SlideShare a Scribd company logo
1 of 198
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ^ ^ BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
LÊ CƯỜNG
MỒ HÍNH VÀ GIAI PHÁP QUAN LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT KHU VEN ĐỒ ĐỒ THỊ
TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
MÃ SỐ: 62.58.01.06
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. HOÀNG VĂN HUỆ
2. PGS.TS. CÙ HUY ĐẤU
Hà Nội - 2015
I
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất cứ
công trình nào khác
Hà Nội, năm 2015
Tác giả luận án
Ths. Lê Cường
II
Lời cảm ơn
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường đại học Kiến trúc Hà
Nội, đến nay luận án đã hoàn thành.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Hoàng Văn Huệ,
PGS.TS Cù Huy Đấu đã tận tình hướng dẫn khoa học và động viên khuyến
khích tôi hoàn thành luận án.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng,
Ban giám hiệu, Khoa sau đại học Trường đại học Kiến trúc Hà Nội đã quan
tâm và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Quản lý đô thị
và Công trình, Bộ môn Kỹ thuật hạ tầng và Môi trường đô thị Khoa Sau đại
học đã có nhiều trao đổi, trực tiếp đóng góp nhiều ý kiến quý báu và động
viên tác giả trong suốt quá trình làm luận án, đặc biệt là trong lúc khó khăn
nhất.
Tác giả cũng gửi lời cảm ơn tới cơ quan, bạn bè đồng nghiệp tại Quận
Hà Đông, gia đình đã tạo điều kiện, động viên tác giả hoàn thành luận án.
Hà Nội, năm 2015
Tác giả luận án
Ths. Lê Cường
III
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan............................................................................................... I
Lời cảm ơn................................................................................................... II
Mục lục........................................................................................................ III
Danh mục các chữ viết tắt......................................................................... X
Danh mục hình vẽ...................................................................................... XI
Danh mục các bảng biểu........................................................................... XIII
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết đề tài luận án................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứ u ............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu
của luận án.................................................................................................. 2
4.1. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 2
4.2. Cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu của luận án................................ 5
5. Cấu trúc của luận án............................................................................. 5
6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và những đóng góp mới của luận án.. 6
6.1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án......................................... 6
6.2. Những đóng góp mới của luận án........................................................ 7
7. Một số khái niệm khoa học về CTR và quản lý CTR....................... 8
IV
7.1. Khái niệm về chất thải rắn.................................................................... 8
7.2. Quản lý CTR......................................................................................... 8
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT ĐÔ THỊ VÀ KHU VEN ĐÔ........................................................ 10
1.1. Vùng ngoại thành và khu ven đô...................................................... 10
1.1.1. Khái niệm vùng ngoại thành và khu ven đô.................................... 10
1.1.2. Sự khác biệt giữa vùng ngoại thành và khu ven đô......................... 12
1.2. Quá trình hình thành và phát triển các khu ven đô đô thị trung
tâm thành phố Hà Nội............................................................................... 12
1.2.1. Sự hình thành và phát triển các quận/huyện thành phố Hà Nội..... 12
1.2.2. Khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050............................................................................... 15
1.3. Các đặc trưng cơ bản khu ven đô, phân loại khu dân cư ven đô 19
1.3.1. Các đặc trưng cơ bản khu ven đô..................................................... 19
1.3.2. Phân loại khu dân cư ven đô............................................................. 20
1.4. Thực trạng quản lý CTRSH đô thị và khu ven đô một số nước
trên thế giới................................................................................................ 21
1.4.1. Quản lý CTRSH tại các nước phát triển.......................................... 21
1.4.2. Quản lý CTRSH tại các nước đang phát triển................................. 24
1.5. Thực trạng quản lý CTRSH đô thị và khu ven đô một số đô thị• • o M. AỈ • • •
ở Việt N am ................................................................................................. 28
1.5.1. Quản lý CTRSH tại thành phố Hồ Chí M inh................................. 28
1.5.2. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Đà N ẵng................. 31
1.5.3. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Hải Phòng.................. 32
V
1.5.4. Nhận xét, Đánh giá thực trạng quản lý CTRSH đô thị và khu ven
đô ở Việt N am ............................................................................................. 33
1.6. Thực trạng quản lý CTRSH đô thị và khu ven đô đô thị trung
tâm thành phố Hà Nội .............................................................................. 34
1.6.1. Thực trạng Quản lý CTRSH thành phố Hà N ội............................. 34
1.6.2. Thực trạng Quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm thành
phố Hà Nội .................................................................................................. 43
1.6.3. Cơ chế chính sách quản lý CTRSH của thành phố Hà N ội........... 47
1.7. Các mô hình xã hội hóa quản lý CTRSH tại Việt Nam và thành
phố Hà Nội ................................................................................................. 48
1.7.1. Đánh giá chung 48
1.7.2. Các mô hình xã hội hóa quản lý chất thải ở Việt N am ................... 49
1.7.3. Các mô hình xã hội hóa quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố
Hà N ội.......................................................................................................... 53
1.7.4. Đánh giá hiệu quả của các mô hình xã hội hoá quản lý CTRSH ... 54
1.8. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tà i............. 57
1.8.1 Tiêu chí lựa chọn các đề tài, luận án, luận văn................................ 57
1.8.2. Đánh giá các đề tài, luận án, luận văn và các công trình nghiên
cứu khoa học liên quan đã từng công b ố ................................................... 58
1.8.3. Nhận xét, đánh giá............................................................................ 65
1.9. Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu giải quyết........................... 67
Kết luận chương 1. 69
Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THựC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
CTRSH KHU VEN ĐÔ ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ
NỘI ĐẾN NĂM 2030................................................................................. 70
2.1. Phương pháp luận khoa học quản lý chất thải rắ n ............ 70
VI
2.1.1. Hệ thống quản lý CTR.......................................................... V0
2.1.2. Các loại hình hệ thống quản lý CTR khu ven đ ô .................. V1
2.1.3. Các đặc trưng cơ bản của các hệ thống quản lý CTR.......... V1
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của các hệ thống quản lý CTR.................... V2
2.1.5. Các loại hình cơ cấu tổ chức quản lý trong hệ thống quản lý CTR V3
2.1.6. Ranh giới quản lý và trách nhiệm quản lý CTR................... V5
2.1.V. Các công cụ quản lý CTR....................................................... Vỏ
2.2. Các yếu tố tác động tới mô hình và giải pháp quản lý CTRSH
khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà N ội.................................... VS
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường........................... VS
2.2.2. Khoa học kỹ thuật và công nghệ...................................................... S1
2.2.3. Những tác động từ Chuyển đổi cơ chế từ chế độ kinh tế tập trung,
hành chính - bao cấp sang nền kinh tế thị trường..................................... S2
2.2.4. Yếu tố xã hội hóa dịch vụ quản lý CTRSH.................................... S2
2.2.5. Yếu tố quan hệ giữa các chủ thể, đối tượng và mục tiêu quản lý
CTRSH........................................................................................................ Sỏ
2.2.Ỏ. Yếu tố hợp tác quản lý ...................................................................... SV
2.3. Cơ sở pháp lý ..................................................................................... SV
2.3.1. Các văn bản pháp luật hiện hành về quản lý CTRSH đô th ị......... SV
2.3.2. Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.. SS
2.3.3. Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025,
tầm nhìn 2050............................................................................................... 90
2.3.4. Chủ trương, chính sách xã hội hóa công tác bảo vệmôi trường... 91
2.3.5. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thànhphố Hà Nội
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ................................................ 9ỏ
VII
2.3.6.Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050 ..................................................................................... 97
2.3.7 Định hướng quy hoạch xử lý CTRSH thành phố Hà Nội đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050 .................................................................... 99
2.4. Dự báo lượng CTRSH phát sinh tại khu ven đô đô thị trung
tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.......... 104
Kết luận chương 2 ............................................................................. 106
Chương S. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP QUẨN LÝ
CTRSH KHU VEN ĐÔ ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ
NỘI ĐẾN NĂM 2030 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050........................... 107
3.1. Quan điểm, mục tiêu và các nguyên tắc quản lý CTRSH............. 107
3.1.1. Quan điểm.......................................................................................... 107
3.1.2. Mục tiêu.............................................................................................. 108
3.1.3. Các nguyên tắc cơ bản........................................................................ 109
3.2. Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý CTRSH khu ven đô đô thị
trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2G5G.............................................................................................................. 113
3.2.1.Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý URENCO huyện.......................... 113
3.2.2 Mô hình HTX dịch vụ môi trường................................................... 114
3.2.3. Mô hình tổ (đội) vệ sinh môi trường do dân tự quản..................... 116
3.2.4. Đánh giá mô hình cơ cấu tổ chức URENCO huyện/HTX Dịch vụ
Môi trường, tổ đội VSMT......................................................................... 118
3.2.5. Những khó khăn và thách thức khi triển khai thực hiện mô hình 119
3.3. Mô hình tổng quát xử lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm
thành phố Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050................................... 121
VIII
3.3.1 Mô hình xử lý CTRSH tập trung đối với các huyện có khu xử lý
CTRSH theo QH........................................................................................... 121
3.3.2. Mô hình xử lý CTRSH đối với các huyện không có khu xử lý
CTRSH theo quy hoạch............................................................................... 124
3.3.3. Các điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn......................... 125
3.4. Mô hình quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm thành
phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050............................. 12V
3.4.1. Sơ đồ tổng quát quản lý CTRSH..................................................... 12V
3.4.2. Mô hình và giải pháp cụ thể quản lý CTRSH khu ven đô đô thị
trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ..... 12S
3.5. Đề xuất giải pháp quản lý (thu gom, phân loại, vận chuyển và
xử lý) CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050......................................................... 129
3.5.1. Nguồn phát sinh CTRSH.................................................................. 129
3.5.2. Thu gom, phân loại CTRSH tại nguồn............................................ 130
3.5.3. Thu gom, vận chuyển CTRSH........................................................ 135
3.5.4. Xử lý CTRSH................................................................................... 13V
3.6. Cơ chế chính sách quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm
thành phố Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050................................... 140
3.ỏ.1. Cơ chế chính sách về xã hội hoá công tác quản lý chất thải rắn và
bảo vệ môi trường........................................................................................ 140
3.Ỏ.2. Cơ chế chính sách thu hút sự tham gia của cộng đồng trong công
tác quản lý CTR........................................................................................... 143
3.Ỏ.3. Cơ chế chính sách về nhân sự và công tác đào tạo nâng cao năng
lực của đội ngũ cán bộ kỹ thuật................................................................. 144
IX
3.6.4. Cơ chế chính sách trong công tác thu hút vốn đầu tư và quản lý 145
vốn đầu tư ....................................................................................................
3.6.5. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về công tác quản
lý CTR......................................................................................................... 146
3.7. Bàn luận kết quả nghiên cứu.............................................................. 149
3.7.1. Bàn luận về khái niệm khu ven đô và vùng ngoại thành................. 149
3.7.2. Bàn luận về mô hình cơ cấu tổ chức quản lý CTRSH khu ven đô
đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050........... 150
3.7.3. Bàn luận về mô hình xử lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm
thành phố Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050....................................... 151
3.7.4. Bàn luận về Mô hình quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung
tâm thành phố Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050................................ 152
3.7.5. Bàn luận về Giải pháp quản lý (thu gom, phân loại, vận chuyển
và xử lý) CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến
2030, tầm nhìn đến 2050............................................................................. 152
3.7.6. Bàn luận về Cơ chế chính sách quản lý CTRSH khu ven đô đô thị
trung tâm thành phố Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050....................... 153
Kết luận chương 3 154
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................... 155
CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH.................. 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 160
PHỤ LỤC..................................................................................................... 168
X
Tiếng Việt
Tiếng Anh
r r
Danh mục các cụm từ viêt tăt
BCL CTR
BCLHVS
BVTV
CBCNV
CTR
CTRHC
CTRSH
CTRCN
CTRYT
HTX
HĐND
Khu LHXL CTR
NCKH
PTBV
QH
Sở TN & MT
TPHCM
TNHH
VSMT
UBND
TNHH MTV
ACVN
URENCO
UN ESCAP
3R
Bãi chôn lấp chất thải rắn
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Bảo vệ thực vật
Cán bộ công nhân viên
Chất thải rắn
Chất thải rắn hữu cơ
Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn công nghiệp
Chất thải rắn y tế
Hợp tác xã
Hội đồng nhân dân
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn
Nghiên cứu khoa học
Phát triển bền vững
Quy hoạch
Sở Tài nguyên và Môi trường
Thành phố Hồ Chí Minh
Trách nhiệm hữu hạn
Vệ sinh môi trường
Uỷ ban nhân dân
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Hiệp hội các đô thị Việt Nam
(Association of Cities of Viet Nam)
Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước
một thành viên môi trường đô thị
Ủy ban Kinh tế - xã hội khu vực Châu Á
Thái Bình Dương của Liên hợp quốc
Reduction, Reuse, Recycle
(Giảm thiểu - tái sử dụng - Tái chế)
XI
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Đô thị trung tâm thành phố Hà Nội và khu ven đô giai đoạn
2014 - 2030 (thời kỳ khu vực nội thành thành phố Hà Nội có 12 quận ... 17
Hình 1.2. Đô thị trung tâm thành phố Hà Nội và khu ven đô dự kiến cho
giai đoạn 2030 - 2050.................................................................................. 1S
Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải ở Singapore............................ 24
Hình 1.4. Sơ đồ xử lý rác thải bằng công nghệ DANO thành phố
Bangkok, Thái Lan........................................................................................ 25
Hình 1.5. Qui trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt đô thị
trên thế giới.................................................................................................. 27
Hình 1.6: Tỷ lệ thu gom CTR trên địa bàn thành phố Hà Nội (% )......... 35
Hình 1.7: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của URENCO Hà Nội............... 37
Hình 1.8: Bản đồ vị trí các cơ sở xử lý chất thải rắn thành phố Hà Nội.. 34
Hình 1.9. Phạm vi phục vụ của một số khu xử lý CTR tại Hà N ội.......... 42
Hình 2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng kiểu phân khu vực
quản lý.......................................................................................................... 74
Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc kiểu ma trận....................................................... 74
Hình 2.3. Các yếu tố tác động tới mô hình và giải pháp quản lý CTRSH
khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030.................. 79
Hình 2.4. Quy trình cơ bản quy hoạch xử lý CTR.................................... 100
Hình 2.5: Phân vùng vị trí các khu XL CTR Thủ đô Hà N ội.................... 102
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý CTR của URENCO huyện......... 113
Hình 3.2.Sơ đồ tổ chức quản lý Hợp tác xã dịch vụ môi trường.............. 116
Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức quản lý đội VSMT tự quản................................. 117
Hình 3.4. Mô hình xử lý CTRSH tập trung đối với các huyện có khu xử
lý CTRSH theo quy hoạch........................................................................... 123
XII
Hình 3.5 Các khu xử lý CTRSH trên địa bàn 9 huyện khu venđô thành
phố Hà Nội theo quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050...... 124
Hình 3.6. Mô hình xử lý CTRSH đối với các huyện không có khu xử lý
CTRSH theo quy hoạch............................................................................... 125
Hình 3.7. Các trạm trung chuyển CTRSH trên địa bàn 9 huyện khu ven
đô thành phố Hà Nội theo quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2050.............................................................................................................. 126
Hình 3.8: Mô hình quản lý thu gom phân loại CTR tại nguồn và vận
chuyển tới điểm xử lý cuối cùng................................................................ 127
Hình 3.9. Mô hình quản lý CTRSH cho thị trấn huyện, các khu dân cư
thuộc xã đô thị hóa khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến
năm 2030...................................................................................................... 128
Hình 3.10. Mô hình quản lý CTRSH cho khu dân cư thuộc xã thuần
nông............................................................................................................... 129
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các cơ sở xử lý CTRSH ở Hà N ộ i...................................... 41
Bảng 1.2. Bảng ma trận đánh giá hiệu quả xã hội hóa quản lý CTR ở
Việt N am ................................................................................................. 54
Bảng 2.1. Các đơn vị hành chính cấp huyện khu ven đô đô thị trung
tâm thành phố Hà N ộ i............................................................................... so
Bảng 2.2. Dự báo lượng CTRSH khu ven đô phát sinh đến năm 2030... 105
Bảng 3.1. Quy mô, công suất và công nghệ xử lý các khu xử lý CTRSH
tập trung khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội....................... 121
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Quản lý tổng hợp CTR là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ
môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới phát triển bền vững đất
nước. Thực tiễn quản lý CTR ở Việt Nam cho thấy, trong công tác quản lý
CTR, chúng ta mới quan tâm nhiều đến quản lý CTR đô thị, còn khu vực
nông thôn, khu ven đô của các đô thị lớn công tác quản lý CTR vẫn còn nhiều
bất cập [3], [73].
Thành phố Hà Nội là thành phố có dân số trên 6,5 triệu người, diện tích
thành phố lên tới trên 3300 km2; công tác quản lý CTRSH sẽ khó khăn và
phức tạp hơn nhất là ở các khu vực ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội.
Khu vực ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội là nơi có tốc độ đô thị hoá
nhanh nhưng nếp sống sinh hoạt và văn hoá vẫn mang nhiều tính chất nông
thôn. Mặt khác công tác quản lý của chính quyền địa phương vẫn còn mang
tính chất làng xã. Chính những đặc trưng đó có ảnh hưởng lớn tới công tác
quản lý CTRSH trong cộng đồng dân cư; nếu không có giải pháp quản lý hữu
hiệu thì công tác quản lý CTR của thành phố Hà Nội sẽ là một bài toán nan
giải ngày càng phức tạp [40].
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, ngoài khu đô thị trung tâm có 17 huyện
với 435 xã, thị trấn, trong đó có nhiều làng nghề; Hiện nay, tổng lượng chất thải
rắn sinh hoạt thải ra môi trường trên địa bàn Hà Nội khoảng 6500 tấn/ngày,
trong đó lượng CTRSH phát sinh từ 12 quận nội thành khoảng 3800 tấn/ngày, từ
các huyện khu ven đô (9 huyện) khoảng 1110 tấn/ngày; còn lại là lượng CTRSH
phát sinh từ các huyện còn lại vùng ngoại thành thành phố Hà Nội [4].
Tại nhiều vùng nông thôn đã hình thành các mô hình thu gom rác thải
do dân tự quản, một số địa phương đã thành lập HTX dịch vụ môi trường,
công ty dịch vụ môi trường. Tuy nhiên chỉ số ít mô hình thực hiện hiệu quả,
2
phần lớn do hình thành tự phát nên hoạt động không bền vững. Qua điều tra,
hiện Hà Nội có 355/424 xã thành lập tổ thu gom rác thải. Có 143 xã đã tổ
chức chuyển rác đi xử lý, chôn lấp tại bãi rác tập trung của thành phố, chiếm
tỷ lệ 40,28%, chủ yếu là ở các thị trấn và xã lân cận khu vực nội thành. Một
số thôn, khu dân cư ở vùng sâu, vùng xa vẫn gặp khó khăn trong thu gom rác
thải. Tại khu vực ven đô các đô thị lớn do trung ương quản lý, có quá trình đô
thị hoá cao, nếu quản lý chất thải không tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường [22],
[29], [51].
Quản lý CTRSH khu vực dân cư ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà
Nội đang trở nên bức xúc. Do vậy đề tài “Mô hình và giải pháp quản lý chất
thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm
2030 " là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, chất lượng dịch vụ thu gom,
vận chuyển và xử lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội.
- Xây dựng mô hình và giải pháp quản lý CTR sinh hoạt khu ven đô đô
thị trung tâm thành phố Hà Nội phù hợp với quy hoạch xử lý CTR thành phố
Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Chất thải rắn sinh hoạt. CTR phát sinh từ các khu công nghiệp, làng
nghề thuộc đề tài nghiên cứu khác.
3.2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu:
09 huyện thuộc vùng ngoại thành, có ranh giới hành chính tiếp giáp với các
quận thuộc khu vực nội thành thành phố Hà Nội theo quy hoạch đến năm 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận
4.1. Phương pháp nghiên cứu
3
Luận án đã sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu:
a/. Phươngpháp điều tra, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài
Điều tra, khảo sát và thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài:
- Các tài liệu, số liệu liên quan đến làng xã, phường làng ven đô;
- Các tài liệu, số liệu về hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,
định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng ven đô đô thị trung tâm thành phố
Hà Nội;
- Quá trình hình thành và phát triển các làng xã, phường làng ven đô;
mối quan hệ với việc hình thành và phát triển các quận nội thành đô thị trung
tâm thành phố Hà Nội;
- Điều tra, khảo sát và thu thập các tài liệu, số liệu về thực trạng quản lý
CTR các điểm dân cư ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội; các mô hình
quản lý CTRSH các điểm dân cư nông thôn và vùng ven đô thành phố Hà
Nội; thực trạng công tác xã hội hóa quản lý CTR ven đô đô thị trung tâm
thành phố Hà Nội;
b/. Phươngpháp kế thừa
Luận án đã kế thừa một cách có chọn lọc các nghiên cứu đã có ở trong
và ngoài nước có liên quan trực tiếp đến đề tài. Các nghiên cứu ở nước ngoài
về quản lý CTRSH vùng ven đô rất ít, nhưng không phải là không có, có thể
là liên quan trực tiếp hay gián tiếp mà thôi. Các nghiên cứu đã có ở trong
nước, chủ yếu là quản lý CTR nông thôn, bao gồm quản lý CTRSH, CTRYT,
CTR làng nghề, CTR sau thu hoạch, quản lý chất thải chăn nuôi,... cũng có rất
ít tài liệu, đề tài nghiên cứu về quản lý CTR ven đô. Các khái niệm về ven đô
cũng chưa rõ. Tác giả đã kế thừa một cách có chọn lọc các nghiên cứu về làng
xã, ven đô, lịch sử hình thành các quận, huyện của thành phố Hà Nội qua các
thời kỳ để từ đó tổng hợp phân tích về sự hình thành và phát triển các làng xã
ven đô, hình thành các khái niệm phường làng,... phân tích mối quan hệ giữa
4
làng xã - phường làng và các phường thuộc khu vực nội thành đô thị trung
tâm thành phố Hà Nội. Vì đây là cơ sở quan trọng để đề xuất các mô hình và
giải pháp quản lý CTRSH ven đô phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
c/. Phươngpháp tổng hợp, phân tích, đánh giá và đề xuất:
Dựa vào các tài liệu, số liệu đã thu thập được tiến hành phân tích đánh
giá mối quan hệ giữa 3 chủ thể " Nông thôn - ven đô - thành thị" trong quá
trình đô thị hóa và mở rộng thành phố. Phân tích đánh giá đặc điểm cơ bản
vùng ven đô về các mặt:
- Cấu trúc làng xã ven đô thay đổi thế nào trong quá trình đô thị hóa và
mở rộng thành phố; Trình độ dân trí, điều kiện văn hóa, lối sống của người
dân ven đô; Đặc điểm cơ sở hạ tầng các điểm dân cư ven đô trong quá trình
đô thị hóa và mở rộng thành phố;
- Phân tích đánh giá thực trạng quản lý CTR các điểm dân cư ven đô;
các mô hình quản lý CTR nông thôn và vùng ven đô;
