS khác
nhận xét
Hoạt động 4:
Bài tập 3 (4’)
- Gọi 2 HS đọc đề toán. Yêu cầu HS
nhắc lại công thức tính diện tích hình
chữ nhật.
- Gọi 2 HS lên bảng tóm tắt và làm giải
bài toán trên bảng, các em còn lại thì làm
vào nháp. Tuyệt đối không được xem bài
trên bảng.
- Cho HS nhận xét, sau đó GV nhận xét.
- HS đọc đề
- HS nhắc lại công
thức tính diện tích
hình chữ nhật
- HS tóm tắt và
làm bài
- HS nhận xét
Hoạt động 5:
Bài tập 4 (8’)
- Gọi 2 HS đọc đề bài trước lớp. Sau đó
yêu cầu HS làm bài (trong vòng 2 phút).
- Sau đó GV gọi một vài em đọc đáp án
và hỏi vì sao em lại chọn đáp án đó ?
(nếu chưa HS nào giải thích đúng, GV
hướng dẫn HS phân tích.
- Từ bảng đến cuối phòng học dài bao
nhiêu mét ?
(khoảng 6 mét)
- Vậy thì diện tích phòng học của chúng
ta là bao nhiêu ? (6m x 6m = 36 m2
)
- HS đọc đề
- HS làm bài
- HS đọc đáp án và
giải thích bài làm
của mình
- HS trả lời
- HS lắng nghe
Trang 46
Vậy là phòng học của chúng ta gần bằng
40m2
Các em đổi 5 000 000m2
về km2
(5 000 000m2
= 5km2
; một khu rừng còn
rộng 6km2
(bài tập 3) chẳng lẻ diện tích
nước ta nhỏ hơn khu rừng sau ?
Còn 324 000dm2
= 3 240m2
nhỏ hơn
nhiều so với 5 000 000m2
. Vậy thì diện
tích nước ta phải là 330 991km2
.
4. Củng cố, dặn dò (2’)
- Gọi HS đọc lại tên bài học.
- Hỏi: 1km bằng bao nhiêu m ?
- Dặn các em về nhà làm bài tập mà mình chưa hoàn thành và xem trước bài
mới.
Trang 47
CHƯƠNG 4. KHẢO SÁT SƯ PHẠM
4.1. Mục đích khảo sát
Công tác khảo sát được tiến hành nhằm khắc phục những sai lầm của HS lớp
4 khi học số đo đại lượng nhằm kiểm tra hiệu quả của những biện pháp mà luận văn
đã đề ra để áp dụng vào công việc giảng dạy ở nhà trường tiểu học. Đồng thời góp
phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
4.2. Nội dung khảo sát
Công tác khảo sát được tổ chức ở nhiều lớp và nhiều trường tiểu học khác
nhau thuộc Thành Phố Cần Thơ.
Do quá trình thực tập sư phạm diễn ra không ngay vào phần nghiên cứu của
luận văn nên chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát sư phạm, quá trình khảo sát được tiến
hành như sau:
- Phát phiểu khảo sát GV đang giảng dạy khối 4.
- Phát phiếu khảo sát HS lớp 4 đang học ở các trường Ngô Quyền (Quận
Ninh Kiều), trường Lê Quý Đôn (Quận Ninh Kiều), trường Tiểu học Trần Quốc
Toản (Quận Ninh Kiều), trường Tiểu học Trung Hưng 1 (Huyện Cờ Đỏ), đều thuộc
Thành Phố Cần Thơ.
4.3. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát: HS các lớp 4A4 (TH Trần Quốc Toản), 4.2, 4.4, 4.5 (TH
Ngô Quyền), 4K (TH Lê Quý Đôn), 4A1, 4A3, 4A4 (TH Trung Hưng 1).
4.4. Thời gian khảo sát
Thời gian khảo sát cũng là thời gian tôi thực tập tại trường Tiểu học Ngô
Quyền từ ngày 25/02/2013 đến 21/04/2013.
4.5. Công tác chuẩn bị
Chúng tôi tự soạn những bài tập về số đo đại lượng mà các em có dễ mắc sai
lầm để khảo sát HS, những câu hỏi về những sai lầm của HS hay mắc phải và
những biện pháp mà các GV thường sử dụng để khắc phục những sai lầm đó cho
HS.
4.6. Tổ chức khảo sát
4.6.1. Tiến hành khảo sát
Việc khảo sát được tiến hành ở nhiều lớp, nhiều GV
Luan van tot nghiep pt chau
Luan van tot nghiep pt chau
Luan van tot nghiep pt chau
Luan van tot nghiep pt chau
Luan van tot nghiep pt chau
Luan van tot nghiep pt chau
Luan van tot nghiep pt chau
Luan van tot nghiep pt chau
Luan van tot nghiep pt chau
Luan van tot nghiep pt chau
Luan van tot nghiep pt chau
Luan van tot nghiep pt chau
Luan van tot nghiep pt chau

More Related Content

What's hot

Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svPhieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
huuson182
 

What's hot (14)

Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svPhieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
 
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...
 
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAYLuận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAY
 
Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kim
Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kimỨng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kim
Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kim
 
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thôngMột số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
 
Kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viên
Kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viênKỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viên
Kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viên
 
Tổ chức các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực tự học
Tổ chức các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực tự họcTổ chức các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực tự học
Tổ chức các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực tự học
 
Luận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đ
Luận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đLuận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đ
Luận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đ
 
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong Vật lí 11 THPT
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong Vật lí 11 THPTBồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong Vật lí 11 THPT
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong Vật lí 11 THPT
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đ
 
Luận văn: Đánh giá các mô hình định giá tài sản vốn tại thị trường chứng khoá...
Luận văn: Đánh giá các mô hình định giá tài sản vốn tại thị trường chứng khoá...Luận văn: Đánh giá các mô hình định giá tài sản vốn tại thị trường chứng khoá...
Luận văn: Đánh giá các mô hình định giá tài sản vốn tại thị trường chứng khoá...
 
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinhLuận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
 
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thôngLuận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
 
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
 

Viewers also liked

Fotoos noordzeebrug 23 7-14
Fotoos noordzeebrug 23 7-14Fotoos noordzeebrug 23 7-14
Fotoos noordzeebrug 23 7-14
Rob Bosma
 

Viewers also liked (16)

In Photos: Celebrity Homes Photos
In Photos: Celebrity Homes PhotosIn Photos: Celebrity Homes Photos
In Photos: Celebrity Homes Photos
 
Presentation2
Presentation2Presentation2
Presentation2
 
Health Benefits of Eating Seafood
Health Benefits of Eating SeafoodHealth Benefits of Eating Seafood
Health Benefits of Eating Seafood
 
Compromiso institucional del sena
Compromiso institucional del senaCompromiso institucional del sena
Compromiso institucional del sena
 
BNI Noord-Limburg: Group energy & renovations
BNI Noord-Limburg: Group energy & renovationsBNI Noord-Limburg: Group energy & renovations
BNI Noord-Limburg: Group energy & renovations
 
Reglamento inpres cirsoc_103_tomo_ii
Reglamento inpres cirsoc_103_tomo_iiReglamento inpres cirsoc_103_tomo_ii
Reglamento inpres cirsoc_103_tomo_ii
 
Fotoos noordzeebrug 23 7-14
Fotoos noordzeebrug 23 7-14Fotoos noordzeebrug 23 7-14
Fotoos noordzeebrug 23 7-14
 
Abiogenesis and biophoesis
Abiogenesis and biophoesisAbiogenesis and biophoesis
Abiogenesis and biophoesis
 
Plano de Negócios Unos Life
Plano de Negócios Unos LifePlano de Negócios Unos Life
Plano de Negócios Unos Life
 
LockerDome SXSW Pitch Slides - From Friend to Follower: Social Media's Evolution
LockerDome SXSW Pitch Slides - From Friend to Follower: Social Media's EvolutionLockerDome SXSW Pitch Slides - From Friend to Follower: Social Media's Evolution
LockerDome SXSW Pitch Slides - From Friend to Follower: Social Media's Evolution
 
Apresentao Maxxximus
Apresentao MaxxximusApresentao Maxxximus
Apresentao Maxxximus
 
Multiplying Student Success: Tech x Teacher Prep x Disruption
Multiplying Student Success: Tech x Teacher Prep x DisruptionMultiplying Student Success: Tech x Teacher Prep x Disruption
Multiplying Student Success: Tech x Teacher Prep x Disruption
 
Understanding the benefits of applying personal loan online
Understanding the benefits of applying personal loan onlineUnderstanding the benefits of applying personal loan online
Understanding the benefits of applying personal loan online
 
Google Glass: A Futuristic Fashion Failure Gadget
Google Glass: A Futuristic Fashion Failure  GadgetGoogle Glass: A Futuristic Fashion Failure  Gadget
Google Glass: A Futuristic Fashion Failure Gadget
 
Business
BusinessBusiness
Business
 
Living business
Living businessLiving business
Living business
 

Similar to Luan van tot nghiep pt chau

Similar to Luan van tot nghiep pt chau (20)

Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh Trung học cơ sở trong d...
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh Trung học cơ sở trong d...Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh Trung học cơ sở trong d...
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh Trung học cơ sở trong d...
 
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho HS trung học thông qua ...
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho HS trung học thông qua ...Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho HS trung học thông qua ...
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho HS trung học thông qua ...
 
Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần dẫn xuất hiđrocacbon góp phần nâng cao năn...
Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần dẫn xuất hiđrocacbon góp phần nâng cao năn...Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần dẫn xuất hiđrocacbon góp phần nâng cao năn...
Luận văn: Thiết kế các chủ đề phần dẫn xuất hiđrocacbon góp phần nâng cao năn...
 
Đề tài: Thư viện hồ sơ bài giảng điện tử dạy học môn Hóa học 10
Đề tài: Thư viện hồ sơ bài giảng điện tử dạy học môn Hóa học 10Đề tài: Thư viện hồ sơ bài giảng điện tử dạy học môn Hóa học 10
Đề tài: Thư viện hồ sơ bài giảng điện tử dạy học môn Hóa học 10
 
Đề tài: Hệ thống bài tập nhận thức âm thanh cho học sinh lớp 1
Đề tài: Hệ thống bài tập nhận thức âm thanh cho học sinh lớp 1 Đề tài: Hệ thống bài tập nhận thức âm thanh cho học sinh lớp 1
Đề tài: Hệ thống bài tập nhận thức âm thanh cho học sinh lớp 1
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa líLuận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 1...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 1...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 1...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 1...
 
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
 
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
 
Đề tài: Thiết kế e-book tự học tiếng Anh Phần Hóa hữu cơ, HAY
Đề tài: Thiết kế e-book tự học tiếng Anh Phần Hóa hữu cơ, HAYĐề tài: Thiết kế e-book tự học tiếng Anh Phần Hóa hữu cơ, HAY
Đề tài: Thiết kế e-book tự học tiếng Anh Phần Hóa hữu cơ, HAY
 
Thiết kế e book tự học tiếng anh chuyên ngành phần hóa hữu cơ dành cho giáo v...
Thiết kế e book tự học tiếng anh chuyên ngành phần hóa hữu cơ dành cho giáo v...Thiết kế e book tự học tiếng anh chuyên ngành phần hóa hữu cơ dành cho giáo v...
Thiết kế e book tự học tiếng anh chuyên ngành phần hóa hữu cơ dành cho giáo v...
 
Đề tài: Xây dựng hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11
Đề tài: Xây dựng hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11Đề tài: Xây dựng hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11
Đề tài: Xây dựng hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11
 
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...
 
Luận văn: Phát triển năng lực ĐBH và KQH cho HS trong dạy học Đại số và Giải ...
Luận văn: Phát triển năng lực ĐBH và KQH cho HS trong dạy học Đại số và Giải ...Luận văn: Phát triển năng lực ĐBH và KQH cho HS trong dạy học Đại số và Giải ...
Luận văn: Phát triển năng lực ĐBH và KQH cho HS trong dạy học Đại số và Giải ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực đặc biệt hóa và khái quát hóa cho HS
Luận văn: Phát triển năng lực đặc biệt hóa và khái quát hóa cho HSLuận văn: Phát triển năng lực đặc biệt hóa và khái quát hóa cho HS
Luận văn: Phát triển năng lực đặc biệt hóa và khái quát hóa cho HS
 
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm, HAY
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm, HAYLuận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm, HAY
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm, HAY
 
Khóa luận: Biện pháp giúp học sinh trung bình yếu học tốt, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Biện pháp giúp học sinh trung bình yếu học tốt, 9 ĐIỂMKhóa luận: Biện pháp giúp học sinh trung bình yếu học tốt, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Biện pháp giúp học sinh trung bình yếu học tốt, 9 ĐIỂM
 
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG E-LEARNING TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG THÀN...
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG E-LEARNING TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG THÀN...XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG E-LEARNING TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG THÀN...
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG E-LEARNING TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG THÀN...
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
 

More from Chau Phan

More from Chau Phan (6)

Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcThiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
 
Chương trình phổ thông tổng thể 28.7.2017
Chương trình phổ thông tổng thể 28.7.2017Chương trình phổ thông tổng thể 28.7.2017
Chương trình phổ thông tổng thể 28.7.2017
 
Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 4
Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 4Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 4
Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 4
 
Cac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbscl
Cac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbsclCac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbscl
Cac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbscl
 
Day hoc dua vao tuong tac trong dao tao giao vien tieu hoj trinh do dai hoc
Day hoc dua vao tuong tac trong dao tao giao vien tieu hoj trinh do dai hocDay hoc dua vao tuong tac trong dao tao giao vien tieu hoj trinh do dai hoc
Day hoc dua vao tuong tac trong dao tao giao vien tieu hoj trinh do dai hoc
 
Bo de thi toan lop 3 cuoi ky 2
Bo de thi toan lop 3 cuoi ky 2Bo de thi toan lop 3 cuoi ky 2
Bo de thi toan lop 3 cuoi ky 2
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Luan van tot nghiep pt chau

