SlideShare a Scribd company logo
1 of 118
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG
THÁI SƠN
SINH VIÊN THỰC HIỆN : HOÀNG THỊ QUỲNH
MÃ SINH VIÊN : A22065
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
HÀ NỘI – 2015
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG
THÁI SƠN
Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Chu Thị Thu Thủy
Sinh viên thực hiện : Hoàng Thị Quỳnh
Mã sinh viên : A22065
Chuyên ngành : Tài chính
HÀ NỘI – 2015
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này đối với em mang nhiều ý nghĩa. Không
chỉ là sự cố gắng của bản thân mà còn là những sự giúp đỡ rất nhiệt tình, những lời
động viên, chỉ dẫn của cô giáo hướng dẫn.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo hướng dẫn TS.Chu Thị Thu Thủy,
người đã hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt nhất khóa
luận của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị trong Công ty TNHH một thành
viên xây dựng Thái Sơn đã cho em cơ hội được thực tập tại Công ty và cung cấp số
liệu quan trọng để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Song do thời gian tiếp xúc thực tế còn hạn hẹp nên khóa luận của em không
tránh khỏi những sai sót và khuyết điểm. Em mong cá thầy cô giáo và các cô chú trong
công ty đóng góp ý kiến để giúp em nâng cao hiểu biết và hoàn thiện khóa luận tốt
nghiệp một cách tốt nhất.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô Chu Thị Thu Thủy và ban lãnh đạo
cũng như tập thể cán bộ Công ty TNHH một thành viên xây dựng Thái Sơn đã giúp em
hoàn thành khóa luận của mình
Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2015
Sinh viên
Hoàng Thị Quỳnh
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng
Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Sinh viên
Hoàng Thị Quỳnh
Thang Long University Library
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN
HẠN TRONG DOANH NGHIỆP................................................................................1
1.1.1. Khái niệm tài sản ...........................................................................................1
1.1.2. Phân loại tài sản ............................................................................................1
1.2. Khái niệm, phân loại và đặc điểm của tài sản ngắn hạn .................................2
1.2.1. Khái niệm về tài sản ngắn hạn......................................................................2
1.2.2. Đặc điểm về tài sản ngắn hạn .......................................................................2
1.2.3. Phân loại tài sản ngắn hạn ...........................................................................3
1.2.3.1. Phân loại theo quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn...........................3
1.2.3.2. Phân loại theo các khoản mục trên bảng cân đối kế toán .......................4
1.2.4. Vai trò của tài sản ngắn hạn.........................................................................4
1.3. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ...................................................................5
1.3.1. Khái niệm hiệu quả và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn........................5
1.3.2. Nội dung đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ..............................6
1.3.2.1. Thực trạng sử dụng tài sản ngắn hạn ......................................................6
1.3.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH qua các chỉ tiêu tài chính................21
1.3.3. Chính sách sử dụng tài sản ngắn hạn........................................................32
1.3.4. Ứng dụng phương pháp dupont để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
ngắn hạn.................................................................................................................37
1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp .....................................................................................................................39
1.3.5.1. Nhân tố chủ quan ...................................................................................39
1.3.5.2. Nhân tố khách quan................................................................................41
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY
DỰNG THÁI SƠN.......................................................................................................43
2.1 Tổng quan về công ty THHH một thành viên xây dựng Thái Sơn................43
2.1.1 Thông tin chung về công ty THHH một thành viên xây dựng Thái Sơn ..43
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH một thành viên Xây
dựng Thái Sơn .......................................................................................................43
2.1.3 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh...............................................................43
2.1.4. Bộ máy quản lý của công ty TNHH MTV xây dựng Thái Sơn. ................44
2.1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên xây
dựng Thái Sơn giai đoạn 2012 – 2014..................................................................46
2.1.6.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên xây
dựng Thái Sơn giai đoạn 2012 – 2014................................................................46
2.1.6.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty TNHH một thành viên xây
dựng Thái Sơn giai đoạn 2012-2014...................................................................48
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH một thành
viên xây dựng Thái Sơn ...........................................................................................50
2.2.1. Thực trạng quy mô và cơ cấu tài sản ngắn hạn.........................................50
2.2.1.1. Phân tích quy mô tài sản ngắn hạn........................................................50
2.2.2. Thực trạng sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty......................................59
2.2.2.1. Thực trạng sử dụng tiền .........................................................................59
2.2.2.2. Thực trạng sử dụng hàng tồn kho ..........................................................60
2.2.2.3. Thực trạng sử dụng các khoản phải thu.................................................61
2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn........64
2.2.3.1. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán......................................................64
2.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tiền và các khoản tương đương
tiền.......................................................................................................................74
2.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho...........................75
2.2.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các khoản phải thu .................78
2.2.4. Chính sách sử dụng tài sản ngắn hạn........................................................83
2.2.5. Ứng dụng phân tích Dupont để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn
hạn..........................................................................................................................85
2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty .............................88
2.3.2. Hạn chế ........................................................................................................89
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế...........................................................................90
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN
HẠN TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG THÁI SƠN .....92
3.1. Cơ hội phát triển của công ty TNHH một thành viên xây dựng Thái Sơn..92
3.2. Định hƣớng phát triển trong thời gian tới của công ty TNHH một thành
viên xây dựng Thái Sơn ...........................................................................................92
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH
một thành viên xây dựng Thái Sơn ........................................................................94
3.3.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền ............95
3.3.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản phải thu ngắn hạn.......................97
3.3.3. Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho ...................................................................99
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thang Long University Library
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2012 – 2014 .....................................48
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán tài sản nguồn vốn của Công ty TNHH một thành viên
xây dựng Thái Sơn giai đoạn 2012 – 2014....................................................................49
Bảng 2.3. Quy mô tài sản ngắn hạn của công ty giai đoạn 2012-2014.........................52
Bảng 2.4. Cơ cầu tiền và các khoản tương đương tiền giai đoạn 2012-2014 ...............54
Bảng 2.5. Cơ cấu các khoản phải thu giai đoạn 2012-2014..........................................56
Bảng 2.6. Cơ cầu hàng tồn kho giai đoạn 2012-2014 ...................................................58
Bảng 2.7. Áp dụng mô hình Altman Z-Score cho công ty TNHH Thống Nhất ...........64
Bảng 2.8. Chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán năm 2012-2014 ................................64
Bảng 2.9. Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ........................................70
Bảng 2.10. Mức tiết kiệm (lãng phí) tài sản ngán hạn tại công ty giai đoạn 2012-2014
.......................................................................................................................................73
Bảng 2.11. Lợi nhuận thu được sau khi tiết kiệm TSNH của công ty Thái Sơn...........74
Bảng 2.12. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền..74
Bảng 2.13. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho giai đoạn 2012-2014.....76
Bảng 2.14. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các khoản phải thu năm 2012-2014 ...79
Bảng 2.15. Thời gian quay vòng của tiền giai đoạn 2012-2014....................................82
Bảng 3.1. Tổng hợp các khoản phải thu của công ty Thái Sơn năm 2015....................97
Bảng 3.2. Tổng hợp lãi suất chiết khấu áp dụng ...........................................................99
Bảng 3.3. Dự tính các khoản phải thu của Thái Sơn năm 2015 sau khi áp dụng chiết
khấu thương mại như đề xuất. .......................................................................................99
Bảng 3.4. Mô hình ABC của Công ty .........................................................................101
Bảng 3.5. Bảng cân đối kế toán năm 2015..................................................................104
Bảng 3.6. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015 ..............................................105
Bảng 3.7. Bảng chỉ tiêu khả năng thanh toán năm 2015............................................105
Bảng 3.8. Bảng chỉ tiêu vòng quay của tài sản ngắn hạn............................................106
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty Thái Sơn giai đoạn 2012-2014......54
Sơ đồ 1.1.Quản lý tiền mặt..............................................................................................7
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV xây dựng Thái Sơn. ...................44
Mô hình 1. Mô hình chính sách sử dụng tài sản ngắn hạn............................................84
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
BĐS Bất động sản
HTK Hàng tồn kho
PTKH Phải thu khách hàng
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
VCSH Vốn chủ sở hữu
VLĐ Vốn lưu động
TM & SX
CBCNV
TSDH
Thương mại và sản xuất
Cán bộ công nhân viên
Tài sản dài hạn
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Doanh nghiệp trong bất cứ ngành nghề sản xuất kinh doanh nào cũng cần quản
lý nguồn lực trong doanh nghiệp chặt chẽ. Trong suốt quá trình kinh doanh thì tài sản
là nguồn lực luôn chiếm một phần cực kỳ quan trọng đóng góp vào sự phát triển của
doanh nghiệp. Trong đó, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những khoản mục có
tính thanh khoản cao và là mắt xích quan trọng trong quá trình tạo ra doanh thu. Tuy là
yếu tố tồn tại trong ngắn hạn đúng như tên gọi nhưng nếu có phát sinh trục trặc sẽ ảnh
hưởng đến quá trình hoạt động của công ty.
Trong những năm qua, Công ty xây dựng Thái Sơn đã và đang hết sức quan
tâm đến công tác sử dụng tài sản ngắn hạn sao cho đạt hiệu quả kinh tế nhất. Tuy
nhiên, trong nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa của nó, với điều kiện cạnh tranh
gay gắt, để tồn tại và phát triển thì không những Công ty Thái Sơn mà tất cả các doanh
nghiệp khác trên thị trường buộc phải luôn luôn năng động để tìm ra hướng đi riêng
cho mình, tìm ra con đường đến với thành công một cách có hiệu quả nhất. Sử dụng tài
sản ngắn hạn một cách có hiệu quả là một trong những con đường dẫn đến thành công
một cách chắc chắn nhất.
Chính vì vậy, làm thế nào để sử dụng tốt nhưng hiệu quả được tài sản ngắn
hạn? Làm thế nào để mỗi đồng mà doanh nghiệp đầu tư vào tài sản ngắn hạn cho ra
nhiều đồng doanh thu và lợi nhuận. Đây chính là vấn đề mà các doanh nghiệp đang cố
gắng giải quyết.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và có cơ hội được thực tập tại Công
ty Thái Sơn – một công ty năng động, có quy mô vừa phải và có chiến lược phát triển
vững chắc, đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH một
thành viên xây dựng Thái Sơn” đã được đưa ra nghiên cứu trong khóa luận.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh ngiệp.
Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH một
thành viên xây dựng Thái Sơn giai đoạn 2012 – 2014.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong khóa luận là phương
pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phương pháp Dupont dựa trên các số liệu thu thập
được và tình hình thực tế tại công ty.
4. Kết cấu khóa luận
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận tốt nghiệp bao gồm 3
chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp
Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty
TNHH một thành viên xây dựng Thái Sơn
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn
hạn tại Công ty TNHH một thành viên xây dựng Thái Sơn
Thang Long University Library
1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN
NGẮN HẠN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Những vấn đề chung về tài sản
1.1.1. Khái niệm tài sản
Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất kinh doanh hoặc mở rộng quy
mô sản xuất kinh doanh đều phải có tài sản. Vậy tài sản của doanh nghiệp là gì?
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế: Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm
soát, là kết quả của những hoạt động trong quá khứ, mà từ đó một số lợi ích kinh tế
trong tương lai có thể dự kiến một cách hợp lý.[1, Trang 10]
Theo chuẩn mực Kế toán Việt Nam: Tài sản là nguồn lực mà doanh nghiệp
kiểm soát được và dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh
nghiệp.[1,Trang 10]
Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ các hoạt động, giao dịch đã qua
như: góp vốn, mua sắm, tự sản xuất, được cấp, biếu tặng,... Tài sản được biểu hiện
dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc thiết bị, hàng hóa hay không được thể
hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế nhưng phải thu được lợi ích
kinh tế trong tương lai và thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp. Ngoài ra tài sản
của doanh nghiệp cũng bao gồm tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
nhưng doanh nghiệp lại có quyền kiểm soát và thu được lợi ích từ việc kiểm soát đó
như tài sản thuê tài chính...
Việc đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với doanh
nghiệp, nó quyết định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hình thành
các tài sản là quá trình đầu tư của doanh nghiệp. Muốn đầu tư vào tài sản doanh nghiệp
cần phải có vốn. Đến đây bài toán lại quay lại tìm cách thức để huy động vốn. Doanh
nghiệp thu hút được vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau và tùy theo tình hình của công
ty mà doanh nghiệp nên lựa chọn theo cách thức huy động vốn nào.
1.1.2. Phân loại tài sản
Sử dụng tài sản hiệu quả cần phải phân loại tài sản theo những tiêu thức khác
nhau. Một số tiêu thức thường được sử dụng trong tài sản bao gồm:
Thứ nhất, căn cứ vào nguồn hình thành tài sản bao gồm: Tài sản được tài trợ bởi
vốn chủ sở hữu và tài sản được tài trợ nợ. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp thấy
được tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn nào, từ đó có biện pháp theo
dõi, quản lý và sử dụng tài sản sao cho có hiệu quả nhất.
Thứ hai, theo hình thái biểu hiện, tài sản bao gồm: Tài sản hữu hình, tài sản vô
hình. Tài sản hữu hình là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể do doanh
2
nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Tài sản vô hình là những tài sản không có
hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng
trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ.
Thứ ba, dựa vào đặc điểm thời gian sử dụng chia thành tài sản ngắn hạn và tài
sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn là những tài sản mà thời gian sử dụng, thu hồi luân
chuyển trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Các tài sản khác ngoài tài sản
ngắn hạn được xếp vào loại tài sản dài hạn bao gồm các khoản phải thu dài hạn, tài sản
cố định, bất động sản đầu tư, các khoản tài sản tài chính dài hạn
Cuối cùng, dựa theo tính chất tuần hoàn và luân chuyển, tài sản được chia thành
tài sản cố định và tài sản lưu động. Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn, có
thời gian sử dụng dài cho các hoạt động của doanh nghiệp. Và những biểu hiện dưới
hình thái vật chất của đối tượng lao động gọi là tài sản lưu động
1.2. Khái niệm, phân loại và đặc điểm của tài sản ngắn hạn
1.2.1. Khái niệm về tài sản ngắn hạn
Trong nền kinh tế hiện nay, mỗi doanh nghiệp được coi là một tế bào của nền
kinh tế mới với mục đích chính là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm
tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Để đi vào hoạt động sản xuất
kinh doanh, doanh nghiệp cần có tư liệu sản xuất bao gồm hai bộ phận là tư liệu lao
động và đối tượng lao động. Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có tài
sản ngắn ngạn. Tài sản ngắn hạn thường được luân chuyển trong quá trình sản xuất
kinh doanh bao gồm tài sản bằng tiền, các khoản phải thu, dự trữ hàng tồn kho, các
chứng khoán có tính thanh khoản. “Do vậy, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là
những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng,
luân chuyển, thu hồi vốn trong một kỳ kinh doanh hoặc trong một năm”. Tài sản ngắn
hạn của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới hình thái tiền, hiện vật (vật tư, hàng hóa)
dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu. [2, Trang 123].
1.2.2. Đặc điểm về tài sản ngắn hạn
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp cần phải biết rõ số lượng, giá trị của
từng loại tài sản ngắn hạn để đưa ra các điều chỉnh hợp lý, đạt được hiệu quả sử dụng
cao. Tài sản ngắn hạn được phân bổ ở các khâu và các công đoạn nhằm đảm bảo quá
trình sản xuất diễn ra liên tục, ổn định, tránh tổn thất vốn do ngừng sản xuất, không
làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và khả năng thanh toán chi trả. Vậy nên, tài sản
ngắn hạn có những đặc điểm sau:
Tài sản ngắn hạn tham gia vào mọi chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Tài sản ngắn hạn của DN không ngừng vận động qua các giai đoạn của một
Thang Long University Library
3
chu kỳ kinh doanh bao gồm dự trữ, sản xuất và lưu thông. Ba giai đoạn này hợp nhất
tạo thành quá trình tuần hoàn và chu chuyển của TSNH. Giai đoạn sản xuất của DN
luôn gắn liền với giai đoạn lưu thông. TSNH dùng cho sản xuất và TSNH dùng cho
lưu thông luôn chuyển hóa lẫn nhau, vận động không ngừng làm cho quá trình sản
xuất kinh doanh được diễn ra liên tục
Tài sản ngắn hạn tồn tại dưới nhiều hình thái biểu hiện khác nhau. Qua mỗi giai
đoạn của chu lỳ kinh doanh, TSNH lại thay đổi hình thái biểu hiện. Tài sản ngắn hạn
hình thành hình thái ban đầu là tiền được chuyển hóa sang hình tháo vật tư dự trữ, sản
phẩm dở dang,thành phẩm hàng hóa. Khi kết thúc quá trình tiêu thụ lại trở về hình thái
ban đầu là tiền. Tài sản ngắn hạn không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ
kinh doanh: dự trữ - sản xuất - lưu thông một cách liên tục và lập đi lập lại có tính chất
chu lù tạo thành sự chu chuyển của tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nên nó dễ dàng chuyển hóa từ dạng vật
chất sang tiền tệ nên đáp ứng được khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà không
chịu chi phí lớn. Tuy nhiên điều này lại gây khó khăn cho quản lý, chống thất thoát
Kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị tài sản ngắn hạn được chuyển
dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp lại khi doanh nghiệp thu
được tiền bán hàng hóa, dịch vụ.
1.2.3. Phân loại tài sản ngắn hạn
Trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, tùy theo yêu cầu quản lý
và dựa trên tính chất của tài sản ngắn hạn, có thể phân loại tài sản ngắn hạn như sau:
1.2.3.1. Phân loại theo quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn
Tài sản ngắn hạn đƣợc chia thành ba bộ phận, cụ thể:
Tài sản ngắn hạn dự trữ: là toàn bộ tài sản ngắn hạn tồn tại trong khâu dự trữ mà
không tính đến hình thái biểu hiện của chúng bao gồm : tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,
tiền đang đi đường, nguyên nhiên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ, trả trước cho
người bán.
Tài sản ngắn hạn sản xuất: là toàn bộ tài sản ngắn hạn tồn tại trong khâu sản xuất
của doanh nghiệp bao gồm: giá bán thành phẩm, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang,
chi phí trả trước, ...
Tài sản ngắn hạn lưu thông: là tất cả tài sản ngắn hạn tồn tại trong khâu lưu thông
của doanh nghiệp, bao gồm: thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán, các khoản phải thu.
Khi phân loại TSNH theo quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn giúp cho doanh
nghiệp xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình luân chuyển của tài sản
ngắn hạn. Doanh nghiệp phân tích và đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử
dụng chúng một cách hiệu quả nhất.
4
1.2.3.2. Phân loại theo các khoản mục trên bảng cân đối kế toán
Căn cứ theo bảng cân đối kế toán, tài sản ngắn hạn bao gồm:
Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền được hiểu là tiền mặt, tiền gửi ngân
hàng và tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn
không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng sang tiền mặt và không có nhiều
rủi ro trong quá trình chuyển đổi thành tiền
Tài sản tài chính ngắn hạn: bao gồm các khoản đầu tư chứng khoán có thời hạn
thu hồi dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu
ngân hàng,...) hoặc chứng khoán mua vào bán ra (cổ phiếu, trái phiếu) để kiếm lời và
các loại đầu tư tài chính khác không quá một năm
Các khoản phải thu ngắn hạn: Trong nền kinh tế thị trường việc mua bán chịu là
điều không thể thiếu. Các doanh nghiệp bán hàng song có thể không nhận được ngay
tiền hàng lúc bán mà nhận sau một thời gian xác định mà hai bên thỏa thuận hình
thành nên các khoản phải thu. Vì vậy các khoản phải thu ngắn hạn là các khoản phải
thu của khách hàng, phải thu nội bộ ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn khác với
thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới một năm
Hàng tồn kho: Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho sản
xuất, kinh doanh thì việc tồn tại vật tư hàng hóa dự trữ, tồn kho là những bước đệm
cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. Hàng tồn kho có ba loại: nguyên vật liệu
thô phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Để
đảm bảo cho sự ổn định sản xuất, doanh nghiệp phải duy trì một lượng hàng tồn kho
dự trữ an toàn và phải tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà mức dự trữ an toàn
khác nhau
Tài sản ngắn hạn khác: Bao gồm chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT được
khấu trừ, thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước, tài sản ngắn hạn khác
Đây là cách phân loại dựa trên khả năng huy động cho việc thanh toán và được
thể hiện rõ ràng trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Thực tế, không phải
doanh nghiệp nào cũng có đủ các khoản mục trên trong bảng cân đối kế toán. Vì vậy
các doanh nghiệp xác định được chính xác cách phân loại phù hợp với mình sẽ mang
lại hiệu quả sử dụng cao hơn, có ưu thế trong việc gìn giữ và sử dụng tài sản.