- Định hướng quy hoạch phát triển không gian và cơ sở hạ tầng thành
phố Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050; Quy hoạch tổng thể quản lý CTR
Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050;
Tất cả các vấn đề trên sẽ tác động trực tiếp đến mô hình và giải pháp
quản lý CTRSH vùng ven đô; ảnh hưởng đến công tác xã hội hóa quản lý
CTRSH vùng ven đô.
d/. Phươngpháp so sánh, đối chứng:
Luận án đã sử dụng phương pháp so sánh, đối chứng để so sánh kết quả
nghiên cứu của đề tài với kết quả của các nghiên cứu đã có ở trong và ngoài
nước trong phần bàn luận, được lồng ghép vào các mục của chương 3, để
minh chứng cho tính mới và những đóng góp của luận án.
e/. Phươngpháp chuyên gia.
Luận án đã sử dụng các thông tin, ý kiến góp ý của chuyên gia trong
5
lĩnh vực quản lý CTR và bảo vệ môi trường, những nhà lập chính sách, các
cán bộ làm công tác quản lý tại các địa phương, đặc biệt là các nhà quản lý
quy hoạch, cán bộ tư vấn, các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Đặc biệt là
những góp ý phản biện quý báu cho luận án thông qua các đợt sinh hoạt mang
tính học thuật ở cấp bộ môn sau đại học, bảo vệ chuyên đề, Hội thảo luận án.
4.2. Cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu của luận án.
Luận án tiếp cận khu ven đô ở thể "Động", luôn biến đổi trong quá
trình đô thị hóa và mở rộng thành phố. Các làng xã ven đô hiện nay trước đây
thuộc khu vực nông thôn, trong quá trình đô thị hóa và mở rộng thành phố sẽ
về khu vực nội thành theo các thời kỳ lích sử và giai đoạn quy họach. Tuy
nhiên, xét về mặt bản chất có thể gọi là xã đô thị hóa, vì ngoài thôn (làng),
xóm, đình làng, giếng làng,... có thể có cả các khu chức năng khác đô thị như
khu đô thị cũ, khu đô thị mới, cơ quan, trường học, trung tâm thương mại,...
Đúc kết kinh nghiệm quản lý CTRSH đô thị và vùng nông thôn trên thế
giới, tác giả chỉ chọn một số nước điển hình trong khu vực, có điều kiện
tương đồng với Việt Nam như: Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Philippines.
Việc tiếp cận như trên được xem là phù hợp trong nghiên cứu để xuất
các mô hình và giải pháp quản lý CTR cho khu dân cư thuộc xã đô thị hóa,
mô hình và giải pháp quản lý CTR cho khu dân cư thuộc xã thuần nông ven
đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội phù hợp với quá trình đô thị hóa, phù
hợp với Quy hoạch xử lý CTR ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
5. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần phụ lục, các tài liệu tham khảo,.., Nội dung luận án với
tổng cộng 158 trang, bố cục 3 chương chính:
Phần mở đầu (9 tr)
6
Chương 1. Tổng quan về quản lý CTR sinh hoạt đô thị và khu ven đô
(60 trang)
Chương 2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của luận án (37 trang)
Chương 3. Đề xuất mô hình và giải pháp quản lý CTRSH khu ven đô
đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
(52 trang)
6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và những đóng góp mới của luận án:
6.1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
a/. Ý nghĩa khoa học:
- Bằng các luận điểm, luận cứ khoa học, luận án đã làm rõ khái niệm
khu ven đô, sự khác biệt giữa khu ven đô và vùng ngoại thành. Trên cơ sở đó
xác định và làm rõ khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng quản lý CTR khu ven đô đô
thị ở nước ta; đúc kết kinh nghiệm quản lý CTRSH đô thị và khu ven đô một
số nước trong khu vực; cơ chế hiện hành quản lý CTRSH đô thị và nông thôn;
các yếu tố ảnh hưởng...tác giả đề xuất mô hình và giải pháp quản lý CTR
sinh hoạt phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hóa và lối sống
của người dân khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050.
b/. Ý nghĩa thực tiễn:
- Góp phần triển khai thực hiện Quy hoạch xử lý chất thải rắn thành
phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Áp dụng cho khu dân cư ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội, áp
dụng nhân rộng cho các khu ven đô của các đô thị khác có điều kiện tương tự.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo phục vụ
đào tạo đại học và sau đại học cho chuyên ngành quản lý đô thị và công trình.
7
6.2. Những đóng góp mới của luận án:
1. Luận án đã tiếp cận đối tượng nghiên cứu ở thể động, nghiên cứu khu
ven đô đô thị trung tâm TP Hà Nội luôn biến đổi trong quá trình phát triển và
mở rộng thành phố; nghiên cứu hệ thống quản lý CTRSH khu ven đô trong mối
quan hệ hữu cơ, tương tác và đa chiều giữa các thành phần trong hệ thống quản
lý CTRSH.
2. Luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện các vấn đề
liên quan đến khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050, xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý CTRSH
khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội;
3. Đề xuất Mô hình cơ cấu tổ chức URENCO huyện/HTX dịch vụ Môi
trường, tổ đội VSMT tự quản; Làm rõ mối quan hệ giữa URENCO
huyện/HTX dịch vụ Môi trường, tổ đội VSMT tự quản với UBND các cấp từ
huyện xuống xã và làm rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của các bộ phận và cá nhân
có liên quan.
4. Đề xuất Mô hình tổng quát xử lý CTRSH 09 huyện khu ven đô, xác
định vị trí, quy mô, công suất và công nghệ xử lý các khu xử lý CTRSH khu
ven đô đối với các huyện khu ven đô có và không có khu xử lý CTRSH theo
quy hoạch.
5. Đề xuất 03 mô hình và giải pháp quản lý CTRSH: (1) Mô hình quản
lý thu gom phân loại CTR tại nguồn và vận chuyển tới điểm xử lý cuối cùng;
(2) Mô hình quản lý CTRSH cho các khu dân cư thị trấn huyện, xã đô thị hóa;
(3) Mô hình quản lý CTRSH cho khu dân cư thuộc xã thuần nông; Quy trình
thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm
thành phố Hà Nội đến 2030.
ó. Cơ chế và chính sách xã hội hóa dịch vụ quản lý CTRSH cho khu
ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội.
8
7. Một số khái niệm khoa học về CTR và quản lý CTR
7.1. Khái niệm về chất thải rắn [13], [69], [76], [77]
1. “Chất thải rắn thông thường’’ là chất thải ở thể rắn không nguy hại
được thải ra từ quá trình sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch
vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
2. “Chất thải rắn sinh hoạt” là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá
nhân, hộ gia đình, nơi công cộng.
3. “Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn” là chất thải rắn phát thải trong
sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng tại khu vực nông thôn.
4. “Chất thải rắn sinh hoạt đô thị” là chất thải rắn phát thải trong sinh
hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng tại khu vực đô thị.
5. “Chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ” là các chất thải rắn phát thải trong
sinh hoạt, có nguồn gốc từ thực phẩm rau, quả, củ, lá cây, thức ăn thừa.
6. “Chất thải rắn sinh hoạt vô cơ” là các chất thải rắn phát sinh trong
sinh hoạt, gồm kim loại, thủy tinh, chai, lọ bằng thủy tinh, nhựa, bao nilon.
7. “Chất thải rắn xây dựng” là chất thải rắn phát thải trong quá trình cải
tạo, xây dựng, phá dỡ công trình, các phế liệu trong xây dựng và các loại phế
thải gián tiếp phát sinh trong quá trình thi công, xây dựng.
8. “Chất thải rắn công nghiệp” là chất thải rắn phát thải từ hoạt động
sản xuất công nghiệp, làng nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt
động khác.
7.2. Quản lý CTR
Khái niệm về quản lý CTR trong Luật BVMT 2014 như sau:
1. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường bao gồm hệ thống thu gom, lưu
giữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải và quan trắc môi trường.
2. Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân
loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải
9
3. “Hoạt động quản lý chất thải rắn thông thường” bao gồm các hoạt
động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn thông
thường, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng,
tái chế và xử lý chất thải rắn thông thường nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu
những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người.
4. “Đơn vị vệ sinh môi trường” là các tổ chức đủ điều kiện và được
phép thực hiện hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải theo quy định
của pháp luật.
5. “Phí vệ sinh” là khoản phí bắt buộc theo quy định phải nộp hàng
tháng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cung cấp dịch vụ vệ sinh
6. “Điểm tập kết chất thải rắn tập trung của xã” là khu đất được chọn
làm nơi tạm thời tập kết chất thải rắn từ các hộ gia đình để chuyển đi chôn
lấp, xử lý tại điểm xử lý chất thải rắn thải tập trung.
7. “Điểm xử lý chất thải rắn tập trung của huyện” là khu đất được chọn
xây dựng điểm xử lý chất thải rắn tập trung của huyện với quy mô chôn lấp
chất thải rắn cho 02 xã trở lên, phù hợp với quy hoạch của huyện và thành phố.
8. “Điểm chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh” là điểm xử lý chất thải rắn
tập trung của huyện có sử dụng hình thức chôn lấp chất thải rắn và áp dụng
các biện pháp đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
9. “Khu xử lý chất thải rắn tập trung” bao gồm:
a) Khu liên hợp xử lý chất thải rắn: là tổ hợp của một hoặc nhiều hạng
mục công trình xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn và bãi chôn lấp chất
thải rắn.
b) Nhà máy xử lý chất thải rắn: là cơ sở xử lý chất thải rắn bao gồm đất
đai, nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, trang thiết bị và các hạng mục công
trình phụ trợ được sử dụng cho hoạt động xử lý chất thải rắn.
10
Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐÔ THỊ
VÀ KHU VEN ĐÔ
1.1. VÙNG NGOẠI THÀNH VÀ KHU VEN ĐÔ
1.1.1. Khái niệm vùng ngoại thành và khu ven đô
a/. Khu vực nội thành và vùng ngoại thành:
Thành phố Hà Nội là thành phố trực thuộc Trung ương có các đơn vị
hành chính cấp huyện bao gồm các quận, thị xã và các huyện. Các quận hợp
thành khu vực nội thành của thành phố, dưới quận là các phường. Các huyện
hợp thành vùng ngoại thành, dưới huyện là các xã, thị trấn. Thị xã là đơn vị
hành chính không thuộc nội thành hay vùng ngoại thành; dưới thị xã là các
phường, xã [5].
b/. Khái niệm vùng ven đô
Một số nghiên cứu về mặt kinh tế - xã hội cũng như quy hoạch đô thị
đã quan tâm nhiều đến khu vực “ven đô”. Thuật ngữ này cũng xuất hiện ngày
càng phổ biến trong diễn đàn hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế,
các buổi thảo luận chuyên đề về đô thị [2], [53], [54], [71], [74]..
Vùng ven đô: các nhà nghiên cứu phát triển đô thị đã đưa ra một số
định nghĩa khác nhau về vùng ven đô:
- Về mặt địa lý vùng ven đô được hiểu là khu vực cận kề với thành phố.
Vùng ven đô là nơi vừa có các hoạt động đặc trưng cho nông thôn vừa có các
hoạt động mang tính chất đô thị.
- Vùng ven đô không tồn tại độc lập mà nằm trong một miền liên thông
nông thôn - ven đô - đô thị.
- Nhiều trường hợp trong quá trình đô thị hóa, các chính sách quy
hoạch và phát triển đô thị sẽ biến vùng ven đô thành đô thị và đô thị hóa một
phần nông thôn thành vùng ven đô mới (Iaquinta và Drescher 2002) [71],[74].
11
Tuy nhiên chúng ta cũng thấy rằng trong tiếng Anh, cụm từ vùng ven
đô - periurban, chắc hẳn kết hợp giữa hai từ “peripheral” (ngoại biên) và
“urban” (đô thị), hiện đang được sử dụng rộng rãi. Rõ ràng đây là một từ mà ý
nghĩa tùy tình huống và tùy vào người sử dụng [34], [74].
Bộ Môi trường Úc đã định nghĩa vùng ven đô như sau: “khu dân cư có
mật độ dân số thấp và có đường sá nằm ở ngoại biên của các vùng đô thị,
trong đó vẫn còn sót lại một số khu đất nông thôn nhỏ nằm lọt giữa mạng lưới
nhà cửa của vùng ngoại ô” (trích từ bảng chú giải thuật ngữ cho văn bản
“State of the Environment” 2001 của Bộ Môi trường Úc) [74].
Có nghiên cứu cho rằng khu vực chuyển tiếp hoặc tương tác, trong đó các
hoạt động đô thị và nông thôn xen kẽ nhau và các đặc điểm cảnh quan có thể sẽ
thay đổi rất nhanh do hoạt động của con người”. Hoặc “Vùng ven nằm ngoài
ranh giới chính thức của nội thị và không thuộc các đơn vị hành chánh của nội
thị nhưng lại đang từng bước mang những đặc tính của các vùng đô thị”[68].
Có thể thấy rằng còn có những khác biệt trong cách hiểu và định nghĩa
về vùng ven đô. Nhưng trong một đồ án quy hoạch, chúng ta xác định ranh
giới của vùng ven đô dựa vào các chính sách quy hoạch đô thị và các biện
pháp quản lý hành chính.
Nhưng trong đa số các trường hợp vùng ven đô được coi là tất cả các
xã, thị trấn có phần lãnh thổ ở gần hoặc tiếp giáp khu vực nội thành được xác
định cụ thể qua các biện pháp quản lý hành chính là vùng ven đô [30],[41].
c/ Điểm dân cư nông thôn
Qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Qui hoạch xây dựng nông thôn có đưa
ra khái niệm về điểm dân cư nông thôn : Là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ
gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động khác trong
phạm vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm xã, thôn, làng, ấp, bản,
12
buôn, phum, sóc (gọi chung là làng hoặc thôn) được hình thành do điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán và các yếu tố khác.
1.1.2. Sự khác biệt giữa vùng ngoại thành và khu ven đô [20], [21]:
- Có sự khác biệt giữa vùng ngoại thành và khu ven đô. Đối với các
thành phố trực thuộc trung ương, tất cả các huyện trực thuộc thành phố hợp
thành vùng ngoại thành; tất cả các xã, thị trấn có phần lãnh thổ gần hoặc tiếp
giáp khu vực nội thành được xác định cụ thể qua các biện pháp quản lý hành
chính là khu ven đô.
- Khu ven đô thuộc vùng ngoại thành, gần hoặc tiếp giáp các quận nội
thành. Trong quá trình mở rộng và phát triển đô thị, khu ven đô luôn có xu
hướng đẩy ra xa khu vực nội thành, đồng thời vùng ngoại thành dần dần bị
thu hẹp.
- Xét về cách dùng từ ngữ, từ vùng chỉ một khái niệm lớn hơn, rộng
hơn, ví dụ như vùng ngoại thành Hà Nội hiện nay có tới 17 huyện (ngoại trừ 2
Quận mới được thành lập năm 2014 là Quận Bắc từ Liêm và Quận Nam Từ
Liêm); vùng Thủ đô còn rộng lớn hơn nhiều, bao gồm 7 tỉnh xung quanh
thành phố Hà Nội. Do vậy, dùng khái niệm “vùng ven đô” chưa hẳn đã hoàn
toàn chuẩn xác, theo tác giả nên dùng cụm từ “khu ven đô”.
1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU VEN ĐÔ ĐÔ
THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.2.1. Sự hình thành và phát triển các quận/huyện thành phố Hà Nội.
* Thời kỳ 1954 -1994 [ 1], [11], [31], [32]
• Năm 1954, thành phố Hà Nội gồm 4 quận nội thành với 34 khu phố và
4 huyện ngoại thành với 45 xã.
• Năm 1958, 4 quận nội thành bị xoá bỏ và thay thế bằng 12 khu phố
• Năm 1959, sắp xếp khu nội thành lại 8 khu phố và Hà Nội có thêm 4
huyện ngoại thành.
13
• Tháng 4 năm 1961, Quốc hội quyết định mở rộng địa giới Hà Nội, sát
nhập thêm một số xã của Hà Đông, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hưng Yên. Toàn
thành phố có diện tích 584 km2, dân số 91.000 người. Ngày 31 tháng 5 năm
1961, bốn khu phố nội thành Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa và
4 huyện ngoại thành Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm được thành lập.
• Ngày 21 tháng 12 năm 1978, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn mở rộng
địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan
Phượng, Hoài Đức và thị xã Sơn Tây của tỉnh Hà Sơn Bình cùng hai huyện
của tỉnh Vĩnh Phú là Mê Linh, Sóc Sơn. Dân số Hà Nội lên tới con số 2,5
triệu người. Năm 1991, ranh giới Hà Nội lại được điều chỉnh, trả lại 5 huyện
và 1 thị xã đã lấy của Hà Sơn Bình năm 1978 cho Hà Tây và Mê Linh được
nhập vào Vĩnh Phúc. Hà Nội còn lại 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành,
với diện tích đất tự nhiên 924 km2.
* Thời kỳ 1995 đến nay [45]:
• Ngày 28 tháng 10 năm 1995, Chính phủ ra Nghị định số 69/NĐ-CP
thành lập quận Tây Hồ trên cơ sở tách 3 phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ
thuộc quận Ba Đình và 5 xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú
Thượng thuộc huyện Từ Liêm. Như vậy, trước năm 1995 các xã Tứ Liên,
Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng thuộc huyện Từ Liêm vẫn còn là
vùng ven đô của thành phố Hà Nội.
• Ngày 22/11/1996, Chính phủ ra Nghị định số 74/NĐ-CP, thành lập
thêm 2 quận: quận Thanh Xuân và quận Cầu Giấy.
Quận Thanh Xuân được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên
và nhân khẩu của các phường Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân,
Kim Giang, Phương Liệt thuộc quận Đống Đa và một phần diện tích tự nhiên
và nhân khẩu của các phường Nguyễn Trãi, Khương Thượng (thuộc quận
Đống Đa); toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Nhân Chính (huyện
14
Từ Liêm) và xã Khương Đình (huyện Thanh Trì).
Quận Cầu Giấy được thành lập trên cơ sở tách 4 thị trấn: Cầu Giấy,
Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa
thuộc huyện Từ Liêm;
Điều này chứng tỏ, trước năm 1996 có 4 thị trấn (Cầu Giấy, Nghĩa Đô,
Nghĩa Tân, Mai Dịch) và 4 xã (Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa Nhân
Chính) tất cả đều thuộc huyện Từ Liêm và xã Khương Đình (huyện Thanh
Trì) vẫn còn là vùng ven đô thành phố Hà Nội.
• Ngày 6 tháng 11 năm 2003, Ngày 6/11/2003, Chính phủ ra Nghị định
số 132/2003/NĐ-CP thành lập thêm 2 quận nữa: quận Hoàng Mai và quận
Long Biên
Quận Hoàng Mai được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên
và dân số của 9 xã: Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh Trì,
Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở và 55 ha diện tích tự nhiên của xã Tứ
Hiệp thuộc huyện Thanh Trì; toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các
phường: Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ thuộc
quận Hai Bà Trưng. Đến nay, quận Hoàng Mai có tất cả 14 phường.
Quận Long Biên được thành lập trên cơ sở tách 10 xã: Thượng Thanh,
Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên,
Thạch Bàn, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc
huyện Gia Lâm. Như vậy, quận Long Biên đến nay có tất cả 13 phường;
Có thể thấy, trước năm 2003 10 xã thuộc huyện Thanh Trì, 10 xã và 3
thị trấn thuộc huyện Gia Lâm đều thuộc vùng ven đô của thành phố Hà Nội.
• Ngày 8/5/2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc thành
lập quận Hà Đông với 17 phường. Quận Hà Đông trước năm 1991 là thị xã
Hà Đông chỉ có 3 phường (Quang Trung, Yết Kiêu, Nguyễn Trãi) và 5 xã:
(Kiến Hưng, Văn Khê, Văn Yên, Vạn Phúc, Hà Cầu); Từ 3 phường thời kỳ
15
đầu tiên, đến nay quận Hà Đông có 17 phường; đồng thời 13 xã trước kia
thuộc vùng ngoại thành, vùng ven đô của thị xã Hà Đông nay đã trở thành
phường [4].
• Ngày 27/12/2013 Chính phủ thông qua Nghị quyết điều chỉnh địa
giới huyện Từ Liêm thành 2 quận mới là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm
với 23 phường.
Đến nay, thành phố Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, trong
đó có 12 quận: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà
Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Tây
Hồ. 17 huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài
Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch
Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa; thị xã Sơn Tây; 584 đơn
vị hành chính cấp xã, gồm 386 xã, 177 phường, 21 thị trấn.
Hình vẽ biểu thị mối quan hệ giữa Đô thị trung tâm thành phố Hà Nội
và khu ven đô qua các thời kỳ được trình bày tại phần phụ lục của luận án.
1.2.2. Khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050.
a/. Khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030
Tháng 7 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số
1259/QĐ-TTg về việc phê duyệt Qui hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, khu vực đô thị trung tâm
được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía Tây, Nam đến đường vành
đai 4 và về phía Bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông đến khu
vực Gia Lâm và Long Biên . Căn cứ đồ án Qui hoạch xây dựng vùng Thủ đô
Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Khu ven đô đô thị trung
tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030 chỉ bao gồm phần lãnh thổ thuộc 9
huyện ngoại thành, tiếp giáp với 12 quận thuộc khu vực nội thành thành phố
16
Hà Nội. Các huyện đó là: Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thanh Trì,
Thường Tín, Gia Lâm, Đông Anh, Chương Mỹ và Mê Linh.
Khu đô thị trung tâm thành phố Hà Nội và khu ven đô giai đoạn 2014 -
2030 (thời kỳ khu vực nội thành thành phố Hà Nội có 12 quận) giới thiệu ở
hình 1.1.
Hình lưỡi liềm ở Hình 1.1 cho thấy khu vực đô thị trung tâm có xu hướng
phát triển mở rộng từ khu vực nội đô chủ yếu về phía Tây và Tây Bắc, bao trùm
phần lớn diện tích lãnh thổ các huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Đông Anh.
b/. Khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội dự kiến cho giai đoạn 2030
- 2050
Khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội theo dự kiến cho giai
đoạn 2030 - 2050 chỉ bao gồm phần lãnh thổ còn lại của các huyện Hoài Đức,
Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Oai, Thanh Trì, Gia Lâm, Chương Mỹ, Mê
Linh, Thường Tín và mở rộng ra một phần diện tích các huyện lân cận.
Các huyện còn lại thuộc vùng ngoại thành thành phố Hà Nội. Đô thị
trung tâm thành phố Hà Nội và khu ven đô dự kiến cho giai đoạn 2030 - 2050,
giới thiệu ở hình 1.2.
17
Hình 1.1. Đô thị trung tâm thành phố Hà Nội và khu ven đô giai đoạn 2014 -
2030 (thời kỳ khu vực nội thành thành phố Hà Nội có 12 quận) (tác giả luận
án).
1S
Hình 1.2. Đô thị trung tâm thành phố Hà Nội và khu ven đô dự kiến cho giai
đoạn 2030-2050 (tác giả luận án)
19
Nhận xét, đánh giá:
- Trong quá trình phát triển và mở rộng thành phố Hà nội, cùng với
việc thành lập và hình thành các quận mới, khu ven đô luôn ở thể động.
- Quá trình đô thị hoá và mở rộng thành phố đã biến nhiều vùng nông
thôn trở thành các đơn vị hành chính của đô thị; diện tích đất nông nghiệp bị
thu hẹp, thay vào đó là các khu đô thị.
- Khu ven đô thuộc khu vực nhạy cảm, các điều kiện kinh tế - xã hội và
môi trường luôn thay đổi.
- Để xác định khu ven đô cần căn cứ vào thời điểm và giai đoạn quy
hoạch.
1.3 CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN KHU VEN ĐÔ - PHÂN LOẠI KHU
DÂN CƯ VEN ĐÔ
1.3.1. Các đặc trưng cơ bản khu ven đô [21].
Tuy tồn tại trong một miền liên thông nông thôn - ven đô - đô thị,
nhưng khu ven đô vẫn có những đặc trưng kinh tế, văn hóa và xã hội riêng
của nó:
- Về kinh tế: Khác với nông thôn, khu ven đô bao gồm toàn diện hơn
các hoạt động kinh tế, như các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ đô thị.
- Về xã hội: khu ven đô không thuần nhất về thành phần dân cư, trình độ
dân trí và nhận thức của người dân cao hơn so với nông thôn. Quan hệ xã hội
đa chiều và phức tạp hơn, do vậy dễ nãy sinh những xung đột về lợi ích giữa
các nhóm dân cư (đặc biệt trong sử dụng đất, các dịch vụ xã hội, vệ sinh môi
trường...) trong quá trình chuyển đổi từ nông thôn sang đô thị. Tính biến động
của các khu vực vùng ven rất lớn, số người di dân từ nông thôn vào đô thị và
khu ven đô lớn. Nghề nghiệp thay đổi theo xu hướng dịch vụ, tiểu thủ công
nghèo cũng tạo ra các thay đổi về môi trường, hạ tầng bị xuống cấp, suy giảm
20
rất nhanh... Thế nhưng những chính sách quản lý, phát triển ít đề cập đến. Sự
phân bổ các nguồn lực đầu tư cho các làng xã vùng ven không tương xứng với
vai trò và sự đóng góp của nó trong quá trình phát triển chung của cả đô thị.
- Về văn hóa: Lối sống cư dân ven đô là sự pha trộn lối sống nông thôn
- đô thị và chịu tác động mạnh của lối sống đô thị. Thái độ, hành vi và ứng xử
giữa các cá nhân với nhau và với môi trường thay đổi theo xu hướng đô thị.
Các giá trị, chuẩn mực văn hóa và lối sống biến đổi trong mỗi gia đình và
ngoài xã hội.
Do đó, rất cần có chiến lược phát triển vùng ven, mô hình làng xã đô
thị hoá mẫu mực, nguồn lực để phát triển cũng như chính sách giữ gìn các giá
trị văn hoá vùng ven trong quá trình đô thị hoá. Trong đó có các vấn đề về
môi trường và nhất là quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị [22].
1.3.2. Phân loại khu dân cư ven đô [60]
Để có cơ sở xây dựng mô hình và giải pháp quản lý CTRSH phù hợp
cho khu dân cư ven đô, luận án phân chia khu dân cư ven đô ra thành 3 dạng:
- Dạng 1: Điểm dân cư ven đô đang là khu vực thuần nông. Dân cư
hoạt đông trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu - gọi là khu dân cư ven đô
thuộc xã thuần nông
- Dạng 2: Điểm dân cư ven đô là các làng nghề hoặc có nhiều các hoạt
động sản xuất tiểu thủ công nghiệp - gọi là khu dân cư ven đô thuộc làng nghề
(Ví dụ: khu dân cư ven đô Phú Diễn, xã Hữu Hoà, huyện Thanh Trì).
- Dạng 3: Các điểm dân cư ven đô chịu ảnh hưởng chủ yếu và trực tiếp
của quá trình đô thị hóa - gọi là khu dân cư ven đô thuộc xã đô thị hóa (ví dụ,
khu ven đô Yên Nghĩa, xã Tiên Phong, huyện Mê Linh).
Trên địa bàn nghiên cứu (09 huyện) có 186 xã và 12 thị trấn với 733
điểm dân cư; trong đó tổng số điểm dân cư thuần nông là 462, điểm dân cư
dịch vụ là 180 và số điểm dân cư làng nghề là 91. Trong luận án, đối tượng và
21
phạm vi nghiên cứu là quản lý CTRSH tại các điểm dân cư ven đô. CTRCN
phát sinh từ các cơ sở sản xuất CN, CTR làng nghề phát sinh tại các Điểm dân
cư ven đô là các làng nghề thuộc đề tài nghiên cứu khác.
Nhận xét: Các huyện có số làng nghề cao nhất là huyện Thường Tín với 29
làng nghề, huyện Chương Mỹ 27 làng nghề, sau đó đến huyện Thanh Oai 13
làng nghề, huyện Hoài Đức 11 làng nghề. Các huyện có ít làng nghề: huyện
Thanh Trì có 03 làng nghề, huyện Gia Lâm và huyện Đan Phượng mỗi huyện
có 4 làng nghề. Huyện Đông Anh và huyện Mê Linh theo thống kê không có
làng nghề.
1.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH ĐÔ THỊ VÀ KHU VEN ĐÔ
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.4.1. Quản lý CTRSH tại các nước phát triển
a/. Nhật Bản [57]: Tại Nhật Bản, công tác thu gom, phân loại CTRSH tại
nguồn được đặc biệt coi trọng. Rác trong gia đình được chia thành sáu loại
chủ yếu: rác đốt được; rác không đốt được; rác tài nguyên; rác có hại; rác lớn
cồng kềnh và rác không thể thu gom. Rác đốt được (các món ăn nấu vụn, cơm
thừa, vỏ trái cây, tã giấy...) được quy định khá nghiêm ngặt, như: rác nhà bếp
phải được vắt hết nước rồi dùng giấy báo gói lại; gỗ vụn, cành cây phải được
cắt ngắn nhỏ, rồi dùng dây cột lại trước khi bỏ đi. Rác tài nguyên (các loại
giấy, lon rỗng, chai lọ...) cũng phải được xếp gọn gàng hoặc rửa sạch trước
đã. Vật độc hại (pin, bóng đèn huỳnh quang) hay nguy hiểm (thủy tinh) thì
phải gói lại bằng giấy báo và ghi chú rõ bên ngoài [57].
Trong công tác quản lý chất thải và bảo vệ môi trường Nhật Bản rất
thành công nhờ có nhiều bộ luật liên quan đến tái chế, tái sử dụng CTR; hệ
thống các dịch vụ thu gom, phân loại và xử lý CTR hoàn chỉnh (ví dụ: lịch và
thời gian thu gom rác theo loại, các Eco - Town, các Recycle Store); ý thức
người dân trong công tác bảo vệ môi trường cao. Các giới chức giáo dục đã
22
đưa vào các trường học một chương trình dạy các học sinh về cách phân loại
và xử lý CTR tại nguồn.
Kinh nghiệm tại Nhật Bản cho thấy, việc thu gom và xử lý chất thải
phải được xã hội hóa cho các công ty tư nhân. Các công ty tư nhân phải tuân
thủ theo chính sách của thành phố. Mô hình 3 cấp xí nghiệp Mẹ, xí nghiệp
con, xí nghiệp vệ tinh của Nhật Bản trong đó các xí nghiệp con, xí nghiệp vệ
tinh hầu hết nằm trong khu vực nông thôn [57].
Việc khử bỏ các chất thải rắn ở Nhật Bản không chỉ là vấn đề kỹ thuật
mà còn liên quan tới các mặt chính trị và văn hoá. Do lãnh thổ chật hẹp, Nhật
