SlideShare a Scribd company logo
1 of 40
Download to read offline
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------
NGUYỄN THỊ DIỆU LINH
ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ
MÔI TRUỜNG CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG
TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Thái Nguyên - 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------
NGUYỄN THỊ DIỆU LINH
ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ
MÔI TRUỜNG CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG
TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số ngành: 60 44 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN KHẮC THÁI SƠN
Thái Nguyên - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Diệu Linh
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cám ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Khắc Thái Sơn,
giảng viên khoa quản lí tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng quan lý đào tạo Sau Đại
học, khoa Môi trường, cùng toàn thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức lý luận
chính trị quý báu, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, các thày cô giáo của trường
THPT Phú Bình, THCS Bảo Lý, THCS Tân Kim, THCS Hương Sơn, Tiểu học Bảo
Lý đã động viên, tạo điều kiện cho tôi cả về tinh thần và vật chất trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Xin trân thành cảm ơn học sinh của các trường nghiên cứu đã nhiệt tình
tham gia trả lời phỏng vấn, điều tra một cách chính xác và khách quan nhất đề luận
văn có được kết quả chính xác nhất.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và người
thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc sống, học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Diệu Linh
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT : Bảo vệ môi trường
BVTV : Bảo vệ thực vật
GDBVMT : Giáo dục bảo vệ môi trường
GD- ĐT : Giáo dục đào tạo
GDMT : Giáo dục môi trường
ONMT : Ô nhiễm môi trường
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
iv
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan............................................................................................................i
Lời cảm ơn ............................................................................................................. ii
Danh mục các từ viết tắt ........................................................................................ iii
Mục lục ..................................................................................................................iv
Danh mục các bảng ................................................................................................vi
Danh mục các hình................................................................................................vii
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..........................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU...............................................3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .............................................................................3
1.1.1. Cơ sở lí luận của đề tài ..............................................................................3
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ..........................................................................4
1.1.3. Cơ sở pháp lý của đề tài ............................................................................5
1.2. Khái quát về môi trường và bảo vệ môi trường.............................................6
1.2.1. Khái niệm về môi trường và bảo vệ môi trường.........................................6
1.2.2. Các vấn đề môi trường hiện nay của Việt Nam..........................................8
1.2.3. Giáo dục môi trường .................................................................................9
1.2.4. Khái niệm về truyền thông môi trường.................................................... 15
1.2.5. Các yếu tố cấu thành môi trường ............................................................. 16
1.2.6. Ô nhiễm môi trường ................................................................................ 17
1.2.7. Rác thải...................................................................................................17
1.2.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường ...................................18
1.3. Những nghiên cứu về nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường ........19
1.3.1 Những nghiên cứu về nhận thức của người dân và học sinh về bảo vệ
môi trường trên thế giới ..........................................................................19
v
1.3.2. Những nghiên cứu về nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường ở
Việt Nam................................................................................................ 22
1.3.3. Những nghiên cứu về tuyên truyền và nhận thức của học sinh về bảo vệ
môi trường.............................................................................................. 26
1.4. Nguồn kiến thức giáo dục môi trường ở các cấp .........................................27
1.4.1. Giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc tiểu học..............................................28
1.4.2. Giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc trung học ...........................................29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...32
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................32
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................32
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 32
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...............................................................32
2.2.1. Thời gian nghiên cứu...............................................................................32
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ...............................................................................32
2.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................33
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................33
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ...................................................... 33
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp........................................................ 34
2.4.3. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu .................................................... 34
2.4.4. Phương pháp biểu đạt kết quả..................................................................34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC...............................................35
3.1. Khái quát về học sinh tại huyện phú bình ảnh hưởng đến nhận thức bảo vệ
môi trường.................................................................................................35
3.1.1. Nhận xét chung về các trường phổ thông nghiên cứu tại Phú Bình ảnh
hưởng như thế nào đến nhận thức về bảo vệ môi trường của học sinh.....35
3.1.2. Ý thức tham gia bảo vệ môi trường của học sinh phổ thông tại huyện
Phú Bình.................................................................................................38
3.2. Đánh giá nhận thức về bảo vệ môi trường của học sinh phổ thông tại
huyện Phú Bình. ........................................................................................40
vi
3.2.1. Đánh giá nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường theo vùng
nghiên cứu.............................................................................................. 40
3.2.2. Đánh giá nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường theo khối lớp......44
3.2.3. Đánh giá nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường theo học lực.......48
3.2.4. Đánh giá nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường theo hạnh kiểm ..52
3.2.5. Đánh giá nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường theo giới tính .....55
3.2.6. Đánh giá nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường theo dân tộc .......58
3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của học
sinh phổ thông...........................................................................................61
3.3.1. Nâng cao hiệu quả của việc tích hợp các nội dung bảo vệ môi trường
thông qua các tiết học của các môn Văn, Sử, Địa, Sinh, Kỹ thuật và đặc
biệt là môn Giáo dục công dân................................................................ 61
3.3.2 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua các hoạt
động ngoại khóa, sinh hoạt đầu tuần, tham quan, lao động và các cuộc
thi tìm hiểu về môi trường ......................................................................62
3.3.3. Tăng cường đầu tư cho công tác giảng dạy và học tập............................. 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................................64
1. Kết luận.........................................................................................................64
2. Kiến nghị.......................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................66
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tổng kết học lực của học sinh trường THPT Phú Bình.......................... 38
Bảng 3.2: Kết quả xếp loại về học lực của học sinh THCS Bảo Lý........................ 38
Bảng 3.3: Kết quả xếp loại về học lực của học sinh Tiểu học Bảo Lý .................... 38
Bảng 3.4: Trường học thường xuyên tổ chức các hoạt động, cuộc thi, tuyên truyền
về chủ đề môi trường...........................................................................40
Bảng 3.5: Đánh giá ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường của học sinh theo vùng....41
Bảng 3.6: Đánh giá sự hiểu biết của học sinh về nguyên nhân mà người dân hay học
sinh bỏ rác không đúng nơi quy định................................................... 42
Bảng 3.7: So sánh sự phụ thuộc của nhận thức về bảo vệ môi trường .................... 43
Bảng 3.8: Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường theo khối lớp.................................44
Bảng 3.9: Phản ứng của học sinh khi thấy học sinh khác vứt rác vào bể nước.......47
Bảng 3.10: Hiểu biết của học sinh về nguồn nước sạch đang khan hiếm trên thế giới
theo học lực......................................................................................... 49
Bảng 3.11: Đánh giá của học sinh về vấn đề thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng
tới môi trường theo học lực .................................................................50
Bảng 3.12. So sánh sự phụ thuộc của nhận thức bảo vệ môi trường với học lực.....51
Bảng 3.13: Hành động của học sinh vứt rác ở đâu trong lớp theo hạnh kiểm?........52
Bảng 3.14: Đánh giá hiểu biết của học sinh về việc bảo vệ nguồn nước theo hạnh kiểm..... 54
Bảng 3.15: So sánh sự ảnh hưởng của hạnh kiểm đối với nhận thức bảo vệ môi
trường..................................................................................................55
Bảng 3.16: Thái độ của học sinh khi thấy bạn lấy nước quá nhiều tràn ra cả xô theo
giới tính............................................................................................... 56
Bảng 3.17: Đánh giá việc phân loại rác đem lại hiệu quả trong việc bảo vệ môi
trường của học sinh theo giới tính........................................................ 57
Bảng 3.18: Đánh giá nguồn nước xung quanh nơi học sinh sinh sống.................... 59
Bảng 3.19: Nguồn cung cấp thông tin về môi trường của học sinh theo dân tộc.....60
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Thi biểu diễn thời trang chủ đề môi trường. .............................................8
Hình 3.2: Tổ chức cuộc thi với chủ đề môi trường...................................................9
Hình 3.3: Tuyên truyền về vấn đề môi trường trong 15 phút đấu giờ .......................9
Hình 3.4: Các khẩu hiệu, băng rôn được treo nhiều nơi trong trường học ................9
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường luôn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Nó
đảm nhận 3 chức năng chính: Cung cấp tài nguyên, cung cấp không gian sống và
là nơi chứa đựng rác thải. Môi trường xanh sạch không chỉ đơn thuần tạo nên vẻ
mỹ quan cho xã hội mà còn ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của con người. Tuy
nhiên, trong hoạt động sống thường ngày con người đã thải ra môi trường một
khối lượng rác rất lớn và ngày càng nhiều. Điều này đã làm cho môi trường bị ô
nhiễm nghiêm trọng.
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, đời sống con
người đã làm ảnh hưởng rất lớn tới môi trường. Môi trường sống đang ngày càng
suy thoái và ô nhiễm. khí hậu thì biến đổi, thiên tai sảy ra khắp mọi nơi. Vậy nên
bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách hiện nay và là của toàn xã hội.
Mặt khác, ta thấy rằng lứa tuổi học sinh phổ thông được đánh giá là lứa tuổi
có nhiều đột phá, biến chuyển tâm sinh lý khá mạnh mẽ, biểu hiện một cách tập
trung nhất là nhận thức của học sinh về xã hội còn chưa nhiều đây là thời kỳ phát
triển phong phú, đa dạng, phức tạp nhưng vô cùng quan trọng trong quá trình phát
triển, hình thành nhân cách và trí tuệ của mỗi cá nhân. Đây là độ tuổi chịu sự tác
động mạnh của xã hội, gia đình và nhà trường.
Trong giáo dục đạo đức cho lứa tuổi thiếu niên càng trở nên khó khăn và cấp
thiết vì đầy là lứa tuổi đang phát triển về tất cả mọi mặt: thể chất, tinh thần, nhận
thức. Vì thế cần có cách nhìn toàn diện về việc đánh giá nhân thức của lứa tuổi học
trò để việc giáo dục được tốt hơn.
Vậy nên, muốn bảo vệ môi trường được tốt hơn, thì tại sao chúng ta không
giáo dục và đào tạo những lớp măng non của đất nước ngay từ khi đang ngồi trên
ghế nhà trường. Để từ đó học sinh có nhận thức đúng đắn hơn về bảo vệ môi trường
chính là bảo vệ chúng ta.
Đó chính là lí do học sinh chọn đề tài “Đánh giá nhận thức về bảo vệ môi
trường của học sinh phổ thông tại huyện Phú Bình”. Với đề tài này sẽ giúp chúng
2
ta có cái nhìn đúng đắn nhất về nhận thức và thái độ của học sinh phổ thông về bảo
vệ môi trường. Từ đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của học
sinh về bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu nhằm đánh giá được sự hiểu biết và thái độ của học sinh phổ
thông về các vấn đề môi trường, từ đó thấy được vai trò của các cơ quan chức năng,
cơ quan truyền thông trong việc quản lý môi trường.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được những nét chung về học sinh phổ thông tại huyện Phú Bình
và các trường nghiên cứu ảnh hưởng gì đến nhận thức về bảo vệ môi trường.
- Đánh giá được sự khác nhau về nhận thức bảo vệ môi trường của học sinh
phổ thông tại huyện Phú Bình theo 3 vùng nghiên cứu: Thị trấn, xã miền núi, xã
đồng bằng. Theo 10 lớp học: Lớp 3 đến lớp 12. Theo 4 nhóm học lực: Giỏi, khá,
trung bình, yếu. Theo các nhóm hạnh kiểm: Tốt, khá, trung bình, yếu. Theo 2 nhóm
dân tộc: Dân tộc Kinh và các dân tộc khác. Theo 2 giới tính: Nam và nữ.
2.3. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài nghiên cứu thành công có ý nghĩa vô cùng quan trọng về cả mặt lí
luận và thực tiễn
Tìm hiểu đánh giá nhận thức về bảo vệ môi trường và các vấn đề lên quan
tới môi trường hiện nay. Đánh giá theo các chỉ tiêu khác nhau để từ đó có cách nhìn
chính xác và khách quan hơn đối với nhận thức của học sinh phổ thông hiện nay tại
huyện Phú Bình nói riêng hay học sinh phổ thông nói chung.
Đưa ra những biện pháp nhằm góp phần nhằm nâng cao nhận thức của học
sinh đối với các vấn đề môi trường hiện nay.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lí luận của đề tài
Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách không
của riêng ai. Nhưng điều đáng nhấn mạnh trước hết là việc giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường trong khu dân cư hay trong nhà trường chưa được chú trọng đúng mức.
Ý thức bảo vệ môi trường vì thế chưa hình thành rõ nét trong tầng lớp nhân dân nói
chung và học sinh nói riêng
Tình trạng trường học ít cây xanh hoặc không có cây xanh vẫn còn phổ biếi;
học sinh, sinh viên vứt rác bừa bãi, hút thuốc lá khi đến trường vẫn còn diễn ra hàng
ngày. Ngay bên trong một số trường học, dù đã có những thùng đựng rác lớn nhưng
rác vẫn được vứt chỏng chơ. Những điểm công cộng ở gần các trường học: nhà ga,
bến xe, chợ…hiện tượng xả rác bừa bãi là khá phổ biến. Tình trạng sử dụng điện,
nước lãng phí cũng đã trở nên “quen thuộc” trong các nhà trường. Dường như tâm lý
“dùng của chùa’ vẫn còn tồn tại nên ở nhiều nhà trường, ở các phòng học và phòng
làm việc, quạt, các thiết bị chiếu sáng được sử dụng “vô tư”.
Nhưng tình trạng trên xuất phát từ ý thức của học sinh. Học sinh chưa ý thức
được rằng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng như thế nào? Từ nhận thức không đúng
dẫn tới hành động không có ý thức, vứt rác bừa bãi, không tiết kiệm nguồn nước,
điện…
1.1.1.1. Nhận thức
Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê nhà xuất bản Đà Nẵng:
Nhận thức:
(danh từ): Quá trình và kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy,
quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hoặc kết quả của quá
trình đó[14]
(động từ): Nhận ra và biết được.
1.1.1.2. Thái độ
Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê nhà xuất bản Đà Nẵng:
4
Thái độ: (danh từ)
- Tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ,
hành động, lời nói) của ý nghĩ, tình cảm của người nói đối với người hoặc việc.
- Cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một
vấn đề, một tình hình [14]
1.1.1.3. Ý thức
Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê nhà xuất bản Đà Nẵng:
Ý thức:
- Là khả năng của con người phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy.
- Sự nhận thức trực tiếp, nhất thời về hoạt động tâm lý của bản thân mình, sự
hiểu biết trực tiếp về những việc bản thân mình làm
- Sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ, hành động cần phải có [14]
1.1.1.4. Hành vi
Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê nhà xuất bản Đà Nẵng:
Hành vy (danh từ): Toàn bộ nói chung những phản ứng, cách ứng xử, biểu
hiện ra ngoài của một người trong cuộc sống [14]
Qua đó, ta thấy rằng, trong nhận thức của mỗi con người chúng ta hiểu, nhận