  • 1. Trang i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM TOÁN HỌC -------- Luận văn tốt nghiệp Đề tài: NGHIÊN CỨU NHỮNG SAI LẦM CỦA HỌC SINH KHI HỌC ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG Ở LỚP 4 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Dương Hữu Tòng Sinh viên thực hiện: Phan Thái Châu MSSV: 1090327 Lớp Sư phạm Tiểu học K35Cần Thơ, tháng 05 năm 2013
  • 2. Trang ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ Thầy (Cô), bạn bè và người thân. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân tôi không thể nào không kể đến sự hướng dẫn tận tình của Thầy Dương Hữu Tòng. Qua đây tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Thầy. Và tôi xin được gửi những lời biết ơn vô vàng đến người thân, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến: - Ban Giám Hiệu trường Đại học Cần Thơ, Ban Chủ nhiệm Khoa Sư phạm, Ban Chủ nhiệm Bộ môn Sư phạm Toán đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này. - Ban Giám Hiệu trường Tiểu học Ngô Quyền, quý Thầy (Cô) đã giúp đỡ cho tôi hoàn thành đề tài. Trong suốt thời gian làm đề tài tuy có cố gắng nhưng khó tránh khỏi những sai sót. Vì vậy tôi rất mong được sự thông cảm và đóng góp chân thành của quý Thầy (Cô) và các bạn. Cuối lời xin gửi lời chúc sức khỏe, thành công và hạnh phúc đến quý Thầy (Cô), các bạn sinh viên và tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn!
  • 3. Trang iii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................2 3. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................2 4. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................2 5. Giả thuyết khoa học .................................................................................2 6. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................2 7. Khách thể nghiên cứu...............................................................................3 8. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................3 9. Cấu trúc luận văn .....................................................................................3 NỘI DUNG......................................................................................................4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................4 1.1. Đặc điểm tâm lí cơ bản của học sinh tiểu học ......................................4 1.1.1. Tri giác:..........................................................................................4 1.1.2. Chú ý:.............................................................................................5 1.1.3. Trí nhớ:...........................................................................................6 1.1.4. Tư duy:...........................................................................................6 1.1.5. Tưởng tượng: .................................................................................8 1.1.6. Ngôn ngữ: ......................................................................................9 1.2. Đặc điểm của sự phát triển tư duy toán học của HS tiểu học ...............9 1.3. Cơ sở lí luận về sai lầm trong dạy học toán........................................11 1.3.1. Ý nghĩa, tác dụng .........................................................................11 1.3.2. Nguyên nhân sai lầm và phương pháp sửa chữa..........................11 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG SỐ ĐO ĐẠI LƯỢNG TRONG SGK TOÁN 4 ..15
  • 4. Trang iv 2.1. Mục tiêu dạy số đo đại lượng ở tiểu học.............................................15 2.2. Yêu cầu ...............................................................................................16 2.3. Chương trình số đo đại lượng ở tiểu học ............................................16 2.3.1. Nội dung SGK về đại lượng và đo đại lượng ở tiểu học .............16 2.3.2. Quá trình hình thành khái niệm đại lượng ở tiểu học ..................18 2.4. Nội dung dạy học đại lượng và đo đại lượng trong Toán 4................19 2.4.1. Dạy học về khối lượng:................................................................19 2.4.2. Dạy học về đo thời gian:..............................................................19 2.4.3. Dạy học về diện tích: ...................................................................19 2.5. Phân phối thời lượng dạy học số đo đại lượng trong Toán 4..............19 2.6. Yêu cầu trong dạy học chủ đề đại lượng và đo đại lượng lớp 4 .........20 2.6.1. Phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình dạy học đại lượng và đo đại lượng lớp 4......................................................20 2.6.2. Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học đại lượng và đo đại lượng lớp 4.............................................................................................21 2.7. Chuẩn kiến thức và kĩ năng về số đo đại lượng ở Toán 4 ..................23 2.8. Những dạng bài tập cơ bản về “Đại lượng và đo đại lượng” trong SGK Toán 4 ...............................................................................................23 Dạng 1: Đọc viết, số đo đại lượng (có 1 hoặc 2 tên đơn vị đo).............23 Dạng 2: So sánh các số đo đại lượng.....................................................24 Dạng 3: Chuyển đổi các số đo đại lượng...............................................24 Dạng 4: Giải toán liên quan tới các số đo đại lượng..............................24 Dạng 5: Thực hành đo và ước lượng số đo đại lượng. ..........................24 Dạng 6: Thực hiện phép tính với số đo đại lượng. ................................25 2.9. Một số sai lầm thường gặp của HS lớp 4 khi học số đo đại lượng và cách ngăn ngừa, khắc phục những sai lầm đó. ..........................................25
  • 5. Trang v 2.9.1. Nhầm lẫn tên đơn vị khi so sánh, chuyển đổi các đơn vị đo. ......25 2.9.2. Không nắm vững quan hệ giữa các đơn vị đo của một đại lượng. ...............................................................................................................25 2.9.3. Không hiểu rõ bản chất của phép tính trên các số đo đại lượng..26 2.9.4. Không vận dụng được khái niệm và các phép tính về phân số....26 2.9.5. Sai lầm khi thực hiện các phép tính số học hoặc các phép tính trên số đo đại lượng. .....................................................................................27 2.9.6. Kĩ năng ước lượng không tốt. ......................................................27 2.9.7. Sai lầm khi sử dụng thuật ngữ .....................................................28 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIÁO ÁN ĐỀ NGHỊ ...............................................30 GIÁO ÁN 1................................................................................................30 GIÁO ÁN 2................................................................................................34 GIÁO ÁN 3................................................................................................39 GIÁO ÁN 4................................................................................................43 CHƯƠNG 4. KHẢO SÁT SƯ PHẠM ..........................................................47 4.1. Mục đích khảo sát ...............................................................................47 4.2. Nội dung khảo sát ...............................................................................47 4.3. Đối tượng khảo sát..............................................................................47 4.4. Thời gian khảo sát...............................................................................47 4.5. Công tác chuẩn bị................................................................................47 4.6. Tổ chức khảo sát .................................................................................47 4.6.1. Tiến hành khảo sát .......................................................................47 4.6.2. Phân tích kết quả khảo sát............................................................48 KẾT LUẬN....................................................................................................53 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................55 PHỤ LỤC.......................................................................................................56
  • 6. Trang 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Toán học là môn học tự nhiên có tính logic và chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các môn học khác. Trong chương trình tiểu học, môn Toán có vị trí rất quan trọng góp phần hình thành kiến thức, kỹ năng, đồng thời giúp học sinh phát triển trí tuệ, rèn luyện năng lực tư duy logic và có hệ thống kiến thức cơ bản rất cần thiết để học các môn khác và tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh góp phần hoạt động hiệu quả trong thực tiễn. Dạy học môn Toán ở tiểu học đóng vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, có căn cứ khoa học toàn diện chính xác. Từ đó phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo. Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán là môn học độc lập chiếm phần lớn thời gian trong chương trình của trẻ. Trong nhà trường, hoạt động dạy và học là hoạt động chủ yếu. Phương pháp dạy và học là nền tảng giúp HS lĩnh hội, khắc sâu tri thức, biết liên hệ vào thực tế và cũng là cơ sở để các em tiếp tục học tốt ở các cấp học tiếp theo. Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh (HS) tiểu học lúc này đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, sự chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập, ghi nhớ một cách máy móc nên khả năng tư duy của các em còn nhiều hạn chế cho việc học tập trong đó có học đại lượng và đo đại lượng (số đo đại lượng). Vì những lẽ trên nên các em thường hay nhầm lẫn giữa các vấn đề, các mạch kiến thức. Nếu người giáo viên (GV) không quan tâm sâu sắc và có phương pháp dạy học phù hợp thì sẽ dễ dẫn đến trường hợp các em bị sai lệch kiến thức. Lớp 4 là giai đoạn đầu của giai đoạn học tập sâu, ở giai đoạn này HS vẫn học tập các kiến thức, kĩ năng cơ bản của môn Toán nhưng ở mức sâu hơn, khái quát hơn, thông minh hơn. Nhiều nội dung toán học mang tính trừu tượng, khái quát hơn. Khi tiếp xúc với các dạng bài tập về đại lượng và đo đại lượng, HS đôi khi còn rất mơ hồ và lúng túng. Đặc biệt là các bài tập về chuyển đổi đơn vị đo. Sai lầm của HS biểu hiện muôn màu muôn vẻ và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, người GV cần tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như những sai lầm HS thường mắc phải để có những biện pháp sửa chữa phù hợp, kịp thời. Bởi vì các kiến
