SlideShare a Scribd company logo
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường1
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và tiến hành làm luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Môi trường (Đại học Khoa học tự nhiên Hà
Nội), các bạn đồng nghiệp, các nhà khoa học, các nhà quản lý.... Đặc biệt, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Xuân Cơ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
quan trắc và Mô hình hóa môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội người đã trực tiếp hướng dẫn tôi làm Luận văn tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới TS. Hoàng Dương Tùng, Phó
Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, ThS. Lê Hoàng Anh, Trưởng phòng Dữ liệu và
Hệ thống thông tin (Trung tâm Quan trắc môi trường) là những người đã trực tiếp tạo
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học
đến khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Luận văn cũng tham gia trong một phần nghiên cứu của Đề tài “Đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát phát thải chất ô nhiễm từ các khu công nghiệp
và cơ sở công nghiệp lớn trên địa bàn các tỉnh sông Hồng”. Đồng thời, luận văn cũng
tham khảo các Báo cáo, đề tài nghiên cứu từ các Bộ ngành, địa phương và Ban quản lý
các khu công nghiệp các tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc bộ.
Cuối cùng, sự ủng hộ của người thân, bạn bè luôn là động lực quan trọng trong
quá trình thực hiện luận văn. Trong đó, Bố, Mẹ, anh, chị em trong gia đình luôn có sự
ủng hộ đặc biệt để tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của tôi đến tất mọi người.
Học viên thực hiện
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường2
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................5
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................7
DANH MỤC BIỂU ĐỒ....................................................................................................8
DANH MỤC HÌNH..........................................................................................................9
DANH MỤC KHUNG ...................................................................................................10
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................11
Chương 1 – TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ HIỆN TRẠNG MÔI
TRƯỜNG CÁC KCN VIỆT NAM ................................................................................20
1.1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển các KCN của Việt Nam..........20
1.2. Tổng quan về hiện trạng môi trường các KCN ...................................................23
1.2.1. Nước thải ......................................................................................................23
1.2.2. Khí thải .........................................................................................................26
1.2.3. Chất thải rắn.................................................................................................29
1.3. Tổng quan hiện trạng quản lý môi trường trong các KCN..................................31
1.3.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT KCN................................31
1.3.2. Hệ thống quản lý môi trường KCN...............................................................33
1.3.3. Quy hoạch KCN gắn với bảo vệ môi trường ................................................36
1.3.4. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong BVMT KCN .....................................38
Chương 2 – NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ MÔ HÌNH KCN, ĐÁNH
GIÁ MÔ HÌNH PHÙ HỢP TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM ....................................42
2.1. Nghiên cứu tổng quan một số mô hình KCN ......................................................42
2.1.1. Mô hình KCN cổ điển (KCN đa ngành) .......................................................42
2.1.2. Mô hình quản lý KCN chuyên ngành............................................................45
2.1.3. Mô hình KCN sinh thái.................................................................................48
2.2. Đánh giá sơ bộ mô hình khả thi trong điều kiện Việt Nam.................................50
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường3
Chương 3 – NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI KCN SÀI ĐỒNG B VỀ KHẢ NĂNG
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KCN SINH THÁI..................................................................58
3.1. Tổng quan về KCN Sài Đồng B ..........................................................................58
3.2. Nghiên cứu khả năng ứng dụng mô hình KCNST tại KCN Sài Đồng B ............61
3.2.1. Tiềm năng thực hiện tái sử dụng, tái sinh, tái chế và trao đổi chất thải......62
3.2.2. Thực hiện giảm thiểu chất thải tại nguồn.....................................................69
3.2.3. Xử lý chất thải...............................................................................................70
3.2.4. Sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng ..........................................................70
3.3. Nhận xét, đánh giá về mức độ phù hợp và khả năng triển khai áp dụng mô hình
KCNST tại KCN Sài Đồng B và mức độ khả thi khi áp dụng đối với các KCN đa
ngành khác đang hoạt động của Việt Nam.................................................................70
Chương 4 – NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG TIÊU CHÍ CHUYỂN ĐỔI KCN
ĐANG HOẠT ĐỘNG SANG MÔ HÌNH KCN SINH THÁI TRONG ĐIỀU KIỆN
VIỆT NAM VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN....................................................................72
4.1. Nghiên cứu đề xuất hệ thống tiêu chí chuyển đổi KCN đang hoạt động sang mô
hình KCNST trong điều kiện Việt Nam .....................................................................72
4.1.1. Xây dựng định hướng cho hệ thống trao đổi chất thải...............................73
4.1.2. Cải thiện và nâng cao sự chấp hành quy định pháp luật về môi trường......74
4.1.3. Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN .........................................................74
4.1.4. Cải thiện công tác quản lý, xử lý chất thải tại các cơ sở sản xuất trong KCN
................................................................................................................................75
4.1.5. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý chất thải ở quy mô KCN ..........76
4.1.6. Xây dựng, vận hành hệ thống QLMT, phòng chống sự cố toàn KCN..........77
4.1.7. Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát và đánh giá sự cải thiện chất lượng
môi trường xung quanh KCN..................................................................................77
4.2. Đề xuất lộ trình thực hiện ....................................................................................82
Chương 5 – CÁC BIỆN PHÁP TỔNG HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HỆ
THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCNST...............................................................83
5.1. Cơ cấu tổ chức hệ thống QLMT KCNST............................................................83
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường4
5.1.1. Phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể theo hướng tổ chức
quản lý tập trung.....................................................................................................83
5.1.2. Tăng cường năng lực cán bộ quản lý bảo vệ môi trường KCNST ...............87
5.1.3. Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị có liên quan.....................................87
5.2. Triển khai hiệu quả các công cụ QLMT KCNST................................................87
5.2.1. Công cụ pháp lý............................................................................................87
5.2.2. Công cụ kỹ thuật ...........................................................................................89
5.2.3. Công cụ giám sát ..........................................................................................91
5.2.4. Công cụ kinh tế .............................................................................................92
5.2.5. Công cụ thông tin..........................................................................................92
5.3. Hệ thống quản lý chất thải của KCNST ..............................................................93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................95
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQL Ban quản lý
BVMT Bảo vệ môi trường
CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CO Cácbon mônôxít
CTR Chất thải rắn
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm trong nước
HmCn Hyđrô-cácbon
HTMT Hiện trạng môi trường
HST Hệ sinh thái
KCN Khu công nghiệp
KCNST Khu công nghiệp sinh thái
KCX Khu chế xuất
KHCN Khoa học công nghệ
KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư
KKT Khu kinh tế
KTTĐ Kinh tế trọng điểm
NOx Các Nitơ ôxít
NO2 Nitơ điôxít
Pb Chì
PM2,5 Bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm
PM10 Bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 10 µm
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QTMT Quan trắc môi trường
SO2 Sunfua điôxít
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường6
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TB Trung bình
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
TSP Bụi lơ lửng tổng số
UBND Uỷ ban nhân dân
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường7
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc trưng về thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp (trước xử
lý)………………………………………………………………………………………23
Bảng 1.2. Ước tính tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải
từ các KCN thuộc các tỉnh vùng KTTĐ Bắc bộ năm 2009……………………………23
Bảng 1.3. Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm……………26
Bảng 1.4. Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong không khí từ các KCN thuộc các
tỉnh của vùng KTTĐ Bắc bộ năm 2009………………………………………………..27
Bảng 1.5. Ước tính lượng chất thải nguy hại phát sinh theo ngành sản xuất và theo số
lượng công nhân trong ngành sản xuất………………………………………………...29
Bảng 3.1. Danh sách các nhà máy trong KCN Sài Đồng B……………………………58
Bảng 3.2. Tải lượng ô nhiễm nước thải KCN Sài Đồng B…………………………….65
Bảng 3.3. Thống kê nguồn chất thải phát sinh trong KCN Sài Đồng B và khả năng trao
đổi chất thải……………………………………………………………………………68
Bảng 4.1. Các bước chuyển đổi từ KCN đa ngành sang KCNST……………………...76
Bảng 4.2. Bảng tiêu chí chuyển đổi sang KCNST danh cho các KCN đa ngành đang
hoạt động……………………………………………………………………………….78
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường8
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Tình hình phát triển KCN giai đoạn 1991 – 2008………………………..19
Biểu đồ 1.2. Số KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới giai đoạn 2006 – 2015 theo vùng
kinh tế và so sánh với số KCN đã thành lập giai đoạn 2006 – 2008…………………...22
Biểu đồ 1.3. Diễn biến COD trên các sông vùng KTTĐ Bắc bộ qua các năm………...25
Biểu đồ 1.4. Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh một số KCN miền Bắc
từ năm 2006 – 2008…………………………………………………………………….28
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường9
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường
KCN………………………………………………………………………………….. .33
Hình 2.1. Mô hình quản lý nước thải KCN cổ điển……………………………………44
Hình 2.2. Mô hình quản lý nước thải KCN chuyên ngành…………………………….46
Hình 2.3. Thứ tự ưu tiên trong chiến lược quản lý chất thải…………………………...50
Hình 3.1. Sơ đồ các nhà máy trong KCN Sài Đồng B và vị trí cống thải của KCN…..60
Hình 3.2. Mô hình trao đổi chất thải tổng quát dự kiến đề xuất đối với KCN Sài Đồng
B………………………………………………………………………………………..67
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường10
DANH MỤC KHUNG
Khung 1.1. Một số hạn chế của Quyết định số 62/QĐ-BKHCNMT…………………..31
Khung 1.2. Một số điển hình của quy hoạch KCN thiếu cơ sở khoa học……………...36
Khung 1.3. Mục tiêu cụ thể của “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến
năm 2020” theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 của Thủ tướng Chính
phủ……………………………………………………………………………………...38
Khung 1.4. Khởi công KCN sinh thái đầu tiên của Việt Nam – Vườn công nghiệp
Bourbon An Hòa……………………………………………………………………….40
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường11
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Xây dựng và phát triển các KCN tập trung đang là xu hướng chung của các nước
đang phát triển trên thế giới nhằm tạo bước chuyển biến vượt bậc trong nền kinh tế của
một quốc gia. Tại Việt Nam đầu tư cho phát triển công nghiệp để đẩy nhanh tốc độ
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đang là mục tiêu chiến lược của quốc gia cho
đến năm 2020. Các KCN đã có nhiều đóng góp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu và
phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống người dân.
Năm 2008, các KCN đã tạo giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 33 tỷ USD (chiếm 38%
GDP cả nước); giá trị xuất khẩu đạt trên 16 tỷ USD (chiếm gần 26% tổng giá trị xuất
khẩu cả nước); nộp ngân sách khoảng 2,6 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho gần 1,2
triệu lao động [1]. Sự phát triển của các KCN ở Việt Nam bước đầu giải quyết hiệu quả
yêu cầu quy hoạch sử dụng đất và phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia. Bên cạnh
những lợi ích to lớn về mặt kinh tế và xã hội như đã nêu trên, trong quá trình hoạt động
của các KCN đã phát sinh nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường nước, không khí, chất thải
rắn, suy thoái môi trường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên ... do các chất
thải tập trung với quy mô và thải lượng lớn, đặc biệt đối với các KCN đa ngành (chiếm
tỷ lệ hơn 90% trên tổng số KCN của Việt Nam hiện nay). Cho đến nay, mặc dù đã có
nhiều nỗ lực khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động sản xuất gây
ra, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề môi trường cần phải giải quyết.
Có thể thấy rằng, việc phát triển mạnh các KCN tập trung đã gây ra hai mâu thuẫn
lớn và khó dung hòa đối với mục tiêu phát triển bền vững, được biểu diễn theo mô hình
sau đây:
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường12
Hiện nay, trên thế giới đã nghiên cứu và đề xuất tổng thể 3 xu hướng chính nhằm
giải quyết triệt để 02 mâu thuẫn căn bản đó là:
Xu hướng thứ nhất: Tổ chức quản lý môi trường công nghiệp trên cơ sở gắn kết
chặt chẽ giữa trách nhiệm quản lý của Nhà nước với trách nhiệm tự nguyện của ngành
công nghiệp, các tổ chức xã hội, cộng đồng và người dân.
Xu hướng thứ hai: Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ như thể
chế năng lực trung tâm cho việc phục hồi, cải tạo, cải thiện môi trường và phòng ngừa ô
nhiễm, biến đổi môi trường hướng tới sự bền vững.
Xu hướng thứ ba: Phát hiện, thử nghiệm và khẳng định các mô hình tổ chức sản
xuất công nghiệp mới theo hướng khép kín tự nhiên và phát triển bền vững, mà trong
đó ví dụ điển hình là mô hình KCNST bảo đảm quá trình chuyển hoá vật chất hai chiều
và tiến tới không có phát thải.
Nhìn chung, hai xu hướng đầu đóng vai trò then chốt trong việc bảo đảm quản lý,
quan trắc và giám sát môi trường, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với kiểm soát, xử lý
triệt để ô nhiễm và phục hồi môi trường, mà điển hình là các biện pháp kỹ thuật xử lý ô
nhiễm cuối đường ống. Hướng thứ 3 là nhằm đạt được mục tiêu phát triển sạch đi từ
chiều sâu tổ chức sản xuất đến các hành vi tiêu dùng và thải bỏ theo hướng khép kín
bền vững tự nhiên. Trên thế giới cả 3 xu hướng trên đã được nghiên cứu và áp dụng
thành công.
Trong điều kiện của Việt Nam, với tốc độ phát triển công nghiệp như đã trình bày
ở trên, thì dự kiến khi đất nước cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa – hiện đại hóa vào
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường13
năm 2020, môi trường và tài nguyên thiên nhiên sẽ có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng.
Do đó, chúng ta cần phải xây dựng hệ thống quản lý môi trường KCN đi theo 3 xu
hướng chính về hoàn thiện quản lý – phát triển khoa học và công nghệ – phát triển mô
hình sản xuất mới, trong đó theo chính sách đã ban hành của Chính phủ, thì ngay từ bây
giờ chúng ta sẽ phải thực hiện quá trình công nghiệp hóa sạch, trong đó, việc nghiên
cứu và triển khai ứng dụng mô hình KCNST là rất quan trọng. Đặc biệt, trước hết phải
nghiên cứu đề xuất các tiêu chí cơ bản, đặc thù để chuyển đổi các KCN hiệu hữu đang
hoạt động sang mô hình KCNST sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của quá trình
công nghiệp hóa ở Việt Nam.
Đó cũng chính là lý do và tính cấp thiết của đề tài luận văn “Cơ sở khoa học xây
dựng mô hình quản lý môi trường các khu công nghiệp Việt Nam”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc đề xuất mô hình QLMT KCN thích
hợp và khả thi đối với các KCN đa ngành (với điều kiện có sự tương thích về quy mô
và loại hình công nghiệp giữa các nhà máy trong KCN trên phương diện trao đổi chất
thải), phục vụ cho công tác quản lý thống nhất môi trường theo hướng bền vững và thân
thiện môi trường, hướng tới mô hình KCNST.
3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, các nội dung cần được thực hiện bao gồm :
1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển các KCN ở Việt Nam.
2. Nghiên cứu, khảo sát , phân tích đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường các KCN
ở Việt Nam.
3. Khảo sát hiện trạng, phân tích đánh giá công tác QLMT trong các KCN.
- Hiện trạng công tác quản lý (hệ thống pháp lý, hệ thống tổ chức quản lý, các
công cụ quản lý môi trường,…);
- Những thuận lợi, khó khăn, những việc làm được và chưa làm được.
4. Nghiên cứu một số mô hình QLMT KCN, đánh giá mô hình phù hợp trong điều
kiện Việt Nam.
5. Nghiên cứu những luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ cho xây dựng hệ thống
QLMT KCN theo mô hình KCNST trong điều kiện Việt Nam.
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường14
6. Nghiên cứu điển hình tại KCN Sài Đồng B (Hà Nội).
7. Nghiên cứu đề xuất hệ thống tiêu chí chuyển đổi các KCN đang hoạt động sang
mô hình KCNST.
8. Đề xuất một số biện pháp tổng hợp BVMT trong hệ thống QLMT đối với mô hình
KCNST.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các KCN tập trung theo mô hình cổ điển (KCN đa ngành)
đã được thành lập, xây dựng và đi vào hoạt động kể từ năm 1991.
Phạm vi về không gian nghiên cứu gồm các KCN có cơ sở hạ tầng khá ổn định ở
Việt Nam (thông qua việc tham khảo thông tin từ các Báo cáo, Đề tài đã có kết quả
đánh giá) và trên địa bàn các tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc bộ (thông qua việc điều tra
thực tế), từ đó phân loại mức độ thân thiện môi trường và chọn ra một KCN phù hợp để
áp dụng thử nghiệm các tiêu chí, rút ra những kinh nghiệm và bổ sung các khuyến nghị
trước khi đưa vào thực hiện chính thức.
Tiến hành nghiên cứu trường hợp điển hình đối với KCN Sài Đồng với những đặc
trưng đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu đặt ra, cụ thể như sau:
- Được thành lập và đi vào hoạt động được 15 năm, đến nay tỷ lệ lấp đầy KCN là
100%. KCN Sài Đồng B đã hoạt động với thời gian đủ dài và ổn định, hoạt động tối đa
công suất.
- Là KCN hoạt động theo mô hình KCN đa ngành với nhiều loại hình sản xuất.
Trong đó, các nhà máy trong KCN có sự tương thích về quy mô cũng như khả năng trao
đổi chất thải với nhau.
- Hiện nay, chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung nên vấn đề ô nhiễm môi
trường xung quanh do nước thải sản xuất của KCN đang là vấn đề bức xúc cần giải
quyết.
- KCN đang chuẩn bị triển khai giai đoạn 3 mở rộng thêm phân khu sản xuất và
các khu vực phụ trợ khác bao gồm cả việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung
của KCN. Điều này sẽ giúp cho KCN có khả năng điều chỉnh bổ sung hoặc chuyển đổi
một số nhà máy để đảm bảo tính tương thích về khả năng trao đổi chất thải.
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường15
- Có sự tự nguyện trong việc tham gia nghiên cứu mô hình KCN thân thiện với
môi trường. Một số nhà máy trong KCN đang trong giai đoạn cải tiến, chuẩn bị đầu tư
thay thế áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.
5. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp luận nghiên cứu
Áp dụng các lý thuyết Quản lý môi trường
Các vấn đề sau đây được quan tâm : Lý thuyết về QLMT, hiện trạng thực tế của
các KCN, điều kiện quản lý của Việt Nam, công nghệ sản xuất sạch hơn, giảm thiểu chất
thải sản xuất, tái sinh và tái sử dụng chất thải; Trao đổi chất thải và trao đổi thông tin về
chất thải, sinh thái công nghiệp, mô hình hóa và QLMT KCN ... được sử dụng trong
việc nghiên cứu tìm kiếm các loại hình KCN, các mô hình QLMT và đề xuất biện pháp
QLMT KCN thích hợp.
Vấn đề QLMT KCN phải được nghiên cứu dựa trên thực tế hoạt động của các
KCN hiện có; áp dụng nguyên tắc về tính khách quan trong nghiên cứu khoa học và
nguyên tắc xem xét sự vật một cách toàn diện là một yêu cầu rất quan trọng để làm sáng tỏ
những nội dung cơ bản trong quản lý nhà nước về BVMT của một KCN. Việc điều chỉnh
những mối quan hệ xuất hiện trong quá trình quản lý nhà nước về BVMT KCN phải có
tính thống nhất, đồng bộ trong phạm vi toàn quốc. Hệ thống QLMT nói chung sẽ bao
gồm cơ cấu tổ chức và công cụ quản lý. Hoạt động của hệ thống QLMT nhằm giảm
thiểu, hạn chế và loại trừ các tác động xấu đến môi trường. Các chính sách môi trường
được đề xuất trên cơ sở các vấn đề cần giải quyết hiện tại cũng như định hướng phát
triển bền vững trong tương lai. Do đó, những thông tin về hiện trạng chất lượng môi
trường các KCN, hiện trạng hệ thống QLMT cho các KCN cũng như các văn bản pháp
lý hiện hành là cơ sở để xây dựng chính sách môi trường, chương trình hành động cũng
như thiết lập thứ tự ưu tiên trong việc phát triển hệ thống QLMT.
Xây dựng cơ sở kỹ thuật cho việc QLMT KCN: Các yếu tố của một hệ thống
QLMT có thể được sắp xếp theo chu trình gồm bốn giai đoạn: Kế hoạch, hành động,
đánh giá và điều chỉnh. Trong giai đoạn kế hoạch, các mục tiêu chiến lược môi trường
phải được xác định và những biện pháp thực hiện được xác định trong giai đoạn này để
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường16
có thể kết hợp hài hòa với tiến trình phát triển CN của đất nước. Những thông tin này
có thể thu thập được từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương và các BQL các KCN.
Mục tiêu hoạt động chính của hệ thống QLMT cho các KCN là giảm đến mức thấp nhất
các tác động đến môi trường tiến tới phát triển bền vững. Do đó, bên cạnh các Luật,
chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định … Các công cụ kỹ thuật cũng đóng vai trò
quan trọng, quyết định cho sự thành công của hệ thống. Sản xuất sạch được xem là một
trong những nội dung quan trọng của hệ thống QLMT cho các nhà máy [22] .
+ Trao đổi chất thải và trao đổi thông tin về chất thải là thành phần không thể
thiếu được khi phát triển các KCN theo nguyên tắc sinh thái CN (industrial ecology).
Các chất thải, sản phẩm phụ sinh ra từ nhà máy này có thể tái sử dụng làm nguyên liệu
hoặc thay thế một phần nguyên liệu cho nhà máy kia. Nhờ đó, vòng vật chất giữa các
nhà máy trong KCN được khép kín và lượng chất thải có thể giảm đến mức thấp nhất.
Hiện tại, một số nhà máy trong các KCN đã thực hiện việc tái sử dụng một phần chất
thải trong dây chuyền công nghệ sản xuất của nhà máy hoặc bán cho một số nhà máy
khác để làm nguyên liệu. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ xảy ra do nhu cầu thực tế của
một số nhà máy và chưa trở thành một nội dung trong hệ thống quản lý. Nếu có thể xây
dựng được trung tâm trao đổi chất thải hoặc trung tâm trao đổi thông tin về chất thải
thì hoạt động này có thể được áp dụng rộng rãi hơn cho nhiều nhà máy và KCN. Để
đánh giá tính khả thi của việc áp dụng công cụ kỹ thuật này trong hệ thống quản lý,
những nội dung sau đây cần được nghiên cứu tại những cơ sở sản xuất và các KCN đã
lựa chọn trong những phần khảo sát của luận văn:
- Các loại hình CN hiện có;
- Các loại chất thải hiện có: thành phần và khối lượng;
- Khả năng tái sử dụng chất thải này làm nguyên liệu sản xuất;
- Nhu cầu thị trường của các thành phần chất thải này.
Các thông tin này có thể thu thập thông qua khảo sát thực tế và phỏng vấn trực
tiếp tại các cơ sở sản xuất nói trên, bằng cách phát phiếu câu hỏi phỏng vấn và thông
qua phiếu điều tra CN.
+ Hệ thống giám sát chất lượng môi trường cho các KCN cần được thiết lập để
có thể theo dõi, đo đạc, ghi nhận các diễn biến về lượng thải và chất lượng môi trường
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường17
của các nhà máy và KCN. Đây là cơ sở để áp dụng các hình thức thưởng, phạt một cách
công bằng và khuyến khích các DN thực hiện một cách nghiêm túc chính sách môi
trường đã đề ra.
Xây dựng các mô hình KCN tập trung : Trên cơ sở điều kiện địa hình, kinh tế –
xã hội, nhu cầu phát triển CN và BVMT, việc xây dựng các mô hình KCN tập trung
thích hợp cho từng khu vực được thực hiện với phương châm giảm thiểu các tác động
đến chất lượng cuộc sống và môi trường đồng thời mang lại lợi ích kinh tế thiết thực
cho địa phương. Dựa trên cơ sở khoa học đã xây dựng, việc nghiên cứu điển hình về
khả năng ứng dụng mô hình KCNST đã được thực hiện tại KCN Sài Đồng B (Hà Nội).
Kết quả của nghiên cứu điển hình này góp phần làm tăng tính thuyết phục của phương
pháp luận xây dựng mô hình KCNST.
 Phương pháp nghiên cứu
Ứng với mỗi nội dung nghiên cứu có những phương pháp nghiên cứu cụ thể :
Phương pháp phân tích và tổng hợp là phương pháp được sử dụng rộng rãi,
thường xuyên trong quá trình nghiên cứu khoa học.
Phương pháp so sánh là phương pháp được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khoa
học khác nhau. Khi áp dụng phương pháp này trong đề tài nghiên cứu cần phải thu thập
thông tin về những vấn đề liên quan đến QLMT KCN hiện nay ở khu vực và những qui
định hiện có của Nhà nước về QLMT KCN, từ đó phát hiện những điểm giống và khác
nhau, những mặt mạnh và yếu và những qui định, qui trình, tiêu chuẩn được các đối tượng
chấp nhận. Ngoài ra có thể tham khảo thêm những qui định và xu hướng QLMT của các
nước trên thế giới để điều chỉnh phù hợp với Việt Nam.
Phương pháp điều tra xã hội học để nắm thông tin thể hiện những quan niệm và
những phản ảnh về các vấn đề môi trường khác nhau mà đề tài đặt ra, đặc biệt là ý kiến
