SlideShare a Scribd company logo
1 of 41
Download to read offline
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG MÃ
ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THANH HÓA
Người thực hiện : LÊ THỊ VÂN ANH
Lớp : MTA
Khóa : 57
Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn : ThS. HÁN THỊ PHƯƠNG NGA
Hà Nội - 2016
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG MÃ
ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THANH HÓA
Người thực hiện : LÊ THỊ VÂN ANH
Lớp : MTA
Khóa : 57
Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn : ThS. HÁN THỊ PHƯƠNG NGA
Cơ sở thực tập: Đoàn mỏ - Địa chất, Sở Tài nguyên và Môi trường
Thanh Hóa
Hà Nội - 2016
LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, và sự dồng ý của giáo viên hướng dẫn ThS.Hán Thị Phương Nga, tôi đã
thực hiện đề tài “Đánh giá chất lượng nước sông Mã đoạn chảy qua thành
phố Thanh Hóa”
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của quý thầy cô giáo và sự động viên khích lệ của gia đình bạn bè. Nhân dịp
này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành về sự giúp đỡ quý báu đó. Cảm
ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô trong khoa Môi Trường – Học viện Nông
nghiệp Việt Nam; các anh chị trong phòng Phân tích – Đoàn Mỏ-Địa chất; gia
đình và toàn thể bạn bè của tôi.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn ThS.
Hán Thị Phương Nga, người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi,
hướng dẫn tôi tận tình về phương pháp nghiên cứu và cách thức thực hiện các
nội dung của đề tài.
Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên khóa luận không thể tránh khỏi
những khiếm khuyết nhất định. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp
của quý thầy cô để khóa luận hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Vân Anh
i
MỤC LỤC
L I C M NỜ Ả Ơ ...............................................................................................i
DANH M C B NGỤ Ả ......................................................................................v
DANH M C HÌNHỤ .....................................................................................vi
DANH M C CH VI T T TỤ Ữ Ế Ắ ...................................................................vii
M UỞ ĐẦ .......................................................................................................1
1. Tính c p thi t c a tài.ấ ế ủ đề .....................................................................1
2. M c tiêu và yêu c u nghiên c u.ụ ầ ứ ................................................................2
Ch ng 1ươ ......................................................................................................3
T NG QUAN CÁC V N NGHIÊN C UỔ Ấ ĐẾ Ứ ..................................................3
1.1. C s khoa h c c a tài.ơ ở ọ ủ đề ................................................................3
1.1.1. C s lý lu n.ơ ở ậ ..............................................................................3
1.1.2. C s pháp lý.ơ ở ...............................................................................6
1.2. Hi n tr ng ch t l ng n c m t trên Th gi i và Vi t Nam.ệ ạ ấ ượ ướ ặ ế ớ ệ ........7
1.2.1. Hi n tr ng ch t l ng n c m t trên Th gi i.ệ ạ ấ ượ ướ ặ ế ớ .......................7
1.2.2. Hi n tr ng ch t l ng n c m t Vi t Nam.ệ ạ ấ ượ ướ ặ ở ệ ......................10
1.2.3. Hi n tr ng ch t l ng n c m t t nh Thanh Hóa.ệ ạ ấ ượ ướ ặ ở ỉ ............13
1.3. Các ngu n gây ô nhi m n c m t.ồ ễ ướ ặ ...................................................14
1.3.1. Ngu n gây ô nhi m liên quan n ho t ng c a con ng i.ồ ễ đế ạ độ ủ ườ . 14
1.3.2. Ngu n gây ô nhi m t nhiên do các ho t ng c a thiên nhiên.ồ ễ ự ạ độ ủ .17
1.4. Tình hình qu n lý tài nguyên n c Vi t Nam.ả ướ ở ệ .............................17
1.4.1. Công tác xây d ng h th ng chính sách và v n b n quy ph mự ệ ố ă ả ạ
pháp lu t.ậ ..............................................................................................17
1.4.2. H th ng t ch c và phân công trách nhi m qu n lý môi tr ngệ ố ổ ứ ệ ả ườ
n cướ .....................................................................................................18
1.4.3. Công tác thanh tra, ki m tra và quan tr c môi tr ng n c.ể ắ ườ ướ ..19
1.4.4. Công tác tuyên truy n ph bi n pháp lu t nâng cao nh n th cề ổ ế ậ ậ ứ
c ng ng v tài nguyên n c.ộ đồ ề ướ .............................................................20
Ch ng 2ươ ....................................................................................................21
I T NG, PH M VI, N I DUNG VÀĐỐ ƯỢ Ạ Ộ .................................................21
PH NG PHÁP NGHIÊN C UƯƠ Ứ ..................................................................21
2.1. i t ng nghiên c u.Đố ượ ứ ......................................................................21
ii
2.2. Ph m vi nghiên c u.ạ ứ .........................................................................21
2.3. N i dung nghiên c u.ộ ứ .......................................................................21
2.3.1. Tìm hi u v i u ki n t nhiên, kinh t - xã h i c a thành phể ề đ ề ệ ự ế ộ ủ ố
Thanh Hóa...........................................................................................21
2.3.2. Các ngu n phát th i chính nh h ng t i ch t l ng n cồ ả ả ưở ớ ấ ượ ướ
sông Mã o n ch y qua thành ph Thanh Hóa.đ ạ ả ố ..................................21
2.3.3. ánh giá hi n tr ng môi tr ng n c sông Mã o n ch y quaĐ ệ ạ ườ ướ đ ạ ả
thành ph Thanh Hóa.ố .........................................................................21
2.3.4. Hi n tr ng công tác qu n lý tài nguyên n c t i thành phệ ạ ả ướ ạ ố
Thanh Hóa...........................................................................................21
2.3.5. xu t các bi n pháp gi m thi u ô nhi m và b o v ch tĐề ấ ệ ả ể ễ ả ệ ấ
l ng n c sông Mã o n ch y qua thành ph Thanh Hóa.ượ ướ đ ạ ả ố ..............22
2.4. Ph ng pháp nghiên c u.ươ ứ ..................................................................22
2.4.1. Ph ng pháp thu th p s li u th c p.ươ ậ ố ệ ứ ấ ...................................22
2.4.2. Ph ng pháp thu th p s li u s c p.ươ ậ ố ệ ơ ấ .....................................22
2.4.3. Tham kh o ý ki n c a chuyên gia.ả ế ủ ............................................22
2.4.4. Ph ng pháp l y m u và b o qu n m u.ươ ấ ẫ ả ả ẫ ...................................22
2.4.5. Ph ng pháp phân tích m u.ươ ẫ ......................................................24
2.4.6. Ph ng pháp so sánh i ch ng.ươ đố ứ ...............................................26
2.4.7. Ph ng pháp x lý s li u.ươ ử ố ệ ........................................................26
Ch ng 3ươ ....................................................................................................27
K T QU VÀ TH O LU NẾ Ả Ả Ậ .........................................................................27
3.1. i u ki n t nhiên, kinh t - xã h i c a thành ph Thanh Hóa.Đ ề ệ ự ế ộ ủ ố ....27
3.1.1. i u ki n t nhiên.Đ ề ệ ự ....................................................................27
3.1.2. i u ki n kinh t - xã h i.Đ ề ệ ế ộ ...........................................................30
Dân số...................................................................................................30
Tình hình phát tri n kinh t .ể ế .............................................................31
3.2. Ngu n phát th i chính nh h ng n ch t l ng n c sông Mãồ ả ả ưở đế ấ ượ ướ
o n ch y qua thành ph Thanh Hóa.đ ạ ả ố ...................................................32
3.2.1. Ho t ng công nghi p.ạ độ ệ ...........................................................32
3.2.2. N c th i sinh ho t.ướ ả ạ ................................................................33
3.2.3. Các ho t ng s n xu t nông nghi p.ạ độ ả ấ ệ ......................................34
iii
3.3. Hi n tr ng ch t l ng n c sông Mã.ệ ạ ấ ượ ướ ............................................34
3.3.1. S bi n ng ch t l ng n c sông Mã theo th i gian vàự ế độ ấ ượ ướ ờ
không gian...........................................................................................35
3.3.2. Ch t l ng n c sông Mã trong mùa m a và mùa khô.ấ ượ ướ ư ..............40
3.4. Công tác qu n lý tài nguyên n c t i thành ph Thanh Hóa.ả ướ ạ ố ............43
3.4.1. Các nguyên t c c b n trong qu n lý tài nguyên n c.ắ ơ ả ả ướ ................43
3.4.2. Công tác qu n lý tài nguyên n c t i thành ph Thanh Hóa.ả ướ ạ ố ......44
3.4.3. Nh ng v n còn t n t i trong công tác qu n lý tài nguyênữ ấ đề ồ ạ ả
n c.ướ ....................................................................................................45
3.5. M t s xu t và gi i pháp.ộ ố đề ấ ả ............................................................46
3.5.1. Giai phap vê c chê chinh sach.́ ̀ ́ ́ ́̉ ơ .................................................46
3.5.2. Giai phap vê quan tr c va thông tin môi tr ng.́ ̀ ́ ̀ ̀̉ ă ươ ....................47
3.5.3. Giai phap vê giao duc ao tao, nâng cao nhân th c công ông.́ ̀ ́ ̀ ́ ̀̉ ̣ đ ̣ ̣ ư ̣ đ .47
K T LU N VÀ KI N NGHẾ Ậ Ế Ị........................................................................47
4.1 K t lu n.ế ậ ...........................................................................................47
4.2 Ki n ngh .ế ị .........................................................................................48
TÀI LI U THAM KH OỆ Ả ..............................................................................49
PH L CỤ Ụ ....................................................................................................51
iv
DANH MỤC BẢNG
B ng 1.1. M t s c tr ng c b nả ộ ố đặ ư ơ ả ...........................................10
c a các h th ng sông chính Vi t Namủ ệ ố ở ệ ...................................10
B ng 2.1. v trí l y m uả ị ấ ẫ ..............................................................23
B ng 2.2: Ph ng th c b o qu n và th i gian l u trả ươ ứ ả ả ờ ư ữ..............24
B ng 2.3: Ph ng pháp phân tích các thông s liên quanả ươ ố ..............24
B ng 3.1: Ch th i ti t, khí h u trong 2 n m 2013 và 2014ả ế độ ờ ế ậ ă
......................................................................................................29
t i tr m quan tr c thành ph Thanh Hóa.ạ ạ ắ ố ..................................29
B ng 3.2: Hi n tr ng s d ng t thành ph Thanh Hóa n mả ệ ạ ử ụ đấ ố ă
2014..............................................................................................29
B ng 3.3: Dân s c a thành ph Thanh Hóa n m 2014ả ố ủ ố ă ..............30
B ng 3.4: Giá tr s n xu t công nghi p theo giá so sánh n m 2010ả ị ả ấ ệ ă
trong giai o n 2010-2014đ ạ ..........................................................31
( n v : t ng)đơ ị ỷ đồ ..........................................................................31
B ng 3.5: Giá tr s n xu t nông-lâm-ng nghi pả ị ả ấ ư ệ .........................32
trong giai o n 2010-2014đ ạ ..........................................................32
B ng 3.6: Giá tr các thông s phân tích m u n c ngày 02/04/2016ả ị ố ẫ ướ
......................................................................................................35
B ng 3.7: Giá tr trung bình các thông s phân tích c a các thángả ị ố ủ . 37
B ng 3.8: Giá tr các thông s phân tích tháng 6 và tháng 12 n mả ị ố ă
2015..............................................................................................41
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Phân b ngu n n c trên Trái tố ồ ướ đấ ...............................8
Hình 2.1: S l y m u phân tích n c sông Mãơ đồ ấ ẫ ướ ...................23
Hình 3.1: B n thành ph Thanh Hóaả đồ ố .................................27
Hình 3.2: Sông Mã o n ch y qua thành ph Thanh Hóađ ạ ả ố ....35
Hình 3.3 : S bi n ng các thông s phân tích ch t l ngự ế độ ố ấ ượ
sông Mã......................................................................................36
theo không gian.......................................................................36
Hình 3.4: S bi n ng c a các thông s BOD5, COD, TSS,ự ế độ ủ ố
Coliform c a n c sông Mã theo th i gian.ủ ướ ờ .............................38
Hình 3.5: S bi n ng c a các thông s DO, Cl-, NO3-,ự ế độ ủ ố
PO43- c a n c sông Mã theo th i gianủ ướ ờ ..................................40
Hình 3.6: Bi u so sánh giá tr các thông s ch t l ng n cể đồ ị ố ấ ượ ướ
sông Mã......................................................................................42
gi a mùa khô và mùa m aữ ư ...........................................................42
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Diễn giải
1 BVMT Bảo vệ môi trường
2 BVTV Bảo vệ thực vật
3 BOD Nhu cầu oxy sinh hóa
4 CCN Cụm công nghiệp
5 COD Nhu cầu oxy hóa học
6 DO Hàm lượng oxy hòa tan trong nước
7 KCN Khu công nghiệp
8 QCVN Quy chuẩn Việt Nam
9 TCCP Tiêu chuẩn cho phép
10 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
11 TN&MT Tài nguyên và môi trường
12 TSS Tổng hàm lượng cặn lơ lửng
vii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là thành phần chủ yếu của
môi trường sống, là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất, không có nước
thì không có sự sống và cũng không có một hoạt động kinh tế nào tồn tại được.
Tuy nhiên nguồn tài nguyên nước hiện nay đang ngày càng khan hiếm, phải đối
mặt với nguy cơ bị ô nhiễm.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước nên tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao. Dân số
tăng, tốc độ phát triến kinh tế tăng kéo theo việc khai thác sử dụng nguồn nước
cho sản xuất, sinh hoạt ngày càng tăng. Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng
nguồn nước không đúng: khai thác quá mức, sử dụng không đi kèm với công
tác bảo vệ, phát triển bền vững thì sẽ dẫn tới cạn kiệt nguồn tài nguyên này
trong tương lai.
Thành phố Thanh Hóa là một thành phố công nghiệp nằm trên bờ sông
Mã. Tại đây nước thải phát sinh từ các hoạt động công – nông nghiệp và nước
thải sinh hoạt hầu hết được thải trực tiếp hoặc gián tiếp vào sông Mã. Theo
đánh giá của các nhà chuyên môn thì thành phố Thanh Hóa là một trong những
khu vực có mức độ ảnh hưởng quan trọng nhất đến chất lượng nước sông Mã,
đặc biệt là đoạn chảy qua thành phố này.
Sông Mã nói chung ngoài chức năng cơ bản là thoát lũ từ thượng nguồn
còn có vai trò rất quan trọng trong cấp nước phục vụ thủy điện, các hoạt động
kinh tế - xã hội. Tuy nhiên theo nhiều kết qủa nghiên cứu chất lượng nước sông
Mã trong những năm gần đây cho thấy tình trạng ô nhiễm của đoạn sông ngày
càng tăng, đe dọa đến khả năng cấp nước phục vụ cho phát triển kinh tế - xã
hội.
Chính vì vậy, việc xem xét, đánh giá chất lượng nước sông Mã, xác định
các nguồn ô nhiễm và mức độ ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế xã hội của
thành phố Thanh Hóa đến môi trường nước là rất quan trọng. Đó là lý do tôi
1
chọn đề tài : “ Đánh giá chất lượng nước sông Mã đoạn chảy qua thành phố
Thanh Hóa” nhằm xem xét, giải quyết các vấn đề môi trường và làm cơ sở để
đưa ra biện pháp quản lý và cải thiện chất lượng nước.
2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu.
a. Mục tiêu nghiên cứu.
Đánh giá chất lượng nước sông Mã đoạn chảy qua thành phố Thanh
Hóa, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý để cải thiện chất lượng nước sông.
b. Yêu cầu nghiên cứu.
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Thanh Hóa.
- Quan trắc và đánh giá chất lượng nước sông Mã đoạn chảy qua
thành phố Thanh Hóa.
- Đề xuất giải pháp quản lý và cải thiện chất lượng nước sông Mã đoạn
chảy qua thành phố Thanh Hóa.
2
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐẾ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài.
1.1.1. Cơ sở lý luận.
 Một số khái niệm liên quan.
Để hiểu rõ hơn về đánh giá hiện trạng tài nguyên nước, ta cần tìm hiểu
một số khái niệm sau:
Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.( Điều 3 khoản 1,
Luật Bảo vệ môi trường 2014).
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh
hưởng xấu tới đến con người và sinh vật. ( Điều 3 khoản 8, Luật Bảo vệ môi
trường 2014 ).
Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất
thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức
công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường. (Điều 3
khoản 6, Luật Bảo vệ môi trường 2014).
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự
sống và môi trường, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước,
là điều kiện để khai thác, sử dụng tài nguyên khác và là tư liệu sản xuất không
thể thay thế được của các ngành kinh tế. ( Trần Yêm và Trịnh Thị Thanh,
1998).
Ô nhiễm nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành
phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho
phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. (Điều 2 khoản 14, Luật
Tài nguyên nước 2012).
3
 Đánh giá chất lượng nước.
Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước cung cấp bức tranh tổng thể về 2
phương diện: Phương diện vật lý, hóa học thể hiện chất lượng môi trường và
phương diện kinh tế xã hội, đó chính là những thông báo về tác động từ các
hoạt động của con người tới chất lượng môi trường cũng như tới sức khỏe con
người, kinh tế và phúc lợi xã hội.
Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước là quá trình hoạt động nhằm xác
định trữ lượng và chất lượng, tình hình khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên
nước, tìm ra các nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng và trữ
lượng nước Quốc gia. Trên cơ sở các số liệu đánh giá hiện trạng tài nguyên
nước, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm định
hướng cho các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên nước, dự báo cho các
hoạt động xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước.
Để đánh giá chất lượng nước, người ta dựa vào một số chỉ tiêu sau:
• Chỉ tiêu vật lý:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ là điều kiện xác định các đặc điểm của quá trình sinh,
hóa học,... diễn ra trong môi trường nước. Lượng oxy hòa tan và quá trình tự
làm sạch của nước phụ thuộc vào nhiệt độ. Vì vậy nhiệt độ của nước và nhiệt
độ môi trường xung quanh là những tác động trực tiếp ảnh hưởng tới thành
phần và chất lượng nguồn nước, ảnh hưởng tới quá trình xử lý nước thải bằng
phương pháp hóa học.
- pH: Là 1 trong những chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá chất
lượng nước cũng như việc xử lý nước.
- Màu sắc: Thực ra nước không có màu, độ màu của nước có thể có nguồn
gốc vô cơ như màu sắt (màu vàng, cặn nâu đỏ), mangan (vàng, cặn nâu đen),
hoặc có nguồn gốc thực vật. Hàm lượng các hợp chất này phụ thuộc vào các
điều kiện địa chất, cấu trúc tầng chứa nước, đặc điểm mặt phủ lưu vực sông hồ.
- Độ đục: được gây ra bởi các loại cặn thô, các loại cặn lơ lửng. Nguồn
gốc của chúng có thể là tự nhiên (cát, bùn), sản phẩm phân rã của động thực
4
vật, sinh vật nước (Vi khuẩn, tảo,...) mà cũng có thể là nhân tạo (do các sản
phẩm do con người thải ra trong quá trình sản xuất, sinh hoạt).
- Tổng hàm lượng cặn (TS): là phần còn lại sau khi cho nước thải bay hơi
hoàn toàn ở nhiệt độ từ 103-1050
C.
- Tổng hàm lượng cặn hòa tan (TDS): là tổng số các ion mang điện tích
bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước
nhất định. TDS thường được lấy làm cơ sở ban đầu để xác định mức độ sạch/
độ tinh khiết của nguồn nước.
- Tổng hàm lượng cặn lơ lửng (TSS): là lượng khô của phần chất rắn còn
lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô ở
1050
C cho tới khi khối lượng không đổi.
- Hàm lượng cặn bay hơi (VS): Để đánh giá hàm lượng các chất hữu cơ có
trong mẫu nước người ta còn sử dụng các khái niệm tổng hàm lượng các chất
không tan dễ bay hơi (VSS) và tổng hàm lượng các chất hòa tan dễ bay hơi
(VDS). Hàm lượng các chất không tan dễ bay hơi (VSS) là lượng mất đi khi
nung một lượng chất rắn huyền phù (SS) ở 5500
C cho đến khối lượng không
đổi (thường được quy định trong một khoảng thời gian nhất định). Hàm lượng
các chất hòa tan dễ bay hơi (VDS) là lượng mất đi khi nung lượng chất rắn hòa
tan (DS) ở 5500
C cho đến khối lượng không đổi (thường được quy định trong
một khoảng thời gian nhất định).
• Chỉ tiêu hóa học:
- Độ cứng của nước gây ra bởi sự có mặt của các muối Ca và Mg trong
nước. Độ cứng của nước được gọi là tạm thời khi có mặt muối cacbonat hoặc
bicacbonat của Ca và Mg; loại nước này khi đun sôi sẽ tạo kết tủa CaCO3 hoặc
MgCO3. Độ cứng vĩnh cửu của nước do các loại muối sunfat hoặc clorua của
Ca và Mg.