  • 7. Trang 2 thức Toán học có liên quan chặt chẽ với nhau, nếu HS không nắm vững phần nào dù là nhỏ, thì phần sau cũng khó có thể hiểu rõ được. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển tư duy của HS, củng cố kiến thức, kĩ năng của các em. Qua sửa chữa sai lầm, nhận thức của HS sẽ được củng cố chắc chắn hơn. HS hiểu rõ những sai lầm mắc phải, sẽ có ý thức hơn trong khi làm bài tập, biết đề phòng những sai lầm khác tương tự và đặc biệt sẽ hạn chế phạm sai lầm đó nữa trong học tập. Chính vì lẽ đó nên tôi quyết định chọn đề tài luận văn “Nghiên cứu những sai lầm của HS khi học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 4”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Làm đề tài này nhằm phát hiện những sai lầm mà HS mắc phải, để tìm ra nguyên nhân, bước đầu có thể đề ra một số biện pháp sửa chữa sai lầm về số đo đại lượng ở lớp 4 cũng như công tác giảng dạy sau này. Từ đó có sự chủ động trong việc lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất. 3. Phạm vi nghiên cứu Toàn bộ mảng số đo đại lượng của Toán lớp 4. 4. Đối tượng nghiên cứu Những sai lầm của HS lớp 4 khi học số đo đại lượng. 5. Giả thuyết khoa học Nếu GV phát hiện ra những sai lầm và nguyên nhân sai lầm của HS hay mắc phải khi học số đo đại lượng ở lớp 4 từ đó có những biện pháp sửa chữa những sai lầm đó giúp HS khắc sâu hơn kiến thức, hiểu rõ sai lầm mình mắc phải, HS sẽ ý thức hơn trong khi làm bài tập và đề phòng những sai lầm khác tương tự trong học tập. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu thì đề tài có nhiệm vụ: - Tìm hiểu về quan niệm sai lầm của một số nhà lí luận dạy học. - Phân tích nội dung số đo đại lượng lớp 4. - Phát hiện ra những sai lầm mà HS có thể mắc phải khi học số đo đại lượng. - Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sai lầm. - Đề xuất một số biện pháp sửa chữa sai lầm.
  • 8. Trang 3 7. Khách thể nghiên cứu HS lớp 4 ở trường tiểu học và GV giảng dạy. 8. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu và sản phẩm các hoạt động: Đọc các tài liệu, giáo trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn điều tra: Trao đổi, phỏng vấn GV và HS, phiếu điều tra dự giờ để tìm hiểu vấn đề. - Phương pháp khảo sát: Khảo sát sư phạm theo hướng đã đề xuất để xem tính khả thi và hiệu quả của những biện pháp sửa chữa sai lầm về số đo đại lượng. - Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu, phân tích kết quả điều tra khảo sát. 9. Cấu trúc luận văn - Mở đầu - Nội dung  Chương 1. Cơ sở lý luận.  Chương 2. Nội dung số đo đại lượng trong SGK toán 4  Chương 3. Một số giáo án đề nghị.  Chương 4. Khảo sát sư phạm. - Kết luận
  • 9. Trang 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Đặc điểm tâm lí cơ bản của học sinh tiểu học 1.1.1. Tri giác: Tri giác của HS tiểu học mang tính chất đại thể ít đi sâu vào chi tiết và mang tính không chủ định. Khả năng phân tích một cách có tổ chức và sâu sắc khi tri giác ở HS các lớp đầu bậc tiểu học còn yếu, các em thường thâu tóm sự vật về toàn bộ, về đại thể để tri giác. Chẳng hạn khi cho các em tri giác một bức tranh rất đẹp, sau đó cất bức tranh đó đi và yêu cầu các em vẽ lại thì thấy các em không nhận thấy được rất nhiều chi tiết. Các em phân biệt đối tượng còn chưa chính xác, dễ mắc sai lầm, dễ nhầm lẫn. Ví dụ: Các em khó phân biệt cây mía với cây sậy, hình có năm cạnh với hình có sáu cạnh... Tuy vậy, ta cũng không nên nghĩ rằng các em chưa có khả năng phân tích để tách các dấu hiệu, các chi tiết nhỏ của một đối tượng nào đó. Ở HS tiểu học tri giác không chủ định vẫn chiếm ưu thế. So với trẻ mẫu giáo thì thị giác của HS tiểu học nhạy bén hơn, độ nhạy đó tăng lên trong suốt thời kì học tiểu học. Các em từ 7 – 10 tuổi đã phân biệt được những màu cơ bản, nhưng chưa phân biệt được sắc điệu của mỗi loại màu. HS tiểu học nhạy cảm đối với các tác động bên ngoài vì hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất còn chiếm ưu thế. Các em chưa phân biệt chính xác các được các sự vật giống nhau, đó là khả năng phân tích khi tri giác còn yếu do trẻ có khuynh hướng đoán vội vàng. Các em chưa tri giác đúng đơn vị độ dài và còn nhiều khó khăn khi tri giác khoảng cách (HS chưa ước lượng đúng độ dài của mét và ki-lô-mét). Về tri giác độ lớn thì HS đã có thể tri giác được đúng độ lớn của một vật thông thường, nhưng đối với những vật quá nhỏ hay quá lớn thì các em chưa tri giác được. Chẳng hạn có em cho “quả đất to bằng mấy tỉnh” hoặc “vi trùng bé bằng hạt tấm”. Tri giác thời gian phát triển chậm so với tri giác không gian. Các em lớp 1, lớp 2 mới nhận thức được khoảng thời gian ngắn, với các khoảng thời gian xa xưa các em có xu hướng muốn rút ngắn lại, muốn đưa quá khứ về hiện tại. Chẳng hạn, khi trả lời câu hỏi: Ngày xưa lâu nhất cách đây bao nhiêu năm ? Có em trả lời là 7 năm, 100 năm, 1500 năm. Nhưng khi hỏi: Khi đó có bà chưa ? Các em trả lời là “có bà rồi”. Do hoạt động hằng ngày, do được học tập,
  • 10. Trang 5 tri giác thời gian cũng được phát triển. Vào cuối bậc tiểu học, trẻ có thể tri giác được khoảng thời gian dài hơn và ngắn hơn (thế kỉ, phút, giây). Ở các lớp đầu bậc tiểu học thì tri giác của các em thường gắn với những hành động và hoạt động thực tiễn của các em. Vì vậy, tất cả các hình thức tri giác trực quan bằng sự vật, bằng hình ảnh và bằng lời nói cần được sử dụng trong các giờ lên lớp ở bậc tiểu học. K.Đ.Usinxki viết: “Khi bắt đầu học, trẻ em không chỉ cần hiểu điều mình đọc, mà còn biết nhìn sự vật đúng mà tinh, biết nhận thấy những đặc điểm của sự vật. Không những chỉ học suy nghĩ mà học cả quan sát nữa và thậm chí học quan sát trước khi học suy nghĩ”. Tri giác của HS tiểu học còn mang tính trực quan và mang tính cảm xúc nhiều. Nên trong quá trình dạy học GV không chỉ dạy trẻ kĩ năng nhìn mà còn phải biết xem xét sự vật, biết phát hiện những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng. Không chỉ dạy trẻ biết nghe mà còn dạy trẻ biết cách lắng nghe. Điều này không chỉ được thực hiện trong lớp học mà còn được thực hiện khi đi tham quan, dã ngoại... 1.1.2. Chú ý: Chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế so với chú ý có chủ định. Những kích thích có cường độ mạnh vẫn là một trong những mục tiêu thu hút sự chú ý của trẻ. Chú ý có chủ định đang phát triển mạnh, do tri thức được mở rộng, ngôn ngữ phong phú, tư duy phát triển. Các em còn được rèn luyện về những phẩm chất ý chí như tính kế hoạch, tính kiên trì nhẫn nại, tính mục đích, tính độc lập... Sự tập trung chú ý và tính bền vững của chú ý ở HS tiểu học đang phát triển nhưng chưa bền vững, là do quá trình ức chế phát triển còn yếu, tính hưng phấn còn cao. Do vậy, chú ý của các em còn bị phân tán, các em dễ quên những điều cô giáo dặn khi cuối buổi học, bỏ sót chữ cái trong từ, trong câu... HS lớp 1, 2 thường chỉ tập trung chú ý tốt khoảng từ 20 – 25 phút, lớp 3, 4 khoảng 30 đến 35 phút. Khối lượng chú ý của HS tiểu học không lớn lắm, thường chỉ hạn chế ở hai, ba đối tượng trong cùng một thời gian. Khả năng phân phối chú ý bị hạn chế nhiều vì chưa hình thành được nhiều kĩ năng, kĩ xảo trong học tập. Sự di chuyển chú ý của HS tiểu học nhanh hơn người lớn tuổi vì quá trình hưng phấn và ức chế ở chúng rất linh hoạt, rất nhạy cảm. Khả năng chú ý của HS tiểu học còn phụ thuộc vào nhịp độ học tập, nếu nhịp độ học tập qua nhanh hoặc quá chậm đều không thuận lợi cho tính bền vững và sự tập trung của chú ý.
  • 11. Trang 6 1.1.3. Trí nhớ: Trí nhớ của HS tiểu học còn mang tính trực quan – hình tượng và được phát triển hơn trí nhớ từ ngữ logic. Các em nhớ và gìn giữ chính xác những sự vật hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa, khái niệm, những lời giải thích dài dòng. HS đầu cấp thường có khuynh hướng ghi nhớ máy móc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần, có khi chưa hiểu được những mối liên hệ, ý nghĩa của những tài liệu học tập đó. Nên các em thường học thuộc tài liệu học tập theo đúng câu, từng chữ mà không sắp xếp lại để diễn đạt theo lời lẽ của mình. Nhiều HS tiểu học còn chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết sử dụng sơ đồ logic và dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết xây dựng dàn ý tài liệu cần ghi nhớ, không biết chia tài liệu cần ghi nhớ ra từng phần nhỏ, không biết dùng sơ đồ, hình vẽ... để ghi nhớ. Các em thường ghi nhớ một cách máy móc, ghi nhớ theo trang. Nếu được hướng dẫn thì trẻ em biết cách ghi nhớ tài liệu một cách hợp lý, biết lập dàn ý để ghi nhớ, khuynh hướng nhớ từng câu, từng chữ giảm dần, ghi nhớ ý nghĩa tăng lên. Ở HS tiểu học việc ghi nhớ các tài liệu trực quan hình tượng có nhiều hiệu quả nhất. Tuy nhiên ở lứa tuổi này hiểu quả của việc ghi nhớ các tài liệu từ ngữ (cụ thể và trừu tượng) tăng rất nhanh. Trong việc ghi nhớ các tài liệu từ ngữ nhất là các tài liệu từ ngữ trừu tượng vẫn còn phải dựa trên những tài liệu trực quan hình tượng mới vững chắc. 1.1.4. Tư duy: Tư duy của trẻ mới đến trường mang tính trực quan cụ thể, mang tính hình thức bằng cách dựa vào những đặc điểm trực quan của những sự vật hiện tượng cụ thể. J.Piagiê cho rằng: “Tư duy của trẻ từ 7 đến 10 tuổi về cơ bản còn ở giai đoạn những thao tác cụ thể”. Ví dụ: Trong các giờ toán đầu tiên ở bậc tiểu học, khi giải các bài toán HS phải dùng que tính, dùng các ngón tay làm phương tiện tính toán... Có một số em không biết cách học nên khi lên lớp 2 vẫn phải dùng đốt ngón tay hay vẫn phải nói thành lời khi tính toán. Việc sử dụng những sự vật ở bên ngoài và dùng lời nói để tính toán là cần thiết, nhưng GV cũng cần rèn luyện cho các em khả năng thực hiện phép toán ở trong đầu (tính nhẩm). Ví dụ: Khi GV cho HS thực hiện phép tính sau: (1250 + 15 : 0,5) – 11 x 12 : 0,25 = ? thì nhiều em vẫn thực hiện phép tính theo lối tư duy máy móc. Với cách học như vậy không rèn luyện được kỹ năng tính toán cho các em.
  • 12. Trang 7 Tư duy của HS tiểu học chưa thoát khỏi tính trực quan cụ thể, chưa nhận thức được ý nghĩa của từ “nếu”. Chẳng hạn khi cô giáo ra bài toán: “Nếu một con vịt có ba chân thì hai con vịt có bao nhiêu chân ?” Nhiều HS đã lúng túng, các em thắc mắc làm gì vịt có 3 chân. Ở đây các em chưa biết suy luận từ giả định này để rút ra kết luận, chính điểm này làm các em dễ mắc sai lầm trong tư duy. Nhờ ảnh hưởng của việc học tập, HS tiểu học dần dần chuyển từ nhận thức các mặt bề ngoài của các hiện tượng đến nhận thức được những thuộc tính và dấu hiệu bản chất của hiện tượng vào tư duy. Điều đó tạo khả năng so sánh, khái quát đầu tiên để xây dựng suy luận sơ đẳng. Sự lĩnh hội tri thức bây giờ không còn dựa trên nhận thức trực tiếp cảm tính như ở tuổi mẫu giáo mà phần lớn là dựa vào cách nhận thức gián tiếp thông qua từ (tất nhiên có sự hỗ trợ của trực quan). Quá trình vận dụng các thao tác tư duy để hình thành những khái niệm trải qua ba mức độ. - Một là: Khi tri giác trực tiếp sự vật và hiện tượng cụ thể, HS tách ra các dấu hiệu trực quan, bề ngoài dễ thấy (màu sắc, hình dáng, độ lớn) các dấu hiệu dễ đập vào mắt hay dễ gây cảm xúc (hành vi, chức năng, công dụng) nhưng đó thường là các dấu hiệu không bản chất, các dấu hiệu thứ yếu (mức độ này thường thấy ở HS lớp 1, 2). Ví dụ: Khi giải thích khái niệm “chim”HS lớp 1 đã dựa vào dấu hiệu bề ngoài như bay, nhảy, hót... - Hai là: Các em biết dựa trên những dấu hiệu không bản chất và bản chất, nhưng cái bản chất ở đây phải dễ bộc lộ, dễ tri giác. Tuy vậy, khi xếp loại trẻ lại dựa vào tất cả các dấu hiệu, không phân biệt cái bản chất và không bản chất, cái trọng yếu và cái thứ yếu. Hơn nữa các dấu hiệu đó vẫn gắn liền với các hình ảnh trực quan các biểu tượng cụ thể (mức độ này thường gặp ở HS lớp 3). - Ba là: Trẻ đã biết tách dấu hiệu bản chất ra khỏi các dấu hiệu không bản chất, nhưng vẫn phải dựa vào sự vật cụ thể trực quan. Các dấu hiệu bản chất được nêu ra còn chưa được đầy đủ (mức độ nay thường gặp ở nhiều HS lớp 4). Năng lực trừu tượng hóa và khái quát hóa của HS tiểu học đang phát triển mạnh, lúc đầu còn dựa trên những cái không bản chất và dần dần đi vào bản chất, nhưng chưa đầy đủ và phải dựa trên những vật cụ thể, những tài liệu trực quan. Vì vậy, đặc điểm tư duy chủ yếu của HS tiểu học là tư duy hình tượng trực quan, tư
