SlideShare a Scribd company logo
1 of 253
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BÙI HỒNG VIỆT
BÙI HỒNG VIỆT
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Qua khảo sát tại địa bàn có các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI – 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BÙI BÙI HỒNG VIỆT
HỒNG VIỆT
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Qua khảo sát tại địa bàn có các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 62 31 03 01
Người hướng dẫn khoa học: - TS. Lê Văn Toàn
- GS.TS. Nguyễn Quý Thanhê Văn
Toàn
GS.TS Nguyễn Quý Thanh
HÀ NỘI – 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận án là trung thực. Những kết luận nêu trong luận án chưa từng được
công bố ở bất cứ công trình khoa học nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Bùi Hồng Việt
Bùi Hồng Việt
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN..................................... iv
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................v
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU DƯ LUẬN XÃ HỘI
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.................................................................................20
1.1. Sự hình thành và phát triển khái niệm dư luận xã hội .......................................20
1.2. Hệ thống các chỉ báo đo lường dư luận xã hội...................................................24
1.3. Quan điểm về quá trình hình thành dlxh............................................................26
1.4. Định hướng dư luận xã hội.................................................................................29
1.5. Chỉ báo đo lường bảo vệ môi trường .................................................................31
1.6. Nghiên cứu dư luận xã hội về bảo vệ môi trường..............................................34
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội về bảo vệ môi trường........41
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG.................................................................................................48
2.1. Các khái niệm cơ bản.........................................................................................48
2.2. Chức năng của dư luận xã hội............................................................................51
2.3. Các thuộc tính của dư luận xã hội......................................................................53
2.4. Cơ sở nhận thức và cơ sở xã hội của dư luận xã hội..........................................55
2.5. Cơ chế hình thành của dư luận xã hội................................................................58
2.6. Tiếp cận từ phương diện lý thuyết .....................................................................59
2.7. Khung chính sách...............................................................................................64
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TẠI ĐỊA BÀN CÓ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH.72
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và sự hình thành dư luận xã hội về bảo vệ môi
trường tại địa bàn nghiên cứu....................................................................................72
3.2. Nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường..................................................79
3.3. Thái độ của nhân dân về bảo vệ môi trường......................................................93
iii
3.4. Xu hướng hành động bảo vệ môi trường .........................................................112
3.5. Sự biến đổi của thành phần dư luận xã hội về bảo vệ môi trường...................124
CHƯƠNG IV: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN
ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN XÃ HỘI...................................................................132
4.1. Truyền thông về bảo vệ môi trường................................................................132
4.2. Mạng xã hội với bảo vệ môi trường.................................................................138
4.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến dư luận xã hội về bảo vệ môi trường................144
4.4. Giải pháp thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội về bảo vệ môi
trường ......................................................................................................................161
KẾT LUẬN............................................................................................................174
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .....................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BVMT Bảo vệ môi trường
BTNMT Bộ Tài nguyên môi trường
CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hoá
CTNH Chất thải nguy hại
CTCP Công ty cổ phần
DLXH Dư luận xã hội
MXH Mạng xã hội
NQ Nghị quyết
KCN Khu công nghiệp
KCX Khu chế xuất
KT-XH Kinh tế - xã hội
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Uỷ ban nhân dân
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Các huyện có KCN trện địa bàn tỉnh Hà Tĩnh................................... 11
Bảng 2. Danh sách các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh ........................................ 12
Bảng 3. Khung lấy mẫu.......................................................................................... 13
Bảng 4. Một số đặc điểm nhân khẩu của khách thể nghiên cứu.......................... 16
Bảng 5. Sự quan tâm của người dân đối với vấn đề bảo vệ môi trường so với các
vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội khác...................................................... 81
Bảng 6. Nhận thức của nhân dân về hiện trạng môi trường hiện nay ................ 84
Bảng 7. Nhận thức của nhân dân về các chủ trương, chính sách, pháp luật về
BVMT...................................................................................................................... 88
Bảng 8. Mức độ hiểu biết của nhân dân về các kiến thức BVMT....................... 91
Bảng 9. Mức độ lo lắng của nhân dân về vấn đề môi trường hiện nay............... 94
Bảng 10. Mức độ hài lòng của các tầng lớp nhân dân về hoạt động phòng, chống
ô nhiễm môi trường .............................................................................................. 100
Bảng 11. Mức độ hài lòng của các tầng lớp nhân dân về những việc làm ứng phó
với sự cố môi trường............................................................................................ 104
Bảng 12. Mức độ hài lòng của các tầng lớp nhân dân về những việc làm khắc
phục ô nhiễm môi trường ..................................................................................... 106
Bảng 13. Mức độ hài lòng của các tầng lớp nhân dân về những việc làm sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên............................................................................... 108
Bảng 14. Mong muốn của nhân dân với hoạt động bảo vệ môi trường............ 110
Bảng 15. Xu hướng thường xuyên thực hiện các hành động phòng, chống ô
nhiễm môi trường.................................................................................................. 113
Bảng 16. Xu hướng thường xuyên tham gia các hoạt động ứng phó với sự cố
môi trường............................................................................................................. 115
Bảng 17. Xu hướng thường xuyên tham gia các hoạt động khắc phục ô nhiễm
môi trường............................................................................................................. 117
vi
Bảng 18. Xu hướng thường xuyên tham gia việc làm sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên............................................................................................................. 119
Bảng 19. Đối tượng người được hỏi thường trao đổi thông tin khi có những bức
xúc về môi trường................................................................................................. 121
Bảng 20. Xu hướng hành động của nhân dân khi cảm thấy bức xúc về vấn đề
môi trường............................................................................................................. 123
Bảng 21. Tương quan giữa các thành phần của dư luận xã hội về bảo vệ môi
trường..................................................................................................................... 127
Bảng 22. Các chuyên mục về môi trường trên các Tạp chí môi trường............ 133
Bảng 23. Các kênh truyền hình phát sóng về môi trường và BVMT................ 135
Bảng 24. Các chuyên mục về BVMT phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh Hà Tĩnh.................................................................................................. 137
Bảng 25. Thực trạng sử dụng MXH của người được hỏi................................... 140
Bảng 26. Mức độ tin tưởng các thông tin về BVMT được đăng tải trên mạng xã
hội........................................................................................................................... 140
Bảng 27. Mô hình hồi quy logistic những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của
người dân về bảo vệ môi trường.......................................................................... 146
Bảng 28. Mô hình hồi quy logistic những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của
người dân về bảo vệ môi trường.......................................................................... 151
Bảng 29. Những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng hành động bảo vệ môi trường
của nhân dân.......................................................................................................... 155
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Nghiên cứu dư luận xã hội (DLXH) có vai trò đặc biệt quan trọng trong
quản lý xã hội. Ở Việt Nam, Đảng và nhà nước rất coi trọng công tác nghiên
cứu DLXH bởi nghiên cứu DLXH có thể nắm bắt được tâm trạng của nhân
dân, hiểu được nguyện vọng và lợi ích của họ để đề ra chủ trương, chính sách
phù hợp. Từ năm 2009 đến nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị
quyết; Thông báo; Kết luận quan trọng có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu
DLXH như: Nghị quyết Trung ương 5, khóa X về công tác tư tưởng, lý luận,
báo chí đã khẳng định: “Một trong số các giải pháp đối với công tác tư tưởng
trước yêu cầu mới là phải chú trọng công tác nghiên cứu, điều tra xã hội học,
nắm bắt DLXH phục vụ công tác tư tưởng” [1, tr 3]. Ngày 29/9/2009, Ban Bí
thư Trung ương Đảng đã ra Thông báo số 274-TB/TW về “Đề án tăng cường
năng lực điều tra xã hội học, nắm bắt DLXH” nhấn mạnh “nắm bắt DLXH là
nhiệm vụ quan trọng và rất cần thiết để các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước
nắm được tình hình tư tưởng, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các tầng lớp
nhân dân, có căn cứ khoa học để ban hành chỉ thị, nghị quyết, cơ chế, chính
sách” [2, tr 3]. Đặc biệt, vào năm 2014, Ban Bí thư đã ban hành Kết luận số
100-KL/TW về việc “Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm
bắt, nghiên cứu DLXH” trong đó nhấn mạnh “Các cấp ủy Đảng và chính
quyền cần nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của công tác điều tra,
nắm bắt, nghiên cứu DLXH, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ
thống chính trị”. [3, tr 2].
Trong quá trình hội nhập kinh tế, Đảng và Nhà nước luôn xem mục tiêu
đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) là mục tiêu hàng đầu.
Kết quả sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới (kể từ Đại hội VI của
Đảng) đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội… Trong đó, nổi bật nhất là trên lĩnh vực kinh tế với nhiều kết quả đạt
2
được đáng khích lệ. Hiện nay, chúng ta đang thu hút đầu tư nước ngoài (FDI)
mạnh mẽ, phát triển nhiều khu công nghiệp (KCN), (KCX) trên phạm vi cả
nước, nhằm phát huy tiềm năng kinh tế của địa phương, đồng thời tạo ra một
lượng việc làm lớn cho thị trường lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những thành
tựu do ngành công nghiệp mang lại, nước ta đang phải đối diện với tình trạng
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do chất thải từ các KCN - KCX. Hàng loạt
các doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận, không quan tâm đến môi trường sống
của người dân, đã tiến hành xử lý chất thải công nghiệp không đúng quy định
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong khi đó công tác quản lý môi
trường của các cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế; nhận thức, thái độ và
hành vi của các tầng lớp nhân dân về vấn đề này còn rất yếu, vai trò của
DLXH trong việc phòng, chống các hành vi gây ô nhiễm môi trường còn chưa
được thể hiện nhiều nên càng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có
nhiều hành vi gây ô nhiễm, môi trường. Đặc biệt, thời gian qua các thế lực thù
địch liên tục lợi dụng vấn đề ô nhiễm môi trường từ các KCN để tụ tập, gây
rối, biểu tình, gây mất ổn định xã hội ở nhiều địa phương.
Hà Tĩnh là một tỉnh ở miền Trung, nằm trong vùng Bắc Trung bộ.
Trong những năm qua, Hà Tĩnh là địa phương tiên phong trong việc thu hút
đầu tư nước ngoài (FDI) và phát triển doanh nghiệp. Hiện nay, Hà Tĩnh có
trên 20 cụm, KCN có mặt tại hầu hết các huyện, thị trong toàn tỉnh, nổi trội
hơn tất cả là khu kinh tế Vũng Áng tại huyện Kỳ Anh. Hàng năm, số doanh
nghiệp mới được thành lập trên toàn tỉnh ngày càng tăng. Năm 2017, số
doanh nghiệp mới đạt trên 1000 doanh nghiệp [55, tr 4] . Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài,
Hà Tĩnh cũng là địa phương đang đối diện với vấn đề ô nhiễm môi trường từ
các KCN. Sự kiện công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hưng Thịnh
(Formosa) xả thải gây hiện tượng cá chết hàng loạt ở vùng biển 4 tỉnh miền
trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế năm 2016 đã gây trấn động trong
3
DLXH. Điểm “nóng” này luôn bị các thế lực thù địch lợi dụng; xuyên tạc;
kích động tụ tập, biểu tình gây mất ổn định anh ninh và trật tự an toàn xã hội,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) chung
của toàn tỉnh, các cấp chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đôi khi còn lúng túng, bối rối
trong việc xử lý “điểm nóng” do các sự cố môi trường gây ra [55].
Trên phương diện nghiên cứu khoa học về dư luận xã hội, Việt Nam vẫn
chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về dư luận xã hội. Đặc biệt,
nghiên cứu khoa học dư luận xã hội về bảo vệ môi trường là khá mới mẻ với
tỉnh Hà Tĩnh. Bởi vì nếu thực tiễn dư luận xã hội về bảo vệ môi trường được
kết hợp với lý luận về lĩnh vực này sẽ cho thấy được quy luật vận động của vấn
đề bảo vệ môi trường ở địa phương, phát hiện được các căn nguyên của vấn đề
nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng làm nền tảng cho việc đề xuất các giải pháp
phù hợp nhất trong thông tin, tuyên truyền và quản lý về môi trường. Chính vì
vậy, nghiên cứu “Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường qua nghiên cứu tại
địa bàn có các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh” thực sự là vấn đề rất cần thiết
trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, cung cấp những cơ sở khoa học để nắm
bắt và định hướng DLXH về BVMT, phân tích những yếu tố ảnh hưởng và đề
xuất các giải pháp về thông tin, tuyên truyền để định hướng DLXH, tạo sự
đồng thuận xã hội trong giải quyết các vấn đề về môi trường, tạo môi trường xã
hội ổn định, góp phần phát triển KT-XH tại tỉnh Hà Tĩnh.
2. Mục tiêu và nghiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận xã hội học về dư luận xã hội và quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta về BVMT, phân tích, đánh giá thực trạng DLXH về
BVMT tại địa bàn có các KCN tỉnh Hà Tĩnh; đề xuất một số giải pháp quản lý
bảo vệ môi trường và thông tin, tuyên truyền định hướng DLXH tạo sự đồng
thuận xã hội trong nhân dân về vấn đề BVMT.
4
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của DLXH về BVMT bao gồm: lý
thuyết, khái niệm, bản chất, đặc điểm, các cách tiếp cận nghiên cứu và các
phát hiện lý luận.
- Tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng DLXH tại địa bàn nghiên
cứu về vấn đề BVMT
- Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến DLXH tại địa bàn nghiên cứu
về vấn đề BVMT.
- Đề xuất giải pháp cơ bản trong thông tin, tuyên truyền, định hướng
DLXH về BVMT tại địa bàn có các KCN tỉnh Hà Tĩnh.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Dư luận xã hội về BVMT
3.2. Khách thể nghiên cứu
Người dân sinh sống và làm việc tại địa bàn có các KCN tỉnh Hà Tĩnh
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi địa bàn khảo sát: Luận án tập trung nghiên cứu DLXH về
BVMT tại địa bàn có các KCN tỉnh Hà Tĩnh.
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ năm
2016 đến nay. Năm 2016 xảy ra sự kiện công ty TNHH Hưng Thịnh Formosa
xả thải gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển 4 tỉnh miền trung từ
Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và trong thời gian này, vấn đề môi trường luôn
là điểm “nóng” luôn bị các thế lực thù địch lợi dụng để xuyên tạc, chống phá,
biểu tình gây mất trật tự xã hội.
- Phạm vi nội dung:
- Luận án tập trung làm rõ DLXH về nhận thức, thái độ và xu hướng
hành động của người dân đối với các hoạt động BVMT, trong đó nhấn
mạnh đến các hoạt động quản lý môi trường và tập trung phân tích vai trò
5
của dư luận xã hội trong quản lý xã hội (quản lý môi trường và thông tin,
tuyên truyền định hướng dư luận xã hội về bảo vệ môi trường)
- Luận án tập trung làm rõ dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tự nhiên
4. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án nhằm trả lời một số câu hỏi nghiên cứu cơ bản sau đây:
Câu hỏi thứ nhất: Thực trạng DLXH về BVMT tại địa bàn có các
KCN tỉnh Hà Tĩnh hiện nay như thế nào?
Câu hỏi thứ hai: Truyền thông đại chúng có ảnh hưởng như thế nào đến
DLXH về BVMT?
Câu hỏi thứ ba: mạng xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến DLXH về
bảo vệ môi trường?
Câu hỏi thứ tư: Các yếu tố liên quan đến đặc điểm cá nhân có ảnh
hưởng như thế nào đến DLXH về BVMT?
5. Giả thuyết nghiên cứu, khung phân tích và các biến số
5.1. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Dư luận xã hội quan tâm, lo lắng về các vấn đề môi
trường và không hài lòng với các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương.
Giả thuyết 2: Truyền thông đại chúng (truyền hình và báo mạng điện
tử) có ảnh hưởng đáng kể đến các chiều cạnh của dư luận xã hội về bảo vệ
môi trường. Tiếp cận với truyền thông đại chúng làm tăng nhận thức, thái độ,
thúc đẩy xu hướng hành động bảo vệ môi trường.
Giả thuyết 3: Mạng xã hội (facebook và youtube) có ảnh hưởng đáng
kể đến các chiều cạnh của dư luận xã hội về bảo vệ môi trường. Tiếp cận với
mạng xã hội (facebook và youtube) làm tăng nhận thức, thái độ và thúc đẩy
xu hướng hành động bảo vệ môi trường.
Giả thuyết 4: Điều kiện kinh tế và tôn giáo có ảnh hưởng đáng kể đến
các chiều cạnh của dư luận xã hội về bảo vệ môi trường. Điều kiện kinh tế tốt
làm tăng nhận thức, thái độ và xu hướng hành động bảo vệ môi trường.
6
5.2. Khung phân tích
Để đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và chứng minh giả thuyết nêu ra, luận án dựa trên khung phân tích sau:
Sự kiện công
ty TNHH
Hưng Thịnh
Fomorsa xả
thải gây cá
chết hàng loạt
tại 4 tỉnh miền
trung từ Hà
Tĩnh đến thừa
thiên Huế và
thực trạng môi
trường tại các
khu công
nghiệp tỉnh
Hà Tĩnh
Truyền thông đại
chúng
Mạng xã hội
Đặc trưng nhân
khẩu xã hội cá
nhân
BỐI CẢNH ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP
QUỐC TẾ; ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ,
VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA TỈNH HÀ TĨNH
Giải pháp
thông tin,
tuyên truyền
định hướng
DLXH và
quản lý hoạt
động bảo vệ
môi trường
DƯ LUẬN
XÃ HỘI
VỀ BẢO
VỆ MÔI
TRƯỜNG
Nhận thức
Thái độ
Xu hướng
hành động
7
5.3. Các biến số
Các biến số độc lập:
- Sự kiện công ty TNHH Hưng Thịnh Fomorsa Hà Tĩnh xả thải gây
hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và
thực trạng môi trường tại địa bàn có các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.
- Hệ thống chính sách, pháp luật
- Truyền thông đại chúng
+ Truyền hình : 1. Có; 0. Không
+ Phát thanh: 1. Có; 0. Không
+ Báo viết: 1. Có; 0. Không
+ Báo mạng điện tử: 1. Có; 0. Không
+ Sách, tạp chí: 1. Có; 0. Không
- Mạng xã hội
+ Facebook: 1. Có; 0. Không
+Youtube: 1. Có; 0. Không
+ Zalo: 1. Có; 0. Không
+ Yahoo (blogs): 1. Có; 0. Không
+ Viber: 1. Có; 0. Không
- Đặc điểm cá nhân
+ Tuổi: 1. Dưới 30; 2. Từ 31 đến 45; 3. Trên 46
+ Trình độ học vấn: 1. Dưới đại học. 2. Trên đại học
+ Nghề nghiệp: 1. Công nhân; 2 Nông dân; 3. Hưu trí; 4. Thương mại,
dịch vụ; 5. Nghề tự do; 6. Công chức, viên chức; 7. Học sinh, sinh viên.
+ Tôn giáo: 1. Có theo tôn giáo; 0. không theo tôn giáo
+ Đảng viên: 1. Là đảng viên; 0. không là đảng viên
+ Đặc điểm hộ gia đình (điều kiện kinh tế): 1. Giàu; 2. Khá giả; 3.
Trung bình; 4. Nghèo.
8
Các biến phụ thuộc: nhận thức, thái độ, xu hướng hành động của các
tầng lớp nhân dân về hoạt động BVMT.
Các biến số can thiệp: bối cảnh đổi mới, phát triển kinh tế thị trường,
hội nhập quốc tế.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu được xây dựng trên nền tảng phương pháp luận duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
đồng thời bám sát các quan điểm lý luận của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về DLXH và BVMT. Trong luận án này, lý luận chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin có vai trò là nền
tảng phương pháp luận vì DLXH thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội
nên nó được quy định bởi tồn tại xã hội. Dư luận xã hội là sự phản ánh tồn tại
xã hội nên nó liên quan đến vấn đề nhận thức, đặc trưng nhận thức trong
DLXH tạo nên cấu trúc tinh thần - thực tế, được coi là đặc điểm nổi bật trong
nhận thức của DLXH.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp thu thập thông tin định tính
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính sau để thu thập
thông tin:
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp này được sử dụng nhằm tìm hiểu căn nguyên của vấn đề
nghiên cứu, lý giải tại sao người dân Hà Tĩnh lại có nhận thức, thái độ và xu
hướng hành động về BVMT như vậy và có được những luận giải về những
yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và xu hướng hành động của người
dân Hà Tĩnh về BVMT …
Đối tượng phỏng vấn sâu:
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý : 2 người
9
+ 1 Nam giới là lãnh đạo quản lý công tác tại Sở Thông tin truyền
thông tỉnh Hà Tĩnh
+ 1 Nữ giới là lãnh đạo quản lý công tác tại Ban TGTU Hà Tĩnh
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý môi trường: 2 người
+ 1 Cán bộ lãnh đạo, quản lý môi trường tại UBND TP Hà Tĩnh
+ 1 Cán bộ lãnh đạo, quản lý môi trường tại UBND huyện Kỳ Anh
- Người dân: 10 người
+ 5 người dân đang sinh sống tại TP Hà Tĩnh
+ 5 người dân đang sinh sống tại huyện Kỳ Anh
Nghiên cứu sinh lựa chọn các đối tượng bên trên để phỏng vấn sâu với
mục đích:
+ Đối với đối tượng là lãnh đạo quản lý trong ngành Tuyên giáo và
thông tin, truyền thông: nghiên cứu sinh muốn thu thập thông tin về thực
trạng công tác thông tin, tuyên truyền về môi trường tại Hà Tĩnh;
+ Đối với đối tượng lãnh đạo quản lý trong ngành môi trường: nghiên
cứu sinh muốn tìm hiểu về hoạt động quản lý bảo vệ môi trường ở địa phương
+ Đối với người dân: nghiên cứu sinh muốn tìm hiểu nhận thức; thái độ
và xu hướng hành động của họ về hoạt động bảo vệ môi trường.
Mẫu nghiên cứu phỏng vấn sâu được phân bổ ở 2 địa điểm là: thành
phố Hà Tĩnh và Huyện Kỳ Anh để nghiên cứu sinh có thêm có dữ liệu so sánh
sự khác biệt ý kiến giữa 2 khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích nội dung các tư liệu, tài liệu văn bản trong nước và quốc tế có
liên quan đến DLXH về BVMT. Các báo cáo nghiên cứu có liên quan được thu
thập và phân tích để làm rõ bức tranh nhận thức, thái độ và xu hướng hành động
người dân về BVMT cũng như các yếu tố ảnh hưởng. Cụ thể là: chủ trương của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về vấn đề BVMT; Các báo cáo, đề
tài nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến DLXH về BVMT.
10
6.2.2. Phương pháp thu thập thông tin định lượng
Luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu câu hỏi
có sẵn được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1. Xây dựng phiếu câu hỏi
- Về mặt nội dung: phiếu câu hỏi điều tra xã hội học được xây dựng
bám sát các câu hỏi nghiên cứu.
- Về mặt thang đo: phiếu câu hỏi điều tra xã hội học được xây dựng và
sử dụng hệ thống các thang đo (Có, không) và thang đo Likert.
Bước 2. Kiểm tra độ tin cậy (reliability) và độ hiệu lực (validity) của
phiếu câu hỏi thông qua điều tra thử.
- Độ tin cậy (reliability): thể hiện sự thống nhất trong cách hiểu đối với
cùng một câu hỏi giữa những người được phỏng vấn; sự nhất quán trong các
kết quả trả lời của cùng một người đối với cùng một câu hỏi trong những thời
điểm khác nhau hoặc sự nhất quán giữa các kết quả trả lời của người được hỏi
đối với một loạt các câu hỏi có cùng mục đích đo dạc trong cùng một thời
điểm nhất định. Hệ số α của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về
mức độ chặt chẽ của các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau.
Công thức của hệ số Alpha là: α = N ρ / [ 1+ ρ (N – 1)]
ρ: là hệ số tương quan trung bình của các mục hỏi
N: Là số mục hỏi
Theo quy ước trong thống kê thì một tập hợp các mục hỏi được đánh
giá là tốt phải có hệ số α >= 0,8. Nhưng thông thường, trong thực tế người ta
sử dụng α >= 0,7 là chấp nhận được. Trong một số trường hợp người ta cũng
có thể chấp nhận α >= 0,6 với điều kiện đó là những vấn đề mới. Chỉ số
Alpha Cronbach ở một số câu hỏi có thang đo Likert trong Luận án = 0.7.
- Độ hiệu lực (validity) thể hiện câu hỏi có đo đúng nội dung muốn đo.
Có nhiều phương pháp để đo độ hiệu lực của bảng hỏi: độ hiệu lực bề mặt, độ
hiệu lực chuẩn mực; độ hiệu lực dự báo và độ hiệu lực cấu trúc.
11
Bước 3: Phương pháp họn mẫu
Luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, kết hợp
việc lựa chọn chủ đích 1 thành phố (có khu công nghiệp) và 1 huyện (có khu
công nghiệp) thuộc tỉnh Hà Tĩnh để tiến hành nghiên cứu. Việc lấy mẫu
nghiên cứu được tiến hành theo các bước cụ thể như sau:
- Tính cỡ mẫu
Bảng 1. Các huyện có KCN trện địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
STT Khu vực Dân số
1 Thành phố Hà Tĩnh 117.546
2 Huyện Can Lộc 180.931
3 Huyện Nghi Xuân 99.657
4 Huyện Kỳ Anh 120.518
5 Huyện Hương Sơn 142.400
6 Huyện Cẩm Xuyên 120.110