- Độ kiềm toàn phần: là tổng hàm lượng các ion HCO3
-
, CO3
2-
, OH-
có
trong nước. Độ kiềm trong nước tự nhiên thường gây nên bởi muối của các axit
yếu, đặc biệt là muối cacbonat và bicacbonat.
- Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO):Lượng oxy hòa tan trong nước
có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá trạng thái vệ sinh của nguồn nước.
5
Lượng oxy hòa tan giảm cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ các quá trình sinh hóa,
quá trình tự làm sạch, sự nhiễm bẩn của nguồn nước.Nồng độ oxy hòa tan phu
thuộc vào 1 loạt yếu tố tự nhiên như áp suất khí quyển, nhiệt độ nước, nồng độ
các muối hòa tan trong nước. Chỉ tiêu oxy hòa tan được sử dụng để đánh giá
nguồn nước mặt, một số loại nước thải, để kiểm tra sự làm việc của các công
trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học,...
- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD): là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp
chất hữu cơ dễ phân hủy bởi vi sinh vật. Đây là một đại lượng đế đánh giá mức
độ ô nhiễm của nước (về mặt chất hữu cơ và vi sinh vật của nước), thường
được xác định với các nguồn nước thải, nước nhiễm bẩn, nước sông ngòi,...
- Nhu cầu oxy hóa học (COD): được dùng để xác định hàm lượng chất
hữu cơ có trong nước. COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa chất hữu cơ
thành CO2 và H2O dưới tác dụng của các chất oxy hóa mạnh.
- Kim loại nặng: Một số kim loại nặng đi vào nước là do nước thải công
nghiệp hoặc đô thị. Những kim loại này ở điều kiện pH khác nhau sẽ tồn tại
những hình thái khác nhau gây ô nhiễm nước.
• Chỉ tiêu vi sinh:
Coliform là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường, xác
định mức độ nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước.
1.1.2. Cơ sở pháp lý.
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự
sống và môi trường, quyết định đến sự tồn tại, phát triển bền vững của đất
nước. Do vậy việc quản lý tài nguyên nước đòi hỏi một hệ thống các văn bản
trong bảo vệ và khai thác nguồn nước nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác này.
Hiện nay các văn bản mang tính pháp lý trong quản lý tài nguyên nước
đang có hiệu lực là:
• Luật Bảo vệ môi trường 2014, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014, và có hiệu lực thi hành từ ngày
1/1/2015.
6
• Luật Tài nguyên nước 2012, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012, và có hiệu lực thi hành từ ngày
1/1/2013.
• Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
• Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006
của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường.
• Nghị định 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy định
việc thi hành Luật Tài nguyên nước.
• Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về quản lý
lưu vực sông.
• Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008của Bộ Tài nguyên
và môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
• QCVN 08:2015/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
• QCVN 09:2008/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
• QCVN 10:2008/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ven bờ.
1.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt trên Thế giới và Việt Nam.
1.2.1. Hiện trạng chất lượng nước mặt trên Thế giới.
Nước bao phủ 71% diện tích quả đất trong đó có 97% là nước mặt, còn
lại là nước ngọt. Trong 3% lượng nước ngọt có trên trái đất thì có ¾ lượng
nước mà con người không sử dụng được vì nó nằm quá sâu trong lòng đất, bị
đóng băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trên lục địa,...; Chỉ có
0,3% nước ngọt hiện diện trên sông, hồ ao, suối mà con người đã và đang sử
dụng. (http://www2.hcmuaf.edu.vn/data/quoctuan/Tai%20nguyen%20nuoc
%20va%20hien%20trang%20su%20dung%20nuoc.pdf , truy cập ngày
19/3/2016)
7
Hình 1.1: Phân bố nguồn nước trên Trái đất
(Nguồn: Từ điển Wikipedia)
Theo sự tính toán thì khối lượng nước ở trạng thái tự do phủ lên trên trái
đất khoảng 1,4 tỷ km3
nhưng so với trữ lượng nước ở lớp vỏ giữa của quả đất
(khoảng 200 tỷ km3
) thì chẳng đáng kể vì nó chiếm không đến 1%. Tổng lượng
nước tự nhiên trên Thế giới theo ước tính có khác nhau theo tác giả dao động
từ 1.385.985.000 km3
( Lvovits, Xokolov – 1974) đến 1.457.802.450 km3
(F.Sargent – 1974).
Hiện nay, ô nhiễm môi trường nước trên Thể giới đang là vấn đề nghiêm
trọng nó ảnh hưởng rất lớn đến con người và sinh vật. Trong thập niên 60 của
thế kỷ 20, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại.
Tốc độ ô nhiễm được phản ánh một cách chân thực tốc độ phát triển kinh tế của
các quốc gia.
Từ các đại dương lớn trên Thế giới, nơi chứa đựng hầu hết lượng nước
trên Trái đất, nước luôn được lưu thông thường xuyên và sự ô nhiễm nếu xảy
ra cũng chỉ mang tính chất nhỏ bé nhưng nay cũng đang hứng chịu sự ô nhiễm
nặng nề. Nhiều vùng biển trên Thế giới đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa
đến sự sống của các loài động vật biển mà chủ yếu là nguồn ô nhiễm từ đất liền
8
và giao thông vận tải biển gây nên.( http://luanvan.co/luan-van/o-nhiem-nuoc-
tren-the-gioi-1200/ , Truy cập ngày 19/3/2016).
Qua nghiên cứu của Trần Thanh Xuân thì sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã
dẫn đến sự suy giảm tài nguyên nước. Những nghiên cứu trên Thế giới gần đây
đã dự báo tổng lượng nước mặt vào các năm 2025, 2070, 2100 tương ứng bằng
khoảng 96%, 91%, 86% số lượng nước hiện nay, trong khi đó vấn đề ô nhiễm
nước mặt đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. (Cục quản lý tài nguyên nước,
2008)
Ô nhiễm nước cũng là một trong những vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng
nhất ở Nhật Bản mà 4 nguyên nhân chính là: công nghiệp hóa nhanh chóng, đô
thị hóa nhanh chóng, sự tụt hậu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội như
hệ thống thoát nước, cũng như chính sách một thời coi trọng phát triển kinh tế
hơn là sức khỏe nhân dân và môi trường trong sạch. Những quy định nghiêm
ngặt về nước thải công nghiệp đã giảm bớt phần nào tình trạng ô nhiễm chất
độc hại. Tuy nhiên, các con sông và đường biển tại những khu vực đô thị vẫn
bị ô nhiễm nặng nề do chất hữu cơ và sinh vật phù du. Bên cạnh đó, dầu loang
từ các con tàu chở dầu bị tai nạn cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm nước.
Ở Trung Quốc trong 30 năm qua sự phát triển kinh tế đã gây ảnh hưởng
lớn tới nguồn nước và chất lượng nước. Theo đánh giá của Bộ bảo vệ môi
trường Trung Quốc năm 2014 cho thấy, chất lượng nước vẫn tiếp tục xấu đi,
chất lượng nước của ¼ các con sông trọng điểm không thích hợp cho việc sử
dụng nước của người dân. (Cục quản lý tài nguyên nước). Lưu vực các con
sông chính ở Trung Quốc đều bị ô nhiễm nghiêm trọng. Khoảng 300 triệu
người đang khó có thể tiếp cận với nguồn nước sạch sinh hoạt. Hàng trăm triệu
người dân Trung Quốc đang phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng
với hàm lượng các chất độc vô cơ như Asen, Flour vượt quá tiêu chuẩn cho
phép cũng như các chất độc khác từ nguồn nước thải chưa qua xử lý, hóa chất
nông nghiệp tồn dư và chất thải các bãi rác dân sinh. (Tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế OECD, 2007).
9
Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết trên
thế giới có 2,5 tỷ người đang khát nước sạch, chiếm hơn 1/3 dân số toàn cầu.
Theo Viện nước quốc tế Xtốc-khôm (SIWI) tình trạng ô nhiễm nguồn
nước đang gia tăng ở mội nơi trên Trái đất, với trung bình mỗi ngày trên Trái
đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra sông, biển, 70% lượng nước
thải công nghiệp không qua xử lý trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc
gia đang phát triển. Tại một số nước, có tới một nửa số bệnh nhân phải vào
điều trị tại các bệnh viện là do không dược tiếp cận những điều kiện vệ sinh
phù hợp vì thiếu nước và các bệnh liên quan tới nước. Thiếu vệ sinh và thiếu
nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm.
( http://nanomacvietnam.blogspot.com/2013/12/nuoc-va-suc-khoe.html, truy
cập ngày 19/3/2016)
Như vậy nguồn nước mặt trên Thế giới đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng
và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.
1.2.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt ở Việt Nam.
Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, trong đó có 13 hệ thống sông
lớn có diện tích trên 10.000km2
. Tài nguyên nước mặt tương đối phong phú,
chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các con sông trên thế giới. (Báo
cáo môi trường quốc gia 2010).Tổng trữ lượng nước mặt của Việt Nam đạt
khoảng 830-840 tỷ m3
/năm nhưng chỉ có khoảng 310-315 tỷ m3
(37%) là nước
nội sinh, còn 520-525 tỷ m3
(63%) là nước chảy từ các nước láng giềng vào
lãnh thổ Việt Nam. (Báo cáo môi trường quốc gia 2012).
Bảng 1.1. Một số đặc trưng cơ bản
của các hệ thống sông chính ở Việt Nam
STT
Hệ thống
sông
Diện tích lưu vực ( km2
)
Tổng lượng dòng chảy
năm (tỷ m3
)
Ngoài
nước
Trong
nước
Tổng
Ngoài
nước
Trong
nước
Tổng
1 Bằng Giang- 1.980 11.280 13.260 1,7 7,7 9,4
10
Kỳ Cùng
2
Hồng-
Thái Bình
86.660 82.340
169.00
0
51,8 83,2 135
3 Mã 10.680 17720 28.400 3,9 14,1 18
4 Cả 9.470 17.730 27.200 4 19,5 23,5
5 Thu Bồn - 10.350 10.350 - 20,1 20,1
6 Ba - 13.900 13.900 - 9,5 9,5
7 Sê San - - 11.620 - - 12,9
8 Srê Pok - - 18.265 - - 13,5
9 Đồng Nai 7.700 33.300 40.000 3,5 33,5 37,0
10 Mê Kông 756.00
0
39.000
795.00
0
400 75 475
(Nguồn: Hồ sơ tài nguyên nước Quốc gia, Bộ TN&MT, 2003;
Báo cáo tài nguyên nước, những vấn đề và giải pháp quản lý khai thác, sử
dụng nước, Bộ TN&MT,2009)
Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500km3
,
chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước; hệ
thống sông Hồng 126,5km3
(14,9%); hệ thống sông Đồng Nai 36,3km3
(4,3%); sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ
nhau, khoảng 20km3
( 2,3-2,6%); các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và
sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9km3
(1%); các sông còn lại là 94,5km3
(11,1%). ( Cục Quản lý Tài nguyên nước).
Một đặc điểm nữa của tài nguyên nước Việt Nam là tổng lượng nước
mặt của nước ta phân bố không đều giữa các mùa, một phần là do lượng mưa
phân bố không đồng đều về cả thời gian và không gian, gây nên lũ lụt thường
xuyên và hạn hán kéo dài. Lượng mưa thay đổi theo mùa và thời điểm mùa
mưa, mùa khô ở các vùng là khác nhau. Ở miền Bắc, mùa khô bắt đầu từ tháng
11 và tháng 12; ở miền Trung và miền Nam mùa khô bắt đầu muộn hơn, vào
tháng 1. Mùa khô ở nước ta kéo dài từ 6 đến 9 tháng và khắc nghiệt, lượng
nước trong thời gian này chỉ bằng 20-30% lượng nước của cả năm. Vào thời
điểm này, khoảng một nửa trong số 15 lưu vực sông chính bị thiếu nước – bất
thường hoặc cục bộ. ( Báo cáo môi trường quốc gia 2012).
11
Theo số liệu thống kê, tổng trữ lượng nước mặt ở Việt Nam đạt khoảng
830-840 tỷ m3
(Cục Quản lý Tài nguyên nước,2010). Tình trạng suy kiệt nguồn
nước trong hệ thống sông, hồ chứa trên cả nước đang diễn ra ngày càng nghiêm
trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá mức tài nguyên nước và ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu.
Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về tài nguyên nước, ngưỡng
khai thác được phép giới hạn trong phạm vi 30% lượng dòng chảy. Nhưng trên
thực tế hiện nay, các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã và đang khai thác trên
50% lượng dòng chảy. Riêng tại tỉnh Ninh Thuận, hiện các dòng chảy đã bị
khai thác tới 70-80%. Việc khai thác nguồn nước quá mức đã làm suy thoái
nghiêm trọng về số lượng và chất lượng tài nguyên nước trên các lưu vực sông
lớn của Việt Nam. Bên cạnh đó, do Việt Nam nằm ở hạ nguồn nên hơn 60%
lưu lượng nước phụ thuộc vào thượng nguồn nằm ngoài biên giới Việt Nam.
Những năm gần đây do các nước vùng thượng nguồn xây dựng các công trình
khai thác, phát triển thủy năng với quy mô lớn khiến nguồn nước chảy vào
Việt Nam ngày càng cạn kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu vực phụ
thuộc mạnh vào nguồn nước trên. Cụ thể, sông Cửu Long phụ thuộc 95%
nguồn nước quốc tế, trong khi đây là vùng sử dụng nước nhiều nhất, tỷ lệ lưu
trữ nhỏ nhất, mật độ dân số cao nhất. Lưu vực sông Hồng –Thái Bình phụ
thuộc đến 40% nước sông từ Trung Quốc chảy về, trong khi lượng nước bình
quân đầu người thấp, mật độ dân số và số hộ nghèo còn cao.(Báo cáo môi
trường quốc gia 2012).
Đặc biệt, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ở Việt Nam mùa mưa và
lưu lượng mưa đang có xu hướng diễn biến thất thường nên hạn hán và úng
ngập cục bộ xảy ra thường xuyên và trên diện rộng hơn. Sự suy kiệt và diễn
biến thất thường của nguồn tài nguyên nước thể hiện rõ Việt Nam đang đứng
trước nguy cơ thiếu nước nhiều hơn về mùa khô, lũ lụt về mùa mưa gây ra
nhiều thiệt hại về người và của trên nhiều vùng trong cả nước. Vài năm gần
12
đây, mùa mưa thường kết thúc sớm và đến muộn gây hạn hán nhiều vùng trên
cả nước.(Báo cáo môi trường quốc gia 2010).
1.2.3. Hiện trạng chất lượng nước mặt ở tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính gồm: sông Mã, sông Bạng, sông
Hoạt và sông Yên với tổng chiều dài 425,7km với tổng diện tích lưu vực lên
đến 11.482km2
. Nếu tính sông suối của Thanh Hóa có chiều dài trên 10km thì
toàn tỉnh có tới 173 con sông, suối.
Trong quá trình phát triển kinh tế, cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước, nhu cầu khai thác, sử dụng nước ngày càng gia tăng cả
về số lượng và chất lượng. Song nguồn nước hiện nay đã và đang bị cạn kiệt và
suy thoái nghiêm trọng do nước thải, chất thải từ các khu dân cư, khu công
nghiệp,… Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp, làng nghề của Thanh Hóa đang
còn ở quy mô nhỏ manh mún, công nghệ sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp
còn lạc hậu., chưa chú trọng đầu tư vào công nghệ xử lý nước thải,…
Theo số liệu điều tra phân tích mẫu nước trên sông Yên, sông Bạng,
sông Chu, sông Mã, sông Lèn của các năm cho thấy nguồn nước các sông của
Thanh Hóa đã và đang bị ô nhiễm. Các chỉ tiêu như độ đục, pH, TSS,
COD,..đều vượt quy chuẩn cho phép về chất lượng nước mặt. Đặc biệt phần
trung và hạ lưu của sông Chu, sông Yên có thể coi là “ngang hàng” với nước
thải công nghiệp chưa qua xử lý.
Không chỉ ô nhiễm, nguồn nước mặt Thanh Hóa cũng đang phải đối mặt
với tình trạng suy giảm và cạn kiệt. Vào mùa khô, tại một số hệ thống sông nhỏ
như sông Hoạt, sông Mạo Khê, sông Cầu Cháy, và một số sông suối của vùng
sông Mực, sông Bạng trước đây vẫn có nước nhưng hiện nay đã và đang trở
nên cạn kiệt. Sông Chu, sông Yên, sông Mã do khai thác quá mức nên đã làm
cho tình trạng xâm nhập mặn vào quá sâu, gây khó khăn trong việc cấp nước
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế. Hiện nay, một số vùng
trung du, miền núi và các vùng dân cư ven biển đang rơi vào tình trạng thiếu
nước sinh hoạt trầm trọng. (http://baotainguyenmoitruong.vn/moi-truong-va-
13
phat-trien/201503/thanh-hoa-o-nhiem-nuoc-mat-do-nuoc-thai-cong-nghiep-
572682/, truy cập ngày 20/3/2015).
1.3. Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt.
Tình trạng nhiều KCN, nhà máy, khu đô thị,…xả nước thải chưa qua xử
lý xuống hệ thống sông hồ đã gây ô nhiễm nguồn nước trên diện rộng dẫn đến
nhiều vùng có nước nhưng không sử dụng được vì bị ô nhiễm.
1.3.1. Nguồn gây ô nhiễm liên quan đến hoạt động của con người.
 Thải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp.
Nước thải từ hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp và KCN là
nguồn gây áp lực lớn nhất đến môi trường nước mặt lục địa.
Mỗi ngành sản xuất có đặc trưng nước thải khác nhau. Nước thải từ
ngành cơ khí, luyện kim chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ khoáng; nước thải
ngành dệt nhuộm, giấy chứa nhiều chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ khó phân hủy
và chất tạo màu; nước thải ngành thực phẩm chứa nhiều chất rắn lơ lửng và đặc
biệt là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, chất dinh dưỡng như hợp chất của
Nito,photpho,… (Báo cáo môi trường quốc gia 2010).
Cùng với nước thải sinh hoạt nước thải từ các KCN đã góp phần làm cho
tình trạng ô nhiễm tại các sông hồ kênh, rạch trở nên trầm trọng hơn.Những nơi
tiếp nhận nước thảỉ của các KCN bị ô nhiễm nặng nề nhiều nơi nguồn nước
không thể sử dụng được cho bất kỳ mục đích nào. Tình trạng ô nhiễm không
chỉ dừng lại ở hạ lưu các con sông mà lan truyền lên cả phần thượng lưu theo
sự phát triển của các KCN. Kết quả quan trắc chất lượng nước cả ba lưu vực
sông Đồng Nai, Nhuệ-Đáy và sông Cầu đều cho thấy bên cạnh nguyên nhân do
tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các đô thị trong lưu vực, những khu vực chịu
tác động của nước thải KCN có chất lượng nước sông bị suy giảm mạnh nhiều
chỉ tiêu như BOD5, COD, NH4
+
tổng N, tổng P đều cao hơn QCVN nhiều lần.
(Báo cáo môi trường quốc gia 2009).
 Thải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp, ngư nghiệp.
14
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất chủ yếu để phục vụ
tưới lúa và hoa màu.Vì vậy tính trong tổng lượng nước thải chảy ra nguồn
nước mặt thì lưu lượng nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm
tỷ trọng lớn nhất.
Việc sử dụng hóa chất BVTV và phân bón hóa học bất hợp lý trong sản
xuất nông nghiệp là nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm nguồn nước. Trung bình
20-30% thuốc BVTV và phân bón không được cây trồng tiếp nhận sẽ theo
nước mưa và nước tưới do quá trình rửa trôi đi vào nguồn nước mặt và tích lũy
trong đất nước ngầm dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc BVTV. Đây là
hiện tượng phổ biến tại các vùng sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hai châu thổ
sông Hồng và sông Cửu Long.(Báo cáo môi trường quốc gia 2010).
Thuốc BVTV thường rất khó phân hủy nó có thể tồn tại hàng chục năm
trong lòng đất và ảnh hưởng đến nguồn nước mặt và nước ngầm. Đã có những
làng ung thư xuất hiện mà nguyên nhân là do nguồn nước nhiễm hóa chất
BVTV, thuốc trừ sâu. (http://nuocsinhhoat.com/, truy cập ngày 5/3/2016).
Trong sản xuất ngư nghiệp, việc ô nhiễm nguồn nước do hồ nuôi trồng
thủy sản gây ra không phải là nhỏ. Nguyên nhân là do thức ăn, nước trong hồ,
ao nuôi lâu ngày bị phân hủy không được xử lý tốt mà xả ra sông suối, biển gây
ô nhiễm nguồn nước. Các chất thải nuôi trồng thủy sản là nguồn thức ăn dư
thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư sử dụng như hóa chất, thuốc kháng
sinh, vôi và các loại khoáng chất.( Ô nhiễm nước và hậu quả của nó,
http://www2.hcmuaf.edu.vn/data/quoctuan/O%20nhiem%20nuoc%20va
%20hau%20qua%20cua%20no%20-%20DH08DL.pdf , truy cập ngày
12/03/2016)
Bên cạnh đó các xưởng chế biến mỗi ngày chế biến ra hàng tấn thủy hải
sản, tuy nhiên trong quá trình chế biến đã thải ra môi trường toàn bộ lượng
nước thải, bao gồm cả hóa chất, chất bảo quản làm nước bị ô nhiễm.
 Thải lượng các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt.
15
Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện,
khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt của
con người.Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ
phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein), các chất dinh dưỡng (photpho, nito),
chất rắn và vi trùng.
Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư các đô thị ngày càng tăng nhanh
do tăng dân số và phát triển các dich vụ đô thị. Hiện nay hầu hết các đô thị đều
chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.Ở các đô thị đã có một số trạm xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung thì tỷ lệ nước được xử lý còn rất thấp so với yêu
cầu.(Báo cáo môi trường quốc gia 2010).
Cụ thể ở Tp. Hồ Chí Minh, tổng lượng nước thải sinh hoạt khoảng 1,2
triệu m3
/ngày. Theo quy hoạch của Tp.Hồ Chí Minh có khoảng 9 nhà máy xử
lý nước thải sinh hoạt. Hiện nay nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng đã được
xây dựng và đưa vào vận hành với công suất giai đoạn 1 là 141.000m3
/ngày.
Giai đoạn 2 đang được xây dựng có công suất 450.000m3
/ngày dự kiến kết thúc
năm 2015 thì tỷ lệ xử lý cũng chưa đạt 50%. ( Thực trạng tổ chức hoạt động
quản lý nhà nước về môi trường của Tp.Hồ Chí Minh, 2010).
Nước thải sinh hoạt trong khu dân cư, các khu du lịch và nước thải của
các cơ sở tiểu thủ công nghiệp chưa qua xử lý là nguyên nhân chính làm ô
nhiễm hệ thống các thủy vực nội đô và ven đô ở nước ta.
 Thải lượng các chất ô nhiễm do nước thải y tế.
Nước thải bệnh viện bao gồm nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng
xét nghiệm, từ các nhà vệ sinh, khu giặt là,… cũng có thể là các hoạt động sinh
hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh và công nhân viên làm việc trong bệnh
viện.
Nước thải bệnh viện chứa vô số các loại vi trùng, virus và các mầm bệnh
sinh học khác. Do đó nó được xếp vào danh mục chất thải nguy hại gây nguy
hiểm cho người tiếp xúc.(Ô nhiễm nước và hậu qủa của nó,
http://www2.hcmuaf.edu.vn/data/quoctuan/O%20nhiem%20nuoc%20va
16
%20hau%20qua%20cua%20no%20-%20DH08DL.pdf , truy cập ngày
12/3/2015)
Theo kết quả phân tích của các cơ quan chức năng, loại nước này ô
nhiễm nặng về mặt hữu cơ và vi sinh. Hàm lượng vi sinh cao gấp 100-1000 lần
tiêu chuẩn cho phép, với nhiều loại vi khuẩn như Salmonella, tụ cầu, liên cầu,
virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại ký sinh trùng, amip, nấm. Hàm lượng
chất rắn lơ lửng cao gấp 2-3 lần tiêu chuẩn cho phép.
Sau khi nước thải này đi vào hệ thống nước thải sinh hoạt, những mầm
bệnh này sẽ lan truyền khắp nơi, xâm nhập vào các loại thủy sản, vật nuôi, cây
trồng và trở lại với con người. Việc tiếp xúc gần nguồn ô nhiễm còn làm tăng
nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác cho người dân.
1.3.2. Nguồn gây ô nhiễm tự nhiên do các hoạt động của thiên nhiên.
Nguồn gây ô nhiễm nước do các hoạt động của thiên nhiên là do mưa,
tuyết tan, lũ lụt,... hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật kể cả xác
chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành
chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào trong đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm,
gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.
Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất bẩn
trong hệ thống cống rãnh , mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và
cuốn theo các loại hóa chất trước đây đã được cất giữ.
Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hóa chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ
hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các
công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hóa chất.
Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt...) có thể
rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải nguyên nhân
chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.
1.4. Tình hình quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam.
1.4.1. Công tác xây dựng hệ thống chính sách và văn bản quy phạm pháp
luật.
17
Trong nhiều năm qua, công tác quản lý và bảo vệ môi trường nước mặt
luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nhiều chính sách, văn bản quy phạm
pháp luật đã được ban hành như Luật Bảo vệ môi trường 2005 (sửa đổi năm
2014), Luật tài nguyên nước 1998 (sửa đổi năm 2012), Chiến lược bảo vệ môi
trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Chiến lược bảo
vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Đặc biệt năm
2006 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên
nước đến năm 2020.
Tính đến cuối năm 2012, trong lĩnh vực tài nguyên nước, đã có 32 văn
bản quy phạm pháp luật được ban hành, tạo hành lang pháp lý quan trọng nhằm
thực hiện Luật tài nguyên nước có hiệu quả.
Ở địa phương, các Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành các văn bản chỉ
đạo, hướng dẫn quản lý tài nguyên nước ở địa phương.
Tuy nhiên, việc áp dụng triển khai một số văn bản pháp luật trong thực
tế còn nhiều bất hợp lý dẫn tới hiệu quả thấp. Một số văn bản quy phạm pháp
luật về quản lý và bảo vệ môi trường nước chưa thực sự sát với tình hình thực
tế, gây khó khăn khi triển khai thực hiện.
1.4.2. Hệ thống tổ chức và phân công trách nhiệm quản lý môi trường nước
Ở cấp trung ương, Bộ TN&MT được giao trách nhiệm quản lý thống
nhất về tài nguyên nước, môi trường nước; một số Bộ ngành khác được giao
trách nhiệm quản lý, khai thác và sử dụng nước theo mục tiêu phát triển của
ngành. Tham mưu cho Bộ TN&MT thực hiện chức năng quản lý nhà nước nói
trên là Tổng cục môi trường và Cục quản lý tài nguyên nước.
Ở cấp địa phương, các Sở TN&MT cũng từng bước kiện toàn bộ máy
quản lý. Theo đó, trực thuộc Sở TN&MT có ba đơn vị chức năng nhiệm vụ liên
quan đến BVMT nước và quản lý tài nguyên nước, bao gồm Chi cục BVMT,
Phòng tài nguyên nước và Trung tâm quan trắc môi trường. Tuy nhiên, các tỉnh
chưa có quy định cụ thể để phân cấp các nhiệm vụ quản lý môi trường nước
18
đến cấp huyện. Vì vậy chưa huy động được hết hệ thống quản lý các cấp để
thực hiện quản lý môi trường nước, đặc biệt là công tác bảo vệ môi trường
nước tại địa phương.
1.4.3. Công tác thanh tra, kiểm tra và quan trắc môi trường nước.
Việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần thúc đẩy việc
thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, phát hiện và xử lý các hành
vi vi phạm,đồng thời cũng phát hiện những tồn tại, yếu kém trong quản lý để
tập trung chỉ đạo, khắc phục. Những năm vừa qua, công tác thanh tra, kiểm tra,
xử lý vi phạm pháp luật về BVMT đối với môi trường nước ở cấp Trung ương
đã được Bộ TN&MT triển khai thường xuyên. Ngoài ra việc thành lập và đi
vào hoạt động của lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường đã
góp phần điều tra, phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm pháp luật về BVMT.
Tuy nhiên giữa khối cảnh sát môi trường và Bộ TN&MT vẫn còn những chồng
chéo về chức năng nhiệm vụ.
Mặc dù trong thời gian gần đây, công tác thanh tra, kiểm tra đã được
tăng cường so với trước đây nhưng do lực lượng thanh tra, kiểm tra còn mỏng,
nguồn nhân lực còn thiếu ,... nên hoạt động thanh tra, kiểm tra còn chưa đáp
ứng được với thực tế. Công tác thanh tra kiểm tra chỉ mới dừng lại ở việc phát
hiện vi phạm, còn chưa quyết liệt trong xử lý vi phạm.Đồng thời công tác này
chưa được quan tâm đúng mức nên hiệu quả của công tác còn hạn chế.
Hoạt động quan trắc môi trường nước mặt được phân công cho nhiều
đơn vị thực hiện. Ở cấp Trung ương, công tác quan trắc môi trường nước mặt
do Tổng cục Môi trường và một số trạm trong mạng lưới quan trắc môi trường
quốc gia thực hiện. Ở cấp địa phương cũng xây dựng chương trình quan trắc
của địa phương để đánh giá, giám sát chất lượng môi trường nước. Bên cạnh
đó, còn có nhiều chương trình nghiên cứu, quan trắc môi trường nước do các
viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế thực hiện.
Ngoài ra, Bộ TN&MT đã đầu tư, lắp đặt các trạm quan trắc nước mặt tự
động, liên tục. Tính đến nay đã có một số trạm quan trắc nước mặt tự động
được lắp đặt và vận hành tại các địa phương như Hà Nam, Lào Cai, Đồng Nai,
An Giang, Đăk Lăk.
19
Mặc dù hoạt động quan trắc, giám sát chất lượng môi trường nước đã
được triển khai mở rộng, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế. Nhiều
chương trình quan trắc còn chồng chéo gây lãng phí kinh phí và nhân lực. Việc
lưu trữ số liệu quan trắc cũng bị phân tán ở nhiều đơn vị khác nhau, gây khó
khăn cho việc khai thác. Một vấn đề khác là chất lượng số liệu quan trắc chưa
đáp ứng đủ với yêu cầu thực tế. Vấn đề kinh phí cho hoạt động quan trắc cả ở
cấp Trung ương và địa phương còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
1.4.4. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nâng cao nhận thức cộng
đồng về tài nguyên nước.
Việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng về
tài nguyên nước được thực hiện thường xuyên với các phương tiện thông tin
đại chúng, các trang thông tin điện tử (VTV, VOV, Thông tấn xã Việt Nam,
…),... thông qua các hình thức xây dựng các phim, ảnh, băng đĩa các chương
trình hỏi đáp, đối thoại, tọa đàm, phỏng vấn, phóng sự, tổ chức hội thảo tập
huấn cho cơ quan, doanh nghiệp, người dân, xuất bản Bản tin tài nguyên
nước… để giải đáp pháp luật, trao đổi về những vấn đề quan trọng, cấp bách
cần giải quyết trong quản lý tài nguyên nước, tuyên truyền và phổ biến pháp
luật về tài nguyên nước.
Việc tổ chức lễ mít tinh quốc gia và chuỗi các sự kiện bên lề hưởng ứng
Ngày nước thế giới 22 tháng 3 hàng năm, năm 2014 và năm 2015 lần lượt tại
các tỉnh Lai Châu và thành phố Bắc Giang. Các hoạt động đã thu hút được sự
quan tâm và tham gia tích cực của toàn xã hội, có ý nghĩa và sức lan tỏa cao,
góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi, thói quen và cách ứng xử với tài
nguyên nước ở hiện tại và tương lai.
Năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 đã có 25 địa phương tổ chức các
cuộc tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật về tài nguyên nước cho đối
tượng là cán bộ ở cấp xã, huyện, cộng đồng, doanh nghiệp trên địa bàn.
20
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Chất lượng nước sông Mã đoạn chảy qua thành phố Thanh Hóa.
2.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Theo không gian : sông Mã đoạn chảy qua thành phố Thanh Hóa.
- Theo thời gian : từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2016.
2.3. Nội dung nghiên cứu.
2.3.1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thanh
Hóa.
2.3.2. Các nguồn phát thải chính ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Mã
đoạn chảy qua thành phố Thanh Hóa.
2.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Mã đoạn chảy qua thành
phố Thanh Hóa.
2.3.4. Hiện trạng công tác quản lý tài nguyên nước tại thành phố Thanh
21
Hóa.
2.3.5. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ chất lượng nước
sông Mã đoạn chảy qua thành phố Thanh Hóa.
2.4. Phương pháp nghiên cứu.
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
Phương pháp thu thập các tài liệu nghiên cứu, các báo cáo, số liệu từ Sở
TN&MT Thanh Hóa, từ các trang thông tin internet về:
- Các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của thành phố Thanh
Hóa.
- Các số liệu quan trắc về chất lượng nước sông Mã đoạn chảy qua thành
phố Thanh Hóa.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.
Khảo sát thực địa: Tiến hành đi quan sát xung quanh khu vực sông Mã
đoạn chảy qua thành phố Thanh Hóa để:
- Có cái nhìn tổng quan về hoạt động sản xuất, kinh doanh có thể gây ảnh
hưởng tới chất lượng nước sông Mã.
- Xác định các nguồn thải tới sông Mã.
- Đánh giá sơ bộ chất lượng nước sông Mã như màu sắc, mùi, rác thải
xung quanh. Quan sát và chụp ảnh.
2.4.3. Tham khảo ý kiến của chuyên gia.
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia môi trường ở Sở TN&MT trong
quá trình thu thập số liệu và quá trình khảo sát thực địa, địa điểm lấy mẫu phù
hợp.
2.4.4. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu.
 Phương pháp lấy mẫu.
Phương pháp lấy mẫu: mẫu nước được lấy theo phương pháp lấy mẫu
nước mặt đảm bảo TCVN 6663 – 1:2011.
22
Bảng 2.1. vị trí lấy mẫu
Mẫu Kí hiệu Vị trí lấy mẫu
1 M1 Sông Mã – đoạn chảy qua cầu Hàm Rồng.
2 M2 Sông Mã – đoạn chảy qua cầu Hoàng Long
3 M3 Sông Mã – đoạn chảy qua cầu Nguyệt Viên.
Sơ đồ lấy mẫu:
Hình 2.1: Sơ đồ lấy mẫu phân tích nước sông Mã
 Phương pháp bảo quản mẫu.
- Phương pháp bảo quản mẫu phải đạt TCVN 6663-3:2008.
- Thời gian lưu trữ mẫu càng ngắn thì kết quả phân tích càng chính xác.
23
- Sau khi thu mẫu về phải đem phân tích ngay một số chỉ tiêu sau: pH,
nhiệt độ, DO. Nếu không thể phân tích ngay trong vòng 1 giờ thì phải bảo quản
mẫu ở nhiệt độ 40
C (không được để quá 24h). Nếu bảo quản trong thời gian dài
thì làm đông lạnh mẫu ở -200
C. Nếu mẫu có thêm hóa chất để bảo quản thì thời
gian lưu mẫu có thể kéo dài hơn.
- Phương thức bảo quản mẫu nước theo các chỉ tiêu phân tích được trình
bày trong bảng sau:
Bảng 2.2: Phương thức bảo quản và thời gian lưu trữ
STT
Chỉ tiêu
phân tích
Phương thức
bảo quản
Thời gian lưu trữ
tối đa
1 pH 6h
2 DO Cố định tại chỗ 6h
3 BOD Làm lạnh đến 40
C, để
nơi tối
24h
4 COD Axit hóa đến pH từ 1
đến 2 với H2SO4
5 ngày
5 TSS Làm lạnh đến 40
C 2 ngày
6 Cl-
1 tháng
7 NO3
-
Làm lạnh đến 40
C 24h
8 PO4
3-
Làm lạnh đến 40
C 48h
2.4.5. Phương pháp phân tích mẫu.
Bảng 2.3: Phương pháp phân tích các thông số liên quan
STT Thông số Phương pháp
1 pH Phương pháp so màu
2 COD Phương pháp chuẩn độ bằng muối Mohr
3 BOD5 Phương pháp nuôi cấy trong tủ định ôn
tại 200
C trong 5 ngày
24
4 Oxy hòa tan (DO) Phương pháp iod
5 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) Phương pháp lọc
6 Cl-
Phương pháp MO
7 NO3
-
Phương pháp trắc phổ dùng axit
8 PO4
3-
Phương pháp so màu
9 Coliform Phương pháp nuôi cấy trong ống nghiệm
25
2.4.6. Phương pháp so sánh đối chứng.
So sánh kết quả với: QCVN08:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước mặt, cột B1 dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi
hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các
mục đích sử dụng như loại B2.
2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu.
Số liệu thu thập được thống kê và xử lý bằng phần mềm Excel.
Kết quả được trình bày bằng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ.
26
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thanh Hóa.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.
 Vị trí địa lý.
Hình 3.1: Bản đồ thành phố Thanh Hóa
Thành phố Thanh Hóa có diện tích 146,77 km2
, có tọa độ địa lý:
190
28’27’’ vĩ độ bắc và 1050
46’35’’ kinh độ đông.
Thành phố Thanh Hóa nằm hai bên bờ sông Mã hùng vĩ. Phía bắc và
đông bắc giáp với huyện Hoằng Hóa, phía nam giáp huyện Quảng Xương, phía
đông nam giáp thị xã Sầm Sơn, phía tây giáp huyện Đông Sơn, phía tây bắc
giáp huyện Thiệu Hóa.
Thành phố Thanh Hóa là đô thị loại I, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn
hóa của tỉnh Thanh Hóa, cách thủ đô Hà Nội 160km về phía Nam. Thành phố
là một đô thị phát triển và là một trong những thành phố lớn của khu vực Bắc
Trung Bộ cùng với Vinh và Huế; đồng thời có quy mô dân số và diện tích lớn
nhất trong các đô thị trực thuộc tỉnh của Việt Nam.
 Đặc điểm địa hình.
Thành phố Thanh Hóa nằm ở trung tâm đồng bằng tỉnh Thanh Hóa, có
nhiều núi đất, núi đá nằm rải rác với những cánh đồng rộng – hẹp, nông – sâu.
Thành phố được bao bọc bởi những con sông và các ngọn núi. Hệ thống núi
27
gồm có núi Hàm Rồng nằm án ngữ ở cửa ngõ phía bắc, chạy từ làng Dương Xá
xã Thiệu Dương men theo hữu ngạn sông Mã về đến chân cầu Hàm Rồng; núi
Nhồi nằm phía tây thành phố và núi Mật Sơn nằm trên địa phận phường Đông
Vệ. Thành phố còn có sông Mã uốn lượn quanh núi Hàm Rồng trước khi đổ ra
biển và các con sông đào được xây dựng để cung cấp tưới tiêu, chống hạn,
chống lụt cho người dân trên địa bàn (sông Thọ Hạc, sông Cốc, sông Nhà Lê,
sông Lai Thành, sông Kênh Bắc). Trong thành phố còn có một số hồ như hồ
Thành, hồ Núi Long, hồ Nhà Hát,....
 Khí hậu.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một năm trong thành phố Thanh Hóa
chịu ảnh hưởng của 2 mùa nóng và lạnh rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ cuối xuân
đến giữa thu. Ở khoảng thời gian này, thời tiết nắng, mưa nhiều gây ra lụt lội
và hạn hán. Những ngày có gió Lào, nhiệt độ còn lên tới 39-400
C. Mùa lạnh bắt
đầu từ giữa thu đến hết mùa xuân năm sau. Mùa này thường hay xuất hiện gió
Đông Bắc, lại mưa ít, đầu mùa thường khô hanh. Mùa lạnh nhiệt độ có thể
xuống thấp tới 5-60
C.
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình cả năm từ 23,30
C đến 23,60
C. Tổng số
giờ nắng trung bình trong năm là 1700 giờ, tháng nắng nhiều nhất là tháng 7,
tháng có ít nắng nhất là tháng 2 và tháng 3.
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1730-1980mm. Mùa
mưa nhiều nhất là từ tháng 5 đến tháng 10. Độ ẩm trung bình cả năm khá cao
khoảng 80-85%; độ ẩm xuống thấp cực điểm khi có gió mùa Đông Bắc, hanh
khô (50%) và những ngày có gió tây khô nóng (45%).
Về chế độ gió: do nằm trong vùng đồng bằng ven biển, hàng năm thành
phố Thanh Hóa có 3 mùa gió là: gió mùa Đông Bắc (không khí lạnh từ vùng
Siberia thổi vào, gây nên mùa đông lạnh buốt), gió Tây Nam (gió Lào: từ vịnh
Bengan qua Thái Lan rồi qua Lào, mang theo không khí nóng và khô rát vào
những ngày hè), và gió Đông Nam (gió Nồm: là gió từ biển mang theo không
khí mát mẻ).
28
Những biến động về điều kiện thời tiết, khí hậu trong 2 năm gần đây
được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.1: Chế độ thời tiết, khí hậu trong 2 năm 2013 và 2014
tại trạm quan trắc thành phố Thanh Hóa.
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2013 Năm 2014
1 Nhiệt độ 0
C 24 24
2 Số giờ nắng Giờ 1437 1387
3 Lượng mưa mm 1768,8 1586,3
4 Độ ẩm % 84 84
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2014)
 Tài nguyên đất đai.
Tổng diện tích đất tự nhiên là gần 14.666 ha (tính đến hết năm 2014).
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất thành phố Thanh Hóa năm 2014
STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Tổng số 14.666 100
2 Đất sản xuất nông nghiệp 6.375 43,5
3 Đất lâm nghiệp 378 2,6
4 Đất chuyên dụng 3.781 25,8
5 Đất ở 2.270 15,5
6 Đất khác 1.862 12,6
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2014)
Như vậy, tuy là địa bàn thành phố nhưng diện tích đất sản xuất nông
nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn (43,5%).
 Tài nguyên khác.
Tài nguyên rừng: Thành phố có khu vườn thực vật Hàm Rồng có diện
tích 500ha, chủ yếu là thông và các cây bản địa đặc trưng của xứ Thanh.
Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt của thành phố Thanh Hóa chủ yếu là
do sông Mã và sông Chu cung cấp. Thành phố còn có nguồn nước ngầm với
trữ lượng khá lớn ở khu vực Hàm Rồng cách trung tâm thành phố 5km về phía
Tây Bắc.
Tài nguyên khoáng sản: Bao gồm kim loại sắt (mỏ sắt Dinh Xá) và các
mỏ vật liệu xây dựng ( cát, đá, sét gạch ngói, sét xi măng,...).
29
 Tiềm năng du lịch.
Thành phố Thanh Hóa là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử, thắng cảnh
nổi tiếng với 20 di tích cấp quốc gia và hơn 30 di tích cấp tỉnh.
Phía bắc thành phố là khu thắng cảnh Hàm Rồng, đây là khu du lịch
trung tâm của cả thành phố. Khu thắng cảnh này đã dược sử sách lưu danh với
nhiều di tích lịch sử, có nhiều cảnh quan đẹp như Động Tiên, núi Voi, núi
Phượng,... Hiện nay khu du lịch văn hóa Hàm Rồng có đền thờ các Bà mẹ Việt
Nam anh hùng và các anh hùng liệt sỹ; có Thiền viện Trúc Lâm là công trình
không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của người dân mà còn góp
phần thực hiện thành công dự án nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển.
Phía nam thành phố là khu di tích thắng cảnh đẹp trung tâm là núi Mật
Sơn có các hòn non bộ bao quanh như núi Long, núi Hổ,..và các di tich lịch sử
khác như chùa Đại Bi, và đặc biệt là Thái Miếu nhà Lê – một di tích lịch sử văn
hóa quốc gia mang nhiều dấu ấn dân tộc.
Trung tâm thành phố là Bảo tàng lịch sử, giới thiệu cho du khách đến
thăm quan diện mạo văn hóa đặc sắc của tỉnh Thanh Hóa.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
 Dân số
Thành phố Thanh Hóa có dân số 349.681 người( tính đến cuối năm
2014), với mật độ 2384 người/km2
. Hiện có 37 đơn vị hành chính trực thuộc,
gồm 20 phường và 17 xã.
Bảng 3.3: Dân số của thành phố Thanh Hóa năm 2014
STT Dân số
(người)
1 Toàn thành phố 349.681
2 Khu vực thành thị 264.400
3 Khu vực nông thôn 85.300
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2014)
30
 Tình hình phát triển kinh tế.
Hiện nay thành phố Thanh Hóa là đô thị có các chỉ số kinh tế tốt nhất
trong 6 tỉnh lỵ vùng Bắc Trung Bộ.
Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15,6%. Giá trị xuất khẩu năm
đạt 627,8 triệu USD. Tổng thu ngân sách năm đạt 1.490 tỷ đồng .
• Công nghiệp.
Tình hình sản xuất công nghiệp cơ bản ổn định và có nhiều chuyển biến
tích cực và có tốc độ tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 19723.6
tỷ đồng (theo giá hiện hành năm 2010)
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 2010 trong
giai đoạn 2010-2014
(đơn vị: tỷ đồng)
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng số 31042.1 34288.3 39098.5 44731.4 50204.4
Tp. Thanh
Hóa
8755.9 12921.4 14645.5 16951.1 19823.6
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2014)
Hiện nay ở thành phố có 3 khu công nghiệp chính là KCN Lễ Môn, KCN
Đình Hương – Tây Bắc Ga và KCN Hoàng Long.
KCN Lễ Môn thuộc xã Quảng Hưng, là khu công nghiệp tập trung lớn
nằm cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 5km về phía đông, trên tuyến quốc
lộ 47 nối liền thành phố với thị xã Sầm Sơn. Diện tích quy hoạch của KCN là
87,61ha, tổng số vốn đầu tư hạ tầng trên 700 tỷ đồng và đã có 14 doanh nghiệp
đi vào hoạt động với tổng số vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng.
KCN Đình Hương – Tây Bắc Ga có diện tích 167,2ha, nằm ở phía bắc
thành phố Thành Hóa, cách trung tâm thành phố 2km. Tổng vốn đầu tư hạ tầng
là 135 tỷ đồng. Đây là KCN mới hình thành chưa lâu và vẫn đang thu hút đầu
tư mạnh mẽ.
KCN Hoàng Long thuộc xã Hoằng Long. Thành phố còn dự định xây
khu công nghiệp cao ở phía nam thuộc địa bàn xã Quảng Thịnh.
31
http://bit.ly/KhoTaiLieuAZ