  • 13. Trang 8 duy cụ thể. Các em chưa thể tự mình suy luận một cách logic, mà thường đi chệch khỏi đối tượng. HS đầu bậc tiểu học còn gặp một số khó khăn nhất định khi phải xác định và tìm hiểu mối quan hệ nhân quả, các em còn lẫn lộn giữa nguyên nhân và kết quả, hiểu mối quan hệ chưa sâu sắc. Các em xác định mối quan hệ từ nguyên nhân đến kết quả sẽ dễ hơn từ kết quả suy ra nguyên nhân. Bởi vì, khi suy luận từ nguyên nhân dẫn đến kết quả thì mối quan hệ trực tiếp được xác lập, còn khi suy luận từ sự kiện dẫn tới nguyên nhân gây ra nó thì mối quan hệ này không được phát hiện trực tiếp vì sự kiện đó có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Ví dụ: Yêu cầu HS trả lời hai câu hỏi sau: “Nếu cây trồng mà không tưới nước thì sẽ xảy ra điều gì ?” và “tại sao cây trồng này lại bị héo ?” Đến cuối bậc tiểu học trẻ có thể tìm thấy mối liên hệ nhân quả qua các tài liệu trực quan hay trên hành động. Tư duy của HS tiểu học còn mang tính cảm xúc. Trẻ dễ xúc cảm với tất cả những điều suy nghĩ. GV phải dạy cho các em cách suy luận phải có căn cứ khách quan, phán đoán phải có dẫn chứng thực tế, kết luận phải có tính chất đúng đắn logic, suy nghĩ phải có mục đích. Sự phát triển tư duy logic là một khâu quan trọng trong sự phát triển trí tuệ của HS tiểu học. Mặt khác khi nội dung và phương pháp dạy học được thay đổi tương ứng với nhau thì trẻ em có thể sẽ có được một số đặc điểm tư duy hoàn toàn khác. 1.1.5. Tưởng tượng: Tưởng tượng của HS tiểu học so với trẻ mẫu giáo phát triển hơn và rất phong phú. Tố Hữu nói: “Ở tuổi này hòn đất cũng biến thành con người, đây là tuổi thơ mộng rất giàu tưởng tượng”. Tuy nhiên, tưởng tưởng của các em còn tản mạn ít có tổ chức, xa rời thực tế. Càng về cuối cấp thì tưởng tượng của các em càng gần hiện thực hơn, càng phản ánh đúng đắn và đầy đủ thực tế khách quan hơn. Ví dụ: Những trò chơi của các em cuối cấp đòi hỏi phải giống hiện thực nhiều hơn. Tưởng tượng của các em HS nhỏ là tính trực quan, cụ thể; đối với các em lớp 3, 4 tính trực quan cụ thể của tưởng tượng đã giảm đi, vì tưởng tượng của các em đã dựa vào ngôn ngữ. Ví dụ HS lớp 3, lớp 4 say mê đọc những cuốn truyện dày không có tranh, nhưng khi kể lại các em vẫn thể hiện truyện đó một cách rất sinh động. Về mặt cấu tạo hình tượng trong tưởng tượng, HS nhỏ chỉ lặp lại hoặc thay đổi chút ít về mặt kích thước và hình dáng những hình tượng tri giác trực tiếp trước đây. Ví dụ: Vẽ con cá nhưng lại vẽ thêm đôi cánh. Chỉ có các em lớn ở lớp 4
  • 14. Trang 9 mới có khả năng nhào nặng, gọt sửa những hình tượng cũ để sáng tạo ra hình tượng mới (vẫn còn tính chất bắt chước, lặp lại). Tưởng tượng sáng tạo của HS tiểu học biểu hiện khá rõ rệt trong khi các em làm thơ, vẽ tranh và trong khi kể chuyện. Nhưng nhược điểm trong sản phẩm tưởng tượng của các em là chủ đề còn nghèo nàn, hành động phát triển không nhất quán, xa sự thật. Vì vậy, GV phải thông qua con đường học tập, vui chơi và lao động mà phát triển óc tưởng tượng sáng tạo cho các em, cần chú ý hướng HS tránh những tưởng tượng ngông cuồng, xa thực tế nhưng không làm hạn chế tính sáng tạo của trẻ trong quá trình tưởng tượng. 1.1.6. Ngôn ngữ: Ngôn ngữ của HS tiểu học đã phát triển rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Do nội dung học tập đã mở rộng, nên ngôn ngữ của các em đã vượt ra khỏi phạm vi những từ sinh hoạt, cụ thể và đã bao gồm nhiều khái niệm khoa học, trừu tượng. Vào học trường phổ thông lần đầu tiên Tiếng Việt trở thành môn học được tổ chức học tập một cách đặc biệt. Vấn đề học viết đúng chính tả, đặt câu đúng ngữ pháp, giúp HS có thể lựa chọn một cách có ý nghĩa những từ ngữ và các hình thức ngữ pháp để diễn đạt ý nghĩa của mình. Các hình thức đọc bài, làm bài, trả lời câu hỏi của thầy, cô giáo là điều kiện tốt để phát triển ngôn ngữ của HS. Sự thay đổi về chất lượng trong ngôn ngữ nói và đặc biệt là sự hình thành ngôn ngữ viết có ảnh hưởng căn bản đến sự phát triển tất cả các quá trình tâm lý của các em. HS tiểu học chưa sử dụng tốt ngôn ngữ bên trong để học bài. Một số em còn nói ngọng, phát âm sai, viết sai chính tả, sai ngữ pháp, câu rườm rà. Nhiệm vụ của GV là phải kịp thời sửa chữa những sai sót đó trong các giờ học, nhất là những giờ tập đọc và ngữ pháp. 1.2. Đặc điểm của sự phát triển tư duy toán học của HS tiểu học - Lứa tuổi tiểu học (6 – 11 tuổi) là giai đoạn mới của phát triển tư duy – giai đoạn tư duy cụ thể. Trong một chừng mực nào đó, hành động trên các đồ vật, sự kiện bên ngoài còn là chổ dựa hay điểm xuất phát cho tư duy. Các thao tác tư duy đã liên kết với nhau thành tổng thể nhưng sự liên kết đó chưa hoàn toàn tổng quát. HS có khả năng nhận thức về cái bất biến và hình thành khái niệm bảo toàn, tư duy có bước tiến rất quan trọng, phân biệt được phương diện định tính với định lượng – điều kiện ban đầu cần thiết để hình thành khái niệm “số”. Chẳng hạn: HS lớp 1 đã nhận thức cái bất biến là sự tương ứng 1-1 không thay đổi khi thay đổi cách sắp xếp
  • 15. Trang 10 các phần tử (dựa vào lớp các tập hợp tương đương), từ đó hình thành khái niệm bảo toàn “số lượng” của các tập hợp trong lớp các tập hợp đó, phép cộng có phép tính ngược trong tập hợp các số tự nhiên. - HS cuối cấp học có những tiến bộ về nhận thức không gian như phối hợp cách nhìn một hình hộp từ các phía khác nhau, nhận thức được các quan hệ giữa các hình với nhau ngoài các quan hệ trong nội bộ một hình. - HS tiểu học bước đầu có khả năng thực hiện việc phân tích tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa và những hình thức đơn giản của sự suy luận, phán đoán. Ở HS tiểu học phân tích và tổng hợp phát triển không đồng đều, tổng hợp có khi không đúng hoặc không đầy đủ, dẫn đến khái quát sai trong hình thành khái niệm. Khi giải toán các em thường bị ảnh hưởng bởi các từ “thêm”, “bớt”, “nhiều gấp”... tách chúng ra khỏi điều kiện chung để lựa chọn phép tính tương ứng với từ đó, do vậy dễ mắc sai lầm. - Các khái niệm toán học được hình thành qua trừu tượng hóa và khái quát hóa nhưng không thể chỉ dựa vào tri giác bởi khái niệm toán học còn là kết quả của các thao tác tư duy đặc thù. Có hai dạng trừu tượng hóa: Sự trừu tượng hóa từ các đồ vật, hiện tượng cảm tính và sự trừu tượng hóa các hành động. Khi thực hiện trừu tượng hóa nhằm rút ra các dấu hiệu bản chất, chẳng hạn: Thông qua trừu tượng hóa từ các đồ vật (tập hợp cụ thể) loại bỏ đặc tính màu sắc, kích thước hình thành lớp các tập hợp tương đương, sau đó chỉ quan tâm cái chung giữa lớp các tập hợp tương đương đó, đi đến khái niệm “số” (trừu tượng hóa các hành động). - HS tiểu học, nhất là các lớp đầu cấp thường phán đoán theo cảm nhận riêng nên suy luận thường mang tính tuyệt đối. Trong toán học, HS khó nhận thức về quan hệ kéo theo trong suy diễn. Chẳng hạn, đáng lẽ hiểu: “12 = 3 x 4 nên 12 : 3 = 4” thì lại coi đó là hai mệnh đề không liên quan gì nhau. Các em khó chấp nhận các giả thuyết, dữ kiện có tính chất hoàn toàn giả định bởi khi suy luận thường gắn với thực tế, phép suy diễn của hiện thực. Bởi vậy khi nghe một mệnh đề toán học các em chưa có khả năng phân tích rành mạch các thuật ngữ, các bộ phận của câu mà hiểu rõ một cách tổng quát.
  • 16. Trang 11 1.3. Cơ sở lí luận về sai lầm trong dạy học toán 1.3.1. Ý nghĩa, tác dụng Sửa chữa sai lầm có một ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển tư duy HS, củng cố kiến thức kĩ năng của các em. Qua sửa chữa sai lầm, nhận thức đúng của HS sẽ được củng cố chắc chắn hơn. Hiểu rõ những sai lầm mắc phải, HS sẽ có ý thức hơn trong khi làm bài tập, đề phòng được những sai lầm khác trong học tập. 1.3.2. Nguyên nhân sai lầm và phương pháp sửa chữa Sai lầm của HS biểu hiện muôn hình muôn vẻ và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ta có thể chia làm ba loại chủ yếu sau: - Sai lầm do lơ đãng, thiếu thận trọng, chủ quan trong làm bài. - Sai lầm do không nắm vững kiến thức. - Sai lầm về ngôn ngữ và cách diễn đạt. a) Sai lầm do lơ đãng, thiếu thận trọng, chủ quan trong làm bài. Do sức chú ý chưa bền vững, dễ bị hoàn cảnh bên ngoài lôi cuốn, lúc làm bài HS hay vội vàng, có khi làm cẩu thả, thiếu thận trọng, tính toán nhầm lẫn, bỏ sót các đơn vị; có em chủ quan, làm xong không thử lại, không xem lại đã vội vã nộp bài. Để khắc phục những sai lầm đó GV không những phải luôn luôn nhắc nhở HS phải chú ý, thận trọng mỗi khi làm bài, mà còn phải rèn luyện cho HS những thói quen cần thiết trong học tập toán. Lúc giảng dạy toán, GV phải thật gương mẫu, khi viết bài trên bảng, khi trình bày các phép tính và bài toán. Tác phong của GV có ảnh hưởng lớn đến những thói quen của HS trong học tập. Khi sửa chữa những sai lầm đó, cần phân tích rõ tác hại. Bản thân GV cũng không được coi thường những sai lầm này của HS. b) Sai lầm do không nắm vững kiến thức. GV dù giảng dạy rất cẩn thận, kĩ càng, cũng không thể làm cho HS nắm kiến thức một cách hoàn hảo. Những sai lầm về mặt kiến thức của HS có thể do không nắm vững các “khái niệm”, các quy tắc tính toán; do không hiểu rõ sự liên hệ giữa các đại lượng trong bài toán hoặc do vận dụng phương pháp suy luận một cách máy móc v.v..
  • 17. Trang 12 Ví dụ: Do không nắm vững khái niệm phép nhân nên khi giải bài toán: “Mẹ em mua 3 bó củ cải, mỗi bó 4 củ. Hỏi 3 bó có mấy củ ?”, có em đặt phép tính như sau: 3 bó x 4 củ = 12 củ ?! (đúng ra phải viết 4 x 3 = 12 (củ)). Do không nắm vững quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính nên khi phải tính 16 + 16 : 4 HS lại làm phép tính cộng trước 16 + 16 = 32; 32 : 4 = 8 (?!). Sửa chữa những sai lầm này là một quá trình phức tạp, không những đòi hỏi GV phải hiểu rõ nguyên nhân và tính chất của những sai lầm đó, mà phải có một phương pháp thích hợp đối với mỗi sai lầm. Tuy vậy trong việc sửa chữa sai lầm cho HS thì phương pháp tốt nhất vẫn là hướng dẫn cho các em tự tìm ra sai lầm và tự sửa chữa lấy. Chỉ khi nào việc làm đó quá khó đối với các em thì GV mới cần hướng dẫn một cách cụ thể bằng lời giảng của mình. Sau đó cần đưa ra những ví dụ cụ thể để so sánh và cho làm thêm những bài tập tương tự để củng cố thêm. Ví dụ: Cho cả lớp tính “18 – 6 : 3”. Các em làm xong GV hỏi: Kết quả là bao nhiêu ? Các em có thể nói lên những đáp số khác nhau, chẳng hạn: 16 và 4. GV viết tất cả các đáp số đó lên bảng và hỏi: Kết quả nào đúng, kết quả nào sai ? Làm thế nào để biết số nào là đúng, số nào là sai ? Làm thế nào mà được 16 hoặc 4 ? Bằng cách ấy HS sẽ thấy rằng lấy 18 trừ đi 6 rồi chia cho 3 là sai và có thể tự chữa lại sai lầm của mình. Khi các em tính sai giá trị của một biểu thức, hay làm sai một phép tính nào đó; ta cũng sửa chữa bằng cách đó và phải cho HS tự nói lên cách làm của mình, nhờ đó mà GV xác định được phương pháp thích hợp để sửa chữa. Trong trường hợp HS không thể tự mình tìm ra sai lầm, không biết sai lầm từ đâu, thì GV phải dùng phương pháp so sánh, cụ thể hóa để các em nắm vững nội dung bài toán và phương pháp giải. Ví dụ: Xét bài toán “Một em đếm từ cửa phòng bưu điện đến cửa trường thấy ở một bên đường có 24 cây. Biết rằng các cây đều cách nhau là 15m. Hỏi khoảng cách từ góc cây ở phòng bưu điện đến gốc cây ở cửa trường dài bao nhiêu ?”. Có nhiều em làm sai như sau: 15 x 24 = 360 (m) Đáp số: 360m.
