SlideShare a Scribd company logo
1 of 107
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 2
2.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 3
4. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 9
6. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 9
B. NỘI DUNG CHÍNH.......................................................................................10
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HỆ THỐNG BÀI TẬP
MỞ RỘNG VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM CHO HS LỚP 3.......................10
1.1. Cơ sở lí luận .............................................................................................10
1.1.1. Lí thuyết về từ tiếng Việt ......................................................................10
1.1.2. Một số vấn đề lý thuyết về phương pháp dạy - học tiếng Việt ở
tiểu học................................................................................................15
1.1.3. Mục tiêu của việc dạy từ ngữ cho học sinh...........................................18
1.2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................22
1.2.1. Chương trình phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3 ......23
1.2.2. Thực trạng dạy - học phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng
Việt 3...................................................................................................24
1.3. Kết luận ....................................................................................................28
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2: HỆ THỐNG BÀI TẬP MỞ RỘNG VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM
CHO HỌC SINH LỚP 3 ....................................................................29
2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ
điểm cho học sinh lớp 3......................................................................29
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp ........................................................29
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống........................................................30
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp nội dung chương trình...........................30
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của
học sinh...............................................................................................31
2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa..........................................................31
2.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ..........................................................31
2.2. Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3.......32
2.2.1. Giới thiệu khái quát hệ thống bài tập....................................................32
2.2.2. Hệ thống bài tập mẫu ............................................................................33
2.3. Tổng kết chương ......................................................................................77
Chƣơng 3: HƢỚNG SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM......78
3.1. Hướng sử dụng các bài tập.......................................................................78
3.2. Thực nghiệm sư phạm..............................................................................81
3.2.1. Mục đích thực nghiệm ..........................................................................81
3.2.2. Khu vực và địa bàn thực nghiệm ..........................................................82
3.2.3. Quy trình thực nghiệm ..........................................................................83
3.2.4. Kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm ...........................................83
3.2.5. Những điểm tốt và chưa tốt trong tiết dạy thử nghiệm; khả năng
thực thi của hệ thống bài tập mà luận văn đề xuất .............................88
Một số thiết kế thử nghiệm .............................................................................89
C. KẾT LUẬN ................................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................102
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức và thống nhất của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam, là thứ của cải vô giá mà cha ông ta đã sáng tạo, giữ gìn và
bảo vệ trong suốt quá trình phát triển lịch sử của đất nƣớc. Vì vậy, nó có vai
trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống của mỗi con
ngƣời Việt Nam.
Ngày nay, trƣớc những biến đổi to lớn của đất nƣớc, trách nhiệm của
mỗi ngƣời dân Việt Nam, đặc biệt là đội ngũ tri thức là phải luôn luôn có ý
thức giữ gìn, bảo vệ sự giàu có và trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, để tiếng
Việt mãi mãi xứng đáng với vai trò là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất
của cộng đồng ngƣời Việt Nam, là công cụ bảo tồn và phát triển nền văn hoá
dân tộc.
Hơn nữa, những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá,
giáo dục..., những thành tựu nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung
đòi hỏi phải có sự đổi mới trong việc dạy - học tiếng Việt trong nhà trƣờng.
1.2. Hình thành năng lực từ ngữ cho học sinh (HS) cấp tiểu học nói
chung và HS lớp 3 nói riêng là mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy từ ngữ
ở cấp tiểu học (năng lực từ ngữ đƣợc hiểu bao gồm vốn từ và các kỹ năng vận
dụng vốn từ ấy để tạo lập và lĩnh hội ngôn bản). Bởi vậy, muốn thực hiện
đƣợc mục tiêu này, trƣớc hết phải phát triển, mở rộng vốn từ cho học sinh nói
chung và học sinh lớp 3 nói riêng.
1.3. Môn Tiếng Việt ở phổ thông (trong đó có môn Tiếng Việt lớp 3)
trƣớc đây là một môn học độc lập nhƣng từ năm 2004 - 2005 trở lại đây đƣợc
dạy tích hợp cùng với các phân môn khác. Trong chƣơng trình môn Tiếng
Việt lớp 3 có các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả,
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
Luyện từ và câu. Yêu cầu dạy tích hợp nhƣ vậy ít nhiều gây khó khăn, bỡ ngỡ
cho cả ngƣời dạy lẫn ngƣời học. Thực tế này đòi hỏi ngoài bộ sách giáo khoa
dùng trong nhà trƣờng mang tính pháp lí, cần phải có thêm những cuốn sách
tham khảo dƣới nhiều hình thức cho giáo viên và học sinh để góp phần nâng
cao hiệu quả giờ dạy - học.
Đến nay đã có một số sách tham khảo dùng cho từng lớp nhƣng chƣa
thấy có một công trình nghiên cứu nào xây dựng đƣợc một hệ thống bài tập
mở rộng vốn từ theo chủ điểm dùng học sinh lớp 3 một cách toàn diện.
1.4. Ngoài những căn cứ lí luận và thực tiễn nói trên, tác giả luận văn
chủ trƣơng lựa chọn đề tài: "Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo
chủ điểm cho học sinh lớp 3" còn là vì hệ thống bài tập đƣợc xây dựng theo
chủ điểm sẽ phù hợp với nội dung chƣơng trình giảng dạy (chƣơng trình phân
môn Luyện từ và câu trong Tiếng Việt 3 đƣợc bố trí dạy theo chủ điểm), phù
hợp với đặc trƣng về tính hệ thống của từ vựng, phù hợp với qui luật tích luỹ
vốn từ của ngƣời bản ngữ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các công trình nghiên cứu liên
quan đến đề tài và thực tế dạy - học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3, tác giả
luận văn thực hiện đề tài này với mục đích xây dựng được một hệ thống bài
tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm một cách tƣơng đối toàn diện về hình thức
cũng nhƣ nội dung để làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh khi
dạy - học môn Tiếng Việt trong chƣơng trình lớp 3, góp phần nâng cao hiệu
quả giờ dạy - học.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nói trên, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ cụ thể
sau đây:
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
- Tìm hiểu nội dung, chƣơng trình phân môn Luyện từ và câu trong sách
Tiếng Việt 3.
- Tìm hiểu thực trạng dạy và học phân môn này ở một số trƣờng trong
vài năm gần đây.
- Tìm hiểu một số cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài để làm căn cứ xây
dựng hệ thống bài tập.
- Xác định tiêu chí và nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập.
- Xây dựng một hệ thống bài tập phong phú, đa dạng theo chủ điểm
trong chƣơng trình Tiếng Việt 3.
- Thiết kế một số bài dạy thử nghiệm và tổ chức dạy thực nghiệm ở một
số trƣờng. Bƣớc đầu đánh giá khả năng thực thi và hiệu quả của hệ thống bài
tập do luận văn đề xuất.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hệ thống bài tập mở rộng vốn từ
theo chủ điểm đƣợc sử dụng trong phân môn Luyện từ và câu ở chƣơng trình
Tiếng Việt 3.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chƣơng trình phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3 bao
gồm 15 chủ điểm, đƣợc sắp xếp theo trình tự nhƣ sau:
- Chủ điểm Măng non;
- Chủ điểm Mái ấm;
- Chủ điểm Tới trường;
- Chủ điểm Cộng đồng;
- Chủ điểm Quê hương;
- Chủ điểm Bắc - Trung - Nam;
- Chủ điểm Anh em một nhà;
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
- Chủ điểm Thành thị và Nông thôn;
- Chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc;
- Chủ điểm Sáng tạo;
- Chủ điểm Nghệ thuật;
- Chủ điểm Lễ hội;
- Chủ điểm Thể thao;
- Chủ điểm Ngôi nhà chung;
- Chủ điểm Bầu trời và mặt đất.
Luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở 8 chủ điểm, đó là:
- Chủ điểm Măng non;
- Chủ điểm Mái ấm;
- Chủ điểm Tới trường;
- Chủ điểm Thành thị và Nông thôn;
- Chủ điểm Sáng tạo;
- Chủ điểm Nghệ thuật;
- Chủ điểm Lễ hội;
- Chủ điểm Thể thao.
Luận văn cũng chỉ dừng lại ở việc xây dựng hệ thống bài tập mở rộng
vốn từ theo 8 chủ điểm trên.
4. Lịch sử vấn đề
Chƣơng trình phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3 tuy mới
đƣợc thực hiện vài năm gần đây nhƣng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu
liên quan đến phân môn này. Các công trình nghiên cứu đó hoặc là những vấn
đề lí thuyết bàn về các phƣơng pháp dạy học, hoặc là những hệ thống bài tập
đƣợc tác giả đƣa ra để làm tài liệu tham khảo cho các giờ dạy - học. Có thể
dẫn ra một số công trình tiêu biểu.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
1. Nguyễn Minh Thuyết, Hỏi - Đáp về dạy học Tiếng Việt 3, Nxb GD, 2004.
Trong cuốn sách này, tác giả Nguyễn Minh Thuyết đã đề cập đến nhiều
vấn đề xoay quanh phân môn Luyện từ và câu thông qua hệ thống câu hỏi và
câu trả lời. Đặc biệt, tác giả đã đƣa ra một số kiểu bài tập rèn luyện về từ và
câu ở lớp 3, kèm theo hƣớng dẫn cách dạy các kiểu bài đó.
Đóng góp của công trình này là đã giải đáp đƣợc một số nội dung trong
chƣơng trình Tiếng Việt 3 mà nhiều giáo viên còn băn khoăn, thắc mắc. Tuy
nhiên, những bài tập đƣa ra làm ví dụ minh họa ở đây đều đƣợc lấy từ sách
giáo khoa Tiếng Việt 3 nên đều là những bài tập quen thuộc với cả giáo viên
và học sinh, hơn nữa, chúng chƣa có tính hệ thống.
2. Trần Đức Niềm, Lê Thị Nguyên, Ngô Lê Hƣơng Giang, Phương pháp
Luyện từ và câu, Tiểu học 3, Nxb Đà Nẵng, 2004.
Cuốn sách này gồm 3 phần: Phần 1 trình bày phƣơng pháp luyện kỹ
năng thực hành các bài tập học kỳ 1, Phần 2 trình bày Hệ thống các bài tập,
phần 3 gợi ý cách giải các bài tập.
Có thể nói, đóng góp chính của cuốn sách này là đã đƣa ra đƣợc một số
dạng bài tập theo từng tiết học, có gợi ý cách giải các bài tập đó. Tuy nhiên,
các bài tập này cũng không lập thành hệ thống theo chủ điểm, chƣa kể có bài
tập còn đƣa ra cách giải không đúng (bài tập 1, trang 5).
3. Bùi Minh Toán, Viết Hùng, Luyện từ và câu, Tiếng Việt, Nxb Đại học
Sƣ phạm, 2005.
Cuốn sách này gồm 2 phần: Phần 1 trình bày: Những điểm cần lƣu ý về
luyện từ và câu ở sách Tiếng Việt lớp 3; Phần 2 trình bày: Gợi ý làm bài tập
và các bài tập bổ trợ.
Đây là cuốn sách tham khảo dành cho giáo viên và học sinh khi dạy phân
môn Luyện từ và câu trong Tiếng Việt 3. Cũng nhƣ cuốn sách dẫn trên, cuốn
sách này đã gợi ý đƣợc cách giải những bài tập trong chƣơng trình học một
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
cách tƣơng đối rõ ràng, dễ hiểu. Đặc biệt, cuốn sách này đã đƣa thêm đƣợc
một hệ thống bài tập hỗ trợ cho từng bài học để giáo viên có thể dùng trong
giờ dạy, khiến tiết học sinh động và đỡ lệ thuộc vào sách giáo khoa hơn. Song
hệ thống bài tập đƣợc trình bày ở đây cũng chƣa thực sự có hệ thống và còn
đơn điệu về hình thức (ví dụ dạng bài tập Trắc nghiệm, dạng bài tập sử dụng
phƣơng pháp trò chơi ngôn ngữ rất ít).
4. Đặng Mạnh Thƣờng, Nguyễn Thị Hạnh, Luyện từ và câu 3, Nxb GD,
2006 (tái bản lần 2).
Cuốn sách này gồm 2 chƣơng: Chương 1 trình bày Một số điểm cần lưu
ý về phần luyện từ và câu ở sách Tiếng Việt 3; Chương 2 trình bày Cách giải
bài tập luyện từ và câu ở sách Tiếng Việt 3 và bài tập bổ sung.
Ở chƣơng 1, ngoài mục đích và yêu cầu chung, các tác giả của cuốn sách
đã chỉ rõ mức độ yêu cầu trong từng nội dung luyện từ và câu, chẳng hạn, về
mức độ yêu cầu của nội dung luyện từ, học sinh lớp 3 phải nắm đƣợc khoảng
400 đến 450 từ thuộc 15 chủ điểm trong sách học; biết nghĩa của một số thành
ngữ, tục ngữ; nhận biết một số biện pháp tu từ phổ biến nhƣ so sánh, nhân
hoá; nhận biết sâu hơn ý nghĩa chung của từng lớp từ đã học ở lớp 2, v.v... Về
mức độ yêu cầu của nội dung luyện câu, học sinh lớp 3 phải biết đƣợc câu
trong lời nói và câu trong văn bản phải tƣơng đối trọn vẹn về nghĩa, phải nhận
biết đƣợc dấu hiệu mở đầu và dấu hiệu kết thúc của câu, v.v...
Ở chƣơng 2, các tác giả trình bày cách giải bài tập luyện từ và câu ở sách
Tiếng Việt 3 và bài tập bổ sung.
Các bài tập trong sách giáo khoa đƣợc cuốn sách hƣớng dẫn cách giải
tƣơng đối kỹ càng, bài bản. Hệ thống bài tập bổ sung của cuốn sách này cũng
phù hợp với nội dung chƣơng trình và trình độ của học sinh. Song cũng nhƣ
các cuốn sách đã dẫn trên, hệ thống bài tập ở đây mới chỉ dừng lại ở những
dạng bài tập quen thuộc, ít thấy dạng bài tập nâng cao và dạng bài tập sử dụng
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
phƣơng pháp trò chơi ngôn ngữ để giáo viên có thể hƣớng dẫn học sinh thực
hiện trong các giờ ngoại khoá.
5. Lê Hữu Tỉnh, Hệ thống bài tập rèn luyện năng lực từ ngữ cho học
sinh tiểu học, Luận án Tiến sỹ, 2001.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của luận án gồm 3
chƣơng: Chương 1 trình bày Cơ sở lí luận và thực tiễn của hệ thống bài tập...;
Chương 2 trình bày Hệ thống bài tập rèn luyện năng lực từ ngữ cho học sinh
tiểu học; Chương 3 là chƣơng Thực nghiệm Sư phạm.
Luận văn của chúng tôi sẽ tiếp thu những cơ sở lí luận và hệ thống bài
tập đƣợc trình bày trong luận án, trên tinh thần có chọn lọc và chỉnh sửa cho
phù hợp với đối tƣợng, nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của luận văn.
Cũng cần nói thêm, công trình nghiên cứu của Lê Hữu Tỉnh mới chỉ
dừng lại ở mặt lí luận, chứ chƣa đƣa ra đƣợc một hệ thống bài tập cụ thể.
6. Nguyễn Thị Hạnh, Bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 3, Nxb GD, 2005
Trong cuốn sách này, tác giả đã xây dựng đƣợc một hệ thống bài tập trắc
nghiệm theo 5 phân môn của chƣơng trình tiếng Việt 3, đó là các phân môn:
Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Đọc hiểu và Tập làm văn. Hệ thống bài
tập này ứng với nội dung bài học theo tuần. Nội dung các bài tập trắc nghiệm
phần lớn bám sát các yêu cầu của từng bài học trong sách Tiếng Việt 3. Hình
thức trắc nghiệm của các bài tập khá phong phú. Cuốn sách đƣa ra một số
dạng bài tập trắc nghiệm nhƣ:
- Chọn một phƣơng án trả lời đúng trong số nhiều phƣơng án trả lời;
- Chọn những phƣơng án trả lời đúng cho một câu hỏi; trong số nhiều
phƣơng án trả lời;
- Bài tập nối cặp đôi...
Có thể nói đây là một tài liệu tham khảo tốt cho giáo viên và học sinh khi
dạy - học môn Tiếng Việt trong chƣơng trình lớp 3. Tuy nhiên, hệ thống bài
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
tập đƣợc trình bày ở đây chủ yếu mới là kiểu bài tập "Trắc nghiệm" nên còn
đơn điệu. Hơn nữa, hệ thống bài tập này cũng chƣa đƣợc sắp xếp theo chủ
điểm nên cũng chƣa thật thuận tiện cho ngƣời sử dụng.
Ngoài những công trình tiêu biểu vừa dẫn, còn có nhiều công trình đã
công bố khác liên quan đến dạy - học phân môn Luyện từ và câu nói riêng và
môn Tiếng Việt nói chung ở lớp 3, nhƣ: "Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các
môn học lớp 3", Nxb GD, 2004; "Bài tập nâng cao Tiếng Việt 3", Nxb GD,
1995 của các tác giả Trần Mạnh Hƣởng, Nguyễn Nghiệp, PGS.TS Lê A, PTS
Trần Thị Minh Phƣơng,...
Trừ cuốn "Bài tập nâng cao Tiếng Việt 3", có thể nói rằng, các công trình
vừa dẫn đều trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến phƣơng pháp dạy - học phân
môn Luyện từ và câu trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3, chƣơng trình mới.
Điểm chung của các công trình này đều hƣớng tới mục đích là làm thế
nào để dạy - học môn Tiếng Việt 3 một cách có hiệu quả; làm thế nào để nâng
cao năng lực tiếng Việt cho các em. Song nhƣ đã nói ở mục Lí do chọn đề tài,
hầu hết các công trình nghiên cứu đều nghiêng về trình bày những phƣơng
pháp luận nhƣ lựa chọn phƣơng pháp dạy học nào, cách giải các bài tập ra
sao,... Đã có những công trình nghiên cứu chú trọng việc xây dựng hệ thống
bài tập nhƣng số lƣợng bài tập còn hạn chế, kiểu loại bài tập chƣa phong phú
đa dạng. Đặc biệt, chƣa thấy một công trình nghiên cứu nào xây dựng đƣợc hệ
thống bài tập theo chủ điểm dƣới nhiều kiểu dạng để làm tài liệu tham khảo
cho giáo viên và học sinh.
Trƣớc nhu cầu cấp thiết của ngƣời dạy và yêu cầu cung cấp kiến thức về
từ cho học sinh lớp 3, chúng tôi mạnh dạn xây dựng hệ thống bài tập về mở
rộng vốn từ theo chủ điểm trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu
nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc.
Hệ thống bài tập trình bày trong luận văn sẽ đƣợc sắp xếp theo trật tự
phù hợp với chƣơng trình học, phù hợp với sự phát triển tƣ duy của học sinh
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
và đặc biệt phù hợp với phƣơng pháp dạy - học môn Tiếng Việt nói chung và
phân môn Luyện từ và câu nói riêng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, luận văn sẽ sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp thống kê - phân loại: Phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc
dùng để khảo sát, phân loại các dạng bài tập, phân loại kết quả học tập của
học sinh.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc
dùng để phân tích, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi
trƣớc và kết quả điều tra thực tế. Phƣơng pháp nghiên cứu này còn đƣợc dùng
để phân tích và tổng kết kết quả nghiên cứu mà luận văn đã đạt đƣợc.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: Phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc
sử dụng để nghiên cứu, đối chiếu chƣơng trình phân môn Tiếng Việt trong
