SlideShare a Scribd company logo
1 of 110
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
- - -- - -
MAI TRUNG TUYẾN
Đề tài:
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO
HỌC SINH DÂN TỘC QUA DẠY HỌC NHÓM VẬT LÝ 7
VỚI THÍ NGHIỆM HỌC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC BỘ MÔN VẬT LÝ
Thừa Thiên Huế, năm 2019
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
- - -- - -
Đề tài:
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO
HỌC SINH DÂN TỘC QUA DẠY HỌC NHÓM VẬT LÝ 7
VỚI THÍ NGHIỆM HỌC SINH
Mã số: 8.14.01.11
Giáo viên hướng dẫn : PGS - TS LÊ VĂN GIÁO
Học viên thực hiện : MAI TRUNG TUYẾN
Lớp : LL & PP dạy học bộ môn vật lý K26
Thừa Thiên Huế, năm 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho
phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả
Mai Trung Tuyến
ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học
trường Đại học Sư phạm Huế, quý Thầy Cô giáo trong tổ Phương pháp giảng
dạy Vật lí cùng quý Thầy Cô giáo khoa Vật lí trường Đại học Sư phạm Huế
đã tạo điều kiện thuận lợi, trực tiếp tham gia giảng dạy và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS-TS Lê Văn Giáo trường Đại
học sư phạm Huế đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập cũng như trong quá trình thực hiện và hoàn thành bài luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và tập thể quý thầy cô giáo
trường PTDT Nội trú Đăk Mil, đã nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đối với gia đình và bạn bè
đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn !
Thừa Thiên Huế, tháng 6 năm 2019
Tác giả
Mai Trung Tuyến
iii
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................3
3. Giả thuyết khoa học .....................................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................3
5. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................4
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ............................................................4
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................................4
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...........................................................4
6.4. Phương pháp thống kê toán học.................................................................5
7. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................5
8. Lịch sử nghiên cứu đề tài..............................................................................5
B. NỘI DUNG..................................................................................................7
Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NĂNG LỰC
HỢP TÁC QUA DẠY HỌC NHÓM VỚI THÍ NGHIỆM HỌC SINH...7
1.1. Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ...........................7
1.2. Dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh với thí
nghiệm học sinh ................................................................................................8
1.2.1. Năng lực ..................................................................................................8
1.2.2. Năng lực hợp tác ...................................................................................10
1.2.3. Hệ thống các kĩ năng hợp tác................................................................11
1.2.4. Ý nghĩa của sự hợp tác và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh
THCS trong xã hội hiện nay............................................................................13
1.3. Thí nghiệm học sinh.................................................................................13
1.3.1. Khái niệm..............................................................................................13
1.3.2. Phân loại thí nghiệm học sinh...............................................................13
iv
1.4. Quy trình tổ chức dạy học nhóm với sự hỗ trợ của TNHS theo định
hướng bồi dưỡng năng lực hợp tác cho HS ....................................................15
1.5. Đánh giá năng lực hợp tác........................................................................19
1.5.1. Cơ sở xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác.........................19
1.5.2. Quy ước sử dụng thang đo ....................................................................23
1.6 Thực trạng dạy học Vật lí ở THCS hiện nay tại một số trường PTDTNT
trên địa bàn tỉnh Đăk Nông .............................................................................24
Tiểu kết chương 1............................................................................................29
Chương 2 TỔ CHỨC DẠY HỌC NHÓM VỚI THÍ NGHIỆM HỌC
SINH VẬT LÝ 7 THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC HỢP
TÁC CHO HỌC SINH .................................................................................30
2.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình vật lý 7...................................31
2.2. Các thí nghiệm học sinh trong chương trình vật lí 7 ...............................32
2.2.1 Thí nghiệm học sinh sự truyền thẳng của ánh sáng trong môi trường
trong suốt và đồng tính....................................................................................32
2.2.2 Thí nghiệm Bóng tối – Bóng nửa tối. ....................................................33
2.2.3 Thí nghiệm định luật phản xạ ánh sáng .................................................34
2.2.4 Thí nghiệm đo độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng .............................34
2.2.5 Thí nghiệm xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.........................35
2.2.6 Thí nghiệm đặc điểm chung của nguồn âm ...........................................35
2.2.7 Thí nghiệm truyền âm trong môi trường chất rắn..................................36
2.2.8 Thí nghiệm hai loại điện tích .................................................................37
2.2.9.Thí nghiệm đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc
nối tiếp.............................................................................................................37
2.3. Thiết kế tiến trình dạy học một số đơn vị kiến thức Vật lí 7 theo hướng
bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh........................................................38
2.3.1. Thực trạng sử dụng thí nghiệm học sinh trong dạy học môn Vật lý 7 ở
các trường PTDTNT tỉnh Đăk Nông ..............................................................38
v
2.3.2 Quy trình tổ chức dạy học nhóm với thí nghiệm học sinh nhằm bồi
dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh..............................................................39
2.2.3. Xây dựng các bước để tổ chức dạy học nhóm với thí nghiệm học sinh
cụ thể nhằm bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh...................................41
2.3.2. Thiết kế một số giáo án vật lý có tổ chức hoạt động nhóm với TNHS để
bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh .......................................................46
Kết luận chương 2...........................................................................................62
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.............................................63
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm..........................................63
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm............................................................63
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ...........................................................63
3.2. Đối tượng và phạm vi thực nghiệm sư phạm...........................................64
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm...........................................................64
3.2.2. Phạm vi thực nghiệm sư phạm..............................................................64
3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm...............................................................65
3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.........................................................65
3.4.1. Chọn mẫu thực nghiệm.........................................................................65
3.4.2. Quan sát giờ học....................................................................................66
3.4.3. Kiểm tra đánh giá..................................................................................67
3.4.4. Thăm dò ý kiến học sinh.......................................................................67
3.5. Tiến hành thực nghiệm.............................................................................68
3.6. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm...................................68
3.6.1. Đánh gia định tính.................................................................................68
3.6.2. Đánh giá định lượng..............................................................................71
C. KẾT LUẬN ...............................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................91
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Viết đầy đủ
1 DH Dạy học
2 ĐC Đối chứng
3 GV Giáo viên
4 HS Học sinh
5 NLHT Năng lực hợp tác
6 PP Phương pháp
7 PPDH Phương pháp dạy học
8 PTDTNT Phổ thông dân tộc nội trú
9 SGK Sách giáo khoa
10 TNg Thực nghiệm
11 TNSP Thực nghiệm sư phạm
12 TNHS Thí nghiệm học sinh
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Hệ thống các kĩ năng hợp tác .........................................................12
Bảng 1.2 tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác...................................................21
Bảng 1.3. Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học....................................25
Bảng 1.4. Ý kiến của giáo viên về các phương pháp dạy học tích cực (Nhóm,
Góc, Tự học) ...................................................................................................26
Bảng 1.5. Ý kiến của GV về khó khăn khi sử dụng phương pháp tích cực....26
Bảng 1.6. Ý kiến của HS về hoạt động của HS trên lớp.................................27
Bảng 3.1 Bảng số liệu học sinh được chọn làm mẫu thực nghiệm.................65
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá năng lực hợp tác của HS ở nhóm TN và nhóm ĐC..........71
Bảng 3.3. Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra.................................75
Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất..................................................................76
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1 Thí nghiệm với sợi dây cao su nhỏ ..................................................14
Hình 1.2 Bố trí thí nghiệm xác định vùng nhìn thấy của gương ....................14
Hình 1.3 Sơ đồ quy trình tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát triển NLHT cho
HS....................................................................................................................16
Sơ đồ 2.1 quy trình tổ chức dạy học nhóm với thí nghiệm học sinh nhằm bồi
dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh..............................................................40
Biểu đồ 3.1. Điểm trung bình năng lực hợp tác của nhóm TN và nhóm ĐC .73
1
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
UNESSCO đã xác định 4 trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI là “ Học để biết,
học để làm, học để khẳng định mình và học để chung sống”. Bốn trụ cột đó có
ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của mỗi cá nhân góp phần tạo nên sức
mạnh tổng hợp cho toàn xã hội. Bốn trụ cột đó gắn liền với 4 nhóm năng lực
mà giáo dục hình thành cho người học để có thể sống và làm việc trong xã hội
luôn thay đổi và phát triển, đó là: Nhóm năng lực chuyên môn, nhóm năng lực
phương pháp, nhóm năng lực cá nhân và nhóm năng lực xã hội.
Giáo dục trong thế kỷ XXI phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều
thay đổi nhanh và phức tạp.Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành xu
thế tất yếu.Cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền
thông, kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến
sự phát triển của các nền giáo dục trên thế giới.
Chiến lược phát triển giáo dục của nước ta được Thủ tướng chính phủ phê
duyệt theo Quyết định số 117 QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 với mục tiêu
cụ thể:“Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn
diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập
quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo
dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực
ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng
cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng
nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học
tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”.[1]
Công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục đã được cải thiện, đặc biệt
người dân tộc thiểu số, con em các gia đình nghèo, trẻ em gái và các đối
2
tượng bị thiệt thòi ngày càng được quan tâm. Về cơ bản, đã đạt được sự bình
đẳng nam nữ trong giáo dục phổ thông và giáo dục đại học.Giáo dục ở vùng
đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa tiếp tục phát triển. Một số
chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, cho vay đi học và hỗ trợ khác
đối với học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách đã mang lại hiệu quả thiết
thực trong việc thực hiện công bằng xã hội và phát triển nguồn nhân lực chất
lượng ngày một cao.
Để đạt được mục tiêu trên thì cần phải đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học tiếp cận năng
lực người học. Để thực hiện được điều đó giáo viên cần phải thay đổi phương
pháp dạy học từ thầy giảng trò nghe sang cách dạy mới tập trung vào việc rèn
luyện kĩ năng, phát triển năng lực cho HS.
Trong xu thế toàn cầu hóavà hộinhập ngày càng sâu rộng, năng lực hợp
tác là một trong những năng lực không thể thiếu của mỗi con người sống
trong thế kỷ XXI, chính vì thế nó được nhiều nước xác định trong hệ thống
các năng lực cốt lõi mà người học cần có.
Việc rèn luyện, bồi dưỡng năng lực nói chung và năng lực hợp tác nói
riêng trong nhà trường phỏ thông là rất quan trọng, do đó mỗi môn học phải
góp phần bồi dưỡng và phát triển năng lực cho HS thông qua quá trình tổ
chức dạy học.
Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm, hầu hết các kiến thức vật lý
đều được rút ra từ quan sát, thí nghiệm.Vì vậy, sử dụng thí nghiệm trong dạy
học vật lí sẽ giúp HS thuận lợi trong chiếm lĩnh đượcnhững tri thức khoa học
và vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn và đời sống.
Thực tiễn dạy học hiện nay ở trường PTcho thấy HS rất thụ động trong
việc hợp tác trao đổi chia sẽ thông tin, phối hợp cùng nhau giải quyết nhiệm
vụ học tập. Đó là kết quả tất yếu của việc dạy họctheo hướng tiếp cận nội
dung, dạy học theo lối ứng thi.
3
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Bồi
dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7
với thí nghiệm học sinh”.
2. Mục tiêu của đề tài
Đề xuất quy trình dạy học nhóm với thí nghiệm học sinh theo hướng
phát triển năng lực hợp tác của học sinh và vận dụng vào dạy học vật lí 7 ở
trường Dân tộc Nội trú.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất quy trình dạy học nhóm với thí nghiệm học sinh theo hướng
phát triển năng lực hợp tác của học sinh và vận dụng vào dạy học sẽ góp phần
phát triển năng lực hợp tác cho học sinh, qua đó nâng cao hiệu quảdạy học
Vật lí ở trường Dân tộc Nội trú.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học theo hướng phát
triển năng lực hợp tác của học sinh.
- Nghiên cứu vai trò của dạy học nhóm với TN học sinh trong việc bồi
dưỡng NLHT.
- Tìm hiểu thực trạng dạy học môn Vật lí lớp 7 ở một số trường DTNT ở
tỉnh Đăk Nông.
- Nghiên cứu đề xuất quy trình dạy học theo hướng phát triển năng lực
hợp tác cho học.
- Nghiên cứu chương trình nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên môn
Vật lí lớp 7.
- Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí 7
theo quy trình đề xuất
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo nội dung và tiến trình đã soạn
thảo. Phân tích đánh gia kết quả thực nghiệm thu được.
4
5. Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng học tập môn Vật lí 7 của học sinh Dân tộc đang học tập tại
một số trường PTDTNT của tỉnh Đăk Nông.
- Hoạt động dạy học môn Vật lý lớp 7 THCS tại trường phổ thông dân
tộc Nội Trú.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu những văn kiện của Đảng, các Chỉ thị của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, các sách, bài báo, tạp chí chuyên ngành về dạy học và đổi mới
phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS.
- Nghiên cứu các giáo trình, tài liệu liên quan đến việc phát huy tính tích
cực nhận thức trong hoạt động dạy học của học sinh Dân tộc.
- Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc phát triển năng lực hợp
tác học sinh thông qua .
- Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, sách bài tập môn Vật lí 7
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng phiếu thăm dò về hoạt động dạy học ở một số trường
PTDTNT.
- Tiến hành dự giờ ở một số trường PTDTNT trong địa bàn tỉnh Đăk
Nông, nhằm nắm bắt được phương pháp tổ chức trong dạy học vật lý lớp 7
hiện nay.
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm có đối chứng học sinh khối 7 tại trường
PTDTNT THCS và THPT Đăk Mil, Cư Jút, Đắk Song và Krông Nô của tỉnh
Đăk Nông.
- Phân tích, đánh giá kết quả hợp tác nhóm làm thí nghiệm của của học
sinh khối 7 sau khi áp dụng phương pháp dạy học nhóm học sinh làm thí
nghiệm trong dạy học
5
6.4. Phương pháp thống kê toán học
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các kết quả thực
nghiệm sư phạm nhằm kiểm định giả thuyết khoa học.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu các phương pháp dạy học để nâng cao năng lực hợp tác
cho học sinh Dân tộc ở trường PTDTNT.
8. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trên thế giới
Xuất hiện từ đầu thế kỷ XIX, phương pháp học tập hợp tác đã được biết
đến và áp dụng rộng rãi trong việc dạy học trên phạm vi toàn thế giới . Qua
học tập hợp tác, rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm việc độc lập trên tinh thần
hợp tác để tự hoàn thiện các kiến thức và kĩ năng của mình.
Tại hội nghị quốc tế đầu tiên về HTHT tại Israel vào năm 1979, David
Johnson; Elliot Aronson; Richard Schmuck và Larry Sherman đã đưa ra giải
pháp “Hợp tác học tập”.
Lí thuyết HTHT của Kurt Lewin được coi là cơ sở đưa đến hàng loạt
những nghiên cứu và các cuộc tranh luận sau đó.
Ở ViệtNam
Lê Văn Tạc đã đăng bài viết “Một số vấn đề về cơ sở lý luận học hợp tác
nhóm” trên tạp chí giáo dục số 81 (3/2004).
Bài viết “Một số trao đổi về học hợp tác ở trường phổ thông” của tác giả
Trần Thị Bích Hà trên Tạp chí giáo dục số 146 (9/2006).
Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thành Kỉnh: “Phát triển kỹ năng dạy
học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở” bảo vệ năm 2010 tại trường Đại học
Thái Nguyên.
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Đỗ Thị Thùy Chi: “Nghiên cứu và áp dụng
phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm thông qua dạy bài luyện tập và ôn
6
tập môn Vật lí trung học phổ thông góp phần đổi mới phương pháp dạy học”,
bảo vệ năm 2009 tại trường Đại học Giáo Dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Đặng Thị Thanh Bình “Dạy học theo nhóm trong dạy học Vật lí ở
Trường THCS” Tạp chí khoa học ĐHSP TP HCM (số 25-2011).
Tuy nhiên chưa có luận văn nào nghiên cứu sâu về phát triển năng lực
hợp tác trong làm việc nhó thí nghiệm học sinh môn Vật lí 7
7
B. NỘI DUNG
Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