của các đối tượng liên quan, ví dụ : các nhà đầu tư CN, các nhà quản lý KCN, các nhà
QLMT, các nhà nghiên cứu v…v…
Phương pháp thống kê dùng để phân tích và xử lý số liệu.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế theo biểu mẫu thống nhất.
Phương pháp chuyên gia: để lấy ý kiến chuyên gia v…v...
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường18
Phương pháp nghiên cứu ứng với từng nội dung được trình bày tóm tắt như sau :
Đánh giá hiện trạng QLMT các KCN của Vùng KTTĐ Bắc bộ nói riêng và Việt
Nam nói chung: Thống kê, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan tới sự phát triển của
KCN và Việt Nam, hiện trạng ô nhiễm và QLMT KCN ở Vùng KTTĐ Bắc bộ từ các
báo cáo khoa học, các văn bản, tài liệu của KCN và các cơ quan quản lý, cơ quan
nghiên cứu ... Khảo sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp các vấn đề liên quan đến hoạt động
sản xuất, nhu cầu nguyên nhiên liệu, các vấn đề môi trường, … Phân tích ưu điểm và
những tồn tại cần nghiên cứu tiếp - tổng hợp và đánh giá. Các công cụ quản lý và văn
bản pháp lý về quản lý chất lượng môi trường của các KCN được tham khảo từ các Báo
cáo, đề tài nghiên cứu… và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia trong lĩnh vực này.
Việc đánh giá chất lượng môi trường của các KCN trên được thực hiện chủ yếu
dựa trên các Báo cáo kết quả quan trắc, Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra môi trường
KCN, báo cáo từ các BQL các KCN, Sở TN&MT địa phương, Tổng cục Môi trường.
Các văn bản pháp lý liên quan đến QLMT và QLMT các KCN Việt Nam được
thu thập từ các cơ quan có chức năng như các Bộ TN&MT, Tổng cục Môi trường, Sở
TN&MT, Ban quản lý các KCN.... Mức độ áp dụng các văn bản này sẽ được đánh giá
từ phản ánh của các nhà quản lý và các bộ phận thực hiện công tác môi trường tại cơ sở
sản xuất. Sự phản hồi các đánh giá ban đầu sẽ có giá trị hơn thông qua trao đổi, thảo
luận giữa nhóm nghiên cứu và các nhà làm công tác quản lý. Ý kiến của các nhà quản
lý sẽ rất có ích cho việc xây dựng hệ thống QLMT cho các KCN sau này.
Tìm hiểu hệ thống quản lý môi trường KCN trên Thế giới: Mỗi mô hình KCN
có những đặc trưng riêng, do đó hệ thống QLMT áp dụng cho những KCN này cũng có
những đặc thù riêng. Các thông tin liên quan đến loại hình KCN và hệ thống QLMT
KCN của các nước được thu thập thông qua các tạp chí khoa học quốc tế, báo cáo khoa
học và sách đã được xuất bản. Các dạng mô hình KCN khác nhau và hệ thống QLMT
đối với những mô hình KCN này từ những nước đang được tham khảo để phát triển,
học tập những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm và rút ra bài học cho Việt Nam.
Xây dựng mô hình các hệ thống QLMT cho KCN: Với những mô hình KCN tập
trung đã thiết lập, sẽ xây dựng các mô hình hệ QLMT thích hợp cho từng loại KCN ở
hai cấp quản lý chính : (1) Quản lý cấp cơ sở sản xuất và (2) Quản lý cấp KCN. Với
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường19
mỗi cấp quản lý cần thể hiện vai trò của các cơ quan - bộ phận chức năng tham gia
QLMT của từng cơ sở sản xuất cũng như của KCN. Phương pháp chuyên gia, phân tích -
tổng hợp và dựa vào các tính chất đặc trưng của KCNST và điều kiện thực tế tại Việt Nam
được sử dụng để đề xuất hệ thống tiêu chí chuyển đổi các KCN đa ngành đang hoạt
động sang mô hình KCNST trong điều kiện Việt Nam.
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường20
Chương 1 – TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ HIỆN
TRẠNG MÔI TRƯỜNG CÁC KCN VIỆT NAM
Cùng với việc thu thập, tổng hợp thông tin từ các Báo cáo, Đề tài nghiên cứu về
vấn đề môi trường các KCN ở Việt Nam, tác giả Luận văn đã tiến hành điều tra thực tế
thông qua việc đi khảo sát và phát phiếu điều tra thu thập thông tin đối với 35 KCN trên
địa bàn các tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc bộ. Kết quả thu được 27 KCN có thông tin thu
thập được về hiện trạng hoạt động, nguồn thải (nước thải, chất thải rắn) và tổ chức quản
lý môi trường của KCN. Dưới đây, sẽ là một số tổng hợp, đánh giá về tình hình phát
triển và hiện trạng môi trường các KCN ở Việt Nam nói chung và số liệu cụ thể đối với
các KCN thuộc vùng KTTĐ Bắc bộ nói riêng.
1.1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển các KCN của Việt Nam
Tính từ năm 1991 đến hết tháng 12/2008, trải qua 18 năm xây dựng và phát triển,
Việt Nam đã thành lập được 223 KCN với tổng diện tích tự nhiên đạt 57.264 ha, phân
bố trên 56/63 Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, diện tích đất sử dụng
cho phát triển công nghiệp có thể cho thuê theo quy hoạch đạt gần 40.000 ha, chiếm
khoảng 65% diện tích đất quy hoạch các KCN.
1
12
65
131
179
139
223
57.264
29.392
300
2.360
11.964
26.986
42.986
0
50
100
150
200
250
1991 1995 2000 2005 2006 2007 2008
Số lượng KCN (khu) Diện tích KCN (ha)
0
10.000
20.000
30.000
40.000
50.000
60.000
Số lượng KCN
Diện tích KCN
Biểu đồ 1.1. Tình hình phát triển KCN giai đoạn 1991 - 2008
Nguồn: [7]
Trong số 223 KCN hiện nay của cả nước, có 171 KCN đã đi vào hoạt động, 52
KCN đang trong quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chủ yếu là các KCN mới thành
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường21
lập trong những năm gần đây. Tính chung cho toàn bộ các KCN cả nước thì tỷ lệ lấp
đầy chỉ đạt 46% với 17.107 ha đất công nghiệp đã cho thuê.
Năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về
thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với KCN, KCX và KKT,
trong đó quy định thống nhất hoạt động của KCN trên các lĩnh vực theo hướng đẩy
mạnh phân cấp quản lý cho Ban quản lý các KCN. Nghị định đã góp phần đổi mới sâu
sắc về thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh cùng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
mạnh mẽ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Công tác quản lý Nhà nước về KCN cũng
như bản thân hoạt động của các KCN đã có những điều chỉnh về cơ cấu tổ chức, năng
lực, chương trình hoạt động để thích nghi với điều kiện mới.
Tuy nhiên, quá trình phát triển KCN cũng đã nảy sinh một số vấn đề như sự gia
tăng về số lượng không tỷ lệ thuận với tỷ lệ lấp đầy KCN. Qua khảo sát ở một số KCN,
cho thấy, các KCN do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập có cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đồng bộ, thuận tiện, nhưng tốc độ lấp đầy chậm, không thu hút được các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, bởi suất đầu tư cao, cho nên các doanh nghiệp Việt Nam với tài
chính có hạn rất khó thuê ở các KCN này. Các KCN do UBND cấp tỉnh quyết định
thành lập và hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì có tốc độ lấp đầy nhanh nhưng
không thể thành lập nhiều do ngân sách địa phương hạn hẹp. Các KCN khác cho các
doanh nghiệp sản xuất thuê đất trước khi xây dựng hạ tầng kỹ thuật nên suất đầu tư
thấp, có tốc độ triển khai xây dựng và lấp đầy nhanh nhưng lại gặp khó khăn trong quản
lý môi trường, hệ thống hạ tầng kỹ thuật không đồng bộ.
Số liệu về số lượng KCN thành lập mới và mở rộng năm 2008 cũng như những
năm trước cho thấy, mặc dù sự phân bố KCN đã được điều chỉnh theo hướng tạo điều
kiện cho một số địa bàn đặc biệt khó khăn ở Trung du miền núi phía Bắc (Yên Bái,
Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Kạn...), Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon
Tum, Lâm Đồng), Tây Nam Bộ (Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng…) nhằm phát triển
công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, song các KCN vẫn tập trung ở 23 tỉnh,
thành phố thuộc 4 vùng KTTĐ (vùng KTTĐ Bắc bộ, vùng KTTĐ miền Trung, vùng
KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ vùng ĐBSCL). Đến cuối tháng 12/2008, với 167
KCN, tổng diện tích đất tự nhiên đạt 46.825 ha, các KCN thuộc 4 vùng KTTĐ chiếm
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường22
tới 74,9 % tổng số KCN và 81,8 % tổng diện tích đất tự nhiên các KCN cả nước [7].
Đồng Nai và Bình Dương là những địa phương có số lượng KCN lớn nhất trong cả
nước. Vùng KTTĐ Bắc bộ có 49 KCN với diện tích khoảng 10.114 ha, chiếm khoảng
22% tổng số KCN trên toàn quốc [2].
Ngày 21/8/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1107/2006/QĐ-TTg
[4] phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng
đến năm 2020. Quy hoạch đã xác định sẽ hình thành hệ thống các KCN chủ đạo có vai
trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các KCN có quy
mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại
những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp.
Kế hoạch đến năm 2015
- Đầu tư đồng bộ để hoàn thiện các KCN hiện có, thành lập mới một cách có chọn
lọc các KCN với tổng diện tích tăng thêm khoảng 20.000 - 25.000 ha; nâng tổng diện
tích các KCN đến năm 2015 khoảng 65.000 - 70.000 ha. Phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy các
KCN bình quân trên toàn quốc khoảng trên 60%.
- Xây dựng các công trình xử lý chất thải công nghiệp tập trung quy mô lớn ở
những khu vực tập trung các KCN tại các vùng KTTĐ.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào các KCN, phấn
đấu thu hút thêm khoảng 6.500 - 6.800 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng trên
36 - 39 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện khoảng 50%.
Định hướng đến năm 2020
- Quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý diện tích đất dự trữ cho xây dựng
KCN.
- Hoàn thiện về cơ bản mạng lưới KCN trên toàn lãnh thổ với tổng diện tích các
KCN đạt khoảng 80.000 ha vào năm 2020.
- Quản lý, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các KCN đã được thành lập theo
hướng đồng bộ hoá.
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường23
31
14
5
19
25
10
5
1
16
23 23
17
0
5
10
15
20
25
30
35
Đồng bằng
sông Hồng
Trung du miền
núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ
và duyên hải
miền Trung
Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng
sông Cửu Long
Số KCN (khu)
Số lượng KCN ưu tiên thành lập mới theo quy hoạch
Số lượng KCN đã thành lập mới giai đoạn 2006-2008
Biểu đồ 1.2. Số KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới giai đoạn 2006 - 2015 theo
vùng kinh tế và so sánh với số KCN đã thành lập giai đoạn 2006 – 2008
Nguồn: [1]
Trong giai đoạn 2006-2008, các KCN được thành lập mới vẫn chủ yếu tập trung ở
vùng ĐBSH, Đông Nam Bộ và ĐBSCL (Biểu đồ 1.2). Trung du miền núi phía Bắc
trong giai đoạn này cũng có số lượng KCN thành lập mới khá nhiều đã đáp ứng yêu cầu
phát triển các KCN tại vùng có điều kiện khó khăn. Tuy nhiên, Bắc Trung Bộ và Duyên
hải miền Trung cùng với Tây Nguyên vẫn là hai vùng có số lượng KCN thành lập mới
không nhiều. Điều này đã bộc lộ rõ sự phát triển KCN không cân đối giữa các vùng,
miền trên cả nước.
Theo các báo cáo thống kê cho thấy, các chỉ tiêu về phát triển KCN như tăng số
lượng và diện tích KCN đều đạt và vượt kế hoạch. Tuy nhiên, chỉ tiêu liên quan đến
công tác BVMT đó là 70% các KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu
chuẩn thì còn xa so với con số thực tế (đến cuối năm 2009 mới có 43,3 % các KCN đã
đi vào hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung, nhiều công trình trong số đó
còn chưa xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn). Điều này đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng của chính
các KCN, sự quản lý sát sao và sự hỗ trợ của các cấp để có thể đạt được chỉ tiêu này.
1.2. Tổng quan về hiện trạng môi trường các KCN
1.2.1. Nước thải
Thành phần nước thải các KCN phụ thuộc vào ngành nghề của các cơ sở sản xuất
trong KCN (Bảng 1.1).
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường24
Bảng 1.1. Đặc trưng về thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp
(trước xử lý)
Ngành công nghiệp Chất ô nhiễm chính Chất ô nhiễm phụ
Chế biến đồ hộp, thủy sản, rau
quả, đông lạnh
BOD, COD, pH, SS Màu, tổng P, N tổng
Chế biến nước uống có cồn,
bia, rượu
BOD, pH, SS, N, P TDS, màu, độ đục
Chế biến thịt BOD, pH, SS, độ đục NH4
+
, P, màu
Sản xuất bột ngọt BOD, SS, pH, NH4 Độ đục, NO3
-
, PO4
3-
Cơ khí COD, dầu mỡ, SS, CN-
, Cr,
Ni
SS, Zn, Pb, Cd
Thuộc da BOD5, COD, SS, Cr, NH4
+
,
dầu mỡ, phenol, sunfua
N, P, tổng Coliform
Dệt nhuộm SS, BOD, kim loại nặng, dầu
mỡ
Màu, độ đục
Phân hóa học pH, độ axít, F, kim loại nặng Màu, SS, dầu mỡ, N, P
Sản xuất phân hóa học NH4
+
, NO3
-
, urê pH, hợp chất hữu cơ
Sản xuất hóa chất hữu cơ, vô cơ pH, tổng chất rắn, SS, Cl-
,
SO4
2-
, pH
COD, phenol, F, Silicat, kim
loại nặng
Sản xuất giấy SS, BOD, COD, phenol,
lignin, tanin
pH, độ đục, độ màu
Nguồn: [10]
Thành phần nước thải của các KCN chủ yếu bao gồm các chất lơ lửng (SS), chất
hữu cơ (thể hiện qua hàm lượng BOD, COD), các chất dinh dưỡng (biểu hiện bằng hàm
lượng tổng Nitơ và tổng Phốtpho) và kim loại nặng (Bảng 1.2).
Bảng 1.2. Ước tính tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong
nước thải từ các KCN thuộc các tỉnh của vùng KTTĐ Bắc bộ năm 2009
Tổng lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)
TT Địa phương
Lượng
nước thải
(m3
/ngày) TSS BOD COD Tổng N Tổng P
1 Hà Nội 36.577 8.047 5.011 11.668 2.122 2.926
2 Hải Phòng 14.026 3.086 1.922 4.474 814 1.122
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường25
Tổng lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)
TT Địa phương
Lượng
nước thải
(m3
/ngày) TSS BOD COD Tổng N Tổng P
3 Quảng Ninh 8.050 1.771 1.103 2.568 467 644
4 Hải Dương 23.806 5.237 3.261 7.594 1.381 1.904
5 Hưng Yên 12.350 2.717 1.692 3.940 716 988
6 Vĩnh Phúc 21.300 4.686 2.918 6.795 1.235 1.704
7 Bắc Ninh 38.946 8.568 5.336 12.424 2.259 3.116
Tổng lượng: 155.055 34.112 21.243 49.463 8.993 12.404
Nguồn: [1].
Chất lượng nước thải đầu ra của các KCN phụ thuộc rất nhiều vào việc nước thải
có được xử lý hay không. Hiện nay, tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động có trạm xử lý
nước thải tập trung chỉ chiếm khoảng 43%, rất nhiều các KCN đã đi vào hoạt động mà
hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hạng mục này. Nhiều KCN đã có hệ
thống xử lý nước thải tập trung nhưng tỷ lệ đấu nối của các doanh nghiệp trong KCN
còn thấp. Nhiều nơi doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ nhưng
không vận hành hoặc vận hành không hiệu quả. Thực trạng trên đã dẫn đến việc phần
lớn nước thải của các KCN khi xả thải ra môi trường đều có các thông số ô nhiễm cao
hơn nhiều lần so với QCVN.
Nước thải từ các KCN đã góp phần làm cho tình trạng ô nhiễm tại các sông, hồ,
kênh, rạch trở nên trầm trọng hơn. Những nơi tiếp nhận nước thải của các KCN đã bị ô
nhiễm nặng nề, nhiều chỉ tiêu như BOD5, COD, NH4
+
, tổng N, tổng P đều cao hơn
QCVN nhiều lần (Biểu đồ 1.3).
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường26
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
S.Đuống-HNS. Cà Lồ- cầu
Gia Tân, HN
Sông Lạch
Tray - HP
Mương thoát
nước KCN
Nomura,HP
S.Sinh - QN S.Cầu - BN S.Ngũ Huyện
khê - BN
Mương tại
KCN Tiên
Sơn - BN
S.Sặt-Hải
Dương
S.Cà Lồ-
P.Yên,VPhúc
S.Bần-
Hưng Yên
S.Nhuệ
Vạn Phúc,HN
mg/l
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Năm 2008 QCVN 08:2008 (B1) QCVN 08:2008(A1)
Biểu đồ 1.3. Diễn biến COD trên các sông vùng KTTĐ Bắc bộ qua các năm
Nguồn: [11].
1.2.2. Khí thải
Theo số liệu báo cáo của các địa phương và khảo sát thực tế thì hiện nay nhiều cơ sở
sản xuất trong các KCN đã lắp đặt hệ thống xử lý ô nhiễm khí trước khi xả thải ra môi
trường, mặt khác do diện tích xây dựng nhà xưởng tương đối rộng, nằm trong KCN, phần
nhiều tách biệt với khu dân cư nên tình trạng khiếu kiện về gây ô nhiễm môi trường do
khí thải tại các KCN chưa bức xúc như đối với vấn đề nước thải và chất thải rắn.
Các khí thải ô nhiễm phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu do hai nguồn: quá
trình đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho hoạt động sản xuất (nguồn điểm) và sự rò rỉ chất
ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất (nguồn diện). Tuy nhiên, hiện nay, các cơ sở sản xuất
chủ yếu mới chỉ khống chế được các khí thải từ nguồn điểm. Ô nhiễm không khí do
nguồn diện và tác động gián tiếp từ khí thải, hầu như vẫn không được kiểm soát, lan
truyền ra ngoài khu vực sản xuất, có thể gây tác động đến sức khoẻ người dân sống gần
khu vực bị ảnh hưởng.
Mỗi ngành sản xuất phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí đặc trưng theo từng
loại hình công nghệ. Rất khó xác định tất cả các loại khí gây ô nhiễm, nhưng có thể phân
loại theo từng nhóm ngành sản xuất chính tại các KCN như Bảng 1.3.
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường27
Bảng 1.3. Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm
Loại hình sản xuất công nghiệp Thành phần khí thải
Tất cả các ngành có lò hơi, lò sấy hay máy phát
điện đốt nhiên liệu nhằm cung cấp hơi, điện,
nhiệt cho quá trình sản xuất
Bụi, CO, SO2, NO2, CO2, VOCs, muội
khói,…
Nhóm ngành may mặc: phát sinh từ công đoạn
cắt may, giặt tẩy, sấy
Bụi, Clo, SO2
Nhóm ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống Bụi, H2S
Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ kim loại Bụi kim loại đặc thù, bụi Pb trong công
đoạn hàn chì, hơi hóa chất đặc thù, hơi dung
môi hữu cơ đặc thù, SO2, NO2
Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm nhựa, cao su SO2, hơi hữu cơ, dung môi cồn,…
Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, dinh dưỡng
động vật
Bụi, H2S, CH4, NH3
Chế biến thủy sản đông lạnh Bụi, NH3, H2S
Nhóm ngành sản xuất hóa chất như: Bụi, H2S, NH3, hơi hữu cơ, bụi, hơi hóa chất
đặc thù,… như:
- Ngành sản xuất sơn hoặc có sử dụng sơn - Dung môi hữu cơ bay hơi, bụi sơn
- Ngành cơ khí (công đoạn làm sạch bề mặt kim
loại)
- Hơi axit
- Ngành sản xuất hóa nông dược, hóa chất bảo vệ
thực vật, sản xuất phân bón
- H2S, NH3, lân hữu cơ, clo hữu cơ
Các phương tiện vận tải ra vào các công ty trong
các khu công nghiệp.
Khí SO2, CO, NO2, VOCs, bụi,…
Nguồn: [7]
Theo đánh giá của Báo cáo môi trường quốc gia năm 2009, Vùng KTTĐ Bắc bộ là
nơi có phát thải chất ô nhiễm môi trường không khí lớn thứ hai trên cả nước.
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường28
Bảng 1.4. Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các KCN thuộc các
tỉnh của vùng KTTĐ Bắc bộ năm 2009
Thải lượng (kg/ngày)
TT
Địa phương
Bụi NO2 CO SO2
1 Hà Nội 5.231 9.817 1.514 93.857
2 Hải Phòng 2.006 3.765 581 35.991
3 Quảng Ninh 1.151 2.161 333 20.656
4 Hải Dương 3.404 6.390 986 61.086
5 Hưng Yên 1.766 3.315 511 31.690
6 Vĩnh Phúc 3.046 5.717 882 54.656
7 Bắc Ninh 5.569 10.453 1.612 99.935
Tổng lượng: 22.173 41.617 6.419 397.872
Nguồn: [1]
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm không khí chủ yếu do hoạt động của các nhà máy thuộc
các KCN cũ, vận hành với công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm hoặc chưa được đầu tư hệ
thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài, vì vậy hầu hết các thông số
quan trắc như bụi, CO và SO2 không đạt QCVN. Các KCN mới với các cơ sở có đầu tư
công nghệ hiện đại và hệ thống quản lý tốt thường có hệ thống xử lý khí thải trước khi xả
ra môi trường nên thường ít gặp các vấn đề về ô nhiễm không khí hơn.
Tình trạng ô nhiễm bụi ở các KCN vùng KTTĐ Bắc bộ diễn ra khá phổ biến, đặc
biệt vào mùa khô và đối với các KCN đang trong quá trình xây dựng. Hàm lượng bụi lơ
lửng trong không khí xung quanh của các KCN qua các năm đều vượt QCVN.
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường29
0
0,1
0,2
0,3
0,4
0,5
0,6
0,7
0,8
Nội Bài
- Hà Nội
Bắc
Thăng
Long
- Hà Nội
Nomura
-Hải
Phòng
Cái
Lân
- Quảng
Ninh
Tiên Sơn
- Bắc
Ninh
Quế Võ
- Bắc
Ninh
Bình
Xuyên
- Vĩnh
Phúc
Đại An
- Hải
Dương
Nam
Sách
- Hải
Dương
Phố Nối
A
- Hưng
Yên
2006
2007
2008
QCVN 05:2009
Biểu đồ 1.4. Hàm lượng bụi lơ lửng (mg/m3
) trong không khí xung quanh một số
khu công nghiệp miền Bắc từ năm 2006 - 2008
Nguồn: [12].
Theo đánh giá chung về nồng độ khí CO, SO2 và NO2 trong không khí xung quanh
các KCN hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép.
Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm không khí bên trong cơ sở sản xuất của các KCN đang
là vấn đề cần quan tâm. Một số loại hình sản xuất trong các KCN (như chế biến thuỷ sản,
sản xuất hoá chất…) đang gây ô nhiễm không khí tại chính các cơ sở sản xuất và tác
động không nhỏ đến sức khoẻ của người lao động bên trong và dân cư gần các cơ sở sản
xuất. Tuy nhiên, không có số liệu để đánh giá chính xác vấn đề này do hiện nay chưa có
đơn vị có thẩm quyền nào tiến hành quan trắc chất lượng môi trường không khí trong khu
vực sản xuất của các KCN. Vấn đề này chưa được quy định trong các văn bản pháp quy
về quản lý môi trường.
1.2.3. Chất thải rắn
Hoạt động sản xuất tại các KCN đã phát sinh một lượng không nhỏ chất thải rắn và
chất thải nguy hại. Thành phần, khối lượng chất thải rắn phát sinh tại mỗi KCN tùy thuộc
vào loại hình công nghiệp đầu tư, quy mô đầu tư và công suất của các cơ sở công nghiệp
trong KCN. Thêm vào đó, thành phần chất thải rắn của các KCN còn thay đổi theo giai
đoạn phát triển của KCN. Trong giai đoạn xây dựng KCN, chất thải rắn chủ yếu là phế
thải xây dựng. Thành phần chính là đất, đá, gạch, xi măng, sắt thép hư hỏng, bao bì và
phế thải xây dựng. Thực tế ở các KCN Việt Nam hiện nay, tỷ lệ các KCN đã lấp đầy
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường30
100% rất ít nên lượng chất thải xây dựng vẫn thường xuyên phát sinh và được thu gom
lẫn với chất thải công nghiệp.
Tổng lượng chất thải rắn trung bình của cả nước đã tăng từ 25.000 tấn/ngày (năm
1999) lên khoảng 30.000 tấn/ngày (năm 2005), trong đó lượng chất thải rắn từ hoạt
động công nghiệp cũng có xu hướng gia tăng, phần lớn tập trung tại các KCN ở vùng
KTTĐ Bắc bộ và vùng KTTĐ phía Nam. Trong những năm gần đây, cùng với sự mở
rộng của các KCN, lượng chất thải rắn từ các KCN đã tăng đáng kể, trong đó, lượng
chất thải rắn nguy hại gia tăng với mức độ khá cao. Tổng lượng chất thải nguy hại do
Công ty Môi trường đô thị URENCO Hà Nội thu gom trong 1 tháng (của năm 2009) là
khoảng 2.700 tấn/tháng, trong đó số lượng chất thải nguy hại có nguồn gốc từ các hoạt
động sản xuất công nghiệp (dầu thải, dung môi, bùn thải, dung dịch tẩy rửa, bao bì hóa
chất, giẻ dầu, pin, acquy, thùng phi... ) đã là 2.100 tấn/tháng. Điều đó chứng tỏ tỷ lệ
chất thải nguy hại phát sinh từ sản xuất công nghiệp (các ngành điện tử, sản xuất hóa
chất, lắp ráp thiết bị cao cấp...) cao hơn nhiều so với các ngành, lĩnh vực khác.
Bảng 1.5. Ước tính lượng chất thải nguy hại phát sinh theo ngành sản xuất và theo
số lượng công nhân trong ngành sản xuất (kg/người/năm)
Lĩnh vực
Rác thải
Thực
phẩm
Dêt,
da
giầy
Gỗ và
chế
biến
gỗ
Giấy
& in
ấn
Hóa
chất
&
hóa
dầu
Phi
kim
loại
Kim
loại
cơ
bản
Sản
phẩm
kim
loại
Thiết
bị
vận
tải
Chất thải xử lý bề
mặt 0,2 0,2 0,3 0,3 0,3 0,2 0,1 40 10
Acid 0,3 1 0,1 1 50,2 5,1 401,7 50 99,9
Kiềm 100 1,4 3 6 200,6 50,2 100,4 50 10
Chất thải vô cơ 2 3,4 4 10 40,1 80,3 40,2 8 6
Chất thải phản ứng 0 0 0 4 8 0 2 2 2
Sơn/nhựa 0 8,6 20 20 20,1 10 0 20 10
Dung môi 2 2,3 2 5 7 0,1 1 5 3
Chất thối rữa 200 5 1 5 10 0 0 0 1
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường31
Lĩnh vực
Rác thải
Thực
phẩm
Dêt,
da
giầy
Gỗ và
chế
biến
gỗ
Giấy
& in
ấn
Hóa
chất
&
hóa
dầu
Phi
kim
loại
Kim
loại
cơ
bản
Sản
phẩm
kim
loại
Thiết
bị
vận
tải
Giẻ vải 0 69,2 0 0 10 0 0 0 0
Dầu/chất thải dính
dầu 10 38,2 10 10 80,2 10 60,2 30 59,9
Bao bì bẩn 2 1,3 2 2 20,1 1 2 3 2
Chất thải trơ 10 17,3 20 50,1 200,6 401,8 200,9 40 30
Hóa chất hữu cơ 0,2 0,1 0,1 0,2 2 0 0 0 0
Hóa chất thuốc trừ
sâu 0 0 0,1 0,1 10 0 0 0,1 0,2
Nguồn: [13]
Theo quy hoạch được duyệt, tất cả các KCN phải có khu vực phân loại và trung
chuyển chất thải rắn, tuy nhiên, rất ít KCN triển khai hạng mục này. Điều này đã khiến
cho công tác quản lý chất thải rắn ở các KCN gặp không ít khó khăn.
Do hầu hết các KCN chưa có điểm tập trung thu gom chất thải rắn nên các
doanh nghiệp trong KCN thường ký hợp đồng với các Công ty môi trường đô thị tại
địa phương, hoặc một số doanh nghiệp có giấy phép hành nghề để thu gom và xử lý
chất thải rắn. Việc đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cũng do các doanh
nghiệp chủ động đăng ký với Sở TN&MT cấp tỉnh.
Hiện nay, chất thải nguy hại tại các KCN chưa được quản lý chặt chẽ do các quy
định liên quan chưa cụ thể. Nhiều cơ sở chưa tiến hành phân loại, không có kho lưu giữ
tạm thời theo quy định và chỉ một phần chất thải nguy hại được các đơn vị có chức
năng xử lý. Rất nhiều chất thải nguy hại được chôn lẫn với rác thải sinh hoạt, thậm chí
đổ ngay tại nhà máy, gây ô nhiễm môi trường.
1.3. Tổng quan hiện trạng quản lý môi trường trong các KCN
1.3.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT KCN
Rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành quy định nội dung quản
lý môi trường KCN. Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 về ban hành quy chế KCN,
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường32
KCX, khu công nghệ cao là văn bản đầu tiên tạo cơ sở điều chỉnh các hoạt động của
KCN như cấp phép đầu tư, thành lập BQL, cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa
phương. Nghị định 36/CP cho phép thành lập BQL các KCN, KCX được nhìn nhận như
là đại diện được uỷ quyền của Bộ, ngành và địa phương để quản lý KCN.
Quyết định số 62/QĐ-BKHCNMT ngày 09/8/2002 của Bộ KH&CNMT về ban
hành quy chế bảo vệ môi trường KCN đã đề cập đến các quy định về ĐTM, cơ sở hạ
tầng bảo vệ môi trường, thu gom và xử lý nước thải tập trung, trách nhiệm của các bên
quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Quyết định này đã góp phần nâng cao nhận thức
doanh nghiệp và thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường tại các KCN.
Tuy nhiên, Quyết định 62/QĐ-BKHCNMT vẫn còn một số vấn đề hạn chế như
chưa nhất quán trong các quy định và nội dung của quản lý tập trung, chưa coi KCN
như một thực thể độc lập có tổ chức, chưa có những quy định gắn với tổ chức, hỗ trợ
cho hoạt động của tổ chức, các quy định chưa sát với việc triển khai thực tế (Khung
1.1) .
Khung 1.1. Một số hạn chế của Quyết định số 62/QĐ-BKHCNMT
Tại nhiều KCN, doanh nghiệp dựa vào lý do công nghệ xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn
môi trường, tự thoả thuận với cơ quan quản lý để đấu nối riêng mà không kết nối chung vào
hệ thống thu gom của KCN. Hậu quả là một KCN có nhiều đầu ra nước thải, không thể kiểm
soát được và không dễ khắc phục khi chuyển đổi sang quản lý tập trung.
Thực tế đã cho thấy không đảm bảo rằng công nghệ xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi
trường được duy trì liên tục trong thời gian dài, và doanh nghiệp không gian dối trong việc
xả thẳng nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, như trường hợp VEDAN đã bị phát hiện.
Kết nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung chính là một cách giám sát rất hiệu quả nhưng
