SlideShare a Scribd company logo
1 of 88
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN TU TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN ĐỨC THỊNH
MÃ SINH VIÊN : A16401
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN TU TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ
Giáo viên hƣớng dẫn: Nguyễn Thị Lan Anh
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Đức Thịnh
Mã sinh viên : A16401
Chuyên ngành : Tài chính
HÀ NỘI – 2014
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sự giúp
đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô, các anh chị và các bạn. Với tình cảm chân thành,
em xin bày tỏ lòng biết ơn tới giáo viên hướng dẫn cô Nguyễn Thị Lan Anh đã tận tình
hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt quá trình làm
khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin bày tỏ sự tri ân tới các cô chú, các anh các chị nhân
viên trong phòng tài chính kế toán cùng toàn thể ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Tu Tạo
Và Phát Triển Nhà đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Do giới hạn về kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và
hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp thêm của thầy cô giáo và các bạn để khóa
luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Đức Thịnh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân tôi thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác.
Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn
rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Nguyễn Đức Thịnh
Thang Long University Library
MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI SẢN VÀ TÀI SẢN NGẮN HẠN
CỦA DOANH NGHIỆP......................................................................................................1
1.1. Khái quát tài sản của doanh nghiệp ...........................................................................1
1.1.1. Khái niệm chung........................................................................................................1
1.1.2. Phân loại tài sản của doanh nghiệp.........................................................................2
1.1.3. Vai trò của tài sản trong doanh nghiệp....................................................................6
1.1.4. Nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp..........................................................8
1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp .........................................9
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp .....................9
1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn..........................................10
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.............................15
1.3.1. Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp .........................................15
1.3.2. Xuất phát từ vai trò quan trọng của tài sản ngắn hạn..........................................16
1.3.3. Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.....16
1.3.4. Xuất phát từ thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ở các doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường...............................................................................................16
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng tài sản NH của doanh nghiệp ......17
1.4.1. Nhân tố chủ quan....................................................................................................17
1.4.2. Nhân tố khách quan................................................................................................18
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TU TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ............................................21
2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà ......................21
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và
Phát Triển Nhà....................................................................................................................21
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà ...23
2.2. Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà
giai đoạn 2010-2012 ...........................................................................................................25
2.2.1. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tu
Tạo Và Phát Triển Nhà ......................................................................................................25
2.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguốn vốn kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tu Tạo
Và Phát Triển Nhà..............................................................................................................29
2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng Tài sản ngắn hạn tại công ty Cổ Phần Tu Tạo Và
Phát Triển Nhà...................................................................................................................34
2.3.1. Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà.......34
2.3.2. Thực trạng sử dụng TSNH của công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà...38
2.3.3. Thực trạng tài trợ TSNH của công ty CP Tu Tạo Và Phát Triển Nhà................45
2.3.4. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH của công ty CP Tu Tạo
Và Phát Triển Nhà..............................................................................................................49
2.4. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng TSNH.........................................................56
2.4.1. Kết quả đạt được......................................................................................................56
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................................58
2.5. So sánh các chỉ tiêu tài chính giữa công ty CP Tu Tạo Và Phát Triển Nhà và
công ty CP Sông Đà 2 ........................................................................................................60
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN
HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TU TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ........................67
3.1. Định hƣớng hoạt động của công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà ...........67
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty Cổ
Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà.....................................................................................68
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý tài sản ngắn hạn.................................68
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tiền............................................................68
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho............................................69
3.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản phải thu..................................70
3.2.5. Nâng cao vai trò của lãnh đạo công ty về công tác quản lý tài sản ngắn hạn ....72
3.2.6. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý .................................................72
3.2.7. Giải pháp tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ ..................................................73
3.2.8. Giải pháp tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quản lý ....................74
3.2.9. Một số giải pháp khác .............................................................................................74
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
BĐS Bất động sản
CP Cổ phần
DN Doanh nghiệp
HTK Hàng tồn kho
LNST Lợi nhuận sau thuế
NH Ngắn hạn
TB Trung Bình
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
Tr.đ Triệu đồng
TSDH Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
TTVPTN Tu Tạo Và Phát Triển Nhà
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Trang
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà
giai đoạn 2010 – 2012..........................................................................................................26
Bảng 2.2. Tỷ trọng tài sản của Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà giai đoạn
2010 – 2012..........................................................................................................................30
Bảng 2.3. Tỷ trọng nguồn vốn của Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà giai đoạn
2010 – 2012..........................................................................................................................32
Bảng 2.4. Cơ cấu tài sản ngắn hạn ......................................................................................34
Bảng 2.5. Tình hình quản lý khoản phải thu của công ty ...................................................40
Bảng 2.6. Cơ cấu của hàng tồn kho.....................................................................................43
Bảng 2.7. Cơ cấu vốn chủ sở hữu........................................................................................46
Bảng 2.8. Cơ cấu vốn vay....................................................................................................47
Bảng 2.9. Cơ cấu nguồn vốn chờ thanh toán ......................................................................47
Bảng 2.10. Vốn lưu động ròng ............................................................................................48
Bảng 2.11. Khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2010-2012...................................50
Bảng 2.12. Chỉ tiêu hoạt động của công ty giai đoạn 2010-2012.......................................52
Bảng 2.13. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty giai đoạn 2010-2012............53
Bảng 2.14. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời tài sản ngắn hạn của công ty giai đoạn
2010-2012 ............................................................................................................................54
Bảng 2.15. Các chỉ tiêu tài chính của công ty CP Tu Tạo Và Phát Triển Nhà và công ty cổ
phần Sông Đà 2....................................................................................................................61
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà giai đoạn
2010 – 2012......................................................................................................................... 31
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ tỷ trọng nợ .........................................................................................33
Biểu đồ 2.3. Biến động tài sản ngắn hạn giai đoạn 2010-2012 ..........................................37
Biểu đồ 2.4. Tiền và các khoản tương đương tiền ..............................................................38
Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền.................................................39
Biểu đồ 2.6. Chỉ tiêu hiệu quả quản lý các khoản phải thu công ty ...................................41
Biểu đồ 2.7. Chỉ tiêu hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty......................................44
Thang Long University Library
Biểu đồ 2.8. Hệ số khả năng thanh toán của công ty CP Tu Tạo Và Phát Triển Nhà giai
đoạn 2010– 2012..................................................................................................................51
Biểu đồ 2.9. Tỷ suất sinh lời của TSNH của công ty giai đoạn 2010-2012.......................55
Biểu đồ 2.10. Số vòng quay hàng tồn kho và thời gian luân chuyển kho trung bình của hai
công ty giai đoạn 2010-2012 ...............................................................................................64
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Tu tạo Và Phát Triển Nhà..............................23
LỜI MỞ ĐẦU
Trong năm những năm gần đây, mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô đã ổn định hơn, lạm
phát được kiềm chế, lãi suất cho vay đã giảm dần nhưng các doanh nghiệp ngành xây
dựng vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn. Các doanh nghiệp thiếu vốn
nghiêm trọng cho sản xuất và đầu tư phát triển nhưng không đủ chuẩn, lãi suất cho vay
tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao khiến nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được
nguồn vốn vay.
Thị trường BĐS đóng băng không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh
doanh BĐS mà còn ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng, gây đình trệ sản xuất cho
các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, xây lắp, sản xuất, kinh doanh hàng trang trí
nội thất... Nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng hoạt động cầm chừng, lượng tồn
kho lớn. Một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ, phá sản, không tự
cân đối được nguồn trả nợ các khoản đã vay để đầu tư. Các doanh nghiệp xây dựng gặp
nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới cũng như trong thực hiện các công trình dở
dang, công nợ tại các công trình rất lớn.
Để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, đáp ứng nhu cầu
ngày một tăng của khách hàng, các doanh nghiệp ngành xây dựng luôn phải chú trọng tới
việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả phù hợp. Quá trình đổi mới cơ chế quản lý của
các doanh nghiệp Việt Nam cũng cho thấy, doanh nghiệp nào xây dựng và thực thi tốt
chính sách quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn thì doanh nghiệp đó sẽ có lợi nhuận cao,
sản phẩm mới có tính cạnh tranh. Do vậy việc sử dụng tài sản ngắn hạn một cách hiệu quả
luôn là vấn đề đặt ra mà các nhà quản lý phải quan tâm.
Công ty cổ phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà là công ty chuyên xây dựng lắp đặt công
trình công cộng, nhà ở, công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông đường bộ,… Trong
thời gian qua, Công ty cổ phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà đã có nhiều cố gắng trong việc
quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn một cách hiệu quả hơn, lợi nhuận của công ty đã
tăng. Tuy nhiên kết quả cho thấy việc sử dụng tài sản ngắn hạn còn có nhiều điểm chưa
hợp lý dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn còn chưa cao. Thực tế đó đã và đang
ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động hiệu quả của Công ty. Chính vì vậy, để có thể phát
triển hơn trong tương lai, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một trong những
vấn đề cấp thiết hiện nay đối với công ty.
Thấy được tầm quan trọng của vấn đề và quá trình tìm hiểu tình hình thực tế tại
Công ty cổ phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà, được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo
Thang Long University Library
hướng dẫn cùng các cán bộ nhân viên trong công ty, đặc biệt là các cán bộ ban tài chính
em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty cổ
phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà” để làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
Kết cấu của khóa luận gồm có 3 phần:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về tài sản và tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty cổ phần Tu
Tạo Và Phát Triển Nhà.
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty cổ
phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà.
1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI SẢN VÀ TÀI SẢN NGẮN HẠN
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát tài sản của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm chung
Tài sản của doanh nghiệp là các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp, thể hiện dưới
dạng hữu hình hoặc vô hình gồm các vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản của
doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.1
Mục tiêu của bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh, cũng là tối đa hóa lợi nhuận, tăng trưởng và nâng cao giá trị doanh nghiệp. Để tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh sức lao động và đối tượng lao động, doanh
nghiệp còn cần phải có tư liệu lao động hay còn gọi là tài sản của doanh nghiệp.
Tài sản của doanh nghiệp được phân ra theo làm hai loại là tài sản lưu động và tài
sản cố định:
Tài sản ngắn hạn: Là những tài sản tham gia một lần vào quy trình sản xuất và
chuyển hóa hoàn toàn hình thái vật chất của nó vào sản phẩm hoặc những tài sản được
mua, bán hoặc có chu kỳ sử dụng từ 01 năm trở xuống. Ví dụ: nguyên, nhiên vật liệu, các
khoản nợ ngắn hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp..
Tài sản dài hạn: Là những tài sản trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ
yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, khi
tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu,
nhưng giá trị của tài sản cố định đã bị giảm dần và được chuyển vào giá trị sản phẩm,
dưới hình thức khấu hao. Tài sản cố định được phân thành bất động sản và động sản:
 Bất động sản là các tài sản bao gồm: Đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất
đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền
với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định;
 Động sản là những tài sản cố định không phải là bất động sản.
Như vậy giá trị thực tế của doanh nghiệp gồm tổng giá trị thực tế của toàn bộ tài sản
ngắn hạn và tài sản dài hạn phục vụ sản xuất kinh doanh.2
1
Trích từ Giáo trình tài chính doanh nghiệp, trang 52, Nhà xuất bản giáo dục, năm 2002
2
Trích từ Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, trang 40, Nhà xuất bản tài chính, năm 1997
Thang Long University Library
2
1.1.2. Phân loại tài sản của doanh nghiệp
Tài sản của doanh nghiệp thường được chia thành hai loại: Tài sản ngắn hạn và tài
sản dài hạn.
1.1.2.1. Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn là những tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh
doanh và thời gian sử dụng, thu hồi luân chuyển trong một năm hoặc một chu kỳ kinh
doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn được thể hiện ở
các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho.
Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp được chia làm 2 bộ phận: TSNH sản xuất và
TSNH lưu thông.
Tài sản ngắn hạn sản xuất: Gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để đảm bảo
cho quá trình sản xuất được liện tục như: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…
và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như: Sản phẩm dở dang,
bán thành phẩm…
Tài sản ngắn hạn lưu thông: Là những tài sản ngắn hạn nằm trong quá trình
lưu thông của doanh nghiệp như: thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn
trong thanh toán...
Để quản lý tài sản ngắn hạn được tốt cần phải phân loại tài sản ngắn hạn. Dựa theo
những tiêu thức khác nhau có thể phân loại tài sản ngắn hạn thành nhiều loại khác nhau.
Thông thường có một số cách phân loại chủ yếu sau:
 Phân loại theo vai trò từng loại tài sản ngắn hạn trong quá trình sản xuất kinh
doanh
Theo cách phân loại này tài sản ngắn hạn có thể chia làm ba loại:
 Tài sản ngắn hạn trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản nguyên
vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn công cụ
dụng cụ nhỏ;
 Tài sản ngắn hạn trong khâu trực tiếp sản xuất: bao gồm các khoản vốn sản phẩm
đang chế tạo, vốn về chi phí trả trước;
 Tài sản ngắn hạn trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản vốn thành phẩm, vốn
bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản vốn đầu tư ngắn hạn.
Phương pháp này cho phép biết được kết cấu tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
theo vai trò. Từ đó, giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổ tài sản ngắn hạn trong các
3
khâu của quá trình luân chuyển tài sản ngắn hạn, thấy được vai trò của từng thành phần
vốn đối với quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tổ chức quản lý thích
hợp nhằm tạo ra một kết cấu tài sản ngắn hạn hợp lý tăng tốc độ luân chuyển của tài sản
ngắn hạn.
 Phân loại tài sản ngắn hạn theo hình thái biểu hiện
Dựa theo hình thái biểu hiện có thể chia tài sản ngắn hạn thành: tiền, hàng tồn kho
và các khoản phải thu
+ Tiền: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Tiền là một
loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi thành các tài
sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp
cần phải có một lượng tiền cần thiết nhất định;
+ Các khoản phải thu: chủ yếu là các khoản phải thu từ phía khách hàng thể hiện ở
số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng, cung ứng
dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau. Ngoài ra trong một số trường hợp mua sắm vật
tư khan hiếm, doanh nghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung ứng,
từ đó hình thành khoản tạm ứng;
+ Hàng tồn kho: gồm có tồn kho nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ và
nhiên liệu.
Nguyên vật liệu chính: là giá trị các loại nguyên vật liệu chính dự trữ cho sản xuất,
khi tham gia vào sản xuất chúng hợp thành thực thể của sản phẩm.
Nguyên vật liệu phụ: là giá trị các loại vật liệu phụ dự trữ cho sản xuất, giúp cho
việc hình thành các sản phẩm, nhưng không hợp thành thực thể chính của sản phẩm, chỉ
làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho
quá trình sản xuất kinh doanh thực hiện thuận lợi.
Nhiên liệu: là giá trị các loại nhiên liệu dự trữ để dùng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
1.1.2.2. Tài sản dài hạn
Tất cả các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn được xếp vào loại tài sản dài hạn. Tài
sản dài hạn bao gồm các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các
khoản tài sản tài chính dài hạn và các tài sản dài hạn khác.
Các khoản phải thu dài hạn: là các khoản phải thu dài hạn của khách hàng, phải
thu nội bộ dài hạn và các khoản phải thu dài hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán
trên một năm.
Thang Long University Library
4
Bất động sản đầu tư: là những bất động sản, gồm: quyền sử dụng đất, nhà hoặc một
phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê
tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc
chờ tăng giá mà không phải để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ hay
cho các mục đích quản lý hoặc bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường. Một bất
động sản đầu tư được ghi nhận là tài sản phải thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau:
 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai;
 Nguyên giá của bất động sản đầu tư phải được xác định một cách đáng tin cậy.
Nguyên giá của bất động sản đâu tư bao gồm giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp,
như: phí dịch vụ tư vấn luật pháp liên quan, thuế trước bạ và các chi phí giao dịch liên
quan khác.
Tài sản cố định: là những tài sản đảm bảo thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn
sau đây:
 Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên;
 Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên;
 Giá trị ban đầu của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
 Tạo ra nguồn thu thực sự cho doanh nghiệp.
Trong điều kiện hiện nay, việc đầu tư đổi mới tài sản cố định là một trong các yếu tố
cần được cân nhắc, quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Giải thích cho
điều này do tài sản cố định là yếu tố quyết định năng lực sản xuất – kinh doanh của doanh
nghiệp. Nếu đầu tư hợp lý, sẽ đem lại hiệu quả thiết thực, đảm bảo được năng suất, chất
lượng, tăng giá trị sử dụng của sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên,
giá trị công nghệ thường có chi phí cao, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành vì
vậy việc quản lý tài sản là một yêu tố quyết định đến thành bại của một doanh nghiệp.