Bản đang sử dụng phương pháp thiêu huỷ để loại bỏ chất thải. Nhật Bản có
1915 xí nghiệp thiêu huỷ rác hoạt động, công suất của xí nghiệp lớn nhất lên
tới 1980 tấn/ngđ. Sau khi phân loại, 68% chất thải sinh hoạt được chuyển qua
các xí nghiệp này. Phần lớn các xí nghiệp này đều có những lò thiêu đốt nhỏ
hoạt động theo chu kỳ, bên cạnh các lò đó còn có các lò lớn hoạt động liên tục
và dùng ngay nhiệt năng của các lò đó để cung cấp năng lượng. Tính đến năm
1983, Nhật Bản có 361 xí nghiệp loại này [57].
b/. Tại Singapore [57]
Quản lý chất thải là một bộ phận trong hệ thống quản lý môi trường
của quốc gia của Singapore. Hệ thống quản lý xuyên suốt, chỉ chịu sự quản
lý của Chính phủ. Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải ở Singapore được mô tả
như hình 1.3.
Bộ phận quản lý chất thải có chức năng lập kế hoạch, phát triển và quản
lý chất thải phát sinh: Cấp giấy phép cho lực lượng thu gom chất thải, ban
hành những quy định trong việc thu gom chất thải hộ gia đình và chất thải
thương mại trong 9 khu và xử lý những hành vi vứt rác không đúng quy định;
Xúc tiến thực hiện 3R (tái chế, tái sử dụng và làm giảm sự phát sinh chất thải)
để bảo tồn tài nguyên. Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ
23
chế thu gom rác rất hiệu quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công
khai cho các nhà thầu. Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác
trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7 năm. Singapore có 9 khu vực thu gom
rác. Rác thải sinh hoạt được đưa về một khu vực bãi chứa lớn. Công
ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác thải tái chế được thu
gom và xử lý theo chương trình Tái chế Quốc gia. Trong số các nhà
thầu thu gom rác hiện nay tại Singapore, có bốn nhà thầu thuộc khu vực công,
còn lại thuộc khu vực tư nhân. Các nhà thầu tư nhân đã có những đóng góp
quan trọng trong việc thu gom rác thải, khoảng 50% lượng rác thải phát sinh
do tư nhân thu gom, chủ yếu là rác của các cơ sở thương mại, công nghiệp và
xây dựng. Chất thải của khu vực này đều thuộc loại vô cơ nên không
cần thu gom hàng ngày. Nhà nước quản lý các hoạt động này theo luật pháp.
Cụ thể, từ năm 1989, chính phủ ban hành các qui định y tế công cộng và môi
trường để kiểm soát các nhà thầu tư nhân thông qua việc xét cấp giấy phép.
Theo qui định, các nhà thầu tư nhân phải sử dụng xe máy và trang thiết bị
không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, phải tuân thủ các qui định
về phân loại rác để đốt hoặc đem chôn để hạn chế lượng rác tại bãi chôn lấp.
Qui định các xí nghiệp công nghiệp và thương mại chỉ được thuê mướn các
dịch vụ từ các nhà thầu được cấp phép. Phí cho dịch vụ thu gom rác được cập
nhật trên mạng Internet công khai để người dân có thể theo dõi.
Bộ môi trường qui định các khoản phí về thu gom rác và đổ rác với mức
6-15 đô la Singapore mỗi tháng tùy theo phương thức phục vụ (15 đôla đối với
các dịch vụ thu gom trực tiếp, 6 đôla đối với các hộ được thu gom gián tiếp qua
thùng chứa rác công cộng ở các chung cư). Đối với các nguồn thải không phải
là hộ gia đình, phí thu gom được tính tùy vào khối lượng rác phát sinh có các
mức 30-70-175-235 đô la Singapore mỗi tháng. Các phí đổ rác được thu hàng
tháng do ngân hàng PUB đại diện cho Bộ môi trường thực hiện.
24
Thực hiện cơ chế thu nhận ý kiến đóng góp của người dân thông qua
đường dây điện thoại nóng cho từng đơn vị thu gom rác để đảm bảo phát hiện
và xử lý kịp thời tình trạng phát sinh rác và góp phần nâng cao chất lượng
dịch vụ.
Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải ở Singapore [57]
1.4.2. Quản lý CTRSH tại các nước đang phát triển
a/. Tại Thái Lan [9], [57]:
Nằm trong khu vực Đông Nam Á, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
khá giống với Việt nam. Các biện pháp xử lý truyền thống là thiêu đốt và
chôn lấp. Năm 2002, khoảng 98-99% lượng chất thải rắn được thu gom, vận
chuyển và xử lý tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Hoạt động quản lý được thực
hiện bởi 3 công ty tư nhân. Hiện Thái Lan có 90 đô thị áp dụng phương pháp
chôn lấp hợp vệ sinh. Ngoài biện pháp xử lý chôn lấp, ở Thái Lan có khu xử
lý thiêu đốt chất thải rắn được xây dựng ở Phuket từ năm 1998 với công suất
250 tấn/ngày.
25
Riêng hoạt động xử lý tái chế, năm 2003, lượng chất thải sinh hoạt tái chế
ước tính là 2360 tấn/ngày, chiếm khoảng 7% tổng lượng chất thải phát sinh. Ở
Thái Lan, một trong những công nghệ phổ biến để xử lý chất thải rắn hữu cơ
tại thành phố Bangkok và các thành phố khác là công nghệ ủ sinh học
“DANO System”. Quy trình công nghệ được thể hiện trên sơ đồ hình 1.4.
Trong những năm gần đây, công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương
pháp ủ sinh học composting cũng được áp dụng tại các địa phương của Thái
Lan. Tại các vùng nông thôn Thái Lan, người dân đã tiến hành phân loại rác
tại nguồn và triển khai áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương
pháp thiêu đốt. NFi là lò đốt rác với công suất nhỏ - Lò đốt rác bằng không
khí tự nhiên (Natural Flow incinetor 120-450kg/h ). Lò đốt sản xuất tại Thái
Lan, được thiết kế và sử dụng công nghệ Nhật Bản, để phục vụ cho việc đốt
rác tại các xã ở các vùng nông thôn Thái Lan [57].
Hình 1.4. Sơ đồ xử lý rác thải bằng công nghệ DANO
thành phố Bangkok, Thái Lan [57]
b/. Tại Philippines [9], [57]
Tại Philippines, một nước có mức phát triển tương đương Việt Nam,
việc bảo vệ môi trường và ý thức của người dân cũng rất cao. Các điểm đổ rác
26
ở cửa hàng, quán ăn hay trụ sở, văn phòng công ty đều được bố trí 3 thùng rác
với màu sắc khác nhau để phân loại rác.
Hiện nay, tại Philippines chất thải rắn bắt buộc phải được phân loại tại
nguồn và các chất thải có thể tái chế phải được xử lý theo các công nghệ thích
hợp, ưu tiên chế biến phân compost. Bên cạnh đó, kiểm soát các bãi chôn lấp
hở và thiết kế các bãi chôn lấp hợp vệ sinh để xử lý các chất thải không thể tái
chế. Theo thống kê, chất thải rắn đô thị được xử lý theo 3 hình thức: 57%
chôn lấp, 32% đốt và 11% tái chế [70].
Hoạt động tái chế chất thải tại Philippin rất phát triển với 692 đơn vị
tham gia tái chế, trong đó 618 đơn vị tư nhân; các tổ chức phi Chính Phủ hoạt
động trong lĩnh vực buôn bán, tái chế. Chẳng hạn có những công ty lớn như:
Tổng công ty San Miguel mua kính và thuỷ tinh vụn; Tập đoàn TIPCO mua
giấy. Cả 2 công ty đều độc quyền trong lĩnh vực sản xuất tái chế. Ngoài ra,
một số công ty vừa tại Luzon - Cebu xử lý tái chế phế liệu kim loại, nhiều
công ty đang mở rộng sản xuất tái chế lốp xe và thu mua các chất chứa
terapthalate polyethylene (PET), công ty Moldex, Maluras hoạt động sản xuất
tái chế nhựa và nhiều công ty khác tham gia vào sản xuất, tái chế chất thải
chì, pin cũ,... Các sản phẩm tái chế được xuất khẩu sang Trung quốc, Hồng
Kông, Việt Nam và Singapore
1.4.3. Nhận xét đánh giá
Tại các nước phát triển như Nhật Bản và Singapore công tác thu gom,
phân loại CTRSH tại nguồn được đặc biệt coi trọng. Trong công tác quản lý
chất thải và bảo vệ môi trường các nước này rất thành công nhờ có nhiều bộ
luật liên quan đến tái chế, tái sử dụng CTR; hệ thống các dịch vụ thu gom,
phân loại và xử lý CTR hoàn chỉnh. Hình 2.4. Giới thiệu qui trình thu gom,
vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt đô thị trên thế giới.
27
- Ý thức người dân trong công tác bảo vệ môi trường cao. Các giới
chức giáo dục đã đưa vào các trường học một chương trình dạy các học sinh
về cách phân loại và xử lý CTR tại nguồn.
- Kinh nghiệm các nước cho thấy, việc thu gom và xử lý chất thải phải
được xã hội hóa cho các công ty tư nhân và các công ty tư nhân phải tuân thủ
theo chính sách của thành phố. Mô hình 3 cấp xí nghiệp Mẹ, xí nghiệp con, xí
nghiệp vệ tinh của Nhật Bản trong đó các xí nghiệp con, xí nghiệp vệ tinh hầu
hết nằm trong khu vực nông thôn. Song song với phát triển kinh tế xã hội,
Nhật Bản đặc biệt quan tâm tới công tác quản lý chất thải và bảo vệ môi
trường.Vì vậy việc đầu tư hạ tầng cho các cơ sở xử lý chất thải là quan trọng.
Tổng kết kinh nghiệm quốc tế:
100m 1km 20-30km Trạm trung
chuyển (tùy
quốc gia
20-30km
V
Nguồn Điểm thu Bãi tập Khu
phát sinh
500m
gom
5km
kết xử lý
Điểm tập kết Điểm thu gom Bãi tập kết
Phân loại tại
nguồn
Tái sử dụng
Loại bỏ
Thông thường
Nguy hại
Hữu cơ
Vô cơ
Khu, bãi tập kết, phân
loại, xử lý tạm
Phân loại
Tái chê, sử dụng
Nén, ép
Loại bỏ
Bãi chôn lấp,
NM xử lý
Phân loại
Tái sử dụng
Tái chế
Xử lý
Chôn Đốt Phâ khác
lấp n vi
sinh
Hình 1.5. Qui trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt đô thị
trên thế giới [57].
28
Nhật Bản là nước có hệ thống quản lý CTRSH vào loại hoàn thiện và
tốt nhất thế giới. Kinh nghiệm quản lý CTRSH tại Nhật Bản, Thái Lan,
Singapore, Philippines đáng để chúng ta học tập. Chúng ta có thể tổng kết
kinh nghiệm quốc tế thông qua một số nước điển hình như sau:
- Hệ thống pháp luật đầy đủ và được thực thi tốt;
- Hệ thống HTKT, công nghệ hiện đại, đồng bộ thuận tiện cho thu gom
- xử lý rác;
- Qui trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt đô thị trên thế
giới hợp lý; hệ thống quản lý CTR hiện đại, vận hành đồng bộ và hiệu quả
- Ý thức cộng đồng về tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường cao;
- Đã làm tốt khâu phân loại chất thải rắn tại nguồn (3R), từ đó thúc đẩy
tái sử dụng triệt để, giảm thiểu được khối lượng CTR đưa đi xử lý.
- Chia sẻ trách nhiệm, nghĩa vụ giữa Nhà nước - doanh nghiệp - người dân.
- Phí dịch vụ hợp lý.
- Đảm bảo lợi ích xã hội ưu tiên trong phương pháp xử lý (theo điều
kiện cụ thể của từng quốc gia, thành phố, yếu tố chi phí đóng vai trò quan
trọng hàng đầu nhưng không phải là quyết định).
1.5. THỰC t r ạ n g q u ả n l ý c t r s h đ ô t h ị v à k h u v e n đ ô
MỘT SỐ ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM
1.5.1. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Hồ Chí Minh [23], [25]
a/. Khối lượng CTRSHphát sinh.
Thành phố Hồ Chí Minh có 19 quận và 5 huyện với tổng diện tích 2095
km2, dân số 7396,5 nghìn người (2010); trong đó dân số 19 quận khu vực nội
thành là 6.149.817 người; dân số 5 huyện ngoại thành với 58 xã và 5 thị trấn
là 1.371.321 người. Tổng lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh khoảng 8.200 tấn/ngày, trong đó lượng CTRSH phát sinh tại khu
vực nội thành khoảng 7.400 tấn/ngày và ngoại thành 800 tấn/ngày
29
b/. Tình hình thu gom, vận chuyển.
- Lực lượng thu gom:
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đang tồn tại song song 2
hệ thống tổ chức thu gom rác sinh hoạt: hệ thống thu gom công lập và hệ
thống thu gom dân lập.
+ Hệ thống công lập gồm 22 Công ty dịch vụ công ích của các Quận.
Hệ thống này đảm nhận toàn bộ việc quét dọn vệ sinh đường phố, thu gom rác
chợ, rác cơ quan và các công trình công cộng, đồng thời thực hiện dịch vụ thu
gom rác sinh hoạt cho khoảng 30% số hộ dân trên địa bàn, sau đó đưa về trạm
trung chuyển hoặc đưa thẳng tới bãi rác. Một số đơn vị ký hợp đồng với Công
ty Môi trường Đô thị để vận chuyển rác trên địa bàn.
+ Hệ thống thu gom dân lập bao gồm các cá nhân, các nghiệp đoàn và
các Hợp tác xã vệ sinh môi trường. Lực lượng thu gom dân lập chiếm gần
60% lực lượng thu gom của toàn Thành phố, là lực lượng chủ yếu thu gom
CTRSH hộ dân trong các đường nhỏ, đường hẻm mà xe cơ giới không vào
được, sau đó tập kết rác đến các điểm hẹn dọc đường hoặc trạm trung chuyển
và chuyển giao rác cho các đơn vị vận chuyển. Lực lượng dân lập thu gom
trên 70% hộ dân trên địa bàn và các công ty gia đình (thông qua hình thức
thỏa thuận hợp đồng dưới sự quản lý của UBND Phường).
- Phương tiện thu gom rác:
Các loại phương tiện tại thành phố Hồ Chí Minh rất đa dạng, chủ yếu là
các loại xe thô sơ, điển hình như xe thùng 660L, các loại xe đẩy tay, xe ba gác
đạp, ba gác máy, xe lam. Ngoài ra còn có các loại xe khác như xe tải, xe công
nông cải tiến, xe máy cày cải tiến,... Theo số liệu của phòng Quản lý chất thải
rắn thành phố Hồ Chí Minh có tổng cộng 3675 xe thu gom các loại.
Đa số lực lượng thu gom công lập sử dụng phương tiện thu gom là xe
thùng 660L thu gom chủ yếu trên các tuyến đường chính, còn các phương tiện
30
như xe ba gác, xe lam được lực lượng dân lập sử dụng thu gom trên các
đường nhỏ, các hẻm trong Thành phố. Ngoài xe thùng 660L có cấu trúc như
nhau trên toàn địa bàn Thành phố và được thiết kế dành riêng cho việc thu
gom CTR, các loại phương tiện còn lại đều do người dân tự chế, cải tiến từ
các loại xe mà không qua kiểm định của cơ quan chức năng.
c/. Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Hiện nay rác ở thành phố Hồ Chí Minh được dồn về 4 bãi rác đang hoạt
động, đó là: bãi chôn lấp Phước Hiệp, Đa Phước, mỗi bãi có công suất tiếp
nhận 3.000 tấn/ngày; bãi chôn lấp Gò Cát công suất tiếp nhận 2.000 tấn/ngày;
bãi chôn lấp Đông Thạnh hiện tại chỉ tiếp nhận rác sinh hoạt công suất 1.000
tấn/ngày.
Công ty Việt Star là một trong những doanh nghiệp tiên phong đầu tư
tái chế xử lý rác thải thành phân compost và tái chế nhựa. Ngày 18/12/2009,
tại Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh,
Công ty cổ phần Vietstar đã làm lễ khánh thành Nhà máy Xử lý chất thải rắn
Vietstar. Dự án có tổng vốn đầu tư 53 triệu USD, công suất xử lý 1.200 tấn
rác/ngày. Công ty Tâm Sinh Nghĩa cũng đang xây dựng nhà máy chế biến
phân compost công suất 1.000 tấn/ngày tại Củ Chi. Giữa và cuối năm 2010,
khoảng 3.200 tấn rác thải của thành phố đã được hai doanh nghiệp Tâm Sinh
Nghĩa và Việt Star tái chế thành phân bón, nhựa và các vật liệu khác thay vì
chôn lấp như hiện nay.
Công ty Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS), một doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài đã xây dựng khu xử lý rác tại xã Đa Phước huyện Bình
Chánh. Hiện nay VWS có thể tiếp nhận hết 3.000 tấn rác/ngày và nước rỉ rác
đã có công nghệ xử lý trước khi xả vào môi trường.
Theo Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Hồ Chí Minh cho biết,
trên địa bàn thành phố hiện có gần 10 nhà máy tái chế rác sinh hoạt đang
31
được xây dựng, trong đó có một số nhà máy đã đi vào hoạt động ngay từ năm
2010. Các nhà máy này bao gồm nhà máy chế biến phân compost công suất
500 tấn/ngày của Công ty xử lý chất thải rắn Việt Nam, nhà máy chế biến
phân compost của Công ty Vietstar có công suất giai đoạn 1 là 600 tấn/ngày
đó vận hành thử và đi vào hoạt động ổn định từ năm 2010.
1.5.2. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Đà Nẵng [23], [25]
a/. Thu gom phân loại CTRSH tại nguồn
Tại TP Đà Nẵng CTR chưa được phân loại tại nguồn, tất cả đều được
chôn lấp tại bãi rác Khánh Sơn. Hiện nay, mô hình “Thu gom rác theo giờ”
cũng đang được thành phố áp dụng và phát huy hiệu quả. Trước mắt, mô hình
này đã tạo tiền đề để hướng đến giải pháp quan trọng trong chiến lược quản lý
CTR, đó là phân loại rác thải tại nguồn. Qua đó, nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường của người dân, huy động sự tham gia của cộng đồng góp phần xã hội
hóa công tác quản lý CTR.
b/. Thu gom, vận chuyển CTRSH
Hiện nay, công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn (CTR) trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng đều do Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Đà Nằng
thực hiện. Hiện nay Công ty TNHH MTV Môi trường Đà Nằng thu gom
lượng chất thải rắn bình quân 574 tấn/ngày, ước tính bằng khoảng 88% lượng
rác phát sinh. Tại 6 quận của thành phố, công tác thu gom được thực hiện
hàng ngày, tỷ lệ thu gom rác đạt 95%. Riêng huyện Hòa Vang hiện nay mới
chỉ thu gom rác tại các khu dân cư nằm dọc theo quốc lộ, tỉnh lộ và các chợ
của xã.
Để thuận lợi cho quá trình thu gom Công ty TNHH MTV Đà Nằng đã
lắp đặt gần 6 000 thùng rác công cộng trên các đường phố, khu dân cư.
c/. Xử lý tái chế CTR
Thời gian qua, thành phố Đà Nằng kêu gọi nhiều tổ chức quốc tế, các
32
nhà đầu tư quan tâm lĩnh vực quản lý CTR, hỗ trợ công nghệ, chuyên gia kỹ
thuật, vốn đầu tư thông qua các dự án đề xuất. . Từ năm 2009, thành phố cấp
phép cho Công ty CP Môi trường Việt Nam đầu tư dự án Nhà máy Xử lý
CTR tại bãi rác Khánh Sơn (mới). Giai đoạn 1 đầu tư dây chuyền thiết bị tận
thu tái chế nilon để sản xuất dầu đốt công nghiệp PO&RO và đã hoàn thành.
Mới đây, Công ty CP Môi trường Việt Nam đã triển khai giai đoạn 2, lắp đặt
máy phân loại rác. Với loại máy này, sau khi phân loại, nilon từ dây chuyền
tách lọc sẽ được tái chế thành dầu, rác hữu cơ được làm viên đốt công nghiệp.
Ngoài ra, thành phố cũng đang phối hợp với các tổ chức nước ngoài
nghiên cứu khả thi một số dự án như: Dự án Xử lý toàn diện CTR bằng công
nghệ tái chế, tái tạo năng lượng, giảm thiểu chôn lấp với kế hoạch xử lý dài
hạn tầm nhìn đến 2050; dự án Xử lý phân bùn bể phốt nhằm hướng tới thu
gom và xử lý phân bùn bể phốt hiệu quả, giảm thiểu chôn lấp và tăng cường
tái sử dụng chất thải; dự án xử lý rác đã được chôn lấp tại bãi rác Khánh Sơn
nhằm thu hồi, tái tạo nguồn năng lượng từ rác thải đã chôn lấp tại bãi rác
Khánh Sơn mới và bãi rác Khánh Sơn cũ... Vừa qua, thông qua Trung tâm
Hợp tác môi trường hải ngoại Nhật Bản (OECC) và Bộ Môi trường Nhật Bản,
thành phố Đà Nẵng được chọn để thực hiện dự án Cơ chế tín chỉ chung-JCM
trong lĩnh vực xử lý chất thải.
1.5.3. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Hải Phòng [23], [25]
a/. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở các huyện ngoại thành.
Hiện tại hầu hết các huyện ngoại thành thành phố Hải Phòng đều chưa
có các khu xử lý rác mang tính tập trung (Trừ khu xử lý rác Gia Minh - Thuỷ
Nguyên). Các vị trí tập trung và xử lý rác đều mang tính tạm bợ, nhằm giải
quyết rác thải sinh hoạt trong các thị trấn, thị tứ, còn đối với các khu dân cư
có mật độ thấp, rác thải không được thu gom và phần lớn là dân tự đổ vào các
bờ ao, đầm ruộng, hoặc tự chôn lấp trong vườn.
33
b/.Quy hoạch mạng lưới thu gom chất thải rắn nông thôn thông thường
trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020.
Quy hoạch bố trí tổng diện tích đất hơn 121.300ha để xây dựng 279 ga
thu gom và 5 trạm trung chuyển CTR tại các xã, thị trấn của 7 huyện. Mỗi xã,
thị trấn thành lập một tổ thu gom rác thải; mỗi thôn, xóm phân công 1 - 2
người trực tiếp thu gom, vận chuyển rác thải về ga rác trong xã. Thành phố sẽ
trang bị cho 2 - 4 hộ dân có 1 thùng chứa rác, thôn, xóm có 1 - 3 xe gom rác,
2 - 3 xã có một xe ép rác cùng các thiết bị bảo hộ, dụng cụ xúc quét rá c .
Đến năm 2014, hoàn thành việc xây dựng ga chứa rác tại các xã, thị trấn, mua
sắm trang thiết bị phục vụ việc thu gom, vận chuyển CTR, đồng thời triển
khai xây dựng khu xử lý CTR tập trung của các huyện. Giai đoạn 2016 - 2020
sẽ đưa khu xử lý CTR tập trung của các huyện vào hoạt động và đóng cửa các
bãi chôn lấp CTR ở các xã, thị trấn. Mục tiêu từ năm 2015 - 2020, 90% lượng
CTR thông thường ở nông thôn và các làng nghề được thu gom, xử lý đạt tiêu
chuẩn môi trường. Phương pháp công nghệ sử dụng là chôn lấp hợp vệ sinh
kết hợp với tái chế và tận dụng chất thải.
1.5.4 Nhận xét, đánh giá thực trạng quản lý CTRSH đô thị và khu ven
đô ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Cục hạ tầng, bộ Xây Dựng, tính tới tháng 4­
2012, tổng lượng CTRSH phát sinh trên cả nước là hơn 61.500 tấn/ngày,
trong đó CTRSH đô thị chiếm hơn 50%, nông thôn dưới 50%. Tại Việt nam,
CTR đô thị và khu ven đô vẫn chưa được phân loại tại nguồn; Tỷ lệ thu gom
CTRSH đô thị 83%, nông thôn 30%.
Công tác xử lý CTRSH chủ yếu vấn là chôn lấp (chiếm 80 - 83%), thứ
yếu là sản phẩm phân hữu cơ (7%) và thu hồi, tái chế chất thải tại các cơ sở
tái chế tư nhân (10 - 12%). Theo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi
trường (C49), bộ Công an, đến nay cả nước có 458 bãi chôn lấp chất thải rác
34
sinh hoạt (CTRSH) có quy mô trên 1ha, tổng diện tích các bãi chôn lấp này là
hơn 1.8000 ha, nhưng chỉ có 121 bãi (hơn 26%) tạm coi là hợp vệ sinh. Các
bãi chôn lấp còn lại là không hợp vệ sinh và hầu hết đều nằm tại các huyện,
thị trấn vùng nông thôn [8].
Tại Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng đã áp dụng các
công nghệ xử lý chất thải hiện đại để tái chế, xử lý CTRSH đô thị: các nhà
máy sản xuất phân compost từ chất thải hữu cơ, phương pháp xử lý Seraphin,
MBT-08, ...Tuy nhiên các công trình xử lý chất thải chủ yếu tập trung tại các
đô thị tuyến tỉnh, thành phố. Tại các địa phương, các huyện vùng nông thôn,
chưa hình thành hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đồng bộ,
vẫn thiếu vắng các công trình xử lý chất thải. Do vậy, để quản lý CTRSH đô
thị và nông thôn hiệu quả cần có những thay đổi trong cơ chế quản lý cũng
như bộ máy quản lý chất thải rắn đô thị và nông thôn, đặc biệt là khu vực ven
đô các đô thị trực thuộc trung ương.
1.6. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH ĐÔ THỊ VÀ KHU VEN ĐÔ ĐÔ
THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.6.1. Thực trạng quản lý CTRSH thành phố Hà Nội [4], [23], [25]
a/. Khối lượng CTRSHphát sinh và tỷ lệ thu gom
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, ngoài khu đô thị trung tâm có 17 huyện
với khoảng 400 xã, thị trấn; Hiện nay, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt thải
ra môi trường trên địa bàn Hà Nội khoảng 6500 tấn/ngày, trong đó lượng
CTRSH phát sinh từ 12 quận nội thành khoảng 3800 tấn/ngày, từ các huyện
khu ven đô (9 huyện) khoảng 1110 tấn ngày; còn lại là lượng CTRSH phát
sinh từ các huyện khác vùng ngoại thành thành phố Hà Nội. Khu vực nội
thành tỷ lệ thu gom đạt 90-95% và khu vực ngoại thành tỷ lệ thu gom chỉ đạt
40-60%;
35
Theo Báo cáo tóm tắt “Qui hoạch xử lý CTR thành phố Hà Nội đến năm
2030, tầm nhìn 2050” (tài liệu phục vụ cuộc họp thứ 6 HĐND thành phố khóa
XIV, có bổ sung 02 quận mới được thành lập: Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm):
- Khối lượng CTRSH phát sinh trên toàn Thành phố là 6500 tấn/ngày,
trong đó 3800 tấn/ngày tại các quận, thi xã và 2700 tấn/ngày tại các huyện.
- Tỉ lệ thu gom của toàn thành phố Hà Nội: 74,5% khối lượng phát sinh
được chuyển vào khu xử lý, tương ứng 4768 tấn;
- Các quận và thị xã Sơn Tây: 70 - 100%. Cụ thể: 4 quận nội thành cũ:
100% (Ba Đình, hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Đống Đa); 5 quận mới: 85 -
90% (Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên); Các Quận
(Hà Đông, Bác Từ liêm và Nam Từ Liêm): 80%; Thị xã Sơn Tây: 70%. Tỉ lệ
thu gom CTR trên địa bàn thành phố Hà Nội giới thiệu ở biểu đồ hình 1.6.
Tỷ lệ thu gom
1001
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
□ Tỷ lệ thu gom
Toàn
thành
phố
Hà Nội Hà Đông Sơn Tây Chương Các
cũ Mỹ huyện
Hình 1.6: Tỷ lệ thu gom CTR trên địa bàn thành phố Hà Nội (%)
(Nguồn URENCO Hà Nội)[4]
b/. Thành phần CTRSH đô thị:
Trong thành phần CTRSH đô thị thành phố Hà Nội có CTRSH hữu cơ
chiếm 68,4%, trong đó 50% là CTRSH hữu cơ dễ phân huỷ, khó phân huỷ là
36
18,4% và CTRSH loại vô cơ là 31,6%. Nói cách khác, Trong thành phần
CTRSH đô thị thành phố Hà Nội có CTRSH hữu cơ dễ phân huỷ chiếm tỷ lệ
50%, tái chế 26,6% và CTRSH loại vô cơ chiếm tỷ lệ 26,6% (nguồn:
URENCO Hà Nội 2010
c/. Thu gom, vận chuyển CTRSH đô thị
- Phân loại CTRSH tại nguồn
Hiện tại, toàn thành phố Hà Nội chưa đồng loạt thực hiện phân loại rác
tại nguồn, chỉ có 1 số ít phường xã triển khai dự án 3R (giảm thiểu, tái sử dụng
và tái chế), có thực hiện phân loại rác tại nguồn. Dự án này do cơ quan hợp tác
quốc tế Nhật Bản (JICA) và URENCO Hà Nội phối hợp thực hiện trong
chương trình cải thiện môi trường thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến nay.
- Các đơn vị thu gom, vận chuyển CTRSH ở Hà Nội:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên môi trường đô
thị Hà Nội (gọi tắt là URENCO Hà Nội) trực thuộc UBND thành phố Hà Nội,
là doanh nghiệp chính chịu trách nhiệm quản lý (thu gom, vận chuyển, xử lý
CTR và duy trì VSMT đô thị trên địa bàn Hà Nội). Hiện nay URENCO Hà
Nội có tất cả 16 đơn vị thành viên với hơn 3500 cán bộ công nhân viên, trên
300 phương tiện vận tải và nhiều máy móc thiết bị xử lý rác thải hiện đại để
giữ gìn, bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội. URENCO Hà Nội phụ trách
thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải ở 4 Quận trung tâm của thành phố là
Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng. Ngoài ra, URENCO còn là
công ty hàng đầu về thu gom, xử lý các loại chất thải khác như chất thải xây
dựng, chất thải Công nghiệp, chất thải Y tế nguy hại và phân bùn bể phốt.
URENCO Hà Nội được Thành phố cho phép hoạt động theo mô hình Công ty
mẹ - công ty con từ năm 2011. Hình 1.7 giới thiệu sơ đồ cơ cấu tổ chức của
URENCO Hà Nội.
37
10 11 12 13 14 15 161 92 3 4 5 6 7 8
Hình 1.7: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của URENCO Hà Nội
(Nguồn URENCO Hà Nội)
Chú thích: 1. Phòng Kinh doanh; 2. Phòng Kỹ thuật - Công nghệ; 3.
Phòng Tài chính - Kế toán; 4. Phòng Tổ chức lao động; 5. Phòng Hành chính
- Tổng hợp; 6. Phòng Hợp tác quốc tế; 7. Ban Quản lý dự án; 8. Phòng
Truyền thông; 9. Phòng Điều hành sản xuất và quản lý chất lượng; 10. Chi
nhánh Ba Đình- URENCO 1; 11. Chi nhánh Hoàn Kiếm - URENCO 2; 12.
Chi nhánh Hai Bà Trưng - URENCO 3; 13. Chi nhánh Đống Đa - URENCO
4; 14. Chi nhánh Long Biên - URENCO 6; 15. Chi nhánh Cầu Diễn -
URENCO 7; 16. Chi nhánh Nam Sơn - URENCO 8
- Ban lãnh đạo: Chủ tịch Hội đồng thành viên; Tổng Giám đốc; Giám
đốc; Các phó tổng giám đốc.
- Khối phòng ban: Phòng kinh doanh; Phòng Kỹ thuật - Công nghệ;
Phòng Tài chính - Kế toán; Phòng Tổ chức lao động; Phòng Hành chính -
Tổng hợp; Phòng Hợp tác quốc tế; Ban quản lý dự án; Phòng truyền thông;
Phòng Điều hành sản xuất và quản lý chất lượng.
- Các chi nhánh: Chi nhánh Ba Đình URENCO 1; Chi nhánh Hoàn Kiếm
URENCO 2; Chi nhánh Hai Bà Trưng URENCO 3; Chi nhánh Đống Đa
38
URENCO 4; Chi nhánh Long Biên URENCO 6; Chi nhánh Cầu Diễn URENCO
7; Chi nhánh Nam Sơn URENCO 8. Ngoài URENCO Hà Nội còn có:
• Các đơn vị môi trường thuộc UBND các huyện ngoại thành Hà Nội
cũ như công ty môi trường đô thị Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì,
Từ Liêm...
• Các đơn vị tư nhân (Công ty dịch vụ cổ phần môi trường Thăng Long,
HTX Thành Công, công ty Môi trường xanh) tham gia thu gom, vận chuyển
CTR tại các quận nội thành xa trung tâm và một số huyện ngoại thành của
thành phố Hà Nội theo chủ trương xã hội hoá.
• 4 đơn vị (công ty cổ phần môi trường đô thị Hà Đông, công ty môi
trường và công trình đô thị Sơn Tây và 2 doanh nghiệp tư nhân ở huyện Chương
Mỹ)... trực tiếp thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Hà Nội mở rộng.
- Phương thức thu gom, vận chuyển CTRSH của URENCO Hà Nội:
chủ yếu vẫn dùng xe đẩy tay để thu gom CTRSH từ các hộ gia đình, các cơ sở
kinh doanh dịch vụ, thương mại và từ các thùng đựng rác thải công cộng. Sau
khi thu gom, CTRSH được đưa về tập kết tại các điểm trung chuyển tạm thời
để các phương tiện vận chuyển cơ giới (xe chuyên dùng) sẽ chuyên chở về
khu xử lý CTR ở Nam Sơn để xử lý. Riêng đối với CTR có thành phần hữu cơ
cao như rác chợ được vận chuyển thẳng đến xí nghiệp chế biến phân hữu cơ
Cầu Diễn để sản xuất phân compost.
d/. X ử lý CTRSH đô thị
- Hiện trạng về công nghệ xử lý
Thành phố Hà Nội là địa phương đi đầu trong cả nước về xử lý CTR,
hiện đang xử lý CTRSH bằng phương pháp chôn lấp, chế biến phân bón vi
sinh (phân compost), tái chế, tái sử dụng các thành phần phế thải kim loại,
giấy, nhựa... để phục vụ sản xuất và sản xuất vật liệu xây dựng.
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030

