SlideShare a Scribd company logo
1 of 41
Download to read offline
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu “Phát triển kỹ năng quản
lý thời gian của sinh viên bậc đại học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”, bên
cạnh sự cố gắng, nỗ lực của nhóm tác giả, chúng tôi đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ từ nhiều phía. Qua đây, nhóm tác giả xin chân thành gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến:
Ban Giám hiệu trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Khoa Tổ chức và
Quản lý nhân lực, Phòng Quản lý khoa học và Sau đại học, Phòng Quản lý
Đào tạo, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng và một số đơn vị trong
Nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu,
khảo sát, cung cấp thông tin, số liệu phục vụ nghiên cứu.
Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Giáo dục và Truyền thông Nam Việt
(VN.ETC), Công ty cổ phần Misa là những đơn vị đã có những hợp tác và
hỗ trợ kinh phí trong quá trình nhóm tác giả thực hiện đề tài.
Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Đoàn Văn
Tình - giảng viên hướng dẫn đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp chúng tôi hoàn
thiện nghiên cứu.
Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên bậc đại học
của trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
cho chúng tôi trong quá trình khảo sát.
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Nhóm tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của nhóm và
được sự hướng dẫn khoa học của Ths. Đoàn Văn Tình. Các nội dung trong
nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất
kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho
việc phân tích, nhận xét, đánh giá đực chính tác giả thu thập từ các nguồn
khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ
sự gian lận nào nhóm tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung
báo cáo của mình
Em xin chân thành cảm ơn.
Chủ nhiệm đề tài
Nguyễn Tiên Trang
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu..................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................3
5. Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................4
8. Đóng góp mới của đề tài.........................................................................5
B. PHẦN NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA
SINHVIÊN 6
1.1. Một số khái niệm..................................................................................6
1.1.1. Khái niệm kỹ năng và phát triển kỹ năng.........................................6
1.1.2. Khái niệm quản lí thời gian và phát triển kỹ năng quản lý thời gian......8
1.2. Quy trình quản lý thời gian..................................................................8
1.3. Tiêu chí đánh giá kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên................12
1.3.1. Kĩ năng xác định vấn đề..................................................................12
1.3.2. Kỹ năng hiểu và định vị bản thân...................................................12
1.3.3. Kỹ năng quản lý mục tiêu...............................................................13
1.3.4. Kỹ năng phân loại và tổ chức công việc.........................................13
1.3.5. Hiệu suất sử dụng thời gian và quản lý gián đoạn..........................14
1.3.6. Kỹ năng sử dụng công cụ quản lý thời gian....................................15
1.4. Các yếu tố tác động đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên.........15
1.4.1 Các yếu tố chủ quan.........................................................................15
1.4.2 Các yếu tố khách quan.....................................................................16
1.5. Sự cần thiết phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên........18
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN
CỦA SINH VIÊN BẬC ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ
NỘI 20
2.1. Tổng quan về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội...................................20
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................20
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động...........................................................21
2.2. Đặc điểm của sinh viên bậc đại học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội......23
2.2.1. Về quy mô và cơ cấu.......................................................................23
2.2.2. Về chất lượng đầu vào....................................................................25
2.2.3. Về quá trình học tập và đầu ra của sinh viên Trường Đại học Nội
vụ Hà Nội..................................................................................................26
2.3 Thực trạng phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên...........27
2.3.1. Nhận thức về việc quản lý thời gian...............................................27
2.3.2. Kỹ năng phân tích công việc và phân chia thời gian......................29
2.3.3. Kỹ năng lập kế hoạch quản lý thời gian..........................................30
2.3.4. Kỹ năng tổ chức quản lý thời gian..................................................33
2.4. Đánh giá hiệu quả quản lý thời gian của sinh viên Trường Đại học
Nội vụ Hà Nội...........................................................................................35
2.4.1. Những ưu điểm và nguyên nhân.....................................................36
2.4.2. Những nhược điểm và nguyên nhân...............................................37
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ PHÁT
TRIỂN KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIANCỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 40
3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển kỹ năng quản lý thời gian
của sinh viên..............................................................................................40
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng quản lý thời gian của
sinh viên....................................................................................................41
3.2.1. Nâng cao nhận thức về quản lý thời gian........................................41
3.2.2. Tạo kĩ năng hiểu bản thân và kiểm soát cảm xúc cá nhân..............42
3.2.3. Nâng cao kĩ năng kiểm soát mục tiêu.............................................43
3.2.4. Nâng cao kĩ năng phân chia và kiểm soát thời gian........................46
3.2.5. Nâng cao kĩ năng tổ chức quản lý thời gian....................................47
3.2.6. Hình thành bộ công cụ quản lý thời gian........................................48
3.2.6.1. Dạng công cụ giản đơn................................................................48
3.2.6.2. Dạng công cụ hiện đại..................................................................49
3.3. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao kỹ năng quản lý thời gian của
sinh viên....................................................................................................50
3.3.1. Đối với Nhà trường.........................................................................50
3.3.2. Đối với các khoa chuyên môn và tổ chức đoàn thể trong trường
...................................................................................................................52
3.3.3 Đối với sinh viên và gia đình sinh viên............................................53
C. KẾT LUẬN 54
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
E. PHỤ LỤC
DANH MỤC SƠ ĐÔ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường ĐHNV Hà Nội 22
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Quy mô và cơ cấu 2012 - 2014.....................................................23
Bảng 2.2: Điểm chuẩn đầu vào các ngành bậc đại học chính quy............25
Bảng 2.3. Đánh giá hiệu quả quản lý thời gian của sinh viên
.........................................................................................................................36
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Mức độ nhận thức của sinh viên về QLTG 28
Biểu đồ 2.2. Mức độ lập kế hoạch 31
Biểu đồ 2.3 Nguyên nhân quản lý thời gian không hiệu quả 33
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ
1 ĐHNV Đại học Nội vụ
2 QLTG Quản lý thời gian
3 SV Sinh viên
4 GD & ĐT Giáo dục & Đào tạo
5 TT Trung tâm
6 KHGD Khoa học giáo dục
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục đại học nói riêng đang đứng
trước nhiều thời cơ và thách thức to lớn trong bối cảnh hội nhập, cũng như
cạnh tranh trong giáo dục diễn ra ngày càng toàn diện, sâu sắc và quyết liệt.
Điều đó đòi hỏi trong mỗi cơ sở giáo dục đại học phải diễn ra đồng thời hai
quá trình: quá trình đào tạo của cơ sở đào tạo và quá trình tự đào tạo của
người học. Có như vậy, năng lực của người học mới phát triển toàn diện về
thể lực, kiến thức, kỹ năng và phẩm chất. Trong đó phát triển kỹ năng mềm
cho sinh viên nói chung và kỹ năng quản lý thời gian nói riêng đóng vai trò
đặc biệt quan trọng, bởi QLTG tốt là nền tảng quản lý hiệu quả các vấn đề
khác trong học tập và cuộc sống.
Quản lý thời gian có nghĩa là sự phân bổ thời gian cho từng công việc
một cách hợp lý, thiết lập mục tiêu, phân bổ nguồn lực và xây dựng phương
án thực hiện công việc dưới sự kiểm soát của chủ thể một cách hiệu quả. Kỹ
năng QLTG là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự thành công và đạt hiệu quả
cao trong công việc.Với chiến lược QLTG hiệu quả, mỗi sinh viên có thể
kiểm soát tốt khối lượng công việc và hạn chế rơi vào các tình huống khủng
hoảng bởi công việc quá tải, giảm áp lực và nâng cao hiệu suất công việc.
Đối với sinh viên các cơ sở giáo dục đại học nói chung, sinh viên bậc
đại học của ĐHNV Hà Nội nói riêng đa số sống và học tập trong môi trường
xa gia đình với nhiều cám dỗ, cuộc sống và các vấn đề xã hội phức tạp; áp lực
học tập, việc làm ngày càng lớn... Sinh viên không quản lý thời gian tốt sẽ
mất kiểm soát về mục tiêu, không phân bố thời gian tốt cho học tập và các
vấn đề trong cuộc sống, dẫn đến lệnh lạc trong suy nghĩ, hành động, ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, hiệu quả đầu ra. Do đó, phát triển kỹ
năng quản lý thời gian của sinh viên bậc đại học trường Đại học Nội vụ Hà
Nội đóng vai trò hết sức quan trọng. Qua đó, sinh viên hiểu được sự cần thiết
QLTG hiệu quả, phân bổ và kiểm soát quỹ thời gian cho hoạt động cụ thể;
1
thiết lập và quản lý mục tiêu, lập kế hoạch học tập và các hoạt động cá nhân
hợp lý; tăng thời gian hữu ích, giảm bớt áp lực trong học tập và cuộc sống;
chủ động lĩnh hội, làm chủ tri thức, nâng cao sức sáng tạo và chủ động phát
triển bản thân.
Nhóm tác giả nghiên cứu hiện đang là những sinh viên bậc đại học tại
trường ĐHNV Hà Nội, chúng tôi thấu hiểu những khó khăn và mong muốn
của nhiều bạn sinh viên trong vấn đề phát triển kỹ năng QLTG. Do đó, xuất
phát từ các vấn đề về lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi đã thực hiện đề
tài: “Phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên bậc đại học trường Đại
học Nội vụ Hà Nội”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Việc sắp xếp thời gian một cách hợp lý là vô cùng quan trọng và cần
thiết không chỉ đối với sinh viên mà còn với tất cả mọi người, giúp chúng ta
học tập và làm việc có hiệu quả hơn. Do vậy, đã có nhiều tác giả dày công tìm
hiểu và nghiên cứu về đề tài kỹ năng quản lý thời gian trên nhiều khía cạnh
khác nhau, tiêu biểu như:
- Lại Thế Luyện (2010), Kỹ năng quản lý thời gian. Nxb Văn hóa
Thông tin;
- Harvard Business School (2007), Quản lý thời gian -Bộ cẩm nang bỏ
túi, Nxb Thông tấn.
- Ken Zeigler (2008), (Trần Phi Tuấn dịch), Tổ chức công việc hiệu
quả,Nxb McGraw-Hill.
Những nghiên cứu trên đã làm rõ cơ sở lý luận và sự cần thiết của quản
lý thời gian, phương thức quản lý thời gian. Tuy nhiên, các công trình nghiên
cứu trên ở bình diện rộng nên chưa đi sâu nghiên cứu về phát triển kỹ năng
quản lý thời gian cho một đối tượng đặc thù là sinh viên. Mặc dù vậy, những
công trình này là nguồn tư liệu quý, được tác giả kế thừa một phần để làm rõ
cơ sở lý luận và sự cần thiết của kỹ năng QLTG.
Bên cạnh đó, có một số công trình nghiên cứu khác về kỹ năng QLTG
2
của sinh viên, như:
- Huỳnh Văn Sơn - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
(2011), Thực trạng kỹ năng quản lí thời gian của sinh viên một số trường Đại
học tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Tạp chí khoa học công nghệ - Đại
học Đà Nẵng - Số 3(44).
- Đỗ Thu Hà - TT nghiên cứu giáo dục Đại học và Nghề nghiệp, Viện
KHGD Việt Nam (2010), đề tài: Nghiên cứu việc sử dụng quỹ thời gian ngoài
giờ lên lớp của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội;
Những nghiên cứu trên có nhiều giá trị lý luận và thực tiễn về kỹ năng
QLTG của sinh viên nói chung. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào
nghiên cứu về phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên bậc đại học
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Do đó, đề tài nghiên cứu của chúng tôi đảm
bảo tính mới và không trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào trước đây. Mặc dù
vậy, những công trình nghiên cứu trên vẫn là nguồn tư liệu quý báu, có giá trị
tham khảo, được tác giả kế thừa và tiếp thu có chọn lọc trong nghiên cứu này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu lý luận và thực trạng kỹ năng quản lý thời gian
của sinh viên, đề tài nhằm đề xuất các giải pháp và khuyến nghị với các bên
liên quan thực hiện để phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên bậc
đại học tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo của Nhà trường, giúp sinh viên quản lý hiệu quả thời gian để thành công
trong học tập và cuộc sống.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Kỹ năng quản lý thời gian củasinh viên bậc đại
học trường ĐHNV Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại trường ĐHNV Hà Nội,
không bao gồm cơ sở của Nhà trường ở miền Trung và miền Nam.
-Về thời gian: nghiên cứu được khảo sát đối với các sinh viên bậc đại
3
học nhập họctừ năm 2012 đến nay.
5.Giả thuyết nghiên cứu
Kĩ năng QLTG của sinh viên trường ĐHNV Hà Nội đã được hình thành
và phát triển trong quá trình sinh sống, học tập nhưng hiệu quả quản lý thời
gian không cao.
Để phát triển kỹ năng QLTG của sinh viên trường ĐHNV Hà Nội cần
có những giải pháp nâng cao nhận thức, khả năng tự hoàn thiện của sinh viên;
hình thành bộ công cụ quản lý thời gian và đào tạo kỹ năng quản lý thời gian
cho sinh viên, với sự tham gia từ cả góc độ người học, Nhà trường và các đơn
vị có liên quan.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, làm rõ cơ sở lý luận về phát triển kỹ năng quản lý thời gian của
sinh viên: đưa ra hệ thống khái niệm, xác định vai trò và sự cần thiết phát
triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên; xây dựng hệ thống tiêu chí đánh
giá kỹ năng quản lý thời gian; các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng
quản lý thời gian của sinh viên. Hệ thống lý luận đó, làm cơ sở để phân tích
thực trạng, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kỹ năng
quản lý thời gian của sinh viên bậc đại học trường ĐHNV Hà Nội.
Hai là, Phân tích, đánh giá được thực trạng và nguyên nhân dẫn đến
thực trạng kỹ năng QLTG của sinh viên trường ĐHNV Hà Nội.
Ba là, Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên cứu đề ra mục tiêu, đề
xuất giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển kỹ năng QLTG của sinh viên
bậc đại học trường ĐHNV Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của
Nhà trường và cơ hội làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sốngcủa mỗi sinh viên.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng,
phần biện chứng về xã hội.
Để có được những thông tin, dữ liệu để phân tích, đánh giá và đề xuất các
giải pháp, nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
4
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp: Tác giả thu thập dữ
liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu; các báo cáo, các số liệu được cung
