SlideShare a Scribd company logo
1 of 17
Download to read offline
MỤC LỤC
TT Nội dung Trang
1 Đặt vấn đề……………………………………………... 2
2 Lý do chọn đề tài............................................................. 2
3 Phạm vi nghiên cứu……………………………………. 3
4 Phương pháp nghiên cứu………………………………. 4
5 Nội dung……………………………………………….. 5
6 Thực trạng vấn đề……………………………………… 5
7 Cơ sở lý luận…………………………………………… 5
8 Cơ sở thực tiễn……………………………….………… 7
9 Giải pháp thực hiện..………………………………..…. 8
10 Chuẩn bị giờ dạy……………………………..………... 8
11 Thực hiện giờ học…………………………...…………. 12
12 Kết quả…………………………………………………. 13
13 Kết luận………………………………………………… 14
14 Tài liệu tham khảo……………………………………... 15
15 Phụ lục…………………………………………………. 16
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học kỹ
thuật và đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân. Có thể khẳng định rằng:
không có giáo dục sẽ không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người, đối với
kinh tế, văn hoá. Ý thức được điều đó, Đảng ta đã thực sự coi "Giáo dục là quốc
sách hàng đầu" Hội nghị TW 4 khoá VII đã khẳng định "Giáo dục - Đào tạo là
chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai". Nghị quyết TW 2 khoá VIII đã tiếp tục
khẳng định "Muốn tiến hành CNH, HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục -
đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và
bền vững". Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) tiếp tục nhấn mạnh con
người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển.
Định hướng này đã được pháp chế hoá trong luật giáo dục, điều 24 mục II
đã nêu ``Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ
động sáng tạo của học sinh, phải phù hợp với đặc điểm của từng môn học, rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại
niềm vui hứng thú học tập cho học sinh".
Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012- 2013 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã chỉ rõ:
+ Tập trung chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy
học, tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học.
+ Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến
thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT. Giáo viên
chủ động thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của
giáo viên và học sinh; phối hợp tốt giữa làm việc cá nhân và theo nhóm; chú trọng
công tác phụ đạo học sinh yếu.
2
+ Giáo viên tạo điều kiện, hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự
nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, bồi dưỡng năng lực độc lập suy
nghĩ; xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, phù hợp với các đối tượng giúp học sinh
vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, khắc phục việc ghi nhớ máy móc, không nắm
vững bản chất.
Chương trình sinh học lớp 9 phần di truyền và biến dị hầu hết là những bài
có khối lượng kiến thức khá nhiều và trừu tượng đặc biệt trong chương III với nội
dung là cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử học sinh chưa bao giờ
được quan sát thực tế đồng thời đi cùng với lượng kiến thức khổng lồ đó là hệ
thống bài tập rất đa dạng, học sinh thường rất sợ học phần này.
Vậy làm thế nào để trong thời lượng chương trình bó hẹp chỉ một tiết dạy,
trên không chỉ một nhóm đối tượng học sinh, giáo viên có thể vừa kiểm tra bài cũ,
vừa khai thác xây dựng, hình thành các kiến thức mới, không những thế còn phải
khắc sâu, mở rộng kiến thức cho học sinh; giúp các em vận dụng tốt các kiến thức
khi giải thích các sự vật, hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống và có thể hoàn thành
tốt một số dạng bài tập có liên quan; giúp học sinh có thêm hào hứng, hứng thú khi
học tập để rồi ngày một yêu thích môn sinh học hơn. Đây cũng chính là một trong
những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giờ lên lớp.
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy để có được những giờ dạy tốt góp phần nâng
cao chất lượng dạy học, người giáo viên ngoài việc nắm chắc kiến thức, vững các
phương pháp và kĩ thuật dạy học, còn phải chuẩn bị phương tiện, thiết bị dạy học
và thiết kế bài học phù hợp.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp
nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử Sinh học lớp 9”
2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung kiến thức phần sinh học phân tử trong chương trình sinh học lớp 9
- Địa điểm: Trường THCS Tân Long thành phố Thái Nguyên
3
- Thời gian: Từ năm học 2008-2009 đến nay
- Đối tượng nghiên cứu: Những hoạt động dạy học phần sinh học phân tử trong
chương trình sinh học lớp 9 bậc học THCS
3. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu lí thuyết:
- Tài liệu về vị trí, nhiệm vụ của môn Sinh học, phần sinh học phân tử ở trường
THCS.
- SGK, SGV Sinh học 9, Luật Giáo dục, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Tài liệu về phương pháp dạy học môn Sinh học ở trường THCS, phương pháp
dạy học tích cực, ứng dụng CNTT trong dạy học môn Sinh học, tài liệu về đổi mới
kiểm tra đánh giá trong dạy học môn sinh học
- Các tạp chí, tập san giáo dục...
Nghiên cứu thực tiễn: Thông qua dự giờ thăm lớp các đồng chí đồng nghiệp giảng
dạy phần kiến thức sinh học phân tử trong chương trình sinh học lớp 9.
Quan sát
Phỏng vấn
Thống kê
4
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng vấn đề
* Thiết bị dạy học
- Trên thực tế, thiết bị cung cấp cho các nhà trường còn thiếu. Một số thiết bị
không sử dụng được do chất lượng thấp hoặc đã bị hỏng. Hệ thống thiết bị công
nghệ thông tin đã cũ nên việc sử dụng gặp nhiều khó khăn.
- Một số giáo viên chỉ sử dụng những thiết bị, tranh ảnh có sẵn vì vậy bài
giảng không thu hút được sự chú ý của học sinh. Một số giáo viên có ý thức sưu
tầm thêm tư liệu trên mạng Internet, nhưng hầu hết là tài liệu tiếng Anh do đó gây
khó khăn trong công tác giảng dạy.
- Một số giáo viên còn ngại khó trong việc sử dụng thiết bị dạy học.
* Phương thức tổ chức dạy học
- Khi dạy phần sinh học phân tử của chương trình sinh học lớp 9, một số giáo
viên thường không tổ chức những hoạt động dạy học tích cực, giúp học sinh chủ
động tiếp cận và chiếm lĩnh kiến thức, hiểu biết. Do hoạt động thiếu tích cực dẫn
tới lối học tập thụ động (học vẹt) và một số giờ học hiệu quả thấp.
- Cách thức đặt vấn đề, tạo ra những tình huống khiến học sinh động não để
dẫn dắt vào phần kiến thức mới của một số giáo viên chưa được quan tâm cũng
làm hạn chế hiệu quả giờ lên lớp.
1.1. Cơ sở lý luận:
1.1.1. Vị trí vai trò của phần sinh học phân tử trong chương trình THCS
Sinh học là ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu về sự sống. Đối tượng của
sinh học là giới tự nhiên hữu cơ. Trong đó Sinh học phân tử là môn khoa học
nghiên cứu giới sinh vật ở mức độ phân tử. Mục đích của sinh học phân tử là tìm
hiểu mối tương tác giữa các hệ thống khác nhau trong tế bào bao gồm cả mối liên
hệ và tương tác giữa các phân tử ADN, ARN, quá trình tổng hợp protein cũng như
tìm hiểu cơ chế điều hòa những mối tương tác này. Kiến thức về các mối tương tác
trong từng đối tượng tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể từ đó có những can
5
thiệp thích hợp để góp phần trang bị vốn kiến thức sinh học phổ thông cho nguồn
nhân lực Nông – Lâm – Ngư, các ngành công nghiệp chế biến, công nghệ thực
phẩm, y dược, bảo vệ môi sinh, môi trường.
Trong chương trình sinh học cơ sở, phần sinh học phân tử được xếp vào
chương III của chương trình sinh học lớp 9. Sau khi đã tìm hiểu về các thí nghiệm
của MenDen, cơ sở tế bào của hiện tượng di truyền và biến dị (Nhiễm sắc thể) học
sinh sẽ được tìm hiểu về cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử
với nội dung chính là tìm hiểu về cấu trúc chức năng của ADN, ARN, Protein cũng
như quá trình tự nhân đôi của ADN, tổng hợp ARN và sự hình thành chuỗi axit
amin.
Dạy học phần Sinh học phân tử góp phần thực hiện nhiệm vụ dạy học môn
sinh học ở trường phổ thông: Trang bị kiến thức phổ thông; Phát triển các năng lực
nhận thức và năng lực hành động; Giáo dục các phẩm chất nhân cách: giáo dục thế
giới quan khoa học, giáo dục quan điểm duy vật, phương pháp biện chứng, giáo
dục tình cảm đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục lao động kĩ thuật, kỹ thuật tổng
hợp và hướng nghiệp.
1.1.2. Vị trí vai trò của thiết bị dạy học
“Thiết bị dạy học là toàn thể những phương tiện vật chất nhằm đạt mục tiêu
dạy học. Chúng được sử dụng để truyền thụ và lĩnh hội tri thức, cũng như trong
việc sử dụng PPDH phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học trong quá trình sư
phạm và có tác dụng sư phạm trực tiếp”
(H. Weiß 1974)
* Vai trò của thiết bị dạy học