thức đúng đắn thì từ đó hành động, việc làm của chúng ta mới đúng đắn được. Về
các vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường cũng vậy, chúng ta hiểu biết được tầm
quan trọng của việc bảo vệ môi trường, việc bảo vệ môi trường ảnh hưởng tới cuộc
sống của chúng ta thì từ đó những hành động, việc làm của chúng ta mới đúng đắn
và có ý thức bảo vệ môi trường hơn nữa.
Nhưng làm thế nào để nâng cao nhận thức của chúng ta về bảo vệ môi
trường? Đó là một câu hỏi lớn được đặt ra và cần phải được giải quyết. Thiết nghĩ
chúng ta nên tuyên truyền giáo dục tới học sinh ngay từ khi học sinh đang ngồi trên
nghế nhà trường để học sinh hiểu, nhận thức đúng và hành động đúng.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
- Môi trường và bảo vệ môi trường đang là vấn để nóng trên toàn cầu. Nên
việc bảo vệ môi trường không phải là việc làm của một cá nhân nào mà là của toàn
xã hội. Vậy muốn có những hành động bảo vệ môi trường ta nên giáo dục từ trong
5
nhận thức của mỗi cá nhân. Giáo dục truyền thông môi trường có ý nghĩa quan
trọng tác động lên ý thức của ta.
- Chúng ta thấy rằng giáo dục truyền thông môi trường là biện pháp nâng cao
nhận thức của chúng ta có hiệu quả nhất về tất cả các vấn đề. Có thể ti vi, đài báo
suốt ngày tuyên truyền nhưng cũng không làm cho chúng ta hiểu hay chúng ta
không hay để ý đến nó. Nhưng một buổi giáo dục truyền thông, một vở kịch truyền
thông sẽ để lại dấu ấn sâu sắc đối với chúng ta. Từ đó nhận thức tăng lên.
- Đề tài đi sâu vào nghiên cứu nhận thức và thái độ của học sinh tác động đến
môi trường như thế nào?
- Thấy rõ được vai trò của thế hệ học trong ngày hôm nay sẽ ảnh hưởng rất
nhiều đến môi trường và xã hội ngày mai.
- Vậy nên việc tìm hiểu, đánh giá được nhận thức của học sinh tới bảo vệ
môi trường. Và từ đó đưa ra nhưng biện pháp kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức
của học sinh.
- Giáo dục truyền thông về môi trường đơn giản, dễ hiểu làm cho học sinh
ngay từ cấp tiểu học cũng có thể nhận biết và hiểu được. Từ đó ảnh hưởng tới hành
động của học sinh về bảo vệ môi trường tốt hơn.
1.1.3. Cơ sở pháp lý của đề tài
Đề tài căn cứ vào các văn bản qui phạm pháp luật sau:
- Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được
sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của
Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
- Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính
phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ
môi trường;
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
6
- Công văn số 2554/BGDĐT-CTHSSV của Bộ giáo dục và Đào tạo ngày 02
tháng 5 năm 2012 về việc triển khai “ Tuần lễ quốc gia Nước sạch và vệ sinh Môi
trường” năm 2012.
- Công văn số 2535/BGDĐT-KHCNMT, ngày 27 tháng 4 năm 2012 về việc
tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6/2012.
- Quyết định số 366/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai
đoạn 2012-2015.
- Quyết định số 1363 QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ. Quyết định phê
duyệt đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân.
- Nghị quyết số 32/2011/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2011 của HĐND
tỉnh Thái Nguyên Khoá XII về việc thông qua “Đề án bảo vệ môi trường tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2011 - 2015”.
1.2. Khái quát về môi trường và bảo vệ môi trường
1.2.1. Khái niệm về môi trường và bảo vệ môi trường
1.2.1.1. Khái niệm về môi trường
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau. Bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự
tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên”[1]
 Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
* Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động
của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực
vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà
cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản
cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng các chất thải, cung cấp cho ta cảnh
đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
* Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm
tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống,
như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo.
7
 Khái niệm khác:
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết
cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí
đất, nước, ánh sáng, môi trường xã hội …
1.2.1.2. Khái niệm về bảo vệ môi trường
“Bảo vệ môi trường là những họat động giữ cho môi trường trong lành sạch
đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái ngăn chặn, khôi phục các hậu
quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường do khai thác, sử dụng
hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên”[2]
 Trách nhiệm đối với bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các
hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng
hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất
quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường,
có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và
công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật
Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: "Bảo vệ môi trường là sự
nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi
hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo
hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường"[2]
Để bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam nghiêm cấm
các hành vi sau đây:
- Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi
trường, làm mất cân bằng sinh thái
- Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí; phát phóng xạ,
bức xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh
8
- Thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các
chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh
vào nguồn nước
- Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép.
- Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục
quy định của Chính phủ.
- Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập
khẩu, xuất khẩu chất thải.
- Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong
khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật.
1.2.2. Các vấn đề môi trường hiện nay của Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam được sự giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế đã xác định 8
vấn đề môi trường bức bách nhất cần được ưu tiên giải quyết là:
Nguy cơ mất rừng và tài nguyên rừng đang đe doạ cả nước, và trong thực tế
tai hoạ mất rừng và cạn kiệt tài nguyên rừng đã xảy ra ở nhiều vùng, mất rừng là
một thảm họa quốc gia.
Sự suy thoái nhanh của chất lượng đất và diện tích đất canh tác theo đầu
người, việc sử dụng lãng phí tài nguyên đất đang tiếp diễn[8]
Tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật biển ở ven bờ đã bị suy giảm
đáng kể, môi trường biển bắt đầu bị ô nhiễm, trước hết do dầu mỏ.
Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái
v.v... đang được sử dụng không hợp lý, dẫn đến sự cạn kiệt và làm nghèo tài nguyên
thiên nhiên.
Ô nhiễm môi trường, trước hết là môi trường nước, không khí và đất đã xuất
hiện ở nhiều nơi, nhiều lúc đến mức trầm trọng, nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường
phức tạp đã phát sinh ở các khu vực thành thị, nông thôn.
Tác hại của chiến tranh, đặc biệt là các hoá chất độc hại đã và đang gây ra
những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đối với môi trường thiên nhiên và con người
Việt Nam.
9
Việc gia tăng quá nhanh dân số cả nước, sự phân bố không đồng đều và
không hợp lý lực lượng lao động giữa các vùng và các ngành khai thác tài nguyên là
những vấn đề phức tạp nhất trong quan hệ dân số và môi trường.
Thiếu nhiều cơ sở vật chất - kỹ thuật, cán bộ, luật pháp để giải quyết các vấn đề
môi trường, trong khi nhu cầu sử dụng hợp lý tài nguyên không ngừng tăng lên, yêu
cầu về cải thiện môi trường và chống ô nhiễm môi trường ngày một lớn và phức tạp.
1.2.3. Giáo dục môi trường
"Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục
chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng
và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh
thái"[4]
Mục đích của Giáo dục môi trường nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ
năng vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế
hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công
nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm hoạ môi trường, xoá đói giảm
nghèo, tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài
nguyên. Hơn nữa, nó bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng, có những động lực
và cam kết hành động, dù với tư cách cá nhân hay tập thể để giải quyết những vấn
đề môi trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh.
Giáo dục môi trường là quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức
và mối quan tâm đối với môi trường và các vấn đề môi trường sao cho mỗi người
đều có đầy đủ kiến thức, thái độ, ý thức và kỹ năng để có thể hoạt động một cách
độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề môi trường của hiện tại và
ngăn chặn những vấn đề nảy sinh trong tương lai.
Giáo dục môi trường tập trung vào 5 mục tiêu chính như sau:
Về kiến thức: Cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng những kiến thức cũng
như sự hiểu biết cơ bản về môi trường và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa con
người với môi trường.
Về nhận thức: Thúc đẩy các cá nhân, cộng đồng và xã hội tạo dựng nhận
thức và sự nhạy cảm đối với vấn đề môi trường cũng như các vấn đề môi trường.
10
Về thái độ: Khuyến khích các cá nhân, cộng đồng xã hội tôn trọng và quan
tâm tới tầm quan trọng của môi trường, thúc giục họ tham gia tích cực vào việc cải
thiện và bảo vệ môi trường.
Về kỹ năng: Cung cấp các kỹ năng trong việc xác định, dự đoán, ngăn ngừa
và giải quyết các vấn đề môi trường.
Về sự tham gia: Cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng xã hội cơ hội tham
gia tích cực trong việc giải quyết các vấn đề môi trường cũng như đưa ra cách giải
quyết các vấn đề môi trường cũng như đưa ra các quyết định môi trường.
Đối với học sinh phổ thông thì việc giáo dục môi trường cho học sinh là vấn
đề mang tính chất thời sự và cần thiết.
Với đối tượng này thì việc giáo dục có thể thông qua các môn học, các hoạt
động trong nhà trường nhằm để trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về:
yếu tố môi trường, vai trò của môi trường đối với con người và tác động ngược lại
con người đối với môi trường, phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường nơi
học sinh đang học tập và sinh sống tại gia đình. Đây là những việc làm góp phần
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường học sinh nhằm giúp học sinh nhận thấy được sự
cần thiết phải có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh trường lớp, tôn tạo cảnh quan trường
thật sự xanh - sạch - đẹp được chú trọng, xây dựng môi trường giáo dục an toàn,
lành mạnh và mọi người được hít thở không khí trong lành.
1.2.3.1 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Quá trình tồn tại và phát triển của con người luôn gắn bó mật thiết với thiên
nhiên, từ ăn, ở mặc, đi lại, phát triển…tất cả đều thông qua hoạt động lao động và
sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để
phục vụ lại cho chính cuộc sống của con người. Nhờ vào quá trình đó, cuộc sống
của con người ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, song song với quá trình đó, con
người đã vi phạm các quy luật của tự nhiên làm cho quy luật của tự nhiên mất dần
sự cân bằng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người. Môi trường đất, nước,
khí quyển…đều bị ô nhiễm nặng nề. Các nguồn tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt do
khai thác bừa bãi, thời tiết, khí hậu thất thường, băng tan, lũ lụt hạn hán…
11
Các nhà khoa học đã cảnh báo nếu con người tiếp tục hủy hoại môi trường
sống thì loài người có nguy cơ bị hủy diệt.
Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề nóng bỏng của nhân loại. Bảo vệ
môi trường ( BVMT) là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, dân tộc; là lương tâm,
là trách nhiệm đạo đức của mỗi người. Để cứu lấy môi trường, cứu lấy trái đất ngay
từ bây giờ cần giáo dục BVMT cho mọi người.
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là giữ cho môi trường trong
lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường; ngăn chặn, khắc
phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra; Khai thác, sử dụng hợp
lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Theo điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có nêu: Hoạt động bảo vệ
môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn
chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô
nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết
kiệm tài nguyên thiên thiên nhiên bảo vệ đa dạng sinh học[2]
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là vấn đề cần thiết và cấp bách
nhất. Đây là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả mọi người. Những hành vi
gây tổn hại cho môi trường cần phải nghiêm trị. Bảo vệ môi trường là bảo vệ nguồn
sống của con người.
Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự
hiểu biết và nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó (nhận thức); những
khả năng cơ bản về môi trường và BVMT (kiến thức) những tình cảm; mối quan
tâm trong việc cải thiện và BVMT (thái độ, hành vi), những kỷ năng giải quyết
cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia (kỹ năng) tinh thần,
trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những hành động thích hợp
giải quyết vấn đề ( tham gia tích cực).
Hiện nay, do tình hình ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động gây ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống của một bộ phận dân cư trên Trái đất. Nguyên
nhân là do sự thiếu hiểu biết về môi trường và giáo dục BVMT đã gây nên sự suy
thoái và ô nhiễm môi trường. Do đó giáo dục BVMT phải là một nội dung giáo dục
12
quan trọng nhằm đào tạo con người có đạo đức về môi trường và xử lý các vấn đề
môi trường trong thực tiễn.
Ở Việt Nam, chương trình giáo dục môi trường được triển khai trong các
bậc học; từ mầm non cho đến đại học. Đối với chương giáo dục BVMT cho học
sinh THPT cần tập trung cụ thể vào những mục tiêu sau[6]
Thứ nhất: Hiểu biết bản chất các vấn đề môi trường: tính phức tạp, quan hệ
nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải
của môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường địa
phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu.
Thứ hai: Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường
như một nguồn lực để sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng
quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ, cách cư xử đúng đắn các vấn đề môi trường,
xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình
thành kỹ năng thu thập dữ liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ.
Thứ ba: Có tri thức, kỹ năng, phương pháp, hành động để nâng cao năng lực
lựa chọn phong cách sống, thích hợp với việc xử lý hợp lý và khôn ngoan các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải
quyết các vấn đề môi trường bằng những hành động cụ thể ở nơi sinh sống, học tập.
Ngoài mục tiêu trên thì theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì việc
giáo dục cần tuân theo các nguyên tắc sau:
Một là, giáo dục BVMT không phải là ghép thêm vào chương trình môn học
như một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội
nhập vào chương trình. Giáo dục BVMT là cách tiếp cận xuyên bộ môn.
Hai là, mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục phải phù hợp với mục
tiêu đào tạo của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp hoc.
Ba là, giáo dục BVMT phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức
tương đối đầy đủ về môi trường và kỹ năng BVMT, phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Hệ
thống kiến thức và kỹ năng được triển khai qua các môn học và các hoạt động theo
hướng tích hợp nội dung qua các môn học, thông qua chương trình dạy học chính
13
khóa và các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt coi việc coi trong việc đưa vào các
chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Bốn là, nội dung giáo dục BVMT phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi
trường của từng địa phương.
Năm là, nội dung và phương pháp giáo dục BVMT phải chú trọng thực
hành, hình thành các kỹ năng, phương pháp hành động cụ thể để học sinh có thể
tham gia có hiệu quả vào các hoạt động BVMT của địa phương, của đất nước phù
hợp với độ tuổi.
Sáu là, cách tiếp cận cơ bản của giáo dục BVMT là: Giáo dục về môi trường,
trong môi trường và vì môi trường, đặc biệt là giáo dục vì môi trường. Coi đó là
thước đo cơ bản hiệu quả của giáo dục BVMT.
Bảy là, phương pháp giáo dục BVMT nhằm tạo cho người học chủ động
tham gia vào quá trình tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh phát
hiện các vấn đề môi trường và tìm cách giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng
dẫn của giáo viên.
Tám là, tận dụng các cơ hội để giáo dục BVMT nhưng phải đảm bảo cơ bản
kiến thức của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức
và tăng thời gian của bài học.
Việc giáo dục ý thức BVMT cho học sinh đặc biệt là học sinh THPT không
phải là chủ để mới. Tuy nhiên, nó là nghệ thuật, là kỹ năng riêng của mỗi thầy cô
giáo, nhưng đích đến cuối cùng là hiệu quả của việc giáo dục. Vì vậy, tùy vào đặc
điểm của từng vùng, từng nơi mà có cách giáo dục khác nhau miễn sao học sinh lại
hiệu quả tốt nhất.
1.2.3.2.. Vai trò của ý thức đối với bảo vệ môi trường
Trong lịch sử, những thế hệ trước đây đã không nhận thức hết vai trò, ý
nghĩa của môi trường đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Vì vậy, ngay từ
đầu, họ đã không có các biện pháp cần thiết để có thể bảo vệ môi trường sống một
cách có hiệu quả. Đó là nguyên nhân sâu xa của tình trạng ô nhiễm môi trường hiện
nay. Như vậy, nếu như con người chưa có được nhận thức đúng đắn về môi trường
và tầm quan trọng của môi trường thì tình trạng ô nhiễm môi trường sẽ ngày càng
14
gia tăng và ngày càng đe dọa đến sự sinh tồn của tất cả các sinh vật sinh sống trên
trái đất.
Việc nhận thức đầy đủ và sâu rộng những vấn đề về môi trường của mọi