cấp bởi các đơn vị thuộc trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Sau khi thu thập, tác
giả thực hiện sắp xếp, phân loại theo thời gian, không gian hoặc theo từng nội
dung cụ thể liên quan đến các phần, mục trong nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Đối tượng khảo sát là
một bộ phận sinh viên bậc đại học đang theo học tại trường ĐHNV Hà Nội.
Trong đó, số lượng bảng hỏi phát ra 300 phiếu, trong thời gian từ ngày 9-
15/11/2015.
- Phương pháp quan sát tham dự: Bản thân các tác giả của nhóm nghiên
cứu đề tài đang là sinh viên bậc đại học và đang học tập tại trường ĐHNV Hà
Nội. Do đó, chúng tôi có sự nhận biết, quan sát, đánh giá rõ về thực trạng,
cũng những vấn đề về kỹ năng QLTG của sinh viên đang học tại Nhà trường.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Về mặt lý luận: Nghiên cứu góp phần xây dựng khung lý thuyết về
quản lý thời gian vàlàm rõ tính cấp thiết phát triển kỹ năng quản lý thời gian
của sinh viên. Trong đó, chúng tôi có những quan điểm và tiếp cận mới trong
khái niệm “kỹ năng”, “phát triển kỹ năng”, “phát triển kỹ năng quản lý thời
gian”; các tiêu chí đánh giá kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên... Qua đó,
đề tài góp phần làm giàu hơn hệ thống lý luận về phát triển kỹ năng quản lý
thời gian của sinh viên.
- Về mặt thực tiễn: Qua khảo sát thực trạng tại trường ĐHNV Hà Nội,
đề tài nghiên cứu cung cấp một bức tranh tổng thể về thực trạng kỹ năng
QLTG của sinh viên bậc đại học. Nhà trường nắm bắt được thực trạng và nhu
cầu phát triển kỹ năng QLTG của sinh viên. Đồng thời, nhóm tác giả cũng đề
xuất nhiều giải pháp nhằm phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên,
quá đó gián tiếp nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường và mang lại
nhiều lợi ích cho sinh viên.
5
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm kỹ năng và phát triển kỹ năng
a. Khái niệm kĩ năng
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau về khái niệm kỹ
năng, bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn của mỗi tác giả.
Trong Từ điển tiếng Việt, kĩ năng được định nghĩa như sau: “Kĩ năng là
khả năng vận dụng những kiến thức trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế”[13].
Theo từ điển Giáo dục học “Kĩ năng là khả năng thực hiện đúng hành
động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành
hành động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ”[9]
Tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng “Kĩ năng là khả năng thực hiện có
kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những
kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho
phép”[10,3]
Tác giả A.V.Petrovski cho rằng: “Năng lực sử dụng các dữ kiện, các tri
thức hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những thuộc
tính bản chất của các sự vật và giải quyết thành công những nhiệm vụ lý luận
hay thực hành xác định được gọi là kỹ năng” [15,149]
Tác giả N.D.Levitov xem xét kỹ năng gắn liền với kết quả hành
động.Theo ông, người có kỹ năng hành động là người phải nắm được và vận
dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hành hành động có kết
quả. Ông nhấn mạnh, muốn hình thành kỹ năng con người vừa phải nắm vững
lý thuyết về hành động, vừa phải vận dụng lý thuyết đó vào thực tế”
Từ các khái niệm trên, chúng ta nhận thấy kĩ năng là một trong những
yếu tố cấu thành năng lực bên cạnh các yếu tố thể lực, kiến thức, kinh
nghiệm, phẩm chất… Nó được bộc lộ dựa trên việc vận dụng những tri thức,
6
kinh nghiệm của cá nhân để giải quyết những vấn đề về lí luận hay thực tiễn.
Do vậy, kĩ năng là phản ứng có ý thức, mang tính chủ động và có kiểm soát
của con người do quá trình luyện tập mà có được. Kĩ năng khác với năng
khiếu bẩm sinh, con người có thể học hỏi, tiếp thu và rèn luyện kỹ năng qua
từng ngày, từng giờ để đạt được mức độ thuần thục. Tùy theo mức độ trau dồi,
rèn luyện mà mức độ thuần thục về kỹ năng của mỗi cá nhân là khác nhau, có
người có kĩ năng tốt nhưng cũng có người có kĩ năng kém với nhiều cấp độ
khác nhau.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển những quan điểm trên, nhóm tác giả
thống nhất sử dụng khái niệm “kỹ năng” trong nghiên cứu này như sau: “Kỹ
năng là một trong những yếu tố cấu thành năng lực cá nhân, dựa trên việc
vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào thực tiễn, là cơ sở để mỗi cá nhân thực
hiện tốt công việc và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống”.
b.Khái niệm phát triển kỹ năng
Khái niệm “phát triển” và khái niệm “vận động” có sự khác nhau: Vận
động là mọi biến đổi nói chung, chưa nói lên khuynh hướng cụ thể là đi lên
hay đi xuống, tiến bộ hay lạc hậu, còn phát triển là sự biến đổi cả về lượng và
chất theo hướng ngày càng hoàn thiện tích cực. Phát triển là quá trình phát
sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật; là quá trình thống
nhất giữa các phủ định, hạn chế những nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao
nhân tố tích cực từ sự vật cũ trong hình thái mới của sự vật.
Theo quan điểm siêu hình: “ Phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy
về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật ,hiện tượng; đồng thời, nó
cũng xem sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không trải qua những
bước quanh co phức tạp” [14, 73]
Còn phép biện chứng duy vật lại cho rằng: “Phát triển dùng để chỉ quá
trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên; từ trình độ
thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn”[14,73].
“Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn
7
giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật”[14, 73]
Như vậy, từ khái niệm “kỹ năng” và cách quan điểm về “phát triển”
như trên, nhóm tác giả cho rằng: Phát triển kĩ năng là tổng thể các cách thức
mở rộng và nâng cao kỹ năng trên cơ sở xây dựng kỹ năng mới hoặc hoàn
thiện kỹ năng đã có, để đáp ứng những thách thức xã hội và nâng cao chất
lượng cuộc sống của mỗi cá nhân.
1.1.2. Khái niệm quản lí thời gian và phát triển kỹ năng quản lý thời
gian
Việc QLTG được hiểu là một hành động hoặc quá trình thực hiện kiểm
soát có ý thức về số lượng thời gian cho từng hoạt động cụ thể, nhằm đạt
được mục tiêu đề ra.QLTG bắt đầu từ việc cân nhắc xem xét mức độ quan
trọng của công công việc để thực hiện công việc nào trước công việc nào sau,
sau đó phân chia thời gian hợp lý. Cuối cùng là lập kế hoạch từng ngày, từng
tuần, từng tháng kết hợp với các công cụ QLTG để thực hiện công việc một
cách kiên quyết.Nói cách khác, Quản lý thời gian có nghĩa là sự phân bổ thời
gian cho từng công việc cần thực hiện và cách sắp xếp mỗi công việc theo thứ
tự ưu tiên hợp lý, thực hiện chúng dưới sự kiểm soát của chính bản thân mình
một cách hiệu quả nhất.
Trên cơ sở đó, nhóm tác giả thống nhất rằng: Phát triển kĩ năng quản lý
thời gian là tổng thể các cách thức giúp các cá nhân nâng cao hiệu quả sử
dụng thời gian qua việc vận dụng tri thức, kinh nghiệm quản lý thời gian vào
thực tiễn. QLTG hiệu quả đem lại nhiều lợi ích thuyết phục, như nâng cao
hiệu quả làm việc, tăng lượng thời gian riêng tư cho mỗi cá nhân, giảm bớt áp
lực trong công việc, tăng niềm vui trong cuộc sống, có thể dự trù được nhiều
việc cho kế hoạch cho tương lai và giải quyết các vấn đề mang tính dài hạn,
nâng cao sức sáng tạo.
1.2. Quy trình quản lý thời gian
Các bước trong quy trình quản lý thời gian được thể hiện qua 8 bước
theo sơ đồ dưới đây:
8
Hình… Sơ đồ
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết
Xác định vấn đề cần giải quyết đóng vai trò hết sức quan trọng.Đây là
một nhiệm vụ khó khăn cần được phân tích một cách rõ ràng, có hệ thống, tìm
hiểu thông tin chính xác bằng cách đặt ra những câu hỏi: Vấn đề đang gặp
phải là gì (tên, loại vấn đề cần giải quyết) ? Tính chất của vấn đề (mức độ
khẩn cấp, quan trọng,…)? Vấn đề đó là vấn đề cá nhân hay của tập thể và
thuộc quyền giải quyết ai?…Không xác định chính xác vấn đề, các chủ thể
thực hiện sẽ lãng phí thời gian cho những công việc không quan trọng.Giai
đoạn này, mỗi cá nhân cần nhận diện, phân tích, xác định bản chất vấn đề cần
giải quyết.
Bước 2: Phân tích bối cảnh
Phân tích bối cảnh là nghiên cứu tổng thể các yếu tố tác động đến vấn
đề cần giải quyết theo cả chiều hướng tích cực, lẫn tiêu cực; thời cơ lẫn thách
thức. Đó có thể là các vấn đề của cá nhân, gia đình, các vấn đề nguồn lực (con
người, tài chính, thông tin, cơ sở vật chất, thời gian) hoặc các vấn đề khác có
9
Phân tích bối cảnh
Phân tích bối cảnh
Xác định vấn đề cần giải
quyết
Xác định vấn đề cần giải
quyết
Xác định khung năng cá
nhân
Xác định khung năng cá
nhân
Tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ
Tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ
Xác định nhiệm vụ thực
hiện để đạt mục tiêu
Xác định nhiệm vụ thực
hiện để đạt mục tiêu
Phân bổ thời gian theo
từng nhiệm vụ
Phân bổ thời gian theo
từng nhiệm vụ
Kiểm soát và điều chỉnh
quản lý thời gian
Kiểm soát và điều chỉnh
quản lý thời gian
Xác định mục tiêu
Xác định mục tiêu
tác động đến vấn đề và phương thức giải quyết vấn đề.
Bước 3: Xác định khung năng lực cá nhân
Năng lực cá nhân là tổng hợp các yếu tố về thể lực (sức khỏe thể chất
và tinh thần), trí lực (kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm) và phẩm chất, thái độ
của mỗi người. Xác định khung năng lực đòi hỏi mỗi cá nhân phải định vị
được bản thân trước các vấn đề khác nhau, trong các môi trường, điều kiện
khác nhau.
Mỗi vấn đề cần giải quyết trong các bối cảnh khác nhau sẽ yêu cầu
khung năng lực khác nhau. Do đó, nếu cá nhân không định vị được bản thân,
giải quyết các vấn đề không phù hợp hoặc quá sức sẽ không hiệu quả.
Bước 4: Xác lập mục tiêu
Mục tiêu là định hướng về kết quả cần đạt được khi giải quyết vấn
đề.Khi đặt ra mục tiêu, phải đảm bảo mục tiêu khuyến khích tinh thần làm
việc, tạo ra giá trị. Chỉ nên đặt mục tiêu có liên quan tới những ưu tiên cao
trong cuộc sống bởi thiết lập quá nhiều mục tiêu dễ dẫn đến xung đột mục
tiêu, nguồn lực phân tán, sẽ khó đạt được mục tiêu. Cụ thể hơn, khi xác lập
mục tiêu cần chú ý các vấn đề sau:
Đặt mục tiêu khả thi: Mục tiêu đặt ra phải thực tế có khả năng thực
hiện, mang lại sự hài lòng lớn nhất cho bản thân; tránh thiết lập mục tiêu quá
dễ dàng.
Đặt mục tiêu tương thích: Phù hợp với định hướng cuộc sống và sự
nghiệp. Không nên đặt mục tiêu quá rộng và không phù hợp gây lãng phí
thời gian.
Đặt mục tiêu có thời hạn: Mục tiêu luôn phải có thời gian hoàn thành
để các nguồn lực được tập trung, theo dõi mục tiêu, dành thời gian xem xét
mục tiêu thường xuyên.
Bước 5: Xác định nhiệm vụ thực hiện để đạt mục tiêu
Để thực hiện được mục tiêu cần xác định cụ thể các nhiệm vụ cần thực
hiện.Nhiệm vụ phải được xây dựng một cách khoa học, thực hiện theo nguyên
10
tắc ưu tiên theo tính chất khẩn cấp và quan trọng của nhiệm vụ; nhiệm vụ cần
được chia nhỏ thành các phần dễ quản lý theo nội dung hoặc theo thời gian
(ngày, tuần, nhiệm vụ, tháng, quý, năm); lập danh sách kiểm tra cho từng
nhiệm vụ.
Bước 6: Phân bổ thời gian theo từng nhiệm vụ
Dựa trên tính chất của từng nhiệm vụ, chúng ta phải phân bổ thời gian
hợp lý cho từng nhiệm vụ. Để phân bổ thời gian hợp lý, chủ thể phân bổ cần
tính toán các yếu tố tác động đến thực hiện nhiệm vụ; sáng tạo các cách tiếp
cận mới, phương pháp tốt hơn làm tăng hiệu quả và hiệu suất làm việc.
Bước 7: Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ là việc chủ thể thực hiện sử dụng phối hợp
các nguồn lực, phân công nhân lực, bố trí sắp xếp nhiệm vụ một cách hợp lý
để hành động trong thực tiễn. Tổ chức thể hiện nhiệm vụ thể hiện tầm quan
trọng ở việc biến những mục tiêu thành hiện thực, là nhân tố quyết định sự
thành bại trong công việc. Khi tổ chức thực hiện nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự
kết hợp nhịp nhàng giữa các bên (đối với công việc chung), tính nề nếp, tính
kỷ luật và phát huy được sở trường của mỗi cá nhân.
Bước 8: Kiểm soát và điều chỉnh
Kiểm soát là một nỗ lực có hệ thống nhằm thiết lập những tiêu chuẩn,
những hệ thống phản hồi thông tin, nhằm so sánh những kết quả thực hiện với
mục tiêu đã đề ra, để đảm bảo rằng những nguồn lực đã và đang được sử dụng
có hiệu quả nhất và mục tiêu được thực hiện. Thông qua kiểm soát mà các
chủ thể nắm được nhịp độ, tiến độ và mức độ thực hiện công việc, chất lượng
các công việc được hoàn thành, từ đó phát hiện những ưu điểm và hạn chế
trong toàn bộ hoạt động để đưa ra các giải pháp điều chỉnh phù hợp, hướng
tới việc thực hiện mục tiêu ngày càng hiệu quả hơn.
1.3. Tiêu chí đánh giá kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên
1.3.1. Kĩ năng xác định vấn đề
Nhà khoa học Albert Einstein đã từng nói: "Nếu tôi có một giờ để cứu
11
hành tinh, tôi sẽ dành 59 phút xác định vấn đề và một phút giải quyết nó".
Câu nói này đã phần nào làm nổi bật tầm quan trọng của việc xác định vấn
đề.Mọi chuyện gặp phải có bản đều có cách giải quyết nhưng vấn đề quan
trọng nhất là phải xác định chính xác vấn đề cần giải quyết. Qua đó, vấn đề sẽ
giải quyết dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí và mọi nguồn lực khác. Kĩ
năng xác định vấn đề được xem là tiêu chí quan trong để đánh giá về kỹ năng
quản lý thời gian của sinh viên.
1.3.2. Kỹ năng hiểu và định vị bản thân
Để thực hiện QLTG một cách hiệu quả không chỉ cần xác định vấn đề
tốt mà còn định vị được vai trò vị trí của mình hay còn gọi là khả năng định
vị bản thân.
Nhưng định vị bản thân không dễ, bởi lẽ những yếu tố bạn đưa ra thường
chủ quan duy ý chí và không đạt chuẩn, và vì thế, định vị sai còn tệ hơn là không
định vị, vì nó có thể hướng con người tới những hoạt động sai lầm.
Xác định được “Mình là ai? Mình đang ở đâu? Mình có thể làm những gì?
Việc định vị rõ được năng lực bản thân sẽ giúp bạn có phán đoán chính
xác khoảng thời gian bạn sẽ bỏ ra cho công việc theo từng mức độ quan trọng
của các công việc ấy, việc đơn giản dùng ít thời gian, việc khó khăn dùng
nhiều thời gian.
Với nhiều người, thời gian tốt nhất trong ngày là buổi sáng bởi đó là
khoảng thời gian bắt đầu một ngày mới sau một giấc ngủ sâu và do đó họ có
thể làm việc tốt nhất. Quy tắc này cũng áp dụng cho các ngày trong tuần. Việc
thực hiện tốt công việc vào các ngày Thứ 2, Thứ 3 sẽ là động lực cho các
ngày tiếp theo và thực hiện kế hoạch một cách tốt nhất. Việc tận dụng tối đa
khoảng thời gian này sẽ tránh bị sao nhãng bởi những gián đoạn liên miên, và
có động lực thúc đẩy làm việc.
1.3.3. Kỹ năng quản lý mục tiêu
Mục tiêu là kết quả cuối cùng của kế hoạch đặt ra, là điểm khởi đầu của
quản lý thời gian hiệu quả, hướng dẫn cho quản lý thời gian bằng cách xác
12
định sự ưu tiên cho những phần việc thực hiện. Có hai loại mục tiêu, đó là
mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
Để thực hiện tốt mục tiêu cần hoàn thành các nhiệm vụ nhỏ trong chuỗi
các nhiệm vụ nằm trong mục tiêu lớn. Lập danh sách nhiệm vụ, đặt nhiệm vụ
lớn trong nhật ký như các mục định kỳ. Chia nhỏ một nhiệm vụ thành các
phần nhỏ để dễ quản lý, kiểm tra những nhiệm vụ thường xuyên phải thực
hiện. Đánh dấu khi hoàn thành, phát triển danh sách cho nhiều nhiệm vụ.
1.3.4. Kỹ năng phân loại và tổ chức công việc
Mức độ công việc: Mức độ khẩn cấp và mức độ quan trọng
Không quan trọng
Rất khẩn cấp
Rất quan trọng
Không khẩn cấp
Công việc số 1 cần thực hiện ngay là công việc rất khẩn cấp và mức độ
quan trọng cao.
Công việc số 2 là công việc rất khẩn cấp nhưng không quan trọng hoặc
không khẩn cấp nhưng rất quan trọng thì đều phải sắp xếp thời gian để thực hiện.
Công việc được thực hiện thứ 3 là công việc có mức độ không quan trọng
cũng không khẩn cấp thì xem xét nếu không thì hoàn toàn có thể loại bỏ.
Sau khi xác định được mức độ của công việc, tiến hành tổ chức công
việc theo các bước nâng cao hiệu quả và tiến độ công việc. Trong quá trình
làm việc: Sắp xếp dữ liệu trong máy tính cá nhân một cách khoa học tiết kiệm
thời gian khi tìm kiếm; sắp xếp bàn học,bàn làm việc gọn gàng, càng ít tài liệu
càng tốt để tránh sự phân tâm khi đang học hay đang làm việc,…
13
2
3
1
2
Khi thực hiện công việc nếu không kiểm soát tốt thời gian dẫn tới việc
phân bổ thời gian không hợp lý. Bởi vậy cần đưa ra công cụ hữu ích giúp