- Đối với học sinh: Giúp học sinh dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu
hơn.
+ Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài của đối tượng và
các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng.
6
+ Giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản hóa những máy móc và thiết
bị quá phức tạp.
+ Giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, nâng
cao lòng tin của học sinh vào khoa học.
+ Giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư
duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cây,...),
giúp học sinh hình thành cảm giác thẩm mỹ, được hấp dẫn bởi cái đẹp, cái đơn
giản, tính chính xác của thông tin chứa trong phương tiện.
- Đối với giáo viên: Giúp tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học, hỗ
trợ giáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh
giá kết quả học tập của học sinh được thuận lợi và có hiệu suất cao.
* Phân loại thiết bị dạy học:
1.2. Cơ sở thực tiễn
* Thuận lợi:
- Nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác
dạy và học
- Ban giám hiệu, tổ chuyên môn luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên
tham gia các lớp tập huấn, đầu tư cơ sở vật chất (mua sắm thêm máy vi tính, nối
mạng Internet cáp quang…) để nâng cao chất lượng dạy và học.
- Bản thân đã có nhiều năm được phân công giảng dạy môn sinh học lớp 9.
- Đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập.
- Nhiều phụ huynh đã có ý thức hướng nghiệp cho con em mình vì vậy nâng
cao nhận thức của học sinh về vai trò của môn Sinh học đối với một số ngành nghề
trong xã hội hiện đại.
7
Thiết bị dạy học
Hình ảnh
(bản đồ,
tranh ảnh)
Âm thanh
( băng
tiếng)
Âm hình
(phim,
đoạn video)
CN tin học
(Multimedia, các
phần mềm dạy học)
TB
thí nghiệm,
thực hành
* Khó khăn:- Lượng kiến thức trong chương trình sinh học 9 nói chung và
phần sinh học phân tử nói riêng tương đối nhiều và trừu tượng. Học sinh chưa bao
giờ được quan sát trong thực tế.
- Một bộ phận nhỏ học sinh có suy nghĩ đây là môn phụ nên chưa chú ý học
tập thể hiện ở chỗ: Chưa tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức, chưa tự giác trong
học tập, còn trông chờ, ỷ lại.
- Giáo viên đôi khi còn tham kiến thức.
Để tìm hiểu thực trạng việc học bộ môn Sinh học của học sinh lớp 9 đồng thời
phân loại học sinh để rút kinh nghiệm trong việc giảng dạy nội dung kiến thức từng
chương tôi thường cho học sinh làm bài kiểm tra thường xuyên vào cuối mỗi
chương. Qua kết quả kiểm tra tôi nhận thấy: Đối với phần Sinh học phân tử đa số
học sinh chưa có hứng thú, cách học sinh tiếp cận với kiến thức mang tính thụ
động, đối phó, đa số học sinh mới chỉ dừng lại ở mức học thuộc những nội dung
giáo viên cho ghi chép, chưa biết cách phân tích, tổng hợp kiến thức, trình bày bài
vì vậy tỷ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi thấp, tỷ lệ học sinh bị điểm yếu cao. Cụ thể
kết quả bài kiểm tra như sau (phụ lục 3)
Từ thực trạng trên, trong năm học 2011-2012 tôi đã mạnh dạn áp dụng
những kinh nghiệm của mình trong quá trình chuẩn bị cho giờ dạy, sử dụng các
phương tiện, thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân
tử Sinh học lớp 9.
2. Giải pháp thực hiện
2.1 Chuẩn bị cho giờ dạy:
2.1.1. Thiết kế giáo án (Xây dựng kế hoạch bài học)
- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và
yêu cầu về thái độ trong chương trình. Xác định mục tiêu của bài học là một khâu
rất quan trọng, đóng vai trò thứ nhất, không thể thiếu của mỗi giáo án. Mục tiêu
vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học. Nó giúp giáo viên
xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm.
8
- Bước 2: Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan để: hiểu chính xác,
đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ cơ
bản cần hình thành và phát triển ở học sinh; xác định trình tự logic của bài học.
Bước này được đặt ra bởi nội dung bài học ngoài phần được trình bày trong
SGK còn có thể được trình bày trong các tài liệu khác. Với kinh nghiệm của bản
thân: đọc kĩ nội dung bài học và hướng dẫn tìm hiểu bài trong sách giáo khoa để
hiểu, đánh giá đúng nội dung bài học rồi mới chọn đọc thêm tư liệu để hiểu sâu,
hiểu rộng nội dung bài học. Tư liệu sử dụng phải qua thẩm định, được đông đảo
các nhà chuyên môn và giáo viên tin cậy. Việc đọc sách giáo khoa, tài liệu có thể
chia thành 3 cấp độ: đọc để tìm nội dung chính; đọc để tìm những thông tin quan
tâm; đọc để phát hiện và phân tích, đánh giá các chi tiết trong từng mạch kiến thức,
kỹ năng.
Khâu khó nhất trong đọc sách giáo khoa và các tư liệu là đúc kết được phạm vi,
mức độ kiến thức, kỹ năng của từng bài học sao cho phù hợp với năng lực của học
sinh và điều kiện dạy học. Nắm vững nội dung bài học, giáo viên sẽ phác họa nội
dung và trình tự bài giảng phù hợp, trình bày các mạch kiến thức, kỹ năng của sách
giáo khoa, xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập giúp học sinh nhận thức, khám phá,
vận dụng các kiến thức, kỹ năng trong bài một cách thích hợp.
- Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của học sinh, gồm:
xác định những kiến thức, kỹ năng mà học sinh đã có và cần có; dự kiến những
khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.
Trong giờ học theo định hướng đổi mới PPDH, giáo viên không những phải
nắm vững nội dung bài học mà còn phải hiểu học sinh để lựa chọn PPDH, phương
tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá cho phù hợp. Tính khả thi
của giáo án phụ thuộc vào trình độ, năng lực học tập của học sinh.
Bước 4: Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và
cách thức kiểm tra đánh giá thích hợp nhằm giúp học sinh học tập tích cực, chủ
động, sáng tạo.
9
Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới PPDH, giáo
viên phải quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn
luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức
vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tác động đến tư
tưởng và tình cảm để đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho học sinh.
Để đạt được những điều đó, trong quá trình lựa chọn phương pháp phương tiện
dạy học người giáo viên trước hết phải căn cứ điều kiện thực tế của nhà trường:
Kiểm tra thiết bị dạy học có liên quan đến bài dạy đã có trong SGK, có trong
phòng thiết bị, xác định cụ thể những phương tiện thiết bị đó đáp ứng được bao
nhiêu phần trăm mục tiêu của bài.
Sưu tầm thêm tư liệu dạy học trên các kênh thông tin.
- Bước 5: Thiết kế giáo án.
Đây là bước người giáo viên bắt tay vào soạn giáo án - thiết kế nội dung, nhiệm
vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của
giáo viên và hoạt động học tập của học sinh.
2.1.1.1 Cấu trúc của một giáo án được thể hiện ở các nội dung sau:
- Mục tiêu bài học: Phải nêu rõ yêu cầu học sinh cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái
độ; các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được.
- Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:
+ Giáo viên chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hoá
chất...), các phương tiện dạy học (máy chiếu, Tivi, đầu video, máy tính, máy
projector...) và tài liệu dạy học cần thiết;
+ Học sinh chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học
tập cần thiết).
- Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động
dạy- học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ: Tên hoạt động, mục tiêu của hoạt
động, cách tiến hành hoạt động, thời lượng để thực hiện hoạt động, kết luận của
giáo viên về: những kiến thức, kỹ năng, thái độ học sinh cần có sau hoạt động;
10
những tình huống thực tiễn có thể vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ đã học để
giải quyết; những sai sót thường gặp; …
- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc học sinh cần phải tiếp
tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc để chuẩn bị
cho việc học bài mới.
2.1.1.2. Ví dụ minh họa (Phần phụ lục)
2.1.2. Chuẩn bị thiết bị dạy học
Ngoài việc soạn giáo án, giáo viên phải mượn thiết bị, chuẩn bị thiết bị, thí
nghiệm, đồ dùng phục vụ cho bài dạy. Đối với bài dạy có sử dụng giáo án điện tử,
cần chuẩn bị kịch bản, tư liệu (video, hình ảnh,..).
Thiết bị dạy học không chỉ đóng vai trò là phương tiện của việc dạy mà còn là
phương tiện của việc học, thiết bị dạy học không chỉ minh họa kiến thức mà còn là
nơi chứa đựng nguồn thông tin học sinh phải khai thác để lĩnh hội kiến thức mới
cho bản thân theo hướng chủ động, tích cực, tìm tòi phát hiện trong thực tế.
2.1.3. Giao nhiệm vụ cho học sinh soạn bài, chuẩn bị bài ở nhà:
Yêu cầu học sinh: Nghiên cứu bài mới, sưu tầm tư liệu, trả lời các câu hỏi
cuối bài và trong bài học. Hoặc giáo viên soạn phiếu Bài tập theo cấu trúc phục vụ