Ngoài ra còn có một vài cách phân loại khác như căn cứ vào phạm vi sử dụng
hay phân loại theo hình thái biểu hiện. Nhưng Khóa luận chỉ tập trung đề cập đến hai
cách phân loại chính phục vụ mục đích nghiên cứu chính trong khóa luận
1.2.4. Vai trò của tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn là bộ phận quan trọng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.
Để tiến hành hoạt động sản xuất bên cạnh có những tài sản dài hạn như nhà xưởng,
Thang Long University Library
5
máy móc, thiết bị công nghệ,... doanh nghiệp còn bỏ ra một khoản tiền để mua sắm
nguyên nhiên liệu, hàng hóa,... phục vụ cho quá trình kinh doanh. Như vậy tài sản
ngắn hạn là điều kiện để cho một doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất.
Tài sản ngắn hạn còn phản ánh quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ
của doanh nghiệp. Thông qua sự vận động của tài sản ngắn hạn mà chúng ta có thể
đánh giá được tình hình tồn kho, tiêu thụ và tình hình sử dụng vốn ngắn hạn của doanh
nghiệp.
Bên cạnh đó tài sản ngắn hạn còn đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục. Lượng tài sản ngắn hạn có hợp lý
thì mới không làm gián đoạn quá trình sản xuất.
Tài sản ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán, khi
duy trì ở một mức độ hợp lý nó đem lại cho doanh nghiệp những lợi thế nhất định như
được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán...Từ đó giúp doanh nghiệp
tiết kiệm được chi phí, làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.3. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Trong điều kiện tình hình kinh tế hiện nay thì việc nâng cao hiệu quả tài sản nói
chung và hiệu quả tài sản ngắn hạn nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong công tác
quản lý tài chính của doanh nghiệp. Nhưng thực tế cho thấy rằng, tài sản ngắn hạn ở
một số doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước được sử dụng còn kém
hiệu quả. Vì vậy mà việc sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn là yêu cầu mang tính cấp
thiết đối với sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp.
1.3.1. Khái niệm hiệu quả và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Để đưa ra được khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn chúng ta cần tìm
hiểu về khái niệm hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã
hội đạt được từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Hay nói cách khác hiệu quả
kinh doanh bao gồm hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong đó hiệu quả
kinh tế có ý nghĩa quyết định [2, Trang 121]
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nhân tài, vật
lực của doanh nghiệp hoặc xã hội để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết
quả đó. Hiệu quả kinh tế chủ yếu được phản ánh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận đạt được
từ quá trình hoạt động kinh doanh.[3, Trang 324]
Hiệu quả xã hội phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt
động kinh doanh. Hiệu quả xã hội của hoạt động thương mại là việc cung ứng hàng
6
hóa ngày càng tốt hơn nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất, văn hóa tinh thần cho
xã hội, góp phần cân đối cung cầu, ổn định giá cả thị trường, mở rộng giao lưu kinh tế
giữa các vùng hoặc các nước là việc giải quyết công ăn việc làm cho những người lao
động và thúc đấy sự phát triển của sản xuất. Hiệu quả xã hội trong kinh doanh thương
mại còn được biểu hiện thông qua việc thực hiện các chính sách xã hội của nhà nước,
đảm bảo cung ứng hàng hóa kịp thời và đầy đủ.[3, Trang 324]
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết, ảnh hưởng và tác
động lẫn nhau. Nó vừa thống nhất vừa mâu thuẫn ở từng nơi từng từng lúc. Hiệu quả
kinh tế dễ xác định, có thể đo lường bằng các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả ở mức độ
tổng hợp hoặc đặc thù. Hiệu quả xã hội thì khó xác định bằng các chỉ tiêu cụ thể mà
chỉ có thể đánh giá thông qua những biểu hiện của đời sống của một địa phương, vùng
lãnh thổ hoặc trong phạm vi nền kinh tế quốc dân. Do vậy, đối với việc các doanh
nghiệp khi đánh giá hiệu quả thường chỉ đề cập đến hiệu quả kinh tế. Hiệu quả xã hội
chỉ được đề cập để đánh giá đan xen với hiệu quả kinh tế
Từ khái niệm trên hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa đầu ra và đầu vào, vậy ta
có công thức
Hiệu quả =
Đầu ra
Đầu vào
Vì thế hiệu quả kinh doanh là một số tương đối phản ánh kết quả đạt được cới chi
phí bỏ ra. Đó là sự so sánh giữa kết quả đầu vào và các yếu tố đầu ra.
Từ đó, ta đưa ra khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn: “Hiệu quả sử dụng
tài sản ngắn hạn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng tài sản ngắn hạn
của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất, hay nói cách khác hiệu
quả sử dụng tài sản ngắn hạn là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để
đật được kết quả ấy”.
1.3.2. Nội dung đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
1.3.2.1. Thực trạng sử dụng tài sản ngắn hạn
Thực trạng sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền.
Quản lý tiền mặt và các khoản tương đương tiền chính là quản lý tiền mặt, tiền
gửi ngân hàng và các loại chứng khoán khả thị, tài sản có tính thanh khoản cao,... Việc
xác định lượng tiền mặt dự trữ chính xác giúp cho doanh nghiệp đảm bảo khả năng
thanh toán, đối phó với các biến cố bất thường xảy ra, đầu tư sinh lời, tận dụng cơ hội
cải thiện vị trí của doanh nghiệp. Dựa vào thực trạng tình hình tài chính của doanh
nghiệp, cùng với khả năng thanh toán và phán đoán những biến động cũng như xu thế
của thị trường tài chính từ đó ta có thể tóm tắt hệ thống quản trị tiền mặt qua sơ đồ sau:
Thang Long University Library
7
Sơ đồ 1.1.Quản lý tiền mặt
Dựa vào sơ đồ trên có thể thấy được tổng quát trong hệ thống quản trị tiền mặt
bởi cũng như các tài sản khác tiền mặt cũng là hàng hóa nhưng là một loại hàng hóa
đặc biệt và có tính lỏng nhất định. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gặp phải rủi ro của
việc dữ trữ tiền: dự trữ quá ít hoặc dự trữ quá nhiều. Quản lý tiền và các khoản tương
đương tiền tập trung vào các quyết định sau:
- Quản lý hoạt động thu – chi bằng tiền mặt
Tiền mặt của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt tồn quỹ, tiền trên tài khoản ngân
hàng. Nó được sử dụng để trả lương, mua nguyên vật liệu, mua tài sản cố định, trả tiền
thuế và các khoản nợ đến hạn... Tiền mặt bản thân nó là loại tài sản không sinh lãi, do
vậy trong quản lý tiền mặt thì việc tối thiểu hóa lượng tiền mặt phải dự trữ là điều
quan trọng nhất.
Trong việc quản lý tiền mặt thì một nguyên tắc tất yếu để giúp doanh nghiệp có
lợi nhuận tốt là tăng thu và giảm chi. Đó là điều mà doanh nghiệp luôn hướng tới.
Trong khi hệ thống thu chi tiền vô cùng phức tạp, phải diễn ra qua nhiều giai đoạn
khác nhau. Chính vì vậy khi các nhà quản lý của doanh nghiệp muốn tăng thu và giảm
chi thì họ cần phải làm sao để có thể tăng tốc độ thu tiền và giảm thời gian chi tiền. Để
tăng hiệu quả hoạt động thu tiền, doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian chuyển thư,
thời gian xử lý chứng từ,....Bên cạnh việc tăng hiệu quả hoạt động thu tiền thì các nhà
quản lý doanh nghiệp cần phải giảm thời gian chi tiền, trì hoãn dòng tiền ta đến hế
mức có thể nhưng không làm ảnh hưởng đến uy tín thanh toán của doanh nghiệp với
nhà cung cấp, người lao động,... Dựa vào khoản tiền nhàn rỗi đó các doanh nghiệp sẽ
đầu tư sinh lời làm tăng lợi nhuận.
Tăng thu là doanh nghiệp tích cực thu hồi các khoản nợ từ khách hàng để sớm có
vốn quay vòng đầu tư các danh mục khác, đảm bảo thông suốt quá trình giao dịch kinh
doanh. Có nhiều cách để tăng tốc độ thu hồi vốn nhưng để chọn được phương thức
hiệu quả, nhà quản lý cần so sánh giữa lợi ích và chi phí tăng thêm của các phương
Thu tiền
Chi tiền
Tiền mặt
Đầu tư các
khoản ngắn
hạn
Kiểm soát
thông qua báo
cáo thông tin
8
thức thu- chi sao cho lợi ích mang lại là lớn nhất. Ta có thể đánh giá thông qua công
thức:
ΔB= Δt*TS*I*(1-T)
ΔC=( - ) *(1-T)
Trong đó:
ΔB là lợi ích tăng thêm khi áp dụng phương thứ đề xuất( tính theo năm)
ΔC là phần chi phí tăng thêm khi áp dụng phương thức đề xuất
Δt là thời gian thay đổi khi áp dụng phương thức đề xuất( theo ngày)
TS là quy mô chuyển tiền theo năm
I là lãi suất đầu tư theo ngày
T là thuế suất thuế TNDN
Đối với phương thức thu tiền: là số ngày được rút ngắn
Đối với phương thức chi tiền: là số ngày tăng thêm
Theo mô hình trên nhà quản lý có thể đưa ra quyết định như sau:
Nếu ΔB> ΔC: chuyển sang phương thức đề xuất vì lợi ích ròng thu được cao hơn
chi phí tăng thêm
Nếu ΔB< ΔC: giữ nguyên phương thức hiện tại do phương thức mới không đem
lại lợi ích lớn hơn mà doanh nghiệp còn phải bỏ ra chi phí để bù đắp thêm.
Nếu ΔB= ΔC: doanh nghiệp bàng quan với cả hai phương thức do áp dụng
phương thức đề xuất không mang lại lợi ích tăng thêm cho doanh nghiệp.
Bên cạnh việc tăng doanh thu bằng cách thu hồi nợ thì doanh nghiệp có thể thu
lợi nhuận bằng cách giảm chi để có càng nhiều tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời càng
tốt. Thay vì doanh nghiệp thanh toán sớm các đơn mua hàng, nhà quản lý tài chính nên
hoãn việc thanh toán nhưng trong phạm vi cho phép mà các chi phí tài chính, tiền phạt
thấp hơn lợi nhuận do việc chậm thanh toán mang lại. Hình thức mà các doanh nghiệp
thường hay sử dụng phổ biến nhất đó là chậm trả lương. Đây là một trong những
khoản tiền mà doanh nghiệp có thể mang đi đầu tư mà không hề mất chi phí
- Xác định mức dự trữ tối ưu
Trong việc quản lý tiền thì việc quan trọng nhất là doanh nghiệp phải giữ được
một lượng tiền dự trữ tối ưu để đảm bảo khả năng thanh toán cũng như tất cả các các
nhu cầu của doanh nghiệp mà chi phí cơ hội là thấp nhất. Vì nếu doanh nghiệp dự trữ
quá ít tiền, co thể mắc phải nguy cơ không có khả năng hoạt động ình thường như:
việc thanh toán bị trì hoãn, nguồn tiền bị cắt giảm, phải huy động thêm các nguồn tài
chính(tạo chi phí huy động vốn), bán tài sản (tạo ra lỗ tiềm tàng) hoặc bị bỏ qua một số
cơ hội. Còn nếu doanh nghiệp dự trữ nhiều: Do tiền cũng là tài sản khong sinh lời, việc
giữ tiền quá nhiều sẽ khiến doanh nghiệp mất đi cơ hội đầu tư vào tài sản sinh lời khác
Thang Long University Library
9
như: chứng khoán, trái phiếu, cho vay có lãi... Lượng tiền mặt dự trữ tối ưu của doanh
nghiệp phải thỏa mãn được 3 nhu cầu chính: chi cho các khoản phải trả phục vụ hoạt
động sản xuất, kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp như trả cho nhà cung cấp hàng
hóa, dịch vụ, trả cho người lao động, trả thuế, dự pòng cho các cơ hội phát sinh ngoài
dự kiến khi thị trường có sự thay đồi đột ngột
- Mô hình sử dụng tiền mặt EOQ( Mô hình Baumol)
Quản lý tiền mặt đề cập đến việc quản lý tiền tại các quỹ và tiền gửi ngân hàng.
Sự quản lý này liên quan đến việc quản lý các loại tài sản gắn liền với tiền mặt như các
loại chứng khoán có tính thanh khoản cao.
Mô hình EOQ của nhà khoa học Wiliam J.Baumol trong quản lý tiền mặt là một
mô hình quản lý dự trữ rất hiệu quả. EOQ trong quản lý tiền mặt giúp doanh nghiệp
xác định được lượng tiền mặt dự trữ tối ưu để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Từ
đó có thể giảm tối đa các chi phí liên quan đến việc dự trữ tiền trong doanh nghiệp
Các giả định của mô hình:
Doanh nghiệp có nhu cầu về tiền mặt là ổn định
Không có dự trữ tiền mặt cho mục đích an toàn
Không có rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Doanh nghiệp chỉ có hai phương thức dự trữ tiền: tiền mặt và các khoản tương
đương tiền.
Chi phí giao dịch:
TrC=( ⁄ × F
Trong đoa:
T: là tổng nhu cầu tiền trong một năm
C: là quy mô một lần bán chứng khoán
F : chi phí cố định cho một lần bán chứng khoán.
Chi phí cơ hội
OC= ⁄ × K
Trong đó:
(C⁄2): là mức dự trữ tiền mặt trung bình
K: là lãi suất chứng khoán theo năm
Tổng chi phí:
TC= ⁄ ⁄ × K
Mức dự trữ tối ưu C*:
C*= √
10
Hình 1.1. Mô hình Baumol
Chi phí giữ tiền mặt
Chi phí cơ hội
Chi phí giao dịch
0 C* Quy mô tiền mặt
Mô hình này cho thấy nếu lãi suất càng cao thì doanh nghiệp sẽ nắm giữ số dư
bình quân tiền mặt thấp hơn và do đó làm cho doanh số bán chứng khoán nhỏ hơn.
Nhưng mặt khác, nếu giá phải trả cho mỗi lần bán chứng khoán cao thì doanh nghiệp
nên nắm giữ một số tiền mặt lớn hơn.
Mô hình Baumol cho thấy số dư tiền mặt không thực tiễn ở chỗ giả định doanh
nghiệp chi trả tiền mặt một cách ổn định. Điều này lại không luôn đúng trong thực
tế vì trong hoạt động của doanh nghiệp thì rất ít khi lượng tiền ra vào của doanh
nghiệp mỗi kỳ lại ổn định. Mức dự trữ tiền mặt dự kiến sẽ dao động trong một
khoảng từ cận thấp nhất đến giới hạn cao nhất. Nếu lượng tiền mặt ở mức thấp thì
doanh nghiệp bán chứng khoán để có đủ lượng tiền dự kiến, nếu doanh nghiệp có
dư số lượng tiền mặt thì sử dụng số tiền vượt mức đi mua chứng khoán để đưa
lượng tiền mặt về mức dự kiến.
Mô hình trên cho ta thấy được tại sao các doanh nghiệp nhỏ lưu giữ một số dư
tiền mặt đáng kể. Trong khi đối với các doanh nghiệp lớn thì các chi phí giao dịch
mua bán chứng khoán lại quá nhỏ so với cơ hội phí mất đi do giữ một số lượng
tiền mặt nhàn rỗi.
Mô hình sử dụng tiền mặt Miller Orr
Thông thường, tiền trong doanh nghiệp vận động không theo quy luật nhất định
nào, từ đó tác động đến mức dự trữ cũng không thể đều đặn như tính toán. Do vậy nếu
sử dụng mô hình quản trị tiền Baumol sẽ không phản ánh đúng, do đó khó có thể quản
lý tốt vốn bằng tiền trong doanh nghiệp. Bằng việc phân tích thực tiễn, Miller Orr đã
đưa ra mức dự trữ tiền mặt dự kiến dao động trong một khoảng từ cận thấp nhất đến
giới hạn cao nhất.
Chi
phí
giữ
tiền
mặt
Thang Long University Library
11
Hình 1.2. Đồ thị biểu diễn các mức biến động tiền mặt theo thời gian
Qua hình trên ta thấy vốn bằng tiền vận động biến động không theo quy luật cho
đến khi chạm tới giới hạn trên. Tại thời điểm này thì doanh nghiệp dùng tiền để mua
chứng khoán một lượng H- Z đơn vị nhằm làm giảm số dư vốn bằng tiền thực tế về
gần mục tiêu.
Khi vốn bằng tiền vận động xuống giới hạn dưới, doanh nghiệp bán ra một lượng
chứng khoán là Z-L đơn vị để đưa số dư vốn bằng tiền lên mức mục tiêu
Như vậy, quy luật là cho phép mức vốn bằng tiền lưu giữ dao động một cách tự do
cho đến khi đạt tới mức giới hạn trên hoặc dưới, khi đó doanh nghiệp sẽ can thiệp
bằng cách mua hay bán một lượng chứng khoán vừa đủ để tái lập mức số dư vốn bằng
tiền mục tiêu.
Mức tiền mặt theo thiết kế= Mức giới hạn dưới +
Đây là mô hình thực tế rất nhiều doanh nghiệp áp dụng. Khi áp dụng mô hình này,
mức tiền mặt giới hạn dưới thường được lấy là mức tiền mặt tối thiểu.
Trên thực tế việc sử dụng mô hình Miller rất dễ dàng, gồm các bước sau:
+ Bước 1: Doanh nghiệp phải xác định cho mình mức tồn quỹ tối thiểu( giới hạn
dưới)
+Bước 2: Doanh nghiệp phải ước tính được phương sai của thu chi ngân quỹ
+ Bước 3: Xác định lãi suất và chi phí giao dịch của một lần mua bán chứng
khoán
+Bước 4: Tính giới hạn trên và mức tồn quỹ theo thiết kế. Và đưa ra các quyết
định quản lý
12
Sau khi dự toán được nhu cầu tiền và xác định được mức tồn quỹ tối ưu hay với
khoảng biến động mức tồn quỹ. Từ đó, lập ra kế hoạch quản lý ngân quỹ cho tháng tới.
Đây là mô hình có nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Thực trạng sử dụng hàng tồn kho
Đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì dự trữ hàng tồn kho là
yếu tố quan trọng. Hàng tồn kho giúp hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián
đoạn. Hơn nữa với sự biến động của thị trường thì hàng hóa dự trữ sẽ giúp doanh
nghiệp giảm được thiệt hại. Tuy nhiên nếu dự trữ quá nhiều sẽ làm tăng chi phí bảo
quản, lưu kho và gây tồn đọng vốn. Lợi ích của việc dự trữ hàng tồn kho giúp cho
doanh nghiệp chủ động trong sản xuất và năng động trong mua nguyên vật liệu dự trữ,
hưởng chiết khấu thương mại, hưởng lợi khi giá tăng. Vì vậy mà doanh nghiệp cần xác
định mức tồn kho hợp lý ở từng thời điểm nhằm nâng cao hiệu quả dử dụng tài sản
ngắn hạn cho doanh nghiệp.