7 Huyện Hồng Lĩnh 40.805
8 Huyện Đức Thọ 114.659
9 Huyện Hương Khê 107.996
10 Huyện Vũ Quang 35.877
Tổng cộng N= 1.080.499
Từ Tổng thể N= 1.080.499, số mẫu (sample size) cần có cho luận án
được tính bằng công thức:
n = N.t2
.p.(1-p) / (N.2
+ t2
.p.(1-p))
Trong đó:
n: Dung lượng mẫu cần chọn
: sai số
t: Hệ số tin cậy
p: Xác xuất lựa chọn câu trả lời trong câu hỏi nhị phân
12
N: Tổng thể (khối dân cư).
Số mẫu (sample size) = 900, với độ tin cậy là 95% và sai số là 3%.
- Lập danh sách các KCN tỉnh Hà Tĩnh
Bảng 2. Danh sách các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh
STT KCN Vị trí
1 KCN Hạ Vàng Huyện Can Lộc
2 KCN Gia Lách Huyện Nghi Xuân
3 KCN I, nằm trong khu kinh tế Vũng Áng Huyện Kỳ Anh
4 Khu kinh tế Vũng Áng Huyện Kỳ Anh
5 Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo Huyện Hương Sơn
6 KCN Phú Vinh Huyện Kỳ Anh
7 KCN Hoành Sơn Huyện Kỳ Anh
8 Cụm công nghiệp - TT công nghệ bắc Cẩm Xuyên Huyện Cẩm Xuyên
9 Cụm công nghiệp làng nghề Trung Lương Thị xã Hồng Lĩnh
10 Cụm công nghiệp Thạch Quý Thành phố Hà Tĩnh
11 Cụm công nghiệp nam Cầu Cày Thành phố Hà Tĩnh
12 Cụm công nghiệp làng nghề Thạch Đồng Thành phố Hà Tĩnh
13 Cụm công nghiệp- trung tâm công nghệ Nam Hồng Thị xã Hồng Lĩnh
14 Cụm Công nghiệp và trung tâm công nghệ tập trung Huyện Kỳ Anh
15 Cụm làng nghề và TTCN và chế biến hải sản Kỳ Ninh Huyện Kỳ Anh
16 Cụm công nghệ và trung tâm công nghệ Hạ Vàng Huyện Can Lộc
17 Cụm công nghiệp Đức Thọ Huyện Đức Thọ
18 Cụm công nghiệp Hương Sơn Huyện Hương Sơn
19 Cụm công nghiệp Hương Khê Huyện Hương Khê
20 Cụm công nghiệp-TTCN tập trung Huyện Vũ Quang
13
Từ danh sách các KCN bên trên, NCS lựa chọn chủ đích 2 địa bàn có
các KCN là: cụm công nghiệp Nam Cầu Cày, thành phố Hà Tĩnh và khu kinh
tế Vũng Áng, huyện Kỳ Anh. Lý do tại sao lựa chọn 2 địa bàn này là vì: Thứ
nhất, căn cứ theo số lượng các KCN và tiêu chí (thành thị - nông thôn). Thứ
hai, cụm công nghiệp nam Cầu Cày là điểm “nóng” về môi trường ở TP Hà
Tĩnh và khu kinh tế Vũng Áng, huyện Kỳ Anh là nơi đặt nhà máy của công ty
TNHH Hưng Thịnh Formosa gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh
miền trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.
- Xác định số lượng mẫu cụ thể theo phương pháp chọn mẫu phân tầng
Bảng 3. Khung lấy mẫu
Hưu
trí
Cán bộ
công chức
Nông
dân
Công
nhân
Học sinh,
sinh viên
Kinh
doanh,
dịch vụ
N
Thành phố
Hà Tĩnh
80 80 80 70 70 70 450
Huyện Kỳ Anh 80 80 80 70 70 70 450
N 160 160 160 140 140 140 900
Bước 4. Điều tra tại thực địa
- Tại thành phố Hà Tĩnh: Nghiên cứu sinh phối hợp với Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy gửi phiếu tái các cơ quan, khu vực cụ thể như sau:
+ Hưu trí: Câu lạc bộ hưu trí thành phố Hà Tĩnh (80 phiếu).
+ Cán bộ công chức: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (20 phiếu); Sở Thông tin
truyền thông (20 phiếu); Ban Dân vận Tỉnh ủy (20 phiếu); Ban Tổ chức Tỉnh
ủy (10 phiếu); Sở Tài nguyên và Môi trường (10 phiếu)
+ Công nhân: Gửi Tổng liên đoàn lao động Tỉnh (70 phiếu)
+ Học sinh, sinh viên: Trường Đại học Hà Tĩnh (70 phiếu)
+ Kinh doanh, dịch vụ: gửi Hội Doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh (30 phiếu);
thu phiếu trực tiếp ở chợ Hà Tĩnh: 40 phiếu.
14
+ Nông dân: phường Thạch Trung (80 phiếu)
- Tại huyện Kỳ Anh: Nghiên cứu sinh phối hợp với Ban Tuyên giáo
Tỉnh ủy gửi phiếu tại:
+ Hưu trí: Câu lạc bộ hưu trí huyện Kỳ Anh (80 phiếu)
+ Cán bộ công chức: Huyện ủy Kỳ Anh (30 phiếu); Ủy ban nhân dân
huyện Kỳ Anh (20 phiếu); Hội đồng nhân dân huyện Kỳ Anh (10 phiếu); Cơ
quan đoàn thể (20 phiếu).
+ Học sinh, sinh viên: Trường THPT Kỳ Anh (70 phiếu)
+ Kinh doanh, dịch vụ: Chợ thị xã Kỳ Anh; Trung tâm thương mại
Vincom Kỳ Anh.
+ Nông dân: Xã Kỹ Liên (40 phiếu); Xã Kỳ Phương (40 phiếu).
6.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu điều tra xã hội học được nhập liệu bằng phần mềm Epidata 1.3
và được xử lý bằng phần mềm thống kê chuyên dụng SPSS 20.0. Trên cơ sở
số liệu được nhập, tác giả tiến hành phân tích tần xuất (frequency), phân tích
nhị biến (crosstabs), hồi qui phi tuyến (logistic regression).
- Phân tích tần xuất (frequency): cung cấp thông tin chung về nhận
thức, thái độ và xu hướng hành động của người dân đang sinh sống và làm
việc ở địa bàn có khác KCN tỉnh Hà Tĩnh về vấn đề BVMT. Đối với những
câu hỏi có thang đo likert, chỉ số trung bình (mean) và độ lệch chuẩn (SD)
được phân tích.
- Phân tích nhị biến (crosstabs): kiểm nghiệm mối quan hệ giữa từng
yếu tố độc lập liên quan đến đặc trưng cá nhân với hệ thống biến phụ thuộc:
nhận thức, thái độ và xu hướng hành động của người dân Hà Tĩnh về BVMT.
Phân tích Chi-square được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến số
độc lập và biến số phụ thuộc, để xem xét hai biến này có mối liên hệ với nhau
hay không? Có ý nghĩa về mặt thống kê hay không?
15
- Phân tích hồi qui (logistic regression): trên cơ sở khung phân tích đã
được xây dựng, tất cả các biến số được tác giả giả định có liên quan về mặt lý
thuyết với nhận thức, thái độ và xu hướng hành động được đưa vào mô hình
hồi qui logistic để phân tích. Phân tích này cho phép xác định được những yếu
tố thực sự có ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và xu hướng hành động của
người dân Hà Tĩnh về vấn đề BVMT. Qua đó, đánh giá được những yếu tố có
thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến nhận thức, thái độ và xu hướng hành
động của người dân Hà Tĩnh về BVMT.
- Phương pháp phân tích điểm tin, bài về BVMT trên báo chí và MXH, tác
giả sử dụng phần mềm quét các tin, bài trên báo chí bằng sử dụng công nghệ trí
tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu lớn (Big Data) trên 500 tờ báo mạng điện
tử. Phần mềm được thiết kế dành riêng cho Vụ Báo chí - Ban Tuyên giáo
Trung ương tiến hành điểm tin, bài báo chí điện tử hàng ngày. Tác giả cũng đã
sử dụng phần mềm điểm tin, bài trên MXH (tương tự như phần mềm của Vụ
Báo chí - Ban Tuyên giáo Trung ương) do Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng
và đã chuyển giao công nghệ cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
6.2.4. Cơ cấu mẫu sau khi khảo sát
Cuộc điều tra xã hội học này được tác giả tiến hành từ tháng 3 đến
tháng 4 năm 2018. Số phiếu phát ra là 900 phiếu (sai số lấy mẫu =+- 3), số
phiếu thu về hợp lệ là 856 phiếu. Khách thể nghiên cứu là: cán bộ, công chức;
học sinh, sinh viên; hưu trí; kinh doanh dịch vụ; công nhân; nông dân đang
sinh sống và làm việc tại Thành phố Hà Tĩnh và huyện Kỳ Anh. Số lượng
mẫu nghiên cứu cụ thể như sau:
- Theo nhóm tuổi: trong số 856 người được hỏi có 44.4% người được
hỏi dưới 30 tuổi; 26.4% người được hỏi có độ tuổi từ 31 đến 45; 29.2% người
được hỏi có độ tuổi trên 45 tuổi.
16
- Theo nghề nghiệp: trong số 856 người được hỏi có: 21% là nông dân;
15.7% là công nhân; 18.7% là cán bộ, công chức, viên chức; 15.9% làm kinh
doanh, dịch vụ; 13.6% là học sinh, sinh viên; 15.2% là cán bộ hưu trí.
- Theo trình độ học vấn: 73.1% người được hỏi có trình độ học vấn dưới
đại học; 26.9% người được hỏi có trình độ học vấn đại học và trên đại học.
- Theo tôn giáo: 18.2% người được hỏi theo tôn giáo; 81.8% người
được hỏi không theo tô giáo
- Theo đảng tịch: 35.5% người được hỏi là đảng viên; 64.5% người
được hỏi không là đảng viên.
- Theo điều kiện kinh tế: 10.7% người được hỏi có điều kiện kinh tế là
giàu; 13.8% người được hỏi có điều kiện kinh tế khá giả; 43.5% người được hỏi
có điều kiện kinh tế trung bình; 32% người được hỏi có điều kiện kinh tế nghèo.
Bảng 4. Một số đặc điểm nhân khẩu của khách thể nghiên cứu
N Tỷ lệ (%)
Theo nhóm tuổi
1. Dưới 30 380 44.4%
2. Từ 31 đến 45 226 26.4%
3. Trên 45 250 29.2%
Theo nghề nghiệp
1. Nông dân 180 21%
2. Công nhân 134 15.7%
3. Cán bộ, công chức 160 18.7%
4. Kinh doanh, dịch vụ 136 15.9%
5. Học sinh, sinh viên 116 13.6%
6. Cán bộ hưu trí 130 15.2%
Theo trình độ học vấn
1. Dưới đại học 626 73.1%
17
2. Từ đại học trở lên 230 26.9%
Theo tôn giáo
1. Có theo tôn giáo 156 18.2%
2. Không theo tôn giáo 700 81.8%
Theo Đảng tịch
1. Là đảng viên 304 35.5%
2. Không là đảng viên 552 64.5%
Theo điều kiện kinh tế
1. Giàu 92 10.7%
2. Khá giả 118 13.8%
3. Trung bình 372 43.5%
4. Nghèo 274 32%
7. Điểm mới của luận án
- Luận án đầu tiên tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống về lý luận
và thực tiễn dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại địa bàn có các khu công
nghiệp tỉnh Hà Tĩnh dưới góc độ tiếp cận xã hội học. Luận án đầu tiên nghiên
cứu dư luận xã hội về bảo vệ môi trường dưới 3 chỉ báo là: nhận thức, thái độ
và xu hướng hành động của nhân dân về bảo vệ môi trường tại địa bàn có các
khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.
- Luận án góp phần luận giải và làm sáng tỏ nhận thức, thái độ và xu
hướng hành động của các tầng lớp nhân dân về bảo vệ môi trường. Đặc biệt,
đo lường xu hướng hành động tụ tập, biểu tình phản đối chính quyền của nhân
dân là một trong những điểm mới đáng chú ý của luận án.
- Luận án xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến dư luận xã hội về bảo
vệ môi trường. Trong đó, ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và xu hướng hành
động là điểm mới. Đặc biệt, luận án đã làm sáng tỏ sự ảnh hưởng của mạng xã
hội đến dư luận xã hội về bảo vệ môi trường
18
- Luận án sử dụng phương pháp phân tích điểm tin, bài về BVMT trên
báo chí và MXH, tác giả sử dụng phần mềm quét các tin, bài trên báo chí
bằng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu lớn (Big
Data) trên 500 tờ báo mạng điện tử.
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
8.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận án góp phần hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý thuyết
DLXH về BVMT như: Lý thuyết không gian công cộng của Habermas; Lý
thuyết vòng xoắn im lặng của Noelle Neumman và lý thuyết truyền thông can
thiệp xã hội. Các lý thuyết này khi ứng dụng vào nghiên cứu thực tiễn thấy
được tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
- Luận án đã đóng góp trong việc xây dựng khái niệm mới là dư luận xã
hội về bảo vệ môi trường.
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp tri thức khoa học cho việc
nghiên cứu và giảng dạy về chủ đề DLXH, đặc biệt là khẳng định được vai trò
của DLXH trong quản lý xã hội và quản lý môi trường.
- Luận án là tài liệu tham khảo cho các bộ môn xã hội học như: xã hội
học về môi trường; xã hội học chính trị; xã hội học nông thôn, xã hội học kinh
tế và những bộ môn khoa học khác có liên quan.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo đo lường
và đánh giá DLXH về BVMT.
Cung cấp thông tin khoa học để nắm bắt được thực trạng DLXH (nhận
thức, thái độ và xu hướng hành động của người dân) về BVMT, những yếu tố
ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và xu hướng hành động của các tầng lớp
nhân dân tại địa bàn nghiên cứu về BVMT.
19
Đề xuất và kiến nghị và những giải pháp dựa trên các bằng chứng khoa
học và cơ sở thực tiễn nhằm định hướng DLXH, tạo sự đồng thuận trong xã
hội về vấn đề BVMT.
Luận án giúp cho Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hà Tĩnh trong công tác định
hướng dư luận xã hội về bảo vệ môi trường.
9. Kết cấu của luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần
nội dung chính của Luận án gồm 04 chương.
- Chương I. Tổng quan tình hình nghiên cứu DLXH về BVMT
- Chương II. Cơ sở lý luận nghiên cứu DLXH về bảo vệ môi trường
- Chương III. Thực trạng DLXH về BVMT tại địa bàn có các khu công
nghiệp tỉnh Hà Tĩnh
- Chương IV. Những yếu tố ảnh hưởng đến DLXH về BVMT và giải
pháp thông tin, tuyên truyền định hướng DLXH
20
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Dựa trên kết quả của các nghiên cứu đã có trong và ngoài nước,
Chương I làm rõ các nội dung sau: Sự hình thành và phát triển khái niệm
DLXH; Chỉ báo đo lường DLXH; Quá trình hình thành DLXH; các chỉ báo
đo lường BVMT; nghiên cứu DLXH về BVMT ở các nước trên thế giới và ở
Việt Nam; với mục đích xác định khái niệm, công cụ nghiên cứu và các
khoảng trống nghiên cứu mà các nghiên cứu trước đó chưa giải quyết được.
1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHÁI NIỆM DƯ
LUẬN XÃ HỘI
Khái niệm DLXH xuất hiện lần đầu tiên trong lĩnh vực triết học vào thế
kỷ XVIII. Khái niệm DLXH tương đối khác nhau và được phát triển bởi các
nhà khoa học xã hội trên thế giới theo chu trình thời gian [48]. Cụ thể như:
Jean-Jacques Rousseau (1712-1778) là người đầu tiên đề cập đến thuật ngữ
dư luận với tác phẩm L’opinion publique viết vào năm 1774, tác giả nhấn
mạnh đến khía cạnh chính trị của dư luận hơn là khía cạnh xã hội [80]. Vào
thế kỷ XIX, Wiliam Alexander Makinnon (1784-1870) nêu quan điểm “Dư
luận có thể được coi là dạng tình cảm ở bất cứ chủ thể nhất định nào. Chúng
được quan tâm bởi những người có hiểu biết nhất, thông minh nhất và có đạo
đức nhất trong cộng đồng. Chúng dần dần lan truyền và được chấp nhận bởi
hầu hết mọi người ở các trình độ giáo dục và trong cảm xúc riêng tư trong
một quốc gia văn minh” [74, tr 23 ]. Abbot Lawrence Lowell (1856-1943) đã
viết “Dư luận có thể được xác định như là sự chấp nhận của một trong hai hay
nhiều hơn nữa các quan điểm trái ngược nhau, chúng có thể được chấp nhận
bởi ý nghĩ hợp lý xem đó như một sự thực” [58, tr 8 ]. Theo Young (1923),
DLXH (public opinion) là “Sự phán xét đánh giá của các cộng đồng xã hội
đối với các vấn đề có tầm quan trọng, được hình thành sau khi có sự tranh
21
luận công khai”. Folsom (1931) cho rằng “DLXH là ý kiến chỉ của nhóm thứ
cấp” khi có sự tham gia của công chúng hay của một nhóm thứ cấp hơn là
nhóm sơ cấp, nhóm giao tiếp trực diện, chúng ta có DLXH [68]. Trong số đầu
tiên của Tạp chí “The Public Opinion Quartely” năm 1937, Floyd H. Allport
(1890-1979) định nghĩa về dư luận như sau: “DLXH có nghĩa hàm ý tới tình
huống có nhiều cá nhân mà trong đó các cá nhân bộc lộ bản thân họ, hay có
thể được yêu cầu bày tỏ ý kiến của họ - như tán thành, ủng hộ một số điều
kiện, một số người xác định nào đó, hay một đề xuất quan trọng phổ biến,
tương xứng với số lượng, cường độ và sự kiên trì, khiến cho hành động tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp tới đối tượng liên quan có thể xảy ra [66, tr 12 ].
Warner (1939) cho rằng “DLXH là kết quả tổng hợp các ý kiến trả lời của
mọi người đối với câu hỏi nhất định, dưới điều kiện của cuộc phỏng vấn”
[86]. Cũng có định nghĩa khác của Childs (1956) về DLXH như “DLXH là
các tập hợp ý kiến cá nhân ở bất kỳ nơi đâu mà chúng ta có thể tìm được.
[48]. Steinberg Charles S (1958) cho rằng “DLXH là sự biểu lộ của tập thể về
ý kiến của nhiều cá nhân giới hạn trong một nhóm bởi các mục tiêu, khát
vọng, nhu cầu và ý tưởng chung. Hơn nữa, việc xác định ý kiến của các nhóm
hoặc cộng đồng được các chuyên gia đo lường nghiên cứu theo các nhóm trái
chiều của ý kiến cá nhân” [82]. Richter (1977) trong công trình nghiên cứu
“Lý thuyết chính trị của Monterquieu” đã viết “Dư luận là một hình thức
luật pháp mà các nhà quản lý kiểm duyệt và như là một vị trí xã hội đặc
biệt, nó chỉ áp dụng trong các trường hợp cụ thể” [78]. Valdimer Orlando
Key (1908-1963) cho rằng “DLXH là những ý kiến được nắm giữ bởi
những con người cá nhân, điều mà các chính phủ tìm thấy và cần sự lưu ý
thận trọng, khôn ngoan”. Barbara A.Bardes và Robert W.Oldendick (2007)
sau khi tổng hợp nhiều định nghĩa về DLXH, đã đề xuất “DLXH là tập hợp
của những quan điểm của cá nhân trưởng thành vào những vấn đề công
chúng quan tâm” [59].
22
Ở Việt Nam, trong quan điểm Nho giáo và xã hội thời phong kiến chưa
có khái niệm chính thức về DLXH. Các học giả, nhà tư tưởng thời điểm này
chỉ nói đến những khái niệm, thuật ngữ như “lòng dân”, “ý dân”, “dân là
gốc”. Quan điểm về DLXH thời kỳ này có thể được đánh giá thông qua quan
điểm về vai trò của người dân trong đời sống chính trị - xã hội. Chẳng hạn
trong sách Thượng thư có viết: “dân vi bang bản”; Mạnh Tử nói: “dân vi quý,
xã tắc thứ chi, quân vi khinh” [23, tr 8].
Hiện nay, trong quan niệm, định nghĩa về DLXH của các nhà khoa học
cũng như những người có quan tâm đến khái niệm DLXH cũng còn nhiều
điểm rất khác nhau. Đặc biệt khi bàn về “DLXH là ý kiến của cá nhân hay
DLXH là ý kiến của đa số? ” cũng có sự tranh luận giữa các nhà khoa học.
Một số học giả quan niệm chỉ có ý kiến của đa số mới được coi là DLXH.
Tuy nhiên, một số học giả khác lại cho rằng DLXH bao gồm các ý kiến không
chỉ của đa số mà còn cả của thiểu số. Cụ thể là vào năm 1995, tác giả Mai
Quỳnh Nam đã đưa ra định nghĩa về DLXH là: “DLXH là sự thể hiện tâm
trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội lớn, của nhân dân nói
chung về các hiện tượng đại diện cho lợi ích xã hội cấp bách trên cơ sở các
quan hệ đang tồn tại [32, tr 2 ]. Năm 1999, tác giả Phạm Chiến Khu định
nghĩa DLXH là: “DLXH là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn
đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự”[ 57, tr1 ]. Tác giả đã nhấn mạnh phải
lưu ý đến các nội hàm sau: mỗi luồng ý kiến là một tập hợp các ý kiến cá
nhân giống nhau; DLXH có thể bao gồm nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm
chí đối lập nhau; luồng ý kiến có thể rộng (tuyệt đại đa số, đa số, nhiều ý
kiến) hoặc hẹp (một số ý kiến; DLXH là tập hợp các ý kiến cá nhân, tự phát,
chứ không phải là ý kiến của một tổ chức, được hình thành theo con đường tổ
chức (hội nghị, hội thảo…); DLXH không phải là một phép cộng các ý kiến
cá nhân, tự phát mà là một chỉnh thể tinh thần xã hội, thể hiện nhận thức, tình
cảm, ý chí của các lực lượng xã hội nhất định; chỉ có những sự kiện, hiện
23
tượng, vấn đề xã hội có tính thời sự (động chạm đến lợi ích, các mối quan tâm
hiện có của nhiều người) mới có khả năng tạo ra DLXH./. [57, tr2].
Năm 2002, tác giả Lê Ngọc Hùng định nghĩa “Dư luận xã hội là một
hiện tượng xã hội đặc biệt biểu hiện thái độ, tình cảm, nhận thức, quan niệm
và xu hướng hành động của nhóm xã hội đối với vấn đề đặt ra trong cuộc
sống” [24, tr 2]. Tác giả Nguyễn Quý Thanh (2006) trong cuốn xã hội học về
DLXH đã viết:“DLXH có tính chất đánh giá về các vấn đề xã hội mà nhóm
công chúng cảm thấy có ý nghĩa với họ hoặc là vấn đề đó động chạm đến lợi
ích chung, các giá trị chung” [48, tr 34 ]. Năm 2011, tác giả Nguyễn Văn
Dững cho rằng:“Dư luận - đó là hệ thống những luồng ý kiến, phán xét, đánh
giá về những tình huống cụ thể, được hiểu và đánh giá của nhận thức quần
chúng ngày hôm nay, và của những khái niệm xuất hiện gắn với những tình
huống trên vì mục đích gì và bằng cách nào cần phải thay đổi, điều chỉnh hay
duy trì trật tự thực tại đang diễn ra”[18, tr 2 ]. Năm 2014, tác giả Lương Khắc
Hiếu định nghĩa về DLXH trong cuốn sách “Nghiên cứu và định hướng
DLXH” là: “DLXH là sự biểu hiện trạng thái ý thức xã hội của một cộng
đồng người nào đó, là sự phán xét, đánh giá của đại đa số trong cộng đồng
người đối với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội có liên quan đến nhu
cầu, lợi ích của họ trong một thời điểm nhất định” [23, tr 36].
Năm 2018, TS. Bùi Phương Đình định nghĩa “Dư luận xã hội là sự
phán xét, đánh giá thể hiện thái độ và kỳ vọng của các nhóm xã hội đối với
các vấn đề đang diễn ra trong xã hội có liên quan đến lợi ích và giá trị của họ;
dư luận xã hội được hình thành qua các cuộc trao đổi thảo luận công khai đối
với các vấn đề quan tâm [20, tr 84].
Tổng quan về lịch sử phát triển khái niệm DLXH cho thấy một thực tế
là khái niệm này khá phong phú và đa dạng. Có rất nhiều khái niệm DLXH
được đưa ra dựa trên các cách tiệp cận khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề tranh
luận hiện nay giữa các khái niệm là DLXH thuộc về ý kiến của thiểu số hay
24
thuộc về ý kiến của đa số mới được coi là DLXH. Tùy từng thể chế chính trị,
bối cảnh xã hội DLXH được đặt vào đúng mục đích, tổn chỉ của xã hội đó, lúc
đó sẽ có cách hiểu riêng về DLXH.
1.2. HỆ THỐNG CÁC CHỈ BÁO ĐO LƯỜNG DƯ LUẬN XÃ HỘI
Các nghiên cứu về DLXH thường được các nhà khoa học sử dụng bởi
các chỉ báo khác nhau để đo lường. Việc sử dụng các chỉ báo đo lường DLXH
phụ thuộc vào các hướng tiếp cận nghiên cứu cũng như từng chủ đề nghiên
cứu. Phillip Converse (1964) cho rằng DLXH bao gồm 2 luồng ý kiến đến từ
giới thượng lưu và công chúng. Cụ thể là giới thượng lưu thì có hiểu biết sâu
sắc về các vấn đề của công cộng, luồng ý kiến đại chúng thì có sự hiểu biết ít
hơn về các vấn đề của cộng đồng [77].
David P. Daniels và Jon A. Krosnick (2011) đã nghiên cứu “DLXH về
chính sách môi trường”, tác giả đã đo lường DLXH về môi trường thông qua:
thái độ; niềm tin; mong muốn [62]. Elliott, Regens và Seldon (1995) đã
nghiên cứu “DLXH có phụ thuộc vào yếu tố kinh tế hay không”? Tác giả đã
dựa trên các chỉ báo đo lường DLXH bao gồm: thái độ, niềm tin, sự kỳ vọng
của nhân dân, tác giả đã phân tích yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến thái độ, niềm
tin, sự kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân. Edward Maguire, Devon Johnson
(2015) tiến hành nghiên cứu DLXH trong chính sách tội phạm, nghiên cứu
trường hợp tại 7 quốc gia vùng Caribe, tác giả sử dụng 01 chỉ báo thái độ để
đo lường DLXH [65]. W. Phillips Davison (2016) trong bài viết về DLXH,
tác giả đã cho rằng DLXH được đo lường bằng các chỉ báo: nhận thức, thái độ
và niềm tin về một chủ đề cụ thể [87].
Ở Việt Nam, vào năm 2002, trên tạp chí Tâm lý học, số 4, tác giả Lê
Ngọc Hùng đã viết bài “Dư luận: bản chất và một vài vấn đề trong phương
pháp nghiên cứu”, tác giả đã cho rằng DLXH được đo lường bằng 3 chỉ báo
cơ bản đó là: nhận thức, thái độ và xu hướng hành động của các tầng lớp nhân
dân [24, tr 3] . Tác giả Nguyễn Quý Thanh (2006) trong cuốn sách “xã hội
25
học về DLXH” cho rằng dư luận được hình thành trên cơ sở tương tác các ý
kiến cá nhân. Các ý kiến cá nhân hình thành trên cơ sở tâm thế, thái độ của
họ, do đó, nếu xét theo chiều cạnh về “chất” thì DLXH gồm 3 thành phần:
tình cảm, duy lý và ý chí. Trong đó, thành tố ý chí thể hiện cam kết hành động
của DLXH theo sự dẫn dắt của thành tố tình cảm và thành tố duy lý. Trong
cuốn sách này, tác giả Nguyễn Quý Thanh cũng nêu rõ cấu trúc của 2 khái
niệm có sự liên quan chặt chẽ đến DLXH là: thái độ và niềm tin. Cấu trúc của
niềm tin bao gồm trọng tâm và cường độ; cấu trúc của thái độ bao gồm tri
thức, tình cảm và hành vi [48]. Tác giả Phạm Chiến Khu (2006) cho rằng
DLXH bao gồm các luồng ý kiến khác nhau về một vấn đề. Có sự khác nhau
giữa các luồng ý kiến về các vấn đề công cộng trong xã hội, luồng ý kiến
đồng tình, luồng ý kiến phản đối [57]. Tác giả Vũ Thị Minh Chi (2016) trong
đề tài “Nghiên cứu DLXH về sự biến đổi xã hội trong công cuộc đổi mới”, tác
giả đã phân tích DLXH về biến đổi xã hội trong công cuộc đổi mới theo các
chỉ báo: nhận thức; thái độ; ý kiến đánh giá của người dân về biến đổi xã hội;
mong muốn của ngươi dân về biến đổi xã hội [16]. Tác giả Mai Quỳnh Nam
(2015) cho rằng các nhà xã hội học Mỹ luôn cho rằng DLXH là sự đánh giá
luôn có tri thức, nhưng có tri thức không phải lúc nào cũng dẫn đến việc xuất
hiện sự đánh giá hay ý kiến. Ngoài những yếu tố của tri thức đúng đắn, trong
cấu trúc của DLXH còn có cả khái niệm – hình ảnh khái quát của nhiều ấn
tượng cảm xúc, tri thức nhìn thấy rất phức tạp [36]. Năm 2017, tác giả
Nguyễn Thị Thanh Thủy đã hoàn thành Luận án tiến sĩ xã hội học “DLXH về
an toàn thực phẩm hiện nay”, tác giả đã đo lường DLXH bằng các chỉ báo:
nhận thức, thái độ, quan điểm của người dân về an toàn thực phẩm. Việc tổng
quan các chỉ báo đo lường DLXH đã cung cấp cho tác giả nền tảng chỉ báo để
đo lường DLXH về BVMT. Với công trình nghiên cứu này, tác giả lựa chọn
các chỉ báo để đo lường DLXH là: nhận thức, thái độ và xu hướng hành động
của các tầng lớp nhân dân về BVMT [52].
26
1.3. QUAN ĐIỂM VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH DLXH
Khi nghiên cứu về sự hình thành DLXH, Bryce (1838-1922) đã đưa ra
một mô hình về quá trình hình thành DLXH. Theo đánh giá của Glasser T.L
và Salmon C.T (1995) mô hình của Bryce khá chi tiết về quá trình hình thành
DLXH, thể hiện từ khi bắt đầu có sự thay đổi sự kiện, chính sách công, tác
động đến tình cảm ban đầu của cá nhân đi đến một quá trình trao đổi, đưa ra ý
kiến và cuối cùng là tác động lại – phản hồi đến sự kiện, chính sách ban đầu.
Bryce cho rằng các giai đoạn hình thành DLXH bao gồm: i) xuất hiện tình
cảm tức thời sau khi nghe hoặc đọc sự kiện; ii) sự việc được làm rõ và truyền
thông truyền đi và giao tiếp cá nhân với nhau; iii) suy nghĩ, phán xét, đánh giá
và hình thành ý kiến; iv) biểu lộ ý kiến; v) trao đổi, tranh luận về ý kiến; vi)
Huy động gắn kết “số đông tin cậy”; vii) hành động của cá nhân, nhóm và các
tổ chức; viii) phản hồi lại hệ thống chính sách công; ix) thay đổi sự kiện hoặc
chính sách [71]. Theo Foote và Hart (1953), quá trình hình thành DLXH trải
qua 5 giai đoạn sau: giai đoạn đầu là giai đoạn vấn đề trong đó một vài tình
huống được một cá nhân hay nhóm cụ thể xác định có tính vấn đề; giai đoạn
hai là giai đoạn đề xuất, ở đó một hoặc nhiều hơn các hành động được hình
thành để đáp lại vấn đề đó; giai đoạn ba là giai đoạn chính sách, ở giai đoạn
này người ta bàn đến sự đúng – sai, thành công – yếu kém của các đề xuất. Từ
đây, những thành viên tích cực nhất trong công chúng cố gắng tạo nên sự
đồng tình của mọi người đối với đề xuất của họ. Thái độ ủng hộ hay phản đối
được phản ánh trên các phương tiện truyền thông. Giai đoạn bốn là giai đoạn
chương trình trong thời gian này quá trình đã được thông qua của hành động
thực hiện; giai đoạn năm là giai đoạn cuối cùng là giai đoạn đánh giá; đánh
giá lại hiệu quả của chính sách đã được tiến hành, thường là bởi cá nhân thiểu
số còn hoài nghi trong quá trình thảo luận công cộng [67]. Năm 1992, Daniel
Yankelovich đã viết trong cuốn sách “DLXH vận động như thế nào”. Tác giả
đã đề cập đến 7 giai đoạn hình thành DLXH bao gồm: giai đoạn 1: hình thành
27
nhận thức; giai đoạn 2: phân tích sâu hơn vấn đề; giai đoạn 3: tìm kiếm các
giải pháp; giai đoạn 4: thông suốt về nhận thức; giai đoạn 5: nhìn nhận lại sự
lựa chọn; giai đoạn 6: hình thành một tư duy chuẩn; giai đoạn 7: hình thành ý
kiến đánh giá dựa trên cả đạo đức và tình cảm. [61]
Hiện nay, ở Việt Nam, quan điểm về sự hình thành DLXH của các nhà
khoa học cũng có sự khác nhau. Tác giả Nguyễn Quý Thanh (2006) cho rằng
quá trình hình thành DLXH thường qua các giai đoạn: Thứ nhất, các cá nhân
biết đến sự kiện/ vấn đề; Thứ hai, hình thành ý kiến cá nhân trên cơ sở tâm thế
và tiền tâm thế của họ. Có thể nhận thấy rằng giai đoạn 1 và 2 diễn ra gần như
đồng thời diễn ra; Thứ ba, sự tương tác các ý kiến, tạo thành ý kiến chung của
nhóm nhỏ rồi tới nhóm lớn. Quá trình tương tác này diễn ra khá dài, không có
giới hạn thời gian; Thứ tư, hình thành ý kiến chung gọi là DLXH. Tuy nhiên,