cho giờ dạy. Để thực hiện có hiệu quả nội dung này, tôi thường đưa vào nội dung
kiểm tra đánh giá. Cụ thể gồm 3 nội dung: Kiểm tra vở (phiếu) bài tập, kiểm tra bài
cũ, kiểm tra nắm kiến thức mới. Việc kiểm tra nội dung kiến thức mới nhằm kiểm
tra quá trình các em soạn bài có nghiêm túc, hiệu quả hay không. Trong quá trình
giảng dạy tôi thường phân bố thang điểm cho 3 nội dung đó là 4 : 4 : 2.
2.2. Thực hiện giờ dạy học
2.2.1. Ổn định tổ chức lớp:
Đây là bước thường bị một số giáo viên bỏ qua, thực tế đây là bước chuẩn bị
tâm thế để bước vào tiết học. Có thể bao gồm: Lớp trưởng báo cáo sĩ số của lớp,
việc chuẩn bị nội dung bài tập về nhà của học sinh trong lớp với giáo viên.
2.2.2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
11
- Kiểm tra tình hình nắm vững bài học cũ và những kiến thức, kỹ năng đã
học có liên quan đến bài mới.
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới. Có thể thấy với việc yêu cầu các em về
nhà soạn bài, học sinh sẽ được trải nghiệm bài mới 3 lần với những sắc thái khác
nhau: Soạn bài, học trên lớp và ôn tập ở nhà trước khi đến lớp. Quá trình lặp lại
nhiều lần như vậy sẽ giúp cho học sinh nhớ sâu và chắc kiến thức, không chỉ vậy
mà còn phát triển cho các em kĩ năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu.
2.2.3. Tổ chức dạy và học bài mới
- Đặt vấn đề: Vào bài, nêu rõ vai trò cũng như ý nghĩa của bài học, minh
họa bằng những ví dụ, số liệu cụ thể, gần gũi để kích thích sự tìm tòi của học sinh.
- Nêu nhiệm vụ học tập và cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu bài học;
tạo động cơ học tập cho học sinh.
- Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá và
lĩnh hội nội dung bài học, nhằm đạt được mục tiêu bài học với sự vận dụng PPDH
và sử dụng các phương tiện thiết bị dạy học phù hợp. Việc sử dụng thiết bị dạy học
một cách phù hợp sẽ đem lại hiệu quả trong việc thu nhận kiến thức của học sinh.
2.2.4. Luyện tập, củng cố, đánh giá
Giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã
có thông qua hoạt động thực hành luyện tập có tính tổng hợp, nâng cao theo những
hình thức khác nhau: trả lời trực tiếp; trả lời trên tranh, mô hình, trên mẫu vật.
- Trên cơ sở mục tiêu bài học, giáo viên dự kiến một số câu hỏi, bài tập và tổ
chức cho học sinh tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn.
- Sử dụng một số câu hỏi mang tính ứng dụng kiến thức trong đơn vị bài học
vào đời sống thực tiễn nhằm khắc sâu kiến thức, có thể cho điểm để động viên các
em.
- Có thể tổ chức cho học sinh chơi một vài trò chơi để lồng ghép giáo dục kỹ
năng sống hoặc giáo dục môi trường cho học sinh.
- Giáo viên đánh giá, tổng kết giờ học.
12
2.2.5. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố bài cũ (thông qua làm bài
tập, thực hành, thí nghiệm,…).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học mới.
3. Kết quả:
Sau khi áp dụng những kinh nghiệm của mình vào công tác giảng dạy trong
năm học 2011-2012, tôi nhận thấy: ý thức học tập của học sinh tốt hơn, học sinh
tiếp cận với kiến thức bộ môn nhẹ nhàng hơn, tích cực tham gia hoạt động học tập,
một số kỹ năng môn học và kỹ năng tư duy: quan sát phân tích tranh ảnh, mô hình,
phân tích nhận xét, so sánh và kỹ năng tự học được nâng lên rõ rệt, các bài tập giáo
viên cho về nhà đã được các em hoàn thành đầy đủ, cẩn thận hơn, kết quả đó được
thể hiện cụ thể ở bài kiểm tra cuối học kỳ I, đồng thời duy nghĩ của các em đối với
phần Di truyền và Biến dị trong chương trình Sinh học 9 đã có sự thay đổi. (phụ
lục 3)
13
III. KẾT LUẬN
Qua quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Bằng những việc làm
cụ thể trong những năm học qua việc thực hiện giờ giảng của tôi luôn được đồng
nghiệp đánh giá đạt kết quả tốt, học sinh hứng thú học tập hết giờ học sinh vẫn còn
muốn ngồi nghe, còn muốn tranh luận. Sau tiết học, học sinh vẫn còn "tranh thủ"
gặp để hỏi, để trình bày ý kiến về những vấn đề đã được tôi gợi mở trong tiết học.
Tỷ lệ học sinh hứng thú với môn học đã tăng lên. Học sinh của tôi đã mạnh dạn
tham gia thi học sinh giỏi môn Sinh cấp thành phố, cấp tỉnh và đạt giải.
Bản thân tôi từ năm học 1998 – 1999 đến nay luôn đạt giáo viên dạy giỏi cấp
thành phố, năm học 2007-2008, 2010 – 2011đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
Bên cạnh những kinh nghiệm đã áp dụng và đạt kết quả, bản thân tôi nhận
thấy còn một số biện pháp có thể áp dụng để nâng cao chất lượng giáo dục nói
chung và nâng cao chất lượng dạy học phần sinh học phân tử của chương trình sinh
học lớp 9 nói riêng mà tôi chưa có điều kiện đề cập đến. Đó chính là hướng nghiên
cứu tiếp tục của đề tài.
Dù cố gắng đến đâu cũng không khỏi có những thiếu sót, kính mong các
thầy cô giáo và các đồng chí đồng nghiệp đóng góp ý kiến.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
TP, Thái Nguyên, ngày 18 tháng 09 năm 2012
Người thực hiện
Nguyễn Thu Ngọc
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
Hướng dẫn học và ôn tập sinh học 9, Ngô Văn Hưng – Trần văn kiên, Nhà xuất
bản Giáo dục, 2005.
Hướng dẫn thực hiện chương trình, SGK lớp 9 môn Sinh học – Tài liệu bồi dưỡng
Giáo viên Nguyễn Quang Vinh – Vũ Đức Lưu – Nguyễn Minh Công – Mai Sĩ
Tuấn – Ngô Văn Hưng – Trần Thị Nhung, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005.
Sinh học 9, Nguyễn Quang Vinh, Tổng chủ biên – Vũ Đức Lưu, Chủ biên –
Nguyễn Minh Công – Mai Sĩ Tuấn, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005.
Di truyền học, Nhà xuất bản giáo dục, 2008.
Sinh học Cambell, Nhà xuất bản Giáo dục, 2011.
Ứng dụng tin học trong nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học Sinh học, Chủ
biên - Nguyễn Phúc Chỉnh, Phạm Đức Hậu, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007.
15
Tải bản FULL (33 trang): https://bit.ly/3hxk1w3
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
PHỤ LỤC
1. Kế hoạch bài học
CHƯƠNG III: ADN
Tiết 15 – Bài 15: ADN
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Học sinh nêu được:
- Thành phần hoá học của ADN.
- Tính da dạng và tính đặc thù của ADN là do phân tử ADN được cấu tạo theo
nguyên tắc đa phân số lượng thành phần trật tự sắp xếp của các ADN quyết định
tính đa dạng và dặc thù của sinh vật
- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hìmh của J.Oat xơn và
F.Crick.
2. Kỹ năng: Biết cách quan sát mô hình phân tử ADN, rèn kỹ năng quan sát thu
thập kiến thức từ SGK và băng hình.
3. Thái độ: Hình thành và củng cố cho học sinh:
- Thế giới quan khoa học;
- Đạo đức và giá trị của môi trường; Thông qua phân tích tính đa dạng của phân tử
ADN và giá trị của đa dạng sinh học với con người và tự nhiên và tác động của
con người đến đa dạng sinh học từ đó nêu được trách nhiệm của con người đối với
tự nhiên
II. Phương pháp phương tiện dạy học:
* Phương pháp nêu vấn đề; trực quan, vấn đáp, giảng giải giải quyết vấn đề
* Tranh phóng to H15.
- Mô hình phân tử AND; Bốn bộ chữ mầu mỗi bộ 8 chữ (2 x A, T, G, X)
- Băng hình, tranh ảnh mô tả cấu trúc phân tử ADN
* Máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức lớp(1’):
9A1......................9A2.............................9A3........................
2. Kiểm tra: Kết hợp trong bài
3. Bài mới(35’)
Đặt vấn đề: Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài bằng câu hỏi: nêu vai trò của
nhiễm sắc thể đối với sự di truyền các tính trạng?
16
Tải bản FULL (33 trang): https://bit.ly/3hxk1w3
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Nội dung 1( 15’): Cấu tạo hoá học của phân tử ADN - Mục tiêu: HS nêu được
các nguyên tố câu tạo nên phân tử ADN, nguyên tắc cấu tạo của phân tử ADN,các
loại đơn phân của phân tử , tính đa dạng và đặc thù của ADN do số lượng, thành
phần, trật tự sắp xếp của các nucleotit quyết định. Rèn kỹ năng quan sát hình và
thu thập thông tin từ SGK
Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
I/ Cấu tạo hoá học của
phân tử AND
Giới thiệu chương, bài
Đưa H15, H.Dẫn HS nghiên cứu
thông tin SGK( 10 dòng đầu tiên
của mục I) và hình vẽ trả lời câu
hỏi (Slide 2,3)
Tên gọi đầy đủ của phân tử
AND?
Phân tử ADN được tạo nên từ
những nguyên tố hoá học?
Phân tử ADN được cấu tạo theo
nguyên tắc?
Đơn phân cấu tạo nên ADN có
tên là gì? Gồm mấy loại?
- Phân tích trên hình vẽ cho HS
nắm rõ cấu tạo hoá học của phân
tử ADN (TPhần của mỗi nu, cơ
sở khác nhau của mỗi loại nu, sự
liên kết giữa các Nu trên mỗi
mạch và chiều của hai mạch đơn
để làm cơ sở cho HS học bài 16)
– Slide 4,5
Hướng dẫn HS HThành BT
(Slide 6)
Đưa đáp án (Slide 7)
Nêu cấu tạo hoá học của phân tử
ADN?
- HS nghiên cứu Ttin
SGK mục I ( 10 dòng
đầu)
- Trả lời các câu hỏi:
- Hoàn thành bài tập
- Đại diện HS nêu kết
quả bài tập
17
4194315

