SlideShare a Scribd company logo
1 of 73
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------
NGUYỄN THỊ THÚY
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG SẢN XUẤT TẠI TRANG TRẠI NGUYỄN THANH LỊCH,
BA VÌ – HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2014 – 2018
Thái Nguyên, năm 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------
NGUYỄN THỊ THÚY
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG SẢN XUẤT TẠI TRANG TRẠI NGUYỄN THANH LỊCH,
BA VÌ – HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Lớp : K46-KHMT-NO1
Mã SV : DTN1453110126
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2014 – 2018
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Chí Hiểu
Thái Nguyên, năm 2018
i
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Môi Trường - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn thành
khóa học ở trường em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã Ba Trại, Ba Vì,
Hà Nội với đề tài: “Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong
sản xuất tại trang trại Nguyễn Thanh Lịch , Ba Vì - Hà Nội”.Để hoàn
thành đề tài này, trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường, các thầy
giáo, cô giáo trong trường đã truyền đạt lại cho em những kiến thức quý báu
trong suốt thời học tập và rèn luyện tại nhà trường, đã tạo điều kiện tốt nhất
giúp em thực hiện đề tài và hoàn thiện cuốn khóa luận này.
Em xin cảm ơn tới cấp ủy, chính quyền xã Ba trại, Ba Vì, Hà Nội, chủ
trại chăn nuôi ông Nguyễn Thanh Lịch đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện đề tài.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn cổ vũ động viên và đồng hành cùng
em trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của thầy giáo
hướng dẫn TS. Nguyễn Chí Hiểu đã dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn
chỉ bảo tận tình, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Do thời gian cũng như khả năng của bản thân có hạn, mà kiến thức về công
tác bảo vệ môi trường hết sức phức tạp và nhạy cảm trong giai đoạn hiện nay, nên
em mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn
để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Thúy
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng lợn phân theo các vùng của Việt Nam............................. 14
Bảng 2.2 Định hướng phát triển chăn nuôi Việt Nam đến năm 2020 ........... 16
Bảng 2.3 Một số loại thủy sinh vật tiêu biểu .................................................. 18
Bảng 2.4 Số lượng lợn nái qua các năm ......................................................... 19
Bảng 2.5 Sản lượng thịt lợn hơi qua các năm................................................. 20
Bảng 3.1 Phương pháp bảo quản mẫu ............................................................ 35
Bảng 3.2 Từng chỉ tiêu và phương pháp phân tích......................................... 35
Bảng 4.1 Cơ cấu đàn lợn tại trang trại qua các năm ....................................... 41
Bảng 4.2 Lịch sát trùng của trang trại............................................................. 43
Bảng 4.3 Giá trị C để làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các
thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi .................................. 45
Bảng 4.4 Hiệu quả xử lý nước thải bằng hầm biogas phủ bạt tại trang trại
Nguyễn Thanh Lịch ........................................................................ 46
Bảng 4.5 Chất lượng nước mặt tại ao lắng ở trang trại Mr.Lịch .................... 48
Bảng 4.6 Đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm khi chưa có trại và khi
trại đi vào hoạt động ..................................................................... 50
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới.................... 11
Hình 3.1 Sơ đồ vị trí lấy mẫu của trang trại.................................................... 33
Hình 4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức trang trại Nguyễn Thanh Lịch...................... 39
Hình 4.2 Biểu đồ so sánh giá trị trung bình của các thông số quan trắc chất
lượng nước thải trước và sau khi xử lý......................................... 47
Hình 4.3. Biểu đồ so sánh giá trị trung bình hàm lượng của một số thông số
quan trắc chất lượng nước ao thủy sinh so với QCVN 08/A1...... 49
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm môi
trường tại trại ................................................................................ 51
Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm nước
mặt xung quanh trang trại............................................................. 52
Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện đánh giá của người dân về ô nhiễm đất khu vực
xung quanh trang trại.................................................................... 53
Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm môi
trường không khí khu vực quang trang trại .................................. 54
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT : Bảo vệ môi trường
BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
BOD : Biochemical Oxygen Demand (chỉ số nhu cầu oxy sinh hóa)
CDM :Cơ chế phát triển sạch
COD : Chemical Oxygen Demand (chỉ số nhu cầu oxy hóa học)
CP : Cổ phần
ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
FAO : Food and Agriculture Organization (Tổ chức nông lương Thế giới)
KSH : Khí sinh học
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
LMLM : Lở mồm long móng
QCCP : Quy chuẩn cho phép
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TĂCN :Thức ăn chăn nuôi
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TP : Thành phố
VSV : Vi sinh vật
WHO : Tổ chức Y tế Thế giới
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................iv
MỤC LỤC......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
1.1Tính cấp thiêt của đề tài ............................................................................... 3
1.2Mục đích của đề tài ...................................................................................... 4
1.3 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 4
1.4 Ý nghĩa của đề tài........................................................................................ 4
1.4.1Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ........................................ 4
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................... 4
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................. 5
2.1 Khái niệm môi trường và quản lý môi trường ............................................ 5
2.1.1 Khái niệm môi trường.............................................................................. 5
2.1.2 Khái niệm quản lý môi trường................................................................. 5
2.2 Cơ sở pháp lý có liên quan.......................................................................... 5
2.3. Tình hình chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam ......................................... 7
2.3.1 Tổng quan về ngành chăn nuôi trên thế giới............................................ 7
2.3.2 Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam........................................................... 12
2.4 Tình hình chăn nuôi ,quy mô trang trại chăn nuôi tại Hà Nội.................. 19
2.5 Cơ sở khoa học của quản lý môi trường trong sản xuất chăn nuôi.......... 22
2.6 Những khó khăn còn tồn tại trong ngành chăn nuôi................................ 27
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 30
vi
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 30
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................. 30
3.3 Nội dung nghiên cứu................................................................................. 30
3.4.1 Phương pháp kế thừa.............................................................................. 31
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................... 31
3.4.3 Phương pháp điều tra xã hội học........................................................... 31
3.4.4 Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp.............................. 31
3.4.5 Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 32
3.4.6 Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá........................... 32
3.4.7 Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và phân tích mẫu ...................... 32
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................. 36
4.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế -xã hội huyện Ba Vì ....................................... 36
4.1.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................. 36
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội....................................................................... 36
4.1.3 Điều kiện tự nhiên xã Ba Trại................................................................ 37
4.2 Giới thiệu về trang trại Nguyễn Thanh Lịch............................................. 38
4.2.1 Quy mô................................................................................................... 39
4.2.2 Hệ thống chăn nuôi lợn tại trang trại ..................................................... 39
4.2.3 Sử dụng thức ăn, nước cho lợn tại trang trại......................................... 42
4.3 Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại trang trại................. 42
4.3.1 Hệ thống tổ chức quản lý môi trường của trang trại.............................. 42
4.3.2 Hệ thống thiết bị quản lý môi trường của trang trại............................... 43
4.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động của các công trình ..................................... 45
4.4.1 Đánh giá chất lượng nước thải............................................................... 45
4.4.2 Chất lượng nước mặt............................................................................. 48
4.4.3 Đánh giá việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường .................... 50
......................................................................................................................... 53
vii
4.5 Đánh giá tổng thể công tác quản lý môi trường tại trang trại ông Nguyễn
Thanh Lịch ...................................................................................................... 55
4.6 Đánh giá chung và đề xuất giải pháp....................................................... 56
4.6.1 Đánh giá chung ...................................................................................... 56
4.6.2 Đề xuất giải pháp ................................................................................... 57
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................ 60
5.1 Kết luận .................................................................................................... 60
5.2 Kiến nghị.................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM THẢO............................................................................. 62
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
Hiện nay môi trường đang là vấn đề cấp bách mang tính chất toàn cầu.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền nông nghiệp kéo theo nhu cầu cung cấp phục
vụ cho con người ngày càng tăng đã gây ra những tác động xấu cho môi
trường sống của loài người. Chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực quan trọng
trong nền nông nghiệp, nó không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu
dùng hàng ngày của mọi người dân trong xã hội mà còn là nguồn thu nhập
của hàng triệu người dân hiện nay. Đặc biệt nông nghiệp lại có ý nghĩa quan
trọng đối với nước ta khi có hơn 70% dân cư sống dựa vào nông nghiệp.
Sự gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp kết hợp với nhu cầu về thực
phẩm ngày càng cao của cuộc sống đã thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển
mạnh mẽ. Sự phát triển bùng nổ của ngành chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu là
một tất yếu.
Việt Nam là một nước đang phát triển với nền kinh tế nông nghiệp
chiếm vai trò chủ đạo. Đặc biệt, lĩnh vực chăn nuôi ở nước ta đang có xu
hướng xây dựng những khu chăn nuôi tập trung theo quy mô trạng trại.
Phương thức chăn nuôi này đang mang lại hiệu quả đáng kể, tạo điều kiện cho
việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong lĩnh vực chăn nuôi.
Hiện nay, loại hình chăn nuôi này đang được người dân ở các địa phương
quan tâm, trong đó chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm tỉ lệ lớn nhất. Vốn đầu
tư cho mỗi trang trại từ vài trăm triệu đến vài tỉ đồng tùy theo quy mô và loại
hình trang trại.
Tuy nhiên, việc phát triển các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm tự
phát một cách tràn lan, ồ ạt trong điều kiện người nông dân thiếu vốn, thiếu
hiểu biết đã làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức
khỏe cộng đồng. Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các
2
nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc - gia cầm chết
chôn lấp, tiêu hủy không đúng kỹ thuật. Đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi
trường từ các hoạt động chăm sóc gia súc, gia cầm và vệ sinh chuồng trại. Vì
chất thải sau chăn nuôi xử lý không tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường và lây lan
dịch bệnh nghiêm trọng cho động vật và người. Do vậy, việc quản lý môi
trường sau chăn nuôi là vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay trong ngành
chăn nuôi.
Ba Trại là một xã thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội đã và đang trên đà phát
triển kinh tế. Ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn xã đã có những bước phát triển
mạnh mẽ về quy mô và số lượng. Trang trại chăn nuôi lợn nái của ông
Nguyễn Thanh Lịch là một trang trại phát triển mạnh với số lượng hơn một
nghìn con đã đưa giá trị ngành chăn nuôi đạt hiệu quả cao và đem lại hiệu quả
kinh tế. Nhưng vấn đề nước thải tại trang trại rất đáng lo ngại, theo điều tra
cho thấy nước thải của trang trại được qua xử lý bằng hầm phủ bạt yếm khí,
nhưng chất lượng của các hầm này chưa đạt tiêu chuẩn nên nước thải vẫn còn
gây ô nhiễm môi trường. Phân lợn thì được thu gom và bỏ vào nám ở cuối
mỗi chuồng chứ không được thông qua một công nghệ xử lý nào sau đó được
bán ra ngoài .
Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS. Nguyễn Chí Hiểu, em
tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường
trong sản xuất tại trang trại Nguyễn Thanh Lịch ,Ba Vì-Hà Nội”.
3
1.1 Tính cấp thiêt của đề tài
Thách thức về môi trường đối với sự phát triển chăn nuôi là thách thức
chung của tất cả các nước trên thế giới. Giải bài toán ô nhiễm môi trường cho
hoạt động chăn nuôi là con đường hướng tới ngành chăn nuôi “xanh”, phát
triển bền vững ở nước ta.
Cả nước có khoảng 8,5 triệu hộ chăn nuôi quy mô gia đình và 18.000
trang trại chăn nuôi tập trung[21]. Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong
nông nghiệp. Tuy nhiên, việc quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi lại chưa
được quan tâm đúng mức. Hiện mới chỉ có khoảng 70% hộ chăn nuôi có
chuồng trại, trong đó khoảng 10% chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh; hộ có
công trình khí sinh học (hầm biogas) chỉ đạt 8,7%; khoảng 23% số hộ chăn
nuôi không xử lý chất thải vật nuôi. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ có cam kết bảo vệ môi
trường chỉ chiếm 0,6%[20]. Đối với các trang trại chăn nuôi tập trung, mặc dù
phần lớn đã có hệ thống xử lý chất thải nhưng hiệu quả xử lý chưa triệt để.
Tình trạng trên đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không
khí ở nông thôn. Ước tính, hiện có tới 80% các bệnh nhiễm trùng ở nông thôn
có liên quan tới nguồn nước bị nhiễm vi sinh vật như giun sán, tả, bệnh ngoài
da, mắt[20]… Bên cạnh đó, bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường
trong lĩnh vực chăn nuôi còn thiếu và sự phân công, phân cấp trách nhiệm
chưa rõ ràng, thiếu hợp lý, thiếu số lượng và hạn chế về năng lực. Nhận thức
của các cấp, ngành, địa phương và toàn xã hội nói chung về tầm quan trọng
của công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi chưa đầy đủ và
đúng mức.
Chính những vấn đề cấp bách trên, em đã thực hiện đề tài: “Đánh giá
công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại Nguyễn
Thanh Lịch ,Ba Vì-Hà Nội”.
4
1.2 Mục đích của đề tài
-Tìm hiểu được thực trạng công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong
trang trại chăn nuôi heo nái của ông Nguyễn Thanh Lịch, Ba Vì - Hà Nội.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng công tác quản lý môi trường trong chăn nuôi
tại trang trại Nguyên Thanh Lịch .
- Đề xuất một số giải pháp khác phục được tình trạng gây ô nhiễm môi
trường do chất thải chăn nuôi tại trang trại.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Đề tài được thực hiện sẽ là cơ hội cho sinh viên được thực hiện và tiếp
cận với những vấn đề bức đề bức xúc đang được xã hội quan tâm.
- Đề tài giúp sinh viên có cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào
thực tiễn, nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực
tế cho bản thân sau khi ra trường.
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn.
- Làm cơ sở cho các cơ quan chức năng đưa ra các biện pháp để bảo vệ
môi trường phù hợp với điều kiện trang trại, giúp trang trại có công tác quản
lý môi trường tốt hơn.
- Là một tư liệu để cung cấp những số liệu về hiện trạng môi trường của
trang trại.
- Hiểu biết và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường tại trang trại.
5
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái niệm môi trường và quản lý môi trường
2.1.1 Khái niệm môi trường
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người,có ảnh hưởng đến đời sống ,sản xuất, sự tồn tại phát triển
của con người và sinh vật”[8]
2.1.2 Khái niệm quản lý môi trường
“ Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp,luật pháp,chính sách
kinh tế,kĩ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ môi trường sống và phát triển
bền vững kinh tế xã hội quốc gia” [7]
Các mục tiêu chủ yếu trong công tác quản lý môi trường tại trang trại
chăn nuôi heo:
-Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh
trong hoạt động sản xuất chăn nuôi của con người.
-Phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một
xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất.
-Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường trong chăn nuôi
trên toàn quốc và các vùng lãnh thổ.
2.2 Cơ sở pháp lý có liên quan
Công tác quản lý nhà nước về môi trường phải được dựa trên các văn
bản pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước. Từ năm 1993 đến nay đã có các
văn bản chính về quản lý và bảo vệ môi trường, đó là:
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, ban hành ngày 23/06/2014
của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
- Luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008
6
- Chỉ thị số 26-CT-TT ngày 25/8/2014 về việc triển khai thi hành luật
Bảo vệ môi trường 2014
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13, kỳ họp thứ 3 thông qua
ngày 21/06/2012.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của chính phủ về việc
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường.
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ về
Quy định cấp phép, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải
vào nguồn nước.
- Nghị định 117/2009/NĐ-CP, ngày 31 tháng 12 năm 2009 về việc xử
lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính
phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT-BNN-TCTK ngày 26 tháng 3
năm 2000 của liên Bộ Nông nghiệp và Tổng Cục Thống kê. Quy định về tiêu
chí đánh giá quy mô của một trang trại chăn nuôi.
- Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT, ngày 13 tháng 4 năm 2011, Quy
định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
- Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT, ngày 28 tháng 12 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về môi trường.
- Thông tư 04/2010/TT-BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
điều kiện trại chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học.
- Nghị quyết 41/NQ-TU của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong
thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
7
- QCVN 01-14 -2010/BNN&PTNT: Điều kiện trang trại chăn nuôi lợn
an toàn sinh học
- QCVN 01-79 -2011/BNN&PTNT: Quy trình đánh giá kiểm tra điều