Tài sản tài chính dài hạn: là các khoản đầu tư vào việc mua bán các chứng khoán
có thời hạn thu hồi trên một năm hoặc góp vốn liên doanh bằng tiền, bằng hiện vật, mua
cổ phiếu có thời hạn thu hồi vốn trong thời gian trên một năm và các loại đầu tư khác
vượt quá thời hạn trên một năm. Có thể nói tài sản tài chính dài hạn là các khoản vốn mà
doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp trong thời hạn trên một năm nhằm tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho
doanh nghiệp.
5
Tài sản dài hạn được phân loại dựa trên các tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho
những yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Thông thường có một số cách thức phân loại
chủ yếu sau
 Phân loại tài sản dài hạn theo hình thái biểu hiện:
Theo phương pháp này, toàn bộ tài sản dài hạn của doanh nghiệp được chia thành
hai loại: Tài sản lưu động và tài sản cố định
Tài sản lƣu động: là những tài sản tham gia một lần vào quy trình sản xuất và
chuyển hóa hoàn toàn hình thái vật chất của nó vào sản phẩm hoặc những tài sản được
mua, bán hoặc có chu kỳ sử dụng từ một năm trở xuống. Ví dụ: nguyên, nhiên, vật liệu,
các khoản nợ ngắn hạn, các khỏan đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp..
Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp
nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận
tài sản cố định do Bộ Tài chính quy định. Đó là loại tài sản tham gia nhiều lần vào quy
trình sản xuất chuyển một phần giá trị vào sản phẩm và vẫn giữ nguyên hình thái vật chất
của nó. Tài sản cố định hữu hình được phân loại như sau:
 Nhà cửa, vật kiến trúc gồm: trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi,
các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu tàu, bến
cảng...;
 Máy móc, thiết bị gồm: máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công
nghệ, những máy móc đơn lẻ...;
 Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn gồm: phương tiện vận tải đường sắt,
đường thủy, đường bộ, đường không, đường sông và hệ thống thông tin, hệ thống
điện, đường ống nước, băng tải...;
 Thiết bị dụng cụ quản lý gồm: máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết
bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt;
 Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, gồm: vườn cà phê,
vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn cỏ, thảm cỏ, thảm cây xanh, đàn voi, đàn
ngựa, đàn trâu, đàn bò;
 Các loại tài sản cố định khác là toàn bộ các loại tài sản chưa liệt kê vào các loại
trên như: tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật.
Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác
định được giá trị của nó và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh,
cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài
Thang Long University Library
6
sản cố định vô hình do Bộ Tài chính quy định; tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh như
một số chi phí liên quan trực tiếp đến đất sử dụng, chi phí về quyền phát hành, bằng phát
minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả, nhãn hiệu thương mại.
 Phân loại tài sản dài hạn theo mục đích sử dụng:
Theo phương pháp này, toàn bộ tài sản dài hạn được chia thành hai loại:
Tài sản dài hạn dùng cho mục đích kinh doanh: là những tài sản cố định đang
dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ
của doanh nghiệp.
Tài sản dài hạn dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng: là
những tài sản cố định không mang tính chất sản xuất do doanh nghiệp quản lý và sử dụng
cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp và các hoạt động đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Cách phân loại này giúp cho người quản lý doanh nghiệp thấy được kết cấu tài sản
dài hạn theo mục đích sử dụng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và tính khấu
hao tài sản cố định có tính chất sản xuất, có biện pháp quản lý phù hợp với mỗi loại tài
sản dài hạn.
 Phân loại tài sản dài hạn theo tình hình sử dụng:
Căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản dài hạn, có thể chia toàn bộ tài sản dài hạn của
doanh nghiệp thành các loại sau:
 Tài sản dài hạn đang dùng;
 Tài sản dài hạn chưa cần dùng;
 Tài sản dài hạn không cần dùng và chờ thanh lý.
Dựa vào cách phân loại này, người quản lý nắm được tổng quát tình hình sử dụng tài
sản dài hạn trong doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp sử dụng tối đa các tài
sản dài hạn hiện có trong doanh nghiệp, giải phóng nhanh các tài sản cố định không cần
dùng và chờ thanh lý để thu hồi vốn.3
1.1.3. Vai trò của tài sản trong doanh nghiệp
1.1.3.1. Tài sản ngắn hạn
Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể không có tài sản ngắn hạn
dù đó là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại
dịch vụ thì tài sản tài sản ngắn hạn đóng vai trò không thể thiếu đối với các doanh nghiệp.
3
Trích từ Quản trị tài chính doanh nghiệp, trang 81, Nhà xuất bản thống kê, năm 1998
7
Tài sản ngắn hạn giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được
vận hành một cách liên tục, không bị gián đoạn. Trong sản xuất, tài sản ngắn hạn giúp cho
doanh nghiệp sản xuất thông suốt, đảm bảo quy trình công nghệ, công đoạn sản xuất.
Trong lưu thông, tài sản ngắn hạn đảm bảo dự trữ thành phẩm đáp ứng đơn đặt hàng của
khách và nhu cầu tiêu thụ nhịp nhàng.
Tài sản ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán, khi duy
trì ở một mức độ hợp lý đem lại cho doanh nghiệp những lợi thế nhất định như được
hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán… Từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm
được chi phí, làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tài sản ngắn hạn giúp doanh nghiệp tạo dựng được mối quan hệ mật thiết với khách
hàng, đặc biệt là khách hàng lớn và thân thuộc thông qua chính sách tín dụng thương mại.
1.1.3.2. Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn là tư liệu lao động thiết yếu, do đó nó có vai trò rất quan trọng tới
quyết định tới hoạt động sản xuất, khối lượng và chất lượng sản phẩm, từ đó ảnh hưởng
tới sự hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, xu thế cạnh
tranh là tất yếu. “Sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào ” là những câu hỏi
luôn đặt ra đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải tìm cho được lời giải thích thỏa đáng nhất.
Muốn vậy doanh nghiệp phải điều tra nắm bắt nhu cầu thị trường, từ đó lựa chon quy
trình công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị phù hợp tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại,
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Do đó, việc đổi mới tài sản dài hạn trong doanh nghiệp để theo kịp sự phát triển của
xã hội là một vấn đề được đặt lên hàng đầu. Bởi vì nhờ có đổi mới máy móc thiết bị, cải
tiến quy trình công nghệ doanh nghiệp mới có thể tăng năng suất lao động, nâng cao chất
lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảo cho sản phẩm của doanh nghiệp có uy thế cạnh
tranh chiếm lĩnh thị trường. Như vậy tài sản dài hạn là một bộ phận then chốt trong các
doanh nghiệp sản xuất, có vai trò quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp. Tài sản
dài hạn thể hiện một cách chính xác nhất năng lực, trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ
thuật của doanh nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Tài sản dài hạn được
đổi mới, cải tiến và hoàn thiện tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế mỗi thời kỳ, nhưng phải
đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất một cách có hiệu quả nhất, thúc đẩy sự tồn tại và phát
triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Thang Long University Library
8
1.1.4. Nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, tài sản được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau, do đó
mỗi một loại nguồn vốn sẽ có tính chất, đặc điểm, chi phí sử dụng khác nhau. Vấn đề đặt
ra là các doanh nghiệp phải cân nhắc lựa chọn cho mình một cơ cấu nguồn vốn tối ưu vừa
giảm được chi phí sử dụng vốn, vừa đảm bảo sự an toàn cho tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Căn cứ vào các tiêu thức phân loại khác nhau thì tài sản của doanh nghiệp được
hình thành từ các loại nguồn vốn như :
Tài sản hình thành theo quan hệ sở hữu về vốn:
 Vốn chủ sở hữu: là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Tuỳ từng loại
hình doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: vốn đầu tư từ ngân
sách nhà nước, vốn do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra, vốn góp cổ phần, vốn góp liên doanh,
vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại. Vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng tự chủ về tài chính
của doanh nghiệp. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn càng lớn thì sự độc lập về tài
chính của doanh nghiệp càng cao.
 Các khoản nợ: là các khoản tài sản được hình thành từ các khoản vay của các ngân
hàng thương mại hay các tổ chức tài chính, vốn vay qua phát hành trái phiếu, các khoản
nợ khách hàng chưa thanh toán...
Tài sản hình thành căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn:
 Nguồn vốn thường xuyên: Là nguồn vốn mang tính chất ổn định và dài hạn, bao
gồm vốn chủ sở hữu và các khoản vay dài hạn để tài trợ cho nhu cầu tài sản cần thiết của
doanh nghiệp
 Nguồn vốn thường xuyên = Tổng nguồn vốn - Nợ ngắn hạn
 Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn, gồm các khoản vay
ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, các khoản nợ ngắn hạn, được dùng để
đáp ứng nhu cầu tài sản có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp
Nguồn vốn tạm thời = Vốn vay ngắn hạn + Vốn chiếm dụng hợp pháp
Tài sản hình thành theo phạm vi huy động vốn:
 Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: là nguồn vốn có thể huy động được từ bản
thân doanh nghiệp. Bao gồm: vốn từ lợi nhuận để lại trong quá trình kinh doanh, các quĩ
của doanh nghiệp, các khoản thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản... Sử dụng triệt để nguồn
vốn bên trong doanh nghiệp tức là doanh nghiệp đã phát huy được tính chủ động trong
quản lý và sử dụng tài sản của mình.
9
 Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: là nguồn vốn doanh nghiệp có thể huy động
từ bên ngoài, gồm: vốn của bên liên doanh, vốn vay các ngân hàng thương mại, tổ chức
tín dụng, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, nợ người cung cấp, nợ khách hàng và
các khoản nợ khác.., qua việc vay vốn từ bên ngoài tạo cho doanh nghiệp có một cơ cấu
tài chính linh hoạt, mặt khác có thể làm gia tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu nhanh nếu mức
doanh lợi tổng vốn đạt được cao hơn chi phí sử dụng vốn.
Kết luận chung:
Ở mỗi doanh nghiệp, tương ứng với từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau
thì sẽ có cơ cấu và nguồn tài sản khác nhau. Nó phù hợp với quy mô và khả năng hoạt
động của từng công ty. Tiền mặt, khoản phải thu và hàng tồn kho là các yếu tố không thể
thiếu trong bất kỳ công ty nào. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là
cần thiết, đặc biệt với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì hầu hết tài
sản là các bất động sản nằm trong bộ phận hàng tồn kho thuộc tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp. Điều này đặt ra cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng phải có sự
quản lý và sử dụng chặt chẽ lượng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp mình để đảm bảo
hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi.
Tuy nhiên hiện nay, công tác sử dụng tài sản ngắn hạn của các doanh nghiệp còn
nhiều hạn chế, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn chưa cao. Do đó, việc nâng cao hiệu quả
sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp là vấn đề hết sức cần thiết, quan trọng, nó
quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp.
1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp
Hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm, quản
trị kinh doanh sản xuất có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại trên thị trường. Để
đạt được hiệu quả đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có nhiều cố gắng và có những chiến lược
sách lược hợp lý từ khâu sản xuất cho đến khi sản phẩm được đến tay người tiêu dùng.
Mục đích cuối cùng của họ bao giờ cũng là đạt được những mục tiêu mà họ đề ra. Chính
vì vậy quan niệm hiệu quả của mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Tuy nhiên để đi đến mục
đích cuối cùng thì vấn đề chung mà các doanh nghiệp đều phải quan tâm chú trọng đến đó
chính là hiệu quả sử dụng vốn và tài sản trong doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình
độ, năng lực khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh
doanh nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích và tối thiểu hoá chi phí.
Thang Long University Library
10
Với mỗi doanh nghiệp có một sự cân đối về tài sản riêng mỗi loại tài sản cũng phải
khác nhau, nếu như các doanh nghiệp về lĩnh vực xây dựng thì tỷ lệ tài sản ngắn hạn
chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng giá trị tài sản. Đối với các doanh nghiệp này thì tài sản
ngắn hạn đóng một vai trò hết sức quan trọng, các nhà quản lý luôn phải cân nhắc làm sao
sử dụng các loại tài sản ngắn hạn một cách hiệu quả.
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là kết quả đạt được cao nhất với mục tiêu mà
doanh nghiệp đã đặt ra. Nghĩa là phải làm sao có được nhiều lợi nhuận từ việc khai thác
và sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm
tối đa hoa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí.
1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều mặt tác
động khác nhau. Vì vậy, khi phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ta
cần xem xét trên nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản
ngắn hạn ta sử dụng các nhóm chỉ tiêu dưới đây:
1.2.2.1. Khả năng thanh toán
Trong kinh doanh vấn đề làm cho các doanh nghiệp lo ngại là các khoản nợ nần khó
đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi, các khoản phải trả không có khả năng
thanh toán. Vì vậy doanh nghiệp phải duy trì một mức vốn luân chuyển hợp lý để đáp ứng
kịp thời các khoản nợ ngắn hạn, duy trì các loại hàng tồn kho để đảm bảo quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh thuận lợi. Tại các nước trên thế giới theo cơ chế thị trường căn
cứ vào luật phá sản, doanh nghiệp có thể bị tuyên bố phá sản theo yêu cầu của các chủ nợ
khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả. Hiện này luật
doanh nghiệp Việt Nam cũng quy định tương tự như vậy. Do đó các doanh nghiệp luôn
luôn quan tâm đến các khoản nợ đến hạn trả và chuẩn bị nguồn để thanh toán chúng. Vậy
nên khi phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp thì thường sử dụng các chỉ tiêu
sau đây:
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn)
Khả năng thanh toán hiện hành =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số này được sử dụng phổ biến nhất và nó là một trong những thước đo cơ bản để
đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp, dùng để đo lường khả năng trả các
khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như nợ và các khoản phải trả bằng các tài sản ngắn
11
hạn của doanh nghiệp, như tiền mặt, các khoản phải thu…Hệ số này phản ánh một đồng
nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.
Khi hệ số này ở mức nhỏ hơn 1, thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp là yếu dẫn đến rủi ro tài chính, rủi ro thanh khoản cao. Ngược lại, nếu hệ số
này ở mức lớn hơn 1, cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tương đối tốt, đủ
khả năng đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Song nếu hệ số này quá cao,
tức là lượng tài sản ngắn hạn tồn trữ quá lớn và bộ phận tài sản này không vận đông,
không sinh lời sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Hệ số này lớn hay nhỏ hơn còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh của
doanh nghiệp. Chẳng hạn đối với doanh nghiệp thương mại, tài sản ngắn hạn thường
chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng tài sản nên hệ số này tương đối cao. Do đó, khi đánh
giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cần phải dựa vào hệ số trung bình của doanh nghiệp
cùng ngành. Tuy nhiên, hệ số này chỉ phản ánh một cách tạm thời tình hình thanh toán
của doanh nghiệp vì tài sản ngắn hạn bao gồm cả các khoản phải thu và hàng tồn kho.
Chính vì vậy để đánh giá chính xác hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ta cần
xét thêm một số chỉ tiêu khác nữa.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Khả năng thanh toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu thể hiện khả năng trả nợ ngắn hạn bằng các
tài sản có khả năng chuyển thành tiền một cách nhanh nhất không tính đến hàng tồn kho
vì hàng tồn kho là tài sản không dễ dàng chuyển đổi thành tiền, tức là một đồng nợ ngắn
hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao.
Đây là chỉ tiêu được các chủ nợ ngắn hạn rất quan tâm vì thông qua các chỉ tiêu này,
các chủ nợ có thể đánh giá được tại thời điểm phân tích doanh nghiệp có khả năng thanh
toán ngay các khoản nợ ngắn hạn hay không. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chỉ tiêu
này chưa phản ánh một cách chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đặc biệt là
các doanh nghiệp có khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn. Do
đó, để đánh giá chính xác và chặt chẽ hơn cần xem xét thêm khả năng thanh toán tức thời
của doanh nghiệp.
Thang Long University Library
12
Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Khả năng thanh toán tức thời =
Tiền và tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán tức thời là một số chỉ tiêu đánh giá sát hơn khả năng
thanh toán của doanh nghiệp. Trong đó, tiền bao gồm: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang
chuyển. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn (dưới 3 tháng) có thể
chuyển đổi thành tiền bất cứ lúc nào như: chứng khoán ngắn hạn, thương phiếu, nợ phải
thu ngắn hạn… Đây là các tài sản có tính thanh khoản cao, độ rủi ro thấp.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn bất kỳ lúc nào, đặc biệt là nợ ngắn hạn đến hạn, bởi vì nguồn trang trải các khoản nợ
của doanh nghiệp hết sức linh hoạt.