đến đây sự phát triển DLXH không phải đã dừng lại mà tiếp tục. Nó phụ
thuộc cách thức giải quyết những vấn đề mà DLXH đề cập đến; Thứ năm, nếu
vấn đề DLXH đề cập tới được giải quyết triệt để và thoả đáng, DLXH sẽ đi
theo hướng bị triệt tiêu, hình thành DLXH mới ủng hộ cách giải quyết; Thứ
sáu, nếu vấn đề không được giải quyết triệt để và thoả đáng thì một mặt,
DLXH cũ vẫn tồn tại và cường độ tăng cường, mặt khác, xuất hiện DLXH
mới về cách thức giải quyết [48].
Tuy nhiên, tác giả Phạm Chiến Khu (2006) cho rằng quá trình hình
thành DLXH chỉ bao gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn tiếp nhận thông tin; Giai
đoạn hình thành các ý kiến cá nhân; Giai đoạn trao đổi ý kiến giữa các cá
nhân; Giai đoạn hình thành các luồng ý kiến chung (DLXH). Trong giai đoạn
đầu, thông tin về sự kiện, theo nhiều con đường khác nhau, được truyền đạt
đến các cá nhân. Trong giai đoạn thứ hai, trên cơ sở nhận thức của mình, các
cá nhân bắt đầu đưa ra các ý kiến phán xét, đánh giá có thể rất khác nhau,
thậm chí đối lập nhau về sự kiện. Sự trao đổi, cọ sát ý kiến giữa các cá nhân
trong giai đoạn 3 sẽ dẫn tới sự hình thành các luồng ý kiến chung, hay nói
28
cách khác, đó là DLXH [57]. Tác giả Lương Khắc Hiếu (2014) cho rằng đa số
các nhà nghiên cứu ở Việt Nam đều thừa nhận quá trình hình thành DLXH
thường trải qua 4 giai đoạn: giai đoạn hình thành ý kiến cá nhân; giai đoạn
trao đổi thông tin thông qua giao tiếp xã hội; giai đoạn thống nhất ý kiến, hình
thành về cơ bản sự phán xét đánh giá chung; giai đoạn DLXH chính thức hình
thành. Tuy nhiên, theo các nhà tâm lý học, cơ chế hình thành DLXH không
đơn giản như vậy. Trong thực tế, sự hình thành DLXH thường diễn ra rất
nhanh. Khi có các thông tin về sự kiện, các phán xét giống nhau ở mọi người
được “bật ra” hầu như cùng một lúc, giống như phản ứng dây chuyền, không
cần giai đoạn tranh luận, trao đổi thông tin. Nền tảng của các phản ứng này là
các khuôn mẫu tư duy xã hội đã được định hình, tồn tại trong tiềm thức và
gắn kết với tâm thế xã hội [23].
Theo tác giả Nguyễn Quý Thanh và Nguyễn Bích Thủy (2015), sự hình
thành DLXH diễn ra khác nhau (tính chất, cường độ) chịu sự ảnh hưởng bởi
môi trường xã hội xung quanh. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu “Sự hình
thành DLXH ở chợ nông thôn” và đã chỉ rõ DLXH là thái độ xã hội được hình
thành trên cơ sở tương tác giữa ý kiến các chủ thể, các nhóm. Môi trường để
tương tác này là các không gian công cộng. Nghiên cứu đã xem xét sự định
hình chủ thể, chủ đề và cơ chế lan toả, lan truyền của DLXH. Theo tác giả, chợ
nông thôn, bên cạnh chức năng trung tâm trao đổi kinh tế, còn là điểm kết nối
để định hình chủ thể và điểm trung chuyển thông tin để hình thành nội dung
của DLXH; không gian chợ là điểm khuyếch tán các luồng ý kiến ra các không
gia xã hội và khu vực địa lý xung quanh làm tiền đề hình thành DLXH; đồng
thời, chợ nông thôn cũng là môi trường hình thành và lan toả tin đồn trong
cộng đồng [50]. Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Quý Thanh về
“Không gian bán công cộng và sự hình thành DLXH: nghiên cứu trường hợp
quá cà phê ở Hà Nội”, cho thấy không gian các quán cà phê không dành cho
đại chúng và chỉ dành cho một nhóm công chúng nhất định dựa trên trình độ
29
học vấn và mức sống. Những chủ đề được thảo luận tại đây thường tập trung
nhiều vào các vấn đề về cộng đồng, công việc cá nhân, tình hình kinh tế xã hội,
ít khi thảo luận về các vấn đề chính trị. Các nhóm công chúng ở đây thường là
tầng lớp “tinh hoa” hơn là các nhóm đại chúng khác [49].
Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu về “sự hình thành DLXH” trên
thế giới và Việt Nam cho thấy một thực tế là ở mỗi quốc gia, mỗi sự kiện, vấn
đề khi đem ra thảo luận, đều có sự hình thành DLXH khác nhau. Với những
yếu tố tác động: trình độ học vấn, vùng, miền, dân tộc, tôn giáo… đều có ảnh
hưởng đến việc hình thành DLXH. Việc hình thành DLXH phụ thuộc vào
không gian, môi trường sống, “sức nóng” của vấn đề và sự truyền tải của các
phương tiện thông tin đại chúng. Cụ thể là ở Việt Nam, với phong tục tập
quán, văn hoá riêng biệt cộng thêm vào đó là đặc thù riêng biệt trong chính trị
và truyền thông cho nên việc hình thành DLXH ở Việt Nam cũng có nét riêng
biệt, tương đối khác so với các hướng tiếp cận về sự hình thành DLXH ở các
nước phương tây, đặt biệt là Mỹ, Anh...
1.4. ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN XÃ HỘI
Theo tác giả Phan Tân (2015) “Định hướng DLXH” là khái niệm ít
được đề cập tại các nước phương tây (không có nghĩa là các nước phương tây
không có định hướng DLXH). Thậm chí, một số nhà khoa học tại Việt Nam
còn cho rằng đã là thông tin DLXH thì tại sao lại phải định hướng? [45]. Hiện
nay, khái niệm này ở Việt Nam cũng đang gây ra nhiều ý kiến, quan điểm hay
cách hiểu khác nhau trong các nhà khoa học. Cụ thể như: Theo Nguyễn Đình
Gấm (2003) “Định hướng DLXH là một quá trình tác động hợp quy luật vào
diễn biến của nó nhằm xác định phương hướng đúng để hướng dẫn, thúc đẩy
sự hình thành DLXH tích cực, có tính tư tưởng cao, khách quan, chân thực,
tập trung thống nhất và có tác động giáo dục” [21, tr 5 ]. Nguyễn Quý Thanh
(2006) khi bàn về định hướng DLXH, tác giả đã đề cập đến khái niệm
“DLXH trưởng thành”. Tác giả cho rằng “DLXH trưởng thành” là nguồn
30
thông tin tốt trong công tác quản lý và tuyên truyền định hướng DLXH.
“DLXH trưởng thành” đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển của xã hội,
còn “DLXH chưa trưởng thành” thì không nên sử dụng trong công tác quản lý
và tuyên truyền, định hướng vì những đánh giá của nó chưa đủ độ tin cậy. Tác
giả cho rằng điều kiện để có một DLXH trưởng thành gồm: tính đầy đủ thông
tin và trình độ nhận thức của chủ thể. Với 2 điều kiện đó, thông tin truyền
thông phải được cung cấp bằng ngôn ngữ mà người dân có thể hiểu được,
bằng cách thức mà người dân có thể nắm bắt tại những địa điểm mà người
dân có thể tiếp cận dễ dàng và phải phù hợp với đặc điểm văn hóa dân tộc
[48]. Theo Lương Khắc Hiếu (2014) định hướng DLXH có mục đích là xác
định phương hướng đúng cho dư luận. Định hướng DLXH còn là quá trình
hướng dẫn, thúc đẩy DLXH diễn ra theo mục đích đã xác định, làm cho sự
diễn biến của DLXH theo mục đích đã xác định, làm cho sự diễn biến của dư
luận là một quá trình tự giác chứ không phải là quá trình tự phát, mò mẫm. Xác
định đúng phương hướng cho dư luận đồng thời tác động vào DLXH theo
những nội dung và phương thức nhất định sẽ đạt tới mục đích hình thành
DLXH tích cực đối với sự kiện, hiện tượng và quá trình xã hội mà dư luận
phán xét. [23]. Viện DLXH (1998) trong cuốn tài liệu nghiệp vụ công tác
nghiên cứu DLXH cũng đã chỉ ra: Sử dụng các kết quả nghiên cứu lý luận về
cơ chế hình thành DLXH để định hướng DLXH. DLXH là thước đo về hiệu
quả của công tác thông tin, tuyên truyền. Thành công của công tác thông tin,
tuyên truyền thể hiện ở chỗ tạo ra được DLXH chín chắn, có các thái độ, phán
xét đánh giá đúng đắn về các sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội... Nếu công tác
thông tin, tuyên truyền nói một đằng, DLXH nói một nẻo thì đó là sự thất bại
của công tác thông tin, tuyên truyền [57].
DLXH hình thành theo các cơ chế phức tạp và chịu ảnh hưởng của rất
nhiều yếu tố (uy tín của chủ thể đưa tin; thời điểm đưa tin; cấu trúc của bản tin,
thông điệp; liều lượng đưa tin...). Sự hiểu biết sâu sắc về cơ chế hình thành
31
DLXH sẽ giúp chúng ta đề ra được các biện pháp, cách thức thông tin, tuyên
truyền có hiệu quả, làm chủ được quá trình hình thành DLXH trong công chúng
[57]. Phan Tân (2015) đã nêu sự cần thiết phải định hướng DLXH đã đề cập đến
khái niệm “DLXH lành mạnh”. Theo tác giả, khi thuật ngữ dư luận lành mạnh
và định hướng dư luận lành mạnh được đưa ra không ít người đã phản đối phạm
trù này bởi lý do dư luận là dư luận thì bản thân đã là nó, đã không còn định
hướng và chỉ có thể định hướng khi chưa là dư luận. Thực tế cần thừa nhận rằng,
kể cả khi chưa hình thành DLXH hay hình thành DLXH rồi nếu là dư luận ngoài
mong muốn đang gây sự bất ổn trong xã hội thì đều phải định hướng [45].
Tác giả Đỗ Chí Nghĩa (2011) đã nêu rõ vai trò của báo chí trong định
hướng DLXH và cho rằng sự phát triển của báo chí gắn liền với ý thức hệ, lợi
ích của các tầng lớp dân cư, các tổ chức chính trị mà nó đại diện. Báo chí có
vai trò không thể thoái thác là nắm bắt, tạo dựng và định hướng DLXH. Tác
giả cũng cho rằng DLXH là bộ phận dễ bị tác động nhất, dễ tạo nên một
chuyển biến hành động có tính tức thì. Do đó tác động đúng lúc có thể tạo nên
các phong trào xã hội, giải quyết được các vấn đề cấp bách lâu dài. Ngược lại,
nếu tác động không đúng, đưa thông tin sai lạc có thể dẫn đến hiểu nhầm, ngộ
nhận tai hại [38].
1.5. CHỈ BÁO ĐO LƯỜNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Hệ thống chỉ báo đo lường BVMT chủ yếu được phân tích cụ thể trong
hệ thống luật pháp về BVMT. Luật BVMT (1993) đã nêu rõ: BVMT là những
hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo
đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người
và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm
tài nguyên thiên nhiên [41, tr 1].
Luật BVMT (2005) cũng nêu BVMT là hoạt động giữ cho môi trường
trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường,
ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải
32
thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. [42, tr1].
Luật BVMT (2014) cũng đã nêu: “Hoạt động BVMT là hoạt động
giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự
cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi
trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi
trường trong lành” [43, tr 2].
Tổng cục môi trường (2011) đã nêu ra các hoạt động BVMT được khuyến
khích người dân tham gia như: truyền thông, giáo dục và vận động mọi người
tham gia BVMT, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa
dạng sinh học; bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; giảm
thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải; Hoạt động ứng phó với biến đổi
khí hậu; phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu phát
thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô-dôn; Đăng ký cơ sở, sản phẩm
thân thiện với môi trường; sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm thân thiện
với môi trường; Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý,
tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường; Đầu tư xây dựng cơ sở
sản xuất thiết bị, dụng cụ BVMT; cung cấp dịch vụ BVMT; thực hiện kiểm toán
môi trường; tín dụng xanh; đầu tư xanh; Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản
địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường;
Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư thân thiện với môi
trường; Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ
sinh môi trường của cộng đồng dân cư; Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn
vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường; Đóng góp kiến thức,
công sức, tài chính cho hoạt động BVMT; thực hiện hợp tác công tư về BVMT
[53]. Trần Hồng Hà (2016) đã kiến nghị nhiều nhóm giải pháp lâu dài nhằm
BVMT và phát triển bền vững đất nước. Các nhóm giải pháp gồm: Thứ nhất,
tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về
33
BVMT, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật nói chung,
bám sát thực tế và theo kịp tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước,
diễn biến nhanh và mức độ phức tạp của các vấn đề môi trường. Thứ hai, nâng
cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT từ Trung ương đến địa
phương. Thứ ba, tăng cường và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho BVMT. Thứ
tư, rà soát, chấn chỉnh, tăng cường chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các công cụ,
biện pháp quản lý nhà nước về BVMT. Thứ năm, đẩy mạnh hợp tác quốc tế,
phát triển khoa học công nghệ về BVMT. Thứ sáu, tăng cường công tác tuyên
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về BVMT [22].
Chỉ thị 36 - CT/TW của Bộ Chính trị ngày 25/6/1998 về "Tăng cường
công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" đã coi
vấn đề giáo dục môi trường là hoạt động BVMT đầu tiên. Chỉ thị đã chỉ ra 8
giải pháp lớn về BVMT và phát triển bền vững trong thời gian tới ở nước ta.
Thứ nhất là "Thường xuyên giáo dục tuyên truyền xây dựng thói quen, nếp
sống và các phong trào quần chúng BVMT". Giải pháp thứ 7 là "Đẩy mạnh
nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo cán bộ chuyên gia về lĩnh vực môi
trường". Giải pháp thứ 8 là "Mở rộng hợp tác quốc tế về BVMT" [4].
Thủ Tướng Chính Phủ đã dự thảo Công văn 1320/CP-KG về việc tổ
chức triển khai thực hiện chỉ thị số 36/CT-TW giao cho Bộ Giáo dục và Đào
tạo phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường; Bộ Kế hoạch và
Đầu tư xây dựng đề án "Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc
dân” trình Chính Phủ. Đề án có nội dung chủ yếu là: Xây dựng phương án
khả thi nhằm đưa nội dung BVMT vào tất cả các bậc học mầm non, tiểu học,
phổ thông trung học, THCN và dạy nghề, các trường Cao đẳng và Đại học.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã ra quyết định số 1363/QĐ-TTg, ngày 17 tháng
10 năm 2001, phê duyệt đề án và nêu ra 5 hoạt động cụ thể, trong đó hoạt
động số 1 là: Xây dựng chương trình, giáo trình, bài giảng về giáo dục BVMT
cho các bậc học, cấp học và các trình độ đào tạo [15].
34
1.6. NGHIÊN CỨU DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Hiện nay, trên thế giới, có một số nghiên cứu DLXH về BVMT. Các
nghiên cứu này thường tập trung vào các yếu tố: nhận thức; thái độ và hành
động của người dân về BVMT để phân tích. Cụ thể như sau:
Nhận thức của người dân về BVMT
Để đo nhận thức của người dân về tầm quan trọng của vấn đề môi
trường, các học giả nghiên cứu DLXH thường so sánh sự quan tâm của người
dân về vấn đề môi trường với các vấn đề xã hội khác. Ở Mỹ, vào năm 1996,
hãng Princeton đã đưa ra 15 vấn đề mà người dân lo ngại nhất. Vấn đề môi
trường chỉ đứng thứ 14 trong số 15 vấn đề. Hãng CBS và tạp chí Newyork
Times cũng đã trưng cầu người dân Mỹ về những vấn đề quan trọng mà nước
Mỹ phải đối mặt, kết quả nghiên cứu cho thấy: chỉ có 2% người được hỏi cho
rằng môi trường là vấn đề quan trọng, xếp sau vấn đề tội phạm. Vào năm
1996, Trung tâm điều tra DLXH Roper tiến hành điều tra DLXH về những
vấn đề đáng lo ngại trong xã hội Mỹ, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chỉ có
12% người được hỏi cho rằng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước là
vấn đề mà người dân Mỹ lo lắng nhất [69].
Kristina Juraite (2002) đã có bài viết “Xây dựng DLXH về các vấn đề
môi trường trên hệ thống truyền thông” được đăng trên Tạp chí xã hội học.
Nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp so sánh mức độ quan trọng của môi
trường với các vấn đề xã hội khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 21%
người được hỏi cho rằng vấn đề BVMT là quan trọng, xếp sau các vấn đề “tội
phạm”, “nghiện rượu”, “nghiện ma túy” và “HIV/AIDS”. Nghiên cứu này cũng
cho thấy người dân cho rằng ô nhiễm không khí (79%); ô nhiễm nguồn nước
(68%); ô nhiễm tiếng ồn (50%); là những vấn đề nghiêm trọng hàng đầu ở
Lithuania. Nancy Lubin là giáo sư của trường đại học Carnegie Mellon đã
tiến hành nghiên cứu DLXH về môi trường ở các nước Trung Á bao gồm:
cộng hoà Uzbekistan, Kazakhstan và Tukmenistan. Kết quả nghiên cứu cho
35
thấy: chỉ có 1/3 người được hỏi xếp môi trường vào vấn đề quan trọng
nhất. Tỷ lệ người dân được hỏi trả lời cải thiện môi trường là nhiệm vụ ưu
tiên hàng đầu của Chính phủ có tỷ lệ rất thấp. Hầu hết người được hỏi đều
cho rằng vấn đề “lương thực” và “sản xuất hàng hoá” là những vấn đề
quan trọng nhất chứ không phải vấn đề môi trường. Khi hỏi về sự lựa chọn
giữa phát triển kinh tế và BVMT? Kết quả cho thấy: 38% người được hỏi
lựa chọn “phát triển kinh tế giữ nguyên như hiện nay nhưng thực trạng môi
trường được cải thiện”; 23% người được hỏi lựa chọn “Tập trung phát triển
kinh tế tốt, chất lượng môi trường giữ nguyên”; 20% người lựa chọn
“Giảm phát triển kinh tế để môi trường được cải thiện” [73].
Nghiên cứu đã chỉ rõ ½ số người được hỏi ở Kazakhstan và 1/3 số
người được hỏi ở Uzbekistan cho rằng môi trường đang ảnh hưởng không tốt
đến chất lượng cuộc sống của người dân. Nghiên cứu cũng chỉ rõ nhận thức
chính trị của người được hỏi về môi trường là yếu và vấn đề về môi trước sẽ
được cải thiện nếu vấn đề này được đặt cân bằng với phát triển kinh tế, địa lý,
chính trị và biến đổi xã hội [30]. Trong cuộc điều tra DLXH của trung tâm
nghiên cứu PEW về những lĩnh vực ưu tiên mà Chính phủ cần phải giải quyết,
vấn đề về “BVMT” cũng không được nhiều người được hỏi lựa chọn. Các vấn
đề được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp là: “Kinh tế”, “Việc làm”,
“Khủng bố”, “An ninh xã hội”, “Giáo dục”, “Năng lượng”, “Y tế”, “Chăm sóc
sức khoẻ”, “Giảm thâm hụt”,” Bảo hiểm y tế”, “Hỗ trợ người nghèo”, “Tội
phạm”, “Suy đồi đạo đức”, “Quân sự”, “Thuế”, “Môi trường”, “Nhập cư”,
“Vận động hành lang”, “Chính sách thương mại”, “Sự nóng lên toàn cầu” [73].
Ở Việt Nam, tác giả Võ Thành Danh (2010) có bài viết trên tạp chí
khoa học của Đại học Cần Thơ “Đánh giá nhận thức của người dân về ô
nhiễm nguồn nước sống”. Tác giả đã cho rằng người dân trên địa bàn nghiên
cứu có nhận thức cao về vấn nạn ô nhiễm nguồn nước. Trong các vấn đề xã
hội, vấn đề “Giáo dục”, “Nghèo đói” và “Ô nhiễm môi trường” được người
36
dân quan tâm nhiều nhất. Hầu hết những người được hỏi đều cho rằng nguồn
nước tại nơi họ sinh sống đang ngày một ô nhiễm và nguồn nước sông này
cần phải được bảo vệ [17].
Tác giả Trần Thanh Thảo và cộng sự (2013) đã tiến hành nghiên cứu
“Nhận thức, kiến thức, thái độ và hành động về môi trường ở học sinh quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”. Kết quả cho thấy, nhìn chung đối tượng
khảo sát có kiến thức và sự hiểu biết cơ bản về môi trường. Có từ 55% -63%
người được hỏi trả lời đúng nguyên nhân gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu.
Khái niệm phát triển bền vững còn khá xa lạ với người được hỏi chỉ có từ
16%-23% học sinh hiểu đúng. Trên 80% người được hỏi trả lời đúng các câu
hỏi kiến thức cơ bản liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và vấn đề sử dụng
hợp lý các nguồn tài nguyên, sự ô nhiễm và sự suy thoái của môi trường [51].
Vũ Thị Minh Chi (2016) cho rằng “Môi trường” và “An toàn thực
phẩm” là hai vấn đề được nhiều người dân cho là quan trọng ở nước ta hiện
nay [Môi trường (62%); an toàn thực phẩm (64.4%)]. So sánh vấn đề môi
trường trên tổng số 36 vấn đề được người dân đánh giá quan trọng của đất
nước thì vấn đề môi trường đứng xếp hạng thứ 7 trên tổng số 36 vấn đề được
liệt kê. Nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân của môi trường bị tàn phá là do
việc sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên không hợp lý. Vì vậy, DLXH
về vấn đề này không chỉ dừng lại ở việc đánh giá về thực trạng môi trường bị
tàn phá mà còn liên quan đến việc quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
một cách chưa hợp lý [16].
Thái độ của người dân về BVMT
Nghiên cứu DLXH về BVMT của Gillroy và Sapiro (1986) đã nêu rõ
người dân rất quan tâm đến vấn đề BVMT và họ cảm thấy lo lắng về vấn
đề này. Sự lo lắng của người dân về BVMT có xu hướng biến đổi theo tiến
trình trình thời gian [70]. Tương tự như vậy, Riley E. Dunlap (1991) đã
nghiên cứu quá trình biến đổi DLXH về môi trường từ những năm 1965
37
đến 1990. Kết quả của nghiên cứu cho thấy: những lo lắng của người dân
về môi trường phát triển mạnh mẽ vào cuối những năm 1960 và đạt đỉnh
điểm vào năm 1970, những lo lắng về môi trường có phần giảm vào đầu
những năm 70 và giữ nguyên trong vòng 10 năm; vào những năm 80 cho
thấy xu hướng gia tăng những lo ngại của người dân về các vấn đề môi
trường và người dân bày tỏ thái độ ủng hộ việc BVMT vào dịp kỷ niệm 20
năm ngày trái đất vào năm 1990 [79].
Vào năm 1996, Everett Carll và Karlyn Bowman (1996) trên tạp chí
“Nguồn gốc của tương lai” đã viết bài nghiên cứu “Dư luận xã hội về bảo vệ môi
trường”. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu DLXH theo chu trình thời gian và liệt
kê một số các cuộc thăm dò DLXH do các cơ quan truyền thông Mỹ tiến hành
về môi trường. Vào những năm cuối 1960 và đầu năm 1970 ở Mỹ, vấn đề
BVMT rất ít được người dân quan tâm. Thông qua việc phân tích nhiều tạp chí
nghiên cứu về thái độ của người dân với BVMT, Young đã kết luận rằng
BVMT thường xuyên gắn liền với 3 kết quả liên quan đến thái độ của người
dân là: Sự quan tâm, lo lắng của người dân về các vấn đề liên quan đến môi
trường đang tăng lên; sự hỗ trợ của cộng đồng về các chính sách, ý tưởng về môi
trường đang tăng lên; Ngày càng nhiều các hoạt động về BVMT xuất hiện đặc
biệt là các hoạt động của Đảng xanh, những nhóm môi trường [63]. Vào năm
2010, IPSOS Mori đã tiến hành nghiên cứu “Thái độ của người dân Vương
Quốc Anh với môi trường - Biến đổi khí hậu và sự lựa chọn sử dụng năng
lượng trong tương lai” [72]. Nghiên cứu đã làm rõ các câu hỏi nghiên cứu:
thứ nhất, vấn đề môi trường có đang thực sự đáng lo ngại?; Thứ hai, vấn đề
biến đổi khí hậu đang lo ngại thế nào? và những ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu đối với loài người?; Thứ ba, những hành vi ứng xử của con người với môi
trường như thế nào?; Thứ tư, thái độ của người dân đối với việc lựa chọn năng
lượng và năng lượng hạt nhân; trách nhiệm của công dân đối với môi trường
như thế nào? Wang Hongyi (2014) trên trang China Daily đã trình bày kế quả
38
nghiên cứu DLXH về môi trường của đại học Jiao Tong. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp điều tra qua điện thoại với mẫu nghiên cứu là 8500 người từ 35
thành phố, nghiên cứu tập trung vào môi trường sống và đánh giá các dịch vụ
công, các vấn đề nóng của xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hơn 50% số
người được hỏi bày tỏ thái độ lo lắng về vấn đề môi trường. Nữ giới quan tâm
đến vấn đề BVMT hơn nam giới. 83% người được hỏi lo lắng về ô nhiễm
không khí và cho rằng ô nhiễm không khí đang trở thành vấn đề hệ trọng ở
Trung Quốc. 63% người được hỏi trước vấn đề ô nhiễm không khí, sẽ giảm
thiểu các chuyến đi không cần thiết và 72% người được hỏi giảm thiểu các hoạt
động ngoài trời. Những người có trình độ học vấn cao cho rằng họ lo lắng về
môi trường nên vấn đề BVMT nên cần được ưu tiên hơn vấn đề phát triển kinh
tế; 43% người được hỏi cho rằng họ không hài lòng với các hành động của
chính phủ, cho rằng chính phủ thiếu cương quyết trong công tác BVMT [85].
Tác giả Pippa Norris (2008) đã có công trình nghiên cứu “DLXH về
BVMT ở Vương Quốc Anh”. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước Anh đã sở hữu
phong trào “Tăng trưởng xanh” vào những năm 80 cho nên nhiều ý kiến cho
rằng nước Anh có kinh nghiệm trong cách mạng văn hóa về các vấn đề về
môi trường. Nghiên cứu đã chỉ rõ những lo lắng của người dân về những vấn
đề có liên quan đến môi trường. Những lo lắng của người dân về các vấn đề
môi trường cụ thể như: xử lý nước thải, sự tiệt chủng của thực vật và động
vật; thuốc trừ sâu, chất hóa học; thủng tầng ozone; rủi ro của năng lượng
nguyên tử; chất lượng nước uống; hiệu ứng nhà kính; cạn kiệt nhiên liệu; gia
tăng dân số. Người được hỏi thường quan tâm, lo lắng đến những vấn đề môi
trường trong “nội địa” (những vấn đề môi trường trong nước) hơn là những
vấn đề bên ngoài quốc tế cụ thể là lo lắng về chất lượng của nguồn nước hơn
là việc thủng tầng ozone, hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu [76].
Trong nghiên cứu “DLXH về biến đổi xã hội”, tác giả Vũ Thị Minh Chi
(2016) cho rằng vấn đề môi trường được người dân rất quan tâm, lo lắng... Tác
39
giả đưa ra 3 tiêu chí đánh giá về vấn đề quản lý môi trường: môi trường làm việc
ảnh hưởng đến sức khỏe, có số người lựa chọn câu trả lời thấp hơn so với 2 tiêu
chí môi trường bị tàn phá (63%); BVMT (73%). Nghiên cứu cũng cho thấy
người dân không hài lòng với công tác quản lý môi trường tự nhiên ở cấp vĩ mô,
cho rằng chưa thực sự hiệu quả, việc quản lý môi trường không tốt gây ra tâm
trạng băn khoăn, lo lắng của người dân. Có sự khác biệt về thái độ của người dân
ở những khu vực khác nhau về vấn đề quản lý môi trường [16].
Ngày nay một lượng lớn người Mỹ ở mọi tầng lớp xã hội đều quan tâm
đến vấn đề môi trường, những ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe nhân
dân; người dân Mỹ mong muốn chính phủ dành sự quan tâm nhiều hơn đến vấn
đề môi trường, mong muốn rác thải sinh hoạt phải được làm sạch, đất nước có hệ
thống chính sách, pháp luật đầy đủ về BVMT và thực thi pháp luật thật nghiêm
minh. Tác giả Wang Hongyi (2014) trên trang China Daily đã cho rằng 60%
người Trung Quốc mong muốn Chính phủ dành sự ưu tiên hàng đầu trong vấn
đề BVMT trong điều kiện nhà nước cần phát triển kinh tế [85]. Tác giả Vũ Thị
Minh Chi (2016) trong nghiên cứu DLXH về sự biến đổi xã hội trong công cuộc
đổi mới cho thấy nhân dân mong muốn nhất là: trong tương lai Đảng và Nhà
nước cần đầu tư hơn nữa vào BVMT (73%); cao hơn so với các vấn đề khác
như: “xóa đói giảm nghèo” (67.8%); “Chất lượng y tế” (67.6%); “Chấn hưng
giáo dục” (49%); “Chính sách giá cả” (46.5%); “Lao động việc làm” (48.9%);
“Chính sách kinh tế” (40%); “Phát triển khoa học kỹ thuật” (37.4%); “Bảo hiểm
xã hội” (26.8%); “Phát triển văn hóa – thể thao – du lịch” (24.3%) [16, tr 5].
Hành động BVMT
Tác giả Kristina Juraite (2002) chỉ rõ những hành động BVMT mà
người được hỏi thường xuyên thực hiện như: “chăm sóc các con vật” (52%);
“trồng cây” (52%); “làm vườn’ (46%); “nhặt rác thải” (45%). Nghiên cứu
cũng đã chỉ rõ nhận thức của người được hỏi về môi trường và chỉ rõ các
nguồn thông tin mà người được hỏi chủ yếu tiếp cận: tivi (87%); báo chí
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dânLuận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dânViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...PinkHandmade
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức chi cục hải quan, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức chi cục hải quan, 9 ĐIỂM!Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức chi cục hải quan, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức chi cục hải quan, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYLuận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Tiểu luận: Giải pháp phát triển thị trường lao động ở Đà Nẵng!
Tiểu luận: Giải pháp phát triển thị trường lao động ở Đà Nẵng!Tiểu luận: Giải pháp phát triển thị trường lao động ở Đà Nẵng!
Tiểu luận: Giải pháp phát triển thị trường lao động ở Đà Nẵng!
 