  • 18. Trang 13 (Còn phải làm một phép tính nữa mới đúng 360 – 15 = 345 (m)). Khi chữa bài này GV có thể đưa ra bài toán cùng loại nhưng đơn giản hơn để các em so sánh: “Từ đầu lớp đến cuối lớp có 4 cột. Cột nọ cách đều cột kia là 3m. Hỏi lớp học dài bao nhiêu ?” và vẽ sơ đồ lên bảng. Bằng cách đó có thể HS suy ra cách giải đúng bài toán trên, tìm ra sai lầm trong cách giải đã nêu. Phương pháp sửa chữa sai lầm như vậy có tác dụng phát triển tư duy rất lớn và gây được một ấn tượng sâu sắc đối với HS, vì rằng các em chỉ có thể nhớ kĩ cách sữa chữa những sai lầm đó thông qua sự hoạt động tích cực của mình, đồng thời nó đem lại nhiều hứng thú đối với các em. c) Sai lầm về ngôn ngữ và cách diễn đạt. Nguyên nhân của những sai lầm này do các em không hiểu rõ ý nghĩa của các từ, dùng từ không chính xác, câu rườm rà, thiếu ý, thiếu điều kiện (nhất là khi phát biểu những quy tắc đổi số đo chiều dài, diện tích, thể tích từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ và ngược lại hoặc khi phát biểu các quy tắc về tính nhẩm, khi trả lời các bài toán v.v..). Ví dụ có HS nói: “Khi đổi số đo chiều dài từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ thì đơn vị nọ giảm từ đơn vị kia đi 10 lần”. Đúng ra phải nói “Muốn đổi số đo chiều dài từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ liền kề, ta gấp số đó lên 10 lần”. Vấn đề rèn luyện ngôn ngữ toán học là một trong những yêu cầu của môn toán. Người GV không những phải dạy cho các em biết làm tính đúng, tính nhanh mà còn phải biết nói, biết viết một cách chính xác, đầy đủ, ngắn gọn và rõ ràng. Để đề phòng và sửa chữa những sai lầm này, trước hết GV phải chuẩn bị kĩ bài giảng, nhận thức rõ nội dung của các từ, dùng lời lẽ ngắn gọn, chính xác, sáng sủa trong khi giảng dạy, phải thường xuyên uốn nắn mỗi khi các em trả lời câu hỏi, hay giải bài tập, phải đặt thành một yêu cầu đối với các em; Nếu phát biểu sai, nói không chính xác, không đầy đủ ý hoặc viết sai, nhất thiết phải sửa lại. Ngoài việc sửa chữa những sai lầm cho HS trên lớp, GV còn cần phải theo dõi sự tiến bộ của các em trong việc khắc phục những sai lầm đó, phải nắm vững những sai lầm nào các em đã sửa được, những sai lầm nào còn tồn tại. Việc sửa chữa những sai lầm của HS phải được tiến hành kịp thời, vì rằng các kiến thức toán học có liên quan chặt chẽ với nhau, nếu HS không nắm vững một phần nào, dù là
  • 19. Trang 14 nhỏ, thì những phần sau cũng không thể hiểu rõ được. Do đó sau khi kiểm tra hay trả bài tập cần phải tiến hành sửa chữa sai lầm ngay.
  • 20. Trang 15 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG SỐ ĐO ĐẠI LƯỢNG TRONG SGK TOÁN 4 2.1. Mục tiêu dạy số đo đại lượng ở tiểu học - Hình thành biểu tượng về các đại lượng, về các đơn vị đo đại lượng thường gặp trong đời sống và trong kĩ thuật; giúp HS nắm chắc tên gọi, cách viết tên, cách kí hiệu về từng đơn vị đo thông dụng đã được học; nắm được quan hệ giữa các đơn vị đo cùng một đại lượng; rèn luyện các kĩ năng sử dụng những dụng cụ đo đơn giản để thực hành đo; rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính số học với các số đo đại lượng. - Góp phần hổ trợ, củng cố các kiến thức khác nhau trong môn toán. Trong môn toán tiểu học, các kiến thức về đo đại lượng được sắp xếp xen kẽ với các kiến thức số học, liên hệ chặt chẽ với các kiến thức ấy và góp phần hỗ trợ, củng cố kiến thức ấy. Chẳng hạn, việc dạy các đơn vị đo sau khi dạy các đơn vị đếm tương ứng và dạy bảng các đơn vị đo sẽ góp phần củng cố các kiến thức về hệ đếm thập phân và mối quan hệ giữa các đơn vị đếm đã học; việc dạy các phép tính với các số đo và đổi đơn vị đo sẽ góp phần củng cố kĩ năng làm tính số học; v.v.. Ngoài ra, nhờ phép đo mà HS có thể nhận thấy được các tính chất của một số hình hình học. Chẳng hạn, sau nhiều lần đo độ dài các cạnh, các góc của những hình vuông khác nhau, HS có thể tự rút ra nhận xét khái quát về đặc điểm của hình vuông. Hơn nữa, việc thực hành đo đạc cũng góp phần hình thành và chính xác hóa những biểu tượng về vị trí, khoảng cách v.v.. giúp phát triển trí tưởng tượng không gian, hỗ trợ cho việc học vẽ, học viết tập, học hình học, v.v.. - Góp phần phát triển các năng lực trí tuệ, xây dựng một số phẩm chất quan trọng của người lao động mới cho HS. Dạy đo đại lượng góp phần phát triển tư duy logic, năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa cho HS. Chẳng hạn, khi đo độ dài, HS phải thực hiện hai thao tác tư duy quan trọng: Phân tích độ dài của vật để nhận ra nó gồm có nhiều “đơn vị” hợp lại, và tổng hợp một số đơn vị lại sẽ tạo ra một độ dài nào đó. Việc nhận ra độ dài phải trải qua một quá trình trừu xuất những thuộc tính khác nhau như màu sắc, hình dáng, vật liệu, v.v.. tạo nên vật đó; đồng thời lại phải
  • 21. Trang 16 qua một quá trình khái quát hóa mới biết rằng có những vật khác nhau nhưng lại có chung một tính chất (“có độ dài là...”). Để thực hiện một phép đo đúng yêu cầu quy định, HS phải có thói quen chuẩn bị chu đáo, biết làm việc theo kế hoạch đã vạch trước, đức tính cẩn thận, ưa thích sự chính xác, v.v.. Đó là những phẩm chất cần thiết cho người lao động mới. 2.2. Yêu cầu Nhằm thực hiện mục tiêu trên, việc dạy số đo đại lượng ở tiểu học cần làm cho HS: - Có biểu tượng về các đại lượng đã được học, biết cách đo và ghi lại giá trị của kết quả đo đại lượng. Nắm chắc hệ thống đo đại lượng. - Biết chuyển đổi và thực hiện phép tính trên các số đo đại lượng. - Biết ước lượng gần đúng số đo đại lượng. 2.3. Chương trình số đo đại lượng ở tiểu học 2.3.1. Nội dung SGK về đại lượng và đo đại lượng ở tiểu học Lớp Tên bài Trang 1 Độ dài đoạn thẳng 96 Thực hành đo độ dài 98 Xăng-ti-mét. Đo độ dài 119 Các ngày trong tuần lễ 161 Đồng hồ. Thời gian 164 2 Đề-xi-mét 7 Ki-lô-gam 32 Lít 41 Ngày, giờ 76 Ngày, tháng 79 Giờ, phút 125 Mét 150 Ki-lô-mét 151 Mi-li-mét 153
  • 22. Trang 17 Tiền Việt Nam 162 3 Xem đồng hồ 13, 14 Đề-ca-mét. Héc-tô-mét 44 Bảng đơn vị đo độ dài 45 Thực hành đo độ dài 47, 48 Gam 65 Tháng, năm 107 Thực hành xem đồng hồ 123, 125 Tiền Việt Nam 130, 157 Diện tích của một hình 150 Đơn vị đo diện tích. Xăng-ti-mét vuông 151 4 Yến, tạ, tấn 23 Bảng đơn vị đo khối lượng 24 Giây, thế kỉ 25 Đề-xi-mét vuông 62 Mét vuông 64 Ki-lô-mét vuông 99 5 Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài 22 Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng 23 Đề-ca-mét vuông. Héc-tô-mét vuông 25 Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích 27 Héc-ta 29 Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân 44 Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân 45 Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân 46 Thể tích của một hình 114 Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối 116 Mét khối 117 Bảng đơn vị đo thời gian 129 Cộng số đo thời gian 131
  • 23. Trang 18 Trừ số đo thời gian 132 Nhân số đo thời gian với một số 135 Chia số đo thời gian với một số 136 Vận tốc 138 Quãng đường 140 Thời gian 142 2.3.2. Quá trình hình thành khái niệm đại lượng ở tiểu học Đại lượng là một khái niệm trừu tượng. Đó là một thuộc tính xác định nào đó của tập hợp đã cho được đặc trưng bởi tập hợp các giá trị của nó. Những đại lượng mà tập hợp các giá trị của nó là tập hợp số thì ta gọi là đại lượng vô hướng. Những đại lượng mà tập hợp các giá trị của nó đòi hỏi có yếu tố phương và chiều ta gọi là đại lượng véc-tơ. Đo đại lượng là biểu diễn thuộc tính của đại lượng bằng số. Giá trị của đại lượng là duy nhất còn số đo không duy nhất mà phụ thuộc vào việc chọn đơn vị đo. Ví dụ: 2dm = 20cm; 1 phút = 60 giây Để nhận thức được khái niệm đại lượng đòi hỏi HS phải có khả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa cao. Dựa vào một số đặc điểm tâm lí HS tiểu học ta nhận thấy HS tiểu học còn hạn chế khả năng này. Vì thế chưa thể yêu cầu HS tiểu học lĩnh hội ngay khái niệm đại lượng. Nên việc hình thành khái niệm đại lượng ở tiểu học có thể tiến hành theo sơ đồ sau: Sơ đồ trên được cụ thể hóa thành các bước: - Nêu mục đích yêu cầu để định hướng sự chú ý của HS khi quan sát. - Bước đầu trừu tượng hóa, thay các tài liệu quan sát được bằng các kí hiệu, sơ đồ, hình vẽ hay dấu hiệu. - Khái quát hóa các dấu hiệu chung để hình thành biểu tượng khái quát hoặc khái niệm. Đồ vật, hiện vật cảm tính Tri giác Biểu tượng Khái niệm thuật ngữ
  • 24. Trang 19 - Củng cố và kiểm tra nhận thức thông qua ví dụ minh họa, thực hành bài tập, ... 2.4. Nội dung dạy học đại lượng và đo đại lượng trong Toán 4 2.4.1. Dạy học về khối lượng: - Giới thiệu tên gọi, kí hiệu, độ lớn của các đơn vị đo khối lượng: Tấn, tạ, yến, hg, dag. - Hệ thống hóa các đơn vị đo khối lượng thường dùng thành Bảng đơn vị đo khối lượng. - Chuyển đổi số đo khối lượng. - Làm tính và giải toán với các số đo theo đơn vị: Tấn, tạ, yến, kg và g. - Thực hành cân các đồ vật thông dụng hằng ngày. Tập ước lượng “cân nặng” trong một số trường hợp đơn giản. 2.4.2. Dạy học về đo thời gian: - Giới thiệu các đơn vị đo thời gian: Giây, thế kỉ và quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian như: 1 phút = 60 giây, 1 thế kỉ = 100 năm. - Tập chuyển đổi số đo thời gian. - Củng cố và rèn luyện kĩ năng: Thực hành với các đơn vị đo thời gian thường gặp là giờ, phút, ngày, tháng, năm; thực hành xem lịch, xem đồng hồ. - Củng cố nhận biết về thời điểm và khoảng thời gian. 2.4.3. Dạy học về diện tích: - Giới thiệu các đơn vị đo diện tích: dm2 , m2 , km2 . Biết đọc số đo diện tích theo đơn vị đo mới học. - Nhận biết quan hệ giữa một số đơn vị đo diện tích thường gặp như: 1dm2 = 100cm2 ; 1m2 = 100dm2 ; 1km2 = 1 000 000m2 . - Tập chuyển đổi số đo diện tích. - Làm tính và giải toán liên quan tới các số đo diện tích, trong đó các bài toán về diện tích của hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành và hình thoi. 2.5. Phân phối thời lượng dạy học số đo đại lượng trong Toán 4 Toán 4 là sự tích hợp các nội dung số học với các nội dung đại lượng và đo đại lượng, các yếu tố hình học, thống kê và các bài toán có lời văn, tạo thành môn Toán thống nhất về cơ sở khoa học bộ môn và về cấu trúc nội dung. Mỗi nội dung
  • 25. Trang 20 (số học, đại lượng và đo đại lượng, thống kê, yếu tố hình học, các bài toán có lời văn) được sắp xếp thành từng mạch xuyên suốt từ đầu lớp đến cuối lớp 4. Chúng được sắp xếp xen kẽ nhau trong từng chủ đề, từng chương, mục, thậm chí trong từng bài học của SGK Toán 4, tạo ra sự hỗ trợ và gắn bó với nhau trong suốt qua trình dạy học. 2.6. Yêu cầu trong dạy học chủ đề đại lượng và đo đại lượng lớp 4 2.6.1. Phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình dạy học đại lượng và đo đại lượng lớp 4. Phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình dạy học là một trong những trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học toán ở tiểu học. Đây là việc làm đòi hỏi GV phải có tâm huyết cao và kiên trì trong nhiều năm. Trong dạy học đại lượng và đo đại lượng lớp 4 có thể phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của HS như sau: - Khi dạy bài học mới GV nên: + Tổ chức, hướng dẫn HS tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề bằng cách:  Hạn chế truyền đạt các kiến thức có sẵn.  Hướng dẫn HS tự phát hiện vấn đề của bài học rồi tổ chức cho HS huy động những hiểu biết của bản thân (hoặc của một nhóm HS) để lập mối liên hệ giữa vấn đề mới phát hiện với các kiến thức thích hợp đã biết, từ đó tự tìm cách giải quyết vấn đề.  Tôn trọng, khuyến khích mọi cách giải quyết vấn đề của HS và giúp HS lựa chọn cách giải quyết hợp lý nhất.  Tổ chức cho HS thực hành, chơi trò chơi toán học, vận dụng kiến thức mới học ngay trong tiết dạy học bài mới để HS “học qua làm”, góp phần giúp HS chiếm lĩnh kiến thức mới, bằng cách: Sử dụng các bài tập trong SGK Toán 4 để tổ chức cho HS tự làm bài theo năng lực của mình. Sau mỗi bài tập (đặc biệt các bài tập 1 và 2), GV nên nêu một số câu hỏi để khi trả lời HS được ôn tập, củng cố kiến thức mới học. - Khi dạy học các tiết luyện tập, luyện tập chung, thực hành, ôn tập GV nên: + Giúp HS tự phát hiện ra mối liên hệ giữa bài tập và các kiến thức đã học, từ đó HS biết lựa chọn sử dụng những kiến thức thích hợp để giải bài tập.