Chính sách sử dụng hàng tồn kho
Việc dự trữ hàng tồn kho cũng là một quyết định chi tiêu tiền. để xác định mức độ
đầu tư vào hàng tồn kho tối ưu cần so sánh lợi ích đạt được từ dự trữ hàng tồn kho với
chi phí phát sinh của việc duy trì hàng tồn kho thông qua việc xác định mức dự trữ kho
tối ưu trong đó cân đối được chi phí của việc dự trữ quá nhiều hay dự trữ quá ít. Dựa
vào mức tối ưu này, doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết định liên quan đến “Giá trị lưu
kho”: tăng giá trị lưu kho nếu dự trữ thực tế nhỏ hơn mức dự trữ tối ưu hay có cơ hội
bất thường trong đầu cơ, và giảm giá trị hàng lưu kho khi mức dự trữ lớn hơn mức dự
trữ tối ưu. Từ đó có những điều chỉnh sao cho phù hợp như tìm thêm nguồn nhập mua
khi muốn tăng giá trị lưu kho và nếu muốn giảm giá trị lưu kho thì xuất kho để sản
xuất kinh doanh, xem lại kế hoạch nhập hàng để có điều chỉnh phù hợp hay bán lại
những hàng tồn kho không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nữa.
Mô hình sử dụng hàng tồn kho: có 2 mô hình sử dụng hàng tồn kho mà các doanh
nghiệp thường hay áp dụng, tùy vào từng loại hình doanh nghiệp cụ thể mà sử dụng
mô hình nào để đạt được hiệu quả nhất
- Mô hình ABC( The ABC Inventory Method)
Mô hình ABC là mô hình quản lý hàng tồn kho dựa trên cơ sở áp dụng mức độ
quản lý khác nhau với các nhóm hàng lưu kho có giá trị cao hay thấp khác nhau. Với
một doanh nghiệp có hàng nghìn danh mục hàng lưu kho với giá trị từ rất đắt đến rất rẻ
và chúng ta chia danh mục thành 3 nhóm: A, B và C. Nhóm A chiếm 10% về mặt số
lượng trong danh mục nhưng lại chiếm đến 50% giá trị tiền đầu tư vào hàng lưu kho.
Nhóm B chiếm 30% về mặt số lượng trong danh mục và chiếm 35% giá trị tiền đầu tư
vào hàng lưu kho. Nhóm C chiếm 60% về mặt số lượng trong danh mục nhưng chỉ
chiếm 15% giá trị tiền đầu tư vào hàng lưu kho. Bằng việc chia hàng lưu kho thành
Thang Long University Library
13
nhiều nhóm, doanh nghiệp có thể tập trung vào nhóm mà cần sự kiểm soát hiệu quả
nhất, mà cụ thể ở đây là nhóm A, tiếp theo là nhóm B và cuối cùng là nhóm C.
Hình 1.3.Mô hình ABC
Nếu như nhóm A được xem xét quản lý một cách thường xuyên thì nhóm B sẽ ít
được thường xuyên hơn, có thể là hàng tháng, hàng quý và nhóm C sẽ ít hơn nữa, có
thể là hàng năm. Ưu điểm của quản lý hàng tồn kho theo mô hình ABC đó là việc phân
loại hàng hóa theo giá trị để áp dụng cho mô hình là công việc đơn giản, dễ tiến hành,
đồng thời quản lý hàng tồn kho có hiệu quả do có thể sắp xếp các loại hàng hóa theo
giá trị giảm dần (doanh nghiệp sẽ tập trung vào nhóm hàng tồn kho cần quản lý chặt
chẽ nhất để sau đó có hiệu quả kinh doanh tốt nhất). Tuy nhiên mô hình chưa giải
quyết được việc tối thiểu hóa chi phí lưu kho.
- Mô hình EOQ ( The Economic Order Quantity Model)
Mô hình EOQ là mô hình quản lý hàng tồn kho mang tính định lượng được sử
dụng để xác định mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp, dựa trên cơ sở giữa chi phí tồn
trữ hàng tồn kho và chi phí đặt hàng có mối quan hệ tương quan tỷ lệ nghịch. Cụ thể,
nếu số lượng sản phẩm cho mỗi lần đặt hàng tăng thì số lần đặt hàng giảm xuống và
dẫn theo đó chi phí đặt hàng trong kỳ giảm trong khi chi phí tồn trữ hàng hóa tăng lên.
Vì vậy mà mục đích của quản lý hàng tồn kho là cân bằng hai loại chi phí: chi phí tồn
trữ và chi phí đặt hàng sao cho tổng chi phí tồn kho là thấp nhất trong điều kiện giá
mua hàng là ổn định
14
Chi phí tồn trữ
Chi phí tồn trữ là những chi phí liên quan đến việc lưu giữ hàng hóa bao gồm chi
phí hoạt động( chi phí bốc dỡ, chi phí về kho bãi và quản lý, bảo quản) và chi phí tài
chính( chi phí sử dụng vốn, chi phí thuế, khấu hao). Chi phí tồn trữ được tính bằng đơn
vị tiền tệ trên mỗi đơn vị hàng lưu kho hoặc xác định bằng phần trăm trên giá trị hàng
lưu kho trong một chu kỳ. Khi tính toán được mức tồn trữ hợp lý thì chi phí tồn trữ sẽ
giảm tối ưu
Gọi Q là lượng hàng tồn kho cho mỗi lần đặt hàng, khi doanh nghiệp hết hàng thì
doanh nghiệp lại đặt mua với số lượng Q. Tại thời điểm đầu kỳ, lượng hàng tồn kho là
Q và ở thời điểm cuối kỳ là 0 nên số lượng tồn kho bình quân trong kỳ là
Q+0
2
=
Q
2
Gọi C là chi phí tồn trữ cho mỗi đơn vị hàng tồn kho thì chi phí tồn trữ trong năm là:
Q
2
× C
Hình 1.4. Biến động hàng tồn kho trong một chu kỳ, hàng tồn kho bình quân
Chi phí đặt hàng: Chi phí đặt hàng bao gồm chi phí quản lý, giao dịch và vận
chuyển hàng hóa. Chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt hàng thường cố định không phụ
thuộc vào số lượng mua. Chi phí đặt hàng thường được tính bằng đơn vị tiền tệ cho
mỗi lần đặt hàng. Trên thực tế chi phí đặt hàng thường bao gồm các chi phí cố định và
chi phí biến đổi, vì một phần tỷ lệ chi phí đặt hàng như chi phí giao nhận và chi phí
kiểm tra hàng thường biến động theo số lượng hàng được đặt mua.
Tổng chi phí lưu kho sẽ tăng lên nếu số lượng hàng mỗi lần đặt tăng lên
Gọi S là tổng khối lượng hàng cần sử dụng trong năm
Số lần đặt hàng trong năm:
Thang Long University Library
15
Tổng chi phí đặt hàng= × O
Gọi T là tổng chi phí tồn kho thì T= × O +
Q
2
× C
Với O là chi phí cho mỗi lần đặt hàng
Để tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu, doanh nghiệp cần tối thiểu hóa chi phí
cho lưu trữ hàng tồn kho.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì dự trữ là yếu tố quan
trọng quyết định việc doanh nghiệp có sản xuất được ổn định hay không. Do vậy việc
quản lý tồn kho dự trữ đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài
sản ngắn hạn.
Để tối thiểu hoá chi phí tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu thì doanh nghiệp
phải xác định được số lượng vật tư, hàng hoá tối ưu mỗi lần đặt mua sao cho vẫn đáp
ứng được nhu cầu sản xuất. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần phải có những biện pháp
quản lý hữu hiệu để bảo đảm nguyên vật liệu trong kho không bị hư hỏng, biến chất,
mất mát.
Hình 1.5. đƣờng biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng
tổng chi phí theo các mức sản lƣợng tồn kho
Qua đồ thị trên ta thấy số lượng hàng hóa cung ứng mỗi lần là Q* thì tổng chi phí
cho hàng tồn kho là thấp nhất: Q*= √
Gọi T* là thời gian dự trữ tối ưu được tính bằng cách lấy số lượng hàng tối ưu Q*
chia cho nhu cầu sử dụng hàng tồn kho bình quân một ngày( giả định một năm có 365
ngày)
16
Ta có công thức sau: T*=
Q*
S 365⁄
Về mặt lý thuyết, người ta giả định khi nào lượng hàng hóa kỳ trước hết mới nhập
kho hàng hóa mới, nhưng thực tế hầu như không bao giờ như vậy. Sẽ có rủi ro nếu
hàng không về kịp kho, doanh nghiệp sẽ dự trữ thêm để hạn chế rủi ro tức là đặt hàng
khi trong kho vẫn còn hàng. Nhưng nếu doanh nghiệp đặt hàng quá sớm, sẽ làm tăng
lượng nguyên liệu tồn kho, phát sinh chi phí.
Ngoài ra, ta cũng phải để ý đến lượng dự trữ an toàn, dự trữ an toàn, nguyên vật
liệu sử dụng mỗi ngày không phải là số cố định mà chúng biến động không ngừng. Do
đó, để đảm bảo cho sự ổn định của sản xuất, doanh nghiệp cần duy trì một lượng hàng
tồn kho dự trữ an toàn. Lượng dự trữ an toàn tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanh
nghiệp. Lượng dự trữ an toàn là lượng hàng hóa dự trữ thêm vào lượng dự trữ tại thời
điểm đặt hàng.
Ngoài phương pháp quản lý dự trữ theo mô hình đặt hàng hiệu quả nhất (EOQ)
một số doanh nghiệp còn sử dụng phương pháp cung cấp đúng lúc hay dự trữ bằng 0.
Thực trạng sử dụng các khoản phải thu
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa
hoặc dịch vụ. Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có các khoản phải thu
nhưng với các mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể đến mức không thể kiểm soát
được, gây ảnh hưởng xấu cho hoạt động kinh doanh. Vì thế sử dụng khoản phải thu là
nội dung quan trọng trong quản lý TSNH. Sử dụng khoản phải thu liên quan đến đánh
đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp sẽ
mất đi cơ hội bán hàng, làm giảm lợi nhuận. Song nếu bán chịu nhiều quá sẽ kéo theo
chi phí quản lý phải thu tăng, làm tăng các khoản nợ khó đòi và có rủi ro không thu
được.
Mặt khác, sử dụng các khoản phải thu liên quan chặt chẽ đến việc tổ chức và bảo
tồn TSNH của doanh nghiệp. Tăng khoản phải thu làm tăng rủi ro đối với doanh
nghiệp dẫn đến tình trạng nợ quá hạn khó đòi hoặc không thu hồi được do khách hàng
vỡ nợ gây mất khoản phải thu của doanh nghiệp, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh
doanh của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần sử dụng các khoản phải thu một
cách hợp lý và linh hoạt.
Nội dung chính sách tín dụng thƣơng mại của doanh nghiệp
Việc lựa chọn chính sách tín dụng thương mại là hết sức quan trọng vì quyết định
bán hàng trả chậm có thể cùng một lúc gây ra nhiều tác động. Việc cấp tín dụng
thương mại cho khách hàng có thể giúp tăng lợi nhuận do tăng doanh thu, nhưng cũng
gây ra những chi phí cơ hội đầu tư vào các khoản phải thu, chi phí khoản phải thu hay
Thang Long University Library
17
các chi phí dự phòng nợ phải thu khi khách hàng không trả. Do vậy, nguyên tắc cơ bản
để đưa ra chính sách tín dụng đó là:
- Khi lợi ích gia tăng lớn hơn chi phí gia tăng thì doanh nghiệp nên cấp tín dụng
- Khi lợi ích gia tăng nhỏ hơn chi phí gia tăng thì doanh nghiệp nên thắt chặt tín
dụng
- Trường hợp cả lợi ích và chi phí đều giảm thì doanh nghiệp cần xem xét phần
chi phí tiết kiệm được có đủ bù đắp cho phần lợi ích bị giảm hay không
Như vậy chính sách tín dụng thương mại là tập hợp các nguyên tắc quy định việc
cấp tín dụng, cụ thể là doanh nghiệp cần quan tâm tới các quyết định như tiêu chuẩn
bán chịu, điều khoản bán chịu, phân tích khả năng tín dụng của khách hàng
Quyết định tiêu chuẩn bán chịu
Tiêu chuẩn bán chịu là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của khách hàng
để được công ty chấp nhận bán chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Mỗi công ty đều thiết lập
một tiêu chuẩn bán chịu riêng phù hợp với ngành nghê và tình hình công ty. Tiêu
chuẩn bán chịu có ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu của công ty. Nếu đối thủ cạnh
tranh mở rộng chính sách bán chịu, trong khi doanh nghiệp lại không phản ứng lại với
điều này, thì tiếp thị sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi vì bán chịu là yếu tố ảnh
hưởng rất lớn và có tác dụng kích thích nhu cầu. Về mặt lý thuyết thì công ty nên hạ
thấp tiêu chuẩn bán chịu đến mức có thể chấp nhận được , sao cho lợi nhuận tạo ra do
gia tăng doanh thu, như là kết quả của chính sách bán chịu vượt quá mức chi phí phát
sinh do bán chịu. Ở đây có sự đánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm và chi phí liên quan
đến khoản phải thu tăng thêm do hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu. Công ty nên áp dụng
chính sách nới lỏng khi mà lợi ích tăng thêm từ việc sử dụng chính sách bán chịu lớn
hơn so với chi phí bỏ ra để sử dụng nó, và ngược lại.
Quyết định điều khoản bán chịu
Điều khoản bán chịu là điều khoản xác định độ dài thời gian hay thời hạn bán
chịu và tỉ lệ chiết khấu áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời gian bán chịu cho
phép. Khi thay đổi điều khoản bán chịu thì liên quan đến hai thứ: thay đổi thời hạn bán
chịu và thay đổi tỷ lệ chiết khấu.
Thay đổi thời hạn bán chịu: thời hạn bán chịu là khoàng thời gian mà người mua
phải thanh toán cho doanh nghiệp. Nếu tăng thời hạn bán chịu sẽ làm cho kỳ thu tiền
bình quân của doanh nghiệp tăng lên nhưng doanh nghiệp lại có khả năng tăng doanh
thu. Nếu số tiền doanh thu lớn hơn nhiều so với khoản doanh thu và chi phí đầu tư cho
khoản phải thu thì doanh nghiệp nên áp dụng chính sách mở rộng thời hạn bán chịu
Thay đổi tỷ lệ chiết khấu: tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ phần trăm của doanh thu hoặc
giá bán được khấu trừ nếu người mua trả tiền trong thời hạn chiết khấu. Thay đổi tỷ lệ
chiết khấu ảnh hưởng đến tốc độ thu tiền với các khoản phải thu. Tăng tỷ lệ chiết khấu
18
sẽ kích thích người mua trả tiền sớm hơn để lấy chiết khấu, do đó giảm được kỳ thu
tiền bình quân. Kết quả là giảm chi phí đầu tư khoản phải thu. Nhưng tăng tỷ lệ chiết
khấu sẽ làm giảm doanh thu ròng, do đó, giảm lợi nhuận. Nên doanh nghiệp cần phân
tích xem khoản tiết kiệm được do giảm chi phí đầu tư khoản phải thu có đủ bù đắp
khoản lợi nhuận sụt giảm do khách hàng lấy chiết khấu hay không. Nếu chi phí tiết
kiệm được lớn hơn lợi nhuận giảm đi do thay đổi chiết khấu, công ty nên áp dụng
chính sách thay đổi tỷ lệ chiết khấu và ngược lại.
Phân tích khả năng tín dụng của khách hàng
Chúng ta đã phân tích sự ảnh hưởng của các chính sách bán chịu đến doanh thu
và lợi nhuận của công ty, trong đó lưu ý đến việc ảnh hưởng của chính sách bán chịu
đến những tổn thất do gia tăng nợ không thể thu hồi. Để tránh những tổn thất do nợ
không thể thu hồi công ty cần chú ý đến phân tích uy tín của khách hàng và phân tích
lợi ích thu được từ khoản tín dụng thương mại.
Phân tích khả năng tín dụng của khách hàng
Trước khi đánh giá uy tín của khách hàng , doanh nghiệp cần xây dựng các tiêu
chuẩn tín dụng phù hợp. Các tiêu chuẩn có thể là tiêu chuẩn về năng lực trả nợ, tiêu
chuẩn về quy mô vốn kinh doanh, tiêu chuẩn về khả năng phát triển. Sau đó, doanh
nghiệp tiến hành đánh giá khả năng tín dụng của khách hàng dựa trên thông tin từ các
nguồn khác nhau nhu báo cáo tài chính, báo cáo tín dụn, kinh nghiệm của doanh
nghiệp. Nếu khách hàng đáp ứng được các tiêu chuẩn đề ra, doanh nghiệp sẽ tiến hành
cấp tín dụng thương mại cho khách hàng.
Các doanh nghiệp có thể thực hiện đánh giá điểm tín dụng của các nhà thầu.
Theo đó, điểm tín dụng của khách hàng được dựa trên năm tiêu chí là tỷ số vốn lưu
động trên tổng tài sản, tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản, tỷ số lợi nhuận trước
thuế và lãi vay trên tổng tài sản, giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ
sách và tỷ số doanh số trên tổng tài sản. Mô hình tính điểm này của doanh nghiệp dựa
trên nền một mô hình quản lý hiệu quả đã được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp trên
thế giới, đó chính là mô hình Z-core.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp đã cổ phần hóa, điểm tín dụng sẽ được tính
theo công thức:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5 (1)
Nếu Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
Nếu 1,8 < Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ
phá sản.
Nếu Z <1,8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Đối với khách hang là doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, điểm tín dụng sẽ được
tính theo công thức:
Thang Long University Library
19
Z’ = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998X5 (2)
Nếu Z’ > 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
Nếu 1,23 < Z’ < 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ
phá sản.
Nếu Z’ <1,23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Đối với các doanh nghiệp khác: Chỉ số Z’’ dưới đây có thể được dùng cho hầu
hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các
ngành, nên X5 đã được loại ra.
Công thức tính chỉ số Z’’ được điều chỉnh như sau:
Z’’ = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4 (3)
Nếu Z’’ >2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
Nếu 1,2 < Z’’ < 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ
phá sản.
Nếu Z <1,1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Trong đó:
X1: Tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản (Working Capitals/Total Assets).
X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (Retain Earnings/Total Assets).
X3: Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản (EBIT/Total Assets).
X4: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ (Market
Value of Total Equity / Book values of total Liabilities).
X5: Tỷ số doanh số trên tổng tài sản (Sales/Total Assets).
Phân tích lợi ích thu được từ khoản tín dụng thương mại
Doanh nghiệp có thể lượng hóa những lợi ích ròng thu được từ việc cấp tín dụng
thông qua xác định giá trị hiện tại ròng
+ Quyết định tín dụng khi xem xét một phương án: Mô hình này so sánh giá trị
hiện tại của lợi ích (giá trị dòng tiền vào hay dòng tiền sau thuế của các năm) và chi
phí của việc cấp tín dụng với một mức rủi ro cho trước.
- Mô hình cơ bản
NPV= -
Với = VC*S*(ACP/365 ngày)
Và = (S*(1-VC)-S*BD-CD)*(1-T)
Trong đó:
: dòng tiền sau thuế mỗi năm
: giá trị doanh nghiệp đầu tư vào các khoản phải thu
k là tỷ lệ thu nhập theo yêu cầu
VC : chi phí biến đổi tính theo tỷ lệ % dòng tiền vào
20
S/365: dòng tiền vào dự kiến môĩ ngày
ACP: thời gian quay vòng khoản phải thu trung bình
BD: tỷ lệ nợ xấu/ Doanh thu
CD: dòng tiền ra tăng thêm ở bộ phận tín dụng
Sau khi có những tính toán phù hợp, doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên cơ
sở:
Nếu NPV>0 : doanh nghiệp có thể quyết định cấp tín dụng
NPV<0: doanh nghiệp không cấp tín dụng
NPV=0: doanh nghiệp bàng quan trong ra quyết định cấp tín dụng
+ Quyết định phương pháp bán trả ngay và bán trả chậm
Chỉ tiêu Không cấp tín dụng Cấp tín dụng
Số lượng bán(Q)
Giá bán(P)
Chi phí sản xuất bình quân(AC)
Xác suất thanh toán 100% h1
Thời gian nợ 0 t
Tỷ lệ chiết khấu theo kỳ 0
Ta có: = * - *
-
Doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh NPV và
: Không cấp tín dụng
: Cấp tín dụng
: Bàng quan
+ Quyết định cấp tín dụng và thông tin rủi ro: nhà quản lý có thể đầu
tư thêm một phần chi phí để có thêm thông tin về rủi ro tín dụng sau đó mới
đưa ra quyết định cuối cùng.