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dânLuận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
 
Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao tại sở khoa học và công nghệ
Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao tại sở khoa học và công nghệ Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao tại sở khoa học và công nghệ
Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao tại sở khoa học và công nghệ
 
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAYLuận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuấtLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
 
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAYLuận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức chi cục hải quan, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức chi cục hải quan, 9 ĐIỂM!Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức chi cục hải quan, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức chi cục hải quan, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà Nội
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà NộiĐề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà Nội
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà Nội
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Của Vốn Xã Hội Trong Phát Triển Nguồn Nhân Lực T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Của Vốn Xã Hội Trong Phát Triển Nguồn Nhân Lực T...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Của Vốn Xã Hội Trong Phát Triển Nguồn Nhân Lực T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Của Vốn Xã Hội Trong Phát Triển Nguồn Nhân Lực T...
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOT
 
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYLuận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
 
Luận văn: Chất lượng hoạt động tiếp công dân tại huyện An Biên
Luận văn: Chất lượng hoạt động tiếp công dân tại huyện An BiênLuận văn: Chất lượng hoạt động tiếp công dân tại huyện An Biên
Luận văn: Chất lượng hoạt động tiếp công dân tại huyện An Biên
 
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch GiáLuận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niênLuận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
 
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOTLuận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
 
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
 
Đề tài: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường Quận 12
Đề tài: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường Quận 12Đề tài: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường Quận 12
Đề tài: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường Quận 12
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữLuận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
 
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAYĐề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
 

Similar to Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...hieu anh
 
Thực hiện đánh giá tác động môi trường dự án cụm công nghiệp cây bòng, xã la ...
Thực hiện đánh giá tác động môi trường dự án cụm công nghiệp cây bòng, xã la ...Thực hiện đánh giá tác động môi trường dự án cụm công nghiệp cây bòng, xã la ...
Thực hiện đánh giá tác động môi trường dự án cụm công nghiệp cây bòng, xã la ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...
Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...
Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích tình hình và tác động của biến đổi khí hậu đối với trẻ em tại việt nam
Phân tích tình hình và tác động của biến đổi khí hậu đối với trẻ em tại việt namPhân tích tình hình và tác động của biến đổi khí hậu đối với trẻ em tại việt nam
Phân tích tình hình và tác động của biến đổi khí hậu đối với trẻ em tại việt namjackjohn45
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...TieuNgocLy
 

Similar to Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
 
Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAYCông cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
 
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAYLuận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
 
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAYLuận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
Luận án: Ứng phó với Biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
 
Thực hiện đánh giá tác động môi trường dự án cụm công nghiệp cây bòng, xã la ...
Thực hiện đánh giá tác động môi trường dự án cụm công nghiệp cây bòng, xã la ...Thực hiện đánh giá tác động môi trường dự án cụm công nghiệp cây bòng, xã la ...
Thực hiện đánh giá tác động môi trường dự án cụm công nghiệp cây bòng, xã la ...
 
Luận văn: Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu, HOT
Luận văn: Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu, HOTLuận văn: Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu, HOT
Luận văn: Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu, HOT
 
Luận văn: Cơ sở khoa học ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Hà Giang
Luận văn: Cơ sở khoa học ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Hà GiangLuận văn: Cơ sở khoa học ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Hà Giang
Luận văn: Cơ sở khoa học ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Hà Giang
 
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trườngLuận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
 
Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...
Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...
Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
 
Đề tài: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường, HOTĐề tài: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường, HOT
 
Đề tài hiện trạng quản lý tài nguyên sinh học, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  hiện trạng quản lý tài nguyên sinh học, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài  hiện trạng quản lý tài nguyên sinh học, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài hiện trạng quản lý tài nguyên sinh học, ĐIỂM CAO, HAY
 
Luận Văn Nhiệm Vụ của Nhân Viên Công Tác Xã Hội tại TRung Tâm Phục Hồi Chức N...
Luận Văn Nhiệm Vụ của Nhân Viên Công Tác Xã Hội tại TRung Tâm Phục Hồi Chức N...Luận Văn Nhiệm Vụ của Nhân Viên Công Tác Xã Hội tại TRung Tâm Phục Hồi Chức N...
Luận Văn Nhiệm Vụ của Nhân Viên Công Tác Xã Hội tại TRung Tâm Phục Hồi Chức N...
 
Phân tích tình hình và tác động của biến đổi khí hậu đối với trẻ em tại việt nam
Phân tích tình hình và tác động của biến đổi khí hậu đối với trẻ em tại việt namPhân tích tình hình và tác động của biến đổi khí hậu đối với trẻ em tại việt nam
Phân tích tình hình và tác động của biến đổi khí hậu đối với trẻ em tại việt nam
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI HỒNG VIỆT BÙI HỒNG VIỆT DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Qua khảo sát tại địa bàn có các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI – 2019
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI BÙI HỒNG VIỆT HỒNG VIỆT DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Qua khảo sát tại địa bàn có các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC MÃ SỐ: 62 31 03 01 Người hướng dẫn khoa học: - TS. Lê Văn Toàn - GS.TS. Nguyễn Quý Thanhê Văn Toàn GS.TS Nguyễn Quý Thanh HÀ NỘI – 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận nêu trong luận án chưa từng được công bố ở bất cứ công trình khoa học nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Bùi Hồng Việt Bùi Hồng Việt
  • 4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN..................................... iv DANH MỤC BẢNG..................................................................................................v MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.................................................................................20 1.1. Sự hình thành và phát triển khái niệm dư luận xã hội .......................................20 1.2. Hệ thống các chỉ báo đo lường dư luận xã hội...................................................24 1.3. Quan điểm về quá trình hình thành dlxh............................................................26 1.4. Định hướng dư luận xã hội.................................................................................29 1.5. Chỉ báo đo lường bảo vệ môi trường .................................................................31 1.6. Nghiên cứu dư luận xã hội về bảo vệ môi trường..............................................34 1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội về bảo vệ môi trường........41 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.................................................................................................48 2.1. Các khái niệm cơ bản.........................................................................................48 2.2. Chức năng của dư luận xã hội............................................................................51 2.3. Các thuộc tính của dư luận xã hội......................................................................53 2.4. Cơ sở nhận thức và cơ sở xã hội của dư luận xã hội..........................................55 2.5. Cơ chế hình thành của dư luận xã hội................................................................58 2.6. Tiếp cận từ phương diện lý thuyết .....................................................................59 2.7. Khung chính sách...............................................................................................64 CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA BÀN CÓ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH.72 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và sự hình thành dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại địa bàn nghiên cứu....................................................................................72 3.2. Nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường..................................................79 3.3. Thái độ của nhân dân về bảo vệ môi trường......................................................93
  • 5. iii 3.4. Xu hướng hành động bảo vệ môi trường .........................................................112 3.5. Sự biến đổi của thành phần dư luận xã hội về bảo vệ môi trường...................124 CHƯƠNG IV: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN XÃ HỘI...................................................................132 4.1. Truyền thông về bảo vệ môi trường................................................................132 4.2. Mạng xã hội với bảo vệ môi trường.................................................................138 4.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến dư luận xã hội về bảo vệ môi trường................144 4.4. Giải pháp thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội về bảo vệ môi trường ......................................................................................................................161 KẾT LUẬN............................................................................................................174 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................... TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................
  • 6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BVMT Bảo vệ môi trường BTNMT Bộ Tài nguyên môi trường CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hoá CTNH Chất thải nguy hại CTCP Công ty cổ phần DLXH Dư luận xã hội MXH Mạng xã hội NQ Nghị quyết KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KT-XH Kinh tế - xã hội TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Uỷ ban nhân dân
  • 7. v DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Các huyện có KCN trện địa bàn tỉnh Hà Tĩnh................................... 11 Bảng 2. Danh sách các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh ........................................ 12 Bảng 3. Khung lấy mẫu.......................................................................................... 13 Bảng 4. Một số đặc điểm nhân khẩu của khách thể nghiên cứu.......................... 16 Bảng 5. Sự quan tâm của người dân đối với vấn đề bảo vệ môi trường so với các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội khác...................................................... 81 Bảng 6. Nhận thức của nhân dân về hiện trạng môi trường hiện nay ................ 84 Bảng 7. Nhận thức của nhân dân về các chủ trương, chính sách, pháp luật về BVMT...................................................................................................................... 88 Bảng 8. Mức độ hiểu biết của nhân dân về các kiến thức BVMT....................... 91 Bảng 9. Mức độ lo lắng của nhân dân về vấn đề môi trường hiện nay............... 94 Bảng 10. Mức độ hài lòng của các tầng lớp nhân dân về hoạt động phòng, chống ô nhiễm môi trường .............................................................................................. 100 Bảng 11. Mức độ hài lòng của các tầng lớp nhân dân về những việc làm ứng phó với sự cố môi trường............................................................................................ 104 Bảng 12. Mức độ hài lòng của các tầng lớp nhân dân về những việc làm khắc phục ô nhiễm môi trường ..................................................................................... 106 Bảng 13. Mức độ hài lòng của các tầng lớp nhân dân về những việc làm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên............................................................................... 108 Bảng 14. Mong muốn của nhân dân với hoạt động bảo vệ môi trường............ 110 Bảng 15. Xu hướng thường xuyên thực hiện các hành động phòng, chống ô nhiễm môi trường.................................................................................................. 113 Bảng 16. Xu hướng thường xuyên tham gia các hoạt động ứng phó với sự cố môi trường............................................................................................................. 115 Bảng 17. Xu hướng thường xuyên tham gia các hoạt động khắc phục ô nhiễm môi trường............................................................................................................. 117
  • 8. vi Bảng 18. Xu hướng thường xuyên tham gia việc làm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên............................................................................................................. 119 Bảng 19. Đối tượng người được hỏi thường trao đổi thông tin khi có những bức xúc về môi trường................................................................................................. 121 Bảng 20. Xu hướng hành động của nhân dân khi cảm thấy bức xúc về vấn đề môi trường............................................................................................................. 123 Bảng 21. Tương quan giữa các thành phần của dư luận xã hội về bảo vệ môi trường..................................................................................................................... 127 Bảng 22. Các chuyên mục về môi trường trên các Tạp chí môi trường............ 133 Bảng 23. Các kênh truyền hình phát sóng về môi trường và BVMT................ 135 Bảng 24. Các chuyên mục về BVMT phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hà Tĩnh.................................................................................................. 137 Bảng 25. Thực trạng sử dụng MXH của người được hỏi................................... 140 Bảng 26. Mức độ tin tưởng các thông tin về BVMT được đăng tải trên mạng xã hội........................................................................................................................... 140 Bảng 27. Mô hình hồi quy logistic những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường.......................................................................... 146 Bảng 28. Mô hình hồi quy logistic những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của người dân về bảo vệ môi trường.......................................................................... 151 Bảng 29. Những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng hành động bảo vệ môi trường của nhân dân.......................................................................................................... 155
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Nghiên cứu dư luận xã hội (DLXH) có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý xã hội. Ở Việt Nam, Đảng và nhà nước rất coi trọng công tác nghiên cứu DLXH bởi nghiên cứu DLXH có thể nắm bắt được tâm trạng của nhân dân, hiểu được nguyện vọng và lợi ích của họ để đề ra chủ trương, chính sách phù hợp. Từ năm 2009 đến nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết; Thông báo; Kết luận quan trọng có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu DLXH như: Nghị quyết Trung ương 5, khóa X về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí đã khẳng định: “Một trong số các giải pháp đối với công tác tư tưởng trước yêu cầu mới là phải chú trọng công tác nghiên cứu, điều tra xã hội học, nắm bắt DLXH phục vụ công tác tư tưởng” [1, tr 3]. Ngày 29/9/2009, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Thông báo số 274-TB/TW về “Đề án tăng cường năng lực điều tra xã hội học, nắm bắt DLXH” nhấn mạnh “nắm bắt DLXH là nhiệm vụ quan trọng và rất cần thiết để các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước nắm được tình hình tư tưởng, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, có căn cứ khoa học để ban hành chỉ thị, nghị quyết, cơ chế, chính sách” [2, tr 3]. Đặc biệt, vào năm 2014, Ban Bí thư đã ban hành Kết luận số 100-KL/TW về việc “Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu DLXH” trong đó nhấn mạnh “Các cấp ủy Đảng và chính quyền cần nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu DLXH, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị”. [3, tr 2]. Trong quá trình hội nhập kinh tế, Đảng và Nhà nước luôn xem mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) là mục tiêu hàng đầu. Kết quả sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới (kể từ Đại hội VI của Đảng) đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Trong đó, nổi bật nhất là trên lĩnh vực kinh tế với nhiều kết quả đạt
  • 10. 2 được đáng khích lệ. Hiện nay, chúng ta đang thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ, phát triển nhiều khu công nghiệp (KCN), (KCX) trên phạm vi cả nước, nhằm phát huy tiềm năng kinh tế của địa phương, đồng thời tạo ra một lượng việc làm lớn cho thị trường lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu do ngành công nghiệp mang lại, nước ta đang phải đối diện với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do chất thải từ các KCN - KCX. Hàng loạt các doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận, không quan tâm đến môi trường sống của người dân, đã tiến hành xử lý chất thải công nghiệp không đúng quy định gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong khi đó công tác quản lý môi trường của các cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế; nhận thức, thái độ và hành vi của các tầng lớp nhân dân về vấn đề này còn rất yếu, vai trò của DLXH trong việc phòng, chống các hành vi gây ô nhiễm môi trường còn chưa được thể hiện nhiều nên càng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhiều hành vi gây ô nhiễm, môi trường. Đặc biệt, thời gian qua các thế lực thù địch liên tục lợi dụng vấn đề ô nhiễm môi trường từ các KCN để tụ tập, gây rối, biểu tình, gây mất ổn định xã hội ở nhiều địa phương. Hà Tĩnh là một tỉnh ở miền Trung, nằm trong vùng Bắc Trung bộ. Trong những năm qua, Hà Tĩnh là địa phương tiên phong trong việc thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) và phát triển doanh nghiệp. Hiện nay, Hà Tĩnh có trên 20 cụm, KCN có mặt tại hầu hết các huyện, thị trong toàn tỉnh, nổi trội hơn tất cả là khu kinh tế Vũng Áng tại huyện Kỳ Anh. Hàng năm, số doanh nghiệp mới được thành lập trên toàn tỉnh ngày càng tăng. Năm 2017, số doanh nghiệp mới đạt trên 1000 doanh nghiệp [55, tr 4] . Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, Hà Tĩnh cũng là địa phương đang đối diện với vấn đề ô nhiễm môi trường từ các KCN. Sự kiện công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hưng Thịnh (Formosa) xả thải gây hiện tượng cá chết hàng loạt ở vùng biển 4 tỉnh miền trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế năm 2016 đã gây trấn động trong
  • 11. 3 DLXH. Điểm “nóng” này luôn bị các thế lực thù địch lợi dụng; xuyên tạc; kích động tụ tập, biểu tình gây mất ổn định anh ninh và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) chung của toàn tỉnh, các cấp chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đôi khi còn lúng túng, bối rối trong việc xử lý “điểm nóng” do các sự cố môi trường gây ra [55]. Trên phương diện nghiên cứu khoa học về dư luận xã hội, Việt Nam vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về dư luận xã hội. Đặc biệt, nghiên cứu khoa học dư luận xã hội về bảo vệ môi trường là khá mới mẻ với tỉnh Hà Tĩnh. Bởi vì nếu thực tiễn dư luận xã hội về bảo vệ môi trường được kết hợp với lý luận về lĩnh vực này sẽ cho thấy được quy luật vận động của vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương, phát hiện được các căn nguyên của vấn đề nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng làm nền tảng cho việc đề xuất các giải pháp phù hợp nhất trong thông tin, tuyên truyền và quản lý về môi trường. Chính vì vậy, nghiên cứu “Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường qua nghiên cứu tại địa bàn có các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh” thực sự là vấn đề rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, cung cấp những cơ sở khoa học để nắm bắt và định hướng DLXH về BVMT, phân tích những yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp về thông tin, tuyên truyền để định hướng DLXH, tạo sự đồng thuận xã hội trong giải quyết các vấn đề về môi trường, tạo môi trường xã hội ổn định, góp phần phát triển KT-XH tại tỉnh Hà Tĩnh. 2. Mục tiêu và nghiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý luận xã hội học về dư luận xã hội và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về BVMT, phân tích, đánh giá thực trạng DLXH về BVMT tại địa bàn có các KCN tỉnh Hà Tĩnh; đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ môi trường và thông tin, tuyên truyền định hướng DLXH tạo sự đồng thuận xã hội trong nhân dân về vấn đề BVMT.
  • 12. 4 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của DLXH về BVMT bao gồm: lý thuyết, khái niệm, bản chất, đặc điểm, các cách tiếp cận nghiên cứu và các phát hiện lý luận. - Tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng DLXH tại địa bàn nghiên cứu về vấn đề BVMT - Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến DLXH tại địa bàn nghiên cứu về vấn đề BVMT. - Đề xuất giải pháp cơ bản trong thông tin, tuyên truyền, định hướng DLXH về BVMT tại địa bàn có các KCN tỉnh Hà Tĩnh. 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Dư luận xã hội về BVMT 3.2. Khách thể nghiên cứu Người dân sinh sống và làm việc tại địa bàn có các KCN tỉnh Hà Tĩnh 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi địa bàn khảo sát: Luận án tập trung nghiên cứu DLXH về BVMT tại địa bàn có các KCN tỉnh Hà Tĩnh. - Phạm vi thời gian: nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ năm 2016 đến nay. Năm 2016 xảy ra sự kiện công ty TNHH Hưng Thịnh Formosa xả thải gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển 4 tỉnh miền trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và trong thời gian này, vấn đề môi trường luôn là điểm “nóng” luôn bị các thế lực thù địch lợi dụng để xuyên tạc, chống phá, biểu tình gây mất trật tự xã hội. - Phạm vi nội dung: - Luận án tập trung làm rõ DLXH về nhận thức, thái độ và xu hướng hành động của người dân đối với các hoạt động BVMT, trong đó nhấn mạnh đến các hoạt động quản lý môi trường và tập trung phân tích vai trò
  • 13. 5 của dư luận xã hội trong quản lý xã hội (quản lý môi trường và thông tin, tuyên truyền định hướng dư luận xã hội về bảo vệ môi trường) - Luận án tập trung làm rõ dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tự nhiên 4. Câu hỏi nghiên cứu Luận án nhằm trả lời một số câu hỏi nghiên cứu cơ bản sau đây: Câu hỏi thứ nhất: Thực trạng DLXH về BVMT tại địa bàn có các KCN tỉnh Hà Tĩnh hiện nay như thế nào? Câu hỏi thứ hai: Truyền thông đại chúng có ảnh hưởng như thế nào đến DLXH về BVMT? Câu hỏi thứ ba: mạng xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến DLXH về bảo vệ môi trường? Câu hỏi thứ tư: Các yếu tố liên quan đến đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng như thế nào đến DLXH về BVMT? 5. Giả thuyết nghiên cứu, khung phân tích và các biến số 5.1. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Dư luận xã hội quan tâm, lo lắng về các vấn đề môi trường và không hài lòng với các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương. Giả thuyết 2: Truyền thông đại chúng (truyền hình và báo mạng điện tử) có ảnh hưởng đáng kể đến các chiều cạnh của dư luận xã hội về bảo vệ môi trường. Tiếp cận với truyền thông đại chúng làm tăng nhận thức, thái độ, thúc đẩy xu hướng hành động bảo vệ môi trường. Giả thuyết 3: Mạng xã hội (facebook và youtube) có ảnh hưởng đáng kể đến các chiều cạnh của dư luận xã hội về bảo vệ môi trường. Tiếp cận với mạng xã hội (facebook và youtube) làm tăng nhận thức, thái độ và thúc đẩy xu hướng hành động bảo vệ môi trường. Giả thuyết 4: Điều kiện kinh tế và tôn giáo có ảnh hưởng đáng kể đến các chiều cạnh của dư luận xã hội về bảo vệ môi trường. Điều kiện kinh tế tốt làm tăng nhận thức, thái độ và xu hướng hành động bảo vệ môi trường.
  • 14. 6 5.2. Khung phân tích Để đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và chứng minh giả thuyết nêu ra, luận án dựa trên khung phân tích sau: Sự kiện công ty TNHH Hưng Thịnh Fomorsa xả thải gây cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền trung từ Hà Tĩnh đến thừa thiên Huế và thực trạng môi trường tại các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh Truyền thông đại chúng Mạng xã hội Đặc trưng nhân khẩu xã hội cá nhân BỐI CẢNH ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ; ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA TỈNH HÀ TĨNH Giải pháp thông tin, tuyên truyền định hướng DLXH và quản lý hoạt động bảo vệ môi trường DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Nhận thức Thái độ Xu hướng hành động
  • 15. 7 5.3. Các biến số Các biến số độc lập: - Sự kiện công ty TNHH Hưng Thịnh Fomorsa Hà Tĩnh xả thải gây hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và thực trạng môi trường tại địa bàn có các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh. - Hệ thống chính sách, pháp luật - Truyền thông đại chúng + Truyền hình : 1. Có; 0. Không + Phát thanh: 1. Có; 0. Không + Báo viết: 1. Có; 0. Không + Báo mạng điện tử: 1. Có; 0. Không + Sách, tạp chí: 1. Có; 0. Không - Mạng xã hội + Facebook: 1. Có; 0. Không +Youtube: 1. Có; 0. Không + Zalo: 1. Có; 0. Không + Yahoo (blogs): 1. Có; 0. Không + Viber: 1. Có; 0. Không - Đặc điểm cá nhân + Tuổi: 1. Dưới 30; 2. Từ 31 đến 45; 3. Trên 46 + Trình độ học vấn: 1. Dưới đại học. 2. Trên đại học + Nghề nghiệp: 1. Công nhân; 2 Nông dân; 3. Hưu trí; 4. Thương mại, dịch vụ; 5. Nghề tự do; 6. Công chức, viên chức; 7. Học sinh, sinh viên. + Tôn giáo: 1. Có theo tôn giáo; 0. không theo tôn giáo + Đảng viên: 1. Là đảng viên; 0. không là đảng viên + Đặc điểm hộ gia đình (điều kiện kinh tế): 1. Giàu; 2. Khá giả; 3. Trung bình; 4. Nghèo.
  • 16. 8 Các biến phụ thuộc: nhận thức, thái độ, xu hướng hành động của các tầng lớp nhân dân về hoạt động BVMT. Các biến số can thiệp: bối cảnh đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Nghiên cứu được xây dựng trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời bám sát các quan điểm lý luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về DLXH và BVMT. Trong luận án này, lý luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin có vai trò là nền tảng phương pháp luận vì DLXH thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội nên nó được quy định bởi tồn tại xã hội. Dư luận xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội nên nó liên quan đến vấn đề nhận thức, đặc trưng nhận thức trong DLXH tạo nên cấu trúc tinh thần - thực tế, được coi là đặc điểm nổi bật trong nhận thức của DLXH. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp thu thập thông tin định tính Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính sau để thu thập thông tin: - Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp này được sử dụng nhằm tìm hiểu căn nguyên của vấn đề nghiên cứu, lý giải tại sao người dân Hà Tĩnh lại có nhận thức, thái độ và xu hướng hành động về BVMT như vậy và có được những luận giải về những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và xu hướng hành động của người dân Hà Tĩnh về BVMT … Đối tượng phỏng vấn sâu: - Cán bộ lãnh đạo, quản lý : 2 người
  • 17. 9 + 1 Nam giới là lãnh đạo quản lý công tác tại Sở Thông tin truyền thông tỉnh Hà Tĩnh + 1 Nữ giới là lãnh đạo quản lý công tác tại Ban TGTU Hà Tĩnh - Cán bộ lãnh đạo, quản lý môi trường: 2 người + 1 Cán bộ lãnh đạo, quản lý môi trường tại UBND TP Hà Tĩnh + 1 Cán bộ lãnh đạo, quản lý môi trường tại UBND huyện Kỳ Anh - Người dân: 10 người + 5 người dân đang sinh sống tại TP Hà Tĩnh + 5 người dân đang sinh sống tại huyện Kỳ Anh Nghiên cứu sinh lựa chọn các đối tượng bên trên để phỏng vấn sâu với mục đích: + Đối với đối tượng là lãnh đạo quản lý trong ngành Tuyên giáo và thông tin, truyền thông: nghiên cứu sinh muốn thu thập thông tin về thực trạng công tác thông tin, tuyên truyền về môi trường tại Hà Tĩnh; + Đối với đối tượng lãnh đạo quản lý trong ngành môi trường: nghiên cứu sinh muốn tìm hiểu về hoạt động quản lý bảo vệ môi trường ở địa phương + Đối với người dân: nghiên cứu sinh muốn tìm hiểu nhận thức; thái độ và xu hướng hành động của họ về hoạt động bảo vệ môi trường. Mẫu nghiên cứu phỏng vấn sâu được phân bổ ở 2 địa điểm là: thành phố Hà Tĩnh và Huyện Kỳ Anh để nghiên cứu sinh có thêm có dữ liệu so sánh sự khác biệt ý kiến giữa 2 khu vực nghiên cứu. - Phương pháp phân tích tài liệu Phân tích nội dung các tư liệu, tài liệu văn bản trong nước và quốc tế có liên quan đến DLXH về BVMT. Các báo cáo nghiên cứu có liên quan được thu thập và phân tích để làm rõ bức tranh nhận thức, thái độ và xu hướng hành động người dân về BVMT cũng như các yếu tố ảnh hưởng. Cụ thể là: chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về vấn đề BVMT; Các báo cáo, đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến DLXH về BVMT.
  • 18. 10 6.2.2. Phương pháp thu thập thông tin định lượng Luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu câu hỏi có sẵn được thực hiện theo các bước như sau: Bước 1. Xây dựng phiếu câu hỏi - Về mặt nội dung: phiếu câu hỏi điều tra xã hội học được xây dựng bám sát các câu hỏi nghiên cứu. - Về mặt thang đo: phiếu câu hỏi điều tra xã hội học được xây dựng và sử dụng hệ thống các thang đo (Có, không) và thang đo Likert. Bước 2. Kiểm tra độ tin cậy (reliability) và độ hiệu lực (validity) của phiếu câu hỏi thông qua điều tra thử. - Độ tin cậy (reliability): thể hiện sự thống nhất trong cách hiểu đối với cùng một câu hỏi giữa những người được phỏng vấn; sự nhất quán trong các kết quả trả lời của cùng một người đối với cùng một câu hỏi trong những thời điểm khác nhau hoặc sự nhất quán giữa các kết quả trả lời của người được hỏi đối với một loạt các câu hỏi có cùng mục đích đo dạc trong cùng một thời điểm nhất định. Hệ số α của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Công thức của hệ số Alpha là: α = N ρ / [ 1+ ρ (N – 1)] ρ: là hệ số tương quan trung bình của các mục hỏi N: Là số mục hỏi Theo quy ước trong thống kê thì một tập hợp các mục hỏi được đánh giá là tốt phải có hệ số α >= 0,8. Nhưng thông thường, trong thực tế người ta sử dụng α >= 0,7 là chấp nhận được. Trong một số trường hợp người ta cũng có thể chấp nhận α >= 0,6 với điều kiện đó là những vấn đề mới. Chỉ số Alpha Cronbach ở một số câu hỏi có thang đo Likert trong Luận án = 0.7. - Độ hiệu lực (validity) thể hiện câu hỏi có đo đúng nội dung muốn đo. Có nhiều phương pháp để đo độ hiệu lực của bảng hỏi: độ hiệu lực bề mặt, độ hiệu lực chuẩn mực; độ hiệu lực dự báo và độ hiệu lực cấu trúc.
  • 19. 11 Bước 3: Phương pháp họn mẫu Luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, kết hợp việc lựa chọn chủ đích 1 thành phố (có khu công nghiệp) và 1 huyện (có khu công nghiệp) thuộc tỉnh Hà Tĩnh để tiến hành nghiên cứu. Việc lấy mẫu nghiên cứu được tiến hành theo các bước cụ thể như sau: - Tính cỡ mẫu Bảng 1. Các huyện có KCN trện địa bàn tỉnh Hà Tĩnh STT Khu vực Dân số 1 Thành phố Hà Tĩnh 117.546 2 Huyện Can Lộc 180.931 3 Huyện Nghi Xuân 99.657 4 Huyện Kỳ Anh 120.518 5 Huyện Hương Sơn 142.400 6 Huyện Cẩm Xuyên 120.110 7 Huyện Hồng Lĩnh 40.805 8 Huyện Đức Thọ 114.659 9 Huyện Hương Khê 107.996 10 Huyện Vũ Quang 35.877 Tổng cộng N= 1.080.499 Từ Tổng thể N= 1.080.499, số mẫu (sample size) cần có cho luận án được tính bằng công thức: n = N.t2 .p.(1-p) / (N.2 + t2 .p.(1-p)) Trong đó: n: Dung lượng mẫu cần chọn : sai số t: Hệ số tin cậy p: Xác xuất lựa chọn câu trả lời trong câu hỏi nhị phân
  • 20. 12 N: Tổng thể (khối dân cư). Số mẫu (sample size) = 900, với độ tin cậy là 95% và sai số là 3%. - Lập danh sách các KCN tỉnh Hà Tĩnh Bảng 2. Danh sách các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh STT KCN Vị trí 1 KCN Hạ Vàng Huyện Can Lộc 2 KCN Gia Lách Huyện Nghi Xuân 3 KCN I, nằm trong khu kinh tế Vũng Áng Huyện Kỳ Anh 4 Khu kinh tế Vũng Áng Huyện Kỳ Anh 5 Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo Huyện Hương Sơn 6 KCN Phú Vinh Huyện Kỳ Anh 7 KCN Hoành Sơn Huyện Kỳ Anh 8 Cụm công nghiệp - TT công nghệ bắc Cẩm Xuyên Huyện Cẩm Xuyên 9 Cụm công nghiệp làng nghề Trung Lương Thị xã Hồng Lĩnh 10 Cụm công nghiệp Thạch Quý Thành phố Hà Tĩnh 11 Cụm công nghiệp nam Cầu Cày Thành phố Hà Tĩnh 12 Cụm công nghiệp làng nghề Thạch Đồng Thành phố Hà Tĩnh 13 Cụm công nghiệp- trung tâm công nghệ Nam Hồng Thị xã Hồng Lĩnh 14 Cụm Công nghiệp và trung tâm công nghệ tập trung Huyện Kỳ Anh 15 Cụm làng nghề và TTCN và chế biến hải sản Kỳ Ninh Huyện Kỳ Anh 16 Cụm công nghệ và trung tâm công nghệ Hạ Vàng Huyện Can Lộc 17 Cụm công nghiệp Đức Thọ Huyện Đức Thọ 18 Cụm công nghiệp Hương Sơn Huyện Hương Sơn 19 Cụm công nghiệp Hương Khê Huyện Hương Khê 20 Cụm công nghiệp-TTCN tập trung Huyện Vũ Quang
  • 21. 13 Từ danh sách các KCN bên trên, NCS lựa chọn chủ đích 2 địa bàn có các KCN là: cụm công nghiệp Nam Cầu Cày, thành phố Hà Tĩnh và khu kinh tế Vũng Áng, huyện Kỳ Anh. Lý do tại sao lựa chọn 2 địa bàn này là vì: Thứ nhất, căn cứ theo số lượng các KCN và tiêu chí (thành thị - nông thôn). Thứ hai, cụm công nghiệp nam Cầu Cày là điểm “nóng” về môi trường ở TP Hà Tĩnh và khu kinh tế Vũng Áng, huyện Kỳ Anh là nơi đặt nhà máy của công ty TNHH Hưng Thịnh Formosa gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. - Xác định số lượng mẫu cụ thể theo phương pháp chọn mẫu phân tầng Bảng 3. Khung lấy mẫu Hưu trí Cán bộ công chức Nông dân Công nhân Học sinh, sinh viên Kinh doanh, dịch vụ N Thành phố Hà Tĩnh 80 80 80 70 70 70 450 Huyện Kỳ Anh 80 80 80 70 70 70 450 N 160 160 160 140 140 140 900 Bước 4. Điều tra tại thực địa - Tại thành phố Hà Tĩnh: Nghiên cứu sinh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy gửi phiếu tái các cơ quan, khu vực cụ thể như sau: + Hưu trí: Câu lạc bộ hưu trí thành phố Hà Tĩnh (80 phiếu). + Cán bộ công chức: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (20 phiếu); Sở Thông tin truyền thông (20 phiếu); Ban Dân vận Tỉnh ủy (20 phiếu); Ban Tổ chức Tỉnh ủy (10 phiếu); Sở Tài nguyên và Môi trường (10 phiếu) + Công nhân: Gửi Tổng liên đoàn lao động Tỉnh (70 phiếu) + Học sinh, sinh viên: Trường Đại học Hà Tĩnh (70 phiếu) + Kinh doanh, dịch vụ: gửi Hội Doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh (30 phiếu); thu phiếu trực tiếp ở chợ Hà Tĩnh: 40 phiếu.
  • 22. 14 + Nông dân: phường Thạch Trung (80 phiếu) - Tại huyện Kỳ Anh: Nghiên cứu sinh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy gửi phiếu tại: + Hưu trí: Câu lạc bộ hưu trí huyện Kỳ Anh (80 phiếu) + Cán bộ công chức: Huyện ủy Kỳ Anh (30 phiếu); Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Anh (20 phiếu); Hội đồng nhân dân huyện Kỳ Anh (10 phiếu); Cơ quan đoàn thể (20 phiếu). + Học sinh, sinh viên: Trường THPT Kỳ Anh (70 phiếu) + Kinh doanh, dịch vụ: Chợ thị xã Kỳ Anh; Trung tâm thương mại Vincom Kỳ Anh. + Nông dân: Xã Kỹ Liên (40 phiếu); Xã Kỳ Phương (40 phiếu). 6.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu điều tra xã hội học được nhập liệu bằng phần mềm Epidata 1.3 và được xử lý bằng phần mềm thống kê chuyên dụng SPSS 20.0. Trên cơ sở số liệu được nhập, tác giả tiến hành phân tích tần xuất (frequency), phân tích nhị biến (crosstabs), hồi qui phi tuyến (logistic regression). - Phân tích tần xuất (frequency): cung cấp thông tin chung về nhận thức, thái độ và xu hướng hành động của người dân đang sinh sống và làm việc ở địa bàn có khác KCN tỉnh Hà Tĩnh về vấn đề BVMT. Đối với những câu hỏi có thang đo likert, chỉ số trung bình (mean) và độ lệch chuẩn (SD) được phân tích. - Phân tích nhị biến (crosstabs): kiểm nghiệm mối quan hệ giữa từng yếu tố độc lập liên quan đến đặc trưng cá nhân với hệ thống biến phụ thuộc: nhận thức, thái độ và xu hướng hành động của người dân Hà Tĩnh về BVMT. Phân tích Chi-square được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến số độc lập và biến số phụ thuộc, để xem xét hai biến này có mối liên hệ với nhau hay không? Có ý nghĩa về mặt thống kê hay không?
  • 23. 15 - Phân tích hồi qui (logistic regression): trên cơ sở khung phân tích đã được xây dựng, tất cả các biến số được tác giả giả định có liên quan về mặt lý thuyết với nhận thức, thái độ và xu hướng hành động được đưa vào mô hình hồi qui logistic để phân tích. Phân tích này cho phép xác định được những yếu tố thực sự có ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và xu hướng hành động của người dân Hà Tĩnh về vấn đề BVMT. Qua đó, đánh giá được những yếu tố có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến nhận thức, thái độ và xu hướng hành động của người dân Hà Tĩnh về BVMT. - Phương pháp phân tích điểm tin, bài về BVMT trên báo chí và MXH, tác giả sử dụng phần mềm quét các tin, bài trên báo chí bằng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu lớn (Big Data) trên 500 tờ báo mạng điện tử. Phần mềm được thiết kế dành riêng cho Vụ Báo chí - Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành điểm tin, bài báo chí điện tử hàng ngày. Tác giả cũng đã sử dụng phần mềm điểm tin, bài trên MXH (tương tự như phần mềm của Vụ Báo chí - Ban Tuyên giáo Trung ương) do Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng và đã chuyển giao công nghệ cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh. 6.2.4. Cơ cấu mẫu sau khi khảo sát Cuộc điều tra xã hội học này được tác giả tiến hành từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2018. Số phiếu phát ra là 900 phiếu (sai số lấy mẫu =+- 3), số phiếu thu về hợp lệ là 856 phiếu. Khách thể nghiên cứu là: cán bộ, công chức; học sinh, sinh viên; hưu trí; kinh doanh dịch vụ; công nhân; nông dân đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hà Tĩnh và huyện Kỳ Anh. Số lượng mẫu nghiên cứu cụ thể như sau: - Theo nhóm tuổi: trong số 856 người được hỏi có 44.4% người được hỏi dưới 30 tuổi; 26.4% người được hỏi có độ tuổi từ 31 đến 45; 29.2% người được hỏi có độ tuổi trên 45 tuổi.
  • 24. 16 - Theo nghề nghiệp: trong số 856 người được hỏi có: 21% là nông dân; 15.7% là công nhân; 18.7% là cán bộ, công chức, viên chức; 15.9% làm kinh doanh, dịch vụ; 13.6% là học sinh, sinh viên; 15.2% là cán bộ hưu trí. - Theo trình độ học vấn: 73.1% người được hỏi có trình độ học vấn dưới đại học; 26.9% người được hỏi có trình độ học vấn đại học và trên đại học. - Theo tôn giáo: 18.2% người được hỏi theo tôn giáo; 81.8% người được hỏi không theo tô giáo - Theo đảng tịch: 35.5% người được hỏi là đảng viên; 64.5% người được hỏi không là đảng viên. - Theo điều kiện kinh tế: 10.7% người được hỏi có điều kiện kinh tế là giàu; 13.8% người được hỏi có điều kiện kinh tế khá giả; 43.5% người được hỏi có điều kiện kinh tế trung bình; 32% người được hỏi có điều kiện kinh tế nghèo. Bảng 4. Một số đặc điểm nhân khẩu của khách thể nghiên cứu N Tỷ lệ (%) Theo nhóm tuổi 1. Dưới 30 380 44.4% 2. Từ 31 đến 45 226 26.4% 3. Trên 45 250 29.2% Theo nghề nghiệp 1. Nông dân 180 21% 2. Công nhân 134 15.7% 3. Cán bộ, công chức 160 18.7% 4. Kinh doanh, dịch vụ 136 15.9% 5. Học sinh, sinh viên 116 13.6% 6. Cán bộ hưu trí 130 15.2% Theo trình độ học vấn 1. Dưới đại học 626 73.1%
  • 25. 17 2. Từ đại học trở lên 230 26.9% Theo tôn giáo 1. Có theo tôn giáo 156 18.2% 2. Không theo tôn giáo 700 81.8% Theo Đảng tịch 1. Là đảng viên 304 35.5% 2. Không là đảng viên 552 64.5% Theo điều kiện kinh tế 1. Giàu 92 10.7% 2. Khá giả 118 13.8% 3. Trung bình 372 43.5% 4. Nghèo 274 32% 7. Điểm mới của luận án - Luận án đầu tiên tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống về lý luận và thực tiễn dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại địa bàn có các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh dưới góc độ tiếp cận xã hội học. Luận án đầu tiên nghiên cứu dư luận xã hội về bảo vệ môi trường dưới 3 chỉ báo là: nhận thức, thái độ và xu hướng hành động của nhân dân về bảo vệ môi trường tại địa bàn có các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh. - Luận án góp phần luận giải và làm sáng tỏ nhận thức, thái độ và xu hướng hành động của các tầng lớp nhân dân về bảo vệ môi trường. Đặc biệt, đo lường xu hướng hành động tụ tập, biểu tình phản đối chính quyền của nhân dân là một trong những điểm mới đáng chú ý của luận án. - Luận án xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến dư luận xã hội về bảo vệ môi trường. Trong đó, ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và xu hướng hành động là điểm mới. Đặc biệt, luận án đã làm sáng tỏ sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến dư luận xã hội về bảo vệ môi trường
  • 26. 18 - Luận án sử dụng phương pháp phân tích điểm tin, bài về BVMT trên báo chí và MXH, tác giả sử dụng phần mềm quét các tin, bài trên báo chí bằng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu lớn (Big Data) trên 500 tờ báo mạng điện tử. 8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 8.1. Ý nghĩa lý luận - Luận án góp phần hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý thuyết DLXH về BVMT như: Lý thuyết không gian công cộng của Habermas; Lý thuyết vòng xoắn im lặng của Noelle Neumman và lý thuyết truyền thông can thiệp xã hội. Các lý thuyết này khi ứng dụng vào nghiên cứu thực tiễn thấy được tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. - Luận án đã đóng góp trong việc xây dựng khái niệm mới là dư luận xã hội về bảo vệ môi trường. - Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp tri thức khoa học cho việc nghiên cứu và giảng dạy về chủ đề DLXH, đặc biệt là khẳng định được vai trò của DLXH trong quản lý xã hội và quản lý môi trường. - Luận án là tài liệu tham khảo cho các bộ môn xã hội học như: xã hội học về môi trường; xã hội học chính trị; xã hội học nông thôn, xã hội học kinh tế và những bộ môn khoa học khác có liên quan. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án góp phần xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo đo lường và đánh giá DLXH về BVMT. Cung cấp thông tin khoa học để nắm bắt được thực trạng DLXH (nhận thức, thái độ và xu hướng hành động của người dân) về BVMT, những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và xu hướng hành động của các tầng lớp nhân dân tại địa bàn nghiên cứu về BVMT.
  • 27. 19 Đề xuất và kiến nghị và những giải pháp dựa trên các bằng chứng khoa học và cơ sở thực tiễn nhằm định hướng DLXH, tạo sự đồng thuận trong xã hội về vấn đề BVMT. Luận án giúp cho Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hà Tĩnh trong công tác định hướng dư luận xã hội về bảo vệ môi trường. 9. Kết cấu của luận án Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của Luận án gồm 04 chương. - Chương I. Tổng quan tình hình nghiên cứu DLXH về BVMT - Chương II. Cơ sở lý luận nghiên cứu DLXH về bảo vệ môi trường - Chương III. Thực trạng DLXH về BVMT tại địa bàn có các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh - Chương IV. Những yếu tố ảnh hưởng đến DLXH về BVMT và giải pháp thông tin, tuyên truyền định hướng DLXH
  • 28. 20 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Dựa trên kết quả của các nghiên cứu đã có trong và ngoài nước, Chương I làm rõ các nội dung sau: Sự hình thành và phát triển khái niệm DLXH; Chỉ báo đo lường DLXH; Quá trình hình thành DLXH; các chỉ báo đo lường BVMT; nghiên cứu DLXH về BVMT ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam; với mục đích xác định khái niệm, công cụ nghiên cứu và các khoảng trống nghiên cứu mà các nghiên cứu trước đó chưa giải quyết được. 1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHÁI NIỆM DƯ LUẬN XÃ HỘI Khái niệm DLXH xuất hiện lần đầu tiên trong lĩnh vực triết học vào thế kỷ XVIII. Khái niệm DLXH tương đối khác nhau và được phát triển bởi các nhà khoa học xã hội trên thế giới theo chu trình thời gian [48]. Cụ thể như: Jean-Jacques Rousseau (1712-1778) là người đầu tiên đề cập đến thuật ngữ dư luận với tác phẩm L’opinion publique viết vào năm 1774, tác giả nhấn mạnh đến khía cạnh chính trị của dư luận hơn là khía cạnh xã hội [80]. Vào thế kỷ XIX, Wiliam Alexander Makinnon (1784-1870) nêu quan điểm “Dư luận có thể được coi là dạng tình cảm ở bất cứ chủ thể nhất định nào. Chúng được quan tâm bởi những người có hiểu biết nhất, thông minh nhất và có đạo đức nhất trong cộng đồng. Chúng dần dần lan truyền và được chấp nhận bởi hầu hết mọi người ở các trình độ giáo dục và trong cảm xúc riêng tư trong một quốc gia văn minh” [74, tr 23 ]. Abbot Lawrence Lowell (1856-1943) đã viết “Dư luận có thể được xác định như là sự chấp nhận của một trong hai hay nhiều hơn nữa các quan điểm trái ngược nhau, chúng có thể được chấp nhận bởi ý nghĩ hợp lý xem đó như một sự thực” [58, tr 8 ]. Theo Young (1923), DLXH (public opinion) là “Sự phán xét đánh giá của các cộng đồng xã hội đối với các vấn đề có tầm quan trọng, được hình thành sau khi có sự tranh
  • 29. 21 luận công khai”. Folsom (1931) cho rằng “DLXH là ý kiến chỉ của nhóm thứ cấp” khi có sự tham gia của công chúng hay của một nhóm thứ cấp hơn là nhóm sơ cấp, nhóm giao tiếp trực diện, chúng ta có DLXH [68]. Trong số đầu tiên của Tạp chí “The Public Opinion Quartely” năm 1937, Floyd H. Allport (1890-1979) định nghĩa về dư luận như sau: “DLXH có nghĩa hàm ý tới tình huống có nhiều cá nhân mà trong đó các cá nhân bộc lộ bản thân họ, hay có thể được yêu cầu bày tỏ ý kiến của họ - như tán thành, ủng hộ một số điều kiện, một số người xác định nào đó, hay một đề xuất quan trọng phổ biến, tương xứng với số lượng, cường độ và sự kiên trì, khiến cho hành động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới đối tượng liên quan có thể xảy ra [66, tr 12 ]. Warner (1939) cho rằng “DLXH là kết quả tổng hợp các ý kiến trả lời của mọi người đối với câu hỏi nhất định, dưới điều kiện của cuộc phỏng vấn” [86]. Cũng có định nghĩa khác của Childs (1956) về DLXH như “DLXH là các tập hợp ý kiến cá nhân ở bất kỳ nơi đâu mà chúng ta có thể tìm được. [48]. Steinberg Charles S (1958) cho rằng “DLXH là sự biểu lộ của tập thể về ý kiến của nhiều cá nhân giới hạn trong một nhóm bởi các mục tiêu, khát vọng, nhu cầu và ý tưởng chung. Hơn nữa, việc xác định ý kiến của các nhóm hoặc cộng đồng được các chuyên gia đo lường nghiên cứu theo các nhóm trái chiều của ý kiến cá nhân” [82]. Richter (1977) trong công trình nghiên cứu “Lý thuyết chính trị của Monterquieu” đã viết “Dư luận là một hình thức luật pháp mà các nhà quản lý kiểm duyệt và như là một vị trí xã hội đặc biệt, nó chỉ áp dụng trong các trường hợp cụ thể” [78]. Valdimer Orlando Key (1908-1963) cho rằng “DLXH là những ý kiến được nắm giữ bởi những con người cá nhân, điều mà các chính phủ tìm thấy và cần sự lưu ý thận trọng, khôn ngoan”. Barbara A.Bardes và Robert W.Oldendick (2007) sau khi tổng hợp nhiều định nghĩa về DLXH, đã đề xuất “DLXH là tập hợp của những quan điểm của cá nhân trưởng thành vào những vấn đề công chúng quan tâm” [59].
  • 30. 22 Ở Việt Nam, trong quan điểm Nho giáo và xã hội thời phong kiến chưa có khái niệm chính thức về DLXH. Các học giả, nhà tư tưởng thời điểm này chỉ nói đến những khái niệm, thuật ngữ như “lòng dân”, “ý dân”, “dân là gốc”. Quan điểm về DLXH thời kỳ này có thể được đánh giá thông qua quan điểm về vai trò của người dân trong đời sống chính trị - xã hội. Chẳng hạn trong sách Thượng thư có viết: “dân vi bang bản”; Mạnh Tử nói: “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” [23, tr 8]. Hiện nay, trong quan niệm, định nghĩa về DLXH của các nhà khoa học cũng như những người có quan tâm đến khái niệm DLXH cũng còn nhiều điểm rất khác nhau. Đặc biệt khi bàn về “DLXH là ý kiến của cá nhân hay DLXH là ý kiến của đa số? ” cũng có sự tranh luận giữa các nhà khoa học. Một số học giả quan niệm chỉ có ý kiến của đa số mới được coi là DLXH. Tuy nhiên, một số học giả khác lại cho rằng DLXH bao gồm các ý kiến không chỉ của đa số mà còn cả của thiểu số. Cụ thể là vào năm 1995, tác giả Mai Quỳnh Nam đã đưa ra định nghĩa về DLXH là: “DLXH là sự thể hiện tâm trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội lớn, của nhân dân nói chung về các hiện tượng đại diện cho lợi ích xã hội cấp bách trên cơ sở các quan hệ đang tồn tại [32, tr 2 ]. Năm 1999, tác giả Phạm Chiến Khu định nghĩa DLXH là: “DLXH là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự”[ 57, tr1 ]. Tác giả đã nhấn mạnh phải lưu ý đến các nội hàm sau: mỗi luồng ý kiến là một tập hợp các ý kiến cá nhân giống nhau; DLXH có thể bao gồm nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập nhau; luồng ý kiến có thể rộng (tuyệt đại đa số, đa số, nhiều ý kiến) hoặc hẹp (một số ý kiến; DLXH là tập hợp các ý kiến cá nhân, tự phát, chứ không phải là ý kiến của một tổ chức, được hình thành theo con đường tổ chức (hội nghị, hội thảo…); DLXH không phải là một phép cộng các ý kiến cá nhân, tự phát mà là một chỉnh thể tinh thần xã hội, thể hiện nhận thức, tình cảm, ý chí của các lực lượng xã hội nhất định; chỉ có những sự kiện, hiện
  • 31. 23 tượng, vấn đề xã hội có tính thời sự (động chạm đến lợi ích, các mối quan tâm hiện có của nhiều người) mới có khả năng tạo ra DLXH./. [57, tr2]. Năm 2002, tác giả Lê Ngọc Hùng định nghĩa “Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt biểu hiện thái độ, tình cảm, nhận thức, quan niệm và xu hướng hành động của nhóm xã hội đối với vấn đề đặt ra trong cuộc sống” [24, tr 2]. Tác giả Nguyễn Quý Thanh (2006) trong cuốn xã hội học về DLXH đã viết:“DLXH có tính chất đánh giá về các vấn đề xã hội mà nhóm công chúng cảm thấy có ý nghĩa với họ hoặc là vấn đề đó động chạm đến lợi ích chung, các giá trị chung” [48, tr 34 ]. Năm 2011, tác giả Nguyễn Văn Dững cho rằng:“Dư luận - đó là hệ thống những luồng ý kiến, phán xét, đánh giá về những tình huống cụ thể, được hiểu và đánh giá của nhận thức quần chúng ngày hôm nay, và của những khái niệm xuất hiện gắn với những tình huống trên vì mục đích gì và bằng cách nào cần phải thay đổi, điều chỉnh hay duy trì trật tự thực tại đang diễn ra”[18, tr 2 ]. Năm 2014, tác giả Lương Khắc Hiếu định nghĩa về DLXH trong cuốn sách “Nghiên cứu và định hướng DLXH” là: “DLXH là sự biểu hiện trạng thái ý thức xã hội của một cộng đồng người nào đó, là sự phán xét, đánh giá của đại đa số trong cộng đồng người đối với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội có liên quan đến nhu cầu, lợi ích của họ trong một thời điểm nhất định” [23, tr 36]. Năm 2018, TS. Bùi Phương Đình định nghĩa “Dư luận xã hội là sự phán xét, đánh giá thể hiện thái độ và kỳ vọng của các nhóm xã hội đối với các vấn đề đang diễn ra trong xã hội có liên quan đến lợi ích và giá trị của họ; dư luận xã hội được hình thành qua các cuộc trao đổi thảo luận công khai đối với các vấn đề quan tâm [20, tr 84]. Tổng quan về lịch sử phát triển khái niệm DLXH cho thấy một thực tế là khái niệm này khá phong phú và đa dạng. Có rất nhiều khái niệm DLXH được đưa ra dựa trên các cách tiệp cận khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề tranh luận hiện nay giữa các khái niệm là DLXH thuộc về ý kiến của thiểu số hay
  • 32. 24 thuộc về ý kiến của đa số mới được coi là DLXH. Tùy từng thể chế chính trị, bối cảnh xã hội DLXH được đặt vào đúng mục đích, tổn chỉ của xã hội đó, lúc đó sẽ có cách hiểu riêng về DLXH. 1.2. HỆ THỐNG CÁC CHỈ BÁO ĐO LƯỜNG DƯ LUẬN XÃ HỘI Các nghiên cứu về DLXH thường được các nhà khoa học sử dụng bởi các chỉ báo khác nhau để đo lường. Việc sử dụng các chỉ báo đo lường DLXH phụ thuộc vào các hướng tiếp cận nghiên cứu cũng như từng chủ đề nghiên cứu. Phillip Converse (1964) cho rằng DLXH bao gồm 2 luồng ý kiến đến từ giới thượng lưu và công chúng. Cụ thể là giới thượng lưu thì có hiểu biết sâu sắc về các vấn đề của công cộng, luồng ý kiến đại chúng thì có sự hiểu biết ít hơn về các vấn đề của cộng đồng [77]. David P. Daniels và Jon A. Krosnick (2011) đã nghiên cứu “DLXH về chính sách môi trường”, tác giả đã đo lường DLXH về môi trường thông qua: thái độ; niềm tin; mong muốn [62]. Elliott, Regens và Seldon (1995) đã nghiên cứu “DLXH có phụ thuộc vào yếu tố kinh tế hay không”? Tác giả đã dựa trên các chỉ báo đo lường DLXH bao gồm: thái độ, niềm tin, sự kỳ vọng của nhân dân, tác giả đã phân tích yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến thái độ, niềm tin, sự kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân. Edward Maguire, Devon Johnson (2015) tiến hành nghiên cứu DLXH trong chính sách tội phạm, nghiên cứu trường hợp tại 7 quốc gia vùng Caribe, tác giả sử dụng 01 chỉ báo thái độ để đo lường DLXH [65]. W. Phillips Davison (2016) trong bài viết về DLXH, tác giả đã cho rằng DLXH được đo lường bằng các chỉ báo: nhận thức, thái độ và niềm tin về một chủ đề cụ thể [87]. Ở Việt Nam, vào năm 2002, trên tạp chí Tâm lý học, số 4, tác giả Lê Ngọc Hùng đã viết bài “Dư luận: bản chất và một vài vấn đề trong phương pháp nghiên cứu”, tác giả đã cho rằng DLXH được đo lường bằng 3 chỉ báo cơ bản đó là: nhận thức, thái độ và xu hướng hành động của các tầng lớp nhân dân [24, tr 3] . Tác giả Nguyễn Quý Thanh (2006) trong cuốn sách “xã hội
  • 33. 25 học về DLXH” cho rằng dư luận được hình thành trên cơ sở tương tác các ý kiến cá nhân. Các ý kiến cá nhân hình thành trên cơ sở tâm thế, thái độ của họ, do đó, nếu xét theo chiều cạnh về “chất” thì DLXH gồm 3 thành phần: tình cảm, duy lý và ý chí. Trong đó, thành tố ý chí thể hiện cam kết hành động của DLXH theo sự dẫn dắt của thành tố tình cảm và thành tố duy lý. Trong cuốn sách này, tác giả Nguyễn Quý Thanh cũng nêu rõ cấu trúc của 2 khái niệm có sự liên quan chặt chẽ đến DLXH là: thái độ và niềm tin. Cấu trúc của niềm tin bao gồm trọng tâm và cường độ; cấu trúc của thái độ bao gồm tri thức, tình cảm và hành vi [48]. Tác giả Phạm Chiến Khu (2006) cho rằng DLXH bao gồm các luồng ý kiến khác nhau về một vấn đề. Có sự khác nhau giữa các luồng ý kiến về các vấn đề công cộng trong xã hội, luồng ý kiến đồng tình, luồng ý kiến phản đối [57]. Tác giả Vũ Thị Minh Chi (2016) trong đề tài “Nghiên cứu DLXH về sự biến đổi xã hội trong công cuộc đổi mới”, tác giả đã phân tích DLXH về biến đổi xã hội trong công cuộc đổi mới theo các chỉ báo: nhận thức; thái độ; ý kiến đánh giá của người dân về biến đổi xã hội; mong muốn của ngươi dân về biến đổi xã hội [16]. Tác giả Mai Quỳnh Nam (2015) cho rằng các nhà xã hội học Mỹ luôn cho rằng DLXH là sự đánh giá luôn có tri thức, nhưng có tri thức không phải lúc nào cũng dẫn đến việc xuất hiện sự đánh giá hay ý kiến. Ngoài những yếu tố của tri thức đúng đắn, trong cấu trúc của DLXH còn có cả khái niệm – hình ảnh khái quát của nhiều ấn tượng cảm xúc, tri thức nhìn thấy rất phức tạp [36]. Năm 2017, tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy đã hoàn thành Luận án tiến sĩ xã hội học “DLXH về an toàn thực phẩm hiện nay”, tác giả đã đo lường DLXH bằng các chỉ báo: nhận thức, thái độ, quan điểm của người dân về an toàn thực phẩm. Việc tổng quan các chỉ báo đo lường DLXH đã cung cấp cho tác giả nền tảng chỉ báo để đo lường DLXH về BVMT. Với công trình nghiên cứu này, tác giả lựa chọn các chỉ báo để đo lường DLXH là: nhận thức, thái độ và xu hướng hành động của các tầng lớp nhân dân về BVMT [52].
  • 34. 26 1.3. QUAN ĐIỂM VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH DLXH Khi nghiên cứu về sự hình thành DLXH, Bryce (1838-1922) đã đưa ra một mô hình về quá trình hình thành DLXH. Theo đánh giá của Glasser T.L và Salmon C.T (1995) mô hình của Bryce khá chi tiết về quá trình hình thành DLXH, thể hiện từ khi bắt đầu có sự thay đổi sự kiện, chính sách công, tác động đến tình cảm ban đầu của cá nhân đi đến một quá trình trao đổi, đưa ra ý kiến và cuối cùng là tác động lại – phản hồi đến sự kiện, chính sách ban đầu. Bryce cho rằng các giai đoạn hình thành DLXH bao gồm: i) xuất hiện tình cảm tức thời sau khi nghe hoặc đọc sự kiện; ii) sự việc được làm rõ và truyền thông truyền đi và giao tiếp cá nhân với nhau; iii) suy nghĩ, phán xét, đánh giá và hình thành ý kiến; iv) biểu lộ ý kiến; v) trao đổi, tranh luận về ý kiến; vi) Huy động gắn kết “số đông tin cậy”; vii) hành động của cá nhân, nhóm và các tổ chức; viii) phản hồi lại hệ thống chính sách công; ix) thay đổi sự kiện hoặc chính sách [71]. Theo Foote và Hart (1953), quá trình hình thành DLXH trải qua 5 giai đoạn sau: giai đoạn đầu là giai đoạn vấn đề trong đó một vài tình huống được một cá nhân hay nhóm cụ thể xác định có tính vấn đề; giai đoạn hai là giai đoạn đề xuất, ở đó một hoặc nhiều hơn các hành động được hình thành để đáp lại vấn đề đó; giai đoạn ba là giai đoạn chính sách, ở giai đoạn này người ta bàn đến sự đúng – sai, thành công – yếu kém của các đề xuất. Từ đây, những thành viên tích cực nhất trong công chúng cố gắng tạo nên sự đồng tình của mọi người đối với đề xuất của họ. Thái độ ủng hộ hay phản đối được phản ánh trên các phương tiện truyền thông. Giai đoạn bốn là giai đoạn chương trình trong thời gian này quá trình đã được thông qua của hành động thực hiện; giai đoạn năm là giai đoạn cuối cùng là giai đoạn đánh giá; đánh giá lại hiệu quả của chính sách đã được tiến hành, thường là bởi cá nhân thiểu số còn hoài nghi trong quá trình thảo luận công cộng [67]. Năm 1992, Daniel Yankelovich đã viết trong cuốn sách “DLXH vận động như thế nào”. Tác giả đã đề cập đến 7 giai đoạn hình thành DLXH bao gồm: giai đoạn 1: hình thành
  • 35. 27 nhận thức; giai đoạn 2: phân tích sâu hơn vấn đề; giai đoạn 3: tìm kiếm các giải pháp; giai đoạn 4: thông suốt về nhận thức; giai đoạn 5: nhìn nhận lại sự lựa chọn; giai đoạn 6: hình thành một tư duy chuẩn; giai đoạn 7: hình thành ý kiến đánh giá dựa trên cả đạo đức và tình cảm. [61] Hiện nay, ở Việt Nam, quan điểm về sự hình thành DLXH của các nhà khoa học cũng có sự khác nhau. Tác giả Nguyễn Quý Thanh (2006) cho rằng quá trình hình thành DLXH thường qua các giai đoạn: Thứ nhất, các cá nhân biết đến sự kiện/ vấn đề; Thứ hai, hình thành ý kiến cá nhân trên cơ sở tâm thế và tiền tâm thế của họ. Có thể nhận thấy rằng giai đoạn 1 và 2 diễn ra gần như đồng thời diễn ra; Thứ ba, sự tương tác các ý kiến, tạo thành ý kiến chung của nhóm nhỏ rồi tới nhóm lớn. Quá trình tương tác này diễn ra khá dài, không có giới hạn thời gian; Thứ tư, hình thành ý kiến chung gọi là DLXH. Tuy nhiên, đến đây sự phát triển DLXH không phải đã dừng lại mà tiếp tục. Nó phụ thuộc cách thức giải quyết những vấn đề mà DLXH đề cập đến; Thứ năm, nếu vấn đề DLXH đề cập tới được giải quyết triệt để và thoả đáng, DLXH sẽ đi theo hướng bị triệt tiêu, hình thành DLXH mới ủng hộ cách giải quyết; Thứ sáu, nếu vấn đề không được giải quyết triệt để và thoả đáng thì một mặt, DLXH cũ vẫn tồn tại và cường độ tăng cường, mặt khác, xuất hiện DLXH mới về cách thức giải quyết [48]. Tuy nhiên, tác giả Phạm Chiến Khu (2006) cho rằng quá trình hình thành DLXH chỉ bao gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn tiếp nhận thông tin; Giai đoạn hình thành các ý kiến cá nhân; Giai đoạn trao đổi ý kiến giữa các cá nhân; Giai đoạn hình thành các luồng ý kiến chung (DLXH). Trong giai đoạn đầu, thông tin về sự kiện, theo nhiều con đường khác nhau, được truyền đạt đến các cá nhân. Trong giai đoạn thứ hai, trên cơ sở nhận thức của mình, các cá nhân bắt đầu đưa ra các ý kiến phán xét, đánh giá có thể rất khác nhau, thậm chí đối lập nhau về sự kiện. Sự trao đổi, cọ sát ý kiến giữa các cá nhân trong giai đoạn 3 sẽ dẫn tới sự hình thành các luồng ý kiến chung, hay nói
  • 36. 28 cách khác, đó là DLXH [57]. Tác giả Lương Khắc Hiếu (2014) cho rằng đa số các nhà nghiên cứu ở Việt Nam đều thừa nhận quá trình hình thành DLXH thường trải qua 4 giai đoạn: giai đoạn hình thành ý kiến cá nhân; giai đoạn trao đổi thông tin thông qua giao tiếp xã hội; giai đoạn thống nhất ý kiến, hình thành về cơ bản sự phán xét đánh giá chung; giai đoạn DLXH chính thức hình thành. Tuy nhiên, theo các nhà tâm lý học, cơ chế hình thành DLXH không đơn giản như vậy. Trong thực tế, sự hình thành DLXH thường diễn ra rất nhanh. Khi có các thông tin về sự kiện, các phán xét giống nhau ở mọi người được “bật ra” hầu như cùng một lúc, giống như phản ứng dây chuyền, không cần giai đoạn tranh luận, trao đổi thông tin. Nền tảng của các phản ứng này là các khuôn mẫu tư duy xã hội đã được định hình, tồn tại trong tiềm thức và gắn kết với tâm thế xã hội [23]. Theo tác giả Nguyễn Quý Thanh và Nguyễn Bích Thủy (2015), sự hình thành DLXH diễn ra khác nhau (tính chất, cường độ) chịu sự ảnh hưởng bởi môi trường xã hội xung quanh. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu “Sự hình thành DLXH ở chợ nông thôn” và đã chỉ rõ DLXH là thái độ xã hội được hình thành trên cơ sở tương tác giữa ý kiến các chủ thể, các nhóm. Môi trường để tương tác này là các không gian công cộng. Nghiên cứu đã xem xét sự định hình chủ thể, chủ đề và cơ chế lan toả, lan truyền của DLXH. Theo tác giả, chợ nông thôn, bên cạnh chức năng trung tâm trao đổi kinh tế, còn là điểm kết nối để định hình chủ thể và điểm trung chuyển thông tin để hình thành nội dung của DLXH; không gian chợ là điểm khuyếch tán các luồng ý kiến ra các không gia xã hội và khu vực địa lý xung quanh làm tiền đề hình thành DLXH; đồng thời, chợ nông thôn cũng là môi trường hình thành và lan toả tin đồn trong cộng đồng [50]. Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Quý Thanh về “Không gian bán công cộng và sự hình thành DLXH: nghiên cứu trường hợp quá cà phê ở Hà Nội”, cho thấy không gian các quán cà phê không dành cho đại chúng và chỉ dành cho một nhóm công chúng nhất định dựa trên trình độ
  • 37. 29 học vấn và mức sống. Những chủ đề được thảo luận tại đây thường tập trung nhiều vào các vấn đề về cộng đồng, công việc cá nhân, tình hình kinh tế xã hội, ít khi thảo luận về các vấn đề chính trị. Các nhóm công chúng ở đây thường là tầng lớp “tinh hoa” hơn là các nhóm đại chúng khác [49]. Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu về “sự hình thành DLXH” trên thế giới và Việt Nam cho thấy một thực tế là ở mỗi quốc gia, mỗi sự kiện, vấn đề khi đem ra thảo luận, đều có sự hình thành DLXH khác nhau. Với những yếu tố tác động: trình độ học vấn, vùng, miền, dân tộc, tôn giáo… đều có ảnh hưởng đến việc hình thành DLXH. Việc hình thành DLXH phụ thuộc vào không gian, môi trường sống, “sức nóng” của vấn đề và sự truyền tải của các phương tiện thông tin đại chúng. Cụ thể là ở Việt Nam, với phong tục tập quán, văn hoá riêng biệt cộng thêm vào đó là đặc thù riêng biệt trong chính trị và truyền thông cho nên việc hình thành DLXH ở Việt Nam cũng có nét riêng biệt, tương đối khác so với các hướng tiếp cận về sự hình thành DLXH ở các nước phương tây, đặt biệt là Mỹ, Anh... 1.4. ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN XÃ HỘI Theo tác giả Phan Tân (2015) “Định hướng DLXH” là khái niệm ít được đề cập tại các nước phương tây (không có nghĩa là các nước phương tây không có định hướng DLXH). Thậm chí, một số nhà khoa học tại Việt Nam còn cho rằng đã là thông tin DLXH thì tại sao lại phải định hướng? [45]. Hiện nay, khái niệm này ở Việt Nam cũng đang gây ra nhiều ý kiến, quan điểm hay cách hiểu khác nhau trong các nhà khoa học. Cụ thể như: Theo Nguyễn Đình Gấm (2003) “Định hướng DLXH là một quá trình tác động hợp quy luật vào diễn biến của nó nhằm xác định phương hướng đúng để hướng dẫn, thúc đẩy sự hình thành DLXH tích cực, có tính tư tưởng cao, khách quan, chân thực, tập trung thống nhất và có tác động giáo dục” [21, tr 5 ]. Nguyễn Quý Thanh (2006) khi bàn về định hướng DLXH, tác giả đã đề cập đến khái niệm “DLXH trưởng thành”. Tác giả cho rằng “DLXH trưởng thành” là nguồn
  • 38. 30 thông tin tốt trong công tác quản lý và tuyên truyền định hướng DLXH. “DLXH trưởng thành” đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển của xã hội, còn “DLXH chưa trưởng thành” thì không nên sử dụng trong công tác quản lý và tuyên truyền, định hướng vì những đánh giá của nó chưa đủ độ tin cậy. Tác giả cho rằng điều kiện để có một DLXH trưởng thành gồm: tính đầy đủ thông tin và trình độ nhận thức của chủ thể. Với 2 điều kiện đó, thông tin truyền thông phải được cung cấp bằng ngôn ngữ mà người dân có thể hiểu được, bằng cách thức mà người dân có thể nắm bắt tại những địa điểm mà người dân có thể tiếp cận dễ dàng và phải phù hợp với đặc điểm văn hóa dân tộc [48]. Theo Lương Khắc Hiếu (2014) định hướng DLXH có mục đích là xác định phương hướng đúng cho dư luận. Định hướng DLXH còn là quá trình hướng dẫn, thúc đẩy DLXH diễn ra theo mục đích đã xác định, làm cho sự diễn biến của DLXH theo mục đích đã xác định, làm cho sự diễn biến của dư luận là một quá trình tự giác chứ không phải là quá trình tự phát, mò mẫm. Xác định đúng phương hướng cho dư luận đồng thời tác động vào DLXH theo những nội dung và phương thức nhất định sẽ đạt tới mục đích hình thành DLXH tích cực đối với sự kiện, hiện tượng và quá trình xã hội mà dư luận phán xét. [23]. Viện DLXH (1998) trong cuốn tài liệu nghiệp vụ công tác nghiên cứu DLXH cũng đã chỉ ra: Sử dụng các kết quả nghiên cứu lý luận về cơ chế hình thành DLXH để định hướng DLXH. DLXH là thước đo về hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền. Thành công của công tác thông tin, tuyên truyền thể hiện ở chỗ tạo ra được DLXH chín chắn, có các thái độ, phán xét đánh giá đúng đắn về các sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội... Nếu công tác thông tin, tuyên truyền nói một đằng, DLXH nói một nẻo thì đó là sự thất bại của công tác thông tin, tuyên truyền [57]. DLXH hình thành theo các cơ chế phức tạp và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố (uy tín của chủ thể đưa tin; thời điểm đưa tin; cấu trúc của bản tin, thông điệp; liều lượng đưa tin...). Sự hiểu biết sâu sắc về cơ chế hình thành
  • 39. 31 DLXH sẽ giúp chúng ta đề ra được các biện pháp, cách thức thông tin, tuyên truyền có hiệu quả, làm chủ được quá trình hình thành DLXH trong công chúng [57]. Phan Tân (2015) đã nêu sự cần thiết phải định hướng DLXH đã đề cập đến khái niệm “DLXH lành mạnh”. Theo tác giả, khi thuật ngữ dư luận lành mạnh và định hướng dư luận lành mạnh được đưa ra không ít người đã phản đối phạm trù này bởi lý do dư luận là dư luận thì bản thân đã là nó, đã không còn định hướng và chỉ có thể định hướng khi chưa là dư luận. Thực tế cần thừa nhận rằng, kể cả khi chưa hình thành DLXH hay hình thành DLXH rồi nếu là dư luận ngoài mong muốn đang gây sự bất ổn trong xã hội thì đều phải định hướng [45]. Tác giả Đỗ Chí Nghĩa (2011) đã nêu rõ vai trò của báo chí trong định hướng DLXH và cho rằng sự phát triển của báo chí gắn liền với ý thức hệ, lợi ích của các tầng lớp dân cư, các tổ chức chính trị mà nó đại diện. Báo chí có vai trò không thể thoái thác là nắm bắt, tạo dựng và định hướng DLXH. Tác giả cũng cho rằng DLXH là bộ phận dễ bị tác động nhất, dễ tạo nên một chuyển biến hành động có tính tức thì. Do đó tác động đúng lúc có thể tạo nên các phong trào xã hội, giải quyết được các vấn đề cấp bách lâu dài. Ngược lại, nếu tác động không đúng, đưa thông tin sai lạc có thể dẫn đến hiểu nhầm, ngộ nhận tai hại [38]. 1.5. CHỈ BÁO ĐO LƯỜNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Hệ thống chỉ báo đo lường BVMT chủ yếu được phân tích cụ thể trong hệ thống luật pháp về BVMT. Luật BVMT (1993) đã nêu rõ: BVMT là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên [41, tr 1]. Luật BVMT (2005) cũng nêu BVMT là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải
  • 40. 32 thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. [42, tr1]. Luật BVMT (2014) cũng đã nêu: “Hoạt động BVMT là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành” [43, tr 2]. Tổng cục môi trường (2011) đã nêu ra các hoạt động BVMT được khuyến khích người dân tham gia như: truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham gia BVMT, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học; bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải; Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô-dôn; Đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường; sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường; Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường; Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ BVMT; cung cấp dịch vụ BVMT; thực hiện kiểm toán môi trường; tín dụng xanh; đầu tư xanh; Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường; Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư thân thiện với môi trường; Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư; Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường; Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động BVMT; thực hiện hợp tác công tư về BVMT [53]. Trần Hồng Hà (2016) đã kiến nghị nhiều nhóm giải pháp lâu dài nhằm BVMT và phát triển bền vững đất nước. Các nhóm giải pháp gồm: Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về
  • 41. 33 BVMT, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật nói chung, bám sát thực tế và theo kịp tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước, diễn biến nhanh và mức độ phức tạp của các vấn đề môi trường. Thứ hai, nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT từ Trung ương đến địa phương. Thứ ba, tăng cường và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho BVMT. Thứ tư, rà soát, chấn chỉnh, tăng cường chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các công cụ, biện pháp quản lý nhà nước về BVMT. Thứ năm, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, phát triển khoa học công nghệ về BVMT. Thứ sáu, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về BVMT [22]. Chỉ thị 36 - CT/TW của Bộ Chính trị ngày 25/6/1998 về "Tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" đã coi vấn đề giáo dục môi trường là hoạt động BVMT đầu tiên. Chỉ thị đã chỉ ra 8 giải pháp lớn về BVMT và phát triển bền vững trong thời gian tới ở nước ta. Thứ nhất là "Thường xuyên giáo dục tuyên truyền xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng BVMT". Giải pháp thứ 7 là "Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo cán bộ chuyên gia về lĩnh vực môi trường". Giải pháp thứ 8 là "Mở rộng hợp tác quốc tế về BVMT" [4]. Thủ Tướng Chính Phủ đã dự thảo Công văn 1320/CP-KG về việc tổ chức triển khai thực hiện chỉ thị số 36/CT-TW giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường; Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng đề án "Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân” trình Chính Phủ. Đề án có nội dung chủ yếu là: Xây dựng phương án khả thi nhằm đưa nội dung BVMT vào tất cả các bậc học mầm non, tiểu học, phổ thông trung học, THCN và dạy nghề, các trường Cao đẳng và Đại học. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ra quyết định số 1363/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 10 năm 2001, phê duyệt đề án và nêu ra 5 hoạt động cụ thể, trong đó hoạt động số 1 là: Xây dựng chương trình, giáo trình, bài giảng về giáo dục BVMT cho các bậc học, cấp học và các trình độ đào tạo [15].
  • 42. 34 1.6. NGHIÊN CỨU DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Hiện nay, trên thế giới, có một số nghiên cứu DLXH về BVMT. Các nghiên cứu này thường tập trung vào các yếu tố: nhận thức; thái độ và hành động của người dân về BVMT để phân tích. Cụ thể như sau: Nhận thức của người dân về BVMT Để đo nhận thức của người dân về tầm quan trọng của vấn đề môi trường, các học giả nghiên cứu DLXH thường so sánh sự quan tâm của người dân về vấn đề môi trường với các vấn đề xã hội khác. Ở Mỹ, vào năm 1996, hãng Princeton đã đưa ra 15 vấn đề mà người dân lo ngại nhất. Vấn đề môi trường chỉ đứng thứ 14 trong số 15 vấn đề. Hãng CBS và tạp chí Newyork Times cũng đã trưng cầu người dân Mỹ về những vấn đề quan trọng mà nước Mỹ phải đối mặt, kết quả nghiên cứu cho thấy: chỉ có 2% người được hỏi cho rằng môi trường là vấn đề quan trọng, xếp sau vấn đề tội phạm. Vào năm 1996, Trung tâm điều tra DLXH Roper tiến hành điều tra DLXH về những vấn đề đáng lo ngại trong xã hội Mỹ, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chỉ có 12% người được hỏi cho rằng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước là vấn đề mà người dân Mỹ lo lắng nhất [69]. Kristina Juraite (2002) đã có bài viết “Xây dựng DLXH về các vấn đề môi trường trên hệ thống truyền thông” được đăng trên Tạp chí xã hội học. Nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp so sánh mức độ quan trọng của môi trường với các vấn đề xã hội khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 21% người được hỏi cho rằng vấn đề BVMT là quan trọng, xếp sau các vấn đề “tội phạm”, “nghiện rượu”, “nghiện ma túy” và “HIV/AIDS”. Nghiên cứu này cũng cho thấy người dân cho rằng ô nhiễm không khí (79%); ô nhiễm nguồn nước (68%); ô nhiễm tiếng ồn (50%); là những vấn đề nghiêm trọng hàng đầu ở Lithuania. Nancy Lubin là giáo sư của trường đại học Carnegie Mellon đã tiến hành nghiên cứu DLXH về môi trường ở các nước Trung Á bao gồm: cộng hoà Uzbekistan, Kazakhstan và Tukmenistan. Kết quả nghiên cứu cho
  • 43. 35 thấy: chỉ có 1/3 người được hỏi xếp môi trường vào vấn đề quan trọng nhất. Tỷ lệ người dân được hỏi trả lời cải thiện môi trường là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Chính phủ có tỷ lệ rất thấp. Hầu hết người được hỏi đều cho rằng vấn đề “lương thực” và “sản xuất hàng hoá” là những vấn đề quan trọng nhất chứ không phải vấn đề môi trường. Khi hỏi về sự lựa chọn giữa phát triển kinh tế và BVMT? Kết quả cho thấy: 38% người được hỏi lựa chọn “phát triển kinh tế giữ nguyên như hiện nay nhưng thực trạng môi trường được cải thiện”; 23% người được hỏi lựa chọn “Tập trung phát triển kinh tế tốt, chất lượng môi trường giữ nguyên”; 20% người lựa chọn “Giảm phát triển kinh tế để môi trường được cải thiện” [73]. Nghiên cứu đã chỉ rõ ½ số người được hỏi ở Kazakhstan và 1/3 số người được hỏi ở Uzbekistan cho rằng môi trường đang ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cuộc sống của người dân. Nghiên cứu cũng chỉ rõ nhận thức chính trị của người được hỏi về môi trường là yếu và vấn đề về môi trước sẽ được cải thiện nếu vấn đề này được đặt cân bằng với phát triển kinh tế, địa lý, chính trị và biến đổi xã hội [30]. Trong cuộc điều tra DLXH của trung tâm nghiên cứu PEW về những lĩnh vực ưu tiên mà Chính phủ cần phải giải quyết, vấn đề về “BVMT” cũng không được nhiều người được hỏi lựa chọn. Các vấn đề được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp là: “Kinh tế”, “Việc làm”, “Khủng bố”, “An ninh xã hội”, “Giáo dục”, “Năng lượng”, “Y tế”, “Chăm sóc sức khoẻ”, “Giảm thâm hụt”,” Bảo hiểm y tế”, “Hỗ trợ người nghèo”, “Tội phạm”, “Suy đồi đạo đức”, “Quân sự”, “Thuế”, “Môi trường”, “Nhập cư”, “Vận động hành lang”, “Chính sách thương mại”, “Sự nóng lên toàn cầu” [73]. Ở Việt Nam, tác giả Võ Thành Danh (2010) có bài viết trên tạp chí khoa học của Đại học Cần Thơ “Đánh giá nhận thức của người dân về ô nhiễm nguồn nước sống”. Tác giả đã cho rằng người dân trên địa bàn nghiên cứu có nhận thức cao về vấn nạn ô nhiễm nguồn nước. Trong các vấn đề xã hội, vấn đề “Giáo dục”, “Nghèo đói” và “Ô nhiễm môi trường” được người
  • 44. 36 dân quan tâm nhiều nhất. Hầu hết những người được hỏi đều cho rằng nguồn nước tại nơi họ sinh sống đang ngày một ô nhiễm và nguồn nước sông này cần phải được bảo vệ [17]. Tác giả Trần Thanh Thảo và cộng sự (2013) đã tiến hành nghiên cứu “Nhận thức, kiến thức, thái độ và hành động về môi trường ở học sinh quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”. Kết quả cho thấy, nhìn chung đối tượng khảo sát có kiến thức và sự hiểu biết cơ bản về môi trường. Có từ 55% -63% người được hỏi trả lời đúng nguyên nhân gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu. Khái niệm phát triển bền vững còn khá xa lạ với người được hỏi chỉ có từ 16%-23% học sinh hiểu đúng. Trên 80% người được hỏi trả lời đúng các câu hỏi kiến thức cơ bản liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và vấn đề sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, sự ô nhiễm và sự suy thoái của môi trường [51]. Vũ Thị Minh Chi (2016) cho rằng “Môi trường” và “An toàn thực phẩm” là hai vấn đề được nhiều người dân cho là quan trọng ở nước ta hiện nay [Môi trường (62%); an toàn thực phẩm (64.4%)]. So sánh vấn đề môi trường trên tổng số 36 vấn đề được người dân đánh giá quan trọng của đất nước thì vấn đề môi trường đứng xếp hạng thứ 7 trên tổng số 36 vấn đề được liệt kê. Nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân của môi trường bị tàn phá là do việc sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên không hợp lý. Vì vậy, DLXH về vấn đề này không chỉ dừng lại ở việc đánh giá về thực trạng môi trường bị tàn phá mà còn liên quan đến việc quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách chưa hợp lý [16]. Thái độ của người dân về BVMT Nghiên cứu DLXH về BVMT của Gillroy và Sapiro (1986) đã nêu rõ người dân rất quan tâm đến vấn đề BVMT và họ cảm thấy lo lắng về vấn đề này. Sự lo lắng của người dân về BVMT có xu hướng biến đổi theo tiến trình trình thời gian [70]. Tương tự như vậy, Riley E. Dunlap (1991) đã nghiên cứu quá trình biến đổi DLXH về môi trường từ những năm 1965
  • 45. 37 đến 1990. Kết quả của nghiên cứu cho thấy: những lo lắng của người dân về môi trường phát triển mạnh mẽ vào cuối những năm 1960 và đạt đỉnh điểm vào năm 1970, những lo lắng về môi trường có phần giảm vào đầu những năm 70 và giữ nguyên trong vòng 10 năm; vào những năm 80 cho thấy xu hướng gia tăng những lo ngại của người dân về các vấn đề môi trường và người dân bày tỏ thái độ ủng hộ việc BVMT vào dịp kỷ niệm 20 năm ngày trái đất vào năm 1990 [79]. Vào năm 1996, Everett Carll và Karlyn Bowman (1996) trên tạp chí “Nguồn gốc của tương lai” đã viết bài nghiên cứu “Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường”. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu DLXH theo chu trình thời gian và liệt kê một số các cuộc thăm dò DLXH do các cơ quan truyền thông Mỹ tiến hành về môi trường. Vào những năm cuối 1960 và đầu năm 1970 ở Mỹ, vấn đề BVMT rất ít được người dân quan tâm. Thông qua việc phân tích nhiều tạp chí nghiên cứu về thái độ của người dân với BVMT, Young đã kết luận rằng BVMT thường xuyên gắn liền với 3 kết quả liên quan đến thái độ của người dân là: Sự quan tâm, lo lắng của người dân về các vấn đề liên quan đến môi trường đang tăng lên; sự hỗ trợ của cộng đồng về các chính sách, ý tưởng về môi trường đang tăng lên; Ngày càng nhiều các hoạt động về BVMT xuất hiện đặc biệt là các hoạt động của Đảng xanh, những nhóm môi trường [63]. Vào năm 2010, IPSOS Mori đã tiến hành nghiên cứu “Thái độ của người dân Vương Quốc Anh với môi trường - Biến đổi khí hậu và sự lựa chọn sử dụng năng lượng trong tương lai” [72]. Nghiên cứu đã làm rõ các câu hỏi nghiên cứu: thứ nhất, vấn đề môi trường có đang thực sự đáng lo ngại?; Thứ hai, vấn đề biến đổi khí hậu đang lo ngại thế nào? và những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với loài người?; Thứ ba, những hành vi ứng xử của con người với môi trường như thế nào?; Thứ tư, thái độ của người dân đối với việc lựa chọn năng lượng và năng lượng hạt nhân; trách nhiệm của công dân đối với môi trường như thế nào? Wang Hongyi (2014) trên trang China Daily đã trình bày kế quả
  • 46. 38 nghiên cứu DLXH về môi trường của đại học Jiao Tong. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra qua điện thoại với mẫu nghiên cứu là 8500 người từ 35 thành phố, nghiên cứu tập trung vào môi trường sống và đánh giá các dịch vụ công, các vấn đề nóng của xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hơn 50% số người được hỏi bày tỏ thái độ lo lắng về vấn đề môi trường. Nữ giới quan tâm đến vấn đề BVMT hơn nam giới. 83% người được hỏi lo lắng về ô nhiễm không khí và cho rằng ô nhiễm không khí đang trở thành vấn đề hệ trọng ở Trung Quốc. 63% người được hỏi trước vấn đề ô nhiễm không khí, sẽ giảm thiểu các chuyến đi không cần thiết và 72% người được hỏi giảm thiểu các hoạt động ngoài trời. Những người có trình độ học vấn cao cho rằng họ lo lắng về môi trường nên vấn đề BVMT nên cần được ưu tiên hơn vấn đề phát triển kinh tế; 43% người được hỏi cho rằng họ không hài lòng với các hành động của chính phủ, cho rằng chính phủ thiếu cương quyết trong công tác BVMT [85]. Tác giả Pippa Norris (2008) đã có công trình nghiên cứu “DLXH về BVMT ở Vương Quốc Anh”. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước Anh đã sở hữu phong trào “Tăng trưởng xanh” vào những năm 80 cho nên nhiều ý kiến cho rằng nước Anh có kinh nghiệm trong cách mạng văn hóa về các vấn đề về môi trường. Nghiên cứu đã chỉ rõ những lo lắng của người dân về những vấn đề có liên quan đến môi trường. Những lo lắng của người dân về các vấn đề môi trường cụ thể như: xử lý nước thải, sự tiệt chủng của thực vật và động vật; thuốc trừ sâu, chất hóa học; thủng tầng ozone; rủi ro của năng lượng nguyên tử; chất lượng nước uống; hiệu ứng nhà kính; cạn kiệt nhiên liệu; gia tăng dân số. Người được hỏi thường quan tâm, lo lắng đến những vấn đề môi trường trong “nội địa” (những vấn đề môi trường trong nước) hơn là những vấn đề bên ngoài quốc tế cụ thể là lo lắng về chất lượng của nguồn nước hơn là việc thủng tầng ozone, hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu [76]. Trong nghiên cứu “DLXH về biến đổi xã hội”, tác giả Vũ Thị Minh Chi (2016) cho rằng vấn đề môi trường được người dân rất quan tâm, lo lắng... Tác
  • 47. 39 giả đưa ra 3 tiêu chí đánh giá về vấn đề quản lý môi trường: môi trường làm việc ảnh hưởng đến sức khỏe, có số người lựa chọn câu trả lời thấp hơn so với 2 tiêu chí môi trường bị tàn phá (63%); BVMT (73%). Nghiên cứu cũng cho thấy người dân không hài lòng với công tác quản lý môi trường tự nhiên ở cấp vĩ mô, cho rằng chưa thực sự hiệu quả, việc quản lý môi trường không tốt gây ra tâm trạng băn khoăn, lo lắng của người dân. Có sự khác biệt về thái độ của người dân ở những khu vực khác nhau về vấn đề quản lý môi trường [16]. Ngày nay một lượng lớn người Mỹ ở mọi tầng lớp xã hội đều quan tâm đến vấn đề môi trường, những ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe nhân dân; người dân Mỹ mong muốn chính phủ dành sự quan tâm nhiều hơn đến vấn đề môi trường, mong muốn rác thải sinh hoạt phải được làm sạch, đất nước có hệ thống chính sách, pháp luật đầy đủ về BVMT và thực thi pháp luật thật nghiêm minh. Tác giả Wang Hongyi (2014) trên trang China Daily đã cho rằng 60% người Trung Quốc mong muốn Chính phủ dành sự ưu tiên hàng đầu trong vấn đề BVMT trong điều kiện nhà nước cần phát triển kinh tế [85]. Tác giả Vũ Thị Minh Chi (2016) trong nghiên cứu DLXH về sự biến đổi xã hội trong công cuộc đổi mới cho thấy nhân dân mong muốn nhất là: trong tương lai Đảng và Nhà nước cần đầu tư hơn nữa vào BVMT (73%); cao hơn so với các vấn đề khác như: “xóa đói giảm nghèo” (67.8%); “Chất lượng y tế” (67.6%); “Chấn hưng giáo dục” (49%); “Chính sách giá cả” (46.5%); “Lao động việc làm” (48.9%); “Chính sách kinh tế” (40%); “Phát triển khoa học kỹ thuật” (37.4%); “Bảo hiểm xã hội” (26.8%); “Phát triển văn hóa – thể thao – du lịch” (24.3%) [16, tr 5]. Hành động BVMT Tác giả Kristina Juraite (2002) chỉ rõ những hành động BVMT mà người được hỏi thường xuyên thực hiện như: “chăm sóc các con vật” (52%); “trồng cây” (52%); “làm vườn’ (46%); “nhặt rác thải” (45%). Nghiên cứu cũng đã chỉ rõ nhận thức của người được hỏi về môi trường và chỉ rõ các nguồn thông tin mà người được hỏi chủ yếu tiếp cận: tivi (87%); báo chí