kiện vệ sinh thú y
- QCVN 01 - 39: 2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ
sinh nước dùng trong chăn nuôi.
- QCVN 01 - 78: 2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
Thức ăn chăn nuôi - Các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho
phép trong thức ăn chăn nuôi.
2.3. Tình hình chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam
2.3.1 Tổng quan về ngành chăn nuôi trên thế giới
Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của con người, ngành chăn nuôi trên thế
giới đã phát triển rất nhanh và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trên Thế
giới chăn nuôi hiện chiếm khoảng 70% đất nông nghiệp và 30% tổng diện
tích đất tự nhiên (không kể diện tích bị băng bao phủ). Chăn nuôi đóng góp
khoảng 40% tổng GDP nông nghiệp toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh việc sản
xuất và cung cấp một số lượng lớn sản phẩm quan trọng cho nhu cầu của con
người, ngành chăn nuôi cũng đã gây nên nhiều hiện tượng tiêu cực về môi
trường. Ngoài chất thải rắn và chất thải lỏng, chăn nuôi hiện đóng góp khoảng
18% hiệu ứng nóng lên của trái đất (global warming) do thải ra các khí gây
hiệu ứng nhà kính, trong đó có 9% tổng số khi CO2 sinh ra, 37% khí mêtan
(CH4) và 65% oxit nitơ (N2O). Những chất thải khí này sẽ tiếp tục tăng lên
trong thời gian tới[15].
Chăn nuôi thế giới tầm nhìn 2020
Sự chuyển đổi tiêu dùng và sản xuất
Không giống như "Cách mạng xanh" được điều khiển bởi nguồn cung
ứng", "Cách mạng chăn nuôi" được điều khiển bởi nhu cầu. Vào đầu những
8
năm 1970 và giữa những năm 1990, khối lượng thịt được tiêu dùng ở các
nước đang phát triển đã tăng lên gần ba lần, bằng lượng thịt tiêu thụ ở các
nước đã phát triển[21]. Tổng sản lượng thịt ở các nước đang phát triển tăng
lên 4,3% mỗi năm vào đầu những năm 1980 và giữa những năm 1990, cao
hơn năm lần so với tỉ lệ đó của các nước đã phát triển.
Trong suốt 40 năm qua, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, sản lượng thịt heo
toàn cầu tăng từ 3,5 triệu tấn lên 24,7 triệu tấn (năm 1961), 86,6 triệu tấn
(năm 2002), 93 triệu tấn (năm 2005) và dự kiến đạt hơn 109 triệu tấn (năm
2016)[30].
Các khu vực sản xuất heo chính bao gồm Đông Á, Bắc Mỹ và châu
Âu. Trung Quốc thống trị ngành công nghiệp thịt heo thế giới khi dẫn đầu cả
về sản xuất và tiêu thụ. Trung Quốc sản xuất 50 triệu tấn thịt heo trong năm
2012, gấp 5 lần sản lượng của Mỹ và gấp đôi EU, chiếm gần ½ sản lượng
toàn cầu. Năm 2014, số lượng heo nuôi tại Trung Quốc đứng đầu thế giới, đạt
723 triệu đầu con.
Dự báo tới năm 2017, sản lượng TĂCN có thể đạt 17 triệu tấn, tới năm
2020 có thể vượt so với kế hoạch, cán mốc 20 triệu tấn. Sự phát triển của chăn
nuôi trong nước đang dần đánh bật các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu khi 9
tháng đầu năm, lượng thịt gà nhập khẩu giảm 19% so với năm 2015, số lượng
trâu, bò sống nhập khẩu nguyên con giảm tới gần 27%...[4]
Xu hướng tiêu dùng này sẽ còn tiếp tục diễn ra trong tương lai là một
câu hỏi có thể được trả lời thông qua mô hình lương thực thực phẩm toàn cầu
của IFPRI[19]. Mô hình này gồm số liệu của 37 nước và nhóm nước đối với
18 loại hàng hoá. Các phân tích cơ bản của mô hình IMPACT dự báo rằng
tiêu thụ thịt và sữa ở các nước đang phát triển sẽ tăng lên tương ứng là 2,8 và
3,3 % mỗi năm trong giai đoạn vào đầu những năm 1990 đến 2020. Tỉ lệ tăng
trưởng của thịt và sữa tương ứng của các nước đã phát triển là 0,6 và 0,2 %
9
mỗi năm. Đến năm 2020, các nước đang phát triển sẽ tiêu thụ nhiều hơn năm
1993 là 100 triệu tấn thịt và 223 triệu tấn sữa, trong khi đó tiêu thụ của các
nước đã phát triển chỉ tăng 18 triệu tấn đối với cả thịt và sữa.
Môi trường bền vững và sức khoẻ cộng đồng
Các rủi ro lớn hơn cho sức khoẻ con người xuất phát từ các sản phẩm
chăn nuôi ở các nước đang phát triển bắt nguồn từ các bệnh có nguồn gốc
động vật, như cúm gia cầm, khuẩn Salmonella, nhiễm khuẩn từ việc sử dụng
không an toàn các loại thực phẩm, các loại thuốc trừ sâu và tồn dư thuốc
kháng sinh ở chuỗi thức ăn trong quá trình sản xuất.
Ảnh hưởng của Cách mạng chăn nuôi đến môi trường cũng là những
điều băn khoăn lo lắng. Chăn nuôi có đóng góp đặc biệt đến tính bền vững
của môi trường, kết hợp cùng với các hệ thống canh tác tạo nên sự cân bằng
phù hợp giữa thâm canh cây trồng và chăn nuôi.
Các kết luận về chính sách
Cuộc cách mạng trong chăn nuôi tất yếu sẽ xảy ra. Nhưng sự chuyển
đổi nguồn dinh dưỡng trong tương lai ở các nước đang phát triển được thúc
đẩy bởi sức ép của thu nhập, tăng dân số, phát triển đô thị sẽ để lại một không
gian nhỏ hẹp cho xây dựng chính sách nhằm thay đổi nhu cầu về các sản
phẩm có nguồn gốc động vật ngày càng cao[21]. Tuy nhiên, chính sách có thể
trợ giúp định hình cuộc cách mạng chăn nuôi mang lại càng nhiều lợi ích càng
tốt cho một bộ phận lớn người nghèo trong xã hội. Để làm được như vậy, các
nhà lập chính sách phải tập trung vào bốn vần đề chủ yếu sau đây:
 Chăn nuôi quy mô nhỏ phải liên kết chặt chẽ với các nhà giết mổ chế
biến và các nhà tiếp thị đối với các thực phẩm dễ bị hư hỏng. Các quy trình
chế biến quy mô lớn trong chăn nuôi góp phần bảo vệ sức khoẻ con người.
10
 Chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho sự sát nhập các hộ chăn nuôi
nhỏ. Cần chú ý đặt biệt đến năng xuất chăn nuôi và các vấn đề sức khoẻ, bao
gồm cả chế biến sau thu hoạch và tiếp thị.
 Cần phải phát triển các cơ chế điều chỉnh để giải quyết các vấn đề
tồn tại về sức khỏe và môi trường phát sinh trong quá trình chăn nuôi. Phải có
các quy định bắt buộc đối với các cơ sở chăn nuôi áp dụng các công nghệ để
bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
Quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên thế giới
Việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn đã được nghiên cứu triển khai ở các
nước phát triển từ cách đây vài chục năm. Các nghiên cứu của các tổ chức
và các tác giả như (Zhang và Felmann, 1997), (Boone và cs, 1993; Smith &
Frank, 1988), (Chynoweth và Pullammanappallil, 1996; Legrand, 1993;
Smith và cs, 1988; Smith và cs, 1992), (Chynoweth, 1987; Chynoweth &
Isaacson, 1987)... Các công nghệ áp dụng cho xử lý nước thải trên thế giới
chủ yếu là các phương pháp sinh học. Ở các nước phát triển, quy mô trang
trại hàng trăm ha, trong trang trại ngoài chăn nuôi lợn quy mô lớn (trên
10.000 con lợn), phân lợn và chất thải lợn chủ yếu làm phân vi sinh và năng
lượng Biogas cho máy phát điện, nước thải chăn nuôi được sử dụng cho các
mục đích nông nghiệp[11].
11
Hình 2.1. Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới
(Nguồn: Trịnh Xuân Lai,2000)[9]
Tại các nước phát triển việc ứng dụng phương pháp sinh học trong xử
lý nước thải chăn nuôi đã được nghiên cứu, ứng dụng và cải tiến trong nhiều
năm qua.
Tại Hà Lan, nước thải chăn nuôi được xử lý bằng công nghệ SBR qua 2
giai đoạn: giai đoạn hiếu khí chuyển hóa thành phần hữu cơ thành CO2, nhiệt
năng và nước, amoni được nitrat hóa thành nitrit và/hoặc khí nitơ; giai đoạn
kỵ khí xảy ra quá trình đề nitrat thành khí nitơ. Phốtphat được loại bỏ từ pha
lỏng bằng định lượng vôi vào bể sục khí (Willers et al,1994). [17 ]
Tại Tây Ban Nha, mước thải chăn nuôi được xử lý bằng quy trình
VALPUREN (được cấp bằng sáng chế Tây Ban Nha số P9900761). Đây là
12
quy trình xử lý kết hợp phân hủy kỵ khí tạo hơi nước và làm khô bùn bằng
nhiệt năng được cấp bởi hỗ hợp khí sinh học và khí tự nhiên.[16 ]
Tại Thái Lan, công trình xử lý nước thải sau Biogas là UASB. Đây là
công trình xử lý sinh học kỵ khí ngược dòng. Nước thải được đưa vào từ dưới
lên, xuyên qua lớp bùn kỵ khí lơ lửng ở dạng các bông bùn mịn. Quá trình
khoáng hóa các chất hữu cơ diễn ra khi nước thải tiếp xúc với các bông bùn
này.[6]
2.3.2 Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam
2.3.2.1 Hiện trạng môi trường chăn nuôi lợn của Việt Nam
Hiện nay với sự hội nhập quốc tế kèm với nó là sự gia tăng những quy
định về bảo vệ môi trường, ý thức ngày càng được nâng cao của cộng đồng về
các vấn đề môi trường thì vấn đề môi trường nói chung và môi trường chăn
nuôi nói riêng đã nhận được nhiều sự quan tâm của người dân cũng như các
cơ quan chức năng. Trên thế giới đã có những nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm
môi trường trong chăn nuôi và đã áp dụng các biện pháp xử lý hiệu quả để
bảo vệ môi trường. Tại Việt Nam mặc dù đã cảm nhận được phần nào tác hại
về môi trường do chăn nuôi gây ra tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên
cứu cụ thể nào về vấn đề này cũng như có những biện pháp xử lý, giải quyết
triệt để những vấn đề về môi trường do ngành chăn nuôi gây ra.
Trước đây khi quá trình chăn nuôi còn nhỏ lẻ, chủ yếu theo quy mô hộ
gia đình kết hợp việc tận dụng tối đa chất thải trong chăn nuôi cho mục đích
nông nghiệp như trồng lúa, rau màu, nuôi cá… thì chất thải từ chăn nuôi này
hầu như không gây ảnh hưởng tới môi trường cũng như con người.
Ngày nay, khi chăn nuôi chuyển sang hình thức tập trung theo quy mô
lớn thì kéo theo sự hình thành của nhiều trang trại chăn nuôi. Hàng ngày các
trang trại này thải các nguồn thải như nước thải, phân trực tiếp ra các kênh,
mương các hệ thống thoát nước mà không qua xử lý. Những nguồn thải này
13
do không được xử lý nên chứa rất nhiều vi khuẩn gây ô nhiễm nguồn nước
sinh hoạt của người dân, mang theo các mầm bệnh vào cơ thể làm tăng nguy
cơ mắc các bệnh tiêu chảy, mẩm ngứa, ghẻ lở. nhiễm chất thải trong chăn
nuôi không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống khu vực xung quanh, gây ô
nhiễm nguồn nước, tài nguyên đất mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình
chăn nuôi. Môi trường chăn nuôi ô nhiễm chứa các vi khuẩn có hại gây nên
các bệnh cho lợn như dịch tả, tai xanh… từ đó làm giảm hiệu quả của quá
trình chăn nuôi, giảm năng suất cũng như lợi nhuận gây thua lỗ. Tình trạng
chăn nuôi thả rông, chăn nuôi trên đất dốc, đầu nguồn nước… còn phổ biến
đã làm tăng diện tích đất xói mòn, suy giảm chất lượng, giảm khả năng sản
xuất nông nghiệp. Trong những năm qua dịch lở mồm long móng trên gia súc
vẫn diễn ra thường xuyên và đến nay vẫn chưa được thống kê triệt để. Theo
số liệu tổng hợp về tình hình dịch bệnh trong 3 năm vừa qua cho thấy dịch
bệnh giảm cả về diện dịch và mức độ dịch bệnh. Trong những năm gần đây,
dịch bệnh LMLM đã được kiểm soát tốt hơn, đặc biệt tại các địa phương chăn
nuôi trọng điểm góp phần tăng trưởng mạnh trọng chăn nuôi. Dịch LMLM
gần đây chỉ xuất hiện rải rác, nhỏ lẻ trên đàn trâu bò nuôi tại khu vực miền
núi, vùng sâu, vùng xa (tại khu vực này, trâu bò nuôi thả rông trong rừng, gây
khó khăn cho công tác tiêm phòng vắc xin). So với những năm trước đây,
diện dịch và mức độ dịch năm 2016 đã giảm nhiều, góp phần giảm thiểu thiệt
hại về kinh tế và tạo môi trường ổn định để phát triển sản xuất. Bệnh tai xanh
ở lợn: Lần đầu tiên dịch lợn tai xanh bùng phát tại nước ta ở Hải Dương vào
ngày 12/03/2007, sau đó lây lan nhanh và rộng khắp các tỉnh miền Bắc. Trong
năm 2007, toàn quốc có 324 xã, phường của 65 huyện, quận thuộc 18 tỉnh,
thành phố có dịch. Số lợn mắc bệnh là 70.577 con (chiếm 0,26% tổng đàn,
toàn quốc có 26.560.651 con), số lợn chết và phải tiêu hủy là 20.366 (chiếm
gần 0,08%). Tuy nhiên, từ tháng 7/2013 đến nay, dịch đã cơ bản được kiểm
14
soát trên toàn quốc. Cuối năm 2015, dịch Tai xanh tái phát ở diện hẹp, trong
thời gian ngắn với 19 ổ dịch tại 11 huyện của 06 tỉnh (khu vực chung biên
giới với Cam-pu-chia - nước bị phát sinh dịch Tai xanh từ tháng 8/2015) làm
1.228 con lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy. Năm 2016, do mưa bão, lũ lụt
nhiều, nhất là các tỉnh miền Trung và Nam Trung bộ, gây nguy cơ rất cao về
dịch bệnh và đã xuất hiện dịch Tai xanh tại một số tỉnh Bắc Trung bộ làm hơn
1.200 con lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy. Vấn đề này đã gây tổn thất lớn cho
ngành chăn nuôi, gây mất an toàn thực phẩm và còn có nguy lây nhiễm các
bệnh nguy hiểm sang người [ 27].
Bảng 2.1 Số lượng lợn phân theo các vùng của Việt Nam
(Đơn vị: Con)
Năm 2013 2014 2015 2016 2017
Cả nước 26.493.922 26.261.408 26.761.577 27.751.010 29.075.315
ĐBSH 6.855.175 6.759.470 6.824.759 7.061.276 7.414.398
Miền núi và
trung du
6.346.859 6.328.806 6.626.398 6.841.448 7.175.528
Bắc Trung Bộ
và Duyên hải
miền Trung
5.084.917 5.090.085 5.207.484 5.368.050 5.420.643
Tây Nguyên 1.704.140 1.728.699 1.742.343 1.797.325 1.903.281
Đông Nam
Bộ
2.779.981 2.758.886 2.890.167 3.093.622 3.358.493
ĐBSCL 3.722.850 3.595.463 3.470.425 3.589.288 3.802.971
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2017)[25]
Môi trường bị ô nhiễm lại tác động trực tiếp vào sức khoẻ vật nuôi,
phát sinh dịch bệnh, gây khó khăn trong công tác quản lý dịch bệnh, giảm
năng suất không thể phát triển bền vững.[10]
15
Công tác quản lý chất thải trong chăn nuôi lợn đang gặp nhiều khó
khăn, việc sử dụng phân lợn trong nông nghiệp vẫn còn bị hạn chế do phân
lợn không giống phân bò hay gia cầm khác. Theo điều tra tình hình quản lý chất
thải chăn nuôi ở một số huyện thuộc TP. HCM và một số tỉnh lân cận chỉ có 6%
số hộ nuôi lợn có bán phân cho các đối tượng sử dụng để nuôi cá và làm phân
bón, khoảng 29% số hộ chăn nuôi lợn sử dụng phân cho bể biogas và 9% hộ dùng
phân lợn để nuôi cá[2].
Theo kết quả điều tra đánh giá hiện trạng môi trường của Viện chăn
nuôi (2006) tại các cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô tập trung ở Hà Nội, Hà
Tây, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai cho thấy:
Chất thải rắn bao gồm chủ yếu là phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa và đôi
khi là xác gia súc, gia cầm chết. Kết quả điều tra hiện trạng quản lý chất thải
chăn nuôi cho thấy 100% số cơ sở chăn nuôi đều chưa tiến hành xử lý chất
thải rắn trước khi chuyển ra ngoài khu vực chăn nuôi. Các cơ sở này chỉ có
khu vực tập trung chất thải ở vị trí cuối trại, chất thải được thu gom và đóng
bao tải để bán cho người tiêu thụ làm phân bón hoặc nuôi cá. Đối với phương
thức nuôi lợn trên sàn bê tông phía dưới là hầm thu gom thì không thu được
chất thải rắn. Toàn bộ chất thải, bao gồm phân, nước tiểu, nước rửa chuồng
được hòa lẫn và dẫn về bể biogas.
Kết quả điều tra của cho thấy hệ thống xử lý nước thải tại các trang trại
trên là: Nước thải  bể Biogas  hồ sinh học  thải ra môi trường, hầu hết
các trang trại chăn nuôi lợn khác cũng có sơ đồ xử lý chất thải như trên. [1].
2.3.2.2 Định hướng phát triển chăn nuôi lợn tại Việt Nam
Trong số các nước thuộc khối Asean, Việt Nam là nước chịu áp lực về
đất đai lớn nhất. Tốc độ tăng dân số và quá trình đô thị hóa đã làm giảm diện
tích đất nông nghiệp. Để đảm bảo an toàn về lương thực và thực phẩm,
16
biện pháp duy nhất là thâm canh chăn nuôi trong đó chăn nuôi lợn là
một thành phần quan trọng trong định hướng phát triển.
Theo quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 1 năm 2008 của
Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến
năm 2020 thì:
Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương
thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo
chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu
Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%,
trong đó năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%
Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có
hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi
Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại,
công nghiệp và cơ sở giết mổ,chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý
chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường.
Mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2008 – 2010 đạt khoảng 8 -9%
năm; giai đoạn 2010 - 2015 đạt khoảng 6-7% năm và giai đoạn 2015 - 2020
đạt khoảng 5 - 6% năm.
Bảng 2.2 Định hướng phát triển chăn nuôi Việt Nam đến năm 2020
Đơn vị tính: Triệu con
Loại vật nuôi Đơn vị tính
Năm
2015 2016 2020
Lợn Con 27,75 28,78 29,93
Lợn nái Con 4,06 3,95 3,48
Gia cầm Con 341,91 356,72 392,39
Bò Con 5,37 5,47 5,80
Trong đó: bò sữa 1.000 con 275,30 316,6 405,30
Trâu Con 2,52 2,53 2,54
Dê, cừu Con 1,89 2,08 2,91
(Nguồn:Sản xuất chăn nuôi 2015 và kế hoạch 2020)[22]
17
2.3.2.3 Hiện trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi lợn
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn phát triển với tốc độ
rất nhanh nhưng chủ yếu là tự phát và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ
thuật về chuồng trại và kỹ thuật chăn nuôi. Do đó năng suất chăn nuôi thấp và
gây ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng.
Từ năm 1992 đến năm 2005 ở Việt Nam đã có khoảng 27.000 hầm xây
biogas được lắp đặt[29] .Tuy nhiên hiệu quả sử dụng hầm biogas chưa cao và
chủ yếu tập trung vào phục vụ cung cấp năng lượng cho sinh hoạt hàng ngày.
Chất thải chăn nuôi tác động đến môi trường và sức khỏe con người
trên nhiều khía cạnh: gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường
khí, môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Tổ chức y tế thế giới
(WHO) đã cảnh báo: nếu không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải
chăn nuôi một cách thỏa đáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt là
các virus biến thể từ các dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch bệnh tai
xanh ở lợn có thể lây lan nhanh chóng và có thể cướp đi sinh mạng của rất
nhiều người.
Theo báo cáo tổng kết của viện chăn nuôi, hầu hết các hộ chăn nuôi đều
để nước thải chảy tự do ra môi trường xung quanh gây mùi hôi thối nồng nặc,
đặc biệt là vào những ngày oi bức. Nồng độ khí H2S và NH3 cao hơn mức cho
phép khoảng 30-40 lần. Tổng số VSV và bào tử nấm cũng cao hơn mức cho
phép rất nhiều lần. Ngoài ra nước thải chăn nuôi còn có chứa Coliform, E.coli,
COD... và trứng giun sán cao hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép[29]
Việc kiểm soát chất thải chăn nuôi là một nội dung cấp bách cần được
các cấp quản lý,các nhà sản xuất và cộng đồng dân cư bắt buộc quan tâm để
hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe của con người, cảnh quan khu
dân cư cũng như không kìm hãm sự phát triển của ngành.
18
2.3.2.4 Tình hình về quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại Việt Nam
Hiện nay ở nước ta, phương thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ
lớn. Vì vậy, việc xử lý và quản lý chất thải vật nuôi ở nước ta gặp nhiều khó
khăn. Những năm qua, chất thải vật nuôi trong nông hộ được xử lý bằng 3
biện pháp chủ yếu sau đây:
 Chất thải vật nuôi thải trực tiếp ra kênh mương và trực tiếp xuống ao, hồ
 Chất thải được ủ làm phân bón cho cây trồng
 Chất thải chăn nuôi được xử lý bằng công nghệ khí sinh học
(biogas).
Bên cạnh đó còn có một số phương pháp khác, nhưng chưa được nhân
rộng như xử lý chất thải bằng sinh vật thủy sinh (cây muỗi nước, bèo lục
bình..), xử lý bằng hồ sinh học. [12]
Bảng 2.3 Một số loại thủy sinh vật tiêu biểu
Loại Tên thông thường Tên khoa học
Thủy sinh vật sống
chìm
Hydrilla Hydrilla verticilata
Water milfoil Myriophyllum spicatum
Blyxa Blyxa aubertii
Thủy sinh vật sống
trôi nổi
Lục bình Eichhornia crassipes
Bèo tấm Wolfia arrhiga
Bèo tai tượng Pistia stratiotes
salvinia Salvinia spp
Thủy sinh thực vật
sống nổi
Cattails Typha spp
Bulrush Scirpus ssp
Sậy Phragmites communis
(Nguồn :Vũ Thụy Quang, 2009) [12]
Theo kết quả thống kê năm 2010, cả nước có khoảng 8.500.000 hộ có
chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình,khoảng 18.000 trang trại chăn nuôi
tập trung. Các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn phần lớn có hệ thống
xử lý chất thải với các loại công nghệ khác nhau, nhưng hiệu quả xử lý chưa
triệt để. Chăn nuôi hộ gia đình mới có khoảng 70% tương ứng với khoảng
19
5.950.000 hộ có chuồng trại chăn nuôi, trong đó mới có khoảng 8,7% hộ chăn
nuôi có công trình khí sinh học (hầm Biogas). Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng
trại chăn nuôi hợp vệ sinh cũng chỉ chiếm khoảng 10%. Còn khoảng 23%
số hộ chăn nuôi không xử lý chất thải vật nuôi và chỉ có 0,6% số hộ có
cam kết bảo vệ môi trường. Số trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất
thải bằng biogas khoảng 67%. Trong đó chỉ có khoảng 2,8% có đánh giá
tác động môi trường. [22]
2.4 Tình hình chăn nuôi ,quy mô trang trại chăn nuôi tại Hà Nội
Chăn nuôi đang tạo nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình trên
địa bàn TP. Hà Nội. Tuy nhiên,cùng với sự gia tăng đàn vật nuôi thì tình trạng
ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi cũng đang ở chiều hướng báo
động. Đa số các trang trại nằm xen kẽ trong các khu dân cư, có quỹ đất nhỏ,