Thang Long University Library
21
Chỉ tiêu Không sử dụng Có sử dụng
Số lượng bán(Q)
Giá bán(P)
Chi phí sản xuất bình quân(AC)
Xác suất thanh toán H 100%
Thời gian nợ T t
Tỷ lệ chiết khấu theo kỳ
Chi phí thông tin rủi ro 0 C(CV,FV)
Ta có: -
- * h – C
Doanh nghiệp đưa ra hau quyết định dựa trên sự so sánh ,
Quyết định: : Không sử dụng thông tin rủi ro
: Sử dụng thông tin rủi ro
: Bàng quan
1.3.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH qua các chỉ tiêu tài chính
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều mặt tác
động khác nhau. Vì vậy khi phân tích các chỉ tiêu hiệu quẳ sử dụng tài sản ngắn hạn ta
cần xem các góc độ khác nhau
1.3.2.2.1. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là một trong những yếu tố thể hiện được
rõ nét chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nếu hoạt đông tài chính diễn
ra thuận lợi, có chất lượng tốt thì doanh nghiệp sẽ đảm bảo được khả năng thanh toán.
Ngược lại, nếu hoạt động tài chính diễn ra không thuận lợi, chất lượng hoạt động tài
chính kém, doanh nghiệp sẽ không đảm bảo được khả năng thanh toán nợ. Thực tế cho
thấy rằng, nếu khả năng thanh toán không được đảm bảo, doanh nghiệp sẽ gặp khó
khăn trong việc hoạt động tài chính cũng như hoạt động kinh doanh, thậm chí sẽ rơi
vào tình trạng phá sản
Do đặc điểm của tài sản có tính thanh khoản cao nên việc sử dụng hiệu quả tài
sản ngắn hạn là sự lựa chọn đánh đổi giữa khả năng sinh lời với tính thanh khoản. Vậy
nên khi phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
22
Vốn lƣu động ròng
Vốn lưu động ròng là sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Đây là
một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu này
cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn được hay không. Dựa vào
các chính sách của doanh nghiệp mà vốn lưu động ròng có thể lớn hơn 0, nhỏ hơn 0
hoặc bằng 0
Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn- Nợ ngắn hạn
Nếu VLĐR > 0 có nghĩa là Tài sản ngắn hạn > Nợ ngắn hạn, điều này cho thấy
rằng tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nợ ngắn hạn và một phần của nợ dài hạn. Vì vậy
đây là trường hợp cân bằng tài chính an toàn nhất do doanh nghiệp không gặp khó
khăn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Nếu VLĐR = 0 tức là Tài sản ngắn hạn = Nợ ngắn hạn. Có nghĩa là toàn bộ tài
sản ngắn hạn được tài trợ bằng nợ ngắn hạn. Mặc dù trong trường hợp này doanh
nghiệp không gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán nợ ngắn hạn nhưng cân bằng tài
chính kém bền vững hơn trường hợp trước
Nếu VLĐR < 0, tức là Tài sản ngắn hạn < Nợ ngắn hạn. Điều này chứng tỏ rằng
doanh nghiệp đã sử dụng một phần nợ ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn. Đây
là một vấn đề nghiêm trọng vì nó làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn khi thanh toán
các khoản nợ ngắn hạn. Trường hợp này cân bằng tài chính của doanh nghiệp là kém
an toàn. Những doanh nghiệp lựa chọn kế hoạch tài chính mạo hiểm sẽ duy trì trạng
thái này, nghĩa là sử dụng nguồn có chi phí thấp, thời gian ngắn hạn để đầu tư vào tài
sản dài hạn với chi phí cao và thời gian thu hồi vốn dài
Nhu cầu vốn lƣu động ròng
Cân bằng tài chính trong ngắn hạn thể hiện qua chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động
ròng. Nhu cầu vốn lưu động ròng được dự kiến trước trong kế hoạc kinh tế, kỹ thuật,
tài chính của mỗi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có nhiệm vụ tổ chức huy động
nguồn vốn lưu động sao cho đủ để dự trữ TSNH, đáp ứng nhu cầu của quá trình hoạt
động kinh doanh và tiết kiệm vốn. Trong trường hợp doanh nghiệp không tự đáp ứng
được nhu cầu về vốn, công ty có thể đi vay để bổ sung vào nguồn vốn của mình. Mặt
khác, doanh nghiệp cần có những biện pháp để sử dụng có hiệu quả các nguồn , phân
bổ và sử dụng hợp lý các nguồn vốn nhằm đáp ứng kịp thòi nhu cầu vốn kinh doanh
Nhu cầu vốn lưu động ròng = Hàng tồn kho+ Nợ phải thu – Nợ ngắn hạn
Nếu NCVLĐR > 0: tức là khoản mục hàng tồn kho và các khoản phải thu lớn
hơn nợ ngắn hạn. Trong trường hợp này, nợ ngắn hạn không đủ tài trợ cho hàng tồn
kho và các khoản phải thu của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp phải dùng vốn
thường xuyên để tài trợ cho phần thiếu hụt trong nhu cầu vốn lưu động
Thang Long University Library
23
Nếu NCVLĐR <0: tức là khoản mục hàng tồn kho và các khoản phải thu nhỏ
hơn nợ ngắn han. Điều này cho thấy các khoản nợ ngắn hạn không những đáp ứng nhu
cầu ngắn hạn của doanh nghiệp mà còn dư thừa để tài trợ cho các tài sản khác. Điều
này thường xảy ra khi khách hàng ứng trước tiền cho doanh nghiệp.
Nếu NCVLĐR =0 : tức là nguồn vốn ngắn hạn vừa đủ để đáp ứng nhu cầu ngắn
hạn của doanh nghiệp.
Khi đánh giá sự biến động của nhu cầu vốn lưu động ròng cũng cần phải lưu ý
đến lĩnh vực kinh doanh và chính sách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp.
Hệ số thanh toán hiện hành
Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là mối quan hệ giữa toàn bộ tài
sản có thời gian chu chuyển ngắn của doanh nghiệp với nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này
được tính như sau:
Khả năng thanh toán ngắn hạn =
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn còn được gọi là khả năng thanh toán hiện
hành. Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của TSNH với NNH. Chỉ tiêu này cho biết
mỗi đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng TSNH.
Hệ số thanh toán ngắn hạn được so sánh với 1 để thể hiện khả năng thanh toán nợ
của doanh nghiệp.
Nếu hệ số > 1 : Doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ vay và nếu
hệ số này càng cao thể hiện doanh nghiệp có nhiều hàng tồn kho hay có nhiều khoản
tiền nhàn rỗi và mức độ mà DN đảm bảo chi trả các khoản nợ càng cao, rủi ro phá sản
của DN thấp. Tuy nhiên hệ số này cao cũng không tốt đối với doanh nghiệp bởi nó làm
mất đi cơ hội đầu tư để phát triển. Việc nắm giữ quá nhiều tiền và hàng tồn kho làm
cho doanh nghiệp mất đi cơ hội đầu tư vào các khoản mục đầu tư như chứng khoán,
trái phiếu cho vay để sinh lời, tạo thêm doanh thu, ngoài ra, doanh nghiệp sẽ phải tốn
thêm các khoản chi phí liên quan đến bảo quản và quản lý tài sản ngắn hạn. Bên cạnh
đó, nếu hệ số này quá cao thì doanh nghiệp cần phải xem xét lại vì khi đó việc sử dụng
đòn bẩy tài chính của doan nghiệp không có hiệu quả.
Nếu hệ số = 1: Điều này thể hiện tài sản ngắn hạn vừa đủ bù đắp các khoản nợ
ngắn hạn cho doanh nghiệp và doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy
nhiện trong thực tế, nếu chỉ tiêu này ở mức bằng 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn của DN cũng rất mong manh. Trong trường hợp này doanh nghiệp có khả năng
thanh toán được các khoản nợ đến hạn nhưng nếu trong trường hợp phát sinh các
khoản phải trả bất ngờ thì doanh nghiệp sẽ không có khả năng chi trả vì các tài sản
ngắn hạn đã được dùng vào việc trả cho các khoản nợ ngắn hạn sau này. Doanh nghiệp
sẽ rơi vào tình trạng khó có thể thanh toán ngay nợ.
24
Nếu hệ số < 1: Khả năng thanh toán của DN không tốt, tài sản ngắn hạn của DN
không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ đến hạn phải trả. Đây
cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp
phải trong quá trình trả nợ. Hệ số này cho ta hình dung ra chu kì hoạt động của doanh
nghiệp xem có hiệu quả hay không hoặc khả năng chuyển đổi sang tiền mặt có tốt
không. Nếu công ty gặp phải các vấn đề về đòi các khoản phải thu hoặc thời gian thu
hồi tiền kéo dài, thì công ty dễ gặp phải rắc rối trong khả năng thanh toán. Tuy nhiên
hệ số này nhỏ hơn 1 chứng tỏ tình hình tài chính không tốt nhưng điều đó không có
nghĩa là doanh nghiệp sẽ bị phá sản vì có nhiều cách để doanh nghiệp có thể huy động
được vốn. Hệ số này nhỏ hơn còn chứng tỏ rằng tài sản ngắn hạn thấp ,công ty đã
thực hiện các chính sách bán hàng, chính sách phải thu nới lỏng nhằm tạo dựng uy tín
với khách hàng, hoặc đem các khoản tiền nhàn rỗi đi kinh doanh kiếm lời.
Hệ số này lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh của
doanh nghiệp. Chẳng hạn đối với doanh nghiệp thương mại, TSNH thường chiếm tỷ
trọng lớn hơn trong tổng tài sản nên hệ số tương đối cao. Do đó, khi đánh giá khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn cần phải dựa vào hệ số trung bình của doanh nghiệp cùng
ngành. Tuy nhiên,hệ số này chỉ phản ánh một cách tạm thời tình hình thanh toán của
doanh nghiệp vì tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản phải thu và hàng tồn kho. Về mặt
lý thuyết, nếu tỷ số thanh toán hiện thời càng cao thì khả năng thanh toán của DN càng
tốt. Tuy nhiên, trên thực tế, đôi lúc hàng tồn kho của DN lớn, tỷ số thanh toán hiện
thời cao nhưng chưa chắc tính thanh khoản của DN tốt. Nếu như, trong điều kiện thị
trường có những biến động xấu, hàng tồn kho bị ứ đọng, kém phẩm chất làm cho hàng
tồn kho khó hoán chuyển thành tiền. Lúc này, DN khó có thể thanh toán được các
khoản nợ đến hạn. Mặc dù, tỷ số thanh toán hiện thời cao. Vì thế, trong nhiều trường
hợp, tỷ số thanh toán hiện thời không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của DN.
Chính vì vậy để đánh giá khả năng thanh toán thực tế của công ty ta đi xem xét chỉ tiêu
khả năng thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh =
-
Các doanh nghiệp khi tiến hành thanh toán các khoản nợ thì đầu tiên cần phải
chuyển các tài sản ngắn hạn thành tiền tuy nhiên không phải loại tài sản nào cũng có
khả năng chuyển đổi sang tiền mặt nhanh ví dụ như hàng tồn kho.
Hệ số thanh toán nhanh phản ánh khả năng sãn sàng thanh toán trong ngắn hạn
các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể sử
dụng bao nhiêu đồng TSNH để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần bán
đi hàng tồn kho. Vì hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nên chỉ tiêu này không tính
Thang Long University Library
25
đến hàng tồn kho. Do đó, việc loại bỏ khoản mục hàng tồn kho sẽ phản ánh chính xác
hơn khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn đến hạn của doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cao hay thấp, tình hình tài chính
được đánh giá tốt hay xấu tùy thuộc vào lượng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn lớn hay bé, nợ ngắn hạn nhỏ hay lớn. Nếu hệ số này thấp thì DN đang gặp khó
khăn trong việc thanh toán nợ và để trả nợ thì DN phải bán gấp tài sản, hàng hóa để trả
nợ. Nhưng nếu hệ số này quá cao thì cũng không tốt vì tiền mặt tại quỹ nhiều hoặc cái
khoản phải thu lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên giống
như hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề
kinh doanh và kỳ hạn thanh toán các món nợ trong kỳ. Chỉ tiêu này cho phép đánh giá
tốt rủi ro phá sản của doanh nghiệp.
Tuy nhiên dựa vào chỉ tiêu này, ta thấy trong tài sản ngắn hạn được dùng để
thanh toán nợ ngắn hạn của tỷ số thanh toán nhanh bao gồm các khoản nợ phải thu
nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể thu hồi được và đúng hạn các
khoản phải thu này. Khi đó tỷ khả năng thanh toán nhanh sẽ không phản ánh chính xác
khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Vì vậy chúng ta có thể đánh giá tốt hơn khả
năng thanh toán thông qua chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức thời cho biết, với số tiền và các khoản tương đương tiền,
doanh nghiệp có đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không.
Khả năng thanh toán tức thời =
Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền
Nợ ngắn hạn
Cũng như các chỉ tiêu thanh toán khác, để kết luận được giá trị của hệ số thanh
toán tức thời tốt hay xấu, doanh nghiệp còn cần xem xét đến bản chất kinh doanh và
điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó. Chỉ số này đòi hỏi khắt khe hơn về tính
thanh khoản so với các chỉ số thanh toán ngắn hạn khác
Khi phân tích về khả năng thanh toán thì cần phải sử dụng hệ số thanh toán tức
thời. Hệ số này ảnh hưởng bởi các chính sách quản lý tiền mặt và nợ của doanh
nghiệp. Nếu tiền và các khoản tương đương tiền lớn hơn nợ ngắn hạn, chỉ số này càng
cao thì chứng tỏ lượng tiền và tương đương tiền hiện có của doanh nghiệp đủ dể trang
trải các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Hệ số này cao cho thấy rằng công ty đang
thực hiện tốt các chính sách quản lý nợ, quản lý tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn, doanh nghiệp luôn có một lượng tiền nhất định để thực hiện khả năng chi trả
cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp có đủ tiền mặt và các khoản tương
đương tiền để trang trải đầy đủ và kịp thời các khoản nợ ngắn hạn. Vì nếu một doanh
nghiệp mà giữ một lượng vốn bằng tiền quá lớn thì điều này sẽ làm cho hiệu quả sử
dụng tài sản sẽ thấp. Doanh nghiệp có thế sử dụng số tiền này để tạo doanh thu cao
26
hơn ví dụ như cho vay ngắn hạn. Mặc dù chỉ số này phản ánh được mức thanh khoản
cao nhất của tài sản doanh nghiệp nhưng tính khả dụng của nó lại có nhiều mặt hạn
chế.
1.3.2.2.2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn chung
Đây là hệ số đo lường khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Để nâng cao hệ số
hoạt động, các nhà quản trị cần biết những tài sản nào không sử dụng, chưa được sử
dụng hoặc không tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần phải biết
cách sử dụng chúng sao cho hiệu quả. Khi phân tích các chỉ đánh giá hiệu quả sử dụng
tài sản ngắn hạn thì người ta thường sử dụng các chi tiêu sau đây:
+ Tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn: bao gồm vòng quay TSNH và thời gian
luân chuyển TSNH
Vòng quay tài sản ngắn hạn trong kỳ =
Thời gian luân chuyển TSNH =
Chỉ tiêu vòng quay tài sản ngắn hạn cho biết trong một kỳ phân tích các tài sản
ngắn hạn quay được bao nhiêu vòng hay 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được bao nhiêu
đồng doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng cao thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong
kho là nhanh, tức là doanh nghiệp bán hàng thuận lợi và hàng tồn kho không bị ứ đọng
nhiều. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt vì như vậy có nghĩa là lượng hàng
dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng
doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Đồng thời, dự
trữ nguyên vật liệu đầu vào cho khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản
xuất bị đình trệ. Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp cho thấy rằng các tài sản vận
động chậm, có thể hàng tồn kho, dở dang nhiều, có thể tài sản cố định chưa hoạt động
hết công suất làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm. Từ vòng quay hàng tồn kho,
ta tính được số ngày trung bình thực hiện được một vòng quay hàng tồn kho. Thời gian
luân chuyển TSNH nói lên độ dài bình quân của một lần luân chuyển của TSNH hay
số ngày bình quân cần thiết để TSNH thực hiện một vòng quay. Số vòng quay hàng
tồn kho càng cao thì thời gian quay vòng càng thấp và ngược lại. Chỉ tiêu này ở mức
thấp có nghĩa là doanh nghiệp đang hoạt động hiệu khá tốt, nhưng nếu hệ số này càng
lớn thì càng cho thấy được những yếu kém của doanh nghiệp trong khâu tiêu thụ hàng
hóa hoặc xuất nguyên vật liệu bị đình trệ, tức là công ty chưa sử dụng được TSNH một
cách hợp lý dẫn đến không hiệu quả trong kinh doanh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi
phân tích chỉ tiêu này cần xem xét đặc điểm ngành nghề kinh doanh và đặc điểm tài
sản mà doanh nghiệp hoạt động, để có kết luận chính xác và đưa ra biện pháp hợp lý
để tăng tốc độ quay vòng của tài sản.
Thang Long University Library
27
Mức tiết kiệm tài sản ngắn hạn do tăng tốc độ luân chuyển
Mức tiết kiệm tài sản ngắn hạn phản ánh số tài sản ngắn hạn có thể tiết kiệm
đựơc do tăng tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn ở kì này so với kì trước, được biểu
hiện bằng hai chỉ tiêu:
Mức tiết kiệm tuyệt đối: là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có
thể tiết kiệm được một số tài sản ngắn hạn để sử dụng vào công việc khác. Nói cách
khác, với mức luân chuyển vốn không thay đổi song do tăng tốc độ luân chuyển tài sản
ngắn hạn nên doanh nghiệp cần có số vốn ít hơn.
VTKTĐ=
M0
L1
-
M0
L0
Trong đó:
: Tổng mức luân chuyển vốn kì kế hoạch
: Số lần luân chuyển tài sản ngắn hạn kì kế hoạch, kì báo cáo
Mức tiết kiệm tương đối: do tăng tốc đọ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có
thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn song không cần tăng thêm hoặc tăng thêm
không đáng kể quy mô tài sản ngắn hạn
VTKTgĐ=
M1
L1
-
M1
L0
Trong đó:
VTKTgĐ: Số tài sản ngắn hạn có thể tiết kiệm (-) hay phải tăng thêm (+) do sự
thay đổi của tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của kì kế hoạch so với kì báo cáo.
: Tổng mức luân chuyển tài sản ngắn hạn kì kế hoạch và kì báo cáo
: Số lần luân chuyển tài sản ngắn hạn kì kế hoạch và kì báo cáo
Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn khiến cho công việc quản lý và sử dụng
tài sản ngắn hạn luôn diễn ra thường xuyên, liên tục. Với vai trò to lớn như vậy, việc
tăng tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
trong doanh nghiệp là nhu cầu tất yếu
Suất hao phí của tài sản ngắn hạn
Suất hao phí của tài sản ngắn hạn =
Hệ số này cho biết doanh nghiệp có 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ thì cần bao
nhiêu đồng giá trị tài sản ngắn hạn. Đây là căn cứ để đầu tư các tài sản ngắn hạn sao
cho phù hợp. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt với doanh nghiệp, vì khi đó tỷ suất lợi
nhuận của một đồng tài sản ngắn hạn sẽ tăng lên, doanh nghiệp không cần đầu tư
nhiều vào tài sản ngắn hạn mà vẫn tạo ra nhiều doanh thu. Và ngược lại,nếu chỉ tiêu
này càng cao thì chứng tỏ công ty đang huy động nhiều TSNH vào quá trình tạo ra một
28
đồng doanh thu. Do đó, qua chỉ tiêu này các nhà quản lý tài chính xây dựng kế hoạch
về đầu tư tài sản ngắn hạn một cách hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
Chỉ tiêu này thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cao, vì khi đó tỷ
suất lợi nhuận của một đồng TSNH tăng lên, doanh nghiệp không cần đầu tư nhiều vào
tài sản ngắn hạn nhưng vẫn tạo ra nhiều doanh thu. Hệ số này cao chứng tỏ DN đang
huy động quá nhiều TSNH vào quá trình tạo ra một đồng doanh thu. Điều này đồng
nghĩa với việc, quản lý và kiểm soát hiệu quả sử dụng vốn chưa tốt dẫn đến lãng phí
TSNH.
Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn
Tỷ suất sinh lời của TSNH =
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản, nó cho biết mỗi đơn vị giá trị
tài sản ngắn hạn có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này
càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng tốt , tài sản ngắn hạn tạo ra càng
nhiều lợi nhuận , điều này làm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp đều mong muốn hệ số này càng cao càng tốt vì như vậy doanh nghiệp đã
sử dụng hết được giá trị của TSNH trong một kỳ sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận DN
được phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng TSNH nói
riêng
1.3.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư tài chính ngắn hạn
Khi phân tích được mức dự trữ tiền mặt hợp lý, với các khoản tiền nhàn rỗi
doanh nghiệp có thể đem đi đầu tư ngắn hạn để kiếm lời. Ta có thể sử dụng các chỉ
tiêu dưới đây để đánh giá hiệu quả đầu tư tài chính ngắn hạn
- Tỷ suất sinh lời của đầu tư tài chính ngắn hạn
Tỷ suất sinh lời =
( - ) -
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
Chỉ tiêu này cho biết nếu doanh nghiệp đầu tư 100 đồng vào tài sản cho hoạt động đầu
tư tài chính ngắn hạn thì nó sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này
càng cao càng tốt , nó sẽ thu hút các nhà đầu tư trong việc đưa ra các quyết định đầu tư
tài chính ngắn hạn vào doanh nghiệp.
- Vòng quay đầu tư tài chính ngắn hạn
Vòng quay đầu tƣ tài chính ngắn hạn =
Doanh thu đầu tƣ TCNH
Đầu tƣ TCNH bình quân
Vòng quay đầu tư tài chính ngắn hạn là chỉ tiêu cho biết số vòng quay của đầu tư
tài chính ngắn hạn trong một thời kỳ nhất định, thường là một nắm. Chỉ tiêu này đánh
Thang Long University Library
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần sông...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần sông...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần sông...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần sông...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại Thành Ph...
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại Thành Ph...Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại Thành Ph...
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại Thành Ph...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần may thăng long
Phân tích tình hình  tài chính tại công ty cổ phần may thăng longPhân tích tình hình  tài chính tại công ty cổ phần may thăng long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần may thăng long
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần in hàng không
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần in hàng khôngPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần in hàng không
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần in hàng không
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
 
Phân tích tình hình tài chính công ty tnhh tiến đạt
Phân tích tình hình tài chính công ty tnhh tiến đạtPhân tích tình hình tài chính công ty tnhh tiến đạt
Phân tích tình hình tài chính công ty tnhh tiến đạt
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần thương mại và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần thương mại và ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần thương mại và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần thương mại và ...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sơn mài truyền thống
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sơn mài truyền thốngNâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sơn mài truyền thống
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sơn mài truyền thống
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty Vận tải, RẤT HAY 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty Vận tải, RẤT HAY 2018Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty Vận tải, RẤT HAY 2018
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty Vận tải, RẤT HAY 2018
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty Hoàng Thái 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty Hoàng Thái 2018Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty Hoàng Thái 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty Hoàng Thái 2018
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn vi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn vi...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn vi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn vi...
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
 

Similar to Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8

Similar to Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8 (20)

Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắpÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắpÍĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắpÍ
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắpÍ
 
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ...Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An Trung
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An TrungĐề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An Trung
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An Trung
 
Đề tàihiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại và xây dựng, 2018
 Đề tàihiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại và xây dựng,  2018 Đề tàihiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại và xây dựng,  2018
Đề tàihiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại và xây dựng, 2018
 
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại...
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại...Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại...
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại...
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiđáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiđáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty Toyota, HOT 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty Toyota, HOT 2018Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty Toyota, HOT 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty Toyota, HOT 2018
 
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biênGiải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
 
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biênGiải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng,, ĐIỂM 8

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG THÁI SƠN SINH VIÊN THỰC HIỆN : HOÀNG THỊ QUỲNH MÃ SINH VIÊN : A22065 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI – 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG THÁI SƠN Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Chu Thị Thu Thủy Sinh viên thực hiện : Hoàng Thị Quỳnh Mã sinh viên : A22065 Chuyên ngành : Tài chính HÀ NỘI – 2015 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này đối với em mang nhiều ý nghĩa. Không chỉ là sự cố gắng của bản thân mà còn là những sự giúp đỡ rất nhiệt tình, những lời động viên, chỉ dẫn của cô giáo hướng dẫn. Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo hướng dẫn TS.Chu Thị Thu Thủy, người đã hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt nhất khóa luận của mình. Em xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị trong Công ty TNHH một thành viên xây dựng Thái Sơn đã cho em cơ hội được thực tập tại Công ty và cung cấp số liệu quan trọng để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Song do thời gian tiếp xúc thực tế còn hạn hẹp nên khóa luận của em không tránh khỏi những sai sót và khuyết điểm. Em mong cá thầy cô giáo và các cô chú trong công ty đóng góp ý kiến để giúp em nâng cao hiểu biết và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô Chu Thị Thu Thủy và ban lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ Công ty TNHH một thành viên xây dựng Thái Sơn đã giúp em hoàn thành khóa luận của mình Em xin chân thành cảm ơn Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2015 Sinh viên Hoàng Thị Quỳnh
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Sinh viên Hoàng Thị Quỳnh Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TRONG DOANH NGHIỆP................................................................................1 1.1.1. Khái niệm tài sản ...........................................................................................1 1.1.2. Phân loại tài sản ............................................................................................1 1.2. Khái niệm, phân loại và đặc điểm của tài sản ngắn hạn .................................2 1.2.1. Khái niệm về tài sản ngắn hạn......................................................................2 1.2.2. Đặc điểm về tài sản ngắn hạn .......................................................................2 1.2.3. Phân loại tài sản ngắn hạn ...........................................................................3 1.2.3.1. Phân loại theo quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn...........................3 1.2.3.2. Phân loại theo các khoản mục trên bảng cân đối kế toán .......................4 1.2.4. Vai trò của tài sản ngắn hạn.........................................................................4 1.3. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ...................................................................5 1.3.1. Khái niệm hiệu quả và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn........................5 1.3.2. Nội dung đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ..............................6 1.3.2.1. Thực trạng sử dụng tài sản ngắn hạn ......................................................6 1.3.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH qua các chỉ tiêu tài chính................21 1.3.3. Chính sách sử dụng tài sản ngắn hạn........................................................32 1.3.4. Ứng dụng phương pháp dupont để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.................................................................................................................37 1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp .....................................................................................................................39 1.3.5.1. Nhân tố chủ quan ...................................................................................39 1.3.5.2. Nhân tố khách quan................................................................................41 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG THÁI SƠN.......................................................................................................43 2.1 Tổng quan về công ty THHH một thành viên xây dựng Thái Sơn................43 2.1.1 Thông tin chung về công ty THHH một thành viên xây dựng Thái Sơn ..43 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH một thành viên Xây dựng Thái Sơn .......................................................................................................43 2.1.3 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh...............................................................43 2.1.4. Bộ máy quản lý của công ty TNHH MTV xây dựng Thái Sơn. ................44 2.1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên xây dựng Thái Sơn giai đoạn 2012 – 2014..................................................................46 2.1.6.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên xây dựng Thái Sơn giai đoạn 2012 – 2014................................................................46
  • 6. 2.1.6.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty TNHH một thành viên xây dựng Thái Sơn giai đoạn 2012-2014...................................................................48 2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH một thành viên xây dựng Thái Sơn ...........................................................................................50 2.2.1. Thực trạng quy mô và cơ cấu tài sản ngắn hạn.........................................50 2.2.1.1. Phân tích quy mô tài sản ngắn hạn........................................................50 2.2.2. Thực trạng sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty......................................59 2.2.2.1. Thực trạng sử dụng tiền .........................................................................59 2.2.2.2. Thực trạng sử dụng hàng tồn kho ..........................................................60 2.2.2.3. Thực trạng sử dụng các khoản phải thu.................................................61 2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn........64 2.2.3.1. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán......................................................64 2.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền.......................................................................................................................74 2.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho...........................75 2.2.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các khoản phải thu .................78 2.2.4. Chính sách sử dụng tài sản ngắn hạn........................................................83 2.2.5. Ứng dụng phân tích Dupont để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn..........................................................................................................................85 2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty .............................88 2.3.2. Hạn chế ........................................................................................................89 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế...........................................................................90 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG THÁI SƠN .....92 3.1. Cơ hội phát triển của công ty TNHH một thành viên xây dựng Thái Sơn..92 3.2. Định hƣớng phát triển trong thời gian tới của công ty TNHH một thành viên xây dựng Thái Sơn ...........................................................................................92 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH một thành viên xây dựng Thái Sơn ........................................................................94 3.3.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền ............95 3.3.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản phải thu ngắn hạn.......................97 3.3.3. Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho ...................................................................99 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2012 – 2014 .....................................48 Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán tài sản nguồn vốn của Công ty TNHH một thành viên xây dựng Thái Sơn giai đoạn 2012 – 2014....................................................................49 Bảng 2.3. Quy mô tài sản ngắn hạn của công ty giai đoạn 2012-2014.........................52 Bảng 2.4. Cơ cầu tiền và các khoản tương đương tiền giai đoạn 2012-2014 ...............54 Bảng 2.5. Cơ cấu các khoản phải thu giai đoạn 2012-2014..........................................56 Bảng 2.6. Cơ cầu hàng tồn kho giai đoạn 2012-2014 ...................................................58 Bảng 2.7. Áp dụng mô hình Altman Z-Score cho công ty TNHH Thống Nhất ...........64 Bảng 2.8. Chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán năm 2012-2014 ................................64 Bảng 2.9. Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ........................................70 Bảng 2.10. Mức tiết kiệm (lãng phí) tài sản ngán hạn tại công ty giai đoạn 2012-2014 .......................................................................................................................................73 Bảng 2.11. Lợi nhuận thu được sau khi tiết kiệm TSNH của công ty Thái Sơn...........74 Bảng 2.12. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền..74 Bảng 2.13. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho giai đoạn 2012-2014.....76 Bảng 2.14. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các khoản phải thu năm 2012-2014 ...79 Bảng 2.15. Thời gian quay vòng của tiền giai đoạn 2012-2014....................................82 Bảng 3.1. Tổng hợp các khoản phải thu của công ty Thái Sơn năm 2015....................97 Bảng 3.2. Tổng hợp lãi suất chiết khấu áp dụng ...........................................................99 Bảng 3.3. Dự tính các khoản phải thu của Thái Sơn năm 2015 sau khi áp dụng chiết khấu thương mại như đề xuất. .......................................................................................99 Bảng 3.4. Mô hình ABC của Công ty .........................................................................101 Bảng 3.5. Bảng cân đối kế toán năm 2015..................................................................104 Bảng 3.6. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015 ..............................................105 Bảng 3.7. Bảng chỉ tiêu khả năng thanh toán năm 2015............................................105 Bảng 3.8. Bảng chỉ tiêu vòng quay của tài sản ngắn hạn............................................106 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty Thái Sơn giai đoạn 2012-2014......54 Sơ đồ 1.1.Quản lý tiền mặt..............................................................................................7 Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV xây dựng Thái Sơn. ...................44 Mô hình 1. Mô hình chính sách sử dụng tài sản ngắn hạn............................................84
  • 8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ BĐS Bất động sản HTK Hàng tồn kho PTKH Phải thu khách hàng TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSNH Tài sản ngắn hạn VCSH Vốn chủ sở hữu VLĐ Vốn lưu động TM & SX CBCNV TSDH Thương mại và sản xuất Cán bộ công nhân viên Tài sản dài hạn Thang Long University Library
  • 9. LỜI MỞ ĐẦU 1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Doanh nghiệp trong bất cứ ngành nghề sản xuất kinh doanh nào cũng cần quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp chặt chẽ. Trong suốt quá trình kinh doanh thì tài sản là nguồn lực luôn chiếm một phần cực kỳ quan trọng đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp. Trong đó, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những khoản mục có tính thanh khoản cao và là mắt xích quan trọng trong quá trình tạo ra doanh thu. Tuy là yếu tố tồn tại trong ngắn hạn đúng như tên gọi nhưng nếu có phát sinh trục trặc sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của công ty. Trong những năm qua, Công ty xây dựng Thái Sơn đã và đang hết sức quan tâm đến công tác sử dụng tài sản ngắn hạn sao cho đạt hiệu quả kinh tế nhất. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa của nó, với điều kiện cạnh tranh gay gắt, để tồn tại và phát triển thì không những Công ty Thái Sơn mà tất cả các doanh nghiệp khác trên thị trường buộc phải luôn luôn năng động để tìm ra hướng đi riêng cho mình, tìm ra con đường đến với thành công một cách có hiệu quả nhất. Sử dụng tài sản ngắn hạn một cách có hiệu quả là một trong những con đường dẫn đến thành công một cách chắc chắn nhất. Chính vì vậy, làm thế nào để sử dụng tốt nhưng hiệu quả được tài sản ngắn hạn? Làm thế nào để mỗi đồng mà doanh nghiệp đầu tư vào tài sản ngắn hạn cho ra nhiều đồng doanh thu và lợi nhuận. Đây chính là vấn đề mà các doanh nghiệp đang cố gắng giải quyết. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và có cơ hội được thực tập tại Công ty Thái Sơn – một công ty năng động, có quy mô vừa phải và có chiến lược phát triển vững chắc, đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH một thành viên xây dựng Thái Sơn” đã được đưa ra nghiên cứu trong khóa luận. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh ngiệp. Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH một thành viên xây dựng Thái Sơn giai đoạn 2012 – 2014. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong khóa luận là phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phương pháp Dupont dựa trên các số liệu thu thập được và tình hình thực tế tại công ty.
  • 10. 4. Kết cấu khóa luận Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH một thành viên xây dựng Thái Sơn Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH một thành viên xây dựng Thái Sơn Thang Long University Library
  • 11. 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Những vấn đề chung về tài sản 1.1.1. Khái niệm tài sản Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất kinh doanh hoặc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đều phải có tài sản. Vậy tài sản của doanh nghiệp là gì? Theo chuẩn mực kế toán quốc tế: Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, là kết quả của những hoạt động trong quá khứ, mà từ đó một số lợi ích kinh tế trong tương lai có thể dự kiến một cách hợp lý.[1, Trang 10] Theo chuẩn mực Kế toán Việt Nam: Tài sản là nguồn lực mà doanh nghiệp kiểm soát được và dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp.[1,Trang 10] Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ các hoạt động, giao dịch đã qua như: góp vốn, mua sắm, tự sản xuất, được cấp, biếu tặng,... Tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc thiết bị, hàng hóa hay không được thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế nhưng phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp. Ngoài ra tài sản của doanh nghiệp cũng bao gồm tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp lại có quyền kiểm soát và thu được lợi ích từ việc kiểm soát đó như tài sản thuê tài chính... Việc đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, nó quyết định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hình thành các tài sản là quá trình đầu tư của doanh nghiệp. Muốn đầu tư vào tài sản doanh nghiệp cần phải có vốn. Đến đây bài toán lại quay lại tìm cách thức để huy động vốn. Doanh nghiệp thu hút được vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau và tùy theo tình hình của công ty mà doanh nghiệp nên lựa chọn theo cách thức huy động vốn nào. 1.1.2. Phân loại tài sản Sử dụng tài sản hiệu quả cần phải phân loại tài sản theo những tiêu thức khác nhau. Một số tiêu thức thường được sử dụng trong tài sản bao gồm: Thứ nhất, căn cứ vào nguồn hình thành tài sản bao gồm: Tài sản được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu và tài sản được tài trợ nợ. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp thấy được tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn nào, từ đó có biện pháp theo dõi, quản lý và sử dụng tài sản sao cho có hiệu quả nhất. Thứ hai, theo hình thái biểu hiện, tài sản bao gồm: Tài sản hữu hình, tài sản vô hình. Tài sản hữu hình là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể do doanh
  • 12. 2 nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Tài sản vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ. Thứ ba, dựa vào đặc điểm thời gian sử dụng chia thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn là những tài sản mà thời gian sử dụng, thu hồi luân chuyển trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn được xếp vào loại tài sản dài hạn bao gồm các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản tài sản tài chính dài hạn Cuối cùng, dựa theo tính chất tuần hoàn và luân chuyển, tài sản được chia thành tài sản cố định và tài sản lưu động. Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài cho các hoạt động của doanh nghiệp. Và những biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động gọi là tài sản lưu động 1.2. Khái niệm, phân loại và đặc điểm của tài sản ngắn hạn 1.2.1. Khái niệm về tài sản ngắn hạn Trong nền kinh tế hiện nay, mỗi doanh nghiệp được coi là một tế bào của nền kinh tế mới với mục đích chính là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Để đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có tư liệu sản xuất bao gồm hai bộ phận là tư liệu lao động và đối tượng lao động. Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có tài sản ngắn ngạn. Tài sản ngắn hạn thường được luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm tài sản bằng tiền, các khoản phải thu, dự trữ hàng tồn kho, các chứng khoán có tính thanh khoản. “Do vậy, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một kỳ kinh doanh hoặc trong một năm”. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới hình thái tiền, hiện vật (vật tư, hàng hóa) dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu. [2, Trang 123]. 1.2.2. Đặc điểm về tài sản ngắn hạn Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp cần phải biết rõ số lượng, giá trị của từng loại tài sản ngắn hạn để đưa ra các điều chỉnh hợp lý, đạt được hiệu quả sử dụng cao. Tài sản ngắn hạn được phân bổ ở các khâu và các công đoạn nhằm đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục, ổn định, tránh tổn thất vốn do ngừng sản xuất, không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và khả năng thanh toán chi trả. Vậy nên, tài sản ngắn hạn có những đặc điểm sau: Tài sản ngắn hạn tham gia vào mọi chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn của DN không ngừng vận động qua các giai đoạn của một Thang Long University Library
  • 13. 3 chu kỳ kinh doanh bao gồm dự trữ, sản xuất và lưu thông. Ba giai đoạn này hợp nhất tạo thành quá trình tuần hoàn và chu chuyển của TSNH. Giai đoạn sản xuất của DN luôn gắn liền với giai đoạn lưu thông. TSNH dùng cho sản xuất và TSNH dùng cho lưu thông luôn chuyển hóa lẫn nhau, vận động không ngừng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục Tài sản ngắn hạn tồn tại dưới nhiều hình thái biểu hiện khác nhau. Qua mỗi giai đoạn của chu lỳ kinh doanh, TSNH lại thay đổi hình thái biểu hiện. Tài sản ngắn hạn hình thành hình thái ban đầu là tiền được chuyển hóa sang hình tháo vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang,thành phẩm hàng hóa. Khi kết thúc quá trình tiêu thụ lại trở về hình thái ban đầu là tiền. Tài sản ngắn hạn không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ - sản xuất - lưu thông một cách liên tục và lập đi lập lại có tính chất chu lù tạo thành sự chu chuyển của tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nên nó dễ dàng chuyển hóa từ dạng vật chất sang tiền tệ nên đáp ứng được khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà không chịu chi phí lớn. Tuy nhiên điều này lại gây khó khăn cho quản lý, chống thất thoát Kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị tài sản ngắn hạn được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp lại khi doanh nghiệp thu được tiền bán hàng hóa, dịch vụ. 1.2.3. Phân loại tài sản ngắn hạn Trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, tùy theo yêu cầu quản lý và dựa trên tính chất của tài sản ngắn hạn, có thể phân loại tài sản ngắn hạn như sau: 1.2.3.1. Phân loại theo quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn Tài sản ngắn hạn đƣợc chia thành ba bộ phận, cụ thể: Tài sản ngắn hạn dự trữ: là toàn bộ tài sản ngắn hạn tồn tại trong khâu dự trữ mà không tính đến hình thái biểu hiện của chúng bao gồm : tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang đi đường, nguyên nhiên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ, trả trước cho người bán. Tài sản ngắn hạn sản xuất: là toàn bộ tài sản ngắn hạn tồn tại trong khâu sản xuất của doanh nghiệp bao gồm: giá bán thành phẩm, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chi phí trả trước, ... Tài sản ngắn hạn lưu thông: là tất cả tài sản ngắn hạn tồn tại trong khâu lưu thông của doanh nghiệp, bao gồm: thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán, các khoản phải thu. Khi phân loại TSNH theo quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn giúp cho doanh nghiệp xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình luân chuyển của tài sản ngắn hạn. Doanh nghiệp phân tích và đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.