1.2.2.2. Hiệu quả hoạt động
Là các hệ số đo lường khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Hệ số hoạt động còn
được gọi là hệ số hiệu quả hay hệ số luân chuyển. Một trong những vấn đề doanh nghiệp
quan tâm hàng đầu là sử dụng tài sản sao cho có hiệu quả nhất. Muốn làm được điều đó
thì doanh nghiệp phải biết tài sản nào chưa sử dụng, không sử dụng hoặc không tạo ra thu
nhập cho doanh nghiệp. Vì vậy, để nâng cao hệ số hoạt động, người ta thường dùng các
chỉ tiêu sau để phân tích:
Vòng quay tài sản ngắn hạn trong kỳ
Vòng quay tài sản ngắn hạn trong kỳ =
Doanh thu thuần
Tài sản ngắn hạn trong kỳ
Vòng quay tài sản ngắn hạn trong kỳ là chỉ tiêu phản ánh số lần quay của tài sản
ngắn hạn trong một thời kỳ nhất định và thường là một năm. Chỉ tiêu này đánh giá hiệu
quả sử dụng tài sản ngắn hạn trên mối quan hệ so sánh giữa doanh thu thuần và số tài sản
ngắn hạn bỏ ra trong kỳ. Nói cách khác, chỉ tiêu này cho biết trong một năm tài sản ngắn
hạn của doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu vòng hay một đồng tài sản ngắn hạn
mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Số vòng quay càng cao, chứng tỏ tài sản ngắn hạn
vận động càng nhanh, góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn
Thời gian luân chuyển TSNH =
360
Vòng quay tài sản ngắn hạn trong kỳ
13
Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn cho biết trong khoảng thời gian bao nhiêu
ngày thì tài sản ngắn hạn luân chuyển được một vòng. Chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy tốc
độ lưu chuyển tài sản ngắn hạn càng nhanh.
Suất hao phí tài sản ngắn hạn
Suất hao phí TSNH =
Tài sản ngắn hạn bình quân
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn thì
mới thu được 1 đồng doanh thu. Doanh thu thuần càng lớn thì suất hao phí càng nhỏ và
ngược lại. Chỉ tiêu này càng thấp càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của
doanh nghiệp càng cao. Suất hao phí cao hay thấp phụ thuộc vào mục tiêu và chính sách
của doanh nghiệp như mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách sử dụng tài sản,...
Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà khách hàng nhận
được từ doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu nợ của doanh nghiệp trong kỳ
phân tích doanh nghiệp đă thu được bao nhiêu nợ và số nợ còn tồn đọng chưa thu được là
bao nhiêu. Chỉ số vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao,
tức là khách hàng trả nợ doanh nghiệp càng nhanh. Quan sát số vòng quay khoản phải thu
sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp hay tình hình thu hồi nợ của
doanh nghiêp.
Thời gian thu tiền trung bình
Thời gian thu tiền trung bình =
360
Vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này được đánh giá khả năng thu hồi vốn của các doanh nghiệp, trên cơ sở
các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân một ngày. Nó phản ánh số ngày cần
thiết để thu hồi được các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ
thu tiền bình quân càng nhỏ và ngược lại. Tuy nhiên kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp
trong nhiều trường hợp chưa thể kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại mục tiêu và
chính sách của doanh nghiệp như mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng của
doanh nghiệp.
Thang Long University Library
14
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho =
Doanh thu thuần
Hàng tồn kho
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh
nghiệp hiệu quả như thế nào. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình
quân luân chuyển trong kỳ.
Chỉ tiêu này thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng
tồn kho là tốt hay xấu. Chỉ tiêu này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho
là nhanh và ngược lại, nếu nó nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp.
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng
càng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá cao
trong khi nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách
hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên vật liệu đầu vào cho
các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số
vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được
nhu cầu khách hàng. Nhưng cũng cần lưu ý là hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành
nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu.
Thời gian luân chuyển kho trung bình
Thời gian luân chuyển kho trung bình =
360
Vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu này cho biết số ngày lượng hàng tồn kho được chuyển đổi thành doanh thu.
Hàng tồn kho có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong việc dự
trữ nên chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ công tác quản lý hàng tồn kho càng tốt dẫn đến
hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
1.2.2.3. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Hiệu suất sử dụng tài sản cho biết một đồng doanh thu thuần được tạo từ bao nhiêu
đồng tài sản ngắn hạn. Tỷ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của
doanh nghiệp càng cao.
Hiệu suất sử dụng TSNH =
Doanh thu thuần
TSNH bình quân trong kỳ
15
Trong đó tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ là bình quân số học của tài sản ngắn
hạn có ở đầu kỳ và cuối kỳ. Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị giá trị tài sản ngắn hạn đưa
vào sản xuất kinh doanh trong kỳ có thể đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần thể
hiện sự vận động của tài sản ngắn hạn trong kỳ. Nó phản ánh tốc độ luân chuyển tài sản
ngắn hạn trong kinh doanh. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn
hạn càng cao. Từ đó góp phần tạo ra doanh thu thuần càng cao và là cơ sở để tăng lợi
nhuận của doanh nghiệp.
1.2.2.4. Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn:
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn. Nó cho biết mỗi đơn
vị giá trị tài sản ngắn hạn có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Chỉ
tiêu này càng cao càng cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao, góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời của TSNH =
Lợi nhuận sau thuế
TSNH bình quân trong kỳ
Hiệu quả của việc sử dụng tài sản ngắn hạn thể hiện ở lợi nhuận của doanh nghiệp,
đây chính là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được. Kết quả này phản ánh hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nói riêng.
Với công thức trên ta thấy, nếu tài sản ngắn hạn sử dụng bình quân trong kỳ thấp mà lợi
nhuận sau thuế cao thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cao.
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp là quá trình hình thành và sử
dụng vốn kinh doanh. Ngày nay các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường
yêu cầu về tài sản ngắn hạn là rất lớn, có thể coi tài sản ngắn hạn là nhựa sống tuần hoàn
trong doanh nghiệp. Để đánh giá quá trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của
một doanh nghiệp, người ta sử dụng thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp đó. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên hai góc độ là hiệu quả kinh tế
và hiệu quả xã hội. Vì thế, việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là yêu cầu
mang tính bắt buộc và thường xuyên đối với doanh nghiệp
1.3.1. Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu xuyên suốt là
tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Để đảm bảo mục tiêu này, doanh nghiệp thường xuyên
phải đưa ra và giải quyết tập hợp các quyết định tài chính dài hạn và ngắn hạn. Quản lý và
sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn là một nội dung trọng tâm trong các quyết định tài
Thang Long University Library
16
chính ngắn hạn và là nội dung có ảnh hưởng lớn đến mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh
nghiệp.Với bản chất và định hướng mục tiêu như trên, doanh nghiệp luôn luôn tìm mọi
biện pháp để tồn tại và phát triển. Xuất phát từ vai trò to lớn đó khiến cho yêu cầu doanh
nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và tài sản ngắn hạn nói riêng là một
yêu cầu khách quan, gắn liền với bản chất của doanh nghiệp.
1.3.2. Xuất phát từ vai trò quan trọng của tài sản ngắn hạn
Đối với một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, muốn hoạt động kinh doanh
thì cần phải có vốn. Tài sản ngắn hạn là một thành phần quan trọng trong tất cả các khâu
của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong khâu dự trữ và sản xuất, tài sản ngắn hạn đảm
bảo cho sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, đảm bảo quy trình công nghệ,
công đoạn sản xuất. Trong lưu thông, tài sản ngắn hạn đảm bảo dự trữ thành phẩm đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ được liên tục, nhịp nhàng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Thời
gian luân chuyển tài sản ngắn hạn lớn khiến cho công việc quản lý và sử dụng tài sản
ngắn hạn luôn luôn diễn ra thường xuyên, hàng ngày với vai trò to lớn như vậy, việc tăng
tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong
doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu.
1.3.3. Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tức là có thể tăng tốc độ luân chuyển tài
sản ngắn hạn, rút ngắn thời gian tài sản ngắn hạn nằm trong lĩnh vực dự trữ, sản xuất và
lưu thông, từ đó giảm bớt số lượng tài sản ngắn hạn chiếm dụng, tiết kiệm tài sản ngắn
hạn trong luân chuyển. Tăng tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn còn có ảnh hưởng tích
cực đối với việc hạ thấp giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ vốn
thỏa mãn nhu cầu sản xuất và hoàn thành nghĩa vụ nộp các khoản thuế cho ngân sách Nhà
nước, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong cả nước.
1.3.4. Xuất phát từ thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ở các doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến một doanh nghiệp làm ăn thiếu hiệu
quả thậm chí thất bại trên thương trường. Có thể có các nguyên nhân chủ quan, nguyên
nhân khách quan, tuy nhiên một nguyên nhân phổ biến vẫn là việc sử dụng vốn không
hiệu quả. Trong việc mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Điều này dẫn đến
việc sử dụng lãng phí tài sản ngắn hạn, tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn thấp, mức
sinh lợi kém và thậm chí có doanh nghiệp còn gây thất thoát không kiểm soát được tài sản
ngắn hạn dẫn đến mất khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán. Trong
hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp Nhà nước do đặc thù chịu ảnh
17
hưởng nặng nề của cơ chế bao cấp trước đây, có kết quả sản xuất kinh doanh yếu kém mà
nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu kém trong quản lý tài chính nói chung và quản lý tài
sản ngắn hạn nói riêng gây lãng phí, thất thoát vốn. Ở nước ta, để hoàn thành đường lối
xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với thành phần
kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, yêu cầu phải nâng cao hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp nói chung và của các doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Xét từ góc độ quản
lý tài chính, yêu cầu cần phải nâng cao năng lực quản lý tài chính trong đó chú trọng nâng
cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một nội dung quan trọng không chỉ đảm bảo lợi
ích riêng doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa chung đối với nền kinh tế nước nhà.
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng TSNH của doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố.
Do đó để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, ngoài phân tích
các chỉ tiêu nói trên, chúng ta cũng cần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử
dụng chúng. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp nhưng về cơ bản có 2 nhóm nhân tố chính là các nhân tố chủ quan và nhân tố
khách quan.
1.4.1. Nhân tố chủ quan
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp, ngoài việc sử dụng
những chỉ tiêu phía trên ta phải nghiên cứu những nhân tố tác động từ đó đưa ra các giải
pháp để hạn chế những tác động không tốt và phát huy thêm những tác động tích cực. Các
nhân tố chủ quan là những nhân tố xuất phát từ nội bộ doanh nghiệp.
1.4.1.1. Mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Với mục đích sản xuất kinh doanh của mình doanh nghiệp sẽ quyết định trong việc
phân phối tài sản, đặc biệt là chu kỳ sản xuất kinh doanh. Sản phẩm của mỗi doanh
nghiệp là khác nhau do vậy mà có những doanh nghiệp chu kỳ sản xuất dài nhưng doanh
nghiệp khác chu kỳ sản xuất lại ngắn, điều đó có ảnh hưởng đến việc ra quyết định của
doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản ngắn hạn. Để đi vào sản xuất thì lượng tài sản
ngắn hạn cần đưa vào là bao nhiêu, mức dự trữ dành cho các chu kỳ tiếp theo như thế nào,
lượng tiền mặt doanh nghiệp cần giữ cũng như kỳ thu tiền dài hay ngắn tuỳ thuộc vào
từng doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài thì thời gian
thu hồi vốn càng lâu, nên các doanh nghiệp luôn tìm cách làm cho chu kỳ kinh doanh
ngắn hơn như vậy vòng quay tài sản ngắn hạn nhanh hơn. Vòng quay tài sản ngắn hạn
tăng tức là việc tiêu thụ hàng hóa cũng tăng lên và như vậy doanh thu tăng lên, làm cho
Thang Long University Library
18
lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng. Điều đó thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản ngắn
hạn tăng.
1.4.1.2. Cơ sở vật chất của doanh nghiệp
Đây là nhân tố hết sức quan trọng, bởi ngoài việc nguyên vật liệu tốt thì để có được
những sản phẩm tốt thì điều quan trọng là doanh nghiệp phải có những thiết bị máy móc
tốt. Một doanh nghiệp có được những trang thiết bị tốt sẽ làm cho các khâu sản xuất trở
nên dễ dàng hơn. Cùng chất lượng nguyên vật liệu nhưng nếu doanh nghiệp nào trang bị
tốt, máy móc đưa vào dây truyền sản xuất những thiết bị công nghệ cao sẽ tạo ra những
sản phẩm có chất lượng, đồng thời làm cho các công đoạn của quá trình sản xuất diễn ra
nhanh chóng hơn, ngược lại với máy móc không tốt sẽ không tận dụng được hết giá trị
của nguyên vật liệu thậm chí còn sản xuất ra những sản phẩm kém chất lượng, như vậy
hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn không cao.
1.4.1.3. Trình độ cán bộ công nhân viên
Để việc sử dụng tài sản ngắn hạn đạt hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp phải có
những cán bộ quản lý giỏi, công nhân viên có trình độ tay nghề cao. Người quản lý phải
nắm bắt rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp, sau mỗi chu kỳ hoạt động phải phân
tích để đánh giá xem hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ra sao, từ đó đưa ra các kế hoạch
trong những chu kỳ tiếp theo. Trong quá trình sản xuất để tận dụng hết nguyên vật liệu thì
người công nhân phải có chuyên môn giỏi, đặc biệt việc sử dụng máy móc thiết bị hết sức
quan trọng, máy móc thiết bị ngày càng hiện đại đòi hỏi đội ngũ sử dụng những loại máy
móc thiết bị đó cũng phải được đào tạo có chuyên môn, có kỹ thuật.
1.4.2. Nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan tác động tới doanh nghiệp, có những lúc thúc đẩy doanh
nghiệp phát triển nhưng có lúc kìm hãm sự phát triển của nó. Sự tác động đó không thuộc
tầm kiểm soát của doanh nghiệp do vậy khi gặp những nhân tố này các doanh nghiệp luôn
phải tự điều chỉnh mình cho phù hợp với tác động đó.
1.4.2.1. Môi trường chính trị - xã hội
Trong nền kinh tế tồn tại nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, mỗi loại hình
doanh nghiệp mang một đặc thù riêng nó, Nhà nước có trách nhiệm quản lý các doanh
nghiệp đó để nó đi vào hoạt động theo một khuôn khổ mà Nhà nước quy định. Tất cả các
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải tuân theo pháp luật mà Nhà
nước đưa ra, từ khi bắt đầu thành lập đến khi hoạt động và ngay cả giải thể hay phá sản
doanh nghiệp đều phải tuân theo chế độ hiện hành. Đảng và Nhà nước ban hành các luật
19
lệ, chính sách nhằm mục đích tránh sự gian lận, đảm bảo sự công bằng và an toàn trong
xã hội. Sự thắt chặt hay lới lỏng chính sách quản lý kinh tế đều có ảnh hưởng nhất định
đến doanh nghiệp.
1.4.2.2. Môi trường kinh doanh
Ngày nay thị trường nhân tố sản xuất đầu vào, thị trường dịch vụ hàng hóa phát triển
rất nhanh đặc biệt là thị trường tài chính tiền tệ có tác động rất lớn đến sự thành công hay
thất bại của doanh nghiệp. Các yếu tố đầu vào của một dự án hay một quá trình sản xuất
phần lớn được mua hoặc thuê trên thị trường. Thị trường các yếu tố đầu vào đa dạng,
phong phú doanh nghiệp sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Thị trường các yếu tố đầu vào cạnh
tranh sẽ làm giảm giá các yếu tố đầu vào và làm giảm chi phí đầu vào cho các doanh
nghiệp và ngược lại. Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp đều thông qua thị trường
tài chính.
Thị trường tài chính là thị trường quan trọng nhất trong hệ thống kinh tế, chi phối
toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hóa. Thị trường tài chính phát triển góp phần thúc
đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Tất cả các hoạt động huy
động vốn nhằm các mục đích thành lập doanh nghiệp, mở rộng quy mô hoặc phát triển
sản xuất kinh doanh đều giao dịch trên thị trường tài chính. Thị trường tài chính phát triển
thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.
1.4.2.3. Môi trường tự nhiên
Là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp như nhiệt độ, độ ẩm, ánh
sáng,.. Nhân tố này ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến quyết định quản lý tài sản ngắn hạn
của doanh nghiệp, cụ thể là mức dự trữ. Sở dĩ như vậy là do tính mùa vụ của thị trường
cung ứng lẫn thị trường tiêu thụ. Hơn nữa, khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi thì
doanh nghiệp sẽ phải chi phí nhiều hơn cho công tác dự trữ (chi phí vận chuyển, bảo
quản,...), từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
1.4.2.4. Môi trường khoa học công nghệ
Sự phát triển của khoa học – công nghệ không những làm thay đổi chất lượng, số
lượng sản phẩm mà còn làm phát sinh những nhu cầu mới, khách hàng trở nên khó tính
hơn. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển tiền, các khoản dự trữ, tồn kho
nhờ tăng năng suất, rút ngắn thời gian sản xuất.