  • 26. Trang 21 + Giúp HS tự luyện tập, thực hành theo khả năng của từng HS, tránh cách dạy “đồng loạt”, “bình quân”. GV cần quan tâm đúng mức đến từng đối tượng HS khi tổ chức HS làm bài, chữa bài. + Khuyến khích sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các đối tượng HS bằng cách phối hợp giữa bài làm của từng cá nhân với trao đổi ý kiến trong nhóm về cách giải của các bạn để tự rút kinh nghiệm và hoàn chỉnh cách giải của bản thân. Không khuyến khích hiện tượng làm hộ, thiếu tự lực hoặc thiếu trung thực khi làm bài. + Tập cho HS thói quen tự kiểm tra, tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm khi làm bài và chữa bài. + Tập cho HS thói quen tìm hiểu nhiều cách giải một bài tập (nếu có thể) và lựa chọn cách hợp lí nhất, không thỏa mãn với các kết quả đạt được. + Vận dụng trò chơi vào các tiết ôn tập, luyện tập, thực hành giúp trẻ giảm bớt căng thẳng, vừa học vừa chơi với tinh thần thoải mái, khắc sâu kiến thức toán học và quá trình dạy học đạt hiểu quả cao hơn. 2.6.2. Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học đại lượng và đo đại lượng lớp 4. Để đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học đại lượng và đo đại lượng lớp 4, GV cần nắm chắc và hiểu rõ nội dung dạy học chủ đề đại lượng và đo đại lượng của SGK Toán 4; kế thừa và phát huy các kết quả đổi mới phương pháp dạy học đã đạt được trong các lớp 1, lớp 2, lớp 3; đặc biệt cần cố gắng thực hiện nghiêm túc một số hướng dẫn sau: - Phải chuẩn bị tốt bài dạy, cụ thể là: + Nên tìm hiểu kĩ SGK Toán 4, tham khảo sách giáo viên Toán 4 và một số tài liệu liên quan khác để tự xác định được:  Mục tiêu dạy học từng bài học (từng tiết dạy).  Nội dung trọng tâm và mức độ dạy học nội dung trọng tâm của tiết học (theo chuẩn kiến thức và kĩ năng Toán 4).  Các hoạt động học tập chủ yếu của HS và các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học để giúp HS đạt được mục tiêu của bài học theo năng lực từng đối tượng HS.
  • 27. Trang 22 + Tự lập được kế hoạch của môn Toán trong cả năm học, trong từng tuần lễ, từng tiết dạy. Khi dạy bài, nên viết “giáo án” dưới dạng một kế hoạch bài học (gọi tắt là kế hoạch bài học từng bài học) sao cho:  Kế hoạch bài học phải ngắn gọn, thuận tiện khi sử dụng trên lớp.  Kế hoạch bài học phải bao gồm mục tiêu cần đạt của HS, các hoạt động dạy học và cách triển khai các hoạt động đó để các đối tượng HS dễ đạt được mục tiêu của bài học theo năng lực của mình. - Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của HS (đã xác định trong kế hoạch bài học). Khuyến khích HS tự phát hiện, giải quyết vấn đề của bài học để tự chiếm lĩnh kiến thức mới, dành thời lượng thích đáng cho thực hành, luyện tập, ôn tập, hoặc kiểm tra kiến thức có liên quan, phát triển năng lực tự học của từng đối tượng HS. Trong quá trình dạy học GV nên: + Linh hoạt áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn thu hút HS tham gia học tập tích cực. + Chỉ thực sự sử dụng thiết bị dạy học khi cần thiết; tạo điều kiện cho HS tự huy động các kiến thức và kinh nghiệm đã có để phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học, bài tập; hướng dẫn HS tự nêu nhận xét hoặc kết luận ở tầm khái quát hơn (so với lớp 3). - Xây dựng môi trường học tập thân thiện, có tính sư phạm cao: + Trang trí phong học để có môi trường học tập hấp dẫn, tạo tâm thế sẵn sàng học tập cho HS. + Luôn tạo bầu không khí thân thiện, hợp tác giữa GV và HS, HS và HS, giúp HS tự tin và có niềm vui trong học tập, thể hiện thông qua cử chỉ, nét mặt của GV, qua hình thức tổ chức học tập (như trò chơi học tập, đố vui để học,...) và môi trường học tập. + Tôn trọng khuyến khích sự tham gia của mọi đối tượng HS trong các hoạt động học tập toán. Động viên và hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả học tập của bản thân, của bạn một cách khách quan, trung thực, khiêm tốn.
  • 28. Trang 23 2.7. Chuẩn kiến thức và kĩ năng về số đo đại lượng ở Toán 4 - Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng, đo diện tích, đo thời gian thường dùng hằng ngày Chẳng hạn: - Biết đọc, viết, chuyển đổi số đo khối lượng, số đo thời gian, số đo diện tích có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo. Ví dụ: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 7 tạ 20kg = .....kg b) 5m2 9dm2 = ....dm2 3 tấn 25kg = .....kg 8m2 50cm2 =....cm2 c) 3 giờ 15 phút = .... phút 3 phút 25 giây = .... giây - Bước đầu biết sử dụng những kiến thức số đo khối lượng, số đo thời gian, số đo diện tích trong việc giải quyết một số vấn đề của thực tế. Ví dụ 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Nếu một quả táo cân nặng 50g thì 4kg táo có bao nhiêu quả táo như thế ? A. 80 B. 50 C. 40 D. 20 Ví dụ 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: Năm 2010 cả nước ta kỉ niệm “Một nghìn năm Thăng Long – Hà Nội”. Như vậy, Thủ đô Hà Nội được thành lập năm ... thuộc thế kỉ ... 2.8. Những dạng bài tập cơ bản về “Đại lượng và đo đại lượng” trong SGK Toán 4 Dạng 1: Đọc viết, số đo đại lượng (có 1 hoặc 2 tên đơn vị đo). Ví dụ1: Đọc: 32dm2 ; 911dm2 ; 1952 dm2 ; 492 000dm2 ; 32m2 49dm2 Ví dụ 2: Viết theo mẫu: Đọc Viết Một trăm linh hai đề-xi-mét vuông 102dm2 1 yến = 10kg 1 tạ = 10 yến = 100kg 1 tấn = 10 tạ = 1000kg 1dm2 = 100cm2 1m2 = 100dm2 1km2 = 1 000 000m2 1 phút = 60 giây 1 giờ = 60 phút 1 thế kỉ = 100 năm
  • 29. Trang 24 Một nghìn chín trăm sáu mươi chín đề-xi-mét vuông Ví dụ 3: Viết số hoặc chữ thích hợp vào ô trống: Đọc Viết Chín trăm hai mươi mốt ki-lô-mét vuông 509km2 Dạng 2: So sánh các số đo đại lượng. Ví dụ: 5dag ... 50g 4 tạ 30kg ... 4 tạ 3kg ? 8 tấn ... 8100kg 3 tấn 500kg ... 3500kg Dạng 3: Chuyển đổi các số đo đại lượng. - Đổi số đo đại lượng có một tên đơn vị đo (đổi từ danh số đơn sang danh số đơn). + Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé: Ví dụ: 5 tạ = ... yến; 5 giờ = ... phút; 4m2 = ... cm2 + Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn: Ví dụ: 10 kg = ... yến; 1300dm2 = ...m2 ; 420 giây = ... phút - Đổi số đo đại lượng có hai tên đơn vị đo (đổi từ danh số phức sang danh số đơn) Ví dụ: 3 tấn 5kg = ... kg; 3 giờ 15 phút = ... phút; 6m2 30cm2 = ... cm2 Dạng 4: Giải toán liên quan tới các số đo đại lượng. Ví dụ: Một xe ô tô chở được 32 bao gạo, mỗi bao cân nặng 50kg. Hỏi chiếc xe đó chở được tất cả bao nhiêu tạ gạo ? Dạng 5: Thực hành đo và ước lượng số đo đại lượng. Ví dụ: Viết “2kg” hoặc “2 tạ” hoặc “2 tấn” vào chỗ thích hợp: > < =
  • 30. Trang 25 - Con bò cân nặng ................ - Con gà cân nặng ................ - Con voi cân nặng ................ Dạng 6: Thực hiện phép tính với số đo đại lượng. Ví dụ 1: Tính: 380g + 195g 452hg x 3 928dag – 274dag 768hg : 6 Ví dụ 2: Tính: 23cm2 + 38cm2 45m2 x 7 3879dm2 – 2653dm2 396m2 : 9 2.9. Một số sai lầm thường gặp của HS lớp 4 khi học số đo đại lượng và cách ngăn ngừa, khắc phục những sai lầm đó. 2.9.1. Nhầm lẫn tên đơn vị khi so sánh, chuyển đổi các đơn vị đo. Ví dụ 1: Gọi tên các đơn vị đo diện tích là đề-xi-mét hoặc ki-lô-mét. Sai lầm này do học sinh nhầm lẫn với đơn vị đo độ dài. Ví dụ 2: 4 tấn 25kg = ... kg thì lại viết thành 425kg do các em đổi nhầm 4 tấn thành 4 tạ. Nguyên nhân các em mắc sai lầm ở 2 ví dụ trên là do lơ đãng, thiếu thận trọng. Chẳng hạn như đơn vị đo độ dài và đơn vị đo diện tích khá là giống nhau, chỉ khác ở chỗ là đơn vị đo độ dài không có số 2 ở phía trên mép phải của đơn vị đó (m so với m2 ). Để khắc phục sai lầm này cho HS, khi dạy về số đo diện tích GV phải cho HS so sánh sự khác nhau giữa đơn vị đo diện tích với đơn vị đo độ dài. Ngoài ra GV cần phải yêu cầu HS đọc thật kĩ đề bài trước khi làm bài. 2.9.2. Không nắm vững quan hệ giữa các đơn vị đo của một đại lượng. Ví dụ: 15m2 9cm2 = 159cm2 2 phút 15 giây = 215 giây Cách khắc phục: - Cách 1: Tách số đo có hai tên đơn vị đo thành tổng 2 số đo có cùng tên đơn vị bé rồi tính tổng. + 1m2 = 10 000cm2
  • 31. Trang 26 15m2 = 15 x 10 000 cm2 = 150 000 cm2 15m2 9cm2 = 150 000cm2 + 9 cm2 = 150009cm2 + 2 phút = 120 giây Vậy 2 phút 15 giây = 120 giây + 15 giây = 135 giây - Cách 2: Dựa vào bảng Nhẩm từ trái sang phải mỗi hàng có 2 chữ số, 15m2 ghi 15 vào ô m2 , 0 dm2 ghi 00 vào ô dm2 , 9 cm2 ghi 09 vào ô cm2 m2 dm2 cm2 15 00 09 2.9.3. Không hiểu rõ bản chất của phép tính trên các số đo đại lượng. Ví dụ: 420 giây = ... phút HS có thể viết: 420 giây : 60 giây = 7 phút, vậy 420 giây = 7 phút. Trong trường hợp này HS đã tìm ra kết quả đúng nhưng trình bày sai, vì không hiểu bản chất của phép tính được viết ra. GV lưu ý với HS là chúng ta không được viết như thế vì viết như thế là sai. Các em chỉ lấy 420 đem chia cho 60 thôi được thương là bao nhiêu thì các em đem thương đó điền vào chỗ phút. Chẳng hạn như vầy: 420 : 6 được thương là 7 dư 0 nên ta viết: 420 giây = 7 phút. 2.9.4. Không vận dụng được khái niệm và các phép tính về phân số Ví dụ: Trong các khoảng thời gian sau, thời gian nào là dài nhất ? a) 600 giây b) 20 phút c) 1 4 giờ d) 2 5 giờ. Nếu không hiểu thế nào là 2 5 giờ và 2 5 giờ bằng bao nhiêu phút thì HS sẽ không trả lời được câu hỏi nêu trong đề bài. Trước tiên GV yêu cầu HS đưa về cùng một đơn vị đo thời gian, chẳng hạn như bài này là đưa về phút. Ta có 1 giờ = 60 phút, 1 phút = 60 giây 1 4 giờ = 1 4 x 60 phút = 15 phút 2 5 giờ = 2 5 x 60 phút = 24 phút 600 giây: lấy 600 : 60 được thương là 10 dư 0 nên 600 giây = 10 phút.
  • 32. Trang 27 Lúc này 600 giây (10 phút), 20 phút, 1 4 giờ (15 phút), 2 5 giờ (24 phút), do đó ta chọn đáp án d ( 2 5 giờ (24 phút)) là dài nhất. 2.9.5. Sai lầm khi thực hiện các phép tính số học hoặc các phép tính trên số đo đại lượng. Ví dụ: 30045cm2 = ... m2 ... cm2 . HS có thể đặt sai phép tính như sau: 30045 : 1000 = 30 (dư 45) và 30 045cm2 = 30m2 45dm2 ; trong khi phép tính đúng phải là: 30045 : 10 000 = 3 (dư 45) và 30045cm2 = 3m2 45cm2 . Cách khắc phục: - Cách 1: Đối với bài tập này, GV chỉ ra mối quan hệ giữa m2 và cm2 , ta có 1m2 = 10 000 cm2 , khi đó ta lấy 30 045 : 10 000 = 3 (dư 45) Ta chia cho 10 000 là vì 1m2 = 10 000 cm2 Vậy 30045cm2 = 3m2 45cm2 - Cách 2: Vì 10 000cm2 = 1m2 nên ta có 30 045cm2 = 30 000cm2 + 45cm2 = 3m2 45cm2 . - Cách 3: Dựa vào bảng Do là đơn vị đo diện tích nên mỗi hàng có 2 chữ số, ta bắt đầu từ cm2 trước rồi sang dm2 và cuối cùng là m2 . m2 dm2 cm2 03 00 45 Nên 30045cm2 = 3m2 45cm2 2.9.6. Kĩ năng ước lượng không tốt. Ví dụ: Khoanh tròn vào chữ đặt trước số đo thích hợp: Diện tích của một trang sách Toán 4 khoảng: A. 4dm2 B. 4cm2 C. 4m2 HS có thể chọn câu trả lời là 4cm2 vì cho rằng cm2 là đơn vị đo diện tích bé nhất trong các phương án trả lời, do đó sẽ phù hợp với diện tích của một trang sách nhỏ. Để làm đúng bài tập trên, HS cần biết ước lượng diện tích của từng loại đối tượng, sự vật với đơn vị đo thích hợp. GV yêu cầu HS cầm thước 20cm đo chiều dài và chiều rộng của quyển sách nhưng không cần chính xác như chiều rộng hơn 10cm (hay 1dm), chiều dài hơn