đã không trở thành quy định bắt buộc trong Quyết định này.
Nguồn: [5]
Nghị định 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP và tiếp đến là Nghị định 29/2008/NĐ-CP về KCN, KCX
và khu kinh tế đã quy định BQL các KCN, KCX và KKT có nhiệm vụ và quyền tổ chức
thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền
quyết định của UBND cấp tỉnh trong KCN, KKT.
Thực hiện Nghị định 21/2008/NĐ-CP và Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính
phủ, nhiều địa phương đã uỷ quyền một phần chức năng quản lý môi trường KCN từ Sở
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường33
TN&MT sang cho BQL các KCN. Tuy nhiên, diễn biến quá trình này đã phát sinh rất
nhiều vấn đề. BQL chưa thực sự triển khai được chức năng quyền hạn mới; bộ máy tổ
chức chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số BQL các KCN còn chưa có bộ phân
chuyên trách về môi trường; bộ máy nhân sự, kinh phí không được quy định rõ trong
các văn bản.
Nhìn chung, hiện chưa có sự thống nhất giữa các văn bản quy định về quản lý
môi trường đối với các KCN. Đến nay hầu hết các văn bản liên quan đến KCN đều tập
trung vào những vấn đề cải thiện môi trường đầu tư, còn hành lang pháp lý về QLMT
KCN rất chậm được ban hành. Tại một số địa phương, vấn đề bảo vệ môi trường KCN
chưa được quan tâm đúng mức, nhiều vi phạm môi trường diễn ra liên tục, nhiều năm
nhưng không được xử lý cương quyết.
Thực tiễn đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần điều chỉnh, cụ thể hơn trong các quy
định quản lý môi trường KCN. Ngày 15/7/2009, Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư
08/2009/TT-BTNMT quy định quản lý và bảo vệ môi trường KKT, khu công nghệ cao,
KCN và CCN, thay thế cho Quy chế bảo vệ môi trường KCN ban hành theo Quyết định
62/QĐ-BKHCNMT và khắc phục các tồn tại đã nêu.
1.3.2. Hệ thống quản lý môi trường KCN
Theo Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, liên
quan đến quản lý môi trường KCN có các đơn vị sau: Bộ TN&MT (đối với các KCN và
các dự án trong KCN có quy mô lớn); UBND tỉnh (đối với KCN và các dự án trong
KCN có quy mô thuộc thẩm quyền phê duyệt của tỉnh), UBND huyện (đối với một số
dự án quy mô nhỏ) và một số Bộ, ngành khác (đối với một số dự án có tính đặc thù).
Bên cạnh đó, liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý môi trường của các KCN còn
có: BQL các KCN; chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN;
các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN.
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường34
Hình 1.1. Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường KCN
Thông tư 08/2009/TT-BTNMT [5] của Bộ TN&MT tập trung vào việc quy định
trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị và các vấn đề liên quan đến quản lý và bảo vệ
môi trường của các KCN, trong đó đặc biệt nâng cao trách nhiệm của BQL các KCN.
Theo đó, BQL các KCN chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý công tác bảo vệ môi trường
tại KCN theo sự ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 4, khoản 1). Để
thực hiện nhiệm vụ này, BQL các KCN phải có tổ chức chuyên môn, cán bộ phụ trách
về bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007
của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về Bảo vệ môi trường tại cơ
quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
BQL các KCN thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường KCN
theo uỷ quyền như tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM; chủ trì
hoặc phối hợp thực hiện giám sát, kiểm tra các vi phạm về bảo vệ môi trường đối với
các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại KCN; phối hợp với Bộ TN&MT, Sở TN&MT
thực hiện việc thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường trong KCN.
Sở TN&MT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường, chủ trì công
tác thanh tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và các nội dung của
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường35
Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM theo thẩm quyền; chủ trì hoặc phối hợp với BQL
các KCN tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong KCN; phối hợp giải
quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường KCN...
Công ty Phát triển hạ tầng KCN có chức năng xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng
KCN; quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, các công trình thu gom,
phân loại và xử lý chất thải rắn theo đúng kỹ thuật; theo dõi, giám sát hoạt động xả thải
của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đổ vào hệ thống xử lý nước thải tập trung
của KCN.
Thông tư 08/2009/TT-BTNMT đã tạo ra một bước tiến so với Quyết định
62/QĐ-BKHCNMT trong vấn đề giao trách nhiệm cho các đối tượng có liên quan trong
quản lý môi trường KCN. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề mà Thông tư 08 chưa quy
định rõ ràng cũng như giải quyết triệt để được những hạn chế còn tồn tại.
Tồn tại lớn nhất trong vấn đề quản lý môi trường KCN đó là BQL các KCN
chưa đủ điều kiện thực hiện chức năng đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm chính quản lý
môi trường KCN, hệ thống quản lý môi trường KCN thiếu chủ thể quản lý thực sự chịu
trách nhiệm và giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh. Việc phân cấp không rõ
ràng giữa Sở TN&MT và BQL các KCN đã dẫn đến việc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm
giữa các đơn vị. Theo phân cấp, Sở TN&MT đóng vai trò là cơ quan quản lý, ban hành
các quy định, còn BQL chịu trách nhiệm thực hiện, đảm bảo chất thải đầu ra của KCN
đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, hiện nay Sở TN&MT vẫn đang giữ vai trò của đơn vị thực
hiện. Đó là các chức năng về thẩm định và phê duyệt Báo cáo ĐTM của doanh nghiệp
trong KCN, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện các quy định của Luật BVMT
trong KCN như xử lý nội bộ doanh nghiệp, kết nối hệ thống, bao gồm cả việc quản lý
các bên liên quan trong xử lý chất thải KCN. Tại nhiều địa phương, BQL các KCN chỉ
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về KCN, chưa bao gồm quản lý môi trường
KCN. để BQL các KCN có thể có được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ thì cần có sự uỷ
quyền của UBND tỉnh, UBND huyện, trong một số trường hợp còn cần sự ủy quyền
của Bộ TN&MT và các bộ ngành khác [6].
Theo Thông tư 08/2009/TT-BTNMT, BQL các KCN chịu trách nhiệm trực tiếp
quản lý công tác BVMT. Tuy nhiên, hiện nay năng lực của BQL các KCN tại nhiều địa
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường36
phương chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số BQL các KCN còn chưa có bộ
phận chuyên trách về môi trường; bộ máy, nhân sự và kinh phí hoạt động không được
quy định rõ trong các văn bản.
Vấn đề trách nhiệm của các bên về BVMT bên trong KCN còn nhiều bất cập.
Hiện nay, doanh nghiệp trong KCN đang cùng lúc chịu sự quản lý của 3 đầu mối: BQL
các KCN chủ yếu chịu trách nhiệm về cấp phép đầu tư và thẩm định báo cáo ĐTM, Sở
TN&MT chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra môi trường, Chủ đầu tư xây dựng và kinh
doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN được giao trách nhiệm giám sát hoạt động BVMT
bên trong KCN, bao gồm các quan hệ mua bán cho thuê dịch vụ và các dịch vụ môi
trường. Thực tế, quan hệ giữa doanh nghiệp với 3 đầu mối trên còn thiếu các quy định
và chế tài cụ thể, dẫn đến việc lỏng lẻo trong việc bắt buộc doanh nghiệp thực hiện
trách nhiệm BVMT, trong nhiều trường hợp, khi xảy ra tranh chấp hay sự cố môi
trường liên quan, không rõ đầu mối để liên hệ hoặc hỗ trợ doanh nghiệp.
Không chỉ vậy, Quy định quản lý môi trường nội bộ KCN chưa được phổ biến. Đây là
công cụ quan trọng trong quá trình quản lý KCN, thể hiện tính đặc thù của từng KCN,
phù hợp với cách thức và năng lực quản lý của từng KCN, của địa phương và loại hình
doanh nghiệp tại chỗ. Việc thực hiện quản lý môi trường trong hàng rào KCN (quy định
về các hoạt động bảo vệ môi trường trong KCN, trách nhiệm của các bên liên quan
trong KCN, công cụ kiểm tra, giám sát và xử lý các hoạt động...) đều thông qua quy
định này. Tuy nhiên, do tổ chức của BQL các KCN chưa hoàn thiện nên các quy định
này chưa được phổ biến cũng như áp dụng hiệu quả.
1.3.3. Quy hoạch KCN gắn với bảo vệ môi trường
Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến
năm 2020 được ban hành kèm theo Quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ
tướng Chính phủ với mục tiêu hình thành hệ thống các KCN chủ đạo có vai trò định
hướng sự phát triển công nghiệp quốc gia. Các KCN có quy mô hợp lý tạo điều kiện
phát triển công nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ
trọng công nghiệp trong GDP thấp.
Quy hoạch KCN với cách thức tổ chức tốt chính là điều kiện để Bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững (khai thác lợi thế tập trung các doanh nghiệp tạo ra các
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường37
lợi thế trong việc sử dụng nguồn lực, tiết kiệm tài nguyên đất đai, nguyên liệu khoáng
sản, năng lượng, xử lý chất thải...).
Quy hoạch phát triển các KCN của từng địa phương phải phù hợp với quy hoạch
tổng thể các KCN trên cả nước và quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch phát
triển KT-XH vùng, miền, nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi địa phương để từ đó
có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong việc đầu tư phát triển các
KCN.
Các KCN cần được quy hoạch xây dựng đồng bộ với các khu thương mại, đô thị,
dịch vụ theo mô hình tổ hợp liên hoàn. Trong đó, phát triển KCN là trọng tâm, còn các
khu vệ tinh khác về thương mại, dịch vụ, đô thị mới là hết sức quan trọng, có vai trò tác
nhân thúc đẩy và đảm bảo sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái của các
KCN tại địa phương.
Mỗi KCN đều có quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đồng bộ về giao thông, cấp thoát
nước… đặc biệt là các công trình bảo vệ môi trường và phân khu chức năng hợp lý, lựa
chọn cơ cấu đầu tư trong các KCN theo hướng khuyến khích phát triển, thu hút các dự
án đầu tư có công nghệ tiên tiến, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, phát sinh ít chất thải.
Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch phát triển các KCN hiện tại không tuân theo một
quy hoạch thống nhất, một số nơi thiếu cơ sở khoa học (Khung 1.2). Hầu hết các địa
phương đều có KCN riêng với các chức năng giống nhau, tạo ra sự cạnh tranh không
cần thiết. Nhiều KCN đã giảm mức đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN bao gồm cả
hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung. Việc lựa chọn địa điểm cho KCN
thường không tuân thủ theo những quy định liên quan. Quá trình thiết kế và thực hiện
các quy hoạch phát triển công nghiệp có nhiều đơn vị cùng tham gia, nhưng còn thiếu
sự điều phối chung và chịu trách nhiệm đến cuối cùng.
Khung 1.2. Một số điển hình của quy hoạch khu công nghiệp thiếu cơ sở khoa học
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những dẫn chứng của việc quy hoạch KCN theo kiểu
phân tán, tạo thành vành đai công nghiệp bao vây tứ phía của thành phố. Hậu quả là khó giải
quyết các vấn đề môi trường trong tương lai, hiệu quả kinh tế của các KCN lại không cao.
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường38
Việc xây dựng quy hoạch KCN trên LVS Thị Vải đã không được thực hiện một cách khoa học,
thiếu quan tâm đến vấn đề môi trường cho toàn lưu vực một cách tổng thể, là một trong những
nguyên nhân dẫn đến việc gây ô nhiễm nghiêm trọng cho sông Thị Vải.
Nguồn: Hội nghị quốc tế Môi trường ở Việt Nam và các biện pháp xử lý, Hà Nội,
26/10/2004
1.3.4. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong BVMT KCN
Tại các KCN đã triển khai xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập
trung tuy nhiên tỷ lệ còn thấp và hiệu quả chưa cao
Theo quy định, Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật
KCN có trách nhiệm xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Thực tế
hiện nay, công tác này chưa được thực hiện nghiêm túc tại nhiều KCN. Có tới 57%
KCN đang hoạt động chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung (năm 2009). Trong 3
năm gần đây, mặc dù số KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung có tăng lên, nhưng
xét trên tổng số KCN, tỷ lệ KCN có hệ thống này tăng lên không đáng kể. Một số KCN
đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng lại hoạt động không hiệu quả, hoặc hoạt
động mang tính đối phó. Theo đánh giá sơ bộ thì chỉ 50% các hệ thống xử lý nước thải
tập trung hiện tại là đạt tiêu chuẩn. Nhiều KCN hiện còn tìm cách kéo dài hoặc trì hoãn
việc đầu tư cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường nói chung và hệ thống xử lý nước thải
tập trung nói riêng (KCN Sài Đồng B, KCN Yên Phong 1, KCN Châu Sơn...).
Tại các KCN đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cũng xuất hiện
nhiều vấn đề dẫn đến việc vận hành hệ thống này không hiệu quả. Một số nơi, hệ thống
không đáp ứng được tổng lượng nước thải mà các doanh nghiệp trong KCN thải ra, do
thiết kế công suất không tương xứng hoặc do lượng xả thải của các doanh nghiệp vượt
mức cam kết. Theo quy định, nước thải của các doanh nghiệp trong KCN đều phải xử
lý sơ bộ đạt yêu cầu trước khi đổ vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhưng nhiều
doanh nghiệp không tuân thủ việc xử lý nước thải cục bộ, gây khó khăn cho hệ thống
xử lý nước thải tập trung. Một số KCN lại không có đủ nước thải để hệ thống hoạt động
do nhiều doanh nghiệp trong KCN vẫn không chịu đấu nối nước thải vào hệ thống.
Điển hình là KCN Phố Nối B (Hải Dương), chỉ có lượng nước thải khoảng 500
m3
/ngày, trong khi công suất xử lý của hệ thống là 10.800 m3
/ngày; KCN Việt Hương
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường39
II, Bình Dương với tỷ lệ tương ứng là 300/2000; KCN Nomura, Hải Phòng với tỷ lệ
tương ứng là 300/2500.
Việc áp dụng sản xuất sạch hơn và công nghệ thân thiện môi trường tại các
doanh nghiệp trong KCN còn chưa được chú trọng
Ngày 06/5/2002 Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về sản
xuất sạch hơn (Giai đoạn 1: Triển khai sản xuất sạch hơn trong các cơ sở công nghiệp)
ban hành kèm theo Quyết định số 1146/BKHCNMT-MTg của Bộ trưởng Bộ
KHCN&MT). Áp dụng sản xuất sạch hơn trong các cơ sở sản xuất công nghiệp ở nước
ta là giải pháp hiệu quả về kinh tế và BVMT. Đến nay đã có hàng trăm cơ sở công
nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn.
Các cơ sở áp dụng sản xuất sạch hơn, tùy loại hình sản xuất, tình trạng thiết bị,
quản lý đã giảm tiêu thụ nguyên liệu 5-15%, giảm tiêu thụ nước 5-35%, giảm tiêu thụ
năng lượng 10-35%, giảm lượng nước thải 5-40%, giảm lượng khí thải 10-30%. Nếu
tiếp tục cải tiến phương thức quản lý và thay đổi cách sử dụng hợp lý trang thiết bị
trong sản xuất, sinh hoạt thì các cơ sở sản xuất ở Việt Nam còn có thể tiết kiệm thêm 5-
15% năng lượng tiêu thụ.
Ngày 07/9/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số
1419/QTTg phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm
2020” với mục tiêu sản xuất sạch hơn được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất
công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên nhiên
vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện
chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững.
Khung 1.3. Mục tiêu cụ thể của “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến
năm 2020” theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ
Giai đoạn từ nay đến năm 2015
- 50% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn
trong công nghiệp;
- 25% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; các cơ sở sản xuất công nghiệp
áp dụng sản xuất sạch hơn tiết kiệm được từ 5 – 8% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu,
nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm;
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường40
- 70% các Sở Công thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng sản xuất
sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020
- 90% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn
trong công nghiệp;
- 50% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; các cơ sở sản xuất công nghiệp
áp dụng sản xuất sạch hơn tiết kiệm được từ 8 – 13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu,
nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm; 90% doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận chuyên
trách về sản xuất sạch hơn;
- 90% các Sở Công thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng sản xuất
sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, việc đầu tư đổi mới công nghệ tiên
tiến đối với các cơ sở công nghiệp cũng là một đòi hỏi cấp thiết. Để hỗ trợ cho các
doanh nghiệp đổi mới công nghệ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/1999/NĐ-
CP ngày 18/9/1999 về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ.
Hiện nay, cùng với việc một số công nghệ thân thiện với môi trường đã được đầu
tư, ứng dụng vào nhiều KCN, vẫn còn hiện tượng nhiều KCN và doanh nghiệp chưa quan
tâm đúng mức đến việc đầu tư này, không ít doanh nghiệp trong KCN còn sử dụng các
công nghệ lạc hậu trong sản xuất, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
Chưa triển khai mô hình KCNST
Nhận thấy những tác động đến tự nhiên và môi trường trong quá trình phát triển
KCN, từ đầu những năm 1990, trên thế giới đã xuất hiện và phổ biến khái niệm mô
hình KCNST. Mô hình này đã trở thành một hướng đi mới của các nước trên thế giới,
có tính khả thi cao nhằm thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
Ở nước ta, KCNST là vấn đề khá mới, tuy nhiên KCN thân thiện môi trường,
như một tiếp cận ban đầu với mô hình KCNST, đã được nghiên cứu đề xuất thông qua
một số dự án. Cho đến tháng 10 năm 2009 đã có một KCNST đầu tiên được khởi công
xây dựng ở Việt Nam (Khung 1.4).
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường41
Khung 1.4. Khởi công KCN sinh thái đầu tiên của Việt Nam - Vườn công nghiệp
Bourbon An Hòa
Tháng 10/2009, Vườn công nghiệp Bourbon An Hòa, mô hình KCNST đầu tiên của Việt
Nam, đã được khởi công xây dựng tại xã An Hoà, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Dự án
có vốn đầu tư trên 3.000 tỷ đồng với diện tích 1.020 ha, trong đó 720 ha dành cho đất công
nghiệp, 184 ha dành cho khu kho cảng và 76 ha dành cho dân dụng và tái định cư.
Điểm nổi bật của Vườn công nghiệp này sẽ là những khu vực xanh của hệ sinh thái tự
nhiên. Ngoài 15% diện tích chung bắt buộc dành cho cây xanh, mỗi dự án xây dựng nhà máy
tại đây chỉ được sử dụng tối đa 70% đất xây dựng, 30% còn lại được dành cho thảm xanh.
Thay vì trồng cây xanh mới, chủ đầu tư sẽ giữ lại hệ thống cây xanh tự nhiên và bảo tồn các
hệ sinh thái xung quanh hiệu hữu KCN.
Các nhà máy trong Vườn công nghiệp sẽ phối hợp, trao đổi các loại sản phẩm phụ; tái
sinh, tái chế, tái sử dụng sản phẩm phụ của nhau, theo hướng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Nhà máy xử lý nước thải của Vườn công nghiệp có công suất dự kiến 40.000 m3
/ngày
(trong đó, giai đoạn 1 có công suất thiết kế 20.000 m3
/ngày). Nước thải sau khi xử lý sẽ được
dẫn vào các dòng kênh nội bộ và đây sẽ là nơi nuôi trồng nhiều loại sinh vật.
Nguồn: [3]
Ngoài ra, còn phải kể đến hàng loạt nguyên nhân khác khiến cho công tác quản
lý và bảo vệ môi trường KCN chưa thực sự phát huy hiệu quả. Đó là các công cụ quản
lý môi trường KCN chưa thực sự phát huy hiệu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám
sát môi trường KCN chưa làm rõ được hành vi, mức độ gây ô nhiễm của các doanh
nghiệp KCN, công tác giám sát nguồn thải từ các KCN chưa được triển khai. Mức phí
BVMT còn thấp hơn nhiều so với chi phí thu gom và xử lý chất thải, tỷ lệ doanh nghiệp
tham gia đóng phí còn thấp. Các chế tài xử phạt, cưỡng chế chưa đủ sức răn đe, mức xử
phạt thấp hơn nhiều chi phí khắc phục ô nhiễm dẫn đến nhiều doanh nghiệp chấp nhận
bị phạt và tiếp tục gây ô nhiễm. Thêm vào đó, vấn đề nhân lực thiếu và yếu cộng với
đầu tư tài chính đối với môi trường KCN không tương xứng cũng là cản trở không nhỏ
đối với công tác BVMT KCN.
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường42
Chương 2 – NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ MÔ HÌNH KCN,
ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH PHÙ HỢP TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM
2.1. Nghiên cứu tổng quan một số mô hình KCN
Từ kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế về hiện trạng phát triển, các vấn đề về
môi trường và QLMT các KCN ở Việt Nam và học tập kinh nghiệm của các nước phát
triển, chúng ta không phủ nhận những bước chuyển biến tích cực trong hoạt động
BVMT và công tác QLMT KCN trong những năm qua, nhưng chúng ta cũng phải nhìn
nhận một thực tế rằng nếu chỉ theo tiến trình hiện tại, sự phát triển CN và KCN đã,
đang và sẽ gây tác động bất lợi, gây suy giảm chất lượng môi trường. Những dẫn chứng
trình bày trong chương trước ít nhiều thể hiện được nguyên nhân làm cho phát triển các
KCN luôn song hành với sự suy giảm chất lượng môi trường và hệ sinh thái. Việc xem
xét, tìm hiểu các mô hình KCN điển hình hiện nay sẽ là một trong những cơ sở cần thiết
để có những định hướng cho sự phát triển KCN bền vững ở nước ta trong thời gian
trước mắt cũng như trong tương lai.
2.1.1. Mô hình KCN cổ điển (KCN đa ngành)
KCN cổ điển là KCN cho phép xây dựng tất cả các loại hình CN (sạch, ít ô
nhiễm và ô nhiễm, trong đó nguyên tắc “xử lý cuối đường ống” được áp dụng trong hệ
thống quản lý chất thải nước thải, khí thải và chất thải rắn [13]).
Theo quy hoạch trước đây, KCN cổ điển còn được chia làm ba loại sau :
- KCN cổ điển với tất cả các loại hình CN;
- KCN cổ điển dành cho các loại CN sạch hoặc ít ô nhiễm;
- KCN cổ điển dành cho các loại CN ô nhiễm.
Với quy hoạch trên, các KCN sạch thường chỉ cho phép xây dựng các nhà máy
có công nghệ cao hoặc các nhà máy ít sinh ra các chất ô nhiễm. Các KCN này có thể
nằm trong thành phố hoặc đô thị lớn. Còn các KCN dành cho các loại CN ô nhiễm
thường nằm ở các vùng xa thành phố, vùng hạ lưu của các nguồn nước, .... Trong các
báo cáo nghiên cứu khả thi đã trình và được Thủ Tướng Chính Phủ xét duyệt, báo cáo
ĐTM, đã trình và được Bộ TN&MT xét duyệt, đều có ghi rõ loại hình KCN và các loại
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường43
CN được phép xây dựng. Tuy nhiên, khó khăn trong việc kêu gọi vốn đầu tư do khủng
hoảng kinh tế khu vực châu Á và thế giới vào thời kỳ 1995 - 2002, trong khi đó các
KCN ra đời tràn lan, làm cho việc lấp đầy các KCN càng trở nên khó khăn. Nhiều KCN
đã được duyệt từ nhiều năm trước vẫn còn bỏ trống hoặc chỉ có ít nhà máy với vốn đầu
tư chỉ vài trăm ngàn USD. Bên cạnh đó, áp lực phải hoàn vốn vay ban đầu để đền bù,
giải tỏa và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng tăng do đến hạn phải trả ngân
hàng. Vì vậy, hầu hết các KCN đều đã nhận tất cả các loại hình CN, mặc dù trước đây
trong báo cáo khả thi chỉ nhận các loại hình CN sạch. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư năm 2009, số lượng các KCN cổ điển của Việt Nam chiếm khoảng
hơn 90% tổng số KCN đang hoạt động trên cả nước.
Trong các KCN cổ điển của Việt Nam, việc quản lý chất thải CN theo một
nguyên tắc duy nhất là “xử lý cuối đường ống” và gần như theo một mô hình thống
nhất như sau:
Nước thải :
KCN xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn với trạm xử lý tập trung cho
cả KCN. Các nhà máy phải xây dựng trạm xử lý cục bộ để XLNT của họ đạt đến một
tiêu chuẩn nào đó trước khi xả vào hệ thống thoát nước tập trung của KCN. Nước thải
sau khi xử lý tại trạm XLNT tập trung của KCN phải đạt theo tiêu chuẩn TCVN 1995
và 2001 (nay được thay thế bằng các QCVN 24:2009), tùy theo lưu lượng nước thải và
lưu lượng của nguồn tiếp nhận. Vốn đầu tư xây dựng các trạm xử lý cục bộ và chi phí
vận hành do các nhà máy chịu. Vốn đầu tư và chi phí vận hành hệ thống thoát nước tập
trung do công ty đầu tư và khai thác cơ sở hạ tầng chịu, các nhà máy phải trả phí dịch
vụ cơ sở hạ tầng trong đó có cả phí xử lý nước thải. Điển hình cho mô hình KCN này
có thể kể đến KCN Sài Đồng B.
Khí thải :
Các nhà máy phải tự xử lý khí thải của lò hơi, lò đốt và khí thải từ các dây
chuyền sản xuất đạt TCVN/QCVN. Vốn đầu tư và chi phí vận hành do các nhà máy
chịu.
Chất thải rắn :
CTR sinh hoạt trong các KCN do công ty đầu tư và khai thác hạ tầng ký hợp
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường44
đồng với Công ty Môi Trường Đô thị hoặc công ty công ích của quận, huyện thu gom
và đổ vào các bãi đổ rác hoặc bãi chôn lấp vệ sinh. Các loại phế liệu được bán cho các
công ty hoặc cơ sở thu mua phế liệu. Các loại chất thải nguy hại (kể cả độc hại) được
giao cho các công ty xử lý chất thải CN bằng các hợp đồng kinh tế. Việc giám sát này
hoàn toàn giao phó cho các Sở TN&MT với các thiết bị và nhân lực còn hạn chế. Quản
lý CTR công nghiệp đặc biệt là CTR nguy hại, đang là khâu “lỏng lẻo” nhất trong hệ
thống quản lý chất thải của KCN. Hệ thống giám sát chất lượng môi trường đang được
từng bước thực hiện, nhưng chưa chặt chẽ và liên tục.
Cho đến nay, do yếu tố kinh tế (yếu tố chính) và nhận thức chưa cao về môi
trường tất cả các KCN đều không xây dựng trạm XLNT và CTR ngay từ đầu, sau khi
KCN đã được lấp đầy hơn 50% diện tích thì mới xây dựng trạm XLNT. Vì vậy, các nhà
máy đều bị bắt buộc phải xây dựng trạm xử lý cục bộ ít nhất đạt tiêu chuẩn xả nước vào
nguồn loại B. Đây là điều không hấp dẫn các DN vừa và nhỏ, đôi lúc cả các DN lớn
muốn có chứng chỉ ISO 14000 cho các sản phẩm của mình. Hoặc nếu các nhà máy
không xây dựng trạm xử lý cục bộ thì lượng nước thải ô nhiễm của nhà máy sẽ qua
mạng lưới thoát nước tập trung của KCN và xả vào nguồn. Có những KCN sau 5-7 năm
hoạt động vẫn ở tình trạng này.
Một nguyên nhân khác bắt buộc các nhà máy phải có trạm XLNT cục bộ là do
tính “đa dạng” của các nhà máy trong KCN cổ điển, dẫn đến thành phần của các loại
nước thải cũng rất đa dạng. Công ty xây dựng cơ sở hạ tầng không thể xây dựng trạm
XLNT để xử lý tất cả các thành phần. Vì vậy, các nhà máy phải xử lý các thành phần
đặc biệt đến giới hạn cho phép.
Việc kiểm tra thành phần nước thải của các nhà máy khác nhau về sản phẩm,
nguyên liệu và công nghệ cũng là vấn đề khó khăn chưa giải quyết được. Với thực tế
hoạt động nói trên, KCN cổ điển đã thể hiện rõ các ưu nhược điểm và gần như đã hoàn
thành vai trò lịch sử của mình.
Ưu điểm của KCN cổ điển: được phép xây dựng nhiều loại hình CN.
Nhược điểm: nhận thức chưa cao về môi trường và tính đa dạng của KCN cổ
điển dẫn tới thành phần chất thải cũng đa dạng.
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp

More Related Content

What's hot

Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy May, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy May, HOTĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy May, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy May, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Luận văn: Quản lý xung đột môi trường trong phát triển làng nghề bằng xây dựn...
Luận văn: Quản lý xung đột môi trường trong phát triển làng nghề bằng xây dựn...Luận văn: Quản lý xung đột môi trường trong phát triển làng nghề bằng xây dựn...
Luận văn: Quản lý xung đột môi trường trong phát triển làng nghề bằng xây dựn...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường "Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Mekong...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường "Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Mekong...Báo cáo đánh giá tác động môi trường "Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Mekong...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường "Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Mekong...
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng HớiĐề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...
Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...
Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOTLuận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
luanvantrust
 
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOTĐề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAY
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAYĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAY
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...
Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...
Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"
Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"
Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại qu...
Luận văn Thạc sĩ Đánh  giá  hiện trạng quản lý  rác thải  sinh  hoạt  tại  qu...Luận văn Thạc sĩ Đánh  giá  hiện trạng quản lý  rác thải  sinh  hoạt  tại  qu...
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại qu...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Hiện trạng môi trường nước của đảo Phú Quốc, HOT
Luận văn: Hiện trạng môi trường nước của đảo Phú Quốc, HOTLuận văn: Hiện trạng môi trường nước của đảo Phú Quốc, HOT
Luận văn: Hiện trạng môi trường nước của đảo Phú Quốc, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
 
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy May, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy May, HOTĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy May, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy May, HOT
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
 
Luận văn: Quản lý xung đột môi trường trong phát triển làng nghề bằng xây dựn...
Luận văn: Quản lý xung đột môi trường trong phát triển làng nghề bằng xây dựn...Luận văn: Quản lý xung đột môi trường trong phát triển làng nghề bằng xây dựn...
Luận văn: Quản lý xung đột môi trường trong phát triển làng nghề bằng xây dựn...
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường "Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Mekong...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường "Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Mekong...Báo cáo đánh giá tác động môi trường "Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Mekong...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường "Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Mekong...
 