1.4.2.5. Mức độ cạnh tranh trên thị trường
Để tồn tại được thì các doanh nghiệp luôn có sự cạnh tranh lẫn nhau. Cùng là các
doanh nghiệp sản xuất ra một loại sản phẩm nhưng doanh nghiệp nào có sản phẩm chất
Thang Long University Library
20
lượng cao, mẫu mã đẹp thì sẽ thu hút được nhiều người mua. Như vậy vấn đề của các
doanh nghiệp là thu hút được khách hàng và tất nhiên phần thắng sẽ thuộc về kẻ mạnh.
Hiện nay các doanh nghiệp luôn hướng tới việc trọng cầu, việc đưa ra các phương thức về
giá cả, mẫu mã, chất lượng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng luôn là vấn đề mà mọi doanh
nghiệp phải quan tâm.
1.4.2.6. Ảnh hưởng của thông tin
Hiện nay, thông tin đã trở thành một yếu tố cực kì quan trọng tác động tới mọi hoạt
động của doanh nghiệp. Những thông tin chính xác, đầy đủ mà doanh nghiệp nhận được
sẽ là căn cứ quan trọng cho việc xây dựng chính sách quản lý ngân quỹ, các khoản phải
thu, dự trữ
1.4.2.7. Nhu cầu của khách hàng
Nhu cầu khách hàng là nhân tố ảnh hưởng lớn tới việc ra quyết định của doanh
nghiệp trong việc sản xuất ra loại sản phẩm gì, chất lượng ra sao, mẫu mã như thế nào.
Nhu cầu của con người ngày càng cao, để đáp ứng nhu cầu đó thì doanh nghiệp luôn phải
tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm. Những doanh nghiệp mà đội ngũ nhân viên khéo
léo, tận tình cộng với công tác xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm của mình để thâm
nhập vào thị trường mới sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm làm doanh thu
của doanh nghiệp tăng nhanh.
Trên đây là các nhân tố chính tác động tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nhưng
bên cạnh đó doanh nghiệp cần quan tâm tới các nhân tố khác như: các vấn đề về tỷ giá,
lạm phát, thiên tai, dịch bệnh… cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
21
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TU TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ
2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và
Phát Triển Nhà
Tên đầy đủ : CÔNG TY CỔ PHẦN TU TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ
Tên giao dịch: HOUSING RENOVATION AND DEVELOPMENT JOINT – STOCK
COMPANY
Trụ sở chính : Số nhà 28 Trần Nhật Duật, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
Website : www.ctp.com.vn
Điện thoại : 38.254.375 - 38.253.945
Email : CTP2003@hn.vnn.vn; CTP2004@vnn.vn
Vốn điều lệ : 41.006.000.000 đồng
Ngành, nghề kinh doanh:
Với bề dày kinh nghiệm trên 50 năm, Công ty CP Tu tạo Và Phát Triển Nhà có một
đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng,
quản lý, thực hiện các dự án phát triển nhà khu dân cư, khu đô thị mới trên địa bàn Hà
Nội và các tỉnh khác. Công ty CP Tu tạo và Phát triển nhà đã và đang đổi mới, vươn lên
tầm cao mới đóng góp vào việc phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội và cả nước.
Tiến hành xây dựng và lắp đặt, tư vấn đầu tư các công trình là nguồn doanh thu
chính của công ty. Khách hàng của công ty đa phần là các dự án lớn và trọng điểm của Hà
Nội như: Dự án mở rộng căn hộ cao cấp 254 Thụy Khuê, Dự án đặc biết gara ngầm tại
vườn hoa Hàng Đậu, Dự án Khu đô thị mới Mễ Trì Hạ, Dự án chung cư 9 tầng A6 Giảng
Võ,…và ở cả các tỉnh thành khác như Dự án khu nhà ở Hoàn Sơn-Bắc Ninh, Dự án khu
nhà ở Đặng Xá-Bắc Ninh,..
Ngoài ra, công ty còn kinh doanh thêm một số dịch vụ như :
 Đại lý mua bán ký gửi hàng hoá, kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá, vận chuyển
hành khách, cho thuê kho bãi, trông giữ xe ô tô và xe máy;
 Đại lý kinh doanh các loại xăng dầu, khí đốt, gas;
 Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh;
 Tổ chức dịch vụ quản lý, vận hành, khai thác khu đô thị mới và nhà chung cư cao tầng
do cấp có thẩm quyền giao;
Thang Long University Library
22
 Lập, quản lý và thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng phát triển nhà khu dân cư và
khu đô thị;
 Môi giới dịch vụ mua bán nhà và xây dựng;
 Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông (Chỉ hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền cho phép);
 Phòng khám chuyên khoa thuộc hệ nội: Nhi.
Công ty CP Tu Tạo Và Phát Triển Nhà thuộc Tổng Công ty Đầu tư Và Phát triển
Nhà Hà Nội là một doanh nghiệp kinh tế mạnh của Nhà nước bao gồm 12 đơn vị thành
viên với bề dày kinh nghiệm 50 năm, Công ty CP Tu Tạo Và Phát Triển Nhà có một đội
ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây lắp, quản
lý, thực hiện các dự án phát triển nhà khu dân cư, khu đô thị mới trên địa bàn Thủ đô và
các tỉnh khác.
Tiền thân là Công ty sửa chữa nhà cửa Hà nội được thành lập năm 1960 theo quyết
định thành lập số 732/UB/TCCQ ngày 10/11/1960 của UBND Thành phố Hà nội, đến
năm 1991 đổi tên là Công ty CP Tu Tạo Và Phát Triển Nhà theo quyết định số
1301/QĐ/TCCQ ngày 27/7/1991 và quyết định thành lập Công ty số 180/QĐUB ngày
16/1/1993 của UBND Thành phố Hà nội. Năm 2006 đổi tên là Công ty CP Tu tạo Và Phát
triển nhà theo quyết định số 1790/QĐ-UB ngày 10/4/2006 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành
phố HN về việc chuyển đổi Doanh nghiệp nhà nước. Công ty CP Tu Tạo Và Phát Triển
Nhà đã và đang đổi mới, vươn lên tầm cao mới đóng góp to lớn vào việc phát triển đô thị
của Thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
23
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Tu tạo Và Phát Triển Nhà
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan cao nhất của công ty cổ phần; là cơ quan quản lý
công ty, nhân danh công ty để quyết định mọi vấn để có liên quan đến mục đích, quyền
lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề
thuộc quyền của Đại Hội đồng cổ đông. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị: quyết
định các chiến lược phát triển công ty; quyết định phương án đầu tư; giải pháp phát triển
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
Các Phó Tổng Giám đốc
Phòng
Tổ chức Hành chính
Phòng
Tài chính Kế toán
Phòng Đầu tư
và Quản lý xây lắp
Các Ban quản lý dự án
Các Công ty liên
kết
Các Công ty chi
nhánh
Các Xí nghiệp
trực thuộc
Các Trung tâm tư
vấn
Thang Long University Library
24
thị trường; kiến nghị loại cổ phần và cổ phiếu được chào bán; bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức Giám đốc và những cán bộ quản lý khác, quyết định lương và lợi ích khác.
Ban kiểm soát: có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý trong quản lý, điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của
công ty, báo cáo trước hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực hợp pháp của việc
ghi chép, lưu trữ tài liệu và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính và những báo cáo khác.
Tổng giám đốc: là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty,
thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh;
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh trong công ty; quyết định lương, phụ cấp
đối với người lao động trong công ty...Tổng giám đốc chịu sự giám sát của Hội đồng quản
trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các
quyền và nhiệm vụ được giao.
Phó tổng giám đốc: là người quản lý tổ chức và chỉ đạo công tác kinh doanh của
công ty, là người giúp đỡ Tổng giám đốc về giao dịch ký kết hợp đồng với khách hàng,
tuyển dụng lao động và các giao dịch khác khi Tổng giám đốc đi vắng.
Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc bố trí cán
bộ công nhân, đảm bảo cho bộ máy quản lý gọn nhẹ, có hiệu quả; tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật quản lý, tay nghề cho các cán bộ nhân
viên; tổ chức công tác bảo vệ trị an công ty, quản lý xe con và sắp xếp bố trí việc đi công
tác cho cán bộ trong công ty; bố trí sắp xếp nơi làm việc và trang thiết bị văn phòng; quản
lý con dấu và thực hiện các nhiệm vụ văn thư.
Phòng tài chính kế toán: căn cứ nhiệm vụ sản xuất lập kế hoạch tài chính của công
ty kể cả kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn; quản lý sử dụng vốn và tài sản công ty chặt
chẽ, an toàn và có hiệu quả; hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ công tác kế toán cho các đội
công trình; thực hiện đôn đốc thanh toán, đối chiếu công nợ, vay trả trong và ngoài công
ty; thực hiện báo cáo tài chính năm, quý, tháng một cách chính xác và đầy đủ, kịp thời;
thực hiện đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
Phòng đầu tƣ và quản lý kinh doanh xây lắp: lập ra các kế hoạch phát triển công
ty, kế hoạch về các dự án phát triển công ty để trình lên Tổng giám đốc đồng thời quản lý
chất lượng sản phẩm chất lượng công trình do công ty thực hiện, chịu trách nhiệm kiểm
tra kiểm soát chất lượng công trình trước hội đồng cổ đông công ty và cơ quan Nhà nước.
Ban quản lý dự án: tìm hiểu, tiếp cận và giao dịch với các ngành, các tổ chức, cá
nhân có kế hoạch đầu tư mới; xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể trình lên Hội đồng
quản trị duyệt; duy trì quan hệ với các đối tác truyền thống tạo cơ hội có thêm hợp đồng
25
mới để ổn định và gia tăng doanh số; phối hợp với phòng kỹ thuật triển khai hợp đồng, tổ
chức bàn giao thanh lý hợp đồng.
Các chi nhánh: nhận công trình từ các ban quản lý dự án và tiến hành thiết kế bản
vẽ, bóc tách sơ bộ bản vẽ thi công; cập nhật các thông tin mới về bóc tách dự toán để có
thiết kế tiết kiệm nhất; thiết kế bản vẽ đảm bảo hợp lý, đảm bảo tiết kiệm nguyên vật liệu.
Các công ty chi nhánh: nhận công trình từ các ban quản lý dự án và tiến hành triển
khai xây dựng theo bản vẽ thiết kế; chịu trách nhiệm quản lý, bảo đảm sử dụng có hiệu
quả máy móc thiết bị, nhà xưởng; tham gia công tác kiểm tra quản lý chất lượng công
trình thi công.
Các xí nghiệp trực thuộc: cung ứng vật tư kịp thời, đầy đủ cho các công trình; tìm
kiếm thị trường vật tư, những vật tư thay thế, vật tư cùng chức năng có giá thành hạ; báo
cáo ban quản lý dự án các thông tin có liên quan tới thị trường giá cả.
Các trung tâm tƣ vấn: tư vấn thiết kế, kiểm tra bản vẽ thi công, đảm bảo tính kỹ
thuật, thẩm mỹ cao cho công trình, dự án; báo cáo Tổng giám đốc khi có yêu cầu từ chủ
đầu tư như thay đổi thiết kế, phát sinh thêm.
2.2. Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà
giai đoạn 2010-2012
2.2.1. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tu
Tạo Và Phát Triển Nhà
Để có thể phân tích chi tiết về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty ta cần
có cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây. Thông
qua các báo cáo tài chính hàng năm, ta có những đánh giá về kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty sau đây:
Thang Long University Library
26
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển
Nhà giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh)
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2010 2011 2012
2011/2010 2012/2011
Số tiền % Số tiền %
1. Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịnh vụ
342.678 290.085 328.470 (52.593) (15,35) 38.385 13,23
2. Các khoản giảm
trừ doanh thu
0 0 0 0 0,00 0 0,00
3. Doanh thu thuần
về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
342.678 290.085 328.470 (52.593) (15,35) 38.385 13,23
4. Giá vốn hàng bán 314.998 271.618 295.108 (43.380) (13,77) 23.490 8,65
5. Lợi nhuận gộp 27.679 18.466 33.361 (9.213) (33,29) 14.895 80,66
6. Doanh thu hoạt
động tài chính
12.846 7.391 7.869 (5.455) (42,46) 478 6,47
7. Chi phí tài chính 1.262 1.240 6.953 (22) (1,74) 5713 460,73
Trong đó: Chi phí
lãi vay
1.111 744 6.860 (367) 33,03 6116 822,04
8. Chi phí bán hàng 1.259 599 124 (660) (52,42) (475) (79,30)
9. Chi phí quản lý
doanh nghiệp
30.866 14.235 20.481 (16.631) (53,88) 6.246 43,88
10. Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh
doanh
7.139 9.783 13.671 2644 37,04 3.888 39,74
11. Thu nhập khác 12.692 4.435 10.937 (8.257) (65,06) 6.502 146,61
12. Chi phí khác 3.949 2.090 5.371 (1.859) (47,07) 3281 156,99
13. Tổng lợi nhuận
kế toán trƣớc thuế
15.882 12.127 19.237 (3755) (23,64) 7110 58,63
14.Chi phí thuế
TNDN hiện hành
4.390 3.110 6.391 (1.280) (29,16) 3281 105,50
15. Lợi nhuận sau
thuế TNDN
11.492 9.017 13.126 (2.475) (21,54) 4.109 45,57
27
Doanh thu:
Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong ba năm có sự biến
động đáng kể, cụ thể năm 2010 tổng doanh thu là 342.678 triệu đồng; năm 2011 là
290.085 triệu đồng, giảm 15,35% với năm 2010. Tuy nhiên sang năm 2012 đã có sự khởi
sắc khi tổng doanh thu lại tăng gấp 13,23% so với năm trước đạt 328.470 triệu đồng. Lý
giải cho sự thay đổi đột ngột này là sự suy thoái kinh tế kéo dài và đặc biệt năm 2011 với
sự sụp đổ của thị trường bất động sản, ngành xây dựng nói chung và công ty cổ phần Tu
Tạo Và Phát Triển Nhà nói riêng đã rơi vào cảnh khó khăn khi mà ba nhóm ngành thuộc
ngành xây dựng chịu ảnh hưởng nặng nề của suy giảm kinh tế đó là xây dựng nhà chung
cư cao cấp, nhà ở cho người thu nhập thấp và tư vấn thiết kế xây dựng – những ngành chủ
đạo mà công ty đang kinh doanh. Thế nhưng sự phục hồi của doanh thu trong năm 2012
là tín hiệu cho thấy công ty đã biết kiểm soát tình hình và thực hiện tốt chiến lược kinh
doanh. Doanh thu năm 2012 phần lớn đến từ các hợp đồng xây dựng do sự phát triển với
tốc độ nhanh chóng của các công trình đô thị. Qua đó chứng tỏ công ty có khả năng đáp
ứng nhu cầu thị trường, thu hút được sự quan tâm của các khách hàng.
Giảm trừ doanh thu trong cả 3 năm đều bằng 0 do trong năm công ty không có hàng
bán bị trả lại và việc giảm giá hàng bán không diễn ra. Điều này chứng tỏ việc quản lý
chất lượng sản phẩm của công ty tốt qua các năm, hầu hết các sản phẩm được sự chấp
nhận của phía khách hàng, đảm bảo đúng yêu cầu do khách hàng đưa ra.
Doanh thu tài chính của công ty đến từ lãi tiền gửi, tiền cho vay. Hiện tại, công ty
còn thực hiện đầu tư cổ phiếu, trái phiếu… trên thị trường tài chính vì vậy doanh thu hoạt
động tài chính luôn đóng góp đều đặn trong tổng doanh thu. Như vậy, công ty hiện vẫn
đang chú trọng vào hoạt động này.
Chi phí:
Tổng chi phí của công ty bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp,
chi phí tài chính, và chi phí khác. Tổng chi phí của công ty ở mức khá cao và có xu hướng
tăng lên. Một trong những chỉ tiêu ảnh hưởng lớn nhất quyết định đến tổng chi phí là giá
vốn hàng bán. Tương ứng với sự thay đổi của doanh thu, giá vốn hàng bán năm 2011
cũng sụt giảm 13,77% so với năm 2010, và trong năm 2012 đã tăng 8,65% so với năm
2011 lên tới con số 295.108 triệu đồng. Đây là những con số rất lớn so với doanh thu và tỉ
lệ tăng của giá vốn cao hơn doanh thu, cho thấy nguyên nhân xuất phát từ yếu tố lạm
phát, giá cả tăng mạnh và đặc biệt là công tác quản lý chi phí của công ty còn nhiều yếu
kém. Năm 2012, chỉ tiêu này tăng lên là do thị trường bất động sản và thị trường tài chính
gặp phải nhiều khó khăn. Lạm phát cả năm 2012 tăng 6,81% trong đó nhóm nhà ở và vật
Thang Long University Library
28
liệu xây dựng tăng 0,15% khiến cho chi phí đầu tư mua mới, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo
bất động sản đầu tư tăng cao. Chính vì việc giá vốn hàng bán quá cao đã là nguyên nhân
dẫn đến giảm khá nhiều lợi nhuận gộp của công ty. Giá vốn hàng bán tăng lên tương ứng
với doanh thu thuần cho thấy công ty đã thực hiện sản xuất kinh doanh khá hợp lý và hiệu
quả. Nhưng với mức tăng tương đối lớn của các chi phí đầu vào này đã làm sụt giảm
nguồn lợi nhuận của công ty.