thành viên trong xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc ngăn ngừa và
giải quyết những vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay. Những kiến thức, sự hiểu
biết của các nhà khoa học về môi trường sinh thái, các chủ trương, chính sách bảo
vệ môi trường… chỉ có tác dụng khi chúng được phổ biến, truyền thông và thấm
sâu vào các thành viên trong xã hội. Nếu các thành viên của cộng đồng đều có ý
thức đầy đủ, đúng đắn về môi trường, tự giác tham gia giải quyết chúng thì đó là
một yếu tố đảm bảo hàng đầu, một điều kiện hết sức cơ bản và tiên quyết cho việc
giải quyết có hiệu quả các vấn đề ô nhiễm môi trường như hiện nay. Muốn làm
được đều này, trước hết cần có sự thay đổi một cách căn bản trong ý thức của mọi
người, về mối quan hệ giữa môi trường sinh thái và hiện đại hoá xã hội. Sự thiếu
hiểu biết về mối quan hệ này trong xã hội trước đây đã để lại nhiều hậu quả tiêu cực
cho môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế, xã hội và đến chính
con người. Cần tạo ra ý thức bảo vệ môi trường cho cả cộng đồng trong quá trình
phát triển kinh tế- xã hội. Khi con người đã ý thức đầy đủ về vai trò của môi trường
thì sẽ giúp cho cộng đồng có khả năng xử lý tốt hơn những vấn đề về quan hệ con
người - xã hội - tự nhiên trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Ở Việt Nam, tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay đã và đang diễn biến
ngày càng phức tạp, những thảm họa của môi trường đã tác động đến sự tồn tại và
phát triển kinh tế - xã hội của loài người. Vì vậy, các văn bản luật, nghị quyết, nghị
định ra đời nhằm thức tỉnh ý thức của người dân như: Văn kiện Đại hội Đảng Cộng
sản Việt Nam lần thứ VI, VII, VIII, IX và X, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005,
Chỉ thị số 29, 36, Nghị quyết số 41 - của Bộ Chính trị , Quyết định số 1363/QĐ –
TTg của Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 256/2003/ QĐ, ….việc ban hành Luật
bảo vệ môi trường, các Nghị quyết, Chỉ thị cho thấy rằng sự quan tâm về bảo vệ
môi trường của các cấp lãnh đạo đã được nâng lên và điều cần làm tiếp theo đó là
tác động đến ý thức của người dân trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. Nếu
như trong cộng đồng dân cư đều có ý thức và trách nhiệm tốt về vấn đề này, thì việc
15
bảo vệ môi trường sẽ không còn là vấn đề khó khăn của đất nước ta.
Sau khi Luật Bảo vệ môi trường và các Chỉ thị, Nghị quyết được ban hành
thì “nhận thức về bảo vệ môi trường trong các tầng lớp nhân dân đã được nâng lên;
mức độ gia tăng sự ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn
chế; công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học đã đạt được những tiến bộ rõ
rệt. Những kết quả đó đã tạo tiền đề tốt cho công tác bảo vệ môi trường trong thời
gian tới” ( Nghị quyết 41 của Bộ chính trị - 2004). Như vậy từ nhận xét trên ta thấy
rằng vai trò của ý thức có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Khi ý thức
về bảo vệ môi trường nó ăn sâu vào trong tâm thức thì nó sẽ trở thành niềm tin, và
là sức mạnh giúp cá nhân có thể thực hiện tốt vấn đề môi trường. Tuy nhiên, hiện
nay, vấn đề bảo vệ môi trường chỉ dừng lại ở chổ mọi người chỉ thấy được vai trò
và tác động của nó đến cuộc sống của chính mình, họ thấy được điều đó, đồng thời
cũng mong muốn bản thân sống trong môi trường trong lành. Nhưng bản thân họ
chưa biết phải làm gì để bảo vệ môi trường. Thực chất, các văn bản của nhà nước,
báo đài thậm chí ngành giáo dục đang ra sức tìm cách để tác động đến ý thức bảo vệ
môi trường của mọi người. Tuy nhiên, đây là việc làm cần phải có thời gian thì tác
dụng của nó mới được phát huy.
Việc bảo vệ môi trường là việc chung của tất cả mọi người, nó không loại trừ
cá nhân nào mà là trách nhiệm chung của toàn nhân loại. Nếu từng cá nhân đều có ý
thức tốt trong việc bảo vệ môi trường, đồng thời biết hành động như thế nào cho
phù hợp với môi trường thì nhân loại không phải quá lo lắng về sự gia tăng ô nhiễm
của nó như hiện nay[16]
1.2.4. Khái niệm về truyền thông môi trường
Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm
giúp cho những người có liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối
quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của chúng và cách tác động vào các vấn đề có liên quan
một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề về môi trường"[8]
Truyền thông môi trường không nhằm quá nhiều vào việc phổ biến thông tin
mà nhằm vào việc chia sẻ nhận thức về một phương thức sống bền vững và nhằm khả
năng giải quyết các vấn đề môi trường cho các nhóm người trong cộng đồng xã hội.
16
Mục tiêu của truyền thông môi trường:
Thông tin cho người bị tác động bởi các vấn đề môi trường biết tình trạng
của họ, từ đó họ quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục.
Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết địa phương tham gia vào các
chương trình bảo vệ môi trường.
Thương lượng hoà giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi trường
giữa các cơ quan, trong nhân dân. Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội
tham gia vào việc bảo vệ môi trường, xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. Khả
năng thay đổi các hành vi sẽ được hữu hiệu hơn thông qua đối thoại thường xuyên
trong xã hội.
1.2.5. Các yếu tố cấu thành môi trường
1.2.5.1. Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên vật lí, hóa học, sinh
học, nằm ngoài yếu tố chủ quan của con người.
 Cấu trúc.
- Thạch quyển hoặc địa quyển hoặc môi trường đất (Lithosphere): bao gồm
lớp vỏ trái đất có độ dày 60 - 70km trên phần lục địa và từ 2-8km dưới đáy đại
dương và trên đó có các quần xã sinh vật.
- Thủy quyển (Hydrosphere) hay còn được gọi là môi trường nước (Aquatic
environment): là phần nước của trái đất bao gồm nước đại dương, sông, hồ,
suối, nước ngầm, băng tuyết, hơi nước trong đất và không khí.
- Khí quyển (Atmosphere) hay môi trường không khí: là lớp không khí bao
quanh trái đất.
- Sinh quyển (Biosphere) hay môi trường sinh vật: gồm động vật, thực vật và
con người, là nơi sống của các sinh vật khác (Sinh vật ký sinh, cộng sinh, biểu sinh ...)
1.2.5.2. Môi trường nhân tạo
Môi trường nhân tạo bao gồm tất cả các yếu tố do con người tạo nên và chịu
sự tác động rất lớn của con người[17]
17
1.2.6. Ô nhiễm môi trường
"Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm
tiêu chuẩn môi trường"[1]
1.2.6.1. Ô nhiễm không khí
“Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả
mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)"[15]
1.2.6.2. Ô nhiễm môi trường đất
"Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn
môi trường đất bởi các chất ô nhiễm"[10]
Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc
theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu theo nguồn gốc phát sinh có:
- Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.
- Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp
- Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.
1.2.6.3 Ô nhiễm nước
"Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông
nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã"[7]. Ô
nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi
trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của
chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ
yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vào môi trường nước.
1.2.7. Rác thải
Rác thải là những chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất
hoặc trong các hoạt động khác. Có nhiều loại rác thải khác nhau và có nhiều cách
phân loại rác thải. [11]
1.2.7.1 Phân loại theo nguồn gốc phát sinh
* Rác thải công nghiệp: Tất cả các loại vật liệu, hoá chất, đồ vật được tạo
18
thành không theo ý muốn trong các quá trình sản xuất công nghiệp. Rác thải công
nghiệp có thể ở dạng rắn, lỏng, quánh, các loại chất thải nguy hại.
* Rác thải sinh hoạt: Tất cả các loại chất, vật liệu, đồ vật được tạo ra không
theo ý muốn từ các hoạt động sống của con người như ăn, ở, vui chơi, giải trí, các
loại vật liệu dùng làm túi bao gói, vv.
* Rác thải bệnh viện: Tất cả các loại rác thải được tạo ra trong các quá trình
chẩn đoán, chữa trị và tiêm chủng miễn dịch cho người và động vật như: Các loại
hộp, kim tiêm, gạc, bông, vật liệu bao gói và các loại mô động vật, vv. Rác thải
bệnh viện thường ở dạng rắn.
* Rác thải phóng xạ: Các loại chất phóng xạ được tạo ra trong các nhà máy
điện nguyên tử, các quá trình có liên quan đến năng lượng nguyên tử mà con người
không thể kiểm soát được. Chất thải phóng xạ rất nguy hiểm do đặc tính tự phân rã
và khó kiểm soát được của chúng cũng như những ảnh hưởng rất có hại của chúng
đối với sức khoẻ người và vật.
1.2.7.2. Quản lý rác thải
“Quản lý rác thải là hành động thu gom, phân loại và xử lý các loại rác thải
của con người. Hoạt động này nhằm làm giảm các ảnh hưởng xấu của rác vào môi
trường và xã hội”[11]
1.2.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường
Chất lượng môi trường đang bị suy thoái rất nghiêm trọng. Các yếu tố ảnh
hưởng hay chính là những nguyên nhân gây suy giảm chất lượng môi trường:
Trước hết phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệm ô ạt, đặc biệt
là các ngành công nghiệp gây ô nhiễm. Mỗi năm hoạt động sản xuất thải vào không
khí 150 triệu tấn khí SO2, 200 triệu tấn CO2, 350 000 tấn CFC3[3]. Những chất mà
những yếu tố khác trong hệ thống, trong chỉnh thể sinh thái không thể hấp thu được,
nên đã gây tác hại đến tầng Ozon, đến nguồn nước sạch.
Nguyên nhân thứ hai phải kể đến là tệ nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng
trên phạp vi toàn cầu. Có thể nói rừng là nước cho đời sống của thực vật và cho sản
xuất của xã hội, làm cho không khí trong lành, rừng là năng suất mùa màng... Rừng
đóng vai trò quan trọng như thế nhưng hiện nay trên thế giới đang kêu cứu. Cứ mỗi
19
phút trôi qua có tới 21,2 ha rừng nhiệt đới bị phá hủy. Sự mất mát quá lớn của rừng
tất yếu dẫn đến nghèo kiệt đất đai và sự mất đần nhưng sinh vật qúy hiếm, sự tăng
hàm lượng CO2 trong khí quyển- một trong chất khí quan trọng nhất gây nên “hiệu
ứng nhà kính”.
Một nguyên nhân nữa là do mất cân bằng tài nguyên và dân số. Dân số tăng
nhanh đòi hỏi phải khai thác các tài nguyên tự do nhiều hơn, với nhịp điệu cao hơn,
chất thải các loại tăng nhanh hơn dẫn tới phá vỡ cân bằng, vắt kiệt tài nguyên thiên
nhiên và gây ô nhiễm môi trường.
Tình trạng chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hạt nhân cũng là
nguyên nhân vừa gây ô nhiễm vừa gây hủy diệt thiên nhiên thông qua chiến tranh
hủy diệt”[19]
1.3. Những nghiên cứu về nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường
1.3.1 Những nghiên cứu về nhận thức của người dân và học sinh về bảo vệ môi
trường trên thế giới
Ngày nay việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho người dân và
học sinh đang được tất cả các nước trên thế giới quan tâm.
Bài viết: Giáo dục môi trường trong các trường trung học cơ sở ở Việt Nam
và Nhật Bản. Bài viết này tập trung bào tìm hiểu, phân tích hiện trạng giáo dục môi
trường tại các trường trung học cơ sở Việt Nam và Nhật Bản, từ đó nêu ra những
gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường cho học sinh trung học cơ sở
của Việt Nam.
Ở Nhật Bản: Chính phủ Nhật Bản coi việc thúc đẩy giáo dục môi trường,
nhất là cho lứa tuổi học đường là nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục môi trường không
chỉ cung cấp các kiến thức cần thiết về môi trường cho mọi người, mà nó còn tạo cơ
hội cho con người biết sống hoà hợp với môi trường. Minh chứng cụ thể nhất là
năm 1993. Luật môi trường cơ bản được ban hành trong đó có một chương đề cập
tới vần đề thúc đẩy giáo dục môi trường. Cụ thể là, khuyến khích các hoạt động
giảng dạy và nghiên cứu về môi trường và yêu cầu mỗi cá nhân cần tham gia tích
cực vào quá trình giáo dục môi trường. Giáo dục về môi trường được thực hiện theo
hình thức “học suốt đời” kể từ khi cắp sách đến trường, cho đến lúc lớn lên và cả
20
khi đã ở tuổi già. Cách thức giáo dục về môi trường cũng rất phong phú và đa dạng
như học ở trường, ở nhà, ở cộng đồng và ở nơi làm việc. Người ta khuyến cáo rằng,
để giải quyết vấn đề môi trường ở Nhật Bản, điều vô cùng quan trọng là mỗi người
phải tự giác nâng cao ý thức tự học tập và tích cực tham gia ào các hoạt động bảo vệ
môi trường.
Mục đích của giáo dục môi trường cho học sinh nói chung và học sinh trung
học cơ sở của Nhật Bản nói riêng nhằm:
- Để học sinh có được các kiến thức chung về môi trường, vai trò của nó đối
với cuộc sống con người.
- Thúc đẩy sự hiểu biết toàn diện của học sinh về các mối quan hệ giữa hoạt
động của con người và môi trường
- Giúp học sinh có kỹ năng và ứng xử thân thiện với môi trường.
Từ những năm 1990 đến nay, các hoạt động giáo dục môi trường diễn ra khá
đa dạng. Năm 1991, Bộ Giáo dục, Khoa học, Thể thao và Du lịch Nhật Bản đã xây
dựng thành công cuốn hướng dẫn giáo dục môi trường. Mục đích của việc ra đời
cuốn sách này nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường cho các
học sinh ở các bậc học phổ thông của Nhật Bản. Bên cạnh đó, Bộ còn tổ chức các
chương trình hướng dẫn các giáo viên cách hướng học sinh vào các hoạt động “thân
thiện với môi trường”. Hệ thống thông tin trao đổi giữa các trường cũng được đề cao
và mở rộng. Tại các trường bồi dưỡng cho giáo viên sư phạm người ta cũng đưa vào
chương trình nghiên cứu về giáo dục môi trường. Ở đó, giáo viên có thể tiến hành tìm
hiểu, thảo luận về các ý tưởng, các chủ đề liên quan giữa xã hội và môi trường.
Tại Nhật Bản người ta xây dựng câu lạc bộ môi trường dành riêng cho học
sinh tiểu học và trung học cơ sở (Junior-Eco-Club). Hàng năm câu lạc bộ đã thu hút
được sự tham gia đông đảo của học sinh. Theo ước tính của các nhà quản lý năm
1999 có khoảng 70.000 đến năm 2007 con số này đã tăng lên khoảng 167.466 học
sinh tham gia vào câu lạc bộ. Nhờ nguồn hỗ trợ tài chính của chính phủ và chính
quyền địa phương, cứ vào dịp cuối năm câu lạc bộ lại tổ chức lễ hội về giáo dục
môi trường dành cho tất cả những thành viên tham gia.
21
Bên cạnh đó, hoạt động tự nguyện bảo vệ môi trường của người dân, tổ chức
doanh nghiệp, chính quyền địa phương được phát huy một cách hiệu quả. Họ sẵn
sàng ủng hộ tài chính cho các chương trình giáo dục môi trường hay tham gia nhiệt
tình vào phong trào thu gom rác thải, vệ sinh môi trường. Một minh chứng có thể kể
đến đó là nỗ lực nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh phổ thông cơ do
công ty Shap tiến hành từ năm 2006. Công ty này đã tập hợp một số lượng lớn học
sinh từ 50 trường trung học trên cả nước cùng tham gia học tập về các vấn đề môi
trường hiện nay: sự nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường, vấn đề rác thải…. Sau
khi kết thúc chương trình học họ đã nhận được trên 400 bức thư từ và thầy cô giáo
tại các trường này. Những bức thư chủ yếu nói lên cảm nghĩ của học sinh khi tham
gia khoá học, học sinh muốn làm một điều gì đó có ý nghĩa để bảo vệ môi trường.
Ở Việt Nam, hệ thống các cơ sở giáo dục và đào tạo từ mầm non đến đại học
phát triển tương đối rộng khắp ở mọi vùng miền với nhiều hình thức đa dạng. Cho
đến nay, số lượng các trường trung học cơ sở ở Việt Nam khoảng 9.041 trường với
8.980 trường công lập còn lại là các trường tư thục; số lượng học sinh trong bậc học
này khoảng 6.100.000 học sinh chiếm 22,5% tổng dân số. Học sinh các trường
trung học cơ sở ở Việt Nam có độ tuổi trung bình từ 10 đến 16 tuổi và học sinh phải
trải qua 4 lần chuyển lớp thì mới kết thúc bậc học này.
Một vài năm gần đây tại các nhà trường THCS giáo dục môi trường đã được
các trường quan tâm và có sự chỉ đạo tương đối rõ ràng. Hầu hết các tỉnh đã hoàn
thành kế hoạch hành động giáo dục môi trường đến năm 2010.
Tại các trường, trước năm 2007 GDMT được đưa vào với thời lượng 1 tiết/1
tuần với học sinh tiểu học, 2 tiết/tuần với học sinh THCS bao gồm cả thời gian
ngoại khoá. Tuy nhiên yêu cầu giáo dục với môn học này chưa cao và chưa được
thực hiện đồng bộ ở tất cả các trường học.
Ở một số trường còn tổ chức đồng loạt học tập các chủ đề môi trường vào
tháng 4 hàng năm. Các thầy cô giáo thì đăng ký giảng dạy những tiết giáo dục môi
trường xuất sắc nhất. Học sinh đẩy mạnh các hoạt động ngoài giờ về bảo vệ môi
trường như thi hát, vẽ, sáng tác và biểu diễn tiểu phẩm về chủ đề này. Tại địa
phương học sinh tham gia vào các chương trình làm sạch đường phố, thôn xóm, thu
22
rác thải…..Điển hình là các trường Trung học cơ sở tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh….và những phong trào này nhận đươc sự
quan tâm của bậc phụ huynh.
Khác với Nhật Bản, tại nhiều trường trung học cơ sở ở Việt Nam vẫn chưa
coi trọng vấn đề giáo dục môi trường cho học sinh. Họ coi đây là những môn học
phụ, không quan trọng. Học sinh và thầy, cô có thể giảng, học qua loa, đại khái.
Thậm chí một số trường còn để học sinh tự tìm hiểu bài học đó ở nhà mà không có
kiểm tra hay đôn đốc học sinh. Tại một số trường cán bộ quản lý và giáo viên trong
trường chưa có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về giáo dục môi trường. Ban giám
hiệu chưa có sự chỉ đạo rõ ràng và thống nhất cũng như sự quan tâm thoả đáng đối
với việc đưa nội dung giáo dục môi trường vào giảng dạy. Nói cách khác, hoạt động
giáo dục môi trường chưa nằm trong kế hoạch của các tổ chuyên môn, tổ chủ
nhiệm. Trong khi đó, giáo viên những người trực tiếp triển khai lại thực hiện theo
kinh nghiệm, theo khả năng của mình. Các hoạt động chủ yếu mang tính bề nổi,
chưa đảm bảo chiều sâu và hiệu quả giáo dục.
Bài viết đánh giá cụ thể sâu sắc hiện trạng giáo dục môi trường của cả hai
nước trên cơ sơ đó làm nền tảng cho giáo dục môi trường ở nước ta hiện nay[12],
[20], [21]
1.3.2. Những nghiên cứu về nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường ở
Việt Nam
Công tác bảo vệ môi trường đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ cũng
như Đảng và chính quyền Thủ đô đặc biệt quan tâm. Ngày 15/11/2004 Bộ chính trị
đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Nghị quyết đã nêu rõ quan điểm: “Bảo vệ môi
trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người, là
biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xă hội văn
minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hòa với tự nhiên của
cha ông ta”. Nghị quyết đề ra nhiệm vụ: Đối với đô thị và ven đô thị cần chấm dứt
nạn đổ rác và xả nước thải chưa qua xử lý, khắc phục tình trạng mất vệ sinh nơi