  • 14. 4 1.2.3.2. Phân loại theo các khoản mục trên bảng cân đối kế toán Căn cứ theo bảng cân đối kế toán, tài sản ngắn hạn bao gồm: Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền được hiểu là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng sang tiền mặt và không có nhiều rủi ro trong quá trình chuyển đổi thành tiền Tài sản tài chính ngắn hạn: bao gồm các khoản đầu tư chứng khoán có thời hạn thu hồi dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng,...) hoặc chứng khoán mua vào bán ra (cổ phiếu, trái phiếu) để kiếm lời và các loại đầu tư tài chính khác không quá một năm Các khoản phải thu ngắn hạn: Trong nền kinh tế thị trường việc mua bán chịu là điều không thể thiếu. Các doanh nghiệp bán hàng song có thể không nhận được ngay tiền hàng lúc bán mà nhận sau một thời gian xác định mà hai bên thỏa thuận hình thành nên các khoản phải thu. Vì vậy các khoản phải thu ngắn hạn là các khoản phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn khác với thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới một năm Hàng tồn kho: Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho sản xuất, kinh doanh thì việc tồn tại vật tư hàng hóa dự trữ, tồn kho là những bước đệm cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. Hàng tồn kho có ba loại: nguyên vật liệu thô phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Để đảm bảo cho sự ổn định sản xuất, doanh nghiệp phải duy trì một lượng hàng tồn kho dự trữ an toàn và phải tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà mức dự trữ an toàn khác nhau Tài sản ngắn hạn khác: Bao gồm chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT được khấu trừ, thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước, tài sản ngắn hạn khác Đây là cách phân loại dựa trên khả năng huy động cho việc thanh toán và được thể hiện rõ ràng trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ các khoản mục trên trong bảng cân đối kế toán. Vì vậy các doanh nghiệp xác định được chính xác cách phân loại phù hợp với mình sẽ mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn, có ưu thế trong việc gìn giữ và sử dụng tài sản. Ngoài ra còn có một vài cách phân loại khác như căn cứ vào phạm vi sử dụng hay phân loại theo hình thái biểu hiện. Nhưng Khóa luận chỉ tập trung đề cập đến hai cách phân loại chính phục vụ mục đích nghiên cứu chính trong khóa luận 1.2.4. Vai trò của tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn là bộ phận quan trọng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động sản xuất bên cạnh có những tài sản dài hạn như nhà xưởng, Thang Long University Library
  • 15. 5 máy móc, thiết bị công nghệ,... doanh nghiệp còn bỏ ra một khoản tiền để mua sắm nguyên nhiên liệu, hàng hóa,... phục vụ cho quá trình kinh doanh. Như vậy tài sản ngắn hạn là điều kiện để cho một doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất. Tài sản ngắn hạn còn phản ánh quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. Thông qua sự vận động của tài sản ngắn hạn mà chúng ta có thể đánh giá được tình hình tồn kho, tiêu thụ và tình hình sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó tài sản ngắn hạn còn đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục. Lượng tài sản ngắn hạn có hợp lý thì mới không làm gián đoạn quá trình sản xuất. Tài sản ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán, khi duy trì ở một mức độ hợp lý nó đem lại cho doanh nghiệp những lợi thế nhất định như được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán...Từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.3. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Trong điều kiện tình hình kinh tế hiện nay thì việc nâng cao hiệu quả tài sản nói chung và hiệu quả tài sản ngắn hạn nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp. Nhưng thực tế cho thấy rằng, tài sản ngắn hạn ở một số doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước được sử dụng còn kém hiệu quả. Vì vậy mà việc sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn là yêu cầu mang tính cấp thiết đối với sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. 1.3.1. Khái niệm hiệu quả và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Để đưa ra được khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hội đạt được từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Hay nói cách khác hiệu quả kinh doanh bao gồm hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định [2, Trang 121] Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nhân tài, vật lực của doanh nghiệp hoặc xã hội để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế chủ yếu được phản ánh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh.[3, Trang 324] Hiệu quả xã hội phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh. Hiệu quả xã hội của hoạt động thương mại là việc cung ứng hàng
  • 16. 6 hóa ngày càng tốt hơn nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất, văn hóa tinh thần cho xã hội, góp phần cân đối cung cầu, ổn định giá cả thị trường, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng hoặc các nước là việc giải quyết công ăn việc làm cho những người lao động và thúc đấy sự phát triển của sản xuất. Hiệu quả xã hội trong kinh doanh thương mại còn được biểu hiện thông qua việc thực hiện các chính sách xã hội của nhà nước, đảm bảo cung ứng hàng hóa kịp thời và đầy đủ.[3, Trang 324] Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau. Nó vừa thống nhất vừa mâu thuẫn ở từng nơi từng từng lúc. Hiệu quả kinh tế dễ xác định, có thể đo lường bằng các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả ở mức độ tổng hợp hoặc đặc thù. Hiệu quả xã hội thì khó xác định bằng các chỉ tiêu cụ thể mà chỉ có thể đánh giá thông qua những biểu hiện của đời sống của một địa phương, vùng lãnh thổ hoặc trong phạm vi nền kinh tế quốc dân. Do vậy, đối với việc các doanh nghiệp khi đánh giá hiệu quả thường chỉ đề cập đến hiệu quả kinh tế. Hiệu quả xã hội chỉ được đề cập để đánh giá đan xen với hiệu quả kinh tế Từ khái niệm trên hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa đầu ra và đầu vào, vậy ta có công thức Hiệu quả = Đầu ra Đầu vào Vì thế hiệu quả kinh doanh là một số tương đối phản ánh kết quả đạt được cới chi phí bỏ ra. Đó là sự so sánh giữa kết quả đầu vào và các yếu tố đầu ra. Từ đó, ta đưa ra khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn: “Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất, hay nói cách khác hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đật được kết quả ấy”. 1.3.2. Nội dung đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 1.3.2.1. Thực trạng sử dụng tài sản ngắn hạn Thực trạng sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền. Quản lý tiền mặt và các khoản tương đương tiền chính là quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các loại chứng khoán khả thị, tài sản có tính thanh khoản cao,... Việc xác định lượng tiền mặt dự trữ chính xác giúp cho doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán, đối phó với các biến cố bất thường xảy ra, đầu tư sinh lời, tận dụng cơ hội cải thiện vị trí của doanh nghiệp. Dựa vào thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp, cùng với khả năng thanh toán và phán đoán những biến động cũng như xu thế của thị trường tài chính từ đó ta có thể tóm tắt hệ thống quản trị tiền mặt qua sơ đồ sau: Thang Long University Library
  • 17. 7 Sơ đồ 1.1.Quản lý tiền mặt Dựa vào sơ đồ trên có thể thấy được tổng quát trong hệ thống quản trị tiền mặt bởi cũng như các tài sản khác tiền mặt cũng là hàng hóa nhưng là một loại hàng hóa đặc biệt và có tính lỏng nhất định. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gặp phải rủi ro của việc dữ trữ tiền: dự trữ quá ít hoặc dự trữ quá nhiều. Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền tập trung vào các quyết định sau: - Quản lý hoạt động thu – chi bằng tiền mặt Tiền mặt của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt tồn quỹ, tiền trên tài khoản ngân hàng. Nó được sử dụng để trả lương, mua nguyên vật liệu, mua tài sản cố định, trả tiền thuế và các khoản nợ đến hạn... Tiền mặt bản thân nó là loại tài sản không sinh lãi, do vậy trong quản lý tiền mặt thì việc tối thiểu hóa lượng tiền mặt phải dự trữ là điều quan trọng nhất. Trong việc quản lý tiền mặt thì một nguyên tắc tất yếu để giúp doanh nghiệp có lợi nhuận tốt là tăng thu và giảm chi. Đó là điều mà doanh nghiệp luôn hướng tới. Trong khi hệ thống thu chi tiền vô cùng phức tạp, phải diễn ra qua nhiều giai đoạn khác nhau. Chính vì vậy khi các nhà quản lý của doanh nghiệp muốn tăng thu và giảm chi thì họ cần phải làm sao để có thể tăng tốc độ thu tiền và giảm thời gian chi tiền. Để tăng hiệu quả hoạt động thu tiền, doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian chuyển thư, thời gian xử lý chứng từ,....Bên cạnh việc tăng hiệu quả hoạt động thu tiền thì các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải giảm thời gian chi tiền, trì hoãn dòng tiền ta đến hế mức có thể nhưng không làm ảnh hưởng đến uy tín thanh toán của doanh nghiệp với nhà cung cấp, người lao động,... Dựa vào khoản tiền nhàn rỗi đó các doanh nghiệp sẽ đầu tư sinh lời làm tăng lợi nhuận. Tăng thu là doanh nghiệp tích cực thu hồi các khoản nợ từ khách hàng để sớm có vốn quay vòng đầu tư các danh mục khác, đảm bảo thông suốt quá trình giao dịch kinh doanh. Có nhiều cách để tăng tốc độ thu hồi vốn nhưng để chọn được phương thức hiệu quả, nhà quản lý cần so sánh giữa lợi ích và chi phí tăng thêm của các phương Thu tiền Chi tiền Tiền mặt Đầu tư các khoản ngắn hạn Kiểm soát thông qua báo cáo thông tin
  • 18. 8 thức thu- chi sao cho lợi ích mang lại là lớn nhất. Ta có thể đánh giá thông qua công thức: ΔB= Δt*TS*I*(1-T) ΔC=( - ) *(1-T) Trong đó: ΔB là lợi ích tăng thêm khi áp dụng phương thứ đề xuất( tính theo năm) ΔC là phần chi phí tăng thêm khi áp dụng phương thức đề xuất Δt là thời gian thay đổi khi áp dụng phương thức đề xuất( theo ngày) TS là quy mô chuyển tiền theo năm I là lãi suất đầu tư theo ngày T là thuế suất thuế TNDN Đối với phương thức thu tiền: là số ngày được rút ngắn Đối với phương thức chi tiền: là số ngày tăng thêm Theo mô hình trên nhà quản lý có thể đưa ra quyết định như sau: Nếu ΔB> ΔC: chuyển sang phương thức đề xuất vì lợi ích ròng thu được cao hơn chi phí tăng thêm Nếu ΔB< ΔC: giữ nguyên phương thức hiện tại do phương thức mới không đem lại lợi ích lớn hơn mà doanh nghiệp còn phải bỏ ra chi phí để bù đắp thêm. Nếu ΔB= ΔC: doanh nghiệp bàng quan với cả hai phương thức do áp dụng phương thức đề xuất không mang lại lợi ích tăng thêm cho doanh nghiệp. Bên cạnh việc tăng doanh thu bằng cách thu hồi nợ thì doanh nghiệp có thể thu lợi nhuận bằng cách giảm chi để có càng nhiều tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời càng tốt. Thay vì doanh nghiệp thanh toán sớm các đơn mua hàng, nhà quản lý tài chính nên hoãn việc thanh toán nhưng trong phạm vi cho phép mà các chi phí tài chính, tiền phạt thấp hơn lợi nhuận do việc chậm thanh toán mang lại. Hình thức mà các doanh nghiệp thường hay sử dụng phổ biến nhất đó là chậm trả lương. Đây là một trong những khoản tiền mà doanh nghiệp có thể mang đi đầu tư mà không hề mất chi phí - Xác định mức dự trữ tối ưu Trong việc quản lý tiền thì việc quan trọng nhất là doanh nghiệp phải giữ được một lượng tiền dự trữ tối ưu để đảm bảo khả năng thanh toán cũng như tất cả các các nhu cầu của doanh nghiệp mà chi phí cơ hội là thấp nhất. Vì nếu doanh nghiệp dự trữ quá ít tiền, co thể mắc phải nguy cơ không có khả năng hoạt động ình thường như: việc thanh toán bị trì hoãn, nguồn tiền bị cắt giảm, phải huy động thêm các nguồn tài chính(tạo chi phí huy động vốn), bán tài sản (tạo ra lỗ tiềm tàng) hoặc bị bỏ qua một số cơ hội. Còn nếu doanh nghiệp dự trữ nhiều: Do tiền cũng là tài sản khong sinh lời, việc giữ tiền quá nhiều sẽ khiến doanh nghiệp mất đi cơ hội đầu tư vào tài sản sinh lời khác Thang Long University Library
  • 19. 9 như: chứng khoán, trái phiếu, cho vay có lãi... Lượng tiền mặt dự trữ tối ưu của doanh nghiệp phải thỏa mãn được 3 nhu cầu chính: chi cho các khoản phải trả phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp như trả cho nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, trả cho người lao động, trả thuế, dự pòng cho các cơ hội phát sinh ngoài dự kiến khi thị trường có sự thay đồi đột ngột - Mô hình sử dụng tiền mặt EOQ( Mô hình Baumol) Quản lý tiền mặt đề cập đến việc quản lý tiền tại các quỹ và tiền gửi ngân hàng. Sự quản lý này liên quan đến việc quản lý các loại tài sản gắn liền với tiền mặt như các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao. Mô hình EOQ của nhà khoa học Wiliam J.Baumol trong quản lý tiền mặt là một mô hình quản lý dự trữ rất hiệu quả. EOQ trong quản lý tiền mặt giúp doanh nghiệp xác định được lượng tiền mặt dự trữ tối ưu để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Từ đó có thể giảm tối đa các chi phí liên quan đến việc dự trữ tiền trong doanh nghiệp Các giả định của mô hình: Doanh nghiệp có nhu cầu về tiền mặt là ổn định Không có dự trữ tiền mặt cho mục đích an toàn Không có rủi ro trong đầu tư chứng khoán Doanh nghiệp chỉ có hai phương thức dự trữ tiền: tiền mặt và các khoản tương đương tiền. Chi phí giao dịch: TrC=( ⁄ × F Trong đoa: T: là tổng nhu cầu tiền trong một năm C: là quy mô một lần bán chứng khoán F : chi phí cố định cho một lần bán chứng khoán. Chi phí cơ hội OC= ⁄ × K Trong đó: (C⁄2): là mức dự trữ tiền mặt trung bình K: là lãi suất chứng khoán theo năm Tổng chi phí: TC= ⁄ ⁄ × K Mức dự trữ tối ưu C*: C*= √
  • 20. 10 Hình 1.1. Mô hình Baumol Chi phí giữ tiền mặt Chi phí cơ hội Chi phí giao dịch 0 C* Quy mô tiền mặt Mô hình này cho thấy nếu lãi suất càng cao thì doanh nghiệp sẽ nắm giữ số dư bình quân tiền mặt thấp hơn và do đó làm cho doanh số bán chứng khoán nhỏ hơn. Nhưng mặt khác, nếu giá phải trả cho mỗi lần bán chứng khoán cao thì doanh nghiệp nên nắm giữ một số tiền mặt lớn hơn. Mô hình Baumol cho thấy số dư tiền mặt không thực tiễn ở chỗ giả định doanh nghiệp chi trả tiền mặt một cách ổn định. Điều này lại không luôn đúng trong thực tế vì trong hoạt động của doanh nghiệp thì rất ít khi lượng tiền ra vào của doanh nghiệp mỗi kỳ lại ổn định. Mức dự trữ tiền mặt dự kiến sẽ dao động trong một khoảng từ cận thấp nhất đến giới hạn cao nhất. Nếu lượng tiền mặt ở mức thấp thì doanh nghiệp bán chứng khoán để có đủ lượng tiền dự kiến, nếu doanh nghiệp có dư số lượng tiền mặt thì sử dụng số tiền vượt mức đi mua chứng khoán để đưa lượng tiền mặt về mức dự kiến. Mô hình trên cho ta thấy được tại sao các doanh nghiệp nhỏ lưu giữ một số dư tiền mặt đáng kể. Trong khi đối với các doanh nghiệp lớn thì các chi phí giao dịch mua bán chứng khoán lại quá nhỏ so với cơ hội phí mất đi do giữ một số lượng tiền mặt nhàn rỗi. Mô hình sử dụng tiền mặt Miller Orr Thông thường, tiền trong doanh nghiệp vận động không theo quy luật nhất định nào, từ đó tác động đến mức dự trữ cũng không thể đều đặn như tính toán. Do vậy nếu sử dụng mô hình quản trị tiền Baumol sẽ không phản ánh đúng, do đó khó có thể quản lý tốt vốn bằng tiền trong doanh nghiệp. Bằng việc phân tích thực tiễn, Miller Orr đã đưa ra mức dự trữ tiền mặt dự kiến dao động trong một khoảng từ cận thấp nhất đến giới hạn cao nhất. Chi phí giữ tiền mặt Thang Long University Library
  • 21. 11 Hình 1.2. Đồ thị biểu diễn các mức biến động tiền mặt theo thời gian Qua hình trên ta thấy vốn bằng tiền vận động biến động không theo quy luật cho đến khi chạm tới giới hạn trên. Tại thời điểm này thì doanh nghiệp dùng tiền để mua chứng khoán một lượng H- Z đơn vị nhằm làm giảm số dư vốn bằng tiền thực tế về gần mục tiêu. Khi vốn bằng tiền vận động xuống giới hạn dưới, doanh nghiệp bán ra một lượng chứng khoán là Z-L đơn vị để đưa số dư vốn bằng tiền lên mức mục tiêu Như vậy, quy luật là cho phép mức vốn bằng tiền lưu giữ dao động một cách tự do cho đến khi đạt tới mức giới hạn trên hoặc dưới, khi đó doanh nghiệp sẽ can thiệp bằng cách mua hay bán một lượng chứng khoán vừa đủ để tái lập mức số dư vốn bằng tiền mục tiêu. Mức tiền mặt theo thiết kế= Mức giới hạn dưới + Đây là mô hình thực tế rất nhiều doanh nghiệp áp dụng. Khi áp dụng mô hình này, mức tiền mặt giới hạn dưới thường được lấy là mức tiền mặt tối thiểu. Trên thực tế việc sử dụng mô hình Miller rất dễ dàng, gồm các bước sau: + Bước 1: Doanh nghiệp phải xác định cho mình mức tồn quỹ tối thiểu( giới hạn dưới) +Bước 2: Doanh nghiệp phải ước tính được phương sai của thu chi ngân quỹ + Bước 3: Xác định lãi suất và chi phí giao dịch của một lần mua bán chứng khoán +Bước 4: Tính giới hạn trên và mức tồn quỹ theo thiết kế. Và đưa ra các quyết định quản lý
  • 22. 12 Sau khi dự toán được nhu cầu tiền và xác định được mức tồn quỹ tối ưu hay với khoảng biến động mức tồn quỹ. Từ đó, lập ra kế hoạch quản lý ngân quỹ cho tháng tới. Đây là mô hình có nhiều doanh nghiệp áp dụng. Thực trạng sử dụng hàng tồn kho Đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì dự trữ hàng tồn kho là yếu tố quan trọng. Hàng tồn kho giúp hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Hơn nữa với sự biến động của thị trường thì hàng hóa dự trữ sẽ giúp doanh nghiệp giảm được thiệt hại. Tuy nhiên nếu dự trữ quá nhiều sẽ làm tăng chi phí bảo quản, lưu kho và gây tồn đọng vốn. Lợi ích của việc dự trữ hàng tồn kho giúp cho doanh nghiệp chủ động trong sản xuất và năng động trong mua nguyên vật liệu dự trữ, hưởng chiết khấu thương mại, hưởng lợi khi giá tăng. Vì vậy mà doanh nghiệp cần xác định mức tồn kho hợp lý ở từng thời điểm nhằm nâng cao hiệu quả dử dụng tài sản ngắn hạn cho doanh nghiệp. Chính sách sử dụng hàng tồn kho Việc dự trữ hàng tồn kho cũng là một quyết định chi tiêu tiền. để xác định mức độ đầu tư vào hàng tồn kho tối ưu cần so sánh lợi ích đạt được từ dự trữ hàng tồn kho với chi phí phát sinh của việc duy trì hàng tồn kho thông qua việc xác định mức dự trữ kho tối ưu trong đó cân đối được chi phí của việc dự trữ quá nhiều hay dự trữ quá ít. Dựa vào mức tối ưu này, doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết định liên quan đến “Giá trị lưu kho”: tăng giá trị lưu kho nếu dự trữ thực tế nhỏ hơn mức dự trữ tối ưu hay có cơ hội bất thường trong đầu cơ, và giảm giá trị hàng lưu kho khi mức dự trữ lớn hơn mức dự trữ tối ưu. Từ đó có những điều chỉnh sao cho phù hợp như tìm thêm nguồn nhập mua khi muốn tăng giá trị lưu kho và nếu muốn giảm giá trị lưu kho thì xuất kho để sản xuất kinh doanh, xem lại kế hoạch nhập hàng để có điều chỉnh phù hợp hay bán lại những hàng tồn kho không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nữa. Mô hình sử dụng hàng tồn kho: có 2 mô hình sử dụng hàng tồn kho mà các doanh nghiệp thường hay áp dụng, tùy vào từng loại hình doanh nghiệp cụ thể mà sử dụng mô hình nào để đạt được hiệu quả nhất - Mô hình ABC( The ABC Inventory Method) Mô hình ABC là mô hình quản lý hàng tồn kho dựa trên cơ sở áp dụng mức độ quản lý khác nhau với các nhóm hàng lưu kho có giá trị cao hay thấp khác nhau. Với một doanh nghiệp có hàng nghìn danh mục hàng lưu kho với giá trị từ rất đắt đến rất rẻ và chúng ta chia danh mục thành 3 nhóm: A, B và C. Nhóm A chiếm 10% về mặt số lượng trong danh mục nhưng lại chiếm đến 50% giá trị tiền đầu tư vào hàng lưu kho. Nhóm B chiếm 30% về mặt số lượng trong danh mục và chiếm 35% giá trị tiền đầu tư vào hàng lưu kho. Nhóm C chiếm 60% về mặt số lượng trong danh mục nhưng chỉ chiếm 15% giá trị tiền đầu tư vào hàng lưu kho. Bằng việc chia hàng lưu kho thành Thang Long University Library