Bên cạnh đó, chi phí tài chính đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt năm 2012 so với
chi phí này tăng vọt lên tới 460,73% so với năm 2011. Chiếm 98% chi phí này là lãi tiền
vay, còn lại là các khoản dự phòng. Chi phí lãi vay là chi phí công ty phải trả do vay ngân
hàng ngắn hạn và dài hạn, trong đó chủ yếu là lãi vay ngắn hạn. Có thể thấy chi phí lãi
vay tăng lên là do trong cả 3 năm công ty đều sử dụng chính sách vay nợ khiến các khoản
nợ ngắn hạn ngày càng tăng lên. Năm 2010 và 2011, công ty được hưởng lãi suất ưu đãi
từ ngân hàng và khoản vay tương đối nhỏ nên chi phí lãi vay ko đáng kể. Tuy nhiên từ
năm 2012 trở đi, công ty phải chịu lãi suất theo hiện hành tương đối cao (khoảng 13%),
cộng với khoản vay thêm ngắn hạn nên làm cho chi phí lãi vay tăng mạnh. Như vậy, trong
những năm tới công ty cần phải cân nhắc lựa chọn nguồn vay với chi phí phù hợp hơn.
Chi phí bán hàng đang có xu hướng giảm xuống. Năm 2011 chi phí bán hàng giảm
hơn một nửa so với năm 2010 từ 1.259 triệu đồng xuống còn 599 triệu đồng. Kế tiếp năm
2012 khoản chi phí này còn giảm mạnh hơn khoảng 79,3% so với năm 2012. Sự giảm
xuống này nằm ở chi phí cho nhân viên và chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí giảm mà
doanh thu tăng lên trong năm 2012 cho thấy hiệu quả trong chính sách giảm thiểu chi phí
của công ty.
Nhìn vào số liệu của công ty trong ba năm, ta thấy một trong những lý do chính dẫn
tới việc lợi nhuận giảm là chi phí quản lý doanh nghiệp. Đây là các khoản chi phí dành
cho việc chi trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân
viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao tài sản
cố định dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng;
dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ…) và các chi
phí bằng tiền khác. Nếu so sánh với chi phí bán hàng sẽ thấy công ty hiện đang không
quản lý tốt chi phí này. Khi dòng chi phí quản lý doanh nghiệp lớn và đang liên tục tăng
thì đây là vấn đề nghiêm trọng công ty cần giải quyết trong những năm tiếp theo.
Trong tất cả các loại chi phí thì chi phí doanh nghiệp luôn chiếm tỉ trọng và giá trị
cao nhất. Năm 2011 chi phí này giảm khoảng 53,88% tương đương 16.631 triệu đồng so
với năm 2010. Lý giải cho sự giảm đi do công ty đã tiết kiệm được trong hoạt động sản
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh sản xuất thương m...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh sản xuất thương m...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh sản xuất thương m...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh sản xuất thương m...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn th...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn th...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn th...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn th...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, HAY
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, HAYĐề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, HAY
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, HAY
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty Hoàng Thái 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty Hoàng Thái 2018Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty Hoàng Thái 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty Hoàng Thái 2018
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty Vận tải, RẤT HAY 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty Vận tải, RẤT HAY 2018Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty Vận tải, RẤT HAY 2018
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty Vận tải, RẤT HAY 2018
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần sông...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần sông...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần sông...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần sông...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xây ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xây ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xây ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xây ...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdcNâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh công nghiệp giấy...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh công nghiệp giấy...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh công nghiệp giấy...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh công nghiệp giấy...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...
 
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Tai Sản Ngắn Hạn Tại Công Ty.
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Tai Sản Ngắn Hạn Tại Công Ty.Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Tai Sản Ngắn Hạn Tại Công Ty.
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Tai Sản Ngắn Hạn Tại Công Ty.
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
 
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài  Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...Đề tài  Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
 

Similar to Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà

Similar to Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà (20)

Đề tài quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HAYĐề tài quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HAY
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty Toyota, HOT 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty Toyota, HOT 2018Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty Toyota, HOT 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty Toyota, HOT 2018
 
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biênGiải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
 
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biênGiải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại Net IT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại Net IT, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại Net IT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại Net IT, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net it
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net itGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net it
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net it
 
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại hợp tác xã công nghiệp nhật quang
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại hợp tác xã công nghiệp nhật quangNâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại hợp tác xã công nghiệp nhật quang
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại hợp tác xã công nghiệp nhật quang
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, ĐIỂM 8Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, ĐIỂM 8
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty thương mại, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty thương mại, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty thương mại, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty thương mại, RẤT HAY
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TU TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN ĐỨC THỊNH MÃ SINH VIÊN : A16401 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI - 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TU TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ Giáo viên hƣớng dẫn: Nguyễn Thị Lan Anh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Đức Thịnh Mã sinh viên : A16401 Chuyên ngành : Tài chính HÀ NỘI – 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô, các anh chị và các bạn. Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới giáo viên hướng dẫn cô Nguyễn Thị Lan Anh đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin bày tỏ sự tri ân tới các cô chú, các anh các chị nhân viên trong phòng tài chính kế toán cùng toàn thể ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Do giới hạn về kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp thêm của thầy cô giáo và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Đức Thịnh
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân tôi thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Nguyễn Đức Thịnh Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC Trang CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI SẢN VÀ TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP......................................................................................................1 1.1. Khái quát tài sản của doanh nghiệp ...........................................................................1 1.1.1. Khái niệm chung........................................................................................................1 1.1.2. Phân loại tài sản của doanh nghiệp.........................................................................2 1.1.3. Vai trò của tài sản trong doanh nghiệp....................................................................6 1.1.4. Nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp..........................................................8 1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp .........................................9 1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp .....................9 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn..........................................10 1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.............................15 1.3.1. Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp .........................................15 1.3.2. Xuất phát từ vai trò quan trọng của tài sản ngắn hạn..........................................16 1.3.3. Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.....16 1.3.4. Xuất phát từ thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường...............................................................................................16 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng tài sản NH của doanh nghiệp ......17 1.4.1. Nhân tố chủ quan....................................................................................................17 1.4.2. Nhân tố khách quan................................................................................................18 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TU TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ............................................21 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà ......................21 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà....................................................................................................................21 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà ...23 2.2. Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà giai đoạn 2010-2012 ...........................................................................................................25
  • 6. 2.2.1. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà ......................................................................................................25 2.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguốn vốn kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà..............................................................................................................29 2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng Tài sản ngắn hạn tại công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà...................................................................................................................34 2.3.1. Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà.......34 2.3.2. Thực trạng sử dụng TSNH của công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà...38 2.3.3. Thực trạng tài trợ TSNH của công ty CP Tu Tạo Và Phát Triển Nhà................45 2.3.4. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH của công ty CP Tu Tạo Và Phát Triển Nhà..............................................................................................................49 2.4. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng TSNH.........................................................56 2.4.1. Kết quả đạt được......................................................................................................56 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................................58 2.5. So sánh các chỉ tiêu tài chính giữa công ty CP Tu Tạo Và Phát Triển Nhà và công ty CP Sông Đà 2 ........................................................................................................60 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TU TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ........................67 3.1. Định hƣớng hoạt động của công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà ...........67 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà.....................................................................................68 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý tài sản ngắn hạn.................................68 3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tiền............................................................68 3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho............................................69 3.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản phải thu..................................70 3.2.5. Nâng cao vai trò của lãnh đạo công ty về công tác quản lý tài sản ngắn hạn ....72 3.2.6. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý .................................................72 3.2.7. Giải pháp tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ ..................................................73 3.2.8. Giải pháp tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quản lý ....................74 3.2.9. Một số giải pháp khác .............................................................................................74 Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ BĐS Bất động sản CP Cổ phần DN Doanh nghiệp HTK Hàng tồn kho LNST Lợi nhuận sau thuế NH Ngắn hạn TB Trung Bình TNDN Thu nhập doanh nghiệp Tr.đ Triệu đồng TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn TTVPTN Tu Tạo Và Phát Triển Nhà
  • 8. DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ Trang Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà giai đoạn 2010 – 2012..........................................................................................................26 Bảng 2.2. Tỷ trọng tài sản của Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà giai đoạn 2010 – 2012..........................................................................................................................30 Bảng 2.3. Tỷ trọng nguồn vốn của Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà giai đoạn 2010 – 2012..........................................................................................................................32 Bảng 2.4. Cơ cấu tài sản ngắn hạn ......................................................................................34 Bảng 2.5. Tình hình quản lý khoản phải thu của công ty ...................................................40 Bảng 2.6. Cơ cấu của hàng tồn kho.....................................................................................43 Bảng 2.7. Cơ cấu vốn chủ sở hữu........................................................................................46 Bảng 2.8. Cơ cấu vốn vay....................................................................................................47 Bảng 2.9. Cơ cấu nguồn vốn chờ thanh toán ......................................................................47 Bảng 2.10. Vốn lưu động ròng ............................................................................................48 Bảng 2.11. Khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2010-2012...................................50 Bảng 2.12. Chỉ tiêu hoạt động của công ty giai đoạn 2010-2012.......................................52 Bảng 2.13. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty giai đoạn 2010-2012............53 Bảng 2.14. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời tài sản ngắn hạn của công ty giai đoạn 2010-2012 ............................................................................................................................54 Bảng 2.15. Các chỉ tiêu tài chính của công ty CP Tu Tạo Và Phát Triển Nhà và công ty cổ phần Sông Đà 2....................................................................................................................61 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà giai đoạn 2010 – 2012......................................................................................................................... 31 Biểu đồ 2.2. Biểu đồ tỷ trọng nợ .........................................................................................33 Biểu đồ 2.3. Biến động tài sản ngắn hạn giai đoạn 2010-2012 ..........................................37 Biểu đồ 2.4. Tiền và các khoản tương đương tiền ..............................................................38 Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền.................................................39 Biểu đồ 2.6. Chỉ tiêu hiệu quả quản lý các khoản phải thu công ty ...................................41 Biểu đồ 2.7. Chỉ tiêu hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty......................................44 Thang Long University Library
  • 9. Biểu đồ 2.8. Hệ số khả năng thanh toán của công ty CP Tu Tạo Và Phát Triển Nhà giai đoạn 2010– 2012..................................................................................................................51 Biểu đồ 2.9. Tỷ suất sinh lời của TSNH của công ty giai đoạn 2010-2012.......................55 Biểu đồ 2.10. Số vòng quay hàng tồn kho và thời gian luân chuyển kho trung bình của hai công ty giai đoạn 2010-2012 ...............................................................................................64 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Tu tạo Và Phát Triển Nhà..............................23
  • 10. LỜI MỞ ĐẦU Trong năm những năm gần đây, mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô đã ổn định hơn, lạm phát được kiềm chế, lãi suất cho vay đã giảm dần nhưng các doanh nghiệp ngành xây dựng vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn. Các doanh nghiệp thiếu vốn nghiêm trọng cho sản xuất và đầu tư phát triển nhưng không đủ chuẩn, lãi suất cho vay tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao khiến nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được nguồn vốn vay. Thị trường BĐS đóng băng không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh BĐS mà còn ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng, gây đình trệ sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, xây lắp, sản xuất, kinh doanh hàng trang trí nội thất... Nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng hoạt động cầm chừng, lượng tồn kho lớn. Một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ, phá sản, không tự cân đối được nguồn trả nợ các khoản đã vay để đầu tư. Các doanh nghiệp xây dựng gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới cũng như trong thực hiện các công trình dở dang, công nợ tại các công trình rất lớn. Để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của khách hàng, các doanh nghiệp ngành xây dựng luôn phải chú trọng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả phù hợp. Quá trình đổi mới cơ chế quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam cũng cho thấy, doanh nghiệp nào xây dựng và thực thi tốt chính sách quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn thì doanh nghiệp đó sẽ có lợi nhuận cao, sản phẩm mới có tính cạnh tranh. Do vậy việc sử dụng tài sản ngắn hạn một cách hiệu quả luôn là vấn đề đặt ra mà các nhà quản lý phải quan tâm. Công ty cổ phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà là công ty chuyên xây dựng lắp đặt công trình công cộng, nhà ở, công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông đường bộ,… Trong thời gian qua, Công ty cổ phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn một cách hiệu quả hơn, lợi nhuận của công ty đã tăng. Tuy nhiên kết quả cho thấy việc sử dụng tài sản ngắn hạn còn có nhiều điểm chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn còn chưa cao. Thực tế đó đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động hiệu quả của Công ty. Chính vì vậy, để có thể phát triển hơn trong tương lai, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay đối với công ty. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề và quá trình tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty cổ phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà, được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Thang Long University Library
  • 11. hướng dẫn cùng các cán bộ nhân viên trong công ty, đặc biệt là các cán bộ ban tài chính em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty cổ phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà” để làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Kết cấu của khóa luận gồm có 3 phần: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về tài sản và tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty cổ phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà. Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty cổ phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà.
  • 12. 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI SẢN VÀ TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát tài sản của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm chung Tài sản của doanh nghiệp là các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp, thể hiện dưới dạng hữu hình hoặc vô hình gồm các vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.1 Mục tiêu của bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng là tối đa hóa lợi nhuận, tăng trưởng và nâng cao giá trị doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh sức lao động và đối tượng lao động, doanh nghiệp còn cần phải có tư liệu lao động hay còn gọi là tài sản của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp được phân ra theo làm hai loại là tài sản lưu động và tài sản cố định: Tài sản ngắn hạn: Là những tài sản tham gia một lần vào quy trình sản xuất và chuyển hóa hoàn toàn hình thái vật chất của nó vào sản phẩm hoặc những tài sản được mua, bán hoặc có chu kỳ sử dụng từ 01 năm trở xuống. Ví dụ: nguyên, nhiên vật liệu, các khoản nợ ngắn hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp.. Tài sản dài hạn: Là những tài sản trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, nhưng giá trị của tài sản cố định đã bị giảm dần và được chuyển vào giá trị sản phẩm, dưới hình thức khấu hao. Tài sản cố định được phân thành bất động sản và động sản:  Bất động sản là các tài sản bao gồm: Đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định;  Động sản là những tài sản cố định không phải là bất động sản. Như vậy giá trị thực tế của doanh nghiệp gồm tổng giá trị thực tế của toàn bộ tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn phục vụ sản xuất kinh doanh.2 1 Trích từ Giáo trình tài chính doanh nghiệp, trang 52, Nhà xuất bản giáo dục, năm 2002 2 Trích từ Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, trang 40, Nhà xuất bản tài chính, năm 1997 Thang Long University Library
  • 13. 2 1.1.2. Phân loại tài sản của doanh nghiệp Tài sản của doanh nghiệp thường được chia thành hai loại: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. 1.1.2.1. Tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn là những tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh và thời gian sử dụng, thu hồi luân chuyển trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn được thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp được chia làm 2 bộ phận: TSNH sản xuất và TSNH lưu thông. Tài sản ngắn hạn sản xuất: Gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liện tục như: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như: Sản phẩm dở dang, bán thành phẩm… Tài sản ngắn hạn lưu thông: Là những tài sản ngắn hạn nằm trong quá trình lưu thông của doanh nghiệp như: thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán... Để quản lý tài sản ngắn hạn được tốt cần phải phân loại tài sản ngắn hạn. Dựa theo những tiêu thức khác nhau có thể phân loại tài sản ngắn hạn thành nhiều loại khác nhau. Thông thường có một số cách phân loại chủ yếu sau:  Phân loại theo vai trò từng loại tài sản ngắn hạn trong quá trình sản xuất kinh doanh Theo cách phân loại này tài sản ngắn hạn có thể chia làm ba loại:  Tài sản ngắn hạn trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn công cụ dụng cụ nhỏ;  Tài sản ngắn hạn trong khâu trực tiếp sản xuất: bao gồm các khoản vốn sản phẩm đang chế tạo, vốn về chi phí trả trước;  Tài sản ngắn hạn trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản vốn đầu tư ngắn hạn. Phương pháp này cho phép biết được kết cấu tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp theo vai trò. Từ đó, giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổ tài sản ngắn hạn trong các
  • 14. 3 khâu của quá trình luân chuyển tài sản ngắn hạn, thấy được vai trò của từng thành phần vốn đối với quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tổ chức quản lý thích hợp nhằm tạo ra một kết cấu tài sản ngắn hạn hợp lý tăng tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn.  Phân loại tài sản ngắn hạn theo hình thái biểu hiện Dựa theo hình thái biểu hiện có thể chia tài sản ngắn hạn thành: tiền, hàng tồn kho và các khoản phải thu + Tiền: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi thành các tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền cần thiết nhất định; + Các khoản phải thu: chủ yếu là các khoản phải thu từ phía khách hàng thể hiện ở số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau. Ngoài ra trong một số trường hợp mua sắm vật tư khan hiếm, doanh nghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung ứng, từ đó hình thành khoản tạm ứng; + Hàng tồn kho: gồm có tồn kho nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ và nhiên liệu. Nguyên vật liệu chính: là giá trị các loại nguyên vật liệu chính dự trữ cho sản xuất, khi tham gia vào sản xuất chúng hợp thành thực thể của sản phẩm. Nguyên vật liệu phụ: là giá trị các loại vật liệu phụ dự trữ cho sản xuất, giúp cho việc hình thành các sản phẩm, nhưng không hợp thành thực thể chính của sản phẩm, chỉ làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh thực hiện thuận lợi. Nhiên liệu: là giá trị các loại nhiên liệu dự trữ để dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1.2.2. Tài sản dài hạn Tất cả các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn được xếp vào loại tài sản dài hạn. Tài sản dài hạn bao gồm các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản tài sản tài chính dài hạn và các tài sản dài hạn khác. Các khoản phải thu dài hạn: là các khoản phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu nội bộ dài hạn và các khoản phải thu dài hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên một năm. Thang Long University Library
  • 15. 4 Bất động sản đầu tư: là những bất động sản, gồm: quyền sử dụng đất, nhà hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ hay cho các mục đích quản lý hoặc bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường. Một bất động sản đầu tư được ghi nhận là tài sản phải thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau:  Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai;  Nguyên giá của bất động sản đầu tư phải được xác định một cách đáng tin cậy. Nguyên giá của bất động sản đâu tư bao gồm giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp, như: phí dịch vụ tư vấn luật pháp liên quan, thuế trước bạ và các chi phí giao dịch liên quan khác. Tài sản cố định: là những tài sản đảm bảo thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn sau đây:  Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên;  Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên;  Giá trị ban đầu của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;  Tạo ra nguồn thu thực sự cho doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, việc đầu tư đổi mới tài sản cố định là một trong các yếu tố cần được cân nhắc, quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Giải thích cho điều này do tài sản cố định là yếu tố quyết định năng lực sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu đầu tư hợp lý, sẽ đem lại hiệu quả thiết thực, đảm bảo được năng suất, chất lượng, tăng giá trị sử dụng của sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, giá trị công nghệ thường có chi phí cao, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành vì vậy việc quản lý tài sản là một yêu tố quyết định đến thành bại của một doanh nghiệp. Tài sản tài chính dài hạn: là các khoản đầu tư vào việc mua bán các chứng khoán có thời hạn thu hồi trên một năm hoặc góp vốn liên doanh bằng tiền, bằng hiện vật, mua cổ phiếu có thời hạn thu hồi vốn trong thời gian trên một năm và các loại đầu tư khác vượt quá thời hạn trên một năm. Có thể nói tài sản tài chính dài hạn là các khoản vốn mà doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời hạn trên một năm nhằm tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp.