kiểm soát, tránh các xung đột thời gian.
Việc đặt ra những khung thời gian trong kế hoạch để hoàn thành một
nhiệm vụ, nhờ đó tập hợp được lực đẩy cho công việc, đảm bảo những kế
hoạch tiếp theo để giảm thiểu những vần đề trong tương lai; luôn tập trung và
có mục đích; sắp xếp công việc ít bị gián đoạn nhất và sử dụng những khoản
thời gian lãng phí cho các công việc khác.
Tạo khung thời gian sẽ rất hữu ích khi thực hiện những nhiệm vụ khác
nhau.Khi thực hiện cần giữ tập trung cao độ hướng toàn bộ sự tập trung vào
nhiệm vụ đang phải thực hiện gần nhất như vậy sẽ hoàn thành tốt nhất.
Bên cạnh đó cần đặt ra một thời gian thực tế để hoàn thành công việc,
nếu không hoàn thành sẽ dẫn đến việc lãng phí thời gian. Học cách đối phó
hiệu quả với sự gián đoạn, nếu bị gián đoạn khi đang làm việc hãy cố gắng
hoàn thành công việc đang dở dang.
1.3.5. Hiệu suất sử dụng thời gian và quản lý gián đoạn
Hiệu suất sử dụng thời gian của cá nhân phụ thuộc vào hai yếu tố: Hành
động nghiêm túc, tuân theo kế hoạch và tập trung cao độ. Làm việc có kế
hoạch và nghiêm túc tuân thủ kế hoạch đã đề ra sẽ thu hoạch được những
thành tích nhất định.
Trên thực tế có nhiều sinh viên không kiểm soát được suy nghĩ của
mình, thiếu sự chú tâm vào một hoạt động khiến cho việc học gặp rất nhiều
khó khăn và dẫn tới sự gián đoạn.
Gián đoạn có thể hiểu rằng trong quá trình thực hiện một công việc này
thì lại bị xen vào đó một công việc khác. Dẫn đến hiệu suất thực hiện công
việc kém.
1.3.6. Kỹ năng sử dụng công cụ quản lý thời gian
Công cụ là dụng cụ được dùng để hỗ trợ công việc nhằm đạt đến
mục đích.
14
Công cụ quản lý thời gian gồm hai loại: Công cụ truyên thống và hiện đại.
Công cụ truyền thống: Sử dụng lịch làm việc treo tường, đánh dấu
những ngày quan trọng trong thời gian biểu. Ghi chép cụ thể lịch trình trong
sổ tay, nhật ký.
Tạo thời khóa biểu cho từng ngày, từng tháng.
Công cụ hiện đại: Đặt chế độ nhắc nhở điện tử lên lịch những đầu việc
định kỳ.
Ghi nhớ với Evernote là ứng dụng cho phép ghi nhớ lại tất cả sự kiện
quan trọng và lưu lại vào tài khoản Evernote của riêng mình và có thể xem
trực tiếp trên web/ứng dụng cho Windows/Mac và kể cả trên điện thoại di
động sử dụng hệ điều hành Android hay iOS.
Google Calendar được mình áp dụng để ghi chú các việc làm quan
trọng phải làm trong tương lai gần. Đây là một ứng dụng miễn phí khá hữu
dụng có tính năng nhắc nhở qua SMS, qua mail, đồng thời tích hợp nhiều dịch
vụ của Google vào rất tốt để có thể vừa dùng vào việc cá nhân, vừa thích hợp
làm việc theo nhóm rất hiệu quả.
1.4. Các yếu tố tác động đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên
1.4.1 Các yếu tố chủ quan
* Các yếu tố về khung năng lực cá nhân
Để hoàn thành tốt mọi việc với hiệu quả cao thì con người cần giữ cho
mình có một thể trạng thật tốt cả về mặt thể chất và tinh thần. Với nhiều bạn
SV, họ vừa phải lo việc học trên lớp vừa phải lo việc đi làm thêm nên để đảm
bảo cho việc học thì họ cần phải có sức khỏe tốt để hoàn thành các công việc
cũng như kế hoạch đã đề ra. Bên cạnh đó nếu không có một tinh thần thoải
mái thì rất khó giải thoát mình khỏi áp lực học tập, áp lực công việc...Do vậy
đặc điểm về mặt thể lực, sức khỏe thể chất, tinh thần có ảnh hưởng không nhỏ
đến việc QLTG của SV.
Do nhận thức và năng lực học tập của mỗi cá nhân là khác nhau nên
việc tiếp thu và xử lý các vấn đề nhanh hay chậm lại phụ thuộc vào mỗi
15
người. QLTG tốt không đơn giản là việc không để lãng phí thời gian, mà điều
quan trọng là mục tiêu đã đặt ra đạt được trong quãng thời gian đó có hợp lý
hay không đồng thời sử dụng thời gian một cách hữu ích.
*Các yếu tố về thói quen, sở thích và văn hóa cá nhân
Chính những sở thích, thói quen xấu đã khiến nhiều sinh viên không
sắp xếp được thời gian hợp lí, nó trở thành rào cản lớn dẫn đến việc không
kiểm soát tốt thời gian của mình. Rất rất nhiều SV rơi vào cái bẫy của thời
gian mà không thể thoát ra được, cái vòng luẩn quẩn cứ lặp đi lặp lại khiến
chúng ta không thành công trong cuộc sống. Tâm lý trì hoãn là dễ thấy nhất,
đơn giản như việc ôn thi cuối kỳ, chúng ta thường có tâm lý chủ quan, không
làm hôm nay thì để sang ngày mai, ngày kia hay vì tuổi trẻ còn có sở thích đi
chơi, ngủ nướng,...dẫn đế mọi việc bị dồn ứ, kết quả học tập sa sút.
*Các yếu tố về nguồn lực cá nhân, tài chính, công nghệ thông tin
QLTG để được hiệu quả rất cần sự hỗ trợ của các công cụ, thiết bị đi
kèm như: Lịch để bàn, sổ tay, ghi chú, các phần mềm quản lý thời gian trên
điện thoại di động, máy tính,...Vì vậy, nếu SV có kĩ năng sử dụng các công
cụ, thiết bị này thì việc quản lý thời gian của chúng ta lại dễ dàng hơn rất
nhiều. Đơn giản như việc cài đặt một ghi chú nhắc nhở công việc hay thời
khóa biểu trên màn hình điện thoại giúp chúng ta không bỏ sót các lịch hẹn
hay công việc cần phải hoàn thành.
1.4.2 Các yếu tố khách quan
* Sự tác động của môi trường xã hội
Môi trường xung quanh có tác động mạnh mẽ đến bản thân mỗi người
đặc biệt là môi trường gia đình và xã hội. Con người khi được sinh ra trong
một gia đình cơ bản, được giáo dục ngay từ nhỏ thì thường có tính kỷ luật
cao, tuân thủ mọi quy tắc về giờ giấc. Còn rộng hơn nữa là về môi trường xã
hội, nó có ý nghĩa với sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhân, định hướng
hành vi cá nhân. Điển hình như giữa Việt Nam và Nhật Bản, môi trường xã
hội tạo ra hai phong thái làm việc khác nhau, người Nhật thì làm việc hối hả,
16
luôn đúng giờ, còn người Việt Nam thường có thói quen đi trễ giờ hoặc cao su
giờ.
*Sự tác động của môi trường giáo dục
Môi trường và giáo dục là yếu tố quyết định đến việc hình thành các kỹ
năng cần thiết phục vụ cuộc sống. Một số trường còn đưa các môn học về kĩ
năng mềm vào làm các môn học bắt buộc. Nhà trường còn là nơi trang bị kiến
thức, cung cấp hệ thống cơ sở vật chất để phục vụ học sinh, SV một cách hiệu
quả nhất, nhưng nếu như các yếu tố này không tốt thì không tiết kiệm được
thời gian do việc phải sắp xếp lịch học sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở
vật chất, sửa chữa các công cụ hỗ trợ học tập…làm ảnh hưởng đến hiệu quả
học tập. Kĩ năng QLTG cần được đưa vào giảng dạy và rèn luyện khi SV
bước chân vào cánh cổng trường đại học bởi SV có thành công hay không khi
SV biết tận dụng thời gian tốt.
*Sự tác động từ quan hệ xã hội
Các mối quan hệ như thầy cô, bạn bè trong lớp, bạn bè trong trường
chiếm phần lớn thời gian. Đôi khi các kế hoạch, thời gian bị trì hoãn, xê dịch
theo lịch trình của bạn bè, người thân. Yếu tố này đã tác động tới việc QLTG,
và sử dụng thời gian không hiệu quả gây ra tình trạng lãng phí. Giờ sinh hoạt
của các câu lạc bộ, đoàn thể trong trường cũng ảnh hường đến mỗi cá nhân.
Bên cạnh những mặt tích cực mà nó mang lại thì vẫn tồn tại những tiêu cực
nếu như SV tham gia quá nhiều câu lạc bộ, tổ chức và không có cái nào là
trọng điểm làm tiêu tốn nhiều sức lực và thời gian.
*Sự tác động của công nghệ thông tin đến đời sống
SV đi học ở các trường đại học đến từ nhiều vùng miền khác nhau
nhưng phần lớn xuất thân từ gia đình thuần nông do vậy văn hóa, phong tục
tập quán vùng miền tạo nên những thói quen không dễ thay đổi, không có nề
nếp, tác phong thiếu chuyên nghiệp.
Trong thời đại phát triển của khoa học kĩ thuật công nghệ, máy tính, điện
thoại di dộng có lẽ là hai vật dụng không thể thiếu. Đây là phương tiện thông
17
tin tuyệt vời nhất nhưng nó đồng thời là kẻ thù lớn nhất của thời gian. Việc sử
dụng điện thoại máy tính quá lâu khiến chúng ta không kiểm soát được thời
gian của chính mình. Hầu như SV đều gặp phải vấn đề này trong học tập cũng
như cuộc sống, họ bị phụ thuộc quá nhiều vào những thiết bị này.
1.5. Sự cần thiết phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên
*Xuất phát từ vị trí, vai trò của người học
Trong môi trường giáo dục SV phải giải quyết rất nhiều nhiều nhiệm
vụ: Học tập, rèn luyện, giải trí, sinh hoạt cá nhân, giải quyết các mối quan hệ
bạn bè, gia đình. Sử dụng thời gian hiệu quả giúp SV đạt được kết quả cao, ít
tốn công sức trong học tập cũng như trong các hoạt động. Và không phải SV
nào cũng tìm được cho mình một phương pháp học khoa học mà mấu chốt ở
đây là biết cách phân bổ thời gian hợp lý cho việc học mỗi môn học sao cho
phù hợp với năng lực cá nhân và điều kiện sẵn có.
*Xuất phát từ đặc thù của đào tạo bậc đại học
Đối với các trường đại học nói chung và với trường đại học Nội vụ nói
riêng việc thay đổi hình thức đào tạo theo chế tín chỉ đã đặt ra yêu cầu với SV
là tự học, tự nghiên cứu, thời gian học ở nhà của SV tăng lên, có người sẽ
biến thời gian đó thành thời gian đi làm, có người sẽ biến thành thời gian để
vui chơi, giải trí hoặc số ít sẽ cân đối để thực hiện tất cả các yếu tố trên.
*Xuất phát từ đòi hỏi của nguồn nhân lực xã hội hiện nay
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì áp lực công việc, cuộc sống
ngày càng đè nặng và đòi hỏi của xã hội về nguồn nhân lực ngày càng cao.
SV mới ra trường thường yếu kém về các kỹ năng mềm, thường chưa tìm ra
biện pháp để giúp bản thân thoát khỏi bế tắc khi áp lực công việc ngày một
tăng, thường rơi vào tình trạng quá nhiều việc trồng chéo hoặc không có việc
gì để làm.
Khi chúng ta đã vạch được ra một kế hoạch QLTG cụ thể và nghiêm
túc thực hiện nó thì những nhiệm vụ cần làm đã được sắp xếp, thực hiện một
cách lần lượt do vậy hiệu quả công việc cao, không bị trùng chéo các nhiệm
18
vụ, xử lý được một khối lượng công việc lớn. Việc này còn tránh được tình
trạng bỏ sót công việc.
Học tập và làm việc một cách có khoa học tạo tiền đề cho việc hình
thành và phát triển tư duy khoa học. Thói quen vạch kế hoạch, xây dựng trình
tự thực hiện các công việc trong QLTG giúp SV phát triển tư duy trong vấn đề
sắp xếp công việc và lập kế hoạch một cách khoa học.
Việc lập kế hoạch cho từng ngày, từng tháng, từng năm,...là vô cùng
quan trọng, ai cũng cần có mục tiêu và kế hoạch cho riêng mình. Tạo ra thói
quen có kế hoạch, biết QLTG là hành trang giúp SV thành công hơn trong
cuộc sống.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Qua Chương 1 đã đưa ra được cơ sở lý luận về kỹ năng quản lý thời
gian cũng như kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên bậc đại học với việc
chỉ ra các khái niệm liên quan đến kỹ năng quản lý thời gian, vai trò, các tiêu
chí đánh giá kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên và sự cần thiết phải quản
lý thời gian của sinh viên bậc đại học. Từ lý thuyết sẽ là cơ sở lý luận, khung
pháp lý cho việc áp dụng vào thực tiễn các kỹ năng quản lý thời gian để sử
dụng thời gian có hiệu quả nhất phục vụ cho đời sống hàng ngày. Sử dụng
thời gian hiệu quả giúp sinh viên đạt được kết quả cao, ít tốn công sức trong
học tập cũng như trong các hoạt động, khuyến khích hết khả năng sáng tạo và
nâng cao hiệu quả làm việc, giúp cho sinh viên có thể đạt được mục tiêu đã đề
ra.
19
20
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN
BẬC ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1971 Trường Trung học Văn thư lưu trữ được thành lập theo
Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng với
nhiệm vụ đào tạo cán bộ trung học chuyên nghiệp của ngành Văn thư, Lưu
trữ, bồi dưỡng huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ đang làm công
tác văn thư, lưu trữ ở các cơ quan nhà nước. Trường đóng tại xã Thanh Lâm,
huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 11/5/1994, Bộ Trưởng ban Tổ chứ Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ
Nội vụ) đã ký Quyết định số 50/TCCB -VP về việc chuyển địa điểm về tại
Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội. Quyết định này thể hiện sự quan tâm của Bộ Nội
vụ, tạo cơ hội tốt cho Trường trong việc đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu tiêu
chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức của ngành và của đất nước.
Sau 2 lần đổi tên thành Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ văn
phòng I (1996); Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I (2003), ngày
15/6/2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số
3225/QĐ-BGD ĐT về việc thành lập Trường Cao Đẳng Văn thư Lưu Trữ
Trung ương I trên cơ sở nâng cấp từ trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung
ương I, nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực có chất lượng phục vụ xã hội. Trường
trực thuộc Bộ Nội Vụ, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.Năm 2008, Trường đổi tên thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội.
Ngày 14/11/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
2016/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trên cơ sở
nâng cấp từ Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội, nhằm góp phần đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực có trình độ sau đại học, đại học và thấp hơn trong lĩnh
21
vực công tác của ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhìn lại chặng đường 45 năm hình thành và phát triển của Nhà trường
mặc dù còn nhiều việc phải làm nhưng các thế hệ cán bộ công chức, viên
chức và sinh viên, học sinh có quyền tự hào về thành tích 45 năm hoạt động:
Huân chương Độc lập hạng ba (năm 2011); Huân chương Tự do hạng
Nhất của Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (năm 1983); Huy
chương Hữu nghị của Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (năm
2007); Huân chương Lao động của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam: hạng Nhất năm 2006, hạng Nhì năm 2001, hạng Ba năm 1996;
Bằng khen của Chính phủ năm 2011; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bằng khen của Bộ trưởng
Bộ Công an; Kỷ niệm chương Hùng Vương của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh
Phú (năm 1989); Nhiều Bằng khen, giấy khen của Thành phố Hà Nội; Trung
ương Đoàn thanh niên, Liên đoàn Lao động. Đảng bộ nhà trường đạt danh
hiệu trong sạch, vững mạnh, Công đoàn, Đoàn thanh niên vững mạnh toàn
diện nhiều năm liền.
Với bề dày kinh nghiệm 45 năm chúng ta có quyền hy vọng và tin
tưởng rằng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội sẽ vượt qua mọi khó khăn thử
thách, phát huy truyền thống, đổi mới, sáng tạo, phấn đấu vì sự nghiệp giáo
dục đào tạo, bồi dưỡng với chất lượng và hiệu quả cao cung cấp nguồn nhân
lực cho ngành Nội vụ và cho xã hội đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động
Cơ cấu tổ chức trường ĐHNV Hà Nội theo Quyết định số
58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban
hành Điều lệ trường đại học và Quyết định số 347/QĐ-BNV ngày
19/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
22
hạn và cơ cấu tổ chức của Trường.
Cơ cấu tổ chức của trường ĐHNV Hà Nội, cụ thể như sau
23
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường ĐHNV Hà Nội
24
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ
ĐÀO TẠO
KHỐI PHÒNG KHỐI KHOA KHỐI
ĐOÀN THỂ
KHỐI TỔ CHỨC
KHOA HỌC- CÔNG
NGHỆ VÀ DỊCH VỤ
KHỐI CƠ SỞ ĐÀO
TẠO TRỰC
THUỘC
QUẢN LÝ ĐÀO
TẠO
BAN GIÁM HIỆU
HỘI ĐỒNG TƯ VẤN
HÀNH CHÍNH-
TỔNG HỢP
QUẢN TRỊ-
THIẾT BỊ
KẾ HOẠCH- TÀI
CHÍNH
CÔNG TÁC
SINH VIÊN
KHẢO KHÍ VÀ
ĐẢM BẢO
CHẤT LƯƠNG
QUẢN LÝ
KHOA HỌC VÀ
SAU ĐẠI HỌC
HỢP TÁC QUỐC
TẾ
ĐÀO TẠO TẠI
CHỨC VÀ BỒI
DƯỠNG
TỔ CHỨC CÁN
BỘ
TỔ CHỨC VÀ
QUẢN LÝ
NHÂN LỰC
TỐ CHỨC VÀ
XÂY DỰNG
CHÍNH QUYỀN
KHOA HỌC
CHÍNH TRỊ
HÀNH CHÍNH
HỌC
VĂN THƯ-
LƯU TRỮ
VĂN HÓA-
THÔNG TIN
VÀ XÃ HỘI
QUẢN TRỊ
VĂN PHÒNG
NHÀ NƯỚC
VÀ PHÁP
LUẬT
TRUNG TÂM
NGOẠI NGỮ
TRUNG TÂM
ĐÀO TẠO
NGHIỆP VỤ
VĂN PHÒNG
VÀ DẠY NGHỀ
TRUNG TÂM
TIN HỌC
TẠP CHÍ
TRUNG TÂM
THÔNG TIN
THƯ VIỆN
BAN QUẢN LÝ
KÝ TÚC XÁ
CƠ SỞ TP.HỒ
CHÍ MINH
CỞ SỞ MIỀN
TRUNG
VIỆN NGHIÊN
CỨU VÀ PHÁT
TRIỂN
HỘI SINH
VIÊN
ĐOÀN
THANH
NIÊN
CÔNG
ĐOÀN
ĐẢNG BỘ
(Nguồn: truongnoivu.edu)
Nhìn chung cơ cấu tổ chức nhà trường tương tối chặt chẽ, có sự phân
cấp theo thứ bậc rõ ràng. Thuận lợi trong việc quản lý SV và giúp SV nắm bắt
rõ chức năng nhiệm vụ của mỗi đơn vị. Tuy nhiên cơ cấu nhà trường được
thống nhất giữa các cơ sở nhưng SV lại học tập độc lập do khoảng cách địa lý
nên việc giao lưu học hỏi và tác động lẫn nhau vẫn còn nhiều hạn chế.
2.2. Đặc điểm của sinh viên bậc đại học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
SV bậc đại học Trường ĐHNV Hà Nội được Nhà trường đánh giá là