More Related Content

What's hot

đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...nataliej4
 
Vien tham - 4 ve tinh vien tham
Vien tham - 4 ve tinh vien thamVien tham - 4 ve tinh vien tham
Vien tham - 4 ve tinh vien thamttungbmt
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thiết kế bộ điều khiển cho máy bay không người lái UAV.pdf
Thiết kế bộ điều khiển cho máy bay không người lái UAV.pdfThiết kế bộ điều khiển cho máy bay không người lái UAV.pdf
Thiết kế bộ điều khiển cho máy bay không người lái UAV.pdfMan_Ebook
 
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcSlide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcVan Anh Phi
 
Khảo sát quá trình lên men bioethanol sử dụng nguyên liệu vỏ chuối (musa para...
Khảo sát quá trình lên men bioethanol sử dụng nguyên liệu vỏ chuối (musa para...Khảo sát quá trình lên men bioethanol sử dụng nguyên liệu vỏ chuối (musa para...
Khảo sát quá trình lên men bioethanol sử dụng nguyên liệu vỏ chuối (musa para...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
điều khiển tốc độ động cơ 1 chiều sử dụng PID
điều khiển tốc độ động cơ 1 chiều sử dụng PIDđiều khiển tốc độ động cơ 1 chiều sử dụng PID
điều khiển tốc độ động cơ 1 chiều sử dụng PIDtài liệu cơ điện tử
 
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên Trường Đại học Y Dược Cần ThơLuận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên Trường Đại học Y Dược Cần ThơDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

What's hot (20)

đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
 
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
 
Vien tham - 4 ve tinh vien tham
Vien tham - 4 ve tinh vien thamVien tham - 4 ve tinh vien tham
Vien tham - 4 ve tinh vien tham
 
Luận văn: Nghiên cứu biến tính vật liệu cacbon nano ống bằng TiO2
Luận văn: Nghiên cứu biến tính vật liệu cacbon nano ống bằng TiO2Luận văn: Nghiên cứu biến tính vật liệu cacbon nano ống bằng TiO2
Luận văn: Nghiên cứu biến tính vật liệu cacbon nano ống bằng TiO2
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
 
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAYLuận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
 
Luận án: Biến tính diatomit Phú Yên ứng dụng trong hấp phụ, HAY
Luận án: Biến tính diatomit Phú Yên ứng dụng trong hấp phụ, HAYLuận án: Biến tính diatomit Phú Yên ứng dụng trong hấp phụ, HAY
Luận án: Biến tính diatomit Phú Yên ứng dụng trong hấp phụ, HAY
 
Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8
 
Luận văn: Quản lý kiến trúc, cảnh quan khu đô thị Mai Trai, HAY
Luận văn: Quản lý kiến trúc, cảnh quan khu đô thị Mai Trai, HAYLuận văn: Quản lý kiến trúc, cảnh quan khu đô thị Mai Trai, HAY
Luận văn: Quản lý kiến trúc, cảnh quan khu đô thị Mai Trai, HAY
 
Thiết kế bộ điều khiển cho máy bay không người lái UAV.pdf
Thiết kế bộ điều khiển cho máy bay không người lái UAV.pdfThiết kế bộ điều khiển cho máy bay không người lái UAV.pdf
Thiết kế bộ điều khiển cho máy bay không người lái UAV.pdf
 
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ dự án xây dựng, 9 đ, HAY!
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ dự án xây dựng, 9 đ, HAY!Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ dự án xây dựng, 9 đ, HAY!
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ dự án xây dựng, 9 đ, HAY!
 