sách Tiếng Việt 3 mới và chƣơng trình Tiếng Việt trong sách Tiếng Việt 3 cũ.
Ngoài ra, phƣơng pháp nghiên cứu này còn đƣợc dùng để so sánh, đối chiếu
kết quả giảng dạy và học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
- Phương pháp thực nghiệm: Phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc vận
dụng trong quá trình tổ chức thực nghiệm những dạng bài tập mà luận văn
đề xuất.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của hệ thống bài tập mở rộng vốn
từ theo chủ điểm cho HS lớp 3.
- Chƣơng 2: Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho HS lớp 3.
- Chƣơng 3: Hướng sử dụng các bài tập và thực nghiệm Sư phạm.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
B. NỘI DUNG CHÍNH
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HỆ THỐNG BÀI TẬP MỞ
RỘNG VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM CHO HS LỚP 3
Để đảm bảo khả năng thực thi cũng nhƣ tính có hiệu quả, tính thuyết
phục của hệ thống bài tập đƣợc đƣa ra trong luận văn, chƣơng này trình bày
những cơ sở lí luận và thực tiễn của hệ thống bài tập này.
Những cơ sở lí luận chính đƣợc sử dụng làm căn cứ cho việc xây dựng
hệ thống bài tập là những vấn đề lí thuyết về ngôn ngữ nhƣ: nghĩa của từ,
trƣờng nghĩa, một số quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ, v.v...; đó là những vấn
đề lí thuyết về phương pháp dạy học tiếng Việt ở bậc tiểu học.
Cơ sở thực tiễn chính đƣợc sử dụng làm căn cứ để xây dựng hệ thống bài
tập ở đây là: sự đổi mới về chương trình Tiếng Việt lớp 3, thực trạng dạy -
học phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3, trình độ của giáo viên
và học sinh, v.v...
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Lí thuyết về từ tiếng Việt
1.1.1.1. Khái niệm từ tiếng Việt
Có nhiều định nghĩa về từ tiếng Việt nhƣng có thể hiểu từ tiếng Việt một
cách đơn giản nhƣ sau:
"Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang
những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định,
tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ
nhất để tạo câu" [4, tr.16].
Định nghĩa này cho ta thấy, so với từ của tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng
Pháp, v.v..., từ của tiếng Việt có tính cố định, bất biến ở mọi vị trí, mọi quan
hệ và chức năng trong câu.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
Tính cố định, bất biến về âm thanh là điều kiện hết sức quan trọng giúp
ta nhận diện từ một cách dễ dàng. Song cũng vì tính cố định và bất biến mà
bản thân hình thức ngữ âm của từ tiếng Việt không chứa đựng những dấu hiệu
chỉ rõ đặc điểm ngữ pháp của chúng. Nói cách khác, ở tiếng Việt, "đặc điểm
ngữ pháp của từ không biểu hiện trong nội bộ từ mà biểu hiện chủ yếu ở
ngoài từ, trong tương quan của nó với các từ khác trong câu" [4, tr.21].
1.1.1.2. Các thành phần ý nghĩa của từ
Tuỳ theo các chức năng mà từ chuyên đảm nhiệm, trong ý nghĩa của từ
có những thành phần ý nghĩa cơ bản sau đây (những thành phần ý nghĩa này
đƣợc Đỗ Hữu Châu phân biệt rất kỹ):
- Ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật;
- Ý nghĩa biểu niệm ứng với chức năng biểu niệm;
- Ý nghĩa biểu thái ứng với chức năng biểu thái.
Ba thành phần ý nghĩa trên đƣợc gọi chung là ý nghĩa từ vựng. Ý nghĩa
từ vựng thƣờng đƣợc đối lập với thành phần ý nghĩa thứ 4, đó là:
- Ý nghĩa ngữ pháp ứng với chức năng ngữ pháp.
Các ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp có tính ổn định, bền vững
tƣơng đối. Chúng không phải chỉ do quan hệ giữa từ với những yếu tố ngoài
ngôn ngữ mà có. Chúng còn do quan hệ về ý nghĩa giữa từ này với từ khác
trong ngôn ngữ quy định nên.
Sự vật, hiện tƣợng, đặc điểm... ngoài ngôn ngữ đƣợc từ biểu thị tạo nên ý
nghĩa biểu vật của từ. Nói cách khác, "ý nghĩa biểu vật là sự phản ánh sự vật,
hiện tượng... trong thực tế vào ngôn ngữ" [4, tr.108]. Ý nghĩa biểu vật không
phải là sự vật, hiện tƣợng y nhƣ chúng có thực trong thực tế. Chúng chỉ bắt
nguồn từ đó mà thôi. Nói nhƣ vậy có nghĩa là nghĩa biểu vật của từ không
đồng nhất với sự vật, hiện tƣợng, thuộc tính, hành động... mà chỉ gợi ra sự
vật, hiện tƣợng, thuộc tính, hành động.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
Nghĩa biểu niệm của từ "là tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng,
khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định. Giữa các nét
nghĩa có những quan hệ nhất định. Tập hợp này ứng với một hoặc một số ý
nghĩa biểu vật của từ" [4, tr.118].
Nghĩa biểu niệm là sự liên hệ giữa từ với ý (hoặc ý nghĩa, ý niệm). Ví
dụ: Nghĩa biểu niệm của từ "bàn" (dt) là: đồ dùng, có mặt phẳng được cách
mặt nền bởi các chân, dùng để đặt đồ vật, sách vở khi viết.
Nghĩa biểu thái là mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc của
ngƣời nói.
Sự vật, hiện tƣợng đƣợc biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sự vật,
hiện tƣợng đã đƣợc nhận thức, đƣợc thể nghiệm bởi con ngƣời. Do đó cùng
với tên gọi, con ngƣời thƣờng gửi kèm những cách đánh giá của mình. Ví dụ,
có những từ khi phát âm lên đã gợi cho ta những cảm xúc sợ hãi, nhƣ: ma
quái, chém giết, tàn sát...; lại có những từ giúp ta bộc lộ sự khinh bỉ, nhƣ: đê
tiện, ton hót, bợ đỡ,... hoặc ngƣợc lại bộc lộ sự tôn trọng, nhƣ: cao quí, ca
ngợi, đàng hoàng, thẳng thắn, v.v...
Tóm lại, ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm và ý nghĩa biểu thái là các
loại nghĩa tạo nên ý nghĩa từ vựng của từ. Vì từ là một thể thống nhất cho nên
các thành phần ý nghĩa trên là những phƣơng diện khác nhau của cái thể
thống nhất đó. Sự hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa của từ phải là sự hiểu biết thấu
đáo từng mặt một nhƣng cũng phải là sự hiểu biết tổng quát về những mối
liên hệ quy định lẫn nhau giữa chúng.
1.1.1.3. Khái niệm về trường nghĩa
Do quá lớn và quá phức tạp, những liên hệ ngữ nghĩa trong từ vựng
không hiện ra một cách trực tiếp giữa các từ lựa chọn một cách ngẫu nhiên.
Những quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đặt đƣợc các từ vào
những hệ thống con thích hợp. Có nghĩa là, tính hệ thống về ngữ nghĩa trong
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ
giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng.
Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa đƣợc gọi là một trường nghĩa. Đó là những
tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa.
Dựa vào các trƣờng nghĩa, ta có thể phân định một cách tổng quát những
quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng thành những quan hệ ngữ nghĩa giữa các
trƣờng nghĩa và những quan hệ ngữ nghĩa trong lòng mỗi trƣờng. Nói một
cách khác, mỗi trƣờng nghĩa là một tiểu hệ thống nằm trong hệ thống là từ
vựng của một ngôn ngữ.
Ngƣời ta có thể chia hệ thống từ vựng thành các trƣờng nghĩa, tuỳ theo
từng tiêu chí. Cụ thể, ngƣời ta có thể chia hệ thống từ vựng thành trường
nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm.
- Trƣờng biểu vật:
Trường nghĩa biểu vật là tập hợp những từ cùng biểu thị một phạm vi sự
vật, hiện tượng thực tế khách quan [4, tr.172]. Cơ sở để xác lập trƣờng nghĩa
biểu vật là sự đồng nhất nào đó trong ý nghĩa biểu vật của các từ. Ví dụ,
trường nghĩa biểu vật về động vật:
+ Tên các loài: gà, lợn, chó, trâu...
+ Trƣờng nghĩa chỉ bộ phận cơ thể: đầu, mỏ, đuôi, mõm...
Trƣờng nghĩa biểu niệm
- Trường nghĩa biểu niệm là "một tập hợp các từ có chung một cấu trúc
biểu niệm" [4, tr.178].
Căn cứ để phân lập các trƣờng biểu niệm là các ý nghĩa biểu niệm của
từ. Cấu trúc biểu niệm không chỉ riêng cho từng từ mà chung cho nhiều từ. Ví
dụ, nói về trƣờng biểu niệm "vật thể nhân tạo", "thay thế hoặc tăng cường
thao tác lao động", "cầm tay" có thể chia thành các trƣờng nhỏ, chẳng hạn:
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
+ Dụng cụ để chia, cắt: dao, cưa, búa, rìu, liềm...
+ Dụng cụ để xoi, đục: đục, dùi, chàng, khoan...
+ Dụng cụ mài giũa: giũa, bào, đá mài, giấy ráp...
Sự phân lập từ vựng thành trƣờng biểu vật và trƣờng biểu niệm dựa trên
sự phân biệt hai thành phần ngữ nghĩa trong từ. Nó phản ánh hai cách nhìn từ
vựng ở hai góc độ khác nhau. Tuy nhiên, hai loại trƣờng nghĩa này có liên hệ
với nhau: Nếu lấy những nét nghĩa biểu vật trong cấu trúc biểu niệm làm tiêu
chí lớn để tập hợp thì chúng ta có các trƣờng biểu vật. Ngƣợc lại, nếu cần
phân biệt một trƣờng biểu vật thành các trƣờng nhỏ thì lại phải dựa vào các
nét nghĩa khác trong cấu trúc biểu niệm:
Cả trƣờng nghĩa biểu vật và trƣờng nghĩa biểu niệm đều thuộc loại
trƣờng nghĩa dọc.
- Trường nghĩa tuyến tính (còn gọi là trƣờng nghĩa ngang):
Để lập nên các trƣờng nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc
rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính
(cụm từ, câu) chấp nhận đƣợc trong ngôn ngữ. Ví dụ, trƣờng nghĩa tuyến tính
của từ đi là nhanh, chậm, tập tễnh, khập khiễng, ra, vào, lên, xuống, giày,
dép, găng, tất v.v...
Nhƣ vậy, các từ trong cùng một trƣờng tuyến tính là những từ thƣờng
xuất hiện với từ trung tâm trong các loại ngôn bản. Các từ cùng nằm trong
một trƣờng tuyến tính có quan hệ với nhau không chỉ về phƣơng diện nội
dung mà còn cả về phƣơng diện ngữ pháp.
- Trường liên tưởng là tập hợp bao gồm những từ cùng nằm trong
trƣờng biểu vật, trƣờng biểu niệm và trƣờng tuyến tính, tức là những từ có
quan hệ cấu trúc đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm. Trong
trƣờng liên tƣởng còn có nhiều từ khác đƣợc liên tƣởng tới do xuất hiện
đồng thời với từ trung tâm trong những ngữ cảnh có chủ điểm tƣơng đối
đồng nhất, lặp đi lặp lại.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
Ý nghĩa biểu vật của những từ trong trƣờng liên tƣởng có thể giống
nhau, nhƣng cũng có những từ khác nhau về nghĩa. Do tính chất này mà các
trƣờng liên tƣởng thƣờng không ổn định.
Tóm lại: Nói đến các kiểu quan hệ của ngôn ngữ không thể không nói
đến hai dạng quan hệ, đó là quan hệ ngang và quan hệ dọc. Theo hai dạng
quan hệ đó có thể có hai loại trƣờng nghĩa là trƣờng nghĩa ngang và trƣờng
nghĩa dọc.
Trƣờng nghĩa biểu vật và trƣờng nghĩa biểu niệm thuộc kiểu trƣờng
nghĩa dọc, trƣờng nghĩa tuyến tính thuộc kiểu trƣờng nghĩa ngang. Trƣờng
nghĩa liên tƣởng là kiểu trƣờng nghĩa có tác động sâu sắc đối với việc sử dụng
từ ngữ và vừa có tính chất của một trƣờng nghĩa ngang, vừa mang tính chất
của một trƣờng nghĩa dọc.
1.1.2. Một số vấn đề lý thuyết về phƣơng pháp dạy - học tiếng Việt ở tiểu học
1.1.2.1. Khái niệm phương pháp dạy - học
Nhƣ GS.TS Lê A đã khẳng định: "Trong khoa học giáo dục và lí luận
dạy học bộ môn chưa có một cách định nghĩa và cách giải thích hoàn toàn
thống nhất về thuật ngữ phương pháp dạy học" [2, tr.15]
Có nhiều quan niệm về phƣơng pháp dạy học, có thể dẫn ra một vài định
nghĩa phƣơng pháp dạy học nhƣ sau:
"Phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động của giáo viên
và của học sinh trong quá trình dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo
của giáo viên sự hoạt động nhận thức tích cực, tự giác của học sinh, nhằm
thực hiện tốt những nhiệm vụ dạy học theo hướng mục tiêu" [3, tr.69].
- Kai - ro VLA lại quan niệm: "Phương pháp dạy học là cách thức làm việc
giữa thày giáo và học sinh, nhờ đó mà học sinh nắm vững được kiến thức, kỹ
năng và kỹ xảo, hình thành thế giới quan và phát triển năng lực" [3, tr.69].
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
- Hai tác giả: Ki - rin - Xki D.M và Pôloxin V.X định nghĩa phƣơng pháp
dạy học ngắn gọn hơn, đơn giản hơn các định nghĩa đã dẫn. Hai tác giả này
định nghĩa: "Phương pháp dạy học là những hình thức kết hợp hoạt động của
giáo viên và học sinh hướng vào việc đạt mục đích nào" [3, tr.69].
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng các định nghĩa dẫn trên tuy có những điểm
khác nhau nhƣng đều thống nhất ở một điểm: Phƣơng pháp dạy học là cách
thức làm việc giữa thày và trò, với vai trò chủ đạo của thày và hoạt động tích
cực, tự giác của trò nhằm hƣớng vào việc đạt mục đích nào đó.
1.1.2.2. Những phương pháp dạy học thường được sử dụng và các hình
thức thể hiện của phương pháp
a) Về những phương pháp dạy học thường được sử dụng:
Có nhiều phƣơng pháp dạy học đƣợc sử dụng trong giờ dạy học song có
thể qui chúng vào 3 nhóm chính; theo 3 tiêu chí phân loại:
- Những phƣơng pháp dạy học đƣợc phân loại theo các chức năng điều
hành quá trình dạy học, gồm: Phương pháp vào bài, Phương pháp dạy học
bài mới, Phương pháp củng cố bài học, Phương pháp hướng dẫn học sinh
học bài ở nhà v.v...
- Những phƣơng pháp dạy học đƣợc phân loại theo con đƣờng nhận thức
và hoạt động tƣ duy, gồm: Phương pháp diễn dịch - Quy nạp, Phương pháp
so sánh, Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Những phƣơng pháp dạy học đƣợc phân loại theo phƣơng thức đặc thù
tiếp nhận các nội dung tri thức, gồm: Phương pháp thông báo - giải thích,
Phương pháp tái hiện, Phương pháp rèn luyện theo mẫu, v.v...
b) Về các hình thức thể hiện của phương pháp:
Phƣơng pháp phải thể hiện thông qua các hình thức của nó. Một hình
thức có thể đƣợc dùng cho nhiều phƣơng pháp khác nhau. Một số hình thức
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
thể hiện của phƣơng pháp thƣờng gặp trong quá trình dạy - học, là: Hình thức
diễn giảng, hình thức đàm thoại, hình thức đọc sách giáo khoa và hình thức
làm bài tập.
1.1.2.3. Một số phương pháp dạy - học tiếng Việt ở tiểu học
a) Phương pháp rèn luyện theo mẫu:
Phƣơng pháp dạy học này thƣờng đƣợc dùng để hƣớng dẫn học sinh làm
các bài tập về rèn luyện kỹ năng mở rộng vốn từ và cấu tạo câu.
Phƣơng pháp rèn luyện theo mẫu là phƣơng pháp mà thày giáo chọn giới
thiệu các mẫu hoạt động ngôn ngữ rồi hƣớng dẫn học sinh phân tích để hiểu
và nắm vững cơ chế của chúng rồi bắt chƣớc mẫu đó một cách sáng tạo vào
lời nói của mình.
b) Phương pháp sử dụng trò chơi:
Trò chơi là một hoạt động của con ngƣời nhằm mục đích trƣớc tiên là vui
chơi nhƣng qua trò chơi, ngƣời chơi có thể đƣợc rèn luyện thể lực, rèn luyện
các giác quan, rèn luyện trí tuệ, tạo cơ hội giao lƣu với mọi ngƣời.
c) Phương pháp thực hành:
Hình thức cốt lõi để thực hiện phƣơng pháp thực hành là ra bài tập và
làm bài tập. Phƣơng pháp luyện tập thực hành giúp cho học sinh nắm vững
khái niệm, hiểu sâu sắc khái niệm hơn.
Ngoài ba phƣơng pháp dạy học vừa trình bày, dạy tiếng Việt ở cấp tiểu
học còn sử dụng các phƣơng pháp khác nhƣ Phương pháp thuyết trình,
Phương pháp đàm thoại...
Tóm lại, nói đến dạy - học ta không thể không bàn đến phƣơng pháp dạy
học. Có nhiều quan niệm về phƣơng pháp dạy học cũng nhƣ có nhiều phƣơng
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
pháp dạy học khác nhau. Ở cấp tiểu học, có thể sử dụng nhiều phƣơng pháp
dạy - học để dạy - học tiếng Việt, trong đó có những phƣơng pháp dùng
chung cho các môn học nhƣng cũng có những phƣơng pháp đặc thù dành cho
môn Tiếng Việt.
1.1.3. Mục tiêu của việc dạy từ ngữ cho học sinh
1.1.3.1. Hình thành và rèn luyện năng lực từ ngữ cho học sinh - mục tiêu
quan trọng nhất của dạy - học từ ngữ
Có thể nói ngay rằng, mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy từ ngữ cho
học sinh nói chung và học sinh cấp tiểu học nói riêng là rèn luyện năng lực từ
ngữ cho các em.
a) Năng lực từ ngữ là gì?
Dƣới góc nhìn của tâm lí học, năng lực đƣợc hiểu là "một tổ hợp các
kỹ năng cho phép nhận biết và giải quyết một tình huống" [35, tr.12].
Năng lực ngôn ngữ là vốn ngôn ngữ và khả năng sử dụng vốn ngôn ngữ đó
trong thực tế giao tiếp. Năng lực từ ngữ là một bộ phận của năng lực ngôn ngữ,
bao gồm vốn từ và kỹ năng sử dụng vốn từ ấy để tạo lập và lĩnh hội ngôn bản.
Nhƣ vậy, để có năng lực ngôn ngữ nói chung và năng lực từ ngữ nói
riêng đƣợc tốt, trƣớc hết mỗi cá nhân phải có một vốn từ nhất định, sau nữa là
phải nắm đƣợc nghĩa và có kỹ năng sử dụng chúng trong mọi tình huống.
b) Vốn từ của mỗi cá nhân và vốn từ của học sinh tiểu học
- Vốn từ của cá nhân: "Vốn từ của cá nhân là toàn bộ các từ và các đơn
vị tương đương từ của ngôn ngữ được lưu giữ trong trí óc của cá nhân và
được cá nhân đó sử dụng trong hoạt động giao tiếp" [35, tr.14].
Vốn từ của mỗi cá nhân có thể có đƣợc do quá trình tích luỹ tự nhiên
trong cuộc sống hàng ngày (giao tiếp với mọi ngƣời, tự đọc sách vở, v.v...),
tức là từ đƣợc hình thành bằng con đƣờng vô thức và cũng có thể do con
ngƣời ta tích luỹ một cách có ý thức (học từ với sự trợ giúp của ngƣời hƣớng
dẫn, qua sách vở, tài liệu một cách có kế hoạch, có hệ thống).
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
Nói tới vốn từ của cá nhân cần phải lƣu ý rằng vốn từ của cá nhân phải
nằm trong vốn từ của một ngôn ngữ, là một bộ phận của vốn từ vựng nói
chung. Mỗi một cá nhân có một vốn từ riêng; kho từ của ngƣời này không thể
trùng hợp với ngƣời khác một cách tuyệt đối. Cá nhân nắm đƣợc một từ là
phải nắm đƣợc cả mặt âm và mặt nghĩa của từ đó.
Vốn từ của cá nhân luôn biến động và phát triển theo độ tuổi, môi
trƣờng sống và những hoạt động của cá nhân ấy. Đánh giá vốn từ của cá
nhân, chúng ta "cần phải nhìn cả ở phương diện số lượng và chất lượng"
[35, tr.15].
Ở đây, nói đến số lượng là nói đến nhiều hay ít, bao nhiêu, còn nói đến
chất lượng là nói đến việc "nắm được nghĩa của từ, nắm được chính xác các
mặt âm thanh - chữ viết, đặc điểm ngữ pháp, đặc điểm phong cách, phạm vi
sử dụng... của từ" [35, tr.15].
- Vốn từ của học sinh tiểu học:
Khó có thể thống kê một cách chính xác vốn từ của mỗi cá nhân nói
chung và của học sinh tiểu học nói riêng, bởi vốn từ luôn là một hệ thống mở
nhƣ đã nói ở trên. Tuy nhiên, cũng đã có một vài công trình nghiên cứu đã
đƣa ra một số liệu cụ thể về vốn từ của học sinh tiểu học [35, tr.16, 21]. Có
tác giả ƣớc tính học sinh học xong tiểu học sẽ có vốn từ khoảng 12.000 từ.
- Vốn từ của học sinh tiểu học cũng có thể hình hành từ 2 con đƣờng:
hình thành theo con đƣờng tự nhiên và hình thành theo con đƣờng tự giác,
có ý thức.
- Vốn từ của học sinh tiểu học hình thành theo con đƣờng tự nhiên, vô
thức lệ thuộc nhiều vào môi trƣờng sống. Một số nhà nghiên cứu đã cho ta
thấy, một học sinh đƣợc sống trong môi trường phong phú, số lƣợng từ của
các em nhiều hơn khoảng 1, 2 lần số lƣợng từ của một học sinh sống trong
môi trường bình thường [35, tr.23].
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
Ngoài môi trƣờng sống, địa bàn cƣ trú cũng ảnh hƣởng nhiều tới việc
hình thành vốn từ ngữ cho các em. Thực tế cho thấy, vốn từ của một học sinh
sống ở địa bàn nông thôn sẽ khác vốn từ của một học sinh thành thị; vốn từ
của một học sinh miền xuôi không giống vốn từ của học sinh miền núi v.v...
[35, tr.23].
Cũng cần phải nói ngay rằng, môi trƣờng sống, địa bàn cƣ trú có ảnh
hƣởng nhiều tới việc tích luỹ vốn từ của các em song ở đây cần phải có cái