More Related Content

What's hot

Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và môi trường không khí tại công ty ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và môi trường không khí tại công ty ...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và môi trường không khí tại công ty ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và môi trường không khí tại công ty ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...luanvantrust
 
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAYĐề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
 
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóaLuận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
 
Đề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Đại Hợp, HAY
Đề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Đại Hợp, HAYĐề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Đại Hợp, HAY
Đề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Đại Hợp, HAY
 
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đ
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và môi trường không khí tại công ty ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và môi trường không khí tại công ty ...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và môi trường không khí tại công ty ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và môi trường không khí tại công ty ...
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị xã Phúc Yên, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị xã Phúc Yên, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị xã Phúc Yên, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị xã Phúc Yên, HAY
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAY
 
Đề tài: Hiện trạng môi trường và giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thép
Đề tài: Hiện trạng môi trường và giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thépĐề tài: Hiện trạng môi trường và giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thép
Đề tài: Hiện trạng môi trường và giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thép
 
Luận văn: Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại TP Bảo Lộc, HAY
Luận văn: Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại TP Bảo Lộc, HAYLuận văn: Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại TP Bảo Lộc, HAY
Luận văn: Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại TP Bảo Lộc, HAY
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
 
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI - TẢ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢ...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI  - TẢ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HÀ NỘI - TẢ...
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
 
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 200m3 /ngày đêm
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 200m3 /ngày đêmHệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 200m3 /ngày đêm
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 200m3 /ngày đêm
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa, HOTĐề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa, HOT
 
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
 

Viewers also liked

Luận văn tốt nghiệp thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y...
Luận văn tốt nghiệp thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y...Luận văn tốt nghiệp thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y...
Luận văn tốt nghiệp thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chính sách quản lý chất thải rắn của Thụy Điển
Chính sách quản lý chất thải rắn của Thụy ĐiểnChính sách quản lý chất thải rắn của Thụy Điển
Chính sách quản lý chất thải rắn của Thụy Điểnhuuduyen12
 
Chuyên đề quản lý rác thải trên địa bàn thành phố hà nội tài liệu, ebook, g...
Chuyên đề quản lý rác thải trên địa bàn thành phố hà nội   tài liệu, ebook, g...Chuyên đề quản lý rác thải trên địa bàn thành phố hà nội   tài liệu, ebook, g...
Chuyên đề quản lý rác thải trên địa bàn thành phố hà nội tài liệu, ebook, g...Thanh Minh
 
Powerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắnPowerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắnNhung Lê
 
Bài giảng ths. lý-rác thải y tế
Bài giảng ths. lý-rác thải y tếBài giảng ths. lý-rác thải y tế
Bài giảng ths. lý-rác thải y tếvinhvd12
 

Viewers also liked (7)

Luận văn tốt nghiệp thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y...
Luận văn tốt nghiệp thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y...Luận văn tốt nghiệp thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y...
Luận văn tốt nghiệp thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y...
 