công cộng. Trong quy hoạch bố trí diện tích đất hợp lý cho các nhu cầu về cảnh
23
quan môi trường. Tăng lượng cây xanh dọc các tuyến phố. Nghị quyết còn đưa ra
giải pháp cụ thể: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và
trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Về mặt quốc tế, năm 1992, trên 170 chính phủ tham gia hội nghị thượng đỉnh
trái đất ở Rio de Janeiro đã ra tuyên bố về môi trường và phát triển trong đó nguyên
tắc 10 nêu rõ tầm quan trọng của các quyền của công chúng tiếp cận thông tin môi
trường và tiếp cận tư pháp. Năm 2002, chính phủ các nước trên toàn thế giới đã tái
khẳng định cam kết thực hiện nguyên tắc này tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về
phát triển bền vững tại Johannesburg. Để thực hiện nguyên tắc 10, năm 2001, một
số tổ chức xã hội dân sự của các nước Chi lê, Hungary, Thái Lan, Uganda và Mỹ đã
khởi xướng việc thành lập Liên minh về tiếp cận môi trường (Liên minh TAI). Liên
minh TAI quy định rất rõ quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong công tác bảo vệ
môi trường còn gọi là nguyên tắc TAI. Đó chính là làm cho mọi người dân tiếp cận
được 3 quyền và trách nhiệm:
- Quyền tiếp cận thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.
- Quyền tiếp cận luật, các văn bản dưới luật, các cơ chế, chính sách do nhà
nước, trung ương và địa phương ban hành.
- Quyền tiếp cận các nguồn lực tài chính, kinh nghiệm, công nghệ.
- Trách nhiệm: Tự nguyện, tự giác, xung phong, tình nguyện tham gia vào
các hoạt động truyền thông, vận động xã hội, phong trào bảo vệ môi trường.
Rõ ràng, sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường vừa là
trách nhiệm, là nghĩa vụ và quyền lợi. Nếu không có sự tham gia của cộng đồng thì
không có khả năng thực hiện được sự nghiệp bảo vệ môi trường.
Cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường là phải biến chủ trương bảo vệ môi
trường của Đảng bộ thành phố thành nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân sống ở
Thủ đô. Mục đích của cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường là nhằm huy động tối
đa các nguồn lực trong xã hội Thủ đô thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường từ
việc ra các quyết định, chính sách tới những hoạt động cụ thể nhằm giữ môi trường
trong sạch, ngăn chặn và khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên tai gây ra cho
môi trường. Cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường sẽ làm cho mọi công dân sống ở
24
Thủ đô đều thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong giữ gìn, bảo vệ môi trường.
Từ đó tạo nên những chuyển biến trong thói quen, nếp sống theo hướng thân thiện
hơn với môi trường, góp phần phát triển Thủ đô Xanh - Sạch - Đẹp.
Ở nước ta, cộng đồng dân cư đều nằm trong tổ chức của mình là Mặt trận tổ
quốc, đoàn thể chính trị xã hội hoặc xã hội nghề nghiệp như là Hội Liên hiệp phụ
nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên CSHCM… có tổ chức từ
trung ương tới cở sở thôn, làng, tổ dân phố, khu dân cư, xã, phường. Mọi thông tin,
các cuộc vận động, các hoạt động của cộng đồng chỉ có thông qua sự vận động của
tổ chức của họ thì mới có kết quả đặc biệt là các hoạt động về bảo vệ môi trường.
Vì tính chất quan trọng của công tác bảo vệ môi trường. Nên đã có rất nhiều
những nghiên cứu về đánh giá nhận thức của người dân tới môi trường và bảo vệ
môi trường.
* Đề tài: “Tác động của báo chí đến việc nhận thức của thanh niên về bảo
vệ môi trường” trên địa bàn xã Sơn Dương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ,Khóa
luận tốt nghiệp của Triệu Thị Hương – trường Đại học Công Đoàn chỉ ra công tác
báo trí và thực trạng môi trường trên địa bàn nghiên cứu, sự tác động của báo chí
đến nhận thức của thanh niên về vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay, những yếu tố
ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin trên báo chí về môi trường của thanh niên
và đã đánh giá được tác động của báo chí đến nhận thức của thanh niên về vấn đề
bảo vệ môi trường[9]
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ý nghĩa khoa học Thông qua việc vận
dụng một số lý thuyết, quan điểm khái niệm phạm trù về phương pháp nghiên cứu
xã hội học, đề tài thực hiện với mong muốn nâng cao nhận thức của người dân về
sự ô nhiễm của nguồn nước và khuyến khích người dân tham gia các hoạt động
nhằm bảo vệ nguồn nước đang bị ô nhiễm hiện nay. Từ kết quả nghiên cứu tác giả
hi vọng góp phần xây dựng tư tưởng đúng đắn về môi trường, ô nhiễm môi trường
và cụ thể là ô nhiễm nguồn nước ở nông thôn hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài sẽ
cho thấy mức độ nhận thức về nguồn nước mình đang sử dụng và biết được nhu cầu
của người dân về bảo vệ nguồn nước. Từ đó có những khuyến nghị nhằm nâng cao
nhận thức về nguồn nước và đưa ra nhiều biện pháp bảo vệ nguồn nước cho người
25
dân nông thôn. Mục đích, đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu Mục đích Mục
đích của đề tài này là tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
ở nông thôn.
Đề tài: Tìm hiểu nhận thức của người dân về nguồn nước và thông qua đó
tìm hiểu về nhu cầu bảo vệ nguồn nước của người dân nông thôn hiện nay. Đối
tượng là nhận thức của người dân nông thôn. Khách thể là nguồn nước. Phạm vi
nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu: thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái
Bình Thời gian nghiên cứu: Từ 2002 đến 2011. Phương pháp nghiên cứu và phương
pháp luận phương pháp nghiên cứu phương pháp quan sát Tiến hành quan sát địa
bàn nghiên cứu, quan sát hai bên đường, các ao, hồ, sông, mương, rãnh,... trên địa
bàn. phương pháp phân tích tài liệu trong đề tài này tác giả có sử dụng các tài liệu
liên quan tới môi trường, ô nhiễm môi trường...
Với đề tài này tác giả cũng muốn đóng góp ý kiến của mình về vấn đề này.
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại địa bàn huyện Kiến Xương cũng đang có chiều
hướng gia tăng và gây ảnh hưởng lớn tới đời sống của người dân nơi đây. Với đề tài
“ Nhận thức và nhu cầu bảo vệ nguồn nước của người dân nông thôn hiện nay” tác
giả muốn biết nhận thức của người dân về nguồn nước và nhu cầu bảo vệ nguồn
nước hiện nay của họ.
Tên Đề tài: “Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về
ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt”.
(Trường hợp nghiên cứu: phường Phú Thọ- Thị Xã Thủ Dầu Một - Tỉnh Bình
Dương) GVHD: Th.s Nguyễn Thị Tuyết. Nhóm SVTH: Nguyễn Thị Kim Loan,
Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Uyên, Vũ Hậu Mai, Bùi Thị Thu Ba. Bình
Dương ngày 22/11/2009. Nội dung: đề tài đi sau vào nghiên cứu nhũng nhận
thức của người dân vêg vấn đề phân loại và thu gom rác thải của người dân.
Đây là một trong những vấn đề quan trọng và nhức nhối đối với cuộc sống của
người dân. Việc tìm hiểu và đánh giá nhận thức về vấn đề này se giúp chung ta
có cái nhìn sâu sắc hơn và tù đó đưa ra những giaỉ pháp nâng cao nhận thức của
người dân[11]
26
1.3.3. Những nghiên cứu về tuyên truyền và nhận thức của học sinh về bảo vệ
môi trường
Hiện nay vấn đề giáo dục trong nhà trường đang được các cấp lãnh đạo quan
tâm rất lớn. Thấy rõ được tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh ngay từ khi
còn ngồi ghế nhà trường đã có rất nhiều nghiên cứu về nhận thức và nâng cao nhận
thức của học sinh.
Dự án: Nâng cao nhận thức về môi trường trong trường học- Kinh nghiệm
của dự án 415- Thái Thị Ngọc Dư.
Ngày nay, trước nhu cầu ngày càng tăng về nâng cao nhận thức trong bảo vệ
môi trường, chúng ta cần suy nghĩ đến nghiên cứu GDMT bằng cách kết hợp hai
phương thức tiếp cận nói trên.
Báo cáo này trình bày các hoạt động GDMT trong khuôn khổ Dự án « Nâng
cấp đô thị và làm sạch kênh Tân Hóa – Lò gốm » (Dự án 415), mong đóng góp vào
kinh nghiệm GDMT của Thành phố Hồ Chí Minh.
Báo cáo gồm 3 phần :
1. Vai trò của nâng cao nhận thức trong quản lý môi trường
2. Diễn tiến của chương trình GDMT - Dự án 415
3. Triển vọng phát triển và những đề nghị.
Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường thực sự
mang lại hiệu quả như mong muốn, cần bắt đầu từ những việc làm, hành động nhỏ
nhất. Chẳng hạn như làm tốt công việc trồng và chăm sóc cây xanh; vệ sinh trong
và ngoài lớp sạch sẽ trước và sau mỗi buổi học; thường xuyên tổ chức những ‘ngày
chủ nhật xanh”…Trong các bài giảng, căn cứ vào điều kiện từng môn học cụ thể, có
thể lồng ghép những kiến thức về bảo vệ môi trường. Việc cho học sinh, sinh viên
thường xuyên tiếp xúc với những kiến thức về môi trường qua các lời giảng của
giáo viên có thể tác động trực tiếp và có tác dụng hơn so với những chương trình
truyền thông khô cứng. Không chỉ trong các tiết dạy trên lớp, giáo viên cần làm
gương cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, khuyến khích học
sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau và đưa ra những lời nhắc nhở,
tuyên dương kịp thời. Các nhà trường cũng cần dành một khoản kinh phí nhất định
27
để đầu tư các thiết bị tiết kiệm điện, khuyến khích giáo viên, học sinh, sinh viên sử
dụng năng lượng tiết kiệm cùng với việc ban hành những quy định cụ thể về việc
bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Cần đưa ý thức bảo vệ môi
trường thành một tiêu chí để đánh giá, xếp loại giáo viên, học sinh, sinh viên. Nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường là một trong những biện pháp quan
trọng góp phần xây dựng môi trường học đường thân thiện cũng như mang lại
những lợi ích trước mắt và lâu dài.
1.4. Nguồn kiến thức giáo dục môi trường ở các cấp
Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách không
của riêng ai. Nhưng điều đáng nhấn mạnh trước hết là việc giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường trong các nhà trường chưa được chú trọng đúng mức. Ý thức bảo vệ môi
trường vì thế chưa hình thành rõ nét trong tầng lớp học sinh, sinh viên và thậm chí
cả ở một số giáo viên. Có thể nhận thấy điều này khi trực tiếp chứng kiến cảnh quan
môi trường ở các đơn vị trường học. Tình trạng trường học ít cây xanh hoặc không
có cây xanh vẫn còn phổ biếi; học sinh, sinh viên vứt rác bừa bãi, hút thuốc lá khi
đến trường vẫn còn diễn ra hàng ngày. Ngay bên trong một số trường học, dù đã có
những thùng đựng rác lớn nhưng rác vẫn được vứt chỏng chơ. Những điểm công
cộng ở gần các trường học: nhà ga, bến xe, chợ…hiện tượng xả rác bừa bãi là khá
phổ biến. Tình trạng sử dụng điện, nước lãng phí cũng đã trở nên “quen thuộc”
trong các nhà trường. Dường như tâm lý “dùng của chùa’ vẫn còn tồn tại nên ở
nhiều nhà trường, ở các phòng học và phòng làm việc, quạt, điều hoà nhiệt độ, các
thiết bị chiếu sáng được sử dụng “vô tư”. Trong khi một sô quốc gia phát triển đã có
hẳn môn học riêng về môi trường thì ở nước ta, ngoại trừ các môn học chuyên
ngành về môi trường ở bậc cao đẳng, đại học thì bảo vệ môi trường chưa đựoc xhọc
sinh là một môn học ở các cấp học phổ thông mà mới chỉ được lồng ghép trong các
môn Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lý và một số tiết học ngoại khoá. Một số
cuộc thi bảo vệ môi trường đã được tổ chức trong trường học song nhìn chung, vẫn
còn mang nặng tính hình thức.
Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường thực sự
mang lại hiệu quả như mong muốn, cần bắt đầu từ những việc làm, hành động nhỏ
28
nhất. Chẳng hạn như làm tốt công việc trồng và chăm sóc cây xanh; vệ sinh trong
và ngoài lớp sạch sẽ trước và sau mỗi buổi học; thường xuyên tổ chức những ‘ngày
chủ nhật xanh”…Trong các bài giảng, căn cứ vào điều kiện từng môn học cụ thể, có
thể lồng ghép những kiến thức về bảo vệ môi trường. Việc cho học sinh, sinh viên
thường xuyên tiếp xúc với những kiến thức về môi trường qua các lời giảng của
giáo viên có thể tác động trực tiếp và có tác dụng hơn so với những chương trình
truyền thông khô cứng. Không chỉ trong các tiết dạy trên lớp, giáo viên cần làm
gương cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, khuyến khích học
sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau và đưa ra những lời nhắc nhở,
tuyên dương kịp thời. Các nhà trường cũng cần dành một khoản kinh phí nhất định
để đầu tư các thiết bị tiết kiệm điện, khuyến khích giáo viên, học sinh, sinh viên sử
dụng năng lượng tiết kiệm cùng với việc ban hành những quy định cụ thể về việc
bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Cần đưa ý thức bảo vệ môi
trường thành một tiêu chí để đánh giá, xếp loại giáo viên, học sinh, sinh viên. Nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường là một trong những biện pháp quan
trọng góp phần xây dựng môi trường học đường thân thiện cũng như mang lại
những lợi ích trước mắt và lâu dài.
1.4.1. Giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc tiểu học
Tiểu học là bậc học cơ bản, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào
tạo trẻ học sinh trở thành công dân tốt cho đất nước. Mục đích quan trọng của giáo
dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho học sinh hiểu rõ tầm quan trọng của bảo
vệ môi trường mà quan trọng là phải hình thành thói quen, hành vi ứng xử văn
minh, thân thiện với môi trường. Nếu ở cấp học này các học sinh chưa hình
thành được tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm tới thế
giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh thì ở các cấp sau khó có thể
bù đắp được. Vì vậy, nội dung và cách thức bảo vệ môi trường trong trường tiểu
học mang tính quyết định đối với việc hình thành những phẩm chất đó. Ở bậc Tiểu
học, việc giáo dục môi trường được thực hiện khá rộng rãi qua các môn học giáo
dục sức khỏe và tìm hiểu tự nhiên, xã hội. Thông qua các giờ học chính khóa và
Tải bản FULL (86 trang): https://bit.ly/3ils152
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
29
ngoại khóa, giáo viên giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường,
nâng cao lòng yêu thiên nhiên, đất nước.
1.4.2. Giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc trung học
Ở cấp học này, nội dung giáo dục môi trường phải được coi là nội dung
chính thống, có hệ thống, có chất lượng và phải hiệu quả. Cách thức đưa vào
chương trình phổ thông và phương thức đào tạo có thể mềm dẻo nhưng việc
đánh giá kết quả phải được đặt ra một cách tương xứng với tầm quan trọng của
vấn đề. Cần phải giúp cho học sinh tự mình chiếm lĩnh được tri thức, kỹ năng và
tự thân các học sinh xác định thái độ phái đối xử đúng đắn với thiên nhiên như
chính ngôi nhà của mình. Ở bậc Trung học, nội dung giáo dục môi trường được
lồng ghép tích hợp qua nhiều môn học có liên quan như Vật lý, Hóa học, Sinh
học, Địa lý, Giáo dục công dân. Thông qua giáo dục môi trường , học sinh được
trang bị những kiến thức cơ bản về các yếu tố môi trường, vai trò của môi trường
đối với con người và tác động con người đối với môi trường, phát triển kỹ năng
bảo vệ và gìn giữ môi trường.
Cụ thể nội dung GDMT đưa vào sách giáo khoa(SGK) Địa lí phổ thông nói
chung, cũng như SGK địa lí lớp 8 và lớp 9 nói riêng ở 3 dạng: Nội dung GDMT
trùng hợp phần lớn hoặc trùng lặp hoàn toàn với với nội dung Địa lí; Nội dung giáo
dục môi trường là bộ phận hữu cơ của bài học, được thể hiện bằng một mục riêng,
một đoạn hay một vài câu trong bài học; Nội dung GDMT không được nêu rõ trong
sách giáo khoa, nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ
các kiến thức GDMT vào bài giảng.
Điểm nổi bật của SGK địa lí lớp 8 và lớp 9 THCS hiện hành là các tác giả
SGK đã đưa nội dung GDMT vào các bài học Địa lí một cách tự nhiên, đã giúp cho
học sinh vừa hiểu được những vấn đề địa lí, vừa hiểu được những vấn đề môi
trường của toàn cầu và khu vực. Từ chương trình và SGK Địa lí lớp 8 & lớp 9 hiện
hành, nhóm tác giả đã thiết kế tổng số 31 bài học khai thác nội dung GDMT (16
thiết kế cho lớp 8, 15 thiết kế cho lớp 9).
Về phương pháp khai thác nội dung GDMT trong SGK địa lí: Cách khai
thác thông thường trước đây: chỉ đưa thêm số liệu, ví dụ minh họa, nặng về cung
Tải bản FULL (86 trang): https://bit.ly/3ils152
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
30
cấp thông tin, đôi khi là cho bài giảng nặng nề, học sinh tiếp thu thu động, không
phát huy được vai trò tích cực của học sinh: Học sinh không được nói, không được
làm. Việc dạy của giáo viên nặng về độc thoại, hình thức tổ chức dạy học chỉ diễn
ra trong lớp học với lời nói của thầy và bảng đen là trung tâm, khi đó thực tiễn môi
trường xung quanh lớp học liên quan đến bài học lại không được chú ý. Vì vậy,
không thể đạt được mục tiêu của GDMT là hình thành kiến thức, phát triển kỹ năng,
giáo dục thái độ và hành vi,...
Cách khai thác theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh: Giáo viên đối
chiếu kiến thức môi trường đã có trong sách giáo khoa với các kiến thức và kỹ năng
đã chỉ ra để xác định mục tiêu khai thác, phương tiện dạy học, phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học như: Cho học sinh hoạt động học tập trong lớp, ngoài lớp để
thu được kiến thức về môi trường thông qua hình thức học sinh làm việc cá nhân,
làm việc theo nhóm nhỏ; Cho học sinh quan sát, tìm hiểu môi trường địa phương
thông qua các bài tập thực hành để rèn luyện kỹ năng và tạo sự quan tâm của học
sinh đối với môi trường; Hướng dẫn học sinh vận dụng những điều đã học vào thực
tế để hình thành cho học sinh lối sống vì môi trường.
Ba hoạt động này liên kết với nhau trong một bài học. Trong bài lí thuyết, có
thể hình thành cho học sinh kiến thức, thái độ thông qua hoạt động trong lớp, ngoài
lớp. Trong một bài thực hành, chủ yếu rèn luyện cho học sinh kỹ năng học tập,
ngoài ra còn có thể hình thành cho học sinh thái độ đối với môi trường thông qua
việc tìm hiểu môi trường địa phương
Bên cạnh đó, các hoạt động giáo dục môi trường còn được thực hiện thông
qua hoạt động của tổ chức Đoàn - Đội trong nhà trường như phong trào xanh hóa
nhà trường, xây dựng vườn trường, xây dựng cảnh quan nhà trường “xanh – sạch –
đẹp”, tham gia hưởng ứng “ Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường”, tham gia
“Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”, tham gia“ Tết trồng cây”,…
Thông qua các môn học, nếu nội dung này được tích hợp đưa vào trong
giảng dạy có thể giúp học sinh nhận thức đúng đắn vai trò của mình trong việc nâng
cao ý thức trách nhiệm bản thân đối với môi trường. Nhờ đó mà bài giảng của giáo
viên sẽ trở nên hấp dẫn hơn, thực tế hơn, còn học sinh sẽ hứng thú hơn và chủ động
3580896