VIỆC NĂNG LỰC HỢP TÁC QUA DẠY HỌC NHÓM
VỚI THÍ NGHIỆM HỌC SINH
1.1. Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông
Cùng với các môn học khác, môn Khoa học tự nhiên góp phần thực hiện
mục tiêu của giáo dục phổ thông, giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất
và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề
nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết
để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần
cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công
nghiệp mới.
Hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu ở họcsinh
Môn Khoa học tự nhiên hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu
đã được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, bao gồm những
phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Môn Khoa
học tự nhiên góp phần chủ yếu trong việc hình thành và phát triển thế giới
quan khoa học của học sinh; đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục học
sinh phẩm chất tự tin, trung thực, khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng
và biết vận dụng các quy luật của tự nhiên, để từ đó biết ứng xử với thế giới
tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.
Hình thành và phát triển năng lực ở học sinh
Môn Khoa học tự nhiên hình thành và phát triển cho học sinh những năng
8
lực chung: năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề
và sáng tạo; góp phần hình thành và phát triển một số năng lực khác như:
năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực công nghệ, năng lực tin học,
năng lực hiểu biết tự nhiên và xã hội; góp phần phát triển năng lực học tập
suốt đời. Bên cạnh đó, môn Khoa học tự nhiên hình thành và phát triển cho
học sinh các năng lực chuyên môn về tìm hiểu tự nhiên. Thông qua phương
pháp dạy học tích cực hoá hoạt động của người học, nhấn mạnh quá trình chủ
động trong việc chiếm lĩnh tri thức khoa học của học sinh mà hình thành và
phát triển các kĩ năng thực hành và kĩ năng tiến trình: quan sát, đặt câu hỏi và
trả lời, lập luận, dự đoán, chứng minh hay bác bỏ giả thuyết bằng thực hành,
mô hình hoá, giải thích, vận dụng, tổng hợp kiến thức khoa học để giải quyết
các vấn đề trong cuộc sống. Thông qua các hoạt động học tập của môn học
này, phát triển ở học sinh tư duy phản biện; củng cố và phát triển khả năng
giao tiếp, khả năng làm việc hợp tác.
1.2. Dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh với thí
nghiệm học sinh
1.2.1. Năng lực
1.2.1.1. Khái niệm
Từ điển tiếng việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên (Nhà xuất bản Đà
Nẵng. 1998) có giải thích: Năng lực là“Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự
nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí
tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất
lượng cao”.[ 5 ]
Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo
định hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát
hành năm 2014 thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh
hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ
cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động
9
trong bối cảnh nhất định.” [3]
Như vậy có thể hiểu năng lực là kết quả của sự tổng hòa của kiến thức,
kỹ năng và giá trị (ý chi, hứng thú, hưng phấn...) và nhờ nó người ta có thể
thực hiện thành công một công việc nào đó trong một tình huống cụ thể.
1.2.1.2. Năng lực học sinh
Theo F.E. Weinert cho rằng “NL của HS là sự kết hợp hợp lý kiến thức,
kỹ năng và sự sẵn sàng tham gia để cá nhân hành động có trách nhiệm và biết
phê phán tích cực hướng tới giải pháp cho các vấn đề”. [15 ]
Tác giả Lương Việt Thái cho rằng: “NL cần đạt của HS phổ thông là tổ
hợp nhiều khả năng và giá trị cơ bản được cá nhân thể hiện thông qua các
hoạt động có kết quả”. [11]
Như vậy có thể hiểu NL của HS là khả năng thực hiện thành công hoạt
động trong một bối cảnh cụ thể nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ
năng và các thuộc tính cá nhân khác nhau như hứng thú, niềm tin, ý chí....
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã xác định hệ thống năng lực
cốt lõi mà HS bao gồm năng lực chung và năng lực chuyên môn.
- Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm
nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề
nghiệp. Năng lực này được hình thành từ nhiều môn học khác nhau, bao gồm:
+ Năng lực tự chủ và tự học;
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác;
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực chuyên môn là những được hình thành chủ yếu từ một số môn
học cụ thể, bao gồm:
+ Năng lực ngôn ngữ;
+ Năng lực tính toán;
+ Năng lực khoa học;
10
+ Năng lực công nghệ;
+ Năng lực tin học;
+ Năng lực thẩm mỹ;
+ Năng lực thể chất.
1.2.2. Năng lực hợp tác
1.2.2.1. Khái niệm hợp tác
“Hợp tác là cùng chung sức giúp nhau trong một công việc, trong một
lĩnh vực hoạt động nào đó nhằm đạt được mục đích chung” . [19]
Hợp tác có những dấu hiệu cơ bản sau đây:
- Có cùng mục đích chung.
- Phân công nhiệm vụ dựa trên năng lực, khả năng của cá nhân.
- Trong sự hợp tác các thành viên phụ thuộc lẫn nhau, bình đẳng, tin
tưởng, tự nguyện và có trách nhiệm.
- Cùng chung sức, chia sẻ thông tin, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau, khích lệ tinh
thần tập thể và bổ sung cho nhau.
1.2.2.2. Năng lực hợp tác
1. Khái niệm
“NLHT là một dạng năng lực, cho phép cá nhân kết hợp một cách linh
hoạt và có tổ chức giữa tri thức cần thiết cho sự hợp tác, kỹ năng và thái độ,
giá trị, động cơ cá nhân nhằm đáp ứng hiệu quả yêu cầu của hoạt động hợp
tác trong bối cảnh cụ thể”. [12]
Người có năng lực hợp tác phải có kiến thức về hợp tác như: mục đích,
yêu cầu, nguyên tắc, cách thức tiến hành, những điều kiện, phương tiện môi
trường cần thiết cho học tập hợp tác và phải biết vận dụng trong thực tiễn học
tập một cách đúng đắn, linh hoạt, mềm dẻo và có hiệu quả Người có năng lực
hợp tác vừa là người hoàn thành tốt nhiệm vụ cá nhân trong nhóm khi được
giao vừa biết phối hợp, chia sẻ, hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm để
11
hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm hợp tác.
Người có năng lực hợp tác vừa là người hoàn thành tốt nhiệm vụ cá nhân
trong nhóm khi được giao vừa biết phối hợp, chia sẻ, hỗ trợ các thành viên
khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm hợp tác.
2. Biểu hiện năng lực hợp tác
- Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; xác định
được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất thông qua hợp tác, xác
định quy mô phù hợp.
- Xác định được trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công
việc cụ thể; xác định được nhiệm vụ của cả nhóm và nêu được các hoạt động
phải thực hiện, trong đó tự đánh giá được công việc bản thân có thể đảm
nhiệm tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm phân công.
- Nhận biết được sở trường, khả năng của từng thành viên; dự kiến phân
công từng thành viên trong nhóm các công việc phù hợp;
- Chủ động và tự giác hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh
thúc đẩy hoạt động chung; chia sẻ, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên và cả nhóm
để điều hoà hoạt động phối hợp; khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia
sẻ, hỗ trợ các thành viên khác.
- Căn cứ vào mục đích hoạt động của nhóm để tổng kết kết quả đạt được;
đánh giá mức độ đạt mục đích của cá nhân và của nhóm và rút kinh nghiệm
cho bản thân và cho từng người trong nhóm.
1.2.3. Hệ thống các kĩ năng hợp tác
Kĩ năng – một thành tố của năng lực, là điều kiện cần thiết để hình thành
năng lực song nó không đồng nhất với năng lực. Mỗi năng lực gắn với một
loại hoạt động: năng lực giao tiếp, năng lực tư duy,... Các năng lực này được
thể hiện ở những kĩ năng gắn với những hoạt động cụ thể, như: kĩ năng nói, kĩ
12
năng đặt câu hỏi,…
Năng lực hợp tác cũng được thể hiện ở những kĩ năng hợp tác, việc đưa
ra các kĩ năng hợp tác sẽ giúp cho GV có thể hình thành nên năng lực hợp tác
cho HS của mình, bởi thông qua việc rèn luyện các kĩ năng thì HS sẽ có năng
lực. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của HS, có thể xác định hệ thống các kĩ
năng hợp tác bao gồm các kĩ năng sau:
Bảng 1.1. Hệ thống các kĩ năng hợp tác
Kĩ năng Tiêu chí
Kĩ năng tổ chức
nhóm hợp tác
- Biết cách di chuyển, tập hợp nhóm
- Xác định được cách thức tiến hành hợp tác
Kĩ năng lập kế
hoạch hợp tác
- Xác định được các công việc cụ thể theo trình tự và thời
gian để hoàn thành các công việc đó
Kĩ năng đánh giá và
tự đánh giá
Tự đánh giá được ưu nhược điểm của bản thân để tiếp
nhận công việc phù hợp
Đánh giá được khả năng của thành viên khác để đưa ra ý
kiến phân chia công việc phù hợp với năng lực của thành
viên đó
Kĩ năng cộng tác Có thái độ hợp tác Có tinh thần trách nhiệm cao Chia sẻ,
giúp đỡ lẫn nhau Trình bày ý kiến một cách mạch lạc và
biết bảo vệ ý kiến của mình Có thái độ tôn trọng khi lắng
nghe ý kiến của các thành viên khác
Kĩ năng xây dựng
và duy trì bầu không
khí thân thiện tin
tưởng lẫn nhau
Thể hiện sự đồng tình, ủng hộ ý kiến của các thành viên
khác với những thái độ, cử chỉ, nét mặt vui vẻ Biết chủ
động giúp đỡ các thành viên khác khi họ gặp khó khăn và
yêu cầu nhận sự giúp đỡ một cách chân thành, cởi mở.
Kĩ năng giải quyết
mâu thuẫn
Biết kiềm chế sự tức giận của bản thân Phát hiện và giải
quyết được mâu thuẫn Biết đưa ra ý kiến trái chiều một
cách nhẹ nhàng, không được có thái độ xúc phạm người
khác Biết cách đàm phán, giải quyết mâu thuẫn một cách
13
tế nhị
1.2.4. Ý nghĩa của sự hợp tác và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh
THCS trong xã hội hiện nay
Năng lực hợp tác được hiểu là khả năng tương tác của cá nhân với các
nhân, cá nhân với tập thể trong học tập và trong cuộc sống. năng lực hợp tác
cho thấy khả năng hiệu quả làm việc của cá nhân với mối quan hệ với tập thể,
trong mối quan hệ tương trợ lẫn nhau để hướng tới một mục đích chung. Đây
là một năng lực cần thiết trong xã hội hiện đại, hội nhập quốc tế.
1.3. Thí nghiệm học sinh
1.3.1. Khái niệm
Thí nghiệm của học sinh được bản thân các em tiến hành trên lớp, trong phòng
thí nghiệm, ngoài lớp, ngoài trường hoặc ở nhà với các mức độ tự lực khác nhau.
1.3.2. Phân loại thí nghiệm học sinh
1.3.2.1 Thí nghiệm tìm tòi, khám phá
Thí nghiệm tìm tòi, khám phá là thí nghiệm do học sinh tự thực hiện trên
lớp hoặc trong phòng thí nghiệm hay ở nhà trong quá trình nghiên cứu bài
mới cũng như cũng cố hoàn thiện, vận dụng kiến thức. Sử dụng thí nghiệm tìm
tòi, khám phá để hình thành kiến thức mới, khái niệm vật lí mới cho học sinh.
Ví dụ: Thí nghiệm tìm hiểu đặc điểm chung của nguồn âm
Học sinh làm thí nghiệm với sợi dây cao su nhỏ. Khi căng sợi dây cao su
nhỏ và cố định hai đầu của nó rồi dùng tay kéo sợi dây lệch khỏi vị trí ban
đầu và thả ra thì sợi dây dao động và phát ra âm thanh. Đây là thí nghiệm
khám phá để phát hiện ra tất cả các nguồn âm đều dao động.
14
Hình 1.1 Thí nghiệm với sợi dây cao su nhỏ
1.3.2.2. Thí nghiệm thực hành
Thí nghiệm thực hành: là loại thí nghiệm do học sinh thực hiện trên lớp
hoặc trong phòng thí nghiệm sau mỗi chương, mỗi phần của chương trình
nhằm củng cố kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng thí nghiệm. Về mức độ
tự lực của học sinh ở đây cao hơn, họ thường xuyên áp dụng và sáng tạo kiến
thức vào những điều kiện mới. Thí nghiệm thực hành vật lý tạo ra khả năng
ôn tập những kiến thức đã học ở trình độ cao hơn, đào sâu, mở rộng và tổng
hợp các kiến thức cũng như phát triển kỹ năng và thói quen sử dụng các dụng
cụ và thiết bị thí nghiệm phức tạp để từ đó làm quen với những yếu tố tự lực
trong nghiên cứu thực nghiệm.
Ví dụ: Thí nghiệm so sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương
cầu lồi có cùng kích thước và vị trí đặt gương.
Học sinh tự tiến hành làm thí nghiệm ở trên lớp với những đồ dung và
thiết bị đã chuẩn bị sẳn. Học sinh phải tự tìm hiểu cách bố trí nghiệm và tiến
hành đo vùng nhìn thấy của mỗi gương và so sánh độ rộng vùng nhìn thấy
của mỗi gương.
Hình 1.2 Bố trí thí nghiệm xác định vùng nhìn thấy của gương
1.3.2.3. Thí nghiệm ở nhà
Thí nghiệm và quan sát ở nhà: Thí nghiệm và quan sát ở nhà do học
sinh hoàn toàn tự lực thực hiện ở nhà theo nhiệm vụ mà giáo viên đã giao
15
hoặc giải quyết các bài tập thông qua quan sát trực tiếp các thí nghiệm tự
làm ở nhà hoặc các hiện tượng xung quanh cuộc sống. Loại hình thí nghiệm
này luôn luôn tạo ra ở học sinh một sự say mê trong học tập và đòi hỏi ở các
em một sự kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm, giữa hoạt động trí óc và
hoạt động tay chân. Thí nghiệm và quan sát vật lý ở nhà là một loại bài tập
thực hiện tự lực, không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên trong tiến
trình thí nghiệm. Nó thường sử dụng đối với các thí nghiệm đơn giản.
Ví dụ: Thí nghiệm xác định vùng bóng tối và bóng nữa tối trong thực tế.
Học sinh sẽ quan sát hiện tượng những nơi có bóng tối và bóng nữa tối
trong thực tế và ghi lại thông tin hiện tượng.
1.4. Quy trình tổ chức dạy học nhóm với sự hỗ trợ của TNHS theo định
hướng bồi dưỡng năng lực hợp tác cho HS
a) Chuẩn bị của giáo viên
- Lựa chọn nội dung bài học tổ chức theo mô hình học hợp tác;
- Xác định mục tiêu của hoạt động nhóm;
- Phương tiện dạy học: Thí nghiệm HS, phiếu học tập, phiếu trả lời, các
bảng mẫu quan sát việc làm nhóm của HS.
- Tổ chức: lựa chọn kiểu nhóm và cỡ nhóm thích hợp; xác định thời
gian làm việc cho nhóm; sắp xếp HS vào nhóm; phổ biến quy tắc làm việc
nhóm; sắp xếp phòng học, kê bàn ghế, xác định vị trí làm việc của mỗi nhóm.
- Chuẩn bị bảng ghi điểm của nhóm và điểm cá nhân.
b) Quy trình tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát triển NLHT của HS với
sự hỗ trợ của TNHS
Quy trình phát triển năng lực hợp tác cho HS thông qua việc tổ chức giờ
học theo nhóm với sự hỗ trợ của TNHS gồm các bước cơ bản sau đây:
16
Thành lập nhóm học tập
GV định hướng chia nhóm. HS thành lập nhóm.
Giao – nhận nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ cụ thể cho từng
nhóm, định hướng điều khiển hoạt
động nhóm
Phân công nhiệm vụ cho các thành
viên trong nhóm.
Tổ chức làm việc theo nhóm với sự hỗ trợ của TNHS
GV theo dõi hoạt động của các
nhóm.
HS hợp tác làm việc nhóm.
Trình bày kết quả và thảo luận cả lớp
GV lắng nghe báo cáo kết
quả.
Chủ trì thảo luận cả lớp
HS trình bày kết quả hoạt
động của nhóm.
Hợp tác với GV và các bạn
cùng thảo luận cả lớp
Tổng kết, đánh giá kết quả
Đưa ra các tiêu chí đánh giá.
Nhận xét, đánh giá chung
cho các nhóm và từng cá
nhân.
Tự đánh giá và đánh giá các
thành viên khác trong nhóm.
Lắng nghe và rút kinh nghiệm
Hình 1.3 Sơ đồ quy trình tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát triển
NLHT cho HS
17
Bước 1: Thành lập nhóm học tập
Có rất nhiều tiêu chí khác nhau để tạo lập nhóm, mỗi cách lại có những
ưu điểm và khuyết điểm riêng, tùy theo điều kiện mà áp dụng; không nên áp
dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Có thể thành lập nhóm dựa vào
các tiêu chí sau: nhóm gồm những người tự nguyện, chung mối quan tâm;
nhóm ngẫu nhiên; nhóm cố định trong một thời gian dài; nhóm có học sinh
khá giỏi để hỗ trợ học sinh yếu kém ...
GV định hướng HS tiến hành chia nhóm: số lượng nhóm, vị trí hoạt
động, số lượng thành viên mỗi nhóm. Dưới sự hướng dẫn tổ chức của GV, HS
tiến hành thành lập nhóm theo yêu cầu: đặt tên nhóm, bầu nhóm trưởng, thư
ký, phát ngôn viên ...
Nhóm được xem là có hoạt động có hiệu quả là nhóm gồm các thành
viên có năng lực, hoàn cảnh, phẩm chất khác nhau, kỹ năng đa dạng. Cần rèn
luyện cho HS kỹ năng hợp tác nhóm để phát triển NLHT: cách lắng nghe,
cách thảo luận, cách diễn đạt quan điểm, cách bảo vệ quan điểm, khả năng
giải quyết mâu thuẫn …
Bước 2: Giao – nhận nhiệm vụ học tập
Tùy theo nội dung cần hoạt động, GV giao nhiệm vụ chung và nhiệm
vụ cụ thể cho các nhóm, có thể là nhiệm vụ giống nhau hay khác nhau; thông
báo thời gian hoạt động và mục tiêu cần đạt của nhiệm vụ. Khi giao nhiệm vụ
nhóm, GV giới thiệu thí nghiệm: dụng cụ, cách bước tiến hành thí nghiệm ...
Sau khi giao nhiệm vụ GV cần kiểm tra xem HS trong nhóm đã hiểu nhiệm
vụ được giao hay chưa.
Nhiệm vụ học tập có thể phổ biến với HS với câu hỏi bằng lời, bằng
phiếu học tập, bằng nội dung viết trên bảng hoặc bằng một thí nghiệm HS.
Nhiệm vụ được giao phải đa dạng để phát huy tính tích cực của các thành
viên trong nhóm, tránh nội dung quá đơn giản không kích thích tư duy của HS
18
Sau khi nhận nhiệm vụ học tập, nhóm trưởng các nhóm phân công
nhiệm vụ; mỗi thành viên trong nhóm cần có nhiệm vụ, vai trò rõ ràng. Sau
mỗi hoạt động nhóm, các thành viên cần thay đổi vai trò cho nhau.
Bước 3: Tổ chức làm việc theo nhóm với sự hỗ trợ của TNHS
GV đóng vai trò là một chuyên gia, là người cố vấn quan sát, định
hướng, giúp đỡ, gợi ý, khuyến khích, giải đáp các thắc mắc khi cần thiết trong
khi các nhóm tiến hành làm việc. Nhóm nào hoạt động chưa chưa tích cực,
GV đến và cùng tham gia, gợi ý cho HS như liên hệ những kiến thức đang
trao đổi với những kiến thức mà HS đã được học, tạo mối liên hệ giữa kiến
thức mới và những kiến thức HS đã biết, đã trải nghiệm.
Trong lúc các nhóm hoạt động, GV không nên can thiệp sâu vào cuộc
thảo luận của HS mà phải phát huy tính tự lực của mỗi học sinh trong suốt
quá trình thảo luận, GV chỉ can thiệp khi cuộc thảo luận đi lệch hướng, có thể
bổ sung những gợi ý và các câu hỏi để giúp HS phát hiện vấn đề và tăng hứng
thú thảo luận. GV theo dõi và ghi chú cách thức các nhóm lên kế hoạch, tổ
chức, tiến hành hoạt động ... để góp ý cho HS sau khi hoạt động nhóm.
Các nhóm tiến hành giải quyết nhiệm vụ. Trong quá trình làm việc,
nhóm trưởng nắm rõ sự phân công và đôn đốc các thành viên hoàn thành
đúng tiến độ. HS làm việc và hợp tác cùng các thành viên, cùng thống nhất,
bàn bạc để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các thành viên phải có trách
nhiệm với công việc được giao và đồng thời hổ trợ cho các thành viên khác
để thực hiện mục tiêu chung của nhóm.
Chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp.
Bước 4: Trình bày kết quả
Trước khi trình bày kết quả hoạt động của các nhóm, GV cần nêu lại
vấn đề đề, mục đích hoạt động để cả lớp tập trung lắng nghe.
GV cùng các nhóm khác lắng nghe tiến trình trình bày kết quả.
19
Các nhóm cử người trình bày kết quả và lắng nghe phân tích, góp ý của
GV cũng như cùng thảo luận với các thành viên của các nhóm khác, cùng
phân tích đúng sai, tranh luận và GV sẽ điều chỉnh để các nhóm về hoàn
thiện. GV cần khuyến khích các em đưa ra nhận xét cụ thể hoặc ý kiến bổ
sung cho nhóm bạn vừa trình bày. Rèn luyện cho HS cách đặt câu hỏi, cách
phản biện tích cực và khoa học.
GV có thể gợi ý các nhóm luân phiên thay đổi báo cáo viên nhằm làm
báo cáo thêm sinh động và đa dạng, rèn cho HS năng lực trình bày trước đám
đông, giúp các em mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Cần dự đoán trước các
tình huống để có thể xử lý tốt các kết luận.
Sau cuộc thảo luận cả lớp, GV góp ý và sau đó chốt lại nội dung, kiến
thức mới cần đạt được.
Bước 5: Tổng kết, đánh giá kết quả
GV đưa ra các tiêu chí đánh giá và để các thành viên trong nhóm tự
đánh giá và rút kinh nghiệm lẫn nhau. Sau đó GV nhận xét, đánh giá từng
nhóm, từng thành viên trong nhóm và rút kinh nghiệm cho cả lớp; nêu mục
tiêu mới cần đạt được ở tiết học tiếp theo.
Việc nhận xét, đánh giá không qua loa, phải đưa ra những nhận xét cụ
thể từ kết quả giải quyết nhiệm vụ học tập, lẫn cách thức các nhóm tiến hành
hoạt động; đó giúp HS tích lũy nhiều kinh nghiệm cho những hoạt động sau.
GV cần đánh giá sự tiến bộ của nhóm trên cơ sở thu thập những thông tin về
sự tiến bộ của mỗi HS trong nhóm; nên có điểm thưởng hợp lí cho sự tiến bộ
của các thành viên trong nhóm để khuyến khích, động viên các em.
1.5. Đánh giá năng lực hợp tác
1.5.1. Cơ sở xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác
Việc đánh giá năng lực hợp tác là một việc làm khó khăn và cần có thời
gian. Do đó, ta cần chia nhỏ năng lực hợp tác thành các năng lực thành tố và đưa
20
ra các biểu hiện cho từng năng lực thành tố đó. Mức độ biểu hiện năng lực hợp
tác của học sinh trong dạy học có sử dụng thí nghiệm có thể đánh giá được qua
các hoạt động cụ thể mà học sinh tham gia làm thí nghiệm chung với nhau.
Có thể chia nhỏ năng lực hợp tác thành các năng lực thành tố như sau:
Đề xuất mục đích và xác định hình thức hợp tác; Xác định vị trí, vai trò của
cá nhân; Đánh giá khả năng của người hợp tác; Tổ chức thuyết phục người
khác và giải quyết mâu thuẫn; Đánh giá kết quả của quá trình hợp tác.
Đối với năng lực thành tố đề xuất mục đích và xác định hình thức hợp
tác, vì thời gian cho phép của giờ học trong việc dạy học có sử dụng thí
nghiệm nên GV đã là người đưa ra mục đích hợp tác cho học sinh là tiến hành
làm thí nghiệm để chiếm lĩnh tri thức và cũng chính giáo viên là người đưa ra
hình thức hợp tác là cho các em làm việc chung với nhau theo nhóm . Do đó,
biểu hiện của năng lực thành tố này là: Các thành viên phối hợp với nhau để
triển khai công việc chung.
Việc lựa chọn biểu hiện cho từng năng lực thành tố là tôi dựa vào: biểu
hiện đó có liên quan đến năng lực thành tố và biểu hiện đó có thể quan sát
được. Đối với dạy học có sử dụng thí nghiệm, trong trường hợp giao nhiệm
vụ cho HS về nhà làm thí nghiệm theo nhóm thì việc đánh giá năng lực hợp
tác của học sinh sẽ được dựa vào sản phẩm mà các em làm ra đồng thời bí
mật nhờ một em trong nhóm mà GV thực sự tin tưởng để quan sát quá trình
mà các em làm việc chung.
Trên cơ sở đó, tôi sẽ thiết kế bảng Rubric để đánh giá năng lực hợp tác.
Rubric là một bảng mô tả chi tiết, rõ ràng, có hệ thống các tiêu chí, các mức
độ mà học sinh nên làm hoặc cần phải làm để đạt được mục đích cuối cùng
của nhiệm vụ học tập. Trong đề tài này, bảng rubric đánh giá năng lực hợp tác
của học sinh gồm 9 tiêu chí được đưa ra dựa trên các năng lực thành tố, mỗi
tiêu chí gồm có 4 mức độ thể hiện.
21
Căn cứ vào cấu trúc và các năng lực thành phần của năng lực hợp tác,
chúng tôi xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác trong
bảng sau.
Bảng 1.2 tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác
Các tiêu chí
đánh giá
Mức độ
Mức 1 Mức 2 Mức 3
1. Năng lực xác
định mục tiêu
hoạt động
chung.
- Không xác định
được mục tiêu
hoạt động chung.
- Xác định được
một phần mục
tiêu hoạt động
chung.
- Xác định được
mục tiêu hoạt
động chung.
2. Năng lực làm
việc cá nhân.
- Không hoàn
thành được nhiệm
vụ được giao.
- Không hiểu rõ
năng lực của bản
thân; từ chối,
thoái thác trách
nhiệm, nhiệm vụ
được giao.
- Hoàn thành
được một phần
nhiệm vụ được
giao.
- Chưa tự tin với
năng lực của bản
thân; không chủ
động nhận trách
nhiệm, nhiệm vụ
hoạt động.
- Hoàn thành tốt
nhiệm vụ được
giao.
- Hiểu rõ năng
lực của bản thân;
chủ động nhận
trách nhiệm,
nhiệm vụ hoạt
động.
3. Năng lực lắng
nghe và phản
hồi.
- Không lắng
nghe và không
thể nhắc lại ý
kiến của thành
viên khác.
- Có lắng nghe
nhưng không thể
nhắc lại ý kiến
của thành viên
khác.
- Lắng nghe và
nhắc lại được ý
kiến của thành
viên khác.
4. Năng lực trình
bày, diễn đạt ý
- Không nêu lên
được ý kiến của
- Nêu lên được ý
kiến nhưng chưa
- Nêu lên được ý
kiến của bản thân
22
kiến. bản thân mạch lạc, thuyết
phục.
một cách mạch
lạc, thuyết phục.
5. Năng lực
cộng tác với các
thành viên trong
nhóm.
- Không chịu trao
đổi, chia sẻ kiến
thức, kinh
nghiệm.
- Có trao đổi, chia
sẻ kiến thức, kinh
nghiệm nhưng
không nhiệt tình,
chân thành.
- Trao đổi, chia sẻ
kiến thức, kinh
nghiệm một cách
nhiệt tình, chủ
động.
6. Năng lực
quản lí, giải
quyết xung đột
- Không thể giải
quyết mâu thuẫn,
xung đột trong
nhóm.
- Chỉ giải quyết
được một phần,
các thành viên
vẫn chưa hài
lòng.
- Giải quyết được
mâu thuẫn, hợp
tình hợp lí.
7. Năng lực tạo
môi trường hoạt
động
- Không biết
khuyến khích,
động viên sực
tham gia của các
thành viên trong
tập thể
- Không biết chủ
động giúp đỡ và
yêu cầu bạn giúp
đỡ mình một cách
tự tin, chân thực,
cởi mở
- Khuyến khích,
động viên một
cách tương đối tôt
- Chủ động giúp
đỡ và yêu cầu bạn
giúp đỡ mình
tương đối tốt
- Khuyến khích,
động viên rất tôt
- Chủ động giúp
đỡ và yêu cầu bạn
giúp đỡ mình rất
nhiều và nhiệt
tình
8. Năng lực
đánh giá và tự
đánh giá
- Không đánh giá
được khả năng
của bản thân.
- Đánh giá chưa
đúng về khả năng
của bản thân.
- Đánh giá đúng
khả năng của bản
thân.
23
- Không đánh giá
được khả năng
của các thành
viên khác.
- Mơ hồ với khả
năng của các
thành viên khác.
- Đánh giá được
khả năng, vai trò
của các thành
viên trong nhóm.
9. Năng lực chịu
trách nhiệm kết
quả.
- Không chịu
trách nhiệm với
công việc, đổ
thừa, thoái thác.
- Không sẵn sàng,
chỉ chịu trách
nhiệm khi được
yêu cầu.
- Tự giác, chủ
động chịu trách
nhiệm với kết
quả.
1.5.2. Quy ước sử dụng thang đo
Mỗi tiêu chí có thể được đánh giá theo nhiều mức độ khác nhau (Trong
trường hợp trên có 3 mức độ). Do đó, để kết luận HS đạt được mức độ nào
trong NL được đo cần tính toán cụ thể theo quy ước như sau:
* Điểm đánh giá theo mức độ:
- Mức 1: 1,0 điểm
- Mức 2: 2,0 điểm
- Mức 3: 3,0 điểm
* Đối với tổng thể một NL:
- Đặt M = số tiêu chí được đo x 4: Số điểm tối đa có thể đạt được.
- Đặt x = tổng điểm tất cả các tiêu chí mà HS đạt được.
+ Nếu
M
x
≥ 80% và không có tiêu chí nào đạt dưới 3 điểm thì NL được
đo đạt mức Tốt.
+ Nếu 60% ≤
M
x
< 80% và không có tiêu chí nào đạt dưới 2đ; hoặc nếu
M
x
≥ 80% nhưng có ít nhất một tiêu chí đạt dưới 3 điểm thì NL được đo đạt
mức Khá.
24
+ Nếu 40% ≤
M
x
< 60%; hoặc nếu 60% ≤
M
x
< 80% và có ít nhất một
tiêu chí đạt dưới 2 điểm thì NL được đo đạt mức Trung bình.
+ Nếu
M
x
< 40% thì NL được đo đạt mức Thấp.
Năng lực hợp tác là một dạng năng lực cho phép cá nhân kết hợp một
cách linh hoạt và có tổ chức giữa tri thức, năng lực cần thiết của bản thân và
của các thành viên trong nhóm nhằm đáp ứng hiệu quả yêu cầu của hoạt động
hợp tác trong bối cảnh cụ thể. Trong đó mỗi cá nhân thể hiện sự tích cực, tự
giác, sự tương tác và trách nhiệm cao trên cơ sở huy động những tri thức, kĩ
năng của bản thân nhằm giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ củanhóm.HS tự chịu
trách nhiệm về kết quả học tập của mình, cho nên cùng với việc kiểm tra,
đánh giá của GV, HS được tham gia vào quá trình đánh giá, tự đánh giá và
đánh giá lẫn nhau.
1.6 Thực trạng dạy học Vật lí ở THCS hiện nay tại một số trường
PTDTNT trên địa bàn tỉnh Đăk Nông
Mục đích điều tra
Tìm hiểu về nhận thức của GV về dạy học theo hướng phát triển năng
lực học hợp tác ở trường PTDTNT.
Tìm hiểu thực trạng tổ chức DH theo hướng phát triển năng lực hợp tác
ở trườngTHCS.
Đối tượng diều tra
Đối tượng khảo sát, chúng tôi chọn GV và HS tại trường PTDTNT
THCS và THPT huyện Đăk Mil, trường PTDTNT THCS và THPT huyện
Đăk Song, tại trường PTDTNT THCS và THPT huyện Cư Jút và trường
PTDTNT THCS và THPT huyện Krông Nô,trường PTDTNT THCS và
THPT huyện Đăk R’lấp, trường PTDTNT THCS và THPT huyện Đăk
Glong làm khách thể nghiên cứu. “Vì mỗi trường chỉ có một lớp”
25
Tổng số GV điều tra là 12, trong đó trình độ Thạc sĩ: 03, Đại học: 09 (Số
phiếu phát ra là 12, số phiếu thu về là 12). Đại đa số giáo viên được điều tra là
những người có kinh nghiệm giảng dạy từ 5 năm trở lên ở các Tổ Tự nhiên.
Số học sinh được điều tra được lấy từ 4 lớp ở các trường có điều kiện xã
hội học tập tương đồng gồm : Trường PTDTNT THCS và THPT huyện Đăk
Mil, trường PTDTNT THCS và THPT huyện Đăk Song, tại trường
PTDTNT THCS và THPT huyện Cư Jút và trường PTDTNT THCS và
THPT huyện Krông Nô , tổng số phiếu phát ra 115 và thu về là 115.
Đối với GV
Bảng 1.3. Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học
STT
Phương pháp, phương
tiện dạy học
Số phiếu và tỷ lệ %
Thường xuyên Không thường
xuyên
Khôngdùng
1 PP thuyết trình 10 (83,33%) 2 (16,67%) 0
2 PP đàm thoại 9 (75%) 3 (25%) 0
3 PT trực quan 7 (58,33%) 5 (41,67%) 0(0%)
4 PP dạy học nêu và giải
quyết vấn đề
8(66,67%) 4 (33,33%) 0(0%)
5 PP dạy học theo nhóm 5 (23.08%) 7 (53.85%) 0(0%)
6 PP dạy học theo dự án 0 (0%) 1 (8,33%) 11(91,67%)
7 Sử dụng thí nghiệm 3 (25%) 9(75%) 0(0%)
Dựa vào Bảng 1.1 cho thấy nhận thấy, GV sử dụng các PPDH tích cực
còn rất ít. Nhất là các phương pháp dạy học giúp cho HS phát triển năng lực
hợp tác.
26
Bảng 1.4. Ý kiến của giáo viên về các phương pháp dạy học tích cực
(Nhóm, Góc, Tự học)
STT Vai trò của PPDH dạy học tích cực %
1 Phát triển năng lực hợp tác 83,33
2 Rèn luyện cho HS khả năng trình bày trước đám đông 91,67
3 Giúp HS mạnh dạn phát biểu ý kiếnxây dựng 75
5 HS chủ động trong công việc 75
6 Khơi dậy động cơ học tập 66,67
7 HS tích cực tư duy, sáng tạo 66,67
8 Tạo cơ hội hoạt động cho HS ở mọi trình độ (giỏi, khá,
trung bình, yếu) phát huy năng lực tiềm ẩn của cá nhân.
50
Đa số GV khẳng định đây là phương pháp tạo ra nhiều cơ hội cho HS
rèn luyện và phát triển năng lực hợp tác cho HS (83,33%) là một trong những
năng lực quan trọng, cần thiết của công dân ở thế kỉ 21. HS rèn luyện khả
năng trình bày tự tin trước đám đông (91,67%).
Ngoài ra còn thêm một số ý kiến:
- PPDH tích cực tạo điều kiện cho HS tự nghiên cứu, gây hứng thú học
tập và làm cho HS tự tin hơn, phát triển tốt được năng lực hợp tác.
- Tạo mối quan hệ gắn kết giữa thầy và trò.
- Không khí học tập sôi nổi, HS rất thích thú.
Bảng 1.5. Ý kiến của GV về khó khăn khi sử dụng phương pháp tích cực
STT Những khó khăn trong tổ chức hoạt động nhóm % ý kiến
1 Thời gian tiết học ngắn 91,67
2 Sự chênh lệch trình độ HS gây khó khăn trong việc chia
nhóm,thường dẫn đến hiện tượng “ăn theo” “tách nhóm”
66,67
3 HS còn thiếu chủ động và chưa quen khi được giao nhiệm vụ 83,33
4 Cách bố trí lớp học (cố định, thiếu linh hoạt) 66,67
Từ kết quả ở Bảng 1.3, cho thấy những khó khăn chủ yếu đối với việc
27
dạy học nhóm là:
- Thời lượng của tiết học là điều khó khăn nhất cho việc tổ chức DH theo
PP tích cực (91,67%).
- Sĩ số lớp học đông khiến GV gặp khó khăn trong việcđiều khiển các hoạt
động(88,61%).
- Việc đánh giá chính xác kết quả hoạt động của từng HS gặp nhiều khó
khăn do hiện tượng “ăn theo” và “tách nhóm”(66,67%).
- HS phối kết hợp không nhịp nhàng, thiếu chủ động(83,33%).
Bên cạnh đó cũng có một số ý kiến khác như:
- Hình thức kiểm tra đánh giá chưa phùhợp.
- Mất nhiều hiết kế tiến trình DH và tổ chức hoạt động, theo dõi và
đánhgiá HS.
- Lớp học thường ồn ào, khó khăn trong việc ổn định, điều khiển lớp học,
đòi hỏi GV sự kiên nhẫn và khéo léo.
- HS chưa có thói quen tự làm việc với SGK, tài liệu thamkhảo.
- Cơ sở vật chất còn thiếu.
Đối với HS
Bảng 1.6. Ý kiến của HS về hoạt động của HS trên lớp
STT Các hình thức hoạt động của HS
trong giờ học
Mức độ (Tính theo %)
Thường
xuyên
Không thường
xuyên
Ít hoặc
rất ít
1 Đọc, chép 75 25 0
2 Trả lời câu hỏi khi GV phát vấn 68.7 20.6 10.7
3 Làm việc với SGK để trả lời câu hỏi 72.4 25.6 2
4 Quan sát đồ dùng, hình ảnh... 55.73 36.8 7.47
5 Làm bài tập trên lớp, ở nhà 70.4 20.64 8.96
6 Quan sát TN do GV biểu diễn 80.24 10.87 8.89
7 Tự nghiên cứu bài, tự làm TN 52.17 20.45 27.38
8 Đọc tài liệu tham khảo 35.67 55.46 8.87
9 Xem phim, ghi hình?, máy chiếu? 15.56 46.8 37.64
10 Làm việc hợp tác theo nhóm 35.24 50.68 14.08
11 Sử dụng tài liệu học tập, CNTT để 5.32 45.62 49.06
28
chuẩn bị bài theo nhiệm vụ GV giao
Qua việc điều tra cho thấy tuy có khó khăn trong quá trình học tập nhưng
đa số các em đều có ý thức vươn lên trong quá trình học tập, chịu khó học hỏi
bạn bè và thầy cô. Tuynhiên vẫn còn một phần nhỏ các em chưa tập trung
học, không chú ý nghe giảng, lười suy nghĩ và chưa tìm được phương pháp
phù hợp với mình.Việc học tập hợp tác sẽ rất phù hợp vì các HS khá giỏi có
thể kèm các HS yếu kém.
Qua các kết quả điều tra ở trên cho thấy: GV đã chú ý đã áp dụng các
phương pháp dạy học tích cực, tuy nhiên số lượng GV áp dụng là chưa nhiểu
và chưa thường xuyên. Hầu hết các GV vẫn dạy theo các phương pháp truyền
thống, như vậy chưa phát huy được tính tích cực học tập HS. Trong giờ học
bài mới các GV thường chỉ đặt những câu hỏi mang tính dẫn dắt, gợi mở kiến
thức, thường ít đặt những câu hỏi tình huống, câu hỏi liên hệ giữa kiến thức
đang học với thực tế đời sống, do đó làm cho việc dạy họcthường xa rời thực
tiễn đời sống. GV thường ít khuyến khích và hướng dẫn HS đọc tài liệu
tham khảo để tự tìm hiểu và mở rộng kiến thức. Trong giờ luyện tập hay ôn
tập chương, ôn tập học kì GV chỉ ôn tập lại kiến thức theo SGK. Ít khi để HS
bàn bạc, thảo luận và làm việc độc lập để ôn tập.
Nội dung điều tra và kết quả điều tra (Phiếu điều tra ở phần phụ lục)
29
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 chúng tôi đã trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn
của đề tài bao gồm các nội dung sau:
- Năng lực và phát triển năng lực cho HS THCS
- Năng lực hợp tác và phát triển năng lực hợp tác cho HS THCS
- Đánh giá năn lực hợp tác của HS
- Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để phát triển năng
lực hợp tác cho HSTHCS
- Thực trạng của việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm với thí
nghiệm học sinh để bồi dưỡng năng lực hợp tác cho HS Dân tộc ở các trường
PTDTNTtrên địa bàn tỉnh Đăk Nông.
- Đề xuất quy trình tổ chức dạy học nhóm theo hướng bồi dưỡng
NLHT với TNHS;
Những nội dung trên là cơ sở để nghiên cứu và giải quyết những vấn đề
trong các chương tiếp theo.
30
Chương 2
TỔ CHỨC DẠY HỌC NHÓM VỚI THÍ NGHIỆM HỌC SINH
VẬT LÝ 7 THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC
HỢP TÁC CHO HỌC SINH
31
2.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình vật lý 7
Nội dung chương trình vật lý 7 có những điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, khung chương trình gồm 37 tiết /1 năm học, số tiết học 1 tiết/1 tuần.
Thứ hai, nội dung chương trình vật lý 7 gồm có 3 chương, chương Quang học,
chương Âm học và chương Điện học.
Thứ ba, về phương pháp dạy học đòi hỏi phải tích cực hóa hoạt động nhận thức
của học sinh trong quá trình dạy học.
Nội dung chương trình vật lý 7 được lựa chọn theo định hướng tiếp tục phát
triển những kiến thức và kỹ năng mà học sinh đã đạt được ở bậc tiểu học và tiếp tục
học lên những bậc học cao hơn. Những nội dung được lựa chọn có liên hệ trực tiếp
đến vốn hiểu biết và kinh nghiệm cuộc sống của học sinh nhằm tạo điều kiện cho học
sinh phát triển vốn hiểu biết và kỹ năng của bản thân. Quan trọng là chương trình
vật lý 7 đã đưa vào những nội dung nhằm làm cho học sinh có thể vận dụng các kiến
thức và kỹ năng đã chiếm lĩnh được vào các hoạt động thường ngày.
Chương trình vật lý 7 đã tạo điều kiện cho việc tăng cường các hoạt động học
tập đa dạng của học sinh. Các em được tham gia vào các hoạt động như thu thập và
xử lý thông tin, thảo luận nhóm, đề xuất các dự đoán, phát biểu các giả thuyết cũng
như giải quyết những vấn đề khoa học nhỏ và nhất là tiến hành các thí nghiệm vật lý
với các thiết bị và vật liệu đơn giản sẵn có.
Trong mỗi tiết học, khối lượng nội dung được tính toán đã dành một phần thời
gian cho các hoạt động tự lực của học sinh, tạo điều kiện để học sinh có thể quan sát
trực tiếp các hiện tượng vật lý, trao đổi nhóm, tìm phương án giải quyết vấn đề, tiến
hành thí nghiệm, thảo luận kết quả và rút ra những kết luận cần thiết.
Chương trình vật lý lớp 7 phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận
thức của học sinh ở độ tuổi này. Chương trình vật lý 7 đề cập đến các hiện tượng,
các quá trình và các khái niệm vật lý về Quang học, Âm học và điện học chủ yếu ở
mức độ định tính và định lượng đơn giản. Ở lớp 7, học sinh có thể tham gia vào quá
trình hình thành một hệ thống các khái niệm vật lý và sử dụng chúng để mô tả, giải
32
thích một số sự vật, hiện tượng và quá trình. Các hiện tượng, thuộc tính và quá trình
vật lý lớp 7 rất gần với kinh nghiệm và hiểu biết của học sinh. Hầu hết các kết luận
có thể do học sinh tự rút ra trên cơ sở quan sát trực tiếp sự vật hiện tượng. Bên cạnh
đó, việc trực tiếp tiến hành các phép đo cơ bản đã tạo điều kiện rèn luyện cho học
sinh các kỹ năng thực hành và thái độ ứng xử cần thiết cho việc học tập vật lý.
Chương trình lớp 7 có 30 tiết có thí nghiệm.
Nội dung SGK vật lý 7 trình bày nhiều kiến thức theo tinh thần tạo điều kiện
nhiều hơn để học sinh đưa ra dự đoán và đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra dự
đoán. Đồng thời, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động tích cực tự lực và hợp tác với
nhau để tìm ra và chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng mới.
2.2. Các thí nghiệm học sinh trong chương trình vật lí 7
2.2.1 Thí nghiệm học sinh sự truyền thẳng của ánh sáng trong môi trường
trong suốt và đồng tính.
Mục đích thí nghiệm : Chứng minh được trong môi trường trong suốt và
đồng tính thì ánh sáng đi theo đường thẳng.
Nội dung thí nghiệm : Quan sát ánh sáng của bóng đèn bằng ống cong,
ống thẳng và sử dụng ba tấm bìa có khoét lỗ có cùng độ cao.
33
2.2.2 Thí nghiệm Bóng tối – Bóng nửa tối.
Mục đích thí nghiệm : Quan sát và xác định được bóng tối và bóng nửa
tối trên màn chắn.
Nội dung thí nghiệm : Dùng ánh sáng đèn pin chiếu lên màn chắn phía
trước có một tấm bìa “nhỏ hơn màn chắn” ở phía trước ngăn không cho ánh
sáng truyền tới miếng bìa.
34
2.2.3 Thí nghiệm định luật phản xạ ánh sáng
Mục đích thí nghiệm : Khảo sát sự phụ thuộc của góc phản xạ vào góc
tới, phát hiện phát hiện tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và
đường pháp tuyến.
Nội dung thí nghiệm : Chiếu 01 tia tới đến gương phẳng với góc tới cho
trước, xác định tia phản xạ và góc phản xạ.
2.2.4 Thí nghiệm đo độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng
Mục đích thí nghiệm : Chứng minh được độ lớn ảnh của một vật tạo bởi
gương phẳng bằng độ lớn của vật.
Nội dung thí nghiệm : Dùng hai vật bằng nhau đặt trước kính mờ trong
suốt, so sánh độ lớn của vật với độ lớn của ảnh.
35
2.2.5 Thí nghiệm xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng
Mục đích thí nghiệm : Xác định được vùng nhìn thấy của gương phẳng,
so sánh vùng nhì thấy của cùng một gương phẳng khi đặt gần vị trí quan sát
và khi đặt xa vị trí quan sát.
Nội dung thí nghiệm : Đo vùng nhìn thấy của một gương phẳng khi đặt
gần vị trí quan sát và khi đặt xa vị trí quan sát.
2.2.6 Thí nghiệm đặc điểm chung của nguồn âm
Mục đích thí nghiệm : Phát hiện được mọi vật phát ra âm thanh đều dao
động.
Nội dung thí nghiệm :
- Làm thí nghiệm sự dao động phát ra âm thanh với sợi dây cao su nhỏ.
- Làm thí nghiệm với thanh âm thoa.
- Làm thí nghiệm dung thìa gõ nhẹ vào thành cốc mỏng.
36
2.2.7 Thí nghiệm truyền âm trong môi trường chất rắn
Mục đích thí nghiệm : Chứng minh được âm truyền được trong môi
trường chất rắn, chất rắn là môi trường truyền âm tốt hơn chất lỏng và không
khí.
Nội dung thí nghiệm : Có ba bạn tiến hành làm thí nghiệm như sau:
Người thứ nhất áp tai xuống bàn: người thứ hai gõ nhẹ xuống bàn; người thứ
ba đứng bên ngoài bàn, người thứ hai gõ nhẹ xuống bàn sao cho người thứ ba
không nghê thấy âm của tiếng gõ còn người thứ nhất sẽ nghe thấy âm của
tiêng gõ.
Gõ nhẹ
đầu bút
chì
xuống
mặt bàn.Nghe
thấy
tiếng
gõ
Không
nghe
thấy
tiếng
gõ
37
2.2.8 Thí nghiệm hai loại điện tích
Mục đích thí nghiệm : Biết được có hai loại điện tích, sự tương tác giữa
hai vật mang điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau.
Nội dung thí nghiệm :
- Kẹp hai mảnh nilông trên thân cây bút chì rồi cọ xát hai mãnh ni lông
này bằng một miếng len.
- Dùng mảnh vải khô cọ xát hai thanh nhựa sẫm màu giống hệt nhau. Đặt
một thanh lên bàn trông có mũi nhọn và dễ dàng quay. Đưa thanh còn lại đến
gần một đầu của thanh đang đặt trên bàn trông.
- Dùng mảnh vải khô cọ xát lên một thanh nhựa sẫm màu rồi đặt thanh
nhựa lên bàn trông có mũi nhọn và dễ dàng quay. Đưa đầu thanh thủy tinh đã
cọ xát với mãnh lụa đến gần đầu thanh thước nhựa.
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2
Thí nghiệm 3
2.2.9.Thí nghiệm đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch

38
mắc nối tiếp.
Mục đích thí nghiệm : Mắc được đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối
tiếp và đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế.
Nội dung thí nghiệm :
2.3. Thiết kế tiến trình dạy học một số đơn vị kiến thức Vật lí 7 theo
hướng bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh
2.3.1. Thực trạng sử dụng thí nghiệm học sinh trong dạy học môn Vật lý 7
ở các trường PTDTNT tỉnh Đăk Nông
Các bài thí nghiệm được đưa vào trong SGK vật lý 7 có những đặc điểm sau:
- Đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với nhu cầu, năng lực cũng như hứng thú
của học sinh.
- Sử dụng những loại nguyên vật liệu đơn giản, dễ kiếm phù hợp với điều kiện
của nhà trường.
- Nhằm tạo điều kiện cho số đông học sinh được rèn luyện kỹ năng thí nghiệm,
tự tay tiến hành thí nghiệm, tự mình quan sát đo đạt và rút ra nhận xét, kết luận.
Phương pháp dạy học môn vật lý 7 hiện nay theo hướng phát huy năng lực của
học sinh, phát huy tính chủ động của học sinh trong học tập, kích thích nỗ lực hoạt
động của cá nhân với việc hợp tác trong nhóm cũng như các hình thức tổ chức học
tập ngoài lớp học. Do vậy, giáo viên phải có những biện pháp tổ chức hoạt động
nhóm làm thí nghiệm cụ thể khi đưa thí nghiệm vào trong giờ học theo hướng phát
huy năng lực hợp tác của học sinh thì chất lượng dạy học mới được nâng cao.
Qua thực tiễn tham quan, trao đổi trực tiếp với giáo viên và lấy phiếu điều tra
39
tình hình sử dụng thí nghiệm vật lý 7 ở một số trường PTDTNT ở tỉnh Đăk Nông cho
thấy:
- Phương pháp dạy học theo phát triển năng lực hợp tác của học sinh dân tộc ớ
các trường PTDTNT tỉnh Đăk Nông trong dạy học vật lý thông qua sử dụng thí
nghiệm đã được 75% giáo viên được hỏi ý kiến đồng ý.
- Khi đề cập đến thực tế dạy học thì có đến 83,33% ý kiến giáo viên chọn
phương pháp thuyết trình; 75 % ý kiến giáo viên chọn kết hợp thí nghiệm của GV và
HS trong dạy học. Điều này chứng tỏ, đa số giáo viên vẫn dùng lối thuyết trình nhiều
trong dạy học vật lý 7 ở trường PTDTNT.
- Đề cập đến hình thức tiến hành thí nghiệm có 77,3% ý kiến GV tiến hành thí
nghiệm biểu diễn; 9,8% ý kiến chọn cách cho các nhóm học sinh tiến hành thí
nghiệm; 12,9% ý kiến chọn cách phối hợp sử dụng thí nghiệm GV và thí nghiệm HS.
Từ kết quả khảo sát trên, có thể nhận thấy rằng:
- Giáo viên rất ngại làm thí nghiệm, một phần không bị bắt buộc, phần khác là
do việc sử dụng thí nghiệm cho một tiết dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận
thức của học sinh vẫn còn nhiều lúng túng, hạn chế về mặt chuyên môn nghiệp vụ.
- Thời gian dành cho tiết học là không nhiều nếu không biết cách phối hợp khai
thác hiệu quả thí nghiệm của GV và thí nghiệm của HS.
- Cách viết của SGK đã chú trọng nhiều đến thí nghiệm, song vẫn chưa phù hợp
với việc tổ chức các hoạt động nhận thức tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh theo
quan điểm lý luận dạy học hiện đại. Bản thân giáo viên lại không thay đổi cách nhìn
nhận vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận
thức của học sinh.
- Quan điểm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh vẫn chưa thực sự
đổi mới, chưa chú trọng đến thí nghiệm thực hành.
2.3.2 Quy trình tổ chức dạy học nhóm với thí nghiệm học sinh nhằm bồi
dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh
40
GV HS
Chú
thích
Hướng dẫn HS tự
nghiên cứu
↔
Tự nghiên cứu cá
nhân
(1)
↓ ↓
Tổ chức thảo luận
nhóm
↔
Hợp tác với bạn trong
nhóm
(2)
↓ ↓
Tổ chức thảo luận lớp↔
Hợp tác với các bạn
trong lớp
(3)
↓ ↓
Kết luận đánh giá ↔
Tự đánh giá, tự điều
chỉnh
(4)
Sơ đồ 2.1 quy trình tổ chức dạy học nhóm với thí nghiệm học sinh nhằm
bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh
Để đạt được hiệu quả làm việc hợp tác của học sinh trong làm thí
nghiệm theo nhóm cần phải thực hiện các nội dung sau:
- Chuẩn bị : Giáo viên yêu cầu học sinh phải đọc trước nội dung bài học,
những dụng cụ thí nghiệm bài học yêu cầu học sinh chuẩn bị, chuẩn bị phiếu
học tập, bảng biểu cho nhóm học tập và cho lớp khi cần thiết. Đảm bảo đủ vể
số lượng, chất lượng. Điều này đòi hỏi giáo viên cần nghiên cứu kĩ chương
trình các bài có thí nghiệm ngay từ đầu năm học, xác định cần dụng cụ gì, số
lượng bao nhiêu, còn thiếu những gì để có kế hoạch giải quyết trong năm
bằng cách mua thêm hoặc tự làm hoặc hướng dẫn học sinh tự làm.
- Giáo viên tiến hành làm thí nghiệm kiểm tra trước: Để đảm bảo thí
nghiệm thành công với sai số nhỏ ở mức cho phép. Nếu thí nghiệm khó thành
công, hoặc sai số lớn thì giáo viên phải nêu ra những khó khăn gặp phải để
41
đưa ra dự báo để điều chỉnh kết quả, tránh được những lúng túng gặp phải
trong thực tế giảng dạy.
- Đảm bảo tính an toàn khi cho học sinh tiến hành thí nghiệm đối với
học sinh: Trong quá trình học sinh tiến hành làm thí nghiệm giáo viên nhắc
nhở học sinh trong mỗi nội dung thực hành. Cần tập chung vào những yếu tố
gây mất an toàn nhất để lưu ý đến học sinh cả trước, trong và sau thực hành.
- Đưa ra những quy định thời gian cho mỗi nội dung thực nghiệm: Đảm
bảo rèn tác phong làm việc có kỉ luật, khoa học cho học sinh.
- Đảm bảo mọi học sinh đều tham gia hoạt động : Giáo viên dựa vào các
bước tiến hành và nội dung của thí nghiệm để giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
Trong nhóm học sinh sẽ phân công công việc cho từng thành viên nhóm
mình.
2.2.3. Xây dựng các bước để tổ chức dạy học nhóm với thí nghiệm học sinh
cụ thể nhằm bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh
Bài 4 định luật phản xạ ánh sáng
Bước 1:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung yêu cầu của thí nghiệm.
(Thí nghiệm để phát hiện phát hiện tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng
chứa tia tới và đường pháp tuyến, góc phản xạ bằng góc tới)
- Chia nhóm, chia lớp thành 6 nhóm mỗi nhóm 5 thành viên.
- Địa điểm: Bàn 1 trong các nhóm di chuyển xuống bàn 2 để làm thực
hành.
- Phương án thí nghiệm (theo sgk)
- Dụng cụ và bố trí:
Dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm gồm: Đèn chiếu khe hẹp, nguồn
điện, gương phẳng gắn chân đế, bẳng mặt phẳng có thước chia độ và đường
42
pháp tuyến, bảng ghi kết quả.
Bố trí : Đặt gương phẳng trên mặt phẳng có thước đo độ, sao cho mặt
phẳng gương vuông góc với đường pháp tuyến ghi trên thước, mép gương
trùng với đường kẽ thẳng trên thước.
- Cách tiến hành:
Dùng đèn chiếu tia sáng tới đến vị trí điểm tới ( tại vị trí giao nhau của
gương phẳng và đường pháp tuyến)
- Thời gian cho thực nghiệm là 3 phút.
Bước 2:
- Giáo viên đưa ra các nhiệm vụ trong quá trình làm thí nghiệm gồm:
+ Kiểm tra dụng cụ thí nghiệm
+ Bố trí thí nghiệm
+ Điều khiển đèn pin chiếu tia sáng
+ Đọc và ghi kết qủa đo được vào phiếu học tập
+ Đánh giá nhận xét kết quả thí nghiệm
- Trong nhóm phân công nhiêm vụ cho từng thành thành viên của nhóm:
+ Các nhóm tự phân trưởng nhóm, thư ký và báo cáo viên.
- Các nhóm thảo luận kế hoạch và cách thức làm việc của nhóm.
- Tiến hành thực hiện nhiệm vụ:
+ Sắp xếp, bố trí thí nghiệm.
+ Giáo viên theo dõi và uốn nắn HS trong quá trình thí nghiệm
+ Thảo luận thống nhất kết quả thí nghiệm trong nhóm.
- Thu xếp đồ dùng thiết bị, chuẩn bị báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
Bước 3:
-Yêu cầu một nhóm cử báo cáo viên trình bày kết quả
- GV tổ chức cho các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá kết quả và rút ra
kết luận.
43
- GV nhận xét ý thức thực hành.
Bài 10 Nguồn âm
Bước 1:
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu và trình bày nội dung của thí
nghiệm.
(Thí nghiệm để phát hiện phát hiện tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng
chứa tia tới và đường pháp tuyến, góc phản xạ bằng góc tới)
- Chia nhóm, chia lớp thành 6 nhóm mỗi nhóm 5 thành viên.
- Địa điểm: Bàn 1 trong các nhóm di chuyển xuống bàn 2 để làm thực
hành.
- Phương án thí nghiệm (theo sgk)
- Dụng cụ và bố trí:
Dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm gồm: Dây cao su nhỏ, cốc thủy tinh,
thanh âm thoa, búa cao su, phiếu học tập.
Bố trí : Theo cách trình bày trong sách giáo khoa.
- Cách tiến hành:
Dùng đèn chiếu tia sáng tới đến vị trí điểm tới ( tại vị trí giao nhau của
gương phẳng và đường pháp tuyến)
- Thời gian cho thực nghiệm là 5 phút.
Bước 2:
- Giáo viên đưa ra các nhiệm vụ trong quá trình làm thí nghiệm gồm:
+ Kiểm tra dụng cụ thí nghiệm
+ Thực hiện lần lượt từng thí nghiêm
+ Nhận xét và ghi kết qủa đo được vào phiếu học tập
+ Đánh giá nhận xét kết quả thí nghiệm
- Trong nhóm phân công nhiêm vụ cho từng thành thành viên của nhóm:
44
+ Các nhóm tự phân trưởng nhóm, thư ký và báo cáo viên.
- Các nhóm thảo luận kế hoạch và cách thức làm việc của nhóm.
- Tiến hành thực hiện nhiệm vụ:
+ Sắp xếp, bố trí thí nghiệm.
+ Giáo viên theo dõi và uốn nắn HS trong quá trình thí nghiệm
+ Thảo luận thống nhất kết quả thí nghiệm trong nhóm.
- Thu xếp đồ dùng thiết bị, chuẩn bị báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
Bước 3:
-Yêu cầu một nhóm cử báo cáo viên trình bày kết quả
- GV tổ chức cho các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá kết quả và rút ra kết
luận.
- GV nhận xét ý thức thực hành.
Bài 18 Hai loại điện tích
Bước 1:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung yêu cầu của thí nghiệm.
(Thí nghiệm để biết được có tồn tại hai loại điện tích và sự tương tác giữa các
vật bị nhiễm điện)
- Chia nhóm, chia lớp thành 6 nhóm mỗi nhóm 5 thành viên.
- Địa điểm: Bàn 1 trong các nhóm di chuyển xuống bàn 2 để làm thực
hành.
- Phương án thí nghiệm (theo sgk)
- Dụng cụ và bố trí:
Dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm gồm: Kẹp giấy, bút chì, mảnh
nilông, bàn trông, 2 thanh nhựa cùng loại, thanh thủy tinh.
Bố trí : theo hướng dẫn của SGK.
- Cách tiến hành:
Theo yêu cầu ghi trong SGK
45
- Thời gian cho thực nghiệm là 10 phút.
Bước 2:
- Giáo viên đưa ra các nhiệm vụ trong quá trình làm thí nghiệm gồm:
+ Kiểm tra dụng cụ thí nghiệm
+ Thực hiện lần lượt từng thí nghiêm
+ Nhận xét và ghi kết qủa đo được vào phiếu học tập
+ Đánh giá nhận xét kết quả thí nghiệm
- Trong nhóm phân công nhiêm vụ cho từng thành thành viên của nhóm:
+ Các nhóm tự phân trưởng nhóm, thư ký và báo cáo viên, thành viên
thực hiện.
- Các nhóm thảo luận kế hoạch và cách thức làm việc của nhóm.
+ Nhóm trưởng nêu phương án thực hiện, mỗi thành viên đưa ra ý kiến
về phương án thực hiện.
+ Mỗi thành viên trình bày nhiệm vụ thực hiện của mình.
- Tiến hành thực hiện nhiệm vụ:
+ Sắp xếp, bố trí thí nghiệm.
+ Giáo viên theo dõi và uốn nắn HS trong quá trình thí nghiệm
+ Thảo luận thống nhất kết quả thí nghiệm trong nhóm.
- Thu xếp đồ dùng thiết bị, chuẩn bị báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
Bước 3:
-Yêu cầu một nhóm cử báo cáo viên trình bày kết quả
- GV tổ chức cho các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá kết quả và rút ra kết
luận.
- GV nhận xét ý thức thực hành.
46
2.3.2. Thiết kế một số giáo án vật lý có tổ chức hoạt động nhóm với TNHS
để bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh
2.3.2.1. Bài 4 "ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG"
1. Mục tiêu:
1.1 Kiến thức: Học sinh phải biết được
+ Xác định tia tới, tia phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ;
+ Đường đi của tia sáng khi phản xạ trên gương phẳng;
+ Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
1.2 Kỹ năng: Học sinh phải tiến hành các quan sát và nhận xét các thí nghiệm cũng
như cách thức làm việc theo nhóm.
1.3 Thái độ: Học sinh cần có được tác phong cẩn thận, tỉ mỉ thông qua tiến hành thí
nghiệm cũng như thái độ hợp tác khi làm việc theo nhóm.
1.4. Năng lực – Phẩm chất:
a. Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo,
năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác.
b. Phẩm chất: tự tin,tự chủ
2. Chuẩn bị:
2.1. Về phía giáo viên : Thiết kế bài dạy học định luật phản xạ ánh sáng theo hướng
phát triển năng lực hợp tác của học sinh thông qua hoạt động nhóm làn thí nghiệm
cho mỗi nhóm cần chuẩn bị
+ 01 gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng;
+ 1 đèn chiếu có khe hẹp để tạo ra tia sáng (chùm sáng hẹp song song);
+ Tờ giấy có chia độ dán trên mặt tấm gỗ nằm ngang;
+ Thước đo góc mỏng.
2.2. Về phía học sinh (HS): Vở ghi, dụng cụ học tập.
3. Phương pháp và kỹ thuật dạy học
47
3.1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan,
gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề
3.2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não
4. Tổ chức và các hoạt động dạy học
4.1. Hoạt động khởi động
* Tổ chức lớp:
* Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp trong giờ)
4.2.Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 - Áp dụng biện pháp 1 (2 phút)
SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM MỞ ĐẦU ĐỂ TẠO RA TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ
Hoạt động 2 - Áp dụng biện pháp 3 (3 phút)
TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM ĐỂ SƠ BỘ ĐƯA RA KHÁI NIỆM GƯƠNG PHẲNG
- Như vậy, tia sáng sau khi chiếu lên gương
phẳng đã hắt lại tia sáng lên gương.
- Yêu cầu HS thay nhau cầm gương soi nhận thấy
hiện tượng gì trong gương? Trả lời câu hỏi C1: Tia
sáng hắt lại này xuất hiện do đâu? Chúng quan hệ
như thế nào so với tia sáng phát ra từ đèn pin.
- HS: Các nhóm tiến hành thí nghiệm và nhận xét
kết quả. Nhìn vào gương phẳng, ta thấy hình ảnh của
mình trong gương.
- Hình ảnh của một vật mà ta quan sát được trong
gương phẳng được gọi là ảnh của vật đó tạo bởi
gương. Hãy quan sát và cho biết đặc điểm của gương
phẳng.
- Gương phẳng tạo ra ảnh
của vật trước gương
- Hình ảnh của một vật
quan sát được trong gương
gọi là ảnh của vật tạo bởi
gương
- Một số vật trong thực tế
có thể coi là gương phẳng:
mặt kính cửa sổ, mặt nước,
mặt tường ốp gạch men
nhẵn bóng.
48
- HS: Gương soi là mặt phẳng nhẵn bóng nên gọi
là gương phẳng
Hoạt động 3 - Áp dụng bước 1 (5 phút)
TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT ĐỂ HÌNH THÀNH
BIỂU TƯỢNG VỀ SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
- Yêu cầu các nhóm hãy tiến hành thí nghiệm để
tìm xem khi chiếu tia sáng lên một gương phẳng, ánh
sáng hắt lại trên mặt gương theo các chiều khác nhau
hay theo chiều xác định
- Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm chiếu tia
sáng đến mặt gương theo hướng SI nằm trong mặt
phẳng vuông góc với mặt phẳng gương. Sau khi gặp
gương, tia sáng hắt lại theo phương IR
+ Chỉ ra tia tới và tia phản xạ
+ Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng gì?
- Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét
- HS Nhóm 2: Tia sáng tới gương theo phương SI
và tia hắt theo phương xác định IR.
- Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ ánh
II/ Định luật phản xạ ánh
sáng:
Thí nghiệm :
- GV bố trí thí nghiệm cho
HS làm theo
- SI : tia tới
- IR : tia phản xạ
49
sáng. Tia SI gọi là tia tới, tia IR gọi là tia phản xạ
Hoạt động 4 - Áp dụng bước 2,3 (20 phút)
TÌM QUY LUẬT VỀ SỰ ĐỔI HƯỚNG CỦA TIA SÁNG KHI GẶP GƯƠNG
PHẲNG – CÁC NHÓM TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
- Yêu cầu HS qua thí nghiệm chúng ta thấy tia tới
SI và tia phản xạ IR có mối liên hệ như thế nào? Cũng
như sự liên hệ giữa tia SI, IR với tia vuông góc với
gương IN (pháp tuyến)
- Cả hai tia tới SI và phản xạ IR đều nằm trong
mặt phẳng tờ giấy và đường pháp tuyến IN.
- Yêu cầu HS từ kết quả rút ra kết luận
- GV thông báo: Góc hợp bởi tia tới với pháp
tuyến SIN=i gọi là góc tới và góc hợp bởi phương của
tia phản xạ với pháp tuyến NIR = i'
gọi là góc phản xạ
- Yêu cầu HS tìm mối liên hệ như thế nào giữa hai
góc này? Các nhóm tiến hành thí nghiệm và cho nhận
xét.
- Nhóm 3: Kết quả thí nghiệm cho thấy i=i'
- Bây giờ thay đổi góc tới i và quan sát góc i'
có gì
thay đổi không?
- Nhóm 1: Qua thí nghiệm ta thấy, với các góc tới
i khác nhau thì sẽ có các góc phản xạ i'
khác nhau
nhưng luôn luôn có: i = i'
- Hiện tượng tia sáng sau
khi đến mặt gương phẳng bị
hắt lại theo một hướng xác
định gọi là sự phản xạ ánh
sáng
Kết luận :
- Tia phản xạ IR nằm
trong cùng mặt phẳng với
tia tới SI và đường pháp
tuyến IN.
- Góc phản xạ luôn luôn
bằng góc tới
Hoạt động 5: (5 phút)
PHÁT BIỂU ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
- GV thông báo: người ta đã làm thí nghiệm với
các môi trường trong suốt khác nhau, đồng tính đều
Định luật phản xạ ánh
sáng:
50
đi đến kết luận như trong môi trường không khí. Định
luật phản xạ ánh sáng đúng trong mọi môi trường
trong suốt và đồng tính.
- Tia phản xạ nằm trong
cùng mặt phẳng với tia tới
và đường pháp tuyến của
gương ở điểm tới
- Góc phản xạ luôn bằng
góc tới.
Hoạt động 6: (10 phút)
VẬN DỤNG VÀ CỦNG CỐ
- Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng, các nhóm
hãy tiến hành xác định tia phản xạ thông qua phép vẽ.
Các kiến thức cơ bản cần lưu ý:
+ Gương phẳng
+ Định luật phản xạ ánh sáng
- Ra bài tập về nhà
III/ Vận dụng:
- Cho tia sáng tới gương
theo
phương SI, hãy vẽ tia phản
xạ
2.3.2.2.BÀI 18 HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
1. Mục tiêu
1.1.Kiến thức:
+ Biết có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Hai điện tích
cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau.
+ Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương, các
êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hòa.
Biết vật mang điện tích âm thừa êlectrôn, vật mang điện tích dương thiếu
êlectrôn.
1.2.Kỹ năng: Làm thí nghiệm nhiễm điện do vật bằng cách cọ xát.
51
1.3.Thái độ: Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
1.4. Năng lực – Phẩm chất:
a. Năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lí, năng lực hợp
tác.
b. Phẩm chất: tự tin,tự chủ
2. chuẩn bị
2.1.Giáo viên
Cả lớp: Tranh phóng to mô hình đơn giản nguyên tử. Bảng phụ ghi sẵn nội
dung. Điền từ thích hợp và chỗ trống để hoàn thành phần sơ lược cấu tạo
nguyên tử.
Mỗi nhóm: Hai mảnh ni lông kích thước 70 x 12mm hoặc một mảnh 70
x 250 mm, 1 bút chì gỗ hay nhựa, + 1kẹp nhựa, 1mảnh dạ hoặc len cở 150 x
150 mm, 1mảnh lụa cở 150 x 150 mm, 1thanh thủy tinh hữu cơ kích thước
(5x10x200)mm, 2đũa nhựa có lỗ hổng ở giữa kích thước  10 dài 20 mm,
1mũi nhọn đặt trên đế nhựa
2.2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập.
3. Phương pháp và kỹ thuật dạy học
3.1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan,
gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề
3.2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não
4. Tổ chức và các hoạt động dạy học
4.1. Hoạt động khởi động
+ Tổ chức lớp:
+ Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp trong giờ)
+ Vào bài:
Một vật bị nhiễm điện( mang điện tích) có khả năng hút các vật khác. Nếu hai
vật đều bị nhiễm điện thì chúng hút nhau hay đẩy nhau.
52
4.2.Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Áp dụng bước 1,2
HOẠT ĐỘNG 1: Làm thí nghiệm tạo hai vật nhiễm điện cùng loại và
tìm hiểu lực tác dụng giữa chúng
Phương pháp: Luyện tập thực hành,dạy học
trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết
vấn đề,HĐ nhóm
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và trả lời, động
não.thảo luận nhóm.
Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn
đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự
quản lí, năng lực hợp tác
Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 1:
Gọi 1, 2 HS nêu cách tiến hành thí nghiệm.
GV: Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm và
nêu hiện tượng xảy ra với 2 tấm ni lông.
HS: Đại diện nhóm lên nhận xét hiện tượng
xảy ra.
Hai mảnh ni lông khi cọ xát vào mảnh len thì
nó sẽ nhiễm điện giống nhau hay khác nhau?
Vsao?
Với hai vật giống nhau khác hiện tượng có
như vậy không ?
Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm H18.2 .
Khi chưa cọ xát các em đưa hai thanh nhựa
đến gần thì có hiện tượng gì xảy ra?
I.Hai loại điện tích.
Thí nghiệm 1: (SGK)
+ Trước khi cọ xát hai mảnh ni lông
không có hiện tượng gì.
+ Sau khi cọ xát hai mảnh ni lông
đẩy nhau.
=>Hai vật giống nhau cùng là ni
lông cọ xát vào một vật do đó hai
mảnh ni lông phải nhiễm điện giống
nhau.
Hai thanh nhựa cùng cọ xát vào
mảnh vải khô -> đẩy nhau.
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh

More Related Content

What's hot

Sử dụng thí nghiệm tự tạo theo hoạt động nhận thức của HS trong dạy học
Sử dụng thí nghiệm tự tạo theo hoạt động nhận thức của HS trong dạy họcSử dụng thí nghiệm tự tạo theo hoạt động nhận thức của HS trong dạy học
Sử dụng thí nghiệm tự tạo theo hoạt động nhận thức của HS trong dạy họcDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự họcLuận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự họcDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực tế vật lí 11
Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực tế vật lí 11Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực tế vật lí 11
Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực tế vật lí 11Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (12)

Sử dụng thí nghiệm tự tạo theo hoạt động nhận thức của HS trong dạy học
Sử dụng thí nghiệm tự tạo theo hoạt động nhận thức của HS trong dạy họcSử dụng thí nghiệm tự tạo theo hoạt động nhận thức của HS trong dạy học
Sử dụng thí nghiệm tự tạo theo hoạt động nhận thức của HS trong dạy học
 
Phương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểm
Phương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểmPhương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểm
Phương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểm
 
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự họcLuận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
 
Luận văn: Tổ chức học sinh giải bài tập Vật Lí theo nhóm, HAY
Luận văn: Tổ chức học sinh giải bài tập Vật Lí theo nhóm, HAYLuận văn: Tổ chức học sinh giải bài tập Vật Lí theo nhóm, HAY
Luận văn: Tổ chức học sinh giải bài tập Vật Lí theo nhóm, HAY
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đLuận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9
 
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
 
Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực tế vật lí 11
Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực tế vật lí 11Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực tế vật lí 11
Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực tế vật lí 11
 
Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịch sử
Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịch sửPhát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịch sử
Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịch sử
 
Luận văn: Dạy học theo trạm chương Chất khí, vật lý 10, 9đ
Luận văn: Dạy học theo trạm chương Chất khí, vật lý 10, 9đLuận văn: Dạy học theo trạm chương Chất khí, vật lý 10, 9đ
Luận văn: Dạy học theo trạm chương Chất khí, vật lý 10, 9đ
 
Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thứcSử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệmPhát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
 

Similar to Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh

Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.ssuser499fca
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho HS trong dạy học phần nhiệt học vật ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho HS trong dạy học phần nhiệt học vật ...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho HS trong dạy học phần nhiệt học vật ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho HS trong dạy học phần nhiệt học vật ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh (20)

Luận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAYLuận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAY
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “C...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “C...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “C...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “C...
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
 
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loạiXây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
 
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
 
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinhLuận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh
 
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
 
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAYLuận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
 
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
 
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuậtLuận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
 
Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho HS trong dạy học phần nhiệt học vật ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho HS trong dạy học phần nhiệt học vật ...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho HS trong dạy học phần nhiệt học vật ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho HS trong dạy học phần nhiệt học vật ...
 
Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho HS trong dạy học phần nhiệt học
Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho HS trong dạy học phần nhiệt họcBồi dưỡng năng lực hợp tác cho HS trong dạy học phần nhiệt học
Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho HS trong dạy học phần nhiệt học
 
Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11
Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11
Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11
 
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy trong dạy học Hóa học lớp 9
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy trong dạy học Hóa học lớp 9Luận văn: Phát triển năng lực tư duy trong dạy học Hóa học lớp 9
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy trong dạy học Hóa học lớp 9
 