hẹp, không đủ diện tích để xây dựng các công trình bảo vệ môi trường đảm
bảo xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép, không đảm bảo khoảng cách vệ sinh đến
khu dân cư.
Bảng 2.4 Số lượng lợn nái qua các năm
( Đơn vị: Con)
Năm Cả nước Hà Nội Tỉ lệ (%)
2013 4.025.551 152.133 3,78
2014 3.916.035 153.761 3,93
2015 3.913.922 148.471 3,79
2016 4.058.446 164.526 4,05
2017 4.235.439 177.052 4,18
( Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017)[18]
So với các tỉnh thành trên cả nước, Hà Nội là thành phố có ngành chăn
nuôi lợn phát triển mạnh, số lượng đàn lợn ổn định do công tác chăm sóc và
vệ sinh thú y được quan tâm chặt chẽ hơn trước. Số lượng lợn nái giữ ở mức
dao động nhẹ trong 2 năm 2013 và 2014 trong khoảng 152 - 153 nghìn con.
Năm 2015 do dịch tai xanh xuất hiện làm số lượng lợn giảm mạnh xuống còn
20
148 nghìn con. Năm 2016, đàn lợn đã tăng trở lại được hơn 164 nghìn con, do
công tác phòng dịch được thắt chặt, xử lý hiệu quả, công tác tuyên truyền
được người dân quan tâm nên có ý thức hơn trong việc chăn nuôi đảm bảo vệ
sinh môi trường nhờ vậy dịch đã được dập tắt. Đàn lợn tiếp tục tăng và đạt
khoảng 177 nghìn con trong năm 2017.
Tuy nhiên vẫn có nhiều trang trại, gia trại chăn nuôi lợn không đảm
bảo vệ sinh môi trường, mùi hôi thối từ chất thải chăn nuôi khiến người
dân rất khó chịu. Đó là chưa kể chất thải từ chăn nuôi đang có nguy cơ gây
ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân
xung quanh.
Trong hoạt động chăn nuôi, chất thải chăn nuôi lợn là nguồn thải gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng hơn các loại chăn nuôi khác. Theo kết quả
điều tra chăn nuôi tại thời điểm 01/10/2016 thành phố có 1.589.941 con, tăng
19.676 con so với cùng kì năm trước, trong đó đàn lợn thịt là 1.410.269 con,
tăng 78.786 con so với cùng kì năm trước (tương ứng tăng 5,92% ). Đặc biệt
sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 270.984 tấn, tăng 5,4% so với cùng kì
năm trước [25].
Bảng 2.5 Sản lượng thịt lợn hơi qua các năm
(Đơn vị: Tấn)
Năm Cả nước Hà Nội Tỉ lệ (%)
2013 3.160.048 298.306 9,44
2014 3.217.918 298.762 9,28
2015 3.351.075 255.979 7,64
2016 3.491.634 257.098 7,36
2017 3.664.556 270.984 7,39
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017) [18]
21
Do nhu cầu về ăn uống và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài gia
tăng, công tác tiêm phòng được thực hiện nghiêm túc, nên tỉ lệ thịt lợn hơi
xuất chuồng của cả nước tăng và ổn định qua các năm. Hà Nội ổn định trong
2 năm 2013 và 2014, giảm mạnh vào năm 2015 do dịch bệnh xuất hiện. Năm
2016 sản lượng tăng trở lại từ 257.098 tấn lên 270.984 tấn trong năm
2017.[18]
Cùng với việc chăn nuôi phát triển mạnh thì lượng chất thải từ các trang
trại, gia trại hầu hết được xử lý bằng hệ thống Biogas nên chỉ giải quyết được
vấn đề thu hồi khí sinh học để tận thu làm nhiên liệu, còn mức độ giảm thiểu
ô nhiễm không đáng kể, do vậy vấn đề ô nhiễm nước và không khí chưa được
giải quyết. Đáng chú ý là hầu hết các hệ thống biogas tại các trang trại này
đều xây dựng nhỏ hơn mức độ cần thiết nên hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm môi
trường ngày càng hạn chế, nhiều khi không có tác dụng đã gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng.
Với số lượng lợn tăng nhanh, việc xử lý chất thải chưa được các hộ dân
quan tâm đúng mức, trên thực tế cho thấy công nghệ xử lý biogas không xử lý
triệt để được nguồn gây ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi, do đó rất cần các biện
pháp hỗ trợ, xử lý sau biogas. Tuy nhiên những biện pháp này cũng chỉ phần
nào giải quyết được ô nhiễm chứ chưa xử lý được triệt để các chất gây ô
nhiễm đạt tiêu chuẩn cho phép. Chi phí đầu tư, vận hành để xử lý triệt để các
chất ô nhiễm là rất tốn kém. Bởi vậy hầu hết các chủ trang trại đều trốn tránh
đầu tư đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường cần thiết. Trong khi đó, quản
lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi chưa được quan
tâm đầy đủ. Bên cạnh đó do nhận thức, ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi
trường của chủ các trang trại, gia trại còn kém.
Nhìn chung, việc quản lý chất thải chăn nuôi lợn đang gặp nhiều khó
khăn. Nhu cầu sử dụng chất thải chăn nuôi lợn trong nông nghiệp còn thấp. Vì
22
vậy cần có nhiều biện pháp tích cực kết hợp để giải quyết vấn đề quản lý và
khắc phục sự ô nhiễm môi trường do một lượng chất thải chăn nuôi gây ra.
2.5 Cơ sở khoa học của quản lý môi trường trong sản xuất chăn nuôi
Đã có nhiều công trình nghiên cứu của Viện Chăn nuôi nghiên cứu về
các chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát thải các khí CH4, NH3, CO,
H2S...trong chất thải của lợn, động vật nhai lại, gia cầm và nghiên cứu nhiều
giải pháp khác nhau nhằm làm giảm thiểu sự phát thải các khí độc trong chất
thải chăn nuôi công nghiệp, giảm tác động tiêu cực đến môi trường và sự ô
nhiễm môi trường sinh thái[28].
Tuy nhiên, việc xử lý chất thải trong chăn nuôi ở Việt Nam mặc dù đã
được quan tâm và đang là vấn đề bức xúc hiện nay nhưng hiện tượng ô nhiễm
môi trường do chất thải từ chăn nuôi đang ngày trở nên trầm trọng. Các giải
pháp xử lý chất thải chăn nuôi trong nước hiện nay đang áp dụng chủ yếu vẫn
là các giải pháp mà thế giới vẫn làm, cụ thể như sau:
* Quy hoạch chăn nuôi
Chăn nuôi gia súc, gia cầm phải được quy hoạch phù hợp theo vùng
sinh thái cả về số lượng, chủng loại để không bị quá tải gây ô nhiễm môi
trường. Đặc biệt là những khu vực có sử dụng nguồn nước ngầm hoặc nguồn
nước sông hồ cung cấp cho nhà máy nước sinh hoạt thì công tác quy hoạch
chăn nuôi càng phải quản lý nghiêm ngặt. Khi xây dựng trang trại chăn nuôi
cần phải đủ xa khu vực nội thành, nội thị, khu đông dân cư, đồng thời đúng
thiết kế và phải được đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng trang
trại đây là giải pháp vĩ mô mang tính chiến lược.[29]
* Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas (Hệ thống khí sinh học)
Hiện nay, việc sử dụng hầm Biogas đang được người chăn nuôi quan
tâm vì vừa bảo vệ được môi trường vừa có thể thay thế chất đốt hoặc có thể
23
được sử dụng cho chạy máy phát điện, tạo ra điện sinh hoạt gia đình và điện
phục vụ trang trại.
Công trình khí sinh học giảm phát thải theo 3 cách sau: Thứ nhất: Giảm
phát thải khí methane từ phân chuồng.Thứ hai: Giảm phát thải khí nhà kính
do giảm sử dụng chất đốt truyền thống. Thứ ba: Giảm phát thải khí nhà kính
do sử dụng phân từ phụ phẩm KSH thay thế phân bón hóa học. Như vậy, nhờ
có công trình khí sinh học mà lượng lớn chất thải chăn nuôi trong nông hộ sẽ
đựợc xử lý tạo ra chất đốt và chính điều đó sẽ góp phần giảm phát thải khí nhà
kính rất hiệu quả. Tuy nhiên, giải pháp này mới chỉ dừng ở giai đoạn phân
hủy tương đối. Nguồn chất thải, nguồn nước và chất cặn bã từ Biogas vẫn có
thể gây ô nhiễm và vẫn cần được tiếp tục xử lý. Mặt khắc toàn bộ phân, nước
tiểu, thức ăn rơi vãi lên men sinh khí trong chuồng nuôi vẫn gây ô nhiễm và
bốc mùi độc hại trong một thời gian nhất định trước khi được dọn đến hầm xử
lý Biogas.[29]
*Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học
+ Xử lý môi trường bằng men sinh học:
Từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước người ta đã sử dụng các chất men
để giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi được gọi là "Chế phẩm EM
(Effective Microorganisms) có nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu". Ban đầu các
chất này được nhập từ nước ngoài nhưng ngày nay các chất men đã được sản
xuất nhiều ở trong nước. Các men nghiên cứu sản xuất trong nước cũng rất
phong phú và có ưu điểm là phù hợp hơn với điều kiện tự nhiên, khí hậu nước
ta. Người ta sử dụng men sinh học rất đa dạng như: Dùng bổ sung vào nước
thải, dùng phun vào chuồng nuôi, vào chất thải để giảm mùi hôi. Tuy nhiên,
giải pháp này vẫn có những tồn tại nhất định, đặc biệt khi dùng phun sẽ làm
tăng độ ẩm chuồng nuôi gây bất lợi cho cơ thể gia súc.[29]
+ Chăn nuôi trên đệm lót sinh học
24
Đệm lót sinh học là hướng đi mới và thu được những kết quả bước đầu
đã được khẳng định là không gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí, giảm
bệnh tật, lợn tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt được người ưa chuộng, giá
bán cao hơn, vì vậy mà hiệu quả hơn, phù hợp với quy mô chăn nuôi gà, lợn
nông hộ. Tuy nhiên, công nghệ sử dụng đệm lót sinh học kỵ nước, sinh nhiệt
nên trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm như ở Việt nam, nhất là trong chăn
nuôi lợn lượng nước tiểu của lợn nhiều dễ gây ẩm làm hạn chế tác dụng của
giải pháp. Để khắc phục được hiện tượng lên men sinh nhiệt cần có các thiết
bị làm mát và như vậy sẽ phải đầu tư tốn kém hơn.[29]
* Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ (Compost) sử dụng chủ yếu
phân của động vật mà thông qua hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của vi sinh
vật phân hủy và làm tăng cao chất lượng của sản phẩm, tạo nên phân bón hữu
cơ giàu chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, ủ phân bằng phương pháp
phủ kín bằng nilon hoàn toàn nhờ sự lên men tự nhiên. Nhờ quá trình lên men
và nhiệt độ tự sinh của đống phân ủ sẽ tiêu diệt được phần lớn các mầm bệnh
nguy hiểm, thậm chí ủ phân có thể phân hủy được cả xác động vật chết khi
lượng phế thải thực vật đủ lớn. Trong phân ủ có chứa chất mùn làm đất tơi
xốp, tăng dung lượng hấp thụ khoáng của cây trồng, đồng thời có tác dụng tốt
đến hệ vi sinh vật có ích trong đất. Phân ủ còn có tác dụng tốt đối với tính
chất lý hoá học và sinh học của đất, không gây ảnh hưởng xấu đến người,
động vật và giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái biện pháp
này được áp dụng nhiều. Tuy nhiên, đây là biện pháp thủ công, chất thải trong
chuồng vẫn có thời gian gây ô nhiễm trước khi được xử lý ủ hữu cơ và ô
nhiễm khi vận chuyển đến nơi ủ.
* Xử lý bằng công nghệ ép tách phân
Đây là công nghệ hiện đại được nhập vào nước ta chưa lâu nhưng rất
hiệu quả và đang được nhiều nhà chăn nuôi quan tâm áp dụng. Dựa trên
nguyên tắc “lưới lọc” máy ép có thể tách hầu hết các tạp chất nhỏ đến rất nhỏ
25
trong hỗn hợp chất thải chăn nuôi, tùy theo tính chất của chất rắn mà có các
lưới lọc phù hợp. Khi hỗn hợp chất thải đi vào máy ép qua lưới lọc thì các
chất rắn được giữ lại ép khô và ra ngoài để xử lý riêng còn lượng nước theo
đường riêng chảy ra ngoài hoặc xuống hầm KSH xử lý tiếp. Độ ẩm của sản
phẩm (phân khô) có thể được điều chỉnh tùy theo mục đích sử dụng. Quá trình
xử lý này đầu tư ban đầu tốn kém hơn nhưng rất hiện đại, nhanh, gọn, ít tốn
diện tích và đang là một trong những biện pháp hiệu quả nhất đối với các
trang trại chăn nuôi lợn, trâu, bò theo hướng công nghiệp hiện nay.
* Xử lý nước thải bằng oxy hóa
Phương pháp này thường được dùng đối với các bể lắng nước thải.
- Xử lý bằng sục khí
Biện pháp này là dùng máy bơm sục khí xuống đáy bể với mục đích
làm cho các chất hữu cơ trong nước thải được tiếp xúc nhiều hơn với không
khí và như vậy quá trình oxy hóa xảy ra nhanh, mạnh hơn. Đồng thời kích
thích quá trình lên men hiếu khí, chuyển hóa các chất hữu cơ, chất khí độc
sinh ra trở thành các chất ít gây hại tới môi trường. Sau khi lắng lọc nước thải
trong hơn giảm ô nhiễm môi trường và có thể dùng tưới cho ruộng đồng.
- Xử lý bằng ozon(O3)
Để xứ lý nhanh, triệt để các chất hữu cơ và các khí độc sinh ra trong
các bể gom nước thải, bể lắng, người ta đã bổ sung khí ozon (O3) vào quá
trình sục khí xử lý hiếu khí nhờ các máy tạo ozon công nghiệp.Ozon là chất
không bền dễ dàng bị phân hủy thành oxy phân tử và oxy nguyên tử: O3 ->
O2 + O. oxy nguyên tử tồn tại trong thời gian ngắn nhưng có tính oxy hóa rất
mạnh làm cho quá trình xử lý chất thải nhanh và rất hữu hiệu. Ngoài ra quá
trình này còn tiêu diệt được một lượng vi rút, vi khuẩn, nấm mốc và khử mùi
trong dung dịch chất thải. So với phương pháp sục khí thì phương pháp này
có tốn kém hơn nhưng hiệu quả hơn.
- Xử lý bằng Hiđro peroxit (H202)
26
Hiđro peroxit H202 (oxi già) thường được ứng dụng rộng rãi như: Tẩy
rửa vết thương trong y tế, làm chất tẩy trắng trong công nghiệp, chất tẩy uế,
chất oxy hóa... Người ta cùng có thể bổ sung Hyđro peroxit H202 (oxy già)
vào trong nước thải để xử lý môi trường. Oxy già là một chất oxy hóa-khử
mạnh. Thông thường oxy già phân hủy một cách tự nhiên theo phản ứng tỏa
nhiệt thành nước và khí oxy như sau: 2 H202 —> 2 H20 + 02 + Nhiệt lượng.
Trong quá trình phân hủy (phản ứng xảy ra mạnh mẽ khi có xúc tác), đầu tiên
oxy nguyên tử được tạo ra và tồn tại trong thời gian rất ngắn rồi nhanh chóng
thành khí O2. Oxy nguyên tử có tính oxy hóa rất mạnh vì vậy đã oxy hóa các
chất hữu cơ, diệt khuẩn, khử mùi hiệu quả trong dung dịch chất thải. Xử lý
chất thải theo phương pháp oxy hóa có đem lại hiệu quả nhưng nhìn chung là
không tiện lợi đối với người dân khi thực hiện, đồng thời chi phí cao (xây bể,
mua máy tạo ozon, máy tạo H2O2) thao tác thực hành yêu cầu kỹ thuật cao
mà chất thải vẫn có thể bốc mùi gây ô nhiễm trong thời gian khi chưa đưa vào
bể xử lý, trong thực tế chăn nuôi khó áp dụng.[29]
* Sử dụng chế phẩm Biocatalyse:
Chế phẩm Biocatalyse đã được Bộ nông nghiệp & PTNT chứng nhận
và cho phép sử dụng trong sản xuất chăn nuôi. Đặc điểm: Là một loại bột
khoáng, silica, dạng bột, màu trắng ngà, được sản xuất bằng công nghệ hoạt
hóa ở mức độ cao. Thành phần chính gồm SiO2, Al2O3, Fe2O3, K20,
Na2O, CaO, MgO, chất mang. Bio-catalyse có khả năng:
- Trao đổi ion mạnh trong đường ruột, xúc tác các enzim, thủy phân
protein, lipit...
- Kích hoạt các vi sinh vật có lợi trong đường ruột phát triển tốt nhất,
đạt mật độ cao tối đa.
- Thủy phân các cluster của nước thành các đơn phân tử, làm cho nước
trong hệ thống tiêu hóa, của động vật trở lên siêu loãng giúp quá trình hòa tan
các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, giúp cho quá trình tiêu hóa thức
27
ăn và hấp thu dinh dưỡng của vật nuôi tốt hơn (làm tăng tỷ lệ tiêu hóa và hấp
thu dinh dưỡng), từ đó làm giảm các thành phần: Nitơ, Cacbonhydrat, Lưu
huỳnh... là những thành phần chính tạo mùi hôi và độc hại chứa trong chất
thải của vật nuôi.
- Nâng cao khả năng miễn dịch cho vật nuôi giúp cho vật nuôi phát
triển tốt.
- Bio-catalyse không tồn dư trong thịt, trứng của vật nuôi. Chỉ tham gia
xúc tác đó thải ra môi trường và tiếp tục làm tăng khả năng phân hủy ở ngoài
môi trường.[29 ]
2.6 Những khó khăn còn tồn tại trong ngành chăn nuôi
Ngành Chăn nuôi tại Việt Nam hiện nay có xu hướng chuyển dịch từ
quy mô nông hộ sang chăn nuôi tập trung và thâm canh với quy mô lớn. Cùng
với xu hướng đó, ô nhiễm môi trường (ÔNMT) chăn nuôi tại các vùng nông
thôn ngày càng trở nên nghiêm trọng. Theo một số chuyên gia nông nghiệp
cho rằng, nguyên nhân chính gây ô nhiễm là do chăn nuôi nhỏ lẻ, không kiểm
soát được xả thải ra môi trường. Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát ở Việt Nam,
chăn nuôi quy mô trang trại và thâm canh, mặc dù có áp dụng biện pháp xử lý
môi trường, nhưng vẫn gây ÔNMT nghiêm trọng do các nguyên nhân về công
tác quản lý môi trường và áp dụng công nghệ chưa phù hợp.
- Thực trạng và nguyên nhân ô nhiễm môi trường chăn nuôi tại Việt Nam
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT về chăn nuôi, cả nước hiện có
khoảng 12 triệu hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi và 23.500 trang trại chăn
nuôi tập trung. Trong đó, phổ biến ở nước ta là chăn nuôi lợn (khoảng 4 triệu
hộ) và gia cầm (gần 8 triệu hộ), với tổng đàn khoảng 362 triệu con gia cầm,
29 triệu con lợn và 8 triệu con gia súc, mỗi năm khối lượng nguồn thải ra từ
chăn nuôi ra môi trường là một con số khổng lồ - khoảng 84,5 triệu tấn/năm,
trong đó, chỉ khoảng 20% được sử dụng hiệu quả (làm khí sinh học, ủ
28
phân,…), còn lại 80% lượng chất thải chăn nuôi đã bị lãng phí và phần lớn
thải ra môi trường gây ô nhiễm.[20]
Nguyên nhân chính được xác định gây ÔNMT trong ngành chăn nuôi là
do các trang trại sử dụng nhiều nước. Kết quả khảo sát cho thấy, các trang trại
chăn nuôi sử dụng ít nước đều có thể dễ dàng thu gom chất thải rắn để bán
làm phân bón hữu cơ. Chất thải rắn từ các trang trại nuôi gà hầu như được tiêu
thụ hết cho mục đích trồng rau, hoa, cây cảnh; hiện nay hình thành tự phát
một hệ thống thu gom phân trâu bò khô từ đồng bằng sông Cửu Long đến
vùng Nam Trung Bộ để bán cho các cơ sở chế biến phân bón hữu cơ tại Tây
Nguyên phục vụ trồng cây công nghiệp như cà phê, tiêu, cao su…; chất thải
rắn thu gom từ chăn nuôi lợn nái (do nuôi lợn nái không được sử dụng nhiều
nước) luôn được tiêu thụ tốt. Do vậy, có thể nói trong chăn nuôi sử dụng ít
nước, chất thải rắn từ chăn nuôi luôn có thể thu gom để bán nên không còn
nhiều để thải ra môi trường. Chỉ có chăn nuôi lợn thịt hoặc chăn nuôi bò sữa
quy mô công nghiệp sử dụng nhiều nước (theo các quy trình chăn nuôi thâm
canh quy mô lớn) mới là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường do chất
thải lỏng từ các trang trại này không thể thu gom nên chỉ còn cách xả trực tiếp
hoặc gián tiếp (thông qua các hầm khí sinh học (KSH)) xuống nguồn nước.
Mặt khác, công tác quản lý môi trường chưa đáp ứng được với nhu cầu
của thực tế sản xuất. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi theo
QCVN 40:2011/BTNMT trước kia và QCVN 62-MT:2016/BTNMT hiện nay đều
quá cao so với khả năng thực tế ứng dụng công nghệ xử lý môi trường hiện tại,
dẫn đến hầu hết các trang trại đều không thể đáp ứng yêu cầu đặt ra do chưa
có công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi hiệu quả để theo kịp các quy định
về xả thải môi trường. Do khó có thể đáp ứng quy định xả thải nên ở nhiều
nơi, việc áp dụng biện pháp xử lý môi trường của các trang trại chỉ mang
tính đối phó. Vẫn còn tâm lý ưu tiên phát triển kinh tế, giảm nhẹ yếu tố môi
29
trường ở nhiều cấp chính quyền địa phương nên việc quản lý và xử lý môi
trường chăn nuôi còn mang nặng tính hình thức.
Những năm vừa qua, biện pháp KSH được người dân và các cấp chính
quyền ưu tiên sử dụng, tuy nhiên vẫn còn có nhiều khó khăn, bất cập. Đối với
các công trình KSH quy mô nhỏ, hiện tượng quá tải công suất xử lý (quy mô
chăn nuôi thay đổi thường xuyên trong khi dung tích của hầm KSH là cố
định) và khí ga thừa không sử dụng hết, xả trực tiếp ra môi trường là nguyên
nhân phổ biến gây ô nhiễm môi trường. Đối với chăn nuôi quy mô trang trại,
công nghệ KSH chưa thực sự đem lại lợi ích về kinh tế (làm hầm KSH tốn
diện tích đất, tốn chi phí đầu tư lớn nhưng không đem lại nguồn thu bổ sung
cho chủ trang trại), có tác động tiêu cực về môi trường (khí ga sinh ra hầu như
không sử dụng, xả trực tiếp ra môi trường, hầm KSH không được quan tâm
vận hành, hỏng không được sửa chữa do chủ trang trại không có động lực để
bỏ chi phí ra duy trì vận hành hệ thống nhằm đảm bảo hiệu quả xử lý môi
trường) và hậu quả xấu về xã hội (việc áp dụng biện pháp xử lý môi trường
chỉ mang tính hình thức, đối phó lẫn nhau giữa các chủ trang trại và các cấp
quản lý).[11]
Có thể nói, hiện trạng quản lý môi trường chăn nuôi hiện nay đang
còn nhiều bất cập về quản lý, bế tắc về công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi
quy mô trang trại, thiếu sự quan tâm thỏa đáng của các cấp chính quyền về
quản lý và sự đầu tư nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp công nghệ phù hợp,
bền vững, giúp vừa xử lý môi trường chăn nuôi lại vừa mang lại thu nhập bổ
sung, tạo động lực cho người dân áp dụng các biện pháp BVMT.
30
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:Công tác quản lý môi trường tại trang trại chăn
nuôi heo nái của ông Nguyễn Thanh Lịnh,Ba Vì-Hà Nội
-Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn xóm 6 –xã Ba Trại- huyện Ba Vì –Hà Nội
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
-Địa điểm nghiên cứu: Trang trại heo nái của ông Nguyễn Thanh Lịch
tại xóm 6 – xã Ba Trại- huyện Ba Vì –Hà Nội
- Thời gian tiến hành: Đề tài được thực hiện từ tháng 07/2017 đến tháng
11/2017
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
- Giới thiệu về trang trại ông Nguyễn Thanh Lịch
- Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường của trang trại
+ Đánh giá các quy định, nội quy quy trình bảo vệ môi trường trong
chăn nuôi hiện đang áp dụng tại trang trại
+ Các thiết bị ,công trình,công nghệ xử lý môi trường
- Đánh giá hiệu quả của các công trình bảo vệ môi trường
- Đánh giá tổng thể về công tác quản lý môi trường của trang trại ông
Nguyễn Thanh Lịch
- Đánh giá chung và đề xuất biện pháp
+ Đánh giá chung: Thuận lợi và khó khăn
+Đề xuất giải pháp
31
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp kế thừa