nhìn khái quát, toàn diện và khách quan nhất về vốn từ của học sinh tiểu học.
Muốn vậy chúng ta phải xem xét những đặc trƣng tâm lí, lứa tuổi có ảnh
hƣởng, tác động nhƣ thế nào tới vốn từ của học sinh ở độ tuổi này.
Theo điều tra của tác giả Lê Hữu Tỉnh và một vài công trình nghiên cứu
khác, "... bức tranh về tình hình năng lực ngôn ngữ nói chung, năng lực từ
ngữ nói riêng (trong đó có vốn từ) của học sinh phổ thông... có màu sắc khá
ảm đạm và nếu đối chiếu với yêu cầu của chương trình môn tiếng Việt trong
nhà trường thì tình hình đã đến mức báo động" [35, tr.24]. Bởi vì, theo các
công trình nghiên cứu này thì "vốn từ của học sinh tiểu học chưa phong phú
về số lượng, còn nhiều khiếm khuyết về mặt chất lượng" [35, tr.24].
Những kết luận bƣớc đầu của các nhà nghiên cứu cho ta thấy vấn đề vốn
từ của học sinh tiểu học là một vấn đề phức tạp. Phần lớn các tác giả đều nhận
định "do vốn từ của học sinh tiểu học chủ yếu hình thành qua cách học tự
nhiên, vô thức, dựa vào ngữ cảnh, vào tình huống giao tiếp để phỏng đoán
nghĩa của từ... cho nên trong vốn từ này, có một số từ không được hiểu đúng
về âm thanh - chữ viết, học sinh hiểu sai hoặc chưa đầy đủ về nghĩa, sử dụng
từ không đúng hoặc chưa thích hợp..." [35, tr.25].
- Phƣơng pháp mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học.
Dạy mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học theo Lê Hữu Tỉnh là phải dựa
vào quy luật nhận thức (quy luật tiếp nhận từ ngữ) của con người nói chung, trẻ
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
em nói riêng. Đồng thời cũng phải dựa vào qui luật liên tưởng của con người, cụ
thể dựa trên quan hệ liên tưởng giữa các từ trong đầu óc con người [35, tr.25].
Từ ngữ tích luỹ trong đầu óc học sinh không phải là một sự sắp xếp lộn
xộn mà tạo thành những hệ thống liên tƣởng nhất định. Chính vì đặc điểm này
mà khi mở rộng vốn từ cho học sinh, giáo viên cần phải chú ý đến qui luật
liên tƣởng để cung cấp những từ ngữ cần thiết cho các em.
Theo hệ thống liên tƣởng, giáo viên có thể rộng vốn từ cho các em bằng
cách cung cấp từ trái nghĩa, từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa, những từ có quan
hệ ngữ nghĩa với nhau. Chẳng hạn, gặp từ "tổ quốc" có thể mở rộng vốn từ
cho các em bằng cách cung cấp (hoặc hƣớng dẫn các em) tìm những từ cùng
nghĩa, từ: non sông, đất nước, quốc gia... Hoặc khi mở rộng vốn từ theo chủ
điểm Trường học, gặp từ "giáo viên" ta lại có thể cung cấp cho học sinh một
số từ , ngữ có quan hệ liên tƣởng với từ này, nhƣ: (soạn) giáo án, chấm bài,
giảng bài, lên lớp...
Ngoài phƣơng pháp cung cấp (hoặc hƣớng dẫn các em) tìm những từ
ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa, có quan hệ ngữ nghĩa với từ cho trƣớc, chúng ta
còn có thể hƣớng dẫn học sinh mở rộng vốn từ dựa vào việc cung cấp cho các
em những từ ghép hay từ láy cùng gốc, kiểu nhƣ: gặp từ xanh, có thể cung
cấp cho các em những từ chỉ màu xanh có cùng hình vị gốc nhƣ: xanh lè,
xanh biếc, xanh nhạt, xanh thẫm, xanh trứng sáo, xanh da trời, v.v...
c) Rèn luyện kỹ năng sử dụng vốn từ cho học sinh là nhiệm vụ tiếp theo của
việc dạy từ ngữ
Nếu chỉ có vốn từ trong đầu mà không biết sử dụng những từ đó trong
từng hoàn cảnh giao tiếp thì vốn từ đó cũng chỉ là một vốn từ chết. Cho nên,
rèn luyện năng lực từ ngữ cho học sinh không chỉ dừng lại ở việc mở rộng
vốn từ (cung cấp từ) mà còn phải dạy các em biết cách sử dụng và cao hơn
nữa là sử dụng tốt vốn từ đó.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
Trƣớc khi dạy các em cách sử dụng vốn từ đã có, cần phải dạy các em
nắm chắc nghĩa của những từ đó. Có nhiều cách giải nghĩa từ, nhƣ: giải nghĩa
từ bằng cách chỉ ra nét nghĩa của từ đã đƣợc liệt kê trong từ điển, giải nghĩa từ
bằng cách dẫn ra những từ đồng nghĩa/ trái nghĩa với chúng, v.v...
Cần chú ý rằng, khi tổ chức dạy học sinh tiểu học nắm nghĩa của từ cần
phải lựa chọn từ để giải nghĩa. Những từ đƣợc lựa để giải nghĩa cho các em
phải dựa trên nguyên tắc tính vừa sức, tính cần thiết và đặc biệt phải là những
từ trung tâm của chủ đề.
Khi các em đã nắm chắc đƣợc nghĩa của từ, bƣớc tiếp theo của việc rèn
luyện năng lực từ ngữ là dạy các em cách sử dụng vốn từ đã có.
Phƣơng pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng từ cho học sinh rất đa dạng
nhƣng cách thông dụng và phù hợp nhất là yêu cầu và hƣớng dẫn các em
làm bài tập. Các dạng bài tập rèn luyện kỹ năng dùng từ cho học sinh
thƣờng gặp là: Điền từ vào chỗ trống (dạng bài tập điền khuyết), đặt câu
(hoặc tạo cụm từ) với từ cho trước, viết đoạn văn với một số từ cho sẵn,
chữa lỗi dùng từ, v.v....
1.1.3.2. Kết luận:
Cơ sở lý luận của việc xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo
chủ điểm cho học sinh nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng là: khái niệm và
phương pháp rèn luyện năng lực từ ngữ cho học sinh nói chung và học sinh
lớp 3 nói riêng là: khái niệm và phương pháp rèn luyện năng lực từ ngữ cho
học sinh, những vấn đề lý thuyết về từ tiếng Việt, một số vấn đề lý thuyết về
phƣơng pháp dạy học, phƣơng pháp dạy học ở bậc tiểu học, v.v...
Những cơ sở lí luận này đƣợc luận văn vận dụng để xây dựng hệ thống
bài tập nhƣ đã nói ở tên đề tài.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Có thể nói ngay rằng, cơ sở thực tiễn của hệ thống bài tập mở rộng vốn
từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3 là chƣơng trình phân môn Luyện từ và
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
câu trong sách Tiếng Việt 3, thực trạng dạy và học phân môn này ở một số
trƣờng tiểu học, năng lực từ ngữ của học sinh lớp 3 hiện nay.
1.2.1. Chƣơng trình phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3
Môn Tiếng Việt 3 gồm 6 phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả,
Luyện từ và câu, Tập Viết, Tập làm văn. Phân môn Luyện từ và câu đƣợc
dạy mỗi tuần 1 tiết.
Nội dung chính của phân môn Luyện từ và câu ở đây là: Mở rộng vốn từ
(theo chủ điểm), từ loại, rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu, một số kiểu câu
được phân loại theo mục đích nói, một số biện pháp tu từ (so sánh, nhân hoá).
Tất cả các tiết học luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3 không có
những bài học dạy riêng kiến thức lý thuyết về từ và câu mà tất cả các tri thức
về từ và câu đều đƣợc hình thành và củng cố thông qua việc dạy học sinh giải
các bài tập.
Tác giả Nguyễn Thị Nhẫn [25, tr.11] đã thống kê đƣợc 126 bài tập luyện
từ và câu. Hệ thống bài tập này đƣợc chia thành 2 nhóm:
- Bài tập luyện từ: 76/126 bài, chiếm  60,31%.
- Bài tập luyện câu: 50/126 bài, chiếm  39,9%.
Ƣu điểm chính là hệ thống bài tập này đều đƣợc sắp xếp theo chủ điểm,
đảm bảo tính hƣớng đích, phù hợp với đặc điểm về sự tích luỹ từ trong nhận
thức của ngƣời bản ngữ. Đặc biệt, tính sƣ phạm đƣợc thể hiện khá rõ trong
hình thức diễn đạt của các bài tập.
Tuy nhiên, hệ thống bài tập ở đây vẫn còn một vài điểm hạn chế nhƣ một
số từ ngữ cần mở rộng ở một vài chủ điểm ít nhiều quá sức với lứa tuổi học
sinh lớp 3; một số bài tập về từ còn mang tính chủ quan của ngƣời soạn sách,
chƣa kể có những bài tập chƣa thể hiện đƣợc tính hệ thống.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
1.2.2. Thực trạng dạy - học phân môn Luyện từ và câu trong sách
Tiếng Việt 3
1.2.2.1. Thực trạng dạy của giáo viên
Bằng cách thức dự giờ trên lớp, kiểm tra giáo án và sổ đầu bài, phát
phiếu điều tra, chúng tôi đã có những kết luận bƣớc đầu về thực trạng dạy của
giáo viên khi thực hiện chƣơng trình phân môn Luyện từ và câu trong sách
Tiếng Việt 3 nhƣ sau:
- Về lịch trình giảng dạy: Giáo viên thực hiện tƣơng đối tốt lịch trình
giảng dạy đã quy định.
- Về việc soạn giáo án: Thực tế điều tra cho thấy 100% giáo viên đã
chuẩn bị bài giảng trƣớc khi lên lớp (có giáo án trƣớc khi lên lớp). Tuy nhiên,
nội dung bài soạn còn lệ thuộc nhiều vào sách giáo khoa và sách hƣớng dẫn
dành cho giáo viên. Có những giáo án hầu nhƣ chỉ là một sự sao chép cơ học
phần nội dung trong Sách giáo viên, chỉ bổ sung đôi chút về phƣơng pháp
giảng dạy. Vì thế mà có không ít giáo án giống nhau về thiết kế bài dạy.
- Về phân bố thời lượng trong một tiết học: Hầu hết các giáo viên đều
biết phân chia thời gian trong tiết học cho phù hợp với dung lƣợng kiến thức
cần trình bày. Song cũng có một số giáo viên trong một vài tiết dạy đã chƣa
làm tốt việc này.
- Về phương pháp giảng dạy: Khi thực hiện chƣơng trình cũng nhƣ khi
dạy những tiết học cụ thể, giáo viên đã cố gắng tìm những phƣơng pháp giảng
dạy sao cho thích hợp với nội dung kiến thức cần truyền đạt. Có những
phƣơng pháp đƣợc sử dụng thƣờng xuyên, nhƣ: Phương pháp thuyết trình,
Phương pháp đàm thoại, Phương pháp thảo luận nhóm, v.v...
Ngoài những phƣơng pháp dùng chung cho các môn học này còn thấy
giáo viên sử dụng những phƣơng pháp dạy đặc thù của môn Tiếng Việt, nhƣ:
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
Phương pháp phân tích ngôn ngữ, Phương pháp phân tích theo mẫu, Phương
pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ, v.v...
Sử dụng đa dạng các phƣơng pháp dạy học là việc làm cần thiết và nếu
biết sử dụng các phƣơng pháp dạy học này đúng lúc, đúng chỗ trong tiết học
sẽ đem lại những kết quả nhất định cho giờ dạy.
Thực tế điều tra của chúng tôi cho thấy, tuy có sử dụng đa dạng các
phƣơng pháp dạy học nhƣng khi thể hiện các phƣơng pháp thì không phải
giáo viên nào cũng thể hiện tốt. Có những phƣơng pháp dạy học mới nhƣ
Phương pháp thảo luận nhóm, Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ giáo
viên sử dụng chƣa tốt. Đặc biệt, Phương pháp thảo luận nhóm còn tạo nên
không khí sôi nổi giả do giáo viên đã soạn sẵn câu hỏi, câu trả lời cho các
nhóm để học sinh cứ theo đó mà phát biểu.
Một số phƣơng pháp dạy học truyền thống nhƣ: Phương pháp thông báo
- giải thích, Phương pháp đàm thoại hầu nhƣ đƣợc giáo viên sử dụng trong
các tiết dạy, nhƣng không phải giáo viên nào cũng thể hiện thuần thục.
Tóm lại, những điều nói trên về tình hình thực hiện các bài dạy phân
môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3 có thể tóm tắt nhƣ sau (kết quả
nhận xét qua khảo sát):
- Giáo viên thực hiện lịch trình giảng dạy tƣơng đối tốt.
- Tất cả các giáo viên đều có bài soạn trƣớc khi lên lớp, tuy nhiên về chất
lƣợng của các bài soạn cần phải làm thêm.
- Thời lƣợng dạy trong toàn tiết học đƣợc giáo viên thực hiện tƣơng đối
tốt nhƣng phân bố thời lƣợng dạy từng phần bài học vẫn còn có sự bất cập.
- Phƣơng pháp dạy học đƣợc giáo viên sử dụng trong giờ dạy đa dạng,
phong phú. Một số giáo viên sử dụng nhuần nhuyễn các phƣơng pháp song
một vài giáo viên thể hiện phƣơng pháp dạy học chƣa tốt nên kết quả giờ dạy
còn hạn chế.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
1.2.2.2. Thực trạng và kết quả học phân môn Luyện từ và câu trong sách
Tiếng Việt 3 của học sinh, năng lực từ ngữ của học sinh lớp 3
a) Về thực trạng học:
Kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy nhiều em học sinh ở cấp tiểu
học nói chung và ở lớp 3 nói riêng chƣa có ý thức học tập. Còn có những em
chƣa hứng thú học phân môn này vì theo các em, đây là một môn học khó.
Trên lớp các em thƣờng học một cách thụ động: Giáo viên giảng - học sinh
nghe bài và ghi chép máy móc. Khi giáo viên đƣa ra bài tập, có em chỉ làm
qua quýt, thậm chí, có em còn không làm, chỉ ngồi đợi thầy cô giáo chữa bài
là chép kết quả.
b) Về kết quả học tập:
Theo điều tra, bƣớc đầu có thể nhận xét về kết quả học tập của học sinh
khi học phân môn Luyện từ và câu, Tiếng Việt 3 nhƣ sau:
- Trình độ của học sinh có phần không đồng đều giữa các vùng, đặc biệt
là chênh lệch giữa vùng nông thôn và thành thị. Mặt bằng tri thức chung của
các em học sinh khu vực miền núi thấp hơn học sinh khu vực miền xuôi.
- Kết quả kiểm tra của học sinh ở các dạng bài khác nhau không giống
nhau, tức là cùng trong chƣơng trình nhƣng có bài kiểm tra tỉ lệ điểm khá giỏi
cao, có bài kiểm tra tỉ lệ điểm khá - giỏi thấp. Điều này chứng tỏ nội dung
chƣơng trình phần nào ảnh hƣởng đến kết quả học tập của học sinh.
Dƣới đây là bảng tổng kết kết quả điểm thi của học sinh lớp 3 (518 học
sinh) chúng tôi đã điều tra đƣợc.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
Bảng 1.1.
Học sinh xét
theo vùng địa
lý
Dân tộc
Điểm
thi
Kết quả bài thi phần
từ
Kết quả bài thi phần
câu
Học sinh
DT kinh
HS DT
ít ngƣời
HS dân
tộc kinh
HS dân tộc
ít ngƣời
HS dân tộc
kinh
HS dân
tộc ít
ngƣời
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL TL (%)
HS nông thôn
379
81 298
9 - 10 8 9,87 19 6,37 6 7,40 15 5,03
7 - 8 29 35,80 44 14,76 31 38,27 40 13,42
5 - 6 37 45,67 185 62,08 38 46,91 189 63,42
3 - 4 5 6,17 33 11,07 4 4,93 37 12,41
1 - 2 2 2,46 17 5,70 2 2,46 17 5,70
HS thị xã thị
trấn 139
63 76
9 - 10 9 14,28 7 9,21 11 17,46 6 7,89
7 - 8 18 28,57 16 21,05 16 25,39 15 19,73
5 - 6 32 50,79 38 50,00 31 49,20 40 52,63
3 - 4 3 4,76 11 14,47 4 6,34 13 17,10
1 - 2 1 1,58 4 5,26 1 1,58 2 2,63
c) Năng lực từ ngữ của học sinh lớp 3
Cần phải nói ngay rằng, khó có thể kết luận năng lực từ ngữ của học sinh
lớp 3 một cách chính xác và toàn diện, bởi lẽ, khảo sát vốn từ cũng nhƣ khả
năng sử dụng vốn từ đó của các em là một việc làm khó khăn và phức tạp.
Song qua những kiểu lỗi dùng từ mà học sinh lớp 3 thƣờng mắc phải trong
khi làm bài và trong giao tiếp hàng ngày có thể thấy rằng năng lực từ ngữ của
các em còn chƣa thật tốt.
Kết quả điều tra cho thấy, nhiều em học sinh còn nhầm lẫn giữa những
từ đồng âm hoặc gần âm. Một số từ các em dùng chƣa đúng do không hiểu
nghĩa hoặc chƣa nắm đƣợc qui tắc kết hợp với các từ khác.
Tóm lại, thực trạng dạy của giáo viên cũng nhƣ thực trạng học của học
sinh và năng lực từ ngữ của các em là những căn cứ thực tiễn để luận văn xây
dựng hệ thống bài tập theo mục đích đã định trƣớc.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
1.3. KẾT LUẬN
Để hệ thống bài tập có sức thuyết phục và có tính khả thi, luận văn đã
dựa vào cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn nhất định.
Cơ sở lí luận chính là tri thức về khái niệm năng lực từ ngữ, tri thức về
từ Tiếng Việt, tri thức về phương pháp dạy học tiếng Việt nói chung và
phƣơng pháp dạy học tiếng Việt ở cấp tiểu học nói riêng.
Cơ sở thực tiễn chính là chương trình phân môn Luyện từ và câu trong
sách Tiếng Việt 3, thực trạng dạy - học của giáo viên và học sinh cũng nhƣ
năng lực từ ngữ của học sinh lớp 3. Tất cả những cơ sở thực tiễn này đều chỉ
là căn cứ vào kết quả điều tra bƣớc đầu của tác giả luận văn, có kế thừa kết
quả điều tra của một số nhà nghiên cứu đi trƣớc.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
Chƣơng 2
HỆ THỐNG BÀI TẬP MỞ RỘNG VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM
CHO HỌC SINH LỚP 3
Nhƣ đã trình bày ở phần Mục đích và Phạm vi nghiên cứu của đề tài,
luận văn xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ... với mục đích làm tƣ liệu
tham khảo cho việc dạy và học phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng
Việt 3.
Để đảm bảo mục đích, nhiệm vụ của đề tài cũng nhƣ khả năng thực thi
và tính hiệu quả của hệ thống bài tập, chƣơng này sẽ trình bày 2 nội dung:
1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ...
2. Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ...
Nội dung thứ 2 là nội dung chính của luận văn nói chung và của chƣơng
này nói riêng.
2.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP MỞ RỘNG VỐN TỪ
THEO CHỦ ĐIỂM CHO HỌC SINH LỚP 3
Có thể nói ngay rằng, hệ thống bài tập trình bày trong luận văn đƣợc xây
dựng dựa trên 6 nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp;
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống;
- Nguyên tắc đảm bảo phù hợp nội dung chƣơng trình;
- Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của học sinh;
- Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa;
- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp
Tích hợp nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị học, một tiết học hay một
bài tập... nhiều mảng kiến thức và kỹ năng liên quan đến nhau nhằm tăng
cƣờng hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho ngƣời học.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
Chƣơng trình môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói
riêng đƣợc xây dựng theo tinh thần tích hợp. Tất cả các phân môn trong sách
Tiếng Việt 3 đều có quan hệ chặt chẽ, lấy bài Tập đọc làm điểm xuất phát
chung về chủ đề cần dạy.
Phân môn Luyện từ và câu cũng không nằm ngoài mối quan hệ đó. Bởi
vậy, hệ thống bài tập đƣợc trình bày trong luận văn sẽ dựa vào các bài tập
đọc. Nói cách khác, hệ thống bài tập đƣợc xây dựng sẽ tuân thủ triệt để các
chủ điểm đƣợc dạy qua những bài tập đọc trong sách Tiếng Việt 3.
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Hiểu theo nghĩa chung, hệ thống là chỉnh thể các yếu tố có liên quan đến
nhau, tác động và qui định lẫn nhau.
Trong phạm vi đề tài này, tính hệ thống của bài tập thể hiện ở mối quan
hệ và liên hệ giữa các bài tập cả về hình thức lẫn nội dung. Chẳng hạn, về mặt
hình thức, hệ thống bài tập đƣợc chia theo các nhóm, các kiểu, các dạng... một
cách nhất quán; về mặt nội dung, các bài tập đều đƣợc xây dựng theo các chủ
điểm dạy trong chƣơng trình Tiếng Việt 3.
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp nội dung chƣơng trình
Mục đích của luận văn là xây dựng hệ thống bài tập để làm tài liệu tham
khảo cho việc dạy và học phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3.
Vì vậy, hệ thống bài tập ở đây luôn luôn phải bám sát nội dung chƣơng trình
của môn học, phải đảm bảo đƣợc mức độ kiến thức cần đạt đối với học sinh
khi học xong chƣơng trình.
Tóm lại, nguyên tắc đảm bảo phù hợp nội dung chƣơng trình thể hiện ở
chỗ các bài tập không những phải tuân thủ nội dung chƣơng trình của môn
học mà còn phải đảm bảo sự phù hợp về kiến thức trong chƣơng trình.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của
học sinh
Tính vừa sức (học sinh) ở đây đƣợc hiểu là hệ thống bài tập đƣa ra
phải phù hợp với trình độ tri thức cũng nhƣ phù hợp trình độ nhận thức của
các em.
Nếu bài tập quá dễ sẽ không phát huy đƣợc tính sáng tạo của các em.
Ngƣợc lại, nếu bài tập quá khó các em sẽ không đủ kiến thức để giải quyết
yêu cầu của bài tập.
Để có thể ứng dụng vào thực tế dạy - học, hệ thống bài tập không thể
không dựa vào nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của
học sinh.
2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Bất cứ một công trình nghiên cứu nào, dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải
kế thừa những thành tựu nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc.