Chính sách quản lý chất thải rắn của Thụy Điển
Chính sách quản lý chất thải rắn của Thụy ĐiểnChính sách quản lý chất thải rắn của Thụy Điển
Chính sách quản lý chất thải rắn của Thụy Điển
 
Chuyên đề quản lý rác thải trên địa bàn thành phố hà nội tài liệu, ebook, g...
Chuyên đề quản lý rác thải trên địa bàn thành phố hà nội   tài liệu, ebook, g...Chuyên đề quản lý rác thải trên địa bàn thành phố hà nội   tài liệu, ebook, g...
Chuyên đề quản lý rác thải trên địa bàn thành phố hà nội tài liệu, ebook, g...
 
Chất thải rắn
Chất thải rắnChất thải rắn
Chất thải rắn
 
Powerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắnPowerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắn
 
Writing APA
Writing APAWriting APA
Writing APA
 
Bài giảng ths. lý-rác thải y tế
Bài giảng ths. lý-rác thải y tếBài giảng ths. lý-rác thải y tế
Bài giảng ths. lý-rác thải y tế
 

Similar to Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030

Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...Man_Ebook
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...luanvantrust
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm ToánCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm ToánViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030 (20)

Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng khu đô thị mới tại Nam Định
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng khu đô thị mới tại Nam ĐịnhLuận văn: Quản lý trật tự xây dựng khu đô thị mới tại Nam Định
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng khu đô thị mới tại Nam Định
 
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồngLuận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOTLuận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
 
Tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị mới và làng xóm, HAY
Tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị mới và làng xóm, HAYTổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị mới và làng xóm, HAY
Tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị mới và làng xóm, HAY
 
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
 
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị quận Hà Đông, HOT
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị quận Hà Đông, HOTLuận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị quận Hà Đông, HOT
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị quận Hà Đông, HOT
 
Luận án: Quản lí xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mở rộng
Luận án: Quản lí xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mở rộngLuận án: Quản lí xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mở rộng
Luận án: Quản lí xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mở rộng
 
Quản Lý Hoạt Động Hợp Tác Quốc Tế Tại Văn Phòng Quốc Hội
Quản Lý Hoạt Động Hợp Tác Quốc Tế Tại Văn Phòng Quốc HộiQuản Lý Hoạt Động Hợp Tác Quốc Tế Tại Văn Phòng Quốc Hội
Quản Lý Hoạt Động Hợp Tác Quốc Tế Tại Văn Phòng Quốc Hội
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
 
Khai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt
Khai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà LạtKhai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt
Khai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt
 
Luận án: Nhân tố liên kết các địa phương trong vùng ở Việt Nam
Luận án: Nhân tố liên kết các địa phương trong vùng ở Việt NamLuận án: Nhân tố liên kết các địa phương trong vùng ở Việt Nam
Luận án: Nhân tố liên kết các địa phương trong vùng ở Việt Nam
 
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAY
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAYLuận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAY
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAY
 
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...
 
Luận văn: Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường Chinh
Luận văn: Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường ChinhLuận văn: Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường Chinh
Luận văn: Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường Chinh
 
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanh
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanhLuận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanh
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanh
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
 
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAYLuận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
 
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAYLuận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm ToánCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố hà nội đến năm 2030