  • 23. 13 nhiều nhóm, doanh nghiệp có thể tập trung vào nhóm mà cần sự kiểm soát hiệu quả nhất, mà cụ thể ở đây là nhóm A, tiếp theo là nhóm B và cuối cùng là nhóm C. Hình 1.3.Mô hình ABC Nếu như nhóm A được xem xét quản lý một cách thường xuyên thì nhóm B sẽ ít được thường xuyên hơn, có thể là hàng tháng, hàng quý và nhóm C sẽ ít hơn nữa, có thể là hàng năm. Ưu điểm của quản lý hàng tồn kho theo mô hình ABC đó là việc phân loại hàng hóa theo giá trị để áp dụng cho mô hình là công việc đơn giản, dễ tiến hành, đồng thời quản lý hàng tồn kho có hiệu quả do có thể sắp xếp các loại hàng hóa theo giá trị giảm dần (doanh nghiệp sẽ tập trung vào nhóm hàng tồn kho cần quản lý chặt chẽ nhất để sau đó có hiệu quả kinh doanh tốt nhất). Tuy nhiên mô hình chưa giải quyết được việc tối thiểu hóa chi phí lưu kho. - Mô hình EOQ ( The Economic Order Quantity Model) Mô hình EOQ là mô hình quản lý hàng tồn kho mang tính định lượng được sử dụng để xác định mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp, dựa trên cơ sở giữa chi phí tồn trữ hàng tồn kho và chi phí đặt hàng có mối quan hệ tương quan tỷ lệ nghịch. Cụ thể, nếu số lượng sản phẩm cho mỗi lần đặt hàng tăng thì số lần đặt hàng giảm xuống và dẫn theo đó chi phí đặt hàng trong kỳ giảm trong khi chi phí tồn trữ hàng hóa tăng lên. Vì vậy mà mục đích của quản lý hàng tồn kho là cân bằng hai loại chi phí: chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng sao cho tổng chi phí tồn kho là thấp nhất trong điều kiện giá mua hàng là ổn định
  • 24. 14 Chi phí tồn trữ Chi phí tồn trữ là những chi phí liên quan đến việc lưu giữ hàng hóa bao gồm chi phí hoạt động( chi phí bốc dỡ, chi phí về kho bãi và quản lý, bảo quản) và chi phí tài chính( chi phí sử dụng vốn, chi phí thuế, khấu hao). Chi phí tồn trữ được tính bằng đơn vị tiền tệ trên mỗi đơn vị hàng lưu kho hoặc xác định bằng phần trăm trên giá trị hàng lưu kho trong một chu kỳ. Khi tính toán được mức tồn trữ hợp lý thì chi phí tồn trữ sẽ giảm tối ưu Gọi Q là lượng hàng tồn kho cho mỗi lần đặt hàng, khi doanh nghiệp hết hàng thì doanh nghiệp lại đặt mua với số lượng Q. Tại thời điểm đầu kỳ, lượng hàng tồn kho là Q và ở thời điểm cuối kỳ là 0 nên số lượng tồn kho bình quân trong kỳ là Q+0 2 = Q 2 Gọi C là chi phí tồn trữ cho mỗi đơn vị hàng tồn kho thì chi phí tồn trữ trong năm là: Q 2 × C Hình 1.4. Biến động hàng tồn kho trong một chu kỳ, hàng tồn kho bình quân Chi phí đặt hàng: Chi phí đặt hàng bao gồm chi phí quản lý, giao dịch và vận chuyển hàng hóa. Chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt hàng thường cố định không phụ thuộc vào số lượng mua. Chi phí đặt hàng thường được tính bằng đơn vị tiền tệ cho mỗi lần đặt hàng. Trên thực tế chi phí đặt hàng thường bao gồm các chi phí cố định và chi phí biến đổi, vì một phần tỷ lệ chi phí đặt hàng như chi phí giao nhận và chi phí kiểm tra hàng thường biến động theo số lượng hàng được đặt mua. Tổng chi phí lưu kho sẽ tăng lên nếu số lượng hàng mỗi lần đặt tăng lên Gọi S là tổng khối lượng hàng cần sử dụng trong năm Số lần đặt hàng trong năm: Thang Long University Library
  • 25. 15 Tổng chi phí đặt hàng= × O Gọi T là tổng chi phí tồn kho thì T= × O + Q 2 × C Với O là chi phí cho mỗi lần đặt hàng Để tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu, doanh nghiệp cần tối thiểu hóa chi phí cho lưu trữ hàng tồn kho. Đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì dự trữ là yếu tố quan trọng quyết định việc doanh nghiệp có sản xuất được ổn định hay không. Do vậy việc quản lý tồn kho dự trữ đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. Để tối thiểu hoá chi phí tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu thì doanh nghiệp phải xác định được số lượng vật tư, hàng hoá tối ưu mỗi lần đặt mua sao cho vẫn đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần phải có những biện pháp quản lý hữu hiệu để bảo đảm nguyên vật liệu trong kho không bị hư hỏng, biến chất, mất mát. Hình 1.5. đƣờng biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng tổng chi phí theo các mức sản lƣợng tồn kho Qua đồ thị trên ta thấy số lượng hàng hóa cung ứng mỗi lần là Q* thì tổng chi phí cho hàng tồn kho là thấp nhất: Q*= √ Gọi T* là thời gian dự trữ tối ưu được tính bằng cách lấy số lượng hàng tối ưu Q* chia cho nhu cầu sử dụng hàng tồn kho bình quân một ngày( giả định một năm có 365 ngày)
  • 26. 16 Ta có công thức sau: T*= Q* S 365⁄ Về mặt lý thuyết, người ta giả định khi nào lượng hàng hóa kỳ trước hết mới nhập kho hàng hóa mới, nhưng thực tế hầu như không bao giờ như vậy. Sẽ có rủi ro nếu hàng không về kịp kho, doanh nghiệp sẽ dự trữ thêm để hạn chế rủi ro tức là đặt hàng khi trong kho vẫn còn hàng. Nhưng nếu doanh nghiệp đặt hàng quá sớm, sẽ làm tăng lượng nguyên liệu tồn kho, phát sinh chi phí. Ngoài ra, ta cũng phải để ý đến lượng dự trữ an toàn, dự trữ an toàn, nguyên vật liệu sử dụng mỗi ngày không phải là số cố định mà chúng biến động không ngừng. Do đó, để đảm bảo cho sự ổn định của sản xuất, doanh nghiệp cần duy trì một lượng hàng tồn kho dự trữ an toàn. Lượng dự trữ an toàn tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp. Lượng dự trữ an toàn là lượng hàng hóa dự trữ thêm vào lượng dự trữ tại thời điểm đặt hàng. Ngoài phương pháp quản lý dự trữ theo mô hình đặt hàng hiệu quả nhất (EOQ) một số doanh nghiệp còn sử dụng phương pháp cung cấp đúng lúc hay dự trữ bằng 0. Thực trạng sử dụng các khoản phải thu Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có các khoản phải thu nhưng với các mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể đến mức không thể kiểm soát được, gây ảnh hưởng xấu cho hoạt động kinh doanh. Vì thế sử dụng khoản phải thu là nội dung quan trọng trong quản lý TSNH. Sử dụng khoản phải thu liên quan đến đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội bán hàng, làm giảm lợi nhuận. Song nếu bán chịu nhiều quá sẽ kéo theo chi phí quản lý phải thu tăng, làm tăng các khoản nợ khó đòi và có rủi ro không thu được. Mặt khác, sử dụng các khoản phải thu liên quan chặt chẽ đến việc tổ chức và bảo tồn TSNH của doanh nghiệp. Tăng khoản phải thu làm tăng rủi ro đối với doanh nghiệp dẫn đến tình trạng nợ quá hạn khó đòi hoặc không thu hồi được do khách hàng vỡ nợ gây mất khoản phải thu của doanh nghiệp, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần sử dụng các khoản phải thu một cách hợp lý và linh hoạt. Nội dung chính sách tín dụng thƣơng mại của doanh nghiệp Việc lựa chọn chính sách tín dụng thương mại là hết sức quan trọng vì quyết định bán hàng trả chậm có thể cùng một lúc gây ra nhiều tác động. Việc cấp tín dụng thương mại cho khách hàng có thể giúp tăng lợi nhuận do tăng doanh thu, nhưng cũng gây ra những chi phí cơ hội đầu tư vào các khoản phải thu, chi phí khoản phải thu hay Thang Long University Library
  • 27. 17 các chi phí dự phòng nợ phải thu khi khách hàng không trả. Do vậy, nguyên tắc cơ bản để đưa ra chính sách tín dụng đó là: - Khi lợi ích gia tăng lớn hơn chi phí gia tăng thì doanh nghiệp nên cấp tín dụng - Khi lợi ích gia tăng nhỏ hơn chi phí gia tăng thì doanh nghiệp nên thắt chặt tín dụng - Trường hợp cả lợi ích và chi phí đều giảm thì doanh nghiệp cần xem xét phần chi phí tiết kiệm được có đủ bù đắp cho phần lợi ích bị giảm hay không Như vậy chính sách tín dụng thương mại là tập hợp các nguyên tắc quy định việc cấp tín dụng, cụ thể là doanh nghiệp cần quan tâm tới các quyết định như tiêu chuẩn bán chịu, điều khoản bán chịu, phân tích khả năng tín dụng của khách hàng Quyết định tiêu chuẩn bán chịu Tiêu chuẩn bán chịu là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của khách hàng để được công ty chấp nhận bán chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Mỗi công ty đều thiết lập một tiêu chuẩn bán chịu riêng phù hợp với ngành nghê và tình hình công ty. Tiêu chuẩn bán chịu có ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu của công ty. Nếu đối thủ cạnh tranh mở rộng chính sách bán chịu, trong khi doanh nghiệp lại không phản ứng lại với điều này, thì tiếp thị sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi vì bán chịu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn và có tác dụng kích thích nhu cầu. Về mặt lý thuyết thì công ty nên hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu đến mức có thể chấp nhận được , sao cho lợi nhuận tạo ra do gia tăng doanh thu, như là kết quả của chính sách bán chịu vượt quá mức chi phí phát sinh do bán chịu. Ở đây có sự đánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm và chi phí liên quan đến khoản phải thu tăng thêm do hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu. Công ty nên áp dụng chính sách nới lỏng khi mà lợi ích tăng thêm từ việc sử dụng chính sách bán chịu lớn hơn so với chi phí bỏ ra để sử dụng nó, và ngược lại. Quyết định điều khoản bán chịu Điều khoản bán chịu là điều khoản xác định độ dài thời gian hay thời hạn bán chịu và tỉ lệ chiết khấu áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời gian bán chịu cho phép. Khi thay đổi điều khoản bán chịu thì liên quan đến hai thứ: thay đổi thời hạn bán chịu và thay đổi tỷ lệ chiết khấu. Thay đổi thời hạn bán chịu: thời hạn bán chịu là khoàng thời gian mà người mua phải thanh toán cho doanh nghiệp. Nếu tăng thời hạn bán chịu sẽ làm cho kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp tăng lên nhưng doanh nghiệp lại có khả năng tăng doanh thu. Nếu số tiền doanh thu lớn hơn nhiều so với khoản doanh thu và chi phí đầu tư cho khoản phải thu thì doanh nghiệp nên áp dụng chính sách mở rộng thời hạn bán chịu Thay đổi tỷ lệ chiết khấu: tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ phần trăm của doanh thu hoặc giá bán được khấu trừ nếu người mua trả tiền trong thời hạn chiết khấu. Thay đổi tỷ lệ chiết khấu ảnh hưởng đến tốc độ thu tiền với các khoản phải thu. Tăng tỷ lệ chiết khấu
  • 28. 18 sẽ kích thích người mua trả tiền sớm hơn để lấy chiết khấu, do đó giảm được kỳ thu tiền bình quân. Kết quả là giảm chi phí đầu tư khoản phải thu. Nhưng tăng tỷ lệ chiết khấu sẽ làm giảm doanh thu ròng, do đó, giảm lợi nhuận. Nên doanh nghiệp cần phân tích xem khoản tiết kiệm được do giảm chi phí đầu tư khoản phải thu có đủ bù đắp khoản lợi nhuận sụt giảm do khách hàng lấy chiết khấu hay không. Nếu chi phí tiết kiệm được lớn hơn lợi nhuận giảm đi do thay đổi chiết khấu, công ty nên áp dụng chính sách thay đổi tỷ lệ chiết khấu và ngược lại. Phân tích khả năng tín dụng của khách hàng Chúng ta đã phân tích sự ảnh hưởng của các chính sách bán chịu đến doanh thu và lợi nhuận của công ty, trong đó lưu ý đến việc ảnh hưởng của chính sách bán chịu đến những tổn thất do gia tăng nợ không thể thu hồi. Để tránh những tổn thất do nợ không thể thu hồi công ty cần chú ý đến phân tích uy tín của khách hàng và phân tích lợi ích thu được từ khoản tín dụng thương mại. Phân tích khả năng tín dụng của khách hàng Trước khi đánh giá uy tín của khách hàng , doanh nghiệp cần xây dựng các tiêu chuẩn tín dụng phù hợp. Các tiêu chuẩn có thể là tiêu chuẩn về năng lực trả nợ, tiêu chuẩn về quy mô vốn kinh doanh, tiêu chuẩn về khả năng phát triển. Sau đó, doanh nghiệp tiến hành đánh giá khả năng tín dụng của khách hàng dựa trên thông tin từ các nguồn khác nhau nhu báo cáo tài chính, báo cáo tín dụn, kinh nghiệm của doanh nghiệp. Nếu khách hàng đáp ứng được các tiêu chuẩn đề ra, doanh nghiệp sẽ tiến hành cấp tín dụng thương mại cho khách hàng. Các doanh nghiệp có thể thực hiện đánh giá điểm tín dụng của các nhà thầu. Theo đó, điểm tín dụng của khách hàng được dựa trên năm tiêu chí là tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản, tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản, tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản, giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách và tỷ số doanh số trên tổng tài sản. Mô hình tính điểm này của doanh nghiệp dựa trên nền một mô hình quản lý hiệu quả đã được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp trên thế giới, đó chính là mô hình Z-core. Đối với khách hàng là doanh nghiệp đã cổ phần hóa, điểm tín dụng sẽ được tính theo công thức: Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5 (1) Nếu Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1,8 < Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản. Nếu Z <1,8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Đối với khách hang là doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, điểm tín dụng sẽ được tính theo công thức: Thang Long University Library
  • 29. 19 Z’ = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998X5 (2) Nếu Z’ > 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1,23 < Z’ < 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản. Nếu Z’ <1,23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Đối với các doanh nghiệp khác: Chỉ số Z’’ dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đã được loại ra. Công thức tính chỉ số Z’’ được điều chỉnh như sau: Z’’ = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4 (3) Nếu Z’’ >2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1,2 < Z’’ < 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản. Nếu Z <1,1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Trong đó: X1: Tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản (Working Capitals/Total Assets). X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (Retain Earnings/Total Assets). X3: Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản (EBIT/Total Assets). X4: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ (Market Value of Total Equity / Book values of total Liabilities). X5: Tỷ số doanh số trên tổng tài sản (Sales/Total Assets). Phân tích lợi ích thu được từ khoản tín dụng thương mại Doanh nghiệp có thể lượng hóa những lợi ích ròng thu được từ việc cấp tín dụng thông qua xác định giá trị hiện tại ròng + Quyết định tín dụng khi xem xét một phương án: Mô hình này so sánh giá trị hiện tại của lợi ích (giá trị dòng tiền vào hay dòng tiền sau thuế của các năm) và chi phí của việc cấp tín dụng với một mức rủi ro cho trước. - Mô hình cơ bản NPV= - Với = VC*S*(ACP/365 ngày) Và = (S*(1-VC)-S*BD-CD)*(1-T) Trong đó: : dòng tiền sau thuế mỗi năm : giá trị doanh nghiệp đầu tư vào các khoản phải thu k là tỷ lệ thu nhập theo yêu cầu VC : chi phí biến đổi tính theo tỷ lệ % dòng tiền vào
  • 30. 20 S/365: dòng tiền vào dự kiến môĩ ngày ACP: thời gian quay vòng khoản phải thu trung bình BD: tỷ lệ nợ xấu/ Doanh thu CD: dòng tiền ra tăng thêm ở bộ phận tín dụng Sau khi có những tính toán phù hợp, doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên cơ sở: Nếu NPV>0 : doanh nghiệp có thể quyết định cấp tín dụng NPV<0: doanh nghiệp không cấp tín dụng NPV=0: doanh nghiệp bàng quan trong ra quyết định cấp tín dụng + Quyết định phương pháp bán trả ngay và bán trả chậm Chỉ tiêu Không cấp tín dụng Cấp tín dụng Số lượng bán(Q) Giá bán(P) Chi phí sản xuất bình quân(AC) Xác suất thanh toán 100% h1 Thời gian nợ 0 t Tỷ lệ chiết khấu theo kỳ 0 Ta có: = * - * - Doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh NPV và : Không cấp tín dụng : Cấp tín dụng : Bàng quan + Quyết định cấp tín dụng và thông tin rủi ro: nhà quản lý có thể đầu tư thêm một phần chi phí để có thêm thông tin về rủi ro tín dụng sau đó mới đưa ra quyết định cuối cùng. Thang Long University Library
  • 31. 21 Chỉ tiêu Không sử dụng Có sử dụng Số lượng bán(Q) Giá bán(P) Chi phí sản xuất bình quân(AC) Xác suất thanh toán H 100% Thời gian nợ T t Tỷ lệ chiết khấu theo kỳ Chi phí thông tin rủi ro 0 C(CV,FV) Ta có: - - * h – C Doanh nghiệp đưa ra hau quyết định dựa trên sự so sánh , Quyết định: : Không sử dụng thông tin rủi ro : Sử dụng thông tin rủi ro : Bàng quan 1.3.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH qua các chỉ tiêu tài chính Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều mặt tác động khác nhau. Vì vậy khi phân tích các chỉ tiêu hiệu quẳ sử dụng tài sản ngắn hạn ta cần xem các góc độ khác nhau 1.3.2.2.1. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là một trong những yếu tố thể hiện được rõ nét chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nếu hoạt đông tài chính diễn ra thuận lợi, có chất lượng tốt thì doanh nghiệp sẽ đảm bảo được khả năng thanh toán. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính diễn ra không thuận lợi, chất lượng hoạt động tài chính kém, doanh nghiệp sẽ không đảm bảo được khả năng thanh toán nợ. Thực tế cho thấy rằng, nếu khả năng thanh toán không được đảm bảo, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc hoạt động tài chính cũng như hoạt động kinh doanh, thậm chí sẽ rơi vào tình trạng phá sản Do đặc điểm của tài sản có tính thanh khoản cao nên việc sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn là sự lựa chọn đánh đổi giữa khả năng sinh lời với tính thanh khoản. Vậy nên khi phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