More Related Content

What's hot

Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.Nguyễn Bá Quý
 
Bài tập quá trình môn tâm lý học đại cương
Bài tập quá trình môn tâm lý học đại cươngBài tập quá trình môn tâm lý học đại cương
Bài tập quá trình môn tâm lý học đại cươngNguyễn Tú
 
chuong 3. quan he
chuong 3. quan hechuong 3. quan he
chuong 3. quan hekikihoho
 
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.Nguyễn Bá Quý
 
Nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sư phạm ứng dụng .
Nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sư phạm ứng dụng .Nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sư phạm ứng dụng .
Nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sư phạm ứng dụng .Nguyễn Bá Quý
 
Polime và những ứng dụng của polime
Polime và những ứng dụng của polimePolime và những ứng dụng của polime
Polime và những ứng dụng của polimeCường Đoàn Anh
 
Giáo trình con người và môi trường - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình con người và môi trường - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình con người và môi trường - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình con người và môi trường - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Pháp luật đại cương.pptx
Pháp luật đại cương.pptxPháp luật đại cương.pptx
Pháp luật đại cương.pptxNhVNguyn1
 
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...Minh Chanh
 
Lich su giao duc viet nam (nguyen thi thanh)
Lich su giao duc viet nam (nguyen thi thanh)Lich su giao duc viet nam (nguyen thi thanh)
Lich su giao duc viet nam (nguyen thi thanh)Hiền Nhân
 
Bai giang tam_ly_hoc_dai_cuong
Bai giang tam_ly_hoc_dai_cuongBai giang tam_ly_hoc_dai_cuong
Bai giang tam_ly_hoc_dai_cuongTien Nguyen
 
Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm nataliej4
 
Đề cương ôn tập giáo dục học 1
Đề cương ôn tập giáo dục học 1Đề cương ôn tập giáo dục học 1
Đề cương ôn tập giáo dục học 1Sùng A Tô
 
Tu tuong Ho Chi Minh
Tu tuong Ho Chi MinhTu tuong Ho Chi Minh
Tu tuong Ho Chi MinhBinh Boong
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngNguyễn Hoàng Quân
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcPhương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcJordan Nguyen
 
GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - LỚP 10 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - BẢN ...
GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - LỚP 10 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - BẢN ...GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - LỚP 10 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - BẢN ...
GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - LỚP 10 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - BẢN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tính toán khoa học - Chương 8: Quy hoạch tuyến tính
Tính toán khoa học - Chương 8: Quy hoạch tuyến tínhTính toán khoa học - Chương 8: Quy hoạch tuyến tính
Tính toán khoa học - Chương 8: Quy hoạch tuyến tínhChien Dang
 

What's hot (20)

Động học hóa lý
Động học hóa lýĐộng học hóa lý
Động học hóa lý
 
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
 
Bài tập quá trình môn tâm lý học đại cương
Bài tập quá trình môn tâm lý học đại cươngBài tập quá trình môn tâm lý học đại cương
Bài tập quá trình môn tâm lý học đại cương
 
Biên bản họp nhóm
Biên bản họp nhómBiên bản họp nhóm
Biên bản họp nhóm
 
chuong 3. quan he
chuong 3. quan hechuong 3. quan he
chuong 3. quan he
 
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
 
Nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sư phạm ứng dụng .
Nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sư phạm ứng dụng .Nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sư phạm ứng dụng .
Nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sư phạm ứng dụng .
 