Kế thừa ở đây đƣợc hiểu là tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu đã có.
Theo cách hiểu đó, luận văn có tiếp thu một số bài tập của một vài tác
giả đi trƣớc trên tinh thần chọn lọc.
2.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Muốn đạt đƣợc mục đích đã đặt ra, hệ thống bài tập phải có tính khả thi,
nghĩa là chúng phải là một hệ thống bài tập có thể vận dụng đƣợc trong thực
tế dạy - học và đem lại hiệu quả nhƣ mong muốn.
Tóm lại, hệ thống bài tập trình bày trong luận văn đƣợc xây dựng dựa
trên 6 nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc tích hợp, nguyên tắc đảm bảo tính hệ
thống, nguyên tắc đảm bảo phù hợp nội dung chƣơng trình, nguyên tắc đảm
bảo tính vừa sức và phát huy sự sáng tạo của học sinh, nguyên tắc đảm bảo
tính kế thừa, nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.
Đảm bảo 6 nguyên tắc này, hệ thống bài tập mới có thể dùng làm tài liệu
tham khảo nhƣ đã nói ở trên.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
32
2.2. HỆ THỐNG BÀI TẬP MỞ RỘNG VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM CHO HỌC
SINH LỚP 3
2.2.1. Giới thiệu khái quát hệ thống bài tập
Chỉ có thể nói là đã nắm đƣợc một từ nào đó trong vốn từ của một ngôn
ngữ khi ta nhận diện được nó, hiểu nghĩa cũng nhƣ sử dụng nó vào hoạt động
giao tiếp một cách thành thạo, đúng lúc, đúng chỗ. Mặt khác, ta cũng phải
biết phát hiện và sửa lỗi dùng từ trong hoàn cảnh sử dụng từ nhất định.
Vì vậy, để phát triển vốn từ cho học sinh lớp 3, luận văn đã cố gắng xây
dựng một hệ thống bài tập gồm nhiều nhóm, nhiều kiểu loại theo từng chủ
điểm đã chọn. Hệ thống bài tập này vừa giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nhận
diện từ, tăng thêm vốn từ, đồng thời vừa giúp các em rèn luyện kỹ năng sử
dụng từ. Tuy nhiên, do dung lƣợng của đề tài, luận văn chỉ nghiên cứu, xây
dựng một số nhóm chính theo các chủ điểm đã chọn.
Có thể khái quát hệ thống bài tập trong luận văn bằng sơ đồ sau đây:
HỆ THỐNG BÀI TẬP MỞ RỘNG VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM
Giải thích chữ số trong sơ đồ:
1. Kiểu bài tập nhận dạng từ rời (từ chƣa hoạt động).
2. Kiểu bài tập nhận dạng từ trong lời nói (từ đã hoạt động).
3. Tìm từ đồng nghĩa, gần nghĩa với từ cho trƣớc.
4. Tìm từ cùng trƣờng nghĩa với từ cho trƣớc.
5. Tìm từ dựa vào khả năng kết hợp của từ.
I II III IV
Nhóm BT nhận dạng từ Nhóm BT
tìm từ dựa vào từ gốc
Nhóm BT sử dụng từ Nhóm BT sửa lỗi dùng từ
1 2 3 4 6 95 7 8 10 1311 12
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
33
6. Kiểu bài tập điền từ vào chỗ trống.
7. Kiểu bài tập dùng từ đặt câu/viết đoạn văn.
8. Kiểu bài tập thay thế từ ngữ.
9. Kiểu bài tập trắc nghiệm.
10. Kiểu bài tập sửa lỗi dùng từ sai vỏ ngữ âm.
11. Kiểu bài tập sữa lỗi dùng từ sai ngữ nghĩa.
12. Kiểu bài tập sửa lỗi dùng từ lặp (dƣ thừa)
13. Kiểu bài tập sửa lỗi dùng từ sai do kết hợp không đúng.
Nhƣ vậy, hệ thống bài tập trong luận văn đƣợc chia thành 4 nhóm, bao
gồm 13 kiểu nhỏ. Tuỳ theo tính chất của từng kiểu bài tập, hệ thống bài tập
này có thể đƣợc chia thành các dạng nhỏ hơn.
2.2.2. Hệ thống bài tập mẫu
2.2.2.1. Nhóm bài tập nhận dạng từ
Nhận dạng có nghĩa là "nhìn hình thức, đặc điểm bên ngoài nhận ra một
vật nào đó" [Từ điển Tiếng Việt, 689].
Nhƣ vậy, nhận dạng từ có nghĩa là nhìn vào hình thức của từ có thể biết
đó là từ gì.
Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến hình từ, do đó nhìn vào hình
thức ngữ âm của từ để xác định từ là một công việc khó khăn. Tuy nhiên,
cách đặt câu hỏi của từng bài tập cụ thể sẽ giúp các em có thể nhận dạng
những từ cần thiết.
Nhóm bài tập nhận dạng từ đƣợc trình bày trong luận văn gồm 2 kiểu nhỏ:
1. Hệ thống bài tập nhận dạng từ rời, tức từ chƣa đƣợc sử dụng;
2. Hệ thống bài tập nhận dạng từ trong lời nói, tức từ đã đi vào hoạt động
(sử dụng).
Hƣớng xây dựng hệ thống bài tập này là đƣa ra một dãy từ, yêu cầu học
sinh chọn từ theo định hƣớng.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
34
a) Hệ thống bài tập nhận dạng từ rời (từ chưa được sử dụng)
Để tiện theo dõi, từ đây hệ thống bài tập sẽ đƣợc trình bày theo số thứ tự
(kí hiệu bằng chữ số Ảrập).
* Hệ thống bài tập chủ điểm Măng non
1. Trong các từ sau đây, từ nào đƣợc dùng để chỉ trẻ em (gọi trẻ em), từ
nào đƣợc dùng để chỉ tính nết hay tính cách của trẻ em:
Thiếu nhi, ngoan ngoãn, chăm chỉ, trẻ con, nết na, ngây thơ, nhi đồng,
trẻ em, con trẻ, con nít, lễ phép.
2. Trong các từ sau đây, từ nào chỉ hoạt động của trẻ em, từ nào chỉ tình
cảm hay hoạt động của ngƣời lớn đối với trẻ em...
Thương yêu, vui chơi, quí mến, nâng đỡ, học tập, nhảy dây, đánh chắt,
đánh cù, đánh chuyền, chăm sóc, nâng niu, nựng.
3. Gạch chân những từ chỉ trẻ em với thái độ tôn trọng trong các từ sau đây:
Trẻ em, trẻ con, nhãi ranh, nhãi con, trẻ thơ, nhóc con, thiếu nhi.
* Hệ thống bài tập chủ điểm Mái ấm
4. Gạch chân những từ chỉ quan hệ trong họ nội:
Anh, em, ông nội, bác, cậu, bà nội, cô, thím, chú, dì.
5. Gạch chân những từ chỉ quan hệ họ ngoại:
Chú, cậu, cô, dì, mợ, bà ngoại, ông ngoại.
6. Gạch chân những từ vừa có thể dùng để chỉ quan hệ họ nội vừa có thể
dùng để chỉ quan hệ họ ngoại:
Cụ, ông, bà, cô, dì, bác, anh, chị, cháu, em, thím, chú, chắt.
* Hệ thống bài tập chủ điểm Tới trường
7. Gạch chân những từ chỉ đồ dùng học tập trong dãy từ dƣới đây:
Lớp, trường, xe đạp, bút, thước, sách, vở, bút chì, bảng, bàn, ghế.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
35
8. Những từ nào đƣợc dùng để chỉ hoạt động học tập của học sinh trong
các từ sau đây:
Vẽ, đọc, hát, lau (bảng), giải (bài tập), phát biểu, nghe (giảng), chép
(bài), ghi (bài), trò chuyện, lao động, múa.
9. Những từ nào đƣợc dùng để chỉ hoạt động của giáo viên, những từ nào
đƣợc dùng để chỉ hoạt động của học sinh trong dãy từ sau đây:
Giảng, học bài, ghi bài, soạn (giáo án), chấm bài, hỏi (bài), trả lời, học
bài, chấm bài, coi thi, làm bài, viết (chính tả).
* Hệ thống bài tập chủ điểm Thành thị và Nông thôn
10. Hãy xếp các từ ngữ sau đây thành 2 nhóm:
a. Nhóm từ ngữ dùng để gọi tên sự vật thƣờng thấy ở nông thôn;
b. Nhóm từ ngữ dùng để gọi tên sự vật thƣờng thấy ở thành thị.
Cánh đồng, vườn tược, rạp xiếc, công viên, rơm, khách sạn, máy cày, sở
thú, xe buýt, tàu điện, (luỹ) tre, máy cày, ao hồ, xích lô, (hệ thống) đèn giao
thông, siêu thị, (cây) đa, bể bơi, hiệu làm đầu, chung cư, trại chăn nuôi, na,
ổi, trâu, bò...
11. Trong số các từ ngữ sau đây, từ ngữ nào dùng để chỉ những công
việc thƣờng thấy ở nông thôn, từ ngữ nào dùng để chỉ những công việc
thƣờng thấy ở thành thị.
Buôn bán, cày cấy, gặt, xay (thóc), gieo trồng, (nghề) lao công (quét rác),
(nghề) lái xe (tắc xi), bán báo, (nghề) đạp xích lô, bảo vệ, (nghề) quảng cáo.
12. Hãy xếp các từ ngữ sau đây vào 2 nhóm:
a. Nhóm từ ngữ chỉ đặc điểm vùng nông thôn;
b. Nhóm từ ngữ chỉ đặc điểm vùng thành thị.
Nhộn nhịp, tấp nập, yên tĩnh, nườm nượp, náo nhiệt, thoáng đãng, xanh
mượt, thơm nồng (mùi cỏ cây), véo von, vàng xuộm, râm ran (gà gáy), (đƣờng
xá) tối om, thẳng cánh cò bay (đất rộng), le lói (đèn), yên ả.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
36
* Hệ thống bài tập chủ điểm Sáng tạo
13. Gạch chân dƣới những từ ngữ chỉ những ngƣời làm công tác khoa
học trong dãy từ ngữ dƣới đây:
Nhà kỹ sư, nhà bác học, nhà văn, thầy (cô) giáo, bác sĩ, dược sĩ, nông dân,
công an, tài xế, thợ xây, thợ điện, nhà tạo mốt (quần áo), giáo sư, thầy thuốc.
14. Những từ ngữ nào chỉ hoạt động của những ngƣời tri thức trong dãy
từ ngữ sau đây:
Xây (cầu, nhà), sản xuất, nghiên cứu (khoa học), sáng tác (thơ), dạy học,
chữa bệnh, phát minh, sửa chữa (điện đài), soạn bài, chế biến (món ăn).
15. Gạch chân dƣới những từ dùng để chỉ những nhà khoa học giỏi:
Uyên bác, chịu khó, nhẫn nại, nổi tiếng, vĩ đại, tài năng, học hỏi, cống
hiến, sáng trí, thông thái, thông minh.
* Hệ thống bài tập chủ điểm Nghệ thuật
16. Gạch chân dƣới những từ (ngữ) dùng để gọi tên những ngƣời làm
công tác nghệ thuật trong dãy từ ngữ dƣới đây:
Hoạ sĩ, kiến trúc sư, công nhân, nhạc công, nhạc trưởng, diễn viên, chiến
sĩ, ca sĩ, ca nhạc, đạo diễn, bác sĩ, giáo viên, tài xế, nghệ sĩ, nhà điêu khắc.
17. Những từ (ngữ) nào chỉ hoạt động của ngành nghệ thuật trong số các
từ ngữ sau đây:
Múa (dân tộc), ca hát, chơi đàn, vẽ, làm văn, đóng phim, biểu diễn, thiết
kế (ngôi nhà), chạy, làm xiếc, sáng tác.
18. Những từ ngữ nào thuộc chủ điểm nghệ thuật trong các từ ngữ sau
đây (không xem xét từ loại của chúng).
Múa (dân tộc), ca nhạc (dân tộc), vẽ, (bản) nhạc, (bức) tranh, (bài) hát,
(cuốn, bộ) phim, (bức) tượng, tiết mục (múa), văn nghệ, kiến trúc (ngôi nhà),
văn nghệ, tuồng, xây, thiết kế (nhà cửa, quần áo...), đánh cầu, biểu diễn.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
37
* Hệ thống bài tập chủ điểm Lễ hội
19. Những từ ngữ nào sau đây nói về lễ hội?
Lễ hội (Đền Hùng/ Phủ Giầy), hội, lễ, lễ phép, lễ nghi, lễ giáo, dâng
hương, chọi gà, cúng Phật, trẩy hội, thắp hương, lễ phật, tưởng niệm.
20. Hãy xếp những từ ngữ sau đây vào 2 nhóm:
a. Nhóm tên gọi một số lễ hội;
b. Nhóm tên gọi một số hội.
Sau đó thêm từ lễ hội hay từ hội vào trƣớc tên gọi đó (Mẫu: Đền Hùng
 Lễ hội Đền Hùng).
Đền Hùng, bơi trải, đua thuyền, Chùa Hƣơng, Tháp Bà, lùng tùng
(xuống đồng), khoẻ Phù Đổng, Kiếp Bạc, đền Gióng, núi Bà, chọi trâu, thả
diều, Lim, vật, Phủ Giầy, Cổ Loa, chùa Keo, đua ngựa.
21. Gạch chân dƣới những từ ngữ gọi tên một số hoạt động trong lễ hội
và hội:
Cúng Phật, lễ phật, tưởng niệm, đua thuyền, đánh đu, thả diều, chạy, kéo
co, nhảy nhót, xem, ca hát, hào hứng, ném còn, dâng hương.
* Hệ thống bài tập chủ điểm Thể thao
22. Gạch chân những từ ngữ nói về hoạt động Thể thao trong dãy từ
sau đây: Cổ vũ, chạy, bóng ném, đá bóng, đánh cờ, cờ vua, nhảy xa, bơi,
thi đua, giải nhất.
23. Những từ ngữ nào trong số các từ ngữ sau đây nói về Thể thao?
Thi đấu, nhảy cao, đi bộ, bóng đá, bóng cây, bóng ném, chạy tiếp sức,
chạy vượt rào, thi đua, cưỡi ngựa.
24. Gạch chân dƣới những từ ngữ gọi tên môn thể thao trong dãy từ ngữ
dƣới đây:
Bóng đá, cờ vua, bóng bàn, bóng chuyền, nhảy xa, nhảy rào, chạy vượt
rào, đua ngựa, điền kinh, diễn tập, chạy, thi chạy, thi đấu, trường quyền nữ.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
38
25. Xếp những từ ngữ sau đây vào 2 nhóm:
a. Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động thể thao;
b. Nhóm từ ngữ chỉ kết quả thi đấu thể thao.
Được, thua, ném bóng, cổ vũ, bơi, chạy, đoạt huy chương, về đích, cướp
bóng, cúp vàng, phát bóng, bắt bóng.
b) Hệ thống bài tập nhận dạng từ trong lời nói (từ đã đi vào hoạt động)
Từ trong lời nói tức là từ đã đƣợc sử dụng. Trong hệ thống bài tập này,
từ ngữ cần chọn theo yêu cầu của đề luôn luôn đƣợc đặt trong lời nói, chuỗi
lời nói hay trong một văn bản cụ thể. Dƣới đây là một vài bài tập mẫu xếp
theo chủ điểm.
* Hệ thống bài tập chủ điểm Măng non
26. Những từ nào nói về đặc điểm ngoại hình và tính cách của trẻ em
trong các phát ngôn sau đây:
- Em tôi trông kháu lắm, nó có khuôn mặt bầu bĩnh, nƣớc da trắng mịn.
Nó rất nghịch ngợm, hay bắt chƣớc lời nói của ngƣời lớn.
- Trẻ em là tƣơng lai của đất nƣớc cho nên các em phải đƣợc chăm sóc,
học hành, vui chơi.
27. Gạch chân dƣới những từ ngữ hoạt động của trẻ em trong 2 phát
ngôn dƣới đây:
- Tết trung thu các em nhỏ đƣợc tự do vui chơi, ca hát.
- Trẻ em thƣờng nũng nịu với ngƣời lớn.
28. Những từ ngữ nào dùng để chỉ trẻ em trong các phát ngôn sau đây:
- Mỗi đội viên là một chiến sỹ nhỏ trong phong trào Trần Quốc Toản.
- Các anh chị đội viên rất yêu quí và quan tâm đến các bạn ở sao nhi
đồng. Họ dạy các em múa, hát, chơi trò chơi.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
39
* Hệ thống bài tập chủ điểm Mái ấm
29. Những từ nào trong các phát ngôn sau đây đƣợc dùng để chỉ mối
quan hệ gia đình, họ hàng:
- Con không thích chiếc áo ấy nữa. Mẹ hãy để tiền mua áo ấm cho hai
anh em chúng con.
- Bạn nhỏ đó là đứa cháu rất yêu thƣơng ông bà.
- Ông ngoại dẫn cháu ra công viên chơi vào những ngày chủ nhật.
- Tôi có một ngƣời dì và một ngƣời chú.
30. Trong đoạn văn sau đây, từ ngữ nào chỉ sự quan tâm của ngƣời ông
đối với ngƣời cháu:
Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo tôi tới
trƣờng. Trong cái vắng lặng của ngôi trƣờng cuối hè, ông dẫn tôi lang thang
khắp căn lớp trống. Ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da
loang lổ của chiếc trống trƣờng. Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng
trống trƣờng đầu tiên, âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.
* Hệ thống bài tập chủ điểm Tới trường
31. Gạch chân dƣới những từ ngữ chỉ người hoặc sự vật thuộc chủ điểm
trƣờng học ở các câu sau đây:
- Gốc đa là nơi hội tụ của đám học trò chúng tôi sau mỗi buổi học.
- Các thày, cô giáo đến trƣờng rất sớm.
- Chúng tôi bƣớc tới sân trƣờng đúng vào lúc bác bảo vệ mở xong cửa
của phòng học cuối cùng, tiếng trống vang lên báo hiệu một ngày học mới
bắt đầu.
32. Từ nào nói về hoạt động dạy/học và đồ dùng học tập, đồ dùng dạy
học trong các câu sau đây:
- Tôi loay hoay mất một lúc rồi cầm bút và bắt đầu viết lên trang giấy
trắng tinh.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
40
- Thày giáo cầm viên phấn viết từng chữ lên chiếc bảng màu đen.
- Cô giáo dùng thƣớc kẻ chỉ cho chúng tôi từng quốc gia trên tấm bản đồ
thế giới.
33. Những từ nào nói về hoạt động học tập và đồ dùng học tập trong
đoạn thơ sau:
Quyển vở này mở ra
Bao nhiêu trang giấy trắng
Từng dòng kẻ ngay ngắn
Như chúng em xếp hàng
Ơi quyển vở mới tinh
Em viết cho sạch đẹp
Chữ đẹp là tính nết
Của những người trò ngoan.
* Hệ thống bài tập chủ điểm Thành thị và Nông thôn
34. Gạch chân những từ ngữ nói về (sự) vật, công việc thƣờng thấy ở
nông thôn trong đoạn văn sau đây:
Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Chị làm cho tôi chiếc chổi cọ
quét nhà, quét sân. Chiều chiều, chăn trâu, chúng tôi nhặt trái cọ rơi đầy
quanh gốc.
35. Gạch chân những từ ngữ nói về sự vật, công việc thƣờng thấy ở
thành thị trong đoạn văn sau:
Mỗi sáng, mỗi chiều, những dòng xe cộ đi lại nƣờm nƣợp. Ban đêm, đèn
điện sáng nhƣ sao xa. Chỗ đông vui nhất là công viên. Ở đây, bên cạnh vƣờn
hoa có cầu trƣợt, đu quay dành cho các em nhỏ chơi hàng ngày.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
41
36. Tìm từ nói về sự vật thƣờng thấy ở nông thôn trong các câu thơ sau đây:
- Bạn bè ríu rít tìm nhau
Qua con đường đất rực màu rơm phơi
Bóng tre mát rợp vai người
Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm.
- Làng tôi nghèo
Mái lá, nhà tre
Các anh về
Xôn xao làng tôi bé nhỏ.
* Hệ thống bài tập chủ điểm Sáng tạo
37. Gạch chân dƣới những từ ngữ nói về chủ điểm Sáng tạo trong các
câu sau:
- Năm qua đã có nhiều phát minh khoa học trong nông nghiệp.
- Bạn Minh đã có nhiều sáng kiến trong lao động.
- Nguyễn Công Hoan đã sáng tác đƣợc rất nhiều truyện ngắn đặc sắc.
- Trần Đại Nghĩa là nhà khoa học tài năng, ông đã cống hiến nhiều phát
minh cho ngành chế tạo vũ khí của nƣớc ta.
38. Tìm từ ngữ nói về chủ điểm Sáng tạo trong các câu sau đây:
- Sáng nay lớp tôi học tại phòng thí nghiệm.
- Bạn Hà có nhiều sáng kiến trong công việc.
- Trong giờ học môn toán, cô giáo đã làm nhiều thí nghiệm về nội dung
bài học.
- Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã nghiên cứu và chế tạo ra thuốc chống sốt rét.
- Ê - đi - xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
42
* Hệ thống bài tập chủ điểm Nghệ thuật
39. Gạch chân những từ thuộc chủ điểm nghệ thuật trong các cặp câu
sau đây:
- Bác Thu là hoạ sĩ. Bác đã vẽ đƣợc rất nhiều bức tranh đẹp.
- Cô Hà là một diễn viên múa. Cô múa rất đẹp và đƣợc đi biểu diễn ở
nhiều nƣớc trên thế giới.
- Đây là những nhà điêu khắc nổi tiếng. Họ đã làm tất cả các bức tƣợng
trong công viên này.
- Tất cả các nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà soạn kịch, nhà điêu khắc, v.v... đều là
những nhà nghệ thuật. Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi vở kịch, mỗi bức
tƣợng, mỗi cuốn phim, v.v... của họ đều là một tác phẩm nghệ thuật.
40. Hãy xếp các từ nói về chủ điểm nghệ thuật ở bài tập 39 thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: Những từ chỉ những ngƣời hoạt động nghệ thuật.
- Nhóm 2: Những từ chỉ hoạt động nghệ thuật.
- Nhóm 3: Những từ chỉ tác phẩm nghệ thuật.
41. Gạch chân dƣới những từ chỉ môn nghệ thuật trong các câu sau đây:
- Múa là một môn nghệ thuật khó.
- Hội hoạ là một môn nghệ thuật, đòi hỏi hoạ sỹ phải có trí tƣởng tƣợng
phong phú.
* Hệ thống bài tập chủ điểm Lễ hội
42. Tìm các từ ngữ nói về chủ điểm Lễ hội trong các câu sau đây:
- Ngày 10/3 là ngày hội lớn của dân tộc Việt Nam - lễ hội Đền Hùng. Đó
là ngày tổ chức lễ dâng hƣơng cho các vua Hùng.
- Ngƣời xem hội đua thuyền đứng kín hai bờ sông. Họ reo hò, cổ vũ
cuồng nhiệt cho các thuyền đua.
- Hằng năm, ở Đồ Sơn thành phố Hải Phòng đều tổ chức hội chọi trâu.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
43
- Vui hơn cả vẫn là hình thức liên hoan văn nghệ quần chúng với nhiều
tiết mục ca hát, nhảy múa dân gian và biểu diễn nhạc cụ dân tộc hấp dẫn. Các
buổi biểu diễn văn nghệ này thƣờng thu hút nhiều ngƣời xem.
43. Đoạn văn sau đây nói về lễ hội gì ở Việt Nam? Tìm những từ ngữ
nói về lễ hội đó:
Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên
sông Hồng. Cũng từ đó, hằng năm, vào mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông
Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tƣởng nhớ ông.
(Hoàng Lê)
44. Tìm những từ ngữ gọi tên các lễ hội, hội ở bài tập 42
* Hệ thống bài tập chủ điểm Thể thao
45. Tìm những từ ngữ gọi tên các môn thể thao trong các câu sau đây:
- Nguyễn Thuý Hiền đoạt huy chƣơng vàng môn Trƣờng quyền nữ.
- Đây là lần thứ 5 anh đoạt chiếc áo vàng tại giải đua xe đạp.
- Đội bóng đá quốc gia Việt Nam đã thi đấu rất tốt tại vòng loại giải
bóng đá Châu Á. Các cầu thủ trên sân tranh bóng rất nhanh, chuyền chính xác
cho đồng đội. Môn bóng đá là môn thể thao thu hút đông đảo khán giả.
46. Tìm những từ chỉ kết quả thi đấu của các cuộc thi thể thao trong
ví dụ 45.
47. Tìm những từ chỉ hoạt động thể thao trong bài tập 45.
2.2.2.2. Nhóm bài tập tìm từ dựa vào từ gốc (từ cho trước)
Cần phải nói ngay rằng, mở rộng vốn từ cho học sinh bằng cách hƣớng
dẫn học sinh tìm từ mới theo yêu cầu, dựa trên một từ cho trƣớc là một
phƣơng pháp không mới nhƣng đem lại hiệu quả khá cao trong việc rèn luyện
năng lực từ ngữ cho học sinh.
Cách làm thƣờng thấy của phƣơng pháp này là giáo viên đƣa ra một từ
để làm gốc (làm căn cứ), sau đó yêu cầu học sinh tìm từ mới trên cơ sở mối
quan hệ ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp giữa chúng.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3