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcSlide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
 
Khảo sát quá trình lên men bioethanol sử dụng nguyên liệu vỏ chuối (musa para...
Khảo sát quá trình lên men bioethanol sử dụng nguyên liệu vỏ chuối (musa para...Khảo sát quá trình lên men bioethanol sử dụng nguyên liệu vỏ chuối (musa para...
Khảo sát quá trình lên men bioethanol sử dụng nguyên liệu vỏ chuối (musa para...
 
Đề tài: Robot dò line điều khiển qua điện thoại, HAY, 9đ
Đề tài: Robot dò line điều khiển qua điện thoại, HAY, 9đĐề tài: Robot dò line điều khiển qua điện thoại, HAY, 9đ
Đề tài: Robot dò line điều khiển qua điện thoại, HAY, 9đ
 
điều khiển tốc độ động cơ 1 chiều sử dụng PID
điều khiển tốc độ động cơ 1 chiều sử dụng PIDđiều khiển tốc độ động cơ 1 chiều sử dụng PID
điều khiển tốc độ động cơ 1 chiều sử dụng PID
 
Đề tài: Xây dựng phần mềm diệt virus Ictuav, HAY
Đề tài: Xây dựng phần mềm diệt virus Ictuav, HAYĐề tài: Xây dựng phần mềm diệt virus Ictuav, HAY
Đề tài: Xây dựng phần mềm diệt virus Ictuav, HAY
 
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên Trường Đại học Y Dược Cần ThơLuận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
 
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị quận Hà Đông, HOT
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị quận Hà Đông, HOTLuận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị quận Hà Đông, HOT
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị quận Hà Đông, HOT
 
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAYLuận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
 

Similar to Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _08301312092019

Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...
Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...
Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...Man_Ebook
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Đồng Văn I Duy Tiên ...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Đồng Văn I Duy Tiên ...Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Đồng Văn I Duy Tiên ...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Đồng Văn I Duy Tiên ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu thuật toán tìm đường bao phủ một nhóm robot di động.pdf
Nghiên cứu thuật toán tìm đường bao phủ một nhóm robot di động.pdfNghiên cứu thuật toán tìm đường bao phủ một nhóm robot di động.pdf
Nghiên cứu thuật toán tìm đường bao phủ một nhóm robot di động.pdfMan_Ebook
 
Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật t...
Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật  t...Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật  t...
Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật t...luanvantrust
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.ssuser499fca
 
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu quy trình lên men chìm nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus).pdf
Nghiên cứu quy trình lên men chìm nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus).pdfNghiên cứu quy trình lên men chìm nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus).pdf
Nghiên cứu quy trình lên men chìm nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus).pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.ssuser499fca
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...
Luận văn:  Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...Luận văn:  Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _08301312092019 (20)

Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...
Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...
Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Đồng Văn I Duy Tiên ...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Đồng Văn I Duy Tiên ...Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Đồng Văn I Duy Tiên ...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Đồng Văn I Duy Tiên ...
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luậnLuận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
 
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
 
Luận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long Xuyên
Luận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long XuyênLuận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long Xuyên
Luận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long Xuyên
 
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
 
Sử dụng xỉ than Nhà máy Nhiệt điện làm chất nền trong đất, HOT
Sử dụng xỉ than Nhà máy Nhiệt điện làm chất nền trong đất, HOTSử dụng xỉ than Nhà máy Nhiệt điện làm chất nền trong đất, HOT
Sử dụng xỉ than Nhà máy Nhiệt điện làm chất nền trong đất, HOT
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐHLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
 
Nghiên cứu thuật toán tìm đường bao phủ một nhóm robot di động.pdf
Nghiên cứu thuật toán tìm đường bao phủ một nhóm robot di động.pdfNghiên cứu thuật toán tìm đường bao phủ một nhóm robot di động.pdf
Nghiên cứu thuật toán tìm đường bao phủ một nhóm robot di động.pdf
 
Luận án: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên THCS
Luận án: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên THCSLuận án: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên THCS
Luận án: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên THCS
 
Kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viên
Kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viênKỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viên
Kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viên
 
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAYLuận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
 
Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật t...
Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật  t...Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật  t...
Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật t...
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
 
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
 
Nghiên cứu quy trình lên men chìm nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus).pdf
Nghiên cứu quy trình lên men chìm nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus).pdfNghiên cứu quy trình lên men chìm nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus).pdf
Nghiên cứu quy trình lên men chìm nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus).pdf
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gianLuận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...
Luận văn:  Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...Luận văn:  Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian ở Trung ...
 

More from hanhha12

Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...hanhha12
 
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...hanhha12
 
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019hanhha12
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...hanhha12
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...hanhha12
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...hanhha12
 
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...hanhha12
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...hanhha12
 
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019hanhha12
 
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...hanhha12
 
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...hanhha12
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...hanhha12
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...hanhha12
 

More from hanhha12 (20)

Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
 
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
 
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
 
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
 
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
 
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
 
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
 
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
 
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
 
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
 
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
 
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _08301312092019

  • 1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG MÃ ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THANH HÓA Người thực hiện : LÊ THỊ VÂN ANH Lớp : MTA Khóa : 57 Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn : ThS. HÁN THỊ PHƯƠNG NGA Hà Nội - 2016
  • 2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG MÃ ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THANH HÓA Người thực hiện : LÊ THỊ VÂN ANH Lớp : MTA Khóa : 57 Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn : ThS. HÁN THỊ PHƯƠNG NGA Cơ sở thực tập: Đoàn mỏ - Địa chất, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa Hà Nội - 2016
  • 3. LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, và sự dồng ý của giáo viên hướng dẫn ThS.Hán Thị Phương Nga, tôi đã thực hiện đề tài “Đánh giá chất lượng nước sông Mã đoạn chảy qua thành phố Thanh Hóa” Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô giáo và sự động viên khích lệ của gia đình bạn bè. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành về sự giúp đỡ quý báu đó. Cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô trong khoa Môi Trường – Học viện Nông nghiệp Việt Nam; các anh chị trong phòng Phân tích – Đoàn Mỏ-Địa chất; gia đình và toàn thể bạn bè của tôi. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn ThS. Hán Thị Phương Nga, người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tôi tận tình về phương pháp nghiên cứu và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài. Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên khóa luận không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để khóa luận hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2016 Sinh viên thực hiện Lê Thị Vân Anh i
  • 4. MỤC LỤC L I C M NỜ Ả Ơ ...............................................................................................i DANH M C B NGỤ Ả ......................................................................................v DANH M C HÌNHỤ .....................................................................................vi DANH M C CH VI T T TỤ Ữ Ế Ắ ...................................................................vii M UỞ ĐẦ .......................................................................................................1 1. Tính c p thi t c a tài.ấ ế ủ đề .....................................................................1 2. M c tiêu và yêu c u nghiên c u.ụ ầ ứ ................................................................2 Ch ng 1ươ ......................................................................................................3 T NG QUAN CÁC V N NGHIÊN C UỔ Ấ ĐẾ Ứ ..................................................3 1.1. C s khoa h c c a tài.ơ ở ọ ủ đề ................................................................3 1.1.1. C s lý lu n.ơ ở ậ ..............................................................................3 1.1.2. C s pháp lý.ơ ở ...............................................................................6 1.2. Hi n tr ng ch t l ng n c m t trên Th gi i và Vi t Nam.ệ ạ ấ ượ ướ ặ ế ớ ệ ........7 1.2.1. Hi n tr ng ch t l ng n c m t trên Th gi i.ệ ạ ấ ượ ướ ặ ế ớ .......................7 1.2.2. Hi n tr ng ch t l ng n c m t Vi t Nam.ệ ạ ấ ượ ướ ặ ở ệ ......................10 1.2.3. Hi n tr ng ch t l ng n c m t t nh Thanh Hóa.ệ ạ ấ ượ ướ ặ ở ỉ ............13 1.3. Các ngu n gây ô nhi m n c m t.ồ ễ ướ ặ ...................................................14 1.3.1. Ngu n gây ô nhi m liên quan n ho t ng c a con ng i.ồ ễ đế ạ độ ủ ườ . 14 1.3.2. Ngu n gây ô nhi m t nhiên do các ho t ng c a thiên nhiên.ồ ễ ự ạ độ ủ .17 1.4. Tình hình qu n lý tài nguyên n c Vi t Nam.ả ướ ở ệ .............................17 1.4.1. Công tác xây d ng h th ng chính sách và v n b n quy ph mự ệ ố ă ả ạ pháp lu t.ậ ..............................................................................................17 1.4.2. H th ng t ch c và phân công trách nhi m qu n lý môi tr ngệ ố ổ ứ ệ ả ườ n cướ .....................................................................................................18 1.4.3. Công tác thanh tra, ki m tra và quan tr c môi tr ng n c.ể ắ ườ ướ ..19 1.4.4. Công tác tuyên truy n ph bi n pháp lu t nâng cao nh n th cề ổ ế ậ ậ ứ c ng ng v tài nguyên n c.ộ đồ ề ướ .............................................................20 Ch ng 2ươ ....................................................................................................21 I T NG, PH M VI, N I DUNG VÀĐỐ ƯỢ Ạ Ộ .................................................21 PH NG PHÁP NGHIÊN C UƯƠ Ứ ..................................................................21 2.1. i t ng nghiên c u.Đố ượ ứ ......................................................................21 ii
  • 5. 2.2. Ph m vi nghiên c u.ạ ứ .........................................................................21 2.3. N i dung nghiên c u.ộ ứ .......................................................................21 2.3.1. Tìm hi u v i u ki n t nhiên, kinh t - xã h i c a thành phể ề đ ề ệ ự ế ộ ủ ố Thanh Hóa...........................................................................................21 2.3.2. Các ngu n phát th i chính nh h ng t i ch t l ng n cồ ả ả ưở ớ ấ ượ ướ sông Mã o n ch y qua thành ph Thanh Hóa.đ ạ ả ố ..................................21 2.3.3. ánh giá hi n tr ng môi tr ng n c sông Mã o n ch y quaĐ ệ ạ ườ ướ đ ạ ả thành ph Thanh Hóa.ố .........................................................................21 2.3.4. Hi n tr ng công tác qu n lý tài nguyên n c t i thành phệ ạ ả ướ ạ ố Thanh Hóa...........................................................................................21 2.3.5. xu t các bi n pháp gi m thi u ô nhi m và b o v ch tĐề ấ ệ ả ể ễ ả ệ ấ l ng n c sông Mã o n ch y qua thành ph Thanh Hóa.ượ ướ đ ạ ả ố ..............22 2.4. Ph ng pháp nghiên c u.ươ ứ ..................................................................22 2.4.1. Ph ng pháp thu th p s li u th c p.ươ ậ ố ệ ứ ấ ...................................22 2.4.2. Ph ng pháp thu th p s li u s c p.ươ ậ ố ệ ơ ấ .....................................22 2.4.3. Tham kh o ý ki n c a chuyên gia.ả ế ủ ............................................22 2.4.4. Ph ng pháp l y m u và b o qu n m u.ươ ấ ẫ ả ả ẫ ...................................22 2.4.5. Ph ng pháp phân tích m u.ươ ẫ ......................................................24 2.4.6. Ph ng pháp so sánh i ch ng.ươ đố ứ ...............................................26 2.4.7. Ph ng pháp x lý s li u.ươ ử ố ệ ........................................................26 Ch ng 3ươ ....................................................................................................27 K T QU VÀ TH O LU NẾ Ả Ả Ậ .........................................................................27 3.1. i u ki n t nhiên, kinh t - xã h i c a thành ph Thanh Hóa.Đ ề ệ ự ế ộ ủ ố ....27 3.1.1. i u ki n t nhiên.Đ ề ệ ự ....................................................................27 3.1.2. i u ki n kinh t - xã h i.Đ ề ệ ế ộ ...........................................................30 Dân số...................................................................................................30 Tình hình phát tri n kinh t .ể ế .............................................................31 3.2. Ngu n phát th i chính nh h ng n ch t l ng n c sông Mãồ ả ả ưở đế ấ ượ ướ o n ch y qua thành ph Thanh Hóa.đ ạ ả ố ...................................................32 3.2.1. Ho t ng công nghi p.ạ độ ệ ...........................................................32 3.2.2. N c th i sinh ho t.ướ ả ạ ................................................................33 3.2.3. Các ho t ng s n xu t nông nghi p.ạ độ ả ấ ệ ......................................34 iii
  • 6. 3.3. Hi n tr ng ch t l ng n c sông Mã.ệ ạ ấ ượ ướ ............................................34 3.3.1. S bi n ng ch t l ng n c sông Mã theo th i gian vàự ế độ ấ ượ ướ ờ không gian...........................................................................................35 3.3.2. Ch t l ng n c sông Mã trong mùa m a và mùa khô.ấ ượ ướ ư ..............40 3.4. Công tác qu n lý tài nguyên n c t i thành ph Thanh Hóa.ả ướ ạ ố ............43 3.4.1. Các nguyên t c c b n trong qu n lý tài nguyên n c.ắ ơ ả ả ướ ................43 3.4.2. Công tác qu n lý tài nguyên n c t i thành ph Thanh Hóa.ả ướ ạ ố ......44 3.4.3. Nh ng v n còn t n t i trong công tác qu n lý tài nguyênữ ấ đề ồ ạ ả n c.ướ ....................................................................................................45 3.5. M t s xu t và gi i pháp.ộ ố đề ấ ả ............................................................46 3.5.1. Giai phap vê c chê chinh sach.́ ̀ ́ ́ ́̉ ơ .................................................46 3.5.2. Giai phap vê quan tr c va thông tin môi tr ng.́ ̀ ́ ̀ ̀̉ ă ươ ....................47 3.5.3. Giai phap vê giao duc ao tao, nâng cao nhân th c công ông.́ ̀ ́ ̀ ́ ̀̉ ̣ đ ̣ ̣ ư ̣ đ .47 K T LU N VÀ KI N NGHẾ Ậ Ế Ị........................................................................47 4.1 K t lu n.ế ậ ...........................................................................................47 4.2 Ki n ngh .ế ị .........................................................................................48 TÀI LI U THAM KH OỆ Ả ..............................................................................49 PH L CỤ Ụ ....................................................................................................51 iv
  • 7. DANH MỤC BẢNG B ng 1.1. M t s c tr ng c b nả ộ ố đặ ư ơ ả ...........................................10 c a các h th ng sông chính Vi t Namủ ệ ố ở ệ ...................................10 B ng 2.1. v trí l y m uả ị ấ ẫ ..............................................................23 B ng 2.2: Ph ng th c b o qu n và th i gian l u trả ươ ứ ả ả ờ ư ữ..............24 B ng 2.3: Ph ng pháp phân tích các thông s liên quanả ươ ố ..............24 B ng 3.1: Ch th i ti t, khí h u trong 2 n m 2013 và 2014ả ế độ ờ ế ậ ă ......................................................................................................29 t i tr m quan tr c thành ph Thanh Hóa.ạ ạ ắ ố ..................................29 B ng 3.2: Hi n tr ng s d ng t thành ph Thanh Hóa n mả ệ ạ ử ụ đấ ố ă 2014..............................................................................................29 B ng 3.3: Dân s c a thành ph Thanh Hóa n m 2014ả ố ủ ố ă ..............30 B ng 3.4: Giá tr s n xu t công nghi p theo giá so sánh n m 2010ả ị ả ấ ệ ă trong giai o n 2010-2014đ ạ ..........................................................31 ( n v : t ng)đơ ị ỷ đồ ..........................................................................31 B ng 3.5: Giá tr s n xu t nông-lâm-ng nghi pả ị ả ấ ư ệ .........................32 trong giai o n 2010-2014đ ạ ..........................................................32 B ng 3.6: Giá tr các thông s phân tích m u n c ngày 02/04/2016ả ị ố ẫ ướ ......................................................................................................35 B ng 3.7: Giá tr trung bình các thông s phân tích c a các thángả ị ố ủ . 37 B ng 3.8: Giá tr các thông s phân tích tháng 6 và tháng 12 n mả ị ố ă 2015..............................................................................................41 v
  • 8. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Phân b ngu n n c trên Trái tố ồ ướ đấ ...............................8 Hình 2.1: S l y m u phân tích n c sông Mãơ đồ ấ ẫ ướ ...................23 Hình 3.1: B n thành ph Thanh Hóaả đồ ố .................................27 Hình 3.2: Sông Mã o n ch y qua thành ph Thanh Hóađ ạ ả ố ....35 Hình 3.3 : S bi n ng các thông s phân tích ch t l ngự ế độ ố ấ ượ sông Mã......................................................................................36 theo không gian.......................................................................36 Hình 3.4: S bi n ng c a các thông s BOD5, COD, TSS,ự ế độ ủ ố Coliform c a n c sông Mã theo th i gian.ủ ướ ờ .............................38 Hình 3.5: S bi n ng c a các thông s DO, Cl-, NO3-,ự ế độ ủ ố PO43- c a n c sông Mã theo th i gianủ ướ ờ ..................................40 Hình 3.6: Bi u so sánh giá tr các thông s ch t l ng n cể đồ ị ố ấ ượ ướ sông Mã......................................................................................42 gi a mùa khô và mùa m aữ ư ...........................................................42 vi
  • 9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Diễn giải 1 BVMT Bảo vệ môi trường 2 BVTV Bảo vệ thực vật 3 BOD Nhu cầu oxy sinh hóa 4 CCN Cụm công nghiệp 5 COD Nhu cầu oxy hóa học 6 DO Hàm lượng oxy hòa tan trong nước 7 KCN Khu công nghiệp 8 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 9 TCCP Tiêu chuẩn cho phép 10 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 11 TN&MT Tài nguyên và môi trường 12 TSS Tổng hàm lượng cặn lơ lửng vii
  • 10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là thành phần chủ yếu của môi trường sống, là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất, không có nước thì không có sự sống và cũng không có một hoạt động kinh tế nào tồn tại được. Tuy nhiên nguồn tài nguyên nước hiện nay đang ngày càng khan hiếm, phải đối mặt với nguy cơ bị ô nhiễm. Trong những năm gần đây, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nên tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao. Dân số tăng, tốc độ phát triến kinh tế tăng kéo theo việc khai thác sử dụng nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt ngày càng tăng. Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng nguồn nước không đúng: khai thác quá mức, sử dụng không đi kèm với công tác bảo vệ, phát triển bền vững thì sẽ dẫn tới cạn kiệt nguồn tài nguyên này trong tương lai. Thành phố Thanh Hóa là một thành phố công nghiệp nằm trên bờ sông Mã. Tại đây nước thải phát sinh từ các hoạt động công – nông nghiệp và nước thải sinh hoạt hầu hết được thải trực tiếp hoặc gián tiếp vào sông Mã. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì thành phố Thanh Hóa là một trong những khu vực có mức độ ảnh hưởng quan trọng nhất đến chất lượng nước sông Mã, đặc biệt là đoạn chảy qua thành phố này. Sông Mã nói chung ngoài chức năng cơ bản là thoát lũ từ thượng nguồn còn có vai trò rất quan trọng trong cấp nước phục vụ thủy điện, các hoạt động kinh tế - xã hội. Tuy nhiên theo nhiều kết qủa nghiên cứu chất lượng nước sông Mã trong những năm gần đây cho thấy tình trạng ô nhiễm của đoạn sông ngày càng tăng, đe dọa đến khả năng cấp nước phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, việc xem xét, đánh giá chất lượng nước sông Mã, xác định các nguồn ô nhiễm và mức độ ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế xã hội của thành phố Thanh Hóa đến môi trường nước là rất quan trọng. Đó là lý do tôi 1
  • 11. chọn đề tài : “ Đánh giá chất lượng nước sông Mã đoạn chảy qua thành phố Thanh Hóa” nhằm xem xét, giải quyết các vấn đề môi trường và làm cơ sở để đưa ra biện pháp quản lý và cải thiện chất lượng nước. 2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu. a. Mục tiêu nghiên cứu. Đánh giá chất lượng nước sông Mã đoạn chảy qua thành phố Thanh Hóa, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý để cải thiện chất lượng nước sông. b. Yêu cầu nghiên cứu. - Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Thanh Hóa. - Quan trắc và đánh giá chất lượng nước sông Mã đoạn chảy qua thành phố Thanh Hóa. - Đề xuất giải pháp quản lý và cải thiện chất lượng nước sông Mã đoạn chảy qua thành phố Thanh Hóa. 2
  • 12. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐẾ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài. 1.1.1. Cơ sở lý luận.  Một số khái niệm liên quan. Để hiểu rõ hơn về đánh giá hiện trạng tài nguyên nước, ta cần tìm hiểu một số khái niệm sau: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.( Điều 3 khoản 1, Luật Bảo vệ môi trường 2014). Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu tới đến con người và sinh vật. ( Điều 3 khoản 8, Luật Bảo vệ môi trường 2014 ). Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường. (Điều 3 khoản 6, Luật Bảo vệ môi trường 2014). Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước, là điều kiện để khai thác, sử dụng tài nguyên khác và là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của các ngành kinh tế. ( Trần Yêm và Trịnh Thị Thanh, 1998). Ô nhiễm nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. (Điều 2 khoản 14, Luật Tài nguyên nước 2012). 3
  • 13.  Đánh giá chất lượng nước. Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước cung cấp bức tranh tổng thể về 2 phương diện: Phương diện vật lý, hóa học thể hiện chất lượng môi trường và phương diện kinh tế xã hội, đó chính là những thông báo về tác động từ các hoạt động của con người tới chất lượng môi trường cũng như tới sức khỏe con người, kinh tế và phúc lợi xã hội. Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước là quá trình hoạt động nhằm xác định trữ lượng và chất lượng, tình hình khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, tìm ra các nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng và trữ lượng nước Quốc gia. Trên cơ sở các số liệu đánh giá hiện trạng tài nguyên nước, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm định hướng cho các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên nước, dự báo cho các hoạt động xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước. Để đánh giá chất lượng nước, người ta dựa vào một số chỉ tiêu sau: • Chỉ tiêu vật lý: - Nhiệt độ: Nhiệt độ là điều kiện xác định các đặc điểm của quá trình sinh, hóa học,... diễn ra trong môi trường nước. Lượng oxy hòa tan và quá trình tự làm sạch của nước phụ thuộc vào nhiệt độ. Vì vậy nhiệt độ của nước và nhiệt độ môi trường xung quanh là những tác động trực tiếp ảnh hưởng tới thành phần và chất lượng nguồn nước, ảnh hưởng tới quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học. - pH: Là 1 trong những chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng nước cũng như việc xử lý nước. - Màu sắc: Thực ra nước không có màu, độ màu của nước có thể có nguồn gốc vô cơ như màu sắt (màu vàng, cặn nâu đỏ), mangan (vàng, cặn nâu đen), hoặc có nguồn gốc thực vật. Hàm lượng các hợp chất này phụ thuộc vào các điều kiện địa chất, cấu trúc tầng chứa nước, đặc điểm mặt phủ lưu vực sông hồ. - Độ đục: được gây ra bởi các loại cặn thô, các loại cặn lơ lửng. Nguồn gốc của chúng có thể là tự nhiên (cát, bùn), sản phẩm phân rã của động thực 4