Tham khảo các tài liệu có, giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, luận
văn báo cáo khoa học… có liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài.
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
-Điều tra về các số liệu về công tác quản lý môi trường trong các trang
trại chăn nuôi lợn.
-Điều tra kết hợp theo dõi trực tiếp tình hình BVMT của trang trại.
-Khảo sát thực tế các quy trình xử lý nước thải tại trang trại chăn nuôi
lợn của ông Nguyễn Thanh Lịch, Ba vì - Hà Nội
3.4.3 Phương pháp điều tra xã hội học
* Thu thập thông tin qua các phiếu điều tra, phỏng vấn:
-Lập phiếu điều tra, phỏng vấn:
+ Thông tin chung
+ Các vấn đề liên quan đến vệ sinh môi trường, sức khỏe của con người
trong trang trại chăn nuôi lợn
- Đối tượng phỏng vấn: Công nhân làm tại trang trại, người dân xung
quanh trang trại chăn nuôi, sử dụng phiếu điều tra và hỏi í kiến các nông hộ
xung quanh trang trại nghiên cứu.
-Tiến hành phỏng vấn: Phỏng vấn công nhân làm tại trang trại Nguyễn
Thanh Lịch và các họ dân xung quanh khu vực chăn nuôi( tổng là 30 phiếu)
3.4.4 Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp
- Số liệu được thu thập tại trại lợn Nguyễn Thanh Lịch, Ba Vì, Hà Nội
và Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi CP Việt Nam
-Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tại các phòng ban liên quan đến
công tác quản lý chất thải chăn nuôi.
32
Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ bài báo, mạng internet,
bài viết, sách các báo cáo và các văn bản đã được công bố, thư viện của
khoa/trường, các tạp chí khoa học, từ thông tin thu thập được từ thầy cô và
bạn bè, địa phương về các vấn đề liên quan đến nội dung của đề tài.
Quan sát thực địa bằng mắt thường, sử dụng máy ảnh, sổ nhật ký .
3.4.5 Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu được xử lý, thống kê trên máy tính bằng Word và Excel
- Từ kết quả phân tích mẫu kết hợp với khảo sát thực tế để đưa ra kết
luận về các thành phần môi trường. So sánh với QCVN để đưa ra những kết
luận về chất lượng môi trường nước khu vực xung quanh trang trại chăn nuôi
lợn ông Nguyễn Thanh Lịch.
3.4.6 Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá
Thống kê, tổng hợp và phân tích các số liệu khảo sát được. Xử lý các số
liệu và đánh giá vấn đề dựa trên các khía cạnh về môi trường và kinh tế. Từ
đó đề xuất những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại trang trại chăn
nuôi lợn tại xã Ba Trại - Ba Vì - Hà Nội.
3.4.7 Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và phân tích mẫu
 Địa điểm vị trí lấy mẫu
- Mẫu 1: Nước thải chăn nuôi chưa qua xử lý.
Vị trí: Được lấy ở trước cửa vào của hầm biogas
- Mẫu 2: Nước thải sau khi đã qua xử lý hầm biogas.
Vị trí: Sau bể biogas.
- Mẫu 3: Nước thải sau khi xử lý
Vị trí: Nước được lấy từ hồ thủy sinh tại trang trại
33
Hình 3.1 Sơ đồ vị trí lấy mẫu của trang trại
-Chú giải:
: Vị trí lấy mẫu
 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu
Theo TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10:1992) - Chất lượng nước - Lấy
mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.
- Dụng cụ lấy mẫu:
+ Dùng chai đựng mẫu bằng thủy tinh, chai polime
Cổng
vào
Khu văn phòng
Kho
nguyên
vật liệu
Nhà khách
Chuồng đẻ 1
Chuồng đẻ 2
Chuồng đẻ 3
Chuồng bầu
Biogas
Hồ thủy
sinh
Mương
1
1
1
2
2
34
+ Chai có nút đậy, được rửa sạch và dùng nước cất để tráng
+ Găng tay, phích đá
- Phương pháp lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu tại các vị trí, địa điểm khác
nhau. Các mẫu lấy đều được bảo quản và vận chuyển về phòng thí nghiệm
khoa Môi trường - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên để tiến hành xác
định hàm lượng các chất ô nhiễm.
* Mẫu được lấy vào buổi sáng, mỗi mẫu lấy 1,5 lít nước thải để phân tích
Các giá trị pH, hàm lượng oxy hòa tan (DO) được đo bằng máy
pH/DO/Metter điện cực thủy tinh. Nhu cầu oxy hóa học (COD) được phân
tích theo phương chuẩn độ K2Cr2O7 với muối Mohn. NO3
-
được phân tích
theo phương pháp Cataldo, sử dụng máy so màu UV/VIS tại bước sóng
420nm. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) được phân tích theo công thức:
BOD5 (ml) = COD.80%
Chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước được xác định bằng phương pháp trực
tiếp: Lọc 100 ml mẫu nước qua giấy lọc cellulose acetate có đường kính của
lỗ lọc 0,45m đã biết trước trọng lượng. Sau đó mang giấy lọc sấy khô ở
1050
C cho đến khi trọng lượng giấy không đổi, lấy giấy để nguội trong bình
hút ẩm, sau đó đem cân.
35
 Phương pháp bảo quản mẫu
Bảng 3.1 Phương pháp bảo quản mẫu
STT Chỉ tiêu Phương pháp bảo quản Dụng cụ đựng mẫu
01 pH Giữ ở 40
C Chai thủy tinh
02 BOD Cho H2SO4 để pH = 2 Chai thủy tinh
03 COD Xác định tại chỗ Chai thủy tinh
04 DO X Chai thủy tinh tránh ánh sáng
05 TSS Giữ ở dưới 80
C trong tối Chai thủy tinh
06 Tổng N Cho H2SO4 để pH =< 2 Chai polime
* Phương pháp phân tích mẫu
Bảng 3.2 Từng chỉ tiêu và phương pháp phân tích
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp phân tích
1 pH - TCVN 6492:2011
2 BOD5 mg/l TCVN 6001:2008
3 COD mg/l TCVN 6491:1999
4 TSS mg/l TCVN 6625:2000
5 DO ppm TCVN 7325 : 2004
6 Tổng N mg/l TCVN 6638:2000
36
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế -xã hội huyện Ba Vì
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
Ba Vì là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, trên địa bàn huyện
có một phần lớn của dãy núi Ba Vì chạy qua phía Nam huyện.
Vị trí địa lý giáp:
- Phía Đông giáp thị xã Sơn Tây
- Phía Tây giáp các huyện Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy của Phú Thọ
- Phía Nam giáp các huyện Lương Sơn và huyện Kỳ Sơn của Hòa Bình
- Phía Bắc giáp thành phố Việt Trì, Phú Thọ
Huyện Ba Vì là một huyện bán sơn địa, diện tích tự nhiên là 428 km²,
lớn nhất Thủ đô Hà Nội, hình thành 3 vùng địa hình rõ rệt: Vùng núi, đồi gò
và đồng bằng .Huyện có hai hồ khá lớn là hồ Suối Hai và hồ Đồng Mô (tại
khu du lịch Đồng Mô). Các hồ này đều là hồ nhân tạo và nằm ở đầu
nguồn sông Tích, chảy sang thị xã Sơn Tây, và một số huyện phía Tây Hà
Nội, rồi đổ nước vào sông Đáy. Trên địa bàn huyện có vườn quốc gia Ba Vì.
Ở ranh giới của huyện với tỉnh Phú Thọ có hai ngã ba sông là ngã ba Trung
Hà giữa sông Đà và sông Hồng (tại xã Phong Vân) và ngã ba Bạch Hạc giữa
sông Hồng và sông Lô (tại các xã Tản Hồng và Phú Cường).
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Chăn nuôi gia súc, gia cầm là một trong những thế mạnh của huyện.
Hiện nay, trên địa bàn đã phát triển nhiều mô hình trang trại chăn nuôi vừa và
nhỏ. Các trang trại chăn nuôi lợn, trang trại chăn nuôi gà, gia cầm đã áp dụng
các tiến bộ khoa học vào sản xuất, tác động tích cực vào phân công lao động,
thay đổi tập quán sản xuất cũ, lạc hậu.
37
Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu tập trung vào một số làng
nghề và trung tâm chế biến như: Sản xuất, chế biến tinh bột dong, sắn (làng
Minh Hồng - Minh Quang), sản xuất chè búp khô (làng Đô Trám và một số
thôn, làng của xã Ba Trại), sản xuất và chế biến sản phẩm từ sữa bò, dê. Một
số ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp như cơ khí, sửa chữa duy trì và
hoạt động ở quy mô nhỏ.
Địa hình đồi núi đa dạng phong phú, tập trung nhiều danh lam thắng
cảnh nổi tiếng, một trong những tiềm năng to lớn để phát triển du lịch văn hóa
- lễ hội, sinh thái - nghỉ dưỡng và du lịch văn hóa - tâm linh. Thổ nhưỡng
thuộc nền đất đỏ đá vôi, có tính dịu mát rất thuận lợi cho việc trồng cỏ chăn
nuôi và chăn thả gia súc, nhất là chăn nuôi dê, thỏ, bò thịt, bò sữa...
Du lịch Ba Vì từng bước phát triển, một số khu du lịch nổi tiếng như:
Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Đa, Thiên Sơn - Thác Ngà...
Cơ sở hạ tầng, giao thông trên địa bàn huyện đã được quan tâm đầu tư.
Tổng số km đường giao thông miền núi là 448,5 km, trong đó đường tỉnh lộ 5
tuyến với chiều dài 43,5 km (rải nhựa được 40,2 km), huyện lộ 17 tuyến với
chiều dài 83,2 km (rải nhựa được 33 km), đường xã, thôn 322,3 km (bê tông
được 43,1 km).
4.1.3 Điều kiện tự nhiên xã Ba Trại
4.1.3.1 Vị trí địa lý
Ba Trại là một trong 7 xã miền núi của huyện Ba Vì. Nằm ở dưới chân
núi Ba Vì, có diện tích khoảng 36 km2
.
Ba Trại xưa thuộc huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây cũ, ngày nay thuộc
huyện Ba Vì tỉnh Hà Nội.
Vị trí địa lý giáp:
- Phía Đông giáp xã Tản Lĩnh.
- Phía Bắc giáp xã Cẩm Lĩnh.
38
- Phía Tây giáp xã Thuần Mỹ.
- Phía Nam giáp núi Ba Vì.
4.1.3.2 Địa hình, địa mạo
Nhìn chung địa hình của xã phần lớn là đồi gò, độ cao các quả đồi
chênh nhau từ 5 đến 20 mét, độ dốc không lớn. Diện tích ruộng có 730 mẫu
bắc bộ phần lớn là ruộng chằm, diện tích còn lại là đất đồi.
Xã nằm giữa hai con đường Tỉnh lộ, đường 87 Sơn Tây - Đá Chông và
đường 88 Sơn Tây - Bất Bạt. Đường 87 đi qua xã từ phía Đông - Nam qua các
xóm Chằm Mè - Trung Sơn tiếp giáp đường 89 tại Đá Chông. Đường 89 chạy
song song với sông Đà qua địa phận xã Thuần Mỹ. Đường 88 đi qua xã ở phía
Bắc và cũng là ranh giới giữa Ba Trại với Cẩm Lĩnh.
4.1.3.3 Khí hậu, thủy văn
Đặc điểm chung của Ba Trại bị chi phối bởi các yếu tố vĩ độ Bắc, cơ
chế gió mùa, sự phối hợp giữa gió mùa và vĩ độ tạo nên khí hậu nhiệt đới ẩm
với mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ bình quân năm trong khu vực là 23,40
C.
Lượng mưa trung bình năm 2.500 mm, phân bố không đều trong
năm, tập trung nhiều vào tháng 7, tháng 8. Độ ẩm không khí 86,1%, vùng
thấp thường khô hanh vào tháng 12 và tháng 1.
4.2 Giới thiệu về trang trại Nguyễn Thanh Lịch
Trang trại chăn nuôi Nguyễn Thanh Lịch nằm trên địa bàn xã Ba Trại,
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Trang trại được xây dựng và đi vào sản xuất
từ năm 2010, có diện tích chuồng trại 4000m2
tổng số vốn đầu tư lên tới 18 tỷ
đồng, trang trại chuyên nuôi lợn nái cho Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi
CP Việt Nam (chi nhánh của Tập đoàn CP Thái Lan) cung cấp giống lợn con
của cái Landrace - Yorkshire với đực Pietrain - Duroc và cái Landrace -
Yorkshire với đực Duroc.
39
Cơ cấu tổ chức của trang trại Nguyễn Thanh Lịch được sắp xếp như sau:
Đứng đầu là chủ trại, quản lý chung tất cả mọi công việc của trại. Dưới chủ
trại là kỹ sư chăn nuôi. Kỹ sư vừa là cán bộ kỹ thuật vừa làm quản lý công
nhân và bố trí công việc hàng ngày cho các công nhân trong các chuồng. Mỗi
công nhân có nhiệm vụ thực hiện đúng các công việc đã được giao.
Hình 4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức trang trại Nguyễn Thanh Lịch
4.2.1 Quy mô
Trang trại gồm 3chuồng đẻ, 1 chuồng bầu và 4ô chuồng cách ly nuôi
1221 lợn nái, 23 lợn đực, 299 lợn hậu bị ( số liệu thống kê tháng 11/2017).
Lợn sau khi sinh 18 đến 21 ngày thì được cai sữa. Mỗi năm trang trại cho xuất
ra thị trường khoảng 20.000 - 25.000 lợn con.
4.2.2 Hệ thống chăn nuôi lợn tại trang trại
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và nhân viên của trại gồm 2 kỹ sư chính, 2 tổ
trưởng và 9 công nhân phụ trách và số sinh viên thực tập từ 8-15 người, trang
trại đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong vùng và các
tỉnh lân cận là môi trường tốt cho các bạn sinh viên học tập.
Với việc chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, các biện pháp phòng
40
chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi của trại được thực hiện chủ động và tích
cực. Vệ sinh phòng bệnh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn luôn là
vấn đề được đặc biệt quan tâm. Cùng với việc vệ sinh thức ăn, nước uống, vật
nuôi, dụng cụ chăn nuôi, sinh sản… thì việc vệ sinh chuồng trại, cải tạo tiểu
khí hậu chuồng nuôi luôn được cán bộ thú y và đội ngũ công nhân kỹ thuật
thực hiện chặt chẽ.
Chuồng trại được thiết kế và xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Sau mỗi lứa lợn, chuồng
trại đều được tẩy uế bằng phương pháp: rửa sạch ô nhốt lợn, để khô sau đó
phun thuốc sát trùng như Fam flus, Vikon S và để trống chuồng nuôi tối thiểu
là 5 ngày mới đưa lợn nái chờ đẻ khác lên. Với lợn con tuyệt đối không tắm
rửa để tránh lạnh và ẩm ướt, định kỳ tiêu độc ở các chuồng nuôi lợn nái, lợn
đực làm việc bằng thuốc sát trùng. Trại còn thường xuyên tiến hành vệ sinh
môi trường xung quanh như việc dọn cỏ, phát quang bụi rậm, diệt chuột, thu
dọn phân hằng ngày ở các ô chuồng.
Hiện nay, trại áp dụng quy trình chăn nuôi “cùng vào - cùng ra”, trong
đó một chuồng hoặc cả một dãy chuồng được đưa vào để nhốt đồng loạt cùng
một loại lợn (có thể tương đồng về khối lượng, tuổi). Sau một thời gian nhất
định số lợn này được đưa ra khỏi chuồng, lúc đó chuồng trại được rửa sạch,
phun thuốc sát trùng và để trống ít nhất 5 ngày trước khi đưa đàn lợn mới lên
đẻ. Như vậy quy trình này có tác dụng phòng bệnh do vệ sinh chuồng trại
thường xuyên, định kỳ mỗi khi xuất hết lợn, do đó hạn chế được khả năng lan
truyền các mầm bệnh từ lô này sang lô khác.
Hệ thống thông thoáng đối với chăn nuôi lợn công nghiệp rất quan
trọng, ngoài việc cung cấp đủ oxy cho quá trình hô hấp của lợn, nó còn giúp
giải phóng khí độc do phân, nước tiểu gây ra. Chính vì vậy, trại đã sử dụng hệ
thống làm mát và chống nóng ở mỗi dãy chuồng vào mùa hè và hệ thống sưởi
41
ấm vào mùa đông. Bên cạnh đó các dãy chuồng được sắp xếp theo hướng
Đông Nam để đảm bảo ấm áp vào mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
Đặc biệt vào mùa hè, thời tiết rất nóng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến
khả năng sinh sản của đàn lợn nái cũng như sự sinh trưởng và phát triển của
lợn con. Do đó trại đã lắp đặt hệ thống chống nóng gồm hệ thống quạt gió ở
cuối mỗi dãy chuồng có tác dụng hút không khí có hơi nước từ hệ thống dàn
mát trên đầu chuồng tạo luồng khí mát, thông thoáng. Hai dãy tường chuồng
được phủ một tấm lưới cách nhiệt và có tác dụng giữ ẩm. Chính vì vậy
không khí trong chuồng lợn luôn mát và nhiệt độ luôn duy trì trong
khoảng 28o
C - 30o
C.
Trại trang bị hệ thống lồng úm bên trong có treo một bóng đèn hồng
ngoại công suất 175W hoặc lắp một tấm sưởi ở mỗi ô chuồng. Với lợn sau
cai sữa cũng có một đèn sưởi hoặc tấm sưởi ở mỗi ô chuồng, đảm bảo luôn
duy trì nhiệt độ thích hợp cho lợn con.
Cơ cấu đàn lợn của trại được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.1 Cơ cấu đàn lợn tại trang trại qua các năm
Loại lợn
Số lượng lợn qua các năm (con) Tỉ lệ tổng đàn lợn
tháng 11/2017
(%)
2015 2016 11/2017
Nái sinh sản 1136 1343 1221 82,89
Nái hậu bị 300 340 229 15,55
Đực khai thác 22 21 19 1,29
Đực hậu bị 3 4 4 0,27
Tổng số 1461 1708 1473 100
( Nguồn: Số liệu thu thập tại trang trại, 2017)[14]
42
4.2.3 Sử dụng thức ăn, nước cho lợn tại trang trại
Thức ăn cho lợn sử dụng thức ăn hỗn hợp của Công ty cổ phần thức ăn
chăn nuôi CP Việt Nam cung cấp. Sau khi cai sữa lợn con được xuất đi gia
công ở các trại nuôi lợn thịt thương phẩm. Lợn mẹ, lợn hậu bị, lợn thịt cho
ăn thức ăn hỗn hợp của công ty cổ phần chăn nuôi CP sản xuất cho từng
loại lợn.
Nước uống cho lợn sử dụng nước giếng khoan, hợp vệ sinh.
4.3 Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại trang trại
4.3.1 Hệ thống tổ chức quản lý môi trường của trang trại
4.3.1.1 Cán bộ quản lý môi trường
-Ông: Nguyễn Chí Thanh
+ Chức vụ : Quản lý trại
+ Trình độ học vấn: Cao đẳng
+ Tuổi 57
+ Tình trạng sức khỏe : Tốt
-Bà: Nguyễn Thị Chi
+ Chức vụ :Nhân viên công ty CP Thương mại và Dịch vụ Môi trường
GREEN Việt Nam
+Trình độ học vấn: Đại học
-Bà :Nguyễn Thị Bích Ngọc
+Chức vụ:Nhân viên công ty CP Thương mại và Dịch vụ Môi trường
GREEN Việt Nam
+Trình độ học vấn: Đại học
4.3.1.2 Các nội quy bảo vệ môi trường tại trang trại
- Vệ sinh chuồng trại bằng việc sát trùng trong và ngoài chuồng
hàng ngày
43
Bảng 4.2 Lịch sát trùng của trang trại
Thứ
Trong chuồng
Ngoài
Chuồng
Ngoài khu
vực chăn
nuôi
Chuồng
bầu
Chuồng đẻ
Chuồng
cách ly
CN
Phun sát
trùng
Phun sát trùng
Thứ 2
Quét và rắc
vôi đường
đi
Phun sát trùng
+ rắc vôi
Phun sát
trùng
Phun sát
trùng toàn
bộ khu vực
Phun sát
trùng toàn bộ
khu vực
Thứ 3
Phun sát
trùng
Phun sát trùng
+ quét vôi
đường đi
Quét hoặc
rắc vôi
đường đi
Thứ 4
Xả vôi xút
gầm
Phun sát trùng Rắc vôi Rắc vôi
Thứ 5 Phun ghẻ
Phun sát trùng
+ xả vôi xút
gầm
Phun ghẻ
Thứ 6
Phun sát
trùng
Phun sát trùng
+ rắc vôi
Phun sát
trùng
Phun sát
trùng
Phun sát
trùng
Thứ 7
Vệ sinh
tổng chuồng
Vệ sinh tổng
chuồng
Vệ sinh
tổng
chuồng
Vệ sinh
tổng khu
Tiêm vắc xin phòng dịch
Việc phòng bệnh bằng vắc xin luôn được cán bộ kĩ thuật coi trọng và
đặt lên hàng đầu với mục tiêu phòng hơn chống. Do đặc thù trại nái ngoại
chuyên sản xuất con giống nên trại có đủ các loại lợn ở mọi lứa tuổi khác
nhau. Chính vì vậy việc theo dõi và thực hiện lịch tiêm phòng vắc xin chính
xác là rất quan trọng.
4.3.2 Hệ thống thiết bị quản lý môi trường của trang trại
4.3.2.1 Quy mô nước thải tại trang trại
Qua quá trình quan sát, điều tra trang trại nuôi với số lượng lợn lớn
1273 con (trọng lượng từ 150kg trở lên) vì vậy trung bình mỗi ngày thải ra
ngoài môi trường một lượng nước thải rất lớn, ước tính trung bình 1 tháng trại
thải ra môi trường tổng cộng khoảng 1400 m3
nước thải/ tháng.
44
4.3.2.2 Biện pháp xử lý nước thải được áp dụng tại trang trại
Ngành chăn nuôi trên địa bàn xã trong những năm gần đây đã có những
bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên vấn đề nước thải tại trang trại đang là
vấn đề đáng lo ngại. Theo kết quả điều tra cho thấy trang trại xử lý nước thải
bằng hầm phủ bạt yếm khí nhằm mục đích xử lý các chất hữu cơ thành khí
metan và bùn thải. Hầm có diện tích là 800 m2
với thể tích khoảng 4000 m3
,
có phủ bạt bên trên. Nước thải sau quá trình xử lý này chảy qua một ao nhỏ
sau đó ra ngoài môi trường theo mương thoát nước.
Việc chăn nuôi với quy mô lớn làm phát sinh một khối lượng nước thải
lớn bao gồm: Nước rửa chuồng trại, nước tiểu, nước để tắm cho gia súc…,
nguồn nước thải này được xử lý bằng hầm phủ bạt yếm khí. Trang trại với
trên 1.200 đầu lợn, trung bình mỗi ngày thải ra một lượng nước thải lớn
khoảng 46 m3
/ngày.đêm, toàn bộ lượng nước thải này được chảy vào hầm phủ
bạt này để xử lý trước khi đưa ra ngoài môi trường. tuy nhiên thể tích hầm xử
lý này còn nhỏ, chưa xử lý được hết lượng nước thải này. Nước thải sau khi
xử lý thải ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt, ô nhiễm đất canh tác
nông nghiệp, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của
người dân xung quanh. Vì vậy trang trại cần có những biện pháp xử lý đảm
bảo không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Đây là công nghệ mới được đưa vào Việt Nam trong vài năm vừa qua.
Loại bạt sử dụng trong xây dựng loại hầm này là HDPE (High Density
Polyethinel)[11].
Ưu điểm của loại hầm này:
-Có dung tích lớn tùy ý, có thể lên tới hàng nghìn m3
. Chính vì vậy có
thể áp dụng được cho các trang trại chăn nuôi lớn.
-Giá thành rẻ tính cho một đơn vị dung tích
Nhược điểm:
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại nguyễn thanh lịch, ba vì   hà nội
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại nguyễn thanh lịch, ba vì   hà nội
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại nguyễn thanh lịch, ba vì   hà nội
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại nguyễn thanh lịch, ba vì   hà nội
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại nguyễn thanh lịch, ba vì   hà nội
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại nguyễn thanh lịch, ba vì   hà nội
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại nguyễn thanh lịch, ba vì   hà nội
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại nguyễn thanh lịch, ba vì   hà nội
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại nguyễn thanh lịch, ba vì   hà nội
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại nguyễn thanh lịch, ba vì   hà nội
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại nguyễn thanh lịch, ba vì   hà nội
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại nguyễn thanh lịch, ba vì   hà nội
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại nguyễn thanh lịch, ba vì   hà nội
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại nguyễn thanh lịch, ba vì   hà nội
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại nguyễn thanh lịch, ba vì   hà nội
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại nguyễn thanh lịch, ba vì   hà nội
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại nguyễn thanh lịch, ba vì   hà nội
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại nguyễn thanh lịch, ba vì   hà nội
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại nguyễn thanh lịch, ba vì   hà nội
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại nguyễn thanh lịch, ba vì   hà nội