More Related Content

What's hot

Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...nataliej4
 
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...nataliej4
 
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...nataliej4
 
đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...
đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...
đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...https://www.facebook.com/garmentspace
 
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho...
Bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho...Bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho...
Bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (19)

Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
 
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệpLuận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
 
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
 
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
 
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
 
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
 
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
 
đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...
đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...
đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...
 
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAYĐề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
 
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
 
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúaLuận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
 
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
 
Bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho...
Bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho...Bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho...
Bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho...
 
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
 
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAYBón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
 

Similar to Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú Bình Tỉnh Thái Nguyên

Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...hieu anh
 
Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...
Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...
Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt namNghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam 2
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam 2Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam 2
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam 2https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngVai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfNguyễn Công Huy
 
Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ...
Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ...Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ...
Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ...HanaTiti
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú Bình Tỉnh Thái Nguyên (20)

Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
 
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
 
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAYLuận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
 
Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...
Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...
Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...
 
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt namNghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam
 
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam 2
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam 2Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam 2
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam 2
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
 
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngVai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 
Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ...
Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ...Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ...
Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...
 
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
 
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái họcGiáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 

Recently uploaded (20)

Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 

Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú Bình Tỉnh Thái Nguyên

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------------------- NGUYỄN THỊ DIỆU LINH ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ MÔI TRUỜNG CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Thái Nguyên - 2014
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------------------- NGUYỄN THỊ DIỆU LINH ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ MÔI TRUỜNG CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Khoa học môi trường Mã số ngành: 60 44 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN KHẮC THÁI SƠN Thái Nguyên - 2014
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Diệu Linh
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cám ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Khắc Thái Sơn, giảng viên khoa quản lí tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng quan lý đào tạo Sau Đại học, khoa Môi trường, cùng toàn thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức lý luận chính trị quý báu, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, các thày cô giáo của trường THPT Phú Bình, THCS Bảo Lý, THCS Tân Kim, THCS Hương Sơn, Tiểu học Bảo Lý đã động viên, tạo điều kiện cho tôi cả về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Xin trân thành cảm ơn học sinh của các trường nghiên cứu đã nhiệt tình tham gia trả lời phỏng vấn, điều tra một cách chính xác và khách quan nhất đề luận văn có được kết quả chính xác nhất. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc sống, học tập và nghiên cứu. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Diệu Linh
  • 5. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường BVTV : Bảo vệ thực vật GDBVMT : Giáo dục bảo vệ môi trường GD- ĐT : Giáo dục đào tạo GDMT : Giáo dục môi trường ONMT : Ô nhiễm môi trường THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông
  • 6. iv MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan............................................................................................................i Lời cảm ơn ............................................................................................................. ii Danh mục các từ viết tắt ........................................................................................ iii Mục lục ..................................................................................................................iv Danh mục các bảng ................................................................................................vi Danh mục các hình................................................................................................vii MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ..........................................................................................2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU...............................................3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .............................................................................3 1.1.1. Cơ sở lí luận của đề tài ..............................................................................3 1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ..........................................................................4 1.1.3. Cơ sở pháp lý của đề tài ............................................................................5 1.2. Khái quát về môi trường và bảo vệ môi trường.............................................6 1.2.1. Khái niệm về môi trường và bảo vệ môi trường.........................................6 1.2.2. Các vấn đề môi trường hiện nay của Việt Nam..........................................8 1.2.3. Giáo dục môi trường .................................................................................9 1.2.4. Khái niệm về truyền thông môi trường.................................................... 15 1.2.5. Các yếu tố cấu thành môi trường ............................................................. 16 1.2.6. Ô nhiễm môi trường ................................................................................ 17 1.2.7. Rác thải...................................................................................................17 1.2.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường ...................................18 1.3. Những nghiên cứu về nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường ........19 1.3.1 Những nghiên cứu về nhận thức của người dân và học sinh về bảo vệ môi trường trên thế giới ..........................................................................19
  • 7. v 1.3.2. Những nghiên cứu về nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường ở Việt Nam................................................................................................ 22 1.3.3. Những nghiên cứu về tuyên truyền và nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường.............................................................................................. 26 1.4. Nguồn kiến thức giáo dục môi trường ở các cấp .........................................27 1.4.1. Giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc tiểu học..............................................28 1.4.2. Giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc trung học ...........................................29 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...32 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................32 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................32 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 32 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...............................................................32 2.2.1. Thời gian nghiên cứu...............................................................................32 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ...............................................................................32 2.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................33 2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................33 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ...................................................... 33 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp........................................................ 34 2.4.3. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu .................................................... 34 2.4.4. Phương pháp biểu đạt kết quả..................................................................34 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC...............................................35 3.1. Khái quát về học sinh tại huyện phú bình ảnh hưởng đến nhận thức bảo vệ môi trường.................................................................................................35 3.1.1. Nhận xét chung về các trường phổ thông nghiên cứu tại Phú Bình ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức về bảo vệ môi trường của học sinh.....35 3.1.2. Ý thức tham gia bảo vệ môi trường của học sinh phổ thông tại huyện Phú Bình.................................................................................................38 3.2. Đánh giá nhận thức về bảo vệ môi trường của học sinh phổ thông tại huyện Phú Bình. ........................................................................................40
  • 8. vi 3.2.1. Đánh giá nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường theo vùng nghiên cứu.............................................................................................. 40 3.2.2. Đánh giá nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường theo khối lớp......44 3.2.3. Đánh giá nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường theo học lực.......48 3.2.4. Đánh giá nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường theo hạnh kiểm ..52 3.2.5. Đánh giá nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường theo giới tính .....55 3.2.6. Đánh giá nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường theo dân tộc .......58 3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của học sinh phổ thông...........................................................................................61 3.3.1. Nâng cao hiệu quả của việc tích hợp các nội dung bảo vệ môi trường thông qua các tiết học của các môn Văn, Sử, Địa, Sinh, Kỹ thuật và đặc biệt là môn Giáo dục công dân................................................................ 61 3.3.2 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt đầu tuần, tham quan, lao động và các cuộc thi tìm hiểu về môi trường ......................................................................62 3.3.3. Tăng cường đầu tư cho công tác giảng dạy và học tập............................. 62 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................................64 1. Kết luận.........................................................................................................64 2. Kiến nghị.......................................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................66 PHỤ LỤC
  • 9. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Tổng kết học lực của học sinh trường THPT Phú Bình.......................... 38 Bảng 3.2: Kết quả xếp loại về học lực của học sinh THCS Bảo Lý........................ 38 Bảng 3.3: Kết quả xếp loại về học lực của học sinh Tiểu học Bảo Lý .................... 38 Bảng 3.4: Trường học thường xuyên tổ chức các hoạt động, cuộc thi, tuyên truyền về chủ đề môi trường...........................................................................40 Bảng 3.5: Đánh giá ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường của học sinh theo vùng....41 Bảng 3.6: Đánh giá sự hiểu biết của học sinh về nguyên nhân mà người dân hay học sinh bỏ rác không đúng nơi quy định................................................... 42 Bảng 3.7: So sánh sự phụ thuộc của nhận thức về bảo vệ môi trường .................... 43 Bảng 3.8: Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường theo khối lớp.................................44 Bảng 3.9: Phản ứng của học sinh khi thấy học sinh khác vứt rác vào bể nước.......47 Bảng 3.10: Hiểu biết của học sinh về nguồn nước sạch đang khan hiếm trên thế giới theo học lực......................................................................................... 49 Bảng 3.11: Đánh giá của học sinh về vấn đề thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng tới môi trường theo học lực .................................................................50 Bảng 3.12. So sánh sự phụ thuộc của nhận thức bảo vệ môi trường với học lực.....51 Bảng 3.13: Hành động của học sinh vứt rác ở đâu trong lớp theo hạnh kiểm?........52 Bảng 3.14: Đánh giá hiểu biết của học sinh về việc bảo vệ nguồn nước theo hạnh kiểm..... 54 Bảng 3.15: So sánh sự ảnh hưởng của hạnh kiểm đối với nhận thức bảo vệ môi trường..................................................................................................55 Bảng 3.16: Thái độ của học sinh khi thấy bạn lấy nước quá nhiều tràn ra cả xô theo giới tính............................................................................................... 56 Bảng 3.17: Đánh giá việc phân loại rác đem lại hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường của học sinh theo giới tính........................................................ 57 Bảng 3.18: Đánh giá nguồn nước xung quanh nơi học sinh sinh sống.................... 59 Bảng 3.19: Nguồn cung cấp thông tin về môi trường của học sinh theo dân tộc.....60
  • 10. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1: Thi biểu diễn thời trang chủ đề môi trường. .............................................8 Hình 3.2: Tổ chức cuộc thi với chủ đề môi trường...................................................9 Hình 3.3: Tuyên truyền về vấn đề môi trường trong 15 phút đấu giờ .......................9 Hình 3.4: Các khẩu hiệu, băng rôn được treo nhiều nơi trong trường học ................9
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Môi trường luôn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Nó đảm nhận 3 chức năng chính: Cung cấp tài nguyên, cung cấp không gian sống và là nơi chứa đựng rác thải. Môi trường xanh sạch không chỉ đơn thuần tạo nên vẻ mỹ quan cho xã hội mà còn ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, trong hoạt động sống thường ngày con người đã thải ra môi trường một khối lượng rác rất lớn và ngày càng nhiều. Điều này đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, đời sống con người đã làm ảnh hưởng rất lớn tới môi trường. Môi trường sống đang ngày càng suy thoái và ô nhiễm. khí hậu thì biến đổi, thiên tai sảy ra khắp mọi nơi. Vậy nên bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách hiện nay và là của toàn xã hội. Mặt khác, ta thấy rằng lứa tuổi học sinh phổ thông được đánh giá là lứa tuổi có nhiều đột phá, biến chuyển tâm sinh lý khá mạnh mẽ, biểu hiện một cách tập trung nhất là nhận thức của học sinh về xã hội còn chưa nhiều đây là thời kỳ phát triển phong phú, đa dạng, phức tạp nhưng vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển, hình thành nhân cách và trí tuệ của mỗi cá nhân. Đây là độ tuổi chịu sự tác động mạnh của xã hội, gia đình và nhà trường. Trong giáo dục đạo đức cho lứa tuổi thiếu niên càng trở nên khó khăn và cấp thiết vì đầy là lứa tuổi đang phát triển về tất cả mọi mặt: thể chất, tinh thần, nhận thức. Vì thế cần có cách nhìn toàn diện về việc đánh giá nhân thức của lứa tuổi học trò để việc giáo dục được tốt hơn. Vậy nên, muốn bảo vệ môi trường được tốt hơn, thì tại sao chúng ta không giáo dục và đào tạo những lớp măng non của đất nước ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Để từ đó học sinh có nhận thức đúng đắn hơn về bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chúng ta. Đó chính là lí do học sinh chọn đề tài “Đánh giá nhận thức về bảo vệ môi trường của học sinh phổ thông tại huyện Phú Bình”. Với đề tài này sẽ giúp chúng