  • 33. Trang 28 20cm (hay 2dm). Vậy diện tích một trang sách hơn 2dm2 . Vì thế diện tích một trang sách không thể nào là 4cm2 hay 4m2 được. 2.9.7. Sai lầm khi sử dụng thuật ngữ a) Phân biệt khái niệm đại lượng và vật mang đại lượng. Ví dụ: Một số học sinh cho cái bút chì là độ dài, cái mặt bàn là diện tích, cái chai là dung tích, bao gạo lớn hơn gói đường…. Nguyên nhân: Nguyên nhân những sai lầm trên là do học sinh chưa nắm chắc bản chất khái niệm đại lượng, nhận thức của các em còn phụ thuộc hình dạng bên ngoài của đối tượng quan sát nên chưa tách được những thuộc tính riêng lẽ của đối tượng để giữ lại thuộc tính chung. Biện pháp khắc phục: Biện pháp khắc phục tốt nhất là giáo viên đưa ra nhiều đối tượng khác nhau, nhưng có cùng một giá trị đại lượng để học sinh so sánh và nhận ra thuộc tính chung. Đồng thời giáo viên thường xuyên uốn nắn cách nói, cách viết hằng ngày của học sinh. b) Phân biệt chu vi và diện tích. Ví dụ: Hãy chỉ ra sai lầm trong lập luận sau đây của một học sinh và giải thích tại sao ? Một hình vuông có cạnh dài 4cm, một học sinh phát hiện một điều thú vị: Chu vi của hình vuông: 4  4 = 16. Diện tích của hình vuông : 4  4 = 16. Học sinh đó kết luận: Hình vuông này có chu vi bằng diện tích. Biện pháp khắc phục: Khi phân tích sai lầm này giáo viên cần chỉ rõ chu vi là đại lượng độ dài, còn diện tích là đại lượng diện tích, hai đại lượng này không thể so sánh được với nhau. Mặt khác giáo viên cũng cần chỉ rõ phép đo mỗi đại lượng. Để đo chu vi hình vuông này, ta lấy đơn vị đo độ dài 1 cm (đoạn thẳng có độ dài 1 cm) và đặt dọc theo một cạnh, được 4 đơn vị độ dài vì hình vuông có 4 cạnh bằng nhau, nên tổng độ dài của 4 cạnh xác định bằng phép tính: 4 x 4 và chu vi hình vuông là 16 cm. Để đo diện tích hình vuông này, ta lấy đơn vị đo diện tích 1 cm2 (hình vuông có cạnh 1 cm) và đặt dọc theo 1 cạnh được 4 đơn vị diện tích: Vì hình vuông có 4 cạnh bằng nhau nên đặt được 4 hàng như thế, tổng diện tích của hình
  • 34. Trang 29 vuông được xác định bằng phép tính: 4 4 = 16 và diện tích của hình vuông là 16 cm2 . Vì thế không thể nói hình vuông trên đây có chu vi và diện tích bằng nhau.
  • 35. Trang 30 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIÁO ÁN ĐỀ NGHỊ GIÁO ÁN 1 Bài: “YẾN, TẠ, TẤN” (SGK Toán 4, trang 23) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn. - Biết được mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn và ki-lô-gam. 2. Kĩ năng - Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng từ danh số đơn ra danh số đơn (chủ yếu từ đơn vị lớn ra đơn vị bé). - Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng từ danh số phức ra danh số đơn (chủ yếu từ đơn vị lớn ra đơn vị bé). - Biết thực hiện các phép tính với các số đo đại lượng có yến, tạ, tấn. - Ước lượng gần chính xác khối lượng của vật. 3. Thái độ - Có lòng yêu thích môn toán. - Rèn luyện tính cẩn thận, chu đáo. II. Phương tiện dạy học SGK, bảng phụ, bảng con. III. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (2’) - Gọi HS lên bảng giải còn lại ở dưới làm vào tập nháp. - Tìm số tự nhiên x, biết: 23 < x < 27 (số tự nhiên lớn hơn 23 và bé hơn 27 là 24, 25, 26. Vậy x là 24, 25, 26.) - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới a) Giới thiệu bài (2’) - Các em hãy cho thầy biết chúng ta đã được học những đơn vị đo khối lượng nào rồi ? (ki-lô-gam, gam)
  • 36. Trang 31 1kg = ... g (1kg = 1000g) - Để đo khối lượng của vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn ki-lô- gam, người ta còn dùng những đơn vị đo lớn hơn ki-lô-gam đó là yến, tạ, tấn. - Để biết yến, tạ, tấn lớn hơn ki-lô-gam bao nhiêu lần thì bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết được đáp án. - Gọi một dãy bàn HS đọc lại tên bài học mới b) Dạy bài mới Các hoạt động chính Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Giới thiệu các đơn vị mới (yến, tạ, tấn) (10’) - GV: Ghi lên bảng 1 yến = 10kg. Sau đó cho HS đọc lại nhiều lần. (đọc hai chiều, 1 yến bằng 10 ki-lô-gam, 10 ki-lô-gam bằng 1 yến. - GV hỏi: Thầy mua 3 yến gạo tức là thầy mua bao nhiêu kg gạo? - Bạn Nam nặng 30kg tức là bạn Nam nặng bao nhiêu yến ? - Tương tự như vậy, 1 tạ = 10 yến, 1 tấn = 10 tạ (đều ghi lên bảng). Vậy thì 1 tạ = ? kg, 1 tấn = ? kg. - Sau đó GV giới thiệu vài ví dụ để HS cảm nhận được độ lớn của những đơn vị đo này, chẳng hạn: Con voi nặng 2 tấn, con trâu nặng 3 tạ, con lợn nặng 8 yến.... - HS đọc lại theo yêu cầu của GV - HS trả lời: - 3 yến = 30kg - 30kg = 3 yến - 1 tạ = 100kg, 1 tấn = 1000kg. - HS lắng nghe Hoạt động 2: Bài tập 1 (3’) - GV cho HS nêu yêu câu đề toán rồi tự làm bài. Hướng dẫn HS đọc kĩ từng phần và lựa chọn số đo khối lượng thích hợp để viết vào chỗ chấm. Sau đó GV chữa bài - HS đọc yêu câu rồi làm bài.
  • 37. Trang 32 Hoạt động 3: Bài tập 2 (6’) - GV hướng dẫn câu: 8 yến = ... kg (Trước khi làm bài tập này GV gọi vài HS nêu lại mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn và ki-lô-gam.) Bài làm như sau: 1 yến = 10kg Thì 8 yến = 1 yến x 8 = 10kg x 8 = 80kg. Và câu thứ hai: 5 yến 3kg = ... kg - GV hướng dẫn: đầu tiên các em đổi 5 yến về ki-lô-gam. Chẳng hạn như bài này thì 5 yến = 50kg, giờ thì bài tập của chúng ta có dạng như vầy: 50kg + 3kg = ... kg Thì chúng ta chỉ việc cộng chúng lại thôi. 50kg + 3kg = 53kg. - GV ghi lại từng bước: 5 yến 3kg = ... kg 5 yến 3kg = 50kg + 3kg = 53kg. Chú ý: Các em chỉ ghi kết quả “53” vào chỗ chấm, các bước trung gian chúng ta làm ngoài nháp. - Sau đó GV cho HS làm theo nhóm 4. Trong thời gian HS làm bài thì GV ghi bài tập 2 lên bảng để HS sau khi thảo luận nhóm xong thì lên bảng ghi kết quả. - GV nhận xét, đánh giá - HS quan sát, theo dõi. - HS lắng nghe - HS làm bài tập theo nhóm 4 - HS nhận xét Hoạt động 4: Trò chơi “Ai nhanh hơn” (8’) - GV chia lớp thành 4 đội (hoặc 2 đội, tùy theo không gian lớp học), sau đó mỗi đội cử 4 thành viên lên đứng trước bảng - HS họp nhóm, cử thành viên ra thi đấu
  • 38. Trang 33 để tham gia trò chơi. Luật chơi: mỗi đội có 4 thành viên lần lượt thay nhau làm 4 câu trong bài tập 3. Cách tính điểm: mỗi câu làm đúng được 25 điểm, đội làm nhanh nhất được 25 điểm. Nhanh nhì được 20 điểm, nhanh ba được 15 điểm và nhanh tư được 10 điểm. HS còn lại của mỗi nhóm sẽ bổ sung cho nhóm mình nếu như bài làm của nhóm sai, mỗi câu bổ sung đúng được 15 điểm. Đội nào nhiều điểm nhất đội đó sẽ thắng. - GV nhận xét, đánh giá. - HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi - HS chơi trò chơi, rồi nhận xét. Hoạt động 5: Bài tập 4 (6’) - GV yêu cầu 2 HS đọc đề toán. sau đó cho các em tóm tắt và giải bài toán theo nhóm đôi. Lưu ý các em là bài toán này có mấy đơn vị - Đề yêu cầu tính theo đơn vị nào? - Vậy thì chúng ta phải làm sao ? - Gọi hai HS lên bảng trình bày. - GV cho HS nhận xét bài làm trên bảng, rồi tổng kết. - HS đọc đề toán, tóm tắt, giải bài toán theo nhóm 2 - HS trả lời - HS trả lời - 2 HS trình bày bảng - HS nhận xét 4. Củng cố, dặn dò (2’) - Hôm nay chúng ta học bài gì ? Mối quan hệ của chúng ? - Về nhà các em xem lại bài, hoàn thành tất cả các bài tập chưa làm và xem trước bài học tiếp theo cho thầy.
  • 39. Trang 34 GIÁO ÁN 2 Bài: “GIÂY, THẾ KỈ” (SGK Toán 4, trang 25) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh làm quen với đơn vị đo thời gian: Giây, thế kỉ. - Biết được mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm. 2. Kĩ năng - Chuyển đổi được các đơn vị đo đại lượng danh số đơn sang danh đơn giữa phút với giây, thế kỉ với năm. - Biết được một năm (xác định) thuộc thế kỉ nào. 3. Thái độ - Biết quý trọng thời gian. - Yêu thích học toán. - Tự giác làm bài. II. Phương tiện dạy học SGK, đồng hồ bằng mô hình hoặc đồng hồ thật, bảng con, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (3’) Câu 1: Viết tất cả các đơn vị đo khối lượng đã học theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. (tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g) Câu 2: 5kg 4g = … g ? (5kg 4g = 5004g) GV nhận xét cho điểm 3. Dạy bài mới a) Giới thiệu bài (3’) Trên đồng hồ có mấy cây kim ? (3) Cây ngắn nhất chỉ cho đơn vị đo thời gian nào ? (giờ), cây ngắn thứ hai chỉ cho đơn vị thời gian nào ? (phút) còn cây dài nhất chỉ cho đơn vị thời gian nào ? (giây) GV hỏi: 1 giờ = bao nhiêu phút ? (1 giờ = 60 phút).
  • 40. Trang 35 Vậy ta đã biết được mối quan hệ của mấy đơn vị đo thời gian trên đồng hồ ? (2), vậy còn đơn vị đo thời gian nào trên đồng hồ mà các em chưa biết ? (giây). Vậy mối quan hệ giữa giây, phút và giờ như thế nào ? Bài học ngày hôm nay sẽ giải đáp cho câu hỏi này. b) Dạy bài mới Các hoạt động chính Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Giới thiệu giây, thế kỉ (12’)  Giới thiệu về giây. - GV cho HS quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút và nêu: + Kim giờ đi từ một số đến số tiếp theo là hết một giờ. + Còn kim phút đi từ một số đến số liền tiếp là bao nhiêu phút ? (5 phút) - Trong khoảng từ một số (xác định) đến số liền tiếp có mấy vạch nhỏ ? (5 vạch) Vậy thì kim phút đi từ một vạch (xác định) đến vạch liền tiếp là bao nhiêu phút ? (1 phút) 1 giờ = … phút ? (60 phút). - Các em hãy chú ý sự chuyển động của kim giây và cho thầy biết khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến vạch tiếp theo là bao nhiêu giây ? (1 giây) (cho HS quan sát kim giây đủ một vòng) - Vậy thì 1 phút bằng bao nhiêu giây ? (1 phút = 60 giây) (GV viết lên bảng cho HS quan sát) - Cho HS nhắc lại vài lần theo hai chiều khác nhau. - Cho HS ước lượng giây theo nhóm đôi - HS quan sát - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS nhắc lại - HS ước lượng
  • 41. Trang 36 bằng cách một HS đứng lên ngồi xuống, HS còn lại xem đồng hồ (2 HS thay phiên nhau mỗi em đứng lên ngồi xuống một lần).  Giới thiệu về thế kỉ. - Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỉ 1 thế kỉ = 100 năm - Cho HS nhắc lại vài lần theo 2 chiều. - GV giới thiệu: Bắt đầu từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một (ghi lên bảng) Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai. - GV hỏi: Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ mấy ? (III) - Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ mấy? (XX) - Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ mấy ? (XXI) - Năm nay là năm bao nhiêu ? 2013) - Vậy thì năm nay thuộc thế kỉ mấy ? (TK XXI) - Năm 1890 thuộc thế kỉ nào ? - Năm 1010 thuộc thế kỉ nào ? (HS trả lời những câu hỏi trên vào bảng con) (nhắc HS là dùng chữ số La Mã để viết tên thế kỉ khi HS viết sai) thời gian theo cặp - HS lắng nghe - HS nhắc lại - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời Hoạt động 2: Bài tập 1 (7’) - Cho HS nêu lại mối quan hệ giữa phút với giây, thế kỉ với năm. - HS nêu lại mối quan hệ giữa phút