năng động, sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình học tập và
tham gia các hoạt động đoàn thể. Với phương châm “Học thật, thi thật để ra đời
làm việc thật” SV luôn học hỏi, trau dồi, tích lũy kinh nghiệm để phát triển
toàn diện về kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm nhằm đáp ứng những đòi hỏi
của xã hội. Hiện nay SV các bậc đại học được đào tạo ở các ngành đó là Văn
Thư lưu trữ, Quản trị nhân lực, Quản trị văn phòng, Quản lý văn hóa, Quản lý
nhà nước và Khoa học Thư viện.
2.2.1. Về quy mô và cơ cấu
Quy mô và cơ cấu của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội tính đến
năm 2014 được chia ra theo cơ cấu giới tính và cơ cấu theo trình độ được thể
hiện dựa trên bảng sau:
Bảng 2.1. Quy mô và cơ cấu 2012 - 2014
Hệ đào
tạo
Hệ chính quy Hệ cử tuyển Hệ vừa học
vừa làm
Hệ đào tạo
từ xa
Chỉ tiêu SL
(người)
TL
(%)
SL
(người)
TL
(%)
SL
(người)
TL
(%)
SL
(người)
TL
(%)
Nam 1177 26,6 12 26,7 519 35,1 0 0
Nữ 3248 73,4 33 73,3 963 64,9 0 0
Tổng số 4425 100 45 100 1482 100 0 100
Nguồn: Phòng quản lý đào tạo
Theo số liệu số lượng SVđông 4618 người tập trung chủ yếu ở hệ
chính quy với tổng số 4425 người nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội.
25
Hệ đào tạo được mở rộng qua các năm đã khẳng định uy tín của trường trong
lĩnh vực đào tạo khối công lập.
SV là tầng lớp tri thức, là lực lượng nòng cốt nhằm phát triển đất nước
phồn thịnh. Bởi vậy đầu tư cho giáo dục là một chính sách quốc dân được nhà
nước chú trọng. Hưởng ứng chủ trương Trường từng bước hoàn thiện cơ sở
vật chất và chất lượng đào tạo hướng tới chất lượng sau khi ra Trường có
chuyên môn giỏi, đạo đức nghề nghiệptốt. Để thực hiện tốt mục tiêu trên điều
đầu tiên sinh viên cần được cung cấp kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả.
Do đặc thù sinh viên đến từ các tỉnh thành khác nhau vốn gắn bó với
nông nghiệp mang tâm lý tiểu nông với các đặc thù tính cách, văn hóa riêng
khó khăn trong thực hiện công việc theo kế hoạch.
SV bậc đại học của Trường chủ yến là nữ, chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số
SV đại học. Như vậy Trường có sự chênh lệch giới tính khá rõ rệt. Bởi Trường
đào tạo các chuyên ngành với các bộ môn xã hội, thi tuyển đầu vào chủ yếu là
khối C và khối D, các chuyên ngành đào tạo chủ yếu liên quan đến công tác
văn phòng, nghiệp vụ thư kí và văn thư lưu trữ… SV nữ có khả năng lập kế
hoạch phân chia, sử dụng thời gian hợp lý nhưng việc kiên quyết thực hiện còn
yếu.
Để khắc phục những hạn chế và giải quyết nỗi trăn trở của các bạn SV
cũng như Nhà trường trong thời gian qua trong việc QLTG nhóm nghiên cứu
đưa ra các biện pháp hữu ích nhằm “Phát triển kỹ năng quản lý thời gian” tạo
ra bước đệm quan trọng trong thành công của mỗi cá nhân, đồng thời tạo ra
thương hiệu riêng cho Trường: “Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là ngôi trường
cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội không chỉ về số lượng mà
còn về cả chất lượng”.
2.2.2. Về chất lượng đầu vào
Bảng 2.2: Điểm chuẩn đầu vào các ngành bậc đại học chính quy
Ngành
Năm
2012 2013 2014 2015
C D1 C D C D1 A1,C,D,
26
KT1
Văn thư
lưu trữ
14,5 13,5 - 13,5 15 14,5 20,25
Quản trị
văn phòng
15,5 14,5 17 16 17,5 17 21,75
Quản lý
nhà nước
- - 16 15 17,5 17 22
Quản trị
nhân lực
15,5 14,5 18 17 17,5 17 22,75
Quản lý
văn hóa
- - - - 14,5 14 21
Khoa học
thư viện
14,5 13,5 13,5 - 15 14,5 19,5
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điểm chuẩn qua các năm bậc đại học trường
ĐHNV Hà Nội)
Năm 2012, điểm chuẩn xét tuyển đại học dao động từ 13,5-15,5 nhưng
đến năm 2013 ta có thể thấy ngưỡng này tăng lên một mức mới từ 13,5-18,
điều này cho thấy sự cải tiến mới về chất lượng đầu vào, theo đà này thì mặt
bằng chung về điểm chuẩn đầu vào đã tăng dần qua các năm.
Vào năm 2014, mức điểm chuẩn nguyện vọng 1 các ngành dao động từ
14,5 đến 17 điểm.
Năm 2015, điểm nhận hồ sơ xét tuyển thấp nhất bằng với ngưỡng điểm
đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD và ĐT quy định (15 điểm). Riêng đối
với nhóm môn 1 và 2 (tổ hợp truyền thống) trường dành ít nhất 75% chỉ tiêu
để xét tuyển. Số chỉ tiêu còn lại dành cho nhóm môn 3 và 4. So với điểm sàn
vào đại học, cao đẳng năm 2014, ngưỡng xét tuyển năm 2015 cao hơn 1 - 2
điểm. Do có sự đổi mới về hình thức thi và xét tuyển đại học nên mức điểm
chuẩn vào trường có sự vượt bậc rõ rệt.
Giai đoạn 2012-2015 thì ba nhóm ngành nổi bật là Quản trị nhân lực,
Quản trị văn phòng và Quản lý nhà nước vẫn là nhóm có chất lượng đầu vào
27
cao hơn cả trên tổng số sáu nhóm ngành xét truyển bậc đại học.
Theo số liệu trên, điểm đầu vào của trường tăng lên qua 4 năm (năm
2012 đến năm 2015). Ngành Văn thư lưu trữ năm 2012 điểm chuẩn là 14,5
điểm đến năm 2015 là 20,25 điểm, ngành quản trị nhân lực từ 15,5 lên
22,75…Song song với mục tiêu hướng tới đa ngành đa lĩnh vực trong những
năm gần đây trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã mở rộng thêm các khối thi đầu
vào của các ngành, cụ thể là năm 2015 đối với bậc Đại học đã mở rộng thêm
nhóm môn Toán, Văn, Sử và năm 2016 có thêm khối A Toán, Lý, Hóa cho
tuyển sinh các ngành Quản trị nhân lực, Quản trị văn phòng, Quản lý nhà
nước. Điều đó tạo nên sự đa dạng về chất lượng đầu vào.
Bên cạnh đó điểm chuẩn của Trường trong những năm gần đây cao hơn
so với các trường đào tạo khối xã hội như: Đại học Công Đoàn, Học viện
Thanh thiếu niên… Như vậy, chúng ta sẽ tuyển chọn được những sinh viên có
học lực khá giỏi trở lên, ý thức đạo đức tốt, có khả năng tiếp thu, thuận lợi
đào tạo các kỹ năng tạo ra chất lượng sinh viên đầu ra tốt.
2.2.3. Về quá trình học tập và đầu ra của sinh viên Trường Đại học
Nội vụ Hà Nội
Dựa vào cam kết chất lượng đào tạo của phòng Khảo thí và Báo cáo kết
quả của phòng Đào tạo do lịch sử hình thành nên tính đến thời điểm hiện tại
trường chưa có sinh viên tốt nghiệp hệ đại học, nên chưa có số liệu thống kê
kết quả thực tế về đầu ra của SV trường Đại học Nội vụ Hà Nội
2.3 Thực trạng phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên
2.3.1. Nhận thức về việc quản lý thời gian
SV được Nhà trường trang bị kiến thức thông qua các môn học nhằm
củng cố, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức xã hội. Ngoài
quá trình học tập SV tích cực tham gia hoạt động Đoàn đội, ngoại khóa, làm
thêm các công việc bán thời gian tích lũy vốn sống, kỹ năng. Bởi vậy, khối
lượng công việc ngày càng tăng lên tạo ra áp lực làm mất cân bằng cuộc sống.
Bên cạnh đó các Khoa thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên
28
đề với nội dung việc làm trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp hay kỹ năng
xin việc...do các chuyên gia, giảng viên chia sẻ giúp SV có cơ hội tiếp xúc
trực tiếp với nhà tuyển dụng, học hỏi kinh nghiệm, mở ra cơ hội mới. Nhưng
các buổi trao đổi về kỹ năng mềm khá ít, chưa có các khóa đào tạo kỹ năng
tổ chức giảng dạy tại trường.
Quy mô các Câu lạc bộ được mở rộng, số lượng SV tăng lên thu hút
đông đảo SV tham gia, tạo môi trường mài giũa, rèn luyện thông qua các hoạt
động tình nguyện, vui chơi, giải trí.... sau những giờ học căng thẳng. Số lượng
thời gian được chia nhỏ, phân bố không đều làm kết quả học tập giảm sút.
Trường chủ yếu đào tạo các ngành hướng tới các cơ quan đơn vị Nội
vụ , do đặc thù ngành học SV thường ỷ lại, lười tìm tòi, học hỏi cái mới, cái
hay trong quá trình học tập mà luôn thụ động chờ kiến thức thông qua các giờ
lên lớp.
Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát 300 SV nhằm tìm hiểu kiến thức
của SV về QLTG và thu được kết quả: 52/300 SV tương ứng 17,33% được
trang bị kiến thức QLTG thông qua Nhà trường , các Câu lạc bộ kỹ năng
mềm, các trung tâm dạy kỹ năng mềm, tự tìm hiểu.
Có 248/300 tương ứng 82,67% SV khảo sát chưa được trang bị kiến
thức QLTG.
Để đánh giá một cách khách quan nhóm nghiên cứu đặt ra câu hỏi: “
Anh/chị hiểu thế nào về kỹ năng quản lý thời gian”. Kết quả thống kê SV đưa
ra các khái niệm mang tính đại khái, trừu tựơng, chung chung không rõ ràng.
Thông qua việc tự tìm hiểu, rèn luyện ở các Câu lạc bộ chỉ cung cấp
một lượng kiến thức nhỏ dẫn đến khi hỏi về kỹ năng QLTG sinh viên trả lời
một cách mơ hồ. Từ đó, SV thấy được tầm quan trọng của QLTG.
Biểu đồ 2.1. Mức độ nhận thức của sinh viên về QLTG
29
Có 99% tương ứng với 297 SV cho rằng kỹ năng QLTG của SV rất cần
thiết và cần thiết chỉ có 1% tương ứng với 3/300 SV chưa nhận thức được
mức độ cần thiết của QLTG. Cần trang bị cho SV những kỹ năng cơ bản trong
việc quản lý thời gian giúp sinh viên học tập và làm việc tốt hơn trong môi
trường Đại học.
2.3.2. Kỹ năng phân tích công việc và phân chia thời gian
Phân tích công việc là quá trình nghiên cứu nội dung công việc nhằm
xác định điều kiện tiến hành các nhiệm vụ quyền hạn và phẩm chất kỹ năng
cần có khi thực hiện công việc.
Việc chuẩn bị mô tả nhiệm vụ, trách nhiệm, yêu cầu về trình độ, kỹ
năng , các định mức hoàn thành công việc sẽ dựa trên các dữ liệu thu thập
được trong quá trình phân tích nhằm cung cấp các thông tin về đặc điểm, tính
chất; các loại trang bị, dụng cụ, các mối quan hệ thực hiện công việc. Dựa
trên mức độ công việc tiến hành phân chia thời gian theo đơn vị cụ thể: giờ,
ngày, tháng, năm.
Để phân tích công việc SV cần nắm được kỹ năng phân loại và tổ chức
30
công việc. Với các môn: Đánh giá công việc, phân tích công việc...trong thời
lượng phân bổ chương trình học, cùng với thực hiện các vai trò khác nhau
tương ứng với trách nhiệm cụ thể SV phân tích công việc đạt tốt và rất tốt là
60%. Căn cứ trên mức độ gấp và mức độ quan trọng của công việc SV phân
chia thực hiện theo thứ tự lần lượt. Quá phân tích công việc đạt hiệu quả
nâng cao kết quả thực hiện công việc tránh tình trạng công việc tồn đọng, xây
dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp.
SV thực hiện công việc theo xu hướng ‘‘nước đến chân mới nhảy“
không chủ động trong tiếp cận kiến thức, lười suy nghĩ, thích lước web, chơi
game, facebook... sử dụng thời gian rảnh dỗi vào việc ngủ, đi chơi thay vì đọc
một cuốn sách, chuẩn bị bài tập trước khi lên lớp. Gần đến kỳ thi SV thức
đêm ôn bài, dung lượng kiến thức dồn vào một khoảng thời gian không xử lý
hết, sau kỳ thi SV tiến hành kì nghỉ dài bù quãng thời gian vất vả tạo nên thói
quen khó thay đổi. Đồng thời việc nhìn nhận công việc theo kết quả không
chú trọng tới quá trình tạo ra lỗ hổng lớn về kiến thức.
Có 64% SV chiếm mức trung bình trong việc kiểm soát và QLTG. Kỹ
năng phân tích công việc tương đối tốt nhưng không quản lý kiểm soát thời
gian không hiệu quả thường làm tăng sự mệt mỏi, chán nản, không tập trung
và các nhiệm vụ liền kề.
Trong quá trình thực hiện SV bị gián đoạn bởi các yếu tố bên ngoài
như: đi chơi, tụ tập, nghe nhạc, xem phim... thời gian thực tế bị xê dịch khiến
quá trình thực hiện kéo dài.
Hiệu suất sử dụng thời gian không hợp lý, quỹ thời gian luôn cố định
khối lượng công việc luôn tăng lên khiến SV ngập đầu vào công việc không
giải quyết hết và thường bỏ quan những công việc khó. Sử dụng thời gian
không đúng mục đích gây lãng phí cần tăng thời gian làm việc hữu ích, kiểm
soát thời gian chặt chẽ.
2.3.3. Kỹ năng lập kế hoạch quản lý thời gian
Lập kế hoạch là danh sách các chương trình hành động hoặc bất kỳ sơ
31
đồ, bảng biểu được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, chia thành các giai
đoạn, gồm các bước, thời gian thực hiện, có phân bổ nguồn lực, ấn định
những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp, sự chuẩn bị, triển khai thực hiện
nhằm đạt được một mục tiêu.
Lập kế hoạch QLTG là điều kiện để SV quản lý mục tiêu hiệu quả.
Trước khi lập kế hoạch SV thường xác định mục tiêu. Các căn cứ vào việc
phân chia mục tiêu dựa vào mức độ phức tạp, thời gian thực hiện, kết quả
hướng tới tương thích với kế hoạch đặt ra. Yêu cầu đối với mục tiêu cần thực
tế, cụ thể, tính khả thi cao.
Trong lộ trình học tập mục tiêu của SV không rõ ràng, mơ hồ về ngành
học diễn ra ở SV năm nhất và năm hai. Khi tiếp cận với chuyên ngành SV
nhận ra bản thân thiếu kiến thức, kỹ năng bằng việc tăng cường học thêm
tiếng anh, tin học, các chứng chỉ nghiệp vụ với mong ra tìm được một công
việc phù hợp. Do quãng thời gian nước rút quá ngắn, SV không hoàn thành
hết tất cả các dự định, kế hoạch.
Việc chuyển đổi từ liên chế sang cơ chế tín chỉ, khiến nhiều SV bỡ ngờ
về thời gian học tập với 4 ca trong ngày. Theo cơ chế sinh học quá trình làm
việc của con người gồm 3 giai đoạn: Tăng dần khả năng làm việc, ổn định khả
năng làm viêc, giảm dần khả năng làm việc. Việc sắp xếp các ca học liền
nhau,thời gian bắt đầu ca hai từ 9h50’ đến 12h30 và ca 4h từ 3h50’ đến 6h30’
là quãng thời giảm dần khả năng làm việc tạo tâm trạng mệt mỏi, khó tiếp thu
bài giảng. Khi học tập ngày càng căng thẳng và phức tạp thì phong cách làm
việc một cách ngẫu hứng không còn phù hợp, thay vào đó là việc lập kế hoạch
cụ thể.
Các ngành đào tạo hệ đại học của trường với các Khoa: Quản trị văn
phòng, Quản trị nhân lực, Quản lý nhà nước, Văn thư lưu trữ, Thông tin thư
viện SV được học các môn bổ trợ, làm quen với các phương pháp công cụ lập
kế hoạch và các môn học chuyên ngành có nội dung đi sâu tìm hiểu.
Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát việc áp dụng các kiến thức đã học
32
Tải bản FULL (file word 74 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
vào lập kế hoạch trong quá trình học tập, công việc, cuộc sống và thu được
kết quả:
Biểu đồ 2.2. Mức độ lập kế hoạch
Mức độ lập kế hoạch nhiều lần là 160/300 SV tương ứng 53,33% chiếm
tỷ lệ cao nhất; lập kế hoạch 1- 2 lần là 102/300 SV tương ứng 34% chiếm tỷ
lệ thứ hai và chưa từng lập kế hoạch là 38/300 SV tương ứng 12,67%. chiếm
tỷ lệ thấp nhất. Mức độ chệnh lệnh giữa tỷ lệ mức độ lập kế hoạch nhiều lần
và chưa từng lâp kế hoạch là 40,66%.
SV lập kế hoạch QLTG nhiều lần, 1-2 lần tuy chiếm tỷ lệ % lớn nhưng
không thành công là 185/262 SV tương ứng 70,61% chỉ có 77/262 SV tương
ứng 22,41% thành công trong việc thực hiện các công việc theo kế hoạch.
Vậy nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại là gì?
Theo điều tra kỹ năng QLTG bị chi phối bởi thói quen, sự lười biếng,
sử dụng máy tính, điện thoại, không có mục tiêu rõ ràng… SV không kiên
quyết thực hiện kế hoạch, thời gian sử dụng không hợp lý, công việc chồng
chéo.
33
Tải bản FULL (file word 74 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
12,67% SV chưa bao giờ lập kế hoạch cho bản thân, làm việc theo cảm
tính, không có định hướng, mục tiêu nghề nghiệp.
Lập kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch là cơ sở hoàn thành công việc
đúng thời hạn. SV bước đầu đã có kỹ năng lập kế hoạch nhưng thực hiện lại
không thành công chính do:
Khi tiến hành lập kế hoạch SV xác định vấn đề chưa chính xác, đúng
trọng tâm, không thực hiện nghiêm tạo cảm giác chán nản.
Xác lập mục tiêu chưa đủ lớn, động lực chưa cao để phát huy khả năng
hết của SV, đẩy lùi các yếu tố tác động dẫn tới trì hoãn công việc, làm việc
không khoa học hợp lý.
Không hiểu rõ bản thân cần phải làm gì và làm như thế nào, khi gặp các
tình huống khó khăn thay vì cố gắng giải quyết thì nhiều người tình các trốn
tránh, không dám đương đầu.
Việc thực hiện các nhiệm vụ khó, không hứng thú dẫn tới việc bỏ cuộc,
không hoàn thành công việc, mục tiêu biến mất, đây là nguyên nhân dẫn tới
thất bại trong cuộc sống.
Vì vậy cần cung cấp phương pháp cách thức khắc những hạn chế.
2.3.4. Kỹ năng tổ chức quản lý thời gian
Tổ chức QLTG là việc phân chia, sắp xếp thời gian theo mức độ, tính
chất của công việc. Để đạt hiệu quả công việc tối đa khi tổ chức QLTG SV
phải kết hợp với công cụ QLTG. Đa số SV thường sử dụng các công cụ mang
tính truyền thống ngoài công cụ truyền thống vốn quen thuộc còn có các công
cụ hiên đại được xây dựng trên tính năng tiện ích, thông minh… Bên cạnh đó
các nguyên nhân chủ quan và khách quan là yếu tố chính ảnh hưởng tới kỹ
năng tổ chức QLTG.
Thông qua câu hỏi: “ Theo anh chị nguyên nhân chính dẫn đến QLTG
không hiệu quả (vui lòng không chọn quá 3 nguyên nhân)?”. Nhóm nguyên
cứu tập trung khai khác những điểm hạn chế của SV nhằm đưa ra các biệt
pháp khắc phục.
Biểu đồ 2.3 Nguyên nhân quản lý thời gian không hiệu quả
34
5010498