  • 16. 5 Tài sản dài hạn được phân loại dựa trên các tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho những yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Thông thường có một số cách thức phân loại chủ yếu sau  Phân loại tài sản dài hạn theo hình thái biểu hiện: Theo phương pháp này, toàn bộ tài sản dài hạn của doanh nghiệp được chia thành hai loại: Tài sản lưu động và tài sản cố định Tài sản lƣu động: là những tài sản tham gia một lần vào quy trình sản xuất và chuyển hóa hoàn toàn hình thái vật chất của nó vào sản phẩm hoặc những tài sản được mua, bán hoặc có chu kỳ sử dụng từ một năm trở xuống. Ví dụ: nguyên, nhiên, vật liệu, các khoản nợ ngắn hạn, các khỏan đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp.. Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định do Bộ Tài chính quy định. Đó là loại tài sản tham gia nhiều lần vào quy trình sản xuất chuyển một phần giá trị vào sản phẩm và vẫn giữ nguyên hình thái vật chất của nó. Tài sản cố định hữu hình được phân loại như sau:  Nhà cửa, vật kiến trúc gồm: trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu tàu, bến cảng...;  Máy móc, thiết bị gồm: máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ...;  Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn gồm: phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường không, đường sông và hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải...;  Thiết bị dụng cụ quản lý gồm: máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt;  Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, gồm: vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn cỏ, thảm cỏ, thảm cây xanh, đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò;  Các loại tài sản cố định khác là toàn bộ các loại tài sản chưa liệt kê vào các loại trên như: tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật. Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị của nó và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài Thang Long University Library
  • 17. 6 sản cố định vô hình do Bộ Tài chính quy định; tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh như một số chi phí liên quan trực tiếp đến đất sử dụng, chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả, nhãn hiệu thương mại.  Phân loại tài sản dài hạn theo mục đích sử dụng: Theo phương pháp này, toàn bộ tài sản dài hạn được chia thành hai loại: Tài sản dài hạn dùng cho mục đích kinh doanh: là những tài sản cố định đang dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ của doanh nghiệp. Tài sản dài hạn dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng: là những tài sản cố định không mang tính chất sản xuất do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp và các hoạt động đảm bảo an ninh, quốc phòng. Cách phân loại này giúp cho người quản lý doanh nghiệp thấy được kết cấu tài sản dài hạn theo mục đích sử dụng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và tính khấu hao tài sản cố định có tính chất sản xuất, có biện pháp quản lý phù hợp với mỗi loại tài sản dài hạn.  Phân loại tài sản dài hạn theo tình hình sử dụng: Căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản dài hạn, có thể chia toàn bộ tài sản dài hạn của doanh nghiệp thành các loại sau:  Tài sản dài hạn đang dùng;  Tài sản dài hạn chưa cần dùng;  Tài sản dài hạn không cần dùng và chờ thanh lý. Dựa vào cách phân loại này, người quản lý nắm được tổng quát tình hình sử dụng tài sản dài hạn trong doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp sử dụng tối đa các tài sản dài hạn hiện có trong doanh nghiệp, giải phóng nhanh các tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý để thu hồi vốn.3 1.1.3. Vai trò của tài sản trong doanh nghiệp 1.1.3.1. Tài sản ngắn hạn Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể không có tài sản ngắn hạn dù đó là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ thì tài sản tài sản ngắn hạn đóng vai trò không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. 3 Trích từ Quản trị tài chính doanh nghiệp, trang 81, Nhà xuất bản thống kê, năm 1998
  • 18. 7 Tài sản ngắn hạn giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được vận hành một cách liên tục, không bị gián đoạn. Trong sản xuất, tài sản ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp sản xuất thông suốt, đảm bảo quy trình công nghệ, công đoạn sản xuất. Trong lưu thông, tài sản ngắn hạn đảm bảo dự trữ thành phẩm đáp ứng đơn đặt hàng của khách và nhu cầu tiêu thụ nhịp nhàng. Tài sản ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán, khi duy trì ở một mức độ hợp lý đem lại cho doanh nghiệp những lợi thế nhất định như được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán… Từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn giúp doanh nghiệp tạo dựng được mối quan hệ mật thiết với khách hàng, đặc biệt là khách hàng lớn và thân thuộc thông qua chính sách tín dụng thương mại. 1.1.3.2. Tài sản dài hạn Tài sản dài hạn là tư liệu lao động thiết yếu, do đó nó có vai trò rất quan trọng tới quyết định tới hoạt động sản xuất, khối lượng và chất lượng sản phẩm, từ đó ảnh hưởng tới sự hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, xu thế cạnh tranh là tất yếu. “Sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào ” là những câu hỏi luôn đặt ra đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải tìm cho được lời giải thích thỏa đáng nhất. Muốn vậy doanh nghiệp phải điều tra nắm bắt nhu cầu thị trường, từ đó lựa chon quy trình công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị phù hợp tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Do đó, việc đổi mới tài sản dài hạn trong doanh nghiệp để theo kịp sự phát triển của xã hội là một vấn đề được đặt lên hàng đầu. Bởi vì nhờ có đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ doanh nghiệp mới có thể tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảo cho sản phẩm của doanh nghiệp có uy thế cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Như vậy tài sản dài hạn là một bộ phận then chốt trong các doanh nghiệp sản xuất, có vai trò quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp. Tài sản dài hạn thể hiện một cách chính xác nhất năng lực, trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Tài sản dài hạn được đổi mới, cải tiến và hoàn thiện tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế mỗi thời kỳ, nhưng phải đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất một cách có hiệu quả nhất, thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Thang Long University Library
  • 19. 8 1.1.4. Nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp Trong doanh nghiệp, tài sản được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau, do đó mỗi một loại nguồn vốn sẽ có tính chất, đặc điểm, chi phí sử dụng khác nhau. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải cân nhắc lựa chọn cho mình một cơ cấu nguồn vốn tối ưu vừa giảm được chi phí sử dụng vốn, vừa đảm bảo sự an toàn cho tình hình tài chính của doanh nghiệp. Căn cứ vào các tiêu thức phân loại khác nhau thì tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ các loại nguồn vốn như : Tài sản hình thành theo quan hệ sở hữu về vốn:  Vốn chủ sở hữu: là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra, vốn góp cổ phần, vốn góp liên doanh, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại. Vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn càng lớn thì sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao.  Các khoản nợ: là các khoản tài sản được hình thành từ các khoản vay của các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tài chính, vốn vay qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán... Tài sản hình thành căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn:  Nguồn vốn thường xuyên: Là nguồn vốn mang tính chất ổn định và dài hạn, bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản vay dài hạn để tài trợ cho nhu cầu tài sản cần thiết của doanh nghiệp  Nguồn vốn thường xuyên = Tổng nguồn vốn - Nợ ngắn hạn  Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn, gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, các khoản nợ ngắn hạn, được dùng để đáp ứng nhu cầu tài sản có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn tạm thời = Vốn vay ngắn hạn + Vốn chiếm dụng hợp pháp Tài sản hình thành theo phạm vi huy động vốn:  Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: là nguồn vốn có thể huy động được từ bản thân doanh nghiệp. Bao gồm: vốn từ lợi nhuận để lại trong quá trình kinh doanh, các quĩ của doanh nghiệp, các khoản thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản... Sử dụng triệt để nguồn vốn bên trong doanh nghiệp tức là doanh nghiệp đã phát huy được tính chủ động trong quản lý và sử dụng tài sản của mình.
  • 20. 9  Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: là nguồn vốn doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài, gồm: vốn của bên liên doanh, vốn vay các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, nợ người cung cấp, nợ khách hàng và các khoản nợ khác.., qua việc vay vốn từ bên ngoài tạo cho doanh nghiệp có một cơ cấu tài chính linh hoạt, mặt khác có thể làm gia tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu nhanh nếu mức doanh lợi tổng vốn đạt được cao hơn chi phí sử dụng vốn. Kết luận chung: Ở mỗi doanh nghiệp, tương ứng với từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau thì sẽ có cơ cấu và nguồn tài sản khác nhau. Nó phù hợp với quy mô và khả năng hoạt động của từng công ty. Tiền mặt, khoản phải thu và hàng tồn kho là các yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ công ty nào. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là cần thiết, đặc biệt với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì hầu hết tài sản là các bất động sản nằm trong bộ phận hàng tồn kho thuộc tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Điều này đặt ra cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng phải có sự quản lý và sử dụng chặt chẽ lượng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp mình để đảm bảo hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi. Tuy nhiên hiện nay, công tác sử dụng tài sản ngắn hạn của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn chưa cao. Do đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp là vấn đề hết sức cần thiết, quan trọng, nó quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. 1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp Hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm, quản trị kinh doanh sản xuất có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại trên thị trường. Để đạt được hiệu quả đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có nhiều cố gắng và có những chiến lược sách lược hợp lý từ khâu sản xuất cho đến khi sản phẩm được đến tay người tiêu dùng. Mục đích cuối cùng của họ bao giờ cũng là đạt được những mục tiêu mà họ đề ra. Chính vì vậy quan niệm hiệu quả của mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Tuy nhiên để đi đến mục đích cuối cùng thì vấn đề chung mà các doanh nghiệp đều phải quan tâm chú trọng đến đó chính là hiệu quả sử dụng vốn và tài sản trong doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích và tối thiểu hoá chi phí. Thang Long University Library
  • 21. 10 Với mỗi doanh nghiệp có một sự cân đối về tài sản riêng mỗi loại tài sản cũng phải khác nhau, nếu như các doanh nghiệp về lĩnh vực xây dựng thì tỷ lệ tài sản ngắn hạn chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng giá trị tài sản. Đối với các doanh nghiệp này thì tài sản ngắn hạn đóng một vai trò hết sức quan trọng, các nhà quản lý luôn phải cân nhắc làm sao sử dụng các loại tài sản ngắn hạn một cách hiệu quả. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là kết quả đạt được cao nhất với mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra. Nghĩa là phải làm sao có được nhiều lợi nhuận từ việc khai thác và sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hoa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí. 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều mặt tác động khác nhau. Vì vậy, khi phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ta cần xem xét trên nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ta sử dụng các nhóm chỉ tiêu dưới đây: 1.2.2.1. Khả năng thanh toán Trong kinh doanh vấn đề làm cho các doanh nghiệp lo ngại là các khoản nợ nần khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi, các khoản phải trả không có khả năng thanh toán. Vì vậy doanh nghiệp phải duy trì một mức vốn luân chuyển hợp lý để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn, duy trì các loại hàng tồn kho để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi. Tại các nước trên thế giới theo cơ chế thị trường căn cứ vào luật phá sản, doanh nghiệp có thể bị tuyên bố phá sản theo yêu cầu của các chủ nợ khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả. Hiện này luật doanh nghiệp Việt Nam cũng quy định tương tự như vậy. Do đó các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến các khoản nợ đến hạn trả và chuẩn bị nguồn để thanh toán chúng. Vậy nên khi phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp thì thường sử dụng các chỉ tiêu sau đây: Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn) Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số này được sử dụng phổ biến nhất và nó là một trong những thước đo cơ bản để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp, dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như nợ và các khoản phải trả bằng các tài sản ngắn
  • 22. 11 hạn của doanh nghiệp, như tiền mặt, các khoản phải thu…Hệ số này phản ánh một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Khi hệ số này ở mức nhỏ hơn 1, thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là yếu dẫn đến rủi ro tài chính, rủi ro thanh khoản cao. Ngược lại, nếu hệ số này ở mức lớn hơn 1, cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tương đối tốt, đủ khả năng đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Song nếu hệ số này quá cao, tức là lượng tài sản ngắn hạn tồn trữ quá lớn và bộ phận tài sản này không vận đông, không sinh lời sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hệ số này lớn hay nhỏ hơn còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn đối với doanh nghiệp thương mại, tài sản ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng tài sản nên hệ số này tương đối cao. Do đó, khi đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cần phải dựa vào hệ số trung bình của doanh nghiệp cùng ngành. Tuy nhiên, hệ số này chỉ phản ánh một cách tạm thời tình hình thanh toán của doanh nghiệp vì tài sản ngắn hạn bao gồm cả các khoản phải thu và hàng tồn kho. Chính vì vậy để đánh giá chính xác hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ta cần xét thêm một số chỉ tiêu khác nữa. Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu thể hiện khả năng trả nợ ngắn hạn bằng các tài sản có khả năng chuyển thành tiền một cách nhanh nhất không tính đến hàng tồn kho vì hàng tồn kho là tài sản không dễ dàng chuyển đổi thành tiền, tức là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao. Đây là chỉ tiêu được các chủ nợ ngắn hạn rất quan tâm vì thông qua các chỉ tiêu này, các chủ nợ có thể đánh giá được tại thời điểm phân tích doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn hay không. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chỉ tiêu này chưa phản ánh một cách chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn. Do đó, để đánh giá chính xác và chặt chẽ hơn cần xem xét thêm khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Thang Long University Library
  • 23. 12 Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và tương đương tiền Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán tức thời là một số chỉ tiêu đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trong đó, tiền bao gồm: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn (dưới 3 tháng) có thể chuyển đổi thành tiền bất cứ lúc nào như: chứng khoán ngắn hạn, thương phiếu, nợ phải thu ngắn hạn… Đây là các tài sản có tính thanh khoản cao, độ rủi ro thấp. Hệ số khả năng thanh toán tức thời phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bất kỳ lúc nào, đặc biệt là nợ ngắn hạn đến hạn, bởi vì nguồn trang trải các khoản nợ của doanh nghiệp hết sức linh hoạt. 1.2.2.2. Hiệu quả hoạt động Là các hệ số đo lường khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Hệ số hoạt động còn được gọi là hệ số hiệu quả hay hệ số luân chuyển. Một trong những vấn đề doanh nghiệp quan tâm hàng đầu là sử dụng tài sản sao cho có hiệu quả nhất. Muốn làm được điều đó thì doanh nghiệp phải biết tài sản nào chưa sử dụng, không sử dụng hoặc không tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp. Vì vậy, để nâng cao hệ số hoạt động, người ta thường dùng các chỉ tiêu sau để phân tích: Vòng quay tài sản ngắn hạn trong kỳ Vòng quay tài sản ngắn hạn trong kỳ = Doanh thu thuần Tài sản ngắn hạn trong kỳ Vòng quay tài sản ngắn hạn trong kỳ là chỉ tiêu phản ánh số lần quay của tài sản ngắn hạn trong một thời kỳ nhất định và thường là một năm. Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trên mối quan hệ so sánh giữa doanh thu thuần và số tài sản ngắn hạn bỏ ra trong kỳ. Nói cách khác, chỉ tiêu này cho biết trong một năm tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu vòng hay một đồng tài sản ngắn hạn mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Số vòng quay càng cao, chứng tỏ tài sản ngắn hạn vận động càng nhanh, góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn Thời gian luân chuyển TSNH = 360 Vòng quay tài sản ngắn hạn trong kỳ