  • 1.
  • 2. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ^ ^ BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI LÊ CƯỜNG MỒ HÍNH VÀ GIAI PHÁP QUAN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT KHU VEN ĐỒ ĐỒ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH MÃ SỐ: 62.58.01.06 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. HOÀNG VĂN HUỆ 2. PGS.TS. CÙ HUY ĐẤU Hà Nội - 2015
  • 3. I Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất cứ công trình nào khác Hà Nội, năm 2015 Tác giả luận án Ths. Lê Cường
  • 4. II Lời cảm ơn Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, đến nay luận án đã hoàn thành. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Hoàng Văn Huệ, PGS.TS Cù Huy Đấu đã tận tình hướng dẫn khoa học và động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Ban giám hiệu, Khoa sau đại học Trường đại học Kiến trúc Hà Nội đã quan tâm và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Quản lý đô thị và Công trình, Bộ môn Kỹ thuật hạ tầng và Môi trường đô thị Khoa Sau đại học đã có nhiều trao đổi, trực tiếp đóng góp nhiều ý kiến quý báu và động viên tác giả trong suốt quá trình làm luận án, đặc biệt là trong lúc khó khăn nhất. Tác giả cũng gửi lời cảm ơn tới cơ quan, bạn bè đồng nghiệp tại Quận Hà Đông, gia đình đã tạo điều kiện, động viên tác giả hoàn thành luận án. Hà Nội, năm 2015 Tác giả luận án Ths. Lê Cường
  • 5. III MỤC LỤC Trang Lời cam đoan............................................................................................... I Lời cảm ơn................................................................................................... II Mục lục........................................................................................................ III Danh mục các chữ viết tắt......................................................................... X Danh mục hình vẽ...................................................................................... XI Danh mục các bảng biểu........................................................................... XIII PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết đề tài luận án................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứ u ............................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu của luận án.................................................................................................. 2 4.1. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 2 4.2. Cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu của luận án................................ 5 5. Cấu trúc của luận án............................................................................. 5 6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và những đóng góp mới của luận án.. 6 6.1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án......................................... 6 6.2. Những đóng góp mới của luận án........................................................ 7 7. Một số khái niệm khoa học về CTR và quản lý CTR....................... 8
  • 6. IV 7.1. Khái niệm về chất thải rắn.................................................................... 8 7.2. Quản lý CTR......................................................................................... 8 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐÔ THỊ VÀ KHU VEN ĐÔ........................................................ 10 1.1. Vùng ngoại thành và khu ven đô...................................................... 10 1.1.1. Khái niệm vùng ngoại thành và khu ven đô.................................... 10 1.1.2. Sự khác biệt giữa vùng ngoại thành và khu ven đô......................... 12 1.2. Quá trình hình thành và phát triển các khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội............................................................................... 12 1.2.1. Sự hình thành và phát triển các quận/huyện thành phố Hà Nội..... 12 1.2.2. Khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050............................................................................... 15 1.3. Các đặc trưng cơ bản khu ven đô, phân loại khu dân cư ven đô 19 1.3.1. Các đặc trưng cơ bản khu ven đô..................................................... 19 1.3.2. Phân loại khu dân cư ven đô............................................................. 20 1.4. Thực trạng quản lý CTRSH đô thị và khu ven đô một số nước trên thế giới................................................................................................ 21 1.4.1. Quản lý CTRSH tại các nước phát triển.......................................... 21 1.4.2. Quản lý CTRSH tại các nước đang phát triển................................. 24 1.5. Thực trạng quản lý CTRSH đô thị và khu ven đô một số đô thị• • o M. AỈ • • • ở Việt N am ................................................................................................. 28 1.5.1. Quản lý CTRSH tại thành phố Hồ Chí M inh................................. 28 1.5.2. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Đà N ẵng................. 31 1.5.3. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Hải Phòng.................. 32
  • 7. V 1.5.4. Nhận xét, Đánh giá thực trạng quản lý CTRSH đô thị và khu ven đô ở Việt N am ............................................................................................. 33 1.6. Thực trạng quản lý CTRSH đô thị và khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội .............................................................................. 34 1.6.1. Thực trạng Quản lý CTRSH thành phố Hà N ội............................. 34 1.6.2. Thực trạng Quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội .................................................................................................. 43 1.6.3. Cơ chế chính sách quản lý CTRSH của thành phố Hà N ội........... 47 1.7. Các mô hình xã hội hóa quản lý CTRSH tại Việt Nam và thành phố Hà Nội ................................................................................................. 48 1.7.1. Đánh giá chung 48 1.7.2. Các mô hình xã hội hóa quản lý chất thải ở Việt N am ................... 49 1.7.3. Các mô hình xã hội hóa quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Hà N ội.......................................................................................................... 53 1.7.4. Đánh giá hiệu quả của các mô hình xã hội hoá quản lý CTRSH ... 54 1.8. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tà i............. 57 1.8.1 Tiêu chí lựa chọn các đề tài, luận án, luận văn................................ 57 1.8.2. Đánh giá các đề tài, luận án, luận văn và các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đã từng công b ố ................................................... 58 1.8.3. Nhận xét, đánh giá............................................................................ 65 1.9. Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu giải quyết........................... 67 Kết luận chương 1. 69 Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THựC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CTRSH KHU VEN ĐÔ ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030................................................................................. 70 2.1. Phương pháp luận khoa học quản lý chất thải rắ n ............ 70
  • 8. VI 2.1.1. Hệ thống quản lý CTR.......................................................... V0 2.1.2. Các loại hình hệ thống quản lý CTR khu ven đ ô .................. V1 2.1.3. Các đặc trưng cơ bản của các hệ thống quản lý CTR.......... V1 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của các hệ thống quản lý CTR.................... V2 2.1.5. Các loại hình cơ cấu tổ chức quản lý trong hệ thống quản lý CTR V3 2.1.6. Ranh giới quản lý và trách nhiệm quản lý CTR................... V5 2.1.V. Các công cụ quản lý CTR....................................................... Vỏ 2.2. Các yếu tố tác động tới mô hình và giải pháp quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà N ội.................................... VS 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường........................... VS 2.2.2. Khoa học kỹ thuật và công nghệ...................................................... S1 2.2.3. Những tác động từ Chuyển đổi cơ chế từ chế độ kinh tế tập trung, hành chính - bao cấp sang nền kinh tế thị trường..................................... S2 2.2.4. Yếu tố xã hội hóa dịch vụ quản lý CTRSH.................................... S2 2.2.5. Yếu tố quan hệ giữa các chủ thể, đối tượng và mục tiêu quản lý CTRSH........................................................................................................ Sỏ 2.2.Ỏ. Yếu tố hợp tác quản lý ...................................................................... SV 2.3. Cơ sở pháp lý ..................................................................................... SV 2.3.1. Các văn bản pháp luật hiện hành về quản lý CTRSH đô th ị......... SV 2.3.2. Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.. SS 2.3.3. Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn 2050............................................................................................... 90 2.3.4. Chủ trương, chính sách xã hội hóa công tác bảo vệmôi trường... 91 2.3.5. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thànhphố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ................................................ 9ỏ
  • 9. VII 2.3.6.Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 ..................................................................................... 97 2.3.7 Định hướng quy hoạch xử lý CTRSH thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 .................................................................... 99 2.4. Dự báo lượng CTRSH phát sinh tại khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.......... 104 Kết luận chương 2 ............................................................................. 106 Chương S. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP QUẨN LÝ CTRSH KHU VEN ĐÔ ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050........................... 107 3.1. Quan điểm, mục tiêu và các nguyên tắc quản lý CTRSH............. 107 3.1.1. Quan điểm.......................................................................................... 107 3.1.2. Mục tiêu.............................................................................................. 108 3.1.3. Các nguyên tắc cơ bản........................................................................ 109 3.2. Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2G5G.............................................................................................................. 113 3.2.1.Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý URENCO huyện.......................... 113 3.2.2 Mô hình HTX dịch vụ môi trường................................................... 114 3.2.3. Mô hình tổ (đội) vệ sinh môi trường do dân tự quản..................... 116 3.2.4. Đánh giá mô hình cơ cấu tổ chức URENCO huyện/HTX Dịch vụ Môi trường, tổ đội VSMT......................................................................... 118 3.2.5. Những khó khăn và thách thức khi triển khai thực hiện mô hình 119 3.3. Mô hình tổng quát xử lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050................................... 121
  • 10. VIII 3.3.1 Mô hình xử lý CTRSH tập trung đối với các huyện có khu xử lý CTRSH theo QH........................................................................................... 121 3.3.2. Mô hình xử lý CTRSH đối với các huyện không có khu xử lý CTRSH theo quy hoạch............................................................................... 124 3.3.3. Các điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn......................... 125 3.4. Mô hình quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050............................. 12V 3.4.1. Sơ đồ tổng quát quản lý CTRSH..................................................... 12V 3.4.2. Mô hình và giải pháp cụ thể quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ..... 12S 3.5. Đề xuất giải pháp quản lý (thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý) CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050......................................................... 129 3.5.1. Nguồn phát sinh CTRSH.................................................................. 129 3.5.2. Thu gom, phân loại CTRSH tại nguồn............................................ 130 3.5.3. Thu gom, vận chuyển CTRSH........................................................ 135 3.5.4. Xử lý CTRSH................................................................................... 13V 3.6. Cơ chế chính sách quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050................................... 140 3.ỏ.1. Cơ chế chính sách về xã hội hoá công tác quản lý chất thải rắn và bảo vệ môi trường........................................................................................ 140 3.Ỏ.2. Cơ chế chính sách thu hút sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý CTR........................................................................................... 143 3.Ỏ.3. Cơ chế chính sách về nhân sự và công tác đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ kỹ thuật................................................................. 144
  • 11. IX 3.6.4. Cơ chế chính sách trong công tác thu hút vốn đầu tư và quản lý 145 vốn đầu tư .................................................................................................... 3.6.5. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về công tác quản lý CTR......................................................................................................... 146 3.7. Bàn luận kết quả nghiên cứu.............................................................. 149 3.7.1. Bàn luận về khái niệm khu ven đô và vùng ngoại thành................. 149 3.7.2. Bàn luận về mô hình cơ cấu tổ chức quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050........... 150 3.7.3. Bàn luận về mô hình xử lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050....................................... 151 3.7.4. Bàn luận về Mô hình quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050................................ 152 3.7.5. Bàn luận về Giải pháp quản lý (thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý) CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050............................................................................. 152 3.7.6. Bàn luận về Cơ chế chính sách quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050....................... 153 Kết luận chương 3 154 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................... 155 CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH.................. 159 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 160 PHỤ LỤC..................................................................................................... 168
  • 12. X Tiếng Việt Tiếng Anh r r Danh mục các cụm từ viêt tăt BCL CTR BCLHVS BVTV CBCNV CTR CTRHC CTRSH CTRCN CTRYT HTX HĐND Khu LHXL CTR NCKH PTBV QH Sở TN & MT TPHCM TNHH VSMT UBND TNHH MTV ACVN URENCO UN ESCAP 3R Bãi chôn lấp chất thải rắn Bãi chôn lấp hợp vệ sinh Bảo vệ thực vật Cán bộ công nhân viên Chất thải rắn Chất thải rắn hữu cơ Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn công nghiệp Chất thải rắn y tế Hợp tác xã Hội đồng nhân dân Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghiên cứu khoa học Phát triển bền vững Quy hoạch Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh Trách nhiệm hữu hạn Vệ sinh môi trường Uỷ ban nhân dân Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hiệp hội các đô thị Việt Nam (Association of Cities of Viet Nam) Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên môi trường đô thị Ủy ban Kinh tế - xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Liên hợp quốc Reduction, Reuse, Recycle (Giảm thiểu - tái sử dụng - Tái chế)
  • 13. XI DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Đô thị trung tâm thành phố Hà Nội và khu ven đô giai đoạn 2014 - 2030 (thời kỳ khu vực nội thành thành phố Hà Nội có 12 quận ... 17 Hình 1.2. Đô thị trung tâm thành phố Hà Nội và khu ven đô dự kiến cho giai đoạn 2030 - 2050.................................................................................. 1S Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải ở Singapore............................ 24 Hình 1.4. Sơ đồ xử lý rác thải bằng công nghệ DANO thành phố Bangkok, Thái Lan........................................................................................ 25 Hình 1.5. Qui trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt đô thị trên thế giới.................................................................................................. 27 Hình 1.6: Tỷ lệ thu gom CTR trên địa bàn thành phố Hà Nội (% )......... 35 Hình 1.7: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của URENCO Hà Nội............... 37 Hình 1.8: Bản đồ vị trí các cơ sở xử lý chất thải rắn thành phố Hà Nội.. 34 Hình 1.9. Phạm vi phục vụ của một số khu xử lý CTR tại Hà N ội.......... 42 Hình 2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng kiểu phân khu vực quản lý.......................................................................................................... 74 Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc kiểu ma trận....................................................... 74 Hình 2.3. Các yếu tố tác động tới mô hình và giải pháp quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030.................. 79 Hình 2.4. Quy trình cơ bản quy hoạch xử lý CTR.................................... 100 Hình 2.5: Phân vùng vị trí các khu XL CTR Thủ đô Hà N ội.................... 102 Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý CTR của URENCO huyện......... 113 Hình 3.2.Sơ đồ tổ chức quản lý Hợp tác xã dịch vụ môi trường.............. 116 Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức quản lý đội VSMT tự quản................................. 117 Hình 3.4. Mô hình xử lý CTRSH tập trung đối với các huyện có khu xử lý CTRSH theo quy hoạch........................................................................... 123
  • 14. XII Hình 3.5 Các khu xử lý CTRSH trên địa bàn 9 huyện khu venđô thành phố Hà Nội theo quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050...... 124 Hình 3.6. Mô hình xử lý CTRSH đối với các huyện không có khu xử lý CTRSH theo quy hoạch............................................................................... 125 Hình 3.7. Các trạm trung chuyển CTRSH trên địa bàn 9 huyện khu ven đô thành phố Hà Nội theo quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.............................................................................................................. 126 Hình 3.8: Mô hình quản lý thu gom phân loại CTR tại nguồn và vận chuyển tới điểm xử lý cuối cùng................................................................ 127 Hình 3.9. Mô hình quản lý CTRSH cho thị trấn huyện, các khu dân cư thuộc xã đô thị hóa khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030...................................................................................................... 128 Hình 3.10. Mô hình quản lý CTRSH cho khu dân cư thuộc xã thuần nông............................................................................................................... 129 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các cơ sở xử lý CTRSH ở Hà N ộ i...................................... 41 Bảng 1.2. Bảng ma trận đánh giá hiệu quả xã hội hóa quản lý CTR ở Việt N am ................................................................................................. 54 Bảng 2.1. Các đơn vị hành chính cấp huyện khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà N ộ i............................................................................... so Bảng 2.2. Dự báo lượng CTRSH khu ven đô phát sinh đến năm 2030... 105 Bảng 3.1. Quy mô, công suất và công nghệ xử lý các khu xử lý CTRSH tập trung khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội....................... 121
  • 15. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Quản lý tổng hợp CTR là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới phát triển bền vững đất nước. Thực tiễn quản lý CTR ở Việt Nam cho thấy, trong công tác quản lý CTR, chúng ta mới quan tâm nhiều đến quản lý CTR đô thị, còn khu vực nông thôn, khu ven đô của các đô thị lớn công tác quản lý CTR vẫn còn nhiều bất cập [3], [73]. Thành phố Hà Nội là thành phố có dân số trên 6,5 triệu người, diện tích thành phố lên tới trên 3300 km2; công tác quản lý CTRSH sẽ khó khăn và phức tạp hơn nhất là ở các khu vực ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội. Khu vực ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội là nơi có tốc độ đô thị hoá nhanh nhưng nếp sống sinh hoạt và văn hoá vẫn mang nhiều tính chất nông thôn. Mặt khác công tác quản lý của chính quyền địa phương vẫn còn mang tính chất làng xã. Chính những đặc trưng đó có ảnh hưởng lớn tới công tác quản lý CTRSH trong cộng đồng dân cư; nếu không có giải pháp quản lý hữu hiệu thì công tác quản lý CTR của thành phố Hà Nội sẽ là một bài toán nan giải ngày càng phức tạp [40]. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, ngoài khu đô thị trung tâm có 17 huyện với 435 xã, thị trấn, trong đó có nhiều làng nghề; Hiện nay, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường trên địa bàn Hà Nội khoảng 6500 tấn/ngày, trong đó lượng CTRSH phát sinh từ 12 quận nội thành khoảng 3800 tấn/ngày, từ các huyện khu ven đô (9 huyện) khoảng 1110 tấn/ngày; còn lại là lượng CTRSH phát sinh từ các huyện còn lại vùng ngoại thành thành phố Hà Nội [4]. Tại nhiều vùng nông thôn đã hình thành các mô hình thu gom rác thải do dân tự quản, một số địa phương đã thành lập HTX dịch vụ môi trường, công ty dịch vụ môi trường. Tuy nhiên chỉ số ít mô hình thực hiện hiệu quả,
  • 16. 2 phần lớn do hình thành tự phát nên hoạt động không bền vững. Qua điều tra, hiện Hà Nội có 355/424 xã thành lập tổ thu gom rác thải. Có 143 xã đã tổ chức chuyển rác đi xử lý, chôn lấp tại bãi rác tập trung của thành phố, chiếm tỷ lệ 40,28%, chủ yếu là ở các thị trấn và xã lân cận khu vực nội thành. Một số thôn, khu dân cư ở vùng sâu, vùng xa vẫn gặp khó khăn trong thu gom rác thải. Tại khu vực ven đô các đô thị lớn do trung ương quản lý, có quá trình đô thị hoá cao, nếu quản lý chất thải không tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường [22], [29], [51]. Quản lý CTRSH khu vực dân cư ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đang trở nên bức xúc. Do vậy đề tài “Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030 " là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu - Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, chất lượng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội. - Xây dựng mô hình và giải pháp quản lý CTR sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội phù hợp với quy hoạch xử lý CTR thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Chất thải rắn sinh hoạt. CTR phát sinh từ các khu công nghiệp, làng nghề thuộc đề tài nghiên cứu khác. 3.2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu: 09 huyện thuộc vùng ngoại thành, có ranh giới hành chính tiếp giáp với các quận thuộc khu vực nội thành thành phố Hà Nội theo quy hoạch đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận 4.1. Phương pháp nghiên cứu
  • 17. 3 Luận án đã sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu: a/. Phươngpháp điều tra, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài Điều tra, khảo sát và thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài: - Các tài liệu, số liệu liên quan đến làng xã, phường làng ven đô; - Các tài liệu, số liệu về hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội; - Quá trình hình thành và phát triển các làng xã, phường làng ven đô; mối quan hệ với việc hình thành và phát triển các quận nội thành đô thị trung tâm thành phố Hà Nội; - Điều tra, khảo sát và thu thập các tài liệu, số liệu về thực trạng quản lý CTR các điểm dân cư ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội; các mô hình quản lý CTRSH các điểm dân cư nông thôn và vùng ven đô thành phố Hà Nội; thực trạng công tác xã hội hóa quản lý CTR ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội; b/. Phươngpháp kế thừa Luận án đã kế thừa một cách có chọn lọc các nghiên cứu đã có ở trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp đến đề tài. Các nghiên cứu ở nước ngoài về quản lý CTRSH vùng ven đô rất ít, nhưng không phải là không có, có thể là liên quan trực tiếp hay gián tiếp mà thôi. Các nghiên cứu đã có ở trong nước, chủ yếu là quản lý CTR nông thôn, bao gồm quản lý CTRSH, CTRYT, CTR làng nghề, CTR sau thu hoạch, quản lý chất thải chăn nuôi,... cũng có rất ít tài liệu, đề tài nghiên cứu về quản lý CTR ven đô. Các khái niệm về ven đô cũng chưa rõ. Tác giả đã kế thừa một cách có chọn lọc các nghiên cứu về làng xã, ven đô, lịch sử hình thành các quận, huyện của thành phố Hà Nội qua các thời kỳ để từ đó tổng hợp phân tích về sự hình thành và phát triển các làng xã ven đô, hình thành các khái niệm phường làng,... phân tích mối quan hệ giữa
  • 18. 4 làng xã - phường làng và các phường thuộc khu vực nội thành đô thị trung tâm thành phố Hà Nội. Vì đây là cơ sở quan trọng để đề xuất các mô hình và giải pháp quản lý CTRSH ven đô phù hợp với từng đối tượng cụ thể. c/. Phươngpháp tổng hợp, phân tích, đánh giá và đề xuất: Dựa vào các tài liệu, số liệu đã thu thập được tiến hành phân tích đánh giá mối quan hệ giữa 3 chủ thể " Nông thôn - ven đô - thành thị" trong quá trình đô thị hóa và mở rộng thành phố. Phân tích đánh giá đặc điểm cơ bản vùng ven đô về các mặt: - Cấu trúc làng xã ven đô thay đổi thế nào trong quá trình đô thị hóa và mở rộng thành phố; Trình độ dân trí, điều kiện văn hóa, lối sống của người dân ven đô; Đặc điểm cơ sở hạ tầng các điểm dân cư ven đô trong quá trình đô thị hóa và mở rộng thành phố; - Phân tích đánh giá thực trạng quản lý CTR các điểm dân cư ven đô; các mô hình quản lý CTR nông thôn và vùng ven đô; - Định hướng quy hoạch phát triển không gian và cơ sở hạ tầng thành phố Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050; Quy hoạch tổng thể quản lý CTR Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050; Tất cả các vấn đề trên sẽ tác động trực tiếp đến mô hình và giải pháp quản lý CTRSH vùng ven đô; ảnh hưởng đến công tác xã hội hóa quản lý CTRSH vùng ven đô. d/. Phươngpháp so sánh, đối chứng: Luận án đã sử dụng phương pháp so sánh, đối chứng để so sánh kết quả nghiên cứu của đề tài với kết quả của các nghiên cứu đã có ở trong và ngoài nước trong phần bàn luận, được lồng ghép vào các mục của chương 3, để minh chứng cho tính mới và những đóng góp của luận án. e/. Phươngpháp chuyên gia. Luận án đã sử dụng các thông tin, ý kiến góp ý của chuyên gia trong