Polime và những ứng dụng của polime
Polime và những ứng dụng của polimePolime và những ứng dụng của polime
Polime và những ứng dụng của polime
 
Giáo trình con người và môi trường - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình con người và môi trường - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình con người và môi trường - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình con người và môi trường - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Pháp luật đại cương.pptx
Pháp luật đại cương.pptxPháp luật đại cương.pptx
Pháp luật đại cương.pptx
 
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
 
Lich su giao duc viet nam (nguyen thi thanh)
Lich su giao duc viet nam (nguyen thi thanh)Lich su giao duc viet nam (nguyen thi thanh)
Lich su giao duc viet nam (nguyen thi thanh)
 
Bai giang tam_ly_hoc_dai_cuong
Bai giang tam_ly_hoc_dai_cuongBai giang tam_ly_hoc_dai_cuong
Bai giang tam_ly_hoc_dai_cuong
 
Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm
 
Đề cương ôn tập giáo dục học 1
Đề cương ôn tập giáo dục học 1Đề cương ôn tập giáo dục học 1
Đề cương ôn tập giáo dục học 1
 
Tu tuong Ho Chi Minh
Tu tuong Ho Chi MinhTu tuong Ho Chi Minh
Tu tuong Ho Chi Minh
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcPhương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa học
 
GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - LỚP 10 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - BẢN ...
GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - LỚP 10 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - BẢN ...GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - LỚP 10 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - BẢN ...
GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - LỚP 10 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - BẢN ...
 
Tính toán khoa học - Chương 8: Quy hoạch tuyến tính
Tính toán khoa học - Chương 8: Quy hoạch tuyến tínhTính toán khoa học - Chương 8: Quy hoạch tuyến tính
Tính toán khoa học - Chương 8: Quy hoạch tuyến tính
 

Similar to Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh học lớp 9

Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018THCL5
 
SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...
SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...
SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...nataliej4
 
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhGiáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhTài liệu sinh học
 
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Trần Đức Anh
 
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và g...
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và g...Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và g...
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và g...jackjohn45
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đề Cương chị trâm
đề Cương chị trâmđề Cương chị trâm
đề Cương chị trâmssuser250b0a
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...hajz_zjah
 
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...nataliej4
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...Học Tập Long An
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Assignment02 group3
Assignment02 group3Assignment02 group3
Assignment02 group3Kenny Fox
 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Similar to Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh học lớp 9 (20)

Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
 
SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...
SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...
SKKN Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lí- phần đi...
 
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhGiáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
 
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
 
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...
 
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và g...
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và g...Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và g...
Thực trạng dạy và học môn vật lý trong trường thcs hiện nay, nguyên nhân và g...
 
Chude02-nhom7
Chude02-nhom7Chude02-nhom7
Chude02-nhom7
 
Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...
Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...
Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...
 
Luận án: Rèn luyện kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy Vật lí 11
Luận án: Rèn luyện kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy Vật lí 11Luận án: Rèn luyện kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy Vật lí 11
Luận án: Rèn luyện kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy Vật lí 11
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộcLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
 
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
 
Đề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOT
Đề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOTĐề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOT
Đề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOT
 
đề Cương chị trâm
đề Cương chị trâmđề Cương chị trâm
đề Cương chị trâm
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
 
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật...
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
 
Assignment02 group3
Assignment02 group3Assignment02 group3
Assignment02 group3
 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh học lớp 9