More Related Content

What's hot

Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dung
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dungBất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dung
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dungBinh Boong
 
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nayThực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện naynataliej4
 
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam nataliej4
 
Chuyên đề DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG...
Chuyên đề DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG...Chuyên đề DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG...
Chuyên đề DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG...nataliej4
 
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...Thanh Đỗ
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcBình Hoàng
 
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...PinkHandmade
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
 
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy họcLuận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
 
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dung
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dungBất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dung
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dung
 
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nayThực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
 
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
 
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
 
Kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viên
Kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viênKỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viên
Kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viên
 
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
 
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinhLuận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
 
Luận văn: Hành vi giao tiếp có văn hóa của sinh viên, HAY, 9đ
Luận văn: Hành vi giao tiếp có văn hóa của sinh viên, HAY, 9đLuận văn: Hành vi giao tiếp có văn hóa của sinh viên, HAY, 9đ
Luận văn: Hành vi giao tiếp có văn hóa của sinh viên, HAY, 9đ
 
Chuyên đề DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG...
Chuyên đề DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG...Chuyên đề DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG...
Chuyên đề DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG...
 
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
 
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAYĐề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
 
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAYLuận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
Luận văn: Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc , HAY
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
 
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 

Similar to Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Cải tiến và phát triển môi trƣờng học ngoại ngữ thông qua phƣơng pháp tích hợ...
Cải tiến và phát triển môi trƣờng học ngoại ngữ thông qua phƣơng pháp tích hợ...Cải tiến và phát triển môi trƣờng học ngoại ngữ thông qua phƣơng pháp tích hợ...
Cải tiến và phát triển môi trƣờng học ngoại ngữ thông qua phƣơng pháp tích hợ...jackjohn45
 
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcThiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcChau Phan
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...huyendv
 
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
quan_ly_danh_gia_qua_trinh_trong_dao_tao_sinh_vien_dai_hoc_nganh_su_pham_tien...
quan_ly_danh_gia_qua_trinh_trong_dao_tao_sinh_vien_dai_hoc_nganh_su_pham_tien...quan_ly_danh_gia_qua_trinh_trong_dao_tao_sinh_vien_dai_hoc_nganh_su_pham_tien...
quan_ly_danh_gia_qua_trinh_trong_dao_tao_sinh_vien_dai_hoc_nganh_su_pham_tien...cLuB9
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội (20)

Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOTLuận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
 
Luận văn: Quản lý thực tập sư phạm của sinh viên mầm non, 9đ
Luận văn: Quản lý thực tập sư phạm của sinh viên mầm non, 9đLuận văn: Quản lý thực tập sư phạm của sinh viên mầm non, 9đ
Luận văn: Quản lý thực tập sư phạm của sinh viên mầm non, 9đ
 
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
Phát triển môi trường học ngoại ngữ cho sinh viên chuyên ngành
Phát triển môi trường học ngoại ngữ cho sinh viên chuyên ngànhPhát triển môi trường học ngoại ngữ cho sinh viên chuyên ngành
Phát triển môi trường học ngoại ngữ cho sinh viên chuyên ngành
 
Cải tiến và phát triển môi trƣờng học ngoại ngữ thông qua phƣơng pháp tích hợ...
Cải tiến và phát triển môi trƣờng học ngoại ngữ thông qua phƣơng pháp tích hợ...Cải tiến và phát triển môi trƣờng học ngoại ngữ thông qua phƣơng pháp tích hợ...
Cải tiến và phát triển môi trƣờng học ngoại ngữ thông qua phƣơng pháp tích hợ...
 
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
 
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcThiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 
Luận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núi
Luận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núiLuận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núi
Luận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núi
 
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
 
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
 
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuậtLuận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐHLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPT
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPTLuận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPT
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPT
 
quan_ly_danh_gia_qua_trinh_trong_dao_tao_sinh_vien_dai_hoc_nganh_su_pham_tien...
quan_ly_danh_gia_qua_trinh_trong_dao_tao_sinh_vien_dai_hoc_nganh_su_pham_tien...quan_ly_danh_gia_qua_trinh_trong_dao_tao_sinh_vien_dai_hoc_nganh_su_pham_tien...
quan_ly_danh_gia_qua_trinh_trong_dao_tao_sinh_vien_dai_hoc_nganh_su_pham_tien...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...
 
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy...
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy...Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy...
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy...
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 

Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội

  • 1. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu “Phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên bậc đại học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của nhóm tác giả, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ nhiều phía. Qua đây, nhóm tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Ban Giám hiệu trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực, Phòng Quản lý khoa học và Sau đại học, Phòng Quản lý Đào tạo, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng và một số đơn vị trong Nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, cung cấp thông tin, số liệu phục vụ nghiên cứu. Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Giáo dục và Truyền thông Nam Việt (VN.ETC), Công ty cổ phần Misa là những đơn vị đã có những hợp tác và hỗ trợ kinh phí trong quá trình nhóm tác giả thực hiện đề tài. Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Đoàn Văn Tình - giảng viên hướng dẫn đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp chúng tôi hoàn thiện nghiên cứu. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên bậc đại học của trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình khảo sát. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn!
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Nhóm tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của nhóm và được sự hướng dẫn khoa học của Ths. Đoàn Văn Tình. Các nội dung trong nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đực chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào nhóm tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo của mình Em xin chân thành cảm ơn. Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Tiên Trang
  • 3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu..................................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................3 5. Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................4 7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................4 8. Đóng góp mới của đề tài.........................................................................5 B. PHẦN NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINHVIÊN 6 1.1. Một số khái niệm..................................................................................6 1.1.1. Khái niệm kỹ năng và phát triển kỹ năng.........................................6 1.1.2. Khái niệm quản lí thời gian và phát triển kỹ năng quản lý thời gian......8 1.2. Quy trình quản lý thời gian..................................................................8 1.3. Tiêu chí đánh giá kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên................12 1.3.1. Kĩ năng xác định vấn đề..................................................................12 1.3.2. Kỹ năng hiểu và định vị bản thân...................................................12 1.3.3. Kỹ năng quản lý mục tiêu...............................................................13 1.3.4. Kỹ năng phân loại và tổ chức công việc.........................................13 1.3.5. Hiệu suất sử dụng thời gian và quản lý gián đoạn..........................14 1.3.6. Kỹ năng sử dụng công cụ quản lý thời gian....................................15 1.4. Các yếu tố tác động đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên.........15 1.4.1 Các yếu tố chủ quan.........................................................................15 1.4.2 Các yếu tố khách quan.....................................................................16
  • 4. 1.5. Sự cần thiết phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên........18 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN BẬC ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 20 2.1. Tổng quan về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội...................................20 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................20 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động...........................................................21 2.2. Đặc điểm của sinh viên bậc đại học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội......23 2.2.1. Về quy mô và cơ cấu.......................................................................23 2.2.2. Về chất lượng đầu vào....................................................................25 2.2.3. Về quá trình học tập và đầu ra của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội..................................................................................................26 2.3 Thực trạng phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên...........27 2.3.1. Nhận thức về việc quản lý thời gian...............................................27 2.3.2. Kỹ năng phân tích công việc và phân chia thời gian......................29 2.3.3. Kỹ năng lập kế hoạch quản lý thời gian..........................................30 2.3.4. Kỹ năng tổ chức quản lý thời gian..................................................33 2.4. Đánh giá hiệu quả quản lý thời gian của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội...........................................................................................35 2.4.1. Những ưu điểm và nguyên nhân.....................................................36 2.4.2. Những nhược điểm và nguyên nhân...............................................37 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIANCỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 40 3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên..............................................................................................40 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên....................................................................................................41 3.2.1. Nâng cao nhận thức về quản lý thời gian........................................41
  • 5. 3.2.2. Tạo kĩ năng hiểu bản thân và kiểm soát cảm xúc cá nhân..............42 3.2.3. Nâng cao kĩ năng kiểm soát mục tiêu.............................................43 3.2.4. Nâng cao kĩ năng phân chia và kiểm soát thời gian........................46 3.2.5. Nâng cao kĩ năng tổ chức quản lý thời gian....................................47 3.2.6. Hình thành bộ công cụ quản lý thời gian........................................48 3.2.6.1. Dạng công cụ giản đơn................................................................48 3.2.6.2. Dạng công cụ hiện đại..................................................................49 3.3. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên....................................................................................................50 3.3.1. Đối với Nhà trường.........................................................................50 3.3.2. Đối với các khoa chuyên môn và tổ chức đoàn thể trong trường ...................................................................................................................52 3.3.3 Đối với sinh viên và gia đình sinh viên............................................53 C. KẾT LUẬN 54 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 E. PHỤ LỤC
  • 6. DANH MỤC SƠ ĐÔ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường ĐHNV Hà Nội 22 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Quy mô và cơ cấu 2012 - 2014.....................................................23 Bảng 2.2: Điểm chuẩn đầu vào các ngành bậc đại học chính quy............25 Bảng 2.3. Đánh giá hiệu quả quản lý thời gian của sinh viên .........................................................................................................................36 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Mức độ nhận thức của sinh viên về QLTG 28 Biểu đồ 2.2. Mức độ lập kế hoạch 31 Biểu đồ 2.3 Nguyên nhân quản lý thời gian không hiệu quả 33
  • 7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ 1 ĐHNV Đại học Nội vụ 2 QLTG Quản lý thời gian 3 SV Sinh viên 4 GD & ĐT Giáo dục & Đào tạo 5 TT Trung tâm 6 KHGD Khoa học giáo dục
  • 8. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục đại học nói riêng đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức to lớn trong bối cảnh hội nhập, cũng như cạnh tranh trong giáo dục diễn ra ngày càng toàn diện, sâu sắc và quyết liệt. Điều đó đòi hỏi trong mỗi cơ sở giáo dục đại học phải diễn ra đồng thời hai quá trình: quá trình đào tạo của cơ sở đào tạo và quá trình tự đào tạo của người học. Có như vậy, năng lực của người học mới phát triển toàn diện về thể lực, kiến thức, kỹ năng và phẩm chất. Trong đó phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên nói chung và kỹ năng quản lý thời gian nói riêng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, bởi QLTG tốt là nền tảng quản lý hiệu quả các vấn đề khác trong học tập và cuộc sống. Quản lý thời gian có nghĩa là sự phân bổ thời gian cho từng công việc một cách hợp lý, thiết lập mục tiêu, phân bổ nguồn lực và xây dựng phương án thực hiện công việc dưới sự kiểm soát của chủ thể một cách hiệu quả. Kỹ năng QLTG là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự thành công và đạt hiệu quả cao trong công việc.Với chiến lược QLTG hiệu quả, mỗi sinh viên có thể kiểm soát tốt khối lượng công việc và hạn chế rơi vào các tình huống khủng hoảng bởi công việc quá tải, giảm áp lực và nâng cao hiệu suất công việc. Đối với sinh viên các cơ sở giáo dục đại học nói chung, sinh viên bậc đại học của ĐHNV Hà Nội nói riêng đa số sống và học tập trong môi trường xa gia đình với nhiều cám dỗ, cuộc sống và các vấn đề xã hội phức tạp; áp lực học tập, việc làm ngày càng lớn... Sinh viên không quản lý thời gian tốt sẽ mất kiểm soát về mục tiêu, không phân bố thời gian tốt cho học tập và các vấn đề trong cuộc sống, dẫn đến lệnh lạc trong suy nghĩ, hành động, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, hiệu quả đầu ra. Do đó, phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên bậc đại học trường Đại học Nội vụ Hà Nội đóng vai trò hết sức quan trọng. Qua đó, sinh viên hiểu được sự cần thiết QLTG hiệu quả, phân bổ và kiểm soát quỹ thời gian cho hoạt động cụ thể; 1
  • 9. thiết lập và quản lý mục tiêu, lập kế hoạch học tập và các hoạt động cá nhân hợp lý; tăng thời gian hữu ích, giảm bớt áp lực trong học tập và cuộc sống; chủ động lĩnh hội, làm chủ tri thức, nâng cao sức sáng tạo và chủ động phát triển bản thân. Nhóm tác giả nghiên cứu hiện đang là những sinh viên bậc đại học tại trường ĐHNV Hà Nội, chúng tôi thấu hiểu những khó khăn và mong muốn của nhiều bạn sinh viên trong vấn đề phát triển kỹ năng QLTG. Do đó, xuất phát từ các vấn đề về lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên bậc đại học trường Đại học Nội vụ Hà Nội”. 2. Lịch sử nghiên cứu Việc sắp xếp thời gian một cách hợp lý là vô cùng quan trọng và cần thiết không chỉ đối với sinh viên mà còn với tất cả mọi người, giúp chúng ta học tập và làm việc có hiệu quả hơn. Do vậy, đã có nhiều tác giả dày công tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài kỹ năng quản lý thời gian trên nhiều khía cạnh khác nhau, tiêu biểu như: - Lại Thế Luyện (2010), Kỹ năng quản lý thời gian. Nxb Văn hóa Thông tin; - Harvard Business School (2007), Quản lý thời gian -Bộ cẩm nang bỏ túi, Nxb Thông tấn. - Ken Zeigler (2008), (Trần Phi Tuấn dịch), Tổ chức công việc hiệu quả,Nxb McGraw-Hill. Những nghiên cứu trên đã làm rõ cơ sở lý luận và sự cần thiết của quản lý thời gian, phương thức quản lý thời gian. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên ở bình diện rộng nên chưa đi sâu nghiên cứu về phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho một đối tượng đặc thù là sinh viên. Mặc dù vậy, những công trình này là nguồn tư liệu quý, được tác giả kế thừa một phần để làm rõ cơ sở lý luận và sự cần thiết của kỹ năng QLTG. Bên cạnh đó, có một số công trình nghiên cứu khác về kỹ năng QLTG 2
  • 10. của sinh viên, như: - Huỳnh Văn Sơn - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (2011), Thực trạng kỹ năng quản lí thời gian của sinh viên một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Tạp chí khoa học công nghệ - Đại học Đà Nẵng - Số 3(44). - Đỗ Thu Hà - TT nghiên cứu giáo dục Đại học và Nghề nghiệp, Viện KHGD Việt Nam (2010), đề tài: Nghiên cứu việc sử dụng quỹ thời gian ngoài giờ lên lớp của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội; Những nghiên cứu trên có nhiều giá trị lý luận và thực tiễn về kỹ năng QLTG của sinh viên nói chung. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên bậc đại học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Do đó, đề tài nghiên cứu của chúng tôi đảm bảo tính mới và không trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào trước đây. Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu trên vẫn là nguồn tư liệu quý báu, có giá trị tham khảo, được tác giả kế thừa và tiếp thu có chọn lọc trong nghiên cứu này. 3. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua nghiên cứu lý luận và thực trạng kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên, đề tài nhằm đề xuất các giải pháp và khuyến nghị với các bên liên quan thực hiện để phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên bậc đại học tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường, giúp sinh viên quản lý hiệu quả thời gian để thành công trong học tập và cuộc sống. 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Kỹ năng quản lý thời gian củasinh viên bậc đại học trường ĐHNV Hà Nội Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại trường ĐHNV Hà Nội, không bao gồm cơ sở của Nhà trường ở miền Trung và miền Nam. -Về thời gian: nghiên cứu được khảo sát đối với các sinh viên bậc đại 3
  • 11. học nhập họctừ năm 2012 đến nay. 5.Giả thuyết nghiên cứu Kĩ năng QLTG của sinh viên trường ĐHNV Hà Nội đã được hình thành và phát triển trong quá trình sinh sống, học tập nhưng hiệu quả quản lý thời gian không cao. Để phát triển kỹ năng QLTG của sinh viên trường ĐHNV Hà Nội cần có những giải pháp nâng cao nhận thức, khả năng tự hoàn thiện của sinh viên; hình thành bộ công cụ quản lý thời gian và đào tạo kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên, với sự tham gia từ cả góc độ người học, Nhà trường và các đơn vị có liên quan. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, làm rõ cơ sở lý luận về phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên: đưa ra hệ thống khái niệm, xác định vai trò và sự cần thiết phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên; xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kỹ năng quản lý thời gian; các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên. Hệ thống lý luận đó, làm cơ sở để phân tích thực trạng, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên bậc đại học trường ĐHNV Hà Nội. Hai là, Phân tích, đánh giá được thực trạng và nguyên nhân dẫn đến thực trạng kỹ năng QLTG của sinh viên trường ĐHNV Hà Nội. Ba là, Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên cứu đề ra mục tiêu, đề xuất giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển kỹ năng QLTG của sinh viên bậc đại học trường ĐHNV Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường và cơ hội làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sốngcủa mỗi sinh viên. 7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, phần biện chứng về xã hội. Để có được những thông tin, dữ liệu để phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp, nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 4
  • 12. - Phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp: Tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu; các báo cáo, các số liệu được cung cấp bởi các đơn vị thuộc trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Sau khi thu thập, tác giả thực hiện sắp xếp, phân loại theo thời gian, không gian hoặc theo từng nội dung cụ thể liên quan đến các phần, mục trong nghiên cứu. - Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Đối tượng khảo sát là một bộ phận sinh viên bậc đại học đang theo học tại trường ĐHNV Hà Nội. Trong đó, số lượng bảng hỏi phát ra 300 phiếu, trong thời gian từ ngày 9- 15/11/2015. - Phương pháp quan sát tham dự: Bản thân các tác giả của nhóm nghiên cứu đề tài đang là sinh viên bậc đại học và đang học tập tại trường ĐHNV Hà Nội. Do đó, chúng tôi có sự nhận biết, quan sát, đánh giá rõ về thực trạng, cũng những vấn đề về kỹ năng QLTG của sinh viên đang học tại Nhà trường. 8. Đóng góp mới của đề tài - Về mặt lý luận: Nghiên cứu góp phần xây dựng khung lý thuyết về quản lý thời gian vàlàm rõ tính cấp thiết phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên. Trong đó, chúng tôi có những quan điểm và tiếp cận mới trong khái niệm “kỹ năng”, “phát triển kỹ năng”, “phát triển kỹ năng quản lý thời gian”; các tiêu chí đánh giá kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên... Qua đó, đề tài góp phần làm giàu hơn hệ thống lý luận về phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên. - Về mặt thực tiễn: Qua khảo sát thực trạng tại trường ĐHNV Hà Nội, đề tài nghiên cứu cung cấp một bức tranh tổng thể về thực trạng kỹ năng QLTG của sinh viên bậc đại học. Nhà trường nắm bắt được thực trạng và nhu cầu phát triển kỹ năng QLTG của sinh viên. Đồng thời, nhóm tác giả cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên, quá đó gián tiếp nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường và mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên. 5
  • 13. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm kỹ năng và phát triển kỹ năng a. Khái niệm kĩ năng Hiện nay, có rất nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau về khái niệm kỹ năng, bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn của mỗi tác giả. Trong Từ điển tiếng Việt, kĩ năng được định nghĩa như sau: “Kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế”[13]. Theo từ điển Giáo dục học “Kĩ năng là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ”[9] Tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng “Kĩ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép”[10,3] Tác giả A.V.Petrovski cho rằng: “Năng lực sử dụng các dữ kiện, các tri thức hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những thuộc tính bản chất của các sự vật và giải quyết thành công những nhiệm vụ lý luận hay thực hành xác định được gọi là kỹ năng” [15,149] Tác giả N.D.Levitov xem xét kỹ năng gắn liền với kết quả hành động.Theo ông, người có kỹ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hành hành động có kết quả. Ông nhấn mạnh, muốn hình thành kỹ năng con người vừa phải nắm vững lý thuyết về hành động, vừa phải vận dụng lý thuyết đó vào thực tế” Từ các khái niệm trên, chúng ta nhận thấy kĩ năng là một trong những yếu tố cấu thành năng lực bên cạnh các yếu tố thể lực, kiến thức, kinh nghiệm, phẩm chất… Nó được bộc lộ dựa trên việc vận dụng những tri thức, 6
  • 14. kinh nghiệm của cá nhân để giải quyết những vấn đề về lí luận hay thực tiễn. Do vậy, kĩ năng là phản ứng có ý thức, mang tính chủ động và có kiểm soát của con người do quá trình luyện tập mà có được. Kĩ năng khác với năng khiếu bẩm sinh, con người có thể học hỏi, tiếp thu và rèn luyện kỹ năng qua từng ngày, từng giờ để đạt được mức độ thuần thục. Tùy theo mức độ trau dồi, rèn luyện mà mức độ thuần thục về kỹ năng của mỗi cá nhân là khác nhau, có người có kĩ năng tốt nhưng cũng có người có kĩ năng kém với nhiều cấp độ khác nhau. Trên cơ sở kế thừa và phát triển những quan điểm trên, nhóm tác giả thống nhất sử dụng khái niệm “kỹ năng” trong nghiên cứu này như sau: “Kỹ năng là một trong những yếu tố cấu thành năng lực cá nhân, dựa trên việc vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào thực tiễn, là cơ sở để mỗi cá nhân thực hiện tốt công việc và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống”. b.Khái niệm phát triển kỹ năng Khái niệm “phát triển” và khái niệm “vận động” có sự khác nhau: Vận động là mọi biến đổi nói chung, chưa nói lên khuynh hướng cụ thể là đi lên hay đi xuống, tiến bộ hay lạc hậu, còn phát triển là sự biến đổi cả về lượng và chất theo hướng ngày càng hoàn thiện tích cực. Phát triển là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật; là quá trình thống nhất giữa các phủ định, hạn chế những nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật cũ trong hình thái mới của sự vật. Theo quan điểm siêu hình: “ Phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật ,hiện tượng; đồng thời, nó cũng xem sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức tạp” [14, 73] Còn phép biện chứng duy vật lại cho rằng: “Phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên; từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn”[14,73]. “Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn 7