  • 32. 22 Vốn lƣu động ròng Vốn lưu động ròng là sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn được hay không. Dựa vào các chính sách của doanh nghiệp mà vốn lưu động ròng có thể lớn hơn 0, nhỏ hơn 0 hoặc bằng 0 Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn- Nợ ngắn hạn Nếu VLĐR > 0 có nghĩa là Tài sản ngắn hạn > Nợ ngắn hạn, điều này cho thấy rằng tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nợ ngắn hạn và một phần của nợ dài hạn. Vì vậy đây là trường hợp cân bằng tài chính an toàn nhất do doanh nghiệp không gặp khó khăn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Nếu VLĐR = 0 tức là Tài sản ngắn hạn = Nợ ngắn hạn. Có nghĩa là toàn bộ tài sản ngắn hạn được tài trợ bằng nợ ngắn hạn. Mặc dù trong trường hợp này doanh nghiệp không gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán nợ ngắn hạn nhưng cân bằng tài chính kém bền vững hơn trường hợp trước Nếu VLĐR < 0, tức là Tài sản ngắn hạn < Nợ ngắn hạn. Điều này chứng tỏ rằng doanh nghiệp đã sử dụng một phần nợ ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn. Đây là một vấn đề nghiêm trọng vì nó làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn khi thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Trường hợp này cân bằng tài chính của doanh nghiệp là kém an toàn. Những doanh nghiệp lựa chọn kế hoạch tài chính mạo hiểm sẽ duy trì trạng thái này, nghĩa là sử dụng nguồn có chi phí thấp, thời gian ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn với chi phí cao và thời gian thu hồi vốn dài Nhu cầu vốn lƣu động ròng Cân bằng tài chính trong ngắn hạn thể hiện qua chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động ròng. Nhu cầu vốn lưu động ròng được dự kiến trước trong kế hoạc kinh tế, kỹ thuật, tài chính của mỗi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có nhiệm vụ tổ chức huy động nguồn vốn lưu động sao cho đủ để dự trữ TSNH, đáp ứng nhu cầu của quá trình hoạt động kinh doanh và tiết kiệm vốn. Trong trường hợp doanh nghiệp không tự đáp ứng được nhu cầu về vốn, công ty có thể đi vay để bổ sung vào nguồn vốn của mình. Mặt khác, doanh nghiệp cần có những biện pháp để sử dụng có hiệu quả các nguồn , phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn vốn nhằm đáp ứng kịp thòi nhu cầu vốn kinh doanh Nhu cầu vốn lưu động ròng = Hàng tồn kho+ Nợ phải thu – Nợ ngắn hạn Nếu NCVLĐR > 0: tức là khoản mục hàng tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn. Trong trường hợp này, nợ ngắn hạn không đủ tài trợ cho hàng tồn kho và các khoản phải thu của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp phải dùng vốn thường xuyên để tài trợ cho phần thiếu hụt trong nhu cầu vốn lưu động Thang Long University Library
  • 33. 23 Nếu NCVLĐR <0: tức là khoản mục hàng tồn kho và các khoản phải thu nhỏ hơn nợ ngắn han. Điều này cho thấy các khoản nợ ngắn hạn không những đáp ứng nhu cầu ngắn hạn của doanh nghiệp mà còn dư thừa để tài trợ cho các tài sản khác. Điều này thường xảy ra khi khách hàng ứng trước tiền cho doanh nghiệp. Nếu NCVLĐR =0 : tức là nguồn vốn ngắn hạn vừa đủ để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn của doanh nghiệp. Khi đánh giá sự biến động của nhu cầu vốn lưu động ròng cũng cần phải lưu ý đến lĩnh vực kinh doanh và chính sách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán hiện hành Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là mối quan hệ giữa toàn bộ tài sản có thời gian chu chuyển ngắn của doanh nghiệp với nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này được tính như sau: Khả năng thanh toán ngắn hạn = Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn còn được gọi là khả năng thanh toán hiện hành. Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của TSNH với NNH. Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng TSNH. Hệ số thanh toán ngắn hạn được so sánh với 1 để thể hiện khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Nếu hệ số > 1 : Doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ vay và nếu hệ số này càng cao thể hiện doanh nghiệp có nhiều hàng tồn kho hay có nhiều khoản tiền nhàn rỗi và mức độ mà DN đảm bảo chi trả các khoản nợ càng cao, rủi ro phá sản của DN thấp. Tuy nhiên hệ số này cao cũng không tốt đối với doanh nghiệp bởi nó làm mất đi cơ hội đầu tư để phát triển. Việc nắm giữ quá nhiều tiền và hàng tồn kho làm cho doanh nghiệp mất đi cơ hội đầu tư vào các khoản mục đầu tư như chứng khoán, trái phiếu cho vay để sinh lời, tạo thêm doanh thu, ngoài ra, doanh nghiệp sẽ phải tốn thêm các khoản chi phí liên quan đến bảo quản và quản lý tài sản ngắn hạn. Bên cạnh đó, nếu hệ số này quá cao thì doanh nghiệp cần phải xem xét lại vì khi đó việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doan nghiệp không có hiệu quả. Nếu hệ số = 1: Điều này thể hiện tài sản ngắn hạn vừa đủ bù đắp các khoản nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp và doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiện trong thực tế, nếu chỉ tiêu này ở mức bằng 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN cũng rất mong manh. Trong trường hợp này doanh nghiệp có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn nhưng nếu trong trường hợp phát sinh các khoản phải trả bất ngờ thì doanh nghiệp sẽ không có khả năng chi trả vì các tài sản ngắn hạn đã được dùng vào việc trả cho các khoản nợ ngắn hạn sau này. Doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng khó có thể thanh toán ngay nợ.
  • 34. 24 Nếu hệ số < 1: Khả năng thanh toán của DN không tốt, tài sản ngắn hạn của DN không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ đến hạn phải trả. Đây cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình trả nợ. Hệ số này cho ta hình dung ra chu kì hoạt động của doanh nghiệp xem có hiệu quả hay không hoặc khả năng chuyển đổi sang tiền mặt có tốt không. Nếu công ty gặp phải các vấn đề về đòi các khoản phải thu hoặc thời gian thu hồi tiền kéo dài, thì công ty dễ gặp phải rắc rối trong khả năng thanh toán. Tuy nhiên hệ số này nhỏ hơn 1 chứng tỏ tình hình tài chính không tốt nhưng điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp sẽ bị phá sản vì có nhiều cách để doanh nghiệp có thể huy động được vốn. Hệ số này nhỏ hơn còn chứng tỏ rằng tài sản ngắn hạn thấp ,công ty đã thực hiện các chính sách bán hàng, chính sách phải thu nới lỏng nhằm tạo dựng uy tín với khách hàng, hoặc đem các khoản tiền nhàn rỗi đi kinh doanh kiếm lời. Hệ số này lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn đối với doanh nghiệp thương mại, TSNH thường chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng tài sản nên hệ số tương đối cao. Do đó, khi đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cần phải dựa vào hệ số trung bình của doanh nghiệp cùng ngành. Tuy nhiên,hệ số này chỉ phản ánh một cách tạm thời tình hình thanh toán của doanh nghiệp vì tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản phải thu và hàng tồn kho. Về mặt lý thuyết, nếu tỷ số thanh toán hiện thời càng cao thì khả năng thanh toán của DN càng tốt. Tuy nhiên, trên thực tế, đôi lúc hàng tồn kho của DN lớn, tỷ số thanh toán hiện thời cao nhưng chưa chắc tính thanh khoản của DN tốt. Nếu như, trong điều kiện thị trường có những biến động xấu, hàng tồn kho bị ứ đọng, kém phẩm chất làm cho hàng tồn kho khó hoán chuyển thành tiền. Lúc này, DN khó có thể thanh toán được các khoản nợ đến hạn. Mặc dù, tỷ số thanh toán hiện thời cao. Vì thế, trong nhiều trường hợp, tỷ số thanh toán hiện thời không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của DN. Chính vì vậy để đánh giá khả năng thanh toán thực tế của công ty ta đi xem xét chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh = - Các doanh nghiệp khi tiến hành thanh toán các khoản nợ thì đầu tiên cần phải chuyển các tài sản ngắn hạn thành tiền tuy nhiên không phải loại tài sản nào cũng có khả năng chuyển đổi sang tiền mặt nhanh ví dụ như hàng tồn kho. Hệ số thanh toán nhanh phản ánh khả năng sãn sàng thanh toán trong ngắn hạn các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể sử dụng bao nhiêu đồng TSNH để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần bán đi hàng tồn kho. Vì hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nên chỉ tiêu này không tính Thang Long University Library
  • 35. 25 đến hàng tồn kho. Do đó, việc loại bỏ khoản mục hàng tồn kho sẽ phản ánh chính xác hơn khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn đến hạn của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cao hay thấp, tình hình tài chính được đánh giá tốt hay xấu tùy thuộc vào lượng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn lớn hay bé, nợ ngắn hạn nhỏ hay lớn. Nếu hệ số này thấp thì DN đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ và để trả nợ thì DN phải bán gấp tài sản, hàng hóa để trả nợ. Nhưng nếu hệ số này quá cao thì cũng không tốt vì tiền mặt tại quỹ nhiều hoặc cái khoản phải thu lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên giống như hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán các món nợ trong kỳ. Chỉ tiêu này cho phép đánh giá tốt rủi ro phá sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên dựa vào chỉ tiêu này, ta thấy trong tài sản ngắn hạn được dùng để thanh toán nợ ngắn hạn của tỷ số thanh toán nhanh bao gồm các khoản nợ phải thu nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể thu hồi được và đúng hạn các khoản phải thu này. Khi đó tỷ khả năng thanh toán nhanh sẽ không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Vì vậy chúng ta có thể đánh giá tốt hơn khả năng thanh toán thông qua chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời Khả năng thanh toán tức thời Khả năng thanh toán tức thời cho biết, với số tiền và các khoản tương đương tiền, doanh nghiệp có đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không. Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền Nợ ngắn hạn Cũng như các chỉ tiêu thanh toán khác, để kết luận được giá trị của hệ số thanh toán tức thời tốt hay xấu, doanh nghiệp còn cần xem xét đến bản chất kinh doanh và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó. Chỉ số này đòi hỏi khắt khe hơn về tính thanh khoản so với các chỉ số thanh toán ngắn hạn khác Khi phân tích về khả năng thanh toán thì cần phải sử dụng hệ số thanh toán tức thời. Hệ số này ảnh hưởng bởi các chính sách quản lý tiền mặt và nợ của doanh nghiệp. Nếu tiền và các khoản tương đương tiền lớn hơn nợ ngắn hạn, chỉ số này càng cao thì chứng tỏ lượng tiền và tương đương tiền hiện có của doanh nghiệp đủ dể trang trải các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Hệ số này cao cho thấy rằng công ty đang thực hiện tốt các chính sách quản lý nợ, quản lý tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, doanh nghiệp luôn có một lượng tiền nhất định để thực hiện khả năng chi trả cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp có đủ tiền mặt và các khoản tương đương tiền để trang trải đầy đủ và kịp thời các khoản nợ ngắn hạn. Vì nếu một doanh nghiệp mà giữ một lượng vốn bằng tiền quá lớn thì điều này sẽ làm cho hiệu quả sử dụng tài sản sẽ thấp. Doanh nghiệp có thế sử dụng số tiền này để tạo doanh thu cao
  • 36. 26 hơn ví dụ như cho vay ngắn hạn. Mặc dù chỉ số này phản ánh được mức thanh khoản cao nhất của tài sản doanh nghiệp nhưng tính khả dụng của nó lại có nhiều mặt hạn chế. 1.3.2.2.2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn chung Đây là hệ số đo lường khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Để nâng cao hệ số hoạt động, các nhà quản trị cần biết những tài sản nào không sử dụng, chưa được sử dụng hoặc không tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần phải biết cách sử dụng chúng sao cho hiệu quả. Khi phân tích các chỉ đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn thì người ta thường sử dụng các chi tiêu sau đây: + Tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn: bao gồm vòng quay TSNH và thời gian luân chuyển TSNH Vòng quay tài sản ngắn hạn trong kỳ = Thời gian luân chuyển TSNH = Chỉ tiêu vòng quay tài sản ngắn hạn cho biết trong một kỳ phân tích các tài sản ngắn hạn quay được bao nhiêu vòng hay 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng cao thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh, tức là doanh nghiệp bán hàng thuận lợi và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Đồng thời, dự trữ nguyên vật liệu đầu vào cho khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị đình trệ. Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp cho thấy rằng các tài sản vận động chậm, có thể hàng tồn kho, dở dang nhiều, có thể tài sản cố định chưa hoạt động hết công suất làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm. Từ vòng quay hàng tồn kho, ta tính được số ngày trung bình thực hiện được một vòng quay hàng tồn kho. Thời gian luân chuyển TSNH nói lên độ dài bình quân của một lần luân chuyển của TSNH hay số ngày bình quân cần thiết để TSNH thực hiện một vòng quay. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì thời gian quay vòng càng thấp và ngược lại. Chỉ tiêu này ở mức thấp có nghĩa là doanh nghiệp đang hoạt động hiệu khá tốt, nhưng nếu hệ số này càng lớn thì càng cho thấy được những yếu kém của doanh nghiệp trong khâu tiêu thụ hàng hóa hoặc xuất nguyên vật liệu bị đình trệ, tức là công ty chưa sử dụng được TSNH một cách hợp lý dẫn đến không hiệu quả trong kinh doanh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi phân tích chỉ tiêu này cần xem xét đặc điểm ngành nghề kinh doanh và đặc điểm tài sản mà doanh nghiệp hoạt động, để có kết luận chính xác và đưa ra biện pháp hợp lý để tăng tốc độ quay vòng của tài sản. Thang Long University Library
  • 37. 27 Mức tiết kiệm tài sản ngắn hạn do tăng tốc độ luân chuyển Mức tiết kiệm tài sản ngắn hạn phản ánh số tài sản ngắn hạn có thể tiết kiệm đựơc do tăng tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn ở kì này so với kì trước, được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: Mức tiết kiệm tuyệt đối: là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một số tài sản ngắn hạn để sử dụng vào công việc khác. Nói cách khác, với mức luân chuyển vốn không thay đổi song do tăng tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn nên doanh nghiệp cần có số vốn ít hơn. VTKTĐ= M0 L1 - M0 L0 Trong đó: : Tổng mức luân chuyển vốn kì kế hoạch : Số lần luân chuyển tài sản ngắn hạn kì kế hoạch, kì báo cáo Mức tiết kiệm tương đối: do tăng tốc đọ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn song không cần tăng thêm hoặc tăng thêm không đáng kể quy mô tài sản ngắn hạn VTKTgĐ= M1 L1 - M1 L0 Trong đó: VTKTgĐ: Số tài sản ngắn hạn có thể tiết kiệm (-) hay phải tăng thêm (+) do sự thay đổi của tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của kì kế hoạch so với kì báo cáo. : Tổng mức luân chuyển tài sản ngắn hạn kì kế hoạch và kì báo cáo : Số lần luân chuyển tài sản ngắn hạn kì kế hoạch và kì báo cáo Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn khiến cho công việc quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn luôn diễn ra thường xuyên, liên tục. Với vai trò to lớn như vậy, việc tăng tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp là nhu cầu tất yếu Suất hao phí của tài sản ngắn hạn Suất hao phí của tài sản ngắn hạn = Hệ số này cho biết doanh nghiệp có 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ thì cần bao nhiêu đồng giá trị tài sản ngắn hạn. Đây là căn cứ để đầu tư các tài sản ngắn hạn sao cho phù hợp. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt với doanh nghiệp, vì khi đó tỷ suất lợi nhuận của một đồng tài sản ngắn hạn sẽ tăng lên, doanh nghiệp không cần đầu tư nhiều vào tài sản ngắn hạn mà vẫn tạo ra nhiều doanh thu. Và ngược lại,nếu chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ công ty đang huy động nhiều TSNH vào quá trình tạo ra một
  • 38. 28 đồng doanh thu. Do đó, qua chỉ tiêu này các nhà quản lý tài chính xây dựng kế hoạch về đầu tư tài sản ngắn hạn một cách hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh Chỉ tiêu này thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cao, vì khi đó tỷ suất lợi nhuận của một đồng TSNH tăng lên, doanh nghiệp không cần đầu tư nhiều vào tài sản ngắn hạn nhưng vẫn tạo ra nhiều doanh thu. Hệ số này cao chứng tỏ DN đang huy động quá nhiều TSNH vào quá trình tạo ra một đồng doanh thu. Điều này đồng nghĩa với việc, quản lý và kiểm soát hiệu quả sử dụng vốn chưa tốt dẫn đến lãng phí TSNH. Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn Tỷ suất sinh lời của TSNH = Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản, nó cho biết mỗi đơn vị giá trị tài sản ngắn hạn có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng tốt , tài sản ngắn hạn tạo ra càng nhiều lợi nhuận , điều này làm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đều mong muốn hệ số này càng cao càng tốt vì như vậy doanh nghiệp đã sử dụng hết được giá trị của TSNH trong một kỳ sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận DN được phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng TSNH nói riêng 1.3.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư tài chính ngắn hạn Khi phân tích được mức dự trữ tiền mặt hợp lý, với các khoản tiền nhàn rỗi doanh nghiệp có thể đem đi đầu tư ngắn hạn để kiếm lời. Ta có thể sử dụng các chỉ tiêu dưới đây để đánh giá hiệu quả đầu tư tài chính ngắn hạn - Tỷ suất sinh lời của đầu tư tài chính ngắn hạn Tỷ suất sinh lời = ( - ) - Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Chỉ tiêu này cho biết nếu doanh nghiệp đầu tư 100 đồng vào tài sản cho hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn thì nó sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt , nó sẽ thu hút các nhà đầu tư trong việc đưa ra các quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn vào doanh nghiệp. - Vòng quay đầu tư tài chính ngắn hạn Vòng quay đầu tƣ tài chính ngắn hạn = Doanh thu đầu tƣ TCNH Đầu tƣ TCNH bình quân Vòng quay đầu tư tài chính ngắn hạn là chỉ tiêu cho biết số vòng quay của đầu tư tài chính ngắn hạn trong một thời kỳ nhất định, thường là một nắm. Chỉ tiêu này đánh Thang Long University Library