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
 
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
 
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây BắcLuận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
 
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
 
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệpLuận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
 
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAYĐề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
 
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
 
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
 
đáNh giá hiện trạng chất lượng nước thải của nhà máy sản xuất phân bón dap số...
đáNh giá hiện trạng chất lượng nước thải của nhà máy sản xuất phân bón dap số...đáNh giá hiện trạng chất lượng nước thải của nhà máy sản xuất phân bón dap số...
đáNh giá hiện trạng chất lượng nước thải của nhà máy sản xuất phân bón dap số...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
 
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
 
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
 

Similar to đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại nguyễn thanh lịch, ba vì hà nội

Similar to đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại nguyễn thanh lịch, ba vì hà nội (20)

Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
 
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
 
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
 
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
 
đáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào cai
đáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào caiđáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào cai
đáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào cai
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...
 
Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...
Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...
Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
đáNh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại bãi...
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
 
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
 
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
 
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng và đề xuất biện pháp giảm thiê...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng và đề xuất biện pháp giảm thiê...đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng và đề xuất biện pháp giảm thiê...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng và đề xuất biện pháp giảm thiê...
 
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao BằngĐề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
 
Đề tài hiện trạng quản lý tài nguyên sinh học, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  hiện trạng quản lý tài nguyên sinh học, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài  hiện trạng quản lý tài nguyên sinh học, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài hiện trạng quản lý tài nguyên sinh học, ĐIỂM CAO, HAY
 
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 

đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại nguyễn thanh lịch, ba vì hà nội