  • 14. vật, sinh vật nước (Vi khuẩn, tảo,...) mà cũng có thể là nhân tạo (do các sản phẩm do con người thải ra trong quá trình sản xuất, sinh hoạt). - Tổng hàm lượng cặn (TS): là phần còn lại sau khi cho nước thải bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ từ 103-1050 C. - Tổng hàm lượng cặn hòa tan (TDS): là tổng số các ion mang điện tích bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước nhất định. TDS thường được lấy làm cơ sở ban đầu để xác định mức độ sạch/ độ tinh khiết của nguồn nước. - Tổng hàm lượng cặn lơ lửng (TSS): là lượng khô của phần chất rắn còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô ở 1050 C cho tới khi khối lượng không đổi. - Hàm lượng cặn bay hơi (VS): Để đánh giá hàm lượng các chất hữu cơ có trong mẫu nước người ta còn sử dụng các khái niệm tổng hàm lượng các chất không tan dễ bay hơi (VSS) và tổng hàm lượng các chất hòa tan dễ bay hơi (VDS). Hàm lượng các chất không tan dễ bay hơi (VSS) là lượng mất đi khi nung một lượng chất rắn huyền phù (SS) ở 5500 C cho đến khối lượng không đổi (thường được quy định trong một khoảng thời gian nhất định). Hàm lượng các chất hòa tan dễ bay hơi (VDS) là lượng mất đi khi nung lượng chất rắn hòa tan (DS) ở 5500 C cho đến khối lượng không đổi (thường được quy định trong một khoảng thời gian nhất định). • Chỉ tiêu hóa học: - Độ cứng của nước gây ra bởi sự có mặt của các muối Ca và Mg trong nước. Độ cứng của nước được gọi là tạm thời khi có mặt muối cacbonat hoặc bicacbonat của Ca và Mg; loại nước này khi đun sôi sẽ tạo kết tủa CaCO3 hoặc MgCO3. Độ cứng vĩnh cửu của nước do các loại muối sunfat hoặc clorua của Ca và Mg. - Độ kiềm toàn phần: là tổng hàm lượng các ion HCO3 - , CO3 2- , OH- có trong nước. Độ kiềm trong nước tự nhiên thường gây nên bởi muối của các axit yếu, đặc biệt là muối cacbonat và bicacbonat. - Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO):Lượng oxy hòa tan trong nước có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá trạng thái vệ sinh của nguồn nước. 5
  • 15. Lượng oxy hòa tan giảm cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ các quá trình sinh hóa, quá trình tự làm sạch, sự nhiễm bẩn của nguồn nước.Nồng độ oxy hòa tan phu thuộc vào 1 loạt yếu tố tự nhiên như áp suất khí quyển, nhiệt độ nước, nồng độ các muối hòa tan trong nước. Chỉ tiêu oxy hòa tan được sử dụng để đánh giá nguồn nước mặt, một số loại nước thải, để kiểm tra sự làm việc của các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học,... - Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD): là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy bởi vi sinh vật. Đây là một đại lượng đế đánh giá mức độ ô nhiễm của nước (về mặt chất hữu cơ và vi sinh vật của nước), thường được xác định với các nguồn nước thải, nước nhiễm bẩn, nước sông ngòi,... - Nhu cầu oxy hóa học (COD): được dùng để xác định hàm lượng chất hữu cơ có trong nước. COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa chất hữu cơ thành CO2 và H2O dưới tác dụng của các chất oxy hóa mạnh. - Kim loại nặng: Một số kim loại nặng đi vào nước là do nước thải công nghiệp hoặc đô thị. Những kim loại này ở điều kiện pH khác nhau sẽ tồn tại những hình thái khác nhau gây ô nhiễm nước. • Chỉ tiêu vi sinh: Coliform là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường, xác định mức độ nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước. 1.1.2. Cơ sở pháp lý. Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định đến sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước. Do vậy việc quản lý tài nguyên nước đòi hỏi một hệ thống các văn bản trong bảo vệ và khai thác nguồn nước nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác này. Hiện nay các văn bản mang tính pháp lý trong quản lý tài nguyên nước đang có hiệu lực là: • Luật Bảo vệ môi trường 2014, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014, và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015. 6
  • 16. • Luật Tài nguyên nước 2012, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012, và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013. • Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. • Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. • Nghị định 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước. • Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về quản lý lưu vực sông. • Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008của Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. • QCVN 08:2015/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. • QCVN 09:2008/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. • QCVN 10:2008/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ven bờ. 1.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt trên Thế giới và Việt Nam. 1.2.1. Hiện trạng chất lượng nước mặt trên Thế giới. Nước bao phủ 71% diện tích quả đất trong đó có 97% là nước mặt, còn lại là nước ngọt. Trong 3% lượng nước ngọt có trên trái đất thì có ¾ lượng nước mà con người không sử dụng được vì nó nằm quá sâu trong lòng đất, bị đóng băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trên lục địa,...; Chỉ có 0,3% nước ngọt hiện diện trên sông, hồ ao, suối mà con người đã và đang sử dụng. (http://www2.hcmuaf.edu.vn/data/quoctuan/Tai%20nguyen%20nuoc %20va%20hien%20trang%20su%20dung%20nuoc.pdf , truy cập ngày 19/3/2016) 7
  • 17. Hình 1.1: Phân bố nguồn nước trên Trái đất (Nguồn: Từ điển Wikipedia) Theo sự tính toán thì khối lượng nước ở trạng thái tự do phủ lên trên trái đất khoảng 1,4 tỷ km3 nhưng so với trữ lượng nước ở lớp vỏ giữa của quả đất (khoảng 200 tỷ km3 ) thì chẳng đáng kể vì nó chiếm không đến 1%. Tổng lượng nước tự nhiên trên Thế giới theo ước tính có khác nhau theo tác giả dao động từ 1.385.985.000 km3 ( Lvovits, Xokolov – 1974) đến 1.457.802.450 km3 (F.Sargent – 1974). Hiện nay, ô nhiễm môi trường nước trên Thể giới đang là vấn đề nghiêm trọng nó ảnh hưởng rất lớn đến con người và sinh vật. Trong thập niên 60 của thế kỷ 20, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Tốc độ ô nhiễm được phản ánh một cách chân thực tốc độ phát triển kinh tế của các quốc gia. Từ các đại dương lớn trên Thế giới, nơi chứa đựng hầu hết lượng nước trên Trái đất, nước luôn được lưu thông thường xuyên và sự ô nhiễm nếu xảy ra cũng chỉ mang tính chất nhỏ bé nhưng nay cũng đang hứng chịu sự ô nhiễm nặng nề. Nhiều vùng biển trên Thế giới đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa đến sự sống của các loài động vật biển mà chủ yếu là nguồn ô nhiễm từ đất liền 8
  • 18. và giao thông vận tải biển gây nên.( http://luanvan.co/luan-van/o-nhiem-nuoc- tren-the-gioi-1200/ , Truy cập ngày 19/3/2016). Qua nghiên cứu của Trần Thanh Xuân thì sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã dẫn đến sự suy giảm tài nguyên nước. Những nghiên cứu trên Thế giới gần đây đã dự báo tổng lượng nước mặt vào các năm 2025, 2070, 2100 tương ứng bằng khoảng 96%, 91%, 86% số lượng nước hiện nay, trong khi đó vấn đề ô nhiễm nước mặt đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. (Cục quản lý tài nguyên nước, 2008) Ô nhiễm nước cũng là một trong những vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng nhất ở Nhật Bản mà 4 nguyên nhân chính là: công nghiệp hóa nhanh chóng, đô thị hóa nhanh chóng, sự tụt hậu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội như hệ thống thoát nước, cũng như chính sách một thời coi trọng phát triển kinh tế hơn là sức khỏe nhân dân và môi trường trong sạch. Những quy định nghiêm ngặt về nước thải công nghiệp đã giảm bớt phần nào tình trạng ô nhiễm chất độc hại. Tuy nhiên, các con sông và đường biển tại những khu vực đô thị vẫn bị ô nhiễm nặng nề do chất hữu cơ và sinh vật phù du. Bên cạnh đó, dầu loang từ các con tàu chở dầu bị tai nạn cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm nước. Ở Trung Quốc trong 30 năm qua sự phát triển kinh tế đã gây ảnh hưởng lớn tới nguồn nước và chất lượng nước. Theo đánh giá của Bộ bảo vệ môi trường Trung Quốc năm 2014 cho thấy, chất lượng nước vẫn tiếp tục xấu đi, chất lượng nước của ¼ các con sông trọng điểm không thích hợp cho việc sử dụng nước của người dân. (Cục quản lý tài nguyên nước). Lưu vực các con sông chính ở Trung Quốc đều bị ô nhiễm nghiêm trọng. Khoảng 300 triệu người đang khó có thể tiếp cận với nguồn nước sạch sinh hoạt. Hàng trăm triệu người dân Trung Quốc đang phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng với hàm lượng các chất độc vô cơ như Asen, Flour vượt quá tiêu chuẩn cho phép cũng như các chất độc khác từ nguồn nước thải chưa qua xử lý, hóa chất nông nghiệp tồn dư và chất thải các bãi rác dân sinh. (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, 2007). 9
  • 19. Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết trên thế giới có 2,5 tỷ người đang khát nước sạch, chiếm hơn 1/3 dân số toàn cầu. Theo Viện nước quốc tế Xtốc-khôm (SIWI) tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang gia tăng ở mội nơi trên Trái đất, với trung bình mỗi ngày trên Trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra sông, biển, 70% lượng nước thải công nghiệp không qua xử lý trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Tại một số nước, có tới một nửa số bệnh nhân phải vào điều trị tại các bệnh viện là do không dược tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp vì thiếu nước và các bệnh liên quan tới nước. Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm. ( http://nanomacvietnam.blogspot.com/2013/12/nuoc-va-suc-khoe.html, truy cập ngày 19/3/2016) Như vậy nguồn nước mặt trên Thế giới đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. 1.2.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt ở Việt Nam. Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, trong đó có 13 hệ thống sông lớn có diện tích trên 10.000km2 . Tài nguyên nước mặt tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các con sông trên thế giới. (Báo cáo môi trường quốc gia 2010).Tổng trữ lượng nước mặt của Việt Nam đạt khoảng 830-840 tỷ m3 /năm nhưng chỉ có khoảng 310-315 tỷ m3 (37%) là nước nội sinh, còn 520-525 tỷ m3 (63%) là nước chảy từ các nước láng giềng vào lãnh thổ Việt Nam. (Báo cáo môi trường quốc gia 2012). Bảng 1.1. Một số đặc trưng cơ bản của các hệ thống sông chính ở Việt Nam STT Hệ thống sông Diện tích lưu vực ( km2 ) Tổng lượng dòng chảy năm (tỷ m3 ) Ngoài nước Trong nước Tổng Ngoài nước Trong nước Tổng 1 Bằng Giang- 1.980 11.280 13.260 1,7 7,7 9,4 10
  • 20. Kỳ Cùng 2 Hồng- Thái Bình 86.660 82.340 169.00 0 51,8 83,2 135 3 Mã 10.680 17720 28.400 3,9 14,1 18 4 Cả 9.470 17.730 27.200 4 19,5 23,5 5 Thu Bồn - 10.350 10.350 - 20,1 20,1 6 Ba - 13.900 13.900 - 9,5 9,5 7 Sê San - - 11.620 - - 12,9 8 Srê Pok - - 18.265 - - 13,5 9 Đồng Nai 7.700 33.300 40.000 3,5 33,5 37,0 10 Mê Kông 756.00 0 39.000 795.00 0 400 75 475 (Nguồn: Hồ sơ tài nguyên nước Quốc gia, Bộ TN&MT, 2003; Báo cáo tài nguyên nước, những vấn đề và giải pháp quản lý khai thác, sử dụng nước, Bộ TN&MT,2009) Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500km3 , chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước; hệ thống sông Hồng 126,5km3 (14,9%); hệ thống sông Đồng Nai 36,3km3 (4,3%); sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng 20km3 ( 2,3-2,6%); các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9km3 (1%); các sông còn lại là 94,5km3 (11,1%). ( Cục Quản lý Tài nguyên nước). Một đặc điểm nữa của tài nguyên nước Việt Nam là tổng lượng nước mặt của nước ta phân bố không đều giữa các mùa, một phần là do lượng mưa phân bố không đồng đều về cả thời gian và không gian, gây nên lũ lụt thường xuyên và hạn hán kéo dài. Lượng mưa thay đổi theo mùa và thời điểm mùa mưa, mùa khô ở các vùng là khác nhau. Ở miền Bắc, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và tháng 12; ở miền Trung và miền Nam mùa khô bắt đầu muộn hơn, vào tháng 1. Mùa khô ở nước ta kéo dài từ 6 đến 9 tháng và khắc nghiệt, lượng nước trong thời gian này chỉ bằng 20-30% lượng nước của cả năm. Vào thời điểm này, khoảng một nửa trong số 15 lưu vực sông chính bị thiếu nước – bất thường hoặc cục bộ. ( Báo cáo môi trường quốc gia 2012). 11
  • 21. Theo số liệu thống kê, tổng trữ lượng nước mặt ở Việt Nam đạt khoảng 830-840 tỷ m3 (Cục Quản lý Tài nguyên nước,2010). Tình trạng suy kiệt nguồn nước trong hệ thống sông, hồ chứa trên cả nước đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá mức tài nguyên nước và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về tài nguyên nước, ngưỡng khai thác được phép giới hạn trong phạm vi 30% lượng dòng chảy. Nhưng trên thực tế hiện nay, các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã và đang khai thác trên 50% lượng dòng chảy. Riêng tại tỉnh Ninh Thuận, hiện các dòng chảy đã bị khai thác tới 70-80%. Việc khai thác nguồn nước quá mức đã làm suy thoái nghiêm trọng về số lượng và chất lượng tài nguyên nước trên các lưu vực sông lớn của Việt Nam. Bên cạnh đó, do Việt Nam nằm ở hạ nguồn nên hơn 60% lưu lượng nước phụ thuộc vào thượng nguồn nằm ngoài biên giới Việt Nam. Những năm gần đây do các nước vùng thượng nguồn xây dựng các công trình khai thác, phát triển thủy năng với quy mô lớn khiến nguồn nước chảy vào Việt Nam ngày càng cạn kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu vực phụ thuộc mạnh vào nguồn nước trên. Cụ thể, sông Cửu Long phụ thuộc 95% nguồn nước quốc tế, trong khi đây là vùng sử dụng nước nhiều nhất, tỷ lệ lưu trữ nhỏ nhất, mật độ dân số cao nhất. Lưu vực sông Hồng –Thái Bình phụ thuộc đến 40% nước sông từ Trung Quốc chảy về, trong khi lượng nước bình quân đầu người thấp, mật độ dân số và số hộ nghèo còn cao.(Báo cáo môi trường quốc gia 2012). Đặc biệt, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ở Việt Nam mùa mưa và lưu lượng mưa đang có xu hướng diễn biến thất thường nên hạn hán và úng ngập cục bộ xảy ra thường xuyên và trên diện rộng hơn. Sự suy kiệt và diễn biến thất thường của nguồn tài nguyên nước thể hiện rõ Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu nước nhiều hơn về mùa khô, lũ lụt về mùa mưa gây ra nhiều thiệt hại về người và của trên nhiều vùng trong cả nước. Vài năm gần 12
  • 22. đây, mùa mưa thường kết thúc sớm và đến muộn gây hạn hán nhiều vùng trên cả nước.(Báo cáo môi trường quốc gia 2010). 1.2.3. Hiện trạng chất lượng nước mặt ở tỉnh Thanh Hóa. Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính gồm: sông Mã, sông Bạng, sông Hoạt và sông Yên với tổng chiều dài 425,7km với tổng diện tích lưu vực lên đến 11.482km2 . Nếu tính sông suối của Thanh Hóa có chiều dài trên 10km thì toàn tỉnh có tới 173 con sông, suối. Trong quá trình phát triển kinh tế, cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nhu cầu khai thác, sử dụng nước ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Song nguồn nước hiện nay đã và đang bị cạn kiệt và suy thoái nghiêm trọng do nước thải, chất thải từ các khu dân cư, khu công nghiệp,… Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp, làng nghề của Thanh Hóa đang còn ở quy mô nhỏ manh mún, công nghệ sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp còn lạc hậu., chưa chú trọng đầu tư vào công nghệ xử lý nước thải,… Theo số liệu điều tra phân tích mẫu nước trên sông Yên, sông Bạng, sông Chu, sông Mã, sông Lèn của các năm cho thấy nguồn nước các sông của Thanh Hóa đã và đang bị ô nhiễm. Các chỉ tiêu như độ đục, pH, TSS, COD,..đều vượt quy chuẩn cho phép về chất lượng nước mặt. Đặc biệt phần trung và hạ lưu của sông Chu, sông Yên có thể coi là “ngang hàng” với nước thải công nghiệp chưa qua xử lý. Không chỉ ô nhiễm, nguồn nước mặt Thanh Hóa cũng đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm và cạn kiệt. Vào mùa khô, tại một số hệ thống sông nhỏ như sông Hoạt, sông Mạo Khê, sông Cầu Cháy, và một số sông suối của vùng sông Mực, sông Bạng trước đây vẫn có nước nhưng hiện nay đã và đang trở nên cạn kiệt. Sông Chu, sông Yên, sông Mã do khai thác quá mức nên đã làm cho tình trạng xâm nhập mặn vào quá sâu, gây khó khăn trong việc cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế. Hiện nay, một số vùng trung du, miền núi và các vùng dân cư ven biển đang rơi vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. (http://baotainguyenmoitruong.vn/moi-truong-va- 13
  • 23. phat-trien/201503/thanh-hoa-o-nhiem-nuoc-mat-do-nuoc-thai-cong-nghiep- 572682/, truy cập ngày 20/3/2015). 1.3. Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt. Tình trạng nhiều KCN, nhà máy, khu đô thị,…xả nước thải chưa qua xử lý xuống hệ thống sông hồ đã gây ô nhiễm nguồn nước trên diện rộng dẫn đến nhiều vùng có nước nhưng không sử dụng được vì bị ô nhiễm. 1.3.1. Nguồn gây ô nhiễm liên quan đến hoạt động của con người.  Thải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp. Nước thải từ hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp và KCN là nguồn gây áp lực lớn nhất đến môi trường nước mặt lục địa. Mỗi ngành sản xuất có đặc trưng nước thải khác nhau. Nước thải từ ngành cơ khí, luyện kim chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ khoáng; nước thải ngành dệt nhuộm, giấy chứa nhiều chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ khó phân hủy và chất tạo màu; nước thải ngành thực phẩm chứa nhiều chất rắn lơ lửng và đặc biệt là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, chất dinh dưỡng như hợp chất của Nito,photpho,… (Báo cáo môi trường quốc gia 2010). Cùng với nước thải sinh hoạt nước thải từ các KCN đã góp phần làm cho tình trạng ô nhiễm tại các sông hồ kênh, rạch trở nên trầm trọng hơn.Những nơi tiếp nhận nước thảỉ của các KCN bị ô nhiễm nặng nề nhiều nơi nguồn nước không thể sử dụng được cho bất kỳ mục đích nào. Tình trạng ô nhiễm không chỉ dừng lại ở hạ lưu các con sông mà lan truyền lên cả phần thượng lưu theo sự phát triển của các KCN. Kết quả quan trắc chất lượng nước cả ba lưu vực sông Đồng Nai, Nhuệ-Đáy và sông Cầu đều cho thấy bên cạnh nguyên nhân do tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các đô thị trong lưu vực, những khu vực chịu tác động của nước thải KCN có chất lượng nước sông bị suy giảm mạnh nhiều chỉ tiêu như BOD5, COD, NH4 + tổng N, tổng P đều cao hơn QCVN nhiều lần. (Báo cáo môi trường quốc gia 2009).  Thải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp, ngư nghiệp. 14
  • 24. Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất chủ yếu để phục vụ tưới lúa và hoa màu.Vì vậy tính trong tổng lượng nước thải chảy ra nguồn nước mặt thì lưu lượng nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Việc sử dụng hóa chất BVTV và phân bón hóa học bất hợp lý trong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm nguồn nước. Trung bình 20-30% thuốc BVTV và phân bón không được cây trồng tiếp nhận sẽ theo nước mưa và nước tưới do quá trình rửa trôi đi vào nguồn nước mặt và tích lũy trong đất nước ngầm dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc BVTV. Đây là hiện tượng phổ biến tại các vùng sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hai châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.(Báo cáo môi trường quốc gia 2010). Thuốc BVTV thường rất khó phân hủy nó có thể tồn tại hàng chục năm trong lòng đất và ảnh hưởng đến nguồn nước mặt và nước ngầm. Đã có những làng ung thư xuất hiện mà nguyên nhân là do nguồn nước nhiễm hóa chất BVTV, thuốc trừ sâu. (http://nuocsinhhoat.com/, truy cập ngày 5/3/2016). Trong sản xuất ngư nghiệp, việc ô nhiễm nguồn nước do hồ nuôi trồng thủy sản gây ra không phải là nhỏ. Nguyên nhân là do thức ăn, nước trong hồ, ao nuôi lâu ngày bị phân hủy không được xử lý tốt mà xả ra sông suối, biển gây ô nhiễm nguồn nước. Các chất thải nuôi trồng thủy sản là nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư sử dụng như hóa chất, thuốc kháng sinh, vôi và các loại khoáng chất.( Ô nhiễm nước và hậu quả của nó, http://www2.hcmuaf.edu.vn/data/quoctuan/O%20nhiem%20nuoc%20va %20hau%20qua%20cua%20no%20-%20DH08DL.pdf , truy cập ngày 12/03/2016) Bên cạnh đó các xưởng chế biến mỗi ngày chế biến ra hàng tấn thủy hải sản, tuy nhiên trong quá trình chế biến đã thải ra môi trường toàn bộ lượng nước thải, bao gồm cả hóa chất, chất bảo quản làm nước bị ô nhiễm.  Thải lượng các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt. 15
  • 25. Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt của con người.Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein), các chất dinh dưỡng (photpho, nito), chất rắn và vi trùng. Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư các đô thị ngày càng tăng nhanh do tăng dân số và phát triển các dich vụ đô thị. Hiện nay hầu hết các đô thị đều chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.Ở các đô thị đã có một số trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung thì tỷ lệ nước được xử lý còn rất thấp so với yêu cầu.(Báo cáo môi trường quốc gia 2010). Cụ thể ở Tp. Hồ Chí Minh, tổng lượng nước thải sinh hoạt khoảng 1,2 triệu m3 /ngày. Theo quy hoạch của Tp.Hồ Chí Minh có khoảng 9 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt. Hiện nay nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng đã được xây dựng và đưa vào vận hành với công suất giai đoạn 1 là 141.000m3 /ngày. Giai đoạn 2 đang được xây dựng có công suất 450.000m3 /ngày dự kiến kết thúc năm 2015 thì tỷ lệ xử lý cũng chưa đạt 50%. ( Thực trạng tổ chức hoạt động quản lý nhà nước về môi trường của Tp.Hồ Chí Minh, 2010). Nước thải sinh hoạt trong khu dân cư, các khu du lịch và nước thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp chưa qua xử lý là nguyên nhân chính làm ô nhiễm hệ thống các thủy vực nội đô và ven đô ở nước ta.  Thải lượng các chất ô nhiễm do nước thải y tế. Nước thải bệnh viện bao gồm nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, từ các nhà vệ sinh, khu giặt là,… cũng có thể là các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh và công nhân viên làm việc trong bệnh viện. Nước thải bệnh viện chứa vô số các loại vi trùng, virus và các mầm bệnh sinh học khác. Do đó nó được xếp vào danh mục chất thải nguy hại gây nguy hiểm cho người tiếp xúc.(Ô nhiễm nước và hậu qủa của nó, http://www2.hcmuaf.edu.vn/data/quoctuan/O%20nhiem%20nuoc%20va 16