  • 1. MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1 Đặt vấn đề……………………………………………... 2 2 Lý do chọn đề tài............................................................. 2 3 Phạm vi nghiên cứu……………………………………. 3 4 Phương pháp nghiên cứu………………………………. 4 5 Nội dung……………………………………………….. 5 6 Thực trạng vấn đề……………………………………… 5 7 Cơ sở lý luận…………………………………………… 5 8 Cơ sở thực tiễn……………………………….………… 7 9 Giải pháp thực hiện..………………………………..…. 8 10 Chuẩn bị giờ dạy……………………………..………... 8 11 Thực hiện giờ học…………………………...…………. 12 12 Kết quả…………………………………………………. 13 13 Kết luận………………………………………………… 14 14 Tài liệu tham khảo……………………………………... 15 15 Phụ lục…………………………………………………. 16 1
  • 2. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học kỹ thuật và đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân. Có thể khẳng định rằng: không có giáo dục sẽ không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người, đối với kinh tế, văn hoá. Ý thức được điều đó, Đảng ta đã thực sự coi "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" Hội nghị TW 4 khoá VII đã khẳng định "Giáo dục - Đào tạo là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai". Nghị quyết TW 2 khoá VIII đã tiếp tục khẳng định "Muốn tiến hành CNH, HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững". Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) tiếp tục nhấn mạnh con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Định hướng này đã được pháp chế hoá trong luật giáo dục, điều 24 mục II đã nêu ``Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh, phải phù hợp với đặc điểm của từng môn học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh". Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012- 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ: + Tập trung chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học. + Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT. Giáo viên chủ động thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của giáo viên và học sinh; phối hợp tốt giữa làm việc cá nhân và theo nhóm; chú trọng công tác phụ đạo học sinh yếu. 2
  • 3. + Giáo viên tạo điều kiện, hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ; xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, phù hợp với các đối tượng giúp học sinh vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, khắc phục việc ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất. Chương trình sinh học lớp 9 phần di truyền và biến dị hầu hết là những bài có khối lượng kiến thức khá nhiều và trừu tượng đặc biệt trong chương III với nội dung là cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử học sinh chưa bao giờ được quan sát thực tế đồng thời đi cùng với lượng kiến thức khổng lồ đó là hệ thống bài tập rất đa dạng, học sinh thường rất sợ học phần này. Vậy làm thế nào để trong thời lượng chương trình bó hẹp chỉ một tiết dạy, trên không chỉ một nhóm đối tượng học sinh, giáo viên có thể vừa kiểm tra bài cũ, vừa khai thác xây dựng, hình thành các kiến thức mới, không những thế còn phải khắc sâu, mở rộng kiến thức cho học sinh; giúp các em vận dụng tốt các kiến thức khi giải thích các sự vật, hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống và có thể hoàn thành tốt một số dạng bài tập có liên quan; giúp học sinh có thêm hào hứng, hứng thú khi học tập để rồi ngày một yêu thích môn sinh học hơn. Đây cũng chính là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giờ lên lớp. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy để có được những giờ dạy tốt góp phần nâng cao chất lượng dạy học, người giáo viên ngoài việc nắm chắc kiến thức, vững các phương pháp và kĩ thuật dạy học, còn phải chuẩn bị phương tiện, thiết bị dạy học và thiết kế bài học phù hợp. Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử Sinh học lớp 9” 2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung kiến thức phần sinh học phân tử trong chương trình sinh học lớp 9 - Địa điểm: Trường THCS Tân Long thành phố Thái Nguyên 3
  • 4. - Thời gian: Từ năm học 2008-2009 đến nay - Đối tượng nghiên cứu: Những hoạt động dạy học phần sinh học phân tử trong chương trình sinh học lớp 9 bậc học THCS 3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lí thuyết: - Tài liệu về vị trí, nhiệm vụ của môn Sinh học, phần sinh học phân tử ở trường THCS. - SGK, SGV Sinh học 9, Luật Giáo dục, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học. - Tài liệu về phương pháp dạy học môn Sinh học ở trường THCS, phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng CNTT trong dạy học môn Sinh học, tài liệu về đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học môn sinh học - Các tạp chí, tập san giáo dục... Nghiên cứu thực tiễn: Thông qua dự giờ thăm lớp các đồng chí đồng nghiệp giảng dạy phần kiến thức sinh học phân tử trong chương trình sinh học lớp 9. Quan sát Phỏng vấn Thống kê 4
  • 5. II. NỘI DUNG 1. Thực trạng vấn đề * Thiết bị dạy học - Trên thực tế, thiết bị cung cấp cho các nhà trường còn thiếu. Một số thiết bị không sử dụng được do chất lượng thấp hoặc đã bị hỏng. Hệ thống thiết bị công nghệ thông tin đã cũ nên việc sử dụng gặp nhiều khó khăn. - Một số giáo viên chỉ sử dụng những thiết bị, tranh ảnh có sẵn vì vậy bài giảng không thu hút được sự chú ý của học sinh. Một số giáo viên có ý thức sưu tầm thêm tư liệu trên mạng Internet, nhưng hầu hết là tài liệu tiếng Anh do đó gây khó khăn trong công tác giảng dạy. - Một số giáo viên còn ngại khó trong việc sử dụng thiết bị dạy học. * Phương thức tổ chức dạy học - Khi dạy phần sinh học phân tử của chương trình sinh học lớp 9, một số giáo viên thường không tổ chức những hoạt động dạy học tích cực, giúp học sinh chủ động tiếp cận và chiếm lĩnh kiến thức, hiểu biết. Do hoạt động thiếu tích cực dẫn tới lối học tập thụ động (học vẹt) và một số giờ học hiệu quả thấp. - Cách thức đặt vấn đề, tạo ra những tình huống khiến học sinh động não để dẫn dắt vào phần kiến thức mới của một số giáo viên chưa được quan tâm cũng làm hạn chế hiệu quả giờ lên lớp. 1.1. Cơ sở lý luận: 1.1.1. Vị trí vai trò của phần sinh học phân tử trong chương trình THCS Sinh học là ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu về sự sống. Đối tượng của sinh học là giới tự nhiên hữu cơ. Trong đó Sinh học phân tử là môn khoa học nghiên cứu giới sinh vật ở mức độ phân tử. Mục đích của sinh học phân tử là tìm hiểu mối tương tác giữa các hệ thống khác nhau trong tế bào bao gồm cả mối liên hệ và tương tác giữa các phân tử ADN, ARN, quá trình tổng hợp protein cũng như tìm hiểu cơ chế điều hòa những mối tương tác này. Kiến thức về các mối tương tác trong từng đối tượng tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể từ đó có những can 5
  • 6. thiệp thích hợp để góp phần trang bị vốn kiến thức sinh học phổ thông cho nguồn nhân lực Nông – Lâm – Ngư, các ngành công nghiệp chế biến, công nghệ thực phẩm, y dược, bảo vệ môi sinh, môi trường. Trong chương trình sinh học cơ sở, phần sinh học phân tử được xếp vào chương III của chương trình sinh học lớp 9. Sau khi đã tìm hiểu về các thí nghiệm của MenDen, cơ sở tế bào của hiện tượng di truyền và biến dị (Nhiễm sắc thể) học sinh sẽ được tìm hiểu về cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử với nội dung chính là tìm hiểu về cấu trúc chức năng của ADN, ARN, Protein cũng như quá trình tự nhân đôi của ADN, tổng hợp ARN và sự hình thành chuỗi axit amin. Dạy học phần Sinh học phân tử góp phần thực hiện nhiệm vụ dạy học môn sinh học ở trường phổ thông: Trang bị kiến thức phổ thông; Phát triển các năng lực nhận thức và năng lực hành động; Giáo dục các phẩm chất nhân cách: giáo dục thế giới quan khoa học, giáo dục quan điểm duy vật, phương pháp biện chứng, giáo dục tình cảm đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục lao động kĩ thuật, kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp. 1.1.2. Vị trí vai trò của thiết bị dạy học “Thiết bị dạy học là toàn thể những phương tiện vật chất nhằm đạt mục tiêu dạy học. Chúng được sử dụng để truyền thụ và lĩnh hội tri thức, cũng như trong việc sử dụng PPDH phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học trong quá trình sư phạm và có tác dụng sư phạm trực tiếp” (H. Weiß 1974) * Vai trò của thiết bị dạy học - Đối với học sinh: Giúp học sinh dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn. + Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng. 6