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------o0o-------------- NGUYỄN THỊ THÚY Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT TẠI TRANG TRẠI NGUYỄN THANH LỊCH, BA VÌ – HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên, năm 2018
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------o0o-------------- NGUYỄN THỊ THÚY Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT TẠI TRANG TRẠI NGUYỄN THANH LỊCH, BA VÌ – HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K46-KHMT-NO1 Mã SV : DTN1453110126 Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Chí Hiểu Thái Nguyên, năm 2018
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn thành khóa học ở trường em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã Ba Trại, Ba Vì, Hà Nội với đề tài: “Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại Nguyễn Thanh Lịch , Ba Vì - Hà Nội”.Để hoàn thành đề tài này, trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường, các thầy giáo, cô giáo trong trường đã truyền đạt lại cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời học tập và rèn luyện tại nhà trường, đã tạo điều kiện tốt nhất giúp em thực hiện đề tài và hoàn thiện cuốn khóa luận này. Em xin cảm ơn tới cấp ủy, chính quyền xã Ba trại, Ba Vì, Hà Nội, chủ trại chăn nuôi ông Nguyễn Thanh Lịch đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn cổ vũ động viên và đồng hành cùng em trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Chí Hiểu đã dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn chỉ bảo tận tình, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Do thời gian cũng như khả năng của bản thân có hạn, mà kiến thức về công tác bảo vệ môi trường hết sức phức tạp và nhạy cảm trong giai đoạn hiện nay, nên em mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Thúy
  • 4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Số lượng lợn phân theo các vùng của Việt Nam............................. 14 Bảng 2.2 Định hướng phát triển chăn nuôi Việt Nam đến năm 2020 ........... 16 Bảng 2.3 Một số loại thủy sinh vật tiêu biểu .................................................. 18 Bảng 2.4 Số lượng lợn nái qua các năm ......................................................... 19 Bảng 2.5 Sản lượng thịt lợn hơi qua các năm................................................. 20 Bảng 3.1 Phương pháp bảo quản mẫu ............................................................ 35 Bảng 3.2 Từng chỉ tiêu và phương pháp phân tích......................................... 35 Bảng 4.1 Cơ cấu đàn lợn tại trang trại qua các năm ....................................... 41 Bảng 4.2 Lịch sát trùng của trang trại............................................................. 43 Bảng 4.3 Giá trị C để làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi .................................. 45 Bảng 4.4 Hiệu quả xử lý nước thải bằng hầm biogas phủ bạt tại trang trại Nguyễn Thanh Lịch ........................................................................ 46 Bảng 4.5 Chất lượng nước mặt tại ao lắng ở trang trại Mr.Lịch .................... 48 Bảng 4.6 Đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm khi chưa có trại và khi trại đi vào hoạt động ..................................................................... 50
  • 5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới.................... 11 Hình 3.1 Sơ đồ vị trí lấy mẫu của trang trại.................................................... 33 Hình 4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức trang trại Nguyễn Thanh Lịch...................... 39 Hình 4.2 Biểu đồ so sánh giá trị trung bình của các thông số quan trắc chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý......................................... 47 Hình 4.3. Biểu đồ so sánh giá trị trung bình hàm lượng của một số thông số quan trắc chất lượng nước ao thủy sinh so với QCVN 08/A1...... 49 Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm môi trường tại trại ................................................................................ 51 Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm nước mặt xung quanh trang trại............................................................. 52 Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện đánh giá của người dân về ô nhiễm đất khu vực xung quanh trang trại.................................................................... 53 Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm môi trường không khí khu vực quang trang trại .................................. 54
  • 6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường BOD : Biochemical Oxygen Demand (chỉ số nhu cầu oxy sinh hóa) CDM :Cơ chế phát triển sạch COD : Chemical Oxygen Demand (chỉ số nhu cầu oxy hóa học) CP : Cổ phần ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long FAO : Food and Agriculture Organization (Tổ chức nông lương Thế giới) KSH : Khí sinh học NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn LMLM : Lở mồm long móng QCCP : Quy chuẩn cho phép QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TĂCN :Thức ăn chăn nuôi TCCP : Tiêu chuẩn cho phép TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TP : Thành phố VSV : Vi sinh vật WHO : Tổ chức Y tế Thế giới
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ii DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................iv MỤC LỤC......................................................................................................... v Phần 1: MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 1.1Tính cấp thiêt của đề tài ............................................................................... 3 1.2Mục đích của đề tài ...................................................................................... 4 1.3 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 4 1.4 Ý nghĩa của đề tài........................................................................................ 4 1.4.1Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ........................................ 4 1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................... 4 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................. 5 2.1 Khái niệm môi trường và quản lý môi trường ............................................ 5 2.1.1 Khái niệm môi trường.............................................................................. 5 2.1.2 Khái niệm quản lý môi trường................................................................. 5 2.2 Cơ sở pháp lý có liên quan.......................................................................... 5 2.3. Tình hình chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam ......................................... 7 2.3.1 Tổng quan về ngành chăn nuôi trên thế giới............................................ 7 2.3.2 Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam........................................................... 12 2.4 Tình hình chăn nuôi ,quy mô trang trại chăn nuôi tại Hà Nội.................. 19 2.5 Cơ sở khoa học của quản lý môi trường trong sản xuất chăn nuôi.......... 22 2.6 Những khó khăn còn tồn tại trong ngành chăn nuôi................................ 27 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 30
  • 8. vi 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 30 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................. 30 3.3 Nội dung nghiên cứu................................................................................. 30 3.4.1 Phương pháp kế thừa.............................................................................. 31 3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................... 31 3.4.3 Phương pháp điều tra xã hội học........................................................... 31 3.4.4 Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp.............................. 31 3.4.5 Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 32 3.4.6 Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá........................... 32 3.4.7 Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và phân tích mẫu ...................... 32 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................. 36 4.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế -xã hội huyện Ba Vì ....................................... 36 4.1.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................. 36 4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội....................................................................... 36 4.1.3 Điều kiện tự nhiên xã Ba Trại................................................................ 37 4.2 Giới thiệu về trang trại Nguyễn Thanh Lịch............................................. 38 4.2.1 Quy mô................................................................................................... 39 4.2.2 Hệ thống chăn nuôi lợn tại trang trại ..................................................... 39 4.2.3 Sử dụng thức ăn, nước cho lợn tại trang trại......................................... 42 4.3 Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại trang trại................. 42 4.3.1 Hệ thống tổ chức quản lý môi trường của trang trại.............................. 42 4.3.2 Hệ thống thiết bị quản lý môi trường của trang trại............................... 43 4.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động của các công trình ..................................... 45 4.4.1 Đánh giá chất lượng nước thải............................................................... 45 4.4.2 Chất lượng nước mặt............................................................................. 48 4.4.3 Đánh giá việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường .................... 50 ......................................................................................................................... 53
  • 9. vii 4.5 Đánh giá tổng thể công tác quản lý môi trường tại trang trại ông Nguyễn Thanh Lịch ...................................................................................................... 55 4.6 Đánh giá chung và đề xuất giải pháp....................................................... 56 4.6.1 Đánh giá chung ...................................................................................... 56 4.6.2 Đề xuất giải pháp ................................................................................... 57 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................ 60 5.1 Kết luận .................................................................................................... 60 5.2 Kiến nghị.................................................................................................. 61 TÀI LIỆU THAM THẢO............................................................................. 62
  • 10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU Hiện nay môi trường đang là vấn đề cấp bách mang tính chất toàn cầu. Sự phát triển mạnh mẽ của nền nông nghiệp kéo theo nhu cầu cung cấp phục vụ cho con người ngày càng tăng đã gây ra những tác động xấu cho môi trường sống của loài người. Chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực quan trọng trong nền nông nghiệp, nó không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày của mọi người dân trong xã hội mà còn là nguồn thu nhập của hàng triệu người dân hiện nay. Đặc biệt nông nghiệp lại có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta khi có hơn 70% dân cư sống dựa vào nông nghiệp. Sự gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp kết hợp với nhu cầu về thực phẩm ngày càng cao của cuộc sống đã thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển bùng nổ của ngành chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu là một tất yếu. Việt Nam là một nước đang phát triển với nền kinh tế nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo. Đặc biệt, lĩnh vực chăn nuôi ở nước ta đang có xu hướng xây dựng những khu chăn nuôi tập trung theo quy mô trạng trại. Phương thức chăn nuôi này đang mang lại hiệu quả đáng kể, tạo điều kiện cho việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong lĩnh vực chăn nuôi. Hiện nay, loại hình chăn nuôi này đang được người dân ở các địa phương quan tâm, trong đó chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm tỉ lệ lớn nhất. Vốn đầu tư cho mỗi trang trại từ vài trăm triệu đến vài tỉ đồng tùy theo quy mô và loại hình trang trại. Tuy nhiên, việc phát triển các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm tự phát một cách tràn lan, ồ ạt trong điều kiện người nông dân thiếu vốn, thiếu hiểu biết đã làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các
  • 11. 2 nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc - gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không đúng kỹ thuật. Đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường từ các hoạt động chăm sóc gia súc, gia cầm và vệ sinh chuồng trại. Vì chất thải sau chăn nuôi xử lý không tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh nghiêm trọng cho động vật và người. Do vậy, việc quản lý môi trường sau chăn nuôi là vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay trong ngành chăn nuôi. Ba Trại là một xã thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội đã và đang trên đà phát triển kinh tế. Ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn xã đã có những bước phát triển mạnh mẽ về quy mô và số lượng. Trang trại chăn nuôi lợn nái của ông Nguyễn Thanh Lịch là một trang trại phát triển mạnh với số lượng hơn một nghìn con đã đưa giá trị ngành chăn nuôi đạt hiệu quả cao và đem lại hiệu quả kinh tế. Nhưng vấn đề nước thải tại trang trại rất đáng lo ngại, theo điều tra cho thấy nước thải của trang trại được qua xử lý bằng hầm phủ bạt yếm khí, nhưng chất lượng của các hầm này chưa đạt tiêu chuẩn nên nước thải vẫn còn gây ô nhiễm môi trường. Phân lợn thì được thu gom và bỏ vào nám ở cuối mỗi chuồng chứ không được thông qua một công nghệ xử lý nào sau đó được bán ra ngoài . Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS. Nguyễn Chí Hiểu, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại Nguyễn Thanh Lịch ,Ba Vì-Hà Nội”.
  • 12. 3 1.1 Tính cấp thiêt của đề tài Thách thức về môi trường đối với sự phát triển chăn nuôi là thách thức chung của tất cả các nước trên thế giới. Giải bài toán ô nhiễm môi trường cho hoạt động chăn nuôi là con đường hướng tới ngành chăn nuôi “xanh”, phát triển bền vững ở nước ta. Cả nước có khoảng 8,5 triệu hộ chăn nuôi quy mô gia đình và 18.000 trang trại chăn nuôi tập trung[21]. Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong nông nghiệp. Tuy nhiên, việc quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi lại chưa được quan tâm đúng mức. Hiện mới chỉ có khoảng 70% hộ chăn nuôi có chuồng trại, trong đó khoảng 10% chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh; hộ có công trình khí sinh học (hầm biogas) chỉ đạt 8,7%; khoảng 23% số hộ chăn nuôi không xử lý chất thải vật nuôi. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ có cam kết bảo vệ môi trường chỉ chiếm 0,6%[20]. Đối với các trang trại chăn nuôi tập trung, mặc dù phần lớn đã có hệ thống xử lý chất thải nhưng hiệu quả xử lý chưa triệt để. Tình trạng trên đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí ở nông thôn. Ước tính, hiện có tới 80% các bệnh nhiễm trùng ở nông thôn có liên quan tới nguồn nước bị nhiễm vi sinh vật như giun sán, tả, bệnh ngoài da, mắt[20]… Bên cạnh đó, bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi còn thiếu và sự phân công, phân cấp trách nhiệm chưa rõ ràng, thiếu hợp lý, thiếu số lượng và hạn chế về năng lực. Nhận thức của các cấp, ngành, địa phương và toàn xã hội nói chung về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi chưa đầy đủ và đúng mức. Chính những vấn đề cấp bách trên, em đã thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại Nguyễn Thanh Lịch ,Ba Vì-Hà Nội”.
  • 13. 4 1.2 Mục đích của đề tài -Tìm hiểu được thực trạng công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong trang trại chăn nuôi heo nái của ông Nguyễn Thanh Lịch, Ba Vì - Hà Nội. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được hiện trạng công tác quản lý môi trường trong chăn nuôi tại trang trại Nguyên Thanh Lịch . - Đề xuất một số giải pháp khác phục được tình trạng gây ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi tại trang trại. 1.4 Ý nghĩa của đề tài 1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Đề tài được thực hiện sẽ là cơ hội cho sinh viên được thực hiện và tiếp cận với những vấn đề bức đề bức xúc đang được xã hội quan tâm. - Đề tài giúp sinh viên có cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực tế cho bản thân sau khi ra trường. 1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn. - Làm cơ sở cho các cơ quan chức năng đưa ra các biện pháp để bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện trang trại, giúp trang trại có công tác quản lý môi trường tốt hơn. - Là một tư liệu để cung cấp những số liệu về hiện trạng môi trường của trang trại. - Hiểu biết và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường tại trang trại.
  • 14. 5 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Khái niệm môi trường và quản lý môi trường 2.1.1 Khái niệm môi trường “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người,có ảnh hưởng đến đời sống ,sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật”[8] 2.1.2 Khái niệm quản lý môi trường “ Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp,luật pháp,chính sách kinh tế,kĩ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia” [7] Các mục tiêu chủ yếu trong công tác quản lý môi trường tại trang trại chăn nuôi heo: -Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sản xuất chăn nuôi của con người. -Phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất. -Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường trong chăn nuôi trên toàn quốc và các vùng lãnh thổ. 2.2 Cơ sở pháp lý có liên quan Công tác quản lý nhà nước về môi trường phải được dựa trên các văn bản pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước. Từ năm 1993 đến nay đã có các văn bản chính về quản lý và bảo vệ môi trường, đó là: - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, ban hành ngày 23/06/2014 của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. - Luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008
  • 15. 6 - Chỉ thị số 26-CT-TT ngày 25/8/2014 về việc triển khai thi hành luật Bảo vệ môi trường 2014 - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012. - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ về Quy định cấp phép, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. - Nghị định 117/2009/NĐ-CP, ngày 31 tháng 12 năm 2009 về việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. - Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT-BNN-TCTK ngày 26 tháng 3 năm 2000 của liên Bộ Nông nghiệp và Tổng Cục Thống kê. Quy định về tiêu chí đánh giá quy mô của một trang trại chăn nuôi. - Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT, ngày 13 tháng 4 năm 2011, Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. - Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT, ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Thông tư 04/2010/TT-BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học. - Nghị quyết 41/NQ-TU của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
  • 16. 7 - QCVN 01-14 -2010/BNN&PTNT: Điều kiện trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học - QCVN 01-79 -2011/BNN&PTNT: Quy trình đánh giá kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y - QCVN 01 - 39: 2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi. - QCVN 01 - 78: 2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thức ăn chăn nuôi - Các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong thức ăn chăn nuôi. 2.3. Tình hình chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam 2.3.1 Tổng quan về ngành chăn nuôi trên thế giới Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của con người, ngành chăn nuôi trên thế giới đã phát triển rất nhanh và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trên Thế giới chăn nuôi hiện chiếm khoảng 70% đất nông nghiệp và 30% tổng diện tích đất tự nhiên (không kể diện tích bị băng bao phủ). Chăn nuôi đóng góp khoảng 40% tổng GDP nông nghiệp toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh việc sản xuất và cung cấp một số lượng lớn sản phẩm quan trọng cho nhu cầu của con người, ngành chăn nuôi cũng đã gây nên nhiều hiện tượng tiêu cực về môi trường. Ngoài chất thải rắn và chất thải lỏng, chăn nuôi hiện đóng góp khoảng 18% hiệu ứng nóng lên của trái đất (global warming) do thải ra các khí gây hiệu ứng nhà kính, trong đó có 9% tổng số khi CO2 sinh ra, 37% khí mêtan (CH4) và 65% oxit nitơ (N2O). Những chất thải khí này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới[15]. Chăn nuôi thế giới tầm nhìn 2020 Sự chuyển đổi tiêu dùng và sản xuất Không giống như "Cách mạng xanh" được điều khiển bởi nguồn cung ứng", "Cách mạng chăn nuôi" được điều khiển bởi nhu cầu. Vào đầu những
  • 17. 8 năm 1970 và giữa những năm 1990, khối lượng thịt được tiêu dùng ở các nước đang phát triển đã tăng lên gần ba lần, bằng lượng thịt tiêu thụ ở các nước đã phát triển[21]. Tổng sản lượng thịt ở các nước đang phát triển tăng lên 4,3% mỗi năm vào đầu những năm 1980 và giữa những năm 1990, cao hơn năm lần so với tỉ lệ đó của các nước đã phát triển. Trong suốt 40 năm qua, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, sản lượng thịt heo toàn cầu tăng từ 3,5 triệu tấn lên 24,7 triệu tấn (năm 1961), 86,6 triệu tấn (năm 2002), 93 triệu tấn (năm 2005) và dự kiến đạt hơn 109 triệu tấn (năm 2016)[30]. Các khu vực sản xuất heo chính bao gồm Đông Á, Bắc Mỹ và châu Âu. Trung Quốc thống trị ngành công nghiệp thịt heo thế giới khi dẫn đầu cả về sản xuất và tiêu thụ. Trung Quốc sản xuất 50 triệu tấn thịt heo trong năm 2012, gấp 5 lần sản lượng của Mỹ và gấp đôi EU, chiếm gần ½ sản lượng toàn cầu. Năm 2014, số lượng heo nuôi tại Trung Quốc đứng đầu thế giới, đạt 723 triệu đầu con. Dự báo tới năm 2017, sản lượng TĂCN có thể đạt 17 triệu tấn, tới năm 2020 có thể vượt so với kế hoạch, cán mốc 20 triệu tấn. Sự phát triển của chăn nuôi trong nước đang dần đánh bật các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu khi 9 tháng đầu năm, lượng thịt gà nhập khẩu giảm 19% so với năm 2015, số lượng trâu, bò sống nhập khẩu nguyên con giảm tới gần 27%...[4] Xu hướng tiêu dùng này sẽ còn tiếp tục diễn ra trong tương lai là một câu hỏi có thể được trả lời thông qua mô hình lương thực thực phẩm toàn cầu của IFPRI[19]. Mô hình này gồm số liệu của 37 nước và nhóm nước đối với 18 loại hàng hoá. Các phân tích cơ bản của mô hình IMPACT dự báo rằng tiêu thụ thịt và sữa ở các nước đang phát triển sẽ tăng lên tương ứng là 2,8 và 3,3 % mỗi năm trong giai đoạn vào đầu những năm 1990 đến 2020. Tỉ lệ tăng trưởng của thịt và sữa tương ứng của các nước đã phát triển là 0,6 và 0,2 %
  • 18. 9 mỗi năm. Đến năm 2020, các nước đang phát triển sẽ tiêu thụ nhiều hơn năm 1993 là 100 triệu tấn thịt và 223 triệu tấn sữa, trong khi đó tiêu thụ của các nước đã phát triển chỉ tăng 18 triệu tấn đối với cả thịt và sữa. Môi trường bền vững và sức khoẻ cộng đồng Các rủi ro lớn hơn cho sức khoẻ con người xuất phát từ các sản phẩm chăn nuôi ở các nước đang phát triển bắt nguồn từ các bệnh có nguồn gốc động vật, như cúm gia cầm, khuẩn Salmonella, nhiễm khuẩn từ việc sử dụng không an toàn các loại thực phẩm, các loại thuốc trừ sâu và tồn dư thuốc kháng sinh ở chuỗi thức ăn trong quá trình sản xuất. Ảnh hưởng của Cách mạng chăn nuôi đến môi trường cũng là những điều băn khoăn lo lắng. Chăn nuôi có đóng góp đặc biệt đến tính bền vững của môi trường, kết hợp cùng với các hệ thống canh tác tạo nên sự cân bằng phù hợp giữa thâm canh cây trồng và chăn nuôi. Các kết luận về chính sách Cuộc cách mạng trong chăn nuôi tất yếu sẽ xảy ra. Nhưng sự chuyển đổi nguồn dinh dưỡng trong tương lai ở các nước đang phát triển được thúc đẩy bởi sức ép của thu nhập, tăng dân số, phát triển đô thị sẽ để lại một không gian nhỏ hẹp cho xây dựng chính sách nhằm thay đổi nhu cầu về các sản phẩm có nguồn gốc động vật ngày càng cao[21]. Tuy nhiên, chính sách có thể trợ giúp định hình cuộc cách mạng chăn nuôi mang lại càng nhiều lợi ích càng tốt cho một bộ phận lớn người nghèo trong xã hội. Để làm được như vậy, các nhà lập chính sách phải tập trung vào bốn vần đề chủ yếu sau đây:  Chăn nuôi quy mô nhỏ phải liên kết chặt chẽ với các nhà giết mổ chế biến và các nhà tiếp thị đối với các thực phẩm dễ bị hư hỏng. Các quy trình chế biến quy mô lớn trong chăn nuôi góp phần bảo vệ sức khoẻ con người.
  • 19. 10  Chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho sự sát nhập các hộ chăn nuôi nhỏ. Cần chú ý đặt biệt đến năng xuất chăn nuôi và các vấn đề sức khoẻ, bao gồm cả chế biến sau thu hoạch và tiếp thị.  Cần phải phát triển các cơ chế điều chỉnh để giải quyết các vấn đề tồn tại về sức khỏe và môi trường phát sinh trong quá trình chăn nuôi. Phải có các quy định bắt buộc đối với các cơ sở chăn nuôi áp dụng các công nghệ để bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên thế giới Việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn đã được nghiên cứu triển khai ở các nước phát triển từ cách đây vài chục năm. Các nghiên cứu của các tổ chức và các tác giả như (Zhang và Felmann, 1997), (Boone và cs, 1993; Smith & Frank, 1988), (Chynoweth và Pullammanappallil, 1996; Legrand, 1993; Smith và cs, 1988; Smith và cs, 1992), (Chynoweth, 1987; Chynoweth & Isaacson, 1987)... Các công nghệ áp dụng cho xử lý nước thải trên thế giới chủ yếu là các phương pháp sinh học. Ở các nước phát triển, quy mô trang trại hàng trăm ha, trong trang trại ngoài chăn nuôi lợn quy mô lớn (trên 10.000 con lợn), phân lợn và chất thải lợn chủ yếu làm phân vi sinh và năng lượng Biogas cho máy phát điện, nước thải chăn nuôi được sử dụng cho các mục đích nông nghiệp[11].