  • 26. %20hau%20qua%20cua%20no%20-%20DH08DL.pdf , truy cập ngày 12/3/2015) Theo kết quả phân tích của các cơ quan chức năng, loại nước này ô nhiễm nặng về mặt hữu cơ và vi sinh. Hàm lượng vi sinh cao gấp 100-1000 lần tiêu chuẩn cho phép, với nhiều loại vi khuẩn như Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại ký sinh trùng, amip, nấm. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp 2-3 lần tiêu chuẩn cho phép. Sau khi nước thải này đi vào hệ thống nước thải sinh hoạt, những mầm bệnh này sẽ lan truyền khắp nơi, xâm nhập vào các loại thủy sản, vật nuôi, cây trồng và trở lại với con người. Việc tiếp xúc gần nguồn ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác cho người dân. 1.3.2. Nguồn gây ô nhiễm tự nhiên do các hoạt động của thiên nhiên. Nguồn gây ô nhiễm nước do các hoạt động của thiên nhiên là do mưa, tuyết tan, lũ lụt,... hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào trong đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất bẩn trong hệ thống cống rãnh , mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hóa chất trước đây đã được cất giữ. Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hóa chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hóa chất. Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt...) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu. 1.4. Tình hình quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam. 1.4.1. Công tác xây dựng hệ thống chính sách và văn bản quy phạm pháp luật. 17
  • 27. Trong nhiều năm qua, công tác quản lý và bảo vệ môi trường nước mặt luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nhiều chính sách, văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành như Luật Bảo vệ môi trường 2005 (sửa đổi năm 2014), Luật tài nguyên nước 1998 (sửa đổi năm 2012), Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Đặc biệt năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020. Tính đến cuối năm 2012, trong lĩnh vực tài nguyên nước, đã có 32 văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, tạo hành lang pháp lý quan trọng nhằm thực hiện Luật tài nguyên nước có hiệu quả. Ở địa phương, các Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn quản lý tài nguyên nước ở địa phương. Tuy nhiên, việc áp dụng triển khai một số văn bản pháp luật trong thực tế còn nhiều bất hợp lý dẫn tới hiệu quả thấp. Một số văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ môi trường nước chưa thực sự sát với tình hình thực tế, gây khó khăn khi triển khai thực hiện. 1.4.2. Hệ thống tổ chức và phân công trách nhiệm quản lý môi trường nước Ở cấp trung ương, Bộ TN&MT được giao trách nhiệm quản lý thống nhất về tài nguyên nước, môi trường nước; một số Bộ ngành khác được giao trách nhiệm quản lý, khai thác và sử dụng nước theo mục tiêu phát triển của ngành. Tham mưu cho Bộ TN&MT thực hiện chức năng quản lý nhà nước nói trên là Tổng cục môi trường và Cục quản lý tài nguyên nước. Ở cấp địa phương, các Sở TN&MT cũng từng bước kiện toàn bộ máy quản lý. Theo đó, trực thuộc Sở TN&MT có ba đơn vị chức năng nhiệm vụ liên quan đến BVMT nước và quản lý tài nguyên nước, bao gồm Chi cục BVMT, Phòng tài nguyên nước và Trung tâm quan trắc môi trường. Tuy nhiên, các tỉnh chưa có quy định cụ thể để phân cấp các nhiệm vụ quản lý môi trường nước 18
  • 28. đến cấp huyện. Vì vậy chưa huy động được hết hệ thống quản lý các cấp để thực hiện quản lý môi trường nước, đặc biệt là công tác bảo vệ môi trường nước tại địa phương. 1.4.3. Công tác thanh tra, kiểm tra và quan trắc môi trường nước. Việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần thúc đẩy việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm,đồng thời cũng phát hiện những tồn tại, yếu kém trong quản lý để tập trung chỉ đạo, khắc phục. Những năm vừa qua, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT đối với môi trường nước ở cấp Trung ương đã được Bộ TN&MT triển khai thường xuyên. Ngoài ra việc thành lập và đi vào hoạt động của lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường đã góp phần điều tra, phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm pháp luật về BVMT. Tuy nhiên giữa khối cảnh sát môi trường và Bộ TN&MT vẫn còn những chồng chéo về chức năng nhiệm vụ. Mặc dù trong thời gian gần đây, công tác thanh tra, kiểm tra đã được tăng cường so với trước đây nhưng do lực lượng thanh tra, kiểm tra còn mỏng, nguồn nhân lực còn thiếu ,... nên hoạt động thanh tra, kiểm tra còn chưa đáp ứng được với thực tế. Công tác thanh tra kiểm tra chỉ mới dừng lại ở việc phát hiện vi phạm, còn chưa quyết liệt trong xử lý vi phạm.Đồng thời công tác này chưa được quan tâm đúng mức nên hiệu quả của công tác còn hạn chế. Hoạt động quan trắc môi trường nước mặt được phân công cho nhiều đơn vị thực hiện. Ở cấp Trung ương, công tác quan trắc môi trường nước mặt do Tổng cục Môi trường và một số trạm trong mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia thực hiện. Ở cấp địa phương cũng xây dựng chương trình quan trắc của địa phương để đánh giá, giám sát chất lượng môi trường nước. Bên cạnh đó, còn có nhiều chương trình nghiên cứu, quan trắc môi trường nước do các viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế thực hiện. Ngoài ra, Bộ TN&MT đã đầu tư, lắp đặt các trạm quan trắc nước mặt tự động, liên tục. Tính đến nay đã có một số trạm quan trắc nước mặt tự động được lắp đặt và vận hành tại các địa phương như Hà Nam, Lào Cai, Đồng Nai, An Giang, Đăk Lăk. 19
  • 29. Mặc dù hoạt động quan trắc, giám sát chất lượng môi trường nước đã được triển khai mở rộng, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế. Nhiều chương trình quan trắc còn chồng chéo gây lãng phí kinh phí và nhân lực. Việc lưu trữ số liệu quan trắc cũng bị phân tán ở nhiều đơn vị khác nhau, gây khó khăn cho việc khai thác. Một vấn đề khác là chất lượng số liệu quan trắc chưa đáp ứng đủ với yêu cầu thực tế. Vấn đề kinh phí cho hoạt động quan trắc cả ở cấp Trung ương và địa phương còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. 1.4.4. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên nước. Việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên nước được thực hiện thường xuyên với các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin điện tử (VTV, VOV, Thông tấn xã Việt Nam, …),... thông qua các hình thức xây dựng các phim, ảnh, băng đĩa các chương trình hỏi đáp, đối thoại, tọa đàm, phỏng vấn, phóng sự, tổ chức hội thảo tập huấn cho cơ quan, doanh nghiệp, người dân, xuất bản Bản tin tài nguyên nước… để giải đáp pháp luật, trao đổi về những vấn đề quan trọng, cấp bách cần giải quyết trong quản lý tài nguyên nước, tuyên truyền và phổ biến pháp luật về tài nguyên nước. Việc tổ chức lễ mít tinh quốc gia và chuỗi các sự kiện bên lề hưởng ứng Ngày nước thế giới 22 tháng 3 hàng năm, năm 2014 và năm 2015 lần lượt tại các tỉnh Lai Châu và thành phố Bắc Giang. Các hoạt động đã thu hút được sự quan tâm và tham gia tích cực của toàn xã hội, có ý nghĩa và sức lan tỏa cao, góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi, thói quen và cách ứng xử với tài nguyên nước ở hiện tại và tương lai. Năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 đã có 25 địa phương tổ chức các cuộc tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật về tài nguyên nước cho đối tượng là cán bộ ở cấp xã, huyện, cộng đồng, doanh nghiệp trên địa bàn. 20
  • 30. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu. Chất lượng nước sông Mã đoạn chảy qua thành phố Thanh Hóa. 2.2. Phạm vi nghiên cứu. - Theo không gian : sông Mã đoạn chảy qua thành phố Thanh Hóa. - Theo thời gian : từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2016. 2.3. Nội dung nghiên cứu. 2.3.1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thanh Hóa. 2.3.2. Các nguồn phát thải chính ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Mã đoạn chảy qua thành phố Thanh Hóa. 2.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Mã đoạn chảy qua thành phố Thanh Hóa. 2.3.4. Hiện trạng công tác quản lý tài nguyên nước tại thành phố Thanh 21
  • 31. Hóa. 2.3.5. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ chất lượng nước sông Mã đoạn chảy qua thành phố Thanh Hóa. 2.4. Phương pháp nghiên cứu. 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. Phương pháp thu thập các tài liệu nghiên cứu, các báo cáo, số liệu từ Sở TN&MT Thanh Hóa, từ các trang thông tin internet về: - Các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của thành phố Thanh Hóa. - Các số liệu quan trắc về chất lượng nước sông Mã đoạn chảy qua thành phố Thanh Hóa. 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp. Khảo sát thực địa: Tiến hành đi quan sát xung quanh khu vực sông Mã đoạn chảy qua thành phố Thanh Hóa để: - Có cái nhìn tổng quan về hoạt động sản xuất, kinh doanh có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Mã. - Xác định các nguồn thải tới sông Mã. - Đánh giá sơ bộ chất lượng nước sông Mã như màu sắc, mùi, rác thải xung quanh. Quan sát và chụp ảnh. 2.4.3. Tham khảo ý kiến của chuyên gia. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia môi trường ở Sở TN&MT trong quá trình thu thập số liệu và quá trình khảo sát thực địa, địa điểm lấy mẫu phù hợp. 2.4.4. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu.  Phương pháp lấy mẫu. Phương pháp lấy mẫu: mẫu nước được lấy theo phương pháp lấy mẫu nước mặt đảm bảo TCVN 6663 – 1:2011. 22
  • 32. Bảng 2.1. vị trí lấy mẫu Mẫu Kí hiệu Vị trí lấy mẫu 1 M1 Sông Mã – đoạn chảy qua cầu Hàm Rồng. 2 M2 Sông Mã – đoạn chảy qua cầu Hoàng Long 3 M3 Sông Mã – đoạn chảy qua cầu Nguyệt Viên. Sơ đồ lấy mẫu: Hình 2.1: Sơ đồ lấy mẫu phân tích nước sông Mã  Phương pháp bảo quản mẫu. - Phương pháp bảo quản mẫu phải đạt TCVN 6663-3:2008. - Thời gian lưu trữ mẫu càng ngắn thì kết quả phân tích càng chính xác. 23
  • 33. - Sau khi thu mẫu về phải đem phân tích ngay một số chỉ tiêu sau: pH, nhiệt độ, DO. Nếu không thể phân tích ngay trong vòng 1 giờ thì phải bảo quản mẫu ở nhiệt độ 40 C (không được để quá 24h). Nếu bảo quản trong thời gian dài thì làm đông lạnh mẫu ở -200 C. Nếu mẫu có thêm hóa chất để bảo quản thì thời gian lưu mẫu có thể kéo dài hơn. - Phương thức bảo quản mẫu nước theo các chỉ tiêu phân tích được trình bày trong bảng sau: Bảng 2.2: Phương thức bảo quản và thời gian lưu trữ STT Chỉ tiêu phân tích Phương thức bảo quản Thời gian lưu trữ tối đa 1 pH 6h 2 DO Cố định tại chỗ 6h 3 BOD Làm lạnh đến 40 C, để nơi tối 24h 4 COD Axit hóa đến pH từ 1 đến 2 với H2SO4 5 ngày 5 TSS Làm lạnh đến 40 C 2 ngày 6 Cl- 1 tháng 7 NO3 - Làm lạnh đến 40 C 24h 8 PO4 3- Làm lạnh đến 40 C 48h 2.4.5. Phương pháp phân tích mẫu. Bảng 2.3: Phương pháp phân tích các thông số liên quan STT Thông số Phương pháp 1 pH Phương pháp so màu 2 COD Phương pháp chuẩn độ bằng muối Mohr 3 BOD5 Phương pháp nuôi cấy trong tủ định ôn tại 200 C trong 5 ngày 24
  • 34. 4 Oxy hòa tan (DO) Phương pháp iod 5 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) Phương pháp lọc 6 Cl- Phương pháp MO 7 NO3 - Phương pháp trắc phổ dùng axit 8 PO4 3- Phương pháp so màu 9 Coliform Phương pháp nuôi cấy trong ống nghiệm 25
  • 35. 2.4.6. Phương pháp so sánh đối chứng. So sánh kết quả với: QCVN08:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cột B1 dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. 2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu. Số liệu thu thập được thống kê và xử lý bằng phần mềm Excel. Kết quả được trình bày bằng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ. 26
  • 36. Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thanh Hóa. 3.1.1. Điều kiện tự nhiên.  Vị trí địa lý. Hình 3.1: Bản đồ thành phố Thanh Hóa Thành phố Thanh Hóa có diện tích 146,77 km2 , có tọa độ địa lý: 190 28’27’’ vĩ độ bắc và 1050 46’35’’ kinh độ đông. Thành phố Thanh Hóa nằm hai bên bờ sông Mã hùng vĩ. Phía bắc và đông bắc giáp với huyện Hoằng Hóa, phía nam giáp huyện Quảng Xương, phía đông nam giáp thị xã Sầm Sơn, phía tây giáp huyện Đông Sơn, phía tây bắc giáp huyện Thiệu Hóa. Thành phố Thanh Hóa là đô thị loại I, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Thanh Hóa, cách thủ đô Hà Nội 160km về phía Nam. Thành phố là một đô thị phát triển và là một trong những thành phố lớn của khu vực Bắc Trung Bộ cùng với Vinh và Huế; đồng thời có quy mô dân số và diện tích lớn nhất trong các đô thị trực thuộc tỉnh của Việt Nam.  Đặc điểm địa hình. Thành phố Thanh Hóa nằm ở trung tâm đồng bằng tỉnh Thanh Hóa, có nhiều núi đất, núi đá nằm rải rác với những cánh đồng rộng – hẹp, nông – sâu. Thành phố được bao bọc bởi những con sông và các ngọn núi. Hệ thống núi 27
  • 37. gồm có núi Hàm Rồng nằm án ngữ ở cửa ngõ phía bắc, chạy từ làng Dương Xá xã Thiệu Dương men theo hữu ngạn sông Mã về đến chân cầu Hàm Rồng; núi Nhồi nằm phía tây thành phố và núi Mật Sơn nằm trên địa phận phường Đông Vệ. Thành phố còn có sông Mã uốn lượn quanh núi Hàm Rồng trước khi đổ ra biển và các con sông đào được xây dựng để cung cấp tưới tiêu, chống hạn, chống lụt cho người dân trên địa bàn (sông Thọ Hạc, sông Cốc, sông Nhà Lê, sông Lai Thành, sông Kênh Bắc). Trong thành phố còn có một số hồ như hồ Thành, hồ Núi Long, hồ Nhà Hát,....  Khí hậu. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một năm trong thành phố Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của 2 mùa nóng và lạnh rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ cuối xuân đến giữa thu. Ở khoảng thời gian này, thời tiết nắng, mưa nhiều gây ra lụt lội và hạn hán. Những ngày có gió Lào, nhiệt độ còn lên tới 39-400 C. Mùa lạnh bắt đầu từ giữa thu đến hết mùa xuân năm sau. Mùa này thường hay xuất hiện gió Đông Bắc, lại mưa ít, đầu mùa thường khô hanh. Mùa lạnh nhiệt độ có thể xuống thấp tới 5-60 C. Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình cả năm từ 23,30 C đến 23,60 C. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1700 giờ, tháng nắng nhiều nhất là tháng 7, tháng có ít nắng nhất là tháng 2 và tháng 3. Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1730-1980mm. Mùa mưa nhiều nhất là từ tháng 5 đến tháng 10. Độ ẩm trung bình cả năm khá cao khoảng 80-85%; độ ẩm xuống thấp cực điểm khi có gió mùa Đông Bắc, hanh khô (50%) và những ngày có gió tây khô nóng (45%). Về chế độ gió: do nằm trong vùng đồng bằng ven biển, hàng năm thành phố Thanh Hóa có 3 mùa gió là: gió mùa Đông Bắc (không khí lạnh từ vùng Siberia thổi vào, gây nên mùa đông lạnh buốt), gió Tây Nam (gió Lào: từ vịnh Bengan qua Thái Lan rồi qua Lào, mang theo không khí nóng và khô rát vào những ngày hè), và gió Đông Nam (gió Nồm: là gió từ biển mang theo không khí mát mẻ). 28
  • 38. Những biến động về điều kiện thời tiết, khí hậu trong 2 năm gần đây được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.1: Chế độ thời tiết, khí hậu trong 2 năm 2013 và 2014 tại trạm quan trắc thành phố Thanh Hóa. STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 1 Nhiệt độ 0 C 24 24 2 Số giờ nắng Giờ 1437 1387 3 Lượng mưa mm 1768,8 1586,3 4 Độ ẩm % 84 84 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2014)  Tài nguyên đất đai. Tổng diện tích đất tự nhiên là gần 14.666 ha (tính đến hết năm 2014). Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất thành phố Thanh Hóa năm 2014 STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Tổng số 14.666 100 2 Đất sản xuất nông nghiệp 6.375 43,5 3 Đất lâm nghiệp 378 2,6 4 Đất chuyên dụng 3.781 25,8 5 Đất ở 2.270 15,5 6 Đất khác 1.862 12,6 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2014) Như vậy, tuy là địa bàn thành phố nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn (43,5%).  Tài nguyên khác. Tài nguyên rừng: Thành phố có khu vườn thực vật Hàm Rồng có diện tích 500ha, chủ yếu là thông và các cây bản địa đặc trưng của xứ Thanh. Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt của thành phố Thanh Hóa chủ yếu là do sông Mã và sông Chu cung cấp. Thành phố còn có nguồn nước ngầm với trữ lượng khá lớn ở khu vực Hàm Rồng cách trung tâm thành phố 5km về phía Tây Bắc. Tài nguyên khoáng sản: Bao gồm kim loại sắt (mỏ sắt Dinh Xá) và các mỏ vật liệu xây dựng ( cát, đá, sét gạch ngói, sét xi măng,...). 29
  • 39.  Tiềm năng du lịch. Thành phố Thanh Hóa là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử, thắng cảnh nổi tiếng với 20 di tích cấp quốc gia và hơn 30 di tích cấp tỉnh. Phía bắc thành phố là khu thắng cảnh Hàm Rồng, đây là khu du lịch trung tâm của cả thành phố. Khu thắng cảnh này đã dược sử sách lưu danh với nhiều di tích lịch sử, có nhiều cảnh quan đẹp như Động Tiên, núi Voi, núi Phượng,... Hiện nay khu du lịch văn hóa Hàm Rồng có đền thờ các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các anh hùng liệt sỹ; có Thiền viện Trúc Lâm là công trình không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của người dân mà còn góp phần thực hiện thành công dự án nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển. Phía nam thành phố là khu di tích thắng cảnh đẹp trung tâm là núi Mật Sơn có các hòn non bộ bao quanh như núi Long, núi Hổ,..và các di tich lịch sử khác như chùa Đại Bi, và đặc biệt là Thái Miếu nhà Lê – một di tích lịch sử văn hóa quốc gia mang nhiều dấu ấn dân tộc. Trung tâm thành phố là Bảo tàng lịch sử, giới thiệu cho du khách đến thăm quan diện mạo văn hóa đặc sắc của tỉnh Thanh Hóa. 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.  Dân số Thành phố Thanh Hóa có dân số 349.681 người( tính đến cuối năm 2014), với mật độ 2384 người/km2 . Hiện có 37 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 20 phường và 17 xã. Bảng 3.3: Dân số của thành phố Thanh Hóa năm 2014 STT Dân số (người) 1 Toàn thành phố 349.681 2 Khu vực thành thị 264.400 3 Khu vực nông thôn 85.300 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2014) 30
  • 40.  Tình hình phát triển kinh tế. Hiện nay thành phố Thanh Hóa là đô thị có các chỉ số kinh tế tốt nhất trong 6 tỉnh lỵ vùng Bắc Trung Bộ. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15,6%. Giá trị xuất khẩu năm đạt 627,8 triệu USD. Tổng thu ngân sách năm đạt 1.490 tỷ đồng . • Công nghiệp. Tình hình sản xuất công nghiệp cơ bản ổn định và có nhiều chuyển biến tích cực và có tốc độ tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 19723.6 tỷ đồng (theo giá hiện hành năm 2010) Bảng 3.4: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 2010 trong giai đoạn 2010-2014 (đơn vị: tỷ đồng) Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số 31042.1 34288.3 39098.5 44731.4 50204.4 Tp. Thanh Hóa 8755.9 12921.4 14645.5 16951.1 19823.6 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2014) Hiện nay ở thành phố có 3 khu công nghiệp chính là KCN Lễ Môn, KCN Đình Hương – Tây Bắc Ga và KCN Hoàng Long. KCN Lễ Môn thuộc xã Quảng Hưng, là khu công nghiệp tập trung lớn nằm cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 5km về phía đông, trên tuyến quốc lộ 47 nối liền thành phố với thị xã Sầm Sơn. Diện tích quy hoạch của KCN là 87,61ha, tổng số vốn đầu tư hạ tầng trên 700 tỷ đồng và đã có 14 doanh nghiệp đi vào hoạt động với tổng số vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng. KCN Đình Hương – Tây Bắc Ga có diện tích 167,2ha, nằm ở phía bắc thành phố Thành Hóa, cách trung tâm thành phố 2km. Tổng vốn đầu tư hạ tầng là 135 tỷ đồng. Đây là KCN mới hình thành chưa lâu và vẫn đang thu hút đầu tư mạnh mẽ. KCN Hoàng Long thuộc xã Hoằng Long. Thành phố còn dự định xây khu công nghiệp cao ở phía nam thuộc địa bàn xã Quảng Thịnh. 31