  • 12. 2 ta có cái nhìn đúng đắn nhất về nhận thức và thái độ của học sinh phổ thông về bảo vệ môi trường. Từ đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu nhằm đánh giá được sự hiểu biết và thái độ của học sinh phổ thông về các vấn đề môi trường, từ đó thấy được vai trò của các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông trong việc quản lý môi trường. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được những nét chung về học sinh phổ thông tại huyện Phú Bình và các trường nghiên cứu ảnh hưởng gì đến nhận thức về bảo vệ môi trường. - Đánh giá được sự khác nhau về nhận thức bảo vệ môi trường của học sinh phổ thông tại huyện Phú Bình theo 3 vùng nghiên cứu: Thị trấn, xã miền núi, xã đồng bằng. Theo 10 lớp học: Lớp 3 đến lớp 12. Theo 4 nhóm học lực: Giỏi, khá, trung bình, yếu. Theo các nhóm hạnh kiểm: Tốt, khá, trung bình, yếu. Theo 2 nhóm dân tộc: Dân tộc Kinh và các dân tộc khác. Theo 2 giới tính: Nam và nữ. 2.3. Ý nghĩa của đề tài Đề tài nghiên cứu thành công có ý nghĩa vô cùng quan trọng về cả mặt lí luận và thực tiễn Tìm hiểu đánh giá nhận thức về bảo vệ môi trường và các vấn đề lên quan tới môi trường hiện nay. Đánh giá theo các chỉ tiêu khác nhau để từ đó có cách nhìn chính xác và khách quan hơn đối với nhận thức của học sinh phổ thông hiện nay tại huyện Phú Bình nói riêng hay học sinh phổ thông nói chung. Đưa ra những biện pháp nhằm góp phần nhằm nâng cao nhận thức của học sinh đối với các vấn đề môi trường hiện nay.
  • 13. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Cơ sở lí luận của đề tài Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách không của riêng ai. Nhưng điều đáng nhấn mạnh trước hết là việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong khu dân cư hay trong nhà trường chưa được chú trọng đúng mức. Ý thức bảo vệ môi trường vì thế chưa hình thành rõ nét trong tầng lớp nhân dân nói chung và học sinh nói riêng Tình trạng trường học ít cây xanh hoặc không có cây xanh vẫn còn phổ biếi; học sinh, sinh viên vứt rác bừa bãi, hút thuốc lá khi đến trường vẫn còn diễn ra hàng ngày. Ngay bên trong một số trường học, dù đã có những thùng đựng rác lớn nhưng rác vẫn được vứt chỏng chơ. Những điểm công cộng ở gần các trường học: nhà ga, bến xe, chợ…hiện tượng xả rác bừa bãi là khá phổ biến. Tình trạng sử dụng điện, nước lãng phí cũng đã trở nên “quen thuộc” trong các nhà trường. Dường như tâm lý “dùng của chùa’ vẫn còn tồn tại nên ở nhiều nhà trường, ở các phòng học và phòng làm việc, quạt, các thiết bị chiếu sáng được sử dụng “vô tư”. Nhưng tình trạng trên xuất phát từ ý thức của học sinh. Học sinh chưa ý thức được rằng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng như thế nào? Từ nhận thức không đúng dẫn tới hành động không có ý thức, vứt rác bừa bãi, không tiết kiệm nguồn nước, điện… 1.1.1.1. Nhận thức Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê nhà xuất bản Đà Nẵng: Nhận thức: (danh từ): Quá trình và kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó[14] (động từ): Nhận ra và biết được. 1.1.1.2. Thái độ Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê nhà xuất bản Đà Nẵng:
  • 14. 4 Thái độ: (danh từ) - Tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, hành động, lời nói) của ý nghĩ, tình cảm của người nói đối với người hoặc việc. - Cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình [14] 1.1.1.3. Ý thức Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê nhà xuất bản Đà Nẵng: Ý thức: - Là khả năng của con người phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy. - Sự nhận thức trực tiếp, nhất thời về hoạt động tâm lý của bản thân mình, sự hiểu biết trực tiếp về những việc bản thân mình làm - Sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ, hành động cần phải có [14] 1.1.1.4. Hành vi Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê nhà xuất bản Đà Nẵng: Hành vy (danh từ): Toàn bộ nói chung những phản ứng, cách ứng xử, biểu hiện ra ngoài của một người trong cuộc sống [14] Qua đó, ta thấy rằng, trong nhận thức của mỗi con người chúng ta hiểu, nhận thức đúng đắn thì từ đó hành động, việc làm của chúng ta mới đúng đắn được. Về các vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường cũng vậy, chúng ta hiểu biết được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, việc bảo vệ môi trường ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta thì từ đó những hành động, việc làm của chúng ta mới đúng đắn và có ý thức bảo vệ môi trường hơn nữa. Nhưng làm thế nào để nâng cao nhận thức của chúng ta về bảo vệ môi trường? Đó là một câu hỏi lớn được đặt ra và cần phải được giải quyết. Thiết nghĩ chúng ta nên tuyên truyền giáo dục tới học sinh ngay từ khi học sinh đang ngồi trên nghế nhà trường để học sinh hiểu, nhận thức đúng và hành động đúng. 1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài - Môi trường và bảo vệ môi trường đang là vấn để nóng trên toàn cầu. Nên việc bảo vệ môi trường không phải là việc làm của một cá nhân nào mà là của toàn xã hội. Vậy muốn có những hành động bảo vệ môi trường ta nên giáo dục từ trong
  • 15. 5 nhận thức của mỗi cá nhân. Giáo dục truyền thông môi trường có ý nghĩa quan trọng tác động lên ý thức của ta. - Chúng ta thấy rằng giáo dục truyền thông môi trường là biện pháp nâng cao nhận thức của chúng ta có hiệu quả nhất về tất cả các vấn đề. Có thể ti vi, đài báo suốt ngày tuyên truyền nhưng cũng không làm cho chúng ta hiểu hay chúng ta không hay để ý đến nó. Nhưng một buổi giáo dục truyền thông, một vở kịch truyền thông sẽ để lại dấu ấn sâu sắc đối với chúng ta. Từ đó nhận thức tăng lên. - Đề tài đi sâu vào nghiên cứu nhận thức và thái độ của học sinh tác động đến môi trường như thế nào? - Thấy rõ được vai trò của thế hệ học trong ngày hôm nay sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường và xã hội ngày mai. - Vậy nên việc tìm hiểu, đánh giá được nhận thức của học sinh tới bảo vệ môi trường. Và từ đó đưa ra nhưng biện pháp kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức của học sinh. - Giáo dục truyền thông về môi trường đơn giản, dễ hiểu làm cho học sinh ngay từ cấp tiểu học cũng có thể nhận biết và hiểu được. Từ đó ảnh hưởng tới hành động của học sinh về bảo vệ môi trường tốt hơn. 1.1.3. Cơ sở pháp lý của đề tài Đề tài căn cứ vào các văn bản qui phạm pháp luật sau: - Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; - Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; - Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
  • 16. 6 - Công văn số 2554/BGDĐT-CTHSSV của Bộ giáo dục và Đào tạo ngày 02 tháng 5 năm 2012 về việc triển khai “ Tuần lễ quốc gia Nước sạch và vệ sinh Môi trường” năm 2012. - Công văn số 2535/BGDĐT-KHCNMT, ngày 27 tháng 4 năm 2012 về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6/2012. - Quyết định số 366/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015. - Quyết định số 1363 QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ. Quyết định phê duyệt đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân. - Nghị quyết số 32/2011/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2011 của HĐND tỉnh Thái Nguyên Khoá XII về việc thông qua “Đề án bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015”. 1.2. Khái quát về môi trường và bảo vệ môi trường 1.2.1. Khái niệm về môi trường và bảo vệ môi trường 1.2.1.1. Khái niệm về môi trường “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau. Bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên”[1]  Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: * Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. * Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo.
  • 17. 7  Khái niệm khác: Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí đất, nước, ánh sáng, môi trường xã hội … 1.2.1.2. Khái niệm về bảo vệ môi trường “Bảo vệ môi trường là những họat động giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái ngăn chặn, khôi phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường do khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên”[2]  Trách nhiệm đối với bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường"[2] Để bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam nghiêm cấm các hành vi sau đây: - Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái - Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí; phát phóng xạ, bức xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh
  • 18. 8 - Thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước - Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép. - Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ. - Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập khẩu, xuất khẩu chất thải. - Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật. 1.2.2. Các vấn đề môi trường hiện nay của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam được sự giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế đã xác định 8 vấn đề môi trường bức bách nhất cần được ưu tiên giải quyết là: Nguy cơ mất rừng và tài nguyên rừng đang đe doạ cả nước, và trong thực tế tai hoạ mất rừng và cạn kiệt tài nguyên rừng đã xảy ra ở nhiều vùng, mất rừng là một thảm họa quốc gia. Sự suy thoái nhanh của chất lượng đất và diện tích đất canh tác theo đầu người, việc sử dụng lãng phí tài nguyên đất đang tiếp diễn[8] Tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật biển ở ven bờ đã bị suy giảm đáng kể, môi trường biển bắt đầu bị ô nhiễm, trước hết do dầu mỏ. Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái v.v... đang được sử dụng không hợp lý, dẫn đến sự cạn kiệt và làm nghèo tài nguyên thiên nhiên. Ô nhiễm môi trường, trước hết là môi trường nước, không khí và đất đã xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều lúc đến mức trầm trọng, nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường phức tạp đã phát sinh ở các khu vực thành thị, nông thôn. Tác hại của chiến tranh, đặc biệt là các hoá chất độc hại đã và đang gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đối với môi trường thiên nhiên và con người Việt Nam.
  • 19. 9 Việc gia tăng quá nhanh dân số cả nước, sự phân bố không đồng đều và không hợp lý lực lượng lao động giữa các vùng và các ngành khai thác tài nguyên là những vấn đề phức tạp nhất trong quan hệ dân số và môi trường. Thiếu nhiều cơ sở vật chất - kỹ thuật, cán bộ, luật pháp để giải quyết các vấn đề môi trường, trong khi nhu cầu sử dụng hợp lý tài nguyên không ngừng tăng lên, yêu cầu về cải thiện môi trường và chống ô nhiễm môi trường ngày một lớn và phức tạp. 1.2.3. Giáo dục môi trường "Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái"[4] Mục đích của Giáo dục môi trường nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm hoạ môi trường, xoá đói giảm nghèo, tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, nó bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng, có những động lực và cam kết hành động, dù với tư cách cá nhân hay tập thể để giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh. Giáo dục môi trường là quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm đối với môi trường và các vấn đề môi trường sao cho mỗi người đều có đầy đủ kiến thức, thái độ, ý thức và kỹ năng để có thể hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề môi trường của hiện tại và ngăn chặn những vấn đề nảy sinh trong tương lai. Giáo dục môi trường tập trung vào 5 mục tiêu chính như sau: Về kiến thức: Cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng những kiến thức cũng như sự hiểu biết cơ bản về môi trường và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa con người với môi trường. Về nhận thức: Thúc đẩy các cá nhân, cộng đồng và xã hội tạo dựng nhận thức và sự nhạy cảm đối với vấn đề môi trường cũng như các vấn đề môi trường.
  • 20. 10 Về thái độ: Khuyến khích các cá nhân, cộng đồng xã hội tôn trọng và quan tâm tới tầm quan trọng của môi trường, thúc giục họ tham gia tích cực vào việc cải thiện và bảo vệ môi trường. Về kỹ năng: Cung cấp các kỹ năng trong việc xác định, dự đoán, ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường. Về sự tham gia: Cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng xã hội cơ hội tham gia tích cực trong việc giải quyết các vấn đề môi trường cũng như đưa ra cách giải quyết các vấn đề môi trường cũng như đưa ra các quyết định môi trường. Đối với học sinh phổ thông thì việc giáo dục môi trường cho học sinh là vấn đề mang tính chất thời sự và cần thiết. Với đối tượng này thì việc giáo dục có thể thông qua các môn học, các hoạt động trong nhà trường nhằm để trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về: yếu tố môi trường, vai trò của môi trường đối với con người và tác động ngược lại con người đối với môi trường, phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường nơi học sinh đang học tập và sinh sống tại gia đình. Đây là những việc làm góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường học sinh nhằm giúp học sinh nhận thấy được sự cần thiết phải có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh trường lớp, tôn tạo cảnh quan trường thật sự xanh - sạch - đẹp được chú trọng, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và mọi người được hít thở không khí trong lành. 1.2.3.1 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Quá trình tồn tại và phát triển của con người luôn gắn bó mật thiết với thiên nhiên, từ ăn, ở mặc, đi lại, phát triển…tất cả đều thông qua hoạt động lao động và sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để phục vụ lại cho chính cuộc sống của con người. Nhờ vào quá trình đó, cuộc sống của con người ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, song song với quá trình đó, con người đã vi phạm các quy luật của tự nhiên làm cho quy luật của tự nhiên mất dần sự cân bằng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người. Môi trường đất, nước, khí quyển…đều bị ô nhiễm nặng nề. Các nguồn tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt do khai thác bừa bãi, thời tiết, khí hậu thất thường, băng tan, lũ lụt hạn hán…
  • 21. 11 Các nhà khoa học đã cảnh báo nếu con người tiếp tục hủy hoại môi trường sống thì loài người có nguy cơ bị hủy diệt. Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề nóng bỏng của nhân loại. Bảo vệ môi trường ( BVMT) là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, dân tộc; là lương tâm, là trách nhiệm đạo đức của mỗi người. Để cứu lấy môi trường, cứu lấy trái đất ngay từ bây giờ cần giáo dục BVMT cho mọi người. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường; ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra; Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Theo điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có nêu: Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên thiên nhiên bảo vệ đa dạng sinh học[2] Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là vấn đề cần thiết và cấp bách nhất. Đây là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả mọi người. Những hành vi gây tổn hại cho môi trường cần phải nghiêm trị. Bảo vệ môi trường là bảo vệ nguồn sống của con người. Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó (nhận thức); những khả năng cơ bản về môi trường và BVMT (kiến thức) những tình cảm; mối quan tâm trong việc cải thiện và BVMT (thái độ, hành vi), những kỷ năng giải quyết cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia (kỹ năng) tinh thần, trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề ( tham gia tích cực). Hiện nay, do tình hình ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của một bộ phận dân cư trên Trái đất. Nguyên nhân là do sự thiếu hiểu biết về môi trường và giáo dục BVMT đã gây nên sự suy thoái và ô nhiễm môi trường. Do đó giáo dục BVMT phải là một nội dung giáo dục
  • 22. 12 quan trọng nhằm đào tạo con người có đạo đức về môi trường và xử lý các vấn đề môi trường trong thực tiễn. Ở Việt Nam, chương trình giáo dục môi trường được triển khai trong các bậc học; từ mầm non cho đến đại học. Đối với chương giáo dục BVMT cho học sinh THPT cần tập trung cụ thể vào những mục tiêu sau[6] Thứ nhất: Hiểu biết bản chất các vấn đề môi trường: tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu. Thứ hai: Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ, cách cư xử đúng đắn các vấn đề môi trường, xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành kỹ năng thu thập dữ liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ. Thứ ba: Có tri thức, kỹ năng, phương pháp, hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, thích hợp với việc xử lý hợp lý và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường bằng những hành động cụ thể ở nơi sinh sống, học tập. Ngoài mục tiêu trên thì theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì việc giáo dục cần tuân theo các nguyên tắc sau: Một là, giáo dục BVMT không phải là ghép thêm vào chương trình môn học như một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục BVMT là cách tiếp cận xuyên bộ môn. Hai là, mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp hoc. Ba là, giáo dục BVMT phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kỹ năng BVMT, phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Hệ thống kiến thức và kỹ năng được triển khai qua các môn học và các hoạt động theo hướng tích hợp nội dung qua các môn học, thông qua chương trình dạy học chính
  • 23. 13 khóa và các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt coi việc coi trong việc đưa vào các chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Bốn là, nội dung giáo dục BVMT phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của từng địa phương. Năm là, nội dung và phương pháp giáo dục BVMT phải chú trọng thực hành, hình thành các kỹ năng, phương pháp hành động cụ thể để học sinh có thể tham gia có hiệu quả vào các hoạt động BVMT của địa phương, của đất nước phù hợp với độ tuổi. Sáu là, cách tiếp cận cơ bản của giáo dục BVMT là: Giáo dục về môi trường, trong môi trường và vì môi trường, đặc biệt là giáo dục vì môi trường. Coi đó là thước đo cơ bản hiệu quả của giáo dục BVMT. Bảy là, phương pháp giáo dục BVMT nhằm tạo cho người học chủ động tham gia vào quá trình tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh phát hiện các vấn đề môi trường và tìm cách giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Tám là, tận dụng các cơ hội để giáo dục BVMT nhưng phải đảm bảo cơ bản kiến thức của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học. Việc giáo dục ý thức BVMT cho học sinh đặc biệt là học sinh THPT không phải là chủ để mới. Tuy nhiên, nó là nghệ thuật, là kỹ năng riêng của mỗi thầy cô giáo, nhưng đích đến cuối cùng là hiệu quả của việc giáo dục. Vì vậy, tùy vào đặc điểm của từng vùng, từng nơi mà có cách giáo dục khác nhau miễn sao học sinh lại hiệu quả tốt nhất. 1.2.3.2.. Vai trò của ý thức đối với bảo vệ môi trường Trong lịch sử, những thế hệ trước đây đã không nhận thức hết vai trò, ý nghĩa của môi trường đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Vì vậy, ngay từ đầu, họ đã không có các biện pháp cần thiết để có thể bảo vệ môi trường sống một cách có hiệu quả. Đó là nguyên nhân sâu xa của tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Như vậy, nếu như con người chưa có được nhận thức đúng đắn về môi trường và tầm quan trọng của môi trường thì tình trạng ô nhiễm môi trường sẽ ngày càng