More Related Content

What's hot

Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcThiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcChau Phan
 
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học nataliej4
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...hieu anh
 
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...
Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...
Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...jackjohn45
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải n...
Luận văn: Quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải n...Luận văn: Quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải n...
Luận văn: Quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải n...Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Lý luận dạy học đại học
Lý luận dạy học đại họcLý luận dạy học đại học
Lý luận dạy học đại họcJame Quintina
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
 
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcThiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
 
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
 
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...
 
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đLuận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
 
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...
 
Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học
Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu họcLuận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học
Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học
 
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
 
350+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học – Điểm Cao Tuyệt...
350+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học – Điểm Cao Tuyệt...350+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học – Điểm Cao Tuyệt...
350+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học – Điểm Cao Tuyệt...
 
Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...
Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...
Luận án quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường...
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh lớp 4Luận văn: Phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh lớp 4
 
Luận văn: Quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải n...
Luận văn: Quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải n...Luận văn: Quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải n...
Luận văn: Quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải n...
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luậnLuận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận
 
Lý luận dạy học đại học
Lý luận dạy học đại họcLý luận dạy học đại học
Lý luận dạy học đại học
 
Luận văn: Hệ thống rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh
Luận văn: Hệ thống rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinhLuận văn: Hệ thống rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh
Luận văn: Hệ thống rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh
 

Viewers also liked

Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọcXây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọchttps://www.facebook.com/garmentspace
 
bộ sáng kiến kinh nghiệm tiểu học cực hay
bộ sáng kiến kinh nghiệm tiểu học cực haybộ sáng kiến kinh nghiệm tiểu học cực hay
bộ sáng kiến kinh nghiệm tiểu học cực hayfreeloadtailieu
 
Tiếng Việt lý thuyết
Tiếng Việt lý thuyếtTiếng Việt lý thuyết
Tiếng Việt lý thuyếtatcak11
 
Tâm lý học đám đông
Tâm lý học đám đôngTâm lý học đám đông
Tâm lý học đám đôngMyChanh Vo
 
Tài liệu luyện thi B1
Tài liệu luyện thi B1Tài liệu luyện thi B1
Tài liệu luyện thi B1Nguyễn Anh
 
Chuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toán
Chuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toánChuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toán
Chuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toándlmonline24h
 
Thực hành nghề nghiệp 1
Thực hành nghề nghiệp 1Thực hành nghề nghiệp 1
Thực hành nghề nghiệp 1Phuong Tam Ngo
 
Bài tập tiếng anh lớp 6 (đọc hiểu)
Bài tập tiếng anh lớp 6 (đọc hiểu)Bài tập tiếng anh lớp 6 (đọc hiểu)
Bài tập tiếng anh lớp 6 (đọc hiểu)daoviettrung
 
Chuong 1 tổng quan về HTTT kế toán
Chuong 1 tổng quan về HTTT kế toánChuong 1 tổng quan về HTTT kế toán
Chuong 1 tổng quan về HTTT kế toándlmonline24h
 
Bài tập - đề Toán – Tiếng việt Ôn hè 3 lên 4
Bài tập - đề Toán – Tiếng việt Ôn hè 3 lên 4Bài tập - đề Toán – Tiếng việt Ôn hè 3 lên 4
Bài tập - đề Toán – Tiếng việt Ôn hè 3 lên 4Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏicau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏiThuỳ Trang
 
Toán lớp 5 - Tuyển tập 120 bài toán hình học lớp 5
Toán lớp 5 - Tuyển tập 120 bài toán hình học lớp 5Toán lớp 5 - Tuyển tập 120 bài toán hình học lớp 5
Toán lớp 5 - Tuyển tập 120 bài toán hình học lớp 5Bồi dưỡng Toán tiểu học
 
Ma trận và đề kiểm tra môn Toán học kì 2 lớp 4 theo thông tư 22
Ma trận và đề kiểm tra môn Toán học kì 2 lớp 4 theo thông tư 22Ma trận và đề kiểm tra môn Toán học kì 2 lớp 4 theo thông tư 22
Ma trận và đề kiểm tra môn Toán học kì 2 lớp 4 theo thông tư 22Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
How to Make Awesome SlideShares: Tips & Tricks
How to Make Awesome SlideShares: Tips & TricksHow to Make Awesome SlideShares: Tips & Tricks
How to Make Awesome SlideShares: Tips & TricksSlideShare
 
Getting Started With SlideShare
Getting Started With SlideShareGetting Started With SlideShare
Getting Started With SlideShareSlideShare
 

Viewers also liked (20)

Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọcXây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc
 
bộ sáng kiến kinh nghiệm tiểu học cực hay
bộ sáng kiến kinh nghiệm tiểu học cực haybộ sáng kiến kinh nghiệm tiểu học cực hay
bộ sáng kiến kinh nghiệm tiểu học cực hay
 
Tiếng Việt lý thuyết
Tiếng Việt lý thuyếtTiếng Việt lý thuyết
Tiếng Việt lý thuyết
 
Tâm lý học đám đông
Tâm lý học đám đôngTâm lý học đám đông
Tâm lý học đám đông
 
Tài liệu luyện thi B1
Tài liệu luyện thi B1Tài liệu luyện thi B1
Tài liệu luyện thi B1
 
Chuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toán
Chuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toánChuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toán
Chuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toán
 
Công Thức Giải Nhanh Sinh Học 12-LTĐH
Công Thức Giải Nhanh Sinh Học 12-LTĐHCông Thức Giải Nhanh Sinh Học 12-LTĐH
Công Thức Giải Nhanh Sinh Học 12-LTĐH
 
Thực hành nghề nghiệp 1
Thực hành nghề nghiệp 1Thực hành nghề nghiệp 1
Thực hành nghề nghiệp 1
 
Bài tập tiếng anh lớp 6 (đọc hiểu)
Bài tập tiếng anh lớp 6 (đọc hiểu)Bài tập tiếng anh lớp 6 (đọc hiểu)
Bài tập tiếng anh lớp 6 (đọc hiểu)
 
Chuong 1 tổng quan về HTTT kế toán
Chuong 1 tổng quan về HTTT kế toánChuong 1 tổng quan về HTTT kế toán
Chuong 1 tổng quan về HTTT kế toán
 
Bài tập toán – tiếng việt ôn hè 2 lên 3
Bài tập toán – tiếng việt ôn hè 2 lên 3Bài tập toán – tiếng việt ôn hè 2 lên 3
Bài tập toán – tiếng việt ôn hè 2 lên 3
 
Bài tập - đề Toán – Tiếng việt Ôn hè 3 lên 4
Bài tập - đề Toán – Tiếng việt Ôn hè 3 lên 4Bài tập - đề Toán – Tiếng việt Ôn hè 3 lên 4
Bài tập - đề Toán – Tiếng việt Ôn hè 3 lên 4
 
168 bài toán nâng cao lớp 5 có lời giải
168 bài toán nâng cao lớp 5 có lời giải168 bài toán nâng cao lớp 5 có lời giải
168 bài toán nâng cao lớp 5 có lời giải
 
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanhPhân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏicau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
 
Toán lớp 5 - Tuyển tập 120 bài toán hình học lớp 5
Toán lớp 5 - Tuyển tập 120 bài toán hình học lớp 5Toán lớp 5 - Tuyển tập 120 bài toán hình học lớp 5
Toán lớp 5 - Tuyển tập 120 bài toán hình học lớp 5
 
Ma trận và đề kiểm tra môn Toán học kì 2 lớp 4 theo thông tư 22
Ma trận và đề kiểm tra môn Toán học kì 2 lớp 4 theo thông tư 22Ma trận và đề kiểm tra môn Toán học kì 2 lớp 4 theo thông tư 22
Ma trận và đề kiểm tra môn Toán học kì 2 lớp 4 theo thông tư 22
 
50 ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN HKII LỚP 2
50 ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN HKII LỚP 250 ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN HKII LỚP 2
50 ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN HKII LỚP 2
 
How to Make Awesome SlideShares: Tips & Tricks
How to Make Awesome SlideShares: Tips & TricksHow to Make Awesome SlideShares: Tips & Tricks
How to Make Awesome SlideShares: Tips & Tricks
 
Getting Started With SlideShare
Getting Started With SlideShareGetting Started With SlideShare
Getting Started With SlideShare
 

Similar to Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3

Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM THÔNG QUA CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HÓA HỌC 10 ...
VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM THÔNG QUA CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HÓA HỌC 10 ...VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM THÔNG QUA CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HÓA HỌC 10 ...
VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM THÔNG QUA CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HÓA HỌC 10 ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...jackjohn45
 
DẠY HỌC SINH HỌC THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM (GDPT 2018) Bài học STEM 10, 11 Cấ...
DẠY HỌC SINH HỌC THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM (GDPT 2018) Bài học STEM 10, 11 Cấ...DẠY HỌC SINH HỌC THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM (GDPT 2018) Bài học STEM 10, 11 Cấ...
DẠY HỌC SINH HỌC THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM (GDPT 2018) Bài học STEM 10, 11 Cấ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Th s31 064_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị,...
Th s31 064_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị,...Th s31 064_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị,...
Th s31 064_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị,...https://www.facebook.com/garmentspace
 
BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC VÀO DẠY ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN NGH...
BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC VÀO DẠY ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN NGH...BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC VÀO DẠY ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN NGH...
BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC VÀO DẠY ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN NGH...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328
Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328
Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328Garment Space Blog0
 
Do an lythuyet
Do an lythuyetDo an lythuyet
Do an lythuyetPhan_Oanh
 
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyet
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyetUdcnttk2 nhom05 doanlythuyet
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyetPhan_Oanh
 
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Trần Đức Anh
 
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Xây dựng e book ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy h...
Xây dựng e book ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy h...Xây dựng e book ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy h...
Xây dựng e book ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...nataliej4
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3 (20)

Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc, HAYLuận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc, HAY
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...
 
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...
SÁNG KIẾN NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC KHI DẠY CHỦ ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN...
 
VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM THÔNG QUA CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HÓA HỌC 10 ...
VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM THÔNG QUA CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HÓA HỌC 10 ...VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM THÔNG QUA CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HÓA HỌC 10 ...
VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM THÔNG QUA CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HÓA HỌC 10 ...
 
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...
 
DẠY HỌC SINH HỌC THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM (GDPT 2018) Bài học STEM 10, 11 Cấ...
DẠY HỌC SINH HỌC THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM (GDPT 2018) Bài học STEM 10, 11 Cấ...DẠY HỌC SINH HỌC THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM (GDPT 2018) Bài học STEM 10, 11 Cấ...
DẠY HỌC SINH HỌC THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM (GDPT 2018) Bài học STEM 10, 11 Cấ...
 
Th s31 064_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị,...
Th s31 064_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị,...Th s31 064_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị,...
Th s31 064_các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị,...
 
BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC VÀO DẠY ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN NGH...
BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC VÀO DẠY ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN NGH...BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC VÀO DẠY ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN NGH...
BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC VÀO DẠY ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN NGH...
 
Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328
Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328
Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328
 
Do an lythuyet
Do an lythuyetDo an lythuyet
Do an lythuyet
 
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyet
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyetUdcnttk2 nhom05 doanlythuyet
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyet
 
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...
 
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
 
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...
 
Đề tài: Xây dựng E-Book để thiết kế trò chơi trong dạy học hóa học
Đề tài: Xây dựng E-Book để thiết kế trò chơi trong dạy học hóa họcĐề tài: Xây dựng E-Book để thiết kế trò chơi trong dạy học hóa học
Đề tài: Xây dựng E-Book để thiết kế trò chơi trong dạy học hóa học
 
Xây dựng e book ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy h...
Xây dựng e book ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy h...Xây dựng e book ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy h...
Xây dựng e book ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy h...
 
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...
 
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9, HAY
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9, HAYLuận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9, HAY
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9, HAY
 