  • 20. 11 Hình 2.1. Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới (Nguồn: Trịnh Xuân Lai,2000)[9] Tại các nước phát triển việc ứng dụng phương pháp sinh học trong xử lý nước thải chăn nuôi đã được nghiên cứu, ứng dụng và cải tiến trong nhiều năm qua. Tại Hà Lan, nước thải chăn nuôi được xử lý bằng công nghệ SBR qua 2 giai đoạn: giai đoạn hiếu khí chuyển hóa thành phần hữu cơ thành CO2, nhiệt năng và nước, amoni được nitrat hóa thành nitrit và/hoặc khí nitơ; giai đoạn kỵ khí xảy ra quá trình đề nitrat thành khí nitơ. Phốtphat được loại bỏ từ pha lỏng bằng định lượng vôi vào bể sục khí (Willers et al,1994). [17 ] Tại Tây Ban Nha, mước thải chăn nuôi được xử lý bằng quy trình VALPUREN (được cấp bằng sáng chế Tây Ban Nha số P9900761). Đây là
  • 21. 12 quy trình xử lý kết hợp phân hủy kỵ khí tạo hơi nước và làm khô bùn bằng nhiệt năng được cấp bởi hỗ hợp khí sinh học và khí tự nhiên.[16 ] Tại Thái Lan, công trình xử lý nước thải sau Biogas là UASB. Đây là công trình xử lý sinh học kỵ khí ngược dòng. Nước thải được đưa vào từ dưới lên, xuyên qua lớp bùn kỵ khí lơ lửng ở dạng các bông bùn mịn. Quá trình khoáng hóa các chất hữu cơ diễn ra khi nước thải tiếp xúc với các bông bùn này.[6] 2.3.2 Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam 2.3.2.1 Hiện trạng môi trường chăn nuôi lợn của Việt Nam Hiện nay với sự hội nhập quốc tế kèm với nó là sự gia tăng những quy định về bảo vệ môi trường, ý thức ngày càng được nâng cao của cộng đồng về các vấn đề môi trường thì vấn đề môi trường nói chung và môi trường chăn nuôi nói riêng đã nhận được nhiều sự quan tâm của người dân cũng như các cơ quan chức năng. Trên thế giới đã có những nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và đã áp dụng các biện pháp xử lý hiệu quả để bảo vệ môi trường. Tại Việt Nam mặc dù đã cảm nhận được phần nào tác hại về môi trường do chăn nuôi gây ra tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề này cũng như có những biện pháp xử lý, giải quyết triệt để những vấn đề về môi trường do ngành chăn nuôi gây ra. Trước đây khi quá trình chăn nuôi còn nhỏ lẻ, chủ yếu theo quy mô hộ gia đình kết hợp việc tận dụng tối đa chất thải trong chăn nuôi cho mục đích nông nghiệp như trồng lúa, rau màu, nuôi cá… thì chất thải từ chăn nuôi này hầu như không gây ảnh hưởng tới môi trường cũng như con người. Ngày nay, khi chăn nuôi chuyển sang hình thức tập trung theo quy mô lớn thì kéo theo sự hình thành của nhiều trang trại chăn nuôi. Hàng ngày các trang trại này thải các nguồn thải như nước thải, phân trực tiếp ra các kênh, mương các hệ thống thoát nước mà không qua xử lý. Những nguồn thải này
  • 22. 13 do không được xử lý nên chứa rất nhiều vi khuẩn gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của người dân, mang theo các mầm bệnh vào cơ thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu chảy, mẩm ngứa, ghẻ lở. nhiễm chất thải trong chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống khu vực xung quanh, gây ô nhiễm nguồn nước, tài nguyên đất mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình chăn nuôi. Môi trường chăn nuôi ô nhiễm chứa các vi khuẩn có hại gây nên các bệnh cho lợn như dịch tả, tai xanh… từ đó làm giảm hiệu quả của quá trình chăn nuôi, giảm năng suất cũng như lợi nhuận gây thua lỗ. Tình trạng chăn nuôi thả rông, chăn nuôi trên đất dốc, đầu nguồn nước… còn phổ biến đã làm tăng diện tích đất xói mòn, suy giảm chất lượng, giảm khả năng sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua dịch lở mồm long móng trên gia súc vẫn diễn ra thường xuyên và đến nay vẫn chưa được thống kê triệt để. Theo số liệu tổng hợp về tình hình dịch bệnh trong 3 năm vừa qua cho thấy dịch bệnh giảm cả về diện dịch và mức độ dịch bệnh. Trong những năm gần đây, dịch bệnh LMLM đã được kiểm soát tốt hơn, đặc biệt tại các địa phương chăn nuôi trọng điểm góp phần tăng trưởng mạnh trọng chăn nuôi. Dịch LMLM gần đây chỉ xuất hiện rải rác, nhỏ lẻ trên đàn trâu bò nuôi tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa (tại khu vực này, trâu bò nuôi thả rông trong rừng, gây khó khăn cho công tác tiêm phòng vắc xin). So với những năm trước đây, diện dịch và mức độ dịch năm 2016 đã giảm nhiều, góp phần giảm thiểu thiệt hại về kinh tế và tạo môi trường ổn định để phát triển sản xuất. Bệnh tai xanh ở lợn: Lần đầu tiên dịch lợn tai xanh bùng phát tại nước ta ở Hải Dương vào ngày 12/03/2007, sau đó lây lan nhanh và rộng khắp các tỉnh miền Bắc. Trong năm 2007, toàn quốc có 324 xã, phường của 65 huyện, quận thuộc 18 tỉnh, thành phố có dịch. Số lợn mắc bệnh là 70.577 con (chiếm 0,26% tổng đàn, toàn quốc có 26.560.651 con), số lợn chết và phải tiêu hủy là 20.366 (chiếm gần 0,08%). Tuy nhiên, từ tháng 7/2013 đến nay, dịch đã cơ bản được kiểm
  • 23. 14 soát trên toàn quốc. Cuối năm 2015, dịch Tai xanh tái phát ở diện hẹp, trong thời gian ngắn với 19 ổ dịch tại 11 huyện của 06 tỉnh (khu vực chung biên giới với Cam-pu-chia - nước bị phát sinh dịch Tai xanh từ tháng 8/2015) làm 1.228 con lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy. Năm 2016, do mưa bão, lũ lụt nhiều, nhất là các tỉnh miền Trung và Nam Trung bộ, gây nguy cơ rất cao về dịch bệnh và đã xuất hiện dịch Tai xanh tại một số tỉnh Bắc Trung bộ làm hơn 1.200 con lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy. Vấn đề này đã gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi, gây mất an toàn thực phẩm và còn có nguy lây nhiễm các bệnh nguy hiểm sang người [ 27]. Bảng 2.1 Số lượng lợn phân theo các vùng của Việt Nam (Đơn vị: Con) Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Cả nước 26.493.922 26.261.408 26.761.577 27.751.010 29.075.315 ĐBSH 6.855.175 6.759.470 6.824.759 7.061.276 7.414.398 Miền núi và trung du 6.346.859 6.328.806 6.626.398 6.841.448 7.175.528 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 5.084.917 5.090.085 5.207.484 5.368.050 5.420.643 Tây Nguyên 1.704.140 1.728.699 1.742.343 1.797.325 1.903.281 Đông Nam Bộ 2.779.981 2.758.886 2.890.167 3.093.622 3.358.493 ĐBSCL 3.722.850 3.595.463 3.470.425 3.589.288 3.802.971 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2017)[25] Môi trường bị ô nhiễm lại tác động trực tiếp vào sức khoẻ vật nuôi, phát sinh dịch bệnh, gây khó khăn trong công tác quản lý dịch bệnh, giảm năng suất không thể phát triển bền vững.[10]
  • 24. 15 Công tác quản lý chất thải trong chăn nuôi lợn đang gặp nhiều khó khăn, việc sử dụng phân lợn trong nông nghiệp vẫn còn bị hạn chế do phân lợn không giống phân bò hay gia cầm khác. Theo điều tra tình hình quản lý chất thải chăn nuôi ở một số huyện thuộc TP. HCM và một số tỉnh lân cận chỉ có 6% số hộ nuôi lợn có bán phân cho các đối tượng sử dụng để nuôi cá và làm phân bón, khoảng 29% số hộ chăn nuôi lợn sử dụng phân cho bể biogas và 9% hộ dùng phân lợn để nuôi cá[2]. Theo kết quả điều tra đánh giá hiện trạng môi trường của Viện chăn nuôi (2006) tại các cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô tập trung ở Hà Nội, Hà Tây, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai cho thấy: Chất thải rắn bao gồm chủ yếu là phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa và đôi khi là xác gia súc, gia cầm chết. Kết quả điều tra hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi cho thấy 100% số cơ sở chăn nuôi đều chưa tiến hành xử lý chất thải rắn trước khi chuyển ra ngoài khu vực chăn nuôi. Các cơ sở này chỉ có khu vực tập trung chất thải ở vị trí cuối trại, chất thải được thu gom và đóng bao tải để bán cho người tiêu thụ làm phân bón hoặc nuôi cá. Đối với phương thức nuôi lợn trên sàn bê tông phía dưới là hầm thu gom thì không thu được chất thải rắn. Toàn bộ chất thải, bao gồm phân, nước tiểu, nước rửa chuồng được hòa lẫn và dẫn về bể biogas. Kết quả điều tra của cho thấy hệ thống xử lý nước thải tại các trang trại trên là: Nước thải  bể Biogas  hồ sinh học  thải ra môi trường, hầu hết các trang trại chăn nuôi lợn khác cũng có sơ đồ xử lý chất thải như trên. [1]. 2.3.2.2 Định hướng phát triển chăn nuôi lợn tại Việt Nam Trong số các nước thuộc khối Asean, Việt Nam là nước chịu áp lực về đất đai lớn nhất. Tốc độ tăng dân số và quá trình đô thị hóa đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Để đảm bảo an toàn về lương thực và thực phẩm,
  • 25. 16 biện pháp duy nhất là thâm canh chăn nuôi trong đó chăn nuôi lợn là một thành phần quan trọng trong định hướng phát triển. Theo quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 1 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 thì: Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong đó năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38% Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ,chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường. Mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2008 – 2010 đạt khoảng 8 -9% năm; giai đoạn 2010 - 2015 đạt khoảng 6-7% năm và giai đoạn 2015 - 2020 đạt khoảng 5 - 6% năm. Bảng 2.2 Định hướng phát triển chăn nuôi Việt Nam đến năm 2020 Đơn vị tính: Triệu con Loại vật nuôi Đơn vị tính Năm 2015 2016 2020 Lợn Con 27,75 28,78 29,93 Lợn nái Con 4,06 3,95 3,48 Gia cầm Con 341,91 356,72 392,39 Bò Con 5,37 5,47 5,80 Trong đó: bò sữa 1.000 con 275,30 316,6 405,30 Trâu Con 2,52 2,53 2,54 Dê, cừu Con 1,89 2,08 2,91 (Nguồn:Sản xuất chăn nuôi 2015 và kế hoạch 2020)[22]
  • 26. 17 2.3.2.3 Hiện trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi lợn Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn phát triển với tốc độ rất nhanh nhưng chủ yếu là tự phát và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật về chuồng trại và kỹ thuật chăn nuôi. Do đó năng suất chăn nuôi thấp và gây ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng. Từ năm 1992 đến năm 2005 ở Việt Nam đã có khoảng 27.000 hầm xây biogas được lắp đặt[29] .Tuy nhiên hiệu quả sử dụng hầm biogas chưa cao và chủ yếu tập trung vào phục vụ cung cấp năng lượng cho sinh hoạt hàng ngày. Chất thải chăn nuôi tác động đến môi trường và sức khỏe con người trên nhiều khía cạnh: gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường khí, môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo: nếu không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi một cách thỏa đáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt là các virus biến thể từ các dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh ở lợn có thể lây lan nhanh chóng và có thể cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Theo báo cáo tổng kết của viện chăn nuôi, hầu hết các hộ chăn nuôi đều để nước thải chảy tự do ra môi trường xung quanh gây mùi hôi thối nồng nặc, đặc biệt là vào những ngày oi bức. Nồng độ khí H2S và NH3 cao hơn mức cho phép khoảng 30-40 lần. Tổng số VSV và bào tử nấm cũng cao hơn mức cho phép rất nhiều lần. Ngoài ra nước thải chăn nuôi còn có chứa Coliform, E.coli, COD... và trứng giun sán cao hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép[29] Việc kiểm soát chất thải chăn nuôi là một nội dung cấp bách cần được các cấp quản lý,các nhà sản xuất và cộng đồng dân cư bắt buộc quan tâm để hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe của con người, cảnh quan khu dân cư cũng như không kìm hãm sự phát triển của ngành.
  • 27. 18 2.3.2.4 Tình hình về quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại Việt Nam Hiện nay ở nước ta, phương thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Vì vậy, việc xử lý và quản lý chất thải vật nuôi ở nước ta gặp nhiều khó khăn. Những năm qua, chất thải vật nuôi trong nông hộ được xử lý bằng 3 biện pháp chủ yếu sau đây:  Chất thải vật nuôi thải trực tiếp ra kênh mương và trực tiếp xuống ao, hồ  Chất thải được ủ làm phân bón cho cây trồng  Chất thải chăn nuôi được xử lý bằng công nghệ khí sinh học (biogas). Bên cạnh đó còn có một số phương pháp khác, nhưng chưa được nhân rộng như xử lý chất thải bằng sinh vật thủy sinh (cây muỗi nước, bèo lục bình..), xử lý bằng hồ sinh học. [12] Bảng 2.3 Một số loại thủy sinh vật tiêu biểu Loại Tên thông thường Tên khoa học Thủy sinh vật sống chìm Hydrilla Hydrilla verticilata Water milfoil Myriophyllum spicatum Blyxa Blyxa aubertii Thủy sinh vật sống trôi nổi Lục bình Eichhornia crassipes Bèo tấm Wolfia arrhiga Bèo tai tượng Pistia stratiotes salvinia Salvinia spp Thủy sinh thực vật sống nổi Cattails Typha spp Bulrush Scirpus ssp Sậy Phragmites communis (Nguồn :Vũ Thụy Quang, 2009) [12] Theo kết quả thống kê năm 2010, cả nước có khoảng 8.500.000 hộ có chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình,khoảng 18.000 trang trại chăn nuôi tập trung. Các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn phần lớn có hệ thống xử lý chất thải với các loại công nghệ khác nhau, nhưng hiệu quả xử lý chưa triệt để. Chăn nuôi hộ gia đình mới có khoảng 70% tương ứng với khoảng
  • 28. 19 5.950.000 hộ có chuồng trại chăn nuôi, trong đó mới có khoảng 8,7% hộ chăn nuôi có công trình khí sinh học (hầm Biogas). Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh cũng chỉ chiếm khoảng 10%. Còn khoảng 23% số hộ chăn nuôi không xử lý chất thải vật nuôi và chỉ có 0,6% số hộ có cam kết bảo vệ môi trường. Số trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải bằng biogas khoảng 67%. Trong đó chỉ có khoảng 2,8% có đánh giá tác động môi trường. [22] 2.4 Tình hình chăn nuôi ,quy mô trang trại chăn nuôi tại Hà Nội Chăn nuôi đang tạo nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn TP. Hà Nội. Tuy nhiên,cùng với sự gia tăng đàn vật nuôi thì tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi cũng đang ở chiều hướng báo động. Đa số các trang trại nằm xen kẽ trong các khu dân cư, có quỹ đất nhỏ, hẹp, không đủ diện tích để xây dựng các công trình bảo vệ môi trường đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép, không đảm bảo khoảng cách vệ sinh đến khu dân cư. Bảng 2.4 Số lượng lợn nái qua các năm ( Đơn vị: Con) Năm Cả nước Hà Nội Tỉ lệ (%) 2013 4.025.551 152.133 3,78 2014 3.916.035 153.761 3,93 2015 3.913.922 148.471 3,79 2016 4.058.446 164.526 4,05 2017 4.235.439 177.052 4,18 ( Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017)[18] So với các tỉnh thành trên cả nước, Hà Nội là thành phố có ngành chăn nuôi lợn phát triển mạnh, số lượng đàn lợn ổn định do công tác chăm sóc và vệ sinh thú y được quan tâm chặt chẽ hơn trước. Số lượng lợn nái giữ ở mức dao động nhẹ trong 2 năm 2013 và 2014 trong khoảng 152 - 153 nghìn con. Năm 2015 do dịch tai xanh xuất hiện làm số lượng lợn giảm mạnh xuống còn
  • 29. 20 148 nghìn con. Năm 2016, đàn lợn đã tăng trở lại được hơn 164 nghìn con, do công tác phòng dịch được thắt chặt, xử lý hiệu quả, công tác tuyên truyền được người dân quan tâm nên có ý thức hơn trong việc chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường nhờ vậy dịch đã được dập tắt. Đàn lợn tiếp tục tăng và đạt khoảng 177 nghìn con trong năm 2017. Tuy nhiên vẫn có nhiều trang trại, gia trại chăn nuôi lợn không đảm bảo vệ sinh môi trường, mùi hôi thối từ chất thải chăn nuôi khiến người dân rất khó chịu. Đó là chưa kể chất thải từ chăn nuôi đang có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh. Trong hoạt động chăn nuôi, chất thải chăn nuôi lợn là nguồn thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hơn các loại chăn nuôi khác. Theo kết quả điều tra chăn nuôi tại thời điểm 01/10/2016 thành phố có 1.589.941 con, tăng 19.676 con so với cùng kì năm trước, trong đó đàn lợn thịt là 1.410.269 con, tăng 78.786 con so với cùng kì năm trước (tương ứng tăng 5,92% ). Đặc biệt sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 270.984 tấn, tăng 5,4% so với cùng kì năm trước [25]. Bảng 2.5 Sản lượng thịt lợn hơi qua các năm (Đơn vị: Tấn) Năm Cả nước Hà Nội Tỉ lệ (%) 2013 3.160.048 298.306 9,44 2014 3.217.918 298.762 9,28 2015 3.351.075 255.979 7,64 2016 3.491.634 257.098 7,36 2017 3.664.556 270.984 7,39 (Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017) [18]
  • 30. 21 Do nhu cầu về ăn uống và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài gia tăng, công tác tiêm phòng được thực hiện nghiêm túc, nên tỉ lệ thịt lợn hơi xuất chuồng của cả nước tăng và ổn định qua các năm. Hà Nội ổn định trong 2 năm 2013 và 2014, giảm mạnh vào năm 2015 do dịch bệnh xuất hiện. Năm 2016 sản lượng tăng trở lại từ 257.098 tấn lên 270.984 tấn trong năm 2017.[18] Cùng với việc chăn nuôi phát triển mạnh thì lượng chất thải từ các trang trại, gia trại hầu hết được xử lý bằng hệ thống Biogas nên chỉ giải quyết được vấn đề thu hồi khí sinh học để tận thu làm nhiên liệu, còn mức độ giảm thiểu ô nhiễm không đáng kể, do vậy vấn đề ô nhiễm nước và không khí chưa được giải quyết. Đáng chú ý là hầu hết các hệ thống biogas tại các trang trại này đều xây dựng nhỏ hơn mức độ cần thiết nên hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm môi trường ngày càng hạn chế, nhiều khi không có tác dụng đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Với số lượng lợn tăng nhanh, việc xử lý chất thải chưa được các hộ dân quan tâm đúng mức, trên thực tế cho thấy công nghệ xử lý biogas không xử lý triệt để được nguồn gây ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi, do đó rất cần các biện pháp hỗ trợ, xử lý sau biogas. Tuy nhiên những biện pháp này cũng chỉ phần nào giải quyết được ô nhiễm chứ chưa xử lý được triệt để các chất gây ô nhiễm đạt tiêu chuẩn cho phép. Chi phí đầu tư, vận hành để xử lý triệt để các chất ô nhiễm là rất tốn kém. Bởi vậy hầu hết các chủ trang trại đều trốn tránh đầu tư đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường cần thiết. Trong khi đó, quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi chưa được quan tâm đầy đủ. Bên cạnh đó do nhận thức, ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ các trang trại, gia trại còn kém. Nhìn chung, việc quản lý chất thải chăn nuôi lợn đang gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu sử dụng chất thải chăn nuôi lợn trong nông nghiệp còn thấp. Vì
  • 31. 22 vậy cần có nhiều biện pháp tích cực kết hợp để giải quyết vấn đề quản lý và khắc phục sự ô nhiễm môi trường do một lượng chất thải chăn nuôi gây ra. 2.5 Cơ sở khoa học của quản lý môi trường trong sản xuất chăn nuôi Đã có nhiều công trình nghiên cứu của Viện Chăn nuôi nghiên cứu về các chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát thải các khí CH4, NH3, CO, H2S...trong chất thải của lợn, động vật nhai lại, gia cầm và nghiên cứu nhiều giải pháp khác nhau nhằm làm giảm thiểu sự phát thải các khí độc trong chất thải chăn nuôi công nghiệp, giảm tác động tiêu cực đến môi trường và sự ô nhiễm môi trường sinh thái[28]. Tuy nhiên, việc xử lý chất thải trong chăn nuôi ở Việt Nam mặc dù đã được quan tâm và đang là vấn đề bức xúc hiện nay nhưng hiện tượng ô nhiễm môi trường do chất thải từ chăn nuôi đang ngày trở nên trầm trọng. Các giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi trong nước hiện nay đang áp dụng chủ yếu vẫn là các giải pháp mà thế giới vẫn làm, cụ thể như sau: * Quy hoạch chăn nuôi Chăn nuôi gia súc, gia cầm phải được quy hoạch phù hợp theo vùng sinh thái cả về số lượng, chủng loại để không bị quá tải gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là những khu vực có sử dụng nguồn nước ngầm hoặc nguồn nước sông hồ cung cấp cho nhà máy nước sinh hoạt thì công tác quy hoạch chăn nuôi càng phải quản lý nghiêm ngặt. Khi xây dựng trang trại chăn nuôi cần phải đủ xa khu vực nội thành, nội thị, khu đông dân cư, đồng thời đúng thiết kế và phải được đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng trang trại đây là giải pháp vĩ mô mang tính chiến lược.[29] * Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas (Hệ thống khí sinh học) Hiện nay, việc sử dụng hầm Biogas đang được người chăn nuôi quan tâm vì vừa bảo vệ được môi trường vừa có thể thay thế chất đốt hoặc có thể
  • 32. 23 được sử dụng cho chạy máy phát điện, tạo ra điện sinh hoạt gia đình và điện phục vụ trang trại. Công trình khí sinh học giảm phát thải theo 3 cách sau: Thứ nhất: Giảm phát thải khí methane từ phân chuồng.Thứ hai: Giảm phát thải khí nhà kính do giảm sử dụng chất đốt truyền thống. Thứ ba: Giảm phát thải khí nhà kính do sử dụng phân từ phụ phẩm KSH thay thế phân bón hóa học. Như vậy, nhờ có công trình khí sinh học mà lượng lớn chất thải chăn nuôi trong nông hộ sẽ đựợc xử lý tạo ra chất đốt và chính điều đó sẽ góp phần giảm phát thải khí nhà kính rất hiệu quả. Tuy nhiên, giải pháp này mới chỉ dừng ở giai đoạn phân hủy tương đối. Nguồn chất thải, nguồn nước và chất cặn bã từ Biogas vẫn có thể gây ô nhiễm và vẫn cần được tiếp tục xử lý. Mặt khắc toàn bộ phân, nước tiểu, thức ăn rơi vãi lên men sinh khí trong chuồng nuôi vẫn gây ô nhiễm và bốc mùi độc hại trong một thời gian nhất định trước khi được dọn đến hầm xử lý Biogas.[29] *Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học + Xử lý môi trường bằng men sinh học: Từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước người ta đã sử dụng các chất men để giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi được gọi là "Chế phẩm EM (Effective Microorganisms) có nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu". Ban đầu các chất này được nhập từ nước ngoài nhưng ngày nay các chất men đã được sản xuất nhiều ở trong nước. Các men nghiên cứu sản xuất trong nước cũng rất phong phú và có ưu điểm là phù hợp hơn với điều kiện tự nhiên, khí hậu nước ta. Người ta sử dụng men sinh học rất đa dạng như: Dùng bổ sung vào nước thải, dùng phun vào chuồng nuôi, vào chất thải để giảm mùi hôi. Tuy nhiên, giải pháp này vẫn có những tồn tại nhất định, đặc biệt khi dùng phun sẽ làm tăng độ ẩm chuồng nuôi gây bất lợi cho cơ thể gia súc.[29] + Chăn nuôi trên đệm lót sinh học
  • 33. 24 Đệm lót sinh học là hướng đi mới và thu được những kết quả bước đầu đã được khẳng định là không gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí, giảm bệnh tật, lợn tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt được người ưa chuộng, giá bán cao hơn, vì vậy mà hiệu quả hơn, phù hợp với quy mô chăn nuôi gà, lợn nông hộ. Tuy nhiên, công nghệ sử dụng đệm lót sinh học kỵ nước, sinh nhiệt nên trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm như ở Việt nam, nhất là trong chăn nuôi lợn lượng nước tiểu của lợn nhiều dễ gây ẩm làm hạn chế tác dụng của giải pháp. Để khắc phục được hiện tượng lên men sinh nhiệt cần có các thiết bị làm mát và như vậy sẽ phải đầu tư tốn kém hơn.[29] * Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ (Compost) sử dụng chủ yếu phân của động vật mà thông qua hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của vi sinh vật phân hủy và làm tăng cao chất lượng của sản phẩm, tạo nên phân bón hữu cơ giàu chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, ủ phân bằng phương pháp phủ kín bằng nilon hoàn toàn nhờ sự lên men tự nhiên. Nhờ quá trình lên men và nhiệt độ tự sinh của đống phân ủ sẽ tiêu diệt được phần lớn các mầm bệnh nguy hiểm, thậm chí ủ phân có thể phân hủy được cả xác động vật chết khi lượng phế thải thực vật đủ lớn. Trong phân ủ có chứa chất mùn làm đất tơi xốp, tăng dung lượng hấp thụ khoáng của cây trồng, đồng thời có tác dụng tốt đến hệ vi sinh vật có ích trong đất. Phân ủ còn có tác dụng tốt đối với tính chất lý hoá học và sinh học của đất, không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật và giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái biện pháp này được áp dụng nhiều. Tuy nhiên, đây là biện pháp thủ công, chất thải trong chuồng vẫn có thời gian gây ô nhiễm trước khi được xử lý ủ hữu cơ và ô nhiễm khi vận chuyển đến nơi ủ. * Xử lý bằng công nghệ ép tách phân Đây là công nghệ hiện đại được nhập vào nước ta chưa lâu nhưng rất hiệu quả và đang được nhiều nhà chăn nuôi quan tâm áp dụng. Dựa trên nguyên tắc “lưới lọc” máy ép có thể tách hầu hết các tạp chất nhỏ đến rất nhỏ
  • 34. 25 trong hỗn hợp chất thải chăn nuôi, tùy theo tính chất của chất rắn mà có các lưới lọc phù hợp. Khi hỗn hợp chất thải đi vào máy ép qua lưới lọc thì các chất rắn được giữ lại ép khô và ra ngoài để xử lý riêng còn lượng nước theo đường riêng chảy ra ngoài hoặc xuống hầm KSH xử lý tiếp. Độ ẩm của sản phẩm (phân khô) có thể được điều chỉnh tùy theo mục đích sử dụng. Quá trình xử lý này đầu tư ban đầu tốn kém hơn nhưng rất hiện đại, nhanh, gọn, ít tốn diện tích và đang là một trong những biện pháp hiệu quả nhất đối với các trang trại chăn nuôi lợn, trâu, bò theo hướng công nghiệp hiện nay. * Xử lý nước thải bằng oxy hóa Phương pháp này thường được dùng đối với các bể lắng nước thải. - Xử lý bằng sục khí Biện pháp này là dùng máy bơm sục khí xuống đáy bể với mục đích làm cho các chất hữu cơ trong nước thải được tiếp xúc nhiều hơn với không khí và như vậy quá trình oxy hóa xảy ra nhanh, mạnh hơn. Đồng thời kích thích quá trình lên men hiếu khí, chuyển hóa các chất hữu cơ, chất khí độc sinh ra trở thành các chất ít gây hại tới môi trường. Sau khi lắng lọc nước thải trong hơn giảm ô nhiễm môi trường và có thể dùng tưới cho ruộng đồng. - Xử lý bằng ozon(O3) Để xứ lý nhanh, triệt để các chất hữu cơ và các khí độc sinh ra trong các bể gom nước thải, bể lắng, người ta đã bổ sung khí ozon (O3) vào quá trình sục khí xử lý hiếu khí nhờ các máy tạo ozon công nghiệp.Ozon là chất không bền dễ dàng bị phân hủy thành oxy phân tử và oxy nguyên tử: O3 -> O2 + O. oxy nguyên tử tồn tại trong thời gian ngắn nhưng có tính oxy hóa rất mạnh làm cho quá trình xử lý chất thải nhanh và rất hữu hiệu. Ngoài ra quá trình này còn tiêu diệt được một lượng vi rút, vi khuẩn, nấm mốc và khử mùi trong dung dịch chất thải. So với phương pháp sục khí thì phương pháp này có tốn kém hơn nhưng hiệu quả hơn. - Xử lý bằng Hiđro peroxit (H202)
  • 35. 26 Hiđro peroxit H202 (oxi già) thường được ứng dụng rộng rãi như: Tẩy rửa vết thương trong y tế, làm chất tẩy trắng trong công nghiệp, chất tẩy uế, chất oxy hóa... Người ta cùng có thể bổ sung Hyđro peroxit H202 (oxy già) vào trong nước thải để xử lý môi trường. Oxy già là một chất oxy hóa-khử mạnh. Thông thường oxy già phân hủy một cách tự nhiên theo phản ứng tỏa nhiệt thành nước và khí oxy như sau: 2 H202 —> 2 H20 + 02 + Nhiệt lượng. Trong quá trình phân hủy (phản ứng xảy ra mạnh mẽ khi có xúc tác), đầu tiên oxy nguyên tử được tạo ra và tồn tại trong thời gian rất ngắn rồi nhanh chóng thành khí O2. Oxy nguyên tử có tính oxy hóa rất mạnh vì vậy đã oxy hóa các chất hữu cơ, diệt khuẩn, khử mùi hiệu quả trong dung dịch chất thải. Xử lý chất thải theo phương pháp oxy hóa có đem lại hiệu quả nhưng nhìn chung là không tiện lợi đối với người dân khi thực hiện, đồng thời chi phí cao (xây bể, mua máy tạo ozon, máy tạo H2O2) thao tác thực hành yêu cầu kỹ thuật cao mà chất thải vẫn có thể bốc mùi gây ô nhiễm trong thời gian khi chưa đưa vào bể xử lý, trong thực tế chăn nuôi khó áp dụng.[29] * Sử dụng chế phẩm Biocatalyse: Chế phẩm Biocatalyse đã được Bộ nông nghiệp & PTNT chứng nhận và cho phép sử dụng trong sản xuất chăn nuôi. Đặc điểm: Là một loại bột khoáng, silica, dạng bột, màu trắng ngà, được sản xuất bằng công nghệ hoạt hóa ở mức độ cao. Thành phần chính gồm SiO2, Al2O3, Fe2O3, K20, Na2O, CaO, MgO, chất mang. Bio-catalyse có khả năng: - Trao đổi ion mạnh trong đường ruột, xúc tác các enzim, thủy phân protein, lipit... - Kích hoạt các vi sinh vật có lợi trong đường ruột phát triển tốt nhất, đạt mật độ cao tối đa. - Thủy phân các cluster của nước thành các đơn phân tử, làm cho nước trong hệ thống tiêu hóa, của động vật trở lên siêu loãng giúp quá trình hòa tan các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, giúp cho quá trình tiêu hóa thức