  • 24. 14 gia tăng và ngày càng đe dọa đến sự sinh tồn của tất cả các sinh vật sinh sống trên trái đất. Việc nhận thức đầy đủ và sâu rộng những vấn đề về môi trường của mọi thành viên trong xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc ngăn ngừa và giải quyết những vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay. Những kiến thức, sự hiểu biết của các nhà khoa học về môi trường sinh thái, các chủ trương, chính sách bảo vệ môi trường… chỉ có tác dụng khi chúng được phổ biến, truyền thông và thấm sâu vào các thành viên trong xã hội. Nếu các thành viên của cộng đồng đều có ý thức đầy đủ, đúng đắn về môi trường, tự giác tham gia giải quyết chúng thì đó là một yếu tố đảm bảo hàng đầu, một điều kiện hết sức cơ bản và tiên quyết cho việc giải quyết có hiệu quả các vấn đề ô nhiễm môi trường như hiện nay. Muốn làm được đều này, trước hết cần có sự thay đổi một cách căn bản trong ý thức của mọi người, về mối quan hệ giữa môi trường sinh thái và hiện đại hoá xã hội. Sự thiếu hiểu biết về mối quan hệ này trong xã hội trước đây đã để lại nhiều hậu quả tiêu cực cho môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế, xã hội và đến chính con người. Cần tạo ra ý thức bảo vệ môi trường cho cả cộng đồng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Khi con người đã ý thức đầy đủ về vai trò của môi trường thì sẽ giúp cho cộng đồng có khả năng xử lý tốt hơn những vấn đề về quan hệ con người - xã hội - tự nhiên trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở Việt Nam, tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay đã và đang diễn biến ngày càng phức tạp, những thảm họa của môi trường đã tác động đến sự tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội của loài người. Vì vậy, các văn bản luật, nghị quyết, nghị định ra đời nhằm thức tỉnh ý thức của người dân như: Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, VII, VIII, IX và X, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Chỉ thị số 29, 36, Nghị quyết số 41 - của Bộ Chính trị , Quyết định số 1363/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 256/2003/ QĐ, ….việc ban hành Luật bảo vệ môi trường, các Nghị quyết, Chỉ thị cho thấy rằng sự quan tâm về bảo vệ môi trường của các cấp lãnh đạo đã được nâng lên và điều cần làm tiếp theo đó là tác động đến ý thức của người dân trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. Nếu như trong cộng đồng dân cư đều có ý thức và trách nhiệm tốt về vấn đề này, thì việc
  • 25. 15 bảo vệ môi trường sẽ không còn là vấn đề khó khăn của đất nước ta. Sau khi Luật Bảo vệ môi trường và các Chỉ thị, Nghị quyết được ban hành thì “nhận thức về bảo vệ môi trường trong các tầng lớp nhân dân đã được nâng lên; mức độ gia tăng sự ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế; công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học đã đạt được những tiến bộ rõ rệt. Những kết quả đó đã tạo tiền đề tốt cho công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới” ( Nghị quyết 41 của Bộ chính trị - 2004). Như vậy từ nhận xét trên ta thấy rằng vai trò của ý thức có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Khi ý thức về bảo vệ môi trường nó ăn sâu vào trong tâm thức thì nó sẽ trở thành niềm tin, và là sức mạnh giúp cá nhân có thể thực hiện tốt vấn đề môi trường. Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường chỉ dừng lại ở chổ mọi người chỉ thấy được vai trò và tác động của nó đến cuộc sống của chính mình, họ thấy được điều đó, đồng thời cũng mong muốn bản thân sống trong môi trường trong lành. Nhưng bản thân họ chưa biết phải làm gì để bảo vệ môi trường. Thực chất, các văn bản của nhà nước, báo đài thậm chí ngành giáo dục đang ra sức tìm cách để tác động đến ý thức bảo vệ môi trường của mọi người. Tuy nhiên, đây là việc làm cần phải có thời gian thì tác dụng của nó mới được phát huy. Việc bảo vệ môi trường là việc chung của tất cả mọi người, nó không loại trừ cá nhân nào mà là trách nhiệm chung của toàn nhân loại. Nếu từng cá nhân đều có ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường, đồng thời biết hành động như thế nào cho phù hợp với môi trường thì nhân loại không phải quá lo lắng về sự gia tăng ô nhiễm của nó như hiện nay[16] 1.2.4. Khái niệm về truyền thông môi trường Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp cho những người có liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của chúng và cách tác động vào các vấn đề có liên quan một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề về môi trường"[8] Truyền thông môi trường không nhằm quá nhiều vào việc phổ biến thông tin mà nhằm vào việc chia sẻ nhận thức về một phương thức sống bền vững và nhằm khả năng giải quyết các vấn đề môi trường cho các nhóm người trong cộng đồng xã hội.
  • 26. 16 Mục tiêu của truyền thông môi trường: Thông tin cho người bị tác động bởi các vấn đề môi trường biết tình trạng của họ, từ đó họ quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục. Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết địa phương tham gia vào các chương trình bảo vệ môi trường. Thương lượng hoà giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi trường giữa các cơ quan, trong nhân dân. Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tham gia vào việc bảo vệ môi trường, xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. Khả năng thay đổi các hành vi sẽ được hữu hiệu hơn thông qua đối thoại thường xuyên trong xã hội. 1.2.5. Các yếu tố cấu thành môi trường 1.2.5.1. Môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên vật lí, hóa học, sinh học, nằm ngoài yếu tố chủ quan của con người.  Cấu trúc. - Thạch quyển hoặc địa quyển hoặc môi trường đất (Lithosphere): bao gồm lớp vỏ trái đất có độ dày 60 - 70km trên phần lục địa và từ 2-8km dưới đáy đại dương và trên đó có các quần xã sinh vật. - Thủy quyển (Hydrosphere) hay còn được gọi là môi trường nước (Aquatic environment): là phần nước của trái đất bao gồm nước đại dương, sông, hồ, suối, nước ngầm, băng tuyết, hơi nước trong đất và không khí. - Khí quyển (Atmosphere) hay môi trường không khí: là lớp không khí bao quanh trái đất. - Sinh quyển (Biosphere) hay môi trường sinh vật: gồm động vật, thực vật và con người, là nơi sống của các sinh vật khác (Sinh vật ký sinh, cộng sinh, biểu sinh ...) 1.2.5.2. Môi trường nhân tạo Môi trường nhân tạo bao gồm tất cả các yếu tố do con người tạo nên và chịu sự tác động rất lớn của con người[17]
  • 27. 17 1.2.6. Ô nhiễm môi trường "Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường"[1] 1.2.6.1. Ô nhiễm không khí “Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)"[15] 1.2.6.2. Ô nhiễm môi trường đất "Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm"[10] Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu theo nguồn gốc phát sinh có: - Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt. - Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp - Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp. 1.2.6.3 Ô nhiễm nước "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã"[7]. Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. 1.2.7. Rác thải Rác thải là những chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Có nhiều loại rác thải khác nhau và có nhiều cách phân loại rác thải. [11] 1.2.7.1 Phân loại theo nguồn gốc phát sinh * Rác thải công nghiệp: Tất cả các loại vật liệu, hoá chất, đồ vật được tạo
  • 28. 18 thành không theo ý muốn trong các quá trình sản xuất công nghiệp. Rác thải công nghiệp có thể ở dạng rắn, lỏng, quánh, các loại chất thải nguy hại. * Rác thải sinh hoạt: Tất cả các loại chất, vật liệu, đồ vật được tạo ra không theo ý muốn từ các hoạt động sống của con người như ăn, ở, vui chơi, giải trí, các loại vật liệu dùng làm túi bao gói, vv. * Rác thải bệnh viện: Tất cả các loại rác thải được tạo ra trong các quá trình chẩn đoán, chữa trị và tiêm chủng miễn dịch cho người và động vật như: Các loại hộp, kim tiêm, gạc, bông, vật liệu bao gói và các loại mô động vật, vv. Rác thải bệnh viện thường ở dạng rắn. * Rác thải phóng xạ: Các loại chất phóng xạ được tạo ra trong các nhà máy điện nguyên tử, các quá trình có liên quan đến năng lượng nguyên tử mà con người không thể kiểm soát được. Chất thải phóng xạ rất nguy hiểm do đặc tính tự phân rã và khó kiểm soát được của chúng cũng như những ảnh hưởng rất có hại của chúng đối với sức khoẻ người và vật. 1.2.7.2. Quản lý rác thải “Quản lý rác thải là hành động thu gom, phân loại và xử lý các loại rác thải của con người. Hoạt động này nhằm làm giảm các ảnh hưởng xấu của rác vào môi trường và xã hội”[11] 1.2.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường Chất lượng môi trường đang bị suy thoái rất nghiêm trọng. Các yếu tố ảnh hưởng hay chính là những nguyên nhân gây suy giảm chất lượng môi trường: Trước hết phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệm ô ạt, đặc biệt là các ngành công nghiệp gây ô nhiễm. Mỗi năm hoạt động sản xuất thải vào không khí 150 triệu tấn khí SO2, 200 triệu tấn CO2, 350 000 tấn CFC3[3]. Những chất mà những yếu tố khác trong hệ thống, trong chỉnh thể sinh thái không thể hấp thu được, nên đã gây tác hại đến tầng Ozon, đến nguồn nước sạch. Nguyên nhân thứ hai phải kể đến là tệ nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên phạp vi toàn cầu. Có thể nói rừng là nước cho đời sống của thực vật và cho sản xuất của xã hội, làm cho không khí trong lành, rừng là năng suất mùa màng... Rừng đóng vai trò quan trọng như thế nhưng hiện nay trên thế giới đang kêu cứu. Cứ mỗi
  • 29. 19 phút trôi qua có tới 21,2 ha rừng nhiệt đới bị phá hủy. Sự mất mát quá lớn của rừng tất yếu dẫn đến nghèo kiệt đất đai và sự mất đần nhưng sinh vật qúy hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển- một trong chất khí quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”. Một nguyên nhân nữa là do mất cân bằng tài nguyên và dân số. Dân số tăng nhanh đòi hỏi phải khai thác các tài nguyên tự do nhiều hơn, với nhịp điệu cao hơn, chất thải các loại tăng nhanh hơn dẫn tới phá vỡ cân bằng, vắt kiệt tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường. Tình trạng chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hạt nhân cũng là nguyên nhân vừa gây ô nhiễm vừa gây hủy diệt thiên nhiên thông qua chiến tranh hủy diệt”[19] 1.3. Những nghiên cứu về nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường 1.3.1 Những nghiên cứu về nhận thức của người dân và học sinh về bảo vệ môi trường trên thế giới Ngày nay việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho người dân và học sinh đang được tất cả các nước trên thế giới quan tâm. Bài viết: Giáo dục môi trường trong các trường trung học cơ sở ở Việt Nam và Nhật Bản. Bài viết này tập trung bào tìm hiểu, phân tích hiện trạng giáo dục môi trường tại các trường trung học cơ sở Việt Nam và Nhật Bản, từ đó nêu ra những gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường cho học sinh trung học cơ sở của Việt Nam. Ở Nhật Bản: Chính phủ Nhật Bản coi việc thúc đẩy giáo dục môi trường, nhất là cho lứa tuổi học đường là nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục môi trường không chỉ cung cấp các kiến thức cần thiết về môi trường cho mọi người, mà nó còn tạo cơ hội cho con người biết sống hoà hợp với môi trường. Minh chứng cụ thể nhất là năm 1993. Luật môi trường cơ bản được ban hành trong đó có một chương đề cập tới vần đề thúc đẩy giáo dục môi trường. Cụ thể là, khuyến khích các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu về môi trường và yêu cầu mỗi cá nhân cần tham gia tích cực vào quá trình giáo dục môi trường. Giáo dục về môi trường được thực hiện theo hình thức “học suốt đời” kể từ khi cắp sách đến trường, cho đến lúc lớn lên và cả
  • 30. 20 khi đã ở tuổi già. Cách thức giáo dục về môi trường cũng rất phong phú và đa dạng như học ở trường, ở nhà, ở cộng đồng và ở nơi làm việc. Người ta khuyến cáo rằng, để giải quyết vấn đề môi trường ở Nhật Bản, điều vô cùng quan trọng là mỗi người phải tự giác nâng cao ý thức tự học tập và tích cực tham gia ào các hoạt động bảo vệ môi trường. Mục đích của giáo dục môi trường cho học sinh nói chung và học sinh trung học cơ sở của Nhật Bản nói riêng nhằm: - Để học sinh có được các kiến thức chung về môi trường, vai trò của nó đối với cuộc sống con người. - Thúc đẩy sự hiểu biết toàn diện của học sinh về các mối quan hệ giữa hoạt động của con người và môi trường - Giúp học sinh có kỹ năng và ứng xử thân thiện với môi trường. Từ những năm 1990 đến nay, các hoạt động giáo dục môi trường diễn ra khá đa dạng. Năm 1991, Bộ Giáo dục, Khoa học, Thể thao và Du lịch Nhật Bản đã xây dựng thành công cuốn hướng dẫn giáo dục môi trường. Mục đích của việc ra đời cuốn sách này nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường cho các học sinh ở các bậc học phổ thông của Nhật Bản. Bên cạnh đó, Bộ còn tổ chức các chương trình hướng dẫn các giáo viên cách hướng học sinh vào các hoạt động “thân thiện với môi trường”. Hệ thống thông tin trao đổi giữa các trường cũng được đề cao và mở rộng. Tại các trường bồi dưỡng cho giáo viên sư phạm người ta cũng đưa vào chương trình nghiên cứu về giáo dục môi trường. Ở đó, giáo viên có thể tiến hành tìm hiểu, thảo luận về các ý tưởng, các chủ đề liên quan giữa xã hội và môi trường. Tại Nhật Bản người ta xây dựng câu lạc bộ môi trường dành riêng cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở (Junior-Eco-Club). Hàng năm câu lạc bộ đã thu hút được sự tham gia đông đảo của học sinh. Theo ước tính của các nhà quản lý năm 1999 có khoảng 70.000 đến năm 2007 con số này đã tăng lên khoảng 167.466 học sinh tham gia vào câu lạc bộ. Nhờ nguồn hỗ trợ tài chính của chính phủ và chính quyền địa phương, cứ vào dịp cuối năm câu lạc bộ lại tổ chức lễ hội về giáo dục môi trường dành cho tất cả những thành viên tham gia.
  • 31. 21 Bên cạnh đó, hoạt động tự nguyện bảo vệ môi trường của người dân, tổ chức doanh nghiệp, chính quyền địa phương được phát huy một cách hiệu quả. Họ sẵn sàng ủng hộ tài chính cho các chương trình giáo dục môi trường hay tham gia nhiệt tình vào phong trào thu gom rác thải, vệ sinh môi trường. Một minh chứng có thể kể đến đó là nỗ lực nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh phổ thông cơ do công ty Shap tiến hành từ năm 2006. Công ty này đã tập hợp một số lượng lớn học sinh từ 50 trường trung học trên cả nước cùng tham gia học tập về các vấn đề môi trường hiện nay: sự nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường, vấn đề rác thải…. Sau khi kết thúc chương trình học họ đã nhận được trên 400 bức thư từ và thầy cô giáo tại các trường này. Những bức thư chủ yếu nói lên cảm nghĩ của học sinh khi tham gia khoá học, học sinh muốn làm một điều gì đó có ý nghĩa để bảo vệ môi trường. Ở Việt Nam, hệ thống các cơ sở giáo dục và đào tạo từ mầm non đến đại học phát triển tương đối rộng khắp ở mọi vùng miền với nhiều hình thức đa dạng. Cho đến nay, số lượng các trường trung học cơ sở ở Việt Nam khoảng 9.041 trường với 8.980 trường công lập còn lại là các trường tư thục; số lượng học sinh trong bậc học này khoảng 6.100.000 học sinh chiếm 22,5% tổng dân số. Học sinh các trường trung học cơ sở ở Việt Nam có độ tuổi trung bình từ 10 đến 16 tuổi và học sinh phải trải qua 4 lần chuyển lớp thì mới kết thúc bậc học này. Một vài năm gần đây tại các nhà trường THCS giáo dục môi trường đã được các trường quan tâm và có sự chỉ đạo tương đối rõ ràng. Hầu hết các tỉnh đã hoàn thành kế hoạch hành động giáo dục môi trường đến năm 2010. Tại các trường, trước năm 2007 GDMT được đưa vào với thời lượng 1 tiết/1 tuần với học sinh tiểu học, 2 tiết/tuần với học sinh THCS bao gồm cả thời gian ngoại khoá. Tuy nhiên yêu cầu giáo dục với môn học này chưa cao và chưa được thực hiện đồng bộ ở tất cả các trường học. Ở một số trường còn tổ chức đồng loạt học tập các chủ đề môi trường vào tháng 4 hàng năm. Các thầy cô giáo thì đăng ký giảng dạy những tiết giáo dục môi trường xuất sắc nhất. Học sinh đẩy mạnh các hoạt động ngoài giờ về bảo vệ môi trường như thi hát, vẽ, sáng tác và biểu diễn tiểu phẩm về chủ đề này. Tại địa phương học sinh tham gia vào các chương trình làm sạch đường phố, thôn xóm, thu
  • 32. 22 rác thải…..Điển hình là các trường Trung học cơ sở tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh….và những phong trào này nhận đươc sự quan tâm của bậc phụ huynh. Khác với Nhật Bản, tại nhiều trường trung học cơ sở ở Việt Nam vẫn chưa coi trọng vấn đề giáo dục môi trường cho học sinh. Họ coi đây là những môn học phụ, không quan trọng. Học sinh và thầy, cô có thể giảng, học qua loa, đại khái. Thậm chí một số trường còn để học sinh tự tìm hiểu bài học đó ở nhà mà không có kiểm tra hay đôn đốc học sinh. Tại một số trường cán bộ quản lý và giáo viên trong trường chưa có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về giáo dục môi trường. Ban giám hiệu chưa có sự chỉ đạo rõ ràng và thống nhất cũng như sự quan tâm thoả đáng đối với việc đưa nội dung giáo dục môi trường vào giảng dạy. Nói cách khác, hoạt động giáo dục môi trường chưa nằm trong kế hoạch của các tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm. Trong khi đó, giáo viên những người trực tiếp triển khai lại thực hiện theo kinh nghiệm, theo khả năng của mình. Các hoạt động chủ yếu mang tính bề nổi, chưa đảm bảo chiều sâu và hiệu quả giáo dục. Bài viết đánh giá cụ thể sâu sắc hiện trạng giáo dục môi trường của cả hai nước trên cơ sơ đó làm nền tảng cho giáo dục môi trường ở nước ta hiện nay[12], [20], [21] 1.3.2. Những nghiên cứu về nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường ở Việt Nam Công tác bảo vệ môi trường đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ cũng như Đảng và chính quyền Thủ đô đặc biệt quan tâm. Ngày 15/11/2004 Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Nghị quyết đã nêu rõ quan điểm: “Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xă hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hòa với tự nhiên của cha ông ta”. Nghị quyết đề ra nhiệm vụ: Đối với đô thị và ven đô thị cần chấm dứt nạn đổ rác và xả nước thải chưa qua xử lý, khắc phục tình trạng mất vệ sinh nơi công cộng. Trong quy hoạch bố trí diện tích đất hợp lý cho các nhu cầu về cảnh