  • 19. 5 lĩnh vực quản lý CTR và bảo vệ môi trường, những nhà lập chính sách, các cán bộ làm công tác quản lý tại các địa phương, đặc biệt là các nhà quản lý quy hoạch, cán bộ tư vấn, các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Đặc biệt là những góp ý phản biện quý báu cho luận án thông qua các đợt sinh hoạt mang tính học thuật ở cấp bộ môn sau đại học, bảo vệ chuyên đề, Hội thảo luận án. 4.2. Cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu của luận án. Luận án tiếp cận khu ven đô ở thể "Động", luôn biến đổi trong quá trình đô thị hóa và mở rộng thành phố. Các làng xã ven đô hiện nay trước đây thuộc khu vực nông thôn, trong quá trình đô thị hóa và mở rộng thành phố sẽ về khu vực nội thành theo các thời kỳ lích sử và giai đoạn quy họach. Tuy nhiên, xét về mặt bản chất có thể gọi là xã đô thị hóa, vì ngoài thôn (làng), xóm, đình làng, giếng làng,... có thể có cả các khu chức năng khác đô thị như khu đô thị cũ, khu đô thị mới, cơ quan, trường học, trung tâm thương mại,... Đúc kết kinh nghiệm quản lý CTRSH đô thị và vùng nông thôn trên thế giới, tác giả chỉ chọn một số nước điển hình trong khu vực, có điều kiện tương đồng với Việt Nam như: Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Philippines. Việc tiếp cận như trên được xem là phù hợp trong nghiên cứu để xuất các mô hình và giải pháp quản lý CTR cho khu dân cư thuộc xã đô thị hóa, mô hình và giải pháp quản lý CTR cho khu dân cư thuộc xã thuần nông ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội phù hợp với quá trình đô thị hóa, phù hợp với Quy hoạch xử lý CTR ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 5. Cấu trúc của luận án Ngoài phần phụ lục, các tài liệu tham khảo,.., Nội dung luận án với tổng cộng 158 trang, bố cục 3 chương chính: Phần mở đầu (9 tr)
  • 20. 6 Chương 1. Tổng quan về quản lý CTR sinh hoạt đô thị và khu ven đô (60 trang) Chương 2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của luận án (37 trang) Chương 3. Đề xuất mô hình và giải pháp quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (52 trang) 6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và những đóng góp mới của luận án: 6.1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án a/. Ý nghĩa khoa học: - Bằng các luận điểm, luận cứ khoa học, luận án đã làm rõ khái niệm khu ven đô, sự khác biệt giữa khu ven đô và vùng ngoại thành. Trên cơ sở đó xác định và làm rõ khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. - Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng quản lý CTR khu ven đô đô thị ở nước ta; đúc kết kinh nghiệm quản lý CTRSH đô thị và khu ven đô một số nước trong khu vực; cơ chế hiện hành quản lý CTRSH đô thị và nông thôn; các yếu tố ảnh hưởng...tác giả đề xuất mô hình và giải pháp quản lý CTR sinh hoạt phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hóa và lối sống của người dân khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. b/. Ý nghĩa thực tiễn: - Góp phần triển khai thực hiện Quy hoạch xử lý chất thải rắn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. - Áp dụng cho khu dân cư ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội, áp dụng nhân rộng cho các khu ven đô của các đô thị khác có điều kiện tương tự. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo phục vụ đào tạo đại học và sau đại học cho chuyên ngành quản lý đô thị và công trình.
  • 21. 7 6.2. Những đóng góp mới của luận án: 1. Luận án đã tiếp cận đối tượng nghiên cứu ở thể động, nghiên cứu khu ven đô đô thị trung tâm TP Hà Nội luôn biến đổi trong quá trình phát triển và mở rộng thành phố; nghiên cứu hệ thống quản lý CTRSH khu ven đô trong mối quan hệ hữu cơ, tương tác và đa chiều giữa các thành phần trong hệ thống quản lý CTRSH. 2. Luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện các vấn đề liên quan đến khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội; 3. Đề xuất Mô hình cơ cấu tổ chức URENCO huyện/HTX dịch vụ Môi trường, tổ đội VSMT tự quản; Làm rõ mối quan hệ giữa URENCO huyện/HTX dịch vụ Môi trường, tổ đội VSMT tự quản với UBND các cấp từ huyện xuống xã và làm rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của các bộ phận và cá nhân có liên quan. 4. Đề xuất Mô hình tổng quát xử lý CTRSH 09 huyện khu ven đô, xác định vị trí, quy mô, công suất và công nghệ xử lý các khu xử lý CTRSH khu ven đô đối với các huyện khu ven đô có và không có khu xử lý CTRSH theo quy hoạch. 5. Đề xuất 03 mô hình và giải pháp quản lý CTRSH: (1) Mô hình quản lý thu gom phân loại CTR tại nguồn và vận chuyển tới điểm xử lý cuối cùng; (2) Mô hình quản lý CTRSH cho các khu dân cư thị trấn huyện, xã đô thị hóa; (3) Mô hình quản lý CTRSH cho khu dân cư thuộc xã thuần nông; Quy trình thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến 2030. ó. Cơ chế và chính sách xã hội hóa dịch vụ quản lý CTRSH cho khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội.
  • 22. 8 7. Một số khái niệm khoa học về CTR và quản lý CTR 7.1. Khái niệm về chất thải rắn [13], [69], [76], [77] 1. “Chất thải rắn thông thường’’ là chất thải ở thể rắn không nguy hại được thải ra từ quá trình sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. 2. “Chất thải rắn sinh hoạt” là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. 3. “Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn” là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng tại khu vực nông thôn. 4. “Chất thải rắn sinh hoạt đô thị” là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng tại khu vực đô thị. 5. “Chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ” là các chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt, có nguồn gốc từ thực phẩm rau, quả, củ, lá cây, thức ăn thừa. 6. “Chất thải rắn sinh hoạt vô cơ” là các chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt, gồm kim loại, thủy tinh, chai, lọ bằng thủy tinh, nhựa, bao nilon. 7. “Chất thải rắn xây dựng” là chất thải rắn phát thải trong quá trình cải tạo, xây dựng, phá dỡ công trình, các phế liệu trong xây dựng và các loại phế thải gián tiếp phát sinh trong quá trình thi công, xây dựng. 8. “Chất thải rắn công nghiệp” là chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác. 7.2. Quản lý CTR Khái niệm về quản lý CTR trong Luật BVMT 2014 như sau: 1. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường bao gồm hệ thống thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải và quan trắc môi trường. 2. Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải
  • 23. 9 3. “Hoạt động quản lý chất thải rắn thông thường” bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn thông thường, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn thông thường nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. 4. “Đơn vị vệ sinh môi trường” là các tổ chức đủ điều kiện và được phép thực hiện hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật. 5. “Phí vệ sinh” là khoản phí bắt buộc theo quy định phải nộp hàng tháng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cung cấp dịch vụ vệ sinh 6. “Điểm tập kết chất thải rắn tập trung của xã” là khu đất được chọn làm nơi tạm thời tập kết chất thải rắn từ các hộ gia đình để chuyển đi chôn lấp, xử lý tại điểm xử lý chất thải rắn thải tập trung. 7. “Điểm xử lý chất thải rắn tập trung của huyện” là khu đất được chọn xây dựng điểm xử lý chất thải rắn tập trung của huyện với quy mô chôn lấp chất thải rắn cho 02 xã trở lên, phù hợp với quy hoạch của huyện và thành phố. 8. “Điểm chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh” là điểm xử lý chất thải rắn tập trung của huyện có sử dụng hình thức chôn lấp chất thải rắn và áp dụng các biện pháp đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. 9. “Khu xử lý chất thải rắn tập trung” bao gồm: a) Khu liên hợp xử lý chất thải rắn: là tổ hợp của một hoặc nhiều hạng mục công trình xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn và bãi chôn lấp chất thải rắn. b) Nhà máy xử lý chất thải rắn: là cơ sở xử lý chất thải rắn bao gồm đất đai, nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, trang thiết bị và các hạng mục công trình phụ trợ được sử dụng cho hoạt động xử lý chất thải rắn.
  • 24. 10 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐÔ THỊ VÀ KHU VEN ĐÔ 1.1. VÙNG NGOẠI THÀNH VÀ KHU VEN ĐÔ 1.1.1. Khái niệm vùng ngoại thành và khu ven đô a/. Khu vực nội thành và vùng ngoại thành: Thành phố Hà Nội là thành phố trực thuộc Trung ương có các đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm các quận, thị xã và các huyện. Các quận hợp thành khu vực nội thành của thành phố, dưới quận là các phường. Các huyện hợp thành vùng ngoại thành, dưới huyện là các xã, thị trấn. Thị xã là đơn vị hành chính không thuộc nội thành hay vùng ngoại thành; dưới thị xã là các phường, xã [5]. b/. Khái niệm vùng ven đô Một số nghiên cứu về mặt kinh tế - xã hội cũng như quy hoạch đô thị đã quan tâm nhiều đến khu vực “ven đô”. Thuật ngữ này cũng xuất hiện ngày càng phổ biến trong diễn đàn hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế, các buổi thảo luận chuyên đề về đô thị [2], [53], [54], [71], [74].. Vùng ven đô: các nhà nghiên cứu phát triển đô thị đã đưa ra một số định nghĩa khác nhau về vùng ven đô: - Về mặt địa lý vùng ven đô được hiểu là khu vực cận kề với thành phố. Vùng ven đô là nơi vừa có các hoạt động đặc trưng cho nông thôn vừa có các hoạt động mang tính chất đô thị. - Vùng ven đô không tồn tại độc lập mà nằm trong một miền liên thông nông thôn - ven đô - đô thị. - Nhiều trường hợp trong quá trình đô thị hóa, các chính sách quy hoạch và phát triển đô thị sẽ biến vùng ven đô thành đô thị và đô thị hóa một phần nông thôn thành vùng ven đô mới (Iaquinta và Drescher 2002) [71],[74].
  • 25. 11 Tuy nhiên chúng ta cũng thấy rằng trong tiếng Anh, cụm từ vùng ven đô - periurban, chắc hẳn kết hợp giữa hai từ “peripheral” (ngoại biên) và “urban” (đô thị), hiện đang được sử dụng rộng rãi. Rõ ràng đây là một từ mà ý nghĩa tùy tình huống và tùy vào người sử dụng [34], [74]. Bộ Môi trường Úc đã định nghĩa vùng ven đô như sau: “khu dân cư có mật độ dân số thấp và có đường sá nằm ở ngoại biên của các vùng đô thị, trong đó vẫn còn sót lại một số khu đất nông thôn nhỏ nằm lọt giữa mạng lưới nhà cửa của vùng ngoại ô” (trích từ bảng chú giải thuật ngữ cho văn bản “State of the Environment” 2001 của Bộ Môi trường Úc) [74]. Có nghiên cứu cho rằng khu vực chuyển tiếp hoặc tương tác, trong đó các hoạt động đô thị và nông thôn xen kẽ nhau và các đặc điểm cảnh quan có thể sẽ thay đổi rất nhanh do hoạt động của con người”. Hoặc “Vùng ven nằm ngoài ranh giới chính thức của nội thị và không thuộc các đơn vị hành chánh của nội thị nhưng lại đang từng bước mang những đặc tính của các vùng đô thị”[68]. Có thể thấy rằng còn có những khác biệt trong cách hiểu và định nghĩa về vùng ven đô. Nhưng trong một đồ án quy hoạch, chúng ta xác định ranh giới của vùng ven đô dựa vào các chính sách quy hoạch đô thị và các biện pháp quản lý hành chính. Nhưng trong đa số các trường hợp vùng ven đô được coi là tất cả các xã, thị trấn có phần lãnh thổ ở gần hoặc tiếp giáp khu vực nội thành được xác định cụ thể qua các biện pháp quản lý hành chính là vùng ven đô [30],[41]. c/ Điểm dân cư nông thôn Qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Qui hoạch xây dựng nông thôn có đưa ra khái niệm về điểm dân cư nông thôn : Là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động khác trong phạm vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm xã, thôn, làng, ấp, bản,
  • 26. 12 buôn, phum, sóc (gọi chung là làng hoặc thôn) được hình thành do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán và các yếu tố khác. 1.1.2. Sự khác biệt giữa vùng ngoại thành và khu ven đô [20], [21]: - Có sự khác biệt giữa vùng ngoại thành và khu ven đô. Đối với các thành phố trực thuộc trung ương, tất cả các huyện trực thuộc thành phố hợp thành vùng ngoại thành; tất cả các xã, thị trấn có phần lãnh thổ gần hoặc tiếp giáp khu vực nội thành được xác định cụ thể qua các biện pháp quản lý hành chính là khu ven đô. - Khu ven đô thuộc vùng ngoại thành, gần hoặc tiếp giáp các quận nội thành. Trong quá trình mở rộng và phát triển đô thị, khu ven đô luôn có xu hướng đẩy ra xa khu vực nội thành, đồng thời vùng ngoại thành dần dần bị thu hẹp. - Xét về cách dùng từ ngữ, từ vùng chỉ một khái niệm lớn hơn, rộng hơn, ví dụ như vùng ngoại thành Hà Nội hiện nay có tới 17 huyện (ngoại trừ 2 Quận mới được thành lập năm 2014 là Quận Bắc từ Liêm và Quận Nam Từ Liêm); vùng Thủ đô còn rộng lớn hơn nhiều, bao gồm 7 tỉnh xung quanh thành phố Hà Nội. Do vậy, dùng khái niệm “vùng ven đô” chưa hẳn đã hoàn toàn chuẩn xác, theo tác giả nên dùng cụm từ “khu ven đô”. 1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU VEN ĐÔ ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.2.1. Sự hình thành và phát triển các quận/huyện thành phố Hà Nội. * Thời kỳ 1954 -1994 [ 1], [11], [31], [32] • Năm 1954, thành phố Hà Nội gồm 4 quận nội thành với 34 khu phố và 4 huyện ngoại thành với 45 xã. • Năm 1958, 4 quận nội thành bị xoá bỏ và thay thế bằng 12 khu phố • Năm 1959, sắp xếp khu nội thành lại 8 khu phố và Hà Nội có thêm 4 huyện ngoại thành.
  • 27. 13 • Tháng 4 năm 1961, Quốc hội quyết định mở rộng địa giới Hà Nội, sát nhập thêm một số xã của Hà Đông, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hưng Yên. Toàn thành phố có diện tích 584 km2, dân số 91.000 người. Ngày 31 tháng 5 năm 1961, bốn khu phố nội thành Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa và 4 huyện ngoại thành Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm được thành lập. • Ngày 21 tháng 12 năm 1978, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn mở rộng địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức và thị xã Sơn Tây của tỉnh Hà Sơn Bình cùng hai huyện của tỉnh Vĩnh Phú là Mê Linh, Sóc Sơn. Dân số Hà Nội lên tới con số 2,5 triệu người. Năm 1991, ranh giới Hà Nội lại được điều chỉnh, trả lại 5 huyện và 1 thị xã đã lấy của Hà Sơn Bình năm 1978 cho Hà Tây và Mê Linh được nhập vào Vĩnh Phúc. Hà Nội còn lại 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành, với diện tích đất tự nhiên 924 km2. * Thời kỳ 1995 đến nay [45]: • Ngày 28 tháng 10 năm 1995, Chính phủ ra Nghị định số 69/NĐ-CP thành lập quận Tây Hồ trên cơ sở tách 3 phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ thuộc quận Ba Đình và 5 xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng thuộc huyện Từ Liêm. Như vậy, trước năm 1995 các xã Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng thuộc huyện Từ Liêm vẫn còn là vùng ven đô của thành phố Hà Nội. • Ngày 22/11/1996, Chính phủ ra Nghị định số 74/NĐ-CP, thành lập thêm 2 quận: quận Thanh Xuân và quận Cầu Giấy. Quận Thanh Xuân được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các phường Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Kim Giang, Phương Liệt thuộc quận Đống Đa và một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các phường Nguyễn Trãi, Khương Thượng (thuộc quận Đống Đa); toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Nhân Chính (huyện
  • 28. 14 Từ Liêm) và xã Khương Đình (huyện Thanh Trì). Quận Cầu Giấy được thành lập trên cơ sở tách 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc huyện Từ Liêm; Điều này chứng tỏ, trước năm 1996 có 4 thị trấn (Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch) và 4 xã (Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa Nhân Chính) tất cả đều thuộc huyện Từ Liêm và xã Khương Đình (huyện Thanh Trì) vẫn còn là vùng ven đô thành phố Hà Nội. • Ngày 6 tháng 11 năm 2003, Ngày 6/11/2003, Chính phủ ra Nghị định số 132/2003/NĐ-CP thành lập thêm 2 quận nữa: quận Hoàng Mai và quận Long Biên Quận Hoàng Mai được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 9 xã: Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở và 55 ha diện tích tự nhiên của xã Tứ Hiệp thuộc huyện Thanh Trì; toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ thuộc quận Hai Bà Trưng. Đến nay, quận Hoàng Mai có tất cả 14 phường. Quận Long Biên được thành lập trên cơ sở tách 10 xã: Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện Gia Lâm. Như vậy, quận Long Biên đến nay có tất cả 13 phường; Có thể thấy, trước năm 2003 10 xã thuộc huyện Thanh Trì, 10 xã và 3 thị trấn thuộc huyện Gia Lâm đều thuộc vùng ven đô của thành phố Hà Nội. • Ngày 8/5/2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc thành lập quận Hà Đông với 17 phường. Quận Hà Đông trước năm 1991 là thị xã Hà Đông chỉ có 3 phường (Quang Trung, Yết Kiêu, Nguyễn Trãi) và 5 xã: (Kiến Hưng, Văn Khê, Văn Yên, Vạn Phúc, Hà Cầu); Từ 3 phường thời kỳ
  • 29. 15 đầu tiên, đến nay quận Hà Đông có 17 phường; đồng thời 13 xã trước kia thuộc vùng ngoại thành, vùng ven đô của thị xã Hà Đông nay đã trở thành phường [4]. • Ngày 27/12/2013 Chính phủ thông qua Nghị quyết điều chỉnh địa giới huyện Từ Liêm thành 2 quận mới là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm với 23 phường. Đến nay, thành phố Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 12 quận: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Tây Hồ. 17 huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa; thị xã Sơn Tây; 584 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 386 xã, 177 phường, 21 thị trấn. Hình vẽ biểu thị mối quan hệ giữa Đô thị trung tâm thành phố Hà Nội và khu ven đô qua các thời kỳ được trình bày tại phần phụ lục của luận án. 1.2.2. Khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. a/. Khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030 Tháng 7 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 1259/QĐ-TTg về việc phê duyệt Qui hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, khu vực đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía Tây, Nam đến đường vành đai 4 và về phía Bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên . Căn cứ đồ án Qui hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030 chỉ bao gồm phần lãnh thổ thuộc 9 huyện ngoại thành, tiếp giáp với 12 quận thuộc khu vực nội thành thành phố
  • 30. 16 Hà Nội. Các huyện đó là: Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Gia Lâm, Đông Anh, Chương Mỹ và Mê Linh. Khu đô thị trung tâm thành phố Hà Nội và khu ven đô giai đoạn 2014 - 2030 (thời kỳ khu vực nội thành thành phố Hà Nội có 12 quận) giới thiệu ở hình 1.1. Hình lưỡi liềm ở Hình 1.1 cho thấy khu vực đô thị trung tâm có xu hướng phát triển mở rộng từ khu vực nội đô chủ yếu về phía Tây và Tây Bắc, bao trùm phần lớn diện tích lãnh thổ các huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Đông Anh. b/. Khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội dự kiến cho giai đoạn 2030 - 2050 Khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội theo dự kiến cho giai đoạn 2030 - 2050 chỉ bao gồm phần lãnh thổ còn lại của các huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Oai, Thanh Trì, Gia Lâm, Chương Mỹ, Mê Linh, Thường Tín và mở rộng ra một phần diện tích các huyện lân cận. Các huyện còn lại thuộc vùng ngoại thành thành phố Hà Nội. Đô thị trung tâm thành phố Hà Nội và khu ven đô dự kiến cho giai đoạn 2030 - 2050, giới thiệu ở hình 1.2.
  • 31. 17 Hình 1.1. Đô thị trung tâm thành phố Hà Nội và khu ven đô giai đoạn 2014 - 2030 (thời kỳ khu vực nội thành thành phố Hà Nội có 12 quận) (tác giả luận án).
  • 32. 1S Hình 1.2. Đô thị trung tâm thành phố Hà Nội và khu ven đô dự kiến cho giai đoạn 2030-2050 (tác giả luận án)
  • 33. 19 Nhận xét, đánh giá: - Trong quá trình phát triển và mở rộng thành phố Hà nội, cùng với việc thành lập và hình thành các quận mới, khu ven đô luôn ở thể động. - Quá trình đô thị hoá và mở rộng thành phố đã biến nhiều vùng nông thôn trở thành các đơn vị hành chính của đô thị; diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, thay vào đó là các khu đô thị. - Khu ven đô thuộc khu vực nhạy cảm, các điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường luôn thay đổi. - Để xác định khu ven đô cần căn cứ vào thời điểm và giai đoạn quy hoạch. 1.3 CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN KHU VEN ĐÔ - PHÂN LOẠI KHU DÂN CƯ VEN ĐÔ 1.3.1. Các đặc trưng cơ bản khu ven đô [21]. Tuy tồn tại trong một miền liên thông nông thôn - ven đô - đô thị, nhưng khu ven đô vẫn có những đặc trưng kinh tế, văn hóa và xã hội riêng của nó: - Về kinh tế: Khác với nông thôn, khu ven đô bao gồm toàn diện hơn các hoạt động kinh tế, như các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ đô thị. - Về xã hội: khu ven đô không thuần nhất về thành phần dân cư, trình độ dân trí và nhận thức của người dân cao hơn so với nông thôn. Quan hệ xã hội đa chiều và phức tạp hơn, do vậy dễ nãy sinh những xung đột về lợi ích giữa các nhóm dân cư (đặc biệt trong sử dụng đất, các dịch vụ xã hội, vệ sinh môi trường...) trong quá trình chuyển đổi từ nông thôn sang đô thị. Tính biến động của các khu vực vùng ven rất lớn, số người di dân từ nông thôn vào đô thị và khu ven đô lớn. Nghề nghiệp thay đổi theo xu hướng dịch vụ, tiểu thủ công nghèo cũng tạo ra các thay đổi về môi trường, hạ tầng bị xuống cấp, suy giảm
  • 34. 20 rất nhanh... Thế nhưng những chính sách quản lý, phát triển ít đề cập đến. Sự phân bổ các nguồn lực đầu tư cho các làng xã vùng ven không tương xứng với vai trò và sự đóng góp của nó trong quá trình phát triển chung của cả đô thị. - Về văn hóa: Lối sống cư dân ven đô là sự pha trộn lối sống nông thôn - đô thị và chịu tác động mạnh của lối sống đô thị. Thái độ, hành vi và ứng xử giữa các cá nhân với nhau và với môi trường thay đổi theo xu hướng đô thị. Các giá trị, chuẩn mực văn hóa và lối sống biến đổi trong mỗi gia đình và ngoài xã hội. Do đó, rất cần có chiến lược phát triển vùng ven, mô hình làng xã đô thị hoá mẫu mực, nguồn lực để phát triển cũng như chính sách giữ gìn các giá trị văn hoá vùng ven trong quá trình đô thị hoá. Trong đó có các vấn đề về môi trường và nhất là quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị [22]. 1.3.2. Phân loại khu dân cư ven đô [60] Để có cơ sở xây dựng mô hình và giải pháp quản lý CTRSH phù hợp cho khu dân cư ven đô, luận án phân chia khu dân cư ven đô ra thành 3 dạng: - Dạng 1: Điểm dân cư ven đô đang là khu vực thuần nông. Dân cư hoạt đông trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu - gọi là khu dân cư ven đô thuộc xã thuần nông - Dạng 2: Điểm dân cư ven đô là các làng nghề hoặc có nhiều các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp - gọi là khu dân cư ven đô thuộc làng nghề (Ví dụ: khu dân cư ven đô Phú Diễn, xã Hữu Hoà, huyện Thanh Trì). - Dạng 3: Các điểm dân cư ven đô chịu ảnh hưởng chủ yếu và trực tiếp của quá trình đô thị hóa - gọi là khu dân cư ven đô thuộc xã đô thị hóa (ví dụ, khu ven đô Yên Nghĩa, xã Tiên Phong, huyện Mê Linh). Trên địa bàn nghiên cứu (09 huyện) có 186 xã và 12 thị trấn với 733 điểm dân cư; trong đó tổng số điểm dân cư thuần nông là 462, điểm dân cư dịch vụ là 180 và số điểm dân cư làng nghề là 91. Trong luận án, đối tượng và
  • 35. 21 phạm vi nghiên cứu là quản lý CTRSH tại các điểm dân cư ven đô. CTRCN phát sinh từ các cơ sở sản xuất CN, CTR làng nghề phát sinh tại các Điểm dân cư ven đô là các làng nghề thuộc đề tài nghiên cứu khác. Nhận xét: Các huyện có số làng nghề cao nhất là huyện Thường Tín với 29 làng nghề, huyện Chương Mỹ 27 làng nghề, sau đó đến huyện Thanh Oai 13 làng nghề, huyện Hoài Đức 11 làng nghề. Các huyện có ít làng nghề: huyện Thanh Trì có 03 làng nghề, huyện Gia Lâm và huyện Đan Phượng mỗi huyện có 4 làng nghề. Huyện Đông Anh và huyện Mê Linh theo thống kê không có làng nghề. 1.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH ĐÔ THỊ VÀ KHU VEN ĐÔ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 1.4.1. Quản lý CTRSH tại các nước phát triển a/. Nhật Bản [57]: Tại Nhật Bản, công tác thu gom, phân loại CTRSH tại nguồn được đặc biệt coi trọng. Rác trong gia đình được chia thành sáu loại chủ yếu: rác đốt được; rác không đốt được; rác tài nguyên; rác có hại; rác lớn cồng kềnh và rác không thể thu gom. Rác đốt được (các món ăn nấu vụn, cơm thừa, vỏ trái cây, tã giấy...) được quy định khá nghiêm ngặt, như: rác nhà bếp phải được vắt hết nước rồi dùng giấy báo gói lại; gỗ vụn, cành cây phải được cắt ngắn nhỏ, rồi dùng dây cột lại trước khi bỏ đi. Rác tài nguyên (các loại giấy, lon rỗng, chai lọ...) cũng phải được xếp gọn gàng hoặc rửa sạch trước đã. Vật độc hại (pin, bóng đèn huỳnh quang) hay nguy hiểm (thủy tinh) thì phải gói lại bằng giấy báo và ghi chú rõ bên ngoài [57]. Trong công tác quản lý chất thải và bảo vệ môi trường Nhật Bản rất thành công nhờ có nhiều bộ luật liên quan đến tái chế, tái sử dụng CTR; hệ thống các dịch vụ thu gom, phân loại và xử lý CTR hoàn chỉnh (ví dụ: lịch và thời gian thu gom rác theo loại, các Eco - Town, các Recycle Store); ý thức người dân trong công tác bảo vệ môi trường cao. Các giới chức giáo dục đã
  • 36. 22 đưa vào các trường học một chương trình dạy các học sinh về cách phân loại và xử lý CTR tại nguồn. Kinh nghiệm tại Nhật Bản cho thấy, việc thu gom và xử lý chất thải phải được xã hội hóa cho các công ty tư nhân. Các công ty tư nhân phải tuân thủ theo chính sách của thành phố. Mô hình 3 cấp xí nghiệp Mẹ, xí nghiệp con, xí nghiệp vệ tinh của Nhật Bản trong đó các xí nghiệp con, xí nghiệp vệ tinh hầu hết nằm trong khu vực nông thôn [57]. Việc khử bỏ các chất thải rắn ở Nhật Bản không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn liên quan tới các mặt chính trị và văn hoá. Do lãnh thổ chật hẹp, Nhật Bản đang sử dụng phương pháp thiêu huỷ để loại bỏ chất thải. Nhật Bản có 1915 xí nghiệp thiêu huỷ rác hoạt động, công suất của xí nghiệp lớn nhất lên tới 1980 tấn/ngđ. Sau khi phân loại, 68% chất thải sinh hoạt được chuyển qua các xí nghiệp này. Phần lớn các xí nghiệp này đều có những lò thiêu đốt nhỏ hoạt động theo chu kỳ, bên cạnh các lò đó còn có các lò lớn hoạt động liên tục và dùng ngay nhiệt năng của các lò đó để cung cấp năng lượng. Tính đến năm 1983, Nhật Bản có 361 xí nghiệp loại này [57]. b/. Tại Singapore [57] Quản lý chất thải là một bộ phận trong hệ thống quản lý môi trường của quốc gia của Singapore. Hệ thống quản lý xuyên suốt, chỉ chịu sự quản lý của Chính phủ. Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải ở Singapore được mô tả như hình 1.3. Bộ phận quản lý chất thải có chức năng lập kế hoạch, phát triển và quản lý chất thải phát sinh: Cấp giấy phép cho lực lượng thu gom chất thải, ban hành những quy định trong việc thu gom chất thải hộ gia đình và chất thải thương mại trong 9 khu và xử lý những hành vi vứt rác không đúng quy định; Xúc tiến thực hiện 3R (tái chế, tái sử dụng và làm giảm sự phát sinh chất thải) để bảo tồn tài nguyên. Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ
  • 37. 23 chế thu gom rác rất hiệu quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7 năm. Singapore có 9 khu vực thu gom rác. Rác thải sinh hoạt được đưa về một khu vực bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình Tái chế Quốc gia. Trong số các nhà thầu thu gom rác hiện nay tại Singapore, có bốn nhà thầu thuộc khu vực công, còn lại thuộc khu vực tư nhân. Các nhà thầu tư nhân đã có những đóng góp quan trọng trong việc thu gom rác thải, khoảng 50% lượng rác thải phát sinh do tư nhân thu gom, chủ yếu là rác của các cơ sở thương mại, công nghiệp và xây dựng. Chất thải của khu vực này đều thuộc loại vô cơ nên không cần thu gom hàng ngày. Nhà nước quản lý các hoạt động này theo luật pháp. Cụ thể, từ năm 1989, chính phủ ban hành các qui định y tế công cộng và môi trường để kiểm soát các nhà thầu tư nhân thông qua việc xét cấp giấy phép. Theo qui định, các nhà thầu tư nhân phải sử dụng xe máy và trang thiết bị không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, phải tuân thủ các qui định về phân loại rác để đốt hoặc đem chôn để hạn chế lượng rác tại bãi chôn lấp. Qui định các xí nghiệp công nghiệp và thương mại chỉ được thuê mướn các dịch vụ từ các nhà thầu được cấp phép. Phí cho dịch vụ thu gom rác được cập nhật trên mạng Internet công khai để người dân có thể theo dõi. Bộ môi trường qui định các khoản phí về thu gom rác và đổ rác với mức 6-15 đô la Singapore mỗi tháng tùy theo phương thức phục vụ (15 đôla đối với các dịch vụ thu gom trực tiếp, 6 đôla đối với các hộ được thu gom gián tiếp qua thùng chứa rác công cộng ở các chung cư). Đối với các nguồn thải không phải là hộ gia đình, phí thu gom được tính tùy vào khối lượng rác phát sinh có các mức 30-70-175-235 đô la Singapore mỗi tháng. Các phí đổ rác được thu hàng tháng do ngân hàng PUB đại diện cho Bộ môi trường thực hiện.
  • 38. 24 Thực hiện cơ chế thu nhận ý kiến đóng góp của người dân thông qua đường dây điện thoại nóng cho từng đơn vị thu gom rác để đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng phát sinh rác và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ. Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải ở Singapore [57] 1.4.2. Quản lý CTRSH tại các nước đang phát triển a/. Tại Thái Lan [9], [57]: Nằm trong khu vực Đông Nam Á, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khá giống với Việt nam. Các biện pháp xử lý truyền thống là thiêu đốt và chôn lấp. Năm 2002, khoảng 98-99% lượng chất thải rắn được thu gom, vận chuyển và xử lý tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Hoạt động quản lý được thực hiện bởi 3 công ty tư nhân. Hiện Thái Lan có 90 đô thị áp dụng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Ngoài biện pháp xử lý chôn lấp, ở Thái Lan có khu xử lý thiêu đốt chất thải rắn được xây dựng ở Phuket từ năm 1998 với công suất 250 tấn/ngày.
  • 39. 25 Riêng hoạt động xử lý tái chế, năm 2003, lượng chất thải sinh hoạt tái chế ước tính là 2360 tấn/ngày, chiếm khoảng 7% tổng lượng chất thải phát sinh. Ở Thái Lan, một trong những công nghệ phổ biến để xử lý chất thải rắn hữu cơ tại thành phố Bangkok và các thành phố khác là công nghệ ủ sinh học “DANO System”. Quy trình công nghệ được thể hiện trên sơ đồ hình 1.4. Trong những năm gần đây, công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ sinh học composting cũng được áp dụng tại các địa phương của Thái Lan. Tại các vùng nông thôn Thái Lan, người dân đã tiến hành phân loại rác tại nguồn và triển khai áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp thiêu đốt. NFi là lò đốt rác với công suất nhỏ - Lò đốt rác bằng không khí tự nhiên (Natural Flow incinetor 120-450kg/h ). Lò đốt sản xuất tại Thái Lan, được thiết kế và sử dụng công nghệ Nhật Bản, để phục vụ cho việc đốt rác tại các xã ở các vùng nông thôn Thái Lan [57]. Hình 1.4. Sơ đồ xử lý rác thải bằng công nghệ DANO thành phố Bangkok, Thái Lan [57] b/. Tại Philippines [9], [57] Tại Philippines, một nước có mức phát triển tương đương Việt Nam, việc bảo vệ môi trường và ý thức của người dân cũng rất cao. Các điểm đổ rác
  • 40. 26 ở cửa hàng, quán ăn hay trụ sở, văn phòng công ty đều được bố trí 3 thùng rác với màu sắc khác nhau để phân loại rác. Hiện nay, tại Philippines chất thải rắn bắt buộc phải được phân loại tại nguồn và các chất thải có thể tái chế phải được xử lý theo các công nghệ thích hợp, ưu tiên chế biến phân compost. Bên cạnh đó, kiểm soát các bãi chôn lấp hở và thiết kế các bãi chôn lấp hợp vệ sinh để xử lý các chất thải không thể tái chế. Theo thống kê, chất thải rắn đô thị được xử lý theo 3 hình thức: 57% chôn lấp, 32% đốt và 11% tái chế [70]. Hoạt động tái chế chất thải tại Philippin rất phát triển với 692 đơn vị tham gia tái chế, trong đó 618 đơn vị tư nhân; các tổ chức phi Chính Phủ hoạt động trong lĩnh vực buôn bán, tái chế. Chẳng hạn có những công ty lớn như: Tổng công ty San Miguel mua kính và thuỷ tinh vụn; Tập đoàn TIPCO mua giấy. Cả 2 công ty đều độc quyền trong lĩnh vực sản xuất tái chế. Ngoài ra, một số công ty vừa tại Luzon - Cebu xử lý tái chế phế liệu kim loại, nhiều công ty đang mở rộng sản xuất tái chế lốp xe và thu mua các chất chứa terapthalate polyethylene (PET), công ty Moldex, Maluras hoạt động sản xuất tái chế nhựa và nhiều công ty khác tham gia vào sản xuất, tái chế chất thải chì, pin cũ,... Các sản phẩm tái chế được xuất khẩu sang Trung quốc, Hồng Kông, Việt Nam và Singapore 1.4.3. Nhận xét đánh giá Tại các nước phát triển như Nhật Bản và Singapore công tác thu gom, phân loại CTRSH tại nguồn được đặc biệt coi trọng. Trong công tác quản lý chất thải và bảo vệ môi trường các nước này rất thành công nhờ có nhiều bộ luật liên quan đến tái chế, tái sử dụng CTR; hệ thống các dịch vụ thu gom, phân loại và xử lý CTR hoàn chỉnh. Hình 2.4. Giới thiệu qui trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt đô thị trên thế giới.
  • 41. 27 - Ý thức người dân trong công tác bảo vệ môi trường cao. Các giới chức giáo dục đã đưa vào các trường học một chương trình dạy các học sinh về cách phân loại và xử lý CTR tại nguồn. - Kinh nghiệm các nước cho thấy, việc thu gom và xử lý chất thải phải được xã hội hóa cho các công ty tư nhân và các công ty tư nhân phải tuân thủ theo chính sách của thành phố. Mô hình 3 cấp xí nghiệp Mẹ, xí nghiệp con, xí nghiệp vệ tinh của Nhật Bản trong đó các xí nghiệp con, xí nghiệp vệ tinh hầu hết nằm trong khu vực nông thôn. Song song với phát triển kinh tế xã hội, Nhật Bản đặc biệt quan tâm tới công tác quản lý chất thải và bảo vệ môi trường.Vì vậy việc đầu tư hạ tầng cho các cơ sở xử lý chất thải là quan trọng. Tổng kết kinh nghiệm quốc tế: 100m 1km 20-30km Trạm trung chuyển (tùy quốc gia 20-30km V Nguồn Điểm thu Bãi tập Khu phát sinh 500m gom 5km kết xử lý Điểm tập kết Điểm thu gom Bãi tập kết Phân loại tại nguồn Tái sử dụng Loại bỏ Thông thường Nguy hại Hữu cơ Vô cơ Khu, bãi tập kết, phân loại, xử lý tạm Phân loại Tái chê, sử dụng Nén, ép Loại bỏ Bãi chôn lấp, NM xử lý Phân loại Tái sử dụng Tái chế Xử lý Chôn Đốt Phâ khác lấp n vi sinh Hình 1.5. Qui trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt đô thị trên thế giới [57].
  • 42. 28 Nhật Bản là nước có hệ thống quản lý CTRSH vào loại hoàn thiện và tốt nhất thế giới. Kinh nghiệm quản lý CTRSH tại Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Philippines đáng để chúng ta học tập. Chúng ta có thể tổng kết kinh nghiệm quốc tế thông qua một số nước điển hình như sau: - Hệ thống pháp luật đầy đủ và được thực thi tốt; - Hệ thống HTKT, công nghệ hiện đại, đồng bộ thuận tiện cho thu gom - xử lý rác; - Qui trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt đô thị trên thế giới hợp lý; hệ thống quản lý CTR hiện đại, vận hành đồng bộ và hiệu quả - Ý thức cộng đồng về tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường cao; - Đã làm tốt khâu phân loại chất thải rắn tại nguồn (3R), từ đó thúc đẩy tái sử dụng triệt để, giảm thiểu được khối lượng CTR đưa đi xử lý. - Chia sẻ trách nhiệm, nghĩa vụ giữa Nhà nước - doanh nghiệp - người dân. - Phí dịch vụ hợp lý. - Đảm bảo lợi ích xã hội ưu tiên trong phương pháp xử lý (theo điều kiện cụ thể của từng quốc gia, thành phố, yếu tố chi phí đóng vai trò quan trọng hàng đầu nhưng không phải là quyết định). 1.5. THỰC t r ạ n g q u ả n l ý c t r s h đ ô t h ị v à k h u v e n đ ô MỘT SỐ ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM 1.5.1. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Hồ Chí Minh [23], [25] a/. Khối lượng CTRSHphát sinh. Thành phố Hồ Chí Minh có 19 quận và 5 huyện với tổng diện tích 2095 km2, dân số 7396,5 nghìn người (2010); trong đó dân số 19 quận khu vực nội thành là 6.149.817 người; dân số 5 huyện ngoại thành với 58 xã và 5 thị trấn là 1.371.321 người. Tổng lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh khoảng 8.200 tấn/ngày, trong đó lượng CTRSH phát sinh tại khu vực nội thành khoảng 7.400 tấn/ngày và ngoại thành 800 tấn/ngày
  • 43. 29 b/. Tình hình thu gom, vận chuyển. - Lực lượng thu gom: Hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đang tồn tại song song 2 hệ thống tổ chức thu gom rác sinh hoạt: hệ thống thu gom công lập và hệ thống thu gom dân lập. + Hệ thống công lập gồm 22 Công ty dịch vụ công ích của các Quận. Hệ thống này đảm nhận toàn bộ việc quét dọn vệ sinh đường phố, thu gom rác chợ, rác cơ quan và các công trình công cộng, đồng thời thực hiện dịch vụ thu gom rác sinh hoạt cho khoảng 30% số hộ dân trên địa bàn, sau đó đưa về trạm trung chuyển hoặc đưa thẳng tới bãi rác. Một số đơn vị ký hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị để vận chuyển rác trên địa bàn. + Hệ thống thu gom dân lập bao gồm các cá nhân, các nghiệp đoàn và các Hợp tác xã vệ sinh môi trường. Lực lượng thu gom dân lập chiếm gần 60% lực lượng thu gom của toàn Thành phố, là lực lượng chủ yếu thu gom CTRSH hộ dân trong các đường nhỏ, đường hẻm mà xe cơ giới không vào được, sau đó tập kết rác đến các điểm hẹn dọc đường hoặc trạm trung chuyển và chuyển giao rác cho các đơn vị vận chuyển. Lực lượng dân lập thu gom trên 70% hộ dân trên địa bàn và các công ty gia đình (thông qua hình thức thỏa thuận hợp đồng dưới sự quản lý của UBND Phường). - Phương tiện thu gom rác: Các loại phương tiện tại thành phố Hồ Chí Minh rất đa dạng, chủ yếu là các loại xe thô sơ, điển hình như xe thùng 660L, các loại xe đẩy tay, xe ba gác đạp, ba gác máy, xe lam. Ngoài ra còn có các loại xe khác như xe tải, xe công nông cải tiến, xe máy cày cải tiến,... Theo số liệu của phòng Quản lý chất thải rắn thành phố Hồ Chí Minh có tổng cộng 3675 xe thu gom các loại. Đa số lực lượng thu gom công lập sử dụng phương tiện thu gom là xe thùng 660L thu gom chủ yếu trên các tuyến đường chính, còn các phương tiện
  • 44. 30 như xe ba gác, xe lam được lực lượng dân lập sử dụng thu gom trên các đường nhỏ, các hẻm trong Thành phố. Ngoài xe thùng 660L có cấu trúc như nhau trên toàn địa bàn Thành phố và được thiết kế dành riêng cho việc thu gom CTR, các loại phương tiện còn lại đều do người dân tự chế, cải tiến từ các loại xe mà không qua kiểm định của cơ quan chức năng. c/. Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Hiện nay rác ở thành phố Hồ Chí Minh được dồn về 4 bãi rác đang hoạt động, đó là: bãi chôn lấp Phước Hiệp, Đa Phước, mỗi bãi có công suất tiếp nhận 3.000 tấn/ngày; bãi chôn lấp Gò Cát công suất tiếp nhận 2.000 tấn/ngày; bãi chôn lấp Đông Thạnh hiện tại chỉ tiếp nhận rác sinh hoạt công suất 1.000 tấn/ngày. Công ty Việt Star là một trong những doanh nghiệp tiên phong đầu tư tái chế xử lý rác thải thành phân compost và tái chế nhựa. Ngày 18/12/2009, tại Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần Vietstar đã làm lễ khánh thành Nhà máy Xử lý chất thải rắn Vietstar. Dự án có tổng vốn đầu tư 53 triệu USD, công suất xử lý 1.200 tấn rác/ngày. Công ty Tâm Sinh Nghĩa cũng đang xây dựng nhà máy chế biến phân compost công suất 1.000 tấn/ngày tại Củ Chi. Giữa và cuối năm 2010, khoảng 3.200 tấn rác thải của thành phố đã được hai doanh nghiệp Tâm Sinh Nghĩa và Việt Star tái chế thành phân bón, nhựa và các vật liệu khác thay vì chôn lấp như hiện nay. Công ty Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS), một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã xây dựng khu xử lý rác tại xã Đa Phước huyện Bình Chánh. Hiện nay VWS có thể tiếp nhận hết 3.000 tấn rác/ngày và nước rỉ rác đã có công nghệ xử lý trước khi xả vào môi trường. Theo Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có gần 10 nhà máy tái chế rác sinh hoạt đang
  • 45. 31 được xây dựng, trong đó có một số nhà máy đã đi vào hoạt động ngay từ năm 2010. Các nhà máy này bao gồm nhà máy chế biến phân compost công suất 500 tấn/ngày của Công ty xử lý chất thải rắn Việt Nam, nhà máy chế biến phân compost của Công ty Vietstar có công suất giai đoạn 1 là 600 tấn/ngày đó vận hành thử và đi vào hoạt động ổn định từ năm 2010. 1.5.2. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Đà Nẵng [23], [25] a/. Thu gom phân loại CTRSH tại nguồn Tại TP Đà Nẵng CTR chưa được phân loại tại nguồn, tất cả đều được chôn lấp tại bãi rác Khánh Sơn. Hiện nay, mô hình “Thu gom rác theo giờ” cũng đang được thành phố áp dụng và phát huy hiệu quả. Trước mắt, mô hình này đã tạo tiền đề để hướng đến giải pháp quan trọng trong chiến lược quản lý CTR, đó là phân loại rác thải tại nguồn. Qua đó, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, huy động sự tham gia của cộng đồng góp phần xã hội hóa công tác quản lý CTR. b/. Thu gom, vận chuyển CTRSH Hiện nay, công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn (CTR) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đều do Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Đà Nằng thực hiện. Hiện nay Công ty TNHH MTV Môi trường Đà Nằng thu gom lượng chất thải rắn bình quân 574 tấn/ngày, ước tính bằng khoảng 88% lượng rác phát sinh. Tại 6 quận của thành phố, công tác thu gom được thực hiện hàng ngày, tỷ lệ thu gom rác đạt 95%. Riêng huyện Hòa Vang hiện nay mới chỉ thu gom rác tại các khu dân cư nằm dọc theo quốc lộ, tỉnh lộ và các chợ của xã. Để thuận lợi cho quá trình thu gom Công ty TNHH MTV Đà Nằng đã lắp đặt gần 6 000 thùng rác công cộng trên các đường phố, khu dân cư. c/. Xử lý tái chế CTR Thời gian qua, thành phố Đà Nằng kêu gọi nhiều tổ chức quốc tế, các
  • 46. 32 nhà đầu tư quan tâm lĩnh vực quản lý CTR, hỗ trợ công nghệ, chuyên gia kỹ thuật, vốn đầu tư thông qua các dự án đề xuất. . Từ năm 2009, thành phố cấp phép cho Công ty CP Môi trường Việt Nam đầu tư dự án Nhà máy Xử lý CTR tại bãi rác Khánh Sơn (mới). Giai đoạn 1 đầu tư dây chuyền thiết bị tận thu tái chế nilon để sản xuất dầu đốt công nghiệp PO&RO và đã hoàn thành. Mới đây, Công ty CP Môi trường Việt Nam đã triển khai giai đoạn 2, lắp đặt máy phân loại rác. Với loại máy này, sau khi phân loại, nilon từ dây chuyền tách lọc sẽ được tái chế thành dầu, rác hữu cơ được làm viên đốt công nghiệp. Ngoài ra, thành phố cũng đang phối hợp với các tổ chức nước ngoài nghiên cứu khả thi một số dự án như: Dự án Xử lý toàn diện CTR bằng công nghệ tái chế, tái tạo năng lượng, giảm thiểu chôn lấp với kế hoạch xử lý dài hạn tầm nhìn đến 2050; dự án Xử lý phân bùn bể phốt nhằm hướng tới thu gom và xử lý phân bùn bể phốt hiệu quả, giảm thiểu chôn lấp và tăng cường tái sử dụng chất thải; dự án xử lý rác đã được chôn lấp tại bãi rác Khánh Sơn nhằm thu hồi, tái tạo nguồn năng lượng từ rác thải đã chôn lấp tại bãi rác Khánh Sơn mới và bãi rác Khánh Sơn cũ... Vừa qua, thông qua Trung tâm Hợp tác môi trường hải ngoại Nhật Bản (OECC) và Bộ Môi trường Nhật Bản, thành phố Đà Nẵng được chọn để thực hiện dự án Cơ chế tín chỉ chung-JCM trong lĩnh vực xử lý chất thải. 1.5.3. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Hải Phòng [23], [25] a/. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở các huyện ngoại thành. Hiện tại hầu hết các huyện ngoại thành thành phố Hải Phòng đều chưa có các khu xử lý rác mang tính tập trung (Trừ khu xử lý rác Gia Minh - Thuỷ Nguyên). Các vị trí tập trung và xử lý rác đều mang tính tạm bợ, nhằm giải quyết rác thải sinh hoạt trong các thị trấn, thị tứ, còn đối với các khu dân cư có mật độ thấp, rác thải không được thu gom và phần lớn là dân tự đổ vào các bờ ao, đầm ruộng, hoặc tự chôn lấp trong vườn.
  • 47. 33 b/.Quy hoạch mạng lưới thu gom chất thải rắn nông thôn thông thường trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020. Quy hoạch bố trí tổng diện tích đất hơn 121.300ha để xây dựng 279 ga thu gom và 5 trạm trung chuyển CTR tại các xã, thị trấn của 7 huyện. Mỗi xã, thị trấn thành lập một tổ thu gom rác thải; mỗi thôn, xóm phân công 1 - 2 người trực tiếp thu gom, vận chuyển rác thải về ga rác trong xã. Thành phố sẽ trang bị cho 2 - 4 hộ dân có 1 thùng chứa rác, thôn, xóm có 1 - 3 xe gom rác, 2 - 3 xã có một xe ép rác cùng các thiết bị bảo hộ, dụng cụ xúc quét rá c . Đến năm 2014, hoàn thành việc xây dựng ga chứa rác tại các xã, thị trấn, mua sắm trang thiết bị phục vụ việc thu gom, vận chuyển CTR, đồng thời triển khai xây dựng khu xử lý CTR tập trung của các huyện. Giai đoạn 2016 - 2020 sẽ đưa khu xử lý CTR tập trung của các huyện vào hoạt động và đóng cửa các bãi chôn lấp CTR ở các xã, thị trấn. Mục tiêu từ năm 2015 - 2020, 90% lượng CTR thông thường ở nông thôn và các làng nghề được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Phương pháp công nghệ sử dụng là chôn lấp hợp vệ sinh kết hợp với tái chế và tận dụng chất thải. 1.5.4 Nhận xét, đánh giá thực trạng quản lý CTRSH đô thị và khu ven đô ở Việt Nam Theo số liệu thống kê của Cục hạ tầng, bộ Xây Dựng, tính tới tháng 4­ 2012, tổng lượng CTRSH phát sinh trên cả nước là hơn 61.500 tấn/ngày, trong đó CTRSH đô thị chiếm hơn 50%, nông thôn dưới 50%. Tại Việt nam, CTR đô thị và khu ven đô vẫn chưa được phân loại tại nguồn; Tỷ lệ thu gom CTRSH đô thị 83%, nông thôn 30%. Công tác xử lý CTRSH chủ yếu vấn là chôn lấp (chiếm 80 - 83%), thứ yếu là sản phẩm phân hữu cơ (7%) và thu hồi, tái chế chất thải tại các cơ sở tái chế tư nhân (10 - 12%). Theo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49), bộ Công an, đến nay cả nước có 458 bãi chôn lấp chất thải rác
  • 48. 34 sinh hoạt (CTRSH) có quy mô trên 1ha, tổng diện tích các bãi chôn lấp này là hơn 1.8000 ha, nhưng chỉ có 121 bãi (hơn 26%) tạm coi là hợp vệ sinh. Các bãi chôn lấp còn lại là không hợp vệ sinh và hầu hết đều nằm tại các huyện, thị trấn vùng nông thôn [8]. Tại Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng đã áp dụng các công nghệ xử lý chất thải hiện đại để tái chế, xử lý CTRSH đô thị: các nhà máy sản xuất phân compost từ chất thải hữu cơ, phương pháp xử lý Seraphin, MBT-08, ...Tuy nhiên các công trình xử lý chất thải chủ yếu tập trung tại các đô thị tuyến tỉnh, thành phố. Tại các địa phương, các huyện vùng nông thôn, chưa hình thành hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đồng bộ, vẫn thiếu vắng các công trình xử lý chất thải. Do vậy, để quản lý CTRSH đô thị và nông thôn hiệu quả cần có những thay đổi trong cơ chế quản lý cũng như bộ máy quản lý chất thải rắn đô thị và nông thôn, đặc biệt là khu vực ven đô các đô thị trực thuộc trung ương. 1.6. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH ĐÔ THỊ VÀ KHU VEN ĐÔ ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.6.1. Thực trạng quản lý CTRSH thành phố Hà Nội [4], [23], [25] a/. Khối lượng CTRSHphát sinh và tỷ lệ thu gom Trên địa bàn thành phố Hà Nội, ngoài khu đô thị trung tâm có 17 huyện với khoảng 400 xã, thị trấn; Hiện nay, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường trên địa bàn Hà Nội khoảng 6500 tấn/ngày, trong đó lượng CTRSH phát sinh từ 12 quận nội thành khoảng 3800 tấn/ngày, từ các huyện khu ven đô (9 huyện) khoảng 1110 tấn ngày; còn lại là lượng CTRSH phát sinh từ các huyện khác vùng ngoại thành thành phố Hà Nội. Khu vực nội thành tỷ lệ thu gom đạt 90-95% và khu vực ngoại thành tỷ lệ thu gom chỉ đạt 40-60%;
  • 49. 35 Theo Báo cáo tóm tắt “Qui hoạch xử lý CTR thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050” (tài liệu phục vụ cuộc họp thứ 6 HĐND thành phố khóa XIV, có bổ sung 02 quận mới được thành lập: Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm): - Khối lượng CTRSH phát sinh trên toàn Thành phố là 6500 tấn/ngày, trong đó 3800 tấn/ngày tại các quận, thi xã và 2700 tấn/ngày tại các huyện. - Tỉ lệ thu gom của toàn thành phố Hà Nội: 74,5% khối lượng phát sinh được chuyển vào khu xử lý, tương ứng 4768 tấn; - Các quận và thị xã Sơn Tây: 70 - 100%. Cụ thể: 4 quận nội thành cũ: 100% (Ba Đình, hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Đống Đa); 5 quận mới: 85 - 90% (Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên); Các Quận (Hà Đông, Bác Từ liêm và Nam Từ Liêm): 80%; Thị xã Sơn Tây: 70%. Tỉ lệ thu gom CTR trên địa bàn thành phố Hà Nội giới thiệu ở biểu đồ hình 1.6. Tỷ lệ thu gom 1001 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 □ Tỷ lệ thu gom Toàn thành phố Hà Nội Hà Đông Sơn Tây Chương Các cũ Mỹ huyện Hình 1.6: Tỷ lệ thu gom CTR trên địa bàn thành phố Hà Nội (%) (Nguồn URENCO Hà Nội)[4] b/. Thành phần CTRSH đô thị: Trong thành phần CTRSH đô thị thành phố Hà Nội có CTRSH hữu cơ chiếm 68,4%, trong đó 50% là CTRSH hữu cơ dễ phân huỷ, khó phân huỷ là
  • 50. 36 18,4% và CTRSH loại vô cơ là 31,6%. Nói cách khác, Trong thành phần CTRSH đô thị thành phố Hà Nội có CTRSH hữu cơ dễ phân huỷ chiếm tỷ lệ 50%, tái chế 26,6% và CTRSH loại vô cơ chiếm tỷ lệ 26,6% (nguồn: URENCO Hà Nội 2010 c/. Thu gom, vận chuyển CTRSH đô thị - Phân loại CTRSH tại nguồn Hiện tại, toàn thành phố Hà Nội chưa đồng loạt thực hiện phân loại rác tại nguồn, chỉ có 1 số ít phường xã triển khai dự án 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế), có thực hiện phân loại rác tại nguồn. Dự án này do cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và URENCO Hà Nội phối hợp thực hiện trong chương trình cải thiện môi trường thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến nay. - Các đơn vị thu gom, vận chuyển CTRSH ở Hà Nội: + Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên môi trường đô thị Hà Nội (gọi tắt là URENCO Hà Nội) trực thuộc UBND thành phố Hà Nội, là doanh nghiệp chính chịu trách nhiệm quản lý (thu gom, vận chuyển, xử lý CTR và duy trì VSMT đô thị trên địa bàn Hà Nội). Hiện nay URENCO Hà Nội có tất cả 16 đơn vị thành viên với hơn 3500 cán bộ công nhân viên, trên 300 phương tiện vận tải và nhiều máy móc thiết bị xử lý rác thải hiện đại để giữ gìn, bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội. URENCO Hà Nội phụ trách thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải ở 4 Quận trung tâm của thành phố là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng. Ngoài ra, URENCO còn là công ty hàng đầu về thu gom, xử lý các loại chất thải khác như chất thải xây dựng, chất thải Công nghiệp, chất thải Y tế nguy hại và phân bùn bể phốt. URENCO Hà Nội được Thành phố cho phép hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con từ năm 2011. Hình 1.7 giới thiệu sơ đồ cơ cấu tổ chức của URENCO Hà Nội.
  • 51. 37 10 11 12 13 14 15 161 92 3 4 5 6 7 8 Hình 1.7: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của URENCO Hà Nội (Nguồn URENCO Hà Nội) Chú thích: 1. Phòng Kinh doanh; 2. Phòng Kỹ thuật - Công nghệ; 3. Phòng Tài chính - Kế toán; 4. Phòng Tổ chức lao động; 5. Phòng Hành chính - Tổng hợp; 6. Phòng Hợp tác quốc tế; 7. Ban Quản lý dự án; 8. Phòng Truyền thông; 9. Phòng Điều hành sản xuất và quản lý chất lượng; 10. Chi nhánh Ba Đình- URENCO 1; 11. Chi nhánh Hoàn Kiếm - URENCO 2; 12. Chi nhánh Hai Bà Trưng - URENCO 3; 13. Chi nhánh Đống Đa - URENCO 4; 14. Chi nhánh Long Biên - URENCO 6; 15. Chi nhánh Cầu Diễn - URENCO 7; 16. Chi nhánh Nam Sơn - URENCO 8 - Ban lãnh đạo: Chủ tịch Hội đồng thành viên; Tổng Giám đốc; Giám đốc; Các phó tổng giám đốc. - Khối phòng ban: Phòng kinh doanh; Phòng Kỹ thuật - Công nghệ; Phòng Tài chính - Kế toán; Phòng Tổ chức lao động; Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Hợp tác quốc tế; Ban quản lý dự án; Phòng truyền thông; Phòng Điều hành sản xuất và quản lý chất lượng. - Các chi nhánh: Chi nhánh Ba Đình URENCO 1; Chi nhánh Hoàn Kiếm URENCO 2; Chi nhánh Hai Bà Trưng URENCO 3; Chi nhánh Đống Đa
  • 52. 38 URENCO 4; Chi nhánh Long Biên URENCO 6; Chi nhánh Cầu Diễn URENCO 7; Chi nhánh Nam Sơn URENCO 8. Ngoài URENCO Hà Nội còn có: • Các đơn vị môi trường thuộc UBND các huyện ngoại thành Hà Nội cũ như công ty môi trường đô thị Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm... • Các đơn vị tư nhân (Công ty dịch vụ cổ phần môi trường Thăng Long, HTX Thành Công, công ty Môi trường xanh) tham gia thu gom, vận chuyển CTR tại các quận nội thành xa trung tâm và một số huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội theo chủ trương xã hội hoá. • 4 đơn vị (công ty cổ phần môi trường đô thị Hà Đông, công ty môi trường và công trình đô thị Sơn Tây và 2 doanh nghiệp tư nhân ở huyện Chương Mỹ)... trực tiếp thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Hà Nội mở rộng. - Phương thức thu gom, vận chuyển CTRSH của URENCO Hà Nội: chủ yếu vẫn dùng xe đẩy tay để thu gom CTRSH từ các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, thương mại và từ các thùng đựng rác thải công cộng. Sau khi thu gom, CTRSH được đưa về tập kết tại các điểm trung chuyển tạm thời để các phương tiện vận chuyển cơ giới (xe chuyên dùng) sẽ chuyên chở về khu xử lý CTR ở Nam Sơn để xử lý. Riêng đối với CTR có thành phần hữu cơ cao như rác chợ được vận chuyển thẳng đến xí nghiệp chế biến phân hữu cơ Cầu Diễn để sản xuất phân compost. d/. X ử lý CTRSH đô thị - Hiện trạng về công nghệ xử lý Thành phố Hà Nội là địa phương đi đầu trong cả nước về xử lý CTR, hiện đang xử lý CTRSH bằng phương pháp chôn lấp, chế biến phân bón vi sinh (phân compost), tái chế, tái sử dụng các thành phần phế thải kim loại, giấy, nhựa... để phục vụ sản xuất và sản xuất vật liệu xây dựng.