  • 36. 27 ăn và hấp thu dinh dưỡng của vật nuôi tốt hơn (làm tăng tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng), từ đó làm giảm các thành phần: Nitơ, Cacbonhydrat, Lưu huỳnh... là những thành phần chính tạo mùi hôi và độc hại chứa trong chất thải của vật nuôi. - Nâng cao khả năng miễn dịch cho vật nuôi giúp cho vật nuôi phát triển tốt. - Bio-catalyse không tồn dư trong thịt, trứng của vật nuôi. Chỉ tham gia xúc tác đó thải ra môi trường và tiếp tục làm tăng khả năng phân hủy ở ngoài môi trường.[29 ] 2.6 Những khó khăn còn tồn tại trong ngành chăn nuôi Ngành Chăn nuôi tại Việt Nam hiện nay có xu hướng chuyển dịch từ quy mô nông hộ sang chăn nuôi tập trung và thâm canh với quy mô lớn. Cùng với xu hướng đó, ô nhiễm môi trường (ÔNMT) chăn nuôi tại các vùng nông thôn ngày càng trở nên nghiêm trọng. Theo một số chuyên gia nông nghiệp cho rằng, nguyên nhân chính gây ô nhiễm là do chăn nuôi nhỏ lẻ, không kiểm soát được xả thải ra môi trường. Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát ở Việt Nam, chăn nuôi quy mô trang trại và thâm canh, mặc dù có áp dụng biện pháp xử lý môi trường, nhưng vẫn gây ÔNMT nghiêm trọng do các nguyên nhân về công tác quản lý môi trường và áp dụng công nghệ chưa phù hợp. - Thực trạng và nguyên nhân ô nhiễm môi trường chăn nuôi tại Việt Nam Theo thống kê của Bộ NN&PTNT về chăn nuôi, cả nước hiện có khoảng 12 triệu hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi và 23.500 trang trại chăn nuôi tập trung. Trong đó, phổ biến ở nước ta là chăn nuôi lợn (khoảng 4 triệu hộ) và gia cầm (gần 8 triệu hộ), với tổng đàn khoảng 362 triệu con gia cầm, 29 triệu con lợn và 8 triệu con gia súc, mỗi năm khối lượng nguồn thải ra từ chăn nuôi ra môi trường là một con số khổng lồ - khoảng 84,5 triệu tấn/năm, trong đó, chỉ khoảng 20% được sử dụng hiệu quả (làm khí sinh học, ủ
  • 37. 28 phân,…), còn lại 80% lượng chất thải chăn nuôi đã bị lãng phí và phần lớn thải ra môi trường gây ô nhiễm.[20] Nguyên nhân chính được xác định gây ÔNMT trong ngành chăn nuôi là do các trang trại sử dụng nhiều nước. Kết quả khảo sát cho thấy, các trang trại chăn nuôi sử dụng ít nước đều có thể dễ dàng thu gom chất thải rắn để bán làm phân bón hữu cơ. Chất thải rắn từ các trang trại nuôi gà hầu như được tiêu thụ hết cho mục đích trồng rau, hoa, cây cảnh; hiện nay hình thành tự phát một hệ thống thu gom phân trâu bò khô từ đồng bằng sông Cửu Long đến vùng Nam Trung Bộ để bán cho các cơ sở chế biến phân bón hữu cơ tại Tây Nguyên phục vụ trồng cây công nghiệp như cà phê, tiêu, cao su…; chất thải rắn thu gom từ chăn nuôi lợn nái (do nuôi lợn nái không được sử dụng nhiều nước) luôn được tiêu thụ tốt. Do vậy, có thể nói trong chăn nuôi sử dụng ít nước, chất thải rắn từ chăn nuôi luôn có thể thu gom để bán nên không còn nhiều để thải ra môi trường. Chỉ có chăn nuôi lợn thịt hoặc chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp sử dụng nhiều nước (theo các quy trình chăn nuôi thâm canh quy mô lớn) mới là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường do chất thải lỏng từ các trang trại này không thể thu gom nên chỉ còn cách xả trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua các hầm khí sinh học (KSH)) xuống nguồn nước. Mặt khác, công tác quản lý môi trường chưa đáp ứng được với nhu cầu của thực tế sản xuất. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi theo QCVN 40:2011/BTNMT trước kia và QCVN 62-MT:2016/BTNMT hiện nay đều quá cao so với khả năng thực tế ứng dụng công nghệ xử lý môi trường hiện tại, dẫn đến hầu hết các trang trại đều không thể đáp ứng yêu cầu đặt ra do chưa có công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi hiệu quả để theo kịp các quy định về xả thải môi trường. Do khó có thể đáp ứng quy định xả thải nên ở nhiều nơi, việc áp dụng biện pháp xử lý môi trường của các trang trại chỉ mang tính đối phó. Vẫn còn tâm lý ưu tiên phát triển kinh tế, giảm nhẹ yếu tố môi
  • 38. 29 trường ở nhiều cấp chính quyền địa phương nên việc quản lý và xử lý môi trường chăn nuôi còn mang nặng tính hình thức. Những năm vừa qua, biện pháp KSH được người dân và các cấp chính quyền ưu tiên sử dụng, tuy nhiên vẫn còn có nhiều khó khăn, bất cập. Đối với các công trình KSH quy mô nhỏ, hiện tượng quá tải công suất xử lý (quy mô chăn nuôi thay đổi thường xuyên trong khi dung tích của hầm KSH là cố định) và khí ga thừa không sử dụng hết, xả trực tiếp ra môi trường là nguyên nhân phổ biến gây ô nhiễm môi trường. Đối với chăn nuôi quy mô trang trại, công nghệ KSH chưa thực sự đem lại lợi ích về kinh tế (làm hầm KSH tốn diện tích đất, tốn chi phí đầu tư lớn nhưng không đem lại nguồn thu bổ sung cho chủ trang trại), có tác động tiêu cực về môi trường (khí ga sinh ra hầu như không sử dụng, xả trực tiếp ra môi trường, hầm KSH không được quan tâm vận hành, hỏng không được sửa chữa do chủ trang trại không có động lực để bỏ chi phí ra duy trì vận hành hệ thống nhằm đảm bảo hiệu quả xử lý môi trường) và hậu quả xấu về xã hội (việc áp dụng biện pháp xử lý môi trường chỉ mang tính hình thức, đối phó lẫn nhau giữa các chủ trang trại và các cấp quản lý).[11] Có thể nói, hiện trạng quản lý môi trường chăn nuôi hiện nay đang còn nhiều bất cập về quản lý, bế tắc về công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi quy mô trang trại, thiếu sự quan tâm thỏa đáng của các cấp chính quyền về quản lý và sự đầu tư nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp công nghệ phù hợp, bền vững, giúp vừa xử lý môi trường chăn nuôi lại vừa mang lại thu nhập bổ sung, tạo động lực cho người dân áp dụng các biện pháp BVMT.
  • 39. 30 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu:Công tác quản lý môi trường tại trang trại chăn nuôi heo nái của ông Nguyễn Thanh Lịnh,Ba Vì-Hà Nội -Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn xóm 6 –xã Ba Trại- huyện Ba Vì –Hà Nội 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu -Địa điểm nghiên cứu: Trang trại heo nái của ông Nguyễn Thanh Lịch tại xóm 6 – xã Ba Trại- huyện Ba Vì –Hà Nội - Thời gian tiến hành: Đề tài được thực hiện từ tháng 07/2017 đến tháng 11/2017 3.3 Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội - Giới thiệu về trang trại ông Nguyễn Thanh Lịch - Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường của trang trại + Đánh giá các quy định, nội quy quy trình bảo vệ môi trường trong chăn nuôi hiện đang áp dụng tại trang trại + Các thiết bị ,công trình,công nghệ xử lý môi trường - Đánh giá hiệu quả của các công trình bảo vệ môi trường - Đánh giá tổng thể về công tác quản lý môi trường của trang trại ông Nguyễn Thanh Lịch - Đánh giá chung và đề xuất biện pháp + Đánh giá chung: Thuận lợi và khó khăn +Đề xuất giải pháp
  • 40. 31 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp kế thừa Tham khảo các tài liệu có, giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn báo cáo khoa học… có liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài. 3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp -Điều tra về các số liệu về công tác quản lý môi trường trong các trang trại chăn nuôi lợn. -Điều tra kết hợp theo dõi trực tiếp tình hình BVMT của trang trại. -Khảo sát thực tế các quy trình xử lý nước thải tại trang trại chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Thanh Lịch, Ba vì - Hà Nội 3.4.3 Phương pháp điều tra xã hội học * Thu thập thông tin qua các phiếu điều tra, phỏng vấn: -Lập phiếu điều tra, phỏng vấn: + Thông tin chung + Các vấn đề liên quan đến vệ sinh môi trường, sức khỏe của con người trong trang trại chăn nuôi lợn - Đối tượng phỏng vấn: Công nhân làm tại trang trại, người dân xung quanh trang trại chăn nuôi, sử dụng phiếu điều tra và hỏi í kiến các nông hộ xung quanh trang trại nghiên cứu. -Tiến hành phỏng vấn: Phỏng vấn công nhân làm tại trang trại Nguyễn Thanh Lịch và các họ dân xung quanh khu vực chăn nuôi( tổng là 30 phiếu) 3.4.4 Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp - Số liệu được thu thập tại trại lợn Nguyễn Thanh Lịch, Ba Vì, Hà Nội và Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi CP Việt Nam -Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tại các phòng ban liên quan đến công tác quản lý chất thải chăn nuôi.
  • 41. 32 Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ bài báo, mạng internet, bài viết, sách các báo cáo và các văn bản đã được công bố, thư viện của khoa/trường, các tạp chí khoa học, từ thông tin thu thập được từ thầy cô và bạn bè, địa phương về các vấn đề liên quan đến nội dung của đề tài. Quan sát thực địa bằng mắt thường, sử dụng máy ảnh, sổ nhật ký . 3.4.5 Phương pháp xử lý số liệu - Các số liệu được xử lý, thống kê trên máy tính bằng Word và Excel - Từ kết quả phân tích mẫu kết hợp với khảo sát thực tế để đưa ra kết luận về các thành phần môi trường. So sánh với QCVN để đưa ra những kết luận về chất lượng môi trường nước khu vực xung quanh trang trại chăn nuôi lợn ông Nguyễn Thanh Lịch. 3.4.6 Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá Thống kê, tổng hợp và phân tích các số liệu khảo sát được. Xử lý các số liệu và đánh giá vấn đề dựa trên các khía cạnh về môi trường và kinh tế. Từ đó đề xuất những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại trang trại chăn nuôi lợn tại xã Ba Trại - Ba Vì - Hà Nội. 3.4.7 Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và phân tích mẫu  Địa điểm vị trí lấy mẫu - Mẫu 1: Nước thải chăn nuôi chưa qua xử lý. Vị trí: Được lấy ở trước cửa vào của hầm biogas - Mẫu 2: Nước thải sau khi đã qua xử lý hầm biogas. Vị trí: Sau bể biogas. - Mẫu 3: Nước thải sau khi xử lý Vị trí: Nước được lấy từ hồ thủy sinh tại trang trại
  • 42. 33 Hình 3.1 Sơ đồ vị trí lấy mẫu của trang trại -Chú giải: : Vị trí lấy mẫu  Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu Theo TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10:1992) - Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu nước thải. - Dụng cụ lấy mẫu: + Dùng chai đựng mẫu bằng thủy tinh, chai polime Cổng vào Khu văn phòng Kho nguyên vật liệu Nhà khách Chuồng đẻ 1 Chuồng đẻ 2 Chuồng đẻ 3 Chuồng bầu Biogas Hồ thủy sinh Mương 1 1 1 2 2
  • 43. 34 + Chai có nút đậy, được rửa sạch và dùng nước cất để tráng + Găng tay, phích đá - Phương pháp lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu tại các vị trí, địa điểm khác nhau. Các mẫu lấy đều được bảo quản và vận chuyển về phòng thí nghiệm khoa Môi trường - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên để tiến hành xác định hàm lượng các chất ô nhiễm. * Mẫu được lấy vào buổi sáng, mỗi mẫu lấy 1,5 lít nước thải để phân tích Các giá trị pH, hàm lượng oxy hòa tan (DO) được đo bằng máy pH/DO/Metter điện cực thủy tinh. Nhu cầu oxy hóa học (COD) được phân tích theo phương chuẩn độ K2Cr2O7 với muối Mohn. NO3 - được phân tích theo phương pháp Cataldo, sử dụng máy so màu UV/VIS tại bước sóng 420nm. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) được phân tích theo công thức: BOD5 (ml) = COD.80% Chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước được xác định bằng phương pháp trực tiếp: Lọc 100 ml mẫu nước qua giấy lọc cellulose acetate có đường kính của lỗ lọc 0,45m đã biết trước trọng lượng. Sau đó mang giấy lọc sấy khô ở 1050 C cho đến khi trọng lượng giấy không đổi, lấy giấy để nguội trong bình hút ẩm, sau đó đem cân.
  • 44. 35  Phương pháp bảo quản mẫu Bảng 3.1 Phương pháp bảo quản mẫu STT Chỉ tiêu Phương pháp bảo quản Dụng cụ đựng mẫu 01 pH Giữ ở 40 C Chai thủy tinh 02 BOD Cho H2SO4 để pH = 2 Chai thủy tinh 03 COD Xác định tại chỗ Chai thủy tinh 04 DO X Chai thủy tinh tránh ánh sáng 05 TSS Giữ ở dưới 80 C trong tối Chai thủy tinh 06 Tổng N Cho H2SO4 để pH =< 2 Chai polime * Phương pháp phân tích mẫu Bảng 3.2 Từng chỉ tiêu và phương pháp phân tích STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp phân tích 1 pH - TCVN 6492:2011 2 BOD5 mg/l TCVN 6001:2008 3 COD mg/l TCVN 6491:1999 4 TSS mg/l TCVN 6625:2000 5 DO ppm TCVN 7325 : 2004 6 Tổng N mg/l TCVN 6638:2000
  • 45. 36 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế -xã hội huyện Ba Vì 4.1.1 Điều kiện tự nhiên Ba Vì là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, trên địa bàn huyện có một phần lớn của dãy núi Ba Vì chạy qua phía Nam huyện. Vị trí địa lý giáp: - Phía Đông giáp thị xã Sơn Tây - Phía Tây giáp các huyện Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy của Phú Thọ - Phía Nam giáp các huyện Lương Sơn và huyện Kỳ Sơn của Hòa Bình - Phía Bắc giáp thành phố Việt Trì, Phú Thọ Huyện Ba Vì là một huyện bán sơn địa, diện tích tự nhiên là 428 km², lớn nhất Thủ đô Hà Nội, hình thành 3 vùng địa hình rõ rệt: Vùng núi, đồi gò và đồng bằng .Huyện có hai hồ khá lớn là hồ Suối Hai và hồ Đồng Mô (tại khu du lịch Đồng Mô). Các hồ này đều là hồ nhân tạo và nằm ở đầu nguồn sông Tích, chảy sang thị xã Sơn Tây, và một số huyện phía Tây Hà Nội, rồi đổ nước vào sông Đáy. Trên địa bàn huyện có vườn quốc gia Ba Vì. Ở ranh giới của huyện với tỉnh Phú Thọ có hai ngã ba sông là ngã ba Trung Hà giữa sông Đà và sông Hồng (tại xã Phong Vân) và ngã ba Bạch Hạc giữa sông Hồng và sông Lô (tại các xã Tản Hồng và Phú Cường). 4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội Chăn nuôi gia súc, gia cầm là một trong những thế mạnh của huyện. Hiện nay, trên địa bàn đã phát triển nhiều mô hình trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ. Các trang trại chăn nuôi lợn, trang trại chăn nuôi gà, gia cầm đã áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, tác động tích cực vào phân công lao động, thay đổi tập quán sản xuất cũ, lạc hậu.
  • 46. 37 Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu tập trung vào một số làng nghề và trung tâm chế biến như: Sản xuất, chế biến tinh bột dong, sắn (làng Minh Hồng - Minh Quang), sản xuất chè búp khô (làng Đô Trám và một số thôn, làng của xã Ba Trại), sản xuất và chế biến sản phẩm từ sữa bò, dê. Một số ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp như cơ khí, sửa chữa duy trì và hoạt động ở quy mô nhỏ. Địa hình đồi núi đa dạng phong phú, tập trung nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, một trong những tiềm năng to lớn để phát triển du lịch văn hóa - lễ hội, sinh thái - nghỉ dưỡng và du lịch văn hóa - tâm linh. Thổ nhưỡng thuộc nền đất đỏ đá vôi, có tính dịu mát rất thuận lợi cho việc trồng cỏ chăn nuôi và chăn thả gia súc, nhất là chăn nuôi dê, thỏ, bò thịt, bò sữa... Du lịch Ba Vì từng bước phát triển, một số khu du lịch nổi tiếng như: Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Đa, Thiên Sơn - Thác Ngà... Cơ sở hạ tầng, giao thông trên địa bàn huyện đã được quan tâm đầu tư. Tổng số km đường giao thông miền núi là 448,5 km, trong đó đường tỉnh lộ 5 tuyến với chiều dài 43,5 km (rải nhựa được 40,2 km), huyện lộ 17 tuyến với chiều dài 83,2 km (rải nhựa được 33 km), đường xã, thôn 322,3 km (bê tông được 43,1 km). 4.1.3 Điều kiện tự nhiên xã Ba Trại 4.1.3.1 Vị trí địa lý Ba Trại là một trong 7 xã miền núi của huyện Ba Vì. Nằm ở dưới chân núi Ba Vì, có diện tích khoảng 36 km2 . Ba Trại xưa thuộc huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây cũ, ngày nay thuộc huyện Ba Vì tỉnh Hà Nội. Vị trí địa lý giáp: - Phía Đông giáp xã Tản Lĩnh. - Phía Bắc giáp xã Cẩm Lĩnh.
  • 47. 38 - Phía Tây giáp xã Thuần Mỹ. - Phía Nam giáp núi Ba Vì. 4.1.3.2 Địa hình, địa mạo Nhìn chung địa hình của xã phần lớn là đồi gò, độ cao các quả đồi chênh nhau từ 5 đến 20 mét, độ dốc không lớn. Diện tích ruộng có 730 mẫu bắc bộ phần lớn là ruộng chằm, diện tích còn lại là đất đồi. Xã nằm giữa hai con đường Tỉnh lộ, đường 87 Sơn Tây - Đá Chông và đường 88 Sơn Tây - Bất Bạt. Đường 87 đi qua xã từ phía Đông - Nam qua các xóm Chằm Mè - Trung Sơn tiếp giáp đường 89 tại Đá Chông. Đường 89 chạy song song với sông Đà qua địa phận xã Thuần Mỹ. Đường 88 đi qua xã ở phía Bắc và cũng là ranh giới giữa Ba Trại với Cẩm Lĩnh. 4.1.3.3 Khí hậu, thủy văn Đặc điểm chung của Ba Trại bị chi phối bởi các yếu tố vĩ độ Bắc, cơ chế gió mùa, sự phối hợp giữa gió mùa và vĩ độ tạo nên khí hậu nhiệt đới ẩm với mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ bình quân năm trong khu vực là 23,40 C. Lượng mưa trung bình năm 2.500 mm, phân bố không đều trong năm, tập trung nhiều vào tháng 7, tháng 8. Độ ẩm không khí 86,1%, vùng thấp thường khô hanh vào tháng 12 và tháng 1. 4.2 Giới thiệu về trang trại Nguyễn Thanh Lịch Trang trại chăn nuôi Nguyễn Thanh Lịch nằm trên địa bàn xã Ba Trại, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Trang trại được xây dựng và đi vào sản xuất từ năm 2010, có diện tích chuồng trại 4000m2 tổng số vốn đầu tư lên tới 18 tỷ đồng, trang trại chuyên nuôi lợn nái cho Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi CP Việt Nam (chi nhánh của Tập đoàn CP Thái Lan) cung cấp giống lợn con của cái Landrace - Yorkshire với đực Pietrain - Duroc và cái Landrace - Yorkshire với đực Duroc.
  • 48. 39 Cơ cấu tổ chức của trang trại Nguyễn Thanh Lịch được sắp xếp như sau: Đứng đầu là chủ trại, quản lý chung tất cả mọi công việc của trại. Dưới chủ trại là kỹ sư chăn nuôi. Kỹ sư vừa là cán bộ kỹ thuật vừa làm quản lý công nhân và bố trí công việc hàng ngày cho các công nhân trong các chuồng. Mỗi công nhân có nhiệm vụ thực hiện đúng các công việc đã được giao. Hình 4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức trang trại Nguyễn Thanh Lịch 4.2.1 Quy mô Trang trại gồm 3chuồng đẻ, 1 chuồng bầu và 4ô chuồng cách ly nuôi 1221 lợn nái, 23 lợn đực, 299 lợn hậu bị ( số liệu thống kê tháng 11/2017). Lợn sau khi sinh 18 đến 21 ngày thì được cai sữa. Mỗi năm trang trại cho xuất ra thị trường khoảng 20.000 - 25.000 lợn con. 4.2.2 Hệ thống chăn nuôi lợn tại trang trại Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và nhân viên của trại gồm 2 kỹ sư chính, 2 tổ trưởng và 9 công nhân phụ trách và số sinh viên thực tập từ 8-15 người, trang trại đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong vùng và các tỉnh lân cận là môi trường tốt cho các bạn sinh viên học tập. Với việc chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, các biện pháp phòng
  • 49. 40 chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi của trại được thực hiện chủ động và tích cực. Vệ sinh phòng bệnh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Cùng với việc vệ sinh thức ăn, nước uống, vật nuôi, dụng cụ chăn nuôi, sinh sản… thì việc vệ sinh chuồng trại, cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi luôn được cán bộ thú y và đội ngũ công nhân kỹ thuật thực hiện chặt chẽ. Chuồng trại được thiết kế và xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Sau mỗi lứa lợn, chuồng trại đều được tẩy uế bằng phương pháp: rửa sạch ô nhốt lợn, để khô sau đó phun thuốc sát trùng như Fam flus, Vikon S và để trống chuồng nuôi tối thiểu là 5 ngày mới đưa lợn nái chờ đẻ khác lên. Với lợn con tuyệt đối không tắm rửa để tránh lạnh và ẩm ướt, định kỳ tiêu độc ở các chuồng nuôi lợn nái, lợn đực làm việc bằng thuốc sát trùng. Trại còn thường xuyên tiến hành vệ sinh môi trường xung quanh như việc dọn cỏ, phát quang bụi rậm, diệt chuột, thu dọn phân hằng ngày ở các ô chuồng. Hiện nay, trại áp dụng quy trình chăn nuôi “cùng vào - cùng ra”, trong đó một chuồng hoặc cả một dãy chuồng được đưa vào để nhốt đồng loạt cùng một loại lợn (có thể tương đồng về khối lượng, tuổi). Sau một thời gian nhất định số lợn này được đưa ra khỏi chuồng, lúc đó chuồng trại được rửa sạch, phun thuốc sát trùng và để trống ít nhất 5 ngày trước khi đưa đàn lợn mới lên đẻ. Như vậy quy trình này có tác dụng phòng bệnh do vệ sinh chuồng trại thường xuyên, định kỳ mỗi khi xuất hết lợn, do đó hạn chế được khả năng lan truyền các mầm bệnh từ lô này sang lô khác. Hệ thống thông thoáng đối với chăn nuôi lợn công nghiệp rất quan trọng, ngoài việc cung cấp đủ oxy cho quá trình hô hấp của lợn, nó còn giúp giải phóng khí độc do phân, nước tiểu gây ra. Chính vì vậy, trại đã sử dụng hệ thống làm mát và chống nóng ở mỗi dãy chuồng vào mùa hè và hệ thống sưởi
  • 50. 41 ấm vào mùa đông. Bên cạnh đó các dãy chuồng được sắp xếp theo hướng Đông Nam để đảm bảo ấm áp vào mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Đặc biệt vào mùa hè, thời tiết rất nóng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái cũng như sự sinh trưởng và phát triển của lợn con. Do đó trại đã lắp đặt hệ thống chống nóng gồm hệ thống quạt gió ở cuối mỗi dãy chuồng có tác dụng hút không khí có hơi nước từ hệ thống dàn mát trên đầu chuồng tạo luồng khí mát, thông thoáng. Hai dãy tường chuồng được phủ một tấm lưới cách nhiệt và có tác dụng giữ ẩm. Chính vì vậy không khí trong chuồng lợn luôn mát và nhiệt độ luôn duy trì trong khoảng 28o C - 30o C. Trại trang bị hệ thống lồng úm bên trong có treo một bóng đèn hồng ngoại công suất 175W hoặc lắp một tấm sưởi ở mỗi ô chuồng. Với lợn sau cai sữa cũng có một đèn sưởi hoặc tấm sưởi ở mỗi ô chuồng, đảm bảo luôn duy trì nhiệt độ thích hợp cho lợn con. Cơ cấu đàn lợn của trại được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.1 Cơ cấu đàn lợn tại trang trại qua các năm Loại lợn Số lượng lợn qua các năm (con) Tỉ lệ tổng đàn lợn tháng 11/2017 (%) 2015 2016 11/2017 Nái sinh sản 1136 1343 1221 82,89 Nái hậu bị 300 340 229 15,55 Đực khai thác 22 21 19 1,29 Đực hậu bị 3 4 4 0,27 Tổng số 1461 1708 1473 100 ( Nguồn: Số liệu thu thập tại trang trại, 2017)[14]
  • 51. 42 4.2.3 Sử dụng thức ăn, nước cho lợn tại trang trại Thức ăn cho lợn sử dụng thức ăn hỗn hợp của Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi CP Việt Nam cung cấp. Sau khi cai sữa lợn con được xuất đi gia công ở các trại nuôi lợn thịt thương phẩm. Lợn mẹ, lợn hậu bị, lợn thịt cho ăn thức ăn hỗn hợp của công ty cổ phần chăn nuôi CP sản xuất cho từng loại lợn. Nước uống cho lợn sử dụng nước giếng khoan, hợp vệ sinh. 4.3 Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại trang trại 4.3.1 Hệ thống tổ chức quản lý môi trường của trang trại 4.3.1.1 Cán bộ quản lý môi trường -Ông: Nguyễn Chí Thanh + Chức vụ : Quản lý trại + Trình độ học vấn: Cao đẳng + Tuổi 57 + Tình trạng sức khỏe : Tốt -Bà: Nguyễn Thị Chi + Chức vụ :Nhân viên công ty CP Thương mại và Dịch vụ Môi trường GREEN Việt Nam +Trình độ học vấn: Đại học -Bà :Nguyễn Thị Bích Ngọc +Chức vụ:Nhân viên công ty CP Thương mại và Dịch vụ Môi trường GREEN Việt Nam +Trình độ học vấn: Đại học 4.3.1.2 Các nội quy bảo vệ môi trường tại trang trại - Vệ sinh chuồng trại bằng việc sát trùng trong và ngoài chuồng hàng ngày
  • 52. 43 Bảng 4.2 Lịch sát trùng của trang trại Thứ Trong chuồng Ngoài Chuồng Ngoài khu vực chăn nuôi Chuồng bầu Chuồng đẻ Chuồng cách ly CN Phun sát trùng Phun sát trùng Thứ 2 Quét và rắc vôi đường đi Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng toàn bộ khu vực Phun sát trùng toàn bộ khu vực Thứ 3 Phun sát trùng Phun sát trùng + quét vôi đường đi Quét hoặc rắc vôi đường đi Thứ 4 Xả vôi xút gầm Phun sát trùng Rắc vôi Rắc vôi Thứ 5 Phun ghẻ Phun sát trùng + xả vôi xút gầm Phun ghẻ Thứ 6 Phun sát trùng Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát trùng Thứ 7 Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng khu Tiêm vắc xin phòng dịch Việc phòng bệnh bằng vắc xin luôn được cán bộ kĩ thuật coi trọng và đặt lên hàng đầu với mục tiêu phòng hơn chống. Do đặc thù trại nái ngoại chuyên sản xuất con giống nên trại có đủ các loại lợn ở mọi lứa tuổi khác nhau. Chính vì vậy việc theo dõi và thực hiện lịch tiêm phòng vắc xin chính xác là rất quan trọng. 4.3.2 Hệ thống thiết bị quản lý môi trường của trang trại 4.3.2.1 Quy mô nước thải tại trang trại Qua quá trình quan sát, điều tra trang trại nuôi với số lượng lợn lớn 1273 con (trọng lượng từ 150kg trở lên) vì vậy trung bình mỗi ngày thải ra ngoài môi trường một lượng nước thải rất lớn, ước tính trung bình 1 tháng trại thải ra môi trường tổng cộng khoảng 1400 m3 nước thải/ tháng.
  • 53. 44 4.3.2.2 Biện pháp xử lý nước thải được áp dụng tại trang trại Ngành chăn nuôi trên địa bàn xã trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên vấn đề nước thải tại trang trại đang là vấn đề đáng lo ngại. Theo kết quả điều tra cho thấy trang trại xử lý nước thải bằng hầm phủ bạt yếm khí nhằm mục đích xử lý các chất hữu cơ thành khí metan và bùn thải. Hầm có diện tích là 800 m2 với thể tích khoảng 4000 m3 , có phủ bạt bên trên. Nước thải sau quá trình xử lý này chảy qua một ao nhỏ sau đó ra ngoài môi trường theo mương thoát nước. Việc chăn nuôi với quy mô lớn làm phát sinh một khối lượng nước thải lớn bao gồm: Nước rửa chuồng trại, nước tiểu, nước để tắm cho gia súc…, nguồn nước thải này được xử lý bằng hầm phủ bạt yếm khí. Trang trại với trên 1.200 đầu lợn, trung bình mỗi ngày thải ra một lượng nước thải lớn khoảng 46 m3 /ngày.đêm, toàn bộ lượng nước thải này được chảy vào hầm phủ bạt này để xử lý trước khi đưa ra ngoài môi trường. tuy nhiên thể tích hầm xử lý này còn nhỏ, chưa xử lý được hết lượng nước thải này. Nước thải sau khi xử lý thải ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt, ô nhiễm đất canh tác nông nghiệp, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh. Vì vậy trang trại cần có những biện pháp xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến đời sống người dân. Đây là công nghệ mới được đưa vào Việt Nam trong vài năm vừa qua. Loại bạt sử dụng trong xây dựng loại hầm này là HDPE (High Density Polyethinel)[11]. Ưu điểm của loại hầm này: -Có dung tích lớn tùy ý, có thể lên tới hàng nghìn m3 . Chính vì vậy có thể áp dụng được cho các trang trại chăn nuôi lớn. -Giá thành rẻ tính cho một đơn vị dung tích Nhược điểm: