SlideShare a Scribd company logo
1 of 67
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN HOÀNG BẢO CHÂU
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TẠI KHU VỰC BÃI RÁC ĐÁ MÀI
XÃ TÂN CƯƠNG,THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2014 – 2018
Thái Nguyên - năm 2018
i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN HOÀNG BẢO CHÂU
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TẠI KHU VỰC BÃI RÁC ĐÁ MÀI
XÃ TÂN CƯƠNG,THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoa : Môi trường
Lớp : K46 – KHMT – N01
Khóa học : 2014 – 2018
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Dương Minh Ngọc
Thái Nguyên - năm 2018
ii
LỜI CẢM ƠN
Nhằm hoàn thiện mục tiêu đào tạo kỹ sư Môi trường có đủ năng lực,
sáng tạo và có kinh nghiệm thực tiễn cao. Được sự nhất trí của Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Môi trường cùng với
nguyện vọng của bản thân em đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá chất
lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực bãi rác
Đá Mài xã Tân Cương,thành phố Thái Nguyên ”.
Để hoàn thành được luận văn này, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám
hiệu nhà trường Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm
khoa Môi Trường cùng các thầy cô giáo đã truyền đạt lại cho em những kiến
thức quý báu về chuyên môn cũng như những kiến thức xã hội trong suốt khóa
học vừa qua. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo ThS. Dương
Minh Ngọc đã giúp đỡ, dẫn dắt em trong suốt thời gian thực tập và hướng dẫn
em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo cùng các cán
bộ kỹ thuật, công nhân viên tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Và Công Trình
Đô Thị Thái Nguyên đã tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ em trong quá trình
thực tập tại đơn vị.
Do trình độ và thời gian có hạn, bước đầu được làm quen với thực tế và
phương pháp nghiên cứu vì thế khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của thầy cô giáo và bạn bè
để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Hoàng Bảo Châu
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các phương pháp xử lý CTR đô thị ở một số nước.................. 15
Bảng 1.2. Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam năm 2016..... 17
Bảng 1.3: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm
2016............................................................................................... 18
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu phân tích trong phòng thí nghiệm......................... 25
Bảng 4.1: Nhiệt độ trung bình tháng trong năm 2016............................... 28
Bảng 4.2: Độ ẩm không khí trung bình tháng trong năm 2016................ 29
Bảng 4.3: Lượng mưa trung bình tháng trong năm 2016......................... 29
Bảng 4.4: Tốc độ gió trung bình tháng trong năm 2016 ........................... 30
Bảng 4.5. Đánh giá chung của người dân về môi trường nước khu
vực bãi rác Đá Mài...................................................................... 35
Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt .................................... 36
Bảng 4.7. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm ................................. 39
Bảng 4.8. Kết quả phân tích nước thải của khu xử lý CTR Tân
Cương........................................................................................... 42
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Vị trí địa lý bãi rác Đá Mài và nhà máy xử lý rác thải Xã
Tân Cương................................................................................... 26
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện mức độ ô nhiễm môi trườngnước theo
đánh giá của người dân ............................................................. 35
Hình 4.3. Kết quả phân tích BOD5 của nước mặt(mg/l)........................... 37
Hình 4.4. Kết quả phân tich COD của nước mặt (mg/l)............................ 38
Hình 4.5. Biểu đồ kết quả phân tích Fe của nước mặt (mg/l) ................... 38
Hình 4.6. Biểu đồ kết quả phân tích PO43- của nước mặt (mg/l) ............ 39
Hình 4.7. Biểu đồ kết quả phân tích Zn của nước ngầm (mg/l)................ 40
Hình 4.8. Biểu đồ biểu diễn nồng độ Fe trong nước ngầm (mg/l) ............ 41
Hình 4.9. Biểu đồ nồng độ NO3- trong nước ngầm (mg/l)........................ 41
Hình 4.10. Biểu đồ biểu diễn nồng độ TSS trong nước thải (mg/l) .......... 43
Hình 4.11. Biểu đồ biểu diễn nồng độ Zn trong nước thải (mg/l)............. 43
Hình 4.12. Biểu đồ biểu diễn Coliform trong nước thải (MPN/100ml) ... 44
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BNNPTNT : Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn
BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa
BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường
COD : Nhu cầu oxy hóa học
DO : Hàm lượng oxy hòa tan
HĐND : Hội đồng nhân dân
KHCN : Khoa học công nghệ
OECD :Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
NĐ - CP : Nghị định - Chính phủ
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QĐ- TTg : Quyết định - Thủ tướng
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TDS : Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan
THCS : Trung học cơ sở
TSS : Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng
UBND : Ủy ban nhân dân
vi
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................iv
MỤC LỤC.......................................................................................................vi
Phần 1: MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài..................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung.................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập.......................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ....................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học........................................................................................... 4
2.1.1. Tổng quan về chất thải........................................................................ 4
2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn ............................................................. 5
2.1.3. Lợi ích và tác hại của chất thải rắn ..................................................... 7
2.2. Cơ sở pháp lý ...........................................................................................10
2.3. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................11
2.3.1. Hiện trạng quản lý rác thải trên thế giới ...........................................11
2.3.2. Hiện trạng quản lý rác thải tại Việt Nam..........................................15
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.........................................................................................................................23
3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................23
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................23
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................23
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................23
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................23
3.3.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu . ..23
3.3.2. Hiện trạng môi trường nước tại bãi rác Đá Mài, xã Tân Cương, TP.
Thái Nguyên................................................................................................23
vii
3.3.3. Đề xuất một số phương pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường khu vực bãi rác Đá Mài...................................................................23
3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................23
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp..................................23
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu........................................................................24
3.4.3. Phương pháp phân tích mẫu..............................................................24
3.4.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ............................................25
3.4.5. Phương pháp phỏng vấn....................................................................25
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................26
4.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu .........................26
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu............................................26
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..................................................................31
4.1.3. Quy mô, thiết kế, công suất xử lý bãi rác Đá Mài ............................34
4.2. Hiện trạng môi trường nước tại bãi rác Đá Mài, xã Tân Cương, TP. Thái
Nguyên ............................................................................................................35
4.2.1. Thực trạng chất lượng môi trường nước tại bãi rác đá mài ..............35
4.2.2. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực xung quanh bãi rác
Đá Mài.........................................................................................................36
4.2.3. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực xung quanh bãi rác
Đá Mài.........................................................................................................39
4.2.4. Kết quả phân tích chất lượng nước thải của bãi rác Đá Mài ............42
4.3. Đề xuất một số phương pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường khu vực bãi rác Đá mài........................................................................45
4.3.1. Thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn......................................45
4.3.2. Đề xuất công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp
đốt tiêu hủy..................................................................................................47
4.3.3. Đề xuất công nghệ xử lý nước sử dụng cho sinh hoạt......................50
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................52
5.1. Kết luận ....................................................................................................52
5.2. Kiến nghị..................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................54
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội của địa phương, quốc gia và toàn cầu, là bộ phận cấu
thành không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Do vậy phát
triển kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển các mặt xã hội và bảo vệ môi
trường sống, đó cũng là một cách phát triển bền vững và lâu dài.
Hiện nay, ô nhiễm môi trường không còn xa lạ với chúng ta và nó đã
trỏe thành một vấn đề toàn cầu. Nếu chúng ta không có các biện pháp bảo vệ
môi trường kịp thời để ngăn chặn và phòng ngừa mức độ ô nhiễm môi trường
thì suy thoái môi trường là điều không thể tránh khỏi.
Một trong những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay ở nước ta đó là
rác thải sinh hoạt - một thách thức lớn đang được xã hội đặc biệt quan tâm.
Nền kinh tế - xã hội càng phát triển, dân số càng gia tăng thì nhu cầu sinh
hoạt của con người cũng tăng lên, theo đó lượng rác thải sinh hoạt phát sinh
ngày càng nhiều. Nguồn nguyên liệu và mọi nguồn lực khác được sử dụng
trong sinh hoạt và sản xuất thì có thể định lượng được nhưng mức độ gây ô
nhiễm môi trường từ lượng chất thải được thải ra thì rất khó xác định, do đó ít
được xã hội quan tâm. Tuy nhiên việc bùng nổ rác thải sinh hoạt hiện nay lại
là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khoẻ cộng đồng, làm mất cảnh quan văn hoá đô thị và nông thôn...
Thành phố Thái Nguyên hiện là đô thị loại 1 trực thuộc Tỉnh, là trung
tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, trung tâm vùng Trung du miền núi phía Bắc
lớn thứ 3 miền Bắc, có hệ thống nhiều trường đại học, cao đẳng và khu công
nghiệp có vốn đầu tư lớn trong cả nước và thu hút rất đông người tập trung do
vậy đang phải đối mặt với những thách thức về vấn đề ô nhiễm môi trường.
2
Toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt của TP. Thái Nguyên được Công ty
TNHH MTV Môi Trường và Công Trình Đô Thị Thái Nguyên thu gom, vận
chuyển và xử lý tại bãi rác Đá Mài, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên. Tuy
nhiên, việc xử lý rác thải sẽ làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và con người.
Được sự đồng ý, nhất chí của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ
nhiệm khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn của cô giáo ThS. Dương Minh
Ngọc - Giảng viên khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá chất lượng nước và đề xuất biện
pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực bãi rác Đá Mài xã Tân Cương,thành
phố Thái Nguyên ”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá chất lượng nước tại khu vực bãi rác Đá Mài và đề xuất biện
pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng nước thải khu vực bãi rác Đá Mài.
- Đánh giá hiện trạng nước mặt xung quanh khu vực bãi rác Đá Mài.
- Đánh giá cảm quan của người dân xung quanh bãi rác Đá Mài.
- Đề xuất những biện pháp quản lý chất lượng môi trường nước, góp
phần nâng cải thiện chất lượng nước và môi trường xung quanh
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập
- Tạo cho sinh viên cơ hội nâng cao kiến thức, tiếp cận với thực tiễn,
vận dụng với lý thuyết đã học vào thực tế, rèn luyện kỹ năng tang hợp và
phân tích số liệu.
- Trong quá trình thực hiện đề tài, sinh viên được đóng vai trò như một
cán bộ môi trường tập sự, làm bước đệm cho công việc trong tương lai.
3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Các số liệu thu thập, tổng hợp, phân tích được chính xác có thể sử
dụng làm căn cứ để đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của
địa phương.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh
doanh, cơ sở quản lý môi trường nói chung và người dân trong khu vực
nói riêng.
- Góp phần nâng cao chất lượng sản xuất, phát triển kinh tế đi đôi với
bảo vệ môi trường.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Tổng quan về chất thải
Theo điều 3, Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính
phủ về quản lý chất thải rắn [6].
Hoạt động quản lý chất thải rắn: bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản
lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại,thu
gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm
ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe
con người.
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
Chất thải rắn sinh hoạt: là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân,
hộ gia đình, nơi công cộng.
Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất hoặc tiêu
dùng, được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản
xuất sản phẩm khác.
Thu gom chất thải rắn: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu
giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.
Lưu giữ chất thải rắn: là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời
gian nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến
cơ sở xử lý.
Vận chuyển chất thải rắn: là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi
phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng
hoặc chôn lấp cuối cùng.[6]
5
Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong
chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất
thải rắn.
Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là ho ạt động chôn l ấp phù hợp
với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp
vệ sinh. Phân loại rác tại nguồn: là việc phân loại rác ngay từ khi mới thải
ra hay gọi là từ nguồn. Đó là một biện pháp nhằm thuận lợi cho công tác
xử lý rác về sau.
Rác: là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định,
bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh
hoạt là một bộ phần của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phát sinh
từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người [8].
Chất thải là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con
người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại,
sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài
ra, còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện
giao thông, chất thải là kim loại, hóa chất và từ các vật liệu khác [13].
Tái chế chất thải: là người ta lấy lại những phần vật chất của sản phẩm
hàng hóa cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra sản phẩm mới.
Tái sử dụng chất thải: là việc sử dụng những sản phẩm hoặc nguyên liệu
có quãng đời sử dụng kéo dài có thể sử dụng được nhiều lần mà không bị thay
đổi hình dạng vật lý, tính chất hóa học.
2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn
Có thể phân ra các nguồn phát sinh chất thải rắn như sau:
Từ sinh hoạt: Phát sinh từ các hộ gia đình, các biệt thự và các căn hộ
chung cư. Thành phần rác thải này bao g ồm: Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng
hoá (bằng giấy, gỗ, carton , plastic, thiếc, nhôm, thuỷ tinh...), đồ dùng điện tử,
6
vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa...), chất thải độc hại như
chất tẩy rửa, bột giặt, chất tẩy trắng, thuốc diệt côn trùng...
Từ khu thương mại: Phát sinh từ các nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn,
nhà trọ, các trạm sửa chữa, bảo hành và dịch vụ. Các loại chất thải từ khu
thương mại bao gồm: Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thuỷ tinh, kim loại, đồ
điện gia dụng và một phần chất thải độc hại.
Từ cơ quan, công sở: Phát sinh ừt trường học, bệnh viện, văn phòng cơ
quan. Thành phần bao gồm: Giấy, nhựa, thuỷ tinh, kim loại...Riêng rác y tế
phát sinh từ các hoạt động khám bệnh, điều trị bệnh và nuôi bệnh nhân
trong các bệnh viện và cơ sở y tế. Vì vậy rác y tế có thành phần phức tạp
gồm các loại bệnh phẩm, kim tiêm, chai lọ chứa thuốc, các loại thuốc quá
hạn sử dụng...
Từ hoạt động giao thông và các công trình xây dựng: Phát sinh từ các
hoạt động xây dựng và tháo dỡ công trình xây dựng, giao thông vận tải như:
xây dựng nhà mới, sữa chữa nâng cấp mở rộng đường phố, cao ốc, san nền
xây dựng. Các loại chất thải bao gồm: gỗ, sắt thép, bê tông, gạch ngói...
Từ dịch vụ công cộng đô thị: Đó là các hoạt động dọn rác vệ sinh đường
phố, công viên, khu vui chơi giải trí...Thành phần bao gồm: rác, cành cây cắt
tỉa, giấy vụn, xác động vật chết...
Từ hoạt động công nghiệp: Phát sinh từ các hoạt động sản xuất của các
xí nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp (sản xuất vật liệu xây dựng, nhà
máy hoá chất, nhà máy lọc dầu, nhà máy chế biến thực phẩm...). Thành phần
của chúng bao gồm: vật liệu phế thải không độc hại và các chất thải độc hại.
Phần rác thải không độc hại có thể đổ bỏ chung với rác thải hộ dân. Đối với
rác thải công nghiệp độc hại phải được quản lý và xử lý riêng.
Từ hoạt động nông nghiệp: Phát sinh từ đồng ruộng, ao vườn, chuồng
trại... Các loại chất thải bao gồm phân rác, rơm rạ, thức ăn thừa...[8]
7
2.1.3. Lợi ích và tác hại của chất thải rắn
2.1.3.1. Lợi ích của chất thải rắn
Các chất thải có thể phân hủy sinh học được ( hay còn g ọi là rác hữu cơ
) thường là những loại rác thải có nguồn gốc từ thực vật, động vật và có thể
bị phân hủy trong môi trường tự nhiên bởi các vi sinh vật. Các loại rác thải
có thể phân hủy sinh học có khả năng tái chế lại để sản xuất năng lượng điện
bằng công nghệ chôn lấp rác để thu khí gas chạy máy phát điện hoặc sản
xuất phân bón bằng công nghệ ủ vi sinh (composting). Việc tái chế chất thải
hữu cơ bằng một hoặc cả hai phương pháp này đều góp phần đáng kể làm
giảm tổng lượng phát thải các loại khí nhà kính ra môi trường tự nhiên và do
đó góp phần kiểm soát hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Nhiều loại rác thải không th ể phân hủy sinh học thường có khả năng tái
chế được hay tái sử dụng được như giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại. Ngay kể
cả một số loại rác thải được xem là có tính nguy hại như dầu bôi trơn, thiết bị
điện/điện tử, pin/ắc quy… nếu được thu gom và đem bán cho các cơ sở tái
chế có công nghệ tái chế an toàn và phù hợp với môi trường thì chúng ta lại
có thể tách riêng các chất/thành phần nguy hại và đem tái chế những thành
phần không nguy hại thành nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, phát
triển kinh tế - xã hội.
Do các tính năng có thể sử dụng lại hay có thể tái chế được của những
thành phần không độc hại nên chất thải sinh hoạt nếu được quản lý tốt và
được phân loại ngay từ nguồn phát sinh thì sẽ trở thành nguồn tài nguyên
quý giá phục vụ sản xuất và đời sống.
Chính vì vậy, các nước phát triển thường đẩy mạnh những hoạt động
nhằm tận dụng tối đa khả năng tái chế và tái sử dụng lại chất thải để tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên như: thực hiện giảm thiểu lượng rác thải phát
sinh, phân loại rác ngay tại nguồn phát sinh (từ các hộ gia đình, công sở, cơ
sở sản xuất/dịch vụ), thu gom rác thải một cách có tổ chức, tái chế chất thải
8
thành các loại sản phẩm tiêu dùng khác nhau hay tái sử dụng chất thải cho
các mục tiêu sản xuất/phát triển kinh tế - xã hội, tiếp thị các sản phẩm tái
chế, khuyến khích sử dụng các nguồn nguyên liệu từ rác tái chế. Thậm chí, ở
nhiều nước tiên tiến, cac hoạt động nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải và
tái sử dụng, tái chế chất thải còn được pháp lý hóa bằng các văn bản luật,
trong đó có quy định rất cụ thể về lượng, loại rác thải được phép bỏ, cách
thải có chất thải, những loại chất thải nào buộc phải tái chế, tái sử dụng…
Ở Việt Nam, đóng góp về kinh tế của hoạt động tái chế chất thải mặc
dù còn chưa được thống kê một cách đầy đủ do hiện nay còn có rất nhiều cơ
sở tái chế quy mô nhỏ và hộ gia đình chưa đăng ký ho ạt động chính thức.
Song theo số liệu công bố của Tổng cục thống kê, trong năm 2007, tổng giá
trị sản xuất của các cơ sở có đăng ký hoạt động trong lĩnh vực tái chế trên
toàn quốc đạt xấp xỉ 390 tỷ đồng, chiếm khoảng 0,1% giá trị sản xuất của toàn
ngành công nghiệp. Như vậy, trên thực tế, giá trị này còn có thể lớn hơn rất
nhiều.[10]
2.1.3.2. Tác hại của chất thải rắn
Tác hại của rác thải sinh hoạt đến môi tr ường
Môi trường đất
Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được
lưu giữ lại trong đất, một số loại chất thải khó phân h ủy như túi nilon, vỏ
lon, hydrocacbon… nằm lại trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất:
thay đổi cơ cấu đất, đất trở nên khô cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị
chết. Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa… đổ xuống đất làm cho đất
bị đóng cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém,đất bị thoái hóa.
Môi trường nước
Lượng rác thải rơi vãi nhi ều, ứ đọng lâu ngày, khi g ặp mưa rác rơi vãi
sẽ theo dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra
ao hồ, sông ngòi, gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận.
9
Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây
mất vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa
nhiều rác thì có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng
oxy hòa tan trong nước giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước
cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật thủy
sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực.
Ở các bãi chôn lấp rác chất ô nhiễm trong nước rác là tác nhân gây ô
nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối
lân cận. Tại các bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa
nước mưa thấm qua thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
Môi trường không khí
Tại các trạm/ bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây
ô nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác,
bụi khói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác.
Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn vấn đề ảnh hưởng đến môi trường
khí là mùi hôi th ối, mùi khí metan, các khíđộc hại từ các chất thải nguy hại.
Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với sức khỏe con người
Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của
chúng lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác
động đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn.[16]
Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp,
cứ đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thì bãi
rác trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh,
chưa kể đến chất thải độc hại tại các bãi rác có nguy cơ gây các bệnh hiểm
nghèo đối với cơ thể người khi tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng
xung quanh.
Rác thải còn tồn đọng ở các khu vực, ở các bãi rác không hợp vệ sinh là
nguyên nhân dẫn đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức
10
khỏe con người. Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ
người mắc bệnh ung thư ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới
15,25 % dân số. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở
phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25 %.
Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị
Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý,
thu gom không h ết, vận chuyển rơi vãi d ọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ
thiên… đều là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng
đến vẻ mỹ quan đường phố, thôn xóm.
Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dân
chưa cao. Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng, lề đường và mương
rãnh vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là khu vực nông thôn nơi mà công tác thu
gom và quản lý vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ.
2.2. Cơ sở pháp lý
-Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và ban hành ngày 23/6/2014.
-Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày
02/6/2012.
-Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước có hiệu
lực thi hành ngày 01/02/2014.
-Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
-Thông tư số 12/2014/TT-BTNMT ngày 17/2/2014, Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã ban hành thông tư quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài
nguyên nước mặt có hiệu lực thi hành ngày 07/04/2014.
11
-QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
-QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước dưới đất.
-TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003): Chất lượng nước - Lấy mẫu -
Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
-TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987): Chất lượng nước - Lấy mẫu –
Phần 4: Hướng dẫn lấy mẫu ở ao hồ tự nhiên và nhân tạo.
-TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005): Chất lượng nước - Lấy mẫu -
Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Hiện trạng quản lý rác thải trên thế giới
2.3.1.1. Tình hình phát sinh, quản lý và thu gom rác thải trên thế giới
Hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới tốc độ đô thị hoá diễn ra
nhanh, công nghiệp hoá phát triển mạnh đã làm nảy sinh nhiều vấn đề về ô
nhiễm môi trường. Thế giới đang đứng trước những thách thức vô cùng quyết
liệt về phát triển và bảo vệ môi trường. Xã hội phát triển, nhu cầu tiêu thụ của
con người tăng lên dẫn đến lượng rác thải cũng tăng lên nhanh chóng.
Theo Nguyễn Thị Anh Hoa (2006) [9], lượng rác tính theo đầu người ở
một số nước là:
Canada: 1,7 kg/người/ngày
Australia: 1,6 kg/người/ngày
Thuỵ Sỹ: 1,3 kg/người/ngày
Thuỵ Điển: 1,3 kg/người/ngày
Trung Quốc: 1,3 kg/người/ngày.
12
Ở các nước phát triển thì việc thu gom đạt hiệu suất cao, một số quốc
gia hầu như lượng chất thải rắn phát sinh được thu gom toàn bộ như: Mỹ,
Thuỵ Điển... Ở các nước nghèo và các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam thì việc đầu tư vào việc thu gom đạt hiệu suất chưa cao, chỉ đạt 60 -
70% thậm chí có n ơi còn thấp hơn (Nguyễn Thị Anh Hoa, 2006) [9].
Trên thế giới, ở một số nước đã có những mô hình phân loại và thu gom
rác thải sinh hoạt rất hiệu quả.
Hà Lan: Người dân phân loại rác thải và những gì có thể tái chế sẽ được
tách riêng. Những thùng rác với kiểu dáng màu sắc khác nhau được sử dụng
trong thành phố. Thùng lớn màu vàng ở gần siêu thị để chứa cácđồ kính, thuỷ
tinh. Thùng màu xanh nhạt để chứa giấy. Tại các nơi đông dân cư sinh sống
thường đặt hai thùng rác màu sắc khác nhau, một loại chứa rác có thể phân
huỷ và loại không phân huỷ.
Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại
riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau: rác hữư cơ, rác vô cơ và
giấy vải. thuỷ tinh, các kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác
thải để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại: giấy, thuỷ tinh, kim loại,
nhựa... đều được đưa đến các cơ sở tái chế hàng hoá.
Đức: Mỗi hộ gia đình được phát 3 thùng rác có màu khác nhau: màu
xanh dùng để đựng giấy, màu vàng đựng túi nhựa và kim loại, còn màu đen
đựng các thứ khác. Các loại này sẽ được mang đến các nơi xử lý khác nhau.
Đối với hệ thống thu gom rác công cộng đặt trên hè phố, rác được chia
thành 4 loại với 4 thùng có màu khác nhau: màu xanh lam đựng giấy, màu
vàng đựng túi nhựa và kim loại, màu đỏ đựng kính, thuỷ tinh và màu xanh
thẫm đựng rác còn lại.
13
2.3.1.2. Tình hình xử lý rác thải trên thế giới
Xã hội càng phát triển thì rác thải càng nhiều và việc xử lý rác thải càng
trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Xử lý rác thải là một vấn đề tổng hợp
liên quan cả về kỹ thuật lẫn kinh tế và xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu và áp
dụng các biện pháp kỹ thuật công nghệ xử lý chất thải rắn đang trở thành vấn
đề quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới; đặc biệt là các nước
công nghiệp phát triển, nơi sử dụng nhiều thành tựu khoa học trong sản xuất
kinh doanh.
Hiện nay, nhiều nước đã nghiên cứu ra nhiều biện pháp tái sử dụng lại
chất thải rắn. Kinh nghiệm một số nước cho thấy có 90% chai và trên 90%
can được đưa vào sử dụng trung bình từ 15 - 20 lần và trong quá trình xử lý
rác, người ta có th ể tái chế ra các loại nhiên liệu rắn và than cốc. ( Nguyễn
Thị Anh Hoa, 2006) [9].
Tuỳ theo điều kiện thực tế mỗi nước mà phương pháp và trình độ công
nghệ xử lý chất thải rắn cũng khác nhau:
Theo con số thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm thế giới thải ra 10 tỷ tấn
CTRSH, trong đó 4 tỷ tấn được thải ra từ các nước trong tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế (OECD). Khối lượng CTR đô thị phát sinh trên toàn nước
Mỹ là 254 triệu tấn/năm, trong đó 33,4% tương đương với 85 tấn đã được tái
chế. Lượng CTRSH phát sinh theo bình quân đầu người ở Nga là 0,82
kg/người/ngày, tương đương khoảng 50 triệu tấn CTRSH/năm; ở Anh là
1,37 kg/người/ngày, khoảng 50 triệu tấn CTRSH/năm.
Ở Thuỵ Điển: Thực hiện chiến lược giảm tối thiểu lượng chất thải rắn
và tăng cường thu hồi phế liệu cho tái chế, áp dụng công nghệ tiên tiến để
phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn (phương pháp hút
chân không tự động để thu gom chất thải rắn). Thuỵ Điển hiện có 282 bãi
14
chôn lấp với tổng số 4,75 triệu tấn chất thải được chôn lấp. Thuỵ Điển là
một trong số những quốc gia thực hiện phân loại rác tại nguồn rất có hiệu
quả với sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư, đồng thời xử lý chất
thải rắn rất có hiệu quả.
Ở Singapore: Chất thải rắn được thu gom bằng túi nilon đặc biệt và
đuựoc phân loại ngay tại nguồn. Đến năm 2001 cả nước có 5 nhà máy đốt
rác với công su ất 9.000 tấn/ngày (kho ảng 97%, còn 3% chôn lấp đặc biệt ở
biển). Hiện nay, mỗi ngày Singapore th ải ra khoảng 16.000 tấn CTRSH. Do
thực hiện công tác phân loại tại nguồn nên 56% khối lượng CTRSH thải ra
mỗi ngày (khoảng 9.000 tấn) được quay lại các nhà máy để tái chế, khối
lượng CTRSH còn lại (khoảng 7.000 tấn) được đưa vào 4 nhà máy để đốt
thành. Trong quá trình tiêu huỷ chất thải rắn, nhiệt được thu hồi để chạy máy
phát điện. Đó là một đất nước sạch, đẹp, văn minh.
Ở Nhật Bản: Do diện tích đất đai có hạn nên hiện nay Nhật Bản đang
sử dụng phương pháp thiêu đốt chất thải rắn với việc thu hồi năng lượng là
chủ yếu (chiếm 72,8% tổng lượng chất thải với 1919 xí nghiệp đốt rác hoạt
động). Công suất của các xí nghiệp lớn nhất lên ớti 1980 tấn/ngày đêm.
Ở Đức: Rất chú trọng đến biện pháp tái sinh chất thải rắn, lượng chất
thải rắn chôn lấp có xu hướng giảm dần (70% năm 1990 chỉ còn l ại 46% ở
những năm cuối thế kỷ 20), nguyên nhân chính là do chính phủ quy định
công nghệ chôn lấp phải tiên tiến, bãi chôn lấp chỉ tiếp nhận rác đã qua
thiêu huỷ hoặc xử lý sơ bộ (nghiền, nén).
Trong khi đó, ở các nước đang phát triển còn phải đối mặt với những khó
khăn về xử lý chất thải. Chủ yếu là thiếu kinh phí, thiếu kinh nghiệm, thường
tập trung xử lý chôn lấp (Mockva 90%, Seoul 70%, Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ
87,5%, Budapest - Hungari 50%, Bangkok 85%, Philipin xấp xỉ 90%, Việt
15
Nam gần 100%), chỉ một khối lượng rất nhỏ được chế biến phân bón và đốt,
xấp xỉ 2% với những kỹ thuật chưa tiên tiến. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực của
các chính quyền đô thị và sự quan tâm của Nhà nước.
Bảng 1.1. Các phương pháp xử lý CTR đô thị ở một số nước
(Nguồn :Tạp chí bảo vệ môi trường – Công tác xử lý CTR trên thế giới )
2.3.2. Hiện trạng quản lý rác thải tại Việt Nam
2.3.2.1. Tình hình phát sinh, thu gom và phân loại rác thải tại Việt Nam
Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về
phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình
quân đạt trên 7%/năm. Năm 1990, Việt Nam có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ.
Tính đến tháng 12/2016 có tổng cộng 795 đô thị các loại, trong đó có 2 đô thị
loại đặc biệt ( Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ), 17 đô thị loại I (thành phố), 25
đô thị loại II (thành phố), 41 đô thị loại III (thành phố), 84 đô thị loại IV (thị
16
xã), 626 đô thị loại V (thị trấn và thị tứ). Trong những năm qua, tốc độ đô thị
hóa diễn ra rất nhanh đã tr ở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước.
Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát
sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng
cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về
quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ
(19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%),
Cao Lãnh (12,5%)... Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh
CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô
thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả
nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình,
nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở,
đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất
thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt
để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị.
Theo Lê Văn Khoa (2001) [10], nhìn chung lượng chất thải rắn đô thị
phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là sự phát triển của nền kinh tế và dân số. Theo
thống kê mức chất thải rắn ở các nước đang phát triển trung bình là 0,3
kg/người/ngày. T ại các đô thị ở nước ta, trung bình mỗi ngày mỗi người thải
khoảng 0,5 - 0,8 kg rác. Khối lượng rác tăng theo sự gia tăng của dân số. Rác
tồn đọng trong khu tập thể, trong phố xá phụ thuộc vào các yếu tố như: địa
hình, thời tiết, tần suất thu gom... Rất khó xác định thành phần chất thải rắn
đô thị vì trước khi tập trung đến bãi, rác đã được thu gom sơ bộ. Tuy thành
phần CTR ở các đô thị là khác nhau nhưng đều có chung 2 đặc điểm : Thành
phần rác thải hữu cơ khó phân hủy, thực phẩm hư hỏng, lá cây, cỏ trung bình
chiếm khoảng 30 - 60%. Đây là điều kiện tốt để chôn, ủ hay chế biến CTR
17
thành phân hữu cơ. Thành phần đất, cát, vật liệu xây dựng và các chất vô cơ
khác trung bình chiếm khoảng 20 - 40%.
Bên cạnh đó, thành ph ần và kh ối lượng CTR thay đổi theo các yếu tố
sau: điều kiện kinh tế - xã h ội, thời tiết trong năm, thói quen và thái độ của
xã hội, quản lý và ch ế biến trong sản xuất, chính sách của nhà n ước về
chất thải.
Theo báo cáo môi trường quốc gia, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đã tăng
tới 0,9 kg lên 1,2 kg/người/ngày ở các thành phố lớn, từ 0,5 lên 0,65
kg/người/ngày tại các đô thị nhỏ. Dự báo tổng lượng chất thải rắn phát sinh có
thể tăng lên 35 triệu tấn vào năm 2015, 45 triệu tấn vào năm 2020. Trong khi
đó tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở các vùng đô thị trung bình đạt khoảng 70%, ở
các vùng nông thôn nhỏ đạt dưới 20%, phương thức chủ yếu là chôn lấp.
Tổng cục môi trường, 2016 [10] lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ
yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. H ồ Chí Minh. Tuy chỉ
có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày
(2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả
các đô thị bảng 1.2.
Bảng 1.2. Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam năm 2016
(Nguồn : báo cáo môi trường Quốc gia năm 2016 – CTR )
18
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị
vùng Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245
tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở
lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng
phát sinh CTRSH đô thị là 1.622.060 t ấn/năm (chiếm 25,12%). Cácđô thị
khu vực miền núi Tây Bắc bộ có lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ
có 69.350 t ấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng
Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm
3,68%) (bảng 2.3). Đô thị có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là TP. H ồ Chí
Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng CTRSH phát
sinh ít nhất là Bắc Kạn - 12,3 tấn/ngày; TP Yên Bái 33,4 tấn/ngày.[10]
Bảng 1.3: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm 2016
(Nguồn : Tổng cục Môi trường , 2016)
19
Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc
biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84 - 0,96kg/người/ngày); đô thị loại II
và loại III có t ỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương
đương nhau (0,72 - 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh
CTRSH đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày.
Qua các số liệu thống kê trên ta thấy tổng lượng phát sinh CTRSH tại
các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao (10%/năm) so
với các nước phát triển trên thế giới. Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô
thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV lên khoảng 6,5 triệu tấn/năm (năm
2004: tổng lượng chất thải sinh hoạt của tất cả các đô thị Việt Nam là 6,4 triệu
tấn/năm). Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2010 vào khoảng hơn
12 triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để quản lý
tốt nguồn thải này đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biết quan tâm hơn
nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư
công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường
do CTRSH gây ra.
Ở nước ta hiện nay sự gia tăng chất thải rắn là rất nhanh nhưng việc thu
gom chưa đạt hiệu quả cao. Tỷ lệ thu gom chất thải ở cácđô thị trung bình đạt
khoảng 71%, đối với khu vực nông thôn thì tỷ lệ thu gom thấp hơn chỉ đạt
khoảng 20 - 30%.
Việc phân loại từ đầu nguồn rác thải sinh hoạt là việc làm thường xuyên
tại các nước phát triển, ở Việt Nam mô hình phân loại rác tại nguồn cũng đã
được triển khai và đi vào thực tiễn. Ví dụ ở Hà N ội và Thành Phố Hồ Chí
Minh việc phân loại rác thải tại nguồn được triển khai như sau:
Tại Hà Nội: Việc phân lo ại rác thải tại nhà trong "sáng kiến 3R" do
chính phủ Nhật Bản viện trợ đã thí điểm trên địa bàn 4 quận: Hoàn Kiếm,
Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình. Việc phân phát thùng rác hữu cơ (màu
xanh) và vô cơ (màu da cam) và túi sinh thái được triển khai theo từng tổ dân
20
phố. Người dân sẽ phân loại rác tại nhà, chỉ đổ rác vào một số giờ nhất định
trong ngày và một số giờ nhất định trong tuần, cụ thể từ 18h - 20h30p hàng
ngày đối với rác hữu cơ và t ừ 18h - 20h30p các ngày thứ 3,5,7 và chủ nhật
đối với rác vô cơ [17].
Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Từ năm 1997, thành phố đã thực hiện thử
nghiệm dự án phân loại rác tài nguyên do cộng đồng châu Âu tài trợ tại khu
phố 4, phường 12, quận 5. Dự án đã hỗ trợ 530 thùng rác vô cơ, 10 thùng rác
công cộng và xây dựng nhà môi trường tại 220 Lương Nhữ Học. UBND
thành phố cũng đã phê duyệt dự án đầu tư thu gom, vận chuyển và xử lý CTR
với công nghệ phân loại chất thải tại nguồn ở quận 5 do UB Châu Âu tài trợ,
với tổng mức đầu tư là 769.231 EURO. Theo dự án này, các hộ dân ở Quận 5
sẽ được cấp phát các loại thùng thu gom rác để phân loại rác tại hộ gia đình,
khu vực công cộng và hỗ trợ xây dựng trạm chung chuyển rác (Nguyễn Ngọc
Cường, 2006) [5].
2.3.2.2. Tình hình xử lý rác ở Việt Nam
Ở nước ta hiện nay đang sử dụng các phương pháp xử lý CTR sau đây:
Chôn lấp, chế biến vi sinh, thiêu đốt, tái sinh/ tái sử dụng và xử lý chất thải
bằng công nghệ của hai công ty Tâm Sinh Nghĩa, Seraphin.
a. Chôn lấp
Hầu như các đô thị đều sử dụng phương pháp chôn lấp CTR là chủ yếu.
Tuy nhiên, chỉ có 15/16 tỉnh/ thành phố có bãi chôn lấp vệ sinh. Theo thống
kê có 149 bãi rác cũ không h ợp vệ sinh (21 bãi cấp tỉnh/ thành phố và 128 bãi
cấp huyện/ thị trấn).
Về thực chất, đa số BCLCTR đó ch ỉ đơn thuần là nơi đổ rác lộ thiên,
không được quy hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành đúng theo quy định
bãi chôn lấp vệ sinh (BCLVS), vị trí thường gần khu dân cư (khoảng cách
200 - 500 m, thậm chí có bãi chỉ cách khu dân cư 100m), không có lớp chống
thấm ở thành và đáy ô chôn lấp, không có hệ thống thu gom và xử lý nướcrác,
21
khí rác, quy trình vận hành chôn lấp không đúng kỹ thuật. Đặc biệt là nước
rác và khí rác do phân huỷ kỵ khí từ các thành phần nước rác trong bãi chôn
lấp đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và hệ sinh thái, ảnh
hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Chính vì vậy, trong 439 cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trong phải xử lý triệt để (theo quyết định 64/2003/QĐ -
TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tướng chính phủ) có 52 bãi chôn lấp CTR,
trong đó có 3 BCLCTR phải xử lý khẩn cấp trước năm 2005 (đóng cửa), 29
bãi phải nâng cấp cải tạo và 20 bãi phải xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm.
Gần đây, một số đô thị đã xây dựng BCLCTRVS, bước đầu hoạt động có
hiệu quả, điển hình là BCL Nam Sơn (Hà Nội), Khánh Sơn 2 (Đà Nẵng),...
b. Chế biến phân vi sinh (compost)
Nước ta hiện có 10 nhà máy chế biến rác thải có thành phần hữu cơ cao
thành phân bón vi sinh. Các nhà máy xử lý CTR thành phân bón mới chỉ thực
hiện ở các thành phố lớn nhưng với quy mô và công suất nhỏ. Đó là nhà máy
chế biến rác thải Cầu Diễn (Hà N ội) với công suất xử lý 50 nghìn tấn rác/năm
(công nghệ Tây Ban Nha); Nhà máy xử lý rác thải Nam Định với công suất
xử lý 250 tấn/ ngày (Công nghệ Pháp); công nghệ Dano - Đan Mạch tại Hoóc
Môn - TP. HCM công suất 240 tấn/ ngày; nhà máy xử lý rác thải Bà Rịa -
Vũng Tàu công suất 100m3
/ ngày,... Ngoài ra, một số đô thị khác như Việt
Trì, Vinh, Huế, Ninh Thuận,... cũng có nhà máy xử lý rác thành phân bón,
trong đó công nghệ chế biến rác thải thành phân bón và các sản phẩm khác
của nhà máy Đông Vinh (Vinh), Thu ỷ Phương (Huế) và Ninh Thuận hoàn
toàn do Việt Nam tự nghiên cứu và chế tạo.
Chất lượng phân bón của nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn (Hà Nội)
do Tây Ban Nha và Nam Định do Pháp đầu tư được đánh giá tốt. Đối với
phân bón hữu cơ do các nhà máy của Việt Nam nghiên cứu chế tạo đang trong
thời kỳ thử nghiệm nhưng đã cho kết quả khả quan, như là công nghệ chế
biến phân vi sinh tại Nhà Máy Thuỷ Phương (Huế) đã có khẳ năng tiêu thụ
22
trên thị trường và có ch ất lượng tương đối tốt. Tuy nhiên, một số nhà máy
chế biến phân vi sinh v ới công nghệ đơn giản nên hoạt động không hiệu quả
(Thành phố Vũng Tàu và thành phố Vinh).
c. Thiêu đốt
Ngoài công nghệ thiêu đốt CTR nguy hại từ công nghiệp tại khu liên hợp
xử lý CTR Nam Sơn (Hà Nội), hiện nay nước ta chỉ sử dụng phương pháp
thiêu đốt đối với CTR y tế. Tính đến năm 2016, cả nước có 61 lò đốt CTR y
tế, trong đó:
+ 14 lò sản xuất trong nước, các lò khác đều nhập từ nước ngoài.
+ 3/61 lò đốt có thiết bị xử lý khí th ải (nhưng chỉ có 2 lò đốt vận hành
thiết bị xử lý khí thải). Những lò khác không xử lý khí th ải nên chưa kiểm
soát được ô nhiễm không khí.
+ 2/61 lò đốt công suất lớn sử dụng chung (CS >1 tấn/ ngày) được đặt
bên ngoài bệnh viện; các lò đốt khác đều đặt trong khuôn viên bệnh viện.
Tại thành phố Hà Nội, ngoài lò đốt chất thải y tế tập trung ở Cầu Diễn
(CS 3,2 tấn /ngày) và một số lò đốt riêng của một số bệnh viện, còn có lò đốt
CTR công nghiệp nguy hại (công suất 150 kg/h) đã hoạt động từ năm 2003.
23
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nước mặt và nước ngầm khu vực bãi rác Đá Mài – xã Tân Cương – TP.
Thái Nguyên.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Bãi rác Đá Mài – xã Tân Cương – TP. Thái Nguyên thuộc công ty cổ
phần môi trường & công trình đô thị.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 08/2017 đến tháng 12/2017.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu .
3.3.2. Hiện trạng môi trường nước tại bãi rác Đá Mài, xã Tân Cương, TP.
Thái Nguyên
3.3.3. Đề xuất một số phương pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường khu vực bãi rác Đá Mài
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập thông tin về bãi rác Đá Mài, xã Tân Cương, TP.Thái Nguyên qua
sách báo, internet và công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên.
- Kế thừa số liệu quan trắc chất lượng nước thải tại báo cáo quan trắc môi
trường công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên.
- Tìm hiểu các văn bản pháp luật liên quan tới đề tài.
- Tham khảo tài liệu thông qua internet, sách báo có liên quan tới đề tài.
24
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu
- Phương pháp lấy mẫu:
TCVN 5994:1995 (ISO 5667 - 4:1987) Chất lượng nước - Lấy mẫu -
Phần 4: Hướng dẫn lấy mẫu ở ao hồ tự nhiên và nhân tạo.
TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) Chất lượng nước - Lấy mẫu -
Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
- Thời gian lấy mẫu: 7 giờ đến 7 giờ 30 phút ngày 23/11/2017.
- Loại mẫu và kí hiệu mẫu:
+ Mẫu nước suối cách bãi rác Đá Mài 300m : M1 về phía Đông
+ Mẫu nước suối cách bãi rác Đá Mài 500m : M2 về phía Đông
+ Mẫu nước suối cách bãi rác Đá Mài 700m : M3 về phía Đông
TCVN 6663-11:2011 (ISO 5667-11:2009) về Chất lượng nước – Lấy
mẫu- Phần 11: Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm
- Loại mẫu và ký hiệu mẫu:
+ Mẫu nước ngầm : N1 lấy tại nhà ông Ngô Văn Quyền, xóm 1, Hồng
Thái, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên.
+ Mẫu nước ngầm : N2 lấy tại nhà ông Hoàng Cao Chung, xóm 2,
Hồng Thái, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên.
+ Mẫu nước ngầm : N3 lấy tại nhà ông Hoàng Tuấn Ngân, xóm Hồng
Thái, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên.
Mẫu được lấy đại diện trung bình cho đối tượng cần quan trắc.
- Cách bảo quản và xử lý mẫu mẫu: TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-
3:2003): Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử
lý mẫu.
3.4.3. Phương pháp phân tích mẫu
Mẫu được bảo quản và phân tích tại Phòng thí nghiệm khoa Môi
trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
25
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu phân tích trong phòng thí nghiệm
STT Chỉ tiêu phân tích Tiêu chuẩn
1 pH TCVN 6492:2011
2 BOD5 TCVN 6001-2:2008
3 COD TCVN 6491:1999
4 TSS TCVN 6625:2000
5 Fe TCVN 6177:1996
6 PO4
3-
TCVN 6494-1:2011
7 Zn TCVN 6193:1996
8 NO3
-
TCVN 7323-1:2004
3.4.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Tổng kết số liệu thông qua phần mềm Microsoft office excel, Microsoft
office word. So sánh số liệu đã phân tích được với QCVN08-
MT:2015/BTNMT, QCVN 09-MT:2015/BTNMT và các TCVN để đưa ra
những đánh giá, nhận xét chính xác và đầy đủ.
3.4.5. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành thu thập thông tin của 50 hộ dân khu vực xung quanh Bãi rác
Đá Mài và nhà máy xử lý rác thải xã Tân Cương - tỉnh Thái Nguyên về hiện
trạng môi trường nước với bộ câu hỏi phỏng vấn.
Phương pháp này giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quan và sơ bộ
về khu vực nghiên cứu, đồng thời kiểm tra tính chính xác của những tài liệu, số
liệu đã thu thập được từ đó rút ra nhận xét chung về khu vực nghiên cứu.
Số hộ được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, khoảng cách từ Bãi
rác Đá Mài xã Tân Cương.- Tỉnh Thái Nguyên đến các hộ lựa chọn điều tra là
khoảng 70m đến 1000m.
26
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu
4.1.1.1. Vị trí địa lý bãi rác Đá Mà Xã Tân Cương
Bãi rác Đá Mài cách UBND xã Tân Cương 4km, cách đập tràn Hồng
Thái 2km. Đường từ thành phố Thái Nguyên vào bãi rác Đá Mài là đường
Tân Cương, rẽ vào đường đập tràn Hồng Thái.
Hình 4.1 Vị trí địa lý bãi rác Đá Mài và nhà máy xử lý rác thải Xã Tân Cương
27
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Khu vực nghiên cứu nằm trên dạng địa hình đồi kiến tạo bào mòn.
Dạng địa hình này chiếm xấp xỉ 90% tổng diện tích khu vực bãi rác, bao gồm
các quả đồi thấp có đỉnh tròn, sườn thoải, dạng bát úp, nằm xen giữa các quả
đồi là các thung lũng nhỏ, hẹp.
Hiện tại, các quả đồi được trồng cây công nghiệp như chè, keo, bạch
đàn. Các thung lũng nhỏ hẹp được trồng lúa và hoa màu của nhân dân địa
phương. Hình thành lên dạng địa hình này do quá trình hoạt động kiến tạo
tạo nên, quá trình bào mòn đang tiếp diễn. Độ cao tuyệt đối các đỉnh, sườn
đồi thay đổi lớn từ 29 m đến 53 m, địa hình có xu hướng thấp dần về phía
Đông Bắc.
4.1.1.3. Địa chất công trình
Theo số liệu Báo cáo khảo sát địa chất công trình, địa tầng khu vực mặt
bằng nhà máy gồm có 05 lớp đất đá. Các lớp đất có bề dày thay đổi, khả năng
chịu tải từ khá đến tốt.
4.1.1.4. Đặc điểm khí hậu
Khu vực dự án mang đặc trưng khí hậu miền núi Bắc Bộ có 02 mùa rõ
rệt: mùa nóng mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, hướng gió chủ đạo là
hướng Đông Nam; mùa lạnh mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hướng
gió chủ đạo là hướng Đông Bắc.
Quá trình lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm phụ thuộc rất
nhiều vào điều kiện khí hậu tại khu vực thực hiện dự án. Các yếu tố đó là:
- Nhiệt độ không khí.
- Độ ẩm không khí và chế độ bốc hơi.
- Lượng mưa.
- Tốc độ gió và hướng gió.
- Nắng và bức xạ.
- Các yếu tố khí hậu bất thường (giông, bão nhiệt đới,…)
28
• Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hoá các
chất ô nhiễm trong không khí. Nhiệt độ không khí có liên quan đến quá trình
bay hơi của các chất hữu cơ. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí
và môi trường lao động là những yếu tố gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ
con người và đời sống hệ sinh thái động thực vật. Điều đó cũng giải thích tại
sao yếu tố nhiệt độ không khí được dùng để tính toán mức độ ô nhiễm môi
trường không khí và trong thiết kế kiểm soát ô nhiễm môi trường. Nhiệt độ
không khí càng cao thì tác động của các độc tố càng mạnh, có nghĩa là tốc độ
lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong môi trường càng lớn.
Bảng 4.1: Nhiệt độ trung bình tháng trong năm 2016
Nhiệt độ trung bình tháng (0
C)
tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Giá trị 17,7 18 20 25,1 26,5 29,0 29,1 27,4 27,4 26,7 23,7 17,3
Nguồn: (Trung tâm quan trắc và bảo vệ môi trường,[16])
Tại khu vực Bãi rác:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 24 o
C.
+ Nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất: 29,10
C (tháng 7).
+ Nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất: 17,30
C (tháng 12).
• Độ ẩm không khí và chế độ bốc hơi
Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố cần thiết khi đánh giá mức
độ tác động tới môi trường không khí của dự án. Đây là tác nhân ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm. Trong điều kiện độ
ẩm lớn, các hạt bụi trong không khí có thể liên kết với nhau tạo thành các hạt
to hơn và rơi nhanh xuống đất. Từ mặt đất các vi sinh vật phát tán vào môi
29
trường không khí, độ ẩm lớn tạo điều kiện vi sinh vật phát triển nhanh chóng
và bám vào các hạt bụi ẩm lơ lửng trong không khí bay đi xa, gây truyền
nhiễm bệnh. Độ ẩm còn có tác dụng với các chất khí như: SO2,CH4,… hoà
hợp với hơi nước trong không khí tạo thành các axit.
Bảng 4.2: Độ ẩm không khí trung bình tháng trong năm 2016
Độ ẩm không khí trung bình tháng (%)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Giá trị 78 86 87 83 81 82 85 88 78 82 79 78
(Nguồn: Trung tâm quan trắc và bảo vệ môi trường)
Theo như bảng tổng hợp trên thì:
- Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí : 82%
- Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất (tháng 8) : 88%
- Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) : 78%
Lượng bốc hơi hàng năm khoảng 40 mm, tháng 5 là tháng có lượng bốc
hơi nhiều nhất (5 mm), trong những tháng mùa khô chỉ số ẩm ướt k < 0,5.
• Lượng mưa
Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải
lỏng. Các hạt mưa kéo theo các hạt bụi và hoà tan một số chất độc hại trong
không khí rồi rơi xuống đất, có khả năng gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nước.
Mưa làm sạch bụi ở các lá cây do đó làm tăng khả năng hút bụi của các dải
cây xanh cách ly bảo vệ khu dân cư.
Bảng 4.3: Lượng mưa trung bình tháng trong năm 2016
Lượng mưa trung bình tháng (mm)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Giá trị 2 24 41 19 391 233 262 328 215 83 87 6
(Nguồn: Trung tâm quan trắc và bảo vệ môi trường)
30
Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bổ theo 2 mùa: mùa mưa kéo
dài từ tháng 5 đến tháng 9, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa đạt
tới cực đại vào tháng 8 (tháng nhiều bão nhất trong vùng), mùa khô (ít mưa)
từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
- Lượng mưa trung bình năm : 1695,9 mm
- Lượng mưa tháng lớn nhất: 391,3 mm (tháng 5)
- Lượng mưa tháng nhỏ nhất: 2,3 mm (tháng 1)
• Tốc độ gió và hướng gió
Gió là yếu tố khí tượng cơ bản có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô
nhiễm trong khí quyển và xáo trộn các chất ô nhiễm trong nước. Tốc độ gió
càng cao thì thì chất ô nhiễm không khí càng lan toả xa nguồn ô nhiễm và
nồng độ chất ô nhiễm càng được pha loãng bởi không khí sạch. Ngược lại khi
tốc độ gió càng nhỏ hoặc không có gió thì chất ô nhiễm sẽ bao chùm xuống
mặt đất tại chân các nguồn thải làm cho nồng độ chất gây ô nhiễm trong
không khí xung quanh nguồn thải sẽ đạt giá trị lớn nhất. Hướng gió thay đổi
làm cho mức độ ô nhiễm và khu vực ô nhiễm cũng bị thay đổi.
Bảng 4.4: Tốc độ gió trung bình tháng trong năm 2016
Tốc độ gió trung bình tháng (m/s)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Giá trị 1,5 1,5 1,2 1,3 1,6 1,6 1,4 1,2 1,3 1,2 1,3 1,4
(Nguồn: Trung tâm quan trắc và bảo vệ môi trường)
Tại khu vực nghiên cứu, trong năm có 2 mùa chính, mùa Đông gió có
hướng Bắc và Đông Bắc, mùa Hè gió có hướng Nam và Đông Nam.
• Nắng và bức xạ
Bức xạ mặt trời và nắng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến
chế độ nhiệt trong vùng, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát tán cũng như
biến đổi các chất ô nhiễm
31
- Số giờ nắng trung bình trong năm: 1588 giờ
- Số giờ nắng trung bình lớn nhất trong tháng: 187 giờ
- Số giờ nắng trung bình nhỏ nhất trong tháng: 46 giờ
- Bức xạ trung bình năm: 122 kcal/cm2
/năm
• Độ bền vững khí quyển
Độ bền vững khí quyển xác định theo tốc độ gió và bức xạ mặt trời vào
ban ngày và độ che phủ mây vào ban đêm. Khu vực Thái Nguyên có lượng
mây trung bình năm vào khoảng 7,5/10. Thời kỳ nhiều mây nhất là vào cuối
mùa Đông mà tháng cực đại là tháng III, lượng mây trung bình là 9/10, ít mây
nhất là 4 tháng cuối năm, tháng đạt cực tiểu là tháng X, XI, lượng mây trung
bình chỉ 6/10.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Dân số, lao động
Dự án triển khai trên địa bàn xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên.
Tính đến thời điểm tháng 6/2013, tống dân số xã Tân Cương là 5744 người,
trong đó số người trong độ tuổi lao động là 3760 người (1685 nam và 2075
nữ) Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển,
từ lâu Tân Cương đã được biết đến như một vùng chè nổi tiếng của Việt Nam.
Cho đến nay, sản phẩm chè Tân Cương đã được xuất khẩu đi nhiều nước
như: Pháp, Iran, Iraq, Algérie, Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nước khác.
4.1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai
Khu vực dự án nằm trên địa bàn xã Tân Cương. Dự án có tổng diện tích
là 25 ha. Đa số diện tích đất khu vực dự án hiện trạng là đất nông nghiệp, lâm
nghiệp, một diện tích nhỏ là đất thổ cư.
4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
a.Giao thông:
*Trên địa bản tỉnh: mạng lưới giao thông vận tải tương đối phát triển
bao gồm các tuyến vận chuyển đường bộ, đường sắt, đường sông. Cụ thể:
32
• Đường bộ:
Tổng chiều dài đường bộ của tỉnh Thái Nguyên là 2.753 km, trong đó:
Quốc lộ 183 km, tỉnh lộ 105,5 km, đường liên xã 1764 km. Hệ thống tỉnh lộ
và quốc lộ đều được dải nhựa.
Tuyến đường QL1B nối Thái Nguyên với Lạng Sơn được nâng cấp
thành đường cấp IV miền núi với tải trọng H30
QL3 nối Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng sang Trung
Quốc mới được đầu tư, nâng cấp rất thuận tiện cho vận chuyển đường bộ
tải trọng lớn.
QL279 nối Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn
QL37 nối Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang
Ngoài ra hệ thống đường giao thông tỉnh lộ, huyện lộ cùng với các
tuyến đường QL tạo thành hệ thống giao thông liên hoàn nối Thái Nguyên với
các tỉnh lân cận.
• Đường sắt:
Khu vực có tuyến đường sắt Quán Triều - Hà Nội; Lưu Xá - Kép -
Uông Bí là mối giao lưu quan trọng giữa khu công nghiệp gang thép với vùng
than Quảng Ninh và các vùng kinh tế khác của cả nước.
• Đường thuỷ:
Sông Công và Sông Cầu, có cảng Đa Phúc là cảng sông lớn nhất Thái
Nguyên. Tuyến Đa Phúc đi Hải Phòng 101 km, đi Hòn Gai 215 km. Vận tải
đường sông cho xà lan 200 tấn hoạt động.
*Trong khu vực : không có đường giao thông chạy qua, chỉ có các
đường đất dân sinh của khu vực. Gần khu vực bãi rác Đá Mài có suối nhỏ là
suối Đá Mài
b.Mạng lưới điện:
Nguồn điện cấp cho bãi rác Đá Mài Xã Tân Cương do mạng lưới Quốc
gia cung cấp.
33
4.1.2.4. Về các lĩnh vực xã hội
- Công tác giáo dục - đào tạo: đã có bước chuyển biến tích cực, số
trường lớp, số học sinh đều tăng, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học
đang được cải thiện. Chất lượng dậy và học đang được nâng lên. Đến nay đã
khác phục được tình trạng thiếu giáo viên và đang từng bước chuẩn hoá đội
ngũ giáo viên.
- Y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình: các chương trình Y tế quốc gia
được tổ chức thực hiện tốt, trong những năm qua không có dịch bệnh lớn xẩy
ra. Việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm. xã có trạm y tế xã
với đội ngũ cán bộ y tế đã được đào tạo.
- Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao: đã có nhiều chuyển
biến tích cực và từng bước được xã hộ hoá. Tổ chức tốt các ngày kỷ niệm, các
hoạt động biểu diễn văn hoá, văn nghệ, thi đấu thể thao,… chất lượng ngày
càng được nâng cao.Phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng bản văn hoá,
cơ quan văn hoá bước đầu được thực hiện, đông đảo quần chúng nhân dân
hưởng ứng. Các hoạt động tuyên truyền ngày càng được đẩy mạnh thông qua
hệ thống truyền thanh - truyền hình và các hình thức khác đã truyền tải chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân.
- Thực hiện các chính sách xã hội: được triển khai tốt thông qua các
hoạt động tuyên truyền giáo dục, động viên thăm hỏi, phát huy đạo lý uống
nước nhớ nguồn, bằng các hoạt động nhân đạo tình nghĩa, từ đó nâng cao lòng
tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
- An ninh, quốc phòng: an ninh trật tự và trật tự an toàn xã hội được giữ
vững, thường xuyên phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ
quốc, ngăn ngừa tội phạm và các tệ nạn xã hội, xử lý nghiêm khắc các hành vi
vi phạm pháp luật.
34
4.1.3. Quy mô, thiết kế, công suất xử lý bãi rác Đá Mài
- Bãi rác Đá Mài Khởi công từ ngày 7 tháng 4 năm 2010 Với sự nỗ lực
vượt bậc, bãi rác Đá Mài- Tân Cương đã hoàn thành ngày 30 tháng 12 năm
2010 đúng tiến độ yêu cầu, công trình được nghiệm thu, đưa vào sử dụng
ngay. Được thiết kế trên diện tích 5,3ha, bãi rác Đá Mài - Tân Cương là một
thung lũng có ba mặt là núi, mặt còn lại phải đắp một con đập lớn. Toàn bộ
diện tích trên bề mặt được đắp lớp đất sét dày 30 cm, đầm chặt K90.
- Bãi rác gồm 5 ô chôn lấp với tổng diện tích 25 ha, công suất xử lý 100
m3 rác thải/ngày.
- Bãi rác Đá Mài nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 12 km về
phía Tây Nam, cách UBND xã Tân Cương 4 km. Xung quanh khu vực bãi rác
Đá Mài trong phạm vi bán kính 3 km tính từ vành đai của bãi rác không có
công trình khai thác nước ngầm. Như vậy, xét về vị trí bãi rác Đá Mài có vị trí
đảm bảo tiêu chuẩn. Qua bảng tổng hợp từ các phiếu điều tra cho thấy đa
phần các hộ dân sinh sống trong phạm vi 1000 m tính từ tường rào của bãi rác
Đá Mài chủ yếu sử dụng nguồn nước sinh hoạt được khai thác từ giếng đào và
giếng khoan. Nhìn chung nước sử dụng là nước trong, không có dấu hiệu bị ô
nhiễm hay ảnh hưởng bởi bãi rác Đá Mài.
- Công nghệ xử lý rác thải tại bãi rác Đá Mài Bãi rác Đá Mài sử dụng
công nghệ chôn lấp để xử lý rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên, rác hữu cơ (rác phân hủy được) được xử lý bằng biện pháp
sinh học tự nhiên và loại rác không phân hủy được bằng cách chôn lấp. hiện
trong điều kiện thuận lợi nhất.
- Quy trình công nghệ xử lý nước rác Nước thải bãi rác công suất lớn
nhất: 220 - 250 m3
/ngày đêm, nước bãi rác được xử lý bằng phương pháp sinh
hóa nhiều bậc kết hợp hồ sinh học trước khi xả nước ra suối Đá Mài.
35
4.2. Hiện trạng môi trường nước tại bãi rác Đá Mài, xã Tân Cương, TP.
Thái Nguyên
4.2.1. Thực trạng chất lượng môi trường nước tại bãi rác đá mài
Việc tập kết rác thải ở những bãi rác thải tập trung không được xử lý sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân.
Trong thời gian thực tập tôi đã thực hiện điều tra khảo sát lấy ý kiến của 50
người dân sống trong khu vực lân cận bãi rác để có được những ý kiến vừa
khách quan, vừa có thể phán ánh rõ nhất về hiện trạng môi trường tại đây,
được thể hiện ở bảng .
Bảng 4.5. Đánh giá chung của người dân về môi trường nước khu vực
bãi rác Đá Mài
Mức độ Rất ô nhiễm Ô nhiễm Ít ô nhiễm
Số phiếu 32 18 0
Tỉ lệ % 64% 36% 0%
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện mức độ ô nhiễm môi trườngnước theo đánh giá của
người dân
36
Nhận xét:
Theo ý kiến đánh giá khách quan của người dân sống xung quanh bãi rác thì
nhìn chung hiện trạng môi trường nước tại đây đang bị ô nhiễm. Nguyên nhân
chủ yếu là do khối lượng rác đưa về bãi chôn lấp lớn, quá trình xử lý gặp
nhiều khó khăn do thành phần rác thải đổ về đây khá phức tạp đồng thời hệ
thống chôn lấp đã xuống cấp không đảm bảo hiệu quả xử lý.
4.2.2. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực xung quanh bãi rác
Đá Mài.
Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt khu vực bãi rác Đá Mài,
tôi đã tiến hành quan trắc nước mặt, bảng 4.6 sẽ cho ta biết được giá trị của
các chỉ tiêu ô nhiễm.
Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt
TT Chỉ tiêu Đơn vị
Kết quả phân tích
QCVN
08:2015/BTNMT
Cột B1
M1 M2 M3
1 pH - 8,070 7,320 6,760 5,5-9
2 TSS mg/l 4,000 2,000 1,200 50
3 COD mg/l 36,100 33,780 35,420 30
4 BOD5 mg/l 32,270 27,040 24,930 15
5 Fe mg/l 0,340 0,217 0,193 1,5
6 PO4
3-
mg/l 0,015 0,008 0,004 0,3
(Nguồn : phòng thí nghiệm khoa môi trường – trường ĐH Nông Lâm TN)
Ghi chú:
+ M1 : mẫu nước mặt lấy các bãi rác 300m
+ M2 : mẫu nước mặt lấy các bãi rác 500m
37
+ M3 : mẫu nước mặt lấy các bãi rác 700m
+ Tiêu chuẩn được so sánh : QCVN 08:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
+ Cột B1 : Nước dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi.
+ (-) : không quy định
Nhận xét chung : qua bảng 4.6 có thể thấy nước mặt tại khu vực nghiên cứu
đã bị ô nhiễm chất hưu cơ, với chỉ tiêu BOD5 và COD đều vượt tiêu chuẩn
cho phép khi so sánh với QCVN 08:2015/BTNMT – Cột B1, nguyên nhân do
quá trình vận chuyển rác thải sinh hoạt tới nhà máy để xử lý đã làm rơi vãi rác
và nước rác có nồng độ chất hữu cơ cao và đi chảy vào nguồn nước gây ô
nhiễm. Đối với các chỉ tiêu pH, TSS, Fe, PO4
3-
...chưa có dấu hiệu ô nhiễm và
đều nằm trong giới hạn cho phép.
a, Kết quả phân tích BOD5
Hình 4.3. Kết quả phân tích BOD5 của nước mặt(mg/l)
Nhận xét : qua hình 4.3 cho thấy, nước mặt đã bị ô nhiễm chất hữu cơ.
Đối với mẫu M1 đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép 1,15 lần khi so sánh với
QCVN 08 và mẫu M2 vượt tiêu chuẩn 0,8 lần, mẫu M3 vượt 0,66 lần.
38
b, Kết quả phân tích COD
Hình 4.4. Kết quả phân tich COD của nước mặt (mg/l)
Nhận xét : Qua hình 4.4 cho thấy nước mặt đã bị ô nhiễm, nồng độ COD
trong nước mặt vượt tiêu chuẩn cho phép từ 0,12 lần (mẫu M2) đế 0,2 lần
(mẫu M1) khi so sánh với QCVN 08:2015.
c, Kết quả phân tích Fe
Hình 4.5. Biểu đồ kết quả phân tích Fe của nước mặt (mg/l)
Nhận xét: qua hình 4.5 có thể thấy nước chưa có dấu hiện bị ô nhiễm chỉ
tiêu Fe và nằm dưới ngưỡng quy định khi so sánh với QCVN 08.
39
d, Kết quả phân tích PO4
3-
Hình 4.6. Biểu đồ kết quả phân tích PO4
3-
của nước mặt (mg/l)
Nhận xét : qua hình 4.6 cho thấy nước mặt chưa bị ô nhiêm PO4
3-
và
nằm dưới ngưỡng của tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt.
4.2.3. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực xung quanh bãi
rác Đá Mài
Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm khu vực bãi rác Đá Mài,
tôi đã tiến hành quan trắc nước ngầm, bảng 4.7 sẽ cho ta biết được giá trị của
các chỉ tiêu ô nhiễm.
Bảng 4.7. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm
TT
Chỉ
tiêu
Đơn
vị
Kết quả phân tích QCVN 09–MT
:2015/BTNMT
N1 N2 N3
1 pH - 6,790 6,920 6,150 8,5
2 Độ đục NTU 1,740 1,630 1,510 20
3 Fe mg/l 0,283 0,276 0,259 5
4 Zn mg/l 16,100 12,070 13,35 3
5 NO3
-
mg/l 11,030 10,960 10,890 15
(Nguồn : phòng thí nghiệm khoa môi trường – trường ĐH Nông Lâm TN)
40
Ghi chú:
+ N1 : lấy tại nhà ông Ngô Văn Quyền
+ N2 : lấy tại nhà ông Hoàng Cao Chung
+ N3 : lấy tại nhà ông Hoàng Tuấn Ngân
+ Tiêu chuẩn được so sánh : QCVN 09:2015/BTNMT : Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
+ (-) : không quy định
Nhận xét chung : Trong mẫu phân tích nước ngầm có thể thấy hàm lượng
Zn trong nước ngầm cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép khi so sánh với
QCVN 09-MT:2015/BTNMT. Nguyên nhân do rác thải trong quá trình vận
chuyển bị rơi vãi và nước rỉ rác chưa được xử lý có hàm lượng Zn cao đi vào
nước ngầm và gây ô nhiễm. Đối với các chỉ tiêu Fe, NO3
-
, pH và độ đục đều nằm
trong giới hạn cho phép và chưa có dấu hiệu ô nhiễm.
a, Kết quả phân tích Zn
Hình 4.7. Biểu đồ kết quả phân tích Zn của nước ngầm (mg/l)
41
Nhận xét: qua hình 4.7 cho thấy nước ngầm đã bị ô nhiễm kim loại Zn,
nồng độ Zn trong nước ngầm vượt tiêu chuẩn từ 3 đến 4,3 lần khi so sánh với
QCVN 09:2015.
b, Kết quả phân tích Fe
Hình 4.8. Biểu đồ biểu diễn nồng độ Fe trong nước ngầm (mg/l)
Nhận xét : qua hình 4.8 cho thấy nước ngầm chưa có dâu hiệu ô nhiễm kim
loại sắt và nằm dưới ngưỡng của tiêu chuẩn cho phép.
c, Kết quả phân tích NO3
-
Hình 4.9. Biểu đồ nồng độ NO3
-
trong nước ngầm (mg/l)
42
Nhận xét : qua hình 4.9 cho thấy nồng độ nitrat trong nước ngầm nằm
trong giới hạn cho phêp và chưa bị ô nhiễm.
4.2.4. Kết quả phân tích chất lượng nước thải của bãi rác Đá Mài
Bảng 4.8. Kết quả phân tích nước thải của khu xử lý CTR Tân Cương
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị
Kết quả QCVN 40:2011/
BTNMT - Cột B
NTSX
1 pH - 7,4 5,5-9
2 BOD5 mg/l 48,12 -
3 COD mg/l 105,1 -
4 TSS mg/l 21,3 100
5 Zn mg/l <0,2 3
6 Fe mg/l 1,329 5
7 As mg/l 0,0149 0,1
8 Ni mg/l 0,0029 0,5
9 Mn mg/l 0,878 1
10 Cu mg/l 0,0142 2
11 Coliform MPN/100ml 4300 5000
(Nguồn:Báo cáo quan trắc môi trường của khu xử lý CTR Tân Cương )
Ghi chú:
+ NTSX : mẫu nước tại cửa xả nước thải sau khi qua hệ thống xử lý
trước khi chảy xuống hồ sinh học.
+ Tiêu chuẩn được so sánh : QCVN 40:2011/BTNMT : Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
+ (-) : không quy định
43
a, Kết quả phân tích TSS
Hình 4.10. Biểu đồ biểu diễn nồng độ TSS trong nước thải (mg/l)
Nhận xét : qua hình 4.10 cho thấy nồng độ TSS trong nước thải đã đạt
tiêu chuẩn cho phép trước khi xả thải ra môi trường.
b, Kết quả phân tích Zn trong nước thải
Hình 4.11. Biểu đồ biểu diễn nồng độ Zn trong nước thải (mg/l)
44
Nhận xét : qua hình 4.11. cho thấy nồng độ Zn trong nước thải sau khi
xử lý đã đảm bảo tiêu chuẩn để xả ra môi trường.
c, Kết quả phân tích Coliform
Hình 4.12. Biểu đồ biểu diễn Coliform trong nước thải (MPN/100ml)
Nhận xét: qua hình 4.12 cho thấy chỉ tiêu coliform nằm trong giới
hạn cho phép khi so sánh với QCVN 40:2011 và đã đạt tiêu chuẩn để xả
ra môi trường.
Nhận xét chung:
Qua kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho
phép, nước thải đã được xử lý đạt yêu cầu trước khi xả thải ra môi trường.
Bãi rác Đá Mài là bãi chôn lấp hợp vệ sinh có công trình xử lý nước thải.
Tuy nhiên qua khảo sát nhận thấy như sau :
- Hệ thống thoát nước bề mặt của bãi rác đang có dấu hiệu xuống cấp,
bùn đất đã bồi lắng làm cản trở dòng chảy, gây khó khăn trong quá trình tiêu
thoát nước, làm nước mặt tràn vào khu vực các ô chôn lấp.
45
- Các xe chở rác sau khi ra khỏi bãi rác chưa được rửa sạch theo đúng
yêu cầu, do vậy làm rơi rớt nước rỉ rác trên quãng đường vận chuyển
- Bên cạnh những vấn đề trên, nhận thấy tuyến đường nội bộ của Bãi
rác rơi vãi rất nhiều rác thải, ruồi phát triển dày đặc.
Đây chính là các nguyên nhân chủ yêu dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi
trường nước tại khu vực bãi rác Đá Mài.
4.3. Đề xuất một số phương pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường khu vực bãi rác Đá mài
Bãi rác Đá Mài đã đi vào hoạt động trong nhiều năm, việc chôn lấp rác
lâu ngày khiến cho diện tích đất ngày càng giảm. Vì vậy cần phải có những
phương pháp phù hợp hơn để thay thế
4.3.1. Thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn
Lợi ích kinh tế
Phân loại chất thải rắn mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Trước hết, nó tạo
nguồn nguyên liệu sạch cho sản xuất phân compost. Chất thải rắn đô thị có
14-16 thành phần, trong đó phần lớn có khả năng tái sinh, tái chế như nylon,
thủy tinh, nhựa, giấy, kim loại, cao su... Khối lượng chất thải rắn có thể phân
hủy (rác thực phẩm) chiếm khoảng 75%, còn lượng chất thải rắn có khả năng
tái sinh tái chế chiếm khoảng 25%. Nếu biết tận thu rác thực phẩm, xã hội sẽ
thu được hàng trăm tỉ đồng từ việc giảm chi phí chôn lấp rác và bán phân
compost.
Chi phí xử lý 1 tấn chất thải rắn sinh hoạt là 250.000 đồng. Giảm khối
lượng rác mang đi chôn lấp, diện tích đất phục vụ cho việc chôn lấp rác cũng
sẽ giảm đáng kể. Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ giảm được gánh nặng chi
phí trong việc xử lý nước rỉ rác cũng như xử lý mùi.
46
Lợi ích môi trường
Ngoài lợi ích kinh tế có thể tính toán được, việc phân loại chất thải rắn
tại nguồn còn mang lại nhiều lợi ích đối với môi trường. Khi giảm được khối
lượng chất thải rắn sinh hoạt phải chôn lấp, khối lượng nước rỉ rác sẽ giảm.
Nhờ đó, các tác động tiêu cực đến môi trường cũng sẽ giảm đáng kể như:
giảm rủi ro trong quá trình xử lý nước rỉ rác, giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm,
nước mặt...
Diện tích bãi chôn lấp thu hẹp sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính do
khí của bãi chôn lấp. Việc giảm chôn lấp chất thải rắn có thể phân hủy kéo
theo việc giảm lượng khí làm ảnh hưởng đến tầng ôzôn.
Việc tận dụng các chất thải rắn có thể tái sinh tái chế giúp bảo tồn nguồn
tài nguyên thiên nhiên. Thay vì khai thác tài nguyên để sử dụng, chúng ta có
thể sử dụng các sản phẩm tái sinh tái chế này như một nguồn nguyên liệu thứ
cấp. Chẳng hạn, chúng ta có thể sử dụng lượng nhôm có trong chất thải rắn
sinh hoạt thay vì khai thác quặng nhôm. Nhờ đó, chúng ta vừa bảo tồn được
nguồn tài nguyên, vừa tránh được tình trạng ô nhiễm do việc khai thác quặng
nhôm mang lại.
Lợi ích xã hội
Phân loại chất thải rắn tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức của cộng
đồng trong việc bảo vệ môi trường. Để công tác phân loại này đạt được hiệu
quả như mong đợi, các ngành các cấp phải triệt để thực hiện công tác tuyên
truyền hướng dẫn cho cộng đồng. Lâu dần, mỗi người dân sẽ hiểu được tầm
quan trọng của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt cũng như tác động của
nó đối với môi trường sống.
Lợi ích xã hội lớn nhất do hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn
mang lại chính là việc hình thành ở mỗi cá nhân nhận thức bảo vệ môi
trường sống.
47
4.3.2. Đề xuất công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp
đốt tiêu hủy
4.3.2.1. Tiêu chí lựa chọn công nghệ
Công nghệ được xây dựng trên cơ sở tìm hiểu, tham khảo, đánh giá, kế
thừa hiệu quả hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ công nghệ và thiết bị
của các Nhà máy xử lý CTRSH hiện nay trên thế giới và trong nước,nhận
thấy công nghệ có tính ứng dụng cao, phù hợp với đặc thù vùng miền. Để
giảm thiểu các tác động của bãi rác Đá Mài tới môi trường, tiết kiệm được
quỹ đất ,đơn giản hơn các biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt đồng thời
đảm bảo hiệu quả đầu tư, sản xuất kinh doanh có lãi, vận hành nhà máy hiệu
quả theo các tiêu chí đặt ra của Dự án.
4.3.2.2. Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp đốt tiêu hủy
Công nghệ xử lý triệt để rác thải, lò đốt chất thải rắn sinh hoạt bằng
phương pháp đốt tiêu hủy được phát triển dựa trên cơ sở của các công nghệ
đốt chất thải rắn của các nước trên thế giới và những dự án có khả năng ứng
dụng cao phù hợp với điều kiện rác thải của Việt Nam chưa phân loại tại
nguồn. Đây là công nghệ đốt chất thải rắn sinh hoạt tiên tiến, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường. Lò đốt rác có chức năng đốt rác để chuyển rác từ thể rắn
sang thể khí. Khói lò qua hệ thống xử lý khí thải và thải vào khí quyển qua
ống khói. Tro xỉ rơi xuống dưới lò sẽ được tập kết và chôn lấp.
a.Yêu cầu công nghệ và kỹ thuật của lò đốt rác
 Rác phải được cháy kiệt và cháy sạch ( cháy hoàn toàn và không
sinh ra khí độc hại dioxin; furan…)
 Nhiệt độ buồng đốt sơ cấp phải đạt trên 6500
C ; nhiệt độ buồng đốt
thứ cấp phải đạt tới 10500
C  11500
C
 Lò phải có thiết bị đo nhiệt độ liên tục tại các vùng lò khác nhau
 Thời gian lưu khói trong buồng đốt thứ cấp phải  2 giây
48
 Nhiệt độ vỏ lò không được quá nóng (600
C)
 Thao tác , vận hành thuận tiện và đơn giản; lò hoạt động liên tục.
 An toàn về phòng nổ ; tuổi thọ lò cao
b.Các số liệu ban đầu khi thiết kế lò đốt
Dựa trên số liệu từ quá trình đốt cháy của rác thải sinh hoạt, thông thường:
+ Khi đốt một kg rác ta cần cung cấp lượng nhiệt Ln = 6,56 m3
tc/1kg rác
+ Khi đốt một kg rác sẽ sinh ra lượng khói Vn = 6,75 m3
tc/1kg rac
+ Nhiệt trị thấp của rác thải rắn sinh hoạt: (số liệu có từ tính toán sự
cháy rác)
( Các số liệu này tính từ sự cháy của rác thải rắn sinh hoạt )
+ Lượng rác cần phải đốt trong lò theo tính toán là  94 tấn/ngày đêm.
+ Cường độ cháy rác trên một mét vuông ghi lò trong một giờ là 250kg
rác/m2
.h
4.3.2.3. Chọn kiểu lò đốt và số lượng lò đốt
a. Chọn kiểu lò đốt
Để đốt cháy hoàn toàn rác và đốt cháy sạch, không tạo ra khói có chứa
các khí độc hại, đặc biệt là khí dioxin và furan, ta chọn lò đốt có 2 buồng đốt :
Buồng đốt sơ cấp có chức năng đốt rác để chuyến rác từ thể rắn sang thể khí;
nhiệt độ trong buồng sơ cấp không thấp hơn 650 0
C. Buồng đốt thứ cấp có
chức năng đốt tiếp các hợp chất ở dạng khí (CO; H2; CH4 ; H2S) và tiếp tục
sinh nhiệt. Một chức năng quan trọng nữa : khí dioxin và furan sinh ra trong
buồng đốt sơ cấp, các khí độc hại này phải được khử bỏ trong buồng đốt thứ
cấp. Để khử dioxin và furan cần thực hiện hai yêu cầu : nhiệt độ buồng đốt
Qt = 6103 [kJ/kg] = 1458 [kcal/kg]
Qt = 13126 [kJ/kg] = 3136 [kcal/kg]
49
thứ cấp phải cao (10500
C  11500
C); thời gian lưu khói trong buồng đốt thứ
cấp phải dài ( 2 giây). Lò đốt vận hành ở chế độ ổn định và liên tục; cấp rác
vào lò bằng cơ cấu thủy lực..Để bảo đảm nhiệt độ của buồng đốt thứ cấp cao
(10500
C  11500
C), ta có bố trí mỏ đốt dầu DO để bổ xung nhiệt lượng khi
cần thiết.
b. Chọn số lượng lò và phân bố số cụm lò.
 Công suất rác đưa vào lò đốt ( sau khi đã tách bỏ các tạp chất và đã
được sấy ) là  94 tấn rác/ ngày đêm.
 Ta chọn 4 buồng đốt sơ cấp và 2 buồng đốt thứ cấp ( hai buồng đốt sơ
cấp chung nhau một buồng đốt thứ cấp)
Ưu điểm của công nghệ xử lý triệt để chất thải rắn so với các công
nghệ khác:
 Tái chôn lấp ≤ 10%;
 Không có nước rỉ rác (nước rích) thải ra môi trường;
 Kiểm soát mùi hôi tốt;
 Chi phí đầu tư thấp;
 Chi phí vận hành thấp (Phù hợp với QĐ 322 của Bộ Xây Dựng);
 Thiết bị dễ sửa chữa và vật tư vật liệu có sẵn trong nước;
 Vận hành, phù hợp với trình độ công nhân Việt Nam.
Ngoài công nghệ, địa điểm xây dựng là yếu tố quan trọng. Qua những
phân tích, việc xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn Đá Mài trong đó sử
dụng phương pháp đốt tiêu hủy để xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xóm Hồng
Thái, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên là địa điểm tốt để thực hiện. Với
mong muốn nguồn chất thải rắn sinh hoạt sẽ được xử lý triệt để, góp phần bảo
vệ sức khỏe người dân và môi trường khu vực, với niềm tự hào góp phần đem
lại một môi trường xanh sạch cho đất nước nói chung và thành phố nói riêng,
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực bãi rác đá mài xã tân cương, thành phố thái nguyên
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực bãi rác đá mài xã tân cương, thành phố thái nguyên
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực bãi rác đá mài xã tân cương, thành phố thái nguyên
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực bãi rác đá mài xã tân cương, thành phố thái nguyên
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực bãi rác đá mài xã tân cương, thành phố thái nguyên
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực bãi rác đá mài xã tân cương, thành phố thái nguyên
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực bãi rác đá mài xã tân cương, thành phố thái nguyên
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực bãi rác đá mài xã tân cương, thành phố thái nguyên
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực bãi rác đá mài xã tân cương, thành phố thái nguyên
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực bãi rác đá mài xã tân cương, thành phố thái nguyên

More Related Content

What's hot

đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...
đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...
đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...
đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...
đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...nataliej4
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn thị xã sơn tây năm 2018 ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn thị xã sơn tây năm 2018 ...đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn thị xã sơn tây năm 2018 ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn thị xã sơn tây năm 2018 ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...hanhha12
 
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...nataliej4
 

What's hot (20)

đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...
đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...
đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
 
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúaLuận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
 
đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...
đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...
đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...
 
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương KinhĐề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
 
Đề tài hoạt động gây ảnh hưởng đến chất lượng nước, ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động gây ảnh hưởng đến chất lượng nước, ĐIỂM 8Đề tài hoạt động gây ảnh hưởng đến chất lượng nước, ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động gây ảnh hưởng đến chất lượng nước, ĐIỂM 8
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
 
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đ
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn thị xã sơn tây năm 2018 ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn thị xã sơn tây năm 2018 ...đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn thị xã sơn tây năm 2018 ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn thị xã sơn tây năm 2018 ...
 
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
 
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
 
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
 
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...
 

Similar to đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực bãi rác đá mài xã tân cương, thành phố thái nguyên

đáNh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạch tuynel phú lộc tới ...
đáNh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạch tuynel phú lộc tới ...đáNh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạch tuynel phú lộc tới ...
đáNh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạch tuynel phú lộc tới ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...
đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...
đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi tại trang trại ông ...
đáNh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi tại trang trại ông ...đáNh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi tại trang trại ông ...
đáNh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi tại trang trại ông ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyênđáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyênhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vực mỏ đá xã phan thanh, huyện ...
đáNh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vực mỏ đá xã phan thanh, huyện ...đáNh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vực mỏ đá xã phan thanh, huyện ...
đáNh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vực mỏ đá xã phan thanh, huyện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao BằngĐề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao BằngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành ...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành   ...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành   ...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực bãi rác đá mài xã tân cương, thành phố thái nguyên (20)

đáNh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạch tuynel phú lộc tới ...
đáNh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạch tuynel phú lộc tới ...đáNh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạch tuynel phú lộc tới ...
đáNh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạch tuynel phú lộc tới ...
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
 
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
 
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
 
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
 
đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...
đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...
đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
 
đáNh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi tại trang trại ông ...
đáNh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi tại trang trại ông ...đáNh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi tại trang trại ông ...
đáNh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi tại trang trại ông ...
 
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAOĐề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyênđáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
 
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất bún bằng lọc sinh học, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất bún bằng lọc sinh học, HAYĐề tài: Xử lý nước thải sản xuất bún bằng lọc sinh học, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất bún bằng lọc sinh học, HAY
 
Đề tài: Tìm hiểu hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Quận Lê Chân
Đề tài: Tìm hiểu hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Quận Lê ChânĐề tài: Tìm hiểu hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Quận Lê Chân
Đề tài: Tìm hiểu hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Quận Lê Chân
 
đáNh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vực mỏ đá xã phan thanh, huyện ...
đáNh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vực mỏ đá xã phan thanh, huyện ...đáNh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vực mỏ đá xã phan thanh, huyện ...
đáNh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vực mỏ đá xã phan thanh, huyện ...
 
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao BằngĐề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành ...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành   ...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành   ...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành ...
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 

đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực bãi rác đá mài xã tân cương, thành phố thái nguyên

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN HOÀNG BẢO CHÂU Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TẠI KHU VỰC BÃI RÁC ĐÁ MÀI XÃ TÂN CƯƠNG,THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên - năm 2018
  • 2. i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN HOÀNG BẢO CHÂU Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TẠI KHU VỰC BÃI RÁC ĐÁ MÀI XÃ TÂN CƯƠNG,THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Lớp : K46 – KHMT – N01 Khóa học : 2014 – 2018 Giáo viên hướng dẫn: ThS. Dương Minh Ngọc Thái Nguyên - năm 2018
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Nhằm hoàn thiện mục tiêu đào tạo kỹ sư Môi trường có đủ năng lực, sáng tạo và có kinh nghiệm thực tiễn cao. Được sự nhất trí của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Môi trường cùng với nguyện vọng của bản thân em đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực bãi rác Đá Mài xã Tân Cương,thành phố Thái Nguyên ”. Để hoàn thành được luận văn này, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Môi Trường cùng các thầy cô giáo đã truyền đạt lại cho em những kiến thức quý báu về chuyên môn cũng như những kiến thức xã hội trong suốt khóa học vừa qua. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo ThS. Dương Minh Ngọc đã giúp đỡ, dẫn dắt em trong suốt thời gian thực tập và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo cùng các cán bộ kỹ thuật, công nhân viên tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Và Công Trình Đô Thị Thái Nguyên đã tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại đơn vị. Do trình độ và thời gian có hạn, bước đầu được làm quen với thực tế và phương pháp nghiên cứu vì thế khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của thầy cô giáo và bạn bè để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Nguyễn Hoàng Bảo Châu
  • 4. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các phương pháp xử lý CTR đô thị ở một số nước.................. 15 Bảng 1.2. Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam năm 2016..... 17 Bảng 1.3: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm 2016............................................................................................... 18 Bảng 3.1. Các chỉ tiêu phân tích trong phòng thí nghiệm......................... 25 Bảng 4.1: Nhiệt độ trung bình tháng trong năm 2016............................... 28 Bảng 4.2: Độ ẩm không khí trung bình tháng trong năm 2016................ 29 Bảng 4.3: Lượng mưa trung bình tháng trong năm 2016......................... 29 Bảng 4.4: Tốc độ gió trung bình tháng trong năm 2016 ........................... 30 Bảng 4.5. Đánh giá chung của người dân về môi trường nước khu vực bãi rác Đá Mài...................................................................... 35 Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt .................................... 36 Bảng 4.7. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm ................................. 39 Bảng 4.8. Kết quả phân tích nước thải của khu xử lý CTR Tân Cương........................................................................................... 42
  • 5. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1 Vị trí địa lý bãi rác Đá Mài và nhà máy xử lý rác thải Xã Tân Cương................................................................................... 26 Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện mức độ ô nhiễm môi trườngnước theo đánh giá của người dân ............................................................. 35 Hình 4.3. Kết quả phân tích BOD5 của nước mặt(mg/l)........................... 37 Hình 4.4. Kết quả phân tich COD của nước mặt (mg/l)............................ 38 Hình 4.5. Biểu đồ kết quả phân tích Fe của nước mặt (mg/l) ................... 38 Hình 4.6. Biểu đồ kết quả phân tích PO43- của nước mặt (mg/l) ............ 39 Hình 4.7. Biểu đồ kết quả phân tích Zn của nước ngầm (mg/l)................ 40 Hình 4.8. Biểu đồ biểu diễn nồng độ Fe trong nước ngầm (mg/l) ............ 41 Hình 4.9. Biểu đồ nồng độ NO3- trong nước ngầm (mg/l)........................ 41 Hình 4.10. Biểu đồ biểu diễn nồng độ TSS trong nước thải (mg/l) .......... 43 Hình 4.11. Biểu đồ biểu diễn nồng độ Zn trong nước thải (mg/l)............. 43 Hình 4.12. Biểu đồ biểu diễn Coliform trong nước thải (MPN/100ml) ... 44
  • 6. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BNNPTNT : Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường COD : Nhu cầu oxy hóa học DO : Hàm lượng oxy hòa tan HĐND : Hội đồng nhân dân KHCN : Khoa học công nghệ OECD :Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế NĐ - CP : Nghị định - Chính phủ QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QĐ- TTg : Quyết định - Thủ tướng TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TDS : Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan THCS : Trung học cơ sở TSS : Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng UBND : Ủy ban nhân dân
  • 7. vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................iii DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................iv MỤC LỤC.......................................................................................................vi Phần 1: MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài..................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung.................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập.......................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ....................................................................... 3 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................. 4 2.1. Cơ sở khoa học........................................................................................... 4 2.1.1. Tổng quan về chất thải........................................................................ 4 2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn ............................................................. 5 2.1.3. Lợi ích và tác hại của chất thải rắn ..................................................... 7 2.2. Cơ sở pháp lý ...........................................................................................10 2.3. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................11 2.3.1. Hiện trạng quản lý rác thải trên thế giới ...........................................11 2.3.2. Hiện trạng quản lý rác thải tại Việt Nam..........................................15 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................................................................23 3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................23 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................23 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................23 3.2.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................23 3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................23 3.3.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu . ..23 3.3.2. Hiện trạng môi trường nước tại bãi rác Đá Mài, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên................................................................................................23
  • 8. vii 3.3.3. Đề xuất một số phương pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu vực bãi rác Đá Mài...................................................................23 3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................23 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp..................................23 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu........................................................................24 3.4.3. Phương pháp phân tích mẫu..............................................................24 3.4.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ............................................25 3.4.5. Phương pháp phỏng vấn....................................................................25 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................26 4.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu .........................26 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu............................................26 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..................................................................31 4.1.3. Quy mô, thiết kế, công suất xử lý bãi rác Đá Mài ............................34 4.2. Hiện trạng môi trường nước tại bãi rác Đá Mài, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên ............................................................................................................35 4.2.1. Thực trạng chất lượng môi trường nước tại bãi rác đá mài ..............35 4.2.2. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực xung quanh bãi rác Đá Mài.........................................................................................................36 4.2.3. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực xung quanh bãi rác Đá Mài.........................................................................................................39 4.2.4. Kết quả phân tích chất lượng nước thải của bãi rác Đá Mài ............42 4.3. Đề xuất một số phương pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu vực bãi rác Đá mài........................................................................45 4.3.1. Thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn......................................45 4.3.2. Đề xuất công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp đốt tiêu hủy..................................................................................................47 4.3.3. Đề xuất công nghệ xử lý nước sử dụng cho sinh hoạt......................50 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................52 5.1. Kết luận ....................................................................................................52 5.2. Kiến nghị..................................................................................................53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................54
  • 9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, quốc gia và toàn cầu, là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Do vậy phát triển kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển các mặt xã hội và bảo vệ môi trường sống, đó cũng là một cách phát triển bền vững và lâu dài. Hiện nay, ô nhiễm môi trường không còn xa lạ với chúng ta và nó đã trỏe thành một vấn đề toàn cầu. Nếu chúng ta không có các biện pháp bảo vệ môi trường kịp thời để ngăn chặn và phòng ngừa mức độ ô nhiễm môi trường thì suy thoái môi trường là điều không thể tránh khỏi. Một trong những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay ở nước ta đó là rác thải sinh hoạt - một thách thức lớn đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Nền kinh tế - xã hội càng phát triển, dân số càng gia tăng thì nhu cầu sinh hoạt của con người cũng tăng lên, theo đó lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều. Nguồn nguyên liệu và mọi nguồn lực khác được sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất thì có thể định lượng được nhưng mức độ gây ô nhiễm môi trường từ lượng chất thải được thải ra thì rất khó xác định, do đó ít được xã hội quan tâm. Tuy nhiên việc bùng nổ rác thải sinh hoạt hiện nay lại là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng, làm mất cảnh quan văn hoá đô thị và nông thôn... Thành phố Thái Nguyên hiện là đô thị loại 1 trực thuộc Tỉnh, là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, trung tâm vùng Trung du miền núi phía Bắc lớn thứ 3 miền Bắc, có hệ thống nhiều trường đại học, cao đẳng và khu công nghiệp có vốn đầu tư lớn trong cả nước và thu hút rất đông người tập trung do vậy đang phải đối mặt với những thách thức về vấn đề ô nhiễm môi trường.
  • 10. 2 Toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt của TP. Thái Nguyên được Công ty TNHH MTV Môi Trường và Công Trình Đô Thị Thái Nguyên thu gom, vận chuyển và xử lý tại bãi rác Đá Mài, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên. Tuy nhiên, việc xử lý rác thải sẽ làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và con người. Được sự đồng ý, nhất chí của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn của cô giáo ThS. Dương Minh Ngọc - Giảng viên khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực bãi rác Đá Mài xã Tân Cương,thành phố Thái Nguyên ”. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá chất lượng nước tại khu vực bãi rác Đá Mài và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá hiện trạng nước thải khu vực bãi rác Đá Mài. - Đánh giá hiện trạng nước mặt xung quanh khu vực bãi rác Đá Mài. - Đánh giá cảm quan của người dân xung quanh bãi rác Đá Mài. - Đề xuất những biện pháp quản lý chất lượng môi trường nước, góp phần nâng cải thiện chất lượng nước và môi trường xung quanh 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập - Tạo cho sinh viên cơ hội nâng cao kiến thức, tiếp cận với thực tiễn, vận dụng với lý thuyết đã học vào thực tế, rèn luyện kỹ năng tang hợp và phân tích số liệu. - Trong quá trình thực hiện đề tài, sinh viên được đóng vai trò như một cán bộ môi trường tập sự, làm bước đệm cho công việc trong tương lai.
  • 11. 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Các số liệu thu thập, tổng hợp, phân tích được chính xác có thể sử dụng làm căn cứ để đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở quản lý môi trường nói chung và người dân trong khu vực nói riêng. - Góp phần nâng cao chất lượng sản xuất, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.
  • 12. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Tổng quan về chất thải Theo điều 3, Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn [6]. Hoạt động quản lý chất thải rắn: bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại,thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn sinh hoạt: là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng, được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm khác. Thu gom chất thải rắn: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận. Lưu giữ chất thải rắn: là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến cơ sở xử lý. Vận chuyển chất thải rắn: là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp cuối cùng.[6]
  • 13. 5 Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn. Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là ho ạt động chôn l ấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. Phân loại rác tại nguồn: là việc phân loại rác ngay từ khi mới thải ra hay gọi là từ nguồn. Đó là một biện pháp nhằm thuận lợi cho công tác xử lý rác về sau. Rác: là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phần của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người [8]. Chất thải là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại, sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra, còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông, chất thải là kim loại, hóa chất và từ các vật liệu khác [13]. Tái chế chất thải: là người ta lấy lại những phần vật chất của sản phẩm hàng hóa cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra sản phẩm mới. Tái sử dụng chất thải: là việc sử dụng những sản phẩm hoặc nguyên liệu có quãng đời sử dụng kéo dài có thể sử dụng được nhiều lần mà không bị thay đổi hình dạng vật lý, tính chất hóa học. 2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn Có thể phân ra các nguồn phát sinh chất thải rắn như sau: Từ sinh hoạt: Phát sinh từ các hộ gia đình, các biệt thự và các căn hộ chung cư. Thành phần rác thải này bao g ồm: Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hoá (bằng giấy, gỗ, carton , plastic, thiếc, nhôm, thuỷ tinh...), đồ dùng điện tử,
  • 14. 6 vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa...), chất thải độc hại như chất tẩy rửa, bột giặt, chất tẩy trắng, thuốc diệt côn trùng... Từ khu thương mại: Phát sinh từ các nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ, các trạm sửa chữa, bảo hành và dịch vụ. Các loại chất thải từ khu thương mại bao gồm: Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thuỷ tinh, kim loại, đồ điện gia dụng và một phần chất thải độc hại. Từ cơ quan, công sở: Phát sinh ừt trường học, bệnh viện, văn phòng cơ quan. Thành phần bao gồm: Giấy, nhựa, thuỷ tinh, kim loại...Riêng rác y tế phát sinh từ các hoạt động khám bệnh, điều trị bệnh và nuôi bệnh nhân trong các bệnh viện và cơ sở y tế. Vì vậy rác y tế có thành phần phức tạp gồm các loại bệnh phẩm, kim tiêm, chai lọ chứa thuốc, các loại thuốc quá hạn sử dụng... Từ hoạt động giao thông và các công trình xây dựng: Phát sinh từ các hoạt động xây dựng và tháo dỡ công trình xây dựng, giao thông vận tải như: xây dựng nhà mới, sữa chữa nâng cấp mở rộng đường phố, cao ốc, san nền xây dựng. Các loại chất thải bao gồm: gỗ, sắt thép, bê tông, gạch ngói... Từ dịch vụ công cộng đô thị: Đó là các hoạt động dọn rác vệ sinh đường phố, công viên, khu vui chơi giải trí...Thành phần bao gồm: rác, cành cây cắt tỉa, giấy vụn, xác động vật chết... Từ hoạt động công nghiệp: Phát sinh từ các hoạt động sản xuất của các xí nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp (sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy hoá chất, nhà máy lọc dầu, nhà máy chế biến thực phẩm...). Thành phần của chúng bao gồm: vật liệu phế thải không độc hại và các chất thải độc hại. Phần rác thải không độc hại có thể đổ bỏ chung với rác thải hộ dân. Đối với rác thải công nghiệp độc hại phải được quản lý và xử lý riêng. Từ hoạt động nông nghiệp: Phát sinh từ đồng ruộng, ao vườn, chuồng trại... Các loại chất thải bao gồm phân rác, rơm rạ, thức ăn thừa...[8]
  • 15. 7 2.1.3. Lợi ích và tác hại của chất thải rắn 2.1.3.1. Lợi ích của chất thải rắn Các chất thải có thể phân hủy sinh học được ( hay còn g ọi là rác hữu cơ ) thường là những loại rác thải có nguồn gốc từ thực vật, động vật và có thể bị phân hủy trong môi trường tự nhiên bởi các vi sinh vật. Các loại rác thải có thể phân hủy sinh học có khả năng tái chế lại để sản xuất năng lượng điện bằng công nghệ chôn lấp rác để thu khí gas chạy máy phát điện hoặc sản xuất phân bón bằng công nghệ ủ vi sinh (composting). Việc tái chế chất thải hữu cơ bằng một hoặc cả hai phương pháp này đều góp phần đáng kể làm giảm tổng lượng phát thải các loại khí nhà kính ra môi trường tự nhiên và do đó góp phần kiểm soát hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nhiều loại rác thải không th ể phân hủy sinh học thường có khả năng tái chế được hay tái sử dụng được như giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại. Ngay kể cả một số loại rác thải được xem là có tính nguy hại như dầu bôi trơn, thiết bị điện/điện tử, pin/ắc quy… nếu được thu gom và đem bán cho các cơ sở tái chế có công nghệ tái chế an toàn và phù hợp với môi trường thì chúng ta lại có thể tách riêng các chất/thành phần nguy hại và đem tái chế những thành phần không nguy hại thành nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Do các tính năng có thể sử dụng lại hay có thể tái chế được của những thành phần không độc hại nên chất thải sinh hoạt nếu được quản lý tốt và được phân loại ngay từ nguồn phát sinh thì sẽ trở thành nguồn tài nguyên quý giá phục vụ sản xuất và đời sống. Chính vì vậy, các nước phát triển thường đẩy mạnh những hoạt động nhằm tận dụng tối đa khả năng tái chế và tái sử dụng lại chất thải để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên như: thực hiện giảm thiểu lượng rác thải phát sinh, phân loại rác ngay tại nguồn phát sinh (từ các hộ gia đình, công sở, cơ sở sản xuất/dịch vụ), thu gom rác thải một cách có tổ chức, tái chế chất thải
  • 16. 8 thành các loại sản phẩm tiêu dùng khác nhau hay tái sử dụng chất thải cho các mục tiêu sản xuất/phát triển kinh tế - xã hội, tiếp thị các sản phẩm tái chế, khuyến khích sử dụng các nguồn nguyên liệu từ rác tái chế. Thậm chí, ở nhiều nước tiên tiến, cac hoạt động nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải và tái sử dụng, tái chế chất thải còn được pháp lý hóa bằng các văn bản luật, trong đó có quy định rất cụ thể về lượng, loại rác thải được phép bỏ, cách thải có chất thải, những loại chất thải nào buộc phải tái chế, tái sử dụng… Ở Việt Nam, đóng góp về kinh tế của hoạt động tái chế chất thải mặc dù còn chưa được thống kê một cách đầy đủ do hiện nay còn có rất nhiều cơ sở tái chế quy mô nhỏ và hộ gia đình chưa đăng ký ho ạt động chính thức. Song theo số liệu công bố của Tổng cục thống kê, trong năm 2007, tổng giá trị sản xuất của các cơ sở có đăng ký hoạt động trong lĩnh vực tái chế trên toàn quốc đạt xấp xỉ 390 tỷ đồng, chiếm khoảng 0,1% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Như vậy, trên thực tế, giá trị này còn có thể lớn hơn rất nhiều.[10] 2.1.3.2. Tác hại của chất thải rắn Tác hại của rác thải sinh hoạt đến môi tr ường Môi trường đất Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được lưu giữ lại trong đất, một số loại chất thải khó phân h ủy như túi nilon, vỏ lon, hydrocacbon… nằm lại trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất: thay đổi cơ cấu đất, đất trở nên khô cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị chết. Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa… đổ xuống đất làm cho đất bị đóng cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém,đất bị thoái hóa. Môi trường nước Lượng rác thải rơi vãi nhi ều, ứ đọng lâu ngày, khi g ặp mưa rác rơi vãi sẽ theo dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ, sông ngòi, gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận.
  • 17. 9 Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thì có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực. Ở các bãi chôn lấp rác chất ô nhiễm trong nước rác là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối lân cận. Tại các bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nước mưa thấm qua thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Môi trường không khí Tại các trạm/ bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác. Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn vấn đề ảnh hưởng đến môi trường khí là mùi hôi th ối, mùi khí metan, các khíđộc hại từ các chất thải nguy hại. Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với sức khỏe con người Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của chúng lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn.[16] Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp, cứ đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thì bãi rác trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể đến chất thải độc hại tại các bãi rác có nguy cơ gây các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể người khi tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh. Rác thải còn tồn đọng ở các khu vực, ở các bãi rác không hợp vệ sinh là nguyên nhân dẫn đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức
  • 18. 10 khỏe con người. Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25 % dân số. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25 %. Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu gom không h ết, vận chuyển rơi vãi d ọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên… đều là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đường phố, thôn xóm. Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng, lề đường và mương rãnh vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là khu vực nông thôn nơi mà công tác thu gom và quản lý vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ. 2.2. Cơ sở pháp lý -Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và ban hành ngày 23/6/2014. -Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 02/6/2012. -Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước có hiệu lực thi hành ngày 01/02/2014. -Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. -Thông tư số 12/2014/TT-BTNMT ngày 17/2/2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông tư quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt có hiệu lực thi hành ngày 07/04/2014.
  • 19. 11 -QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. -QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất. -TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003): Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. -TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987): Chất lượng nước - Lấy mẫu – Phần 4: Hướng dẫn lấy mẫu ở ao hồ tự nhiên và nhân tạo. -TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005): Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối. 2.3. Cơ sở thực tiễn 2.3.1. Hiện trạng quản lý rác thải trên thế giới 2.3.1.1. Tình hình phát sinh, quản lý và thu gom rác thải trên thế giới Hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh, công nghiệp hoá phát triển mạnh đã làm nảy sinh nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường. Thế giới đang đứng trước những thách thức vô cùng quyết liệt về phát triển và bảo vệ môi trường. Xã hội phát triển, nhu cầu tiêu thụ của con người tăng lên dẫn đến lượng rác thải cũng tăng lên nhanh chóng. Theo Nguyễn Thị Anh Hoa (2006) [9], lượng rác tính theo đầu người ở một số nước là: Canada: 1,7 kg/người/ngày Australia: 1,6 kg/người/ngày Thuỵ Sỹ: 1,3 kg/người/ngày Thuỵ Điển: 1,3 kg/người/ngày Trung Quốc: 1,3 kg/người/ngày.
  • 20. 12 Ở các nước phát triển thì việc thu gom đạt hiệu suất cao, một số quốc gia hầu như lượng chất thải rắn phát sinh được thu gom toàn bộ như: Mỹ, Thuỵ Điển... Ở các nước nghèo và các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thì việc đầu tư vào việc thu gom đạt hiệu suất chưa cao, chỉ đạt 60 - 70% thậm chí có n ơi còn thấp hơn (Nguyễn Thị Anh Hoa, 2006) [9]. Trên thế giới, ở một số nước đã có những mô hình phân loại và thu gom rác thải sinh hoạt rất hiệu quả. Hà Lan: Người dân phân loại rác thải và những gì có thể tái chế sẽ được tách riêng. Những thùng rác với kiểu dáng màu sắc khác nhau được sử dụng trong thành phố. Thùng lớn màu vàng ở gần siêu thị để chứa cácđồ kính, thuỷ tinh. Thùng màu xanh nhạt để chứa giấy. Tại các nơi đông dân cư sinh sống thường đặt hai thùng rác màu sắc khác nhau, một loại chứa rác có thể phân huỷ và loại không phân huỷ. Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau: rác hữư cơ, rác vô cơ và giấy vải. thuỷ tinh, các kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại: giấy, thuỷ tinh, kim loại, nhựa... đều được đưa đến các cơ sở tái chế hàng hoá. Đức: Mỗi hộ gia đình được phát 3 thùng rác có màu khác nhau: màu xanh dùng để đựng giấy, màu vàng đựng túi nhựa và kim loại, còn màu đen đựng các thứ khác. Các loại này sẽ được mang đến các nơi xử lý khác nhau. Đối với hệ thống thu gom rác công cộng đặt trên hè phố, rác được chia thành 4 loại với 4 thùng có màu khác nhau: màu xanh lam đựng giấy, màu vàng đựng túi nhựa và kim loại, màu đỏ đựng kính, thuỷ tinh và màu xanh thẫm đựng rác còn lại.
  • 21. 13 2.3.1.2. Tình hình xử lý rác thải trên thế giới Xã hội càng phát triển thì rác thải càng nhiều và việc xử lý rác thải càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Xử lý rác thải là một vấn đề tổng hợp liên quan cả về kỹ thuật lẫn kinh tế và xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp kỹ thuật công nghệ xử lý chất thải rắn đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới; đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển, nơi sử dụng nhiều thành tựu khoa học trong sản xuất kinh doanh. Hiện nay, nhiều nước đã nghiên cứu ra nhiều biện pháp tái sử dụng lại chất thải rắn. Kinh nghiệm một số nước cho thấy có 90% chai và trên 90% can được đưa vào sử dụng trung bình từ 15 - 20 lần và trong quá trình xử lý rác, người ta có th ể tái chế ra các loại nhiên liệu rắn và than cốc. ( Nguyễn Thị Anh Hoa, 2006) [9]. Tuỳ theo điều kiện thực tế mỗi nước mà phương pháp và trình độ công nghệ xử lý chất thải rắn cũng khác nhau: Theo con số thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm thế giới thải ra 10 tỷ tấn CTRSH, trong đó 4 tỷ tấn được thải ra từ các nước trong tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Khối lượng CTR đô thị phát sinh trên toàn nước Mỹ là 254 triệu tấn/năm, trong đó 33,4% tương đương với 85 tấn đã được tái chế. Lượng CTRSH phát sinh theo bình quân đầu người ở Nga là 0,82 kg/người/ngày, tương đương khoảng 50 triệu tấn CTRSH/năm; ở Anh là 1,37 kg/người/ngày, khoảng 50 triệu tấn CTRSH/năm. Ở Thuỵ Điển: Thực hiện chiến lược giảm tối thiểu lượng chất thải rắn và tăng cường thu hồi phế liệu cho tái chế, áp dụng công nghệ tiên tiến để phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn (phương pháp hút chân không tự động để thu gom chất thải rắn). Thuỵ Điển hiện có 282 bãi
  • 22. 14 chôn lấp với tổng số 4,75 triệu tấn chất thải được chôn lấp. Thuỵ Điển là một trong số những quốc gia thực hiện phân loại rác tại nguồn rất có hiệu quả với sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư, đồng thời xử lý chất thải rắn rất có hiệu quả. Ở Singapore: Chất thải rắn được thu gom bằng túi nilon đặc biệt và đuựoc phân loại ngay tại nguồn. Đến năm 2001 cả nước có 5 nhà máy đốt rác với công su ất 9.000 tấn/ngày (kho ảng 97%, còn 3% chôn lấp đặc biệt ở biển). Hiện nay, mỗi ngày Singapore th ải ra khoảng 16.000 tấn CTRSH. Do thực hiện công tác phân loại tại nguồn nên 56% khối lượng CTRSH thải ra mỗi ngày (khoảng 9.000 tấn) được quay lại các nhà máy để tái chế, khối lượng CTRSH còn lại (khoảng 7.000 tấn) được đưa vào 4 nhà máy để đốt thành. Trong quá trình tiêu huỷ chất thải rắn, nhiệt được thu hồi để chạy máy phát điện. Đó là một đất nước sạch, đẹp, văn minh. Ở Nhật Bản: Do diện tích đất đai có hạn nên hiện nay Nhật Bản đang sử dụng phương pháp thiêu đốt chất thải rắn với việc thu hồi năng lượng là chủ yếu (chiếm 72,8% tổng lượng chất thải với 1919 xí nghiệp đốt rác hoạt động). Công suất của các xí nghiệp lớn nhất lên ớti 1980 tấn/ngày đêm. Ở Đức: Rất chú trọng đến biện pháp tái sinh chất thải rắn, lượng chất thải rắn chôn lấp có xu hướng giảm dần (70% năm 1990 chỉ còn l ại 46% ở những năm cuối thế kỷ 20), nguyên nhân chính là do chính phủ quy định công nghệ chôn lấp phải tiên tiến, bãi chôn lấp chỉ tiếp nhận rác đã qua thiêu huỷ hoặc xử lý sơ bộ (nghiền, nén). Trong khi đó, ở các nước đang phát triển còn phải đối mặt với những khó khăn về xử lý chất thải. Chủ yếu là thiếu kinh phí, thiếu kinh nghiệm, thường tập trung xử lý chôn lấp (Mockva 90%, Seoul 70%, Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ 87,5%, Budapest - Hungari 50%, Bangkok 85%, Philipin xấp xỉ 90%, Việt
  • 23. 15 Nam gần 100%), chỉ một khối lượng rất nhỏ được chế biến phân bón và đốt, xấp xỉ 2% với những kỹ thuật chưa tiên tiến. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực của các chính quyền đô thị và sự quan tâm của Nhà nước. Bảng 1.1. Các phương pháp xử lý CTR đô thị ở một số nước (Nguồn :Tạp chí bảo vệ môi trường – Công tác xử lý CTR trên thế giới ) 2.3.2. Hiện trạng quản lý rác thải tại Việt Nam 2.3.2.1. Tình hình phát sinh, thu gom và phân loại rác thải tại Việt Nam Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình quân đạt trên 7%/năm. Năm 1990, Việt Nam có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ. Tính đến tháng 12/2016 có tổng cộng 795 đô thị các loại, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt ( Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ), 17 đô thị loại I (thành phố), 25 đô thị loại II (thành phố), 41 đô thị loại III (thành phố), 84 đô thị loại IV (thị
  • 24. 16 xã), 626 đô thị loại V (thị trấn và thị tứ). Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã tr ở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị. Theo Lê Văn Khoa (2001) [10], nhìn chung lượng chất thải rắn đô thị phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là sự phát triển của nền kinh tế và dân số. Theo thống kê mức chất thải rắn ở các nước đang phát triển trung bình là 0,3 kg/người/ngày. T ại các đô thị ở nước ta, trung bình mỗi ngày mỗi người thải khoảng 0,5 - 0,8 kg rác. Khối lượng rác tăng theo sự gia tăng của dân số. Rác tồn đọng trong khu tập thể, trong phố xá phụ thuộc vào các yếu tố như: địa hình, thời tiết, tần suất thu gom... Rất khó xác định thành phần chất thải rắn đô thị vì trước khi tập trung đến bãi, rác đã được thu gom sơ bộ. Tuy thành phần CTR ở các đô thị là khác nhau nhưng đều có chung 2 đặc điểm : Thành phần rác thải hữu cơ khó phân hủy, thực phẩm hư hỏng, lá cây, cỏ trung bình chiếm khoảng 30 - 60%. Đây là điều kiện tốt để chôn, ủ hay chế biến CTR
  • 25. 17 thành phân hữu cơ. Thành phần đất, cát, vật liệu xây dựng và các chất vô cơ khác trung bình chiếm khoảng 20 - 40%. Bên cạnh đó, thành ph ần và kh ối lượng CTR thay đổi theo các yếu tố sau: điều kiện kinh tế - xã h ội, thời tiết trong năm, thói quen và thái độ của xã hội, quản lý và ch ế biến trong sản xuất, chính sách của nhà n ước về chất thải. Theo báo cáo môi trường quốc gia, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đã tăng tới 0,9 kg lên 1,2 kg/người/ngày ở các thành phố lớn, từ 0,5 lên 0,65 kg/người/ngày tại các đô thị nhỏ. Dự báo tổng lượng chất thải rắn phát sinh có thể tăng lên 35 triệu tấn vào năm 2015, 45 triệu tấn vào năm 2020. Trong khi đó tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở các vùng đô thị trung bình đạt khoảng 70%, ở các vùng nông thôn nhỏ đạt dưới 20%, phương thức chủ yếu là chôn lấp. Tổng cục môi trường, 2016 [10] lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. H ồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị bảng 1.2. Bảng 1.2. Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam năm 2016 (Nguồn : báo cáo môi trường Quốc gia năm 2016 – CTR )
  • 26. 18 Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùng Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh CTRSH đô thị là 1.622.060 t ấn/năm (chiếm 25,12%). Cácđô thị khu vực miền núi Tây Bắc bộ có lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 t ấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%) (bảng 2.3). Đô thị có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là TP. H ồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng CTRSH phát sinh ít nhất là Bắc Kạn - 12,3 tấn/ngày; TP Yên Bái 33,4 tấn/ngày.[10] Bảng 1.3: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm 2016 (Nguồn : Tổng cục Môi trường , 2016)
  • 27. 19 Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84 - 0,96kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III có t ỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72 - 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày. Qua các số liệu thống kê trên ta thấy tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV lên khoảng 6,5 triệu tấn/năm (năm 2004: tổng lượng chất thải sinh hoạt của tất cả các đô thị Việt Nam là 6,4 triệu tấn/năm). Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2010 vào khoảng hơn 12 triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn thải này đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biết quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra. Ở nước ta hiện nay sự gia tăng chất thải rắn là rất nhanh nhưng việc thu gom chưa đạt hiệu quả cao. Tỷ lệ thu gom chất thải ở cácđô thị trung bình đạt khoảng 71%, đối với khu vực nông thôn thì tỷ lệ thu gom thấp hơn chỉ đạt khoảng 20 - 30%. Việc phân loại từ đầu nguồn rác thải sinh hoạt là việc làm thường xuyên tại các nước phát triển, ở Việt Nam mô hình phân loại rác tại nguồn cũng đã được triển khai và đi vào thực tiễn. Ví dụ ở Hà N ội và Thành Phố Hồ Chí Minh việc phân loại rác thải tại nguồn được triển khai như sau: Tại Hà Nội: Việc phân lo ại rác thải tại nhà trong "sáng kiến 3R" do chính phủ Nhật Bản viện trợ đã thí điểm trên địa bàn 4 quận: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình. Việc phân phát thùng rác hữu cơ (màu xanh) và vô cơ (màu da cam) và túi sinh thái được triển khai theo từng tổ dân
  • 28. 20 phố. Người dân sẽ phân loại rác tại nhà, chỉ đổ rác vào một số giờ nhất định trong ngày và một số giờ nhất định trong tuần, cụ thể từ 18h - 20h30p hàng ngày đối với rác hữu cơ và t ừ 18h - 20h30p các ngày thứ 3,5,7 và chủ nhật đối với rác vô cơ [17]. Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Từ năm 1997, thành phố đã thực hiện thử nghiệm dự án phân loại rác tài nguyên do cộng đồng châu Âu tài trợ tại khu phố 4, phường 12, quận 5. Dự án đã hỗ trợ 530 thùng rác vô cơ, 10 thùng rác công cộng và xây dựng nhà môi trường tại 220 Lương Nhữ Học. UBND thành phố cũng đã phê duyệt dự án đầu tư thu gom, vận chuyển và xử lý CTR với công nghệ phân loại chất thải tại nguồn ở quận 5 do UB Châu Âu tài trợ, với tổng mức đầu tư là 769.231 EURO. Theo dự án này, các hộ dân ở Quận 5 sẽ được cấp phát các loại thùng thu gom rác để phân loại rác tại hộ gia đình, khu vực công cộng và hỗ trợ xây dựng trạm chung chuyển rác (Nguyễn Ngọc Cường, 2006) [5]. 2.3.2.2. Tình hình xử lý rác ở Việt Nam Ở nước ta hiện nay đang sử dụng các phương pháp xử lý CTR sau đây: Chôn lấp, chế biến vi sinh, thiêu đốt, tái sinh/ tái sử dụng và xử lý chất thải bằng công nghệ của hai công ty Tâm Sinh Nghĩa, Seraphin. a. Chôn lấp Hầu như các đô thị đều sử dụng phương pháp chôn lấp CTR là chủ yếu. Tuy nhiên, chỉ có 15/16 tỉnh/ thành phố có bãi chôn lấp vệ sinh. Theo thống kê có 149 bãi rác cũ không h ợp vệ sinh (21 bãi cấp tỉnh/ thành phố và 128 bãi cấp huyện/ thị trấn). Về thực chất, đa số BCLCTR đó ch ỉ đơn thuần là nơi đổ rác lộ thiên, không được quy hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành đúng theo quy định bãi chôn lấp vệ sinh (BCLVS), vị trí thường gần khu dân cư (khoảng cách 200 - 500 m, thậm chí có bãi chỉ cách khu dân cư 100m), không có lớp chống thấm ở thành và đáy ô chôn lấp, không có hệ thống thu gom và xử lý nướcrác,
  • 29. 21 khí rác, quy trình vận hành chôn lấp không đúng kỹ thuật. Đặc biệt là nước rác và khí rác do phân huỷ kỵ khí từ các thành phần nước rác trong bãi chôn lấp đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Chính vì vậy, trong 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trong phải xử lý triệt để (theo quyết định 64/2003/QĐ - TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tướng chính phủ) có 52 bãi chôn lấp CTR, trong đó có 3 BCLCTR phải xử lý khẩn cấp trước năm 2005 (đóng cửa), 29 bãi phải nâng cấp cải tạo và 20 bãi phải xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm. Gần đây, một số đô thị đã xây dựng BCLCTRVS, bước đầu hoạt động có hiệu quả, điển hình là BCL Nam Sơn (Hà Nội), Khánh Sơn 2 (Đà Nẵng),... b. Chế biến phân vi sinh (compost) Nước ta hiện có 10 nhà máy chế biến rác thải có thành phần hữu cơ cao thành phân bón vi sinh. Các nhà máy xử lý CTR thành phân bón mới chỉ thực hiện ở các thành phố lớn nhưng với quy mô và công suất nhỏ. Đó là nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn (Hà N ội) với công suất xử lý 50 nghìn tấn rác/năm (công nghệ Tây Ban Nha); Nhà máy xử lý rác thải Nam Định với công suất xử lý 250 tấn/ ngày (Công nghệ Pháp); công nghệ Dano - Đan Mạch tại Hoóc Môn - TP. HCM công suất 240 tấn/ ngày; nhà máy xử lý rác thải Bà Rịa - Vũng Tàu công suất 100m3 / ngày,... Ngoài ra, một số đô thị khác như Việt Trì, Vinh, Huế, Ninh Thuận,... cũng có nhà máy xử lý rác thành phân bón, trong đó công nghệ chế biến rác thải thành phân bón và các sản phẩm khác của nhà máy Đông Vinh (Vinh), Thu ỷ Phương (Huế) và Ninh Thuận hoàn toàn do Việt Nam tự nghiên cứu và chế tạo. Chất lượng phân bón của nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn (Hà Nội) do Tây Ban Nha và Nam Định do Pháp đầu tư được đánh giá tốt. Đối với phân bón hữu cơ do các nhà máy của Việt Nam nghiên cứu chế tạo đang trong thời kỳ thử nghiệm nhưng đã cho kết quả khả quan, như là công nghệ chế biến phân vi sinh tại Nhà Máy Thuỷ Phương (Huế) đã có khẳ năng tiêu thụ
  • 30. 22 trên thị trường và có ch ất lượng tương đối tốt. Tuy nhiên, một số nhà máy chế biến phân vi sinh v ới công nghệ đơn giản nên hoạt động không hiệu quả (Thành phố Vũng Tàu và thành phố Vinh). c. Thiêu đốt Ngoài công nghệ thiêu đốt CTR nguy hại từ công nghiệp tại khu liên hợp xử lý CTR Nam Sơn (Hà Nội), hiện nay nước ta chỉ sử dụng phương pháp thiêu đốt đối với CTR y tế. Tính đến năm 2016, cả nước có 61 lò đốt CTR y tế, trong đó: + 14 lò sản xuất trong nước, các lò khác đều nhập từ nước ngoài. + 3/61 lò đốt có thiết bị xử lý khí th ải (nhưng chỉ có 2 lò đốt vận hành thiết bị xử lý khí thải). Những lò khác không xử lý khí th ải nên chưa kiểm soát được ô nhiễm không khí. + 2/61 lò đốt công suất lớn sử dụng chung (CS >1 tấn/ ngày) được đặt bên ngoài bệnh viện; các lò đốt khác đều đặt trong khuôn viên bệnh viện. Tại thành phố Hà Nội, ngoài lò đốt chất thải y tế tập trung ở Cầu Diễn (CS 3,2 tấn /ngày) và một số lò đốt riêng của một số bệnh viện, còn có lò đốt CTR công nghiệp nguy hại (công suất 150 kg/h) đã hoạt động từ năm 2003.
  • 31. 23 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nước mặt và nước ngầm khu vực bãi rác Đá Mài – xã Tân Cương – TP. Thái Nguyên. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu Bãi rác Đá Mài – xã Tân Cương – TP. Thái Nguyên thuộc công ty cổ phần môi trường & công trình đô thị. 3.2.2. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 08/2017 đến tháng 12/2017. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu . 3.3.2. Hiện trạng môi trường nước tại bãi rác Đá Mài, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên 3.3.3. Đề xuất một số phương pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu vực bãi rác Đá Mài 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập thông tin về bãi rác Đá Mài, xã Tân Cương, TP.Thái Nguyên qua sách báo, internet và công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên. - Kế thừa số liệu quan trắc chất lượng nước thải tại báo cáo quan trắc môi trường công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên. - Tìm hiểu các văn bản pháp luật liên quan tới đề tài. - Tham khảo tài liệu thông qua internet, sách báo có liên quan tới đề tài.
  • 32. 24 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu - Phương pháp lấy mẫu: TCVN 5994:1995 (ISO 5667 - 4:1987) Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 4: Hướng dẫn lấy mẫu ở ao hồ tự nhiên và nhân tạo. TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối. - Thời gian lấy mẫu: 7 giờ đến 7 giờ 30 phút ngày 23/11/2017. - Loại mẫu và kí hiệu mẫu: + Mẫu nước suối cách bãi rác Đá Mài 300m : M1 về phía Đông + Mẫu nước suối cách bãi rác Đá Mài 500m : M2 về phía Đông + Mẫu nước suối cách bãi rác Đá Mài 700m : M3 về phía Đông TCVN 6663-11:2011 (ISO 5667-11:2009) về Chất lượng nước – Lấy mẫu- Phần 11: Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm - Loại mẫu và ký hiệu mẫu: + Mẫu nước ngầm : N1 lấy tại nhà ông Ngô Văn Quyền, xóm 1, Hồng Thái, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên. + Mẫu nước ngầm : N2 lấy tại nhà ông Hoàng Cao Chung, xóm 2, Hồng Thái, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên. + Mẫu nước ngầm : N3 lấy tại nhà ông Hoàng Tuấn Ngân, xóm Hồng Thái, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên. Mẫu được lấy đại diện trung bình cho đối tượng cần quan trắc. - Cách bảo quản và xử lý mẫu mẫu: TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667- 3:2003): Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. 3.4.3. Phương pháp phân tích mẫu Mẫu được bảo quản và phân tích tại Phòng thí nghiệm khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
  • 33. 25 Bảng 3.1. Các chỉ tiêu phân tích trong phòng thí nghiệm STT Chỉ tiêu phân tích Tiêu chuẩn 1 pH TCVN 6492:2011 2 BOD5 TCVN 6001-2:2008 3 COD TCVN 6491:1999 4 TSS TCVN 6625:2000 5 Fe TCVN 6177:1996 6 PO4 3- TCVN 6494-1:2011 7 Zn TCVN 6193:1996 8 NO3 - TCVN 7323-1:2004 3.4.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Tổng kết số liệu thông qua phần mềm Microsoft office excel, Microsoft office word. So sánh số liệu đã phân tích được với QCVN08- MT:2015/BTNMT, QCVN 09-MT:2015/BTNMT và các TCVN để đưa ra những đánh giá, nhận xét chính xác và đầy đủ. 3.4.5. Phương pháp phỏng vấn Tiến hành thu thập thông tin của 50 hộ dân khu vực xung quanh Bãi rác Đá Mài và nhà máy xử lý rác thải xã Tân Cương - tỉnh Thái Nguyên về hiện trạng môi trường nước với bộ câu hỏi phỏng vấn. Phương pháp này giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quan và sơ bộ về khu vực nghiên cứu, đồng thời kiểm tra tính chính xác của những tài liệu, số liệu đã thu thập được từ đó rút ra nhận xét chung về khu vực nghiên cứu. Số hộ được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, khoảng cách từ Bãi rác Đá Mài xã Tân Cương.- Tỉnh Thái Nguyên đến các hộ lựa chọn điều tra là khoảng 70m đến 1000m.
  • 34. 26 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu 4.1.1.1. Vị trí địa lý bãi rác Đá Mà Xã Tân Cương Bãi rác Đá Mài cách UBND xã Tân Cương 4km, cách đập tràn Hồng Thái 2km. Đường từ thành phố Thái Nguyên vào bãi rác Đá Mài là đường Tân Cương, rẽ vào đường đập tràn Hồng Thái. Hình 4.1 Vị trí địa lý bãi rác Đá Mài và nhà máy xử lý rác thải Xã Tân Cương
  • 35. 27 4.1.1.2. Đặc điểm địa hình Khu vực nghiên cứu nằm trên dạng địa hình đồi kiến tạo bào mòn. Dạng địa hình này chiếm xấp xỉ 90% tổng diện tích khu vực bãi rác, bao gồm các quả đồi thấp có đỉnh tròn, sườn thoải, dạng bát úp, nằm xen giữa các quả đồi là các thung lũng nhỏ, hẹp. Hiện tại, các quả đồi được trồng cây công nghiệp như chè, keo, bạch đàn. Các thung lũng nhỏ hẹp được trồng lúa và hoa màu của nhân dân địa phương. Hình thành lên dạng địa hình này do quá trình hoạt động kiến tạo tạo nên, quá trình bào mòn đang tiếp diễn. Độ cao tuyệt đối các đỉnh, sườn đồi thay đổi lớn từ 29 m đến 53 m, địa hình có xu hướng thấp dần về phía Đông Bắc. 4.1.1.3. Địa chất công trình Theo số liệu Báo cáo khảo sát địa chất công trình, địa tầng khu vực mặt bằng nhà máy gồm có 05 lớp đất đá. Các lớp đất có bề dày thay đổi, khả năng chịu tải từ khá đến tốt. 4.1.1.4. Đặc điểm khí hậu Khu vực dự án mang đặc trưng khí hậu miền núi Bắc Bộ có 02 mùa rõ rệt: mùa nóng mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam; mùa lạnh mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hướng gió chủ đạo là hướng Đông Bắc. Quá trình lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu tại khu vực thực hiện dự án. Các yếu tố đó là: - Nhiệt độ không khí. - Độ ẩm không khí và chế độ bốc hơi. - Lượng mưa. - Tốc độ gió và hướng gió. - Nắng và bức xạ. - Các yếu tố khí hậu bất thường (giông, bão nhiệt đới,…)
  • 36. 28 • Nhiệt độ không khí Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong không khí. Nhiệt độ không khí có liên quan đến quá trình bay hơi của các chất hữu cơ. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường lao động là những yếu tố gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ con người và đời sống hệ sinh thái động thực vật. Điều đó cũng giải thích tại sao yếu tố nhiệt độ không khí được dùng để tính toán mức độ ô nhiễm môi trường không khí và trong thiết kế kiểm soát ô nhiễm môi trường. Nhiệt độ không khí càng cao thì tác động của các độc tố càng mạnh, có nghĩa là tốc độ lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong môi trường càng lớn. Bảng 4.1: Nhiệt độ trung bình tháng trong năm 2016 Nhiệt độ trung bình tháng (0 C) tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Giá trị 17,7 18 20 25,1 26,5 29,0 29,1 27,4 27,4 26,7 23,7 17,3 Nguồn: (Trung tâm quan trắc và bảo vệ môi trường,[16]) Tại khu vực Bãi rác: + Nhiệt độ trung bình năm: 24 o C. + Nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất: 29,10 C (tháng 7). + Nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất: 17,30 C (tháng 12). • Độ ẩm không khí và chế độ bốc hơi Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố cần thiết khi đánh giá mức độ tác động tới môi trường không khí của dự án. Đây là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm. Trong điều kiện độ ẩm lớn, các hạt bụi trong không khí có thể liên kết với nhau tạo thành các hạt to hơn và rơi nhanh xuống đất. Từ mặt đất các vi sinh vật phát tán vào môi
  • 37. 29 trường không khí, độ ẩm lớn tạo điều kiện vi sinh vật phát triển nhanh chóng và bám vào các hạt bụi ẩm lơ lửng trong không khí bay đi xa, gây truyền nhiễm bệnh. Độ ẩm còn có tác dụng với các chất khí như: SO2,CH4,… hoà hợp với hơi nước trong không khí tạo thành các axit. Bảng 4.2: Độ ẩm không khí trung bình tháng trong năm 2016 Độ ẩm không khí trung bình tháng (%) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Giá trị 78 86 87 83 81 82 85 88 78 82 79 78 (Nguồn: Trung tâm quan trắc và bảo vệ môi trường) Theo như bảng tổng hợp trên thì: - Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí : 82% - Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất (tháng 8) : 88% - Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) : 78% Lượng bốc hơi hàng năm khoảng 40 mm, tháng 5 là tháng có lượng bốc hơi nhiều nhất (5 mm), trong những tháng mùa khô chỉ số ẩm ướt k < 0,5. • Lượng mưa Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải lỏng. Các hạt mưa kéo theo các hạt bụi và hoà tan một số chất độc hại trong không khí rồi rơi xuống đất, có khả năng gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nước. Mưa làm sạch bụi ở các lá cây do đó làm tăng khả năng hút bụi của các dải cây xanh cách ly bảo vệ khu dân cư. Bảng 4.3: Lượng mưa trung bình tháng trong năm 2016 Lượng mưa trung bình tháng (mm) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Giá trị 2 24 41 19 391 233 262 328 215 83 87 6 (Nguồn: Trung tâm quan trắc và bảo vệ môi trường)
  • 38. 30 Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bổ theo 2 mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa đạt tới cực đại vào tháng 8 (tháng nhiều bão nhất trong vùng), mùa khô (ít mưa) từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. - Lượng mưa trung bình năm : 1695,9 mm - Lượng mưa tháng lớn nhất: 391,3 mm (tháng 5) - Lượng mưa tháng nhỏ nhất: 2,3 mm (tháng 1) • Tốc độ gió và hướng gió Gió là yếu tố khí tượng cơ bản có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong khí quyển và xáo trộn các chất ô nhiễm trong nước. Tốc độ gió càng cao thì thì chất ô nhiễm không khí càng lan toả xa nguồn ô nhiễm và nồng độ chất ô nhiễm càng được pha loãng bởi không khí sạch. Ngược lại khi tốc độ gió càng nhỏ hoặc không có gió thì chất ô nhiễm sẽ bao chùm xuống mặt đất tại chân các nguồn thải làm cho nồng độ chất gây ô nhiễm trong không khí xung quanh nguồn thải sẽ đạt giá trị lớn nhất. Hướng gió thay đổi làm cho mức độ ô nhiễm và khu vực ô nhiễm cũng bị thay đổi. Bảng 4.4: Tốc độ gió trung bình tháng trong năm 2016 Tốc độ gió trung bình tháng (m/s) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Giá trị 1,5 1,5 1,2 1,3 1,6 1,6 1,4 1,2 1,3 1,2 1,3 1,4 (Nguồn: Trung tâm quan trắc và bảo vệ môi trường) Tại khu vực nghiên cứu, trong năm có 2 mùa chính, mùa Đông gió có hướng Bắc và Đông Bắc, mùa Hè gió có hướng Nam và Đông Nam. • Nắng và bức xạ Bức xạ mặt trời và nắng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát tán cũng như biến đổi các chất ô nhiễm
  • 39. 31 - Số giờ nắng trung bình trong năm: 1588 giờ - Số giờ nắng trung bình lớn nhất trong tháng: 187 giờ - Số giờ nắng trung bình nhỏ nhất trong tháng: 46 giờ - Bức xạ trung bình năm: 122 kcal/cm2 /năm • Độ bền vững khí quyển Độ bền vững khí quyển xác định theo tốc độ gió và bức xạ mặt trời vào ban ngày và độ che phủ mây vào ban đêm. Khu vực Thái Nguyên có lượng mây trung bình năm vào khoảng 7,5/10. Thời kỳ nhiều mây nhất là vào cuối mùa Đông mà tháng cực đại là tháng III, lượng mây trung bình là 9/10, ít mây nhất là 4 tháng cuối năm, tháng đạt cực tiểu là tháng X, XI, lượng mây trung bình chỉ 6/10. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Dân số, lao động Dự án triển khai trên địa bàn xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên. Tính đến thời điểm tháng 6/2013, tống dân số xã Tân Cương là 5744 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 3760 người (1685 nam và 2075 nữ) Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển, từ lâu Tân Cương đã được biết đến như một vùng chè nổi tiếng của Việt Nam. Cho đến nay, sản phẩm chè Tân Cương đã được xuất khẩu đi nhiều nước như: Pháp, Iran, Iraq, Algérie, Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nước khác. 4.1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai Khu vực dự án nằm trên địa bàn xã Tân Cương. Dự án có tổng diện tích là 25 ha. Đa số diện tích đất khu vực dự án hiện trạng là đất nông nghiệp, lâm nghiệp, một diện tích nhỏ là đất thổ cư. 4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng a.Giao thông: *Trên địa bản tỉnh: mạng lưới giao thông vận tải tương đối phát triển bao gồm các tuyến vận chuyển đường bộ, đường sắt, đường sông. Cụ thể:
  • 40. 32 • Đường bộ: Tổng chiều dài đường bộ của tỉnh Thái Nguyên là 2.753 km, trong đó: Quốc lộ 183 km, tỉnh lộ 105,5 km, đường liên xã 1764 km. Hệ thống tỉnh lộ và quốc lộ đều được dải nhựa. Tuyến đường QL1B nối Thái Nguyên với Lạng Sơn được nâng cấp thành đường cấp IV miền núi với tải trọng H30 QL3 nối Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng sang Trung Quốc mới được đầu tư, nâng cấp rất thuận tiện cho vận chuyển đường bộ tải trọng lớn. QL279 nối Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn QL37 nối Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang Ngoài ra hệ thống đường giao thông tỉnh lộ, huyện lộ cùng với các tuyến đường QL tạo thành hệ thống giao thông liên hoàn nối Thái Nguyên với các tỉnh lân cận. • Đường sắt: Khu vực có tuyến đường sắt Quán Triều - Hà Nội; Lưu Xá - Kép - Uông Bí là mối giao lưu quan trọng giữa khu công nghiệp gang thép với vùng than Quảng Ninh và các vùng kinh tế khác của cả nước. • Đường thuỷ: Sông Công và Sông Cầu, có cảng Đa Phúc là cảng sông lớn nhất Thái Nguyên. Tuyến Đa Phúc đi Hải Phòng 101 km, đi Hòn Gai 215 km. Vận tải đường sông cho xà lan 200 tấn hoạt động. *Trong khu vực : không có đường giao thông chạy qua, chỉ có các đường đất dân sinh của khu vực. Gần khu vực bãi rác Đá Mài có suối nhỏ là suối Đá Mài b.Mạng lưới điện: Nguồn điện cấp cho bãi rác Đá Mài Xã Tân Cương do mạng lưới Quốc gia cung cấp.
  • 41. 33 4.1.2.4. Về các lĩnh vực xã hội - Công tác giáo dục - đào tạo: đã có bước chuyển biến tích cực, số trường lớp, số học sinh đều tăng, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học đang được cải thiện. Chất lượng dậy và học đang được nâng lên. Đến nay đã khác phục được tình trạng thiếu giáo viên và đang từng bước chuẩn hoá đội ngũ giáo viên. - Y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình: các chương trình Y tế quốc gia được tổ chức thực hiện tốt, trong những năm qua không có dịch bệnh lớn xẩy ra. Việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm. xã có trạm y tế xã với đội ngũ cán bộ y tế đã được đào tạo. - Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao: đã có nhiều chuyển biến tích cực và từng bước được xã hộ hoá. Tổ chức tốt các ngày kỷ niệm, các hoạt động biểu diễn văn hoá, văn nghệ, thi đấu thể thao,… chất lượng ngày càng được nâng cao.Phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng bản văn hoá, cơ quan văn hoá bước đầu được thực hiện, đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng. Các hoạt động tuyên truyền ngày càng được đẩy mạnh thông qua hệ thống truyền thanh - truyền hình và các hình thức khác đã truyền tải chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân. - Thực hiện các chính sách xã hội: được triển khai tốt thông qua các hoạt động tuyên truyền giáo dục, động viên thăm hỏi, phát huy đạo lý uống nước nhớ nguồn, bằng các hoạt động nhân đạo tình nghĩa, từ đó nâng cao lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. - An ninh, quốc phòng: an ninh trật tự và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, thường xuyên phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, ngăn ngừa tội phạm và các tệ nạn xã hội, xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật.
  • 42. 34 4.1.3. Quy mô, thiết kế, công suất xử lý bãi rác Đá Mài - Bãi rác Đá Mài Khởi công từ ngày 7 tháng 4 năm 2010 Với sự nỗ lực vượt bậc, bãi rác Đá Mài- Tân Cương đã hoàn thành ngày 30 tháng 12 năm 2010 đúng tiến độ yêu cầu, công trình được nghiệm thu, đưa vào sử dụng ngay. Được thiết kế trên diện tích 5,3ha, bãi rác Đá Mài - Tân Cương là một thung lũng có ba mặt là núi, mặt còn lại phải đắp một con đập lớn. Toàn bộ diện tích trên bề mặt được đắp lớp đất sét dày 30 cm, đầm chặt K90. - Bãi rác gồm 5 ô chôn lấp với tổng diện tích 25 ha, công suất xử lý 100 m3 rác thải/ngày. - Bãi rác Đá Mài nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 12 km về phía Tây Nam, cách UBND xã Tân Cương 4 km. Xung quanh khu vực bãi rác Đá Mài trong phạm vi bán kính 3 km tính từ vành đai của bãi rác không có công trình khai thác nước ngầm. Như vậy, xét về vị trí bãi rác Đá Mài có vị trí đảm bảo tiêu chuẩn. Qua bảng tổng hợp từ các phiếu điều tra cho thấy đa phần các hộ dân sinh sống trong phạm vi 1000 m tính từ tường rào của bãi rác Đá Mài chủ yếu sử dụng nguồn nước sinh hoạt được khai thác từ giếng đào và giếng khoan. Nhìn chung nước sử dụng là nước trong, không có dấu hiệu bị ô nhiễm hay ảnh hưởng bởi bãi rác Đá Mài. - Công nghệ xử lý rác thải tại bãi rác Đá Mài Bãi rác Đá Mài sử dụng công nghệ chôn lấp để xử lý rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, rác hữu cơ (rác phân hủy được) được xử lý bằng biện pháp sinh học tự nhiên và loại rác không phân hủy được bằng cách chôn lấp. hiện trong điều kiện thuận lợi nhất. - Quy trình công nghệ xử lý nước rác Nước thải bãi rác công suất lớn nhất: 220 - 250 m3 /ngày đêm, nước bãi rác được xử lý bằng phương pháp sinh hóa nhiều bậc kết hợp hồ sinh học trước khi xả nước ra suối Đá Mài.
  • 43. 35 4.2. Hiện trạng môi trường nước tại bãi rác Đá Mài, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên 4.2.1. Thực trạng chất lượng môi trường nước tại bãi rác đá mài Việc tập kết rác thải ở những bãi rác thải tập trung không được xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Trong thời gian thực tập tôi đã thực hiện điều tra khảo sát lấy ý kiến của 50 người dân sống trong khu vực lân cận bãi rác để có được những ý kiến vừa khách quan, vừa có thể phán ánh rõ nhất về hiện trạng môi trường tại đây, được thể hiện ở bảng . Bảng 4.5. Đánh giá chung của người dân về môi trường nước khu vực bãi rác Đá Mài Mức độ Rất ô nhiễm Ô nhiễm Ít ô nhiễm Số phiếu 32 18 0 Tỉ lệ % 64% 36% 0% Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện mức độ ô nhiễm môi trườngnước theo đánh giá của người dân
  • 44. 36 Nhận xét: Theo ý kiến đánh giá khách quan của người dân sống xung quanh bãi rác thì nhìn chung hiện trạng môi trường nước tại đây đang bị ô nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu là do khối lượng rác đưa về bãi chôn lấp lớn, quá trình xử lý gặp nhiều khó khăn do thành phần rác thải đổ về đây khá phức tạp đồng thời hệ thống chôn lấp đã xuống cấp không đảm bảo hiệu quả xử lý. 4.2.2. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực xung quanh bãi rác Đá Mài. Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt khu vực bãi rác Đá Mài, tôi đã tiến hành quan trắc nước mặt, bảng 4.6 sẽ cho ta biết được giá trị của các chỉ tiêu ô nhiễm. Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 08:2015/BTNMT Cột B1 M1 M2 M3 1 pH - 8,070 7,320 6,760 5,5-9 2 TSS mg/l 4,000 2,000 1,200 50 3 COD mg/l 36,100 33,780 35,420 30 4 BOD5 mg/l 32,270 27,040 24,930 15 5 Fe mg/l 0,340 0,217 0,193 1,5 6 PO4 3- mg/l 0,015 0,008 0,004 0,3 (Nguồn : phòng thí nghiệm khoa môi trường – trường ĐH Nông Lâm TN) Ghi chú: + M1 : mẫu nước mặt lấy các bãi rác 300m + M2 : mẫu nước mặt lấy các bãi rác 500m
  • 45. 37 + M3 : mẫu nước mặt lấy các bãi rác 700m + Tiêu chuẩn được so sánh : QCVN 08:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt + Cột B1 : Nước dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi. + (-) : không quy định Nhận xét chung : qua bảng 4.6 có thể thấy nước mặt tại khu vực nghiên cứu đã bị ô nhiễm chất hưu cơ, với chỉ tiêu BOD5 và COD đều vượt tiêu chuẩn cho phép khi so sánh với QCVN 08:2015/BTNMT – Cột B1, nguyên nhân do quá trình vận chuyển rác thải sinh hoạt tới nhà máy để xử lý đã làm rơi vãi rác và nước rác có nồng độ chất hữu cơ cao và đi chảy vào nguồn nước gây ô nhiễm. Đối với các chỉ tiêu pH, TSS, Fe, PO4 3- ...chưa có dấu hiệu ô nhiễm và đều nằm trong giới hạn cho phép. a, Kết quả phân tích BOD5 Hình 4.3. Kết quả phân tích BOD5 của nước mặt(mg/l) Nhận xét : qua hình 4.3 cho thấy, nước mặt đã bị ô nhiễm chất hữu cơ. Đối với mẫu M1 đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép 1,15 lần khi so sánh với QCVN 08 và mẫu M2 vượt tiêu chuẩn 0,8 lần, mẫu M3 vượt 0,66 lần.
  • 46. 38 b, Kết quả phân tích COD Hình 4.4. Kết quả phân tich COD của nước mặt (mg/l) Nhận xét : Qua hình 4.4 cho thấy nước mặt đã bị ô nhiễm, nồng độ COD trong nước mặt vượt tiêu chuẩn cho phép từ 0,12 lần (mẫu M2) đế 0,2 lần (mẫu M1) khi so sánh với QCVN 08:2015. c, Kết quả phân tích Fe Hình 4.5. Biểu đồ kết quả phân tích Fe của nước mặt (mg/l) Nhận xét: qua hình 4.5 có thể thấy nước chưa có dấu hiện bị ô nhiễm chỉ tiêu Fe và nằm dưới ngưỡng quy định khi so sánh với QCVN 08.
  • 47. 39 d, Kết quả phân tích PO4 3- Hình 4.6. Biểu đồ kết quả phân tích PO4 3- của nước mặt (mg/l) Nhận xét : qua hình 4.6 cho thấy nước mặt chưa bị ô nhiêm PO4 3- và nằm dưới ngưỡng của tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt. 4.2.3. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực xung quanh bãi rác Đá Mài Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm khu vực bãi rác Đá Mài, tôi đã tiến hành quan trắc nước ngầm, bảng 4.7 sẽ cho ta biết được giá trị của các chỉ tiêu ô nhiễm. Bảng 4.7. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 09–MT :2015/BTNMT N1 N2 N3 1 pH - 6,790 6,920 6,150 8,5 2 Độ đục NTU 1,740 1,630 1,510 20 3 Fe mg/l 0,283 0,276 0,259 5 4 Zn mg/l 16,100 12,070 13,35 3 5 NO3 - mg/l 11,030 10,960 10,890 15 (Nguồn : phòng thí nghiệm khoa môi trường – trường ĐH Nông Lâm TN)
  • 48. 40 Ghi chú: + N1 : lấy tại nhà ông Ngô Văn Quyền + N2 : lấy tại nhà ông Hoàng Cao Chung + N3 : lấy tại nhà ông Hoàng Tuấn Ngân + Tiêu chuẩn được so sánh : QCVN 09:2015/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. + (-) : không quy định Nhận xét chung : Trong mẫu phân tích nước ngầm có thể thấy hàm lượng Zn trong nước ngầm cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép khi so sánh với QCVN 09-MT:2015/BTNMT. Nguyên nhân do rác thải trong quá trình vận chuyển bị rơi vãi và nước rỉ rác chưa được xử lý có hàm lượng Zn cao đi vào nước ngầm và gây ô nhiễm. Đối với các chỉ tiêu Fe, NO3 - , pH và độ đục đều nằm trong giới hạn cho phép và chưa có dấu hiệu ô nhiễm. a, Kết quả phân tích Zn Hình 4.7. Biểu đồ kết quả phân tích Zn của nước ngầm (mg/l)
  • 49. 41 Nhận xét: qua hình 4.7 cho thấy nước ngầm đã bị ô nhiễm kim loại Zn, nồng độ Zn trong nước ngầm vượt tiêu chuẩn từ 3 đến 4,3 lần khi so sánh với QCVN 09:2015. b, Kết quả phân tích Fe Hình 4.8. Biểu đồ biểu diễn nồng độ Fe trong nước ngầm (mg/l) Nhận xét : qua hình 4.8 cho thấy nước ngầm chưa có dâu hiệu ô nhiễm kim loại sắt và nằm dưới ngưỡng của tiêu chuẩn cho phép. c, Kết quả phân tích NO3 - Hình 4.9. Biểu đồ nồng độ NO3 - trong nước ngầm (mg/l)
  • 50. 42 Nhận xét : qua hình 4.9 cho thấy nồng độ nitrat trong nước ngầm nằm trong giới hạn cho phêp và chưa bị ô nhiễm. 4.2.4. Kết quả phân tích chất lượng nước thải của bãi rác Đá Mài Bảng 4.8. Kết quả phân tích nước thải của khu xử lý CTR Tân Cương STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011/ BTNMT - Cột B NTSX 1 pH - 7,4 5,5-9 2 BOD5 mg/l 48,12 - 3 COD mg/l 105,1 - 4 TSS mg/l 21,3 100 5 Zn mg/l <0,2 3 6 Fe mg/l 1,329 5 7 As mg/l 0,0149 0,1 8 Ni mg/l 0,0029 0,5 9 Mn mg/l 0,878 1 10 Cu mg/l 0,0142 2 11 Coliform MPN/100ml 4300 5000 (Nguồn:Báo cáo quan trắc môi trường của khu xử lý CTR Tân Cương ) Ghi chú: + NTSX : mẫu nước tại cửa xả nước thải sau khi qua hệ thống xử lý trước khi chảy xuống hồ sinh học. + Tiêu chuẩn được so sánh : QCVN 40:2011/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. + (-) : không quy định
  • 51. 43 a, Kết quả phân tích TSS Hình 4.10. Biểu đồ biểu diễn nồng độ TSS trong nước thải (mg/l) Nhận xét : qua hình 4.10 cho thấy nồng độ TSS trong nước thải đã đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả thải ra môi trường. b, Kết quả phân tích Zn trong nước thải Hình 4.11. Biểu đồ biểu diễn nồng độ Zn trong nước thải (mg/l)
  • 52. 44 Nhận xét : qua hình 4.11. cho thấy nồng độ Zn trong nước thải sau khi xử lý đã đảm bảo tiêu chuẩn để xả ra môi trường. c, Kết quả phân tích Coliform Hình 4.12. Biểu đồ biểu diễn Coliform trong nước thải (MPN/100ml) Nhận xét: qua hình 4.12 cho thấy chỉ tiêu coliform nằm trong giới hạn cho phép khi so sánh với QCVN 40:2011 và đã đạt tiêu chuẩn để xả ra môi trường. Nhận xét chung: Qua kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép, nước thải đã được xử lý đạt yêu cầu trước khi xả thải ra môi trường. Bãi rác Đá Mài là bãi chôn lấp hợp vệ sinh có công trình xử lý nước thải. Tuy nhiên qua khảo sát nhận thấy như sau : - Hệ thống thoát nước bề mặt của bãi rác đang có dấu hiệu xuống cấp, bùn đất đã bồi lắng làm cản trở dòng chảy, gây khó khăn trong quá trình tiêu thoát nước, làm nước mặt tràn vào khu vực các ô chôn lấp.
  • 53. 45 - Các xe chở rác sau khi ra khỏi bãi rác chưa được rửa sạch theo đúng yêu cầu, do vậy làm rơi rớt nước rỉ rác trên quãng đường vận chuyển - Bên cạnh những vấn đề trên, nhận thấy tuyến đường nội bộ của Bãi rác rơi vãi rất nhiều rác thải, ruồi phát triển dày đặc. Đây chính là các nguyên nhân chủ yêu dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại khu vực bãi rác Đá Mài. 4.3. Đề xuất một số phương pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu vực bãi rác Đá mài Bãi rác Đá Mài đã đi vào hoạt động trong nhiều năm, việc chôn lấp rác lâu ngày khiến cho diện tích đất ngày càng giảm. Vì vậy cần phải có những phương pháp phù hợp hơn để thay thế 4.3.1. Thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn Lợi ích kinh tế Phân loại chất thải rắn mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Trước hết, nó tạo nguồn nguyên liệu sạch cho sản xuất phân compost. Chất thải rắn đô thị có 14-16 thành phần, trong đó phần lớn có khả năng tái sinh, tái chế như nylon, thủy tinh, nhựa, giấy, kim loại, cao su... Khối lượng chất thải rắn có thể phân hủy (rác thực phẩm) chiếm khoảng 75%, còn lượng chất thải rắn có khả năng tái sinh tái chế chiếm khoảng 25%. Nếu biết tận thu rác thực phẩm, xã hội sẽ thu được hàng trăm tỉ đồng từ việc giảm chi phí chôn lấp rác và bán phân compost. Chi phí xử lý 1 tấn chất thải rắn sinh hoạt là 250.000 đồng. Giảm khối lượng rác mang đi chôn lấp, diện tích đất phục vụ cho việc chôn lấp rác cũng sẽ giảm đáng kể. Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ giảm được gánh nặng chi phí trong việc xử lý nước rỉ rác cũng như xử lý mùi.
  • 54. 46 Lợi ích môi trường Ngoài lợi ích kinh tế có thể tính toán được, việc phân loại chất thải rắn tại nguồn còn mang lại nhiều lợi ích đối với môi trường. Khi giảm được khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phải chôn lấp, khối lượng nước rỉ rác sẽ giảm. Nhờ đó, các tác động tiêu cực đến môi trường cũng sẽ giảm đáng kể như: giảm rủi ro trong quá trình xử lý nước rỉ rác, giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt... Diện tích bãi chôn lấp thu hẹp sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính do khí của bãi chôn lấp. Việc giảm chôn lấp chất thải rắn có thể phân hủy kéo theo việc giảm lượng khí làm ảnh hưởng đến tầng ôzôn. Việc tận dụng các chất thải rắn có thể tái sinh tái chế giúp bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thay vì khai thác tài nguyên để sử dụng, chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm tái sinh tái chế này như một nguồn nguyên liệu thứ cấp. Chẳng hạn, chúng ta có thể sử dụng lượng nhôm có trong chất thải rắn sinh hoạt thay vì khai thác quặng nhôm. Nhờ đó, chúng ta vừa bảo tồn được nguồn tài nguyên, vừa tránh được tình trạng ô nhiễm do việc khai thác quặng nhôm mang lại. Lợi ích xã hội Phân loại chất thải rắn tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Để công tác phân loại này đạt được hiệu quả như mong đợi, các ngành các cấp phải triệt để thực hiện công tác tuyên truyền hướng dẫn cho cộng đồng. Lâu dần, mỗi người dân sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt cũng như tác động của nó đối với môi trường sống. Lợi ích xã hội lớn nhất do hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn mang lại chính là việc hình thành ở mỗi cá nhân nhận thức bảo vệ môi trường sống.
  • 55. 47 4.3.2. Đề xuất công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp đốt tiêu hủy 4.3.2.1. Tiêu chí lựa chọn công nghệ Công nghệ được xây dựng trên cơ sở tìm hiểu, tham khảo, đánh giá, kế thừa hiệu quả hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ công nghệ và thiết bị của các Nhà máy xử lý CTRSH hiện nay trên thế giới và trong nước,nhận thấy công nghệ có tính ứng dụng cao, phù hợp với đặc thù vùng miền. Để giảm thiểu các tác động của bãi rác Đá Mài tới môi trường, tiết kiệm được quỹ đất ,đơn giản hơn các biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt đồng thời đảm bảo hiệu quả đầu tư, sản xuất kinh doanh có lãi, vận hành nhà máy hiệu quả theo các tiêu chí đặt ra của Dự án. 4.3.2.2. Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp đốt tiêu hủy Công nghệ xử lý triệt để rác thải, lò đốt chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp đốt tiêu hủy được phát triển dựa trên cơ sở của các công nghệ đốt chất thải rắn của các nước trên thế giới và những dự án có khả năng ứng dụng cao phù hợp với điều kiện rác thải của Việt Nam chưa phân loại tại nguồn. Đây là công nghệ đốt chất thải rắn sinh hoạt tiên tiến, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Lò đốt rác có chức năng đốt rác để chuyển rác từ thể rắn sang thể khí. Khói lò qua hệ thống xử lý khí thải và thải vào khí quyển qua ống khói. Tro xỉ rơi xuống dưới lò sẽ được tập kết và chôn lấp. a.Yêu cầu công nghệ và kỹ thuật của lò đốt rác  Rác phải được cháy kiệt và cháy sạch ( cháy hoàn toàn và không sinh ra khí độc hại dioxin; furan…)  Nhiệt độ buồng đốt sơ cấp phải đạt trên 6500 C ; nhiệt độ buồng đốt thứ cấp phải đạt tới 10500 C  11500 C  Lò phải có thiết bị đo nhiệt độ liên tục tại các vùng lò khác nhau  Thời gian lưu khói trong buồng đốt thứ cấp phải  2 giây
  • 56. 48  Nhiệt độ vỏ lò không được quá nóng (600 C)  Thao tác , vận hành thuận tiện và đơn giản; lò hoạt động liên tục.  An toàn về phòng nổ ; tuổi thọ lò cao b.Các số liệu ban đầu khi thiết kế lò đốt Dựa trên số liệu từ quá trình đốt cháy của rác thải sinh hoạt, thông thường: + Khi đốt một kg rác ta cần cung cấp lượng nhiệt Ln = 6,56 m3 tc/1kg rác + Khi đốt một kg rác sẽ sinh ra lượng khói Vn = 6,75 m3 tc/1kg rac + Nhiệt trị thấp của rác thải rắn sinh hoạt: (số liệu có từ tính toán sự cháy rác) ( Các số liệu này tính từ sự cháy của rác thải rắn sinh hoạt ) + Lượng rác cần phải đốt trong lò theo tính toán là  94 tấn/ngày đêm. + Cường độ cháy rác trên một mét vuông ghi lò trong một giờ là 250kg rác/m2 .h 4.3.2.3. Chọn kiểu lò đốt và số lượng lò đốt a. Chọn kiểu lò đốt Để đốt cháy hoàn toàn rác và đốt cháy sạch, không tạo ra khói có chứa các khí độc hại, đặc biệt là khí dioxin và furan, ta chọn lò đốt có 2 buồng đốt : Buồng đốt sơ cấp có chức năng đốt rác để chuyến rác từ thể rắn sang thể khí; nhiệt độ trong buồng sơ cấp không thấp hơn 650 0 C. Buồng đốt thứ cấp có chức năng đốt tiếp các hợp chất ở dạng khí (CO; H2; CH4 ; H2S) và tiếp tục sinh nhiệt. Một chức năng quan trọng nữa : khí dioxin và furan sinh ra trong buồng đốt sơ cấp, các khí độc hại này phải được khử bỏ trong buồng đốt thứ cấp. Để khử dioxin và furan cần thực hiện hai yêu cầu : nhiệt độ buồng đốt Qt = 6103 [kJ/kg] = 1458 [kcal/kg] Qt = 13126 [kJ/kg] = 3136 [kcal/kg]
  • 57. 49 thứ cấp phải cao (10500 C  11500 C); thời gian lưu khói trong buồng đốt thứ cấp phải dài ( 2 giây). Lò đốt vận hành ở chế độ ổn định và liên tục; cấp rác vào lò bằng cơ cấu thủy lực..Để bảo đảm nhiệt độ của buồng đốt thứ cấp cao (10500 C  11500 C), ta có bố trí mỏ đốt dầu DO để bổ xung nhiệt lượng khi cần thiết. b. Chọn số lượng lò và phân bố số cụm lò.  Công suất rác đưa vào lò đốt ( sau khi đã tách bỏ các tạp chất và đã được sấy ) là  94 tấn rác/ ngày đêm.  Ta chọn 4 buồng đốt sơ cấp và 2 buồng đốt thứ cấp ( hai buồng đốt sơ cấp chung nhau một buồng đốt thứ cấp) Ưu điểm của công nghệ xử lý triệt để chất thải rắn so với các công nghệ khác:  Tái chôn lấp ≤ 10%;  Không có nước rỉ rác (nước rích) thải ra môi trường;  Kiểm soát mùi hôi tốt;  Chi phí đầu tư thấp;  Chi phí vận hành thấp (Phù hợp với QĐ 322 của Bộ Xây Dựng);  Thiết bị dễ sửa chữa và vật tư vật liệu có sẵn trong nước;  Vận hành, phù hợp với trình độ công nhân Việt Nam. Ngoài công nghệ, địa điểm xây dựng là yếu tố quan trọng. Qua những phân tích, việc xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn Đá Mài trong đó sử dụng phương pháp đốt tiêu hủy để xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xóm Hồng Thái, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên là địa điểm tốt để thực hiện. Với mong muốn nguồn chất thải rắn sinh hoạt sẽ được xử lý triệt để, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân và môi trường khu vực, với niềm tự hào góp phần đem lại một môi trường xanh sạch cho đất nước nói chung và thành phố nói riêng,