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng HớiĐề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
 
Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...
Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...
Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bà...
 
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOTLuận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
 
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
 
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOTĐề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
 
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAY
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAYĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAY
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAY
 
Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...
Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...
Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...
 
Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"
Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"
Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"
 
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại qu...
Luận văn Thạc sĩ Đánh  giá  hiện trạng quản lý  rác thải  sinh  hoạt  tại  qu...Luận văn Thạc sĩ Đánh  giá  hiện trạng quản lý  rác thải  sinh  hoạt  tại  qu...
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại qu...
 
Luận văn: Hiện trạng môi trường nước của đảo Phú Quốc, HOT
Luận văn: Hiện trạng môi trường nước của đảo Phú Quốc, HOTLuận văn: Hiện trạng môi trường nước của đảo Phú Quốc, HOT
Luận văn: Hiện trạng môi trường nước của đảo Phú Quốc, HOT
 

Similar to Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp

Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao ...
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao ...Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao ...
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cáPhân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cá
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
luan van thac si kinh te (23).pdf
luan van thac si kinh te (23).pdfluan van thac si kinh te (23).pdf
luan van thac si kinh te (23).pdfNguyễn Công Huy
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của câ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của câ...Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của câ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của câ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên Cứu Khả Năng Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học MBR Để Xử Lý Nước Thải Đô Thị...
Nghiên Cứu Khả Năng Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học MBR Để Xử Lý Nước Thải Đô Thị...Nghiên Cứu Khả Năng Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học MBR Để Xử Lý Nước Thải Đô Thị...
Nghiên Cứu Khả Năng Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học MBR Để Xử Lý Nước Thải Đô Thị...
nataliej4
 
đáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào cai
đáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào caiđáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào cai
đáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào cai
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty cổ phần in và bao ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty cổ phần in và bao ...đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty cổ phần in và bao ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty cổ phần in và bao ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm th...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm th...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm th...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm th...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận án: Nghiên cứu mô hình kết hợp giữa bãi lọc trồng cây và hồ sinh học để ...
Luận án: Nghiên cứu mô hình kết hợp giữa bãi lọc trồng cây và hồ sinh học để ...Luận án: Nghiên cứu mô hình kết hợp giữa bãi lọc trồng cây và hồ sinh học để ...
Luận án: Nghiên cứu mô hình kết hợp giữa bãi lọc trồng cây và hồ sinh học để ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp (20)

Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao ...
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao ...Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao ...
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao ...
 
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
 
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
 
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
 
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cáPhân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cá
 
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
 
luan van thac si kinh te (23).pdf
luan van thac si kinh te (23).pdfluan van thac si kinh te (23).pdf
luan van thac si kinh te (23).pdf
 
Luan van thac si kinh te (23)
Luan van thac si kinh te (23)Luan van thac si kinh te (23)
Luan van thac si kinh te (23)
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của câ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của câ...Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của câ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của câ...
 
Nghiên Cứu Khả Năng Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học MBR Để Xử Lý Nước Thải Đô Thị...
Nghiên Cứu Khả Năng Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học MBR Để Xử Lý Nước Thải Đô Thị...Nghiên Cứu Khả Năng Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học MBR Để Xử Lý Nước Thải Đô Thị...
Nghiên Cứu Khả Năng Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học MBR Để Xử Lý Nước Thải Đô Thị...
 
đáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào cai
đáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào caiđáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào cai
đáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào cai
 
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
 
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
 
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty cổ phần in và bao ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty cổ phần in và bao ...đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty cổ phần in và bao ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty cổ phần in và bao ...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
 
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm th...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm th...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm th...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm th...
 
Luận án: Nghiên cứu mô hình kết hợp giữa bãi lọc trồng cây và hồ sinh học để ...
Luận án: Nghiên cứu mô hình kết hợp giữa bãi lọc trồng cây và hồ sinh học để ...Luận án: Nghiên cứu mô hình kết hợp giữa bãi lọc trồng cây và hồ sinh học để ...
Luận án: Nghiên cứu mô hình kết hợp giữa bãi lọc trồng cây và hồ sinh học để ...
 
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 

Recently uploaded (11)

CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 

Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp

  • 1. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường1 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và tiến hành làm luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Môi trường (Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội), các bạn đồng nghiệp, các nhà khoa học, các nhà quản lý.... Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Xuân Cơ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và Mô hình hóa môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội người đã trực tiếp hướng dẫn tôi làm Luận văn tốt nghiệp này. Bên cạnh đó, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới TS. Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, ThS. Lê Hoàng Anh, Trưởng phòng Dữ liệu và Hệ thống thông tin (Trung tâm Quan trắc môi trường) là những người đã trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học đến khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Luận văn cũng tham gia trong một phần nghiên cứu của Đề tài “Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát phát thải chất ô nhiễm từ các khu công nghiệp và cơ sở công nghiệp lớn trên địa bàn các tỉnh sông Hồng”. Đồng thời, luận văn cũng tham khảo các Báo cáo, đề tài nghiên cứu từ các Bộ ngành, địa phương và Ban quản lý các khu công nghiệp các tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc bộ. Cuối cùng, sự ủng hộ của người thân, bạn bè luôn là động lực quan trọng trong quá trình thực hiện luận văn. Trong đó, Bố, Mẹ, anh, chị em trong gia đình luôn có sự ủng hộ đặc biệt để tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của tôi đến tất mọi người. Học viên thực hiện
  • 2. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường2 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................5 DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................7 DANH MỤC BIỂU ĐỒ....................................................................................................8 DANH MỤC HÌNH..........................................................................................................9 DANH MỤC KHUNG ...................................................................................................10 MỞ ĐẦU ........................................................................................................................11 Chương 1 – TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CÁC KCN VIỆT NAM ................................................................................20 1.1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển các KCN của Việt Nam..........20 1.2. Tổng quan về hiện trạng môi trường các KCN ...................................................23 1.2.1. Nước thải ......................................................................................................23 1.2.2. Khí thải .........................................................................................................26 1.2.3. Chất thải rắn.................................................................................................29 1.3. Tổng quan hiện trạng quản lý môi trường trong các KCN..................................31 1.3.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT KCN................................31 1.3.2. Hệ thống quản lý môi trường KCN...............................................................33 1.3.3. Quy hoạch KCN gắn với bảo vệ môi trường ................................................36 1.3.4. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong BVMT KCN .....................................38 Chương 2 – NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ MÔ HÌNH KCN, ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH PHÙ HỢP TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM ....................................42 2.1. Nghiên cứu tổng quan một số mô hình KCN ......................................................42 2.1.1. Mô hình KCN cổ điển (KCN đa ngành) .......................................................42 2.1.2. Mô hình quản lý KCN chuyên ngành............................................................45 2.1.3. Mô hình KCN sinh thái.................................................................................48 2.2. Đánh giá sơ bộ mô hình khả thi trong điều kiện Việt Nam.................................50
  • 3. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường3 Chương 3 – NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI KCN SÀI ĐỒNG B VỀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KCN SINH THÁI..................................................................58 3.1. Tổng quan về KCN Sài Đồng B ..........................................................................58 3.2. Nghiên cứu khả năng ứng dụng mô hình KCNST tại KCN Sài Đồng B ............61 3.2.1. Tiềm năng thực hiện tái sử dụng, tái sinh, tái chế và trao đổi chất thải......62 3.2.2. Thực hiện giảm thiểu chất thải tại nguồn.....................................................69 3.2.3. Xử lý chất thải...............................................................................................70 3.2.4. Sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng ..........................................................70 3.3. Nhận xét, đánh giá về mức độ phù hợp và khả năng triển khai áp dụng mô hình KCNST tại KCN Sài Đồng B và mức độ khả thi khi áp dụng đối với các KCN đa ngành khác đang hoạt động của Việt Nam.................................................................70 Chương 4 – NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG TIÊU CHÍ CHUYỂN ĐỔI KCN ĐANG HOẠT ĐỘNG SANG MÔ HÌNH KCN SINH THÁI TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN....................................................................72 4.1. Nghiên cứu đề xuất hệ thống tiêu chí chuyển đổi KCN đang hoạt động sang mô hình KCNST trong điều kiện Việt Nam .....................................................................72 4.1.1. Xây dựng định hướng cho hệ thống trao đổi chất thải...............................73 4.1.2. Cải thiện và nâng cao sự chấp hành quy định pháp luật về môi trường......74 4.1.3. Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN .........................................................74 4.1.4. Cải thiện công tác quản lý, xử lý chất thải tại các cơ sở sản xuất trong KCN ................................................................................................................................75 4.1.5. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý chất thải ở quy mô KCN ..........76 4.1.6. Xây dựng, vận hành hệ thống QLMT, phòng chống sự cố toàn KCN..........77 4.1.7. Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát và đánh giá sự cải thiện chất lượng môi trường xung quanh KCN..................................................................................77 4.2. Đề xuất lộ trình thực hiện ....................................................................................82 Chương 5 – CÁC BIỆN PHÁP TỔNG HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCNST...............................................................83 5.1. Cơ cấu tổ chức hệ thống QLMT KCNST............................................................83
  • 4. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường4 5.1.1. Phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể theo hướng tổ chức quản lý tập trung.....................................................................................................83 5.1.2. Tăng cường năng lực cán bộ quản lý bảo vệ môi trường KCNST ...............87 5.1.3. Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị có liên quan.....................................87 5.2. Triển khai hiệu quả các công cụ QLMT KCNST................................................87 5.2.1. Công cụ pháp lý............................................................................................87 5.2.2. Công cụ kỹ thuật ...........................................................................................89 5.2.3. Công cụ giám sát ..........................................................................................91 5.2.4. Công cụ kinh tế .............................................................................................92 5.2.5. Công cụ thông tin..........................................................................................92 5.3. Hệ thống quản lý chất thải của KCNST ..............................................................93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................95
  • 5. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BQL Ban quản lý BVMT Bảo vệ môi trường CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CO Cácbon mônôxít CTR Chất thải rắn ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược ĐTM Đánh giá tác động môi trường FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm trong nước HmCn Hyđrô-cácbon HTMT Hiện trạng môi trường HST Hệ sinh thái KCN Khu công nghiệp KCNST Khu công nghiệp sinh thái KCX Khu chế xuất KHCN Khoa học công nghệ KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư KKT Khu kinh tế KTTĐ Kinh tế trọng điểm NOx Các Nitơ ôxít NO2 Nitơ điôxít Pb Chì PM2,5 Bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm PM10 Bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 10 µm QCVN Quy chuẩn Việt Nam QTMT Quan trắc môi trường SO2 Sunfua điôxít
  • 6. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường6 TCCP Tiêu chuẩn cho phép TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TB Trung bình TNHH Trách nhiệm hữu hạn TN&MT Tài nguyên và Môi trường TSP Bụi lơ lửng tổng số UBND Uỷ ban nhân dân
  • 7. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường7 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Đặc trưng về thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp (trước xử lý)………………………………………………………………………………………23 Bảng 1.2. Ước tính tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ các KCN thuộc các tỉnh vùng KTTĐ Bắc bộ năm 2009……………………………23 Bảng 1.3. Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm……………26 Bảng 1.4. Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong không khí từ các KCN thuộc các tỉnh của vùng KTTĐ Bắc bộ năm 2009………………………………………………..27 Bảng 1.5. Ước tính lượng chất thải nguy hại phát sinh theo ngành sản xuất và theo số lượng công nhân trong ngành sản xuất………………………………………………...29 Bảng 3.1. Danh sách các nhà máy trong KCN Sài Đồng B……………………………58 Bảng 3.2. Tải lượng ô nhiễm nước thải KCN Sài Đồng B…………………………….65 Bảng 3.3. Thống kê nguồn chất thải phát sinh trong KCN Sài Đồng B và khả năng trao đổi chất thải……………………………………………………………………………68 Bảng 4.1. Các bước chuyển đổi từ KCN đa ngành sang KCNST……………………...76 Bảng 4.2. Bảng tiêu chí chuyển đổi sang KCNST danh cho các KCN đa ngành đang hoạt động……………………………………………………………………………….78
  • 8. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường8 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Tình hình phát triển KCN giai đoạn 1991 – 2008………………………..19 Biểu đồ 1.2. Số KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới giai đoạn 2006 – 2015 theo vùng kinh tế và so sánh với số KCN đã thành lập giai đoạn 2006 – 2008…………………...22 Biểu đồ 1.3. Diễn biến COD trên các sông vùng KTTĐ Bắc bộ qua các năm………...25 Biểu đồ 1.4. Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh một số KCN miền Bắc từ năm 2006 – 2008…………………………………………………………………….28
  • 9. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường9 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường KCN………………………………………………………………………………….. .33 Hình 2.1. Mô hình quản lý nước thải KCN cổ điển……………………………………44 Hình 2.2. Mô hình quản lý nước thải KCN chuyên ngành…………………………….46 Hình 2.3. Thứ tự ưu tiên trong chiến lược quản lý chất thải…………………………...50 Hình 3.1. Sơ đồ các nhà máy trong KCN Sài Đồng B và vị trí cống thải của KCN…..60 Hình 3.2. Mô hình trao đổi chất thải tổng quát dự kiến đề xuất đối với KCN Sài Đồng B………………………………………………………………………………………..67
  • 10. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường10 DANH MỤC KHUNG Khung 1.1. Một số hạn chế của Quyết định số 62/QĐ-BKHCNMT…………………..31 Khung 1.2. Một số điển hình của quy hoạch KCN thiếu cơ sở khoa học……………...36 Khung 1.3. Mục tiêu cụ thể của “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ……………………………………………………………………………………...38 Khung 1.4. Khởi công KCN sinh thái đầu tiên của Việt Nam – Vườn công nghiệp Bourbon An Hòa……………………………………………………………………….40
  • 11. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường11 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Xây dựng và phát triển các KCN tập trung đang là xu hướng chung của các nước đang phát triển trên thế giới nhằm tạo bước chuyển biến vượt bậc trong nền kinh tế của một quốc gia. Tại Việt Nam đầu tư cho phát triển công nghiệp để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đang là mục tiêu chiến lược của quốc gia cho đến năm 2020. Các KCN đã có nhiều đóng góp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống người dân. Năm 2008, các KCN đã tạo giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 33 tỷ USD (chiếm 38% GDP cả nước); giá trị xuất khẩu đạt trên 16 tỷ USD (chiếm gần 26% tổng giá trị xuất khẩu cả nước); nộp ngân sách khoảng 2,6 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho gần 1,2 triệu lao động [1]. Sự phát triển của các KCN ở Việt Nam bước đầu giải quyết hiệu quả yêu cầu quy hoạch sử dụng đất và phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia. Bên cạnh những lợi ích to lớn về mặt kinh tế và xã hội như đã nêu trên, trong quá trình hoạt động của các KCN đã phát sinh nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường nước, không khí, chất thải rắn, suy thoái môi trường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên ... do các chất thải tập trung với quy mô và thải lượng lớn, đặc biệt đối với các KCN đa ngành (chiếm tỷ lệ hơn 90% trên tổng số KCN của Việt Nam hiện nay). Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động sản xuất gây ra, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề môi trường cần phải giải quyết. Có thể thấy rằng, việc phát triển mạnh các KCN tập trung đã gây ra hai mâu thuẫn lớn và khó dung hòa đối với mục tiêu phát triển bền vững, được biểu diễn theo mô hình sau đây:
  • 12. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường12 Hiện nay, trên thế giới đã nghiên cứu và đề xuất tổng thể 3 xu hướng chính nhằm giải quyết triệt để 02 mâu thuẫn căn bản đó là: Xu hướng thứ nhất: Tổ chức quản lý môi trường công nghiệp trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa trách nhiệm quản lý của Nhà nước với trách nhiệm tự nguyện của ngành công nghiệp, các tổ chức xã hội, cộng đồng và người dân. Xu hướng thứ hai: Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ như thể chế năng lực trung tâm cho việc phục hồi, cải tạo, cải thiện môi trường và phòng ngừa ô nhiễm, biến đổi môi trường hướng tới sự bền vững. Xu hướng thứ ba: Phát hiện, thử nghiệm và khẳng định các mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp mới theo hướng khép kín tự nhiên và phát triển bền vững, mà trong đó ví dụ điển hình là mô hình KCNST bảo đảm quá trình chuyển hoá vật chất hai chiều và tiến tới không có phát thải. Nhìn chung, hai xu hướng đầu đóng vai trò then chốt trong việc bảo đảm quản lý, quan trắc và giám sát môi trường, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với kiểm soát, xử lý triệt để ô nhiễm và phục hồi môi trường, mà điển hình là các biện pháp kỹ thuật xử lý ô nhiễm cuối đường ống. Hướng thứ 3 là nhằm đạt được mục tiêu phát triển sạch đi từ chiều sâu tổ chức sản xuất đến các hành vi tiêu dùng và thải bỏ theo hướng khép kín bền vững tự nhiên. Trên thế giới cả 3 xu hướng trên đã được nghiên cứu và áp dụng thành công. Trong điều kiện của Việt Nam, với tốc độ phát triển công nghiệp như đã trình bày ở trên, thì dự kiến khi đất nước cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa – hiện đại hóa vào
  • 13. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường13 năm 2020, môi trường và tài nguyên thiên nhiên sẽ có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng. Do đó, chúng ta cần phải xây dựng hệ thống quản lý môi trường KCN đi theo 3 xu hướng chính về hoàn thiện quản lý – phát triển khoa học và công nghệ – phát triển mô hình sản xuất mới, trong đó theo chính sách đã ban hành của Chính phủ, thì ngay từ bây giờ chúng ta sẽ phải thực hiện quá trình công nghiệp hóa sạch, trong đó, việc nghiên cứu và triển khai ứng dụng mô hình KCNST là rất quan trọng. Đặc biệt, trước hết phải nghiên cứu đề xuất các tiêu chí cơ bản, đặc thù để chuyển đổi các KCN hiệu hữu đang hoạt động sang mô hình KCNST sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam. Đó cũng chính là lý do và tính cấp thiết của đề tài luận văn “Cơ sở khoa học xây dựng mô hình quản lý môi trường các khu công nghiệp Việt Nam” 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc đề xuất mô hình QLMT KCN thích hợp và khả thi đối với các KCN đa ngành (với điều kiện có sự tương thích về quy mô và loại hình công nghiệp giữa các nhà máy trong KCN trên phương diện trao đổi chất thải), phục vụ cho công tác quản lý thống nhất môi trường theo hướng bền vững và thân thiện môi trường, hướng tới mô hình KCNST. 3. Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, các nội dung cần được thực hiện bao gồm : 1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển các KCN ở Việt Nam. 2. Nghiên cứu, khảo sát , phân tích đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường các KCN ở Việt Nam. 3. Khảo sát hiện trạng, phân tích đánh giá công tác QLMT trong các KCN. - Hiện trạng công tác quản lý (hệ thống pháp lý, hệ thống tổ chức quản lý, các công cụ quản lý môi trường,…); - Những thuận lợi, khó khăn, những việc làm được và chưa làm được. 4. Nghiên cứu một số mô hình QLMT KCN, đánh giá mô hình phù hợp trong điều kiện Việt Nam. 5. Nghiên cứu những luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ cho xây dựng hệ thống QLMT KCN theo mô hình KCNST trong điều kiện Việt Nam.
  • 14. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường14 6. Nghiên cứu điển hình tại KCN Sài Đồng B (Hà Nội). 7. Nghiên cứu đề xuất hệ thống tiêu chí chuyển đổi các KCN đang hoạt động sang mô hình KCNST. 8. Đề xuất một số biện pháp tổng hợp BVMT trong hệ thống QLMT đối với mô hình KCNST. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các KCN tập trung theo mô hình cổ điển (KCN đa ngành) đã được thành lập, xây dựng và đi vào hoạt động kể từ năm 1991. Phạm vi về không gian nghiên cứu gồm các KCN có cơ sở hạ tầng khá ổn định ở Việt Nam (thông qua việc tham khảo thông tin từ các Báo cáo, Đề tài đã có kết quả đánh giá) và trên địa bàn các tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc bộ (thông qua việc điều tra thực tế), từ đó phân loại mức độ thân thiện môi trường và chọn ra một KCN phù hợp để áp dụng thử nghiệm các tiêu chí, rút ra những kinh nghiệm và bổ sung các khuyến nghị trước khi đưa vào thực hiện chính thức. Tiến hành nghiên cứu trường hợp điển hình đối với KCN Sài Đồng với những đặc trưng đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu đặt ra, cụ thể như sau: - Được thành lập và đi vào hoạt động được 15 năm, đến nay tỷ lệ lấp đầy KCN là 100%. KCN Sài Đồng B đã hoạt động với thời gian đủ dài và ổn định, hoạt động tối đa công suất. - Là KCN hoạt động theo mô hình KCN đa ngành với nhiều loại hình sản xuất. Trong đó, các nhà máy trong KCN có sự tương thích về quy mô cũng như khả năng trao đổi chất thải với nhau. - Hiện nay, chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung nên vấn đề ô nhiễm môi trường xung quanh do nước thải sản xuất của KCN đang là vấn đề bức xúc cần giải quyết. - KCN đang chuẩn bị triển khai giai đoạn 3 mở rộng thêm phân khu sản xuất và các khu vực phụ trợ khác bao gồm cả việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN. Điều này sẽ giúp cho KCN có khả năng điều chỉnh bổ sung hoặc chuyển đổi một số nhà máy để đảm bảo tính tương thích về khả năng trao đổi chất thải.
  • 15. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường15 - Có sự tự nguyện trong việc tham gia nghiên cứu mô hình KCN thân thiện với môi trường. Một số nhà máy trong KCN đang trong giai đoạn cải tiến, chuẩn bị đầu tư thay thế áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường. 5. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp luận nghiên cứu Áp dụng các lý thuyết Quản lý môi trường Các vấn đề sau đây được quan tâm : Lý thuyết về QLMT, hiện trạng thực tế của các KCN, điều kiện quản lý của Việt Nam, công nghệ sản xuất sạch hơn, giảm thiểu chất thải sản xuất, tái sinh và tái sử dụng chất thải; Trao đổi chất thải và trao đổi thông tin về chất thải, sinh thái công nghiệp, mô hình hóa và QLMT KCN ... được sử dụng trong việc nghiên cứu tìm kiếm các loại hình KCN, các mô hình QLMT và đề xuất biện pháp QLMT KCN thích hợp. Vấn đề QLMT KCN phải được nghiên cứu dựa trên thực tế hoạt động của các KCN hiện có; áp dụng nguyên tắc về tính khách quan trong nghiên cứu khoa học và nguyên tắc xem xét sự vật một cách toàn diện là một yêu cầu rất quan trọng để làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong quản lý nhà nước về BVMT của một KCN. Việc điều chỉnh những mối quan hệ xuất hiện trong quá trình quản lý nhà nước về BVMT KCN phải có tính thống nhất, đồng bộ trong phạm vi toàn quốc. Hệ thống QLMT nói chung sẽ bao gồm cơ cấu tổ chức và công cụ quản lý. Hoạt động của hệ thống QLMT nhằm giảm thiểu, hạn chế và loại trừ các tác động xấu đến môi trường. Các chính sách môi trường được đề xuất trên cơ sở các vấn đề cần giải quyết hiện tại cũng như định hướng phát triển bền vững trong tương lai. Do đó, những thông tin về hiện trạng chất lượng môi trường các KCN, hiện trạng hệ thống QLMT cho các KCN cũng như các văn bản pháp lý hiện hành là cơ sở để xây dựng chính sách môi trường, chương trình hành động cũng như thiết lập thứ tự ưu tiên trong việc phát triển hệ thống QLMT. Xây dựng cơ sở kỹ thuật cho việc QLMT KCN: Các yếu tố của một hệ thống QLMT có thể được sắp xếp theo chu trình gồm bốn giai đoạn: Kế hoạch, hành động, đánh giá và điều chỉnh. Trong giai đoạn kế hoạch, các mục tiêu chiến lược môi trường phải được xác định và những biện pháp thực hiện được xác định trong giai đoạn này để
  • 16. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường16 có thể kết hợp hài hòa với tiến trình phát triển CN của đất nước. Những thông tin này có thể thu thập được từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương và các BQL các KCN. Mục tiêu hoạt động chính của hệ thống QLMT cho các KCN là giảm đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường tiến tới phát triển bền vững. Do đó, bên cạnh các Luật, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định … Các công cụ kỹ thuật cũng đóng vai trò quan trọng, quyết định cho sự thành công của hệ thống. Sản xuất sạch được xem là một trong những nội dung quan trọng của hệ thống QLMT cho các nhà máy [22] . + Trao đổi chất thải và trao đổi thông tin về chất thải là thành phần không thể thiếu được khi phát triển các KCN theo nguyên tắc sinh thái CN (industrial ecology). Các chất thải, sản phẩm phụ sinh ra từ nhà máy này có thể tái sử dụng làm nguyên liệu hoặc thay thế một phần nguyên liệu cho nhà máy kia. Nhờ đó, vòng vật chất giữa các nhà máy trong KCN được khép kín và lượng chất thải có thể giảm đến mức thấp nhất. Hiện tại, một số nhà máy trong các KCN đã thực hiện việc tái sử dụng một phần chất thải trong dây chuyền công nghệ sản xuất của nhà máy hoặc bán cho một số nhà máy khác để làm nguyên liệu. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ xảy ra do nhu cầu thực tế của một số nhà máy và chưa trở thành một nội dung trong hệ thống quản lý. Nếu có thể xây dựng được trung tâm trao đổi chất thải hoặc trung tâm trao đổi thông tin về chất thải thì hoạt động này có thể được áp dụng rộng rãi hơn cho nhiều nhà máy và KCN. Để đánh giá tính khả thi của việc áp dụng công cụ kỹ thuật này trong hệ thống quản lý, những nội dung sau đây cần được nghiên cứu tại những cơ sở sản xuất và các KCN đã lựa chọn trong những phần khảo sát của luận văn: - Các loại hình CN hiện có; - Các loại chất thải hiện có: thành phần và khối lượng; - Khả năng tái sử dụng chất thải này làm nguyên liệu sản xuất; - Nhu cầu thị trường của các thành phần chất thải này. Các thông tin này có thể thu thập thông qua khảo sát thực tế và phỏng vấn trực tiếp tại các cơ sở sản xuất nói trên, bằng cách phát phiếu câu hỏi phỏng vấn và thông qua phiếu điều tra CN. + Hệ thống giám sát chất lượng môi trường cho các KCN cần được thiết lập để có thể theo dõi, đo đạc, ghi nhận các diễn biến về lượng thải và chất lượng môi trường
  • 17. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường17 của các nhà máy và KCN. Đây là cơ sở để áp dụng các hình thức thưởng, phạt một cách công bằng và khuyến khích các DN thực hiện một cách nghiêm túc chính sách môi trường đã đề ra. Xây dựng các mô hình KCN tập trung : Trên cơ sở điều kiện địa hình, kinh tế – xã hội, nhu cầu phát triển CN và BVMT, việc xây dựng các mô hình KCN tập trung thích hợp cho từng khu vực được thực hiện với phương châm giảm thiểu các tác động đến chất lượng cuộc sống và môi trường đồng thời mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho địa phương. Dựa trên cơ sở khoa học đã xây dựng, việc nghiên cứu điển hình về khả năng ứng dụng mô hình KCNST đã được thực hiện tại KCN Sài Đồng B (Hà Nội). Kết quả của nghiên cứu điển hình này góp phần làm tăng tính thuyết phục của phương pháp luận xây dựng mô hình KCNST.  Phương pháp nghiên cứu Ứng với mỗi nội dung nghiên cứu có những phương pháp nghiên cứu cụ thể : Phương pháp phân tích và tổng hợp là phương pháp được sử dụng rộng rãi, thường xuyên trong quá trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp so sánh là phương pháp được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khoa học khác nhau. Khi áp dụng phương pháp này trong đề tài nghiên cứu cần phải thu thập thông tin về những vấn đề liên quan đến QLMT KCN hiện nay ở khu vực và những qui định hiện có của Nhà nước về QLMT KCN, từ đó phát hiện những điểm giống và khác nhau, những mặt mạnh và yếu và những qui định, qui trình, tiêu chuẩn được các đối tượng chấp nhận. Ngoài ra có thể tham khảo thêm những qui định và xu hướng QLMT của các nước trên thế giới để điều chỉnh phù hợp với Việt Nam. Phương pháp điều tra xã hội học để nắm thông tin thể hiện những quan niệm và những phản ảnh về các vấn đề môi trường khác nhau mà đề tài đặt ra, đặc biệt là ý kiến của các đối tượng liên quan, ví dụ : các nhà đầu tư CN, các nhà quản lý KCN, các nhà QLMT, các nhà nghiên cứu v…v… Phương pháp thống kê dùng để phân tích và xử lý số liệu. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế theo biểu mẫu thống nhất. Phương pháp chuyên gia: để lấy ý kiến chuyên gia v…v...