  • 42. Trang 37 - Sau đó cho HS làm theo nhóm 4. - Gọi vài nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, GV nhận xét. với giây, thế kỉ với năm. - HS làm bài theo nhóm - Nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét Hoạt động 3: Trò chơi “trở về quá khứ” (12’) - GV tổ chức chia đội chơi, phổ biến luật chơi. - Chia lớp thành 4 đội. mỗi đội là một tổ trong lớp học. - Tình huống: Bạn An trong một lần tình cờ nhặt được quả cầu thủy tinh, quả cầu này có tính năng thần kì là có thể đưa con người trở về quá khứ. Thế là bạn An đã trở đi vào thời quá khứ. Để vào được quá khứ hay từ quá khứ trở về với hiện tại thì phải đọc câu thần chú “Hô Hô Mở”. Thế là bạn An đã gặp được Bác Hồ kính yêu hay gặp được Hai Bà Triệu, Ngô Quyền…do vui quá nên An đã quên mất thần chú để trở lại với hiện tại. Các em hãy giúp An trở về với cuộc sống hiện tại bằng cách trả lời được các câu hỏi liên quan đến những gì bạn An đã gặp. Chỉ cần cả lớp chúng ta trả lời được tất cả các câu hỏi là có thể đưa bạn An trở về với cuộc sống hiện tại. - HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi. - HS chơi trò chơi.
  • 43. Trang 38 Chúng ta thi xem đội nào đưa bạn An trở về trước nghe. Các thành viên của đội sẽ trả lời câu hỏi độc lập, mỗi câu trả lời đúng chúng ta sẽ được một hột năng lượng. Năng lượng của đội chính là các hột năng lượng của các thành viên hợp lại. Đội nào có nhiều năng lượng nhất sẽ là đội đưa bạn An trở về nhanh nhất. (các câu hỏi chính là bài tập 2, 3 trong SGK Toán 4, trang 25) - GV nhận xét 4. Củng cố, dặn dò (2’) - HS nêu lại tên bài học, nói lại mối quan hệ giữa giây và phút, thế kỉ và năm. - Về nhà làm vô vở bài tập 2, 3. Xem trước bài tiếp theo.
  • 44. Trang 39 GIÁO ÁN 3 Bài: “ĐỀ-XI-MÉT VUÔNG” (SGK Toán 4, trang 62) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích đề-xi-mét vuông. - Biết được mối quan hệ giữa đề-xi-mét vuông và xăng-ti-mét vuông. - Đọc và viết được đơn vị đề-xi-mét vuông. 2. Kĩ năng - Biết so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo đề-xi-mét vuông. - Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích từ một đơn vị đo sang hai đơn vị đo (chủ yếu là giữa xăng-ti-mét vuông và đề-xi-mét vuông). 3. Thái độ - Yêu thích học toán. - Tự giác làm bài. II. Phương tiện dạy học SGK, bảng con, bảng phụ, tranh vẽ hình vuông có canh dài 1dm, được chia nhỏ thành 100 ô vuông nhỏ. III. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) - Gọi 2 HS lên bảng làm bài: a) 1342 x 40 b) 72535 x 70 - Các HS còn lại làm vào bảng con nhưng không được cho bạn xem. - Sau đó cho HS nhận xét bài làm của hai bạn trên bảng rồi GV nhận xét cho điểm. 3. Dạy bài mới a) Giới thiệu bài (2’) - Các em đã được học đơn vị đo diện tích nào rồi ? (xăng-ti-mét vuông)
  • 45. Trang 40 - Xăng-ti-mét vuông là đơn vị đo diện tích hình vuông có cạnh là bao nhiêu ? (1 cm) - Hôm nay thầy giới thiệu cho các em một đơn vị đo diện tích mới cũng được sử dụng rộng rãi trong đời sống đó là đề-xi-mét vuông. - Gọi 5 HS nhắc lại tên bài. b) Dạy bài mới Các hoạt động chính Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Giới thiệu đề-xi- mét vuông (10’) - GV lấy hình vuông có cạnh 1 dm đã chuẩn bị (có kẻ thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô là 1 cm2 , cho HS quan sát, đo cạnh hình vuông. - GV hỏi: Hình vuông này được được chia thành bao nhiêu hình vuông nhỏ ? (100 hình vuông nhỏ), mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu ? (1 cm2 ). Vậy thì hình vuông này có diện tích là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ? (1 x 100 = 100 cm2 ) - Hình vuông này có cạnh dài bao nhiêu? (1dm) - Các em hãy áp dụng công thức tính diện tích hình vuông và áp dụng tính diện tích hình vuông này đi. (1 x 1 = 1 dm2 ) - Vậy các em có nhận xét gì giữa 1 dm2 và 100 cm2 ? (1 dm2 = 100 cm2 ) - Kết luận: Đề-xi-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 dm. Đề-xi- mét vuông viết tắt là dm2 . - HS quan sát - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS nhận xét
  • 46. Trang 41 - Gọi 2 HS đọc lại kết luận. - 5 dm2 các em đọc như thế nào ? - Đọc 357 dm2 ? - Gọi 3 HS lên bảng, sau đó gọi lần lượt 3 HS đọc 911 dm2 , 1952dm2 , 492 000dm2 , cho các em trên bảng viết, các em còn lại viết vào bảng con. GV quan sát giúp đỡ các em. - HS đọc kết luận - HS đọc - HS đọc - 3HS lên bảng, còn lại viết vào bảng con Hoạt động 2: Bài tập 1, 2 (4’) Cho HS đọc đề rồi làm vào vở. GV quan sát giúp đỡ các em. HS làm bài vào vở Hoạt động 3: Bài tập 3 (6’) - Cho các em nhắc lại mối quan hệ giữa dm2 và cm2 , trước khi các em làm bài tập. - Cho các em làm theo nhóm đôi. Sau đó gọi các em lên bảng ghi bài làm của mình. - HS nhận xét rồi đến GV. - HS nhắc lại mối quan hệ giữa dm2 và cm2 . - HS làm theo cặp - HS nhận xét Hoạt động 4: Bài tập 4 (5’) - Đây là dạng toán so sánh. - Để so sánh được thì các đơn vị đo phải như thế nào ? (cùng đơn vị đo) các em hãy quan sát xem chúng có cùng đơn vị đo chưa ? (chưa cùng đơn vị đo) Vậy ta phải làm sao ? (đổi ra cùng đơn vị đo) Một bên có hai đơn vị đo còn bên kia chỉ có một đơn vị đo thôi, vậy chúng ta sẽ đổi hai đơn vị đo về một đơn vị đo cho dễ. Khi đã cùng đơn vị đo rồi thì chỉ việc ta so sánh thôi. - Gọi 4 HS lên bảng làm 4 bài tập. Các em còn lại làm vào vở. - HS trả lời - HS làm bài tập
  • 47. Trang 42 - HS nhận xét, GV nhận xét. - HS nhận xét Hoạt động 5: Bài tập 5 (6’) - Cho HS quan sát 2 hình. - Chúng ta có thể làm bài tập này theo hai hướng đó là những hướng nào ? (cắt ghép hình; tính diện tích rồi so sánh hình) - Cho các em làm theo nhóm 4, theo cả hai cách trên. - Gọi hai nhóm lên trình bày bài làm theo hai cách (mỗi nhóm một cách). - Nhóm khác nhận xét, GV nhận xét. - HS quan sát hình - HS trả lời - HS làm bài theo nhóm 4 - Nhóm trình bày bài làm - Nhóm khác nhận xét 4. Củng cố, dặn dò (2’) - 1dm2 = … cm2 - Các em về làm những bài tập mà mình chưa làm, xem trước bài mét vuông.
  • 48. Trang 43 GIÁO ÁN 4 Bài: “KI-LÔ-MÉT VUÔNG” (SGK Toán 4, trang 99) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hình thành về biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông. - Đọc đúng, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông. - Biết 1km2 = 1 000 000 m2 và ngược lại. 2. Kĩ năng - Chuyển đổi được các đơn vị giữa km2 với m2 , m2 với dm2 . - Ước lượng gần chính xác diện tích phòng học, diện tích nước Việt Nam. 3. Thái độ - Yêu thích học toán - Tinh thần tự giác học tập II. Phương tiện dạy học SGK, bảng con, bảng phụ, bức tranh khu rừng, cánh đồng…. III. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (3’) Câu 1: Trong các số sau đây 57 234; 64 620; 5270 số nào chia hết cho cả 2 và 5 ? (64 620, 5270) Câu 2: Tìm chữ số thích hợp viết vào ô trống sao cho: 24 chia hết cho cả 3 và 5. ( chữ số 0) GV nhận xét cho điểm 3. Dạy bài mới a) Giới thiệu bài (3’) - GV hỏi: Các em đã được học các đơn vị đo diện tích nào rồi. (xăng-ti-mét vuông, đề-xi-mét vuông, mét vuông) - Trong thực tế, để đo diện tích của một tỉnh, thành phố hay diện tích một khu rừng, vùng biển, diện tích một quốc gia thì người ta dùng một đơn vị đo diện
  • 49. Trang 44 tích khác nữa đó là gì các em có biết không ? (ki-lô-mét vuông) Hôm nay lớp chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ về đơn vị tính diện tích này. - Một dãy bàn đọc lại tựa bài học hôm nay. b) Dạy bài mới Các hoạt động chính Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Giới thiệu ki-lô- mét vuông (9’) - Các em đã được học các đơn vị đo diện tích nào rồi ? (xăng-ti-mét vuông, đề-xi- mét vuông, mét vuông) Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu ? (1 mét). - Treo lên bảng bức tranh cánh rừng (cánh đồng...) và nêu vấn đề: Cánh đồng này có hình vuông và mỗi cạnh của nó dài 1 km, các em hãy tính diện tích của cánh đồng. - GV giới thiệu: 1km x 1km = 1km2 , ki-lô-mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1km. - Ki-lô-mét vuông viết tắt là km2 , đọc là ki-lô-mét vuông. - Gọi vài em HS đọc lại. - GV hỏi: 1km bằng bao nhiêu mét ? (1km = 1000m) Các em hãy tính diện tích hình vuông có cạnh dài 1000m ? (1000m x 1000m = 1 000 000m2 ) - Dựa vào diện tích hình vuông có cạnh dài 1km và hình vuông có cạnh dài 1000m, em nào cho thầy biết 1km2 = ... m2 - HS trả lời - HS quan sát tranh - HS lắng nghe, theo dõi - HS đọc - HS trả lời - HS trả lời
  • 50. Trang 45 (1km2 = 1 000 000m2 ) Hoạt động 2: Bài tập 1 (4’) - Gọi HS đọc bài toán, rồi làm vào vở - Gọi hai HS lên bảng, 1 HS đọc một HS viết. - GV nhận xét -HS đọc để rồi làm bài - HS lên bảng làm bài Hoạt động 3: Bài tập 2. (4’) - Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài toán. Sau đó cho HS làm vào vở và GV nhận 5 tập nhanh nhất để chấm điểm. Sau đó GV gọi HS đọc kết quả bài làm của mình, cho HS nhận xét, sau đó GV nhận xét lại. - HS đọc đề - HS làm và nộp bài - HS đọc kết quả bài làm HS khác nhận xét Hoạt động 4: Bài tập 3 (4’) - Gọi 2 HS đọc đề toán. Yêu cầu HS nhắc lại công thức tính diện tích hình chữ nhật. - Gọi 2 HS lên bảng tóm tắt và làm giải bài toán trên bảng, các em còn lại thì làm vào nháp. Tuyệt đối không được xem bài trên bảng. - Cho HS nhận xét, sau đó GV nhận xét. - HS đọc đề - HS nhắc lại công thức tính diện tích hình chữ nhật - HS tóm tắt và làm bài - HS nhận xét Hoạt động 5: Bài tập 4 (8’) - Gọi 2 HS đọc đề bài trước lớp. Sau đó yêu cầu HS làm bài (trong vòng 2 phút). - Sau đó GV gọi một vài em đọc đáp án và hỏi vì sao em lại chọn đáp án đó ? (nếu chưa HS nào giải thích đúng, GV hướng dẫn HS phân tích. - Từ bảng đến cuối phòng học dài bao nhiêu mét ? (khoảng 6 mét) - Vậy thì diện tích phòng học của chúng ta là bao nhiêu ? (6m x 6m = 36 m2 ) - HS đọc đề - HS làm bài - HS đọc đáp án và giải thích bài làm của mình - HS trả lời - HS lắng nghe
  • 51. Trang 46 Vậy là phòng học của chúng ta gần bằng 40m2 Các em đổi 5 000 000m2 về km2 (5 000 000m2 = 5km2 ; một khu rừng còn rộng 6km2 (bài tập 3) chẳng lẻ diện tích nước ta nhỏ hơn khu rừng sau ? Còn 324 000dm2 = 3 240m2 nhỏ hơn nhiều so với 5 000 000m2 . Vậy thì diện tích nước ta phải là 330 991km2 . 4. Củng cố, dặn dò (2’) - Gọi HS đọc lại tên bài học. - Hỏi: 1km bằng bao nhiêu m ? - Dặn các em về nhà làm bài tập mà mình chưa hoàn thành và xem trước bài mới.
  • 52. Trang 47 CHƯƠNG 4. KHẢO SÁT SƯ PHẠM 4.1. Mục đích khảo sát Công tác khảo sát được tiến hành nhằm khắc phục những sai lầm của HS lớp 4 khi học số đo đại lượng nhằm kiểm tra hiệu quả của những biện pháp mà luận văn đã đề ra để áp dụng vào công việc giảng dạy ở nhà trường tiểu học. Đồng thời góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 4.2. Nội dung khảo sát Công tác khảo sát được tổ chức ở nhiều lớp và nhiều trường tiểu học khác nhau thuộc Thành Phố Cần Thơ. Do quá trình thực tập sư phạm diễn ra không ngay vào phần nghiên cứu của luận văn nên chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát sư phạm, quá trình khảo sát được tiến hành như sau: - Phát phiểu khảo sát GV đang giảng dạy khối 4. - Phát phiếu khảo sát HS lớp 4 đang học ở các trường Ngô Quyền (Quận Ninh Kiều), trường Lê Quý Đôn (Quận Ninh Kiều), trường Tiểu học Trần Quốc Toản (Quận Ninh Kiều), trường Tiểu học Trung Hưng 1 (Huyện Cờ Đỏ), đều thuộc Thành Phố Cần Thơ. 4.3. Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát: HS các lớp 4A4 (TH Trần Quốc Toản), 4.2, 4.4, 4.5 (TH Ngô Quyền), 4K (TH Lê Quý Đôn), 4A1, 4A3, 4A4 (TH Trung Hưng 1). 4.4. Thời gian khảo sát Thời gian khảo sát cũng là thời gian tôi thực tập tại trường Tiểu học Ngô Quyền từ ngày 25/02/2013 đến 21/04/2013. 4.5. Công tác chuẩn bị Chúng tôi tự soạn những bài tập về số đo đại lượng mà các em có dễ mắc sai lầm để khảo sát HS, những câu hỏi về những sai lầm của HS hay mắc phải và những biện pháp mà các GV thường sử dụng để khắc phục những sai lầm đó cho HS. 4.6. Tổ chức khảo sát 4.6.1. Tiến hành khảo sát Việc khảo sát được tiến hành ở nhiều lớp, nhiều GV