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học Hóa học phần ...
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học Hóa học phần ...Luận văn: Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học Hóa học phần ...
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học Hóa học phần ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - - -- - - MAI TRUNG TUYẾN Đề tài: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH DÂN TỘC QUA DẠY HỌC NHÓM VẬT LÝ 7 VỚI THÍ NGHIỆM HỌC SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN VẬT LÝ Thừa Thiên Huế, năm 2019
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - - -- - - Đề tài: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH DÂN TỘC QUA DẠY HỌC NHÓM VẬT LÝ 7 VỚI THÍ NGHIỆM HỌC SINH Mã số: 8.14.01.11 Giáo viên hướng dẫn : PGS - TS LÊ VĂN GIÁO Học viên thực hiện : MAI TRUNG TUYẾN Lớp : LL & PP dạy học bộ môn vật lý K26 Thừa Thiên Huế, năm 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Mai Trung Tuyến
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học trường Đại học Sư phạm Huế, quý Thầy Cô giáo trong tổ Phương pháp giảng dạy Vật lí cùng quý Thầy Cô giáo khoa Vật lí trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo điều kiện thuận lợi, trực tiếp tham gia giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS-TS Lê Văn Giáo trường Đại học sư phạm Huế đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện và hoàn thành bài luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và tập thể quý thầy cô giáo trường PTDT Nội trú Đăk Mil, đã nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đối với gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn ! Thừa Thiên Huế, tháng 6 năm 2019 Tác giả Mai Trung Tuyến
  • 5. iii MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................3 3. Giả thuyết khoa học .....................................................................................3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................3 5. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................4 6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................4 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ............................................................4 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................................4 6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...........................................................4 6.4. Phương pháp thống kê toán học.................................................................5 7. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................5 8. Lịch sử nghiên cứu đề tài..............................................................................5 B. NỘI DUNG..................................................................................................7 Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NĂNG LỰC HỢP TÁC QUA DẠY HỌC NHÓM VỚI THÍ NGHIỆM HỌC SINH...7 1.1. Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ...........................7 1.2. Dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh với thí nghiệm học sinh ................................................................................................8 1.2.1. Năng lực ..................................................................................................8 1.2.2. Năng lực hợp tác ...................................................................................10 1.2.3. Hệ thống các kĩ năng hợp tác................................................................11 1.2.4. Ý nghĩa của sự hợp tác và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh THCS trong xã hội hiện nay............................................................................13 1.3. Thí nghiệm học sinh.................................................................................13 1.3.1. Khái niệm..............................................................................................13 1.3.2. Phân loại thí nghiệm học sinh...............................................................13
  • 6. iv 1.4. Quy trình tổ chức dạy học nhóm với sự hỗ trợ của TNHS theo định hướng bồi dưỡng năng lực hợp tác cho HS ....................................................15 1.5. Đánh giá năng lực hợp tác........................................................................19 1.5.1. Cơ sở xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác.........................19 1.5.2. Quy ước sử dụng thang đo ....................................................................23 1.6 Thực trạng dạy học Vật lí ở THCS hiện nay tại một số trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Đăk Nông .............................................................................24 Tiểu kết chương 1............................................................................................29 Chương 2 TỔ CHỨC DẠY HỌC NHÓM VỚI THÍ NGHIỆM HỌC SINH VẬT LÝ 7 THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH .................................................................................30 2.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình vật lý 7...................................31 2.2. Các thí nghiệm học sinh trong chương trình vật lí 7 ...............................32 2.2.1 Thí nghiệm học sinh sự truyền thẳng của ánh sáng trong môi trường trong suốt và đồng tính....................................................................................32 2.2.2 Thí nghiệm Bóng tối – Bóng nửa tối. ....................................................33 2.2.3 Thí nghiệm định luật phản xạ ánh sáng .................................................34 2.2.4 Thí nghiệm đo độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng .............................34 2.2.5 Thí nghiệm xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.........................35 2.2.6 Thí nghiệm đặc điểm chung của nguồn âm ...........................................35 2.2.7 Thí nghiệm truyền âm trong môi trường chất rắn..................................36 2.2.8 Thí nghiệm hai loại điện tích .................................................................37 2.2.9.Thí nghiệm đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp.............................................................................................................37 2.3. Thiết kế tiến trình dạy học một số đơn vị kiến thức Vật lí 7 theo hướng bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh........................................................38 2.3.1. Thực trạng sử dụng thí nghiệm học sinh trong dạy học môn Vật lý 7 ở các trường PTDTNT tỉnh Đăk Nông ..............................................................38
  • 7. v 2.3.2 Quy trình tổ chức dạy học nhóm với thí nghiệm học sinh nhằm bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh..............................................................39 2.2.3. Xây dựng các bước để tổ chức dạy học nhóm với thí nghiệm học sinh cụ thể nhằm bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh...................................41 2.3.2. Thiết kế một số giáo án vật lý có tổ chức hoạt động nhóm với TNHS để bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh .......................................................46 Kết luận chương 2...........................................................................................62 CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.............................................63 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm..........................................63 3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm............................................................63 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ...........................................................63 3.2. Đối tượng và phạm vi thực nghiệm sư phạm...........................................64 3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm...........................................................64 3.2.2. Phạm vi thực nghiệm sư phạm..............................................................64 3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm...............................................................65 3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.........................................................65 3.4.1. Chọn mẫu thực nghiệm.........................................................................65 3.4.2. Quan sát giờ học....................................................................................66 3.4.3. Kiểm tra đánh giá..................................................................................67 3.4.4. Thăm dò ý kiến học sinh.......................................................................67 3.5. Tiến hành thực nghiệm.............................................................................68 3.6. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm...................................68 3.6.1. Đánh gia định tính.................................................................................68 3.6.2. Đánh giá định lượng..............................................................................71 C. KẾT LUẬN ...............................................................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................91
  • 8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 DH Dạy học 2 ĐC Đối chứng 3 GV Giáo viên 4 HS Học sinh 5 NLHT Năng lực hợp tác 6 PP Phương pháp 7 PPDH Phương pháp dạy học 8 PTDTNT Phổ thông dân tộc nội trú 9 SGK Sách giáo khoa 10 TNg Thực nghiệm 11 TNSP Thực nghiệm sư phạm 12 TNHS Thí nghiệm học sinh
  • 9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Hệ thống các kĩ năng hợp tác .........................................................12 Bảng 1.2 tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác...................................................21 Bảng 1.3. Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học....................................25 Bảng 1.4. Ý kiến của giáo viên về các phương pháp dạy học tích cực (Nhóm, Góc, Tự học) ...................................................................................................26 Bảng 1.5. Ý kiến của GV về khó khăn khi sử dụng phương pháp tích cực....26 Bảng 1.6. Ý kiến của HS về hoạt động của HS trên lớp.................................27 Bảng 3.1 Bảng số liệu học sinh được chọn làm mẫu thực nghiệm.................65 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá năng lực hợp tác của HS ở nhóm TN và nhóm ĐC..........71 Bảng 3.3. Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra.................................75 Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất..................................................................76
  • 10. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1 Thí nghiệm với sợi dây cao su nhỏ ..................................................14 Hình 1.2 Bố trí thí nghiệm xác định vùng nhìn thấy của gương ....................14 Hình 1.3 Sơ đồ quy trình tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát triển NLHT cho HS....................................................................................................................16 Sơ đồ 2.1 quy trình tổ chức dạy học nhóm với thí nghiệm học sinh nhằm bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh..............................................................40 Biểu đồ 3.1. Điểm trung bình năng lực hợp tác của nhóm TN và nhóm ĐC .73
  • 11. 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài UNESSCO đã xác định 4 trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI là “ Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình và học để chung sống”. Bốn trụ cột đó có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của mỗi cá nhân góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp cho toàn xã hội. Bốn trụ cột đó gắn liền với 4 nhóm năng lực mà giáo dục hình thành cho người học để có thể sống và làm việc trong xã hội luôn thay đổi và phát triển, đó là: Nhóm năng lực chuyên môn, nhóm năng lực phương pháp, nhóm năng lực cá nhân và nhóm năng lực xã hội. Giáo dục trong thế kỷ XXI phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh và phức tạp.Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu.Cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của các nền giáo dục trên thế giới. Chiến lược phát triển giáo dục của nước ta được Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 117 QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 với mục tiêu cụ thể:“Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”.[1] Công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục đã được cải thiện, đặc biệt người dân tộc thiểu số, con em các gia đình nghèo, trẻ em gái và các đối
  • 12. 2 tượng bị thiệt thòi ngày càng được quan tâm. Về cơ bản, đã đạt được sự bình đẳng nam nữ trong giáo dục phổ thông và giáo dục đại học.Giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa tiếp tục phát triển. Một số chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, cho vay đi học và hỗ trợ khác đối với học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc thực hiện công bằng xã hội và phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngày một cao. Để đạt được mục tiêu trên thì cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học tiếp cận năng lực người học. Để thực hiện được điều đó giáo viên cần phải thay đổi phương pháp dạy học từ thầy giảng trò nghe sang cách dạy mới tập trung vào việc rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực cho HS. Trong xu thế toàn cầu hóavà hộinhập ngày càng sâu rộng, năng lực hợp tác là một trong những năng lực không thể thiếu của mỗi con người sống trong thế kỷ XXI, chính vì thế nó được nhiều nước xác định trong hệ thống các năng lực cốt lõi mà người học cần có. Việc rèn luyện, bồi dưỡng năng lực nói chung và năng lực hợp tác nói riêng trong nhà trường phỏ thông là rất quan trọng, do đó mỗi môn học phải góp phần bồi dưỡng và phát triển năng lực cho HS thông qua quá trình tổ chức dạy học. Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm, hầu hết các kiến thức vật lý đều được rút ra từ quan sát, thí nghiệm.Vì vậy, sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí sẽ giúp HS thuận lợi trong chiếm lĩnh đượcnhững tri thức khoa học và vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn và đời sống. Thực tiễn dạy học hiện nay ở trường PTcho thấy HS rất thụ động trong việc hợp tác trao đổi chia sẽ thông tin, phối hợp cùng nhau giải quyết nhiệm vụ học tập. Đó là kết quả tất yếu của việc dạy họctheo hướng tiếp cận nội dung, dạy học theo lối ứng thi.
  • 13. 3 Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vật lý 7 với thí nghiệm học sinh”. 2. Mục tiêu của đề tài Đề xuất quy trình dạy học nhóm với thí nghiệm học sinh theo hướng phát triển năng lực hợp tác của học sinh và vận dụng vào dạy học vật lí 7 ở trường Dân tộc Nội trú. 3. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất quy trình dạy học nhóm với thí nghiệm học sinh theo hướng phát triển năng lực hợp tác của học sinh và vận dụng vào dạy học sẽ góp phần phát triển năng lực hợp tác cho học sinh, qua đó nâng cao hiệu quảdạy học Vật lí ở trường Dân tộc Nội trú. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học theo hướng phát triển năng lực hợp tác của học sinh. - Nghiên cứu vai trò của dạy học nhóm với TN học sinh trong việc bồi dưỡng NLHT. - Tìm hiểu thực trạng dạy học môn Vật lí lớp 7 ở một số trường DTNT ở tỉnh Đăk Nông. - Nghiên cứu đề xuất quy trình dạy học theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học. - Nghiên cứu chương trình nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên môn Vật lí lớp 7. - Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí 7 theo quy trình đề xuất - Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo nội dung và tiến trình đã soạn thảo. Phân tích đánh gia kết quả thực nghiệm thu được.
  • 14. 4 5. Đối tượng nghiên cứu - Thực trạng học tập môn Vật lí 7 của học sinh Dân tộc đang học tập tại một số trường PTDTNT của tỉnh Đăk Nông. - Hoạt động dạy học môn Vật lý lớp 7 THCS tại trường phổ thông dân tộc Nội Trú. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu những văn kiện của Đảng, các Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các sách, bài báo, tạp chí chuyên ngành về dạy học và đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS. - Nghiên cứu các giáo trình, tài liệu liên quan đến việc phát huy tính tích cực nhận thức trong hoạt động dạy học của học sinh Dân tộc. - Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc phát triển năng lực hợp tác học sinh thông qua . - Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, sách bài tập môn Vật lí 7 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra bằng phiếu thăm dò về hoạt động dạy học ở một số trường PTDTNT. - Tiến hành dự giờ ở một số trường PTDTNT trong địa bàn tỉnh Đăk Nông, nhằm nắm bắt được phương pháp tổ chức trong dạy học vật lý lớp 7 hiện nay. 6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Tổ chức thực nghiệm sư phạm có đối chứng học sinh khối 7 tại trường PTDTNT THCS và THPT Đăk Mil, Cư Jút, Đắk Song và Krông Nô của tỉnh Đăk Nông. - Phân tích, đánh giá kết quả hợp tác nhóm làm thí nghiệm của của học sinh khối 7 sau khi áp dụng phương pháp dạy học nhóm học sinh làm thí nghiệm trong dạy học
  • 15. 5 6.4. Phương pháp thống kê toán học - Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các kết quả thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm định giả thuyết khoa học. 7. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu các phương pháp dạy học để nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh Dân tộc ở trường PTDTNT. 8. Lịch sử nghiên cứu đề tài Trên thế giới Xuất hiện từ đầu thế kỷ XIX, phương pháp học tập hợp tác đã được biết đến và áp dụng rộng rãi trong việc dạy học trên phạm vi toàn thế giới . Qua học tập hợp tác, rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm việc độc lập trên tinh thần hợp tác để tự hoàn thiện các kiến thức và kĩ năng của mình. Tại hội nghị quốc tế đầu tiên về HTHT tại Israel vào năm 1979, David Johnson; Elliot Aronson; Richard Schmuck và Larry Sherman đã đưa ra giải pháp “Hợp tác học tập”. Lí thuyết HTHT của Kurt Lewin được coi là cơ sở đưa đến hàng loạt những nghiên cứu và các cuộc tranh luận sau đó. Ở ViệtNam Lê Văn Tạc đã đăng bài viết “Một số vấn đề về cơ sở lý luận học hợp tác nhóm” trên tạp chí giáo dục số 81 (3/2004). Bài viết “Một số trao đổi về học hợp tác ở trường phổ thông” của tác giả Trần Thị Bích Hà trên Tạp chí giáo dục số 146 (9/2006). Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thành Kỉnh: “Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở” bảo vệ năm 2010 tại trường Đại học Thái Nguyên. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Đỗ Thị Thùy Chi: “Nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm thông qua dạy bài luyện tập và ôn
  • 16. 6 tập môn Vật lí trung học phổ thông góp phần đổi mới phương pháp dạy học”, bảo vệ năm 2009 tại trường Đại học Giáo Dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội. Đặng Thị Thanh Bình “Dạy học theo nhóm trong dạy học Vật lí ở Trường THCS” Tạp chí khoa học ĐHSP TP HCM (số 25-2011). Tuy nhiên chưa có luận văn nào nghiên cứu sâu về phát triển năng lực hợp tác trong làm việc nhó thí nghiệm học sinh môn Vật lí 7
  • 17. 7 B. NỘI DUNG Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NĂNG LỰC HỢP TÁC QUA DẠY HỌC NHÓM VỚI THÍ NGHIỆM HỌC SINH 1.1. Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông Cùng với các môn học khác, môn Khoa học tự nhiên góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông, giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. Hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu ở họcsinh Môn Khoa học tự nhiên hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu đã được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, bao gồm những phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Môn Khoa học tự nhiên góp phần chủ yếu trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh; đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh phẩm chất tự tin, trung thực, khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng và biết vận dụng các quy luật của tự nhiên, để từ đó biết ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững. Hình thành và phát triển năng lực ở học sinh Môn Khoa học tự nhiên hình thành và phát triển cho học sinh những năng
  • 18. 8 lực chung: năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; góp phần hình thành và phát triển một số năng lực khác như: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực hiểu biết tự nhiên và xã hội; góp phần phát triển năng lực học tập suốt đời. Bên cạnh đó, môn Khoa học tự nhiên hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực chuyên môn về tìm hiểu tự nhiên. Thông qua phương pháp dạy học tích cực hoá hoạt động của người học, nhấn mạnh quá trình chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức khoa học của học sinh mà hình thành và phát triển các kĩ năng thực hành và kĩ năng tiến trình: quan sát, đặt câu hỏi và trả lời, lập luận, dự đoán, chứng minh hay bác bỏ giả thuyết bằng thực hành, mô hình hoá, giải thích, vận dụng, tổng hợp kiến thức khoa học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Thông qua các hoạt động học tập của môn học này, phát triển ở học sinh tư duy phản biện; củng cố và phát triển khả năng giao tiếp, khả năng làm việc hợp tác. 1.2. Dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh với thí nghiệm học sinh 1.2.1. Năng lực 1.2.1.1. Khái niệm Từ điển tiếng việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên (Nhà xuất bản Đà Nẵng. 1998) có giải thích: Năng lực là“Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”.[ 5 ] Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014 thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động
  • 19. 9 trong bối cảnh nhất định.” [3] Như vậy có thể hiểu năng lực là kết quả của sự tổng hòa của kiến thức, kỹ năng và giá trị (ý chi, hứng thú, hưng phấn...) và nhờ nó người ta có thể thực hiện thành công một công việc nào đó trong một tình huống cụ thể. 1.2.1.2. Năng lực học sinh Theo F.E. Weinert cho rằng “NL của HS là sự kết hợp hợp lý kiến thức, kỹ năng và sự sẵn sàng tham gia để cá nhân hành động có trách nhiệm và biết phê phán tích cực hướng tới giải pháp cho các vấn đề”. [15 ] Tác giả Lương Việt Thái cho rằng: “NL cần đạt của HS phổ thông là tổ hợp nhiều khả năng và giá trị cơ bản được cá nhân thể hiện thông qua các hoạt động có kết quả”. [11] Như vậy có thể hiểu NL của HS là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh cụ thể nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác nhau như hứng thú, niềm tin, ý chí.... Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã xác định hệ thống năng lực cốt lõi mà HS bao gồm năng lực chung và năng lực chuyên môn. - Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Năng lực này được hình thành từ nhiều môn học khác nhau, bao gồm: + Năng lực tự chủ và tự học; + Năng lực giao tiếp và hợp tác; + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực chuyên môn là những được hình thành chủ yếu từ một số môn học cụ thể, bao gồm: + Năng lực ngôn ngữ; + Năng lực tính toán; + Năng lực khoa học;
  • 20. 10 + Năng lực công nghệ; + Năng lực tin học; + Năng lực thẩm mỹ; + Năng lực thể chất. 1.2.2. Năng lực hợp tác 1.2.2.1. Khái niệm hợp tác “Hợp tác là cùng chung sức giúp nhau trong một công việc, trong một lĩnh vực hoạt động nào đó nhằm đạt được mục đích chung” . [19] Hợp tác có những dấu hiệu cơ bản sau đây: - Có cùng mục đích chung. - Phân công nhiệm vụ dựa trên năng lực, khả năng của cá nhân. - Trong sự hợp tác các thành viên phụ thuộc lẫn nhau, bình đẳng, tin tưởng, tự nguyện và có trách nhiệm. - Cùng chung sức, chia sẻ thông tin, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau, khích lệ tinh thần tập thể và bổ sung cho nhau. 1.2.2.2. Năng lực hợp tác 1. Khái niệm “NLHT là một dạng năng lực, cho phép cá nhân kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức giữa tri thức cần thiết cho sự hợp tác, kỹ năng và thái độ, giá trị, động cơ cá nhân nhằm đáp ứng hiệu quả yêu cầu của hoạt động hợp tác trong bối cảnh cụ thể”. [12] Người có năng lực hợp tác phải có kiến thức về hợp tác như: mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, cách thức tiến hành, những điều kiện, phương tiện môi trường cần thiết cho học tập hợp tác và phải biết vận dụng trong thực tiễn học tập một cách đúng đắn, linh hoạt, mềm dẻo và có hiệu quả Người có năng lực hợp tác vừa là người hoàn thành tốt nhiệm vụ cá nhân trong nhóm khi được giao vừa biết phối hợp, chia sẻ, hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm để
  • 21. 11 hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm hợp tác. Người có năng lực hợp tác vừa là người hoàn thành tốt nhiệm vụ cá nhân trong nhóm khi được giao vừa biết phối hợp, chia sẻ, hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm hợp tác. 2. Biểu hiện năng lực hợp tác - Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất thông qua hợp tác, xác định quy mô phù hợp. - Xác định được trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể; xác định được nhiệm vụ của cả nhóm và nêu được các hoạt động phải thực hiện, trong đó tự đánh giá được công việc bản thân có thể đảm nhiệm tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm phân công. - Nhận biết được sở trường, khả năng của từng thành viên; dự kiến phân công từng thành viên trong nhóm các công việc phù hợp; - Chủ động và tự giác hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; chia sẻ, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. - Theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên và cả nhóm để điều hoà hoạt động phối hợp; khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên khác. - Căn cứ vào mục đích hoạt động của nhóm để tổng kết kết quả đạt được; đánh giá mức độ đạt mục đích của cá nhân và của nhóm và rút kinh nghiệm cho bản thân và cho từng người trong nhóm. 1.2.3. Hệ thống các kĩ năng hợp tác Kĩ năng – một thành tố của năng lực, là điều kiện cần thiết để hình thành năng lực song nó không đồng nhất với năng lực. Mỗi năng lực gắn với một loại hoạt động: năng lực giao tiếp, năng lực tư duy,... Các năng lực này được thể hiện ở những kĩ năng gắn với những hoạt động cụ thể, như: kĩ năng nói, kĩ
  • 22. 12 năng đặt câu hỏi,… Năng lực hợp tác cũng được thể hiện ở những kĩ năng hợp tác, việc đưa ra các kĩ năng hợp tác sẽ giúp cho GV có thể hình thành nên năng lực hợp tác cho HS của mình, bởi thông qua việc rèn luyện các kĩ năng thì HS sẽ có năng lực. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của HS, có thể xác định hệ thống các kĩ năng hợp tác bao gồm các kĩ năng sau: Bảng 1.1. Hệ thống các kĩ năng hợp tác Kĩ năng Tiêu chí Kĩ năng tổ chức nhóm hợp tác - Biết cách di chuyển, tập hợp nhóm - Xác định được cách thức tiến hành hợp tác Kĩ năng lập kế hoạch hợp tác - Xác định được các công việc cụ thể theo trình tự và thời gian để hoàn thành các công việc đó Kĩ năng đánh giá và tự đánh giá Tự đánh giá được ưu nhược điểm của bản thân để tiếp nhận công việc phù hợp Đánh giá được khả năng của thành viên khác để đưa ra ý kiến phân chia công việc phù hợp với năng lực của thành viên đó Kĩ năng cộng tác Có thái độ hợp tác Có tinh thần trách nhiệm cao Chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau Trình bày ý kiến một cách mạch lạc và biết bảo vệ ý kiến của mình Có thái độ tôn trọng khi lắng nghe ý kiến của các thành viên khác Kĩ năng xây dựng và duy trì bầu không khí thân thiện tin tưởng lẫn nhau Thể hiện sự đồng tình, ủng hộ ý kiến của các thành viên khác với những thái độ, cử chỉ, nét mặt vui vẻ Biết chủ động giúp đỡ các thành viên khác khi họ gặp khó khăn và yêu cầu nhận sự giúp đỡ một cách chân thành, cởi mở. Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn Biết kiềm chế sự tức giận của bản thân Phát hiện và giải quyết được mâu thuẫn Biết đưa ra ý kiến trái chiều một cách nhẹ nhàng, không được có thái độ xúc phạm người khác Biết cách đàm phán, giải quyết mâu thuẫn một cách
  • 23. 13 tế nhị 1.2.4. Ý nghĩa của sự hợp tác và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh THCS trong xã hội hiện nay Năng lực hợp tác được hiểu là khả năng tương tác của cá nhân với các nhân, cá nhân với tập thể trong học tập và trong cuộc sống. năng lực hợp tác cho thấy khả năng hiệu quả làm việc của cá nhân với mối quan hệ với tập thể, trong mối quan hệ tương trợ lẫn nhau để hướng tới một mục đích chung. Đây là một năng lực cần thiết trong xã hội hiện đại, hội nhập quốc tế. 1.3. Thí nghiệm học sinh 1.3.1. Khái niệm Thí nghiệm của học sinh được bản thân các em tiến hành trên lớp, trong phòng thí nghiệm, ngoài lớp, ngoài trường hoặc ở nhà với các mức độ tự lực khác nhau. 1.3.2. Phân loại thí nghiệm học sinh 1.3.2.1 Thí nghiệm tìm tòi, khám phá Thí nghiệm tìm tòi, khám phá là thí nghiệm do học sinh tự thực hiện trên lớp hoặc trong phòng thí nghiệm hay ở nhà trong quá trình nghiên cứu bài mới cũng như cũng cố hoàn thiện, vận dụng kiến thức. Sử dụng thí nghiệm tìm tòi, khám phá để hình thành kiến thức mới, khái niệm vật lí mới cho học sinh. Ví dụ: Thí nghiệm tìm hiểu đặc điểm chung của nguồn âm Học sinh làm thí nghiệm với sợi dây cao su nhỏ. Khi căng sợi dây cao su nhỏ và cố định hai đầu của nó rồi dùng tay kéo sợi dây lệch khỏi vị trí ban đầu và thả ra thì sợi dây dao động và phát ra âm thanh. Đây là thí nghiệm khám phá để phát hiện ra tất cả các nguồn âm đều dao động.
  • 24. 14 Hình 1.1 Thí nghiệm với sợi dây cao su nhỏ 1.3.2.2. Thí nghiệm thực hành Thí nghiệm thực hành: là loại thí nghiệm do học sinh thực hiện trên lớp hoặc trong phòng thí nghiệm sau mỗi chương, mỗi phần của chương trình nhằm củng cố kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng thí nghiệm. Về mức độ tự lực của học sinh ở đây cao hơn, họ thường xuyên áp dụng và sáng tạo kiến thức vào những điều kiện mới. Thí nghiệm thực hành vật lý tạo ra khả năng ôn tập những kiến thức đã học ở trình độ cao hơn, đào sâu, mở rộng và tổng hợp các kiến thức cũng như phát triển kỹ năng và thói quen sử dụng các dụng cụ và thiết bị thí nghiệm phức tạp để từ đó làm quen với những yếu tố tự lực trong nghiên cứu thực nghiệm. Ví dụ: Thí nghiệm so sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước và vị trí đặt gương. Học sinh tự tiến hành làm thí nghiệm ở trên lớp với những đồ dung và thiết bị đã chuẩn bị sẳn. Học sinh phải tự tìm hiểu cách bố trí nghiệm và tiến hành đo vùng nhìn thấy của mỗi gương và so sánh độ rộng vùng nhìn thấy của mỗi gương. Hình 1.2 Bố trí thí nghiệm xác định vùng nhìn thấy của gương 1.3.2.3. Thí nghiệm ở nhà Thí nghiệm và quan sát ở nhà: Thí nghiệm và quan sát ở nhà do học sinh hoàn toàn tự lực thực hiện ở nhà theo nhiệm vụ mà giáo viên đã giao
  • 25. 15 hoặc giải quyết các bài tập thông qua quan sát trực tiếp các thí nghiệm tự làm ở nhà hoặc các hiện tượng xung quanh cuộc sống. Loại hình thí nghiệm này luôn luôn tạo ra ở học sinh một sự say mê trong học tập và đòi hỏi ở các em một sự kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm, giữa hoạt động trí óc và hoạt động tay chân. Thí nghiệm và quan sát vật lý ở nhà là một loại bài tập thực hiện tự lực, không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên trong tiến trình thí nghiệm. Nó thường sử dụng đối với các thí nghiệm đơn giản. Ví dụ: Thí nghiệm xác định vùng bóng tối và bóng nữa tối trong thực tế. Học sinh sẽ quan sát hiện tượng những nơi có bóng tối và bóng nữa tối trong thực tế và ghi lại thông tin hiện tượng. 1.4. Quy trình tổ chức dạy học nhóm với sự hỗ trợ của TNHS theo định hướng bồi dưỡng năng lực hợp tác cho HS a) Chuẩn bị của giáo viên - Lựa chọn nội dung bài học tổ chức theo mô hình học hợp tác; - Xác định mục tiêu của hoạt động nhóm; - Phương tiện dạy học: Thí nghiệm HS, phiếu học tập, phiếu trả lời, các bảng mẫu quan sát việc làm nhóm của HS. - Tổ chức: lựa chọn kiểu nhóm và cỡ nhóm thích hợp; xác định thời gian làm việc cho nhóm; sắp xếp HS vào nhóm; phổ biến quy tắc làm việc nhóm; sắp xếp phòng học, kê bàn ghế, xác định vị trí làm việc của mỗi nhóm. - Chuẩn bị bảng ghi điểm của nhóm và điểm cá nhân. b) Quy trình tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát triển NLHT của HS với sự hỗ trợ của TNHS Quy trình phát triển năng lực hợp tác cho HS thông qua việc tổ chức giờ học theo nhóm với sự hỗ trợ của TNHS gồm các bước cơ bản sau đây:
  • 26. 16 Thành lập nhóm học tập GV định hướng chia nhóm. HS thành lập nhóm. Giao – nhận nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm, định hướng điều khiển hoạt động nhóm Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Tổ chức làm việc theo nhóm với sự hỗ trợ của TNHS GV theo dõi hoạt động của các nhóm. HS hợp tác làm việc nhóm. Trình bày kết quả và thảo luận cả lớp GV lắng nghe báo cáo kết quả. Chủ trì thảo luận cả lớp HS trình bày kết quả hoạt động của nhóm. Hợp tác với GV và các bạn cùng thảo luận cả lớp Tổng kết, đánh giá kết quả Đưa ra các tiêu chí đánh giá. Nhận xét, đánh giá chung cho các nhóm và từng cá nhân. Tự đánh giá và đánh giá các thành viên khác trong nhóm. Lắng nghe và rút kinh nghiệm Hình 1.3 Sơ đồ quy trình tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát triển NLHT cho HS
  • 27. 17 Bước 1: Thành lập nhóm học tập Có rất nhiều tiêu chí khác nhau để tạo lập nhóm, mỗi cách lại có những ưu điểm và khuyết điểm riêng, tùy theo điều kiện mà áp dụng; không nên áp dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Có thể thành lập nhóm dựa vào các tiêu chí sau: nhóm gồm những người tự nguyện, chung mối quan tâm; nhóm ngẫu nhiên; nhóm cố định trong một thời gian dài; nhóm có học sinh khá giỏi để hỗ trợ học sinh yếu kém ... GV định hướng HS tiến hành chia nhóm: số lượng nhóm, vị trí hoạt động, số lượng thành viên mỗi nhóm. Dưới sự hướng dẫn tổ chức của GV, HS tiến hành thành lập nhóm theo yêu cầu: đặt tên nhóm, bầu nhóm trưởng, thư ký, phát ngôn viên ... Nhóm được xem là có hoạt động có hiệu quả là nhóm gồm các thành viên có năng lực, hoàn cảnh, phẩm chất khác nhau, kỹ năng đa dạng. Cần rèn luyện cho HS kỹ năng hợp tác nhóm để phát triển NLHT: cách lắng nghe, cách thảo luận, cách diễn đạt quan điểm, cách bảo vệ quan điểm, khả năng giải quyết mâu thuẫn … Bước 2: Giao – nhận nhiệm vụ học tập Tùy theo nội dung cần hoạt động, GV giao nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm, có thể là nhiệm vụ giống nhau hay khác nhau; thông báo thời gian hoạt động và mục tiêu cần đạt của nhiệm vụ. Khi giao nhiệm vụ nhóm, GV giới thiệu thí nghiệm: dụng cụ, cách bước tiến hành thí nghiệm ... Sau khi giao nhiệm vụ GV cần kiểm tra xem HS trong nhóm đã hiểu nhiệm vụ được giao hay chưa. Nhiệm vụ học tập có thể phổ biến với HS với câu hỏi bằng lời, bằng phiếu học tập, bằng nội dung viết trên bảng hoặc bằng một thí nghiệm HS. Nhiệm vụ được giao phải đa dạng để phát huy tính tích cực của các thành viên trong nhóm, tránh nội dung quá đơn giản không kích thích tư duy của HS
  • 28. 18 Sau khi nhận nhiệm vụ học tập, nhóm trưởng các nhóm phân công nhiệm vụ; mỗi thành viên trong nhóm cần có nhiệm vụ, vai trò rõ ràng. Sau mỗi hoạt động nhóm, các thành viên cần thay đổi vai trò cho nhau. Bước 3: Tổ chức làm việc theo nhóm với sự hỗ trợ của TNHS GV đóng vai trò là một chuyên gia, là người cố vấn quan sát, định hướng, giúp đỡ, gợi ý, khuyến khích, giải đáp các thắc mắc khi cần thiết trong khi các nhóm tiến hành làm việc. Nhóm nào hoạt động chưa chưa tích cực, GV đến và cùng tham gia, gợi ý cho HS như liên hệ những kiến thức đang trao đổi với những kiến thức mà HS đã được học, tạo mối liên hệ giữa kiến thức mới và những kiến thức HS đã biết, đã trải nghiệm. Trong lúc các nhóm hoạt động, GV không nên can thiệp sâu vào cuộc thảo luận của HS mà phải phát huy tính tự lực của mỗi học sinh trong suốt quá trình thảo luận, GV chỉ can thiệp khi cuộc thảo luận đi lệch hướng, có thể bổ sung những gợi ý và các câu hỏi để giúp HS phát hiện vấn đề và tăng hứng thú thảo luận. GV theo dõi và ghi chú cách thức các nhóm lên kế hoạch, tổ chức, tiến hành hoạt động ... để góp ý cho HS sau khi hoạt động nhóm. Các nhóm tiến hành giải quyết nhiệm vụ. Trong quá trình làm việc, nhóm trưởng nắm rõ sự phân công và đôn đốc các thành viên hoàn thành đúng tiến độ. HS làm việc và hợp tác cùng các thành viên, cùng thống nhất, bàn bạc để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các thành viên phải có trách nhiệm với công việc được giao và đồng thời hổ trợ cho các thành viên khác để thực hiện mục tiêu chung của nhóm. Chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp. Bước 4: Trình bày kết quả Trước khi trình bày kết quả hoạt động của các nhóm, GV cần nêu lại vấn đề đề, mục đích hoạt động để cả lớp tập trung lắng nghe. GV cùng các nhóm khác lắng nghe tiến trình trình bày kết quả.
  • 29. 19 Các nhóm cử người trình bày kết quả và lắng nghe phân tích, góp ý của GV cũng như cùng thảo luận với các thành viên của các nhóm khác, cùng phân tích đúng sai, tranh luận và GV sẽ điều chỉnh để các nhóm về hoàn thiện. GV cần khuyến khích các em đưa ra nhận xét cụ thể hoặc ý kiến bổ sung cho nhóm bạn vừa trình bày. Rèn luyện cho HS cách đặt câu hỏi, cách phản biện tích cực và khoa học. GV có thể gợi ý các nhóm luân phiên thay đổi báo cáo viên nhằm làm báo cáo thêm sinh động và đa dạng, rèn cho HS năng lực trình bày trước đám đông, giúp các em mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Cần dự đoán trước các tình huống để có thể xử lý tốt các kết luận. Sau cuộc thảo luận cả lớp, GV góp ý và sau đó chốt lại nội dung, kiến thức mới cần đạt được. Bước 5: Tổng kết, đánh giá kết quả GV đưa ra các tiêu chí đánh giá và để các thành viên trong nhóm tự đánh giá và rút kinh nghiệm lẫn nhau. Sau đó GV nhận xét, đánh giá từng nhóm, từng thành viên trong nhóm và rút kinh nghiệm cho cả lớp; nêu mục tiêu mới cần đạt được ở tiết học tiếp theo. Việc nhận xét, đánh giá không qua loa, phải đưa ra những nhận xét cụ thể từ kết quả giải quyết nhiệm vụ học tập, lẫn cách thức các nhóm tiến hành hoạt động; đó giúp HS tích lũy nhiều kinh nghiệm cho những hoạt động sau. GV cần đánh giá sự tiến bộ của nhóm trên cơ sở thu thập những thông tin về sự tiến bộ của mỗi HS trong nhóm; nên có điểm thưởng hợp lí cho sự tiến bộ của các thành viên trong nhóm để khuyến khích, động viên các em. 1.5. Đánh giá năng lực hợp tác 1.5.1. Cơ sở xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác Việc đánh giá năng lực hợp tác là một việc làm khó khăn và cần có thời gian. Do đó, ta cần chia nhỏ năng lực hợp tác thành các năng lực thành tố và đưa
  • 30. 20 ra các biểu hiện cho từng năng lực thành tố đó. Mức độ biểu hiện năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học có sử dụng thí nghiệm có thể đánh giá được qua các hoạt động cụ thể mà học sinh tham gia làm thí nghiệm chung với nhau. Có thể chia nhỏ năng lực hợp tác thành các năng lực thành tố như sau: Đề xuất mục đích và xác định hình thức hợp tác; Xác định vị trí, vai trò của cá nhân; Đánh giá khả năng của người hợp tác; Tổ chức thuyết phục người khác và giải quyết mâu thuẫn; Đánh giá kết quả của quá trình hợp tác. Đối với năng lực thành tố đề xuất mục đích và xác định hình thức hợp tác, vì thời gian cho phép của giờ học trong việc dạy học có sử dụng thí nghiệm nên GV đã là người đưa ra mục đích hợp tác cho học sinh là tiến hành làm thí nghiệm để chiếm lĩnh tri thức và cũng chính giáo viên là người đưa ra hình thức hợp tác là cho các em làm việc chung với nhau theo nhóm . Do đó, biểu hiện của năng lực thành tố này là: Các thành viên phối hợp với nhau để triển khai công việc chung. Việc lựa chọn biểu hiện cho từng năng lực thành tố là tôi dựa vào: biểu hiện đó có liên quan đến năng lực thành tố và biểu hiện đó có thể quan sát được. Đối với dạy học có sử dụng thí nghiệm, trong trường hợp giao nhiệm vụ cho HS về nhà làm thí nghiệm theo nhóm thì việc đánh giá năng lực hợp tác của học sinh sẽ được dựa vào sản phẩm mà các em làm ra đồng thời bí mật nhờ một em trong nhóm mà GV thực sự tin tưởng để quan sát quá trình mà các em làm việc chung. Trên cơ sở đó, tôi sẽ thiết kế bảng Rubric để đánh giá năng lực hợp tác. Rubric là một bảng mô tả chi tiết, rõ ràng, có hệ thống các tiêu chí, các mức độ mà học sinh nên làm hoặc cần phải làm để đạt được mục đích cuối cùng của nhiệm vụ học tập. Trong đề tài này, bảng rubric đánh giá năng lực hợp tác của học sinh gồm 9 tiêu chí được đưa ra dựa trên các năng lực thành tố, mỗi tiêu chí gồm có 4 mức độ thể hiện.
  • 31. 21 Căn cứ vào cấu trúc và các năng lực thành phần của năng lực hợp tác, chúng tôi xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác trong bảng sau. Bảng 1.2 tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác Các tiêu chí đánh giá Mức độ Mức 1 Mức 2 Mức 3 1. Năng lực xác định mục tiêu hoạt động chung. - Không xác định được mục tiêu hoạt động chung. - Xác định được một phần mục tiêu hoạt động chung. - Xác định được mục tiêu hoạt động chung. 2. Năng lực làm việc cá nhân. - Không hoàn thành được nhiệm vụ được giao. - Không hiểu rõ năng lực của bản thân; từ chối, thoái thác trách nhiệm, nhiệm vụ được giao. - Hoàn thành được một phần nhiệm vụ được giao. - Chưa tự tin với năng lực của bản thân; không chủ động nhận trách nhiệm, nhiệm vụ hoạt động. - Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Hiểu rõ năng lực của bản thân; chủ động nhận trách nhiệm, nhiệm vụ hoạt động. 3. Năng lực lắng nghe và phản hồi. - Không lắng nghe và không thể nhắc lại ý kiến của thành viên khác. - Có lắng nghe nhưng không thể nhắc lại ý kiến của thành viên khác. - Lắng nghe và nhắc lại được ý kiến của thành viên khác. 4. Năng lực trình bày, diễn đạt ý - Không nêu lên được ý kiến của - Nêu lên được ý kiến nhưng chưa - Nêu lên được ý kiến của bản thân
  • 32. 22 kiến. bản thân mạch lạc, thuyết phục. một cách mạch lạc, thuyết phục. 5. Năng lực cộng tác với các thành viên trong nhóm. - Không chịu trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm. - Có trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm nhưng không nhiệt tình, chân thành. - Trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm một cách nhiệt tình, chủ động. 6. Năng lực quản lí, giải quyết xung đột - Không thể giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong nhóm. - Chỉ giải quyết được một phần, các thành viên vẫn chưa hài lòng. - Giải quyết được mâu thuẫn, hợp tình hợp lí. 7. Năng lực tạo môi trường hoạt động - Không biết khuyến khích, động viên sực tham gia của các thành viên trong tập thể - Không biết chủ động giúp đỡ và yêu cầu bạn giúp đỡ mình một cách tự tin, chân thực, cởi mở - Khuyến khích, động viên một cách tương đối tôt - Chủ động giúp đỡ và yêu cầu bạn giúp đỡ mình tương đối tốt - Khuyến khích, động viên rất tôt - Chủ động giúp đỡ và yêu cầu bạn giúp đỡ mình rất nhiều và nhiệt tình 8. Năng lực đánh giá và tự đánh giá - Không đánh giá được khả năng của bản thân. - Đánh giá chưa đúng về khả năng của bản thân. - Đánh giá đúng khả năng của bản thân.
  • 33. 23 - Không đánh giá được khả năng của các thành viên khác. - Mơ hồ với khả năng của các thành viên khác. - Đánh giá được khả năng, vai trò của các thành viên trong nhóm. 9. Năng lực chịu trách nhiệm kết quả. - Không chịu trách nhiệm với công việc, đổ thừa, thoái thác. - Không sẵn sàng, chỉ chịu trách nhiệm khi được yêu cầu. - Tự giác, chủ động chịu trách nhiệm với kết quả. 1.5.2. Quy ước sử dụng thang đo Mỗi tiêu chí có thể được đánh giá theo nhiều mức độ khác nhau (Trong trường hợp trên có 3 mức độ). Do đó, để kết luận HS đạt được mức độ nào trong NL được đo cần tính toán cụ thể theo quy ước như sau: * Điểm đánh giá theo mức độ: - Mức 1: 1,0 điểm - Mức 2: 2,0 điểm - Mức 3: 3,0 điểm * Đối với tổng thể một NL: - Đặt M = số tiêu chí được đo x 4: Số điểm tối đa có thể đạt được. - Đặt x = tổng điểm tất cả các tiêu chí mà HS đạt được. + Nếu M x ≥ 80% và không có tiêu chí nào đạt dưới 3 điểm thì NL được đo đạt mức Tốt. + Nếu 60% ≤ M x < 80% và không có tiêu chí nào đạt dưới 2đ; hoặc nếu M x ≥ 80% nhưng có ít nhất một tiêu chí đạt dưới 3 điểm thì NL được đo đạt mức Khá.
  • 34. 24 + Nếu 40% ≤ M x < 60%; hoặc nếu 60% ≤ M x < 80% và có ít nhất một tiêu chí đạt dưới 2 điểm thì NL được đo đạt mức Trung bình. + Nếu M x < 40% thì NL được đo đạt mức Thấp. Năng lực hợp tác là một dạng năng lực cho phép cá nhân kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức giữa tri thức, năng lực cần thiết của bản thân và của các thành viên trong nhóm nhằm đáp ứng hiệu quả yêu cầu của hoạt động hợp tác trong bối cảnh cụ thể. Trong đó mỗi cá nhân thể hiện sự tích cực, tự giác, sự tương tác và trách nhiệm cao trên cơ sở huy động những tri thức, kĩ năng của bản thân nhằm giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ củanhóm.HS tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình, cho nên cùng với việc kiểm tra, đánh giá của GV, HS được tham gia vào quá trình đánh giá, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. 1.6 Thực trạng dạy học Vật lí ở THCS hiện nay tại một số trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Đăk Nông Mục đích điều tra Tìm hiểu về nhận thức của GV về dạy học theo hướng phát triển năng lực học hợp tác ở trường PTDTNT. Tìm hiểu thực trạng tổ chức DH theo hướng phát triển năng lực hợp tác ở trườngTHCS. Đối tượng diều tra Đối tượng khảo sát, chúng tôi chọn GV và HS tại trường PTDTNT THCS và THPT huyện Đăk Mil, trường PTDTNT THCS và THPT huyện Đăk Song, tại trường PTDTNT THCS và THPT huyện Cư Jút và trường PTDTNT THCS và THPT huyện Krông Nô,trường PTDTNT THCS và THPT huyện Đăk R’lấp, trường PTDTNT THCS và THPT huyện Đăk Glong làm khách thể nghiên cứu. “Vì mỗi trường chỉ có một lớp”
  • 35. 25 Tổng số GV điều tra là 12, trong đó trình độ Thạc sĩ: 03, Đại học: 09 (Số phiếu phát ra là 12, số phiếu thu về là 12). Đại đa số giáo viên được điều tra là những người có kinh nghiệm giảng dạy từ 5 năm trở lên ở các Tổ Tự nhiên. Số học sinh được điều tra được lấy từ 4 lớp ở các trường có điều kiện xã hội học tập tương đồng gồm : Trường PTDTNT THCS và THPT huyện Đăk Mil, trường PTDTNT THCS và THPT huyện Đăk Song, tại trường PTDTNT THCS và THPT huyện Cư Jút và trường PTDTNT THCS và THPT huyện Krông Nô , tổng số phiếu phát ra 115 và thu về là 115. Đối với GV Bảng 1.3. Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học STT Phương pháp, phương tiện dạy học Số phiếu và tỷ lệ % Thường xuyên Không thường xuyên Khôngdùng 1 PP thuyết trình 10 (83,33%) 2 (16,67%) 0 2 PP đàm thoại 9 (75%) 3 (25%) 0 3 PT trực quan 7 (58,33%) 5 (41,67%) 0(0%) 4 PP dạy học nêu và giải quyết vấn đề 8(66,67%) 4 (33,33%) 0(0%) 5 PP dạy học theo nhóm 5 (23.08%) 7 (53.85%) 0(0%) 6 PP dạy học theo dự án 0 (0%) 1 (8,33%) 11(91,67%) 7 Sử dụng thí nghiệm 3 (25%) 9(75%) 0(0%) Dựa vào Bảng 1.1 cho thấy nhận thấy, GV sử dụng các PPDH tích cực còn rất ít. Nhất là các phương pháp dạy học giúp cho HS phát triển năng lực hợp tác.
  • 36. 26 Bảng 1.4. Ý kiến của giáo viên về các phương pháp dạy học tích cực (Nhóm, Góc, Tự học) STT Vai trò của PPDH dạy học tích cực % 1 Phát triển năng lực hợp tác 83,33 2 Rèn luyện cho HS khả năng trình bày trước đám đông 91,67 3 Giúp HS mạnh dạn phát biểu ý kiếnxây dựng 75 5 HS chủ động trong công việc 75 6 Khơi dậy động cơ học tập 66,67 7 HS tích cực tư duy, sáng tạo 66,67 8 Tạo cơ hội hoạt động cho HS ở mọi trình độ (giỏi, khá, trung bình, yếu) phát huy năng lực tiềm ẩn của cá nhân. 50 Đa số GV khẳng định đây là phương pháp tạo ra nhiều cơ hội cho HS rèn luyện và phát triển năng lực hợp tác cho HS (83,33%) là một trong những năng lực quan trọng, cần thiết của công dân ở thế kỉ 21. HS rèn luyện khả năng trình bày tự tin trước đám đông (91,67%). Ngoài ra còn thêm một số ý kiến: - PPDH tích cực tạo điều kiện cho HS tự nghiên cứu, gây hứng thú học tập và làm cho HS tự tin hơn, phát triển tốt được năng lực hợp tác. - Tạo mối quan hệ gắn kết giữa thầy và trò. - Không khí học tập sôi nổi, HS rất thích thú. Bảng 1.5. Ý kiến của GV về khó khăn khi sử dụng phương pháp tích cực STT Những khó khăn trong tổ chức hoạt động nhóm % ý kiến 1 Thời gian tiết học ngắn 91,67 2 Sự chênh lệch trình độ HS gây khó khăn trong việc chia nhóm,thường dẫn đến hiện tượng “ăn theo” “tách nhóm” 66,67 3 HS còn thiếu chủ động và chưa quen khi được giao nhiệm vụ 83,33 4 Cách bố trí lớp học (cố định, thiếu linh hoạt) 66,67 Từ kết quả ở Bảng 1.3, cho thấy những khó khăn chủ yếu đối với việc
  • 37. 27 dạy học nhóm là: - Thời lượng của tiết học là điều khó khăn nhất cho việc tổ chức DH theo PP tích cực (91,67%). - Sĩ số lớp học đông khiến GV gặp khó khăn trong việcđiều khiển các hoạt động(88,61%). - Việc đánh giá chính xác kết quả hoạt động của từng HS gặp nhiều khó khăn do hiện tượng “ăn theo” và “tách nhóm”(66,67%). - HS phối kết hợp không nhịp nhàng, thiếu chủ động(83,33%). Bên cạnh đó cũng có một số ý kiến khác như: - Hình thức kiểm tra đánh giá chưa phùhợp. - Mất nhiều hiết kế tiến trình DH và tổ chức hoạt động, theo dõi và đánhgiá HS. - Lớp học thường ồn ào, khó khăn trong việc ổn định, điều khiển lớp học, đòi hỏi GV sự kiên nhẫn và khéo léo. - HS chưa có thói quen tự làm việc với SGK, tài liệu thamkhảo. - Cơ sở vật chất còn thiếu. Đối với HS Bảng 1.6. Ý kiến của HS về hoạt động của HS trên lớp STT Các hình thức hoạt động của HS trong giờ học Mức độ (Tính theo %) Thường xuyên Không thường xuyên Ít hoặc rất ít 1 Đọc, chép 75 25 0 2 Trả lời câu hỏi khi GV phát vấn 68.7 20.6 10.7 3 Làm việc với SGK để trả lời câu hỏi 72.4 25.6 2 4 Quan sát đồ dùng, hình ảnh... 55.73 36.8 7.47 5 Làm bài tập trên lớp, ở nhà 70.4 20.64 8.96 6 Quan sát TN do GV biểu diễn 80.24 10.87 8.89 7 Tự nghiên cứu bài, tự làm TN 52.17 20.45 27.38 8 Đọc tài liệu tham khảo 35.67 55.46 8.87 9 Xem phim, ghi hình?, máy chiếu? 15.56 46.8 37.64 10 Làm việc hợp tác theo nhóm 35.24 50.68 14.08 11 Sử dụng tài liệu học tập, CNTT để 5.32 45.62 49.06
  • 38. 28 chuẩn bị bài theo nhiệm vụ GV giao Qua việc điều tra cho thấy tuy có khó khăn trong quá trình học tập nhưng đa số các em đều có ý thức vươn lên trong quá trình học tập, chịu khó học hỏi bạn bè và thầy cô. Tuynhiên vẫn còn một phần nhỏ các em chưa tập trung học, không chú ý nghe giảng, lười suy nghĩ và chưa tìm được phương pháp phù hợp với mình.Việc học tập hợp tác sẽ rất phù hợp vì các HS khá giỏi có thể kèm các HS yếu kém. Qua các kết quả điều tra ở trên cho thấy: GV đã chú ý đã áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, tuy nhiên số lượng GV áp dụng là chưa nhiểu và chưa thường xuyên. Hầu hết các GV vẫn dạy theo các phương pháp truyền thống, như vậy chưa phát huy được tính tích cực học tập HS. Trong giờ học bài mới các GV thường chỉ đặt những câu hỏi mang tính dẫn dắt, gợi mở kiến thức, thường ít đặt những câu hỏi tình huống, câu hỏi liên hệ giữa kiến thức đang học với thực tế đời sống, do đó làm cho việc dạy họcthường xa rời thực tiễn đời sống. GV thường ít khuyến khích và hướng dẫn HS đọc tài liệu tham khảo để tự tìm hiểu và mở rộng kiến thức. Trong giờ luyện tập hay ôn tập chương, ôn tập học kì GV chỉ ôn tập lại kiến thức theo SGK. Ít khi để HS bàn bạc, thảo luận và làm việc độc lập để ôn tập. Nội dung điều tra và kết quả điều tra (Phiếu điều tra ở phần phụ lục)
  • 39. 29 Tiểu kết chương 1 Trong chương 1 chúng tôi đã trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài bao gồm các nội dung sau: - Năng lực và phát triển năng lực cho HS THCS - Năng lực hợp tác và phát triển năng lực hợp tác cho HS THCS - Đánh giá năn lực hợp tác của HS - Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực hợp tác cho HSTHCS - Thực trạng của việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm với thí nghiệm học sinh để bồi dưỡng năng lực hợp tác cho HS Dân tộc ở các trường PTDTNTtrên địa bàn tỉnh Đăk Nông. - Đề xuất quy trình tổ chức dạy học nhóm theo hướng bồi dưỡng NLHT với TNHS; Những nội dung trên là cơ sở để nghiên cứu và giải quyết những vấn đề trong các chương tiếp theo.