  • 33. 23 quan môi trường. Tăng lượng cây xanh dọc các tuyến phố. Nghị quyết còn đưa ra giải pháp cụ thể: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường. Về mặt quốc tế, năm 1992, trên 170 chính phủ tham gia hội nghị thượng đỉnh trái đất ở Rio de Janeiro đã ra tuyên bố về môi trường và phát triển trong đó nguyên tắc 10 nêu rõ tầm quan trọng của các quyền của công chúng tiếp cận thông tin môi trường và tiếp cận tư pháp. Năm 2002, chính phủ các nước trên toàn thế giới đã tái khẳng định cam kết thực hiện nguyên tắc này tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johannesburg. Để thực hiện nguyên tắc 10, năm 2001, một số tổ chức xã hội dân sự của các nước Chi lê, Hungary, Thái Lan, Uganda và Mỹ đã khởi xướng việc thành lập Liên minh về tiếp cận môi trường (Liên minh TAI). Liên minh TAI quy định rất rõ quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường còn gọi là nguyên tắc TAI. Đó chính là làm cho mọi người dân tiếp cận được 3 quyền và trách nhiệm: - Quyền tiếp cận thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. - Quyền tiếp cận luật, các văn bản dưới luật, các cơ chế, chính sách do nhà nước, trung ương và địa phương ban hành. - Quyền tiếp cận các nguồn lực tài chính, kinh nghiệm, công nghệ. - Trách nhiệm: Tự nguyện, tự giác, xung phong, tình nguyện tham gia vào các hoạt động truyền thông, vận động xã hội, phong trào bảo vệ môi trường. Rõ ràng, sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường vừa là trách nhiệm, là nghĩa vụ và quyền lợi. Nếu không có sự tham gia của cộng đồng thì không có khả năng thực hiện được sự nghiệp bảo vệ môi trường. Cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường là phải biến chủ trương bảo vệ môi trường của Đảng bộ thành phố thành nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân sống ở Thủ đô. Mục đích của cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường là nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội Thủ đô thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường từ việc ra các quyết định, chính sách tới những hoạt động cụ thể nhằm giữ môi trường trong sạch, ngăn chặn và khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên tai gây ra cho môi trường. Cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường sẽ làm cho mọi công dân sống ở
  • 34. 24 Thủ đô đều thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong giữ gìn, bảo vệ môi trường. Từ đó tạo nên những chuyển biến trong thói quen, nếp sống theo hướng thân thiện hơn với môi trường, góp phần phát triển Thủ đô Xanh - Sạch - Đẹp. Ở nước ta, cộng đồng dân cư đều nằm trong tổ chức của mình là Mặt trận tổ quốc, đoàn thể chính trị xã hội hoặc xã hội nghề nghiệp như là Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên CSHCM… có tổ chức từ trung ương tới cở sở thôn, làng, tổ dân phố, khu dân cư, xã, phường. Mọi thông tin, các cuộc vận động, các hoạt động của cộng đồng chỉ có thông qua sự vận động của tổ chức của họ thì mới có kết quả đặc biệt là các hoạt động về bảo vệ môi trường. Vì tính chất quan trọng của công tác bảo vệ môi trường. Nên đã có rất nhiều những nghiên cứu về đánh giá nhận thức của người dân tới môi trường và bảo vệ môi trường. * Đề tài: “Tác động của báo chí đến việc nhận thức của thanh niên về bảo vệ môi trường” trên địa bàn xã Sơn Dương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ,Khóa luận tốt nghiệp của Triệu Thị Hương – trường Đại học Công Đoàn chỉ ra công tác báo trí và thực trạng môi trường trên địa bàn nghiên cứu, sự tác động của báo chí đến nhận thức của thanh niên về vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay, những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin trên báo chí về môi trường của thanh niên và đã đánh giá được tác động của báo chí đến nhận thức của thanh niên về vấn đề bảo vệ môi trường[9] Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ý nghĩa khoa học Thông qua việc vận dụng một số lý thuyết, quan điểm khái niệm phạm trù về phương pháp nghiên cứu xã hội học, đề tài thực hiện với mong muốn nâng cao nhận thức của người dân về sự ô nhiễm của nguồn nước và khuyến khích người dân tham gia các hoạt động nhằm bảo vệ nguồn nước đang bị ô nhiễm hiện nay. Từ kết quả nghiên cứu tác giả hi vọng góp phần xây dựng tư tưởng đúng đắn về môi trường, ô nhiễm môi trường và cụ thể là ô nhiễm nguồn nước ở nông thôn hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài sẽ cho thấy mức độ nhận thức về nguồn nước mình đang sử dụng và biết được nhu cầu của người dân về bảo vệ nguồn nước. Từ đó có những khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức về nguồn nước và đưa ra nhiều biện pháp bảo vệ nguồn nước cho người
  • 35. 25 dân nông thôn. Mục đích, đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu Mục đích Mục đích của đề tài này là tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở nông thôn. Đề tài: Tìm hiểu nhận thức của người dân về nguồn nước và thông qua đó tìm hiểu về nhu cầu bảo vệ nguồn nước của người dân nông thôn hiện nay. Đối tượng là nhận thức của người dân nông thôn. Khách thể là nguồn nước. Phạm vi nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu: thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình Thời gian nghiên cứu: Từ 2002 đến 2011. Phương pháp nghiên cứu và phương pháp luận phương pháp nghiên cứu phương pháp quan sát Tiến hành quan sát địa bàn nghiên cứu, quan sát hai bên đường, các ao, hồ, sông, mương, rãnh,... trên địa bàn. phương pháp phân tích tài liệu trong đề tài này tác giả có sử dụng các tài liệu liên quan tới môi trường, ô nhiễm môi trường... Với đề tài này tác giả cũng muốn đóng góp ý kiến của mình về vấn đề này. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại địa bàn huyện Kiến Xương cũng đang có chiều hướng gia tăng và gây ảnh hưởng lớn tới đời sống của người dân nơi đây. Với đề tài “ Nhận thức và nhu cầu bảo vệ nguồn nước của người dân nông thôn hiện nay” tác giả muốn biết nhận thức của người dân về nguồn nước và nhu cầu bảo vệ nguồn nước hiện nay của họ. Tên Đề tài: “Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt”. (Trường hợp nghiên cứu: phường Phú Thọ- Thị Xã Thủ Dầu Một - Tỉnh Bình Dương) GVHD: Th.s Nguyễn Thị Tuyết. Nhóm SVTH: Nguyễn Thị Kim Loan, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Uyên, Vũ Hậu Mai, Bùi Thị Thu Ba. Bình Dương ngày 22/11/2009. Nội dung: đề tài đi sau vào nghiên cứu nhũng nhận thức của người dân vêg vấn đề phân loại và thu gom rác thải của người dân. Đây là một trong những vấn đề quan trọng và nhức nhối đối với cuộc sống của người dân. Việc tìm hiểu và đánh giá nhận thức về vấn đề này se giúp chung ta có cái nhìn sâu sắc hơn và tù đó đưa ra những giaỉ pháp nâng cao nhận thức của người dân[11]
  • 36. 26 1.3.3. Những nghiên cứu về tuyên truyền và nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường Hiện nay vấn đề giáo dục trong nhà trường đang được các cấp lãnh đạo quan tâm rất lớn. Thấy rõ được tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường đã có rất nhiều nghiên cứu về nhận thức và nâng cao nhận thức của học sinh. Dự án: Nâng cao nhận thức về môi trường trong trường học- Kinh nghiệm của dự án 415- Thái Thị Ngọc Dư. Ngày nay, trước nhu cầu ngày càng tăng về nâng cao nhận thức trong bảo vệ môi trường, chúng ta cần suy nghĩ đến nghiên cứu GDMT bằng cách kết hợp hai phương thức tiếp cận nói trên. Báo cáo này trình bày các hoạt động GDMT trong khuôn khổ Dự án « Nâng cấp đô thị và làm sạch kênh Tân Hóa – Lò gốm » (Dự án 415), mong đóng góp vào kinh nghiệm GDMT của Thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo gồm 3 phần : 1. Vai trò của nâng cao nhận thức trong quản lý môi trường 2. Diễn tiến của chương trình GDMT - Dự án 415 3. Triển vọng phát triển và những đề nghị. Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn, cần bắt đầu từ những việc làm, hành động nhỏ nhất. Chẳng hạn như làm tốt công việc trồng và chăm sóc cây xanh; vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ trước và sau mỗi buổi học; thường xuyên tổ chức những ‘ngày chủ nhật xanh”…Trong các bài giảng, căn cứ vào điều kiện từng môn học cụ thể, có thể lồng ghép những kiến thức về bảo vệ môi trường. Việc cho học sinh, sinh viên thường xuyên tiếp xúc với những kiến thức về môi trường qua các lời giảng của giáo viên có thể tác động trực tiếp và có tác dụng hơn so với những chương trình truyền thông khô cứng. Không chỉ trong các tiết dạy trên lớp, giáo viên cần làm gương cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, khuyến khích học sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau và đưa ra những lời nhắc nhở, tuyên dương kịp thời. Các nhà trường cũng cần dành một khoản kinh phí nhất định
  • 37. 27 để đầu tư các thiết bị tiết kiệm điện, khuyến khích giáo viên, học sinh, sinh viên sử dụng năng lượng tiết kiệm cùng với việc ban hành những quy định cụ thể về việc bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Cần đưa ý thức bảo vệ môi trường thành một tiêu chí để đánh giá, xếp loại giáo viên, học sinh, sinh viên. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường là một trong những biện pháp quan trọng góp phần xây dựng môi trường học đường thân thiện cũng như mang lại những lợi ích trước mắt và lâu dài. 1.4. Nguồn kiến thức giáo dục môi trường ở các cấp Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách không của riêng ai. Nhưng điều đáng nhấn mạnh trước hết là việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các nhà trường chưa được chú trọng đúng mức. Ý thức bảo vệ môi trường vì thế chưa hình thành rõ nét trong tầng lớp học sinh, sinh viên và thậm chí cả ở một số giáo viên. Có thể nhận thấy điều này khi trực tiếp chứng kiến cảnh quan môi trường ở các đơn vị trường học. Tình trạng trường học ít cây xanh hoặc không có cây xanh vẫn còn phổ biếi; học sinh, sinh viên vứt rác bừa bãi, hút thuốc lá khi đến trường vẫn còn diễn ra hàng ngày. Ngay bên trong một số trường học, dù đã có những thùng đựng rác lớn nhưng rác vẫn được vứt chỏng chơ. Những điểm công cộng ở gần các trường học: nhà ga, bến xe, chợ…hiện tượng xả rác bừa bãi là khá phổ biến. Tình trạng sử dụng điện, nước lãng phí cũng đã trở nên “quen thuộc” trong các nhà trường. Dường như tâm lý “dùng của chùa’ vẫn còn tồn tại nên ở nhiều nhà trường, ở các phòng học và phòng làm việc, quạt, điều hoà nhiệt độ, các thiết bị chiếu sáng được sử dụng “vô tư”. Trong khi một sô quốc gia phát triển đã có hẳn môn học riêng về môi trường thì ở nước ta, ngoại trừ các môn học chuyên ngành về môi trường ở bậc cao đẳng, đại học thì bảo vệ môi trường chưa đựoc xhọc sinh là một môn học ở các cấp học phổ thông mà mới chỉ được lồng ghép trong các môn Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lý và một số tiết học ngoại khoá. Một số cuộc thi bảo vệ môi trường đã được tổ chức trong trường học song nhìn chung, vẫn còn mang nặng tính hình thức. Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn, cần bắt đầu từ những việc làm, hành động nhỏ
  • 38. 28 nhất. Chẳng hạn như làm tốt công việc trồng và chăm sóc cây xanh; vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ trước và sau mỗi buổi học; thường xuyên tổ chức những ‘ngày chủ nhật xanh”…Trong các bài giảng, căn cứ vào điều kiện từng môn học cụ thể, có thể lồng ghép những kiến thức về bảo vệ môi trường. Việc cho học sinh, sinh viên thường xuyên tiếp xúc với những kiến thức về môi trường qua các lời giảng của giáo viên có thể tác động trực tiếp và có tác dụng hơn so với những chương trình truyền thông khô cứng. Không chỉ trong các tiết dạy trên lớp, giáo viên cần làm gương cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, khuyến khích học sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau và đưa ra những lời nhắc nhở, tuyên dương kịp thời. Các nhà trường cũng cần dành một khoản kinh phí nhất định để đầu tư các thiết bị tiết kiệm điện, khuyến khích giáo viên, học sinh, sinh viên sử dụng năng lượng tiết kiệm cùng với việc ban hành những quy định cụ thể về việc bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Cần đưa ý thức bảo vệ môi trường thành một tiêu chí để đánh giá, xếp loại giáo viên, học sinh, sinh viên. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường là một trong những biện pháp quan trọng góp phần xây dựng môi trường học đường thân thiện cũng như mang lại những lợi ích trước mắt và lâu dài. 1.4.1. Giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc tiểu học Tiểu học là bậc học cơ bản, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ học sinh trở thành công dân tốt cho đất nước. Mục đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho học sinh hiểu rõ tầm quan trọng của bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải hình thành thói quen, hành vi ứng xử văn minh, thân thiện với môi trường. Nếu ở cấp học này các học sinh chưa hình thành được tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm tới thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh thì ở các cấp sau khó có thể bù đắp được. Vì vậy, nội dung và cách thức bảo vệ môi trường trong trường tiểu học mang tính quyết định đối với việc hình thành những phẩm chất đó. Ở bậc Tiểu học, việc giáo dục môi trường được thực hiện khá rộng rãi qua các môn học giáo dục sức khỏe và tìm hiểu tự nhiên, xã hội. Thông qua các giờ học chính khóa và Tải bản FULL (86 trang): https://bit.ly/3ils152 Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 39. 29 ngoại khóa, giáo viên giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, nâng cao lòng yêu thiên nhiên, đất nước. 1.4.2. Giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc trung học Ở cấp học này, nội dung giáo dục môi trường phải được coi là nội dung chính thống, có hệ thống, có chất lượng và phải hiệu quả. Cách thức đưa vào chương trình phổ thông và phương thức đào tạo có thể mềm dẻo nhưng việc đánh giá kết quả phải được đặt ra một cách tương xứng với tầm quan trọng của vấn đề. Cần phải giúp cho học sinh tự mình chiếm lĩnh được tri thức, kỹ năng và tự thân các học sinh xác định thái độ phái đối xử đúng đắn với thiên nhiên như chính ngôi nhà của mình. Ở bậc Trung học, nội dung giáo dục môi trường được lồng ghép tích hợp qua nhiều môn học có liên quan như Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân. Thông qua giáo dục môi trường , học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản về các yếu tố môi trường, vai trò của môi trường đối với con người và tác động con người đối với môi trường, phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường. Cụ thể nội dung GDMT đưa vào sách giáo khoa(SGK) Địa lí phổ thông nói chung, cũng như SGK địa lí lớp 8 và lớp 9 nói riêng ở 3 dạng: Nội dung GDMT trùng hợp phần lớn hoặc trùng lặp hoàn toàn với với nội dung Địa lí; Nội dung giáo dục môi trường là bộ phận hữu cơ của bài học, được thể hiện bằng một mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học; Nội dung GDMT không được nêu rõ trong sách giáo khoa, nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức GDMT vào bài giảng. Điểm nổi bật của SGK địa lí lớp 8 và lớp 9 THCS hiện hành là các tác giả SGK đã đưa nội dung GDMT vào các bài học Địa lí một cách tự nhiên, đã giúp cho học sinh vừa hiểu được những vấn đề địa lí, vừa hiểu được những vấn đề môi trường của toàn cầu và khu vực. Từ chương trình và SGK Địa lí lớp 8 & lớp 9 hiện hành, nhóm tác giả đã thiết kế tổng số 31 bài học khai thác nội dung GDMT (16 thiết kế cho lớp 8, 15 thiết kế cho lớp 9). Về phương pháp khai thác nội dung GDMT trong SGK địa lí: Cách khai thác thông thường trước đây: chỉ đưa thêm số liệu, ví dụ minh họa, nặng về cung Tải bản FULL (86 trang): https://bit.ly/3ils152 Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 40. 30 cấp thông tin, đôi khi là cho bài giảng nặng nề, học sinh tiếp thu thu động, không phát huy được vai trò tích cực của học sinh: Học sinh không được nói, không được làm. Việc dạy của giáo viên nặng về độc thoại, hình thức tổ chức dạy học chỉ diễn ra trong lớp học với lời nói của thầy và bảng đen là trung tâm, khi đó thực tiễn môi trường xung quanh lớp học liên quan đến bài học lại không được chú ý. Vì vậy, không thể đạt được mục tiêu của GDMT là hình thành kiến thức, phát triển kỹ năng, giáo dục thái độ và hành vi,... Cách khai thác theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh: Giáo viên đối chiếu kiến thức môi trường đã có trong sách giáo khoa với các kiến thức và kỹ năng đã chỉ ra để xác định mục tiêu khai thác, phương tiện dạy học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học như: Cho học sinh hoạt động học tập trong lớp, ngoài lớp để thu được kiến thức về môi trường thông qua hình thức học sinh làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm nhỏ; Cho học sinh quan sát, tìm hiểu môi trường địa phương thông qua các bài tập thực hành để rèn luyện kỹ năng và tạo sự quan tâm của học sinh đối với môi trường; Hướng dẫn học sinh vận dụng những điều đã học vào thực tế để hình thành cho học sinh lối sống vì môi trường. Ba hoạt động này liên kết với nhau trong một bài học. Trong bài lí thuyết, có thể hình thành cho học sinh kiến thức, thái độ thông qua hoạt động trong lớp, ngoài lớp. Trong một bài thực hành, chủ yếu rèn luyện cho học sinh kỹ năng học tập, ngoài ra còn có thể hình thành cho học sinh thái độ đối với môi trường thông qua việc tìm hiểu môi trường địa phương Bên cạnh đó, các hoạt động giáo dục môi trường còn được thực hiện thông qua hoạt động của tổ chức Đoàn - Đội trong nhà trường như phong trào xanh hóa nhà trường, xây dựng vườn trường, xây dựng cảnh quan nhà trường “xanh – sạch – đẹp”, tham gia hưởng ứng “ Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường”, tham gia “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”, tham gia“ Tết trồng cây”,… Thông qua các môn học, nếu nội dung này được tích hợp đưa vào trong giảng dạy có thể giúp học sinh nhận thức đúng đắn vai trò của mình trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm bản thân đối với môi trường. Nhờ đó mà bài giảng của giáo viên sẽ trở nên hấp dẫn hơn, thực tế hơn, còn học sinh sẽ hứng thú hơn và chủ động 3580896