  • 18. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường18 Phương pháp nghiên cứu ứng với từng nội dung được trình bày tóm tắt như sau : Đánh giá hiện trạng QLMT các KCN của Vùng KTTĐ Bắc bộ nói riêng và Việt Nam nói chung: Thống kê, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan tới sự phát triển của KCN và Việt Nam, hiện trạng ô nhiễm và QLMT KCN ở Vùng KTTĐ Bắc bộ từ các báo cáo khoa học, các văn bản, tài liệu của KCN và các cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu ... Khảo sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, nhu cầu nguyên nhiên liệu, các vấn đề môi trường, … Phân tích ưu điểm và những tồn tại cần nghiên cứu tiếp - tổng hợp và đánh giá. Các công cụ quản lý và văn bản pháp lý về quản lý chất lượng môi trường của các KCN được tham khảo từ các Báo cáo, đề tài nghiên cứu… và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia trong lĩnh vực này. Việc đánh giá chất lượng môi trường của các KCN trên được thực hiện chủ yếu dựa trên các Báo cáo kết quả quan trắc, Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra môi trường KCN, báo cáo từ các BQL các KCN, Sở TN&MT địa phương, Tổng cục Môi trường. Các văn bản pháp lý liên quan đến QLMT và QLMT các KCN Việt Nam được thu thập từ các cơ quan có chức năng như các Bộ TN&MT, Tổng cục Môi trường, Sở TN&MT, Ban quản lý các KCN.... Mức độ áp dụng các văn bản này sẽ được đánh giá từ phản ánh của các nhà quản lý và các bộ phận thực hiện công tác môi trường tại cơ sở sản xuất. Sự phản hồi các đánh giá ban đầu sẽ có giá trị hơn thông qua trao đổi, thảo luận giữa nhóm nghiên cứu và các nhà làm công tác quản lý. Ý kiến của các nhà quản lý sẽ rất có ích cho việc xây dựng hệ thống QLMT cho các KCN sau này. Tìm hiểu hệ thống quản lý môi trường KCN trên Thế giới: Mỗi mô hình KCN có những đặc trưng riêng, do đó hệ thống QLMT áp dụng cho những KCN này cũng có những đặc thù riêng. Các thông tin liên quan đến loại hình KCN và hệ thống QLMT KCN của các nước được thu thập thông qua các tạp chí khoa học quốc tế, báo cáo khoa học và sách đã được xuất bản. Các dạng mô hình KCN khác nhau và hệ thống QLMT đối với những mô hình KCN này từ những nước đang được tham khảo để phát triển, học tập những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm và rút ra bài học cho Việt Nam. Xây dựng mô hình các hệ thống QLMT cho KCN: Với những mô hình KCN tập trung đã thiết lập, sẽ xây dựng các mô hình hệ QLMT thích hợp cho từng loại KCN ở hai cấp quản lý chính : (1) Quản lý cấp cơ sở sản xuất và (2) Quản lý cấp KCN. Với
  • 19. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường19 mỗi cấp quản lý cần thể hiện vai trò của các cơ quan - bộ phận chức năng tham gia QLMT của từng cơ sở sản xuất cũng như của KCN. Phương pháp chuyên gia, phân tích - tổng hợp và dựa vào các tính chất đặc trưng của KCNST và điều kiện thực tế tại Việt Nam được sử dụng để đề xuất hệ thống tiêu chí chuyển đổi các KCN đa ngành đang hoạt động sang mô hình KCNST trong điều kiện Việt Nam.
  • 20. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường20 Chương 1 – TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CÁC KCN VIỆT NAM Cùng với việc thu thập, tổng hợp thông tin từ các Báo cáo, Đề tài nghiên cứu về vấn đề môi trường các KCN ở Việt Nam, tác giả Luận văn đã tiến hành điều tra thực tế thông qua việc đi khảo sát và phát phiếu điều tra thu thập thông tin đối với 35 KCN trên địa bàn các tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc bộ. Kết quả thu được 27 KCN có thông tin thu thập được về hiện trạng hoạt động, nguồn thải (nước thải, chất thải rắn) và tổ chức quản lý môi trường của KCN. Dưới đây, sẽ là một số tổng hợp, đánh giá về tình hình phát triển và hiện trạng môi trường các KCN ở Việt Nam nói chung và số liệu cụ thể đối với các KCN thuộc vùng KTTĐ Bắc bộ nói riêng. 1.1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển các KCN của Việt Nam Tính từ năm 1991 đến hết tháng 12/2008, trải qua 18 năm xây dựng và phát triển, Việt Nam đã thành lập được 223 KCN với tổng diện tích tự nhiên đạt 57.264 ha, phân bố trên 56/63 Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, diện tích đất sử dụng cho phát triển công nghiệp có thể cho thuê theo quy hoạch đạt gần 40.000 ha, chiếm khoảng 65% diện tích đất quy hoạch các KCN. 1 12 65 131 179 139 223 57.264 29.392 300 2.360 11.964 26.986 42.986 0 50 100 150 200 250 1991 1995 2000 2005 2006 2007 2008 Số lượng KCN (khu) Diện tích KCN (ha) 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 Số lượng KCN Diện tích KCN Biểu đồ 1.1. Tình hình phát triển KCN giai đoạn 1991 - 2008 Nguồn: [7] Trong số 223 KCN hiện nay của cả nước, có 171 KCN đã đi vào hoạt động, 52 KCN đang trong quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chủ yếu là các KCN mới thành
  • 21. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường21 lập trong những năm gần đây. Tính chung cho toàn bộ các KCN cả nước thì tỷ lệ lấp đầy chỉ đạt 46% với 17.107 ha đất công nghiệp đã cho thuê. Năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với KCN, KCX và KKT, trong đó quy định thống nhất hoạt động của KCN trên các lĩnh vực theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý cho Ban quản lý các KCN. Nghị định đã góp phần đổi mới sâu sắc về thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh cùng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Công tác quản lý Nhà nước về KCN cũng như bản thân hoạt động của các KCN đã có những điều chỉnh về cơ cấu tổ chức, năng lực, chương trình hoạt động để thích nghi với điều kiện mới. Tuy nhiên, quá trình phát triển KCN cũng đã nảy sinh một số vấn đề như sự gia tăng về số lượng không tỷ lệ thuận với tỷ lệ lấp đầy KCN. Qua khảo sát ở một số KCN, cho thấy, các KCN do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thuận tiện, nhưng tốc độ lấp đầy chậm, không thu hút được các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi suất đầu tư cao, cho nên các doanh nghiệp Việt Nam với tài chính có hạn rất khó thuê ở các KCN này. Các KCN do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập và hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì có tốc độ lấp đầy nhanh nhưng không thể thành lập nhiều do ngân sách địa phương hạn hẹp. Các KCN khác cho các doanh nghiệp sản xuất thuê đất trước khi xây dựng hạ tầng kỹ thuật nên suất đầu tư thấp, có tốc độ triển khai xây dựng và lấp đầy nhanh nhưng lại gặp khó khăn trong quản lý môi trường, hệ thống hạ tầng kỹ thuật không đồng bộ. Số liệu về số lượng KCN thành lập mới và mở rộng năm 2008 cũng như những năm trước cho thấy, mặc dù sự phân bố KCN đã được điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện cho một số địa bàn đặc biệt khó khăn ở Trung du miền núi phía Bắc (Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Kạn...), Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), Tây Nam Bộ (Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng…) nhằm phát triển công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, song các KCN vẫn tập trung ở 23 tỉnh, thành phố thuộc 4 vùng KTTĐ (vùng KTTĐ Bắc bộ, vùng KTTĐ miền Trung, vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ vùng ĐBSCL). Đến cuối tháng 12/2008, với 167 KCN, tổng diện tích đất tự nhiên đạt 46.825 ha, các KCN thuộc 4 vùng KTTĐ chiếm
  • 22. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường22 tới 74,9 % tổng số KCN và 81,8 % tổng diện tích đất tự nhiên các KCN cả nước [7]. Đồng Nai và Bình Dương là những địa phương có số lượng KCN lớn nhất trong cả nước. Vùng KTTĐ Bắc bộ có 49 KCN với diện tích khoảng 10.114 ha, chiếm khoảng 22% tổng số KCN trên toàn quốc [2]. Ngày 21/8/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1107/2006/QĐ-TTg [4] phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Quy hoạch đã xác định sẽ hình thành hệ thống các KCN chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các KCN có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp. Kế hoạch đến năm 2015 - Đầu tư đồng bộ để hoàn thiện các KCN hiện có, thành lập mới một cách có chọn lọc các KCN với tổng diện tích tăng thêm khoảng 20.000 - 25.000 ha; nâng tổng diện tích các KCN đến năm 2015 khoảng 65.000 - 70.000 ha. Phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy các KCN bình quân trên toàn quốc khoảng trên 60%. - Xây dựng các công trình xử lý chất thải công nghiệp tập trung quy mô lớn ở những khu vực tập trung các KCN tại các vùng KTTĐ. - Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào các KCN, phấn đấu thu hút thêm khoảng 6.500 - 6.800 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng trên 36 - 39 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện khoảng 50%. Định hướng đến năm 2020 - Quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý diện tích đất dự trữ cho xây dựng KCN. - Hoàn thiện về cơ bản mạng lưới KCN trên toàn lãnh thổ với tổng diện tích các KCN đạt khoảng 80.000 ha vào năm 2020. - Quản lý, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các KCN đã được thành lập theo hướng đồng bộ hoá.
  • 23. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường23 31 14 5 19 25 10 5 1 16 23 23 17 0 5 10 15 20 25 30 35 Đồng bằng sông Hồng Trung du miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Số KCN (khu) Số lượng KCN ưu tiên thành lập mới theo quy hoạch Số lượng KCN đã thành lập mới giai đoạn 2006-2008 Biểu đồ 1.2. Số KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới giai đoạn 2006 - 2015 theo vùng kinh tế và so sánh với số KCN đã thành lập giai đoạn 2006 – 2008 Nguồn: [1] Trong giai đoạn 2006-2008, các KCN được thành lập mới vẫn chủ yếu tập trung ở vùng ĐBSH, Đông Nam Bộ và ĐBSCL (Biểu đồ 1.2). Trung du miền núi phía Bắc trong giai đoạn này cũng có số lượng KCN thành lập mới khá nhiều đã đáp ứng yêu cầu phát triển các KCN tại vùng có điều kiện khó khăn. Tuy nhiên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung cùng với Tây Nguyên vẫn là hai vùng có số lượng KCN thành lập mới không nhiều. Điều này đã bộc lộ rõ sự phát triển KCN không cân đối giữa các vùng, miền trên cả nước. Theo các báo cáo thống kê cho thấy, các chỉ tiêu về phát triển KCN như tăng số lượng và diện tích KCN đều đạt và vượt kế hoạch. Tuy nhiên, chỉ tiêu liên quan đến công tác BVMT đó là 70% các KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn thì còn xa so với con số thực tế (đến cuối năm 2009 mới có 43,3 % các KCN đã đi vào hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung, nhiều công trình trong số đó còn chưa xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn). Điều này đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng của chính các KCN, sự quản lý sát sao và sự hỗ trợ của các cấp để có thể đạt được chỉ tiêu này. 1.2. Tổng quan về hiện trạng môi trường các KCN 1.2.1. Nước thải Thành phần nước thải các KCN phụ thuộc vào ngành nghề của các cơ sở sản xuất trong KCN (Bảng 1.1).
  • 24. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường24 Bảng 1.1. Đặc trưng về thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp (trước xử lý) Ngành công nghiệp Chất ô nhiễm chính Chất ô nhiễm phụ Chế biến đồ hộp, thủy sản, rau quả, đông lạnh BOD, COD, pH, SS Màu, tổng P, N tổng Chế biến nước uống có cồn, bia, rượu BOD, pH, SS, N, P TDS, màu, độ đục Chế biến thịt BOD, pH, SS, độ đục NH4 + , P, màu Sản xuất bột ngọt BOD, SS, pH, NH4 Độ đục, NO3 - , PO4 3- Cơ khí COD, dầu mỡ, SS, CN- , Cr, Ni SS, Zn, Pb, Cd Thuộc da BOD5, COD, SS, Cr, NH4 + , dầu mỡ, phenol, sunfua N, P, tổng Coliform Dệt nhuộm SS, BOD, kim loại nặng, dầu mỡ Màu, độ đục Phân hóa học pH, độ axít, F, kim loại nặng Màu, SS, dầu mỡ, N, P Sản xuất phân hóa học NH4 + , NO3 - , urê pH, hợp chất hữu cơ Sản xuất hóa chất hữu cơ, vô cơ pH, tổng chất rắn, SS, Cl- , SO4 2- , pH COD, phenol, F, Silicat, kim loại nặng Sản xuất giấy SS, BOD, COD, phenol, lignin, tanin pH, độ đục, độ màu Nguồn: [10] Thành phần nước thải của các KCN chủ yếu bao gồm các chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ (thể hiện qua hàm lượng BOD, COD), các chất dinh dưỡng (biểu hiện bằng hàm lượng tổng Nitơ và tổng Phốtpho) và kim loại nặng (Bảng 1.2). Bảng 1.2. Ước tính tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ các KCN thuộc các tỉnh của vùng KTTĐ Bắc bộ năm 2009 Tổng lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày) TT Địa phương Lượng nước thải (m3 /ngày) TSS BOD COD Tổng N Tổng P 1 Hà Nội 36.577 8.047 5.011 11.668 2.122 2.926 2 Hải Phòng 14.026 3.086 1.922 4.474 814 1.122
  • 25. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường25 Tổng lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày) TT Địa phương Lượng nước thải (m3 /ngày) TSS BOD COD Tổng N Tổng P 3 Quảng Ninh 8.050 1.771 1.103 2.568 467 644 4 Hải Dương 23.806 5.237 3.261 7.594 1.381 1.904 5 Hưng Yên 12.350 2.717 1.692 3.940 716 988 6 Vĩnh Phúc 21.300 4.686 2.918 6.795 1.235 1.704 7 Bắc Ninh 38.946 8.568 5.336 12.424 2.259 3.116 Tổng lượng: 155.055 34.112 21.243 49.463 8.993 12.404 Nguồn: [1]. Chất lượng nước thải đầu ra của các KCN phụ thuộc rất nhiều vào việc nước thải có được xử lý hay không. Hiện nay, tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm khoảng 43%, rất nhiều các KCN đã đi vào hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hạng mục này. Nhiều KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng tỷ lệ đấu nối của các doanh nghiệp trong KCN còn thấp. Nhiều nơi doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ nhưng không vận hành hoặc vận hành không hiệu quả. Thực trạng trên đã dẫn đến việc phần lớn nước thải của các KCN khi xả thải ra môi trường đều có các thông số ô nhiễm cao hơn nhiều lần so với QCVN. Nước thải từ các KCN đã góp phần làm cho tình trạng ô nhiễm tại các sông, hồ, kênh, rạch trở nên trầm trọng hơn. Những nơi tiếp nhận nước thải của các KCN đã bị ô nhiễm nặng nề, nhiều chỉ tiêu như BOD5, COD, NH4 + , tổng N, tổng P đều cao hơn QCVN nhiều lần (Biểu đồ 1.3).
  • 26. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường26 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 S.Đuống-HNS. Cà Lồ- cầu Gia Tân, HN Sông Lạch Tray - HP Mương thoát nước KCN Nomura,HP S.Sinh - QN S.Cầu - BN S.Ngũ Huyện khê - BN Mương tại KCN Tiên Sơn - BN S.Sặt-Hải Dương S.Cà Lồ- P.Yên,VPhúc S.Bần- Hưng Yên S.Nhuệ Vạn Phúc,HN mg/l Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 QCVN 08:2008 (B1) QCVN 08:2008(A1) Biểu đồ 1.3. Diễn biến COD trên các sông vùng KTTĐ Bắc bộ qua các năm Nguồn: [11]. 1.2.2. Khí thải Theo số liệu báo cáo của các địa phương và khảo sát thực tế thì hiện nay nhiều cơ sở sản xuất trong các KCN đã lắp đặt hệ thống xử lý ô nhiễm khí trước khi xả thải ra môi trường, mặt khác do diện tích xây dựng nhà xưởng tương đối rộng, nằm trong KCN, phần nhiều tách biệt với khu dân cư nên tình trạng khiếu kiện về gây ô nhiễm môi trường do khí thải tại các KCN chưa bức xúc như đối với vấn đề nước thải và chất thải rắn. Các khí thải ô nhiễm phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu do hai nguồn: quá trình đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho hoạt động sản xuất (nguồn điểm) và sự rò rỉ chất ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất (nguồn diện). Tuy nhiên, hiện nay, các cơ sở sản xuất chủ yếu mới chỉ khống chế được các khí thải từ nguồn điểm. Ô nhiễm không khí do nguồn diện và tác động gián tiếp từ khí thải, hầu như vẫn không được kiểm soát, lan truyền ra ngoài khu vực sản xuất, có thể gây tác động đến sức khoẻ người dân sống gần khu vực bị ảnh hưởng. Mỗi ngành sản xuất phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí đặc trưng theo từng loại hình công nghệ. Rất khó xác định tất cả các loại khí gây ô nhiễm, nhưng có thể phân loại theo từng nhóm ngành sản xuất chính tại các KCN như Bảng 1.3.
  • 27. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường27 Bảng 1.3. Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm Loại hình sản xuất công nghiệp Thành phần khí thải Tất cả các ngành có lò hơi, lò sấy hay máy phát điện đốt nhiên liệu nhằm cung cấp hơi, điện, nhiệt cho quá trình sản xuất Bụi, CO, SO2, NO2, CO2, VOCs, muội khói,… Nhóm ngành may mặc: phát sinh từ công đoạn cắt may, giặt tẩy, sấy Bụi, Clo, SO2 Nhóm ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống Bụi, H2S Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ kim loại Bụi kim loại đặc thù, bụi Pb trong công đoạn hàn chì, hơi hóa chất đặc thù, hơi dung môi hữu cơ đặc thù, SO2, NO2 Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm nhựa, cao su SO2, hơi hữu cơ, dung môi cồn,… Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, dinh dưỡng động vật Bụi, H2S, CH4, NH3 Chế biến thủy sản đông lạnh Bụi, NH3, H2S Nhóm ngành sản xuất hóa chất như: Bụi, H2S, NH3, hơi hữu cơ, bụi, hơi hóa chất đặc thù,… như: - Ngành sản xuất sơn hoặc có sử dụng sơn - Dung môi hữu cơ bay hơi, bụi sơn - Ngành cơ khí (công đoạn làm sạch bề mặt kim loại) - Hơi axit - Ngành sản xuất hóa nông dược, hóa chất bảo vệ thực vật, sản xuất phân bón - H2S, NH3, lân hữu cơ, clo hữu cơ Các phương tiện vận tải ra vào các công ty trong các khu công nghiệp. Khí SO2, CO, NO2, VOCs, bụi,… Nguồn: [7] Theo đánh giá của Báo cáo môi trường quốc gia năm 2009, Vùng KTTĐ Bắc bộ là nơi có phát thải chất ô nhiễm môi trường không khí lớn thứ hai trên cả nước.
  • 28. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường28 Bảng 1.4. Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các KCN thuộc các tỉnh của vùng KTTĐ Bắc bộ năm 2009 Thải lượng (kg/ngày) TT Địa phương Bụi NO2 CO SO2 1 Hà Nội 5.231 9.817 1.514 93.857 2 Hải Phòng 2.006 3.765 581 35.991 3 Quảng Ninh 1.151 2.161 333 20.656 4 Hải Dương 3.404 6.390 986 61.086 5 Hưng Yên 1.766 3.315 511 31.690 6 Vĩnh Phúc 3.046 5.717 882 54.656 7 Bắc Ninh 5.569 10.453 1.612 99.935 Tổng lượng: 22.173 41.617 6.419 397.872 Nguồn: [1] Hiện nay, vấn đề ô nhiễm không khí chủ yếu do hoạt động của các nhà máy thuộc các KCN cũ, vận hành với công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài, vì vậy hầu hết các thông số quan trắc như bụi, CO và SO2 không đạt QCVN. Các KCN mới với các cơ sở có đầu tư công nghệ hiện đại và hệ thống quản lý tốt thường có hệ thống xử lý khí thải trước khi xả ra môi trường nên thường ít gặp các vấn đề về ô nhiễm không khí hơn. Tình trạng ô nhiễm bụi ở các KCN vùng KTTĐ Bắc bộ diễn ra khá phổ biến, đặc biệt vào mùa khô và đối với các KCN đang trong quá trình xây dựng. Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh của các KCN qua các năm đều vượt QCVN.
  • 29. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường29 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 Nội Bài - Hà Nội Bắc Thăng Long - Hà Nội Nomura -Hải Phòng Cái Lân - Quảng Ninh Tiên Sơn - Bắc Ninh Quế Võ - Bắc Ninh Bình Xuyên - Vĩnh Phúc Đại An - Hải Dương Nam Sách - Hải Dương Phố Nối A - Hưng Yên 2006 2007 2008 QCVN 05:2009 Biểu đồ 1.4. Hàm lượng bụi lơ lửng (mg/m3 ) trong không khí xung quanh một số khu công nghiệp miền Bắc từ năm 2006 - 2008 Nguồn: [12]. Theo đánh giá chung về nồng độ khí CO, SO2 và NO2 trong không khí xung quanh các KCN hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép. Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm không khí bên trong cơ sở sản xuất của các KCN đang là vấn đề cần quan tâm. Một số loại hình sản xuất trong các KCN (như chế biến thuỷ sản, sản xuất hoá chất…) đang gây ô nhiễm không khí tại chính các cơ sở sản xuất và tác động không nhỏ đến sức khoẻ của người lao động bên trong và dân cư gần các cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, không có số liệu để đánh giá chính xác vấn đề này do hiện nay chưa có đơn vị có thẩm quyền nào tiến hành quan trắc chất lượng môi trường không khí trong khu vực sản xuất của các KCN. Vấn đề này chưa được quy định trong các văn bản pháp quy về quản lý môi trường. 1.2.3. Chất thải rắn Hoạt động sản xuất tại các KCN đã phát sinh một lượng không nhỏ chất thải rắn và chất thải nguy hại. Thành phần, khối lượng chất thải rắn phát sinh tại mỗi KCN tùy thuộc vào loại hình công nghiệp đầu tư, quy mô đầu tư và công suất của các cơ sở công nghiệp trong KCN. Thêm vào đó, thành phần chất thải rắn của các KCN còn thay đổi theo giai đoạn phát triển của KCN. Trong giai đoạn xây dựng KCN, chất thải rắn chủ yếu là phế thải xây dựng. Thành phần chính là đất, đá, gạch, xi măng, sắt thép hư hỏng, bao bì và phế thải xây dựng. Thực tế ở các KCN Việt Nam hiện nay, tỷ lệ các KCN đã lấp đầy
  • 30. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường30 100% rất ít nên lượng chất thải xây dựng vẫn thường xuyên phát sinh và được thu gom lẫn với chất thải công nghiệp. Tổng lượng chất thải rắn trung bình của cả nước đã tăng từ 25.000 tấn/ngày (năm 1999) lên khoảng 30.000 tấn/ngày (năm 2005), trong đó lượng chất thải rắn từ hoạt động công nghiệp cũng có xu hướng gia tăng, phần lớn tập trung tại các KCN ở vùng KTTĐ Bắc bộ và vùng KTTĐ phía Nam. Trong những năm gần đây, cùng với sự mở rộng của các KCN, lượng chất thải rắn từ các KCN đã tăng đáng kể, trong đó, lượng chất thải rắn nguy hại gia tăng với mức độ khá cao. Tổng lượng chất thải nguy hại do Công ty Môi trường đô thị URENCO Hà Nội thu gom trong 1 tháng (của năm 2009) là khoảng 2.700 tấn/tháng, trong đó số lượng chất thải nguy hại có nguồn gốc từ các hoạt động sản xuất công nghiệp (dầu thải, dung môi, bùn thải, dung dịch tẩy rửa, bao bì hóa chất, giẻ dầu, pin, acquy, thùng phi... ) đã là 2.100 tấn/tháng. Điều đó chứng tỏ tỷ lệ chất thải nguy hại phát sinh từ sản xuất công nghiệp (các ngành điện tử, sản xuất hóa chất, lắp ráp thiết bị cao cấp...) cao hơn nhiều so với các ngành, lĩnh vực khác. Bảng 1.5. Ước tính lượng chất thải nguy hại phát sinh theo ngành sản xuất và theo số lượng công nhân trong ngành sản xuất (kg/người/năm) Lĩnh vực Rác thải Thực phẩm Dêt, da giầy Gỗ và chế biến gỗ Giấy & in ấn Hóa chất & hóa dầu Phi kim loại Kim loại cơ bản Sản phẩm kim loại Thiết bị vận tải Chất thải xử lý bề mặt 0,2 0,2 0,3 0,3 0,3 0,2 0,1 40 10 Acid 0,3 1 0,1 1 50,2 5,1 401,7 50 99,9 Kiềm 100 1,4 3 6 200,6 50,2 100,4 50 10 Chất thải vô cơ 2 3,4 4 10 40,1 80,3 40,2 8 6 Chất thải phản ứng 0 0 0 4 8 0 2 2 2 Sơn/nhựa 0 8,6 20 20 20,1 10 0 20 10 Dung môi 2 2,3 2 5 7 0,1 1 5 3 Chất thối rữa 200 5 1 5 10 0 0 0 1
  • 31. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường31 Lĩnh vực Rác thải Thực phẩm Dêt, da giầy Gỗ và chế biến gỗ Giấy & in ấn Hóa chất & hóa dầu Phi kim loại Kim loại cơ bản Sản phẩm kim loại Thiết bị vận tải Giẻ vải 0 69,2 0 0 10 0 0 0 0 Dầu/chất thải dính dầu 10 38,2 10 10 80,2 10 60,2 30 59,9 Bao bì bẩn 2 1,3 2 2 20,1 1 2 3 2 Chất thải trơ 10 17,3 20 50,1 200,6 401,8 200,9 40 30 Hóa chất hữu cơ 0,2 0,1 0,1 0,2 2 0 0 0 0 Hóa chất thuốc trừ sâu 0 0 0,1 0,1 10 0 0 0,1 0,2 Nguồn: [13] Theo quy hoạch được duyệt, tất cả các KCN phải có khu vực phân loại và trung chuyển chất thải rắn, tuy nhiên, rất ít KCN triển khai hạng mục này. Điều này đã khiến cho công tác quản lý chất thải rắn ở các KCN gặp không ít khó khăn. Do hầu hết các KCN chưa có điểm tập trung thu gom chất thải rắn nên các doanh nghiệp trong KCN thường ký hợp đồng với các Công ty môi trường đô thị tại địa phương, hoặc một số doanh nghiệp có giấy phép hành nghề để thu gom và xử lý chất thải rắn. Việc đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cũng do các doanh nghiệp chủ động đăng ký với Sở TN&MT cấp tỉnh. Hiện nay, chất thải nguy hại tại các KCN chưa được quản lý chặt chẽ do các quy định liên quan chưa cụ thể. Nhiều cơ sở chưa tiến hành phân loại, không có kho lưu giữ tạm thời theo quy định và chỉ một phần chất thải nguy hại được các đơn vị có chức năng xử lý. Rất nhiều chất thải nguy hại được chôn lẫn với rác thải sinh hoạt, thậm chí đổ ngay tại nhà máy, gây ô nhiễm môi trường. 1.3. Tổng quan hiện trạng quản lý môi trường trong các KCN 1.3.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT KCN Rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành quy định nội dung quản lý môi trường KCN. Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 về ban hành quy chế KCN,
  • 32. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường32 KCX, khu công nghệ cao là văn bản đầu tiên tạo cơ sở điều chỉnh các hoạt động của KCN như cấp phép đầu tư, thành lập BQL, cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương. Nghị định 36/CP cho phép thành lập BQL các KCN, KCX được nhìn nhận như là đại diện được uỷ quyền của Bộ, ngành và địa phương để quản lý KCN. Quyết định số 62/QĐ-BKHCNMT ngày 09/8/2002 của Bộ KH&CNMT về ban hành quy chế bảo vệ môi trường KCN đã đề cập đến các quy định về ĐTM, cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường, thu gom và xử lý nước thải tập trung, trách nhiệm của các bên quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Quyết định này đã góp phần nâng cao nhận thức doanh nghiệp và thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường tại các KCN. Tuy nhiên, Quyết định 62/QĐ-BKHCNMT vẫn còn một số vấn đề hạn chế như chưa nhất quán trong các quy định và nội dung của quản lý tập trung, chưa coi KCN như một thực thể độc lập có tổ chức, chưa có những quy định gắn với tổ chức, hỗ trợ cho hoạt động của tổ chức, các quy định chưa sát với việc triển khai thực tế (Khung 1.1) . Khung 1.1. Một số hạn chế của Quyết định số 62/QĐ-BKHCNMT Tại nhiều KCN, doanh nghiệp dựa vào lý do công nghệ xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, tự thoả thuận với cơ quan quản lý để đấu nối riêng mà không kết nối chung vào hệ thống thu gom của KCN. Hậu quả là một KCN có nhiều đầu ra nước thải, không thể kiểm soát được và không dễ khắc phục khi chuyển đổi sang quản lý tập trung. Thực tế đã cho thấy không đảm bảo rằng công nghệ xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường được duy trì liên tục trong thời gian dài, và doanh nghiệp không gian dối trong việc xả thẳng nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, như trường hợp VEDAN đã bị phát hiện. Kết nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung chính là một cách giám sát rất hiệu quả nhưng đã không trở thành quy định bắt buộc trong Quyết định này. Nguồn: [5] Nghị định 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP và tiếp đến là Nghị định 29/2008/NĐ-CP về KCN, KCX và khu kinh tế đã quy định BQL các KCN, KCX và KKT có nhiệm vụ và quyền tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của UBND cấp tỉnh trong KCN, KKT. Thực hiện Nghị định 21/2008/NĐ-CP và Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ, nhiều địa phương đã uỷ quyền một phần chức năng quản lý môi trường KCN từ Sở