  • 40. 30 Chương 2 TỔ CHỨC DẠY HỌC NHÓM VỚI THÍ NGHIỆM HỌC SINH VẬT LÝ 7 THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH
  • 41. 31 2.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình vật lý 7 Nội dung chương trình vật lý 7 có những điểm cơ bản sau: Thứ nhất, khung chương trình gồm 37 tiết /1 năm học, số tiết học 1 tiết/1 tuần. Thứ hai, nội dung chương trình vật lý 7 gồm có 3 chương, chương Quang học, chương Âm học và chương Điện học. Thứ ba, về phương pháp dạy học đòi hỏi phải tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học. Nội dung chương trình vật lý 7 được lựa chọn theo định hướng tiếp tục phát triển những kiến thức và kỹ năng mà học sinh đã đạt được ở bậc tiểu học và tiếp tục học lên những bậc học cao hơn. Những nội dung được lựa chọn có liên hệ trực tiếp đến vốn hiểu biết và kinh nghiệm cuộc sống của học sinh nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát triển vốn hiểu biết và kỹ năng của bản thân. Quan trọng là chương trình vật lý 7 đã đưa vào những nội dung nhằm làm cho học sinh có thể vận dụng các kiến thức và kỹ năng đã chiếm lĩnh được vào các hoạt động thường ngày. Chương trình vật lý 7 đã tạo điều kiện cho việc tăng cường các hoạt động học tập đa dạng của học sinh. Các em được tham gia vào các hoạt động như thu thập và xử lý thông tin, thảo luận nhóm, đề xuất các dự đoán, phát biểu các giả thuyết cũng như giải quyết những vấn đề khoa học nhỏ và nhất là tiến hành các thí nghiệm vật lý với các thiết bị và vật liệu đơn giản sẵn có. Trong mỗi tiết học, khối lượng nội dung được tính toán đã dành một phần thời gian cho các hoạt động tự lực của học sinh, tạo điều kiện để học sinh có thể quan sát trực tiếp các hiện tượng vật lý, trao đổi nhóm, tìm phương án giải quyết vấn đề, tiến hành thí nghiệm, thảo luận kết quả và rút ra những kết luận cần thiết. Chương trình vật lý lớp 7 phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức của học sinh ở độ tuổi này. Chương trình vật lý 7 đề cập đến các hiện tượng, các quá trình và các khái niệm vật lý về Quang học, Âm học và điện học chủ yếu ở mức độ định tính và định lượng đơn giản. Ở lớp 7, học sinh có thể tham gia vào quá trình hình thành một hệ thống các khái niệm vật lý và sử dụng chúng để mô tả, giải
  • 42. 32 thích một số sự vật, hiện tượng và quá trình. Các hiện tượng, thuộc tính và quá trình vật lý lớp 7 rất gần với kinh nghiệm và hiểu biết của học sinh. Hầu hết các kết luận có thể do học sinh tự rút ra trên cơ sở quan sát trực tiếp sự vật hiện tượng. Bên cạnh đó, việc trực tiếp tiến hành các phép đo cơ bản đã tạo điều kiện rèn luyện cho học sinh các kỹ năng thực hành và thái độ ứng xử cần thiết cho việc học tập vật lý. Chương trình lớp 7 có 30 tiết có thí nghiệm. Nội dung SGK vật lý 7 trình bày nhiều kiến thức theo tinh thần tạo điều kiện nhiều hơn để học sinh đưa ra dự đoán và đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán. Đồng thời, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động tích cực tự lực và hợp tác với nhau để tìm ra và chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng mới. 2.2. Các thí nghiệm học sinh trong chương trình vật lí 7 2.2.1 Thí nghiệm học sinh sự truyền thẳng của ánh sáng trong môi trường trong suốt và đồng tính. Mục đích thí nghiệm : Chứng minh được trong môi trường trong suốt và đồng tính thì ánh sáng đi theo đường thẳng. Nội dung thí nghiệm : Quan sát ánh sáng của bóng đèn bằng ống cong, ống thẳng và sử dụng ba tấm bìa có khoét lỗ có cùng độ cao.
  • 43. 33 2.2.2 Thí nghiệm Bóng tối – Bóng nửa tối. Mục đích thí nghiệm : Quan sát và xác định được bóng tối và bóng nửa tối trên màn chắn. Nội dung thí nghiệm : Dùng ánh sáng đèn pin chiếu lên màn chắn phía trước có một tấm bìa “nhỏ hơn màn chắn” ở phía trước ngăn không cho ánh sáng truyền tới miếng bìa.
  • 44. 34 2.2.3 Thí nghiệm định luật phản xạ ánh sáng Mục đích thí nghiệm : Khảo sát sự phụ thuộc của góc phản xạ vào góc tới, phát hiện phát hiện tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến. Nội dung thí nghiệm : Chiếu 01 tia tới đến gương phẳng với góc tới cho trước, xác định tia phản xạ và góc phản xạ. 2.2.4 Thí nghiệm đo độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng Mục đích thí nghiệm : Chứng minh được độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật. Nội dung thí nghiệm : Dùng hai vật bằng nhau đặt trước kính mờ trong suốt, so sánh độ lớn của vật với độ lớn của ảnh.
  • 45. 35 2.2.5 Thí nghiệm xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng Mục đích thí nghiệm : Xác định được vùng nhìn thấy của gương phẳng, so sánh vùng nhì thấy của cùng một gương phẳng khi đặt gần vị trí quan sát và khi đặt xa vị trí quan sát. Nội dung thí nghiệm : Đo vùng nhìn thấy của một gương phẳng khi đặt gần vị trí quan sát và khi đặt xa vị trí quan sát. 2.2.6 Thí nghiệm đặc điểm chung của nguồn âm Mục đích thí nghiệm : Phát hiện được mọi vật phát ra âm thanh đều dao động. Nội dung thí nghiệm : - Làm thí nghiệm sự dao động phát ra âm thanh với sợi dây cao su nhỏ. - Làm thí nghiệm với thanh âm thoa. - Làm thí nghiệm dung thìa gõ nhẹ vào thành cốc mỏng.
  • 46. 36 2.2.7 Thí nghiệm truyền âm trong môi trường chất rắn Mục đích thí nghiệm : Chứng minh được âm truyền được trong môi trường chất rắn, chất rắn là môi trường truyền âm tốt hơn chất lỏng và không khí. Nội dung thí nghiệm : Có ba bạn tiến hành làm thí nghiệm như sau: Người thứ nhất áp tai xuống bàn: người thứ hai gõ nhẹ xuống bàn; người thứ ba đứng bên ngoài bàn, người thứ hai gõ nhẹ xuống bàn sao cho người thứ ba không nghê thấy âm của tiếng gõ còn người thứ nhất sẽ nghe thấy âm của tiêng gõ. Gõ nhẹ đầu bút chì xuống mặt bàn.Nghe thấy tiếng gõ Không nghe thấy tiếng gõ
  • 47. 37 2.2.8 Thí nghiệm hai loại điện tích Mục đích thí nghiệm : Biết được có hai loại điện tích, sự tương tác giữa hai vật mang điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau. Nội dung thí nghiệm : - Kẹp hai mảnh nilông trên thân cây bút chì rồi cọ xát hai mãnh ni lông này bằng một miếng len. - Dùng mảnh vải khô cọ xát hai thanh nhựa sẫm màu giống hệt nhau. Đặt một thanh lên bàn trông có mũi nhọn và dễ dàng quay. Đưa thanh còn lại đến gần một đầu của thanh đang đặt trên bàn trông. - Dùng mảnh vải khô cọ xát lên một thanh nhựa sẫm màu rồi đặt thanh nhựa lên bàn trông có mũi nhọn và dễ dàng quay. Đưa đầu thanh thủy tinh đã cọ xát với mãnh lụa đến gần đầu thanh thước nhựa. Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3 2.2.9.Thí nghiệm đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch 
  • 48. 38 mắc nối tiếp. Mục đích thí nghiệm : Mắc được đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp và đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế. Nội dung thí nghiệm : 2.3. Thiết kế tiến trình dạy học một số đơn vị kiến thức Vật lí 7 theo hướng bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh 2.3.1. Thực trạng sử dụng thí nghiệm học sinh trong dạy học môn Vật lý 7 ở các trường PTDTNT tỉnh Đăk Nông Các bài thí nghiệm được đưa vào trong SGK vật lý 7 có những đặc điểm sau: - Đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với nhu cầu, năng lực cũng như hứng thú của học sinh. - Sử dụng những loại nguyên vật liệu đơn giản, dễ kiếm phù hợp với điều kiện của nhà trường. - Nhằm tạo điều kiện cho số đông học sinh được rèn luyện kỹ năng thí nghiệm, tự tay tiến hành thí nghiệm, tự mình quan sát đo đạt và rút ra nhận xét, kết luận. Phương pháp dạy học môn vật lý 7 hiện nay theo hướng phát huy năng lực của học sinh, phát huy tính chủ động của học sinh trong học tập, kích thích nỗ lực hoạt động của cá nhân với việc hợp tác trong nhóm cũng như các hình thức tổ chức học tập ngoài lớp học. Do vậy, giáo viên phải có những biện pháp tổ chức hoạt động nhóm làm thí nghiệm cụ thể khi đưa thí nghiệm vào trong giờ học theo hướng phát huy năng lực hợp tác của học sinh thì chất lượng dạy học mới được nâng cao. Qua thực tiễn tham quan, trao đổi trực tiếp với giáo viên và lấy phiếu điều tra
  • 49. 39 tình hình sử dụng thí nghiệm vật lý 7 ở một số trường PTDTNT ở tỉnh Đăk Nông cho thấy: - Phương pháp dạy học theo phát triển năng lực hợp tác của học sinh dân tộc ớ các trường PTDTNT tỉnh Đăk Nông trong dạy học vật lý thông qua sử dụng thí nghiệm đã được 75% giáo viên được hỏi ý kiến đồng ý. - Khi đề cập đến thực tế dạy học thì có đến 83,33% ý kiến giáo viên chọn phương pháp thuyết trình; 75 % ý kiến giáo viên chọn kết hợp thí nghiệm của GV và HS trong dạy học. Điều này chứng tỏ, đa số giáo viên vẫn dùng lối thuyết trình nhiều trong dạy học vật lý 7 ở trường PTDTNT. - Đề cập đến hình thức tiến hành thí nghiệm có 77,3% ý kiến GV tiến hành thí nghiệm biểu diễn; 9,8% ý kiến chọn cách cho các nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm; 12,9% ý kiến chọn cách phối hợp sử dụng thí nghiệm GV và thí nghiệm HS. Từ kết quả khảo sát trên, có thể nhận thấy rằng: - Giáo viên rất ngại làm thí nghiệm, một phần không bị bắt buộc, phần khác là do việc sử dụng thí nghiệm cho một tiết dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh vẫn còn nhiều lúng túng, hạn chế về mặt chuyên môn nghiệp vụ. - Thời gian dành cho tiết học là không nhiều nếu không biết cách phối hợp khai thác hiệu quả thí nghiệm của GV và thí nghiệm của HS. - Cách viết của SGK đã chú trọng nhiều đến thí nghiệm, song vẫn chưa phù hợp với việc tổ chức các hoạt động nhận thức tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh theo quan điểm lý luận dạy học hiện đại. Bản thân giáo viên lại không thay đổi cách nhìn nhận vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. - Quan điểm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh vẫn chưa thực sự đổi mới, chưa chú trọng đến thí nghiệm thực hành. 2.3.2 Quy trình tổ chức dạy học nhóm với thí nghiệm học sinh nhằm bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh
  • 50. 40 GV HS Chú thích Hướng dẫn HS tự nghiên cứu ↔ Tự nghiên cứu cá nhân (1) ↓ ↓ Tổ chức thảo luận nhóm ↔ Hợp tác với bạn trong nhóm (2) ↓ ↓ Tổ chức thảo luận lớp↔ Hợp tác với các bạn trong lớp (3) ↓ ↓ Kết luận đánh giá ↔ Tự đánh giá, tự điều chỉnh (4) Sơ đồ 2.1 quy trình tổ chức dạy học nhóm với thí nghiệm học sinh nhằm bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh Để đạt được hiệu quả làm việc hợp tác của học sinh trong làm thí nghiệm theo nhóm cần phải thực hiện các nội dung sau: - Chuẩn bị : Giáo viên yêu cầu học sinh phải đọc trước nội dung bài học, những dụng cụ thí nghiệm bài học yêu cầu học sinh chuẩn bị, chuẩn bị phiếu học tập, bảng biểu cho nhóm học tập và cho lớp khi cần thiết. Đảm bảo đủ vể số lượng, chất lượng. Điều này đòi hỏi giáo viên cần nghiên cứu kĩ chương trình các bài có thí nghiệm ngay từ đầu năm học, xác định cần dụng cụ gì, số lượng bao nhiêu, còn thiếu những gì để có kế hoạch giải quyết trong năm bằng cách mua thêm hoặc tự làm hoặc hướng dẫn học sinh tự làm. - Giáo viên tiến hành làm thí nghiệm kiểm tra trước: Để đảm bảo thí nghiệm thành công với sai số nhỏ ở mức cho phép. Nếu thí nghiệm khó thành công, hoặc sai số lớn thì giáo viên phải nêu ra những khó khăn gặp phải để
  • 51. 41 đưa ra dự báo để điều chỉnh kết quả, tránh được những lúng túng gặp phải trong thực tế giảng dạy. - Đảm bảo tính an toàn khi cho học sinh tiến hành thí nghiệm đối với học sinh: Trong quá trình học sinh tiến hành làm thí nghiệm giáo viên nhắc nhở học sinh trong mỗi nội dung thực hành. Cần tập chung vào những yếu tố gây mất an toàn nhất để lưu ý đến học sinh cả trước, trong và sau thực hành. - Đưa ra những quy định thời gian cho mỗi nội dung thực nghiệm: Đảm bảo rèn tác phong làm việc có kỉ luật, khoa học cho học sinh. - Đảm bảo mọi học sinh đều tham gia hoạt động : Giáo viên dựa vào các bước tiến hành và nội dung của thí nghiệm để giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Trong nhóm học sinh sẽ phân công công việc cho từng thành viên nhóm mình. 2.2.3. Xây dựng các bước để tổ chức dạy học nhóm với thí nghiệm học sinh cụ thể nhằm bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh Bài 4 định luật phản xạ ánh sáng Bước 1: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung yêu cầu của thí nghiệm. (Thí nghiệm để phát hiện phát hiện tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến, góc phản xạ bằng góc tới) - Chia nhóm, chia lớp thành 6 nhóm mỗi nhóm 5 thành viên. - Địa điểm: Bàn 1 trong các nhóm di chuyển xuống bàn 2 để làm thực hành. - Phương án thí nghiệm (theo sgk) - Dụng cụ và bố trí: Dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm gồm: Đèn chiếu khe hẹp, nguồn điện, gương phẳng gắn chân đế, bẳng mặt phẳng có thước chia độ và đường
  • 52. 42 pháp tuyến, bảng ghi kết quả. Bố trí : Đặt gương phẳng trên mặt phẳng có thước đo độ, sao cho mặt phẳng gương vuông góc với đường pháp tuyến ghi trên thước, mép gương trùng với đường kẽ thẳng trên thước. - Cách tiến hành: Dùng đèn chiếu tia sáng tới đến vị trí điểm tới ( tại vị trí giao nhau của gương phẳng và đường pháp tuyến) - Thời gian cho thực nghiệm là 3 phút. Bước 2: - Giáo viên đưa ra các nhiệm vụ trong quá trình làm thí nghiệm gồm: + Kiểm tra dụng cụ thí nghiệm + Bố trí thí nghiệm + Điều khiển đèn pin chiếu tia sáng + Đọc và ghi kết qủa đo được vào phiếu học tập + Đánh giá nhận xét kết quả thí nghiệm - Trong nhóm phân công nhiêm vụ cho từng thành thành viên của nhóm: + Các nhóm tự phân trưởng nhóm, thư ký và báo cáo viên. - Các nhóm thảo luận kế hoạch và cách thức làm việc của nhóm. - Tiến hành thực hiện nhiệm vụ: + Sắp xếp, bố trí thí nghiệm. + Giáo viên theo dõi và uốn nắn HS trong quá trình thí nghiệm + Thảo luận thống nhất kết quả thí nghiệm trong nhóm. - Thu xếp đồ dùng thiết bị, chuẩn bị báo cáo kết quả làm việc trước lớp. Bước 3: -Yêu cầu một nhóm cử báo cáo viên trình bày kết quả - GV tổ chức cho các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá kết quả và rút ra kết luận.
  • 53. 43 - GV nhận xét ý thức thực hành. Bài 10 Nguồn âm Bước 1: - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu và trình bày nội dung của thí nghiệm. (Thí nghiệm để phát hiện phát hiện tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến, góc phản xạ bằng góc tới) - Chia nhóm, chia lớp thành 6 nhóm mỗi nhóm 5 thành viên. - Địa điểm: Bàn 1 trong các nhóm di chuyển xuống bàn 2 để làm thực hành. - Phương án thí nghiệm (theo sgk) - Dụng cụ và bố trí: Dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm gồm: Dây cao su nhỏ, cốc thủy tinh, thanh âm thoa, búa cao su, phiếu học tập. Bố trí : Theo cách trình bày trong sách giáo khoa. - Cách tiến hành: Dùng đèn chiếu tia sáng tới đến vị trí điểm tới ( tại vị trí giao nhau của gương phẳng và đường pháp tuyến) - Thời gian cho thực nghiệm là 5 phút. Bước 2: - Giáo viên đưa ra các nhiệm vụ trong quá trình làm thí nghiệm gồm: + Kiểm tra dụng cụ thí nghiệm + Thực hiện lần lượt từng thí nghiêm + Nhận xét và ghi kết qủa đo được vào phiếu học tập + Đánh giá nhận xét kết quả thí nghiệm - Trong nhóm phân công nhiêm vụ cho từng thành thành viên của nhóm:
  • 54. 44 + Các nhóm tự phân trưởng nhóm, thư ký và báo cáo viên. - Các nhóm thảo luận kế hoạch và cách thức làm việc của nhóm. - Tiến hành thực hiện nhiệm vụ: + Sắp xếp, bố trí thí nghiệm. + Giáo viên theo dõi và uốn nắn HS trong quá trình thí nghiệm + Thảo luận thống nhất kết quả thí nghiệm trong nhóm. - Thu xếp đồ dùng thiết bị, chuẩn bị báo cáo kết quả làm việc trước lớp. Bước 3: -Yêu cầu một nhóm cử báo cáo viên trình bày kết quả - GV tổ chức cho các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá kết quả và rút ra kết luận. - GV nhận xét ý thức thực hành. Bài 18 Hai loại điện tích Bước 1: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung yêu cầu của thí nghiệm. (Thí nghiệm để biết được có tồn tại hai loại điện tích và sự tương tác giữa các vật bị nhiễm điện) - Chia nhóm, chia lớp thành 6 nhóm mỗi nhóm 5 thành viên. - Địa điểm: Bàn 1 trong các nhóm di chuyển xuống bàn 2 để làm thực hành. - Phương án thí nghiệm (theo sgk) - Dụng cụ và bố trí: Dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm gồm: Kẹp giấy, bút chì, mảnh nilông, bàn trông, 2 thanh nhựa cùng loại, thanh thủy tinh. Bố trí : theo hướng dẫn của SGK. - Cách tiến hành: Theo yêu cầu ghi trong SGK
  • 55. 45 - Thời gian cho thực nghiệm là 10 phút. Bước 2: - Giáo viên đưa ra các nhiệm vụ trong quá trình làm thí nghiệm gồm: + Kiểm tra dụng cụ thí nghiệm + Thực hiện lần lượt từng thí nghiêm + Nhận xét và ghi kết qủa đo được vào phiếu học tập + Đánh giá nhận xét kết quả thí nghiệm - Trong nhóm phân công nhiêm vụ cho từng thành thành viên của nhóm: + Các nhóm tự phân trưởng nhóm, thư ký và báo cáo viên, thành viên thực hiện. - Các nhóm thảo luận kế hoạch và cách thức làm việc của nhóm. + Nhóm trưởng nêu phương án thực hiện, mỗi thành viên đưa ra ý kiến về phương án thực hiện. + Mỗi thành viên trình bày nhiệm vụ thực hiện của mình. - Tiến hành thực hiện nhiệm vụ: + Sắp xếp, bố trí thí nghiệm. + Giáo viên theo dõi và uốn nắn HS trong quá trình thí nghiệm + Thảo luận thống nhất kết quả thí nghiệm trong nhóm. - Thu xếp đồ dùng thiết bị, chuẩn bị báo cáo kết quả làm việc trước lớp. Bước 3: -Yêu cầu một nhóm cử báo cáo viên trình bày kết quả - GV tổ chức cho các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá kết quả và rút ra kết luận. - GV nhận xét ý thức thực hành.
  • 56. 46 2.3.2. Thiết kế một số giáo án vật lý có tổ chức hoạt động nhóm với TNHS để bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh 2.3.2.1. Bài 4 "ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG" 1. Mục tiêu: 1.1 Kiến thức: Học sinh phải biết được + Xác định tia tới, tia phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ; + Đường đi của tia sáng khi phản xạ trên gương phẳng; + Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. 1.2 Kỹ năng: Học sinh phải tiến hành các quan sát và nhận xét các thí nghiệm cũng như cách thức làm việc theo nhóm. 1.3 Thái độ: Học sinh cần có được tác phong cẩn thận, tỉ mỉ thông qua tiến hành thí nghiệm cũng như thái độ hợp tác khi làm việc theo nhóm. 1.4. Năng lực – Phẩm chất: a. Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác. b. Phẩm chất: tự tin,tự chủ 2. Chuẩn bị: 2.1. Về phía giáo viên : Thiết kế bài dạy học định luật phản xạ ánh sáng theo hướng phát triển năng lực hợp tác của học sinh thông qua hoạt động nhóm làn thí nghiệm cho mỗi nhóm cần chuẩn bị + 01 gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng; + 1 đèn chiếu có khe hẹp để tạo ra tia sáng (chùm sáng hẹp song song); + Tờ giấy có chia độ dán trên mặt tấm gỗ nằm ngang; + Thước đo góc mỏng. 2.2. Về phía học sinh (HS): Vở ghi, dụng cụ học tập. 3. Phương pháp và kỹ thuật dạy học
  • 57. 47 3.1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề 3.2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não 4. Tổ chức và các hoạt động dạy học 4.1. Hoạt động khởi động * Tổ chức lớp: * Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp trong giờ) 4.2.Hoạt động hình thành kiến thức: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1 - Áp dụng biện pháp 1 (2 phút) SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM MỞ ĐẦU ĐỂ TẠO RA TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ Hoạt động 2 - Áp dụng biện pháp 3 (3 phút) TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM ĐỂ SƠ BỘ ĐƯA RA KHÁI NIỆM GƯƠNG PHẲNG - Như vậy, tia sáng sau khi chiếu lên gương phẳng đã hắt lại tia sáng lên gương. - Yêu cầu HS thay nhau cầm gương soi nhận thấy hiện tượng gì trong gương? Trả lời câu hỏi C1: Tia sáng hắt lại này xuất hiện do đâu? Chúng quan hệ như thế nào so với tia sáng phát ra từ đèn pin. - HS: Các nhóm tiến hành thí nghiệm và nhận xét kết quả. Nhìn vào gương phẳng, ta thấy hình ảnh của mình trong gương. - Hình ảnh của một vật mà ta quan sát được trong gương phẳng được gọi là ảnh của vật đó tạo bởi gương. Hãy quan sát và cho biết đặc điểm của gương phẳng. - Gương phẳng tạo ra ảnh của vật trước gương - Hình ảnh của một vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương - Một số vật trong thực tế có thể coi là gương phẳng: mặt kính cửa sổ, mặt nước, mặt tường ốp gạch men nhẵn bóng.
  • 58. 48 - HS: Gương soi là mặt phẳng nhẵn bóng nên gọi là gương phẳng Hoạt động 3 - Áp dụng bước 1 (5 phút) TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT ĐỂ HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG - Yêu cầu các nhóm hãy tiến hành thí nghiệm để tìm xem khi chiếu tia sáng lên một gương phẳng, ánh sáng hắt lại trên mặt gương theo các chiều khác nhau hay theo chiều xác định - Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm chiếu tia sáng đến mặt gương theo hướng SI nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng gương. Sau khi gặp gương, tia sáng hắt lại theo phương IR + Chỉ ra tia tới và tia phản xạ + Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng gì? - Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét - HS Nhóm 2: Tia sáng tới gương theo phương SI và tia hắt theo phương xác định IR. - Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ ánh II/ Định luật phản xạ ánh sáng: Thí nghiệm : - GV bố trí thí nghiệm cho HS làm theo - SI : tia tới - IR : tia phản xạ
  • 59. 49 sáng. Tia SI gọi là tia tới, tia IR gọi là tia phản xạ Hoạt động 4 - Áp dụng bước 2,3 (20 phút) TÌM QUY LUẬT VỀ SỰ ĐỔI HƯỚNG CỦA TIA SÁNG KHI GẶP GƯƠNG PHẲNG – CÁC NHÓM TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM - Yêu cầu HS qua thí nghiệm chúng ta thấy tia tới SI và tia phản xạ IR có mối liên hệ như thế nào? Cũng như sự liên hệ giữa tia SI, IR với tia vuông góc với gương IN (pháp tuyến) - Cả hai tia tới SI và phản xạ IR đều nằm trong mặt phẳng tờ giấy và đường pháp tuyến IN. - Yêu cầu HS từ kết quả rút ra kết luận - GV thông báo: Góc hợp bởi tia tới với pháp tuyến SIN=i gọi là góc tới và góc hợp bởi phương của tia phản xạ với pháp tuyến NIR = i' gọi là góc phản xạ - Yêu cầu HS tìm mối liên hệ như thế nào giữa hai góc này? Các nhóm tiến hành thí nghiệm và cho nhận xét. - Nhóm 3: Kết quả thí nghiệm cho thấy i=i' - Bây giờ thay đổi góc tới i và quan sát góc i' có gì thay đổi không? - Nhóm 1: Qua thí nghiệm ta thấy, với các góc tới i khác nhau thì sẽ có các góc phản xạ i' khác nhau nhưng luôn luôn có: i = i' - Hiện tượng tia sáng sau khi đến mặt gương phẳng bị hắt lại theo một hướng xác định gọi là sự phản xạ ánh sáng Kết luận : - Tia phản xạ IR nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới SI và đường pháp tuyến IN. - Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới Hoạt động 5: (5 phút) PHÁT BIỂU ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG - GV thông báo: người ta đã làm thí nghiệm với các môi trường trong suốt khác nhau, đồng tính đều Định luật phản xạ ánh sáng:
  • 60. 50 đi đến kết luận như trong môi trường không khí. Định luật phản xạ ánh sáng đúng trong mọi môi trường trong suốt và đồng tính. - Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới - Góc phản xạ luôn bằng góc tới. Hoạt động 6: (10 phút) VẬN DỤNG VÀ CỦNG CỐ - Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng, các nhóm hãy tiến hành xác định tia phản xạ thông qua phép vẽ. Các kiến thức cơ bản cần lưu ý: + Gương phẳng + Định luật phản xạ ánh sáng - Ra bài tập về nhà III/ Vận dụng: - Cho tia sáng tới gương theo phương SI, hãy vẽ tia phản xạ 2.3.2.2.BÀI 18 HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH 1. Mục tiêu 1.1.Kiến thức: + Biết có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau. + Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hòa. Biết vật mang điện tích âm thừa êlectrôn, vật mang điện tích dương thiếu êlectrôn. 1.2.Kỹ năng: Làm thí nghiệm nhiễm điện do vật bằng cách cọ xát.
  • 61. 51 1.3.Thái độ: Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm. 1.4. Năng lực – Phẩm chất: a. Năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác. b. Phẩm chất: tự tin,tự chủ 2. chuẩn bị 2.1.Giáo viên Cả lớp: Tranh phóng to mô hình đơn giản nguyên tử. Bảng phụ ghi sẵn nội dung. Điền từ thích hợp và chỗ trống để hoàn thành phần sơ lược cấu tạo nguyên tử. Mỗi nhóm: Hai mảnh ni lông kích thước 70 x 12mm hoặc một mảnh 70 x 250 mm, 1 bút chì gỗ hay nhựa, + 1kẹp nhựa, 1mảnh dạ hoặc len cở 150 x 150 mm, 1mảnh lụa cở 150 x 150 mm, 1thanh thủy tinh hữu cơ kích thước (5x10x200)mm, 2đũa nhựa có lỗ hổng ở giữa kích thước  10 dài 20 mm, 1mũi nhọn đặt trên đế nhựa 2.2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập. 3. Phương pháp và kỹ thuật dạy học 3.1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề 3.2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não 4. Tổ chức và các hoạt động dạy học 4.1. Hoạt động khởi động + Tổ chức lớp: + Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp trong giờ) + Vào bài: Một vật bị nhiễm điện( mang điện tích) có khả năng hút các vật khác. Nếu hai vật đều bị nhiễm điện thì chúng hút nhau hay đẩy nhau.
  • 62. 52 4.2.Hoạt động hình thành kiến thức: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Áp dụng bước 1,2 HOẠT ĐỘNG 1: Làm thí nghiệm tạo hai vật nhiễm điện cùng loại và tìm hiểu lực tác dụng giữa chúng Phương pháp: Luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề,HĐ nhóm Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và trả lời, động não.thảo luận nhóm. Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 1: Gọi 1, 2 HS nêu cách tiến hành thí nghiệm. GV: Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm và nêu hiện tượng xảy ra với 2 tấm ni lông. HS: Đại diện nhóm lên nhận xét hiện tượng xảy ra. Hai mảnh ni lông khi cọ xát vào mảnh len thì nó sẽ nhiễm điện giống nhau hay khác nhau? Vsao? Với hai vật giống nhau khác hiện tượng có như vậy không ? Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm H18.2 . Khi chưa cọ xát các em đưa hai thanh nhựa đến gần thì có hiện tượng gì xảy ra? I.Hai loại điện tích. Thí nghiệm 1: (SGK) + Trước khi cọ xát hai mảnh ni lông không có hiện tượng gì. + Sau khi cọ xát hai mảnh ni lông đẩy nhau. =>Hai vật giống nhau cùng là ni lông cọ xát vào một vật do đó hai mảnh ni lông phải nhiễm điện giống nhau. Hai thanh nhựa cùng cọ xát vào mảnh vải khô -> đẩy nhau.