  • 15. giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật”[14, 73] Như vậy, từ khái niệm “kỹ năng” và cách quan điểm về “phát triển” như trên, nhóm tác giả cho rằng: Phát triển kĩ năng là tổng thể các cách thức mở rộng và nâng cao kỹ năng trên cơ sở xây dựng kỹ năng mới hoặc hoàn thiện kỹ năng đã có, để đáp ứng những thách thức xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. 1.1.2. Khái niệm quản lí thời gian và phát triển kỹ năng quản lý thời gian Việc QLTG được hiểu là một hành động hoặc quá trình thực hiện kiểm soát có ý thức về số lượng thời gian cho từng hoạt động cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu đề ra.QLTG bắt đầu từ việc cân nhắc xem xét mức độ quan trọng của công công việc để thực hiện công việc nào trước công việc nào sau, sau đó phân chia thời gian hợp lý. Cuối cùng là lập kế hoạch từng ngày, từng tuần, từng tháng kết hợp với các công cụ QLTG để thực hiện công việc một cách kiên quyết.Nói cách khác, Quản lý thời gian có nghĩa là sự phân bổ thời gian cho từng công việc cần thực hiện và cách sắp xếp mỗi công việc theo thứ tự ưu tiên hợp lý, thực hiện chúng dưới sự kiểm soát của chính bản thân mình một cách hiệu quả nhất. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả thống nhất rằng: Phát triển kĩ năng quản lý thời gian là tổng thể các cách thức giúp các cá nhân nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian qua việc vận dụng tri thức, kinh nghiệm quản lý thời gian vào thực tiễn. QLTG hiệu quả đem lại nhiều lợi ích thuyết phục, như nâng cao hiệu quả làm việc, tăng lượng thời gian riêng tư cho mỗi cá nhân, giảm bớt áp lực trong công việc, tăng niềm vui trong cuộc sống, có thể dự trù được nhiều việc cho kế hoạch cho tương lai và giải quyết các vấn đề mang tính dài hạn, nâng cao sức sáng tạo. 1.2. Quy trình quản lý thời gian Các bước trong quy trình quản lý thời gian được thể hiện qua 8 bước theo sơ đồ dưới đây: 8
  • 16. Hình… Sơ đồ Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết Xác định vấn đề cần giải quyết đóng vai trò hết sức quan trọng.Đây là một nhiệm vụ khó khăn cần được phân tích một cách rõ ràng, có hệ thống, tìm hiểu thông tin chính xác bằng cách đặt ra những câu hỏi: Vấn đề đang gặp phải là gì (tên, loại vấn đề cần giải quyết) ? Tính chất của vấn đề (mức độ khẩn cấp, quan trọng,…)? Vấn đề đó là vấn đề cá nhân hay của tập thể và thuộc quyền giải quyết ai?…Không xác định chính xác vấn đề, các chủ thể thực hiện sẽ lãng phí thời gian cho những công việc không quan trọng.Giai đoạn này, mỗi cá nhân cần nhận diện, phân tích, xác định bản chất vấn đề cần giải quyết. Bước 2: Phân tích bối cảnh Phân tích bối cảnh là nghiên cứu tổng thể các yếu tố tác động đến vấn đề cần giải quyết theo cả chiều hướng tích cực, lẫn tiêu cực; thời cơ lẫn thách thức. Đó có thể là các vấn đề của cá nhân, gia đình, các vấn đề nguồn lực (con người, tài chính, thông tin, cơ sở vật chất, thời gian) hoặc các vấn đề khác có 9 Phân tích bối cảnh Phân tích bối cảnh Xác định vấn đề cần giải quyết Xác định vấn đề cần giải quyết Xác định khung năng cá nhân Xác định khung năng cá nhân Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ Xác định nhiệm vụ thực hiện để đạt mục tiêu Xác định nhiệm vụ thực hiện để đạt mục tiêu Phân bổ thời gian theo từng nhiệm vụ Phân bổ thời gian theo từng nhiệm vụ Kiểm soát và điều chỉnh quản lý thời gian Kiểm soát và điều chỉnh quản lý thời gian Xác định mục tiêu Xác định mục tiêu
  • 17. tác động đến vấn đề và phương thức giải quyết vấn đề. Bước 3: Xác định khung năng lực cá nhân Năng lực cá nhân là tổng hợp các yếu tố về thể lực (sức khỏe thể chất và tinh thần), trí lực (kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm) và phẩm chất, thái độ của mỗi người. Xác định khung năng lực đòi hỏi mỗi cá nhân phải định vị được bản thân trước các vấn đề khác nhau, trong các môi trường, điều kiện khác nhau. Mỗi vấn đề cần giải quyết trong các bối cảnh khác nhau sẽ yêu cầu khung năng lực khác nhau. Do đó, nếu cá nhân không định vị được bản thân, giải quyết các vấn đề không phù hợp hoặc quá sức sẽ không hiệu quả. Bước 4: Xác lập mục tiêu Mục tiêu là định hướng về kết quả cần đạt được khi giải quyết vấn đề.Khi đặt ra mục tiêu, phải đảm bảo mục tiêu khuyến khích tinh thần làm việc, tạo ra giá trị. Chỉ nên đặt mục tiêu có liên quan tới những ưu tiên cao trong cuộc sống bởi thiết lập quá nhiều mục tiêu dễ dẫn đến xung đột mục tiêu, nguồn lực phân tán, sẽ khó đạt được mục tiêu. Cụ thể hơn, khi xác lập mục tiêu cần chú ý các vấn đề sau: Đặt mục tiêu khả thi: Mục tiêu đặt ra phải thực tế có khả năng thực hiện, mang lại sự hài lòng lớn nhất cho bản thân; tránh thiết lập mục tiêu quá dễ dàng. Đặt mục tiêu tương thích: Phù hợp với định hướng cuộc sống và sự nghiệp. Không nên đặt mục tiêu quá rộng và không phù hợp gây lãng phí thời gian. Đặt mục tiêu có thời hạn: Mục tiêu luôn phải có thời gian hoàn thành để các nguồn lực được tập trung, theo dõi mục tiêu, dành thời gian xem xét mục tiêu thường xuyên. Bước 5: Xác định nhiệm vụ thực hiện để đạt mục tiêu Để thực hiện được mục tiêu cần xác định cụ thể các nhiệm vụ cần thực hiện.Nhiệm vụ phải được xây dựng một cách khoa học, thực hiện theo nguyên 10
  • 18. tắc ưu tiên theo tính chất khẩn cấp và quan trọng của nhiệm vụ; nhiệm vụ cần được chia nhỏ thành các phần dễ quản lý theo nội dung hoặc theo thời gian (ngày, tuần, nhiệm vụ, tháng, quý, năm); lập danh sách kiểm tra cho từng nhiệm vụ. Bước 6: Phân bổ thời gian theo từng nhiệm vụ Dựa trên tính chất của từng nhiệm vụ, chúng ta phải phân bổ thời gian hợp lý cho từng nhiệm vụ. Để phân bổ thời gian hợp lý, chủ thể phân bổ cần tính toán các yếu tố tác động đến thực hiện nhiệm vụ; sáng tạo các cách tiếp cận mới, phương pháp tốt hơn làm tăng hiệu quả và hiệu suất làm việc. Bước 7: Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ là việc chủ thể thực hiện sử dụng phối hợp các nguồn lực, phân công nhân lực, bố trí sắp xếp nhiệm vụ một cách hợp lý để hành động trong thực tiễn. Tổ chức thể hiện nhiệm vụ thể hiện tầm quan trọng ở việc biến những mục tiêu thành hiện thực, là nhân tố quyết định sự thành bại trong công việc. Khi tổ chức thực hiện nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự kết hợp nhịp nhàng giữa các bên (đối với công việc chung), tính nề nếp, tính kỷ luật và phát huy được sở trường của mỗi cá nhân. Bước 8: Kiểm soát và điều chỉnh Kiểm soát là một nỗ lực có hệ thống nhằm thiết lập những tiêu chuẩn, những hệ thống phản hồi thông tin, nhằm so sánh những kết quả thực hiện với mục tiêu đã đề ra, để đảm bảo rằng những nguồn lực đã và đang được sử dụng có hiệu quả nhất và mục tiêu được thực hiện. Thông qua kiểm soát mà các chủ thể nắm được nhịp độ, tiến độ và mức độ thực hiện công việc, chất lượng các công việc được hoàn thành, từ đó phát hiện những ưu điểm và hạn chế trong toàn bộ hoạt động để đưa ra các giải pháp điều chỉnh phù hợp, hướng tới việc thực hiện mục tiêu ngày càng hiệu quả hơn. 1.3. Tiêu chí đánh giá kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên 1.3.1. Kĩ năng xác định vấn đề Nhà khoa học Albert Einstein đã từng nói: "Nếu tôi có một giờ để cứu 11
  • 19. hành tinh, tôi sẽ dành 59 phút xác định vấn đề và một phút giải quyết nó". Câu nói này đã phần nào làm nổi bật tầm quan trọng của việc xác định vấn đề.Mọi chuyện gặp phải có bản đều có cách giải quyết nhưng vấn đề quan trọng nhất là phải xác định chính xác vấn đề cần giải quyết. Qua đó, vấn đề sẽ giải quyết dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí và mọi nguồn lực khác. Kĩ năng xác định vấn đề được xem là tiêu chí quan trong để đánh giá về kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên. 1.3.2. Kỹ năng hiểu và định vị bản thân Để thực hiện QLTG một cách hiệu quả không chỉ cần xác định vấn đề tốt mà còn định vị được vai trò vị trí của mình hay còn gọi là khả năng định vị bản thân. Nhưng định vị bản thân không dễ, bởi lẽ những yếu tố bạn đưa ra thường chủ quan duy ý chí và không đạt chuẩn, và vì thế, định vị sai còn tệ hơn là không định vị, vì nó có thể hướng con người tới những hoạt động sai lầm. Xác định được “Mình là ai? Mình đang ở đâu? Mình có thể làm những gì? Việc định vị rõ được năng lực bản thân sẽ giúp bạn có phán đoán chính xác khoảng thời gian bạn sẽ bỏ ra cho công việc theo từng mức độ quan trọng của các công việc ấy, việc đơn giản dùng ít thời gian, việc khó khăn dùng nhiều thời gian. Với nhiều người, thời gian tốt nhất trong ngày là buổi sáng bởi đó là khoảng thời gian bắt đầu một ngày mới sau một giấc ngủ sâu và do đó họ có thể làm việc tốt nhất. Quy tắc này cũng áp dụng cho các ngày trong tuần. Việc thực hiện tốt công việc vào các ngày Thứ 2, Thứ 3 sẽ là động lực cho các ngày tiếp theo và thực hiện kế hoạch một cách tốt nhất. Việc tận dụng tối đa khoảng thời gian này sẽ tránh bị sao nhãng bởi những gián đoạn liên miên, và có động lực thúc đẩy làm việc. 1.3.3. Kỹ năng quản lý mục tiêu Mục tiêu là kết quả cuối cùng của kế hoạch đặt ra, là điểm khởi đầu của quản lý thời gian hiệu quả, hướng dẫn cho quản lý thời gian bằng cách xác 12
  • 20. định sự ưu tiên cho những phần việc thực hiện. Có hai loại mục tiêu, đó là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Để thực hiện tốt mục tiêu cần hoàn thành các nhiệm vụ nhỏ trong chuỗi các nhiệm vụ nằm trong mục tiêu lớn. Lập danh sách nhiệm vụ, đặt nhiệm vụ lớn trong nhật ký như các mục định kỳ. Chia nhỏ một nhiệm vụ thành các phần nhỏ để dễ quản lý, kiểm tra những nhiệm vụ thường xuyên phải thực hiện. Đánh dấu khi hoàn thành, phát triển danh sách cho nhiều nhiệm vụ. 1.3.4. Kỹ năng phân loại và tổ chức công việc Mức độ công việc: Mức độ khẩn cấp và mức độ quan trọng Không quan trọng Rất khẩn cấp Rất quan trọng Không khẩn cấp Công việc số 1 cần thực hiện ngay là công việc rất khẩn cấp và mức độ quan trọng cao. Công việc số 2 là công việc rất khẩn cấp nhưng không quan trọng hoặc không khẩn cấp nhưng rất quan trọng thì đều phải sắp xếp thời gian để thực hiện. Công việc được thực hiện thứ 3 là công việc có mức độ không quan trọng cũng không khẩn cấp thì xem xét nếu không thì hoàn toàn có thể loại bỏ. Sau khi xác định được mức độ của công việc, tiến hành tổ chức công việc theo các bước nâng cao hiệu quả và tiến độ công việc. Trong quá trình làm việc: Sắp xếp dữ liệu trong máy tính cá nhân một cách khoa học tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm; sắp xếp bàn học,bàn làm việc gọn gàng, càng ít tài liệu càng tốt để tránh sự phân tâm khi đang học hay đang làm việc,… 13 2 3 1 2
  • 21. Khi thực hiện công việc nếu không kiểm soát tốt thời gian dẫn tới việc phân bổ thời gian không hợp lý. Bởi vậy cần đưa ra công cụ hữu ích giúp kiểm soát, tránh các xung đột thời gian. Việc đặt ra những khung thời gian trong kế hoạch để hoàn thành một nhiệm vụ, nhờ đó tập hợp được lực đẩy cho công việc, đảm bảo những kế hoạch tiếp theo để giảm thiểu những vần đề trong tương lai; luôn tập trung và có mục đích; sắp xếp công việc ít bị gián đoạn nhất và sử dụng những khoản thời gian lãng phí cho các công việc khác. Tạo khung thời gian sẽ rất hữu ích khi thực hiện những nhiệm vụ khác nhau.Khi thực hiện cần giữ tập trung cao độ hướng toàn bộ sự tập trung vào nhiệm vụ đang phải thực hiện gần nhất như vậy sẽ hoàn thành tốt nhất. Bên cạnh đó cần đặt ra một thời gian thực tế để hoàn thành công việc, nếu không hoàn thành sẽ dẫn đến việc lãng phí thời gian. Học cách đối phó hiệu quả với sự gián đoạn, nếu bị gián đoạn khi đang làm việc hãy cố gắng hoàn thành công việc đang dở dang. 1.3.5. Hiệu suất sử dụng thời gian và quản lý gián đoạn Hiệu suất sử dụng thời gian của cá nhân phụ thuộc vào hai yếu tố: Hành động nghiêm túc, tuân theo kế hoạch và tập trung cao độ. Làm việc có kế hoạch và nghiêm túc tuân thủ kế hoạch đã đề ra sẽ thu hoạch được những thành tích nhất định. Trên thực tế có nhiều sinh viên không kiểm soát được suy nghĩ của mình, thiếu sự chú tâm vào một hoạt động khiến cho việc học gặp rất nhiều khó khăn và dẫn tới sự gián đoạn. Gián đoạn có thể hiểu rằng trong quá trình thực hiện một công việc này thì lại bị xen vào đó một công việc khác. Dẫn đến hiệu suất thực hiện công việc kém. 1.3.6. Kỹ năng sử dụng công cụ quản lý thời gian Công cụ là dụng cụ được dùng để hỗ trợ công việc nhằm đạt đến mục đích. 14
  • 22. Công cụ quản lý thời gian gồm hai loại: Công cụ truyên thống và hiện đại. Công cụ truyền thống: Sử dụng lịch làm việc treo tường, đánh dấu những ngày quan trọng trong thời gian biểu. Ghi chép cụ thể lịch trình trong sổ tay, nhật ký. Tạo thời khóa biểu cho từng ngày, từng tháng. Công cụ hiện đại: Đặt chế độ nhắc nhở điện tử lên lịch những đầu việc định kỳ. Ghi nhớ với Evernote là ứng dụng cho phép ghi nhớ lại tất cả sự kiện quan trọng và lưu lại vào tài khoản Evernote của riêng mình và có thể xem trực tiếp trên web/ứng dụng cho Windows/Mac và kể cả trên điện thoại di động sử dụng hệ điều hành Android hay iOS. Google Calendar được mình áp dụng để ghi chú các việc làm quan trọng phải làm trong tương lai gần. Đây là một ứng dụng miễn phí khá hữu dụng có tính năng nhắc nhở qua SMS, qua mail, đồng thời tích hợp nhiều dịch vụ của Google vào rất tốt để có thể vừa dùng vào việc cá nhân, vừa thích hợp làm việc theo nhóm rất hiệu quả. 1.4. Các yếu tố tác động đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên 1.4.1 Các yếu tố chủ quan * Các yếu tố về khung năng lực cá nhân Để hoàn thành tốt mọi việc với hiệu quả cao thì con người cần giữ cho mình có một thể trạng thật tốt cả về mặt thể chất và tinh thần. Với nhiều bạn SV, họ vừa phải lo việc học trên lớp vừa phải lo việc đi làm thêm nên để đảm bảo cho việc học thì họ cần phải có sức khỏe tốt để hoàn thành các công việc cũng như kế hoạch đã đề ra. Bên cạnh đó nếu không có một tinh thần thoải mái thì rất khó giải thoát mình khỏi áp lực học tập, áp lực công việc...Do vậy đặc điểm về mặt thể lực, sức khỏe thể chất, tinh thần có ảnh hưởng không nhỏ đến việc QLTG của SV. Do nhận thức và năng lực học tập của mỗi cá nhân là khác nhau nên việc tiếp thu và xử lý các vấn đề nhanh hay chậm lại phụ thuộc vào mỗi 15
  • 23. người. QLTG tốt không đơn giản là việc không để lãng phí thời gian, mà điều quan trọng là mục tiêu đã đặt ra đạt được trong quãng thời gian đó có hợp lý hay không đồng thời sử dụng thời gian một cách hữu ích. *Các yếu tố về thói quen, sở thích và văn hóa cá nhân Chính những sở thích, thói quen xấu đã khiến nhiều sinh viên không sắp xếp được thời gian hợp lí, nó trở thành rào cản lớn dẫn đến việc không kiểm soát tốt thời gian của mình. Rất rất nhiều SV rơi vào cái bẫy của thời gian mà không thể thoát ra được, cái vòng luẩn quẩn cứ lặp đi lặp lại khiến chúng ta không thành công trong cuộc sống. Tâm lý trì hoãn là dễ thấy nhất, đơn giản như việc ôn thi cuối kỳ, chúng ta thường có tâm lý chủ quan, không làm hôm nay thì để sang ngày mai, ngày kia hay vì tuổi trẻ còn có sở thích đi chơi, ngủ nướng,...dẫn đế mọi việc bị dồn ứ, kết quả học tập sa sút. *Các yếu tố về nguồn lực cá nhân, tài chính, công nghệ thông tin QLTG để được hiệu quả rất cần sự hỗ trợ của các công cụ, thiết bị đi kèm như: Lịch để bàn, sổ tay, ghi chú, các phần mềm quản lý thời gian trên điện thoại di động, máy tính,...Vì vậy, nếu SV có kĩ năng sử dụng các công cụ, thiết bị này thì việc quản lý thời gian của chúng ta lại dễ dàng hơn rất nhiều. Đơn giản như việc cài đặt một ghi chú nhắc nhở công việc hay thời khóa biểu trên màn hình điện thoại giúp chúng ta không bỏ sót các lịch hẹn hay công việc cần phải hoàn thành. 1.4.2 Các yếu tố khách quan * Sự tác động của môi trường xã hội Môi trường xung quanh có tác động mạnh mẽ đến bản thân mỗi người đặc biệt là môi trường gia đình và xã hội. Con người khi được sinh ra trong một gia đình cơ bản, được giáo dục ngay từ nhỏ thì thường có tính kỷ luật cao, tuân thủ mọi quy tắc về giờ giấc. Còn rộng hơn nữa là về môi trường xã hội, nó có ý nghĩa với sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhân, định hướng hành vi cá nhân. Điển hình như giữa Việt Nam và Nhật Bản, môi trường xã hội tạo ra hai phong thái làm việc khác nhau, người Nhật thì làm việc hối hả, 16
  • 24. luôn đúng giờ, còn người Việt Nam thường có thói quen đi trễ giờ hoặc cao su giờ. *Sự tác động của môi trường giáo dục Môi trường và giáo dục là yếu tố quyết định đến việc hình thành các kỹ năng cần thiết phục vụ cuộc sống. Một số trường còn đưa các môn học về kĩ năng mềm vào làm các môn học bắt buộc. Nhà trường còn là nơi trang bị kiến thức, cung cấp hệ thống cơ sở vật chất để phục vụ học sinh, SV một cách hiệu quả nhất, nhưng nếu như các yếu tố này không tốt thì không tiết kiệm được thời gian do việc phải sắp xếp lịch học sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, sửa chữa các công cụ hỗ trợ học tập…làm ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Kĩ năng QLTG cần được đưa vào giảng dạy và rèn luyện khi SV bước chân vào cánh cổng trường đại học bởi SV có thành công hay không khi SV biết tận dụng thời gian tốt. *Sự tác động từ quan hệ xã hội Các mối quan hệ như thầy cô, bạn bè trong lớp, bạn bè trong trường chiếm phần lớn thời gian. Đôi khi các kế hoạch, thời gian bị trì hoãn, xê dịch theo lịch trình của bạn bè, người thân. Yếu tố này đã tác động tới việc QLTG, và sử dụng thời gian không hiệu quả gây ra tình trạng lãng phí. Giờ sinh hoạt của các câu lạc bộ, đoàn thể trong trường cũng ảnh hường đến mỗi cá nhân. Bên cạnh những mặt tích cực mà nó mang lại thì vẫn tồn tại những tiêu cực nếu như SV tham gia quá nhiều câu lạc bộ, tổ chức và không có cái nào là trọng điểm làm tiêu tốn nhiều sức lực và thời gian. *Sự tác động của công nghệ thông tin đến đời sống SV đi học ở các trường đại học đến từ nhiều vùng miền khác nhau nhưng phần lớn xuất thân từ gia đình thuần nông do vậy văn hóa, phong tục tập quán vùng miền tạo nên những thói quen không dễ thay đổi, không có nề nếp, tác phong thiếu chuyên nghiệp. Trong thời đại phát triển của khoa học kĩ thuật công nghệ, máy tính, điện thoại di dộng có lẽ là hai vật dụng không thể thiếu. Đây là phương tiện thông 17
  • 25. tin tuyệt vời nhất nhưng nó đồng thời là kẻ thù lớn nhất của thời gian. Việc sử dụng điện thoại máy tính quá lâu khiến chúng ta không kiểm soát được thời gian của chính mình. Hầu như SV đều gặp phải vấn đề này trong học tập cũng như cuộc sống, họ bị phụ thuộc quá nhiều vào những thiết bị này. 1.5. Sự cần thiết phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên *Xuất phát từ vị trí, vai trò của người học Trong môi trường giáo dục SV phải giải quyết rất nhiều nhiều nhiệm vụ: Học tập, rèn luyện, giải trí, sinh hoạt cá nhân, giải quyết các mối quan hệ bạn bè, gia đình. Sử dụng thời gian hiệu quả giúp SV đạt được kết quả cao, ít tốn công sức trong học tập cũng như trong các hoạt động. Và không phải SV nào cũng tìm được cho mình một phương pháp học khoa học mà mấu chốt ở đây là biết cách phân bổ thời gian hợp lý cho việc học mỗi môn học sao cho phù hợp với năng lực cá nhân và điều kiện sẵn có. *Xuất phát từ đặc thù của đào tạo bậc đại học Đối với các trường đại học nói chung và với trường đại học Nội vụ nói riêng việc thay đổi hình thức đào tạo theo chế tín chỉ đã đặt ra yêu cầu với SV là tự học, tự nghiên cứu, thời gian học ở nhà của SV tăng lên, có người sẽ biến thời gian đó thành thời gian đi làm, có người sẽ biến thành thời gian để vui chơi, giải trí hoặc số ít sẽ cân đối để thực hiện tất cả các yếu tố trên. *Xuất phát từ đòi hỏi của nguồn nhân lực xã hội hiện nay Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì áp lực công việc, cuộc sống ngày càng đè nặng và đòi hỏi của xã hội về nguồn nhân lực ngày càng cao. SV mới ra trường thường yếu kém về các kỹ năng mềm, thường chưa tìm ra biện pháp để giúp bản thân thoát khỏi bế tắc khi áp lực công việc ngày một tăng, thường rơi vào tình trạng quá nhiều việc trồng chéo hoặc không có việc gì để làm. Khi chúng ta đã vạch được ra một kế hoạch QLTG cụ thể và nghiêm túc thực hiện nó thì những nhiệm vụ cần làm đã được sắp xếp, thực hiện một cách lần lượt do vậy hiệu quả công việc cao, không bị trùng chéo các nhiệm 18
  • 26. vụ, xử lý được một khối lượng công việc lớn. Việc này còn tránh được tình trạng bỏ sót công việc. Học tập và làm việc một cách có khoa học tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển tư duy khoa học. Thói quen vạch kế hoạch, xây dựng trình tự thực hiện các công việc trong QLTG giúp SV phát triển tư duy trong vấn đề sắp xếp công việc và lập kế hoạch một cách khoa học. Việc lập kế hoạch cho từng ngày, từng tháng, từng năm,...là vô cùng quan trọng, ai cũng cần có mục tiêu và kế hoạch cho riêng mình. Tạo ra thói quen có kế hoạch, biết QLTG là hành trang giúp SV thành công hơn trong cuộc sống. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Qua Chương 1 đã đưa ra được cơ sở lý luận về kỹ năng quản lý thời gian cũng như kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên bậc đại học với việc chỉ ra các khái niệm liên quan đến kỹ năng quản lý thời gian, vai trò, các tiêu chí đánh giá kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên và sự cần thiết phải quản lý thời gian của sinh viên bậc đại học. Từ lý thuyết sẽ là cơ sở lý luận, khung pháp lý cho việc áp dụng vào thực tiễn các kỹ năng quản lý thời gian để sử dụng thời gian có hiệu quả nhất phục vụ cho đời sống hàng ngày. Sử dụng thời gian hiệu quả giúp sinh viên đạt được kết quả cao, ít tốn công sức trong học tập cũng như trong các hoạt động, khuyến khích hết khả năng sáng tạo và nâng cao hiệu quả làm việc, giúp cho sinh viên có thể đạt được mục tiêu đã đề ra. 19
  • 27. 20