  • 7. + Giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản hóa những máy móc và thiết bị quá phức tạp. + Giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học. + Giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cây,...), giúp học sinh hình thành cảm giác thẩm mỹ, được hấp dẫn bởi cái đẹp, cái đơn giản, tính chính xác của thông tin chứa trong phương tiện. - Đối với giáo viên: Giúp tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học, hỗ trợ giáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh được thuận lợi và có hiệu suất cao. * Phân loại thiết bị dạy học: 1.2. Cơ sở thực tiễn * Thuận lợi: - Nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học - Ban giám hiệu, tổ chuyên môn luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn, đầu tư cơ sở vật chất (mua sắm thêm máy vi tính, nối mạng Internet cáp quang…) để nâng cao chất lượng dạy và học. - Bản thân đã có nhiều năm được phân công giảng dạy môn sinh học lớp 9. - Đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập. - Nhiều phụ huynh đã có ý thức hướng nghiệp cho con em mình vì vậy nâng cao nhận thức của học sinh về vai trò của môn Sinh học đối với một số ngành nghề trong xã hội hiện đại. 7 Thiết bị dạy học Hình ảnh (bản đồ, tranh ảnh) Âm thanh ( băng tiếng) Âm hình (phim, đoạn video) CN tin học (Multimedia, các phần mềm dạy học) TB thí nghiệm, thực hành
  • 8. * Khó khăn:- Lượng kiến thức trong chương trình sinh học 9 nói chung và phần sinh học phân tử nói riêng tương đối nhiều và trừu tượng. Học sinh chưa bao giờ được quan sát trong thực tế. - Một bộ phận nhỏ học sinh có suy nghĩ đây là môn phụ nên chưa chú ý học tập thể hiện ở chỗ: Chưa tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức, chưa tự giác trong học tập, còn trông chờ, ỷ lại. - Giáo viên đôi khi còn tham kiến thức. Để tìm hiểu thực trạng việc học bộ môn Sinh học của học sinh lớp 9 đồng thời phân loại học sinh để rút kinh nghiệm trong việc giảng dạy nội dung kiến thức từng chương tôi thường cho học sinh làm bài kiểm tra thường xuyên vào cuối mỗi chương. Qua kết quả kiểm tra tôi nhận thấy: Đối với phần Sinh học phân tử đa số học sinh chưa có hứng thú, cách học sinh tiếp cận với kiến thức mang tính thụ động, đối phó, đa số học sinh mới chỉ dừng lại ở mức học thuộc những nội dung giáo viên cho ghi chép, chưa biết cách phân tích, tổng hợp kiến thức, trình bày bài vì vậy tỷ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi thấp, tỷ lệ học sinh bị điểm yếu cao. Cụ thể kết quả bài kiểm tra như sau (phụ lục 3) Từ thực trạng trên, trong năm học 2011-2012 tôi đã mạnh dạn áp dụng những kinh nghiệm của mình trong quá trình chuẩn bị cho giờ dạy, sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử Sinh học lớp 9. 2. Giải pháp thực hiện 2.1 Chuẩn bị cho giờ dạy: 2.1.1. Thiết kế giáo án (Xây dựng kế hoạch bài học) - Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Xác định mục tiêu của bài học là một khâu rất quan trọng, đóng vai trò thứ nhất, không thể thiếu của mỗi giáo án. Mục tiêu vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học. Nó giúp giáo viên xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm. 8
  • 9. - Bước 2: Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan để: hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở học sinh; xác định trình tự logic của bài học. Bước này được đặt ra bởi nội dung bài học ngoài phần được trình bày trong SGK còn có thể được trình bày trong các tài liệu khác. Với kinh nghiệm của bản thân: đọc kĩ nội dung bài học và hướng dẫn tìm hiểu bài trong sách giáo khoa để hiểu, đánh giá đúng nội dung bài học rồi mới chọn đọc thêm tư liệu để hiểu sâu, hiểu rộng nội dung bài học. Tư liệu sử dụng phải qua thẩm định, được đông đảo các nhà chuyên môn và giáo viên tin cậy. Việc đọc sách giáo khoa, tài liệu có thể chia thành 3 cấp độ: đọc để tìm nội dung chính; đọc để tìm những thông tin quan tâm; đọc để phát hiện và phân tích, đánh giá các chi tiết trong từng mạch kiến thức, kỹ năng. Khâu khó nhất trong đọc sách giáo khoa và các tư liệu là đúc kết được phạm vi, mức độ kiến thức, kỹ năng của từng bài học sao cho phù hợp với năng lực của học sinh và điều kiện dạy học. Nắm vững nội dung bài học, giáo viên sẽ phác họa nội dung và trình tự bài giảng phù hợp, trình bày các mạch kiến thức, kỹ năng của sách giáo khoa, xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập giúp học sinh nhận thức, khám phá, vận dụng các kiến thức, kỹ năng trong bài một cách thích hợp. - Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của học sinh, gồm: xác định những kiến thức, kỹ năng mà học sinh đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết. Trong giờ học theo định hướng đổi mới PPDH, giáo viên không những phải nắm vững nội dung bài học mà còn phải hiểu học sinh để lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá cho phù hợp. Tính khả thi của giáo án phụ thuộc vào trình độ, năng lực học tập của học sinh. Bước 4: Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức kiểm tra đánh giá thích hợp nhằm giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. 9
  • 10. Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới PPDH, giáo viên phải quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tác động đến tư tưởng và tình cảm để đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho học sinh. Để đạt được những điều đó, trong quá trình lựa chọn phương pháp phương tiện dạy học người giáo viên trước hết phải căn cứ điều kiện thực tế của nhà trường: Kiểm tra thiết bị dạy học có liên quan đến bài dạy đã có trong SGK, có trong phòng thiết bị, xác định cụ thể những phương tiện thiết bị đó đáp ứng được bao nhiêu phần trăm mục tiêu của bài. Sưu tầm thêm tư liệu dạy học trên các kênh thông tin. - Bước 5: Thiết kế giáo án. Đây là bước người giáo viên bắt tay vào soạn giáo án - thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh. 2.1.1.1 Cấu trúc của một giáo án được thể hiện ở các nội dung sau: - Mục tiêu bài học: Phải nêu rõ yêu cầu học sinh cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ; các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được. - Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học: + Giáo viên chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hoá chất...), các phương tiện dạy học (máy chiếu, Tivi, đầu video, máy tính, máy projector...) và tài liệu dạy học cần thiết; + Học sinh chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết). - Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy- học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ: Tên hoạt động, mục tiêu của hoạt động, cách tiến hành hoạt động, thời lượng để thực hiện hoạt động, kết luận của giáo viên về: những kiến thức, kỹ năng, thái độ học sinh cần có sau hoạt động; 10
  • 11. những tình huống thực tiễn có thể vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; … - Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc học sinh cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới. 2.1.1.2. Ví dụ minh họa (Phần phụ lục) 2.1.2. Chuẩn bị thiết bị dạy học Ngoài việc soạn giáo án, giáo viên phải mượn thiết bị, chuẩn bị thiết bị, thí nghiệm, đồ dùng phục vụ cho bài dạy. Đối với bài dạy có sử dụng giáo án điện tử, cần chuẩn bị kịch bản, tư liệu (video, hình ảnh,..). Thiết bị dạy học không chỉ đóng vai trò là phương tiện của việc dạy mà còn là phương tiện của việc học, thiết bị dạy học không chỉ minh họa kiến thức mà còn là nơi chứa đựng nguồn thông tin học sinh phải khai thác để lĩnh hội kiến thức mới cho bản thân theo hướng chủ động, tích cực, tìm tòi phát hiện trong thực tế. 2.1.3. Giao nhiệm vụ cho học sinh soạn bài, chuẩn bị bài ở nhà: Yêu cầu học sinh: Nghiên cứu bài mới, sưu tầm tư liệu, trả lời các câu hỏi cuối bài và trong bài học. Hoặc giáo viên soạn phiếu Bài tập theo cấu trúc phục vụ cho giờ dạy. Để thực hiện có hiệu quả nội dung này, tôi thường đưa vào nội dung kiểm tra đánh giá. Cụ thể gồm 3 nội dung: Kiểm tra vở (phiếu) bài tập, kiểm tra bài cũ, kiểm tra nắm kiến thức mới. Việc kiểm tra nội dung kiến thức mới nhằm kiểm tra quá trình các em soạn bài có nghiêm túc, hiệu quả hay không. Trong quá trình giảng dạy tôi thường phân bố thang điểm cho 3 nội dung đó là 4 : 4 : 2. 2.2. Thực hiện giờ dạy học 2.2.1. Ổn định tổ chức lớp: Đây là bước thường bị một số giáo viên bỏ qua, thực tế đây là bước chuẩn bị tâm thế để bước vào tiết học. Có thể bao gồm: Lớp trưởng báo cáo sĩ số của lớp, việc chuẩn bị nội dung bài tập về nhà của học sinh trong lớp với giáo viên. 2.2.2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 11
  • 12. - Kiểm tra tình hình nắm vững bài học cũ và những kiến thức, kỹ năng đã học có liên quan đến bài mới. - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới. Có thể thấy với việc yêu cầu các em về nhà soạn bài, học sinh sẽ được trải nghiệm bài mới 3 lần với những sắc thái khác nhau: Soạn bài, học trên lớp và ôn tập ở nhà trước khi đến lớp. Quá trình lặp lại nhiều lần như vậy sẽ giúp cho học sinh nhớ sâu và chắc kiến thức, không chỉ vậy mà còn phát triển cho các em kĩ năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu. 2.2.3. Tổ chức dạy và học bài mới - Đặt vấn đề: Vào bài, nêu rõ vai trò cũng như ý nghĩa của bài học, minh họa bằng những ví dụ, số liệu cụ thể, gần gũi để kích thích sự tìm tòi của học sinh. - Nêu nhiệm vụ học tập và cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu bài học; tạo động cơ học tập cho học sinh. - Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội nội dung bài học, nhằm đạt được mục tiêu bài học với sự vận dụng PPDH và sử dụng các phương tiện thiết bị dạy học phù hợp. Việc sử dụng thiết bị dạy học một cách phù hợp sẽ đem lại hiệu quả trong việc thu nhận kiến thức của học sinh. 2.2.4. Luyện tập, củng cố, đánh giá Giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã có thông qua hoạt động thực hành luyện tập có tính tổng hợp, nâng cao theo những hình thức khác nhau: trả lời trực tiếp; trả lời trên tranh, mô hình, trên mẫu vật. - Trên cơ sở mục tiêu bài học, giáo viên dự kiến một số câu hỏi, bài tập và tổ chức cho học sinh tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn. - Sử dụng một số câu hỏi mang tính ứng dụng kiến thức trong đơn vị bài học vào đời sống thực tiễn nhằm khắc sâu kiến thức, có thể cho điểm để động viên các em. - Có thể tổ chức cho học sinh chơi một vài trò chơi để lồng ghép giáo dục kỹ năng sống hoặc giáo dục môi trường cho học sinh. - Giáo viên đánh giá, tổng kết giờ học. 12
  • 13. 2.2.5. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố bài cũ (thông qua làm bài tập, thực hành, thí nghiệm,…). - Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học mới. 3. Kết quả: Sau khi áp dụng những kinh nghiệm của mình vào công tác giảng dạy trong năm học 2011-2012, tôi nhận thấy: ý thức học tập của học sinh tốt hơn, học sinh tiếp cận với kiến thức bộ môn nhẹ nhàng hơn, tích cực tham gia hoạt động học tập, một số kỹ năng môn học và kỹ năng tư duy: quan sát phân tích tranh ảnh, mô hình, phân tích nhận xét, so sánh và kỹ năng tự học được nâng lên rõ rệt, các bài tập giáo viên cho về nhà đã được các em hoàn thành đầy đủ, cẩn thận hơn, kết quả đó được thể hiện cụ thể ở bài kiểm tra cuối học kỳ I, đồng thời duy nghĩ của các em đối với phần Di truyền và Biến dị trong chương trình Sinh học 9 đã có sự thay đổi. (phụ lục 3) 13
  • 14. III. KẾT LUẬN Qua quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Bằng những việc làm cụ thể trong những năm học qua việc thực hiện giờ giảng của tôi luôn được đồng nghiệp đánh giá đạt kết quả tốt, học sinh hứng thú học tập hết giờ học sinh vẫn còn muốn ngồi nghe, còn muốn tranh luận. Sau tiết học, học sinh vẫn còn "tranh thủ" gặp để hỏi, để trình bày ý kiến về những vấn đề đã được tôi gợi mở trong tiết học. Tỷ lệ học sinh hứng thú với môn học đã tăng lên. Học sinh của tôi đã mạnh dạn tham gia thi học sinh giỏi môn Sinh cấp thành phố, cấp tỉnh và đạt giải. Bản thân tôi từ năm học 1998 – 1999 đến nay luôn đạt giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, năm học 2007-2008, 2010 – 2011đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Bên cạnh những kinh nghiệm đã áp dụng và đạt kết quả, bản thân tôi nhận thấy còn một số biện pháp có thể áp dụng để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng dạy học phần sinh học phân tử của chương trình sinh học lớp 9 nói riêng mà tôi chưa có điều kiện đề cập đến. Đó chính là hướng nghiên cứu tiếp tục của đề tài. Dù cố gắng đến đâu cũng không khỏi có những thiếu sót, kính mong các thầy cô giáo và các đồng chí đồng nghiệp đóng góp ý kiến. Tôi xin trân trọng cảm ơn! TP, Thái Nguyên, ngày 18 tháng 09 năm 2012 Người thực hiện Nguyễn Thu Ngọc 14
  • 15. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006. Hướng dẫn học và ôn tập sinh học 9, Ngô Văn Hưng – Trần văn kiên, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005. Hướng dẫn thực hiện chương trình, SGK lớp 9 môn Sinh học – Tài liệu bồi dưỡng Giáo viên Nguyễn Quang Vinh – Vũ Đức Lưu – Nguyễn Minh Công – Mai Sĩ Tuấn – Ngô Văn Hưng – Trần Thị Nhung, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005. Sinh học 9, Nguyễn Quang Vinh, Tổng chủ biên – Vũ Đức Lưu, Chủ biên – Nguyễn Minh Công – Mai Sĩ Tuấn, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005. Di truyền học, Nhà xuất bản giáo dục, 2008. Sinh học Cambell, Nhà xuất bản Giáo dục, 2011. Ứng dụng tin học trong nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học Sinh học, Chủ biên - Nguyễn Phúc Chỉnh, Phạm Đức Hậu, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007. 15 Tải bản FULL (33 trang): https://bit.ly/3hxk1w3 Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 16. PHỤ LỤC 1. Kế hoạch bài học CHƯƠNG III: ADN Tiết 15 – Bài 15: ADN I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Học sinh nêu được: - Thành phần hoá học của ADN. - Tính da dạng và tính đặc thù của ADN là do phân tử ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân số lượng thành phần trật tự sắp xếp của các ADN quyết định tính đa dạng và dặc thù của sinh vật - Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hìmh của J.Oat xơn và F.Crick. 2. Kỹ năng: Biết cách quan sát mô hình phân tử ADN, rèn kỹ năng quan sát thu thập kiến thức từ SGK và băng hình. 3. Thái độ: Hình thành và củng cố cho học sinh: - Thế giới quan khoa học; - Đạo đức và giá trị của môi trường; Thông qua phân tích tính đa dạng của phân tử ADN và giá trị của đa dạng sinh học với con người và tự nhiên và tác động của con người đến đa dạng sinh học từ đó nêu được trách nhiệm của con người đối với tự nhiên II. Phương pháp phương tiện dạy học: * Phương pháp nêu vấn đề; trực quan, vấn đáp, giảng giải giải quyết vấn đề * Tranh phóng to H15. - Mô hình phân tử AND; Bốn bộ chữ mầu mỗi bộ 8 chữ (2 x A, T, G, X) - Băng hình, tranh ảnh mô tả cấu trúc phân tử ADN * Máy tính, máy chiếu. III. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức lớp(1’): 9A1......................9A2.............................9A3........................ 2. Kiểm tra: Kết hợp trong bài 3. Bài mới(35’) Đặt vấn đề: Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài bằng câu hỏi: nêu vai trò của nhiễm sắc thể đối với sự di truyền các tính trạng? 16 Tải bản FULL (33 trang): https://bit.ly/3hxk1w3 Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 17. Nội dung 1( 15’): Cấu tạo hoá học của phân tử ADN - Mục tiêu: HS nêu được các nguyên tố câu tạo nên phân tử ADN, nguyên tắc cấu tạo của phân tử ADN,các loại đơn phân của phân tử , tính đa dạng và đặc thù của ADN do số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp của các nucleotit quyết định. Rèn kỹ năng quan sát hình và thu thập thông tin từ SGK Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I/ Cấu tạo hoá học của phân tử AND Giới thiệu chương, bài Đưa H15, H.Dẫn HS nghiên cứu thông tin SGK( 10 dòng đầu tiên của mục I) và hình vẽ trả lời câu hỏi (Slide 2,3) Tên gọi đầy đủ của phân tử AND? Phân tử ADN được tạo nên từ những nguyên tố hoá học? Phân tử ADN được cấu tạo theo nguyên tắc? Đơn phân cấu tạo nên ADN có tên là gì? Gồm mấy loại? - Phân tích trên hình vẽ cho HS nắm rõ cấu tạo hoá học của phân tử ADN (TPhần của mỗi nu, cơ sở khác nhau của mỗi loại nu, sự liên kết giữa các Nu trên mỗi mạch và chiều của hai mạch đơn để làm cơ sở cho HS học bài 16) – Slide 4,5 Hướng dẫn HS HThành BT (Slide 6) Đưa đáp án (Slide 7) Nêu cấu tạo hoá học của phân tử ADN? - HS nghiên cứu Ttin SGK mục I ( 10 dòng đầu) - Trả lời các câu hỏi: - Hoàn thành bài tập - Đại diện HS nêu kết quả bài tập 17 4194315