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 2 2.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 3 4. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 9 6. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 9 B. NỘI DUNG CHÍNH.......................................................................................10 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HỆ THỐNG BÀI TẬP MỞ RỘNG VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM CHO HS LỚP 3.......................10 1.1. Cơ sở lí luận .............................................................................................10 1.1.1. Lí thuyết về từ tiếng Việt ......................................................................10 1.1.2. Một số vấn đề lý thuyết về phương pháp dạy - học tiếng Việt ở tiểu học................................................................................................15 1.1.3. Mục tiêu của việc dạy từ ngữ cho học sinh...........................................18 1.2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................22 1.2.1. Chương trình phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3 ......23 1.2.2. Thực trạng dạy - học phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3...................................................................................................24 1.3. Kết luận ....................................................................................................28 Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng 2: HỆ THỐNG BÀI TẬP MỞ RỘNG VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM CHO HỌC SINH LỚP 3 ....................................................................29 2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3......................................................................29 2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp ........................................................29 2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống........................................................30 2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp nội dung chương trình...........................30 2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của học sinh...............................................................................................31 2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa..........................................................31 2.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ..........................................................31 2.2. Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3.......32 2.2.1. Giới thiệu khái quát hệ thống bài tập....................................................32 2.2.2. Hệ thống bài tập mẫu ............................................................................33 2.3. Tổng kết chương ......................................................................................77 Chƣơng 3: HƢỚNG SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM......78 3.1. Hướng sử dụng các bài tập.......................................................................78 3.2. Thực nghiệm sư phạm..............................................................................81 3.2.1. Mục đích thực nghiệm ..........................................................................81 3.2.2. Khu vực và địa bàn thực nghiệm ..........................................................82 3.2.3. Quy trình thực nghiệm ..........................................................................83 3.2.4. Kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm ...........................................83 3.2.5. Những điểm tốt và chưa tốt trong tiết dạy thử nghiệm; khả năng thực thi của hệ thống bài tập mà luận văn đề xuất .............................88 Một số thiết kế thử nghiệm .............................................................................89 C. KẾT LUẬN ................................................................................................100 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................102 Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức và thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là thứ của cải vô giá mà cha ông ta đã sáng tạo, giữ gìn và bảo vệ trong suốt quá trình phát triển lịch sử của đất nƣớc. Vì vậy, nó có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống của mỗi con ngƣời Việt Nam. Ngày nay, trƣớc những biến đổi to lớn của đất nƣớc, trách nhiệm của mỗi ngƣời dân Việt Nam, đặc biệt là đội ngũ tri thức là phải luôn luôn có ý thức giữ gìn, bảo vệ sự giàu có và trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, để tiếng Việt mãi mãi xứng đáng với vai trò là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của cộng đồng ngƣời Việt Nam, là công cụ bảo tồn và phát triển nền văn hoá dân tộc. Hơn nữa, những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá, giáo dục..., những thành tựu nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung đòi hỏi phải có sự đổi mới trong việc dạy - học tiếng Việt trong nhà trƣờng. 1.2. Hình thành năng lực từ ngữ cho học sinh (HS) cấp tiểu học nói chung và HS lớp 3 nói riêng là mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy từ ngữ ở cấp tiểu học (năng lực từ ngữ đƣợc hiểu bao gồm vốn từ và các kỹ năng vận dụng vốn từ ấy để tạo lập và lĩnh hội ngôn bản). Bởi vậy, muốn thực hiện đƣợc mục tiêu này, trƣớc hết phải phát triển, mở rộng vốn từ cho học sinh nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng. 1.3. Môn Tiếng Việt ở phổ thông (trong đó có môn Tiếng Việt lớp 3) trƣớc đây là một môn học độc lập nhƣng từ năm 2004 - 2005 trở lại đây đƣợc dạy tích hợp cùng với các phân môn khác. Trong chƣơng trình môn Tiếng Việt lớp 3 có các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả, Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Luyện từ và câu. Yêu cầu dạy tích hợp nhƣ vậy ít nhiều gây khó khăn, bỡ ngỡ cho cả ngƣời dạy lẫn ngƣời học. Thực tế này đòi hỏi ngoài bộ sách giáo khoa dùng trong nhà trƣờng mang tính pháp lí, cần phải có thêm những cuốn sách tham khảo dƣới nhiều hình thức cho giáo viên và học sinh để góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy - học. Đến nay đã có một số sách tham khảo dùng cho từng lớp nhƣng chƣa thấy có một công trình nghiên cứu nào xây dựng đƣợc một hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm dùng học sinh lớp 3 một cách toàn diện. 1.4. Ngoài những căn cứ lí luận và thực tiễn nói trên, tác giả luận văn chủ trƣơng lựa chọn đề tài: "Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3" còn là vì hệ thống bài tập đƣợc xây dựng theo chủ điểm sẽ phù hợp với nội dung chƣơng trình giảng dạy (chƣơng trình phân môn Luyện từ và câu trong Tiếng Việt 3 đƣợc bố trí dạy theo chủ điểm), phù hợp với đặc trƣng về tính hệ thống của từ vựng, phù hợp với qui luật tích luỹ vốn từ của ngƣời bản ngữ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và thực tế dạy - học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3, tác giả luận văn thực hiện đề tài này với mục đích xây dựng được một hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm một cách tƣơng đối toàn diện về hình thức cũng nhƣ nội dung để làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh khi dạy - học môn Tiếng Việt trong chƣơng trình lớp 3, góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy - học. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu nói trên, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ cụ thể sau đây: Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 - Tìm hiểu nội dung, chƣơng trình phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3. - Tìm hiểu thực trạng dạy và học phân môn này ở một số trƣờng trong vài năm gần đây. - Tìm hiểu một số cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài để làm căn cứ xây dựng hệ thống bài tập. - Xác định tiêu chí và nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập. - Xây dựng một hệ thống bài tập phong phú, đa dạng theo chủ điểm trong chƣơng trình Tiếng Việt 3. - Thiết kế một số bài dạy thử nghiệm và tổ chức dạy thực nghiệm ở một số trƣờng. Bƣớc đầu đánh giá khả năng thực thi và hiệu quả của hệ thống bài tập do luận văn đề xuất. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm đƣợc sử dụng trong phân môn Luyện từ và câu ở chƣơng trình Tiếng Việt 3. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Chƣơng trình phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3 bao gồm 15 chủ điểm, đƣợc sắp xếp theo trình tự nhƣ sau: - Chủ điểm Măng non; - Chủ điểm Mái ấm; - Chủ điểm Tới trường; - Chủ điểm Cộng đồng; - Chủ điểm Quê hương; - Chủ điểm Bắc - Trung - Nam; - Chủ điểm Anh em một nhà; Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 - Chủ điểm Thành thị và Nông thôn; - Chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc; - Chủ điểm Sáng tạo; - Chủ điểm Nghệ thuật; - Chủ điểm Lễ hội; - Chủ điểm Thể thao; - Chủ điểm Ngôi nhà chung; - Chủ điểm Bầu trời và mặt đất. Luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở 8 chủ điểm, đó là: - Chủ điểm Măng non; - Chủ điểm Mái ấm; - Chủ điểm Tới trường; - Chủ điểm Thành thị và Nông thôn; - Chủ điểm Sáng tạo; - Chủ điểm Nghệ thuật; - Chủ điểm Lễ hội; - Chủ điểm Thể thao. Luận văn cũng chỉ dừng lại ở việc xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo 8 chủ điểm trên. 4. Lịch sử vấn đề Chƣơng trình phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3 tuy mới đƣợc thực hiện vài năm gần đây nhƣng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phân môn này. Các công trình nghiên cứu đó hoặc là những vấn đề lí thuyết bàn về các phƣơng pháp dạy học, hoặc là những hệ thống bài tập đƣợc tác giả đƣa ra để làm tài liệu tham khảo cho các giờ dạy - học. Có thể dẫn ra một số công trình tiêu biểu. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 1. Nguyễn Minh Thuyết, Hỏi - Đáp về dạy học Tiếng Việt 3, Nxb GD, 2004. Trong cuốn sách này, tác giả Nguyễn Minh Thuyết đã đề cập đến nhiều vấn đề xoay quanh phân môn Luyện từ và câu thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời. Đặc biệt, tác giả đã đƣa ra một số kiểu bài tập rèn luyện về từ và câu ở lớp 3, kèm theo hƣớng dẫn cách dạy các kiểu bài đó. Đóng góp của công trình này là đã giải đáp đƣợc một số nội dung trong chƣơng trình Tiếng Việt 3 mà nhiều giáo viên còn băn khoăn, thắc mắc. Tuy nhiên, những bài tập đƣa ra làm ví dụ minh họa ở đây đều đƣợc lấy từ sách giáo khoa Tiếng Việt 3 nên đều là những bài tập quen thuộc với cả giáo viên và học sinh, hơn nữa, chúng chƣa có tính hệ thống. 2. Trần Đức Niềm, Lê Thị Nguyên, Ngô Lê Hƣơng Giang, Phương pháp Luyện từ và câu, Tiểu học 3, Nxb Đà Nẵng, 2004. Cuốn sách này gồm 3 phần: Phần 1 trình bày phƣơng pháp luyện kỹ năng thực hành các bài tập học kỳ 1, Phần 2 trình bày Hệ thống các bài tập, phần 3 gợi ý cách giải các bài tập. Có thể nói, đóng góp chính của cuốn sách này là đã đƣa ra đƣợc một số dạng bài tập theo từng tiết học, có gợi ý cách giải các bài tập đó. Tuy nhiên, các bài tập này cũng không lập thành hệ thống theo chủ điểm, chƣa kể có bài tập còn đƣa ra cách giải không đúng (bài tập 1, trang 5). 3. Bùi Minh Toán, Viết Hùng, Luyện từ và câu, Tiếng Việt, Nxb Đại học Sƣ phạm, 2005. Cuốn sách này gồm 2 phần: Phần 1 trình bày: Những điểm cần lƣu ý về luyện từ và câu ở sách Tiếng Việt lớp 3; Phần 2 trình bày: Gợi ý làm bài tập và các bài tập bổ trợ. Đây là cuốn sách tham khảo dành cho giáo viên và học sinh khi dạy phân môn Luyện từ và câu trong Tiếng Việt 3. Cũng nhƣ cuốn sách dẫn trên, cuốn sách này đã gợi ý đƣợc cách giải những bài tập trong chƣơng trình học một Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 cách tƣơng đối rõ ràng, dễ hiểu. Đặc biệt, cuốn sách này đã đƣa thêm đƣợc một hệ thống bài tập hỗ trợ cho từng bài học để giáo viên có thể dùng trong giờ dạy, khiến tiết học sinh động và đỡ lệ thuộc vào sách giáo khoa hơn. Song hệ thống bài tập đƣợc trình bày ở đây cũng chƣa thực sự có hệ thống và còn đơn điệu về hình thức (ví dụ dạng bài tập Trắc nghiệm, dạng bài tập sử dụng phƣơng pháp trò chơi ngôn ngữ rất ít). 4. Đặng Mạnh Thƣờng, Nguyễn Thị Hạnh, Luyện từ và câu 3, Nxb GD, 2006 (tái bản lần 2). Cuốn sách này gồm 2 chƣơng: Chương 1 trình bày Một số điểm cần lưu ý về phần luyện từ và câu ở sách Tiếng Việt 3; Chương 2 trình bày Cách giải bài tập luyện từ và câu ở sách Tiếng Việt 3 và bài tập bổ sung. Ở chƣơng 1, ngoài mục đích và yêu cầu chung, các tác giả của cuốn sách đã chỉ rõ mức độ yêu cầu trong từng nội dung luyện từ và câu, chẳng hạn, về mức độ yêu cầu của nội dung luyện từ, học sinh lớp 3 phải nắm đƣợc khoảng 400 đến 450 từ thuộc 15 chủ điểm trong sách học; biết nghĩa của một số thành ngữ, tục ngữ; nhận biết một số biện pháp tu từ phổ biến nhƣ so sánh, nhân hoá; nhận biết sâu hơn ý nghĩa chung của từng lớp từ đã học ở lớp 2, v.v... Về mức độ yêu cầu của nội dung luyện câu, học sinh lớp 3 phải biết đƣợc câu trong lời nói và câu trong văn bản phải tƣơng đối trọn vẹn về nghĩa, phải nhận biết đƣợc dấu hiệu mở đầu và dấu hiệu kết thúc của câu, v.v... Ở chƣơng 2, các tác giả trình bày cách giải bài tập luyện từ và câu ở sách Tiếng Việt 3 và bài tập bổ sung. Các bài tập trong sách giáo khoa đƣợc cuốn sách hƣớng dẫn cách giải tƣơng đối kỹ càng, bài bản. Hệ thống bài tập bổ sung của cuốn sách này cũng phù hợp với nội dung chƣơng trình và trình độ của học sinh. Song cũng nhƣ các cuốn sách đã dẫn trên, hệ thống bài tập ở đây mới chỉ dừng lại ở những dạng bài tập quen thuộc, ít thấy dạng bài tập nâng cao và dạng bài tập sử dụng Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 phƣơng pháp trò chơi ngôn ngữ để giáo viên có thể hƣớng dẫn học sinh thực hiện trong các giờ ngoại khoá. 5. Lê Hữu Tỉnh, Hệ thống bài tập rèn luyện năng lực từ ngữ cho học sinh tiểu học, Luận án Tiến sỹ, 2001. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của luận án gồm 3 chƣơng: Chương 1 trình bày Cơ sở lí luận và thực tiễn của hệ thống bài tập...; Chương 2 trình bày Hệ thống bài tập rèn luyện năng lực từ ngữ cho học sinh tiểu học; Chương 3 là chƣơng Thực nghiệm Sư phạm. Luận văn của chúng tôi sẽ tiếp thu những cơ sở lí luận và hệ thống bài tập đƣợc trình bày trong luận án, trên tinh thần có chọn lọc và chỉnh sửa cho phù hợp với đối tƣợng, nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của luận văn. Cũng cần nói thêm, công trình nghiên cứu của Lê Hữu Tỉnh mới chỉ dừng lại ở mặt lí luận, chứ chƣa đƣa ra đƣợc một hệ thống bài tập cụ thể. 6. Nguyễn Thị Hạnh, Bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 3, Nxb GD, 2005 Trong cuốn sách này, tác giả đã xây dựng đƣợc một hệ thống bài tập trắc nghiệm theo 5 phân môn của chƣơng trình tiếng Việt 3, đó là các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Đọc hiểu và Tập làm văn. Hệ thống bài tập này ứng với nội dung bài học theo tuần. Nội dung các bài tập trắc nghiệm phần lớn bám sát các yêu cầu của từng bài học trong sách Tiếng Việt 3. Hình thức trắc nghiệm của các bài tập khá phong phú. Cuốn sách đƣa ra một số dạng bài tập trắc nghiệm nhƣ: - Chọn một phƣơng án trả lời đúng trong số nhiều phƣơng án trả lời; - Chọn những phƣơng án trả lời đúng cho một câu hỏi; trong số nhiều phƣơng án trả lời; - Bài tập nối cặp đôi... Có thể nói đây là một tài liệu tham khảo tốt cho giáo viên và học sinh khi dạy - học môn Tiếng Việt trong chƣơng trình lớp 3. Tuy nhiên, hệ thống bài Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 tập đƣợc trình bày ở đây chủ yếu mới là kiểu bài tập "Trắc nghiệm" nên còn đơn điệu. Hơn nữa, hệ thống bài tập này cũng chƣa đƣợc sắp xếp theo chủ điểm nên cũng chƣa thật thuận tiện cho ngƣời sử dụng. Ngoài những công trình tiêu biểu vừa dẫn, còn có nhiều công trình đã công bố khác liên quan đến dạy - học phân môn Luyện từ và câu nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung ở lớp 3, nhƣ: "Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 3", Nxb GD, 2004; "Bài tập nâng cao Tiếng Việt 3", Nxb GD, 1995 của các tác giả Trần Mạnh Hƣởng, Nguyễn Nghiệp, PGS.TS Lê A, PTS Trần Thị Minh Phƣơng,... Trừ cuốn "Bài tập nâng cao Tiếng Việt 3", có thể nói rằng, các công trình vừa dẫn đều trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến phƣơng pháp dạy - học phân môn Luyện từ và câu trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3, chƣơng trình mới. Điểm chung của các công trình này đều hƣớng tới mục đích là làm thế nào để dạy - học môn Tiếng Việt 3 một cách có hiệu quả; làm thế nào để nâng cao năng lực tiếng Việt cho các em. Song nhƣ đã nói ở mục Lí do chọn đề tài, hầu hết các công trình nghiên cứu đều nghiêng về trình bày những phƣơng pháp luận nhƣ lựa chọn phƣơng pháp dạy học nào, cách giải các bài tập ra sao,... Đã có những công trình nghiên cứu chú trọng việc xây dựng hệ thống bài tập nhƣng số lƣợng bài tập còn hạn chế, kiểu loại bài tập chƣa phong phú đa dạng. Đặc biệt, chƣa thấy một công trình nghiên cứu nào xây dựng đƣợc hệ thống bài tập theo chủ điểm dƣới nhiều kiểu dạng để làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh. Trƣớc nhu cầu cấp thiết của ngƣời dạy và yêu cầu cung cấp kiến thức về từ cho học sinh lớp 3, chúng tôi mạnh dạn xây dựng hệ thống bài tập về mở rộng vốn từ theo chủ điểm trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc. Hệ thống bài tập trình bày trong luận văn sẽ đƣợc sắp xếp theo trật tự phù hợp với chƣơng trình học, phù hợp với sự phát triển tƣ duy của học sinh Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 và đặc biệt phù hợp với phƣơng pháp dạy - học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, luận văn sẽ sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Phương pháp thống kê - phân loại: Phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc dùng để khảo sát, phân loại các dạng bài tập, phân loại kết quả học tập của học sinh. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc dùng để phân tích, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trƣớc và kết quả điều tra thực tế. Phƣơng pháp nghiên cứu này còn đƣợc dùng để phân tích và tổng kết kết quả nghiên cứu mà luận văn đã đạt đƣợc. - Phương pháp so sánh - đối chiếu: Phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc sử dụng để nghiên cứu, đối chiếu chƣơng trình phân môn Tiếng Việt trong sách Tiếng Việt 3 mới và chƣơng trình Tiếng Việt trong sách Tiếng Việt 3 cũ. Ngoài ra, phƣơng pháp nghiên cứu này còn đƣợc dùng để so sánh, đối chiếu kết quả giảng dạy và học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. - Phương pháp thực nghiệm: Phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc vận dụng trong quá trình tổ chức thực nghiệm những dạng bài tập mà luận văn đề xuất. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho HS lớp 3. - Chƣơng 2: Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho HS lớp 3. - Chƣơng 3: Hướng sử dụng các bài tập và thực nghiệm Sư phạm. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 B. NỘI DUNG CHÍNH Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HỆ THỐNG BÀI TẬP MỞ RỘNG VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM CHO HS LỚP 3 Để đảm bảo khả năng thực thi cũng nhƣ tính có hiệu quả, tính thuyết phục của hệ thống bài tập đƣợc đƣa ra trong luận văn, chƣơng này trình bày những cơ sở lí luận và thực tiễn của hệ thống bài tập này. Những cơ sở lí luận chính đƣợc sử dụng làm căn cứ cho việc xây dựng hệ thống bài tập là những vấn đề lí thuyết về ngôn ngữ nhƣ: nghĩa của từ, trƣờng nghĩa, một số quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ, v.v...; đó là những vấn đề lí thuyết về phương pháp dạy học tiếng Việt ở bậc tiểu học. Cơ sở thực tiễn chính đƣợc sử dụng làm căn cứ để xây dựng hệ thống bài tập ở đây là: sự đổi mới về chương trình Tiếng Việt lớp 3, thực trạng dạy - học phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3, trình độ của giáo viên và học sinh, v.v... 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1. Lí thuyết về từ tiếng Việt 1.1.1.1. Khái niệm từ tiếng Việt Có nhiều định nghĩa về từ tiếng Việt nhƣng có thể hiểu từ tiếng Việt một cách đơn giản nhƣ sau: "Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu" [4, tr.16]. Định nghĩa này cho ta thấy, so với từ của tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v..., từ của tiếng Việt có tính cố định, bất biến ở mọi vị trí, mọi quan hệ và chức năng trong câu. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 Tính cố định, bất biến về âm thanh là điều kiện hết sức quan trọng giúp ta nhận diện từ một cách dễ dàng. Song cũng vì tính cố định và bất biến mà bản thân hình thức ngữ âm của từ tiếng Việt không chứa đựng những dấu hiệu chỉ rõ đặc điểm ngữ pháp của chúng. Nói cách khác, ở tiếng Việt, "đặc điểm ngữ pháp của từ không biểu hiện trong nội bộ từ mà biểu hiện chủ yếu ở ngoài từ, trong tương quan của nó với các từ khác trong câu" [4, tr.21]. 1.1.1.2. Các thành phần ý nghĩa của từ Tuỳ theo các chức năng mà từ chuyên đảm nhiệm, trong ý nghĩa của từ có những thành phần ý nghĩa cơ bản sau đây (những thành phần ý nghĩa này đƣợc Đỗ Hữu Châu phân biệt rất kỹ): - Ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật; - Ý nghĩa biểu niệm ứng với chức năng biểu niệm; - Ý nghĩa biểu thái ứng với chức năng biểu thái. Ba thành phần ý nghĩa trên đƣợc gọi chung là ý nghĩa từ vựng. Ý nghĩa từ vựng thƣờng đƣợc đối lập với thành phần ý nghĩa thứ 4, đó là: - Ý nghĩa ngữ pháp ứng với chức năng ngữ pháp. Các ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp có tính ổn định, bền vững tƣơng đối. Chúng không phải chỉ do quan hệ giữa từ với những yếu tố ngoài ngôn ngữ mà có. Chúng còn do quan hệ về ý nghĩa giữa từ này với từ khác trong ngôn ngữ quy định nên. Sự vật, hiện tƣợng, đặc điểm... ngoài ngôn ngữ đƣợc từ biểu thị tạo nên ý nghĩa biểu vật của từ. Nói cách khác, "ý nghĩa biểu vật là sự phản ánh sự vật, hiện tượng... trong thực tế vào ngôn ngữ" [4, tr.108]. Ý nghĩa biểu vật không phải là sự vật, hiện tƣợng y nhƣ chúng có thực trong thực tế. Chúng chỉ bắt nguồn từ đó mà thôi. Nói nhƣ vậy có nghĩa là nghĩa biểu vật của từ không đồng nhất với sự vật, hiện tƣợng, thuộc tính, hành động... mà chỉ gợi ra sự vật, hiện tƣợng, thuộc tính, hành động. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 Nghĩa biểu niệm của từ "là tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng, khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định. Giữa các nét nghĩa có những quan hệ nhất định. Tập hợp này ứng với một hoặc một số ý nghĩa biểu vật của từ" [4, tr.118]. Nghĩa biểu niệm là sự liên hệ giữa từ với ý (hoặc ý nghĩa, ý niệm). Ví dụ: Nghĩa biểu niệm của từ "bàn" (dt) là: đồ dùng, có mặt phẳng được cách mặt nền bởi các chân, dùng để đặt đồ vật, sách vở khi viết. Nghĩa biểu thái là mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc của ngƣời nói. Sự vật, hiện tƣợng đƣợc biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sự vật, hiện tƣợng đã đƣợc nhận thức, đƣợc thể nghiệm bởi con ngƣời. Do đó cùng với tên gọi, con ngƣời thƣờng gửi kèm những cách đánh giá của mình. Ví dụ, có những từ khi phát âm lên đã gợi cho ta những cảm xúc sợ hãi, nhƣ: ma quái, chém giết, tàn sát...; lại có những từ giúp ta bộc lộ sự khinh bỉ, nhƣ: đê tiện, ton hót, bợ đỡ,... hoặc ngƣợc lại bộc lộ sự tôn trọng, nhƣ: cao quí, ca ngợi, đàng hoàng, thẳng thắn, v.v... Tóm lại, ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm và ý nghĩa biểu thái là các loại nghĩa tạo nên ý nghĩa từ vựng của từ. Vì từ là một thể thống nhất cho nên các thành phần ý nghĩa trên là những phƣơng diện khác nhau của cái thể thống nhất đó. Sự hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa của từ phải là sự hiểu biết thấu đáo từng mặt một nhƣng cũng phải là sự hiểu biết tổng quát về những mối liên hệ quy định lẫn nhau giữa chúng. 1.1.1.3. Khái niệm về trường nghĩa Do quá lớn và quá phức tạp, những liên hệ ngữ nghĩa trong từ vựng không hiện ra một cách trực tiếp giữa các từ lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Những quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đặt đƣợc các từ vào những hệ thống con thích hợp. Có nghĩa là, tính hệ thống về ngữ nghĩa trong Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng. Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa đƣợc gọi là một trường nghĩa. Đó là những tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa. Dựa vào các trƣờng nghĩa, ta có thể phân định một cách tổng quát những quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng thành những quan hệ ngữ nghĩa giữa các trƣờng nghĩa và những quan hệ ngữ nghĩa trong lòng mỗi trƣờng. Nói một cách khác, mỗi trƣờng nghĩa là một tiểu hệ thống nằm trong hệ thống là từ vựng của một ngôn ngữ. Ngƣời ta có thể chia hệ thống từ vựng thành các trƣờng nghĩa, tuỳ theo từng tiêu chí. Cụ thể, ngƣời ta có thể chia hệ thống từ vựng thành trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm. - Trƣờng biểu vật: Trường nghĩa biểu vật là tập hợp những từ cùng biểu thị một phạm vi sự vật, hiện tượng thực tế khách quan [4, tr.172]. Cơ sở để xác lập trƣờng nghĩa biểu vật là sự đồng nhất nào đó trong ý nghĩa biểu vật của các từ. Ví dụ, trường nghĩa biểu vật về động vật: + Tên các loài: gà, lợn, chó, trâu... + Trƣờng nghĩa chỉ bộ phận cơ thể: đầu, mỏ, đuôi, mõm... Trƣờng nghĩa biểu niệm - Trường nghĩa biểu niệm là "một tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu niệm" [4, tr.178]. Căn cứ để phân lập các trƣờng biểu niệm là các ý nghĩa biểu niệm của từ. Cấu trúc biểu niệm không chỉ riêng cho từng từ mà chung cho nhiều từ. Ví dụ, nói về trƣờng biểu niệm "vật thể nhân tạo", "thay thế hoặc tăng cường thao tác lao động", "cầm tay" có thể chia thành các trƣờng nhỏ, chẳng hạn: Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 + Dụng cụ để chia, cắt: dao, cưa, búa, rìu, liềm... + Dụng cụ để xoi, đục: đục, dùi, chàng, khoan... + Dụng cụ mài giũa: giũa, bào, đá mài, giấy ráp... Sự phân lập từ vựng thành trƣờng biểu vật và trƣờng biểu niệm dựa trên sự phân biệt hai thành phần ngữ nghĩa trong từ. Nó phản ánh hai cách nhìn từ vựng ở hai góc độ khác nhau. Tuy nhiên, hai loại trƣờng nghĩa này có liên hệ với nhau: Nếu lấy những nét nghĩa biểu vật trong cấu trúc biểu niệm làm tiêu chí lớn để tập hợp thì chúng ta có các trƣờng biểu vật. Ngƣợc lại, nếu cần phân biệt một trƣờng biểu vật thành các trƣờng nhỏ thì lại phải dựa vào các nét nghĩa khác trong cấu trúc biểu niệm: Cả trƣờng nghĩa biểu vật và trƣờng nghĩa biểu niệm đều thuộc loại trƣờng nghĩa dọc. - Trường nghĩa tuyến tính (còn gọi là trƣờng nghĩa ngang): Để lập nên các trƣờng nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận đƣợc trong ngôn ngữ. Ví dụ, trƣờng nghĩa tuyến tính của từ đi là nhanh, chậm, tập tễnh, khập khiễng, ra, vào, lên, xuống, giày, dép, găng, tất v.v... Nhƣ vậy, các từ trong cùng một trƣờng tuyến tính là những từ thƣờng xuất hiện với từ trung tâm trong các loại ngôn bản. Các từ cùng nằm trong một trƣờng tuyến tính có quan hệ với nhau không chỉ về phƣơng diện nội dung mà còn cả về phƣơng diện ngữ pháp. - Trường liên tưởng là tập hợp bao gồm những từ cùng nằm trong trƣờng biểu vật, trƣờng biểu niệm và trƣờng tuyến tính, tức là những từ có quan hệ cấu trúc đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm. Trong trƣờng liên tƣởng còn có nhiều từ khác đƣợc liên tƣởng tới do xuất hiện đồng thời với từ trung tâm trong những ngữ cảnh có chủ điểm tƣơng đối đồng nhất, lặp đi lặp lại. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 Ý nghĩa biểu vật của những từ trong trƣờng liên tƣởng có thể giống nhau, nhƣng cũng có những từ khác nhau về nghĩa. Do tính chất này mà các trƣờng liên tƣởng thƣờng không ổn định. Tóm lại: Nói đến các kiểu quan hệ của ngôn ngữ không thể không nói đến hai dạng quan hệ, đó là quan hệ ngang và quan hệ dọc. Theo hai dạng quan hệ đó có thể có hai loại trƣờng nghĩa là trƣờng nghĩa ngang và trƣờng nghĩa dọc. Trƣờng nghĩa biểu vật và trƣờng nghĩa biểu niệm thuộc kiểu trƣờng nghĩa dọc, trƣờng nghĩa tuyến tính thuộc kiểu trƣờng nghĩa ngang. Trƣờng nghĩa liên tƣởng là kiểu trƣờng nghĩa có tác động sâu sắc đối với việc sử dụng từ ngữ và vừa có tính chất của một trƣờng nghĩa ngang, vừa mang tính chất của một trƣờng nghĩa dọc. 1.1.2. Một số vấn đề lý thuyết về phƣơng pháp dạy - học tiếng Việt ở tiểu học 1.1.2.1. Khái niệm phương pháp dạy - học Nhƣ GS.TS Lê A đã khẳng định: "Trong khoa học giáo dục và lí luận dạy học bộ môn chưa có một cách định nghĩa và cách giải thích hoàn toàn thống nhất về thuật ngữ phương pháp dạy học" [2, tr.15] Có nhiều quan niệm về phƣơng pháp dạy học, có thể dẫn ra một vài định nghĩa phƣơng pháp dạy học nhƣ sau: "Phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động của giáo viên và của học sinh trong quá trình dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên sự hoạt động nhận thức tích cực, tự giác của học sinh, nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ dạy học theo hướng mục tiêu" [3, tr.69]. - Kai - ro VLA lại quan niệm: "Phương pháp dạy học là cách thức làm việc giữa thày giáo và học sinh, nhờ đó mà học sinh nắm vững được kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo, hình thành thế giới quan và phát triển năng lực" [3, tr.69]. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 - Hai tác giả: Ki - rin - Xki D.M và Pôloxin V.X định nghĩa phƣơng pháp dạy học ngắn gọn hơn, đơn giản hơn các định nghĩa đã dẫn. Hai tác giả này định nghĩa: "Phương pháp dạy học là những hình thức kết hợp hoạt động của giáo viên và học sinh hướng vào việc đạt mục đích nào" [3, tr.69]. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng các định nghĩa dẫn trên tuy có những điểm khác nhau nhƣng đều thống nhất ở một điểm: Phƣơng pháp dạy học là cách thức làm việc giữa thày và trò, với vai trò chủ đạo của thày và hoạt động tích cực, tự giác của trò nhằm hƣớng vào việc đạt mục đích nào đó. 1.1.2.2. Những phương pháp dạy học thường được sử dụng và các hình thức thể hiện của phương pháp a) Về những phương pháp dạy học thường được sử dụng: Có nhiều phƣơng pháp dạy học đƣợc sử dụng trong giờ dạy học song có thể qui chúng vào 3 nhóm chính; theo 3 tiêu chí phân loại: - Những phƣơng pháp dạy học đƣợc phân loại theo các chức năng điều hành quá trình dạy học, gồm: Phương pháp vào bài, Phương pháp dạy học bài mới, Phương pháp củng cố bài học, Phương pháp hướng dẫn học sinh học bài ở nhà v.v... - Những phƣơng pháp dạy học đƣợc phân loại theo con đƣờng nhận thức và hoạt động tƣ duy, gồm: Phương pháp diễn dịch - Quy nạp, Phương pháp so sánh, Phương pháp phân tích - tổng hợp. - Những phƣơng pháp dạy học đƣợc phân loại theo phƣơng thức đặc thù tiếp nhận các nội dung tri thức, gồm: Phương pháp thông báo - giải thích, Phương pháp tái hiện, Phương pháp rèn luyện theo mẫu, v.v... b) Về các hình thức thể hiện của phương pháp: Phƣơng pháp phải thể hiện thông qua các hình thức của nó. Một hình thức có thể đƣợc dùng cho nhiều phƣơng pháp khác nhau. Một số hình thức Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 thể hiện của phƣơng pháp thƣờng gặp trong quá trình dạy - học, là: Hình thức diễn giảng, hình thức đàm thoại, hình thức đọc sách giáo khoa và hình thức làm bài tập. 1.1.2.3. Một số phương pháp dạy - học tiếng Việt ở tiểu học a) Phương pháp rèn luyện theo mẫu: Phƣơng pháp dạy học này thƣờng đƣợc dùng để hƣớng dẫn học sinh làm các bài tập về rèn luyện kỹ năng mở rộng vốn từ và cấu tạo câu. Phƣơng pháp rèn luyện theo mẫu là phƣơng pháp mà thày giáo chọn giới thiệu các mẫu hoạt động ngôn ngữ rồi hƣớng dẫn học sinh phân tích để hiểu và nắm vững cơ chế của chúng rồi bắt chƣớc mẫu đó một cách sáng tạo vào lời nói của mình. b) Phương pháp sử dụng trò chơi: Trò chơi là một hoạt động của con ngƣời nhằm mục đích trƣớc tiên là vui chơi nhƣng qua trò chơi, ngƣời chơi có thể đƣợc rèn luyện thể lực, rèn luyện các giác quan, rèn luyện trí tuệ, tạo cơ hội giao lƣu với mọi ngƣời. c) Phương pháp thực hành: Hình thức cốt lõi để thực hiện phƣơng pháp thực hành là ra bài tập và làm bài tập. Phƣơng pháp luyện tập thực hành giúp cho học sinh nắm vững khái niệm, hiểu sâu sắc khái niệm hơn. Ngoài ba phƣơng pháp dạy học vừa trình bày, dạy tiếng Việt ở cấp tiểu học còn sử dụng các phƣơng pháp khác nhƣ Phương pháp thuyết trình, Phương pháp đàm thoại... Tóm lại, nói đến dạy - học ta không thể không bàn đến phƣơng pháp dạy học. Có nhiều quan niệm về phƣơng pháp dạy học cũng nhƣ có nhiều phƣơng Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 pháp dạy học khác nhau. Ở cấp tiểu học, có thể sử dụng nhiều phƣơng pháp dạy - học để dạy - học tiếng Việt, trong đó có những phƣơng pháp dùng chung cho các môn học nhƣng cũng có những phƣơng pháp đặc thù dành cho môn Tiếng Việt. 1.1.3. Mục tiêu của việc dạy từ ngữ cho học sinh 1.1.3.1. Hình thành và rèn luyện năng lực từ ngữ cho học sinh - mục tiêu quan trọng nhất của dạy - học từ ngữ Có thể nói ngay rằng, mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy từ ngữ cho học sinh nói chung và học sinh cấp tiểu học nói riêng là rèn luyện năng lực từ ngữ cho các em. a) Năng lực từ ngữ là gì? Dƣới góc nhìn của tâm lí học, năng lực đƣợc hiểu là "một tổ hợp các kỹ năng cho phép nhận biết và giải quyết một tình huống" [35, tr.12]. Năng lực ngôn ngữ là vốn ngôn ngữ và khả năng sử dụng vốn ngôn ngữ đó trong thực tế giao tiếp. Năng lực từ ngữ là một bộ phận của năng lực ngôn ngữ, bao gồm vốn từ và kỹ năng sử dụng vốn từ ấy để tạo lập và lĩnh hội ngôn bản. Nhƣ vậy, để có năng lực ngôn ngữ nói chung và năng lực từ ngữ nói riêng đƣợc tốt, trƣớc hết mỗi cá nhân phải có một vốn từ nhất định, sau nữa là phải nắm đƣợc nghĩa và có kỹ năng sử dụng chúng trong mọi tình huống. b) Vốn từ của mỗi cá nhân và vốn từ của học sinh tiểu học - Vốn từ của cá nhân: "Vốn từ của cá nhân là toàn bộ các từ và các đơn vị tương đương từ của ngôn ngữ được lưu giữ trong trí óc của cá nhân và được cá nhân đó sử dụng trong hoạt động giao tiếp" [35, tr.14]. Vốn từ của mỗi cá nhân có thể có đƣợc do quá trình tích luỹ tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày (giao tiếp với mọi ngƣời, tự đọc sách vở, v.v...), tức là từ đƣợc hình thành bằng con đƣờng vô thức và cũng có thể do con ngƣời ta tích luỹ một cách có ý thức (học từ với sự trợ giúp của ngƣời hƣớng dẫn, qua sách vở, tài liệu một cách có kế hoạch, có hệ thống). Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 Nói tới vốn từ của cá nhân cần phải lƣu ý rằng vốn từ của cá nhân phải nằm trong vốn từ của một ngôn ngữ, là một bộ phận của vốn từ vựng nói chung. Mỗi một cá nhân có một vốn từ riêng; kho từ của ngƣời này không thể trùng hợp với ngƣời khác một cách tuyệt đối. Cá nhân nắm đƣợc một từ là phải nắm đƣợc cả mặt âm và mặt nghĩa của từ đó. Vốn từ của cá nhân luôn biến động và phát triển theo độ tuổi, môi trƣờng sống và những hoạt động của cá nhân ấy. Đánh giá vốn từ của cá nhân, chúng ta "cần phải nhìn cả ở phương diện số lượng và chất lượng" [35, tr.15]. Ở đây, nói đến số lượng là nói đến nhiều hay ít, bao nhiêu, còn nói đến chất lượng là nói đến việc "nắm được nghĩa của từ, nắm được chính xác các mặt âm thanh - chữ viết, đặc điểm ngữ pháp, đặc điểm phong cách, phạm vi sử dụng... của từ" [35, tr.15]. - Vốn từ của học sinh tiểu học: Khó có thể thống kê một cách chính xác vốn từ của mỗi cá nhân nói chung và của học sinh tiểu học nói riêng, bởi vốn từ luôn là một hệ thống mở nhƣ đã nói ở trên. Tuy nhiên, cũng đã có một vài công trình nghiên cứu đã đƣa ra một số liệu cụ thể về vốn từ của học sinh tiểu học [35, tr.16, 21]. Có tác giả ƣớc tính học sinh học xong tiểu học sẽ có vốn từ khoảng 12.000 từ. - Vốn từ của học sinh tiểu học cũng có thể hình hành từ 2 con đƣờng: hình thành theo con đƣờng tự nhiên và hình thành theo con đƣờng tự giác, có ý thức. - Vốn từ của học sinh tiểu học hình thành theo con đƣờng tự nhiên, vô thức lệ thuộc nhiều vào môi trƣờng sống. Một số nhà nghiên cứu đã cho ta thấy, một học sinh đƣợc sống trong môi trường phong phú, số lƣợng từ của các em nhiều hơn khoảng 1, 2 lần số lƣợng từ của một học sinh sống trong môi trường bình thường [35, tr.23]. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 Ngoài môi trƣờng sống, địa bàn cƣ trú cũng ảnh hƣởng nhiều tới việc hình thành vốn từ ngữ cho các em. Thực tế cho thấy, vốn từ của một học sinh sống ở địa bàn nông thôn sẽ khác vốn từ của một học sinh thành thị; vốn từ của một học sinh miền xuôi không giống vốn từ của học sinh miền núi v.v... [35, tr.23]. Cũng cần phải nói ngay rằng, môi trƣờng sống, địa bàn cƣ trú có ảnh hƣởng nhiều tới việc tích luỹ vốn từ của các em song ở đây cần phải có cái nhìn khái quát, toàn diện và khách quan nhất về vốn từ của học sinh tiểu học. Muốn vậy chúng ta phải xem xét những đặc trƣng tâm lí, lứa tuổi có ảnh hƣởng, tác động nhƣ thế nào tới vốn từ của học sinh ở độ tuổi này. Theo điều tra của tác giả Lê Hữu Tỉnh và một vài công trình nghiên cứu khác, "... bức tranh về tình hình năng lực ngôn ngữ nói chung, năng lực từ ngữ nói riêng (trong đó có vốn từ) của học sinh phổ thông... có màu sắc khá ảm đạm và nếu đối chiếu với yêu cầu của chương trình môn tiếng Việt trong nhà trường thì tình hình đã đến mức báo động" [35, tr.24]. Bởi vì, theo các công trình nghiên cứu này thì "vốn từ của học sinh tiểu học chưa phong phú về số lượng, còn nhiều khiếm khuyết về mặt chất lượng" [35, tr.24]. Những kết luận bƣớc đầu của các nhà nghiên cứu cho ta thấy vấn đề vốn từ của học sinh tiểu học là một vấn đề phức tạp. Phần lớn các tác giả đều nhận định "do vốn từ của học sinh tiểu học chủ yếu hình thành qua cách học tự nhiên, vô thức, dựa vào ngữ cảnh, vào tình huống giao tiếp để phỏng đoán nghĩa của từ... cho nên trong vốn từ này, có một số từ không được hiểu đúng về âm thanh - chữ viết, học sinh hiểu sai hoặc chưa đầy đủ về nghĩa, sử dụng từ không đúng hoặc chưa thích hợp..." [35, tr.25]. - Phƣơng pháp mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học. Dạy mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học theo Lê Hữu Tỉnh là phải dựa vào quy luật nhận thức (quy luật tiếp nhận từ ngữ) của con người nói chung, trẻ Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 em nói riêng. Đồng thời cũng phải dựa vào qui luật liên tưởng của con người, cụ thể dựa trên quan hệ liên tưởng giữa các từ trong đầu óc con người [35, tr.25]. Từ ngữ tích luỹ trong đầu óc học sinh không phải là một sự sắp xếp lộn xộn mà tạo thành những hệ thống liên tƣởng nhất định. Chính vì đặc điểm này mà khi mở rộng vốn từ cho học sinh, giáo viên cần phải chú ý đến qui luật liên tƣởng để cung cấp những từ ngữ cần thiết cho các em. Theo hệ thống liên tƣởng, giáo viên có thể rộng vốn từ cho các em bằng cách cung cấp từ trái nghĩa, từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa, những từ có quan hệ ngữ nghĩa với nhau. Chẳng hạn, gặp từ "tổ quốc" có thể mở rộng vốn từ cho các em bằng cách cung cấp (hoặc hƣớng dẫn các em) tìm những từ cùng nghĩa, từ: non sông, đất nước, quốc gia... Hoặc khi mở rộng vốn từ theo chủ điểm Trường học, gặp từ "giáo viên" ta lại có thể cung cấp cho học sinh một số từ , ngữ có quan hệ liên tƣởng với từ này, nhƣ: (soạn) giáo án, chấm bài, giảng bài, lên lớp... Ngoài phƣơng pháp cung cấp (hoặc hƣớng dẫn các em) tìm những từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa, có quan hệ ngữ nghĩa với từ cho trƣớc, chúng ta còn có thể hƣớng dẫn học sinh mở rộng vốn từ dựa vào việc cung cấp cho các em những từ ghép hay từ láy cùng gốc, kiểu nhƣ: gặp từ xanh, có thể cung cấp cho các em những từ chỉ màu xanh có cùng hình vị gốc nhƣ: xanh lè, xanh biếc, xanh nhạt, xanh thẫm, xanh trứng sáo, xanh da trời, v.v... c) Rèn luyện kỹ năng sử dụng vốn từ cho học sinh là nhiệm vụ tiếp theo của việc dạy từ ngữ Nếu chỉ có vốn từ trong đầu mà không biết sử dụng những từ đó trong từng hoàn cảnh giao tiếp thì vốn từ đó cũng chỉ là một vốn từ chết. Cho nên, rèn luyện năng lực từ ngữ cho học sinh không chỉ dừng lại ở việc mở rộng vốn từ (cung cấp từ) mà còn phải dạy các em biết cách sử dụng và cao hơn nữa là sử dụng tốt vốn từ đó. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 Trƣớc khi dạy các em cách sử dụng vốn từ đã có, cần phải dạy các em nắm chắc nghĩa của những từ đó. Có nhiều cách giải nghĩa từ, nhƣ: giải nghĩa từ bằng cách chỉ ra nét nghĩa của từ đã đƣợc liệt kê trong từ điển, giải nghĩa từ bằng cách dẫn ra những từ đồng nghĩa/ trái nghĩa với chúng, v.v... Cần chú ý rằng, khi tổ chức dạy học sinh tiểu học nắm nghĩa của từ cần phải lựa chọn từ để giải nghĩa. Những từ đƣợc lựa để giải nghĩa cho các em phải dựa trên nguyên tắc tính vừa sức, tính cần thiết và đặc biệt phải là những từ trung tâm của chủ đề. Khi các em đã nắm chắc đƣợc nghĩa của từ, bƣớc tiếp theo của việc rèn luyện năng lực từ ngữ là dạy các em cách sử dụng vốn từ đã có. Phƣơng pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng từ cho học sinh rất đa dạng nhƣng cách thông dụng và phù hợp nhất là yêu cầu và hƣớng dẫn các em làm bài tập. Các dạng bài tập rèn luyện kỹ năng dùng từ cho học sinh thƣờng gặp là: Điền từ vào chỗ trống (dạng bài tập điền khuyết), đặt câu (hoặc tạo cụm từ) với từ cho trước, viết đoạn văn với một số từ cho sẵn, chữa lỗi dùng từ, v.v.... 1.1.3.2. Kết luận: Cơ sở lý luận của việc xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng là: khái niệm và phương pháp rèn luyện năng lực từ ngữ cho học sinh nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng là: khái niệm và phương pháp rèn luyện năng lực từ ngữ cho học sinh, những vấn đề lý thuyết về từ tiếng Việt, một số vấn đề lý thuyết về phƣơng pháp dạy học, phƣơng pháp dạy học ở bậc tiểu học, v.v... Những cơ sở lí luận này đƣợc luận văn vận dụng để xây dựng hệ thống bài tập nhƣ đã nói ở tên đề tài. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Có thể nói ngay rằng, cơ sở thực tiễn của hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3 là chƣơng trình phân môn Luyện từ và Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 câu trong sách Tiếng Việt 3, thực trạng dạy và học phân môn này ở một số trƣờng tiểu học, năng lực từ ngữ của học sinh lớp 3 hiện nay. 1.2.1. Chƣơng trình phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3 Môn Tiếng Việt 3 gồm 6 phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập Viết, Tập làm văn. Phân môn Luyện từ và câu đƣợc dạy mỗi tuần 1 tiết. Nội dung chính của phân môn Luyện từ và câu ở đây là: Mở rộng vốn từ (theo chủ điểm), từ loại, rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu, một số kiểu câu được phân loại theo mục đích nói, một số biện pháp tu từ (so sánh, nhân hoá). Tất cả các tiết học luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3 không có những bài học dạy riêng kiến thức lý thuyết về từ và câu mà tất cả các tri thức về từ và câu đều đƣợc hình thành và củng cố thông qua việc dạy học sinh giải các bài tập. Tác giả Nguyễn Thị Nhẫn [25, tr.11] đã thống kê đƣợc 126 bài tập luyện từ và câu. Hệ thống bài tập này đƣợc chia thành 2 nhóm: - Bài tập luyện từ: 76/126 bài, chiếm  60,31%. - Bài tập luyện câu: 50/126 bài, chiếm  39,9%. Ƣu điểm chính là hệ thống bài tập này đều đƣợc sắp xếp theo chủ điểm, đảm bảo tính hƣớng đích, phù hợp với đặc điểm về sự tích luỹ từ trong nhận thức của ngƣời bản ngữ. Đặc biệt, tính sƣ phạm đƣợc thể hiện khá rõ trong hình thức diễn đạt của các bài tập. Tuy nhiên, hệ thống bài tập ở đây vẫn còn một vài điểm hạn chế nhƣ một số từ ngữ cần mở rộng ở một vài chủ điểm ít nhiều quá sức với lứa tuổi học sinh lớp 3; một số bài tập về từ còn mang tính chủ quan của ngƣời soạn sách, chƣa kể có những bài tập chƣa thể hiện đƣợc tính hệ thống. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 1.2.2. Thực trạng dạy - học phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3 1.2.2.1. Thực trạng dạy của giáo viên Bằng cách thức dự giờ trên lớp, kiểm tra giáo án và sổ đầu bài, phát phiếu điều tra, chúng tôi đã có những kết luận bƣớc đầu về thực trạng dạy của giáo viên khi thực hiện chƣơng trình phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3 nhƣ sau: - Về lịch trình giảng dạy: Giáo viên thực hiện tƣơng đối tốt lịch trình giảng dạy đã quy định. - Về việc soạn giáo án: Thực tế điều tra cho thấy 100% giáo viên đã chuẩn bị bài giảng trƣớc khi lên lớp (có giáo án trƣớc khi lên lớp). Tuy nhiên, nội dung bài soạn còn lệ thuộc nhiều vào sách giáo khoa và sách hƣớng dẫn dành cho giáo viên. Có những giáo án hầu nhƣ chỉ là một sự sao chép cơ học phần nội dung trong Sách giáo viên, chỉ bổ sung đôi chút về phƣơng pháp giảng dạy. Vì thế mà có không ít giáo án giống nhau về thiết kế bài dạy. - Về phân bố thời lượng trong một tiết học: Hầu hết các giáo viên đều biết phân chia thời gian trong tiết học cho phù hợp với dung lƣợng kiến thức cần trình bày. Song cũng có một số giáo viên trong một vài tiết dạy đã chƣa làm tốt việc này. - Về phương pháp giảng dạy: Khi thực hiện chƣơng trình cũng nhƣ khi dạy những tiết học cụ thể, giáo viên đã cố gắng tìm những phƣơng pháp giảng dạy sao cho thích hợp với nội dung kiến thức cần truyền đạt. Có những phƣơng pháp đƣợc sử dụng thƣờng xuyên, nhƣ: Phương pháp thuyết trình, Phương pháp đàm thoại, Phương pháp thảo luận nhóm, v.v... Ngoài những phƣơng pháp dùng chung cho các môn học này còn thấy giáo viên sử dụng những phƣơng pháp dạy đặc thù của môn Tiếng Việt, nhƣ: Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 Phương pháp phân tích ngôn ngữ, Phương pháp phân tích theo mẫu, Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ, v.v... Sử dụng đa dạng các phƣơng pháp dạy học là việc làm cần thiết và nếu biết sử dụng các phƣơng pháp dạy học này đúng lúc, đúng chỗ trong tiết học sẽ đem lại những kết quả nhất định cho giờ dạy. Thực tế điều tra của chúng tôi cho thấy, tuy có sử dụng đa dạng các phƣơng pháp dạy học nhƣng khi thể hiện các phƣơng pháp thì không phải giáo viên nào cũng thể hiện tốt. Có những phƣơng pháp dạy học mới nhƣ Phương pháp thảo luận nhóm, Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ giáo viên sử dụng chƣa tốt. Đặc biệt, Phương pháp thảo luận nhóm còn tạo nên không khí sôi nổi giả do giáo viên đã soạn sẵn câu hỏi, câu trả lời cho các nhóm để học sinh cứ theo đó mà phát biểu. Một số phƣơng pháp dạy học truyền thống nhƣ: Phương pháp thông báo - giải thích, Phương pháp đàm thoại hầu nhƣ đƣợc giáo viên sử dụng trong các tiết dạy, nhƣng không phải giáo viên nào cũng thể hiện thuần thục. Tóm lại, những điều nói trên về tình hình thực hiện các bài dạy phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3 có thể tóm tắt nhƣ sau (kết quả nhận xét qua khảo sát): - Giáo viên thực hiện lịch trình giảng dạy tƣơng đối tốt. - Tất cả các giáo viên đều có bài soạn trƣớc khi lên lớp, tuy nhiên về chất lƣợng của các bài soạn cần phải làm thêm. - Thời lƣợng dạy trong toàn tiết học đƣợc giáo viên thực hiện tƣơng đối tốt nhƣng phân bố thời lƣợng dạy từng phần bài học vẫn còn có sự bất cập. - Phƣơng pháp dạy học đƣợc giáo viên sử dụng trong giờ dạy đa dạng, phong phú. Một số giáo viên sử dụng nhuần nhuyễn các phƣơng pháp song một vài giáo viên thể hiện phƣơng pháp dạy học chƣa tốt nên kết quả giờ dạy còn hạn chế. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 1.2.2.2. Thực trạng và kết quả học phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3 của học sinh, năng lực từ ngữ của học sinh lớp 3 a) Về thực trạng học: Kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy nhiều em học sinh ở cấp tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng chƣa có ý thức học tập. Còn có những em chƣa hứng thú học phân môn này vì theo các em, đây là một môn học khó. Trên lớp các em thƣờng học một cách thụ động: Giáo viên giảng - học sinh nghe bài và ghi chép máy móc. Khi giáo viên đƣa ra bài tập, có em chỉ làm qua quýt, thậm chí, có em còn không làm, chỉ ngồi đợi thầy cô giáo chữa bài là chép kết quả. b) Về kết quả học tập: Theo điều tra, bƣớc đầu có thể nhận xét về kết quả học tập của học sinh khi học phân môn Luyện từ và câu, Tiếng Việt 3 nhƣ sau: - Trình độ của học sinh có phần không đồng đều giữa các vùng, đặc biệt là chênh lệch giữa vùng nông thôn và thành thị. Mặt bằng tri thức chung của các em học sinh khu vực miền núi thấp hơn học sinh khu vực miền xuôi. - Kết quả kiểm tra của học sinh ở các dạng bài khác nhau không giống nhau, tức là cùng trong chƣơng trình nhƣng có bài kiểm tra tỉ lệ điểm khá giỏi cao, có bài kiểm tra tỉ lệ điểm khá - giỏi thấp. Điều này chứng tỏ nội dung chƣơng trình phần nào ảnh hƣởng đến kết quả học tập của học sinh. Dƣới đây là bảng tổng kết kết quả điểm thi của học sinh lớp 3 (518 học sinh) chúng tôi đã điều tra đƣợc. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 Bảng 1.1. Học sinh xét theo vùng địa lý Dân tộc Điểm thi Kết quả bài thi phần từ Kết quả bài thi phần câu Học sinh DT kinh HS DT ít ngƣời HS dân tộc kinh HS dân tộc ít ngƣời HS dân tộc kinh HS dân tộc ít ngƣời SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) HS nông thôn 379 81 298 9 - 10 8 9,87 19 6,37 6 7,40 15 5,03 7 - 8 29 35,80 44 14,76 31 38,27 40 13,42 5 - 6 37 45,67 185 62,08 38 46,91 189 63,42 3 - 4 5 6,17 33 11,07 4 4,93 37 12,41 1 - 2 2 2,46 17 5,70 2 2,46 17 5,70 HS thị xã thị trấn 139 63 76 9 - 10 9 14,28 7 9,21 11 17,46 6 7,89 7 - 8 18 28,57 16 21,05 16 25,39 15 19,73 5 - 6 32 50,79 38 50,00 31 49,20 40 52,63 3 - 4 3 4,76 11 14,47 4 6,34 13 17,10 1 - 2 1 1,58 4 5,26 1 1,58 2 2,63 c) Năng lực từ ngữ của học sinh lớp 3 Cần phải nói ngay rằng, khó có thể kết luận năng lực từ ngữ của học sinh lớp 3 một cách chính xác và toàn diện, bởi lẽ, khảo sát vốn từ cũng nhƣ khả năng sử dụng vốn từ đó của các em là một việc làm khó khăn và phức tạp. Song qua những kiểu lỗi dùng từ mà học sinh lớp 3 thƣờng mắc phải trong khi làm bài và trong giao tiếp hàng ngày có thể thấy rằng năng lực từ ngữ của các em còn chƣa thật tốt. Kết quả điều tra cho thấy, nhiều em học sinh còn nhầm lẫn giữa những từ đồng âm hoặc gần âm. Một số từ các em dùng chƣa đúng do không hiểu nghĩa hoặc chƣa nắm đƣợc qui tắc kết hợp với các từ khác. Tóm lại, thực trạng dạy của giáo viên cũng nhƣ thực trạng học của học sinh và năng lực từ ngữ của các em là những căn cứ thực tiễn để luận văn xây dựng hệ thống bài tập theo mục đích đã định trƣớc. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 1.3. KẾT LUẬN Để hệ thống bài tập có sức thuyết phục và có tính khả thi, luận văn đã dựa vào cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn nhất định. Cơ sở lí luận chính là tri thức về khái niệm năng lực từ ngữ, tri thức về từ Tiếng Việt, tri thức về phương pháp dạy học tiếng Việt nói chung và phƣơng pháp dạy học tiếng Việt ở cấp tiểu học nói riêng. Cơ sở thực tiễn chính là chương trình phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3, thực trạng dạy - học của giáo viên và học sinh cũng nhƣ năng lực từ ngữ của học sinh lớp 3. Tất cả những cơ sở thực tiễn này đều chỉ là căn cứ vào kết quả điều tra bƣớc đầu của tác giả luận văn, có kế thừa kết quả điều tra của một số nhà nghiên cứu đi trƣớc. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 Chƣơng 2 HỆ THỐNG BÀI TẬP MỞ RỘNG VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM CHO HỌC SINH LỚP 3 Nhƣ đã trình bày ở phần Mục đích và Phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ... với mục đích làm tƣ liệu tham khảo cho việc dạy và học phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3. Để đảm bảo mục đích, nhiệm vụ của đề tài cũng nhƣ khả năng thực thi và tính hiệu quả của hệ thống bài tập, chƣơng này sẽ trình bày 2 nội dung: 1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ... 2. Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ... Nội dung thứ 2 là nội dung chính của luận văn nói chung và của chƣơng này nói riêng. 2.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP MỞ RỘNG VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM CHO HỌC SINH LỚP 3 Có thể nói ngay rằng, hệ thống bài tập trình bày trong luận văn đƣợc xây dựng dựa trên 6 nguyên tắc cơ bản sau đây: - Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp; - Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống; - Nguyên tắc đảm bảo phù hợp nội dung chƣơng trình; - Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của học sinh; - Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa; - Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi. 2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp Tích hợp nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị học, một tiết học hay một bài tập... nhiều mảng kiến thức và kỹ năng liên quan đến nhau nhằm tăng cƣờng hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho ngƣời học. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 Chƣơng trình môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng đƣợc xây dựng theo tinh thần tích hợp. Tất cả các phân môn trong sách Tiếng Việt 3 đều có quan hệ chặt chẽ, lấy bài Tập đọc làm điểm xuất phát chung về chủ đề cần dạy. Phân môn Luyện từ và câu cũng không nằm ngoài mối quan hệ đó. Bởi vậy, hệ thống bài tập đƣợc trình bày trong luận văn sẽ dựa vào các bài tập đọc. Nói cách khác, hệ thống bài tập đƣợc xây dựng sẽ tuân thủ triệt để các chủ điểm đƣợc dạy qua những bài tập đọc trong sách Tiếng Việt 3. 2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống Hiểu theo nghĩa chung, hệ thống là chỉnh thể các yếu tố có liên quan đến nhau, tác động và qui định lẫn nhau. Trong phạm vi đề tài này, tính hệ thống của bài tập thể hiện ở mối quan hệ và liên hệ giữa các bài tập cả về hình thức lẫn nội dung. Chẳng hạn, về mặt hình thức, hệ thống bài tập đƣợc chia theo các nhóm, các kiểu, các dạng... một cách nhất quán; về mặt nội dung, các bài tập đều đƣợc xây dựng theo các chủ điểm dạy trong chƣơng trình Tiếng Việt 3. 2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp nội dung chƣơng trình Mục đích của luận văn là xây dựng hệ thống bài tập để làm tài liệu tham khảo cho việc dạy và học phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3. Vì vậy, hệ thống bài tập ở đây luôn luôn phải bám sát nội dung chƣơng trình của môn học, phải đảm bảo đƣợc mức độ kiến thức cần đạt đối với học sinh khi học xong chƣơng trình. Tóm lại, nguyên tắc đảm bảo phù hợp nội dung chƣơng trình thể hiện ở chỗ các bài tập không những phải tuân thủ nội dung chƣơng trình của môn học mà còn phải đảm bảo sự phù hợp về kiến thức trong chƣơng trình. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của học sinh Tính vừa sức (học sinh) ở đây đƣợc hiểu là hệ thống bài tập đƣa ra phải phù hợp với trình độ tri thức cũng nhƣ phù hợp trình độ nhận thức của các em. Nếu bài tập quá dễ sẽ không phát huy đƣợc tính sáng tạo của các em. Ngƣợc lại, nếu bài tập quá khó các em sẽ không đủ kiến thức để giải quyết yêu cầu của bài tập. Để có thể ứng dụng vào thực tế dạy - học, hệ thống bài tập không thể không dựa vào nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của học sinh. 2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa Bất cứ một công trình nghiên cứu nào, dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải kế thừa những thành tựu nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc. Kế thừa ở đây đƣợc hiểu là tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu đã có. Theo cách hiểu đó, luận văn có tiếp thu một số bài tập của một vài tác giả đi trƣớc trên tinh thần chọn lọc. 2.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi Muốn đạt đƣợc mục đích đã đặt ra, hệ thống bài tập phải có tính khả thi, nghĩa là chúng phải là một hệ thống bài tập có thể vận dụng đƣợc trong thực tế dạy - học và đem lại hiệu quả nhƣ mong muốn. Tóm lại, hệ thống bài tập trình bày trong luận văn đƣợc xây dựng dựa trên 6 nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc tích hợp, nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, nguyên tắc đảm bảo phù hợp nội dung chƣơng trình, nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy sự sáng tạo của học sinh, nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, nguyên tắc đảm bảo tính khả thi. Đảm bảo 6 nguyên tắc này, hệ thống bài tập mới có thể dùng làm tài liệu tham khảo nhƣ đã nói ở trên. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 2.2. HỆ THỐNG BÀI TẬP MỞ RỘNG VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM CHO HỌC SINH LỚP 3 2.2.1. Giới thiệu khái quát hệ thống bài tập Chỉ có thể nói là đã nắm đƣợc một từ nào đó trong vốn từ của một ngôn ngữ khi ta nhận diện được nó, hiểu nghĩa cũng nhƣ sử dụng nó vào hoạt động giao tiếp một cách thành thạo, đúng lúc, đúng chỗ. Mặt khác, ta cũng phải biết phát hiện và sửa lỗi dùng từ trong hoàn cảnh sử dụng từ nhất định. Vì vậy, để phát triển vốn từ cho học sinh lớp 3, luận văn đã cố gắng xây dựng một hệ thống bài tập gồm nhiều nhóm, nhiều kiểu loại theo từng chủ điểm đã chọn. Hệ thống bài tập này vừa giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nhận diện từ, tăng thêm vốn từ, đồng thời vừa giúp các em rèn luyện kỹ năng sử dụng từ. Tuy nhiên, do dung lƣợng của đề tài, luận văn chỉ nghiên cứu, xây dựng một số nhóm chính theo các chủ điểm đã chọn. Có thể khái quát hệ thống bài tập trong luận văn bằng sơ đồ sau đây: HỆ THỐNG BÀI TẬP MỞ RỘNG VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM Giải thích chữ số trong sơ đồ: 1. Kiểu bài tập nhận dạng từ rời (từ chƣa hoạt động). 2. Kiểu bài tập nhận dạng từ trong lời nói (từ đã hoạt động). 3. Tìm từ đồng nghĩa, gần nghĩa với từ cho trƣớc. 4. Tìm từ cùng trƣờng nghĩa với từ cho trƣớc. 5. Tìm từ dựa vào khả năng kết hợp của từ. I II III IV Nhóm BT nhận dạng từ Nhóm BT tìm từ dựa vào từ gốc Nhóm BT sử dụng từ Nhóm BT sửa lỗi dùng từ 1 2 3 4 6 95 7 8 10 1311 12 Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 6. Kiểu bài tập điền từ vào chỗ trống. 7. Kiểu bài tập dùng từ đặt câu/viết đoạn văn. 8. Kiểu bài tập thay thế từ ngữ. 9. Kiểu bài tập trắc nghiệm. 10. Kiểu bài tập sửa lỗi dùng từ sai vỏ ngữ âm. 11. Kiểu bài tập sữa lỗi dùng từ sai ngữ nghĩa. 12. Kiểu bài tập sửa lỗi dùng từ lặp (dƣ thừa) 13. Kiểu bài tập sửa lỗi dùng từ sai do kết hợp không đúng. Nhƣ vậy, hệ thống bài tập trong luận văn đƣợc chia thành 4 nhóm, bao gồm 13 kiểu nhỏ. Tuỳ theo tính chất của từng kiểu bài tập, hệ thống bài tập này có thể đƣợc chia thành các dạng nhỏ hơn. 2.2.2. Hệ thống bài tập mẫu 2.2.2.1. Nhóm bài tập nhận dạng từ Nhận dạng có nghĩa là "nhìn hình thức, đặc điểm bên ngoài nhận ra một vật nào đó" [Từ điển Tiếng Việt, 689]. Nhƣ vậy, nhận dạng từ có nghĩa là nhìn vào hình thức của từ có thể biết đó là từ gì. Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến hình từ, do đó nhìn vào hình thức ngữ âm của từ để xác định từ là một công việc khó khăn. Tuy nhiên, cách đặt câu hỏi của từng bài tập cụ thể sẽ giúp các em có thể nhận dạng những từ cần thiết. Nhóm bài tập nhận dạng từ đƣợc trình bày trong luận văn gồm 2 kiểu nhỏ: 1. Hệ thống bài tập nhận dạng từ rời, tức từ chƣa đƣợc sử dụng; 2. Hệ thống bài tập nhận dạng từ trong lời nói, tức từ đã đi vào hoạt động (sử dụng). Hƣớng xây dựng hệ thống bài tập này là đƣa ra một dãy từ, yêu cầu học sinh chọn từ theo định hƣớng. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 a) Hệ thống bài tập nhận dạng từ rời (từ chưa được sử dụng) Để tiện theo dõi, từ đây hệ thống bài tập sẽ đƣợc trình bày theo số thứ tự (kí hiệu bằng chữ số Ảrập). * Hệ thống bài tập chủ điểm Măng non 1. Trong các từ sau đây, từ nào đƣợc dùng để chỉ trẻ em (gọi trẻ em), từ nào đƣợc dùng để chỉ tính nết hay tính cách của trẻ em: Thiếu nhi, ngoan ngoãn, chăm chỉ, trẻ con, nết na, ngây thơ, nhi đồng, trẻ em, con trẻ, con nít, lễ phép. 2. Trong các từ sau đây, từ nào chỉ hoạt động của trẻ em, từ nào chỉ tình cảm hay hoạt động của ngƣời lớn đối với trẻ em... Thương yêu, vui chơi, quí mến, nâng đỡ, học tập, nhảy dây, đánh chắt, đánh cù, đánh chuyền, chăm sóc, nâng niu, nựng. 3. Gạch chân những từ chỉ trẻ em với thái độ tôn trọng trong các từ sau đây: Trẻ em, trẻ con, nhãi ranh, nhãi con, trẻ thơ, nhóc con, thiếu nhi. * Hệ thống bài tập chủ điểm Mái ấm 4. Gạch chân những từ chỉ quan hệ trong họ nội: Anh, em, ông nội, bác, cậu, bà nội, cô, thím, chú, dì. 5. Gạch chân những từ chỉ quan hệ họ ngoại: Chú, cậu, cô, dì, mợ, bà ngoại, ông ngoại. 6. Gạch chân những từ vừa có thể dùng để chỉ quan hệ họ nội vừa có thể dùng để chỉ quan hệ họ ngoại: Cụ, ông, bà, cô, dì, bác, anh, chị, cháu, em, thím, chú, chắt. * Hệ thống bài tập chủ điểm Tới trường 7. Gạch chân những từ chỉ đồ dùng học tập trong dãy từ dƣới đây: Lớp, trường, xe đạp, bút, thước, sách, vở, bút chì, bảng, bàn, ghế. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 8. Những từ nào đƣợc dùng để chỉ hoạt động học tập của học sinh trong các từ sau đây: Vẽ, đọc, hát, lau (bảng), giải (bài tập), phát biểu, nghe (giảng), chép (bài), ghi (bài), trò chuyện, lao động, múa. 9. Những từ nào đƣợc dùng để chỉ hoạt động của giáo viên, những từ nào đƣợc dùng để chỉ hoạt động của học sinh trong dãy từ sau đây: Giảng, học bài, ghi bài, soạn (giáo án), chấm bài, hỏi (bài), trả lời, học bài, chấm bài, coi thi, làm bài, viết (chính tả). * Hệ thống bài tập chủ điểm Thành thị và Nông thôn 10. Hãy xếp các từ ngữ sau đây thành 2 nhóm: a. Nhóm từ ngữ dùng để gọi tên sự vật thƣờng thấy ở nông thôn; b. Nhóm từ ngữ dùng để gọi tên sự vật thƣờng thấy ở thành thị. Cánh đồng, vườn tược, rạp xiếc, công viên, rơm, khách sạn, máy cày, sở thú, xe buýt, tàu điện, (luỹ) tre, máy cày, ao hồ, xích lô, (hệ thống) đèn giao thông, siêu thị, (cây) đa, bể bơi, hiệu làm đầu, chung cư, trại chăn nuôi, na, ổi, trâu, bò... 11. Trong số các từ ngữ sau đây, từ ngữ nào dùng để chỉ những công việc thƣờng thấy ở nông thôn, từ ngữ nào dùng để chỉ những công việc thƣờng thấy ở thành thị. Buôn bán, cày cấy, gặt, xay (thóc), gieo trồng, (nghề) lao công (quét rác), (nghề) lái xe (tắc xi), bán báo, (nghề) đạp xích lô, bảo vệ, (nghề) quảng cáo. 12. Hãy xếp các từ ngữ sau đây vào 2 nhóm: a. Nhóm từ ngữ chỉ đặc điểm vùng nông thôn; b. Nhóm từ ngữ chỉ đặc điểm vùng thành thị. Nhộn nhịp, tấp nập, yên tĩnh, nườm nượp, náo nhiệt, thoáng đãng, xanh mượt, thơm nồng (mùi cỏ cây), véo von, vàng xuộm, râm ran (gà gáy), (đƣờng xá) tối om, thẳng cánh cò bay (đất rộng), le lói (đèn), yên ả. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 * Hệ thống bài tập chủ điểm Sáng tạo 13. Gạch chân dƣới những từ ngữ chỉ những ngƣời làm công tác khoa học trong dãy từ ngữ dƣới đây: Nhà kỹ sư, nhà bác học, nhà văn, thầy (cô) giáo, bác sĩ, dược sĩ, nông dân, công an, tài xế, thợ xây, thợ điện, nhà tạo mốt (quần áo), giáo sư, thầy thuốc. 14. Những từ ngữ nào chỉ hoạt động của những ngƣời tri thức trong dãy từ ngữ sau đây: Xây (cầu, nhà), sản xuất, nghiên cứu (khoa học), sáng tác (thơ), dạy học, chữa bệnh, phát minh, sửa chữa (điện đài), soạn bài, chế biến (món ăn). 15. Gạch chân dƣới những từ dùng để chỉ những nhà khoa học giỏi: Uyên bác, chịu khó, nhẫn nại, nổi tiếng, vĩ đại, tài năng, học hỏi, cống hiến, sáng trí, thông thái, thông minh. * Hệ thống bài tập chủ điểm Nghệ thuật 16. Gạch chân dƣới những từ (ngữ) dùng để gọi tên những ngƣời làm công tác nghệ thuật trong dãy từ ngữ dƣới đây: Hoạ sĩ, kiến trúc sư, công nhân, nhạc công, nhạc trưởng, diễn viên, chiến sĩ, ca sĩ, ca nhạc, đạo diễn, bác sĩ, giáo viên, tài xế, nghệ sĩ, nhà điêu khắc. 17. Những từ (ngữ) nào chỉ hoạt động của ngành nghệ thuật trong số các từ ngữ sau đây: Múa (dân tộc), ca hát, chơi đàn, vẽ, làm văn, đóng phim, biểu diễn, thiết kế (ngôi nhà), chạy, làm xiếc, sáng tác. 18. Những từ ngữ nào thuộc chủ điểm nghệ thuật trong các từ ngữ sau đây (không xem xét từ loại của chúng). Múa (dân tộc), ca nhạc (dân tộc), vẽ, (bản) nhạc, (bức) tranh, (bài) hát, (cuốn, bộ) phim, (bức) tượng, tiết mục (múa), văn nghệ, kiến trúc (ngôi nhà), văn nghệ, tuồng, xây, thiết kế (nhà cửa, quần áo...), đánh cầu, biểu diễn. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37 * Hệ thống bài tập chủ điểm Lễ hội 19. Những từ ngữ nào sau đây nói về lễ hội? Lễ hội (Đền Hùng/ Phủ Giầy), hội, lễ, lễ phép, lễ nghi, lễ giáo, dâng hương, chọi gà, cúng Phật, trẩy hội, thắp hương, lễ phật, tưởng niệm. 20. Hãy xếp những từ ngữ sau đây vào 2 nhóm: a. Nhóm tên gọi một số lễ hội; b. Nhóm tên gọi một số hội. Sau đó thêm từ lễ hội hay từ hội vào trƣớc tên gọi đó (Mẫu: Đền Hùng  Lễ hội Đền Hùng). Đền Hùng, bơi trải, đua thuyền, Chùa Hƣơng, Tháp Bà, lùng tùng (xuống đồng), khoẻ Phù Đổng, Kiếp Bạc, đền Gióng, núi Bà, chọi trâu, thả diều, Lim, vật, Phủ Giầy, Cổ Loa, chùa Keo, đua ngựa. 21. Gạch chân dƣới những từ ngữ gọi tên một số hoạt động trong lễ hội và hội: Cúng Phật, lễ phật, tưởng niệm, đua thuyền, đánh đu, thả diều, chạy, kéo co, nhảy nhót, xem, ca hát, hào hứng, ném còn, dâng hương. * Hệ thống bài tập chủ điểm Thể thao 22. Gạch chân những từ ngữ nói về hoạt động Thể thao trong dãy từ sau đây: Cổ vũ, chạy, bóng ném, đá bóng, đánh cờ, cờ vua, nhảy xa, bơi, thi đua, giải nhất. 23. Những từ ngữ nào trong số các từ ngữ sau đây nói về Thể thao? Thi đấu, nhảy cao, đi bộ, bóng đá, bóng cây, bóng ném, chạy tiếp sức, chạy vượt rào, thi đua, cưỡi ngựa. 24. Gạch chân dƣới những từ ngữ gọi tên môn thể thao trong dãy từ ngữ dƣới đây: Bóng đá, cờ vua, bóng bàn, bóng chuyền, nhảy xa, nhảy rào, chạy vượt rào, đua ngựa, điền kinh, diễn tập, chạy, thi chạy, thi đấu, trường quyền nữ. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38 25. Xếp những từ ngữ sau đây vào 2 nhóm: a. Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động thể thao; b. Nhóm từ ngữ chỉ kết quả thi đấu thể thao. Được, thua, ném bóng, cổ vũ, bơi, chạy, đoạt huy chương, về đích, cướp bóng, cúp vàng, phát bóng, bắt bóng. b) Hệ thống bài tập nhận dạng từ trong lời nói (từ đã đi vào hoạt động) Từ trong lời nói tức là từ đã đƣợc sử dụng. Trong hệ thống bài tập này, từ ngữ cần chọn theo yêu cầu của đề luôn luôn đƣợc đặt trong lời nói, chuỗi lời nói hay trong một văn bản cụ thể. Dƣới đây là một vài bài tập mẫu xếp theo chủ điểm. * Hệ thống bài tập chủ điểm Măng non 26. Những từ nào nói về đặc điểm ngoại hình và tính cách của trẻ em trong các phát ngôn sau đây: - Em tôi trông kháu lắm, nó có khuôn mặt bầu bĩnh, nƣớc da trắng mịn. Nó rất nghịch ngợm, hay bắt chƣớc lời nói của ngƣời lớn. - Trẻ em là tƣơng lai của đất nƣớc cho nên các em phải đƣợc chăm sóc, học hành, vui chơi. 27. Gạch chân dƣới những từ ngữ hoạt động của trẻ em trong 2 phát ngôn dƣới đây: - Tết trung thu các em nhỏ đƣợc tự do vui chơi, ca hát. - Trẻ em thƣờng nũng nịu với ngƣời lớn. 28. Những từ ngữ nào dùng để chỉ trẻ em trong các phát ngôn sau đây: - Mỗi đội viên là một chiến sỹ nhỏ trong phong trào Trần Quốc Toản. - Các anh chị đội viên rất yêu quí và quan tâm đến các bạn ở sao nhi đồng. Họ dạy các em múa, hát, chơi trò chơi. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39 * Hệ thống bài tập chủ điểm Mái ấm 29. Những từ nào trong các phát ngôn sau đây đƣợc dùng để chỉ mối quan hệ gia đình, họ hàng: - Con không thích chiếc áo ấy nữa. Mẹ hãy để tiền mua áo ấm cho hai anh em chúng con. - Bạn nhỏ đó là đứa cháu rất yêu thƣơng ông bà. - Ông ngoại dẫn cháu ra công viên chơi vào những ngày chủ nhật. - Tôi có một ngƣời dì và một ngƣời chú. 30. Trong đoạn văn sau đây, từ ngữ nào chỉ sự quan tâm của ngƣời ông đối với ngƣời cháu: Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo tôi tới trƣờng. Trong cái vắng lặng của ngôi trƣờng cuối hè, ông dẫn tôi lang thang khắp căn lớp trống. Ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trƣờng. Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trƣờng đầu tiên, âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này. * Hệ thống bài tập chủ điểm Tới trường 31. Gạch chân dƣới những từ ngữ chỉ người hoặc sự vật thuộc chủ điểm trƣờng học ở các câu sau đây: - Gốc đa là nơi hội tụ của đám học trò chúng tôi sau mỗi buổi học. - Các thày, cô giáo đến trƣờng rất sớm. - Chúng tôi bƣớc tới sân trƣờng đúng vào lúc bác bảo vệ mở xong cửa của phòng học cuối cùng, tiếng trống vang lên báo hiệu một ngày học mới bắt đầu. 32. Từ nào nói về hoạt động dạy/học và đồ dùng học tập, đồ dùng dạy học trong các câu sau đây: - Tôi loay hoay mất một lúc rồi cầm bút và bắt đầu viết lên trang giấy trắng tinh. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40 - Thày giáo cầm viên phấn viết từng chữ lên chiếc bảng màu đen. - Cô giáo dùng thƣớc kẻ chỉ cho chúng tôi từng quốc gia trên tấm bản đồ thế giới. 33. Những từ nào nói về hoạt động học tập và đồ dùng học tập trong đoạn thơ sau: Quyển vở này mở ra Bao nhiêu trang giấy trắng Từng dòng kẻ ngay ngắn Như chúng em xếp hàng Ơi quyển vở mới tinh Em viết cho sạch đẹp Chữ đẹp là tính nết Của những người trò ngoan. * Hệ thống bài tập chủ điểm Thành thị và Nông thôn 34. Gạch chân những từ ngữ nói về (sự) vật, công việc thƣờng thấy ở nông thôn trong đoạn văn sau đây: Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Chị làm cho tôi chiếc chổi cọ quét nhà, quét sân. Chiều chiều, chăn trâu, chúng tôi nhặt trái cọ rơi đầy quanh gốc. 35. Gạch chân những từ ngữ nói về sự vật, công việc thƣờng thấy ở thành thị trong đoạn văn sau: Mỗi sáng, mỗi chiều, những dòng xe cộ đi lại nƣờm nƣợp. Ban đêm, đèn điện sáng nhƣ sao xa. Chỗ đông vui nhất là công viên. Ở đây, bên cạnh vƣờn hoa có cầu trƣợt, đu quay dành cho các em nhỏ chơi hàng ngày. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41 36. Tìm từ nói về sự vật thƣờng thấy ở nông thôn trong các câu thơ sau đây: - Bạn bè ríu rít tìm nhau Qua con đường đất rực màu rơm phơi Bóng tre mát rợp vai người Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm. - Làng tôi nghèo Mái lá, nhà tre Các anh về Xôn xao làng tôi bé nhỏ. * Hệ thống bài tập chủ điểm Sáng tạo 37. Gạch chân dƣới những từ ngữ nói về chủ điểm Sáng tạo trong các câu sau: - Năm qua đã có nhiều phát minh khoa học trong nông nghiệp. - Bạn Minh đã có nhiều sáng kiến trong lao động. - Nguyễn Công Hoan đã sáng tác đƣợc rất nhiều truyện ngắn đặc sắc. - Trần Đại Nghĩa là nhà khoa học tài năng, ông đã cống hiến nhiều phát minh cho ngành chế tạo vũ khí của nƣớc ta. 38. Tìm từ ngữ nói về chủ điểm Sáng tạo trong các câu sau đây: - Sáng nay lớp tôi học tại phòng thí nghiệm. - Bạn Hà có nhiều sáng kiến trong công việc. - Trong giờ học môn toán, cô giáo đã làm nhiều thí nghiệm về nội dung bài học. - Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã nghiên cứu và chế tạo ra thuốc chống sốt rét. - Ê - đi - xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 44. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42 * Hệ thống bài tập chủ điểm Nghệ thuật 39. Gạch chân những từ thuộc chủ điểm nghệ thuật trong các cặp câu sau đây: - Bác Thu là hoạ sĩ. Bác đã vẽ đƣợc rất nhiều bức tranh đẹp. - Cô Hà là một diễn viên múa. Cô múa rất đẹp và đƣợc đi biểu diễn ở nhiều nƣớc trên thế giới. - Đây là những nhà điêu khắc nổi tiếng. Họ đã làm tất cả các bức tƣợng trong công viên này. - Tất cả các nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà soạn kịch, nhà điêu khắc, v.v... đều là những nhà nghệ thuật. Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi vở kịch, mỗi bức tƣợng, mỗi cuốn phim, v.v... của họ đều là một tác phẩm nghệ thuật. 40. Hãy xếp các từ nói về chủ điểm nghệ thuật ở bài tập 39 thành 3 nhóm: - Nhóm 1: Những từ chỉ những ngƣời hoạt động nghệ thuật. - Nhóm 2: Những từ chỉ hoạt động nghệ thuật. - Nhóm 3: Những từ chỉ tác phẩm nghệ thuật. 41. Gạch chân dƣới những từ chỉ môn nghệ thuật trong các câu sau đây: - Múa là một môn nghệ thuật khó. - Hội hoạ là một môn nghệ thuật, đòi hỏi hoạ sỹ phải có trí tƣởng tƣợng phong phú. * Hệ thống bài tập chủ điểm Lễ hội 42. Tìm các từ ngữ nói về chủ điểm Lễ hội trong các câu sau đây: - Ngày 10/3 là ngày hội lớn của dân tộc Việt Nam - lễ hội Đền Hùng. Đó là ngày tổ chức lễ dâng hƣơng cho các vua Hùng. - Ngƣời xem hội đua thuyền đứng kín hai bờ sông. Họ reo hò, cổ vũ cuồng nhiệt cho các thuyền đua. - Hằng năm, ở Đồ Sơn thành phố Hải Phòng đều tổ chức hội chọi trâu. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 43 - Vui hơn cả vẫn là hình thức liên hoan văn nghệ quần chúng với nhiều tiết mục ca hát, nhảy múa dân gian và biểu diễn nhạc cụ dân tộc hấp dẫn. Các buổi biểu diễn văn nghệ này thƣờng thu hút nhiều ngƣời xem. 43. Đoạn văn sau đây nói về lễ hội gì ở Việt Nam? Tìm những từ ngữ nói về lễ hội đó: Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó, hằng năm, vào mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tƣởng nhớ ông. (Hoàng Lê) 44. Tìm những từ ngữ gọi tên các lễ hội, hội ở bài tập 42 * Hệ thống bài tập chủ điểm Thể thao 45. Tìm những từ ngữ gọi tên các môn thể thao trong các câu sau đây: - Nguyễn Thuý Hiền đoạt huy chƣơng vàng môn Trƣờng quyền nữ. - Đây là lần thứ 5 anh đoạt chiếc áo vàng tại giải đua xe đạp. - Đội bóng đá quốc gia Việt Nam đã thi đấu rất tốt tại vòng loại giải bóng đá Châu Á. Các cầu thủ trên sân tranh bóng rất nhanh, chuyền chính xác cho đồng đội. Môn bóng đá là môn thể thao thu hút đông đảo khán giả. 46. Tìm những từ chỉ kết quả thi đấu của các cuộc thi thể thao trong ví dụ 45. 47. Tìm những từ chỉ hoạt động thể thao trong bài tập 45. 2.2.2.2. Nhóm bài tập tìm từ dựa vào từ gốc (từ cho trước) Cần phải nói ngay rằng, mở rộng vốn từ cho học sinh bằng cách hƣớng dẫn học sinh tìm từ mới theo yêu cầu, dựa trên một từ cho trƣớc là một phƣơng pháp không mới nhƣng đem lại hiệu quả khá cao trong việc rèn luyện năng lực từ ngữ cho học sinh. Cách làm thƣờng thấy của phƣơng pháp này là giáo viên đƣa ra một từ để làm gốc (làm căn cứ), sau đó yêu cầu học sinh tìm từ mới trên cơ sở mối quan hệ ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp giữa chúng. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399