  • 28. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN BẬC ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 2.1. Tổng quan về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Năm 1971 Trường Trung học Văn thư lưu trữ được thành lập theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng với nhiệm vụ đào tạo cán bộ trung học chuyên nghiệp của ngành Văn thư, Lưu trữ, bồi dưỡng huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ đang làm công tác văn thư, lưu trữ ở các cơ quan nhà nước. Trường đóng tại xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 11/5/1994, Bộ Trưởng ban Tổ chứ Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã ký Quyết định số 50/TCCB -VP về việc chuyển địa điểm về tại Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội. Quyết định này thể hiện sự quan tâm của Bộ Nội vụ, tạo cơ hội tốt cho Trường trong việc đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức của ngành và của đất nước. Sau 2 lần đổi tên thành Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ văn phòng I (1996); Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I (2003), ngày 15/6/2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 3225/QĐ-BGD ĐT về việc thành lập Trường Cao Đẳng Văn thư Lưu Trữ Trung ương I trên cơ sở nâng cấp từ trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I, nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực có chất lượng phục vụ xã hội. Trường trực thuộc Bộ Nội Vụ, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Năm 2008, Trường đổi tên thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội. Ngày 14/11/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2016/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trên cơ sở nâng cấp từ Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội, nhằm góp phần đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ sau đại học, đại học và thấp hơn trong lĩnh 21
  • 29. vực công tác của ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhìn lại chặng đường 45 năm hình thành và phát triển của Nhà trường mặc dù còn nhiều việc phải làm nhưng các thế hệ cán bộ công chức, viên chức và sinh viên, học sinh có quyền tự hào về thành tích 45 năm hoạt động: Huân chương Độc lập hạng ba (năm 2011); Huân chương Tự do hạng Nhất của Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (năm 1983); Huy chương Hữu nghị của Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (năm 2007); Huân chương Lao động của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: hạng Nhất năm 2006, hạng Nhì năm 2001, hạng Ba năm 1996; Bằng khen của Chính phủ năm 2011; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an; Kỷ niệm chương Hùng Vương của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phú (năm 1989); Nhiều Bằng khen, giấy khen của Thành phố Hà Nội; Trung ương Đoàn thanh niên, Liên đoàn Lao động. Đảng bộ nhà trường đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh, Công đoàn, Đoàn thanh niên vững mạnh toàn diện nhiều năm liền. Với bề dày kinh nghiệm 45 năm chúng ta có quyền hy vọng và tin tưởng rằng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách, phát huy truyền thống, đổi mới, sáng tạo, phấn đấu vì sự nghiệp giáo dục đào tạo, bồi dưỡng với chất lượng và hiệu quả cao cung cấp nguồn nhân lực cho ngành Nội vụ và cho xã hội đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động Cơ cấu tổ chức trường ĐHNV Hà Nội theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Điều lệ trường đại học và Quyết định số 347/QĐ-BNV ngày 19/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền 22
  • 30. hạn và cơ cấu tổ chức của Trường. Cơ cấu tổ chức của trường ĐHNV Hà Nội, cụ thể như sau 23
  • 31. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường ĐHNV Hà Nội 24 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO KHỐI PHÒNG KHỐI KHOA KHỐI ĐOÀN THỂ KHỐI TỔ CHỨC KHOA HỌC- CÔNG NGHỆ VÀ DỊCH VỤ KHỐI CƠ SỞ ĐÀO TẠO TRỰC THUỘC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO BAN GIÁM HIỆU HỘI ĐỒNG TƯ VẤN HÀNH CHÍNH- TỔNG HỢP QUẢN TRỊ- THIẾT BỊ KẾ HOẠCH- TÀI CHÍNH CÔNG TÁC SINH VIÊN KHẢO KHÍ VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯƠNG QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC HỢP TÁC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO TẠI CHỨC VÀ BỒI DƯỠNG TỔ CHỨC CÁN BỘ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC TỐ CHỨC VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH HỌC VĂN THƯ- LƯU TRỮ VĂN HÓA- THÔNG TIN VÀ XÃ HỘI QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ VĂN PHÒNG VÀ DẠY NGHỀ TRUNG TÂM TIN HỌC TẠP CHÍ TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN BAN QUẢN LÝ KÝ TÚC XÁ CƠ SỞ TP.HỒ CHÍ MINH CỞ SỞ MIỀN TRUNG VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HỘI SINH VIÊN ĐOÀN THANH NIÊN CÔNG ĐOÀN ĐẢNG BỘ (Nguồn: truongnoivu.edu)
  • 32. Nhìn chung cơ cấu tổ chức nhà trường tương tối chặt chẽ, có sự phân cấp theo thứ bậc rõ ràng. Thuận lợi trong việc quản lý SV và giúp SV nắm bắt rõ chức năng nhiệm vụ của mỗi đơn vị. Tuy nhiên cơ cấu nhà trường được thống nhất giữa các cơ sở nhưng SV lại học tập độc lập do khoảng cách địa lý nên việc giao lưu học hỏi và tác động lẫn nhau vẫn còn nhiều hạn chế. 2.2. Đặc điểm của sinh viên bậc đại học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội SV bậc đại học Trường ĐHNV Hà Nội được Nhà trường đánh giá là năng động, sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình học tập và tham gia các hoạt động đoàn thể. Với phương châm “Học thật, thi thật để ra đời làm việc thật” SV luôn học hỏi, trau dồi, tích lũy kinh nghiệm để phát triển toàn diện về kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm nhằm đáp ứng những đòi hỏi của xã hội. Hiện nay SV các bậc đại học được đào tạo ở các ngành đó là Văn Thư lưu trữ, Quản trị nhân lực, Quản trị văn phòng, Quản lý văn hóa, Quản lý nhà nước và Khoa học Thư viện. 2.2.1. Về quy mô và cơ cấu Quy mô và cơ cấu của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội tính đến năm 2014 được chia ra theo cơ cấu giới tính và cơ cấu theo trình độ được thể hiện dựa trên bảng sau: Bảng 2.1. Quy mô và cơ cấu 2012 - 2014 Hệ đào tạo Hệ chính quy Hệ cử tuyển Hệ vừa học vừa làm Hệ đào tạo từ xa Chỉ tiêu SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) Nam 1177 26,6 12 26,7 519 35,1 0 0 Nữ 3248 73,4 33 73,3 963 64,9 0 0 Tổng số 4425 100 45 100 1482 100 0 100 Nguồn: Phòng quản lý đào tạo Theo số liệu số lượng SVđông 4618 người tập trung chủ yếu ở hệ chính quy với tổng số 4425 người nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội. 25
  • 33. Hệ đào tạo được mở rộng qua các năm đã khẳng định uy tín của trường trong lĩnh vực đào tạo khối công lập. SV là tầng lớp tri thức, là lực lượng nòng cốt nhằm phát triển đất nước phồn thịnh. Bởi vậy đầu tư cho giáo dục là một chính sách quốc dân được nhà nước chú trọng. Hưởng ứng chủ trương Trường từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo hướng tới chất lượng sau khi ra Trường có chuyên môn giỏi, đạo đức nghề nghiệptốt. Để thực hiện tốt mục tiêu trên điều đầu tiên sinh viên cần được cung cấp kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả. Do đặc thù sinh viên đến từ các tỉnh thành khác nhau vốn gắn bó với nông nghiệp mang tâm lý tiểu nông với các đặc thù tính cách, văn hóa riêng khó khăn trong thực hiện công việc theo kế hoạch. SV bậc đại học của Trường chủ yến là nữ, chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số SV đại học. Như vậy Trường có sự chênh lệch giới tính khá rõ rệt. Bởi Trường đào tạo các chuyên ngành với các bộ môn xã hội, thi tuyển đầu vào chủ yếu là khối C và khối D, các chuyên ngành đào tạo chủ yếu liên quan đến công tác văn phòng, nghiệp vụ thư kí và văn thư lưu trữ… SV nữ có khả năng lập kế hoạch phân chia, sử dụng thời gian hợp lý nhưng việc kiên quyết thực hiện còn yếu. Để khắc phục những hạn chế và giải quyết nỗi trăn trở của các bạn SV cũng như Nhà trường trong thời gian qua trong việc QLTG nhóm nghiên cứu đưa ra các biện pháp hữu ích nhằm “Phát triển kỹ năng quản lý thời gian” tạo ra bước đệm quan trọng trong thành công của mỗi cá nhân, đồng thời tạo ra thương hiệu riêng cho Trường: “Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là ngôi trường cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội không chỉ về số lượng mà còn về cả chất lượng”. 2.2.2. Về chất lượng đầu vào Bảng 2.2: Điểm chuẩn đầu vào các ngành bậc đại học chính quy Ngành Năm 2012 2013 2014 2015 C D1 C D C D1 A1,C,D, 26
  • 34. KT1 Văn thư lưu trữ 14,5 13,5 - 13,5 15 14,5 20,25 Quản trị văn phòng 15,5 14,5 17 16 17,5 17 21,75 Quản lý nhà nước - - 16 15 17,5 17 22 Quản trị nhân lực 15,5 14,5 18 17 17,5 17 22,75 Quản lý văn hóa - - - - 14,5 14 21 Khoa học thư viện 14,5 13,5 13,5 - 15 14,5 19,5 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điểm chuẩn qua các năm bậc đại học trường ĐHNV Hà Nội) Năm 2012, điểm chuẩn xét tuyển đại học dao động từ 13,5-15,5 nhưng đến năm 2013 ta có thể thấy ngưỡng này tăng lên một mức mới từ 13,5-18, điều này cho thấy sự cải tiến mới về chất lượng đầu vào, theo đà này thì mặt bằng chung về điểm chuẩn đầu vào đã tăng dần qua các năm. Vào năm 2014, mức điểm chuẩn nguyện vọng 1 các ngành dao động từ 14,5 đến 17 điểm. Năm 2015, điểm nhận hồ sơ xét tuyển thấp nhất bằng với ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD và ĐT quy định (15 điểm). Riêng đối với nhóm môn 1 và 2 (tổ hợp truyền thống) trường dành ít nhất 75% chỉ tiêu để xét tuyển. Số chỉ tiêu còn lại dành cho nhóm môn 3 và 4. So với điểm sàn vào đại học, cao đẳng năm 2014, ngưỡng xét tuyển năm 2015 cao hơn 1 - 2 điểm. Do có sự đổi mới về hình thức thi và xét tuyển đại học nên mức điểm chuẩn vào trường có sự vượt bậc rõ rệt. Giai đoạn 2012-2015 thì ba nhóm ngành nổi bật là Quản trị nhân lực, Quản trị văn phòng và Quản lý nhà nước vẫn là nhóm có chất lượng đầu vào 27
  • 35. cao hơn cả trên tổng số sáu nhóm ngành xét truyển bậc đại học. Theo số liệu trên, điểm đầu vào của trường tăng lên qua 4 năm (năm 2012 đến năm 2015). Ngành Văn thư lưu trữ năm 2012 điểm chuẩn là 14,5 điểm đến năm 2015 là 20,25 điểm, ngành quản trị nhân lực từ 15,5 lên 22,75…Song song với mục tiêu hướng tới đa ngành đa lĩnh vực trong những năm gần đây trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã mở rộng thêm các khối thi đầu vào của các ngành, cụ thể là năm 2015 đối với bậc Đại học đã mở rộng thêm nhóm môn Toán, Văn, Sử và năm 2016 có thêm khối A Toán, Lý, Hóa cho tuyển sinh các ngành Quản trị nhân lực, Quản trị văn phòng, Quản lý nhà nước. Điều đó tạo nên sự đa dạng về chất lượng đầu vào. Bên cạnh đó điểm chuẩn của Trường trong những năm gần đây cao hơn so với các trường đào tạo khối xã hội như: Đại học Công Đoàn, Học viện Thanh thiếu niên… Như vậy, chúng ta sẽ tuyển chọn được những sinh viên có học lực khá giỏi trở lên, ý thức đạo đức tốt, có khả năng tiếp thu, thuận lợi đào tạo các kỹ năng tạo ra chất lượng sinh viên đầu ra tốt. 2.2.3. Về quá trình học tập và đầu ra của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Dựa vào cam kết chất lượng đào tạo của phòng Khảo thí và Báo cáo kết quả của phòng Đào tạo do lịch sử hình thành nên tính đến thời điểm hiện tại trường chưa có sinh viên tốt nghiệp hệ đại học, nên chưa có số liệu thống kê kết quả thực tế về đầu ra của SV trường Đại học Nội vụ Hà Nội 2.3 Thực trạng phát triển kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên 2.3.1. Nhận thức về việc quản lý thời gian SV được Nhà trường trang bị kiến thức thông qua các môn học nhằm củng cố, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức xã hội. Ngoài quá trình học tập SV tích cực tham gia hoạt động Đoàn đội, ngoại khóa, làm thêm các công việc bán thời gian tích lũy vốn sống, kỹ năng. Bởi vậy, khối lượng công việc ngày càng tăng lên tạo ra áp lực làm mất cân bằng cuộc sống. Bên cạnh đó các Khoa thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên 28
  • 36. đề với nội dung việc làm trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp hay kỹ năng xin việc...do các chuyên gia, giảng viên chia sẻ giúp SV có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với nhà tuyển dụng, học hỏi kinh nghiệm, mở ra cơ hội mới. Nhưng các buổi trao đổi về kỹ năng mềm khá ít, chưa có các khóa đào tạo kỹ năng tổ chức giảng dạy tại trường. Quy mô các Câu lạc bộ được mở rộng, số lượng SV tăng lên thu hút đông đảo SV tham gia, tạo môi trường mài giũa, rèn luyện thông qua các hoạt động tình nguyện, vui chơi, giải trí.... sau những giờ học căng thẳng. Số lượng thời gian được chia nhỏ, phân bố không đều làm kết quả học tập giảm sút. Trường chủ yếu đào tạo các ngành hướng tới các cơ quan đơn vị Nội vụ , do đặc thù ngành học SV thường ỷ lại, lười tìm tòi, học hỏi cái mới, cái hay trong quá trình học tập mà luôn thụ động chờ kiến thức thông qua các giờ lên lớp. Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát 300 SV nhằm tìm hiểu kiến thức của SV về QLTG và thu được kết quả: 52/300 SV tương ứng 17,33% được trang bị kiến thức QLTG thông qua Nhà trường , các Câu lạc bộ kỹ năng mềm, các trung tâm dạy kỹ năng mềm, tự tìm hiểu. Có 248/300 tương ứng 82,67% SV khảo sát chưa được trang bị kiến thức QLTG. Để đánh giá một cách khách quan nhóm nghiên cứu đặt ra câu hỏi: “ Anh/chị hiểu thế nào về kỹ năng quản lý thời gian”. Kết quả thống kê SV đưa ra các khái niệm mang tính đại khái, trừu tựơng, chung chung không rõ ràng. Thông qua việc tự tìm hiểu, rèn luyện ở các Câu lạc bộ chỉ cung cấp một lượng kiến thức nhỏ dẫn đến khi hỏi về kỹ năng QLTG sinh viên trả lời một cách mơ hồ. Từ đó, SV thấy được tầm quan trọng của QLTG. Biểu đồ 2.1. Mức độ nhận thức của sinh viên về QLTG 29
  • 37. Có 99% tương ứng với 297 SV cho rằng kỹ năng QLTG của SV rất cần thiết và cần thiết chỉ có 1% tương ứng với 3/300 SV chưa nhận thức được mức độ cần thiết của QLTG. Cần trang bị cho SV những kỹ năng cơ bản trong việc quản lý thời gian giúp sinh viên học tập và làm việc tốt hơn trong môi trường Đại học. 2.3.2. Kỹ năng phân tích công việc và phân chia thời gian Phân tích công việc là quá trình nghiên cứu nội dung công việc nhằm xác định điều kiện tiến hành các nhiệm vụ quyền hạn và phẩm chất kỹ năng cần có khi thực hiện công việc. Việc chuẩn bị mô tả nhiệm vụ, trách nhiệm, yêu cầu về trình độ, kỹ năng , các định mức hoàn thành công việc sẽ dựa trên các dữ liệu thu thập được trong quá trình phân tích nhằm cung cấp các thông tin về đặc điểm, tính chất; các loại trang bị, dụng cụ, các mối quan hệ thực hiện công việc. Dựa trên mức độ công việc tiến hành phân chia thời gian theo đơn vị cụ thể: giờ, ngày, tháng, năm. Để phân tích công việc SV cần nắm được kỹ năng phân loại và tổ chức 30
  • 38. công việc. Với các môn: Đánh giá công việc, phân tích công việc...trong thời lượng phân bổ chương trình học, cùng với thực hiện các vai trò khác nhau tương ứng với trách nhiệm cụ thể SV phân tích công việc đạt tốt và rất tốt là 60%. Căn cứ trên mức độ gấp và mức độ quan trọng của công việc SV phân chia thực hiện theo thứ tự lần lượt. Quá phân tích công việc đạt hiệu quả nâng cao kết quả thực hiện công việc tránh tình trạng công việc tồn đọng, xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp. SV thực hiện công việc theo xu hướng ‘‘nước đến chân mới nhảy“ không chủ động trong tiếp cận kiến thức, lười suy nghĩ, thích lước web, chơi game, facebook... sử dụng thời gian rảnh dỗi vào việc ngủ, đi chơi thay vì đọc một cuốn sách, chuẩn bị bài tập trước khi lên lớp. Gần đến kỳ thi SV thức đêm ôn bài, dung lượng kiến thức dồn vào một khoảng thời gian không xử lý hết, sau kỳ thi SV tiến hành kì nghỉ dài bù quãng thời gian vất vả tạo nên thói quen khó thay đổi. Đồng thời việc nhìn nhận công việc theo kết quả không chú trọng tới quá trình tạo ra lỗ hổng lớn về kiến thức. Có 64% SV chiếm mức trung bình trong việc kiểm soát và QLTG. Kỹ năng phân tích công việc tương đối tốt nhưng không quản lý kiểm soát thời gian không hiệu quả thường làm tăng sự mệt mỏi, chán nản, không tập trung và các nhiệm vụ liền kề. Trong quá trình thực hiện SV bị gián đoạn bởi các yếu tố bên ngoài như: đi chơi, tụ tập, nghe nhạc, xem phim... thời gian thực tế bị xê dịch khiến quá trình thực hiện kéo dài. Hiệu suất sử dụng thời gian không hợp lý, quỹ thời gian luôn cố định khối lượng công việc luôn tăng lên khiến SV ngập đầu vào công việc không giải quyết hết và thường bỏ quan những công việc khó. Sử dụng thời gian không đúng mục đích gây lãng phí cần tăng thời gian làm việc hữu ích, kiểm soát thời gian chặt chẽ. 2.3.3. Kỹ năng lập kế hoạch quản lý thời gian Lập kế hoạch là danh sách các chương trình hành động hoặc bất kỳ sơ 31
  • 39. đồ, bảng biểu được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, chia thành các giai đoạn, gồm các bước, thời gian thực hiện, có phân bổ nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp, sự chuẩn bị, triển khai thực hiện nhằm đạt được một mục tiêu. Lập kế hoạch QLTG là điều kiện để SV quản lý mục tiêu hiệu quả. Trước khi lập kế hoạch SV thường xác định mục tiêu. Các căn cứ vào việc phân chia mục tiêu dựa vào mức độ phức tạp, thời gian thực hiện, kết quả hướng tới tương thích với kế hoạch đặt ra. Yêu cầu đối với mục tiêu cần thực tế, cụ thể, tính khả thi cao. Trong lộ trình học tập mục tiêu của SV không rõ ràng, mơ hồ về ngành học diễn ra ở SV năm nhất và năm hai. Khi tiếp cận với chuyên ngành SV nhận ra bản thân thiếu kiến thức, kỹ năng bằng việc tăng cường học thêm tiếng anh, tin học, các chứng chỉ nghiệp vụ với mong ra tìm được một công việc phù hợp. Do quãng thời gian nước rút quá ngắn, SV không hoàn thành hết tất cả các dự định, kế hoạch. Việc chuyển đổi từ liên chế sang cơ chế tín chỉ, khiến nhiều SV bỡ ngờ về thời gian học tập với 4 ca trong ngày. Theo cơ chế sinh học quá trình làm việc của con người gồm 3 giai đoạn: Tăng dần khả năng làm việc, ổn định khả năng làm viêc, giảm dần khả năng làm việc. Việc sắp xếp các ca học liền nhau,thời gian bắt đầu ca hai từ 9h50’ đến 12h30 và ca 4h từ 3h50’ đến 6h30’ là quãng thời giảm dần khả năng làm việc tạo tâm trạng mệt mỏi, khó tiếp thu bài giảng. Khi học tập ngày càng căng thẳng và phức tạp thì phong cách làm việc một cách ngẫu hứng không còn phù hợp, thay vào đó là việc lập kế hoạch cụ thể. Các ngành đào tạo hệ đại học của trường với các Khoa: Quản trị văn phòng, Quản trị nhân lực, Quản lý nhà nước, Văn thư lưu trữ, Thông tin thư viện SV được học các môn bổ trợ, làm quen với các phương pháp công cụ lập kế hoạch và các môn học chuyên ngành có nội dung đi sâu tìm hiểu. Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát việc áp dụng các kiến thức đã học 32 Tải bản FULL (file word 74 trang): bit.ly/2Ywib4t Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 40. vào lập kế hoạch trong quá trình học tập, công việc, cuộc sống và thu được kết quả: Biểu đồ 2.2. Mức độ lập kế hoạch Mức độ lập kế hoạch nhiều lần là 160/300 SV tương ứng 53,33% chiếm tỷ lệ cao nhất; lập kế hoạch 1- 2 lần là 102/300 SV tương ứng 34% chiếm tỷ lệ thứ hai và chưa từng lập kế hoạch là 38/300 SV tương ứng 12,67%. chiếm tỷ lệ thấp nhất. Mức độ chệnh lệnh giữa tỷ lệ mức độ lập kế hoạch nhiều lần và chưa từng lâp kế hoạch là 40,66%. SV lập kế hoạch QLTG nhiều lần, 1-2 lần tuy chiếm tỷ lệ % lớn nhưng không thành công là 185/262 SV tương ứng 70,61% chỉ có 77/262 SV tương ứng 22,41% thành công trong việc thực hiện các công việc theo kế hoạch. Vậy nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại là gì? Theo điều tra kỹ năng QLTG bị chi phối bởi thói quen, sự lười biếng, sử dụng máy tính, điện thoại, không có mục tiêu rõ ràng… SV không kiên quyết thực hiện kế hoạch, thời gian sử dụng không hợp lý, công việc chồng chéo. 33 Tải bản FULL (file word 74 trang): bit.ly/2Ywib4t Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 41. 12,67% SV chưa bao giờ lập kế hoạch cho bản thân, làm việc theo cảm tính, không có định hướng, mục tiêu nghề nghiệp. Lập kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch là cơ sở hoàn thành công việc đúng thời hạn. SV bước đầu đã có kỹ năng lập kế hoạch nhưng thực hiện lại không thành công chính do: Khi tiến hành lập kế hoạch SV xác định vấn đề chưa chính xác, đúng trọng tâm, không thực hiện nghiêm tạo cảm giác chán nản. Xác lập mục tiêu chưa đủ lớn, động lực chưa cao để phát huy khả năng hết của SV, đẩy lùi các yếu tố tác động dẫn tới trì hoãn công việc, làm việc không khoa học hợp lý. Không hiểu rõ bản thân cần phải làm gì và làm như thế nào, khi gặp các tình huống khó khăn thay vì cố gắng giải quyết thì nhiều người tình các trốn tránh, không dám đương đầu. Việc thực hiện các nhiệm vụ khó, không hứng thú dẫn tới việc bỏ cuộc, không hoàn thành công việc, mục tiêu biến mất, đây là nguyên nhân dẫn tới thất bại trong cuộc sống. Vì vậy cần cung cấp phương pháp cách thức khắc những hạn chế. 2.3.4. Kỹ năng tổ chức quản lý thời gian Tổ chức QLTG là việc phân chia, sắp xếp thời gian theo mức độ, tính chất của công việc. Để đạt hiệu quả công việc tối đa khi tổ chức QLTG SV phải kết hợp với công cụ QLTG. Đa số SV thường sử dụng các công cụ mang tính truyền thống ngoài công cụ truyền thống vốn quen thuộc còn có các công cụ hiên đại được xây dựng trên tính năng tiện ích, thông minh… Bên cạnh đó các nguyên nhân chủ quan và khách quan là yếu tố chính ảnh hưởng tới kỹ năng tổ chức QLTG. Thông qua câu hỏi: “ Theo anh chị nguyên nhân chính dẫn đến QLTG không hiệu quả (vui lòng không chọn quá 3 nguyên nhân)?”. Nhóm nguyên cứu tập trung khai khác những điểm hạn chế của SV nhằm đưa ra các biệt pháp khắc phục. Biểu đồ 2.3 Nguyên nhân quản lý thời gian không hiệu quả 34 5010498