  • 24. 13 Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn cho biết trong khoảng thời gian bao nhiêu ngày thì tài sản ngắn hạn luân chuyển được một vòng. Chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy tốc độ lưu chuyển tài sản ngắn hạn càng nhanh. Suất hao phí tài sản ngắn hạn Suất hao phí TSNH = Tài sản ngắn hạn bình quân Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn thì mới thu được 1 đồng doanh thu. Doanh thu thuần càng lớn thì suất hao phí càng nhỏ và ngược lại. Chỉ tiêu này càng thấp càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao. Suất hao phí cao hay thấp phụ thuộc vào mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách sử dụng tài sản,... Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Các khoản phải thu Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà khách hàng nhận được từ doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu nợ của doanh nghiệp trong kỳ phân tích doanh nghiệp đă thu được bao nhiêu nợ và số nợ còn tồn đọng chưa thu được là bao nhiêu. Chỉ số vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao, tức là khách hàng trả nợ doanh nghiệp càng nhanh. Quan sát số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp hay tình hình thu hồi nợ của doanh nghiêp. Thời gian thu tiền trung bình Thời gian thu tiền trung bình = 360 Vòng quay các khoản phải thu Chỉ tiêu này được đánh giá khả năng thu hồi vốn của các doanh nghiệp, trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân một ngày. Nó phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi được các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ và ngược lại. Tuy nhiên kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa thể kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Thang Long University Library
  • 25. 14 Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần Hàng tồn kho Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp hiệu quả như thế nào. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Chỉ tiêu này thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu. Chỉ tiêu này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu nó nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng càng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá cao trong khi nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Nhưng cũng cần lưu ý là hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu. Thời gian luân chuyển kho trung bình Thời gian luân chuyển kho trung bình = 360 Vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu này cho biết số ngày lượng hàng tồn kho được chuyển đổi thành doanh thu. Hàng tồn kho có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong việc dự trữ nên chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ công tác quản lý hàng tồn kho càng tốt dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. 1.2.2.3. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn Hiệu suất sử dụng tài sản cho biết một đồng doanh thu thuần được tạo từ bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Tỷ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao. Hiệu suất sử dụng TSNH = Doanh thu thuần TSNH bình quân trong kỳ
  • 26. 15 Trong đó tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ là bình quân số học của tài sản ngắn hạn có ở đầu kỳ và cuối kỳ. Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị giá trị tài sản ngắn hạn đưa vào sản xuất kinh doanh trong kỳ có thể đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần thể hiện sự vận động của tài sản ngắn hạn trong kỳ. Nó phản ánh tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn trong kinh doanh. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao. Từ đó góp phần tạo ra doanh thu thuần càng cao và là cơ sở để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.2.2.4. Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn. Nó cho biết mỗi đơn vị giá trị tài sản ngắn hạn có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lời của TSNH = Lợi nhuận sau thuế TSNH bình quân trong kỳ Hiệu quả của việc sử dụng tài sản ngắn hạn thể hiện ở lợi nhuận của doanh nghiệp, đây chính là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được. Kết quả này phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nói riêng. Với công thức trên ta thấy, nếu tài sản ngắn hạn sử dụng bình quân trong kỳ thấp mà lợi nhuận sau thuế cao thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cao. 1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp là quá trình hình thành và sử dụng vốn kinh doanh. Ngày nay các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường yêu cầu về tài sản ngắn hạn là rất lớn, có thể coi tài sản ngắn hạn là nhựa sống tuần hoàn trong doanh nghiệp. Để đánh giá quá trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, người ta sử dụng thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên hai góc độ là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Vì thế, việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là yêu cầu mang tính bắt buộc và thường xuyên đối với doanh nghiệp 1.3.1. Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu xuyên suốt là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Để đảm bảo mục tiêu này, doanh nghiệp thường xuyên phải đưa ra và giải quyết tập hợp các quyết định tài chính dài hạn và ngắn hạn. Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn là một nội dung trọng tâm trong các quyết định tài Thang Long University Library
  • 27. 16 chính ngắn hạn và là nội dung có ảnh hưởng lớn đến mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.Với bản chất và định hướng mục tiêu như trên, doanh nghiệp luôn luôn tìm mọi biện pháp để tồn tại và phát triển. Xuất phát từ vai trò to lớn đó khiến cho yêu cầu doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và tài sản ngắn hạn nói riêng là một yêu cầu khách quan, gắn liền với bản chất của doanh nghiệp. 1.3.2. Xuất phát từ vai trò quan trọng của tài sản ngắn hạn Đối với một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, muốn hoạt động kinh doanh thì cần phải có vốn. Tài sản ngắn hạn là một thành phần quan trọng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong khâu dự trữ và sản xuất, tài sản ngắn hạn đảm bảo cho sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, đảm bảo quy trình công nghệ, công đoạn sản xuất. Trong lưu thông, tài sản ngắn hạn đảm bảo dự trữ thành phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ được liên tục, nhịp nhàng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn lớn khiến cho công việc quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn luôn luôn diễn ra thường xuyên, hàng ngày với vai trò to lớn như vậy, việc tăng tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu. 1.3.3. Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tức là có thể tăng tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn, rút ngắn thời gian tài sản ngắn hạn nằm trong lĩnh vực dự trữ, sản xuất và lưu thông, từ đó giảm bớt số lượng tài sản ngắn hạn chiếm dụng, tiết kiệm tài sản ngắn hạn trong luân chuyển. Tăng tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn còn có ảnh hưởng tích cực đối với việc hạ thấp giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ vốn thỏa mãn nhu cầu sản xuất và hoàn thành nghĩa vụ nộp các khoản thuế cho ngân sách Nhà nước, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong cả nước. 1.3.4. Xuất phát từ thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến một doanh nghiệp làm ăn thiếu hiệu quả thậm chí thất bại trên thương trường. Có thể có các nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan, tuy nhiên một nguyên nhân phổ biến vẫn là việc sử dụng vốn không hiệu quả. Trong việc mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Điều này dẫn đến việc sử dụng lãng phí tài sản ngắn hạn, tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn thấp, mức sinh lợi kém và thậm chí có doanh nghiệp còn gây thất thoát không kiểm soát được tài sản ngắn hạn dẫn đến mất khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán. Trong hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp Nhà nước do đặc thù chịu ảnh
  • 28. 17 hưởng nặng nề của cơ chế bao cấp trước đây, có kết quả sản xuất kinh doanh yếu kém mà nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu kém trong quản lý tài chính nói chung và quản lý tài sản ngắn hạn nói riêng gây lãng phí, thất thoát vốn. Ở nước ta, để hoàn thành đường lối xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, yêu cầu phải nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và của các doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Xét từ góc độ quản lý tài chính, yêu cầu cần phải nâng cao năng lực quản lý tài chính trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một nội dung quan trọng không chỉ đảm bảo lợi ích riêng doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa chung đối với nền kinh tế nước nhà. 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng TSNH của doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Do đó để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, ngoài phân tích các chỉ tiêu nói trên, chúng ta cũng cần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng chúng. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp nhưng về cơ bản có 2 nhóm nhân tố chính là các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. 1.4.1. Nhân tố chủ quan Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp, ngoài việc sử dụng những chỉ tiêu phía trên ta phải nghiên cứu những nhân tố tác động từ đó đưa ra các giải pháp để hạn chế những tác động không tốt và phát huy thêm những tác động tích cực. Các nhân tố chủ quan là những nhân tố xuất phát từ nội bộ doanh nghiệp. 1.4.1.1. Mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với mục đích sản xuất kinh doanh của mình doanh nghiệp sẽ quyết định trong việc phân phối tài sản, đặc biệt là chu kỳ sản xuất kinh doanh. Sản phẩm của mỗi doanh nghiệp là khác nhau do vậy mà có những doanh nghiệp chu kỳ sản xuất dài nhưng doanh nghiệp khác chu kỳ sản xuất lại ngắn, điều đó có ảnh hưởng đến việc ra quyết định của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản ngắn hạn. Để đi vào sản xuất thì lượng tài sản ngắn hạn cần đưa vào là bao nhiêu, mức dự trữ dành cho các chu kỳ tiếp theo như thế nào, lượng tiền mặt doanh nghiệp cần giữ cũng như kỳ thu tiền dài hay ngắn tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài thì thời gian thu hồi vốn càng lâu, nên các doanh nghiệp luôn tìm cách làm cho chu kỳ kinh doanh ngắn hơn như vậy vòng quay tài sản ngắn hạn nhanh hơn. Vòng quay tài sản ngắn hạn tăng tức là việc tiêu thụ hàng hóa cũng tăng lên và như vậy doanh thu tăng lên, làm cho Thang Long University Library
  • 29. 18 lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng. Điều đó thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tăng. 1.4.1.2. Cơ sở vật chất của doanh nghiệp Đây là nhân tố hết sức quan trọng, bởi ngoài việc nguyên vật liệu tốt thì để có được những sản phẩm tốt thì điều quan trọng là doanh nghiệp phải có những thiết bị máy móc tốt. Một doanh nghiệp có được những trang thiết bị tốt sẽ làm cho các khâu sản xuất trở nên dễ dàng hơn. Cùng chất lượng nguyên vật liệu nhưng nếu doanh nghiệp nào trang bị tốt, máy móc đưa vào dây truyền sản xuất những thiết bị công nghệ cao sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượng, đồng thời làm cho các công đoạn của quá trình sản xuất diễn ra nhanh chóng hơn, ngược lại với máy móc không tốt sẽ không tận dụng được hết giá trị của nguyên vật liệu thậm chí còn sản xuất ra những sản phẩm kém chất lượng, như vậy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn không cao. 1.4.1.3. Trình độ cán bộ công nhân viên Để việc sử dụng tài sản ngắn hạn đạt hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những cán bộ quản lý giỏi, công nhân viên có trình độ tay nghề cao. Người quản lý phải nắm bắt rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp, sau mỗi chu kỳ hoạt động phải phân tích để đánh giá xem hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ra sao, từ đó đưa ra các kế hoạch trong những chu kỳ tiếp theo. Trong quá trình sản xuất để tận dụng hết nguyên vật liệu thì người công nhân phải có chuyên môn giỏi, đặc biệt việc sử dụng máy móc thiết bị hết sức quan trọng, máy móc thiết bị ngày càng hiện đại đòi hỏi đội ngũ sử dụng những loại máy móc thiết bị đó cũng phải được đào tạo có chuyên môn, có kỹ thuật. 1.4.2. Nhân tố khách quan Các nhân tố khách quan tác động tới doanh nghiệp, có những lúc thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhưng có lúc kìm hãm sự phát triển của nó. Sự tác động đó không thuộc tầm kiểm soát của doanh nghiệp do vậy khi gặp những nhân tố này các doanh nghiệp luôn phải tự điều chỉnh mình cho phù hợp với tác động đó. 1.4.2.1. Môi trường chính trị - xã hội Trong nền kinh tế tồn tại nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, mỗi loại hình doanh nghiệp mang một đặc thù riêng nó, Nhà nước có trách nhiệm quản lý các doanh nghiệp đó để nó đi vào hoạt động theo một khuôn khổ mà Nhà nước quy định. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải tuân theo pháp luật mà Nhà nước đưa ra, từ khi bắt đầu thành lập đến khi hoạt động và ngay cả giải thể hay phá sản doanh nghiệp đều phải tuân theo chế độ hiện hành. Đảng và Nhà nước ban hành các luật
  • 30. 19 lệ, chính sách nhằm mục đích tránh sự gian lận, đảm bảo sự công bằng và an toàn trong xã hội. Sự thắt chặt hay lới lỏng chính sách quản lý kinh tế đều có ảnh hưởng nhất định đến doanh nghiệp. 1.4.2.2. Môi trường kinh doanh Ngày nay thị trường nhân tố sản xuất đầu vào, thị trường dịch vụ hàng hóa phát triển rất nhanh đặc biệt là thị trường tài chính tiền tệ có tác động rất lớn đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Các yếu tố đầu vào của một dự án hay một quá trình sản xuất phần lớn được mua hoặc thuê trên thị trường. Thị trường các yếu tố đầu vào đa dạng, phong phú doanh nghiệp sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Thị trường các yếu tố đầu vào cạnh tranh sẽ làm giảm giá các yếu tố đầu vào và làm giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp và ngược lại. Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp đều thông qua thị trường tài chính. Thị trường tài chính là thị trường quan trọng nhất trong hệ thống kinh tế, chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hóa. Thị trường tài chính phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Tất cả các hoạt động huy động vốn nhằm các mục đích thành lập doanh nghiệp, mở rộng quy mô hoặc phát triển sản xuất kinh doanh đều giao dịch trên thị trường tài chính. Thị trường tài chính phát triển thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. 1.4.2.3. Môi trường tự nhiên Là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,.. Nhân tố này ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến quyết định quản lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, cụ thể là mức dự trữ. Sở dĩ như vậy là do tính mùa vụ của thị trường cung ứng lẫn thị trường tiêu thụ. Hơn nữa, khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ phải chi phí nhiều hơn cho công tác dự trữ (chi phí vận chuyển, bảo quản,...), từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. 1.4.2.4. Môi trường khoa học công nghệ Sự phát triển của khoa học – công nghệ không những làm thay đổi chất lượng, số lượng sản phẩm mà còn làm phát sinh những nhu cầu mới, khách hàng trở nên khó tính hơn. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển tiền, các khoản dự trữ, tồn kho nhờ tăng năng suất, rút ngắn thời gian sản xuất. 1.4.2.5. Mức độ cạnh tranh trên thị trường Để tồn tại được thì các doanh nghiệp luôn có sự cạnh tranh lẫn nhau. Cùng là các doanh nghiệp sản xuất ra một loại sản phẩm nhưng doanh nghiệp nào có sản phẩm chất Thang Long University Library