  • 33. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường33 TN&MT sang cho BQL các KCN. Tuy nhiên, diễn biến quá trình này đã phát sinh rất nhiều vấn đề. BQL chưa thực sự triển khai được chức năng quyền hạn mới; bộ máy tổ chức chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số BQL các KCN còn chưa có bộ phân chuyên trách về môi trường; bộ máy nhân sự, kinh phí không được quy định rõ trong các văn bản. Nhìn chung, hiện chưa có sự thống nhất giữa các văn bản quy định về quản lý môi trường đối với các KCN. Đến nay hầu hết các văn bản liên quan đến KCN đều tập trung vào những vấn đề cải thiện môi trường đầu tư, còn hành lang pháp lý về QLMT KCN rất chậm được ban hành. Tại một số địa phương, vấn đề bảo vệ môi trường KCN chưa được quan tâm đúng mức, nhiều vi phạm môi trường diễn ra liên tục, nhiều năm nhưng không được xử lý cương quyết. Thực tiễn đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần điều chỉnh, cụ thể hơn trong các quy định quản lý môi trường KCN. Ngày 15/7/2009, Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư 08/2009/TT-BTNMT quy định quản lý và bảo vệ môi trường KKT, khu công nghệ cao, KCN và CCN, thay thế cho Quy chế bảo vệ môi trường KCN ban hành theo Quyết định 62/QĐ-BKHCNMT và khắc phục các tồn tại đã nêu. 1.3.2. Hệ thống quản lý môi trường KCN Theo Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, liên quan đến quản lý môi trường KCN có các đơn vị sau: Bộ TN&MT (đối với các KCN và các dự án trong KCN có quy mô lớn); UBND tỉnh (đối với KCN và các dự án trong KCN có quy mô thuộc thẩm quyền phê duyệt của tỉnh), UBND huyện (đối với một số dự án quy mô nhỏ) và một số Bộ, ngành khác (đối với một số dự án có tính đặc thù). Bên cạnh đó, liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý môi trường của các KCN còn có: BQL các KCN; chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN.
  • 34. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường34 Hình 1.1. Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường KCN Thông tư 08/2009/TT-BTNMT [5] của Bộ TN&MT tập trung vào việc quy định trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị và các vấn đề liên quan đến quản lý và bảo vệ môi trường của các KCN, trong đó đặc biệt nâng cao trách nhiệm của BQL các KCN. Theo đó, BQL các KCN chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý công tác bảo vệ môi trường tại KCN theo sự ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 4, khoản 1). Để thực hiện nhiệm vụ này, BQL các KCN phải có tổ chức chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về Bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. BQL các KCN thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường KCN theo uỷ quyền như tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM; chủ trì hoặc phối hợp thực hiện giám sát, kiểm tra các vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại KCN; phối hợp với Bộ TN&MT, Sở TN&MT thực hiện việc thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường trong KCN. Sở TN&MT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường, chủ trì công tác thanh tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và các nội dung của
  • 35. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường35 Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM theo thẩm quyền; chủ trì hoặc phối hợp với BQL các KCN tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong KCN; phối hợp giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường KCN... Công ty Phát triển hạ tầng KCN có chức năng xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng KCN; quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, các công trình thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn theo đúng kỹ thuật; theo dõi, giám sát hoạt động xả thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đổ vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN. Thông tư 08/2009/TT-BTNMT đã tạo ra một bước tiến so với Quyết định 62/QĐ-BKHCNMT trong vấn đề giao trách nhiệm cho các đối tượng có liên quan trong quản lý môi trường KCN. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề mà Thông tư 08 chưa quy định rõ ràng cũng như giải quyết triệt để được những hạn chế còn tồn tại. Tồn tại lớn nhất trong vấn đề quản lý môi trường KCN đó là BQL các KCN chưa đủ điều kiện thực hiện chức năng đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm chính quản lý môi trường KCN, hệ thống quản lý môi trường KCN thiếu chủ thể quản lý thực sự chịu trách nhiệm và giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh. Việc phân cấp không rõ ràng giữa Sở TN&MT và BQL các KCN đã dẫn đến việc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm giữa các đơn vị. Theo phân cấp, Sở TN&MT đóng vai trò là cơ quan quản lý, ban hành các quy định, còn BQL chịu trách nhiệm thực hiện, đảm bảo chất thải đầu ra của KCN đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, hiện nay Sở TN&MT vẫn đang giữ vai trò của đơn vị thực hiện. Đó là các chức năng về thẩm định và phê duyệt Báo cáo ĐTM của doanh nghiệp trong KCN, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện các quy định của Luật BVMT trong KCN như xử lý nội bộ doanh nghiệp, kết nối hệ thống, bao gồm cả việc quản lý các bên liên quan trong xử lý chất thải KCN. Tại nhiều địa phương, BQL các KCN chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về KCN, chưa bao gồm quản lý môi trường KCN. để BQL các KCN có thể có được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ thì cần có sự uỷ quyền của UBND tỉnh, UBND huyện, trong một số trường hợp còn cần sự ủy quyền của Bộ TN&MT và các bộ ngành khác [6]. Theo Thông tư 08/2009/TT-BTNMT, BQL các KCN chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý công tác BVMT. Tuy nhiên, hiện nay năng lực của BQL các KCN tại nhiều địa
  • 36. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường36 phương chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số BQL các KCN còn chưa có bộ phận chuyên trách về môi trường; bộ máy, nhân sự và kinh phí hoạt động không được quy định rõ trong các văn bản. Vấn đề trách nhiệm của các bên về BVMT bên trong KCN còn nhiều bất cập. Hiện nay, doanh nghiệp trong KCN đang cùng lúc chịu sự quản lý của 3 đầu mối: BQL các KCN chủ yếu chịu trách nhiệm về cấp phép đầu tư và thẩm định báo cáo ĐTM, Sở TN&MT chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra môi trường, Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN được giao trách nhiệm giám sát hoạt động BVMT bên trong KCN, bao gồm các quan hệ mua bán cho thuê dịch vụ và các dịch vụ môi trường. Thực tế, quan hệ giữa doanh nghiệp với 3 đầu mối trên còn thiếu các quy định và chế tài cụ thể, dẫn đến việc lỏng lẻo trong việc bắt buộc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm BVMT, trong nhiều trường hợp, khi xảy ra tranh chấp hay sự cố môi trường liên quan, không rõ đầu mối để liên hệ hoặc hỗ trợ doanh nghiệp. Không chỉ vậy, Quy định quản lý môi trường nội bộ KCN chưa được phổ biến. Đây là công cụ quan trọng trong quá trình quản lý KCN, thể hiện tính đặc thù của từng KCN, phù hợp với cách thức và năng lực quản lý của từng KCN, của địa phương và loại hình doanh nghiệp tại chỗ. Việc thực hiện quản lý môi trường trong hàng rào KCN (quy định về các hoạt động bảo vệ môi trường trong KCN, trách nhiệm của các bên liên quan trong KCN, công cụ kiểm tra, giám sát và xử lý các hoạt động...) đều thông qua quy định này. Tuy nhiên, do tổ chức của BQL các KCN chưa hoàn thiện nên các quy định này chưa được phổ biến cũng như áp dụng hiệu quả. 1.3.3. Quy hoạch KCN gắn với bảo vệ môi trường Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 được ban hành kèm theo Quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu hình thành hệ thống các KCN chủ đạo có vai trò định hướng sự phát triển công nghiệp quốc gia. Các KCN có quy mô hợp lý tạo điều kiện phát triển công nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp. Quy hoạch KCN với cách thức tổ chức tốt chính là điều kiện để Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững (khai thác lợi thế tập trung các doanh nghiệp tạo ra các
  • 37. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường37 lợi thế trong việc sử dụng nguồn lực, tiết kiệm tài nguyên đất đai, nguyên liệu khoáng sản, năng lượng, xử lý chất thải...). Quy hoạch phát triển các KCN của từng địa phương phải phù hợp với quy hoạch tổng thể các KCN trên cả nước và quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch phát triển KT-XH vùng, miền, nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi địa phương để từ đó có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong việc đầu tư phát triển các KCN. Các KCN cần được quy hoạch xây dựng đồng bộ với các khu thương mại, đô thị, dịch vụ theo mô hình tổ hợp liên hoàn. Trong đó, phát triển KCN là trọng tâm, còn các khu vệ tinh khác về thương mại, dịch vụ, đô thị mới là hết sức quan trọng, có vai trò tác nhân thúc đẩy và đảm bảo sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái của các KCN tại địa phương. Mỗi KCN đều có quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đồng bộ về giao thông, cấp thoát nước… đặc biệt là các công trình bảo vệ môi trường và phân khu chức năng hợp lý, lựa chọn cơ cấu đầu tư trong các KCN theo hướng khuyến khích phát triển, thu hút các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, phát sinh ít chất thải. Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch phát triển các KCN hiện tại không tuân theo một quy hoạch thống nhất, một số nơi thiếu cơ sở khoa học (Khung 1.2). Hầu hết các địa phương đều có KCN riêng với các chức năng giống nhau, tạo ra sự cạnh tranh không cần thiết. Nhiều KCN đã giảm mức đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN bao gồm cả hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung. Việc lựa chọn địa điểm cho KCN thường không tuân thủ theo những quy định liên quan. Quá trình thiết kế và thực hiện các quy hoạch phát triển công nghiệp có nhiều đơn vị cùng tham gia, nhưng còn thiếu sự điều phối chung và chịu trách nhiệm đến cuối cùng. Khung 1.2. Một số điển hình của quy hoạch khu công nghiệp thiếu cơ sở khoa học Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những dẫn chứng của việc quy hoạch KCN theo kiểu phân tán, tạo thành vành đai công nghiệp bao vây tứ phía của thành phố. Hậu quả là khó giải quyết các vấn đề môi trường trong tương lai, hiệu quả kinh tế của các KCN lại không cao.
  • 38. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường38 Việc xây dựng quy hoạch KCN trên LVS Thị Vải đã không được thực hiện một cách khoa học, thiếu quan tâm đến vấn đề môi trường cho toàn lưu vực một cách tổng thể, là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gây ô nhiễm nghiêm trọng cho sông Thị Vải. Nguồn: Hội nghị quốc tế Môi trường ở Việt Nam và các biện pháp xử lý, Hà Nội, 26/10/2004 1.3.4. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong BVMT KCN Tại các KCN đã triển khai xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung tuy nhiên tỷ lệ còn thấp và hiệu quả chưa cao Theo quy định, Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN có trách nhiệm xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Thực tế hiện nay, công tác này chưa được thực hiện nghiêm túc tại nhiều KCN. Có tới 57% KCN đang hoạt động chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung (năm 2009). Trong 3 năm gần đây, mặc dù số KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung có tăng lên, nhưng xét trên tổng số KCN, tỷ lệ KCN có hệ thống này tăng lên không đáng kể. Một số KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng lại hoạt động không hiệu quả, hoặc hoạt động mang tính đối phó. Theo đánh giá sơ bộ thì chỉ 50% các hệ thống xử lý nước thải tập trung hiện tại là đạt tiêu chuẩn. Nhiều KCN hiện còn tìm cách kéo dài hoặc trì hoãn việc đầu tư cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường nói chung và hệ thống xử lý nước thải tập trung nói riêng (KCN Sài Đồng B, KCN Yên Phong 1, KCN Châu Sơn...). Tại các KCN đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cũng xuất hiện nhiều vấn đề dẫn đến việc vận hành hệ thống này không hiệu quả. Một số nơi, hệ thống không đáp ứng được tổng lượng nước thải mà các doanh nghiệp trong KCN thải ra, do thiết kế công suất không tương xứng hoặc do lượng xả thải của các doanh nghiệp vượt mức cam kết. Theo quy định, nước thải của các doanh nghiệp trong KCN đều phải xử lý sơ bộ đạt yêu cầu trước khi đổ vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhưng nhiều doanh nghiệp không tuân thủ việc xử lý nước thải cục bộ, gây khó khăn cho hệ thống xử lý nước thải tập trung. Một số KCN lại không có đủ nước thải để hệ thống hoạt động do nhiều doanh nghiệp trong KCN vẫn không chịu đấu nối nước thải vào hệ thống. Điển hình là KCN Phố Nối B (Hải Dương), chỉ có lượng nước thải khoảng 500 m3 /ngày, trong khi công suất xử lý của hệ thống là 10.800 m3 /ngày; KCN Việt Hương
  • 39. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường39 II, Bình Dương với tỷ lệ tương ứng là 300/2000; KCN Nomura, Hải Phòng với tỷ lệ tương ứng là 300/2500. Việc áp dụng sản xuất sạch hơn và công nghệ thân thiện môi trường tại các doanh nghiệp trong KCN còn chưa được chú trọng Ngày 06/5/2002 Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất sạch hơn (Giai đoạn 1: Triển khai sản xuất sạch hơn trong các cơ sở công nghiệp) ban hành kèm theo Quyết định số 1146/BKHCNMT-MTg của Bộ trưởng Bộ KHCN&MT). Áp dụng sản xuất sạch hơn trong các cơ sở sản xuất công nghiệp ở nước ta là giải pháp hiệu quả về kinh tế và BVMT. Đến nay đã có hàng trăm cơ sở công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn. Các cơ sở áp dụng sản xuất sạch hơn, tùy loại hình sản xuất, tình trạng thiết bị, quản lý đã giảm tiêu thụ nguyên liệu 5-15%, giảm tiêu thụ nước 5-35%, giảm tiêu thụ năng lượng 10-35%, giảm lượng nước thải 5-40%, giảm lượng khí thải 10-30%. Nếu tiếp tục cải tiến phương thức quản lý và thay đổi cách sử dụng hợp lý trang thiết bị trong sản xuất, sinh hoạt thì các cơ sở sản xuất ở Việt Nam còn có thể tiết kiệm thêm 5- 15% năng lượng tiêu thụ. Ngày 07/9/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1419/QTTg phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” với mục tiêu sản xuất sạch hơn được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên nhiên vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững. Khung 1.3. Mục tiêu cụ thể của “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ Giai đoạn từ nay đến năm 2015 - 50% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; - 25% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn tiết kiệm được từ 5 – 8% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm;
  • 40. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường40 - 70% các Sở Công thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp. Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 - 90% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; - 50% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn tiết kiệm được từ 8 – 13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm; 90% doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận chuyên trách về sản xuất sạch hơn; - 90% các Sở Công thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp. Trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, việc đầu tư đổi mới công nghệ tiên tiến đối với các cơ sở công nghiệp cũng là một đòi hỏi cấp thiết. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/1999/NĐ- CP ngày 18/9/1999 về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ. Hiện nay, cùng với việc một số công nghệ thân thiện với môi trường đã được đầu tư, ứng dụng vào nhiều KCN, vẫn còn hiện tượng nhiều KCN và doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến việc đầu tư này, không ít doanh nghiệp trong KCN còn sử dụng các công nghệ lạc hậu trong sản xuất, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Chưa triển khai mô hình KCNST Nhận thấy những tác động đến tự nhiên và môi trường trong quá trình phát triển KCN, từ đầu những năm 1990, trên thế giới đã xuất hiện và phổ biến khái niệm mô hình KCNST. Mô hình này đã trở thành một hướng đi mới của các nước trên thế giới, có tính khả thi cao nhằm thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Ở nước ta, KCNST là vấn đề khá mới, tuy nhiên KCN thân thiện môi trường, như một tiếp cận ban đầu với mô hình KCNST, đã được nghiên cứu đề xuất thông qua một số dự án. Cho đến tháng 10 năm 2009 đã có một KCNST đầu tiên được khởi công xây dựng ở Việt Nam (Khung 1.4).
  • 41. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường41 Khung 1.4. Khởi công KCN sinh thái đầu tiên của Việt Nam - Vườn công nghiệp Bourbon An Hòa Tháng 10/2009, Vườn công nghiệp Bourbon An Hòa, mô hình KCNST đầu tiên của Việt Nam, đã được khởi công xây dựng tại xã An Hoà, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Dự án có vốn đầu tư trên 3.000 tỷ đồng với diện tích 1.020 ha, trong đó 720 ha dành cho đất công nghiệp, 184 ha dành cho khu kho cảng và 76 ha dành cho dân dụng và tái định cư. Điểm nổi bật của Vườn công nghiệp này sẽ là những khu vực xanh của hệ sinh thái tự nhiên. Ngoài 15% diện tích chung bắt buộc dành cho cây xanh, mỗi dự án xây dựng nhà máy tại đây chỉ được sử dụng tối đa 70% đất xây dựng, 30% còn lại được dành cho thảm xanh. Thay vì trồng cây xanh mới, chủ đầu tư sẽ giữ lại hệ thống cây xanh tự nhiên và bảo tồn các hệ sinh thái xung quanh hiệu hữu KCN. Các nhà máy trong Vườn công nghiệp sẽ phối hợp, trao đổi các loại sản phẩm phụ; tái sinh, tái chế, tái sử dụng sản phẩm phụ của nhau, theo hướng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Nhà máy xử lý nước thải của Vườn công nghiệp có công suất dự kiến 40.000 m3 /ngày (trong đó, giai đoạn 1 có công suất thiết kế 20.000 m3 /ngày). Nước thải sau khi xử lý sẽ được dẫn vào các dòng kênh nội bộ và đây sẽ là nơi nuôi trồng nhiều loại sinh vật. Nguồn: [3] Ngoài ra, còn phải kể đến hàng loạt nguyên nhân khác khiến cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường KCN chưa thực sự phát huy hiệu quả. Đó là các công cụ quản lý môi trường KCN chưa thực sự phát huy hiệu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường KCN chưa làm rõ được hành vi, mức độ gây ô nhiễm của các doanh nghiệp KCN, công tác giám sát nguồn thải từ các KCN chưa được triển khai. Mức phí BVMT còn thấp hơn nhiều so với chi phí thu gom và xử lý chất thải, tỷ lệ doanh nghiệp tham gia đóng phí còn thấp. Các chế tài xử phạt, cưỡng chế chưa đủ sức răn đe, mức xử phạt thấp hơn nhiều chi phí khắc phục ô nhiễm dẫn đến nhiều doanh nghiệp chấp nhận bị phạt và tiếp tục gây ô nhiễm. Thêm vào đó, vấn đề nhân lực thiếu và yếu cộng với đầu tư tài chính đối với môi trường KCN không tương xứng cũng là cản trở không nhỏ đối với công tác BVMT KCN.
  • 42. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường42 Chương 2 – NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ MÔ HÌNH KCN, ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH PHÙ HỢP TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM 2.1. Nghiên cứu tổng quan một số mô hình KCN Từ kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế về hiện trạng phát triển, các vấn đề về môi trường và QLMT các KCN ở Việt Nam và học tập kinh nghiệm của các nước phát triển, chúng ta không phủ nhận những bước chuyển biến tích cực trong hoạt động BVMT và công tác QLMT KCN trong những năm qua, nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng nếu chỉ theo tiến trình hiện tại, sự phát triển CN và KCN đã, đang và sẽ gây tác động bất lợi, gây suy giảm chất lượng môi trường. Những dẫn chứng trình bày trong chương trước ít nhiều thể hiện được nguyên nhân làm cho phát triển các KCN luôn song hành với sự suy giảm chất lượng môi trường và hệ sinh thái. Việc xem xét, tìm hiểu các mô hình KCN điển hình hiện nay sẽ là một trong những cơ sở cần thiết để có những định hướng cho sự phát triển KCN bền vững ở nước ta trong thời gian trước mắt cũng như trong tương lai. 2.1.1. Mô hình KCN cổ điển (KCN đa ngành) KCN cổ điển là KCN cho phép xây dựng tất cả các loại hình CN (sạch, ít ô nhiễm và ô nhiễm, trong đó nguyên tắc “xử lý cuối đường ống” được áp dụng trong hệ thống quản lý chất thải nước thải, khí thải và chất thải rắn [13]). Theo quy hoạch trước đây, KCN cổ điển còn được chia làm ba loại sau : - KCN cổ điển với tất cả các loại hình CN; - KCN cổ điển dành cho các loại CN sạch hoặc ít ô nhiễm; - KCN cổ điển dành cho các loại CN ô nhiễm. Với quy hoạch trên, các KCN sạch thường chỉ cho phép xây dựng các nhà máy có công nghệ cao hoặc các nhà máy ít sinh ra các chất ô nhiễm. Các KCN này có thể nằm trong thành phố hoặc đô thị lớn. Còn các KCN dành cho các loại CN ô nhiễm thường nằm ở các vùng xa thành phố, vùng hạ lưu của các nguồn nước, .... Trong các báo cáo nghiên cứu khả thi đã trình và được Thủ Tướng Chính Phủ xét duyệt, báo cáo ĐTM, đã trình và được Bộ TN&MT xét duyệt, đều có ghi rõ loại hình KCN và các loại
  • 43. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường43 CN được phép xây dựng. Tuy nhiên, khó khăn trong việc kêu gọi vốn đầu tư do khủng hoảng kinh tế khu vực châu Á và thế giới vào thời kỳ 1995 - 2002, trong khi đó các KCN ra đời tràn lan, làm cho việc lấp đầy các KCN càng trở nên khó khăn. Nhiều KCN đã được duyệt từ nhiều năm trước vẫn còn bỏ trống hoặc chỉ có ít nhà máy với vốn đầu tư chỉ vài trăm ngàn USD. Bên cạnh đó, áp lực phải hoàn vốn vay ban đầu để đền bù, giải tỏa và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng tăng do đến hạn phải trả ngân hàng. Vì vậy, hầu hết các KCN đều đã nhận tất cả các loại hình CN, mặc dù trước đây trong báo cáo khả thi chỉ nhận các loại hình CN sạch. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2009, số lượng các KCN cổ điển của Việt Nam chiếm khoảng hơn 90% tổng số KCN đang hoạt động trên cả nước. Trong các KCN cổ điển của Việt Nam, việc quản lý chất thải CN theo một nguyên tắc duy nhất là “xử lý cuối đường ống” và gần như theo một mô hình thống nhất như sau: Nước thải : KCN xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn với trạm xử lý tập trung cho cả KCN. Các nhà máy phải xây dựng trạm xử lý cục bộ để XLNT của họ đạt đến một tiêu chuẩn nào đó trước khi xả vào hệ thống thoát nước tập trung của KCN. Nước thải sau khi xử lý tại trạm XLNT tập trung của KCN phải đạt theo tiêu chuẩn TCVN 1995 và 2001 (nay được thay thế bằng các QCVN 24:2009), tùy theo lưu lượng nước thải và lưu lượng của nguồn tiếp nhận. Vốn đầu tư xây dựng các trạm xử lý cục bộ và chi phí vận hành do các nhà máy chịu. Vốn đầu tư và chi phí vận hành hệ thống thoát nước tập trung do công ty đầu tư và khai thác cơ sở hạ tầng chịu, các nhà máy phải trả phí dịch vụ cơ sở hạ tầng trong đó có cả phí xử lý nước thải. Điển hình cho mô hình KCN này có thể kể đến KCN Sài Đồng B. Khí thải : Các nhà máy phải tự xử lý khí thải của lò hơi, lò đốt và khí thải từ các dây chuyền sản xuất đạt TCVN/QCVN. Vốn đầu tư và chi phí vận hành do các nhà máy chịu. Chất thải rắn : CTR sinh hoạt trong các KCN do công ty đầu tư và khai thác hạ tầng ký hợp
  • 44. Luận văn Thạc sỹ khoa học Mạc Thị Minh Trà K16 Cao học Môi trường44 đồng với Công ty Môi Trường Đô thị hoặc công ty công ích của quận, huyện thu gom và đổ vào các bãi đổ rác hoặc bãi chôn lấp vệ sinh. Các loại phế liệu được bán cho các công ty hoặc cơ sở thu mua phế liệu. Các loại chất thải nguy hại (kể cả độc hại) được giao cho các công ty xử lý chất thải CN bằng các hợp đồng kinh tế. Việc giám sát này hoàn toàn giao phó cho các Sở TN&MT với các thiết bị và nhân lực còn hạn chế. Quản lý CTR công nghiệp đặc biệt là CTR nguy hại, đang là khâu “lỏng lẻo” nhất trong hệ thống quản lý chất thải của KCN. Hệ thống giám sát chất lượng môi trường đang được từng bước thực hiện, nhưng chưa chặt chẽ và liên tục. Cho đến nay, do yếu tố kinh tế (yếu tố chính) và nhận thức chưa cao về môi trường tất cả các KCN đều không xây dựng trạm XLNT và CTR ngay từ đầu, sau khi KCN đã được lấp đầy hơn 50% diện tích thì mới xây dựng trạm XLNT. Vì vậy, các nhà máy đều bị bắt buộc phải xây dựng trạm xử lý cục bộ ít nhất đạt tiêu chuẩn xả nước vào nguồn loại B. Đây là điều không hấp dẫn các DN vừa và nhỏ, đôi lúc cả các DN lớn muốn có chứng chỉ ISO 14000 cho các sản phẩm của mình. Hoặc nếu các nhà máy không xây dựng trạm xử lý cục bộ thì lượng nước thải ô nhiễm của nhà máy sẽ qua mạng lưới thoát nước tập trung của KCN và xả vào nguồn. Có những KCN sau 5-7 năm hoạt động vẫn ở tình trạng này. Một nguyên nhân khác bắt buộc các nhà máy phải có trạm XLNT cục bộ là do tính “đa dạng” của các nhà máy trong KCN cổ điển, dẫn đến thành phần của các loại nước thải cũng rất đa dạng. Công ty xây dựng cơ sở hạ tầng không thể xây dựng trạm XLNT để xử lý tất cả các thành phần. Vì vậy, các nhà máy phải xử lý các thành phần đặc biệt đến giới hạn cho phép. Việc kiểm tra thành phần nước thải của các nhà máy khác nhau về sản phẩm, nguyên liệu và công nghệ cũng là vấn đề khó khăn chưa giải quyết được. Với thực tế hoạt động nói trên, KCN cổ điển đã thể hiện rõ các ưu nhược điểm và gần như đã hoàn thành vai trò lịch sử của mình. Ưu điểm của KCN cổ điển: được phép xây dựng nhiều loại hình CN. Nhược điểm: nhận thức chưa cao về môi trường và tính đa dạng của KCN cổ điển dẫn tới thành phần chất thải cũng đa dạng.