  • 31. 20 lượng cao, mẫu mã đẹp thì sẽ thu hút được nhiều người mua. Như vậy vấn đề của các doanh nghiệp là thu hút được khách hàng và tất nhiên phần thắng sẽ thuộc về kẻ mạnh. Hiện nay các doanh nghiệp luôn hướng tới việc trọng cầu, việc đưa ra các phương thức về giá cả, mẫu mã, chất lượng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng luôn là vấn đề mà mọi doanh nghiệp phải quan tâm. 1.4.2.6. Ảnh hưởng của thông tin Hiện nay, thông tin đã trở thành một yếu tố cực kì quan trọng tác động tới mọi hoạt động của doanh nghiệp. Những thông tin chính xác, đầy đủ mà doanh nghiệp nhận được sẽ là căn cứ quan trọng cho việc xây dựng chính sách quản lý ngân quỹ, các khoản phải thu, dự trữ 1.4.2.7. Nhu cầu của khách hàng Nhu cầu khách hàng là nhân tố ảnh hưởng lớn tới việc ra quyết định của doanh nghiệp trong việc sản xuất ra loại sản phẩm gì, chất lượng ra sao, mẫu mã như thế nào. Nhu cầu của con người ngày càng cao, để đáp ứng nhu cầu đó thì doanh nghiệp luôn phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm. Những doanh nghiệp mà đội ngũ nhân viên khéo léo, tận tình cộng với công tác xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm của mình để thâm nhập vào thị trường mới sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm làm doanh thu của doanh nghiệp tăng nhanh. Trên đây là các nhân tố chính tác động tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nhưng bên cạnh đó doanh nghiệp cần quan tâm tới các nhân tố khác như: các vấn đề về tỷ giá, lạm phát, thiên tai, dịch bệnh… cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
  • 32. 21 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TU TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà Tên đầy đủ : CÔNG TY CỔ PHẦN TU TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ Tên giao dịch: HOUSING RENOVATION AND DEVELOPMENT JOINT – STOCK COMPANY Trụ sở chính : Số nhà 28 Trần Nhật Duật, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội Website : www.ctp.com.vn Điện thoại : 38.254.375 - 38.253.945 Email : CTP2003@hn.vnn.vn; CTP2004@vnn.vn Vốn điều lệ : 41.006.000.000 đồng Ngành, nghề kinh doanh: Với bề dày kinh nghiệm trên 50 năm, Công ty CP Tu tạo Và Phát Triển Nhà có một đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, quản lý, thực hiện các dự án phát triển nhà khu dân cư, khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh khác. Công ty CP Tu tạo và Phát triển nhà đã và đang đổi mới, vươn lên tầm cao mới đóng góp vào việc phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội và cả nước. Tiến hành xây dựng và lắp đặt, tư vấn đầu tư các công trình là nguồn doanh thu chính của công ty. Khách hàng của công ty đa phần là các dự án lớn và trọng điểm của Hà Nội như: Dự án mở rộng căn hộ cao cấp 254 Thụy Khuê, Dự án đặc biết gara ngầm tại vườn hoa Hàng Đậu, Dự án Khu đô thị mới Mễ Trì Hạ, Dự án chung cư 9 tầng A6 Giảng Võ,…và ở cả các tỉnh thành khác như Dự án khu nhà ở Hoàn Sơn-Bắc Ninh, Dự án khu nhà ở Đặng Xá-Bắc Ninh,.. Ngoài ra, công ty còn kinh doanh thêm một số dịch vụ như :  Đại lý mua bán ký gửi hàng hoá, kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách, cho thuê kho bãi, trông giữ xe ô tô và xe máy;  Đại lý kinh doanh các loại xăng dầu, khí đốt, gas;  Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh;  Tổ chức dịch vụ quản lý, vận hành, khai thác khu đô thị mới và nhà chung cư cao tầng do cấp có thẩm quyền giao; Thang Long University Library
  • 33. 22  Lập, quản lý và thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng phát triển nhà khu dân cư và khu đô thị;  Môi giới dịch vụ mua bán nhà và xây dựng;  Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông (Chỉ hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép);  Phòng khám chuyên khoa thuộc hệ nội: Nhi. Công ty CP Tu Tạo Và Phát Triển Nhà thuộc Tổng Công ty Đầu tư Và Phát triển Nhà Hà Nội là một doanh nghiệp kinh tế mạnh của Nhà nước bao gồm 12 đơn vị thành viên với bề dày kinh nghiệm 50 năm, Công ty CP Tu Tạo Và Phát Triển Nhà có một đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây lắp, quản lý, thực hiện các dự án phát triển nhà khu dân cư, khu đô thị mới trên địa bàn Thủ đô và các tỉnh khác. Tiền thân là Công ty sửa chữa nhà cửa Hà nội được thành lập năm 1960 theo quyết định thành lập số 732/UB/TCCQ ngày 10/11/1960 của UBND Thành phố Hà nội, đến năm 1991 đổi tên là Công ty CP Tu Tạo Và Phát Triển Nhà theo quyết định số 1301/QĐ/TCCQ ngày 27/7/1991 và quyết định thành lập Công ty số 180/QĐUB ngày 16/1/1993 của UBND Thành phố Hà nội. Năm 2006 đổi tên là Công ty CP Tu tạo Và Phát triển nhà theo quyết định số 1790/QĐ-UB ngày 10/4/2006 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố HN về việc chuyển đổi Doanh nghiệp nhà nước. Công ty CP Tu Tạo Và Phát Triển Nhà đã và đang đổi mới, vươn lên tầm cao mới đóng góp to lớn vào việc phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
  • 34. 23 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Tu tạo Và Phát Triển Nhà (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan cao nhất của công ty cổ phần; là cơ quan quản lý công ty, nhân danh công ty để quyết định mọi vấn để có liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc quyền của Đại Hội đồng cổ đông. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị: quyết định các chiến lược phát triển công ty; quyết định phương án đầu tư; giải pháp phát triển ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT Các Phó Tổng Giám đốc Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Tài chính Kế toán Phòng Đầu tư và Quản lý xây lắp Các Ban quản lý dự án Các Công ty liên kết Các Công ty chi nhánh Các Xí nghiệp trực thuộc Các Trung tâm tư vấn Thang Long University Library
  • 35. 24 thị trường; kiến nghị loại cổ phần và cổ phiếu được chào bán; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc và những cán bộ quản lý khác, quyết định lương và lợi ích khác. Ban kiểm soát: có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của công ty, báo cáo trước hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực hợp pháp của việc ghi chép, lưu trữ tài liệu và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính và những báo cáo khác. Tổng giám đốc: là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh trong công ty; quyết định lương, phụ cấp đối với người lao động trong công ty...Tổng giám đốc chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phó tổng giám đốc: là người quản lý tổ chức và chỉ đạo công tác kinh doanh của công ty, là người giúp đỡ Tổng giám đốc về giao dịch ký kết hợp đồng với khách hàng, tuyển dụng lao động và các giao dịch khác khi Tổng giám đốc đi vắng. Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc bố trí cán bộ công nhân, đảm bảo cho bộ máy quản lý gọn nhẹ, có hiệu quả; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật quản lý, tay nghề cho các cán bộ nhân viên; tổ chức công tác bảo vệ trị an công ty, quản lý xe con và sắp xếp bố trí việc đi công tác cho cán bộ trong công ty; bố trí sắp xếp nơi làm việc và trang thiết bị văn phòng; quản lý con dấu và thực hiện các nhiệm vụ văn thư. Phòng tài chính kế toán: căn cứ nhiệm vụ sản xuất lập kế hoạch tài chính của công ty kể cả kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn; quản lý sử dụng vốn và tài sản công ty chặt chẽ, an toàn và có hiệu quả; hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ công tác kế toán cho các đội công trình; thực hiện đôn đốc thanh toán, đối chiếu công nợ, vay trả trong và ngoài công ty; thực hiện báo cáo tài chính năm, quý, tháng một cách chính xác và đầy đủ, kịp thời; thực hiện đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Phòng đầu tƣ và quản lý kinh doanh xây lắp: lập ra các kế hoạch phát triển công ty, kế hoạch về các dự án phát triển công ty để trình lên Tổng giám đốc đồng thời quản lý chất lượng sản phẩm chất lượng công trình do công ty thực hiện, chịu trách nhiệm kiểm tra kiểm soát chất lượng công trình trước hội đồng cổ đông công ty và cơ quan Nhà nước. Ban quản lý dự án: tìm hiểu, tiếp cận và giao dịch với các ngành, các tổ chức, cá nhân có kế hoạch đầu tư mới; xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể trình lên Hội đồng quản trị duyệt; duy trì quan hệ với các đối tác truyền thống tạo cơ hội có thêm hợp đồng
  • 36. 25 mới để ổn định và gia tăng doanh số; phối hợp với phòng kỹ thuật triển khai hợp đồng, tổ chức bàn giao thanh lý hợp đồng. Các chi nhánh: nhận công trình từ các ban quản lý dự án và tiến hành thiết kế bản vẽ, bóc tách sơ bộ bản vẽ thi công; cập nhật các thông tin mới về bóc tách dự toán để có thiết kế tiết kiệm nhất; thiết kế bản vẽ đảm bảo hợp lý, đảm bảo tiết kiệm nguyên vật liệu. Các công ty chi nhánh: nhận công trình từ các ban quản lý dự án và tiến hành triển khai xây dựng theo bản vẽ thiết kế; chịu trách nhiệm quản lý, bảo đảm sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị, nhà xưởng; tham gia công tác kiểm tra quản lý chất lượng công trình thi công. Các xí nghiệp trực thuộc: cung ứng vật tư kịp thời, đầy đủ cho các công trình; tìm kiếm thị trường vật tư, những vật tư thay thế, vật tư cùng chức năng có giá thành hạ; báo cáo ban quản lý dự án các thông tin có liên quan tới thị trường giá cả. Các trung tâm tƣ vấn: tư vấn thiết kế, kiểm tra bản vẽ thi công, đảm bảo tính kỹ thuật, thẩm mỹ cao cho công trình, dự án; báo cáo Tổng giám đốc khi có yêu cầu từ chủ đầu tư như thay đổi thiết kế, phát sinh thêm. 2.2. Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà giai đoạn 2010-2012 2.2.1. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà Để có thể phân tích chi tiết về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty ta cần có cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây. Thông qua các báo cáo tài chính hàng năm, ta có những đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty sau đây: Thang Long University Library
  • 37. 26 Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị: Triệu đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịnh vụ 342.678 290.085 328.470 (52.593) (15,35) 38.385 13,23 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 0,00 0 0,00 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 342.678 290.085 328.470 (52.593) (15,35) 38.385 13,23 4. Giá vốn hàng bán 314.998 271.618 295.108 (43.380) (13,77) 23.490 8,65 5. Lợi nhuận gộp 27.679 18.466 33.361 (9.213) (33,29) 14.895 80,66 6. Doanh thu hoạt động tài chính 12.846 7.391 7.869 (5.455) (42,46) 478 6,47 7. Chi phí tài chính 1.262 1.240 6.953 (22) (1,74) 5713 460,73 Trong đó: Chi phí lãi vay 1.111 744 6.860 (367) 33,03 6116 822,04 8. Chi phí bán hàng 1.259 599 124 (660) (52,42) (475) (79,30) 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 30.866 14.235 20.481 (16.631) (53,88) 6.246 43,88 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 7.139 9.783 13.671 2644 37,04 3.888 39,74 11. Thu nhập khác 12.692 4.435 10.937 (8.257) (65,06) 6.502 146,61 12. Chi phí khác 3.949 2.090 5.371 (1.859) (47,07) 3281 156,99 13. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 15.882 12.127 19.237 (3755) (23,64) 7110 58,63 14.Chi phí thuế TNDN hiện hành 4.390 3.110 6.391 (1.280) (29,16) 3281 105,50 15. Lợi nhuận sau thuế TNDN 11.492 9.017 13.126 (2.475) (21,54) 4.109 45,57
  • 38. 27 Doanh thu: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong ba năm có sự biến động đáng kể, cụ thể năm 2010 tổng doanh thu là 342.678 triệu đồng; năm 2011 là 290.085 triệu đồng, giảm 15,35% với năm 2010. Tuy nhiên sang năm 2012 đã có sự khởi sắc khi tổng doanh thu lại tăng gấp 13,23% so với năm trước đạt 328.470 triệu đồng. Lý giải cho sự thay đổi đột ngột này là sự suy thoái kinh tế kéo dài và đặc biệt năm 2011 với sự sụp đổ của thị trường bất động sản, ngành xây dựng nói chung và công ty cổ phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà nói riêng đã rơi vào cảnh khó khăn khi mà ba nhóm ngành thuộc ngành xây dựng chịu ảnh hưởng nặng nề của suy giảm kinh tế đó là xây dựng nhà chung cư cao cấp, nhà ở cho người thu nhập thấp và tư vấn thiết kế xây dựng – những ngành chủ đạo mà công ty đang kinh doanh. Thế nhưng sự phục hồi của doanh thu trong năm 2012 là tín hiệu cho thấy công ty đã biết kiểm soát tình hình và thực hiện tốt chiến lược kinh doanh. Doanh thu năm 2012 phần lớn đến từ các hợp đồng xây dựng do sự phát triển với tốc độ nhanh chóng của các công trình đô thị. Qua đó chứng tỏ công ty có khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường, thu hút được sự quan tâm của các khách hàng. Giảm trừ doanh thu trong cả 3 năm đều bằng 0 do trong năm công ty không có hàng bán bị trả lại và việc giảm giá hàng bán không diễn ra. Điều này chứng tỏ việc quản lý chất lượng sản phẩm của công ty tốt qua các năm, hầu hết các sản phẩm được sự chấp nhận của phía khách hàng, đảm bảo đúng yêu cầu do khách hàng đưa ra. Doanh thu tài chính của công ty đến từ lãi tiền gửi, tiền cho vay. Hiện tại, công ty còn thực hiện đầu tư cổ phiếu, trái phiếu… trên thị trường tài chính vì vậy doanh thu hoạt động tài chính luôn đóng góp đều đặn trong tổng doanh thu. Như vậy, công ty hiện vẫn đang chú trọng vào hoạt động này. Chi phí: Tổng chi phí của công ty bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, và chi phí khác. Tổng chi phí của công ty ở mức khá cao và có xu hướng tăng lên. Một trong những chỉ tiêu ảnh hưởng lớn nhất quyết định đến tổng chi phí là giá vốn hàng bán. Tương ứng với sự thay đổi của doanh thu, giá vốn hàng bán năm 2011 cũng sụt giảm 13,77% so với năm 2010, và trong năm 2012 đã tăng 8,65% so với năm 2011 lên tới con số 295.108 triệu đồng. Đây là những con số rất lớn so với doanh thu và tỉ lệ tăng của giá vốn cao hơn doanh thu, cho thấy nguyên nhân xuất phát từ yếu tố lạm phát, giá cả tăng mạnh và đặc biệt là công tác quản lý chi phí của công ty còn nhiều yếu kém. Năm 2012, chỉ tiêu này tăng lên là do thị trường bất động sản và thị trường tài chính gặp phải nhiều khó khăn. Lạm phát cả năm 2012 tăng 6,81% trong đó nhóm nhà ở và vật Thang Long University Library
  • 39. 28 liệu xây dựng tăng 0,15% khiến cho chi phí đầu tư mua mới, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo bất động sản đầu tư tăng cao. Chính vì việc giá vốn hàng bán quá cao đã là nguyên nhân dẫn đến giảm khá nhiều lợi nhuận gộp của công ty. Giá vốn hàng bán tăng lên tương ứng với doanh thu thuần cho thấy công ty đã thực hiện sản xuất kinh doanh khá hợp lý và hiệu quả. Nhưng với mức tăng tương đối lớn của các chi phí đầu vào này đã làm sụt giảm nguồn lợi nhuận của công ty. Bên cạnh đó, chi phí tài chính đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt năm 2012 so với chi phí này tăng vọt lên tới 460,73% so với năm 2011. Chiếm 98% chi phí này là lãi tiền vay, còn lại là các khoản dự phòng. Chi phí lãi vay là chi phí công ty phải trả do vay ngân hàng ngắn hạn và dài hạn, trong đó chủ yếu là lãi vay ngắn hạn. Có thể thấy chi phí lãi vay tăng lên là do trong cả 3 năm công ty đều sử dụng chính sách vay nợ khiến các khoản nợ ngắn hạn ngày càng tăng lên. Năm 2010 và 2011, công ty được hưởng lãi suất ưu đãi từ ngân hàng và khoản vay tương đối nhỏ nên chi phí lãi vay ko đáng kể. Tuy nhiên từ năm 2012 trở đi, công ty phải chịu lãi suất theo hiện hành tương đối cao (khoảng 13%), cộng với khoản vay thêm ngắn hạn nên làm cho chi phí lãi vay tăng mạnh. Như vậy, trong những năm tới công ty cần phải cân nhắc lựa chọn nguồn vay với chi phí phù hợp hơn. Chi phí bán hàng đang có xu hướng giảm xuống. Năm 2011 chi phí bán hàng giảm hơn một nửa so với năm 2010 từ 1.259 triệu đồng xuống còn 599 triệu đồng. Kế tiếp năm 2012 khoản chi phí này còn giảm mạnh hơn khoảng 79,3% so với năm 2012. Sự giảm xuống này nằm ở chi phí cho nhân viên và chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí giảm mà doanh thu tăng lên trong năm 2012 cho thấy hiệu quả trong chính sách giảm thiểu chi phí của công ty. Nhìn vào số liệu của công ty trong ba năm, ta thấy một trong những lý do chính dẫn tới việc lợi nhuận giảm là chi phí quản lý doanh nghiệp. Đây là các khoản chi phí dành cho việc chi trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ…) và các chi phí bằng tiền khác. Nếu so sánh với chi phí bán hàng sẽ thấy công ty hiện đang không quản lý tốt chi phí này. Khi dòng chi phí quản lý doanh nghiệp lớn và đang liên tục tăng thì đây là vấn đề nghiêm trọng công ty cần giải quyết trong những năm tiếp theo. Trong tất cả các loại chi phí thì chi phí doanh nghiệp luôn chiếm tỉ trọng và giá trị cao nhất. Năm 2011 chi phí này giảm khoảng 53,88% tương đương 16.631 triệu đồng so với năm 2010. Lý giải cho sự giảm đi do công ty đã tiết kiệm được trong hoạt động sản